Nhiều người lầm tưởng logo mới của hãng xe đến từ Hàn Quốc Kia đại diện cho một hãng xe có tên là… KN.
Logo mới của Kia gây hiểu lầm là KN
Hồi đầu năm 2021, thương hiệu ôtô Hàn Quốc Kia đã trình làng mẫu logo mới của mình thông qua một bữa tiệc ánh sáng đầy ấn tượng trên bầu trời Incheon (Hàn Quốc).
Tuy vậy thiết kế logo mới của hãng xe Hàn Quốc dường như vẫn gây ra những bối rối không nhỏ đối với một bộ phận người tiêu dùng.
Tài khoản Twitter @Shwinnabego chia sẻ thông tin khá thú vị cho thấy lượt tìm kiếm trên Google cho từ khóa “ôtô KN” đã tăng đáng kể từ mùa hè 2021.
Thậm chí một bài đăng trên mạng xã hội Reddit hồi năm ngoái từng gây xôn xao khi ảnh chụp đuôi xe Kia Carnival lại đi cùng câu hỏi “Mẫu xe KN?”.
Điều này được lý giải từ thiết kế dính liền của ba chữ cái trong logo mới của Kia, khiến cho cụm IA phía sau trông tựa như một chữ N cách điệu.
Các dữ liệu từ Google Trends cho thấy không chỉ ở Mỹ, người dùng ở Australia, Canada hay Vương quốc Anh cũng tìm kiếm khá nhiều những cụm từ như “KN SUV”, “giá ôtô KN” hay “thương hiệu ôtô KN chạy điện”.
Trong khi đó ở thị trường Mỹ, loạt từ khóa được tìm kiếm bao gồm “thương hiệu ôtô KN là gì”, “xe KN Carnival”, “xe KN là gì” hay “xe KN Telluride”.
Mặc dù có khoảng 30.000 lượt tìm kiếm hàng tháng cho từ khóa “xe KN”, trang tin Tire Meets Road nhấn mạnh từ khóa “Kia” vẫn thu về 1,83 triệu lượt tìm kiếm trong cùng khoảng thời gian.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, xu hướng tìm kiếm nói trên đã dẫn đến tình trạng mỗi khi người dùng gõ “KN c” vào thanh tìm kiếm Google, công cụ này sẽ tự động gợi ý các từ khóa liên quan bao gồm “KN Car” và “KN Car Brand”.
Trang tin Carscoops đánh giá đây là một sự thật thú vị, khi người dùng đã tích cực tìm kiếm thông tin về xe Kia ngay cả khi họ không biết đó thực sự là gì.
Bên dưới bài đăng của tài khoản Twitter @Shwinnabego, nhiều người dùng cũng đã hài hước hiến kế cho đội ngũ marketing của Kia để tránh gây ra tình trạng hiểu lầm như trên.
Tại Việt Nam, Kia là thương hiệu ôtô du lịch bán chạy thứ ba toàn thị trường Việt với doanh số 52.694 xe sau 10 tháng. Hai thương hiệu dẫn đầu là Toyota và Hyundai, với doanh số lũy kế lần lượt đạt 72.777 xe và 54.164 xe.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok Audience Insights là công cụ giúp các nhà Digital Marketer khám phá dữ liệu về người dùng trên nền tảng TikTok.
TikTok ra mắt công cụ Audience Insights mới
Theo đó với công cụ mới là TikTok Audience Insights hiện đã có trong trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager), nhà quảng cáo TikTok có thể đào sâu vào các thông tin chi tiết về nhân khẩu học, sở thích, hành vi sử dụng và nhiều dữ liệu khác của người dùng TikTok.
Như bạn có thể thấy ở trên, TikTok Audience Insights hiện được liệt kê ở phía bên trái của phần ‘Báo cáo’ (Reporting) của Trình quản lý quảng cáo, với nhiều tùy chọn phân loại như:
Nhân khẩu học theo độ tuổi – Bạn có thể chọn, 18-24, 25-34, 35-44, 45-55, 55+
Phân chia giới tính.
Danh mục sở thích – Bao gồm ‘Thú cưng’, ‘Thức ăn và Đồ uống’ (F&B), ‘Trò chơi’ và các sở thích khác.
Tương tác video – Lọc người dùng theo các video họ đã xem trên TikTok ở các danh mục khác nhau, bao gồm ‘Phong cách sống’, ‘Tài năng’, v.v.
Tương tác với nhà sáng tạo – Cho phép bạn lọc những người dùng TikTok đã chọn theo dõi các nhà sáng tạo trên các danh mục khác nhau.
Tương tác với hashtag – Chọn một hashtag để thu hẹp đối tượng của bạn bao gồm những người đã từng tương tác với thẻ hashtag đó.
Thiết bị – Bạn cũng có thể lọc người dùng theo loại thiết bị, trong khi TikTok cũng có các bộ lọc bổ sung khác cho giá thiết bị.
Theo TikTok:
“TikTok Audience Insights có thể giúp bạn khám phá những đối tượng mới ngoài những đối tượng mà bạn đã nhắm mục tiêu (Target) theo cách truyền thống.
Nếu có bất kỳ danh mục sở thích mới hay không mong muốn nào xuất hiện, bạn có thể thử nhắm mục tiêu theo các danh mục sở thích này để xem chúng hoạt động như thế nào.
Ví dụ: nếu dữ liệu có thể cho thấy rằng đối tượng của nhà quảng cáo ngành làm đẹp cũng quan tâm đến quần áo, phụ kiện hoặc các trò chơi trong ứng dụng.
Nhà quảng cáo có thể xem xét nhắm mục tiêu theo các sở thích này để tìm ra những cách thức mới để mở rộng quy mô trên nền tảng.”
Ngoài các dữ liệu nói trên, nhà quảng cáo TikTok cũng có thể xem thêm dữ liệu từ TikTok Creative Center Insights và Ad Library để xem những gì đang diễn ra trong ứng dụng.
Nếu bạn là người làm marketing, hẳn là bạn đã từng nghe rằng các thương hiệu lớn không bán sản phẩm, họ bán trải nghiệm và các câu chuyện. Bạn cũng nên học hỏi chiến lược này cho thương hiệu của mình.
Một vài mẹo đơn giản để tối đa hoá giá trị của Storytelling
Hàng loạt các nghiên cứu từ các nền tảng quảng cáo đều cho thấy rằng, người tiêu dùng ngày nay không chỉ cần một sản phẩm, họ cũng không chỉ ra quyết định mua hàng vì một sản sản phẩm nào đó có tính năng vượt trội, thay vào đó, họ cần nhiều hơn các trải nghiệm với thương hiệu, những mối liên kết có ý nghĩa với thương hiệu và cả những câu chuyện truyền cảm hứng mà họ có được từ thương hiệu.
Với tư cách là một người làm marketing, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bạn giờ đây là xây dựng nên những câu chuyện có thể tạo ra các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình, và để làm được điều này, bạn cần phải suy nghĩ về khái niệm storytelling một cách có chủ đích hơn và từ đó tạo ra các giá trị bền vững hơn.
Dưới đây là một số mẹo đơn giản bạn có thể tham khảo.
1. Đừng kể lại những câu chuyện cũ.
Đối với tất cả các Marketer hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tập trung vào sự đổi mới và đột phá, họ chắc chắn sẽ nói không với những thứ xưa cũ.
Nếu doanh nghiệp của bạn có một lịch sử phát triển độc đáo hoặc một con đường thành công vĩ đại, hãy ăn mừng điều đó, hãy nắm lấy những gì khiến bạn trở nên khác biệt, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn đang kể những thứ mà khán giả mục tiêu của bạn đã có thể dự báo trước.
2. Đừng chỉ nói – Hãy thể hiện.
Trong marketing và kinh doanh; một câu chuyện hay không phải là câu chuyện được bắt đầu bằng những tuyên bố nghe có vẻ to tát, bạn cũng không thể cố tính nhồi nhét vô số những từ ngữ đẹp đẽ vào trong tâm trí của khách hàng.
Những người kể chuyện giỏi cho khán giả của họ “thấy” thay vì chỉ là kể cho họ “nghe”. Sử dụng các dẫn chứng thay vì các biện minh phức tạp, sử dụng ví dụ thay vì kết luận.
Những nguyên tắc kể chuyện này sẽ không chỉ khiến cho các câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn mà còn có tính thuyết phục cao hơn.
3. Hãy thực tế nhưng đừng quá THẬT.
Kể chuyện hay Storytelling là về sự kết nối, những kết nối có ý nghĩa ở cấp độ con người, nó không phải về bán hàng hay marketing mà là về yếu tố cảm xúc và trên hết là xây dựng một cộng đồng.
Trong khi trung thực với khách hàng hay các nhà đầu tư là nền tảng căn bản của mọi câu chuyện đáng tin cậy, bạn không thể “kể” hết về tất cả những gì bạn có.
Một câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn luôn cần có yếu tố ly kỳ và cần được khám phá.
5. Đó không phải là về bạn… mà là về đối tượng mục tiêu của bạn.
Storytelling có rất nhiều hình thức khác nhau và được truyền tải theo những cách khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung giữa hầu hết các câu chuyện đó là…họ phải thường xuyên kiểm tra các phản ứng của khách hàng của họ tới những gì mà họ đang kể với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng.
Sử dụng chiến thuật storytelling cũng tương tự như làm marketing hay quảng cáo, vấn đề cốt lõi không phải là bạn có gì hay bạn muốn nói điều gì mà những gì bạn muốn nói có mối liên hệ hay ảnh hưởng đến người nghe như thế nào.
6. Kết nối với các giá trị của bạn.
Những câu chuyện hay là những câu chuyện có thể phản ánh cũng như tạo ra các giá trị của thương hiệu hay doanh nghiệp; chúng thể hiện cách bạn hiểu về bản thân mình và những người khác, và cách bạn giúp người khác biết về bạn hay thương hiệu của bạn.
Trước khi bạn tiến hành xây dựng bất cứ câu chuyện nào, hãy dành thời gian để tìm hiểu rõ về các giá trị của bạn với tư cách là một doanh nghiệp. Tập hợp các bên liên quan hay các nhóm đối tượng mục tiêu khác. Hiểu bạn đến từ đâu và bạn sẽ đi đâu. Những câu chuyện hay nhất sẽ phải được phát triển từ nền tảng này.
7. … Và giá trị của khách hàng.
Điều gì sẽ xảy ra khi một câu chuyện có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành suốt đời của khách hàng? Và làm thế nào điều này có thể xảy ra?
Trong khi kết quả có được ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, một phần điều này không thể tách rời khỏi nền tảng căn bản nhất của một mối quan hệ đó là yếu tố giá trị.
Trong một mẫu quảng cáo của hãng Bảo hiểm John Lewis, thương hiệu này sử dụng âm nhạc, sự hài hước và xen lẫn với yếu tố rủi ro khi để máy quay theo dõi một cô bé nhảy múa quanh nhà, và suýt va vào những chậu cây và bình hoa có thể ảnh hưởng đến cô bé.
Không hề đề cập đến yếu tố bán hàng hay kinh doanh, thương hiệu này tập trung vào các giá trị kết nối khách hàng với những điều quý giá, nó cũng mô tả cảm giác tự do khi mọi người sở hữu những loại bảo hiểm phù hợp — biến một hợp đồng bảo hiểm từ một công việc nhàm chán thành một thứ gì đó đầy cảm hứng.
Bạn cũng có thể tạo ra kết nối tương tự nếu bạn tập trung vào các giá trị của khách hàng và “dệt” nên những câu chuyện ý nghĩa từ đó.
8. Đừng nói quá mức.
Naked Juice là một thương hiệu đồ uống của PepsiCo từng tuyên bố là “hoàn toàn tự nhiên” và “không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen”.
Khi sự thật được phơi bày và mọi thứ không đúng như những gì PepsiCo cam kết, nó đã làm xấu đi mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng – những người từng tin tưởng PepsiCo luôn cởi mở và trung thực.
Thay vì cố gắng thêu dệt nên những thứ xa rời thực tế mà cuối cùng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, hãy trung thực về việc bạn là ai và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể cung cấp những giá trị gì.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Số tiền thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới như Google, Meta, Netflix… trong 10 tháng đầu năm đạt 1.800 tỷ đồng, tăng cao so với cả năm 2021, khi Cổng thông tin cho các nhà cung cấp nước ngoài được triển khai.
Thu hơn 1800 tỷ tiền thuế từ TikTok, Google, Facebook…trong 10 tháng đầu năm 2022
Thông tin được ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế nêu khi tham luận tại một hội thảo vừa được tổ chức.
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 31/10, đã có 38 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai thuế thành công trên Cổng thông tin dành cho cho nhà cung cấp nước ngoài.
Ông Minh cho biết, 6 nhà cung cấp nước ngoài lớn là Meta, Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam. Tổng số thuế đã nộp hàng chục triệu USD, EUR tương ứng 1.800 tỷ đồng.
Số thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới tiếp tục tăng, kể từ khi cơ quan thuế cho phép các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin điện tử kể từ hồi tháng 3.
Trước đó, cơ quan thuế cho hay số thu thuế của các nền tảng xuyên biên giới, thương mại điện tử tăng bình quân 130% trong 3 năm, kể từ (2018-2021 với tổng số thu khoảng 1.200 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2021, số thu thuế đạt mức cao nhất là 1.591 tỷ đồng.
Với cổng thông tin này, các nhà cung cấp nước ngoài có thể gửi hồ sơ và tra cứu, nhận các thông báo của cơ quan thuế về mã số thuế, số thuế phát sinh theo tờ khai, mã khoản nộp thuế để đơn giản hóa thông tin về khoản nộp thuế, hỗ trợ cho người nộp thuế dễ dàng thực hiện nộp thuế bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước giờ khai mạc World Cup 2022, chủ nhà Qatar đã báo tin buồn đến một bộ phận lớn người hâm mộ khi rượu, bia sẽ là những thứ bị cấm tại các sân vận động.
Budweiser ký hợp đồng tài trợ hàng chục triệu USD nhưng cuối cùng Qatar lại cấm đồ uống có cồn quanh sân vận động
Khi lên kế hoạch tổ chức World Cup 2022, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã ký hợp đồng tài trợ trị giá 75 triệu USD với các hãng bia nổi tiếng như Budweiser và Anheuser-Busch InBev.
Hiện tại, khi những sản phẩm của hai hãng này không thể xuất hiện trên khán đài trong mỗi trận đấu được trực tiếp thuộc khuôn khổ World Cup, FIFA sẽ vi phạm hợp đồng và chắc chắn phải đền tiền.
Theo tờ The Guardian, FIFA đã tỏ ra rất thất vọng với lệnh cấm này từ chính quyền Qatar. Các nhà tài trợ vẫn đang đợi FIFA xử lý nhanh gọn trong những giờ cuối cùng.
Một khi quyền lợi bị vi phạm, họ có thể đâm đơn kiện tổ chức này ngay khi World Cup đang diễn ra.
“Sau các cuộc thảo luận giữa chính quyền nước chủ nhà và FIFA, đồ uống có cồn sẽ bán ở những nơi được cấp phép, nghiêm cấm mua bán mặt hàng này ở khu vực bên trong và xung quanh các sân vận động tổ chức những trận đấu thuộc khuôn khổ World Cup 2022.
Bên cạnh đó, những đồ uống như Bud Zero (bia không có cồn của Budweiser) vẫn được bán đầy đủ tại các sân vận động” – thông báo trên trang chủ của FIFA cho hay.
Phản ứng của Budweiser đang khiến cho FIFA rất hoang mang. Ngay khi lệnh cấm của chủ nhà Qatar được ban hành, hãng bia của Mỹ đã đăng dòng tweet trên trang chủ Twitter với nội dung: “Chà, điều này mới khó xử làm sao”. FIFA không thể không lo khi đọc dòng thông điệp đó dù nó đã bị xóa sau đấy không lâu.
FIFA không kịp trở tay với kịch bản này bởi trước đó, Qatar vẫn cho phép bán đồ uống có cồn ở trong và xung quanh sân vận động. Việc đưa ra lệnh cấm chỉ 72 giờ trước thời điểm khai mạc là quá gấp gáp.
Có một cách giải quyết cho FIFA, họ có thể tận dụng nguồn lực để tiếp thị và bán bia cho các cổ động viên tại những nơi tập trung trên khắp Qatar.
Ở đó, nước chủ nhà không cấm. Cách này không giúp hình ảnh của chai bia Budweiser được xuất hiện trên sân vận động nhưng cũng phần nào hạn chế được thiệt hại của hãng này.
Rượu và bia là những thứ được cho không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Qatar nói riêng và các nước đạo Hồi nói chung.
Giờ đây, FIFA đã cử một nhóm làm việc với chính quyền sở tại để hài hòa giữa lợi ích của nhà tổ chức và văn hóa nước chủ nhà. Khó cho FIFA ở chỗ, Qatar không cần tiền nên khi đàm phán, tổ chức này khó đem được những lợi ích bằng con số để đặt lên bàn thương thảo.
Đại diện của Hiệp hội Cổ động viên bóng đá (FSA) cho hay, họ thất vọng về cách hành xử này của nước chủ nhà bởi nó sẽ làm giảm nhiệt của giải đấu.
FSA chia sẻ, nếu Qatar muốn cấm hãy làm điều đó ngay từ đầu chứ đừng dùng kịch bản “quay xe” như vậy. Bên cạnh đó, FSA cũng lo ngại sẽ còn nhiều điều luật mới lạ lùng hơn được ban hành và người hâm mộ sẽ phải chịu thiệt khi thưởng thức World Cup tại quốc gia Trung Đông này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về một trong những khía cạnh quan trọng nhất của người làm marketing nói chung đó là Target Audience (tiếng Việt có nghĩa là Đối tượng mục tiêu): Target Audience là gì? Có những kiểu Target Audience (thường được gọi tắt là TA) nào, làm thế nào để xác định đúng Target Audience (Target Customer) và hơn thế nữa.
Target Audience (TA) là gì? Cách xác định đúng Target Audience
Target Audience là gì? Target Audience là khái niệm mô tả những đối tượng hay khách hàng mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, họ có thể định nghĩa khái niệm Target Audience theo những cách khác nhau tới những nhóm người tiêu dùng khác nhau.
Với tư cách là một marketer, mục tiêu của bạn hiếm khi là tiếp cận toàn bộ thị trường (hay thị trường mục tiêu), thay vào đó phải luôn là tiếp cận những người có ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng từ doanh nghiệp đúng thời điểm và đúng thông điệp.
Tùy thuộc vào từng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, Target Audience của bạn có thể hiện đang đảm nhận các vai trò khác nhau.
Họ có thể là các thành viên C-suite, những người có ảnh hưởng, những người ra quyết định mua hàng, những người trực tiếp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ hoặc chính là những người mua hàng với các nhu cầu tiêu thụ cụ thể.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:
Target Audience là gì?
Sự khác biệt giữa Target Audience và Target Market là gì?
Target Audience và Target Customer.
Tại sao mọi Marketer đều cần hiểu về Target Audience.
Các loại Target Audience chính hiện có là gì?
Cách tìm và kết nối với Target Audience.
Ví dụ về Target Audience.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Target Audience là gì?
Target Audience (gọi tắt là TA) thường được định nghĩa là một nhóm người cụ thể (với các đặc điểm về nhân khẩu học và hành vi cụ thể) có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Target Audience là nền tảng của mọi quyết định marketing, từ phương thức tiếp cận đến thông điệp truyền thông và hơn thế nữa.
Target Audience trong tiếng Việt có nghĩa là Đối tượng mục tiêu.
Sự khác biệt giữa Target Audience và Target Market là gì?
Liên quan đến khái niệm Target Audience, bạn cũng nên phân biệt nó với Target Market, được định nghĩa là nơi có chứa nhiều các nhóm Target Audience khác nhau.
Về bản chất, Target Market là khái niệm rộng hơn được người làm marketing xác định sau quá trình phân khúc thị trường (Market Segmentation), từ các Target Market có được, người làm marketing sẽ tiếp tục phân chia nó thành các Target Audience khác nhau để phục vụ cho các chiến lược marketing khác nhau.
Nếu Target Market bao gồm tất cả những người có thể quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, Target Audience là những nhóm người cụ thể, những người có nhiều khả năng nhất để mua các sản phẩm hoặc dịch vụ.
Target Audience và Target Customer.
Mặc dù nghe có vẻ tương tự nhau, nhưng về bản chất đây lại là 2 thuật ngữ khác nhau.
Trong khi Target Audience như đã phân tích ở trên cũng là một khái niệm tương đối rộng, bao gồm tất cả những ai ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng, Target Customer hay Khách hàng mục tiêu chỉ đề cập đến những người có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Tại sao mọi Marketer đều cần hiểu về Target Audience.
Như đã đề cập ở trên, với bất cứ chiến dịch marketing nào, dù đó là trên mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, bạn cũng cần hướng đến một nhóm người cụ thể với các mục tiêu cụ thể – đó chính là những đối tượng mục tiêu hay Target Audience của bạn.
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu bạn đang tiếp cận không chỉ đề cập đến việc hiểu nhu cầu hay nỗi đau của họ mà còn hiểu những gì họ kỳ vọng và cách họ muốn tương tác với thương hiệu.
Đối với các thương hiệu trực tuyến, nơi mọi doanh nghiệp đều đang cố gắng để đảm bảo rằng thương hiệu của họ có thể được khám phá, nội dung của họ được các đối tượng khách hàng tiềm năng yêu thích, việc thu thập dữ liệu và hiểu về đối tượng mục tiêu hay Target Audience lại càng trở nên quan trọng hơn.
Target Audience là trung tâm của bất kỳ chiến dịch marketing hay quảng cáo nào và đóng vai trò quyết định đến mức độ thành công của các chiến dịch đó.
Các loại Target Audience chính hiện có là gì?
Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực B2B hoặc B2C hay tuỳ thuộc vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh cụ thể, mà sẽ có những kiểu Target Audience hay đối tượng mục tiêu khác nhau.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các sản phẩm B2B, Target Audience của doanh nghiệp, tức những người bạn cần tiếp cận có thể là người ra quyết định cuối cùng (Giám đốc), người phụ trách bộ phận kỹ thuật (IT, Technical), tức là người sẽ chịu trách nhiệm đánh giá trực tiếp chất lượng của sản phẩm, bộ phận Marketing (ví dụ marketing là bộ phận sẽ sử dụng sản phẩm).
Khi này để có thể bán được sản phẩm của mình, bạn có thể cần phải thuyết phục được cả 2 nhóm Target Audience nói trên.
Nếu doanh nghiệp của bạn bán các sản phẩm B2C chẳng hạn như thời trang, Target Audience của bạn có thể đơn giản hơn vì người mua (Buyer) thường là người quyết định duy nhất và cuối cùng.
Tuy nhiên, dù cho doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu nhóm Target Audience khác nhau thì mục tiêu cuối cùng của việc xác định các tệp đối tượng mục tiêu là cung cấp những nội dung liên quan và có giá trị nhất đối với họ.
Bạn có thể sẽ cần xem xét các yếu tố như:
Nghề nghiệp và sự nghiệp.
Ý kiến và quan điểm chính trị.
ý định.
Sở thích và Phong cách sống.
Ví dụ về Target Audience.
Việc xác định đúng Target Audience hay đối tượng mục tiêu là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn đang tiếp cận những người có nhiều khả năng sẽ trở thành khách hàng (người mua hàng hoá và dịch vụ) nhất.
Hãy lấy ví dụ về thương hiệu ô tô BMW đến từ Đức, với định vị thương hiệu là “The Ultimate Driving Machine” (Tạm dịch: Cỗ máy di chuyển đổi tối thượng), BMW hướng tới những người yêu thích những chiếc xe hơi thể thao, mạnh mẽ.
Và trong khi Target Audience của BMW là những người “giàu có”, thương hiệu này cũng ngày càng mở rộng tệp đối tượng mục tiêu của mình để có thể bán cho nhiều người hơn.
Thương hiệu đồ chơi cho trẻ em Lego là một ví dụ tuyệt vời khác về Target Audience.
Cũng tương tự như BMW, Lego có nhiều thị trường mục tiêu và tệp đối tượng mục tiêu khác nhau, nhưng nhóm đối tượng mục tiêu chính của thương hiệu là trẻ em từ 1-15 tuổi.
Lego cũng hiểu rằng vì cha mẹ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua sắm, họ cũng là một tệp Target Audience chính cần tiếp cận và thuyết phục trong các chương trình marketing của lego.
Cách tìm và kết nối với Target Audience.
Ở khía cạnh tổng thể, bạn càng biết nhiều về đối tượng mục tiêu của mình, bạn càng dễ dàng nói theo ngôn ngữ của họ và tiếp cận họ.
Các nỗ lực marketing của doanh nghiệp phải hướng đến khách hàng tiềm năng ngay từ đầu thay vì đoán xem ai đó có thể thích các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể sử dụng để tìm kiếm và kết nối với Target Audience và phân khúc đối tượng mục tiêu của mình.
1. Tìm và hiểu Target Audience.
Hoạt động đầu tiên bạn cần làm đó là tìm và hiểu về Target Audience của mình.
Từ việc thực hiện các cuộc khảo sát bên ngoài đến tận dụng các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu (data-driven insights), việc tìm thấy các hình mẫu mua hàng dựa trên ý định là chìa khóa thành công.
Bắt đầu với những gì bạn biết.
Hãy liệt kê ra tất cả những gì tạo nên một chân dung đối tượng mục tiêu tiêu chuẩn:
Họ bao nhiêu tuổi?
Họ là nam hay nữ?
Họ làm việc hay sinh sống ở đâu?
Thu nhập của họ như thế nào?
…
Sử dụng thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu.
Trong khi doanh nghiệp có vô số cách để tìm hiểu về Target Audience thông qua dữ liệu, sử dụng các dữ liệu tìm kiếm là một cách làm ít tốn kém và hiệu quả. Nếu bạn biết đối tượng mục tiêu của mình muốn gì, bạn có thể kết nối với họ theo cách thấu hiểu nhiều hơn.
Hiểu về Target Audience trên Social Media.
Ai là người theo dõi thương hiệu của bạn? Họ muốn thấy gì từ bạn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram? Tất cả những dữ liệu này đều có thể được khám phá thông qua các công cụ hỗ trợ trên từng nền tảng.
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội lớn đều cung cấp thông tin về những đối tượng truy cập như độ tuổi, giới tính, hay khu vực, bên cạnh đó là dữ liệu tương tác từ các bài đăng khác nhau, bạn có thể hiểu hơn về những gì đối tượng mục tiêu của bạn đang mong đợi từ những thông tin này.
2. Phân khúc đối tượng mục tiêu hay Target Audience.
Như đã phân tích ở trên, nằm trong khái niệm thị trường mục tiêu rộng lớn, để có thể tiếp cận sâu hơn các khách hàng tiềm năng, bạn có thể cần phải phân chia thị trường mục tiêu đó thành khác phân khúc mục tiêu chi tiết hơn.
Về bản chất, phân khúc đối tượng mục tiêu có nghĩa là bạn sẽ xác định và phân chia thị trường mục tiêu dựa trên các tiêu chí cụ thể hoặc các đặc điểm tương tự của đối tượng mục tiêu, những đối tượng tương tự nhau sẽ có những nhu cầu và kỳ vọng tương tự nhau từ những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
Hãy lấy ví dụ về Nike, thương hiệu này phân khúc đối tượng mục tiêu thành 3 nhóm chính là – nam giới, phụ nữ và trẻ em. Nike hiện cũng đã nhắm mục tiêu vào thế hệ millennials (Gen Y) và Gen Z.
Xây dựng chân dung Target Audience (Personas).
Từ góc nhìn marketing, Personas hay chân dung khách hàng mục tiêu là “một hình mẫu đại diện” cho người có cùng sở thích, mục tiêu và mong muốn.
Khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, điều cần thiết là bạn phải tập trung vào cả tính cách (personalities) và câu chuyện (Stories) của họ.
Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến các tính năng hay lợi ích từ các sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu cung cấp, họ cũng quan tâm (nhiều hơn) đến cách mà các thương hiệu có thể truyền cảm hứng đến họ, kết nối các câu chuyện của thương hiệu với câu chuyện cá nhân của họ.
3. Tương tác với Target Audience.
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình chinh phục đối tượng mục tiêu đó là tương tác và giữ chân họ.
Trong khi bạn có thể xuất sắc trong việc lựa chọn đối tượng mục tiêu (hay các kiểu đối tượng mục tiêu), mọi thứ về cơ bản sẽ không có ý nghĩa gì nếu cuối cùng bạn không thể tương tác và giữ chân họ ở lại với thương hiệu.
Dù cho Target Audience của bạn là ai và họ đang ưu tiên tương tác với bạn ở đâu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là không ngừng tìm hiểu và đáp ứng các kỳ vọng của họ.
Bạn phải tìm hiểu xem, khách hàng mục tiêu của mình đang ưu tiên cho điều gì hay nói cách khác, họ kỳ vọng gì từ các nội dung của thương hiệu.
Có thể họ sẽ ưu tiên tương tác với những thương hiệu mà họ tin tưởng, những thương hiệu luôn cho họ hiểu rằng bạn là “người dẫn đầu” trong ngành, hay đơn giản vì thương hiệu của bạn có thể hiểu nhiều nhất về họ.
Khi nói đến việc tương tác với đối tượng mục tiêu, bạn cần hiểu rằng, họ không chỉ cần sản phẩm, họ cũng không chỉ cần một “người bán” luôn tìm đủ mọi cách để bán hàng cho họ, thứ mà họ thực sự cần là một “người bạn”, người có thể đồng cảm, chia sẻ, am hiểu và luôn tìm cách để khiến cho cuộc sống của họ trở nên tốt hơn.
Kết luận: Hãy tìm kiếm sự cân bằng.
Dù cho bất cứ trường hợp nào, thấu hiểu luôn là nền tảng của mọi giao tiếp, dù là giao tiếp giữa những người bạn với nhau hay giữa thương hiệu với khách hàng.
Bạn càng biết nhiều về đối tượng mục tiêu hay Target Audience của mình, hiểu Target Audience là gì, bạn càng có nhiều cơ hội để đạt được các mục tiêu của mình.
Cá nhân hoá khi giao tiếp là cần thiết nhưng khách hàng của bạn cũng cần một cộng đồng, nơi họ có thể chia sẻ tiếng nói của mình cũng như kết nối với những người khác tương tự như họ.
Hy vọng với những gì mà MarketingTrips đã chia sẻ trên đây, bạn có thể có nhiều cách hơn để tìm hiểu và khai thác đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, giúp phát triển doanh nghiệp và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“Kỳ World Cup sắp tới sẽ rất khó khăn cho Twitter”, cựu nhân viên Twitter nhận xét, vì mạng xã hội có thể gặp sự cố giật lag, phản hồi chậm hoặc sập hoàn toàn giữa mùa World Cup.
Twitter có nguy cơ sập vì World Cup
Twitter rất có thể sẽ sập trong thời gian diễn ra World Cup. Nguy cơ gặp sự cố đạt đến 50%, một cựu nhân viên nói với The Guardian.
Theo trang tin, cựu nhân viên này từng làm việc trong Twitter Command Centre, đội sửa lỗi của mạng xã hội, chuyên giải quyết các vấn đề như lưu lượng tăng đột ngột hay quá tải trung tâm dữ liệu.
Twitter yếu ớt sau đợt thanh lọc nhân sự.
“Nếu không có sự chuẩn bị từ trước cùng với tình trạng thiếu nhân sự như hiện tại, mùa World Cup sắp tới sẽ rất khó khăn cho Twitter”, người này cho biết. Ông ước tính có tới 90% khả năng Twitter sẽ xảy ra một vài sự cố như giật lag, phản hồi chậm trong 29 ngày World Cup diễn ra ở Qatar.
Trong khi đó, tỷ lệ Twitter hoạt động ổn định trong những ngày này cũng không tốt hơn là mấy. “Twitter sẽ vật lộn với lượng truy cập khổng lồ khi Cúp thế giới diễn ra và thậm chí là sập hoàn toàn”, cựu nhân viên nói. Nếu may mắn, mạng xã hội sẽ sớm được khôi phục lại và không chịu quá nhiều ảnh hưởng bởi cú sập.
Theo The Guardian, khả năng giải quyết các vấn đề của hệ thống IT của Twitter ngày càng yếu dần kể từ khi Elon Musk lên chức CEO và sa thải hàng loạt nhân sự.
Gần một nửa nhân viên Twitter đã bị đuổi việc trong tuần đầu tiên vị tỷ phú nhậm chức. Đến tuần thứ 2, ông tiếp tục chấm dứt hợp đồng với khoảng 5.500 nhân viên của nhà thầu bên thứ ba mà không thông báo trước.
Hôm 16/11, Elon Musk đưa ra tối hậu thư cho các nhân viên của Twitter, yêu cầu họ cam kết làm việc “nhiều giờ với cường độ cao”, hoặc nghỉ việc với trợ cấp 3 tháng. Cuối cùng, hơn 1.000 nhân viên đã nộp đơn xin nghỉ việc, trong đó có những nhân sự cốt cán của công ty, làm việc ở đây từ khi Twitter được thành lập.
Trong đó, bộ phận chịu ảnh hưởng không ít của cuộc thanh trừng nhân sự quy mô lớn là Twitter Command Centre. 1/3 thành viên của đội ngũ này đã nghỉ việc chỉ trong vài tuần trở lại đây. Do đó, Twitter sẽ khó có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt truy cập khổng lồ sắp tới trong mùa World Cup.
“Cơn lũ truy cập” có thể đánh bay Twitter.
Theo cựu nhân viên Twitter, lưu lượng truy cập sẽ tăng đột biến trong những sự kiện lớn. Tất cả khoảnh khắc đáng chú ý trong các trận đấu cũng sẽ khiến người dùng đổ xô chia sẻ trên nền tảng, tạo ra lượng truy cập khổng lồ. Do đó, cơ sở hạ tầng của các mạng xã hội phải đủ mạnh mẽ để chống chọi “cơn lũ truy cập” này.
Ông cho biết nếu trước đây, sẽ có rất nhiều nhân viên của Twitter luôn túc trực, theo dõi mọi diễn biến và đảm bảo rằng các đường truyền đều ổn định.
Tuy nhiên, với sự thay đổi lớn trong nhân sự gần đây, khả năng lập trình của Twitter đã giảm sút, ảnh hưởng đến khâu chuẩn bị trước kỳ World Cup của họ.
Chính ông cũng không biết về kế hoạch của Twitter để giải quyết các sự cố xảy ra giữa mùa World Cup. “Đúng ra họ đã phải chuẩn bị từ vài tuần trước”, cựu nhân viên nói.
John Ioannidis, từng là kỹ sư phần mềm của Twitter, cũng tỏ ra lo ngại về tình hình của Twitter trong giải đấu năm nay. Ông từng đảm nhiệm giải quyết sự cố trong World Cup năm 2014. “Trong những tuần gần đây, Elon Musk liên tục gây chuyện.
Vì thế, dù có trang thiết bị hiện đại nhất, Twitter vẫn sẽ gặp sự cố vì lượng truy cập tăng đột ngột”, Ioannidis cho biết.
Chia sẻ với The Guardian, cựu nhân viên nói rằng trong mùa World Cup năm 2014 ở Brazil, nhân viên trong công ty phải liên tục cập nhật và giám sát các cơ sở hạ tầng của Twitter để chắc chắn rằng mạng xã hội luôn hoạt động xuyên suốt mùa giải.
“Có rất nhiều nhân tố có thể đánh sập nền tảng, chúng ta không thể nào đoán trước tất cả”, Ioannidis cho hay. Trước đó, vào World Cup năm 2010, Twitter từng ngừng hoạt động vì quá tải truy cập.
Nói với The Guardian, Giáo sư ngành an ninh mạng Alan Woodward tại Đại học Surrey, cũng cho rằng lượng truy cập lớn sẽ đổ về Twitter trong thời gian tới. “Hiện tại, Twitter đang phó mặc cho số phận nhưng tôi cho rằng cách làm này không hề đáng tin”, ông nói.
Trước đó, Elon Musk đã đăng tải một bài viết về Cúp thế giới trên trang cá nhân hôm 18/11. “Trận đấu đầu tiên của World Cup sẽ diễn ra vào Chủ Nhật! Hãy theo dõi trận đấu trên Twitter để có thông tin bao quát và nhanh nhất”, ông viết.
Vị tỷ phú cũng gây chấn động khi quyết định khôi phục tài khoản của ông Trump sau khi xem kết quả khảo sát ông đăng trước đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ Facebook vừa sa thải và kỷ luật hàng chục nhân viên cũng như nhà thầu bị cho là đã chiếm đoạt trái phép tài khoản người dùng.
WSJ cho hay, một số người bị sa thải là lao động hợp đồng làm việc với tư cách nhân viên bảo vệ các cơ sở của Meta, đã được cấp quyền truy cập vào cơ chế nội bộ dành cho nhân viên để hỗ trợ người dùng gặp sự cố với tài khoản.
Cơ chế này có tên gọi nội bộ là “Oops” (viết tắt của Online Operation – Hoạt động trực tuyến), đã tồn tại ngay từ những năm đầu của Facebook như một công cụ để nhân viên trợ giúp người dùng quên mật khẩu hoặc email hoặc bị tin tặc chiếm đoạt tài khoản.
“Oops” thường được sử dụng hạn chế, chủ yếu cho các trường hợp đặc biệt như bạn bè, gia đình, đối tác kinh doanh và nhân vật công chúng, nhưng cơ chế này đã bị lạm dụng khi số lượng nhân viên Meta tăng lên.
Do nhiều người phụ thuộc vào mạng xã hội để buôn bán, kinh doanh cũng như quản lý các vấn đề quan trọng khác, nên việc giành quyền kiểm soát tài khoản Facebook là có thể đem lại lợi nhuận cao.
Tài khoản Facebook hay Instagram bị đánh cắp có thể được bán với giá hàng chục ngàn USD trên các diễn đàn trực tuyến.
Meta nói rằng, trong một số trường hợp, các nhân viên đã nhận hàng nghìn USD từ hacker bên ngoài hoặc 1 bên thứ ba, để truy cập trái phép vào tài khoản người dùng.
“Tội phạm mạng thường bán dịch vụ lừa đảo nhắm vào các nền tảng trực tuyến, bao gồm cả nền tảng của chúng tôi và chúng thường xuyên thay đổi chiến thuật để né tránh phương pháp phát hiện thường được sử dụng”, Andy Stone, phát ngôn viên của Meta cho biết, nhấn mạnh công ty “sẽ tiếp tục có biện pháp thích hợp để xử lý những cá nhân tham gia vào loại hình hoạt động này”.
Sự việc cho thấy vấn đề rộng lớn và phức tạp mà Meta phải đối mặt, khi đang có hơn 3 tỷ người dùng hoạt động trên các nền tảng của mình mà không có dịch vụ khách hàng, chức năng mà công ty này cam kết xây dựng trong thời gian tới.
Đối với người dùng, khi bị khoá tài khoản, họ thường thực hiện theo các hướng dẫn tự động để khôi phục cài đặt hoặc cố gắng liên hệ Meta qua điện thoại và email, điều mà nhiều người cho biết thường không có kết quả.
Trong trường hợp có quen biết nhân viên hoặc nhà thầu của Meta, họ có thể nhờ những người này điền vào tờ mẫu thông qua kênh Oops với hi vọng vấn đề sớm được xử lý.
Đại diện Meta cũng khẳng định việc mua bán tài khoản hoặc trả tiền cho dịch vụ khôi phục tài khoản là vi phạm quy định dịch vụ của nền tảng mạng xã hội này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ khả năng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), nghiên cứu thị trường đến phân tích thương hiệu cơ bản, là những gì cần thiết để trở thành một Online Content Creator thành công.
Một vài kỹ năng cơ bản của một Online Content Creator thành công
Dù bạn là một marketer truyền thống hay một digital marketer, bạn đều có thể nhận thấy rằng mọi chiến lược Digital Marketing hiện tại đều được xây dựng trên cơ sở của nội dung (Content) mà chính xác là quá trình sản xuất nội dung — được định nghĩa là quá trình tiến hành nghiên cứu (thị trường, khách hàng, đối thủ…), đưa ra các ý tưởng chiến lược, biến những ý tưởng đó thành các tài sản cụ thể và sau đó quảng cáo chúng đến với khách hàng mục tiêu.
Tất cả những gì bạn thấy trên website, từ các mẫu quảng cáo hay trên mạng xã hội đều là những ví dụ cụ thể về nội dung kỹ thuật số (Digital Content), Content Marketing cũng giúp tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng cao hơn gấp 3 lần so với các phương thức marketing truyền thống khác trong khi chi phí lại thấp hơn.
Trong khi có không ít marketer cho rằng, việc sáng tạo và xây dựng nội dung bắt đầu từ khả năng sáng tạo của bản thân và hiển nhiên, “sáng tạo” theo cách mà các Content Creator cho là có giá trị nhất, sự thật là vì bạn đang làm nội dung cho người khác mà cụ thể ở đây là khách hàng mục tiêu, việc hiểu họ nghĩ gì và bắt đầu từ góc nhìn của họ là chìa khoá để thành công.
Nếu bạn có thể tuân theo các nguyên tắc dưới đây, khả năng sáng tạo nội dung của bạn sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn thông qua khả năng hiểu và giải quyết các vấn đề của chính họ.
Cùng MarketingTrips phám phá các kỹ năng cho Online Content Creator dưới đây:
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Trong thế giới Marketing ngày nay, tối ưu hoá nội dung cho các công cụ tìm kiếm là một trong những yêu cầu bắt buộc với hầu hết các Content Creator nói riêng và người làm marketing nói chung.
Trong khi khả năng viết vẫn là yếu tố cốt lõi nhất, việc tận dụng các nguyên tắc SEO căn bản cũng như các công cụ hỗ trợ sẽ giúp cho nội dung trở nên phù hợp hơn với công cụ tìm kiếm (và cả cho người tìm kiếm).
Khi nói đến việc xây dựng nội dung cho các công cụ tìm kiếm, nghiên cứu từ khoá là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Từ khoá không chỉ mang ý nghĩa với các công cụ tìm kiếm mà vì nó đại diện cho những mối băn khoăn của khách hàng, nó chính là kim chỉ nam cho những nhà sáng tạo nội dung.
Nghiên cứu.
Tuỳ vào từng bối cảnh khác nhau, quá trình sản xuất nội dung diễn ra theo những cách khác nhau và cần những yêu cầu đầu vào khác nhau.
Trong nhiều trường hợp, một nội dung tốt tốt đòi hỏi phải chắt lọc một lượng lớn thông tin và dữ liệu và biến nó thành những thứ có giá trị cho người đọc.
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng từ bối cảnh, xu hướng, đối thủ và khách hàng cho phép người làm nội dung trình bày và đưa ra quan điểm một cách nhạy bén và sát với thực tế hơn.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi môi trường kinh doanh và hành vi của khách hàng không ngừng thay đổi, việc nghiên cứu trước khi viết cũng đóng vai trò đảm bảo rằng bạn đang hiểu rõ những gì mà bạn đang cố truyền tải tới người dùng mục tiêu của mình.
Các nhà sáng tạo nội dung giỏi luôn tò mò và không ngừng tìm kiếm các chủ đề mới, những thứ mà đối tượng mục tiêu của họ có thể rất quan tâm (và đối thủ thì vẫn còn chưa kịp tìm thấy).
Tính nhất quán.
Cũng tương tự như việc xây dựng thương hiệu, “tính nhất quán” cũng là chìa khoá cho tất cả những nhà sáng tạo nội dung.
Bạn càng cung cấp nhiều tài liệu mới và có giá trị, website hay fanpage của bạn sẽ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Nội dung mới và tốt là chưa đủ, bạn phải cam kết rằng những thứ mà bạn cung cấp là thường xuyên.
Nói một cách dễ hiểu hơn, nội dung sẽ không mấy có giá trị nếu những gì mà bạn cung cấp cho khách hàng là dựa trên cảm hứng, thay vào đó, bạn cần có một bản kế hoạch sản xuất và xuất bản rõ ràng và nhất quán theo thời gian.
Thấu hiểu đối tượng mục tiêu.
Như đã phân tích ở trên, bạn đừng cố gắng phạm phải sai lầm thường thấy của các content marketer đó là viết dựa trên cảm hứng và quan điểm cá nhân.
Trong khi việc đưa một vài góc nhìn cá nhân vào nội dung cũng có thể khiến nó trở nên khác biệt hơn, nội dung truyền cảm hứng phải là nội dung xuất phát từ khả năng am hiểu người đối diện mà ở đây chính là khách hàng mục tiêu.
Từ các dữ liệu cơ bản như tuổi tác, sở thích, trình độ học vấn, địa điểm sinh sống, đến các yếu tố nâng cao hơn như tâm lý, động cơ mua hàng và hơn thế nữa, tất cả đều là những thông tin mà các nhà sáng tạo nội dung phải nắm trước khi tiến hành xây dựng nội dung.
Ngoài các yếu tố về giá trị của nội dung, bạn cũng cần tìm hiểu xem, khách hàng của bạn mong muốn bạn thể hiện nội dung đó như thế nào, đâu là cách khiến họ cảm thấy hứng thú nhất khi tương tác.
Phân tích thương hiệu.
Nằm trong bối cảnh marketing tổng thể, dù cho bạn viết nội dung gì và trình bày nó như thế nào, rõ ràng là nội dung của bạn không thể tách rời khỏi cái gọi là thương hiệu, thứ cuối cùng sẽ đóng vai trò “giải quyết nỗi đau” cho đối tượng mục tiêu.
Tính cách thương hiệu của bạn là gì, chiến lược thiết kế thương hiệu ra sao, điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu của bạn so với đối thủ là gì, tất cả những đặc điểm này đều nên được đưa vào chiến lược xây dựng nội dung tổng thể.
Nội dung của bạn chỉ có giá trị khi nó đồng bộ với mọi hình ảnh và giá trị của thương hiệu và giúp thương hiệu truyền tải được các thông điệp tới khách hàng.
Đừng quên để ý tới các phản hồi của khách hàng.
Một khi nội dung của bạn đã được truyền đi, hãy để ý xem khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng với các nội dung đó như thế nào.
Các phản hồi của khách hàng không chỉ mang ý nghĩa giúp bạn tối ưu nội dung mà nó còn có thể cho bạn biết đâu là những “khoảng trống” mà các sản phẩm và dịch vụ của bạn chưa thể đáp ứng kỳ vọng của họ.
Là một nhà sáng tạo nội dung, bạn phải hiểu rằng, công việc hay sứ mệnh của bạn không phải là viết lách mà là đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng (thông qua nội dung), và từ việc đáp ứng vượt các kỳ vọng, khách hàng sẽ ngày càng trung thành hơn với thương hiệu và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Số lượng nhân sự còn lại của Twitter có thể không đủ sức duy trì vận hành và xử lý sự cố nghiêm trọng nếu có.
Sáng 18/11, Elon Musk gửi email cho nhân viên Twitter với nội dung: “Bất kỳ ai thực sự viết phần mềm, xin hãy báo cáo cho tầng 10 lúc 2 giờ chiều hôm nay. Cảm ơn, Elon”.
Khoảng 30 phút sau, Musk gửi thêm một email khác nói muốn tìm hiểu về “tech stack” của Twitter, cụm từ chỉ phần mềm và hệ thống liên quan. Tiếp đến là một email nữa, đề nghị một số người bay đến trụ sở Twitter tại San Francisco để gặp mặt trực tiếp.
New York Times đánh giá Twitter đang bên bờ vực sau khi Musk cấu trúc lại công ty. Tỷ phú sa thải 50% nhân sự, đuổi việc những người chống đối, ra mắt gói trả tiền mới và truyền đạt thông điệp khắc nghiệt đến nhân viên.
Tuy nhiên, có phải doanh nhân 51 tuổi đã đi quá xa? Ngày 17/11, hàng trăm nhân viên từ chức sau khi Musk cho họ hạn chót để quyết định đi hay ở. Vì có quá nhiều người chọn ra đi, đến lượt người dùng Twitter đặt ra câu hỏi liệu nền tảng có sống sót hay không.
Họ đăng tin nhắn tạm biệt trên Twitter và đẩy các hashtag như #RIPTwitter, #GoodbyeTwitter lên top thịnh hành.
Nguồn tin của New York Times tiết lộ, ít nhất 1.200 nhân viên toàn thời gian đã nộp đơn thôi việc vào ngày 17/11. Tính đến cuối tháng 10, Twitter tuyển dụng 7.500 nhân viên toàn thời gian và giảm còn 3.700 sau cuộc sa thải quy mô lớn hồi đầu tháng.
Con số có thể còn biến động. Một số người nói phải tự ngắt kết nối email, thoát khỏi hệ thống nhắn tin nội bộ Slack vì không có đại diện của phòng nhân sự.
Dù không trả lời bình luận của New York Times, Musk vẫn cập nhật Twitter để thông báo vài thay đổi trong chính sách nội dung của mạng xã hội. Chẳng hạn, các tweet có nội dung thù địch sẽ không được thuật toán quảng bá nhưng cũng không bị gỡ bỏ.
Có lẽ, câu hỏi quan trọng nhất lúc này là Twitter có thể vận hành sau khi lực lượng lao động giảm sốc chỉ trong thời gian ngắn không.
Chỉ biết rằng, nó ảnh hưởng đến nhiều nhóm công nghệ của công ty. Chẳng hạn, một số người đã nghỉ khỏi Twitter Command Center – nhóm 20 người có nhiệm vụ ngăn chặn các sự cố và gián đoạn trong các sự kiện cao điểm.
Nhóm “dịch vụ lõi” – chuyên xử lý cấu trúc điện toán – chỉ còn 4 người từ hơn 100. Các nhóm phụ trách hiển thị nội dung đa phương tiện trên tweet hay bộ đếm người theo dõi không còn người nào.
Kỹ sư phần mềm cấp cao Peter Clowes đăng trên Twitter rằng khoảng 80% nhân sự còn lại sau vụ sa thải đầu tháng đã ra đi. Chỉ có 3/75 kỹ sư ở lại. Ông cũng nghỉ việc vào ngày 17/11.
New York Times dẫn nguồn tin nói rằng Musk còn cân nhắc đóng 1 trong 3 trung tâm dữ liệu chính của Twitter tại Mỹ. Đó là trung tâm đặt tại SMF1, Sacramento, để lại 2 tại Atlanta và Portland. Twitter vẫn hoạt động nhưng có thể khó vá các lỗi nghiêm trọng nếu có.
Twitter tổn thất nhân viên ngay trước kỳ World Cup. Sự kiện được dự đoán sẽ khiến lưu lượng truy cập Twitter tăng mạnh. Mỗi tháng, có 6,9 tỷ lượt truy cập Twitter, cao hơn một chút so với Instagram.
Song Musk thể hiện sự tự tin của mình khi tweet: “Những người giỏi nhất sẽ ở lại, vì vậy tôi không quá lo lắng”.
Một số sự cố có thể xử lý từ xa, song cần phải có nhân viên tại trung tâm dữ liệu khắp cả nước. Người dùng không nhìn thấy Twitter sụp đổ ngay lập tức nhưng sẽ thấy việc F5 chậm hơn, tải trang chậm hơn và cuối cùng là toàn lỗi.
Ông Forno ví Twitter với một chiếc xe nhấn ga trên đường và đột nhiên tài xế nhảy ra khỏi xe. “Nó sẽ đi được bao xa trước khi gặp tai nạn”?
Nhân viên Twitter hoàn toàn “trống” thông tin về các thay đổi trong công ty. Nhân viên truyền thông nội bộ hoặc bị đuổi hoặc chủ động xin nghỉ, vì vậy nhân sự phải tìm thông tin từ các bài báo.
Trong khi đó, Musk tăng cường hạ thấp vai trò của báo chí truyền thống và gọi Twitter là một trong các nền tảng tốt nhất cho sự trỗi dậy của “báo chí toàn dân”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Elon Musk sợ nhân viên Twitter sẽ “phá hủy công ty” nên đã đóng cửa văn phòng, chặn ra, vào bằng thẻ nhân viên.
Văn phòng Twitter đã đóng cửa vào sáng ngày 18/11 sau khi nhân viên ồ ạt nộp đơn nghỉ việc. Ban giám đốc Twitter đã đột ngột thông báo lệnh đóng cửa văn phòng đến toàn bộ nhân viên trên hệ thống nội bộ.
Mệnh lệnh này có hiệu lực ngay lập tức và mọi di chuyển ra vào bằng thẻ công ty đều sẽ được chặn lại, phóng viên Zoë Schiffer của Platformer cho biết.
Theo Business Insider, nhiều nhân viên xác nhận rằng thẻ ra vào của họ đã ngừng hoạt động và được cấp trên thông báo rời khỏi văn phòng ngay lập tức. Họ cho biết công ty sẽ mở cửa hoạt động lại vào ngày 21/11.
Nguyên nhân của sự đóng cửa đột ngột này là vì Elon Musk lo sợ nhân viên sẽ “phá hoại Twitter”. “Elon Musk và đội ngũ của ông ấy sợ nhân viên sẽ phá hoại công ty, bên cạnh đó cần làm mới hệ thống thẻ nhân viên, xem ai có quyền ra, vào”, phóng viên Platformer cho biết.
Kèm theo thông báo đóng cửa, giám đốc Twitter còn cảnh báo nhân viên tuân thủ các quy định tại công ty. “Hãy tiếp tục tuân theo các chính sách hoạt động, không được tiết lộ những thông tin nội bộ tuyệt mật trên mạng xã hội, trang báo hay bất cứ đâu”, thông báo nhấn mạnh.
Theo Zoë Schiffer, hiện vẫn chưa có nhân viên nào bị chặn quyền truy cập vào hệ thống nội bộ công ty, kể cả những người đã quyết định nghỉ việc. Musk và đội ngũ của ông chỉ chọn những người đồng ý với cam kết ở lại làm việc để tạo ra Twitter 2.0.
Trước đó, các văn phòng Twitter từng tạm đóng cửa, cắt quyền truy cập hệ thống nội bộ của nhân viên trong ngày 4/11, sau khi công ty khởi động kế hoạch sa thải hàng loạt nhân viên theo mong muốn của Elon Musk.
“Để đảm bảo an toàn của mỗi nhân viên cũng như hệ thống Twitter và dữ liệu người dùng, văn phòng công ty sẽ tạm thời đóng cửa và chặn ra, vào bằng thẻ nhân viên. Nếu bạn đang ở văn phòng hoặc trên đường đến văn phòng, vui lòng trở về nhà”, email viết rõ.
Còn lần đóng cửa văn phòng này đã diễn ra chỉ một tuần sau khi Musk cấm nhân viên Twitter làm việc tại nhà.
Trong email, vị tỷ phú tuyên bố từ nay, họ sẽ không được làm từ xa và phải quay trở lại văn phòng trong vài ngày tới. Song, hôm 17/11, Musk lại “quay xe” nói rằng họ có thể làm việc tại nhà nếu được quản lý cho phép.
Ông còn đưa ra “tối hậu thư” cho nhân viên Twitter, yêu cầu họ cam kết phải làm việc cật lực để tạo ra một “Twitter 2.0”. Nếu không, họ sẽ bị đuổi việc cùng với khoản tiền bồi thường 3 tháng làm việc.
Theo Business Insider, chưa đến một nửa nhân viên trong số 4.000 người đồng ý ở lại. Điều này đã khiến Musk và đội ngũ của ông “đổi giọng”, mời các sếp cũ quay về làm việc để thuyết phục nhân viên ở lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi khách hàng có quá ít thời gian và quá nhiều lựa chọn, mọi thông điệp không có tính nhắc nhở về thời gian ngày càng khó khiến họ hành động hơn.
Một vài cách đơn giản để khiến khách hàng hành động
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, với bất cứ người làm marketing nào, một khi đã đầu tư vào khách hàng hay cố gắng tiếp cận khách hàng, việc khiến họ hành động sớm hơn luôn mang lại nhiều cơ hội hơn.
Là khách hàng, thông thường, thời gian phản hồi hay hành động của họ ngoài việc phụ thuộc vào mức độ cấp thiết của nhu cầu, còn một yếu tố khác thậm chí còn lớn hơn đó là cảm xúc hành động, họ chỉ hành động khi được ai đó truyền cảm hứng và thôi thúc họ.
Từ góc nhìn này, với tư cách là một marketer, bất cứ khi nào bạn cần thúc đẩy khách hàng hành động, hãy thôi thúc họ thay vì chỉ đơn giản là cung cấp thông tin đến họ.
Dưới đây là một số cách đơn giản để bạn có thể làm điều đó.
Sử dụng từ ngữ khẩn cấp.
Khách hàng không chỉ mua hàng vì nhu cầu, họ mua hàng vì cảm xúc, do đó việc tạo ra một nhận thức về tính cấp bách cũng có thể khiến họ bị thôi thúc nhiều hơn.
Tuy nhiên, trong khi việc thôi thúc hay “tạo cầu” là cần thiết, đừng cố nhồi nhét các thông điệp marketing của thương hiệu bằng những từ gợi ý tính tức thời, điều này có thể khiến khách hàng có cảm giác không an toàn khi bạn đang “cố gắng” bán hàng cho họ.
Cũng tương tự theo cách này, đừng lạm dụng các ký tự như dấu chấm than, các icon mang tính khẩn cấp (SOS) hay nhiều ký tự khác. Bạn nên nhớ rằng, dù trong bất cứ trường hợp nào, khách hàng mua hàng là để khiến cuộc sống của họ trở nên thoải mái hơn chứ không phải vì ai đó ép họ phải mua.
Một số từ mang tính khẩn cấp bạn có thể sử dụng như:
Đừng bỏ lỡ.
Mua ngay.
Nhận tư vấn ngay từ hôm nay.
Xây dựng các ưu đãi gắn liền với mốc thời gian.
Một cách tuyệt vời khác để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và khiến họ hành động là lồng thông điệp của thương hiệu vào một khung thời gian hoặc thời hạn cụ thể.
Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các thông điệp marketing được sử dụng để quảng cáo cho các chương trình khuyến mãi ngắn hạn.
Ngay cả khi ban đầu bạn không có ý định sử dụng yếu tố thời hạn cho nội dung, hãy xem lại thông điệp và quyết định xem liệu việc thêm khung thời gian vào có thể làm tăng mức độ khẩn cấp của các ưu đãi lên hay không hay điều đó có thể làm khách hàng hành động sớm hơn hay không?
Trong khi câu từ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các thông điệp quảng cáo, thêm yếu tố thời gian vào còn có sức cộng hưởng nhiều hơn.
Bạn có thể sử dụng các kiểu thời gian như:
Khuyến mãi chỉ áp dụng cho….đầu tiên.
Dành cho 20 người tư vấn đầu tiên.
Giảm giá 1 ngày duy nhất.
Hãy khiến nó dễ hành động nhất.
Song song với những từ ngữ mang tính thôi thúc, bạn cũng cần có những lời kêu gọi hành động và đi kèm với đó là những gì mà khách hàng phải làm.
Khi khách hàng hàng ngày càng có ít tính kiên nhẫn hơn, nhiệm vụ của bạn là đơn giản hoá những gì mà họ cần làm để hoàn tất yêu cầu, dù đó là nhận khuyến mãi, đăng ký tư vấn hay mua hàng.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng khách hàng của bạn dễ dàng nhận thêm thông tin hoặc mua hàng (sau đó) bằng cách cho họ biết chính xác những gì họ cần làm ngay sau khi họ đọc hoặc nghe xong thông điệp.
Ví dụ: Thay vì chỉ cung cấp cho khách hàng một đường dẫn (URL) và để mặc họ tự đối phó, hãy đưa họ trực tiếp đến trang cung cấp chi tiết những gì họ cần làm.
Đó có thể là một Trang biểu mẫu liên hệ, một trang giới thiệu sản phẩm hoặc một trang đích (Landing Page) với các ưu đãi cụ thể.
Ngoài ra, nếu bạn đang muốn hướng người tiêu dùng ghé thăm các cửa hàng bán lẻ của mình, hãy bao gồm bản đồ hoặc các dấu hiệu chỉ đường khác để giúp họ tìm thấy doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn hoặc khuyến khích người tiêu dùng nhận ra vị trí của bạn trong tâm trí họ.
Nếu bạn không thể thu hút sự chú ý của khách hàng trong vòng vài giây và truyền tải thông điệp của mình đến họ một cách nhanh chóng và ngắn gọn, bạn có nguy cơ lãng phí các khoản đầu tư marketing của mình trong thế giới hối hả này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 17/11, đơn khiếu nại gửi lên toà án cáo buộc Google chi tiền “mua chuộc” hàng loạt nhà phát triển ứng dụng lớn, trong một nỗ lực nhằm loại bỏ cạnh tranh nhằm vào Cửa hàng ứng dụng của mình.
Google thao túng thị trường ứng dụng và mua chuộc đối thủ cạnh tranh
Cụ thể, hồ sơ cho biết gã khổng lồ tìm kiếm đã đạt được ít nhất 24 thoả thuận với nhiều nhà phát triển ứng dụng lớn để duy trì sự độc quyền của Play Store, trong đó có cả thoả thuận trả 360 triệu USD trong vòng 3 năm cho Activision Blizzard, hãng làm game nổi tiếng.
Vào năm 2020, Google cũng đồng ý trả cho Riot Games, bộ phận sở hữu thương hiệu game “Liên minh huyền thoại” của Tencent Holdings Ltd, khoảng 30 triệu USD trong hơn 1 năm.
Cũng năm này, Epic Games đã đệ đơn kiện, cáo buộc gã khổng lồ công nghệ có hành vi phi cạnh tranh liên quan lĩnh vực kinh doanh Android và cửa hàng ứng dụng.
Trong khi đó, Google phản bác vụ kiện là vô căn cứ và sai lầm, khẳng định các thoả thuận công ty đưa ra đã phản ánh sự cạnh tranh lành mạnh, đồng thời giúp các nhà phát triển cảm thấy hài lòng.
Thoả thuận của Google với các nhà phát triển, còn có tên nội bộ là “Dự án Hug”, gồm những khoản thanh toán cho việc đăng nội dung lên YouTube, cũng như dịch vụ quảng cáo hay đám mây của công ty.
Thoả thuận với Activision được công bố vào tháng 1/2020, ngay sau khi hãng làm game phát đi thông điệp về việc xem xét mở cửa hàng ứng dụng riêng.
Việc hợp tác với Riot cũng nhằm mục đích “ngăn chặn nỗ lực mở cửa hàng ứng dụng in-house” của nhà phát triển Trung Quốc.
Tại thời điểm đó, Google ước tính sẽ mất hàng tỷ USD doanh thu từ cửa hàng ứng dụng nếu các nhà phát triển chuyển sang hệ thống thay thế khác.
Trong số những cái tên nhận tiền của Google tính đến tháng 7, còn có nhà làm game Nitendo Co, Ubisoft Entertainment SA, ứng dụng thiền Calm và công ty ứng dụng giáo dục Age of Learning.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
GroupM, công ty truyền thông quảng cáo lớn nhất thế giới, cảnh báo không nên mua dịch vụ trên Twitter vì tài khoản giả mạo cao và ngôn ngữ kích động tăng.
Văn phòng GroupM.
Theo Digiday, GroupM đã gắn nhãn “rủi ro cao” cho Twitter và khuyên khách hàng không mua dịch vụ từ nền tảng này. Lý do đầu tiên hãng đưa ra là những thay đổi gây tranh cãi của Elon Musk. Thứ hai là sự ra đi của các lãnh đạo cấp cao liên quan đến bảo mật, tin cậy, an toàn và tuân thủ quy định.
Yoel Roth, Giám đốc bộ phận an toàn và liêm chính của Twitter, đã nghỉ việc từ ngày 10/11 sau cuộc họp đầu tiên với Musk. GroupM tăng xếp hạng rủi ro cho nền tảng này chỉ một ngày sau khi Roth từ chức.
Trong tài liệu gửi khách hàng, công ty quảng cáo hàng đầu thế giới nhận dịnh Twitter có thể “không còn khả năng” tuân thủ quy định của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC). Điển hình và việc lạm dụng “tích xanh” trên nền tảng.
Musk cho phép bất kỳ người dùng nào cũng có thể mua tích xanh với giá 8 USD một tháng. Hàng loạt tài khoản mạo danh người nổi tiếng và doanh nghiệp xuất hiện, có thể kể đến McDonald’s, Nitendo, Lockheed và Eli Lilly. Sau cuộc hỗn loạn, Musk phải dừng dự án.
GroupM cũng cảnh báo sự gia tăng của ngôn từ kích động, thù địch trên Twitter. Một nhóm nghiên cứu cho biết việc sử dụng ngôn từ tục tĩu đã tăng 500% từ sau khi Musk tiếp quản.
Chính Yoel Roth đã giải thích đây là kết quả của một nhóm nhỏ người dùng liên tục đăng những thông điệp xúc phạm, gây thù hận. Việc từ chức của Roth được coi là “giọt nước tràn ly”, khiến các nhà quảng cáo rời bỏ Twitter.
Trước những biến động của Twitter dưới sự điều hành của Musk từ ngày 27/10, các nhà quảng cáo lần lượt quay lưng. Tỷ phú công nghệ từng lên tiếng đe dọa khách hàng, nhưng sau đó lại tìm cách thuyết phục họ quay lại.
Trong phát biểu đầu tiên với nhân viên tuần trước, Musk nói Twitter có nguy cơ phá sản nếu tiếp tục đốt tiền. Nguồn tin của Bloomberg cho biết ông thường cảnh báo về tài chính để tạo động lực cho nhân viên.
Các ưu đãi tại văn phòng, như thức ăn miễn phí, sẽ giảm bớt. Ông cũng chấm dứt thời kỳ làm việc tại nhà mà Twitter áp dụng từ trong đại dịch.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ khi biến Amazon trở thành công ty đại chúng vào năm 1997, CEO Amazon đều gửi thư cho các cổ đông của mình hàng năm, thói quen này được giữ mãi cho đến khi ông từ chức vào năm 2021. Những gì mà CEO này gửi cho cổ đông chứa đựng những bài học mà bất cứ người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng có thể học hỏi.
Người làm Marketing và Kinh doanh học được gì từ bức thư gửi cổ đông của CEO Amazon
Khi nói đến các bức thư của Amazon, Jean-Louise Gassee, cựu giám đốc cấp cao của Apple và là nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, cho biết:
“Những bức thư của Jeff Bezos cho chúng ta cơ hội để thấy cách một thiên tài giải thích về công việc của mình. Nó sẽ là tài liệu tuyệt vời cho một khóa học về chiến lược và truyền thông ở các trường kinh doanh.”
Dưới đây là những gì được rút ra từ các bức thư.
1. Biến nhiệm vụ trở thành sứ mệnh.
Trong lá thư đầu tiên của mình, Bezos đã đưa ra một nguyên tắc, thứ sẽ là động lực thúc đẩy các quyết định của công ty trong một phần tư thế kỷ tới đó là: nỗi ám ảnh về khách hàng.
Bezos đã chính thức hóa nguyên tắc này thành sứ mệnh của công ty 2 năm sau đó khi ông nói rằng Amazon đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng “một công ty lấy khách hàng làm trọng tâm tốt nhất trên Trái đất”.
Cụm từ “nỗi ám ảnh về khách hàng” cũng được phản ánh trong chính các bức thư của ông khi ông nhắc đến và trích dẫn từ “Khách hàng” hàng chục lần trên mỗi bức thư.
Jeff Bezos coi sứ mệnh của mình là tạo ra những “gia vị” thành công cho Amazon.
2. Sử dụng những từ ngữ đơn giản để nói về những điều khó khăn.
Toàn bộ 70% thư của Bezos đều dễ đọc đối với hầu hết những người có trình độ học vấn khác nhau ngay cả với những người chưa học đến cấp 3.
Đáng chú ý, khi Amazon phát triển lớn hơn và phức tạp hơn, Bezos đã chọn những từ đơn giản hơn để diễn đạt những ý tưởng lớn (Big Idea).
Ví dụ, trong bức thư năm 2007 (viết bằng ngôn ngữ lớp 8), lần đầu tiên Bezos mô tả máy đọc sách điện tử Kindle — sử dụng gần như hoàn toàn các từ chỉ có một và hai âm tiết:
“Nếu bạn gặp một từ mà bạn không nhận ra, bạn có thể tra từ đó một cách dễ dàng. Bạn có thể tìm sách của mình…Nếu bạn mỏi mắt, bạn có thể thay đổi kích thước phông chữ.
Tầm nhìn của chúng tôi đối với Kindle là chứa đựng mọi cuốn sách từng được in bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, tất cả đều có sẵn trong vòng chưa đầy 60 giây.”
Khi bạn viết đơn giản, bạn sẽ không làm cho nội dung trở nên nhàm chán.
3. Sử dụng thể chủ động.
Jeff Bezos đã thành lập Amazon vào năm 1994. Đây là kiểu câu chủ động vì chủ ngữ (Bezos) đã thực hiện hành động (thành lập) Amazon. Dạng bị động của câu này là: Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos vào năm 1994.
Khi nhận ra các câu bị động thường làm cho nội dung mất đi tính hấp dẫn, Jeff Bezos rất ít khi sử dụng kiểu câu này trong các bức thư của mình.
Các câu được viết ở thể chủ động thường đi thẳng vào vấn đề nhanh hơn và dễ hiểu hơn.
4. Làm chủ phép ẩn dụ.
Bezos đặt tên công ty của mình là Amazon vì nó đóng vai trò như một phép ẩn dụ, là một phép so sánh giữa hai thứ có những điểm tương đồng.
Năm 1998, Bezos giải thích rằng ông muốn thông báo rằng công ty Amazon là “hiệu sách lớn nhất Trái đất” cũng như Amazon ở Nam Mỹ là “con sông lớn nhất Trái đất”.
Khi chúng ta bắt gặp một điều gì đó mới mẻ, bộ não của chúng ta bắt đầu hoạt động và cố gắng tìm kiếm những so sánh quen thuộc. Những người giao tiếp giỏi thường sử dụng các phép ẩn dụ để khiến cho người nghe hay người đọc suy nghĩ nhiều hơn và nhớ lâu hơn.
Jeff Bezos lấp đầy các bức thư của mình bằng những phép ẩn dụ được lựa chọn cẩn thận để giải thích những ý tưởng phức tạp. Ông đã giới thiệu bánh đà để thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra các đội nhóm “hai chiếc bánh pizza” và tuyển những người truyền giáo (người có tầm nhìn và truyền bá tư tưởng) thay vì là lính đánh thuê.
Phép ẩn dụ được xem là thứ “vũ khí lợi hại nhất” của các diễn giả và Jeff Bezos đã không ngừng vận dụng nó.
5. Viết nhiều và thường xuyên là cách tốt nhất để học và phát triển.
Vào mùa hè năm 2004, Jeff Bezos đã đưa ra một quyết định khiến đội ngũ lãnh đạo của ông bối rối: Không sử dụng PowerPoint (PPT) trong các cuộc họp của Amazon.
Thay vào đó, các nhân viên được yêu cầu viết một “bản ghi nhớ dài 6 trang có cấu trúc theo kiểu tường thuật.”
Bezos giải thích rằng viết lách rất khó và để viết tốt cần có thời gian. Ông cho biết mọi người lầm tưởng rằng một bản nội dung dài 6 trang thì có thể được viết trong một ngày, hoặc thậm chí vài giờ, sự thật không phải như vậy.
“Nó thực sự có thể mất một tuần hoặc hơn” Bezos nói. “Những bản ghi nhớ tuyệt vời được viết đi viết lại, chia sẻ với các đồng nghiệp, những người được yêu cầu cải thiện công việc, rồi sau đó chỉnh sửa lại chúng bằng một tâm trí mới mẻ hơn. Đơn giản là chúng không thể được thực hiện trong một ngày hoặc hai.”
Theo Jeff Bezos, bạn không thể viết tốt nếu bạn không tìm hiểu đủ sâu về một vấn đề gì đó, do đó, đây cũng là cách thức để kiểm tra xem năng lực thực sự của người đối diện.
6. Tuyển dụng những người giỏi.
Trong bức thư năm 1998 của mình, Jeff Bezos đã tiết lộ những câu hỏi mà các nhà quản lý tuyển dụng của Amazon tự hỏi chính họ khi đánh giá hồ sơ ứng viên:
Bạn sẽ ngưỡng mộ người này chứ? Bezos cho biết ông luôn cố gắng làm việc với những người mà ông có thể học hỏi hoặc coi đó là tấm gương xuất sắc.
Người này sẽ nâng cao hiệu quả của các đội nhóm của Amazon chứ? Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống hoặc sự nghiệp, hãy kết giao với những người thách thức bạn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Người này sẽ trở thành ngôi sao ở khía cạnh nào? Hãy dành thời gian của bạn với những ngôi sao, những người truyền cảm hứng cho bạn để đạt các mục tiêu cao hơn.
7. Chậm mà chắc.
Trước khi xây dựng bất cứ sản phẩm mới nào, Bezos yêu cầu các nhà quản lý của mình viết các bản thông cáo báo chí theo góc nhìn của khách hàng.
“Kindle là một ví dụ điển hình về cách tiếp cận cơ bản này của chúng tôi,” Bezos viết vào năm 2008. Hơn 4 năm trước khi giới thiệu sản phẩm, nhóm Kindle đã viết một thông cáo báo chí có nội dung: “Mọi cuốn sách, từng được in, bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, đều có sẵn trong vòng chưa đầy 60 giây.”
Theo Giám đốc điều hành Andy Jassy, người đã viết thông cáo báo chí nhiều năm trước khi ra mắt AWS, giải pháp điện toán đám mây khổng lồ của Amazon, “Thông cáo báo chí được thiết kế để đưa ra tất cả các lợi ích của sản phẩm nhằm đảm bảo rằng bạn đang thực sự nỗ lực để giải quyết các vấn đề của khách hàng.”
8. Duy trì văn hóa “Ngày đầu tiên”.
Bắt đầu từ năm 1998, Jeff Bezos đã đính kèm bức thư của mình với lời nhắc: “Luôn là Ngày đầu tiên.”
Ngày đầu tiên không phải là một thứ gì đó — đó là một tư duy thể hiện sự ám ảnh về khách hàng, suy nghĩ dài hạn, không ngừng tư duy và mạnh dạn đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ông viết: “Ngày thứ 2 là sự bế tắc. Tiếp theo là sự không thích hợp. Tiếp theo là sự suy sụp đau đớn đến tột cùng và tiếp theo là cái chết. Và đó là lý do tại sao nó luôn là Ngày đầu tiên.”
Jeff Bezos đã điều hành Amazon trong 9.863 ngày, nhưng ông luôn xuất hiện và làm việc như là “Ngày đầu tiên”.
Bằng cách đề cập đến khái niệm “Ngày đầu tiên” một cách nhất quán, Jeff Bezos đã biến một phép ẩn dụ từ một câu nói thành một kế hoạch chi tiết về cách suy nghĩ, hành động và lãnh đạo của toàn bộ nhân viên Amazon.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới đang mở rộng tính năng, tìm kiếm nguồn doanh thu mới khi quảng cáo trực tuyến chững lại.
YouTube thử nghiệm tính năng mua sắm cho Shorts
Financial Times cho biết YouTube đang đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng bằng cách giới thiệu thêm chức năng mua sắm. Đây là hướng để ứng dụng chia sẻ video đa dạng hóa nguồn doanh thu trong giai đoạn quảng cáo kỹ thuật số chững lại.
Mô hình tương tự TikTok Shop (TikTok Seller).
Theo đó YouTube vừa ra mắt tính năng mới cho Shorts, nền tảng video ngắn của YouTube được ra mắt từ năm 2020.
Công cụ mới được tạo ra để tiếp tục cạnh tranh với các thay đổi trên TikTok. Theo đó, người dùng có thể mua hàng trực tiếp trong lúc cuộn những video ngắn.
YouTube cũng thử nghiệm chương trình chia sẻ doanh thu bán hàng cho người sáng tạo nội dung (Content Creator) bằng các đường liên kết, được nhúng trực tiếp vào video.
Đây là một phần trong kế hoạch giữ chân người sáng tạo nội dung độc quyền trước sự cạnh tranh, thu hút từ đối thủ như TikTok, Facebook.
“Mục tiêu của chúng tôi là tập trung vào cơ hội kiếm tiền tốt nhất cho người sáng tạo nội dung trên thị trường”, Michael Martin, Tổng giám đốc của YouTube Shopping nói với Financial Times.
Việc YouTube mở rộng các tính năng mua sắm diễn ra trong khi các gã khổng lồ công nghệ gấp rút đa dạng hóa nguồn doanh thu để đối phó với nền kinh tế đang chậm lại. Đồng thời, doanh thu quảng cáo trực tuyến giảm sút.
Trong báo cáo doanh thu mới nhất của Alphabet (công ty mẹ YouTube), tiền bán quảng cáo của nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới đang giảm dần. Lần đầu tiên kết quả đạt được thấp hơn dự báo của giới nghiên cứu, từ năm 2020.
Các đối thủ của YouTube, gồm Meta và ByteDance đã tham gia vào cuộc chiến mới, đó là thương mại xã hội (Social Commerce).
Ở hình thức này, người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên mạng xã hội. Nhiều nền tảng đang đặt cược đây sẽ là tương lai của ngành thương mại điện tử.
Trên toàn cầu, thị trường nói trên dự kiến sẽ tăng lên quy mô 2.000 tỷ USD vào năm 2025.Tuy nhiên, Trung Quốc mới là quốc gia duy nhất phát triển hình thức này.
Theo công ty tư vấn quản lý McKinsey, người dân nước này đã chi 352 tỷ USD để mua hàng qua mạng xã hội trong năm 2021.
Theo Giám đốc YouTube Shopping, chương trình bán hàng liên kết sẽ được thí điểm từ 2023. Financial Times cho biết chính sách chia hoa hồng cho người làm video Marketing, nhúng đường dẫn sản phẩm đang được thử nghiệm cho một số nhà sáng tạo video ở Mỹ. Tuy nhiên, mức chiết khấu hiện không được tiết lộ.
Trong khi đó, người xem video ở Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Canada và Australia hiện đã có thể mua sắm qua YouTube Shorts. Ngoài ra, YouTube cho biết họ cũng sẽ chia 45% doanh thu quảng cáo cho người làm video ngắn từ năm tới.
Các mạng xã hội tìm cách cạnh tranh, thu hút người làm nội dung. TikTok, Facebook, Instagram đều giới thiệu thêm chương trình kiếm tiền từ làm video ngắn, Affiliate Marketing.
Không dễ để thành công.
Một vài ví dụ được đưa ra để minh chứng cho tính thực tế của mô hình bán hàng qua mạng xã hội là những người có sức ảnh hưởng, quảng bá sản phẩm trên Taobao, Trung Quốc với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. “Đó là là một mô hình thực tế, so với quảng cáo truyền thống hay trả phí”, ông Martin nói.
Tuy nhiên, thành công ở lĩnh vực này không dễ dàng. ByteDance cố mở rộng TikTok Shop sang các quốc gia phương Tây nhưng không thành công. Chính sách ở nước sở tại và thói quen mua sắm của người dùng là một rào cản lớn.
Trong khi đó, giải pháp này cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các mô hình thương mại điện tử truyền thống như Shopee, Lazada ở những nước Đông Nam Á. Hiện tại, lợi thế của TikTok vẫn nằm ở giá, phí rẻ hơn những đối thủ khác.
Ngoài ra, chính YouTube cũng từng thất bại với mô hình bán hàng trên nền tảng. Họ từng kết hợp cùng Shopify đặt sản phẩm bên dưới video để người dùng mua trực tiếp.
Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết họ đã thu hẹp mô hình bởi doanh số không đạt được như kỳ vọng ở các quốc gia phương Tây.
Hiện tại, giải pháp bán hàng trên YouTube Shorts vẫn chưa được công bố đầy đủ. Chưa rõ công ty sẽ trực tiếp vận hành hay kết hợp cùng một đơn vị khác.
TikTok Shop nhận nhiều chỉ trích tại Việt Nam bởi có giao diện người dùng kém thân thiện, dịch vụ giao hàng hiệu quả kém…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các tài khoản mạo danh có thể khiến Twitter thiệt hại hàng triệu USD doanh thu quảng cáo, trong bối cảnh Elon Musk thừa nhận nền tảng mạng xã hội này hoàn toàn có thể bị phá sản.
Tập đoàn dược Eli Lilly Co thông báo dừng chạy quảng cáo trên Twitter
Tuần trước, ngay sau khi Twitter ra mắt dịch vụ thuê bao trả phí hàng tháng, một tài khoản tick xanh mạo danh tập đoàn dược phẩm khổng lồ Eli Lilly Co đăng tweet, tung tin cung cấp “insulin miễn phí” cho mọi người.
Phải 6 tiếng sau, đội ngũ kiểm duyệt nội dung Twitter mới phát hiện và xử lý tài khoản giả mạo trên, nhưng tại thời điểm đó tin giả đã thu hút hàng triệu lượt xem và phản hồi.
Đó chỉ là 1 ví dụ điển hình của làn sóng mạo danh doanh nghiệp, chính trị gia, cơ quan chính phủ và người nổi tiếng bùng phát trên nền tảng.
Một ngày sau khi bị giả mạo, các giám đốc điều hành của Eli Lilly thông báo tạm dừng tất cả chiến dịch quảng cáo đang chạy trên Twitter – động thái tác động nghiêm trọng tới doanh thu quảng cáo của Twitter, khi hãng dược phẩm khổng lồ đang được định giá 330 tỷ USD này có khoản ngân sách dành cho Marketing không hề nhỏ.
“Vì 8 USD, họ có thể mất hàng triệu USD doanh thu quảng cáo”, Amy O’Connor, cựu chuyên gia truyền thông cấp cao của Eli Lilly cho biết. “Lợi ích cho một công ty ở lại trên Twitter là gì? Không đáng để mạo hiểm khi niềm tin và sức khoẻ của bệnh nhân đang bị de doạ”.
Một số nhà quảng cáo chính của Twitter cũng có quyết định tương tự. Omnicom Media Group, hãng quảng cáo đại diện cho những thương hiệu khổng lồ như Apple và McDonald’s, đã khuyến nghị khách hàng dừng hoạt động trên Twitter khi nguy cơ đối với sự an toàn thương hiệu trên nền tảng tăng lên mức “không thể chấp nhận”.
Insulin là vấn đề tương đối nhạy cảm với Eli Lilly, công ty thường xuyên bị chỉ trích về chi phí sản xuất loại hormone này. Hiện tập đoàn trụ sở Indianapolis có hơn 37.000 nhân viên trên 18 quốc gia với doanh thu 28 tỷ USD/năm.
Đóng phiên giao dịch cuối tuần trước, cổ phiếu Eli Lilly giảm 4%, cùng với sự sụt giảm của các cổ phiếu y tế khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple đang tuyển dụng hàng loạt nhân sự để xây dựng Metaverse bằng công nghệ 3D và dịch vụ video chuyên dụng cho bộ kính VR/AR.
Apple tham vọng xây dựng Metaverse riêng
Apple đang trong quá trình phát triển bộ kính thực tế hỗn hợp được đồn đoán và chờ đợi từ lâu. Sản phẩm này có thể sẽ được ra mắt vào đầu năm 2023, Bloomberg cho biết.
Cụ thể, trong bản tin Power On mới nhất, phóng viên Mark Gurman của Bloomberg đã có những tiết lộ mới về kế hoạch bộ kính VR/AR mà Táo khuyết đang ấp ủ như thế giới ảo tương tự metaverse của riêng Apple và ứng dụng video tùy biến cho kính VR/AR.
Theo danh mục tuyển dụng của tập đoàn, đội ngũ Technology Development Group (TDG) chuyên phát triển thiết bị thực tế hỗn hợp, sắp sửa có thay đổi lớn.
Apple muốn tìm kiếm nhân sự mới để phát triển dịch vụ video chuyên dụng cho bộ kính với hình ảnh 3D phát trong thực tế ảo, bổ sung vào đội ngũ NextVR đã thâu tóm vào năm 2020.
Đồng thời, các kỹ sư có khả năng làm việc với những công cụ phát triển với VR và AR cũng đang được Táo khuyết săn lùng.
Hãng công nghệ kỳ vọng hệ điều hành realityOS sắp tới sẽ sử dụng API App Intents để có Siri và Shortcuts như trên iOS 16, Mark Gurman cho biết.
Đặc biệt, tập đoàn còn tuyển thêm nhân sự cho mảng phát triển thế giới thực tế hỗn hợp 3D. Điều này cho thấy Apple tham vọng xây dựng một thế giới ảo tương tự metaverse hay Horizon Worlds của Meta.
Nhưng không gian của Horizon Worlds chỉ xuất hiện trên VR, còn Apple sẽ “kết nối mọi trải nghiệm người dùng trong thế giới thực tế hỗn hợp 3D” bằng cách sử dụng bộ kính AR.
Danh mục tuyển dụng còn cho thấy Táo khuyết muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng mảng nội dung nên đã tuyển dụng lượng lớn nhà sáng tạo nội dung. Hãng công nghệ muốn chiêu mộ thêm nhiều nhân tài sản xuất phần mềm từng có kinh nghiệm với kỹ xảo đồ họa hoặc những nội dung số cho môi trường thực tế ảo, thực tế tăng cường.
Bên cạnh đó, Apple đã thuyên chuyển một vài nhân sự chủ chốt đến đội sản xuất thực tế hỗn hợp, bao gồm Dave Scott, cựu nhân viên mảng xe tự lái và Yaniv Gur, Giám đốc kỳ cựu mảng kỹ thuật.
Theo Ars Technica, sự thay đổi về nhân sự tại Apple cho thấy hãng đã có đủ nhân lực chuẩn bị sẵn sàng mọi khâu phát triển, sản xuất, thiết kế cho thiết bị thực tế hỗn hợp và rất tự tin về triển vọng của nó.
Cũng trong bản tin Power On, phóng viên Mark Gurman nhấn mạnh bộ kính thực tế ảo sẽ sử dụng công nghệ quét mống mắt để đăng nhập và thanh toán trong các ứng dụng.
Người dùng chỉ cần đeo thiết bị, hệ thống cảm biến sẽ tự động quét mống mắt, nhận diện người dùng và tự động đăng nhập vào tài khoản. Công nghệ này hoạt động tương tự cảm biến vân tay hoặc Face ID, đồng thời tận dụng bộ camera hiện đại trên iPhone.
Apple sẽ sử dụng 14 cảm biến hướng xuống bên dưới để quay chân người, tái tạo bộ phận này trong vũ trụ ảo cùng với màn hình có độ phân giải cao nhất từng xuất hiện trên thị trường kính thực tế ảo. Đồng thời, hãng công nghệ sẽ trang bị hệ điều hành realityOS cho thiết bị với phiên bản tùy biến của Messages, Maps, FaceTime… dành riêng cho bộ kính.
Theo phóng viên, tên của bộ kính vẫn đang trong quá trình thảo luận, có thể là “Reality Pro” hoặc “Reality One” với giá bán khoảng 2.000-3.000 USD. Con số này đắt hơn rất nhiều so với những bộ kính VR hiện có trên thị trường.
Bộ kính thực tế ảo hỗn hợp sẽ xuất hiện vào đầu năm sau, có thể vào tháng 1 như nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF International Securities dự đoán hoặc vào tháng 3 như DigiTimes khẳng định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng MarketingTrips tìm hiểu các lý thuyết về thuật ngữ Target Market (thị trường mục tiêu), khái niệm được sử dụng rộng rãi trong Marketing và kinh doanh: Target Market là gì, có những kiểu Target Market nào, cách xác định hay lựa chọn Target Market ra sao và hơn thế nữa.
Target Market là gì? Cách phân loại Target Market trong Marketing
Nằm trong bối cảnh của marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường đến thực thi và đo lường kết quả marketing, khái niệm Target Market xuất hiện ở giữa với sứ mệnh là giúp doanh nghiệp xác định và lựa chọn đúng thị trường mà họ có thế mạnh nhất và nên tập trung vào nhiều nhất. Vậy Target Market là gì và cách phân loại Target Market như thế nào, tất cả sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:
Sự khác biệt giữa Target Market và Target Audience là gì?
Tại sao doanh nghiệp lại phải phân khúc thị trường và xác định Target Market.
Cách xác định và lựa chọn Target Market.
Những kiểu Target Market chính hiện nay là gì? hay Target Market được phân loại dựa trên những thành phần gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm Target Market.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Target Market là gì?
Target Market là khái niệm đề cập đến những người tiêu dùng (cá nhân) hoặc tổ chức có khả năng cao nhất để mua một sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó. Những người tiêu dùng có trong cùng một Target Market thường có những đặc điểm hay hành vi tương tự nhau.
Hành động thường thấy của các doanh nghiệp với Target Market là tập trung nguồn lực marketing và bán hàng vào nơi này khi đây được xác định là nơi bao gồm những người có khả năng chấp nhận sản phẩm cao nhất và sẵn sàng chi trả nhiều nhất.
Về bản chất, vì doanh nghiệp không thể sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó để bán cho tất cả mọi người có trên thị trường, việc tập trung nguồn lực vào những những người phù hợp nhất, tức có nhu cầu mua cao nhất là cách tiếp cận tối ưu nhất.
Một doanh nghiệp càng am hiểu (sâu) về khách hàng của mình thì họ càng có nhiều cơ hội để biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng, tức những người mua hàng, điều này hiếm khi xảy ra nếu doanh nghiệp hay thương hiệu “coi tất cả mọi người đều là khách hàng”.
Cuối cùng, với tư cách là một marketer, bạn hiểu rằng, trong khi ai ai cũng có thể mua (ít nhất là 1 lần) sản phẩm hay dịch vụ của bạn, bạn không thể nhắm mục tiêu hay làm marketing tới tất cả mọi người.
Target Market trong tiếng Việt có nghĩa là Thị trường mục tiêu.
Target Market Segmentation là gì?
Target Market Segmentation là gì?
Target Market Segmentation là thuật ngữ đề cập đến quá trình một doanh nghiệp tiến hành phân chia Target Market nói chung thành các phân phúc thị trường nhỏ hơn với các nhóm đối tượng cụ thể hơn.
Target Market Segmentation là giai đoạn sau của quá trình Market Segmentation, khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc phân chia thị trường đại chúng (mass market) thành các phân khúc nhỏ hơn và sau đó lựa chọn phân khúc Target Market.
Target Market Segmentation trong tiếng Việt có nghĩa là Phân khúc thị trường mục tiêu.
Target Market và Marketing.
Như đã phân tích ở đầu bài, khái niệm Target Market gắn liền với marketing mà cụ thể là quá trình quản trị marketing trong một doanh nghiệp cụ thể.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, dù cho doanh nghiệp của bạn là lớn hay nhỏ hay hoạt động trong lĩnh vực gì, việc xác định và lựa chọn Target Market là yêu cầu mang tính bắt buộc.
Nằm trong bức tranh tổng thể là marketing mà đơn cử là mô hình quản trị marketing R-STP-MM-I-C, hoạt động xác định và lựa chọn Target Market là một phần bên cạnh nhiều hoạt động khác như: nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thị trường (định vị thương hiệu), chiến lược marketing hỗn hợp (Marketing Mix), cũng như quá trình thực thi và đo lường hiệu suất của các hoạt động marketing.
Sự khác biệt giữa Target Market và Target Audience là gì?
Target Market là thị trường mục tiêu và Target Customer hoặc Target Audience là khách hàng hay đối tượng mục tiêu.
Trong khi đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, có không ít người làm marketing vẫn nhầm lẫn về chúng, vậy sự khác biệt cơ bản ở đây là gì?
Target Market như đã phân tích rất chi tiết ở trên, là khái niệm lớn dùng để phản ánh hay chỉ những thị trường (Market) mà doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực marketing và bán hàng vào.
Target Audience theo đó lại đề cập đến những tiêu dùng cụ thể với các đặc điểm và hành vi cụ thể, những người có khả năng chi trả cao nhất (mua hàng) cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nếu xét theo thứ tự, bạn có thể hiểu thế này, thị trường (Market) sẽ được chia thành nhiều thị trường nhỏ khác nhau trong đó có các Target Market, trong các Target Market, doanh nghiệp có thể chia thành nhiều tệp Target Audience khác nhau với ý định là tối ưu hoá mức độ am hiểu khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi bán hàng khi các chương trình marketing mang tính tập trung cao hơn.
Tóm lại, mỗi Target Market có thể chứa nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu khác nhau, mỗi phân khúc sẽ bao gồm những người tương tự nhau nhất.
Tại sao doanh nghiệp lại phải phân khúc thị trường và xác định Target Market.
Như đã đề cập trong các phần nội dung trước, với hầu hết các doanh nghiệp, trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện tại, khi yếu tố độc quyền hiếm khi tồn tại (trừ một số ngành rất đặc thù), mà thay vào đó là sự cạnh tranh của vô số các thương hiệu khác nhau, cùng với đó là sự phân hoá về nhu cầu của người tiêu dùng khi họ ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, một sản phẩm bán cho mọi nhà hay mọi người là điều rất hiếm xảy ra.
Tuỳ vào từng nhóm khách hàng khác nhau với những đặc điểm và hành vi khác nhau, họ cần những sản phẩm và dịch vụ khác nhau, sản phẩm và dịch vụ ở đây không chỉ là về mặt chức năng (Functional) mà còn là về thương hiệu hay sự cảm nhận (Emotional).
Ví dụ, mặc dù là thương hiệu có giá trị nhất thế giới, iPhone của Apple không phải dành cho tất cả mọi người, chỉ khoảng 15% người dùng điện thoại thông minh sử dụng iPhone. Điều này có nghĩa là Target Market của iPhone cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ thị trường điện thoại thông minh rộng lớn.
Trong khi doanh nghiệp không thể có đủ nguồn lực để tiếp cận tới tất cả mọi người và cũng không thể tiếp cận những người ít có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp, việc xác định và lựa chọn Target Market là yêu cầu mang tính bắt buộc.
Dưới đây là những gì mà việc tập trung vào các Target Market có thể mang lại:
Hiểu sâu hơn về khách hàng và đáp ứng nhu cầu tốt hơn.
Vì tập trung vào Target Market có nghĩa là doanh nghiệp đang ưu tiên nhiều nguồn lực hơn vào một nhóm người tiêu dùng nhất định (không phải toàn bộ thị trường), chính vì điều này mà doanh nghiệp có thể hiểu và đáp ứng tốt hơn từng kỳ vọng của khách hàng (của từng phân khúc Target Market).
Giảm thiểu rủi ro.
Việc cố gắng tiếp cận và bán hàng cho tất cả mọi người thường mang lại nhiều rủi ro (về tài chính, nhân sự…) khi chỉ có một số nhóm người nhất định trong số đó chấp nhận và mua sản phẩm.
Gia tăng mức độ hiệu quả của các chiến dịch Marketing.
Mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt và nếu có thì họ cũng sẽ chỉ tương tự với một số những người dùng khác (không phải giống với tất cả mọi người khác).
Cũng chính vì điều này, hiếm có cái chiến lược marketing nào là “one size fits all”, tuỳ vào từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau với những sở thích, hành vi và nhu cầu khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng những thông điệp thương hiệu khác nhau, đề xuất các giá trị khác nhau và hơn thế nữa.
Tất cả những điều này sẽ không tồn tại nếu không có hoạt động Target Market Segmentation hay lựa chọn các Target Market.
Bán hàng hiệu quả hơn.
Cuối cùng, vì doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm và dịch vụ sát với nhu cầu của từng nhóm người dùng khác nhau, doanh nghiệp hiểu họ cần gì và muốn gì, khả năng thúc đẩy bán hàng sẽ là cao nhất.
Cách xác định và lựa chọn Target Market.
Như đã đề cập ở trên, Target Market là một phần không thể thiếu cho sự phát triển bền vững của bất cứ doanh nghiệp nào.
Bạn không thể ngồi đó và sử dụng các yếu tố cảm quan cá nhân để xác định đâu là Target Market hay đâu là nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Dưới đây là một số bước căn bản bạn cần làm khi xác định Target Market.
1. Phân tích Sản phẩm và Dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Bước đầu tiên là xem xét lại những gì mà bạn đang cung cấp cho khách hàng của mình.
Vì xác định Target Market chính là việc lựa chọn những khách hàng phù hợp với từng sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp và ngược lại, thiết kế các sản phẩm và dịch vụ có khả năng đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, hiểu rõ những gì mình đang cung cấp là nền tảng quan trọng nhất.
Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang giúp khách hàng mục tiêu giải quyết vấn đề gì?
Những kiểu người nào cần những giải pháp đó? Đâu sẽ là làm có thể mua nhiều nhất và nhóm có thể mua ít nhất?
Những ai sẵn sàng chi trả (với các mức giá tương ứng) cho các sản phẩm và dịch vụ đó?
Khi bạn biết kiểu người sẽ quan tâm đến những gì bạn đang cung cấp, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.
2. Tiến hành nghiên cứu Thị trường.
Bước tiếp theo bạn cần làm là hoàn thành một số nghiên cứu thị trường để xác nhận lại các giả định ban đầu và tìm hiểu thêm về những người mà bạn nghĩ rằng họ sẽ quan tâm đến thương hiệu của bạn.
Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích thị trường để hiểu được bối cảnh thị trường tổng thể và sau đó thu hẹp dần sang thị trường của mình (Target Market).
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Nằm trong bối cảnh kinh doanh, vấn đề không chỉ có bạn với khách hàng của mình mà còn có bóng dáng của vô số các đối thủ cạnh tranh khác. Khách hàng không chỉ tiếp nhận thông tin từ bạn mà còn cả từ các đối thủ.
Từ góc nhìn này, đối thủ cạnh tranh là nguồn thông tin mà bạn không thể bỏ qua.
Hãy kiểm tra tất cả các đối thủ cạnh tranh để xem họ đang làm marketing cho ai, và Target Market hiện tại của họ là gì.
Nếu doanh nghiệp của bạn có cùng Target Market của đối thủ, bạn sẽ cần phải tìm ra các lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ, ngược lại nếu Target Market của 2 bên là khác nhau, khả năng bạn chịu sự tác động của đối thủ sẽ ít hơn.
Nghiên cứu thị trường cũng là thời điểm bạn có thể tìm thấy các khoảng trống trên thị trường, chính là những tệp khách hàng có các nhu cầu chưa đáp ứng (hoặc được áp ứng chưa tốt) để tập trung vào.
4. Xây dựng hồ sơ Target Market.
Một khi bạn đã quyết định ai sẽ là khách hàng mục tiêu của mình hay đâu là Target Market mình cần tập truung vào, bạn cần ghi lại điều này để tất cả mọi người trong doanh nghiệp có thể nắm.
Mặc dù khái niệm Target Market thường được sử dụng nhiều nhất trong marketing và kinh doanh, nhưng đó cũng là thông tin mà bộ phận bán hàng, dịch vụ khách hàng hay nhiều phòng ban khác cần hiểu.
Những kiểu Target Market chính hiện nay là gì? hay Target Market được phân loại dựa trên những thành phần gì?
Những kiểu Target Market chính hiện nay là gì? hay Target Market được phân loại dựa trên những thành phần gì?
Tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, họ có thể tiến hành xác định và phân loại Target Market theo những tiêu chí khác nhau.
Dưới đây là những tiêu chí phổ biến nhất.
Demographics (Nhân khẩu học).
Nhân khẩu học liên quan đến việc phân loại thị trường hay khách hàng theo các tiêu chí như tuổi tác, thu nhập, giới tính, chủng tộc, học vấn hoặc nghề nghiệp.
Ví dụ: một thương hiệu xe hơi hạng sang nào đó có thể lựa chọn Target Market dựa vào yếu tố nhân khẩu học bằng cách: chọn tiếp cận những người là Nam giới và thu nhập cao (từ 100 triệu/tháng).
Geographics (Địa lý).
Cách thức tiếp cận này khá đơn giản, những gì doanh nghiệp làm là tiến hành phân chia thị trường theo từng khu vực địa lý khác nhau như theo phạm vi quốc gia hay các khu vực cụ thể như tỉnh hay thành phố.
Psychographics (Tâm lý học).
Một kiểu tiêu chí khác được sử dụng để phân loại Target Market đó là theo Tâm lý học.
Về bản chất, đây là cách tiếp cận khó nhất và cũng ít được sử dụng hơn (đặc biệt là với các công ty nhỏ). Phân chia Target Market theo tâm lý học cố gắng phân loại người tiêu dùng dựa trên lối sống, tính cách, quan điểm và động cơ cá nhân của riêng họ.
Ví dụ: Một công ty F&B có thể chọn cách nhắm mục tiêu đến các cá nhân dựa trên lối sống của họ là thích “nguyên liệu xanh”, tính bền vững hay quá trình sản xuất nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
Behavioral (Hành vi).
Tiếp cận Target Market theo hành vi là cách thức doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc dựa trên cách thức các đối tượng mục tiêu từng tương tác với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hoặc dựa trên dữ liệu nghiên cứu từ đối thủ hay thị trường sẵn có).
Chiến lược tiếp cận này giả định rằng, những gì mà khách hàng thể hiện trước đó chính là các chỉ báo để thương hiệu dự đoán hành động của họ trong tương lai.
Ví dụ: Gen Z thường mua sắm và thanh toán trực tuyến tuyến thông qua thẻ tín dụng, còn Gen X hoặc Gen Y thì thích mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm Target Market.
Lựa chọn Target Market là gì?
Là hành động được đưa ra sau quá trình doanh nghiệp đã tiến hành phân khúc thị trường (Market Segmentation), vấn đề của doanh nghiệp khi này là nên coi đâu hay phân khúc nào là Target Market (hay coi tất cả thị trường đều là Target Market).
Kết luận.
Với tư cách là người làm marketing hay kinh doanh, bạn thấy rằng việc hiểu rõ khái niệm Target Market, cách xác định và lựa chọn Target Market là vô cùng quan trọng và nó được diễn ra trước bất cứ hoạt động marketing hay quảng cáo nào.
Từ đây, nhiệm vụ hàng đầu của bạn không chỉ là biết Target Market là gì, mà còn phải hiểu rõ cách doanh nghiệp nên lựa chọn và định vị Target Market để có thể phát triển một cách bền vững nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Tesla Elon Musk, Sếp mới của mạng xã hội Twitter, muốn các hãng xe lớn quay trở lại quảng cáo trên nền tảng này sau khi họ đồng loạt rút lui.
Elon Musk mời các hãng xe quay lại quảng cáo trên Twitter và hứa không thiên vị Tesla
Ngay sau khi CEO Elon Musk thành công trong việc mua lại Twitter, hàng loạt tập đoàn xe lớn trên thế giới đã lập tức ngừng chi tiền quảng cáo trên nền tảng này, với những tên tuổi đã xác nhận thông tin trên bao gồm Volkswagen, Stellantis hay GM.
Trao đổi với báo giới vào đầu tuần này, Elon Musk xác nhận họ (Twitter) sẽ không tạo ra bất cứ lợi thế riêng nào cho Tesla và hy vọng lãnh đạo các thương hiệu xe khác trở nên chủ động hơn trên nền tảng này.
“Chúng tôi sẽ cố gắng công bằng nhất có thể”, vị CEO khẳng định.
Trong tuyên bố của mình, các hãng xe ngừng quảng cáo trên Twitter đều cho biết cần phải xem xét, đánh giá hướng tiếp cận của CEO Elon Musk với nền tảng này trước khi đưa ra quyết định có tiếp tục quảng cáo hay không.
Trên thực tế, không chỉ các hãng xe mà nhiều công ty lớn trên thế giới đã tạm ngừng đầu tư tiền quảng cáo vào Twitter.
Chính CEO Elon Musk thừa nhận doanh thu của Twitter đã giảm sâu từ khi ông tiếp quản vào ngày 27-10. Vị lãnh đạo Tesla cũng thừa nhận con số 44 tỉ USD mà ông chi ra để mua lại mạng xã hội này vượt xa giá trị thực công ty.
Để tạo ra số tiền nói trên, tỉ phú người Mỹ đã phải bán đi hàng triệu cổ phiếu Tesla và thương hiệu xe điện Mỹ, thực tế, cũng bị ảnh hưởng lây vì thương vụ này khi sự tự tin từ các nhà đầu tư giảm sút.
Giá cổ phiếu của Tesla vốn đang trong đà giảm càng giảm hơn nữa vì sự việc này, từ 400 USD trần trong 12 tháng trở lại đây xuống còn 190 USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các lý thuyết về thuật ngữ thị trường mục tiêu (Target Market) như: thị trường mục tiêu là gì, các loại thị trường mục tiêu, cách xác định hay lựa chọn thị trường mục tiêu ra sao, những tiêu chí chính để lựa chọn thị trường mục tiêu là gì, ví dụ về thị trường mục tiêu và hơn thế nữa.
Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu
Nằm trong bối cảnh của ngành marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường đến thực thi và đo lường kết quả marketing, khái niệm thị trường mục tiêu xuất hiện ở giữa với sứ mệnh là giúp doanh nghiệp xác định và lựa chọn đúng thị trường mà họ có thế mạnh lớn nhất và nên tập trung vào nhiều nhất.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:
Sự khác biệt giữa thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu là gì?
Tại sao doanh nghiệp lại phải phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
Cách xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Những loại thị trường mục tiêu chính hiện nay là gì? hay thị trường mục tiêu được phân loại dựa trên những tiêu chí gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm thị trường mục tiêu.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là khái niệm đề cập đến những người tiêu dùng (cá nhân) hoặc tổ chức có khả năng cao nhất để mua một sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó. Những người tiêu dùng có trong cùng một thị trường mục tiêu thường có những đặc điểm hay hành vi tương tự nhau.
Hành động thường thấy của các doanh nghiệp với thị trường mục tiêu là tập trung nguồn lực marketing và bán hàng vào nơi này khi đây được xác định là nơi bao gồm những người có khả năng chấp nhận sản phẩm cao nhất và sẵn sàng chi trả nhiều nhất.
Về bản chất, vì doanh nghiệp không thể sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó để bán cho tất cả mọi người có trên thị trường, việc tập trung nguồn lực vào những những người phù hợp nhất, tức có nhu cầu mua cao nhất là cách tiếp cận tối ưu nhất.
Một doanh nghiệp càng am hiểu (sâu) về khách hàng của mình thì họ càng có nhiều cơ hội để biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng, tức những người mua hàng, điều này hiếm khi xảy ra nếu doanh nghiệp hay thương hiệu “coi tất cả mọi người đều là khách hàng”.
Cuối cùng, với tư cách là một marketer, bạn hiểu rằng, trong khi ai ai cũng có thể mua (ít nhất là 1 lần) sản phẩm hay dịch vụ của bạn, bạn không thể nhắm mục tiêu hay làm marketing tới tất cả mọi người.
Thị trường mục tiêu trong tiếng Anh có nghĩa là Target Market.
Phân khúc thị trường mục tiêu là gì?
Phân khúc thị trường mục tiêu là gì?
Phân khúc thị trường mục tiêu là thuật ngữ đề cập đến quá trình một doanh nghiệp tiến hành phân chia thị trường mục tiêu nói chung thành các phân phúc thị trường nhỏ hơn với các nhóm đối tượng cụ thể hơn.
Phân khúc thị trường mục tiêu là giai đoạn sau của quá trình phân khúc thị trường, khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc phân chia thị trường đại chúng (mass market) thành các phân khúc nhỏ hơn và sau đó lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu (target market).
Phân khúc thị trường mục tiêu trong tiếng Anh có nghĩa là Target Market Segmentation.
Thị trường mục tiêu và Marketing.
Như đã phân tích ở đầu bài, khái niệm thị trường mục tiêu gắn liền với marketing mà cụ thể là quá trình quản trị marketing trong một doanh nghiệp cụ thể.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, dù cho doanh nghiệp của bạn là lớn hay nhỏ hay hoạt động trong lĩnh vực gì, việc xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu là yêu cầu mang tính bắt buộc.
Nằm trong bức tranh tổng thể là marketing mà đơn cử là mô hình quản trị marketing R-STP-MM-I-C, hoạt động xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu là một phần bên cạnh nhiều hoạt động khác như: nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thị trường (định vị thương hiệu), chiến lược marketing hỗn hợp (Marketing Mix), cũng như quá trình thực thi và đo lường hiệu suất của các hoạt động marketing.
Sự khác biệt giữa thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là Target Market và khách hàng mục tiêu là Target Customer hoặc Target Audience (thường được gọi tắt là TA).
Trong khi đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, có không ít người làm marketing vẫn nhầm lẫn về chúng, vậy sự khác biệt cơ bản ở đây là gì?
Thị trường mục tiêu như đã phân tích rất chi tiết ở trên, là khái niệm lớn dùng để phản ánh hay chỉ những thị trường (Market) mà doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực marketing và bán hàng vào.
Khách hàng mục tiêu theo đó lại đề cập đến những tiêu dùng cụ thể với các đặc điểm và hành vi cụ thể, những người có khả năng chi trả cao nhất (mua hàng) cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nếu xét theo thứ tự, bạn có thể hiểu thế này, thị trường (Market) sẽ được chia thành nhiều thị trường nhỏ khác nhau trong đó có các thị trường mục tiêu (Target Market), trong các thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể chia thành nhiều tệp khách hàng mục tiêu (Target Audience) khác nhau với ý định là tối ưu hoá mức độ am hiểu khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi bán hàng khi các chương trình marketing mang tính tập trung cao hơn.
Tóm lại, mỗi thị trường mục tiêu có thể chứa nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu khác nhau, mỗi phân khúc sẽ bao gồm những người tương tự nhau nhất.
Tại sao doanh nghiệp lại phải phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Như đã đề cập trong các phần nội dung trước, với hầu hết các doanh nghiệp, trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện tại, khi yếu tố độc quyền hiếm khi tồn tại (trừ một số ngành rất đặc thù), mà thay vào đó là sự cạnh tranh của vô số các thương hiệu khác nhau, cùng với đó là sự phân hoá về nhu cầu của người tiêu dùng khi họ ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, một sản phẩm bán cho mọi nhà hay mọi người là điều rất hiếm xảy ra.
Tuỳ vào từng nhóm khách hàng khác nhau với những đặc điểm và hành vi khác nhau, họ cần những sản phẩm và dịch vụ khác nhau, sản phẩm và dịch vụ ở đây không chỉ là về mặt chức năng (Functional) mà còn là về thương hiệu hay sự cảm nhận (Emotional).
Ví dụ, mặc dù là thương hiệu có giá trị nhất thế giới, iPhone của Apple không phải dành cho tất cả mọi người, chỉ khoảng 15% người dùng điện thoại thông minh sử dụng iPhone. Điều này có nghĩa là thị trường mục tiêu của iPhone cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ thị trường điện thoại thông minh rộng lớn.
Trong khi doanh nghiệp không thể có đủ nguồn lực để tiếp cận tới tất cả mọi người và cũng không thể tiếp cận những người ít có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp, việc xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu là yêu cầu mang tính bắt buộc.
Dưới đây là những gì mà việc tập trung vào các thị trường mục tiêu có thể mang lại:
Hiểu sâu hơn về khách hàng và đáp ứng nhu cầu tốt hơn.
Vì tập trung vào thị trường mục tiêu có nghĩa là doanh nghiệp đang ưu tiên nhiều nguồn lực hơn vào một nhóm người tiêu dùng nhất định (không phải toàn bộ thị trường), chính vì điều này mà doanh nghiệp có thể hiểu và đáp ứng tốt hơn từng kỳ vọng của khách hàng (của từng phân khúc thị trường mục tiêu).
Giảm thiểu rủi ro.
Việc cố gắng tiếp cận và bán hàng cho tất cả mọi người thường mang lại nhiều rủi ro (về tài chính, nhân sự…) khi chỉ có một số nhóm người nhất định trong số đó chấp nhận và mua sản phẩm.
Gia tăng mức độ hiệu quả của các chiến dịch Marketing.
Mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt và nếu có thì họ cũng sẽ chỉ tương tự với một số những người dùng khác (không phải giống với tất cả mọi người khác).
Cũng chính vì điều này, hiếm có cái chiến lược marketing nào là “one size fits all”, tuỳ vào từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau với những sở thích, hành vi và nhu cầu khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng những thông điệp thương hiệu khác nhau, đề xuất các giá trị khác nhau và hơn thế nữa.
Tất cả những điều này sẽ không tồn tại nếu không có hoạt động phân khúc thị trường mục tiêu hay lựa chọn các thị trường mục tiêu.
Bán hàng hiệu quả hơn.
Cuối cùng, vì doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm và dịch vụ sát với nhu cầu của từng nhóm người dùng khác nhau, doanh nghiệp hiểu họ cần gì và muốn gì, khả năng thúc đẩy bán hàng sẽ là cao nhất.
Cách xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Nếu bạn đã hiểu thị trường mục tiêu là gì, bạn có thể thấy rằng thị trường mục tiêu là một phần không thể thiếu cho sự phát triển bền vững của bất cứ doanh nghiệp nào.
Bạn không thể ngồi đó và sử dụng các yếu tố cảm quan cá nhân để xác định đâu là thị trường mục tiêu hay đâu là nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Dưới đây là một số bước căn bản bạn cần làm khi xác định thị trường mục tiêu.
1. Phân tích Sản phẩm và Dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Bước đầu tiên là xem xét lại những gì mà bạn đang cung cấp cho khách hàng của mình.
Vì xác định thị trường mục tiêu chính là việc lựa chọn những khách hàng phù hợp với từng sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp và ngược lại, thiết kế các sản phẩm và dịch vụ có khả năng đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, hiểu rõ những gì mình đang cung cấp là nền tảng quan trọng nhất.
Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang giúp khách hàng mục tiêu giải quyết vấn đề gì?
Những kiểu người nào cần những giải pháp đó? Đâu sẽ là làm có thể mua nhiều nhất và nhóm có thể mua ít nhất?
Những ai sẵn sàng chi trả (với các mức giá tương ứng) cho các sản phẩm và dịch vụ đó?
Khi bạn biết kiểu người sẽ quan tâm đến những gì bạn đang cung cấp, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.
2. Tiến hành nghiên cứu Thị trường.
Bước tiếp theo bạn cần làm là hoàn thành một số nghiên cứu thị trường để xác nhận lại các giả định ban đầu và tìm hiểu thêm về những người mà bạn nghĩ rằng họ sẽ quan tâm đến thương hiệu của bạn.
Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích thị trường để hiểu được bối cảnh thị trường tổng thể và sau đó thu hẹp dần sang thị trường của mình (thị trường mục tiêu).
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Nằm trong bối cảnh kinh doanh, vấn đề không chỉ có bạn với khách hàng của mình mà còn có bóng dáng của vô số các đối thủ cạnh tranh khác. Khách hàng không chỉ tiếp nhận thông tin từ bạn mà còn cả từ các đối thủ.
Từ góc nhìn này, đối thủ cạnh tranh là nguồn thông tin mà bạn không thể bỏ qua.
Hãy kiểm tra tất cả các đối thủ cạnh tranh để xem họ đang làm marketing cho ai, và thị trường mục tiêu hiện tại của họ là gì.
Nếu doanh nghiệp của bạn có cùng thị trường mục tiêu của đối thủ, bạn sẽ cần phải tìm ra các lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ, ngược lại nếu thị trường mục tiêu của 2 bên là khác nhau, khả năng bạn chịu sự tác động của đối thủ sẽ ít hơn.
Nghiên cứu thị trường cũng là thời điểm bạn có thể tìm thấy các khoảng trống trên thị trường, chính là những tệp khách hàng có các nhu cầu chưa đáp ứng (hoặc được áp ứng chưa tốt) để tập trung vào.
4. Xây dựng hồ sơ thị trường mục tiêu.
Một khi bạn đã quyết định ai sẽ là khách hàng mục tiêu của mình hay đâu là thị trường mục tiêu mình cần tập truung vào, bạn cần ghi lại điều này để tất cả mọi người trong doanh nghiệp có thể nắm.
Mặc dù khái niệm thị trường mục tiêu thường được sử dụng nhiều nhất trong marketing và kinh doanh, nhưng đó cũng là thông tin mà bộ phận bán hàng, dịch vụ khách hàng hay nhiều phòng ban khác cần hiểu.
Những loại thị trường mục tiêu chính hiện nay là gì? hay thị trường mục tiêu được phân loại dựa trên những tiêu chí nào?
Những loại thị trường mục tiêu chính hiện nay là gì? hay thị trường mục tiêu được phân loại dựa trên những tiêu chí nào?
Tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, họ có thể tiến hành xác định và phân loại thị trường mục tiêu theo những tiêu chí khác nhau.
Dưới đây là những tiêu chí phổ biến nhất được sử dụng để phân loại thị trường mục tiêu.
Demographics (Nhân khẩu học).
Nhân khẩu học liên quan đến việc phân loại thị trường hay khách hàng theo các tiêu chí như tuổi tác, thu nhập, giới tính, chủng tộc, học vấn hoặc nghề nghiệp.
Ví dụ: một thương hiệu xe hơi hạng sang nào đó có thể lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào yếu tố nhân khẩu học bằng cách: chọn tiếp cận những người là Nam giới và thu nhập cao (từ 100 triệu/tháng).
Geographics (Địa lý).
Cách thức tiếp cận này khá đơn giản, những gì doanh nghiệp làm là tiến hành phân chia thị trường theo từng khu vực địa lý khác nhau như theo phạm vi quốc gia hay các khu vực cụ thể như tỉnh hay thành phố.
Psychographics (Tâm lý học).
Một kiểu tiêu chí khác được sử dụng để phân loại thị trường mục tiêu đó là theo Tâm lý học.
Về bản chất, đây là cách tiếp cận khó nhất và cũng ít được sử dụng hơn (đặc biệt là với các công ty nhỏ). Phân chia thị trường mục tiêu theo tâm lý học cố gắng phân loại người tiêu dùng dựa trên lối sống, tính cách, quan điểm và động cơ cá nhân của riêng họ.
Ví dụ: Một công ty F&B có thể chọn cách nhắm mục tiêu đến các cá nhân dựa trên lối sống của họ là thích “nguyên liệu xanh”, tính bền vững hay quá trình sản xuất nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
Behavioral (Hành vi).
Tiếp cận thị trường mục tiêu theo hành vi là cách thức doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc dựa trên cách thức các đối tượng mục tiêu từng tương tác với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hoặc dựa trên dữ liệu nghiên cứu từ đối thủ hay thị trường sẵn có).
Chiến lược tiếp cận này giả định rằng, những gì mà khách hàng thể hiện trước đó chính là các chỉ báo để thương hiệu dự đoán hành động của họ trong tương lai.
Ví dụ: Gen Z thường mua sắm và thanh toán trực tuyến tuyến thông qua thẻ tín dụng, còn Gen X hoặc Gen Y thì thích mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm thị trường mục tiêu.
Lựa chọn thị trường mục tiêu là gì?
Là hành động được đưa ra sau quá trình doanh nghiệp đã tiến hành phân khúc thị trường (Market Segmentation), vấn đề của doanh nghiệp khi này là nên coi đâu hay phân khúc nào là thị trường mục tiêu (hay coi tất cả thị trường đều là thị trường mục tiêu).
Kết luận.
Bên trên là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi “thị trường mục tiêu là gì?” Với tư cách là người làm marketing hay kinh doanh, bạn thấy rằng việc hiểu rõ khái niệm thị trường mục tiêu, cách xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng và nó được diễn ra trước bất cứ hoạt động marketing hay quảng cáo nào.
Từ đây, nhiệm vụ hàng đầu của bạn không chỉ là biết rõ khái niệm thị trường mục tiêu là gì, mà còn phải hiểu rõ cách doanh nghiệp nên lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu để có thể phát triển một cách bền vững nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 15/11, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết cơ quan này “đặc biệt quan ngại” về ảnh hưởng của TikTok đối với người dùng Mỹ.
FBI nhận định TikTok là mối đe doạ an ninh quốc gia
“Chúng tôi có các quan ngại về an ninh quốc gia đối với TikTok”, Christopher Wray, Giám đốc FBI nói trong cuộc điều trần trước Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện liên quan các mối đe doạ toàn cầu.
“Điều này bao gồm khả năng ứng dụng có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng, cũng như các thuật toán có khả năng được sử dụng trong những hoạt động gây ảnh hưởng, hoặc cơ hội xâm nhập thiết bị cá nhân”.
Nhận xét của người đứng đầu FBI phản ánh đánh giá của các quan chức trong chính phủ và thành viên Quốc hội khác, những người đang hoài nghi “sâu sắc” về khả năng bảo vệ thông tin người dùng tại Mỹ của nền tảng chia sẻ video nguồn gốc Trung Quốc .
Đến nay, TikTok vẫn khẳng định không lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ tại Đại lục, nơi các dữ liệu có khả năng bị can thiệp hay cung cấp cho bên thứ ba.
“Công ty không thể bình luận chi tiết về những cuộc thảo luận bí mật đang diễn ra, nhưng chúng tôi tin tưởng có thể đáp ứng đầy đủ các mối quan ngại hợp lý về an ninh quốc gia của Mỹ”, đại diện TikTok cho biết.
Trước đó, Forbes đưa tin công ty mẹ TikTok là ByteDance đã tìm cách sử dụng ứng dụng này để theo dõi vị trí cụ thể của một số công dân Mỹ. TikTok bác bỏ báo cáo trên, phủ nhận việc theo dõi công dân Mỹ và chỉ trích Forbes vì cáo buộc.
Chính quyền Tổng thống Biden được cho là gần đạt được thoả thuận cho phép ứng dụng chia sẻ video này tiếp tục hoạt động tại Mỹ theo các biện pháp an ninh nghiêm ngặt hơn.
Giám đốc FBI cho hay mọi chi tiết về hành động của TikTok sẽ được giám sát kỹ càng nhằm đảm bảo “mọi thứ trong tầm ngắm”, đồng thời cơ quan này đang phối hợp với Bộ Tư pháp đề xuất giải pháp đánh giá đầu tư của các công ty nước ngoài có sử dụng thông tin đầu vào từ cơ quan điều tra liên bang để xem xét.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với Google Wallet, người dùng Android có thể thêm thẻ thanh toán quốc tế của một số ngân hàng vào điện thoại và sử dụng thay thẻ vật lý.
Google triển khai ví điện tử tại Việt Nam với tên gọi Google Wallet
Google Wallet được triển khai tại Việt Nam từ 15/11. Visa là đơn vị đầu tiên kích hoạt tính năng thanh toán qua ví điện tử Google tại Việt Nam, hỗ trợ người dùng của một số ngân hàng như ACB, Sacombank, Shinhan Bank, TP Bank, Techcombank (thẻ tín dụng), Vietcombank và VPBank.
Google cho biết thẻ Mastercard sẽ được tích hợp trong vài tuần tới. Trong khi đó, thẻ lên máy bay hiện chỉ áp dụng với hãng AirAsia.
Để sử dụng, người dùng tải ứng dụng Google Wallet trên Play Store, nhập đầy đủ thông tin như số thẻ, mã bảo mật, địa chỉ, số điện thoại… và nhập mã OTP xác minh từ ngân hàng. Thử nghiệm cho thấy việc thêm thẻ có thể hoàn thành trong 2-3 phút.
Sau đó, người dùng có thể dùng ví Google thay cho thẻ vật lý tại những điểm có máy POS hỗ trợ thanh toán một chạm.
Công cụ tương thích smartphone chạy Android 7 trở lên có NFC, hoặc đồng hồ thông minh chạy WearOS. Ví Google hoạt động cả khi không có kết nối Internet.
Đây là điểm khác biệt của ví này so với việc thanh toán bằng mã QR hay qua ví điện tử, ứng dụng ngân hàng hiện nay.
“Google Wallet có thể sử dụng mà không cần chuyển tiền vào ứng dụng. Công cụ hoạt động như một bộ lưu trữ phiên bản điện tử của các sản phẩm có trong ví của bạn”, Ông Chen Way Siew, Trưởng nhóm Phát triển Đối tác của Google Wallet -Google Châu Á Thái Bình Dương, cho biết.
Trong trường hợp điện thoại bị mất, người dùng có thể sử dụng chức năng “Tìm thiết bị của tôi” để khóa thiết bị từ xa, đồng thời xóa thông tin cá nhân và chi tiết thẻ thanh toán bên trong.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, thanh toán kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và dự kiến đạt 143 tỷ USD tổng giá trị giao dịch tại Việt Nam vào năm 2025.
Thống kê của Visa cũng cho thấy, phương thức thanh toán không tiếp xúc ngày càng được sử dụng nhiều trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, giao dịch không tiếp xúc chiếm khoảng 37% tổng lượng giao dịch, trong khi Singapore là 97,2%, Malaysia là 72%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù là một trong những thuật ngữ hiện đang được sử dụng phổ biến nhất trong ngành marketing, có không ít marketer vẫn chưa hiểu được bản chất thực sự của Content và Content Marketing là gì, sự khác nhau giữa 2 khái niệm và hơn thế nữa.
Content và Content Marketing: Bản chất tạo ra sự khác biệt
Trên không gian internet, Content là bất kỳ thứ gì được thể hiện, đó có thể là thông tin hoặc kiến thức thông qua dạng văn bản (text), hình ảnh trực quan Visual) hoặc âm thanh (Audio).
Bài viết này là Content. 95 triệu bức ảnh được tải lên Instagram mỗi ngày là Content. 500 giờ video được tải lên YouTube trong mỗi phút cũng là Content.
Internet được xây dựng và bao quanh bởi Content (hay Nội dung) và luôn luôn như vậy. Điều này cũng có nghĩa là mọi người đều có Content của riêng mình và mọi người luôn tạo ra Content.
Trong khi rõ ràng là bất cứ cá nhân, doanh nghiệp hay doanh nghiệp nào cũng sử dụng Content để phát triển, điều này không có nghĩa là họ đang làm Content Marketing.
Như thế nào được coi là Content Marketing?
Content Marketing là một cách tiếp cận chiến lược Marketing trong đó nhấn mạnh vào việc xây dựng và phân phối Content có giá trị để thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng mục tiêu.
Nói cách khác, Content Marketing sử dụng Content một cách có chiến lược để cung cấp các giải pháp cho các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Ví dụ.
Thương hiệu giày thể thao tạo ra một cộng đồng và một trang (blogs) chuyên cung cấp kiến thức về sức khoẻ cho người yêu thích thể thao.
Một nhà bán lẻ đồ trang trí nội thất ra mắt hàng tháng các cuốn tạp chí với chủ đề giữ cho ngôi nhà được sạch sẽ và ngăn nắp.
Hay các công ty công nghệ sử dụng trò chơi hóa (gamification) để khuyến khích người dùng khám phá và tìm hiểu các tính năng của sản phẩm.
Điểm chung giữa các doanh nghiệp này là gì? Tất cả những nỗ lực xây dựng và cung cấp nội dung nói trên giúp thương hiệu trở thành một “nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành”, thể hiện kiến thức chuyên môn liên quan đến các sản phẩm của doanh nghiệp và tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách đặt nhu cầu và sở thích của họ lên hàng đầu.
Làm thế nào để nhận biết thương hiệu đang thực sự làm Content Marketing.
Thương hiệu đang làm Content Marketing (không chỉ là xây dựng Content) nếu Content được sử dụng đang:
Đặt đối tượng mục tiêu lên hàng đầu. Khi xây dựng Content Marketing, hãy tập trung vào khách hàng, không phải tập trung vào doanh nghiệp. Bạn đang cung cấp những Content hữu ích, có giá trị và để khách hàng dễ dàng ra quyết định khi nhu cầu của họ đã chín muồi.
Liên kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh hoặc giải pháp của doanh nghiệp cho một vấn đề nào đó. Content đang được sử dụng để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Không cố tình bán hàng. CTA hay những lời kêu gọi hành động thực sự rất có giá trị, đặc biệt là với các Landing Page bán hàng. Tuy nhiên, bạn không nên quá cố gắng để thúc đẩy người đọc tìm đến ngay giải pháp của mình.
Thu hút đối tượng mục tiêu đến gần với thương hiệu. Làm Content Marketing là bạn đang xây dựng tính có thẩm quyền cho mình bằng cách cung cấp cho người đọc một điểm đến mà họ phải quay lại thường xuyên.
Được xuất bản nhất quán và liên tục. Bạn cần xuất bản nội dung thường xuyên và nhất quán.
Sử dụng số liệu để đo lường và tối ưu hóa. Bạn có thể xác định chính xác những gì đang hoạt động tốt và những gì không dựa trên dữ liệu. Sử dụng các công cụ phân tích hiệu suất nội dung (chẳng hạn Google Analytics), cùng với đó là các benchmark làm điểm tiêu chuẩn đánh giá, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.
Để thành thạo Content Marketing, bạn phải thành thạo Content và các kiểu định dạng Content.
Content là gì?
Content về cơ bản trong tiếng Việt có nghĩa là Nội dung, khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người.
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.
Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế, khái niệm Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.
Các định dạng Content phổ biến.
1. Video Content.
Khi nói đến các định dạng nội dung hay loại hình Content Marketing, Video là hình thức được quan tâm và sử dụng rộng rãi nhất.
Theo nghiên cứu của HubSpot, hơn 54% người dùng mong muốn được trải nghiệm hay xem nội dung video từ các doanh nghiệp hay thương hiệu họ chọn theo dõi, con số này cao nhất so với tất cả các định dạng nội dung khác như văn bản (Text) hay hình ảnh (Photo).
Với video, thương hiệu có thể chủ động sản xuất vô số các kiểu nội dung khác nhau theo các mục tiêu khác nhau, dù cho mục tiêu của họ là gì, là bán hàng hay xây dựng thương hiệu, video đều có thể đáp ứng được.
2. Photo Content.
Mặc dù không được ưu tiên sử dụng nhiều như video, các Photo Content hay nội dung bằng hình ảnh cũng nhận được sự quan tâm không kém từ những người làm marketing và truyền thông nói chung.
Bằng cách cung cấp các hình ảnh trực quan có thể kích thích thị giác hay cảm xúc của đối tượng mục tiêu (visual communication), thương hiệu có thể có được nhiều lượng tương tác hơn hoặc ít nhất có thể giúp khách hàng nhớ về thương hiệu tốt hơn.
3. Blogs Content.
Blogs Content hay việc đăng tải những nội dung thường xuyên lên website của thương hiệu cũng là một cách thức Content Marketing tương đối phổ biến và hiệu quả.
Trước khi quyết định xây dựng nội dung cho website, bạn cần hiểu rằng:
Các nội dung cần được tối ưu hoá cho SEO.
Xây dựng trước các Content Pillar.
Nội dung cần liên quan mật thiết đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
4. Infographics Content.
Cũng tương tự như nội dung video hay hình ảnh, các Infographics Content hay nội dung đồ hoạ có khả năng thúc đẩy khách hàng ghi nhớ tốt hơn về thông điệp hay hình ảnh của thương hiệu.
Nếu bạn đang xây dựng nội dung cho các Landing Page bán hàng chẳng hạn, và bạn cũng sử dụng nhiều các số liệu khác nhau, những nội dung đồ hoạ là một lựa chọn hấp dẫn.
5. Case Study Content.
Case Study Content hay các nghiên cứu điển hình là những nội dung theo hướng giới thiệu và phân tích về các tình huống hay bối cảnh kinh doanh cụ thể.
Các nghiên cứu điển hình thường mang tính thuyết phục cao với những khách hàng tiềm năng mới đang muốn tìm hiểu sâu hơn về các giải pháp của doanh nghiệp, bằng cách chỉ cho khách hàng mới thấy đâu là những gì khách hàng cũ đã có được, doanh nghiệp có nhiều cơ hội chuyển đổi khách hàng hơn.
Ví dụ, bằng cách kể câu chuyện tăng trưởng của CleverTap khi sử dụng cách thức làm marketing toàn phễu (Full Funnel Marketing) trên LinkedIn, LinkedIn có thể thuyết phục nhiều hơn các thương hiệu hay doanh nghiệp khác sử dụng dịch vụ hay phương thức tiếp cận này trên nền tảng LinkedIn.
Nếu doanh nghiệp của bạn cũng có các mục tiêu tương tự, Case Study Content là những gì bạn cần triển khai.
6. eBooks Content.
eBooks Content được hiểu đơn giản là những nội dung được biên soạn lại dưới dạng sách điện tử và được sử dụng cho mục tiêu marketing.
eBooks Content không phải là một cuốn tiểu thuyết dài và nó cũng không phải là một nội dung quảng cáo với nhiều trang. Thay vào đó, đó là một cách khác để cung cấp giá trị tăng thêm cho khách hàng của thương hiệu.
Ví dụ, nếu bạn là một doanh nghiệp trong lĩnh vực B2B và bạn cung cấp các giải pháp công nghệ cho các đơn vị bán lẻ khác, một cuốn eBooks mô tả chi tiết cách các nhà bán lẻ có thể xây dựng một bản kế hoạch truyền thông marketing hoàn chỉnh là một giải pháp marketing thông minh.
7. UGC: User-Generated Content.
UGC là những nội dung liên quan đến thương hiệu do khách hàng tạo ra khi thương hiệu thực hiện một hành động khuyến khích nào đó.
Ví dụ nhằm mục tiêu gia tăng mức độ tương tác cho một số nội dung quảng cáo hay chiến dịch nào đó trên mạng xã hội, thương hiệu sử dụng một số KOL đăng tải các nội dung khuyến khích người dùng xây dựng và chia sẻ lại những nội dung tương tự.
Trong một số trường hợp, nếu nội dung của thương hiệu đủ tốt hay giá trị, khách hàng có thể tự động xây dựng nội dung cho thương hiệu và lan truyền nó mà không cần bất cứ yêu cầu hay ý định nào từ phía thương hiệu.
8. Checklists Content.
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn cung cấp những cách thức ngắn gọn và đơn giản mà khách hàng cần làm khi trải nghiệm các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, các Checklists Content hay nội dung kiểm tra ngắn từng bước có thể là những gì bạn cần.
Ví dụ, nếu bạn là nhà cung cấp các sản phẩm tủ lạnh, các nội dung kiểu checklists hướng dẫn những bước khách hàng cần làm ngay những ngày đầu tiên sử dụng sẽ rất hữu ích với họ, đặc biệt nếu họ chưa từng sử dụng các sản phẩm tương tự trước đây.
9. Meme Content.
Được nổi lên trong thời kỳ các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram phát triển mạnh mẽ, Meme Content là những nội dung được “chế” lại từ những nội dung gốc với mục tiêu chủ yếu là giải trí và hài hước.
Meme Content là gì?
Nếu bạn vẫn chưa hiểu Meme Content là gì, hãy xem một ảnh meme ở trên được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội với ý nghĩa là “khó hiểu” hay “Humm…”.
Ảnh Meme “khó hiểu” của cô bé Chloe này đã được bán đấu giá dưới dạng NFT với mức giá hàng chục ngàn USD.
10. Testimonials Content hoặc Customer Reviews.
Testimonials Content (những lời chứng thực từ khách hàng) hay Customer Reviews (đánh giá từ khách hàng) là những nội dung do khách hàng hay người sử dụng sản phẩm tạo ra.
Cũng có phần tương tự như UGC, các lời chứng thực và đánh giá của khách hàng thường mang khả năng thuyết phục cao hơn đối với những người xem hay người mua mới.
11. How-to Content.
How-to Content là những nội dung theo hướng “hướng dẫn từng bước” hay “cách làm” mà đối tượng mục tiêu có thể tham khảo hoặc làm theo.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các sản phẩm công nghệ (CRM chẳng hạn) vốn rất khó để sử dụng, các nội dung kiểu này thường được sử dụng để hướng dẫn cách khách hàng hay người dùng có thể từng bước trải nghiệm các tính năng của sản phẩm.
Những nội dung (Content) có thương hiệu được tạo ra hoặc được lan truyền bởi những người có ảnh hưởng thường là một lựa chọn thông minh với các chiến dịch marketing.
Bằng cách để những người có ảnh hưởng chia sẻ các nội dung mà thương hiệu mong muốn, thương hiệu không chỉ có thể tiếp cận những tệp khách hàng tiềm năng mới mà còn giúp xây dựng mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu.
13. Podcast Content.
Mặc dù chỉ được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây, các Podcast Content hay những nội dung âm thanh (Audio) cũng dần được nhiều thương hiệu lựa chọn.
Nếu bạn đi mua sắm tại các siêu thị bán lẻ chẳng hạn, bạn có thể dễ dàng trải nghiệm các bản tin dạng Podcast về khuyến mãi hay thương hiệu.
Bạn có thể xem thêm Podcast Marketing là gì để hiểu sâu hơn về các cách thức ứng dụng Podcast vào marketing.
14. Whitepapers Content.
Whitepapers Content hay nội dung sách trắng là những nội dung dài mà thương hiệu cung cấp cho các đối tượng mục tiêu có liên quan.
Trong khi cũng là các định dạng nội dung dài tương tự như eBooks, các Whitepapers Content thường chứa nhiều dữ liệu chuyên sâu và những thông tin mang tính nghiên cứu nhiều hơn.
Các Whitepapers Content cũng thường chứa nhiều biểu đồ hay đồ hoạ trực quan nhằm mục tiêu khuyến khích người đọc tiếp tục đọc các nội dung tiếp theo sau mỗi trang.
15. FAQ Content.
FAQ Content là những kiểu nội dung được thiết kế theo hình thức hỏi và đáp hay những câu hỏi thường gặp.
Sau quá trình nghiên cứu và phỏng vấn nhiều khách hàng khác nhau, khi bạn nhận ra rằng có rất nhiều khách hàng cùng hỏi những câu hỏi tương tự liên quan đến doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn, bạn có thể biên tập lại chúng dưới dạng FAQ Content.
Ví dụ, nếu bạn là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về marketing, FAQ Content khi này có thể là:
Quy trình báo giá dịch vụ sẽ trải qua những bước nào?
Những vấn đề khách hàng thường gặp khi tìm kiếm các dịch vụ về Content là gì?
Bằng cách trả lời chi tiết các câu hỏi nói trên, những người dùng hay khách hàng có ý định sử dụng dịch vụ của bạn sẽ hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ do bạn cung cấp cũng như cách thức hợp tác với bạn.
Content chính là chất xúc tác làm cho Content Marketing thể hiện giá trị.
Đến đây, bạn có thể đã hiểu rằng sáng tạo nội dung là bản chất của Content Marketing. Tuy nhiên, chỉ vì bạn đang tạo Content, điều đó không có nghĩa là bạn đang làm Content Marketing.
Giả sử bạn đang phụ trách phát triển một thương hiệu quần áo thể thao và đang tìm cách thu hút nhiều khách hàng hơn đến với website thương mại điện tử (eCommerce Website) của mình. Bạn quyết định sử dụng Content Marketing và đây chính là cách nó hoạt động.
1. Bạn muốn tăng sự hiện diện của thương hiệu trên Google và Social Media, nhưng bạn không muốn liên tục làm phiền khách hàng của mình bằng quảng cáo.
Vậy còn cách nào khác cho bạn?
Bạn quyết định rằng cách tốt nhất là bắt đầu một blog với đầy đủ các chủ đề nội dung mà khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm nhất.
Tất nhiên, bạn cũng có thể nói về quần áo tức các sản phẩm do bạn cung cấp, nhưng ngoài quần áo, bạn cần thêm nhiều chủ đề khác như thể thao, ăn uống, giải trí…
2. Bạn bắt đầu blog của mình, xây dựng các kênh trên các nền tảng mạng xã hội và chủ động tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Thông qua các số liệu tương tác, bạn dần có thể biết được nỗi đau của khách hàng là gì, họ quan tâm đến điều gì nhất và hơn thế nữa. Đây chính là những thứ có thể giúp bạn tối ưu blog của mình.
3. Tại một thời điểm nào đó, bạn nhận ra rằng bạn có thể làm phong phú thêm trải nghiệm của khách hàng bằng các nghiên cứu điển hình (case study) và sách trắng (các bản báo cáo hay nội dung chuyên sâu).
Bạn bắt đầu đưa vào “sách trắng” về sức khỏe và thể lực có liên quan đến đối tượng mục tiêu của mình. Bạn cũng bắt đầu tạo các nghiên cứu điển hình về “câu chuyện thành công” từ cộng đồng khách hàng của mình.
Bây giờ bạn đã biết sự khác biệt giữa Content và Content Marketing.
Sự khác biệt chính giữa Content và Content Marketing là trong khi Content chỉ đơn thuần nói về quá trình tạo nội dung, Content Marketing tập trung vào đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp với mục đích cuối cùng là bán hàng (Gián tiếp).
Về bản chất, điểm nhấn của sự khác biệt không phải nằm ở chỗ sáng tạo nội dung, mà là tạo ra các trải nghiệm giúp cải thiện cuộc sống của các nhóm đối tượng mục tiêu (Content Marketing thì có và Content thì không).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau Twitter và Meta, Amazon được cho là sẽ trở thành hãng công nghệ lớn tiếp theo cắt giảm hàng nghìn nhân viên trong tuần này.
Amazon chuẩn bị sa thải 10.000 nhân viên
Việc điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến nhóm thiết bị, bán lẻ và bộ phận nhân sự, theo New York Times. Đây sẽ là đợt cắt giảm việc làm lớn nhất trong lịch sử Amazon, khi chiếm 3% nhân viên công ty và chưa đến 1% trong số 1,5 triệu lực lượng lao động của tập đoàn trên toàn cầu, chủ yếu là lao động làm việc theo giờ.
Theo Wall Street Journal, động thái này diễn ra sau khi Giám đốc điều hành Amazon Andy Jassy tiến hành đánh giá và thực hiện cắt giảm chi phí vận hành, trong đó thu hẹp quy mô các bộ phận không có lãi, như mảng phát triển thiết bị.
Amazon đã gửi cảnh báo đến nhân viên ở những bộ phận hoạt động kém chuẩn bị tìm kiếm một công việc khác, khi công ty phải cắt giảm trong bối cảnh môi trường kinh tế không chắc chắn.
Đại diện Amazon chưa bình luận về thông tin trên.
Đầu tháng này, Amazon cũng đã đóng băng tuyển dụng. Trong thông điệp gửi nhân viên, Beth Galetti, Phó chủ tịch cấp cao về trải nghiệm con người và công nghệ của Amazon, nói rằng quyết định được Jassy và đội ngũ lãnh đạo đưa ra do nền kinh tế “không chắc chắn” và do số lượng lao động mà Amazon đã thuê quá lớn những năm gần đây.
“Chúng ta đang đối mặt với môi trường kinh tế vĩ mô bất thường và cần cân bằng giữa việc tuyển dụng và đầu tư”, Galetti nói.
Bà cũng lưu ý “việc dừng tuyển dụng sẽ được duy trì vài tháng tới” khi họ tiếp tục theo dõi diễn biến kinh tế và hoạt động kinh doanh.
Chỉ trong vòng nửa tháng 11, ngành công nghệ đang chứng kiến những xáo trộn lớn, Twitter mở màn khi quyết định giảm một nửa trong số 7.500 nhân sự ngày 4/11.
Trong khi đó, Meta bắt đầu cho 11.000 lao động nghỉ việc từ 9/11. Lý do là CEO Meta Mark Zuckerberg đã lạc quan quá mức về tăng trưởng của công ty, dẫn đến tình trạng thừa nhân viên.
Ba nguồn cũng tin tiết lộ với Business Insider rằng nhiều bộ phận tại Apple đã nhận được thông báo sẽ không nhận nhân viên mới trong vài tháng tới. Đa số được yêu cầu ngừng tuyển dụng đến cuối năm tài chính tiếp theo của công ty, tức tháng 9/2023.
“Đây là điều chưa từng xảy ra hơn một thập kỷ qua với các công ty công nghệ”, Jo-Ellen Pozner, phó giáo sư tại Đại học Santa Clara, nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple muốn tăng doanh thu từ quảng cáo, nhưng nhiều kỹ sư lo ngại ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và đi ngược văn hóa công ty.
Apple muốn tăng gấp đôi doanh thu từ quảng cáo
Theo báo cáo doanh thu, Apple kiếm được khoảng 4 tỷ USD mỗi năm từ việc bán quảng cáo trên sản phẩm của hãng.
Hồi tháng 8, Bloomberg dẫn lời Todd Teresi, Phó chủ tịch phụ trách quảng cáo của Apple, rằng Apple muốn nâng mức doanh thu này lên “hai con số” và mở rộng vị trí quảng cáo là cách để thực hiện mục tiêu này.
Từ cuối tháng 10, người dùng iPhone đã bắt đầu thấy nhiều quảng cáo hơn mỗi khi truy cập App Store với hai vị trí mới là trang chủ và trang giới thiệu bên trong mỗi ứng dụng.
Theo Apple Insider, việc kinh doanh quảng cáo khiến Apple đang phải đối mặt sự phản đối cả ở bên trong và bên ngoài công ty.
Hãng vốn xây dựng hình ảnh một công ty luôn đấu tranh cho quyền riêng tư của con người. Tuy nhiên, quảng cáo là lĩnh vực phải khai thác các dữ liệu từ người dùng để có thể phân phối một cách hiệu quả.
The Information đã tiếp cận ít nhất bảy nhân viên Apple trong nhóm phát triển quảng cáo. Những người này cho biết nhân viên của hãng không hào hứng với hoạt động kinh doanh nói trên.
Thậm chí có những nhóm kỹ sư đã phải tổ chức họp nội bộ để giải quyết vấn đề, vì họ lo ngại việc đẩy mạnh hiển thị quảng cáo có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của người dùng iPhone – thiết bị vốn có giá cao.
Bản thân các kỹ sư phát triển công nghệ quảng cáo cũng thừa nhận không muốn việc quảng cáo xuất hiện nhiều.
Do yêu cầu đảm bảo quyền riêng tư, họ còn gặp hạn chế khi mảng này được xây dựng tách biệt với các mảng khác nên thiếu các nguồn dữ liệu để phân phối quảng cáo.
The Information cho biết các nhân viên kinh doanh của Apple “không thoải mái” khi bị yêu cầu làm những việc như đi chào hàng đặt giá thầu cho những từ khóa “rẻ tiền”, ít liên quan đến ứng dụng.
Điều này được giải thích là sẽ giúp đối tác, nhà phát triển ứng dụng có thể thầu được những từ khóa với giá rẻ. Nhưng thực tế, theo người bán hàng, là cách để hãng đẩy giá cho những từ khóa này nhằm đạt mục tiêu về doanh thu.
Apple bác lại ý kiến này, khẳng định các nhà phát triển có toàn quyền quyết định trong việc mua quảng cáo.
Ngoài ra, quảng cáo được tính tiền trên số lượt nhấn và cài đặt ứng dụng chứ không phải số lần hiển thị, tức nhà phát triển chỉ trả tiền cho những quảng cáo hiệu quả.
Bên cạnh đó, theo người phát ngôn của Apple, thiếu nguồn dữ liệu cho quảng là cách để thúc đẩy nhóm phát triển tạo ra những phương pháp quảng cáo mới, nhằm vừa đảm bảo hiệu quả, vừa bảo vệ quyền riêng tư.
Bên cạnh các phản ứng trong nội bộ, mảng kinh doanh quảng cáo của Apple còn vấp phải chỉ trích từ các nhà phê bình và đối tác – là những nhà phát triển ứng dụng.
“Họ không thể xa lánh người dùng bằng cách tận dụng mọi thứ họ đã xây dựng trước đó về thương hiệu của mình, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và danh tính của người dùng”, Peter Newman, Giám đốc dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Insider Intelligence, đánh giá.
Khi mới triển khai quảng cáo cuối tháng 10, nhiều nhà phát triển cũng không hài lòng vì quảng cáo game đánh bạc xuất hiện trên trang giới thiệu sản phẩm của họ, thậm chí có cả trong những ứng dụng dành cho trẻ em.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhà sáng lập Amazon, nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới, người giàu thứ 4 thế giới, Jeff Bezos công bố kế hoạch dùng phần lớn khối tài sản trị giá xấp xỉ 124 tỷ USD của mình để làm từ thiện.
Jeff Bezos sẽ dành phần lớn số tài sản 124 tỷ USD để làm từ thiện
Trong một bài trả lời phỏng vấn trên truyền thông Mỹ, ông Jeff Bezos tuyên bố sẽ chi phần lớn tài sản của ông để chống lại biến đổi khí hậu và hỗ trợ những người có khả năng đoàn kết nhân loại trước những chia rẽ về chính trị và xã hội sâu sắc. Đây là lần đầu tiên tỷ phú này cam kết sẽ chi phần lớn tài sản của mình cho từ thiện.
Ông Jeff Bezos hiện sở hữu 123,9 tỷ USD. Trong nhiều năm qua, ông đã giàu lên nhanh chóng nhờ vượt mặt nhiều đối thủ, nhưng trong năm 2022, khối tài sản của ông đã bị hụt đi 70 tỷ USD vì thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc do một số vấn đề về kinh tế như lạm phát cao, lãi suất tăng.
Trước đó, một số bên đã chỉ trích ông Jeff Bezos, 58 tuổi, vì không ký vào Giving Pledge – một bản cam kết mà nhiều người giàu nhất thế giới đã đồng thuận tham gia để quyên góp phần lớn tài sản vì mục đích từ thiện.
Trong nhiều năm, ông Jeff Bezos không thực hiện nhiều hoạt động từ thiện mà tập trung vào việc kinh doanh ở Amazon và Blue Origin – một công ty khám phá vũ trụ.
Nhưng trong những năm gần đây, ông Jeff Bezos đã cam kết chi hàng USD cho các tổ chức từ thiện và thực hiện nhiều khoản quyên góp kể từ khi thôi giữ chức giám đốc điều hành Amazon vào năm ngoái.
Vợ cũ của ông, bà MacKenzie Scott, đã quyên góp hơn 12 tỷ USD cho các tổ chức phi lợi nhuận kể từ khi hai người chia tay vào năm 2019.
Ông Bezos chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu khi đóng góp cho Quỹ Trái đất 10 tỷ USD và tặng Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Smithsonian số tiền 200 triệu USD.
Theo Bloomberg
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch trên TikTok Ads, những chia sẻ mới đây của TikTok sẽ vô cùng hữu ích.
TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo mới
Các mẹo tối ưu quảng cáo theo đó được TikTok chia thành 5 giai đoạn trải dài từ thời điểm nhà quảng cáo gửi tín hiệu (các lựa chọn nhắm mục tiêu) tới TikTok đến quá trình tối ưu sau khi chiến dịch được khởi chạy.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi thiết lập chiến dịch của bạn trên TikTok là triển khai các giải pháp đo lường phù hợp để gửi những tín hiệu liên quan đến TikTok.
Để thúc đẩy các hoạt động Performance Marketing, các tín hiệu đóng vai trò khai phá hoạt động nhắm mục tiêu (Targeting), tối ưu hóa và đo lường hiệu suất bằng cách xây dựng nên một bức tranh về dữ liệu tương tác và ý định của người dùng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả ứng dụng và website riêng của thương hiệu.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn:
Chia sẻ tín hiệu với TikTok. Đối với các Web Marketer, hãy chọn tích hợp TikTok Pixel hoặc TikTok API dựa trên nhu cầu kinh doanh của thương hiệu. Đối với các App Marketer, bạn có thể sớm sử dụng tính năng Events API & SDK. Bạn có thể xem chi tiết tại: web marketers và app marketers.
Chia sẻ các sự kiện trên toàn kênh từ website hoặc ứng dụng của thương hiệu tới TikTok. Tuỳ vào từng chiến dịch, bạn có thể có các mục tiêu khác nhau và thuộc các giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng (Sales Funnel). Tuy nhiên, dù cho mục tiêu của bạn là gì, bạn đều có thể hưởng lợi từ các tín hiệu trên toàn phễu. Nếu bạn có mục tiêu nằm ở các phần cuối của phễu bán hàng (lower-funnel), hệ thống máy học của TikTok có thể sử dụng các sự kiện ở các phần trên của phễu (upper-funnel) để dự đoán tốt hơn tỷ lệ chuyển đổi (eCVR) cho các sự kiện ở các phần thấp hơn của phễu. Nếu bạn không thể đăng lại tất cả dữ liệu sự kiện của mình, hãy đăng lại ít nhất 3 sự kiện từ phần trên cùng của phễu, phần giữa và phần cuối của phễu.
Chia sẻ tất cả dữ liệu sự kiện chưa được phân bổ từ ứng dụng và website cho TikTok. Điều này mang lại cho hệ thống của TikTok nhiều tín hiệu hơn để tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo và cũng cho phép nhà quảng cáo tạo đối tượng nhắm mục tiêu lại (Re – Targeting) một cách hiệu quả hơn.
Nhắm mục tiêu (Targeting).
Với tư cách là nhà quảng cáo, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để bạn tìm thấy những đối tượng mục tiêu phù hợp cho thương hiệu hay nói cách khác, làm thế nào bạn có thể tiếp cận những người có nhiều khả năng thực hiện hành động nhất.
TikTok có các công cụ để giúp nhà quảng cáo xác định đối tượng mục tiêu mà họ mong muốn, dưới đây là cách thức nó hoạt động.
Đảm bảo đối tượng có thể mở rộng. Kể từ khi chiến dịch được khởi chạy, hệ thống của TikTok cần một khoảng thời gian và dữ liệu nhất định để tìm hiểu và khám phá đối tượng phù hợp nhất cho quảng cáo. Do đó, các nhóm quảng cáo có quy mô đối tượng rộng hoặc cân bằng sẽ mang lại cho hệ thống của TikTok nhiều cơ hội hơn để khám phá đối tượng và tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo. Nhà quảng cáo TikTok có thể xem TikTok Learning phase để hiểu sâu hơn về các giai đoạn học tập của quảng cáo TikTok.
Hãy mở rộng việc nhắm mục tiêu khi hệ thống khó vượt qua giai đoạn tìm hiểu, không thể chi tiêu hoặc CPA quá cao. Việc điều chỉnh cách nhắm mục tiêu sẽ cung cấp cho hệ thống nhiều không gian hơn để khám phá các đối tượng mới có khả năng chuyển đổi. Nếu bạn không chắc chắn về cách bạn nên Targeting, hãy thử sử dụng công cụ TikTok Targeting Expansion.
Sử dụng chức năng “loại trừ đối tượng” (exclude audience) của TikTok để loại bỏ những nhóm người nhất định ra khỏi đối tượng mục tiêu, những người đã chuyển đổi. Nhà quảng cáo nên tận dụng tối đa ngân sách bằng cách chỉ nhắm mục tiêu tới những người chưa hoàn thành hành động mà họ đang thúc đẩy.
Sáng tạo.
Cũng như với bất cứ nền tảng quảng cáo nào khác, sáng tạo đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của các chiến dịch. Sáng tạo vừa là một nghệ thuật và vừa là một khoa học.
Để giúp nhà quảng cáo đạt được mục tiêu hiệu suất của mình thông qua các nội dung sáng tạo, dưới đây là những gì mà TikTok đưa ra.
Xây dựng các quảng cáo TikTok hấp dẫn bằng cách dựa vào các xu hướng hiện tại và tận dụng các đối tác sáng tạo. Khả năng tương tác tốt của quảng cáo không chỉ giúp tối ưu ngân sách quảng cáo mà còn khiến đối tượng mục tiêu có nhiều cảm hứng hơn với thương hiệu. Nhà quảng cáo có thể xem TikTok’s Creative Center để khám phá các xu hướng mới nhất, tìm kiếm các đối tác tại TikTok Marketing Partners, hay Creator Marketplace.
Làm mới quảng cáo để kéo dài tuổi thọ của các nhóm quảng cáo trước khi tạo các quảng cáo mới. Quảng cáo mới và hấp dẫn là những yếu tố hàng đầu xác định tuổi thọ của một nhóm quảng cáo. Nhà quảng cáo đừng vội tạo nhóm quảng cáo mới cho đến khi có các chỉ số về hiệu suất thể hiện rõ điều này. Thay vào đó, hãy thử “hồi sinh” các nhóm quảng cáo hiện tại bằng cách thêm quảng cáo mới và tối ưu lại những cài đặt hiện có trong nhóm quảng cáo. Đối với các nhà quảng cáo ứng dụng, hãy thử tận dụng Dynamic Scene hiện có trong Trình quản lý quảng cáo TikTok để tạo ra các biến thể quảng cáo mới dựa trên các quảng cáo hiện có.
Sử dụng các công cụ của Trình quản lý quảng cáo TikTok để tối ưu hóa quảng cáo, bao gồm Thông tin chi tiết về video (Video Insights), Thử nghiệm phân tách (Split Test) và ACO. Thông tin chi tiết về video hiển thị các chỉ số chính về hiệu suất trong video, thứ có thể giúp nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu nội dung video. Thử nghiệm phân tách giúp nhà quảng cáo dễ dàng chạy thử nghiệm A/B một cách khoa học. Sau đó, với ACO (Automated Creative Optimization), nhà quảng cáo có thể tự động tạo quảng cáo mới và chọn những quảng cáo hoạt động tốt nhất khi mở rộng chiến dịch của mình.
Đấu giá (Bidding).
Giá thầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phân phối và mở rộng quảng cáo. Vì vậy, trước khi chiến dịch của bạn bắt đầu hoạt động, hãy đảm bảo rằng bạn biết cách tối ưu hóa các thông số đó.
Luôn nhập số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng chi cho các chuyển đổi. Điều này mang lại cho hệ thống nhiều cơ hội hơn để tìm đúng đối tượng cho quảng cáo của bạn và cải thiện khả năng cạnh tranh trong phiên đấu giá với các đối thủ. Nếu bạn đang chạy các chiến dịch tối ưu hóa theo hướng chuyển đổi và bạn đã chọn Giới hạn chi phí (Cost Cap) làm chiến lược đặt giá thầu, hãy đặt giá có thể chấp nhận được là cao nhất cho mỗi hành động. Nếu chiến dịch của bạn tối ưu hóa cho Giá trị (Value), bạn có thể đặt giá trị ROAS thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận. Bạn có thể xem thêm về 2 kiểu giá thầu này tại: Cost Cap và Minimum ROAS.
Sử dụng điểm tiêu chuẩn (benchmark) lịch sử để xác định giá thầu. Để xác định giá thầu hợp lý, hãy thử những cách sau:
Đối với nhóm quảng cáo Giới hạn chi phí (Cost Cap): Tham khảo CPA thực tế từ các nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu trong cùng một đối tượng, quảng cáo cùng một sản phẩm và tối ưu hóa theo cùng một mục tiêu.
Đối với nhóm quảng cáo ROAS tối thiểu (Minimum ROAS): Tham khảo ROAS thực tế từ các nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu cùng một tệp đối tượng, quảng cáo cùng một sản phẩm và tối ưu hóa theo hướng hoàn tất thanh toán.
Giữ cho ngân sách chiến dịch luôn ở trạng thái mở và sử dụng ngân sách hàng ngày cho các nhóm quảng cáo. Để tránh việc phân phối quảng cáo bị dừng đột ngột, hãy đặt ngân sách hàng ngày cho từng nhóm quảng cáo thay vì ở cấp độ chiến dịch. Hãy sử dụng mức ngân sách nhóm quảng cáo hàng ngày cao ít nhất là gấp 10 đến 50 lần CPA mục tiêu hiện có trong nhóm quảng cáo.
Điều chỉnh và tối ưu.
Để có được các chiến dịch hiệu suất tối ưu, nhà quảng cáo phải theo dõi chiến dịch quảng cáo và thực hiện các điều chỉnh dựa trên các chỉ số và thông tin chi tiết về dữ liệu.
Tập trung vào việc theo dõi các chỉ số quan trọng nhất. Bằng cách xác định các chỉ số mục tiêu, bạn có thể xác định khi nào bạn cần tối ưu hóa hiệu suất và những điều chỉnh nào cần thực hiện. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là thúc đẩy doanh số bán hàng và ROAS phải cao, đừng thực hiện các điều chỉnh chỉ vì CPM cao.
Chỉ điều chỉnh một nhóm quảng cáo hoặc cài đặt chiến dịch tại cùng một thời điểm và đợi ít nhất hai ngày trước khi thực hiện các điều chỉnh bổ sung.
Tăng hoặc giảm ngân sách dựa trên kỳ vọng CPA và ROAS. Tăng ngân sách của bạn khi tỷ lệ chi tiêu ngân sách đạt trên 95% VÀ quảng cáo của bạn đang đáp ứng kỳ vọng về CPA hoặc ROAS. Giảm ngân sách của bạn để kiểm soát CPA và ROAS khi sử dụng chiến lược giá thầu Chi phí thấp nhất (Lowest Cost) và Giá trị cao nhất (Highest Value).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dù với tư cách là người làm marketing hay là một doanh nhân, trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, việc xây dựng nên những câu chuyện hấp dẫn để thúc đẩy sự chú ý của đối tượng mục tiêu là điều hết sức cần thiết. Tham khảo ngay 4 thành phần cốt lõi của một câu chuyện hấp dẫn.
Storytelling: 4 thành phần cốt lõi của một câu chuyện hấp dẫn
Dù bạn là ai và bạn đang làm gì, bạn có ít nhất một câu chuyện riêng để kể. Sự khác biệt ở đây là trong khi chỉ có một số ít người có thể biến nó thành những câu chuyện có sức ảnh hưởng, còn số khác thì không.
Học cách xây dựng và chia sẻ câu chuyện gốc (Origin Story) là một trong những kỹ năng giao tiếp có giá trị nhất mà mọi doanh nhân, nhà lãnh đạo hay người làm marketing nói chung cần trang bị.
Cuối cùng, kỹ năng kể chuyện sẽ giúp khách hàng phân biệt ý tưởng, sản phẩm hay các dịch vụ mà một thương hiệu đang bán với số còn lại trên thị trường.
Trong phạm vi kinh doanh, một câu chuyện gốc là câu chuyện được kể lần đầu, nó tiết lộ nguồn gốc của một ý tưởng hay sản phẩm nào đó, chẳng hạn như câu chuyện của đế chế Apple dưới đây.
“Vào năm 1976, có hai người bạn đã thành lập nên một công ty máy tính. Một người là một kỹ sư xuất sắc, và người kia có niềm đam mê với Marketing và thiết kế.
Cùng nhau, cả 2 người cùng họ Steve là Steve Jobs và Steve Wozniak đã tạo ra thương hiệu Apple ngay trong nhà để xe của chính ngôi nhà nơi Steve Jobs đang sinh sống với cha mẹ của mình.
Cùng nhau, họ đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp và làm cho máy tính dễ sử dụng hơn đối với cả những người bình thường.
Năm 1985, Steve Jobs bị đuổi ra khỏi công ty của chính mình sau một cuộc đảo chính thất bại trong phòng họp. Một thập kỷ sau, ông đã trở lại và cứu công ty khỏi tình thế sắp phá sản đồng thời xoay chuyển tình thế mới cho công ty.
Vào tháng 1 năm 2022, thương hiệu được thành lập bởi hai người đàn ông trong một nhà để xe đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt giá trị thị trường là 3.000 tỷ USD”
Đoạn trước của câu chuyện này là một câu chuyện gốc ngắn khoảng 100 từ. Nó chứa đựng 4 yếu tố mà bất cứ câu chuyện gốc nào cũng nên cung cấp đó là: cấu trúc, nhân vật, xung đột và cách giải quyết.
Cấu trúc.
Về bản chất, câu chuyện gốc cũng là một câu chuyện. Và vì nó là câu chuyện, theo triết gia Hy Lạp Aristotle, nên có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Lời khuyên của Aristotle vẫn còn nguyên giá trị sau 2.300 năm.
Phần đầu của một câu chuyện thiết lập bối cảnh và các nhân vật. Phần giữa chứa các rào cản hoặc xung đột, và phần kết là giải quyết các xung đột.
Nhân vật.
Trong phạm vi kinh doanh, một câu chuyện gốc ghi lại các giá trị, sứ mệnh, chiến lược và mục đích của doanh nghiệp hay thương hiệu.
Chúng ta thường nhìn thấy chính mình trong câu chuyện của người khác và từ khóa ở đây chính là “con người”. Trong khi các ý tưởng trừu tượng như giá trị hay sứ mệnh có thể được lồng ghép vào các câu chuyện gốc, người truyền tải thông điệp phải là con người thật.
Nếu những người này mang trong mình một sứ mệnh thay đổi hay tạo ra một cuộc cách mạng gì đó, khả năng ảnh hưởng của họ còn lớn hơn nhiều lần.
Xung đột.
Trong một tác phẩm của Aaron Sorkin nói về Steve Jobs, cụ thể là nói về sự căng thẳng giữa Steve Jobs và hội đồng quản trị của Apple.
Sorkin nói: Mọi câu chuyện tuyệt vời đều là về “ý định và trở ngại”. Nói cách khác, một nhân vật muốn một thứ gì đó và một thứ gì đó khác đang cản đường họ.
Vượt qua các rào cản hay xung đột là một yếu tố cốt lõi trong thuật kể chuyện (Storytelling), thứ có thể khiến người nghe bị cuốn hút sâu hơn vào trong câu chuyện.
Cách giải quyết (hoá giải xung đột).
Như đã phân tích ở trên, một câu chuyện thì phải có phần kết thúc. Nhưng bằng cách nào?
Sau khi nhân vật đấu tranh và vượt qua những khó khăn, người nghe bắt đầu cảm thấy nhẹ nhõm khi người đó cuối cùng đã có thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm – hoặc ít nhất là học được nhiều bài học mới.
Trong một câu chuyện gốc về kinh doanh, phần kết chỉ đơn giản là kết thúc câu chuyện với một giải pháp cho một nỗi đau hoặc một giải pháp cho một xung đột nào đó.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi có quá nhiều sản phẩm cùng cạnh tranh trên thị trường, khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và khi yếu tố cảm xúc vẫn là yếu tố chính quyết định việc khách hàng nhớ và yêu thích một thương hiệu nào đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hay giới truyền thông đều khao khát những câu chuyện gốc đủ sức truyền cảm hứng.
Và bạn cũng vậy !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thị trường bán lẻ đang chứng kiến cuộc đua khốc liệt giữa các ông lớn trong việc mở rộng điểm bán, chiếm lĩnh thị phần.
Retail là gì? Thấu hiểu về ngành hàng Retails
Mặc dù có nhiều lo ngại về nguy cơ lạm phát, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, chi phí đầu vào của một số mặt hàng tăng khiến giá tăng ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, tuy nhiên thị trường bán lẻ vẫn đang chứng kiến cuộc đua khốc liệt của các ông lớn trong việc mở rộng điểm bán, chiếm thị phần.
Đơn cử như, đầu tháng 11 vừa qua, THISO thành viên của Tập đoàn THACO đã khai trương siêu thị Emart thứ hai tại khu đô thị Sala thuộc TP. Thủ Đức (TP.HCM).
Dù có mặt tại Việt Nam 7 năm nhưng tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc Emart gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi bắt tay với THACO thì siêu thị mang thương hiệu Emart thứ hai được khai trương.
Dù gia nhập “cuộc chơi” muộn hơn nhưng ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn THACO Trần Bá Dương không hề dấu tham vọng khi đặt mục tiêu đạt 20 siêu thị đến năm 2026.
Doanh thu mảng bán lẻ của THACO trong 5 năm tới đạt 1 tỷ USD, trở thành đại siêu thị có thị phần số 1 tại Việt Nam.
Siêu thị Emart sẽ đi theo chiến lược bắt đầu từ những thị trường đông dân, có tiềm năng.
Sau khi các đại siêu thị hiện hữu đảm bảo hệ thống tiêu chí cơ bản về doanh thu và tỷ suất lợi nhuận thì THACO sẽ phát triển mô hình cửa hàng nhỏ mà Emart thành công trên thế giới.
Cùng thời điểm với THISO, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan là Central Retail cũng vừa mở thêm hai trung tâm thương mại mới là GO! Phú Thạnh ở TP.HCM và GO! Bình Dương.
GO là tên gọi mới của một cái tên đã hết sức quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam là BigC, được Central Retail thay đổi sau khi mua lại từ Tập đoàn Casino (Pháp).
Mới đây Central Retail cũng tiết lộ kế hoạch chi 30 tỷ Baht (tương đương 790 triệu USD) để mở rộng gấp đôi quy mô điểm bán tại Việt Nam từ 340 cửa hàng lên ít nhất 710 cửa hàng vào năm 2026.
Ông lớn bán lẻ đến từ Nhật Bản là AEON cũng dự định sẽ tăng từ 6 trung tâm thương mại như hiện nay lên 16 tới năm 2025.
Một ông lớn bán lẻ nội, được coi “anh cả” về tuổi đời trên thị trường là Saigon Co.op sau thời gian chững lại do lãnh đạo dính pháp lý thì năm nay cũng dự kiến mở thêm 100 siêu thị.
Hệ thống bán lẻ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là WinMart thuộc Tập đoàn Masan cũng tiếp tục mở rộng điểm bán.
Cụ thể mới đây ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan cho biết, để thúc đẩy chiến lược Point of Life, Masan đã khai trương 30 cửa hàng WIN trong quý 3.
Thời gian tới, Masan sẽ ra mắt mô hình cửa hàng mới phục vụ người tiêu dùng tại khu vực nông thôn.
“Tới thời điểm này, Masan đã nắm giữ 50% thị phần cửa hàng bán lẻ hiện đại trên toàn quốc và chúng tôi không ngừng đổi mới để phục vụ người tiêu dùng các trải nghiệm vượt trội”, ông Quang nói thêm.
Được biết đến là đơn vị duy nhất sở hữu cả hệ thống phân phối hành tiêu dùng nhanh (Bách Hoá Xanh) và hàng tiêu dùng lâu bền (Điện Máy Xanh), Thế Giới Di Động là công ty duy nhất đi “ngược chiều” khi cho biết trong quý 4/2022 sẽ tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi.
Tuy nhiên việc tạm dừng của Thế Giới Di Động không áp dụng đối với một số ít cửa hàng đang thử nghiệm hoặc các cửa hàng mang lại lợi nhuận ngay.
Nhiều triển vọng
Trái ngược với tình trạng ảm đạm khi hàng loạt các cửa hàng phải đóng cửa để chống dịch cách đây một năm, hiện nay thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại.
Cụ thể, khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh trong tháng 8/2022 cũng cho thấy 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ đã bằng và vượt mức trước đại dịch.
Điều này cho thấy ngành bán lẻ đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giữa các doanh nghiệp bán lẻ có sự phân hóa giữa các nhóm hàng hóa khác nhau.
Đơn cử doanh nghiệp bán lẻ hàng lâu bền tăng trưởng cao so với hàng tiêu dùng nhanh.Còn những doanh nghiệp có quy mô lớn, chiến lược kinh doanh bài bản ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng hơn so với nhóm doanh nghiệp còn lại.
Dựa vào những lợi thế của thị trường Việt Nam như GDP tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ dân số ở độ tuổi từ 30 đến 40 lớn nên 92% số doanh nghiệp cho rằng triển vọng kinh doanh của toàn ngành bán lẻ những tháng cuối năm 2022 sẽ khả quan.
Chỉ có 16% doanh nghiệp tỏ ra thận trọng do lo ngại lạm phát và suy thoái kinh tế đang trở thành rủi ro lớn nhất hiện nay đối với tăng trưởng ngành bán lẻ.
Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ cũng đang thay đổi theo hướng mua sắm trực tuyến sẽ trở nên phổ biến hơn nhờ 2 động lực là: dịch Covid-19 thúc đẩy hoạt động mua sắm trực tuyến trở thành thói quen của người dùng; điện thoại thông minh, thiết bị di động và dịch vụ internet ngày càng phổ biến.
Còn theo Cushman & Wakefield đánh giá thị trường bán lẻ đã qua thời thương hiệu nội hay ngoại, mà doanh nghiệp bán lẻ nào nhanh tay hơn và có chiến lược trong việc tập trung vào trải nghiệm của khách hàng sẽ dành chiến thắng.
Sau thời gian “thử nghiệm” bán hàng trực tuyến bất đắc dĩ mùa giãn cách, các nhà bán lẻ đã tự tin hơn, cũng như thói quen của người tiêu dùng trong và sau Covid-19 cũng thay đổi, đòi hỏi những toan tính mới của chính mỗi doanh nghiệp hơn khi triển khai mô hình kinh doanh kết hợp đa kênh (Omni Channel).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Biểu tượng Twitter Blue biến mất và người dùng chỉ nhận được thông báo lỗi mỗi khi đăng ký dịch vụ trả phí của Twitter.
Chỉ vài ngày sau khi công bố dịch vụ thu phí Twitter Blue, hôm 11/11, Twitter đã khôi phục dấu tick xám “chính thức” (Official) cho một số tài khoản đã xác minh.
Đồng thời, nhiều người dùng cho biết gói đăng ký hàng tháng 8 USD cho dấu tick xanh đã biến mất trên trang cá nhân của họ.
Động thái này diễn ra ngay sau khi các tài khoản giả trên Twitter mọc lên như nấm vì Elon Musk mở bán tick xanh, không chỉ dành riêng cho những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng như trước đây.
Dịch vụ trả tiền để nhận tick xanh tạo nên sự hỗn loạn trên Twitter khi các tài khoản mạo danh công ty, người nổi tiếng như cầu thủ NBA LeBron James, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, dịch vụ Apple TV+… tràn ngập nền tảng. Ngay cả Chúa Jesus cũng có tài khoản “chính chủ”.
Theo The Verge, dấu tick xám hiện đã bắt đầu xuất hiện trở lại trên tài khoản chính thức của các thương hiệu lớn như Coca-Cola, Nintendo. Các tài khoản riêng của Twitter cũng hiển thị biểu tượng màu xám.
Trong khi đó, nhiều người dùng cho biết nút đăng ký dịch vụ Twitter Blue đã biến mất trên ứng dụng Twitter iOS. Đến sáng ngày 11/11, Zoe Schiffer của Platformer đã khẳng định công ty mạng xã hội đã hoãn ra mắt Twitter Blue và chặn người dùng đăng ký mới để “giải quyết sự cố mạo danh hàng loạt người nổi tiếng gần đây”.
“Tối nay Twitter đã có một số thay đổi lớn, bao gồm: tắt đăng ký Twitter Blue và khôi phục dấu tick xám chính chủ cho những nhà quảng cáo”, trích trong một thông báo nội bộ Slack gửi đến nhân viên. Platformer cũng cho biết những người đã đăng ký dịch vụ Blue vẫn sử dụng bình thường và các hình thức thanh toán trả phí trên iOS cũng bị vô hiệu hóa.
“Có vẻ như Twitter đã thu hồi dịch vụ thu phí Twitter Blue 8 USD/tháng. Cả giao diện lập trình API và nút đăng ký trong app đều không hoạt động”, nhà phân tích ứng dụng Jane Manchun Wong viết trên trang cá nhân.
Theo The Verge, trước đây, người dùng iOS sẽ đăng ký Blue bằng cách nhấn vào biểu tượng ở thanh bên, nhưng biểu tượng này đã biến mất với một số tài khoản.
Một vài người dùng khác vẫn thấy nút đăng ký này nhưng khi nhấn vào chỉ hiện thông báo lỗi: “Cảm ơn vì đã quan tâm! Twitter Blue sẽ sớm có mặt ở quốc gia của bạn. Vui lòng kiểm tra lại sau”.
Phản hồi về vấn đề này, Twitter cho biết họ sẽ cấm các tài khoản được tạo sau ngày 9/11 đăng ký dịch vụ Twitter Blue để mạo danh tick xanh.
Tỷ phú Elon Musk cũng thông báo rằng những tài khoản nếu muốn sử dụng danh tính của ai đó để gây cười thì phải thêm chữ “đùa” (parody) trong tên của mình.
Trước đó, nhiều nhân viên của Twitter đã dự đoán rằng nền tảng mạng xã hội sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi Elon Musk sa thải lượng lớn nhân sự công ty.
Lỗi chồng lỗi nhưng số nhân viên ít ỏi còn lại không thể giải quyết kịp thời. Họ bị ép làm việc đến mức căng thẳng quá độ và buộc phải quay trở lại văn phòng để làm việc.
Trong buổi gặp mặt trực tiếp với nhân viên Twitter, Elon Musk còn tuyên bố mô hình kinh doanh hiện tại của Twitter là sự thất bại, sẽ dẫn đến khả năng phá sản.
Song, tính năng Twitter Blue đã được công bố trong tình trạng quá hỗn loạn, The Verge nhận định.
Do đó, hãng công nghệ đã phải sửa sai bằng cách đưa dấu tick xám trở lại nhằm giảm tình trạng mạo danh. Họ đã ra mắt dấu tick, xóa dấu tick rồi lại khôi phục nó một lần chỉ trong vòng vài ngày.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước những lùm xùm mới đây, gã khổng lồ ngành quảng cáo Omnicom Group khuyên thương hiệu nên dừng quảng cáo trên Twitter.
Omnicom khuyên thương hiệu nên dừng quảng cáo trên Twitter
Tập đoàn quảng cáo và Marketing Omnicom Group Inc đã khuyến nghị với các thương hiệu là khách hàng của họ rằng nên tạm dừng chi tiêu quảng cáo trên Twitter (được thể hiện trong một bản ghi nhớ).
Omnicom hiện có hơn 5.000 khách hàng là doanh nghiệp tại 70 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm McDonald’s Corp và Apple. Bản ghi nhớ không đề cập đến tên khách hàng và không rõ liệu có thương hiệu nào đã tạm dừng chi tiêu quảng cáo trên Twitter hay không.
Động thái này được diễn ra trong bối cảnh khi có ngày càng nhiều nhà quảng cáo và cơ quan chức năng lo ngại về tương lai của Twitter kể từ khi Elon Musk mua lại.
Elon Musk trước đó cũng đã đổ lỗi cho các nhà vận động rằng họ đã góp phần làm cho nhiều nhà quảng cáo hơn rời bỏ Twitter.
“Theo Omnicom Media Group, việc tạm dừng không phải vì do các thay đổi gần đây hay do bản thân nền tảng quảng cáo Twitter, mà những điều này có thể làm cho những nội dung không an toàn có thể tăng lên và do đó, thương hiệu cần nên cân nhắc kỹ khi quyết định sử dụng nền tảng này.”
Doanh số bán quảng cáo chiếm hơn 90% doanh thu của Twitter trong quý thứ hai.
Tháng trước, nhà sản xuất ô tô General Motors Co của Mỹ cho biết họ đã tạm dừng quảng cáo có trả phí trên Twitter.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về một trong những thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới internet là Social Network (Tiếng Việt có nghĩa là Mạng xã hội) như: Social Network là gì, Social Networking sites là gì, có những nền tảng Social Network phổ biến nào trên thế giới và nhiều nội dung khác.
Social Network là gì? Thấu hiểu về khái niệm Social Networking
Trong thế giới internet ngày nay, thuật ngữ Social Network vốn đã rất quen thuộc với phần đông mọi người. Từ việc sử dụng Social Network để giải trí và tìm kiếm thông tin, để kết nối với bạn bè, đến các hoạt động mua sắm và hơn thế nữa. Vậy thực chất thì Social Network là gì và sử dụng Social Networking như thế nào.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này:
Social Network là gì?
Social Network hoạt động như thế nào.
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về Social Network là gì?
Lịch sử hình thành Social Network (s).
Social Network được phân loại như thế nào hay những kiểu Social Networkchính hiện có là gì?
Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian Social Network.
Vai trò của các nền tảng Social Network đối với xã hội con người nói chung là gì?
Các nền tảng Social Network phổ biến nhất trên thế giới.
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của các nền tảng Social Networklà gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Social Network.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Social Network là gì?
Social Network (Social Networking) trong tiếng Việt có nghĩa là Mạng xã hội hoặc Mạng lưới xã hội.
Social Network hay Social Networks là khái niệm đề cập đến việc người dùng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platform) để kết nối với bạn bè, gia đình, thương hiệu và hơn thế nữa.
Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, Social Network có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để kết nối, để giải trí, để tìm kiếm thông tin, để kinh doanh, để xây dựng thương hiệu và nhiều mục đích khác.
Trong thế giới ngay nay, Social Network còn là công cụ của những người làm Marketing để tương tác với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay bán hàng.
Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là nền tảng Social Network lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng Social Network lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, LinkedIn, TikTok, Pinterest hay Twitter.
Tổng số lượng người dùng Social Network toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.
Social Networking sites là gì?
Social Networking Sites hay Social Networking Platforms là khái niệm đề cập đến các trang web (site) hoặc nền tảng (platform) mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
Các địa chỉ như Facebook.com hay Instagram.com chính là các Social Networking Sites.
Social Network hoạt động như thế nào.
Đúng với bản chất tên gọi của nó, Social Network hoạt động dựa trên mô hình “mạng” (chính là Network hay Networking), tức nó được liên kết theo hình thức “mạng nhện”, mọi thứ được liên kết hay kết nối chặt chẽ với nhau.
Social Network liên quan đến việc xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc cũng có thể là giữa các tổ chức với nhau.
Bản chất đằng sau của các nền tảng Social Network và cũng là yếu tố quyết định liệu một Social Network nào đó có tồn tại được hay không đó là lượng người dùng sử dụng.
Vì là “mạng” nên nếu một nền tảng nào đó sau khi được ra mắt một thời gian nhất định mà có rất ít người dùng sử dụng, các nền tảng này hoặc là thúc đẩy thật nhanh (scale) lượng người dùng sử dụng nền tảng (Active) hoặc là chọn cách “rời bỏ cuộc chơi”.
Trợ thủ đắc lực cho các Social Network là nền tảng công nghệ, những công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data hay Machine Learning (ML) là yếu tố mang tính sống còn hay bắt buộc quyết định sự tồn tại của bất cứ Social Network nào.
Cuối cùng, hầu hết các nền tảng Social Network như Facebook, TikTok hay Instagram hoạt động dựa trên cơ chế lan truyền (Viral).
Nghĩa là, một khi một người dùng nào đó gia nhập vào các nền tảng Social Network, các công nghệ đằng sau các nền tảng này có nhiệm vụ đề xuất, hướng dẫn, thúc đẩy họ “hoạt động” nhiều hơn trên nền tảng, đề xuất bạn bè mới để họ có thể kết nối (Add, Connections) là một ví dụ điển hình cho điều này.
Mục tiêu cuối cùng là “mọi thứ cứ thế được lây lan và không ngừng mở rộng.”
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về Social Network là gì?
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về Social Network là gì?
Social Network đề cập đến việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platforms/sites) dựa trên internet để có thể kết nối. Không có internet thì không có Social Network.
Theo số liệu từ Statista, Facebook, YouTube và Instagram là 3 nền tảng Social Network lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022.
Những người dùng bình thường sử dụng Social Network để kết nối với bạn bè, người thân, hay với các thương hiệu họ yêu thích.
Trong khi các nhà marketer sử dụng Social Network để xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng tiềm năng bán hàng và hơn thế nữa.
Tuỳ vào từng nhu cầu hay đối tượng khác nhau, các nền tảng Social Network sẽ được sử dụng theo những cách khác nhau.
Một nền tảng Social Network sẽ không tồn tại nếu nó chỉ có một số lượng ít người dùng.
Social Network có thể mang lại nhiều lợi ích hay cả những bất cập tuỳ thuộc vào cách các nền tảng được xây dựng và cách những người dùng sử dụng nó.
Lịch sử hình thành Social Networks.
Theo Wikipedia, dưới đây là sơ lược về lịch sử hình thành của khái niệm Social Network là những gì mà thuật ngữ này từng trải qua.
Vào cuối những năm 1890, Émile Durkheim và Ferdinand Tönnies là 2 người đầu tiên đã tiên đoán về ý tưởng của Social Network trong các lý thuyết và nghiên cứu của họ về các nhóm xã hội (social groups).
Tönnies lập luận rằng các nhóm xã hội này có thể tồn tại dưới dạng các mối quan hệ xã hội trực tiếp và cá nhân, liên kết các cá nhân muốn chia sẻ các giá trị và niềm tin với nhau, hoặc các liên kết xã hội (social links) và phi cá nhân.
Durkheim tiếp đó lại đưa ra một cách giải thích phi cá nhân về các dữ kiện xã hội, lập luận rằng các hiện tượng xã hội (social phenomena) nảy sinh khi các cá nhân tương tác với nhau tạo thành một thực tại không còn có thể được giải thích về mặt thuộc tính thông qua các chủ thể cá nhân riêng lẻ.
Những phát triển lớn nhất với Social Network được hình thành vào những năm 1930 bởi một số nhóm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học, nhân chủng học và toán học.
Về tâm lý học, vào những năm 1930, Jacob L. Moreno bắt đầu ghi chép và phân tích có hệ thống về các tương tác xã hội (social interaction) trong các nhóm nhỏ, đặc biệt là lớp học và đội nhóm làm việc.
Trong bối cảnh nhân học, nền tảng cho các lý thuyết về Social Network là công trình lý thuyết và dân tộc học của Bronislaw Malinowski, Alfred Radcliffe-Brown, và Claude Lévi-Strauss.
Về mặt xã hội học, công trình đầu tiên (được công bố vào những năm 1930) của Talcott Parsons đã tạo tiền đề cho việc áp dụng cách tiếp cận theo kiểu mối quan hệ để hiểu về cấu trúc xã hội (social structure).
Bắt đầu từ cuối những năm 1990, các phân tích Social Network do các nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và vật lý học như Duncan J. Watts, Albert-László Barabási, Peter Bearman, Nicholas A. Christakis, James H. Fowler, và những người khác thực hiện.
Mục tiêu chính là phát triển và áp dụng các mô hình cũng như phương pháp mới đối với những dữ liệu mới nổi có sẵn về Social Network trực tuyến (online social networks) và các “dấu vết kỹ thuật số” đầu tiên liên quan đến khái niệm mạng trực tiếp (face-to-face networks).
Social Network được phân loại như thế nào hay những kiểu Social Network chính hiện có là gì?
Trong phạm vi không gian Social Network, các nền tảng cũng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau bao gồm:
Social Network về video như YouTube và TikTok.
Social Network (đa năng) như Facebook.
Social Network hình ảnh như Instagram hay Pinterest.
Social Network theo hình thức đăng các nội dung ngắn (miniblog) như Twitter.
Social Network việc làm như LinkedIn.
Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian Social Network.
Kể từ lúc ra đời và phát triển đến hiện tại, Social Network cũng như các nền tảng (Socia Media Platforms) đi cùng với nó đã trải qua một chặng đường khá dài, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Vào năm 1997, Social Network (social media site) đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là SixDegrees.com, nền tảng cho phép người dùng tạo hồ sơ, tạo kết nối, nhắn tin…với những người khác trong mạng lưới (networks).
Vào năm 2003, Social Network Myspace ra đời. Myspace là một trang Social Network cung cấp mạng lưới thông tin tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, viết blog, lập nhóm, tải hình ảnh lên hay lưu trữ nhạc. Nền tảng đạt hơn 25 triệu người dùng vào năm 2005.
Cũng vào năm 2003, tiền thân của Social Network lớn nhất thế giới ngày nay là Facebook chính thức ra đời với tên gọi FaceMash và sau đó đổi tên thành TheFacebook vào 2004. Social Network theo kiểu chuyên nghiệp LinkedIn cũng ra đời vào năm này.
Vào năm 2005, Social Network video YouTube thuộc Google (Alphabet) ra đời.
Vào năm 2006, Social Network Twitter ra đời. Mặc dù được khai sinh vào 2004, nhưng 2006 mới là năm chính thức Twitter công bố ra mắt.
Vào năm 2010, Social Network chia sẻ hình ảnh Instagram và Pinterest chính thức ra mắt.
Vào năm 2016, Social Network video ngắn đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là TikTok thuộc công ty mẹ ByteDance.
Vai trò của các nền tảng Social Network đối với xã hội con người nói chung là gì?
Vai trò của các nền tảng Social Network đối với xã hội con người nói chung là gì?
Đến đây, hẳn là bạn đã có được những góc nhìn tổng quan nhất về khái niệm Social Network, hiểu Social Network là gì và nó được hình thành như thế nào.
Dưới đây là một số vai trò hay lợi ích mà các nền tảng Social Network nói chung có thể mang lại cho xã hội nói chung và người dùng nói riêng.
Công cụ kết nối và giao tiếp tức thời.
Khi nói đến vai trò của các nền tảng Social Network như Facebook hay Instagram, khả năng giao tiếp tức thời (và cũng miễn phí) là lợi ích đầu tiên phải kể đến.
Bạn thử hình dung lại thời điểm trước khi các nền tảng Social Network ra đời, khi bạn phải liên hệ với nhau qua điện thoại và hiện tại, bạn hình dung ngay ra điều này.
Chỉ cần có kết nối internet, giờ đây bạn có thể trò chuyện cùng bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay bất cứ ai ở bất cứ lúc nào với Social Network, qua cả âm thanh lẫn video trực tiếp.
Social Network là công cụ đắc lực để tìm kiếm thông tin.
Nếu như trước đây, bạn có thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để tìm kiếm thông tin, bạn hoàn toàn có thể làm điều này trên các nền tảng Social Network. Facebook, YouTube hay TikTok là những nơi mà bạn có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn.
Social Network cũng là nơi bạn có thể tương tác với các thương hiệu hay những người có ảnh hưởng (Influencer) mà bạn thích.
Ngoài việc được sử dụng để giao tiếp và kết nối cá nhân, Social Network cũng là nơi bạn có thể chọn để tương tác với các thương hiệu hay doanh nghiệp mà mình yêu thích. Với những người có ảnh hưởng cũng vậy, bạn hoàn toàn có thể theo dõi họ từ đây.
Social Network trong hoạt động kinh doanh và Marketing.
Cuối cùng, một trong những vai trò không thể thiếu của các nền tảng Social Network đó là được các doanh nghiệp hay người làm marketing sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và bán hàng.
Với hơn 5 tỷ người dùng (DAU) hoạt động toàn cầu tính đến năm 2022, Social Network thực sự mang đến cho các thương hiệu những cơ hội khổng lồ để bán hàng, kinh doanh và hơn thế nữa.
Các nền tảng Social Network phổ biến nhất trên thế giới.
Tính đến năm 2022, dưới đây là một số nền tảng Social Network phổ biến nhất toàn cầu.
Social Network Facebook – gần 3 tỷ người dùng.
Social Network chia sẻ video YouTube – hơn 2.5 tỷ người dùng.
Mạng giao tiếp xã hội WhatsApp – hơn 2 tỷ người dùng.
Social Network chia sẻ hình ảnh Instagram – gần 1.5 tỷ người dùng.
Social Network video ngắn TikTok – hơn 1 tỷ người dùng.
Social Network chuyên nghiệp LinkedIn – gần 800 triệu người dùng.
Social Network Snapchat – hơn 500 triệu người dùng.
Social Network chia sẻ hình ảnh Pinterest – gần 500 triệu người dùng.
Social Network theo kiểu miniblog Twitter – hơn 400 triệu người dùng.
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng Social Network là gì?
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng Social Network là gì?
Trong khi Social Network là “miếng bánh” mà hầu hết các công ty công nghệ đều “thèm khát” vì những những gì mà nó có thể mang lại, chỉ một số rất ít các doanh nghiệp dám theo đuổi con đường này.
Vậy lý do chính ở đây là gì? Câu trả lời là, để có thể xây dựng nên một nền tảng Social Network thành công, doanh nghiệp cần rất rất nhiều nguồn lực, dưới đây là một số yếu tố quyết định chính mà doanh nghiệp cần có.
Nguồn lực mạnh về tài chính và con người.
Bởi độ lớn về người dùng mà các nền tảng Social Network cần để tồn tại, hệ thống của họ phải có khả năng xử lý hàng trăm triệu hay hàng tỷ người dùng khác nhau (thậm chí là trong cùng một thời điểm), cũng tương tự nhưng lớn hơn rất nhiều lần so với các nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần rất nhiều tiền để xây dựng nền tảng công nghệ, tuyển dụng nhân tài và cả thu hút một lượng lớn người dùng mới.
Để Social Network có thể tồn tại được, nó cần phải có một lượng lớn người dùng.
Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có rất nhiều vốn và cũng đã thu hút được rất nhiều nhân tài, tất cả những điều này sẽ không có ý nghĩa gì nếu nền tảng bạn xây dựng không thể thu hút và giữ chân được một lượng lớn (rất lớn) người dùng tham gia.
Như đã phân tích trong các phần ở trên, bởi bản chất vốn có của Social Network là tính có mạng lưới (networks), điều này có nghĩa là nó chỉ có ý nghĩa khi mỗi người tham gia dù là cá nhân hay doanh nghiệp, họ phải có thể xây dựng được một mạng lưới cho riêng họ.
Bạn cứ thử hình dung thế này, một Social Network A nào đó ra đời và bạn tò mò nên đã đăng ký dùng thử, sau đó bạn phát hiện ra rằng xung quanh bạn, từ bạn bè, đồng nghiệp hay cả các thương hiệu bạn yêu thích đều không có ở trên nền tảng đó, điều gì sẽ xảy ra?
Hiển nhiên là, bạn cũng sẽ dần “lãng quên” Social Network đó.
Ngược lại, nếu Social Network có thể thu hút được tất cả các bên này tham gia, như một vòng xoáy liên tục, “mạng” liên tục được xây dựng, kết nối và phát triển, “Social Network” dần dần hình thành.
Điều này cũng giải thích lý do tại sao một số Social Network tại Việt Nam như Lotus (VCCorp) hay Gapo (Gapo) dần biến mất khi nó chỉ có thể thu hút được một lượng nhỏ người dùng.
Mặc dù không có một con số cụ thể để quyết định một nền tảng Social Network có thể “trụ” được, nhưng ít nhất con số đó phải là hàng trăm triệu người dùng trở lên.
Gapo hay Lotus có khoảng dưới 10 triệu người dùng (chỉ bằng 1/10 dân số Việt Nam) nên việc các nền tảng này khó duy trì được cũng là điều dễ hiểu.
Nền tảng công nghệ (sản phẩm) cũng là điều kiện mang tính sống còn với các nền tảng Social Network.
Tới đây, bạn lại tiếp tục cứ giả sử rằng, doanh nghiệp của bạn có vốn khá mạnh, bên cạnh đó, vì các chương trình marketing đang tỏ ra rất hiệu quả, bạn lôi kéo rất nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) tham gia vào nền tảng nên từ đó bạn cũng có một lượng người dùng khá lớn (giả sử đủ để bạn có thể đi tiếp).
Khi tất cả mọi người dùng đã gia nhập, hiển nhiên, họ sẽ bắt đầu trải nghiệm, “lướt” và tương tác với những người khác (giả sử bạn bè của họ cũng đang có mặt trên nền tảng), với các thương hiệu mà họ yêu thích (giả sử các thương hiệu cũng đã nhanh chóng gia nhập), cũng như bắt đầu trải nghiệm những thứ nâng cao khác (chẳng hạn như tìm kiếm).
Như là điều tất yếu, sau một quá trình trải nghiệm, nếu các tính năng, giao diện, hay những thứ nâng cao như thuật toán không thể làm hài lòng được họ, họ sẽ chọn cách rời đi và tìm kiếm sang một nền tảng khác. Social Network có thể rơi vào thất bại.
Để có thể tiếp tục hình dung điều này một cách rõ hơn, bạn lại hình dung thế này, bạn gia nhập một Social Network nào đó nhưng nền tảng lại “không thể hiểu” bạn thích hay muốn gì, thậm chí bạn chủ động tìm kiếm cũng không thể thấy, liệu bạn có tiếp tục “lướt” nó.
Hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi lần mở ứng dụng, hàng loạt tin rác ập đến bạn, quảng cáo ngổn ngang không thể kiểm soát…bạn lại chọn cách rời đi.
Nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, một trong những điểm cốt lõi quyết định sự thành công của các nền tảng Social Network như Facebook hay TikTok là thuật toán, mà cụ thể đằng sau nó là AI (trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (công nghệ máy học), Big Data (dữ liệu lớn) và hơn thế nữa.
Không có thuật toán tốt (“chiều” người dùng) thì không có Social Network hay Social Networking.
Khi nói đến các thuật toán của Social Network, thuật toán của TikTok là một trong những thứ đáng tham khảo nhất, nó cũng là thứ giúp TikTok có hơn 1 tỷ người dùng nhanh nhất trong không gian các nền tảng Social Network.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Social Network.
Nền tảng Social Network là gì?
Là khái niệm đề cập đến các nền tảng (Platforms, sites) cụ thể, nơi mà người dùng có thể truy cập và tương tác với nhiều các mục đích khác nhau. Các nền tảng Social Network phổ biến có thể kể đến như Facebook hay Instagram.
Social Network trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, Social Network hay Social Networks có nghĩa là Mạng xã hội, khái niệm đề cập đến cách thức tương tác xã hội (là social và networks) hơn là các nền tảng hay yếu tố công nghệ (là platforms hay technology).
Social Network được sử dụng để làm gì?
Như đã phân tích ở đầu bài, tuỳ vào từng đối tượng cụ thể, Social Network có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để giao tiếp, tìm kiếm thông tin hay bán hàng.
Sự khác biệt giữa khái niệm Social Network và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) là gì?
Trong khi vẫn thường được sử dụng với tên gọi chung là “Social Network” hay nền tảng Social Network, social network và social media là hai khái niệm khác nhau.
Social Network đề cập đến yếu tố môi trường (mạng lưới – network), tức cách mà người dùng tương tác với nhau, còn Social Media lại đề cập đến nền tảng hay phương tiện (về mặt công nghệ), là nơi cho phép các mạng lưới được hình hành và kết nối.
Phân tích Social Network là gì?
Là hoạt động tìm kiếm thông tin và thu thập dữ liệu để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, có thể là để kinh doanh, nghiên cứu hay vì bất cứ mục đích gì khác.
Text-based Social Network là gì?
Text-based Social Network là các nền tảng mạng xã hội tập trung vào nội dung văn bản. Twitter là một ví dụ về mạng xã hội theo hướng văn bản.
Decentralized Social Network là gì?
Decentralized Social Network là mạng xã hội phi tập trung, khác với các nền tảng mạng xã hội thông thường như Facebook hay TikTok, là các mạng xã hội tập trung, Decentralized Social Network là mạng xã hội do người dùng làm chủ, tất cả các dữ liệu, hay cách họ muốn xem nội dung trên nền tảng đều do họ quyết định.
Social Network sites là gì?
Là các trang web mạng xã hội ví dụ Facebook.com, TikTok.com hay Twitter.com.
Kết luận.
Dù với tư cách là người dùng sử dụng Social Network (hay còn được gọi là Mạng xã hội) với mục tiêu giao tiếp hay tìm kiếm thông tin, hay với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, sử dụng Social Network để tương tác với khách hàng tiềm năng, việc hiểu bản chất của các nền tảng Social Network là điều hết sức cần thiết.
Bằng cách hiểu social network là gì và tất cả những lợi ích mà nó có thể mang lại, bạn đang giúp chính bản thân mình có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp và trên nữa là phát triển doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Kể từ khi ra đời và phát triển mạnh mẽ, khái niệm nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, và để trở nên phù hợp hơn, họ buộc phải chạy theo các thuật toán.
Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội
Việc tìm ra các quy tắc hay thuật toán ẩn của các nền tảng truyền thông mạng xã hội vốn là một công việc vô cùng khó khăn — và đối với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), điều này còn trở nên cấp thiết hơn.
Ziggi Tyler, một nhà sáng tạo trên TikTok đã đăng một video nêu ra một vấn đề đáng lo ngại mà anh nhận thấy với TikTok Creator Marketplace, một công cụ được sử dụng để kết nối nhà sáng tạo với các thương hiệu trên TikTok.
Tyler cho biết anh không thể nhập các từ khoá như “Black Lives Matter” hay “support Black Excellence” vào hồ sơ của mình trên Marketplace. Tuy nhiên, với các cụm từ như “ưu thế của người da trắng” và “hỗ trợ người da trắng” thì lại hợp lệ.
Nhiều nhà sáng tạo khác trên TikTok cũng đã báo cáo các vấn đề tương tự.
Về cơ bản, có hai cách để có thể hiểu tác động của việc kiểm duyệt nội dung và các thuật toán thực thi các quy tắc đó: là dựa vào những gì nền tảng nói và bằng cách hỏi chính các nhà sáng tạo đang hoạt động trên nền tảng.
Trong trường hợp của Tyler, TikTok đã xin lỗi và đổ lỗi cho một bộ lọc nội dung tự động đã được thiết lập sẵn trên nền tảng.
Bà Brooke Erin Duffy, phó giáo sư tại Đại học Cornell, đã hợp tác với nghiên cứu sinh Colten Meisner để phỏng vấn 30 nhà sáng tạo trên TikTok, Instagram, Twitch, YouTube và Twitter trong khoảng thời gian video của Tyler được lan truyền mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu muốn biết cách những nhà sáng tạo, đặc biệt là những người thuộc các nhóm yếu thế, điều hướng các thuật toán và phương pháp kiểm duyệt nội dung (Content Moderation) của các nền tảng mà họ đang sử dụng.
Những gì được tìm thấy là: Nhà sáng tạo đầu tư rất nhiều công sức vào việc tìm hiểu các thuật toán, thứ sẽ quyết định hay định hình trải nghiệm và các mối quan hệ của họ trên các nền tảng này.
Vì nhiều nhà sáng tạo sử dụng nhiều nền tảng nên họ buộc phải tìm hiểu các quy tắc hay thuật toán ẩn của từng nền tảng.
Nhà sáng tạo phải điều chỉnh toàn bộ phương pháp tiếp cận của họ trong việc sản xuất và quảng cáo nội dung nhằm đáp ứng các thành kiến của thuật toán và hệ thống kiểm duyệt nội dung trên nền tảng.
Dưới đây là chi tiết cuộc phỏng vấn được chia sẻ từ các nhà nghiên cứu.
Từ lâu, các nhà sáng tạo đã thảo luận về cách các thuật toán và hệ thống kiểm duyệt ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của họ trên các nền tảng đã khiến họ trở nên nổi tiếng. Vậy điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi thực hiện những cuộc phỏng vấn này?
Là người nghiên cứu, tôi hiểu rằng cuộc sống của các nhà sáng tạo gắn liền với các thuật toán, tuy nhiên cho đến khi thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sau, tôi mới có thể thực sự hiểu là thuật toán đã ảnh hưởng nhiều đến vậy.
Nhà sáng tạo dành rất nhiều nguồn lực để hiểu thuật toán và họ cũng hiểu rằng “thuật toán đó là khác nhau cho những người hay nhóm người khác nhau”.
Trong khi họ vẫn phải nỗ lực để phát triển trong không gian của nền kinh tế nhà sáng tạo, họ cảm thấy có nhiều vấn đề trong nền kinh tế này.
Nhà sáng tạo có thường nghĩ đến khả năng bị kiểm duyệt hoặc nội dung của họ không tiếp cận được khán giả do các thuật toán chặn không?
Tôi nghĩ về cơ bản, các thuật toán ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình các nhà sáng tạo xây dựng cấu trúc và quảng bá nội dung của họ. Các thuật toán này thay đổi theo ý thích; và gần như không có những cái nhìn sâu sắc (Insight) đến nội dung hay nhà sáng tạo.
Trong nhiều trường hợp, vì các nhà sáng tạo không thể liên hệ trực tiếp với các nền tảng, thứ mà họ có thể làm là “chấp nhận” và thay đổi.
Vì theo định nghĩa, đây là những thuật toán ẩn hay quy tắc ngầm, bạn đã xem xét khái niệm này như thế nào trong nghiên cứu của mình?
Một số người nói rằng họ đã bị cấm một cách vô cớ, và những người khác nói, “nội dung của tôi quá tệ khi không thể tiếp cận được.”
Bởi vì không có cách nào khác có thể thực sự chứng minh rằng một ai đó trên nền tảng bị cấm một cách vô cớ và cấm một cách chính đáng, suy đoán là thứ mà nhiều vẫn làm.
Tuy nhiên, cho dù các thuật toán ẩn có tồn tại hay không, thì việc mọi người hành động như thể họ bị trừng phạt thông qua những giới hạn về khả năng hiển thị của họ trên nền tảng là điều đang diễn ra.
Có bất kỳ cách nào có thể được thực hiện để giúp giải quyết vấn đề này không?
Các nền tảng liên tục quảng cáo các lợi ích của nền tảng của họ tới các nhà sáng tạo và cũng đề xuất rằng, nếu bạn đủ tài năng và có nội dung phù hợp, bạn có thể kết nối với khán giả và kiếm nhiều tiền.
Có thể nhà sáng tạo vẫn có thể kiếm được tiền hay thậm chí là nhiều tiền, họ không có nhiều tiếng nói trong chính sách kiểm duyệt nội dung của nền tảng và cách chúng đang được sử dụng một cách không công bằng.
Tính minh bạch vẫn còn là thứ nan giải với các nền tảng mạng xã hội, nhưng tôi nghĩ rằng người sáng tạo nên có nhiều đại diện hơn về các quyết định tác động cơ bản đến doanh nghiệp của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây, Sếp mới của Twitter Elon Musk nói với nhân viên của Twitter rằng mạng xã hội này sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở phía trước và cũng có thể bị phá sản.
Elon Musk cảnh báo mạng xã hội Twitter có thể phá sản
Trong email đầu tiên mới đây được gửi đến toàn bộ nhân viên Twitter kể từ khi thương vụ mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, Elon Musk cảnh báo nguy cơ Twitter có thể phá sản đồng thời thông báo rằng mạng xã hội này sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở phía trước.
Kể từ lúc mua lại Twitter, Elon Musk đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như cắt giảm nhân sự và thu thêm phí từ người dùng nhằm mục tiêu giảm chi phí của nền tảng, tuy nhiên những chính sách này dường như không thể giải quyết được khoản nợ khổng lồ sau thương vụ.
Bên cạnh đó, khi gần đây có rất nhiều nhà quảng cáo lớn đã tạm dừng các chiến dịch trên nền tảng, tất cả những điều này đang đẩy Elon Musk và Twitter vào thế khó.
Hai trang tin về công nghệ là The Information và Platformer cũng đã cảnh báo về nguy cơ phá sản của mạng xã hội này khi số tiền bỏ ra không tương xứng với tiềm năng hiện có của Twitter với chỉ hơn 250 triệu người dùng.
Elon Musk cũng nói với nhân viên rằng “những ngày tháng ăn uống miễn phí và các đặc quyền khác tại Twitter đã qua đi.”
Khi thảo luận về tình hình tài chính và tương lai của Twitter, Elon Musk cho biết nền tảng này phải sớm thu phí người dùng thông qua Twitter Blue (có cung cấp tick xanh) trong bối cảnh các nhà quảng cáo đang rời bỏ nền tảng.
Trong một email được gửi tới nhân viên, Elon Musk nói: “thời kỳ khó khăn nhất đang ở phía trước”, và “tôi cũng không có cách nào giải thích rõ hơn về vấn đề này”.
Trước đó, giám đốc bảo mật thông tin, giám đốc quyền riêng tư và giám đốc pháp lý của Twitter cũng đã nghỉ việc, điều này cũng góp phần làm dấy lên lo ngại về khả năng giữ an toàn cho nền tảng cũng như khả năng tuân thủ các nguyên tắc pháp lý khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, Twitter đã sải thải hơn 50% nhân viên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads vừa thông báo ra mắt tính năng Ad Frequency Targeting cho các chiến dịch trên YouTube, cho phép nhà quảng cáo số lần quảng cáo được hiển thị.
Google Ads ra mắt Ad Frequency Targeting cho các chiến dịch trên YouTube
Với tính năng kiểm soát tần suất nhắm mục tiêu (Target) mới, Google đang cho phép các nhà quảng cáo kiểm soát nhiều hơn số lần mà người dùng xem quảng cáo của họ trên nền tảng YouTube.
Trước đây, việc kiểm soát tần suất quảng cáo trên YouTube chỉ có thể thực hiện được khi chạy các chiến dịch TV được kết nối (CTV) trong Google Display & Video 360 (Display Ads).
Trong một bài đăng trên blog, Google giải thích cách tần suất mục tiêu (Ad target frequency) có thể giúp các nhà quảng cáo đạt được mục tiêu chuyển đổi mà không gây khó chịu cho người xem khi “buộc” họ phải xem quá nhiều quảng cáo.
“Với tính năng tần suất nhắm mục tiêu mới, các nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa theo phạm vi tiếp cận (Reach) và tần suất (Frequency) một cách chính xác hơn, đồng thời, trải nghiệm của người xem quảng cáo cũng sẽ tốt hơn.
Tần suất nhắm mục tiêu cho phép các nhà quảng cáo chọn mục tiêu tần suất lên đến 4 lần mỗi tuần và hệ thống của Google Ads sẽ tối ưu hóa để đạt được phạm vi tiếp cận duy nhất (Unique Reach) tối đa tại tần suất đó.”
Tăng tần suất quảng cáo (Ad Frequency) mà không làm gián đoạn ROI.
Theo Google, sẽ luôn có một nguy cơ giảm lợi nhuận (ROI) khi liên tục hiển thị cùng một mẫu quảng cáo cho người xem.
Cuối cùng, nhà quảng cáo sẽ đạt đến một điểm mà người xem sẽ bỏ qua và số lần hiển thị tăng thêm sẽ không thể thúc đẩy doanh số bán hàng.
Google thừa nhận rằng việc xem cùng một mẫu quảng cáo nhiều lần sẽ gây khó chịu cho người xem và lãng phí ngân sách quảng cáo.
Một nghiên cứu do Google ủy quyền phát hiện ra rằng ROI của nhà quảng cáo trên TV giảm 41% khi tần suất vượt quá mức 6 lần hiển thị hàng tuần trở lên, chiếm 46% số lần hiển thị được phân phối trên TV.
Google cho biết:
“Gần một nửa số lần hiển thị quảng cáo trên TV (truyền thống) trong nghiên cứu của chúng tôi bị coi là lãng phí, nhưng cùng một nghiên cứu từ Nielsen cho thấy rằng các thương hiệu có thể tăng tần suất trung bình hàng tuần từ 1 lên 3 trên YouTube mà không ảnh hưởng đến ROI.
Đây là một cơ hội lớn cho các nhà Marketer có thể tận dụng để tối đa hóa sức ảnh hưởng của họ trên cùng một nhóm đối tượng mục tiêu mà họ muốn tiếp cận.”
Với tính năng nhắm tần suất mục tiêu, Google nhằm mục đích giúp các nhà quảng cáo tăng số lần hiển thị quảng cáo (Ad Impressions) mà không ảnh hưởng tiêu cực đến ROI.
Trong quá trình thử nghiệm, Google cho biết hơn 95% chiến dịch sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo tuần suất trên YouTube đã đạt được mục tiêu tần suất với những chỉ số hiệu suất tích cực hơn.
Tính năng mới hiện đã có sẵn cho các nhà quảng cáo toàn cầu.
Tất cả các nhà quảng cáo Google Ads hiện đều có thể sử dụng tính năng mới này.
Để bắt đầu sử dụng chiến dịch tối ưu hóa theo tần suất, hãy tạo chiến dịch tiếp cận video mới với phần mục tiêu được đặt thành tần suất mục tiêu (target frequency), sau đó chọn tần suất hàng tuần mong muốn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tìm hiểu Shoppable Content là gì, những lợi ích của Shoppable Content là gì, những ví dụ về hình thức Shoppable Content và hơn thế nữa.
Shoppable Content là gì? Lợi ích của Shoppable Content
Trong những năm trở lại đây, các hoạt động mua sắm (shopping) đã không ngừng thay đổi, từ việc nhiều người tiêu dùng chuyển từ hình thức mua hàng trực tiếp tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến đến sự trổi dậy của mua sắm thương mại xã hội (Social Commerce) và thương mại điện tử (eCommerce). Khái niệm Shoppable Content cũng được ra đời và phát triển từ bối cảnh này, vậy Shoppable Content là gì và nên sử dụng nó ra sao.
Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Shoppable Content là gì?
Những lợi ích chính mà Shoppable Content có thể mang lại là gì?
Các ví dụ về hình thức Shoppable Content.
Những công cụ được sử dụng để xây dựng Shoppable Content là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Shoppable Content.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Shoppable Content là gì?
Shoppable Content (nội dung có thể mua sắm) là một hình thức Content hay chính xác là Digital Content (nội dung kỹ thuật số), trong đó người xem nội dung có thể nhấp vào (clickable) để khám phá và tiến hành mua sắm (Shopping).
Các kiểu Shoppable Content có thể được xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, video, trên các website hay từ các mẫu quảng cáo.
Trong khi một số loại hình Shoppable Content cho phép người dùng mua sắm mà không cần rời khỏi nền tảng mà họ đang trải nghiệm, đây được gọi là mua sắm xã hội hay thương mại xã hội (Social Shopping, Social Commerce).
Instagram hay TikTok là một trong những nền tảng mua sắm xã hội phổ biến nhất.
Ở không ít các trường hợp khác, khi người dùng tương tác với Shoppable Content, họ sẽ buộc phải rời khỏi nền tảng để truy cập đến một nền tảng khác, nơi họ có thể xem sản phẩm và tiến hành mua sắm nếu muốn.
Content là gì?
Content về cơ bản trong tiếng Việt có nghĩa là Nội dung, khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người.
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.
Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế, khái niệm Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.
Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.
Bạn có thể xem content là gì để tìm hiểu toàn diện về khái niệm này.
Những lợi ích chính mà Shoppable Content có thể mang lại là gì?
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao mọi người lại thích Shoppable Content. Lợi ích chính mà hình thức nội dung này mang lại là giúp bạn kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội, website hoặc blog của mình bằng cách khiến người xem nội dung mua sắm.
Shoppable Content cũng có thể giúp tiết kiệm thời gian cho người đọc, những người có thể mua sắm một thứ gì đó.
Đối với các thương hiệu muốn cải thiện trải nghiệm khách hàng và xây dựng lượng khách hàng tiềm năng, Shoppable Content hay những nội dung có thể mua sắm được là một chiến thuật thông minh.
Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên sử dụng Shoppable Content cho cá nhân hay cho thương hiệu của mình.
1. Thúc đẩy hoạt động mua sắm diễn ra nhanh hơn.
Shoppable Content có chu kỳ bán hàng ngắn hơn và từ đó cho phép thương hiệu rút ngắn các thời gian hay giai đoạn có trong hành trình khách hàng. Bạn có thể cung cấp cho người mua những gì họ muốn, khi họ thực sự muốn mua.
Khi việc ra quyết định mua sắm của khách hàng trở nên phức tạp hơn vì họ có nhiều lựa chọn hơn và có nhiều thông tin hơn, khả năng để có được doanh số sẽ càng khó hơn.
Từ góc nhìn này, việc làm cho quá trình khám phá sản phẩm ngắn lại và đơn giản hơn là một trong những chiến lược thông minh để thúc đẩy bán hàng.
Ngoài ra, khi các nền tảng như TikTok hay Facebook ngày càng cho phép người dùng mua sắm trực tiếp trong ứng dụng (in-app shopping), những gì mà Shoppable Content mạng lại là không thể phủ nhận.
2. Nhắm mục tiêu người tiêu dùng khi họ đang “lướt” nội dung.
Với tư cách là người tiêu dùng, bạn thấy rằng khi mọi người đang trải nghiệm nội dung trên các nền tảng chẳng hạn như Instagram, tâm trạng của họ nói chung là khá thoải mái và hiển nhiên là sẵn sàng khám phá và có thể mua một thứ gì đó.
Trong một cuộc khảo sát của Instagram, gần 50% số người cho biết họ mua sắm trên nền tảng này hàng tuần.
3. Nhận dữ liệu chuyên sâu.
Với các bài đăng có chứa các nội dung có thể mua sắm được tức Shoppable Content, bạn có thêm lợi ích khác là có thể thu thập được dữ liệu từ các nền tảng mà bạn đang đăng bài.
Ví dụ: nếu bạn có một bài đăng có chứa Shoppable Content trên Instagram, bạn có thể xem bài đăng đó được “đối xử” như thế nào bên cạnh các bài đăng khác, từ về phạm vi tiếp cận đến mức độ tương tác, tất cả đều có thể đo lường được.
Hootsuite hay Sprout Social là những công cụ đắc lực giúp bạn làm điều này.
4. Nội dung tốt hơn = tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Với tư cách là một Marketer hay Content Marketer, bạn hiểu rằng “Content is King”, tức nội dung là yếu tố quyết định trong mọi chiến dịch quảng cáo và marketing.
Vì đơn giản nội dung là thứ khách hàng cần (không phải bị quảng cáo hay bán hàng), nội dung tốt hơn đồng nghĩa với việc bán hàng tốt hơn.
5. Thu thập dữ liệu bằng chứng xã hội (Social Proof).
Nếu bạn đang sử dụng Shoppable Content trên các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể sử dụng những người có ảnh hương (Influencer), các đơn vị liên kết (Affiliate Marketing) hoặc các chương trình đại sứ thương hiệu để giới thiệu sản phẩm của mình.
Khi mọi người nhìn thấy những người thực sự đang sử dụng và giới thiệu một sản phẩm, họ sẽ tin tưởng sản phẩm đó nhiều hơn.
Thêm vào đó, Shoppable Content trên mạng xã hội có thêm lợi ích là phần bình luận, nơi thương hiệu có thể khuyến khích người dùng để lại các nhận xét, nó chính là thứ có sức ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua sắm của những người xem khác.
Những công cụ được sử dụng để xây dựng Shoppable Content là gì?
Để có thể đo lường và tối ưu các Shoppable Content, bạn cần những công cụ hỗ trợ, dưới đây là một số công cụ bạn có thể tham khảo.
Bạn có thể sử dụng Hootsuite để lên lịch và xuất bản các bài đăng có thể mua sắm được trên các nền tảng mạng xã hội, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Ngoài ra, Hootsuite cũng cung cấp Hootsuite Analytics và tính năng ‘Best Time to Publish’, giúp bạn tối ưu các bài đăng của mình.
Nếu bạn đang bán hàng trên mạng xã hội, rất có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía khách hàng và họ cần bạn trả lời (càng sớm càng tốt).
Thay vì bạn cần phải có nhân viên luôn luôn sẵn sàng trực tuyến để hỗ trợ họ, những gì bạn cần là một công cụ nhắn tin và trả lời tự động (chatbot).
Heyday là lựa chọn hàng đầu bạn có thể tham khảo. Heyday cũng được tích hợp với Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp và các công cụ dành riêng cho bán lẻ như Shopify.
4. Adobe Express.
Một trong những điểm khác biệt của Adobe Express là tính năng giúp bạn dễ dàng thiết kế các bài đăng trên mạng xã hội với nhiều mẫu soạn nội dung có sẵn. Adobe Express cũng có tính năng chỉnh sửa ảnh và video.
5. Brands Collab Manager.
Với tài khoản nhà sáng tạo hoặc doanh nghiệp trên Instagram, bạn có quyền truy cập vào Trình quản lý cộng tác thương hiệu (Brands Collab Manager) của Facebook.
Brands Collab Manager giúp bạn dễ dàng tìm thấy những người có ảnh hưởng phù hợp với thương hiệu của bạn và ngược lại.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Shoppable Content.
Shoppable Content là gì?
Shoppable Content (nội dung có thể mua sắm) là một hình thức Content hay chính xác là Digital Content (nội dung kỹ thuật số), trong đó người xem nội dung có thể nhấp vào (clickable) để khám phá và tiến hành mua sắm (Shopping).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngoài Vietcombank, Viettel, Top 5 nơi làm việc được đánh giá “tốt nhất Việt Nam” năm nay được áp đảo bởi các công ty đa quốc gia như Abbott, Nestlé và Suntory Pepsico. Dưới đây là Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2022.
Tối 9/11, Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage vừa công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2022. Đây cũng là mùa thứ 9 đơn vị này công bố danh sách này.
Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2022
Theo đó, từ vị trí thứ tư của năm ngoái, Abbott Laboratories GmbH bứt phá lên vị trí dẫn đầu. Bốn doanh nghiệp kế tiếp nằm trong top 5 gồm: gã khổng lồ ngành F&B Nestlé Việt Nam, ngân hàng Vietcombank, Viettel, Suntory PepsiCo Việt Nam – đơn vị đã tăng 20 bậc trong bảng xếp hạng so với năm ngoái.
Năm nay, có thêm những doanh nghiệp lần đầu vào danh sách như Công Ty TNHH Pernod Ricard Việt Nam; Home Credit Việt Nam; VietinBank; Công ty cổ phần Dược Hậu Giang…
Khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022 được Anphabe thực hiện từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay, với sự tham gia bình chọn của 57.939 người đi làm, 515 công ty.
Ngoài ra, đơn vị này còn có các khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu với khoảng 150 lãnh đạo và quản lý nhân sự ở 20 ngành nghề chính.
Khảo sát và chương trình vinh danh được sự bảo trợ của liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI. Phương thức khảo sát và xếp hạng được thực hiện độc lập và có bên thứ 3 là công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới tại Việt Nam là INTAGE kiểm chứng để đảm bảo tính khách quan của giải thưởng.
Kết quả khảo sát năm nay cũng ghi nhận, hoạt động doanh nghiệp còn khó khăn nhưng họ đã cải thiện thu nhập của nhân viên.
Tính tới tháng 9, có 56% người lao động được tăng lương, 38% giữ nguyên, chỉ 6% bị giảm lương hoặc thu nhập không ổn định.
Đây là con số có nhiều thay đổi khi năm 2021 chỉ 35% người lao động được tăng lương, số bị giảm lương hoặc lương không ổn định lên tới 15%.
Cùng đó, khảo sát nhân sự của Anphabe với các giám đốc Nhân sự cũng dự báo mức tăng lương trung bình cho năm 2023 là 12%.
Ngoài thu nhập từ lương, năm 2022, các doanh nghiệp đã cố gắng để người lao động được nhận khoản thưởng cho thành tích của 2021 (cứ 10 người tham gia khảo sát có 9 người cho biết nhận thưởng). Trong đó, gần 70% được nhận mức thưởng như dự kiến hoặc cao hơn, trung bình 1,4 tháng lương.
Bên cạnh các tín hiệu tích cực từ lương thưởng, thu nhập, khảo sát của Anphabe còn cho thấy, tình trạng người lao động gặp khó trong quá trình làm việc. Theo khảo sát, 42% người đi làm đang trong trạng thái mệt mỏi, chán nản (stress).
Trong đó, nhóm quản lý cấp trung, nhóm nhân viên có thâm niên từ 2-5 năm đang áp lực nhất. Ngành sản xuất, vật liệu xây dựng và ngân hàng là 2 ngành có lượng nhân viên stress đông nhất, tiếp theo là các ngành dược, chăm sóc sức khỏe và xây dựng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các vấn đề liên quan đến tài chính và gia đình, tính chất công việc, môi trường làm việc và quan hệ công sở.
Đặc biệt, với nhóm nhân viên mới dễ hoang mang khi thiếu định hướng nghề nghiệp, nhóm nhân sự cấp trung thường có áp lực vì quy trình làm việc phức tạp. Còn với nhóm quản lý cấp cao mệt mỏi vì phải thích ứng với quá nhiều thay đổi trong tổ chức.
Theo Anphabe, thực trạng stress tăng cao, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng nguồn nhân lực nên doanh nghiệp cần nghiêm túc xem xét lại chính sách chăm lo an sinh cho nhân viên trong thời gian tới.
Anphabe là công ty cung cấp các giải pháp nhà tuyển dụng, đại diện phát triển thị trường Việt Nam cho Workplace from Meta và LinkedIn. Nhãn hiệu “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” được Anphabe đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ từ 2018.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chỉ vài giờ sau khi Twitter ra mắt dấu tick xám (Tiwitter Official) đối với các tài khoản chính phủ, các công ty và hãng truyền thông lớn, Elon Musk vừa thông báo đã khai tử nó.
Twitter đã chính thức khai tử dấu tick xám vừa mới ra mắt
Sau khi thâu tóm Twitter, Elon Musk đã thực hiện một loạt cải cách hành chính cũng như đưa ra quy tắc mới của nền tảng mạng xã hội này.
Mới đây nhất, ngày 9-11, Sếp Twitter đã ra mắt dấu tick xám (Twitter Official) đóng vai trò xác nhận chính chủ đối với các tài khoản chính phủ, các công ty và hãng truyền thông lớn.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các dấu tick xám này đã biến mất.
Trong dòng chia sẻ trên tài khoản cá nhân sau động thái trên, Sếp Twitter viết: “Tôi vừa khai tử nó (dấu tick xám)”.
Elon Musk cho biết thêm trong vài tháng tới, Twitter sẽ liên tục có những điều chỉnh để mang lại trải nghiệm tốt hơn và an toàn hơn cho người dùng.
Ông cũng tìm cách trấn an các nhà quảng cáo trên Twitter rằng các động thái cải cách nền tảng mạng xã hội này sẽ không gây tổn hại thương hiệu của các công ty.
Trong cuộc thảo luận kéo dài 1 giờ với các nhà quảng cáo và được phát trực tiếp trên Twitter, ông Musk cho biết việc ông cho xóa dấu tick xám ngay sau khi ra mắt vì nó là “thảm họa thẩm mỹ” về hình thức, đồng thời tạo ra một hệ thống phân chia 2 thứ hạng, trong khi “không giải quyết được vấn đề cốt lõi”.
Trước đó, trong khuôn khổ cải cách Twitter, ông Musk công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và điều chỉnh các quy tắc vận hành của nền tảng mạng xã hội này.
Cụ thể người dùng Twitter phải trả 7,99 USD/tháng để được xác nhận tài khoản chính chủ thông qua dấu tick xanh nổi tiếng của mạng xã hội này.
Nguồn thu này bù đắp doanh thu hao hụt của Twitter khi ông Musk có chiến lược giảm sự phụ thuộc của mạng xã hội này vào quảng cáo.
Tuần trước, Twitter thông báo sẽ sa thải 50% trong tổng sống 7.500 nhân viên – giải pháp ông Musk cho là cần thiết khi doanh thu của Twitter sụt giảm 4 triệu USD/ngày.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào các hoạt động Marketing, tuy nhiên các kết quả có được, đã đến lúc bạn cần sử dụng những cách thức tiếp cận mới.
Làm mới các hoạt động Marketing với một vài cách đơn giản
Với tư cách là một marketer, bạn có đang tập trung vào Content Marketing hay không, bạn có đang cung cấp thông tin hay nội dung có giá trị hơn là tấn công khách hàng bằng “quảng cáo” không?
Theo cách các thương hiệu lớn như Apple, Starbucks, Ikea hay Nike đã chứng minh, đây là một trong những phương thức làm marketing hiệu quả nhất.
Content Marketing đơn giản là sự kết hợp giữa Content và Marketing, và bạn cũng có thể gọi nó là “marketing tương tác” khi mục tiêu chính của nó không phải là bán hàng mà là “tương tác”.
Một lần nữa, trong vai trò là một marketer, có lẽ bạn cũng dã biết về quy tắc “7 lân”, khái niệm cho rằng, khách hàng hay đối tượng mục tiêu sẽ chỉ chú ý đến thương hiệu khi bạn xuất hiện trước mắt họ ít nhất 7 lần (kèm theo trong một khoảng thời gian nhất định).
Trong thế giới VUCA ngày nay, khi tất cả chúng ta đều bị tấn công hàng loạt các quảng cáo với tần suất đến mức không tưởng, con số 7 thậm chí còn là quá ít.
Nếu bạn đang tận dụng các chiến lược nói trên một cách hiệu quả cùng với đó là không ngừng tương tác với khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào của họ trong hành trình khách hàng (Customer Journey), các hoạt động marketing về cơ bản là khó thất bại.
Trừ khi thương hiệu của bạn quá nhàm chán để tương tác.
Trong bối cảnh khá “ồn ào” này. Trừ khi thương hiệu thực sự để lại một dấu ấn gì đó đủ lớn (và thường xuyên), việc khiến đối tượng mục tiêu chú ý và tương tác hầu như là điều không thể hoặc rất khó diễn ra.
Dưới đây là một số cách thức mà bạn có thể cân nhắc cho thương hiệu của mình.
1. Tập trung vào nỗi đau lớn nhất của khách hàng.
Dù cho sản phẩm của bạn là gì và bạn đang kinh doanh trong ngành hàng nào, dù là F&B hay Retail, khách hàng tiềm năng của bạn vẫn có hàng tá vấn đề mà họ phải giải quyết.
Tuy nhiên, trong vô số các vấn đề đó, đâu là nỗi đau (painpoint) lớn nhất hoặc điều gì khiến họ có động lực và phấn khích nhất để phải hành đông?
Để có thể nổi bật hơn, tất cả các hoạt động marketing của bạn nên tập trung vào những điều này thay vì là tập trung một cách mờ nhạt vào tất cả mọi thứ.
Trong khi bạn có thể thu thập được rất nhiều các dữ liệu khác nhau từ CRM hay từ chính website của mình (thông qua Google Analytics), trừ khi bạn kết nối tất cả những thông tin này tới nỗi đau của khách hàng, cộng đồng của bạn sẽ dường như rất thờ ơ.
2. Tận dụng các điểm nhấn đặc biệt.
Với sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội cùng với đó là xu hướng video ngắn diễn ra mạnh mẽ với Gen Z, bất kể bạn nỗ lực như thế nào trong marketing, họ sẽ “bỏ qua” thương hiệu của bạn nếu bạn không thể gây được sự chú ý từ những giây đầu tiên.
Một điểm nhấn đặc biệt chính là những gì mà khi khách hàng nhìn thấy nó, họ “phải” cuộn tiếp để khám phá, bạn sẽ cần phải nghiên cứu thị trường nhiều hơn và có được nhiều insights hơn từ khách hàng mới có thể làm được điều này.
3. Cần thể hiện rõ nét hơn về tính cách của thương hiệu (Brand Personality).
Là một người có kiến thức về thương hiệu, bạn hiểu rằng, thương hiệu là tổng hoà của một loạt nhiều các giá trị hay tài sản khác nhau như tính cách thương hiệu, độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Một người dùng hay khách hàng chỉ thực sự tương tác (sâu) với một thương hiệu nào đó nếu họ biết và hiểu đủ sâu về thương hiệu.
Cũng tương tự như cách bạn tương tác với người khác, bạn chỉ thực sự “mở lòng” với người đối diện khi bạn hiểu họ (và họ cũng vậy), mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng về bản chất cũng hoạt động theo cách thức này.
Nhiệm vụ của bạn giở đây là thể hiện rõ những cá tính hay tính cách của thương hiệu với khách hàng và dĩ nhiên, những tính cách này phải có sự đồng điệu với tính cách của các khách hàng mục tiêu có trong phân khúc thị trường mà thương hiệu đang nhắm tới.
Dù bạn là tín đồ của thể thao, yêu thích sự mạo hiểm hay luôn mong muốn khám phá một điều gì đó mới, hãy cho khách hàng của bạn thấy điều này.
4. Tối ưu cách sử dụng ngôn từ.
Trừ khi phân khúc thị trường mục tiêu (Market Segment) của doanh nghiệp là toàn bộ thị trường hay đơn giản là bạn đang muốn bán hàng cho tất cả mọi người (điều thường rất hiếm khi xảy ra), khi bạn chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng mục tiêu nhất định, bạn cần hiểu và sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
Nói cách khác, khách hàng không cần hiểu những thuật ngữ chuyên môn hay những thứ mà chỉ có bạn mới thích và hiểu.
Nếu khách hàng của bạn đang hứng thứ với một phong cách viết hay meme nào đó, đừng ngại tận dụng nó.
5. Tận dụng kỹ thuật kể chuyện – Storytelling.
Nếu đến thời điểm hiện tại mà bạn vẫn chưa biết đến thuật ngữ storytelling hay chỉ nghe nói thoáng qua về nó, đây là lúc bạn cần tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể xem storytelling là gì để có những góc nhìn đầy đủ nhất về khái niệm này.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các câu chuyện (stories) là một trong những cách thức hiệu quả nhất để tương tác với não bộ, con người về bản chất là thích ghi nhận thông tin theo hướng câu chuyện có logic hơn là những thông tin rời rạc.
Thay vì sử dụng các sự kiện hay số liệu khô khan, bạn có thể biến nó thành các câu chuyện gắn liền với cuộc sống của khách hàng mục tiêu của mình và hiển nhiên không thể không có “bóng dáng” của thương hiệu.
Ở nhiều khía cạnh marketing khác, bạn có thể sử dụng câu chuyện thay vì chỉ là các thông tin đơn thuần, hay trong trường hợp bạn truyền tải thông tin, thì đằng sau nó (liên kết lại) vẫn phải là một câu chuyện.
Khi tiến hành xây dựng các câu chuyện, 5Es là công thức dành cho bạn. 5Es là từ được viết tắt từ Educate (giáo dục và hướng dẫn khách hàng), Entertain (hãy giải trí họ), Excite (có gì đó mới mẻ hay hào hứng), Engage (khuyến khích khách hàng tương tác hay có lý do để họ phải tương tác) và Enthusiasm (thương hiệu cần phải là nguồn năng lượng cho khách hàng).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer