Skip to main content

Thẻ: marketing

Tối ưu doanh số bán hàng trên Instagram trong 2022 với một vài chiến thuật đơn giản

Tham khảo một số chiến thuật đơn giản mà người làm marketing có thể sử dụng để tối ưu doanh số bán hàng trên Instagram vào năm 2022.

bán hàng trên Instagram trong 2022
Một vài chiến thuật để tối ưu doanh số bán hàng trên Instagram 2022

Với hơn 1.5 tỷ người dùng và gần 3 tỷ lượt truy cập mỗi tháng tính đến năm 2022, Instagram là mạng xã hội lớn thứ 3 toàn cầu sau Facebook và YouTube.

Điều này mang đến những tiềm năng bán hàng vô cùng lớn, đặc biệt là nếu thương hiệu đang tập trung vào Gen Z.

Dưới đây là một số chiến thuật mà Marketer có thể tham khảo.

Chia sẻ những câu chuyện chân thực.

Nếu bạn cập nhật thường xuyên các nội dung mà MarketingTrips đã đề cập trong thời gian gần đây về các cách thức làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội, tính chân thực là chìa khoá.

Từ các nền tảng mạng xã hội như TikTok đến Instagram, khi phần lớn người dùng (hơn 70%) là Gen Z, những người luôn mong muốn nhận được những câu chuyện thực từ thương hiệu, không quá trau chuốt, không “quảng cáo” quá mức, những giọng điệu hay tính chân thực của thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Để có thể thúc đẩy khả năng tương tác với thương hiệu, người làm marketing nên hạn chế việc chỉnh sửa (filter, edit), thêm hiệu ứng và hơn thế nữa vào các nội dung quảng cáo hay thông điệp liên quan đến thương hiệu.

Trong thế giới kỹ thuật số mới, mọi người phản ứng tích cực hơn với tính xác thực (Authentic Marketing) và mong muốn những gì thương hiệu chia sẻ là có cơ sở.

Kết hợp hài hoà giữa nội dung tự nhiên (Organic) với nội dung có trả phí (Paid).

Đối với hầu hết các chiến lược tiếp cận trên Social Media, cho dù là phát triển thông qua các nội dung tự nhiên hay sử dụng quảng cáo – chúng đều có những điểm ưu điểm và hạn chế riêng. Chìa khoá ở đây là sự kết hợp hài hoà giữa cả hai.

Trên Instagram hay bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác, qua thời gian, các thuật toán sẽ tìm cách để hạn chế mức độ tiếp cận của các bài đăng tự nhiên (để thương hiệu có thể quảng cáo nhiều hơn) điều này khiến cho việc quảng cáo các nội dung gần như là mang tính bắt buộc.

Phạm vi tiếp cận quảng cáo của Instagram đã vượt xa Facebook trong những năm gần đây, trong khi Facebook chỉ tăng khoảng 6,5% trong năm nay, Instagram đã tăng tới 20,5%.

Để có thể tối đa hoá phạm vi tiếp cận nhưng lại không khiến khách hàng “mệt mỏi” với nhiều các nội dung quảng cáo, thương hiệu nên kết hợp một cách hài hoà giữa các nội dung tự nhiên và nội dung được hỗ trợ bởi quảng cáo.

Với các bài đăng tự nhiên, thương hiệu nên coi đây là cách để “giáo dục” khách hàng (một cách thường xuyên) hay tạo ra các hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngược lại với các bài đăng quảng cáo, thương hiệu nên tập trung vào các điểm bán hàng, các USP của sản phẩm và hơn thế nữa để thúc đẩy nhu cầu của khách hàng.

Tập trung tối ưu hóa chuyển đổi.

Để chạy quảng cáo thành công trên mạng xã hội, điều quan trọng là thương hiệu phải biết cách để tối ưu hóa chuyển đổi – chuyển đổi đó có thể là bất kỳ mục tiêu nào của doanh nghiệp đối với một chiến dịch cụ thể.

Từ các lượt nhấp chuột vào website, mua hàng đến hành động đăng ký tư vấn đều có thể là mục tiêu chuyển đổi của doanh nghiệp.

Để có thể tối đa hoá chuyển đổi, đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định và thiết lập mục tiêu chuyển đổi cùng với đó là cách để theo dõi chuyển đổi (có thể sử dụng Facebook Pixel).

Thứ hai, bạn cũng cần sử dụng chiến thuật thử nghiệm đa biến (A/B Testing) để kiểm tra mức độ hiệu quả của các mẫu quảng cáo cũng như Trang đích (Landing Page) khác nhau.

Tối ưu chuyển đổi không phải là một hành động được thực hiện vào một thời điểm nào đó mà nó cần được xem xét trên toàn bộ hành trình của khách hàng, từ lúc khách hàng tương tác với thương hiệu, truy cập website đến ra quyết định (từ chối hoặc mua hàng).

Một sai lầm thường thấy của các doanh nghiệp đó là họ theo đuổi và tập trung quá nhiều vào đối thủ cạnh tranh, thay vì là vào những điểm khác biệt đích thực và duy nhất của họ, thứ có thể giúp họ trở nên khác biệt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Data Storytelling: Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu bằng dữ liệu

Khi các nền tảng mạng xã hội trở nên đông đúc hơn, nhiều thương hiệu hơn đang ngày đêm thúc đẩy quảng cáo với mục tiêu tiếp cận khách hàng tiềm năng, điều gì khiến thương hiệu của bạn trở nên khác biệt so với số còn lại, Data Storytelling có thể là giải pháp bạn nên thử.

Data Storytelling: Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu bằng dữ liệu
Data Storytelling: Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu bằng dữ liệu

Trong thế giới làm marketing nói chung, các phương thức tiếp cận khách hàng sẽ luôn luôn thay đổi, sẽ không có một giải pháp nào là đúng mãi mãi hay cũng không có một chiến lược nào là có thể áp dụng nhiều doanh nghiệp.

Tuỳ vào từng bối cảnh khác nhau, marketer cần xây dựng cho mình những cách tiếp cận riêng và Data Storytelling là một trong số đó.

Data Storytelling là gì?

Data Storytelling có nghĩa là kể chuyện bằng dữ liệu. Về mặt tổng thể, Data Storytelling là một chiến thuật Storytelling vốn có rất nhiều cách thức tiếp cận khác nhau, bạn có thể xem storytelling là gì để hiểu toàn diện về khái niệm này.

Nói một cách dễ hiểu, Data Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan theo lối tường thuật và dẫn dắt thông qua dữ liệu (Data) từ đó giúp đối tượng mục tiêu có thể hiểu về chủ đề nội dung hay thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải một cách dễ và sâu nhất.

Dữ liệu được sử dụng trong các câu chuyện (Story) có thể là các dữ liệu mà thương hiệu có được hoặc cũng sắp xếp lại các dữ liệu có sẵn từ các công ty nghiên cứu thị trường như Nielsen, Gartner Research hay Kantar.

Dưới đây là một số bước đơn giản để bạn có thể bắt đầu xây dựng các câu chuyện thương hiệu cho riêng mình bằng cách sử dụng dữ liệu.

Nghiên cứu một chủ đề nội dung cụ thể.

Dù cho thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, bạn cũng phải bắt đầu xây dựng câu chuyện với một chủ đề nội dung cụ thể.

Hiện có rất nhiều công cụ khác nhau giúp bạn tìm ra các chủ đề nội dung (Content Topic) này chẳng hạn như Google Trends, Google Keyword Planner, Google News, kiểm tra các thẻ hashtag trên các nền tảng mạng xã hội, hay thậm chí đơn giản là kiểm tra từ chính tài khoản Google Anaytics của bạn.

Mục tiêu của bạn trong giai đoạn này là xác định các xu hướng, các chủ đề hay các từ khoá đang được nhiều nhiều người quan tâm nhất.

Vì thông thường, mỗi chủ đề hay xu hướng chỉ nổi lên trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, bạn cần chọn đúng thời điểm khi mọi thứ vừa mới bắt đầu.

Hình thành một giả thuyết nào đó.

Sau khi bạn tổng hợp được các chủ đề hay ý tưởng cho câu chuyện của mình, bạn cần ghi chú lại những điểm chính, những dữ liệu hay quan điểm từ các nội dung hiện có.

Sau đó, nhiệm vụ của bạn là mở rộng chủ đề này bằng các nội dung liên quan hay nói cách khác, bạn giúp lấp đầy những khoảng trống nội dung còn chưa được thoả mãn.

Một giả thuyết độc đáo và thú vị sẽ được hình thành và bạn cần phải tiến hành kiểm chứng nó bằng một cuộc thăm dò ý kiến hay nghiên cứu thị trường nào đó.

Tạo một cuộc khảo sát.

Tiếp theo, bạn cần lập danh sách các câu hỏi và câu trả lời, những thứ sẽ giúp khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết ban đầu mà bạn đã có. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các câu hỏi mới để làm rõ chủ đề chính.

Thông qua các hình thức khảo sát khác nhau từ các công cụ trực tuyến hoặc ngoại tuyến, bạn sẽ hướng dẫn những người tham gia khảo sát để lại các nội dung hay phản hồi với các câu hỏi tương ứng.

Để cho dữ liệu được khách quan, bạn cũng cần đa dạng nhóm đối tượng (mẫu) và mở rộng số lượng người tham dự trả lời khảo sát.

Trong khi 100 hay 200 kết quả có thể chưa đánh giá được vấn đề, 500 đến 1000 người khảo sát có thể khiến dữ liệu của bạn đáng tin hơn.

Phân tích dữ liệu.

Sau khi đã có được dữ liệu, bạn sẽ bắt đầu phân tích các dữ liệu này.

Cũng như vô số cách thức phân tích dữ liệu nghiên cứu thị trường khác, bạn cũng nên phân loại câu trả lời theo những trường khác nhau chẳng hạn như độ tuổi, khu vực hay giới tính…để xem liệu các phản hồi có khác nhau từ những nhóm người khác nhau hay không.

Vẽ biểu đồ trực quan hoá cho dữ liệu.

Một câu chuyện dữ liệu hay chiến thuật Data Storytelling sẽ không hoàn chỉnh nếu không có biểu đồ hay đồ thị để trực quan hóa các thông tin được đưa ra.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Charts hoặc Infogram để nhanh chóng tạo ra các hình ảnh trực quan hấp dẫn, sau đó nhúng chúng vào câu chuyện của mình.

Viết nội dung và xuất bản câu chuyện.

Bước cuối cùng, cũng là bước quyết định đó là bạn bắt đầu viết chi tiết về những gì dữ liệu đã tiết lộ – và tại sao dữ liệu đó lại quan trọng (với đối tượng mục tiêu hoặc cộng đồng).

Xuất bản câu chuyện và tìm cách phân phối nó.

Cũng như các cách thức marketing khác, trừ khi bạn đang là một thương hiệu lớn (Top of Mind) câu chuyện của bạn sẽ khó tiếp cận được đối tượng mục tiêu hay ít có sức ảnh hưởng nếu nó không được quảng cáo hay PR.

Bạn có thể đăng lên các nền tảng sẵn có của thương hiệu và bắt đầu đẩy nó đi hoặc bạn cũng có thể hợp tác với các đơn vị báo chí khác để lan truyền câu chuyện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Direct Marketing là gì? Kiến thức nền tảng của Marketing Trực tiếp

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức nền tảng của Direct Marketing (Marketing trực tiếp) như: Direct Marketing là gì, chiến lược thực thi Direct Marketing như thế nào, lợi ích của Direct Marketing là gì và hơn thế nữa.

direct marketing là gì
Direct Marketing là gì? Khái niệm và Chiến lược triển khai

Direct Marketing là gì? Direct Marketing đơn giản là một hình thức Marketing trực tiếp đến người tiêu dùng. Xét về khía cạnh tổng thể, Marketing là một trong những ngành nghề có tính biến động rất cao, tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức tiếp cận Marketing khác nhau và Direct Marketing cũng vậy.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Direct Marketing là gì?
  • Marketing là gì?
  • Một số nhận định sai lầm về Direct Marketing.
  • Direct Marketing và bán hàng cá nhân.
  • Ưu điểm và nhược điểm của Direct Marketing.
  • Các hình thức chính có trong Direct Marketing là gì?
  • Một số ví dụ về hình thức Direct Marketing.
  • FQAs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Direct Marketing.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Direct Marketing là gì?

Direct Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là Marketing trực tiếp hoặc Tiếp thị trực tiếp.

Direct Marketing là một phương thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp truyền tải thông điệp trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân thay vì là thông qua một đơn vị (phân phối) trung gian.

Với Direct Marketing, các nội dung hay thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của doanh nghiệp sẽ được truyền thẳng đến những khách hàng mục tiêu, là những người có nhu cầu hay có tiềm năng mua sản phẩm là cao nhất.

Các phương tiện hay hệ thống truyền tải phổ biến thường được sử dụng trong Direct Marketing là email, social media (có nhắm mục tiêu), nhắn tin qua điện thoại di động, tờ rơi, Catalogs sản phẩm và hơn thế nữa.

Một điểm khác để phân biệt khái niệm Direct Marketing với các hình thức khác đó là, Direct Marketing gắn liền với việc “nhắm mục tiêu cụ thể có chủ đích” (về người nhận thông điệp), điều này về bản chất là ngược lại với các hình thức truyền thông đại chúng (Mass Media, Mass Marketing) khác.

Marketing là gì?

Như đã đề cập ở trên, cũng như vô số các hình thức tiếp cận marketing khác, Direct Marketing là một phần của khái niệm rộng lớn hơn là marketing hay ngành marketing.

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến khác (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân…).

Để có thể hiểu đầy đủ nhất về thuật ngữ marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Một số nhận định sai lầm về Direct Marketing.

Mặc dù khó có thể nhận định hay cho rằng một khái niệm hay thuật ngữ nào đó trong ngành marketing là đúng hoàn toàn, tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là không có những phát biểu hay nhận định sai.

Ví dụ trong khi bạn có thể định nghĩa Branding theo một nghĩa nào đó, tuy nhiên, Branding không phải là Brand hay Branding Building, và với Direct Marketing cũng vậy.

Dưới đây là một số nhận định chưa đúng đắn về thuật ngữ này.

Direct Marketing là hình thức marketing đến từng cá nhân khách hàng (1-1).

Theo định nghĩa ở trên (và cũng theo đúng từ ngữ “Direct”), Direct Marketing không bao hàm ý nghĩa là đến từng người một hay từng cá nhân cụ thể mà là trực tiếp đến người tiêu dùng mà không cần một (người vận chuyển) trung gian nào đó.

Trong khi thương hiệu vẫn có thể truyền tải thông điệp trực tiếp đến từng cá nhân khách hàng, các hình thức Direct Marketing khác như quảng cáo được nhắm mục tiêu (theo từng nhóm người dùng cụ thể) lại không mang ý nghĩa “từng người”.

Direct Marketing là một hình thức bán hàng trực tiếp.

Sẽ được đề cập chi tiết hơn trong các phần tiếp theo, Direct Marketing là một phần của marketing và do đó hiển nhiên nó không thể là hình thức bán hàng hay bán hàng trực tiếp (Direct Selling) được.

Mặc dù mục đích cuối cùng của mọi hình thức marketing cũng đều là bán hàng nhưng nó không có nghĩa là marketing là bán hàng (Sales).

Ngoài ra, trong khi thương hiệu cũng hoàn toàn có thể bán hàng thông qua các hình thức trực tiếp hay vận dụng Direct Marketing để gián tiếp bán hàng, điều này cũng không làm cho việc bán hàng trực tiếp chính là Direct Marketing.

Direct Marketing và bán hàng cá nhân.

Direct Marketing và bán hàng cá nhân.
Direct Marketing và bán hàng cá nhân.

Ở khía cạnh tổng thể, mặc dù Direct Marketing và bán hàng cá nhân có thể nằm độc lập, tức doanh nghiệp có thể thực thi nó một cách riêng lẻ, trong mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), cả Direct Marketing và bán hàng cá nhân (Personal Selling) đều thuộc “P4” là Promotion, có nghĩa là Xúc tiến, khái niệm đề cập đến tất cả các nỗ lực của thương hiệu hay của người làm marketing với mục tiêu là thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ở khía cạnh độc lập, Direct Marketing như đã đề cập ở trên, là một phương thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp truyền tải thông điệp trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân thay vì là thông qua một đơn vị (phân phối) trung gian.

Ngược lại, bán hàng cá nhân bao hàm các hoạt động bán hàng (Sales) trực tiếp đến người tiêu dùng, tức những gì mà thương hiệu đề cập với khách hàng ở đây là giá cá, sản phẩm, chiết khấu hay khuyến mãi (nếu có) và hơn thế nữa.

Direct Marketing thường hướng đến các mục tiêu rộng hơn (ví dụ liên quan đến thương hiệu) chứ không chỉ là bán hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của Direct Marketing.

Cũng tương tự các hình thức marketing khác như influencer marketing hay inbound marketing, Direct Marketing cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm chính.

Ưu điểm của Direct Marketing là gì?

  • Tiết kiệm ngân sách marketing: Vì là nhắm mục tiêu trực tiếp và cụ thể đến từng cá nhân hoặc từng nhóm người tiêu dùng cụ thể, Direct Marketing tỏ ra khá tiết kiệm chi phí khi doanh nghiệp không cần phải tốn kém chi phí để tiếp cận những người không tiềm năng (hay thậm chí là không liên quan). Điều này ngược lại những gì mà marketing đại chúng thể hiện.
  • Cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn: Cũng tương tự như cách tiếp cận ở trên, vì Direct Marketing chỉ nhắm mục tiêu đến những người mà họ “biết” hay truyền tải những thông điệp cụ thể gắn liền với từng nhóm người dùng, mức độ liên quan giữa thương hiệu và khách hàng thường là cao nhất, điều này cuối cùng dẫn đến việc là doanh nghiệp có thể chuyển đổi khách hàng với tỷ lệ cao nhất.
  • Linh hoạt và cũng có thể mở rộng quy mô: Với Direct Marketing, khi thương hiệu hay marketer có thể chủ động tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi nào tiện lợi, điều này về cơ bản là có lợi cho cả khách hàng lẫn thương hiệu. Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ như các nền tảng quản trị khách hàng (CRM) hay các nền tảng quảng cáo có hỗ trợ nhắm mục tiêu như Facebook hay Google, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng mở rộng quy mô của chiến dịch.
  • Xây dựng lòng trung thành giữa khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) tốt hơn: Điều này rất dễ hiểu, khi thương hiệu tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để hiểu và đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của họ. Khách hàng sẽ yêu thích thương hiệu hơn khi họ được quan tâm nhiều hơn.

Nhược điểm của Direct Marketing là gì?

Về cơ bản, những gì mà Direct Marketing thể hiện sức mạnh cũng chính là điểm yếu của nó ở khía cạnh ngược lại.

  • Giới hạn phạm vi tiếp cận: Vì thương hiệu chỉ chủ động tiếp cận những khách hàng có nhu cầu mua cao nhất (theo cách nhìn nhận và đánh giá của thương hiệu), điều này làm cho khả năng tiếp cận khách hàng (mới) bị hạn chế. Thương hiệu có thể bỏ qua rất nhiều khách hàng tiềm năng, những người thậm chí còn có thể mua sản phẩm nhiều hơn (CLV) so với các khách hàng có trong tệp khách hàng trực tiếp.
  • Khó xây dựng thương hiệu: Như là điều tất yếu, khi doanh nghiệp chỉ tương tác với người tiêu dùng trong một phạm vi chặt và hẹp, điều này cuối cùng sẽ ít giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn.
  • Khó tăng trưởng: Mặc dù việc tỷ lệ chuyển đổi hay bán hàng có thể cao hơn, tuy nhiên về trong dài hạn, doanh nghiệp có thể khó tăng trưởng và giành được thị phần hơn so với các đối thủ luôn tìm cách tiếp cận rộng hơn đến khách hàng hay thị trường.

Các kiểu hay hình thức chính có trong Direct Marketing là gì?

Các kiểu hay hình thức chính có trong Direct Marketing là gì?
Các kiểu hay hình thức chính có trong Direct Marketing là gì?

Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể là gì mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức Direct Marketing khác nhau từ danh sách dưới đây.

  • Brochures: Là những tập tài liệu hay nội dung marketing và kinh doanh có chứa đầy đủ các thông tin về sản phẩm, các điểm nổi bật của sản phẩm (USP) giúp khách hàng hiểu và lựa chọn các sản phẩm.
  • Catalogs: Một danh mục chi tiết về sản phẩm, tập trung phân tích từng khía cạnh hay chức năng của sản phẩm, giúp khách hàng hiểu tường tận về sản phẩm và dịch vụ.
  • Fliers: Cũng có phần tương tự như Brochures nhưng thường được thiết kế đơn giản hơn và cụ thể hơn (vào từng sản phẩm hoặc tính năng).
  • Newsletters: Nếu doanh nghiệp thường xuyên có các tin tức về ngành, sản phẩm hay xu hướng mà khách hàng có thể muốn nhận và quan tâm, hãy coi đây là một công cụ để làm Direct Marketing.
  • Post cards: Là những danh thiếp nhỏ (cầm tay) mà thương hiệu có thể sử dụng để giao tiếp với khách hàng của mình. Tuỳ vào từng nhóm khách hàng khác nhau, thương hiệu có thể thiết kế những Post cards với các nội dung khác nhau.
  • Coupons: Chính là những phiếu mua hàng giảm giá. Doanh nghiệp có thể thiết kế những thông điệp thương hiệu hay sử dụng chính các Coupons để khiến hay thúc đẩy khách hàng thực hiện một hành động gì đó (Ví dụ như là đăng ký thành viên hay mua hàng).
  • Emails: Là một trong những hình thức rất phổ biến trong ngành marketing nói chung và digital marketing nói riêng. Từ sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, thương hiệu giờ đây có thể cá nhân hoá thông điệp và gửi đến từng cá nhân cụ thể (bên cạnh việc gửi theo nhóm hay phân khúc khách hàng).
  • Targeted online display ads: Như đã phân tích ở trên, một điểm nhận diện Direct Marketing đó là khả năng nhắm mục tiêu đến từng cá nhân hoặc nhóm khách hàng cụ thể. Bạn có thể sử dụng quảng cáo trên Facebook hay quảng cáo trên TikTok để truyền tải và tương tác trực tiếp với khách hàng.
  • Phone calls: Ngoài việc sử dụng cuộc gọi để chăm sóc khách hàng đơn thuần, thương hiệu có thể xem đây là một hình thức Direct Marketing khi sử dụng nó để quảng cáo, thông báo các chương trình khuyến mãi, giới thiệu các chương trình tri ân khách hàng, để khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng và hơn thế nữa.
  • Text messages: Cuối cùng, thông qua các tin nhắn, và thường là tin nhắn có thương hiệu (Brand Messages), doanh nghiệp cũng có thể gửi bất cứ thông điệp nào đến khách hàng của mình (theo danh sách khách hàng sẵn có).

Một số ví dụ về hình thức Direct Marketing.

Từ các phương thức Direct Marketing ở trên, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hoạt động này trong thực tế cuộc sống hằng ngày, ví dụ như:

  • Sau khi bạn mua một sản phẩm nào đó, một thương hiệu A có thể chủ động mời bản xem và dùng thử các sản phẩm tương tự qua email hay số điện thoại có trong phần thông tin mua hàng của bạn.
  • Để có thể có được danh sách khách hàng tiềm năng và sau đó sử dụng trong cho Direct Marketing, một thương hiệu B đã chạy chương trình thúc đẩy khách hàng đăng ký email để nhận tin tức về khuyến mãi hay các đợt giảm giá.

FQAs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Direct Marketing.

  • Direct Marketing Tools là gì?

Chính là các hình thức hay phương tiện (media) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để triển khai các chiến dịch Direct Marketing (như đã phân tích ở trên).

  • Direct Marketing Strategy là gì?

Cũng như bất kỳ khái niệm chiến lược hay Strategy nào khác, Direct Marketing Strategy đề cập đến các định hướng, phương thức tiếp cận (thường là dài hạn), mục tiêu cần đạt được, cũng như các kế hoạch hành động cụ thể mà họ cần làm với Direct Marketing.

Kết luận.

Với tư cách là một người làm marketing trong một bối cảnh khi mà người tiêu dùng không ngừng thay đổi sở thích, hành vi và cách thức họ muốn tương tác với thương hiệu, bạn luôn cần phải nắm bắt và cập nhật tất cả các phương thức marketing mới chẳng hạn như Direct Marketing.

Bằng cách hiểu Direct Marketing là gì hay doanh nghiệp nên sử dụng hình thức nào cho phù hợp, bạn có nhiều cơ hội hơn để thành công trong marketing và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Disruptive Marketing là gì? Thấu hiểu khái niệm Marketing Disruption

Cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ mang tính chiến lược của marketing và kinh doanh đó là Disruptive Marketing: Disruptive Marketing là gì, xây dựng chiến lược Disruptive Marketing ra sao và hơn thế nữa.

disruptive marketing là gì
Disruptive Marketing là gì? Thấu hiểu khái niệm Marketing Disruption

Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng hơn, ít trung thành hơn, cùng với đó là sự ảnh hưởng vô cùng lớn của yếu tố công nghệ, các doanh nghiệp mặc dù đã xuất hiện trước và có nhiều lợi thế trên thị trường không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục giữ vững được vị thế đó trong tương lai. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới với nhiều mô hình kinh doanh mới hiệu quả hơn có thể làm gián đoạn mọi thứ, khái niệm Disruptive Marketing hay Disruption xuất hiện.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Disruptive Marketing là gì?
  • Tổng quan về khái niệm Disruptive Marketing.
  • Disruption là gì?
  • Marketing là gì?
  • Vai trò của Disruptive Marketing đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?
  • Từng bước xây dựng chiến lược Disruptive Marketing.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chủ đề Disruptive Marketing là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Disruptive Marketing hay Marketing Disruption là gì?

Disruptive Marketing trong tiếng Việt có thể hiểu là “Marketing đột phá”, hay có một thuật ngữ khác là “Tiếp thị phá cách”, tuy nhiên như MarketingTrips đã từng phân tích nhiều lần, vì “Tiếp thị không phải là Marketing” và ngược lại, nên cơ bản giữ nguyên thuật ngữ Marketing là phù hợp nhất.

Khái niệm Disruptive Marketing đề cập đến tất cả các chiến lược, chiến thuật hay cách thức làm marketing theo hướng thử nghiệm với mục tiêu chính là “thách thức” hay “Phá vỡ” một thứ đang có nào đó.

Thay vì vận dụng các lý thuyết vốn có trong ngành Marketing, người làm marketing vận dụng các phương thức mới, táo bạo hơn, sáng tạo hơn và có khả năng thúc đẩy hiệu suất cao hơn nhiều lần.

Vì là làm những cái mới, những thứ chưa từng có trong quá khứ, Disruptive Marketing cũng có nhiều rủi ro thất bại hơn, tuy nhiên điều này là hết sức bình thường khi nói đến quá trình đổi mới và sáng tạo.

Tổng quan về khái niệm Disruptive Marketing.

Mặc dù không phải là một khái niệm mới, tuy nhiên, với đại đa số người làm Marketing tại Việt Nam, nó cũng “không hề quen thuộc” khi có rất rất ít người tìm kiếm các từ khoá liên quan đến chủ đề này.

Về mặt tổng thể, Disruptive Marketing không chỉ đơn thuần là việc tạo ra những cái mới, đó còn là về cách các marketer suy nghĩ lại về cách họ làm marketing và phá vỡ các quy tắc vốn có trong ngành.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, và như bạn đã biết thì đó là thế giới VUCA, khi mọi thứ luôn thay đổi quá nhanh, khi khách hàng ngày càng ít trung thành hơn với các thương hiệu dù vốn là quen thuộc, việc nhận được sự chú ý và giữ chân họ trở nên khó hơn bao giờ hết.

Trong những năm gần đây khi mạng xã hội không chỉ là nơi để kết nối hay giao tiếp, người dùng ngày càng xem đây là nơi mà họ có thể tương tác với thương hiệu và mua sắm.

Cùng với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, hàng loạt khái niệm mới như Social Media Marketing hay Metaverse Marketing trở nên phổ biến hơn.

Đứng trước một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, một trong những yêu cầu hàng đầu của người làm marketing nói riêng và người làm kinh doanh nói chung đó là làm thế nào để có thể đi nhanh hơn, đột phá hơn hay thậm chí là tiết kiệm (ngân sách) nhiều hơn.

Khái niệm Disruptive Marketing hay Marketing Disruption từ đây đóng vai trò như là một chiến lược mới, cách tiếp thức tiếp cận mới của các doanh nghiệp muốn có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường bằng cách “khác biệt hoá” cách thức làm marketing của họ, khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng và hơn thế nữa.

Theo một nghiên cứu của Wunderman, “88% người tiêu dùng Mỹ muốn tương tác với các thương hiệu đang đặt ra các tiêu chuẩn mới để đáp ứng kỳ vọng hay nhu cầu mới của họ.

Trong bối cảnh này, từ các hoạt động Content Marketing, Quảng cáo, đến việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), tất cả đều phải hướng tới mục tiêu là “làm khác và phá cách”, trở nên khác biệt với phần đông các đối thủ còn lại trên thị trường.

Và hiển nhiên, doanh số bán hàng và thị phần là những gì mà Marketing Disruption mong muốn đạt được.

Disruption là gì?

Như đã đề cập ở trên, ngoài thuật ngữ Marketing vốn đã quá quen thuộc, Disruption là một thuật ngữ khác đóng vai trò chủ đạo quyết định sự thành công của các chiến lược Disruptive Marketing, vậy Disruption là gì?

Chủ yếu được sử dụng trong phạm vi kinh doanh, Disruption có nghĩa là Sự gián đoạn, Sự thay thế hoặc Phá vỡ một thứ đã có sẵn nào đó, là những hành vi, xu hướng và niềm tin mới khiến cho những hành vi, xu hướng và niềm tin cũ trở nên lỗi thời.

Liên quan đến Disruption, một thuật ngữ liên quan khác đó là Disruptor, tạm hiểu là “Kẻ phá bĩnh”, họ chính là những cá nhân hay tổ chức tạo ra Sự phá vỡ.

Ví dụ, trong thị trường gọi xe (taxi, xe ôm), Grab hay Uber được xem là những kẻ phá bĩnh khi sự ra đời của họ báo hiệu sự sụt giảm hay thậm chí là kết thúc của lĩnh vực gọi xe truyền thống. Bạn cũng có thể nghĩ về việc iPhone và Samsung đã làm điều tương tự với đế chế Nokia trong thị trường điện thoại thông minh.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ Disruption, bạn có thể xem thêm tại: disruption là gì

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Bạn cũng có thể xem marketing là gì để hiểu chi tiết về ngành này.

Vai trò của Disruptive Marketing (Marketing Disruption) đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?

Vai trò của Disruptive Marketing (Marketing Disruption) đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?
Vai trò của Disruptive Marketing (Marketing Disruption) đối với doanh nghiệp hay thương hiệu là gì?

Gắn liền với yếu tố công nghệ và dựa trên công nghệ, nhu cầu về Disruptive Marketing ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Có rất nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao, đây được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp cần tăng trưởng cao trong kỹ nguyên công nghệ mới.

  • 1. Các ứng dụng công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu hơn đến hành vi của người tiêu dùng và cách thức vận hành của doanh nghiệp.

Khác với các thời kỳ trước đây, khi người tiêu dùng “bị động” nhận những gì mà các thương hiệu truyền tải đến họ, và cũng dễ tin vào những điều đó.

Khi công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, khi Socia Media, Metaverse và hơn thế nữa đang làm thay đổi cách người dùng tiếp nhận thông tin.

Giờ đây, họ có quyền chủ động tìm kiếm hay tiếp cận bất cứ thông tin nào mà họ muốn, vì “sở hữu” quá nhiều thông tin, họ cũng tiếp cận chúng một cách có chọn lọc hơn.

Một nghiên cứu của PWC thực hiện cho thấy phần lớn hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi sau đại dịch, trong đó có khoảng 50% người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với yếu tố công nghệ hay kỹ thuật số.

Hàng loạt các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay TikTok cũng đang góp phần làm thay đổi mọi thứ.

Giờ đây, các thương hiệu đang cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, thậm chí họ còn phải cạnh tranh với hàng triệu nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để trở nên nổi bật hơn.

Đây chính là những gì mà Disruptive Marketing có thể phát huy sức mạnh.

2. Sự nổi lên của Gen Z.

Vốn được xem là “những đứa trẻ kỹ thuật số” hay “bản địa kỹ thuật số” thế hệ đầu, Gen Z là thế hệ đa dạng, am hiểu công nghệ và đặc biệt coi mạng xã hội là “vật bất ly thân”.

Vì được sinh ra trong kỷ nguyên kỹ thuật số và khi lớn lên được bao quanh bởi các phương tiện truyền thông phong phú, họ dành rất nhiều thời gian cho internet và thiết bị di động.

Như là một điều tất yếu, phần lớn Gen Z thích cái mới, và muốn phá vỡ các luật lệ xưa cũ, để tiếp cận thế hệ này, các doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn và xây dựng tính xác thực cao hơn trong các hoạt động marketing của mình (Authentic Marketing).

Gen Z rất coi trọng yếu tố trải nghiệm trong quá trình mua sắm.

3. Thị trường quá cạnh tranh và bão hoà.

Trong thị trường hiện tại, mặc dù có vô số các doanh nghiệp đã phải đóng cửa do đại dịch, tuy nhiên vì cũng có vô số các doanh nghiệp mới đăng ký khác, sự cạnh tranh không những không hề vơi đi mà thậm chí còn khốc liệt hơn vì các doanh nghiệp mới có khả năng cung cấp các trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Khi trong cùng một ngành hàng lại có nhiều sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu tương tự nhau, và sử dụng các kỹ thuật marketing giống nhau. Nhu cầu “phá vỡ” hay “phá cách” lại càng trở nên cấp thiết hơn.

Từng bước xây dựng chiến lược Disruptive Marketing.

Từng bước xây dựng chiến lược Disruptive Marketing.
Từng bước xây dựng chiến lược Disruptive Marketing.

Một khi bạn đã có thể hiểu Disruptive Marketing là gì cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp, việc bạn cần làm bây giờ là tìm hiểu cách để xây dựng một bản kế hoạch chiến lược hay chiến dịch cho thương hiệu.

Dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo.

  • 1. Am hiểu về ngành hàng.

Vì khi thực hiện Disruptive Marketing có nghĩa là bạn sẽ phải phá vỡ một thứ gì đó hay một ngành hàng nào đó, bạn không thể phá vỡ nó nếu bạn không hiểu nó.

Nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem, hiện đang có những đối thủ nào trên thị trường, chiến lược marketing của họ là gì? hay nỗi đau chung của khách hàng hiện tại là gì?

Chìa khóa tốt nhất để phát triển sự hiểu của bạn về một ngành nghề nào đó là suy nghĩ về những điểm yếu hiện có của nó và những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng (key customer).

Ở giai đoạn này, có thể bạn sẽ cần các công việc như nghiên cứu thị trường hay phỏng vấn trực tiếp với khách hàng.

  • 2. Thấu hiểu khách hàng.

Cũng theo cách tiếp cận như ở trên, bạn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ hiện có mà không thấu hiểu về họ.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình là:

  • Nỗi đau của khách hàng là gì, họ thực sự cần điều gì (cả cảm tính lẫn lý tính, lợi ích của sản phẩm hữu hình lẫn vô hình).
  • Họ kỳ vọng điều gì từ các thương hiệu họ lựa chọn?
  • Khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu?
  • Giá bán của thương hiệu có làm khách hàng hài lòng không?
  • Đâu là những yếu tố họ quan tâm nhất khi ra quyết định mua hàng hay quyết định chọn một thương hiệu?
  • Giá trị cá nhân hay thế giới quan của họ là gì?

Bạn cần hiểu rằng, Disruptive Marketing sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không thấu hiểu về cách khách hàng nghĩ về mọi thứ, bao gồm cả những đề xuất giá trị của thương hiệu.

  • 3. Đáp ứng những kỳ vọng mới (tốt hơn).

Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng đang bị “tấn công” bởi quảng cáo và họ cũng đang nhận được những đề xuất giá trị hay trải nghiệm tương tự nhau, nhiệm vụ của bạn là tìm a những “khoảng trống nhu cầu” và đáp ứng tốt hơn, thậm chí là chủ động đề xuất những thứ chưa từng có trong quá khứ.

  • 4. Để khiến Disruptive Marketing thành công hơn, các chiến lược hay chiến dịch cần có mối liên quan nhiều hơn đến khách hàng.

Mặc dù là bạn đang tìm cách “phá vỡ” một thứ gì đó, nhưng bạn cũng phải đảm bảo rằng chiến dịch của bạn có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn. Mức độ liên quan là chìa khóa chính để tạo ra những kết nối có ý nghĩa giữa khách hàng với thương hiệu.

Với tư cách là một người làm marketing, bạn cần kết nối được các sở thích và kỳ vọng của khách hàng với sứ mệnh và mục đích của thương hiệu.

Thông qua các dữ liệu bạn có được từ các nền tảng quảng cáo, cá nhân hoá nội dung cho từng nhóm đối tượng mục tiêu chính là những gì bạn cần làm.

  • 5. Thêm một chút cảm hứng và giải trí vào nội dung.

Khi các nền tảng video ngắn như TikTok, Reels hay Shorts ra đời và phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều người hơn đón nhận các nội dung giải trí nhiều hơn.

Và như bạn có thể thấy, phần lớn các chiến dịch marketing thành công trên TikTok đều dựa trên nguyên lý này, đó cũng là lý do tại sao TikTok có câu slogan “Do not Make Ads, Make TikToks”.

  • 6. Phá bỏ các khuôn mẫu.

Mục tiêu của một chiến dịch Disruptive Marketing hay những gì mà phương thức này hướng tới là xác định lại các quy tắc tưởng chừng như “không thể thay thế” của ngành. Phá bỏ những định kiến ​​hiện có trong ngành.

Không có bất cứ một lý thuyết nào là đúng mãi mãi hay toàn diện, và nhiệm vụ của bạn là tìm ra những khái niệm mới hiệu quả hơn, phá bỏ cái cũ và hơn thế nữa.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chủ đề Disruptive Marketing là gì?

  • Disruptive Marketing Plan là gì?

Là kế hoạch marketing được xây dựng theo định hướng “disruption”, tức thương hiệu đang tìm cách phá vỡ hay vượt qua một đối thủ nào đó bằng các phương thức mới sáng tạo hơn.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, trong kỹ nguyên công nghệ hiện tại, khi mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và cũng trở nên khó khăn hơn, doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn.

Bằng cách hiểu toàn diện về khái niệm Disruptive Marketing là gì và cách thức biến nó thành các chiến lược cụ thể, bạn, dù là người làm marketing hay kinh doanh cũng đều có thể trang bị cho mình nhiều công cụ để thành công hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Nghiên cứu người dùng là chìa khoá để tăng trưởng và khác biệt hoá

Thay vì đưa ra các quyết định một cách chủ quan, nghiên cứu người dùng (user research) có thể thúc đẩy các quyết định một cách hiệu quả thông qua dữ liệu và sự am hiểu về bối cảnh của thị trường.

nghiên cứu người dùng
Tại sao nghiên cứu người dùng là chìa khoá để tăng trưởng và khác biệt hoá

Nghiên cứu người dùng (user research) là hoạt động thường được sử dụng bởi các nhóm sản phẩm với mục tiêu chính là tìm hiểu về các vấn đề, nhu cầu, hành vi và động cơ mua hàng của khách hàng.

Các thông tin có được sau nghiên cứu sẽ được gửi đến các bộ phận có liên quan như bán hàng, marketing hay phát triển sản phẩm (R&D) để giúp họ đưa ra quyết định.

Các bước thực hiện các nghiên cứu này thường là, các nhóm nghiên cứu sẽ thiết lập các giả định và giả thuyết về người dùng của họ, xác định các mục tiêu nghiên cứu và cách thức tiến hành nghiên cứu.

Sau đó, các giả định sẽ được thử nghiệm và xác nhận thông qua nhiều lần khác nhau với các phương pháp thử nghiệm và xác nhận khác nhau.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất là phỏng vấn và khảo sát người dùng, thử nghiệm mẫu (prototypes testing), nghiên cứu khả năng sử dụng và thử nghiệm A/B hoặc nghiên cứu thực địa trong môi trường làm việc thực tế của người dùng.

Các hoạt động nghiên cứu người dùng có thể được hỗ trợ bởi nhóm nghiên cứu UX (trải nghiệm người dùng), phân tích hay nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đi sâu vào việc phân tích sản phẩm và website.

Cuối cùng, nghiên cứu phải là công cụ chính để mọi doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data driven) và lấy khách hàng làm trung tâm (customer centric).

Với tư cách là một marketer, nghiên cứu người dùng hay khách hàng mục tiêu nên được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu trước bất kỳ chiến lược marketing nào.

Dưới đây là một số lý do cho điều này.

1. Phát triển MVP theo hướng dữ liệu (Data-driven MVP).

Nếu bạn từng làm việc trong các công ty khởi nghiệp, bạn sẽ thấy rằng, các sản phẩm mới thường rất hay bị lỗi. Đó là lý do tại sao các công ty này thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm hay tuyên bố định vị giá trị của sản phẩm (value proposition) để từ đó xây dựng các chiến lược định vị thương hiệu phù hợp.

Quá trình này được gọi là MVP (minimum viable product), khái niệm đề cập đến các bước thử nghiệm sản phẩm ở quy mô nhỏ và thường được sử dụng ở các công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới.

Và bước đầu tiên của bất cứ MVP nào đó là nghiên cứu.

Nếu được thực hiện đúng, các nghiên cứu về người dùng cho phép doanh nghiệp xây dựng các giả thuyết một cách đúng đắn về định vị giá trị, lợi ích của sản phẩm, các tính năng chính của sản phẩm, điểm khác biệt hoá (USP), mô hình kinh doanh hay chiến lược giá phù hợp, và hơn thế nữa.

Trong khi các công ty khởi nghiệp thường vốn bị giới hạn về mặt nguồn lực (tài chính, con người, thời gian…), MVP (minimum viable product) và nghiên cứu người dùng chính là chìa khoá.

2. Nghiên cứu người dùng giúp doanh nghiệp tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với thị trường một cách nhanh chóng hơn.

Khái niệm product-market fit (PMF) thường được các công ty khởi nghiệp sử dụng để chứng minh rằng một sản phẩm nào đó được khách hàng cần.

Các tín hiệu liên quan có thể là lưu lượng truy cập website (website traffic), số lượng người dùng đã đăng ký, doanh thu quay vòng hàng tháng hoặc các số liệu về sản phẩm, chẳng hạn như thời gian dành cho sản phẩm hoặc mức độ sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của khách hàng (NPS).

Đôi khi, việc tìm kiếm PMF chính là việc lựa chọn các phân khúc thị trường có tiềm năng cao nhất, những đối tượng mà sản phẩm có thể qiair quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất và có tác động cao nhất.

Nghiên cứu người dùng, đặc biệt là phỏng vấn người dùng, giúp doanh nghiệp xác định phân khúc khách hàng nào có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​sản phẩm.

Sau khi xây dựng các giả thuyết về giá trị sản phẩm và trao đổi nó với người dùng, các nhà sáng lập doanh nghiệp hay người làm marketing có thể khám phá được các insights mới về khách hàng của mình và hơn thế nữa.

3. Ưu tiên các tính năng quan trọng nhất.

Có rất nhiều các nghiên cứu về lý do khiến các công ty khởi nghiệp thất bại cho thấy rằng, các tính năng của sản phẩm không phù hợp với người dùng là một trong số đó.

Thông thường, điều này xảy ra là bởi vì, nhóm phát triển sản phẩm hay marketing thường “đóng cửa” và “tự nghiên cứu và dự đoán” về nhu cầu của khách hàng của họ.

Bằng cách thực hiện các nghiên cứu về người dùng, những người sáng lập có thể ưu tiên những tính năng nào nên được phát triển trước (bắt buộc phải có) và tính năng nào họ có thể từ từ phát triển thêm sau.

4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.

4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.
4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi có hàng tá sản phẩm tương tự nhau trên thị trường đều cùng đang muốn tiếp cận một phân khúc khách hàng giống nhau, vậy điều gì sẽ quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp? Điều gì có thể giúp sản phẩm được khách hàng lựa chọn và doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị phần của mình?

Trong khi tuỳ vào từng điều kiện và ngành hàng khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau, những bản phân tích thị trường toàn diện kết hợp với nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và người dùng nên được xem là ưu tiên hàng đầu.

Một phần quan trọng của quá trình này là phân tích khoảng trống đề xuất (Offerings Gaps) của đối thủ cạnh tranh và tìm cách “lấp đầy” nó bằng những giải pháp tốt hơn.

Nghiên cứu người dùng với khách hàng của đối thủ cạnh tranh có thể trở thành nguồn thông tin chi tiết có giá trị để tạo ra các chiến lược khác biệt hóa mạnh mẽ.

Dữ liệu có được sau nghiên cứu cung cấp cho các công ty khởi nghiệp một bản tóm tắt về những gì họ có thể làm tốt hơn và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.

5. Làm marketing dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về người dùng (Insights-driven marketing) và văn hóa tập trung vào khách hàng.

Tất cả hoạt động marketing trong doanh nghiệp phải luôn tập trung vào cộng đồng (chính) mà nó muốn phục vụ.

Nghiên cứu người dùng là cách tốt nhất để xác định chân dung của khách hàng và nhu cầu của họ, biến các kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm marketing có thể hành động.

Nghiên cứu người dùng nên đóng vai trò giúp hướng dẫn quá trình xây dựng các thông điệp, chiến lược tiếp cận thị trường và giúp bộ phận marketing kể những câu chuyện (Storytelling) hấp dẫn nhất về sản phẩm theo góc nhìn của người dùng.

Hầu hết các đội nhóm Marketing có hiệu suất cao đều có khả năng thấu hiểu và đồng cảm với người dùng của họ.

Sự đồng cảm của người dùng là nền tảng của văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm, không chỉ trong bộ phận marketing mà còn trên toàn bộ doanh nghiệp.

Sự đồng cảm đến từ việc nói chuyện (thường xuyên) với người dùng, xem cách họ sử dụng sản phẩm và hiểu những cung bậc cảm xúc mà họ có được trong quá trình sử dụng.

Tóm lại, nghiên cứu người dùng là một công cụ đắc lực trong việc thúc đẩy các quyết định hiệu quả dựa trên dữ liệu có định lượng từ người dùng. Nó mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing

Trong một nghiên cứu mới, các số liệu phát hiện ra rằng Gen Z không còn tin tưởng vào các văn hoá đại chúng chính thống, điều này khiến những người làm Marketing cần nghiêm túc xem xét lại cách tiếp cận của mình đến họ.

Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing
Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing

Vốn được coi là những “bản địa kỹ thuật số” đầu tiên của thế giới, Gen Z sống trong một thế giới mà ngay cả khi họ có những sở thích khác biệt nhất cũng có thể dễ dàng tìm thấy một loạt những người có cùng “chí hướng”.

Cũng bởi họ phụ thuộc vào các thiết bị di động lẫn thế giới internet, họ “lớn lên” cùng với các thuật toán của các nền tảng luôn tìm cách hướng họ đến những thứ mới, những cộng đồng trực tuyến mới, nơi họ có thể tìm thấy bạn bè, những người có lối sống giống mình và hơn thế nữa.

Họ dường như thích sự đa dạng và muốn thể hiện bản thân, và điều này đang đặt ra một thách thức mới với những người làm marketing vốn đã quen thuộc với việc áp dụng các chiến lược nhắm mục tiêu rộng theo nhân khẩu học, đồng thời có những góc nhìn hẹp với những nền văn hoá mới nổi.

Một nhân sự cấp cao tại một công ty về truyền thông cho biết:

“Thuật toán (algorithm) là cửa ngõ để họ bước vào và khám phá thế giới. Họ đang xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, trên nhiều nơi khác nhau hơn bất cứ thế hệ nào khác. Và họ dường như không thể thay đổi điều này.”

Giữa vô số các quan điểm khác nhau, có một điều mà tất cả họ dường như đều đồng ý là không có bất cứ một đề tài nào có thể hợp nhất hay đồng hoá họ.

Theo nghiên cứu, có đến 91% người từ 18 đến 25 tuổi tin rằng “văn hóa đại chúng chính thống là thứ gì đó thuộc về dĩ vãng.”

Đối với các Marketer, điều này có nghĩa là, để marketing thành công cho Gen Z, bạn không thể khai thác khái niệm văn hoá theo nghĩa truyền thống thông thường, mà là bám chặt các nền văn hóa phụ (subcultures), giải quyết các mối quan tâm cá nhân và riêng biệt của họ, những thứ đôi khi có thể mâu thuẫn với nhau.

Văn hóa phụ có thể được xem là nơi xuất hiện những nhóm nhân khẩu học mới, nơi mà các thành viên của thế hệ này thích được kết nối và phản hồi.

Phân loại thông qua các nền văn hóa phụ.

5 nền văn hóa chính được Horizon Media xác định là chơi game, giải trí, giáo dục, thời trang và làm đẹp. Trong các danh mục này, các “phân khúc khách hàng con” bao gồm từ “Gamer Girls” đến “Scientific Edutainers” và “Cursed Cosplayers”, mỗi nhóm đều có các điểm đam mê và cách tương tác riêng.

Để có thể tiếp cận những người tiêu dùng theo phân khúc “siêu hẹp” này, đòi hỏi những người làm marketing cần chuẩn bị nhiều khả năng mới, kỹ năng mới, những thứ có thể họ chưa từng làm hay nghĩ tới bao giờ trong quá khứ.

Một marketer thành công giờ đây không chỉ là người thường xuyên lướt TikTok hay Instagram rồi cố gắng đoán những gì đang diễn ra, những gì đang TREND hay đang HOT.

Thay vào đó, họ cần phải đào sâu hơn vào những thứ cụ thể hơn.

Ví dụ, Gamer Girls là một nhóm văn hoá phụ hay một tiểu văn hóa gồm 3,1 triệu game thủ nữ, những người thường xuyên xuất hiện để chơi các thể loại game truyền thống vốn do nam giới thống trị.

Nếu nhìn từ bên ngoài vào, không ít người sẽ cho rằng các game thủ nữ này vốn là những người thích những trò chơi khác giới hay đại loại như muốn “hơn thua” với nam giới – sự thật là văn hoá phụ của họ đam mê sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI).

Từ góc nhìn này, các thương hiệu game dành cho nam giới có thể tận dụng những niềm đam mê này để tiếp cận nhóm Gamer Girls mà không ảnh hưởng hay đi ngược lại với những nhóm khách hàng cốt lõi của họ.

Nhiều Gen Zers thể hiện họ đam mê nhiều hơn một tiểu văn hóa, điều này tạo cơ hội cho những người làm marketing có thể tiếp cận một nhóm người dùng khác biệt hoàn toàn.

Khi bạn tìm thấy Zer trong một tiểu văn hóa nào đó, điều này không có nghĩa là họ sẽ không xuất hiện ở một nơi hay một tiểu văn hoá nào đó khác.

Gen Z coi trọng tính xác thực.

Một từ khoá khác gắn liền với Gen Z đó là tính xác thực (Authenticity). Họ phải nhận diện những gì họ đang đại diện và hiểu làm thế nào những phẩm chất đó có thể kết nối với các nền văn hóa phụ (tiểu văn hoá).

Với tư cách là những người làm marketing, bạn cần hiểu rằng, thương hiệu có thể bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau và đại diện cho nhiều thứ khác nhau.

Điều này không có nghĩa là bạn đang không trung thực với những gì mình nói và làm, chỉ cần thương hiệu có những mục đích rõ ràng và không ngừng thể hiện các hành động để minh chứng cho sứ mệnh đó, mọi thứ đều ổn.

Trong bối cảnh mới, đặc biệt để có thể tiếp cận được Gen Z, các Marketer cần nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn như cách mà Gen Z đang thay đổi, các phương tiện hay thông điệp truyền thông theo đó cũng cần sáng tạo và đa dạng hơn.

Ngoài ra, các đội nhóm marketing cũng cần thường xuyên theo dõi các nền văn hoá phụ, vì đó mới là thứ quyết định cách họ hiểu những người tiêu dùng mà họ muốn tiếp cận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing tập trung là gì? Các chiến lược Marketing tập trung

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ marketing tập trung như: marketing tập trung là gì? Sự khác biệt giữa Marketing không phân biệt và Marketing tập trung, một số ví dụ về chiến lược Marketing tập trung và hơn thế nữa.

Marketing tập trung
Marketing tập trung là gì? Chiến lược Marketing tập trung

Marketing tập trung là gì?

Marketing tập trung là chiến lược ứng dụng marketing trong đó các doanh nghiệp hay thương hiệu tập trung từng hoạt động marketing cụ thể cho từng nhóm đối tượng mục tiêu hay thị trường cụ thể.

Với phương thức marketing tập trung, thay vì phát triển đồng thời nhiều phân khúc khác nhau, doanh nghiệp tập trung tạo ra từng chiến lược cho từng phân khúc (segment) thị trường khác nhau.

Thông thường, marketing tập trung được ưu tiên sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp, các công ty có sản phẩm với phân khúc hẹp (niche products) và các doanh nghiệp nhỏ với ngân sách marketing hạn chế.

Ngoài ra, một chiến lược marketing tập trung cũng có thể hữu ích cho các doanh nghiệp vốn đã ổn định nhưng đang muốn ra mắt các sản phẩm mới.

Cũng giống như các hình thức marketing khác, marketing tập trung có các ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể, chúng chỉ tỏ ra hiệu quả đối với một số sản phẩm và dịch vụ nhất định.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cũng sẽ khám phá sự khác biệt giữa một số khái niệm như: marketing phân biệt (differentiated marketing), marketing không phân biệt (undifferentiated marketing) và marketing tập trung (concentrated marketing).

Đồng thời, thảo luận về một số case study của các thương hiệu đã áp dụng thành công cách tiếp cận chiến lược này trên thị trường.

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Cho dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, nhu cầu về marketing ra sao, tuỳ thuộc vào từng góc nhìn và cách tiếp cận, marketing được hiểu theo những cách tương đối khác nhau.

Để có thể tìm hiểu toàn diện về ngành marketing cũng như các lý thuyết về marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Sự khác biệt giữa Marketing không phân biệt Marketing tập trung là gì?

Sự khác biệt giữa Marketing không phân biệt và Marketing tập trung là gì?
Sự khác biệt giữa Marketing không phân biệt và Marketing tập trung là gì?

Hầu hết người tiêu dùng – và thậm chí là đối với nhiều người làm marketing – họ đã vốn quen thuộc với chiến lược undifferentiated marketing hay còn gọi là marketing không phân biệt hay tiếp thị không phân biệt (không khuyến khích dùng vì tiếp thị không phải là marketing) hoặc Marketing đại chúng (mass marketing).

Với kiểu tiếp cận này, các nhà marketer sử dụng cùng một thông điệp để tiếp cận đến toàn bộ đối tượng mục tiêu, thường là thông qua các kênh như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo trên báo in (print ads), bảng quảng cáo (billboards) hoặc các định dạng quảng cáo mang tính đại chúng khác.

Bởi vì marketing không phân biệt không yêu cầu các đội nhóm marketing tạo ra nhiều thông điệp khác nhau và nhắm mục tiêu đến các phân khúc khác nhau, phần lớn kiểu tiếp cận này khá tiết kiệm về mặt chi phí.

Marketing không phân biệt cũng không yêu cầu các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và không yêu cầu các thương hiệu liên tục thay đổi thông điệp của họ.

Tuy nhiên, bên cạnh một số lợi ích mà nó có thể mang lại, chiến lược này cũng có nhiều hạn chế nhất định như tỷ lệ trung thành của khách hàng sẽ thấp hơn, tỷ lệ tương tác yếu hơn hay dễ bị các đối thủ cạnh tranh “chen chân” vào hơn.

Sự khác biệt giữa chiến lược Marketing phân biệt và chiến lược Marketing tập trung.

Marketing phân biệt là hình thức trung gian giữa marketing đại chúng (mass marketing/mass media) và marketing tập trung.

Những người làm marketing sử dụng chiến lược này để tập trung vào hai hoặc nhiều phân khúc được xác định rõ ràng và phát triển thông điệp cho từng phân khúc khác nhau.

Kiểu tiếp cận này cho phép các marketer giải quyết tốt hơn nhu cầu của các phân khúc khách hàng riêng lẻ, trong khi vẫn cân bằng được giữa nhu cầu cần tiếp cận nhiều người hơn và thúc đẩy doanh thu cao hơn.

Ngược lại với các chiến lược marketing phân biệt, marketing tập trung chỉ tập trung vào một phân khúc cụ thể nhất định và dồn toàn bộ nguồn lực vào phân khúc đó.

Một số ví dụ về chiến lược Marketing tập trung.

Các chiến lược Marketing tập trung nhắm mục tiêu đến các phân khúc thị trường nhỏ, rời rạc và vốn dĩ thường không được những người bên ngoài các nhóm đó biết đến. Một ví dụ dễ nhận thấy nhất đó là với các thương hiệu xe sang, họ chỉ nhắm mục tiêu vào những nhóm người rất nhỏ, giàu có.

Với 2 quảng cáo ở trên của 2 thương hiệu xe hơi, vì đối tượng mục tiêu mà họ hướng đến là những người có thu nhập rất cao với mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm sang trọng và cao cấp, sự thật là bạn rất khó để bắt gặp được quảng cáo của nó đúng không?

Ngoài những thương hiệu như xe hơi cao cấp, các công ty khởi nghiệp SaaS cũng thường áp dụng chiến lược tiếp thị tập trung.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tung ra một ứng dụng SaaS nào đó nhằm lấp đầy một khoảng trống hiện có trên thị trường, chắc chắn bạn cũng chỉ có một nhóm khách hàng lý tưởng nhất định cụ thể.

Một số thương hiệu hàng xa xỉ khác cũng đã áp dụng chiến lược marketing tập trung:

  • Rolex
  • Omega
  • Munchkin

Marketing tập trung có thể giúp tăng doanh thu bán hàng như thế nào.

Bởi tính đặc thù là tập trung chuyên sâu vào một nhóm phân khúc khách hàng nhất định, các chiến lược marketing tập trung có thể giúp doanh nghiệp có được doanh số bán hàng nhanh hơn và tối ưu hơn.

Bằng cách tập trung tất cả ngân sách marketing của bạn vào một đối tượng cốt lõi (lý tưởng) và một hoặc hai kênh cụ thể, bạn không chỉ tiết kiệm tiền – hoặc ít nhất là sử dụng ngân sách hiệu quả hơn – mà còn thấy kết quả tốt hơn và nhanh hơn.

Đối với nhiều doanh nghiệp, marketing tập trung là chiến lược mà họ thường sử dụng từ rất sớm trong quá trình phát triển, và sau khi họ đã có được một thị phần hay chiến thắng ở một phân khúc nhất định họ mới sử dụng các kiểu chiến lược khác cho mục tiêu mở rộng.

Bắt đầu với chiến lược Marketing tập trung.

Nếu sau khi cân nhắc, thương hiệu của bạn xem marketing tập trung là chiến lược cần áp dụng và theo đuổi, dưới đây là những gì bạn có thể làm để bắt đầu.

Tìm hiểu đối tượng mục tiêu.

Khi bạn tập trung các hoạt động marketing vào một phân khúc cụ thể, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải thấu hiểu đối tượng đó. Nghiên cứu thị trường là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu được khách hàng của mình.

Ngoài những thông tin căn bản như nhân khẩu học hay tâm lý học, bạn cũng cần hiểu đâu là động cơ thúc đẩy họ mua hàng, đâu sẽ là kênh hiệu quả nhất để tiếp cận họ và định dạng quảng cáo nào họ sẽ có xu hướng phản hồi nhiều nhất.

Sau khi hiểu được tất cả các thông tin này, đội nhóm của bạn sẽ có thể hiểu kiểu chiến lược Marketing Mix nào sẽ hiệu quả nhất đối với họ.

Chọn kênh tiếp cận.

Sau quá trình nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng, đã đến lúc bạn cần chọn kênh của mình. Vì bạn đang áp dụng phương pháp tiếp cận tập trung nên bạn có thể chỉ chọn một (hoặc hai) kênh thay vì triển khai rải rác trên các kênh khác nhau.

Bạn cần khám phá ra được đâu là kênh bạn có khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng lý tưởng nhất và tạo ra nhiều chuyển đổi nhất.

Sáng tạo và xây dựng thông điệp.

Với các khách hàng lý tưởng và kênh mục tiêu đã chọn, bây giờ là lúc bạn suy nghĩ về các yếu tố sáng tạo trong quảng cáo và truyền thông.

Bạn cần biết đối tượng của mình sẽ ưu tiên phản hồi với các kiểu thông điệp nào, các định dạng quảng cáo hay nội dung (video, link, photo..) nào hay họ thích kiểu ưu đãi ra sao.

Sau khi bạn khởi chạy chiến dịch, điều quan trọng là phải liên tục kiểm tra, thử nghiệm và theo dõi. Bằng cách theo dõi kết quả của từng chiến dịch hay các thử nghiệm quảng cáo khác nhau, bạn dần hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.

Như bạn có thể thấy, tuỳ vào mỗi nhóm sản phẩm và mục tiêu của doanh nghiệp, các chiến lược marketing có thể được áp dụng một cách linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể.

Nếu bạn đang chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình, thứ bạn cần làm là cân nhắc xem đâu là kiểu chiến lược phù hợp trước khi nói đến việc tối ưu từng hoạt động cụ thể.

Kết luận.

Nếu bạn là người làm marketing và bạn đang băn khoăn không hiểu marketing tập trung là gì, hay chiến lược này khác với các chiến lược về marketing đại trà (đại chúng) ra sao, hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản nhất.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing trong Metaverse: Tương lai của Quảng cáo, SEO và Social Media

Trong khi vũ trụ ảo Metaverse đang tiếp tục phát triển, nhiều dự báo cho thấy công nghệ này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành Marketing nói riêng và những người làm truyền thông nói chung. Từ các hoạt động SEO, Quảng cáo, Content Marketing, PR đến Social Media.

metaverse marketing
Marketing trong Metaverse: Tương lai của Quảng cáo, SEO và Social Media

Để có thể có được những góc nhìn rõ ràng nhất về Metaverse Marketing hay cách Metaverse sẽ ảnh hưởng đến ngành Marketing cũng như các hoạt động cụ thể có trong Marketing, bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chủ đề này.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Metaverse Marketing là gì?
  • Metaverse là gì?
  • Những số liệu bạn cần nắm về Metaverse.
  • Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
  • Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.
  • Ngành SEO và Metaverse.
  • Social Media Marketing và Metaverse.
  • Ngành PR – Marketing và Metaverse.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Metaverse Marketing là gì?

Cũng tương tự như Digital Marketing hay Performance Marketing, Metaverse Marketing là khái niệm đề cập đến việc các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ tiến hành làm Marketing trong vũ trụ ảo Metaverse.

Từ các hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa, tất cả các hoạt động này đều có thể diễn ra trong Metaverse.

Metaverse là gì?

Metaverse trong tiếng Việt có nghĩa là Vũ trụ ảo hoặc Siêu vũ trụ, khái niệm dùng để chỉ một vũ trụ (Universe) 3D (không gian đa chiều) trực tuyến nơi kết hợp nhiều không gian khảo (Virtual Spaces) khác nhau.

Metaverse có thể được xem như là tương tai của thế giới internet, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game, mua sắm và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.

Theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.

Để có thể hiểu chi tiết về thuật ngữ Metaverse, bạn có thể xem tại: metaverse là gì

Những số liệu bạn cần nắm về Metaverse.

  • Theo số liệu từ Google, lưu lượng tìm kiếm các từ khoá về “Metaverse” mỗi tháng là gần 3 triệu lượt trên phạm vi toàn cầu, một con số khổng lồ.
  • Metaverse là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các trang báo chí lớn như Reuters, Forbes hay New York Times.
  • Nếu bạn thử tìm kiếm từ khoá Metaverse trên mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn, có hàng ngàn kết quả trả về là những người đã sử dụng từ khoá này trong hồ sơ cá nhân của họ. CMO giờ đây không chỉ là Chef Marketing Officer nữa mà còn là Chef Metaverse Officer .
  • Theo số liệu từ Google News, có hơn 20 triệu kết quả trả về với từ khoá “Metaverse News”.
  • Trên mạng xã hội Twitter, các bài đăng có hashtag #Metaverse vẫn đang ở con số khổng lồ.
  • Trên mạng xã hội Instagram cũng không phải là ngoại lệ, hàng trăm ngàn bài đăng có sử dụng hashtag Metaverse.
  • Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm MarketingTrips đăng bài viết này.

Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.

Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.

Theo Wikipedia, Metaverse là tổng thể của tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường (AR) và môi trường Internet.

Đó là một không gian chia sẻ ảo tập trung được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế vật lý ảo tăng cường (virtually enhanced physical reality) và không gian ảo bền vững về mặt vật lý (physically persistent virtual space), bao gồm tổng thể tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet.

Metaverse là nơi mọi người sẽ có hình đại diện của riêng mình (Avatar). Đó là một trải nghiệm ảo ở chế độ 3D khi bạn đang chơi game, sáng tạo, hay khám phá.

Nhờ sự thúc đẩy của đại dịch và sự ra đời của các công nghệ mới, VR đang nhanh chóng thoát khỏi sự kỳ thị truyền thống là lãng phí thời gian để đến với một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo – giống như các cuộc cách mạng thiết bị di động hay internet trước đây.

Các thương hiệu lớn toàn cầu như Gucci, Nike, Disney, Snap và Meta đang trong quá trình tạo ra các cộng đồng ảo, nội dung kỹ thuật số (digital content), tài sản số, thời trang số, nghệ thuật và trải nghiệm số, và hơn thế nữa.

Metaverse sẽ tạo ra một nền kinh tế, nền kinh tế kỹ thuật số kiểu mới.

Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.

Trong thế giới mới với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, cụ thể là Metaverse, việc sử dụng các công nghệ mới xoay quanh thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần của các chiến lược Digital Marketing tổng thể.

Cũng giống như sự phát triển của Internet và tác động của cuộc cách mạng công nghệ di động trước đây, những người làm marketing sẽ cần phải thay đổi (nhanh hơn) để thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới, nơi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi.

Các thương hiệu sẽ cần phải suy nghĩ lại câu chuyện thương hiệu của họ theo không gian ba chiều và các nhà Digital Marketer sẽ cần phải nắm bắt các công nghệ mới nổi với tốc độ nhanh hơn.

Trong thế giới Metaverse, mọi người đều là những người xây dựng thế giới, bao gồm cả các cá nhân và thương hiệu.

Vậy làm thế nào để các thương hiệu và người làm marketing có thể bắt kịp được xu hướng mới này?

Đối với các thương hiệu và người làm marketing, điều quan trọng là phải thấu hiểu được Gen Z và Gen Y, những thế hệ đang “chế ngự” nền kinh tế hiện tại.

Hãy xem xét đến tất cả các hành vi của họ, việc họ làm thường xuyên, cách họ mua sắm và giải trí, cách họ tương tác với bạn bè trên các nền tảng mạng xã hội và hơn thế hữa.

Các nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu toàn cầu của Gen Z đã chạm mốc hơn 4000 tỷ USD vào năm 2021, và họ cũng là thế hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến các quyết định chi tiêu trong gia đình (hơn 80% cha mẹ của Gen Z báo cáo rằng thế hệ này ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình).

Khi Gen Z tiếp tục phát triển và mua sắm nhiều hơn (cả trong Metaverse), làm Marketing hay bán hàng cho Gen Z sẽ mang đến cho thương hiệu những cơ hội khổng lồ.

Ngành SEO và Metaverse.

Ngành SEO và Metaverse.
Ngành SEO và Metaverse.

Khi nói đến ảnh hưởng của Metaverse trong Marketing nói chung mà cụ thể ở đây là ngành SEO, tức tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, về bản chất nó cũng tương tự như các cách làm truyền thống trước đây.

Nếu bạn đã từng tham gia vào việc tối ưu hoá thứ hạng website hay ứng dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo với mục tiêu là khiến nhiều người dùng hơn “nhìn thấy” bạn, đã đến lúc bạn cần bắt đầu tìm cách để được tìm thấy trong Metaverse.

Một câu hỏi được đặt ra khi này là, liệu các công cụ tìm kiếm có phải là cửa ngõ (gateway) để thương hiệu của bạn được tìm thấy trong Metaverse hay không không?

Hay liệu các từ khoá có liên quan đến “metaverse” có giúp thương hiệu được tìm thấy một cách dễ dàng hơn hay không?

  • Chiến lược nội dung AR, Local SEO và hơn thế nữa.

Nếu bạn là chủ của các cửa hàng địa phương? Công nghệ AR và VR của Google sẽ giúp tạo ra các trải nghiệm 3D trực tiếp từ danh sách địa phương của bạn.

Theo Google:

“Thực tế tăng cường (AR) đóng vai trò phủ nội dung kỹ thuật số và thông tin lên thế giới thực – như thể chúng thực sự đang ở đó với bạn.”

Từ việc sử dụng AR để thử giày, mua hàng (chẳng hạn như Ikea đã làm) hay đào tạo ai đó về một trình nào đó đều là những ví dụ về cách chiến lược nội dung của thương hiệu có thể tác động đến kết quả tìm kiếm.

Một trong những khía cạnh quan trọng của Metaverse mà người làm marketing cần hiểu đó là hình ảnh (trực quan) sẽ đóng vai trò lớn hơn, các tìm kiếm sử dụng AR cũng hoạt động theo cách tương tự, giúp người dùng khám phá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực hơn và trực quan hơn.

  • Tìm kiếm trực quan (Visual Search) đóng một vai trò quan trọng.

Chất lượng hay giá trị của nội dung là trọng tâm của bất kỳ chiến lược SEO bền vững nào.

Nội dung đó càng có thể phục vụ nhiều nhu cầu của người dùng, thì càng tốt hơn về mặt thúc đẩy xếp hạng tìm kiếm và lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên (organic traffic).

Hình ảnh (hay nội dung trực quan) là một định dạng nội dung (content format) có hiệu quả cao. Khi Google ngày càng hiểu rõ hơn về nội dung và chất lượng của hình ảnh, thì yếu tố này càng trở nên lớn hơn.

Social Media Marketing và Metaverse.

Social Media Marketing và Metaverse.
Social Media Marketing và Metaverse.

Nếu bạn quan tâm đến các tin tức về kinh doanh, bạn thấy rằng, việc Facebook đổi tên thành Meta là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện tham vọng của nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu này với vũ trụ ảo Metaverse.

Với tên gọi tiền thân hiện tại là Horizon Worlds, đây được xem là ý tưởng đầu tiên của Meta với Metaverse, nơi người dùng có thể gia nhập và trải nghiệm các không gian 3D thông qua các thiết bị hỗ trợ (như tai nghe thực tế ảo).

Một nhà sáng tạo hiện đã gia nhập Horizon Worlds cho biết:

“Kết nối nguồn cấp dữ liệu 2D với cộng đồng 3D trong Horizon, nơi xây dựng thế giới với những người khác thực sự là một trải nghiệm xây dựng mang tính cộng đồng. Horizon là trung tâm của khái niệm Metaverse xã hội, Social Metaverse.”

Khi ở trong Horizon, bạn có thể thực hiện những việc như ghé thăm các thế giới khác nhau xoay quanh các sở thích và chủ đề cụ thể. Bạn sẽ tìm thấy mọi thứ từ việc làm vườn đến chơi game và thậm chí là gia nhập các nhóm cộng đồng tương tự Facebook Groups.

Facebook cho phép bạn chia sẻ những khoảnh khắc trong Horizon thông qua Facebook Groups chẳng hạn như chia sẻ ảnh tự chụp, chia sẻ thế giới từ thế giới 3D của bạn với các nhóm đối tượng 2D.

Bạn cũng có thể tạo ra các thế giới mới, cộng tác với những người khác, tổ chức sự kiện, gặp mặt, chụp ảnh tự sướng cũng như xây dựng nên các mối quan hệ có ý nghĩa, thông qua các hình ảnh đại diện (Avatar).

  • Bắt đầu với Snapchat Metaverse.

Hiện tại, các thương hiệu đã có thể bắt đầu trải nghiệm với công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên Snapchat.

Snapchat Metaverse AR cung cấp một cách dễ dàng và nhanh chóng cho bất kỳ ai để tạo nên những nội dung AR chuyên nghiệp, hấp dẫn thông qua các mẫu có sẵn kết hợp với các tài sản 3D khác.

Vừa mới được phát hành không lâu, Snapchat Trends là một công cụ dựa trên nền tảng web dành cho các nhà quảng cáo, đối tác và hơn thế nữa để tìm hiểu những từ và cụm từ đang thịnh hành (Trending) trên Snapchat và điều gì đang thúc đẩy cộng đồng mạng xã hội với hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng này.

Ngành PR – Marketing và Metaverse.

Ngành PR – Marketing và Metaverse.

Khi Metaverse là một phần không thể thiếu trong tương lai của ngành marketing, dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm bằng cách ứng dụng công nghệ VR và AR.

  • Bắt đầu tạo nội dung bằng AR.
  • Tổ chức hoặc tham dự một sự kiện trong VR trên các nền tảng như AltSpace VR hoặc Facebook Horizon Worlds.
  • Hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người có ảnh hưởng (Influencer) hay những người đã có mặt trong không gian Metaverse.
  • Tạo nội dung PR bằng AR như một cách để trở nên nổi bật hơn khi giới thiệu trực tiếp các câu chuyện đến với khán giả mục tiêu hoặc các nhà báo.
  • Bắt đầu tương tác và theo dõi các nhà báo, phóng viên và nhà phân tích, những người đang nói về AR, VR và Metaverse.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.

  • Metaverse có ảnh hưởng đến cách các thương hiệu làm Marketing hay không?

Hiển nhiên là có, chỉ là ảnh hưởng theo cách nào và cấp độ bao nhiêu, điều này còn phụ thuộc vào cách mà Metaverse được xây dựng trong tương lai.

  • Quảng cáo trên Metaverse sẽ được thể hiện như thế nào?

Nếu bạn đã tìm hiểu đầy đủ khái niệm Metaverse, bạn hiểu rằng, bản chất của Metaverse là một thế giới ảo đa chiều, điều này có nghĩa là khi người dùng truy cập vào Metaverse, thương hiệu của bạn hoàn có thể tiếp cận họ ở đó, như cách bạn tiếp cận người dùng thông qua quảng cáo Facebook hay quảng cáo tìm kiếm trên Google.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, khi thế giới và hành vi của người tiêu dùng thay đổi, điều cuối cùng sẽ khiến các thương hiệu phải thay đổi, bằng cách thích ứng nhanh hơn, thương hiệu có nhiều cách hơn để xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Với tư cách là những người làm Marketing, những người luôn cần đi đầu trong việc nắm bắt và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng mục tiêu, sớm gia nhập Metaverse là con đường mà bạn cần nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thị phần là gì? Cách tính thị phần và ví dụ về thị phần

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các thông tin về thuật ngữ Thị phần (Market Share) trong bối cảnh ngành marketing và kinh doanh như: Thị phần là gì? Cách tính thị phần tăng trưởng cho doanh nghiệp? Thị phần tương đối là gì? Vai trò của thị phần đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị phần của một thương hiệu? và hơn thế nữa.

Thị phần là gì
Thị phần là gì? Khái niệm Thị phần trong Marketing

Thị phần (Market Share) là khái niệm mô tả độ lớn hay mức độ bao phủ của một thương hiệu, một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trên từng thị trường nhất định. Thị phần là số phần trăm mà thương hiệu có trên thị trường. Với những người làm marketing và kinh doanh thì mở rộng thị phần là mục tiêu hàng đầu kể từ khi xuất hiện trên thị trường.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài về chủ đề thị phần bao gồm:

  • Thị phần là gì?
  • Thị phần tương đối là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Thị phần.
  • Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ thị phần.
  • Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu?
  • Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp.
  • Các công thức hay cách tính thị phần là gì?
  • Sự khác biệt giữa khái niệm Thị phần và Thị trường.
  • Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?
  • Một số ví dụ về thị phần của các thương hiệu.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề thị phần.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thị phần là gì?

Thị phần trong tiếng Anh có nghĩa là Market Share.

Trong phạm vi marketing và kinh doanh, Thị phần là khái niệm đề cập đến tỷ lệ phần trăm tổng doanh số (hay sản lượng) bán hàng của một sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể trong một ngành hàng (ngành công nghiệp) cụ thể.

Thị phần được tính bằng cách lấy toàn bộ doanh số bán hàng của một sản phẩm hay doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho tổng doanh số bán hàng của toàn ngành trong cùng một thời kỳ tính toán.

Ví dụ, nếu Apple bán 50% số lượng iPhone ra thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021 so với tổng toàn bộ số lượng điện thoại thông minh được tiêu thụ trên cùng thị trường, có thể nói rằng iPhone chiếm 50% thị phần của thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021.

Trong thực tế, thị phần của iPhone chiếm trung bình khoảng 15% thị trường điện thoại thông minh (smart phone) toàn cầu.

Khái niệm thị phần được sử dụng để biểu thị quy mô hay độ lớn của một thương hiệu hay doanh nghiệp trong mối quan hệ với toàn thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có trong thị trường đó.

Thương hiệu hay doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành được gọi là “Market Leader”, có nghĩa là “Thương hiệu dẫn đầu thị trường”.

Thị phần tương đối là gì?

Thị phần tương đối là khái niệm mô tả thị phần của một doanh nghiệp nào đó so với một doanh nghiệp khác lớn hơn (lớn nhất) cùng ngành.

Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi tính toán thị phần tương đối đó là họ muốn biết xem so với đối thủ hàng đầu thì họ đang ở đâu.

Thấu hiểu khái niệm Thị phần.

Thị phần của một doanh nghiệp, đúng như thuật ngữ hay tên gọi của nó, là một phần trong toàn bộ tổng doanh số bán hàng (sản lượng) trong thị trường hoặc ngành hàng mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Để tính toán thị phần của một doanh nghiệp hay sản phẩm, điều đầu tiên cần làm là hãy xác định khoảng thời gian hay thời kì mà bạn muốn kiểm tra. Nó có thể là một quý, một năm hoặc nhiều năm tuỳ thuộc vào nhu cầu đo lường của từng doanh nghiệp.

Tiếp theo, hãy tính tổng doanh thu hay sản lượng bán hàng của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Sau đó, hãy tìm hiểu tổng doanh thu của cả ngành hàng mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Cuối cùng, lấy tổng doanh thu của riêng doanh nghiệp chia cho tổng doanh thu của toàn bộ ngành (bao gồm các công ty đối thủ cùng ngành).

Ví dụ: nếu một doanh nghiệp F&B nào đó đã bán được 100 triệu USD doanh thu là sản phẩm nước giải khát (nước ngọt) có ga vào năm 2021 và tổng doanh số của toàn bộ ngành nước giải khát trong năm này tại Việt Nam là 1 tỷ USD, thị phần của doanh nghiệp này sẽ là 100.000.000/1.000.000.000 = 10%.

Trong thực tế, khái niệm thị phần thường chỉ được quan tâm hay tính toán bởi các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp toàn cầu kinh doanh trên nhiều thị trường hay khu vực địa lý khác nhau.

Các doanh nghiệp nhỏ ít khi quan tâm đến thị phần mà chỉ là quan tâm đến sự tăng giảm của doanh số bán hàng (so với chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoặc so với một đối thủ bán hàng tương tự nào đó.)

Bạn có thể lấy dữ liệu về thị phần từ nhiều nguồn độc lập khác nhau, chẳng hạn như từ các tổ chức thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường, các cơ quan quản lý, hay từ chính các doanh nghiệp; tuy nhiên, một số ngành hàng nhất định sẽ khó đo lường chính xác về thị phần hơn những ngành khác.

Thị phần và Thị trường.

Như bạn có thể thấy, ngay bản chất câu từ cũng đã khác nhau. Thị phần là Market Share còn Thị trường là Market.

Trong khi thị phần đề cập đến độ lớn của một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó cụ thể, nó là con số phần trăm, thuật ngữ thị trường mang ý nghĩa chung chung.

Thị trường là khái niệm lớn bao gồm nhiều doanh nghiệp có từng mức thị phần khác nhau, họ là những phần tử tồn tại trên thị trường.

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ thị phần.

  • Thị phần thể hiện tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh số bán hàng của một ngành hoặc thị trường mà một doanh nghiệp cụ thể đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • Thị phần được tính bằng cách lấy doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số bán hàng của cả ngành trong cùng thời kỳ.
  • Thị phần được sử dụng để mô tả về quy mô của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể trong mối quan hệ với toàn bộ thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có.
  • Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất và thường có sức ảnh hưởng lớn nhất.
  • Tuỳ vào từng ngành hàng khác nhau, các doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược khác nhau để thúc đẩy hay gia tăng thị phần của mình.

Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?

Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?
Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?

Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu được bản chất của thị phần là gì hay bạn có thể tính toán nó như thế nào, một câu hỏi được đặt ra là vậy thị phần quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của một doanh nghiệp hay thương hiệu trên thị trường.

Ở góc nhìn của các nhà đầu tư, bạn muốn biết chính xác thị phần của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể nào đó trên thị trường để bạn có thể quyết định liệu bạn có nên đầu tư vào nó hay không.

Hay bằng cách theo dõi sự tăng giảm của thị phần qua các thời kỳ, bạn có thể biết được tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp là như thế nào.

Với tư cách là chủ doanh nghiệp, và bạn cũng có thể cần các cơ hội nhận được đầu tư, khi này, rõ ràng là bạn sẽ có lợi nhiều hơn nếu bạn có thị phần cao hơn.

Ở góc nhìn quy mô của thị trường, khi tổng (cầu) của thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó tăng lên, một doanh nghiệp có thể duy trì được thị phần của mình đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đang có mức doanh thu tăng lên tương ứng với mức tăng của toàn bộ sản lượng của thị trường.

Một doanh nghiệp có thị phần tăng sẽ tăng doanh thu nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành còn lại.

Việc gia tăng thị phần cũng cho phép một doanh nghiệp đạt được quy mô lớn hơn với các hoạt động của mình và mức độ lợi nhuận theo đó cũng tốt hơn.

Ngoài ra, thông qua chỉ số thị phần, một doanh nghiệp có thể xác định mức độ cạnh tranh của ngành, hay cụ thể là với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Đây chính là động lực thiết thực nhất để doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, thay đổi cách thức marketing, bán hàng và hơn thế nữa để không ngừng gia tăng thị phần.

Khi theo đuổi hay tính toán thị phần, có một điều mà bạn cần hiểu đó là, thị phần giảm không có nghĩa là doanh số sẽ giảm và ngược lại.

Ví dụ, nếu thị phần của doanh nghiệp của bạn giảm tuy nhiên tổng cầu hay dung lượng của toàn ngành tăng lên, khi này doanh số của bạn vẫn có thể tăng bình thường.

Ngược lại, nếu thị phần của bạn tăng lên, tuy nhiên, dung lượng toàn ngành lại giảm, khi này việc tăng lên về thị phần có thể không giúp bạn có nhiều doanh số hơn.

Cuối cùng, việc một doanh nghiệp hay đối thủ nào đó có thị phần rất cao, tăng rất nhanh hay thậm chí là Market Leader, điều này cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đó đang “ăn nên làm ra” hay có lợi nhuận cao.

Thử nhìn vào thực tế các chiến lược “đốt tiền chiếm thị phần“, bạn có thể hiểu được ẩn ý đằng sau điều này.

Các công thức chính được sử dụng để tính toán thị phần là gì?

Như đã đề cập ở trên, công thức tính toán hay đo lường thị phần khá đơn giản, bạn có thể sử dụng ngay công thức bên dưới.

Thị phần  = Doanh thu thực của doanh nghiệp / Tổng doanh thu toàn bộ ngành (thị trường) * 100.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên về khái niệm thị phần tương đối, bạn cũng có thể tính toán chỉ số này thông qua công thức bên dưới.

Thị phần tương đối  = Thị phần của doanh nghiệp / Thị phần của đối thủ (thường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất ngành) * 100.

Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại hay tăng trưởng của doanh nghiệp.

Thị phần có thể có tác động hay ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn trưởng thành của chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp bán các sản phẩm có vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) ngắn hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành có tốc độ tăng trưởng chậm (hay thậm chí là không tăng).

Trong các ngành kinh doanh có tính chu kỳ, hoặc ngành nhạy cảm cao với chu kỳ kinh doanh tổng thể, thị phần thường có tác động mạnh nhất và có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với các doanh nghiệp không chiếm được thị phần lớn.

Trong các ngành tăng trưởng mạnh, hoặc các ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các ngành khác, thị phần có ít ảnh hưởng hơn vì nó liên tục thay đổi (thời gian dài hơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn).

Sự thay đổi của thị phần theo đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận, thu nhập và doanh số bán hàng hay thậm chí là quyết định việc một doanh nghiệp nào đó có thể “tiếp tục ở lại” trên thị trường nữa hay không.

Trong các ngành có tính chu kỳ hay “winner takes all” (người chiến thắng sẽ lấy hết), các doanh nghiệp có thể sẵn sàng “đốt tiền” để chiếm thị phần bằng mọi giá, buộc các đối thủ cạnh tranh còn lại phải từ bỏ cuộc chơi hoặc chuyển sang một thị trường khác.

Theo quan sát của MarketingTrips tại thị trường Việt Nam, việc Grab khiến Uber rời khỏi thị trường hay cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee, Tiki và Lazada (Adayroi thuộc Vingroup đã từ dã cuộc chơi từ sớm) là những ví dụ điển hình nhất cho điều này.

Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp nào có doanh số và lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó càng có nhiều thị phần trong ngành của mình.

Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?

Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?
Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?

Thị phần như bạn thấy, hiển nhiên là quá quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, hay doanh nghiệp đó đang kinh doanh ngành hàng gì.

Dưới đây là một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng để mở rộng thị phần và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trên thị trường.

1. Chiến lược định giá bán.

Khi nói đến các chiến lược có thể xây dựng hay thúc đẩy thị phần cho doanh nghiệp, bán giá thấp sẽ là chiến lược nên được nhắc tới đầu tiên.

Nằm trong tổng thể các chiến lược định giá trong marketing và kinh doanh, chiến lược bán giá thấp hướng đến mục tiêu bán được nhiều hàng hơn cho nhiều khách hàng có nhu cầu mua hàng giá thấp (hoặc khách hàng nhạy cảm về giá).

Để có thể xem toàn bộ các chiến lược định giá, bạn có thể xem thêm tại: chiến lược giá là gì

Khi thực hiện chiến lược này, điều quan trọng bạn cần lưu ý là, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công khi bán giá thấp, tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì mà bạn nên chọn các chiến lược giá bán phù hợp.

2. Chiến lược cải tiến và đổi mới sản phẩm.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng thay đổi, việc nghiên cứu và cải tiến sản phẩm (R&D) ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu càng nỗ lực đổi mới sản phẩm và cải tiến về công nghệ thì càng có được thị phần tốt hơn trên thị trường.

Từ việc iPhone vươn lên trên thị trường điện thoại thông minh, sự ra đi của đế chế Nokia, sự trỗi dậy của TikTok đến việc các nền tảng mạng xã hội lớn khác dù có hàng tỷ người dùng vẫn không ngừng cập nhật và thay đổi. Mọi thứ đã quá rõ ràng.

Trong tương lai, khi thế giới dần chuyển sang nền kinh tế trải nghiệm (experience economy), metaverse và hơn thế nữa, “đổi mới hay là chết” sẽ vẫn là chìa khoá.

3. Làm hài lòng và tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.

Một trong những cách tốt nhất để gia tăng thị phần của doanh nghiệp là không ngừng nỗ lực dựa trên các mối quan hệ hiện có với khách hàng.

Bằng cách làm hài lòng khách hàng hiện tại thông qua các trải nghiệm đặc biệt, bạn có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành của họ tới thương hiệu (Brand Loyalty).

Một khi khách hàng trung thành nhiều hơn và có những điểm chạm tốt hơn với thương hiệu, họ có nhiều khả năng mua hàng lặp lại hơn, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có nhiều doanh thu hơn, và thị phần dần tăng lên.

4. Thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness).

Nhận thức về thương hiệu và Marketing đóng một vai trò rất lớn trong việc gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và chiếm thị phần.

Điều quan trọng bạn cần làm khi bắt đầu là cần phải cho phần lớn các khách hàng mục tiêu ngoài kia biết bạn là ai và bạn đang có những cái gì.

Trở thành một cái tên thông dụng và thương hiệu được ưa thích trong ngành là động lực vô cùng lớn để giúp bạn xây dựng thị phần.

Như bạn thấy, thương hiệu có thị phần cao nhất hiếm khi là thương hiệu ít phổ biến nhất.

Một số ví dụ về thị phần của các thương hiệu.

  • Thị phần của Nike.

Nike là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc và giày dép thể thao, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.

Riêng với thị trường giày dép, thị phần toàn cầu của Nike ước tính là 29,25%. Nike là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành của Adidas và Under Armour.

  • Thị phần của Tesla.

Tesla là một phần của ngành công nghiệp ô tô và hãng xe này chỉ tập trung sản xuất xe điện (EV). Trong ngành công nghiệp xe điện, Tesla chiếm 18% thị phần.

  • Thị phần của gã khổng lồ tìm kiếm Google.

Google hiện chiếm hơn 91,86% thị phần tìm kiếm toàn cầu và là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới tính đến 2022.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề thị phần.

  • Thị phần trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, thị phần có nghĩa là Market Share hoặc Share of Market.

  • Mục tiêu của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi muốn mở rộng thị phần là gì?

Đơn giản là các doanh nghiệp này muốn hướng tới doanh số bán hàng, lợi nhuận, khả năng ở lại lâu hơn trên thị trường và sự phát triển bền vững.

  • Bảo vệ thị phần là gì?

Là khái niệm đề cập đến các hoạt động của doanh nghiệp được đưa ra với mục tiêu duy trì thị phần của họ trên thị trường. Như đã phân tích trong bài, duy trì ở đây mang ý nghĩa là tương đối so với bình diện toàn dung lượng của thị trường.

  • Thị phần kết hợp là gì?

Nhằm hướng tới mục tiêu chính là chiếm lĩnh lợi thế trên thị trường, gia tăng rào cản cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, hạn chế sự cạnh tranh mới hay thậm chí là đạt được mục tiêu độc quyền nhóm, một số các doanh nghiệp đã quyết định kết hợp thị phần với nhau, thị phần khi này chính là tổng thị phần của các doanh nghiệp tham gia kết hợp.

  • Mở rộng thị phần là gì?

Là chiến lược mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, bành trướng thị phần của mình trên thị trường với mục tiêu là bán hàng được nhiều hơn.

  • Dung lượng thị trường (Market size) là gì?

Là khái niệm đề cập đến giá trị tính bằng tiền của một thị trường (Market, Marketplace) cụ thể nào đó, ví dụ, theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, vũ trụ ảo Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.

  • Thị phần thương hiệu là gì?

Thị phần thương hiệu hay thị phần của thương hiệu là doanh số bán hàng của một thương hiệu nào đó trong tổng doanh số của một danh mục sản phẩm cụ thể.

Ví dụ trong danh mục giày thể thao Nam tại thị trường Việt Nam, doanh số của thương hiệu giày A nào đó là 1 tỷ và tổng toàn thị trường (của danh mục giày thể thao Nam) là 10 tỷ, Brand Share của A khi này là 1/10 = 10%.

  • Mục tiêu thị phần là gì?

Là con số thị phần mà doanh nghiệp muốn có được, ví dụ là 5%.

  • Phần trăm thị phần là gì?

Như đã phân tích ở trên, khái niệm thị phần vốn được tính bằng công thức phần trăm, tức tính tương quan giữa một thương hiệu nào đó so với toàn bộ các đối thủ trên thị trường.

Phần trăm thị phần theo đó là số lượng thị phần tính theo phần trăm ví dụ 1/10 sẽ là 10% thị phần chẳng hạn.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng cần biết về khái niệm thị phần. Dù với tư cách là một Marketer, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm kinh doanh, việc tìm kiếm các cơ hội để xây dựng và phát triển thị phần là mục tiêu hàng đầu.

Bằng cách hiểu rõ thị phần là gì, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ thị phần, cũng như các chiến lược có thể thực thi để mở rộng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để hiện thực hoá mục tiêu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Facebook Content: Cách để tối đa hoá mức độ tiếp cận của nội dung

Facebook vừa chia sẻ cách để các thương hiệu có thể tối đa hoá mức độ tiếp cận của nội dung (Content) trên nền tảng.

Content Pillar là gì

Thông qua những chia sẻ mới, các thương hiệu hay nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận của họ trên Facebook và kết nối với nhiều người hâm mộ tiềm năng hơn thông qua việc tối ưu hoá News Feed (nguồn cấp dữ liệu).

Thuật toán phân phối nội dung trên News Feed, tức nguồn cấp dữ liệu của Facebook.

Theo chia sẻ trực tiếp từ Facebook, thuật toán phân phối nội dung của Facebook News Feed chủ yếu dựa vào các yếu tố chính dưới đây khi quyết định ai sẽ xem nội dung và họ sẽ xem nội dung là gì:

  • Những nội dung gì đã được đăng? Tất cả các bài đăng có sẵn từ bạn bè, nhà sáng tạo và Trang mà Facebook có thể hiển thị.
  • Ai có thể thích nội dung này? Facebook xem xét vô số tín hiệu như ai đã đăng nội dung, nó được đăng khi nào, chủ đề và hành vi của người dùng trước đây là gì và nhiều những tín hiệu khác.
  • Khả năng mọi người tương tác với bài đăng như thế nào? Facebook sẽ cố gắng dự đoán khả năng mà một người dùng nhất định sẽ tương tác với bài đăng của bạn và thấy nó có ý nghĩa. Facebook đưa ra nhiều dự đoán khác nhau cho từng phần nội dung.
  • Đối tượng mục tiêu (khán giả) sẽ quan tâm đến bài đăng này ra sao? Dựa trên tất cả dữ liệu Facebook thu thập được từ các bài đăng, có nhữn phần nội dung sẽ được ưu tiên hơn so với những phần còn lại.

Về cơ bản, tương tác (engegement) là trọng tâm phân tích của Facebook, tức là Facebook sẽ hiển thị cho mọi người nhiều nội dung hơn, những thứ mà họ có thể nhấp vào, bình luận, chia sẻ, thích và hơn thế nữa.

Theo giải thích của Facebook, nền tảng này nói rằng họ hiện xem mức độ tương tác của Facebook theo hai cách:

  • Phân phối được kết nối – Những người theo dõi bạn trên Facebook sẽ nhìn thấy bài đăng của bạn. Đây là đối tượng chính của bạn trên nền tảng.
  • Phân phối không kết nối – Nội dung của bạn có thể được xem từ những người không chọn theo dõi bạn, tuy nhiên, có thể họ thích nội dung của bạn. Loại phân phối này có thể đến thông qua lượt chia sẻ từ những người khác và từ các phần đề xuất (Suggest) của hệ thống của Facebook.

Theo CEOCEO Mark Zuckerberg:

“Hiện tại, khoảng 15% nội dung trong nguồn cấp dữ liệu Facebook của một người (Trên Instagram hiện có tỷ lệ cao hơn) được AI của chúng tôi đề xuất từ ​​những người, nhóm hoặc tài khoản mà bạn không theo dõi. Chúng tôi kỳ vọng con số này sẽ tăng hơn gấp đôi vào cuối năm 2023.”

Vấn đề chính ở đây là gì, trong khi hiện tại kiểu phân phối kết nối là kiểu phân phối nội dung chính của Facebook, kiểu phân phối không được kết nối sẽ dần được ưu tiên nhiều hơn (tăng gấp đôi) trong thời gian tới.

Để có thể tận dụng những lợi thế mà các nội dung không được kết nối có thể mang lại, dưới đây là một cách gợi ý từ Facebook:

  • Tạo nội dung gốc (Original Content): Các thương hiệu và nhà sáng tạo (Creator) sẽ nhận được nhiều khả năng phân phối nhất khi họ chủ yếu đăng những nội dung do họ quay hoặc tạo ra. Nội dung gốc chứa đựng nhiều tiếng nói độc đáo của thương hiệu, đó là điểm khác biệt (USP) và là bản sắc riêng của nhà sáng tạo hay thương hiệu đó. Nội dung gốc và hấp dẫn là những gì mà người dùng Facebook cần.
  • Tối ưu hóa cho lượt chia sẻ: Hãy tạo ra những nội dung mà người dùng khác muốn chia sẻ. Loại nội dung này có thể khơi dậy cuộc đối thoại có ý nghĩa, thảo luận, có khả năng thu hút nhiều lượt thích và phản ứng hơn.
  • Được đề xuất: Để các nội dung được đề xuất (Suggested), Facebook khuyên các thương hiệu nên đảm bảo rằng các nội dung đó tuân thủ những quy tắc về nội dung của Facebook.

Để tổng kết chia sẻ, Facebook nói thêm:

“Trong khi các thương hiệu và nhà sáng tạo tập trung vào việc tăng lượng người theo dõi (like và follower) của họ trên Facebook.

Ssự tăng trưởng thực sự đến khi bạn tiếp cận được những người thích các nội dung đó và tối đa hóa khả năng được chia sẻ lại, bạn sẽ tìm thấy những người hâm mộ mà bạn thậm chí còn không biết là họ có tồn tại.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách tận dụng Meme vào chiến lược Marketing của thương hiệu

Trong thế giới Digital Marketing, các Digital Marketer không chỉ nỗ lực xây dựng thương hiệu của họ dựa trên các nguồn lực nội bộ, việc tận dụng các xu hướng bên ngoài như Meme cũng giúp cho chiến lược của họ hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Cách tận dụng Meme vào chiến lược Marketing của thương hiệu
Cách tận dụng Meme vào chiến lược Marketing của thương hiệu

Theo số liệu từ Statista, có ít nhất khoảng 2/3 thế hệ millennials tức Gen Y và Gen Z thường xuyên chia sẻ meme trên mạng xã hội.

Các định dạng nội dung (Content Format) meme có nhiều khả năng được chia sẻ là đồ họa thông tin (Infographics) và hình ảnh giải trí du lịch. Bên cạnh đó, các nội dung kiểu trực quan là hình thức giao tiếp quan trọng nhất trong thế giới kỹ thuật số.

Các cuộc khảo sát đã phát hiện ra rằng khoảng 55% trong số người dùng từ 13-35 tuổi gửi meme hàng tuần và ít nhất 30% trong số này trao đổi meme hàng ngày.

Với tư cách là những người làm Marketing, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có thể tận dụng sức mạnh lan truyền (Viral) của Meme để thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch hay chiến lược Marketing.

Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, Meme Marketing, dưới đây là cách để bạn có thể bắt đầu:

Nội dung được đăng cần tập trung tới đối tượng mục tiêu của bạn.

Dù cho xu hướng Meme mà bạn đang hướng tới là gì, điều quan trọng nhất không phải là Meme mà là đối tượng mục tiêu của thương hiệu của bạn.

Bạn không nên xem việc ứng dụng Meme là một chiến dịch Marketing thực sự, tức có sử dụng quảng cáo, tập trung bán hàng và hơn thế nữa. Thông thường, các meme được phát triển một cách tự nhiên và hướng tới yếu tố giải trí đơn thuần.

Một khi bạn đã có thể xác định được meme mà bình cần tích hợp, điều quan trọng là bạn cần xác định nó sẽ có khả năng thu hút ai hay đối tượng mục tiêu của bạn với những meme đó là gì.

Mặc dù bạn hay bất kỳ ai không thể dự báo chính xác liệu một meme nào đó có trở nên lan truyền hay không vì mức độ phổ biến của chúng phụ thuộc vào ý tưởng hay cảm xúc bất chợt của người khác.

Việc tạo ra những nội dung mà những người trong thị trường ngách của bạn sẽ cảm thấy kết nối về mặt cảm xúc sẽ là nền tảng căn bản nhất.

Suy nghĩ sáng tạo.

Các meme hoạt động tốt nhất sử dụng các nội dung dễ nhận biết nhất hay có tính liên tưởng cao nhất (recognizable content), đó có thể là ảnh tĩnh từ một bộ phim, hình ảnh từ một sự kiện tin tức quan trọng hay từ một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (Social Influencer) và hơn thế nữa.

Tuỳ vào từng thị trường khác nhau, các meme ở các chủ đề khác nhau sẽ được tương tác theo những cách thức riêng.

Ví dụ ở Mỹ, các meme về chính trị, những kẻ ngụy biện chính trị hay lạm phát liên tục trở nên phổ biến. Trong khi tại Việt Nam, các kiểu meme phổ biến nhất vẫn xoay quanh chủ đề về giải trí chẳng hạn như âm nhạc hay phim ảnh. Bên dưới là một ví dụ.

Để có thể tận dụng meme một cách hiệu quả, sự linh hoạt hay sáng tạo trong tâm trí là công cụ tạo meme tuyệt vời nhất mà bạn nên có. Các meme thường xuất phát từ các góc nhìn mới mẻ về một bộ phim, câu chuyện thời sự hoặc một sự kiện truyền thông nào đó.

Nếu nói về thương hiệu nào có khả năng tạo meme tốt nhất, Netflix là một cái tên không thể bỏ qua. Bạn có thể theo dõi thương hiệu này trên các nền tảng mạng xã hội để kiểm chứng cho nhận định này.

Một khiếu hài hước thực sự.

Vì meme hướng tới mục tiêu chính là giải trí, người xây dựng meme không thể thiếu đi tính hài hước hay “một cảm xúc chân thành với thế giới giải trí”.

Các báo cáo xu hướng lưu ý rằng 38% thế hệ millennials và Gen Z theo dõi các tài khoản mạng xã hội của các thương hiệu hay nhà sáng tạo thường xuyên tạo meme.

Để có thể tối ưu sức cộng hưởng, các hình ảnh meme nên được kết hợp với các từ ngữ đang được sử dụng thịnh hành.

Trong khi hài hước là thuật ngữ mang tính chủ quan, vì vậy không phải lúc nào bạn cũng hiểu đúng, tuy vậy các meme sẽ không thể có được sức mạnh của chúng nếu không có tính hài hước.

Meme Marketing cần mang lại một cảm giác dễ chịu.

Như đã phân tích ở trên, meme không còn là thuật ngữ mới và chúng cũng là một trong những cách thức đơn giản nhất để truyền tải một lượng thông điệp với ý nghĩa to lớn thông qua một hình ảnh đơn giản.

Meme một phần được sử dụng để làm giảm bớt những thứ “không thể nói hết bằng lời”, 36% Gen Y và Gen Z sử dụng chúng để thể hiện cảm xúc và 28% sử dụng chúng khi họ không thể tìm thấy một từ ngữ phù hợp để diễn đạt cảm xúc của bản thân.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn là một marketer thực thụ và quan tâm đến insights của khách hàng, điều quan trọng bạn cần nhớ là khi một người tìm kiếm meme, họ đang tìm kiếm chính họ trong các meme đó. Họ muốn thấy một điều gì đó đồng cảm, dễ nhận biết và có thể được chia sẻ.

Gucci là một trong những thương hiệu thời trang đầu tiên hợp tác với các nhà sản xuất meme trên Instagram để quảng bá bộ sưu tập các sản phẩm của họ.

Meme và Marketing.

Đến đây, rõ ràng là bạn đã có thể cảm nhận được sức mạnh thực sự của meme đối với các hoạt động truyền thông nói chung. Vậy meme có liên quan như thế nào đến marketing và thương hiệu?

Như đã phân tích ở trên, các nền tảng mạng xã hội là một trong những môi trường thuận lợi nhất để các meme được lan truyền.

Đối với các nền tảng này, cách thức các thuật toán hoạt động thực sự là vấn đề mà những người làm marketing không thể bỏ qua.

Các thuật toán của TikTok hay thuật toán của Instagram sẽ căn cứ vào các yếu tố như số lượng người theo dõi hay mức độ tương tác để quyết định “Push Reach” của một Trang hay nội dung nào đó.

Nếu tài khoản thương hiệu của bạn là mới, nội dung của bạn có thể khó được đề xuất hơn với những người khác, vì vậy việc phát triển tài khoản hay nội dung của bạn sẽ quan trọng hơn so với việc xây dựng nội dung.

Trong tương lai, với sự gia tăng của các chủ đề như Web3 và quyền sở hữu kỹ thuật số (digital ownership), meme có thể sẽ trở nên phổ biến hơn trong không gian NFT và Metaverse. Hiện tại, tiềm năng meme gần như là vô hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple ngày càng thích bán quảng cáo và muốn gia nhập ngành Marketing

Apple gửi thư quảng bá cơ hội quảng cáo mới tới các nhà phát triển, thể hiện tham vọng bành trướng trong ngành công nghiệp Marketing.

Apple ngày càng thích bán quảng cáo và muốn gia nhập ngành Marketing
Apple ngày càng thích bán quảng cáo và muốn gia nhập ngành Marketing

Trong một bức thư được Apple gửi tới các nhà phát triển, Apple cho biết có kế hoạch triển khai các vị trí quảng cáo mới, và khuyến khích các nhà phát triển tham gia đặt trước thềm mùa lễ.

Việc Apple chào mời một vị trí quảng cáo mới trong ứng dụng App Store thể hiện tham vọng bành trướng của công ty trong ngành công nghiệp tiếp thị.

Trong những năm gần đây, các vị trí quảng cáo của Apple chỉ được giới hạn trong tab Tìm kiếm trên App Store và một ứng dụng trên trang kết quả tìm kiếm.

“Với những đổi mới trong chương trình quảng cáo của Apple, các nhà phát triển giờ đây có thể quảng cáo ứng dụng của mình trên App Store để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa trong mùa lễ này”, Apple viết trong thư gửi đến các lập trình viên.

Tuy quảng bá vị trí hiển thị mới, bức thư gửi đến các nhà phát triển không nêu rõ các quảng cáo mới sẽ xuất hiện ở đâu.

Song, vào tháng 7, Apple đã thông báo công ty đang có kế hoạch mở rộng hệ thống quảng cáo với một khu vực mới trên trang đầu của App Store ở tab “Hôm nay” (Today), cùng một vị trí khác trên các trang sản phẩm ứng dụng với tên gọi “Bạn cũng có thể thích”.

“Quảng cáo đi kèm tìm kiếm của Apple mang đến cơ hội cho các nhà phát triển ở mọi quy mô khả năng phát triển doanh nghiệp.

Giống như các dịch vụ quảng cáo khác hiện có, các vị trí đặt quảng cáo mới cũng sẽ chỉ chứa các nội dung đã được App Store phê duyệt, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quyền riêng tư”, đại diện của Apple chia sẻ với CNBC.

Việc mở rộng khu vực quảng cáo diễn ra khi hoạt động kinh doanh quảng cáo trên các thiết bị của hãng đang dần bị giám sát chặt chẽ hơn. Quảng cáo được coi là một phần trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty.

Chỉ riêng trong năm 2021, Apple thu về hơn 68 tỷ USD doanh thu dịch vụ. Theo nhà phân tích Wamsi Mohan, trong tháng 7 vừa qua, Apple đã thu về 5 tỷ USD doanh thu chỉ từ hệ thống quảng cáo riêng của hãng.

Vào năm 2021, Apple phát hành tính năng Minh bạch theo dõi người dùng (ATT), cung cấp cho người dùng lựa chọn chia sẻ dữ liệu cho các nhà phát triển hay không.

Hầu hết chủ sở hữu iPhone chọn không chia sẻ, ngăn các nhà quảng cáo trực tuyến theo dõi chính xác hiệu suất quảng cáo của họ.

Tính năng của hãng cho phép người dùng tự tắt các quảng cáo cá nhân hóa, ngăn Apple hoặc các bên thứ 3 sử dụng các dữ liệu như thông tin tài khoản và các hoạt động duyệt web trước đó để hiển thị quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising).

Theo thống kê của Apple, 78% người dùng đã lựa chọn tắt hiển thị các quảng cáo cá nhân.

Sự thay đổi của hãng đã nhận sự phản đối từ các công ty quảng cáo trực tuyến, bao gồm Meta. Công ty mẹ của Facebook cho rằng tính năng mới của Apple là phản cạnh tranh và mang tính độc quyền.

Công ty cũng cho rằng sự thay đổi của Apple có thể khiến mạng xã hội mất 10 tỷ USD trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Authentic Marketing: Lợi ích của việc ứng dụng tính xác thực trong kinh doanh và Marketing

Trong khi tính xác thực (authenticity) có thể khó xây dựng và có phần nhạy cảm trong các giai đoạn đầu, nó thực sự mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.

Authentic Marketing: Lợi ích của việc ứng dụng tính xác thực trong kinh doanh và Marketing
Authentic Marketing: Lợi ích của việc ứng dụng tính xác thực trong kinh doanh và Marketing

Nếu bạn là người làm kinh doanh hay marketing và bạn chưa từng nghe tới thuật ngữ “tính xác thực” hay tính xác thực trong Marketing (Authentic Marketing), đã đến lúc bạn cần quan tâm đến nó nhiều hơn.

Theo một nghiên cứu từ Stackla, có đến 88% người tiêu dùng coi tính xác thực là yếu tố quan trọng khi quyết định lựa chọn các thương hiệu.

Tính xác thực, về cơ bản là ranh giới giữa những gì một thương hiệu tự mô tả bản thân họ và cách đối tượng mục tiêu nghĩ về họ.

Ví dụ: đây là những dấu hiệu cho thấy một thương hiệu nào đó có tính xác thực hoặc đang áp dụng nó.

  • Đảm bảo các giá trị của thương hiệu không chỉ thông qua website hay các tài liệu về marketing: Khách hàng cần cảm nhận được tính xác thực bất cứ khi nào họ tương tác với thương hiệu.
  • Tương tác thường xuyên với cộng đồng của thương hiệu và tận dụng tối đa nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content).
  • Sử dụng những hình ảnh thể hiện cá tính của thương hiệu hơn là những hình ảnh được dàn dựng một cách vô hồn của doanh nghiệp.
  • Tự nhận thức và phản ánh bản thân với tư cách là một nhà lãnh đạo tư tưởng.

Trong khi tính xác thực (authenticity) có thể khó xây dựng và có phần nhạy cảm trong các giai đoạn đầu, nó thực sự mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.

Bạn sẽ thu hút được những đối tượng mục tiêu, những người thích bạn và sẵn sàng chia sẻ các giá trị của bạn.

Khi nói đến tính xác thực, có một câu hỏi đặt ra là tại sao rất nhiều nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp tránh thể hiện nó?

Một số lý do có thể đưa ra là, thứ nhất, họ chưa xây dựng được tính xác thực hay trung thực với những gì mà thương hiệu của họ đang chia sẻ.

Thứ hai là vì họ sợ rằng mình sẽ thu hút được ít đối tượng mục tiêu hơn khi tính xác thực đó chưa hẳn là tính xác thực.

Trong khi một số thương hiệu đang tìm cách để che dấu đi tính xác thực, một số thương hiệu khác luôn tìm cách để thể hiện nó với khách hàng của họ.

Kết quả là khi khách hàng ngày càng ít tin tưởng hơn với quảng cáo và những thông tin một chiều từ thương hiệu, họ chọn cách “thuộc về” các thương hiệu sẵn sàng đồng hành cùng họ, chia sẻ qua lại những giá trị một cách minh bạch.

Xây dựng sự khác biệt so với đối thủ.

Với tư cách là những người làm marketing, có thể bạn đang tìm cách “đẩy” tất cả những gì mà bạn muốn nói đến với khách hàng, những tấm hình được đồ hoạ trau chuốt hay những video với đầy hiệu ứng bắt mắt.

Nhìn sang đối thủ, bạn cũng đang nhìn thấy những cách làm tương tự và hiển nhiên bạn cảm thấy “an tâm” vì điều đó.

Tuy nhiên, bạn có tự hỏi rằng, liệu khách hàng có tin tưởng những điều đó hay tại sao họ lại chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh?

Bằng cách xuất hiện với một hình ảnh chân thực, nói những gì gần gũi với khách hàng, những thứ mà họ có thể tin và chia sẻ được, bạn dần dần có được lòng trung thành từ họ.

Tính xác thực giúp thương hiệu xây dựng lòng tin một cách dễ dàng hơn.

Như MarketingTrips đã phân tích nhiều lần trước đây, là một marketer, việc tự đặt mình vào vị trí của khách hàng là một cách thông minh để thấu hiểu họ.

Khi bạn phát hiện ra rằng tính bền vững là một phần giá trị cá nhân và niềm tin của khách hàng và sau đó bạn tìm cách đưa nó vào sản phẩm của mình rồi thể hiện tới khách hàng, thương hiệu của bạn sẽ là một phần của họ.

Trong trường hợp nếu khách hàng của bạn là Gen Z, những người không ngừng mong muốn thể hiện và chia sẻ giá trị cá nhân của bản thân cùng với đó là thái độ tích cực ủng hộ các thương hiệu đáng tin cậy, tính xác thực càng trở nên quan trọng hơn.

Khi các hoạt động Marketing là phần thể hiện hay xác thực những gì thương hiệu từng tuyên bố và cam kết, không có lý do gì để khách hàng nghi ngờ về thương hiệu.

Thương hiệu sẽ kết nối và truyền cảm hứng cho những người khác.

Tính xác thực trong marketing lẫn kinh doanh nghe qua thì khá đáng sợ! Nó khiến nhiều thương hiệu cảm thấy “dễ bị tổn thương” hay sẽ có một số sự thật không mong muốn nào đó sẽ bị phơi bày.

Đây cũng là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn giữ cho họ một hình ảnh hoàn hảo, hào nhoáng và không bao giờ mắc sai lầm.

Tuy nhiên, bạn cứ thử hình dung thế này, nếu bạn là một khách hàng, người không thể tránh khỏi những sai lầm nào đó, người luôn có những khuyết điểm nhất định, liệu họ có tin tưởng hoàn toàn vào một nhân vật hoàn hảo nào đó.

Khi một thương hiệu có thể giúp khách hàng biết được họ thực sự là ai, những kết nối có ý nghĩa sẽ bắt đầu nảy sinh, tính xác thực khi này có thể truyền cảm hứng không những cho khách hàng mà còn là nhân viên, đối tác và hơn thế nữa.

Chiến lược phát triển bền vững.

Với tư cách là những nhà lãnh đạo, hay thậm chí là người làm kinh doanh nói chung, bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình vì bạn muốn tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn (ít nhất là cho khách hàng của mình).

Vậy làm thế nào bạn có thể làm điều đó nếu bạn đang hằng ngày tự ép mình vào một khuôn khổ không phù hợp với những gì đang diễn ra thực tế (bên trong bạn và doanh nghiệp của bạn)?

Trong khi thực thi tính xác thực ban đầu sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, khi bạn đã làm điều đó được một thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nó là tự nhiên và đúng đắn.

Bạn sẽ trở về đúng với những gì thuộc về bạn, thu hút những người có cùng chí hướng, tập trung xây dựng giá trị và sau đó truyền cảm hứng cho khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

[Download] Facebook Marketing Game 2022 – Thông tin chi tiết về hoạt động Marketing Game năm 2022

Facebook đã công bố báo cáo Facebook Marketing Game 2022, tổng hợp những thông tin chi tiết về hoạt động Marketing Game năm 2022.

Facebook Marketing Game 2022
Facebook Marketing Game 2022

Tim Lion, Trưởng bộ phận Marketing Game của Meta cho biết:

“Facebook Marketing Game 2022 của chúng tôi sẽ đề cập đến nhiều chủ đề hơn những năm trước. Thông qua báo cáo này, chúng tôi muốn nhấn mạnh những bước phát triển mới trong hệ sinh thái quảng cáo game ngày càng phức tạp, cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn và hướng dẫn cách thực hiện cho những tháng sắp tới.”

Giới thiệu về báo cáo Facebook Marketing Game 2022 của Meta.

Facebook Marketing Game là báo cáo thường niên của Facebook Gaming về các hoạt động marketing trong ngành game.

Trong năm 2022, khi toàn cầu đang hướng tới một mô hình marketing game mới, Facebook sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn, cách các nhà marketer có thể đáp ứng các yêu cầu mới cũng như cách các thương hiệu có thể làm để trở thành người dẫn đầu trong ngành.

Với mục đích này, Facebook đã tiến hành một số nghiên cứu mới để không chỉ nắm được sự thay đổi của người chơi trên toàn cầu trong năm 2022 so với năm 2020, mà còn hiểu rõ họ nhiều hơn nữa – từ sự kỳ vọng của họ ở các công ty game cho đến cách họ đánh giá các trải nghiệm trong game.

Thông qua báo cáo, người làm marketing có thể tìm hiểu xem đối tượng chơi game trên toàn cầu đã trở nên đa dạng đến mức nào, tầm quan trọng của sự chân thực trong quảng cáo, sự hòa nhập trong kỷ nguyên coi trọng tính đa dạng của ngành game và hơn thế nữa.

Các nội dung chính có trong báo cáo Facebook Marketing Game 2022 của Meta.

Báo cáo sẽ có 3 nội dung chính:

  • Bối cảnh của ngành game đã thay đổi.
  • Sự đa dạng trong game.
  • Tạo dựng mối quan hệ kết nối có giá trị.

Kết luận.

Vào năm 2022, ngành game cần phải thay đổi một điểm quan trọng. Người chơi trở nên đa dạng và phức tạp hơn, ngày càng kỳ vọng nhiều về quyền riêng tư và sự phản ánh.

Điều đó cho thấy đã đến lúc nhà quảng cáo phải thích ứng với mô hình marketing game mới. Những nhà quảng cáo sẵn sàng và có thể xây dựng mối quan hệ với người chơi, tạo ra trải nghiệm chân thực bên trong và bên ngoài game, cũng như triển khai phương thức marketing dựa trên thông tin chi tiết về đối tượng sẽ đạt được nhiều thành công hơn.

2022 sẽ là một năm dịch chuyển mạnh mẽ và Facebook Gaming cam kết luôn hỗ trợ các đối tác trong suốt hành trình của họ để đạt được thành công ở hiện tại, cũng như chuẩn bị cho tương lai.

Bạn có thể xem và tải xuống báo cáo tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Brand là gì? Phân biệt Brand và Trademark trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức nền tảng quan trọng cần biết xoay quanh thuật ngữ Brand (Thương hiệu) như: Brand là gì, khái niệm Brand trong marketing, các giai đoạn phát triển của thuật ngữ Brand, vai trò của Brand đối với cá nhân hay doanh nghiệp là gì, phân biệt Brand với Trademark, một số quan điểm sai lầm nhất về khái niệm Brand và nhiều hơn thế nữa.

brand là gì
Brand là gì? Tất cả những gì cần biết về Brand trong Marketing

Brand trong tiếng Việt có nghĩa là thương hiệu, là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing và truyền thông nói riêng hay kinh doanh nói chung. Trong khi được nhắc đến tương đối phổ biến, Brand vẫn chưa có được những quan điểm đúng đắn.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Brand là gì?
  • Các giai đoạn phát triển của thuật ngữ Brand.
  • Một số lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Brand?
  • Vai trò của Brand đối với cá nhân hay doanh nghiệp là gì?
  • Phân biệt khái niệm Brand và Personal Brand?
  • Sự khác biệt chính giữa Brand với Label là gì?
  • Mối quan hệ giữa Brand và Marketing.
  • Một số quan điểm sai lầm nhất về Brand là gì?
  • Các loại Brand chính hiện nay là gì?
  • Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Brand là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Brand là gì?

Brand trong tiếng Việt có nghĩa là Thương hiệu.

Brand là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing và truyền thông nói riêng hay kinh doanh nói chung. Trong khi được nhắc đến tương đối phổ biến, Brand vẫn chưa có được những quan điểm đúng đắn.

Ở góc nhìn tổng thể, khái niệm Brand có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.

Cũng tương tự như thuật ngữ Marketing, các khái niệm về Brand cũng được phát triển và thay đổi qua các thời kì khác nhau gắn liền với các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, thị trường và người tiêu dùng.

Brand có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love).

Dưới đây là một số định nghĩa khác về Brand.

Theo Investopedia, thuật ngữ Brand đề cập đến một ý tưởng trong phạm vi kinh doanh và marketing được sử dụng để giúp mọi người xác nhận một sản phẩm, cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể.

Brand là vô hình, có nghĩa là bạn không thể sờ hay chạm vào được nó mà chỉ có thể cảm nhận hay ghi nhớ về nó trong tâm trí.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu thường sử dụng các điểm nhận diện riêng để tạo ra các bản sắc thương hiệu trên thị trường, những gì thương hiệu hướng tới là lợi thế cạnh tranh so với các thương hiệu hay doanh nghiệp khác hiện có để từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Một định nghĩa khác từ Wikipedia thì cho rằng Brand là một tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán này với hàng hóa hoặc dịch vụ của những người bán khác.

Brand được sử dụng trong kinh doanh, marketing và quảng cáo với mục tiêu là tạo ra và lưu giữ các giá trị như tài sản thương hiệu (brand equity) cho đối tượng mục tiêu, vì lợi ích của khách hàng, chủ sở hữu và cả những người có nắm giữ thương hiệu.

Tên thương hiệu (brand name) đôi khi được phân biệt với các thương hiệu chung chung (generic brands) hoặc cửa hàng.

Còn theo góc nhìn ngôn ngữ của Cambridge, Brand là một kiểu sản phẩm được sản xuất bởi một doanh nghiệp cụ thể và được bán dưới một tên gọi cụ thể. Chẳng hạn như “thương hiệu kem yêu thích của tôi là Wall’s.”

Một trong những mục tiêu của các chiến dịch truyền thông marketing hay thương hiệu là xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (brand loyalty).

Như đã phân tích ở trên, về bản chất, cũng tương như các khái niệm về marketing, không có bất cứ một khái niệm nào được cho là đúng hoặc toàn diện nhất về thương hiệu hay Brand.

Brand là con người do đó một khi hành vi và tâm lý của con người thay đổi, thương hiệu cũng cần phải thay đổi”, MarketingTrips.

Để có thể hiểu rõ hơn về Brand là gì, hay các giai đoạn lịch sử phát triển của thuật ngữ Brand, hãy xem tiếp nội dung dưới đây.

Brand là gì trong Marketing? Phân biệt Brand với Trademark.

Trong ngành marketing hay phạm vi doanh nghiệp, Brand được hiểu là những gì mà khách hàng hay người tiêu dùng biết, hiểu và hình dung về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó của doanh nghiệp.

Bạn cũng cần hiểu rằng, về mặt pháp lý, Brand không thuộc phạm vi được bảo hộ như Trademark, mà nó chỉ là những gì “tồn tại trong tâm trí của người tiêu dùng”.

Brand trong Marketing là thuật ngữ trái ngược với Personal Brand, khái niệm dùng để chỉ thương hiệu của một cá nhân nào đó (thay vì là của sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp).

Về tổng thể, ở khía cạnh marketing và kinh doanh, các cụm từ như “có brand” hay “có thương hiệu” thường dùng để chỉ các sản phẩm hay dịch vụ được nhiều người biết đến, xuất hiện phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng và hơn thế nữa.

Tuỳ thuộc vào chất lượng sản phẩm hay mức độ cảm nhận (được xây dựng qua các hoạt động marketing) của khách hàng mà một sản phẩm nào đó được coi là “có Brand” hay “Brand tốt”, và ngược lại.

Local Brand là gì?

Local Brand có nghĩa là thương hiệu địa phương, khái niệm đề cập đến các sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu được cung cấp trong một khu vực hay địa phương nhỏ nhất định.

Khác với Icon Brand là những thương hiệu phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, Local Brand ít phổ biến hơn đối với phần đông người tiêu dùng.

National Brand là gì?

National Brand là những Brand (thương hiệu) hay nhãn hàng được công nhận, đánh giá và bình chọn ở phạm vi quốc gia chẳng hạn như Mỹ hay Việt Nam.

National Brand là thương hiệu của các sản phẩm được phân phối trên toàn quốc dưới tên thương hiệu do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối sở hữu, thay vì là các thương hiệu địa phương (Local Brand) chỉ được phân phối ở một số khu vực nhỏ của quốc gia và nhãn hiệu riêng mang thương hiệu do nhà bán lẻ sở hữu chứ không phải của nhà sản xuất.

Làm Brand là làm gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, thuật ngữ “làm Brand” sẽ bao hàm tất cả các công việc liên quan đến xây dựng nên một thương hiệu trên thị trường như: xây dựng hình ảnh thương hiệu (Brand Image), độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), tình cảm với thương hiệu (Brand Love), tin tưởng về thương hiệu (Brand Trust), lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty)…để cuối cùng tạo nên một tài sản gọi là “tài sản thương hiệu” (Brand Equity) hay “giá trị thương hiệu” (Brand Value).

Các giai đoạn phát triển của thuật ngữ Brand.

Như đã phân tích, Brand là khái niệm gắn liền với bối cảnh kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, khi các yếu tố về bối cảnh này thay đổi, các định nghĩa về Brand cũng thay đổi theo.

Từ Marketing 1.0 đến Marketing 5.0.

Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Brand, hãy nhìn lại sự phát triển của ngành marketing qua các thời kỳ kinh tế khác nhau.

  • Marketing 1.0: Marketing 1.0 chính là thuật ngữ đầu tiên gắn liền với sự ra đời của ngành marketing, Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm và doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào sản phẩm (Product) để bán được hàng.
  • Marketing 2.0: Marketing 2.0 có một sự thay đổi tích cực hơn về cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng. Theo quan điểm của Marketing 2.0, người tiêu dùng ra quyết định mua hàng không chỉ dựa trên các yếu tố về sản phẩm mà còn gắn liền với các hành vi cảm tính khác. Khách hàng cũng mua hàng dựa trên cảm xúc.
  • Marketing 3.0: Theo Giáo sư Philip Kotler, Marketing 3.0 sẽ tập trung vào khách hàng và coi khách hàng với tư cách là một con người toàn diện, từ các nhu cầu về vật chất đến các nhu cầu về tinh thần và cả nhu cầu xã hội.
  • Marketing 4.0: Marketing 4.0 ra đời và gắn liền với các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số (Digital), bằng cách áp dụng các yếu tố công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ máy học (Machine Learning), người làm marketing cần thấu hiểu khách hàng của họ nhiều hơn thông qua các dữ liệu thu thập được, từ đó cung cấp những thông điệp, sản phẩm hay nội dung cho đúng người vào đúng thời điểm họ cần nhất.
  • Marketing 5.0: Được công bố vào đầu năm 2021 bởi “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler, Marketing 5.0 xác định marketing trong bối cảnh hiện đại mới sẽ sử dụng nhiều các công nghệ bắt chước con người (human-mimicking technologies) để tạo ra, giao tiếp, cung cấp và nâng cao giá trị trong suốt hành trình của khách hàng (customer journey) với thương hiệu.

Thuật ngữ Brand xuất hiện và thay đổi song song với sự thay đổi của các phương thức tiếp cận marketing.

Quay trở lại vào những năm 2009, khi xã hội đang vận hành theo quy luật cung cầu, mọi người (cả người mua lẫn người bán) “trao đổi hàng hoá” với nhau để có được những thứ họ cần, tiền thân của ngành Marketing được hình thành từ đây.

Tuy nhiên, khi quy luật cung cầu thay đổi, cụ thể là số lượng hàng hoá hay người bán chênh lệch lớn hơn so với người mua, mô hình “trao đổi hàng hoá” được phát triển thành “mua bán hàng hoá”.

Vào những thời điểm ban đầu này, khi khái niệm Brand chưa xuất hiện hay “brand là gì” vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn, “Đặt tên” là công cụ duy nhất dùng để phân biệt các hàng hoá với nhau đồng thời xác định mối liên kết giữa người bán với tâm trí của người mua, phần lớn các tên gọi khi này là tên người bán.

Ngoài việc “Đặt tên”, một số người bán còn sử dụng các “Biểu tượng” như màu sắc hay kiểu dáng để minh hoạ cho các sản phẩm của họ về mặt hình ảnh, xây dựng nhận thức trong tâm trí của người mua, thứ có thể giúp họ thâm nhập thị trường nhanh hơn.

Từ việc đặt tên và biểu tượng này, thuật ngữ Brand chính thức xuất hiện.

  • Brand là gì trong Marketing 1.0: Trong Marketing 1.0, Brand hay thương hiệu được nâng từ các điểm nhận dạng cũ lên thành khái niệm “Nhãn hiệu”. Khi người tiêu dùng gắn bó với một Brand, họ tin tưởng và tập trung vào chất lượng của sản phẩm và khi niềm tin này tăng lên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bán những sản phẩm có thương hiệu hơn. Brand khi này được xem như là một công cụ để xây dựng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hay doanh nghiệp.
  • Brand trong Marketing 2.0: Trong Marketing 2.0, khi người tiêu dùng không chỉ lựa chọn các sản phẩm hiện có trên thị trường mà còn đòi hỏi các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của họ. Khái niệm Brand khi này không còn chỉ là các nhãn hiệu hay điểm nhận dạng đơn thuần, nó còn là các liên kết giá trị của sản phẩm với người tiêu dùng. Người tiêu dùng xem Brand là tất cả những gì khiến họ kết nối với thương hiệu một cách có ý nghĩa hơn.
  • Brand trong Marketing 3.0: Marketing 3.0 ra đời trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay YouTube phát triển mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, khái niệm Brand đã phát triển đến một giai đoạn cao hơn, Brand không chỉ là những gì liên quan đến điểm nhận dạng sản phẩm hay nhu cầu của cá nhân người tiêu dùng, Brand còn liên quan đến các yếu tố cộng đồng và xã hội. Cũng trong giai đoạn này, Philip Kotler định nghĩa Brand sẽ bao gồm 3 yếu tố chính: nhận diện thương hiệu (brand identity), tính trung thực của thương hiệu (brand integrity) và hình ảnh thương hiệu (brand image).
  • Brand trong Marketing 4.0 hay Thương hiệu 4.0: Brand 4.0 là giai đoạn phát triển cao nhất của khái niệm Brand khi Brand không chỉ liên quan đến các yếu tố kinh doanh như sản phẩm hay nhu cầu. Brand 4.0 xem Brand là con người và tập trung vào cuộc sống nói chung. Giá thị của Brand = Giá trị chia sẻ (với người tiêu dùng và xã hội) + Giá trị độc nhất (xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ).

Thông qua các phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, khái niệm của Brand hay Brand là gì không nằm tách biệt khỏi các bối cảnh kinh doanh và marketing, thương hiệu phát triển song song với sự phát triển chung của xã hội và xem người tiêu dùng là trọng tâm.

Brand cũng là một khái niệm lớn trong bối cảnh kinh doanh gồm 2 phần: Phần nhìn thấy được và Phần không nhìn thấy được.

Một số lý thuyết hay khái niệm chính xoay quanh thuật ngữ Brand?

Trong khi thuật ngữ Brand liên tục thay đổi, có một số khái niệm gắn liền với Brand nói chung, dưới đây là một số khái niệm phổ biến nhất.

Brand Image.

Brand Image là toàn bộ những gì về thương hiệu xuất hiện trong tâm trí của người tiêu dùng, nó là cách người tiêu dùng nghĩ và liên tưởng đến thương hiệu, là những ý tưởng, niềm tin và ấn tượng mà họ có với thương hiệu.

Thông qua các tương tác và trải nghiệm khác nhau giữa người tiêu dùng với Brand, Brand Image sẽ không ngừng thay đổi theo thời gian.

Brand Identity.

Brand Identity hay còn gọi là bản sắc thương hiệu là khái niệm bao gồm tất cả những yếu tố có thể giúp một người tiêu dùng phân biệt một thương hiệu với các thương hiệu còn lại.

Brand Identity có 2 thành phần chính là phần hữu hình bao gồm các yếu tố có thể nhìn thấy được như logo, icon, màu sắc, slogan, bao bì…và các yếu tố vô hình như giá trị hay nhân cách của thương hiệu.

Brand Loyalty.

Brand Loyalty có nghĩa là lòng trung thành với thương hiệu, đề cập đến cách người tiêu dùng gắn bó với thương hiệu theo thời gian.

Người tiêu dùng thường thể hiện lòng trung thành với thương hiệu thông qua các hành động như mua hàng lặp lại nhiều hơn, khó chuyển sang sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của đối thủ hơn hay tương tác lâu dài hơn với thương hiệu.

Brand Value.

Brand Value là giá trị bằng tiền của một thương hiệu nhất định.

Nếu thương hiệu được mua lại bởi một doanh nghiệp khác và họ muốn sử dụng tên, biểu tượng và đặc điểm nhận dạng của thương hiệu đó để bán sản phẩm hoặc dịch vụ, Brand Value sẽ là số tiền họ sẽ trả để được hưởng quyền đó.

Ví dụ Apple là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới với hơn 300 tỷ USD.

Liên quan đến khái niệm Brand Value có một khái niệm khác mà không ít người nhầm lẫn đó là Giá trị vốn hoá thị trường của thương hiệu (Brand Market Cap).

Cũng với ví dụ của Apple, trong khi giá trị thương hiệu của Apple chỉ hơn 300 tỷ USD, nhưng giá trị vốn hoá thị trường của nó là hơn 3000 tỷ USD.

 Brand Equity/Assets.

Brand Equity là tải sản thương hiệu. Từ tất cả các giá trị hữu hình như logo, màu sắc, giá trị thương hiệu…đến các giá trị vô hình như liên kết thương hiệu, hình ảnh thương hiệu hay nhận thức thương hiệu đều được coi là Brand Equity.

Brand Positioning.

Brand Positioning là Định vị thương hiệu, là khái niệm mô tả cách một thương hiệu khác biệt so với các đối thủ khác hiện có trên thị trường.

Brand Positioning bao gồm cách một thương hiệu thiết kế hình ảnh và đề xuất với mục tiêu cuối cùng là chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong tâm trí của khách hàng và thị trường.

Ví dụ: Định vị thương hiệu của BMW là “Cỗ máy di chuyển tối thượng” đề cập đến tính mạnh mẽ và thể thao của nó, trong khi với Volvo là “Thương hiệu xe hơi an toàn nhất thế giới”.

Brand Management.

Cũng tương tự như quản trị marketing, Brand Management hay quản trị thương hiệu là một quá trình bắt đầu từ việc xây dựng Brand, phát triển Brand đến duy trì và bảo vệ Brand.

Vai trò của Brand đối với doanh nghiệp là gì?

Vai trò của Brand đối với doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Brand đối với doanh nghiệp là gì?

Như đã phân tích ở trên, ở giai đoạn hiện tại khi Brand là “yếu tố sống còn” của mọi doanh nghiệp, khi Brand không chỉ còn liên quan đến các sản phẩm hay giá trị hữu hình, thương hiệu hiện đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Brand giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh.

Trong bối cảnh khi doanh nghiệp ngày càng chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn từ phía thị trường, Brand là thứ có thể giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, tạo ra nhiều rào cản cạnh tranh hơn và phát triển bền vững hơn.

Brand giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.

Khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hay dịch vụ “có thương hiệu”, những sản phẩm hay dịch vụ có thể đáp ứng được cả nhu cầu về tinh thần lẫn chức năng hay những sản phẩm và dịch vụ mà họ tin tưởng, thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn và tăng trưởng tốt hơn.

Brand giúp khách hàng gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng hay người tiêu dùng giờ đây không chỉ cần sản phẩm hay các lợi ích chức năng từ sản phẩm, họ cần một Brand hiểu và tương tác nhiều hơn hay thậm chí là cá nhân hoá hơn với họ, Brand là thứ giúp họ kết nối với doanh nghiệp và ở lại lâu hơn với doanh nghiệp.

Brand giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các khủng hoảng.

Một khi người tiêu dùng đã tin tưởng và trung thành với thương hiệu, họ trở thành người ủng hộ, bảo vệ hay thậm chí là “người đưa tin tích cực” miễn phí cho Brand.

Khi Brand của bạn gặp các sự cố hay khủng hoảng không mong muốn, trừ khi các sự cố đó có phạm vi ảnh hưởng quá lớn, họ vẫn sẽ tin tưởng và tiếp tục ủng hộ Brand, hay ít nhất họ cũng sẽ không nói xấu về Brand.

Brand giúp doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ với giá tốt hơn.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc Brand tác động như thế nào đến giá bán của các sản phẩm hay dịch vụ, bạn hãy nhìn vào các sản phẩm gọi là “hàng Brand” (có thương hiệu) với các sản phẩm tương tự nhưng không có thương hiệu, bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Trong khi với một cốc cafe thông thường bạn chỉ có thể bán với giá 1-2 USD, tuy nhiên cùng một nguyên liệu hay giá thành tương tự, với Starbucks họ có thể bán (và người tiêu dùng chấp nhận) với giá 5-10 USD.

Phân biệt khái niệm Brand và Personal Brand.

Mặc dù cùng có liên quan đến thuật ngữ thương hiệu, trong khi Brand nói chung được sử dụng cho các sản phẩm hay dịch vụ cụ thể đồng thời gắn liền với các doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể. Personal Brand liên quan đến một người nào đó.

Ví dụ Brand có thể là Coca-Cola hay Pepsi, và Personal Brand có thể là tất cả những gì mà mọi người hay công chúng cảm nhận về Steve Jobs hay Elon Musk. Personal Brand khi này gắn liền với cá nhân Elon Musk hay Steve Jobs.

Sự khác biệt chính giữa Brand với Label/Trademark là gì?

Trong khi cả Brand và Label hay Trademark đều có thể là tài sản của một doanh nghiệp cụ thể, 2 khái niệm này cũng có không ít các điểm khác biệt nhau.

  • Khác biệt về yếu tố nhận diện: Với Trademark, vì nó là yếu tố hữu hình nên bạn có thể thấy hay thậm chí là sờ được nó. Ngược lại với Brand, nó bao gồm cả các yếu tố hữu hình như logo hay màu sắc nhưng nó cũng chưa nhiều các yếu tố vô hình như giá trị thương hiệu hay cảm nhận thương hiệu.
  • Khác biệt về yếu tố bảo hộ theo pháp luật: Trong khi Label được đăng ký và bảo hộ bởi pháp luật, Brand thì không. Brand được hình thành thông qua quá trình xây dựng lâu dài và nó nằm ở trong tâm trí của người tiêu dùng.
  • Khác biệt về mặt định giá hay giá trị: Vì là có thể được đăng ký, Label thường dễ định giá hơn, ngược lại với Brand, mặc dù Brand có thể có giá trị lớn hơn nhưng lại không được định giá theo những cách bình thường hay nói cách khác là khó định lượng giá trị hơn.
  • Khác biệt về giá trị cảm nhận: Trong khi Brand bao gồm nhiều yếu tố cảm xúc, thứ mà người tiêu dùng lưu giữ trong tâm trí của họ, họ ít hoặc không có cảm xúc với các Label.
  • Khác biệt về quy mô: Brand thường là khái niệm lớn hơn bao trùm cả các nhãn hiệu nhỏ hơn. Ví dụ bạn có thể biết đến P&G nhưng P&G lại có vô số các nhãn hiệu con khác nhau như Downy, Tide hay Rejoice.

Mối quan hệ giữa Brand và Marketing.

Mối quan hệ giữa Brand và Marketing.
Mối quan hệ giữa Brand và Marketing là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn hơn là Marketing, Brand vừa là một phần vừa là mục tiêu của các hoạt động hay chiến lược marketing tổng thể.

Marketing về mặt tổng thể được hiểu là tất cả các hoạt động được một doanh nghiệp thực hiện với mục tiêu cuối cùng là quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của họ tới khách hàng mục tiêu.

Mặc dù marketing có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong nhiều giai đoạn và thời điểm khác nhau, nó cũng chỉ là khái niệm đề cập đến các hoạt động.

Ngược lại với marketing, Brand, dù cho đó là yếu tố vô hình hay hữu hình thì nó không phải là hoạt động hay quá trình, nó đơn giản là những gì doanh nghiệp có hay sở hữu được sau nhiều quá trình xây dựng và làm marketing khác nhau.

Ở góc độ mục tiêu tổng thể, Marketing có thể được phân thành Brand Marketing và Performance Marketing.

Brand Marketing đề cập đến các hoạt động marketing nhằm mục tiêu xây dựng Brand (và những tài sản xoay quanh Brand), Performance Marketing chủ yếu tập trung vào việc quảng bá và bán hàng.

Ngoài ra, cũng tuỳ vào từng cách phân loại hay cấu trúc của từng doanh nghiệp, Brand và Marketing có thể nằm tách biệt nhau hoặc nằm dưới hoặc trên nhau.

Một số quan điểm sai lầm thường thấy nhất về Brand là gì?

Brand là Logo hay Slogan.

Như đã phân tích ở trên, cả logo và slogan đều chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể các giá trị hữu hình lẫn vô hình của Brand.

Brand có được từ quảng cáo.

Mặc dù cũng cùng là một phần của bức tranh tổng thể marketing, quảng cáo và thương hiệu là 2 thuật ngữ hoàn hoàn khác nhau và thương hiệu không chỉ có được từ quảng cáo.

Trong khi quảng cáo có thể giúp cho khách hàng nhận biết hay thậm chí là ghi nhớ về một Brand nào đó, để có được Brand, doanh nghiệp cần làm nhiều hơn các hoạt động marketing tổng thể (bao gồm cả quảng cáo) chứ không chỉ là quảng cáo.

Từ các hoạt động xây dựng cấu trúc Brand, định vị Brand đến quản trị Brand, quảng cáo sẽ không mang lại ý nghĩa hay giá trị gì liên quan đến thương hiệu nếu doanh nghiệp không có một chiến lược xây dựng Brand đúng đắn.

Một lần nữa, cũng tương tự như marketing, quảng cáo là các hoạt động, còn Brand là cái còn lại hay cái doanh nghiệp có được.

Xây dựng Brand là nhiệm vụ của bộ phận marketing hay thương hiệu trong doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, Brand là toàn bộ những giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận được trong quá trình tương tác với doanh nghiệp trong suốt hành trình mua hàng.

Bất cứ điểm tiếp xúc nào của khách hàng với doanh nghiệp đều cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà một khách hàng nghĩ hay cảm nhận về Brand.

Theo cách tiếp cận này, ngoài bộ phận marketing hay thương hiệu, tất cả các nhân viên hay phòng ban khác của doanh nghiệp đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Brand hay thương hiệu.

Brand chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn.

Cũng một phần ảnh hưởng từ việc các doanh nghiệp lớn thường sở hữu hay gắn liền với các Brand lớn, không ít quan điểm cho rằng doanh nghiệp nhỏ không cần làm Brand.

Sự thật là khái niệm Brand không liên quan gì đến quy mô hay mức độ lớn bé của doanh nghiệp, Brand cũng không gắn liền với các mức doanh số có được (mặc dù thương hiệu lớn thường có doanh số lớn).

Brand ngược lại gắn liền nhiều hơn với tư duy tiếp cận của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu họ coi trọng thương hiệu, họ sẽ tập trung xây dựng thương hiệu và ngược lại.

Xây dựng Brand là một khoản phí.

Như đã phân tích rõ ở trên, với nhiều giá trị mà Brand hay thương hiệu có thể mang lại như lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp, sự phát triển bền vững hay cả việc gia tăng doanh số bán hàng với các sản phẩm có thương hiệu, doanh nghiệp nên xem Brand hay xây dựng Brand là một khoản đầu tư hơn là chi phí.

Tuy nhiên, vì quá trình xây dựng và có được Brand sẽ mất nhiều thời gian hơn, mức độ ảnh hưởng của nó đến doanh số bán hàng sẽ không nhanh hoặc tức thời như marketing hay quảng cáo.

Khi nói đến việc xây dựng Brand, doanh nghiệp nên hướng tới các mục tiêu dài hạn và bền vững hơn là bán hàng trong ngắn hạn.

Các loại Brand chính hiện nay là gì?

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể cần xây dựng các kiểu hay loại Brand khác nhau. Dưới đây là một số kiểu Brand phổ biến nhất.

  • Corporate Brand: Thương hiệu công ty hay thương hiệu doanh nghiệp là khái niệm đề cập đến việc các doanh nghiệp làm marketing cho chính doanh nghiệp hay công ty của họ với mục tiêu là xây dựng lợi thế cạnh tranh.
  • Personal Brand: Như đã đề cập ở trên, Personal Brand gắn liền với các cá nhân cụ thể. Trong bối cảnh của doanh nghiệp khi mạng xã hội ngày càng phát triển và có sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng, Personal Brand của những người có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như các nhà sáng lập cũng góp phần rất lớn đến các thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ, có thể bạn chưa biết hay tin tưởng thương hiệu Tesla nhưng vì bạn tin tưởng vào Personal Brand của CEO của nó là Elon Musk, bạn cũng có xu hướng tin thương hiệu Tesla.
  • Product Brand: Product Brand là Thương hiệu sản phẩm hay còn được gọi là thương hiệu hàng hóa, loại Brand gắn liền với một sản phẩm cụ thể chẳng hạn như Nike hay Starbucks. Xây dựng Brand cho một sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu sâu về thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu thích hợp.
  • Service Brand: Là loại thương hiệu áp dụng cho các dịch vụ cụ thể khi người tiêu không thể sờ hay chạm vào nó như một phần (hữu hình) của các thương hiệu sản phẩm.

Cấu trúc các thành phần giúp xây dựng nên một Brand.

Khi nhắc đến thuật ngữ Brand, dù cho Brand đó là mạnh hay yếu, dù cho đó là Apple hay một cái tên mới nổi nào đó, Brand được cấu trúc từ 2 nhóm thành phần chính đó là thành phần hữu hình và thành phần vô hình.

Bạn hãy thử nghĩ về Brand xe hơi hàng đầu thế giới Mercedes, liệu bạn có chỉ nghĩ về các logo, kí hiệu, kiểu dáng hay màu sắc của nó, tức những thứ bạn có thể nhìn thấy được hay bạn đang liên tưởng nó hoặc nghĩa về nó bởi những giá trị vô hình khác như thể thao, mạnh mẽ, lịch lãm, chất lượng hoặc sang trọng.

Dù cho bạn đang nghĩ về nó bằng cách nào, dù là thông qua các yếu tố các bạn có thấy thấy được hoặc các yếu tố không thấy được (chỉ cảm nhận) thì nếu thiếu đi một trong hai, khái niệm “Brand” có lẽ không tồn tại.

Nếu từ lúc xuất hiện trên thị trường, tất cả những gì bạn biết hay hiểu được về Mercedes chỉ là logo “ngôi sao ba cánh” hay kiểu dáng của nó mà không cảm nhận hay liên tưởng đến bất cứ giá trị vô hình nào khác, bạn có thích hay muốn sở hữu nó không, câu trả lời có thể là không hay nếu có thì cũng chỉ là một trong số các phương án khác như Toyota hay Honda.

Từ các phân tích ở trên, Một “Brand” hay nói đúng hơn là một “Brand mạnh theo đúng nghĩa hàng Brand” sẽ phải cần bao gồm 2 nhóm yếu tố: Hữu hình và vô hình.

  • Các yếu tố hữu hình của Brand: Là tất cả những yếu tố mà người tiêu dùng có thể thấy được về thương hiệu (sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức của doanh nghiệp) như logo, màu sắc, slogan, bao bì, kiểu dángdáng, thiết kế hay đóng gói. Mặc dù các yếu tố hữu hình cũng sẽ nằm một phần trong tâm trí của khách hàng, tuy nhiên nó chủ yếu đến từ doanh nghiệp, doanh nghiệp sở hữu và có thể chỉnh sửa nó bất cứ lúc nào.
  • Các yếu tố vô hình của Brand: Trái ngược gần như hoàn toàn với các yếu hữu hình nói trên, yếu tố vô hình về thương hiệu không thuộc sở hữu chủ quan của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng không thể hoặc rất khó thay đổi nó (hoặc không thể thay đổi ngay bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn). Giá trị vô hình của Brand chủ yếu nằm trong tâm trí của khác hàng và doanh nghiệp có được giá trị này thông qua quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài từ nhiều chiến lược truyền thông marketing và thương hiệu khác nhau. Cũng ví dụ về Mercedes, nếu doanh nghiệp sở hữu nó là Mercedes-Benz Group không thực hiện bất cứ hoạt động marketing hay thương hiệu nào mà chỉ sở hữu logo hay kiểu dáng, liệu cái gọi là “Thương hiệu” mà bạn nghĩ sẽ như thế nào?

Top các Brands có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.

Theo số liệu từ Statista, dưới đây là Top 10 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu 2023.

Top các Thương hiệu (Brand) có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.
Top các Thương hiệu (Brand) có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.

Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Brand là gì?

  • Brand trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Brand có nghĩa đơn giản là Thương hiệu.

  • Brand là gì trong Marketing?

Trong ngành Marketing, Brand có thể là một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể hoặc cũng có thể là một doanh nghiệp.

Ví dụ, Honda vừa là một Brand vừa là một doanh nghiệp, trong khi TikTok là một Brand thuộc công ty mẹ ByteDance.

  • Brand Spirit là gì?

Nằm trong tập hợp các giá trị hay nhận diện thương hiệu (Brand Identity), Brand Spirit hay tinh thần thương hiệu chính là thứ cảm xúc mà thương hiệu muốn người tiêu dùng mục tiêu cảm nhận khi nhắc đến các sản phẩm hay dịch vụ của họ.

Ví dụ, khi nhắc đến nước tăng lực Red Bull, Brand này sẽ muốn khách hàng cảm nhận được tinh thần hứng khởi và mạnh mẽ. Hay khi nhắc đến Apple, có thể bạn sẽ nghỉ ngay đến tinh thần khác biệt.

  • Brand Authenticity là gì?

Brand Authenticity có nghĩa là tính xác thực của thương hiệu, là cơ sở niềm tin của người tiêu dùng với một thương hiệu nào đó.

Thay vì thương hiệu chọn cách truyền tải những thông tin một chiều thiếu tính kiểm chứng, họ chọn cách đưa ra các bằng chứng hay hành động cụ thể.

  • Icon Brand là gì?

Icon Brand là những thương hiệu mang tính biểu tượng, khái niệm đề cập đến các thương hiệu lớn (thường là lâu năm) và được nhiều người biết đến. Apple hay Coca-Cola là những ví dụ điển hình cho Icon Brand.

  • Brand Attributes là gì?

Brand Attributes có nghĩa là thuộc tính thương hiệu, là những gì đặc trưng cho thương hiệu mà không cần nhìn vào những gì doanh nghiệp đang làm hoặc bán.

Brand Attributes là các giá trị và đặc điểm cốt lõi của thương hiệu. Đó là những gì người tiêu dùng nhìn thấy khi nhìn tổng thể về thương hiệu.

  • Local Brand là gì?

Local Brand có nghĩa là thương hiệu địa phương, khái niệm đề cập đến các sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu được cung cấp trong một khu vực hay địa phương nhỏ nhất định.

Khác với Icon Brand là những thương hiệu phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, Local Brand ít phổ biến hơn đối với phần đông người tiêu dùng.

  • Brand New là gì?

Brand New đơn giản là thương hiệu mới, một sản phẩm, dịch vụ hay nhãn hàng lần đầu tiên có mặt trong một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.

  • Generic Brand là gì?

Generic Brand có nghĩa là thương hiệu không tên tuổi, khái niệm dùng để chỉ một loại sản phẩm tiêu dùng trên thị trường mà không có tên, hoặc logo không phổ biến rộng rãi vì không được quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

  • Brand Share là gì?

Brand Share hay còn được gọi là Share of Brand có nghĩa là thị phần của thương hiệu, chính là doanh số bán hàng của một Brand nào đó trong tổng doanh số của một danh mục sản phẩm cụ thể.

Ví dụ trong danh mục giày thể thao Nam tại thị trường Việt Nam, doanh số của Brand giày A nào đó là 1 tỷ và tổng toàn thị trường (của danh mục giày thể thao Nam) là 10 tỷ, Brand Share của A khi này là 1/10 = 10%.

  • Brand Search là gì?

Là các từ khoá tìm kiếm gắn liền với tên gọi của các thương hiệu cụ thể chẳng hạn như MarketingTrips hay Pepsi.

  • Business Brand là gì?

Tất cả những lý thuyết được phân tích ở trên đều là về Business Brand tức thương hiệu doanh nghiệp, trên thực tế, khái niệm Brand thường mang ý nghĩa là Business Brand.

Ngược lại với Business Brand là Personal Brand, tức thương hiệu cá nhân, tuy nhiên Personal Brand hiếm khi được gọi là Brand mà phải gọi đầy đủ là Personal Brand.

  • Good Brand là gì?

Là thương hiệu tốt, hiểu đơn giản là các thương hiệu có độ phủ sống rộng, chiếm được sự tin tưởng và lòng trung thành của người tiêu dùng và hơn thế nữa.

  • Brand Footprint là gì?

Được sử dụng phổ biến trong ngành hàng FMCG, chỉ số hay dữ liệu Brand Footprint cho thấy người tiêu dùng đang mua sắm các thương hiệu như thế nào, đồng thời nêu bật những cơ hội còn lại để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy thương hiệu của họ.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ lý thuyết về thuật ngữ Brand hay trong tiếng Việt có nghĩa là Thương hiệu. Bằng cách hiểu brand là gì hay những giá trị mà Brand có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn trong dài hạn, bạn sẽ chủ động đầu tư nhiều hơn và bài bản hơn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nguồn: MarketingTrips

LinkedIn: Top những kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất

LinkedIn vừa công bố báo cáo mới nêu bật những kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên nền tảng.

LinkedIn kỹ năng Marketing
LinkedIn: Top những kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất

Dữ liệu trong báo cáo của mạng xã hội việc làm LinkedIn được tổng hợp trong những tháng gần đây và so sánh với các kỹ năng hàng đầu đã có từ năm 2015.

LinkedIn nhận thấy rằng các bộ kỹ năng công việc (skill sets) đã thay đổi khoảng 25% kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ thay đổi 41% vào năm 2025.

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số tiếp tục chiếm vị trí cao trong danh sách các kỹ năng được yêu cầu cao nhất. Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) cũng nằm trong danh sách này.

Top 20 Kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất.

Đây là 20 kỹ năng được yêu cầu hàng đầu hiện nay, được xếp hạng theo thứ tự dựa trên những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong các bài đăng tuyển dụng trên LinkedIn:

  1. Customer Service
  2. Sales
  3. Accounting
  4. Businesses Development
  5. Marketing
  6. Leadership
  7. Communication
  8. Digital Marketing
  9. Sales Management
  10. Problem Solving
  11. Management
  12. Finance
  13. Social Media
  14. Sales & Marketing
  15. Time Management
  16. Financial Analysis
  17. Engineering
  18. Strategy (Chiến lược)
  19. Social Media Marketing
  20. SQL

Top 10 kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất trên LinkedIn.

10 kỹ năng hàng đầu dành cho các chuyên gia Marketing đã thay đổi 50% kể từ năm 2015.

  1. Digital Marketing
  2. Social Media Marketing
  3. Search Engine Optimization (SEO)
  4. Marketing Strategy
  5. Adobe Photoshop
  6. Email Marketing
  7. Content Marketing
  8. Advertising
  9. Google Analytics
  10. Corporate Communications

LinkedIn cũng so sánh 10 kỹ năng Marketing hàng đầu mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hiện nay với các kỹ năng tương ứng từ năm 2015.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Authentic Marketing: Bảo vệ tính xác thực để xây dựng lòng trung thành

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, khi khách hàng ngày càng có ít lòng tin hơn vào quảng cáo và thương hiệu, Authentic Marketing là chìa khoá chính. Hãy cùng MarketingTrips khám phá chi tiết trong bài viết này.

Authentic Marketing
Authentic Marketing: Bảo vệ tính xác thực để xây dựng lòng trung thành

Trong thế giới Marketing, các nhà marketer vẫn thường truyền tai nhau câu cửa miệng “khách hàng không thích bị quảng cáo”, họ không thích việc thường xuyên bị thương hiệu dội một loạt những thông tin thiếu căn cứ.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng thực ra khách hàng không ghét quảng cáo, chỉ là họ ghét các mẫu quảng cáo thiếu căn cứ và nhàm chán.

Tiếp tục phân tích sâu hơn, một trong những lý do chính khiến khách hàng ngại xem quảng cáo từ các thương hiệu đó là vì các mẫu quảng cáo thiếu tính xác thực (Authenticity).

Authentic Marketing từ đây là chìa khoá để các doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), khiến khách hàng cảm thấy tự tin khi tương tác với các thông điệp từ thương hiệu.

Authentic Marketing là gì?

Authentic Marketing hiểu một cách đơn giản là tiếp thị xác thực, khái niệm đề cập đến việc thương hiệu hay doanh nghiệp thực thi các hoat động marketing trong đó coi tính chính xác và đáng tin cậy là ưu tiên hàng đầu với các thông điệp được truyền tải.

Thay vì thương hiệu chỉ truyền tải đi những nội dung có lợi cho thương hiệu, thương hiệu sẽ chứng minh cho khách hàng hay các nhóm đối tượng mục tiêu thấy rằng, những gì họ nói là chính xác và có căn cứ.

Một số chiến lược xây dựng lòng trung thành của khách hàng thông qua Authentic Marketing.

Ngày nay, nhiều thương hiệu đang đưa ra những thông điệp hay quan điểm không giống với những gì họ vốn có, giao tiếp với những đối tượng mà họ không hề có bất cứ mối liên kết nào, hay cố gắng tận dụng các xu hướng (Trends) nhưng lại không có bất cứ câu chuyện (đáng tin cậy) nào để kể.

Không ít các thương hiệu vẫn chưa nhận ra rằng họ đang phục vụ và giao tiếp với các nhóm đối tượng mục tiêu là những con người, chứ không phải “mục tiêu” như cách họ vẫn nghĩ.

Khách hàng hiện đại ngay này không chỉ thông minh hơn, có thể tự tìm kiếm nhiều thông tin hơn, mà họ còn có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết.

Họ muốn tương tác với các thương hiệu hay doanh nghiệp như những “người bạn thân thuộc” thay vì là những “giao dịch bán hàng” đơn thuần.

Họ mong đợi thương hiệu mang lại cho họ nhiều hơn là một sản phẩm hay dịch vụ.

Khi áp dụng Authentic Marketing, bên cạnh các yếu tố về cảm xúc hay thân thuộc, chân thực là một chìa khoá khác.

Sử dụng giọng nói thương hiệu theo cách chân thực và nhất quán.

Trong tất cả các hoạt động xây dựng thương hiệu, tính nhất quán chưa bao giờ mất đi sức mạnh to lớn của nó.

Với tư cách là những người làm marketing, bạn cần quyết định thương hiệu của bạn là ai, nó đại diện cho điều gì và đảm bảo rằng tiếng nói của thương hiệu sẽ thâm nhập vào mọi cấp độ marketing và trong mọi điểm tiếp xúc của khách hàng (Touchpoints).

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như ngày nay, khách hàng không chỉ chọn một doanh nghiệp dựa trên sản phẩm hay dịch vụ, họ còn lựa chọn dựa trên các giá trị cốt lõi của thương hiệu, tức giá trị bạn đại diện, hình ảnh bạn thể hiện, cách bạn tương tác với khách hàng, mức độ chân thực và đáng tin từ các thông điệp và hơn thế nữa.

Tính nhất quán là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nên cái gọi là bản sắc hay nhận diện thương hiệu (Brand Identity), chính là những thứ khiến khách hàng cảm thấy thân thuộc với một thương hiệu nào đó.

Đừng nói những thứ mà doanh nghiệp hay thương hiệu không thuộc về.

Như đã đề cập ở trên, với sự phát triển và hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, khách hàng ngày này có nhiều quyền lực hơn và sẵn sàng kiểm tra xem một thông điệp nào đó từ thương hiệu là đáng tin cậy hay không.

Ví dụ, nếu thương hiệu của bạn cũng muốn “gia nhập” vào những sự kiện như “Quốc tế phụ nữ” hay “Bảo vệ môi trường”, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn hiện đang có những chính sách hay hành động phù hợp với các sự kiện đang diễn ra.

Nếu bạn cố tình đưa ra những quan điểm hay nội dung mà đối tượng mục tiêu hay cộng đồng có thể chứng minh điều ngược lại, thì niềm tin của họ vào thương hiệu của bạn cũng sẽ dần mất đi theo chiều tương ứng.

Cá nhân hóa từng trải nghiệm của khách hàng cũng là chiến lược hiệu quả trong Authentic Marketing.

Một phần của việc hãy đối xử với khách hàng của bạn như những con người thực sự đó là mang lại cho họ những trải nghiệm được cá nhân hóa.

Bạn nên sử dụng tất cả dữ liệu có sẵn về mỗi khách hàng để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa cho họ bất cứ khi nào họ tương tác với thương hiệu.

Các nền tảng quản lý mối quan hệ với khách hàng (CRM) hoặc các công hỗ trợ khác sẽ có thể theo dõi nơi khách hàng của bạn đang dành nhiều thời gian nhất và những gì họ quan tâm nhiều nhất, đây chính là nơi bạn có thể bắt đầu để cung cấp đến họ những giải pháp liên quan nhất.

Khách hàng muốn thương hiệu quan tâm đến sự thành công của họ và chủ động xây dựng các mối quan hệ bền chặt với họ.

Đừng sử dụng dữ liệu một cách riêng lẻ.

Khi Omni Channel là một trong những từ khoá quan trọng của người làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, đừng sử dụng dữ liệu một cách rời rạc và thiếu hệ thống.

Việc thống nhất và tích hợp dữ liệu bạn có về mỗi khách hàng có thể giúp xây dựng nên một bức tranh hoàn chỉnh về một khách hàng nào đó với thương hiệu.

Một nghiên cứu sát gần đây cho thấy rằng, hơn 1/3 doanh nghiệp có công nghệ và dữ liệu tích hợp khách hàng có mức tăng doanh thu đáng kể so với những doanh nghiệp còn lại.

Bạn cứ thử hình dung rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu trong doanh nghiệp của bạn, bộ phận bán hàng (Sales) thì ra quyết định dựa trên một tập dữ liệu này còn marketing lại hành động dựa trên một tập dữ liệu khác?

Sự liên kết là cầu nối vô cùng quan trọng khi đến việc cá nhân hoá trải nghiệm.

Khách hàng muốn nhiều hơn chỉ là sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu.

Ngày nay, khách hàng muốn nhiều hơn tới nơi họ đang chi trả.

Họ không chỉ muốn các sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng “tốt nhất”, họ cũng muốn thương hiệu đối xử với họ như những con người thực sự, có cảm xúc và kết nối.

Nói một cách đơn giản: Khi thương hiệu chân thực và nhất quán với những gì họ truyền tải, khách hàng cũng sẽ tin tưởng thương hiệu theo cách tương tự, gắn kết và trung thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook chia sẻ một số mẹo xây dựng và tối ưu Reels

Kể từ khi các định dạng video ngắn trở thành xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng mà đặc biệt là Gen Z, Facebook đang tìm cách thúc đẩy Reels thông qua một số mẹo tối ưu mới.

tối ưu reels
Facebook chia sẻ một số mẹo xây dựng và tối ưu Reels

Cũng giống như tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác (Social Media), trong khi Reels cung cấp một cơ hội tiếp cận khổng lồ, những video nhàm chán, quảng cáo quá mức hoặc “có kịch bản cao” thường không mang lại mức độ hấp dẫn với người dùng.

Để có thể tối đa hoá mức độ tương tác, người làm marketing nói chung cần một mức độ sáng tạo và hiểu biết về người dùng nhất định để đảm bảo rằng nội dung video phù hợp với đa số cộng đồng người dùng.

Vậy làm cách nào để bạn có thể tối đa hóa cách tiếp cận Reels của mình?

Dưới đây là 8 key points dùng để tối ưu Reels được chia sẻ từ Facebook:

  1. Hãy khộng ngừng thử nghiệm Reels để mở rộng phạm vi tiếp cận ra khỏi những người dùng đang theo dõi hiện tại.
  2. Hãy chân thực và sử dụng nội dung gốc (Original Content) khi truyền tải nội dung đến cộng đồng.
  3. Sử dụng phần Insights để xác định những gì có khả năng gây ảnh hưởng hay có sức cộng hưởng.
  4. Phần phụ đề (Subtitles) có thể giúp mở rộng phạm vi tiếp cận đến những nhóm người dùng mới.
  5. Hãy gây sự chú ý của người dùng ngay từ những giây đầu tiên vì đó là thứ có thể giúp họ quyết định có nên xem tiếp hay không.
  6. Hãy sử dụng Reels để làm nổi bật những video dài hơn.
  7. Bạn cũng có thể xem những cộng đồng khác đang làm gì trên Reels để tìm cảm hứng tối ưu nội dung cho riêng mình.
  8. Sự nhất quán và kiên trì là từ khoá khác bạn cần coi trọng với Reels, hãy cố gắng để tìm ra những gì hiệu quả và không ngừng phát triển nó.

Ngoài các mẹo ở trên, dưới đây là một số ý kiến khác từ các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đã xây dựng thành công Reels của họ.

“Chúng tôi sử dụng Reels để làm nổi bật các video phổ biến của mình, sử dụng nó để quảng cáo trang và nội dung của thương hiệu.”

“Để nhận được tình yêu và sự ủng hộ từ khán giả, mỗi video của bạn cần mang một câu chuyện có liên quan nào đó. Nếu họ cảm thấy được kết nối, họ sẽ tương tác.”

“Việc chắt lọc nội dung của bạn theo đúng bản chất của nó có thể khiến nội dung trở nên hấp dẫn hơn, điều này càng đúng với nội dung video dạng ngắn.”

Liên quan đến tính nhất quán khi xây dựng và chia sẻ Reels, Facebook khuyên các thương hiệu hay nhà sáng tạo nên đăng tối thiểu khoảng 5 bài đăng mỗi tuần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xây dựng chiến lược giá thành công với 3 chiến thuật đơn giản

Xây dựng chiến lược giá là một trong những hoạt động chiến lược quan trọng bậc nhất trong kinh doanh. Một chiến lược giá đúng mang đến thành công rực rỡ cho doanh nghiệp. Ngược lại, sự thất bại có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

xây dựng chiến lược giá
3 bí kíp xây dựng chiến lược giá thành công

Giá cao thì khó cạnh tranh. Giá thấp thì giảm lợi nhuận, nhiều khi dẫn đến thua lỗ. Vậy, làm cách nào để xây dựng được một chiến lược giá đúng?

Mục tiêu của chiến lược giá không chỉ đơn thuần tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, mà còn là công cụ để phát triển và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Để có một chiến lược giá tối ưu, các tập đoàn/doanh nghiệp lớn thường thuê các chuyên gia với chi phí lên đến hàng tỷ đồng.

Nếu bạn chưa đủ ngân sách cho việc này, và cũng không muốn “ôm” những hậu quả khó lường, sau đây là 3 bí kíp xây dựng chiến lược giá thành công được B Coaching đúc rút từ hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc về chiến lược giá:

1. Tập trung vào giá trị cho khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp có khuynh hướng định giá thấp với hy vọng sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

Tuy nhiên chớ quên rằng định giá thấp hoặc giảm giá là việc làm vô cùng dễ. Tăng giá hoặc định giá cao mới khó. Để định giá thành công, việc quan trọng nhất bạn cần làm là tập trung vào việc tăng thật nhiều giá trị cho khách hàng.

Nên nhớ rằng “Nếu bạn không tạo ra sự khác biệt có giá trị cho khách hàng thì điều khác biệt duy nhất là hạ giá”.

2. Tận dụng bằng chứng xã hội (social proof).

Bằng chứng xã hội là một thuật ngữ do Robert Cialdini đưa ra vào năm 1984 trong cuốn sách “Những đòn tâm lý trong thuyết phục”.

Đây là hiện tượng mà mọi người bắt chước hành động của người khác khi thấy có nhiều người cùng thực hiện hành động ấy.

Nếu khách hàng nhận thấy rằng có nhiều người khác sử dụng sản phẩm của công ty bạn, hoặc có trải nghiệm tốt với công ty bạn thì họ sẽ có khả năng mua cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy nếu một công ty chứng minh được chất lượng sản phẩm thông qua các dẫn chứng từ nhiều khách hàng khác thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn 10-15%.

Vì vậy, khi truyền thông về giá hay xây dựng chiến lược định giá, hãy đưa dẫn chứng từ những khách hàng hài lòng với công ty của bạn.

3. Hãy trở thành chuyên gia tâm lý khi xây dựng chiến lược giá.

Chi phí là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá là số tiền khách hàng bỏ ra để mua sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Chi phí là sự thật. Giá không thật. Khách hàng nhìn vào giá để cân đong đo đếm khả năng mua.

Doanh nghiệp nhìn vào chi phí để cân đong đo đếm giá. Chi phí là thực tế. Giá là trò chơi tâm lý, có thể điều chỉnh bằng chiến lược và chiến thuật khác nhau.

Vì vậy doanh nghiệp cần phải vừa hiểu rõ thực tế (chi phí) vừa phải là chuyên gia tâm lý để xây dựng chiến lược giá phù hợp.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok chia sẻ một số mẹo làm Marketing mới

Thông qua một video ngắn, TikTok chia sẻ những chiến thuật marketing và thương hiệu chính trên nền tảng, cách thương hiệu có thể hợp tác với nhà sáng tạo và hơn thế nữa.

Thông qua một video ngắn với người có ảnh hưởng, TikTok phân tích lý do tại sao người dùng đến với TikTok, họ đang tìm kiếm điều gì từ các thương hiệu trong ứng dụng và cách các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể sử dụng các xu hướng chính để tối đa hóa nỗ lực marketing TikTok của họ trên nền tảng.

Dưới đây là một số chiến thuật chính mà TikTok đưa ra:

  • Hãy để họ tự do thể hiện những gì tạo nên chính họ – Như đã từng chia sẻ nhiều lần với những người có ảnh hưởng (Influencer), cũng như với các thương hiệu đang tìm cách để tối ưu hoá các chiến dịch Influencer Marketing, bạn cần chọn các đối tác sáng tạo của mình dựa trên sự phù hợp với các giá trị của thương hiệu. Tuy nhiên, sau đó hãy để những nhà sáng tạo thoải mái sáng tạo với những nội dung họ cung cấp. Nếu bạn muốn nhà sáng tạo nói lại những gì bạn muốn nói, tốt nhất, bạn không cần phải sử dụng họ – bởi vì đơn giản, mục tiêu cuối cùng của họ là làm hài lòng những người theo dõi họ.
  • Hãy cộng tác thay vì chỉ định hay sai khiến – Như đã phân tích ở trên, nếu bạn chỉ định những gì nhà sáng tạo cần viết và nói, điều này sẽ không cho phép bạn tối đa hóa giá trị của nội dung thông qua nhà sáng tạo và kết quả cuối cùng là hiệu suất của chiến dịch có thể không tốt đẹp như bạn mong muốn.
  • Khai thác phong cách và sức mạnh nội dung của riêng nhà sáng tạo – Về cơ bản, mỗi nhà sáng tạo đều có những phong cách hay giá trị riêng, và hiển nhiên, những người theo dõi họ cũng hào hứng vì điều này. Để tối đa hoá các kết quả, thương hiệu nên đào sâu khái thác những giá trị này và sau đó kết nối với giá trị của thương hiệu.
  • Người dùng TikTok đến với nền tảng để được giải trí – Người dùng TikTok không sử dụng ứng dụng để kết nối hoặc theo dõi các trang thương hiệu với mục tiêu học hỏi hay nghiên cứu gì to tát. TikTok là một nền tảng giải trí và do đó, họ cần các thương hiệu giải trí họ (hoặc ít nhất là như vậy).

Lời khuyên cuối cùng của TikTok tập trung vào việc gợi ý các thương hiệu nên khám phá và sử dụng các xu hướng âm thanh và hiệu ứng trên nền tảng.

TikTok cũng cho rằng ‘tính độc đáo’ (USP) là điểm bán hàng quan trọng của nền tảng, điều có thể giúp các thương hiệu trở nên khác biệt hơn và bán được nhiều hàng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

B2B Marketing: Nhiều thương hiệu thành công với Influencer Marketing

Trong khi Influencer Marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng thường được ưu tiên sử dụng với B2C hoặc các ngành hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng, một số nghiên cứu mới đây cho thấy rằng phương thức marketing này cũng rất hiệu quả với B2B.

xu hướng Influencer Marketing trong 2022

Một nghiên cứu mới đây về giá trị của tiếp thị người có ảnh hưởng hay Influencer Marketing trong ngành B2B tiết lộ một số insights thú vị cho người làm marketing nói riêng và kinh doanh nói chung.

Theo báo cáo, Influencer Marketing đã chứng minh được mức độ hiệu quả của nó cho hầu hết các B2B Marketers.

Cụ thể, số liệu cho thấy 86% thương hiệu B2B thành công với các chiến dịch sử dụng Influencer trong các hoạt động Marketing.

Thông qua những người có ảnh hưởng, các thương hiệu B2B không những đạt được kết quả từ việc nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và danh tiếng thương hiệu mà còn cả doanh số bán hàng.

Dưới đây là một số điểm nổi bật hàng đầu từ báo cáo:

Influencer Marketing có thực sự hiệu quả trong ngành hàng B2B hay không?

Mặc dù được sử dụng tương đối rộng rãi với các thương hiệu B2C, nhiều marketer băn khoăn rằng liệu phương thức marketing này có hiệu quả với ngành B2B (bán hàng cho doanh nghiệp thay vì là người tiêu dùng cuối).

Kết quả nghiên cứu cho thầy Influencer Marketing thực sự phù hợp với các thương hiệu B2B.

  • 86% thương hiệu được khảo sát nói rằng Influencer Marketing là hiệu quả.
  • 72% nói rằng nó đã giúp cải thiện danh tiếng thương hiệu.
  • 70% nói rằng nó đã cải thiện nhận thức về thương hiệu.
  • 56% nói rằng nó đã giúp tạo ra các khách hàng tiềm năng mới.
  • 33% nói rằng nó là một công cụ tạo ra doanh thu bán hàng trực tiếp.

Những người có ảnh hưởng (Influencer) trong ngành B2B là ai?

Mặc dù Influencer Marketing cũng hiệu quả với B2B, vậy làm thế nào để thương hiệu có thể lựa chọn được những người có ảnh hưởng phù hợp.

Số liệu từ báo cáo cho thấy rằng, người làm marketing nói chung cần nhìn xa và rộng lớn hơn các chỉ số như số lượng người theo dõi (followers).

“Về bản chất, quy mô của đối tượng ít quan trọng hơn nhiều so với mức độ liên quan của đối tượng. Số lượng người theo dõi tuyệt đối không quan trọng đối với các nhà tiếp thị bằng mức độ liên quan, uy tín và chuyên môn của người có ảnh hưởng.

Những người có lượng khán giả lớn có thể giúp gia tăng phạm vi tiếp cận (Reach) của chiến dịch, nhưng điều quan trọng là cần phải bao gồm nhiều người có ảnh hưởng hơn với lượng khán giả nhỏ hơn.”

Khi được hỏi về những người có ảnh hưởng mà thương hiệu chọn hợp tác, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

  • Các chuyên gia và nhà phân tích trong ngành (77%)
  • Giám đốc điều hành nội bộ (56%)
  • Chuyên gia từ các thị trường ngách (48%)
  • Khách hàng (46%)
  • Những người có ảnh hưởng chuyên nghiệp (45%)
  • Nhân viên (42%)
  • Khách hàng tiềm năng (12%)

Những đặc tính hàng đầu của một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực B2B (B2B Influencer).

Để xác định xem một người có ảnh hường trong lĩnh vực B2B cần có những đức tính hay kỹ năng nào, dưới đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo.

  • Mức độ phù hợp của đối tượng mục tiêu (98%)
  • Khán giả hay đối tượng mục tiêu coi họ là người đáng tin cậy (87%)
  • Có chuyên môn về một chủ đề hay lĩnh vực liên quan (78%)
  • Giá trị phù hợp với thương hiệu (69%)
  • Thường xuyên đăng tải nội dung lên ít nhất là 1 nền tảng (65%)
  • Khả năng xây dựng nội dung (Content) (54%)
  • Quy mô của đối tượng mục tiêu (49%)
  • Có bằng cấp chuyên môn (42%)
  • Là người ủng hộ thương hiệu (33%)

Các loại nội dung hiệu quả nhất cho B2B Influencer.

  • Hội thảo trên web (81%)
  • Mạng xã hội (74%)
  • Bài đăng trên blog (71%)
  • Phỏng vấn (62%)
  • Podcast (52%)
  • Video trực tiếp (48%)
  • Nghiên cứu điển hình (Case Study) (38%)
  • Nghiên cứu ngành (33%)
  • Nội dung âm thanh trên các nền tảng (22%)
  • Đồ họa thông tin (Infographics) (17%)

Cơ hội tăng trưởng với B2B Influencer Marketing.

Mặc dù không gian tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) trong lĩnh vực B2B đang trên đà phát triển, hiện vẫn có khá ít doanh nghiệp ứng dụng nó.

Theo số liệu từ báo cáo:

  • Ít hơn một nửa các nhà tiếp thị B2B nói rằng họ có một chiến lược cho Influencer Marketing.
  • 28% doanh nghiệp nói rằng họ có chiến lược tuy nhiên vẫn chưa được hoạch định một cách rõ ràng.
  • 25% nói rằng họ không có bất cứ chiến lược nào cả.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài Key Trends cho các chiến dịch Marketing trên TikTok

Nếu thương hiệu của bạn coi các nền tảng mạng xã hội là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của mình, dưới đây là một số insights giúp bạn cải thiện các chiến dịch marketing của mình trên TikTok.

Được chính thức ra mắt vào năm 2016 và có mặt trên toàn cầu vào năm 2018, TikTok đã trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch và là ứng dụng giải trí kỹ thuật số phát triển nhanh nhất vào năm 2021 trên không gian mạng xã hội.

Tính đến hết năm 2021, TikTok thông báo rằng họ đã vượt ngưỡng 1 tỷ người dùng trên toàn cầu (MAU).

Theo Reuters, doanh thu quảng cáo của TikTok dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong năm 2022, từ mức khoảng 4 tỷ USD lên hơn 11 tỷ USD.

Tại sao thương hiệu phải cân nhắc chạy các chiến dịch quảng cáo hay marketing trên TikTok?

Theo số liệu được cung cấp từ TikTok, hiện có hơn 70% người dùng của TikTok là Gen Z, điều này có nghĩa là hiện đang có hơn 700 triệu người dùng tiềm năng trên toàn cầu đang ở trên TikTok, một thị trường hết sức tiềm năng cho các thương hiệu muốn nhắm vào đối tượng trẻ tuổi.

Theo Datareportal, thông qua các dữ liệu được phân tích trên TikTok từ tháng 1 năm 2022, họ đã tìm ra một số xu hướng mà các thương hiệu có thể tận dụng để cải thiện các chiến dịch quảng cáo hay marketing của mình.

  • TikTok là nền tảng truyền thông mạng xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới.
  • Có hơn 131 triệu người dùng TikTok là người lớn (người đã trưởng thành) đang hoạt động ở Mỹ.
  • Phạm vi tiếp cận tiềm năng của quảng cáo TikTok (TikTok Ads) ước tính là hơn 884 triệu người dùng trưởng thành.
  • Phạm vi tiếp cận quảng cáo của TikTok ở Bắc Mỹ được ước tính là hơn 142 triệu.
  • 57% người dùng toàn cầu của TikTok được xác định là nữ; 43% là nam.
  • Ước tính có 43,7% người dùng TikTok ở độ tuổi từ 18-24.
  • Phạm vi tiếp cận người dùng trưởng thành của TikTok so với tổng dân số người trưởng thành ở Mỹ là 50,3%.

Theo số liệu từ Datareportal, hiện toàn thế giới có khoảng gần 5 tỷ người dùng trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media Platforms).

Thông qua các số liệu được phân tích, TikTok sẽ là nền tảng lý tưởng của các thương hiệu có tệp khách hàng là Nữ giới và dưới 30 tuổi.

Quảng cáo xã hội trên TikTok.

Để có thể thấy được các tác động của quảng cáo đến thương hiệu, TikTok đã thực hiện ba phân tích tổng hợp theo mô hình Media Mix của Nielsen và nhận thấy rằng TikTok có khả năng thúc đẩy lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và cũng hiệu quả với các sản phẩm thuộc nhóm ngành FMCG.

Trong một nghiên cứu được trích dẫn từ TikTok, 56% người dùng cho biết rằng họ “cảm thấy gần gũi hơn với các thương hiệu mà họ nhìn thấy trên TikTok và 43% cảm thấy gắn bó hơn với các thương hiệu có thể cung cấp những thứ mới đến họ.”

Ngoài ra, 61% người dùng tỏ ra yêu thích một thương hiệu hơn khi họ tạo hoặc tham gia vào một xu hướng trên TikTok.

Để có thể tối đa hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trên TikTok, các thương hiệu cần chủ động tạo ra những nội dung sáng tạo được cá nhân hóa, đầu tư xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy, tập trung vào tính xác thực, không sử dụng những nội dung quá trau chuốt (đậm chất quảng cáo) và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok chia sẻ một vài insights mới về hành vi tương tác trên ứng dụng

Nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing có nhiều thông tin hơn về cách người dùng tương tác trên ứng dụng, TikTok vừa chia sẻ một số nội dung mới.

Trong một báo cáo gần đây nhất, có khoảng hơn 70% người dùng TikTok thuộc Gen Z, những người trẻ luôn mong muốn khám phá những nội dung mới đặc biệt là những nội dung giải trí, xu hướng hay hài hước.

Hiểu được tâm lý này, các thuật toán của TikTok tập trung vào việc đề xuất những nội dung mới, những thứ mà nền tảng nghĩ rằng người dùng của họ sẽ thích thú.

Thông qua những insight mới dưới đây, TikTok muốn cung cấp cho marketer thêm những góc nhìn mới về cách họ có thể thúc đẩy khả năng tương tác trên ứng dụng.

Theo giải thích của TikTok:

“Trước đây, khi mọi thứ dường như được lập trình sẵn, khi các chương trình truyền hình trên TV đã được thiết lập trước thời gian hiển thị, nhà quảng cáo có thể rất dễ dàng trong việc tiếp cận khán giả của họ vào những thời điểm phù hợp.

Giờ đây, nhờ những tiến bộ của yếu tố công nghệ và kỹ thuật số, hàng tá nội dung luôn có sẵn bất cứ lúc nào và ở bất kỳ nơi đâu trên toàn thế giới, từ đây, việc theo kịp sự hiện diện kỹ thuật số của người tiêu dùng là một thách thức khá lớn.”

“Người dùng của chúng tôi hoàn toàn thích thú với trải nghiệm TikTok, với 46% tương tác với nội dung trên TikTok mà không bị phân tâm hoặc cần nhiều hơn một màn hình.

TikTok cung cấp khả năng khám phá vô tận về những ý tưởng mới, một cộng đồng người dùng luôn chấp nhận sự đa dạng và cả những văn hóa mang tính ảnh hưởng, điều mà ít các nền tảng khác làm được.”

TikTok cũng lưu ý rằng 35% người dùng cho biết rằng họ đang dành ít thời gian hơn để xem nội dung TV hoặc video kể từ khi tham gia TikTok.

Đối với các nhà marketer, hiểu nền tảng, hiểu cách người dùng tương tác trên các nền tảng là chìa khoá thành công cho bất kì chiến dịch nào, dù đó là từng quảng cáo riêng lẻ hay cả một chiến dịch truyền thông marketing tích hợp (IMC).

Để giúp bạn hiểu sâu hơn về vấn đề này, TikTok đã chia sẻ một số thống kê và lưu ý mới về xu hướng sử dụng, cũng như mức độ tương tác của người dùng thông qua các nội dung khác nhau.

Khi người dùng xem quảng cáo trên TikTok.

  • Mức độ ghi nhớ quảng cáo tăng 13%.
  • Mức độ tương tác tăng 12%.

Mức độ ghi nhớ thương hiệu sau 3 tuần xem quảng cáo.

  • Tăng đến 62%.

Một số số liệu đáng chủ ý khác.

  • Sử dụng hình ảnh người thật (thay vì icon hoặc các hình ảnh mô phỏng khác) có thể giúp tăng 9% thời gian xem video.
  • Phối lại (Remix) các video xu hướng có thể giúp tăng 14% thời gian xem.
  • Tạo ra những cảm xúc hồi hộp hay gay cấn thông qua những câu chuyện (Storyline) có thể giúp tăng 16% thời gian xem.
  • Sử dụng logo trong video có thể làm tăng 28% mức độ ghi nhớ quảng cáo.
  • Sử dụng thẻ kêu gọi hành động (CTA) có thể giúp tăng 45% mức độ ghi nhớ của nội dung quảng cáo.
  • Thêm sản phẩm vào quảng cáo có thể làm tăng 25% mức độ ghi nhớ quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới

Nhằm mục tiêu chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp và nhỏ (SMEs) tối đa hoá các nỗ lực Marketing và quảng cáo của mình, Facebook vừa ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới.

Facebook ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới
Facebook ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới

Thông qua chương trình, Facebook vừa cung cấp các chương trình hướng dẫn trực tuyến lẫn trực tiếp với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa nhà tối ưu các hoạt động MarketingQuảng cáo trên cả Facebook và Instagram.

Theo giải thích của Meta:

“Gần đây, Meta đã tổ chức sự kiện Good Ideas Exchange, nơi các giám đốc điều hành của Meta và các đối tác, bao gồm Adobe và Vimeo, đã cùng với các doanh nghiệp nhỏ xác định những trở ngại hàng đầu mà họ đang phải đối mặt.

Từ đây, chúng tôi phát hiện ra rằng xây dựng nội dung (Content) và chiến lược sáng tạo là một trong những điểm khó khăn hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo cũng như người làm marketing khi phát triển doanh nghiệp của họ.

Biết được điều này, Meta Boost Small Business Studios đã ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng kỹ năng Digital Marketing, quảng cáo, cũng như sáng tạo một cách hiệu quả trên cả Instagram và Facebook.”

Boost Small Business Studios của Meta theo đó sẽ bao gồm 3 nội dung chính:

  • Cách xây dựng thương hiệu: Facebook cung cấp một loạt các nội dung trực tuyến cung cấp nguồn cảm hứng sáng tạo và hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ hiện đang sử dụng Facebook và Instagram. Nội dung sẽ đi sâu vào việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, cách xây dựng nội dung quảng cáo cũng như tính sáng tạo khi tạo một bài đăng.
  • Reels School: Một khóa học được Facebook thiết kế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đơn giản hóa việc tạo các video Reels.
  • Cách xây dựng hình ảnh quảng cáo: Chương trình tập trung vào việc hướng dẫn các doanh nghiệp cũng như marketer cách tạo ra những hình ảnh tuyệt vời với chi phí thấp và hiệu quả cao dành cho thiết bị di động.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể đăng ký để nhận một phiên hỗ trợ kinh doanh riêng (trực tiếp) với đội ngũ của Facebook.

Bạn có thể xem chi tiết các nội dung từ Facebook tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài chiến lược giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ

Khi nói đến việc xây dựng các chiến lược mới hay tạo ra những bước đột phá cho thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ, làm việc thông minh hơn mới là chìa khoá thay vì làm việc tích cực hơn.

Sau liên tiếp những năm khi hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, mục tiêu của không ít các doanh nghiệp giờ đây không còn là tăng trưởng hay phát triển mà chỉ đơn giản là “tồn tại” được.

Khi yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, khoảng cách giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn cũng có phần thu hẹp lại, việc tìm kiếm những cơ hội hay lợi thế kinh doanh mới đòi hỏi các doanh nghiệp cần trở nên khác biệt hơn so với đám đông còn lại.

Đối mặt với một thế giới đang thay đổi và dần được định hình lại, các doanh nghiệp hay thương hiệu cần tiếp cận các hoạt động marketing một cách chủ động hơn, sáng tạo hơn, tập trung vào chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer) và trải nghiệm của khách hàng nhiều hơn.

Các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển mạnh và các giả định mới đang thúc đẩy cuộc đấu tranh sinh tồn giữa họ (và cả với các doanh nghiệp lớn).

Chỉ trong vòng 1 năm từ 2019 đến 2020, tỷ lệ các doanh nghiệp đăng ký mới tăng đến 24% trên phạm vi toàn cầu, chính vì điều này, không gian cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên chật chội và eo hẹp hơn.

Khi sự cạnh tranh này sẽ không ngừng phát triển và dưới đây là một số giả định mới, thứ có thể làm cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thức tỉnh hơn và cảnh giác nhiều hơn.

  • Giả định rằng mọi người tiêu dùng trong một thị trường ngách đang sử dụng cùng một tiêu chí để đánh giá và lựa chọn thương hiệu.
  • Người tiêu dùng coi các thương hiệu hay đối thủ đi trước là khuôn mẫu của sự lựa chọn.

Một câu hỏi lớn được đặt ra khi này là, làm thế nào để các doanh nghiệp có thể trở nên khác biệt hơn so với số còn lại, làm thế nào để thay vì lo lắng về sự cạnh tranh, họ có thể chủ động xây dựng các lợi thế cạnh tranh mới?

Hãy làm cho doanh nghiệp của bạn trở thành một lựa chọn đúng với khách hàng.

Như đã phân tích ở trên, để có thể thành công trong bối cảnh mới, điều quan trọng là các doanh nghiệp hay thương hiệu cần xây dựng cho mình các lợi thế hay rào cản riêng.

Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:

  • Đưa ra các tiêu chí mới nhằm mục tiêu đáp ứng các nhu cầu riêng biệt cho từng nhóm khách hàng cụ thể.
  • “Kéo” khách hàng của bạn vào một nền văn hóa mới phù hợp hơn với các giá trị cá nhân của họ.
  • Thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) thông qua các cơ hội mua hàng lặp lại.

Làm thế nào để thương hiệu có thể trở nên nổi bật hơn giữa đám đông.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh hay mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể cần những chiến lược khác biệt hoá khác nhau, dưới đây là một số lựa chọn bạn có thể tham khảo.

1. Khai thác sâu vào dữ liệu để thiết lập các tiêu chuẩn (benchmark) mới cho sự thành công đồng thời thiết kế các giải pháp tối ưu hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong bối cảnh mới, khi quảng cáo hay các yếu tố công nghệ và tự động hoá xuất hiện ở khắp mọi nơi, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy cung cấp những tương tác “mang yếu tố cảm xúc hay con người nhiều hơn” để khiến khách hàng của bạn cảm thấy họ đang được nhìn nhận theo cách mà các thương hiệu khác ít hoặc chưa làm.

Hãy lắng nghe khách hàng nhiều hơn dù đó là online hay offline, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một lợi thế mới, nơi khách hàng muốn được tương tác hay kết nối với thương hiệu.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: Điều gì làm bạn trở nên khác biệt và độc đáo? Khách hàng nào sẽ muốn những sự khác biệt đó? Và tiếp đó, làm cách nào để bạn tiếp cận những khách hàng này để cuối cùng truyền tải đến họ những thứ mà họ muốn.

2. Hãy xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng một cách toàn diện với tư cách là con người và người tiêu dùng, dựa trên các giá trị được chia sẻ.

Một chiến lược khác mà các doanh nghiệp có thể làm để tạo ra những tác động lớn hơn đó là xác định chính xác ai sẽ cần thương hiệu của họ và thương hiệu của họ đang đại diện cho điều gì (hay đang được cảm nhận như thế nào).

Hãy tự hỏi bản thân rằng: Khách hàng của bạn đánh giá cao điều gì? Dựa trên những thông tin này, hãy xác định tiêu chí quan trọng nhất khi đầu tư vào một sản phẩm hoặc dịch vụ là gì? Doanh nghiệp của bạn đang thể hiện những giá trị nào? Hay các giá trị đó được chia sẻ với người tiêu dùng của mình ra sao?

3. Tạo ra một cộng đồng mới cho thương hiệu nơi mà khách hàng muốn nói với người khác về thương hiệu của bạn.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: Làm thế nào bạn có thể dẫn dắt mọi thứ một cách có ý nghĩa và khuyến khích người khác làm điều tương tự?

Khi nói đến việc xây dựng cộng đồng, làm thế nào để bạn có thể cung cấp một không gian an toàn để khách hàng lên tiếng, hành động và kết nối với những người khác?

Tại sao việc khiến thương hiệu trở nên khác biệt hơn lại vô cùng quan trọng.

Ngoài việc doanh nghiệp có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới so với đối thủ, việc trở nên khác biệt có nghĩa là: khách hàng sẽ không chỉ ủng hộ và mua hàng nhiều lần vì họ tin rằng doanh nghiệp của bạn là lựa chọn tốt nhất cho họ, mà họ còn cảm thấy như họ thuộc về một nhóm hay cộng đồng những người cũng mua hàng từ doanh nghiệp của bạn.

Như bạn thấy đó, “Khác biệt hay là chết”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sếp Marketing của Dell: Sai lầm của thương hiệu là đo lường các chỉ số riêng lẻ

Mục tiêu của Dell là đảm bảo hiệu quả marketing không bị phân tích hay đánh giá một cách riêng lẻ, với thương hiệu này, nghệ thuật đo lường nằm ở chỗ là họ chỉ đo lường những gì quan trọng.

Theo Bà Liz Matthews, phó chủ tịch cấp cao về thương hiệu toàn cầu tại Dell, trong khi đo lường là hoạt động không thể thiếu ở các doanh nghiệp, họ chỉ tập trung vào việc đo lường những gì quan trọng và đảm bảo rằng mức độ hiệu quả của marketing không bị ảnh hưởng từ các phân tích riêng lẻ hay tách biệt nhau.

Bà nói thêm: “Trong 5 năm qua, Dell đã không ngừng tập trung vào các chiến lược thương hiệu, marketing trải nghiệm và marketing sáng tạo. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược là cho thế giới thấy chúng ta là ai và chúng ta đang làm gì.”

Khi nói đến việc đo lường mức độ hiệu quả, đối với Dell, điều quan trọng bạn cần biết là “marketing là phải đột phá và tạo ra những tác động có thể đo lường được” đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Mức độ ảnh hưởng hay khả năng tác động là những gì Matthews và đội nhóm marketing của bà tập trung vào, bà lưu ý thêm rằng Dell không chỉ tập trung vào các giải thưởng hoặc việc kể chuyện, hay những thứ hào nhoáng nào đó.

Thay vào đó, thương hiệu tập trung “rất nhiều” vào việc đo lường.

Bà nói tiếp: “Chúng tôi thích đo lường. Tuy nhiên, khi tập trung nhiều vào việc đo lường có nghĩa là Dell có quá nhiều phép đo đến mức đôi khi các đội nhóm phải tạm hoãn mọi thứ và tự hỏi, liệu chúng tôi có đang tập trung vào đo lường những gì quan trọng nhất hay không.”

“Trong khi tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau, bạn có thể có nhiều cách thức hay phép đo khác nhau, điều quan trọng là bạn đừng nên phân tích mức độ hiệu quả của marketing thông qua các chỉ số riêng lẻ khác nhau.”

Tại Dell, hiệu quả nói chung được đo lường thông qua một bức tranh tổng thể, bao gồm ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư cuối cùng), cũng như chi phí phải bỏ ra để có được hay phát triển lượng khách hàng mới (CAC).

Bức tranh tổng thể hay số liệu tổng cũng có thể là sức khỏe thương hiệu (brand health) và mức độ tương tác (engagement) của khách hàng với thương hiệu, trong khi sự chú ý hay quan tâm (attention) là một “chỉ số mới” (không quan trọng) đối với doanh nghiệp.

“Tôi không biết bạn nên đo lường điều gì hay cần bỏ qua điều gì. Tuy nhiên, với tôi, việc bạn cần làm là đừng nên đo lường mức độ hiệu quả thông qua các chỉ số riêng lẻ.”

“Hiệu quả không chỉ nằm ở việc chỉ nhìn vào một phép đo hay chỉ số nào đó và ra quyết định như thể đó là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến mức độ thành công của thương hiệu.”

“Chúng tôi muốn nói rằng khi bạn sử dụng AI, khi bạn sử dụng các công nghệ máy học hay những thứ tương tự, thứ cuối cùng bạn có cũng chỉ là dữ liệu và việc hiểu dữ liệu đó như thế nào lại nằm ở vấn đề con người chứ không phải là công nghệ.”

Từ góc nhìn này, để có thể đánh được mức độ hiệu quả thực sự của các hoạt động marketing, các marketer cần phải xem xét đến một tập dữ liệu lớn hơn hay một bức tranh tổng thể hơn để xem điều gì đang hoạt động hiệu quả và không.

“Đừng chỉ đánh giá dựa trên tỷ lệ nhấp chuột (CPC) hay những thứ tương tự.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu (TAU) là gì?

Cùng tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến thuật ngữ nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu (Target Audience Understanding). Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì, khi nào nên tiến hành nghiên cứu và hơn thế nữa.

nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu
Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu – Target Audience Understanding là gì?
  • Khi nào thì nên sử dụng báo cáo nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

1. Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu – Target Audience (TA) Understanding là gì?

TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng người dùng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.

Việc nhìn tổng quan giúp thương hiệu có cái nhìn toàn diện hơn về nhóm người dùng mục tiêu, không bị giới hạn ở ngành hàng để tìm ra cách kết nối và nói chuyện với họ như một con người bình thường thay vì một người mua hàng.

2. Khi nào thì nên sử dụng báo cáo TA Understanding? 

2.1. Thương hiệu cần kết nối với một nhóm đối tượng trên mạng xã hội thông qua Passion Point.

Với social media marketing, mỗi thương hiệu cần chọn cho mình một passion point (điểm đam mê) để thông qua đó kể câu chuyện của thương hiệu.

Sẽ có trường hợp passion point của người dùng cũng chính là ngành hàng/ sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ: thương hiệu dầu gội đầu có thể chọn passion point là “Chăm sóc tóc”, vì người dùng mạng xã hội đã có sẵn passion point này.

Tuy nhiên, sẽ có những ngành hàng/ sản phẩm rất khó để “nhìn thấy ngay” passion point.

Ví dụ: sản phẩm là nước uống đóng chai, thì không thể chọn passion point “Nước uống” được, vì đây không phải là một passion point lớn đủ để kết nối và trò chuyện với người dùng mạng xã hội.

Trong tình huống này, thương hiệu cần phải lựa chọn được một passion point phù hợp theo 2 tiêu chí cơ bản:

  1. Passion point đó phải đủ hấp dẫn với nhóm khách hàng mục tiêu.
  2. Passion point có thể tạo được mối liên kết & phát huy được vai trò của thương hiệu.

Với tiêu chí thứ nhất, TA Understanding sẽ giúp thương hiệu nghiên cứu toàn bộ các mối quan tâm (interest) của người mạng xã hội và tìm ra danh sách các passion point họ quan tâm theo mức độ ưu tiên.

Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở để đánh giá & lựa chọn passion point phù hợp cho chiến lược social media marketing trong dài hạn.

2.2. Ngành hàng đã bão hòa về Insight & cần tìm góc nhìn mới để kết nối với người dùng.

Với các ngành hàng có nhiều đối thủ cùng thực hiện các hoạt động marketing liên tục nhưng insight về ngành hàng không có nhiều sự thay đổi theo thời gian, thì sau một khoảng thời gian, việc bão hòa insight ngành hàng là điều có thể xảy ra.

Khi đó, thương hiệu sẽ rất khó tìm được một góc nhìn mới để kết nối với người dùng mục tiêu.

Lúc này, khi tìm kiếm insight, thương hiệu có thể mở rộng góc nhìn: “Không nhìn người tiêu dùng như một người mua hàng, mà nhìn họ như một con người với đầy đủ các nhu cầu, nỗi lo, mong đợi” – khi đó, thương hiệu có thể tìm thấy một góc nhìn hoàn toàn khác biệt.

Các insight này thường sẽ giúp nói chuyện với người dùng mục tiêu thông qua các lợi ích cảm tính (emotional benefit) của sản phẩm & thường dùng trong các thematic campaign.

Ví dụ: Khi nhắc tới ngành tã bỉm thì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thông điệp về về khô khoáng, chống hăm, chống tràn, mềm mại… là câu chuyện đã quá quen thuộc và có thể khó tạo ấn tượng với người dùng.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn khỏi ngành hàng bỉm tã, có thể thấy mẹ có rất nhiều mối quan tâm khác: sức khỏe của con, giáo dục con, chăm sóc bản thân của mẹ….

Do đó, thay vì kể lại các câu chuyện đã cũ về tã bỉm, thương hiệu có thể phát triển một câu chuyện mới dựa trên các mối quan tâm khác của mẹ.

2.3. Thương hiệu mở rộng tệp khách hàng hiện tại.

Có nhiều trường hợp thương hiệu đã chiếm lĩnh được tệp khách hàng hiện tại, và đang nghĩ đến việc mở rộng thị trường bằng cách mở rộng tệp khách hàng.

Họ có thể muốn thêm sản phẩm cho các phân khúc khác hoặc một khu vực thị trường khác. Lúc này việc thấu hiểu toàn bộ nhóm người dùng mục tiêu sẽ giúp họ lựa chọn product insight (insight để phát triển sản phẩm) & brand communication platform (nền tảng truyền thông) để định hình chiến lược truyền thông trong dài hạn.

Ví dụ: Một thương hiệu sữa đang chuyên về các sản phẩm sữa dành cho trẻ em và đang có ý định tiếp cận nhóm khách hàng lớn tuổi.

Khi đó, để lựa chọn được định hướng cho chiến lược truyền thông trong dài hạn, thương hiệu có thể nghiên cứu tệp người dùng mục tiêu để tìm hiểu tổng quan các nhu cầu & khía cạnh mà ngành hàng sữa có thể giải quyết cho người dùng.

2.4. Thương hiệu đang chuẩn bị tiếp cận một tệp khách hàng mới trong tương lai.

Hiện tại, nhóm người dùng thuộc thế hệ Gen X và Gen Y đang là đối tượng người dùng mục tiêu được các thương hiệu nhắm đến.

Tuy nhiên, qua thời gian, nhóm đối tượng này sẽ già đi và các nhóm trẻ tuổi hơn sẽ bắt đầu thay thế họ ra quyết định mua hàng trong nhiều ngành hàng.

Trong 5 năm sắp tới, dự đoán Gen Z sẽ chiếm 30% trong lực lượng mua hàng của hầu hết các ngành hàng và sẽ sớm trở thành nhóm đối tượng mục tiêu chủ yếu.

Việc thấu hiện về tệp khách hàng hiện tại sẽ chưa đủ cho sự chuẩn bị những bước tiếp trong tương lai.

Để sẵn sàng hơn trong dài hạn, thương hiệu có thể cân nhắc tìm hiểu trước về nhóm đối tượng này để làm tiền đề kết nối trong tương lai gần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Người dùng chi hơn 93 tỷ USD cho mobile game trong năm 2021

Theo thống kê, số tiền người dùng chi cho mobile game lên đến 93,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm đến 52% số tiền người dùng chi vào thị trường game toàn cầu.

Theo báo cáo “Xu hướng ứng dụng di động 2022” về hiệu suất của ứng dụng trên toàn cầu vừa được Adjust (nền tảng phân tích marketing di động) phát hành, ngành ứng dụng di động đang ngày càng tăng trưởng nhanh.

Năm 2021, người dùng chi tổng cộng 170 tỷ USD cho ứng dụng di động, cao hơn 19% số tiền chi trong năm 2020. Chi phí quảng cáo cũng đạt con số kỷ lục (đạt 288 tỷ USD) và được dự đoán sẽ đạt 336 tỷ USD vào năm 2022.

Di động tiếp tục trở thành thiết bị ưu tiên của người dùng trong năm đại dịch 2021 với số lượt cài đặt ứng dụng tăng kỷ lục trên toàn cầu ở các lĩnh vực như fintech tăng 35%, thương mại điện tử tăng 12% và game tăng 32%.

Số lượt cài đặt của game hyper-casual chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân khúc game (27%). Còn về số phiên truy cập, tỷ trọng lớn nhất thuộc về game hành động (30%).

Theo thống kê, số tiền người dùng chi cho mobile game lên đến 93,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm đến 52% số tiền người dùng chi vào thị trường game toàn cầu.

Thị trường mobile game dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,3% trong giai đoạn 2021-2026.

Chỉ tính riêng tháng 12/2021, thị trường mobile game đã thu 7,4 tỷ USD từ các giao dịch của người dùng trên hai nền tảng Google Play và App Store. Đứng đầu bảng xếp hạng là Mỹ, sau là Nhật Bản và Trung Quốc.

Có 8 mobile game công bố doanh thu hơn 1 tỷ USD trong năm 2021: PUBG Mobile, Honor of Kings, Genshin Impact, Roblox, Coin Master, Pokémon Go, Candy Crush Saga và Garena Free Fire. Chi phí quảng cáo trên mobile game tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 295 triệu USD và được dự đoán sẽ cán mốc 350 tỷ USD vào năm 2022.

Trong lĩnh vực fintech, ứng dụng giao dịch chứng khoán và ứng dụng tiền điện tử đều tăng trưởng đáng kể và có tệp người dùng lớn.

Mặc dù chỉ chiếm 7% và 2% tổng số lượt cài đặt ứng dụng fintech, nhưng ứng dụng giao dịch chứng khoán và ứng dụng tiền điện tử chiếm đến 17% và 6% tổng số phiên truy cập.

Doanh thu của ứng dụng ngân hàng trong năm 2021 đạt 6,8 tỷ USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử (eCommerce), doanh số trên thiết bị di động đạt 3,56 nghìn tỷ USD trong năm 2021, tăng 22,3% so với năm 2020. Hiện thiết bị di động là nguồn doanh thu chính của thương mại điện tử, chiếm tới 67% doanh số, tăng 14% so với năm 2020.

Trong năm 2021, có tới 55% người dùng sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng sau khi xem một mẫu quảng cáo trên mạng xã hội. Người dùng đã sử dụng ứng dụng mua sắm hơn 100 tỷ giờ trong năm 2021, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành ứng dụng di động đang trong chuỗi ngày tăng trưởng nhanh và không cho thấy dấu hiệu chững lại, phạm vi tiếp cận người dùng ngày càng mở rộng, chất lượng dịch vụ không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

Trong năm 2020, sức ép cạnh tranh sẽ rất khốc liệt, nhưng cơ hội và tiềm năng tăng trưởng được dự báo vẫn rất lớn.

Những dữ liệu phân tích thực tế phát triển của các lĩnh vực này sẽ giúp các nhà marketer có đủ thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược tăng trưởng và có cái nhìn toàn diện về người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị

Mặc dù Digital Marketing hiện đang là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hay thương hiệu, không phải chiến lược nào cũng đang tạo ra giá trị.

Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị
Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị

Cũng như bất cứ hoat động marketing nào khác, một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing có giá trị cần gắn liền với các cam kết về thời gian và công sức.

Cam kết này có thể bao gồm nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng liên tục nghiên cứu, phân tích, xây dựng chiến lược, thử nghiệm và hơn thế nữa.

Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động này là để tạo ra những thứ gì đó có thể giúp thương hiệu hay doanh nghiệp tỏa sáng.

Tuy nhiên, ngay cả khi các chiến dịch Digital Marketing được xây dựng một cách tỉ mỉ và mang lại nhiều giá trị thì điểm bão hoà cũng không thể tránh khỏi, đó là điểm mà nó không còn mang lại (nhiều) giá trị cho doanh nghiệp hoặc cho các nỗ lực xây dựng thương hiệu.

Với tư cách là Digital Marketer, nếu điều này xảy ra với doanh nghiệp của bạn, đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về chiến lược Digital Marketing của mình, tạm dừng, thay đổi hoặc xây dựng một chiến lược tiếp cận khác mới mẻ hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn có thể ra quyết định một cách đúng đắn hơn.

1. Giá trị mang lại đang trở nên mờ nhạt.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà bạn nên tạm hoãn hay thay đổi các chiến dịch digital marketing của mình đó là mức giá trị nhận được đang trở nên rất mờ nhạt.

Trong khi các giá trị nhận được còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, một số thông số mà bạn có thể xem xét đó là số tiền bạn đang chi cho quảng cáo, PR, Influencer hay Social Media Marketing, v.v., so với những gì bạn nhận được.

Nếu chi phí bạn bỏ ra lớn hơn nhiều so với lợi nhuận hoặc vượt quá điểm hòa vốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét lại chiến lược tổng thể của mình.

2. Bạn mất quá nhiều thời gian để thấy được giá trị hay hiệu suất của các chiến dịch.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù không ít các chiến lược có thể mất vài tháng hoặc hơn để thực sự thấy được những kết quả mà nó có thể mang lại, hay nói dễ hiểu hơn là bạn có thể thấy rằng bạn đang tiến đến gần hơn với các mục tiêu Digital Marketing của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn chờ đợi quá lâu, hay các chiến dịch tốn quá nhiều thời gian để thử nghiệm nhưng lại chưa mang lại kết quả – đã đến lúc bạn nên có một quyết định khác.

3. Mặc dù đã được tối ưu nhưng chiến lược vẫn không tạo ra nhiều sự khác biệt.

Trong quá trình xây dựng và vận hành các chiến dịch Digital Marketing, việc một số chiến dịch thất bại hay không mang lại bất cứ giá trị nào là điều hết sức bình thường.

Nhiệm vụ của những người làm marketing khi này là cập nhật, tối ưu lại hay thêm mới các điểm khác biệt hoá (USP) vào chiến dịch.

Trong một số trường hợp, thực hiện các điều chỉnh chiến lược quan trọng vào đúng thời điểm có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của chiến dịch.

Nhưng trong một số tình huống khác, hầu như không có bất cứ sự thay đổi nào được diễn ra, và đây chính là lúc bạn nên dừng và tìm ra một cách thức khác cho thương hiệu của mình trong dài hạn.

5. Mọi thứ đang hoạt động ngược lại với kỳ vọng.

Khi mọi chỉ số hiệu suất cho bạn thấy rằng chiến dịch đang đi đến thất bại, bạn hiểu rằng bạn cần làm mới cho chiến lược của mình, đó có thể là thêm mới một số cập nhật hoặc cũng có thể là thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận chiến lược (chẳng hạn chuyển sang một kênh hay nền tảng khác).

Việc phân tích hiệu suất chiến lược một cách kỹ lưỡng và thường xuyên cho phép các nhà marketer theo dõi chặt chẽ các xu hướng tiêu cực và quyết định dừng lại trước khi chúng trở thành một nguồn tiêu hao đáng kể cho ngân sách marketing tổng thể.

6. Một số chiến lược Digital Marketing đang trở nên tệ hại hơn so với các chiến lược khác.

Trong bối cảnh khi không ít các doanh nghiệp chọn cách tiếp cận đa kênh (Omni Channel), từ việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị nội dung (Content Marketing), đến các hoạt động Influencer Marketing.

Sẽ là bình thường nếu các chiến dịch trên các nền tảng đều mang lại những giá trị như kỳ vọng hoặc ít nhất là không quá tệ hại, tuy nhiên, trong một số các trường hợp khi một số kênh hay chiến lược mang lại hiệu suất kém hơn nhiều so với các kênh khác, đã đến lúc bạn nên ưu tiên cho những nơi đang mang lại nhiều giá trị hơn.

7. Những dấu hiệu phản hồi tiêu cực từ đối tượng mục tiêu hay công chúng.

Nếu chiến dịch của bạn đang khiến cho các nhóm đối tượng mục tiêu phải đưa ra những phản ứng tiêu cực, ưu tiên hàng đầu mà bạn nên làm là tạm dừng chúng và tìm hiểu đâu là nguyên nhân đằng sau các phản ứng đó.

Trong khi chiến dịch đó có thể không làm ảnh hưởng đến tất cả các nhóm đối tượng mục tiêu, một vài trải nghiệm xấu của một số ít khách hàng với thương hiệu cũng có thể nhanh chóng lan truyền (Viral) và làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook chia sẻ một số chiến lược quảng cáo và Marketing mới

Khi World Cup, một trong những sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh đang đến gần, Facebook cung cấp một số chiến lược làm Marketing và quảng cáo mới, cách các thương hiệu có thể tối đa hoá hiệu suất của các chiến dịch thông qua các sự kiện thể thao.

Với những nội dung mà Facebook chia sẻ bên dưới, các thương hiệu có thể có nhiều dữ liệu hơn để xây dựng cho mình một chiến lược tiếp cận hiệu quả để từ đó thúc đẩy các thông điệp thương hiệu đến gần hơn với khán giả mục tiêu.

Tại sao lại là Facebook (Meta).

Facebook là nền tảng số 1 nơi mọi người có dự định theo dõi các trận đấu hay các cầu thủ mà họ quan tâm trong 2022.

  • 330 triệu tài khoản theo dõi các cầu thủ đóng đá trên Instagram.
  • Cristiano Ronaldo là cầu thủ được theo dõi nhiều nhất trên Instagram.
  • 480 triệu theo dõi các tài khoản liên quan đến bóng đá trên Facebook.
  • 94% các cầu thủ đăng Stories trên Instagram suốt các trận đấu trong năm 2021.

Connected Brand hay các thương hiệu được kết nối là chiến lược mà Facebook khuyên các thương hiệu nên áp dụng.

Với cách tiếp cận chiến lược này, sứ mệnh của các marketer sẽ chuyển từ việc “chạy” các chiến dịch thành “xây dựng” các kết nối có ý nghĩa với đối tượng mục tiêu.

Để kích hoạt các hoạt động marketing gắn liền với các sự kiện thể thao, Facebook khuyên các thương hiệu nên suy nghĩ lại về cách truyền tải thông điệp, kể chuyện, đo lường và kích hoạt bán hàng trong suốt những khoảnh khắc đáng nhớ nhất.

Truyền tải thông điệp kết nối.

Để có thể kích hoạt đối đa khả năng liên kết với thương hiệu, người làm marketing có thể sử dụng năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) của Facebook để truyền tải những trải nghiệm cá nhân hoá cho người dùng.

Tuỳ vào nhu cầu tiếp cận (Reach) khác nhau, thương hiệu có thể chọn cách tiếp cận hàng tuần với tuần suất (Frequency) từ dưới 2 đến khoảng lớn hơn 5.

Theo Facebook, tiếp cận là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI), do đó cách mà các thương hiệu tiếp cận người dùng tương ứng với đó là mức độ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của thương hiệu.

Dưới đây là chỉ số khuyến nghị của Facebook.

  • Tổng tiếp cận < 50% -> Tần suất tuần < 2.
  • Tổng tiếp cận nằm trong khoảng từ 50% – 70% -> Tần suất tuần là từ 2-5.
  • Tổng tiếp cận > 70% -> Tần suất tuần cần là > 5.

Facebook cũng cho biết, bằng cách sử dụng kiểu nhắm mục tiêu rộng và chạy chiến dịch từ khoảng 45 ngày, ROI có thể tăng 2.5 lần.

Kể chuyện kết nối.

Tối ưu hoá trải nghiệm của người dùng thông qua một loạt các định dạng quảng cáo hay sáng tạo khác nhau có thể tạo ra những trải nghiệm sâu và khó quên hơn với thương hiệu.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các nhà quảng cáo:

  • Sử dụng từ 4+ định dạng quảng cáo và sáng tạo khác nhau.
  • Thúc đẩy các quảng cáo với nội dung có thương hiệu.
  • Hãy kể những câu chuyện thương hiệu dài hơn.
  • Video ngắn là định dạng nên thử.

Dữ liệu được kết nối.

Các nhà quảng cáo nên cố gắng học và tối ưu dựa trên các hiệu suất của chiến dịch để từ đó thu thập các dữ liệu hay insights cần thiết, những thứ có thể kích hoạt các chiến lược xây dựng thương hiệu dựa trên dữ liệu (Data Driven Marketing).

Thúc đẩy doanh số bán hàng.

Bên cạnh các mục tiêu liên quan đến xây dựng thương hiệu, các sự kiện thể thao lớn còn là cơ hội để các doanh nghiệp đưa các sản phẩm hay dịch vụ của họ đến gần hơn với người tiêu dùng mục tiêu.

  • Sử dụng quảng cáo động (Dynamic Ads) để tiếp cận khách hàng tại những khoảnh khắc quan trọng từ các trận đấu.
  • Sử dụng quảng cáo băng chuyền (Carousel Ads) hoặc quảng cáo cộng tác (Collaborative Ads) để kích hoạt doanh số bán hàng của các sản phẩm mà khách hàng muốn được sử dụng trong khi xem video.

Bạn có thể xem thêm hướng dẫn của Facebook tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Digital Marketing thuộc Top 3 kỹ năng được người Mỹ theo học trong 2022

Khi các doanh nghiệp ngày càng tập trung nhiều hơn vào các hoạt động chuyển đổi số và thương mại điện tử, Digital Marketing tiếp tục là kỹ năng quan trọng hàng đầu trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Trong suốt những năm diễn ra đại dịch, tỷ lệ bỏ việc tại thị trường Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 20 năm và cũng từ đây, khái niệm “cuộc di cư vĩ đại” (Great Resignation) cũng chính thức được hình thành.

Theo một báo cáo của LinkedIn, “Cuộc cải tổ vĩ đại” trong lĩnh vực việc làm đã chứng kiến ​​618.000 marketer rời bỏ công việc của họ vào năm 2021.

Cũng theo một nghiên cứu khác từ LinkedIn, xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2022 với khoảng 24% nhà tiếp thị sẽ tìm kiếm một công việc mới và 62% thay đổi công việc hoàn toàn.

Xu hướng việc làm Marketing từ xa.

LinkedIn lưu ý rằng tỷ lệ việc làm marketing từ xa (remote marketing) đã tăng 121% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, những công việc liên quan đến Social Media hiện có nhu cầu cao nhất.

Cũng theo nhận định từ LinkedIn, khi các doanh nghiệp ngày càng tập trung vào chuyển đổi số, đặc biệt khi Covid-19 đã khiến không ít các doanh nghiệp phải thay đổi hoàn cách tiếp cận kinh doanh của mình, việc các kỹ năng tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) tiếp tục trở nên quan trọng hơn và nhu cầu cao cho vị trí Digital Marketer cũng là điều hết sức dễ hiểu.

Sự trỗi dậy của các công việc liên quan đến dữ liệu.

Trong khi Digital Marketing đứng ở vị trí thứ 2 với 35% lượt bình chọn, kỹ năng về khoa học dữ liệu (Data Science) xếp ở vị trí thứ nhất với 76%. Các kỹ năng quan trọng khác là quản trị dữ liệu (Data Management) với 34%, và quản trị là 34%.

Người làm Marketing cần lưu ý điều gì từ xu hướng này.

Trong 2022 và những năm tới, khi Digital Marketing nói chung hay các hoạt động khác nói riêng như Social Media Marketing, SEO, hay Content Marketing tiếp tục là ưu tiên tuyển dụng hàng đầu của các doanh nghiệp.

Bằng cách học và rèn luyện các kỹ năng này, người làm marketing có thể có nhiều cơ hội hơn để phát triển sự nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ

Kể từ khi Digital Marketing, Martech hay Adtech trở thành những chủ đề mang tính xu hướng trong ngành Marketing nói chung, có không ít người làm Marketing đề cao quá mức yếu tố công nghệ thay vì là người tiêu dùng mục tiêu.

Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ
Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ

Khi nói đến quảng cáo và các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) khác, trong khi trải nghiệm của người dùng hay thấu hiểu những gì họ muốn là điều quan trọng nhất, nhiều marketer (Digital Marketer) quá đề cao yếu tố công nghệ, đưa công nghệ lên làm ưu tiên chiến lược hàng đầu.

Nếu thử nhìn lại trong quá khứ, cách đây khoảng 15-20 năm, hay thậm chí là chỉ cần 10 năm, chúng ta thấy rằng, có quá nhiều thứ đã thay đổi.

Từ sự xuất hiện của các phương tiện quảng cáo mới, đến các cách thức mà người tiêu dùng tiêu thụ nội dung, tất cả những điều đó đang làm cho các hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng khác xưa rất nhiều.

Tuy nhiên, cũng chính sự thay đổi này, khi người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, những người làm marketing thay đổi nhiều hơn về cách thức tiếp cận và sự ưu tiên, đồng thời tìm nhiều cách hơn để tối ưu nền tảng và chi phí, kết quả là, “lạm dụng người tiêu dùng” đang là một thách thức lớn trong thế giới quảng cáo kỹ thuật số.

Theo một số nghiên cứu từ Backlinko, 42.7% người dùng internet toàn cầu sử dụng các công cụ chặn quảng cáo, tỉ lệ này còn cao hơn với các người dùng trẻ tuổi và tại Việt Nam con số này là khoảng hơn 30%.

Trong khi các nhà quảng cáo hiện có nhiều cách thức hơn để hiển thị quảng cáo, trải nghiệm của người dùng với quảng cáo hay khả năng đón nhận (yêu thích) quảng cáo vẫn là một thách thức lớn đối với các thương hiệu.

Với tư cách là những người làm marketing trong thế giới công nghệ, chúng ta hiểu rằng, mặc dù công nghệ cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động nhanh hơn, tự động nhiều hơn, tuy nhiên nó không thể thay thế cho các nhà sáng tạo với tư cách là những con người với những cảm xúc thật.

Quan sát các giải thưởng quảng cáo dành cho những mẫu quảng cáo thành công nhất, chúng ta thấy rằng công nghệ chưa bao giờ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy khả năng thành công của một mẫu quảng cáo, dù cho đó là với hình thức quảng cáo kỹ thuật số hay quảng cáo truyền thống.

Theo một nghiên cứu của Nielsen khi phân tích 500 chiến dịch quảng cáo trên internet, kết quả cho thấy rằng, khi yếu tố sáng tạo được kích hoạt, có đến 89% các quảng cáo kỹ thuật số có khả năng mang lại hiệu suất cao.

Thay vì biến công nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu, người làm quảng cáo và marketing cần đầu tư nhiều hơn vào năng lực sáng tạo hay nói cách khác là tối ưu trải nghiệm của người tiêu dùng với quảng cáo.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

Đừng làm phiền người dùng quá mức.

Ngay cả khi quảng cáo của bạn hấp dẫn được đối tượng mục tiêu, nếu nó hiển thị sai vị trí hay hiển thị với tần suất quá mức, nó cũng có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực của người tiêu dùng với thương hiệu.

Quảng cáo tự nhiên (Native Ads) là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng, việc nhắm mục tiêu quảng cáo theo ngữ cảnh có thể đảm bảo rằng quảng cáo của bạn không làm phiền khách hàng hay nói cách khác, chúng “hiển thị đúng mục đích”.

Cung cấp cho khách hàng một cái gì đó độc đáo (USP).

Bạn cứ hình dung rằng, khách hàng cũng như bạn, họ là con người và có cảm xúc. Hãy nghĩ xem họ là ai và họ coi trọng điều gì. Các thông điệp quảng cáo sáng tạo, mới mẽ và chân thực là những ưu tiên hàng đầu.

Xem xét cách bạn đang áp dụng yếu tố công nghệ vào quảng cáo sáng tạo.

Các chuyên gia sáng tạo hay những người làm marketing thông minh hiểu rằng họ không lạm dụng công nghệ để quảng cáo, họ chỉ đơn giản là tận dụng công cụ để phân phối những gì mà khách hàng của họ đang mong đợi hay những giá trị mà thương hiệu đang đại diện.

Quảng cáo càng chân thực và gần gũi với người tiêu dùng, quảng cáo đó càng thành công.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản nói trên, dưới đây là một số điểm ghi nhớ khác mà các nhà quảng cáo và marketing nên hiểu.

Người tiêu dùng không phải là một tập hợp các điểm dữ liệu.

Như đã phân tích ở trên, người tiêu dùng là con người, họ có cảm xúc, có ý tưởng, có mong đợi và có nhu cầu được thấu hiểu thông qua các nội dung quảng cáo.

Các nền tảng quảng cáo luôn luôn thay đổi.

Từ các nền tảng mạng xã hội đến TV được kết nối, cách thức truyền tải thông điệp quảng cáo sẽ luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên, điều bạn cần hiểu là dù cho bạn đang quảng cáo ở đâu, khách hàng mới là ưu tiên hàng đầu chứ không phải nền tảng hay công nghệ.

Công nghệ là yếu tố quan trọng để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng hiện đại, nhưng công nghệ nên hỗ trợ quảng cáo hay sáng tạo chứ không phải là thay thế sáng tạo.

Một ý tưởng hay và quy trình sáng tạo được thực thi tốt, khi được kết hợp với chiến lược truyền thông thông minh, có thể tạo ra những chiến dịch hiệu suất cao và điều này đặc biệt đúng khi được tích hợp một cách liền mạch với các yếu tố công nghệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Xây dựng chiến lược Content Marketing với một vài bước đơn giản

Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, khi cả nguồn lực con người và tài chính đều bị hạn chế, làm thế nào để bạn có thể xây dựng một bản chiến lược Content Marketing chỉ với một vài bước đơn giản. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Xây dựng chiến lược Content Marketing
Xây dựng chiến lược Content Marketing với một vài bước đơn giản

Bên dưới là các bước để bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến lược Content Marketing mà không tốn quá nhiều ngân sách và nguồn lực.

Đánh giá lại chân dung của người mua (Buyer Persona).

Bước đầu tiên của mọi chiến lược Content Marketing đó là bạn cần đánh giá lại chân dung của những người mua của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp, đó có thể là chân dung của người mua lý tưởng (Ideal Buyer).

Chân dung của người mua được hiểu đơn giản là tất cả những gì mà thương hiệu hay người làm marketing hiểu về khách hàng tiềm năng, những người có nhiều khả năng nhất để mua hàng từ doanh nghiệp, dựa trên nghiên cứu thị trường và các dữ liệu có được từ tệp khách hàng hiện tại.

Trong quá trình xác định chân dung của người mua, các marketer cần xác định hành vi của khách hàng tiềm năng, các nỗi đau của họ và cả những thông tin cơ bản như nhân khẩu học, sở thích hay mục tiêu cá nhân…

Từng bước xác định chân dung của người mua.

Khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc xác định chân dung người mua, bạn có thể bắt đầu xây dựng chân dung người mua của thương hiệu bằng các bước dưới đây.

1. Tiến hành nghiên cứu thị trường hoặc phân tích thị trường.

Bạn nên lưu ý rằng, chân dung của khách hàng tiềm năng hay chân dung của người mua là những hình ảnh thực về khách hàng, chúng cần được xây dựng dựa trên dữ liệu chứ không phải là từ các ý kiến chủ quan của người làm marketing.

Bạn cần thực hiện các nghiên cứu thị trường sâu rộng về khách hàng của mình, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, sau đó tổng hợp các dữ liệu có được để đưa ra các nhận định.

Nếu khách hàng của bạn tập trung nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, một công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) có thể rất cần thiết với bạn.

2. Xác định nỗi đau của khách hàng.

Nếu bạn là người trong nghề, bạn có thể đã hiểu rằng, khách hàng vốn dĩ không cần sản phẩm hay dịch vụ mà là cần các giải pháp để giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của họ.

Bạn cần xác định vấn đề mà khách hàng của bạn đang cố gắng giải quyết là gì? Điều gì đang cản trở họ đạt được mục tiêu?

Nếu doanh nghiệp của bạn có sử dụng CRM hay bộ phận chăm sóc khách hàng, đừng bỏ qua những dữ liệu quý giá từ đây.

3. Thấu hiểu các mục tiêu của khách hàng.

Ngoài các dữ liệu liên quan đến những rào cản hay nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, việc hiểu các mục tiêu mà họ đang hướng tới cũng quan trọng không kém.

Động lực mua hàng của họ là gì, họ đang hướng đến những mục tiêu nào sau khi sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu và hơn thế nữa.

4. Thấu hiểu cách giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng.

Sau khi đã nhận thức được vấn đề của khách hàng, điều quan trọng là bạn phải thiết kế ra những giải pháp cho họ.

Bạn có thể tự hỏi mình cần làm gì để giải quyết vấn đề của khách hàng? Làm thế nào để phá bỏ các rào cản cản trở sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng?

Hay khách hàng của bạn đang ở đâu trong hành trình mua hàng của chính họ?

Đánh giá lại thương hiệu.

Khi bạn truyền tải các thông điệp của thương hiệu đến khách hàng, vấn đề quan trọng là bạn phải xác định được đâu là thứ mà bạn muốn khách hàng cảm nhận về bạn.

Dưới đây là một số điểm bạn cần đánh giá.

1. Đánh giá lại về tính độc đáo của thương hiệu hay doanh nghiệp.

Bạn cần xác định được đâu là điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh (USP), sản phẩm của bạn đang giải quyết vấn đề nào và tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn thay vì là một thương hiệu khác.

2. Hãy xem thương hiệu như một con người thực.

Với hầu hết các doanh nghiệp, mục đích của việc xây dựng thương hiệu là phát triển các hệ thống giá trị riêng biệt, những thứ giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Khi phát triển thương hiệu, bạn hãy nghĩ về thương hiệu của mình như là một con người, nó có cảm xúc, có giá trị, có mục tiêu và có cả sự tin tưởng.

3. Xây dựng sự khác biệt và hướng tới sự chân thực.

Thương hiệu của bạn phải phản ánh được tiếng nói, giá trị và tính cách của chính nó. Hãy trung thực về tất cả những gì doanh nghiệp của bạn đang làm.

Trong khi việc phân tích đối thủ cạnh tranh có thể rất cần thiết, tuy nhiên, nếu bạn muốn hướng tới những giá trị khác, đừng để hình ảnh của đối thủ xuất hiện trong phạm vi định vị giá trị của thương hiệu của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips.com 

LinkedIn chia sẻ nhiều Marketing Insights thông qua tạp chí kỹ thuật số mới

Thông qua tạp chí kỹ thuật số mới với tên gọi Big Thinking, LinkedIn chia sẻ đến marketer nhiều insight mới về ngành marketing nói chung và tư duy tăng trưởng nói riêng.

linkedin big thinking
LinkedIn chia sẻ nhiều Marketing Insights thông qua tạp chí kỹ thuật số mới

Khi đại dịch đã mang đến vô vàn những khó khăn cho từ các doanh nghiệp lớn đã có chỗ đứng trên thị trường đến các công ty khởi nghiệp, áp lực về tăng trưởng doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng đến thế.

Để có thể tìm kiếm được các cơ hội mới sau khủng hoảng, các kỹ năng và tư duy sáng tạo của người làm marketing và kinh doanh lại trở nên cấp thiết hơn.

Với mục tiêu cung cấp cho các marketer nhiều thông tin hơn về xu hướng ngành, nhiều kỹ thuật làm marketing hiệu quả cũng như các cách thức để phát triển tư duy tăng trưởng, LinkedIn vừa cho ra mắt tạp chí kỹ thuật số mới mang tên “Big Thinking”.

Theo LinkedIn:

“Sau đại dịch, đó là thời gian để bạn có thể hình dung lại, xác định và mở rộng thị trường, bạn cần xây dựng thương hiệu, xây dựng niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp và kết nối với họ nhiều hơn nữa.

Thế giới đang cần những tư duy lớn (Big Thinking) từ những người làm marketing, và để làm được điều này, bạn cần những tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) mới, tất cả những thông tin đó bạn sẽ có thể tìm thấy trong LinkedIn Big Thinking.”

Có gì mới trong tạp chí kỹ thuật số LinkedIn Big Thinking.

Theo LinkedIn, Big Thinking đã tập hợp nhiều tư duy của nhiều nhà tư tưởng tiên phong trong lĩnh vực marketing và truyền thông, họ cùng nhau đưa ra những kỳ vọng và thách thức mới mà các nhà marketer cần phải đối diện và vượt qua.

Dưới đây là một số nội dung sẽ được thảo luận trong tạp chí.

  • Sứ mệnh của các marketer trong việc phát triển các chiến lược marketing bền vững.
  • Bí mật của những tổ chức sáng tạo nhất thế giới.
  • Tại sao kỳ vọng của các nhà lãnh đạo cần thay đổi.
  • Những chiến thuật marketing mới trong thế giới không có cookies.
  • Tại sao đã đến lúc các B2B Marketer cần đào sâu nhiều hơn về các vấn đề sáng tạo.

Bạn có thể đọc ngay LinkedIn Big Thinking tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài chiến lược Marketing cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (P2)

Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến thương mại điện tử, những chiến lược marketing được MarketingTrips đề cập trong bài sẽ rất hữu ích với bạn.

Với giá trị dự kiến đạt hơn 7000 tỷ USD vào năm 2025, thương mại điện tử (eCommerce) được xem là nền kinh tế mũi nhọn của các quốc gia và doanh nghiệp, để có thể tận dụng tốt các cơ hội mới, những chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp có thể cần những chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số chiến lược marketing dành riêng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Email Marketing.

Theo thống kê từ Litmus, email marketing hay tiếp thị qua email là hình thức marketing có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) lên tới 45 đồng cho mỗi đồng mà các doanh nghiệp thương mại điện tử đã chi tiêu.

Về tổng thể, chiến lược email marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử có nhiều lợi thế hơn so với các ngành hàng khác.

Vì phần lớn các khách hàng thương mại điện tử mong muốn thường xuyên nhận được các thông tin về các chương trình khuyến mãi từ thương hiệu, điều này khiến cho quá trình gửi và nhận email trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khi các sàn thương mại điện tử được tích hợp với các nền tảng CRM, việc cá nhân hoá nội dung email cũng là một chiến thuật khác bạn nên thử.

Dưới đây là một số trường thông tin bạn nên cân nhắc khi cá nhân hoá nội dung:

  • Tên khách hàng
  • Sinh nhật
  • Giới tính
  • Địa điểm
  • Lịch sử mua hàng
  • Các email đã mở
  • Các trang web đã truy cập

Ngoài các chiến thuật về cá nhân hoá, tự động hoá quá trình gửi email tiếp tục là một cách tiếp cận mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là một số kiểu email tự động bạn có thể tham khảo cho chiến lược tổng thể của mình.

  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead)
  • Email quảng cáo
  • Email về giỏ hàng chưa được thanh toán
  • Email bán thêm và bán kèm (Up-sell and cross-sell)
  • Email giới thiệu
  • Email tương tác lại

Truyền thông mạng xã hội – Social Media.

Bên cạnh mục tiêu chính là để kết nối với bạn bè, người dùng cũng cũng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để nghiên cứu và tương tác với các thương hiệu.

Các thương hiệu thương mại điện tử có thể cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu của họ thông qua những nội dung có thể giải quyết các vấn đề của riêng họ.

Dưới đây là một số cách các thương hiệu có thể tiếp cận thông qua các nội dung (Content) của mình.

  • Đăng các lời khuyên trong quá trình sử dụng sản phẩm
  • Truyền tải cách các sản phẩm được sử dụng trong thực tế (use case)
  • Cung cấp thông tin ngành
  • Công bố các sản phẩm mới hay tính năng mới của sản phẩm
  • Chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (UGC)
  • Chia sẻ những nội dung hợp tác với những người có ảnh hưởng (InfluencerKOL)
  • Bán sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Chăm sóc khách hàng

Trong khi Social Commerce hay thương mại xã hội tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram hay Facebook, việc bán hàng trực tiếp trên nền tảng ngày càng trở nên phổ biến và đơn giản hơn.

Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, ngoài việc dựa vào năng lực nội tại của doanh nghiệp để tăng trưởng, sử dụng năng lực của các bên thứ 3 cũng là một chiến lược mang lại thành công cho không ít các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Bằng cách hợp tác với các nhà xuất bản, những nhà sáng tạo nội dung tự do hay các nhà quảng cáo, họ có thể giúp doanh nghiệp hiển thị nội dung sản phẩm và bán hàng thông qua mạng lưới của họ.

Theo Backlinko, “40% các đơn vị bán hàng thương mại điện tử đã coi các chương trình tiếp thị liên kết là phương thức thu hút khách hàng hàng đầu của họ”.

Nhiệm vụ của bạn cũng hết sức đơn giản, chọn các nền tảng tiếp thị liên kết (hoặc xây dựng chương trình liên kết trực tiếp), xây dựng các chính sách trả thưởng và sau đó là trả thưởng dựa trên các hiệu suất bán hàng thực tế của bên liên kết bán hàng.

Tối ưu hóa giao diện người dùng hay trải nghiệm của họ với website (app) – UI/UX.

Với hầu hết các doanh nghiệp, dù cho bạn làm marketing ở đâu hay theo phương thức nào thì khách hàng vẫn cần một nơi để xem và tìm hiểu về sản phẩm, website hay ứng dụng (app) là điểm đến mục tiêu cuối cùng.

Trong khi các sản phẩm về cơ bản là cố định hoặc trong nhiều trường hợp, nó không có bất cứ sự khác biệt nào so với đối thủ khi nền tảng thương mại điện tử đó chỉ là trung gian phân phối lại các sản phẩm đã có.

Khi này, tất cả các điểm chạm hay trải nghiệm của người dùng trên nền tảng là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng mua hàng (và mua lại) của khách hàng.

Một giao diện website hiệu quả là giao diện giúp khách hàng thực hiện quá trình tìm hiểu sản phẩm cũng như mua hàng một cách đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Bằng cách tối ưu hoá tốc độ tải trang, tối ưu hoá điều hướng trên trang, tối thiểu hoá các lần nhấp chuột của khách hàng từ lúc nghiên cứu đến mua hàng, sử dụng các công cụ hỗ trợ 24/24 hay đơn giản là tối ưu hoá các lời kêu gọi hành động (CTA) trên trang, doanh nghiệp có thể từng bước chinh phục khách hàng tiềm năng của mình.

Ngày nay, khi phần lớn người mua hàng thực hiện các giao dịch trên thiết bị di động, thân thiện với các thiết bị di động là một yêu cầu bắt buộc khác bạn nên cân nhắc.

Kết luận.

Khi ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến hơn, các doanh nghiệp thương mại điện tử nên chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn.

Tuy nhiên, dù cho chiến lược mà thương hiệu chọn là gì và được sử dụng trong bối cảnh nào, bạn nên nhớ rằng, khách hàng là điểm đầu cũng như là điểm cuối quyết định các chiến lược hành động hay ưu tiên của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube Insights: Xu hướng tiêu thụ nội dung video của Gen Z

YouTube vừa công bố báo cáo mới nêu bật các xu hướng tiêu thụ nội dung video chính của Gen Z trên nền tảng với tên gọi ‘Culture and Trends’.

Thông qua báo cáo mới, ngoài mục tiêu cung cấp cho các nhà marketer những thông tin mang tính xu hướng trên nền tảng, YouTube còn tiến hành phân tích sâu hơn về 3 xu hướng mới nổi chính bao gồm:

  • Sáng tạo cộng đồng (Community Creativity) – Tận dụng những lợi ích kết nối của website và các cộng đồng đang để chuyển hoá chúng thành những trải nghiệm lớn hơn, được chia sẻ nhiều hơn. 61% Gen Z đồng ý rằng, họ luôn là một phần của ai đó hoặc một thứ gì đó lớn lao hơn.
  • Sáng tạo đa định dạng (Multi-format Creativity) – Về mặt logic, sự gia tăng của các nền tảng hay video dạng ngắn cũng dẫn đến việc nhiều Content Creator đã phải đăng nhiều kiểu nội dung hơn để tối đa hoá các hóa lợi ích từ cộng đồng trong khi họ vẫn tập trung kiếm tiền từ các video dài hơn. 63% Gen Z theo dõi (follow) một hoặc nhiều hơn các tài khoản với các nội dung “chế” (meme content).
  • Sáng tạo đáp ứng (Responsive Creativity) – YouTube cũng lưu ý rằng các định dạng nội dung cũng ảnh hưởng đến các nhu cầu về cảm xúc. 83% Gen Z đã sử dụng YouTube để xem nội dung nhẹ nhàng giúp họ thư giãn.

Theo YouTube:

“Chúng tôi nhận thấy rằng, văn hóa kỹ thuật số đơn giản là về tất cả các nội dung có liên quan đến cá nhân (personally-relevant content).

Trên thực tế, 65% Gen Z (18-24 tuổi) đồng ý rằng những nội dung có liên quan đến cá nhân họ quan trọng hơn nội dung mà nhiều người khác đang nói về.

Trong thế giới mới, những đối tượng là người xem và các nhà sáng tạo nội dung sẽ ưu tiên nhiều hơn những khoảnh khắc quan trọng đối với họ và cuộc sống của họ.”

Bạn có thể tải xuống báo cáo tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Quảng cáo hàng đầu 2022

LinkedIn vừa ra mắt báo cáo mới liệt kê danh sách 25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực Marketing và Quảng cáo (Ads).

LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Advertising tốt nhất 2022
LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Advertising tốt nhất 2022

Thông qua báo cáo mới, LinkedIn muốn làm nổi bật “những nơi làm việc tốt nhất để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực MarketingQuảng cáo” vào năm 2022.

Dữ liệu đánh giá và xếp hạng của LinkedIn được dựa trên 7 nhóm yếu tố bao gồm:

  • Khả năng thăng tiến.
  • Mức độ phát triển của các kỹ năng.
  • Mức độ ổn định của công ty.
  • Các cơ hội bên ngoài.
  • Mức độ quen thuộc của doanh nghiệp.
  • Mức độ đa dạng về giới tính.
  • Các nền tảng giáo dục của nhân viên.

Các công ty hàng đầu dành cho những người có kỹ năng SEO hay muốn theo đuổi sự nghiệp làm SEO.

Trong danh sách 25 công ty hàng đầu về Marketing và Quảng cáo của LinkedIn, có 3 cái tên nổi bật nhất chuyên về các dịch vụ liên quan đến SEO bao gồm:

  • Merkle.
  • Power Digital.
  • Publicis Health.

Lưu ý: Vì danh sách của LinkedIn chỉ bao gồm các công ty có từ ít nhất 500 nhân viên, các công ty nhỏ hơn sẽ không được liệt kê.

25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực Tiếp thị & Quảng cáo (Marketing & Advertising).

Dưới đây là danh sách đầy đủ 25 công ty được LinkedIn công nhận là những công ty hàng đầu và có nơi làm việc tốt nhất trong ngành marketing và quảng cáo.

Bên cạnh bảng xếp hạng, LinkedIn cũng liệt kê các vị trí được tuyển dụng hàng đầu tại các công ty tương ứng.

  1. Havas Media Group: Media Planner, Media Supervisor, Investment Associate
  2. Merkle: Search Engine Marketing Analyst, Account Manager, Senior Analyst
  3. VMLY&R: Creative Director, Engagement Director, Account Manager
  4. Criteo: Account Strategist, Account Executive, Software Engineer
  5. Spark Foundry: Media Associate, Strategy Associate, Senior Analyst
  6. Power Digital: Marketing Strategist, Account Manager, Search Engine Optimization Specialist
  7. Quotient Technology: Customer Success Manager, Campaign Manager, Sales Director
  8. PHD: Strategy Supervisor, Media Strategist, Associate Media Director
  9. Digitas Art: Account Executive, Art Director, Producer
  10. Publicis Health: Search Engine Marketing Analyst, Account Manager, Pharmaceutical Sales Representative
  11. Area 23: Account Supervisor, Producer, Associate Creative Director
  12. RPA: Account Coordinator, Account Executive, Media Planner
  13. Intouch Solutions: Account Manager, Project Manager, Marketing Coordinator
  14. Digitas North America: Data Analyst, Account Manager, Art Director
  15. Horizon Media: Brand Strategist, Digital Media Planner, Strategy Supervisor
  16. Spectrum Reach: Account Executive, Account Planner, Local Sales Manager
  17. Ogilvy: Account Executive, Art Director, Copywriter
  18. Octagon: Account Executive, Event Specialist, Group Director
  19. McCann Workgroup: Account Executive, Art Director, Copywriter
  20. Starcom: Media Associate, Senior Analyst, Strategy Supervisor
  21. Saatchi & Saatchi: Account Executive, Art Director, Copywriter
  22. Walmart Connect: Partnerships Manager, Campaign Manager, Account Manager
  23. WPP: Researcher, Executive Assistant, Information Technology Operation Manager
  24. 360i: Media Manager, Account Manager, Art Director
  25. DDB: Account Executive, Art Director, Copywriter

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

CRM là gì? Tất cả những gì cần biết về CRM trong Marketing

Cùng tìm hiểu tất cả các khái niệm về nền tảng quản trị mối quan hệ khách hàng CRM (Customer Ralationship Management) như: CRM là gì, vai trò của các phần mềm CRM đối với doanh nghiệp là gì, các nền tảng CRM phổ biến nhất trên thế giới và hơn thế nữa.

crm là gì
CRM là gì? Tất cả những gì cần biết về CRM trong Marketing

CRM là gì? CRM là một nền tảng quản trị mối quan hệ với khách hàng. Trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ đang chi phối ngày càng nhiều các hành vi của người tiêu dùng, khi người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn và cũng ít trung thành hơn, CRM (Customer Ralationship Management) dần trở thành một chiến lược quan trọng của hầu hết các thương hiệu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • CRM là gì?
  • Phần mềm CRM là gì?
  • CRM được sử dụng cho ai.
  • Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.
  • Vai trò của CRM với doanh nghiệp là gì?
  • Một nền tảng hay hệ thống CRM hoàn chỉnh sẽ làm những công việc gì?
  • Ưu điểm của các nền tảng CRM dựa trên đám mây (cloud-based CRM).
  • Phân tích CRM là gì?
  • Lợi ích của việc phân tích CRM là gì?
  • Các số liệu phân tích chính có trong CRM.
  • Phân tích CRM trước bán hàng (Pre-Sale CRM Analytics) là gì?
  • Phân tích CRM sau bán hàng (Post-Sale CRM Analytics) là gì?
  • Các phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới.
  • Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng CRM là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CRM là gì?

CRM là từ viết tắt của Customer Relationship Management trong tiếng Việt có nghĩa là Quản trị mối quan hệ khách hàng.

CRM là khái niệm đề cập đến các hệ thống hay công nghệ quản trị mối quan hệ và tương tác với khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng.

Những gì mà các hệ thống CRM hướng tới là cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp hay thương hiệu với khách hàng để từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi nói đến thuật ngữ CRM hay khi được hỏi “CRM là gì?”, cả những người làm marketing nói riêng hay người làm kinh doanh nói chung thường đề cập đến các nền tảng hay hệ thống CRM, chính là những công cụ có thể giúp doanh nghiệp quản trị các danh sách khách hàng, quản trị các hoạt động bán hàng và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, các CRM còn được sử dụng với nhiều sứ mệnh hơn chẳng hạn như việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu với toàn bộ vòng đời của khách hàng (customer lifecycle) thông qua các hoạt động marketing, dịch vụ khách hàng (CS), bán hàng, thương mại điện tử và vô số các điểm chạm khác trong suốt hành trình mua sắm của khách hàng.

Theo Salesforce, một giải pháp CRM hoàn chỉnh là giải pháp tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng ở góc độ cá nhân với mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm, giữ chân và làm hài lòng khách hàng.

CRM trong tiếng Anh có nghĩa là Customer Relationship Management.

Phần mềm CRM là gì?

Khi nói đến các khái niệm xoay quanh thuật ngữ CRM, phần mềm CRM là một trong số các thuật ngữ được quan tâm nhiều nhất, vậy phần mềm CRM là gì?

Phần mềm CRM ngày nay còn có các tên gọi khác như nền tảng CRM, ứng dụng CRM hay hệ thống CRM, trong khi trước đây CRM là những phần mềm được cài đặt tại chỗ, ngày nay phần lớn CRM chạy trên nền tảng Cloud (điện toán đám mây).

Do đó, cụm từ phần mềm CRM dần không còn được phổ biến mà thay vào đó là hệ thống CRM, nơi các doanh nghiệp có thể đăng nhập, cấu hình và sử dụng hoàn trên nền tảng web mà không cần phải cài đặt qua máy chủ vật lý.

Những ai sử dụng CRM hay CRM dành cho ai?

Như đã phân tích ở trên, CRM không phải là hệ thống riêng lẻ dành cho bộ phận marketing hay bán hàng (sales), CRM theo đó được sử dụng bởi rất nhiều các bộ phận khác trong doanh nghiệp như kế toán, tuyển dụng, dịch vụ khách hàng, công nghệ, phân phối, phát triển kinh doanh và hơn thế nữa.

Một hệ thống CRM được sử dụng hiệu quả là khi doanh nghiệp hay trong nhiều trường hợp là các marketer dùng nó để lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng (và khách hàng tiềm năng), xác định các cơ hội bán hàng, xác định các nỗi đau hay vấn đề của khách hàng hay quản lý tất cả các chiến dịch marketing tại cùng một điểm duy nhất.

Ngoài ra, những dữ liệu có được trong CRM cần phải được chia sẻ đến tất cả những ai trong doanh nghiệp cần và có liên quan đến nó.

Khi những người có liên quan có thể thấy được cách khách hàng đã tương tác, cách họ mua hàng và hơn thế nữa, họ có thêm thông tin cho các quyết định chiến lược của mình.

Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.

crm là gì
Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ công ty nghiên cứu thị trường GrandviewResearch, ngân sách chi tiêu toàn cầu cho CRM sẽ đạt mức hơn 114 tỷ USD vào năm 2027 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là hơn 13%.

Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng các chiến lược phát triển xoay quanh khách hàng trong tương lai, CRM là những gì bạn cần.

Để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về tầm quan trọng của các hệ thống CRM, bạn cứ thử hình dung rằng, bằng cách nào bạn có thể chuyển đổi tất cả các dữ liệu từ bộ phận bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing hay Social Media thành các cơ hội kinh doanh?

Hệ thống CRM có thể đưa ra những thông tin tổng quan về khách hàng.

Với CRM, bạn có thể xem lại tất cả các lịch sử tương tác hay bán hàng trước đây của khách hàng với thương hiệu, tình trạng đơn hàng của họ, mọi vấn đề về dịch vụ khách hàng còn tồn động hay những nhu cầu chưa được thoả mãn.

Những người làm marketing từ đây có thể sử dụng giải pháp CRM để quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch cũng như bắt đầu tiếp cận khách hàng từ góc nhìn dữ liệu (data driven marketing), đồng thời hiểu rõ hơn về các quy trình bán hàng sắp tới.

Một bức tranh đầy đủ về “đường đi” của khách hàng sẽ được thể hiện trên CRM.

CRM giúp doanh nghiệp hướng đến sự toàn diện.

Nếu doanh nghiệp của bạn coi khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động, bạn không nên xem các CRM như là một công cụ bán hàng và marketing, thay vào đó hãy đưa chúng vào sâu hơn trong các hoạt động vận hành của doanh nghiệp – từ tài chính đến dịch vụ khách hàng hay quản lý chuỗi cung ứng.

Mặc dù các hệ thống CRM vốn được sử dụng làm công cụ bán hàng và marketing, những dịch vụ và hoạt động hỗ trợ khách hàng trong suốt hành trình khách hàng hay phễu bán hàng (Sales Funnel) là một giá trị to lớn khác.

Ở một góc nhìn chiến lược khác, khi khách hàng hiện đại ngày càng tìm kiếm, di chuyển và tương tác với thương hiệu trên rất nhiều kênh và điểm chạm khác nhau, một hệ thống hay công nghệ có thể tập trung và kết nối tất cả chúng lại với nhau chính là những gì mà CRM đang thể hiện tầm quan trọng của mình.

Vai trò của CRM đối với doanh nghiệp là gì?

Qua các phân tích ở trên hẳn là bạn đã có thể hiểu cơ bản về giá trị và ý nghĩa hay những gì mà một hệ thống CRM có thể mang lại, dưới đây là vai trò của nó đối với toàn bộ doanh nghiệp và thương hiệu.

CRM giúp kết nối tất cả các điểm kinh doanh rời rạc.

Theo các nghiên cứu, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều thừa nhận rằng các điểm kinh doanh rời rạc hay sự tách biệt giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp là một nguyên nhân lớn làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, đặc biệt là với các trải nghiệm của khách hàng.

Với các hệ thống CRM, khi các dữ liệu và thông tin được chia sẻ một cách xuyên suốt và liền mạch với nhau, tất cả các nhân viên hay bộ phận kinh doanh khác nhau có thể xem và quản lý tất cả các mối quan hệ với khách hàng, xem cách các bộ phận khác đã tương tác với họ và hơn thế nữa.

Chính vì những điều này, những tác động tiêu cực từ các điểm kết nối rời rạc có thể dần được cải thiện thông qua chính các CRM.

Đối với các doanh nghiệp hiện đang bán hàng đa kênh (Omni Channel), CRM cũng đóng vai trò kết nối và đánh giá hiệu suất từ các kênh hay điểm chạm khác nhau.

CRM giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi được áp dụng một cách bài bản và có chiến lược, dưới đây là những số liệu cho thấy cách các hệ thống CRM đã có thể tác động đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ Salesforce, những gì CRM mang lại là:

Đối với hoạt động bán hàng:
  • Tỷ lệ chuyển đổi tăng 30%.
  • Giá trị đơn hàng tăng 15%.
  • Tỷ lệ chốt đơn thành công tăng 22%.
Đối với Marketing:
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tăng 24%.
  • Tỷ lệ xác nhận khách hàng có nhu cầu tăng 31%.
  • Mức độ hiệu quả của các chiến dịch tăng 36%.
Đối với dịch vụ khách hàng (CS).
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 27%.
  • Tỷ lệ hài lòng của khách hàng tăng 30%.
Đối với các hoạt động bán hàng trực tuyến.
  • Doanh thu trực tuyến tăng 15%.
  • Lượng thời gian cần để xây dựng các chiến lược mới giảm 28%.

CRM giúp xác định và phân loại khách hàng tiềm năng (Lead).

CRM là gì? Cách CRM giúp xác định và phân loại khách hàng tiềm năng (Lead).

Một vai trò tiếp theo mà các hệ thống CRM có thể giúp doanh nghiệp đó là xác định và thêm khách hàng tiềm năng mới một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời phân loại chúng một cách chính xác nhất.

Ví dụ, khi doanh nghiệp của bạn đã xây dựng nên một loat các thông số để xác định một người dùng nào đó là khách hàng tiềm năng, CRM có thể ghi nhận và lưu trữ các thông tin đó, ngoài ra khi doanh nghiệp của bạn cũng phân chia thành khách hàng thành các danh mục khác nhau, bạn cũng có thể chỉ định nó từ trong chính CRM.

Bằng cách tập trung vào các khách hàng tiềm năng phù hợp hoặc có nhu cầu cao nhất (theo thứ tự ưu tiên), các bộ phận bán hàng có thể nhanh chóng kết nối với các khách hàng có khả năng mua hàng cao trong khi marketing cũng xác định được khách hàng nào cần được nuôi dưỡng nhiều hơn.

Khi tất cả các thông tin về khách hàng tiềm năng được tập hợp và phân loại tại một nơi duy nhất, toàn bộ các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp có thể tự xác định và đưa ra những giải pháp riêng hướng tới mục tiêu là chuyển đổi khách hàng.

CRM giúp gia tăng giá trị trọn đời của khách hàng (CLV).

Khi bạn có thể có được những bức tranh đầy đủ nhất về một khách hàng nào đó, xem cách họ mua hàng, số lượng mua hay tần suất mua, bạn có thể có thêm các giải pháp mới để duy trì và gia tăng giá trị cộng thêm từ họ.

Với khả năng tiếp cận tốt hơn, bạn cũng sẽ có thể khiến khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ tốt hơn. Theo một số các nghiên cứu, những khách hàng hài lòng có khả năng trở thành khách hàng trung thành với sức mua tăng lên đến 33%.

CRM giúp doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.

Ngày nay, khi khách hàng ngày càng đòi hỏi hay kỳ vọng nhiều hơn từ các thương hiệu, từ các dịch vụ liền mạch đến các hoạt động hỗ trợ tức thời (real-time), việc nhanh chóng nắm bắt các vấn đề của khách hàng hay hỗ trợ cá nhân có thể giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng nhiều hơn với những sự hỗ trợ tốt hơn.

CRM giúp cải thiện các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp.

Một hệ thống CRM tốt là hệ thống sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp của bạn và hơn thế nữa, từ các chiến dịch quảng cáo trên Facebook hay Google đến các nền tảng khác.

Bằng cách này, CRM có thể hoạt động như một công cụ lắng nghe khách hàng (Social Listening), cung cấp cho thương hiệu những hiểu biết sâu sắc chưa từng có về cách khách hàng nghĩ và những gì họ đang nói về thương hiệu.

Từ đây, doanh nghiệp có nhiều cách hơn để cải thiện mình, không chỉ là về sản phẩm hay dịch vụ mà còn là về các chiến lược kinh doanh tổng thể.

Một nền tảng hay hệ thống CRM hoàn chỉnh sẽ làm những công việc chính là gì?

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng hệ thống hay phần mềm CRM khác nhau (do doanh nghiệp lựa chọn hoặc xây dựng) mà nó có thể làm những công việc khác nhau, dưới đây là những điểm chính mà một nền tảng quản trị khách hàng có thể làm.

CRM thu thập dữ liệu và tìm kiếm khách hàng.

Khi được tích hợp vào hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, các CRM sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như website, email, điện thoại, các nền tảng mạng xã hội của khách hàng – và hơn thế nữa – trên nhiều nguồn và kênh khác.

CRM cũng giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, xây dựng mối quan hệ với họ và giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp.

CRM lưu trữ các thông tin về khách hàng.

Bên cạnh việc thu thập và tìm kiếm khách hàng, một CRM tốt phải có thể lưu trữ nhiều thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng, chẳng hạn như sở thích cá nhân hay hành vi trực tuyến của họ.

Những gì mà các công việc này của CRM mang lại là xây dựng nên một chân dung khách hàng mục tiêu, những người mà thương hiệu mong muốn được tiếp cận và bán hàng.

Với những cái nhìn tổng hợp về mọi khách hàng tiềm năng, hệ thống CRM sau đó được sử dụng để quản lý các hoạt động và tương tác hàng ngày của khách hàng.

CRM thúc đẩy các hoạt động nhắm mục tiêu của Marketing.

Từ góc nhìn marketing, một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của các CRM đó là giúp họ đưa ra những thông điệp thương hiệu phù hợp, vào đúng thời điểm, thông qua đúng kênh và đúng khách hàng.

Đối với bộ phận bán hàng, khi họ có thể xem được cách mà từng khách hàng được marketing, họ cũng chủ động đưa ra các giải pháp bán hàng mới phù hợp hơn với từng nhóm khách hàng.

Ví dụ, họ có thể đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hơn đến các nhóm khách hàng tương tác nhiều với các thông điệp khuyến mãi.

CRM kết nối với các nền tảng hay công cụ kinh doanh khác.

Nhiều hệ thống CRM mới ngày này có thể được tích hợp hay kết nối (API) đến các công cụ kinh doanh khác, chẳng hạn như kế toán hay phân phối, từ đó doanh nghiệp có thể có được những góc nhìn toàn cảnh hơn về khách hàng của mình.

CRM và AI.

crm
Mối quan hệ giữa CRM và AI là gì?

Một công việc cũng hết sức quan trọng khác mà các nền tảng CRM có thể làm đó là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thực thi các tác vụ một cách tự động như nhập liệu hay chấm điểm khách hàng tiềm năng dựa trên dữ liệu (Lead Scoring).

Những Customer Insights được tạo tự động giúp các nhà tiếp thị hiểu khách hàng của mình nhiều hơn hay thậm chí là có thể dự báo cách khách hàng có thể phản ứng với các chiến dịch trong tương lai.

Ưu điểm của các nền tảng CRM dựa trên đám mây (cloud-based CRM).

Đứng về mặt kỹ thuật, CRM có thể được phân thành 2 loại đó là CRM tại chỗ (on-premises CRM) và CRM chạy trên nền tảng điện toán đám mây (cloud-based CRM).

On-premises CRM là gì?

on-premises CRM được hiểu đơn giản là các hệ thống CRM được cài đặt và lữu trữ bởi hệ thống server (máy chủ) của doanh nghiệp.

Mặc dù việc sử dụng các on-premises CRM có những lợi thế như tự chủ về dữ liệu hay toàn quyền chỉnh sửa khi cần thiết, kiểu CRM lại có vô số các bất lợi như phí bảo dưỡng cao hay khả năng tích hợp đa kênh yếu.

Cloud-based CRM là gì?

Ngược lại với các hệ thống CRM tại chỗ, các CRM được chạy trên nền tảng điện toán đám mây là một cuộc cách lớn trong ngành công nghệ nói chung và kinh doanh nói riêng.

Bằng cách có thể truy cập dữ liệu một cách thức thời ở bất cứ nơi đâu, tính tích hợp linh hoạt cũng như khả năng mở rộng “không giới hạn”, các tổ chức hay doanh nghiệp trên toàn thế giới đang tận dụng sức mạnh của công nghệ điện đám mây như là một động lực tăng trưởng mới.

Hầu hết các nền tảng thương mại điện tử như Amazon hay công nghệ như Microsoft đều sử dụng công nghệ Cloud để thu thập và lưu trữ dữ liệu.

Dưới đây là một số ưu điểm mà các cloud-based CRM có được:

Cloud-based CRM giúp bạn làm việc từ bất cứ nơi đâu.

Chỉ cần truy cập vào hệ thống từ các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính xách tay, bạn có thể có được toàn bộ các dữ liệu của CRM.

Cloud-based CRM giúp giảm chi phí (thiết lập và bảo trì).

Trái ngược lại với các nền tảng CRM tại chỗ như đã phân tích ở trên, các CRM dựa trên đám mây không cần cài đặt và không cần thiết lập phần cứng, chính những điều này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn rất nhiều.

Khả năng động bộ hay tích hợp dữ liệu của các Cloud-based CRM.

Vì tất cả các dữ liệu được lưu trữ trên các đám mây, khả năng tích hợp với các công cụ cộng tác khác cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Phân tích CRM là gì?

Phân tích CRM là gì?
Phân tích CRM là gì?

Phân tích CRM hay Customer relationship management Analytics là quá trình thu nhập, sắp xếp và đồng bộ dữ liệu của khách hàng trên toàn bộ doanh nghiệp hay tổ chức với mục tiêu cuối cùng là giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải thông qua các công cụ báo cáo, trang phân tích tổng quan hoặc các phương pháp khác.

Phân tích CRM bao gồm 3 giai đoạn hay quá trình quan trọng nhất đó là phân tích marketing, phân tích bán hàng (sales) và cuối cùng là phân tích dịch vụ khách hàng.

Lợi ích chính của việc phân tích CRM là gì?

Như đã đề cập ở trên, việc phân tích CRM còn quan trọng hơn cả việc doanh nghiệp có đang sử dụng CRM hay không, vì nó quyết định trực tiếp đến những giá trị hay những gì mà CRM có thể mang lại.

  • Xác định tỷ lệ chuyển đổi của các tệp khách hàng.

Các báo cáo có được từ phân tích CRM chỉ ra phần trăm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đã chuyển đổi thành doanh số bán hàng. Dữ liệu này cũng sẽ giúp thương hiệu dự đoán doanh thu tiềm năng trong tương lai.

  • Xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Trong bất kỳ phân khúc hay ngành nghề kinh doanh nào, việc xác định các cơ hội kinh doanh, đặc biệt là các cơ hội có tiềm năng cao có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp — cũng như giúp các đội nhóm bán hàng chuyển hướng tập trung sang các cơ hội mới còn chưa được khám phá.

  • Đánh giá các dịch vụ khách hàng một cách tốt hơn.

Trong các báo cáo phân tích CRM, bạn sẽ có thể đi sâu vào những gì khách hàng đang nghĩ về đội ngũ bán hàng của bạn. Từ những kết quả này, bạn có thể chủ động đưa ra các dịch vụ mới hoặc cải thiện các dịch vụ hiện có.

  • Có được những dữ liệu chính xác từ khách hàng.

Trước khi thực hiện bất cứ chiến dịch marketing nào, điều doanh nghiệp cần là hiểu được họ đang tiếp cận tới ai. Thông qua những dữ liệu chính xác từ CRM, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận đúng người với đúng thông điệp.

  • Hiểu hành trình chuyển đổi khách hàng.

Một giá trị khác mà hoạt động phân tích CRM có thể mang lại đó là doanh nghiệp có được một bức tranh toàn cảnh hơn về hành trình của khách hàng, từ lúc khách hàng biết về thương hiệu đến lúc chuyển đổi bán hàng.

Chính những sự hiểu biết này có thể giúp các đội nhóm bán hàng và marketing xác định nơi hay giai đoạn mà khách hàng thường dễ “rơi” nhất.

  • Giám sát hiệu quả công việc của nhân viên.

Thông qua các báo cáo từ CRM, bạn sẽ có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của các nhân viên ở từng giai đoạn chuyển đổi khác nhau.

Chẳng hạn nếu bạn đang là người quản lý của một doanh nghiệp nào đó có hàng ngàn khách hàng mới mỗi tháng, thay vì bạn sử dụng các cách thức thủ công để xem báo cáo, bạn có thể sử dụng CRM để xem kết quả tức thì của từng nhân viên khác nhau.

Các số liệu phân tích chính trong CRM.

Tuỳ vào từng nền tảng hay công cụ CRM khác nhau, các số liệu được thể hiện có thể khác nhau, dưới đây là những số liệu chính bạn cần theo dõi trong CRM.

  • Doanh thu có được từ khách hàng.

Việc đánh giá doanh thu có được từ các khách hàng cũng như doanh thu cơ hội bị mất từ các khách hàng rời bỏ (customer churn) đều quan trọng với doanh nghiệp.

Trong khi việc phân tích các khách hàng rời bỏ trong CRM có thể khiến bạn không mấy dễ chịu, nó cho phép bạn đưa ra các chiến lược mới để hạn chế tỷ lệ rời bỏ của khách hàng.

Doanh thu của khách hàng có thể được tính hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay toàn bộ vòng đời của khách hàng (CLV).

  • Net Promoter Score (NPS).

Không chỉ đối với phạm vi phân tích CRM, chỉ số NPS cũng hết sức quan trọng với hoạt động marketing nói chung, vậy NPS là gì?

NPS được viết tắt từ Net Promoter Score, là chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ hiện có của doanh nghiệp.

Thông thường, NPS được thu thập thông qua các bảng câu hỏi nghiên cứu khách hàng về khả năng mà một khách hàng nào đó sẵn sàng giới thiệu thương hiệu với người khác, cụ thể là bạn bè, đồng nghiệp hay người thân của họ.

Những câu hỏi này được đánh giá trên thang điểm 10.

  • Tỷ lệ gia hạn hoặc ký lại.

Số liệu này cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ thanh toán theo tháng hay thuê bao (subscription-based).

Tỷ lệ gia hạn là chỉ số đo lường số lượng khách hàng đăng ký lại dịch vụ.

Mặc dù cách tính chỉ số này hết sức đơn giản, nó là số liệu cho thấy mức độ phù hợp của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đối với một hoặc môt nhóm khách hàng cụ thể, hoặc cho doanh nghiệp thấy mức độ giá trị (trọn đời) của từng tệp khách hàng.

  • Chi phí duy trì hay giữ chân khách hàng (Retention Cost).

Giữ chân khách hàng là một trong những thước đo quan trọng nhất của CRM hay chính xác là những gì mà CRM có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Gartner ước tính rằng gần 80% doanh thu của một doanh nghiệp chỉ đến từ 20% nhóm khách hàng (lý tưởng) hiện tại của họ.

Điều này cho thấy rằng việc nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng hiện tại là vô cùng quan trọng và chiến lược tìm kiếm khách hàng mới không phải lúc nào cũng là chiến lược tốt nhất.

Phân tích CRM trước bán hàng (Pre-Sale CRM Analytics) là gì?

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới luôn là bước đi đầu tiên mang tính quyết định đến toàn bộ quá trình chuyển đổi và bán hàng.

Để có thể thu hút các tệp khách hàng mới, dưới đây là một số hạng mục bạn cần phân tích:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới: Thông qua các kênh khác nhau như Facebook Ads hay Google Ads, các đội nhóm bán hàng và marketing bắt đầu tìm kiếm các tương tác với khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ chuyển đổi, ít nhất là thành MQL (Marketing Qualified Lead) là số liệu quan trọng ở giai đoạn này.
  • Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng có cơ hội bán hàng (Sales Qualìied Lead): Từ các khách hàng tiềm năng hiện có, các đội nhóm bán hàng và marketing đã chuyển đổi họ như thế nào.

Phân tích CRM sau bán hàng (Post-Sale CRM Analytics) là gì?

Như đã phân tích ở trên, giữ chân khách hàng là một trong những thách thức lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là một khi khách hàng đã bắt đầu mua các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, bạn cần theo dõi và phân tích các hoạt động của họ sau đó.

Dưới đây là những gì bạn cần phân tích và theo dõi trong CRM.

  • Theo dõi vấn đề. Đơn giản là bạn cần theo dõi các vấn đề mà khách hàng hiện đang gặp phải. Giúp họ giải quyết các vấn đề đó và hạn chế các vấn đề tương tự trong tương lai.
  • Bán hàng bổ sung. Bạn phải luôn kiểm tra xem khách hàng của mình liệu có đang mua hàng bổ sung hay không. Việc phân tích các doanh số bán hàng cộng thêm cũng có thể giúp thương hiệu gia tăng doanh số bán hàng từ các chương trình mới.
  • Mô hình chi tiêu. Nếu khách hàng chỉ tiêu trong một phạm vi hay định mức nhất định, bạn nên tìm hiểu lý do tại sao khách hàng lại có hành vi đó hay điều gì có thể giúp khách hàng của mình chi tiêu nhiều hơn.

Các phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới.

Nếu bạn thử tìm kiếm trên Google, có vô số các phần mềm hay hệ thống CRM khác nhau, bao gồm cả những CRM nội địa lẫn các CRM ở quy mô toàn cầu.

Dưới đây là Top 5 CRM lớn nhất trên thế giới tính đến năm 2022.

  • 1 – Salesforce: Khi nói đến các hệ thống CRM, Salesforce là cái tên cần nói đến đầu tiên. Tính đến hết năm 2021, Salesforce có hơn 56.000 nhân viên toàn cầu với doanh số vượt mức 20 tỷ USD (Theo Statista). Hiện Salesforce chiếm hơn 20% thị phần CRM toàn cầu.
Biểu đồ doanh thu của Salesforce CRM qua các năm.
  • 2 – Microsoft Dynamics CRM: Nằm trong hệ sinh thái công nghệ của gã khổng lồ Microsoft, hiện Microsoft Dynamics CRM đang chiếm khoảng hơn 15% thị phần CRM toàn cầu.
  • 3 – Zoho CRM: Zoho CRM là một trong những hệ thống CRM hàng đầu được phát hành vào năm 2005 bởi Sridhar Vembu và Tony Thomas tại Ấn Độ. Với hơn 360.000 khách hàng trên toàn thế giới và mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 15,1%, Zoho CRM đứng ở Top 5 CRM lớn nhất trên thế giới.
  • 4 – SugarCRM: Được ra mắt tại California, Mỹ vào năm 2004 bởi Clint Oram, Jacob Taylor và John Roberts, SugarCRM luôn đứng trong danh sách các công ty và hệ thống CRM tốt nhất toàn cầu. Tính đến năm 2021, doanh số của SugarCRM vượt mức 72,8 triệu USD và con số này không ngừng tăng lên.
  • 5 – Oracle CRM: Oracle CRM là hệ thống CRM của gã khổng lồ Oracle với doanh thu hàng năm khoảng hơn 40 tỷ USD. Oracle CRM là một trong những phần mềm CRM dựa trên điện toán đám mây được thiết kế bởi Tập đoàn Oracle vào năm 1998.

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng CRM.

  • CRM là từ viết tắt của chữ cái gì?

CRM được viết tắt từ Customer Ralationship Management, có nghĩa là quản trị mối quan hệ với khách hàng.

  • CRM Software là gì?

CRM Software là các phần mềm CRM, khái niệm đề cập đến các nền tảng hay hệ thống (CRM System) quản trị mối quan hệ với khách hàng.

Saleforce hay Zoho chính là các CRM Software phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Kết luận.

Hy vọng thông qua bài viết tương đối sâu nói trên của MarketingTrips, bạn có thể hiểu được CRM là gì, vai trò to lớn của các hệ thống CRM với doanh nghiệp, cùng nhiều nội dung khác xoay quanh nền tảng quản trị khách hàng CRM.

Bằng cách xây dựng cho doanh nghiệp của mình những nền tảng CRM tối ưu ngay từ đầu, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để hiểu và kết nối với khách hàng, để từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Cannes Lions 2022: TikTok tiết lộ chiến lược mới trên nền tảng

Tại hội nghị Cannes Lions vừa qua được tổ chức tại Pháp, các nhà lãnh đạo của TikTok đã tiết lộ một vài chiến lược của nền tảng trong 2022 và thời gian tới.

tiktok Cannes Lions
Cannes Lions: TikTok tiết lộ chiến lược mới trên nền tảng

Vào ngày 20 tháng 6 vừa qua, tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2022 (Cannes Lions International Festival of Creativity).

Các nhà lãnh đạo của TikTok đã chia sẻ một số nội dung về tầm nhìn và chiến lược ưu tiên của nền tảng trong 2022 và thời gian tới.

Cannes Lions được coi là một trong những lễ trao giải lớn nhất thế giới trong ngành quảng cáo và được tổ chức thường niên tại Pháp.

Trong số các nội dung đã được chia sẻ bởi TikTok, các nội dung chính bao gồm: tiếp tục phát triển tính năng mua sắm trong ứng dụng, những thách thức mới về tính an toàn, tác động của quyền riêng tư trên iOS 14 đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội và nền kinh tế của những người có ảnh hưởng (influencer economy) cũng như nhà sáng tạo (creator economy).

TikTok Cannes Lions 2022: TikTok dự định thu hút nhiều nhà quảng cáo hơn bất chấp các giới hạn về quyền riêng tư.

Ông Blake Chandlee, chủ tịch phụ trách các giải pháp vận hành toàn cầu của TikTok tiết lộ rằng nền tảng này hiện có hàng trăm nghìn nhà quảng cáo, tuy nhiên họ đang hướng tới con số hàng triệu người.

Để đạt được mục tiêu này, TikTok sẽ sớm thêm các công cụ mới vào nền tảng và triển khai một chương trình mới liên quan đến báo cáo chất lượng của quảng cáo.

Theo Ông Ray Cao, giám đốc điều hành và là người đứng đầu toàn cầu về sản phẩm, chiến lược và hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của TikTok cho biết TikTok sẽ thêm nhiều tính năng nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh (contextual targeting) hơn.

Ngoài ra, nền tảng này cũng đang nỗ lực để giải quyết các vấn đề về kiểm soát chất lượng và an toàn thương hiệu, một trong những nỗi đau bấy lâu nay của các nhà quảng cáo, đặc biệt là nhà quảng cáo của các thương hiệu lớn.

“TikTok sẽ tiến hành kiểm tra âm thanh, văn bản và biểu tượng cảm xúc để đảm bảo các thương hiệu không vô tình liên kết đến một cái gì đó có thể có vấn đề.”

Tính năng mua sắm trong nền tảng (in-app shopping) sẽ được mở rộng.

“TikTok hiện đang trong quá trình mở rộng toàn cầu chức năng mua sắm trực tiếp (live shopping)”, theo Sofia Hernandez, giám đốc tiếp thị kinh doanh toàn cầu của TikTok.

Tính năng mới này sẽ cho phép các thương hiệu tận dụng hiệu ứng lan truyền mà họ có thể có được từ những nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Những thay đổi này sẽ hướng đến mục tiêu giúp các nhà tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketer) nhắm mục tiêu đến đối tượng một cách chính xác hơn.

Các thương hiệu và nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) sẽ có thể tăng cường khả năng hiển thị của họ trên nền tảng với ít lo lắng hơn về tính an toàn, đồng thời họ cũng có thể bán hàng một cách thuận tiện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Mạng xã hội đang trở thành “kinh đô mua sắm” của người tiêu dùng

Không chỉ là công cụ duy trì kết nối, mạng xã hội đang trở thành “kinh đô mua sắm” mới của người tiêu dùng Việt Nam, theo báo cáo Repota 2022.

Những chuyển biến lớn trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam.

Giãn cách xã hội kéo dài khiến mạng xã hội trở thành công cụ quan trọng giúp người Việt duy trì kết nối với thế giới xung quanh.

Theo Repota 2022, có tới 75% người tiêu dùng Gen Z khi được hỏi sử dụng nhiều hơn 4 nền tảng mạng xã hội cùng lúc, Gen Y là 63%.

Ngạc nhiên hơn, Gen X – thế hệ được coi là khó tiếp cận Internet và công nghệ, ghi nhận 62% người được hỏi sử dụng tới 3 nền tảng mạng xã hội cùng lúc.

Không những thế, mạng xã hội còn là “kinh đô mua sắm” mới của người tiêu dùng. Theo số liệu từ GWI, trong năm qua, 62,6% người tiêu dùng Việt coi mạng xã hội là phương tiện tìm kiếm thông tin về thương hiệu và sản phẩm.

Con số này cao hơn cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… (52,9%) hay các ứng dụng mua sắm trên điện thoại (37,9%).

Mặc dù vậy, để đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng Việt vẫn tin tưởng nhận xét từ người khác (90%) hơn là quảng cáo từ thương hiệu (30%).

Do đó, để chinh phục người tiêu dùng hiện nay, đầu tư ngân sách vào mạng xã hội, đồng thời “bắt tay” với những “đồng minh” có tầm ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng như Influencer (người ảnh hưởng), KOC (khách hàng ảnh hưởng), KOL hay các cộng đồng liên quan tới thương hiệu là chiến lược marketing đáng để cân nhắc.

Lối sống kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến “lên ngôi”.

Hai năm đương đầu cùng đại dịch đã tạo ra những thói quen mới trong hành vi tiêu dùng.

Dù nới lỏng giãn cách đã chấm dứt, người tiêu dùng Việt có cơ hội quay về lối sống trước đại dịch nhưng họ không làm vậy.

Thời gian lên mạng trung bình của họ tuy có xu hướng giảm nhẹ (2,2%) nhưng thời lượng lên mạng qua thiết bị di động lại tăng tới hơn 3,5 tiếng/ngày, chiếm hơn một nửa tổng thời gian lên mạng (Báo cáo Repota 2022).

Điều này cho thấy, người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì lối sống trực tuyến song hành cùng ngoại tuyến trong thời gian tới, thứ giúp họ trải nghiệm cuộc sống linh hoạt, thuận tiện và đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, đầy đủ hơn cũng có nghĩa là phức tạp hơn. Lối sống kiểu mới này “lên ngôi” dẫn đến hành trình mua sắm thay đổi. Sự thay đổi diễn ra từ những hoạt động thường nhật hàng ngày của người tiêu dùng.

Ví dụ, thay vì gặp gỡ trực tiếp, người tiêu dùng giao tiếp qua mạng xã hội; các hoạt động giải trí ngoài trời giờ được đặt lên bàn cân với nội dung Video và Gaming; không chỉ làm việc tại văn phòng, làm việc qua Zoom Webinar cũng vẫn trơn tru,…

Trước tình thế đó, thương hiệu cần chủ động cập nhật, nắm bắt những nền tảng/công cụ mới giúp tiếp cận và truyền tải thông điệp tới họ hiệu quả hơn.

Gaming Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng lĩnh vực Game) hay Webinar Marketing (Tiếp thị hội thảo trực tuyến) đang là xu hướng tiếp thị trong bối cảnh thị trường tái mở cửa.

Nội dung được ưa chuộng nhất không chỉ là Video.

Video tới nay vẫn là dạng nội dung (Content Format) được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đồng thời cũng là dạng nội dung có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Dữ liệu từ Repota cho thấy, có tới 94,3% người tiêu dùng Việt độ tuổi 16 – 64 theo dõi Video hàng tuần.

Ngoài ra, cứ 10 người dùng Internet thì có đến 4 người thích và mua hàng nhờ xem Video do thương hiệu tạo ra (số liệu từ Global Webindex). Vì vậy, đây vẫn là dạng nội dung đáng để thương hiệu đầu tư.

Mặc dù vậy, trong năm qua, dạng nội dung Audio (âm thanh) trở nên vô cùng tiềm năng với người tiêu dùng Việt.

Số liệu ghi nhận, dù thời gian lên mạng trung bình giảm, nhưng thời gian nghe nội dung âm thanh như Podcast hay Audiobook (sách âm thanh) vẫn không đổi (44 phút/ngày).

Nguyên nhân chính khiến âm thanh “ghi điểm” là do tính đa nhiệm khi vừa có thể giúp người tiêu dùng tiếp thu nội dung, lại có thể vừa làm việc khác. Ngoài ra, dạng nội dung này cũng khiến họ cảm thấy gần gũi và riêng tư hơn nội dung Video.

Chính vì vậy, một thông điệp sâu sắc và một giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm sẽ là “lối tắt” chinh phục trái tim người tiêu dùng kiểu mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh