Skip to main content

Thẻ: marketing

Facebook chia sẻ tầm quan trọng của Brand Loyalty với Digital Marketing

Facebook (Meta) vừa xuất bản báo cáo mới chia sẻ tầm quan trọng của lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) đối với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing.

Thông qua việc hợp tác với GroupM, Facebook nêu bật một số xu hướng chính trong tương tác mua sắm trực tuyến và ý nghĩa của chúng đối với các thương hiệu.

Facebook cũng chỉ rõ vai trò của lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) trong bối cảnh tiêu dùng hiện đại và cách các doanh nghiệp có thể thiết lập niềm tin và xây dựng cộng đồng thông qua các công cụ trực tuyến.

Theo báo cáo:

“Khi bạn phát triển một chiến lược, điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng lòng trung thành không chỉ đơn thuần là mua sắm lặp lại.

Lòng trung thành theo đó dựa trên sự có đi có lại: Nó được hình thành từ yếu tố cảm xúc của người mua sắm rằng họ được thương hiệu đánh giá cao như cách họ đánh giá chính thương hiệu của mình.

Nghiên cứu cho thấy rằng mối liên hệ cá nhân với một thương hiệu là động lực ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.”

Theo báo cáo, để đáp ứng nhu cầu mua sắm cá nhân, khoảng 64% người mua sắm trong khảo sát đã thử các thương hiệu, website và ứng dụng khác nhau trong suốt thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng COVID-19.

Điều này có nghĩa là khách hàng đang ngày càng cởi mở hơn trong việc thử các thương hiệu mới, khám phá và tương tác với thương hiệu theo những cách khác nhau, và cũng từ đây, việc kết nối nhiều hơn với khách hàng và xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu (Brand Loyalty) ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Người dùng ưu tiên thiết bị di động.

Những kỳ vọng về trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cũng đang tăng lên, với 63% người được hỏi cho biết rằng họ đã từ bỏ một sản phẩm hoặc website do các vấn đề về khả năng sử dụng chúng trên thiết bị di động.

“Sự thuận tiện là nền tảng của mọi doanh nghiệp hay thương hiệu thương mại điện tử (eCommerce) và đây cũng là lý do đã thúc đẩy các hoạt động mua sắm trực tuyến tăng tốc với tốc độ đáng kinh ngạc.

Ngày nay, giao hàng miễn phí và nhanh chóng là yếu tố quan trọng hàng đầu và mọi người còn mong đợi các doanh nghiệp hoàn thiện mình hơn nữa.”

Sức mạnh của tiếp thị thương hiệu – Brand Marketing.

Source: Facebook

Những khách hàng trung thành với thương hiệu có xu hướng nói về những trải nghiệm mua sắm của họ cao hơn 1,5 lần so với những người mua sắm trực tuyến thông thường và khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội là nơi để họ chia sẻ tiếng nói của mình, điều này đang thúc đẩy sức mạnh của các hoạt động tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).

Các thương hiệu cần nhận ra điều này và từ đó, để có thể kết nối nhiều hơn với khách hàng, họ không chỉ phải đầu tư vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) mà còn cần quan tâm nhiều hơn đến tiếp thị thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Trên đây là một số điểm chính từ báo cáo, bạn có thể xem chi tiết báo cáo này tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Marketing Mix là gì? Kiến thức tổng quan về Marketing Mix

Cùng tìm hiểu toàn diện các lý thuyết về thuật ngữ Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp) như: Marketing Mix là gì? Vai trò của Marketing Mix với thương hiệu? Các mô hình Marketing Mix phổ biến, Marketing Mix 4P và Marketing Mix 7P? Nghệ thuật sử dụng các mô hình chiến lược Marketing Mix?

Marketing Mix là gì
Marketing Mix là gì? Thấu hiểu mô hình Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp).

Nằm trong bối cảnh Marketing, Marketing Mix cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi như: Điều gì đã thúc đẩy doanh số bán hàng? Lợi tức đầu tư (ROI) của thương hiệu là bao nhiêu, Làm cách nào để tối ưu hóa các khoản đầu tư marketing của thương hiệu và hơn thế nữa. Mặc dù là thuật ngữ khá phổ biến trong ngành marketing, nhiều người làm marketing đặc biệt là những người mới vẫn chưa hiểu thực sự về bản chất của Marketing Mix là gì, vai trò và lợi ích của nó ra sao. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cung cấp toàn bộ các kiến thức nền tảng cần biết về Marketing Mix.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Marketing Mix là gì?
  • Vai trò của Marketing Mix đối với thương hiệu và trong hoạt động Marketing.
  • Khái niệm Mô hình Marketing (Marketing Model).
  • Mô hình chiến lược Marketing Mix 4P và Marketing Mix 7P.
  • Nghệ thuật sử dụng chiến lược Tiếp thị hỗn hợp.
  • Một số câu hỏi thường gặp (FAQs).

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix trong tiếng Việt có nghĩa là Tiếp thị hỗn hợp (Marketing hỗn hợp).

Marketing Mix là khái niệm đề cập đến cách thức một doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các chiến lược và công cụ khác nhau để thực hiện các hoạt động Marketing của họ với mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng và doanh số.

Marketing Mix là mô hình chứa một tập hợp nhiều các thành phần chiến lược khác nhau như chiến lược giá (Price), chiến lược sản phẩm (Product), chiến lược phân phối (Place), chiến lược xúc tiến (Promotion) và một số thành phần chiến lược khác.

Một chiến lược Marketing Mix tốt là hỗn hợp bao gồm một loạt các chiến lược chính cho phép chủ doanh nghiệp hay người làm marketing nhắm mục tiêu vào một phân khúc thị trường cụ thể và phát triển hình ảnh thương hiệu dựa trên phân khúc đó.

Trong các bản Marketing Plan, Marketing Mix sẽ xác định tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu và khách hàng lý tưởng đồng thời thể hiện rõ cách chúng hoạt động cùng nhau để thúc đẩy hiệu quả tổng thể.

Vai trò của Marketing Mix đối với thương hiệu và trong hoạt động Marketing.

Tuỳ vào cách mà doanh nghiệp hay thương hiệu áp dụng các mô hình chiến lược Marketing Mix vào các bối cảnh kinh doanh khác nhau, kết quả nhận được có thể khác nhau, dưới đây là một số vai trò chính mà Marketing Mix có thể mang lại.

Marketing Mix là kim chỉ nam mang tính định hướng chiến lược cho toàn bộ các hoạt động Marketing.

Hãy giả sử rằng bạn là một marketer mới hay chủ một doanh nghiệp chẳng hạn, nếu bạn cần một bản kế hoạch tổng thể mang tính toàn diện cho mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp hay thương hiệu thì bạn sẽ bắt đầu như thế nào?

Dù cho mô hình Marketing Mix mà bạn đang chọn là gì, là 4P (bao gồm Product, Price, Place và Promotion) hay 7P (ngoài 4P có ở mô hình 4Ps sẽ có thêm People, Physical Evidence và Process), thì rõ ràng bạn đang có đủ các chiến lược hay công việc cần làm của Marketing.

Từ các khâu như thiết kế sản phẩm, xây dựng chiến lược giá bán, xây dựng các hoạt động quảng cáo, PR, bán hàng trực tiếp (có trong P – Promotion), đến lựa chọn kênh phân phối cho các sản phẩm, bạn có thể đảm bảo rằng mình đang làm “đủ” tất cả những gì cần làm để đưa sản phẩm đến với tay khách hàng.

Marketing Mix cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả của Marketing và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, vì các mô hình Marketing Mix là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp định hướng các hoạt động Marketing, căn cứ vào hiệu suất của các thành phần khác nhau, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá hiệu quả của từng thành phần và từ đó nâng cao hiệu quả tổng thể của chiến lược.

Ví dụ nếu bạn phát hiện ra rằng chiến lược giá bán của bạn không phù hợp với phần lớn các khách hàng trong phân khúc, bạn có thể điều chỉnh lại mức giá (hoặc tối ưu nguyên liệu đầu vào) để nhận được sự chấp nhận cao hơn từ khách hàng.

Ngoài ra, việc vận dụng một cách linh hoạt các mô hình Marketing Mix cũng có thể giúp doanh nghiệp hay thương hiệu xây dựng các lợi thế cạnh tranh hay điểm bán hàng riêng biệt (USP) khác so với đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ nếu bạn xây dựng nên một loạt các lợi thế về giá bán (Price), phân phối (Place), tính năng sản phẩm (Product) hay thậm chí là khác biệt hoá các hoạt động quảng cáo (Promotion), rõ ràng là bạn có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Khái niệm Mô hình Marketing (Marketing Model).

Mô hình Marketing hay Marketing Model là gì?

Các mô hình marketing (marketing models) là những công cụ hữu ích để cấu trúc ý tưởng kinh doanh và truyền đạt một cách hiệu quả các chiến lược bán hàng.

Bất kể bạn chọn mô hình gì cho doanh nghiệp của mình, một mô hình tiếp thị động (dynamic marketing model) có thể là một công cụ thiết yếu để dự đoán sự thành công của doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Bởi vì trên thực tế có rất nhiều mô hình marketing khác nhau, bạn có thể cần phải khám phá (hoặc thử nghiệm nếu được) nhiều mô hình trước khi tìm thấy một mô hình phù hợp nhất với mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Mô hình tiếp thị là một công cụ mà các nhà tiếp thị (marketer) và doanh nghiệp sử dụng để hiểu được sức mạnh và tiềm năng doanh thu của một sản phẩm, thương hiệu hay một doanh nghiệp cụ thể.

Các mô hình marketing xem xét các chiến lược và tham số tổng thể liên quan đến việc marketing, truyền thông, quảng cáo… cho một thương hiệu hay các sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Mục đích cuối cùng của các mô hình marketing là giúp những người làm marketing xác định chiến lược marketing của họ, quyết định phần nào của thị trường mà họ sẽ nhắm mục tiêu, dự báo những tác động của các hành động nhất định đối với người tiêu dùng và từ đó xây dựng các ước tính doanh thu cụ thể.

Mô hình chiến lược Marketing Mix 4P và Marketing Mix 7P.

Trong khi có không ít người làm marketing vẫn nhầm lẫn rằng Marketing Mix 7P là mô hình nâng cấp lên từ mô hình gốc Marketing Mix 4P, sự thật là hai mô hình marketing này khác nhau về cách thức sử dụng tuỳ thuộc vào các mô hình kinh doanh khác nhau, vậy sự khác biệt đó là gì?

Marketing Mix 4P là gì?

4P đại diện cho sản phẩm (P – Product), giá (P – Price), phân phối (P – Place) và xúc tiến (Promotion). Mô hình Marketing 4P thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm là hàng hoá (hữu hình). Ngược lại, mô hình Marketing 7P thường áp dụng cho các mô hình sản phẩm là dịch vụ (vô hình).

Marketing Mix 4Ps.
Marketing Mix 4P.

Marketing Mix 7P là gì?

Ngoài bốn chữ cái P đã được thể hiện trong 4P, mô hình Marketing Mix 7P còn có thêm con người (P – People), quy trình (P – Process) và những minh chứng hữu hình (P – Physical Evidence).

Bằng cách sử dụng bảng phân tích 4P hoặc 7P, marketer có thể phân tích từng khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp để xác định các cách họ có thể tối ưu hóa chiến lược và đạt được các mục tiêu tương ứng.

Marketing Mix 7Ps.
Marketing Mix 7P.

Dưới đây là những giải thích cụ thể theo từng chữ P tương ứng:

  • P1: Product hay Sản phẩm: đề cập đến bất cứ thứ gì doanh nghiệp đang bán.
  • P2: Price hay Giá bán thể hiện việc doanh nghiệp bán một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể với giá bao nhiêu (tiền).
  • P3: Place hay Phân phối là nơi sản phẩm (hay dịch vụ) được bán, đó có thể là trực tuyến hoặc ngoại tuyến, có thể là trong các siêu thị hay tại các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ…
  • P4: Promotion hay Xúc tiến: đề cập đến các phương pháp truyền thông nói chung mà thương hiệu sử dụng để quảng bá sản phẩm của mình tới các nhóm đối tượng mục tiêu hay thị trường. Một số thành phần hay công cụ chủ yếu của Xúc tiến là quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), khuyến mãi, marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân.
  • P5: People hay Con người là tất cả những ai có tham gia vào quá trình sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng.
  • P6: Process hay Quy trình mô tả các phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho khách hàng.
  • P7: Physical Evidence hay Minh chứng hữu hình là những bằng chứng nhằm mục tiêu đảm bảo với khách hàng rằng một doanh nghiệp cụ thể có đủ sự tin tưởng và tồn tại (về mặt vật lý). Các minh chứng hữu hình có thể là hệ thống trang thiết bị, máy móc, văn phòng, các giấy chứng nhận kinh doanh, biên lai thuế…

Mặc dù các mô hình Marketing Mix giúp doanh nghiệp định hình rõ các chiến lược cần làm, việc xác định ROI của marketing cần nhiều hơn một phép tính.

Khi bối cảnh truyền thông ngày nay ngày càng trở nên rời rạc và đan xen lẫn nhau, các mô hình Marketing Mix cũng gặp khó khăn trong việc dự đoán các hiệu suất trong tương lai.

Nghệ thuật sử dụng chiến lược Marketing Mix.

Để hiểu rõ về các mô hình Marketing Mix, các nhà quảng cáo thường dựa vào chuyên môn kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ đo lường của họ. Tuy nhiên, có nhiều thứ khác liên quan đến chiến lược đo lường bên cạnh yếu tố khoa học đằng sau các mô hình đó.

Việc kết hợp các bối cảnh kinh doanh để định hình các chiến lược Marketing Mix là một nghệ thuật, một nghệ thuật với những hàm ý đối với kết quả của các mô hình.

Các nhà quảng cáo nắm bắt được nghệ thuật đó có thể trao quyền cho doanh nghiệp của họ để đưa ra các quyết định dựa trên việc đo lường một cách có chiến lược hơn.

Dưới đây là 03 bước mà các marketer có thể thực hiện để nắm bắt yếu tố nghệ thuật của các mô hình Marketing Mix.

Bắt đầu bằng sự chi tiết.

Hãy nhớ rằng số lần hiển thị (impressions) không bằng nhau giữa các nền tảng hoặc thậm chí trên cùng một nền tảng.

Khi nói đến việc đo lường dành riêng cho video, các mô hình Marketing Mix sẽ đánh giá tất cả các lần hiển thị của bạn, nhưng các nền tảng có thể khác nhau rất nhiều về thời gian xem (watch time), khả năng xem (viewability) và khả năng nghe (audibility).

Cùng một dữ liệu có thể tạo ra các kết quả rất khác nhau tùy thuộc vào cách kết hợp dữ liệu đó vào các mô hình.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Google với Nielsen cho thấy rằng khi các mô hình Marketing Mix của các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng) đánh giá các nền tảng video riêng lẻ thay vì tổng hợp dữ liệu, thì lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) thay đổi tới 48%.

Định dạng quảng cáo có thể khác nhau rất nhiều. Ví dụ: trên YouTube, quảng cáo có thể bao gồm từ các video 30 giây không thể bỏ qua đến các quảng cáo đệm dài 6 giây.

Mặc dù cả hai định dạng này đều có thể mang lại ROI cho marketing, nhưng chi phí và hiệu quả của số lần hiển thị của chúng sẽ không giống nhau.

Vì vậy, các nhà quảng cáo hay người làm marketing đảm bảo tận dụng dữ liệu một cách chi tiết nhất từ các nền tảng và mô hình của họ sẽ có thể xác định giá trị tương ứng của các lần hiển thị khác nhau.

Như với bất kỳ mô hình nào, mô hình Marketing Mix cũng có các giới hạn nhất định. Nhưng phân tích càng chi tiết bạn càng có thể có các quyết định sáng suốt hơn.

Thêm các bối cảnh kinh doanh vào chiến lược Marketing Mix.

Khoa học của các mô hình Marketing Mix có thể cho bạn biết ROI của bạn là bao nhiêu, nhưng nó không thể cho bạn biết lý do tại sao nếu bạn không có ngữ cảnh (context).

Việc lấy dữ liệu ở cấp độ định dạng (format-level data) và chi tiết là một bước khởi đầu, nhưng định dạng chỉ là một yếu tố làm thúc đẩy ROI.

Theo Nielsen Catalina Solutions, yếu tố sáng tạo chiếm 47% ROI của video – tuy nhiên, các mô hình Marketing Mix không được thiết kế để đánh giá các tài sản sáng tạo riêng lẻ.

Bạn cần làm việc với các nhà xuất bản nội dung (nền tảng nội dung) để thu thập những thông tin chi tiết về việc mua các phương tiện truyền thông (media Buying) của bạn và xác định bất kỳ dữ liệu nào khác cần thiết cho mô hình.

Sự cộng tác sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ đo lường của bạn đánh giá việc những thay đổi này trong chiến lược sẽ tác động như thế nào đến ROI của marketing. Nếu thực hiện đúng, điều này có thể dẫn đến nhiều ROI hơn theo thời gian.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ROI bao gồm:

  • Sáng tạo.
  • Hỗn hợp các định dạng quảng cáo.
  • Độ tiếp cận.
  • Tần suất.
  • Chiến lược nhận diện đối tượng mục tiêu.
  • Khả năng xem.

Trong một phân tích tổng hợp về các mô hình Marketing Mix mà Google ủy quyền cho Nielsen thực hiện, trung bình, ROAS trên YouTube tăng 108% cho các thương hiệu sau khi họ cộng tác với Google, mức tăng gấp 7 lần so với các thương hiệu không cộng tác.

Chia sẻ thông tin chi tiết về các phương tiện truyền thông của bạn sẽ cho phép các nhà lập mô hình hiểu điều gì đã ảnh hưởng đến những thay đổi trong ROI của marketing và cuối cùng sẽ giúp bạn hình thành các chiến lược kinh doanh thông minh hơn.

Tạo ra nhiều sự minh bạch hơn.

Không có mô hình nào là hoàn hảo, bao gồm cả các mô hình Marketing Mix. Một nhóm các nhà khoa học dữ liệu của Google từng xuất bản một bài viết cho rằng cách các mô hình Marketing Mix sử dụng cùng một dữ liệu vẫn có thể cho ra các ROI khác nhau.

Với suy nghĩ đó, thay vì chấp nhận tất cả các kết quả đầu ra, hãy hỏi các nhà cung cấp dịch vụ đo lường của bạn về biên độ sai số của các mô hình để có các đề xuất cụ thể.

Đừng dựa vào bất kỳ quyết định kinh doanh nào dựa trên các mô hình Marketing Mix của bạn như là một nguồn sự thật duy nhất.

Thay vào đó, hãy dành thời gian để thiết kế các thử nghiệm khác nhau, từ đó có thể cung cấp cho bạn các góc nhìn khác về độ chính xác của mô hình.

Các mô hình Marketing mix là một công cụ có giá trị để đo lường, nhưng chỉ riêng yếu tố khoa học thì không thể đưa ra tất cả các câu trả lời đúng.

Nghệ thuật của việc nâng cao và tối ưu các mô hình là nơi các nhà tiếp thị có thể bắt đầu để giúp thu thập dữ liệu và bối cảnh từ các nhà xuất bản nội dung và thúc đẩy các nhà cung cấp trở nên minh bạch hơn.

Với những bước nhỏ này, các đội nhóm có thể nâng cao độ chính xác của các mô hình Marketing Mix nhiều hơn, dẫn đến kết quả là cho phép họ đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.

Một số câu hỏi thường gặp với Marketing Mix (FAQs).

  • Marketing Mix trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Marketing Mix có thể hiểu là Tiếp thị (Marketing) hỗn hợp, tức sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau trong cùng một chiến dịch hoặc chiến lược.

  • Kế hoạch Marketing Mix là gì?

Là các bản định hướng công việc cần làm liên quan đến các hoạt động Marketing Mix tổng thể.

Kế hoạch (chiến lược) Marketing Mix có thể bao gồm các nội dung như: chiến lược giá bán, kế hoạch phân phối hàng hoá, các chương trình khuyến mãi…

  • Thiết kế Marketing Mix là gì?

Là thuật ngữ đề cập đến quá trình (process) hay hành động xây dựng mô hình và kế hoạch Marketing Mix cụ thể.

Đó có thể là việc kết hợp các thành phần có trong mô hình, chi tiết hoá các thành phần hay loại bỏ một số thành phần không cần thiết ra khỏi mô hình.

Mục tiêu cuối cùng của quá trình này là tạo ra một công thức (framework) tối ưu cho các hoạt động Marketing Mix.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về Marketing Mix, hy vọng với các kiến thức nền tảng này, MarketingTrips đã có thể giúp bạn hiểu hơn về các khái niệm và bản chất của marketing mix là gì, vai trò của marketing mix với thương hiệu, các mô hình chiến lược Marketing Mix phổ biến cũng như cách thức ứng dụng nó vào từng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Cách đo lường hiệu suất của các chiến dịch Social Media

Nếu các nền tảng mạng xã hội (Social Media) đang là trọng tâm chiến lược của thương hiệu, hãy tham khảo bài viết dưới đây của MarketingTrips để tìm hiểu cách đo lường hiệu suất của chiến dịch Social Media.

đo lường hiệu suất Social Media
Cách đo lường hiệu suất của các chiến dịch Social Media

Cũng tương tự như việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing hay nội dung (Content), các KPIs trên Social Media đùng để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch trên các nền tảng mạng xã hội.

Các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) mà bạn, với tư cách là marketer cần đo lường trong các chiến dịch Social Media đó là:

  • Các lượt chia sẻ, bình luận và gửi tin nhắn (Inbox).
  • Tỷ lệ tương tác.
  • Các vấn đề đã được giải quyết.
  • SSoV (Tỷ lệ chia sẻ của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội).
  • ROAS (Lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo).
  • Tỷ lệ chuyển đổi (CR).

Các lượt chia sẻ, bình luận và gửi tin nhắn (Inbox) là các chỉ số đo lường hiệu suất căn bản nhất cần có trên Social Media.

Chính là tổng số lượng các lượt tương tác chính như chia sẻ, thích, bình luận hay gửi tin nhắn đến Trang, bao gồm cả từ các hoạt động tự nhiên (Organic) lẫn có trả phí (Paid).

Tỷ lệ tương tác.

Là tỷ lệ phần trăm tương tác trên mỗi Trang (quảng cáo, chiến dịch) so với số lượng tổng thể làm hệ quy chiếu so sánh.

Ví dụ nếu bạn muốn đo lường tỷ lệ tương tác của quảng cáo, bạn chỉ cần lấy số lượng các tương tác nhận được (Click, Like, Share, Comment…) chia cho tổng số lượt tiếp cận (Reach) của quảng cáo hay chiến dịch quảng cáo đó.

Các vấn đề đã được giải quyết.

Khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội, một trong những mục tiêu quan trọng của các thương hiệu đó là cải thiện sức khoẻ của thương hiệu.

Nếu bạn nhận thấy thương hiệu của bạn hay khách hàng của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó, bạn có thể sử dụng mạng xã hội để theo dõi và kiểm soát cách các vấn đề đó đã được giải quyết.

SSoV (Tỷ lệ chia sẻ của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội).

Cũng tương tự khái niệm Brand Share of Voice, SSoV hay Social Share of Voice là chỉ số đo lường mức độ chia sẻ tiếng nói, hình ảnh hay mức độ nhận biết của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.

Ví dụ nếu thương hiệu của bạn phủ đến 30% quảng cáo cho một sản phẩm nào đó so với toàn bộ các thương hiệu đang chạy các quảng cáo về sản phẩm tương tự, SSoV của bạn khi này là 30%.

SSoV thường gắn liền với các sản phẩm hay thương hiệu cụ thể.

ROAS (Lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo) là một chỉ số hiệu suất quan trọng khác cần đo lường trên Social Media.

ROAS là từ viết tắt của Return on Ad Spend, chính là mức độ lợi nhuận mà nhà quảng cáo có được trên chi tiêu quảng cáo.

Ví dụ nếu bạn bỏ ra 10 đồng ngân sách quảng cáo và thu về 50 đồng lợi nhuận, ROAS = 50/10*100 = 500%.

Tỷ lệ chuyển đổi (CR).

Tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, cách tính tỷ lệ chuyển đổi có thể khác nhau, tuy nhiên cách tính phổ biến nhất là lấy kết quả có được chia cho kết quả đầu vào.

Ví dụ cứ có 100 người truy cập landing page bán hàng của bạn thì có 1 người mua hàng, khi này tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) = 1/100 = 1%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một số chiến thuật tối ưu Content cho SEO trong 2022

Cùng tìm về một số chiến thuật nhỏ có thể giúp bạn tối ưu hoá mức độ ảnh hưởng của nội dung (content) đến hiệu suất SEO tổng thể trong 2022.

seo content 2022
Cách tối ưu hoá Content cho SEO trong 2022. Photo Source: iStock

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng chiến lược hay tối ưu hoá nội dung (Content) của mình cho các hoạt động SEO trong 2022, một số chiến thuật nhỏ dưới đây sẽ có thể rất đáng để bạn tham khảo.

Trước khi tìm hiểu chi tiết về các chiến thuật, các bạn cần tìm hiểu trước các khái niệm về Content và SEO chẳng hạn như Content là gì hay SEO là gì.

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

Một số chiến thuật tối ưu Content cho SEO trong 2022.

  • Tìm kiếm đúng chủ đề và từ khoá.

Thay vì tập trung vào các thủ thuật Black Hat SEO, hãy tập trung vào từ khoá và các chủ đề nội dung mang lại giá trị cho khách hàng của bạn khi truy cập website.

Bạn có thể sử dụng công cụ Keyword Magic Tool để hỗ trợ quá trình này.

  • Sử dụng các từ khoá có liên quan.

Bạn hãy hình dung rằng khi khách hàng tìm kiếm một từ khoá nào đó, chẳng hạn như thương hiệu là gì, họ có thể rất muốn thấy và đọc các từ khoá liên quan như lòng trung thành thương hiệu là gì hay giá trị thương hiệu là gì.

  • Hãy cố gắng kiếm soát mật độ từ khoá.

Nếu bạn truy cập không ít các trang web về SEO, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng, họ sử dụng thủ thuật lặp lại từ khoá (hoặc chèn rất nhiều hình ảnh) một cách vô nghĩa và điều này không mang lại bất cứ giá trị nào cho bản thân người tìm kiếm hay người đọc.

Kết quả là thường những website này rất ít người truy cập hoặc tỷ lệ truy cập lại (direct traffic/retiontion) rất thấp ngay cả khi họ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

  • Đừng quên internal links.

Internal Links hay các liên kết nội bộ không chỉ là công cụ hỗ trợ SEO mà còn là cách để bạn giúp người đọc khám phá các nội dung có liên quan khác về chủ đề họ đang đọc.

  • Đào sâu về chất lượng nội dung.

Nếu website của bạn đang muốn trở thành một nơi mà khách truy cập mong muốn được truy cập hàng ngày, hãy cố gắng đào sâu vào chất lượng nội dung, sử dụng văn phong mang tính “lãnh đạo tư tưởng” để giúp người đọc nhận ra các giá trị mà bạn đang cung cấp.

  • Tối ưu trải nghiệm web.

Ngày nay, phần lớn người dùng đều truy cập website từ điện thoại thông minh của họ.

Bằng cách đảm bảo website của bạn có tốc độ tải trang nhanh, cỡ chữ vừa đọc (không quá nhỏ), giao diện web mang lại cảm xúc cho người dùng, bạn có thể khiến họ muốn truy cập lại nhiều hơn nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Zoho hợp nhất các hoạt động Marketing trên nền tảng mới

Việc hợp nhất nhiều hoạt động Marketing giúp tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan, hoàn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả các chiến dịch tiếp thị, báo cáo, và trải nghiệm khách hàng.

SINGAPORE – Ngày 06/06/2022 – Zoho Corporation, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, vừa chính thức ra mắt Zoho Marketing Plus, một nền tảng hiện đại giúp hợp nhất các hoạt động marketing, từ khâu lên ý tưởng, sáng tạo nội dung, thực hiện chiến dịch, cho đến quản lý, đo lường kết quả, qua đó giúp các bên liên quan trong công ty nắm bắt những thông tin cần thiết và quan trọng nhất để cùng nhau làm việc, cải thiện kết quả.

Nền tảng mới này giúp những người làm marketing hiểu rõ hơn thị hiếu và hành vi của khách hàng, từ đó xây dựng trải nghiệm khách hàng linh hoạt, mang lại nhiều giá trị, giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu (Brand Image), sự hài lòng của khách hàng, và hiệu quả của chiến lược digital marketing.

Trong kỷ nguyên số ngày nay, các Giám đốc Marketing Cấp cao (Chief Marketing Officers – CMOs) đang yêu cầu nhân viên tận dụng sức mạnh của công nghệ để nắm bắt những suy nghĩ (insights) của khách hàng và tạo thêm nhiều giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.
Một báo cáo năm 2022 của Mordor Intelligence cho biết thị trường Phần mềm Marketing tự động Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ có Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (Compound Annual Growth Rate – CAGR) đạt 17,8% trong kỳ dự báo (2022 – 2027).
Nền tảng Marketing Plus đồng bộ và kết hợp dữ liệu thông qua khả năng tự động hóa (automation) và trí tuệ doanh nghiệp (business intelligence).

Thông qua đó, bộ phận Marketing có thể hiểu nhiều hơn về khách hàng, quyết định thông suốt hơn với nhiều thông tin, và trên hết là mang đến hiệu quả cao nhất cả về tăng trưởng và doanh thu.

“Sự phức tạp và phân tán của dữ liệu đang gây khó khăn cho các marketer (người làm marketing) và CMOs khi muốn triển khai một chiến dịch hiệu quả.

Việc theo dõi đồng thời nhiều chiến dịch, kênh truyền thông, dữ liệu khách hàng và các chỉ số kinh doanh còn khó khăn hơn gấp bội” – ông Gibu Mathew, Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc Zoho APAC chia sẻ.

“Bằng cách loại bỏ những rào cảo và “thông tin nhiễu” từ các phần mềm thiếu liên kết, Zoho Marketing Plus tối ưu hóa năng suất làm việc và hoạt động nhóm, tiếp sức cho các marketer triển khai những chiến dịch tiếp thị giúp thắt chặt mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.”

Nền tảng hợp nhất sẽ tiếp sức cho các nhóm phụ trách Marketing trên hành trình xây dựng trải nghiệm liền mạnh và cá nhân hóa cho khách hàng, thông qua:

  • Tăng Cường Sự Cộng Tác Xuyên Suốt Nhiều Chiến Dịch.

Các nhóm phụ trách Marketing có thể dễ dàng kết nối và cùng nhau làm việc trên nhiều dự án khác nhau; Xây dựng nội dung, quản lý tiến độ, thực hiện và theo dõi các hoạt động của mình cũng như của những bên liên quan khác, đồng thời cập nhật tình hình từng tác vụ.

Nền tảng mang đến bộ công cụ sáng tạo mạnh mẽ giúp phát triển và hoàn thiện những sản phẩm marketing, hỗ trợ khả năng làm việc trên nhiều phiên bản (version) và nhanh chóng chia sẻ ý tưởng với các bên trong và ngoài công ty.

  • Tinh Gọn Hoạt Động Quản Lý Dự Án.

Zoho Brand Studio loại bỏ những rào cản phiền toái của các ứng dụng không liên kết và mang đến một không gian làm việc chung nơi các thành viên dễ dàng xây dựng và quản lý những chiến dịch Marketing.

Tại đây, người dùng có cái nhìn bao quát về chiến lược cũng như cụ thể từng bước đang diễn ra. Lấy ví dụ như Zoho WorkDrive, ứng dụng giúp cho các marketers quản lý văn bản, tài liệu, tệp tin hiệu quả tại một nơi duy nhất.

  • Tập Hợp Những Tài Nguyên Số.

Văn bản, bài thuyết trình, bảng tính, hình ảnh, video clip, và nhiều tệp tin khác sẽ được lưu trữ tại một nơi duy nhất để đảm bảo quy tắc: Dễ tìm – Dễ dùng – Dễ chia sẻ.

Tính năng tìm kiếm được trợ giúp bởi Máy Học (Machine Learning) sẽ đơn giản hóa việc tìm kiếm và nhanh chóng định vị chính xác tệp tin cần tìm.

  • Tự Động Hóa Marketing Mạnh Mẽ.

Khả năng phân tích dữ liệu được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo (AI) giúp nhanh chóng tìm ra thị hiếu của khách hàng, đề xuất hành trình mua sắm phù hợp hơn, cũng như gợi ý những bước cần làm tiếp theo cho các marketer.

Phần mềm cung cấp những dữ liệu hoàn chỉnh nhất về tương tác và phản hồi của khách hàng, để team Marketing có thể cải thiện tốt hơn hành trình mua sắm của khách hàng theo thời gian.

Chính sự hiểu biết sâu sắc về hành vi khách hàng này sẽ cho phép các marketer tiếp cận khách hàng theo cách chưa từng có, mang đến trải nghiệm riêng biệt và độc đáo theo yêu cầu của mỗi khách hàng.

  • Tương Tác Đa Kênh.

Khách hàng thường xuyên chuyển đổi giữa nhiều kênh và thiết bị khác nhau, trong khi đó các team Marketing chưa được trang bị tốt để chạy theo những thay đổi chóng mặt này.

Zoho hỗ trợ team Marketing truy cập và quản lý tất cả các kênh, duy trì liên hệ với khách hàng, giữ tương tác với thương hiệu, và kết nối các công cụ Marketing với nhau.

Các chiến dịch email, mạng xã hội, khảo sát lấy ý kiến, các webinar, sự kiện, và nhiều hơn thế nữa đều có thể được thiết kế và quản lý trên một giao diện chung của Zoho Marketing Plus.

  • Hỗ Trợ Tích Hợp.

Zoho Marketing Plus có thể tích hợp dễ dàng với phần mềm của các bên thứ ba để nhanh chóng chia sẻ dữ liệu và insights khi cần thiết.

Lấy ví dụ, team sales có thể kết nối dữ liệu từ Zoho CRM sang các nền tảng đang dùng như Salesforce CRM, Microsoft Dynamics CRM, HubSpot, và nhiều phần mềm khác nữa, để đo lường hiệu quả doanh thu đầu ra của các khoản chi phí Marketing.

Một số phần tích hợp phổ biến khác cho team Marketing như Tài chính kế toán, Bán lẻ, Quản lý sự kiện: Zoho Marketing Plus tích hợp với Google Ads, Facebook Ads, Google Analytics, Google Search console, YouTube, Survey Monkey; Zoho Books tích hợp với QuickBooks, Xero, Stripe; Zoho Commerce làm việc được với WooCommerce và Shopify; hay Zoho Backstage với Eventbrite.

Những ứng dụng tích hợp này có thể được truy cập thông qua Zoho Marketplace từ module Campaigns và Analytics trong Nền tảng.

  • Đo Lường Chính Xác Theo Thời Gian Thực.

Những dữ liệu được tập hợp và phân tích theo thời gian thực giúp nhà quản lý xác định tỷ suất sinh lời (ROI) của các hoạt động Marketing.

Việc tích hợp thêm các công cụ khác sẽ mang đến cái nhìn chính xác hơn về hành vi khách hàng, ROI, và dự báo tăng trưởng doanh thu.

“Những phần mềm Marketing trước đây đòi hỏi phải đầu tư và tùy chỉnh rất nhiều, tốn kém thời gian và chi phí, mà hiệu quả lại không như mong đợi, không mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng cũng như insights hữu ích hơn doanh nghiệp,” ông Sundeep MV, Giám đốc Tiếp thị Cấp cao của Techademy cho biết.

“Từ khi sử dụng Zoho Marketing Plus, tích hợp trực tiếp với Zoho CRM, đội ngũ nhân sự trong công ty đã có một nền tảng Sales và Marketing hợp nhất từ đầu đến cuối với đầy đủ tính năng, cùng với đó là những công cụ và dữ liệu cần thiết để tối ưu hóa trải nghiệm và tăng cường tương tác với khách hàng.

Từ các team giới thiệu sản phẩm, marketing, tư vấn kỹ thuật, cho đến những nhân viên phụ trách kinh doanh, đều có thể phối hợp hiệu quả trên một nền tảng chung – nơi có tất cả dữ liệu cần thiết để ra quyết định và phát triển hoạt động kinh doanh.”

Nền tảng hợp nhất này còn bao gồm hàng loạt giải pháp tích hợp nhằm cung cấp cho các marketers công cụ cần thiết để nâng cao chất lượng đầu ra, thông qua việc tinh gọn quy trình, hỗ trợ cộng tác, chia sẻ tài nguyên và đảm bảo thống nhất dữ liệu.

Nền tảng Zoho Marketing Plus mang trong mình những tính năng mạnh mẽ nhất từ các ứng dụng Zoho như WorkDrive, Marketing Automation, Campaigns, Brand Studio, Analytics, PageSense, Social, Survey, và Backstage.

Không dừng lại ở đó, Marketing Plus còn hoạt động tốt với những công cụ Zoho phổ biến như Cliq, hay các giải pháp mới như LandingPage, trình thiết kế web dễ thao tác giúp các marketer xây dựng trang đích Landing page trong vài phút mà không cần đến công cụ lập trình chuyên nghiệp.

  • Mức giá.

Nền tảng Zoho Marketing Plus hiện đang có mức giá $25/tháng khi thanh toán hàng năm.

  • Cam kết về Quyền Riêng Tư.

Zoho tôn trọng quyền riêng tư của người dùng và tuyệt đối không chạy quảng cáo trên bất kỳ sản phẩm, kể cả những sản phẩm miễn phí.

Hơn 75 triệu người dùng ở hàng trăm ngàn công ty trên khắp thế giới đang tin dùng Zoho để xử lý công việc hàng ngày, kể cả bản thân Zoho.

Về Zoho.

Với hơn 50 ứng dụng phục vụ cho hầu hết các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp như: Sales, Marketing, CRM, Hỗ trợ khách hàng, Tài chính kế toán, Vận hành, cũng như hệ thống đa dạng những công cụ giúp nâng cao chất lượng công việc, Zoho là một trong những tập đoàn công nghệ đa dạng nhất thế giới.

Zoho là công ty tư nhân, hoạt động có lợi nhuận, với hơn 10.000 nhân viên. Zoho đặt trụ sở tại Austin, Texas và có trụ sở quốc tế tại Chennai, Ấn Độ

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới “không cookies”

Trong một thế giới và tương lai mới, khi người dùng chọn cách loại bỏ việc để các nền tảng thứ ba theo dõi dữ liệu cá nhân, bằng cách nào nhà quảng cáo có thể hiểu và nhắm mục tiêu đến các phân khúc khách hàng của họ?

Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới "không quảng cáo"
Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới “không quảng cáo”

Trong những năm trở lại đây, nhiều người hơn đang nói về quyền riêng tư của người dùng trên các nền tảng quảng cáo, không chỉ là từ các cơ quan về luật nhằm bảo vệ người dùng mà còn là chính từ các nền tảng quảng cáo như Google hay Facebook.

Trong khi với các nền tảng như Facebook hay Google, phần lớn doanh thu của họ (hơn 80% doanh thu của Google đến từ quảng cáo) đến từ quảng cáo, vậy mục tiêu cuối cùng của họ khi cho phép người dùng xóa tùy chọn theo dõi quảng cáo là gì?

Và liệu điều này có mâu thuẫn không khi họ hiểu rằng một mục tiêu chính khác của họ là giúp các nhà quảng cáo tối ưu hoá quảng cáo trên nền tảng?

Sự thật là mặc dù các nền tảng như Google hay Facebook không phải hoàn toàn mong muốn điều này xảy ra tuy nhiên họ không có con đường nào khác.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên arstechnica, trong đó 96% người dùng Mỹ chọn không tham gia vào việc bị theo dõi bởi ứng dụng Facebook trên iOS 14.5.

Thế giới quảng cáo đang thay đổi. Những marketer hay nhà quảng cáo liệu đã có sẵn sàng?

Nếu loại bỏ cookies là lựa chọn bắt buộc của Google về quyền riêng tư của người tiêu dùng, thì My Ad Center là cách người dùng có thể kiểm soát để giới hạn dữ liệu nào đang được chia sẻ với các nhà xuất bản hay trình tổng hợp dữ liệu của bên thứ ba (third party data).

My Ad Center cho phép người dùng giới hạn tìm kiếm, video và đời sống tiêu dùng kỹ thuật số của họ khỏi việc để lại các thông tin nhận dạng chính như kết quả tìm kiếm và lịch sử duyệt web.

Quan trọng nhất, tính năng này cũng cảnh báo người dùng khi email, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà riêng của họ đang được các trang web theo dõi (các thương hiệu thường sử dụng thông tin này để phân khúc và nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng).

Mọi thứ sẽ khó hăn hơn cho các marketer.

Hãy tưởng tượng rằng, trong một thế giới nơi mà hầu hết người dùng chọn không cung cấp dữ liệu cá nhân cho cả các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) lẫn các nền tảng dữ liệu của bên thứ ba.

Làm cách nào để các marketer phân bổ ngân sách và theo dõi hiệu suất trên các nền tảng?

Đối với hầu hết các chiến dịch quảng cáo có trả phí, việc nhắm mục tiêu chính xác đến người dùng được xem là yếu tố quyết định mức độ thành công, và điều này xảy ra có nghĩa là việc chuyển đổi khách hàng sẽ khó khăn hơn, ROI sẽ thấp hơn và các chỉ số quảng cáo như CPM hay CPC sẽ tăng lên.

Theo dữ liệu từ Statista, nhiều nhà quảng cáo trên Facebook đang báo cáo rằng chỉ số CPM đang tăng lên rất cao và việc chuyển đổi người dùng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Lựa chọn duy nhất hiện tại của các nhà quảng cáo là tăng ngân sách quảng cáo.

Các nhà quảng cáo nói riêng và marketer nói chung có thể chuẩn bị gì cho xu hướng mới này.

Lời khuyên đầu tiên là thay vì chỉ dựa vào các đội nhóm marketing hay đội nhóm dữ liệu, các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một hệ thống khoa học dữ liệu riêng.

Các nhà quảng cáo cần bắt đầu tìm cách tinh chỉnh, tích hợp và kết hợp các nguồn dữ liệu của bên thứ ba và bên thứ nhất để tạo ra những tệp đối tượng tùy chỉnh (custom audiences) và đưa chúng lên các nền tảng quảng cáo.

Với các nhà quảng cáo trên Google, họ có thể dịch chuyển quảng cáo sang DV360 và nền tảng Google Ads, nơi họ vẫn có thể tận dụng các hoạt động và lịch sử của người dùng Google để nhắm mục tiêu quảng cáo cả trong và ngoài nền tảng.

Mặc dù người dùng có thể hạn chế việc dữ liệu của họ bị theo dõi, Google DV360 và Google Ads vẫn sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu tương đối chính xác đến các người dùng trên Google thông qua các tính năng tự động quảng cáo đồng thời vì Google là nền tảng tập trung vào các nhóm người dùng ở phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel), các nhà quảng cáo vẫn có nhiều cơ hội để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Các nhà quảng cáo cũng có thể cần đầu tư nhiều hơn vào các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất (do doanh nghiệp sở hữu) hay xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu riêng (data warehouse / CDP) để tối ưu hoá khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

(Theo FastCompany)

Một vài chiến lược Content Marketing có thể hỗ trợ SEO

Thay vì lạm dụng các chiến thuật về xây dựng backlink hay công cụ SEO (Black Hat SEO), nội dung chất lượng cao là con đường bền vững và mang lại giá trị cao nhất cho người dùng và thương hiệu.

chiến lược Content Marketing SEO
Một vài chiến lược Content Marketing có thể hỗ trợ SEO

Khi nói đến SEO hay mức độ hiệu quả của SEO, người ta thường nghĩ về các thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, thứ hạng càng cao thì nội dung hay website càng chất lượng, tuy nhiên đây là một quan điểm chưa đúng đắn.

Mặc dù những nội dung tốt sẽ được các công cụ tìm kiếm như Google ưu tiên hơn, tuy nhiên, dưới nhiều thủ thuật gian lận SEO (Black Hat SEO và Grey Hat SEO), không ít người làm kỹ thuật SEO (Technical SEOer) “cố tình” đưa nội dung của họ lên thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm nhưng lại không đi kèm với giá trị.

Nhồi nhét từ khoá một cách vô nghĩa, lạm dụng backlinks hay thậm chí là sử dụng các phần mềm SEO tự động là những cách làm phổ biến của không ít các đơn vị làm SEO.

Tuy nhiên, với tư cách là một marketer theo đúng nghĩa, thay vì tìm đủ mọi cách để gian lận, bạn nên tập trung vào nội dung và trải nghiệm của khách hàng trên website.

Dưới đây là 3 chiến lược Content Marketing tập trung vào giá trị (Value) mà các bạn có thể tham khảo.

1. Xác định ý niệm tìm kiếm của người dùng.

Mục tiêu đằng sau của quá trình này là tìm hiểu xem đâu mới thực sự là thứ mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm với từng từ khoá hay truy vấn nhất định.

Liên quan đến các ý niệm hay ý định tìm kiếm (Search Intent), có 4 kiểu ý niệm mà bạn có thể tham khảo bên dưới:

  • Ý niệm về thông tin: Người dùng đang tìm kiếm thông tin về những sản phẩm hay dịch vụ liên quan, chẳng hạn như họ tìm kiếm với từ khoá “Iphone 13”.
  • Ý niệm điều hướng: Người dùng đang tìm kiếm một website, thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể, ví dụ họ tìm kiếm với “Iphone 13 ở FPT Shop”.
  • Ý niệm thương mại: Người dùng đang nghiên cứu để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó chẳng hạn như “mua Iphone 13 ở thế giới di động”.
  • Ý niệm giao dịch: Người dùng đang tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ để mua kiểu như “mua Iphone 13 cũ giá rẻ”.

Nhiệm vụ của những người làm marketing khi này là phân tích và đưa ra các giả định khác nhau về những thứ mà người dùng có thể muốn xem, sau đó sử dụng chiến thuật thử nghiệm phân tách (A/B/… Testing) để lọc và tối ưu nội dung.

2. Ưu tiên chất lượng nội dung chứ không phải là số lượng.

Cứ giả sử rằng, bằng một cách nào đó (có gian lận hoặc không), bạn có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm, nhưng rồi sau đó là gì?

Về bản chất, thứ mà người tìm kiếm cần là nội dung (Content) hay nói dễ hiểu hơn là những thông tin có chất lượng chứ không phải là thứ hạng.

Bằng cách phân tích các chỉ số như thời gian trên trang hay tỉ lệ người dùng quay lại, bạn có thể có được những bối cảnh rõ ràng hơn về hành vi của người dùng khi tương tác với website hay nội dung của bạn.

Dưới đây là một số cách mà SEO có thể cải thiện chất lượng nội dung:

  • Tiêu đề trang: Sử dụng các từ khóa mục tiêu trong tiêu đề, điều này có thể giúp người tìm kiếm xác định ngay liệu bài viết họ đang nhấp vào có phải chứa các nội dung mà họ đang tìm kiếm hay không.
  • Thẻ tiêu đề: Đa dạng hoá nội dung của bạn thành các tiêu đề phụ có liên quan trực tiếp đến nội dung mà bạn đang phân tích.
  • Liên kết nội bộ: Hãy sử dụng các liên kết nội bộ để giúp người dùng khám phá thêm các thông tin khác trên website.

3. Tập trung vào E-A-T.

E-A-T là từ viết tắt của Expertise (Bạn là chuyên gia), Authoritativeness (Bạn có thẩm quyền) và Trustworthiness (Bạn đáng tin cậy), khái niệm đề cập đến việc đâu là lý do mà khách hàng hay người dùng nên xem và tương tác với nội dung của bạn.

Chẳng hạn nếu bạn cung cấp một bài viết về Marketing nhưng website của bạn không liên quan đến Marketing hay bạn không thể hiện được bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này, về cơ bản, bạn không đủ khả năng chuyên môn hay tin cậy để người dùng có thể tin tưởng.

Một yếu tố khác giúp bạn xây dựng E-A-T đó là thương hiệu.

Khi website của bạn được nhiều người trong ngành (hoặc người dùng) chủ động tương tác trực tiếp hay có danh tiếng tốt, bạn cũng có thể được xem là chuyên gia hay nhà lãnh đạo tư tưởng trong những gì mà bạn đang chia sẻ.

Liên kết tới những website đáng tin cậy khác cũng là một cách mà bạn có thể sử dụng để xây dựng E-A-T.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

VP of Marketing PepsiCo: Các sáng kiến bền vững không cần phải hoàn hảo

Các nhà marketer cấp cao tại PepsiCo cho biết, người tiêu dùng dễ tiếp nhận các sáng kiến bền vững hơn khi chúng gắn liền với các mục đích của thương hiệu.

VP of Marketing PepsiCo: Các sáng kiến bền vững không cần phải hoàn hảo
VP of Marketing PepsiCo: Các sáng kiến bền vững không cần phải hoàn hảo

Sứ mệnh hiện tại của PepsiCo là thúc đẩy các sáng kiến ​​phát triển bền vững để từ đó mang lại cảm giác “chân thực” cho thương hiệu và người tiêu dùng của mình.

Bà Sebnem Erim, Phó chủ tịch phụ trách các hoạt động marketing mảng thực phẩm toàn cầu của PepsiCo giải thích rằng các sáng kiến về tính bền vững ​​gắn liền với mục đích của thương hiệu sẽ có nhiều khả năng được khách hàng đón nhận hơn.

Trong một sự kiện, Bà Sebnem Erim cho biết:

“Người tiêu dùng đang nói với chúng tôi rằng mọi thứ không cần phải hoàn hảo nếu bạn sống thật với chính mình và bạn đang thực hiện đúng các bước để biến điều đó thành hiện thức. Đó là một cuộc hành trình.”

Ông Mark Kirkham, Phó chủ tịch cấp cao của PepsiCo phụ trách các mảng về đồ uống cho biết thêm rằng nhóm marketing của công ty đang tìm kiếm các sáng kiến ​​phù hợp với thương hiệu của mình.

Ông nói: “Với tư cách là những marketer, chúng tôi luôn tìm kiếm các mối quan hệ tài trợ và đối tác có thể mang thương hiệu của chúng tôi vào cuộc sống một cách chân thực nhất.”

Bà Sebnem Erim nói thêm: “Chúng tôi đang mang lại niềm vui cho cộng đồng và gắn kết họ lại với nhau. Những sáng kiến “chân thực” sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao hơn, những người ngày càng mong muốn được thấy những hành động tích cực đối với môi trường từ phía các thương hiệu.”

“Người tiêu dùng đang tìm đến các thương hiệu có thể giúp họ có được những lựa chọn bền vững hơn.”

“Những cách thức làm marketing quá sáo rỗng và bóng bẫy trước đây không tỏ ra hấp dẫn với những người tiêu dùng trẻ tuổi chẳng hạn như Gen Z, vì vậy, các nhà marketer cần tìm kiếm những cách khác nhau để truyền thông các sản phẩm của họ.”

“Tuy nhiên, tính bền vững phải được đặt lên hàng đầu và nên được đưa vào ngay từ đầu trong quá trình xây dựng thương hiệu.”

Hãy chứng minh rằng thương hiệu của bạn có thể phát triển và được chú ý trong tương lai.

Các sáng kiến ​​như giảm lượng muối trong sản phẩm hoặc chọn các loại dầu tốt cho sức khỏe cũng đang góp phần giúp “chứng minh sự phù hợp trong tương lai” của các sản phẩm của PepsiCo.

Ví dụ, ở Vương quốc Anh, Walkers, một sản phẩm Snacks của PepsiCo đã tự đặt mục tiêu đạt được 50% doanh thu từ đồ ăn nhẹ không chứa HFSS hoặc dưới 100 calo vào năm 2025.

Trong khi đó, là một phần của triết lý này, PepsiCo cũng đang nỗ lực để bảo vệ tính bình đẳng trong thể thao, trong đó đặc biệt chú trọng đến bóng đá dành cho phụ nữ thông qua các sự kiện tài trợ cho thể thao.

Bà Sebnem Erim chia sẻ:

“Nếu bạn nghĩ rằng khi thương hiệu tham gia tài trợ cho các sự kiện, khách hàng sẽ có được những trải nghiệm tích cực hơn với thương hiệu và sau đó trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu thì tôi lại có một chút quan điểm khác.

Tôi nghĩ rằng khách hàng sẽ trung thành hơn với những gì chúng tôi đang cố gắng làm hơn là những gì mà chúng tôi nói hay hứa sẽ làm.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Hermès: Nghệ thuật Marketing đỉnh cao

Hermès không có bộ phận Marketing! Điều này khó tin ngang với chuyện McKinsey không có một bộ phận tư vấn và Microsoft không có bộ phận phần mềm.

Sự thần bí là cần thiết để công ty duy trì sự tồn tại qua hai thế kỷ. Và Hermès đã luôn cẩn thận nuôi dưỡng hình ảnh của mình.

Hermès không có bộ phận mang tên marketing, nhưng trên thực tế Marketing là cốt lõi kinh doanh của Hermès.

Axel Dumas phụ trách chính khâu tiếp thị cho biết: “Nghề của chúng tôi là tạo ra ham muốn. Nhu cầu luôn thay đổi, nhưng chúng tôi cố thúc đẩy để nó phát sinh không ngừng”.

Để thấm nhuần tư tưởng này trong công ty, tất cả các nhân viên mới vào đều phải trải qua khóa huấn luyện kéo dài ba ngày có tên gọi “Inside the Orange Box” (Bên trong chiếc hộp màu cam – Hộp đựng sản phẩm có màu cam đặc trưng của Hermès).

Các nhân viên sẽ phải học lịch sử công ty, bắt đầu từ thời Thierry Hermès cũng như một lịch sử của mỗi dòng sản phẩm. Vì vậy, bất kỳ nhân viên Hermès nào cũng có thể thao thao về ý nghĩa, lịch sử của một chiếc túi Kelly, hay chiếc yên ngựa được làm những năm 1890.

Tuy nhiên, người giám hộ chính cho sự thần bí Hermès chính là gia đình. Theo một số cựu giám đốc từng làm việc tại Hermès (cả ba người đều giấu tên), các giám đốc bộ phận không phải thành viên gia đình hiếm khi được ra quyết định chiến lược.

Các thành viên gia đình thường giữ nhiều vị trí chủ chốt một lúc và tác động lên toàn bộ các dòng sản phẩm. “Trong cuộc họp có 3-5 người, khi một thành viên gia đình nói đồng ý, chả ai dám nói không. Chả ai có đủ quyền để phản bác”.

Khâu sáng tạo sản phẩm và tiếp thị được ban lãnh đạo xem xét kỹ lưỡng nhưng cũng có một số mảng, giám đốc bộ phận được hoàn toàn tự chủ.

Ví dụ giám đốc sáng tạo Pierre-Alexis Dumas quyết định các phong cách chính, như Jean-Claude Ellena – nhà sáng chế nước hoa của công ty điều hành một phòng thí nghiệm tại nhà phát triển nước hoa Hermès.

Một người anh em họ khác, Pascale Mussard, đứng đầu Petith – bộ phận chuyên tận dụng nguyên liệu thừa để sáng tạo. Và nhóm tổ chức sự kiện có toàn quyền quyết định và tổ chức các buổi họp mặt cho những khách hàng sành điệu, giàu có và nổi tiếng.

Ở cấp độ bán lẻ, quyền tự chủ lớn hơn. Hai lần một năm có hơn 1.000 đại diện bán hàng đến Paris tham dự một sự kiện được gọi là “Podium”, nơi họ tự chọn lựa những sản phẩm mà họ muốn bán tại cửa hàng của mình ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới…

Quy định của công ty là mỗi cửa hàng flagship phải chọn toàn bộ 11 danh mục hàng hóa, mỗi mục ít nhất một món. Điều này buộc các nhà bán lẻ không chỉ chọn túi xách, khăn quàng cổ mà còn mua nước hoa, đồ trang sức, đồng hồ, đồ trang trí nội thất.

Quy định này cũng buộc các nhà quản lý cửa hàng có chiến lược chọn hàng hóa hợp lý giúp cửa hàng mình nổi bật hơn đối thủ.

Những người lắm tiền nhiều của phải “truy lùng” vòng quanh thế giới để tìm thấy món hàng yêu thích.

Ví dụ, chỉ ở cửa hàng Costa Mesa – Beverly Hills khách mới mua được quả bóng rổ giá 12.900 đô, và tủ sách bằng da màu cam giá 112.000 đô hay chiếc xe đạp giá 11.300 đô.

Hơn cả một sản phẩm thời trang.

Một trong các sản phẩm mang về lợi nhuận cao nhất cho Hermès chính là chiếc túi Hermès Birkin, có giá từ 8.300 đến 150.000 đô la.

Sản phẩm này cũng đại diện cho nghề thủ công huyền thoại của Hermès. Xưởng chế tác của công ty có sáu tầng, nằm ở ngoại ô Pantin của Paris.

Các nghệ nhân đồ da người Pháp phải có ít nhất 3 năm đào tạo trước khi tham gia làm Birkin. Họ phải tỉ mẩn khâu tay từng miếng da cá sấu và da dê với hai cây kim, đê khâu quét sáp ong và búa đinh tán nhỏ.

Hermès đã mua hai trang trại cá sấu ở Australia trong năm 2010 và một trang trại cá sấu ở Louisiana để cung cấp da làm túi.

Nhưng xu hướng thời trang hay thay đổi và để giữ Birkin luôn là biểu tượng thì cần một cái đầu lạnh. Năm 1981, Jane Birkin, một nữ diễn viên – biểu tượng thời trang người Anh đã ngồi cạnh Jean-Louis Dumas trên một chuyến bay giữa Paris và London.

Ông nhận thấy cô đựng quá nhiều đồ trong chiếc túi cói. Ông nói: “Cô cần một cái túi nhiều ngăn”. “Khi nào Hermès làm túi có ngăn, tôi sẽ mua”. Và ông đã yêu cầu thiết kế một biến thể của chiếc Kelly. Các mẫu Birkin ra mắt ba năm sau đó và nhanh chóng thành công.

Hermès đã chính thức phủ nhận người nổi tiếng được đối xử đặc biệt khi mua túi. Beyoncé, Lady Gaga, Kim Kardashian là tín đồ của dòng túi này. Victoria Beckham được cho là có một bộ sưu tập túi Birkin trị giá hơn 2 triệu USD.

Tại LVMH, người nổi tiếng được trả tiền để làm gương mặt đại diện, như Michelle Williams đại diện cho túi xách Louis Vuitton, Charlize Theron là bộ mặt của nước hoa Dior… Còn tại Hermès, danh tiếng của sản phẩm là quá đủ.

Và thực sự là có tồn tại khoảng cách về đẳng cấp. Một người giàu có đơn thuần sẽ không thể mua một chiếc túi Birkin hay Kelly trực tuyến hoặc tại cửa hàng. Và Hermès nổi tiếng với danh sách khách hàng chờ mua túi của mình.

“Một số trường hợp phải chờ bảy đến mười năm”, Robert Chavez – CEO Hermès Mỹ nói, “Nếu bạn muốn một cái túi da thằn lằn hay cá sấu thì sẽ mất nhiều thời gian hơn”.

Cũng giống như các câu lạc bộ thượng lưu, thành viên phải đáp ứng một số yêu cầu. “Nhưng không có quy tắc cụ thể nào cả” – Chavez nói thêm.

Phóng viên của Forbes đã đến cửa hàng flagship ở New York trên đại lộ Madison hỏi mua một chiếc Birkin. Dưới đây là đoạn đối thoại giữa người hỏi mua hàng và người bán hàng:

  • Khi nào sẽ có hàng?
  • Ông có thể giữ thông tin của tôi và báo tin khi có hàng không?
  • Chúng tôi không có dịch vụ đó.
  • Tôi nghe nói có một danh sách chờ đợi?
  • Chúng tôi không có dịch vụ đó.
  • Lần cuối cùng anh bán một chiếc Birkin là khi nào?
  • Tôi không thể nói.
  • Tôi nghe nói rằng nếu tôi chi sộp hơn một chút, tôi sẽ mua được một chiếc Birkin?
  • Chúng tôi không có dịch vụ đó.

Chính vì sự hạn chế của sản phẩm này mà cách duy nhất để chắc chắn mua được một chiếc túi Birkin là thông qua đấu giá. Sự tăng giá của túi Hermès ở mức đáng kinh ngạc, đặc biệt với các loại da độc đáo.

Heritage Auctions từng đấu giá bán một bộ sưu tập của Birkins với giá gấp 3-5 lần giá mua. Kỷ lục cho một chiếc Birkin là 203.150 đô la, được một nhà một nhà sưu tập mua vào năm 2011. Đó là một chiếc túi da cá sấu màu đỏ với các chi tiết mạ vàng trắng và kim cương.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Digital Marketer là ai? Kỹ năng cần có của Digital Marketer

Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Digital Marketer như: Digital Marketer là ai? Làm Digital Marketing là làm gì? Các công cụ Digital Marketing phổ biến? Các kỹ năng cần có của một Digital Marketer chuyên nghiệp? Digital Marketing bao gồm những gì? và hơn thế nữa.

digital marketer
Digital Marketing là gì? Digital Marketer là ai và làm gì?

Digital Marketing là một hình thức Marketing được thực hiện trên môi trường Digital (kỹ thuật số). Người làm Digital Marketing được gọi là Digital Marketer. Khi các yếu tố công nghệ (Technology) và kỹ thuật số (Digital) đang thâm nhập, ảnh hưởng và chi phối ngày càng nhiều các hoạt động Marketing nói chung, khái niệm Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến hơn, thậm chí là còn trở thành một nghề hay ngành học mơ ước của nhiều bạn trẻ (sinh viên). Tuy nhiên, nhiều người mới vẫn chưa thực sự hiểu bản chất của Digital Marketing là gì? và ứng dụng nó vào doanh nghiệp ra sao? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả các câu hỏi này.

Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:

  • Digital Marketer là gì hay họ là ai?
  • Marketer là gì?
  • Tìm hiểu khái niệm Digital và Marketing.
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.
  • Digital Marketing bao gồm những gì hay làm Digital Marketing là làm gì?
  • Tìm hiểu mô hình 5Ds trong Digital Marketing.
  • Vai trò của các Digital Marketer trong doanh nghiệp hay với thương hiệu là gì?
  • Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến Digital Marketer.
  • Các kỹ năng chính cần có của một Digital Marketer là gì?
  • Digital Marketing lương bao nhiêu và học trường nào?
  • Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về Digital Marketing.

Bên dưới là tất cả những gì bạn cần biết về Digital Marketing.

Digital Marketer là gì hay họ là ai?

Digital Marketer là một kiểu Marketer tức là các nhà tiếp thị trong đó công việc chủ yếu liên quan đến các hoạt động Marketing trên môi trường kỹ thuật số (Digital).

Theo đó, Digital Marketer cũng tương tự các vị trí khác trong ngành Marketing như Content Marketer, Full Stack Marketer hay Brand Marketer, Marketer là tên gọi gốc dùng để chỉ những người làm Marketing, còn tuỳ thuộc vào việc công việc của họ tập trung vào phương thức tiếp cận nào, họ sẽ được gắn liền với các tên gọi tương ứng.

Digital Marketer chính là những người làm Digital Marketing.

Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Digital Marketer, bạn cần hiểu thêm Digital là gì, Marketer là gì và làm Digital Marketing là làm những công việc gì.

Chân dung của một Marketer.

Marketer, mặc dù không được chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra tiếng Việt tuy nhiên nó có nghĩa là Nhà tiếp thị, tức đề cập đến những người làm các công việc về Marketing.

Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.

Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.

Mặc dù, marketer có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, mục tiêu chính của họ là kết nối thương hiệu với khách hàng để từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Tìm hiểu khái niệm Digital và Marketing.

  • Digital là gì: Digital trong tiếng Việt có thể được hiểu là kỹ thuật số. Theo TechTarget, Digital là khái niệm mô tả công nghệ điện tử (Electronic Technology), công nghệ được dùng để tạo ra, lưu trữ và xử lý dữ liệu theo hai trang thái là 0 và 1. Chính vì điều này, các công nghệ kỹ thuật số thường được biểu thị dưới dạng chuỗi số 0 và 1. Một khái niệm khác từ McKinsey thì cho rằng, Digital không phải là một thứ (thing) mà là về cách làm hay vận hành (Doing).
  • Marketing là gì: Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.

Nhìn vào cụm từ thì chúng ta có thể thấy Digital Marketing hay Marketing Online đều có cùng Marketing, ở Việt Nam chúng ta tạm dịch là Tiếp thị, mặc dù cách dịch này là chưa chính xác với bản chất vốn có của Marketing tuy nhiên chúng ta cứ tạm dịch là như thế (Mindset chúng ta khi hành động có thể khác).

Sự khác biệt duy nhất giữa 2 khái niệm này là Digital và online. Digital được dịch kỹ thuật số, điều này có nghĩa Digital Marketing là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh kỹ thuật số như: Mobile, PC, Smart TV, Website, ứng dụng (App), các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo…), các ứng dụng mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, Instagram, TikTok….), các frame OOH thang máy, các Billboards có tích hợp yếu tố kỹ thuật số hay điện tử… cùng nhiều kênh và phương tiện kỹ thuật số khác mà không nhất thiết phải “Online”.

Ngược lại với Digital thì Marketing Online thì dễ hiểu hơn là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh Online (không offline như Digital vẫn bao hàm).

Điều này có nghĩa là Marketing Online nhấn mạnh đến yếu tố Online hay nói một cách nôm na là “Lên mạng” trong khi Digital Marketing thì không nhất thiết.

Qua 2 khái niệm thì chúng ta có thể thấy, Digital Marketing bao hàm và rộng lớn hơn nhiều so với Marketing Online khi nó bao gồm luôn cả khía cạnh “Offline”.

Hãy lấy một ví dụ đơn giản như thế này: Chúng ta sử dụng Mobile SMS để làm Marketing. Khi này chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại có gắn Sim là có thể gửi tin nhắn đi được mà không cần phải kết nối mạng (Online). Khi này Mobile SMS không thuộc Marketing Online nhưng lại thuộc Digital Marketing.

Digital Marketing bao gồm những gì hay làm Digital Marketing là làm gì?

Các thành phần chính của Digital Marketing bao gồm:

  • SEO
  • Content Marketing
  • Social Media Marketing
  • PPC – Pay Per Click
  • Affiliate Marketing
  • Native Advertising
  • Marketing Automation
  • Email Marketing
  • PR Online
  • Inbound Marketing
  • Sponsored Content

1. SEO – Search Engine Optimization.

Đây là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Page), do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) mà website của bạn nhận được. Các kênh được hưởng lợi từ SEO bao gồm các website, App, blog và infographics.

Có một số cách để tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến website của bạn. Bao gồm 3 phần chính:

  • Thứ nhất là SEO Onpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại onpage hay “trên trang” khi bạn nhìn vào một website nào đó. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho khối lượng tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng, bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.

  • Thứ hai là SEO Offpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra bên “ngoài trang” khi muốn tối ưu hóa website của bạn. Bạn có thể thắc mắc: “Hoạt động nào không có trên website của tôi sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website?”. Câu trả lời là các inbound links (liên kết đến website) hay còn được gọi là backlink (liên kết ngược).

Số lượng các website hay nhà xuất bản (Publisher) liên kết với bạn và “thẩm quyền” tương đối của những nhà xuất bản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý từ bên ngoài, bạn có thể kiếm được các liên kết ngược (backlinks) mà bạn cần để đưa website của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.

  • Thứ ba là SEO Technical (SEO kỹ thuật)

Loại SEO này tập trung vào phần backend (nền tảng kỹ thuật của website) của website của bạn và cách các trang của bạn được code (mã hóa). Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải của website của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.

2. Content Marketing.

Content Marketing biểu thị việc tạo (Creation) và quảng bá (Promotion hay Marketing) tài sản nội dung của bạn cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), tạo khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược content marketing của bạn bao gồm:

  • Viết Blog

Viết và xuất bản bài viết trên blog (website) của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn.

Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng, từ đó có thể hỗ trợ nhiều cho đội ngũ sales của bạn.

  • Ebooks

Ebooks và những nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập website của bạn. Nó cũng cho phép bạn trao đổi nội dung để lấy thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình mua hàng – Customer Journey.

  • Infographics

Đôi khi, độc giả muốn bạn thể hiện chứ không chỉ là những lời nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập website hình dung ra một khái niệm mà bạn muốn giúp họ tìm hiểu một cách tốt nhất.

3. Social Media Marketing.

Social Media Marketing giúp thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:

  • Facebook.
  • Twitter.
  • LinkedIn.
  • Instagram.
  • Snapchat.
  • Pinterest.

4. Pay Per Click – PPC.

PPC là một phương pháp hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản (Publisher) mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp (Click).

Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Quảng cáo Google, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với cách tính giá “mỗi lần nhấp” của các liên kết bạn đặt.

Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:

  • Quảng cáo trả tiền trên Facebook: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để tùy chỉnh video, bài đăng hình ảnh hoặc trình chiếu, mà Facebook sẽ xuất bản lên các bản tin của những người phù hợp với đối tượng doanh nghiệp của bạn.
  • Chiến dịch quảng cáo Twitter: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để đặt một loạt bài đăng hoặc profile Badges (tài khoản cá nhân được chứng thực có dấu tick) cho nguồn cấp tin tức (Newfeeds) của một đối tượng cụ thể, tất cả tuỳ thuộc vào tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này có thể là lưu lượng truy cập website, nhiều người theo dõi Twitter hơn, tương tác trên tweet hoặc thậm chí tải xuống ứng dụng.
  • Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành và nền tảng của họ.

5. Affiliate Marketing.

Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là một hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất khi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên website hay kênh của mình. Các kênh tiếp thị liên kết thường bao gồm:

  • Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác của YouTube.
  • Đăng link liên kết từ các tài khoản truyền thông mạng xã hội của bạn.
  • Đặt banner, bài viết hay link… của đối tác liên kết (Advertiser) lên website của người chạy chương trình liên kết (Publisher).

6. Native Advertising.

Native Advertising hay còn gọi là “quảng cáo tự nhiên” đề cập đến các quảng cáo chủ yếu dựa trên nội dung và nổi bật trên nền tảng cùng với các nội dung không phải trả tiền khác.

Mặc dù cũng mới được phát triển rầm rộ trong vàì năm trở lại đây tuy nhiên quảng cáo tự nhiên hay native advertising lại nhận được sự chú ý rất lớn bởi tính hiệu quả của nó.

Như hình bên dưới là một ví dụ về hình thức này. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là tính “tự nhiên”, nội dung quảng cáo được lồng ghép một cách “ngẫu nhiên” vào các nội dung khác trên website (app).

Những native ads thường có hình ảnh, tiêu đề và một phần mô tả nhỏ để tăng cường CTA (call to action).

7. Marketing Automation.

Marketing Automation tạm dịch là tự động hóa tiếp thị đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà bạn thường làm bằng tay, chẳng hạn như:

Bản tin email: Tự động hóa email không chỉ cho phép bạn tự động gửi email đến người đăng ký của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần để bản tin của bạn chỉ đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ.
Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tăng sự hiện diện của tổ chức của mình trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên.

Các công cụ lập lịch truyền thông xã hội giúp đẩy tự động nội dung của bạn lên các kênh truyền thông xã hội, vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chiến lược nội dung.

Quy trình công việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các email và nội dung cụ thể khi chúng phù hợp với các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khi có ai đó tải xuống và mở ebook của bạn thì bạn nên gửi gì ? Hãy làm chúng một cách tự động.

Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Một chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều email khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, hoặc cũng có thể nhiều website khác nhau và hơn thế nữa.

Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch mà bạn muốn và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.

8. Email Marketing.

Các công ty thường sử dụng email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới website của doanh nghiệp cho một sự kiện nào đó. Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch email marketing bao gồm:

  • Blog đăng ký bản tin.
  • Email tới khách truy cập website đã tải xuống một cái gì đó.
  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email Khuyến mãi ngày lễ cho các khách hàng trung thành

9. PR Online.

PR Online là một loạt các hoạt động nhằm bảo vệ độ bao phủ của “earned online media – kênh thảo luận về thương hiệu” gắn liền với xuất bản số (digital puclications), xuất bản nội dung (blog) và các website dựa trên nội dung khác (content-based-website).

PR online cơ bản giống như PR truyền thống, chỉ khác về môi trường trực tuyến (online) so với môi trường ngoại tuyến (offline). Các cách thức bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR Online của mình bao gồm:

Tiếp cận cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí tạo ra cơ hội earned media cho công ty của bạn.

Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu, cơ bản thì bản năng của bạn có thể không “chạm” hay cảm nhận hết được. Ngược lại, đánh giá công ty hấp dẫn giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.

Thu hút ý kiến trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn phản hồi đánh giá về công ty của bạn, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả trong ngành của bạn.

Ngoài ra thì thông báo báo chí, xuất bản các Editorial, Testimonial…online cũng một là trong những cách tiếp cận hiệu quả giúp bảo vệ và tạo danh tiếng cho thương hiệu của bạn.

10. Inbound Marketing.

Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng.

Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật digital marketing được liệt kê ở trên, trong suốt chiến lược inbound marketing, để tạo trải nghiệm khách hàng, làm việc với khách hàng chứ không phải chống lại họ.

11. Nội dung được tài trợ.

Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả phí cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

Một loại nội dung được tài trợ phổ biến là influencer marketing. Với loại nội dung được tài trợ này, một thương hiệu tài trợ cho một người có ảnh hưởng trong ngành của mình để xuất bản các bài đăng hoặc video liên quan đến công ty trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc cái kênh truyền thông khác.

Một số loại nội dung được tài trợ khác có thể là một bài đăng trên blog hoặc bài viết được viết để làm nổi bật một chủ đề, dịch vụ hoặc thương hiệu trên các website hoặc các kênh khác.

Tìm hiểu mô hình 5Ds trong Digital Marketing.

Trong những năm tới, khi công nghệ tiếp tục phát triển và giữ vai trò mũi nhọn trong các hoạt động kinh doanh và chuyển đổi của doanh nghiệp, khi mọi người chuyển sang thế giới ảo để thực hiện các công việc hàng ngày của họ, để truy cập mọi thể loại thông tin, để kết nối với bất kỳ ai từ khắp nơi trên thế giới, để tìm kiếm giải trí…thì con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn.

Việc có các tiện ích như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng hiện là một cảnh tượng phổ biến trong một thế giới được kết nối (connected world), nơi công nghệ gần như là trung tâm của mọi thứ chúng ta làm.

Với xu hướng này, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đang thấy rằng những người làm marketing hay các chuyên gia truyền thông đã chuyển sang thế giới ảo và tối ưu hóa tất cả các loại nền tảng kỹ thuật số như một con đường mang tính đổi mới và sáng tạo để nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển doanh nghiệp.

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số không chỉ nổi lên mà còn từ lâu đã chiếm lĩnh một sức hút quan trọng trong thời đại hiện đại ngày nay.

Những lợi ích của digital marketing đơn giản là vô cùng to lớn. Công cụ hiệu quả về mặt chi phí này không chỉ mang lại sự tiện lợi và nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học một cách chính xác, mà nó còn cho phép các nhà marketer đo lường và theo dõi kết quả của các hoạt động nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn.

Mô hình 5Ds trong Digital Marketing là gì?

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số chủ yếu xoay quanh mô hình 5Ds bao gồm: Digital Devices (thiết bị kỹ thuật số), Digital Platforms (nền tảng kỹ thuật số), Digital Media (phương tiện kỹ thuật số), Digital Data (dữ liệu kỹ thuật số) và Digital Technology (công nghệ kỹ thuật số).

5Ds tạo điều kiện để xây dựng các tương tác một cách hiệu quả giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như cung cấp những thông tin chi tiết về hành vi thị trường để xây dựng và thực hiện những chiến lược kinh doanh tốt hơn.

  • Digital Devices.

Chữ D đầu tiên của mô hình đề cập đến các thiết bị kỹ thuật số. Nó chủ yếu tập trung vào sự tương tác của các đối tượng mục tiêu trên các website và ứng dụng di động thông qua việc sử dụng kết hợp các thiết bị được kết nối. Những thiết bị này có thể bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, TV và thiết bị chơi game.

  • Digital Platforms.

Các nền tảng kỹ thuật số là một thành phần khác liên quan đến việc phân tích các nền tảng hoặc dịch vụ ưa thích của các đối tượng mục tiêu. Hầu hết các tương tác diễn ra thông qua việc sử dụng các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram, Google, YouTube, Twitter, Snapchat và LinkedIn.

  • Digital Media.

Phương tiện truyền thông kỹ thuật số thường đề cập đến các kênh truyền thông có trả phí (Paid Media), kênh do thương hiệu sở hữu (Owned Media) và các kênh nơi khách hàng nói về thương hiệu (Earned Media) được sử dụng để xây dựng sự tương tác với thị trường mục tiêu thông qua một số phương pháp tiếp cận như như quảng cáo e-mail, nhắn tin, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.

  • Digital Data.

Dữ liệu kỹ thuật số thường bao gồm thông tin về đối tượng mục tiêu, các bản phân tích các dữ liệu thu thập được trên website, ứng dụng, các mô hình tương tác với các doanh nghiệp, trong khi công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology) tập trung vào việc xây dựng các trải nghiệm tương tác trên nhiều nền tảng, từ website và ứng dụng dành cho thiết bị di động đến các cửa hàng thực (physical Store) của thương hiệu.

5Ds sẽ làm thay đổi cách các doanh nghiệp làm kinh doanh trên toàn cầu.

Tất cả các thành phần trong mô hình 5Ds đều rất cần thiết nếu những người làm marketing muốn đạt được những lợi thế vô song trong các chiến dịch digital marketing.

Từ góc nhìn tiếp thị truyền thống, chúng đã chuyển đổi ngành một cách hiệu quả nhằm mang đến những phương tiện hiệu quả hơn để nâng cao nhận thức về thương hiệu, phát triển mạnh mẽ trong thời đại cạnh tranh cao và tập trung nhiều hơn vào công nghệ.

Việc tối ưu hóa lợi ích và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số với mô hình 5Ds được coi là một bước đi đúng hướng trong thời đại cạnh tranh cao ngày nay.

Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?

Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?
Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?

Cũng tương tự như các Marketer hay Marketer truyền thống, Digital Marketer vẫn chịu trách nhiệm cho các công việc liên quan đến marketing chỉ khác là các công việc hay trách nhiệm của họ chủ yếu diễn ra trên môi trường số.

Dưới đây là một số vai trò mà các Digital Marketer có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Digital Marketer giúp doanh nghiệp kết nối rộng hơn với nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

Nếu với các phương thức marketing phi thuật số khác, doanh nghiệp có thể rất khó hoặc rất tốn kém để kết nối với khách hàng của họ.

Với Digtal Marketing, doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách nhanh chóng hơn với khách hàng với một chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật tối ưu hoá website của họ trên các công cụ kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, mỗi khi khách hàng tìm một thứ gì đó, họ có thêm một cơ hội để gặp gỡ ngay khách hàng.

Vì môi trường kỹ thuật số hay Digital dường như “không có giới hạn” hay bị hạn chế nhiều như môi trường vật lý, các Digital Marketer có thể giúp doanh nghiệp kết nối với một lượng rất lớn đối tượng mục tiêu.

Digital Marketer giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng nhiều hơn và tương tác với họ theo những cách có ý nghĩa hơn hoặc thậm chí là cá nhân hoá.

Một trong thế mạnh lớn nhất của việc làm marketing trên môi trường digital là doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn.

Từ những dữ liệu có được này, doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng nhiều hơn, hiểu về các sở thích, nhu cầu hay kỳ vọng của họ với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích website như Google Analytics, họ có thể hiểu nhiều hơn về hành vi kỹ thuật số của những người truy cập vào website của họ ví dụ như đâu là nội dung được nhiều người dùng quan tâm nhất hay những nội dung nào mang lại tỷ lệ chuyển cao nhất và hơn thế nữa.

Cũng theo cách tương tự, thông qua các công cụ kỹ thuật số như chatbot, doanh nghiệp có thể gửi những nội dung được cá nhân hoá theo từng người dùng tương tác với họ.

Digital Marketer giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách liền mạch hơn.

Với một khách hàng nhất định, trước khi họ thực hiện hành động là mua hàng, họ thường trải qua rất nhiều điểm tiếp xúc khách nhau với thương hiệu, và được gọi là hành trình mua hàng hoặc hành trình khách hàng (customer journey).

Trong bối cảnh hiện tại, khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số có thể làm cho quá trình khách hàng tìm hiểu và nghiên cứu về các sản phẩm hay thương hiệu trở nên dễ dàng hơn, họ đang tương tác với thương hiệu trên nhiều điểm chạm hay kênh (channel) hơn trước khi quyết định mua hàng.

Giả sử rằng, khách hàng của bạn vô tình xem một quảng cáo của bạn trên TV hay một kênh radio nào đó chẳng hạn, nếu họ quan tâm đến các sản phẩm do bạn cung cấp, họ có thể tiếp tục tìm hiểu về bạn trên các nền tảng khác, công cụ tìm kiếm chẳng hạn.

Nếu doanh nghiệp đang có những Digital Marketer, họ hoàn toàn có thể gặp gỡ được khách hàng này khi họ tìm kiếm về thương hiệu hay thậm chí là các từ khoá liên quan khác.

Chính vì doanh nghiệp có thể sẵn sàng để gặp gỡ khách hàng trong suốt hành trình khách hàng, họ đang làm cho trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu trở nên liền mạch hơn, một điều kiện quan trọng để khách hàng tiếp tục tương tác và ủng hộ doanh nghiệp.

Digital Marketer giúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng tiềm năng và doanh số hơn, với một tốc độ nhanh hơn.

Ngày nay, với các nền tảng quảng cáo như Facebook (Facebook Ads) và Google (Google Ads) hoặc như TikTok Ads, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (so với các kênh truyền thống cũ).

Với nhiều định dạng hỗ trợ tìm khách hàng tiềm năng và thậm chí là tăng doanh số bán hàng trực tiếp (chuyển đổi) từ các nền tảng này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cơ hội để thúc đẩy doanh số bán hàng thông các chiến dịch quảng cáo thông minh.

Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến hoạt động Digital Marketing.

Trong khi Digital Marketer ở một số trường hợp vẫn là tên gọi chung chung, có một số vị trí khác cụ thể hơn mô tả chi tiết hơn về chân dung của một nhà tiếp thị kỹ thuật số.

  • Nhân viên SEO: Là những người chịu trách nhiệm chính các công việc liên quan đến tối ưu hoá thứ hạng và lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Thông thường các nhân viên SEO sẽ trực thuộc bộ phận Marketing hoặc Digital Marketing.
  • Performance-based Ads: Những nhân viên quảng cáo hiệu suất, khái niệm đề cập đến những người vận hành các hoạt động quảng cáo (chủ yếu trên môi trường kỹ thuật số) với mục tiêu chính là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Digital Content Marketer: Với Digital Marketing, nội dung (Content) là một trong những yếu tố then chốt quyết định mức độ hiệu quả của các chiến dịch nói chung. Digital Content Marketer là những Marketer chịu trách nhiệm sản xuất và tối ưu nội dung trên các nền tảng Digital như website, fanpage, Blog hay công cụ tìm kiếm.

Các kỹ năng chính cần có của một Digital Marketer hay người làm Digital Marketing là gì?

Nếu đã hiểu Digital Marketer là gì và bạn hiện cũng đang mong muốn theo đuổi nó? Bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng chính dưới đây.

Digital Marketer cũng là Marketer do đó ngoài các kỹ năng chính là về Digital, họ cũng cần được trang bị các kỹ năng mà một Marketer nên có.

Kỹ năng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số.

Vì môi trường làm việc chủ yếu của các Digital Marketer là trên internet và gắn liền với các nền tảng kỹ thuật số, do đó kỹ năng đầu tiên họ cần có đó là quen thuộc với các nền tảng kỹ thuật số phổ biến như website, fanpage, CRM, CDP

“Quen thuộc” có thể được hiểu là hiểu cách vận hàng, quản lý và tối ưu.

Kỹ năng phân tích dữ liệu.

Điểm khác biệt lớn nhất của Digital Marketing với các phương thức truyền thống khác là Digital Marketing cho phép doanh nghiệp thu thập và lưu trữ nhiều dữ liệu hơn từ khách hàng (cả từ dữ liệu của bên thứ nhất First-Party Data và dữ liệu của bên thứ 3).

Thông qua các dữ liệu có được từ các nền tảng nói trên hoặc nhờ sự hỗ trợ của các công cụ trung gian khác, Digital Marketer cần phân tích, tổng hợp và dự báo các chiến thuật khác nhau và đưa nó vào các kế hoạch hành động trong tương lai.

Về bản chất, nếu Digital Marketer không thể hiểu các dữ liệu có được (kết hợp với các thử nghiệm khác), họ không thể trở thành một Digital Marketer thực thụ (hiệu quả).

Kỹ năng quảng cáo.

Trong hầu hết các doanh nghiệp, quảng cáo (một phần của Paid Media) là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng 100% ngân sách Marketing cho quảng cáo ở một số giai đoạn hay chu kỳ kinh doanh nhất định.

Bằng cách thông thạo các nền tảng quảng cáo phổ biến như Facebook, Google, TikTok hay LinkedIn, từ các công việc đơn giản như cài đặt đến các công việc khó khăn như tối ưu chuyển đổi, bạn có thể đã sẵn sàng để trở thành một Digital Marketer.

Kỹ năng SEO.

Bên cạnh các kỹ năng liên quan đến các kênh có trả phí, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) để có được lượng người dùng tự nhiên cũng là một yêu cầu khác của Digital Marketer.

Thông qua việc tìm hiểu SEO là gì, các công cụ tìm kiếm hiện đang ưu tiên những điều gì hay thuật toán của nó hoạt động ra sao, kết hợp với các công cụ hỗ trợ SEO khác như Google Keyword Planner hay Ahrefs, bạn đang trang bị cho mình những bộ kỹ năng cứng cần thiết để trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp trong tương lai.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về Digital Marketing, từ khái niệm, công cụ, đến các nền tảng kiến thức căn bản của Digital Marketing.

Nếu sau khi đã hiểu rõ về thuật ngữ digital marketing là gì hay về chân dung của một Digital Marketer chuyên nghiệp, và bạn cũng mong muốn được trở thành một người làm Digital Marketing thực thụ trong tương lai, những nội dung nói trên là hành trang căn bản nhất dành cho bạn.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Marketer là gì? Một ngày làm việc của Marketer giỏi

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Marketer (Người làm Marketing) như: Marketer là gì, Marketer là ai và làm những công việc chính là gì, vai trò của các Marketer trong doanh nghiệp, các kỹ năng và tố chất cần thiết để trở thành một Marketer chuyên nghiệp.

marketer là gì
Marketer là gì? Họ là ai và làm những công việc gì?

Theo dự báo của các nền tảng việc làm như LinkedIn, Marketer hay các nhà tiếp thị là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất của các thương hiệu và nhu cầu này có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Marketer là gì? hay họ là ai?
  • Phân biệt Marketer với Marketeer.
  • Phân loại Marketer.
  • T-Shape Marketer là gì?
  • Vai trò của các Marketer đối với các doanh nghiệp.
  • Thành công của một Marketer đến từ đâu?
  • Marketer và những người hướng nội – Introvert.
  • Những lầm tưởng cơ bản về khái niệm Marketer.
  • Những kỹ năng cần có của một Marketer là gì?
  • Những trách nhiệm hay công việc chính mà một Marketer có thể làm là gì?
  • Những câu hỏi các Marketer thường thắc mắc.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Marketer là gì hay Họ là ai?

Marketer trong tiếng Việt tạm dịch là Nhà tiếp thị, khái niệm đề cập đến những người làm các công việc liên quan đến ngành Marketing.

Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.

Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.

Mặc dù, khái niệm marketer có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, mục tiêu chính của họ là kết nối thương hiệu với khách hàng để từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Phân biệt Marketer với Marketeer.

Trong khi có không ít người nhầm lẫn các thuật ngữ này với nhau và coi chúng là một, thực tế là chúng có những ý nghĩa rất khác nhau.

Theo từ điển Oxford, khác với Marketer là những người làm Marketing nói chung ở cấp độ rộng lớn và chuyên nghiệp hơn, Marketeer là khái niệm dùng để chỉ những người bán các sản phẩm hay dịch vụ trong một kiểu thị trường (cụ thể) nhất định.

Theo một góc nhìn khác, Marketer làm nhiều các công việc có trong Marketing và hướng đến lợi nhuận chung của tổ chức, Marketeer chịu trách nhiệm cho một hoặc một số sản phẩm hoặc thị trường đặc biệt nào đó.

Phân loại một số kiểu (vai trò) Marketer thường gặp trong các doanh nghiệp.

Cũng tương tự như các cách phân loại marketing ví dụ như Traditional Marketing và Digital Marketing hay Brand Marketing và Performance Marketing, Marketer cũng có thể được phân chia thành các kiểu tương ứng.

  • Brand Marketer: Những người làm các công việc marketing với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển giá trị hay tài sản thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu, mức độ yêu thích thương hiệu (Brand Love) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
  • Performance Marketer: Mục tiêu chính của các nhà tiếp thị này là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Digital Marketer là gì: Chủ yếu làm việc trên các nền tảng kỹ thuật số như website, Google Analytics, Facebook hay Google, Digital Marketer gắn liền với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số và thường là chịu trách nhiệm cho cả Brand Marketing và Performance Marketing.
  • Content Marketer là gì: Có nghĩa là các nhà tiếp thị nội dung làm các công việc liên quan đến Content Marketing, tức sản xuất và phân phối nội dung (Content) để đạt được các mục tiêu Marketing.
  • Social Media Marketer: Chịu trách nhiệm chủ yếu các hoạt động Social Media và Social Media Marketing, các nhà tiếp thị này tập trung vào việc thúc đẩy mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
  • PR Marketer: Những người làm các công việc liên quan đến quan hệ công chúng và giới truyền thông. Bạn có thể xem PR là gì để hiểu sâu hơn về khái niệm này.
  • Full Stack Marketer là gì: Là một trong những “từ khoá” khó nhằn nhất, các Full Stack Marketer thường là những người có kinh nghiệm làm việc trên nhiều các phạm vi công việc hay vai trò khác nhau. Ví dụ thay vì chỉ tập trung vào Content Marketing hay Social Media, Full Stack Marketer đảm nhận hết (hoặc nhiều nhất) các công việc này.
  • B2C Marketer: Những người làm marketing trong các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (cuối).
  • B2B Marketer: Những người làm marketing trong các doanh nghiệp bán hàng đến các doanh nghiệp thay vì là người tiêu dùng cuối.

T-Shape Marketer là gì?

T-Shaped Marketer hay một nhà tiếp thị hình chữ T là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.

Ví dụ, bạn có thể giỏi về content marketing. Bạn từng trải qua các vị trí và công việc content marketing khác nhau và cũng dành được không ít những thành tích với nó.

Nhưng bạn cũng hiểu biết (và thực hành) về các khía cạnh marketing khác như email marketing, các kênh quảng cáo có trả phí (paid media), social media, xây dựng cộng đồng và SEO chẳng hạn. Chỉ là với những thứ này bạn không thực sự giỏi và nhiều thành tích như chuyên môn chính và sâu của bạn.

Đây là mô hình về một t-shaped markter.

t shaped marketer là gì
t shaped marketer là gì

Optimizer Marketer là gì hay họ là ai?

Hiểu một cách đơn giản, Optimizer Marketer là kiểu Marketer tập trung vào các hoạt động hướng đến mục tiêu là tối ưu các chiến dịch hay công việc đang làm. Đó có thể là tối ưu chi phí quảng cáo hay tối ưu chi phí để có được một khách hàng tiềm năng.

Game Changer Marketer là gì hay họ là ai?

Gần như là ngược lại hoàn toàn với những gì mà các Optimizer Marketer coi là ưu tiên hàng đầu, Game Changer Marketer mô tả chân dung của một Marketer trong đó người này luôn tìm cách để thay đổi cuộc chơi (Game Changer), thay đổi vị thế, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hay khác biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh.

Vai trò của các Marketer đối với các doanh nghiệp.

Là một trong những vị trí “HOT” nhất tại các doanh nghiệp, đặc biệt trong những năm trở lại đây khi hầu hết các thương hiệu hay doanh nghiệp đều tập trung vào chuyển đổi số và thương mại điện tử (eCommerce).

Dưới đây là một số vai trò chính mà các Marketer có thể mang lại.

Thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu.

Cũng tương tự như khái niệm marketing và thương hiệu, marketer được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán những sản phẩm giống hoặc tương tự nhau.

Khi mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp không chỉ là theo cơ chế trao đổi hay 1-1, khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về các sản phẩm hay dịch vụ họ cần, xây dựng mối quan hệ với khách hàng trở thành mục tiêu quan trọng hơn bao giờ hết.

Dù cho bạn là Brand Marketer hay Digital Marketer thì bản chất vai trò của bạn vẫn là tăng mức độ tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ với họ trên nhiều điểm chạm, và từ đó hướng họ thực hiện nhiều hành động có lợi cho thương hiệu (và cả chính họ).

Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Như đã phân tích ở trên, khi khách hàng hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là yếu tố then chốt.

Bằng cách gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu cũng như sở thích của họ trên nhiều nền tảng khác nhau, doanh nghiệp xây dựng nên cho mình được những lợi thế cạnh tranh nhất định, thứ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng của khách hàng.

Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Với sứ mệnh là làm hài lòng khách hàng thông qua những nội dung, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, marketer đóng vai trò chính (bên cạnh đội ngũ bán hàng) trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng.

Ví dụ, nếu bạn là một Social Media Marketer, khi bạn có thể hiểu và cung cấp những nội dung phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu của mình trên Facebook hay TikTok, họ sẽ dần trở thành người ủng hộ thương hiệu và cân nhắc mua các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.

Thành công của một Marketer đến từ đâu?

full stack marketer
Thành công của một Marketer đến từ đâu?

Có lẽ là một trong những câu hỏi “khó” có câu trả lời chính xác nhất và cũng được nhiều bạn marketer quan tâm nhất (đặc biệt là các bạn mới có ý định bước vào nghề marketing) đó là đâu là những yếu tố góp phần tạo nên thành công của một marketer.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể và cách định nghĩa “thành công”, dưới đây là những yếu tố chính giúp xây dựng nên một marketer giỏi mà bạn có thể tham khảo.

Sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Bạn hiểu thế này, vì đa số các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cơ bản là có sẵn và không nhiều marketer có khả năng hay quyền hạn để thay đổi nó, một sản phẩm có khả năng đáp ứng được (tối ưu nhất) nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến kết quả là sản phẩm đó dễ bán hơn, và hiển nhiên vì marketer là người đang bán nó, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của họ.

Marketer giỏi không có nghĩa là bạn phải cố gắng để bán những thứ mà người tiêu dùng không cần và cho rằng mình không có năng lực khi mọi thứ thất bại.

Chiến lược giá bán.

Giả sử bạn đang là marketer trong một doanh nghiệp có sản phẩm rất tốt tuy nhiên vì một lý do nào đó khách hàng không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp đưa ra, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả của công việc của bạn.

Nếu bạn có quyền hạn để thay đổi chiến lược giá hoặc bạn có thể để xuất với các bên liên quan để thay đổi, bạn nên làm như vậy.

Marketer giỏi hay thành công là marketer linh hoạt với mọi tình huống hay bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải an bài với những thứ đang có.

Mức độ đầu tư vào các hoạt động Marketing và bán hàng.

Cách đây khoảng 8 năm vào năm 2014, khi mình đảm nhận vai trò Digital Marketer cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ (SaaS), vì mọi thứ đều rất mới, công ty cũng ít có ngân sách đầu tư vào marketing và bán hàng, công việc chủ yếu của mình là “Organic Marketing” với ngân sách có thể nói là bằng 0.

Dù kết quả có được khá ấn tượng tuy nhiên với những nguồn lực đã đầu tư, bạn có thể hiểu rằng hiệu ứng bán hàng hay tốc độ tăng trưởng lại không được như kỳ vọng.

Marketer không phải là thần thánh, cũng không phải biến từ không thành có, tất cả kết quả có được đều tương ứng với một nguồn lực đầu tư nhất định.

Trách nhiệm của chính Marketer.

Cũng như bất cứ công việc nào khác như kế toán, bán hàng hay công nghệ, người làm marketing muốn thành công thì cần sự nỗ lực và trách nhiệm rất lớn từ bản thân.

Trách nhiệm giúp bạn hình dung rằng, bạn đang làm cho chính mình chứ không chỉ là cho doanh nghiệp, trách nhiệm khiến bạn tập trung và cố gắng hoàn thành công việc thay vì đổ lỗi cho người khác.

Thành công hay thất bại, dù là marketer hay bất kỳ ai, vẫn là vấn đề của chính bạn, một phần do bạn quyết định chứ không phải do bất cứ ai khác.

Đam mê với nghề.

Có một thực tế là không ít các bạn marketer đến với nghề vì tò mò, vì bạn bè rủ rê hay bất cứ lý do nào khác chứ không phải vì đam mê của chính họ.

Bạn thử hình dung xem, bạn có thể làm được bao nhiêu giờ mỗi ngày, nỗ lực được không nếu những gì bạn đang làm không khiến bạn vui và cố gắng nhiều hơn mỗi ngày.

Trong khi bạn có thể có được một công việc về marketing mà không cần phải đam mê hay thứ gì đó to tát hơn, liệu bạn có đủ năng lượng hay nhiệt huyết để đi xa hơn, vượt qua nhiều thách thức hơn, và cuối cùng có được các vị trí cao hơn?

Dù cho bạn học gì, ở đâu và trường nào hay bạn được ai hướng dẫn, nếu bạn không đam mê tìm tòi nghiên cứu và học hỏi mỗi ngày, thành công chỉ là một cơn gió thoáng qua.

Năng lực của bản thân Marketer.

Khi nói đến năng lực nghề nghiệp nói chung, trong khi bạn có thể nỗ lực để cải thiện các kỹ năng hay năng lực của bản thân, mỗi người thường chỉ có một số sở trường hay tố chất nhất định, chọn nghề mình mạnh nhất là một trong những cách để giúp bạn thành công hơn, dù cho đó là marketing hay bất cứ ngành nào khác.

Tiếp đến, một khi bạn đã chọn để trở thành một marketer, thì sẽ ai sẽ là người quyết định năng lực của chính bạn?

Hiển nhiên câu trả lời đó là chính bạn, giả sử bạn gặp được những người sếp, những thầy cô hay người hướng dẫn nào đó cho bạn nhiều kiến thức hay hoặc tư duy tốt, liệu bạn có thành công được không nếu bạn không không ngừng làm việc và rèn luyện?

Marketer giỏi cần có khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm và học hỏi.

Marketer và những người hướng nội – Introvert.

Theo một nghiên cứu từ Harvard, bởi bản chất người hướng nội có khả năng tập trung cao, họ lắng nghe nhiều hơn là nói, đồng thời họ cũng tập trung vào ý nghĩa của các sự kiện xung quanh, họ có khả năng kết nối tốt hơn với khách hàng.

Một chuyên gia biết: “Nếu tôi phải đặt cược, những marketer giỏi nhất của tương lai sẽ là những người hướng nội. Những người sẽ dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe, suy ngẫm sâu sắc và thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa.”

Những lầm tưởng cơ bản nhất về khái niệm Marketer là gì?

Marketer là chạy quảng cáo.

Trong khi chạy quảng cáo có thể là một trong số các công việc của marketer, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, nhân viên chạy quảng cáo hay Advertiser không phải là Marketer.

Theo các cấu trúc và mô hình marketing, khi người làm marketing hay marketer sẽ phải làm các công việc từ nghiên cứu thị trường, phân khúc và định vị thị trường mục tiêu đến các hoạt động khác như tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), quảng cáo chỉ là 1 phần rất nhỏ trong Marketing-Mix chứ không phải là công việc chính hay những gì marketer hướng tới.

Marketer là người chịu trách nhiệm chính cho việc bán hàng.

Bán hàng là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào và đó cũng là mục tiêu hàng đầu của các marketer, tuy nhiên doanh số bán hàng có được ảnh hưởng từ nhiều bộ phận và vị trí khác nhau như bán hàng, chăm sóc khách hàng, công nghệ hay sản phẩm…

Từ góc nhìn này, marketer không thể là người chịu trách nhiệm chính cho doanh số.

Marketer là nhà tiếp thị.

Như đã đề cập đến từ các phần đầu, Marketer hay Marketing sẽ không chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra là Nhà tiếp thị hay Tiếp thị.

Nếu tiếp thị được hiểu theo nghĩa chào bán hay giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng, tiếp thị chỉ là một công việc nhỏ trong phần Xúc tiến (P4) của toàn bộ quá trình quản trị marketing tổng thể.

Những kỹ năng chính cần có của một Marketer là gì?

marketer
Những kỹ năng chính cần có của một Marketer là gì?

Trong khi cũng tuỳ thuộc vào từng vị trí công việc hay cấp độ cụ thể, hoặc tuỳ thuộc vào từng bối cảnh thị trường khác nhau, các marketer có thể cần có những bộ tố chất và kỹ năng khác nhau, dưới đây là một số kỹ năng chính.

Sáng tạo.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sáng tạo là kỹ năng quan trọng thứ ba mà nhân viên cần có để phát triển trong tương lai khi tự động hóa tiếp tục xâm nhập vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tiếp đó thì giải quyết các vấn đề phức tạp và tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng đầu tiên và thứ hai.

Với Marketer, khi thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn đồng thời hành vi hay sở thích của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, bên cạnh đó là hàng loạt các công cụ và nền tảng quảng cáo đang có xu hướng tự động hoá nhiều hơn thông qua AI và công nghệ máy học (Machine Learning), sáng tạo là yếu tố quan trọng quyết định mức độ thành công của các thương hiệu cũng như người làm marketing.

Tự nhận thức và tự nghiên cứu.

Nếu sáng tạo có thể giúp các marketer khác biệt hoá thương hiệu của họ với đối thủ cạnh tranh hay thu hút nhanh hơn sự chú ý của đối tượng mục tiêu.

Khả năng tự nhân thức và tự nghiên cứu có thể giúp marketer trả lời các câu hỏi các câu hỏi mà những người khác không thể hỗ trợ hay khách hàng không tự nói ra.

Chẳng hạn để kiểm tra xem một ý tưởng nội dung nào đó mà bạn cho rằng khách hàng có thể thích, thông qua các số liệu phân tích có được bạn có thể tự xác nhận các ý tưởng hay đề xuất ban đầu của mình.

Xây dựng nội dung (Content Creation).

Dù cho bạn đang là một Content Marketer hay Brand Marketer hoặc Performance Marketer, dù cho bạn đang thực hiện các hoạt động marketing trên nền tảng nào, thứ cuối cùng mà khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung (Content).

Để khách hàng có thể tương tác lại với thương hiệu, các kỹ năng như hiểu nền tảng, hiểu công cụ hay hiểu sản phẩm là chưa đủ, các marketer cần cung cấp các thông điệp phù hợp với họ (trong từng tình huống hay hành trình khách hàng cụ thể).

Phân tích dữ liệu (Data Analysis).

Data Driven Marketing hay làm marketing được định hướng và dẫn dắt bởi dữ liệu là từ khoá của bối cảnh kinh doanh mới, data hay dữ liệu là tài sản của mọi doanh nghiệp.

Với tư cách là những marketer, chúng ta thử nghĩ rằng liệu mình có thể làm được gì nếu cứ mãi xây dựng các chiến lược theo các ý niệm chủ quan của bản thân?

Liệu khách hàng có nghe những gì chúng ta nói nếu chúng ta không cung cấp mọi thứ từ sản phẩm, dịch vụ đến các thông điệp thương hiệu theo nhu cầu cá nhân của họ và theo cách chúng ta thấu hiểu họ?

Bằng cách thu thập nhiều nhất các dữ liệu từ nhiều các điểm chạm hay nền tảng khác nhau, các marketer đang cho chính họ thêm cơ hội để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Quảng cáo.

Liên quan đến khái niệm quảng cáo, môt phần nhiều người đồng nghĩa Marketer với Advertiser (Nhà quảng cáo) vì đối với không ít các doanh nghiệp, quảng cáo là động lực chính thúc đẩy họ tăng trưởng.

Mặc dù không phải là tất cả những gì marketer cần làm trong suốt quá trình làm việc, tuy nhiên, khi doanh nghiệp tiếp tục coi quảng cáo là kênh chính để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng, marketer nên trang bị sẵn cho mình các kỹ năng cần thiết.

Marketing trên công cụ tìm kiếm (SEO và SEM).

seo là gì
Marketer là gì? Marketing trên công cụ tìm kiếm (SEO và SEM).

Suốt quá trình diễn ra Covid-19, khi mọi người bao gồm cả người tiêu dùng ở nhà và tìm kiếm nhiều hơn, gặp gỡ khách hàng trên các công cụ tìm kiếm là một điểm chạm cần có.

Bằng cách hiểu và tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm (SEO), đồng thời tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ quảng cáo có trả phí (Google Ads), những gì mà các marketer có thể mang lại cho thương hiệu là rất lớn.

Trải nghiệm.

Mặc dù có rất ít người quan tâm đến kỹ năng này, tuy nhiên theo góc nhìn của MarketingTrips, vì những gì marketer cần làm và thuyết phục nằm ở phía khách hàng và thị trường, một marketer có trải nghiệm sống, trải nghiệm ngành hàng, trải nghiệm các bối cảnh kinh doanh càng nhiều thì họ càng có nhiều cơ hội thành công.

Tư duy (Mindset) và trí tưởng tượng.

Một trong những sai lầm lớn nhất của các marketer mới đó là quá tập trung vào công cụ (chẳng hạn như cách set up quảng cáo…) trong những ngày đầu bước chân vào nghề.

Nhiều bạn cho rằng chỉ cần ai đó “cầm tay chỉ cách chạy quảng cáo” hay nắm được cách sử dụng công cụ (tools) là có thể trở thành một marketer.

Sự thật là, như đã phân tích ở trên, một marketer thành công là marketer có tư duy tốt về khách hàng, kinh doanh, sản phẩm, đối thủ, thị trường và cả khả năng dự báo hay tưởng tượng về những thứ mà khách hàng có thể đón nhận. Công cụ, nền tảng hay thực thi chỉ là cách thể hiện hay hiện thực hoá các tư duy nói trên.

Bạn cứ thử hình dung rằng, nếu bạn hiểu được, tư duy được thì bạn mới từng bước thực thi được, còn một khi bạn không biết mình nên và cần làm gì thì liệu bạn có làm được gì hay tools sẽ giúp ích bạn như thế nào?

Những trách nhiệm hay công việc chính mà một Marketer có thể làm là gì?

Như đã phân tích ở trên, dựa theo các kiểu hay vai trò Marketer khác nhau, họ có thể tập trung hoặc đảm nhận các trách nhiệm công việc khác nhau như:

  • Xây dựng chiến lược tổng thể cho các hoạt động marketing.
  • Xây dựng nội dung trên mạng xã hội (Social Media Marketing).
  • Xây dựng nội dung cho quảng cáo.
  • Xây dựng nội dung chuẩn SEO cho các công cụ tìm kiếm (SEO Content).
  • Vận hành và tối ưu quảng cáo trên các nền tảng khác nhau (Google, Facebook, TikTok…).
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Xây dựng thương hiệu.
  • Phân tích các dữ liệu có được.
  • Quản trị và tối ưu website.
  • Và nhiều công việc khác.

Những câu hỏi các Marketer thường thắc mắc.

  • Nếu học trái ngành và muốn gia nhập ngành marketing hay muốn trở thành một marketer, mình nên bắt đầu từ đâu?

Nếu bạn đã hiểu bản chất của marketer là gì và nó khác với các nhà quảng cáo như thế nào, có thể bạn đã bắt đầu có được những hình dung đúng.

Để có thể bước vào ngành marketing và trở thành một marketer chuyên nghiệp, bạn cần bắt đầu học từ những kiến thức và tư duy căn bản về marketing (từ các mô hình quản trị marketing), thấu hiểu các thuật ngữ và có được nền tảng căn bản về xây dựng nội dung.

Sau khi đã có được những tư duy đúng và hình dung được các công việc cần làm của một marketer (bạn không nhất thiết phải làm được việc và ra kết quả trong những ngày đầu), bạn có thể cần bắt đầu tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số như website, fanpage hay các nền tảng quảng cáo phổ biến khác.

Đến giai đoạn này, khi bạn đã bắt đầu có thể tự thực thi các công việc đơn giản của một marketer, bạn cần LÀM nhiều hơn và liên tục để học hỏi và rút ra kinh nghiệm.

Lặp lại quá trình này liên tục trong tương lai.

Có một số quan điểm sai lầm của không ít các bạn mới là chỉ cần học công cụ quảng cáo là có thể trở thành marketer hay tập trung quá nhiều vào công cụ ở những ngày đầu gia nhập ngành, kết quả là họ thường sẽ không đi xa hơn với công cụ trong tay vì cái họ cần là những tư duy “nhập môn” đúng và bài bản ngay từ đầu còn công cụ hay thực thi có thể dần dần thử nghiệm sau trong quá trình làm việc.

Chúng ta cứ thử hiểu rằng, chúng ta có thể thử và làm gì nếu chúng ta không biết việc để làm hoặc tư duy sai về cách làm, đây là lúc mà tư duy (Mindset) thể hiện rõ vai trò của nó.

  • Modern Marketer là gì?

Modern Marketer có nghĩa là người làm marketing hiện đại (Modern Marketing). Trái ngược với khái niệm Traditional Marketer, các Modern Marketer tập trung vào khách hàng mục tiêu và các chỉ số kinh doanh cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng.

  • Brand Marketer là gì?

Brand Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là nhà tiếp thị thương hiệu, những người thuộc bộ phận marketing hoặc thương hiệu chuyên làm các công việc liên quan đến Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu.

  • Performance Marketer là gì?

Performance Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà tiếp thị hiệu suất, khái niệm mô tả chân dung của một người làm các công việc liên quan đến Performance Marketing nói riêng và marketing nói chung trong doanh nghiệp.

Cũng như các vị trí khác trong ngành marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, ngành hàng khác nhau hay mục tiêu chiến lược khác nhau, vai trò và nhiệm vụ của các Performance Marketer có thể rất khác nhau.

  • Content Marketer là gì?

Content Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer, khái niệm được hiểu đơn giản là những người sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (content) với mục đích cuối cùng là đạt được các mục tiêu marketing.

Content Marketer khác với Content Creator và Copywriter. Trong khi đều là những người làm về Content, các vai trò này cũng có những điểm khác nhau.

  • Digital Marketer là gì?

Digital Marketer cũng tương tự các vị trí khác trong ngành Marketing như Content Marketer, Full Stack Marketer hay Brand Marketer, Marketer là tên gọi gốc dùng để chỉ những người làm Marketing, còn tuỳ thuộc vào việc công việc của họ tập trung vào phương thức tiếp cận nào, họ sẽ được gắn liền với các tên gọi tương ứng.

Digital Marketer chính là những người làm Digital Marketing.

  • Full Stack Marketer là gì?

Cũng có phần tương tự như các Stack trong ngành khoa học máy tính hoặc lập trình, tức sẽ chứa nhiều các phần tử dữ liệu con khác nhau, trọng phạm vi kinh doanh mà cụ thể là marketing, Stack được hiểu là một bộ (một set) các kiến thức và kinh nghiệm khác nhau.

Từ góc nhìn này, Full Stack Marketer hay những thuật ngữ liên quan khác như Full Stack Marketing, Full Stack Digital Marketing…dùng để chỉ các marketer có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ và công việc khác nhau liên quan đến Marketing nói chung.

  • Hybrid Marketer là gì?

Một Hybrid Marketer hay hiểu đơn giản là nhà tiếp thị đa năng là những người làm marketing được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ về thương hiệu, hiểu biết sâu sắc về PR, am hiểu yếu tố kỹ thuật số và các phương pháp phát triển các nền tảng như website hay ứng dụng để đáp ứng nhiều nhu cầu của một môi trường tiếp thị tích hợp.

  • T Shaped Marketer là gì?

T-Shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.

  • Search Marketer là gì?

Search Marketer là những người làm marketing chuyên về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm thông qua cả công cụ có trả phí (Paid Search) lẫn tự nhiên (SEO) với mục tiêu cuối cùng là giúp website có thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

  • Marketer làm gì?

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể mà các doanh nghiệp có các yêu cầu khác nhau, bên cạnh đó là tuỳ vào từng marketer, họ cũng có thể lựa chọn các công việc mà họ muốn làm nhất.

Đó có thể là chạy quảng cáo, sáng tạo nội dung, nghiên cứu thị trường, quản trị website, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.

Kết luận.

Trở thành một Marketer chuyên nghiệp là một quá trình rèn luyện lâu dài chứ không phải là một hành động hay sự kiện nhất thời.

Bằng cách xác định đúng mục tiêu của mình với nghề nghiệp ngay từ đầu, hiểu bản chất của Marketer là gì và trang bị những tư duy đúng đắn, bạn có thể phát triển và đi hơn trong nghề sau quá trình làm việc và học hỏi thực tế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Campaign – ‘Dirt is Good’ và chiến dịch thành công của OMO

Cùng MarketingTrips tìm hiểu về chiến dịch truyền thông Marketing đình đám tạo dựng nên thành công của OMO trong lòng người tiêu dùng – ‘Dirt is Good’ – ‘Ngại gì vết bẩn’.

chiến dịch dirt is good
Case Study – ‘Dirt is Good’ và chiến dịch thành công của OMO

Mục tiêu của chiến dịch Dirt is Good – Ngại gì vất bẩn.

  • Quảng bá triết lý toàn cầu của OMO.

Cách thức tiếp cận với Dirt is Good.

  • Cộng tác với Google về phương pháp sáng tạo và cách thức tiếp cận chỉ có trên nền tảng.
  • Ra mắt 3 mẫu quảng cáo TrueView trên YouTube.
  • Nhắm mục tiêu theo sở thích, địa lý và nhân khẩu học mở rộng.
  • Quảng cáo được phân phối trên trang đầu trên YouTube (masthead).
  • Phân phối cũng livestream ngắn có chỉnh sửa.
  • Giới thiệu phim ngắn mang tính tuyên ngôn Dirt Is Good.
  • Tương tác với người dùng trong thời gian thực thông qua các bình luận và những cuộc thăm dò ý kiến.

Các kết quả đạt được từ chiến dịch Dirt is Good.

  • Quảng cáo đã tiếp cận được 16,4 triệu người dùng (duy nhất).
  • Quảng cáo trên trang đầu (Masthead) tiếp cận 76% người dùng duy nhất chỉ trong một ngày.
  • Trung bình, mỗi người dùng đã tương tác với quảng cáo trong 56s (trên Desktop).
  • Đạt giải vàng các chiến dịch Marketing hiệu quả MENA Effie Awards.

Ông Asad Rehman, Giám đốc Truyền thông của Unilever (sở hữu nhãn hàng OMO) cho biết:

“Bằng cách thúc đẩy cả phạm vi tiếp cận và tần suất hiển thị quảng cáo, YouTube góp phần giúp nâng cao nhận thức về thông điệp của chúng tôi. Chúng tôi chắc chắn có thể nói rằng chiến dịch đã thành công trong việc thu hút người dùng.”

Triết lý thương hiệu của Unilever với OMO.

Để tiếp thị các sản phẩm thuộc thương hiệu OMO, Unilever đã phát triển triết lý thương hiệu toàn cầu xoay quanh quan điểm “Dirt is Good” (tạm dịch là ngại gì vết bẩn).

Với triết lý này, OMO khuyến khích các bậc cha mẹ hãy cho trẻ tự do trải nghiệm các hoạt động khác nhau trong cuộc sống mà không cần phải lo lắng về bụi bẩn.

Ngoài ra, nhận thấy khi công nghệ phát triển cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, khi trẻ ngày càng ít có cơ hội hơn để vận động có thể và nâng cao khả năng sáng tạo, OMO sử dụng động cơ này để phát triển chiến dịch của mình.

Bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhóm sáng tạo của Google, thương hiệu và các Agency đã nắm bắt cơ hội sử dụng công nghệ và phạm vi tiếp cận của YouTube để truyền tải một thông điệp xã hội (social message) mang tính đột phá rằng các bậc cha mẹ không nên lo lắng về những vết dơ vì họ đang giúp trẻ định hình một tương lai tốt hơn.

Từ giai đoạn hình thành ý tưởng, OMO đã làm việc với Google để tạo ra những luồng phát trực tiếp hấp dẫn và tối đa hóa các định dạng quảng cáo trên YouTube bao gồm quảng cáo TrueView và Masthead.

Khả năng liên kết thông điệp mạnh hơn với nhiều định dạng phong phú hơn.

Sử dụng tài nguyên từ Google, Agency và Unilever đã phát triển 4 giai đoạn của chiến dịch Dirt Is Good, tất cả các giai đoạn có liên kết và phối hợp chặt chẽ với nhau.

Đầu tiên, họ đã tạo ra hai biến thể khác nhau của quảng cáo TrueView theo kiểu TVC và được phân phối thông qua các quảng cáo trong luồng (in-stream ads). Các video “Bạn sẽ tức giận hay tự hào” có thời lượng 40 giây hoặc 16 giây và được đẩy theo tuần tự.

Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch dựa trên insight mà OMO đã phát hiện ra rằng trẻ em trung bình chỉ được chơi 48 phút mỗi ngày.

Để nhấn mạnh với các bậc cha mẹ về thực trạng trẻ em hiện ít được vận động hơn, chiến dịch đã tập trung thể hiện điều này đầu tiên.

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bộ phim kéo dài 23 giờ 12 phút cho thấy hình ảnh một đứa trẻ không làm gì khác ngoài việc ngồi trên băng ghế chơi trò chơi máy tính và ngủ.

Đây là video nổi bật trên trang đầu của buổi phát trực tiếp (livestream masthead) trên trang chủ YouTube với phạm vi tiếp cận hàng ngày cao.

OMO cũng đã mời người dùng tương tác thông qua một cuộc thăm dò ý kiến ​​của họ về lối sống của trẻ em trong video này.

Để đảm bảo tần suất và thông điệp luôn được chú ý, các bản chỉnh sửa phát trực tiếp ngắn hơn 15 giây sau đó đã được tiếp thị lại (re-marketing) cho những người dùng đã xem quảng cáo ở Masthead.

Bằng cách này, OMO có thể nhắc nhở mọi người về những điểm tiếp xúc mà họ đã có với thương hiệu trước đó (brand touchpoints). Việc nhắm mục tiêu rộng cùng với giới hạn tần suất (chỉ hiển thị quảng cáo một số lần nhất định trên mỗi người dùng) đã giúp OMO đạt được phạm vi tiếp cận như mong muốn.

Phần cuối của chiến dịch tập trung vào một bộ phim mang tính tuyên ngôn Dirt Is Good – “Dirty Today, Learning for Tomorrow” – trong đó những đứa trẻ tuyên bố rằng chúng cần phải được chơi để học bằng cách nói trực tiếp với mẹ của chúng.

Mục đích của điều này là để thay đổi nhận thức bấy lâu của hầu hết các bậc cha mẹ là bụi bẩn là xấu, để trẻ em có thể năng động, học hỏi và phát huy hết khả năng của mình.

Kết quả cho thấy mức độ tương tác cao.

Với những chuẩn bị kỹ lưỡng, từ chiến lược nội dung (Content Strategy), cách thức tiếp cận, phương thức giao tiếp với bố mẹ, đến các ý tưởng sáng tạo lớn (Big Idea), chiến dịch đã thực sự thành công.

Ông Alex Brunori, Trưởng nhóm Sáng tạo khu vực MENA của Google cho biết:

“Nó hoạt động cực kỳ hiệu quả. Quảng cáo masthead đã tạo ra một số tỷ lệ tương tác cao nhất mà chúng tôi từng thấy.”

Chúng tôi đã thấy tỷ lệ nhấp chuột (CTR) rất cao, mọi người thích tương tác với masthead và tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện thông qua phần bình luân và thăm dò.”

Chỉ trong một ngày, quảng cáo masthead đã tiếp cận 76% người dùng duy nhất xem chiến dịch Dirt is Good, tương đương với 12,4 triệu người dùng.

Trung bình, người dùng trên máy tính (Desktop) đã tương tác với quảng cáo trong 56,35 giây. Kênh YouTube của OMO đã thu được hơn 2.000 người đăng ký trong suốt chiến dịch.

Video Dirt is Good đạt được gần 1.300 lượt thích và được chia sẻ gần 500 lần.

Kết luận – Marketer học được gì từ chiến dịch truyền thông Marketing Dirt is Good của OMO.

Bằng cách cộng tác và được hỗ trợ sáng tạo từ Google, hiểu rõ các insights của thị trường và khách hàng mục tiêu, tận dụng các thử nghiệm quảng cáo mới, Dirt is Good là một trong những chiến dịch Marketing thành công nhất của OMO trên toàn cầu và tại thị trường Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Xu hướng Marketing 2022 cho Marketers

Bằng cách cập nhật và thích ứng nhanh với các xu hướng Marketing 2022, các thương hiệu có thể có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn khi cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng của mình.

xu hướng marketing 2022
Tổng hợp những xu hướng Marketing chính trong 2022

Kể từ khi khái niệm ‘cạnh tranh’ hay ‘kinh tế thị trường’ xuất hiện và thay thế cho giai đoạn ‘trao đổi hàng hoá ngang bằng’, marketing và thương hiệu cũng từ đó xuất hiện và phát triển không ngừng. Khi các yếu tố vĩ mô thay đổi khiến hành vi và sở thích của người tiêu dùng thay đổi, các xu hướng Marketing theo đó cũng thay đổi.

Bằng cách thích ứng nhanh với các xu hướng Marketing mới trong 2022, người làm marketing không chỉ xây dựng thêm được nhiều lợi thế dẫn đầu cho thương hiệu của họ mà còn cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn khi hiểu họ nhiều hơn.

Các nhóm chủ đề về xu hướng Marketing 2022 sẽ được đề cập trong bài bao gồm:

  • Xu hướng Marketing nổi bật trong 2022.
  • Xu hướng Social Media Marketing.
  • Xu hướng Content Marketing.
  • Xu hướng SEO.
  • Xu hướng ứng dụng Công nghệ, Kỹ thuật số (Digital) và Tự động hoá (AI).
  • Xu hướng về Social Commerce và eCommerce.
  • Xu hướng về nội dung được cá nhân hoá đến người dùng.

Dưới đây là nội dung chi tiết.

Các xu hướng Marketing nổi bật nhất trong 2022.

1. Influencer Marketing sẽ chuyển từ một xu hướng đơn thuần thành chiến thuật marketing phổ biến.

Theo một khảo sát từ HubSpot, khi được hỏi đâu là xu hướng làm marketing mà họ sẽ đầu tư nhiều nhất trong năm 2022, 34% các chuyên gia cho biết họ sẽ đầu tư vào Influencer Marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng.

Bên cạnh Influencer Marketing, các định dạng video ngắn và tối ưu website cho thiết bị di động cũng là các mối quan tâm hàng đầu.

Trong khi có khoảng 57% người làm marketing cho biết Influencer Marketing thực sự mang lại hiệu quả với họ, hơn 40% cho biết họ sẽ tăng ngân sách đầu tư trong 2022.

Liên quan đến chủ đề này, một câu hỏi được đặt ra là tại sao Influencer Marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng lại hiệu quả và được ưu tiên đến vậy?

Câu trả lời phù hợp nhất có thể là vì những người có ảnh hưởng hay những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là những chuyên gia trong các lĩnh vực hay nền tảng nhất định, họ nhận được nhiều sự tin tưởng của đông đảo đối tượng mục tiêu.

Những nhóm đối tượng mục tiêu này thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những gì mà những người có ảnh hưởng chia sẻ đến họ hoặc cộng đồng.

Ngoài ra, những micro-influencer cũng là trọng tâm của các thương hiệu trong 2022.

2. Các nội dung video đặc biệt là những video dạng ngắn (short-form video) sẽ tiếp tục bùng nổ.

Trong một số cuộc khảo sát khác nhau, hơn 31% những người làm marketing đang có ý định đầu tư nhiều hơn vào các video ngắn trong chiến lược của họ.

Trong khi các video dạng dài có thể cung cấp nhiều thông tin và chuyên sâu hơn, việc đưa các nội dung chuyên sâu vào từng video ngắn hiện đang tỏ ra hiệu quả hơn với không ít các thương hiệu.

Đặc biệt, khi người tiêu dùng ngày càng ít kiên nhẫn với các nội dung do thương hiệu cung cấp, các video ngắn lại càng mang lại nhiều giá trị hơn.

3. Trong 2022, người làm marketing có xu hướng ưu tiên việc tối ưu trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động.

Trong những năm trở lại đây, người tiêu dùng chủ yếu tương tác với các thương hiệu thông qua thiết bị di động cá nhân của họ.

Với hầu hết các ngành nghề kinh doanh khác nhau, hơn 50% người dùng truy cập các website của thương hiệu từ thiết bị di động.

Trong bối cảnh này, các thương hiệu sẽ ngày càng tập trung nhiều hơn trong việc tối ưu hoá các trải nghiệm của người dùng với thiết bị di động, khiến các nền tảng của họ trở nên “thân thiện hơn” và dễ điều hướng hơn.

Đối với các thương hiệu hiện đang chủ yếu thu hút sự chú ý của Gen Y và Gen Z, khi các trải nghiệm mua sắm trực tuyến của họ đều diễn ra trên thiết bị đi động, điều này càng trở nên cấp thiết hơn.

4. Các thương hiệu sẽ quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố xã hội hay trách nhiệm xã hội.

Mặc dù trách nhiệm xã hội không trực tiếp thúc đẩy các hành động tương tác của người dùng với các nội dung của thương hiệu, nhiều marketer cho biết họ vẫn tiếp tục đầu tư đến nó trong 2022.

Theo nghiên cứu của McKinsey, sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng sẽ có xu hướng ủng hộ nhiều hơn với các thương hiệu thể hiện sự quan tâm của họ đối với cộng đồng và xã hội nói chung.

Nhận thức được điều này, những người làm marketing sẽ tập trung nhiều hơn đến tính toàn diện, tính bền vững hoặc tìm cách lồng ghép các yếu tố trách nhiệm xã hội vào các thông điệp thương hiệu của họ.

5. Experiential Marketing hay Tiếp thị trải nghiệm có thể sẽ lại trở thành xu hướng marketing trong 2022.

Mặc dù không phải là xu hướng mới, sau hơn 2 năm đối mặt với đại dịch, khi hầu hết người tiêu dùng phải ở nhà và tương tác trực tuyến, họ thực sự cần những trải nghiệm thực tế với các thương hiệu trong 2022.

Experiential marketing hay tiếp thị trải nghiệm từ đây có thể sẽ tiếp tục trở thành xu hướng marketing chính, đặc biệt với các thương hiệu bán lẻ.

Ngoài ra, khi được kết hợp với các yếu tố công nghệ mới như thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR), các thương hiệu có nhiều cách hơn để gia tăng trải nghiệm của khách hàng tại các cửa hàng (vật lý).

Theo nghiên cứu từ HubSpot, khoảng 48% người làm marketing nói rằng họ sẽ tiếp tục đầu tư vào tiếp thị trải nghiệm trong năm 2022.

6. Nhiều doanh nghiệp hơn sẽ sử dụng SEO để thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên từ công cụ tìm kiếm.

Với tư cách là những người làm marketing, chúng ta hiểu rằng việc thúc đẩy khả năng được khám phá của các website của thương hiệu là rất quan trọng.

Mặc dù SEO không mới, tuy nhiên sau những khó khăn do đại dịch, đồng thời khi người tiêu dùng ở nhà và tìm kiếm nhiều hơn, chúng càng đóng vai trò lớn hơn.

Bạn có thể xem thêm xu hướng SEO 2022 để tìm hiểu rõ hơn về các xu hướng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm trong 2022.

7. Các sự kiện ảo (Virtual Events) vẫn sẽ tiếp tục phát triển tuy nhiên một số thương hiệu sẽ đầu tư ít hơn.

Vào năm 2022, chúng ta kỳ vọng rằng các chiến lược marketing kết hợp (Hybrid) sẽ tiếp tục là xu hướng như những gì chúng đã diễn ra trong 2021.

Vào năm 2021, 51% marketer đầu tư vào các sự kiện ảo, tuy nhiên, 17% trong số này có kế hoạch giảm đầu tư vào năm 2022.

Trên thực tế, khoảng 80% nhà tiếp thị dự định đầu tư ngân sách tương tự hoặc nhiều hơn vào các sự kiện ảo vào năm 2022.

8. Các nội dung âm thanh có thương hiệu (Branded Audio Content) là xu hướng marketing trong 2022.

Theo một nghiên cứu của HubSpot, khoảng 53% các doanh nghiệp đang tận dụng Content Marketing nhận thấy rằng “podcast hoặc các loại nội dung âm thanh khác” rất hiệu quả khi nói đến mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu (brand awareness).

Mặc dù hiện chỉ có 16% marketer nói rằng họ đã đầu tư vào xu hướng này, nhưng 34% trong số đó nhận định nó hiệu quả, khoảng 84% marketer dự định sẽ tiếp tục đầu tư với mức ngân sách tương tự năm 2021 hoặc nhiều hơn vào năm 2022.

9. Inbound Marketing sẽ tiếp tục là chiến lược hàng đầu để thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu.

Trong khi Inbound Marketing đã tồn tại trong nhiều năm, 27% nhà tiếp thị nói rằng họ sẽ tận dụng nó lần đầu tiên vào năm 2022, khoảng 11% người làm marketing nói rằng đây sẽ là khoản đầu tư lớn nhất của họ.

Inbound Marketing có thể là một tài sản quý giá để nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng lòng tin của người tiêu dùng thông qua những nội dung có giá trị.

Để có thể tận dụng tốt nhất xu hướng này, các thương hiệu nên bắt đầu với việc nghiên cứu chuyên sâu về khách hàng, đối thủ và cả thị trường nói chung.

10. Người tiêu dùng ngày càng mong đợi được trải nghiệm VR và AR trong quá trình mua sắm.

Vào năm 2021, khoảng 35% nhà tiếp thị đã tận dụng AR (thực tế tăng cường) hoặc VR (thực tế ảo) trong các chiến lược marketing của họ. Trong số này, 42% có kế hoạch tăng mức đầu tư vào năm 2022.

Nếu bạn còn chưa hình dung được VR hay AR sẽ được ứng dụng trong thực tế như thế nào thì hãy xem chiến dịch dưới đây của IKEA, IKEA PLACE giúp người dùng hình dung đồ nội thất ảo trong căn phòng rất thực của mình.

11. Nhiều thương hiệu hơn sẽ bắt đầu thử nghiệm các hình thức quảng cáo tự nhiên (Native Ads).

Vào năm 2021, 24% nhà tiếp thị toàn cầu mà HubSpot khảo sát hiện đang đầu tư vào định dạng quảng cáo tự nhiên Native Advertising. Trong năm 2022, 23% marketer dự định sẽ thử nghiệm nó lần đầu.

Liên quan đến định dạng quảng cáo này, hơn 36% nhà quảng cáo nói rằng nó hiệu quả, và có thể thúc đẩy ROI cho thương hiệu.

Vì Native Ads nhìn tự nhiên hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống như Banner Ads, định dạng này có khả năng thúc đẩy người dùng tốt hơn.

Ví dụ về hình thức quảng cáo tự nhiên Native Ads

Như bạn có thể thấy ở trên góc bên phải, vì Native Ads nhìn rất “tự nhiên” và giống với các nội dung khác trên các nền tảng mà nó hiển thị, nó trông có vẻ “không giống với các hình thức quảng cáo khác.”

Một số xu hướng Content Marketing chính được mong đợi trong 2022.

Trong khi có đến hơn 47% người mua mong đợi các thương hiệu cung cấp các nội dung hữu ích đến họ, Content Marketing hay Tiếp thị nội dung sẽ tiếp tục được nhiều doanh nghiệp đầu tư trong 2022.

Trên thực tế, vào năm 2022, Content Creator, Content Marketing Manager và Content Strategist là 3 vị trí được kỳ vọng có nhu cầu cao nhất.

Dưới đây là một số xu hướng Content Marketing chính bạn nên theo dõi.

1. Video sẽ tiếp tục là định dạng nội dung marketing hàng đầu.

Theo các khảo sát của HubSpot, cả năm 2021 và 2022, Video Content Marketing là một trong những định dạng marketing hiệu quả nhất.

Có đến hơn 59% người tham gia khảo sát sử dụng video trong chiến lược tiếp thị nội dung của họ, trong khi có 76% marketer tận dụng video coi đây là định dạng nội dung hiệu quả nhất của họ.

2. Blog – Mặc dù không mới nhưng vẫn là xu hướng content marketing trong 2022.

Trong khi khoảng 48% các doanh nghiệp coi blog (xây dựng nội dung trên website) là ưu tiên hàng đầu của họ trong các chiến lược tiếp thị nội dung, 56% các nhà tiếp thị đang tận dụng blog nói rằng nó hiệu quả và 10% nói rằng đó là loại nội dung tạo ra ROI cao nhất.

3. Case Study là định dạng nội dung hiệu quả trong việc thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu.

Case Study hay các định dạng nội dung (Content Format) nghiên cứu điển hình chuyên sâu cho phép khách hàng có những góc nhìn thực tế hơn về cách các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của họ.

Trong một số cuộc khảo sát, 64% các nhà tiếp thị sử dụng Case Study nhận thấy chúng hiệu quả và 15% cho biết chúng có khả năng mang lại ROI cao nhất trong số các định dạng nội dung mà họ từng sử dụng.

Một số xu hướng Social Media Marketing trong 2022.

Với khoảng hơn 4 tỷ người dùng các nền tảng mạng xã hội (Social Media) trên toàn cầu, sẽ là điều rất dễ hiểu khi các thương hiệu không thể bỏ qua.

Với khả năng tương tác và phản hồi tức thời, các nền tảng mạng xã hội thực sự mang lại nhiều giá trị cho cả thương hiệu lẫn khách hàng.

Dưới đây là một số xu hướng Social Media Marketing bạn có thể tham khảo.

1. TikTok sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các thương hiệu.

Khi người dùng, đặc biệt là những nhóm người dùng Gen Y và Gen Z tiếp tục tiêu thụ và dành nhiều thời gian hơn với các định dạng video ngắn, TikTok hay các nền tảng tương tự như Instagram Reels và YouTube Shorts lại có thêm cơ hội tăng trưởng.

Có tới 67% nhà tiếp thị có kế hoạch tăng đầu tư vào TikTok vào năm 2022. Trong khi đó, 10% marketer sử dụng mạng xã hội cho biết TikTok sẽ là nền tảng mà họ đầu tư nhiều nhất trong suốt cả năm.

2. Hầu hết những người làm marketing sẽ tập trung vào từ 3-5 nền tảng mạng xã hội trong chiến lược tổng thể của họ.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu sẽ ưu tiên cho những nền tảng khác nhau, 11% Social Media Marketer chỉ sử dụng 1 đến 2 nền tảng, 7% sử dụng 7 nền tảng trở lên và 64% hiện sử dụng 3 đến 5 nền tảng.

Để có thể xác định được đâu là nền tảng phù hợp với thương hiệu của mình, dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể sử dụng.

  • Quy mô đội nhóm và mức độ đầu tư của thương hiệu của bạn vào Social Media?
  • Nền tảng mạng xã hội nào có các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp nhất với mục tiêu của bạn?
  • Sẽ mất bao nhiêu thời gian để trở nên thành thạo một chiến lược trên từng nền tảng?
  • Khách hàng của bạn có đang ưu tiên nền tảng nào không?
  • Hay bạn kỳ vọng các số liệu nào từ các nền tảng đó và khả năng đáp ứng của chúng?

Các xu hướng SEO Marketing trong 2022.

61% nhà tiếp thị nói rằng tối ưu hoá hiệu suất của các công cụ tìm kiếm để tăng sự hiện diện trực tuyến của thương hiệu là ưu tiên hàng đầu.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang đầu tư hoặc sẽ đầu tư nhiều hơn vào SEO trong năm 2022, dưới đây là một số xu hướng bạn nên theo dõi.

1. Tối ưu từ khoá là một trong những mục tiêu quan trọng nhất.

Theo một số nghiên cứu, có đến 47% các doanh nghiệp hiện đang sử dụng những dữ liệu về tìm kiếm (search insights) để tối ưu chiến lược của họ.

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều đang tận dụng SEO và dữ liệu tìm kiếm, hơn 55% doanh nghiệp vẫn đang tìm cách để tối ưu từ khoá và xây dựng nội dung dựa định hướng từ các từ khoá.

Nếu thương hiệu của bạn đang muốn tận dụng xu hướng marketing “không mới” này trong 2022, các công cụ nghiên cứu từ khoá như Google Keyword Planner, Ahrefs hay SEMRush là những gợi ý dành cho bạn.

2. Xây dựng backlinks giúp thương hiệu có được tự tín nhiệm cao hơn và thứ hạng tốt hơn.

Khi nói đến việc tối ưu SEO hay nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm, backlinks cùng với đó là nội dung (Content) và thuật toán (RankBrain) là những thành phần quan trọng nhất.

Bằng cách liên kết website của bạn với nhiều thương hiệu (hay nhà xuất bản) uy tín hơn, bạn khiến các công cụ tìm kiếm như Google tin tưởng bạn nhiều hơn.

Những xu hướng Marketing liên quan đến tự động hoá và trí tuệ nhân tạo trong 2022.

Có đến 70% các chuyên gia marketing hiện đang sử dụng tự động hóa, 33% các marketer hiện chưa sử dụng có xu hướng đầu tư vào nó trong năm 2022.

Dưới đây là một số xu hướng Automation & AI Marketing chính trong 2022.

1. Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn vào tự động hoá (Automation) và Trí tuệ nhân tạo (AI).

Mặc dù ở Việt Nam, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo hay tự động hoá vẫn còn tương đối nhiều hạn chế, đây sẽ là những thành phần mang tính hỗ trợ rất lớn trong các hoạt động marketing nói chung.

Dưới đây là một số cách các doanh nghiệp đang ứng dụng nó:

  • Chatbots và trợ lý ảo: Thay vì như trước đây những người làm marketing phải tương tác trực tiếp với khách hàng trên các nền tảng như website hay mạng xã hội, với Chatbots hay các trợ lý ảo, các thương hiệu có thể trả lời hay hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào một cách tự động.
  • Xây dựng nội dung: Các công cụ hỗ trợ bằng AI cũng có thể giúp xây dựng các nội dung phục vụ cho mục tiêu quảng cáo và bán hàng.
  • Chấm điểm khách hàng tiềm năng: Hiện nay, có một số công cụ có khả năng chấm điểm và đánh giá chất lượng của các khách hàng tiềm năng (Lead) để từ đó thương hiệu có thể tập trung nhiều hơn vào các khách hàng chất lượng cao và ít hơn vào những khách hàng chưa có khả năng chuyển đổi. Một lần nữa, mặc dù các công cụ này vẫn tương đối mới ở Việt Nam, đó là xu hướng của những người làm marketing trong 2022.
  • Predictive Marketing: Với các nền tảng tự động hoá và được hỗ trợ bởi AI, chúng có khả năng sử dụng các dữ liệu lịch sử để phân tích và dự báo những nội dung mà khách hàng có khả năng tương tác cao nhất.

2. Quyền riêng tư của người dùng sẽ ngày càng được ưu tiên nhiều hơn.

Trong thế giới marketing nói chung và digital marketing nói riêng, dữ liệu luôn là tài sản vô giá đối với các doanh nghiệp.

Theo GDPR, các tổ chức hay doanh nghiệp phải đảm bảo rằng dữ liệu của họ được thu thập một cách hợp pháp và an toàn đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của người dùng.

Vào năm 2021, Apple hạn chế việc thu thập dữ liệu của người dùng, trong 2022, Apple sẽ tiếp tục tung ra các bản cập nhật khác nhằm mục tiêu bảo vệ người dùng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, 2022 cũng là năm mà Google sẽ thử nghiệm nhiều hơn việc loại bỏ cookies theo dõi từ phía người dùng.

Trước bối cảnh này, những người làm marketing sẽ cần ưu tiên dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) nhiều hơn, và hạn chế dữ liệu từ các bên thứ 3 hơn.

Kết luận.

Bằng cách thích ứng nhanh với các xu hướng Mareketing 2022, những người làm marketing và thương hiệu có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời có cơ hội trở thành TOM trong tâm trí của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nguồn: MarketingTrips

Khai giảng khoá học Digital Marketing Generalist (DMG) – 03

Nằm trong chuỗi các khoá học được hướng dẫn trực tiếp bởi đội ngũ sáng lập của MarketingTrips, Digital Marketing Generalist 03 lại tiếp tục khai giảng khoá mới.

Digital Marketing Generalist 03
Khai giảng khoá học Digital Marketing Generalist (DMG) – 03

Tại sao lại là Digital Marketing Generalist (DMG)?

Xuất phát từ góc nhìn mong muốn xây dựng nên những “người đa năng” (Generalist) thay vì các chuyên gia (Specialist) chỉ với một số ít các kỹ thuật cụ thể, chương trình DMG được thiết kế bởi MarketingTrips nhằm mục tiêu giúp học viên phát triển rộng và xa hơn trong ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng trước bối cảnh kinh tế mới.

Sau khoá 1 và khoá 2 sắp hoàn thành, MarketingTrips tiếp tục tuyển sinh khoá 03 – Digital Marketing Generalist (DMG) – 03

Mục tiêu của Digital Marketing Generalist.

  • Học viên được tiếp cận đa dạng kiến thức và kỹ năng để gia nhập ngay hoặc phát triển xa hơn trong nghề.
  • Có thể hiểu và tiếp cận các vấn đề trong ngành ở góc nhìn rộng hơn (Mindset & Emotional).
  • Chuyển hoá về tư duy, cảm xúc làm Marketing, Digital Marketing từ người hướng dẫn vốn đã trải nghiệm đa dạng các công việc khác nhau tại doanh nghiệp.

Thời gian học.

  • Mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 2h. Tối từ 19h – 21h thứ 3, 5, 7 hoặc thứ 2,4,6 hoặc tối thứ 3, 5, và sáng chủ nhật từ 9h-11h (Lịch học có thể thay đổi linh hoạt).
  • Các khoá học sẽ được khai giảng liên tục, các bạn đăng ký xong sẽ được liên hệ tư vấn và xếp lớp.
  • Học phí của chương trình: 11 triệu (VNĐ).
  • Link đăng ký để được tư vấn và xếp lớp: Tại đây

Các học viên phù hợp với Digital Marketing Generalist.

  • Những bạn học khác ngành và mong muốn chuyển sang ngành Marketing hoặc Digital Marketing.
  • Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing và quản trị kinh doanh.
  • Những bạn mới đi làm các công việc liên quan đến Marketing, Content, Quảng cáo, Digital Marketing và mong muốn tiếp cận thêm nhiều kiến thức và công cụ hơn.
  • Các bạn làm nghề kinh doanh tự do (hoặc chủ doanh nghiệp) mong muốn hiểu và thực thi Marketing, Digital Marketing theo cách tiếp cận tổng quan và toàn diện.

Người hướng dẫn.

Người hướng dẫn trực tiếp và duy nhất của chương trình Digital Marketing Generalist là Bạn Ngọc Trà Nguyễn (Founder & Admin của MarketingTrips).

Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề cùng quan điểm và cách tiếp cận nghề theo hướng Generalist (hiểu vấn đề từ bản chất, tiếp cận và làm nhiều thứ khác nhau), mong muốn của Admin là hướng dẫn và góp phần xây dựng nên nhiều Generalist khác.

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Từng đảm nhận vị trí Brand Manager, Marketing Manager tại AnDongPharma.
  • Từng đảm nhận vị trí Marketing Manager (Digital focused) tại VCCorp.
  • Từng đảm nhận vị trí Digital & Consumer Insight Manager tại Taco Vietnam (thương hiệu trà sữa ToCoToCo, Lẩu JiangHu và một số thương hiệu khác).
  • Từng đảm nhận vị trí Head of Marketing tại Hoa Thien Phu Pharma (thương hiệu Sắc Ngọc Khang, Hoa Thiên…).

Một số điểm cần lưu ý.

  • Để bảm đảo tính hiệu quả và tương tác, mỗi lớp sẽ có từ 5 đến không quá 15 học viên.
  • Chương trình được tổ chức qua Google Meet.
  • Các học viên sau khi tham gia sẽ gia nhập các Group riêng theo từng lớp để được hỗ trợ trong suốt và sau chương trình (người hướng dẫn sẽ tư vấn thông qua các case thực tế của học viên tại doanh nghiệp).
  • Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 18 buổi và mỗi buổi diễn ra trong 2 tiếng (chương trình có thể kéo dài hơn nếu học viên hỏi và tương tác nhiều).

Nội dung tổng quan của chương trình.

  1. Cấu trúc bộ phận Digital Marketing trong cấu trúc kinh doanh của tổ chức.
  2. Tổng quan về ngành Marketing và Digital Marketing.
  3. Các kỹ thuật phân tích và thấu hiểu đối tượng mục tiêu.
  4. Content Creation & Marketing (cho SEO, Ads, Blogs).
  5. Display Advertising – Programmatic Advertising – Native Advertising.
  6. Quảng cáo Google (GDN & Google Adwords).
  7. Quảng cáo Facebook (Facebook Ads).
  8. Cài đặt và thiết lập các công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc đo lường, phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.
  9. Tư duy về hình ảnh (Visual) cho nội dung và quảng cáo.
  10. Xây dựng chiến lược (kế hoạch) Digital Marketing.
  11. Hướng dẫn cơ bản về OKRs – Công cụ xây dựng mục tiêu và quản lý đội nhóm dựa trên các chỉ số hiệu suất và kết quả chính. 
  12. Các ví dụ thực tế (case study) sẽ được chia sẻ xuyên suốt chương trình.

Bạn cũng có thể xem chi tiết hơn về nội dung học tại đây.

Kết thúc chương trình.

  • Học phí của chương trình: 11 triệu (VNĐ).
  • Thông tin chuyển khoản:

Tên người nhận: Nguyễn Ngọc Trà

Ngân hàng: Vietcombank, CN Đông Sài Gòn

Số tài khoản: 0371 000 444 392

Nội dung chuyển khoản: DMG 03 – [Tên người chuyển]

  • Link đăng ký khoá học Digital Marketing Generalist 03: Tại đây

* Lưu ý: Vì mỗi lớp chỉ có tối đa 15 bạn, nên những bạn xếp lớp trước sẽ tham gia trước. Học viên có thể chuyển khoản thanh toán trước hoặc sau khi được xếp lớp.

Xin cảm ơn và hẹn gặp các bạn tại các buổi học!

Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing

Cùng tìm hiểu các nội dung như: Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing? Vai trò của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp? và hơn thế nữa.

Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing
Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing

Content Marketing gồm những gì? Content Marketing là khái niệm đề cập đến phương thức ứng dụng Content (Nội dung) vào các hoạt động Marketing nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh nào đó. Cùng với sự trỗi dậy của các xu hướng Marketing mới như Inbound Marketing hay Performance Marketing, Content Marketing hiện đang đóng một vai trò chiến lược ở hầu hết các doanh nghiệp.

Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:

  • Content Marketing gồm những gì?
  • Ví dụ về Content Marketing.
  • Content Marketer là ai?
  • Những kỹ năng quan trọng nhất của một Content Marketer.
  • Vai trò của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Các dạng hay loại hình chủ yếu trong Content Marketing.
  • Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Content Marketing.
  • Làm Content Marketing là làm những công việc gì?
  • Các vị trí về Content Marketing trong doanh nghiệp.
  • Sự khác biệt giữa Content và Content Marketing là gì?
  • Cách xây dựng một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.
  • Content Mapping là gì?
  • Cập nhật những xu hướng Content Marketing mới trong năm 2022.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Marketing bao gồm những gì?

Content Marketing là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Từ góc nhìn này, để có thể hiểu được khái niệm Content Marketing có nghĩa là gì, chúng ta cần hiểu Content là gì và Marketing là gì.

  • Content là gì:

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong phạm vi kinh doanh và marketing, Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Một số định dạng nội dung phổ biến có thể kể đến như video, hình ảnh, audio (âm thanh), văn bản (text), hay các kiểu nội dung kết hợp như Infographics và Slide.

  • Marketing là gì:

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến thuật ngữ Marketing, tuy nhiên định nghĩa từ “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler là đáng tham khảo nhất.

Theo Giáo sư Philip Kotler, Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Marketing xác định những nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng để từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Marketing cũng liên quan đến việc xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường, xác định phân khúc nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất và từ đây thiết kế ra những sản phẩm và chương trình quảng bá phù hợp nhất.

Tổng hợp những phân tích ở trên, Content Marketing có thể được hiểu là chiến lược marketing trong đó tập trung vào việc xây dựng và phân phối những nội dung có giá trị cho khách hàng với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy các hoạt động có lợi từ khách hàng tới thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Với Content Marketing, thay vì thương hiệu liên tục quảng cáo hay phân phối những nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc bán hàng tới khách hàng, họ sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau để tương tác với khách hàng, những nội dung hữu ích và giúp giải quyết các nỗi đau của khách hàng.

Ngoài ra như đã phân tích ở trên, Content Marketing sẽ bao gồm tất cả các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, xây dựng, phân phối và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu marketing.

Mục tiêu của Content Marketing là gì theo đó phụ thuộc vào mục tiêu chung của marketing như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành với khách hàng (Brand Loyalty), tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hoặc bán hàng.

Content Marketer là gì?

Cũng tượng tự như Marketer là những người làm marketing hay những nhà tiếp thị, Content Marketer là khái niệm dùng để chỉ những người làm chuyên về Content Marketing hay tiếp thị nội dung.

Trong khi Content Marketer là những người phụ trách các hoạt động sản xuất, xây dựng và tối ưu hoá nội dung, tuỳ vào từng mô hình kinh doanh hay mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, vị trí này cũng đòi hỏi các kỹ năng và năng lực khác nhau.

Những kỹ năng quan trọng nhất của một Content Marketer.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể yêu cầu những kiểu năng lực khác nhau, dưới đây là top những kỹ năng quan trọng nhất mà một Content Marketer nên có.

  • Kỹ năng hoạt định chiến lược.

Mặc dù có thể cấp thiết hơn với các cấp độ (level) cao hơn, hoạt định chiến lược nên là kỹ năng quan trọng nhất của các content marketer.

Vì vai trò chính của các content marketer là đạt được các mục tiêu marketing thông qua hoạt động xây dựng và phân phối nội dung, việc hiểu được yêu cầu từ marketing và sau đó lập nên một bản kế hoạch công việc cần làm trong ngắn hạn lẫn dài hạn được xem là ưu tiên hàng đầu.

  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu.

Một khi đã hiểu được vai trò của Content Marketing với thương hiệu là gì hay Content Marketer cần làm những công việc gì, bước quan trọng tiếp theo là bạn cần hiểu về khách hàng và thị trường của mình cũng như các dữ liệu bạn đang có được.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ xây dựng và tối ưu nội dung như thế nào nếu bạn không thấu hiểu về sở thích và nỗi đau của khách hàng hay bạn không hiểu những dữ liệu bạn có được đang muốn “nói” với bạn điều gì.

Bằng cách thực hiện các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và phân tích các dữ liệu thu thập được từ các kênh khác nhau, người làm Content Marketing có được một bức tranh toàn diện về đối tượng họ đang cần tương tác.

  • Kỹ năng viết nội dung quảng cáo (Copywriting).

Vì phần lớn mục tiêu của Content Marketing là phát triển tệp khách hàng tiềm năng và bán hàng, kỹ năng viết nội dung quảng cáo mang tính chuyển đổi cũng là yêu cầu quan trọng đối với các Content Marketer.

  • Kỹ năng biên tập nội dung (Editing).

Cũng tương tự như Copywriting, một Content Marketer giỏi cũng cần khả năng biên tập nội dung sao cho ngắn gọn, logic và dễ hiểu nhất.

Một nội dung được biên tập cẩn thận, không lỗi chính tả, được định dạng (format) rõ ràng là yêu cầu bắt buộc để níu chân khách hàng đọc và ra các quyết định, ngược lại nếu nội dung được trình bày cẩu thả và lộn xộn, chưa nói đến việc có chuyển đổi được khách hàng hay không, việc khiến họ ở lại tiếp tục đọc đã là rất khó.

  • Kỹ năng tối ưu hoá nội dung với công cụ tìm kiếm (SEO).
Cách ứng dụng Content Marketing vào SEO là gì?

Ngày nay, ngoài việc các nội dung được sản xuất ra cần có khả năng tăng mức độ tương tác trên các nền tảng như mạng xã hội hay email, việc “được tìm thấy” trên các công cụ tìm kiếm như Google cũng quan trọng không kém.

Những nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm và được xếp hạng cao không chỉ giúp các thương hiệu tối ưu hoá được mức độ tiếp cận của nội dung với khách hàng (mới), mà còn giúp họ tăng mức độ tin tưởng với thương hiệu hay thậm chí là khách hàng tiềm năng.

Một kỹ năng quan trọng cuối cùng của những người làm Content Marketing đó là kỹ năng kể chuyện.

Khi các nội dung khô khan về sản phẩm hay doanh nghiệp có thể khó khăn hơn trong việc xây dựng kết nối và cảm xúc với khách hàng, những nội dung được xây dựng theo lối dẫn dắt và kể chuyện là một cách thông minh mà thương hiệu nên tham khảo.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, kể chuyện làm cho thương hiệu dễ nhớ hơn và những thông điệp xây dựng theo hình thức này có thể giúp khách hàng nhớ nhanh hơn đến 22 lần so với các nội dung được xây dựng theo kiểu tường thuật số liệu.

Vai trò hay mục tiêu của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Trong thời kỳ khi mà mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và sự khác biệt về mặt tính năng của các sản phẩm không còn quá lớn, một thương hiệu thành công là thương hiệu luôn luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, gắn kết với khách hàng ở cấp độ con người và cảm xúc, Content Marketing cũng thể hiện được vai trò to lớn của nó từ đây.

Khi được áp dụng một cách bài bản và dựa trên các nghiên cứu thị trường cụ thể, dưới đây là những gì mà Content Marketing có thể mang lại cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Content Marketing giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Giả sử nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp mới hay công ty khởi nghiệp chẳng hạn, làm thế nào để các nhóm đối tượng mục tiêu có thể nhận biết (nhanh) về thương hiệu, về các sản phẩm và dịch vụ đằng sau các thương hiệu đó.

Có thể câu trả lời của bạn là bạn chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể biết đến mình.

Tuy nhiên, bạn sẽ nói gì với khách hàng của mình và liệu khách hàng (mới) của bạn có dừng lại để nghe bạn nói về các sản phẩm của mình.

Nếu chỉ đơn giản là bạn cung cấp các thông tin về tính năng của sản phẩm hay giá bán của nó thì bạn nên biết rằng khách hàng có vô số các lựa chọn khác trên thị trường mà thậm chí là tốt hơn nhiều so với bạn, vậy bạn nên làm gì?

Bằng cách ứng dụng Content Marketing vào quá trình tương tác với khách hàng, cung cấp những nội dung hữu ích để giải quyết các vấn đề của họ hay kể những câu chuyện truyền cảm hứng đến họ trước khi bán hàng, khách hàng sẽ nhanh chóng biết và nhớ đến bạn.

Content Marketing giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Trong khi mọi thứ xung quanh khách hàng không ngừng thay đổi, sở thích và tâm lý của họ cũng thay đổi, một câu hỏi đặt ra là liệu họ sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu của bạn nếu bạn không thay đổi cùng với họ và gắn kết với họ thông qua những nội dung ý nghĩa.

Ngoài các yếu tố bán hàng hay chuyển đổi khách hàng, nhờ vào những nội dung mang tính cảm xúc và gắn kết ở cấp độ con người, những nội dung mang tính đồng cảm cao, khách hàng có nhiều lý do hơn để lại với thương hiệu.

Nói cách khác, nếu mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng chỉ là vấn đề về bán hàng hay mua-bán, mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu là thấp nhất.

Ở góc độ ứng dụng Content Marketing, nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu thật sâu nhiều khía cạnh tâm lý và hành vi của khách hàng, hiểu họ cần gì và muốn gì từ thương hiệu để từ đó tương tác với họ ở cấp độ bạn-bè hơn là thương mại hoặc mua-bán đơn thuần.

Content Marketing giúp tăng tỷ lệ tương tác trên các kênh.

Vì mục tiêu của Content Marketing không chỉ là bán hàng, cũng không chỉ là nói về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, khi nhu cầu, sở thích hay nỗi đau của khách hàng mới là trọng tâm chính của nó, khách hàng sẵn sàng tương tác nhiều hơn với những thương hiệu hiểu họ nhiều hơn.

Content Marketing giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng ưu tiên tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và cung cấp những nội dung có ý nghĩa, đồng thời vì tỷ lệ tương tác cũng tốt hơn, ngày càng có nhiều khách hàng hơn tìm đến tương tác và mua hàng từ thương hiệu.

Ngoài ra, nếu thương hiệu đang đầu tư vào các hoạt động tối ưu hoá nội dung (SEO Content), khi thương hiệu có thể bắt gặp khách hàng ở điểm chạm tìm kiếm đồng thời cung cấp những nội dung dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về họ, một lần nữa thương hiệu lại có thêm cơ hội để chuyển đổi và bán hàng với họ.

Với các sản phẩm ít có rào cản về mặt thương hiệu hay tính năng sản phẩm, Content Marketing nên là những gì thương hiệu cần ưu tiên.

Các loại hình chủ yếu trong Content Marketing là gì?

Xuất phát từ thuật ngữ Content và Marketing, Content Marketing chứa đựng nhiều kiểu hay phương thức truyền tải khác nhau để đạt được các mục tiêu marketing khác nhau.

Dưới đây là một số hình thức phổ biến nhất về Content Marketing.

1. Social Media Content Marketing.

Với khoảng gần 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu với trung bình mỗi người dùng dành khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày, điều này giải thích tại sao Social Media Marketing hay việc phát triển nội dung trên các nền tảng này lại trở nên phổ biến.

Tuỳ vào từng đối tượng mục tiêu của các thương hiệu hay cách thức mà họ muốn tương tác với thương hiệu trên các nền tảng khác nhau, thương hiệu có thể cung cấp những kiểu nội dung khác nhau trên các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram hay YouTube.

2. Blog Content Marketing.

Blog Content Marketing chính là việc cung cấp những nội dung cho khách hàng thông qua các blog hay website của thương hiệu.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu trong từng bối cảnh cụ thể là gì, các nội dung trên Blog có thể được xây dựng và tối ưu theo những cách khác nhau.

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là “giáo dục” khách hàng, nội dung sẽ hướng đến việc cung cấp nhiều thông tin liên quan đến xu hướng hay những lợi ích của sản phẩm.

Nếu mục tiêu của thương hiệu là khách hàng tiềm năng (Lead), nội dung sẽ cần tập trung nhiều hơn đến các nỗi đau của khách hàng hay các giải pháp tối ưu mà thương hiệu có thể đáp ứng cho khách hàng (tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh).

Hay nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, các nội dung chuẩn SEO và website thân thiện với công cụ tìm kiếm là mục tiêu của Content Marketing.

3. Video Content Marketing.

Theo nghiên cứu, gần 70% người tiêu dùng nói rằng họ thích tìm hiểu về thương hiệu thông qua các nội dung video.

Thêm vào đó, đối với một số mục tiêu marketing như ghi nhớ về thương hiệu, cân nhắc tìm hiểu thêm về thương hiệu hay thậm chí là chuyển đổi bán hàng, các nội dung video (Video Content) thường tỏ ra hiệu quả hơn.

Theo “Báo cáo doanh thu quảng cáo trên Internet của IAB trong năm 2021”, Video và Audio Ads là hai định dạng ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, mức tăng trưởng chi tiêu đến 50% trong năm 2021.

4. Audio & Podcast Content Marketing.

Ví dụ về Podcast Content Marketing trên website HBR.
Ví dụ về Podcast Content Marketing trên website HBR.

Trong suốt đại dịch và những năm trở lại đây, lượng người dùng ưu tiên tiêu thụ các định dạng nội dung về âm thanh ngày càng tăng cao, gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên và ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.

Vì lý do này, ngày càng có nhiều thương hiệu bắt đầu đầu tư xây dựng các kênh truyền thông Audio hay Podcast của riêng mình.

Nếu bạn đã nghiện cứu sơ bộ và nhận thấy rằng khách hàng của bạn cũng ưu tiên các phương thức truyền thông này từ thương hiệu, đã đến lúc Audio & Podcast Content Marketing nên xuất hiện trong chiến lược Content Marketing của mình.

5. Infographic Content Marketing.

Bởi bản chất của các Infographic Content là những nội dung mang tính trực quan cao, thông tin truyền tải đến khách hàng được thể hiện dưới dạng đồ hoạ hay các biểu đồ rõ ràng và logic, đây cũng là một hình thức Content Marketing hiệu quả.

Nếu nội dung của thương hiệu có chứa đựng nhiều số liệu hay những chủ đề phức tạp, Infographic Content Marketing là một giải pháp để giúp khách hàng ghi nhớ nhanh và tốt hơn những thông điệp mà thương hiệu cần truyền tải.

6. Paid Ad Content Marketing.

Ví dụ về một nội dung Paid Ad Content Marketing trên nền tảng Faceboook.
Ví dụ về một nội dung Paid Ad Content Marketing trên nền tảng Faceboook.

Nếu các kiểu nội dung nói trên chủ yếu đề cập đến các cách thức tiếp thị nội dung tự nhiên (Organic Content Marketing), Paid Ad Content Marketing là khái niệm đề cập đến tất cả các nội dung marketing được truyền tải tới khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.

Với hình thức này, thương hiệu có thể hiện thị các nội dung quảng cáo ở bất cứ nơi đâu như trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), Banner hay các nội dung quảng cáo tự nhiên (Native Ads) trên các trang báo chí hay các nội dung được tài trợ thông qua những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer…).

Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Content Marketing.

Content Marketing Strategy là gì?

Content Marketing Strategy hay chiến lược tiếp thị nội dung là khái niệm đề cập đến các bản kế hoạch mang tính định hướng về mục tiêu và cách thức triển khai các hoạt động content marketing.

Content Marketing Strategy có thể bao gồm các nội dung như mục tiêu của Content Marketing với thương hiệu là gì, chân dung khách hàng của thương hiệu ra sao, những hình thức Content Marketing nào sẽ được ưu tiên sản xuất và tối ưu hay các KPIs cụ thể gắn liền với từng nền tảng phân phối nội dung.

Content Seeding là gì?

Content Seeding có thể được hiểu là “gieo trồng nội dung” hay “nội dung nguồn”, khái niệm đề cập đến những nội dung mà các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) chủ động xây dựng trên các nền tảng khác nhau.

Thông thường, những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer) hay thậm chí là khách hàng (UGC) là những người bắt đầu “gieo” các nội dung gốc đó.

Content Seeding cho phép các thương hiệu làm nổi bật các nội dung của họ ở những nơi mà khách hàng mục tiêu (TA) có thể nhìn thấy và bắt đầu tương tác.

Khi các nội dung của thương hiệu được “những bên thứ 3” chủ động chia sẻ và tương tác, những khách hàng khác coi đây là động lực và niềm tin để bắt đầu các cuộc hội thoại với thương hiệu.

Brand Content Marketing là gì?

Brand Content Marketing là những nội dung marketing được phục vụ chủ yếu cho các hoạt động và mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Những gì mà Brand Content Marketing hướng tới là tăng mức độ nhận biết của khách hàng với thương hiệu, tăng mức độ ghi nhớ về thương hiệu, tăng mức độ yêu thích hay trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Cũng vì lý do này, các nội dung marketing với mục tiêu thương hiệu thường ít đề cập đến việc bán hàng hay thậm chí là chỉ ra các tính năng hoặc lợi ích trực tiếp của sản phẩm, thay vào đó, mục tiêu của phương thức này là giúp khách hàng “có tình cảm” với thương hiệu thông qua những câu chuyện thương hiệu.

Performance Content Marketing là gì?

Trái ngược lại với Brand Content Marketing nói trên, Performance Content Marketing đề cập đến các nội dung marketing với mục tiêu chủ yếu là bán hàng hoặc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng.

Các nội dung marketing theo hình thức này theo đó thường gắn liền với các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ bán hàng, hay nói nhiều hơn về các nỗi đau của khách hàng kèm với các giải pháp đáp ứng từ thương hiệu để từ đó chuyển đổi khách hàng.

Cũng từ đây, các nội dung Performance Content Marketing sẽ ngắn và tập trung hơn so với các Brand Content Marketing.

Làm Content Marketing là làm những công việc gì?

Đối với hầu hết những newbie hay những content marketer mới, một trong những mối băn khoăn lớn nhất của họ là khi họ trở thành một content marketer hay làm content marketing thì họ cần làm những công việc chính là gì.

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể mà các công việc liên quan đến content marketing có thể khác nhau.

Mặc dù vậy, dưới đây là những công việc chính mà một content marketer thường phải làm nhiều nhất.

  • Nghiên cứu và phân tích khách hàng.

Để có thể cung cấp những nội dung mà khách hàng cần, công việc đầu tiên và quan trọng nhất với content marketing là nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng.

Dù cho đó là hiểu cách họ tiêu thụ nội dung, cách họ tương tác với nội dung hay bất cứ điều gì khác, “thấu hiểu” là từ khoá chính.

  • Nghiên cứu sản phẩm, thương hiệu hay các yếu tố nội bộ khác của doanh nghiệp.

Khi đã hiểu được khách hàng, các content marketer đã có được một phần thành công với công việc của họ. Bước tiếp theo họ cần làm là hiểu sản phẩm, thương hiệu hay các thông tin nội bộ khác của doanh nghiệp.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ viết gì hay xây dựng nội dung gì nếu bạn chưa hiểu tường tận về các sản phẩm hay dịch vụ của mình.

  • Viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá nội dung.

Khi nói đến Content Marketing, viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá được xem là những công việc trường kì và tốn nhiều thời gian hàng ngày nhất.

Bằng cách chuẩn bị cho mình những sự thấu hiểu về khách hàng, sản phẩm, đối thủ và thị trường, cộng với nhận thức rõ ràng về mục tiêu của Content Marketing là gì thông qua các hoạt động (chiến dịch) cụ thể, các content marketer bắt đầu xây dựng và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu chung của marketing.

Ví dụ nếu mục tiêu của content marketing hiện là có được các thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, công việc đầu tiên cần làm của các content marketer có thể là nghiên cứu và lựa chọn từ khoá (keyword).

  • Thu thập và Phân tích các dữ liệu có được.

Sau hàng loạt các hoạt động khác nhau, công việc cần làm tiếp theo của content marketing là thu thập và phân tích các dữ liệu có được từ các chiến dịch trên các nền tảng khác nhau.

Vì mục tiêu cuối cùng của content marketing là đạt được các chỉ số kinh doanh chung của marketing và doanh nghiệp, phân tích và đánh giá các số liệu là điều hết sức cần thiết.

Chẳng hạn như để đạt được mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, một content marketer đã sản xuất và phân phối một nội dung video trên nền tảng Facebook và sau đó sử dụng quảng cáo để gia tăng phạm vi tiếp cận.

Sau một khoảng thời gian, vì số liệu cho thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi có được từ video đó là rất thấp, nhiệm vụ của họ khi này là sản xuất các video với định hướng nội dung khác hay thậm chí là chuyển sang sử dụng các định dạng nội dung khác.

Các vị trí về Content Marketing trong doanh nghiệp.

Nếu sau khi bạn đã hiểu bản chất của content marketing là gì và những công việc bạn cần làm sau đó, dưới đây là các vị trí mà bạn có thể sẽ đảm nhận hay trải qua.

  • Content Marketing Executive: Những nhân viên phát triển nội dung marketing.
  • Content Marketing Specialist: Những chuyên viên content marketing với khoảng 1-3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế.
  • Content Marketing Leader: Những trưởng nhóm tiếp thị nội dung dày dặn kinh nghiệm có thể dẫn dắt các vị trí nói trên.
  • Content Marketing Manager: Là những trưởng bộ phận hay trưởng phòng content marketing, người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược content marketing và dẫn dắt đội ngũ cấp dưới (nếu có) đạt được mục tiêu chung của marketing.
  • Content Marketing Director: Mặc dù vị trí này ít xuất hiện ở các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa), Content Marketing Director không chỉ đóng vai trò xây dựng các chiến lược content marketing đơn thuần, họ còn tham gia vào sâu hơn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như kế hoạch kinh doanh hoặc xây dựng thương hiệu.

Content Mapping là gì?

Content Mapping là quá trình xây dựng nội dung nhằm mục tiêu là hướng đến người mua ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (cũng có thể gọi là vòng đời mua sắm của khách hàng).

Mỗi phần trong Content Mapping được thiết kế nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người mua tại một thời điểm nhất định trong hành trình của họ với mục tiêu cuối cùng là hướng họ đến với các quyết định mua hàng.

Content Mapping là một chiến thuật của Content Marketing.

Cách xây dựng một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.

Cách thiết lập nhanh một bản chiến lược content marketing
Thiếp lập một chiến lược Content Marketing cần trải qua những bước chính là gì?

Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu tương đối đầy đủ về khái niệm content marketing hay là những gì mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp, công việc không kém phần quan trọng bạn cần làm là xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh.

Dưới đây là chi tiết từng bước để bạn làm điều đó.

1. Đặt mục tiêu (SMART).

Phần đầu tiên của mọi chiến lược content marketing là đặt mục tiêu THÔNG MINH. Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng content marketing là gì, nó nên cụ thể, có khả năng đo lường được, có thể đạt được, liên quan đến mục tiêu chung của marketing và thương hiệu và cuối cùng là gắn liền với các mốc thời gian cụ thể.

Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu THÔNG MINH:

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
  • Tăng doanh thu.
  • Tăng chuyển đổi.
  • Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ và niềm tin giữa những khách hàng tiềm năng và khách hàng.
  • Thu hút các đối tác chiến lược.

2. Xác định KPI.

Tiếp theo, khi bạn đã có được các mục tiêu cụ thể, bạn cần đặt các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) cho các mục tiêu SMART của mình. KPIs là các điểm dữ liệu có thể định lượng được mà thương hiệu có thể sử dụng để đo lường hiệu suất thực tế.

3. Quyết định loại hình nội dung.

Tiếp đến, bạn cần chọn loại hình hay kiểu nội dung chính mà bạn sẽ xây dựng.

Để làm được điều này, bạn nên bắt đầu bằng cách suy nghĩ về đối tượng mục tiêu và tính cách của người mua.

Bạn có thể hỏi các câu hỏi dưới đây để làm rõ vấn đề.

  • Họ cần gì ở bạn?
  • Họ đang tìm cách vượt qua những thách thức nào?
  • Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào bạn có thể giúp họ thành công hay hạnh phúc hơn?
  • Họ dành thời gian chủ yếu ở đâu (nền tảng, kênh…)?

4. Chọn các kênh để phân phối nội dung.

Khi bạn đã quyết định được kiểu content mà bạn sẽ làm marketing, đã đến lúc bạn cũng cần chọn các kênh phân phối nội dung cụ thể.

Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là Gen Z và họ chủ yếu ở trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Instagram chẳng hạn, có thể đây là điểm bạn cần bắt đầu.

5. Thiết lập ngân sách.

Với các hoạt động cụ thể nói trên, bạn cần chi những hạng mục cụ thể nào để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Đây là phần bạn cần làm rõ nó.

6. Xây dựng và phân phối nội dung.

Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược content marketing cũng là bước thường sẽ mất nhiều thời gian và công sức nhất.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây với tư cách là content marketer đó là xây dựng các hạng mục nội dung cho từng kênh để đạt được các KPIs tương ứng.

7. Phân tích và đo lường kết quả.

Đến bước cuối cùng, bây giờ là lúc bạn nhìn nhận lại những gì mà chiến lược content marketing của mình có thể tạo ra, hay nói cách khác, sau một loạt các nỗ lực marketing, cái bạn đang nhận được là gì?

Căn cứ vào các mục tiêu trước đó cùng với các KPIs đã đề ra, bạn cần đánh giá về mức độ hiệu quả tổng thể của toàn bộ chiến lược.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Content Marketing.

  • Keyword-driven Content Marketing là gì?

Là chiến lược được định hướng bởi từ khoá, sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược Content Marketing theo từ khóa và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.

Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

Kết luận.

Trong khi Content Marketing hay tiếp thị nội dung vẫn là xu hướng chính sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, bằng cách hiểu Content Marketing là gì cũng như tất cả các lý thuyết chính xoay quay nó, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng đồng thời xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Những hiểu lầm phổ biến xoay quanh thuật ngữ quảng cáo

Kể từ khi thế giới kinh doanh xuất hiện khái niệm lợi thế so sánh hay cạnh tranh, quảng cáo hay marketing đã trở thành những hoạt động phổ biến trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khi được sử dụng rất phổ biến, cũng có nhiều hiểu lầm về thuật ngữ quảng cáo.

hiểu lầm quảng cáo
10 hiểu lầm xoay quanh thuật ngữ quảng cáo

Chủ yếu phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế hiện đại, quảng cáo mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong việc tiếp cận hay thậm chí là bán hàng.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, bạn có thể xem thêm quảng cáo là gì đồng thời tham khảo các hiểu lầm dưới đây về quảng cáo.

1. Quảng cáo quá tốn kém.

Trên thực tế, có nhiều khả năng là doanh nghiệp hay thương hiệu không thể không quảng cáo. Khi các mạng lưới hay nền tảng quảng cáo ngày càng tìm ra những cách thức hay định dạng mới hiệu quả về chi phí, quảng cáo không còn tốn kém như nhiều người vẫn nghĩ.

2. Quảng cáo cũng giống như PR.

Mặc dù cả quảng cáo lẫn PR đều có những điểm giống nhau và thuộc bức tranh lớn hơn là Marketing, mục tiêu và cách thức triển khai của cả hai lại rất khác nhau.

Trong khi quảng cáo là “nói theo cách của bạn” thì PR lại là “Họ nghĩ gì về bạn”.

3. Quảng cáo gắn liền với các hoạt động trái đạo đức và thao túng.

Trong khi có không ít người cho rằng việc dựa vào quảng cáo để bán các sản phẩm hay dịch vụ theo một cách nào đó là phi đạo đức, điều này là một hiểu lầm lớn về quảng cáo.

Bên cạnh việc các nhà quảng cáo phải tuân thủ các quy định về Luật quảng cáo hay không được tạo ra các hiểu lầm trong quảng cáo, cách thức quảng cáo lại nằm ở chính đạo đức của các thương hiệu hay nhà quảng cáo chứ không phải bản thân quảng cáo.

4. Doanh nghiệp của chúng tôi đủ lớn rồi nên không cần đến quảng cáo.

Trong thế giới VUCA như hiện tại, khi mọi thứ càng trở nên mơ hồ và khó dự đoán hơn, việc một doanh nghiệp nào đó “lớn mạnh” ngày hôm nay không đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp tục giữ vững vị thế đó vào ngày mai.

Để duy trì khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô, các doanh nghiệp nên quảng cáo ngay khi “họ không có nhu cầu. Điều này giải thích lý do tại sao những công ty toàn cầu lớn như Unilever hay P&G vẫn đầu tư rất mạnh vào quảng cáo trong khi họ đang là những “Market Leader”.

5. Mọi người thường bỏ qua quảng cáo.

Như đã phân tích ở trên, việc ai đó bỏ qua quảng cáo hay quảng cáo có đủ yếu tố đạo đức hay không không nằm ở bản thân quảng cáo mà nằm ở cách các thương hiệu hay doanh nghiệp triển khai nó.

Bằng cách hiểu sâu hơn về người dùng mục tiêu (thông qua các nghiên cứu thị trường), các thương hiệu có thể cung cấp những mẫu quảng cáo mà khách hàng muốn xem hơn là lo lắng bị bỏ qua.

6. Quảng cáo trực tuyến quá phức tạp.

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Với thị trường Việt Nam, con số này cũng khoảng vào mức gần 1 tỷ USD.

Với sự hỗ trợ nhiều từ các yếu tố công nghệ, quảng cáo trực tuyến hiện không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Bằng cách tiếp cận từng nền tảng một, hiểu cách thức vận hành hay các thuật toán của nó, bạn sẽ thấy rằng vấn đề của bạn chỉ là “một chút thời gian”.

7. Quảng cáo quá rộng và không thể nhắm mục tiêu hiệu quả theo địa phương.

Nhận định này có thể đúng với các phương thức quảng cáo truyền thống hay phương tiện truyền thông đại chúng (mass media), với các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Google hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay YouTube, nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu cụ thể đến từng địa phương mà họ mong muốn.

8. Quá phức tạp khi áp dụng quảng cáo vào thương mại điện tử (eCommerce).

Mặc dù quảng cáo hay kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử hoặc thương hiệu phát triển thương mại điện tử trên các nền tảng riêng do mình quản lý có thể phức tạp hơn vì nó liên quan đến các yếu tố kỹ thuật hay công nghệ nhiều hơn.

Bằng cách dần dần đầu tư vào các nền tảng công nghệ hay thậm chí là thuê ngoài các dịch vụ đó, thương hiệu dần chủ động nhiều hơn trong các hoạt động đo lường và đánh giá hiệu suất quảng cáo.

9. Yếu tố hài hước làm mất đi giá trị của các thông điệp quảng cáo.

Trong thời đại hiện tại khi mọi thứ đang trôi đi quá nhanh, sự hài hước thường là thứ giúp thông điệp của thương hiệu đi sâu hơn vào tâm trí khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Khoá học Instagram Marketing miễn phí từ LinkedIn

Khoá học Instagram Marketing miễn phí từ LinkedIn được thiết kế để cung cấp từ những thông tin tổng quan như cách cài đặt Trang đến các nội dung chuyên sâu hơn như cách xây dựng chiến lược marketing cho Instagram.

Khoá học Instagram Marketing miễn phí từ LinkedIn
Khoá học Instagram Marketing miễn phí từ LinkedIn

Nhằm mục tiêu giúp những người làm marketing nói chung và những nhà sáng tạo nội dung (content creator) nói riêng có thể phát triển và có nhiều cơ hội hơn trên nền tảng, khoá học hướng tới khả năng hiểu biết và xây dựng chiến lược marketing cơ bản.

Các nội dung có trong khoá học bao gồm:

1. Xây dựng định hướng và cài đặt tài khoản Instagram.

2. Khám phá những mô hình và công cụ có thể giúp bạn thành công với các hoạt động marketing trên Instagram.

3. Xây dựng chiến lược marketing cho Instagram.

  • Xây dựng chiến lược nội dung (Content) và ý tưởng (Idea).
  • Nghiên cứu đối thủ.
  • Xây dựng hashtag.

4. Thực thi chiến dịch marketing trên Instagram.

  • Marketing với Instagram Stories.
  • Marketing với Instagram Reels.
  • Content Marketing với Instagram.
  • Cách sử dụng bài đăng mua sắm (Shopping).

5. Tối ưu chiến lược marketing trên Instagram.

  • Đánh giá Instagram Insight để tối ưu chiến lược marketing trên Instagram.
  • Vận hành các chương trình hỏi đáp trên Instagram.
  • Cách đính kèm hình ảnh vào website.

Và hơn thế nữa.

Bạn có thể học ngay khoá học: Tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Unilever sẽ ngừng làm Marketing mảng F&B cho người dưới 16 tuổi

Các thương hiệu thuộc sở hữu của Unilever bao gồm Ben & Jerry’s và Magnum sẽ không còn nhắm mục tiêu đến trẻ em hoặc thu thập dữ liệu của họ ở bất kỳ thị trường nào.

unilever ngừng làm marketing cho người dưới 16 tuổi
Unilever sẽ ngừng làm Marketing mảng F&B cho người dưới 16 tuổi vào năm 2023

Theo đó, Unilever sẽ ngừng thực hiện các hoạt động marketing đối với các thương hiệu thực phẩm và đồ uống (F&B) cho trẻ em dưới 16 tuổi trên tất cả các kênh truyền thông của tập đoàn trên phạm vi toàn cầu từ năm 2023.

Là một phần của các nguyên tắc “bảo vệ nâng cao”, gã khổng lồ FMCG này cũng sẽ ngừng thu thập hoặc lưu trữ các dữ liệu từ bất kỳ ai dưới 16 tuổi.

Các quy tắc mới sẽ được áp dụng trên cả phương tiện truyền thông truyền thống (traditional media) và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Unilever cũng sẽ không còn sử dụng những người có ảnh hưởng (influencer) và người nổi tiếng (celebrity) dưới 16 tuổi hoặc thu hút sự chú ý từ những người thuộc nhóm tuổi này.

Unilever cũng sẽ không quảng bá các thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trong trường học, trừ khi được yêu cầu cụ thể là phải tham gia vào các chiến dịch giáo dục.

Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, ngành thực phẩm và đồ uống đều hạn chế việc marketing cho trẻ em dưới 13 tuổi.

Tuy nhiên, theo Ông Matt Close, chủ tịch mảng kem của Unilever, doanh nghiệp cần phải nâng tầm yếu tố trách nhiệm đối với các hoạt động marketing, vì đơn giản là các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) và tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) có ảnh hưởng khá lớn đến sự lựa chọn của trẻ.

Ông nói thêm: “Bằng cách thực hiện những thay đổi này, mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục giảm mức độ tiếp xúc của trẻ em với các quảng cáo liên quan đến thực phẩm và đồ uống, thay vào đó ủng hộ việc cha mẹ có những phương pháp chăm sóc phù hợp.”

Unilever tuyên bố là họ sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng các hạn chế cụ thể đối với việc marketing cho trẻ em vào năm 2003.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Quảng cáo là gì? Các hình thức Quảng cáo trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các kiến thức quan trọng cần biết về ngành Quảng cáo (Advertising) như: Quảng cáo là gì? lịch sử hình thành khái niệm quảng cáo? ngành quảng cáo là gì? vai trò của quảng cáo trong Marketing? các loại hình hay hình thức quảng cáo thương mại phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam? đặc điểm và vai trò của quảng cáo? nội dung và mục tiêu của quảng cáo? và hơn thế nữa.

quảng cáo là gì
Quảng cáo là gì? Các hình thức Quảng cáo trong Marketing

Trong phạm vi Marketing, Quảng cáo (Advertising) được định nghĩa là hình thức truyền thông có trả phí (và vẫn có thể miễn phí trong một số trường hợp) với mục tiêu chính là bán hàng. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông marketing nói riêng, quảng cáo có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, quảng cáo hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm. Mặc dù phổ biến là vậy, khái niệm quảng cáo vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn, vẫn có những quan điểm hay nhận định sai lầm về thuật ngữ này. Vậy thực chất thì quảng cáo là gì và nó có đặc điểm gì?

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Quảng cáo là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến quảng cáo.
  • Ngành quảng cáo là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.
  • Vai trò của quảng cáo đối với doanh nghiệp hay trong Marketing là gì?
  • Các loại hình quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về quảng cáo.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất quảng cáo.
  • Luật quảng cáo là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết về khái niệm Quảng cáo từ góc độ Marketing và Kinh doanh.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising.

Quảng cáo là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ (có trả phí) công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một cách định nghĩa khác, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

Ngành quảng cáo là gì?

Ngành quảng cáo là gì?
Ngành quảng cáo là gì?

Ngành quảng cáo hay ngành công nghiệp quảng cáo (Advertising Industry) là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Advertising Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ trong ngành quảng cáo.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, quảng cáo lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Advertising: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Advertising Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Ads: Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising tức đề cập đến quảng cáo. Ví dụ trình quản lý quảng cáo là Ads Manager hay quảng cáo Facebook là Facebook Ads.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Chiến lược quảng cáo (Advertising Strategy): Cũng tương tự như chiến lược marketing, chiến lược quảng cáo là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong chiến lược quảng cáo như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Chiến dịch quảng cáo: Chiến dịch quảng cáo là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Phương tiện quảng cáo: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Thông điệp quảng cáo: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Chương trình quảng cáo: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?

quảng cáo là gì
Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo với PR là gì?

Trong khi cả quảng cáo và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Quảng cáo vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với quảng cáo, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với quảng cáo, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa quảng cáo với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

quảng cáo
Quảng cáo trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (T-P), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, quảng cáo (Advertising) hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của quảng cáo thương mại đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, quảng cáo là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của quảng cáo đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Quảng cáo giúp xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, quảng cáo có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện quảng cáo nào, quảng cáo vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Quảng cáo giúp tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, quảng cáo nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi quảng cáo được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Quảng cáo giúp tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, quảng cáo cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức quảng cáo truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức quảng cáo hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Khi nói đến các loại hình hay hình thức quảng cáo, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, quảng cáo sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Quảng cáo truyền thống và Quảng cáo hiện đại.

  • Quảng cáo truyền thống là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, quảng cáo cũng có thể được phân loại theo cách này.

Quảng cáo truyền thống là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

  • Quảng cáo hiện đại là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Quảng cáo hiện đại bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Advertising hay Online Advertising (Internet Advertising).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi quảng cáo truyền thống chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì quảng cáo hiện đại hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy quảng cáo hiện đại, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Quảng cáo trực tuyến và Quảng cáo ngoại tuyến.

  • Quảng cáo trực tuyến là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng quảng cáo trực tuyến.

Một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

  • Quảng cáo ngoại tuyến là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các quảng cáo trực tuyến có thể được xếp vào quảng cáo ngoại tuyến tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức quảng cáo ngoại tuyến có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Quảng cáo thương hiệu và Quảng cáo hiệu suất.

  • Quảng cáo thương hiệu là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ quảng cáo thương hiệu không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

  • Quảng cáo hiệu suất là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, quảng cáo hiệu suất là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Advertising Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là quảng cáo hiệu suất.

Ngoài ra, liên quan đến quảng cáo hiệu suất và quảng cáo thương hiệu, tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các quảng cáo hiệu suất cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Quảng cáo hiển thị và Quảng cáo tìm kiếm.

  • Quảng cáo hiển thị là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?
Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì? Ví dụ về một mẫu quảng cáo hiển thị – Display Ads.

Quảng cáo hiển thị (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các quảng cáo bạn vẫn thấy trên Facebook là quảng cáo hiển thị.

Ngoài ra, một số hình thức quảng cáo khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Advertising hay Native Advertising đều thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn là hiển thị.

  • Quảng cáo tìm kiếm là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là quảng cáo tìm kiếm.

Phần lớn các quảng cáo tìm kiếm xuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Quảng cáo tìm kiếm hay Search Advertising là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Quảng cáo có trả phí và Quảng cáo không phải trả phí.

  • Quảng cáo có trả phí là gì?

Hấu hết các quảng cáo mà chúng ta vẫn thấy là quảng cáo có trả phí, tức thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng quảng cáo (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

  • Quảng cáo tự nhiên là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Advertising), quảng cáo tự nhiên hay còn được gọi là quảng cáo miễn phí là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về khái niệm quảng cáo.

  • Quảng cáo là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể quảng cáo mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách quảng cáo nào.
  • Quảng cáo không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng quảng cáo truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Quảng cáo là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng quảng cáo khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở quảng cáo (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng quảng cáo, các thành phần hay yêu cầu quảng cáo có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá và đo lường hiệu suất quảng cáo.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Luật quảng cáo là gì?

Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Luật quảng cáo lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ quảng cáo.

  • Quảng cáo viết tắt là gì?

Thuật ngữ quảng cáo thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Advertising) và QC trong tiếng Việt.

  • Mẫu quảng cáo là gì?

Mẫu quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa Advertisements hoặc Adverts, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.

Mẫu quảng cáo có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Mục đích của quảng cáo là gì?

Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà quảng cáo có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.

  • Kinh doanh quảng cáo là gì?

Khái niệm kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Advertising Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.

Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.

  • Quảng cáo theo ngữ cảnh là gì?

Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contexual Advertising) là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.

Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.

  • Công nghệ quảng cáo (Adtech) là gì?

Công nghệ quảng cáo hay Adtech là thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

  • Quảng cáo hiển thị tự nhiên là gì?

Quảng cáo hiển thị tự nhiên (Native Ads) là hình thức quảng cáo trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.

  • Quảng cáo đa nền tảng là gì?

Là thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.

  • Quảng cáo nhập vai là gì?

Quảng cáo nhập vai là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.

Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.

  • Quảng cáo âm thanh là gì?

Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

  • Quảng cáo động (Dynamic Ads) là gì?

Quảng cáo động là quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (mẫu quảng cáo) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Quảng cáo động là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.

  • Quảng cáo cá nhân hoá là gì?

Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.

  • Quảng cáo mạng xã hội là gì?

Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.

  • Dung lượng hay khoảng không quảng cáo là gì?

Là không gian hiển thị quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.

  • Quảng cáo giải trí là gì?

Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.

  • Branding là gì trong ngành quảng cáo?

Trong ngành quảng cáo, Branding có thể được hiểu là một mục tiêu của quảng cáo, khác với Performance là thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, các quảng cáo định hướng Branding hướng tới mục tiêu xây dựng độ nhận diện thương hiệu.

  • Quảng cáo bùng là gì?

Là hành vi gian lận trong quảng cáo, trong đó các nhà quảng cáo tìm cách chạy quảng cáo và không trả phí cho các nền tảng quảng cáo. Hành vi thường thấy là nhà quảng cáo bỏ tài khoản quảng cáo hoặc bỏ thẻ thanh toán quảng cáo (phương thức thanh toán).

  • Quảng cáo video được kết nối bởi nội dung là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Chức năng của quảng cáo trong Marketing là gì?

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo là 1 phần không thể thiếu của marketing, trong ngành marketing, chức năng chính của quảng cáo là giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa.

  • Quảng cáo phi thương mại là gì?

Là các mẫu quảng cáo không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không. Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.

  • Vật phẩm quảng cáo là gì?

Là những tờ rơi, tài liệu, ấn phẩm…được sử dụng cho mục đích quảng cáo.

  • Người quảng cáo là gì?

Người quảng cáo hay còn được gọi là nhà quảng cáo, là những cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động quảng cáo và chịu trách nhiệm về những gì mà họ đang quảng cáo tới người tiêu dùng hay công chúng.

  • Viết quảng cáo là làm gì?

Viết quảng cáo là khái niệm đề cập đến quá trình sản xuất các nội dung phục vụ cho quảng cáo. Ví dụ như slogan, tiêu đề, hay bất cứ lời đề xuất (offer) nào khác, thứ mà khách hàng có thể nhìn thấy từ các mẫu quảng cáo.

Kết luận.

Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ hơn về bản chất của ngành quảng cáo, hiểu quảng cáo là gì, các hình thức và công cụ quảng cáo, cũng như các lý thuyết chính khác xoay quanh thuật ngữ Quảng cáo.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Social Media Marketing là gì? Vai trò của Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Vai trò và lợi ích của Social Media Marketing trong doanh nghiệp và với thương hiệu? Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì? Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media? Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing?

social media marketing là gì
Social Media Marketing là gì? Vai trò của Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Cũng như bất cứ cách thức tiếp cận nào khác tới các hoạt động marketing như digital marketing, buzz marketing, outbound marketing hay agile marketing, social media marketing đơn giản là chiến lược tận dụng tất cả những gì mà social media có để đạt được các mục tiêu của marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Social Media Marketing là gì?
  • Social Media là gì?
  • Marketing là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm Social Media Marketing bạn nên hiểu.
  • Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì?
  • Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media.
  • Social Media Marketing bao gồm những gì?
  • Những vị trí thường có xoay quanh Social Media Marketing.
  • Lợi ích của Social Media Marketing là gì?
  • Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing hiểu một cách đơn giản nhất đó là việc sử dụng các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) như Facebook hay TikTok để đạt được các mục tiêu Marketing hay những gì mà thương hiệu mong muốn.

Khi áp dụng Social Media Marketing, các doanh nghiệp hay thương hiệu chọn cách đưa các sản phẩm và dịch vụ của họ đến với các nhóm đối tượng mục tiêu thông qua mạng xã hội.

Với những tiến bộ của các yếu tố công nghệ, các hoạt động Social Media Marketing cũng có thể được theo dõi và đo lường một cách chi tiết từ đó giúp những người làm marketing luôn có thể kiểm soát được các nguồn lực hay ngân sách của họ.

Theo một định nghĩa từ Wikipedia, Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội là việc sử dụng các website hay nền tảng mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Khi sử dụng Social Media Marketing, các thương hiệu cho phép khách hàng hay người dùng đăng tải các nội dung do chính họ tạo ra (UGC) thay vì liên tục đẩy các nội dung được sản xuất bởi thương hiệu.

Social Media là gì?

Social Media hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội là khái niệm đề cập đến các công nghệ (hoặc nền tảng) dựa trên máy tính được sử dụng để chia sẻ nội dung, ý tưởng hay thông tin thông qua các cộng đồng và mạng lưới ảo (online hay virtual networks).

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội này hoạt động dựa trên môi trường internet và các thiết bị điện tử nhằm mục tiêu giúp người dùng có thể nhanh chóng truy cập và chia sẻ các nội dung (hình ảnh, video…) khi cần.

Marketing là gì?

Trong khi không có bất cứ một định nghĩa nào được cho toàn diện về marketing, marketing được hiểu một cách đơn giản là bao gồm tất cả các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Thị trường mà ở đây chủ yếu là khách hàng và đối thủ là hai mục tiêu chính của marketing.

Một số lưu ý về khái niệm Social Media Marketing bạn nên hiểu.

  • Social Media Marketing sử dụng Social Media (nền tảng mạng xã hội) và Social Networks (cách thức mọi người giao tiếp trên mạng xã hội) để mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ.
  • Những gì mà Social Media Marketing hướng tới là tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tương tác nhiều hơn với họ, xây dựng lòng tin của họ với thương hiệu để sau đó thúc đẩy họ hành động và mua hàng.
  • Những nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram hay LinkedIn chính là mục tiêu của các doanh nghiệp khi triển khai Social Media Marketing.

Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì?

Cũng giống như các cách thức tiếp cận marketing khác, Social Media Marketing cũng có một số ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Ưu điểm của Social Media Marketing.

  • Với sức mạnh lan truyền (Viral) vốn có mà các nền tảng mạng xã hội có thể mang lại, thương hiệu có thể nhanh chóng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Thúc đẩy nhanh quá trình nhận biết và yêu thích thương hiệu.
  • Thay vì chỉ tiếp cận được một hoặc một số ít nhóm đối tương mục tiêu như các kênh marketing truyền thống, Social Media Marketing có thể tiếp cận đồng thời nhiều nhóm đối tượng khác nhau như khách hàng, nhân viên, giới truyền thông, người có ảnh hưởng (Influencer), KOL, hay các bên thứ ba khác.

Nhược điểm của Social Media Marketing.

  • Ưu điểm lớn nhất của Social Media Marketing là gì thì nhược điểm của nó cũng xuất phát từ đây. Trong khi Social Media có thể giúp lan truyền nhanh thông điệp của thương hiệu, những nội dung hay thông tin sai lệch theo đó cũng được đẩy đi nhanh hơn. Đây chính là lý do giải thích tại sao có không ít các thương hiệu gặp khủng hoảng truyền thông khi các nội dung xấu về thương hiệu liên tục được chia sẻ.
  • Vì khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội có thể dễ dàng tương tác hay phản hồi (bình luận, thích, chia sẻ…) với thương hiệu, những phản hồi tiêu cực có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh, từng giai đoạn kinh doanh hay chiến lược cụ thể, các mục tiêu của doanh nghiệp có thể khác nhau khi tiếp cận và sử dụng Social Media Marketing, dưới đây là một số chỉ số chính thường được sử dụng.

  • Mức độ tiếp cận khách hàng (Reach): Là chỉ số được sử dụng để đo lường tổng số người mà thương hiệu đã tiếp cận được trong một khoảng thời gian hay chiến dịch nhất định.
  • Tổng số lần quảng cáo được hiển thị (Impressions): Chỉ số ghi nhận tổng số lần một quảng cáo được hiển thị trên một nền tảng nhất định. Liên quan đến chỉ số này, các nhà quảng cáo sử dụng chỉ số CPM (chi phí trên 1000 lần hiển thị quảng cáo) để đánh giá mức độ hiệu quả hay chi phí của quảng cáo.
  • Tổng số lượt tương tác (Engagement): Tổng số lần mà người dùng đã tương tác (nhấp chuột, bình luận, thích, chia sẻ) với thương hiệu.
  • Tổng số khách hàng tiềm năng (Lead): Bên cạnh các chỉ số về tương tác, nhiều thương hiệu cũng sử dụng tổng số lượng khách hàng tiềm năng để đánh giá hiệu suất marketing.
  • Tổng số lần đề cập đến thương hiệu (Brand Mention): Với không ít các thương hiệu lớn, những gì họ cần từ các chiến dịch Social Media Marketing không phải khách hàng hay doanh số bán hàng mà là lượng người dùng thảo luận hay đề cập đến thương hiệu. Bằng cách sử dụng các công cụ lắng nghe khách hàng (social listening), các thương hiệu có thể đo lường chỉ số này một cách dễ dàng.
  • Doanh số bán hàng (Sales): Với không ít các doanh nghiệp (thường là các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C), họ sử dụng Social Media Marketing với mục đích trực tiếp là bán hàng.

Social Media Marketing bao gồm những gì?

Theo nền tảng Buffer, Social Media Marketing có 05 thành phần chính:

  • Chiến lược: Bao gồm các nội dung như mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng Social Media Marketing là gì, những kênh nào sẽ được sử dụng, các kiểu hay định dạng nội dung nào sẽ được ưu tiên hay có nên áp dụng Social Commerce không.
  • Lập kế hoạch và đăng tải nội dung: Các thương hiệu cần quyết định nội dung của họ sẽ xuất hiện như thế nào trên các nền tảng và kế hoạch đăng bài ra sao.
  • Lắng nghe và tương tác:  Như đã phân tích ở trên, một trong những lợi thế lớn nhất của các nền tảng Social Media đó là khách hàng có thể dễ dàng tương tác và để lại phản hồi. Các thương hiệu cần lắng nghe xem hiện khách hàng đang nói về điều gì để từ đó có kế hoạch tương tác lại phù hợp.
  • Phân tích và báo cáo: Các chỉ số như lượt tiếp cận, tỷ lệ tương tác cũng rất quan trọng khi sử dụng Social Media Marketing.
  • Quảng cáo: Quảng cáo là một thành phần quan trọng khác để tiếp cận nhanh và nhiều hơn khách hàng tiềm năng.

Những vị trí thường có xoay quanh Social Media Marketing.

Khi trở thành một nhân viên trong lĩnh vực Social Media Marketing, dưới đây là một số vị trí mà doanh nghiệp có thể cần.

  • Social Media Executive: Là những nhân viên phụ trách các công việc liên quan đến Social Media Marketing. Thường cấp độ Executive sẽ dành cho những người mới có từ 1-3 năm kinh nghiệm.
  • Social Media Specialist: Là các chuyên viên phụ trách các công việc liên quan, vị này thường dành cho những nhân viên đã có từ ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm đi làm ở vị trí tương đương.
  • Social Media Leader: Là những nhà quản lý mới nổi, vị trí này có thể quản lý các vị trí bên dưới như Social Media Executive hay Social Media Specialist.
  • Social Media Manager: Là những nhà quản lý phương tiện truyền thông đúng nghĩa. Họ có thể quản lý tất cả các vị trí nói trên (nhưng không bắt buộc).
  • Social Media Director: Mặc dù có rất ít doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này, nếu có, họ là sếp của tất cả các vị trí nói trên.

Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing.

  • Facebook: với gần 3 tỷ người dùng.
  • Instagram: với gần 1.5 tỷ người dùng.
  • TikTok: với hơn 1 tỷ người dùng.
  • LinkedIn: với hơn 700 triệu người dùng.
  • Twitter: với gần 300 triệu người dùng.
  • Pinterest: với hơn 400 triệu người dùng.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi ngày càng nhiều người sử dụng mạng xã hội để không chỉ giải trí, tương tác mà còn là để mua sắm và hơn thế nữa.

Bằng cách hiểu bản chất và vai trò của các nền tảng mạng xã hội hay thấu hiểu Social Media Marketing là gì, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để gặp gỡ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy sự tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giang Nguyễn | MarketingTrips

LinkedIn: Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất

Trong báo cáo mới nhất của LinkedIn, nền tảng này chia sẻ những kỹ năng và vị trí Marketing hiện có nhu cầu cao nhất tại các khu vực khác nhau.

Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất
LinkedIn: Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất

Trong khi phần lớn những người làm marketing đang tìm cách thay đổi con đường sự nghiệp của họ sau đại dịch, Digital Marketing và Social Media Marketing là TOP những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất ở hầu hết các khu vực trên toàn cầu.

Dưới đây là môt số thông tin chi tiết trong báo cáo.

Marketers tại APAC (Châu Á – Thái Bình Dương) có tỷ lệ rời bỏ công việc hiện tại cao nhất.

Như bạn có thể thấy ở trên, so với các khu vực như NAMER (Bắc Mỹ) hay EMEA (Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi), những người làm marketing khu vực APAC có tỷ lệ thay đổi công việc cao nhất đến 59%.

Làm việc từ xa trở thành xu hướng chính ở hầu hết các khu vực.

Như bạn có thể thấy ở trên, tỷ lệ làm việc từ xa trong ngành marketing đã liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây.

Tỷ lệ làm việc từ xa cao nhất ở khu vực Bắc Mỹ, đến APAC và sau đó là các khu vực còn lại như Châu Phi, Châu Âu hay Trung Đông.

Các vị trí liên quan đến Digital Marketing và Social Media hiện có nhu cầu cao nhất.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, dưới đây là Top 5 vị trí có nhu cầu cao nhất.

  • Content Marketing.
  • Digital Marketing Specialist.
  • Marketing Manager.
  • Digital Marketing Manager.
  • Digital Marketing Executive.

Tại một số khu vực khác ngoài Châu Á, dưới đây là một số vị trí có nhu cầu cao nhất:

  • Social Media Manager.
  • Digital Marketing Manager.
  • Social Media Marketing Specialist.
  • Marketing Manager.

Social Media và Digital Marketing cũng là các kỹ năng marketing được yêu cầu cao nhất.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, dưới đây là TOP 5 kỹ năng marketing được yêu cầu nhiều nhất.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo của LinkedIn tại: LinkedIn Marketing Insights.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Outbound Marketing là gì? Lý thuyết về Outbound trong Marketing

Cùng tìm hiểu các nội dung như: Outbound Marketing là gì, sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì, các kỹ thuật Outbound Marketing cùng các nội dung khác.

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Lý thuyết của Outbound trong Marketing

Outbound Marketing là gì? Trong khi kỹ thuật Inbound Marketing tập trung vào việc “kéo và giữ” khách hàng thông qua chiến lược nội dung có giá trị cao cho khách hàng, những gì Outbound Marketing quan tâm là “đẩy” nội dung để chủ động tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • Outbound Marketing là gì?
  • Outbound là gì?
  • Phân biệt Outbound Marketing và Interruption Marketing.
  • Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?
  • Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.
  • Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một phương thức làm marketing truyền thống (traditional marketing) trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp chủ động đẩy các nội dung và thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu.

Theo góc nhìn này, Outbound Marketing bao gồm tất cả các cách thức tiếp cận marketing một chiều như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo qua radio, email marketing… hay thậm chí là website của thương hiệu.

So với các kỹ thuật Inbound Marketing, Outbound Marketing có phần tốn kém hơn.

Outbound là gì?

Khác với kỹ thuật Inbound, khi thương hiệu tập trung vào các giai đoạn khác nhau như thu hút sự chú ý của khách hàng, làm thích thú hay hài lòng khách hàng và sau đó là tương tác dài hơn với khách hàng.

Kỹ thuật Outbound quan tâm nhiều hơn đến cách thức đẩy các sản phẩm hay dịch vụ của mình ra bên ngoài, tức đến tay khách hàng.

Thay vì tập trung vào các nền tảng giá trị cốt lõi xoay quanh thương hiệu hay trải nghiệm của khách hàng trong Inbound, Outbound quan tâm nhiều hơn vào những gì thương hiệu có và cung cấp.

Outbound Marketing và Interruption Marketing.

Theo một định nghĩa khác của Wikipedia, Outbound Marketing cũng có thể được gọi là Interrruption Marketing, thuật ngữ đề cập đến các cách thức làm marketing truyền thống trong đó thương hiệu liên tục đẩy các nội dung quảng cáo về phía người tiêu dùng.

Sở dĩ được gọi Interrruption (Marketing) là bởi vì, với cách tiếp cận của Outbound Marketing, trong nhiều trường hợp, thương hiệu sẽ làm phiền khách hàng vì họ phải nhận các nội dung không mong muốn.

Khi này, các thương hiệu làm gián đoạn cách mà một người tiêu dùng hay đối tượng mục tiêu suy nghĩ và cảm nhận về thương hiệu cũng như cách thức tương tác của họ.

Những gì thương hiệu hay doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng chiến lược Outbound Marketing là bán hàng và có được nhiều doanh số nhất có thể thay vì là trải nghiệm của chính các khách hàng.

Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

Sự khác biệt lớn nhất của 2 phương thức làm marketing này nằm ở cách mà thương hiệu hay doanh nghiệp xây dựng và truyền tải nội dung tới khách hàng.

Thay vì chủ động một chiều đẩy các nội dung và thông điệp bán hàng tới tay khách hàng trong Outbound Marketing, với Inbound Marketing, thương hiệu chọn cách kéo khách hàng ở lại với thương hiệu (tương tác hai chiều) thông qua những nội dung mà khách hàng cần.

Trong một số trường hợp, khi áp dụng Inbound Marketing, thương hiệu sẽ chỉ xuất hiện khi khách hàng cần (SEO).

Môt điểm khác biệt lớn tiếp theo giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là nằm ở cách thương hiệu chuyển đổi khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến khi mua hàng.

Như đã phân tích ở trên, các kỹ thuật của Outbound Marketing chủ yếu tập trung vào việc đẩy nội dung, hay nói cách khác thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tiếp cận khách hàng vào một thời điểm nhất định.

Với Inbound Marketing, sau lần tiếp tiếp xúc đầu tiên ở giai đoan nhất biết, những người làm marketing tiếp tục xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên các điểm chạm khác (Brand Touchpoint), sau đó dần dần chuyển đổi họ thành các khách hàng tiềm năng.

Thông thường, sợi dây liên kết giữa khách hàng với thương hiệu hay lý do quyết định việc khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu hay không nằm ở những giá trị mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng trong quá trình tương tác.

Ở một góc nhìn khác, có thể xem Outbound Marketing là Push Marketing (cách thức làm marketing tập trung vào việc đẩy nội dung) và Inbound Marketing là Pull Marketing (mục tiêu là hướng tới những gì khách hàng cần và kéo họ về phía thương hiệu).

Có một sai lầm mà không ít các marketer mắc phải khi so sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là họ coi kênh (channel) là điểm quyết định, thực tế là, điểm mấu chốt nằm ở cách thức triển khai hơn là kênh hay nền tảng.

Ví dụ, cùng là nền tảng website hoặc Social Media, tuy nhiên, tuỳ vào cách thức thương hiệu xây dựng giá trị và tương tác với khách hàng, nó có thể thuộc Inbound Marketing hoặc Outbound Marketing.

Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.

Cũng giống nhiều cách thức làm marketing khác như Viral Marketing hay Agile Marketing, Outbound Marketing cũng có nhiều các ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay chiến lược của thương hiệu là gì mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phước thức tiếp cận khác nhau.

Ưu điểm của Outbound Marketing là gì?

Một trong những ưu điểm lớn nhất của Outbound Marketing đó là khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng độ nhận biết thương hiệu trên quy mô lớn.

Vì thương hiệu chọn cách chủ động đẩy thông tin liên tục đến khách hàng thông qua chủ yếu các kênh truyền thông đại chúng (mass/public media), một lượng lớn các khách hàng tiềm năng có thể nhanh chóng nhận được thông điệp của thương hiệu.

Tiếp đó, liên quan đến kỹ thuật dự báo trong marketing, trong khi khách hàng không phải khi nào cũng biết họ cần gì và vào thời điểm nào, việc thương hiệu chủ động đề xuất các lợi ích và giá trị mà thương hiệu đang có có thể làm khách hàng thay đổi hành vi và hành động của họ sau đó.

Ngoài ra, Outbound Marketing còn có một loạt các ưu điểm khác như: dễ thực thi hơn, dễ nhắm mục tiêu hơn hay nhanh mang lại kết quả hơn.

Nhược điểm của Outbound Marketing là gì?

Bên cạnh các ưu điểm nổi trội, Outbound Marketing cũng có không ít các hạn chế.

Hạn chế hay nhược điểm lớn nhất đầu tiên là về mặt ngân sách. So với Inbound Marketing hay các cách thức làm marketing khác, Outbound Marketing có nhiều phần tốt kém hơn.

Vì có thể tiếp cận tức thời một lượng đối tượng mục tiêu lớn, thương hiệu phải chi trả nhiều tiền hơn cho các chiến dịch, đây cũng là lý do tại sao Outbound Marketing thường không phải lựa chọn thông minh với các doanh nghiệp nhỏ.

Một thách thức tiếp theo với các doanh nghiệp khi sử dụng Outbound Marketing đó là khả năng giữ chân và tương tác với khách hàng trong dài hạn.

Trong khi các thương hiệu chủ động đẩy các thông điệp một chiều đến khách hàng mà không có các nội dung, công cụ hay nền tảng để tiếp tục níu chân khách hàng ở lại lâu hơn sau đó, thông thường, điểm tiếp xúc giữa khách hàng với thương hiệu là rất ít.

Ngoài ra, như những lý do đã phân tích ở trên, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) trong Outbound Marketing sẽ cao hơn so với Inbound Marketing hoặc các chiến lược marketing khác.

Khó đo lường hiệu quả hơn cũng là một khó khăn với Outbound Marketing.

Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.

Thay vì liên tục làm phiền khách hàng bằng các kỹ thuật của Outbound Marketing, các thương hiệu có thể chọn cách dịch chuyển sang Inbound Marketing hoặc sử dụng kết hợp cả hai.

Như đã phân tích ở trên, vì thứ quyết định Inbound hay Outbound không nằm ở kênh hay nền tảng mà nằm ở cách thương hiệu xây dựng và phát triển nó.

Một trong những tư duy đầu tiên mà doanh nghiệp cần có khi chuyển đổi chiến lược là bắt đầu mọi thứ từ góc nhìn của khách hàng, tập trung vào các trải nghiệm khách hàng.

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Cách chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing.

Để có thể đảm bảo rằng mình đang sử dụng chiến lược Outbound trong các cách thức tiếp cận marketing, thương hiệu có thể áp dụng mô hình A-E-D.

Mô hình AED cũng có phần tương tự các mô hình phễu bán hàng (Sales Funnel), nơi thương hiệu sẽ liên tục tương tác với khách hàng trong các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng.

Khi áp dụng chiến lược này, thương hiệu hiểu rằng họ sẽ cần phải cung cấp các nội dung với các giá trị khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau từ giai đoạn nhận biết hay thu hút sự chú ý đến giai đoạn cuối cùng là tương tác và bán hàng.

Content Mapping là một kỹ thuật thông minh thương hiệu có thể sử dụng.

Trong khi đối với những người tiêu dùng trong giai đoạn nhận biết, các phương tiện truyền thông mạng xã hội và quảng cáo có thể đóng vai trò quyết định, ở các giai đoạn kế tiếp, các công cụ tìm kiếm hay website của thương hiệu có phần quan trọng hơn.

Trong quá trình này, content marketing và SEO cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giữ chân và làm hài lòng khách hàng .

Cuối cùng, tư duy làm Inbound Marketing, cũng chính là điểm tách biệt nó khỏi Outbound Marketing đó là không ngừng tương tác với khách hàng và gặp gỡ họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể trong suốt hành trình mua hàng.

Một số câu hỏi thương hiệu có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Khách hàng mục tiêu hay lý tưởng của thương hiệu là ai?
  • Nỗi đau lớn nhất của họ là gì và họ cần gì từ thương hiệu?
  • Mục tiêu của khách hàng trong từng giai đoạn trong suốt hành trình mua hàng là gì?
  • Đâu là những giá trị cá nhân mà khách hàng đang hướng tới?
  • Và vô số các câu hỏi khác.

Kết luận.

Trong khi bất cứ cách thức tiếp cận marketing nào, dù cho đó là Inbound hay Outbound Marketing, chúng cũng có các ưu và nhược điểm nhất định.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu là gì, hay trong từng các giai đoạn kinh doanh khác nhau, đồng thời hiểu Outbound Marketing là gì, thương hiệu có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau sao cho phù hợp.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nguồn: MarketingTrips

USP là gì? Hiểu đúng về USP sản phẩm trong Marketing

Cùng tìm hiểu toàn diện các nội dung về thuật ngữ USP (Unique Selling Point) hay Lợi điểm bán hàng độc nhất như: USP là gì? Các yếu tố cấu thành một USP tốt? Ví dụ về USP sản phẩm? Cách xây dựng USP trong Marketing? và hơn thế nữa.

usp là gì
USP là gì? Tất cả những gì cần biết về USP trong Marketing

USP (Unique Selling Point) là khái niệm được sử dụng chủ yếu trong ngành Marketing và kinh doanh dùng để chỉ các điểm bán hàng riêng biệt hay độc đáo của một thương hiệu hay sản phẩm nào đó. USP là cơ sở để xây dựng sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường hoặc định vị thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng. Mặc dù là thuật ngữ tương đối phổ biến, USP vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • USP là gì?
  • USP trong Marketing là gì?
  • Lịch sử hình thành của thuật ngữ USP.
  • Vai trò của các USP (Unique Selling Point) đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
  • Cách xây dựng và phát triển USP.
  • Những thành phần chính của một USP tốt là gì?
  • Một số ví dụ tiêu biểu về USP của các thương hiệu lớn trên thế giới.
  • Các câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ USP.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

USP là gì?

USP là từ viết tắt của Unique Selling Point hoặc Unique Selling Proposition, trong tiếng Việt có nghĩa là Điểm bán hàng độc nhất.

khái niệm đề cập đến những điểm bán hàng khác biệt, những đề xuất bán hàng duy nhất, hay những gì tách biệt một sản phẩm, một doanh nghiệp, một thương hiệu nhất định ra khỏi đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

USP thường bao gồm một số lợi ích cụ thể hay lợi thế riêng biệt giúp thương hiệu trở nên có giá trị hơn đối thủ cạnh tranh trong mắt người tiêu dùng.

Đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng là 2 hệ quy chiếu so sánh của USP.

USP hay Unique Selling Proposition là những điểm đề xuất bán hàng độc đáo hoặc những đề xuất giá trị duy nhất (Unique Value Proposition – UVP) trong phạm vi các mô hình kinh doanh.

USP trong Marketing là gì?

Như đã phân tích ở trên, USP vốn là khái niệm được sử dụng trong phạm vi kinh doanh nói chung và marketing nói riêng.

Dù cho doanh nghiệp sử dụng trong bối cảnh cụ thể nào thì bản chất của các USP vẫn là giống nhau, tức nó hướng tới những gì giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt và bán được nhiều hàng hơn từ sự khác biệt đó.

Lịch sử hình thành của thuật ngữ USP.

USP được sử dụng lần đầu trong các chiến dịch quảng cáo thành công nhất vào đầu những năm 1940.

Thuật ngữ này được đặt ra bởi Ông Rosser Reeves, một trọng những người đi tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình (TV) của Ted Bates & Company.

Ông Theodore Levitt, một giáo sư và là nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh Harvard chia sẻ rằng “Khác biệt hóa là một trong những hoạt động chiến lược và chiến thuật quan trọng nhất mà các doanh nghiệp phải liên tục xây dựng và bảo vệ.”

Xuất phát từ góc nhìn này, các USP được xây dựng với nhiệm vụ giúp doanh nghiệp hay thương hiệu trở nên khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đó là những gì họ cần làm để tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường mới.

Thương hiệu cá nhân (personal brand) cũng là một phần của USP.

Vai trò của các USP (Unique Selling Point) đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Unique Selling Point
Vai trò của các USP (Unique Selling Point) đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Như đã phân tích ở trên, với mục tiêu là giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt trên thị trường, USP đóng 3 nhóm vai trò chính đối với các doanh nghiệp.

USP giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh khi một sản phẩm của một thương hiệu nhất định phải cạnh tranh với vô số các đối thủ và sản phẩm khác hiện có trên thị trường, hoặc thậm chí là phải cạnh tranh với các nhóm doanh nghiệp mới gia nhập.

Một câu hỏi được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoặc marketing đặt ra là “đâu là các lợi thế kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đối đầu với đối thủ?”.

Bằng cách liên tục xây dựng và phát triển các USP, các doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường, giữ vững vị thế của họ và tăng trưởng cao hơn nữa.

USP nên là kim chỉ nam cho các chiến lược thương hiệu và marketing của doanh nghiệp.

USP giúp thu hút và giữ chân khách hàng.

Khác với các nền kinh tế kiểu cũ, kém phát triển và ít lựa chọn, nền kinh tế hiện đại mang lại cho người tiêu dùng vô số các lựa chọn khác nhau.

Từ các sản phẩm với nhiều tính năng, lợi ích và công dụng hữu ích, đến các dịch vụ có thể truyền tải nhiều yếu tố cảm xúc, từ các lợi ích vô hình (thương hiệu hay lợi ích cảm tính) đến các lợi ích cụ thể khi sử dụng sản phẩm (lợi ích lý tính), khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn từ các thương hiệu họ chọn.

Các USP chính là điểm mấu chốt để thương hiệu có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể giữ chân họ ở lại lâu hơn với thương hiệu.

Ngoài ra, khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn nhiều hơn các sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với giá trị cá nhân của họ, các USP khi này đóng vai trò là chất xúc tác giúp họ ra quyết định nhanh hơn.

USP giúp một sản phẩm hay thương hiệu nào đó trở nên “không thể thay thế được”.

USP giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là câu chuyện hết sức bình thường ở hầu hết các quy mô kinh doanh, các ngành hàng hay các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Khi quy luật cung cầu thay đổi, khi khách hàng đứng trước bạn và các đối thủ còn lại trên thị trường, USP chính là những sự khác biệt giúp thương hiệu định vị giá trị mà họ có thể mang lại cho khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.

Cách xây dựng và phát triển USP.

usp
USP là gì? Cách xây dựng USP.

Một câu hỏi lớn được nhiều người làm marketing và kinh doanh đặt ra là làm thế nào để xây dựng và phát triển các USP hay nói cách khác, phương thức để xây dựng nên một USP hiệu quả là gì?

Để có thể xác định chính xác các USP hay tìm kiếm các USP thực sự có lợi cho doanh nghiệp, những người làm marketing có thể trải qua 3 giai đoạn khác nhau bao gồm: Thấu hiểu doanh nghiệp, thấu hiểu khách hàng và thấu hiểu đối thủ canh tranh.

  • Thấu hiểu doanh nghiệp.

Một USP hiệu quả và thực sự là USP cần là điểm giao thoa giữa 3 yếu tố: khách hàng, đối thủ và doanh nghiệp, nếu thiếu một trong ba thành phần này, một USP không thực sự mang lại giá trị.

Vì bản chất USP chính là các điểm khác biệt của doanh nghiệp, nó cần được xây dựng dựa trên các năng lực cốt lõi thực tế của doanh nghiệp đó.

Bạn không thể cam kết hay truyền tải các giá trị mà bạn vốn không “sở hữu” nó.

Một số câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định năng lực thực tế của mình như:

  • Thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn đang cố gắng giải quyết nhu cầu hay vấn đề gì của người tiêu dùng?
  • Đâu là lý do khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn?
  • Đâu là lý do khách hàng không lựa chọn (rào cản) bạn?
  • Khách hàng có đánh giá như thế nào về thương hiệu của bạn?
  • Thương hiệu của bạn có tạo ra cảm xúc gì cho khách hàng không?
  • Các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì?
  • Bạn có đặt mình vào tâm thế của khách hàng khi xây dựng USP hay không?
  • Vị thế hiện có của doanh nghiệp trên thị trường?
  • Thấu hiểu khách hàng.

Trong khi các USP giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ, ý nghĩa thực sự của nó là gì lại nằm trong tâm trí của khách hàng.

Giá trị của các USP cũng hoạt động tương tự như khái niệm “thương hiệu”, tức nó không nằm trong suy nghĩ hay phát triển theo cách mà doanh nghiệp muốn, nó vốn dĩ nằm trong tâm trí của khách hàng, cách khách hàng cảm nhận và nhớ về nó.

Hiểu được điều này, một USP sẽ không còn là USP nếu nó không xuất phát từ góc nhìn của khách hàng, xây dựng và phát triển vì lợi ích của khách hàng.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng khi xây dựng USP.

  • Nỗi đau của khách hàng là gì, họ thực sự cần điều gì (cả cảm tính lẫn lý tính, lợi ích của sản phẩm hữu hình lẫn vô hình).
  • Họ kỳ vọng điều gì từ các thương hiệu họ lựa chọn?
  • Khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu?
  • Giá bán của thương hiệu có làm khách hàng hài lòng không?
  • Đâu là những yếu tố họ quan tâm nhất khi ra quyết định mua hàng hay quyết định chọn một thương hiệu?
  • Giá trị cá nhân hay thế giới quan của họ là gì?

Bạn cần hiểu rằng, USP sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách hàng không coi đó là USP tức các điểm khác biệt của thương hiệu không phải là thứ khách hành cần.

  • Thấu hiểu đối thủ cạnh tranh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu USP của bạn chỉ được xây dựng dựa trên khách hàng và chính doanh nghiệp của bạn?

Chắc chắn, USP của bạn sẽ không mấy có lợi thế nếu không đặt nó trong bối cảnh với các đối thủ cạnh tranh hiện có (và mới gia nhập) trên thị trường.

Hiểu một cách đơn giản thì nếu các USP của bạn kém khác biệt và ít giá trị hơn so với các USP của đối thủ, rõ ràng là khách hàng sẽ chọn đối thủ thay vì bạn.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để tìm hiểu và phân tích đối thủ.

  • USP hay lợi thế của đối thủ là gì?
  • Khách hàng nhớ điều gì nhất khi nhắc về đối thủ?
  • Khách hàng hài lòng nhất và không hài lòng nhất với đối thủ ở những khía cạnh nào?
  • Đối thủ đang sử dụng chiến lược gì để theo đuổi và chiến thắng khách hàng?
  • Đâu là lý do khiến khách hàng lựa chọn đối thủ thay vì bạn?

Sau khi bạn thực sự hiểu cả nội bộ năng lực doanh nghiệp, hiểu đối thủ và khách hàng, đã đến lúc bạn có đủ cơ sở để xây dựng nên khác USP hiệu quả.

Những thành phần chính của một USP tốt là gì?

Ngoài việc phải thấu hiểu nhiều khía cạnh khác nhau khi xây dựng USP, một USP tốt hay hiệu quả cũng cần hội tụ đủ các yếu tố nhất định.

  • Thẳng thắn (nhưng có thể bảo vệ): Các USP nên là các tuyên bố thẳng thắn và rõ ràng hơn là những nhận định chung chung khó hiểu. Chẳng hạn như “chúng tôi bán các sản phẩm chất lượng cao.”
  • Tập trung vào những gì mang lại giá trị cho khách hàng: Khác biệt hay duy nhất suy cho cùng cũng sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách hàng không đánh giá cao nó.
  • USP không chỉ là các khẩu hiệu (Slogan): Mặc dù các câu khẩu hiệu là cách USP của bạn có thể được truyền tải, tuy nhiên USP cần được thể hiện ở nhiều bối cảnh, phạm vi, phòng ban hay khía cạnh kinh doanh hơn.
  • Khác biệt: Như bản thân định nghĩa của nó, Unique hay khác biệt là yếu tố mấu chốt của các USP. Nếu USP của bạn giống hoặc tương tự với các USP của đối thủ hay USP của bạn quá dễ để xây dựng, nó không nên được xem là USP.

Một số ví dụ tiêu biểu về USP của các thương hiệu lớn trên thế giới.

Bây giờ, khi bạn đã biết khách hàng lý tưởng của mình là ai và những vấn đề họ gặp phải, đã đến lúc bạn phải cho họ biết chính xác lý do tại sao họ nên chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.

Dưới đây là một số ví dụ hay về cách các thương hiệu sử dụng USP để chiến thắng khách hàng và đối thủ của họ.

FedEx.

usp là gì
USP là gì? Ví dụ về cách FedEx sử dụng USP trong Marketing.

Trong khi có hàng chục hãng vận chuyển trọn gói mà người dùng có thể lựa chọn (chẳng hạn như USPS hay DHL), khẩu hiệu của FedEx là “When it absolutely, positively has to be there overnight” (tạm dịch là: Nếu không có bất cứ biến cố gì xảy ra, Bạn sẽ nhận được nó sau một đêm), đã biến công ty từ chỉ một công ty chuyển hàng thông thường thành một thương hiệu dẫn đầu toàn cầu.

Một trong những phương pháp mà bạn có thể áp dụng khi xây dựng USP như cách FedEx đã làm đó là hứa hẹn những gì họ sẽ mang lại cho khách hàng.

FedEx hứa hẹn và đảm bảo rằng họ có thể chuyển bất cứ gói hàng nào đến địa chỉ người nhận trong đêm.

USP này không chỉ giải quyết nhu cầu cụ thể của khách hàng (giao nhanh và đáng tin cậy) mà còn khiến họ tin tưởng về FedEx, về cách họ đảm bảo cho các hàng hoá được gửi.

Pipcorn.

usp là gì
USP là gì? Cách Pipcorn sử dụng USP trong Marketing.

Khi bạn truy cập vào website hay cầm trên tay những gói bỏng ngô mang thương hiệu Pipcorn, bạn sẽ thấy ngay những USP hướng tới sức khoẻ của họ.

Các cụm từ được thể hiện như “hoàn toàn tự nhiên” hay “ngũ cốc nguyên hạt” đều nêu bật được các lợi ích về sức khỏe như không chứa gluten, không biến đổi gen và giàu chất chống oxy hóa, đó là những gì mà thương hiệu này cam kết tới khách hàng.

Pipcorn cũng giúp khách hàng hiểu rằng, ăn các món ăn nhẹ của họ cũng có lợi cho sức khoẻ chứ không phải như các sản phẩm khác.

Một số các câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ USP.

  • USP được viết tắt từ chữ cái chính là gì?

USP trong tiếng Anh được viết từ Unique Selling Point hoặc Unique Selling Proposition có nghĩa là các điểm bán hàng riêng biệt hay độc đáo từ thương hiệu. Thuật ngữ USP chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực Marketing và Kinh doanh.

  • USP Model là gì?

USP Model hay Mô hình xây dựng USP là cách thức các doanh nghiệp hay thương hiệu xây dựng các lợi thế bán hàng cho riêng mình.

Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn các USP Model khác nhau tập trung vào sản phẩm, đối thủ, khách hàng và hơn thế nữa với mục tiêu cuối cùng vẫn là bán hàng.

  • USP Marketing là gì?

Là một cách làm marketing trong đó marketer tập trung xây dựng các chiến lược marketing dựa trên các điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, trong khi USP hay Unique Selling Point không phải là một thuật ngữ hay khái niệm mới trong ngành Marketing nói chung, sự thật là có không ít người ngay cả những người nhiều kinh nghiệm hiểu được bản chất thực sự của nó là gì.

Bằng cách luôn luôn coi khách hàng và đối thủ là 2 hệ quy chiếu khi xây dựng và phát triển USP, hiểu usp là gì, thương hiệu có thể đảm rằng nó chính là các USP theo đúng nghĩa, thứ có thể giúp họ tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

TikTok ra mắt trung tâm đào tạo Marketing mới – Cap University

Có tên gọi là Creative Agency Partnerships (CAP) University, đây là trung tâm hướng dẫn Marketing mới mà TikTok vừa ra mắt cho các nhà quảng cáo.

TikTok ra mắt Cap University marketing
TikTok ra mắt trung tâm đào tạo Marketing mới – Cap University

Nhằm mục tiêu giúp những người làm Marketing hiểu rõ hơn và sử dụng các tính năng khác nhau trên nền tảng để tiếp cận và thu hút khán giả TikTok, TikTok Cap University là trung tâm hướng dẫn marketing mới dành cho các Agency và nhà sáng tạo tự do.

 

Theo giải thích của TikTok:

“Cap University là một chương trình học tập tùy chỉnh cho phép người đăng ký tham gia vào các khóa học họ muốn, tùy chỉnh chương trình học tập của họ dựa trên các phạm vi tăng trưởng cụ thể riêng biệt để nâng cao kiến thức và có được những hiểu biết sâu sắc hơn về các khả năng sáng tạo trong và ngoài nền tảng.”

Như bạn có thể thấy ở trên, hiện có một số khoá học khác nhau theo các chủ để khác nhau dành cho các bạn làm việc trong các agency lẫn client.

Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của TikTok với các chương trình tương tự là thu hút sự chú ý ngày càng nhiều của các nhà sáng tạo, các ngôi sao trên nền tảng cùng các nhà quảng cáo khác, vì suy cho cùng, nếu không có các nhà sáng tạo nội dung (content creator) hay nhà quảng cáo, kết cục của TikTok cũng sẽ tương tự như bao nền tảng khác, biến mất khỏi thị trường.

Bạn có thể tham khảo các khóa học tại: TikTok Cap University.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Instagram cung cấp những hướng dẫn Marketing mới cho các SMEs

Thông qua hướng dẫn mới, Instagram cung cấp những mẹo làm Marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nhằm mục tiêu gia tăng cơ hội trên nền tảng.

Cơ quan toà án Đức yêu cầu các Influencers được trả phí phải gắn nhãn bài đăng là quảng cáo

Những mẹo làm marketing cũng như các lời khuyên được Instagram tổng hợp dựa trên những thương hiệu đã thành công trên nền tảng.

Bản hướng dẫn có 3 nội dung chính:

Cách thúc đẩy nhận thức thương hiệu và xây dựng cộng đồng.

Instagram được xem là một trong những nền tảng gắn liền với các thương hiệu địa phương (local brands), bằng cách xây dựng những nội dung mà người hâm mô và cộng đồng mong muốn, các thương hiệu có thể thúc đẩy khả năng khám phá về thương hiệu.

Bạn sẽ được chia sẻ các mẹo về chủ đề này.

Truyền cảm hứng mua hàng cho khách hàng.

Mọi người đang sử dụng Instagram hàng tuần để mua sắm, 44% người dùng thường xuyên truy cập nền tảng để tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ, cũng như tìm kiếm các cảm hứng mua sắm từ các thương hiệu.

Bạn sẽ được chia sẻ các mẹo về chủ đề này.

Khích lệ khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Đối với những người dùng trên Instagram, họ muốn có những mối quan hệ có ý nghĩa với thương hiệu, họ gắn kết với thương hiệu không chỉ để nhận những thông tin về sản phẩm, quảng cáo hay mua hàng.

Họ cũng muốn thương hiệu cung cấp những nội dung hữu ích đến họ, truyền cảm hứng cho họ, và họ có thể ra quyết định mua hàng trong một tâm thế thoải mái nhất.

Bạn cũng sẽ được chia sẻ các mẹo về chủ đề này.

Bạn có thể tải về bản hướng dẫn tại: Instagram Marketing Guide for SMEs 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

LinkedIn: Nghề Marketing đã dịch chuyển như thế nào vì đại dịch

Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khi phần lớn hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi, nghề Marketing theo đó cũng thay đổi.

LinkedIn: Nghề Marketing đã dịch chuyển như thế nào vì đại dịch
LinkedIn: Nghề Marketing đã dịch chuyển như thế nào vì đại dịch

So với các điều kiện trước Covid-19, bối cảnh hậu Covid có nhiều sự khác biệt lớn – sự thay đổi không chỉ dừng lại ở góc độ các hành vi hay thói quen hàng ngày, nó đang diễn ra ở một quy mô rộng lớn hơn.

Sau đại dịch, có nhiều người hơn đề cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khi tiếp cận bất cứ công việc hay doanh nghiệp nào, theo một báo cáo mới đây của LinkedIn, mọi người đang dịch chuyển trong cách họ lựa chọn các công việc để theo đuổi.

Nếu bạn muốn làm việc ở nhà nhiều hơn? Hay bạn muốn thay đổi một công việc mới? Bây giờ là lúc bạn cần đánh giá lại các lựa chọn của bản thân và xem xét những gì doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm trong bối cảnh mới.

Gần đây nhất, LinkedIn đã công bố Báo cáo triển vọng nghề Marketing 2022 (LinkedIn 2022 Marketing Jobs Outlook) nêu rõ cách đại dịch đã làm thay đổi nghề Marketing nói chung và những người làm Marketing nói riêng.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Marketer trong bối cảnh của của “cuộc di cư vĩ đại“.

Khi đại dịch diễn ra, nhiều người đã phải thay đổi cách họ làm việc, có ít việc làm hơn và thậm chí là mất việc.

Theo dữ liệu từ LinkedIn, vào năm 2021, có hàng triệu người đã rời bỏ công việc hiện tại của họ để tìm kiếm các công việc mới với nhiều sự hỗ trợ hơn, linh hoạt hơn và mang nhiều ý nghĩa hơn.

Những người làm marketing cũng không nằm ngoài làn sóng này, họ phải liên tục thay đổi công việc, thay đổi địa điểm làm việc và trong nhiều trường hợp, họ đã phải dịch chuyển sang những cấp độ “ít senior” hơn.

Cũng theo dữ liệu từ LinkedIn, nhiều Marketer đang rời bỏ công việc của họ để tìm kiếm các cơ hội mới:

  • 31% người làm marketing thay đổi công việc của họ hàng năm.
  • 618.000 vị trí marketing bị bỏ trống năm 2021.

Nhiều Marketer chuyển sang các công việc liên quan sau khi rời bỏ vị trí của họ.

Dưới đây là Top 10 công việc mà các marketer đã chọn mới.

  • Bán hàng.
  • Truyền thông.
  • Phát triển kinh doanh.
  • Vận hành.
  • Quản trị dự án.
  • Thiết kế và nghệ thuật.
  • Hỗ trợ.
  • Công nghệ thông tin.
  • Quản trị sản phẩm.
  • Admin (quản trị văn phòng).

Nhiều Marketer tìm kiếm các thách thức trong vai trò mới.

Trong có không ít các marketer vẫn giữ nguyên vị trí hay vai trò của họ, nhiều marketer tìm cách dịch chuyển sang những vị trí cao hơn với nhiều thách thức hơn. Dưới đây là dữ liệu trong 2 năm vừa qua.

  • 29% marketer di chuyển sang vị trí cao hơn.
  • 47% vẫn giữ nguyên vị trí.
  • 23% chuyển sang các vai trò ít quan trọng hơn.

Gen Y là thế hệ được thăng tiến nhiều nhất.

  • 72% người làm marketing được thăng tiến trong 2 năm vừa qua thuộc Gen Y (Millennials).
  • Con số này với Gen Z là 12%.
  • Gen X là 15%.
  • Baby Boomers là 1%.

Top những kỹ năng Marketing trong năm 2021.

Top những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất.

  • Digital Marketing.
  • Quảng cáo.
  • Product Marketing.
  • Khoa học dữ liệu.
  • Social Media.
  • Thúc đẩy doanh số bán lẻ.
  • Thiết kế đồ hoạ.
  • Truyền thông doanh nghiệp.

Nhiều công việc Marketing làm từ xa.

Trong khi đại dịch ngày càng giảm bớt đi, nhiều công việc marketing vẫn được yêu cầu làm từ xa, theo LinkedIn, nhu cầu về làm việc tư xa vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh sau đại dịch.

Xem thêm:

Tham khảo các khoá học về Digital Marketing của MarketingTrips tại: Course

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer

Với Linkpop, Shopify cho phép nhà sáng tạo dễ dàng quảng cáo các sản phẩm của họ để thu hút người mua.

Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer
Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer

Shopify vừa chính thức giới thiệu Linkpop, một công cụ liên kết trong phần giới thiệu (link-in-bio) cho phép nhà sáng tạo và người theo dõi nhanh chóng quảng cáo các sản phẩm.

Những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Instagram có thể thêm liên kết Linkpop vào phần tiểu sử hay giới thiệu (bio) của họ và từ đây, chỉ bằng một cú nhấp chuột, những người theo dõi của họ có thể truy cập và mua hàng từ cửa hàng trên Shopify.

Sau khi người dùng nhấp vào liên kết, họ có thể mua trực tiếp các sản phẩm mà không cần phải rời khỏi các ứng dụng mà họ đang sử dụng.

Bằng cách này, người tiêu dùng không phải tìm kiếm sản phẩm trong một môi trường khác và các nhà marketer sẽ có thể dễ dàng đo lường hơn về tác động của những người có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Trong khi thương mại xã hội (Social Commerce) vẫn đang phát triển chóng mặt trong những năm gần đây, khi các nền tảng mạng xã hội là nơi mà người dùng chọn để tương tác, giải trí và mua sắm, hợp tác mới của Shopify cũng không nằm ngoài mục tiêu đón đầu các xu hướng mới này.

Bắt đầu từ năm ngoái, Shopify đã hợp tác với TikTok để người dùng TikTok chỉ cần nhấp chuột vào các quảng cáo video là có thể mua các sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên Shopify.

Thương mại điện tử vốn là mục tiêu lớn của Shopify.

Một số cập nhật từ Shopify cho Marketer.

Chỉ tiêng trong tuần này, Shopify đã giới thiệu một loạt các công cụ để hỗ trợ những người làm marketing trên nền tảng.

  • Tính năng dự báo hạn mức chi tiêu mới cho phép các marketer phân loại tiềm năng chi tiêu của khách hàng theo 3 cấp độ: cao, trung bình hoặc thấp.
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu. Dự báo chi tiêu là một bộ lọc cho công cụ phân khúc khách hàng mới. Các phân khúc khác bao gồm vị trí địa lý hay số lượng đơn hàng mà khách hàng đã đặt.
  • Các chiến dịch email tự động. Giờ đây, các nhà tiếp thị cũng có thể tự động hóa các chiến dịch email của họ cho khách hàng của Shopify. Bạn có thể lựa chọn các mẫu email và cũng có thể tạo ra các quy trình gửi email riêng.

Theo thông báo từ Shopify, hiện người dùng có thể gửi tới 10.000 email miễn phí mỗi tháng thông qua dịch vụ Shopify Email.

Bạn có thể truy cập ngay công cụ mới này tại: Linkpop

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Podcast Marketing là gì? Lợi ích của Podcast trong Marketing

Podcast Marketing là một trong những hình thức Marketing trong đó các thương hiệu sẽ tự giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp thông qua các nội dung âm thanh (audio content), những gì thương hiệu cần là thuyết phục các nhóm đối tượng mục tiêu.

marketing podcast là gì
Podcast Marketing là gì? Tìm hiểu về khái niệm Podcast Marketing

Được phát triển song song với các nền tảng chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội hay các nền tảng video, các nền tảng truyền thông bằng âm thanh cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và tạo tiền đề cho khái niệm Podcast Marketing.

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về các nội dung như Podcast Marketing hay Marketing Podcast là gì? Tại sao các thương hiệu nên sử dụng Podcast như là một kênh Marketing, cách làm Marketing cho Podcast và hơn thế nữa.

Để có thể hiểu sâu và toàn diện về ngành marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Podcast Marketing là gì? 

Podcast Marketing hay Tiếp thị qua podcast là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các nội dung âm thanh (audio content) để làm marketing cho các sản phẩm hay dịch vụ của họ.

Những nội dung miễn phí này được chia sẻ tới người nghe nhằm mục tiêu gây ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của họ, đồng thời thông báo cho họ về các lợi ích mà các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang lại.

Podcast Marketing thường sử dụng các nội dung theo kiểu PR hơn là quảng cáo, tức là thương hiệu truyền tải những nội dung một cách gần gũi và đáng tin cậy nhất thay vì “nói quá” về những gì thương hiệu đang có.

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Podcast như là một kênh để Marketing.

Podcasting là một công việc khá khó khăn, nhưng đó lại là một cách tuyệt vời (mới) để tiếp cận đối tượng mục tiêu trên quy mô lớn.

Trong khi khái niệm Podcast Marketing hay “Podcast Marketing là gì” vẫn còn khá mới lạ tại Việt Nam (dung lượng tìm kiếm rất ít), gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên. Ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.

So với các hình thức làm marketing khác trên các nền tảng mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, Podcast vẫn có những điểm khác biệt và mức độ hấp dẫn nhất định vì nó mang tính trực tiếp và đối thoại cao hơn.

Một số lợi ích của Podcast Marketing.

Nếu bạn đã hiểu về Podcast Marketing tuy nhiên vẫn còn nghi ngờ về nó, dưới đây là một số lợi ích mà thương hiệu có được từ cách làm này.

  • Nâng cao mức độ nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Podcast của bạn tạo ra “số lần hiển thị” hay sự hiện diện của thương hiệu, cũng giống như bất kỳ hình thức tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) nào khác, nó mang về thêm những lượng tương tác mới.
  • Kết nối với khách hàng tiềm năng: So với các hình thức marketing khác, Podcasting mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện với người nghe — đó không chỉ là nơi để bạn quảng cáo hay PR. Đó còn là về nghệ thuật kể chuyện.
  • Xây dựng độ tín nhiệm: Khi một nhân viên hay người có ảnh hưởng nào đó xuất hiện trên podcast với tư cách là chuyên gia, điều này có thể giúp xây dựng mức độ tin tưởng và tính có thẩm quyền của thương hiệu.

Một số mẹo khi xây dựng Podcast Marketing là gì?

Trong khi Podcast Marketing là một xu hướng mới và cần thiết, nó đòi hỏi một sự cam kết đáng kể về mặt thời gian và ngân sách từ phía doanh nghiệp.

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo trong quá trình xây dựng Podcast.

1. Hãy bắt đầu với các thử nghiệm nhỏ trước khi mở rộng quy mô.

Một podcast chất lượng cần có thời gian. Vì quá trình chuẩn bị nội dung, ghi âm, biên tập, tìm kiếm người nghe và quảng bá podcast có thể tiêu tốn của doanh nghiệp rất nhiều công sức, trước khi mở rộng quy mô, bạn cần chạy các thử nghiệm nhỏ.

Sau quá trình phân tích và theo dõi thử nghiệm, bạn có thể quyết định xem liệu khoản đầu tư của bạn có xứng đáng với những gì nhận được hay không.

2. Để Podcast Marketing thực sự mang lại hiệu quả, những gì bạn cần làm là xuất bản thường xuyên.

Các nhóm đối tượng mục tiêu, khách hàng hay người nghe của bạn cần biết khi nào và ở đâu họ có thể tìm thấy các podcast của bạn. Dù là hàng tháng hay hàng tuần, bạn phải xuất bản các tập của mình theo lịch trình đã định.

Hàng tuần và hai tuần một lần là những tần suất podcast phổ biến nhất trên thế giới.

3. Xây dựng một quy trình làm Podcast rõ ràng.

Sẽ rất mất thời gian để bạn có thể tìm ra những định dạng, chất lượng âm thanh và phong cách phù hợp, vì vậy hãy lên kế hoạch ghi âm trước một vài tập để xem những gì sẽ phù hợp với bạn. Bạn cũng sẽ được hiển thị tốt hơn trên các nền tảng như iTunes hay Spotify nếu bạn có nhiều tập được tải xuống.

4. Cần đầu tư vào chất lượng của micro.

Bạn có thể ghi podcast trên iPhone của mình hay bất cứ thiết bị nào khác, tuy nhiên, để một podcast thực sự có chất lượng, bạn cần một hệ thống micro và thu âm đủ tốt.

Không ai muốn nghe một podcast với âm thanh kém và những tiếng ồn xung quanh.

5. Quảng bá podcast của bạn.

Như đã phân tích ở trên, để các podcast của bạn thực sự mang lại sức ảnh hưởng hay có được một lượng người dùng trung thành, bạn cần có nhiều thời gian.

Ngoài việc tận dụng các kênh có sẵn như website hay các nền tảng mạng xã hội, bạn cũng có thể sử dụng các kênh quảng cáo có trả phí để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Những kênh Podcast phổ biến cho dân Marketing.

Social Media Marketing Podcast.

Một kênh podcast đặc biệt dành riêng cho những ai quan tâm đến Social Media và Marketing. Người đứng sau kênh này chính là Ông Michael Stelzner – Tác giả của Social Media Examiner, một trong những người đầy kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tiếp thị qua mạng xã hội (Social Media Marketing) nói riêng và ngành marketing nói chung.

Marketing School Podcast.

Với hơn 35 triệu lượt tải và 1.400 tập podcast đã xuất bản, Marketing School Podcast là một trong những kênh podcast phổ biến về phạm vi chính là digital marketing.

Được thành lập bởi 2 chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực này Neil Patel & Eric Siu nên các tập podcast chủ yếu được ra mắt mà không cần sự trợ giúp từ phía khách mời.

Bạn có thể xem thêm tại:  https://open.spotify.com/show/1NulSGKhstJuty8iYPBMo5

This Old Marketing Podcast.

Với hai tác giả chính là Joe Pulizzi và Robert Rose – những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tiếp thị nội dung (content marketing), bạn sẽ được chia sẻ tất cả những gì mới nhất về content marketing, về cách thu hút khách hàng và hơn thế nữa.

Với độ dài khoảng 60 phút cho mỗi tập, This Old Marketing rất phù hợp với những ai quan tâm tới content marketing và muốn phát triển chuyên môn trong lĩnh vực này.

Bạn có thể xem thêm về kênh Podcast Marketing này tại: https://open.spotify.com/show/2ZCcAoMJEULFZfZu61QRVd

The Duct Tape Marketing Podcast.

The Duct Tape Marketing Podcast chuyên cung cấp những insights và mẹo từ chuyên gia cho các nhà tiếp thị (marketer) từ những năm 2005.

Người dẫn chính của podcast này là John Jantsch, người đã tham gia phỏng vấn hàng loạt các marketer và nhà lãnh đạo tư tưởng hàng đầu trên thế giới về những chủ đề liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ.

 The CMO Podcast.

Nếu bạn đang thắc mắc không biết vai trò chính của các CMO (Giám đốc Marketing) là gì hay bạn đang đảm nhận các vị trí quản lý về marketing nói chung thì The CMO Marketing Podcast là nơi dành riêng cho bạn.

Với người dẫn dắt chính của kênh là cựu CMO của Procter & Gamble (P&G), bạn chắc chắn sẽ thu thập được nhiều kiến thức ngành có giá trị.

Kết luận.

Trong khi Podcast Marketing vẫn còn là một hình thức khá mới tại Việt Nam, bằng cách nhanh chóng thử nghiệm và theo dõi kết quả, bạn có thể sớm nhận thấy những gì mà nó có thể mang lại cho thương hiệu.

Đi sớm và nhanh hơn nghĩa là bạn có thể có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài học Marketing từ Squid Game: Chọn Viral Marketing hay Advertising

Sức hút từ Squid Game mang tới những bài học quý báu về Marketing mà bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể tận dụng để tăng doanh thu. Chọn Viral Marketing hay Advertising?

bài học marketing từ squid game
Bài học Marketing từ Squid Game: Chọn Viral Marketing hay Advertising

Được xem là một trong những bộ phim có doanh số cao nhất mọi thời đại, thành công từ Squid Game gắn liền với các chiến lược hay bài học đắt giá cho người làm marketing.

Sau vài tuần lên sóng Netflix, loạt phim Squid Game (tựa đề tiếng Việt: Trò chơi con mực) đã mang lại hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng.

Nói về bối cảnh ra đời, Squid Game phát sóng khi số lượng người dùng mạng xã hội đang hoạt động ở mức cao nhất lịch sử, các nội dung đem đến cho khán giả trở nên độc lập hơn. Điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu vừa và nhỏ dễ dàng tỏa sáng.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các dịch vụ phát trực tuyến khiến người dùng có thể xem nội dung dễ dàng mà không cần tới kênh truyền hình với lịch xem cố định như “Game of Thrones” (tựa đề tiếng Việt: “Trò chơi vương quyền”).

Mặt khác, Squid Game hầu như không được truyền thông hay marketing ở Mỹ trước khi ra mắt công chúng như các chương trình Netflix lớn khác; trước đó, kịch bản bộ phim được viết từ khoảng 2009 nhưng không ai muốn tạo ra một câu chuyện phi thực tế và bạo lực.

Nhưng, bộ phim vẫn trở thành chủ đề của năm 2021 và nổi tiếng nhờ sự kết hợp giữa may mắn và thời điểm ra mắt hoàn hảo.

Trước thành công của Squid Game, ông Pierre Subeh, một doanh nhân, tác giả kiêm nhà xuất bản, đã đúc kết 3 bài học quan trọng về marketing từ bộ phim.

Tiếp thị truyền miệng thành công hơn là đổ đống tiền vào quảng cáo.

Tiếp thị truyền miệng (Viral Marketing) được coi là một kỹ thuật cổ điển mọi thời đại và có thể tìm thấy ở bất kỳ cuốn sách marketing 100 tuổi nào.

Kỹ thuật này hoạt động như một yếu tố tối thiểu trong bất kỳ chiến lược marketing, nhưng đối với Squid Game, đây là yếu tố hàng đầu trong hoạt động quảng cáo.

Thực tế, thật không may là các công ty tiếp thị không thể mua hoặc đảm bảo thông tin truyền miệng, vì vậy họ thường được thực hiện một cách tự nhiên.

Nhưng, bằng phương tiện truyền thông xã hội, các công ty có thể tiếp cận với các thương hiệu, doanh nghiệp nhằm kích hoạt làn sóng xu hướng thông qua phương thức truyền miệng.

Ông Subeh lấy ví dụ: “Tôi nghe kể về Squid Game từ những người bạn của tôi, họ không thể ngừng nói về nó, nhưng điều đó vẫn chưa thuyết phục tôi xem bộ phim.

Khi mở điện thoại ra và thấy vô số meme tràn ngập thông tin về bộ phim trên Twitter, Facebook, Instagram và cả TikTok, tôi đã dừng lại một giây và phải thử xem chương trình.

Một chương trình truyền hình đi kèm với các xu hướng và meme dẫn đến một điều chắc chắn rằng nó gần như buộc bạn muốn xem để dễ dàng kết nối với cộng đồng và hiểu được những chuyện cười họ đang kể”.

Ông Subah cho biết Netflix thậm chí đã đầu tư vào một số hoạt động marketing cho loạt phim này nhưng không thực sự thu hút nhiều sự chú ý.

Subah kết luận rằng không có chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Media) nào, ở bất kỳ quy mô nào, có thể đạt được thành công mà Squid Game đạt được chỉ bằng cách truyền miệng và tâm lý ủng hộ bộ phim.

bài học marketing từ squid game

Khi thương hiệu có xu hướng TikTok lan truyền, chắc chắn sẽ thành công.

Theo nhận định của ông Subah, TikTok không chỉ định hình lại cách thương hiệu tiếp cận khán giả của mình mà còn đặt ra một tiêu chuẩn mới về việc các công ty nên làm sao để tiếp cận người dùng.

Ngày nay, người ta có thể chấp nhận một thương hiệu lớn bình luận về bài đăng mà không cần tỏ ra chuyên nghiệp.

Thực tế, các thương hiệu tiếp cận người dùng một cách thân mật trên nền tảng sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi và sự chú ý hơn. Việc này dẫn đến số lần hiển thị miễn phí cao hơn.

Đơn cử như ứng dụng hẹn hò Tinder nhận được rất nhiều lần hiển thị chỉ bằng việc bình luận nội dung hài hước liên quan đến các mối quan hệ.

Giờ đây, các thương hiệu chuyên nghiệp muốn họ trở nên có sự kết nối sâu sắc hơn thay vì duy trì một ngữ điệu nghiêm túc nào đó.

Đối với Squid Game, bộ phim đã thu hút một lượng lớn sức hấp dẫn trên nền tảng xã hội và gần như hình thành một nhóm người xem ủng hộ và chia sẻ những câu chuyện cười bên lề.

Lợi thế cho Squid Game là cách duy nhất để hiểu những câu chuyện cười đang lan truyền trên mạng xã hội là xem bộ phim này.

Điều đó tốt cho chiến lược marketing, làm cho chúng trở nên độc đáo và cụ thể để biến khán giả trở thành những người ủng hộ cho câu chuyện.

Không thể biết người dùng thực sự muốn gì đến khi họ cho chúng ta thấy.

Squid Game được lan truyền rộng rãi chỉ khi người dùng thực sự xem bộ phim này. Ngoài ra, đây là thời điểm hoàn hảo để phát hành một chương trình như vậy vì khán giả đã chán những chương trình kiểu “copy-paste” xuất hiện tràn lan trên các nền tảng phát trực tuyến.

Bài học thứ ba và quan trọng nhất mà chương trình này đem lại đó là chúng ta thực sự không thể đoán trước được người dùng muốn thứ gì tiếp theo cho đến khi họ cho chúng ta thấy.

Nghe có vẻ triết lý nhưng thực tế là đôi khi chúng ta không thực sự biết mình muốn gì cho đến khi được cung cấp thứ mà sau đó chúng ta mới nhận ra đây là điều mình muốn.

Ông Subeh giải thích rõ hơn thông qua một ví dụ: “Khi đến bất kỳ cửa hàng McDonald’s nào, bạn sẽ được chào đón bằng những bức ảnh lớn gây sự chú ý về các món ăn – thứ mà bạn không thực sự biết là bạn muốn hoặc thèm khi vào cửa hàng”.

Điều này chứng tỏ rằng không phải lúc nào chúng ta cũng tuân theo quy chuẩn thông thường mà phải phụ thuộc vào dữ liệu lịch sử để biết điều gì tiếp theo.

Ông Subah gợi ý rằng các doanh nghiệp đổi mới phải luôn cân nhắc việc chấp nhận rủi ro có tính toán với các chiến lược marketing của mình.

Cuối cùng, ông Subeh đúc kết lại rằng Squid Game đã xác định lại ranh giới của một chương trình truyền hình, cách mạng hóa cách khán giả xem và tương tác với nội dung.

“Nội dung thông thường có thể thu hút sự chú ý tầm thường của doanh nghiệp bạn, nhưng một nội dung thực sự mạnh mẽ, hấp dẫn và mới mẻ có thể khiến bạn lan truyền, dẫn đến nhiều hoạt động marketing miễn phí”, ông Subeh chia sẻ.

Bài học thành công về marketing từ Squid Game là một trong những câu chuyện đầy cảm hứng cho những người làm marketing khi tiếp cận tiếp thị truyền miệng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

LinkedIn chia sẻ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các Marketer công nghệ

LinkedIn vừa ra mắt bộ công cụ mới nhằm mục tiêu giúp các marketer trong lĩnh vực công nghệ tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead).

LinkedIn chia sẻ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các Marketer công nghệ

Nếu bạn là một người làm marketing trong lĩnh vực công nghệ và đang tìm cách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bộ công cụ mới của LinkedIn có thể rất hữu ích.

Theo thông tin từ LinkedIn, bộ công cụ mới được xây dựng đặc biệt nhằm mục tiêu hướng dẫn các marketer cách thúc đẩy khách hàng tiềm năng chất lượng cao trên nền tảng.

Tài nguyên được cung cấp sẽ bao gồm:

  • Những hướng dẫn nhanh và cơ bản về cách sử dụng LinkedIn làm nền tảng tạo khách hàng tiềm năng. Nội dung sẽ trải rộng từ quá trình tạo chiến dịch đến những hướng dẫn giúp digital marketer đo lường mức độ thành công dựa trên các tiêu chuẩn hiệu suất của ngành (performance benchmarks).
  • Bộ hướng dẫn bao gồm các mẹo xây dựng quảng cáo tạo khách hàng tiềm năng hấp dẫn và có khả năng tương tác cao.

Và nếu bạn chưa quen với việc tạo khách hàng tiềm năng trên LinkedIn…

Theo LinkedIn, các thương hiệu đã ghi nhận mức tăng 10-15% hiệu suất bán hàng trong ngắn hạn sau khi quảng cáo của họ được nhìn thấy trên LinkedIn.

Tiếp đó, LinkedIn cũng được chứng minh là nền tảng quảng cáo có hiệu quả tốt hơn gấp 2 lần trong việc thúc đẩy ROAS (lợi nhuận có được dựa trên chi tiêu quảng cáo) cho các nhà tiếp thị trong lĩnh vực công nghệ.

Để giúp các nhà quảng cáo tận dụng các cơ hội tiềm năng này, LinkedIn khuyên bạn nên sử dụng bộ công cụ mới để:

1. Tìm hiểu cách các thương hiệu công nghệ khác đang thúc đẩy khách hàng tiềm năng trên LinkedIn.

2. Sử dụng các điểm tiêu chuẩn của hiệu suất trong ngành (performance benchmarks) của LinkedIn để đánh giá mức độ thành công.

3. Tìm hiểu cách thiết lập một chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng trong Campaign Manager (trình quản lý quảng cáo của LinkedIn) với 5 bước.

Hoặc nếu bạn đang chạy các chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng trên LinkedIn…

LinkedIn cũng khuyên bạn nên sử dụng bộ công cụ mới để:

1. Tìm hiểu các thành phần chính của một quảng cáo thành công trên LinkedIn, bao gồm cả những cách tốt nhất để tận dụng các biểu mẫu khách hàng tiềm năng (Lead Forms).

2. Hiểu sâu hơn về chiến thuật đấu giá quảng cáo trên LinkedIn và tối ưu chiến lược đặt giá thầu của bạn.

3. Có được những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị lâu dài của các khách hàng tiềm năng mà bạn đang tạo ra trên LinkedIn.

Bạn có thể xem và tải xuống bộ công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các marketer công nghệ từ LinkedIn tại: LinkedIn Leads Toolkit.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách khai thác hiệu quả và tối đa hoá Big Data

Chuyên gia marketing chia sẻ 3 câu hỏi giúp marketer dùng Big data tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, từ đó có được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.

Cách khai thác hiệu quả và tối đa hoá Big Data

Chứa đựng tiềm năng khổng lồ cho marketing, Big Data (Dữ liệu lớn) thu hút sự chú ý của marketer khi có thể giải đáp hai câu hỏi “đau đầu” trong xây dựng chiến lược bán hàng. Đó là:

(1) Ai sẽ mua hàng lúc nào với mức giá ra sao?

(2) Chúng ta có thể kết nối những gì khách hàng nghe, đọc, và nhìn thấy với những gì họ sẽ mua và tiêu thụ không?

Theo Giáo sư chuyên ngành Marketing tại Ivey Business School (Canada) – Niraj Dawar thì dự đoán lần mua sắm tiếp theo của người tiêu dùng sẽ là yếu tố quan trọng khi tìm lời giải cho hai câu hỏi trên.

Trên thực tế, marketer dựa vào big data để tìm hiểu sâu và phác thảo chi tiết chân dung của từng người tiêu dùng (personas).

Họ sẽ ghi nhớ mọi nguồn tin tức khách hàng ưa đọc, phân tích kỹ thói quen mua sắm, cũng như phân loại các nhóm sở thích, cảm hứng lẫn khát khao của khách hàng tiềm năng. Khi có được những chân dung chi tiết về từng người tiêu dùng, marketer sẽ dự đoán được ý định mua sắm tiếp theo của họ.

Tuy nhiên, Niraj Dawar cho rằng việc giành được quyết định mua hàng tiếp theo của khách hàng chỉ mang đến lợi thế chiến thuật ngắn hạn.

Và khi các doanh nghiệp cạnh tranh đều có đủ năng lực dự đoán chính xác lần “rút ví” tiếp theo của khách hàng, thì các marketer sẽ cạnh tranh lợi nhuận với nhau ở vùng biên thanh toán. Cuộc chạy đua ngắn hạn này không đảm bảo được lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp về dài hạn.

Vì vậy, tác giả của quyển TILT: Shifting your Strategy from Products to Customers (tạm dịch: TILT: Chuyển chiến lược của bạn từ Sản phẩm sang Người tiêu dùng) – Niraj Dawar gợi ý doanh nghiệp chỉ nên kỳ vọng đạt lợi nhuận trên mức trung bình trong cuộc đua doanh số. Hãy chọn đứng giữa những đối thủ bị rơi lại phía sau và những doanh nghiệp lớn đã vượt lên dẫn đầu cuộc chơi.

Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh bền vững khi chuyển hướng tư duy khai thác Big data theo hướng giải đáp các câu hỏi chiến lược, liên quan đến sự gắn kết, trung thành và mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng.

Big data của bạn sẽ không đơn thuần cung cấp thông tin về yếu tố thúc đẩy khách hàng mua sắm tiếp, mà cần phân tích sâu yếu tố giúp nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng.

Bạn không nên chỉ dừng lại ở mục tiêu xác định mức giá khách hàng sẽ sẵn lòng chi trả trong lần mua sắm kế tiếp, mà hãy hướng đến giá trị sẽ theo khách hàng suốt cuộc đời.

Và đừng chỉ quan tâm đến yếu tố thu hút khách hàng của công ty đối thủ, mà hãy nghĩ đến giải pháp ngăn khách hàng của mình chuyển sang sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khi đối phương áp dụng mức giảm giá tốt hơn.

Nói cách khác, doanh nghiệp cần chuyển từ tư duy “dữ liệu lớn có thể làm gì cho công ty” sang “dữ liệu lớn có thể làm gì cho người tiêu dùng”.

Các startup thành công với Big data.

Thông tin từ Big data sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến gia tăng giá trị do sản phẩm, dịch vụ hiện tại hoặc tạo ra một dòng sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới.

Về cải tiến chất lượng dịch vụ, ví dụ phổ biến hiện nay là công cụ gợi ý, so sánh sản phẩm trên các trang thương mại điện tử như Amazon, Netflix. Công cụ này trước hết giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian lựa chọn sản phẩm.

Ngoài ra, công cụ này còn chạm vào nhu cầu sâu xa hơn của người mua. Đó là nhu cầu muốn biết “tôi có thể rút kinh nghiệm gì từ các khách hàng khác không?”, “làm sao tôi có thể so sánh quyết định mua sắm của mình với người khác?”.

Mặt khác, Big data còn giúp tạo ra những startup có tư duy khai thác dữ liệu mới như:

Startup Opower cho phép khách hàng chia sẻ các hóa đơn sinh hoạt hàng tháng với bạn bè trên Facebook. Điều này giúp người tiêu dùng so sánh mức sử dụng nhiên liệu của mình với bạn bè, người thân.

Startup INRIX thu thập dữ liệu di chuyển từ điện thoại di động của người tiêu dùng và các nguồn thông tin khác để cung cấp báo cáo giao thông theo thời gian thực tế.

Startup Zillow kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tổng hợp thành tin tức cập nhật liên quan đến lĩnh vực bất động sản như: thuộc tính nhà đất, các mức giá, các vị trí cạnh tranh… đến người mua, người bán và người môi giới bất động sản.

Cả Opower, INRIX và Zillow đều là ba công ty thuần phát triển dựa trên dữ liệu lớn. Thành công của họ là dấu hiệu đánh thức dành cho các doanh nghiệp khác, rằng: ngày nay, không thể kinh doanh mà thiếu dữ liệu.

Ba câu hỏi thay đổi tư duy khai thác Big data.

Để xác định xem lượng dữ liệu lớn của công ty hiện tại có thể tạo ra giá trị cho khách hàng không, giáo sư Niraj Dawar gợi ý bạn trả lời 3 câu hỏi sau:

1/ Loại thông tin nào sẽ giúp khách hàng của tôi giảm thiểu được chi phí và rủi ro?

Những doanh nghiệp hàng tỷ USD như Yelp, Zagat, TripAdvisor, Uber, eBay, Netflix, và Amazon xử lý một lượng khổng lồ các dữ liệu bao gồm đánh giá xếp hạng dịch vụ của các nhà cung cấp và nhà bán lẻ với mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng.

Hiện tại, tuy tính năng xếp hạng các nhà bán lẻ theo các mức tốt – khá – tệ đang phổ biến trên website thương mại điện tử, song khách hàng đang có thêm nhu cầu muốn biết: những khách hàng có nhu cầu tương tự như tôi thì nghĩ gì về sản phẩm hoặc dịch vụ này.

Đây là lĩnh vực Big data có thể tham gia vào giúp marketer cải thiện trải nghiệm khách hàng.

2/ Hiện tại, nếu tổng hợp những loại thông tin rải rác nào sẽ giúp tạo ra insight mới về khách hàng?

Ví dụ điển hình cho câu hỏi này là InVenture, một startup mới nổi tại Châu Phi. Tại một quốc gia mà phần đông dân số không có lịch sử tín dụng thì xác minh mức độ tin cậy cho các khoản vay cá nhân là một thử thách lớn.

Để thu hẹp khoảng cách thông tin này, InVenture tổng hợp các dữ liệu sử dụng trên điện thoại di động của người dân. Từ đó, phân tích và kết nối người dùng đến các khoản vay tín dụng phù hợp.

3/ Những điểm khác biệt, đa dạng nào giữa các khách hàng, nếu được tổng hợp lại, sẽ mang đến lợi ích cho họ không?

Ví dụ, một công ty bán nông cụ (hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu…) có thể thu thập dữ liệu từ các nông dân có những phần đất trồng khác nhau.

Thông tin này sẽ giúp công ty xác định và gợi ý cho nông dân những gói sản phẩm có thể phát huy tối đa hiệu quả tùy theo từng điều kiện thời tiết.

Dữ liệu lớn có thể giúp marketer tiếp cận những câu hỏi nền tảng ngoài tầm hiểu biết hiện tại của họ. Song, chỉ khi dùng dữ liệu lớn để tạo ra giá trị mới cho người tiêu dùng thì marketer mới có được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh (Theo HBR)

Cách xây dựng chiến lược Marketing sử dụng những điểm khác biệt

Để có thể trở nên khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, một chiến lược marketing được xây dựng dựa trên những điểm khác biệt chính là kim chỉ nam.

xây dựng chiến lược marketing

Trong thị trường kinh doanh bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố công nghệ như hiện tại, sẽ rất khó khăn để các doanh nghiệp trở nên khác biệt (hoặc khác biệt hoàn toàn) với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Thành công của doanh nghiệp giờ đây phụ thuộc vào mức độ khác biệt có chủ đích mà họ có được từ góc nhìn của khách hàng so với các doanh nghiệp khác.

Ngoài việc phải liên tục phát triển sản phẩm, cải thiện dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp còn cần phải tập trung vào quá trình tạo ra một định vị bền vững, đặc biệt giúp họ ngày càng trở nên dễ phân biệt hơn.

Dưới đây là cách các thương hiệu có thể xây dựng một chiến lược marketing và truyền thông hiệu quả dựa trên những điểm khác biệt đó.

Xác định các nội dung liên quan đến thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Những điểm khác biệt mà một thương hiệu có thể có bao gồm một tập hợp các lợi ích duy nhất (unique) giúp doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để đưa ra các giải pháp của riêng bạn, hãy tham khảo quy trình dưới đây:

1. Đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ. Họ có thể làm gì tốt hơn không? Họ thiếu hụt ở điểm nào? Cách họ làm quảng cáo ra sao. Chúng có gì nổi bật không?

Bạn có thể sử dụng ma trận SWOT để hỗ trợ cho quá trình này.

2. Liệt kê những lợi ích của bạn, những điểm tương đồng và điểm khác biệt.

Hãy tự hỏi tại sao khách hàng nên mua các sản phẩm hay hợp tác với doanh nghiệp của bạn thay vì với đối thủ cạnh tranh? Bạn có thể cung cấp những gì mà đối thủ cạnh tranh không có? Bạn với họ có những điểm gì giống và khác nhau?

3. Đặt mình vào vị trí của khách hàng.

Sau khi xác định được các điểm khác biệt của bạn, bạn nên thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem liệu có mong muốn những điểm khác biệt đó hay không.

Để có thể hiểu rõ hơn về khách hàng bạn cần xác định tất cả các bước mà khách hàng có thể trải qua trong suốt hành trình mua hàng, từ giai đoạn nhận thức đến cân nhắc và cuối cùng là ra quyết định mua hàng.

Bạn cũng có thể tự hỏi khách hàng của bạn mong đợi điều gì và làm thế nào để bạn đáp ứng vượt hơn cả những kỳ vọng đó? Điều gì thúc đẩy hành vi mua hàng của họ? Nỗi đau (painpoint) của họ là gì? Họ có chấp nhận những giá trị của bạn không?

Xếp hạng và xây dựng.

Sau khi đã xác định được tất cả các điểm khác biệt bạn cần đánh giá: Mức độ quan trọng của từng điểm khác biệt đối với khách hàng mục tiêu và mức độ dễ dàng (về mặt thời gian, nguồn lực tài chính, con người…) để đạt được và duy trì những sự khác biệt đó.

Những điểm khác biệt được xếp hạng (cho điểm) càng cao thì càng cần được ưu tiên sớm.

Thông điệp và chân dung khách hàng.

Giờ đây, khi bạn đã xây dựng được một bộ các điểm khác biệt, bạn có thể đưa chúng vào quá trình xây dựng nội dung và thông điệp thương hiệu.

Bạn cần lưu ý là tất cả các nội dung đều phải đối chiếu theo ngôn ngữ và cảm nhận ngôn ngữ của khách hàng mục tiêu chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của những người làm marketing.

Khi nói đến việc xây dựng và xuất bản nội dung có thương hiệu, tính nhất quán là ưu tiên số 1 bạn cần phải đảm bảo, tất cả những nội dung từ website, tài liệu quảng cáo hay trên các nền tảng mạng xã hội đều phải thống nhất với nhau.

Tiếp đó, bạn cũng cần đánh giá về chân dung khách hàng (personas). Chân dung khách hàng giúp bạn tìm ra các cách tiếp cận hiệu quả dựa trên những gì quan trọng nhất đối với họ, từ đó giúp các chiến dịch marketing và PR luôn thoả mãn tính gắn kết của nó.

Trong khi bạn có thể có nhiều cách khác nhau để xây dựng nên các điểm khác biệt, những điểm khác biệt tỏ ra hiệu quả nhất và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhất đến từ sự kết hợp giữa sứ mệnh của thương hiệu (hoặc mục đích kinh doanh) với chân dung của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

B2B Content Marketing: Những mẹo đo lường tiếp thị nội dung B2B

Theo các nhà tiếp thị B2B, các công cụ phân tích, hệ thống CRM và giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing).

đo lường tiếp thị nội dung B2B
Cre: iStock

“Nếu tôi tạo ra nội dung B2B tuyệt vời nhưng không thể đo lường được thì liệu nó có tạo ra tác động không?” là câu hỏi mà các nhà tiếp thị thường xuyên hỏi. Tác động là gì? Tôi có nắm bắt được tất cả các tác động không? Làm cách nào để tối ưu hóa hiệu suất?

Đo lường tác động của tiếp thị nội dung cho phép các nhà tiếp thị B2B tối ưu hóa các chiến dịch để tương tác tốt hơn và phân bổ ROI hiệu quả hơn.

Nhưng các chiến lược, chiến thuật và xu hướng đằng sau việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung cho các nhà tiếp thị B2B là gì?

Để giúp trả lời những câu hỏi này về việc đo lường hiệu suất nội dung B2B, Ascend2 và KoMarketing Associates đã thực hiện Khảo sát đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 2 năm 2021. 193 chuyên gia tiếp thị B2B đã tham gia cuộc khảo sát.

Nghiên cứu xem xét những gì các nhà tiếp thị B2B đang làm để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung. Kết quả khảo sát có sẵn trong báo cáo nghiên cứu, Đo lường Hiệu suất Tiếp thị Nội dung: Quan điểm của Nhà tiếp thị B2B .

Dưới đây là những phát hiện chính từ nghiên cứu về việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung B2B.

1. Xác định ROI là thách thức hàng đầu đối với các nhà tiếp thị B2B khi đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Đo lường lợi tức đầu tư (ROI) của tiếp thị nội dung là rất quan trọng để tối ưu hóa chiến lược, nhưng gần một nửa (46%) các chuyên gia tiếp thị B2B coi việc xác định ROI là một thách thức hàng đầu khi đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

44% các nhà tiếp thị B2B cũng phải đối mặt với việc thiếu ngân sách và nguồn lực cần thiết để đo lường thành công chiến lược một cách hiệu quả.

Xác định ROI, thiếu ngân sách / nguồn lực và không đủ dữ liệu là 3 thách thức hàng đầu để đo lường hiệu quả tiếp thị nội dung.

Tại sao rất khó xác định ROI? Phép toán rất đơn giản: doanh thu tạo ra theo nội dung, chia cho chi phí (chi phí sản xuất + chi phí phân phối).

Nhưng đối với các nhà tiếp thị B2B, bạn tính toán doanh thu tạo ra như thế nào? Bạn có chỉ định số doanh thu cho mỗi khách hàng tiềm năng được tạo không?

Bạn có nhìn vào doanh thu bán hàng tổng thể không? Tiếp thị nội dung của bạn đã tác động đến doanh số bán hàng như thế nào? Làm thế nào để bạn đánh giá các hoạt động như nhấp chuột vào email, chia sẻ, xem trang, thời gian trung bình trên trang, v.v.?

Làm cách nào để bạn theo dõi các số liệu bạn cần và chuyển đổi chúng thành một số tiền có thể thực hiện thành một phép tính ROI?

Dưới đây là cách vượt qua thử thách xác định ROI:

  • Vạch ra chiến lược về những chỉ số bạn cần theo dõi
  • Tìm ra công nghệ bạn cần để theo dõi các chỉ số đó
  • Pul kéo dữ liệu lại thành một công cụ phân tích dễ sử dụng
  • Quyết định cách bạn sẽ chỉ định giá trị / doanh thu cho các chỉ số của mình
  • Theo dõi chi phí của bạn.

Bắt đầu đơn giản và xây dựng khi bạn học hỏi từ dữ liệu bạn thu thập.

2. 66% nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn khi đo lường hiệu suất của chiến lược tiếp thị nội dung.

Hai phần ba (66%) các nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn khi đo lường hiệu suất của chiến lược tiếp thị nội dung số với một phần ba (34%) cho rằng chiến lược này vừa phải hoặc cực kỳ dễ dàng.

57% mô tả khó khăn này là vừa phải, trong khi một phần tư khác (25%) trong số những người được khảo sát báo cáo rằng việc đánh giá hiệu quả của tiếp thị nội dung là vừa phải.

57% các nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn vừa phải trong việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Đừng từ bỏ nhu cầu của bạn để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung. Tiếp thị nội dung là một khoản đầu tư tác động đến chiến lược kinh doanh, quản lý thương hiệu, tương tác với khán giả và khả năng lãnh đạo tư tưởng của bạn.

Tất cả chúng ta đều có thể tìm thấy các trường hợp về cách tiếp thị nội dung đã tạo ra tác động đáng kể đến một giao dịch lớn, giảm chi phí bán hàng hoặc mở rộng ảnh hưởng thương hiệu của bạn.

Có thể khó, nhưng điều quan trọng là phải tìm ra những cách nhất quán để đo lường và thể hiện tác động đối với đội ngũ lãnh đạo của bạn.

2. 37% các nhà tiếp thị B2B đang sử dụng 3-5 công cụ để đo lường hiệu content marketing.

Tiếp thị nội dung thường liên quan đến việc sử dụng nhiều kênh trong một chiến lược tiếp thị tổng thể. Một phần năm (21%) các nhà tiếp thị B2B báo cáo sử dụng sáu công cụ trở lên để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

37% khác trong số những người được khảo sát nói rằng họ sử dụng từ ba đến năm công cụ và 29% đang đo lường hiệu suất bằng hai công cụ hoặc ít hơn.

Các nhà lãnh đạo tiếp thị cần nắm bắt công nghệ. Một hệ thống công nghệ mạnh mẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về đối tượng, khách hàng (cá nhân hoặc công ty) và tác động của các chiến dịch của bạn.

Công nghệ cũng cho phép bạn hiệu quả hơn, có tổ chức và nhanh nhẹn hơn khi bạn theo dõi hiệu suất và báo cáo hiệu suất cho nhóm.

4. Các công cụ phân tích, hệ thống CRM và các giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Các nhà tiếp thị B2B đang tìm những loại công cụ nào để có hiệu quả nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung? Hơn một nửa (53%) trong số những người được khảo sát đặt các công cụ phân tích ở đầu danh sách.

Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và công nghệ tự động hóa tiếp thị cũng rất quan trọng đối với thành công nói chung, theo tương ứng là 38% và 34% nhà tiếp thị B2B.

Theo các nhà tiếp thị B2B, các công cụ phân tích, hệ thống CRM và giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Tiếp thị nội dung dựa trên dữ liệu . Bắt đầu với một thiết lập chắc chắn về Google Analytics của bạn. Tập trung vào bốn lĩnh vực chính: lưu lượng truy cập, điều hướng, tìm kiếm không phải trả tiền và chuyển đổi.

5. Tỷ lệ chuyển đổi là số liệu đo lường tiếp thị nội dung quan trọng nhất, theo 50% B2B Marketer.

Khoảng một nửa số nhà tiếp thị B2B đồng ý rằng tỷ lệ chuyển đổi (50%) và lưu lượng truy cập trang web (46%) là một trong những số liệu quan trọng nhất cần xem xét khi đo lường hiệu suất tổng thể của chiến lược tiếp thị nội dung.

Mức độ tương tác trên các kênh truyền thông xã hội cũng được xếp hạng cao trong danh sách các thước đo quan trọng đối với 39% những người được khảo sát.

Theo các nhà tiếp thị B2B, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập trang web và mức độ tương tác trên mạng xã hội là 3 số liệu quan trọng hàng đầu.

Đừng đoán về hiệu suất của tiếp thị nội dung của bạn; thay vào đó, hãy xác định dữ liệu quan trọng nhất đối với thành công của bạn.

Theo dõi và phân tích hiệu suất để xác định xu hướng và điều chỉnh chiến lược của bạn dựa trên những phát hiện của bạn. Tối ưu hóa tiếp thị không bao giờ hoàn thành; nó là một quá trình liên tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Thành Đàm | MarketingTrips

LinkedIn ra mắt ‘Recharge Your Marketing’ nhằm hỗ trợ Marketer trong 2022

‘Recharge Your Marketing 2022’ bao gồm các cuộc phỏng vấn với chuyên gia, những mẹo tương tác dựa trên các thông tin chi tiết trên nền tảng, các công cụ hữu ích và hơn thế nữa.

LinkedIn ra mắt 'Recharge Your Marketing

Trải qua một năm với vô vàn khó khăn và ảnh hưởng từ đại dịch, khi những người làm marketing đang tìm kiếm những cách thức mới để nhanh chóng phục hồi, LinkedIn vừa xuất bản một tạp chí kỹ thuật mới với mục tiêu cung cấp một loạt các thông tin chi tiết và xu hướng chính giúp Marketer xây dựng và cải thiện chiến lược tiếp cận của họ.

‘Recharge Your Marketing 2022’ bao gồm các cuộc phỏng vấn với chuyên gia, những mẹo tương tác dựa trên các thông tin chi tiết trên nền tảng, các công cụ hữu ích và hơn thế nữa.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Với những gì đã trải qua, hẳn là bạn và đội nhóm của bạn đã có thể nhận thấy rằng vai trò và sứ mệnh của mình đã thay đổi.

Hiệu suất và sự nhanh nhạy vẫn là những yếu tố quan trọng, nhưng mục đích của doanh nghiệp hay cách thương hiệu cần kết nối với thế giới hậu đại dịch cũng quan trọng không kém. Đã đến lúc bạn cần đảm bảo rằng bạn đang chuẩn bị đủ cho những gì sắp tới.”

Ngoài những nội dung nói trên, nghiên cứu của LinkedIn cũng tập trung vào các thương hiệu B2B trong năm 2022, những dự báo về tương lai của các nhà lãnh đạo marketing trong lĩnh vực B2B.

Bạn có thể tải xuống tạp chí ‘Recharge Your Marketing 2022’ của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

LinkedIn: Top những kỹ năng Digital Marketing hiện có nhu cầu cao nhất

Theo dữ liệu được công bố bởi nền tảng LinkedIn, dưới đây là những kỹ năng digital marketing hiện có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

Digital Marketing

Dựa trên dữ liệu từ các doanh nghiệp đã tuyển dụng trên nền tảng, LinkedIn công bố những thông tin mới về các kỹ năng digital marketing đang được mong đợi nhất.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Khi đại dịch đã thúc đẩy nhanh hơn sự chuyển dịch của chúng tôi vào thế giới kỹ thuật số, nhu cầu về những người làm tiếp thị kỹ thuật số cũng tăng lên đáng kể.

Các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số (digital marketer) đang được các doanh nghiệp săn đón nhiều nhất, trong khi các vai trò về truyền thông cũng có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng.

Theo LinkedIn, một nửa trong số 10 công việc hàng đầu được đăng tải trên LinkedIn thuôc về không gian truyền thông (Media) và kỹ thuật số (Digital).

Top những kỹ năng Digital Marketing hiện có nhu cầu cao nhất.

kỹ năng digital marketing
Top 10 vị trí Digital Marketing có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (Trái) và Top 10 vị trí có mức độ đăng tải nhiều nhất (Phải).

Vậy làm cách nào để bạn có thể cải thiện và đảm bảo rằng các kỹ năng của mình là phù hợp với những kỹ năng mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm?

Theo LinkedIn:

“Trong khi nhiều marketer tự coi mình là chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số, các nhà tuyển dụng hiện đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà tiếp thị có đủ kỹ năng và năng lực thực sự về chiến lược kỹ thuật số, Omniture (công cụ phân tích web của Adobe), xây dựng liên kết (backlink), quảng cáo tìm kiếm (SEM) và SEO off-page.”

kỹ năng
Top các kỹ năng Digital Marketing mà các Marketer nên có.

Tương ứng với từng vị trí cụ thể, LinkedIn cũng liệt kê kỹ năng hiện được nhà tuyển dụng ưu tiên nhiều nhất.

Để có thể cải thiện các kỹ năng và năng lực của những người làm marketing, LinkedIn sau đó cũng đề xuất các khoá học liên quan hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Digital Marketing

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tại sao thương hiệu nên ưu tiên các chiến lược D2C

Trong khi việc bán hàng đa kênh trên các nền tảng của bên thứ 3 có thể giúp thúc đẩy doanh số, chiến lược bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) mang lại sự bền vững và thúc đẩy doanh số về tổng thể.

chiến lược D2C

Bằng cách tập trung vào chiến lược bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C: direct-to-consumer), thương hiệu bán lẻ Blossom Box đã đạt mức tăng trưởng đến 50% bất chấp đại dịch, hiện tỷ trọng doanh số mảng D2C của doanh nghiệp chiếm 75% tổng doanh thu bán hàng tổng thể.

Dưới đây là một số bài học chiến lược mà các doanh nghiệp (bán lẻ D2C) khác có thể học hỏi và áp dụng.

Duy trì ngân sách Marketing.

Khi các thương hiệu bán lẻ hay doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, rất nhiều vốn được dành cho việc phát triển sản phẩm, tuyển dụng nhân viên, hay các hoạt động vận hành khác, tuy nhiên lại rất ít chú ý đến việc phải đảm bảo một mức ngân sách marketing cố định.

Một lời khuyên dành cho các thương hiệu nhỏ, đã và đang tạo ra doanh thu, là hãy thiết lập một tỷ lệ phần trăm tương đối (cố định) cho việc tái đầu tư để tiếp tục mang lại lợi nhuận trong tương lai.

Tuỳ vào các mục tiêu kinh doanh hay chiến lược, tỷ lệ phần trăm có thể khác nhau từng ngành hàng hay quy mô doanh nghiệp, chẳng hạn sau khi tính toán mọi thứ, bạn đưa ra con số 10% doanh thu sẽ được đầu tư liên tục vào các hoạt động marketing chẳng hạn.

Một lời khuyên khác là, mặc dù các khoản ngân sách này có thể nhỏ, tuy nhiên thương hiệu nên chia thành 2 khoản chi tiêu riêng biệt: cho brand marketingperformance marketing.

Ưu tiên các hoạt động thử nghiệm.

Vì Blossom Box hiểu rằng khách hàng của mình dành phần lớn thời gian để trực tuyến nên thương hiệu đã quyết định dùng phần lớn ngân sách marketing cho các kênh này.

Các thương hiệu bán lẻ nhỏ khác cũng nên dành đủ thời gian để chạy nhiều các thử nghiệm khác nhau trên các kênh đã chọn, trong khi khách hàng mục tiêu của thương hiệu đã ở đó, điều này không có nghĩa là các thương hiệu sẽ chắc chắn thành công.

Việc ưu tiên liên tục các thử nghiệm sẽ giúp thương hiệu biết được đâu là những thứ mà khách hàng thực sự cần.

Khi bạn đã thử nghiệm trong một khoảng thời gian đủ dài, căn cứ vào những dữ liệu hiệu suất có được trên các kênh, bạn hiểu rằng trong các chiến dịch tới, ngân sách sẽ nên được tập trung ở đâu và cho những thông điệp gì.

Thấu hiểu khách hàng.

Ở các chiến dịch hay thời kỳ ban đầu, các thương hiệu nên chủ động quan sát nhiều hơn, đọc hết các bình luận của khách hàng, xem xét các phản hồi mà họ đã để lại hay thậm chí là thực hiện các buổi phỏng vấn (focus group) để tìm hiểu cảm xúc và thái độ của khách hàng với thương hiệu.

Quá trình này cũng là một cách tuyệt vời để tìm ra những lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và để biết hiện thương hiệu không đáp ứng được nhu cầu nào của khách hàng.

Những ngày đầu khi bắt đầu thành lập Amazon, Jeff Bezos đã áp dụng chặt chẽ các phản hồi của người dùng vào hoạt động kinh doanh của mình và cho đến tận hôm nay, chiến lược này vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Thay đổi phong cách sản phẩm.

Các thương hiệu nên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác để có thể dễ dàng chuyển các đơn vị sản phẩm chưa bán được vào cửa hàng của họ với mức giá chiết khấu.

Mức giá chiết khấu không có nghĩa là thương hiệu không có lãi, nó chỉ có nghĩa là thương hiệu không bán được sản phẩm ở một mức giá mà họ mong đợi so với các sản phẩm bán chạy khác.

Lợi thế của việc mở rộng hay thay đổi phong cách sản phẩm là thương hiệu có thể loại bỏ các thiết kế hay tính năng không cần thiết và cho phép khách hàng mua nó với một mức giá tốt hơn.

Tối ưu hoá các giải pháp tìm kiếm.

Bước cuối cùng là đầu tư vào việc cải thiện các chiến lược marketing với công cụ tìm kiếm. Trong khi SEO có thể giúp thương hiệu có được lượng khách hàng ổn định trong dài hạn, SEM là chiến lược tối ưu trọng ngắn hạn.

Bằng cách tối ưu hoá website với các từ khoá mục tiêu hay lựa chọn các từ khoá thúc đẩy hành động và tích hợp nó vào các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm (Google Ads), thương hiệu có nhiều cách hơn để tiếp cận trực tiếp (D2C) các khách hàng của mình.

Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ hay bạn không rành về công nghệ, việc sử dụng các công cụ như SEOMoz hoặc SEO Yoast để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cũng là những cách hay.

Khi khách hàng ngày càng ưu tiên tương tác trực tiếp với thương hiệu bên cạnh các nền tảng thứ ba khác, thương hiệu nên chủ động xây dựng và tối ưu các nền tảng của bên thứ nhất, ưu tiên các chiến lược bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài xu hướng thương hiệu nổi bật trong 2022 (Phần cuối)

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá chiến lược thương hiệu của mình trong 2022, một số xu hướng nổi bật dưới đây rất đáng để bạn tham khảo.

xu hướng thương hiệu trong 2022

3. Các hoạt động củng cố thương hiệu và bán hàng nên song hành với nhau.

Tiếp thị thương hiệu (brand marketing) và tiếp thị hiệu suất (performance marketing) sẽ cần được cân bằng vào năm 2022 nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững hơn.

Số liệu từ Kantar cho thấy rằng tiếp thị hiệu suất sẽ chứng kiến mức độ cạnh tranh cao hơn vào 2022, điều này có nghĩa là ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng cao hơn nữa nhằm mục tiêu gia tăng mức độ tương tác trên các nền tảng khác nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có không ít các thương hiệu đã và đang chọn cách tập trung nhiều hơn vào các chiến dịch xây dựng thương hiệu của họ.

Airbnb là một ví dụ điển hình cho điều này, bằng cách cắt giảm chi tiêu tiếp thị hiệu suất và đầu tư nhiều hơn vào các chiến dịch thương hiệu, lưu lượng truy cập của thương hiệu đã tăng lên 15% sau chiến dịch.

4. Các Marketers sẽ sớm chứng kiến một tương lai không có cookies – và chiến lược của họ sẽ cần phải thích nghi với điều này.

Mặc dù Google sẽ không loại cookies của bên thứ ba cho đến giữa năm 2023, những người làm marketing cần phải sớm lập kế hoạch để thu thập và sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất mà không cần đến sự hỗ trợ của cookies (mã theo dõi).

Việc sớm hình thành tư duy chiến lược thương hiệu không cần cookies có thể giúp bạn hiểu được đâu là nơi bạn sẽ mất nhiều dữ liệu nhất và đâu là nơi bạn cần đầu tư để thu thập nhiều nhất, bên cạnh đó, bạn cũng sẽ hiểu các quảng cáo được cá nhân hóa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào với cách tiếp cận mới này.

Trong khi việc thiếu đi dữ liệu có thể khiến cho các chiến dịch của thương hiệu có phần kém liên quan hơn, hãy đảm bảo bạn có các công cụ (thay thế) phù hợp mới.

5. Trải nghiệm của khách hàng là một phần quan trọng trong giá trị thương hiệu.

Vì trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu càng gần gũi thì nó càng phản ánh những giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải đến họ, các xu hướng tăng cường trải nghiệm khách hàng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Những trải nghiệm càng thể hiện được mức độ chân thực và yếu tố con người, nó càng có khả năng cao hơn trong việc xây dựng tính liên kết với các nhóm đối tượng mục tiêu. Các nỗ lực marketing của thương hiệu sẽ cần phải phù hợp với chiến lược và giá trị thương hiệu tổng thể.

6. Người tiêu dùng sẽ ngày càng coi trọng trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường – nhưng không hoàn toàn dựa vào nó trước các quyết định mua hàng.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu hiện nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng người tiêu dùng. Người tiêu dùng không ngại đánh giá hoặc thậm chí là chỉ trích các doanh nghiệp dựa trên các tác động của họ với môi trường.

Theo dữ liệu khảo sát xu hướng toàn cầu của Ipsos năm 2021, 63% người được hỏi coi việc các thương hiệu có thể làm giảm được tác động đến môi trường còn quan trọng hơn cả trách nhiệm của họ về các khoản thuế.

Tuy nhiên, trong khi phần lớn người tiêu dùng coi trọng yếu tố môi trường và bền vững, họ lại không hoàn toàn phụ thuộc vào nó trước các quyết định mua hàng.

Điều này có nghĩa là, ngay cả khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, các quyết định mua hàng của họ vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố khác như giá cả và sự tiện lợi.

7. Các hoạt động Marketing trong ngành B2B sẽ phải chọn cách tiếp cận theo hướng “always-on”.

Forrester đã dự báo rằng 70% các nhà tiếp thị B2B sẽ bước vào năm 2022 với chiến lược tương tác kỹ thuật số “always-on” (các chiến dịch sẽ được chạy liên tục), trong đó đầu tư vào các nền tảng công nghệ là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, nếu không có đủ các thông tin chi tiết chính xác và phong phú về người mua (consumer insights), Forrester tin rằng sẽ có đến 75% các nỗ lực marketing sẽ không thể đạt được các mục tiêu lợi nhuận (ROI) đặt ra.

8. Yếu tố cảm xúc sẽ đóng vai trò thúc đẩy sự tương tác và lòng trung thành với thương hiệu.

Khi tương tác trực tuyến tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây, song song với đó là các áp lực từ đại dịch Covid-19, cảm xúc sẽ là yếu tố then chốt thúc đẩy sự kết nối của người tiêu dùng với thương hiệu.

Cách các đối tượng mục tiêu cảm nhận về thương hiệu qua các điểm tương tác cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc (tích cực hoặc tiêu cực) của họ với thương hiệu.

Bằng cách khám phá cảm xúc của khách hàng và điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với họ, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tốt hơn và sâu hơn.

Bạn cũng cần nhớ rằng, hành trình kỹ thuật số không chỉ là về việc bán hàng – mà còn là về các kết nối và phát triển lòng trung thành của khách hàng sau bán hàng.

9. Tiếp thị người ảnh hưởng (influencer marketing) sẽ chuyển mục tiêu từ mức độ tương tác sang ROI.

xu hướng Influencer Marketing trong 2022

Theo nhận định từ Ogilvy, tiếp thị người có ảnh hưởng sẽ chuyển từ các mục tiêu như mức độ tương tác sang tỷ suất lợi nhuận có được trên các nguồn lực đầu tư (ROI) vào năm 2022.

Đối với các nỗ lực định vị thương hiệu, điều này có nghĩa là các marketers cần phải đảm bảo rằng các đại sứ thương hiệu của họ có thể mang lại các khoản lợi nhuận cụ thể (về doanh số bán hàng) thay vì chỉ là các tương tác đơn thuần khác.

10. Tương lai cần bắt đầu từ bây giờ.

Metaverse, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và hơn thế nữa là các công nghệ sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2022.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến cách các thương hiệu có thể cải thiện cuộc sống của họ thông qua các công nghệ hoặc ứng dụng mới trong tương lai.

Khi Metaverse được dự báo là có khả năng đạt giá trị khoảng 800 tỷ USD vào năm 2024, các thương hiệu cần phải nghiên cứu xem những công nghệ trong tương lai có thể được kết hợp như thế nào để tăng thêm giá trị cộng hưởng và trải nghiệm cho khách hàng.

Mặc dù tương lai được xem là VUCA, việc các thương hiệu sớm nắm bắt và thích ứng nhanh với các xu hướng mới có thể đảm rằng họ có thêm nhiều cơ hội hơn để kết nối và hỗ trợ khách hàng của mình.

Hết phần cuối!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Trở thành một Marketer giỏi hơn bằng cách chấp nhận thất bại

Trong khi thất bại là cảm xúc không mấy dễ chịu, đối với người làm marketing, để có thể trở thành một marketer giỏi thì việc chấp nhận thất bại lại là một cách thông minh.

trở thành marketer giỏi
Trở thành một Marketer giỏi hơn bằng cách chấp nhận thất bại

Nếu bạn đang là một marketer, bạn có thể tìm kiếm cho mình vô số các cách khác nhau để học hỏi và phát triển bản thân. Có thể bạn chọn cách giam gia một khoá học về marketing nào đó, tham dự các buổi hội thảo ngành hay đơn giản là tự nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong khi bạn có thể dễ dàng tiếp cận các kiến thức bên ngoài, sự thay đổi lớn nhất trong sự nghiệp của bạn lại đến từ sự thay đổi bên trong tâm lý, tư duy hoặc thái độ làm việc của bạn – và một trong những cách hiệu quả nhất để phát triển điều này là chấp nhận các thất bại.

Tại sao chấp nhận thất bại lại có thể tạo ra những động lực mạnh mẽ đến vậy?

Có 3 lý do chính để bạn nên chấp nhận thất bại với tư cách là một người làm marketing để có thể trở thành một marketer giỏi.

1. Chấp nhận thất bại khuyến khích bạn thử nghiệm nhiều hơn.

Một khi bạn không sợ hãi về các kết quả cuối cùng (có thể xảy ra), bạn sẽ sẵn sàng nhiều hơn trong việc thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân và tập trung để thử một chiến thuật mới nào đó mà bạn chưa từng dám trong quá khứ.

Vì bạn có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro hơn, bản cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong tất cả các hành động của mình.

Trong khi thế giới marketing vẫn liên tục chuyển đổi với nhiều xu hướng mới, hành vi người tiêu dùng lại chưa bao giờ dừng lại, việc thử những cái mới hay dành một phần nguồn lực nhất định để theo đuổi các chiến lược mới luôn đảm bảo thương hiệu có thể tạo ra những bước đi táo bạo hơn so với đối thủ của mình.

2. Thất bại thường là cách tốt nhất để học hỏi.

Không ít marketer luôn mong muốn “ai đó” đưa ra sẵn cho mình những mô hình chiến lược được cho là hiệu quả vì họ sợ phải mất thời gian cho thử nghiệm và học hỏi.

Tuy nhiên trên thực tế, không có bất cứ một mô hình hay chiến thuật nào có thể được áp dụng tương tự cho các doanh nghiệp khác nhau. Ngay cả hai doanh nghiệp đang kinh doanh trên cùng một ngành hàng thì quy mô kinh doanh khác nhau cũng đòi hỏi các mô hình chiến lược khác nhau.

Học cách đón nhận thất bại giúp mở ra cho bạn những bài học và phương thức mới, thứ mà những người sợ thất bại (đối thủ) không bao giờ có và hiểu được chúng.

3. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nếu bạn muốn trở thành marketer giỏi.

Theo nhiều cách khác nhau, thất bại là điều không thể tránh khỏi trong lĩnh vực marketing nói chung. Không sớm thì muộn, nếu bạn tiếp tục xây dựng và phân phối quảng cáo theo những cách mới hay tiếp cận thử các nhóm đối tượng mới, những kết quả không mong muốn là điều hết sức bình thường trong các giai đoạn đầu.

Một số người làm marketing vì không chịu được các cảm xúc này, họ không có đủ tự tin hoặc bản lĩnh để tiếp tục thử nghiệm và khi đó họ có ít cơ hội hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Ngược lại, với những ai hiểu được bản chất của các thất bại, tìm cách đón nhận và học hỏi từ nó, nhiều kết quả bất ngờ sẽ đợi họ ở phía trước.

Làm thế nào để đón nhận thất bại một cách khôn ngoan.

Nếu bạn đã xem thất bại là điều không thể tránh khỏi khi chọn trở thành một marketer, dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng.

  • Nghiên cứu các chiến dịch thất bại của các thương hiệu lớn: Chắc chắn khi bạn bắt đầu gia nhập và quan tâm đến ngành, những thảm họa PR, những quảng cáo phản cảm hay những thương hiệu để lại ấn tượng xấu với đối tượng mục tiêu là thứ không khó để bạn có thể tiếp cận và học hỏi. Có không ít các thương hiệu phải rời bỏ thị trường vì những chiến lược không phù hợp và cũng có vô số các thương hiệu đã vươn lên từ thất bại, tất cả những bài học đó là dành cho bạn.
  • Xem thất bại là một phần tất yếu: Thất bại trong một thử nghiệm là một phần quan trọng của việc tìm hiểu xem điều gì sẽ làm cho một chiến dịch trở nên hiệu quả hơn.
  • Cam kết học hỏi ít nhất là điều gì đó sau mỗi lần thất bại: Thất bại sẽ trở nên thật vô nghĩa nếu sau mỗi lần thất bại đó bạn không rút ra được bất cứ bài học hay kinh nghiệm nào cho bản thân và đội nhóm của mình.
  • Đặt ra những kỳ vọng mới cho cả khách hàng và đội nhóm: Hãy trò chuyện với đội nhóm của bạn về thái độ của họ đối với các thất bại và những gì họ cần làm để trở thành một marketer giỏi hơn. Mặt khác với khách hàng, đừng quên rằng họ cũng luôn mong đợi những giải pháp tốt hơn từ thương hiệu của bạn.
  • Thất bại có mục đích: Rõ ràng là bạn không thể lãng phí ngân sách của doanh nghiệp theo những cách vô nghĩa. Những thất bại có mục đích sẽ khiến bạn thoải mái hơn với khái niệm thất bại đồng thời, giá trị nhận được trên mỗi lần thất bại cũng cao hơn.

Một khi bạn đã cảm thấy thoải mái hơn với những thất bại của chính mình, bạn có nhiều cơ hội hơn để tạo ra các chiến dịch sáng tạo và đổi mới hơn.

Sự thoải mái với thất bại cũng mang lại cho thương hiệu những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và khả năng phục hồi là nhanh nhất trong khi các thương hiệu khác đang sụp đổ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips

12 xu hướng Content Marketing 2022 cho Marketers

Các xu hướng content marketing sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2022, mang đến cho thương hiệu những cách thức mới để tiếp cận khách hàng của mình.

xu hướng Content Marketing 2022
12 xu hướng Content Marketing 2022

Với tư cách là những người làm marketing nói chung và content marketing nói riêng, việc bắt kịp các xu hướng content marketing trong năm 2022 là cách nhanh nhất để tăng cường mức độ tương tác với khách hàng trong bối cảnh mới.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Những xu hướng Content Marketing chính trong năm 2022.
  • Content là gì?
  • Marketing là gì?
  • Content Marketing là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Trước khi xem xét đến các xu hướng Content Marketing 2022, bạn cần hiểu về khái niệm Content và Marketing.

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Content Marketing là gì?

Nếu hiểu một cách đơn giản nhất, Content Marketing hay Tiếp thị nội dung là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Dưới đây là 12 xu hướng Content Marketing 2022 bạn nên theo dõi.

Xu hướng Content Marketing 1 trong năm 2022: Tập trung vào những trải nghiệm Content tốt hơn.

Không có gì bí mật khi trải nghiệm của khách hàng là điều tối quan trọng đối với các chiến lược digital marketing thành công ngày nay.

Cũng không có gì bí mật khi sở thích của người tiêu dùng thay đổi, từ loại content đến hình thức trình bày nội dung đó.

Do đó, luôn cập nhật những gì đối tượng mục tiêu của bạn thích và cần khi nói đến nội dung, là một cách để tạo ra trải nghiệm khách hàng toàn diện tốt hơn.

Vì vậy, bạn đang tạo ra câu chuyện độc đáo của riêng mình và sử dụng nó trên diện rộng để cung cấp nội dung nhất quán, hấp dẫn ở mọi nơi bạn đến.

Vào năm 2022, các chiến lược content đang hướng tới một cấu trúc gắn kết hơn, gắn kết từng phần với tổng thể chung.

Để làm như vậy, các bộ phận marketing sẽ cần dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, lập kế hoạch và triển khai trải nghiệm nội dung gắn kết mới này cho khán giả của họ.

Xu hướng Content Marketing 2: Gia tăng việc sử dụng Content tương tác.

Content tương tác cải thiện trải nghiệm nội dung của khách hàng – và cách nào tốt hơn để đạt được điều này ngoài việc sử dụng Content tương tác?

Nhiều nghiên cứu và cuộc thăm dò khác nhau trong những năm gần đây cho thấy rõ ràng các nhà tiếp thị đồng ý rằng việc sử dụng content tương tác thay vì nội dung tĩnh sẽ tối ưu hóa trải nghiệm của khán giả, thu hút sự chú ý của họ và giữ họ trên trang web lâu hơn.

Năm 2022 sẽ tiếp tục chứng kiến sự gia tăng trong việc sử dụng các nội dung tương tác khác nhau.

Việc tạo nội dung tương tác phù hợp với tất cả các giai đoạn khác nhau trong hành trình của người mua cũng tiếp tục có xu hướng tăng lên.

Các cuộc thăm dò và quiz tương tác đã phổ biến trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Trong khi thu hút người dùng, những công cụ này cũng cung cấp cho bạn thông tin nhanh chóng về khách hàng tiềm năng của bạn.

Ví dụ: thêm nó vào các trang đích để làm cho chúng hấp dẫn hơn và nhiều thông tin hơn, dẫn đến thành công cao hơn trong việc thu hút khách hàng tiềm năng.

Sử dụng nó trong ebook, báo cáo hoặc hướng dẫn tương tác dưới dạng hoạt ảnh hoặc phần có thể mở rộng. Sử dụng lại nội dung dưới dạng Infographic tương tác.

Content tương tác có tiềm năng to lớn trong việc thu hút khách hàng, thu hút sự chú ý của họ, giữ họ trên trang web của bạn lâu hơn, cải thiện sự ưa thích đối với thương hiệu của bạn và cuối cùng tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn vào năm 2022.

Xu hướng Content Marketing 3 trong 2022: Hướng tới Content Marketing đồng cảm hơn.

Xu hướng Content Marketing 3 trong 2022: Hướng tới Content Marketing đồng cảm hơn.

Các sự kiện thế giới gần đây đã buộc các nhà tiếp thị phải có một cách tiếp cận khác, đặt khách hàng vào trung tâm của các chiến lược Content marketing của họ và hướng ra bên ngoài từ đó.

Khái niệm này được gọi là tiếp thị đồng cảm và bạn sẽ thấy nhiều hơn về xu hướng tiếp cận này vào năm 2022.

Trong khi sự đồng cảm ở cấp độ cá nhân là đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn cuộc sống qua quan điểm của họ, thì tiếp thị đồng cảm sẽ đưa nó lên một bước xa hơn.

Tiếp thị đồng cảm là cách tiếp cận đầu tiên hình thành khái niệm thế giới qua con mắt của khách hàng và sử dụng những gì bạn tìm thấy để tạo ra một chiến lược content đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.

Đó là một cách nói chuyện với khán giả mục tiêu của bạn là con người chứ không chỉ là những người mua tiềm năng.

Để bắt đầu, các thương hiệu đang xem xét kỹ đối tượng của họ và trả lời những điều sau:

  • Khách hàng của chúng ta là ai?
  • Họ đang phải đối mặt với những điểm đau và thách thức nào?
  • Động lực nào khiến họ hành động?

Sau khi trả lời những câu hỏi này, bạn có thể xây dựng nội dung hữu ích khơi gợi những cảm xúc liên quan đến khách hàng của mình.

Do đó, điều này có thể tạo niềm tin, tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn và phát triển các mối quan hệ đích thực hơn.

Xu hướng Content Marketing 4: Marketing video đang diễn ra.

Trong hai năm qua, video đã là ngôi sao đang nổi khi nói đến các loại nội dung trực tuyến phổ biến và hiệu quả. Điều đó sẽ không thay đổi vào năm 2022.

Thay vào đó, video sẽ trở nên quan trọng hơn và việc tìm cách trở nên nổi bật trong định dạng tiếp thị có giá trị này có thể là một trong những thách thức lớn nhất.

Theo báo cáo gần đây nhất của HubSpot, 59% cuộc khảo sát của họ tham gia đã sử dụng video trong các chiến lược tiếp thị nội dung và lên đến 76% nhà tiếp thị gọi video là “định dạng nội dung hiệu quả nhất của họ”.

Ngoài ra, một trong bốn nhà tiếp thị đã sử dụng video xác nhận đây là loại nội dung mang lại ROI lớn nhất cho họ.

Tại sao video lại gây được tiếng vang lớn với người tiêu dùng? Khi được thực hiện đúng cách, video sẽ tạo ra một kết nối sâu hơn và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn.

Đối với tiếp thị video, các hoạt động cụ thể sẽ trở nên quan trọng vào năm 2022, bao gồm những điều sau đây.

Content Video ngắn.

Có lẽ xu hướng lớn nhất trong video vào năm 2022 là sử dụng nội dung dạng ngắn.

Người xem ngày càng thiếu thời gian và sự chú ý kéo dài, và việc xem được vấn đề trong thời gian ngắn ngày càng trở nên có giá trị cao.

Bằng cách giữ cho nội dung video ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin, bạn không chỉ thể hiện sự tôn trọng thời gian của người xem mà còn giúp họ đưa ra quyết định trong thời gian ngắn hơn.

Chiến lược Video-First.

Các thương hiệu hiện đang nghiêng nhiều hơn về nội dung video như là bước đầu tiên trong kế hoạch nội dung, sau đó định vị lại các video đó thành các định dạng văn bản và âm thanh (podcast).

Sự trỗi dậy trong các Video tương tác.

Mặc dù video tự hấp dẫn, nhưng việc thêm yếu tố tương tác sẽ làm tăng giá trị và tính hữu ích của video đối với khách hàng.

Video tương tác cho phép hiển thị lời kêu gọi hành động (CTA) trên màn hình và điều này có thể dẫn đến việc tạo ra khách hàng tiềm năng cao hơn.

Người tiêu dùng có thể trả lời một cách thuận tiện và nhanh chóng mà không cần phải mở thêm các tab khác.

Xu hướng Content Marketing 5 trong năm 2022: Sự kết hợp giữa sự kiện ảo và sự kiện trực tiếp.

Xu hướng Content Marketing 5 trong năm 2022: Sự kết hợp giữa sự kiện ảo và sự kiện trực tiếp.
Xu hướng Content Marketing 5 trong năm 2022: Sự kết hợp giữa sự kiện ảo và sự kiện trực tiếp.

Trải nghiệm trong năm qua chủ yếu là trực tuyến, một số liên quan đến tương tác thời gian thực và một số khác cung cấp bản ghi âm.

Sau khi sống trong một thế giới chủ yếu là ảo do đại dịch, người tiêu dùng đang tìm kiếm sự cân bằng tốt hơn giữa tương tác trực tuyến và trực tiếp.

Các công ty hiểu điều này và đang tìm cách tạo ra sự kết hợp giữa các sự kiện sống và ảo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong khi các thương hiệu có khả năng thích ứng với thế giới ảo một cách ấn tượng, năm 2022 sẽ chứng kiến sự trở lại của một số sự kiện trực tiếp, chẳng hạn như hội thảo và hội nghị.

Mỗi thương hiệu sẽ cần cân nhắc việc sử dụng cả hai điều này và đưa ra chiến lược tiếp thị kết hợp cân bằng nhu cầu của khách hàng.

Xu hướng Content Marketing 6: Các phương pháp tiếp cận cá nhân hóa và siêu cá nhân hóa.

Việc tùy chỉnh thông điệp và thông tin làm tăng mức độ tương tác tổng thể của khách hàng, đặc biệt là trong các chiến dịch marketing qua email.

Khi khách hàng trải nghiệm tính năng cá nhân hóa tiêu chuẩn này, họ ngày càng thích nó và tìm kiếm những thương hiệu cá nhân hóa hành trình của người mua cụ thể của họ.

Do đó, năm 2022 sẽ chứng kiến các thương hiệu nỗ lực cá nhân hóa nhiều hơn vào chiến lược tiếp thị của họ.

Trong khi những nỗ lực như vậy sẽ tiếp tục hữu ích, một xu hướng mới hơn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều vào năm 2022, và xu hướng đó là siêu cá nhân hóa.

Siêu cá nhân hóa đi sâu hơn là chỉ gọi tên khách hàng. Nó đánh vào sở thích, mong muốn và nhu cầu của từng cá nhân.

Về cơ bản, siêu cá nhân hóa là một phương pháp tiếp thị theo hướng dữ liệu (Data Driven Marketing), sử dụng dữ liệu, phân tích, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa để tạo ra các tương tác độc đáo với từng khách hàng.

Với điều này, các nhà tiếp thị đang xem xét từng cá tính người mua của họ và cung cấp nội dung cho các sản phẩm, kênh tiếp thị, ngôn ngữ cụ thể, v.v. cho từng người.

Xu hướng Content Marketing 7 trong 2022: Tiếp tục tối ưu hóa Content trực quan với đồ họa thông tin.

Kết hợp nhiều loại nội dung trên các kênh marketing là một chiến lược đã được chứng minh thành công với nhiều thương hiệu.

Tuy nhiên, trong khi các bài đăng trên blog tiếp tục thống trị trong việc thu hút người tiêu dùng, thì chỉ văn bản không còn là sự đảm bảo.

Xu hướng bao gồm nhiều content trực quan hơn đã diễn ra trong 2021 và sẽ tiếp tục lan rộng đến năm 2022, tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng hơn nữa.

Bộ não con người xử lý hình ảnh một cách nhanh chóng và nội dung hình ảnh được thiết kế tốt có thể tăng tính tương tác và đưa người tiêu dùng đi xa hơn trong hành trình của người mua một cách nhanh chóng hơn.

Một dạng nội dung trực quan, cụ thể là Infographics, sẽ tiếp tục mở rộng và thu hút người tiêu dùng.

Những biểu diễn đồ họa về dữ liệu, thông tin hoặc kiến thức có giá trị này thường là cách ưu tiên để bạn có được thông tin trong thời gian ngắn hơn.

Infographics, nếu được tạo hiệu quả, được đóng gói với thông tin hữu ích.

Chỉ đơn giản bằng cách nhìn lướt qua đồ họa thông tin, người tiêu dùng có thể tham gia, thu thập thông tin và hiểu nhanh những gì bạn đang trình bày. Điều này đặc biệt đúng đối với những người tiêu dùng về thị giác.

Bằng cách tạo ra nội dung thông tin và dễ chịu về mặt hình ảnh, bạn nâng cao thông điệp và truyền thông, đồng thời tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng.

Xu hướng Content Marketing 8 trong năm 2022: Cung cấp nhiều Content âm thanh hơn.

Trong khi văn bản và video đã thống trị thế giới marketing, âm thanh đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhờ các podcast sáng tạo có sẵn trực tiếp hoặc theo yêu cầu.

Mặc dù podcast không phải là mới, nhưng chúng sẽ tiếp tục có xu hướng cao hơn trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Podcast đang phát triển với tốc độ ổn định và là một cách để truyền tải thông tin trong khi người nghe bận thực hiện các hoạt động khác như đi làm hoặc tập thể dục.

Ngoài ra, vào năm 2022, hy vọng sẽ thấy nhiều nội dung âm thanh có thương hiệu xuất hiện trên hiện trường và thu hút khán giả.

Xu hướng Content Marketing 9: Tối ưu hóa Content cho tìm kiếm bằng giọng nói.

Người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, đang đón nhận khả năng thoại của các sản phẩm như Siri, Alexa và Google Assistant.

Do đó, tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đặt câu hỏi mà không yêu cầu nhập các truy vấn là một cách thuận tiện để người tiêu dùng tìm thấy thứ họ cần nhanh hơn.

Nó yêu cầu tập trung vào định dạng câu hỏi đó và mục đích của khách hàng. Mặc dù bạn có thể đã coi đây là một phần của chiến lược tiếp thị nội dung và SEO hiện tại cho các truy vấn dựa trên văn bản, nhưng có thể cần phải phát triển thêm.

Vì vậy, thay vì viết cho các từ khóa như “Các kênh phân phối nội dung tốt nhất”, điều quan trọng là phải trả lời các câu hỏi như “Google, kênh phân phối nội dung tốt nhất là gì. 

Do vậy, các nhóm tiếp thị sẽ cần tìm ra cách kết hợp loại truy vấn này vào nội dung của họ ngay từ bây giờ.

Xu hướng Content Marketing 10 trong 2022: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

xu hướng content marketing 2022
Xu hướng content marketing 2022 – Trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục rón rén bước vào lĩnh vực tiếp thị nội dung, thêm lợi ích mà không gây áp đảo hoặc đe dọa theo cách khiến các doanh nghiệp tránh xa.

Tích hợp AI với nỗ lực của con người có thể dẫn đến các chiến lược tiếp thị tốt hơn, tiết kiệm thời gian và tài nguyên cũng như cải thiện kết quả của khách hàng.

Mặc dù AI có những ưu và nhược điểm riêng nhưng nó sẽ không biến mất mà thay vào đó, AI đang được sử dụng theo nhiều cách hơn để cải thiện các nỗ lực tiếp thị, bao gồm cả nội dung.

Dự kiến AI sẽ được sử dụng nhiều hơn vào năm 2022, bao gồm những điều sau đây:

  • Phân tích dữ liệu để nhận dạng mẫu và hơn thế nữa.
  • Tạo các bài đăng trên blog được tối ưu hóa.
  • Kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra đạo văn và ngữ pháp.
  • Tích hợp chatbots được hỗ trợ bởi công nghệ AI.

Năm 2022 sẽ chứng kiến nhiều thử nghiệm hơn với các khả năng của AI, bước chân vào thế giới của AI và những gì nó có thể làm đối với tiếp thị nội dung.

Các công ty đã và đang thử nghiệm các chương trình thí điểm để sử dụng AI trong việc viết quảng cáo, mua quảng cáo kỹ thuật số, sáng tạo tổng hợp tính cách người mua, v.v.

Xu hướng Content Marketing 11 trong năm 2022: Tìm kiếm hình ảnh trực quan.

Xu hướng content marketing 2022 – Visual Search.

Theo nghiên cứu gần đây, các tìm kiếm trực quan và khả năng nhận dạng trực quan sẽ tiếp tục phát triển tốt vào năm 2025 và sẽ trở thành một ngành công nghiệp trị giá 40 tỷ đô la.

Vào năm 2021, khả năng tìm kiếm bằng hình ảnh đã xuất hiện trên nhiều nền tảng và ứng dụng khác nhau, cho phép người tiêu dùng chỉ tìm kiếm trên một hình ảnh.

Hãy nghĩ đến Pinterest, Amazon và Google, những công ty đã cung cấp công nghệ nhận dạng hình ảnh cho người tiêu dùng.

Tìm kiếm trực quan đã trở thành một kỹ thuật tập trung một phần của chiến lược nội dung tiếp thị vào việc sử dụng hình ảnh như một cách để thúc đẩy hơn nữa các tìm kiếm sản phẩm của người tiêu dùng trực tuyến.

Kết hợp tìm kiếm trực quan vào chiến lược tiếp thị nội dung và SEO của riêng bạn bằng cách bao gồm quảng cáo Pinterest và xây dựng khả năng tìm kiếm hình ảnh vào nội dung trang web và các trang sản phẩm của bạn.

Xu hướng Content Marketing 12 trong năm 2022: Thực tế tăng cường AR phát triển mạnh hơn.

Xu hướng content marketing
Xu hướng content marketing 2022 – Công nghệ AR lên ngôi.

Các công nghệ tương lai không còn quá xa vời và thực tế tăng cường ngày càng có mặt trên radar của các nhà tiếp thị nội dung vào năm 2022.

Tiếp thị thương hiệu và sản phẩm đã tăng lên, xu hướng này vẫn đang được các nhà tiếp thị chấp nhận chậm hơn, chủ yếu là do chi phí liên quan, đặc biệt là đối với thiết bị cần thiết.

Khi ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực cung cấp các công cụ cần thiết và giúp chúng dễ tiếp cận hơn, chẳng hạn như ứng dụng Thực tế tăng cường, ngày càng nhiều thương hiệu sẽ thử nghiệm và tìm cách sử dụng chúng để mang lại lợi ích cho khách hàng của họ.

Tạo trải nghiệm nội dung mới và thú vị là điều được các thương hiệu chú ý ngày nay và thực tế tăng cường là một cách để đạt được điều này vào năm 2022.

Video trên Facebook và các nền tảng khác đã đưa người xem vào thế giới 360 độ nhân tạo và cung cấp một cách mới hơn để lấy mẫu sản phẩm trước khi mua.

Ví dụ: các công ty bất động sản đang sử dụng thực tế tăng cường để giới thiệu các mô hình 3D của ngôi nhà, trong khi các nhà thiết kế đồ nội thất và cửa hàng đang sử dụng nó để hiển thị cách các mảnh phù hợp thực tế trong một không gian hạn chế.

Từ quan điểm của người viết nội dung, cần có kỹ năng kể chuyện bằng văn bản và hình ảnh mạnh mẽ để khuyến khích khách hàng sử dụng các tính năng AR của thương hiệu, bao gồm bản sao giải thích hấp dẫn kết hợp với lời kêu gọi hành động (CTA) đơn giản.

Gây kinh ngạc cho khán giả của bạn bằng những trải nghiệm nội dung mới, chẳng hạn như trải nghiệm nội dung do AR đề xuất, có thể tạo thành một mối liên kết không giống ai và đưa bạn vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh vào năm 2022.

Kết luận.

Bằng cách bắt kịp các xu hướng Content Marketing 2022, người làm marketing nói chung và content marketer nói riêng có nhiều cách hơn để tương tác và làm hài lòng khách hàng của mình thông qua những nội dung có ý nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách sử dụng ma trận SWOT cho mục tiêu tăng trưởng Marketing

SWOT là một trong những mô hình marketing phổ biến trên thế giới, marketer có thể sử dụng công cụ này để xây dựng các chiến dịch marketing cụ thể.

Cách sử dụng ma trận SWOT cho mục tiêu tăng trưởng Marketing

Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ phân tích giúp làm nổi bật tất cả các khía cạnh quan trọng của một doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở xây dựng các chiến lược liên quan.

SWOT là dành cho bạn.

Bằng cách phân tích SWOT về chiến lược kinh doanh và marketing của mình, bạn có thể:

  • Làm nổi bật các điểm mạnh.
  • Thừa nhận các điểm yếu.
  • Xác định các cơ hội phát triển.
  • Giảm bớt hoặc loại bỏ các mối đe dọa.

SWOT hay ma trận SWOT là gì?

SWOT là từ viết tắt của Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội và Threats – Mối nguy.

Trong khi điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố bên trong nội nội doanh nghiệp, các cơ hội và mối nguy là những yếu tố bên ngoài.

Bằng cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn có thể phát triển điểm mạnh để tận dụng cơ hội, đồng thời hạn chế điểm yếu để giảm thiểu các rủi ro có thể.

Khi bạn sử dụng SWOT để xác định lợi thế cạnh tranh bằng cách liên kết các điểm mạnh với cơ hội, một khái niệm gọi là tương hợp (matching) được hình thành.

Ngược lại, khi bạn liên kết các điểm yếu của mình với các mối đe dọa và sau đó sử dụng những thông tin có được để thay đổi các chiến thuật, một khái niệm gọi là chuyển đổi (converting) cũng sẽ được hình thành.

Phân tích SWOT.

Bước đầu tiên cần phân tích là chữ ‘S’ trong SWOT: xác định điểm mạnh của doanh nghiệp hay thương hiệu. Hãy xem xét các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và xác định đâu là điểm khác biệt hoặc tốt hơn của bạn so với các đối thủ hiện có trên thị trường (USP).

Có thể sản phẩm của bạn tốt hơn. Có thể bạn gia nhập thị trường sớm hơn. Có lẽ bạn có rất nhiều lời chứng thực (social proof) từ những khách hàng hài lòng và danh tiếng trong ngành nghề hiện có. ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO BẠN KHÁC BIỆT và ĐẶC BIỆT?

Bước tiếp theo của quá trình là hãy nhìn lại bản thân doanh nghiệp và xác định những điểm yếu hiện có. Mặc dù điều này không mấy dễ dàng, nhưng bạn phải tìm ra được những lý do khiến công việc kinh doanh của bạn đang gặp bế tắc hay khiến bạn không thể đạt được các mục tiêu marketing của mình.

Mọi người liệu có đang phàn nàn về dịch vụ khách hàng? Bạn có đang xây dựng các bộ KPIs phù hợp cho đội nhóm của mình hay các chiến lược content marketing của bạn đã quá lỗi thời?

Trước khi bạn ra bất cứ quyết định nào, hãy đảm bảo bạn có thể hiểu tượng tận những gì bạn đang có và chưa có.

Sau khi xác định được các điểm mạnh và điểm yếu, bạn sẽ cần tiếp tục xem xét các cơ hội của bạn. Với những gì hiện có, bạn có thể phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm mục tiêu hướng tới các thị trường ngách khác hay không? Hay bạn có thể cải thiện điều gì với các sản phẩm hiện có để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng?

Điều gì đang xảy ra ngay bây giờ trong nội bộ doanh nghiệp của bạn hoặc môi trường bên ngoài có thể cho phép bạn phát triển thêm khách hàng và xây dựng doanh số bán hàng?

Cuối cùng, bạn sẽ muốn xem xét các mối đe dọa tiềm ẩn có thể làm mất tác dụng của các chiến dịch marketing của bạn hoặc cản trở việc bạn đạt được các cơ hội mới. Khách hàng của bạn có đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm tương tự không?

Các đối thủ mới có gia nhập thị trường không? (với quy mô và tốc độ như thế nào?) Liệu có bất cứ sự dịch chuyển nào về hành vi và nhu cầu của khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng không?

Với sự phát triển mạnh của công nghệ, cộng với việc vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn đi, các doanh nghiệp sẽ cần phải bám sát thị trường nhiều hơn nữa nếu không muốn bị bỏ lại ở phía sau.

Đào sâu SWOT.

  • Bạn cần biết rằng tất cả các phân tích SWOT đều mang tính chủ quan hơn là khoa học. Tất cả những phân tích của bạn đang diễn ra ở hiện tại. BẠN là người đang xác định các vấn đề. Không có bất máy móc hay công cụ SWOT nào hoạt động theo mô hình khoa học đúng nghĩa. Và hiển nhiên, nếu có hai người dùng cùng phân tích SWOT có thể kết quả là những dữ liệu khác nhau. Để có thể hạn chế được những sai lầm này, thứ nhất bạn nên tập hợp nhiều ý kiến và góc nhìn phân tích nhất có thể, thứ hai, bạn cần liên tục cập nhật các thông tin tử doanh nghiệp và thị trường để đảm bảo mọi thứ luôn nằm trong guồng quay của hiện tại.
  • HÃY TRUNG THỰC. Đừng nhấn mạnh quá mức điểm mạnh hay ngó lơ điểm yếu của doanh nghiệp. Mọi thứ đều có thể sai lệch nếu bạn phân tích với những góc nhìn thiên vị.
  • Hãy càng cụ thể càng tốt khi đánh giá doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn. Hãy nhìn vào khách hàng và các chỉ số thực tế khi nhận xét hay đánh giá tình hình.
  • Tập trung vào yếu tố cạnh tranh. Bạn giỏi hơn đối thủ của mình như thế nào? Bạn tệ hơn họ ra sao? Những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động marketing và kinh doanh của doanh nghiệp? (khách hàng cảm nhận như thế nào?).

Trong khi không có mô hình phân tích marketing hay kinh doanh nào là hoàn hảo cho tất cả các doanh nghiệp, việc nắm bắt và thử nghiệm nhiều các mô hình khác nhau có thể giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để hiểu về những gì đang diễn ra và sẽ có thể diễn ra trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips