Skip to main content

Thẻ: marketing

Insight Driven Marketing: Chìa khoá tăng trưởng của các doanh nghiệp hiện đại

Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng tin tưởng những gì mà bạn bè hay đồng nghiệp của họ chia sẻ còn hơn cả thương hiệu, doanh nghiệp cần thấu hiểu khách hàng của họ nhiều hơn và cách tiếp cận theo hướng Insight Driven Marketing chính là chìa khoá.

Insight Driven Marketing: Chìa khoá tăng trưởng của các doanh nghiệp hiện đại
Insight Driven Marketing: Chìa khoá tăng trưởng của các doanh nghiệp hiện đại

Nếu có một sự thật nào đó là trọng tâm của cách tiếp cận Marketing hiện đại (Modern Marketing) thì đó chính là việc các thương hiệu không còn sở hữu các câu chuyện của riêng họ nữa, người tiêu dùng hay khách hàng của họ mới có khả năng đó.

Khái niệm nhận thức về thương hiệu vốn nằm trong tay người tiêu dùng khi họ liên tục chia sẻ các ý kiến, quan điểm, đề xuất và nhu cầu của mình trên các nền tảng.

Theo đó, các câu chuyện về thương hiệu sẽ được tạo ra thông qua các cuộc trò chuyện giữa những người tiêu dùng với nhau và điều này diễn ra liên tục.

Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng còn tin tưởng vào đồng nghiệp hay bạn bè của họ hơn cả những gì mà thương hiệu nói, yếu tố mang tính bắt buộc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người làm marketing đó là cần thấu hiểu người tiêu dùng tốt hơn.

Và đây là lúc các hoạt động marketing dựa trên dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng (Insight driven Marketing) trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Tầm quan trọng của Insight Driven Marketing.

Đối với những marketer chuyên nghiệp, khái niệm insights hay customer insights vốn không có gì xa lạ.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, insight thậm chí còn là thứ gì đó xa xỉ khi để có được loại dữ liệu này, doanh nghiệp không chỉ cần những người làm marketing có năng lực mà còn phải tiêu tốn không ít thời gian và tiền bạc để thu thập, nghiên cứu và phân tích.

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, khi có hàng tỷ bài đăng mới được tải lên internet mỗi ngày, các doanh nghiệp hơn bao giờ hết hiện có nhiều cơ hội hơn để thấu hiểu về khách hàng của họ.

Theo đơn vị tư vấn Forrester Consulting, có từ 60% đến 73% dữ liệu trong doanh nghiệp hiện không được sử dụng để phân tích.

Để duy trì tính cạnh tranh và mức độ phù hợp trên thị trường, các doanh nghiệp cần các phương thức tiếp cận mới, các nền tảng và công cụ có thể bắt kịp các cuộc trò chuyện của người tiêu dùng trên tất cả các kênh và thị trường. Đây là lý do tại sao Insight Driven Marketing lại trở nên cần thiết.

Trong thế giới thông tin hỗn loạn, Insight driven Marketing là con đường giúp doanh nghiệp hay thương hiệu tìm thấy con đường tăng trưởng cho riêng mình.

Vai trò quan trọng của AI trong Insight Driven Marketing.

Kể từ khi có sự xuất hiện của chatbot AI ChatGPT và sau này là Google Bard của Google, công nghệ AI hay trí tuệ nhân tạo lại càng trở nên phổ biến hơn.

Ngày nay, AI và các mô hình ngôn ngữ lớn có khả năng chuyển hoá các dữ liệu dữ liệu (thô) thành những sự hiểu biết có khả năng hành động (actionable insights) một cách dễ dàng hơn.

Điều này có thể giúp những người làm marketing đơn giản hoá việc thấu hiểu các câu chuyện liên quan đến thương hiệu và nhận thức của khách hàng về thương hiệu, mọi thứ được diễn ra gần như là trong thời gian thực.

Các công cụ được hỗ trợ bởi AI thông qua các thuật toán xử lý thông tin của nó cũng có thể làm phòng phú thêm yếu tố ngữ cảnh, vốn vô cùng quan trọng đối với các nhà quảng cáo khi tiếp cận khách hàng của họ. Với Marketer, điều này cũng có nghĩa là họ hoàn toàn có thể dự báo những gì có thể diễn ra trong tương lai gần.

Khi AI tiếp tục phát triển và trở thành nền tảng của các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp không thể bắt kịp xu hướng này có thể sẽ bị bỏ lại phía sau.

Giải pháp và thách thức đối với các doanh nghiệp.

Theo công ty tư vấn McKinsey & Company, các thương hiệu áp dụng chiến lược insight driven marketing hay làm marketing theo hướng thấu hiểu về khách hàng có thể làm tăng giá trị doanh thu ròng (Net Sales) lên tới 5% và tăng hiệu quả marketing lên 20%.

Các giải pháp insight driven marketing cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lẫn người làm marketing những cái nhìn tổng thể về bộ dữ liệu của người tiêu dùng trên các yếu tố chính của doanh nghiệp như marketing, quan hệ công chúng (PR), chiến lược, nghiên cứu và phát triển (R&D), và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, có một thách thức đặt ra với phần lớn các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) đó là họ sẽ làm gì hay ứng dụng insight driven marketing như thế nào nếu doanh nghiệp của họ không có các hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu tương ứng, hay yếu tố nhân sự đang là rào cản đối với họ.

Trong khi các doanh nghiệp lớn và mạnh về công nghệ có thể dễ dàng ứng dụng và chiếm lĩnh lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp nhỏ sẽ còn phải đối mặt với vô vàn các thách thức.

Insight Driven Marketing đã và đang giúp nhiều thương hiệu thành công.

Như đã phân tích ở trên, có thể nói là insight driven marketing hiện vẫn là câu chuyện của các doanh nghiệp và thương hiệu lớn.

Nhiều thương hiệu đầu ngành (Market Leader) đã giành chiến thắng trên thị trường của họ bằng cách áp dụng chiến lược insight driven marketing trên quy mô lớn, với những kết quả có thể nói là mang tính chuyển đổi.

Kể từ năm 2016, thương hiệu làm đẹp Shiseido đã sử dụng một bộ giải pháp mới nhằm mục tiêu củng cố và tối ưu hóa các hoạt động truyền thông xã hội (social media) trên phạm vi toàn cầu.

Bằng cách áp dụng trực tiếp giải pháp mới để phân tích người tiêu dùng, Shiseido có thêm những nguồn thông tin chính xác duy nhất về nhu cầu và nhận thức của khách hàng.

Amit Naik, hiện là SVP và trưởng bộ phận phân tích toàn cầu của Shiseido cho biết: “Chúng tôi đã có thể tạo ra một bộ khung KPI nhất quán trên toàn cầu, sau đó chuyển đổi hoàn toàn từ các mục tiêu lợi tức Marketing (ROM) sang liên kết nó với mục tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI).

“Ngày nay, các thương hiệu của chúng tôi có tính cạnh tranh cao hơn vì chúng tôi có thể có được những sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng (Insight) mà ít ai khác trong ngành có thể làm được.”

Tương lai của các hoạt động Marketing.

Là một trong những động lực phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và thương hiệu, các cuộc trò chuyện của người tiêu dùng về thương hiệu hay các đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp những thông tin mang tính quyết định cho hầu hết các doanh nghiệp.

Insight driven Marketing là giải pháp cho phép các tổ chức tập trung trực tiếp vào tiếng nói của khách hàng của họ trên quy mô lớn.

Và khi công nghệ tiếp tục phát triển, các thương hiệu sẽ có thêm nhiều cơ hội mới để cải thiện sự hiểu biết của họ về người tiêu dùng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Top các mục tiêu của chiến lược Content Marketing

Nếu Content Marketing đã và sẽ là một phần không thể thiếu của thương hiệu, việc đặt ra các mục tiêu chiến lược đúng đắn ngay từ đầu là vô cùng cần thiết. Bài viết từ MarketingTrips sẽ cung cấp những mục tiêu phổ biến nhất thường được sử dụng trong các bản chiến lược Content Marketing.

mục tiêu của chiến lược Content Marketing
Top các mục tiêu của chiến lược Content Marketing

Cũng tương tự như mọi chiến lược hay bản kế hoạch khác, xây dựng mục tiêu là một trong những bước đầu tiên của một chiến lược Content Marketing thành công. Mọi chiến thuật sau đó sẽ là đúng đắn và mang lại hiệu quả nếu chúng được xây dựng dựa trên các mục tiêu đã đề ra.

Thay vì bạn, với tư cách là người làm Content Marketing hay tiếp thị nội dung, bạn chọn xây dựng nội dung (content) một cách ngẫu nhiên và thiếu định hướng, một mục tiêu rõ ràng sẽ đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hành động và quyết định phù hợp.

Nếu việc xây dựng nên các chỉ số đo lường hay thiết lập mục tiêu cho các chiến lược Content Marketing còn xa lạ đối với bạn hay nói cách khác bạn không biết mình nên bắt đầu tư đâu, bài viết này là hành trang căn bản dành cho bạn.

Nuôi dưỡng các mục tiêu chiến lược Content Marketing.

Cũng giống như Performance Marketing, thương hiệu hoàn toàn có thể sử dụng Content Marketing để thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng, tuy nhiên, khác với các hình thức marketing khác, các mục tiêu của Content Marketing cần được xây dựng và đáp ứng từng bước, từ đơn giản đến phức tạp, từ các yếu tố về cảm xúc cơ bản của người tiêu dùng đến các hành động cụ thể như mua hàng.

Bạn có thể bắt đầu với các mục tiêu chiến lược Content Marketing sau đây.

1. Xây dựng niềm tin với khách hàng hay đối tượng mục tiêu.

Mặc dù được xem là một trong những mục tiêu cơ bản nhất, xây dựng niềm tin không vì vậy mà kém đi phần quan trọng. Rõ ràng là trước khi thực hiện bất cứ hành động nào, bạn cần phải biết người đối diện là ai và có đáng tin cậy để tương tác hay không.
Để có được lòng tin của khách hàng, các Content Marketer cần xây dựng từng phần nội dung nhỏ khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau và phải:
  • Thấu hiểu những gì thương hiệu đang trao đổi với khách hàng.
  • Hiểu nhu cầu và nỗi đau của khách hàng.
  • Là chuyên gia về những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.

Với những mục tiêu này, thương hiệu cần chứng minh cho khách hàng của họ thấy rằng họ là những nhà lãnh đạo tư tưởng, là chuyên gia thực sự về những gì mà họ đang bán (cung cấp) hay đơn giản là truyền tải đến khách hàng.

Theo một số nghiên cứu khác nhau, có đến hơn 70% người tiêu dùng có niềm tin với thương hiệu sau một tuần xem các nội dung mang tính giáo dục của thương hiệu (educational content).

Để có thể đo lường mức độ hiệu quả của nhóm mục tiêu chiến lược Content Marketing này, bạn có thể xem xét đánh giá các tín hiệu bên dưới.

  • Chất lượng nội dung.
  • Phản hồi, đánh giá, nhận xét, đề cập, các cuộc trò chuyện của khách hàng, v.v.
  • Khảo sát.

2. “Giáo dục” nhóm khách hàng mục tiêu.

Mục tiêu này là về giá trị. Người làm Content Marketing cần cung cấp những nội dung thực sự mang tính giáo dục, giúp khách hàng mục tiêu học hỏi và phát triển chính bản thân họ. Cho đi luôn là con đường khôn ngoan để xây dựng niềm tin.
Để đạt được mục tiêu này, bạn cần tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:
  • Nội dung này có hữu ích không (có giá trị cho khách hàng hay người đọc không) – hay chỉ đơn giản là tập trung vào việc bán hàng?
  • Nếu chủ đề mà bạn đang chia sẻ dựa trên một từ khóa nào đó, thì bạn có đang đáp ứng được mục đích tìm kiếm cho từ khóa đó hay không? Bạn có hiểu ý định tìm kiếm của khách hàng là gì không?
  • Nội dung của bạn có cung cấp đủ thông tin hay ít nhất là đề cập đến những phần quan trọng nhất của chủ đề hay không?
  • Người viết có tiến hành nghiên cứu khách hàng không hay chỉ đơn giản là viết theo cảm nhận chủ quan của cá nhân?
  • Nội dung có gì khác biệt (USP) không?
Ví dụ, khi bạn đọc bài viết này từ MarketingTrips, bạn khó có thể tìm thấy nội dung tương tự ở các website khác, đó là dấu hiệu của sự khác biệt.

3. Xây dựng những mối quan hệ bền vững.

Mục tiêu cuối cùng trong nhóm các mục tiêu cơ bản cần có của chiến lược Content Marketing đó là xây dựng nên những mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức marketing từ MarketingTrips, bạn thấy rằng, xây dựng cộng đồng nơi khách hàng cảm thấy thuộc về là ưu tiên chiến lược hàng đầu của marketing trong 2023 và xa hơn nữa.

Và các mối quan hệ có ý nghĩa chính là sợi dây liên kết khách hàng với thương hiệu. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần quan tâm đến:
  • Tính minh bạch: Đối với bất kỳ mối quan hệ nào, dù là cá nhân với cá nhân hay khách hàng với doanh nghiệp, mọi thứ cần phải rõ ràng, không che đậy.
  • Tương tác lại: Bất kể bạn đang tương tác với khách hàng ở đâu, là trên website hay các nền tảng mạng xã hội, hãy tương tác với họ thường xuyên.
  • Thể hiện độ tin cậy của thương hiệu: Giành được lòng tin của khách hàng không thể được thực hiện thông qua lời nói. Bạn cần làm một điều gì đó.

Mục tiêu của chiến lược Content Marketing mang tính định hướng hành động.

Nếu 3 mục tiêu ở trên chủ yếu tập trung vào yếu tố cảm xúc và kết nối đơn giản ban đầu, các mục tiêu tiếp theo dưới đây hướng đến các hành động cụ thể của khách hàng.

4. Thúc đẩy lượng truy cập (traffic).

Một khi đã bắt đầu xây dựng chiến lược Content Marketing, bạn sẽ cần phải quan tâm đến lượng người dùng truy cập vào các nền tảng từ các nỗ lực của mình, dù là lượng truy cập tự nhiên từ SEO, từ các chia sẻ trên mạng xã hội, hay là từ quảng cáo.

Tuy nhiên, điều bạn cần quan tâm nhiều nhất không phải là có bao nhiêu người dùng truy cập mà là họ truy cập như thế nào (làm gì sau đó).

Để đạt được mục tiêu là traffic này, hãy cân nhắc thực hiện những việc sau:

  • Thấu hiểu những gì khách hàng cần từ nội dung: thông tin gì, giải pháp nào?
  • Nghiên cứu các từ khóa liên quan đến những nỗi đau của khách hàng.
  • Tối ưu hoá nội dung theo hướng giáo dục và xây dựng lòng tin.

5. Gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Dù là người làm Content Marketing hay Digital Marketing, bạn hiển nhiên là quá quen thuộc với khái niệm khách hàng tiềm năng, hay còn được gọi là Lead.

Vì là những mục tiêu gần cuối cùng (và quan trọng nhất) của chiến lược Content Marketing, khi này bạn cần ít nhất là một người dùng hay khách hàng tiềm năng sẵn sàng nhận tư vấn hay thậm chí là mua hàng trực tiếp.

“Làm Marketing thì phải bán được hàng” và câu nói này cũng không ngoại lệ với các hoạt động tiếp thị nội dung, để có ngân sách làm marketing, bạn cần có khách hàng.

Để đạt được mục tiêu này, hãy tiếp tục tạo ra những nội dung có giá trị cao:

6. Thúc đẩy doanh số bán hàng cũng nên là mục tiêu quan trọng của các chiến lược Content Marketing.

Tiếp nối với mục tiêu là khách hàng tiềm năng, sự thật là mặc dù tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau, tỷ lệ chuyển đổi bán hàng từ khách hàng tiềm năng đến doanh số bán hàng là khác nhau, trong thực tế con số này rất thấp.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi thương hiệu có nhiều khách hàng tiềm năng, nó không đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng sẽ được cải thiện hoặc tăng lên (hiệu quả). Đây cũng là lý do doanh số và khách hàng tiềm năng được tách ra thành 2 mục tiêu khác nhau, trong đó, doanh số quan trọng hơn.

Một lần nữa, bạn phải nhớ rằng, bạn không nên thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp từ các hoạt động Content Marketing hay tiếp thị nội dung, bạn cần từng bước xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng.

7. Xây dựng lòng trung thành với khách hàng.

Dựa trên một lý thuyết “cũ rích” trong marketing đó là bạn có thể mất nhiều hơn đến 3-5 lần chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới so với việc giữ chân khách hàng cũ, bạn thấy rằng, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) quan trọng đến mức nào.

Giữ chân khách hàng, khiến khách hàng không thể rời bỏ thương hiệu là mục tiêu không thể thiếu của các chiến lược Content Marketing.

8. Truyền cảm hứng cho lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu cuối cùng của Content Marketing.

Nếu việc tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu của bạn, thì bạn phải luôn tìm cách tạo ra những khoảnh khắc bất ngờ thông qua nội dung.

Bạn có thể:

  • Tôn vinh khách hàng: Giới thiệu các câu chuyện của khách hàng và tận dụng cơ hội đó để gây ảnh hưởng lên khách hàng khác. Storytelling là thuật ngữ dành cho bạn.
  • Xây dựng những nội dung hài hước thú vị.
  • Chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content): Đưa hình ảnh của khách hàng vào thương hiệu.
  • Tặng phiếu giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi cho nhóm khách thân thiết hoặc những khách hàng thực hiện một số hành động cụ thể nào đó (ví dụ như gamifications).

Khiến khách hàng cảm thấy họ luôn được chú ý và là một phần không thể thiếu của thương hiệu là ưu tiên hàng đầu.

Chọn mục tiêu của chiến lược Content Marketing một cách khôn ngoan.

Cuối cùng, đừng chỉ bám víu vào những mục tiêu hay các chỉ số cố định. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn hay bối cảnh kinh doanh (thị trường) khác nhau, thương hiệu cần biết ưu tiên các mục tiêu khác nhau dù đó là từ quảng cáo hay từ Content Marketing.

Với các mục tiêu đã đặt ra, bạn đã sẵn sàng xây dựng từng phần còn lại của chiến lược nội dung của mình. Đây là lúc bạn cần hành động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm

Một trong những tư duy thường thấy của người làm marketing nói chung khi nói đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) đó là đẩy mạnh các hoạt động Performance hay cụ thể là Performance Marketing, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây là một tư duy sai lầm.

Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm
Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm

Dù với tư cách là người làm marketing hay là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) hiển nhiên là nhiệm vụ sống còn, để làm điều này, các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

Trong khi có không ít các thương hiệu tiếp cận theo hướng bền vững dài hạn và toàn diện, một số khác lại giới hạn tiềm năng kinh doanh của chính họ trên thị trường bởi các tư duy ngắn hạn.

Tiếp cận theo hướng dài hạn nghĩa là doanh nghiệp không ngừng xây dựng các tài sản gắn liền với thương hiệu và ngược lại theo hướng ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ tập trung vào các hoạt động thúc đẩy bán hàng trực tiếp.

Một trong những tài sản được coi là nền tảng của các thương hiệu đó là mức độ nhận biết của thương hiệu hay nhận thức của khách hàng về thương hiệu trên thị trường.

Nhận thức về thương hiệu đề cập đến mức độ phổ biến (được biết và nhớ) của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Nó cũng có thể được hiểu là tần suất thương hiệu hoặc tên sản phẩm của doanh nghiệp xuất hiện trong các cuộc trò chuyện của khách hàng và người tiêu dùng.

Nhận thức về thương hiệu càng cao thì cơ hội tạo ra sự quan tâm và bán hàng của thương hiệu càng lớn. Nếu doanh nghiệp không ngừng đầu tư vào loại tài sản này, doanh số bán hàng sẽ ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Nhận thức về thương hiệu là gì?

Nhận thức về thương hiệu hay còn được gọi là Độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành marketing, được sử dụng để mô tả mức độ quen thuộc của một cá nhân (người tiêu dùng) với một thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp cụ thể.

Các nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ biết và tin tưởng.

Nói một cách đơn giản, nhận thức về thương hiệu là những gì bạn làm để tạo ra những kết nối cảm xúc với người tiêu dùng mục tiêu, tác động đến quyết định mua hàng, sở thích và lòng trung thành của họ.

Nằm trong hành trình mua hàng tổng thể, nhận thức về thương hiệu hay biết về thương hiệu là giai đoạn đầu tiên của mọi quyết định mua hàng.

Nhận thức về thương hiệu mạnh sẽ thúc đẩy hiệu suất bán hàng trong tương lai bằng cách đảm bảo rằng các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng sẽ luôn biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu trước khi họ tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu.

Khi nói đến giá trị hay sức ảnh hưởng của nhận thức về thương hiệu, bạn cần hiểu là nhận thức về thương hiệu chỉ thực sự có ý nghĩa (đặc biệt là vế khía cạnh bán hàng) khi áp dụng cho các nhóm khách hàng hay đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Bạn cứ hình dung là, nếu bạn là thương hiệu hàng xa xỉ thì việc người có thu nhập thấp có nhận thức tốt về nó cơ bản cũng không thể mang lại lợi nhuận cho bạn.

Điều cuối cùng cũng quan trọng không kém, nhận thức thương hiệu chỉ có chức năng hỗ trợ bán hàng chứ không phải là yếu tố quyết định.

Suy cho cùng, thương hiệu của bạn có phổ biến đến mức nào nhưng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng thì cũng khó mà tồn tại được.

Các thương hiệu như Mercedes hay BMW không chỉ có cái gọi là “thương hiệu“, sản phẩm của họ thực sự chất lượng.

Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu.

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng thương hiệu đó là trở thành một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh được bắt đầu từ sự nhận biết rộng rãi, không chỉ với các nhóm khách hàng mục tiêu, những người có nhiều khả năng mua sản phẩm, mà còn cả với những người dùng khác.

Nhận thức được giá trị này, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chỉ sử dụng chiến thuật Performance Marketing ngắn hạn để thúc đẩy doanh số, đã đến lúc bạn cần thay đổi.

Dưới đây là một số lợi ích chính khi doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện của thương hiệu:

Tăng doanh số bán hàng.

Như đã đề cập ở trên, doanh số bán hàng khó hoặc hiếm khi chỉ đến từ các chiến thuật ngắn hạn hoặc trực tiếp, đặc biệt với các sản phẩm B2B thì điều này càng bất khả thi hơn.

Người tiêu dùng về cơ bản là sẽ tìm hiểu và mua các sản phẩm ít nhất là họ đã biết hoặc cao hơn là tin tưởng về thương hiệu đó.

Khi sự phổ biến là nền tảng của niềm tin, thúc đẩy nhận biết về thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy doanh số bán hàng.

Hãy đầu tư nguồn lực để thiết lập một hình ảnh thương hiệu vững chắc.

Nhận thức về thương hiệu tốt có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Khi khách hàng trở nên trung thành hơn, họ có nhiều khả năng mua hàng lặp lại hơn, và như bạn đã biết chi phí để bạn có được một khách hàng cao hơn nhiều lần so với duy trì khách hàng cũ.

Tuy nhiên, là con người, lòng trung thành cũng bị thay đổi theo thời gian, điều này có nghĩa là, ở một thời điểm nào đó khách hàng mua hàng và trung thành với thương hiệu của bạn không có nghĩa họ cũng sẽ trung thành trong tương lai.

Khi hành vi và nhận thức của khách hàng thay đổi, cùng với đó là sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác trên thị trường, bạn cần liên tục xây dựng và củng cố mức độ nhận biết của thương hiệu hay cách khách hàng biết về thương hiệu.

Về bản chất, khi các khách hàng mới (khách hàng tiềm năng) nghe và biết càng nhiều về thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông, họ cũng có nhiều khả năng trở thành người mua trung thành trong tương lai.

Nhận thức về thương hiệu cũng có thể thúc đẩy nhận diện sản phẩm tốt hơn.

Khi mọi người quen thuộc với thương hiệu của bạn, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Nếu mọi người không nhận ra tên và logo công ty của bạn, họ sẽ khó mà nhớ đến điều gì đó khiến bạn trở nên độc đáo hoặc tại sao họ nên chọn sản phẩm của bạn thay vì một doanh nghiệp khác trên thị trường.

Khi khách hàng càng biết đến và tin tưởng thương hiệu của bạn, họ sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng của bạn.

Điều bạn cần làm là xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ của thương hiệu trong thị trường mục tiêu của mình thông qua các nỗ lực marketing và quảng cáo, bạn cần có được một mức độ nhận biết cao.

Kết luận.

Là người làm marketing, hơn ai hết bạn hiểu rằng người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc, thay vì logic. Với ý nghĩ đó, xây dựng nhận thức về thương hiệu hay các bản sắc của thương hiệu là một cách hiệu quả để tiếp cận người tiêu dùng ở cấp độ cảm xúc.

Nếu được thực hiện một cách chính xác, nó có thể thuyết phục người tiêu dùng rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp của bạn xứng đáng với số tiền mà họ phải bỏ ra.

Trong khi như MarketingTrips đã đề cập là có vô số cách để marketing một thương hiệu, xây dựng nhận thức về thương hiệu luôn là con đường đúng đắn và bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Đơn vị sở hữu Lazada mời David Beckham làm đại sứ thương hiệu

Đơn vị sở hữu Lazada mời David Beckham làm đại sứ thương hiệu, quyết giành thị phần đã mất từ tay đối thủ. Công ty cũng chi mạnh cho các hoạt động marketing như quảng cáo trên TV, quảng cáo ngoài trời, báo in…

Theo thông tin từ Nikkei Asia, một đơn vị thuộc tập đoàn Alibaba của Trung Quốc cho biết vào đầu tuần này rằng họ đã bổ nhiệm cựu siêu sao bóng đá David Beckham làm đại sứ thương hiệu toàn cầu đầu tiên, trong bối cảnh tập đoàn này muốn đẩy nhanh việc mở rộng ra nước ngoài.

Động thái cho thấy cuộc chiến giữa các công ty thương mại điện tử Trung Quốc để giành lấy những thị trường béo bở ở nước ngoài trong bối cảnh tăng trưởng chậm và cạnh tranh khốc liệt trong nước. Một số đối thủ, chẳng hạn như Temu và Shein, đã tạo được tiếng vang ở Mỹ và châu Âu với các sản phẩm giá rẻ và chiến lược marketing rầm rộ.

Giám đốc thương mại khu vực châu Âu của AliExpress, Gary Topp, cho biết quan hệ hợp tác với Beckham, một “biểu tượng toàn cầu về thể thao và phong cách sống”, sẽ kéo dài tối đa một năm. Cầu thủ này sẽ xuất hiện trong chiến dịch quảng bá của AliExpress trong suốt Giải vô địch bóng đá châu Âu UEFA từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, giải đấu mà công ty này cũng đang tài trợ. Chiến dịch sẽ bao gồm quảng cáo trên TV, báo in và quảng cáo ngoài trời.

Việc AliExpress đặt cược vào Beckham diễn ra trong bối cảnh Temu đang chuyển trọng tâm từ Bắc Mỹ sang châu Âu và các thị trường mới khác, tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối với hoạt động kinh doanh của Alibaba ở nước ngoài. Được ra mắt vào năm 2010, AliExpress đã phải vật lộn để đạt được sức hút ở Mỹ nhưng hoạt động tương đối tốt hơn ở Nga, Brazil và một số quốc gia châu Âu.

Hồi tháng 1, sàn thương mại điện tử này cho biết rằng họ cũng sẽ đẩy mạnh các nỗ lực để thiết lập chỗ đứng vững chắc hơn ở Mỹ trong năm nay. Trong vài năm qua, Hàn Quốc và Trung Đông cũng nổi lên như những mục tiêu marketing.

AliExpress là một phần của tập đoàn Thương mại điện tử quốc tế Alibaba, bên cạnh các dịch vụ khác như Lazada tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Doanh thu của mảng này trong quý I đã tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái lên 27,4 tỷ nhân dân tệ (3,8 tỷ USD), chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của AliExpress. Doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử nội địa của họ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước lên 93,2 tỷ nhân dân tệ.

Cùng với việc tăng chi tiêu cho marketing, AliExpress đã bổ nhiệm nữ diễn viên Thang Duy làm đại sứ thương hiệu tại Hàn Quốc. Về mặt hoạt động, họ đã mở rộng dịch vụ Choice – dịch vụ giao hàng chọn lọc từ Trung Quốc trong 5 ngày – sang 11 thị trường, bao gồm Đức, Pháp, Ả Rập Saudi và Mỹ, với sự hỗ trợ logistics từ Cainiao, một đơn vị khác của Alibaba.

Mặc dù thời gian giao hàng vẫn còn lâu hơn so với một số dịch vụ mua sắm nội địa, nhưng giá cả trên AliExpress nhìn chung thường thấp hơn. Trí tuệ nhân tạo của Alibaba cũng hỗ trợ dịch thuật mô tả sản phẩm và tương tác giữa các thương gia Trung Quốc và người mua hàng.

Chiến dịch sử dụng David Beckham của AliExpress giống với chiến lược được áp dụng bởi Temu, dịch vụ mua sắm trực tuyến thuộc sở hữu của PDD Holdings, đối thủ của Alibaba. Ra mắt vào năm 2022, Temu đã chạy quảng cáo đắt đỏ trên Super Bowl trong hai năm qua với khẩu hiệu “mua sắm như tỷ phú”, thu hút người dùng đến ứng dụng của họ với vô số ưu đãi. Temu đã trở thành ứng dụng iPhone được tải xuống nhiều nhất trên toàn quốc.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành chiến trường cho các công ty Trung Quốc khi thị trường nội địa đã bão hòa. Ứng dụng video ngắn TikTok của ByteDance đã triển khai hoạt động thương mại điện tử, TikTok Shop, tại Mỹ vào năm ngoái. Shein, nhà bán lẻ quần áo trực tuyến nổi tiếng với những người mua sắm trẻ tuổi, được cho là đang tìm kiếm đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại London sau khi kế hoạch niêm yết tại Mỹ gặp phải trở ngại và sự phản đối từ các nhà lập pháp Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.

Cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty thương mại điện tử Trung Quốc cũng đang thu hút sự giám sát về quy định ở nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng thương mại leo thang. Vào tháng 3, Ủy ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra về AliExpress để xem liệu nền tảng này có tuân thủ các quy tắc về bán hàng giả, hàng bất hợp pháp hay không, cùng với các vấn đề khác.

Tuy nhiên, trong nước, chính phủ Trung Quốc lại có quan điểm khác. Một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc do Thủ tướng Lý Cường chủ trì tuần trước đã thảo luận về việc hỗ trợ ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, tuyên bố rằng lĩnh vực này có thể “góp phần xây dựng những lợi thế mới cho hợp tác kinh tế quốc tế”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lý do Google mua lại HubSpot, một phần mềm rất phổ biến trong ngành Marketing

Theo các nhà phân tích, với thương vụ mua lại “khủng” này, Google có thể sẽ thống trị các ứng dụng doanh nghiệp và phân tích dữ liệu với công nghệ của HubSpot.

Các nguồn thạo tin cho hay, Alphabet, công ty mẹ của Google, đã trao đổi với các cố vấn về khả năng mua lại HubSpot, một công ty phần mềm phụ cho các hoạt động marketing trực tuyến có giá trị thị trường (Market Value) là 35 tỷ USD.

Theo các nguồn tin, Alphabet đã gặp các cố vấn từ ngân hàng đầu tư Morgan Stanley trong những ngày gần đây để xem xét đưa ra lời đề nghị mua lại cho HubSpot.

Các nguồn tin cho biết thêm, họ đang thảo luận xem nên đề nghị với giá bao nhiêu và liệu các cơ quan quản lý chống độc quyền có chấp nhận thương vụ hay không.

Và nếu đặt bút ký, đó có thể sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất của Google kể từ năm 2011. Khi đó, gã khổng lồ công nghệ đã mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD. HubSpot được IPO vào năm 2014, hiện có vốn hóa thị trường khoảng 35 USD tỷ.

Nhiều khả năng Google sẽ thách thức Microsoft và Salesforce trong thị trường quản lý quan hệ khách hàng (CRM) có trị giá lên tới 71 tỷ USD. Đáng chú ý, điều đó cũng có nghĩa là công ty cuối cùng trong số bốn công ty công nghệ tự động hóa marketing lâu đời đều sẽ bị mua lại: Với Pardot được Salesforce mua lại, Marketo thuộc về Adobe và Eloqua trở thành một phần của Oracle.

Theo các nhà phân tích, với thương vụ mua lại “khủng” này, Google có thể sẽ thống trị các ứng dụng doanh nghiệp và phân tích dữ liệu với công nghệ của HubSpot.

HubSpot là công ty phần mềm được thành lập vào năm 2006, chuyên cung cấp các công cụ liên quan đến ngành marketing (inbound marketing), bán hàng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Nhờ những công cụ này mà doanh nghiệp có thể tạo, quản lý và theo dõi các chiến dịch marketing, tương tác với khách hàng, quản lý thông tin của họ, cũng như nâng cao trải nghiệm chất lượng dịch vụ.

Do đó, HubSpot đương nhiên trở thành mục tiêu mua lại hấp dẫn của Google, nhằm củng cố danh mục ứng dụng doanh nghiệp của gã khổng lồ công nghệ

Tuy nhiên, thương vụ này có thể sẽ vấp phải sự phản đối từ các cơ quan quản lý ngay cả khi nhiều chuyên gia đánh giá rằng thương vụ thâu tóm của Alphabet sẽ không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và sẽ thúc đẩy cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực phần mềm tiếp thị và bán hàng.

Theo đó, nhiều chuyên gia về chống độc quyền và các nhà phân tích trong ngành đã đưa ra nhận định rằng thương vụ mua lại HubSpot của Alphabet sẽ không cản trở sự cạnh tranh.

Theo những chuyên gia này, lĩnh vực phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) mà HubSpot cung cấp, cũng là dịch vụ mà một số công ty lớn khác như Salesforce, Adobe, Microsoft và Oracle đang vận hành.

Họ cho rằng, Google không cạnh tranh trong lĩnh vực CRM và việc mua lại có thể đưa HubSpot trở thành một đối thủ đáng gờm hơn nhờ vào tài nguyên điện toán đám mây, sự cải thiện các dịch vụ và giá cả cho khách hàng của Google.

Dữ liệu của công ty nghiên cứu công nghệ Gartner cho thấy HubSpot, vốn chỉ tập trung chủ yếu vào khách hàng nhỏ, có 4,9% thị phần trong ngành phần mềm marketing CRM vào năm 2022, trong khi Salesforce và Adobe mỗi bên nắm giữ 15% thị phần.

Tuy nhiên, những chuyên gia này cũng cảnh báo rất có thể thương vụ mua lại HubSpot sẽ gặp phải thách thức từ các cơ quan chống độc quyền của Mỹ và châu Âu, bởi những đơn vị này thường “cảnh giác” trước những “gã khổng lồ” ngày càng lớn mạnh thông qua các thương vụ mua lại.

Các chuyên gia này còn khuyến cáo rằng, Google cần chuẩn bị “tâm lý” cho cuộc chiến pháp lý tại tòa án trong bối cảnh Google đang phải đối mặt với một số thách thức chống độc quyền, bao gồm một vụ kiện mang tính bước ngoặt cáo buộc hãng này lạm dụng vị trí dẫn đầu về tìm kiếm trực tuyến.

Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai đang tìm kiếm con đường để thúc đẩy tăng trưởng sau khi công ty tiết lộ vào tháng 1 rằng, doanh thu quảng cáo quý 4 thấp hơn kỳ vọng.

Công cụ tìm kiếm Google và dịch vụ phát video trực tuyến YouTube của họ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng về ngân sách quảng cáo từ các nền tảng trực tuyến khác, bao gồm Facebook, Instagram, TikTok và Amazon.com.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quảng cáo trên TV liệu có đang dần đi đến hồi kết qua góc nhìn từ thương hiệu Mondelez

Cách đây 20 năm, quảng cáo truyền hình là một thế lực gần như độc quyền trong ngành marketing. Thế nhưng mọi thứ đã đổi thay với sự ra đời của mạng xã hội và smartphone.

Đầu năm 2024, thương hiệu Mondelez quảng cáo bánh Oreo nổi tiếng của họ đã làm một việc mà trước đây chưa ai từng tưởng tượng: Không chi tiền marketing cho dịch vụ truyền hình.

Hãng Mondelez có lý do cho động thái này khi đối tượng khách hàng chủ yếu mà công ty nhắm đến là giới trẻ, những người thường xuyên lướt mạng xã hội thay vì ngồi trước truyền hình như trước đây.

Phó chủ tịch cấp cao Jonathan Halvorson của Mondelez cho hay các chương trình truyền hình giờ đây không còn tạo được sức hút lớn như thời trình chiếu serie “Friend” (Những người bạn) nữa. Trong khi đó mảng dịch vụ truyền hình trực tuyến như Netflix thì lại không quá hoàn hảo do tính phí cao và chưa phổ biến rộng rãi đến người dùng.

Tương tự Mondelez, hãng sản xuất bánh quy Ritz và thương hiệu kẹo Sour Patch Kids đã giảm 42% ngân sách chi quảng cáo truyền hình trong năm nay tại Mỹ so với cách đây 3 năm.

Đồ cổ

Phó chủ tịch Halvorson của Mondelez cho hay để quảng cáo sản phẩm Oreo Space Dunk mới, hãng đã chuyển sang các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay TikTok, vốn thường được giới trẻ theo dõi thường xuyên hơn là truyền hình. Bên cạnh đó, những trang thương mại điện tử (TMĐT) như Amazon hay Walmart cũng được mua quảng cáo khi làn sóng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay đây là một sự chuyển biến lớn trên thị trường quảng cáo khi truyền hình từ lâu đã được coi là nền tảng của marketing hiện đại (Modern Marketing). Sự thống trị của truyền hình đã tồn tại hàng thập niên nhờ khả năng tiếp cận lượng khán giả rộng lớn và đa dạng, sử dụng âm thanh và hình ảnh để khơi gợi cảm xúc mua sắm cho người xem.

Thế nhưng ngày nay với sự ra đời của smartphone, ưu thế lượng khán giả khổng lồ theo dõi truyền hình đã không còn nữa.

“Không còn động lực nào để chúng tôi đổ thêm tiền quảng cáo truyền hình được nữa”, giám đốc truyền thông Vinny Rinaldi của Hershey tại Mỹ nhấn mạnh khi nói về ngày tàn của marketing qua truyền hình (marketing truyền thống).

Gã khổng lồ Hershey từng chi đến 80% ngân sách quảng cáo truyền hình cách đây 5 năm thì con số này 3 hiện chỉ còn khoảng 30%.

Tương tự, hãng bia Brewer Molson Coors từng chi 85% ngân sách quảng cáo cho truyền hình năm 2013 thì hiện nay chỉ còn khoảng 40% để chuyển sang các nền tảng mạng xã hội.

Theo WSJ, nhiều thương hiệu đã dự đoán được sự suy giảm của truyền hình cách đây nhiều năm nhưng vẫn nuôi hy vọng về truyền hình trực tuyến như Netflix hay tình cảm của phần lớn khách hàng cho các chương trình nổi tiếng trước đây. Tuy nhiên với sự bùng nổ của smartphone, nền tảng mạng xã hội, TMĐT… kỳ vọng cho marketing qua truyền hình đang dần xói mòn và biến mất.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp đang phải cắt giảm ngân sách quảng cáo thì truyền hình đã trở thành mảng marketing đầu tiên bị loại bỏ.

“Nhiều người đã kỳ vọng rằng truyền hình trực tuyến như Netflix có thể cứu rỗi mảng quảng cáo qua tivi này nhưng không, tất cả phân khúc marketing này đều đang suy thoái”, chuyên gia phân tích Brian Wieser của hãng “Madison and Wall” nhận định.

Báo cáo của Madison and Wall cho thấy nếu không tính đến yếu tố chính trị thì các hãng marketing sẽ chỉ chi hơn 60 tỷ USD cho marketing qua truyền hình trong năm 2024, thấp hơn mức 64 tỷ USD của 5 năm trước.

Mảnh đất cằn cỗi

Phó chủ tịch Brad Feinberg của hãng bia Molson chi nhánh Bắc Mỹ cho biết một yếu tố nữa khiến marketing qua tivi không còn hấp dẫn là khán giả không chấp nhận xem quảng cáo nếu sử dụng dịch vụ của truyền hình trực tuyến như Netflix.

Với việc đã bỏ tiền túi ra đăng ký dịch vụ thì người xem không chấp nhận được việc bị chen ngang bởi các chương trình quảng cáo như truyền hình truyền thống. Chính điều này càng khiến các doanh nghiệp quay lưng.

Chuyên gia Wiser của Madison and Mall ước tính thời lượng quảng cáo chiếm khoảng 4 phút trên mỗi giờ tại các nền tảng truyền hình trực tuyến, thấp hơn nhiều so với khoảng 14 phút của truyền hình truyền thống.

“Bất kể truyền hình trực tuyến như Netflix có tăng trưởng như thế nào thì cũng không bao giờ có thể bù đắp nổi thời lượng quảng cáo truyền hình truyền thống bị mất đi khi người dùng lựa chọn các tùy chọn không xem quảng cáo”, chuyên gia Wieser nhấn mạnh.

Đó là chưa kể chi phí quảng cáo truyền hình trực tuyến thường đắt gấp 2-3 lần so với truyền thống. Trong khi đó các doanh nghiệp truyền hình trực tuyến thường đo lường hiệu quả quảng cáo khác nhau nên khách hàng rất khó định hình được liệu số tiền chi ra có hợp lý.

Rõ ràng, mảnh đất quảng cáo truyền hình từng là ông lớn trong ngành marketing giờ đây đã không còn màu mỡ, thậm chí trở nên cằn cỗi không thu hút doanh nghiệp nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

Thế hệ nhân lực mới “New Collar Workers” xuất hiện với nhiều tiềm năng thay thế lực lượng lao động truyền thống

Thị trường lao động đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ với sự xuất hiện của “New Collar Workers” – thế hệ nhân lực mới sở hữu kỹ năng chuyên môn được đào tạo bài bản từ các chương trình ngắn hạn, linh hoạt. Làn sóng này đang dần thay đổi cấu trúc và định hình tương lai của thị trường lao động, mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho cả người lao động và doanh nghiệp.

“New Collar Workers” là ai?

“New Collar Workers” là thuật ngữ mới mô tả những người lao động có kỹ năng cao và chuyên môn sâu trong lĩnh vực cụ thể, nhưng không nhất thiết phải có bằng đại học. Họ được xem là thế hệ lao động mới nổi lên trong thời đại công nghệ và kinh tế số, nơi kỹ năng thực tế và khả năng thích ứng được đánh giá cao hơn bằng cấp.

Khác với “Blue Collar Workers” (lao động chân tay) và “White Collar Workers” (lao động trí óc), “New Collar Workers” được trang bị kỹ năng chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn, tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu cho thị trường lao động hiện nay như công nghệ thông tin, kỹ thuật số, marketing, thiết kế, v.v.

Những người như Bill Gates, Jack Dorsey, Steve Jobs có thể được xem là “New Collar Workers” trước khi ta thật sự “chỉ mặt đặt tên” cho xu hướng nhân sự này.

Đặc điểm nổi bật của “New Collar Workers”:

  • Kỹ năng chuyên môn: “New Collar Workers” được đào tạo bài bản và có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
  • Tính linh hoạt: “New Collar Workers” thường trẻ trung, năng động và có khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc mới, công nghệ mới và xu hướng thị trường. Họ sẵn sàng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới để nâng cao năng lực bản thân.
  • Tự tin và độc lập: “New Collar Workers” thường tự tin vào khả năng của bản thân và có tinh thần làm việc độc lập. Họ không ngại thử thách và sẵn sàng đưa ra ý tưởng mới, sáng tạo.
  • Linh hoạt và đa dạng: “New Collar Workers“có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ, kỹ thuật số, sáng tạo đến marketing, bán hàng, dịch vụ khách hàng. Họ có khả năng chuyển đổi giữa các vai trò và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng.

Làn sóng New Collar Workers: Tái định hình nguồn nhân lực cho doanh nghiệp của bạn

  • Tận dụng tiềm năng: Làn sóng“New Collar Workers” – những nhân viên kỹ năng cao, không cần bằng cấp đại học đang bùng nổ, mang đến nguồn nhân lực mới đầy tiềm năng cho doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng “New Collar Workers” tăng cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ, kỹ thuật số và sáng tạo.
  • Lực lượng lao động thích ứng nhanh:“New Collar Workers” sở hữu khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc năng động, luôn sẵn sàng cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Cạnh tranh hiệu quả: “New Collar Workers” mang đến giải pháp tối ưu cho bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt.
  • Nâng cao năng suất: “New Collar Workers” thường có kỹ năng thực tế cao, khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, tập trung vào kết quả công việc và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhờ vậy, họ góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc cho doanh nghiệp.

Bắt kịp xu hướng và khai thác tiềm năng:

  • Đánh giá năng lực dựa trên kỹ năng thực tế: Thay vì chỉ tập trung vào bằng cấp, doanh nghiệp nên đánh giá năng lực của “New Collar Workers” dựa trên kỹ năng thực tế và kinh nghiệm làm việc.
  • Xây dựng môi trường làm việc năng động: “New Collar Workers” ưa thích môi trường làm việc năng động, sáng tạo và đề cao tính tự chủ. Doanh nghiệp cần tạo dựng môi trường phù hợp để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực tiềm năng này.
  • Đầu tư vào đào tạo và phát triển: Hỗ trợ “New Collar Workers” liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới thông qua các chương trình đào tạo chuyên nghiệp, giúp họ phát triển tối đa tiềm năng và đóng góp hiệu quả cho doanh nghiệp.

Làn sóng“New Collar Workers” là xu hướng tất yếu của thị trường lao động trong tương lai. Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội này để tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo dựng lợi thế cạnh tranh và bứt phá trong thời đại công nghệ 4.0.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamWorks

Tỷ lệ cạnh tranh cho vị trí Marketing tại Vinamilk là 1:150

Giá trị thương hiệu Công ty đã tăng lên mốc 3 tỷ USD từ con số 2,8 tỷ USD năm trước. Đồng thời, Vinamilk cũng là thương hiệu sữa Việt lọt Top 6 trên thế giới.

Nhiều câu chuyện thú vị gắn liền với chiến lược tái định vị thương hiệu
Nhiều câu chuyện thú vị gắn liền với chiến lược tái định vị thương hiệu

Theo số liệu thống kê mới nhất từ LinkedIn thì trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dùng truy cập tăng cao nhất trên toàn cầu. Được biết, LinkedIn tiến vào thị trường Việt Nam từ năm 2019 thông qua Anphabe, đến nay số lượng hồ sơ nhân tài chất lượng có mặt trên nền tảng này đã vượt ngưỡng 5 triệu thành viên.

Riêng năm 2023, kênh tuyển dụng chính LinkedIn trở thành kênh thu hút nhân tài sôi động nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trên 20%. Báo cáo thường niên 2023 của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM) cho biết, qua kênh tuyển dụng này, tỷ lệ chọi cho một vị trí ở Vinamilk là 1:150 (vị trí Marketing, phòng Hoạch định chiến lược).

Giá trị thương hiệu Công ty đã tăng lên mốc 3 tỷ USD từ con số 2,8 tỷ USD năm trước. Đồng thời, Vinamilk cũng là thương hiệu sữa Việt lọt Top 6 trên thế giới.

Một trong những “vũ khí” giúp Vinamilk đạt được thành tích trên có thể kể đến chiến dịch lớn – thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu – vào tháng 7/2023. Dù không tiết lộ kinh phí, song Vinamilk có lẽ “đốt” không ít tiền cho sự kiện này khi quy tụ đến 55 chuyên gia về thương hiệu, sáng tạo hàng đầu thế giới.

Vinamilk vốn được biết đến là “ông vua quảng cáo” khi từng chi đến 6 tỷ đồng/ngày cho hoạt động quảng bá sản phẩm thời đỉnh cao (năm 2019). Hiện, dù đã tiết giảm đáng kể, song Công ty vẫn dành hơn 3 tỷ đồng mỗi ngày cho hoạt động này.

Công ty cũng chi mạnh cho việc khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm…. các chi phí này chiếm trên 90% tổng chi phí bán hàng của Công ty.

Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi… chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bán hàng của Vinamilk

Thay đổi nhận diện thương hiệu và tạo hiệu ứng tốt cũng là một trong số nguyên nhân giúp Vinamailk tăng trưởng dương trở lại trong năm 2023. Kết thúc năm 2023, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 60.479 tỷ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 9.019 tỷ – tăng 472 tỷ đồng so với cùng kỳ và vượt kế hoạch 5%.

Thị trường nội địa ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 50.617 tỷ đồng, ổn định so với cùng kỳ trong bối cảnh ngành sữa Việt Nam suy giảm, nhờ kết quả tích cực từ các ngành hàng sữa đặc, sữa chua và sữa hạt. Lợi nhuận gộp nội địa hợp nhất đạt 20.894 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần của thị trường nước ngoài đạt 9.752 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ, trong đó, Các chi nhánh nước ngoài đóng góp 5.039 tỷ đồng và hoạt động Xuất khẩu đóng góp 4.713 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,5% và 4,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp từ thị trường nước ngoài đạt 3.651 tỷ đồng, tăng ấn tượng 9,3% so với cùng kỳ.

Trên thị trường, VNM cũng là đơn vị có vốn hoá lớn với giá trị tính đến cuối năm 2023 đạt 6 tỷ USD. Công ty cũng có truyền thống chi trả cổ tức tốt hàng năm. Trong năm 2023, Công ty đã công bố 3 đợt tạm ứng cổ tức với tổng giá trị đạt 2.900 đồng trên mỗi cổ phần, tương ứng tổng tỷ lệ cổ tức trong năm 2023 là 29% bằng tiền mặt.

Tại Đại Hội Cổ Đông Thường Niên năm 2024 tới đây, HĐQT dự kiến sẽ đề xuất mức cổ tức đợt cuối để tổng mức cổ tức cho cả năm không thấp hơn so với năm 2022. Nếu được phê duyệt, tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu của Công ty Mẹ sẽ có thể tiếp tục đạt trên 90%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ cam kết tối thiểu 50%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tri Túc | Nhịp sống thị trường

Xu hướng Digital Marketing 2024: Một số điểm quan trọng Digital Marketer cần biết

Cùng MarketingTrips khám phá một số xu hướng Digital Marketing quan trọng trong năm 2024 xoay quanh xu hướng tìm kiếm, Social Media Marketing, quảng cáo cũng như các chiến lược tiếp cận Marketing hiệu quả.

Digital Trends 2024: Một số điểm quan trọng Digital Marketer cần biết
Digital Trends 2024: Một số điểm quan trọng Digital Marketer cần biết

Từ dữ liệu báo cáo toàn cảnh về các hoạt động và hành vi kỹ thuật số của người tiêu dùng từ DataReportal, dưới đây là một điểm lưu ý quan trọng mà các Digital Marketer cần biết, từ quảng cáo kỹ thuật số, SEO, đến các xu hướng hoạt động Social Media Marketing đều sẽ được đề cập.

1. Chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising), chiếm 70% trong tổng chi tiêu quảng cáo 1,03 nghìn tỷ USD vào năm 2023, cho thấy mức tăng hàng năm là 10,6%.

Với AI tổng quát đang thay đổi cục diện của không gian tìm kiếm (SERP) và cơ hội quảng cáo, các thương hiệu nên chủ động thích ứng và khám phá những cách mới để tiếp cận người tiêu dùng của mình.

Chi tiêu cho quảng cáo video và tìm kiếm trực tuyến đóng góp tới hơn một nửa tổng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số.

Google Ads, với các công cụ do Gemini cung cấp, YouTube và toàn bộ mạng hiển thị (Display Advertising) của Google đang chiếm ưu thế trên không gian này.

2. Chi tiêu quảng cáo tìm kiếm tăng 11% (CPC cũng tăng).

Quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) – chiếm 38,8% tổng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số – tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Số lần hiển thị quảng cáo tìm kiếm đã tăng lên, trong khi tỷ lệ nhấp (CTR) trung bình vẫn ổn định ở mức gần 2%.

Tuy nhiên, chi phí quảng cáo tìm kiếm CPC cũng tiếp tục tăng, với mức tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

3. Một nửa số người tiêu dùng chọn tìm kiếm để nghiên cứu thương hiệu.

Trong khi tương lai của SEO vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn, hơn 50% người tiêu dùng hiện vẫn đang tìm kiếm và nghiên cứu về các thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay thậm chí là trên TikTok.

Vào năm 2024 này, các marketer sẽ phải tiếp tục đầu tư vào các công cụ tìm kiếm để tiếp cận và kết nối với khách hàng của mình, từ việc để xây dựng độ nhận biết thương hiệu đến bán hàng.

Tìm kiếm cũng dẫn đến cách gần một phần ba người tiêu dùng khám phá các thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mới.

Điều đáng chú ý là trong khi Google hiện vẫn đang thống trị thị phần tìm kiếm thì Bing lại đang trên đà phát triển với mức tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể là nhờ những tiến bộ của Bing trong việc tích hợp với các tính năng trò chuyện AI tổng quát với tìm kiếm và Bing cũng đang được đặt làm tính năng trình duyệt cho người dùng ChatGPT.

4. Tầm quan trọng của nội dung trên mạng xã hội tiếp tục tăng lên.

Về tổng thể, người làm marketing cần biết rằng, sau các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội đứng thứ hai trong các kênh được người tiêu dùng sử dụng để nghiên cứu về thương hiệu.

Kết hợp với thực tế là các bài đăng từ mạng xã hội đang ngày càng được ưu tiên trên trang tìm kiếm của Google, Social Media Marketing là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp trong năm 2024.

Ngoài khả năng hiển thị tìm kiếm tăng lên, người tiêu dùng tương tác với thương hiệu nhiều nhất thông qua mạng xã hội bằng cách xem video, theo dõi, sử dụng nút chia sẻ trên mạng xã hội trên trang web của thương hiệu, nhấp vào nội dung được quảng cáo và đặt câu hỏi cho thương hiệu trên các kênh xã hội và hơn thế nữa.

5. Các thẻ hashtag vẫn được chứng minh là chìa khoá thúc đẩy tương tác trên các nền tảng mạng xã hội.

Google dường như không chỉ tăng số lượng bài đăng trên mạng xã hội trong kết quả tìm kiếm, nó cũng bao gồm các số liệu tương tác (engagement) như lượt xem, nhận xét và lượt thích.

Với tư cách là người làm marketing, bạn có thể tăng mức độ tương tác với nội dung trên một số nền tảng như TikTok hay Instagram bằng cách sử dụng các thẻ hashtag phổ biến hoặc theo xu hướng.

Về mặt kỹ thuật, hashtag là những thẻ siêu dữ liệu (metadata) được ký hiệu bằng dấu thăng “#”. Hashtag được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube hay TikTok.

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này tại hashtag là gì.

Ngược lại, người làm B2B Marketing có thể nhận thấy rằng một số hashtag được theo dõi nhiều nhất trên LinkedIn được sử dụng để tăng cường khả năng hiển thị và mức độ tương tác.

Nếu bạn sử dụng hộp tìm kiếm trên hầu hết các nền tảng xã hội, bạn có thể có thêm thông tin về các thẻ hashtag trong ngành của mình.

6. Nội dung video là ưu tiên hàng đầu.

Nội dung video vẫn đang được ưu tiên khi tìm kiếm trên Google, điều quan trọng là các thương hiệu cần phải đầu tư vào nội dung video để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

Kết hợp các loại video được xem nhiều nhất với danh sách từ khóa và xu hướng được tìm kiếm nhiều nhất trên YouTube có thể giúp thương hiệu có thêm nhiều cảm hứng để xây dựng nội dung của mình.

7. Từ khóa thúc đẩy mua hàng.

Điện tử tiêu dùng và thời trang là những cụm từ mua sắm được tìm kiếm nhiều nhất trên Google.

Ngoài ra, những từ khóa cụ thể giúp người tiêu dùng tìm được những giao dịch tốt nhất có thể cũng sẽ thúc đẩy việc mua hàng.

Để đảm bảo rằng website của thương hiệu xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cho những người có ý định mua hàng, hãy tìm cách sử dụng nội dung có từ khóa (keyword) có thể tăng chuyển đổi.

8. Trải nghiệm kỹ thuật số phải thân thiện với thiết bị di động.

Khi số người truy cập Internet bằng điện thoại di động đang ngày càng tăng lên, số người truy cập Internet qua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn sẽ giảm đi.

Không quan trọng mọi người đang ở cơ quan hay ở nhà – giờ đây họ thích thiết bị di động hơn.

Hơn một nửa số khách truy cập trực tuyến từ bất kỳ thiết bị nào hiện đang sử dụng Google Chrome. Để đảm bảo quảng cáo của bạn tiếp tục tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, nhà quảng cáo nên cập nhật các tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) mới nhất sau khi Chrome ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba.

Khi bối cảnh ngành marketing tiếp tục phát triển, người làm marketing được khuyến khích đầu tư vào những trải nghiệm kỹ thuật số thân thiện với thiết bị di động, nội dung truyền thông xã hội và các công cụ AI tổng quát an toàn cho các nhà quảng cáo thương hiệu và doanh nghiệp.

Hy vọng với những kiến thức nói trên, các marketer sẽ có nhiều cách hơn để xây dựng và tối ưu hoá chiến lược marketing của mình vào năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đo lường hiệu quả Marketing với một vài chỉ số quan trọng

Với tư cách là người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng, việc đánh giá và đo lường hiệu quả marketing (Marketing KPI) là nền tảng để tối ưu hoá chiến dịch, đạt được mục tiêu kinh doanh và đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi khi tiến hành đo lường hiệu quả của Marketing trong bài viết này.

Đo lường hiệu quả Marketing
Đo lường hiệu quả Marketing với một vài chỉ số quan trọng

Về tổng thể, trở thành một Digital Marketer đòi hỏi bạn phải đưa ra nhiều các quyết định một nhanh chóng và phần lớn trong số đó là dựa trên các chỉ số đo lường và đánh giá cụ thể. Khi các nền tảng và kênh trực tuyến không ngừng phát triển, người làm marketing nói chung phải đảm bảo mình luôn cập nhật các xu hướng thị trường và hành vi mới của người tiêu dùng, theo dõi và đánh giá các chỉ số quan trọng và hơn thế nữa.

Quá trình phân tích các nỗ lực và ưu tiên dữ liệu đòi hỏi marketer cũng phải tập trung vào các chỉ số hiệu suất chính có thể đánh giá và đo lường đúng hiệu quả của marketing (Marketing KPI) — nó chính là các thước đo có thể định lượng được giúp đánh giá xem liệu các chiến dịch marketing của thương hiệu có đáp ứng được mục tiêu chung của marketing và kinh doanh hay không.

Đo lường hiệu quả Marketing là làm gì?

Đo lường hiệu quả Marketing là quá trình xác định các KPI cho Marketing, nó chính là các chỉ số được sử dụng để theo dõi và đánh giá sức ảnh hưởng của các hoạt động riêng lẻ tới mục tiêu marketing chung và của marketing tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Marketing KPI (Marketing Key Performance Indicator) là các chỉ số hiệu suất chính được sử dụng để đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược, kế hoạch hay các chiến dịch marketing.

Thay vì đánh giá hiệu suất một cách chủ quan, người làm marketing dựa trên các chỉ số hiệu suất có thể định lượng được xác định một chiến dịch marketing nào là có hiệu quả và chiến dịch nào thì không.

Dưới đây là phần phân tích lý do tại sao việc xác định KPI cho Marketing lại quan trọng và cách đo lường các chỉ số hiệu suất chính trong một chiến dịch Marketing.

Tại sao việc xác định đúng các KPI đo lường hiệu quả Marketing lại quan trọng?

KPI rất quan trọng đối với các bản kế hoạch hay chiến lược marketing nói chung và digital marketing nói riêng vì chúng phản ánh tính hiệu quả của các hoạt động cụ thể. Bằng cách đặt ra các KPI rõ ràng, có thể định lượng được, marketer có thể đánh giá mức độ hoàn thành hướng tới các mục tiêu marketing cụ thể đã được đặt ra.

Tuy nhiên, khi nói đến việc xác định KPI cho Marketing hay đánh giá mức độ hiệu quả của marketing, chỉ đo lường kết quả cuối cùng là chưa đủ. Thay vào đó, người làm marketing và doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi các số liệu trung gian để thấu hiểu nhiều hơn về người tiêu dùng, những rào cản hay khó khăn họ đang đối mặt và hơn thế nữa. Càng có nhiều sự hiểu biết sâu sắc (Insights) về người tiêu dùng, thương hiệu hay người làm marketing càng có nhiều cơ hội để kết nối với họ.

Liên quan đến quá trình theo dõi và đo lường các điểm chạm của người tiêu dùng với thương hiệu, có một khái niệm mà bất cứ marketer nào cũng phải biết đó là phễu marketing (hay còn được gọi là phễu chuyển đổi – Conversion Funnel).

Khái niệm phễu marketing đề cập đến các giai đoạn trong hành khách hàng, từ giai đoạn nhận thức về thương hiệu, đến quyết định mua hàng.

  • Nhận thức về thương hiệu: Giới thiệu đến khách hàng tiềm năng các sản phẩm và dịch vụ có thể giúp giải quyết các vấn đề hay nỗi đau mà họ đang gặp phải.
  • Cân nhắc mua hàng: Khiến sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu trở thành sự lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng.
  • Ra quyết định mua hàng: Sử dụng các chiến dịch quảng cáo và marketing tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Trong từng giai đoạn khác nhau, Marketing KPI sẽ được xác định theo những cách khác nhau. Trong giai đoạn nhận thức, các KPI quan trọng của Marketing có thể là lưu lượng truy cập trang web (web traffic), số lần hiển thị (Impressions) hay mức độ tương tác (Engagement), ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này là tối đa hoá mức độ tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Đối với giai đoạn xem xét hay cân nhắc, các số liệu như thời gian trên trang, lượt bình luận hay thậm chí là lượt đăng ký tư vấn sẽ là chìa khoá chính.

Trong giai đoạn quyết định, trọng tâm chính của Marketing KPI là tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.

Bằng cách liên tục theo dõi và phân tích các chỉ số KPI của Marketing, marketer có thể đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu, tối ưu hóa chiến lược của mình và đạt được nhiều kết quả thành công hơn.

Dưới đây là các chỉ số KPI chính để đo lường mức độ thành công của các chiến dịch marketing nói chung và digital marketing nói riêng.

7 chỉ số KPI của Marketing thương hiệu có thể sử dụng để theo dõi và đo lường mức độ hiệu quả của Marketing.

1. Số lần hiển thị (Impressions).

Số lần hiển thị là chỉ số quan trọng đầu tiên cần nói đến khi đo lường hiệu quả Marketing.

Số lần hiển thị là khái niệm đề cấp đến số lần quảng cáo hoặc nội dung của thương hiệu được hiển thị hoặc được xem — bất kể nó có được người xem nhấp chuột vào hay tương tác sâu hơn hay không. Mặc dù KPI này không phản ánh số lượng khách hàng tương tác với nội dung của thương hiệu nhưng nó giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu. Chỉ số KPI của Marketing này theo đó vô cùng quan trọng với các thương hiệu mới trên thị trường.

Số lần hiển thị trong nhiều trường hợp cũng được sử dụng thay thế bởi chỉ số tiếp cận (Reach). Sự khác biệt lớn nhất giữa số lần hiển thị và tiếp cận đó là, trong khi số lần hiển thị theo dõi số lần người dùng xem nội dung hoặc số lần nội dung được hiển thị, phạm vi tiếp cận chỉ đo lường số lượng người xem duy nhất xem các nội dung đó.

Ví dụ nếu nội dung được hiển thị 2 lần cho 1 người dùng thì chỉ số hiển thị là 2 trong khi lượng tiếp cận chỉ là 1.

Hầu hết các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok đều tách biệt rõ số liệu hiển thị và tiếp cận này.

2. Xếp hạng công cụ tìm kiếm (Search Ranking).

Là một phần của hoạt động SEO và SEM, mục tiêu của thương hiệu là có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Để đảm bảo thương hiệu tiếp cận được lượng lớn khách hàng mục tiêu, website của thương hiệu cần xuất hiện ở những trang đầu trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Thứ hạng của các đối tượng mục tiêu

Từ các công cụ miễn phí như Google Analytics, Google Search Console đến các công cụ có trả phí khác như Ahrefs hay Semrush đều cung cấp các dữ liệu về chỉ số Marketing KPI này.

Khi đo lường hiệu quả SEO, một số chỉ số quan trọng marketer thường theo dõi đó là:

  • Thứ hạng của từ khoá.
  • Số lượng từ khoá.
  • Lưu lượng truy cập tự nhiên.
  • Số lượng backlink
  • Hay thậm chí là tỷ lệ chuyển đổi.

Việc theo dõi các số liệu này có thể giúp marketer hiểu hiệu suất của chiến lược SEO và mọi điều chỉnh cần thiết, chẳng hạn như cải thiện tốc độ tải trang hoặc xây dựng các nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu.

3. Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cũng là một chỉ số quan trọng giúp đo lường hiệu quả Marketing.

Tỷ lệ nhấp (CTR) là Marketing KPI quan trọng để đánh giá các chiến dịch quảng cáo trực tuyến và hiệu quả SEO. CTR được tính toán bằng cách chia số lần nhấp mà quảng cáo hoặc liên kết nhận được cho số lần hiển thị theo tỷ lệ 100%.

Để đo lường và phân tích chỉ số CTR, marketer có thể sử dụng các công cụ Digital Marketing như Google Analytics hoặc các công cụ có sẵn từ trình quản lý quảng cáo của các nền tảng quảng cáo.

Tuy vào từng ngành nghề khác mà chỉ số CTR cũng cao thấp khác nhau (bên cạnh ảnh hưởng từ các tham số khác như nội dung hay mức độ sáng tạo của quảng cáo). CTR trung bình là khoảng 6,6% cho mảng tìm kiếm và 0,6% cho các nền tảng hiển thị khác.

Cách tốt nhất để xác định chỉ số CTR mục tiêu của thương hiệu là phân tích benchmark của ngành, dữ liệu lịch sử, mục tiêu chiến dịch cũng như các nền tảng cụ thể.

4. Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC).

Về tổng thể, Marketing KPI không chỉ đo lường mức độ tương tác với khách hàng tiềm năng; chúng cũng có thể chỉ ra những thay đổi mà marketer nên thực hiện đối với chiến lược marketing của mình.

CPC mô tả số tiền mà nhà quảng cáo hay doanh nghiệp phải trả cho nền tảng quảng cáo khi có ai đó nhấp chuột vào nội dung quảng cáp.

Cách tính chỉ số CPC rất đơn giản, chỉ cần lấy tổng số tiền đã chi tiêu chia cho số lần nhấp chuột có được. Ví dụ: nếu bạn chi 100 USD cho quảng cáo của mình và nhận được 50 lần nhấp chuột thì CPC sẽ là 2 USD.

Trong khi đối với một số thương hiệu, CPC cao hoặc thấp rất quan trọng, đối với không ít các thương hiệu khác, chỉ số này không quan trọng bằng việc họ đã nhận được gì từ các lần nhấp chuột đó (xét về mục tiêu kinh doanh).

5. Tỷ lệ chuyển đổi (CR).

Một trong những KPI quan trọng nhất của Marketing ở giai đoạn cân nhắc và mua hàng đó là tỷ lệ chuyển đổi — chính là tỷ lệ phần trăm người dùng (đối tượng mục tiêu) trở thành khách hàng tiềm năng (Lead) hoặc khách hàng (đã mua hàng) từ lượng người dùng tương tác (truy cập) với các nền tảng hay quảng cáo của thương hiệu.

CTR được tính toán bằng cách chia số chuyển đổi có được cho (thường là tổng số người dùng truy cập vào website) rồi nhân với 100. Ví dụ: nếu website nhận được 1.000 khách truy cập và 50 người trong số này hoàn tất mua hàng thì tỷ lệ chuyển đổi là 5%.

Với hầu hết các thương hiệu nhỏ, khi doanh số thường được phân bổ trực tiếp vào các chiến dịch, việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi là vô cùng quan trọng. Ngược lại, với các thương hiệu lớn, mức độ tiếp cận và tương tác lại được coi trọng hơn.

6. Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC) cũng cần là một trong các chỉ số cần theo dõi khi đo lường hiệu quả Marketing.

Với tư cách là người làm marketing, bạn có thể đã nghe câu nói này “Để có được một khách hàng mới thương hiệu phải tiêu tốn một khoản chi phí lớn hơn nhiều so với việc giữ chân một khách hàng hiện có”.

Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC) là một Marketing KPI tính toán tổng chi phí phát sinh (từ quảng cáo đến bán hàng) để có được một khách hàng mới. CAC được tính toán bằng cách chia tổng tất cả chi phí tiếp thị và bán hàng trong một khoảng thời gian cụ thể cho số lượng khách hàng mới có được trong khoảng thời gian đó.

Theo dõi chỉ số CAC giúp marketer đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa nỗ lực marketing và phân bổ ngân sách vào những hoạt động thực sự phù hợp.

7. Lợi tức đầu tư (ROI).

Lợi tức đầu tư hay tỷ suất lợi nhuận đầu tư là một KPI của Marketing có thể cung cấp những góc nhìn sâu sắc và quan trọng hơn về kết quả thực tế của các hoạt động marketing tới doanh nghiệp.

Trong khi các số liệu định hướng chi phí khác tập trung vào các giai đoạn trước đó thì ROI tổng hợp thông tin liên quan đến lợi nhuận thành một số liệu duy nhất để đánh giá hiệu suất (cuối cùng).

ROI được tính đơn giản bằng cách lấy tổng doanh thu có được trừ đi chi phí của marketing. Ví dụ: nếu chiến dịch marketing có chi phí 1.000 USD và tạo ra doanh thu 3.000 USD thì ROI sẽ là 200%.

Bằng cách phân tích ROI của các hoạt động marketing, marketer có thể xác định các chiến thuật giúp mang lại lợi nhuận cao nhất, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa tốt hơn ngân sách.

Hãy bắt đầu đo lường mức độ thành công của các chiến dịch Marketing thông qua các chỉ số KPI quan trọng ngay từ bây giờ.

Trong khi việc đo lường hiệu quả marketing có thể không hề đơn giản. Với các công cụ và số liệu phù hợp, người làm marketing có thể xác định các khía cạnh cụ thể cần sửa đổi và tối ưu nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng, những mục tiêu thực sự có tác động đến doanh nghiệp.

Hy vọng với các kiến thức cơ bản nói trên về “Marketing KPI” hay cách đo lường hiệu quả Marketing thông qua các chỉ số cụ thể, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để theo dõi và đo lường hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Startup cung cấp giải pháp Marketing và quảng cáo trực tuyến vừa được tập đoàn Nhật Bản rót hàng triệu USD

Startup này là đối tác của những đơn vị lớn như Highland Coffee, Golden Gate Group, CGV, 7-Eleven và nhiều đối tác lớn khác.

Startup cung cấp giải pháp Marketing và quảng cáo trực tuyến vừa được tập đoàn Nhật Bản rót hàng triệu USD
Startup cung cấp giải pháp Marketing và quảng cáo trực tuyến vừa được tập đoàn Nhật Bản rót hàng triệu USD

Từ năm 2009, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên thế giới với sự ra đời của các startup công nghệ như Uber, Airbnb. Năm 2014, Việt Nam cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ kết nối vận tải. Sau 10 năm, mô hình kinh tế này đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam với start up như Grab, be.

“Ý tưởng của kinh tế chia sẻ là tìm kiếm những nguồn tài nguyên đang bị lãng phí sau đó giúp sửa đổi, điều chỉnh để sinh ra lợi ích. Các nguồn tài nguyên này bình thường hoàn toàn miễn phí nhưng khi tham gia chia sẻ sẽ sinh lời để đầu tư ngược trở lại cho chính người sở hữu nguồn tài nguyên.

Uber làm trong ngành taxi, Airbnb làm trong ngành homestay thì chúng tôi làm trong ngành Wi-Fi”, Co-founder kiêm CEO start up AWING Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ trong buổi ký kết hợp tác đầu tư với tập đoàn NTT e-Asia diễn ra mới đây. Mới đây, Tập đoàn công nghệ lớn nhất Nhật Bản là NTT đầu tư hàng chục triệu USD.

AWING là start up công nghệ, được thành lập năm 2017 tại Việt Nam, phát triển nền tảng công nghệ phân phối quảng cáo cho các nhãn hàng tới người dùng trên màn hình đăng nhập Wi-Fi miễn phí. Startup này có 35 nhân sự.

Ý tưởng cho mô hình hoạt động của AWING ra đời trong bối cảnh những nhà sáng lập nhận thấy “mỏ vàng” Wi-Fi miễn phí tại Việt Nam đang bị bỏ phí. Việc khai thác quảng cáo thông qua Wi-Fi sẽ tạo ra lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

Khách hàng được sử dụng Wi-Fi chất lượng cao miễn phí. Chẳng hạn, các doanh nghiệp như Highlands Coffee, 7-Eleven, Trung Nguyên, các nhà hàng…. có thêm kênh marketing, doanh thu chia sẻ lại từ các chiến dịch quảng cáo (ads) của các nhãn hàng. Các nhãn hàng có nhu cầu quảng cáo thương hiệu có thể tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tại những địa điểm tiêu dùng thực tế trên toàn quốc.

Đại diện start up cho biết công nghệ này được sáng tạo và phát triển hoàn toàn bởi người Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Dũng có cơ duyên làm việc trong mảng công nghệ bán dẫn tại IBM Nhật Bản. Một thời gian sau, ông Dũng nhận được học bổng thạc sĩ công nghệ thông tin và viễn thông của Chính phủ Hàn Quốc về ngành không dây, tối ưu tài nguyên.

Sau khi trở về nước, ông làm việc cho FPT Software. Một thời gian, CEO này quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp khi nhìn thấy cơ hội về trong lĩnh vực công nghệ đã được học tại Hàn Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Dân Trí

IBM đang cắt giảm nhiều nhân viên Marketing và truyền thông

IBM mới đây đã thông báo với các nhân viên trong bộ phận Marketing và truyền thông rằng họ đang cắt giảm trên quy mô lớn nhân viên của mình.

IBM đang cắt giảm nhiều nhân viên Marketing và truyền thông
IBM đang cắt giảm nhiều nhân viên Marketing và truyền thông

Jonathan Adashek, giám đốc truyền thông của IBM, đã đưa ra thông báo này trong một cuộc họp ngắn kéo dài khoảng 7 phút với các nhân viên trong bộ phận, người này yêu cầu không nêu tên vì tin tức chưa được công khai.

Vào tháng 12, Giám đốc điều hành IBM Arvind Krishna nói với CNBC rằng công ty đang “nâng cao kỹ năng cho tất cả nhân viên của chúng tôi về AI” sau khi công bố kế hoạch nhằm thay thế gần 8.000 việc làm bằng AI. IBM cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập vào tháng 1 năm ngoái rằng họ đang cắt giảm 3.900 vị trí.

Những đợt cắt giảm mới nhất diễn ra cùng với một đợt cắt giảm quy mô khác trong ngành công nghệ. Theo trang web Layoffs.fyi, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, khoảng 204 công ty công nghệ đã cắt giảm gần 50.000 việc làm. Tháng 1 là tháng sa thải nhân viên bận rộn nhất kể từ tháng 3, khi Alphabet, Amazon và Unity đều tuyên bố cắt giảm việc làm.

IBM đã tăng trưởng trở lại trong vài năm qua, nhưng việc mở rộng vẫn còn rất im ắng. Doanh thu trong quý 4 tăng 4% so với một năm trước đó ngay cả khi thu nhập vượt ước tính.

IBM đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực AI dành cho doanh nghiệp Microsoft, Google, Amazon và những hãng khác cũng có những dịch vụ tương tự, và IBM từ lâu đã bị coi là tụt hậu trong cuộc đua AI, đặc biệt là khi kiếm tiền từ các sản phẩm của mình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Những bài học về chiến lược Marketing của Blackberry trước khi sụp đổ

Vào quý I năm 2009, thị phần của RIM (BlackBerry) vẫn chiếm 20,1% toàn cầu, củng cố vững chắc vị thế tiên phong của hãng trong lĩnh vực điện thoại di động, với thiết bị mang tính biểu tượng – BlackBerry. Mặc dù cuối cùng cũng thất bại, Blackberry để lại nhiều bài học Marketing đáng học hỏi.

Những bài học về chiến lược Marketing của Blackberry trước khi sụp đổ
Những bài học về chiến lược Marketing của Blackberry trước khi sụp đổ

Công ty Canada thể hiện rõ triết lý bán hàng và Marketing nhằm vào phân khúc doanh nhân và giới tài chính – một thiết bị tinh vi nhưng thực dụng và dễ dùng mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng.

Năm 1999, RIM ra mắt mẫu điện thoại đầu tiên với mã hiệu 850. Sản phẩm này có những tính năng chưa từng xuất hiện trên thị trường lúc bấy giờ: bàn phím vật lý QWERTY và điều hướng bằng con lăn (thumb-wheel). Một thị trường mới đã mở ra với vô vàn những điều mới mẻ để khám phá.

Đến giai đoạn 2002 và 2004, công ty đã phát triển một cộng đồng người dùng rộng lớn và thống lĩnh thị trường toàn cầu. Một thiết bị hiện đại, thực sự thông minh, tích hợp tính năng thư điện tử (email) và hệ thống thông tin không dây thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp, khi họ có thể trao đổi tức thời ở mọi nơi.

Tại thời điểm đó, người dùng kiểm tra email bằng cách gửi lệnh lên máy chủ và email mới được kéo về định kỳ theo thời gian cài đặt (15 phút/lần hoặc 1 tiếng/lần). BlackBerry đem đến giải pháp mang tính đột phá, đó là đẩy email về thiết bị kết nối liên tục với máy chủ (BlackBerry Services) – cũng là tiền đề cho các giải pháp push mail sau này trên các ứng dụng nhắn tin khác.

Các mẩu quảng cáo trên tivi vào giai đoạn đó có cùng một hình ảnh: mọi nhà quản lý đều cầm trên tay một chiếc “Dâu Đen”. Trong năm 2008, công ty này đã đạt 6 tỷ USD doanh thu, trong khi Apple và Android mới chỉ là những “tay mơ” chập chững vào thị trường di động và không có sức cạnh tranh tương xứng.

Chiến lược Marketing đơn giản và tiết kiệm của Blackberry.

Blackberry cũng áp dụng một chiến lược marketing hiệu quả với chi phí thấp và độc đáo. Những điều này nhằm mục đích tạo ra sự quan tâm đến các thiết bị BlackBerry của đối tượng mục tiêu, đặc biệt là các chuyên gia kinh doanh và người tiêu dùng am hiểu công nghệ.

Một trong những hoạt động Marketing là chiến dịch “Blackberry Thumb”. Chiến dịch này quảng bá tính năng bàn phím QWERTY, nhấn mạnh về sự bền bỉ và tin cậy của những bàn phím cứng vật lý.

Chưa dừng lại, công ty cũng hiệu quả với cách marketing du kích. Nhân viên của Blackberry xuất hiện tại các hội nghị, hội thảo để tìm kiếm những doanh nhân sử dụng laptop to nặng cồng kênh.

Các khách hàng này được tặng một thiết bị BlackBerry dùng thử miễn phí trong vòng một tháng. Điều này đã tạo ra hoạt động Marketing truyền miệng (WOM Marketing) rộng rãi trong giới doanh nhân.

Sức hút của BlackBerry lan toả đến nhóm người dùng không phải doanh nghiệp. Công ty tích hợp nhiều tính năng hơn nhóm đối tượng người dùng phổ thông. Blackberry Pearl bước vào thị trường dành cho phân khúc khách hàng này. Thiết bị có nhiều tính năng đa phương tiện khác nhau, tích hợp cả BBM.

Vào giữa những năm 2000, các nhà cung cấp dịch vụ tính phí trên mỗi tin nhắn văn bản. Trong khi đó, BBM sử dụng dữ liệu Internet để truyền tin nhắn giữa các thiết bị – rẻ và nhanh chóng, tương tự như iMessages và các dịch vụ nhắn tin khác hiện nay. Không bất ngờ khi vào thời kỳ đỉnh cao, công ty Canada chiếm 20% thị trường smartphone toàn cầu và hơn 50% thị phần tại Mỹ.

Câu chuyện ngụ ngôn “chú ếch trong nồi nước”

Có một chú ếch được thả vào một nồi nước lạnh. Nồi nước không hề đậy vung và sau đó được đặt lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ếch không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ khiến chú ếch thích nghi dần và không hề nhận ra có sự thay đổi.

Càng về sau, nồi nước càng trở nên nóng hơn, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó, vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi. Cuối cùng, đến lúc nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã bị luộc chín trong nồi nước. Câu chuyện này phù hợp hoàn hảo cho trường hợp của BlackBerry. Đến tận quý III/2010, doanh số Apple vẫn chưa thể vượt qua Blackberry.

Kể từ năm 2013, những người từng sử dụng BlackBerry “không còn muốn mua những chiếc điện thoại mới của thương hiệu này nữa”, do họ có những lựa chọn khác hiện đại hơn.

Apple liên tục ra mắt iPhone mới mỗi năm, trong khi tốc độ ra sản phẩm mới của Android còn kinh khủng hơn – hầu hết 3 tháng lại có một thiết bị mới. Chưa kể, những chiếc điện thoại đã “tiến hoá” với công nghệ cảm ứng mới, màn hình chạm đa điểm và kích cỡ to dần theo thời gian.

Trong khi đó, BlackBerry chỉ bổ sung một số cập nhật cho các mẫu máy hiện có mà không thay đổi lớn đối với hệ điều hành – thứ làm nên linh hồn của smartphone hiện đại. Thảm kịch đã xảy ra khi RIM tự mắc kẹt trong thị trường lâu đời của chính họ.

Năm 2011, “Dâu Đen” tung ra một chiếc máy tính bảng thú vị – BlackBerry Playbook. Đây có thể là bước chuyển mình đáng kể đầu tiên của họ sau khi thế giới di động đã thay đổi từ 5 năm trước.

So với iPad 2 cùng thời, PlayBook có màn hình sáng và đẹp hơn (170ppi vs 132 ppi), hai loa ngoài stereo, camera trước sau đều nhỉnh hơn iPad. Thao tác cảm ứng điều hướng hiện đại, đa nhiệm nhưng thế vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt về hệ sinh thái ứng dụng, cũng như RIM dừng hỗ trợ sản phẩm này chỉ sau 2 năm ra mắt.

Việc loay hoay thay đổi dẫn đến tình trạng người dùng trung thành quay lưng còn người dùng mới thì không thu hút được. Khách hàng dễ dàng chọn một chiếc iPhone hoặc Android để biết chắc sẽ được hỗ trợ phần mềm ít nhất từ 3-4 năm. Đến năm 2016, công ty ngừng sản xuất điện thoại thông minh và bán mình cho TCL.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Marketing trong 2024: Top các chiến lược có thể thúc đẩy tăng trưởng

Vào năm 2024 và xa hơn nữa, để có thể xây dựng được các chiến lược marketing hiệu quả, các thương hiệu cần tập trung nhiều hơn trong dài hạn, liên tục sáng tạo, nhanh nhạy và thử nghiệm để dịch chuyển.

Marketing trong năm mới 2024: Cách các thương hiệu có thể thúc đẩy tăng trưởng
Marketing trong năm mới 2024: Cách các thương hiệu có thể thúc đẩy tăng trưởng

Vào năm 2024, những sự thay đổi lớn về kinh tế vĩ mô và hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ góp phần định hình lại các quyết định liên quan đến hoạt động marketing và quảng cáo tại các doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia marketing tin rằng sự phân mảnh của người dùng kỹ thuật số (digital user), đo lường hiệu quả của marketing và mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) sẽ là các ưu tiên hay mối quan tâm hàng đầu.

Trong một sự kiện mới đây do TikTok tổ chức về cách các thương hiệu có thể phát triển mạnh hơn vào năm 2024, nhiều chuyên gia trong ngành đã thảo luận về các xu hướng, cơ hội và thách thức mà các marketer sẽ phải đối mặt.

Mở đầu, Bà Sapna Nemani, giám đốc sản phẩm và giải pháp tại APAC của Publicis Groupe chia sẻ rằng các lựa chọn của người tiêu dùng đang thay đổi về cơ bản.

Cách người tiêu dùng xem các giỏ hàng của họ không nhất thiết phải là giá thấp hay chỉ quan tâm về giá mà đó còn là giá trị mà chính các sản phẩm đó có thể mang lại.

“Mua sắm giải trí (Shoppertainment) sẽ là xu hướng đi đầu trong cách mọi người khám phá các thương hiệu, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng.

Phễu bán hàng (Sales Funnel) phù hợp trong bối cảnh mới là Nội dung (Content), Giáo dục (Education), Giải trí (Entertainment) và mua sắm (Shopping/Purchase).

Hợp nhất hành trình khách hàng (Customer Journey) trong một thế giới đa kênh phân mãnh thực sự là thách thức lớn với những người làm marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng.

“Trong suốt thời kỳ đại dịch, mọi người đều sử dụng các nền tảng kỹ thuật số riêng của họ và đó là nơi thương hiệu có thể xuất hiện, tuy nhiên, khi người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang ngoại tuyến (offline), một sự phân mãnh lớn trong hành trình khám phá sản phẩm và mua hàng cũng bắt đầu nổi lên.

Đa kênh (Omni Channel) khi này chính là chìa khoá.”

Thương hiệu cần cân bằng giữa doanh thu trong ngắn hạn và tăng trưởng dài hạn.

Trong các bối cảnh suy thoái, những người làm marketing nói chung đang phải chịu rất nhiều áp lực để chứng minh được giá trị của các khoản đầu tư của họ.

Từ góc nhìn này, khi người tiêu dùng tỏ ra nhạy cảm hơn về giá, các marketer thường có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc bán hàng hơn là xây dựng thương hiệu, các khoản ngân sách marketing theo đó cũng chuyển sang chi tiêu chính cho quảng cáo hay tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) thay vì là tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).

Ông Abhinav Maheshwari, phó chủ tịch phụ trách hiệu quả marketing của Nielsen cho biết:

“Việc ưu tiên bán hàng và cắt giảm ngân sách xây dựng thương hiệu có thể là một giải pháp phù hợp trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, “sự tổn thương” về doanh số là rất lớn.”

Bước sang năm 2024, các thương hiệu cần chuyển từ “chủ nghĩa ngắn hạn” sang chiến lược tập trung xây dựng giá trị trong dài hạn và xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu để có thể có được các tác động bền vững.

Ông Pablo Gomez, trưởng bộ phận sáng tạo và truyền thông tại Kantar cho biết “có được sự cân bằng giữa các chiến lược ngắn hạn và dài hạn là ưu tiên hàng đầu.”

Ông nói: “Một trong những hiểu biết quan trọng mà chúng tôi nhận thấy là người tiêu dùng ngày càng không thích xem quảng cáo nói chung, họ không thích bị gián đoạn khi đang xem nội dung hay bị làm phiền bởi quảng cáo.

Thay vì chỉ đầu tư vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất thuần tuý, các thương hiệu nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu.”

Đo lường hiệu quả của Marketing là chìa khóa để xây dựng thương hiệu.

Vào năm 2024, việc đo lường hiệu quả marketing có thể là một thách thức lớn khi có nhiều điểm dữ liệu và số liệu khác nhau cần phải xem xét trong suốt quá trình khách hàng tìm hiểu về thương hiệu.

Nhiều chuyên gia về đo lường cho rằng, thay vì phải đo lường tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu (brand touchpoint), họ chỉ cần đánh giá một vài chỉ số quan trọng nhất.

Một lãnh đạo tại AppsFlyer cho rằng thương hiệu chỉ nên đo lường những thứ có thể giúp dẫn đến sự gia tăng về hiệu quả kinh doanh. Khi có quá nhiều thứ phải đo lường, mục tiêu này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Về tổng thể, người làm marketing cần tách biệt rõ các mục tiêu hay KPI (Key Performance Indicator) cho từng chiến dịch khác nhau, không thể gom tất cả các mục tiêu từ độ nhận biết về thương hiệu đến chuyển đổi trong cùng một chiến dịch hay trong cùng một khoảng thời gian ngắn.

Các thương hiệu phải linh hoạt trong việc xác định cách mình có thể thành công và có kế hoạch thành công trong dài hạn chứ không phải chỉ trong vài tháng hay vài quý.

Các thương hiệu cần tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness), các đội nhóm thương hiệu và hiệu suất nên làm việc sát cánh cùng nhau.

Theo số liệu của Nielsen, các chỉ số thương hiệu như mức độ nhận biết hay mức độ cân nhắc khi tăng 1 điểm sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng tăng thêm tương ứng 1%.

Nhà quảng cáo cần xác định rõ kênh nào là quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu và kênh nào ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng. Toàn bộ hoạt động phân bổ ngân sách cần được đầu tư vào cả việc xây dựng thương hiệu và các kênh bán hàng.

Thay vì chỉ đo lường quảng cáo dựa trên các chỉ số quảng cáo, các nhà làm quảng cáo hay marketing cần tập trung vào việc đo lường quảng cáo ở cấp độ chi tiết nhất, nơi các thương hiệu có thể xem xét tác động của hoạt động tài trợ, từ các nhà sáng tạo, người có ảnh hưởng (Influencer) hoặc các nội dung có thương hiệu.

Các giải pháp của TikTok giúp thương hiệu phát triển mạnh trên toàn bộ kênh.

Đại diện của TikTok cho biết:

“Ở Đông Nam Á, chúng tôi phát hiện ra rằng các thương hiệu đang sử dụng nhiều định dạng quảng cáo TikTok, chẳng hạn như sử dụng video hashtag, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu, thử thách hashtag trong video nguồn cấp dữ liệu cũng như các nội dung có thương hiệu (Branded Content) khác.

Thương hiệu có thể đạt được ROAS cao hơn 12% so với các thương hiệu chỉ tập trung vào một định dạng quảng cáo nhất định.

Và chúng tôi cũng nhận thấy rằng các thương hiệu thực hiện chiến dịch kéo dài hơn 7 tuần có ROAS cao hơn 14% so với các thương hiệu chỉ thực hiện chiến dịch trong một khoảng thời gian ngắn.

Bài học quan trọng cho các thương hiệu.

Nhiều chuyên gia khuyến nghị rằng các thương hiệu cần chuyển từ chủ nghĩa ngắn hạn sang tập trung vào việc xây dựng giá trị thương hiệu trong dài hạn, xây dựng niềm tin với thương hiệu và hơn thế nữa để có thể phát triển tốt hơn trong dài hạn.

Khi nói đến việc đo lường, các thương hiệu không thể quên rằng “Thương hiệu phải đo lường ở cấp độ chi tiết bất kể mục tiêu đó là ngắn hạn hay dài hạn.”.

Trong các bối cảnh suy thoái, mặc dù các thương hiệu thường tập trung ưu tiên nhiều hơn vào hoạt động bán hàng hay tiếp cận khách hàng ở các bước cuối cùng của phễu bán hàng, tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu chưa bao giờ mất đi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing

Làm marketing tốt chính là nói những gì mình làm và làm những gì mình nói. Như vậy, Baemin thất bại là do không biết làm marketing… Xây một team để làm truyền thông rầm rộ mà không ăn khớp với product (sản phẩm), không có chiến lược marketing, không có marketing organization (bộ phận liên kết, phối hợp các phòng ban) thì không thể gọi là làm marketing được.

Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing
Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing

Ngày 31/12/2023, mọi hoạt động của Baemin tại Việt Nam bị chấm dứt hoàn toàn. Trong những ngày cuối cùng của năm 2023, nền tảng giao đồ ăn này liên tục thông báo huỷ liên kết dịch vụ với các bên, đồng thời gỡ ứng dụng khỏi cửa hàng Google Play hay App Store.

Ngoài những dòng thông báo, Fanpage chính thức của Baemin Việt Nam cũng gửi lời chào tạm biệt tới khách hàng. Lời tạm biệt này đã thu hút hàng chục nghìn lượt chia sẻ, bình luận từ người dùng mạng xã hội. Đa phần các ý kiến đều bày tỏ sự tiếc nuối với một nền tảng có cách quảng bá thương hiệu thú vị như Baemin.

Tuy nhiên, đó chỉ là mặt cảm xúc với thương hiệu. Để tạo thói quen mở app đặt đồ ăn của người dùng, có lẽ Baemin cần làm nhiều hơn từ trước đó.

Theo tổng hợp của công ty nghiên cứu dữ liệu trực tuyến Socialite, ba yếu tố chính liên quan đến Baemin được người dùng ghi nhớ nhiều gồm: Chiến lược truyền thông phủ sóng tốt, linh vật cùng bộ nhận diện thân thiện, các chiến dịch marketing đình đám và bắt trend (xu hướng).

Ngược lại, Baemin bị chê nhiều bởi quá ít mã giảm giá, thiếu deal chất lượng như đối thủ, cách tính phí vận chuyển chưa hợp lý.

Người dùng thường nhớ nhiều đến hình ảnh truyền thông của Baemin và ít ai nhắc tới mặt sản phẩm của nền tảng này, đó là dịch vụ giao đồ ăn. Và điều này đã phơi bày ra yếu điểm của họ tại thị trường Việt Nam.

PGS Hồ Đắc Nguyên Ngã tại Đại học San Francisco cho rằng sản phẩm dịch vụ và cách truyền thông của Baemin đang không trùng khớp với nhau, dẫn tới sự mâu thuẫn như hiện tượng đã nêu.

“Làm marketing tốt chính là nói những gì mình làm và làm những gì mình nói. Như vậy, Baemin thất bại là do không biết làm marketing… Xây một team để làm truyền thông rầm rộ mà không ăn khớp với product (sản phẩm), không có chiến lược marketing, không có marketing organization (bộ phận liên kết, phối hợp các phòng ban) thì không thể gọi là làm marketing được”, ông Ngã nhận định.

Ông cũng cho rằng cái Baemin làm tốt là hoạt động truyền thông, đặc biệt là đối với người trong ngành. Song, như vậy là chưa đủ vì mục đích của hoạt động này là truyền tải giá trị tới người dùng, từ đó thuyết phục họ thay đổi hành vi mua hàng. Điều này phải khớp cùng với sản phẩm dịch vụ cũng như giá trị mà khách hàng nhận được khi sử dụng nền tảng và dường như Baemin đã sai từ khâu này.

“Nếu truyền thông mà tách ra khỏi sản phẩm dịch vụ thì chúng ta sẽ nói cái gì với khách hàng, làm sao thay đổi được tâm lý hành vi khách hàng? Không lẽ, chỉ vì quảng cáo này dễ thương quá nên tôi mua hàng của bạn à?”, vị chuyên gia nêu quan điểm.

Thực tế, Baemin đã đối mặt với khó khăn từ trước đó. Tháng 8/2023, ông Niklas Östberg, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Delivery Hero – công ty mẹ của Baemin từng nhận định Việt Nam là nơi hoạt động kinh doanh giao đồ ăn không bao giờ có lãi.

Baemin cạnh tranh với các nền tảng như Grab, Gojek, ShopeeFood và Be trong lĩnh vực giao đồ ăn ở Việt Nam. Khác với các ứng dụng còn lại, Baemin Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ giao đồ ăn. Theo Momentum Works, Baemin nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Không chỉ Baemin, các chi nhánh khác củaDelivery Hero cũng đối diện với tương lai không mấy sáng sủa. Kể từ khi Delivery Hero niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 6/2017, cho đến nay công ty chưa từng có lãi.

Theo tờWirtschaftsWoche, tập đoàn đang có kế hoạch bán mảng giao đồ ăn ở châu Á nhằm phục vụ mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi nhuận.

“Thị trường châu Á là nơi đốt cháy thanh khoản”, một người trong cuộc nói.

Nguồn tin cho biết công ty cân nhắc bán Foodpanda – ứng dụng giao đồ ăn hoạt động tại Singapore, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Lào. Tương tự Baemin, Foodpanda cũng chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ giao đồ ăn.

“Ưu tiên của công ty chúng tôi lúc này là trở nên gọn gàng hơn, hiệu quả hơn và thậm chí linh hoạt hơn”, ông Jakob Sebastian Angele, Giám đốc điều hành khu vực châu Á Thái Bình Dương của Foodpanda viết trong email gửi tới nhân viên hồi tháng 9/2023 – thời điểm công ty tiến hành đợt sa thải thứ ba trong năm.

Chi tiêu cho giao đồ ăn trực tuyến ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng hơn gấp ba lần trong năm nay với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 24,4%. Tăng trưởng dự kiến diễn ra nhanh nhất ở các thị trường mới nổi như Myanmar, Việt Nam và Philippines.

Tuy nhiên thay vì chọn cách cạnh tranh đốt tiền khuyến mại và không thấy lợi nhuận, các nền tảng đang từng bước thực thi chiến lược khuyến mãi hợp lý nhằm giữ chân khách hàng, vừa cung cấp các dịch vụ phù hợp.

Ông Alejando Osorio –  CEO Gab Việt Nam cho rằng không thể thu hút, hay níu chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi, mà sự phù hợp về mặt giá cả về lâu dài mới là quan trọng.

“Tôi cho rằng bất kỳ người chơi nào muốn có tính cạnh tranh cao trong thị trường này cần phải tìm cách vận hành hiệu quả hơn. Chúng tôi đặt trọng tâm là cân bằng giữa người lái xe và người tiêu dùng, để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tồn tại trên thị trường”, vị CEO nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

5 cách tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 cho Marketer

Nền tảng quảng cáo của Microsoft (Microsoft Advertising) mới đây đã chia sẻ một số cách mà Digital Marketer có thể tận dụng để tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 với 5 cách sau đây
Tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 với 5 cách sau đây

Về tổng thể, khi sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ đang làm thay đổi cách người dùng tiếp cận và tương tác với thương hiệu, bối cảnh làm tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing cũng đang trải qua quá trình thay đổi tương ứng.

Bối cảnh mới đòi hỏi những người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng cần một cách tiếp cận phức tạp và thành thạo hơn về mặt công nghệ. Làm chủ thế giới digital marketing ngày nay có nghĩa là marketer phải tận dụng được sức mạnh của các công nghệ tiên tiến như AI tổng quát (Generative AI), thử nghiệm nhiều định dạng quảng cáo đa dạng cùng với đó là các phương pháp thực hành bền vững và hơn thế nữa.

Để giúp người làm digital marketing có nhiều cách hơn trong việc tối ưu hoá chiến lược của mình, dưới đây là một số gợi ý rất đáng để tham khảo khi xây dựng chiến lược tiếp thị kỹ thuật số trong năm 2024.

Khai thác sức mạnh của các công cụ AI tổng quát (Generative AI).

Kể từ lúc ra đời và trở nên phổ biến nhanh chóng ngay sau đó, các công cụ ứng dụng AI tổng quát như ChatGPT hay Google Bard đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều marketer.

AI tổng quát đã tạo ra một cuộc cách mạng hóa cách người làm marketing thu hút người tiêu dùng, xây dựng ý tưởng, sáng tạo nội dung và nâng cao năng suất của chính marketer. AI tổng quát có thể hoạt động như một “đối tác” sáng tạo và “người hỗ trợ” cho mọi thứ – tất cả các công việc đơn giản hàng ngày.

Với các công cụ AI tổng quát, người làm marketing có thể dễ dàng tạo ra hình ảnh, video tương tác hay các nội dung quảng cáo hấp dẫn. Những công cụ này đã và đang trao quyền nhiều hơn cho các marketer trong việc cá nhân hoá nội dung với người tiêu dùng, tương tác xuyên suốt và nhiều hơn thế nữa.

Vào năm 2024 này và xa hơn nữa, các công cụ AI sẽ tác động ngày càng nhiều đến nhiều khía cạnh khác nhau của quảng cáo  —  từ xây dựng nội dung quảng cáo đến tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo. Các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay Microsoft cũng đang ngày càng ứng dụng nhiều hơn sức mạnh của AI vào nền tảng.

Tận dụng các định dạng quảng cáo đa dạng để thu hút và tương tác với khách hàng mục tiêu.

Trong thế giới làm digital marketing, khả năng xây dựng các định dạng (nội dung) quảng cáo khác nhau luôn là một trong các chìa khoá quan trọng để thúc đẩy hiệu suất quảng cáo.

Điều này đòi hỏi nhiều kiến thức và chuyên môn về nền tảng, công nghệ, thiết bị, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Với những khả năng này, các digital marketer có thể quản lý các chiến dịch quảng cáo được lập trình (Programmatic Advertising) đa kênh (omni channel) và xuyên các kênh (cross-channel) một cách hiệu quả.

Tính linh hoạt bên cạnh đó là nền tảng để khai thác những hành vi đang thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng và đảm bảo rằng các thông điệp của thương hiệu đang được chuyển đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm và trên đúng thiết bị.

Trong khi hiếm có một giải pháp nào là hoàn hảo cho mọi thương hiệu, mục tiêu chính là xây dựng các nội dung quảng cáo hấp dẫn có khả năng thu hút sự chú ý và quan tâm của đối tượng mục tiêu.

Để làm được điều đó, các marketer cần sử dụng các định dạng quảng cáo khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu và sở thích khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, quá trình này cũng có nghĩa là họ cần tìm kiếm cho mình các đối tác hỗ trợ, các agency phù hợp với kỳ vọng, mục tiêu và ngân sách của mình.

Một chiến lược Digital Marketing tận dụng nhiều định dạng quảng cáo phù hợp sẽ không những giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, lưu lượng truy cập (traffic) mà còn cả doanh số bán hàng.

Tập trung vào tính bền vững và đa dạng.

Theo công bố mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thị trường ngày nay, người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao những thương hiệu có ý thức xã hội thể hiện cam kết đối với các vấn đề quan trọng như môi trường, tính toàn diện và sự đa dạng.

Các hoạt động thân thiện với môi trường là nền tảng để xây dựng niềm tin vào thương hiệu, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm xây dựng các chiến lược ủng hộ các phương pháp thân thiện với môi trường, ủng hộ việc giảm lượng khí thải carbon trong các chiến dịch Marketing, hay đưa Net Zero vào mục tiêu của doanh nghiệp.

Nói đến khái niệm tiếp thị toàn diện hay Inclusive Marketing, marketer có thể gọi phương pháp này theo một tên gọi khác đó là tiếp thị có mục đích. Chiến lược liên quan đến việc xây dựng niềm tin, giá trị được chia sẻ và tính toàn diện vào mọi tương tác của khách hàng.

Từ phát triển sản phẩm đến chiến dịch quảng cáo, Inclusive Marketing là một chiến lược có khả năng mang lại kết quả tốt khi nghiên cứu của Microsoft đã chỉ ra rằng có đến 85% người tiêu dùng có nhiều khả năng chọn các thương hiệu mà họ tin tưởng và ủng hộ hơn.

Về bản chất, marketing toàn diện hay quảng cáo toàn diện sẽ được thể hiện theo 3 cách: nội dung của quảng cáo (bạn quảng cáo những gì), sự đa dạng của đối tượng mục tiêu (bạn quảng cáo cho ai) và cách bạn truyền tải thông điệp của mình (bạn quảng cáo như thế nào).

Tiếp cận người tiêu dùng theo hướng toàn diện và đa dạng không chỉ giúp thúc đẩy một hình ảnh thương hiệu tích cực mà còn thiết lập một thương hiệu dẫn đầu về marketing có đạo đức trong thời đại kỹ thuật số vốn rất cần niềm tin.

Ưu tiên tính minh bạch và thấu hiểu khách hàng dựa trên dữ liệu (Data-driven Insights).

Với sự phức tạp và phân mảnh trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads), các thương hiệu cần có khả năng hiển thị và kiểm soát nhiều hơn đối với chuỗi cung cấp quảng cáo có lập trình của mình.

Để có được sự minh bạch này, thương hiệu sẽ cần:

  • Kiểm tra và xác minh các đối tác và nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn và mong đợi của thương hiệu. Bằng cách áp dụng điều này vào thực tế, nhà quảng cáo có thể tránh được việc phải làm việc với những đối tác có thể khiến doanh nghiệp hoặc danh tiếng của thương hiệu gặp rủi ro.
  • Sử dụng các công cụ và tiêu chuẩn ví dụ như ads.txt để xác định và xác thực nguồn cung cấp (nơi thương hiệu có thể hiển thị quảng cáo).
  • Tối ưu hóa quy trình đặt giá thầu và mua quảng cáo bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích theo thời gian thực. Các hoạt động này sẽ cho phép thương hiệu cải thiện lợi tức đầu tư (ROI), tăng phạm vi tiếp cận, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và hơn thế nữa.

Tóm lại, xây dựng chiến lược và vận hành dựa trên tính minh bạch sẽ giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra những người ủng hộ trung thành cho thương hiệu, lẫn các tác động tích cực đến doanh nghiệp.

Thay đổi tư duy trong kỷ nguyên hậu cookies.

Trong bối cảnh ngành tiếp thị kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng, việc ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba đặt ra một thách thức đáng kể cho người làm marketing và doanh nghiệp.

Sự thay đổi này, cùng với các quy định về quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi các thương hiệu phải có chiến lược và tư duy mới hướng tới các giải pháp có khả năng thay thế.

Các giải pháp này có thể bao gồm việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất để hiểu sâu hơn về đối tượng, quảng cáo theo ngữ cảnh phù hợp với các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, sử dụng các giải pháp nhận dạng để nhận dạng người dùng đa nền tảng và khai thác các giải pháp mới nổi ví dụ như các giao dịch được quản lý (curated deals).

“Curated deals” là một thuật ngữ sử dụng để mô tả các ưu đãi hoặc giao dịch mà đã được lựa chọn và tổ chức cẩn thận để đảm bảo chất lượng và giá trị. Thông thường, những ưu đãi được tạo ra thông qua việc tập trung vào việc chọn lọc những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tốt và giá trị hấp dẫn nhất để đưa ra cho người tiêu dùng.

Các trang web hoặc ứng dụng cung cấp curated deals thường sẽ có nhóm người làm việc chuyên nghiệp, người ta có thể gọi là “curators”, để theo dõi và chọn lọc những ưu đãi tốt nhất từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và năng lượng khi tìm kiếm những ưu đãi chất lượng trên thị trường. Curated deals có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ mua sắm trực tuyến đến du lịch, ẩm thực, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác.

Ví dụ: thông qua các giao dịch được quản lý, marketer có thể kết hợp nhiều giải pháp để kết nối với khách hàng ở mức độ sâu hơn đồng thời tôn trọng các lựa chọn về quyền riêng tư của họ.

Các giao dịch được quản lý (lựa chọn) là giải pháp kết hợp nhiều chiến thuật nhắm mục tiêu lại (re-targeting) với nhau nhằm mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng những gói sản phẩm, dịch vụ hay ưu đãi phù hợp nhất.

Bằng cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba, các thương hiệu có thể thúc đẩy mối quan hệ minh bạch hơn với khách hàng bằng cách trao đổi một cách cởi mở về việc sử dụng dữ liệu, chính sách quyền riêng tư và trao đổi giá trị dựa trên các thông tin của họ.

Thông qua các chiến lược này, thương hiệu không chỉ có thể chứng minh các nỗ lực marketing của mình trong tương lai mà còn phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về quyền riêng tư dữ liệu và các hoạt động quảng cáo có đạo đức.

Khi cả marketer và người tiêu dùng đang điều hướng đến một bối cảnh digital marketing đang phát triển nhanh chóng, việc tập trung vào các giải pháp phù hợp sẽ đảm bảo rằng thương hiệu không chỉ có thể tồn tại được mà còn phát triển mạnh mẽ và bền vững trong kỷ nguyên mới này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Marketing trong 2024: Làm Marketing trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo

Trong báo cáo Marketing trong năm 2024 mới đây được giới thiệu bởi HubSpot, Rock Content và Search Engine Journal, một số dự báo về xu hướng và chiến lược marketing trong năm mới 2024 đã được tiết lộ. Từ cá nhân hoá nội dung, ưu tiên tính xác thực, đến các yếu tố sáng tạo và nhân văn trong quảng cáo, tất cả đều là những nội dung vô cùng hữu ích cho Marketer.

Marketing trong 2024
Marketing trong 2024: Làm Marketing trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo

Marketing trong 2024: Làm Marketing trong thời đại của trí tuệ và trí tuệ nhân tạo (AI).

Về tổng thể, bối cảnh ngành marketing đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết.

AI (trí tuệ nhân tạo) và tự động hóa, cùng với một thế giới đang phát triển với một tốc độ rất nhanh, đang khiến phần lớn marketer phải đồng ý rằng hoạt động marketing chỉ trong vài năm trở lại đây thay đổi tương đương với 50 năm trước đó.

Cả người làm marketing và người tiêu dùng không còn sống trong một thế giới marketing mà trong đó thông tin chỉ mang tính một chiều, nơi mà người tiêu dùng thụ động và chấp nhận những gì mà thương hiệu cung cấp.

Thời đại của trí thông minh thực sự đã thay thế cho thời đại của thông tin.

Trong bối cảnh mới, với tư cách là người làm marketing, cách mọi người tìm kiếm, nghiên cứu và tương tác với thương hiệu sẽ tác động trực tiếp đến cách thương hiệu lựa chọn kênh và chiến lược Marketing sao cho hiệu quả.

Cũng trong bối cảnh mới này, mặc dù marketer đang có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thấu hiểu khách hàng lại ngày càng khó khăn hơn.

Tất cả những điều này cuối cùng lại đè nặng lên vai trò và áp lực với người làm marketing. Người làm marketing giờ đây cần sáng tạo hơn, nhanh hơn, đồng thời khi nền kinh tế được dự báo là sẽ tiếp tục khó khăn trong năm mới 2024, marketer cũng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng và tư duy mới, những thứ có thể giúp họ vượt qua những thách thức trong bối cảnh ngân sách marketing ngày càng eo hẹp.

Yêu cầu cao về hiệu quả sẽ khiến cho hoạt động marketing trở nên sáng tạo và nhân văn hơn.

Khi nói đến tính sáng tạo hay tác động dẫn đến tính sáng tạo, các nghiên cứu cho thấy việc để cho tâm trí được thảnh thơi sẽ giúp não bộ dễ tạo ra những ý tưởng sáng tạo (Creative Idea) hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng con người có khả năng sáng tạo cao hơn khi họ không tập trung có chủ đích cho mục tiêu sáng tạo. Thay vào đó, những lúc họ giải trí, đi bộ hay chìm đắm với một sở thích cá nhân nào đó chính là lúc các ý tưởng sáng tạo được sinh ra.

Vào năm 2024 và trong kỷ nguyên của trí tuệ, người làm marketing được kỳ vọng sẽ có ít thời gian rãnh rỗi hơn khi họ được giao nhiều nhiệm vụ và áp lực hơn. Tuy nhiên, mọi thứ đang bắt đầu thay đổi.

Ngày nay, marketer có một trợ lý mới có thể trợ giúp các công việc hàng ngày, từ lên ý tưởng, nghiên cứu, sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu, đến báo cáo và tự động hóa — các công cụ AI sáng tạo thực sự đã không còn là thứ gì đó quá mới.

Trong năm mới, người làm marketing sẽ tiếp tục đầu tư vào các kênh có khả năng mang lại kết quả tốt nhất, ưu tiên xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời tích cực ứng dụng tự động hóa các tác vụ thủ công với mục tiêu khiến cho các hoạt động marketing trở nên “con người” hơn và nhân văn hơn.

Mở rộng mối quan hệ và chứng minh ROI.

Khi ngân sách marketing trở nên eo hẹp, mỗi đồng được chi tiêu đều được kỳ vọng là có thể mang lại giá trị. Một trong những thách thức hàng đầu của những người làm marketing là sự liên kết giữa bán hàng (sales) và marketing.

Trong khi về khía cạnh marketing, các marketer cho rằng họ thực sự đang mang lại những khách hàng có tiềm năng cao, bộ phận bán hàng không phải khi nào cũng công nhận điều này.

Dù vậy, 75% người làm marketing tin rằng các trải nghiệm được cá nhân hóa sẽ làm tăng doanh số bán hàng và khả năng khiến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng (và khách hàng trung thành). Việc xây dựng các kết nối xuyên suốt hành trình của người mua (Customer Journey) và phát triển mối quan hệ với khách hàng trên quy mô lớn đang đặt marketer trước các cơ hội và thách thức mới.

Dưới đây là những thách thức, cơ hội hàng đầu, và xu hướng marketing đáng đầu tư cho năm 2024.

Mạng xã hội là nơi để tìm kiếm, bán hàng và làm dịch vụ.

Vào năm 2024 và xa hơn thế nữa, người làm marketing sẽ ngày quan tâm và nhắm mục tiêu nhiều hơn đến những người mua “sinh sống” trên môi trường trực tuyến. 74% marketer muốn tiếp cận khách hàng thế hệ Millennials (Gen Y) và 67% muốn thu hút Gen X, so với chỉ 27% marketer quan tâm đến nhóm khách hàng Baby Boomer.

Khi những người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số phát triển với tư cách là người ra quyết định, cách người mua tương tác với doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ tiếp tục thay đổi. Một số thách thức lớn nhất được đưa ra là xây dựng các ý tưởng sáng tạo, xây dựng những nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng và thu hút người theo dõi.

Facebook, Instagram, YouTube và TikTok có ROI cao nhất — và những điều này cũng phù hợp với chiến lược đầu tư marketing của marketer vào năm 2024. 27% marketer không sử dụng YouTube có kế hoạch bắt đầu vào năm tới. Đặc biệt, có đến 68% marketer dự đoán X sẽ thành công hơn Threads vào năm 2024.

Những mối quan hệ chiến lược với những người có ảnh hưởng đáng tin cậy có thể thúc đẩy tăng trưởng cho thương hiệu.

Trong khi người có ảnh hưởng (Influecer) không còn là khái niệm mới, người có ảnh hưởng đáng tin cậy (Authentic Influencer) vẫn còn là thuật ngữ mang tính xu hướng.

Vào năm 2023, các nghiên cứu cho thấy cứ 4 người tiêu dùng thì có 1 người mua sản phẩm dựa trên đề xuất hay lấy cảm hứng từ người có ảnh hưởng. Và may mắn là các marketer đã và đang nắm bắt và tận dụng được xu hướng này.

Vào năm 2024, việc sử dụng những người có ảnh hưởng đáng tin cậy sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong các chiến dịch marketing, với 50% marketer cho biết sẽ tăng ngân sách đầu tư.

Các thương hiệu hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung hay người có ảnh hưởng đáng tin cậy sẽ góp phần tạo ra nhu cầu và thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua các nền tảng phổ biến như YouTube, Podcast và mạng xã hội.

Sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông của nhà sáng tạo với các nền tảng do thương hiệu sở hữu (Owned Media) sẽ thúc đẩy đáng kể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những xu hướng Influencer Marketing (Tiếp thị người có ảnh hưởng) đáng chú ý trong năm 2024.

1. Ít người theo dõi hơn sẽ hiệu quả hơn – những người có ảnh hưởng nhỏ (Micro Influencer) đang thúc đẩy tích cực nhận thức về thương hiệu.

Theo số liệu nghiên cứu, các doanh nghiệp đang đạt được nhiều thành công hơn với những người có ảnh hưởng nhỏ hơn, thích hợp hơn – 47% marketer cho biết rằng các mối quan hệ đối tác với những người ảnh hưởng nhỏ và siêu nhỏ đang chứng kiến nhiều thành công. Những người có ảnh hưởng nhỏ giúp thương hiệu tiếp cận các cộng đồng trung thành và gắn bó với mức giá thấp hơn.

2. Influencer marketing là kênh tăng trưởng bền vững cho thương hiệu.

51% người làm marketing cho biết doanh nghiệp họ làm việc đã hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung hoặc người có ảnh hưởng vào năm 2023. Marketer tại các thương hiệu và agency B2C có nhiều khả năng hợp tác với những nhà sáng tạo hoặc người ảnh hưởng hơn những marketer tại các doanh nghiệp B2B.

3. Các nhóm Marketing hiệu quả đầu tư vào hoạt động Influencer Marketing nhiều hơn.

Hơn 53% nhóm marketing nhận thấy hoạt động marketing của họ là “hiệu quả” đã đầu tư vào hoạt động Influencer Marketing trong năm 2023, so với chỉ 25% marketer nhận thấy hoạt động marketing của họ là “không hiệu quả”.

4. Hầu hết marketer đều hợp tác với những người có ảnh hưởng một vài lần.

49% marketer hợp tác với những người có ảnh hưởng nhiều hơn 1 lần trong năm 2023. Khi những người có ảnh hưởng có thể hiểu được tiếng nói, giọng điệu, nguyên tắc của thương hiệu cũng như tạo dựng được nhận thức với các nhóm đối tượng người theo dõi họ, các chiến dịch trong tương lai sẽ tạo ra nhiều kết quả hiệu quả hơn.

Mối quan hệ đối tác với những nhà sáng tạo nội dung là không thể thiếu trong bối cảnh thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tương lai của Content Marketing là cá nhân nhân hoá.

Content Marketing là khái niệm đề cập đến việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Người làm Content Marketing được gọi là Content Marketer.

Trong môi trường tìm kiếm ngày càng cạnh tranh như hiện nay, chiến lược nội dung của thương hiệu hay doanh nghiệp phải bắt đầu từ những gì người dùng cần, thay vì là những gì doanh nghiệp có thể làm tốt nhất.

Nếu bạn là một marketer và thường xuyên cập nhật các thuật toán của Google (ví dụ thuật toán Google 2024), bạn có thể rằng Google ngày càng tập trung vào “những nội dung hữu ích” và ưu tiên cho chữ “E” (Trải nghiệm) trong E-E-A-T.

Nội dung của thương hiệu theo đó phải mang tính cá nhân, thể hiện kinh nghiệm và giải quyết các nhu cầu thực sự của khách hàng (người dùng).

Các phân tích cho thấy dưới đây là 5 thách thức lớn nhất của các Marketer với Content Marketing:

  • 16%: Tìm kiếm các ý tưởng mới cho nội dung (Content).
  • 16%: Xây dựng những nội dung có khả năng tương tác (Engagement).
  • 15%: Xây dựng nội dung có khả năng thúc đẩy người dùng truy cập vào website (web traffic).
  • 15%: Xây dựng nội dung có khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu (Target Audience).
  • 15%: Xây dựng nội dung có thể tạo ra khách hàng tiềm năng (Lead).

(Bài viết đang được cập nhật tiếp…).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Để thấu hiểu được khách hàng, người làm Marketing cần nhiều thứ hơn chỉ là dữ liệu

Người làm Marketing đang sống trong một thời đại nơi có nhiều dữ liệu về khách hàng hơn bao giờ hết, tuy nhiên, điều này cũng không thể giúp Marketer thực sự hiểu được khách hàng hay người tiêu dùng của mình. Một trong số các nguyên chính dẫn đến điều này đó là Marketer đang nhầm lẫn giữa thông tin hay dữ liệu của khách hàng với sự gần gũi cần có.

Để thấu hiểu được khách hàng, người làm Marketing cần nhiều thứ hơn chỉ là dữ liệu
Để thấu hiểu được khách hàng, người làm Marketing cần nhiều thứ hơn chỉ là dữ liệu

Với tư cách là người làm marketing, hơn ai hết bạn muốn hiểu rõ về khách hàng của mình – về sở thích, nhu cầu, quan điểm hay tâm lý mua sắm của họ – để thiết kế các sản phẩm hay chương trình marketing phù hợp. Người làm marketing cũng đang sống trong một kỷ nguyên có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết về khách hàng hay cả đối thủ của mình.

Tuy nhiên, sự thật là, có nhiều dữ liệu hơn không đồng nghĩa với việc marketer có thể thấu hiểu khách hàng của mình nhiều hơn, và một trong những lý do dẫn đến điều này là marketer đang hiểu nhầm giữa thông tin hay dữ liệu với sự gần gũi hay thân thiết với khách hàng.

Nhiều dữ liệu hơn là nền tảng để có được sự hiểu biết tốt hơn; tuy nhiên, nhiều marketer lại chỉ có thể rút ra được những hiểu biết (insights) tương đối hạn hẹp về con người thực sự của khách hàng.

Lý do đằng sau điều này là marketer chưa phân biệt được cái gọi là thông tin với sự gẫn gũi hay thân thiết với khách hàng. Thông tin là tất cả những thứ như lưu lượng truy cập vào website, mức độ tương tác trên nền tảng mạng xã hội, ý định mua hàng hay từ khoá tìm kiếm – bao gồm cả các sự kiện hay hành động mà khách hàng từng có với thương hiệu.

Các dữ liệu này có thể tiết lộ rất nhiều điều về sở thích, ý định và mong muốn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự thật là tất cả những điều này không phải là về một con người thực sự, chúng chỉ đơn thuần là sản phẩm phụ của những gì mọi người vẫn làm để mô tả chính họ, cách họ làm thể hiện họ là ai và ngược lại.

Để hiểu mọi người hay khách hàng của bạn thực sự là ai, bạn cần nhiều thứ hơn chỉ là các điểm dữ liệu, bạn cần phải gần gũi hơn với khách hàng của mình, thiết lập một sự thân thiết nhất định và từ đó tạo ra các kết nối có ý nghĩa thực sự.

Xây dựng sự gần gũi hay thân thiết với khách hàng.

McDonald’s là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh (ngành F&B) lớn nhất toàn cầu, trong nhiều năm, thương hiệu này là mục tiêu của nhiều nhà phê bình quan đến sức khoẻ, để có thể xoa dịu vấn đề, thương hiệu này không chỉ liên tục tìm cách để xây dựng các thực đơn lành mạnh hơn mà còn chạy các chiến dịch marketing nhằm xây dựng hình ảnh “đẹp” trong mắt người tiêu dùng.

Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích, sự thật là vẫn có hàng chục triệu người vẫn ăn ở McDonald’s mỗi ngày. Một câu hỏi đặt ra là, tại sao McDonald’s không tập trung vào những khách hàng thực sự ủng hộ thương hiệu của họ mà phải tìm cách đối phó với những ý kiến trái chiều (và McDonald’s cũng biết rằng nếu họ có tiếp tục thì cũng không thể xoa dịu hay xoá bỏ được các thành kiến về thức ăn nhanh).

Trên thực tế, McDonald’s thực sự rất muốn giao tiếp gần gũi hơn với những khách hàng thực sự yêu thích thương hiệu của mình, tuy nhiên thương hiệu lại không có sự hiểu biết đủ sâu về những con người này ngoài các giao dịch đơn thuần.

Để có thể có được sự thân thiết, McDonald’s đã kết hợp với một Agency thực hiện một nghiên cứu dân tộc học để hiểu các đặc điểm văn hóa của việc trở thành một người hâm mộ hay người ủng hộ McDonald’s.

Hàng loạt cuộc nói chuyện thân mật sau đó đã được agency thực hiện với hàng loạt khách hàng tại nhiều khu vực khác nhau với hy vọng tiết lộ những sự thật thực sự về người hâm mộ thương hiệu.

Bất chấp tất cả các dữ liệu mà McDonald’s từng có về khách hàng, những sự thật đằng sau dữ liệu vẫn chưa được biết đến cho đến khi thương hiệu thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu với khách hàng của họ. Khi sự thật về những con người thực được xác định và tiết lộ cho các thành viên trong một cộng đồng, mọi người sẽ cảm thấy được nhìn thấy, đặc biệt là khi những hoạt động này diễn ra trong tiềm thức đến mức chính các thành viên cũng không hề hay biết.

Với McDonald’s, có được những sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng hay nói đúng hơn là khi thương hiệu có thể giao tiếp với khách hàng một cách thân mật và gần gũi như là một cộng đồng chung thực sự, điều này đã mở ra những cơ hội mà McDonald’s không thể hình dung được trước đó.

Theo báo cáo thu nhập quý 2 năm 2023, McDonald’s đã đạt mức tăng trưởng doanh số bán hàng 10,3% ở Mỹ và 11,7% trên toàn cầu. Trong 2 năm qua, McDonald’s đã được công nhận là Thương hiệu hiệu quả số 1 và Nhà tiếp thị hiệu quả số 2 theo Chỉ số Effie toàn cầu (chỉ số chuyên xếp hạng các công ty đứng sau các chiến dịch Marketing hiệu quả nhất trên thế giới).

Cách thiết lập sự gần gũi với khách hàng.

Việc thiết lập sự gần gũi hay thậm chí là đồng cảm với người tiêu dùng đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ quan sát và nói chuyện với họ. Người làm marketing phải nhìn thế giới qua lăng kính của họ. Điều này đòi hỏi các marketer phải gạt bỏ đi những thành kiến và chủ nghĩa cá nhân sang một bên.

Đối với trường hợp của McDonald’s, trong khi ý tưởng kết hợp nhiều chiếc bánh sandwich thành một có thể không hấp dẫn, nhưng với những người khác, nó hoàn toàn có ý nghĩa, thậm chí là vô cùng thích thú. Tiếp cận các nghiên cứu với mức độ đồng cảm cao về mặt văn hóa đối với người tiêu dùng có thể giúp marketer coi họ như những con người thực sự và hiểu rõ hơn về họ với tư cách là những con người xã hội.

Trong quá trình thiết lập sự gần gũi và đồng cảm với khách hàng, dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể tham khảo sử dụng:

Câu hỏi đầu tiên bạn có thể hỏi là: Tại sao? Tại sao những người này lại cư xử theo cách này hoặc tại sao họ lại nhìn nhận mọi thứ theo một cách nhất định nào đó? Khi bạn hỏi tại sao, câu trả lời thường làm lộ rõ những thành kiến của bạn. Điều quan trọng là phải làm rõ những điều đó, có làm rõ thì bạn mới có thể vượt qua nó.

Để vượt qua những thành kiến của mình, hãy cân nhắc việc tự hỏi bản thân câu hỏi thứ hai: Cái gì? Những người này đang cảm thấy điều gì khiến họ hành động theo cách này hoặc nhìn mọi thứ theo một cách nhất định nào đó? Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu bước ra ngoài chính mình và đứng vào vị trí của khách hàng.

Cuối cùng, hãy tự hỏi: Làm thế nào? Họ nhìn thấy mình như thế nào trong câu chuyện cuộc sống? Họ nhìn thế giới xung quanh như thế nào?. Điều này sẽ giúp bạn nhìn thế giới qua con mắt của khách hàng của mình. Bạn không cần phải đồng ý với nó hay tán dương nó; Mục đích chính của bạn là để hiểu nó bởi vì bạn càng hiểu rõ về nó, bạn càng được trang bị tốt hơn để tối ưu hoạt động Marketing của mình.

. . .
Tóm lại, như bạn có thể thấy, sự gần gũi hay thậm chí là thân mật và đồng cảm là nền tảng để xây dựng và thúc đẩy các kết nối, và các kết nối là nền tảng để thúc đẩy hành vi. Quan điểm này đã làm thay đổi hoàn toàn hoạt động Marketing của McDonald’s và vị trí của thương hiệu này trong các hệ tư tưởng về văn hóa.

Nếu những người làm marketing có thể đầu tư nhiều thời gian vào việc tìm hiểu mọi người như cách họ dành thời gian cho việc thu thập dữ liệu, hiệu quả marketing của doanh nghiệp sẽ sớm chạm đến một đỉnh cao mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tại sao xác định đúng đối tượng mục tiêu là chìa khoá thành công của các chiến lược Marketing

Đối tượng mục tiêu (Target Audience) là khái niệm mô tả những người dùng hay khách hàng tiềm năng mà một thương hiệu muốn nhắm tới (tiếp cận) với mục tiêu cuối cùng là bán hàng hoặc có tác động đến quá trình ra quyết định mua hàng. Một chiến lược Marketing thành công trước tiên phải nhắm tới những ai thực sự có nhu cầu hoặc có ảnh hưởng.

Tại sao xác định đối tượng mục tiêu là chìa khoá của các chiến lược Marketing
Tại sao xác định đối tượng mục tiêu là chìa khoá của các chiến lược Marketing

Theo một báo cáo của Zendesk, có đến 68% người tiêu dùng mong đợi mọi trải nghiệm đều được cá nhân hóa. Để có thể làm được điều này, hiểu rõ khách hàng hay đối tượng mục tiêu của mình là ai theo đó là nền tảng của mọi chiến dịch.

Nếu bạn là người làm Marketing và cũng đang tìm cách xây dựng các chiến lược marketing hay chiến dịch quảng cáo có thể tiếp cận đúng những ai thực sự có nhu cầu hoặc sức ảnh hưởng, bên dưới là những gì bạn có thể tham khảo.

Đối tượng mục tiêu (Target Audience)?

Đối tượng mục tiêu thường được định nghĩa là một nhóm người cụ thể (với các đặc điểm về nhân khẩu học và hành vi cụ thể) có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu là nền tảng của mọi quyết định marketing, từ phương thức tiếp cận đến thông điệp truyền thông và hơn thế nữa.

Đối tượng mục tiêu đề cập đến nhóm người tiêu dùng có nhiều khả năng quan tâm nhất đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và ai sẽ là trọng tâm của chiến dịch Marketing của bạn.

Mặc dù thương hiệu có thể xác định đối tượng mục tiêu của mình theo nhiều cách, nhưng quá trình này sẽ vô cùng khó khăn nếu marketer không có đủ dữ liệu để xác định và phân loại. Theo khảo sát của HubSpot, 82% marketer cho biết dữ liệu khách hàng chất lượng cao là điều quan trọng để họ có thể đạt được thành công trong vai trò của mình.

Về tổng thể, có 3 loại dữ liệu khách hàng quan trọng mà tất cả các marketer (Digital Marketer) cần phải thu thập đó là: nhân khẩu học, hành vi khách hàng và động cơ của người tiêu dùng.

Dữ liệu về nhân khẩu.

Tập dữ liệu đầu tiên này tập trung vào các thông tin nhân khẩu học của khách hàng như:
  • Tuổi
  • Giới tính
  • Nghề nghiệp
  • Lối sống và sở thích
Dữ liệu này có thể đặc biệt hữu ích khi đưa ra những giả định ngầm về khách hàng của bạn. Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn chủ yếu bán hàng cho phụ nữ thế hệ trẻ, thì các ưu tiên như tính bền vững của doanh nghiệp thường phù hợp hơn với nhóm nhân khẩu học đó.

Thông tin cá nhân của khách hàng có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị khi xây dựng và thực hiện kế hoạch Marketing của bạn. Tuy nhiên, nhiều marketer phải rất để thu thập nó. Theo HubSpot, 42% marketer biết thông tin nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu nhưng chưa đến một nửa biết sở thích và ưu tiên của họ.

Dữ liệu về hành vi khách hàng (Customer Behaviour).

Phân tích hành vi của khách hàng là một phương pháp khác để xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu hay doanh nghiệp. Không giống như thông tin về sở thích và lối sống, danh mục dữ liệu này tập trung vào các hành vi liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ về hành vi của khách hàng bao gồm:
  • Lịch sử và tần suất mua hàng.
  • Tỷ lệ mở email qua email marketing.
  • Thói quen tương tác trên website.

Bằng cách kiểm tra những hành vi này, bạn có thể có được những hiểu biết sâu sắc (Insights) vô giá về đối tượng mục tiêu của mình và tìm hiểu cách thu hút họ tốt nhất thông qua các hình thức như quảng cáo trực tuyến hay content marketing.

Dữ liệu về động lực mua hàng của người tiêu dùng.

Cách tiếp cận cuối cùng để xác định đối tượng mục tiêu của bạn là tập trung vào động cơ chính của người tiêu dùng, thường đòi hỏi người làm marketing cần phải hỏi “Họ đang tìm kiếm điều gì?”

Khi nói đến sản phẩm, người tiêu dùng thường tìm kiếm:
  • Sự tiện lợi.
  • Giá trị.
  • Địa vị.

Một trong những cách tốt nhất để xác định động cơ của khách hàng là tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cách sử dụng các cuộc khảo sát và nhóm tập trung. Thông tin bạn thu thập có thể giúp bạn phân nhóm người tiêu dùng và hiểu động cơ mua hàng của họ.

Những lợi ích của việc xác định đúng đối tượng mục tiêu.

Như bạn có thể thấy, hiểu đối tượng mục tiêu của bạn là nền tảng của các chiến lược marketing thành công. Dưới đây là những lợi ích hàng đầu của việc xác định đúng khách hàng của bạn là ai và họ cần gì.McDonald’s

Phân khúc.

Phân khúc khách hàng hay phân khúc thị trường là giai đoạn rất quan trọng đối với các bản kế hoạch hay chiến lược marketing của thương hiệu. Nó đòi hỏi phải sắp xếp những người tiêu dùng có nhu cầu và sở thích tương tự thành các nhóm được gọi là “phân khúc” (Segment), và quá trình này được gọi là Segmentation.

Theo một giáo sư Marketing từ Harvard, mặc dù bạn có thể thử và tiếp thị sản phẩm cho tất cả mọi người, nhưng người tiêu dùng có những nhu cầu và sở thích khác nhau. Điều hấp dẫn một nhóm người tiêu dùng này có thể không hấp dẫn một nhóm người tiêu dùng khác.

Để ví dụ cho điều này, hãy xem chiến lược phân khúc khách hàng của Nike, 40% trong số khách hàng của Nike là nữ. Để phục vụ nhóm khách hàng này, Nike triển khai thông điệp xoay quanh các vận động viên nữ, đa dạng về sắc tộc và sức khỏe toàn diện trong quảng cáo của mình.

Ngoài việc giúp đảm bảo cá nhân hóa khách hàng, việc phân khúc còn mang lại những lợi ích về tài chính và có thể tăng doanh thu lên tới 760%.

Khả năng thích ứng.

Việc xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu không chỉ cung cấp thông tin cho các ý tưởng hay chiến lược marketing hiện tại; nó cũng giúp thương hiệu thích ứng tốt hơn với những thay đổi mà khách hàng có thể gặp phải.

Ví dụ: nếu hầu hết người tiêu dùng của thương hiệu không nhạy cảm về giá thì hoạt động truyền thông của bạn không cần phải tập trung vào việc đề xuất giá trị.

Lấy ví dụ về khả năng thích ứng của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s trước sự nhạy cảm về giá ngày càng tăng trong các bối cảnh khi nền kinh tế suy thoái.

Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng, McDonald’s đã sửa đổi chiến lược Marketing của mình để làm nổi bật giá trị và khả năng chi trả của các sản phẩm mà họ cung cấp.

McDonald’s cũng tích cực quảng cáo và giới thiệu các bữa ăn giá trị cũng như khuyến mãi thông qua các nền tảng trực tuyến mà đối tượng mục tiêu của thương hiệu thường sử dụng.

Bằng cách hiểu đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể sửa đổi chiến lược marketing của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ.

Đảm bảo ROI.

Về cơ bản, sẽ là không có vấn đề gì nếu doanh nghiệp vẫn “ăn nên làm ra” hay tăng trưởng tốt, tuy nhiên với các doanh nghiệp mới, công ty khởi nghiệp hay thậm chí là các doanh nghiệp lớn nhưng đang đối mặt với suy thoái kinh tế, “có lợi nhuận” là ưu tiên trên hết.

Để có thể đảo bảo được điều này, rõ ràng là bạn không thể hiển thị quảng cáo hay đầu tư ngân sách dàn trải vào tất cả các kênh mà bạn cho rằng là có tiềm năng. Tập trung chính là chìa khoá của bạn khi này và xác định đúng những ai bạn cần tiếp cận và thuyết phục chính là nền tảng.

Giữ vững mối quan hệ với người tiêu dùng.

Mối quan hệ chặt chẽ với người tiêu dùng là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp. Theo báo cáo của McKinsey, truyền miệng là yếu tố chính ảnh hưởng tới 20 đến 50% mọi quyết định mua hàng.

Điều này cũng giải thích tại sao Influencer Marketing ngày càng được xem là kênh marketing chiến lược của nhiều doanh nghiệp, những người có ảnh hưởng có lượng người theo dõi đáng kể trên mạng xã hội đã và đang có quyền tác động đến ý định mua hàng (Buying Intent) của những người theo dõi họ.

Một số nghiên cứu khác cho thấy 82% mọi người có nhiều khả năng hành động theo đề xuất của người có ảnh hưởng (Influencer) và 92% người tiêu dùng tin tưởng đề xuất của những người họ theo dõi trên mạng xã hội hơn là tin tưởng vào các thông điệp mang tính thương mại từ thương hiệu.

Hãy bắt đầu xác định và tìm kiếm đối tượng mục tiêu của thương hiệu của mình ngay từ bây giờ.

Việc chọn đúng đối tượng mục tiêu như bạn thấy có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Để đảm bảo rằng bạn được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để tiếp cận những khách hàng thực sự có nhu cầu, việc liên tục phát triển và trau dồi các kỹ năng mới là vô cùng quan trọng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024

Vào năm mới 2024 này, những người làm marketing tập trung nhiều hơn vào công nghệ dường như có thể tạo ra nhiều lợi thế hơn cả. Năng lực ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp theo đó cũng sẽ là môt thách thức lớn. Cùng theo dõi các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) trong năm 2024 trong bài viết này.

Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024
Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024

Với sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ cùng với đó là sự thay đổi về hành vi sử dụng với các nền tảng mạng xã hội mới nổi, hoạt động marketing đã thay đổi chóng mặt trong những năm gần đây. Thay vì phải đầu tư rất nhiều kinh phí cho các chiến lược marketing hoàn tránh, một vài chiến dịch ngân sách thấp nhưng đầy tính sáng tạo cũng có thể thúc đẩy đáng kể sự hiện diện của thương hiệu và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Nhận định chung về các xu hướng Marketing trong năm 2024

Nhìn lại lịch sử, nhờ vào sự phát triển của các nền tảng mới vốn được hỗ trợ bởi yếu tố công nghệ, cách một doanh nghiệp tìm kiếm và tiếp cận khách hàng đã không ngừng thay đổi trong những năm lại đây.

Nếu như trước đây, doanh nghiệp thường tập trung vào các kênh marketing truyền thống như TV, radio hay thậm chí là báo in để tiếp cận khách hàng và bán hàng. Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) ngày nay trở thành sự lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhờ vào sự thúc đẩy của làn sóng AI (trí tuệ nhân tạo) vào năm 2023, năm mới 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này để tối ưu hoá cách tiếp cận khách hàng, tương tác với họ và hơn thế nữa.

Từ cá nhân hoá các hoạt động marketing, tận dụng mạnh hơn các nền tảng mạng xã hội, đến các chiến lược marketing có mục đích, đều là những xu hướng sẽ được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Dưới đây là Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024.

1. Chiến lược Marketing cá nhân hóa.

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, đã qua rồi cái thời khi mà cả gia đình cùng quây quần trước chiếc TV để xem một chương trình nào đó và hiển nhiên là sẽ “trải nghiệm” luôn các nội dung quảng cáo được phát trong chương trình. Trong nhiều năm trở lại đây, các marketer đang tập trung nhiều hơn vào chiến lược nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn là sử dụng một cách tiếp cận rộng rãi.

Nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI, vào năm 2024, các thương hiệu hàng đầu sẽ tiếp tục tiến thêm một bước nữa trong cách tiếp cận cá nhân hoá tới khách hàng của họ dựa trên những thông tin mà thương hiệu có được.

Dù cho thương hiệu sử dụng công cụ nào hay chiến lược cụ thể ra sao, mục tiêu của việc cá nhân hoá là làm cho nội dung trở nên phù hợp hơn với từng khách hàng hay nhóm khách hàng cụ thể.

2. Những trải nghiệm và nội dung tương tác.

Tiếp đó, xu hướng truyền thông marketing tương tác cũng đang được đẩy mạnh. Để tận dụng lợi thế của phương thức marketing này, người làm marketing có thể sử dụng các yếu tố như các cuộc thăm dò ý kiến hay trò chơi để tạo ra những kết nối mạnh mẽ hơn với Facebook

Trong khi các hình ảnh về sản phẩm hay video đơn giản có thể không còn đủ để khiến cho thương hiệu trở nên nổi bật. Thương hiệu có thể sử dụng các công nghệ mới nổi như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ theo cách sáng tạo và khác biệt hơn.

3. Tận dụng mạng xã hội nhưng theo cách sáng tạo và khác biệt hơn.

Mạng xã hội hay làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok hiển nhiên không còn là một phương thức mới đối với hầu hết các Digital Marketer.

Marketing và quảng cáo trên mạng xã hội từ lâu đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Nhờ vào sự thuận tiện của các nền tảng mạng xã hội, lượng người dùng lớn, có thể tiếp cận dù với một khoản ngân sách nhỏ và hiệu quả tức thời, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn coi mạng xã hội là trọng tâm của các chiến lược của họ.

Tuy nhiên, việc tận dụng mạng xã hội có thể sẽ chứng kiến nhiều cách khác hơn. Trong khi nội dung video ngắn, social commerce hay kể chuyện thương hiệu (Storytelling) vẫn sẽ được sử dụng như là phương thức để thúc đẩy tương tác và doanh số bán hàng, cách thể hiện nó theo hướng ưu tiên tính sáng tạo sẽ là chìa khoá.

4. Tiếp cận công nghệ mới.

Như đã đề cập, năm 2023 chính là tiền đề của năm 2024. Vào năm 2023, khi các chatbot AI như ChatGPT đang tạo ra một cuộc cách mạng về cách doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ để giao tiếp với khách hàng. Vào năm 2024 mới này, việc sử dụng AI để nghiên cứu thị trường, xây dựng nội dung, cải thiện trải nghiệm (cá nhân hoá) với người dùng…không còn là xu hướng mà là hoạt động bắt buộc.

Về mặt giao tiếp, các chatbot được hỗ trợ bởi AI sẽ cho phép doanh nghiệp tương tác cá nhân hoá và liên tục với khách hàng, điều này có thể thúc đẩy đáng kể khả năng được khám phá và bán hàng của doanh nghiệp. Tìm kiếm bằng giọng nói và các công nghệ điều khiển bằng giọng nói khác cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp (lớn) vào năm 2024.

5. Xây dựng cộng đồng và nội dung do người dùng tạo ra.

Sự phát triển không ngừng của công nghệ và mạng xã hội đã và đang tạo ra một nhu cầu khác đó là những cộng đồng nhỏ, nơi các nhóm khách hàng có thể giao tiếp với thương hiệu theo cách là một con người thực sự (thay vì chỉ là khách hàng hay người hàng).

Cũng bởi chính điều này, nhu cầu về các nội dung do những người tiêu dùng hay người có ảnh hưởng tạo ra (UGC) ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Người tiêu dùng dường như ngày càng có ít sự tin tưởng hơn về các tuyên bố một chiều từ thương hiệu, hay vào đó, họ lắng nghe nhiều hơn từ những người từng sử dụng sản phẩm hoặc những cá nhân có sức ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của họ (KOL, người có ảnh hưởng…).

6. Tính bền vững và Marketing dựa trên mục đích.

Người tiêu dùng ngày nay mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu mà họ yêu thích. Họ không muốn các thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận hay bán hàng đến họ.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn các doanh nghiệp có mục đích lớn hơn, chẳng hạn như các cam kết về môi trường hoặc xã hội (CSR) hay tính bền vững (Sustainability).

Để có thể có được lòng tin của người tiêu dùng và bán được nhiều hàng hơn, các thương hiệu giờ đây cần làm nổi bật cách hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến các yếu tố về môi trường, xã hội và cộng đồng. Khi người tiêu dùng ngày càng trở thành những người tiêu dùng có ý thức, chiến lược này sẽ càng trở nên quan trọng hơn.

7. Tích hợp đa kênh.

Một chiến lược Marketing khác có thể giúp tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp trong năm 2024 đó là ứng dụng chiến lược tích hợp đa kênh.

Mặc dù các thương hiệu có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận các đối tượng khác nhau, thông điệp Marketing phải phù hợp với các điểm tiếp xúc đó. Vì khách hàng có thể sẽ nhìn thấy nội dung của thương hiệu ở những nơi khác nhau, tính nhất quán trong thông điệp sẽ là chìa khoá để kết nối với khách hàng theo cách liền mạch và có ý nghĩa.

Tóm lại, năm 2024 dường như sẽ trở nên hứa hẹn hơn với các thương hiệu sẵn sàng ứng dụng và tận dụng yếu tố công nghệ vào chiến lược marketing của mình. Từ các nội dung tương tác, kể chuyện thương hiệu, tối đa hoá sự sáng tạo trên mạng xã hội, coi trọng nội dung do người dùng tạo ra, đến việc hướng tới các mục đích lớn hơn cho cộng đồng sẽ là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và tính hiệu quả

Về tổng thể, khi bước vào năm mới 2024 này, các thương hiệu được dự báo là sẽ phải đối mặt với một số thách thức do tình trạng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, khi AI, một trong những công nghệ đột phá của năm 2023, cũng được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng vào năm 2024, các xu hướng và phương thức làm marketing của doanh nghiệp ít nhiều cũng chịu nhiều tác động.

Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và hiệu quả
Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và hiệu quả

Dưới đây là một số dự báo về xu hướng làm marketing nổi bật trong năm mới 2024.

Tập trung vào thực tế hơn là mục đích.

Sự bất ổn về kinh tế và giá cả cao hơn tiếp tục là mối quan tâm lớn đối với các marketer. Theo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) trong quý 4 năm 2023, hơn 1/3 số doanh nghiệp dự đoán hiệu quả hoạt động sẽ thấp hơn do thị trường tiếp tục yếu kém.

Người Việt Nam cũng ngày càng thận trọng về mặt tài chính do những bất ổn kinh tế. Trong Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của DecisionLab, một nửa số người được hỏi cho biết việc tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ là mối quan tâm lớn nhất của họ. Họ có thể trở nên nhạy cảm hơn về giá hoặc giảm chi tiêu vào năm 2024.

Triển vọng thận trọng này khiến những người làm marketing phải tập trung nhiều hơn vào các chiến lược tiết kiệm chi phí.

Năm 2024 sẽ là một năm thành công với những gì doanh nghiệp biết là có hiệu quả. Nói cách khác, thương hiệu cần tập trung vào thực tế thị trường hơn là những kỳ vọng hay mục đích tăng trưởng.

Forrester, một công ty nghiên cứu toàn cầu, dự đoán các CMO sẽ ưu tiên các hoạt động Marketing thực tế hơn là các chiến dịch có mục đích cao hơn vào năm 2024. Điều này có nghĩa là họ sẽ tập trung vào các nguyên tắc cốt lõi của Marketing: cung cấp sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, mô hình phân phối đáng tin cậy và tạo ra những trải nghiệm thương hiệu đáng nhớ (và liền mạch).

Thương hiệu nên làm gì:

  • Tối ưu hóa kênh thương hiệu (Conversion Funnel) để có chuyển đổi tốt nhất. Giá trị sẽ là thước đo mà các thương hiệu nên tập trung vào trong năm 2024.
  • Liên tục theo dõi quan điểm của người tiêu dùng và xu hướng thị trường để xây dựng các chiến lược phù hợp với sở thích ngày càng phát triển của họ.

Sự trỗi dậy của AI.

Vào năm 2023, AI dường như là một trong những từ khoá nóng nhất trong thế giới Marketing với tốc độ đổi mới nhanh chóng và những tác động tiềm ẩn. AI có thể tăng tốc các nhiệm vụ bằng cách tự động hóa chúng, cho phép con người tập trung vào công việc sáng tạo hơn và tạo ra giá trị cao hơn.

Nó cũng có khả năng cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, dẫn đến mức độ tương tác tốt hơn. Nếu năm 2023 là năm của khám phá AI tổng quát thì năm 2024 sẽ là năm của thử nghiệm AI tổng quát.

Tuy nhiên, khi AI phát triển, tầm quan trọng của sự tương tác và tính xác thực của con người cũng tăng lên. Salesforce, nhà cung cấp dịch vụ CRM hàng đầu, báo cáo rằng 89% khách hàng tin rằng việc biết họ đang giao tiếp với AI hay con người là rất quan trọng. Chỉ 37% tin tưởng AI có độ chính xác như con người.

Cảm xúc, tình cảm và xu hướng văn hóa của con người là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhận thức về thương hiệu, hầu hết những điều này vẫn nằm ngoài khả năng dự đoán của AI.

Do đó, việc cân bằng giữa hiệu quả của AI với khả năng đồng cảm và diễn giải sắc thái của con người là điều cần thiết. Sự kết hợp này đảm bảo rằng các thương hiệu không chỉ tận dụng AI để đạt hiệu quả mà còn duy trì các kết nối sâu sắc, cộng hưởng về mặt cảm xúc với khán giả, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe thương hiệu toàn diện.

Thương hiệu nên làm gì:

  • Tích cực khám phá và thử nghiệm các công cụ AI mới để tối ưu hóa hiệu suất. Theresanaiforthat.com hiện liệt kê hơn 10.000 AI cho các nhiệm vụ và công việc khác nhau. Xác định và ưu tiên các trường hợp sử dụng AI có ý nghĩa phù hợp với mục tiêu Marketing của họ.
  • Hãy nhớ: Khách hàng của bạn vẫn là con người! Tập trung vào việc theo dõi nhận thức để thúc đẩy tăng trưởng thương hiệu, bên cạnh việc tận dụng AI để đạt hiệu quả và đổi mới.
  • Ứng dụng Brand Authenticity trong xây dựng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (employer branding) mạnh mẽ.

Nhiều công ty trên toàn thế giới đang thận trọng trong việc tuyển dụng nhân viên mới. Điều này là do lo ngại về việc gặp khó khăn trong tuyển dụng trong năm tới.

Tại Việt Nam, theo EuroCham BCI Q4 2023, một nửa số doanh nghiệp châu Âu đánh giá nguồn lao động Việt Nam ở mức vừa phải, cho thấy việc tìm kiếm ứng viên đủ tiêu chuẩn không hề dễ dàng.

Các doanh nghiệp trong nước ngày càng lo ngại về sự sẵn có của nhân tài và chuyên môn địa phương, tỷ lệ này đã tăng từ 17% lên 20%. Đây là trở ngại lớn thứ 4 trong kinh doanh tại Việt Nam trong tổng số 10 trở ngại.

Vì vậy, điều quan trọng đối với các công ty là tạo ra một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ để thu hút những ứng viên giỏi nhất. Điều quan trọng nữa là phải nhận ra giá trị của nhân viên với tư cách là người ủng hộ thương hiệu. Nhân viên không chỉ là người lao động, họ còn đại diện cho giá trị của thương hiệu.

Các doanh nghiệp ưu tiên sự hài lòng, hạnh phúc và sự gắn kết của nhân viên sẽ tác động tích cực đến nhận thức về thương hiệu bên ngoài. Những nhân viên cảm thấy có mối liên hệ thực sự với thương hiệu sẽ trở thành những đại sứ đích thực và đóng góp vào hình ảnh tích cực của thương hiệu trước công chúng.

Thương hiệu nên làm gì:

  • Theo dõi nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng (hay còn được gọi là danh tiếng doanh nghiệp) và hiểu động lực thu hút nhân tài để tăng cường chiến lược Marketing tuyển dụng và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng;

Thiết lập thương hiệu theo cách có thể thành công vào năm 2024.

Đối mặt trực tiếp với những thách thức của năm 2024 đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ khả năng phục hồi. Chìa khóa thành công của thương hiệu nằm ở sự hiểu biết và thích ứng với những điều kiện mới này.

Đây là lúc các giải pháp theo dõi thương hiệu (brand tracking) trở nên vô giá, cung cấp những hiểu biết sâu sắc (Insights) để giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo decisionlab

Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp đang chuyển đổi chiến lược Marketing)

Nghiên cứu mới đây từ Adobe cho thấy, tỷ lệ Gen Z coi mạng xã hội TikTok là công cụ tìm kiếm tiếp tục tăng lên, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược tiếp cận đối với các doanh nghiệp có khách hàng là Gen Z.

Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược Marketing)
Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược Marketing)

Theo một nghiên cứu mới đây của Adobe, TikTok ngày càng được người tiêu dùng trẻ sử dụng như là một công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, công thức nấu ăn, âm nhạc…và hơn thế nữa.

Nghiên cứu bao gồm những cuộc khảo sát với hơn 800 người dùng và 250 chủ doanh nghiệp với mục tiêu hiểu cách TikTok đang định hình lại hành vi tìm kiếm và chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Sự trỗi dậy của TikTok như là một công cụ tìm kiếm.

Nghiên cứu cho thấy 40% người dùng hiện sử dụng TikTok để tìm kiếm những thứ họ cần hoặc muốn tìm hiểu.

Xu hướng này phổ biến ở những người trẻ tuổi, với 64% là Gen Z (những người sinh sau năm 1996) và 49% thế hệ Millennials, tức Gen Y (sinh từ 1981-1996) chuyển sang TikTok với tư cách là công cụ tìm kiếm.

Gần 10% người dùng Gen Z hiện thích sử dụng TikTok hơn các công cụ tìm kiếm lâu đời như Google khi tìm kiếm thông tin.

ChatGPT cũng đang trở nên phổ biến như một công cụ tìm kiếm, với hơn 10% số người sử dụng nó để tìm kiếm những lời khuyên về tài chính.

Tại sao TikTok thu hút được sự quan tâm của người dùng.

TikTok đã trở nên phổ biến như là một công cụ tìm kiếm vì nó cung cấp nội dung theo một cách mới được cho là độc đáo hơn, được cá nhân hóa nhiều hơn thông qua các video ngắn, theo hướng kể chuyện.

Phần lớn sức hấp dẫn của TikTok đến từ việc các thuật toán của TikTok liên tục điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với sở thích của từng người dùng. Khoảng 40% người dùng Gen Z thích cách TikTok hiển thị cho họ những video phù hợp với sở thích cá nhân của họ. Thậm chí 26% thế hệ baby boomers cũng bị thu hút bởi các nội dung theo phong cách kể chuyện của TikTok.

Hầu hết người dùng TikTok thích video hướng dẫn hơn các định dạng khác – 62% cho biết đây là lựa chọn hàng đầu của họ.

Các bài đánh giá và câu chuyện cá nhân cũng được đánh giá khá cao, với lần lượt 39% và 38% người dùng đánh giá đó là mục nội dung yêu thích.

Thương hiệu và doanh nghiệp điều hướng tới TikTok.

TikTok đang thu hút được sự chú ý của các chủ doanh nghiệp như một nền tảng để tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ có liên quan.

Hơn một nửa số chủ doanh nghiệp được khảo sát hiện đang sử dụng TikTok để quảng bá doanh nghiệp của họ, trung bình đăng khoảng 9 lần mỗi tháng. Hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok để bán hàng và khuyến mãi cũng là một chiến thuật phổ biến, với 25% chủ doanh nghiệp nhỏ đang theo đuổi hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing).

Trung bình, các doanh nghiệp dành 15% tổng ngân sách Marketing của mình cho TikTok.

Các nội dung đánh giá sản phẩm (36%) và video hướng dẫn (35%) là những định dạng nội dung phổ biến nhất.

Hơn một nửa số doanh nghiệp (53%) trong khảo sát cũng có ý định tăng cường đầu tư vào TikTok Marketing, bất chấp những thách thức đang diễn ra xung quanh việc phải thường xuyên sáng tạo những nội dung mới và hấp dẫn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mức độ sẵn sàng chi trả là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Trong kinh doanh và marketing, dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh sản phẩm gì và nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu nào, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định mua hàng, đối với các phân khúc khách hàng khác nhau, điều này cũng khác nhau.

Để có thể thành công, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, một chiến lược định giá phù hợp cũng là chìa khoá để thương hiệu có thể chinh phục được khách hàng của mình. Nếu định giá quá thấp, doanh nghiệp để mất doanh thu, nếu định giá quá cao, doanh nghiệp có thể đẩy khách hàng vào tay đối thủ.

Với tư cách là một người làm marketing chuyên nghiệp, bạn cần hiểu và đánh giá được các yếu tố tiềm năng có thể ảnh hưởng đến cách khách hàng ra quyết định mua hàng, nói cách khác, khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền (mức độ sẵn sàng chi trả) khi nào, những thứ mà khách hàng có thể coi là rào cản chính là những gì mà Marketer cần giải quyết.

Mức độ sẵn sàng chi trả (sẵn lòng chi trả) là gì?

Mức độ sẵn sàng chi trả (Ý định chi trả) là gì?
Mức độ sẵn sàng chi trả (Ý định chi trả) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Trong ngành marketing, có một khái niệm dù không mới nhưng không phải marketer nào cũng có thể hiểu đó là “mức độ sẵn sàng chi trả” hay “ý định chi trả” hoặc “mức sẵn lòng chi trả”, nó chính là mức giá tối đa mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Đối với từng phân khúc thị trường khác nhau, chỉ số này cũng sẽ khác nhau.

Mặc dù khách hàng tiềm năng có thể sẵn sàng trả ít hơn ngưỡng này nhưng điều quan trọng là marketer phải hiểu rằng, trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ không trả ở mức giá cao hơn.

Theo nhận định từ một giáo sư kinh tế của Trường Kinh doanh Harvard, khái niệm “sẵn sàng chi trả” (Willingness to Pay – WTP) cho doanh nghiệp biết rằng dù khách hàng có sẵn lòng trả tiền cho một sản phẩm ra sao và sản phẩm đó đến từ đâu, họ sẽ không trả nhiều hơn số tiền mà họ đã định sẵn”. (số tiền họ cho là ngưỡng phù hợp).

Tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau, cái gọi là “ngưỡng” nói trên cũng sẽ khác nhau.

Danh sách các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

Khi nói đến thuật ngữ “mức độ sẵn sàng chi trả” (WTP), các yếu tố ảnh hưởng không phải là những hằng số cố định, tuỳ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố bên trong (ví dụ tâm lý khách hàng) và bên ngoài (ví dụ bối cảnh thị trường), mà các chỉ số này có thể khác nhau, dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

  • Thu nhập
  • Địa lý
  • Thời tiết
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
  • Cấp độ dịch vụ
  • Quảng cáo
  • Sản phẩm cạnh tranh
  • Kỳ vọng của khách hàng
  • Tính hợp pháp
  • Bao bì
  • Tác động đến môi trường hoặc xã hội (CRS)
  • Tính cấp thiết của sản phẩm (hoặc dịch vụ)

Như bạn có thể thấy, giá cả không phải là đặc điểm duy nhất quan trọng đối với khách hàng. Ví dụ: kỳ vọng của khách hàng, thiết kế bao bì hay thương hiệu cũng ảnh hưởng lớn đến cách khách hàng sẵn sàng chi trả.

Về tổng thể, khi khách hàng có nhu cầu cấp thiết đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp, họ có thể sẵn sàng trả giá cao hơn so với khi nhu cầu của họ ít khẩn cấp hơn. Tương tự, sự thiếu hụt về nguồn cung thực tế hoặc nhận thức được có thể khiến họ sẵn sàng trả giá cao hơn.

Ngược lại, mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng có thể giảm xuống do sự xuất hiện của một số đối thủ cạnh tranh mới có mức độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) mạnh hơn hoặc nhận thức rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó đã lỗi thời (đặc biệt đúng với các sản phẩm liên quan đến công nghệ).

Cách xác định mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

Bằng cách xác định đúng mức độ sẵn sàng (sẵn lòng) chi trả của khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng nên những chiến lược giá bán phù hợp, cho phép tối đa hóa lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.

Dưới đây là các phương pháp chính bạn có thể sử dụng để ước tính và tính toán mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

1. Khảo sát và Nhóm tập trung (Focus Groups).

Một trong những cách chắc chắn nhất để xác định mức độ sẵn sàng chi trả (trả tiền) của khách hàng là hỏi chính họ. Mặc dù các cuộc khảo sát có xu hướng có chi phí tiết kiệm hơn so với các cuộc khảo sát nhóm tập trung nhưng cả hai đều là những cách thức hiệu quả để thực hiện điều đó. Các cuộc khảo sát thường thu thập một lượng lớn dữ liệu có thể định lượng được, trong khi các nhóm tập trung thường mang lại thông tin có nhiều sắc thái và chất lượng hơn.

2. Phân tích kết hợp.

Phân tích kết hợp là một loại khảo sát chuyên biệt, trong đó người trả lời được yêu cầu xếp hạng các tính năng đi kèm khác nhau. Sau đó, các phản hồi này được thương hiệu sử dụng để gán một giá trị bằng số cho từng đặc điểm (được gọi là “giá trị một phần”) nhằm xác định sở thích của người tiêu dùng.

Các giá trị này có thể được sử dụng để dự đoán cách người tiêu dùng sẽ phản ứng với một sản phẩm nhất định và giúp xác định những tính năng nào sẽ tạo nên kết quả mong đợi cuối cùng.

3. Thử nghiệm và lựa chọn dựa trên dữ liệu lịch sử.

Với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp ngày càng có thể sử dụng dữ liệu về những lựa chọn trong quá khứ của người tiêu dùng để xác định mức độ sẵn sàng chi trả thực sự của họ. Đây được xem là phương pháp hiệu quả vì những hiểu biết (insights) có được hoàn toàn dựa trên những gì người tiêu dùng làm thay vì những gì họ nói.

Tầm quan trọng của việc xác định đúng mức độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng ngay từ đầu.

Bằng cách ước tính mức độ sẵn sàng chi trả và thực hiện ngược lại để xác định giá, các doanh nghiệp có thể tự tin tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trong khi thu được càng nhiều giá trị càng tốt từ người tiêu dùng.

Trong khi định giá cao có thể khiến doanh nghiệp để mất khách hàng vào tay đối thủ, định giá thấp lại khiến doanh nghiệp không thể tồn tại được, định giá dựa trên mức độ chấp nhận của khách hàng được xem là chiến lược lý tưởng nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới, chưa có thương hiệu và lợi thế trên thị trường.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lazada sắp sa thải hàng loạt Giám đốc Marketing và lãnh đạo cấp cao

Theo nguồn tin từ Tờ The Edge Singapore, Lazada đang sa thải hàng loạt giám đốc cấp cao ở Đông Nam Á (ĐNA), bao gồm Giám đốc kinh doanh chi nhánh Singapore Brigitte Daubry cùng hàng loạt giám đốc Marketing ở các thị trường khác nhau.

Tại Malaysia, giám đốc điều hành cùng giám đốc logistic sẽ bị sa thải cùng với 1/5 nhân sự tại đây.

Trong khi đó giám đốc thương mại Luca Suino của hãng tư vấn Momentum Commerce, đồng thời là Cựu phó chủ tịch của Lazada cho đến tháng 2/2021, đã đăng bài mời gọi các nhân viên Lazada sắp bị thôi việc chia sẻ hồ sơ tuyển dụng nếu cần một cơ hội việc làm mới.

Tính đến 4h chiều ngày 5/1/2024, khoảng 47 nhân viên từ 5 thị trường của Lazada là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines đã điền thông tin hồ sơ vào bài đăng của ông Suino. Các vị trí của những cựu nhân viên này có cả từ quản lý nhóm cho đến Phó chủ tịch.

Tình hình tồi tệ đến mức Arun Kumar và Gerald Young, hai cựu nhân viên Lazada đã rời công ty vào năm 2022 và 2023 đã phải tạo một nhóm chát riêng trên WhatsApp để giúp đỡ lượng lớn lao động sẽ bị sa thải tới đây.

Vào ngày 4/1/2024, anh Kumar, vốn từng là giám đốc mảng nghiên cứu của Lazada đã kêu gọi các nhân viên trong diện sa thải hãy điền hồ sơ để có thể nhanh chóng tìm được công việc mới.

Không thể chấp nhận được

Tờ Tech In Asia cho hay Lazada đang có kế hoạch cắt giảm 30% nhân lực ở ĐNA. Trước đó tập đoàn này đã tuyển dụng đến 10.000 lao động mới ở 6 thị trường bao gồm Việt Nam, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Bởi vậy, việc Lazada cắt giảm mạnh nhân sự được cho là sẽ tạo nên cú sốc trên thị trường lao động.

Động thái này diễn ra ngay sau khi Lazada nhận thêm 634 triệu USD rót vốn từ công ty mẹ Alibaba, nâng tổng số tiền mà tập đoàn Trung Quốc bơm cho nền tảng này trong năm 2023 lên hơn 1,8 tỷ USD.

Phía Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) thậm chí đã đưa ra tuyên bố ngày 5/1/2024 rằng họ cảm thấy vô cùng thất vọng vì Lazada thực hiện cuộc cắt giảm nhân sự hàng loạt mà không thông báo trước hay tham khảo ý kiến từ công đoàn.

Hiện NTUC cho biết việc Lazada sa thải hàng loạt vô trách nhiệm như trên là không thế chấp nhận được và đã chuyển vấn đề lên Bộ nhân lực Singapore (MOM) để giải quyết.

“NTUC đứng về phía những người lao động bị ảnh hưởng. Chúng tôi vô cùng thất vọng trước động thái này của Lazada. Chúng tôi xin được nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp phải hợp tác với công đoàn để đảm bảo một quy trình công bằng, qua đó bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhất là ở Singapore”, phía NTUC cho hay.

Đồng thời, NTUC cũng khẳng định mặc dù sa thải lao động có thể là việc “không thể tránh khỏi” nhưng chúng chỉ nên dùng như một phương án cuối cùng. Phía NTUC kêu gọi các công ty nên sử dụng hết các biện pháp khác trước khi đưa ra quyết định này.

Ngoài ra, NTUC cũng đề nghị doanh nghiệp nên cân nhắc thời gian sa thải để tránh diễn ra trong khoảng thời gian sát Tết Nguyên Đán như hiện nay.

Tờ The Edge đã cố gắng liên hệ với Lazada để đưa ra bình luận nhưng không được vì chi nhánh Singapore của hãng này đã sa thải toàn bộ phòng truyền thông từ năm 2023.

Cựu CEO Loh Wee Lee của Lazada Singapore đã rời chức vào tháng 8/2023 và đợt cắt giảm của công ty tại thị trường này đã liên tục kéo dài đến tận ngày 5/1/2024.

Được thành lập từ năm 2012, Lazada là nền tảng thương mại điện tử xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã mua lại nền tảng này vào năm 2016 để mở rộng kinh doanh tại Đông Nam Á.

Bản thân Lazada được cho là đang gặp cạnh tranh gay gắt ở Đông Nam Á từ đối thủ Shopee. Trong khi đó việc TikTok Shop của TikTok hợp tác với Tokopedia với thương vụ 1,5 tỷ USD càng khiến Lazada đối mặt nhiều thách thức hơn.

“Ông chủ” Alibaba cũng lao đao

Tờ Tech in Asia cho hay ông chủ Alibaba của Lazada cũng đang gặp nhiều khó khăn khi phải điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh, đầu tư và rót vốn của mình trước bối cảnh các đối thủ như PDD và Tencent bành trướng nhanh chóng.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất, Alibaba đã tuyên bố tạm dừng việc tách rời mảng điện toán đám mây theo kế hoạch vì cho rằng thị trường này đang chịu ảnh hưởng vì các lệnh cấm công nghệ của Phương Tây.

Ở mảng thương mại điện tử (eCommerce), Alibaba đã mất vị trí công ty thương mại điện tử có giá trị nhất Trung Quốc vào tay công ty mới nổi PDD mới 8 năm tuổi. Đây là một bước ngoặt đối với ngành công nghiệp internet khi mà Alibaba của Jack Ma vốn đã thống trị trong hơn một thập kỷ.

PDD Holdings là công ty nổi tiếng với ứng dụng mua sắm đình đám Temu và là người tiên phong trong lĩnh vực mua bán hàng giá rẻ trong nước với ứng dụng Pinduoduo. Trong phiên giao dịch ngày thứ 5 tuần này, cổ phiếu công ty đã tăng 4% trong phiên giao dịch tại Mỹ, đạt giá trị thị trường gần 196 tỷ USD. Con số này vượt xa khoảng 190 tỷ USD của Alibaba vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ở New York.

Điều đáng nói là Alibaba từng là ứng cử viên sáng giá nhất của Trung Quốc để trở thành công ty nghìn tỷ USD. Giờ đây, cổ phiếu của họ đang giao dịch ở mức thấp nhất trong năm nay, chỉ bằng một phần nhỏ so với mức đỉnh điểm vào năm 2020.

Công ty đang phải đối mặt với những biến động cả bên trong lẫn bên ngoài, khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi yếu hơn dự đoán và PDD làm suy yếu hoạt động kinh doanh bán lẻ trực tuyến thống trị một thời của họ.

Trong khi PDD thành công rực rỡ ở thị trường nước ngoài với Temu thì Alibaba lại đang khá chậm chân. Dù tập đoàn này bắt đầu mở rộng ra nước ngoài bằng AliExpress và sau đó là các công ty con quốc tế như Lazada và Trendyol.

Tuy nhiên cho đến nay, mảng kinh doanh ở Trung Quốc vẫn là đơn vị đóng góp doanh thu lớn nhất bất chấp nhiều năm nỗ lực mở rộng ra quốc tế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An Ninh Tiền Tệ

Chiến lược Đại dương xanh: Khái niệm và Lý thuyết nền tảng

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức nền tảng của thuật ngữ Chiến lược Đại dương xanh (Blue Ocean Strategy) như: Chiến lược đại dương xanh là gì, lịch sử hình thành khái niệm Đại dương xanh và Đại dương đỏ trong bối cảnh kinh doanh, nhận diện các đặc điểm của Chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ, và hơn thế nữa.

chiến lược đại dương xanh
Chiến lược Đại dương xanh: Khái niệm và Lý thuyết nền tảng

Là một thuật ngữ được nhắc đến rộng rãi trong thế giới làm kinh doanh và marketing, chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy) mô tả các không gian thị trường mới, nơi vốn không có hoặc có rất ít sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, việc thấu hiểu được khái niệm này lại không hề đơn giản như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Chiến lược đại dương xanh là gì?
  • Tóm tắt về chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.
  • Thấu hiểu về chiến lược đại dương xanh.
  • Các đặc điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh.
  • Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Chiến lược Đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh trong tiếng Anh có nghĩa là Blue Ocean Strategy, khái niệm đề cập đến cách tiếp cận vào những không gian thị trường mới (chưa tồn tại trước đây) của doanh nghiệp.

Trái ngược với chiến lược đại dương đỏ, khi doanh nghiệp phải tranh giành thị phần với nhau trong một thị trường có sẵn, chiến lược đại dương xanh tìm cách phá vỡ yếu tố cạnh tranh khi doanh nghiệp tiên phong tìm kiếm những ngách thị trường mới, rộng lớn.

Tóm tắt về chiến lược Đại dương xanh và chiến lược Đại dương đỏ.

Bất chấp sự suy giảm dài hạn của ngành xiếc hay các rạp xiếc, hãng Cirque du Soleil đã tăng doanh thu lên gấp 22 lần trong 10 năm bằng cách phát minh lại rạp xiếc.

Thay vì cạnh tranh trong giới hạn của ngành hiện tại hoặc cố gắng giành lấy khách hàng từ các đối thủ cùng ngành, Cirque đã xây dựng nên những thị trường mới, điều sau đó đã làm cho yếu tố cạnh tranh hiện tại trở nên không còn khả dụng.

Cirque đã tạo ra cái mà những người làm marketing và kinh doanh vẫn gọi là đại dương xanh hay chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy), một không gian thị trường (Market Space) chưa từng tồn tại trước đó.

Trong đại dương xanh, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được tạo ra (mới) hơn là tranh giành với các đối thủ hiện có trong ngành.

Ngược lại với đại dương xanh là đại dương đỏ, doanh nghiệp thay vì tạo ra các nhu cầu mới phải liên tục “chiến đấu” để giành lấy thị phần trong một thị trường eo hẹp.

Khi không gian thị trường này trở nên đông đúc hơn, triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng sẽ giảm dần. Các sản phẩm (hay thậm chí là thương hiệu) sẽ biến thành hàng hóa (commodity), và sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Về mặt tổng thể, có 2 cách để tạo ra đại dương xanh hay xây dựng chiến lược đại dương xanh. Một là ra mắt một ngành hàng (ngành công nghiệp) hoàn toàn mới, như cách mà eBay đã từng làm với các trang đấu giá trực tuyến.

Và hai là tạo ra đại dương xanh từ chính bên trong đại dương đỏ khi một doanh nghiệp mở rộng ranh giới hay cách thức kinh doanh của một ngành hiện có (đã tồn tại).

Bằng cách phân tích hàng hoạt các chiến lược tạo ra đại dương xanh ở nhiều ngành khác nhau, người ta thấy rằng yếu tố doanh nghiệp và ngành (Industry) không phải là yếu tố duy nhất quyết định cái gọi là tạo ra đại dương xanh.

Thay vào đó, các yếu tố khác như các bước đi mang tính chiến lược, các hành động và quyết định liên quan đến việc đưa ra một đề xuất hay giải pháp kinh doanh mới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra một thị trường rộng lớn.

Tạo ra những đại dương xanh cũng là cách để xây dựng thương hiệu. Trên thực tế, chiến lược đại dương xanh (hay những dịch chuyển mang tính chiến lược khác) có sức mạnh đến mức có thể tạo ra những tài sản thương hiệu tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Nội dung chính về Chiến lược Đại dương xanh (Blue Ocean Strategy).

Từng là người chơi đàn accordion, Guy Laliberté hiện là Giám đốc điều hành của một trong những công ty xuất khẩu văn hóa lớn nhất Canada có tên là Cirque du Soleil.

Được thành lập vào năm 1984 bởi một nhóm nghệ sĩ đường phố, Cirque đã xây dựng nên hàng chục tác phẩm với hơn 40 triệu người xem tại 90 thành phố trên khắp thế giới.

Chỉ trong vòng 20 năm, Cirque đã đạt được mức doanh thu mà Ringling Bros. and Barnum & Bailey, rạp xiếc hàng đầu thế giới phải mất hơn 100 năm mới đạt được.

Điều đặc biệt hơn nữa là sự phát triển thần tốc của Cirque lại diễn ra trong một bối cảnh hết sức khó tin, đó là khi các hoạt động kinh doanh rạp xiếc đã (và vẫn đang) liên tục suy giảm trong thời gian dài. Các hình thức giải trí thay thế khác, thời thượng hơn đang dần chiếm lĩnh thị trường.

Trẻ em, vốn là khán giả chính của các rạp xiếc giờ đây ưa thích PlayStation (trò chơi điện tử) hơn là các tiết mục xiếc.

Ngoài ra, khi các nhóm bảo vệ quyền động vật ngày càng trở nên có sức ảnh hưởng hơn, các điều luật hạn chế việc sử dụng động vật theo đó cũng được ủng hộ cao hơn, các rạp xiếc lại càng trở nên khó khăn hơn.

Vậy làm thế nào mà Cirque lại có thể đảo ngược hoàn toàn tình thế, tăng doanh thu lên gấp đến 22 lần trong một bối cảnh thị trường như vậy?

Bí mật thành công của Cirque sau đó đã được tiết lộ: “Chúng tôi phát minh lại rạp xiếc.”

Cirque không kiếm tiền bằng cách cạnh tranh với các đối thủ hiện có trong ngành hay cố gắng giành giành lấy khách hàng từ công ty cạnh tranh là Ringling.

Thay vào đó, Cirque đã tạo ra một không gian thị trường mới, thứ đã làm cho yếu tố cạnh tranh trở nên vô nghĩa. Cirque đã tìm cách thu hút một nhóm khách hàng hoàn toàn mới vốn không phải là khách hàng truyền thống của ngành, đó là những người lớn và khách hàng doanh nghiệp, những người sẵn sàng trả giá cao gấp nhiều lần giá vé xem xiếc thông thường cho những trải nghiệm giải trí chưa từng có, vừa xem xiếc vừa nghe hát.

Đằng sau quyết định và kết quả của Cirque chính là cái mà những người làm marketing và kinh doanh vẫn gọi là đại dương đỏ và và đại dương xanh. Đại dương đỏ đại diện cho tất cả các ngành đang tồn tại – không gian thị trường đã biết.

Trong đại dương đỏ, các ranh giới của ngành (chẳng hạn như khách hàng mục tiêu hay giá bán của các sản phẩm) được xác định và chấp nhận, đồng thời các quy tắc cạnh tranh cũng đã được phơi bày.

Với bối cảnh này, các doanh nghiệp sẽ cố gắng để trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ của họ để giành được thị phần lớn hơn trong một lượng nhu cầu hiện có.

Khi không gian này ngày càng trở nên đông đúc hơn, triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng sẽ giảm dần đi. Các sản phẩm theo đó cũng sẽ biến thành các hàng hoá thông thường (Commodity), và sự cạnh tranh hiển nhiên sẽ vô cùng khốc liệt.

Ngược lại với Đại dương đỏ là Đại dương xanh, nơi biểu thị cho những không gian thị trường mới, chưa tồn tại trước đây hoặc đã tồn tại nhưng theo một phương thức khác. Trong đại dương xanh, cái gọi là nhu cầu (Demand) sẽ được tạo ra (mới) hơn là tranh giành lẫn nhau.

Về mặt tổng thể, có 2 cách để tạo ra đại dương xanh hay xây dựng chiến lược đại dương xanh. Một là ra mắt một ngành hàng (ngành công nghiệp) hoàn toàn mới, như cách mà eBay đã từng làm với các trang đấu giá trực tuyến.

Và hai là tạo ra đại dương xanh từ chính bên trong đại dương đỏ khi một doanh nghiệp mở rộng ranh giới hay cách thức kinh doanh của một ngành hiện có (đã tồn tại).

Và đây chính xác là những gì mà Cirque đã làm, công ty này đã phá vỡ ranh giới truyền thống giữa rạp xiếc và nhà hát, Cirque đã tạo ra một đại dương xanh mới và có lợi nhuận từ chính bên trong đại dương đỏ của ngành xiếc (truyền thống).

Bằng cách phân tích vô số các doanh nghiệp thành công với chiến lược đại dương xanh, người ta thấy rằng có một mô hình tư duy chiến lược (strategic thinking) khá nhất quán đằng sau việc tạo ra các thị trường và ngành công nghiệp mới, cái mà bạn vẫn được biết đến với tên gọi là chiến lược đại dương xanh.

Trên thực tế, việc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm marketing không nhận ra được sự khác biệt giữa chiến lược đại dương đỏ và đại dương xanh đã khiến doanh nghiệp không thể thoát ra khỏi những vòng xoáy của sự cạnh tranh.

Trong phạm vi bài viết này, bạn sẽ được giải thích tường tận về khái niệm chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ, mô tả các đặc điểm xác định của các loại chiến lược và hơn thế nữa về tư duy ứng dụng nó trong thực tế.

Bạn cũng sẽ hiểu về các lợi ích đặc biệt mà chiến lược đại dương xanh có thể mang lại và lý do tại sao việc tạo ra các đại dương xanh là một nhu cầu mang tính cấp thiết của các doanh nghiệp trong tương lai.

Bằng cách hiểu rõ bản chất của chiến lược đại dương xanh, bạn sẽ có nhiều cách hơn để phát triển doanh nghiệp của mình thay vì cứ mãi vật lộn với những đối thủ hiện có.

Chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Mặc dù thuật ngữ “Đại dương xanh và Đại dương đỏ” có thể mới, về bản chất chúng đã tồn tại song song với con người từ hàng trăm năm.

Bạn cứ thử nhìn lại xem, xem cách đây chừng 100 năm, ngành công nghiệp nào từng nỗi đình nỗi đám nhưng giờ đây đã không còn, ngược lại, có những ngành chưa từng được biết đến thì nay lại phát triển rất mạnh mẽ.

Nếu như xe xăng đã từng thống trị ngành công nghiệp ô tô, có lẽ giờ đây bạn nên suy nghĩ lại khi xe điện bắt đầu dần trở thành xu hướng trên phạm vi toàn cầu.

Nếu xem lịch sử là nền tảng của các dự báo về tương lai, hẳn là bạn đã có cho mình câu trả lời: vô cùng nhiều chiều hướng.

Các doanh nghiệp giờ đây có nhiều cơ hội và khả năng hơn để tạo ra các ngành (công nghiệp) mới hay đơn giản hơn là phát minh lại cách một ngành nào đó hoạt động (cung-cầu).

Trong đại dương xanh, nhu cầu mới sẽ được tạo ra thay vì là tranh giành lẫn nhau. Có rất nhiều cơ hội để doanh nghiệp vừa phát triển vừa mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

Nếu nhìn về phía trước như cách bạn nhìn lại về lịch sử, đại dương xanh hay các chiến lược đại dương xanh sẽ vẫn là động cơ chính của sự tăng trưởng (bền vững).

Với phần lớn các không gian thị trường lâu đời (established market) tức đại dương đỏ, sẽ dần thu hẹp lại hoặc thậm chí là biến mất.

Ngày nay, với sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ, khi năng suất công nghiệp ngày càng được cải thiện với một tốc độ chóng mặt hơn, các nhà cung cấp có thể sản xuất các sản phẩm và dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Và khi các rào cản thương mại giữa các quốc gia và khu vực giảm xuống cùng với đó là những thông tin về sản phẩm và giá cả trở nên có sẵn (thậm chí là tức thời) trên toàn cầu, các thị trường ngách và độc quyền đang dần tiếp tục biến mất hoặc không mang đúng bản chất vốn có của nó.

Với các thị trường phát triển (developed market), những nhu cầu mới (New Demand) dường như rất hiếm xuất hiện. Kết quả là, trong phần lớn các ngành công nghiệp, cung vượt cầu (quy luật cung-cầu).

Như MarketingTrips đã đề cập trong một số phần ở trên, hệ luỵ của điều này là các sản phẩm và dịch vụ sẽ dần trở thành những hàng hoá thông thường (Commodity), các cuộc chiến về giá bán sẽ liên tiếp xảy ra và kéo theo đó là tỷ suất lợi nhuận bị thu hẹp.

Theo các nghiên cứu gần đây, các thương hiệu lớn của Mỹ trong nhiều danh mục sản phẩm và dịch vụ ngày càng trở nên giống nhau. Và khi các thương hiệu trở nên tương tự nhau hơn, mọi người ngày càng lựa chọn mua hàng dựa trên giá cả, nói cách khác, các doanh nghiệp đang dồn nhau đến bước chỉ cạnh tranh về giá.

Người tiêu dùng dễ dàng suy nghĩ rằng bột giặt của họ không nhất thiết phải là Tide. Họ cũng không cần phải gắn bó với Colgate khi P/S hay Crest đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn và ngược lại.

Trong các ngành hàng quá đông đúc, việc tạo ra những sự khác biệt cho thương hiệu (Brand) trở nên khó khăn hơn, dù đó là trong những thời kỳ khi nền kinh tế đi lên hay là suy thoái.

Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.

Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.
Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.

Trong khi đại dương xanh hay theo đuổi chiến lược đại dương xanh hiển nhiên là giấc mơ của hầu hết các doanh nghiệp, thật không may, phần lớn trong số đó dường như chìm trong đại dương đỏ của chính họ.

Trong một nghiên cứu phân tích hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ được ra mắt của các doanh nghiệp, người ta thấy rằng có đến 86% các “sản phẩm mới” là mở rộng dòng sản phẩm (product line extensions) hay cải tiến gia tăng đối với các ngành đã có (đã tồn tại) – và chỉ 14% là tạo ra những thị trường (Market) hay ngành công nghiệp mới.

Mặc dù phần mở rộng dòng sản phẩm chiếm đến 62% tổng doanh thu, chúng chỉ mang lại 39% tổng lợi nhuận. Ngược lại, với 14% đầu tư vào việc tạo ra các thị trường và ngành công nghiệp mới, tổng doanh thu mang lại là 38% và lợi nhuận tới 61%.

Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao lại có sự phân hoá lớn như vậy về lợi nhuận giữa đại dương xanh và đại dương đỏ?

Để dễ minh hoạ cho điều này, người ta gắn “đại dương đỏ và đại dương xanh” vào bối cảnh quân sự (chiến tranh), rõ ràng là bạn sẽ mất nhiều “quân” hơn trong một chiến trường quá hẹp với quá nhiều đối thủ (đại dương đỏ).

Ngược lại, trong đại dương xanh, khi bạn kinh doanh ở nơi không có đối thủ cạnh tranh (hoặc có rất ít). “Chiến trường” là của bạn và “quân” của bạn hiển nhiên sẽ khá thông thả.

Khi yếu tố cạnh tranh gia tăng trên phạm vi toàn cầu, một loạt các chiến lược đại dương đỏ sẽ xuất hiện, tất cả đều cho rằng cạnh tranh là cốt lõi của sự thành công và thất bại của một doanh nghiệp.

Ngày nay, khi nói đến khái niệm chiến lược (Strategy), yếu tố cạnh tranh luôn được đi kèm. Thuật ngữ tượng trưng cho điều này là “lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage).

Trong thế giới quan về lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chiến đấu với nhau để trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ của họ và giành được nhiều thị phần hơn trong một không gian thị trường sẵn có.

Mặc dù cạnh tranh là chuyện hết sức bình thường và cần thiết trong bối cảnh kinh doanh. Tuy nhiên, bằng cách chỉ tập trung vào cạnh tranh, các doanh nghiệp đã bỏ qua 2 khía cạnh rất quan trọng (và sinh lợi hơn nhiều) của chiến lược: Một là tìm kiếm và phát triển các thị trường mới nơi có ít hoặc không có sự cạnh tranh (các đại dương xanh) – và hai là khai thác và bảo vệ đại dương xanh.

Hướng tới Chiến lược Đại dương xanh.

Khi nói đến đại dương xanh hay chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy), người ta thắc mắc là loại logic chiến lược nào là cần thiết trong việc tạo ra các đại dương xanh?

Để trả lời câu hỏi này, các nhà phân tích bắt đầu xem xét lại các dữ liệu lịch sử, xem cách các đại dương xanh đã được tạo ra trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Kết quả là:

Đại dương xanh không phải là sự đổi mới về công nghệ.

Trong khi yếu tố công nghệ (các công nghệ mới) cũng liên quan đến việc tạo ra các đại dương xanh, nó không phải là đặc điểm mang tính xác định. Điều này cũng đúng ngay cả trong các ngành công nghệ chuyên sâu.

Đại dương xanh hiếm khi là kết quả của sự đổi mới về công nghệ; công nghệ về cơ bản thường đã tồn tại.

Ngay cả dây chuyền lắp ráp mang tính cách mạng của hãng xe Ford cũng được bắt nguồn từ ngành công nghiệp đóng gói thịt (meatpacking industry) ở Mỹ.

Cũng tương tự như trong ngành công nghiệp ô tô, đại dương xanh trong ngành công nghiệp máy tính không chỉ xuất hiện thông qua sự đổi mới về công nghệ mà còn bằng cách liên kết yếu tố công nghệ tới những gì mà người mua đánh giá cao (người mua cho là có giá trị).

Các doanh nghiệp mới ít gặp rào cản trong việc tạo ra các đại dương xanh — và thường đó cũng chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

GM, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Chrysler là những doanh nghiệp lâu đời trong ngành khi họ tạo ra các đại dương xanh trong ngành công nghiệp ô tô.

IBM và Compaq trong ngành công nghiệp máy tính cũng vậy.

Các tên tuổi như Ford, Apple, Dell và Nickelodeon là những công ty đến sau trong ngành nhưng sau đó cũng đã trở nên vượt trội trong chính ngành của họ.

Điều này cho thấy rằng các công ty mới không gặp bất lợi hay rào cản (ít nhất là quá lớn) trong việc tạo ra những không gian thị trường mới. Các đại dương xanh được tạo ra bởi các công ty này thậm chí còn chính là các hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

Trên thực tế, hầu hết các đại dương xanh đều được tạo ra từ bên trong, chứ không phải bên ngoài, tức là đại dương đỏ của các ngành hiện có.

Điều này cũng chứng minh rằng, quan điểm cho rằng các thị trường mới thường nằm ở đâu đó rất xa xôi hay ngoài ngành là chưa chính xác. Đại dương xanh nằm ở ngay trong ngành, bên cạnh các doanh nghiệp hiện có.

Công ty (doanh nghiệp) và ngành (Industry) không phải là những đơn vị phân tích duy nhất (thậm chí là sai lầm) khi tiếp cận chiến lược đại dương xanh.

Khi tiến hành phân tích cách các đại dương xanh thực sự được tạo ra, yếu tố công ty và ngành dường như không thể giải thích được. Hiếm có một doanh nghiệp nào xuất sắc mãi mãi; cùng một công ty, họ có thể xuất sắc vào lúc này nhưng lại sai lầm vào lúc khác.

Tương tự như vậy, không có ngành nào là xuất sắc vĩnh viễn; và các đại dương xanh sẽ chủ yếu được thúc đẩy từ chính trong nội bộ ngành.

Kết quả là, yếu tố thích hợp nhất để giải thích cho việc tạo ra các đại dương xanh đó là “các bước đi mang tính chiến lược” (strategic move) – nó là tập hợp các hành động và quyết định mang tính chiến lược liên quan đến việc đưa ra các đề xuất kinh doanh (business offering) mới.

Ví dụ, Compaq đã từng bị cho là thất bại vì nó đã bị Hewlett-Packard (HP) mua lại vào năm 2001. Tuy nhiên, số phận cuối cùng của Compaq không làm mất đi hiệu lực của cái gọi là bước đi mang tính chiến lược rất thông minh mà Compaq đã thực hiện khi tạo ra thị trường máy chủ PC rộng lớn trị giá hàng tỷ đô la, công ty này sau đó cũng đã thực hiện một bước đi chiến lược khác với sự trở lại mạnh mẽ vào những năm 1990.

Tạo ra đại dương xanh mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu.

Chiến lược tạo ra đại dương xanh có sức mạnh đến mức chỉ cần một động thái hay bước đi chiến lược đại dương xanh có thể tạo ra những tài sản thương hiệu (brand equity) tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Có thể bạn hay ít người khác có mặt trong thời điểm khi chiếc Model T đầu tiên lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp của Henry Ford vào năm 1908, nhưng doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi đến hôm nay từ bước đi mang tính chiến lược đại dương xanh đó.

IBM cũng vậy, nó được coi là một tổ chức lớn hay thương hiệu mang tính biểu tượng vì nó đã tạo ra nhiều đại dương xanh trong ngành công nghiệp máy tính.

Đối với các tập đoàn hay thương hiệu lớn, đây được xem là động lực và điểm khích lệ để họ tiếp tục nghiên cứu và phát triển (R&D) ra những thứ mới thay vì là lo sợ bị copy (khi các hoạt động R&D thường rất tốn kém).

Các đặc điểm chính được sử dụng để xác định đại dương xanh (và tách biệt với đại dương đỏ).

Cũng từ việc nghiên cứu cách các đại dương xanh được tạo ra, một điểm chung giữa chúng đó là các doanh nghiệp tạo ra đại dương xanh hiếm khi lấy sự cạnh tranh làm tiêu chuẩn hay triết lý kinh doanh, nói cách khác, họ không làm theo các tiêu chuẩn truyền thống như các doanh nghiệp khác vẫn làm.

Trong mắt các doanh nghiệp này, họ không thể tạo ra những bước nhảy vọt về giá trị cho cả người mua và bản thân doanh nghiệp theo cách làm cũ.

Một số điểm nhận diện chiến lược đại dương đỏ.

  • Cạnh tranh trong một không gian thị trường sẵn có.
  • Coi cạnh tranh là nền tảng của sự phát triển.
  • Khai thác các nhu cầu đã tồn tại.
  • Cạnh tranh về giá.

Một số điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh.

  • Tạo ra các không gian thị trường mới.
  • Khiến yếu tố cạnh tranh trở nên mất khả dụng.
  • Nắm bắt và xây dựng các nhu cầu mới.
  • Phá vỡ sự cạnh tranh về giá (có quyền định giá).

Trong các đặc điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh, có lẽ đặc điểm quan trọng nhất là nó bác bỏ đi nguyên lý cơ bản của các chiến lược thông thường: có một sự đánh đổi giữa giá trị (value) và chi phí (cost).

Theo luận điểm này, các doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng với chi phí cao hơn hoặc tạo ra giá trị hợp lý hơn với chi phí thấp hơn. Nói cách khác, chiến lược thực chất là sự lựa chọn giữa yếu tố khác biệt hóa (differentiation) và chi phí thấp (low cost).

Tuy nhiên, như bạn thấy với các chiến lược đại dương xanh, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể theo đuổi và thành công đồng thời vừa có sự khác biệt hóa vừa chi phí thấp.

Bằng cách cắt giảm chi phí đồng thời tăng giá trị cho người mua, một doanh nghiệp có thể đạt được những bước nhảy vọt về giá trị cho cả bản thân doanh nghiệp lẫn khách hàng của họ.

Vì giá trị của người mua (buyer value) đến từ những lợi ích và giá cả mà doanh nghiệp cung cấp, và doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra giá trị cho chính họ thông qua cấu trúc chi phí và giá cả, chiến lược đại dương xanh chỉ đạt được khi toàn bộ hệ thống các yếu tố như lợi ích, giá cả và chi phí được điều chỉnh phù hợp.

Chính cách tiếp cận toàn hệ thống (whole-system approach) này đã làm cho việc hình thành các đại dương xanh trở thành một chiến lược bền vững.

Kết luận.

Trong khi việc theo đuổi chiến lược đại dương xanh hay đại dương đỏ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đã phân tích, từ bối cảnh kinh doanh, nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp đến cả nhận thức về tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (và người làm marketing).

Bằng cách hiểu rõ tường tận các lý thuyết nền tảng của cái gọi là chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ, bạn có thể bắt đầu đưa ra những quyết định và bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách Coca-Cola sử dụng AI cho Marketing và Quảng cáo

Cùng khám phá cách gã khổng lồ ngành F&B Coca-Cola sử dụng Generative AI (trí tuệ nhân tạo tổng hợp) cho các hoạt động marketing và quảng cáo của thương hiệu.

Cách Coca-Cola sử dụng AI cho Marketing và Quảng cáo
Cách Coca-Cola sử dụng AI cho Marketing và Quảng cáo

Trong làn sóng ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào các hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp năm 2023, gã khổng lồ ngành F&B Coca-Cola đã sử dụng các công nghệ AI từ OpenAI (ChatGPT) và Stable Diffusion để xây dựng từ các chiến dịch quảng cáo, content marketing, video marketing và hơn thế nữa.

Các chiến dịch này được chứng minh là vừa có tác động mạnh mẽ đến hiệu suất marketing nói chung của Coca-Cola, vừa mang lại những trải nghiệm mới mẻ của thương hiệu với khách hàng.

Cùng khám phá cách gã khổng lồ ngành F&B sử dụng Generative AI (trí tuệ nhân tạo tổng hợp) cho các hoạt động marketing và quảng cáo của thương hiệu qua phân tích dưới đây.

1. Coca-Cola sử dụng chatbot AI từ các quảng cáo tìm kiếm địa phương để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Chatbot AI của Coca-Cola được quảng cáo thông qua các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội Instagram, kết nối khách hàng tiềm năng với các nhà hàng địa phương, khách hàng có thể gửi tin nhắn trực tiếp hay tương tác với các chatbot nếu có yêu cầu thêm.

Sau khi tìm được nhà hàng phù hợp, khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào OpenTable (nền tảng đặt chỗ) để tìm hiểu thêm về nhà hàng đó hoặc đặt chỗ.

Coca-Cola sử dụng công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft cho các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu:

  • Sử dụng công nghệ của OpenAI cho một số trải nghiệm AI tổng quát của thương hiệu.
  • Microsoft giới thiệu OpenTable trong trò chuyện Bing AI để kết nối người dùng với các nhà hàng lân cận.
  • Microsoft đã hợp tác với Meta để đưa tính năng tìm kiếm Bing vào các chatbot Meta AI.

Một quảng cáo tương tự trên Facebook sẽ dẫn khách hàng đến phần tin nhắn trực tiếp trên Messenger.

Để khiến cho quá trình đặt chỗ trở nên thuận tiện hơn, chatbot đã sử dụng địa chỉ email chính là email của tài khoản của người dùng làm mặc định (tương tự như cách người dùng đăng ký mẫu khách hàng tiềm năng từ quảng cáo khách hàng tiềm năng trên Facebook).

2. Coca-Cola sử dụng trình tạo hình ảnh bằng AI được hỗ trợ bởi công nghệ GPT-4 và DALL·E để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Vào đầu năm 2023, Bain & Company đã công bố hợp tác với OpenAI để cung cấp cho các doanh nghiệp như Coca-Cola những cách thức nâng cao khi sử dụng GPT-4 và DALL·E.

Với công nghệ AI riêng biệt này, Coca-Cola đã tạo ra nền tảng Real Magic, cho phép người dùng tự tạo ra các tác phẩm nghệ thuật gốc bằng cách sử dụng nội dung từ kho lưu trữ của Coca-Cola.

Vào những ngày lễ, người dùng có thể tạo ra các tấm thiệp chúc mừng để gửi cho gia đình và bạn bè.

Một loạt các chiến dịch quảng cáo đã được chạy để quảng bá cho ứng dụng mới này.

3. Coca-Cola sử dụng AI để xây dựng các cuộc thi về nội dung do người dùng tạo (UGC).

Đầu năm nay, sau khi tuyên bố hợp tác với OpenAI, Coca-Cola đã mời những nhà sáng tạo nội dung tham gia cuộc thi Create Real Magic để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật gốc với nội dung mang thương hiệu Coca-Cola, GPT-4 và DALL·E.

Chiến dịch đã chứng minh cách một thương hiệu có thể truyền cảm hứng cho người hâm mộ hay khách hàng bằng các nội dung do người dùng tạo ra từ việc sử dụng các đồ hoạ đơn giản.

4. Coca-Cola sử dụng AI cho Video Marketing.

Coca-Cola tiếp tục quảng bá Real Magic trong Masterpiece, một video tái tưởng tượng điển hình của Coca-Cola.

Các tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra có nội dung mang thương hiệu Coca-Cola cũng có sẵn dưới dạng nội dung kỹ thuật số có thể sưu tầm được.

5. Coca-Cola sử dụng AI cho trải nghiệm quảng cáo ngoài trời (OOH).

Coca-Cola Creations chọn cách kết thúc một năm phát hành phiên bản giới hạn với trải nghiệm quảng cáo OOH kéo dài một tuần mang tên “Destination Y3000” ở Las Vegas, Mỹ.

Chiến dịch được sử dụng để quảng bá Y3000 mới của Coca-Cola, loại hương vị đầu tiên được tạo ra bởi sự phối hợp giữa con người và trí tuệ nhân tạo (AI).

6. Coca-Cola sử dụng Stable Diffusion để thúc đẩy trải nghiệm sản phẩm.

Với hoạt động Product Marketing, Coca-Cola đã tận dụng các công nghệ AI từ công cụ Stable Diffusion để thúc đẩy trải nghiệm hương vị mới của sản phẩm thông qua công nghệ thực tế tăng cường (AR).

Sau khi quét mã QR và truy cập ứng dụng, công cụ sẽ chuyển bất cứ hình ảnh nào do người dùng cung cấp thành các “hình ảnh của tương lai” được tưởng tượng bởi AI.

Kết luận.

Trong suốt năm 2023, khi các thương hiệu và doanh nghiệp không ngừng nói về AI cũng như các ứng dụng của nó, Coca-Cola cũng liên tục áp dụng các công nghệ AI từ OpenAI và Stable Diffusion vào hoạt động marketing và quảng cáo nhằm mục tiêu vừa gia tăng mức độ kết nối với khách hàng, vừa thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung.

Từ các chatbot AI có khả năng tương tác, các cuộc thi nội dung do người dùng tạo ra, những trải nghiệm thực tế tăng cường sống động đến các mẫu quảng cáo OOH kiểu mới, Coca-Cola thể hiện rõ tham vọng theo đuổi việc ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động marketing để thu hút khách hàng theo những cách mới lạ và sáng tạo nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

9 xu hướng Marketing sẽ bùng nổ vào năm 2024

Nếu bạn là người làm marketing đang tìm kiếm các chiến lược tiếp cận marketing mới trong năm 2024 thì bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết. Cùng MarketingTrips khám phá các xu hướng Marketing 2024 được dự báo là sẽ phát triển bùng nổ vào năm mới, việc cập nhật sớm các chiến thuật mới sẽ giúp doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội thành công đột phá hơn trên thị trường.

Xu hướng Marketing 2024
9 xu hướng Marketing sẽ bùng nổ vào năm 2024

Khi 2023 đang đi đến những ngày cuối cùng, đây chính là thời điểm mà những người làm marketing bắt đầu chuẩn bị dần các chiến lược và kế hoạch marketing cho năm tiếp theo 2024.

Nếu bạn là một Marketer hay thậm chí là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm các xu hướng làm marketing được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong năm 2024 với mục tiêu giành được nhiều cơ hội hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều dữ liệu quan trọng làm kim chỉ nam cho hành động.

Dưới đây là phân tích chi tiết các xu hướng Marketing được dự đoán là sẽ bùng nổ trong năm 2024 và tương lai gần.

1. Tận dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) vào hoạt động Marketing là xu hướng đầu tiên trong năm 2024.

Vốn được cho là các xu hướng công nghệ của tương lai được hỗ trợ mạnh mẽ bởi AI, thực tế ảo và thực tế tăng cường cho phép khách hàng trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp theo cách trực quan nhất. Với các sản phẩm bán lẻ trực tuyến, khách hàng có thể “thử” sản phẩm của doanh nghiệp mà không cần phải đến cửa hàng hoặc tương tác với sản phẩm thật.

Vào năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp hơn sử dụng các công nghệ này để:

  • Tạo ra nhiều trải nghiệm có tính tương tác cao hơn giữa thương hiệu và khách hàng.
  • Ứng dụng VR và AR trong quảng cáo sản phẩm và dịch vụ.

2. Nội dung tương tác.

Nội dung tương tác (Interactive content) là một loại nội dung (Content) Marketing đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng và khuyến khích họ thực hiện tương tác ngược trở lại. Những tương tác này có thể đơn giản là nhấp chuột, thích, chia sẻ bài viết đến những hành động phức tạp hơn như tham gia khảo sát hoặc làm bài quiz hay test tính cách.

Nội dung tương tác có thể được sử dụng để đạt được nhiều mục tiêu Marketing khác nhau, bao gồm:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Nội dung tương tác có thể giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người dùng và khiến họ nhớ đến thương hiệu nhiều hơn.
  • Củng cố mối quan hệ với khách hàng: Nội dung tương tác có thể giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ.
  • Thúc đẩy chuyển đổi: Nội dung tương tác có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi, chẳng hạn như bán hàng, đăng ký nhận bản tin, tải xuống tài liệu hoặc để lại thông tin tư vấn (Lead).

Có rất nhiều loại nội dung tương tác khác nhau, bao gồm:

  • Bài trắc nghiệm: Bài trắc nghiệm là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của người dùng và cung cấp cho họ nhiều thông tin hữu ích từ thương hiệu.
  • Hình ảnh tương tác: Hình ảnh tương tác có thể giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp của mình một cách sáng tạo và hấp dẫn.
  • Video tương tác: Video tương tác có thể giúp doanh nghiệp kể chuyện và thu hút sự chú ý của người dùng. Storytelling là từ khoá cho chiến thuật này.
  • Trò chơi (Gamification): Trò chơi là một cách tiếp cận thú vị để giải trí và giáo dục người dùng.
  • Ứng dụng: Ứng dụng có thể giúp doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm tương tác cho người dùng trên thiết bị di động.

Để có thể tạo ra các nội dung tương tác hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu Marketing của mình trước khi bắt đầu tạo nội dung tương tác.
  • Xác định đối tượng mục tiêu: Doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình để tạo ra nội dung phù hợp.
  • Thiết kế nội dung hấp dẫn: Nội dung tương tác cần được thiết kế hấp dẫn và lôi cuốn để thu hút sự chú ý của người dùng.
  • Khuyến khích tương tác: Nội dung tương tác cần khuyến khích người dùng tương tác để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Nội dung tương tác đang ngày càng trở nên phổ biến trong các chiến dịch Marketing. Bằng cách sử dụng nội dung tương tác một cách hiệu quả, doanh nghiệp hay thương hiệu có thể đạt được nhiều mục tiêu Marketing khác nhau đồng thời xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.

3. Marketing Automation và AI (Trí tuệ nhân tạo).

Với tư cách là một marketer, thuật ngữ tự động hoá tiếp thị hay Marketing Automation chắc có lẽ không còn là thứ mới mẻ, tuy nhiên vào năm 2024, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI, các thương hiệu sẽ bắt đầu ứng dụng rộng rãi hơn vào các hoạt động kinh doanh của mình.

Tuỳ vào từng mục tiêu và bối cảnh khác nhau, doanh nghiệp có thể tận dụng AI và các công cụ Marketing Automation theo các cách khác nhau như tối ưu hóa chiến lược Marketing và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng với thương hiệu, hay sử dụng hệ thống tự động hóa để quản lý chiến lược quảng cáo trực tuyến và chiến dịch Marketing.

4. Marketing thông minh dựa trên dữ liệu là xu hướng Marketing tiếp theo có thể được ứng dụng rộng rãi hơn trong năm 2024.

Vào năm 2024 và xa hơn thế nữa, dữ liệu tiếp tục là nền tảng thành công cho mọi hoạt động marketing.

Nhờ vào các yếu tố công nghệ giúp cho việc có được dữ liệu thuận tiện và chi tiết hơn, các thương hiệu có nhiều cách hơn để tìm hiểu về hành vi và nhu cầu của khách hàng.

Người làm Marketing theo đó có thể tối ưu hóa các chiến lược Marketing dựa trên phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ học máy (Machine Learning).

Trong khi điều này vẫn là một rào cản với các doanh nghiệp nhỏ vốn có ít nguồn lực về công nghệ, tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng dễ tiếp cận hơn, điều này càng dễ khả thi hơn.

5. Chăm sóc khách hàng tăng cường bằng chatbot AI.

Cũng tương tự như khái niệm Marketing Automation, chatbot cũng đã được ứng dụng khá rộng rãi trong những năm trở lại đây, tuy nhiên, các chatbot AI thế hệ mới có thể mang lại nhiều giá trị hơn so với các chatbot truyền thống trước đó.

Doanh nghiệp có thể sử dụng chatbot và trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp các hỗ trợ tức thì và cá nhân hóa cho khách hàng hay đơn giản là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng thông qua các dịch vụ tự động hóa.

6. Social Media Marketing trên các nền tảng mới.

Vào năm 2023, các nền tảng mạng xã hội tiếp tục là “điểm tiếp xúc” quan trọng của phần lớn khách hàng trong hành trình mua hàng của họ, các nền tảng như TikTok hay Facebook theo đó cũng được hưởng lợi từ việc khách hàng không chỉ tương tác mà còn mua sắm cả trong ứng dụng.

Tuy nhiên, khi kỳ vọng rằng AI có thể giúp tạo ra nhiều nền tảng và không gian ảo khác, các thương hiệu có thể sẽ bắt đầu tận dụng các nền tảng mới này cho mục tiêu của họ.

Miễn là ở đâu có khách hàng mục tiêu, đó là nơi doanh nghiệp cần để mắt tới.

7. Quảng cáo 360 độ cũng là một xu hướng làm Marketing hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2024 (và tương lai gần).

Vào năm 2024 này, nhiều thương hiệu hơn sẽ bắt đầu tăng cường trải nghiệm của người dùng thông qua cảm nhận tương tác và các phương tiện trải nghiệm mới như quảng cáo 360 độ.

Quảng cáo 360 độ là một chiến lược Marketing tích hợp, sử dụng nhiều kênh và phương tiện khác nhau để tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua sắm. Chiến lược này nhằm mục đích tạo ra một trải nghiệm liền mạch và toàn diện cho khách hàng, từ khi họ nhận thức về thương hiệu đến khi họ mua hàng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Quảng cáo 360 độ bao gồm các kênh và phương tiện như:

  • Quảng cáo truyền thống: Bao gồm báo chí, truyền hình, đài phát thanh, tạp chí,…
  • Quảng cáo trực tuyến: Bao gồm tiếp thị qua email, quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên các trang web và ứng dụng,…
  • Quảng cáo tương tác: Bao gồm trò chơi, ứng dụng, nội dung video và hình ảnh tương tác,…
  • Quảng cáo cá nhân hóa: Bao gồm các chiến dịch Marketing dựa trên dữ liệu về khách hàng, chẳng hạn như sở thích, hành vi mua sắm,…

Quảng cáo 360 độ có một số lợi ích sau:

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Bằng cách sử dụng nhiều kênh và phương tiện khác nhau, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi, bất cứ lúc nào.
  • Tăng hiệu quả Marketing: Quảng cáo 360 độ có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu Marketing khác nhau, chẳng hạn như tăng độ nhận biết thương hiệu, thúc đẩy bán hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng,…
  • Tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng: Quảng cáo 360 độ giúp khách hàng có được trải nghiệm nhất quán và toàn diện về thương hiệu, từ khi họ nhận thức về thương hiệu đến khi họ mua hàng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tuy nhiên, quảng cáo 360 độ cũng có một số thách thức sau:

  • Tốn kém: Quảng cáo 360 độ đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều nguồn lực, bao gồm tiền bạc, thời gian và nhân lực.
  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ: Để quảng cáo 360 độ hiệu quả, doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau, chẳng hạn như bộ phận marketing, bộ phận bán hàng và bộ phận chăm sóc khách hàng.

Để triển khai một chiến dịch quảng cáo 360 độ hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu Marketing của mình trước khi bắt đầu triển khai chiến dịch.
  • Xác định đối tượng mục tiêu: Doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình để tạo ra nội dung phù hợp.
  • Xây dựng chiến lược: Doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược quảng cáo 360 độ toàn diện, bao gồm các mục tiêu, kênh, phương tiện và ngân sách.
  • Theo dõi và đánh giá: Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

Quảng cáo 360 độ là một chiến lược Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua sắm.

Bằng cách sử dụng nhiều kênh và phương tiện khác nhau, doanh nghiệp có thể tạo ra một trải nghiệm liền mạch và toàn diện cho khách hàng, từ khi họ nhận thức về thương hiệu đến khi họ mua hàng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

8. Video Marketing (và các hình thức marketing trực quan khác).

Video Marketing là khái niệm đề cập đến việc thương hiệu sử dụng nội dung video để truyền tải các thông điệp của thương hiệu tới khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng Video Marketing để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay thậm chí là bán hàng.

Trong khi Video Marketing không phải là thuật ngữ mới, tuy nhiên nhờ vào AI, doanh nghiệp sẽ có nhiều cách hơn để sáng tạo video, bao gồm các định dạng video khác nhau.

Sự phát triển mạnh mẽ của TikTok, Shorts, Reels hay cả các thiết bị TV thông minh, chính là tiền đề để Video Marketing có thể trở nên phổ biến hơn và được nhiều người dùng chấp nhận hơn.

9. Xu hướng làm Marketing dựa trên yếu tố bền vững và trách nhiệm xã hội cũng hứa hẹn sẽ bùng nổ vào năm 2024.

Khi nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, họ bắt đầu có xu hướng quan tâm nhiều hơn chỉ là lợi ích của sản phẩm và dịch vụ. Họ sẽ bắt đầu đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR), yếu tố tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp (tính bền vững) và hơn thế nữa.

Để có thể thúc đẩy sức ảnh hưởng của thương hiệu với khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng cường xây dựng các chiến lược Marketing dựa trên những yếu tố này, hãy cho khách hàng thấy rằng, doanh nghiệp không chỉ bán hàng hay coi trọng lợi nhuận mà còn quan tâm cả đến những vấn đề lớn hơn của cộng đồng và xã hội.

Kết luận.

Trên đây là một số xu hướng Marketing chính được cho là sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và xa hơn thế nữa trong tương lai gần. Hy vọng với những thông tin có được, các marketer hay doanh nghiệp có thể có nhiều ý tưởng hơn cho chiến lược tiếp cận của mình.

Việc cập nhật sớm các chiến thuật mới sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội thành công hơn trên thị trường đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một vài chiến lược Marketing trên TikTok giúp tăng độ nhận biết thương hiệu và tương tác

TikTok là ứng dụng chia sẻ video dạng ngắn cho phép người dùng tạo và chia sẻ các video dài 15 giây đến 10 phút về bất kỳ chủ đề nào. Cùng với Snapchat, TikTok là một trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới, vượt qua hơn 2 tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu và hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Một vài chiến lược Marketing trên TikTok giúp tăng độ nhận biết thương hiệu và tương tác

Cũng tương tự như mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram,TikTok phổ biến chủ yếu đối với Gen Z và Gen Y (Millennials) với Gen Z chiếm khoảng hơn 60% lượng người dùng trên nền tảng.

Ở khía cạnh Marketing, TikTok có thể được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành với khách hàng hay bán hàng (qua TikTok Shop).

Nếu TikTok là một trong những ưu tiên của thương hiệu của bạn, dưới đây là các chiến lược marketing có thể thúc đẩy hiệu suất của thương hiệu mà bạn có thể tham khảo.

Chuyển sang sử dụng TikTok ở chế độ doanh nghiệp.

Một trong những bước quan trọng nhất khi bạn bắt đầu xuất hiện trên TikTok với tư cách là một thương hiệu đó là chuyển sang sử dụng tài khoản doanh nghiệp. Tất cả những gì bạn cần làm để chuyển sang tài khoản doanh nghiệp đó là cài đặt ở phần quản lý tài khoản và chọn chế độ “Doanh nghiệp” (Business) thay vì là nhà sáng tạo (Creator).

Tài khoản doanh nghiệp sẽ cung cấp cho bạn quyền truy cập vào nhiều tính năng hơn, bao gồm cả gói doanh nghiệp nơi bạn có thể tìm thấy các chức năng như:

  • Phân tích: Xem sự phát triển của tài khoản.
  • Trung tâm sáng tạo kinh doanh: Là nơi bạn có thể tìm kiếm cảm hứng sáng tạo từ các video hấp dẫn và thịnh hành trên nền tảng.
  • Đăng ký doanh nghiệp: Cho phép bạn hiển thị website và danh mục kinh doanh trên tài khoản của mình.
  • Nội dung có thương hiệu (Branded Content): Nơi quản lý tất cả các mối quan hệ đối tác và cộng tác của thương hiệu.

Sử dụng các thẻ hashtags thịnh hành.

Được sử dụng chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội, hashtag là thẻ được sử dụng bằng cách thêm các ký tự liền kề vào ngay sau dấu # ví dụ #tiktok.

Tuỳ thuộc vào từng nền tảng khác nhau với các thuật toán khác nhau mà các thẻ hashtag này được hoạt động theo các cách khác nhau.

Trên TikTok, hashtag có thể thúc đẩy khả năng được khám phá. Với tư cách là một doanh nghiệp, bạn cần tìm kiếm những thẻ hashtag thịnh hành sau đó đưa chúng vào các nội dung (bài đăng) liên quan. Bạn cũng có thể sử dụng tab khám phá của TikTok để khám phá những thẻ hashtag thịnh hành này.

Tận dụng các xu hướng âm thanh.

Tương tự như hashtag, các âm thanh thịnh hành cũng sẽ mang lại khả năng hiển thị cao hơn cho nội dung của bạn.

Bạn có thể sử dụng các âm thanh thịnh hành hoặc biến nó thành âm thanh riêng của thương hiệu bằng cách phối lại sao cho phù hợp với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Bạn có thể tìm thấy các âm thanh thịnh hành từ thư viện âm thanh của TikTok hoặc bạn cũng có thể có thể tìm kiếm nó từ chính phần tìm kiếm với các từ khoá như “âm thanh thịnh hành” hay “âm thanh đang được lan truyền”.

Một khi bạn đã tìm thấy các âm thanh thịnh hành, bạn cũng sẽ thấy các xu hướng đi kèm với âm thanh đó. Từ đây, bạn có thể bắt đầu quay một video, nhảy một đoạn hoặc thể hiện một vài biểu cảm cơ thể nào đó.

Cộng tác và hợp tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok.

Nếu thương hiệu của bạn muốn tăng phạm vi tiếp cận tự nhiên, bạn có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok, cũng tương tự như trên các nền tảng khác, bạn cần tìm kiếm và hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) liên quan đến thương hiệu, những người mà người theo dõi họ là đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Bằng cách cộng tác với những người có ảnh hưởng, thay vì thương hiệu chủ động truyền tải các thông điệp thường là ít có sự tin tưởng hơn, hãy để những người có ảnh hưởng làm điều đó. Đại diện cho thương hiệu, những người có ảnh hưởng sẽ giúp thương hiệu kết nối một cách gần gũi và chân thực hơn với khách hàng.

Tích cực trả lời và tạo ra các cuộc thảo luận trên các bài đăng.

Theo thuật toán của TikTok, nền tảng này sẽ cố gắng thúc đẩy phạm vi tiếp cận của các nội dung mà nền tảng cho là phù hợp với sở thích của người dùng, và có nhiều lượt tương tác qua lại giữa thương hiệu với người dùng chính là một trong các dấu hiệu quan trọng cho điều này.

Để có thể có được nhiều lượt bình luận hơn, bên cạnh việc chủ động mời gọi người dùng tương tác bằng cách thể hiện quan điểm của họ, xây dựng các chiến lược nội dung gắn liền với sở thích của họ, thương hiệu có thể tích cực trả lời các bình luận đồng thời đặt ngược lại câu hỏi để tạo ra các cuộc thảo luận liên tục và sâu hơn.

Sử dụng các hiệu ứng TikTok trong bài đăng.

Một trong những cách khác để trở nên nổi bật hơn trên TikTok đó là sử dụng các hiệu ứng vốn đã góp phần tạo nên TikTok.

Bằng cách sử dụng các bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo của TikTok, thương hiệu có thể vừa bắt kịp các xu hướng được xem là yếu tố cốt lõi của các nội dung TikTok vừa có thể thể hiện được cá tính của thương hiệu theo cách phù hợp với nền tảng nhất.

TikTok cũng có sẵn một thư viện hiệu ứng mà thương hiệu có thể lựa chọn.

Tận dụng quảng cáo TikTok để thúc đẩy hiệu suất nhanh và rộng hơn.

Khi nói đến hoạt động quảng cáo, dù là trên TikTok hay trên các nền tảng khác, một trong những chiến lược hiệu quả nhất đó là tận dụng các nội dung do người dùng tạo ra (UGC) để quảng cáo.

Dưới đây là một số loại quảng cáo phổ biến mà bạn có thể sử dụng:

  • Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu: Quảng cáo được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” của người dùng.
  • Quảng cáo hình ảnh và video: TikTok hiện hỗ trợ cả quảng cáo hình ảnh và video.
  • Quảng cáo Spark: Theo mô tả của TikTok, “Quảng cáo Spark là định dạng quảng cáo tự nhiên (Native Ad) cho phép thương hiệu tận dụng các bài đăng TikTok tự nhiên để quảng cáo.
  • Quảng cáo quay vòng: Là quảng cáo có nhiều hình ảnh khác nhau cùng chạy trong một quảng cáo.

Ngoài ra, TikTok còn có các định dạng quảng cáo khác dành cho các thương hiệu được quản lý như: Quảng cáo Topview, Thử thách hashtag có thương hiệu (Branded hashtag challenge) và Hiệu ứng có thương hiệu (Branded effects).

Kết luận: Một số lưu ý chính khi làm Marketing trên TikTok.

  • TikTok là một trong những ứng dụng được truy cập nhiều nhất trên thế giới – và do đó, mọi doanh nghiệp đều nên coi đây là một phần trong chiến lược truyền thông xã hội của thương hiệu.
  • TikTok đang làm thay đổi cách các hoạt động thương mại trực tuyến được vận hành và với tư cách là một doanh nghiệp, đây là thời điểm bạn nên cân nhắc nó để xây dựng thương hiệu và bán hàng.
  • TikTok sẽ rất phù hợp với Gen Z.
  • Tận dụng các thẻ hashtag, âm thanh và bài đăng theo xu hướng một cách nhất quán là cách thương hiệu có thể nâng cao khả năng được khám phá cho doanh nghiệp của mình trên TikTok.
  • Đừng quên quảng cáo để thúc đẩy nhanh hơn hiệu suất của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B

Các nghiên cứu mới đây từ MIT cho thấy các nền tảng B2B (Business-to-business) hiện vẫn đang ở trong một thị trường mới nổi (emerging market) và đang phải đấu tranh để tồn tại và phát triển.

3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B
3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B

Theo đó, trong khi các nền tảng B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) như Uber, Airbnb hay Amazon đã trở thành những câu chuyện thành công trong kinh doanh.

Hầu hết các nền tảng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) hiện vẫn đang ở trong giai đoạn ra mắt (24%) hoặc giai đoạn mở rộng quy mô (60%).

Các nghiên cứu mới của Capgemini Invent và MIT về Kinh tế số (Digital Economy) cho thấy các mô hình nền tảng B2C vốn không chuyển trực tiếp sang mô hình B2B, các nền tảng B2B theo đó lại có các yêu cầu tích hợp riêng.

Mục tiêu của các nền tảng B2B và B2C cũng khác nhau: trong khi các nền tảng B2C thường được sinh ra để giải quyết những thất bại (hiện có) của thị trường, nền tảng B2B lại nhắm đến sự thất bại trong cách phối hợp (giữa nhiều biến thể khác nhau).

Theo giáo sư Geoffrey Parker của Đại học Dartmouth, những sự khác biệt này giải thích lý do tại sao các nền tảng B2B vẫn là một thị trường mới nổi (emerging market).

Ông nói: “Trong không gian B2B, chúng tôi chưa nhận thấy thực sự rõ nét khái niệm kẻ thắng cuộc giành được tất cả (winner-takes-all).”

“B2B có xu hướng có nhiều biến thể, chi phí tích hợp rất lớn và một môi trường phức tạp, chính điều này khiến cho việc đạt được những quy mô lớn như B2C là rất khó khăn.”

4 loại hình chính của các nền tảng B2B.

Về tổng thể, các nền tảng B2B (B2B Platform) hoạt động theo 4 loại hình chính dưới đây:

  • Các nền tảng được hỗ trợ bởi công nghệ: Các nền tảng này khai thác những yếu tố công nghệ như Internet of Things (IoT) hoặc tự động hóa quy trình để mang đến những cơ hội đổi mới mới.
  • Các sản phẩm và dịch vụ thông minh: Các nền tảng này hướng tới mục tiêu làm phong phú thêm các sản phẩm và tài sản hiện có bằng các dịch vụ và chức năng kỹ thuật số mới.
  • Nền tảng cộng tác và tổng hợp dữ liệu: Các nền tảng này đóng vai trò thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho quá trình phân tích. Các nền tảng CDP của Adobe hay cộng tác như Slack hoạt động theo mô hình này.
  • Thị trường (Marketplace): Các nền tảng này giúp đơn giản hoá các giao dịch cung và cầu (mua-bán) đối với hàng hóa và dịch vụ.

3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B.

Tuỳ thuộc vào việc các nền tảng tập trung vào giao dịch mua bán hay tập trung vào dữ liệu, các cơ hội có được sẽ có thể khác nhau, dưới đây là 3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B:

  • Mạng lưới (Network): Đây là lúc doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như tính mở của nền tảng, mô hình kinh doanh khả thi nhất, và bao gồm cả việc xác định liệu doanh thu bổ sung của nền tảng có phải là thước đo chính cho sự thành công hay không.
  • Mô hình hoạt động: Vì là nền tảng B2B, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến những thách thức có thể xảy ra do nhu cầu tích hợp với cơ sở hạ tầng hiện có của phía khách hàng (doanh nghiệp sử dụng nền tảng). Doanh nghiệp cũng cần xác định xem là sẽ tự xây dựng các tính năng và chiến lược dữ liệu hay thuê ngoài những chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng các nền tảng B2B.
  • Tiếp cận thị trường (Go-to-market): Sau khi hoàn tất các yếu tố mang tính nền tảng, doanh nghiệp phải tính đến chiến lược tiếp cận thị trường. Làm sao để các doanh nghiệp sử dụng nền tảng thấy được giá trị của việc sử dụng nền tảng mới, đặc biệt nếu thành công của khách hàng gắn liền với việc chia sẻ dữ liệu và tích hợp hệ thống. Doanh nghiệp cũng cần làm rõ về quyền sở hữu dữ liệu và các vấn đề pháp lý khác, chứng minh cho khách hàng thấy việc sử dụng hay tham gia vào nền tảng sẽ không làm mất đi sức mạnh của họ trên thị trường (market power).

Điểm mấu chốt là sự thành công của nền tảng B2B đòi hỏi nhiều thứ hơn là một nền tảng công nghệ có nhiều chức năng.

Một số dữ liệu đáng chú ý khác từ nghiên cứu.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều hiểu biết quan trọng về các nền tảng B2B.

  • Động lực chính để xây dựng và ra mắt các nền tảng B2B đó là tạo ra các kênh bán hàng mới cho các lĩnh vực kinh doanh hiện tại (43%), để thúc đẩy doanh thu trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại (40%) và để phát triển các dòng doanh thu và mô hình kinh doanh mới (34%).
  • Hơn một nửa (55%) nền tảng công nghệ được vận hành bởi các doanh nghiệp lớn và chỉ 10% do các công ty khởi nghiệp (ít nguồn lực) vận hành.
  • Hơn một phần ba (35%) nền tảng không nắm bắt được cơ hội của hiệu ứng mạng lưới do thiếu sự tích hợp của các cổng dữ liệu.
  • “Tích hợp” cho đến nay vẫn là thách thức lớn nhất của các nền tảng: 70% các nền tảng cần khả năng tích hợp để mở rộng quy mô.

Bạn cũng có thể xem và tải xuống báo cáo chi tiết tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cuộc cách mạng xây dựng thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số

Nếu như từng có những quan điểm cho rằng cái gọi là “Thương hiệu” không thể được xây dựng thông qua các nền tảng kỹ thuật số (Digital Platforms) thì có lẽ giờ đây là lúc họ cần suy nghĩ lại.

Cuộc cách mạng xây dựng thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số
Cuộc cách mạng xây dựng thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số

Trước kỷ nguyên kỹ thuật số, khi các quảng cáo truyền thống như quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo trên TV vẫn được xem là con đường duy nhất để xây dựng thương hiệu (Brand).

Ngay cả những thời kỳ đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật số, nhiều quan điểm vẫn cho rằng các nền tảng hay phương tiện kỹ thuật số không thể xây dựng thương hiệu hoặc không có thương hiệu nào được xây dựng chỉ bằng mạng xã hội.

Tất nhiên, nếu như bạn quan sát trên thực tế, sẽ hiếm có thương hiệu nào được xây dựng chỉ bằng quảng cáo, thay vào đó, thương hiệu được hình thành dựa trên nhiều lực kết hợp khác nhau của marketing và hoạt động tổ chức kinh doanh.

Quảng cáo, suy cho cùng cũng chỉ là một hoạt động bắt buộc phải có của các thương hiệu yếu chứ không phải của các thương hiệu mạnh hay là “cánh tay đắc lực” của các ‘Market Leader’ trên thị trường.

Theo nghĩa này, quảng cáo trực tuyến (Online, Digital Advertising) cũng không thể tự nó xây dựng thương hiệu mà đơn giản là nó đóng góp một phần (quan trọng) vào quá trình xây dựng thương hiệu.

Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng “Thương hiệu” (Brand) không thể được xây dựng chỉ thông qua các nền tảng kỹ thuật số, nhiều bằng chứng hay số liệu đã chứng minh điều ngược lại. Hiển nhiên, thương hiệu không thể được xây dựng từ quảng cáo, nó hoàn toàn có thể được xây dựng trên môi trường kỹ thuật số.

Khi chúng ta đang ở cái thời kỳ có thể được gọi là “chuyển giao”, khi các yếu tố công nghệ, đặc biệt là AI( trí tuệ nhân tạo) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và cũng thể hiện được vai trò quan trọng của nó, khi người tiêu dùng rõ ràng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ các thương hiệu có cách tiếp cận công nghệ phù hợp, câu chuyện xây dựng thương hiệu hay xây dựng các cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ không ngừng được chuyển đổi.

Cuộc chiến của các nền tảng.

Về tổng thể, từ thời điểm khi các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google hay Facebook, các nền tảng này vẫn liên tục cuộc đua giành thị phần (Market Share) quảng cáo với các nền tảng truyền thống như báo in (Print Ad), Radio hay TV.

Google và Meta (công ty mẹ của Facebook) đã tạo ra một tỷ lệ chưa từng có trong chi tiêu quảng cáo toàn cầu trong hai thập kỷ qua. Từ chỗ cạnh tranh, các nền tảng này hiện đang thống trị thị trường quảng cáo, ở nhiều thị trường khác nhau, ngân sách chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số vượt xa ngân sách chi tiêu cho các kênh quảng cáo truyền thống (Traditional Advertising).

Mức độ tăng trưởng của quảng cáo kỹ thuật số sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tới (Theo số liệu MarketingTrips cập nhật mới nhất từ Statista), bên cạnh đó là sự trỗi dậy của các nền tảng xã hội, sự phát triển vượt bậc của các mạng quảng cáo bán lẻ (retail media) và hơn thế nữa.

Về phía các nền tảng, hiển nhiên, bảo vệ thị phần hay ngân sách chi tiêu quảng cáo (của các nhà quảng cáo, của các thương hiệu) hiện có là điều bắt buộc, tuy nhiên, các nền tảng này còn không ngừng tìm cách mở rộng thị phần thông qua các tính năng hay định dạng quảng cáo mới, con đường này sẽ dường như khó có thể dừng lại khi hành vi của người tiêu dùng không ngừng thay đổi.

Việc YouTube thêm Shorts hay Instagram thêm Reels để cạnh tranh với TikTok là những minh chứng cụ thể cho điều này.

Sự trỗi dậy của video.

Theo số liệu ước tính, hiện có đến 80% lưu lượng truy cập internet toàn cầu (internet traffic) đến từ video, các video kỹ thuật số hiện đang thống trị cách người dùng trải nghiệm các nội dung trực tuyến, từ để giải trí, đến cả mua sắm.

Khi video hay các định dạng nội dung trực quan (visual content) khác vốn dĩ mang lại những tác động cảm xúc cao hơn, trải nghiệm tốt hơn (Theo số liệu của Facebook thì quảng cáo video mang lại tỷ lệ tương tác và chuyển đổi cao hơn), đây chính là con đường để các marketer bắt đầu xây dựng thương hiệu của họ trên môi trường trực tuyến.

Nhiều video hơn có nghĩa là nhiều sự chú ý hơn, nhiều kết nối hơn, nhiều tương tác hơn, nhiều ghi nhớ (mối liên kết và liên tưởng tới thương hiệu), điều cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ xây dựng thương hiệu tốt hơn mà còn cả doanh số bán hàng trong dài hạn (không phải chỉ trong ngắn hạn).

Vũ khí chính của Google chống lại TV (truyền thống) là YouTube. SmartTV được tích hợp sẵn YouTube nên nhiều nội dung YouTube vẫn được xem trên các màn hình lớn trong nhiều gia đình, theo YouTube có đến 45% hộ gia đình tại Mỹ xem YouTube qua SmartTV.

Trong khi Meta hay TikTok cũng đang giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế dành cho các nhà sáng tạo nội dung video.

Sự trỗi dậy của các nền tảng kỹ thuật số và video đã truyền cảm hứng cho các marketer rằng họ hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu của họ trên môi trường số.

Cuộc cách mạng xây dựng thương hiệu.

Với những gì đang diễn ra, cách thức xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiệp đang dần được thay đổi.

Trong khi có không ít doanh nghiệp coi môi trường kỹ thuật số hay các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Googe hay Facebook chỉ là kênh tiếp cận ngắn hạn, họ tích cực sử dụng các kênh này để bán hàng trực tiếp, tìm kiếm khách hàng (Performance Marketing), các doanh nghiệp khác coi đây vừa kênh ngắn hạn lẫn dài hạn, họ vừa sử dụng Performance Marketing để thúc đẩy hiệu suất trong ngắn hạn, vừa coi trọng Brand Marketing để xây dựng thương hiệu trong dài hạn.

Ở một bối cảnh khác, khi những điều luật về quyền riêng tư của dữ liệu người dùng ngày càng được áp dụng rộng rãi, khi Apple ngày càng hạn chế việc thu thập và theo dõi dữ liệu từ các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok hay Google, câu chuyện xây dựng thương hiệu sẽ ngày càng được coi trọng hơn trên môi trường trực tuyến.

Các quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising) theo đó, từ chỗ được xem là khoản chi tiêu lãng phí hay ít có sức ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh, sẽ dần chuyển sang bắt buộc dù cho doanh nghiệp không thực sự đo lường được kết quả cuối cùng.

Cũng từ đây câu chuyện đo lường kỹ thuật số cũng sẽ thay đổi, từ chỗ đo lường phân bổ trực tiếp đến các kỹ thuật đo lường dựa trên hiệu suất kinh doanh tổng thể, bao gồm cả những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.

Bối cảnh mới của Performance Marketing và Brand Marketing.

xét về tổng thể thị trường, ở hầu hết các phân khúc, số lượng các doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ ngày càng gia tăng, và khi các thương hiệu vốn tập trung vào các hoạt động marketing nhằm thúc đẩy hiệu suất trong ngắn hạn hay đẩy mạnh ngân sách vào các phần cuối cùng của phễu bán hàng (sales funnel), họ cũng sẽ dần đạt đến điểm bão hoà, điểm mà ở đó dù cho họ có gia tăng ngân sách chi tiêu đến mức nào thì doanh số của họ cũng không thể tăng lên.

Đây chính là lúc doanh nghiệp tìm đến các cách tiếp cận mới, xây dựng thương hiệu trên nhiều điểm tiếp xúc hơn và ưu tiên nhiều hơn cho chiến lược marketing toàn phễu (full funnel Marketing).

Nhà kinh tế lượng Grace Kite và Cộng đồng nghiên cứu quảng cáo (ARC) gần đây đã đưa ra các phân tích tổng hợp của mô hình kinh tế lượng về tác động của các phương tiện truyền thông (và các chiến dịch được chạy hàng ngày) đối với các thương hiệu.

Nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một ‘cuộc khủng hoảng về hiệu quả của quảng cáo’ trong đó việc coi quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số chỉ nên được áp dụng cho các chiến thuật ngắn hạn là nguyên nhân chính.

Sự thật là (theo hình ảnh ở trên), các nền tảng kỹ thuật số có thể thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Tầm quan trọng của video đối với việc xây dựng thương hiệu cũng đã được chứng minh, tác động lâu dài của các kênh video cao hơn gấp đôi so với các kênh không phải video.

Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số.

Nếu như bạn vẫn hoài nghi về sức mạnh của các nền tảng kỹ thuật số hay môi trường số trong việc xây dựng thương hiệu (trong dài hạn) thì hãy xem các ví dụ dưới đây.

Prime, một thức uống thể thao do YouTuber Logan Paul và KSI thành lập với tư cách là đối thủ trực tiếp của hãng đồ uống Gatorade.

Nếu tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, chiến lược mà Prime sử dụng là Influencer Marketing, thương hiệu sử dụng hình ảnh của những người nỗi tiếng và có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội cùng với đó là nhữn hợp đồng tài trợ cho các đội bóng như Arsenal.

Ngoài ra, thương hiệu này cũng được phân phối rộng rãi qua Asda, một hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ lớn của Anh.

Ngày nay, Prime luôn nằm trong top các thương hiệu ưu tiên cùng phân khúc.

Để có được thành công như hiện tại, nhiều người thắc mắc, liệu có phải Prime nhờ vào quảng cáo không? Câu trả lời là không hoặc nếu có thì quảng cáo sẽ không xuất hiện như một “quảng cáo”.

Hay có phải Prime chỉ được xây dựng trên mạng xã hội? Câu trả lời cũng là Không, nó được xây dựng giống như tất cả các thương hiệu khác, đó là một loạt các công cụ và chiến thuật khác nhau mà marketer vẫn gọi là Marketing Mix, tuy nhiên, yếu tố đóng góp lớn nhất của Prime thì chắc chắn là mạng xã hội và các ưu tiên kỹ thuật số.

Trong khi những thương hiệu hay doanh nghiệp càng lớn và có giá trị hơn sẽ ít phụ thuộc hơn vào quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số.

Thật khó để hình dung điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu các doanh nghiệp này không coi trọng quảng cáo hay xây dựng thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số.

Tầm quan trọng của tài sản thương hiệu.

Trong khi ngân sách chi tiêu quảng cáo cho các nền tảng kỹ thuật số vẫn không ngừng tăng trưởng, và cũng có không ít thương hiệu tiếp cận quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số với mục tiêu ngắn hạn (bán hàng trực tiếp, chuyển đổi trực tiếp…), yếu tố tài sản thương hiệu chưa bao giờ hết giá trị hay mất đi tầm quan trọng xét về khía cạnh ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Theo số liệu nghiên cứu được công bố bởi Ipsos, “thương hiệu” vẫn là yếu tố then chốt trong tâm trí người tiêu dùng khi ra quyết định mua hàng, và chỉ số này vẫn tiếp tục tăng qua các năm.

Điều này có nghĩa là, để bán được nhiều hàng hơn, trở thành Top of Mind trong tâm trí người tiêu dùng là yêu cầu gần như không thể tránh khỏi.

Dữ liệu của Ipsos cũng cho thấy rằng ‘dễ dàng mua hàng’ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng và tiêu chí này đặc biệt tăng lên sau thời kỳ đại dịch.

Mặc dù các thương hiệu vẫn đang được xây dựng trong thời đại kỹ thuật số, nhưng các kênh kỹ thuật số cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn để bán hàng. Các nền tảng kỹ thuật số đang thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của marketing.

Với tư cách là người trong cuộc, các Marketer đang nghĩ gì?

Trong một cuộc khảo sát mới đây, có đến 86,7% marketer tin rằng các phương tiện kỹ thuật số mang lại hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu, cao hơn so với 80,1% marketer tin rằng các phương tiện ngoại tuyến (offline) có thể xây dựng thương hiệu.

Từ các thương hiệu thành công đã được chứng minh đến những người trong cuộc, tất cả đều đi đến kết luận về vai trò của các nền tảng trực tuyến trong việc xây dựng thương hiệu, về cách tiếp cận với các nền tảng (vừa ngắn hạn, vừa dài hạn) và hơn thế nữa.

Chính bạn giờ đây là người quyết định con đường cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Xu hướng B2B Marketing 2024: 6 chiến lược nổi bật nhất

Năm 2024, marketing được dự báo sẽ rất cạnh tranh với nhiều thách thức đáng kể cho doanh nghiệp. Dưới đây là các xu hướng B2B Marketing được dự đoán sẽ nổi bật trong năm 2024 mà các Marketer có thể tham khảo. 

xu hướng b2b marketing 2024
6 xu hướng B2B Marketing nổi bật trong năm 2024

Account-based Marketing là xu hướng B2B Marketing đáng quan tâm đầu tiên trong năm 2024.

Thông thường, các xu hướng B2B marketing xuất hiện liên tục qua các năm và nhanh chóng chìm vào quên lãng vài tháng sau đó.

Tuy nhiên, marketing dựa trên khách hàng (account-based marketing, ABM) vẫn là một phương pháp được áp dụng và chứng minh tính hiệu quả trong nhiều thập kỷ qua.

Đây là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng, tập trung vào việc phát triển mối quan hệ và tương tác với các khách hàng tiềm năng hoặc danh sách các khách hàng, tổ chức hiện có thay vì một khách hàng cụ thể.

Chiến lược ABM sử dụng cách tiếp cận siêu tập trung để thu hút các khách hàng B2B. Cụ thể, thay vì tạo ra một mạng lưới rộng lớn nhằm thu hút các khách hàng mới, tiếp cận bằng ABM giúp doanh nghiệp tạo ra một danh sách các khách hàng tiềm năng dựa trên giá trị mà họ cung cấp, từ đó xác định thứ tự khách hàng ưu tiên và nội dung phù hợp để nâng cao nhận thức thương hiệu, tạo ra đối tượng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng của doanh nghiệp.

Tận dụng trí tuệ nhân tạo.

Một trong những xu hướng định kỳ trong B2B Marketing là việc áp dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo (AI). Mỗi năm, công nghệ AI tiếp tục trở nên dễ tiếp cận hơn với giá cả hợp lý hơn.

Điều này đã khiến các B2B Marketer khám phá những cách tiếp cận mới để kết hợp AI vào chiến lược của họ. Trong những năm gần đây, chatbot đang dần trở thành một “cơn sốt” trong lĩnh vực B2B marketing.

Đặc biệt, sự xuất hiện của ChatGPT đã thu hút phần lớn sự chú ý của tất cả nhân sự đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó bao gồm lĩnh vực sáng tạo.

Chatbot đến từ OpenAI đã chứng tỏ khả năng vượt trội của mình trong việc hỗ trợ các nhân sự ngành marketing thực hiện nhiều công việc chuyên môn khác nhau, từ sáng tạo video quảng cáo, xây dựng nội dung website, hỗ trợ quy trình nội bộ cho đến thực hiện các tác vụ email với khách hàng.

Partnership Marketing cũng được dự báo là xu hướng B2B Marketing sôi động trong 2024.

Partnership Marketing là một hình thức marketing mà ở đó, hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan nhưng không cạnh tranh đồng ý hợp tác để giúp nhau đạt các mục tiêu kinh doanh.

Đây cũng được đánh giá là một trong những xu hướng mới nhất, đồng thời có tiềm năng nhất, trong lĩnh vực B2B marketing. Chẳng hạn, các thương hiệu cung cấp sản phẩm tẩy rửa có thể hợp tác với các doanh nghiệp B2B chuyên cung cấp các thiết bị làm sạch như robot lau nhà hay máy lau kính.

Việc liên kết này giúp các thương hiệu điều hướng lưu lượng truy cập từ người dùng đến trang của đối tác còn lại. Nhờ đó, cả hai doanh nghiệp đều có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của chiến dịch mà không cần gia tăng chi tiêu cho quảng cáo.

Tập trung vào trải nghiệm thay vì dịch vụ.

Thông thường, các thương hiệu B2B có hai cơ hội để thể hiện năng lực dịch vụ khách hàng: trong quá trình bán và khi giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm.

Những năm trước đây, cung cấp dịch vụ tối ưu trong các thời điểm quan trọng trên hành trình mua hàng của khách hàng là đủ để doanh nghiệp thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu và giữ chân khách hàng.

Tuy nhiên, những khách hàng B2B ngày nay thường mong muốn nhận được trải nghiệm dịch vụ tối đa ngay từ khi họ tiếp xúc với các nội dung của thương hiệu.

Vì thế, các thương hiệu B2B cần có sự trao quyền và khuyến khích khách hàng tiềm năng khám phá các sản phẩm và dịch vụ theo tốc độ của riêng họ. Ngoài ra, hãy tạo ra những video hấp dẫn, những trang web dễ điều hướng và cho phép khách hàng trải nghiệm thử dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Đẩy mạnh chiến lược Content Marketing.

Một khảo sát của Content Marketing Institute cho thấy, có 71% người làm B2B Marketing tin rằng tiếp thị nội dung (content marketing) là một phương pháp vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của thương hiệu.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 73%  B2B Marketer đã có chiến lược tiếp thị nội dung và 20% có kế hoạch triển khai chiến lược này vào năm 2024. Tổng cộng, 93% các B2B Marketer đã sử dụng tiếp thị nội dung hoặc sẽ sử dụng vào cuối năm nay.

Vì thế, các doanh nghiệp B2B cần có sự nắm bắt và tận dụng tốt hình thức marketing này để giành lợi thế và trở nên nổi bật trên thị trường.

Hãy sáng tạo nội dung với nhiều dạng hình thức, từ các bài đăng trên mạng xã hội, blog cho đến video nhằm thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Tăng cường nội dung video là xu hướng B2B Marketing cuối cùng trong 2024.

Vào năm 2024, định dạng nội dung dưới hình thức video sẽ tiếp tục là nguồn tài nguyên quan trọng mà những người làm marketing B2B nên tận dụng.

Theo khảo sát của HubSpot, 94% marketer tin rằng video giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Ngoài ra, 81% số người được hỏi cũng cho biết sử dụng nội dung dưới hình thức video trong chiến lược marketing đã góp phần cải thiện doanh số bán hàng một cách đáng kể.

Nội dung video chất lượng có thể thu hút sự chú ý của khán giả, giúp thương hiệu truyền tải thông điệp một cách thú vị và hiệu quả, đồng thời chứng minh tính hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Cùng với sự phát triển của các công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), định dạng video vẫn là một hình thức truyền thông chiếm ưu thế và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp B2B.

Trên đây là các xu hướng B2B Marketing hàng đầu trong năm 2024, bằng cách nhanh chóng áp dụng các xu hướng mới, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để xây dựng lợi thế cạnh tranh, nổi bật hơn so với đối thủ trên thị trường, và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết

Theo dữ liệu báo cáo mới đây từ Insider Intelligence và eMarketer, để có thể thành công hơn trên TikTok trong năm 2024, dưới đây là các chiến lược Marketing và Thương mại mà thương hiệu cần biết và triển khai.

5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết
5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết

Thương mại xã hội (Social Commerce) và mua sắm trực tiếp (livestream shopping) đang đóng một vai trò lớn trên TikTok khi nền tảng bắt đầu tập trung vào hoạt động thương mại trong ứng dụng.

Mặc dù những người có ảnh hưởng (Influencer) vẫn có nhiều tác động đến các quyết định mua hàng của người tiêu dùng, để thành công trên TikTok, người làm marketing không chỉ cần coi trọng yếu tố khám phá và thử nghiệm, mà còn phải đặt nội dung làm trọng tâm của mọi chiến lược.

Dưới đây là 5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết.

1. Phát huy góc độ khám phá (và thử nghiệm).

Số lượng người tiêu dùng ở các thị trường như Mỹ bắt đầu mua sắm trực tuyến nhiều hơn trên TikTok tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng người tiêu dùng tìm kiếm trên Amazon, Walmart hoặc trên các công cụ tìm kiếm như Bing hay Google.

Tuy nhiên, với các nhóm người tiêu dùng trẻ như Gen Z, điều này cũng có phần khác.

Với lợi thế kết hợp cả yếu hợp yếu tố giải trí và mạng xã hội vào mua sắm, cùng với đó là các thuật toán luôn thúc đẩy các nội dung mới, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Gen Z coi đây là nơi mua sắm yêu thích của họ.

2. Tập trung vào thương mại xã hội (Gen Y và Gen Z).

Gần 20% người mua hàng kỹ thuật số ở độ tuổi 18 đến 34 đã mua hàng qua TikTok trong vòng tháng 6 năm 2023 (theo một cuộc khảo sát của Bizrate Insights.

Ngược lại, các thế hệ lớn tuổi hơn (Gen X, Gen Y…) có nhiều khả năng mua hàng hơn thông qua Facebook, YouTube, Google và Instagram. Một trong những chìa khóa thành công của các hoạt động thương mại xã hội trên TikTok là các xu hướng không ngừng thay đổi trên nền tảng.

Để giúp những người bán hàng (TikTok Seller) và Marketer có thể luôn cập nhật mọi thứ, các sản phẩm đang bán chạy nhất trên TikTok đều được TikTok cập nhật ngay trên TikTok Shop.

3. Tận dụng tối đa các thuật toán.

Trong khi Instagram vẫn lớn hơn nhiều so với TikTok cả ở khía cạnh lượng người dùng lẫn doanh số (vào năm 2023, doanh thu từ Influencer Marketing của Instagram là 1,96 tỷ USD, còn TikTok chỉ khoảng 989,6 triệu USD), theo các báo cáo với người tiêu dùng Gen Z tại Mỹ, TikTok là nền tảng tốt nhất để sử dụng khi nói đến việc quảng bá một sản phẩm thông qua người có ảnh hưởng (Influencer).

Điều khiến TikTok trở nên hấp dẫn đối với các thương hiệu, người có ảnh hưởng và cả người dùng đó chính là thuật toán. Thuật toán của TikTok khác với hầu hết các nền tảng như Facebook, Instagram, hay Twitter khi coi “lan truyền” và “xu hướng” là yếu tố cốt lõi.

4. Hãy thử phát trực tiếp.

Sau YouTube, TikTok là nền tảng mà người dùng Internet ở Mỹ có nhiều khả năng xem một chương trình phát trực tiếp do người sáng tạo hoặc người có ảnh hưởng phát nhất. Trong khi thương mại phát trực tiếp chưa trở thành xu hướng chủ đạo ở Mỹ, các gã khổng lồ từ Amazon đến Poshmark đều đang thử nghiệm định dạng này.

Các thương hiệu đang muốn bán hàng bằng cách phát trực tiếp nên cân nhắc thử với TikTok. Cũng giống với YouTube, những người có ảnh hưởng trên TikTok đóng một vai trò quan trọng đến các quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Và với tính năng mua sắm trực tiếp được tích hợp sẵn trong TikTok Shop, TikTok đang hướng tới mục tiêu này khi cho phép cả người bán và người sáng tạo bán hàng trực tiếp từ các sự kiện phát trực tiếp của họ.

5. Tập trung vào nội dung.

Người dùng TikTok đang dành khoảng 54 phút mỗi ngày trên TikTok, chỉ kém hơn so với Netflix hay Hulu.

Người làm marketing trên TikTok cần hiểu lý do tại sao người dùng dành rất nhiều thời gian trên nền tảng này, từ giải trí đến cảm hứng mua hàng hay cả những mẹo vặt hàng ngày trong cuộc sống. Với TikTok, nội dung có thương hiệu cần phải hấp dẫn, mang tính xác thực và phù hợp với xu hướng chung của nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Framework: Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media trong 2024

Nếu làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong chiến lược tăng trưởng của thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn trong năm 2024, bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024
Framework: Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024

Vào năm 2024, mạng xã hội được dự báo vẫn là một điểm tiếp xúc quan trọng giữa thương hiệu với khách hàng, để có thể tăng cường mức độ tương tác, lòng trung thành của khách hàng, bán hàng và hơn thế nữa, doanh nghiệp cần những chiến lược tiếp cận hiệu quả.

Dưới đây là một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024 mà bạn có thể tham khảo.

Mức độ tương tác vẫn là chìa khoá chính.

Dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok với mục đích gì, là để xây dựng thương hiệu hay bán hàng, mức độ tương tác với các bài đăng vẫn là chìa khoá chính.

Mức độ tương tác (Engagement) đề cập đến tất cả các hành động của khách hàng với nội dung của thương hiệu như ‘Thích” (Like), nhấp chuột (Click) hay Chia sẻ (Share). Về cơ bản, nội dung càng chất lượng và phù hợp với đối tượng mục tiêu thì càng nhận được nhiều lượt tương tác.

Để thúc đẩy khả năng tương tác, thương hiệu cần tương tác qua lại với khách hàng thường xuyên, xem họ như là một phần của thương hiệu, các ý kiến của họ luôn được tiếp nhận và hơn thế nữa.

Tối ưu các định dạng nội dung khác nhau cũng rất cần thiết để làm mới nội dung, các cuộc khảo sát (Poll), tận dụng các nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated Content) có thể thúc đẩy đáng kể lượng tương tác.

Các nghiên cứu cho thấy, các thương hiệu có lượng tương tác cao hơn trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), có độ nhận biết thương hiệu (brand awareness) cao hơn đến 50%.

Một kế hoạch đăng bài nhất quán cũng rất quan trọng.

Cũng như cách xây dựng thương hiệu, “tính nhất quán” là chìa khoá để thúc đẩy lượng tương tác với các nội dung trên mạng xã hội.

Các nghiên cứu cho thấy, việc đăng bài thường xuyên (thậm chí là theo các khung giờ đăng bài nhất định), có thể giúp tăng đến hơn 20% lượng tương tác.

Để làm điều này, nhiệm vụ của bạn là xây dựng một bản kế hoạch nội dung (Content Calendar), bao gồm chi tiết các thông tin như thời gian, nội dung, loại nội dung, mục tiêu…cùng với đó là các hoạt động quảng cáo hỗ trợ nếu có.

Tận dụng sức mạnh của những người có ảnh hưởng.

Những người có ảnh hưởng (Influencer) cũng là một phần không thể thiếu khi nói đến các chiến lược Social Media Marketing nói chung.

Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn người tiêu dùng coi những người có ảnh hưởng là “nguồn tin” quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của họ trên các nền tảng mạng xã hội.

Thương hiệu có thể tìm kiếm những người có ảnh hưởng hay các nhà sáng tạo nội dung có liên quan đến đối tượng mục tiêu của mình, xây dựng chiến lược hợp tác và gia tăng mức độ ảnh hưởng của thương hiệu.

Khi làm việc với các nhà sáng tạo hay người có ảnh hưởng, đặc biệt là khi thương hiệu muốn tiếp cận các khách hàng Gen Z, “tính xác thực” (Brand Authenticity) là chìa khoá hàng đầu.

Tích cực phân tích hành vi và sở thích của người dùng (Insights) để tối ưu hoá nội dung.

Với các marketer nói chung, insights là thuật ngữ đã quá quen thuộc. Các nghiên cứu cho thấy các thương hiệu sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu người dùng và tối ưu hoá nội dung có thể tăng thêm đến 2.5 lần tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ các hoạt động marketing.

Bằng cách thường xuyên phân tích các dữ liệu có được và điều chỉnh chiến lược tiếp cận, thương hiệu sẽ có thể thúc đẩy đáng kể lượng tương tác hay thậm chí là bán hàng.

Các công cụ Social Listening cũng có thể rất cần thiết trong trường hợp này.

Chạy các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu.

Dù bạn là thương hiệu mới hay thậm chí là thương hiệu lâu năm trên mạng xã hội, các bài đăng tự nhiên về cơ bản là sẽ tiếp cận được một lượng nhỏ đối tượng mục tiêu, ngay cả khi họ đã “Thích” hay “Theo dõi” thương hiệu.

Theo các số liệu mà MarketingTrips có được, 1-5% là lượng tiếp cận (Reach) trung bình mà các bài đăng tự nhiên có thể có trên các Trang của thương hiệu (không tính các trang tin tức như MarketingTrips vì thường con số này sẽ cao hơn nhiều).

Để giải quyết vấn đề này, thương hiệu có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu (ví dụ như tới những người đã từng tương tác với thương hiệu) nhằm mục đích gợi lại trong tâm trí của họ hình ảnh của thương hiệu, xây dựng lòng trung thành, ý định mua hàng khi phát sinh nhu cầu và hơn thế nữa.

Vì các khách hàng này đã từng biết đến thương hiệu, lượng tương tác thường sẽ cao hơn và có chi phí thấp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Khoản đầu tư Marketing trị giá 1.73 tỷ USD mới của Alibaba Health từ Alibaba

Alibaba Health Information Technology vừa cho biết doanh nghiệp đã đạt được thỏa thuận trị giá 13,51 tỷ đô la Hồng Kông (khoảng 1,73 tỷ USD) để có được quyền đối với một số dịch vụ của công cụ Marketing của Alibaba, một động thái mà công ty mong đợi sẽ cải thiện doanh thu và dịch vụ của mình cho các cửa hàng trực tuyến.

Alibaba Health hoàn tất thương vụ 1.73 tỷ USD cho các dịch vụ Marketing của Alibaba
Alibaba Health hoàn tất thương vụ 1.73 tỷ USD cho các dịch vụ Marketing của Alibaba

Theo đó, Alibaba Health cho biết họ sẽ mua lại AJK Technology Holding Ltd từ Taobao Holding Limited bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu. Taobao là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Alibaba (Alibaba Group), tập đoàn công nghệ sở hữu cả Alibaba Health.

Alibaba Health cho biết thỏa thuận này sẽ trao cho họ quyền đối với một số dịch vụ được cung cấp bởi công cụ tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) Alimama của Alibaba, công cụ được sử dụng cho những người bán trực tuyến chuyên bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như xác minh tính đủ điều kiện của các thông tin (nội dung quảng cáo, marketing…) do người bán cung cấp.

Trong hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, công ty cho biết thỏa thuận này cũng sẽ giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Alibaba Health, đồng thời cho phép công ty này cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho các cửa hàng trực tuyến.

Sau giao dịch, Alimama sẽ trả phí cho các dịch vụ được thiết lập và vận hành dưới sự quản lý của Alibaba Health.

Alibaba Health sẽ phát hành 2,56 tỷ cổ phiếu với giá 4,50 đô la Hồng Kông mỗi cổ phiếu và trả số tiền mặt tương đương 2 tỷ đô la Hồng Kông cho Taobao Holding.

(Việc hoàn tất thương vụ phải nhận được sự chấp thuận của các cổ đông độc lập và sàn giao dịch chứng khoán).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Instagram 2023: Các chiến thuật hàng đầu mà Marketers nên thử

Nếu Instagram là một phần trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp, tham khảo ngay Top những chiến thuật mà Marketers không nên bỏ qua trong năm 2023.

Instagram 2023: Các chiến thuật hàng đầu mà Marketers nên thử
Instagram 2023: Các chiến thuật hàng đầu mà Marketers nên thử

Từ các thủ thuật chỉnh sửa ảnh đơn giản đến cách tận dụng Reels để thúc đẩy khả năng tương tác, dưới đây là chi tiết các chiến thuật mà Marketer có thể tham khảo khi sử dụng Instagram trong 2023.

Biến hình ảnh hoặc các câu chuyện (Stories) thành Reels.

Trong khi Instagram vốn là nền tảng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, video hiện là định dạng nội dung có tốc độ phát triển nhanh nhất trên nền tảng.

Tỷ lệ tương tác trung bình của video trên Instagram là 1,5%, mặc dù con số này không quá cao tuy nhiên so với hình ảnh thì đây là một kết quả đáng khích lệ.

Bạn có thể sử dụng chính các hình ảnh hiện có hoặc các câu chuyện (stories) để tạo Reels thay vì phải quay mới video.

Tùy chỉnh các liên kết trong Story.

Với Instagram, một trong những cách dễ nhất để điều hướng những người theo dõi Instagram của thương hiệu đến một trang cụ thể (ví dụ như landing page bán hàng) là thêm các liên kết (Link) vào phần câu chuyện (Story).

Khi bạn sao chép và dán một liên kết vào trường URL, văn bản nhãn dán (sticker text) sẽ tự động là tên của website (ví dụ: MarketingTrips.com), tuy nhiên bạn cũng có thể tuỳ chỉnh văn bản này thành các nội dung khác.

Tạo Reels theo xu hướng.

Nếu bạn đang tìm các nguồn cảm hứng mới cho Instagram Reels của mình, việc theo dõi thường xuyên nội dung từ các nhà sáng tạo và thương hiệu khác là điều hết sức cần thiết.

Một khi bạn đã tìm thấy một xu hướng nào đó phù hợp với thương hiệu, bạn có thể nhấn chọn vào phần âm thanh để xem tất cả các video hiện đang sử dụng âm thanh đó.

Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là hãy xem thật nhiều các video, sau đó sáng tạo lại một video mới cho thương hiệu của mình.

Sử dụng nhãn dán thăm dò ý kiến (poll sticker) trên Instagram Stories.

Được giới thiệu lần đầu vào năm 2019, các nhãn dán thăm dò ý kiến này là một cách tuyệt vời để khuyến khích sự tương tác của người dùng trên Stories.

Vào đầu năm 2022, Instagram đã cho phép thương hiệu thêm nhiều tuỳ chọn trả lời hơn (tối đa 4 câu trả lời), bạn có thể tận dụng tính năng này để hỏi những người theo dõi về cách các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu đáp ứng nhu cầu của họ, ý kiến của họ về sản phẩm, các chương trình khuyến mãi yêu thích và hơn thế nữa.

Tạo nội dung hậu trường (behind-the-scenes).

Vào năm 2023 và hơn thế nữa, nhiều người tiêu dùng hơn sẽ coi trọng tính chân thực của thương hiệu. Thay vì sử dụng các nội dung quảng cáo được chuẩn bị kỹ lưỡng, các thương hiệu có thể sử dụng các nội dung “tự nhiên” hơn để thúc đẩy sự tin tưởng từ phía khách hàng của mình và nội dung hậu trường là một trong số đó.

Từ cách các sản phẩm của thương hiệu được sản xuất, nguồn gốc của sản phẩm đến cách sản phẩm được đóng gói, tất cả đều là những ý tưởng bạn có thể sử dụng.

Tổ chức các sự kiện tặng quà.

Cũng tương tự các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay TikTok, các sự kiện tri ân hay tặng quà là một chiến thuật hiệu quả trên Instagram, đây là một cách tuyệt vời để thương hiệu cảm ơn những người đã theo dõi và ủng hộ thương hiệu, đồng thời thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng với thương hiệu.

Tạo Reels bằng những chuyển cảnh đơn giản.

Thay vì sử dụng các video với một cảnh quay cố định nhàm chán, bạn có thể tận dụng nhiều góc quay hay chuyển cảnh khác nhau để thu hút sự chú ý.

Tìm hiểu về Instagram SEO.

Khái niệm SEO ngày nay không chỉ được áp dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google, mà với các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay YouTube đều rất cần thiết.

Với Instagram, SEO có nghĩa là tối ưu hóa tài khoản Instagram để nhiều người dùng hơn có thể tìm thấy thương hiệu trên nền tảng.

SEO Instagram liên quan đến việc sử dụng đúng từ khóa trong phần chú thích, tối ưu các thẻ hashtag và văn bản thay thế (alt text) để đảm bảo rằng bất kỳ ai đang tìm kiếm các nội dung liên quan, hệ thống hay thuật toán của Instagram đều có thể nhận diện và đề xuất các bài đăng của thương hiệu.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tại sao Content hay Nội dung là nền tảng để phát triển thương hiệu

Dù với tư cách là người làm marketing hay chủ doanh nghiệp, bạn cũng cần biết rằng xây dựng nội dung cho thương hiệu không còn là lựa chọn mà là chiến lược bắt buộc nếu muốn duy trì khả năng tương tác và bán hàng.

Tại sao Content hay Nội dung là nền tảng để phát triển thương hiệu
Tại sao Content hay Nội dung là nền tảng để phát triển thương hiệu

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn về các thương hiệu mà họ muốn mua hàng, các nền tảng họ muốn được tương tác, hay thậm chí là các loại nội dung phù hợp với cá nhân của họ, thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng giờ đây không chỉ là sản phẩm mà còn là những giá trị và cảm xúc được xây dựng trước, trong và sau khi mua hàng.

Nội dung hay Content vừa đóng vai trò là “chất liệu” chính trong các điểm chạm của thương hiệu với khách hàng, vừa là nguồn gốc xây dựng nên thứ gọi là giá trị cảm nhận hay nhận thức của khách hàng về thương hiệu (các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp).

Một khi bạn đã có thể nhận ra vai trò này, nhiệm vụ của bạn bây giờ là bắt đầu xây dựng, phân phối và tối ưu các chiến lược nội dung của mình.

Trước khi bắt đầu, bạn cần tìm hiểu cơ bản về khái niệm của nội dung (content).

Content hay nội dung là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Content có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau như là Sự hài lòng (một thuật ngữ mô tả cảm xúc hay trạng thái hài lòng, thoải mái, hạnh phúc) hay Hàm lượng của một chất cụ thể có trong một thứ gì đó.

Tuy nhiên, trong bài viết này, tức ở phạm vi ngành marketing, Content sẽ được phân tích dưới góc nhìn truyền thông nói chung và nó có nghĩa là Nội dung.

Thuật ngữ Nội dung đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người. Nội dung theo đó có thể ở dạng văn bản, âm thanh, video, hoặc các định dạng kết hợp sử dụng các dạng nói trên.

Content trong Marketing được hiểu là các nội dung được xây dựng với mục tiêu làm marketing, tức là hướng trực tiếp đến khả năng tương tác (engagement) và bán hàng cho khách hàng.

Cách xây dựng, phân phối và tối ưu nội dung với mục tiêu phát triển thương hiệu.

1. Có mặt ở bất cứ nơi đâu có sự xuất hiện của khách hàng mục tiêu.

Ngày nay, thuật ngữ bán hàng đa kênh (Omni Channel) chắc chẳn không còn là khái niệm mới với những người làm kinh doanh nói chung.

Dù cho doanh nghiệp của bạn kinh doanh sản phẩm gì hay đối tượng khách hàng mục tiêu ra sao, ưu tiên của bạn vẫn nên là xây dựng một chiến lược tiếp cận toàn diện, xuất hiện, cung cấp các nội dung hữu ích và chủ động tương tác với khách hàng ở bất cứ nơi đâu.

Để có thể đảm bảo rằng bạn đang ở nơi khách hàng của mình đang ở và cung cấp những nội dung liên quan và có giá trị, các nghiên cứu cơ bản về chân dung khách hàng cũng như am hiểu về nền tảng là hết sức cần thiết.

Hãy suy nghĩ xem khách hàng thực sự của bạn là ai, điều gì sẽ khiến họ muốn truy cập vào website của bạn hay đơn giản là tương tác lại trực tiếp với các nội dung của thương hiệu.

2. Tìm kiếm các khán giả đích thực của thương hiệu.

Trước khi bạn đi sâu hơn vào quá trình sáng tạo nội dung, hãy phân tích và cân nhắc thật kỹ về các đối tượng được xem là có liên quan nhất đến thương hiệu.

Từ những khách hàng tiềm năng (người có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu) đến những người có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của khách hàng đều được xem là đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Tuỳ vào việc bạn đang muốn tiếp cận ai, người mua hàng, người sử dụng hay những người có ảnh hưởng, bạn hiển nhiên là sẽ cần sản xuất các loại nội dung khác nhau.

Ở khía cạnh tổng thể, bạn cũng cần coi các nội dung của bạn là lời khuyên hữu ích hay thông tin có giá trị hơn chỉ là quảng cáo và bán hàng đơn thuần.

3. Khám phá các giải pháp nội dung mới.

Nếu bạn đã có thể hiểu thực sự nội dung là gì trong marketing, bạn có thể hình dung rằng, bạn có vô số cách tiếp cận khác nhau tới khách hàng của mình. Từ Video Marketing, Influencer Marketing, Content Storytelling đến User-generated Content, tất cả đều cần được thử nghiệm một cách có chủ đích trước khi xác định chính xác đâu là con đường mà thương hiệu nên đi.

4. Phân tích và lặp lại.

Là một marketer, thử nghiệm phân tích là chìa khoá cho mọi chiến lược đúng đắn.

Một khi các nội dung bắt đầu được phân phối và thương hiệu cũng nhận được các tương tác hay phản hồi từ đối tượng mục tiêu, đây là lúc bạn cần từng bước thử nghiệm (Thử nghiệm A/B) và phân tích có chủ đích (framework) với mục tiêu đưa các định hướng (Contet Direction) mới phù hợp hơn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ đơn giản như Google Analytics 4, các công cụ được cung cấp trực tiếp trên nền tảng (ví dụ Instagram Insights trên Instagram), hay các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) để hiểu rõ hơn về hiệu suất hay sức ảnh hưởng có được từ các nội dung đã phân phối.

Ở khía cạnh đo lường, bạn cũng nên tập trung vào các chỉ số thực sự có giá trị, thay vì chỉ đơn giản là đo lường phạm vi tiếp cận (Reach), Lượt thích (Like) hay lượng người truy cập vào website (website traffic), bạn có thể tính toán đến các chỉ số nhiều giá trị khác như lượt chuyển đổi (Conversion), khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng.

Những nội dung có giá trị nhất là những nội dung được sản xuất để phục vụ các nhu cầu cụ thể.

Cuối cùng, một trong những thành phần quan trọng nhất của một chiến lược nội dung tốt là tính hữu ích mà nó mang lại cho đối tượng mục tiêu. Khách hàng của bạn rõ ràng là không muốn đọc những nội dung của bạn vì họ muốn được quảng cáo. Họ đến với bạn vì họ tin rằng nội dung của bạn có thể mang lại điều gì đó cho họ, dù là trong công việc hay cuộc sống cá nhân.

Hãy nghĩ xem điều gì khiến bạn nhớ đến một mẫu nội dung nào đó hoặc điều gì khiến bạn muốn chia sẻ nội dung đó với bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình, miễn là nó có giá trị với đối tượng mục tiêu, nó luôn có cơ hội để nhận được các phản hồi tích cực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sức ảnh hưởng của các dữ liệu mạng xã hội tới sự thành công của doanh nghiệp

Báo cáo mới đây Social Media 2023 State của Sprout Social (nền tảng Social Listening) cho thấy sức ảnh hưởng ngày càng tăng của các dữ liệu trên mạng xã hội (Social Media data) đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Sức ảnh hưởng của các dữ liệu mạng xã hội tới sự thành công của doanh nghiệp
Sức ảnh hưởng của các dữ liệu mạng xã hội tới sự thành công của doanh nghiệp

Các nghiên cứu mới đây cho thấy, các nhà lãnh đạo hay điều hành doanh nghiệp ngày càng nhận ra tầm quan trọng của các dữ liệu xã hội và sự hiểu biết sâu sắc về các dữ liệu đó (Insights) trong việc diễn giải hành vi của người tiêu dùng, dự đoán xu hướng và đưa ra các quyết định sáng suốt (dựa trên thông tin và dữ liệu).

Dữ liệu xã hội (Social Data) không chỉ dừng lại ở những con số mà còn là dùng để tạo ra các kết quả kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp.

Việc kết hợp những hiểu biết từ các dữ liệu xã hội vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp theo đó là vô cùng quan trọng để xác định đúng chiến lược, phân tích đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

Trong báo cáo Social Media năm 2023 của Sprout Social, các ưu tiên kinh doanh phù hợp nhất trong môi trường kinh tế ngày nay là:
  • Xây dựng danh tiếng thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
  • Có được những cấp độ hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng.
  • Nâng cao vị thế cạnh tranh.
  • Tiến về phía trước bằng cách liên tục dự đoán các xu hướng trong tương lai.

Dưới đây là một số ví dụ về cách các doanh nghiệp đã tận dụng dữ liệu và sự hiểu biết từ mạng xã hội để tạo ra những kết quả kinh doanh tích cực cho doanh nghiệp.

Cách Plaid sử dụng dữ liệu mạng xã hội để nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Plaid là công ty fintech có trụ sở tại San Francisco, Mỹ, cho phép người tiêu dùng kết nối tài khoản tài chính của họ với các ứng dụng và dịch vụ yêu thích mà không ảnh hưởng đến yếu tố an toàn và bảo mật.

Thành công của thương hiệu hay doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động “giáo dục và định hướng” tới các bên liên quan – bao gồm cả người tiêu dùng và những tổ chức tài chính khác, cả hai nhóm này vốn dĩ là không thành thạo hay hiểu rõ bản chất của các yếu tố công nghệ đằng sau ứng dụng.

Vì hiểu rằng các nhóm đối tượng mục tiêu trên mạng xã hội đóng vai trò quyết định trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp, Plaid đặt mục tiêu trao quyền cho những người theo dõi họ mình bằng nội dung hữu ích, giàu thông tin để từ đó chính khách hàng sẽ là những “đại sứ” chia sẻ và lan truyền thông tin về thương hiệu.

Bằng cách sử dụng Sprout Social, một nền tảng lắng nghe mạng xã hội được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), Plaid đã có thể tạo ra vòng phản hồi dựa trên dữ liệu, cao nhận thức và danh tiếng về thương hiệu.

Đại diện của Plaid cho biết: “Nếu có điều gì đó không hiệu quả, chúng tôi có thể tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại chiến lược của mình để đảm bảo rằng chúng tôi đang cung cấp cho nhiều đối tượng khán giả quyền truy cập vào thông tin họ muốn, theo cách họ muốn sử dụng thông tin đó.”

Bằng cách phân tích cả dữ liệu hiệu suất và thông tin chi tiết về sức khỏe của thương hiệu thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn điều gì đang mang lại giá trị và điều gì thì không với khách hàng.

Khi mạng xã hội trở thành một điểm chạm không thể thiếu với phần lớn khách hàng, vai trò của người làm marketing trong việc có được dữ liệu và hiểu dữ liệu là hết sức cần thiết.

Cách Hudl dựa vào dữ liệu xã hội để hiểu được nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Tính thời vụ là điều mà nhiều thương hiệu hiện nay phải đối mặt, bất kể các doanh nghiệp đó đang kinh doanh trong ngành nào.

Tính thời vụ trong dịch vụ khách hàng có thể tạo ra nhiều thách thức lớn cho thương hiệu khi họ phải quyết định liệu có nên tăng chi tiêu hay không.

Hudl, một công ty phần mềm chuyên cung cấp các công cụ phân tích hiệu suất khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội để làm marketing cũng đang phải đối mặt với điều này.

Tuy nhiên, bằng cách tận dụng các công cụ phân tích phù hợp để có nhiều dữ liệu và hiểu biết hơn về khách hàng của họ, doanh nghiệp này đã có thể vượt qua các thách thức đang có.

Thông qua Sprout Social, doanh nghiệp này hiện có thể dự đoán về khối lượng yêu cầu dịch vụ từ các kênh khác nhau, cho phép doanh nghiệp xác định việc khi nào cần thúc đẩy các hoạt động cung cấp dịch vụ và khi nào thì không (hoặc giảm).

Kết luận.

Khi mạng xã hội không chỉ còn là nơi để giao tiếp, các doanh nghiệp nào càng tận dụng được nó trong việc thu thập dữ liệu và thấu hiểu khách hàng thì càng có nhiều cơ hội để thành công.

Với các dữ liệu có được, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược, xây dựng nội dung và hơn thế nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Remarketing và Retargeting: Khái niệm và các điểm khác biệt chính

Trong khi Remarketing và Retargeting không phải là các khái niệm hay thuật ngữ mới trong ngành quảng cáo nói riêng và marketing nói chung, không ít marketer lại không thể phân biệt được chúng. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về sự khác biệt đó trong bài viết này.

Remarketing và Retargeting
Remarketing và Retargeting: Khái niệm và các điểm khác biệt chính

Nếu bạn là người làm marketing và bạn vẫn chưa thực sự hiểu về sự khác biệt giữa Remarketing và Retargeting, đừng lo,

bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả những gì cần hiểu về 2 thuật ngữ này.

Về tổng thể, Remarketing và Retargeting đôi khi được xem là một vì chúng có các mục tiêu tương tự nhau, tuy nhiên, bản chất chúng lại hàm chứa những ý nghĩa khác nhau, sự khác biệt lớn nhất giữa Remarketing và Retargeting nằm ở chiến lược và đối tượng mà thương hiệu muốn tiếp cận.

Tuỳ vào từng mục tiêu chiến lược khác nhau, nhà quảng cáo hay thương hiệu cần lựa chọn các phương thức tiếp cận phù hợp khác nhau.

Remarketing và Retargeting: Tương tự, nhưng khác nhau.

Dù bạn là người làm quảng cáo hay marketing, một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt của bạn đó là xây dựng nên các tập khách hàng tiềm năng (Lead), những người có thể mua các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu.

Để có thể có được các nhóm khách hàng này, bạn có thể cần thực hiện rất nhiều các chiến thuật khác nhau, từ A/B Testing, thêm các yếu tố sáng tạo hay thậm chí là sửa đổi sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng.

Trong khi bạn có thể sử dụng quảng cáo để thúc đẩy các tương tác trực tiếp (mới) với người tiêu dùng, chỉ một số rất ít trong số họ ra quyết định mua hàng ngay từ lần tương tác đầu tiên với thương hiệu.

Dĩ nhiên là sẽ vô cùng lãng phí (và không hiệu quả) nếu bạn bỏ qua những khách hàng đã từng tương tác với thương hiệu và tiếp tục đi tìm kiếm các tương tác mới, và đây chính là lúc bạn cần các phương thức để giúp bạn tiếp tục tương tác lại với các khách hàng đã từng thể hiện sự quan tâm trước đó, những người thực sự có thể trở thành khách hàng của thương hiệu.

Retargeting là gì?

Retargeting là thuật ngữ được xuất phát từ thuật ngữ gốc Targeting (nhắm mục tiêu) có nghĩa là nhắm mục tiêu lại. Khái niệm đề cập đến việc một nhà quảng cáo hay thương hiệu hiển thị lại các nội dung quảng cáo nhắm đến những khách hàng hay người tiêu dùng đã từng tương tác trước đó tuy nhiên chưa mua hàng.

Retargeting hay nhắm mục tiêu lại cũng nói đến các vị trí đặt quảng cáo nơi mà người dùng đã từng có hành vi tương tác trước đó hay nơi mà thương hiệu muốn hiển thị quảng cáo tới khách hàng.

Khi người dùng truy cập vào website của thương hiệu, nhấp vào trang sản phẩm hoặc thực hiện một hành động nhất định nào đó, mọi hành vi này sẽ được lưu lại trong trình duyệt hoặc trên các hệ thống quảng cáo (ví dụ như Facebook Ads), sau đó, nhà quảng cáo có thể sử dụng thông tin này để thực hiện cái gọi là “Retargeting” khi người dùng đã rời khỏi các điểm tương tác với thương hiệu.

Hầu hết các nền tảng quảng cáo như Google hay Facebook đều cho phép nhà quảng cáo chạy các quảng cáo sử dụng cách tiếp cận này.

Về tổng thể, Retargeting hay nhắm mục tiêu lại được phân chia thành 2 loại chính đó là On-site Retargeting và Off-site Retargeting tuỳ thuộc vào nơi mà người dùng thực hiện tương tác và nơi mà nhà quảng cáo muốn hiển thị lại nội dung quảng cáo.

On-site Retargeting (Nhắm mục tiêu lại tại chỗ).

Khi nói đến Retargeting, nhiều người thường ám chỉ nó với On-site Retargeting, đó chính là hành động nhắm mục tiêu đến những cá nhân đã truy cập website hay các nền tảng khác của thương hiệu.

Họ đã từng tương tác với sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu tuy nhiên lại chưa thực hiện các hành động mà thương hiệu mong muốn ví dụ như mua hàng hay ít nhất là để lại thông tin tư vấn.

Cách thức nhắm mục tiêu này vừa có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi vừa có thể giúp giữ chân những người đã bày tỏ sự quan tâm đến thương hiệu nhưng chưa sẵn sàng mua hàng.

Nhắm mục tiêu lại tại chỗ có thể đi kèm với nhiều chiến thuật như:

  • Nhắm mục tiêu dựa trên các sản phẩm mà khách hàng đã tương tác nhưng không mua.
  • Nhắm mục tiêu dựa trên cách khách hàng tìm thấy website (từ mạng xã hội hoặc công cụ tìm kiếm).
  • Nhắm mục tiêu tới những người trong danh sách email của thương hiệu vốn đã bày tỏ sự quan tâm đến thương hiệu nhưng chưa chuyển đổi thành khách hàng.
Các tham số phục vụ cho việc nhắm mục tiêu lại này có thể được thiết lập từ các hệ thống quảng cáo như:
  • Quảng cáo của Google (Google Ads).
  • Google Analytics.
  • Quảng cáo Meta (Facebook Ads, Instagram Ads).
  • Và nhiều nền tảng quảng cáo khác.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng nhóm sản phẩm khác nhau mà lợi ích có được từ việc nhắm mục tiêu lại có thể khác nhau, các chiến dịch nhắm mục tiêu lại hầu như luôn cho thấy mức độ tương tác và chuyển đổi cao hơn so với các chiến dịch không nhắm mục tiêu lại.

Off-site Retargeting (Nhắm mục tiêu lại bên ngoài website hay các nền tảng thuộc sở hữu của thương hiệu).

Việc nhắm mục tiêu lại không chỉ được áp dụng với các nền tảng thuộc sở hữu của thương hiệu mà còn có thể khả dụng cả với các nền tảng của bên thứ 3 ví dụ như mạng xã hội.

Nói cách khác, các thương hiệu giờ đây có thể thực hiện các hoạt động nhắm mục tiêu lại dựa trên những gì mà người dùng đã làm trên các nền tảng. Từ các lượt thích trang, tương tác với bài đăng hay thậm chí là đã từng mua hàng, tất cả đều biến thành dữ liệu để thương hiệu có thể tiếp cận lại khách hàng.

Remarketing (Tiếp thị lại) là gì?

Như đã đề cập ở trên, việc phân biệt giữa Retargeting và Remarketing trong thực tế đôi khi khá khó khăn và nhiều marketer còn cho rằng chúng là một.

Mặc dù tên gọi hay thuật ngữ không thực sự quan trọng, điều cần thiết là người làm quảng cáo hay marketing cần hiểu bản chất của vấn đề để từ đó có thể đưa ra các chiến lược tiếp cận và tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch.

Trong khi Retargeting như đã phân tích ở trên liên quan đến việc hiển thị lại các nội dung (quảng cáo) tới các khách hàng tiềm năng đã từng tương tác với thương hiệu (chưa phải là khách hàng của thương hiệu), Remarketing lại đề cập đến cũng là tương tác lại tuy nhiên là với các khách hàng hiện tại của thương hiệu.

Nhắm mục tiêu lại hay Retargeting hướng tới mục tiêu chuyển những người tiêu dùng hay khách hàng chưa mua sắm các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu thành khách hàng, còn tiếp thị lại hay Remarketing ngược lại nỗ lực thu hút lại khách hàng hiện tại thông qua các nền tảng khác nhau.

Các chiến thuật như gửi email cho khách hàng hiện có để gia hạn dịch vụ hoặc bán thêm các sản phẩm khác chính là những ví dụ truyền thống về Remarketing.

Khi nào nên sử dụng Retargeting và khi nào nên sử dụng Remarketing?

Như đã đề cập ở trên, việc quyết định thời điểm cần sử dụng Remarketing hay Retargeting cuối cùng đều phụ thuộc vào một thứ: chiến lược.
Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, việc sử dụng kết hợp cả 2 chiến thuật được chứng minh là hiệu quả hơn cả.

Ưu tiên Retargeting như một chiến lược.

Đúng như khái niệm đã phân tích, nhắm mục tiêu lại hay Retargeting là nhằm tiếp cận những khách hàng tiềm năng đã tương tác với thương hiệu nhưng chưa mua hàng.

Chiến lược nhắm mục tiêu lại hợp lý nên được kết hợp nếu:

  • Mục tiêu chính của thương hiệu là có được khách hàng mới.
  • Thương hiệu có sản phẩm/dịch vụ thường được mua một lần (hoặc rất lâu sau hoặc hiếm khi được mua lại lần hai).
  • Thương hiệu đang chi một khoản tương đối lớn cho quảng cáo có trả phí để xây dựng nhận thức về thương hiệu.
Vì hầu hết người dùng sẽ không mua hàng khi lần đầu tiên họ nghe đến thương hiệu hoặc sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, nuôi dưỡng những người dùng đó trên các kênh bằng nỗ lực nhắm mục tiêu lại chính là phương thức lý tưởng.

Ưu tiên Remarketing như một chiến lược.

Remarketing là nhắm mục tiêu lại những khách hàng đã từng mua hay khách hàng hiện tại của thương hiệu, nhà quảng cáo nên cân nhắc việc sử dụng Remarketing nếu:

  • Thương hiệu có sản phẩm hoặc dịch vụ thường được khách hàng mua nhiều lần.
  • Thương hiệu muốn bán thêm cho khách hàng hiện tại những sản phẩm bổ sung có thể phù hợp với nhu cầu của họ.
  • Thương hiệu không có nhiều ngân sách marketing.
Remarketing không chỉ có ý nghĩa về khía cạnh nhắm mục tiêu hay bán hàng, nó còn là cách để thương hiệu duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng ngay cả khi họ đang là khách hàng, nhiều khách hàng mới cũng được chính các khách hàng này giới thiệu nếu doanh nghiệp “nuôi dưỡng” họ đủ tốt.

Phân biệt rõ Remarketing và Retargeting để xây dựng chiến lược phù hợp và thúc đẩy hiệu suất.

Như bạn thấy, khi so sánh giữa Remarketing và Retargeting, trong khi ranh giới giữa 2 cách tiếp cận này ngày càng trở nên mờ nhạt, điểm mấu chốt vẫn là hiểu bản chất thực sự về cách thương hiệu tiếp cận lại khách hàng của mình.

Retargeting thực sự tập trung vào việc nhắm mục tiêu những người dùng đã từng tương tác với thương hiệu nhưng chưa mua hàng chủ yếu thông qua các quảng cáo có trả phí.

Remarketing ngược lại tập trung vào việc thu hút lại các nhóm khách hàng hiện tại, chủ yếu thông qua các chiến dịch như email marketing hoặc quảng cáo có trả phí. Bán thêm (up-sale), bán chéo (cross-sale) là những thuật ngữ khác dành cho Remarketing.

Cuối cùng, với tư cách là một marketer, dù là phân biệt Remarketing và Retargeting hay bất cứ cách phân biệt nào khác, đừng bao giờ hiểu sai về bản chất thực sự của các thuật ngữ hay ý nghĩa đằng sau chúng, bạn không thể làm đúng nếu hiểu sai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rằng để thành công, họ và thương hiệu của họ cần phải đại diện cho điều gì đó.

Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững
Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững

Việc thương hiệu đại diện cho điều gì thường là kết quả của một quá trình xác định mục đích của doanh nghiệp. Điều này nghe qua tưởng chừng như khá đơn giản, kiểu như một lời tuyên bố chung chung nào đó của doanh nghiệp, sự thật là nó sâu xa và phức tạp hơn nhiều.

Với những người làm marketing có kinh nghiệm, câu nói “Nếu bạn thực sự muốn cho thế giới thấy những gì bạn tin tưởng và ủng hộ, hãy cho chúng tôi biết bạn đã và đang bảo vệ và đại diện cho điều gì?” đã như là một phần mang tính định hướng chiến lược cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là, để xây dựng cái gọi là mục đích của doanh nghiệp hay thương hiệu, vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp không phải là tuyên bố cho người tiêu dùng của họ thấy họ đang cố gắng truyền tải điều gì, thay vào đó, thứ thực sự nên làm đó là hãy nỗ lực để chứng minh cách thương hiệu đang bảo vệ những giá trị mang tính đại diện cho thương hiệu, đồng thời chống lại những thứ đi ngược lại với giá trị này.

Hành động là quan trọng hơn cả.

Trong khi có không ít các marketer đã bắt đầu nhận ra được điều này và cũng đã bắt đầu thực hiện nó, sự thật là đa phần họ thực hiện nó một cách miễn cưỡng hơn là đi từ sự nỗ lực từ nội tại của thương hiệu.

Hãy nghĩ đến Volkswagen khi thâm nhập thị trường ô tô Mỹ, hoặc Apple, trong những ngày đầu thành lập đã luôn chứng minh rằng họ đại diện cho sự chuẩn mực, hay cả Nike luôn đồng hành cùng ý chí vươn lên của các vận động viên.

Để có thể thực sự tạo ra sự ảnh hưởng, thương hiệu nên tìm cách tạo ra các phong trào hay làn sóng mạnh mẽ hơn chỉ là các chiến dịch quảng cáo thông thường.

Mọi người (khách hàng) luôn muốn trở thành một phần của điều gì đó lớn lao hơn và các thương hiệu có thể sử dụng các nguyên tắc của các phong trào mang tính xã hội để tạo ra một khuôn khổ trong đó mọi người cảm thấy có động lực để làm điều gì đó cùng với các thương hiệu có cùng hệ giá trị (chia sẻ giá trị).

Ở khía cạnh tổng thể, khi xem đây là chiến lược mà thương hiệu cần triển khai, các marketer không chỉ nên nỗ lực để chứng minh những giá trị họ đang hướng tới, thay vào đó, điều mà họ đang đại diện và chống lại cũng quan trọng không kém.

Có một điều quan trọng và cũng là thứ làm không ít người làm marketing phải đắn đo đó là họ hay thương hiệu của họ nên “đối xử” với các đối thủ của họ như thế nào.

Trong khi theo lối suy nghĩ thông thường, họ sẽ tìm cách để đánh đổ và nói xấu đối thủ, sự thật là hiếm có thương hiệu nào có được thành công khi cố gắng để chơi xấu đối thủ, thậm chí các nghiên cứu còn chứng minh điều ngược lại, khen ngợi đối thủ có thể làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu.

Ở khía cạnh người tiêu dùng, điều họ quan tâm nhất không phải là bạn đã đánh bại đối thủ của mình ra sao (và họ cũng sẽ phản đối các hành vi gian lận và chơi xấu của thương hiệu), mà là các giá trị mà thương hiệu của bạn luôn tìm cách xây dựng và bảo vệ, và trong đó có cả họ.

Trong khi các chiến lược marketing kiểu cũ (và dường như hiện không còn nhiều giá trị) luôn tìm cách để làm nổi bật một vấn đề (nỗi đau) mà sản phẩm hay dịch vụ của họ có thể giải quyết được (tốt hơn cả đối thủ cạnh tranh của họ), các chiến lược marketing mới ngày nay cần hướng tới một mục tiêu xa và rộng hơn, xây dựng giá trị mà thương hiệu đang đại diện (có lợi cho khách hàng và xã hội) và không ngừng chống lại những thứ làm suy giảm đi các giá trị đó.

Nói tóm lại, việc xác định thứ mà doanh nghiệp đang đại diện và tích cực chống lại sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn là các chiến dịch quảng cáo và marketing đơn thuần. Nhờ vào sự phát triển của mạng xã hội, và doanh nghiệp hiện có vô số cách để trò chuyện (trực tiếp) với khách hàng của mình, hãy bắt đầu hướng họ vào các kết nối liên tục của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả với 5 bước đơn giản

Nếu bạn đang tìm cách để xây dựng chiến lược content marketing chỉ với một vài bước đơn giản, hãy tham khảo ngay ngay bài viết dưới đây từ MarketingTrips.

xây dựng chiến lược Content Marketing
Xây dựng một chiến lược Content Marketing hiệu quả với 5 bước đơn giản

Content Marketing hay Tiếp thị nội dung ngày càng thể hiện được vai trò của nó trong hiệu suất marketing tổng thể, từ việc ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng đến khả năng đóng góp trong hoạt động xây dựng thương hiệu. Nhiều số liệu thống kê đã cho thấy có đến 60% khách hàng được truyền cảm hứng để tìm kiếm một sản phẩm hay dịch vụ sau khi đọc các nội dung thú vị về nó.

Một chiến lược Content Marketing tốt theo đó có thể tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu, điều này cũng giải thích lý do tại sao 82% Marketer tích cực sử dụng Content Marketing cho doanh nghiệp của họ.

Nếu bạn cũng đang muốn xây dựng cho mình một chiến lược tương tự, dưới đây là những điều cơ bản bạn có thể tham khảo.

Đầu tiên, bạn cần hiểu những thứ mang tính nền tảng, cụ thể là, chiến lược Content Marketing thực chất là gì? Chiến lược Content Marketing được định nghĩa là một bản kế hoạch (tổng thể) trong đó nêu bật việc sử dụng Content (Nội dung) với mục đích là đạt được các mục tiêu Marketing.

Một chiến lược Content Marketing được thực hiện tốt không chỉ giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu (Brand Awareness) mà còn có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trong tất cả các giai đoạn trong hành trình mua hàng.

So với các hình thức làm marketing khác, Content Marketing cũng là một cách tiếp cận tối ưu (cả về chi phí lẫn số lượng) khi nói về khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead).

Dưới đây là 5 bước đơn giản bạn có thể làm để xây dựng cho mình một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.

1. Thiết lập chi tiết các mục tiêu.

Cũng tương tự như bất cứ chiến lược marketing nào khác, bạn cũng cần bắt đầu quá trình xây dựng chiến lược content marketing bằng các mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu của bạn có thể là nâng cao nhận thức về thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chuyển đổi khách hàng hay giữ chân khách hàng (Retention).

Bất cứ điều gì bạn dự định đạt được với content marketing đều phải được xác định rõ ràng, đây cũng là cơ sở để bạn có thể đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch sau đó.

2. Nghiên cứu chân dung người mua.

Theo một nghiên cứu, người mua có nhiều khả năng cân nhắc đến các sản phẩm nếu các sản phẩm đó sử dụng các nội dung được cá nhân hoá. Nội dung của bạn là dành cho người mua mục tiêu của bạn. Do đó, bạn phải biết người mua mục tiêu của mình là ai để có thể quyết định mình cần phân phối nội dung gì.

Sau khi xác định người mua mục tiêu của bạn, hãy điều chỉnh chiến lược content marketing của bạn để nó phù hợp hơn với sở thích và hành vi “tiêu thụ” nội dung của người mua lý tưởng của thương hiệu.

Bạn có thể hiểu đơn giản là người dùng trung niên sẽ có các sở thích nội dung khác với người dùng trẻ tuổi như Gen Z.

3. Phát triển ý tưởng nội dung (Content Ideas).

Mọi chiến lược Content Marketing đều cần bắt đầu từ các Content ideas hay các Ý tưởng nội dung. Ý tưởng nội dung có thể được hiểu là các góc nhìn, khía cạnh, khái niệm (concepts) mang tính tổng quát, nó chính là cơ sở để phát triển các chiến lược Content Marketing.

Dưới đây là một vài cách bạn có thể sử dụng để phát triển ý tưởng nội dung.

  • Thực hiện Content Audit:

Content Audit đơn giản là hoạt động kiểm tra và đánh giá các nội dung đã sử dụng. Bạn cần làm điều này vì đơn giản là nếu bạn không hiểu cách khách hàng “đối xử” với các kiểu nội dung khác nhau, bạn không thể xác định bạn nên làm nội dung gì.

Những loại nội dung có khả năng tương tác cao chính là chìa khoá để bạn xây dựng các ý tưởng nội dung tương tự hoặc thậm chí là phát triển thêm các nội dung mới cùng xoay quanh chủ để đó.

  • Tập trung vào độ nhận biết thương hiệu (nhận thức thương hiệu).

Ngoài các mục tiêu cuối cùng như xây dựng tệp khách hàng tiềm năng hay bán hàng, một chiến lược content marketing tốt còn cần có khả năng thúc đẩy sự uy tín của doanh nghiệp trong ngành.

Điều này có nghĩa là bạn phải tạo sự khác biệt so với các đối thủ trong cùng ngành. Để làm được điều đó, bạn phải cho khách hàng hay công chúng biết điều gì khiến bạn trở nên độc đáo, điều gì khiến bạn đáng tin cậy. Có thể bạn sẽ cần tìm hiểu về thuật ngữ USP khi xây dựng sự khác biệt.

  • Tần suất nội dung:

Nếu bạn đang sử dụng Content Marketing cho thương hiệu của mình, tần suất nội dung hay chính xác là số lần bạn xuất bản nội dung trong một khoảng thời gian cụ thể là chìa khóa để các nội dung luôn được hiển thị tới khách hàng.

Việc đăng tải nội dung thường xuyên không chỉ giúp khách hàng biết lúc nào họ có thể xem được nội dung mới, mà còn giúp chính các nội dung đó có khả năng hiển thị tốt hơn do thuật toán ưu tiên của các nền tảng.

4. Xác định định dạng nội dung (Content Format) và kênh phân phối nội dung.

Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn là ai, bạn cần xây dựng các định dạng nội dung khác nhau như video, podcast, văn bản (text), đồ hoạ thông tin (Infographics) và hơn thế nữa. Với các kiểu định dạng khác nhau, bạn cũng cần lựa chọn phân phối trên các nền tảng khác nhau.

Ví dụ: TikTok chủ yếu được sử dụng bởi những người dùng trẻ tuổi (dưới 25 tuổi), điều đó có nghĩa là nó có thể là kênh phân phối nội dung lý tưởng nếu đối tượng của bạn thuộc nhóm người dùng này.

5. Theo dõi hiệu suất của các chiến lược Content Marketing.

Như đã đề cập ở đầu bài, điểm đầu tiên cần làm của các chiến lược content marketing đó là xây dựng các KPIs hay chỉ số đánh giá hiệu suất cần đạt được.

Dù cho các KPI này là số lượng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi hoặc đơn giản là lưu lượng người dùng truy cập vào website (web traffic), bạn cũng cần theo dõi và đánh giá sau từng chiến dịch (chiến thuật) được triển khai.

Kết luận.

Một chiến lược Content Marketing tốt là chiến lược vừa có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng hay chuyển đổi vừa cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích, đồng thời mang lại các giá trị đóng góp liên quan nhận thức về thương hiệu.

Hy vọng với những chia sẻ đơn giản nói trên, giờ đây bạn đã có thể bắt đầu xây dựng một chiến lược Content Marketing cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips