Skip to main content

Thẻ: marketing

Người làm Marketing cần nhận ra được giá trị đích thực của một lượt xem

Việc hiểu được bao nhiêu doanh số bán hàng đã được tạo ra thông qua một chiến dịch là điều quan trọng. Nhưng biết được doanh số bán hàng đó được thúc đẩy từ đâu và như thế nào còn quan trọng hơn nhiều, đặc biệt là khi nói đến việc tối ưu hóa các chiến dịch.

Người làm Marketing cần nhận ra được giá trị đích thực của một lượt xem

Với tư cách là người làm marketing, chúng ta cần hiểu được chúng ta có thể nhận lại được những gì với mỗi đồng quảng cáo được chi tiêu.

Vì vậy, với một mô hình phân bổ quảng cáo như mô hình phân bổ thông qua lượt nhấp chuột (CTA – Click-Through Attribution), nó có phải nên là một giải pháp tổng thể không?

Xét cho cùng, các lượt nhấp chuột thường được coi trọng hơn vì nó thể hiện tốt hơn ý định mua hàng của khách hàng và quan trọng hơn số lượt xem vì các lần nhấp chuột thể hiện những tác động trực tiếp của các quảng cáo.

Tuy nhiên, chỉ theo dõi những lần nhấp chuột có thể không cung cấp được một bức tranh đầy đủ mà bạn cần để tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch vì đôi khi người tiêu dùng có thể chỉ xem quảng cáo ngay lúc đó (không click) nhưng họ lại truy cập vào trang đích hoặc ứng dụng của thương hiệu trong một lần sau.

Do đó, điều quan trọng là những người làm marketing cần phải hiểu cách kết hợp số lần nhấp chuột với số lượt xem trong việc đo lường quảng cáo để thực sự hiểu khách hàng và thúc đẩy những lợi ích sau này.

Tại sao chỉ sử dụng mô hình phân bổ thông qua số lần nhấp chuột là chưa đủ.

Mô hình phân bổ thông qua số lần nhấp chuột (CTA) rất phù hợp để thúc đẩy và theo dõi số lượt cài đặt ứng dụng (app installs). Suy cho cùng, nó đo lường các chuyển đổi theo lần nhấp chuột cuối cùng (last-click conversions).

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng CTA, người làm marketing có thể vẽ nên một bức tranh không chính xác với các ngành kinh doanh vốn có thời lượng phân bổ dài. Hoặc với các sản phẩm thường không phải được mua thông qua cảm hứng.

Ngành công nghiệp du lịch là một ví dụ điển hình. Khách hàng thường duyệt qua một số website khác nhau và so sánh về giá vé máy bay.

Khi họ cảm thấy rằng họ đã tìm thấy được mức giá tốt nhất, đó là lúc họ sẽ mua vé. Nhưng nếu bạn đang theo dõi hành trình của khách hàng này theo mô hình CTA, bạn sẽ có xu hướng nghĩ rằng một số quảng cáo mà khách hàng đã chạm lần đầu tiên sẽ không mang nhiều ý nghĩa về mặt theo dõi và chuyển đổi.

Bạn có thể không thấy số lượt nhấp chuột cao ngay lập tức. Nhưng bạn hãy tự hỏi, bạn có mua vé máy bay ngay sau khi xem quảng cáo lần đầu tiên không?

Các nhà marketer trong tình huống này có thể dễ dàng đi đến giả định hoặc kết luận rằng chiến dịch này đang không hiệu quả. Sự thật là, các sản phẩm có giá cao hơn yêu cầu thời lượng phân bổ dài hơn.

Trên thực tế, chu kỳ quyết định của khách hàng trên nền tảng ưu tiên về video như TikTok thường năng động hơn vì quảng cáo video vốn hấp dẫn hơn quảng cáo tĩnh.

Và người dùng có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho những nội dung video dạng ngắn trên TikTok so với các nền tảng khác.

Theo báo cáo TikTok Video on the Rise: View-Through Attribution Insights for Southeast Asiareport của AppsFlyer, thời lượng trên mỗi phiên (session duration) của mỗi người dùng tại khu vực Đông Nam Á lên tới 389 giây, dài hơn 1,9 lần so với nền tảng mạng xã hội tốt nhất xếp kế tiếp.

Do đó, mặc dù chỉ có khoảng 14% người dùng sẽ nhấp vào các liên kết trong quảng cáo TikTok ngay lập tức, nhưng họ lại tương tác nhiều hơn nhiều trên TikTok.

Điều này đối với các thương hiệu có nghĩa là người dùng có thể đã xem nhiều nội dung hơn về thương hiệu của bạn trên nền tảng và thường quay lại trang thương hiệu trong những lần sau đó.

Hãy lấy một ví dụ khác: sau tương tác hoặc nhận thức đầu tiên về một ứng dụng tài chính từ quảng cáo TikTok. Quảng cáo đó sẽ buộc những khách hàng quan tâm chuyển sang sử dụng Google để so sánh giữa các dịch vụ tài chính khác nhau.

Bây giờ, sau quá trình nghiên cứu, hãy giả sử là thương hiệu mà khách hàng thấy thông qua quảng cáo trên TikTok có dịch vụ tốt nhất.

Khi đó, khách hàng sẽ truy cập trực tiếp website của chính thương hiệu đó và đăng ký.

Nhưng bạn biết rằng, lượt đăng ký này từ khách hàng sẽ không xảy ra trực tiếp trên ứng dụng TikTok nữa.

Nói cách khác, sự phân bổ đã không diễn ra ngay lập tức. Và trong trường hợp này, việc theo dõi doanh số bán hàng theo mô hình CTA sẽ là một sai lầm của các marketer.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu Toluna, 58% người dùng TikTok ở Đông Nam Á thà trì hoãn việc truy cập vào website hoặc ứng dụng của thương hiệu còn hơn là làm gián đoạn quá trình xem và tương tác với nội dung của họ.

Dù cho bạn đang thực hiện theo dõi nguồn gốc doanh số của bạn như thế nào, thì việc có được những góc nhìn toàn diện nhất về sức ảnh hưởng của các quảng cáo đến hành vi mua hàng của khách hàng là điều quan trọng nhất.

Đo lường rộng hơn bên ngoài những hành vi nhấp chuột với mô hình phân bổ thông qua lượt xem (VTA: View-Through Attribution).

Mặc dù mô hình CTA vẫn đang được các nhà quảng cáo yêu thích nhất vì tính chất trực tiếp của họ, nhưng nó không phải là mô hình lý tưởng cho những nhà quảng cáo đang tìm cách tận dụng không gian quảng cáo video.

Đối với hầu hết các thương hiệu, mô hình CTA kết hợp với mô hình VTA có thể mang lại nhiều hiểu biết rõ ràng hơn về cách chiến dịch của bạn đang hoạt động.

Mô hình VTA đo lường mức doanh số được thúc đẩy trong một thời lượng phân bổ nhất định, trung bình ở Đông Nam Á chỉ là hơn 24 giờ.

Như chúng ta đã thấy với ví dụ về ứng dụng dịch vụ tài chính, mô hình VTA + CTA sẽ kể cho các nhà quảng cáo một câu chuyện rõ ràng hơn và chính xác hơn.

Với thời lượng phân bổ dài hơn, nó cung cấp cho nhà quảng cáo nhiều thời gian hơn để tính đến toàn bộ hành trình của khách hàng, bao gồm cả việc quay lại website của thương hiệu để thực hiện chuyển đổi.

Tại sao một giải pháp kết hợp lại có thể hoạt động tốt nhất.

Hiện tại, ở Đông Nam Á, các nhà quảng cáo vẫn ưu tiên mô hình CTA hơn là VTA. Tuy nhiên, theo TikTok, điều này có thể sớm thay đổi.

40% tổng số quảng cáo lập trình (Programmatic Ads) được mua ở Đông Nam Á dành riêng cho video. Đó là chưa kể, lượng ngân sách phân bổ cho video đang tăng lên nhanh chóng.

Và điều này góp phần làm cho hành trình của khách hàng đang trở nên phức tạp hơn. Từ những cái nhìn đầu tiên, cho đến khi mua hàng, khách hàng được tiếp xúc với thương hiệu thông qua nhiều điểm tiếp xúc khác nhau trước khi chuyển đổi.

Và do đó những người làm marketing không nên theo dõi chuyển đổi dựa trên mô hình CTA. Các nhà quảng cáo sẽ được hưởng lợi nhiều hơn với mô hình kết hợp.

Những video hấp dẫn hơn có thể thúc đẩy ý định cao hơn.

Khi việc sử dụng video tiếp tục tăng trưởng, bản thân các quảng cáo video cũng trở nên phong phú hơn. Quảng cáo càng trở nên hấp dẫn, thì càng có nhiều khả năng người dùng sẽ không hành động trên quảng cáo đó ngay lập tức.

Bạn có thể hiểu như thế này: người dùng không muốn làm gián đoạn các quảng cáo hấp dẫn bằng cách nhấp chuột, họ muốn xem nó một cách liền mạch nhất có thể.

Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu từ NielsenIQ, người xem vẫn có khả năng mua sản phẩm cao hơn 1,5 lần sau khi xem quảng cáo trên TikTok.

Sức ảnh hưởng “thầm lặng” của VTA đối với các chiến dịch TikTok.

Lợi ích bổ sung của việc sử dụng mô hình VTA + CTA cho các chiến dịch trên TikTok của bạn là gấp đôi.

Giai đoạn tìm hiểu về chiến dịch được tăng tốc nhiều hơn, trong đó các chiến dịch theo ngành dọc như thương mại điện tử, truyền thông & giải trí và tài chính có thể được tối ưu hóa nhanh hơn tới 113% với mô hình VTA + CTA. (theo TikTok).

Với mô hình kết hợp, bạn có thể nhận được nhiều hơn những gì bạn đã trả. Theo dữ liệu từ TikTok, người dùng sẽ tải xuống ứng dụng hoặc chuyển đổi ngay cả những ngày sau đó, sau lần đầu tiên mà họ đã xem quảng cáo.

Trên thực tế, với thị trường Đông Nam Á, các chiến dịch quảng cáo sẽ đạt được từ 80% đến 90% chuyển đổi vào những ngày đầu tiên.

Nhưng bạn sẽ vẫn thấy 10% đến 20% tổng số chuyển đổi sẽ được thực hiện ở những ngày sau đó, có thể là 2 hoặc lâu ngày hơn.

Nhà quảng cáo có thể thấy một bức tranh lớn hơn với mô hình VTA.

Đối với nhiều thương hiệu, các nhà quảng cáo sẽ chỉ có lợi nếu họ sử dụng mô hình theo dõi kết hợp cả CTA và VTA.

Theo báo cáo TikTok Video on the Rise: View-Through Attribution Insights for Southeast Asiareport của AppsFlyer dựa trên việc phân tích 14 nghìn ứng dụng, 10 tỷ lượt cài đặt, 1 nghìn tỷ lượt mở ứng dụng, 6 tỷ lượt chuyển đổi tiếp thị lại và 35 triệu lượt cài đặt, việc sử dụng mô hình kết hợp VTA + CTA cho chiến dịch là phương án tối ưu nhất cho các thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

4 động lực chính cho hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp

Câu chuyện trưởng thành của hoạt động Digital Marketing là câu chuyện của tốc độ. Dưới đây là những cách mà các doanh nghiệp cả Việt Nam và thế giới có thể gia nhập cuộc đua và tăng tốc.

Các nhà quảng cáo đã phải đối mặt với những sự thay đổi to lớn trong những năm vừa qua – và điều này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đã có thể phản ứng một cách nhanh nhạy với mọi thứ khi áp dụng kỹ thuật số, những doanh nghiệp khác lại phản ứng chậm hơn.

Nghiên cứu mới từ đơn vị tư vấn BCG và Google cho thấy rằng những doanh nghiệp trưởng thành nhất về mặt kỹ thuật số đã có thể có được những sự phục hồi nhất định.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà quảng cáo đã trưởng thành về mặt kỹ thuật số có khả năng tăng thị phần của họ cao hơn gấp 2 lần, đồng thời vượt trội hơn hẳn về hiệu quả chi phí và doanh thu so với các nhà quảng cáo chậm trưởng thành hơn.

Về mặt trưởng thành, theo nghiên cứu, hiện chỉ có khoảng 9% thương hiệu được phân loại là trưởng thành về kỹ thuật số, đây là một cơ hội rất lớn để các thương hiệu khác có thể nhanh chóng gia nhập cuộc đua và tiến lên phía trước.

Nghiên cứu cũng làm nổi bật 4 động lực chính mà các doanh nghiệp cần tập trung vào để có thể thúc đẩy sự trưởng thành trong các hoạt động digital marketing của họ.

Bằng cách đặt những điều này vào trọng tâm của chiến lược phát triển kỹ thuật số của họ, các nhà quảng cáo có thể tăng tốc và về đích một cách nhanh chóng hơn.

1. Xây dựng một vòng tròn đạo đức xung quanh dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data).

Sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất – những thông tin được chia sẻ trực tiếp bởi những người mà họ đã đồng ý – cung cấp cho các thương hiệu những thông tin chi tiết về khách hàng của họ và có thể dẫn đến một số lợi thế cạnh tranh nhất định.

Nó yêu cầu các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chất lượng và nguồn dữ liệu của họ, nhưng ngược lại, nó có thể giúp họ đáp ứng nhanh hơn các thay đổi hay quy định mới về quyền riêng tư của người dùng.

Một chiến lược sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất hiệu quả cần phải tuân theo các thực tiễn an toàn về quyền riêng tư và cần được xây dựng dựa trên sự tin tưởng.

Những người làm marketing chuyên nghiệp xây dựng lòng tin của khách hàng theo thời gian bằng cách tạo ra những sự trao đổi giá trị mang tính hai chiều hấp dẫn cho khách hàng của họ.

Điều này góp phần khuyến khích mọi người chia sẻ dữ liệu của họ để đổi lấy các tính năng hay giá trị mà họ đánh giá cao hơn, chẳng hạn như các ưu đãi độc quyền.

Quá trình thử nghiệm giúp xác định các loại trao đổi có giá trị và phù hợp hơn, điều có thể dẫn đến việc khách hàng sẽ chia sẻ dữ liệu nhiều hơn, giúp tạo ra một vòng tròn đạo đức xung quanh các dữ liệu của bên thứ nhất với khách hàng.

Nếu không có những sự trao đổi có giá trị, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn hơn trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng của họ – và điều này khiến việc phát triển dữ liệu của bên thứ nhất trở nên khó khăn hơn.

Nghiên cứu của Google và BCG cho thấy rằng các doanh nghiệp liên kết được tất cả các nguồn dữ liệu của bên thứ nhất có thể tạo ra mức doanh thu gia tăng gấp 1,5 lần so với những doanh nghiệp bị hạn chế về mặt tích hợp dữ liệu.

2. Đầu tư vào hoạt động đo lường từ đầu đến cuối (end-to-end).

Một trong những thách thức của ngành marketing nói chung là có thể đo lường tác động của các tương tác khác nhau của người tiêu dùng trong suốt hành trình mua hàng, bất kể là trên kênh nào.

Và điều này sẽ ngày càng trở nên thách thức hơn khi các quy định mới về quyền riêng tư và việc loại bỏ cookies của bên thứ ba có hiệu lực. Mặc dù việc có thể đo lường từ đầu đến cuối là một quá trình phức tạp, nhưng nó vẫn là một sự ưu tiên lớn.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu chung cho tất cả các kênh và liên kết chúng (trực tiếp hoặc gián tiếp) với kết quả kinh doanh cuối cùng.

Sau đó, họ có thể tập trung vào việc đo lường hiệu suất dựa trên mục tiêu của các kênh bằng cách tận dụng các thẻ điểm (scorecards) và bảng dữ liệu tổng quan trên các kênh đó.

Tuy nhiên, việc đo lường từ đầu đến cuối cũng yêu cầu triển khai các mô hình dự báo, những thứ có thể được sử dụng để đo lường mức độ phân bổ và chuyển đổi.

Ví dụ: chúng cho phép các doanh nghiệp có thể phân bổ giá trị của các điểm tiếp xúc với khách hàng bằng cách sử dụng các mô hình dự báo phức tạp dựa trên những chuyển đổi được mô hình hóa thay vì chỉ là những chuyển đổi đơn lẻ.

3. Ưu tiên sự nhanh nhạy.

Khi các nhà quảng cáo hiểu được sự nhanh nhạy, năng suất có thể cải thiện gấp ba lần và các tính năng mới của sản phẩm có thể được phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thay vì quý hoặc năm.

Tuy nhiên, việc tạo ra một vòng lặp nhanh nhạy là điều không hề dễ dàng. Và các giám đốc điều hành cấp cao phải sẵn sàng từ bỏ các cách làm cũ của họ.

Các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu bằng cách đảm bảo các đội nhóm chủ chốt của họ trong doanh nghiệp cần làm việc và phối hợp cùng nhau. Các doanh nghiệp nên tìm cách tập hợp các đội nhóm theo chức năng chéo (phối hợp xuyên các phòng ban).

Bạn có thể đọc thêm bài ‘No Silo’ – Quy tắc lãnh đạo mà những trí thông minh như Elon Musk và Steve Jobs đều áp dụng để hiểu rõ hơn về cách thiết lập tổ chức này.

Mô hình làm việc này khuyến khích các đội nhóm có thể phản ứng nhanh nhạy hơn đối với các hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.

Điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp nên tạo ra một nền văn hóa thử nghiệm và học hỏi mạnh mẽ dựa trên các xu hướng hiện tại và các giả thuyết dựa trên những insights mới.

4. Nắm bắt nhanh các kỹ năng mới.

Nhiều doanh nghiệp hiện đang thiếu các nhân lực có đủ kỹ năng kỹ thuật để bắt kịp với tốc độ thay đổi nhanh chóng của ngành.

Mặc dù một số thương hiệu đang hợp tác với các nhà cung cấp bên ngoài để có được những kỹ năng họ cần, nhưng điều này dẫn đến hai thách thức: Thứ nhất là thiếu đảm bảo về đội ngũ nhân tài trong tổ chức và thứ hai là thiếu sự cân bằng tối ưu giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.

Các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chuyên sâu để xác định sự cân bằng tốt nhất trong dài hạn giữa các năng lực bên trong và bên ngoài tổ chức.

Điều này vừa đảm bảo sự phát triển ổn định trong doanh nghiệp vừa mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.

Điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp phải thường xuyên phát triển các chương trình học tập và duy trì sự hấp dẫn để tránh việc nhân viên bỏ việc.

Các chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân viên chỉ trở nên thành công nhất khi doanh nghiệp có thể cung cấp một môi trường đủ tốt để học hỏi và phát triển.

Đã đến lúc doanh nghiệp cần bắt kịp tốc độ.

Cuộc đua để trở nên trưởng thành hơn về mặt kỹ thuật số luôn đòi hỏi yếu tố tốc độ – và các doanh nghiệp càng đang ít trưởng thành hơn thì càng cần phải tăng tốc nhanh hơn để có thể bắt kịp.

Khả năng lãnh đạo của các C-suite khi này là chìa khóa để thành công, nơi mà sự phối hợp có tổ chức là điều rất quan trọng.

Hơn 80% các thương hiệu trưởng thành nhất về mặt kỹ thuật số nói rằng họ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ CEO trong việc thực thi các sáng kiến tiếp thị theo hướng dữ liệu (data-driven marketing) so với chưa đến một nửa trong số các thương hiệu chưa trưởng thành.

Bằng cách liên kết và tập hợp các bên liên quan trong toàn bộ tổ chức và tập trung vào 4 chiến lược nói trên, các nhà quảng cáo có thể nhanh chóng trưởng thành và đạt được các mục tiêu của họ một cách nhanh nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Góc nhìn Marketing từ việc ứng dụng Webinar

Theo khảo sát mới nhất của Adsota cho thấy, 50% trong số hơn 330 doanh nghiệp được hỏi cho rằng khả năng tạo ra khách hàng tiềm năng của Webinar Marketing là hiệu quả.

 Webinar Marketing

Với diễn biến khó lường của dịch bệnh, Webinar Marketing được xem là giải pháp phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp giữa mùa dịch.

Từ một phần ba trong số 330 doanh nghiệp được Adsota khảo sát, Webinar được đánh giá là một xu hướng Marketing mới đầy tiềm năng. Nhất là khi người Việt Nam trung bình dành tới 7 tiếng/ngày để online sau khi dịch bệnh bùng nổ.

Sự chuyển đổi các hoạt động từ offline sang online diễn ra nhanh chóng và linh hoạt nhằm đảm bảo vòng quay kinh tế – xã hội. Vì thế, đây được xem là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp Webinar Marketing giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Lợi ích đầu tiên phải là khả năng tương tác với khách hàng tốt hơn. Với tính năng tương tác trực tuyến hai chiều trong thời gian thực mà các nền tảng Webinar hiện nay sở hữu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được điều này bất chấp dịch bệnh.

Ngoài ra, Webinar Marketing còn giúp doanh nghiệp dễ dàng khơi gợi tương tác từ nhóm công chúng mục tiêu. Thông qua những tính năng sẵn có như câu hỏi trắc nghiệm, bỏ phiếu, chia phòng riêng,… được thiết lập khéo léo từ trước.

Tiếp theo, khả năng mở rộng quy mô với chi phí tiết kiệm. Ví dụ chỉ từ 3 – 4 triệu đồng cho 1 tháng sử dụng Webinar với đủ mọi tính năng lại không giới hạn về quy mô sự kiện, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc tổ chức các buổi tri ân offline trước đây lên tới vài trăm triệu cho một sự kiện lớn.

Đồng thời, do hình thức này được triển khai trên nền tảng online nên vấn đề vị trí địa lý cũng được giải quyết. Giờ đây khách hàng dù ở bất cứ đâu trên thế giới đều có thể tham dự sự kiện thông qua chỉ 1 đường dẫn

Bên cạnh đó, một trong những lợi ích quan trọng nhất Webinar Marketing sở hữu là khả năng tạo ra khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Trung bình, có tới 40% số người tham dự Webinar có thể trở thành khách hàng tiềm năng, theo dữ liệu từ The Ready Talk.

Đồng thời, theo khảo sát mới nhất của Adsota cũng cho thấy, 50% trong số hơn 330 doanh nghiệp được hỏi cho rằng khả năng tạo ra khách hàng tiềm năng của Webinar Marketing là hiệu quả.

Lý giải về điều này, nếu xét trên góc độ tâm lý người tiêu dùng, những người chủ động đăng ký tham dự Webinar đều là những người đã có sự quan tâm, vấn đề riêng về chủ đề cần được tư vấn và giải quyết.

Vì vậy, nếu Webinar doanh nghiệp triển khai đem tới cho người xem giải pháp hợp lý, giúp giải quyết vấn đề, thì việc biến họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí trước cả khi sự kiện kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Data Mapping là gì? Các kỹ thuật Data Mapping bạn cần biết

Cùng tìm hiểu các nội dung như data mapping là gì, các mô hình hay kỹ thuật làm data mapping (lập sơ đồ dữ liệu), tại sao data mapping lại quan trọng với doanh nghiệp và nhiều nội dung khác.

data mapping là gì
Data Mapping là gì? Các kỹ thuật chính của việc lập sơ đồ dữ liệu

Nếu bạn không muốn lãng phí thời gian chỉ để đoán xem một khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng muốn và cần gì từ thương hiệu của bạn hoặc cách họ sẽ phản ứng với một chiến dịch marketing nhất định thì Data Mapping là chiến thuật bạn không nên bỏ qua.

Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ, hiện bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp thị theo hướng dữ liệu (data driven marketing) để đưa ra các quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu thực tế nhằm đảm bảo các nỗ lực marketing của bạn phù hợp với sở thích và hành vi của khách hàng.

Khi này, bạn có thể đang nghĩ về một thực tế là doanh nghiệp của bạn có một khối lượng lớn các dữ liệu phức tạp được phân tán trên nhiều nguồn – đây là lúc việc lập sơ đồ dữ liệu (data mapping) trở nên hữu ích hơn bao giờ hết.

Data Mapping là một kỹ thuật không thể thiếu của các Digital Marketer.

Data Mapping là gì?

Data Mapping (có thể hiểu là lập sơ đồ dữ liệu, lập bản đồ dữ liệu, hoặc ánh xạ dữ liệu) là một phần quan trọng của việc quản trị và tích hợp dữ liệu.

Nó đảm bảo rằng bạn đang xem xét và cân nhắc tất cả các dữ liệu của mình trong tổ chức và thực hiện điều đó một cách chính xác – nói cách khác, data mapping là thứ cho phép bạn tích hợp dữ liệu của mình từ nhiều nguồn khác nhau.

Data Mapping là quá trình đối sánh các trường hoặc các phần tử dữ liệu từ một hoặc nhiều nguồn tới các trường dữ liệu liên quan của chúng trong một điểm đến khác.

Đó là cách bạn thiết lập mối quan hệ giữa các mô hình dữ liệu trong các nguồn hoặc hệ thống khác nhau. Phần mềm và công cụ lập sơ đồ dữ liệu tự động khớp các trường dữ liệu từ nguồn dữ liệu này sang nguồn dữ liệu khác.

Các kỹ thuật data mapping cho phép bạn tổ chức, chắt lọc, phân tích và hiểu một lượng lớn dữ liệu đang tồn rại ở nhiều vị trí khác nhau để bạn có thể đưa ra các kết luận và thông tin một cách chi tiết và chính xác hơn.

Ngoài khái niệm data mapping bạn cũng có thể tham khảo thêm về content mapping tại: Content Mapping là gì?

Tại sao Data Mapping lại hữu ích?

Dưới đây là một số lý do khác tại sao data mapping vừa hữu ích vừa cần thiết:

  • Tích hợp, chuyển đổi và di chuyển dữ liệu cũng như tạo kho dữ liệu (data warehouses) một cách dễ dàng.
  • Thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các dữ liệu của bạn trên nhiều nguồn cùng một lúc.
  • Đảm bảo dữ liệu của bạn có chất lượng cao và chính xác.
  • Xác định các xu hướng theo thời gian thực (real-time) và chia sẻ báo cáo dữ liệu với các thành viên trong nhóm một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • Đảm bảo bạn đang khai thác tối đa dữ liệu của mình và áp dụng những insights một cách thích hợp.
  • Sử dụng phần mềm data mapping để đơn giản hóa (chủ yếu là tự động) quá trình lập sơ đồ dữ liệu mà không cần phải dùng mã (free-code).

Mô hình mẫu Data Mapping là gì?

Một doanh nghiệp như Amazon có thể sử dụng data mapping để nhắm mục tiêu một cách chính xác đến bạn.

Họ làm điều này bằng cách lấy các thông tin chi tiết từ thói quen duyệt web, đánh giá, lịch sử mua hàng và thời gian trên trang của bạn. Sau đó, họ có thể kéo và kết nối các dữ liệu đó với dữ liệu từ các nguồn khác như thông tin về nhân khẩu học.

Bằng cách kết hợp các loại nguồn dữ liệu này, Amazon có những thông tin cần thiết để nhắm mục tiêu bạn đến các sản phẩm nhất định cũng như cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của bạn theo một số cách cụ thể (ví dụ: dựa trên vị trí địa lý, cấp độ kinh nghiệm, sở thích, học vấn, quốc tịch , tuổi và hơn thế nữa).

Hãy xem xét một ví dụ về data mapping khác dưới đây – giả sử bạn đang làm việc cho một mạng lưới quảng cáo truyền hình (TV Ads Network) và bạn đang tìm cách tổ chức các shows truyền hình (TV Shows) trên mạng lưới, các diễn viên (Actor) xuất hiện trên mạng lưới và các diễn viên trong một Shows trên một mạng lưới.

Việc chia sẻ dữ liệu giữa ba nguồn này có thể giống như sau:

data mapping là gì
Mô hình mẫu Data Mapping là gì?. Source: HupSpot

Các kỹ thuật Data Mapping.

Trong data mapping hay lập sơ đồ dữ liệu, có 3 kỹ thuật chính được sử dụng nhiều nhất: lập sơ đồ thủ công, lập sơ đồ bán tự động và lập sơ đồ tự động.

1. Lập sơ đồ dữ liệu thủ công – Manual Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu theo kiểu thủ công yêu cầu những người lập trình và người lập bản đồ dữ liệu chuyên nghiệp. Các chuyên gia công nghệ sẽ viết mã và lập sơ đồ các nguồn dữ liệu của bạn.

Mặc dù quá trình thực hiện sẽ khó khăn và bạn cần sự trợ giúp của các chuyên gia, nhưng nó cho phép bạn hoàn toàn kiểm soát và tùy chỉnh sơ đồ dữ liệu của mình.

2. Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động – Semi-automated Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động (hoặc lập giản đồ) yêu cầu một số kiến ​​thức về mã hóa (coding) nhất định và có nghĩa là khi này đội nhóm của bạn sẽ kết hợp cả kiểu lập sơ đồ thủ công và lập sơ đồ tự động.

Các phần mềm lập sơ đồ dữ liệu tạo ra một sự kết nối giữa các nguồn dữ liệu và khi đó một chuyên gia công nghệ thông tin (IT) sẽ xem xét các kết nối đó và thực hiện các điều chỉnh thủ công khi cần thiết.

3. Lập sơ đồ dữ liệu tự động – Automated Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu tự động có nghĩa là bạn sẽ có một công cụ sẽ xử lý tất cả các khía cạnh của quá lập sơ đồ dữ liệu cho bạn.

Các kiểu phần mềm này thường cho phép bạn lập sơ đồ theo kiểu kéo và thả drag-and-drop). Tất cả những gì bạn cần chỉ là mua và học cách sử dụng nó.

Một số công cụ lập sơ đồ dữ liệu Data Mapping bạn có thể tham khảo như: boomi, Tableau, Power BI (của Microsoft) hay Astera

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Storytelling: 6 mô hình kể chuyện hiệu quả cho thương hiệu

Nếu bạn đang tìm cách thêm TikTok vào chiến lược digital marketing của mình nhưng không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu và những kiểu phương pháp tiếp cận nội dung nào sẽ phù hợp nhất với thương hiệu của bạn?

6 mô hình kể chuyện trên TikTok mà bạn nên cân nhắc cho chiến lược marketing của mình

Chìa khóa để thành công trên TikTok nằm ở việc tạo ra những nội dung giống các video khác trên TikTok. Các quảng cáo được ‘trau chuốt’ quá mức sẽ bị bỏ qua nhiều hơn trong ứng dụng.

Lời khuyên chung khi bạn tiếp cận nền tảng này đó là bạn nên phù hợp nội dung của mình với các nội dung khác xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng để nó được cảm thấy tự nhiên và hấp dẫn hơn.

Vậy làm cách nào để bạn có thể làm được điều đó trong khi vẫn có thể tối đa hóa được giá trị của yếu tố quảng cáo? Chìa khoá ở đây chính là sử dụng các mô hình kể chuyện hay còn được gọi là Storytelling.

Trước hết, bạn có thể xem storytelling là gì để hiểu một cách toàn diện nhất về khái niệm cũng như các lý thuyết khác về thuật kể chuyện.

Dưới đây là chia sẻ trực tiếp từ TikTok về các mô hình kể chuyện (Storytelling Frameworks) hiệu quả mà bạn có thể ứng dụng cho thương hiệu của mình.

Mô hình Storytelling 1: Câu chuyện sản phẩm của bạn.

Bạn hãy tự hỏi bản thân mình: câu chuyện sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn là gì? Tại sao hay điều gì là cảm hứng để bạn bắt đầu xây dựng doanh nghiệp của mình? Đâu là những giá trị của bạn?

Bằng cách trả lời các câu hỏi này bạn có thể xây dựng những câu chuyện có thể kết nối khách hàng với doanh nghiệp bằng cách cung cấp cho họ những thông tin về thương hiệu và cách nó quan trọng đối với họ.

Một số mẹo dành cho bạn:

  • Tận dụng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC) hoặc tự làm các video theo các phong cách gần gũi nhất với đối tượng mục tiêu.
  • Truyền tải các thông điệp của thương hiệu một cách rõ ràng nhất có thể.
  • Kết nối người dùng thông qua nội dung liên quan đến họ.
  • Xây dựng CTA rõ ràng, cho người dùng biết họ nên làm gì tiếp theo.

Mô hình Storytelling 2: Đặt kết quả lên đầu tiên.

Người dùng muốn biết và thấy những gì họ kỳ vọng. Do đó, hãy cho khách hàng của bạn thấy đâu là kết quả cuối cùng ngay từ những bước đầu tiên, sau đó, bạn có thể quay lại việc kể câu chuyện về việc bằng cách nào để xảy ra kết quả đó.

Hãy nghĩ về mô hình này khi bạn muốn kể một câu chuyện mang tính phiêu lưu hay khám phá. Nó cho phép tạo ra những sự phấn khích từ những giây ban đầu và nhận được nhiều sự tương tác thông qua nội dung.

Mẹo dành cho bạn khi sử dụng chiến lược marketing này.

  • Sử dụng những vật liệu, tài sản… thể hiện được kết quả của việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn.
  • Tách nhỏ các bước về cách người dùng có thể đạt được điều đó thông qua chú thích.
  • Thể hiện môt phiên bản khác biệt của kết quả cuối cùng, đính kèm một CTA rõ ràng.

Mô hình Storytelling 3: Kể một câu chuyện ngắn gọn.

Hãy truyền tải thương hiệu đến khách hàng của bạn một cách ngắn gọn, đơn giản và chính xác nhất. Giới thiệu thương hiệu của bạn giống như đó là lần đầu tiên người dùng nhìn thấy và kết nối với bạn.

Tập trung vào những gì bạn đang bán, hoặc cách sử dụng nó, hoặc cách nó liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn.

Mẹo dành cho bạn:

  • Sử dụng chú thích (Captions) để giới thiệu thông điệp hoặc tagline của bạn.
  • Hãy cho khách hàng thấy những trải nghiệm thực tế của việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Hãy cho đối tượng mục tiêu thấy được yếu tố cảm xúc của người dùng sản phẩm của bạn với các CTA rõ ràng.

Mô hình Storytelling 4: Từng bước một.

Hãy cho khách hàng thấy cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn từng bước một. Thể hiện nó một cách chi tiết thông qua chú thích và hình ảnh với thông điệp rõ ràng.

Mẹo dành cho bạn:

  • Xây dựng các bước cụ thể để hướng dẫn khách hàng của mình thông qua chú thích hoặc sử dụng những hình ảnh chính của sản phẩm.
  • Kết thúc video với những bình luận hoặc phản ứng theo phong cách nội dung do người dùng tạo ra, thể hiện được yếu tố cảm xúc mà sản phẩm có thể cung cấp.

Mô hình Storytelling 5: Xây dựng thói quen.

Hãy thể hiện cách thương hiệu của bạn có thể trở thành một thứ gì đó trong phong cách sống của khách hàng.

Làm nổi bật cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua một lăng kính chân thật của cuộc sống hàng ngày. Xem nó như là một thói quen thông thường.

Mẹo dành cho bạn:

  • Giới thiệu sản phẩm của bạn thông qua nội dung do người dùng tạo ra hoặc sử dụng các nội dung liên quan trực tiếp đến khách hàng.
  • Sử dụng những bình luận và phản hồi của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để tăng sức ảnh hưởng.
  • Sử dụng ít nhất là 3 kiểu thói quen hằng ngày khác nhau.
  • Kết thúc bằng một CTA rõ ràng.

Mô hình Storytelling 6: Dễ dàng, nhanh chóng và đáng tin cậy.

Hãy làm cho sản phẩm của bạn có thể mua và sử dụng một cách dễ dàng. Làm nổi bật việc khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của bạn ở bất cứ nơi đâu bất cứ khi nào. Hãy cho khách hàng thấy những điều này thông qua những tình huống cụ thể.

Mẹo dành cho bạn:

  • Cho khách hàng thấy cách sản phẩm của bạn được sử dụng.
  • Cho khách hàng của bạn thấy rằng họ có thể sử dụng nó một cách đơn giản trong khi họ vẫn có thể làm những việc khác.
  • Sử dụng chú thích để làm rõ thông điệp kêu gọi hành động (CTA) của bạn.

Xem thêm:

ham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook ra mắt cổng thông tin cung cấp những mẹo làm marketing mới

Nếu bạn đang tìm cách để cải thiện hiệu quả quảng cáo và các hoạt động marketing của mình trên Facebook, cập nhật này có thể rất hữu ích với bạn.

Theo đó, Facebook đã cung cấp một cổng thông tin mới với tên gọi ‘Creative Guidance Navigator’, đây là một webiste nhỏ gồm nhiều mẹo và ghi chú quảng cáo khác nhau có thể giúp bạn cải thiện cách tiếp cận quảng cáo và marketing của mình trên nền tảng.

Như bạn có thể ở hình ảnh trên, website này khá đơn giản, nhưng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Từ các case study hiệu quả, insights đến cách để bạn có thể thực hiện những điều tương tự.

Bạn cũng có thể lọc hiển thị theo định dạng quảng cáo, ngành hàng, khu vực và hơn thế nữa để nhận được các thông tin cụ thể hơn với thị trường của thương hiệu của bạn.

Đối với mỗi ví dụ được liệt kê ở đây, bạn cũng có thể chuyển tiếp chúng qua các tùy chọn khác nhau, kiểm tra nguồn gốc của các ví dụ đó và truy cập các số liệu thống kê cụ thể.

Về mặt chức năng, nó có thể giúp bạn tinh chỉnh quy trình tối ưu quảng cáo Facebook của mình với nhiều insights cụ thể.

Với những tác động của bản cập nhật ATT gần đây của Apple vốn đã ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái quảng cáo Facebook, việc thử nghiệm các quy trình và tối ưu hóa mới này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là đối với các nhà quảng cáo nhỏ hơn.

Do đó, đây có thể là một tài nguyên có giá trị cho các nhà quảng cáo nói chung. Bạn có thể truy cập ngay cổng thông tin này của Facebook tại: Creative Guidance Navigator

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các CMO đang đối mặt với thách thức chứng minh giá trị của Marketing tới CEO và BOD

Theo khảo sát của Forrester, những người làm marketing phải có khả năng chứng minh hay liên kết các hoạt động marketing với những tác động đến kinh doanh để duy trì sự phù hợp.

Các CMO đang đối mặt với thách thức chứng minh giá trị của Marketing tới CEO và BOD

Trong năm đại dịch thứ hai này, khi các giám đốc điều hành và hội đồng quản trị của doanh nghiệp đang rà soát lại ngân sách của họ, họ có thể sẽ có những câu hỏi hóc búa cho các nhà lãnh đạo marketing về ngân sách và hiệu quả chi tiêu của chúng.

Một báo cáo mới đây của Forrester dựa trên việc khảo sát 150 giám đốc marketing (CMO) hiện nay cho thấy rằng trong những thời điểm đầy thử thách này, các CMO phải có sự nhạy bén về tài chính để có thể kết nối các khoản đầu tư của họ với các lợi ích kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp, nếu không, họ sẽ có nguy cơ bị ‘đào thải’.

Theo nghiên cứu này, 71% các giám đốc tiếp thị phụ trách mảng B2C chỉ ra rằng việc chứng minh giá trị của hoạt động marketing đối với các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính (CFO) và hội đồng quản trị (BOD) sẽ rất khó khăn trong năm tới.

Ông Raja Rajamannar, Giám đốc Marketing toàn cầu của Mastercard cho biết:

Raja Rajamannar, Global CMO of Mastercard

“Trừ khi các nhà tiếp thị trang bị cho mình dữ liệu, sự nhạy bén về tài chính và khả năng liên kết giữa hoạt động tiếp thị với các tác động kinh doanh, họ sẽ trở nên bị lỗi thời và bị bỏ lại phía sau của đường đua.”

Theo phát hiện của Forrester, hiện tại chỉ có 28% những người ra quyết định marketing trong lĩnh vực B2C tự tin rằng họ có thể đo lường chính xác và xác định các giá trị kinh doanh gia tăng từ các nỗ lực marketing của họ.

Để hỗ trợ hoạt động marketing, tốt nhất là các giám đốc marketing nên liên minh chặt chẽ hơn với các giám đốc tài chính để liên kết các khoản đầu tư của họ với các tác động lên hoạt động kinh doanh thực tế.

Tuy nhiên, bước đầu tiên và cũng là thách thức nhất đối với các CMO hiện tại là điều chỉnh mục tiêu của họ với các đồng nghiệp tài chính của mình.

Đầu tiên, cả hai nhóm (marketing và tài chính) dường như có các quan điểm và ưu tiên khác nhau về các chỉ số tổ chức chính chẳng hạn như kinh nghiệm của nhân viên hay sự tăng tốc của doanh nghiệp kỹ thuật số.

Thứ hai, cả hai bên có thể có nhiều bất đồng về trọng tâm của các khoản đầu tư trong các kênh tiếp thị và truyền thông khác nhau.

Và thứ ba, các CFO có thể sử dụng một loạt các thuật ngữ marketing như tỷ lệ mở email, lượt thích trên mạng xã hội hoặc số lần hiển thị của các bài PR – điều mà các CMO thường có xu hướng sử dụng chúng để biện minh cho các chi tiêu của họ.

Thay vào đó, Forrester khuyên bạn nên xây dựng một bộ số liệu bao gồm cả số liệu ngắn hạn và dài hạn cụ thể để tăng khả năng tồn tại của hoạt động marketing.

Một mặt, các CMO có thể sử dụng các số liệu ngắn hạn như tỷ lệ chuyển đổi bán hàng (sales conversion rates) và giá trên mỗi chuyển đổi (CPA) trong khoảng thời gian từ ba tháng trở xuống để đánh giá hiệu quả marketing.

Và mặt khác, họ có thể dựa trên các chỉ số định giá thương hiệu và vốn chủ sở hữu dài hạn để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đồng nghiệp tài chính của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

3 mẹo nhỏ để xây dựng một chiến dịch người có ảnh hưởng thành công

Khi nhu cầu hợp tác giữa nhà sáng tạo và thương hiệu ngày càng tăng, các thương hiệu hiện có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những trải nghiệm mới và đáng nhớ cho đối tượng mục tiêu của mình.

Để xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả và lâu dài với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), dưới đây là 3 mẹo nhỏ mà các thương hiệu nên cân nhắc khi lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) của mình.

Duy trì tính xác thực của nhà sáng tạo là chìa khoá để thành công.

Mối quan hệ ở đây rất đơn giản: người hâm mộ theo dõi nhà sáng tạo vì họ ‘là một phần’ của những người hâm mộ – họ là ai, họ đại diện cho điều gì, họ quan tâm đến điều gì đều liên quan mật thiết đến những người hâm mộ.

Bản thân nhà sáng tạo nội dung đã trở thành thương hiệu và sự cộng tác này có thành công hay không phụ thuộc vào sự hợp lực tự nhiên (không ép buộc) giữa nhà sáng tạo và thương hiệu.

Những người làm marketing nên dành thời gian để thực sự hiểu nhà sáng tạo, tức họ đang đại diện cho điều gì để từ đó tạo ra một chiến dịch có thể kết hợp được yếu cá tính của họ với thương hiệu một cách tự nhiên.

Thay vì yêu cầu nhà sáng tạo thay đổi hoàn toàn phong cách giao tiếp của chính họ, sẽ luôn hiệu quả hơn khi các thương hiệu tiếp cận chiến dịch với nhà sáng tạo với tư cách là mối quan hệ đối tác, tức để nhà sáng tạo chủ đông trong việc đề xuất thông điệp cũng như nội dung, bởi vì suy cho cùng, khán giả là người hâm mộ của nhà sáng tạo.

Các thương hiệu nên đặt trải nghiệm của khán giả lên hàng đầu và tích hợp với nhà sáng tạo một cách tinh tế thông qua các thông điệp và nội dung của nhà sáng tạo.

Các thương hiệu nên sử dụng yếu tố cảm xúc để thúc đẩy những kết nối và tạo ra nhận thức tới thương hiệu của khán giả.

Nội dung có thương hiệu (Branded content) thường bị mang tiếng xấu, nhưng nếu nhà sáng tạo nội dung có khả năng tích hợp một cách liền mạch với thương hiệu thì đó là tình huống đôi bên cùng có lợi.

Cung cấp giá trị thông qua thuật kể chuyện – Storytelling.

Những người tiêu dùng chuyển sang các nền tảng xem video dài như YouTube với mục đích rất rõ ràng, đây là cơ hội để các thương hiệu có thể trò chuyện với các đối tượng mục tiêu.

Theo Google, có đến 70% người tiêu dùng thích những nội dung YouTube có thể phản ánh cuộc sống của họ và hơn 70% cảm thấy rằng nội dung YouTube mang lại cho họ sự kết nối mang yếu tố con người sâu sắc hơn.

Người tiêu dùng theo dõi những nhà sáng tạo yêu thích của họ vì nhiều lý do – nội dung của nhà sáng tạo liên quan đến niềm đam mê của họ, dạy họ những điều gì đó mới, giúp họ thư giãn… – vì vậy, các thương hiệu nên hợp tác chặt chẽ với nhà sáng tạo để hiểu và đáp ứng những kỳ vọng này.

Nếu người xem video nhìn thấy thông điệp hoặc sản phẩm của thương hiệu thông qua một nhân vật họ yêu thích trong những nội dung mà họ có thể liên quan, thì trải nghiệm này sẽ vô cùng hiệu quả và hoàn toàn có thể tạo ra chuyển đổi.

Các thương hiệu nên hướng tới việc nuôi dưỡng mối quan hệ giữa người xem và nhà sáng tạo của thương hiệu, mặc dù nghe thì có vẻ hơi xa vời nhưng nó thực sự tạo ra những kết nối mạnh mẽ về lâu dài.

Nhà sáng tạo là đối tác chứ không phải là kênh truyền thông.

Thương hiệu nên coi nhà sáng tạo là đối tác và để họ giúp các thương hiệu lên ý tưởng cho các chiến dịch.

Bởi lẽ họ đã dành cả sự nghiệp của mình để nuôi dưỡng, nghiên cứu và phát triển người hâm mộ của mình, nên hơn ai hết, họ là người có thể hiểu đối tượng mục tiêu của họ nhất.

Hãy tin tưởng những nhà sáng tạo, họ luôn biết cách tốt nhất để đảm bảo khán giả của họ thích nội dung và ghi nhớ đến thông điệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Inclusive Marketing là gì? 5 quy tắc chiến lược Inclusive Marketing

Cùng tìm hiểu các khái niệm về Inclusive Marketing như Inclusive Marketing là gì, các quy tắc thực thi Inclusive Marketing và hơn thế nữa.

inclusive marketing là gì
Inclusive Marketing là gì? 5 quy tắc chiến lược Inclusive Marketing

Báo cáo tìm kiếm tiêu dùng của Google cho thấy rằng người tiêu dùng đang đặt nhiều giá trị hơn vào các trải nghiệm và nhu cầu cá nhân của mình.

Các thương hiệu giờ đây đang kỳ vọng vào việc tiếp tục chuyển inclusive marketing hay tiếp thị toàn diện từ một điều gì đó cần có cho thương hiệu thành điều gì đó mà thương hiệu bắt buộc phải làm.

Inclusive Marketing là gì?

Inclusive Marketing là Tiếp thị toàn diện (Tiếp thị đa dạng), khái niệm đề cập đến cách thức các thương hiệu thể hiện sự toàn diện và đa dạng trong các chiến dịch quảng cáo và marketing.

Với Inclusive Marketing, doanh nghiệp xem xét nhiều khía cạnh khác nhau như độ tuổi, thu nhập, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, nghề nghiệp vào các nội dung marketing với mục tiêu tiếp cận toàn diện hoặc đa dạng tới nhiều nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.

Google và chiến lược Inclusive Marketing.

Theo Google: “Tại Google, chúng tôi cam kết tới sự thay đổi và ưu tiên inclusive marketing trong tất cả các nỗ lực marketing.”

“Dưới đây là năm nguyên tắc về inclusive marketing mà chúng tôi muốn chia sẻ nhằm giúp các thương hiệu có thể vượt qua những thách thức chung mà chúng ta đang phải đối mặt với tư cách là những người làm marketing.”

“Bên cạnh những nguyên tắc đó, chúng tôi cũng cung cấp một số ví dụ về các thương hiệu như Volvo, Grab và Ngân hàng ANZ, những tổ chức đang ủng hộ những nguyên tắc này tới các chiến dịch và chiến lược marketing của họ”.

Các quy tắc được thể hiện theo phương pháp: vấn đề – giải pháp – ví dụ nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nắm bắt và ứng dụng vào thực tế.

Quy tắc 1 – Doanh nghiệp của bạn là thương hiệu của bạn.

Vấn đề: Truyền tải các giá trị của bạn, nhưng không kết hợp chúng vào doanh nghiệp của bạn. Chỉ dựa vào marketing để thể hiện các giá trị của bạn trong khi nó cần được thể hiện rõ ràng và minh bạch trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Giải pháp: Trao quyền cho các quan điểm mang tính đa dạng ngay từ đầu và trong toàn bộ chuỗi giá trị của bạn – từ nghiên cứu và sản xuất đến thiết kế trải nghiệm người dùng và marketing.

Hãy nhớ rằng doanh nghiệp của bạn là thương hiệu của bạn, vì vậy sự đa dạng không chỉ được thể hiện thông qua quá trình truyền thông hay giao tiếp mà còn phải được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác của doanh nghiệp.

Với các phòng ban, đối tác hay cả các agency mà doanh nghiệp đang làm việc, tất cả họ đều phải mang trong mình quan điểm và tư duy của sự đa dạng.

Bên cạnh đó, việc tăng cường sự an toàn về mặt tâm lý để mọi người có thể trao đổi một cách thoải mái và khuyến khích đội nhóm của bạn đặt ra những câu hỏi hóc búa xung quanh sự đa dạng là điều mà bạn cần ủng hộ.

Ví dụ: Volvo, Toàn cầu.

Trong một số trường hợp, việc kết hợp các nỗ lực mang tính đa dạng, công bằng và toàn diện ngay từ đầu có thể tạo ra sự thay đổi lớn trên toàn ngành.

Khi Volvo phát hiện ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng bị thương hơn trong một vụ va chạm xe hơi – nhà sản xuất ô tô này đã bắt đầu thu thập dữ liệu tai nạn trong 40 năm qua để tìm cách bảo vệ tất cả mọi người – bất kể giới tính hay trọng lượng cơ thể như thế nào.

Để cải thiện tính bình đẳng giới trong tất cả các loại xe hơi, Volvo hiện đang chia sẻ nghiên cứu của mình với toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi để giúp tạo ra những chiếc xe hơi an toàn hơn cho tất cả mọi người.

Quy tắc 2 – Truyền cảm hứng thông qua việc đa dạng hoá những câu chuyện.

Vấn đề: Những câu chuyện quen thuộc và thoải mái đã trở thành điều hiển nhiên.

Giải pháp: Thách thức bản thân và đội nhóm của bạn để trở thành ‘người hùng’ trong mọi khía cạnh của marketing. Sự đa dạng là ưu tiên hàng đầu.

Xem xét các nội dung công việc mà bạn đang nỗ lực và làm cho nó trở nên mang tính đại diện hơn cho các đặc điểm và thuộc tính khác nhau của người tiêu dùng cũng như các trải nghiệm của họ.

Ví dụ: Vicks, Ấn Độ.

Chiến dịch #TouchOfCare của Vicks, một thương hiệu dược phẩm được sở hữu bởi P&G, kể về câu chuyện đầy cảm hứng của Gauri Sawant – một phụ nữ chuyển giới nuôi dạy một cô gái trẻ có tên là Gayatri.

Câu chuyện làm phá vỡ những định kiến vốn có về các cấu trúc và giá trị xã hội của Ấn Độ.

Bằng cách tập trung vào lòng vị tha thay vì chỉ là việc bán một sản phẩm, chiến dịch cho thấy cách một câu chuyện không phân biệt địa vị kinh tế, tín ngưỡng và giới tính có thể mang tính toàn diện và dễ được chào đón hơn.

Ví dụ: YouTube, Hàn Quốc.

YouTube gần đây đã ghi lại một câu chuyện đầy cảm hứng của Jeong-Won Han, một giáo viên thể dục cấp hai bị mất chân trái trong một tai nạn bất ngờ.

Jeong-Won đã dành hết tâm trí cho việc phục hồi chức năng để sớm được trở lại với các học trò của mình, và bằng cách sử dụng YouTube để học chơi gôn – Jeong-Won sau đó đã giành được hai hạng mục tại Giải vô địch thế giới Mỹ dành cho người chơi gôn khuyết tật.

Câu chuyện cho chúng ta thấy một thông điệp rằng mọi người đều có cơ hội được khám phá và thành công theo cách riêng của họ.

Quy tắc 3 – Hãy cố gắng kể những câu chuyện chân thực và dễ hiểu.

Vấn đề: Các kịch bản hay câu chuyện được thiết kế quá kỹ lưỡng có thể khiến nó trở nên giả tạo và thiếu chân thành.

Giải pháp: Kể những câu chuyện thực tế càng nhiều càng tốt, tối ưu những câu chuyện hiện có và hiểu bối cảnh của chúng, thay vì tạo ra những câu chuyện mới.

Nếu bạn hư cấu, hãy đảm bảo rằng nó dựa trên thông tin chi tiết của người dùng thực.

Nhiệm vụ của bạn là kể những câu chuyện chân thực với nhiều người dùng khác nhau.

Tính xác thực và dễ hiểu là chìa khóa cho điều này, vì vậy hãy dựa vào những thông tin chi tiết và thử nghiệm để giúp bạn làm đúng.

Ví dụ: Google, Ấn Độ.

Các vận động viên nữ ở Ấn Độ đang đạt được những thành công rực rỡ, nhưng cộng đồng ít được đại diện (underrepresented community) này không phải lúc nào cũng nhận được sự công nhận mà họ xứng đáng.

Google muốn làm điều gì đó để thay đổi điều này và đã tạo ra một chiến dịch để kỷ niệm hành trình không ngừng hỗ lực của các ngôi sao thể thao như Hima Das, Naina Jaiswal và Pooja Bishnoi, những người đang truyền cảm hứng cho một thế hệ mới với ước mơ lớn.

Ví dụ: Grab, Indonesia.

Là một phần của sáng kiến GrabForGood nhằm trao quyền cho cộng đồng người khiếm thính, chiến dịch “Breaking the Silence” của Grab kể về câu chuyện có thật của một tài xế Grab bị điếc có tên là Joey Kow – với mục tiêu là giải quyết nỗi lo sợ ‘vô hình’ rằng sẽ không an toàn khi đi cùng một tài xế khiếm thính.

Bằng cách tập trung vào nhân vật Joey, chiến dịch cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thể hiện lòng trắc ẩn và sự chấp nhận đối với những cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt trong cộng đồng của chúng ta.

Quy tắc 4 – Thách thức những khuôn mẫu.

Vấn đề: Bỏ lỡ những cơ hội với những định kiến đã định trước.

Giải pháp: Theo đuổi những chân dung tích cực của những người trực tiếp dám thách thức những định kiến và khuôn mẫu.

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đang tránh những định kiến cũ bằng cách bao hàm sự đa dạng, sau đó vượt qua chúng thông qua những bức chân dung đa chiều và chân thực.

Ví dụ: K Plus, Thái Lan.

Ứng dụng ngân hàng mới, K Plus, giải quyết sự thiên vị hay định kiến trực tiếp trong chiến dịch “No Stereotype” của họ bằng cách áp dụng cách tiếp cận hài hước hơn để thách thức các khuôn mẫu chung.

Bao gồm lối sống đa dạng của mọi người – những người trẻ cũng có thể “trên 60 tuổi”, những người trưởng thành có trái tim của một đứa trẻ 15 tuổi và những định kiến với những người LGBTQ + (người đồng giới).

Ví dụ: Heinz’s Kecap ABC, Indonesia.

Sau khi khám phá ra rằng những người đàn ông thường được thiên vị hơn khi nói đến việc làm việc nhà và nấu nướng.

Heinz đã khởi động một chiến dịch sử dụng lời chứng thực của một người mới ly hôn để khuyến khích đàn ông cần đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong gia đình.

Họ tạo ra các nguồn tài nguyên trực tuyến để các ông chồng có thể tìm kiếm các công thức nấu ăn, tổ chức các lớp học nấu ăn và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ địa phương để thúc đẩy sự bình đẳng giới.

Quy tắc 5 – Thấu hiểu vai trò của thương hiệu.

Vấn đề: Khi DEI (Diversity – sự toàn diện, Equity – sự bình đẳng và Inclusion – sự toàn diện) trở thành cơ hội để PR.

Giải pháp: Dành thời gian nhiều hơn để tìm hiểu về bối cảnh văn hóa và thương hiệu xung quanh những câu chuyện bạn đang kể và đảm bảo rằng thương hiệu của bạn có thể được bao hàm một cách đáng tin cậy và tích cực vào các câu chuyện.

Mục tiêu cuối cùng của inclusive marketing hay tiếp thị toàn diện không phải là một cơ hội để làm PR (quan hệ công chúng).

Công việc của chúng ta với tư cách là những người làm marketing là thấu hiểu và kết nối với khách hàng bằng cách đảm bảo chúng ta đang đóng góp những thứ tích cực và đáng tin cậy vào các câu chuyện và cộng đồng.

Inclusive Marketing là một cam kết mang tính nền tảng, vì vậy đừng cố biến thương hiệu của bạn trở thành người hùng trong mắt cộng đồng.

Ví dụ: Ngân hàng ANZ, Úc.

Hiểu được rằng nhiều người trong cộng đồng LGBTQ+ cảm thấy lúng túng hoặc sợ hãi khi nắm tay bạn đời của mình ở những nơi công cộng, ngân hàng ANZ tại Úc đã tổ chức khuyến khích các cặp đôi LGBTQ + tham gia chiến dịch với hashtag #HoldTight và ăn mừng hành động nắm tay đó bằng những cách đơn giản.

Bằng cách biến đây trở thành một câu chuyện chính thống, ngân hàng ANZ hy vọng sẽ khơi dậy những cuộc trò chuyện và thay đổi nhận thức trong cộng đồng rộng lớn hơn.

Bài học rút ra.

  • Trao quyền cho các quan điểm mang tính đa dạng trong suốt chuỗi giá trị của bạn.
  • Thử thách bản thân và đội nhóm của bạn trong việc dẫn dắt sự đổi mới trong mọi hoạt động marketing.
  • Kể những câu chuyện chân thực càng nhiều càng tốt – nếu bạn hư cấu, hãy dựa trên những insight sâu sắc nhất về người dùng.
  • Theo đuổi và phá vỡ những giả định và khuôn mẫu thông thường.
  • Hiểu bối cảnh văn hóa nói chung để làm cho vai trò của thương hiệu của bạn trở nên tích cực và đáng tin cậy hơn trong cộng đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok cung cấp các hướng dẫn Marketing mới cho các SMBs

Khi tình hình Covid-19 dần đi vào ổn định, TikTok nói rằng bây giờ là thời điểm để các thương hiệu tập trung vào marketing trên TikTok nhằm tiếp cận những người tiêu dùng hiện đang tìm cách trở lại ‘cuộc sống bình thường’.

Và hơn thế nữa, TikTok cho biết mọi người đang muốn thể hiện sự ủng hộ của họ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) như một phần của quá trình phục hồi.

Theo TikTok:

“Theo khảo sát, hiện có ngày càng nhiều người tiêu dùng Mỹ đang lên kế hoạch để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là thời điểm lý tưởng để các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng.

Và TikTok là một nơi hoàn hảo để thực hiện điều đó, bởi vì người dùng của chúng tôi vốn đã có tư tưởng mua sắm. Đối với nhiều người dùng TikTok, lý do chính mà họ đến với nền tảng của chúng tôi là để khám phá những điều mới – như thương hiệu và sản phẩm của bạn.”

  • 67% người dùng TikTok cho biết rằng TikTok đã góp phần truyền cảm hứng cho họ để khám phá những điều mới về sản phẩm và thương hiệu.
  • 74% người dùng TikTok cho biết TikTok giúp họ quyết định những thứ cần mua.
  • 66% người dùng cũng nói rằng TikTok truyền cảm hứng mua sắm đến họ.

Để giúp các thương hiệu tận dụng những những xu hướng này, TikTok đã cung cấp một loạt lưu ý về cách doanh nghiệp có thể bắt đầu sự hiện diện trên TikTok của họ:

  • Điền đầy đủ thông tin chi tiết về tài khoản doanh nghiệp (Business Account) của bạn để tối đa hóa khả năng khám phá.
  • Sử dụng công cụ Creator Marketplace của TikTok để kết nối với những người có ảnh hưởng trên nền tảng cho các mối quan hệ đối tác quảng cáo.
  • Khai thác Small Business Resource Center để tìm nguồn cảm hứng, các nghiên cứu điển hình và dữ liệu xu hướng mới nhất.
  • Sử dụng sự tích hợp của TikTok với Shopify để tạo các quảng cáo TikTok trong bảng điều khiển của Shopify.

TikTok cũng lưu ý rằng các thương hiệu có thể tìm cách khai thác các hashtag thịnh hành để vừa khám phá các ví dụ điển hình, vừa giúp gia tăng phạm vi tiếp cận.

Theo TikTok:

“Là một chủ doanh nghiệp, bạn biết rằng nếu bạn chờ đợi để bắt đầu cho đến khi bạn đã tìm ra tất cả – bạn sẽ phải đợi rất lâu. Bạn nên nhảy vào và thử nghiệm ngay lập tức.

Điều này cũng đúng với TikTok. Bởi vì lượng người dùng khổng lồ của chúng tôi vẫn sẽ không chờ đợi – họ đang tìm kiếm những cái mới, mua sắm và đặc biệt tìm kiếm các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ.”

Nếu bạn đang xem xét TikTok là một phần trong chiến lược digital marketing của mình, bạn cần sớm bắt đầu sử dụng ứng dụng để khám phá các xu hướng chính, cảm nhận những gì mọi người đang phản hồi từ đó sớm có cách tiếp cận của riêng bạn trên nền tảng.

Trên TikTok, cơ bản bạn không nên nhắm mục tiêu quảng cáo ngay từ đầu bởi vì chúng sẽ không hiệu quả, thay vào đó hãy giúp người dùng giải trí và xây dựng một cộng đồng cho riêng doanh nghiệp của bạn.

Chìa khóa thành công nằm ở việc tạo ra những nội dung TikTok mang tính tự nhiên cao, phù hợp với các xu hướng đang diễn ra.

Nếu bạn có thể tạo ra các video giúp cung cấp nguồn cảm hứng và giải quyết nhu cầu của người dùng, đồng thời phù hợp với tính thẩm mỹ vốn có của TikTok, bạn có thể sẽ là người chiến thắng.

Đừng quên khám phá tất cả các nguồn lực mà TikTok mà cung cấp ở trên !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Cách các Marketing Agencies có thể tích hợp sự toàn diện tới công việc và tổ chức của mình

Trong khi sự đa dạng và tính toàn diện luôn là điều cần thiết đối với các tổ chức, chúng thậm chí còn trở nên cần thiết hơn đối với các nhà marketers do sự thay đổi liên tục của yếu tố môi trường và văn hoá.

Cách các Marketing Agencies có thể tích hợp sự toàn diện tới công việc và tổ chức của mình

Nói một cách đơn giản, hiện chúng ta đang phải giải quyết hai vấn đề lớn: khủng hoảng về con người và khủng hoảng về kinh tế.

Bằng cách nỗ lực để hướng tới sự toàn diện, công bằng và đa dạng, chúng ta có thể cung cấp một giải pháp mạnh mẽ tới cả hai vấn đề mà chúng ta đang gặp phải.

Tuy nhiên, nó không đơn giản như việc thay đổi một vài chính sách trong doanh nghiệp và có thể thực hiện nó trong một vài ngày.

Thay vào đó, các doanh nghiệp và thương hiệu cần phải nỗ lực liên tục để có thể đối phó với những thách thức mà họ đang và sẽ gặp phải.

Với tư cách là nhân sự ở các doanh nghiệp chuyên về Marketing và PR, họ có thể sử dụng sức mạnh mà họ có để thể hiện những gì mà họ muốn nhìn thấy, nơi mà mọi vai trò xã hội và phân biệt về giới bị phá bỏ, nơi mà các nền văn hóa con được tôn vinh và sự đa dạng được đẩy mạnh.

Sự đa dạng (diversity) và tính toàn diện (inclusion) nên được hiểu như thế nào?

Hiểu được ý nghĩa của hai từ này là rất quan trọng nếu bạn có ý định áp dụng chúng vào kế hoạch marketing của mình. Để đơn giản, các thuật ngữ này được sử dụng để bao gồm một nhóm các cá nhân riêng biệt được tích hợp với nhau.

Đó là ý tưởng về việc cung cấp và chào đón những người vốn ít được đại diện hoặc được nhắc tới trong xã hội, cho dù đó là vì năng lực, giới tính hay chủng tộc của họ.

Khi xem xét cách đưa nó vào danh mục marketing của bạn, điều cần thiết là bạn phải đảm bảo rằng tiếng nói của mọi người – bất kể nền tảng văn hóa, tuổi tác, khuynh hướng tình cảm, giới tính, kinh tế xã hội hoặc chủng tộc nào cũng đều được lắng nghe.

Bức tranh về thế giới marketing hiện tại đang được thể hiện như thế nào?

Theo một nghiên cứu từ Đại học Maryville, hơn 92% những người làm marketing đồng ý rằng họ đang có nhiều cơ hội hơn để phát triển trong không gian ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo nói riêng.

Tuy nhiên, việc họ đồng ý với tuyên bố này không có nghĩa là ý tưởng về sự toàn diện và đa dạng đang được tất cả các doanh nghiệp chuyên về marketing và quảng cáo chấp nhận một cách công khai.

Rõ ràng là sự thiếu tính toàn diện và đa dạng đang được thể hiện rất rõ nét trong các chiến dịch marketing từ cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ.

Do những yêu cầu của thời cuộc, các doanh nghiệp hiện đang nỗ lực để tìm cách tích hợp sự toàn diện và đa dạng vào các chiến dịch của họ.

Các số liệu thống kê đang ủng hộ điều này.

Trở nên toàn diện hơn đồng nghĩa với việc bạn phải thể hiện doanh nghiệp của mình tốt hơn và cho thấy yếu tố văn hóa xác thực của bạn rõ nét hơn. Điều này có thể đi kèm với rất nhiều lợi ích mà bạn có thể không đoán trước được.

Ví dụ: hơn 71% người tiêu dùng LGBTQ nói rằng họ có khả năng tương tác hoặc mua hàng từ một quảng cáo thể hiện được xu hướng tình cảm riêng biệt của họ.

Hoặc có đến hơn 69% khách hàng da màu có nhiều khả năng mua một sản phẩm hơn từ một thương hiệu thể hiện rõ nét yếu tố chủng tộc của họ.

Bám chặt sự đa dạng và toàn diện cho tổ chức của bạn.

Nếu bạn muốn đại diện cho sự đa dạng và toàn diện, bạn cần phải bắt đầu từ trong chính tổ chức của riêng mình. Nếu doanh nghiệp của bạn không bao gồm những con người cởi mở và luôn sẵng sàng tiếp nhận cái mới thì đó sẽ là trở ngại lớn.

Bạn sẽ có ít khả năng thực hiện hơn khi có nhiều khoảng cách hơn giữa thị trường mà bạn đang cố gắng tiếp cận và đội nhóm nội bộ của bạn, từ tính cách, văn hoá và hơn thế nữa.

Thấu hiểu nhóm đối tượng mục tiêu của bạn.

Bạn cần am hiểu về nhân khẩu học của các nhóm đối tượng mục tiêu của mình, họ là ai và bạn có thể kết nối với họ theo những cách như thế nào.

Nếu nhóm nhân khẩu học cụ thể này nhìn thấy một quảng cáo hoặc truy cập vào một website nhưng họ lại không thể nhìn thấy được hình ảnh của bản thân họ theo bất kỳ cách nào, họ sẽ sớm rời bỏ thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn.

Để có thể tích hợp và xây dựng những nội dung mang tính toàn diện, bạn cần làm nhiều việc hơn chỉ là đăng những hình ảnh lên website hay fanpage.

Nỗ lực này cần được phản ánh từ cả trong phong cách viết, trải nghiệm người dùng, cấu trúc đội nhóm, cách bạn tiến hành kinh doanh…và những thứ khác.

Hãy chân thực với những ý định của bạn.

Nếu bạn chỉ đang lặp lại những gì bạn nghĩ bạn nên nói, người tiêu dùng của bạn sẽ dễ dàng hơn để chú ý đến bạn.

Bạn cần đảm bảo rằng bạn đang sống theo đúng với giá trị của mình từ trong ra ngoài nếu bạn muốn thúc đẩy sự thay đổi và thực sự chấp nhận sự toàn diện.

Mặc dù mọi người muốn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính họ trong các quảng cáo của bạn, nhưng đừng quá lạm dụng nó hoặc đưa ra những thông tin không có ý nghĩa chỉ vì bạn muốn xây dựng tính toàn diện cho thường hiệu của mình.

Những thương hiệu đang theo đuổi sự đa dạng và tính toàn diện.

Nhiều thương hiệu lớn đã tích hợp những ý tưởng này vào các chiến dịch marketing của họ.

Một số ví dụ bao gồm:

  • Proctor & Gamble (P&G): Trong khi họ được biết đến nhiều nhất với các sản phẩm vệ sinh và tẩy rửa, tập đoàn này luôn nỗ lực để đảm bảo tính đa dạng với các sản phẩm và chiến dịch marketing của mình bằng cách sử dụng các nền tảng của mình để gửi gắm các thông điệp mạnh mẽ về các thách thức liên quan đến sự đa dạng và bản sắc. Họ cũng bao hàm nhiều hình ảnh khác nhau của vào quảng cáo của họ.
  • Microsoft: Khi Microsoft biết rằng những đứa trẻ bị khuyết tật về mặt thể chất sẽ gặp khó khăn khi sử dụng bộ điều khiển truyền thống của mình, họ đã tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra những bộ điều khiển thay thế giúp trẻ khiếm thị hoặc khuyết tật sử dụng dễ dàng hơn. Họ thậm chí còn mở ra một cách mới để những người khuyết tật có thể giao tiếp với doanh nghiệp.

Có rất nhiều cách để tích hợp sự đa dạng và toàn diện vào các hoạt động marketing hoặc quảng cáo của bạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ là đây là một quá trình không ngừng phát triển.

Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn sẽ cần phải liên tục bổ sung và tối ưu những ý tưởng này vào quy trình marketing của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Google: Xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện là chìa khoá để tăng trưởng

Cùng lắng nghe chia sẻ về cách tiếp cận chiến lược toàn diện từ Ông Salvador Maldonado, hiện là giám đốc marketing và truyền thông tại Google Media Lab.

Google: Xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện là chìa khoá để tăng trưởng

Một vài năm trước, chúng tôi đã nhận ra một điều tại Google: Mặc dù xây dựng sản phẩm cho tất cả mọi người, nhưng hoạt động tiếp thị thương hiệu (brand marketing) của chúng tôi không phải lúc nào cũng phản ánh được điều đó.

Chúng tôi đã viết về những cách mà chúng tôi đã phát triển quy trình sáng tạo của mình để đảm bảo tất cả đối tượng mục tiêu đều có thể nhìn thấy được bản thân họ trong các chiến dịch của chúng tôi.

Nhưng tiếp thị toàn diện (inclusive marketing) đã vượt ra ngoài những gì mà sự sáng tạo có thể đại diện. Một phần khác rất quan trọng đối với cách tiếp cận của chúng tôi đó là lập kế hoạch và mua các phương tiện truyền thông mang tính toàn diện.

Vào năm 2019, chúng tôi đã tạo ra một nhóm truyền thông đa văn hóa để đảm bảo rằng tất cả các chiến dịch của chúng tôi đều có được phạm vi tiếp cận toàn diện.

Ví dụ: ở Mỹ, chúng tôi đã tập trung vào việc tiếp cận và thu hút khán giả da màu và Latinx.

Điều này có nghĩa là chúng tôi cam kết 15% các chiến dịch thương hiệu hàng đầu của Google dành cho các phương tiện truyền thông có liên quan đến văn hóa vào năm 2019.

Đến quý 4 năm 2020, chúng tôi đã vượt qua được mục tiêu này, đạt 18%.

Chúng tôi cũng đã phát triển các quy trình lập kế hoạch truyền thông của mình để trở nên toàn diện hơn cho các cộng đồng.

Mặc dù không phải chúng tôi đã có thể khám phá ra mọi thứ tuy nhiên với tinh thần có thể giúp các nhà quảng cáo xây dựng được một chiến lược truyền thông toàn diện hơn, chúng tôi muốn chia sẻ những gì chúng tôi đã học được.

Dưới đây là 04 lời khuyên rất hữu ích.

1. Tiếp cận bất cứ nơi nào mà khách hàng ở.

Với tư duy này, sau khi cam kết chi tiêu nhiều hơn cho các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận nhóm đối tượng da màu và Latinx ở Mỹ, chúng tôi đã bắt đầu đầu tư vào các kênh để tiếp cận những đối tượng này trên quy mô lớn.

YouTube là điểm khởi đầu để thúc đẩy phạm vi tiếp cận, vì người xem video da màu và Latinx tương tác rất cao trên nền tảng này.

Từ đó, chúng tôi mở rộng cách tiếp cận đa văn hóa của mình để bao hàm nhiều hơn các doanh nghiệp và cộng đồng kỹ thuật số thuộc sở hữu của các nhóm người ít được đại diện.

Một trong những doanh nghiệp đó là nhà xuất bản Blavity, một nền tảng truyền thông kỹ thuật số được tạo ra bởi và dành cho những người da màu.

Cùng với nhau, chúng tôi đã khởi động chiến dịch với hashtag #InTheBlack, một chiến dịch tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp nhỏ do người da màu làm chủ ở Mỹ.

Sự kiện sau đó đã được lan truyền nhiều nơi và tạo ra được sức ảnh hưởng đáng kế đến các doanh nghiệp nhỏ trong việc vượt qua sức ảnh hưởng của đại dịch.

2. Tận dụng những khoảnh khắc quan trọng.

Ngoài phạm vi tiếp cận, một cách tiếp cận khác đã giúp chúng tôi kết nối tốt hơn với người tiêu dùng da màu và Latinx là liên kết các chiến dịch thương hiệu của chúng tôi với những khoảnh khắc và sự kiện văn hóa mà những nhóm đối tượng này yêu thích.

Việc đảm bảo các chiến dịch được chạy nhiều vị trí trên nhiều nền tảng khác nhau đã đặc biệt hiệu quả trong việc tiếp cận mọi người xung quanh các điểm yêu thích của họ.

Ví dụ: năm ngoái, chúng tôi đã khởi chạy chiến dịch #TheMostSearched của Google Search để kỷ niệm Tháng Lịch sử người da màu (Black History Month).

Bằng cách liên kết quảng cáo đó với những khoảnh khắc truyền thông mà chúng tôi biết rằng đang có một lượng lớn người da màu đang xem.

Ngoài việc đã tạo ra được một tiếng vang tích cực đến xã hội, chiến dịch đã tăng thêm 13 điểm phần trăm trong việc ủng hộ thương hiệu ở những người trưởng thành trong độ tuổi từ 35 đến 49.

Giải trí và âm nhạc là những điểm đam mê (passion point) cao đối với khán giả Latinx ở Mỹ – vì vậy chúng tôi đã tài trợ cho giải Latin Grammy trong ba năm diễn ra, mỗi năm tập trung vào một nghệ sĩ nổi bật trong chương trình trao giải.

Vào năm 2019, chiến dịch tài trợ đã thúc đẩy lên 14 điểm trong mức độ cân nhắc về thương hiệu ở những người trưởng thành gốc Tây Ban Nha từ 18 đến 49,3 tuổi.

Chúng tôi cũng đã thấy kết quả tương tự vào năm 2020.

3. Xây dựng một sơ đồ hành trình khách hàng toàn diện hơn.

Khi hoạt động mua sắm phương tiện truyền thông của chúng tôi ngày càng phát triển để có thể toàn diện và bao trùm hơn, chúng tôi cũng tập trung vào việc đánh giá lại cách chúng tôi xuất hiện đối với những nhóm đối tượng ít được đại diện trên môi trường trực tuyến.

Một trải nghiệm người dùng được tối ưu hóa kém đã làm giảm đi đáng kể hiệu suất của việc truyền thông, vì vậy, chúng tôi đã thúc đẩy các trải nghiệm phù hợp và liên quan hơn, đặc biệt là khi nói đến yếu tố sáng tạo trong quảng cáo.

Một trong những điều có tác động lớn nhất mà chúng tôi đã làm cho đến nay để cải thiện mức độ liên quan đó là bản địa hóa các quảng cáo tìm kiếm và trang đích của chiến dịch cho tiếng Tây Ban Nha.

Một số người dùng nhấp vào quảng cáo tìm kiếm bằng tiếng Tây Ban Nha đã được đưa đến trang đích bằng tiếng Anh, trong khi những người khác thì được chuyển đến trang đích bằng tiếng Tây Ban Nha.

Kết quả cho thấy, so với người dùng đã nhấp vào quảng cáo và trải nghiệm trang đích (Landing Page) bằng tiếng Anh, thì người dùng trải nghiệm trang đích bằng tiếng Tây Ban Nha có khả năng thêm sản phẩm của chúng tôi vào giỏ hàng của họ cao hơn gấp 3 lần.

Nghiên cứu trải nghiệm người dùng của chúng tôi cũng cho thấy rằng khi các website được thêm vào bộ chọn ngôn ngữ, chúng nhận được mức tương tác lớn hơn.

4. Tôn vinh sắc thái vùng và tính địa phương.

Cuối cùng, chúng tôi nhận ra rằng – để các chiến lược của chúng tôi có thể phản ánh được sự đa dạng, thì “đa dạng” có nghĩa là những thứ khác nhau ở những nơi khác nhau.

Để giúp tôn vinh điều này, chúng tôi đã dựa vào thị trường khu vực và địa phương để chọn đối tượng mục tiêu trong các kế hoạch tiếp cận.

Càng ngày, các đội nhóm của chúng tôi trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi đều đang thực hiện chiến lược này.

Ví dụ: ở Vương quốc Anh, tiếp cận và thu hút cộng đồng người da màu là cốt lõi của các chiến lược marketing toàn diện.

Vì vậy, để ghi nhận và quảng bá ngày người da màu (Black Pound Day) vào tháng 11 năm ngoái, nhóm của chúng tôi ở Vương quốc Anh đã hợp tác với công ty truyền thông Time Out London để ra mắt một ấn bản tạp chí kỹ thuật số toàn màu đen.

Nhóm cũng đã tặng 80% không gian quảng cáo của tạp chí cho các doanh nghiệp da màu địa phương.

Bằng cách chia sẻ những gì chúng tôi đã học được cho đến nay, chúng tôi hy vọng rằng các thương hiệu sẽ xem xét các bước mà họ có thể thực hiện để đảm bảo các chiến lược truyền thông được trở nên toàn diện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

5 bài học về Marketing mà bạn có thể học hỏi từ Nike

Bạn có thể khai thác nền tảng hoạt động trong doanh nghiệp của bạn bằng cách học hỏi các chiến lược này từ Nike.

5 bài học về Marketing mà chúng ta có thể học hỏi từ Nike
5 bài học về Marketing mà chúng ta có thể học hỏi từ Nike

Khi nghe thấy cụm từ “Just Do It” vang lên, hẳn có lẽ là sẽ ngay lập tức vang lên một thứ gì đó trong tâm trí của hầu hết mọi người đối với Nike.

Đây là một trong những câu slogan thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành marketing, được biết đến trên toàn thế giới.

Thống trị lĩnh vực marketing thể thao, Nike không ngừng mang đến sự đổi mới và những ý tưởng khác biệt. Cùng với đó là hàng loạt chiến dịch đình đám trên toàn cầu.

Dưới đây là 05 bài học hay về marketing mà chúng ta có thể học hỏi được từ thương hiệu này.

1. Duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Với gần 170 triệu người theo dõi trên Instagram, hơn 8 triệu người theo dõi trên Twitter, và hơn 35 triệu người theo dõi trên Facebook, Nike đã tích lũy một lượng lớn người ủng hộ trên mạng xã hội bằng cách tạo ra những bài đăng thú vị và đầy cảm hứng để thu hút người tiêu dùng.

Dưới tất cả các bài đăng, người tiêu dùng có thể liên hệ với Nike bằng cách gắn thẻ (tag) tài khoản, lên tiếng phàn nàn hoặc ủng hộ họ. Nike thường sẽ trả lời các bình luận tiêu cực để cố gắng giảm thiểu những khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra.

Nike không chỉ có tài khoản chính của thương hiệu mà họ còn có các tài khoản nhỏ hơn như @nikegolf, @nikewomen và @nikefootball dành cho những người hâm mộ tìm kiếm các nội dung chuyên biệt hơn.

2. Tính toàn diện.

Nike đang cố gắng xây dựng một nền tảng dựa trên sự đa dạng và thuộc về, sứ mệnh của họ là trở thành “người dẫn đầu trong việc thúc đẩy tính đa dạng và toàn diện”.

Một trong những sản phẩm mới nhất của thương hiệu là Nike GO FlyEase, là một kiểu giày thể thao tiện lợi mới mà khi mang nó bạn không cần phải dùng tay.

Ý tưởng này của Nike hướng đến các bậc cha mẹ khi họ đang bận hết cả hai tay hoặc người khuyết tật không thể dùng tay để mang dày. Thiết kế sáng tạo này đã lấp đầy một lỗ hổng trên thị trường giày dép dành cho những người không thể dùng tay để mang giày.

Ngoài ra, Nike cực kỳ ủng hộ quyền bình đẳng chủng tộc và giới tính. Tất cả quảng cáo và các bài đăng trên mạng xã hội của họ đều thể hiện rõ các quan điểm đó.

3. Hợp tác với người nổi tiếng.

Một số vận động viên nổi tiếng nhất trên thế giới như Michael Jordan hay Maria Sharapova, và những người có ảnh hưởng (influencer/KOL) khác như Kanye West lẫn Travis Scott, đều đã hợp tác với Nike để tiếp cận đến người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Kanye West đã hợp tác với công ty để tạo ra một dòng giày mới được gọi là Nike Air Yeezy.

Ra mắt vào năm 2009, bộ sưu tập Yeezy là sự hợp tác đầu tiên không được thực hiện với một vận động viên.

Đôi giày này ngay lập tức đã trở thành xu hướng và được quảng bá bởi những người nổi tiếng khác như Jay Z, người đã đề cập đến chúng tại một buổi hòa nhạc.

Hay Michael Jordan đã có trong tay một trong những hợp đồng chứng thực thương hiệu nổi tiếng nhất trong lịch sử với đôi giày Nike Air Jordan của riêng mình.

Nike không chỉ thu hút những người nổi tiếng và vận động viên tiếng tăm trong việc quảng bá giày mà những người có ảnh hưởng cũng mang giày của họ trong cuộc sống hàng ngày như một cách để thể hiện sự cam kết thực sự với thương hiệu.

4. Tập trung chính vào vận động viên chứ không chỉ là sản phẩm.

Khi nhìn vào tài khoản Instagram của Nike, các bài đăng nổi bật hiếm khi hiển thị sản phẩm của họ. Họ tập trung hơn vào các vận động viên và kể những câu chuyện của họ.

Chắc chắn, các sản phẩm của Nike được các vận động viên sử dụng trong suốt video và hình ảnh, nhưng bản thân các quảng cáo không chỉ là về những bức ảnh cận cảnh về giày hoặc quần áo, nó chính là hình ảnh bản thân của người vận động viên.

Họ đi sâu khai thác các câu chuyện về cách các vận động viên đến được vị trí vinh quang của họ và liên hệ đến Nike trong những câu chuyện này.

Họ đánh vào trái tim của người tiêu dùng và khiến họ nhớ lại những câu chuyện đầy cảm hứng khi nhìn thấy các sản phẩm hoặc quần áo của Nike trong các cửa hàng hoặc khi mua sắm nó trực tuyến.

5. Tập trung vào tính bền vững.

Vào năm 2009, Nike đã giúp thành lập SAC (Liên minh Trang phục Bền vững) để làm việc với các nhà bán lẻ và nhà cung cấp nhằm giảm tác động đến môi trường cho tất cả các sản phẩm của họ.

Thời gian trôi qua, tính bền vững đã thể hiện được tính giá trị của nó. Người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao tính bền vững và lựa chọn các thương hiệu thân thiện với môi trường.

Trong những năm gần đây, Nike đã chuyển sang sử dụng các vật liệu được sản xuất với ít nước và thuốc trừ sâu hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách các doanh nghiệp B2B có thể định giá một cách tự tin khi lạm phát tăng cao

Lạm phát đang gia tăng trên toàn cầu, làm cắt giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Để đối phó với điều này, các doanh nghiệp sẽ cần phải tăng giá.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nên làm gì để có thể tự tin khi định giá trong những bối cảnh khủng hoảng đó. Đây là 05 chiến lược có thể giúp các doanh nghiệp B2B quản lý việc tăng giá một cách thông minh:

  • Đối xử với khách hàng một cách khác biệt, theo mức độ giá trị của họ đối với doanh nghiệp của bạn.
  • Đổi giá cả lấy các tính năng có giá trị khác.
  • Tăng cường những gì có trong hợp đồng của bạn.
  • Xem xét việc tăng giá gián tiếp.
  • Điều chỉnh hỗn hợp sản phẩm của bạn.

Một vấn đề đã bị lãng quên từ lâu, lạm phát cao hơn, đã làm xói mòn tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn với chi phí cao cho nguyên liệu, nhân công, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác, cùng với sự tắc nghẽn về nguồn cung ứng.

Đồng thời, nhu cầu của người tiêu dùng cũng đang tăng lên khi các nền kinh tế đang mở cửa kinh doanh trở lại sau khi Covid-19 có diễn biến giảm dần.

Một số doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng chính sách tăng giá để cải thiện tình hình tài chính của mình, giá tiêu dùng tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Kimberly-Clark gần đây đã tăng giá niêm yết trên các sản phẩm tiêu dùng của họ ở Bắc Mỹ, với tỷ lệ phần trăm tăng ở các mức từ trung bình đến cao.

Hercules Industries cũng đã tăng giá thiết bị sưởi ấm và làm mát trung bình đến 15%, chủ yếu do chi phí thép tăng.

Tuy nhiên, ngay cả những doanh nghiệp tăng giá bán của họ lên thì họ vẫn sẽ cảm thấy gánh nặng của chi phí tăng nếu họ chỉ đơn giản là thực hiện các bước gia tăng.

Ví dụ, một nhà sản xuất thiết bị cảnh quan (landscaping equipment manufacturer) gần đây đã nhận thấy những thách thức đối với thu nhập của họ mặc dù doanh thu tăng trưởng mạnh và đã tăng giá 3 lần trong năm qua.

Lạm phát kéo dài vẫn chưa thể dừng lại kể từ những năm 1970. Mặc dù lạm phát có thể suy giảm ở một thời điểm nào đó, nhưng ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần phải phòng ngừa trước kịch bản lạm phát trung hoặc dài hạn.

Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã không từng đối phó với lạm phát vĩ mô trong sự nghiệp của họ, khiến họ không biết phải nên tiến hành như thế nào.

Ví dụ, tại một nhà sản xuất, một giám đốc tài chính (CFO) đã nói rằng mặc dù doanh thu tăng trưởng ổn định, nhưng ông vẫn phải lo sợ, vì chi phí nguyên liệu, lao động và năng lượng tăng cao đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận từ 15% xuống 10%.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp B2B đã cho khách hàng của họ giảm giá do đại dịch, có nghĩa là họ đã chìm vào lỗ định giá ngay cả khi không có lạm phát.

Điểm khó khăn đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa có chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng không đầu tư vào các khả năng cần thiết để đảm bảo giá của họ vẫn theo kịp với những thay đổi của thị trường.

Trong cuộc khảo sát gần đây của Bain & Company đối với hơn 400 công ty công nghiệp trên toàn thế giới cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô vừa (doanh thu dưới 5 tỷ USD) tỏ ra kém tự tin hơn so với các công ty lớn về khả năng xử lý lạm phát thông qua việc tăng giá, phản ứng linh hoạt với các điều kiện thay đổi của thị trường hoặc trang bị các công cụ phù hợp để đưa ra quyết định định giá tốt hơn.

05 chiến lược giá cho doanh nghiệp.

1. Đối xử với khách hàng một cách khác biệt.

Thay vì các động thái định giá chung, hãy định giá dựa vào hiệu suất lịch sử và giá trị của các nhà cung cấp của một khách hàng hoặc một phân khúc riêng lẻ.

Khi năng lực của bạn bị hạn chế, đừng ngại việc từ bỏ một khách hàng có giá trị thấp để chuyển sang phân khúc hoặc tập khách hàng hấp dẫn hơn. Và đừng bao giờ trừng phạt nhóm bán hàng của bạn nếu điều đó xảy ra.

2. Trao đổi giá lấy các tính năng hay đặc điểm có giá trị khác.

Các hành động mà bạn có thể làm bao gồm từ việc đảm bảo hay cam kết về khối lượng đến các sản phẩm đi kèm hoặc các mức dịch vụ được điều chỉnh.

3. Tăng cường những gì đã có trong hợp đồng.

Nhiều doanh nghiệp đưa các khoản tăng giá dự phòng vào hợp đồng của họ nhưng không thực thi thường xuyên và thậm chí có thể không nhận thức được chúng lúc bây giờ.

Hãy kiểm tra các điều khoản hợp đồng cho từng khách hàng, ước tính giá trị của việc thực thi chúng, đồng thời trang bị cho nhân viên đủ dữ liệu có liên quan để có được một cuộc đàm phán tự tin hơn.

Đặc biệt đối với các điều khoản có thể đã được miễn trong thời kỳ đại dịch, hãy thông báo cho khách hàng ngay bây giờ để tránh những bất ngờ khó chịu có thể xảy ra.

4. Cân nhắc việc tăng giá gián tiếp.

Bên cạnh việc tăng giá trực tiếp gắn liền với các chỉ số lạm phát, các doanh nghiệp B2B có thể chuyển các khoản phụ phí sang cho nhiên liệu, vận chuyển nhanh, giữ hàng tồn kho và các điều khoản thanh toán dài hơn.

Theo một nghiên cứu mẫu toàn cầu do Bain và Pricefx phân tích, các công ty công nghiệp trung bình mất hơn 6% doanh thu do rò rỉ và giảm giá ngoài hóa đơn.

Xây dựng một chính sách chắc chắn về việc khi nào bạn sẽ cho phép được sai lệch so với các điều khoản ưu tiên và những gì bạn sẽ yêu cầu được đổi lại.

5. Điều chỉnh hỗn hợp sản phẩm.

Trong thời kỳ lạm phát và nhiều khó khăn về nguồn cung, những gì một doanh nghiệp tạo ra có thể còn quan trọng hơn việc nó bán cho ai.

Điều quan trọng là bạn phải xem xét về khả năng sinh lời đến cấp độ SKU (từng đơn vị hàng hoá) chứ không chỉ là ở cấp độ khách hàng. Cũng giống như việc từ bỏ những khách hàng ít giá trị, việc loại bỏ một số sản phẩm có lợi nhuận thấp cũng tương tự như vậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Instagram chia sẻ cách tối ưu hoá hiệu quả marketing trên nền tảng

Trong 5 năm qua, Instagram đã nổi lên như một trong những kênh truyền thông mạng xã hội quan trọng để quảng bá thương hiệu, lấy cảm hứng và khám phá.

Điều đó có nghĩa là, đối với nhiều thương hiệu, Instagram hiện là một lựa chọn quan trọng, nhưng việc tối đa hóa sự hiện diện trên Instagram vẫn còn là một thách thức khi việc thúc đẩy thông điệp của bạn đang trở nên khó khăn hơn.

Vậy đâu là những cách tốt nhất để tiếp cận chiến lược Marketing trên Instagram vào năm 2021, và làm cách nào để bạn có thể cải thiện chiến lược của mình thông qua các bài đăng và sự hiện diện của mình?

Để làm rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ dưới đây từ Bà Emily Reid, Product Marketing Lead for Small Businesses tại Instagram.

Q. Yếu tố quảng cáo hay khuyến mãi nào đang nhận được nhiều phản hồi nhất trên Instagram lúc bấy giờ?

Mỗi tính năng trên Instagram đều có thể giúp bạn làm điều gì đó khác biệt và khi kết hợp lại với nhau, chúng tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp đang xây dựng những cộng đồng khách hàng trung thành.

Với Instagram, bạn có thể tiếp cận người hâm mộ, cộng đồng và khách hàng của mình theo những cách khác nhau.

Bạn có thể sử dụng Reels để tạo những video ngắn, giải trí và tăng cơ hội để thương hiệu của bạn được khám phá bởi những người hiện chưa theo dõi bạn.

Bạn có thể sử dụng ‘Stories’ để kết nối với khán giả của mình theo nhiều cách khác nhau, từ giới thiệu video hậu trường đến thăm dò ý kiến của những người theo dõi bạn và tương tác với họ để hiểu rõ hơn về những gì họ muốn xem.

Chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm càng nhiều càng tốt để tìm ra điểm hấp dẫn đó.

Những thứ hiệu quả nhất thường là kết quả của việc các thương hiệu và nhà sáng tạo đã không ngừng lăn lộn và thử những điều mới.

Q: Đâu là những yếu tố chính cho một chiến lược marketing hiệu quả trên Instagram?

Ngày nay, hơn 90% mọi người theo dõi ít nhất một doanh nghiệp trên Instagram.

Mọi người đến với Instagram để được truyền cảm hứng và khám phá những điều họ quan tâm, bao gồm cả những nội dung từ các thương hiệu – vì vậy, các doanh nghiệp nên sử dụng điều này để làm lợi thế của họ.

Bí quyết lớn nhất của chúng tôi để có được các chiến lược marketing hiệu quả trên nền tảng đó là thử nghiệm!

Hãy thử sử dụng các tính năng khác nhau và các công cụ miễn phí khác trên Instagram để kết nối và xây dựng đối tượng mục tiêu, cho dù đó là sử dụng các câu chuyện để giới thiệu hậu trường hay các công cụ như thẻ mua sắm (Shopping tags) để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp qua Instagram Live.

Với xu hướng chuyển dịch sang thương mại điện tử, gần đây, chúng tôi đã thêm tab ‘Cửa hàng’ mới vào thanh điều hướng chính, vì vậy, chỉ bằng một cú nhấp chuột, mọi người có thể mua sắm trên Instagram Shop.

Chúng tôi cũng đã giới thiệu tính năng mua sắm trên Reels và IGTV để mang đến cho mọi người khả năng mua sắm theo cảm hứng nhiều hơn. Các doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ này để thúc đẩy doanh số bán sản phẩm trực tiếp.

Q: Một vài ví dụ về các thương hiệu đã thành công với các chiến dịch marketing trên Instagram là gì?

@halfdays – Một thương hiệu DTC nhỏ được thành lập bởi một vận động viên trượt tuyết Olympic, người đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các trang phục trượt tuyết phù hợp được thiết kế và sản xuất cho phụ nữ, bởi những người phụ nữ.

Như nhà sáng lập Kiley McKinnon giải thích: “Rất nhiều thương hiệu đồ trượt tuyết đã sử dụng phương pháp chỉnh sửa khi lấy đồ của nam giới, làm cho nó nhỏ hơn và thêm một vài cái gì đó như họa tiết hoa chẳng hạn để làm cho nó phù hợp hơn với nữ giới”.

Thay vì sử dụng phương pháp đó, nhóm nghiên cứu đã nhìn vào tủ quần áo của riêng họ để lấy cảm hứng, với kết quả là cho ra những thiết kế với kích thước phù hợp hơn với đa số chị em phụ nữ.

@violet.nyc – Một cửa hàng nhỏ do một người phụ nữ da đen làm chủ chuyên về đồ trang sức thủ công. Instagram đã giúp cô xây dựng nhận thức và tiếp cận những khách hàng yêu thích công việc của mình, những người có thể chưa tìm thấy cô.

Q: Đâu là những mẹo hàng đầu mà bạn dành cho các nhà quảng cáo mới bắt đầu trên Instagram?

Chúng tôi đã giúp các doanh nghiệp nhỏ quảng cáo trực tiếp trong ứng dụng bằng cách sử dụng tính năng Promote của chúng tôi.

Chúng tôi biết rằng các doanh nghiệp nhỏ thường thiếu thời gian và nguồn lực.

Các tùy chọn quảng cáo của chúng tôi được thiết kế để giúp họ dễ dàng tiếp cận hơn với đối tượng mà chúng tôi cho rằng có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp hãy cố gắng suy nghĩ như một nhà sáng tạo khi xây dựng nội dung quảng cáo – hãy khéo léo, thử nghiệm và lấy cảm hứng từ những nội dung và hiệu ứng đang thịnh hành trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Người làm Marketing đang có những nhận định sai lầm về người cao niên

Trong một thế giới đầy biến động và khi các yếu tố công nghệ đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, những người làm marketing chuyên nghiệp nên ra quyết định dựa vào dữ liệu và những hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu của mình.

“Tôi yêu YouTube! Tôi là một tín đồ của YouTube. Tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng và truy cập YouTube.” Sự chứng thực này không đến từ một người thuộc Gen Z.

Nó đến từ Joan, 64 tuổi, người đã tham gia vào một nghiên cứu mà Google đã thực hiện năm ngoái về thói quen kỹ thuật số của người lớn tuổi.

Đa số người cao niên trực tuyến (online seniors) dành ít nhất 6 giờ mỗi ngày để trực tuyến và sở hữu trung bình năm thiết bị.

Những người làm marketing thông minh biết rõ về sức mạnh chi tiêu của những người thuộc thế hệ Baby Boomers (sinh năm từ 1946-1964) và lợi thế dẫn đầu của Gen X (sinh năm từ 1965-1980) hiện đang chạm ngưỡng 55 tuổi.

Nhưng đôi khi, ngành công nghiệp lại bị ám ảnh bởi những giới trẻ với những định kiến ​​về nhân khẩu học hoặc cho rằng những người trên 55 tuổi vẫn chưa phát triển thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của họ.

Theo Pew Research Center, khoảng 80% người Mỹ từ 55 tuổi trở lên đang trực tuyến và những người 65 tuổi ngày nay đã trải qua phần lớn cuộc đời trưởng thành của họ để tận mắt trải nghiệm những sự tiến bộ của công nghệ.

Cụ thê, họ chỉ mới 36 tuổi khi trình duyệt Internet đầu tiên được giới thiệu vào 1992 và mới 42 tuổi khi Google được thành lập vào năm 1998.

Google đã hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường Known để thực hiện các nghiên cứu định tính và định lượng của mình vào năm 2020.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thói quen và hành vi kỹ thuật số của những người thuộc thế hệ Baby Boomers và cao niên ngày nay, đặc biệt là khi chúng liên quan rất nhiều đến các vấn đề về sức khoẻ.

Bằng cách đào sâu vào thói quen kỹ thuật số của họ, Google nhận thấy rằng phần lớn người cao niên trực tuyến – 86% nhóm người cao tuổi được phân khúc theo việc thích nghi và sử dụng công nghệ của họ – dành ít nhất 6 giờ mỗi ngày để trực tuyến và sở hữu trung bình là 5 thiết bị.

Google gọi nhóm này là “những người cao niên kỹ thuật số”. Đây là những người tiêu dùng sành sỏi, gắn bó: 8/10 người trong số họ tiếp tục học lên cao sau trung học và 82% sử dụng điện thoại thông minh hàng ngày.

Đối với nhiều người cao niên mà Google đã nói chuyện, họ coi việc trực tuyến và cập nhật công nghệ không phải là một lựa chọn. Nó là điều bắt buộc.

Những người cao niên kỹ thuật số này truy cập trực tuyến vì rất nhiều lý do, từ việc giữ liên lạc với bạn bè và gia đình (91%) đến việc tổ chức các vấn đề tài chính của họ (87%) để cải thiện sức khỏe (73%).

70% người cao niên nói rằng họ sẽ dành cùng một lượng thời gian để trực tuyến hoặc nhiều hơn một khi họ không còn lo lắng về đại dịch nữa.

Điều đó nói lên rằng, sự bế tắc và giản cách xã hội đã có những tác động trực tiếp nhất định đến vai trò của công nghệ đối với sức khỏe và thể trạng của người cao niên.

EMarketer ước tính rằng tất cả những người thuộc thế hệ Baby Boomers sẽ xem TV ít hơn 5,7% trong năm nay so với năm 2020, và sẽ tiếp tục giảm vào năm 2022, trong khi Comscore báo cáo rằng thời gian xem video trên YouTube của những người từ 55 tuổi trở lên đã tăng 10% kể từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.

Các nhà marketer có truyền thống dựa vào TV và báo in để tiếp cận những người Mỹ lớn tuổi đã nhận thấy được sự trỗi dậy của những “người cao niên kỹ thuật số” này và đang thực hiện các thay đổi đối với các chiến lược mới của họ.

Khi mức độ hiểu biết về kỹ thuật số của những người cao niên sẽ tăng lên trong vài năm tới, dưới đây là ba cách bạn có thể bắt đầu để tiếp cận họ.

  • Hiểu người tiêu dùng của bạn bằng dữ liệu và insights, chứ không phải các giả định và linh cảm lỗi thời.
  • Gặp gỡ đối tượng mục tiêu của bạn ở những nơi họ đang ở. Như chúng ta đã thấy, YouTube đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người cao niên.
  • Ưu tiên những đối tượng có giá trị cao (high value) hơn là những đối tượng rộng (mass). Bạn nên sử dụng tập hợp các tín hiệu mang ý định (intent signals) để tiếp cận những người tiêu dùng có giá trị nhất của bạn trên quy mô lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

5 con đường chiến lược marketing đã thay đổi vĩnh viễn

Những người làm marketing nắm bắt được những sự thay đổi này sẽ có thể phát triển thương hiệu của họ ngay cả khi suy thoái tiếp tục.

Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã thay đổi vĩnh viễn thế giới của chúng ta. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã lao đao và sụp đổ; trong khi những doanh nghiệp lớn cũng không là ngoại lệ, họ liên tục cắt giảm chi tiêu và tím cách để vượt qua.

Về mặt tích cực, tất cả chúng tôi đã học cách chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh tốt hơn và đánh giá cao hơn sức ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm.

Không ít người lao động sẽ không bao giờ quay trở lại không gian văn phòng thực tế, cho phép hiệu quả chi phí tốt hơn, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn.

Marketing cũng vậy, sẽ mãi mãi thay đổi. Những người làm marketing nắm bắt được những thay đổi này sẽ có thể phát triển thương hiệu của họ, ngay cả khi suy thoái kinh tế kéo dài trong nhiều năm và sức ảnh hưởng trở nên nặng nề hơn.

76% số người đã có những thói quen mới và 89% trong số những người này có kế hoạch giữ những thói quen mới của họ sau đại dịch. 36% người tiêu dùng có kế hoạch trung thành với các thương hiệu mới mà họ đã sử dụng trong thời kỳ khủng hoảng.

Các marketers phải hiểu các ngành của họ đang thay đổi như thế nào, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi đó và nhanh nhạy với các chiến lược marketing mới.

Dưới đây là 5 con đường mà các chiến lược marketing sẽ thay đổi viễn viễn sau đại dịch:

Các chiến lược trực tuyến.

Marketing đã chuyển sang trực tuyến trong một vài thập kỷ nay. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã góp phần thúc đẩy sự thay đổi này đi xa hơn nữa, gần như với tốc độ chóng mặt.

Mức độ sử dụng Internet tăng từ 50 đến 70%.

Lưu lượng truy cập từ dữ liệu di động đã tăng 380% vào tháng 3 năm 2020. Mức chi tiêu cho TV giảm 25% trong quý 2 năm 2020 và chi tiêu cho các hoạt động trải nghiệm và tài trợ đã bị cắt giảm 75% do các sự kiện thể thao và giải trí trực tiếp đã bị hủy bỏ.

Doanh số bán hàng trực tiếp giữa người với người đã chuyển sang khoảng 90% trực tuyến.

Và bây giờ con số này đã tăng lên trên 95%

Các doanh nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào lực lượng bán hàng phải tìm hiểu cách tạo ra các cuộc gọi bán hàng thu hút hơn, tập trung vào giá trị hơn khi người tiêu dùng và nhân viên bán hàng không ở cùng nhau.

Các doanh nghiệp này phải nắm bắt các yếu tố công nghệ và sử dụng AI để hỗ trợ tất cả các giai đoạn của quy trình bán hàng.

Từ việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến đàm phán, AI đều có thể là đầu tàu để phát triển các mối quan hệ, gia tăng mức độ hiệu quả và tạo ra những khách hàng trung thành.

Các bộ phận bán hàng sẽ cần giao tiếp với bộ phận marketing nhiều hơn vì khách hàng tiềm năng sẽ đến ngày càng nhiều hơn từ các nỗ lực marketing và rất có thể là đến từ content marketing.

Ngay cả khi thời gian sử dụng các thiết bị tăng lên, hoạt động marketing trực tiếp đến người tiêu dùng thuộc tất cả các loại hình đều có thể hồi sinh khi có nhiều khách hàng ở nhà hơn và nhiều nhà bán lẻ hơn đóng cửa các địa điểm thực của họ.

Content marketing.

Một phần thiết yếu của chiến lược truyền thông trên Internet là content marketing hay tiếp thị nội dung, tuy nhiên, hiện nó còn trở nên quan trọng hơn.

Một nghiên cứu gần đây của GWI. cho thấy rằng yếu tố quyết định số 1 của khách hàng hiện nay khi lựa chọn giữa các thương hiệu là khả năng cung cấp những thông tin hữu ích từ doanh nghiệp trong các chiến lược nội dung.

Tiếp thị nội dung tạo ra các kết nối trực tuyến và xây dựng mức độ uy tín mạnh mẽ. Các bác sĩ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể viết về các tình trạng y tế khác nhau, thu hút khách hàng đến với thương hiệu của họ, tăng uy tín và giúp khách hàng giảm bớt lo lắng về sức khỏe của mình.

Thông qua tiếp thị nội dung, bạn đang thiết lập một cuộc trò chuyện liên tục để tạo ra các mối quan hệ có ý nghĩa. Tiếp thị nội dung video là một gợi ý cho bạn.

Thay vì chỉ đơn thuần viết một bài báo hoặc một bài viết về sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể mang kiến ​​thức chuyên môn và những nội dung thú vị của mình vào cuộc sống. Các nhóm nhân khẩu học khác nhau vốn thích các hình thức truyền thông khác nhau.

Marketing có trách nhiệm với xã hội.

Một nghiên cứu năm 2018 từ Mintel cho thấy 73% khách hàng xem xét các nỗ lực trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định mua hàng.

Một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 3 năm 2020 từ GWI. cũng cho thấy rằng 83% khách hàng quan tâm đến CSR (Corporate social responsibility – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp).

Người tiêu dùng đang tìm kiếm các doanh nghiệp có thể đóng góp từ thiện, giúp đỡ các sáng kiến ​​y tế địa phương và hỗ trợ những người yếu thế khác trong xã hội.

Có một chiến lược marketing có trách nhiệm với xã hội có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang làm nhiều việc tốt cho cộng đồng. Hãy nhìn vào Starbucks, họ vẫn tiếp tục trả lương cho người lao động ngay cả khi họ không thể làm việc.

Dịch vụ khách hàng.

Dịch vụ khách hàng vốn luôn quan trọng nhưng giờ đây nó còn quan trọng hơn. Giao hàng tận nhà nhanh chóng, đáng tin cậy đang trở nên thiết yếu. Dịch vụ khách hàng hiệu quả quan trọng hơn khi khách hàng không thể ghé qua các cửa hàng thực.

Một trong những điều quan trọng nhất cần thay đổi trong một doanh nghiệp để có thể có những tác động đến dịch vụ khách hàng đó là phá vỡ các khoảng cách và đảm bảo rằng mọi khía cạnh hay bộ phận của doanh nghiệp đều cung cấp cùng một thông điệp.

Marketing và bán hàng phải nói cùng một thứ; nhân viên phải hiểu sứ mệnh cốt lõi và truyền đạt sứ mệnh đó theo cách mà cả chủ doanh nghiệp và toàn bộ doanh nghiệp đang làm. Mọi điểm tiếp xúc với khách hàng phải có cùng một thông điệp.

Theo số liệu từ Deloitte, 75% người tiêu dùng mong đợi các tương tác nhất quán trên tất cả các điểm tiếp xúc.

Xây dựng thông điệp dựa trên sức khỏe.

Tất nhiên, cuộc khủng hoảng sức khỏe đã làm cho người tiêu dùng suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe, các bệnh truyền nhiễm, sạch sẽ và giữ vệ sinh.

Mối quan tâm này có thể sẽ giảm đi trong tương lai, nhưng nó sẽ vẫn là mối quan tâm lớn hơn. Mọi người sẽ không bao giờ muốn những điều tương tự lại có thể xảy ra.

Một cuộc khảo sát mới đây từ McKinsey cho thấy mối quan tâm mới của người tiêu dùng là đóng gói hợp vệ sinh, quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, cũng như sứ mệnh chung của doanh nghiệp đối với các vấn đề về sức khỏe và an toàn.

Khách hàng có xu hướng trung thành với các doanh nghiệp sau môt sự cố đã được giải quyết ổn thỏa và minh bạch hơn là đối với những doanh nghiệp không để xảy ra bất cứ sai lầm nào. Tương tự như vậy, cùng nhau trải qua những tổn thương khiến con người ta luôn trở nên gắn bó hơn.

Nhiều thương hiệu sẽ thất bại. Marketing sẽ khác. Nhưng những doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh để thay đổi theo những nhu cầu mới vẫn có thể phát triển và trở nên thịnh vượng hơn.

Các doanh nghiệp phải đáp ứng hoặc vượt quá mức mong đợi của khách hàng, phân tích dữ liệu để hiểu nhu cầu của khách hàng và sử dụng dữ liệu để sản xuất ra các nội dung chất lượng cao. Thông điệp phải tập trung vào các vấn đề về trách nhiệm xã hội và sức khỏe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh |

5 “trụ cột” của một bản kế hoạch đo lường chiến dịch marketing toàn diện

Vào năm 2021, quyền riêng tư sẽ tiếp tục là trọng tâm chính đối với các nhà marketers khi digital marketing phải thích ứng với kỳ vọng của người tiêu dùng về các tính năng bảo mật dữ liệu.

Các biện pháp tăng cường quyền riêng tư không chỉ quan trọng đối với việc bảo vệ mọi người dùng mà còn cải thiện sức khỏe lâu dài của ngành marketing nói chung.

Cải thiện quyền riêng tư của người dùng sẽ yêu cầu áp dụng các cách tiếp cận mới để đo lường marketing, đây có thể là một thách thức của bạn khi việc đo lường vốn được áp dụng với các bộ KPIs nhất định.

Việc cập nhật những tiến bộ mới nhất trong các giải pháp đo lường có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả marketing và thậm chí có thể giúp bạn đạt được KPIs của mình trong suốt cả năm.

Dưới đây là 05 trụ cột của kế hoạch đo lường marketing toàn diện mà bạn có thể tham khảo để thành công hơn vào năm 2021.

1. Tận dụng sức mạnh của dữ liệu từ bên thứ nhất – first-party data.

Tương tác trực tiếp của khách hàng với doanh nghiệp của bạn có thể cho bạn biết nhiều điều về nhu cầu của khách hàng và do đó, giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên những thông tin chi tiết của khách hàng trên suốt con đường chuyển đổi tiếp thị kỹ thuật số của mình.

Ví dụ, khi bạn xem lại lịch sử mua hàng trước đây, có những sản phẩm nào mà khách hàng trung thành chỉ có xu hướng mua trong những thời điểm nhất định trong năm không?

Hình thức mua hàng của họ có thể giúp bạn xác định đúng thời điểm để quảng bá sản phẩm phù hợp.

Dữ liệu của bên thứ nhất cũng có thể báo hiệu những khách hàng có nguy cơ bị gián đoạn, điều này có thể khiến bạn bắt đầu các chiến lược tương tác lại phù hợp hơn.

Hãy tự hỏi bản thân: Có loại dữ liệu của bên thứ nhất nào mà tôi chưa bao giờ phân tích không? Việc phân tích dữ liệu đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định marketing trong tương lai?

2. Tập hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các công cụ đa nền tảng – cross-platform tools.

Khi bạn giao tiếp với khách hàng của mình trên nhiều nền tảng, việc kết nối dữ liệu và tổng hợp thông tin chi tiết có thể khó khăn hơn.

Trong một cuộc khảo sát gần đây do Forrester đại diện cho Google thực hiện, hơn một nửa số nhà marketers trên khắp thế giới cho biết họ gặp khó khăn trong việc quản lý phạm vi dữ liệu mà họ có quyền truy cập.

Việc phân tích mờ nhạt về hành vi của khách hàng yêu cầu các giải pháp phân tích đa nền tảng. Những người sử dụng phân tích đa nền tảng có nhiều khả năng xem dữ liệu phân tích kỹ thuật số của họ là đầy đủ và chính xác hơn so với những người không sử dụng.

Các giải pháp phân tích hợp nhất thông tin chi tiết trên nhiều nền tảng và thiết bị cũng có thể giúp những người làm marketing có được cái nhìn đầy đủ hơn về hành trình của khách hàng.

Ví dụ: Domino’s Pizza Canada sử dụng một giải pháp phân tích duy nhất để đo lường các tương tác của khách hàng trên website và ứng dụng (app) của mình, điều này cho phép Domino’s xem các chiến dịch đa nền tảng của mình đang hoạt động như thế nào và cách tối ưu hóa chúng hiệu quả hơn.

Hãy tự hỏi bản thân: Tôi có đang phân tích dữ liệu từ các nền tảng khác nhau trong cùng một công cụ không? Nếu vậy, làm cách nào tôi có thể làm việc với đội nhóm của mình để bắt đầu đầu tư vào một giải pháp đa nền tảng?

3. Hãy minh bạch với khách hàng về cách bạn sử dụng dữ liệu.

Việc tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng là điều cần thiết để đo lường hiệu suất digital cũng như sử dụng các công cụ và phân tích phù hợp.

Nếu bạn giải thích chính xác dữ liệu nào sẽ được sử dụng và cách sử dụng dữ liệu đó khi có sự đồng ý của khách hàng, thì nhiều khách hàng sẽ hiểu những gì họ đồng ý.

Hãy bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng chính sách bảo mật của bạn được cập nhật cùng với các quy định đang phát triển của người dùng trong việc kiểm soát cách dữ liệu của họ được sử dụng.

Tiếp theo, hãy xem lại tất cả các thông tin liên lạc có liên quan và sửa đổi bất kỳ ngôn ngữ nào sử dụng các thuật ngữ ngành phức tạp để khách hàng có thể dễ dàng hiểu các chính sách của bạn và cảm thấy được trao quyền để hành động.

Các đội nhóm thường xuyên tương tác trực tiếp với khách hàng có thể có một số ý tưởng tuyệt vời về cách sửa đổi ngôn ngữ để phù hợp hơn với phong cách giao tiếp của khách hàng của bạn.

Ví dụ: họ có thể thay thế các từ như “đồng ý” bằng “tùy thuộc vào bạn”.

Bạn cũng có thể cập nhật cách website của mình quản lý quảng cáo và cookies phân tích để bạn có thể tiếp tục đo lường chuyển đổi trong khi vẫn tôn trọng các lựa chọn đồng ý của người dùng.

Hãy tự hỏi bản thân: Các chính sách về quyền riêng tư dành cho người tiêu dùng của tôi có rõ ràng và ngắn gọn không? Tôi có đang yêu cầu khách hàng đồng ý để được sử dụng dữ liệu của họ không? 

4. Lấp đầy các khoảng trống đo lường bằng cách mô hình hoá dữ liệu – modeled data.

Khi các quy định về quyền riêng tư và hạn chế cookies ngày càng tăng, các cách đo lường chuyển đổi truyền thống sẽ càng trở nên khó khăn hơn, đôi khi dẫn đến những khoảng trống trong hành trình của khách hàng.

Những mô hình chuyển đổi giúp thu hẹp những khoảng trống này theo cách tự động và ưu tiên quyền riêng tư.

Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học, mô hình hóa dữ liệu có thể giúp bạn lấp đầy các chỗ trống trong hành trình đến chuyển đổi của khách hàng, chẳng hạn như hành trình trải rộng trên nhiều thiết bị, từ đó xác định những tác động đầy đủ của các nỗ lực marketing của bạn trong từng điểm chạm với khách hàng mục tiêu trước khi họ tiến hành mua hàng.

Hãy đầu tư xây dựng chất lượng các mô hình dữ liệu bằng cách sử dụng các thẻ (tags) khác nhau trên website để đo lường toàn bộ hành trình của khách hàng.

Hãy tự hỏi bản thân: Có phải các khoảng trống đo lường tạo ra những chỗ trống trong hành trình của khách hàng của tôi không? Làm cách nào để tôi có thể chứng minh với nhóm của mình rằng việc lấp đầy những khoảng trống này thông qua mô hình hoá dữ liệu sẽ dẫn đến những trải nghiệm khách hàng tốt hơn?

5. Dự báo các hành vi khách hàng với những giải pháp dựa trên đám mây an toàn – cloud-based.

Ngày nay, mọi người mong đợi những trải nghiệm hữu ích và được cá nhân hóa hơn khi họ tương tác với thương hiệu của bạn.

Để đáp ứng những kỳ vọng này, những người làm digital marketing chuyên nghiệp đang tập hợp dữ liệu của bên thứ nhất trong một giải pháp đám mây an toàn.

Ví dụ, một nghiên cứu gần đây mà Boston Consulting Group thực hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thấy rằng tất cả các thương hiệu lớn đều báo cáo rằng họ sử dụng giải pháp đám mây để xử lý dữ liệu.

Khi tất cả dữ liệu của bạn ở một vị trí tập trung, bạn sẽ có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn nhờ quyền truy cập kịp thời vào các dữ liệu và tự động hóa phân tích khách hàng.

Bạn cũng sẽ có thể sử dụng công nghệ máy học để ‘mở khóa’ các thông tin chi tiết nâng cao, chẳng hạn như dự đoán xác suất mua hàng và giá trị lâu dài của khách hàng.

Hãy sẵn sàng cho kỷ nguyên mới.

Bằng cách ưu tiên và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của việc đo lường, các doanh nghiệp có thể thành công hơn về lâu dài.

Với sự chuẩn bị phù hợp, các nhà marketer có thể tiếp tục đo lường hiệu quả các chiến dịch digital của họ, khám phá nhiều thông tin chi tiết hơn trước đây trong khi vẫn cung cấp những trải nghiệm mượt mà, có tính riêng tư và được trao quyền cho người dùng của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Nhiều người làm marketing đang từ bỏ công việc của họ?

Trong một cuộc khảo sát gần đây, 78% marketers nói rằng marketing sắp chứng kiến một đợt từ bỏ lớn, và 48% nói rằng cá nhân họ đang có kế hoạch nghỉ việc.

“Sự từ bỏ vĩ đại” đã được đưa tin từ hầu hết các ấn phẩm truyền thông lớn. Mọi người đang nghỉ việc sau Covid, mong muốn được trả lương cao hơn, lợi ích tốt hơn và hơn thế nữa.

Nhóm nghiên cứu của MarketerHire đã tiến hành một cuộc khảo sát tới hơn 20.000 độc giả của nhằm mục tiêu tìm hiểu liệu những người làm marketing có đang có kế hoạch nghỉ việc hay không, hai câu hỏi đã được hỏi:

  • Sẽ có một làn sóng từ bỏ công việc từ những người làm marketing không?
  • Cá nhân bạn (marketer) có định nghỉ việc không?

Và kết quả đã cho thấy: 78% người được hỏi nói rằng marketing sắp chứng kiến một sự từ bỏ lớn, và 48% nói rằng cá nhân họ cũng đang có kế hoạch nghỉ việc.

Sự thật coi như đã rõ, nhưng vấn đề là tại sao? Để hiểu được điều đó, chúng ta cần xem xét một số xu hướng lớn hơn sau đây trong ngành Marketing.

Nền kinh tế nhà sáng tạo – The creator economy.

Nền kinh tế nhà sáng tạo đang bùng nổ và rất nhiều nhà marketers nhiều kinh nghiệm có thể kiếm nhiều tiền hơn khi dạy những người khác cách để làm marketing tốt hơn.

Họ làm điều này bằng cách kết hợp các khóa học trực tuyến và sách điện tử, sản xuất podcast và sau đó làm những gì họ vốn đã làm tốt nhất : marketing cho chúng.

Vì những lý do tương tự mà các nhà báo đang chuyển từ các phương tiện truyền thông sang Substack (một nền tảng hỗ trợ các nhà biên tập), các nhà marketers nhận thấy nền kinh tế sáng tạo và các công cụ dễ sử dụng đi kèm của nó rất hấp dẫn.

Làm việc theo giờ giấc của riêng họ, xây dựng khán giả của riêng họ, và bán những sản phẩm của riêng họ.

Tuy nhiên, để trở thành một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thực sự thành công, là điều không hề dễ dàng.

Theo The Harvard Business Review, chỉ 1% nhà sáng tạo hàng đầu kiếm được 80% thu nhập của tổng các nhà sáng tạo. Trên Patreon, chỉ 2% nhà sáng tạo trên nền tảng này kiếm được mức lương tối thiểu tương đối.

Để làm cho nền kinh tế sáng tạo hoạt động (tức là nhận được thu nhập tốt), một người làm marketing cần phải xây dựng được một lượng khán giả đủ lớn.

Tuy nhiên, với những người không có khả năng đó, họ cũng có một số lựa chọn khác.

Nền kinh tế tự do – The freelance economy.

Nền kinh tế làm việc tự do cũng đang bùng nổ và ở đó, những người làm marketing không cần lượng khán giả lớn để có thể kiếm gấp hai đến ba lần mức lương hiện có của họ.

Họ chỉ cần có chuyên môn sâu về một khía cạnh nào đó của marketing chằng hạn như content marketing, SEO, Digital Marketing…. Từ đó, họ có thể tham gia các nền tảng làm việc tự do như Fiverr để tìm kiếm các dự án phù hợp.

Nền kinh tế làm việc từ xa – The remote work economy.

Khi các doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc họ sẽ cho phép nhân viên làm việc từ xa vô thời hạn, chuyển sang mô hình kết hợp hoặc buộc nhân viên quay lại văn phòng, rất nhiều nhà marketers đang lựa chọn gắn bó với lịch trình và thói quen mà họ đã quen.

Nhiều người trong số họ đang chọn những công việc tự do và linh hoạt thay vì công việc toàn thời gian tại văn phòng.

Theo khảo sát của MarketerHire, một số người hiện xem công việc tự do là lựa chọn ổn định hơn.

“Đại dịch đã khiến tôi nhận ra rằng tôi sẽ có được sự an toàn hơn nữa bằng cách làm việc tự do toàn thời gian.

Nếu người sử dụng lao động quyết định sa thải tôi ở một công việc toàn thời gian, toàn bộ sinh kế của tôi sẽ bị tước bỏ.”

Sự thay đổi này đã khiến cung và cầu của ngành marketing hiện mất cân bằng rõ rệt. Các nhà marketers có thiện chí làm việc toàn thời gian đang tìm kiếm nhiều lợi ích hơn từ các doanh nghiệp cần đến họ.

Công việc linh hoạt không phải là tương lai. Đó là hiện tại.

Các doanh nghiệp giờ đây có thể tuyển những người làm nghề tự do chuyên nghiệp thay cho một nhân viên tại văn phòng nào đó. Nhưng hầu hết các tổ chức sẽ cần ít nhất một người làm marketing nội bộ để giúp họ quản lý dự án, báo cáo về các chỉ số và nhiều hoạt động liên quan đến kinh doanh khác.

Điều quan trọng là cần cung cấp một môi trường làm việc linh hoạt đặt ưu tiên của nhân viên làm trung tâm.

CEO Satya Nadella của Microsoft cho biết:

“Trong năm qua, không có lĩnh vực nào trải qua sự thay đổi nhanh chóng hơn cách chúng ta làm việc. Kỳ vọng của nhân viên đang thay đổi và chúng ta sẽ cần phải xác định lại một số thứ – bao gồm sự hợp tác, học hỏi và phúc lợi để thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp cho mọi nhân viên … Tất cả những điều này cần được thực hiện một cách linh hoạt về thời gian, địa điểm và cách mọi người làm việc.”

Tính linh hoạt vốn không phải là điều mới mẻ đối với các doanh nhân, nhưng có thể áp dụng nó vào thực tiễn tuyển dụng cho các tổ chức marketing.

Tập trung vào những gì bạn có thể làm để xây dựng một đội nhóm đa chức năng, chỉ với một số ít người làm marketing nội bộ và một nhóm người nhiều hơn làm việc tự do.

Xét cho cùng, sự thay đổi việc làm marketing này có nghĩa là một số nhà marketers giỏi nhất sẽ có mặt hàng giờ trong nền kinh tế tự do và bạn có thể hợp tác với họ để xây dựng và phát triển thương hiệu nhiều hơn nữa.

Mỗi sự thay đổi mới đều có thể là một lợi thế và các doanh nghiệp cần thích nghi một cách nhanh chóng và phù hợp nhất để gặt hái nhiều thành quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

APAC Marketing Leaders: Tầm quan trọng của tư duy thử nghiệm

Trong những thời điểm bất ổn, bạn nỗ lực để có ít rủi ro nhất có thể. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo trong ngành đang học được rằng việc áp dụng tư duy thử nghiệm thường có thể giúp thương hiệu của họ điều hướng và phát triển cả trong những bối cảnh phức tạp nhất.

Trong cuộc thảo luận với bốn nhà lãnh đạo ngành marketing khu vực APAC để tìm hiểu cách thử nghiệm các chiến lược mới đã mở ra con đường mới cho các thương hiệu của họ và cho phép họ tối ưu hóa hiệu quả ngay giữa đại dịch.

Với những chia sẻ dưới đây từ Bà Shaifali Nathan, Giám đốc tiếp thị quảng cáo tại Google APAC, Ông Matt Meisner, Phó chủ tịch phụ trách hiệu suất của Luxury Escapes, Ông Palson Yi, Giám đốc tiếp thị (CMO) tại Realme Indonesia và Bà Clara Chang, Trưởng bộ phận kinh doanh tại J&J Korea nói về tầm quan trọng của việc thử nghiệm và cách nỗi sợ bị thất bại có thể đang kìm hãm sự phát triển đột phá với các thương hiệu.

Là một nhà tiếp thị, bạn đã đối phó với một năm đầy bất ổn như thế nào?

  • Shaifali: Lần đầu tiên chứng kiến, với tư cách là người làm marketing, tôi cảm thấy không thoải mái. Bởi vì tôi không biết nhiều về người dùng hoặc khách hàng của mình như trước đây. Và câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi luôn cập nhật những insights mới nhất liên quan đến hành vi của người tiêu dùng trong ngành cụ thể của chúng tôi, theo ngành dọc của chúng tôi? Đây là lúc tôi nghĩ rằng thử nghiệm đóng một vai trò quan trọng.
  • Matt: Bản năng ban đầu của chúng tôi là ngừng marketing hoàn toàn. Điều chúng tôi học được là mọi người rất quan tâm đến việc đặt vé đi du lịch ngay cả trong những thời điểm đầy sợ hãi và không chắc chắn này. Và cách duy nhất giúp chúng tôi có thể xác nhận được điều đó là bằng cách thử nghiệm và nếu không có dữ liệu thời gian thực đó, chúng tôi sẽ có thể không làm gì cả hoặc hành động rất chậm.

Bạn đã vượt qua được sự do dự để tiến hành thử nghiệm như thế nào?

  • Clara: Tôi nghĩ theo cách marketing kiểu cũ, chúng tôi tin rằng chúng tôi nên hoàn hảo trước khi thực hiện bất cứ điều gì. Nhưng thành thật mà nói, thử nghiệm không liên quan gì đến ngân sách, nguồn lực hoặc thời gian. Đó chỉ là một kiểu tư duy.
  • Palson: Bằng cách áp dụng một tư duy thử nghiệm hoặc một tư duy tò mò có nghĩa là mở ra những tiềm năng và sự xuất sắc mới trong tương lai. Chúng tôi tin rằng không có thất bại nào là lâu dài, điều thực sự quan trọng là chúng tôi đã học được những bài học quý giá từ quá trình thử nghiệm đó.
  • Shaifali: Toàn bộ ý tưởng của tư duy thử nghiệm đó là tạo ra văn hóa thử nghiệm này và sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và thử một cái gì đó mới. Sai lầm thì không sao. Trên thực tế, chúng tôi luôn thầm cảm ơn những điều đó.

Thử nghiệm đóng vai trò quan trọng như thế nào trong chiến lược marketing của bạn trong tương lai?

  • Clara: Cá nhân tôi tin rằng thử nghiệm sẽ là điều cần thiết nhất trong mọi thứ mà chúng tôi làm. Là một nhà marketer, với tư cách là một nhà lãnh đạo kinh doanh, với tư cách là một người làm nghề chuyên nghiệp. Đừng sợ bất kỳ thất bại nào, bạn có thể học hỏi rất nhiều từ thất bại vì vậy hãy làm nhiều thử nghiệm nhất có thể.
  • Palson: Không có chiến lược marketing nào mà bạn có thể sử dụng mãi mãi được đúng không? Bởi vì khách hàng luôn thay đổi và bạn luôn phải đối diện với những thách thức mới. Ngoài ra, nếu bạn không tự phát triển hoặc thích nghi, bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ mình lại ở phía sau.
  • Matt: Nếu không thử nghiệm các giả định của bạn và thách thức cách mọi thứ được thực hiện, bạn rất hiếm để có được thêm các cơ hội mới.

Bạn có lời khuyên nào cho các marketers trong 2021?

  • Matt: Tôi nghĩ chìa khóa chính cho năm 2021 là tiếp tục nhanh nhạy trong chiến lược. Vì vậy, duy trì sự năng động trong những gì chúng ta làm, dự đoán kỹ về cách khách hàng đang phản hồi và tương tác với các hoạt động marketing mà chúng ta đang đưa ra sẽ là những điều cơ bản nhất bạn nên làm.
  • Shaifali: Nếu ai đó đang thực sự đang đấu tranh với những thay đổi đối với chiến lược marketing của mình, tôi sẽ nói với họ – hãy dừng lại, thử nghiệm và vạch ra mọi thứ bạn biết và sau đó hãy bắt đầu lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

LinkedIn cung cấp các chương trình chứng nhận Marketing miễn phí đầu tiên

LinkedIn cho phép người dùng trở thành chuyên gia Marketing LinkedIn được công nhận bằng cách hoàn thành một khóa học miễn phí.

LinkedIn cung cấp các chương trình chứng nhận Marketing miễn phí đầu tiên
LinkedIn cung cấp các chương trình chứng nhận Marketing miễn phí đầu tiên

LinkedIn hiện đang cung cấp chương trình chứng nhận marketing miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể học để trở thành chuyên gia marketing LinkedIn được công nhận.

Chương trình này dành cho các chuyên gia muốn chứng tỏ rằng họ không chỉ có kinh nghiệm về tiếp thị truyền thông mạng xã hội (social media marketing) mà còn có kiến thức cả về chuyên môn về LinkedIn.

Chứng nhận mới, sẽ được thêm vào hồ sơ người dùng, giúp nhà tuyển dụng và khách hàng nhận ra khi nào một chuyên gia marketing được đánh giá là thành thạo trong việc quảng cáo với nền tảng LinkedIn.

“Được chứng nhận cho phép bạn thể hiện kiến thức chuyên môn marketing trên LinkedIn của mình, tạo sự khác biệt với các nhà marketer khác và thể hiện sự quen thuộc của bạn với các công cụ quảng cáo của chúng tôi.

Sau khi hoàn thành bài kiểm tra chứng nhận, bạn sẽ nhận được thông tin xác thực và được thêm vào hồ sơ LinkedIn của bạn, giúp phân biệt bạn là một chuyên gia đã được kiểm chứng với những người còn lại.”

LinkedIn đã bắt đầu triển khai các khóa học marketing miễn phí từ năm ngoái, nhưng họ không cấp bất kỳ loại chứng nhận nào. Các nhà tiếp thị có thể tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng của họ, nhưng họ không nhận được chứng nhận sau khi hoàn thành.

Đó là điểm khác biệt chính giữa khóa học marketing mới này với các khóa học marketing hiện có trước đây của LinkedIn.

Chứng nhận Marketing LinkedIn (LinkedIn Marketing Certification) – Có ý nghĩa gì?

Việc được chứng nhận mang lại cho các nhà tiếp thị một cách dễ dàng hơn để thể hiện kiến thức chuyên môn của họ với quảng cáo LinkedIn, điều này thể hiện sự hiểu biết của họ về các phương pháp hay nhất trên nền tảng.

Để đạt được chứng nhận bao gồm việc vượt qua hai kỳ thi về các nguyên tắc cơ bản của quảng cáo LinkedIn và chiến lược marketing trên mạng xã hội LinkedIn.

Các cá nhân sẽ có 60 phút để trả lời 60 câu hỏi trắc nghiệm và được cấp chứng chỉ khi kết thúc kỳ thi.

Bài kiểm tra cơ bản về Marketing của LinkedIn.

Để vượt qua kỳ thi cơ bản, các nhà tiếp thị cần chứng minh kiến thức chuyên môn của họ về nền tảng quảng cáo LinkedIn, chẳng hạn như cách khởi chạy một chiến dịch quảng cáo LinkedIn thành công, tối ưu hóa việc nhắm mục tiêu và báo cáo.

Các nhà tiếp thị có thể chuẩn bị cho kỳ thi với các khóa học và một bài kiểm tra thực hành.

Các khóa học tùy chọn bao gồm:

  • Giới thiệu về quảng cáo LinkedIn: Tìm hiểu cách tạo chiến dịch quảng cáo, đo lường mức độ thành công của chiến dịch và tối ưu hóa chiến dịch đó để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Sử dụng nhắm mục tiêu quảng cáo của LinkedIn: Tìm hiểu cách hoạt động của việc nhắm mục tiêu LinkedIn và các phương pháp hay nhất trên nền tảng.
  • Báo cáo và phân tích cho quảng cáo LinkedIn: Tìm hiểu cách cải thiện phân tích chiến dịch thông qua các mẹo tối ưu hóa.

Các khóa học này được đánh giá ở mức “cơ bản” với thời gian hoàn thành dự kiến là 45 phút.

Kỳ thi chiến lược Marketing.

Để vượt qua kỳ thi chiến lược marketing, các nhà tiếp thị cần thể hiện kiến thức chuyên môn trong việc xây dựng chiến lược marketing toàn diện trên LinkedIn.

Có hai khóa học tùy chọn và một bài kiểm tra thực hành để giúp các cá nhân chuẩn bị cho kỳ thi này.

  • Sử dụng LinkedIn để nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Tìm hiểu cách nâng cao nhận thức về thương hiệu trên LinkedIn bằng các giải pháp có và không có trả phí.
  • Sử dụng LinkedIn để tạo khách hàng tiềm năng (Lead Generation): Tìm hiểu cách sử dụng LinkedIn để thúc đẩy chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Bạn có thể tham gia trực tiếp các khoá học miễn phí tại: LinkedIn Marketing Labs

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Xu hướng phát triển của thương mại điện tử thế giới

Báo cáo Facebook cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch.

Khảo sát được thực hiện trên trên 25.885 người tại nhiều quốc gia trên toàn cầu, độ tuổi từ 18 trở lên.

Các số liệu ghi nhận được từ báo cáo bao gồm: sự gia tăng định mức sử dụng điện thoại di động; lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu; sự trỗi dậy của nền kinh tế, công nghiệp sáng tạo và hơn thế nữa.

Dưới đây là những dự đoán của Facebook về xu hướng phát triển của thương mại điện tử thế giới, dựa trên số liệu từ cuộc khảo sát này.

Xu hướng mua sắm lâu dài sau đại dịch.

Facebook nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm.

Theo báo cáo, toàn thế giới ghi nhận 81% người tiêu dùng nói rằng họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát. 92% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục hành vi mới này dài hạn cả trong tương lai, dù còn dịch bệnh hay không.

Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia giới thương mại điện tử đưa ra dự đoán trong tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền thống.

Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng,

Điều này kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử.

Cá nhân hoá trải nghiệm người dùng.

Mặt khác, nhu cầu mua sắm cá nhân trên toàn thế giới cũng thay đổi rõ rệt so với trước khi đại dịch xuất hiện.

Theo một báo cáo khác từ Kantar về thói quen tiêu dùng trong năm qua, những mặt hàng thiết yếu, diệt khuẩn, vệ sinh, y tế, chăm sóc và bảo vệ cơ thể, sức khỏe như nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm… đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là khu vực châu Á.

Trong khi những mặt hàng như đồ điện, công nghệ, làm đẹp, thời trang, sản phẩm không thiết yếu khác như thuốc lá, vé số, thức uống có cồn… đều giảm mạnh.

Với lĩnh vực dịch vụ ăn uống, báo cáo từ Kantar tại châu Á cho thấy phục vụ ăn uống tại chỗ giảm mạnh (-30%) trong suốt thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Người dân có xu hướng mua mang về, đặt giao tận nơi hoặc tự chế biến thay vì ăn ngoài như trước đó.

Theo khảo sát, tỷ lệ đặt món ăn qua website, ứng dụng sàn thương mại điện tử và dịch vụ giao tận nơi của nhà hàng đều tăng, lần lượt là 48%, 43% và 37%. Dịch vụ bán mang về cũng tăng trưởng với đến 33% so với thời điểm trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Từ sự thay đổi thói quen mua sắm và nhu cầu cá nhân, người tiêu dùng ngày nay yêu cầu cao và kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, chia sẻ thông tin cá nhân cũng như kiểm soát cách họ mua sắm.

Phương thức mua sắm trực tuyến với sự góp mặt của công nghệ, kỹ thuật hiện đại đã giúp các doanh nghiệp thu thập dữ và phân tích dữ liệu người dùng, đưa ra kết quả chính xác hơn, góp phần tối ưu hóa trải nghiệm và giúp họ mua sắm dễ dàng, thông minh, hiệu quả hơn.

Facebook cho biết có đến 69% người mua sắm trực tuyến trên thế giới kỳ vọng các thương hiệu và sàn thương mại điện tử có thể kết nối cá nhân hơn, cung cấp nội dung hoặc giao dịch cá nhân hóa.

Ngoài ra, 60% người tham gia khảo sát cho biết thêm rằng họ quan tâm đến các chuyên mục sản phẩm được sàn thương mại điện tử cá nhân hóa theo hành vi, nhu cầu mua sắm trước đó của họ để đỡ mất thời gian tìm kiếm.

Nền tảng mạng xã hội và KOL.

Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm.

45% người mua sắm trực tuyến trên toàn cầu cho biết họ muốn mua những sản phẩm do các KOLs quảng cáo trực tiếp trên phương tiện truyền thông xã hội.

Qua đó, có thể thấy khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOLs đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu.

Xu hướng mua sắm mới này đã kéo theo sự phát triển của một hình thức quảng bá sản phẩm mới là KOLs Affiliate, hay còn gọi là chương trình tiếp thị liên kết dành cho những người có sức ảnh hưởng.

Đây là một trong những hình thức marketing đã được các trang thương mại điện tử hàng đầu như Amazon hay Taobao kết hợp với nhiều người nổi tiếng trên thế giới thực hiện.

Tại Việt Nam, hình thức này bắt đầu từ ba năm trước với sự tiên phong của Lazada. Đến nay, nhiều sàn thương mại điện tử lớn đều ưa chuộng hình thức quảng bá mới này, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.

Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok… các sàn thương mại điện tử còn chủ động khai thác thêm kênh livestream, tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần thu hút thêm nhiều nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng mua sắm.

Đây dự kiến sẽ tiếp tục là một trong những xu hướng mới của thương mại điện tử, góp phần mang về lợi thế, thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp cận thêm nhiều đối tượng người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những bí kíp tăng trưởng từ Giám đốc Marketing của Monobank

Từ một công ty khởi nghiệp đến chiếm lĩnh 35% thị phần di động tại Ukraine, dưới đây là những bí quyết để tăng trưởng từ Ông Anatoliy Rogalskiy, Giám đốc Marketing của Monobank.

Những bí kíp tăng trưởng từ Giám đốc Marketing của Monobank

2020 thực sự đã là một năm của nhiều sự gián đoạn – từ cách chúng ta tương tác với nhau, đến cách chúng ta làm việc và mua sắm, và thậm chí là cả cách chúng ta sử dụng các dịch vụ với ngân hàng.

Sự chuyển dịch ngày càng tăng sang kỹ thuật số đã dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng di động mới cũng tăng theo, thể hiện qua việc sử dụng ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) đã tăng tới 72% trong năm qua (theo forbes).

Cùng dòng chảy với tất cả những sự thay đổi này, tại ngân hàng monobank, chúng tôi đã cố gắng duy trì sự tập trung cao độ vào khách hàng của mình, vì xét cho cùng, nếu không có họ thì cũng không có ngân hàng chúng tôi.

Tuy mới hoạt động chưa được bao lâu nhưng chúng tôi đã tăng trưởng một cách nhanh chóng. Chúng tôi ra mắt tại Ukraine vào năm 2017 và với 3,8 triệu khách hàng, hiện chúng tôi sở hữu 35% thị phần di động ở nước mình.

Không chỉ vậy, chúng tôi đang tiếp tục tăng trưởng với khoảng 120.000 người dùng mới (new users) mỗi tháng.

Dưới đây là một số bí quyết mà chúng tôi đã học được trong suốt hành trình tăng trưởng của mình, nó có thể khá hữu ích cho tất cả những người làm marketing khác.

Suy nghĩ sáng tạo, vượt ra khỏi những rào cản truyền thống.

Tạo ra một sản phẩm trong lĩnh vực truyền thống, chẳng hạn như ngân hàng, mang lại cho các thương hiệu cơ hội để nổi bật.

Chúng tôi đã làm điều đó bằng cách giới thiệu một thứ chưa từng tồn tại ở Ukraine: một ngân hàng không có chi nhánh. Và với sự gia tăng của các yếu tố kỹ thuật số như chúng ta đã thấy trong năm qua, nhu cầu về một ngân hàng không tiếp xúc càng trở nên lớn hơn.

Chúng tôi cũng cố gắng giữ mọi thứ là đều mang đậm yếu tố con người. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa là mang một chút hài hước vào lĩnh vực ngân hàng vốn khá khô khan.

Điều quan trọng là phải thể hiện cá tính của bạn với tư cách là một thương hiệu.

Ví dụ: chúng tôi có một ‘linh vật’ trong ứng dụng của công ty mình – đó là một con mèo – thay vì là nhân viên ngân hàng theo cách truyền thống.

Khi một khách hàng cố gắng đặt một giới hạn tín dụng quá mức, chúng tôi nói: “Woah woah tiger, bình tĩnh đi nào, bạn lấy đâu ra cảm giác thèm ăn như vậy?” và chúng tôi cũng khá thận trọng để không lạm dụng nó.

Chúng tôi cũng hợp tác với Reface – một ứng dụng có thể hoán đổi khuôn mặt trong video thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bằng cách mời khách hàng đóng vai chính trong quảng cáo của chúng tôi. Với công nghệ tương tác bằng AI này, họ có thể gửi những lời mời được cá nhân hóa để giới thiệu đến bạn bè của họ.

Áp dụng tư duy khởi nghiệp.

Vì bản thân chúng tôi là một công ty khởi nghiệp, nên việc áp dụng tư duy của môt tổ chức khởi nghiệp là điều đương nhiên.

Chúng tôi cho rằng nó linh hoạt và có khả năng thay đổi mọi thứ với mức chi phí thấp nhất.

Tâm lý này đã giúp chúng tôi có thể điều hướng được đại dịch khi nó ập đến. Là một ngân hàng di động (mobile bank), chúng tôi đã sẵn sàng để thay đổi từ những ngày đầu cách ly bằng cách chuyển 1.000 nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng của chúng tôi sang làm việc từ xa.

Chúng tôi biết rằng khách hàng của chúng tôi cần sự giúp đỡ của chúng tôi hơn bao giờ hết trong những thời kỳ khủng hoảng hay đại dịch như thế này.

Vì vậy, trong khi hầu hết các ngân hàng tìm cách để giảm thiểu những rủi ro trong thời gian bất ổn này chúng tôi đã chấp nhận rủi ro và quyết định chủ động cho vay.

Cuối cùng, có một đội nhóm gồm những cá nhân vô cùng tài năng và đầy cảm hứng là điều luôn khuyến khích chúng tôi duy trì sự linh hoạt và tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.

Giữ khách hàng là trọng tâm của mọi việc bạn làm.

Khách hàng của chúng tôi đã đăng trên mạng xã hội Instagram rằng:

“Tôi yêu ứng dụng, dịch vụ chăm sóc và tốc độ giao dịch của bạn. Bạn làm cho cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn, và những gì đã từng là khó khăn thì giờ đây chỉ còn là cơ hội.

Cảm ơn bạn!”

Chương trình giới thiệu (referral programme) của chúng tôi chiếm 35% lưu lượng truy cập và chúng tôi tin rằng thậm chí có tới 70% khách hàng đã tham gia với chúng tôi thông qua truyền miệng và nhờ sự giới thiệu từ bạn bè.

Đó là thước đo tốt nhất về chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng mà khách hàng đã dành cho chúng tôi.

Nhưng khách hàng không chỉ chọn chúng tôi vì chất lượng dịch vụ, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đằng sau những lời giới thiệu từ bạn bè, khách hàng của chúng tôi đến với chúng tôi vì lợi nhuận – và ở lại vì sự thuận tiện.

Và vì chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ di động và không chịu các khoản chi phí của cơ sở hạ tầng vốn có của các ngân hàng truyền thống, chúng tôi có thể đủ khả năng cung cấp cho khách hàng của mình một mức giá hấp dẫn nhất.

Khi bạn có một ý tưởng về sự đổi mới hay một Big Idea nào đó, hãy hành động ngay lập tức, thay vì chờ đợi nó ở một thời điểm hoàn hảo.

  • Xác định số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu để thu hút một khách hàng mới. Làm việc dựa trên chi phí cho mỗi hành động (CPA). Chỉ chi tiêu cho khách hàng thực sự, không chi cho lượt nhấp chuột hay hiển thị. Ngay cả khi bạn xem xét giá cho mỗi lần nhấp chuột (CPC), hãy luôn tính toán lại chi phí này vào chi phí của một khách hàng mới (CAC)
  • Khi bạn xác định được chi phí tối ưu cho một khách hàng mới, hãy sẵn sàng thay đổi nếu cần, miễn là nó nằm trong phạm vi giá chấp nhận được của bạn.
  • Khi bạn có một ý tưởng về sự đổi mới, hãy hành động ngay. Tốt hơn là bạn nên kiểm tra giả thuyết của mình ngay lập tức và sau đó đo lường kết quả, thay vì chờ đợi một thời điểm hoàn hảo, điều mà nó thường không bao giờ đến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Giám đốc Marketing Samsung: AI là chìa khóa để khai phá tiềm năng marketing và sự đổi mới

AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ giúp những người làm marketing suy nghĩ lớn hơn và giải quyết các vấn đề kinh doanh tốt hơn. Dưới đây là chia sẻ từ Ông Benjamin Braun, Giám đốc Marketing Samsung Châu Âu.

Giám đốc Marketing Samsung: AI là chìa khóa để khai phá tiềm năng marketing và sự đổi mới

Kiểm tra sức ảnh hưởng hay tác động của các chiến dịch trực tuyến đối với người tiêu dùng luôn là một cuộc chiến đầy gian nan.

Những người làm marketing thường không thể biết liệu họ có đang lựa chọn đúng các quảng cáo hay không, chúng liên quan ít hay nhiều hay không liên quan đến các phân khúc khách hàng như thế nào.

Các Marketer chỉ có thể phụ thuộc vào thử nghiệm A/B (A/B Testing) vốn có giới hạn. Mọi thứ dường như mơ hồ giữa “thích cái này hay cái kia”.

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng đang ngày càng chuyển sang mua sắm trực tuyến, sự phát triển của công nghệ máy học tự động và ra quyết định dựa trên trí tuệ nhân tạo, những ‘ngày tháng mơ hồ’ đó cũng sẽ dần biến mất đi.

Mở khóa tiềm năng cá nhân hóa – một cách tự động.

Thử nghiệm đa biến (MVT) đang chuyển đổi khả năng của những người làm marketing trong việc nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng trực tuyến dựa trên sở thích, thói quen và nhu cầu cá nhân của họ.

Công nghệ này kiểm tra nhiều cách và biến khác nhau để xem nội dung nào nhận được nhiều chuyển đổi nhất từ ​​khách hàng và dựa trên dữ liệu này, học cách dự báo nội dung nào sẽ phù hợp nhất với cùng một tệp khách hàng trong tương lai.

Nó biết khi nào là thời điểm tốt nhất để tiếp cận khách hàng, với thông điệp gì và với thiết kế quảng cáo ra sao.

Dựa trên các giao dịch mua gần đây và tương tác trực tuyến với thương hiệu của bạn, công nghệ máy học biết được từng vị trí trong vòng đời khách hàng của mỗi người tiêu dùng.

Điều này cho phép nó sử dụng các trình kích hoạt (triggers), với ý niệm là thúc đẩy đối với những người sắp có khả năng mua hàng.

Nói một cách dễ hiểu, nó thông minh và thông minh hơn nhiều so với mô hình thử nghiệm A/B truyền thống mà một số marketers vẫn hay sử dụng.

Thời gian mua lại.

Với những nội dung liên quan đến tác động của việc số hóa đối với lực lượng lao động toàn cầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, trí tuệ nhân tạo dường như có thể gây ra một mối đe dọa lớn đối với vai trò của nhiều người làm marketing.

Tuy nhiên, những gì chúng tôi đang thấy ở Samsung Châu Âu thì…trên thực tế là ngược lại.

Với việc nhiều người tiêu dùng hơn đang mua sắm trực tuyến trong thời gian bị đóng cửa (lockdown), chúng tôi đã và đang nỗ lực gấp đôi để thúc đẩy sự thay đổi kỹ thuật số.

Tập hợp các bên liên quan từ khắp các bộ phận trong doanh nghiệp lại với nhau, chúng tôi đang tạo ra những sự tiến bộ trong việc tích hợp các kênh kỹ thuật số – tạo ra mô hình đa học máy và nhiều công cụ kỹ thuật số trong quá trình này.

Khi chúng ta có thể đưa ra những quyết định được hỗ trợ bởi AI, các thương hiệu có cơ hội giải phóng các nhà tiếp thị để từ đó họ có nhiều sự tập trung hơn cho việc giải quyết các thách thức kinh doanh mới.

Chúng tôi đã nhận thấy những tác động đến khách hàng, với việc tích hợp tốt hơn giúp đảm bảo rằng những trải nghiệm của người tiêu dùng sẽ được cá nhân hóa tốt hơn trên từng điểm tiếp xúc trong suốt hành trình mua hàng.

Cộng tác tốt hơn, tiếp thị tốt hơn.

Thông qua AI, các nhà tiếp thị có thể được trao quyền nhiều hơn để nhắm mục tiêu tốt hơn đến các nhóm đối tượng mục tiêu của họ. Giải phóng các công việc thủ công vốn được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Việc ra quyết định tự động được hỗ trợ bởi công nghệ máy học cho phép tối ưu hóa tốt hơn và do đó chiến dịch có được những thành công cao hơn.

Chúng tôi đã loại bỏ các quyết định chỉ dựa trên sự chủ quan hay các yếu tố cảm tính để giờ đây chúng được định hướng dựa trên dữ liệu (data-driven marketing) và dựa trên hành vi của người tiêu dùng.

Việc tích hợp nhiều kênh hơn chắc chắn sẽ làm mờ ranh giới giữa các nhóm CRM (quản lý mối quan hệ khách hàng), kỹ thuật số (digital), truyền thông (communications), PR và cả truyền thông mạng xã hội để từ đó tạo ra một bộ phận marketing đa chức năng thống nhất hơn và thành công hơn.

Dồn sức lực để nghĩ lớn hơn.

Đây là lý do tại sao tự động hóa đưa ra một nghịch lý mạnh mẽ cho các nhà tiếp thị hiện đại. Trong khi việc tối ưu hóa là một ưu tiên hàng đầu trong ngành tiếp thị, đã có rất ít các cuộc tranh luận về việc mở khóa các tư duy đổi mới thực sự.

Bằng cách nhường chỗ cho sự tự động hóa nhiều hơn, giờ đây những người làm marketing có nhiều cơ hội hơn để tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới – đó là điều trọng tâm thực sự của mọi chiến dịch truyền thông nói chung đến khách hàng.

Chúng tôi đang bắt đầu hành trình tự động hóa, nhưng các nhà tiếp thị của chúng tôi đã thấy được những lợi ích của phương pháp này từ rất sớm.

Điều này đánh dấu một bước tiến lớn hơn về việc dành nhiều thời gian quý báu hơn cho sự sáng tạo để mở ra những cơ hội mới cho khách hàng.

Không còn nghi ngờ gì nữa – tự động hóa gia tăng cuối cùng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của tiếp thị nhanh hơn, được cá nhân hóa hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Sức ảnh hưởng của PR đối với các doanh nghiệp nhỏ

Nếu không có công chúng và danh tiếng, một doanh nghiệp không thể phát triển và thịnh vượng trong ngành của họ. Khám phá sức ảnh hưởng của PR đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Sức ảnh hưởng của PR đối với các doanh nghiệp nhỏ
Sức ảnh hưởng của PR đối với các doanh nghiệp nhỏ

Một quan niệm sai lầm phổ biến thường gặp là PR chỉ dành cho các tập đoàn lớn và các thương hiệu mang tính toàn cầu.

Sự thật là, PR không chỉ giới hạn ở những công ty triệu đô. Tất cả các doanh nghiệp với mọi loại quy mô hay loại hình kinh doanh về cơ bản có thể được hưởng lợi từ PR hay quan hệ công chúng nếu được thực hiện một cách thích hợp.

Dưới đây là 05 lý do khiến bạn nên đầu tư và xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp với một chương trình PR hoàn thiện.

Xây dựng từng bước một.

Sẽ cần có nhiều thời gian, thử nghiệm và nghiên cứu để hình thành các phương pháp tiếp cận tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn trước khi đi đến thành công.

Cho dù bạn mới ra mắt thương hiệu của mình gần đây hay là đã hoạt động trong ngành được một thời gian, bạn đều có thể sử dụng PR dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp bạn.

Không giống như quảng cáo, bạn không phải chi nhiều tiền khi nói đến PR. Chỉ cần một khoản ngân sách nhỏ được sử dụng đúng cách cũng có thể tạo ra đủ sức ảnh hưởng cho doanh nghiệp của bạn tới công chúng.

PR hỗ trợ xây dựng và quảng bá giá trị cũng như hình ảnh của thương hiệu.

Yếu tố quan trọng nhất mà một thương hiệu cần có được từ đối tượng mục tiêu hay công chúng nói chung đó là sự tin tưởng.

Nếu không có sự tin tưởng, bạn rất khó để tiếp cận, nhận được sự phản hồi hay theo dõi từ công chúng. Sự thiếu uy tín của doanh nghiệp hay thương hiệu cuối cùng sẽ dẫn đến việc thương hiệu không phát triển được và mất dần doanh thu.

Với PR, bạn có thể làm thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng mục tiêu. Nhận thức về thương hiệu được thúc đẩy và đạt được bằng cách tận dụng các công cụ như tiếp thị video, dẫn dắt bằng tư tưởng và các sự kiện chuyên biệt.

Thông qua các hoạt động này, PR đưa doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với khách hàng tiềm năng và công chúng nói chung.

Tận dụng các kết nối mà các đơn vị chuyên về PR có.

Khi chúng ta nói về quan hệ công chúng, mọi người mặc định rằng những người làm công việc đó đã có nhiều mạng lưới mối quan hệ trên các ngành và nền tảng khác nhau.

Bằng cách hợp tác với một công ty chuyên về PR vốn đã có những mối quan hệ và nền tảng rộng lớn, bạn có quyền ‘sử dụng’ một mạng lưới rộng lớn gồm những người có ảnh hưởng và các kết nối khác có khả năng giúp danh tiếng thương hiệu của bạn phát triển.

Partnership marketing là một ví dụ trong đó bạn có thể hợp tác với các công ty khác để tạo ra sức cộng hưởng cho thương hiệu của bạn.

Với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông mạng xã hội, không có gì ngạc nhiên khi thấy các mối quan hệ đối tác diễn ra ở khắp mọi nơi.

Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mục tiêu của bạn, cả hai bên đều được hưởng lợi rất nhiều từ các mối quan hệ này.

Tạo ra sức ảnh hưởng có lợi đến thị trường mục tiêu của bạn.

Với một câu chuyện được xây dựng một cách khéo léo tập trung vào thương hiệu của bạn, bạn có thể thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và các kết nối với họ ở cấp độ cá nhân.

Công việc của PR là thay đổi và tác động đến cách suy nghĩ của công chúng về một thương hiệu cụ thể.

Những thông điệp tích cực có liên quan đến đối tượng mục tiêu sẽ là yếu tố giúp xây dựng những phản hồi tốt. Trong một số tình huống không thể tránh khỏi khủng hoảng, các đơn vị chuyên về PR cũng có thể lật ngược tình thế và cố định hình ảnh thương hiệu của bạn.

Các chiến dịch PR qua thời gian đã chứng tỏ hiệu quả trong việc nâng cao danh tiếng của các doanh nghiệp khi họ bị ảnh hưởng bởi dư luận xấu.

Cho dù doanh nghiệp của bạn nhỏ hay lớn, những chuyên gia về PR này cũng có thể thúc đẩy danh tiếng thương hiệu của bạn theo mục tiêu của bạn.

Cải thiện và củng cố mối quan hệ của thương hiệu với cộng đồng.

Mọi người thích nghe những câu chuyện cảm động có khả năng truyền cảm hứng và nhen nhóm những niềm tin vào nhân loại.

Bằng cách tích cực tương tác với các cộng đồng địa phương, cơ hội để thương hiệu của bạn được mọi người công nhận cũng sẽ tăng lên.

Các tổ chức từ thiện và sự kiện gây quỹ giúp tạo ra các tác động tích cực đến thương hiệu và xây dựng độ tin cậy cho doanh nghiệp.

Bằng cách thiết lập mối quan hệ với các thị trường địa phương, nhiều người tiêu dùng hơn sẽ chuyển sang thương hiệu của bạn hơn và ủng hộ bạn nhiều hơn.

Quan hệ công chúng có thể khiến một công ty đứng vững trên ngành của mình trong khi vẫn có thể vượt qua mọi trở ngại để tăng trưởng.

Đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ, các cơ hội mà PR mang lại là rất lớn cho sự phát triển bền vững. Bằng cách tập trung vào PR, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để thay đổi tương lai kinh doanh của chính họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Giới thiệu toàn cảnh “Công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng” – Influencer Marketing Technology

Làm thế nào để bạn biết nền tảng công nghệ người có ảnh hưởng nào phù hợp với thương hiệu của bạn? Dưới đây là tóm tắt một hướng dẫn mới nhằm mục đích làm sáng tỏ không gian Influencer Marketing Technology.

Công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng

Tiếp thị người có ảnh hưởng hay Influencer Marketing là một “mớ hỗn độn nóng”, theo The Wall Street Journal.

Ý tưởng là, đó là một thách thức để xây dựng một nền tảng công nghệ tiếp thị lý tưởng cho các doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Hiện tại, với các công nghệ tiếp thị người ảnh hưởng hiện có, không có một giải pháp nào có thể bao quát toàn diện tất cả các lĩnh vực.

Từ khám phá đến tương tác đến theo dõi và báo cáo, đều có rất nhiều giải pháp khác nhau, nhưng chúng không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau.

Chào mừng bạn đến với martech – thế giới công nghệ tiếp thị.

Lighthouse3, công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu thị trường có trụ sở tại San Francisco, là một trong những công ty đầu tiên cố gắng làm sáng tỏ không gian martech của những người có ảnh hưởng này.

Sau đây là một số điểm nổi bật của báo cáo, trong đó nêu ra một số xu hướng và thách thức chính trong lĩnh vực này.

Influencer marketing technology hay công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng là một không gian phân mảnh.

Với hơn 133 nhà cung cấp trên 5 danh mục khác nhau, tiếp thị người có ảnh hưởng là một ngành rất phân mảnh. Không có một giải pháp phù hợp với tất cả.

 

Lighthouse3 nhận thấy rằng có 3 xu hướng chính đằng sau sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ Influencer Marketing:

Xu hướng chính số 1: Quảng cáo bị từ chối do sự gia tăng của các trình chặn quảng cáo (ad blockers) trên toàn cầu.

Theo báo cáo xu hướng Internet 2016 của Mary Meeker, có gần 640 triệu thiết bị đang chặn quảng cáo trực tuyến. Với việc iOS hiện đã cho phép chặn quảng cáo, đã có hơn 420 triệu thiết bị di động riêng lẻ đang chặn quảng cáo.

Ở một khía cạnh khác, chi tiêu của các nhà quảng cáo ở Mỹ cho quảng cáo kỹ thuật số (digital marketing) dự kiến sẽ vượt qua TV (quảng cáo truyền hinh) vào năm 2016 và đạt 103 tỷ USD vào năm 2019.

Xu hướng chính # 2: Sự gia tăng của các chương trình người có ảnh hưởng dẫn đến nhu cầu lớn hơn về tính hiệu quả và chứng minh ROI.

Hơn 83% người trả lời trên toàn cầu trong một cuộc khảo sát của Nielsen nói rằng họ tin tưởng các đề xuất hay gợi ý từ những người họ biết, so với mức chỉ 42% đối với các quảng cáo banner trực tuyến.

Hơn 1/3 nhà tiếp thị nói rằng họ mong đợi ngân sách tiếp thị người có ảnh hưởng của mình sẽ tăng lên và 84% trong số họ dự kiến sẽ chạy ít nhất một chiến dịch người có ảnh hưởng vào năm 2016.

Mọi người không tin tưởng vào quảng cáo và họ chắc chắn tin tưởng những người mà họ biết. Đây là lý do tại sao khách hàng và nhân viên là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, mọi người tin tưởng vào CEO ít hơn nhiều so với họ tin tưởng vào nhân viên.

Xu hướng chính số 3: Các CMO (giám đốc marketing) đang tăng cường chi tiêu cho công nghệ tiếp thị (martech).

Hãy xem lại hình ảnh thể hiện toàn cảnh bức tranh công nghệ tiếp thị ở đầu bài viết bạn sẽ nhận ra lý do tại sao.

Quy mô thị trường martech doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng lên 25 tỷ USD trong năm nay, khi các CMO tiếp tục chi tiêu cho martech lên 32,4 tỷ USD vào năm 2018.

Ngày càng có nhiều ngân sách tiếp thị doanh nghiệp dành cho công nghệ tiếp thị, và mức tăng trưởng so với cùng kỳ đang ở mức rất đáng kể.

4 yếu tố quan trọng đang thúc đẩy bối cảnh này.

  • Thiếu khả năng kỹ thuật tiêu chuẩn; các dịch vụ và tính năng liên tục thay đổi.
  • Thị trường phân mảnh và phi cấu trúc với 133 nhà cung cấp trên 5 danh mục khác nhau.
  • Với hơn 60% nền tảng được tung ra trong vòng 5 năm qua, đây vẫn là một không gian non trẻ.
  • Thiếu các giải pháp doanh nghiệp có khả năng mở rộng, vì nhiều nhà cung cấp là các công ty khởi nghiệp và được đầu tư bởi tư nhân.

5 danh mục chính của công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng.

Đó là một ngành phân mảnh với 133 nhà cung cấp trên 5 danh mục có liên quan nhưng riêng biệt. Lighthouse3 đã chia nhỏ số lượng công cụ trong mỗi danh mục:

 

Influencer Marketing (tiếp thị người có ảnh hưởng) khác với Advocacy (người ủng hộ).

Người ủng hộ có tình cảm tích cực đối với thương hiệu của bạn, trong khi người có ảnh hưởng có thể có quan điểm tiêu cực, trung lập hoặc tích cực.

Những người ủng hộ thường không được trả thù lao, mặc dù họ có thể nhận được các đặc quyền như dùng thử sản phẩm mới hoặc phiếu thưởng.

Sự khác biệt này ảnh hưởng đến các tính năng và khả năng của các nền tảng.

Ví dụ: Nền tảng công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng thường cung cấp bảng xếp hạng người ảnh hưởng, trong khi nền tảng người ủng hộ cung cấp các tính năng giải trí để giữ chân những người ủng hộ.

Mô hình “5 khả năng” của các nền tảng tiếp thị người có ảnh hưởng.

  • Discover (Khám phá) – Tìm những người có ảnh hưởng dựa trên các tiêu chí của người dùng bao gồm các chỉ số trực tuyến, xã hội, khán giả, chủ đề…
  • Connect (Kết nối) – Giao tiếp với những người có ảnh hưởng thông qua các nền tảng để thảo luận về sự tương tác.
  • Engage (không trả phí) – Thu hút người có ảnh hưởng cho một hoạt động không được trả phí như viết một bài đăng trên blog.
  • Recruit (trả tiền) – Thu hút người có ảnh hưởng cho một hoạt động được trả phí như phát biểu tại một sự kiện hoặc tạo nội dung.
  • Measure (Đo lường) – Số liệu và phân tích nâng cao để quản lý hiệu suất của các chiến dịch (ví dụ: tính toán ROI).

Tiếp thị người có ảnh hưởng là một lĩnh vực mới.

Trong số 61 nhà cung cấp công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng, 35 nhà cung cấp báo cáo nhận được tổng số tiền gần 240 triệu USD, theo Lighthouse3.

Hầu hết các công ty martech của influencer đều có tuổi đời dưới 5 năm và có ít hơn 50 nhân viên. Vì vậy, có rất nhiều dư địa để phát triển và củng cố trong ngành.

Xu hướng công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng trong tương lai.

Có 4 lĩnh vực chính mà nhóm Lighthouse3 mong đợi sẽ chứng kiến sự phát triển quan trọng nhất trong tương lai:

  • Tiêu chuẩn hóa các năng lực cốt lõi cho từng danh mục.
  • Tiếp tục phát triển khi không gian này trưởng thành và các nền tảng được phát triển.
  • Tập trung vào tiếp thị dựa trên hiệu suất (performance based marketing).
  • Chuyển từ rời rạc hay riêng lẻ (silo) sang các giải pháp tích hợp (integrated).

Với sự sụt giảm của ngành quảng cáo trực tuyến do các trình chặn quảng cáo và sự thiếu tin tưởng với các thương hiệu lớn, tiếp thị người có ảnh hưởng nên là chiến lược trọng tâm của các doanh nghiệp.

* Lưu ý: Bài viết chứa nhiều thông tin và số liệu cũ chưa được cập nhật đến 2021 nhưng về bản chất và bức tranh thì không mấy thay đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

95% người mua hàng B2B không tham gia thị trường cho sản phẩm của bạn

Một nghiên cứu mới cho thấy các nhà tiếp thị B2B đang bỏ lỡ các cơ hội lớn khi chỉ tập trung vào việc bán hàng ngắn hạn thay vì nhắm vào các mục tiêu dài hạn.

95% người mua hàng B2B không tham gia thị trường cho sản phẩm của bạn

Phần lớn các thông điệp tiếp thị B2B có thể không được đối tượng mục tiêu nghe thấy khi có tới 95% doanh nghiệp không tham gia hay có mặt trong thị trường cho hầu hết các sản phẩm và dịch vụ vào cùng một thời điểm.

Theo Giáo sư John Dawes của Viện Ehrenberg-Bass (cũng là tác giả nghiên cứu cho một số dự án của LinkedIn B2B Institute): “sự thật đơn giản có thể bị lừa dối này chứa đựng một hàm ý rất sâu sắc.”

Theo báo cáo từ nghiên cứu, các doanh nghiệp thay đổi các nhà cung cấp dịch vụ như ngân hàng, tư vấn pháp lý, phần mềm hoặc viễn thông khoảng 5 năm một lần.

Điều này có nghĩa là chỉ có 20% lượng khách hàng tiềm năng có mặt trên thị trường cho các dịch vụ đó trong một năm nhất định và chỉ 5% trong một quý nhất định. 95% còn lại hoàn toàn không có mặt trên thị trường.

Giáo sư Dawes nói:

“Nếu tôi đang theo đuổi khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng thì sẽ rất hữu ích khi tôi nhận ra rằng trong bất kỳ năm nhất định nào, chỉ 1/10 trong số họ muốn chỉ định hoặc chuyển đổi một ngân hàng mới. Và trong một quý hoặc một tháng, đó là một tỷ lệ rất nhỏ.”

Người đứng đầu toàn cầu của LinkedIn B2B Institute, ông Jann Martin Schwarz nói:

“Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận ra rằng hầu hết mọi người không tham gia vào thị trường cho bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào tại bất kỳ thời điểm nào. Bạn cần nhắm mục tiêu họ bằng một chiến lược dài hạn hơn.”

Theo giáo sư John Dawes:

“Không có nhiều khách hàng doanh nghiệp sẽ nói rằng “Bạn biết không, tôi cảm thấy thoải mái khi ký hợp đồng với một công ty mà tôi chưa từng nghe nói đến trước đây.”

Sự thật này không chỉ liên quan đến các thông điệp marketing được nhắm mục tiêu một cách hiệu quả hơn mà còn liên quan đến các chiến lược rộng lớn hơn.

Dawes cho biết những phát hiện của báo cáo này chứng minh rằng quảng cáo chủ yếu hoạt động bằng cách xây dựng và làm mới các liên kết kí ức đến một thương hiệu – thay vì có thể trực tiếp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Điều này có nghĩa là khi khách hàng tham gia thị trường, họ sẽ nhớ đến những thương hiệu đã quảng cáo hiệu quả trong quá khứ và thường là trong một thời gian dài.

Ông giải thích:

“Nếu quảng cáo của bạn hiệu quả hơn trong việc xây dựng những ký ức liên quan đến thương hiệu, thì thương hiệu của bạn sẽ trở nên cạnh tranh hơn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thương hiệu nên từ bỏ hoàn toàn các chiến thuật ngắn hạn để tập trung vào việc xây dựng thương hiệu dài hạn.

Có một số khách hàng (5-10%) sẽ mới tham gia vào thị trường trong thời gian gần đây và nếu chúng ta có thể xác định được họ, chúng ta có thể cố gắng tiếp cận họ bằng các chiến dịch khác nhau.

Nhưng trong trường hợp này, sự quen thuộc với thương hiệu vẫn là điều cực kỳ quan trọng.

Để phát triển thương hiệu trong dài hạn, bạn cần phải quảng cáo cho cả những người hiện không tham gia thị trường, để đến khi họ tham gia thị trường, thương hiệu của bạn là thương hiệu mà họ đang quen thuộc.”

Tùy thuộc vào từng danh mục sản phẩm khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến loại thông điệp Marketing (marketing messages) được sử dụng trong các chiến dịch để bạn có thể đạt được những kết quả như mong muốn.

Lập luận này cũng hỗ trợ thêm cho quan điểm rằng các doanh nghiệp không nên cắt giảm ngân sách marketing để giảm chi phí trong các thời kỳ kinh tế bị suy thoái, vì điều này vô tình tạo ra các cơ hội cho đối thủ của bạn nâng cao vị thế của họ trong mắt khách hàng.

Bỏ qua ROI ngắn hạn.

Chứng minh giá trị của marketing ở cấp hội đồng quản trị là một thách thức vốn rất quen thuộc với nhiều người. Đặc biệt là các nhà lãnh đạo marketing.

Theo Dawes, nghiên cứu nhấn mạnh rằng các nhà tiếp thị nên ngừng sử dụng các số liệu ROI dễ gây hiểu nhầm cho thấy doanh số bán hàng ngắn hạn đang tăng lên khi các chiến dịch được triển khai, và thay vào đó tập trung vào việc minh họa hay chứng minh giá trị bằng cách đầu tư dài hạn vào thương hiệu.

Việc chỉ ra cách nhiều người tiêu dùng có thể phân biệt chính xác các chiến dịch quảng cáo cho một thương hiệu cụ thể hoặc nhận ra các tài sản thương hiệu đặc biệt như logo hoặc màu sắc của doanh nghiệp so với công ty đối thủ có thể là một cách để thực hiện điều này.

Ông Schwarz nói:

“Nếu sếp của bạn nói với bạn rằng: ‘Tôi muốn tất cả các sáng kiến ​​hay ý tưởng marketing của chúng ta thể hiện được ROI một cách tích cực trong vòng hai tháng tới’, bạn đã thua cuộc trước khi bạn bắt đầu nó.

Bạn đang đo lường sai ý nghĩa của sự thành công và do đó bạn sẽ quản lý sai các hoạt động marketing của mình. Có rất nhiều điều đang xảy ra và nó cần phải thay đổi.

Marketing, và đặc biệt là thương hiệu, có tiềm năng tạo ra giá trị to lớn cho các doanh nghiệp. Tôi có thể nói rằng có lẽ khoảng 20% doanh nghiệp trên thế giới hiểu điều đó.”

Schwarz lập luận rằng nhiều doanh nghiệp không coi việc xây dựng thương hiệu như một chiến lược hay sáng kiến kinh doanh và vì vậy họ đã bỏ qua cơ hội để có thể có được rất nhiều giá trị – đặc biệt là trong B2B.

Ông cho biết thêm, lĩnh vực B2B hiện tập trung quá mạnh vào việc bán hàng mà không thực sự hiểu rõ về thương hiệu, và việc đầu tư vào thương hiệu chỉ là sự tùy ý.

Ông nói tiếp: “Một trong những sai lầm khác mà các nhà tiếp thị đang tạo ra đó là họ nói bằng ngôn ngữ mà chỉ có họ mới hiểu, và không ai khác có thể hiểu được. Đây là cách bạn khiến Giám đốc tài chính và Giám đốc điều hành phải ‘bận tâm’ với bạn.”

Xây dựng kí ức marketing.

Con số 95% được tính toán trong nghiên cứu này không phải là con số chính xác cho mọi lĩnh vực hay ngành hàng cụ thể.

Tuy nhiên, theo Viện Ehrenberg-Bass, nó cho thấy quảng cáo trong B2B không hoạt động bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, mà bằng cách xây dựng các kết nối với thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng, nó sẵn sàng được kích hoạt khi họ có nhu cầu vào một ngày nào đó trong tương lai.

Hành vi này sẽ khiến khách hàng bị thu hút về phía các thương hiệu họ vốn quen thuộc khi mua hàng hoặc khi tìm kiếm nhà cung cấp trong các tình huống mua hàng.

Điều này giải thích tại sao các lượt nhấp chuột trực tuyến đến các thương hiệu ít nổi tiếng lại thấp hơn so với các thương hiệu nổi tiếng.

Nó cũng nhấn mạnh rằng các nhà cung cấp hay doanh nghiệp mới có thể khó tham gia thị trường đến như thế nào khi phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh đã quá có tên tuổi.

Cách mà những người mua sản phẩm hoặc dịch vụ dựa vào trí nhớ và sự kết nối trước đó sẽ tạo ra các rào cản gia nhập cho các doanh nghiệp mới khi tham gia vào thị trường.

Schwarz tin rằng chiến lược kinh doanh thành công là chiến lược tạo ra một lợi thế không cân xứng, có nghĩa là các công ty lâu đời hay có thương hiệu vẫn phải liên tục đầu tư vào thương hiệu để bảo vệ vị thế của mình trên thị trường.

Ông cho biết thêm: “Một khi bạn có một thương hiệu mạnh, bạn muốn đảm bảo rằng tính khả dụng về mặt tinh thần của thương hiệu đó sẽ tiếp tục tồn tại trong lâu dài.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok ra mắt ‘Small Biz Block Party’ nhằm cung cấp insights và mẹo marketing mới

TikTok đang tìm cách giúp các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ sử dụng tốt nhất nền tảng của mình cho các chương trình marketing của họ thông qua chuỗi sự kiện mang tên ‘Small Biz Block Party’.

‘Small Biz Block Party’ là một chuỗi sự kiện ảo gồm 20 sự kiện sẽ quy tụ các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia TikTok để chia sẻ kiến thức, thủ thuật và cả những insights mới.

Theo giải thích của TikTok:

“Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đang sử dụng cộng đồng TikTok để tiếp cận những nhóm đối tượng mới và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ – cho dù đó là một công ty khởi nghiệp hay một thương hiệu mang tính biểu tượng của địa phương.

Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho mọi chủ doanh nghiệp ở Mỹ những cơ hội để giúp họ biến những ước mơ thành hiện thực.”

TikTok đã lên lịch cho 20 sự kiện ‘Small Biz Block Party’ trên khắp nước Mỹ, diễn ra từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 18 tháng 11.

Mỗi sự kiện sẽ diễn ra trong một giờ và tất cả các chủ doanh nghiệp nhỏ và đội nhóm của họ đều được mời tham dự – mặc dù họ cần phải đặt trước thông qua website của sự kiện tại Small Biz Block Party.

Các nhân viên và chuyên gia marketing của TikTok sẽ tham gia vào mỗi phiên, cũng như những người nổi tiếng khác trên TikTok tại địa phương, những người sẽ chia sẻ những hiểu biết của họ về cách sử dụng TikTok một cách tốt nhất.

Đây có thể là một cơ hội rất tốt để thu thập thêm những insights mới về cách tiếp cận marketing trên TikTok, điều sẽ rất có lợi cho việc xây dựng các chiến lược digital marketing sau này của doanh nghiệp.

Phiên ‘Block Party’ đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 với một sự kiện do Main Street America đồng tổ chức.

Bạn có thể xem đầy đủ thông tin về chuỗi sự kiện tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Tại sao CFO cần ‘chung chiến tuyến’ với Team Marketing

Ông Zach Morrison, Giám đốc điều hành của Tinuiti chia sẻ lý do tại sao những người đứng đầu bộ phận marketing và tài chính cần phải ở trên cùng một chiến tuyến nếu họ muốn thúc đẩy sự tăng trưởng.

“Nếu giám đốc marketing (CMO) đến cuộc họp, giám đốc tài chính (CFO) cũng phải có mặt ở đó. Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ sự tiến triển nào”.

Tôi là Giám đốc điều hành của một trong những công ty marketing thiên về hiệu suất độc lập lớn nhất. Chúng tôi không chỉ là một công ty quảng cáo.

Tất nhiên, chúng tôi là những nhà marketer, nhưng chúng tôi cũng là những nhà khoa học dữ liệu và những người có đầu óc kinh doanh.

Trong thế giới chuyển đổi kỹ thuật số, điều quan trọng là CFO phải hiểu được sức mạnh của marketing như một động lực tăng trưởng chứ không phải là một trung tâm chi phí.

“Nếu giám đốc marketing (CMO) đến cuộc họp, giám đốc tài chính (CFO) cũng phải có mặt ở đó. Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ sự tiến triển nào”.

Tất cả chúng ta đều nghe nói rằng CMO là một trong những vị trí có ‘nhiệm kỳ’ ngắn nhất trong C-suite. Nhưng lại không có nhiều người biết rằng các giám đốc tài chính có thời gian ở lại lâu thứ hai sau các giám đốc điều hành.

Khi hoạt động marketing hướng đến những giá trị cho khách hàng lâu dài hơn, các CMO cần thời gian và sự nhanh nhạy để thành công, cùng với đó là các CFO phải luôn ở bên cạnh, điều này sẽ khiến thành công trở nên khả thi hơn.

Cùng với nhau, bộ đôi này có thể tạo ra cơ hội cho các khoản đầu tư cần thiết để cho phép sự tăng trưởng và đổi mới.

Sức mạnh kép của sự kết hợp.

Đó là một câu chuyện xưa cũ khi cho rằng những người làm marketing là trung tâm của những chi phí.

Trong thế giới ngày nay, họ hiểu giá trị và vai trò của tiếp thị dựa trên hiệu suất (performance marketing) trong việc thúc đẩy mọi thứ từ tăng trưởng thương hiệu đến doanh số bán hàng hay ROI.

Tinuiti hợp tác với E.L.F. Cosmetics vào năm 2019 để quản lý các chiến lược kỹ thuật số của mình.

Chúng tôi đã thiết lập một phương pháp tiếp cận toàn diện đối với phương tiện có trả phí, phân khúc đối tượng và tận dụng phân bổ theo hướng dữ liệu trong Search Ads 360 để đảm bảo thành công cho các chiến dịch của E.L.F.

Truyền tải đúng thông điệp đến đúng người dùng ở mỗi giai đoạn trong hành trình của người tiêu dùng.

Điều này dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở mức hai con số về doanh thu, lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) và cả chuyển đổi trên ElfCosmetics.com.

Nền tảng cho sự thành công này là gì? Chính là tầm nhìn chung của CMO Kory Marchisotto và CFO Mandy Fields của E.L.F. Những người tự mô tả mình như một “cặp đôi quyền lực”.

Bà Marchisotto cho rằng giống như kem lót và che khuyết điểm của thương hiệu, CMO và CFO sẽ đạt được tác động lớn hơn nhiều khi làm việc cùng nhau.

Bà Fields cho biết: “Từ chiến lược đến thực thi, chúng tôi luôn ở trong tình trạng khó khăn. “Điều đó đúng cho cả lập kế hoạch tầm ngắn và dài hạn.”

Khi cùng nhau, Marchisotto và Fields đã đạt được kết quả theo cấp số nhân, thúc đẩy tác động tối đa cho E.L.F. Hiệu suất vượt trội liên tục của công ty cho thấy sức mạnh lâu bền của cặp đôi quyền lực CMO và CFO này.

Bà Marchisotto cho biết thêm: “Sự phối hợp chiến lược của chúng tôi là hết sức căn bản, cả hai chúng tôi đều tin rằng “giá trị thực sự luôn nằm trong những cuộc chơi lâu dài”.

Tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing có thể đo lường, giải trình và dự đoán – ba từ mà một CFO luôn coi đó là ‘sự sống’.

Có được sự phối hợp từ họ thường là chìa khóa để mở khóa quỹ và là chất xúc tác cho chuyển đổi số, trao quyền cho CMO để đưa ra các quyết định táo bạo hơn.

Một trong những khách hàng thành công nhất của chúng tôi là Etsy, nơi có CMO Ryan Scott luôn hợp tác chặt chẽ với nhóm tài chính và các nhà khoa học dữ liệu trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược cho các chiến dịch.

Điều này cho phép đưa ra các quyết định nhanh chóng về cách các khoản đầu tư sẽ phát triển khi các chương trình đó mở rộng quy mô.

Các nhóm sẽ dựa trên kỳ vọng về hiệu suất và xây dựng kế hoạch thử nghiệm có hệ thống, cho phép họ tận dụng lợi thế của bối cảnh thương mại điện tử (eCommerce) đang thay đổi nhanh chóng.

Ông Scott cho biết: “Chúng tôi phát triển một lộ trình đầy đủ và thử nghiệm liên tục để đo lường giá trị thực của các chiến thuật truyền thông của chúng tôi.

Điều này cho phép chúng tôi phân bổ ngân sách hiệu quả nhất cho các kênh của chúng tôi, thúc đẩy giá trị gia tăng nhất cho doanh nghiệp.”

Mô hình phân bổ của Etsy kết hợp giá trị lâu dài của khách hàng (customer lifetime value), điều được cung cấp trực tiếp từ theo dõi chuyển đổi của Google, do đó, các thuật toán đặt giá thầu có thể theo đuổi những khách hàng triển vọng nhất trong thời gian thực.

Thử nghiệm liên tục cho phép công ty mở rộng quy mô của marketing thông qua công cụ tìm kiếm phi thương hiệu (nonbrand SEM) và các nỗ lực từ mạng xã hội.

Chúng tôi cũng hợp tác chặt chẽ với Google để chạy các thử nghiệm theo địa lý phức tạp nhằm đo lường mức độ gia tăng của các chiến thuật khác nhau.

Bằng cách giảm chi tiêu quảng cáo của chúng tôi trong các khu vực địa lý thử nghiệm cụ thể, chúng tôi có thể đo lường mức tăng trưởng và xác định giá trị gia tăng thực sự của các phương tiện đó.

Không điều gì trong số này có thể xảy ra nếu không có mối quan hệ chặt chẽ giữa CMO và CFO.

Với sự tăng trưởng đã được chứng minh và nguồn tài chính tích cực, công ty của tôi có thể tự do nhảy vào các cơ hội mới mà không có bất cứ sự chậm trễ không cần thiết nào, những điều thường sẽ cản trở sự tăng trưởng của chúng tôi.

Thiết lập mục tiêu tăng trưởng chứ không phải ngân sách.

Các CMO truyền thống đang dần được thay thế bằng các Giám đốc tăng trưởng (CGO), người chịu trách nhiệm không chỉ về nhận thức thương hiệu mà còn cả về ROI.

Tương tự như vậy, giám đốc tài chính (CFO) đang ngày càng phát triển thành giám đốc doanh thu (CRO), không chỉ đơn giản là dự báo doanh thu mà còn giúp quyết định cách để tăng trưởng doanh thu.

Nói cách khác, cả hai đều có trách nhiệm chuyển đổi các hành động của công ty thành doanh thu có thể dự đoán và mở rộng thông qua mô hình kết hợp các phương tiện phù hợp.

Phân bổ đa kênh là cách các CFO và CMO có thể tìm thấy một tiếng nói chung để làm thế nào để tăng tốc độ tăng trưởng và rõ ràng về số tiền cần chi tiêu.

Cách tiếp cận này cũng ấn định tỷ lệ phần trăm doanh thu trên các kênh, phân bổ ngân sách cho từng kênh.

Các CMO cần chứng minh được khi chi tiêu tăng lên sẽ làm tăng doanh số bán hàng và các CFO chắc chắn rằng sẽ gật đầu với họ.

Khi chúng ta đang chuẩn bị cho một tương lai không có cookies (Theo dõi dữ liệu người dùng), một tương lai không có IDFA (xác định thông tin người dùng), cách các công ty tiếp cận và phát triển khách hàng sẽ trở nên phức tạp hơn.

Giám đốc tài chính cũng cần phải hiểu về marketing; Giám đốc Marketing phải hiểu về tài chính; và mọi người phải hiểu dữ liệu.

CMO và CFO sẽ là bộ đôi quyền lực nhất tại bất kỳ công ty nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo – Creator Economy

Số lượng danh sách việc làm marketing liên quan đến nhà sáng tạo đã tăng 4.645 lần kể từ năm 2018, đạt mức cao nhất là 92.900 vị trí vào đầu năm nay.

Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo - Creator Economy
Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo – Creator Economy

Amazon hiện là nhà đăng tin tuyển dụng lớn nhất với 40 vai trò công việc khác nhau đang khả dụng tại thời điểm tháng 5 năm 2021, theo dữ liệu của Thinknum.

Con số này chính thức đánh bại các công ty truyền thông mạng xã hội khác như Facebook, ByteDance và Google, tất cả đều lọt vào top 10.

Bánh xe tuyển dụng của Amazon đã thay đổi kể từ trước khi Jeff Bezos rời cương vị Giám đốc điều hành, tuy nhiên mọi thứ ở phía trước đều là một ẩn số với tân CEO Andy Jassy.

Mặc dù chiến lược ​​tập trung vào nhà sáng tạo không nằm trong danh sách các ưu tiên của Jassy lúc này, nhưng rõ ràng là chúng đóng một vai trò quan trọng trong ba mảng kinh doanh đang phát triển nhanh chóng của Amazon:

Amazon Live.

Thương mại điện tử phát trực tiếp (livestreaming ecommerce) có lẽ là sản phẩm phù hợp nhất với các mảng kinh doanh cốt lõi của công ty.

Khả năng tổ chức các buổi phát trực tiếp đã có từ đầu năm 2019 nhưng chỉ có sẵn cho một số người bán được chọn cho đến tháng 7 năm 2020.

Đó là khi chương trình cho phép các thành viên của ‘Chương trình người ảnh hưởng trên Amazon’ (Amazon Influencer Program) tổ chức các buổi phát trực tiếp.

Mô hình này đã thành công ở Trung Quốc nhưng vẫn còn khá sơ khai ở Mỹ, hiện Amazon vẫn đang nỗ lực để nhân rộng thành công đó.

Twitch.

Amazon đang tìm cách tuyển một phó chủ tịch phụ trách nhà sáng tạo tại Twitch, nền tảng phát trực tuyến bằng video của Amazon (tập trung vào Game).

Twitch nhận thức rất rõ tầm quan trọng của nhà sáng tạo khi số giờ xem trong Quý 4 năm 2019 đã giảm so với Quý 4 năm 2018 sau sự ra đi của một số người phát trực tiếp hàng đầu, họ hiện đã chuyển sang các nền tảng khác.

Twitch đã bùng nổ vì đại dịch với tổng lượng thời gian xem tăng 67,36% so với cùng kỳ năm trước (YoY), từ 11 tỷ giờ vào năm 2019 lên 18,41 tỷ giờ vào năm 2020, theo Streamlabs và Stream Hatchet.

Prime Video.

Amazon cũng được cho là đang tìm kiếm người quản lý tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing manager) cho dịch vụ phát trực tuyến của mình.

Amazon thường hợp tác với những nhà sáng tạo để quảng cáo cho các chương trình gốc.

Và với hành động mua lại hãng phim MGM gần đây với giá 8,45 tỷ USD. (Ủy ban Thương mại Liên bang đang xem xét việc mua lại, theo The Verge.) Rất có thể Amazon sẽ gia nhập nền kinh tế nhà sáng tạo nhằm phát triển dễ dàng hơn các sản phẩm của mình.

Sự quan tâm của Amazon đối với nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) không chỉ nói lên mục tiêu của riêng công ty này mà còn cho cách các công ty truyền thông mạng xã hội và thương mại điện tử khác đang tự đổi mới mình để đáp ứng với thói quen mới của người tiêu dùng.

Việc Amazon kết hợp phát trực tiếp trên những website chính của mình cũng phần nào chứng minh cho việc nó đang lấn sân sang mảng truyền thông mạng xã hội trong khi các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook và TikTok cũng đang nhanh chóng xây dựng các tính năng thương mại điện tử vào ứng dụng của họ.

Khi các bức tường ngăn cách giữa các nền tảng mạng xã hội và thương mại điện tử bị xói mòn, vai trò của nhà sáng tạo nội dung cũng bắt đầu được mở rộng ra ngoài ranh giới của truyền thông mạng xã hội đơn thuần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Google: Tại sao các thương hiệu cần đa dạng hoá tiếng nói của mình

Bạn có thể xây dựng một thương hiệu mạnh hơn hậu Covid-19 bằng cách tập trung vào sự đa dạng và sự đồng cảm.

Google: Tại sao các thương hiệu cần đa dạng hoá tiếng nói của mình
Edward Enninful | Editor-In-Chief | British Vogue

Dưới đây là chia sẻ từ Ông Edward Enninful OBE, hiện là tổng biên tập của Tạp chí Vogue của Vương Quốc Anh.

Khi chúng ta bước ra khỏi giai đoạn đầy bất ổn và khó khăn này, chúng ta có cơ hội để suy nghĩ và thiết lập lại, để làm mọi thứ tốt hơn.

Và trong khi mọi người nói về việc ‘sẽ trở lại bình thường’, thì cũng đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận một sự thât rằng – mọi thứ sẽ không thể quay lại như nó vốn có.

Rõ ràng có rất nhiều cách chúng ta có thể thực hiện để tiến lên phía trước và định hình thế giới mà chúng ta mong muốn sống sau đại dịch.

Nhưng tôi muốn nhấn mạnh 05 cách dưới đây, thứ mà tôi tin là rất cần thiết – không chỉ là cho ngành thời trang mà còn cho nhiều tổ chức khác ở khắp mọi nơi.

Đảm bảo thương hiệu và đội nhóm của bạn luôn là ‘phần phản chiếu’ của thế giới.

Khi tôi nhận công việc tại tạp chí Vogue của Anh vào năm 2017, tôi đã bắt đầu bằng việc tạo ra một tuyên ngôn: “…là để đại diện cho thế giới mà chúng ta đang sống, bất kể quy mô, chủng tộc, dân tộc, giới tính, nền tảng kinh tế…”

Mọi người từ nhiều khu vực không thấy hình ảnh mình được phản chiếu trên Vogue.

Tôi muốn thay đổi điều đó. Không chỉ trong các trang và nội dung kỹ thuật số của chúng tôi, mà còn cả trong chính đội nhóm của mình.

Để trở thành người đại diện cho một thứ gì đó lớn lao hơn và rộng lớn hơn, bạn cần đa dạng hoá tiếng nói trong doanh nghiệp của mình để tạo ra các tác phẩm – bạn không thể có một tạp chí hoặc thương hiệu toàn diện nếu không có một đội ngũ nhân viên toàn diện.

Một khi bạn có được điều đó và một khi mọi người thấy mình được phản chiếu trong thương hiệu, đó là một điều rất tuyệt vời. Chỉ khi đó bạn mới có thể thực sự có ảnh hưởng.

Đầu tư vào việc đa dạng hoá đội ngũ nhân tài ở mọi cấp độ.

Tài năng trẻ là tương lai, nhưng chỉ cần có họ trong văn phòng là không đủ. Các doanh nghiệp cần có đủ các cố vấn, những người có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm hơn.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã khởi động chương trình học bổng mang tên “Forces for Change” (nguồn lực cho sự thay đổi) vào năm ngoái.

Và trong khi việc hỗ trợ thế hệ kế cận là quan trọng, các tổ chức cũng cần chủ động hơn ở cấp độ nhân viên tầm trung – tuyển dụng nhiều các cá nhân khác nhau có thể là CEO hoặc CMO tiếp theo.

Đó là nơi sự thay đổi thực sự có thể xảy ra. Nó cũng hiệu quả trong việc thu hút các tài năng trẻ và đa dạng hơn đến với một doanh nghiệp.

Các thương hiệu nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình và tìm kiếm cũng như đầu tư vào việc đa dạng hoá đội ngũ tài năng, từ cấp dưới lên cấp trên. Nó phải được thực hiện, nếu không ban sẽ không thể phát triển.

“Sự đa dạng không phải là thứ mà bạn thực hiện trong một mùa và sau đó kết thúc. nó phải được ‘chảy’ liên tục trong tổ chức.”

Sử dụng công nghệ và nền tảng để tăng khả năng tiếp cận.

Không phải ai cũng có thể tiếp cận với các con đường nghề nghiệp truyền thống, cho dù đó là bằng đại học hay các kỳ thực tập tại các công ty danh tiếng.

Nhưng công nghệ và các nền tảng như YouTube đã là một công cụ tuyệt vời để làm những điều đó, cung cấp nền tảng cho thế hệ mới.

Đây là một phần quan trọng trong suy nghĩ của chúng tôi đằng sau Vogue Visionaries, một loạt chương trình sáng tạo của chúng tôi nhằm truyền cảm hứng cho những tài năng sáng tạo trẻ vào những thời điểm quan trọng này.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội và kỹ thuật số cũng đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận mới cho các thương hiệu nhỏ hơn và các nhà thiết kế trẻ, vì họ có thể tìm được đối tượng mục tiêu của mình mà không cần phải tham gia một show thời trang đắt tiền.

Tương tự như vậy, đối với các hãng thời trang lớn, đại dịch đã khuyến khích sự đổi mới kỹ thuật số. Mọi người đã trở thành nhà biên tập viên của riêng họ.

“Các nền tảng truyền thông mạng xã hội và kỹ thuật số đã mở ra khả năng tiếp cận cho các thương hiệu nhỏ hơn và các nhà thiết kế trẻ, vì họ có thể tìm thấy đối tượng mục tiêu của mình mà không cần tham gia một buổi trình diễn thời trang đắt tiền.”

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sự đồng cảm là chìa khóa hàng đầu.

Trong 12 tháng qua, chúng tôi đã có nhiều cơ hội hơn để ‘chậm lại’ và nói chuyện nhiều hơn với độc giả cũng như nói chuyện với nhau.

Đó là một điều tích cực trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này: chúng tôi đã ‘chậm lại’ và chúng tôi đã lắng nghe.

Nó đã chứng minh giá trị và nhu cầu của sự đồng cảm. Khi hầu hết mọi người đều đang cảm thấy họ cần được lắng nghe, và họ sẽ chi tiêu. Hãy dành thời gian để lắng nghe họ và đừng đánh giá thấp họ.

Chỉ khi bạn thực sự hiểu họ, bạn mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Giám đốc Marketing IBM: Đây là cách mới để tiếp cận B2B Marketing

Dưới đây là chia sẻ từ Bà Carla Piñyero Sublett, hiện là Giám đốc Marketing tại Tập đoàn IBM về tầm nhìn của bà đối với IBM khi nó đang tách khỏi mảng kinh doanh dịch vụ hạ tầng vốn có của mình.

Giám đốc Marketing IBM: Đây là cách mới để tiếp cận B2B Market
CMO IBM | Carla Piñyero Sublett

Carla Piñyero Sublett cho biết bà cảm thấy như thể bà đã chuẩn bị cho công việc mới này của mình trong 20 năm. Bà gia nhập IBM với vị trí Phó Chủ tịch cấp cao và Giám đốc Marketing từ tháng 2.

Trước khi tiếp nhận vị trí mới tại IBM, bà đã trải qua các vai trò lãnh đạo trong hoạt động tiếp thị doanh nghiệp (B2B Marketing) tại một số tổ chức công nghệ lớn nhất thế giới bao gồm 15 năm làm việc tại Dell, 3 năm tại nhà cung cấp dịch vụ đám mây Rackspace và 2 năm tại National Instruments, một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ.

Khi IBM sẵn sàng tách rời khỏi mảng kinh doanh dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin của mình với Kyndryl, Bà Piñeyro Sublett nhận thấy đây là một cơ hội lớn để gã khổng lồ công nghệ này có thể chuyển trọng tâm vào các dịch vụ đa đám mây và AI (trí tuệ nhân tạo).

Bà cũng có kế hoạch kể câu chuyện đó theo cách khác với cách mà các marketer công nghệ B2B trong quá khứ đã làm.

Bà nói: “Tiếp thị công nghệ B2B (B2B tech marketing) có thể bị gián đoạn hoặc phá vỡ. Mọi người đều diễn cùng một vở kịch.

Mọi người đang sử dụng tràn ngập các kênh giống nhau, điều này không thực sự mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng hoặc những người ra quyết định”.

Piñeyro Sublett muốn IBM phá vỡ chu kỳ của việc nhắm mục tiêu, những công ty B2B phải dựa vào cách tiếp cận marketing dựa trên khách hàng (account-based marketing) để khám phá những câu chuyện thú vị vốn đã tồn tại sẵn trong tổ chức.

Ví dụ, IBM đã giành được nhiều giải Nobel và đã phát minh ra các công nghệ bao gồm những chiếc máy tính cá nhân (PC) đầu tiên, Lasik, mã vạch và cả máy ATM.

Bà cũng đã chia sẻ về vai trò quan trọng của IBM trong đại dịch, bao gồm việc hợp tác với CVS để trả lời hàng triệu cuộc gọi về tiêm chủng COVID-19, tạo thẻ sức khỏe kỹ thuật số Excelsior cho phép mọi người truy cập tình trạng tiêm chủng của họ một cách thuận tiện, và đã góp phần giúp Thành phố New York mở cửa trở lại.

Bà Piñyero Sublett nói:

“IBM có kế hoạch tiếp cận thị trường với một chiến dịch tích hợp nhằm giới thiệu một số câu chuyện trong số này ngay sau khi Kyndryl được tách rời. Kể từ khi công nghệ quảng cáo (Adtech) ra đời, các nhà tiếp thị B2B đã thực sự lạc lối.”

“Chúng tôi đã quên rằng trách nhiệm số 1 của chúng tôi là tạo ra các mối quan hệ và gia tăng giá trị. Điều đó sẽ không xảy ra bằng cách xếp chồng lên nhau các thông điệp trong hộp thư đến của LinkedIn, theo đuổi banner quảng cáo hoặc gửi email tràn lan.”

Tôi muốn tạo ra một sức hút lớn hơn bằng cách giáo dục và truyền cảm hứng cho khách hàng của mình thông qua những thuật kể chuyện (storytelling) phong phú.

Bà nói tiếp:

“Nhu cầu kể chuyện trong tiếp thị B2B thậm chí còn quan trọng hơn sau COVID-19, điều này đã tác động đến cách mọi người đang tiêu thụ thông tin hay nội dung nói chung.”

“Thời của những tờ giấy trắng hay những email dài dòng có thể đã qua. Mọi người đang tìm kiếm những video phong phú với nhiều nội dung hơn, nơi họ thực sự có thể học được những điều gì đó mới mẻ và thú vị.”

Ngoài các chiến dịch xây dựng thương hiệu tích hợp và tập trung nhiều hơn vào việc kể chuyện, Piñeyro Sublett cũng muốn làm cho các kênh do IBM sở hữu (Owned Media/Channels) trở nên hấp dẫn hơn.

Để dễ hình dung, bà cho biết sẽ biến website của IBM ‘trông giống Netflix hơn’ với khả năng cuộn qua các thư viện nội dung, hơn là một website B2B cổ điển.

Thương mại điện tử cũng sẽ đóng một vai trò lớn trong tương lai của IBM, khi các doanh nghiệp chuyển sang mua cả phần cứng lẫn phần mềm thông qua trực tuyến.

“Tôi hình dung chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi mua hàng trực tuyến.” Bà nói.

Để thực hiện những ý tưởng táo bạo này, Piñeyro Sublett đã bắt đầu tổ chức lại bộ phận marketing của IBM, bộ phận mà bà mô tả là “hoạt động tương tự một tổ chức gồm 40 tổ chức marketing riêng biệt.”

Bà tiếp tục:

“Tôi xem các tổ chức marketing nhỏ như là một doanh nghiệp. Một mô hình mới căn cứ vào những gì mà chúng tôi muốn đạt được với tư cách là một doanh nghiệp trước khi xây dựng các chiến dịch.”

Đó là một sự thay đổi lớn của IBM. Là một nhà lãnh đạo đa năng tại IBM và trong lĩnh vực marketing, việc xây dựng và đầu tư vào các ‘đội nhóm đa dạng’ là điều tối quan trọng đối với cá nhân Piñyero Sublett, không chỉ đối với công việc mà IBM tạo ra, mà còn đối với các nhà cung cấp mà IBM đã chọn hợp tác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

4 xu hướng marketing B2C năm 2021 bạn nên tham khảo

Các xu hướng trong marketing B2C (Business-to-Consumer, từ doanh nghiệp đến khách hàng) trong năm 2021 sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm hiệu quả.

Tối ưu và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Người tiêu dùng ngày càng mong đợi vào những trải nghiệm được cá nhân hóa khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ.

Nếu trước đây những khuyến mãi hay ưu đãi về giá được cho là một trong những yếu tố hấp dẫn thúc đẩy người dùng chi tiêu, thì thực tế lại cho thấy yếu tố này chỉ chiếm khoảng 9% quyết định quay lại mua hàng của họ.

Trong khi đó, những trải nghiệm tốt từ lần mua trước mới thực sự là yếu tố quyết định việc quay lại mua của người tiêu dùng, theo Deloitte.

Vì thế, các doanh nghiệp (DN) cần phải cá nhân hóa những trải nghiệm tại mỗi điểm chạm với khách hàng, từ quá trình quyết định mua sắm cho đến sau khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Sự bùng phát của Covid-19 trong năm 2020 cũng đem đến những cơ hội lớn cho thương mại điện tử (eCommerce).

Tuy nhiên, sự chuyển đổi lên các nền tảng trực tuyến cũng khiến những chiến dịch truyền thông quảng bá của các DN dễ dàng bị sao chép và bắt chước.

Chính vì vậy, cá nhân hóa việc tiếp cận khách hàng là vô cùng cần thiết bởi đây là cách các DN và thương hiệu tạo ra những trải nghiệm phù hợp với từng khách hàng.

Theo Mckinsey, khi được thực hiện đúng cách thì việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có thể mang lại ít nhất từ 1-2% trong tổng doanh số bán hàng và giảm khoảng 10-20% chi phí cho quảng bá và tiếp thị.

Để làm được điều này, các thương hiệu và DN cần đi sâu vào dữ liệu khách hàng về thói quen và hành vi khi mua sắm – những dữ liệu hoàn toàn có thể khai thác được trong bối cảnh hiện nay, khi ngày càng nhiều nhà bán lẻ và khách hàng di chuyển lên nền tảng trực tuyến để buôn bán và mua sắm.

Video tiếp tục dẫn đầu trong các định dạng nội dung.

Theo số liệu từ báo cáo của Wearesocial, tình trạng kéo dài của dịch bệnh đã khiến 50% người dùng Việt Nam dành nhiều thời gian hơn cho các mạng xã hội.

Trong đó, video ngắn và video dạng dọc là những định dạng phổ biến và được ưa chuộng bởi đông đảo người dùng.

Đơn cử, sau làn sóng đầu tiên của Covid-19, TikTok – ứng dụng đăng tải và xem các video ngắn đã ghi nhận 1,65 tỷ lượt tải, khoảng 800 triệu người dùng hoạt động tích cực hằng tháng và 90% người dùng truy cập TikTok mỗi ngày, theo Datareportal. Video tiếp tục dẫn đầu trong các định dạng nội dung

Bên cạnh đó, việc sử dụng các MV ca nhạc trong chiến dịch quảng cáo cũng vẫn đang “làm mưa làm gió” nhờ sự nổi lên của rap.

Hàng loạt chiến dịch và TVC (Television Commercial) trong thời gian vừa qua của các “ông lớn” đều có ít nhất một MV kết hợp với các rapper đình đám.

Điển hình như ca khúc Cả ngàn lời chúc của Suboi và Rhymatics trong chiến dịch “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” của nhãn hàng OMO đạt 7,1 triệu lượt xem; MV Đi về nhà với sự kết hợp giữa JustaTee và Đen Vâu trong chiến dịch Tết 2021 của Honda đạt 63 triệu lượt xem chỉ sau hơn một tháng ra mắt…

Số liệu từ một cuộc khảo sát của Novaon Communication cho thấy, hơn 82,9% người nhận định rằng rap là thể loại thịnh hành của năm 2020 và chắc chắn sẽ được tiếp tục tận dụng trong năm tới.

Influencer Marketing và Livestream.

Giãn cách cách xã hội đã khiến việc xem livestream nổi lên và được ưa chuộng nhờ khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao.

Có tới 69% người tham gia khảo sát của Adsota cho biết, họ xem các nội dung livestream tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Chỉ trong gần nửa tháng kể từ lệnh cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể. Cụ thể, tổng lượt xem tăng tới 81,37% và cán mốc 119,7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79,6% và 50%.

Để tạo độ phủ sóng rộng của livestream trong chiến dịch quảng cáo, bán hàng của nhãn hàng, sự hiện diện của Influencer (người có tầm ảnh hưởng) là một yếu tố không thể thiếu.

Số liệu từ 7 Saturday’s Report cho thấy, có tới 90% người mua Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành “con cưng” của rất nhiều ngành hàng, điển hình là tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Goods), công nghệ, làm đẹp, thương mại điện tử…

Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều quy mô doanh nghiệp và mục đích.

Cũng theo 7 Saturday’s Report, chi phí cho các Influencer ở Việt Nam dao động từ 500.000-1,5 triệu đồng đối với Nano Influencer và lên đến 45-100 triệu đồng đối với Mega Influencer.

Liên tục đổi mới và sáng tạo trong R&D.

Năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển đổi mô hình kinh doanh của rất nhiều DN nhằm phục vụ nhu cầu thị trường trong và sau thời kỳ giãn cách.

Họ đã nhanh chóng nhận ra cơ hội lớn khi chuyển đổi lên từ bộ máy kinh doanh đến các sản phẩm, dịch vụ lên nền tảng kỹ thuật số, chẳng hạn như VNPT với các dịch vụ VNPT e-learning, VNPT meeting, VNPT e-Payment, hay FPT Shop với ưu đãi cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí cho khách hàng mua các sản phẩm máy tính.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời giải quyết những vấn đề do Covid-19 gây ra như “ATM gạo”, các sản phẩm giải cứu nông sản như bánh mì thanh long, pizza thanh long, burger thanh long… và đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng từ cộng đồng người tiêu dùng.

Nói chung, sự mới mẻ và tính giải pháp xã hội mà sản phẩm mang lại sẽ tạo ra hiệu quả truyền thông tích cực cho DN, góp phần xây dựng thương hiệu.

Song các DN cần lưu ý sản phẩm, dịch vụ không nên được hình thành trên ý muốn chủ quan của DN mà phải dựa vào phản hồi từ chính khách hàng.

Đó là lý do vì sao quá trình R&D (nghiên cứu và phát triển) vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, quá trình này nên được lên kế hoạch kỹ lưỡng với chi phí hợp lý bởi việc sản xuất và thử sản phẩm chắc chắn sẽ tốn một khoảng thời gian và nguồn lực nhất định, đặc biệt là đối với các DN nghiệp vừa và nhỏ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)

Sau một năm với nhiều lần bị ‘khoá cửa’, nhiều nhà marketers đang suy nghĩ về tương lai của nghề marketing cũng như các cách thức làm việc mới.

Tương lai của nghề marketing - Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)
Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)

Trở lại với nghề marketing. Mọi thứ cũng đang thay đổi. Dưới đây là các công việc thường có của một số Giám đốc Marketing (Marketing Director/CMO/Head of Marketing) ở một số các ngành hàng khác nhau.

  • Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chiến lược và thực thi tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp (hoặc thương hiệu).

Nó bao gồm việc phát triển và thực hiện chiến lược, B2C và B2B Marketing, vận hành marketing, sáng tạo quảng cáo, phân tích marketing, điều phối với chiến lược chung của công ty, chuyển đổi số doanh nghiệp, dự báo nhu cầu của khách hàng…

  • Phát triển và quản lý chiến lược tiếp thị hiệu suất – Performance Marketing.

Tiếp thị hiệu suất hay performance marketing có thể thực hiện qua quảng cáo tìm kiếm có trả phí, SEO, đối tác chiến lược (Strategic Partnerships), tiếp thị liên kết (Affiliates) và các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Quản lý danh tiếng thương hiệu cả trực tuyến (Search, Social…) và ngoại tuyến (PR) bằng cách liên tục tối ưu thông điệp thương hiệu và thiết kế sáng tạo trên tất cả các kênh để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững lâu dài.

Hiểu, theo dõi hành vi và xây dựng các chiến lược marketing được nhắm mục tiêu phù hợp trên tất cả các kênh.

  • Chịu trách nhiệm về chiến lược kỹ thuật số.

Đối với các hoạt động Tìm kiếm (Search), Mạng xã hội, Display, Video, Programmatic Ads…để mang lại hiệu suất cao, hiệu quả chi tiêu tốt và tính nhất quán của chiến dịch.

Tuỳ vào mỗi ngành hàng hay chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn của doanh nghiệp hoặc thương hiệu mà các công việc của từng Giám đốc Marketing là khác nhau.

Qua nhiều nghiên cứu từ các doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu về các nhà marketers đa năng vẫn còn, nhưng các yêu cầu để thành công thì đang thay đổi.

Các doanh nghiệp đang tìm kiếm các nhân tài có chuyên môn sâu về nền tảng kỹ thuật số (digital) và tiếp thị (marketing).

Họ đang tìm kiếm những người có chuyên môn kỹ thuật (technical) trong tất cả các khía cạnh của hoạt động digital. Họ đang tìm kiếm những người làm (do-ers) – thay vì chỉ là những người nghĩ (think-ers).

Tương lai của vai trò marketing.

Quay lại với câu hỏi ban đầu mà các nhà marketer đã tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả thứ mà thế giới đang hướng tới?”

Tương lai của vai trò marketing trong 10 năm tới là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố chiến lược, marketing, dữ liệu và công nghệ.

Marketing sẽ được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các yếu tố phần mềm và công nghệ, vì vậy những người làm marketing không thể không hiểu công nghệ cũng như các thành phần liên quan đến nó.

Thị trường muốn bạn có kiến ​​thức chuyên môn sâu về marketing – nhưng cũng phải có kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ, dữ liệu và cả kỹ thuật số, cho dù bạn có muốn hay không.

Sự bùng nổ của công nghệ là một khía cạnh cũng tương đối mới đối với ngành marketing, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi chúng ta nói chung hiện không thể nắm bắt được cách khai thác và quản lý nó một cách thực sự ‘mượt mà’.

Công nghệ trong marketing, không phải là có hay không, tận dụng hay không mà là phải tận dụng nó như thế nào.

Các thông số kỹ thuật không biết nói dối.

Nếu bạn muốn có một công việc marketing đủ tốt trong tương lai, bạn phải biết rằng công nghệ (technology) cũng như 4 Ps (hoặc 7Ps) hay phân khúc thị trườngđịnh vị thương hiệu là đều quan trong như nhau.

Digital không phải là một lĩnh vực tách biệt: hiểu và trở thành một chuyên gia về nó là trọng tâm của marketing.

Hãy cố gắng tận dụng các yếu tố công nghệ, eCommerce, kỹ thuật số vào các hoat động kinh doanh của doanh nghiệp và thương hiệu.

Phát triển kiến ​​thức chuyên môn với các nền tảng marketing. Biết cách một phần mềm ‘hoạt động’. Và nhiều thứ khác.

Mặc dù, dưới một thế giới đầy bất ổn như thế này, rất khó để có thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, tuy nhiên có một thứ mà chúng ta có thể chắc chắn được đó là ‘tương lai sẽ luôn thay đổi’, công nghệ hay marketing cũng sẽ thay đổi.

Điều cuối cùng của chúng ta chỉ là sẵn sàng tiếp nhận và phát triển nó một cách hiệu quả !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

CMO của Google chia sẻ những thông tin mới nhằm phát triển Inclusive Marketing

Lorraine Twohill, hiện là Giám đốc Marketing (CMO) tại Google chia sẻ những nội dung mới nhất về Inclusive Marketing, điều mà đội nhóm của bà tại Google đã không ngừng xây dựng và theo đuổi.

CMO của Google chia sẻ những thông tin mới nhằm phát triển Inclusive Marketing
Lorraine Twohill | CMO at Google

Inclusive Marketing là gì?

Inclusive Marketing hay tiếp thị toàn diện (một số nguồn ở Việt Nam cũng dịch là tiếp thị đại chúng) mô tả các chiến dịch bao hàm sự đa dạng bằng cách bao gồm những người từ các hoàn cảnh, nền tảng hoặc những câu chuyện khác nhau mà mỗi nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể duy nhất có liên quan đến nhiều nhất.

Trong khi một số chiến dịch inclusive marketing nỗ lực để phá vỡ các định kiến hay khuôn mẫu, những chiến dịch khác chỉ đơn giản là nhằm phản ánh hoặc bao hàm nhiều nhóm người nhất có thể trong thế giới thực, không có sự phân biệt cụ thể.

Theo Google, một người xem gần 2 triệu quảng cáo mỗi năm. Điều đó có nghĩa là có gần 2 triệu cách mà chúng ta, với tư cách là những người làm trong ngành quảng cáo, có thể giúp mọi người nhìn nhận bản thân họ một cách tích cực và chân thực nhất.

Nhưng trong hầu hết các quảng cáo, bao gồm cả nhiều quảng cáo của chúng tôi, đã miêu tả các cộng đồng (đối tượng mục tiêu) của mình theo những cách có hại hoặc rập khuôn.

Và chúng ta chỉ có thể tránh được điều này khi chúng ta đưa yếu tố ‘toàn diện’ vào chiến lược của mình ngay từ đầu.

Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến ​​không ít lời kêu gọi cho sự thay đổi, nhưng hành động của chúng ta thì vẫn chưa đủ.

Tất cả chúng ta đều phải đảm bảo hàng tỷ thông điệp (messages) mà mọi người nhìn thấy mỗi ngày thực sự đại diện cho một thế giới đa văn hóa và sắc thái mà chúng ta đang sống.

Tôi không khẳng định rằng tôi luôn làm đúng hay chúng tôi đã tìm ra tất cả mọi thứ, nhưng, với tinh thần giúp đỡ mọi người để có thể đạt được điều gì đó tốt hơn, tôi và đội nhóm của mình tại Google muốn chia sẻ những gì mà chúng tôi đã học hỏi được.

Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến ​​không ít lời kêu gọi cho sự thay đổi, nhưng hành động của chúng ta thì vẫn chưa đủ.

Đây là những gì chúng tôi đã học được:

Tại Google, chúng tôi luôn tin tưởng vào sức mạnh của việc chia sẻ những gì chúng tôi biết, để các công cụ và tài nguyên của chúng tôi có thể giúp giải quyết được những thách thức lớn nhất của xã hội, bao gồm cả việc giải quyết sự bất bình đẳng trong quảng cáo.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã xây dựng và phát triển bộ công cụ marketing mới của mình nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các hoạt động marketing của họ.

Bộ cung cụ mới mà chúng tôi gọi là “All In”, hiện đã khả dụng cho tất cả mọi người để giúp họ thay đổi mọi thứ. Chúng ta không thể mong đợi công việc của mình sẽ tốt hơn nếu chúng ta không đưa người khác đi cùng.

Chúng tôi đã làm việc với hàng trăm công ty quảng cáo và chia sẻ những gì chúng tôi đã học được về sự đa dạng trong marketing với các đối tác, nó thực sự đã tạo ra một thế giới khác biệt cho chúng tôi và cả họ.

Tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi không có tất cả các câu trả lời. Và những nguồn lực mà chúng tôi chia sẻ này không phải là một giải pháp toàn diện, mà chỉ là một bước tiến.

Với bộ công cụ này, các đội nhóm thuộc mọi quy mô có thể tìm thấy những thông tin và hướng dẫn cần thiết để giúp họ xây dựng chiến lược:

Xây dựng đội ngũ phù hợp. Trao quyền cho những tài năng tiềm ẩn trong đội nhóm của bạn và của đối tác để ý tưởng của bạn nhận được nhiều đóng góp nhất từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Đưa ra các lựa chọn sáng tạo mang tính toàn diện. Bạn có được các công cụ để giúp bạn đưa ra các lựa chọn toàn diện và tránh rập khuôn trong quá trình sáng tạo của bạn, từ việc xác định đối tượng đến viết kịch bản hoặc nội dung quảng cáo trên mạng xã hội.

Giữ cho mọi người luôn có trách nhiệm. Đặt mục tiêu và đo lường tiến độ của bạn để đảm bảo công việc của bạn đang đi đúng hướng.

Xóa bỏ những khuôn mẫu hay định kiến ​​trong marketing. Bạn có một loạt các hướng dẫn để giúp đảm bảo các nhóm đối tượng của bạn đang được thể hiện một cách tích cực và chân thực nhất.

Chúng ta không thể mong đợi công việc của mình sẽ tốt hơn nếu chúng ta không để người khác cùng đồng hành với mình.

Kể từ năm 2017, chúng tôi đã hợp tác với các chuyên gia và các tổ chức hàng đầu trong ngành Geena Davis Institute, AdColor, GLAAD, Goodwill, Hiệp hội các nhà quảng cáo quốc gia, v.v. để xây dựng bộ công cụ này và sửa chữa những sai lầm của chúng tôi, đồng thời đưa những người khác đồng hành cùng chúng tôi trong cuộc hành trình này.

Ba năm trước, tôi đã chia sẻ kết quả kiểm tra tính đa dạng ban đầu của chúng tôi, kết quả cho thấy rằng 10% quảng cáo mà chúng tôi đã xem xét có người da màu hoặc Latinh.

Nhờ học được từ bộ công cụ này, con số đó hiện đã là 26%. Và vào năm 2020, 72% các chiến dịch của chúng tôi có người da màu.

Các cuộc kiểm tra tính sáng tạo của chúng tôi cũng cho chúng tôi thấy rằng chúng tôi cần xây dựng thêm những câu chuyện và chân dung cho giới LGBTQ +, bao gồm cả nhiều người lớn tuổi hơn và những người khuyết tật, v.v.

“Marketing có thể củng cố hoặc phá vỡ các định kiến. Tôi và đội nhóm của mình tại Google muốn đứng về phía phá bỏ những định kiến.”

Bạn có thể xem chi tiết bộ công cụ hỗ trợ này của Google tại: Google Inclusive Marketing

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrip

Những dấu hiệu này cho thấy thương hiệu đang cần PR thay vì Marketing

Trong một thế giới khi mà marketing được nhắc đến quá nhiều và gần như ‘chiếm sóng’ mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu, PR hay các hoạt động quan hệ công chúng đang bị coi nhẹ đi rất nhiều.

Những dấu hiệu này cho thấy thương hiệu đang cần PR thay vì Marketing

Trong số những nhu cầu ban đầu quan trọng nhất của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp thường mắc phải trong việc giải quyết vấn đề đó là chọn sai kênh để truyền thông.

PR hay Quan hệ công chúng theo truyền thống thì nó nằm dưới và thuộc không gian marketing – ở cấp độ bên dưới, PR kết hợp và chia sẻ không gian với các kênh truyền thông có trả phí nói chung (paid media) cũng như truyền thông mạng xã hội, SEO, người có ảnh hưởng (influencer), quảng cáo và cả digital marketing.

Theo định nghĩa, PR là hành động quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Mục tiêu của nó là kết nối trực tiếp với khách hàng, làm nổi bật các giải pháp của bạn tới các vấn đề của họ và thúc đẩy họ mua hàng.

PR là ‘cánh tay nối dài’ để đưa thương hiệu đến với thế giới.

Là một chức năng chiến lược, PR cũng nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu, nhân viên, nhà đầu tư và cả các chuyên gia trong ngành, nó xây dựng và duy trì sự thiện chí cũng như danh tiếng của thương hiệu.

Xem thêm: PR là gì?

Hiểu được các sắc thái giữa các mục tiêu của PR và Marketing và khi nào nên tận dụng các công cụ này là những gì mà người làm marketing nói chung cần nắm.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn cần PR, thay vì chỉ là Marketing:

1. Bạn cần xây dựng sự uy tín hay tín nhiệm trong ngành.

Doanh nghiệp của bạn có thể mới tham gia thị trường, đang bước vào một môi trường đã cạnh tranh, hoặc đang tìm cách phá vỡ (disrupt) một ngành công nghiệp.

Trong tất cả những trường hợp đó, thương hiệu của bạn cần phải xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm đối với những đối tượng mục tiêu.

Là người tiêu dùng, chúng ta không chắc sẽ tin tưởng vào một thương hiệu mà chúng ta chưa từng thấy hoặc nghe nói đến trước đây.

Vì vậy, cũng như trong bất kỳ mối quan hệ mới nào, trước tiên bạn cần giới thiệu về bản thân mình. Để làm điều này, hiển nhiên, bạn có thể sử dụng các kênh quảng cáo có trả phí, tuy nhiên, điều đó không thể thay thế cho sự uy tín hay tín nhiệm mà bạn có thể có được bằng PR, khi một phương tiện truyền thông hay một ai đó ‘chủ động’ nói về bạn.

Đó cũng là sự khác biệt giữa việc bạn tự giới thiệu bản thân trên một sân khấu với tư cách là một diễn giả và việc để một người hay một kênh truyền thông nào đó nổi tiếng hơn bạn, đáng tin hơn bạn, nói về bạn.

PR là một công cụ thiết yếu để xây dựng lòng tin. Mối liên kết với bên thứ ba (third-party connection) này không chỉ giúp nâng cao nhận thức và uy tín của thương hiệu mà còn giúp thúc đẩy những mối quan hệ có ý nghĩa giữa bạn với khách hàng mục tiêu của bạn.

Bằng cách phát triển một thông điệp nhất quán và tự tin, bạn có thể định vị bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng, thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu, sự yêu mến của đối tượng mục tiêu đối với sản phẩm, nền tảng hoặc dịch vụ của bạn.

2. Bạn đang tìm kiếm nhà đầu tư.

Theo CB Insights, 29% công ty khởi nghiệp thất bại vì họ hết tiền mặt.

Nếu tiền mặt là vua, thì sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp có thể xảy ra ở khắp tất cả mọi nơi.

Bằng việc đầu tư cho các hoạt động PR, bạn sẽ không chỉ giúp đưa thương hiệu của bạn ra thế giới một cách hiệu quả mà còn định vị đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp như là những người dẫn đầu trong ngành.

Nói một cách dễ hiểu hơn: đưa câu chuyện và ý tưởng của bạn ‘ra ngoài kia’ là một cách tuyệt vời để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, như một lời cảnh báo, bạn đừng để bị rơi vào bẫy của danh vọng trước khi bạn có đủ lý do để tự hào; hãy tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hoặc giải pháp tuyệt vời trước khi bạn muốn kể về nó cho người khác một cách rộng rãi.

3. Bạn cần xử lý khủng hoảng.

Công ty của bạn có thể đang phải đối mặt với những đánh giá tiêu cực hoặc có thể đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông nào đó.

Là một thành phần trọng yếu để quản lý danh tiếng thương hiệu, PR là chiến lược khôn ngoan khi bạn đang tìm cách kiểm soát nhận thức, ‘dập tắt’ – hoặc ngăn chặn khủng hoảng trước khi nó lan rộng hoặc chuyển hướng theo những diễn biến xấu.

Khi bạn đang tìm đường đến một thị trường mới hoặc có một sản phẩm nào đó gây ra một số tranh cãi, PR nên là một phần của bất kỳ chiến lược thông minh nào ngay từ đầu.

Trong truyền thông khủng hoảng, nếu bạn thất bại trong khâu chuẩn bị, bạn đang chuẩn bị cho thất bại.

Chiến lược PR đúng đắn có thể làm sáng tỏ những nghi ngờ, điều hướng lại câu chuyện và mở ra các cuộc trò chuyện mới để xây dựng (hoặc xây dựng lại) lòng tin.

Warren Buffet từng nói: “Bạn cần 20 năm để tạo dựng danh tiếng nhưng chỉ 5 phút để hủy hoại nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi thứ khác đi”.

4. Bạn đang cần truyền tải những điều gì đó mới.

Khi bạn phát triển một sản phẩm hoặc một tính năng mới nào đó và bạn cần truyền tải nó, đây là lúc để PR và marketing phối hợp chặt chẽ với nhau.

Mặc dù một số thông tin có thể hiệu quả hơn với marketing, nhưng PR có thể giúp định hình việc ra mắt những thứ mới mẻ đó thành một câu chuyện đầy hấp dẫn, điều mà mọi người sẽ rất muốn lắng nghe.

5. Đối thủ cạnh tranh của bạn luôn là hình tượng mới mẻ.

Trong một thị trường vốn đã đông đúc với những người chơi có tên tuổi, rất khó để bạn trở nên nổi bật.

Và giữa hàng ngàn các câu chuyện được tạo ra mỗi ngày trên thị trường, bạn nên tự hỏi bản thân mình: “Câu chuyện của chúng ta có gì thú vị?

Việc suy nghĩ như một nhà báo hoặc một người chuyên về khai thác tin tức có thể giúp bạn hiểu điều này tốt hơn.

Câu chuyện của bạn có đáng tin cậy? Nó có phù hợp với các cuộc trò chuyện hay thảo luận hiện có (hay còn gọi là tính thời sự) không?

Tại sao mọi người nên quan tâm đến câu chuyện đó? Bạn có thể đưa ra một quan điểm hoặc sản phẩm thực sự độc đáo không? Nó giải quyết các vấn đề mang tính xu hướng, những nỗi đau trong bối cảnh lớn hơn như thế nào?

PR không phải là làm cho mọi thứ trở nên ‘ồn ào’ hơn. Đó là tập trung tiếng nói của thương hiệu và sử dụng thuật kể chuyện để truyền đạt những gì khiến bạn thực sự độc đáo.

Con đường dẫn đến việc mua hàng là một con đường vô cùng đông đúc và chông gai, vì vậy điều quan trọng bạn cần lưu ý là mục tiêu cuối cùng của PR không phải dành cho những quyết định mua hàng.

Nó phải là một công cụ vô giá trong việc giao tiếp với công chúng và xây dựng niềm tin từ họ vào một thương hiệu.

Như Bill Gates cũng đã từng nói: “Nếu tôi chỉ còn một đô la, tôi sẽ dành nó cho PR.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P1)

Sau một năm với nhiều lần bị ‘khoá cửa’, nhiều nhà marketers đang suy nghĩ về tương lai của nghề marketing cũng như các cách thức làm việc mới.

Tương lai của nghề marketing - Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số

‘Đại dịch đã làm thay đổi mọi thứ’. Từ cuộc sống, cách sinh hoạt đến cả cách mà chúng ta đang giao tiếp và làm việc.

Trong bối cảnh đầy sự bất ổn đó, một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đang đặt ra là, tương lai công việc của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào?

Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả nơi mà thế giới đang hướng đến?”

Mặc dù tôi không phải là một chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp, nhưng với tư cách là một người làm marketing có kinh nghiệm, tôi từng trải qua những cuộc khủng hoảng buộc tôi phải cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp của mình – và chứng kiến những gì xảy ra sau đó.

Ngay bây giờ đây, khi ngành marketing đang thay đổi nhanh chóng với vô số những thứ mới, tôi cũng đang phải suy nghĩ cho nghề nghiệp của mình trong những giai đoạn sắp tới.

Rốt cuộc nghề marketing của tôi sẽ đi về đâu và chúng sẽ thay đổi như thế nào?

Phần mềm đã ‘xâm chiếm’ thế giới và bây giờ nó tiếp tục ‘xâm chiếm’ ngành marketing.

Vào năm 2011, nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley) và cũng là người sáng tạo ra Netscape, Ông Marc Andreessen đã viết một bài luận với tên gọi “Why Software is Eating the World” (Tạm dịch: Tại sao phần mềm lại có thể ‘xâm chiếm’ thế giới).

Một trong những điểm đáng chú ý trong bài luận, là ông mô tả cách các doanh nghiệp mới được xây dựng trên những phần mềm tiên tiến đang ‘xâm chiếm’ và ‘phá vỡ’ cả những tập đoàn vốn thống trị trước đây.

Có lẽ, Andreessen đã biết trước tương lai. Ông viết rằng “trong 10 năm tới, các trận chiến sẽ diễn ra giữa những tên tuổi lớn vốn đang thống trị và những đội quân mới nổi được trang bị đầy những phần mềm tiên tiến”, ông đặc biệt đề cập đến những cái tên như Google, Netflix, Square, Spotify, PayPal và Salesforce.

Ý tưởng rằng một số doanh nghiệp ‘bám chặt’ với phần mềm và công nghệ trong năm 2011 sẽ là các doanh nghiệp dẫn đầu và thống trị thị trường trong tương lai theo một cách mà bạn không thể tưởng tượng được.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy đi nhanh hơn một sự thật rằng ‘phần mềm đang xâm chiếm thế giới’. Andreessen đã viết vào năm 2011 rằng “Amazon là một công ty phần mềm – năng lực cốt lõi của nó là có những công cụ phần mềm tuyệt vời để có thể bán hầu như tất cả mọi thứ trực tuyến”.

Ít nhất cho đến nay, Andreesen đã được chứng minh là ông đã đúng – ngay cả trong marketing. Khi hầu hết những việc chúng ta làm trong marketing đều có liên quan đến hoặc gắn liền trực tiếp với các yếu tố phần mềm hoặc công nghệ.

Những nhà marketer ngày nay có nhiều công cụ công nghệ hơn, nhiều thông tin hơn và nhiều sức mạnh tính toán hơn cả các CEO của các công ty lớn nhất thế giới cách đây khoảng 2 thập kỷ trước.

Vào năm 2011, Ông Scott Brinker đến từ trang tin chuyên về công nghệ marketing, Chief Martech đã cố gắng tìm kiếm tất cả các công ty chuyên về công nghệ marketing (MarTech) mà ông có thể tìm thấy.

Theo Scott, ông đã tìm ra hơn 150 logo của các công ty công nghệ marketing khác nhau, điều đang thể hiện một sự bùng nổ đầy cảm hứng của yếu tố phần mềm trong markeing.

Và sự thật sau đó là, mọi thứ đã vượt ra những gì ông có thể tưởng tượng! Từ con số chỉ 150, Scott cho rằng hiện đã có hơn 8.000 công ty mà ông có thể tìm thấy đang cung cấp những phần mềm hoặc giải pháp về công nghệ marketing.

Từ năm 2011 đến nay, đó là mức tăng trưởng kỷ lục với 5,233%.

Cũng như Scott chỉ ra, Châu Âu hiện có nhiều công ty công nghệ marketing nhất, cụ thể, số lượng nó đang có bằng con số của toàn bộ thế giới vào năm 2016.

Các nền tảng Adobe Marketing Cloud, SalesForce Marketing Cloud, Google Marketing Platform – vốn rất mới mẻ và chưa hoàn chỉnh cách đây 10 năm. Bây giờ họ có thể chi phối không nhỏ đến thế giới marketing toàn cầu.

Khả năng dự báo – đặc biệt là về tương lai – thực sự rất khó!

Thật khó để có thể dự đoán được bao nhiêu phần mềm và công nghệ sẽ ‘xâm chiếm thế giới vào năm 2011 và mãi sau đó. Hầu hết các dự báo về những gì có thể xảy ra đều dựa trên ‘lý thuyết mơ mộng’ và những thành kiến ​​trong nhận thức.

Các nhà dự báo khá an toàn khi nói rằng sẽ không ai có thể gọi tên họ trong thời gian 10 năm tới và nói với họ rằng họ đã sai.

Vậy có cách nào để lập kế hoạch sự nghiệp của chúng ta mà không cần lắng nghe những suy nghĩ viển vông từ những dự báo này không?

Tôi nghĩ rằng có một số bằng chứng có thể giúp chúng ta. Hãy bắt đầu với những gì chúng ta có thể đảm bảo từ yếu tố công nghệ.

Năm 1965, Gordon Moore, người sáng lập của Intel, đã đưa ra dự báo – điều mà ngày nay được gọi là ‘Định luật Moore’ – rằng sức mạnh của máy tính sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 đến 24 tháng – và / hoặc giảm một nửa về giá.

Định luật Moore cũng được chứng minh là đúng với hầu hết các công nghệ dựa trên thông tin khác như chip, điện toán đám mây, cảm biến, robot và di truyền. Điều này có nghĩa là tương lai sẽ không tuyến tính – trực tiếp – từ vị trí của chúng ta hôm nay.

Tất cả chúng ta đều suy nghĩ theo thuật ngữ tuyến tính vì đó là những gì chúng ta đã quan sát được về cách thế giới tự nhiên được vận hành và đó là cách chúng ta đưa ra dự báo về tương lai trong hàng thiên niên kỷ tới.

Nhiều người đọc sẽ tỏ ra nghi ngờ ý tưởng này về một thế giới theo cấp số nhân, tin rằng vì phần lớn mọi thứ trên thế giới này không phát triển theo cấp số nhân và, ngay cả khi nếu chúng có, thì cũng không thể phát triển vô hạn.

Tuy nhiên với những bằng chứng về sự phát triển của phần mềm như đã nói và cách nó mở rộng quy mô của nó, cho thấy niềm tin này của nhiều người là không đúng.

Để dễ hiểu hơn và thú vị hơn, hãy nghĩ đến iPhone. Nhiều người trong số chúng ta có thể nhớ iPhone đời đầu khi nó ra mắt.

Nếu bạn giống tôi, bạn có thể đã cười nhạo nó và nói các câu kiểu như, “Tôi sẽ gắn bó với Blackberry của tôi thôi” hay “Nó thật điên rồ…”.

Chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007 có màn hình 3,5 inch, chỉ nặng 2g – không có ứng dụng và không có camera. 3G và app store xuất hiện sau đó vào năm 2008 và máy ảnh xuất hiện vào năm 2010.

Hãy lấy điện thoại thông minh của riêng bạn ra ngay bây giờ. Và xem điều gì đã xảy ra với suy nghĩ của chúng ta cách đây khoảng 14 năm.

Vào năm 2011, khoảng một phần tư toàn cầu, khoảng 1,8 tỷ người, được kết nối với Internet. Vào tháng 1 năm 2021, 4,66 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, tăng 316 triệu người (7,3%) trong một năm.

Tỷ lệ thâm nhập của internet (internet penetration) toàn cầu hiện đạt gần 60% – trong đó phần lớn là trên điện thoại thông minh với màn hình có độ phân giải cao.

Nếu bạn đọc tin tức về marketing và quảng cáo – và xem xét góc nhìn dựa trên những người tự xưng là marketer, bạn có thể nghĩ rằng việc phụ thuộc vào công nghệ marketing (Martech) hay Digital là một điều gì đó rất tồi tệ.

Tuy nhiên, nếu bạn xem xét trên một góc nhìn chuyên nghiệp hơn, từ những người làm marketing thực thụ, khi các doanh nghiệp đang khuyến khích đo lường và quản lý hoạt động marketing bằng công nghệ thì mọi thứ sẽ hoàn toàn khác.

Các CEO và CFO ngày nay không thể quản lý “sự sáng tạo” hay “sự dũng cảm” đơn thuần, họ chỉ có thể nhìn với kết quả, bằng những con số để giải thích cho vấn đề.

Những điều duy nhất chúng ta có thể đảm bảo trong 10 năm tới trong lĩnh vực marketing.

  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy mọi doanh nghiệp.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động marketing.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ thúc đẩy việc đo lường và quản lý hiệu suất.
  • Nhiều người trên Internet hơn sẽ truy cập qua màn hình điện thoại di động.
  • Ít TV tuyến tính (linear TV) hơn và thay vào đó là TV thông minh (Smart TV).

Vào đầu những năm 1950, Chủ tịch của NBC, Ông ‘Pat’ Weaver đã phát minh ra các chương trình ‘hoành tráng’ và xa hoa kéo dài hơn một giờ với mục tiêu sẽ lấp đầy một buổi tối của mọi người xem. Cái mà thời điểm đó ông gọi là magazine format (định dạng tạp chí).

Là tác giả của hai trong số những cuốn sách hàng đầu về quảng cáo ‘The Anatomy of Humbug’ và ‘Why Does the Pedlar Sing?’, Paul Feldwick nói từng nói:

“Các nhà quảng cáo có thể mua các chương trình này nhưng không phải bằng cách tài trợ toàn bộ mà bằng cách mua thời gian phát sóng theo từng phút một, điều này cho phép nhà mạng cung cấp một chương trình chất lượng và đắt giá hơn nhiều.”

“Việc lựa chọn một phút làm thời lượng bán hàng là tùy ý; sự thay đổi này về bản chất của các quảng cáo truyền hình không phải là để làm cho bản thân quảng cáo trở nên hiệu quả hơn, mà bởi mục tiêu gia tăng lượng khán giả và doanh thu quảng cáo thông qua việc tài trợ cho các chương trình đắt giá hơn.”

Fedwick tiếp tục: “Truyền hình Anh sử dụng thời lượng phút làm đơn vị cơ bản, nhưng theo thời gian, ba mươi giây đã trở thành tiêu chuẩn mới.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Những tư duy làm marketing này có thể hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Nhắm mục tiêu các phân khúc hẹp, thường xuyên thay đổi sáng tạo và tối ưu hóa chiến dịch đều trái ngược với sự tăng trưởng, nhưng chúng chính xác là những gì các marketer đang ưu tiên để làm.

Những tư duy làm marketing này có thể hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp

“Hãy cho tôi thấy sự ưu tiên và tôi sẽ cho bạn thấy kết quả.”

Ông Charlie Munger, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, và cũng là người bạn đồng hành với Warren Buffett nói.

Trong 10 năm qua, các quy tắc về hiệu quả của marketing ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Nhưng điều đáng chú ý không phải là chúng ta đã học được bao nhiêu về marketing, mà đó là cách chúng ta thực sự đang theo dõi và chứng minh mức độ hiệu quả của nó.

Tại sao các nhà marketer lại đầu tư vào các chiến lược không phù hợp? Cách giải thích phổ biến nhất có thể sẽ là sự thiếu hiểu biết. Đúng, nó không sai!

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích một lời giải thích ít phổ biến hơn – nhưng hợp lý hơn: “ngành marketing đang được trả phí để đưa ra các quyết định sai lầm.”

Những người làm marketing trên thực tế cũng không kém hiểu biết hay ‘dại khờ’. Chúng ta chỉ đơn giản là đang đáp ứng lại các sự ưu tiên hay khích lệ vốn có mà thôi.

Những sự ưu tiên đằng sau yếu tố phân khúc (segmentation).

Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

Bạn có thể bắt đầu với câu trả lời: khách hàng mục tiêu của bạn là bất kỳ ai mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Nếu bạn là một CMO (Giám đốc Marketing) của Coca-Cola, mục tiêu của bạn sẽ là hầu hết mọi người, tức là khoảng 7,8 tỷ người trên toàn cầu.

Nếu bạn là CMO của Microsoft, mục tiêu của bạn là bất kỳ ai có ảnh hưởng đến các quyết định về lĩnh vực công nghệ, theo dữ liệu của LinkedIn, có ít nhất là 14 triệu chuyên gia về công nghệ chỉ tính riêng ở Mỹ và Vương quốc Anh.

Trong tưởng tượng của các nhà marketer, các thương hiệu phát triển bằng cách siêu nhắm mục tiêu (hyper-targeting) vào các phân khúc phụ cụ thể của thị trường hoặc bằng cách chỉ tập trung vào những khách hàng có khả năng chi tiêu cao nhất.

Nhưng trên thực tế, các thương hiệu phát triển bằng cách nhắm mục tiêu vào nhiều danh mục (category) và có được nhiều khách hàng trên nhiều phân khúc khác nhau.

Theo thuyết nghiên cứu về ‘Định luật mua trùng lặp’ (The Law of Duplicate Purchase) cho thấy rằng các thương hiệu trong cùng một danh mục đang bán cho cùng một khách hàng, chứ không phải cho một số thị trường ngách riêng biệt và có thể sở hữu được.

Tiếp đó, theo ‘Định luật nguy cơ kép’ cho thấy rằng các thương hiệu phát triển bằng cách có được khách hàng mới, chứ không phải bằng cách tăng lòng trung thành của các khách hàng cũ hoặc hiện có (brand loyalty).

Các định luật này đúng trên mọi danh mục hàng hoá và mọi thị trường, trong cả B2C lẫn B2B, như những gì nó đã được chứng minh.

Nhưng ngay cả khi mọi nhà marketer đều biết đến ‘định luật tăng trưởng’, liệu chúng ta có thực sự tuân theo chúng hay không? Ở các phần dưới chúng ta sẽ cùng theo dõi.

Các Giám đốc Marketing (CMO) trong lĩnh vực B2C thường chi hàng trăm nghìn USD để tuyển các nhà tư vấn để xây dựng các mô hình kỹ lưỡng nhằm phân khúc danh mục thành hàng chục chân dung khách hàng (personas) khác nhau, và theo đó, mỗi chân dung được đặt bởi một cái tên khác nhau đại diện cho nhóm khách hàng.

Các Giám đốc Marketing trong B2B cũng làm điều gì đó tương tự, họ dành nhiều tháng để xây dựng các mô hình xu hướng nhằm dự báo sự tăng trưởng sẽ đến từ các chiến lược ABM siêu nhắm mục tiêu.

Tất nhiên, nếu chúng ta thay thế công đoạn phân khúc phức tạp bằng phân khúc đơn giản như ‘tiếp cận hết tất cả mọi người’, một ‘đội quân’ bao gồm các nhà nghiên cứu thị trường sẽ phải tự tìm cho mình những công việc khác nhau để khai thác.

Và rồi, các CMO sẽ phải thừa nhận rằng họ đã lãng phí một số tiền lớn cho các báo cáo thị trường vô ích mà họ đã thu thập được.

“Chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu tất cả những người có thể mua hàng của chúng tôi” nghe có vẻ không thông minh bằng “Chúng tôi sẽ chỉ nhắm mục tiêu các phân khúc phụ (sub-segments) có giá trị nhất”.

Phân khúc thì đơn giản, nhưng những sự ưu tiên đã đòi hỏi nó phải phức tạp.

Những sự ưu tiên đằng sau yếu tố quảng cáo.

Bạn nên phát triển quảng cáo mới hay chạy lại quảng cáo cũ?

Một sự thật là. Bạn không cần nhiều sáng tạo hay các mẫu quảng cáo mới như bạn nghĩ.

Trên thực tế, việc nói đi nói lại cùng một điều là cách bạn có thể làm cho thương hiệu của mình trở nên đáng nhớ hơn.

Trừ khi mỗi người mua duy nhất trong danh mục hàng hoá đã nhìn thấy quảng cáo cũ của bạn, tại sao bạn lại cần quảng cáo mới?

Và vì hầu hết người mua đều quên các quảng cáo mà họ từng xem sau đó, nên bạn có thể hiển thị cùng một quảng cáo, cách nhau theo thời gian, để nhắc nhở người mua rằng bạn vẫn ở đó, vẫn đang tồn tại.

Trong một số trường hợp, bạn có thể chạy cùng một quảng cáo trong 27 năm mà không có bất kỳ khoản lợi nhuận nào bị giảm đi cả.

Đó chính xác là những gì Coca Cola đã làm với quảng cáo Giáng sinh của mình ở Anh.

Nhưng 99,9% nhà marketer có chạy lại cùng một quảng cáo trong 27 năm không? Dĩ nhiên là không.

Bạn được thăng chức vì thay đổi mọi thứ, giữ cho mọi thứ không trở nên cũ kỹ. Và các agency sáng tạo được trả tiền để phát triển các mục tiêu sáng tạo mới, phù hợp với đề xuất của chúng ta.

Chạy quảng cáo cũ có thể làm cho thương hiệu trở nên nổi tiếng, nhưng nó sẽ không làm cho nhà marketer trở nên nổi tiếng.

Để mượn một câu nói của nhà văn Upton Sinclair: “Đừng trông chờ vào việc ai đó có thể hiểu điều gì đó khi công việc của họ phụ thuộc vào việc họ không thể hiểu nó.”

Những sự ưu tiên đằng sau yếu tố ‘tối ưu hóa’.

Bạn cần ‘tối ưu hóa’ (optimize) hoạt động marketing của mình với tần suất như thế nào?

Có phải là mỗi năm một lần không? Hay bạn liên tục chỉnh sửa và tối ưu nó?

Tất cả các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng marketing là một trò chơi lâu dài: 95% người mua mà bạn tiếp cận hiện không có trong thị trường và sẽ không tồn tại trong vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Do các doanh nghiệp chỉ mua các dịch vụ ngân hàng 5 năm một lần và người tiêu dùng chỉ mua ô tô 10 năm một lần, khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng ngay lập tức là rất hiếm.

Nếu chu kỳ bán hàng trung bình của thị trường B2B là sáu tháng, thì bạn cần phải đợi ít nhất khoảng thời gian đó để đo lường mức doanh số bán hàng được gia tăng.

Giả sử bạn có các quảng cáo tốt, thu hút được sự chú ý và giả sử bạn đang tiếp cận nhiều người mua nhất có thể trên tất cả các kênh truyền thông phù hợp, công việc của bạn đã hoàn thành. Có phải thế không?

Và rồi bạn và đội nhóm của mình sẽ được yêu cầu để cập nhật liên tục các báo cáo về tiến độ và mức độ hiệu quả của chiến dịch.

Và bạn định nói gì với giám đốc bán hàng của mình? Rằng chiến dịch của bạn đang được triển khai rất tốt để mang lại dòng tiền trong tương lai cho doanh nghiệp có phải không?

Trừ khi bạn đang chạy và tối ưu để bán hàng trực tiếp và tạo ra doanh số tức thời (D2C), bạn không cần phải tối ưu nhiều như bạn nghĩ.

Hoặc nếu có thì bạn phải hiểu và gắn kết được nó với các mức doanh số kỳ vọng trong tương lai. Điều mà bạn sẽ trao đổi với các giám đốc bán hàng của mình.

Để khắc phục kết quả, hãy khắc phục các sự ưu tiên.

Vấn đề ở đây không phải là yếu tố con người, mà là hệ thống và tư duy. Là một ngành, chúng ta cần khám phá các giải pháp mới có thể thiết kế lại lợi ích của doanh nghiệp và nhà marketer.

  • Chúng ta có đang trả tiền cho các nhà tư vấn để làm cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn, chứ không phải phức tạp hơn không?
  • Các công ty sáng tạo hay quảng cáo có được trả nhiều tiền hơn để chạy các quảng cáo lâu hơn không?
  • Chúng ta có tán dương hay tưởng thưởng các nhà marketer với các chiến dịch (thành công) của họ không?

Chúng ta có thể không có câu trả lời ngay lập tức. Nhưng chúng ta có thể biết điều này là chắc chắn: bạn sẽ không thay đổi kết quả cho đến khi bạn thay đổi các sự ưu tiên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Nghiên cứu: Các CEO có nền tảng là Marketing vượt trội hơn so với các CEO có nền tảng từ các ngành khác

Những CEO vốn xuất phát từ marketer thể hiện hiệu suất vượt trội hơn so với hầu hết các CEO xuất phát từ các nền tảng kiến thức khác khi họ tỏ ra có trách nhiệm hơn với xã hội, dễ hòa nhập hơn, có chiến lược mạnh mẽ và tầm nhìn dài hạn hơn.

Nghiên cứu: Các CEO có nền tảng là Marketing vượt trội hơn so với các CEO vốn có nền tảng từ các ngành khác

Theo một nghiên cứu mới, các CEO có nền tảng marketing có danh tiếng và uy tín tốt hơn các CEO xuất phát từ hầu hết các lĩnh vực khác, bao gồm cả những người có nền tảng về tài chính, kỹ thuật và kinh tế nói chung.

Theo dữ liệu từ Brand Finance (xếp hạng sức ảnh hưởng của các CEO lên sức khoẻ thương hiệu – Brand Guardians Index), các CEO có nền tảng marketing có điểm danh tiếng tổng thể là 8,32. So với những CEO có nền tảng về tài chính là 8.21, kỹ thuật là 8.19, khoa học máy tính là 7.89 và kinh tế nói chung là 7.80.

Các CEO với nền tảng Marketing có trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự đa dạng tốt hơn.

Khi nói đến danh tiếng tổng thể, các CEO xuất phát từ nền tảng marketing chỉ đứng sau những người có kiến ​​thức về luật với số điểm 8,58.

So với các CEO từ các nền tảng kiến thức khác, các CEO có nền tảng marketing đạt số điểm cực kì tốt về trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự đa dạng của doanh nghiệp, khi cả hai hạng mục đều đạt 42%.

Đối với các CEO có nền tảng về Luật, chỉ 36% trong số họ hiểu tầm quan trọng của việc nên có trách nhiệm với xã hội, với tài chính là 39%, kỹ thuật là 38%, kinh tế là 33% và khoa học máy tính, 30%.

Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu của các CEO về việc thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong doanh nghiệp là 34%.

Các CEO với nền tảng Marketing có chiến lược và tầm nhìn dài hạn tốt hơn.

Các CEO là các cựu marketers cũng đạt điểm cao khi so sánh về việc thực hiện một chiến lược hiệu quả và tầm nhìn dài hạn, với 44%.

Chỉ có các CEO vốn có nền tảng là tài chính đạt điểm cao hơn, ở mức 45%.

Cũng tương tự như vậy, các CEO có nền tảng marketing cũng có điểm số cao hơn khi họ hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu và danh tiếng đối với tổ chức, với 44%, chỉ xếp sau CEO có nền tảng tài chính với 46% và CEO có nền tảng kinh tế là 45%.

Cựu CMO (giám đốc marketing) của Ash Schofield cho rằng chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn để những người làm marketing chuyển sang vai trò quản lý chung (CEO).

Trong một chia sẻ với Marketing Week, ông nói:

“Các nhà tiếp thị có lợi thế lớn ở chỗ họ có thể cung cấp tầm nhìn sâu sắc về tương lai, nhưng họ cũng có thể mô tả cách chúng ta có thể đi đến đó.

Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn được đánh giá rất cao vì bạn đang giải quyết được các vấn đề lớn của một doanh nghiệp”.

Những người làm marketing có khả năng được bổ nhiệm lên vai trò CEO cao hơn.

Theo Bà Annie Brown, một cộng sự của Brand Finance:

“Một trong những lý do khiến các CEO có nền tảng là marketing có thể làm tốt vai trò của họ như vậy là vì 81% CEO được phân tích trong báo cáo được bổ nhiệm từ một vị trí marketing vốn đã làm việc trong tổ chức.

Người ta nhận thấy rằng các CEO trước khi lên nắm giữ vị trí, họ cần phải có một mạng lưới được thiết lập tốt bên trong công ty của họ, điều mà với một người được tuyển mới vào từ bên ngoài không bao giờ có được.”

Trong những năm gần đây, ở nhiều tổ chức, các cựu CMO trước khi được bổ nhiệm làm CEO đều đã từng làm việc lâu dài trong doanh nghiệp đó trước khi thay đổi lên vai trò mới.

Bà Brown cho biết thêm:

“Các nhà tiếp thị có nhiều kiến thức chuyên môn hơn trong việc hiểu cách tạo ra những thông điệp để giải quyết các vấn đề với các bên liên quan, cũng như hiểu cách đo lường các ý kiến khác nhau của các bên đó hơn.”

Bà tin rằng đây là một trong những lý do khiến các CEO có nền tảng marketing nói chung được coi là có uy tín và danh tiếng hơn.

Ở thời điểm hiện tại, chỉ 10% trong số 100 CEO hàng đầu toàn cầu xuất thân từ nền tảng marketing, nhưng con số này đã tăng từ mức 6% vào năm 2019 khi nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện và đo lường.

Bà Brown tiếp tục chia sẻ:

“Dựa trên chỉ số danh tiếng và uy tín trung bình của các nhà tiếp thị và hiệu suất của họ trên các điểm số khác, chúng tôi cho rằng có một ưu tiên hoặc lợi thế nhỏ khi bạn xuất thân là người làm marketing.”

Về mặt tích cực, các CEO có nền tảng marketing không phải là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp duy nhất hiểu được giá trị của việc đầu tư vào marketing.

Trong khi, 47% CEO có nền tảng marketing đánh giá cao tầm quan trọng của việc đầu tư vào marketing, tỷ lệ của các CEO xuất thân từ nền tảng kinh tế và kỹ thuật là 48%.

Thực tế, việc các CEO cần nhìn thấy giá trị của marketing, thương hiệu và danh tiếng đối với tổ chức là một dấu hiệu khác mà các doanh nghiệp có thể ngày càng tìm đến các nhà marketers để bổ nhiệm các vai trò lãnh đạo hàng đầu.

Bà Brown nói:

“Nó củng cố niềm tin của chúng tôi rằng các cá nhân có nền tảng marketing có nhiều khả năng trở thành CEO hơn vì chủ đề về danh tiếng thương hiệu và marketing đã được nâng cao và được tôn trọng hơn so với các trụ cột quan trọng khác của doanh nghiệp.”

“Các CEO có nền tảng marketing làm rất tốt đối với các công việc liên quan đến trách nhiệm xã hội, chính vì vậy, thay vì chỉ được coi là đại diện cho các hoạt động marketing, họ còn đang đại diện cho những vai trò và mục đích cao cả hơn nhiều.”

“Bởi vì, suy cho cùng, vai trò của CEO là tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty trong dài hạn và có vẻ như các CEO xuất thân từ nền tảng marketing đang làm rất tốt điều đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips