Skip to main content

Thẻ: marketing

Concentrated Marketing là gì? Cách triển khai Concentrated Marketing

Trong phạm vi bài viết này, MarketingTrips sẽ phân tích các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Concentrated Marketing như: Concentrated Marketing là gì, Cách triển khai Concentrated Marketing, một số ví dụ tiêu biểu về phương thức làm Concentrated Marketing và hơn thế nữa.

concentrated marketing là gì
Concentrated Marketing là gì? Cách triển khai Concentrated Marketing

Bài viết từ MarketingTrips tập trung phân tích các nội dung như Concentrated Marketing là gì? Sự khác biệt giữa Undifferentiated Marketing và Concentrated Marketing, một số ví dụ về Concentrated Marketing.

Concentrated Marketing là gì?

Concentrated Marketing là tất cả những chiến lược Marketing nhấn mạnh vào yếu tố tập trung và chuyên sâu, phương thức này khác với những gì Marketing đại chúng hoặc Marketing không phân biệt tiếp cận.

Với Concentrated Marketing, thay vì phát triển đồng thời nhiều phân khúc khác nhau, doanh nghiệp tập trung tạo ra các chiến lược cho một phân khúc (segment) rất cụ thể.

Thông thường, Concentrated Marketing được ưu tiên sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp, các công ty có sản phẩm với phân khúc hẹp (niche products) và các doanh nghiệp nhỏ với ngân sách marketing hạn chế.

Ngoài ra, một chiến lược Concentrated Marketing cũng có thể hữu ích cho các doanh nghiệp vốn đã ổn định nhưng đang muốn ra mắt các sản phẩm mới.

Cũng giống như các chiến lược Marketing khác, Concentrated Marketing có các ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể, chúng chỉ tỏ ra hiệu quả đối với một số sản phẩm và dịch vụ nhất định.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự khác biệt giữa một số khái niệm như: tiếp thị phân biệt (differentiated marketing), tiếp thị không phân biệt (undifferentiated marketing) và tiếp thị tập trung (concentrated marketing).

Đồng thời, thảo luận về một số case study đã áp dụng thành công cách tiếp cận chiến lược này trên thị trường.

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Để có thể tìm hiểu toàn diện về ngành marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Sự khác biệt giữa Undifferentiated Marketing và Concentrated Marketing là gì?

Hầu hết người tiêu dùng – và thậm chí là đối với nhiều người làm marketing – họ đã vốn quen thuộc với chiến lược undifferentiated marketing hay còn gọi là tiếp thị không phân biệt hoặc tiếp thị đại chúng (mass marketing).

Với kiểu tiếp cận này, các nhà marketer sử dụng cùng một thông điệp để tiếp cận đến toàn bộ đối tượng mục tiêu, thường là thông qua các kênh như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo trên báo in (print ads), bảng quảng cáo (billboards) hoặc các định dạng quảng cáo mang tính đại chúng khác.

Bởi vì tiếp thị không phân biệt không yêu cầu các đội nhóm marketing tạo ra nhiều thông điệp khác nhau và nhắm mục tiêu đến các phân khúc khác nhau, phần lớn kiểu tiếp cận này khá tiết kiệm về mặt chi phí.

Tiếp thị không phân biệt cũng không yêu cầu các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và không yêu cầu các thương hiệu liên tục thay đổi thông điệp của họ.

Tuy nhiên, bên cạnh một số lợi ích mà nó có thể mang lại, chiến lược này cũng có nhiều hạn chế nhất định như tỷ lệ trung thành của khách hàng sẽ thấp hơn, tỷ lệ tương tác yếu hơn hay dễ bị các đối thủ cạnh tranh “chen chân” vào hơn.

Sự khác biệt giữa Differentiated Marketing và Concentrated Marketing.

Differentiated marketing hay tiếp thị phân biệt là nền tảng trung gian giữa tiếp thị đại chúng (mass marketing/mass media) và tiếp thị tập trung.

Các nhà tiếp thị sử dụng chiến lược này để tập trung vào hai hoặc nhiều phân khúc được xác định rõ ràng và phát triển thông điệp cho từng phân khúc khác nhau.

Kiểu tiếp cận này cho phép nhà tiếp thị giải quyết tốt hơn nhu cầu của các phân khúc khách hàng riêng lẻ, trong khi vẫn cân bằng được giữa nhu cầu cần tiếp cận nhiều người hơn và thúc đẩy doanh thu cao hơn.

Ngược lại với các chiến lược tiếp thị phân biệt, tiếp thị tập trung chỉ tập trung vào một phân khúc cụ thể nhất định và dồn toàn bộ nguồn lực vào phân khúc đó.

Một số ví dụ về Concentrated Marketing.

Tiếp thị tập trung nhắm mục tiêu đến các phân khúc nhỏ, rời rạc và vốn dĩ thường không được những người bên ngoài các nhóm đó biết đến. Một ví dụ dễ nhận thấy nhất đó là với các thương hiệu xe sang, họ chỉ nhắm mục tiêu vào những nhóm người rất nhỏ, giàu có.

Với 2 quảng cáo ở trên của 2 thương hiệu xe hơi, vì đối tượng mục tiêu mà họ hướng đến là những người có thu nhập rất cao với mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm sang trọng và cao cấp, sự thật là bạn rất khó để bắt gặp được quảng cáo của nó đúng không?

Ngoài những thương hiệu như xe hơi cao cấp, các công ty khởi nghiệp SaaS cũng thường áp dụng chiến lược tiếp thị tập trung.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tung ra một ứng dụng SaaS nào đó nhằm lấp đầy một khoảng trống hiện có trên thị trường, chắc chắn bạn cũng chỉ có một nhóm khách hàng lý tưởng nhất định cụ thể.

Một số thương hiệu hàng xa xỉ khác cũng đã áp dụng chiến lược tiếp thị tập trung:

Concentrated Marketing có thể giúp tăng doanh thu bán hàng như thế nào.

Bởi tính đặc thù là tập trung chuyên sâu vào một nhóm phân khúc khách hàng nhất định, chiến lược tiếp thị tập trung có thể giúp doanh nghiệp có được doanh số bán hàng nhanh hơn và tối ưu hơn.

Bằng cách tập trung tất cả ngân sách marketing của bạn vào một đối tượng cốt lõi (lý tưởng) và một hoặc hai kênh cụ thể, bạn không chỉ tiết kiệm tiền – hoặc ít nhất là sử dụng ngân sách hiệu quả hơn – mà còn thấy kết quả tốt hơn và nhanh hơn.

Đối với nhiều doanh nghiệp, tiếp thị tập trung là chiến lược mà họ thường sử dụng từ rất sớm trong quá trình phát triển, và sau khi họ đã có được một thị phần hay chiến thắng ở một phân khúc nhất định họ mới sử dụng các kiểu chiến lược khác cho mục tiêu mở rộng.

Bắt đầu với chiến lược Concentrated Marketing.

Nếu sau khi cân nhắc, thương hiệu của bạn xem Concentrated Marketing là chiến lược cần áp dụng và theo đuổi, dưới đây là những gì bạn có thể làm để bắt đầu.

Tìm hiểu đối tượng mục tiêu.

Khi bạn tập trung các hoạt động marketing vào một phân khúc cụ thể, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải thấu hiểu đối tượng đó. Nghiên cứu thị trường là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu được khách hàng của mình.

Ngoài những thông tin căn bản như nhân khẩu học hay tâm lý học, bạn cũng cần hiểu đâu là động cơ thúc đẩy họ mua hàng, đâu sẽ là kênh hiệu quả nhất để tiếp cận họ và định dạng quảng cáo nào họ sẽ có xu hướng phản hồi nhiều nhất.

Sau khi hiểu được tất cả các thông tin này, đội nhóm của bạn sẽ có thể hiểu kiểu chiến lược Marketing Mix nào sẽ hiệu quả nhất đối với họ.

Chọn kênh tiếp cận.

Sau quá trình nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng, đã đến lúc bạn cần chọn kênh của mình. Vì bạn đang áp dụng phương pháp tiếp cận tập trung nên bạn có thể chỉ chọn một (hoặc hai) kênh thay vì triển khai rải rác trên các kênh khác nhau.

Bạn cần khám phá ra được đâu là kênh bạn có khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng lý tưởng nhất và tạo ra nhiều chuyển đổi nhất.

Sáng tạo và xây dựng thông điệp.

Với các khách hàng lý tưởng và kênh mục tiêu đã chọn, bây giờ là lúc bạn suy nghĩ về các yếu tố sáng tạo trong quảng cáo và truyền thông.

Bạn cần biết đối tượng của mình sẽ ưu tiên phản hồi với các kiểu thông điệp nào, các định dạng quảng cáo (video, link, photo..) nào hay họ thích kiểu ưu đãi ra sao.

Sau khi bạn khởi chạy chiến dịch, điều quan trọng là phải liên tục kiểm tra, thử nghiệm và theo dõi. Bằng cách theo dõi kết quả của từng chiến dịch hay các thử nghiệm quảng cáo khác nhau, bạn dần hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.

Như bạn có thể thấy, tuỳ vào mỗi nhóm sản phẩm và mục tiêu của doanh nghiệp, các chiến lược marketing có thể được áp dụng một cách linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể.

Nếu bạn đang chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình, thứ bạn cần làm là cân nhắc xem đâu là kiểu chiến lược phù hợp trước khi nói đến việc tối ưu từng hoạt động cụ thể.

Kết luận.

Nếu bạn là người làm marketing và bạn đang băn khoăn không hiểu concentrated marketing là gì, hay chiến lược này khác với các chiến lược về marketing đại trà (đại chúng) ra sao, hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản nhất.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

5 lý do tại sao Landing Page là thành phần thiết yếu trong các chiến lược Marketing

Trong khi nhiều Marketer đề cao quá mức sức mạnh của các kênh quảng cáo có trả phí bên ngoài (paid media), một trang đích hay landing page được thiết kế tối ưu là những gì họ nên có.

5 lý do tại sao Landing Page là 'thành phần phải có' với các chiến lược Marketing
5 lý do tại sao Landing Page là thành phần thiết yếu trong các chiến lược Marketing. Getty Images

Thông qua nhiều năm thiết kế ra hàng trăm Landing Page khác nhau cho các chiến lược marketing của doanh nghiệp, tôi hiểu rõ những lý do tại sao bạn nên có những trang đích trên hoặc ngoài các website của mình.

Dưới đây là một số lý do chính bạn có thể tham khảo cho chiến lược của mình.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Một trang đích chất lượng có thể dẫn đến nhiều lượt chuyển đổi hơn. Cho dù đó là đăng ký nhận bản tin, đăng ký tư vấn, tải xuống ebook hay bất cứ thứ gì khác, khi bạn có thiết kế và sử dụng trang đích (landing page), tỷ lệ chuyển đổi có được sẽ cao hơn so với các website hay thương hiệu không sử dụng.

Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ rằng, việc có trang đích thôi cũng không đảm bảo bạn có được một tỷ lệ chuyển đổi cao, thay vào đó, hãy hình dung nó theo cách sẽ cung cấp cho bạn nhiều cách hơn để tối ưu và cải thiện chuyển đổi theo thời gian.

Giảm chi phí trên mỗi chuyển đổi.

Giá mỗi chuyển đổi (CPA, CAC) tạm hình dung là tổng chi phí để thương hiệu có được một khách hàng mới. Mặc dù không có một con số cố định chung (benchmark) nào cho tất cả các ngành và doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí chuyển đổi sẽ thấp hơn nếu bạn sử dụng trang đích thay vì hướng khách hàng vào một website chung chung (Homepage).

Các trang đích cũng giúp tạo ra lợi nhuận có được trên chi phí đầu tư (ROI) cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn đang chạy Google Ads, nó cũng làm tăng điểm chất lượng cho mỗi lần nhấp chuột để từ đó bạn có CTR cao hơn và CPC thấp hơn.

Tất cả những điều này cuối cùng sẽ làm cho CPA thấp hơn.

Tối ưu hoá các ưu đãi của thương hiệu.

Thay vì để khách hàng phải khó khăn tìm kiếm các ưu đãi của thương hiệu, các trang đích cũng cấp những thông tin đó một cách nhất quán nhất.

Tùy thuộc vào chiến lược marketing của mình, bạn có thể có một số ưu đãi để tạo sự chú ý cho khách hàng, bao gồm chương trình giới thiệu, khuyến mãi, sách trắng, hướng dẫn sử dụng tài nguyên, v.v.

Các thông tin bạn thu thập và chia sẻ trên các trang đích khác nhau nên khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại ưu đãi mà bạn đang muốn làm nổi bật.

Bên cạnh đó những thông tin liên quan như, nội dung, bố cục, các liên kết điều hướng hay các trường nội dung cũng nên được sắp xếp sao cho khách hàng có thể thực hiện hành động bất cứ khi nào (một cách dễ dàng).

Mở rộng quy mô các hoạt động marketing.

Với các trang đích, bạn có thể mở rộng quy mô marketing (ngân sách, khách hàng, doanh số…) của mình mà không cần tốn quá nhiều nguồn lực và thời gian.

Trước đây, nếu việc xây dựng các trang đích tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc thì ngày nay với các nền tảng thiết kế trang đích tự động, công việc đó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Khi bạn có thể dễ dàng thêm mới các ưu đãi hay trang đích trên website (hoặc bên ngoài), bạn có thể tăng cường các nỗ lực marketing mà không tốn quá nhiều công sức.

Thử nghiệm và xác thực các ý tưởng mới.

Thay vì bạn ngồi đó và dự báo mức độ hiệu quả của các ý tưởng mới trước khi quyết định ‘scale up’ nó, các trang đích cung cấp cho bạn nhiều cách để thử nghiệm.

Một lựa chọn thông minh khác là sử dụng trang đích để xác thực các phản ứng của đối tượng mục tiêu về một ý tưởng nào đó để xem liệu việc chi tiêu nhiều hơn cho ý tưởng đó có phải là một chiến lược đúng đắn hay không.

Khi nói đến việc xây dựng các chiến lược marketing, các trang đích hay landing page không còn là thành phần nên có mà phải là bắt buộc. Từ việc tăng cơ hội chuyển đổi, tiếp cận nhiều khách hàng hơn đến thử nghiệm nhanh hơn các ý tưởng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

8 thủ thuật đơn giản “hâm nóng” ngọn lửa sáng tạo cho đội ngũ Marketing

Duy trì liên tục sự sáng tạo là điều không dễ; thế nên, nếu một lúc nào đó, đội ngũ marketing của bạn không thể cho ra đời những chiến dịch tuyệt vời như mong muốn cũng là điều hết sức tự nhiên.

sáng tạo cho đội ngũ marketing

Năng lượng sáng tạo dễ cạn kiệt và cần được tái tạo để các ý tưởng có thể tuôn trào trở lại. Áp lực liên tục và kỳ vọng cao sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, nếu một tập thể không có không gian để thăng hoa.

Dưới đây là 8 thủ thuật đơn giản, giúp “hâm nóng” ngọn lửa sáng tạo và đưa đội ngũ Marketing của bạn đến với nhiều thành công hơn.

1. Thử trải nghiệm một địa điểm mới.

Thay đổi không gian xung quanh có thể giúp mang lại kết quả đáng ngạc nhiên cùng những ý tưởng mới. Nếu đội ngũ marketing của bạn đang bị giam trong một góc văn phòng nhỏ, vừa tù túng vừa không có cửa sổ, có lẽ đây là lúc nên tìm ngay cho họ một cảm giác mới lạ. Sao không chiêu đãi mọi người một chầu cà phê hoặc ăn sáng – nhóm có thể cùng nhau thảo luận, tìm ý tưởng mới ở một địa điểm không phải văn phòng.

2. Luôn khuyến khích những ý tưởng mới.

Điều tuyệt vời của hoạt động brainstorming là chỉ cần một ý tưởng hay xuất hiện sẽ kéo theo nhiều ý tưởng khác. Dĩ nhiên, không phải mọi ý tưởng xuất hiện khi brainstorming đều có thể sử dụng được ngay.

Nhưng, chắc chắn những ý tưởng này có thể được giữ lại, chờ đến thời điểm thích hợp. Hãy tạo ra môi trường cho phép đội ngũ luôn luôn có thể “vận động sức sáng tạo”, và như thế ý tưởng sẽ tuôn trào.

3. Đưa sáng tạo đổi mới vào thực tiễn.

Hãy để nhóm của bạn hiểu rằng, các giới hạn luôn luôn tồn tại, song điều đó không có nghĩa là chúng sẽ hạn chế các ý tưởng chiến lược của cả nhóm.

Bất cứ khi nào có thể, hãy trao quyền tự chủ cho nhóm của bạn, cho phép họ được vượt ra ngoài khuôn khổ và thỏa sức sáng tạo.

Dù nhóm của bạn có chọn cách làm content video, nghệ thuật kể chuyện hay một chiến dịch billboard độc đáo để thúc đẩy sự tương tác với khách hàng, thì cũng hãy hết sức hỗ trợ họ, miễn sao sự chọn lựa đó phù hợp với ngân sách và mang lại kết quả như mong đợi.

4. Đến với thiên nhiên .

Nếu thấy cạn kiệt sức sáng tạo thì một “liều vitamin từ thiên nhiên” có thể sẽ là đơn thuốc hiệu quả. Khung cảnh mới, kết hợp vận động và thảo luận tự do sẽ giúp mọi người suy nghĩ khác hơn so với khi ở trong bốn bức tường chật hẹp.

Họp hành theo kiểu khác lạ là một cách truyền cảm hứng cho đội ngũ marketing, giúp họ nảy ra những ý tưởng mới chưa từng được thảo luận trước đó.

5. Làm rõ mục tiêu .

Nếu bộ phận marketing hoặc bất cứ thành viên nào trong nhóm không theo kịp tốc độ so với những mục tiêu đề ra của công ty, ý tưởng của họ sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu chung. Mọi thành viên cần hiểu được mục tiêu kinh doanh, để các dự án đều mang lại giá trị thật cho công ty trên phạm vi tổng thể.

Một khi hiểu rõ bức tranh toàn cảnh và vai trò của từng bộ phận, ý tưởng sẽ được khai thông, các thành viên sẽ có định hướng thực tế và mục đích rõ ràng.

6. Khuyến khích phối hợp với bộ phận khác .

Người quản trị nên cân nhắc khả năng phối hợp, “ghép đôi” đội ngũ marketing với một bộ phận khác trong công ty để họ có thể lắng nghe những ý tưởng xuất phát từ một góc nhìn hoàn toàn khác.

Hãy dành thời gian cho mọi người phát biểu ý kiến và học hỏi lẫn nhau. Chẳng hạn, một người làm tốt dịch vụ khách hàng có thể mang lại quan điểm hoàn toàn khác mà bộ phận marketing không thể nhìn thấy.

7. Thay đổi bối cảnh .

Đôi khi, lý do cạn ý tưởng là vì mọi người ngần ngại việc “thể hiện sự ngớ ngẩn” của mình. Vì vậy, hãy thay đổi bối cảnh xung quanh, để mọi người không ngại đưa ra những ý tưởng nực cười nhất.

Nếu người quản trị không chịu khó đẩy giới hạn ra xa một chút và cho phép đồng đội thoả sức thêu dệt ý tưởng thì có lẽ, họ sẽ chẳng bao giờ dám nói ra những ý tưởng của mình.

8. Nghỉ giải lao.

Nếu ý tưởng sáng tạo trở nên thưa thớt, hãy “nghỉ giải lao” bằng cách làm việc khác và quay trở lại sau đó. Khi suy nghĩ quá nhiều về một đề tài, não của bạn sẽ bị áp lực và khó có thể sáng tạo.

Hãy để cho nhóm tiếp tục với công việc khác và trở lại dự án trong ngày hôm đó hoặc trong tuần nếu thời gian cho phép. Hãy cho phép họ nghỉ giải lao một buổi chiều và họ sẽ trở lại tươi mới hơn vào ngày hôm sau.

Làm mà không chơi thì dễ bị stress và kiệt sức! Không ai có khả năng tuôn trào ý tưởng một cách không giới hạn.

Nếu nhận thấy đội nhóm của bạn không còn cảm hứng sáng tạo, hãy thay đổi môi trường, tạm nghỉ ngơi và tìm phương pháp mới để hâm nóng ngọn lửa sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo DNSG

Influencer Marketing là gì? Ví dụ về Influencer Marketing

Tìm hiểu các nội dung về Influencer Marketing như: Influencer Marketing là gì? Influencer là ai? Ví dụ về Influencer Marketing? Chiến dịch Influencer Marketing là gì? và hơn thế nữa.

Influencer Marketing là gì
Influencer Marketing là gì? Ví dụ về Influencer Marketing

Khi tính xác thực ngày càng được quan tâm nhiều hơn, các nền tảng tập trung vào yếu tố tự nhiên (native) nhiều hơn, thương hiệu ngày càng có xu hướng dựa vào những người có ảnh hưởng (influencer) để kết nối với các nhóm đối tượng mục tiêu mới. Influencer trở thành một mắt xích quan trọng trong hoạt động Marketing. Khái niệm Influencer Marketing cũng phát triển từ đây.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Influencer Marketing là gì?
  • Vai trò của Influencer Marketing đối với thương hiệu.
  • Influencer là gì?
  • Marketing là gì?
  • Các bước triển khai một chiến dịch Influencer Marketing toàn diện.
  • Các xu hướng Influencer Marketing chính trong năm 2023.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là khái niệm đề cập đến các cách thức sử dụng Influencer, tức những người có ảnh hưởng vào các hoạt động Marketing (tiếp thị) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu.

Theo Statista, thị trường Influencer Marketing có giá trị khoảng 13.8 tỷ USD vào năm 2021 và tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) khoảng 40%, tức vào năm 2022, con số này ước tính sẽ chạm mốc khoảng gần 20 tỷ USD.

Chiến dịch Influencer Marketing là gì?

Chiến dịch Influencer Marketing là khái niệm đề cập đến một chương trình, sự kiện thường là ngắn hạn bao gồm nhiều hoạt động marketing khác nhau có sử dụng người có ảnh hưởng, tức các influencer.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu và ngành hàng khác nhau, các chiến dịch Influencer Marketing có thể được triển khai trên các kênh khác nhau như Social Media, công cụ tìm kiếm, trên các trang báo chí và hơn thế nữa.

Vai trò của Influencer Marketing đối với thương hiệu.

Tuỳ vào từng kiểu Influencer khác nhau hay mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng Influencer Marketing là gì mà các giá trị mang lại có thể khác nhau, dưới đây là những giá trị chính mà nó có thể mang lại cho thương hiệu hay doanh nghiệp.

  • Xây dựng nhận thức thương hiệu.

Một trong những giá trị rõ ràng nhất mà các chiến dịch Influencer Marketing có thể mang lại cho thương hiệu đó là xây dựng nhận thức thương hiệu.

Thông qua các tệp đối tượng mục tiêu rộng lớn của những người có ảnh hưởng, các thương hiệu có thể truyền tải những thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả hơn, giúp họ biết và tìm hiểu hơn về thương hiệu.

  • Xây dựng lòng trung thành hay mức độ tin tưởng với thương hiệu.

Về bản chất, mặc dù những nội dung được các Influencer chia sẻ gắn liền với yếu tố thương hiệu, tuy nhiên, vì nó được chia sẻ bởi một người có ảnh hưởng, nó cũng có phần phản ánh giá trị của người có ảnh hưởng.

Vì các nhóm đối tượng mục tiêu tin tưởng người có ảnh hưởng, họ cũng có xu hướng tin những gì mà người đó chia sẻ.

Từ góc nhìn này, nếu thương hiệu có thể kết hợp được giá trị của thương hiệu với người có ảnh hưởng, khách hàng sẽ tin tưởng thương hiệu (và cả người có ảnh hưởng) nhiều hơn.

  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Khi phần lớn các chiến dịch Influencer Marketing đều có thể giúp thương hiệu tiếp cận rộng hơn đến một nhóm đối tượng lớn hơn, về lâu dài doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên.

Đặc biệt, nếu thương hiệu chọn các Influencer nhỏ hơn (Micro Influencer/Nano Influener…) trong chiến lược marketing của mình, doanh số bán hàng có thể tích cực hơn khi những Influencer này thường có mức độ tương tác sâu hơn với người theo dõi họ.

Influencer là gì?

Influencer (trong tiếng Anh có nghĩa là người ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influenecer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.

Marketing là gì?

Trong khi có vô số các thuật ngữ hay định nghĩa đề cập đến marketing, không có bất cứ một định nghĩa nào đến thời điểm hiện tại được cho là toàn diện và “đúng đắn” nhất.

Cho dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, nhu cầu về marketing ra sao, tuỳ thuộc vào từng góc nhìn và cách tiếp cận, marketing được hiểu theo những cách tương đối khác nhau.

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

5 xu hướng Influencer Marketing chính trong năm 2023.

5 xu hướng Influencer Marketing chính trong năm 2023
5 xu hướng Influencer Marketing chính trong năm 2023

1. TikTok tiếp tục giữ vị trí xu hướng trong miếng bánh influencer Marketing trong 2023.

2022 là năm của TikTok khi nền tảng video dạng ngắn này vượt qua cả đế chế Google để trở thành ứng dụng được truy cập nhiều nhất (traffic) toàn cầu.

86.5% người có ảnh hưởng trên nền tảng cho biết mức độ sử dụng TikTok của họ đã tăng lên đáng kể từ khi đại dịch xảy ra và 87% người dùng cho rằng TikTok tạo ra nhiều lượng tương tác nhất so với các nền tảng mạng xã hội khác.

Khi người có ảnh hưởng có xu hướng tiếp tục ủng hộ và dành nhiều thời gian hơn trên ứng dụng, những người làm marketing sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các nhóm đối tượng mới.

2. Những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencer) và siêu nhỏ (nano-influencer) ngày càng trở nên có “quyền lực” hơn.

Vào năm 2023, những người có ảnh hưởng nhỏ (có khoảng từ 10.000 đến 50.000 người theo dõi) và siêu nhỏ (có từ 1.000 đến 10.000 người theo dõi) sẽ có xu hướng ngày càng được các thương hiệu quan tâm nhiều hơn khi tính đa dạng và có thẩm quyền trở thành yếu tố then chốt trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo nhiều số liệu khác nhau, những người có ảnh hưởng ở cấp độ nhỏ hơn mang lại tỉ lệ tương tác tốt hơn và có sức ảnh hưởng cao hơn trên các nền như Instagram (3.86%), YouTube (1.63%) và TikTok (17.96%.

3. Video được ưu tiên nhiều hơn cũng là xu hướng Influencer Marketing trong 2023.

Khi khoảng thời gian tương tác với các nội dung trên các nền tảng mạng xã hội tiếp tục bị thu hẹp theo thời gian (12 giây với Gen Y và 8 giây với Gen Z), người dùng đang ngày ưu tiên các video ngắn hơn bao giờ hết.

Theo số liệu từ TikTok, người dùng sử dụng trung bình 89 phút mỗi ngày để xem các video ngắn trên ứng dụng.

Nếu bạn là người làm marketing và đang chuẩn bị cho kế hoạch của mình trong năm mới 2022, việc ứng dụng các video dạng ngắn kết hợp với người có ảnh hưởng là chiến lược rất đáng để cân nhắc.

4. Thương mại xã hội được dẫn dắt bởi người có ảnh hưởng (influencer-led social commerce) sẽ tiếp tục bùng nổ.

Vào năm 2021, khi các nền tảng như TikTok, Instagram hay Facebook tiếp tục hoàn thiện tính năng mua sắm trong ứng dụng với hàng hoạt các hợp tác chiến lược mới, các hoạt động mua sắm trong ứng dụng sẽ ngày càng trở nên dễ dàng và tăng trưởng mạnh hơn.

Vào năm 2023, riêng tại thị trường Mỹ, doanh số ước tính của mảng thương mại xã hội sẽ đạt mức hơn 100 triệu USD.

Với sự tăng trưởng đầy cảm hứng này, nhiều thương hiệu đang kỳ vọng sẽ có thể thúc đẩy mạnh hơn nữa doanh số bán hàng thông qua các chiến lược influencer marketing.

5. Các influencer sẽ có nhiều cách kiếm tiền hơn.

Từ các chương trình hỗ trợ mới của các ứng dụng đến các hợp tác với các nền tảng “ủng hộ” tiền trực tiếp từ phía người dùng, người có ảnh hưởng sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để gia tăng thu nhập của họ.

Người có ảnh hưởng sẽ không phải phụ thuộc vào các nội dung được tài trợ từ các thương hiệu, họ còn có thể được “donate” trực tiếp từ những Fans hâm mộ vốn yêu thích họ.

FAQ – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Influencer Marketing.

  • Influencer Marketing Agency là gì?

influencer marketing agency là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến influencer marketing chẳng hạn như booking những người có ảnh hưởng (influencer), lên chiến lược tiếp cận và chạy các chiến dịch influencer marketing, và hơn thế nữa.

Kết luận.

Khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tin tưởng hơn đến những người mà họ theo dõi và ủng hộ, đồng thời hạn chế các nội dung quảng cáo trực tiếp từ thương hiệu, Influencer Marketing nên là một chiến lược ưu tiên của thương hiệu.

Bằng cách hiểu rõ influencer marketing là gì cũng như các cách thức để triển khai một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả, bạn đang đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

4 chiến lược marketing có thể giúp thương hiệu kết nối lâu dài hơn với khách hàng

Học cách xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng ngay từ hôm nay để từ đó họ sẽ sớm trở thành động lực kinh doanh của thương hiệu trong tương lai.

4 chiến lược marketing có thể giúp thương hiệu kết nối lâu dài hơn với khách hàng
4 chiến lược marketing có thể giúp thương hiệu kết nối lâu dài hơn với khách hàng

Từ xưa đến nay, mọi người vẫn thích nói về những trải nghiệm tuyệt vời. Bởi xét cho cùng, khi bạn thực sự thích một điều gì đó, bản chất vốn có của con người sẽ khiến bạn muốn kể cho những người xung quanh về những gì bạn đã trải qua.

Với tư cách là những người làm marketing, mục tiêu của bạn phải luôn là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời đến mức họ sẽ trở thành những người giới thiệu hay kể chuyện tiếp theo cho thương hiệu.

Những chiến lược marketing của thương hiệu sẽ phải hướng đến mục tiêu là biến khách hàng thành những người ủng hộ nhiệt tình, những người sẵn sàng kể về doanh nghiệp (WOM) ở bất cứ thời điểm nào họ có cơ hội.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay để tạo dựng những mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

1. Hãy luôn là người hiện diện đầu tiên trong tâm trí của khách hàng (TOM).

Nếu thương hiệu của bạn muốn khách hàng tự động kết nối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, bạn cần phải thường xuyên giữ liên lạc và tương tác với họ.

Một trong những cách thực sự hiệu quả để làm điều này là thường xuyên cung cấp những nội dung có lợi cho khách hàng của mình, nếu bạn là một Agency trong lĩnh vực marketing chẳng hạn, những cập nhật liên quan đến xu hướng của thị trường có thể sẽ rất hữu ích với các thương hiệu ở các thị trường khác nhau.

Nếu thương hiệu của bạn luôn giữ mình ở vị trí trung tâm đầu mối với khách hàng, bạn sẽ luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn, khách hàng khi này sẽ coi bạn là chuyên gia thực sự trong lĩnh vực mà họ đang cần.

2. Chiêu đãi khách hàng bằng những điều bất ngờ hay thích thú mới lạ.

Ngay cả trong thế giới khi mà yếu tố công nghệ đang chi phối phần lớn các hành vi của khách hàng, yếu tố con người đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn nên được xem là ưu tiên hàng đầu.

Hơn bao giờ hết, mọi người đang mong muốn được kết nối ở cấp độ gần gũi hơn, cá nhân hoá nhiều hơn và mang nhiều yếu tố con người hơn.

Khi mọi người càng bận rộn và có ít thời gian hơn cho từng thương hiệu, một cách hiệu quả để nhanh chóng kết nối với họ là cung cấp những điều bất ngờ và mới mẻ đến họ.

Bạn thử nghĩ xem điều gì xảy ra nếu vào ngày sinh nhật của khách hàng, bạn gửi tới họ một thông điệp được cá nhân hoá kèm theo một vài ưu đãi hấp dẫn khác chỉ dành riêng cho họ. Một chương trình quay số may mắn nào đó chẳng hạn cũng có thể là ý tưởng bạn nên suy nghĩ đến.

Tất cả những hoạt động này được thiết kế với mục tiêu là cho khách hàng của bạn biết rằng bạn đang nghĩ đến họ và bạn sẽ luôn nghĩ đến họ, họ luôn nằm trong vòng kết nối liên tục của thương hiệu.

Để cho những chiến lược này trở nên hiệu quả, đơn giản, ngắn gọn và chân thực nên là các từ khoá bạn cần cân nhắc.

3. Chào mừng khách hàng của bạn.

Cơ sở dữ liệu về khách hàng của bạn không chỉ là những danh sách gồm tên và số điện thoại hay email. Nó còn nên là một kho tàng chứa các thông tin về mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng.

Một trong những cách đơn giản để khiến khách hàng của bạn cảm thấy có giá trị và là một phần của cộng đồng lớn hơn của thương hiệu là tập hợp họ lại với nhau cho một sự kiện chào mừng nào đó.

Ngay cả khi bạn không thể gặp trực tiếp khách hàng hay không có một khoản ngân sách đủ nhiều để triển khai, có rất nhiều cách khác bạn có thể sử dụng để kết nối và tạo ra một cộng đồng gồm những người tương tự nhau nhất.

4. Gửi lời đề nghị để được giới thiệu.

Nếu thương hiệu có thể phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất, họ hoàn toàn có thể sẵn sàng để kể với người khác về những trải nghiệm của bản thân. Đây là lúc “những tin đồn” hay lời giới thiệu thực sự phát huy tác dụng lan truyền của nó.

Bằng những cách như cung cấp cho khách hàng một vài đặc quyền mua hàng nào đó, hay thậm chí là thực hiện nó miễn phí (nếu trải nghiệm của khách hàng về thương hiệu thực sự tốt), một lượng khách hàng tiềm năng mới sẽ được xây dựng và phát triển bền vững theo thời gian. Đặc biệt, nếu bạn quan tâm đến khái niệm Social Proof, chiến lược này còn trở nên quan trọng hơn.

Khi bạn chứng minh rằng bạn thực sự đáng tin cậy và là nhà lãnh đạo tư tưởng trong những gì bạn đang làm, khách hàng của bạn thậm chí sẽ tự nguyện trở thành những người kể chuyện và lan truyền thông tin trên thị trường.

Cuối cùng, dù cho bạn chọn chiến lược gì để kết nối với khách hàng của mình, khả năng thấu cảm hay đồng cảm là điều không thể thiếu. Hãy chân thực với những gì bạn làm và khách hàng cũng sẽ đối xử với bạn theo những cách tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

LinkedIn cung cấp miễn phí một số khoá học Marketing và SEO

LinkedIn Learning vừa thông báo đang cung cấp một số khoá học miễn phí về các chủ đề như Marketing, SEO, kỹ năng phỏng vấn, SQL, quản trị sản phẩm và nhiều chương trình khác.

LinkedIn cung cấp miễn phí một số khoá học Marketing và SEO

Khi “cuộc di cư vĩ đại” trong ngành việc làm đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nhiều người tìm việc tìm cách theo đuổi những con đường sự nghiệp hoàn toàn mới – hoặc chỉ đơn giản là tìm thấy những doanh nghiệp phù hợp hơn với giá trị của họ, LinkedIn vừa cung cấp những cơ hội mới cho nhiều người.

Các khoá học miễn phí của LinkedIn trải rộng trên nhiều chủ đề hay ngành nghề khác nhau bao gồm kỹ năng phỏng vấn, chiến lược tìm kiếm việc làm, kỹ năng lập trình SQL, marketing, kỹ thuật tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), và nhiều khoá khác.

Dưới đây là một số khoá học tiêu biểu bạn có thể tham khảo.

Enterprise Marketing.

Search Engine Optimization (SEO).

SQL.

Job Search Strategies.

Product Management.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Content Marketing: Tổng hợp một số kiểu nội dung tiếp thị cho thương hiệu

Nếu thương hiệu đang coi content marketing là chiến lược ưu tiên hàng đầu, việc nắm bắt các kiểu truyền tải nội dung đến khách hàng là điều hết sức cần thiết.

Content Marketing: Tổng hợp một số kiểu nội dung tiếp thị cho thương hiệu

Top 12 kiểu nội dung các thương hiệu có thể tham khảo sử dụng.

  • Blog post: Cập nhật nội dung thường xuyên trên website của thương hiệu.
  • Podcast: Truyền tải nội dung bằng âm thanh (audio) thông qua các nền tảng như Spotify hay YouTube.
  • Infographics: Nội dung được thể hiện dưới dạng đồ hoạ.
  • eBooks: Thương hiệu biên soạn nội dung thành các tệp thông tin điện tử mà người dùng có thể đọc trực tuyến hoặc tải về.
  • Interactive Charts: Các biểu đồ dữ liệu có thể tương tác được.
  • Visualised Data: Nội dung được thể hiện bằng cách mô hình hoá dữ liệu.
  • Guides: Các nội dung hướng dẫn, có thể là sử dụng sản phẩm hay các mẹo khác.
  • Whitepapers: Hay còn được gọi là sách trắng, những nội dung trên sách trắng là các bản báo cáo phân tích nhằm mục tiêu giúp người đọc hiểu về một vấn đề gì đó, giải quyết hay có thể ra quyết định dựa trên các thông tin đó.
  • Case Study: Phân tích các tình huống cụ thể liên quan đến một vấn đề cụ thể. Chẳng hạn như phân tích case study về thành công của một ứng dụng nào đó.
  • Video: Truyền tải nội dung dưới dạng video (dài hoặc ngắn).
  • Slide hoặc checklist: Cung cấp những nội dung ngắn gọn và tổng hợp bằng cách chỉ đưa ra các thông tin hữu ích và đại diện nhất.

Một số chỉ số liên quan đến chuyển đổi và khách hàng tiềm năng (Leads).

  • Các doanh nghiệp (đặc biệt là B2B) có thể có thêm được khoảng 68% Leads nếu sử dụng kiểu blog post trên website.
  • Content marketing hay tiếp thị nội dung giúp tạo ra lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn gấp 3 lần so với các quảng cáo tìm kiếm có trả phí.
  • 70% khách hàng nói rằng họ muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu thông qua các bài viết dài hơn là các quảng cáo.
  • 47% khách hàng xem ít nhất từ 3-5 mẫu nội dung (cả tự nhiên lẫn có trả phí) trước khi ra quyết định mua hàng.
  • 60% khách hàng cho rằng họ cảm thấy tự tin hơn để kết nối sau khi đọc các bài đăng trên website của thương hiệu.
  • 71% khách hàng B2B nói rằng họ thích đọc các nội dung trên website (blog) trong suốt hành trình ra quyết định của họ.

Cách tối ưu hoá nội dung của thương hiệu.

  • Các website có chuyên mục blog có thể được ghi nhận dữ liệu (index) nhiều hơn đến 434% so với các website không có.
  • Các bài viết có độ dài từ 1.100 đến 1.300 từ có khả năng xếp hạng tốt nhất.
  • Các website có nhiều bài đăng hơn có thể có được nhiều trafficbacklink hơn.

Phân phối nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.

  • 91% người làm marketing trong lĩnh vực B2B xem LinkedIn là nền tảng quan trọng hàng đầu trong việc phân phối nội dung.
  • Những nội dung mang tính tương tác (engaging content) là top 3 các lý do tại sao người dùng quyết định tương tác với thương hiệu.
  • 63% các thương hiệu cho rằng việc đăng tải thường xuyên trên các nền tảng mạng xã hội (social media) có thể giúp hoạt động marketing của họ trở nên hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

 

Cách đưa sự đồng cảm vào chiến lược trải nghiệm khách hàng

Sự đồng cảm có liên quan gì đến những trải nghiệm của khách hàng và thương hiệu có thể đưa nó vào chiến lược marketing như thế nào.

Cách đưa sự đồng cảm vào chiến lược trải nghiệm khách hàng
Source: Adobe Stock

Bà Natalie Petouhoff, một chuyên gia về trải nghiệm khách hàng từng nói: “Bạn có hai tài sản mà nếu thiếu nó bạn không thể có một doanh nghiệp, đó là nhân viên và khách hàng.”

Mặc dù họ là những tài sản quý giá, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng coi trọng và có cách đầu tư đúng mức.

Bà Petouhoff cho rằng sự đồng cảm là chìa khóa để giải quyết các thách thức về trải nghiệm khách hàng (CX) và trải nghiệm của nhân viên (EX) trong doanh nghiệp.

Quay trở lại lịch sử.

Trải qua nhiều giai đoạn kinh tế khác nhau, nhiều cuộc cách mạng công nghiệp khác nhau, mục tiêu của doanh nghiệp cũng liên tục thay đổi, từ tập trung vào sản phẩm, tập trung vào nhân viên đến tập trung vào khách hàng.

Trong khi mọi người đang ngày càng nói nhiều hơn về CX (và cả EX), thì lời hứa vẫn chỉ là các lời hứa, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tạo ra những tác động đáng kể đến cả nhân viên lẫn khách hàng của họ thông qua các trải nghiệm trọn vẹn.

Hầu hết các doanh nghiệp hay thương hiệu đều lấy quan điểm kinh doanh là trọng tâm (business-centric) khi xây dựng các trải nghiệm, cho dù đó là cho khách hàng hay nhân viên của họ. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ (thường là hàng hóa – Commodity), hơn là những trải nghiệm tuyệt vời.

Ý nghĩa thực sự của sự đồng cảm.

Để có thể hiểu được khái niệm hay tư duy về trải nghiệm đồng cảm, trước tiên, bản thân doanh nghiệp hay người làm marketing cần phải hiểu về sự đồng cảm.

Đừng nhầm lẫn đồng cảm (empathy) với cảm thông (sympathy). Trong khi cảm thông là việc bạn cảm thấy tiếc nuối cho sự bất hạnh hay không may mắn của người khác.

Đồng cảm chỉ xảy ra khi bạn thực sự đặt mình vào hoàn cảnh của người đối diện để sau đó hoà nhập cùng cung bậc cảm xúc của chính họ.

Bạn có thể dễ dàng thông cảm hay cảm thông với một ai đó nhưng rất khó để thực sự đồng cảm (Tôi rất tiếc vì những gì bạn đang trải qua – Tôi không thể tưởng tượng được bạn đã trải qua nó như thế nào – Tôi không thể nào cảm nhận hay hiểu được).

Bạn chỉ có thể có được sự đồng cảm khi bạn thực sự suy nghĩ hay hành động theo góc nhìn hay quan điểm của người khác thay vì từ chính bạn.

Đối với một doanh nghiệp hay từ góc nhìn kinh doanh, đồng cảm có nghĩa là tất cả yếu tố như con người, quy trình, chiến lược, khả năng lãnh đạo hay công nghệ đều cần phù hợp với quan điểm của khách hàng và nhân viên thay vì chỉ là doanh nghiệp.

Sẵn sàng gia nhập vào nền kinh tế dựa trên sự đồng cảm.

Một trong những chiến lược khôn ngoan mà các thương hiệu cần phải thích ứng đó là chuyển trọng tâm của họ từ cắt giảm chi phí sang tăng doanh thu.

Mặc dù cả hai con đường đều hướng đến mục tiêu là tăng lợi nhuận, tuy nhiên, trong khi con đường thứ nhất làm hao mòn sự kỳ vọng của khách hàng và thậm chí là của nhân viên, con đường thứ hai dường như trọn vẹn hơn.

Một trong những mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể tham khảo để vừa tăng doanh thu vừa cải thiện các trải nghiệm của khách hàng đó là mô hình Flywheel.

Các giai đoạn của mô hình này gắn liền với các chiến lược như Lắng nghe, Hiểu và Dự báo, Hành độngHọc hỏi không ngừng.

Đầu vào (input) là việc lắng nghe có nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư vào các hoạt động kinh doanh dựa trên sự đồng cảm – giá trị của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên sự đồng cảm, văn hóa dựa trên sự đồng cảm, lãnh đạo dựa trên sự đồng cảm và công nghệ dựa trên sự đồng cảm.

Dựa trên các yếu tố đầu vào đó, ở đầu ra (output), doanh nghiệp cũng cần đưa ra các chiến lược hành động dựa trên sự đồng cảm.

Một thành phần quan trọng khác của quá trình xây dựng các trải nghiệm khách hàng dựa trên sự đồng cảm là ý thức cộng đồng, thứ mà mọi thương hiệu B2C đều nên quan tâm và xây dựng.

Ở thế giới ngày nay, khi khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh ý thức tiêu dùng, sức ảnh hưởng của thương hiệu đến cộng đồng cũng là yếu tố quyết định việc liệu khách hàng có muốn mua hàng và kết nối với doanh nghiệp hay không.

Đại dịch là bối cảnh thuận lợi cho sự đồng cảm.

Trong vô số các thứ mà đại dịch đã làm thay đổi, sự cần thiết của khả năng đồng cảm là một trong số đó. Khách hàng tin rằng, khi thương hiệu có thể hiểu được những cảm xúc của họ, chia sẻ với họ thì giữa họ với thương hiệu cũng có thể hình thành một mối quan hệ sâu sắc nào đó.

Khi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm hay thương hiệu, họ không đơn giản là tìm kiếm các giải pháp có thể giải quyết các vấn đề cá nhân của họ, họ tìm kiếm sự đồng cảm hay tính liên quan giữa sản phẩm và hệ giá trị riêng của chính họ.

Sự đồng cảm – cho dù đó là giữa các mối quan hệ bạn bè, hay giữa khách hàng với doanh nghiệp – nó giúp tạo ra niềm tin và sự trung thành, đây là những yếu tố cốt lõi để bắt đầu một mối quan hệ lâu dài và bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Hiệu ứng Covid: Tại sao các CEO cần thích ứng với tư duy Digital Marketing

Với những tác động từ phía đại dịch đã làm thay đổi cơ bản hành vi của đa số người tiêu dùng, các tầng lớp C-suite cần làm gì để phản ứng lại bối cảnh mới.

CEO cần tư duy Digital Marketing

Tất cả chúng ta đang sống trong giai đoạn bình minh của một thực tế mới đang được thúc đẩy bởi những thay đổi nghề nghiệp và cá nhân.

Đại dịch đã làm chuyển đổi gần như mọi khía cạnh của cuộc sống, từ cách mọi người tìm kiếm các sản phẩm đến cách mọi người sinh sống và làm việc.

Đó không phải là một điều bình thường (new normal) mới – đó là một thực tế hoàn toàn mới (new reality) trong một thế giới mới.

Những thay đổi đáng kể trong hành vi của người mua sắm.

Đại dịch không chỉ làm thay đổi yếu tố nội tại của các tổ chức – nó cũng tác động khá nhiều đến cách mọi người mua hàng. Những người mua hiện đại đang trở nên tự chủ hơn, độc lập hơn và ảnh hưởng nhiều hơn bởi các công nghệ kỹ thuật số.

Theo nghiên cứu của Vistage, có đến 78% CEO cho rằng Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của khách hàng dựa trên 04 yếu tố chính:

  • Chuyển sang mua hàng kỹ thuật số: Người mua đang tiến hành mua sắm trực tuyến và tự nghiên cứu nhiều hơn trước khi ra quyết định mua hàng.
  • Bán hàng ảo thay thế bán hàng trực tiếp: Những nhân viên hay hoạt động bán hàng ảo đang ngày càng thay thế các tương tác mặt đối mặt truyền thống; khách hàng có thể quan tâm đến việc thiết lập một cuộc trò chuyện qua video hơn là gặp mặt trực tiếp.
  • Chu kỳ bán hàng (sales cycle) chậm hơn: Sau giai đoạn hoảng sợ do đại dịch, khách hàng trở nên thận trọng và cân nhắc nhiều hơn trước các quyết định chi tiêu, họ ít chấp nhận rủi ro hơn và do đó chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp sẽ trở nên chậm hơn.
  • Các động lực từ thị trường: Tất cả mọi thứ từ các vấn đề về chuỗi cung ứng hay lạm phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Chuỗi cung ứng và lạm phát có thể luân chuyển và thay đổi theo thời gian, nhưng cách người mua thu thập, tìm kiếm và sử dụng thông tin để mua hàng thì đã thay đổi mãi mãi.

Để có thể đối phó lại những thay đổi này từ phía khách hàng và thị trường, chuyển đổi doanh nghiệp không còn chỉ là câu chuyện của những người làm marketing nói chung, các giám đốc điều hành (CEO) sẽ phải thay đổi và thích nghi với những tư duy mới.

Hình dung lại các chiến lược marketing và bán hàng của doanh nghiệp.

Mọi bước tiếp cận với khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ đều phải được tiến hành một cách nhất quán và liền mạch, cho dù đó là trền các nền tảng kỹ thuật số hay tương tác trực tiếp ở cấp độ con người.

  • Môi trường ảo: Khi người mua sắm đã không thể gặp gỡ trực tiếp nhân viên bán hàng trong suốt đại dịch, họ đã dần trở nên quen thuộc với điều này. Mặc dù bán hàng trực tiếp (face-to-face selling) vẫn sẽ sớm quay trở lại, nhưng nó sẽ không bao giờ trở lại như lúc trước đại dịch. Các trải nghiệm mua hàng kỹ thuật số hay thông qua môi trường ảo đã tăng lên gấp 10 lần trong thời gian qua.
  • Website: Người mua hiện đại ngày nay có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì họ muốn chỉ thông qua vài bước đơn giản. Họ có nhiều thông tin hơn, được trao quyền nhiều hơn để mua sắm mà không cần sự can thiệp hay hỗ trợ của nhân viên bán hàng hay thương hiệu. Trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số không chỉ còn xoay quanh các giỏ hàng; thương hiệu phải vun đắp và duy trì mối quan hệ bền vững hơn với khách hàng ở quy mô lớn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tập trung vào việc cung cấp những trải nghiệm ảo hấp dẫn hơn. Trong khi vô số thông tin trên các nền tảng trực tuyến có thể khiến khách hàng choáng ngợp hay thậm chí là không tin tưởng, website chính thức của thương hiệu nên là trung tâm của các trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm. Phát triển và tối ưu website phải là lĩnh vực trọng tâm chính của các CEO khi nói đến việc tương tác với khách hàng.
  • Các điểm tiếp xúc với khách hàng: Truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội (social media) nên là ưu tiên tiếp theo trong chiến lược digital marketing đối với các CEO. Khi khách hàng ngày càng tương tác nhiều hơn với các nền tảng mạng xã hội, ở lại đó lâu hơn hay thậm chí là mua hàng (social commerce) nhiều hơn, việc bao gồm các kênh như Facebook hay TikTok vài chiến lược tổng thể là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Điều quan trọng các thương hiệu cần lưu ý là, dù cho các thông điệp được truyền tải ở đâu trên bao nhiêu điểm tiếp xúc khác nhau thì nó vẫn cần nhất quan về giá trị và cảm nhận thương hiệu.
  • Dịch vụ khách hàng: Bộ phận bán hàng và marketing cần kết nối chặt chẽ với nhau hơn khi nói đến việc hỗ trợ khách hàng. Dịch vụ khách hàng nên đóng vai trò là chuyên gia về sản phẩm và đại sứ của thương hiệu – những nhân viên dịch vụ khách hàng cần phải có khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn so với các thông tin sẵn có trên Google.

Các nhà lãnh đạo hay CEOs có thể rút ra được điều gì.

Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp càng nhanh chóng nắm bắt và thích ứng với những sự thay đổi sẽ càng có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những ai vẫn đang cố gắng tối ưu lại các mô hình cũ trước đây của họ.

Các giám đốc điều hành giờ đây phải thích nghi được với các tư duy tiếp thị kỹ thuật số, các yếu tố công nghệ, suy nghĩ lại các chiến lược marketing của doanh nghiệp, tập trung vào các trải nghiệm kỹ thuật số và nhiều thứ khác.

Những khách hàng hiện đại muốn được trao quyền nhiều hơn để họ có thể tự tìm kiếm được thông tin, tự giáo dục chính mình và tự mua hàng.

Những CEO có thể giải quyết được những mong muốn này của khách hàng, tái đầu tư các chiến lược bán hàng và marketing của họ sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong một tương lai đầy bất ổn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Brand Marketing: TikTok chia sẻ một vài insights mới về tầm quan trọng của âm thanh

Không giống như các nền tảng video khác, vốn nhấn mạnh vào việc ‘tắt âm thanh’ (sound off) để tối đa hóa cơ hội lượt xem, TikTok luôn nhấn mạnh rằng âm thanh là một trong những chìa khoá để marketing thành công trên nền tảng.

Brand Marketing: TikTok chia sẻ một vài insights mới về tầm quan trọng của âm thanh

Để có thể giúp người làm marketing và thương hiệu hiểu rõ hơn về điều này, TikTok vừa chia sẻ một loat các thông tin mới nhằm mục tiêu cung cấp thêm bối cảnh về cách thức và lý do tại sao các thương hiệu cần coi âm thanh là một phần quan trọng trong nỗ lực xây dựng thương hiệu tổng thể của họ.

Bạn có thể xem toàn bộ nội dung ở đây, tuy nhiên bên dưới là tóm tắt những điểm chính yếu bạn có thể tham khảo.

Trước hết, TikTok lưu ý rằng 9/10 người dùng trên nền tảng xem âm thanh là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với trải nghiệm TikTok của họ.

Đối với các thương hiệu cụ thể, TikTok cho biết sự liên tưởng và ghi nhớ thương hiệu có thể tăng hơn 8 lần nếu quảng cáo sử dụng các âm thanh thương hiệu đặc biệt, con số này cao hơn nhiều so với các yếu tố khác như logo hay slogan.

TikTok nói thêm, âm thanh (audio) có thể thúc đẩy sự tương tác của thương hiệu (brand engagement), trong khi âm nhạc (music) cũng đóng một vai trò quan trọng khác trong các phản ứng của người dùng.

Nếu các thương hiệu muốn giành chiến thắng trên TikTok, cách tốt nhất để bắt đầu đó là “đắm mình” vào các nội dung được đăng tải trên nền tảng, cảm nhận được cách mọi người tương tác với ứng dụng, để từ đó có chiến lược phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Theo cách tiếp cận này, TikTok gợi ý 03 câu hỏi chính cho các marketer:

  • Thương hiệu của bạn có âm thanh riêng không? và nó là gì?
  • Thương hiệu của bạn có đang tận dụng âm thanh một cách hợp lý về mặt chiến lược không?
  • Làm cách nào để thương hiệu của bạn có thể tạo ra những tiếng vang lớn trên TikTok?

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể nghiên cứu và phát triển phương pháp tiếp cận theo hướng âm thanh cho thương hiệu của mình.

  • Xu hướng (Trends) là cách âm thanh đang được lan truyền trên khắp TikTok. Một số âm thanh được xây dựng rất đơn giản bằng các thiết bị như điện thoại di động, trong khi một số người dùng hay thương hiệu khác thực hiện một cách chuyên nghiệp trong các phòng thu. Nhiệm vụ của những người làm marketing là khám phá xem điều gì đang được quan tâm nhiều nhất trên nền tảng.
  • Âm nhạc có thể thiết lập tâm trạng và nhịp điệu của người dùng. Bạn có thể tạo ra các âm thanh hoàn toàn mới, thúc đẩy các quảng cáo âm thanh có thương hiệu hoặc xin cấp quyền sử dụng (license) với các âm thanh đang thịnh hành. Nguồn lực này là vô tận.
  • Cách sử dụng nội dung theo kiểu tường thuật cho phép người dùng theo dõi diễn biến của các video có liên quan.
  • Thêm phụ đề cho video cũng là một yếu tố quan trọng khác trong các nội dung của TikTok – video của bạn vẫn có thể được hiểu ngay cả khi nó không được nghe thấy.
  • Âm thanh có khả năng thúc đẩy hay gây ảnh hưởng đến các hành động trong video. Khi bạn đăng video có âm thanh gốc, người dùng sẽ có thể sử dụng chính âm thanh đó cho các video sáng tạo của riêng họ.

Nếu thương hiệu của bạn đang làm marketing trên TikTok hay thúc đẩy các chiến lược Brand Marketing khác, những nội dung ở trên có thể khá hữu ích cho cách tiếp cận của riêng mình.

Bạn có thể xem đầy đủ nội dung tại: Evolution of Sound

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thử nghiệm A/B hay cá nhân hoá quảng cáo có thực sự hiệu quả

Quảng cáo cá nhân hoá (Personalized Ads) hay cá nhân hoá trải nghiệm người dùng là một trong những thuật ngữ được quan tâm nhiều nhất đối với những người làm marketing. Tuy nhiên, nó có thực sự hiệu quả?

quảng cáo cá nhân hoá

Một số công ty công nghệ lớn (Big Tech) xây dựng các nền tảng quảng cáo với mục tiêu là giúp các doanh nghiệp tiếp thị bản thân doanh nghiệp và các sản phẩm của họ trực tuyến.

Với Meta for Business (trước đây là Facebook for Business), các nhà quảng cáo hay người làm marketing có “đủ” thông tin để có thể từng bước khởi chạy các chiến dịch cho riêng họ.

Think with Google hay Twitter for Business cũng không là ngoại lệ, cơ bản các nền tảng này cung cấp các hướng dẫn từng bước để triển khai, đo lường và theo dõi mức độ hiệu quả các chiến dịch quảng cáo.

Những nội dung này hiển nhiên vô cùng “hấp dẫn” đối với các marketers nói chung. Bên cạnh các thông tin liên quan đến các công cụ quảng cáo, nhà quảng cáo còn nhận được vô số các lời khuyên “hữu ích” để cách tiếp cận chiến dịch của họ mang lại hiệu quả nhất.

Cuối cùng, mục tiêu chủ yếu của các nền tảng quảng cáo là khiến cho các nhà quảng cáo tập trung nhiều hơn vào việc cá nhân hoá và hiển nhiên họ muốn thương hiệu có thể chi tiêu nhiều nhất có thể.

Quảng cáo cá nhân hoá – Câu chuyện không hề đơn giản như khái niệm vốn có.

Khi nói đến việc cá nhân hoá quảng cáo, Facebook có lẽ là nền tảng được nhắc đến nhiều nhất. Để có thể khiến doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn, hàng loạt các câu chuyện đầy cảm hứng đã được kể. Từ các câu chuyện doanh nghiệp đã thành công như thế nào với quảng cáo Facebook đến những hiệu quả khác biệt thông qua chiến thuật cá nhân hoá.

Ở đâu đó trên chính nền tảng Facebook hay các nền tảng quảng cáo khác, sẽ không khó để bạn có thể bắt gặp các nội dung quảng cáo kiểu như:

“Thương hiệu A, một nhà sản xuất…hàng đầu thế giới, đã tìm thấy tới hơn 80% khách hàng của họ thông qua các nền tảng của Facebook, hay một công ty B nào đó đã “tăng tới 50% doanh số bán hàng thông qua các ứng dụng và dịch vụ của Facebook”.

Những nội dung này hiển nhiên nghe vô cùng hấp dẫn, nhưng có một câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp hay thương hiệu có thực sự hưởng lợi nhiều như vậy từ các hoạt động quảng cáo mà đặc biệt là quảng cáo cá nhân hoá đến từng phân khúc khách hàng rất nhỏ (hoặc thậm chí là đến từng người)?

Theo nghiên cứu của các giáo sư marketing đến từ trường kinh doanh ESADE thuộc Đại học Ramon Llull và trường quản trị Rotterdam thuộc Đại học Erasmus, khi cung cấp các thông tin đến doanh nghiệp, các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay Twitter thường không trung thực với các kết luận về tác động của quảng cáo đến thương hiệu.

Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề, hãy xem xét đến ví dụ thực tế từ một công ty hàng tiêu dùng đến từ châu Âu trong nhiều năm liền đã định vị thương hiệu của mình dựa trên sự bền vững (sustainability).

Công ty này muốn khám phá xem liệu giữa một quảng cáo tập trung vào tính bền vững và một quảng cáo khác tập trung vào sự thuận tiện, cách tiếp cận nào sẽ hiệu quả hơn.

Thông qua chiến thuật chạy thử nghiệm phân tách quảng cáo (A/B Testing) và sau đó so sánh mức độ lợi nhuận có được dựa trên chi tiêu quảng cáo (ROAS). Kết quả nhận được cho thấy lợi nhuận cao hơn nhiều đối với quảng cáo tập trung vào tính bền vững.

Tuy nhiên, vấn đề chính rút ra ở đây không phải là các thương hiệu (khác) cần tập trung nhiều hơn vào tính bền vững trong nội dung quảng cáo, nó liên quan nhiều hơn đến câu chuyện thử nghiệm quảng cáo.

Các thử nghiệm về các tiêu đề hay nội dung (ad copy) khác nhau, thứ mà Facebook gọi là A/B Testing thực chất không phải thử nghiệm phân tách theo đúng nghĩa. Đây là một hiểu nhầm rất lớn ngay cả với những người làm marketing có kinh nghiệm.

Dưới đây mà một số sự thật liên quan đến câu chuyện thử nghiệm quảng cáo.

1) Có thể Facebook chia một lượng lớn đối tượng mục tiêu thành hai nhóm – nhưng không phải tất cả mọi người trong các nhóm đều sẽ nhận được lượt hiển thị. Có nghĩa là, nhiều người trong thực tế sẽ không có cơ hội được nhìn thấy quảng cáo.

2) Facebook bắt đầu chọn đối tượng từ mỗi nhóm và cung cấp những nội dung khác nhau tùy thuộc vào nhóm mà một người được chọn làm mẫu. Ví dụ: một người được chọn từ Nhóm 1 sẽ nhận được quảng cáo màu xanh và người được chọn khác từ Nhóm 2 sẽ nhận được quảng cáo màu đỏ.

3) Facebook sau đó sử dụng các thuật toán máy học để tinh chỉnh chiến lược lựa chọn của mình. Giả sử rằng những người trẻ tuổi có nhiều khả năng nhấp vào các quảng cáo màu đỏ hơn, vì vậy sau đó hệ thống sẽ bắt đầu tự động phân phối quảng cáo này nhiều hơn cho những người trẻ tuổi.

Vấn đề ở đây là gì? Thuật toán máy học mà Facebook sử dụng để tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo đang thực sự làm mất đi giá trị của cái gọi là thử nghiệm phân tách.

Các thử nghiệm A/B được xây dựng dựa trên ý tưởng phân bổ ngẫu nhiên (ở bước số 1 và số 2 nói trên). Nhưng đến bước số 3 thì nó có còn ngẫu nhiên không?

Và đây chính là vấn đề. Nếu bạn so sánh những người ở Nhóm 1 với những người ở Nhóm 2, bạn sẽ không thể đưa ra kết luận về tác động “nguyên nhân và kết quả” vì đơn giản là những người nhận được quảng cáo từ Nhóm 1 vốn khác với những người ở Nhóm 2 trên rất nhiều khía cạnh khác nhau.

Quay lại ví dụ ở trên, những người từ Nhóm 2 sẽ được phân phối các quảng cáo màu đỏ, và họ được mặc định là trẻ hơn so với những người nhận được quảng cáo màu xanh ở Nhóm 1. Dù thử này là gì, như bạn có thể thấy, nó không phải là “thử nghiệm phân tách”.

Nền tảng quảng cáo của Google cũng tương tự.

Theo góc nhìn của Google, các chỉ số giống như ROI sẽ ảnh hưởng bởi những mối quan hệ nguyên nhân kết quả nào đó, trong khi trên thực tế, chúng chịu sự tác động kết hợp.

Hãy thử tưởng tượng rằng một doanh nghiệp nào đó đang muốn tìm hiểu xem liệu một chiến dịch quảng cáo có mang lại hiệu quả trong việc tăng doanh số bán hàng hay không.

Trả lời câu hỏi này, Google gợi ý rằng, các nhà quảng cáo cần kết hợp giữa yếu tố công nghệ cơ bản và thuật toán đơn giản.

Đầu tiên, bạn thiết lập mã theo dõi chuyển đổi (conversion tracking) cho website của mình bởi điều này cho phép bạn có thể theo dõi liệu những khách hàng đã nhấp vào quảng cáo có tiếp tục mua hàng sau đó hay không.

Tiếp theo, bạn tính tổng doanh thu có được từ những khách hàng này và chia cho (hoặc trừ đi) chi phí quảng cáo của mình.

Theo khái niệm của Google thì khi này bạn có được chỉ số ROI, đây là “chỉ số đo lường quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ vì nó cho thấy tác động thực sự của Google Ads đối với doanh nghiệp hay thương hiệu”.

Tuy nhiên, trên thưc tế thì không như bạn nghĩ. Giả định đó của Google còn thiếu sót rất nhiều vì nó thiếu đi các điểm so sánh (point of comparison).

Để thực sự biết liệu quảng cáo có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn hay không, bạn cần biết doanh thu của mình sẽ như thế nào nếu không có quảng cáo và nhiều điểm so sánh khác (ngoài các nền tảng quảng cáo).

Sự nhầm lẫn về khái niệm gọi là “nguyên nhân và kết quả”.

Các doanh nghiệp có thể trả lời hai kiểu câu hỏi sau đây bằng cách sử dụng dữ liệu: Họ có thể trả lời các câu hỏi mang tính dự đoán (chẳng hạn như “Khách hàng này sẽ mua sản phẩm của mình chứ?”) Và các câu hỏi suy luận theo kiểu nguyên nhân và kết quả (kiểu như “Quảng cáo này có khiến khách hàng ra quyết định mua hàng hay không?”).

Những câu hỏi này vốn rất khác nhau nhưng hay dễ bị nhầm lẫn. Để trả lời các câu hỏi suy luận nguyên nhân kết quả, bạn cần thực hiện các phép so sánh ngược tới thực tế (chẳng hạn như “Liệu khách hàng này có mua hàng hay không nếu họ không xem quảng cáo, hay không xem quảng cáo ở nền tảng A nào đó”).

Các “thuật toán thông minh” hay các công cụ kỹ thuật được tạo ra bởi các nền tảng quảng cáo lớn thường đưa ra các phép so sánh giữa quả táo với quả cam để hỗ trợ cho các suy luận mang tính nguyên nhân kết quả. Và đây là một sai lầm.

Đối với các thương hiệu, họ nên nhận thức rõ sự khác biệt giữa dự đoán và suy luận nhân quả cũng như tầm quan trọng của việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.

Nhắm mục tiêu tới những người có khả năng mua hàng bằng quảng cáo là một vấn đề hay thuật toán dự đoán thuần túy. Nó không dựa trên các suy luận mang tính nguyên nhân kết quả trong thực tế. Và do đó việc thuyết phục ai đó mua hàng theo cách này sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Các nền tảng quảng cáo rõ ràng là cung cấp nhiều cách hơn để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, tuy nhiên các doanh nghiệp (đặc biệt là vừa và nhỏ) cần nên lưu ý rằng các nền tảng quảng cáo luôn theo đuổi lợi ích riêng của họ khi cung cấp thông tin và công cụ hỗ trợ, và nhiều khi nó khiến cho doanh nghiệp có những góc nhìn thiếu chính xác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

MarketingTrips thông báo chương trình đào tạo và dẫn dắt nghề Marketing – Digital Marketing

Sau chính thức hơn một năm ra mắt trang tin điện tử chuyên các nội dung về Marketing, Digital Marketing, Brand, SEO, Social Media, Content Marketing và nhiều mảng khác, MarketingTrips đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các độc giả trong và ngoài nước (hơn 1 triệu người đã truy cập website). Chương trình mang tính dẫn dắt lần này là một bước đi tiếp theo trong hệ giá trị của MarketingTrips.

MarketingTrips

Theo đó, trong đợt ra mắt lần này, MarketingTrips giới thiệu 2 chương trình chủ yếu chia sẻ và đào tạo về Marketing đặc biệt Digital Marketing bao gồm: DMG và DM – From Thinking to Execution 01.

1. Về chương trình Digital Marketing Generalist (DMG).

Giới thiệu.

Xuất phát từ góc nhìn mong muốn xây dựng nên những “người đa năng” (Generalist) thay vì các chuyên gia (Specialist) chỉ với một số ít các kỹ thuật cụ thể, chương trình DMG được thiết kế bởi MarketingTrips nhằm mục tiêu giúp học viên phát triển rộng và xa hơn trong ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng trước bối cảnh kinh tế mới.

Mục tiêu.

  • Học viên có đa dạng kiến thức và kỹ năng để gia nhập ngay hoặc phát triển xa hơn trong nghề.
  • Có thể hiểu và tiếp cận các vấn đề trong ngành ở góc nhìn rộng hơn (Mindset & Emotional).
  • Chuyển hoá về tư duy, cảm xúc làm Marketing, Digital Marketing từ người hướng dẫn vốn đã trải nghiệm đa dạng các công việc khác nhau tại doanh nghiệp.

Thời gian học.

  • Từ 19h – 21h tối thứ 3, 5, 7 hoặc tối thứ 3, 5, và sáng chủ nhật từ 9h-11h. 2h/mỗi buổi.
  • Các khoá học sẽ được khai giảng liên tục và có thông báo cụ thể theo từng khoá.
  • Học phí của chương trình: 11 triệu (VNĐ).
  • Link đăng ký & xếp lớp: Tại đây

Các học viên phù hợp với chương trình.

  • Những bạn học khác ngành và mong muốn chuyển sang Marketing hay Digital Marketing.
  • Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing và quản trị kinh doanh.
  • Những bạn đã hoặc đang đi làm các công việc liên quan đến quảng cáo, Content, Marketing hay Digital Marketing (không phân biệt các cấp độ/level vị trí đang đảm nhận tại doanh nghiệp miễn là thấy nội dung chương trình phù hợp hoặc muốn tương tác sâu hơn với người hướng dẫn).
  • Các bạn làm nghề kinh doanh tự do (hoặc chủ doanh nghiệp) mong muốn hiểu và thực thi Marketing, Digital Marketing theo cách tiếp cận rộng và đa dạng nhất.

Người hướng dẫn.

Người hướng dẫn trực tiếp và duy nhất của chương trình này là Bạn Ngọc Trà Nguyễn (Founder & Admin của MarketingTrips). Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề cùng quan điểm và cách tiếp cận nghề theo hướng Generalist (hiểu vấn đề từ bản chất, tiếp cận và làm nhiều thứ khác nhau), mong muốn của Admin là hướng dẫn và góp phần xây dựng nên nhiều Generalist khác.

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Từng đảm nhận vị trí Brand Manager, Marketing Manager tại AnDongPharma.
  • Từng đảm nhận vị trí Marketing Manager (Digital focused) tại VCCorp.
  • Từng đảm nhận vị trí Digital & Consumer Insight Manager tại Taco Vietnam (thương hiệu trà sữa ToCoToCo, Lẩu JiangHu và một số thương hiệu khác).
  • Từng đảm nhận vị trí Head of Marketing tại Hoa Thien Phu Pharma (thương hiệu Sắc Ngọc Khang, Hoa Thiên…).

Một số điểm cần lưu ý.

  • Để bảm đảo tính hiệu quả và tương tác, mỗi lớp sẽ có từ 5 đến không quá 10 học viên.
  • Người hướng dẫn sẽ liên hệ phỏng vấn và xếp lớp (với những học viên tương tự nhất) sau khi học viên đăng ký form.
  • Chương trình được tổ chức qua Google Meet (sẽ tổ chức lớp offline nếu tình hình dịch Covid-19 tích cực hơn).
  • Các học viên sau khi tham gia sẽ gia nhập các Group riêng theo từng lớp để được hỗ trợ trong suốt và sau chương trình (người hướng dẫn sẽ tư vấn thông qua các case thực tế của học viên tại doanh nghiệp).
  • Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 15 buổi và mỗi buổi diễn ra trong 2 tiếng (chương trình có thể kéo dài hơn nếu học viên hỏi và tương tác nhiều).

Nội dung tổng quan của chương trình.

  1. Cấu trúc bộ phận Digital Marketing trong cấu trúc kinh doanh của tổ chức.
  2. Tổng quan về ngành Marketing và Digital Marketing.
  3. Các kỹ thuật phân tích và thấu hiểu đối tượng mục tiêu.
  4. Content Creation & Marketing (cho SEO, Ads, Blogs).
  5. Display Advertising – Programmatic Advertising – Native Advertising.
  6. Quảng cáo Google (GDN & Google Adwords).
  7. Quảng cáo Facebook (Facebook Ads).
  8. Cài đặt và thiết lập các công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc đo lường, phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.
  9. Tư duy về hình ảnh (Visual) cho nội dung và quảng cáo.
  10. Xây dựng chiến lược (kế hoạch) Digital Marketing.
  11. Hướng dẫn cơ bản về OKRs – Công cụ xây dựng mục tiêu và quản lý đội nhóm dựa trên các chỉ số hiệu suất và kết quả chính. 
  12. Các ví dụ thực tế (case study) sẽ được chia sẻ xuyên suốt chương trình.

Nội dung chi tiết.

1. Cấu trúc bộ phận Digital Marketing trong cấu trúc kinh doanh của tổ chức. 

  • Các bộ phận Digital Marketing hay Marketing thay đổi như thế nào trong các tổ chức khác nhau hay các ngành hàng khác nhau.
  • Phân tích ví dụ về một số mô hình phòng ban phổ biến. 

2. Tổng quan về ngành Marketing và Digital Marketing.

2.1 Làm Marketing là làm gì, phân tích khái niệm Marketing theo nhiều góc nhìn khác nhau.

2.2 Phân tích các mô hình Marketing (Marketing Model) phổ biến nhất trên thế giới.

2.3 Làm Digital Marketing là làm gì, phân biệt thuật ngữ Digital Marketing với các thuật ngữ khác.

2.4 Các thành phần chính (mang tính chiến lược) của Digital Marketing.

2.5 Phân tích vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp.

2.6 Mối quan hệ giữa Digital, Marketing, Brand, Trade…

3. Các kỹ thuật phân tích và thấu hiểu đối tượng mục tiêu.

3.1 Phân loại các nhóm đối tượng cần tiếp cận (đối tượng mục tiêu).

3.2 Các kỹ thuật phân tích và thấu hiểu đối tượng mục tiêu (nhắm mục tiêu – targeting).

3.2.1 Demographics – Nhân khẩu học.

3.2.2 Interest – Sở thích.

3.2.3 Behaviors – Hành vi.

3.2.4 Psychographics – Tâm lý học.

3.2.5 Geographics – Địa lý.

3.2.6 Socialgraphics – Xã hội học.

3.3 Thấu hiểu hành trình của khách hàng và hành trình Digital đáp ứng các giai đoạn trong hành trình đó.

4. Content Creation & Marketing (cho SEO, Ads, Blogs).

4.1 Content là gì, phân biệt một số khái niệm về Content trong Marketing

4.2 Cách xây dựng và phát triển nội dung cho các hoạt động SEO (website).

4.2.1 Mục tiêu của việc phát triển nội dung SEO – SEO Content.

4.2.2 Các bước thực hiện viết nội dung SEO.

4.2.3 Tối ưu nội dung bài viết chuẩn SEO trên trang (on-page) – Kèm làm bài tập thực hành.

4.2.4 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc xếp hạng một từ khoá, bài viết.

4.3 Cách xây dựng và phát triển nội dung cho các hoạt động quảng cáo (Google, Facebook. Native, Instagram…)

4.3.1 Mục tiêu của các nội dung quảng cáo.

4.3.2 Quy trình viết nội dung quảng cáo.

4.3 3 Các kỹ thuật viết nội dung quảng cáo.

      • Tập trung vào khách hàng.
      • Tập trung vào sản phẩm.
      • Tập trung vào đối thủ và thị trường.
      • Tập trung vào doanh nghiệp (hoặc thương hiệu).
      • Kết hợp tất cả các yếu tố trên.

5. Display Advertising – Programmatic Advertising – Native Advertising.

5.1 Thấu hiểu một số thuật ngữ/cách thức hoạt động liên quan đến quảng cáo hiển thị (Display Ads), quảng cáo tự động (Programmatic Ad) và quảng cáo hiển thị tự nhiên (Native Ad).

5.2 Quảng cáo hiển thị.

5.3 Quảng cáo tự động.

5.4 Quảng cáo hiển thị tự nhiên.

5.5 Một số quan điểm sai lầm và lưu ý khi lựa chọn các nền tảng cáo hiển thị (Admicro, Adtima, Eclick).

5.6 Các chỉ số đo lường hiệu quả chính. 

6. Quảng cáo Google (GDN & Google Adwords).

6.1 Tổng quan về công cụ tìm kiếm.

6.2 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến Google Ads.

6.3 Cách thức hoạt động của GDN và Google Adwords.

6.4 Các bước thiết lập tài khoản và cấu trúc chiến dịch Google Ads.

6.5 Chi tiết từng bước trong quy trình triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Ads (Search).

7. Quảng cáo Facebook (Facebook Ads).

7.1 Tổng quan về cơ chế hiển thị nội dung (EdgeRank) và Facebook Ads.

7.2 Thấu hiểu các thuật ngữ liên quan.

7.3 Từng bước thiết lập tài khoản kinh doanh (BM – Busines Manager) và cấu trúc tài khoản quảng cáo.

7.4 Chiến lược xây dựng các tệp đối tượng tiềm năng phục vụ cho hoạt động re-marketing và tối ưu chuyển đổi.

7.5 Các bước để thiết lập một chiến dịch quảng cáo toàn diện và hiệu quả.

7.6 Tư duy tối ưu quảng cáo (từ góc nhìn toàn diện).

8. Cài đặt và thiết lập các công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc đo lường, phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.

  • Google Tag Manager.
  • Google Analytics.
  • Google Ads Conversion Tracking.
  • Facebook Pixel (events manager, data sources…)
  • Một số add-ons trên trình duyệt để có thể test nhanh code.

9. Tư duy về hình ảnh (Visual) cho nội dung và quảng cáo.

  • Cấu trúc trong tư duy thiết kế và chọn hình ảnh.
  • Một vài lưu ý khi thiết lập hình ảnh.

10. Xây dựng chiến lược (kế hoạch) Digital Marketing.

10.1 Một số khái niệm liên quan.

10.2 Các nội dung hay thành phần chính của một bản kế hoạch chiến lược.

10.3 Chi tiết quy trình xây dựng một bản kế hoạch chiến lược Digital Marketing.

11. Hướng dẫn cơ bản về OKRs – Công cụ xây dựng mục tiêu và quản lý đội nhóm dựa trên các chỉ số hiệu suất và kết quả chính.

Kết thúc chương trình.

  • Học phí của chương trình: 11 triệu (VNĐ).
  • Thông tin chuyển khoản:

Tên người nhận: Nguyễn Ngọc Trà

Ngân hàng: Vietcombank, CN Đông Sài Gòn

Số tài khoản: 0371 000 444 392

Nội dung chuyển khoản: DMG 02 [Tên người chuyển]

* Lưu ý: Vì mỗi lớp chỉ có tối đa 10 bạn, nên những bạn xếp lớp trước sẽ tham gia trước. Học viên có thể chuyển khoản trước hoặc sau khi phỏng vấn xếp lớp.

2. Về chương trình DM – From Thinking to Execution 01.

Giới thiệu.

Xuất phát từ mong muốn giúp các bạn trẻ đang trong giai đoạn đầu tiếp cận với Digital Marketing có được tư duy và kỹ năng triển khai hoạt động này một cách đúng đắn, chuẩn xác ngay từ đầu, chương trình “DM – From Thinking to Execution 01” đã được thiết kế bởi MarketingTrips với mục tiêu giúp học viên hoàn thiện tư duy nền tảng chắc chắn về Digital Marketing, nắm chắc cách thức triển khai hoạt động Digital từ tổng quan đến chi tiết nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó giúp các bạn trẻ nhanh chóng đạt được những cột mốc phát triển trong sự nghiệp.

Mục tiêu.

Học viên có đủ kiến thức để gia nhập ngay, đồng thời xây dựng khả năng tự học Digital Marketing chủ động, mạnh mẽ để có những bước tiến xa hơn trong nghề.

Thời gian học.

  • Từ 19h – 21h tối thứ 4 và thứ 6 (Hoặc tối thứ 5 và tối thứ 7).
  • Thời lượng 2h/ buổi.
  • Các khoá học sẽ được khai giảng liên tục và có thông báo cụ thể theo từng khoá.
  • Học phí của chương trình: 6.5 triệu (VNĐ).
  • Link đăng ký & xếp lớp: Tại đây

* Thời gian cụ thể sẽ được điều chỉnh theo lịch đăng ký của học viên.

Các học viên phù hợp với chương trình.

  • Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing, kinh tế, quản trị kinh doanh có mong muốn theo đuổi ngành Digital Marketing.
  • Những bạn đã đi làm, hiện đang làm việc trong các mảng khác như Content Marketing, Brand Marketing, có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về Digital Marketing để mở rộng kỹ năng chuyên môn trong ngành.
  • Những bạn đã đi làm trong ngành quảng cáo nói riêng và Digital Marketing nói chung, chưa có nhiều kinh nghiệm, làm chưa hiệu quả, cần được hiểu và làm chuyên sâu hơn.

Người hướng dẫn.

Bạn Đàm Xuân Thành – Co-Founder & Editor của MarketingTrips.

Người hướng dẫn trực tiếp và duy nhất của chương trình này là bạn Đàm Xuân Thành. Với hơn 4 năm kinh nghiệm trong ngành Digital Marketing, cùng những trải nghiệm làm việc tại nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau, bạn Thành mong muốn giúp các bạn trẻ mới ra trường, mới tiếp cận với Digital Marketing có thể đi đúng hướng ngay từ đầu, tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành các chuyên gia xuất sắc của doanh nghiệp mà bạn đang làm việc, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu trên môi trường số.

  • Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân – NEU.
  • Từng đảm nhận vị trí Digital Marketing Manager tại Công ty cổ phần giáo dục ILIAT toàn cầu.
  • Từng đảm nhận vị trí Performance-Based Ads Specialist tại VCCorp.
  • Từng đảm nhận vị trí Marcom Strategy Growth Planner tại Công ty TNHH Tư vấn & Truyền thông 5S – 5S Media.

Một số điểm cần lưu ý.

  • Để đảm bảo tính hiệu quả và tương tác, mỗi lớp sẽ có từ 5 đến không quá 10 học viên.
  • Người hướng dẫn sẽ liên hệ phỏng vấn và xếp lớp (với những học viên tương tự nhất) sau khi học viên đăng ký form.
  • Chương trình được tổ chức qua Google Meet hoặc Zoom. (sẽ tổ chức lớp offline nếu tình hình dịch Covid-19 tích cực hơn).
  • Các học viên sau khi tham gia sẽ gia nhập các Group riêng theo từng lớp để được hỗ trợ trong suốt và sau chương trình (người hướng dẫn sẽ tư vấn thông qua các case thực tế của học viên tại doanh nghiệp).
  • Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 15 buổi và mỗi buổi diễn ra trong 2 tiếng (chương trình có thể kéo dài hơn nếu học viên hỏi và tương tác nhiều).

Nội dung tổng quan của chương trình.

  1. Khái niệm nền tảng trong Digital Marketing.
  2. Tư duy: Khách hàng là trung tâm.
  3. Tư duy phân khúc khách hàng và phân tích đặc điểm của khách hàng trên môi trường Digital.
  4. Digital Marketing Funnel là gì? Tìm hiểu về các phễu chuyển đổi quan trọng trong Digital Marketing.
  5. Tìm hiểu về các kênh quan trọng trong Digital.
  6. Thực hành: Thao tác cài đặt, vận hành trên các kênh Digital.
  7. Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp.
  8. Bonus: Tâm lý học trong Digital Marketing.
  9. Bonus: Phân tích một số case study làm Digital Marketing trong các lĩnh vực cụ thể (E-commerce, Giáo dục, Công nghệ,…).
  10. Bonus: Phân tích, đánh giá case của học viên.

Nội dung chi tiết.

1. Khái niệm nền tảng trong Digital Marketing.

1.1 Digital Marketing chiếm vị thế như thế nào trong bức tranh tổng về Marketing?

1.2.Digital Marketing trong bức tranh lớn về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tư duy khách hàng là trung tâm.

2.1 Điều gì khiến khách hàng hành động?

2.2 Những cảm xúc chủ đạo trên môi trường số.

2.3 Nhận thức quyết định hành vi.

3. Phân khúc khách hàng và phân tích đặc điểm của khách hàng trên Digital.

3.1 Phân khúc khách hàng mục tiêu.

3.2 Phân tích khách hàng trên môi trường số.

3.3 Hành trình khách hàng trong Marketing.

4. Digital Marketing Funnel là gì? Tìm hiểu về các phễu chuyển đổi quan trọng trong Digital Marketing.

4.1 Phễu Sản phẩm.

4.2 Phễu Traffic.

4.3 Phễu Khách hàng.

5. Tìm hiểu về các kênh quan trọng trong Digital.

5.1 Paid Media.

5.2 Owned Media.

5.3 Earned Media.

6. Thực hành: Thao tác cài đặt, vận hành trên các kênh Digital.

6.1 Thực hành với kênh Facebook.

6.2 Thực hành với kênh Google.

6.3 Thực hành với Website.

7. Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp

7.1 Tìm hiểu mô hình 3Cs, 4Cs.

7.2 Đề xuất chiến lược Digital Marketing.

7.3 Đề xuất hoạt động Digital Marketing.

7.4 Đo lường hoạt động Digital Marketing.

7.5 Tối ưu hoạt động Digital Marketing.

8. Bonus: Tâm lý học trong Digital Marketing.

9. Bonus: Phân tích một số case study làm Digital Marketing trong các lĩnh vực cụ thể (E-commerce, Giáo dục, Công nghệ…).

10. Bonus: Phân tích, đánh giá case của học viên.

Kết thúc chương trình.

  • Học phí của chương trình: 6.5 triệu (VNĐ).
  • Thông tin chuyển khoản:

Tên người nhận: Nguyễn Ngọc Trà

Ngân hàng: Vietcombank, CN Đông Sài Gòn

Số tài khoản: 0371 000 444 392

Nội dung chuyển khoản: DM – From Thinking to Execution 01 – [Tên người chuyển]

* Lưu ý: Vì mỗi lớp chỉ có tối đa 10 bạn, nên những bạn xếp lớp trước sẽ tham gia trước. Học viên có thể chuyển khoản trước hoặc sau khi phỏng vấn xếp lớp.

Mọi thắc mắc hay ý kiến đóng góp cho MarketingTrips, bạn có thể liên hệ qua:

  • Phone: 0976.577.458
  • Email: help@marketingtrips.com hoặc marketingtrips.dmg@gmail.com

Cảm ơn tất cả các bạn. Hy vọng sẽ sớm gặp lại các bạn tại chương trình nhé!

3 cách đơn giản để tránh việc chi tiêu không phù hợp trong Marketing

Việc phân bổ không hiệu quả ngân sách marketing có thể dẫn đến việc nhắm mục tiêu không chính xác, mất doanh thu, giảm năng suất và thậm chí là mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3 cách đơn giản để tránh việc chi tiêu không phù hợp trong Marketing

Tại thị trường Mỹ, marketing kém hiệu quả và sự hiện diện yếu trên các nền tảng trực tuyến là một trong sáu lý do hàng đầu khiến 75% doanh nghiệp mới phải chấp nhận thất bại trong dài hạn.

Trong khi đó, trong một cuộc khảo sát với 1.000 marketer trên toàn thế giới do Rakuten Marketing thực hiện, những người được hỏi ước tính rằng họ đã lãng phí trung bình khoảng 26% ngân sách marketing cho những quyết định sai lầm về kênh (channels) và chiến lược.

Theo số liệu từ một báo cáo khác liên quan đến ngân sách marketing của Gartner, chi phí marketing tính theo phần trăm doanh thu đã giảm đi gần một nửa vào năm 2021, từ mức 11% xuống chỉ còn 6,4% (khảo sát tại Mỹ và Châu Âu).

Để có thể nâng cao hiệu quả của các hoạt động marketing, dưới đây là một số cách đơn giản mà doanh nghiệp hay người làm marketing có thể thực hiện.

1. Dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu lý do tại sao khách hàng thích và mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong khi các yếu tố công nghệ và nền tảng quảng cáo đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là Google và Facebook, không ít các chủ doanh nghiệp hay thậm chí là người làm marketing lầm tưởng rằng họ có thể dễ dàng tung ra một sản phẩm và nhanh chóng trở nên thành công. Tuy nhiên, sự thật lại có phần rất khác.

Marketing vốn vừa là một môn khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng về đời sống, tâm lý, hành vi và nhu cầu của khách hàng, vừa là nghệ thuật truyền tải thông điệp và thuyết phục họ, và hiển nhiên, nền tảng không phải là vấn đề chính yếu.

Trước khi khởi chạy bất cứ chiến dịch quảng cáo hay marketing nào, điều quan trọng là thương hiệu phải gia nhập và tương tác đủ sâu với đời sống của đối tượng mục tiêu hay khách hàng của họ.

Bên cạnh các số liệu có được từ các chương trình thử nghiệm quảng cáo (A/B Testing), thương hiệu cũng có thể có được số liệu trực tiếp từ chính khách hàng của mình.

Việc bạn cần làm là chọn một loạt các khách hàng từ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, đặt câu hỏi cho họ và sau đó tìm hiểu xem điều gì đã khiến họ ra các quyết định mua hàng, kể cả với thương hiệu của bạn hay từ đối thủ.

Ý tưởng của cách làm này đó là thông thường mỗi khách hàng, đặc biệt là từ các phân khúc khác nhau, họ mua hàng vì các mục đích khác nhau.

Ví dụ, thông qua việc mua một chiếc iPhone: Người mua đến từ phân khúc đầu tiên có thể là để chứng minh sự “có điều kiện” của họ. Người thứ hai có thể đơn giản là chỉ để chụp những tấm ảnh chất lượng cao, trong khi người thứ ba thì mua iPhone vì họ yêu logo của Apple chẳng hạn.

Mặc dù cùng là một sản phẩm giống nhau, đến từ cùng một thường hiệu, nhưng rõ ràng mục đích mua và sử dụng chúng lại rất khác nhau. Trong ngành Marketing, chúng ta có khái niệm Insights, chính là việc tìm hiểu những mong muốn hay suy nghĩ “ít khi được nói ra” trực tiếp của khách hàng.

2. Xác định cán cân chi phí chuyển đổi.

Bạn đã bao giờ lo lắng việc tung ra một sản phẩm mới vì bạn nghĩ rằng giá của nó quá cao so với thị trường hay chưa? Hoặc ngược lại, có bao giờ bạn cảm thấy không thoải mái khi phải bán “đứa con tinh thần” của mình với giá quá thấp hay khách hàng chưa chấp nhận mức giá cao hơn?

Một trong những cách đơn giản để kiểm tra mức độ chấp nhận của thị trường đó là: Thử nghiệm đề xuất (proposition testing).

Trước tiên, hãy nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xem khách hàng của mình đang tìm kiếm điều gì và đối thủ cạnh tranh hiện có đang cung cấp sản phẩm gì và với chi phí bao nhiêu. Số liệu có được sẽ cho bạn những nhận định chính xác về nơi mình có thể bắt đầu.

Sau đó, hãy tự hỏi xem bạn hay thương hiệu của mình đang mong muốn đạt được điều gì.

Ví dụ, sau khi tung ra một sản phẩm mới, một số thương hiệu chọn cách đặt giá thấp để xây dựng thị phần. Những đối thủ khác thì chọn cách tăng giá để thu hút những khách hàng có khả năng chi trả cho những sản phẩm cao cấp hơn.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn, chi phí để có được một khách hàng hay giá bán cho mỗi sản phẩm có thể khác nhau.

3. Tối ưu hóa hiệu suất bán hàng.

Quy trình bán hàng nhanh chóng và dịch vụ tốt từ lâu đã được chứng minh là một cách hiệu quả để tăng lòng trung thành của khách hàng.

Nếu thương hiệu mất quá nhiều thời gian chuẩn bị trước khi gọi điện cho một khách hàng tiềm năng hay phải để khách hàng đợi quá lâu kể từ khi họ đăng ký tư vấn, đối thủ đang chờ sẵn khách hàng của bạn.

Dưới đây là một số điểm tiêu chuẩn (benchmarks) về thời gian chăm sóc khách hàng bạn có thể tham khảo:

Xuất sắc: Khách hàng nhận được cuộc gọi lại của nhân viên bán hàng trong vòng năm đến 15 phút sau khi đăng ký.

Có thể chấp nhận được: Khách hàng nhận được cuộc gọi trong vòng 15 đến 30 phút.

Báo động: Một cuộc gọi lại được thực hiện trong vòng 30 đến 60 phút.

Xấu: Liên hệ lại khách hàng sau hơn 1 giờ đăng ký.

Về cơ bản, thời gian chờ của khách hàng tỉ lệ thuận với khả năng rời bỏ thương hiệu. Để có thể giảm thiếu tối đa thời gian chờ của khách hàng, thương hiệu có thể sử dụng các công cụ chăm sóc khách hàng tự động hoặc sử dụng các hệ thống CRM để chủ động luân chuyển khách hàng trong trường hợp một nhân viên nào đó đang bận.

Bên cạnh đó để bảo bảo rằng các nhân viên bán hàng đang thực hiện đúng quy trình tư vấn và các cuôc tư vấn đạt chất lượng, thương hiệu có thể thường xuyên kiểm tra và chấm điểm nhân viên thông qua lịch sử cuộc gọi ghi nhận được.

Nếu một nhân viên bán hàng nào đó không thể tư vấn thành công cho khách hàng, bạn có thể luân chuyển khách hàng đó sang một nhân viên có hiệu suất tư vấn tốt hơn trong cuộc gọi bán hàng kế tiếp.

Bất kể bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, quy mô doanh nghiệp ra sao, ngân sách marketing nhiều hay ít, việc tối ưu ngân sách chi tiêu luôn là điều cần thiết.

Từ việc ra quyết định dựa trên nghiên cứu, thử nghiệm và học hỏi liên tục hay tối ưu hoá quy trình bán hàng, mọi thứ cần trở thành nét văn hoá trong doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Một vài xu hướng Marketing rất đáng tham khảo trong 2022

Nếu bạn đang tìm kiếm những ý tưởng hay các xu hướng Marketing sẽ phát triển mạnh trong năm mới 2022, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Một vài xu hướng Marketing rất đáng tham khảo trong 2022

Trong quá khứ, marketing là việc đưa tên tuổi của bạn ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, vào những năm gần đây và 2022, nó sẽ là về việc tạo ra một thương hiệu hiệu quả, cách kể chuyện hấp dẫn và đo lường sự thành công của các câu chuyện đó.

Các chiến thuật marketing hiệu quả trong quá khứ xoay quanh việc sử dụng các nền tảng phù hợp để quảng bá, tạo quảng cáo nhắm mục tiêu đến các đối tượng hoặc nhân khẩu học cụ thể thông qua các từ khóa hay hashtags trên các nền tảng mạng xã hội với các chiến dịch nhắm mục tiêu lại (re-targeting).

Marketing vào năm 2022 sẽ đòi hỏi các chủ doanh nghiệp hay người làm marketing cần sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, đầu tư vào thương hiệu của họ, chăm chú lắng nghe nhiều hơn khi tương tác với khách hàng trực tuyến hay khi đối mặt với những thất bại trong quá trình cạnh tranh.

Chiến lược marketing hiệu quả đòi hỏi cả tư duy dài hạn lẫn các chiến thắng nhanh chóng trong ngắn hạn, đó là lý do tại sao cách kể chuyện (storytelling) hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự thành công của các thương hiệu.

Dưới đây là chi tiết một số xu hướng mà các marketer hay thương hiệu có thể tham khảo cho chiến lược marketing của mình trong 2022.

Video marketing sẽ trở nên quan trọng hơn đối với sự thành công của bất cứ kế hoạch marketing nào.

Video marketing hay tiếp thị qua video là là tương lai của marketing.

Theo số liệu từ Google, YouTube tiếp cận nhiều người từ 18-34 và 18-49 tuổi hơn bất kỳ mạng truyền hình cáp nào khác ở Mỹ.

Facebook thì báo cáo rằng các bài đăng video nhận được mức độ tương tác cao hơn đến 6 lần so với các bài đăng bằng hình ảnh (Image) hoặc liên kết (link) trong khi Twitter đã chứng kiến số lượt xem video tăng hơn 160% trên nền tảng.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các marketers?

Về cơ bản, nếu bạn không kết hợp video vào chiến lược của mình, bạn đang bỏ lỡ đi những cơ hội lớn để kết nối với đối tượng mục tiêu và xây dựng lòng tin với họ.

Video là chìa khóa để tạo ra những mối quan hệ sâu hơn với khách hàng vì nó có thể giúp truyền tải được tốt nhất giọng điệu của thương hiệu (brand voice), tạo dựng sự uy tín và lòng trung thành với khách hàng.

Tiếp thị nội dung hay content marketing vẫn sẽ là “vua”.

Khi chúng ta dần bước vào năm 2022, những người làm marketing nên mong đợi rằng sẽ có những sự phân mảnh và “ồn ào” đáng kể trên thị trường, điều này khiến việc để các thông điệp quảng cáo trở nên nổi bật và khác biệt hơn sẽ càng khó khăn hơn.

Content marketing là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ chiến lược kỹ thuật số nào. Nội dung chính là vật liệu chính để kết nối với khách hàng, thu hút họ và xây dựng lòng tin của họ với thương hiệu.

Ngược lại với những nội dung tốt, những nội dung xấu hay không phù hợp có thể là thảm họa cho doanh nghiệp. Nó sẽ làm xấu đi hình ảnh thương hiệu và tình cảm của khách hàng đối với các thương hiệu hay sản phẩm đó.

Hãy thử hình dung xem khách hàng của bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu thương hiệu truyền tải những nội dung kém chất lượng hay không được đầu tư, họ có thể mất hoàn toàn niềm tin vào doanh nghiệp, thờ ơ với thương hiệu và hiển nhiên, tìm kiếm các sản phẩm thay thế là điều họ sẽ sớm hành động.

Để có thể trở nên thành công hơn trong 2022 và những năm tới, thuật kể chuyện có thể giúp xây dựng thương hiệu trở thành thứ mà người tiêu dùng muốn tương tác ở mọi cấp độ.

Các đội nhóm marketing sẽ tập trung nhiều hơn vào số liệu và phân tích dữ liệu.

Khi công nghệ ngày càng phát triển và dữ liệu dần trở thành ‘đơn vị tiền tệ’ của doanh nghiệp, việc phân tích các số liệu marketing sẽ ngày càng quan trọng hơn.

Trong những năm tới, các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào ROI của các hoạt động marketing, và do đó việc chứng minh được giá trị của marketing đối với sự phát triển về mặt khách hàng và doanh số là điều không thể tránh khỏi.

Nếu bạn muốn biết sâu hơn về insights của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình, việc phân tích dữ liệu (data analytics) sẽ là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Thông qua các con số cụ thể từ nhiều công cụ phân tích khác nhau, những người làm marketing cần đi sâu hơn vào việc phân tích các nhóm đối tượng mục tiêu của họ, họ là ai và thực sự điều gì đang khiến họ quan tâm đến một sản phẩm và quyết định mua hàng.

Nội dung trên các nền tảng mạng xã hội sẽ trở nên quan trọng hơn đối với marketing.

Kể từ lúc xuất hiện, các nền tảng mạng xã hội “lâu đời” như Facebook, Instagram hay thậm chí là với các nền tảng mới như TikTok, mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng.

Từ thuật toán hoạt động, cách hiển thị nội dung trên nguồn cấp dữ liệu (news feed) đến cách mọi người tương tác với nội dung, mọi thứ đang trở nên “ngắn và nhanh” hơn.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ trên các nền tảng mạng xã hội, sự khác biệt lớn nhất nằm ở cách họ kể những câu chuyện với đối tượng mục tiêu.

Những câu chuyện ngắn, chân thực và được tạo ra bởi người dùng (UGC) được xem là cách tốt nhất để truyền tải thành công các thông điệp của thương hiệu.

Các hoạt động marketing sẽ nói ít hơn về sản phẩm và nhiều hơn về nhu cầu của khách hàng.

Tương lai của marketing sẽ tập trung vào nhu cầu của khách hàng hay lợi ích (hữu hình lẫn vô hình) của các sản phẩm đối với họ chứ không phải là về sản phẩm hay bán hàng.

Dữ liệu lớn (big data) và Internet có thể giúp bạn tạo ra những trải nghiệm được cá nhân hóa nhiều hơn dựa trên những gì mà khách hàng đã tương tác với thương hiệu.

Thông qua những tương tác gần gũi hơn với khách hàng, thương hiệu có nhiều cách hơn để không chỉ hiểu sâu hơn về nhu cầu của họ mà còn giúp họ trở nên trung thành hơn với thương hiệu.

Để có thể khiến chiến lược marketing của mình trở nên hiệu quả hơn, thay vì bạn cố gắng bán hàng bằng mọi giá, hãy kết nối sâu hơn và tập trung nhiều hơn vào nhu cầu và mong muốn (thầm kín) của đối tượng mục tiêu.

Ví dụ: thay vì tập trung vào các thông điệp khuyến khích mua sản phẩm, hãy tập trung nhiều hơn vào các tính năng hay lợi ích (về mặt tinh thần lẫn thể chất) mà khách hàng đang tìm kiếm.

Bộ phận marketing sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn với nhóm phát triển nền tảng để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Hợp tác chặt chẽ hơn với nhóm phát triển nền tảng (web, app…) có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả phần thiết kế lẫn quảng cáo.

Các nhóm phát triển này thường quá tập trung vào việc thiết kế các giao diện theo quan điểm của riêng họ mà quên đi mức độ hiệu quả mà nó có thể mang lại thông qua các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Một mối quan hệ tốt giữa một bên là tập trung vào nghiên cứu và thiết kế UX và một bên tập trung vào chiến lược thông điệp – có thể giúp bạn tiếp thị sản phẩm một cách hiệu quả hơn nhiều.

Trong khi đối với các công cụ tìm kiếm và quảng cáo, trải nghiệm người dùng luôn là ưu tiên xếp hạng hàng đầu, các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp các trải nghiệm một cách liền mạch và hiệu quả cho khách hàng.

Marketing sẽ liên quan nhiều hơn đến khía cạnh “giáo dục” (định hướng) và lãnh đạo thay vì chỉ là các nhà quảng cáo.

Nếu như trước đây, marketers đóng vai trò như những người tiếp thị và bán sản phẩm, giờ đây họ cần đóng nhiều vai trò khác quan trọng hơn.

Họ cần giáo dục, hướng dẫn và kết nối sâu hơn ở cấp độ con người với người tiêu dùng thay vì cố gắng thúc đẩy họ mua một thứ gì đó từ thương hiệu.

Khi các vai trò này tiếp tục phát triển, họ cũng cần thay đổi cách họ nhìn nhận về mọi thứ. Nó không còn chỉ là về việc quảng bá sản phẩm; bán sản phẩm và thu tiền về, nó sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều theo thời gian.

Những người làm marketing cần bắt đầu suy nghĩ như những nhà giáo dục học, tâm lý học, kết nối mà họ cần xây dựng với khách hàng không phải về chuyện mua-bán, nó nên là về giữa người cần giải pháp với người hỗ trợ cung cấp giải pháp tối ưu nhất.

Nó không chỉ là về việc cần bán một sản phẩm thông qua việc giảm giá hay khuyến mãi, khách hàng cần được cung cấp nhiều lý do hơn về việc tại sao họ phải mua sản phẩm, mà phải là sản phẩm do một thương hiệu nào đó cung cấp.

Để có thể trở nên thành công hơn, các thương hiệu hay marketers nên chủ động xây dựng và kể những câu chuyện giúp đối tượng mục tiêu của mình tự rút ra những đánh giá của riêng họ (có lợi cho thương hiệu) thay vì nói cho họ biết họ CẦN PHẢI làm gì.

Đừng bao giờ quyết định giùm khách hàng của mình!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Programmatic Advertising là gì? Hiểu về quảng cáo có lập trình

Những chiến lược quảng cáo hiển thị được nhắm mục tiêu tự động có lập trình (Programmatic Advertising) được chứng minh là có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng. Vậy Programmatic Advertising là gì, tại sao nó quan trọng với thương hiệu và hơn thế nữa, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Programmatic Advertising là gì? Tìm hiểu về quảng cáo có lập trình
Programmatic Advertising là gì? Tìm hiểu về quảng cáo có lập trình

Nhận thức về kỹ thuật số, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing, đang dần trở nên quan trọng hơn trong những năm gần đây và với quảng cáo hiển thị có lập trình (programmatic ads), thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình hiệu quả hơn nhiều.

Vốn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ, hành vi của người tiêu dùng cũng như các chiến lược marketing cũng thay đổi tương ứng.

Một trong những chiến lược đó là khả năng thích ứng với công nghệ quảng cáo hiển thị tự động hay còn được gọi là Programmatic Advertising (Programmatic Ads).

Programmatic Advertising là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Programmatic Advertising là công nghệ quảng cáo cho phép việc mua bán không gian quảng cáo (inventory) giữa các bên (advertiser, agency và publisher, ad network…) một cách tự động.

Theo báo cáo Triển vọng truyền thông và giải trí toàn cầu (GEMO) của PwC, hiện có hơn 50% ngân sách quảng cáo được chi tiêu cho các nền tảng kỹ thuật số và dự đoán con số này sẽ tăng lên mức khoảng 54,4% vào năm 2022 (năm 2018 là 47,7%).

Việc chi tiêu quảng cáo luôn chịu sự ảnh hưởng bởi sự chú ý của các nhóm đối tượng mục tiêu.

Tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) đã luôn thay đổi và những gì đang tỏ ra hiệu quả ngày hôm nay có thể sớm trở nên lỗi thời trong thời gian ngắn.

Để có thể nhận biết chính xác về những nơi mà người dùng đang ở và quan tâm nhiều nhất, người làm marketing nói chung không có cách nào khác ngoài việc liên tục quan sát và theo dõi các xu hướng mới hay những gì đang diễn ra trên thị trường.

Theo dữ liệu gần đây của Statista, gần một nửa số người trả lời trong cuộc khảo sát nói rằng trung bình họ dành từ 5 đến 6 giờ trên điện thoại mỗi ngày và đa số thời gian là dành cho các ứng dụng (app) hơn là các trình duyệt (browsers).

Một báo cáo khác cho thấy mỗi người tiêu dùng trung bình có hơn 30 ứng dụng trên thiết bị di động của họ, nhưng lại dành đến 97% thời gian cho 10 ứng dụng họ ưa thích nhất – các ứng dụng được ưa thích nhất là mạng xã hội, game, tin tức, âm nhạc, v.v.

Xu hướng này cũng một phần giải thích lý do tại sao có đến hơn 2/3 ngân sách quảng cáo có lập trình hiện đang được chi tiêu cho thiết bị di động so với máy tính để bàn.

Các chiến thuật có thể áp dụng để giúp chiến lược quảng cáo hiển thị có lập trình (Programmatic Advertising) hiệu quả hơn.

Về mặt tổng thể, các nền tảng quảng cáo hiển thị có lập trình (hệ thống Facebook Ads là một trong số đó) cho phép các nhà tiếp thị chủ động tiếp cận với khách hàng tiềm năng trên nhiều môi trường khác nhau trên Internet (khác với quảng cáo tìm kiếm là thương hiệu chỉ có thể hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm một thứ gì đó).

Dưới đây là một số chiến thuật nhỏ thương hiệu có thể áp dụng.

Nhắm mục tiêu theo nội dung: Hệ thống quảng cáo hiển thị có lập trình có khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng dựa trên những nội dung mà họ quan tâm, các ứng dụng và các website tương tự mà họ đã truy cập hay tương tác trước đó.

(Nếu mọi người cùng truy cập vào một website, họ có thể nhận được những thông tin hay nội dung giống nhau và bị ảnh hưởng theo những cách tương tự nhau).

Những người làm marketing cần hiểu rằng nếu mọi người có cùng quan điểm, họ thường bị thuyết phục bởi những điều giống nhau từ các thương hiệu tương tự nhau.

Nhắm mục tiêu theo vị trí: Nhắm mục tiêu theo vị trí thường tỏ ra hiệu quả hơn với các doanh nghiệp truyền thống vì mục tiêu của họ chỉ là những người sinh sống trong một phạm vi bán kính địa lý nhất định.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng thương hiệu cũng như khả năng phân phối, họ có thể chọn cách chỉ nhắm mục tiêu đến các khu vực cụ thể hoặc mở rộng trên phạm vi lớn hơn.

Ví dụ nếu thương hiệu quan sát và thấy rằng các khách hàng đến từ Miền Trung không hoặc rất ít tạo ra chuyển đổi, họ có thể không nhắm mục tiêu tiếp cận khu vực đó.

Nhắm mục tiêu theo sở thích: Thay vì nhắm mục tiêu theo những thứ bên ngoài, nhà quảng cáo cũng có thể tiếp cận khách hàng theo những cách “gẫn gũi” hơn.

Hãy tìm hiểu xem đối tượng mục tiêu của bạn thích các sản phẩm nào ngoài sản phẩm của bạn (đối thủ), họ thường làm gì (bao gồm cả yếu tố giải trí) trên các nền tảng trực tuyến hay họ có những sở thích gì khác ngoài việc mua sắm các sản phẩm tương tự.

Ví dụ, một thương hiệu đồ uống không nhất thiết phải nhắm mục tiêu đến những người thích các thương hiệu đồ uống khác, thay vào đó họ có thể tập trung vào những người quan tâm đến lối sống, ẩm thực, giải trí hay thể thao chẳng hạn.

Nhắm mục tiêu theo sở thích được cho là một trong những chiến thuật quảng cáo có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao nhất.

Nhắm mục tiêu lại: Nếu việc liên tục nhắm mục tiêu đến những khách hàng mới có thể tốn kém hơn, kỹ thuật nhắm mục tiêu lại (re targeting, re-marketing) tập trung vào những người đã truy cập vào các nền tảng (fanpage, website, ứng dụng…) của thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định (được chọn).

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, việc nhắm mục tiêu lại những người từng truy cập hay quan tâm đến thương hiệu có khả năng mang lại chuyển đổi cao hơn với chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên, các thương hiệu cần lưu ý là, trong khi nhắm mục tiêu lại có thể hiệu quả hơn về mặt chi phí và chuyển đổi, việc tập trung vào một lượng ít (đối tượng cũ) khách hàng tiềm năng có thể làm hạn chế khả năng tăng trưởng và mở rộng của thương hiệu.

Một điểm khác cũng quan trọng không kém là không ít những người làm marketing không thực hiện chiến lược đa dạng hoá các kênh truyền thông trong những giai đoạn đầu của quá trình thử nghiệm và tối ưu kênh, dẫn đến việc họ thường phụ thuộc vào một hoặc một số ít kênh nhất định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mức lương của các Marketers tại Apple, WPP, Netflix, Google hay Spotify

Nếu bạn là các marketers tại các thương hiệu hàng đầu như Apple, Netflix, Google hay thậm chí các Agency như WPP hay Edelman, mức lương có thể lên đến 500.000 USD mỗi năm.

Ngay cả khi nhiều ngành nghề hay doanh nghiệp đã phải sa thải nhân sự vì đại dịch, các công ty lớn từ Apple đến WPP vẫn đang liên tục tuyển dụng những tài năng quảng cáomarketing để hoàn thiện bộ máy của mình.

Theo dữ liệu từ tổ chức BLS, ngành quảng cáo và các cộng việc liên quan đã tuyển dụng khoảng 447.300 nhân sự trong tháng 8, tăng 3,2% so với năm trước.

Dưới đây là mức thu nhập ước tính trong năm 2020 và 2021 của các marketers nói chung theo ghi nhận từ BusinessInsider.

Nhân viên marketing và bán hàng tại Snap (sở hữu Snapchat) có thể nhận mức lương lên tới 110.000 USD mỗi năm.

Snap Inc, doanh nghiệp đứng sau ứng dụng nhắn tin Snapchat, đã tăng cường lực lượng nhân sự khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trong các lĩnh vực như thực tế tăng cường (AR), video dạng ngắn và các chương trình gốc (original shows).

Mức lương cơ bản hàng năm mà các nhân viên marketing và bán hàng có thể nhận rơi vào mức từ 78,000 đến 110,000 USD.

Spotify trả cho các marketers từ 95.000 đến 190.000 USD tiền lương cơ bản.

Mức lương của các Marketer tại apple netflix google wpp spotify

Nền tảng podcast lớn nhất thế giới liên tục tuyển dụng nhân sự mới với tham vọng chiếm lĩnh và tăng trưởng trong lĩnh vực podcast của mình.

Spotify đưa ra mức lương cơ bản hàng năm cho các nhân viên marketing từ mức 94.000 đến 190.000 USD.

Marketers tại Netflix có thể kiếm được 330.000 USD.

Bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch, Netflix vẫn liên tục phát triển mạnh. Không giống như các công ty công nghệ khác, Netflix không trả thưởng theo hiệu suất đạt được mà thay vào đó trả lương cao.

Dựa trên dữ liệu có được, Netflix đưa ra mức lương cơ bản hàng năm từ 68.000 đến 850.000 USD, với mức trung bình là 330.000 USD cho các vai trò marketing và 345.000 cho trung bình các công việc khác.

Giám đốc sáng tạo là một trong những vị trí được trả lương cao nhất tại WPP, một trong những agency quảng cáo lớn nhất thế giới.

Khi chi tiêu quảng cáo phát triển trở lại, các agency toàn cầu đang tìm kiếm các vị trí điều hành cấp cao để lấp đầy các vị trí mới với mức lương rất ấn tượng.

Ví dụ, WPP đã trả cho các nhà lập kế hoạch quảng cáo (ad planners) mức lương lên tới 180.000 USD và các giám đốc sáng tạo (creative directors) là hơn 200.000 USD.

Các chuyên gia PR cũng được trả lương khá cao.

Quan hệ công chúng (PR) là một trong những vị trí được ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực nóng như dữ liệu (data), quản lý khủng hoảng (crisis management) và tư vấn chăm sóc sức khỏe (healthcare).

Tại Edelman, công ty PR lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã chi trả lên đến 280.000 USD cho các vị trí cấp cao, trong khi các vị trí điều hành tại các công ty thuộc sở hữu của công ty mẹ Ketchum có thể kiếm được tới 500.000 USD mỗi năm.

Các nhà tiếp thị của Apple có thể kiếm được tới 325.000 USD.

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta (Facebook), Google, Amazon, Uber và Airbnb đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, một phần điều này là nhờ vào các hoạt động marketing của họ.

Với vị trí chuyên viên marketing (marketing specialist) tại Amazon bạn có thể kiếm được 95.000 USD mỗi năm và 325.000 USD là con số cho vị trí giám đốc marketing cấp cao (senior marketing director) tại Apple.

Các công ty khởi nghiệp như Peloton, Grubhub…trả bao nhiêu cho các vị trí marketing.

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực DTC (bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng) vẫn là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia marketing, với mức lương từ 132.000 USD cho vị trí giám đốc marketing tại Grubhub và 231.000 USD cho giám đốc tiếp thị thương hiệu cấp cao (senior director of brand marketing) tại Peloton.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Xu hướng Digital Marketing 2022 cho Marketers

Khi các yếu tố công nghệ tiếp tục phát triển và ảnh hưởng đến thương hiệu trong 2022, các xu hướng ứng dụng digital marketing cũng đang thay đổi.

xu hướng digital marketing 2022
Xu hướng Digital Marketing trong năm 2022

Được tổng hợp lại, dưới đây là những xu hướng Digital Marketing 2022 mà các Digital Marketer có thể tham khảo và áp dụng.

  • Metaverse phát triển rộng hơn.
  • Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) tiếp tục tăng trưởng ngay cả với ngành hàng B2B.
  • Tính bảo mật và quyền riêng tư là thách thức lớn của ngành quảng cáo.
  • Các Marketers cần trở nên có chiến lược hơn.
  • LinkedIn tăng trưởng mạnh mẽ.
  • SEO sẽ chuyển sang hướng tích hợp nhiều hơn.
  • Trải nghiệm là “tiền tệ xã hội” (social currency) mới.
  • Các công việc liên quan đến Digital tăng mạnh.
  • Facebook vẫn tiếp tục mắc kẹt.
  • Các website sẽ nhanh hơn.
  • Thuật toán có thể điều hướng mọi thứ.
  • Ít hơn là nhiều hơn.

Những xu hướng Digital Marketing 2022 cho các Marketers.

Metaverse phát triển rộng hơn là xu hướng Digital Marketing đầu tiên.

Vào năm 2021 khi Facebook chính thức đổi tên thành Meta và quyết tâm theo đuổi vũ trụ ảo metaverse, một làn sóng gồm nhiều tên tuổi lớn khác như Nike hay Micorsoft cũng bắt đầu gia nhập cuộc chơi. Các công nghệ mới như VR hay AR được xem là tương lai của các trải nghiệm web.

Lời khuyên cho những người làm marketing là hãy bắt đầu quan tâm và nhận diện các cơ hội mới cho doanh nghiêp của mình với metaverse cũng như các công nghệ đi kèm khác.

Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencers Marketing) tiếp tục tăng trưởng ngay cả với ngành hàng B2B.

Thị trường tiếp thị người có ảnh hưởng (KOL, Influencer, Celebrity)ước tính có giá trị khoảng 13.8 tỷ USD vào năm 2021 và vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm mới 2022.

Các chiến dịch marketing sử dụng người có ảnh hưởng sẽ hiệu quả hơn nếu bản thân họ gắn kết với sản phẩm nhiều hơn. Ngoài việc được áp dụng rộng rãi với B2C, các thương hiệu B2B như SAP, Adobe hay PwC cũng đang thích ứng nhanh với chiến lược này.

Lời khuyên cho các digital marketer là nên tiếp tục tìm kiếm và hợp tác với các người có ảnh hưởng để kết nối sâu hơn với đối tượng mục tiêu cho dù là B2C hay B2B.

Tính bảo mật và quyền riêng tư là thách thức lớn của ngành quảng cáo.

Các quảng cáo kỹ thuật số hiện đại đang chủ yếu sử dụng dữ liệu để tối ưu hiệu suất một cách tự động, tuy nhiên các chính sách mới về quyền riêng tư như iOS 14 của Apple sẽ là một rào cản lớn. Thế giới mới sẽ sử dụng ít cookies theo dõi hơn và ưu tiên người dùng nhiều hơn.

Lời khuyên cho những người làm marketing nói chung là tập trung nhiều hơn vào dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) và hỏi người dùng về cách họ muốn dữ liệu của họ được thu thập và sử dụng.

Các Marketers cần trở nên có chiến lược hơn và thích ứng nhanh hơn với các xu hướng Digital Marketing mới trong 2022.

Khi các công nghệ mới như tự động hoá, trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ máy học (machine learning) tiếp tục phát triển mạnh hơn, những digital marketers cần thích ứng tốt hơn với các kỹ năng mới như sáng tạo hay phát triển nội dung.

Việc trở nên có chiến lược hơn, hiểu được bối cảnh lớn hơn của kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng tương tự.

Lời khuyên cho các marketers là cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng hơn, đa dạng hơn về mặt tư duy hơn là chỉ tập trung vào một số ít kỹ thuật riêng biệt.

LinkedIn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng nhiều hơn đến tiếp thị kỹ thuật số.

Lượng tương tác và người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên LinkedIn vẫn tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, để áp ứng lại nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và doanh nghiệp trên nền tảng, LInkedIn cũng đang không ngừng cập nhật các tính năng mới, đăng bài dài hơn, sales navigator là những ví dụ tiêu biểu.

Lời khuyên đơn giản cho những người làm marketing là nhanh chóng thích ứng với các nền tảng mới hoặc đang tăng trưởng mạnh.

Dựa theo các xu hướng Digital Marketing mới, SEO sẽ chuyển sang hướng tích hợp nhiều hơn vào năm 2022.

xu hướng digital marketing 2022
Xu hướng Digital Marketing trong năm 2022 – SEO

Các thuât toán tìm kiếm đang ngày càng trở nên thông minh hơn và có khả năng nhận diện tốt hơn về mặt ngữ cảnh tìm kiếm (contextual), do đó những người làm SEO hay marketer cần tập trung ít hơn vào các thủ thuật (gian lận) và nhiều hơn vào trải nghiệm của người dùng.

Trải nghiệm là “tiền tệ xã hội” (social currency) mới.

Các doanh nghiệp vẫn đang tỏ ra rất hào hứng với các nền tảng mạng xã hội và thu hút sự quan tâm lớn của đối tượng mục tiêu thông qua tiếp thị truyền miệng (WOM), khi bối cảnh quảng cáo trở nên “ồn ào và hoảng loạn” hơn, các kênh tiếp thị truyền miệng và những nơi khách hàng đang nói về thương hiệu (earned media) sẽ trở nên quan trọng hơn.

Các công việc liên quan đến Digital tăng mạnh.

Theo công bố của LinkedIn cũng như McKinsey, các kỹ năng kỹ thuật số sẽ tăng trưởng mạnh vào các năm tới khi công nghệ tiếp tục chuyển mình sang các giai đoạn tiếp theo (Web3, Metaverse).

Lời khuyên cho các marketer là không ngừng cập nhật các kỹ năng và năng lực mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh mới.

Facebook vẫn tiếp tục mắc kẹt.

Mặc dù hiện là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 3 tỷ người dùng, Facebook vẫn không thoát ra được những rắc rối liên quan đến thuật toán và nội dung sai lệch. Hay mới đây theo số liệu của Yahoo Finance, Facebook được coi là công ty tệ nhất của năm.

Thuật toán có thể điều hướng mọi thứ.

Tất cả các nền tảng từ tìm kiếm đến mạng xã hội hay các nền tảng quảng cáo hiển thị khác, thuật toán đang dẫn dắt mọi thứ.

Thuật toán sẽ là yếu tố quyết định các trải nghiệm của người dùng, do đó lời khuyên cho các marketers là cần cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất bằng những nội dung liên quan nhất.

Ít hơn là nhiều hơn cũng là xu hướng digital marketing bạn cần tham khảo trong 2022.

Sự phát triển bùng nổ của các hoạt động digital marketing đồng nghĩa với việc có không ít các thương hiệu hay doanh nghiệp tập trung quá dàn trải vào nhiều kênh khác nhau.

Lời khuyên khá hữu ích là nên tập trung vào một số kênh mạng lại giá trị cao nhất trước khi quyết định có nên mở rộng thêm các kênh khác hay không.

Kết luận.

Bằng cách nhanh chóng học hỏi và thử nghiệm các xu hướng Digital Marketing 2022 được đề cập ở trên, các thương hiệu có thể nhanh chóng giành lấy các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo

Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình marketing ngày nay cũng như hiểu rõ được các định nghĩa về PR và Quảng cáo dưới góc nhìn của Philip Kotler. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về khái niệm quảng cáo và PR sẽ được làm sáng tỏ.

Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo
Philip Kotler giải đáp khái niệm về PR và Quảng cáo

Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình Marketing ngày nay. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn về khái niệm quảng cáo và PR sẽ được làm sáng tỏ. Giáo sư Philip Kotler, hiện đang giảng dạy tại trường Kellog of Management.

Ông là tác giả của cuốn Marketing Management, một trong những cuốn sách kinh điển của ngành marketing trên toàn thế giới, ông cũng là tác giả của một số cuốn sách và công trình nghiên cứu khác. Ông còn được biết đến với khái niệm tiên phong: “Marketing xã hội”, một khái niệm marketing phi lợi nhuận, mục tiêu của nó là nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

Philip Kotler vừa xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, According to Kotler. Cuốn sách liệt kê những công cụ marketing và ảnh hưởng của từng công cụ tới những tình huống thực tế trên thị trường hiện nay.

Ngoài ra cuốn sách này còn đề cập tới những khái niệm mới trong ngành marketing như, “demarketing” (không marketing), “reverse marketing” (phản marketing), quảng cáo bằng cơ thể và một số khái niệm khác.

Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn sách. Đây là một số trong hàng ngàn câu hỏi được đặt ra cho ông trong nhiều năm bởi nhiều giới như doanh nghiệp, sinh viên, phóng viên và giới quan sát.

Hỏi: Ông có ý kiến gì khi trên thị trường hiện nay cho rằng “cần phải có một mô hình marketing mới” ?

Kotler: Cần phải chú ý rằng, mô hình Marketing cổ điển không chỉ có 4P (Marketing Mix). Cách đây nhiều năm, Neil Borden đã phân tích mô hình 4P này thành bảng danh sách dài các công cụ marketing và bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thêm vào bản danh sách này một vài cộng cụ mới.

Do đó chúng ta không thể hỏi rằng “những công cụ nào tạo thành mô hình marketing?”. Đúng hơn chúng ta phải hỏi rằng “công cụ nào có vai trò quan trọng trong mô hình marketing?”.

Ví dụ, tôi cảm thấy rằng chúng ta đang quá lạm dụng các hoạt động quảng cáo, trong khi đó chúng ta lại thờ ơ với một công cụ khá hiệu qủa khác, đó là PR. Markeing trực tiếp cũng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong mô hình marketing.

Hỏi: Hiệu quả của quảng cáo truyền hình dường như đang ngày càng giảm đi. Phương pháp nào tốt hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng?

Kotler: Trung bình, 1 người Mỹ phải tiếp nhận hàng trăm thông điệp truyền thông khác nhau và họ cố gắng loại nó ra khỏi cuộc sống.

Quảng cáo truyền hình đang ngày càng mất dần hiệu quả do nhiều nguyên nhân: chúng ngày càng lộn xộn, sự gia tăng quá mức các kênh truyền hình, sự ra đời của nhiều phương tiện giải trí khác, song song với cuộc sống bận rộn thời gian xem truyền hình đang ngày càng giảm. Từ đó, bắt buộc những người làm marketing tìm ra những phương pháp khác để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Có nhiều giải pháp để lựa chọn:

  • Tài trợ (Sponsorships): Doanh nghiệp đặt thương hiệu của mình trên sân vận động, trên trang phục của toàn đội hoặc trên trang phục của những vận viên xuất sắc để quảng cáo.
  • Quảng bá thương hiệu trên phim (Product placement): trong phim Die Another Day, James Bond đi chiếc Aston Martin, liên lạc bằng điện thoại Sony, nổi bật với đồng hồ Omega. Tương tự như vậy, chúng ta còn thể quảng bá thương hiệu bằng sách.
  • Hoạt động ngoài trời (Street-level promotions): Khi NOKIA tung ra dòng điện thoại có chức năng chụp hình đầu tiêu, NOKIA cho nhân viên của mình đóng vai du khách, Họ đến những nơi đông người qua lại và nhờ những người xung quang chụp 1 vài kiểu ảnh bằng điện thoại di động có chức năng chụp ảnh vừa có mặt trên thị trường. NOKIA hy vọng rằng những người được nhờ chụp hình này sẽ kể cho những người khác nghe về chức năng mới của chiếc điện thoại và thông tin này sẽ lan truyền nhanh chóng trên thị trường.
  • Tranh thủ sự nổi tiếng (Celebrity endorsements): cuộc triễn lãm của Nike đã sử dụng danh tiếng của Michael Jordon làm thông điệp truyền thông. Ngoài ra, hình ảnh của Micheal Jordon còn được dùng để truyền thông cho thương hiệu Mc Donald’s, đồ lót hanes và pin Rayovac.
  • Quảng cáo bằng cơ thể (Body advertising): trẻ em vùng College đồng ý dán logo của Dunkin’ Donuts lên trán trong suốt khoảng thời gian giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ diễn ra.

Hỏi: Thử thách lớn nhất của hoạt động truyền thông ngày nay là gì?

Kotler: Đó là làm sao thu hút được sự chú ý của khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay rất thiếu thời gian để giải trí, do dó họ làm nhiều cách để loại những thông điệp quảng cáo lúc nào cũng vây lấy mình.

Thử thách chính là phải tìm ra phương pháp mới để thu hút sự chú ý hay định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. PR và quảng cáo truyền miệng đang ngày càng đóng góp nhiều hiệu quả trong hoạt dộng xây dựng và củng cố thương hiệu.

Hỏi: Có nhiều sự đồn thổi về truyền thông marketing tích hợp. Ngày nay, khái niệm này đã được ứng dụng như thế nào?

Kotler: Trong quá khứ, chúng ta học các môn học khác nhau, môn quảng cáo, khuyến mãi, PR, và một số công cụ truyền thông khác. Mỗi sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành chuyên gia của 1 trong những lĩnh vực đó.

Họ có rất ít kiến thức về những công cụ khác và có khuynh hướng lạm dụng công cụ mà họ biết trong mô hình marketing của mình.

Trong 1 công ty, người phụ trách mảng quảng cáo thường là người nhận được nhiều ngân sách nhất trong hoạt động marketing và dĩ nhiên những phòng ban khác sẽ phải đấu tranh để có được phần ngân sách cao hơn.

Rõ ràng, tình huống này gây bất lợi cho công ty. Đặc biệt, trong tình trạng hiện nay, khi mà Quảng cáo không còn là công cụ mang lại nhiều hiệu quả nhất. Phải chia ngân sách như thế nào cho từng công cụ để tránh xảy ra cuộc nội chiến?

Đó là lý do cần phải có người chuyên trách trong việc này. Chúng ta có thể gọi là Giám đốc Truyền thông (CCO-Chief Communication Office).

Người này có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động truyền thông của thương hiệu, không chỉ là các hoạt động truyền thông chính thống mà còn là hoạt động khác như, trang phục nhân viên, thiết kế văn phòng và thậm chí là hình ảnh trên các phương tiện vận tải.

Ngày càng nhiều trường tổ chức các lớp học truyền thông marketing dựa trên khái niệm truyền thông marketing tích hợp – IMC. Đầu tiên, họ giải thích cho hoc viên về sự khác biệt giữa các công cụ truyền thông.

Tiếp theo, phải tạo ra được sự nhất quán giữa tầm nhìn thương hiệu và thông điệp truyền thông. Sự nhất quán này phải luôn được đảm bảo trên tất cả các phương tiện và trong suốt quá trình truyền thông.

Do đó, nếu thương hiệu muốn xây dựng cho mình một hình ảnh cao cấp thì nó phải tạo ra được những thông điệp cao cấp và truyền thông trên những phương tiện cao cấp.

Hỏi: Hiện nay, nhiều công ty tiêu rất nhiều tiền cho quảng cáo truyền hình. Họ có bị chậm trễ trong việc nhận ra hiệu quả của quảng cáo truyền hình đang ngày càng giảm?

Kotler: Nhiều công ty dường như không nhận ra sự thay đổi như vũ bão của thị trường truyền thông. Thời kỳ của truyền thông đại chúng – lãng phí và áp đặt – đang nhanh chóng qua đi. Ngân sách dành cho truyền thông đại chúng nên được cắt giảm, đặc biệt là quảng cáo truyền hình. Ngày càng ít người xem truyền hình, thời gian xuất hiện quá gắn để có được hiệu quả.

Nếu 1 quốc gia chỉ có 1 vài đài truyền hình, đài phát thanh và 1 vài đầu báo, thì markeing đại chúng sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Với 1 đầt nước, Hoa Kì là 1 ví dụ, có hàng ngàn đài truyền hình và phát thanh, thu hút sự chú ý của công chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng là rất xa xỉ

Trong đó có một số ít kênh có hiệu quả tương đối như giải bowling Super Bowl hay thế vận hội Olympics thế giới.

Hỏi: Các công ty quảng cáo phải làm gì để góp phần nâng cao hiệu quả của những hoạt động truyền thông đại chúng?

Kotler: Đã từ lâu, các công ty quảng cáo không còn chỉ làm 1 việc duy nhất là thực hiện các mẫu quảng cáo và chọn phương tiện truyền thông. Ngày nay, họ buộc phải động não để tạo ra nhiều phương pháp truyền thông khác nhau.

Một công ty quảng cáo thông minh là một công ty cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Họ phải làm việc với khách hàng để chọn ra thông điệp phương tiện truyền thông tốt nhất, các phương tiện này có thể là quảng cáo, thông cáo báo chí, sự kiện, khuyến mãi, tài trợ, gửi thư trực tiếp, gửi thư điện tử hoặc bán hàng qua điện thoại.

Một vài công ty quảng cáo đã liên kết lại với nhau nhằm nâng cao năng lực phục vụ của mình. Mỗi công ty sẽ chuyên về một lĩnh vực và tạo thành một tập đoàn truyền thông hùng mạnh.

Ogilvy, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới, gọi hệ thống của nó là “dàn nhạc Ogilvy” và hứa hẹn sẽ cung cấp giải pháp truyền thông tích hợp cho thị trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn thu chủ yếu của tập đoàn này cũng được tạo ra từ những dịch vụ quảng cáo. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là: “những tập đoàn truyền thông này có đủ khách quan khi đưa ra bản kế hoạch truyền thông tích hợp cho khách hàng?”

Tuy nhiên, Những công ty đi quảng cáo cũng đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông. Ngoài quảng cáo ra, họ cũng muốn đầu tư nhiều hơn vào marketing trực tiếp, PR, và các công cụ chiêu thị mới hơn. Do đó, các công ty quảng cáo phải nhanh chóng thay đổi định vị, từ công ty quảng cáo thành công ty truyền thông.

Hỏi: Như vậy, hạn chế lớn nhất của truyền thống là gì?

Kotler: Quảng cáo truyền thống gần như chỉ là một hoạt động truyền thông đơn chiều. Ngày nay, công ty phải thông minh hơn khi thiết lập một kênh truyền thông, nó phải chứa đựng một kênh giao tiếp đa chiều giữa thương hiệu với khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của nó.

Hỏi: Internet sẽ trở thành phương tiện truyền thông hiệu quả?

Kotler: Cách đây vài năm, Giám đốc điều hành của P&G cho biết rằng, họ sẽ chuyển 1 phần lớn ngân sách quảng cáo sang đầu tư vào lĩnh vực Internet nếu như họ tìm thấy được phương pháp quảng cáo trên Internet hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, kênh truyền thông này vẫn chưa thật sự mang lại nhiều hiệu quả.

Trên Internet, phương pháp được cho là hiệu quả nhất là các banner liên kết, nhưng xác suất được nhấp chuột chỉ vào khoảng 1%.

Các công ty đi quảng cáo cũng chú ý vào những trang web phổ biến với lượng truy cập nhiều và công cụ của họ là pup-up, tuy nhiên cách này được đánh giá là khá rủi ro về mặt luật pháp và người truy cập cũng có thể sủ dụng phần mềm khoá pop-up.

Google cũng đã phát triển phương pháp quảng cáo mới trên công cụ tìm kiếm của mình. Ví dụ, sau khi gơ “BMW” vào thanh tìm kiếm của Google, bên góc phải của cửa sổ kết quả sẽ trình bày link quảng cáo của BMW.

Dĩ nhiên, BMW cũng có thể biết được nó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hay không. Tuy nhiên, đa số cho rằng còn quá sớm để có thể đưa ra nhận định về hiệu quả cũng như tính phổ biến của nó.

Hỏi: Để thu hút sự chú ý của công chúng, chúng ta cẩn phải làm gì?

Kotler: Lịch sử huy hoàng của các chương trình tuyền hình sẽ không còn lặp lại, sẽ không còn cảnh hàng triệu khán giả dán mắt vào truyền hình mỗi tối. Các công ty quảng cáo cần phải suy nghĩ.

Ngày nay, có 3 cách để truyền thông đại chúng hiệu quả:

Cách 1: Quảng cáo đổ bộ: Quảng cáo trên tất cả các phương tiện trong cùng 1 khoảng thời gian.

Cách 2: Tài trợ Sự kiện: World Cup, Olympics là 2 trong số những chương trình có thể thu hút hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới.

Cách 3: Xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ: trong đó chứa đựng thông tin chi tiết của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Hỏi: Một số chuyên gia kêu gọi doanh nghiệp nên tăng ngân sách cho hoạt động PR, ý kiến của ông như thế nào?

Kotler: Tôi đồng ý. Quảng cáo đã bị lạm dụng quá mức trong thời gian qua, đặc biệt là quảng cáo đại chúng và PR vẫn chưa được chú ý nhiều.

Nó bao gồm nhiều công cụ viết tắt là PENCILS: PR, sự kiện (Events), tin tức (News), hoạt động cộng đồng (Community involvement), công cụ nhận dạng (Identity tools), vận động hành lang (Lobbying) và đầu tư xã hội (Social investments).

Khi khách hàng thấy một mẫu quảng cáo, họ biết đó là quảng cáo và tìm cách dẹp nó đi. PR sẽ cung cấp giải pháp hoàn hảo để mang thông điệp quảng cáo vào tâm trí của khách hàng.

Hơn nữa, khách hàng sẽ cảm thấy thông điệp đó đáng tin hơn. PR còn là một công cụ tốt để lan truyền thông tin về một sản phẩm mới hay một dịch mới nào đó.

Nếu bạn thực sự quan tâm về PR, bạn có thể tim đọc quyển sách của Al Rise: “ The Fall of Advertising and the Rise of PR“.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo DNSG

5 xu hướng mang đến giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp

Warren Buffet từng nói với Forbes: Có một khoản đầu tư xứng đáng thay thế tất cả những đầu tư khác, đó là đầu tư vào chính bạn. Rõ ràng, đây là lời khuyên tuyệt vời cho tất cả doanh nhân được chia sẻ bởi nhà đầu tư nổi tiếng thế giới. 

5 xu hướng mang đến giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp

Xu hướng của tiếp thị thế giới cũng sẽ tập trung hơn vào việc thúc đẩy tư duy tự đầu tư của chính mỗi cá nhân, cũng như doanh nghiệp trong kỷ nguyên thế giới số.

Lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu là đi theo xu hướng nhưng cũng cần tập trung đúng mục tiêu và biết được giá trị đích thực của từng giải pháp.

Tập trung vào giải pháp cá nhân hóa.

Với xu hướng áp dụng các nguyên tắc của truyền thông đại chúng, đồng thời kỹ thuật số trở thành một kênh dẫn không thể thiếu trong đời sống thông tin hiện đại, giờ đây, các nhà tiếp thị dễ dàng xây dựng các chiến dịch marketing mang tính cá nhân hóa hơn và tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Nếu bạn có hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng, tại sao lại nói chuyện với tất cả họ như thể họ là cùng một người?

Chúng ta không làm tiếp thị kỹ thuật số, mà chúng ta làm tiếp thị trong một thế giới kỹ thuật số. Đó là nguyên tắc mà các nhà tiếp thị cần phải nắm rõ để xây dựng các chiến dịch marketing không bị phụ thuộc vào các công cụ, công nghệ…

Theo Mike Grehan – Giám đốc điều hành của Acronym, ngay cả một spot quảng cáo 30 giây trên TV, giờ đây cũng được thực hiện bằng máy ảnh kỹ thuật số, được chỉnh sửa trên chương trình phần mềm kỹ thuật số, tải lên máy chủ đám mây và phân phối số đến các đài truyền hình.

Từ đài truyền hình, bản ghi kỹ thuật số được chuyển đến TV thông minh của từng khách hàng theo quy trình kỹ thuật số hoàn toàn.

Vấn đề là, nội dung nào sẽ hướng đến người đang xem TV khi họ là người già, là trẻ con, là nhân viên văn phòng? Chúng ta làm tiếp thị là để truyền cảm xúc đến cho con người chứ không phải là truyền đến cho các thiết bị. Vì thế, đưa thông điệp đến gần hơn với từng cá nhân là việc mà các nhà tiếp thị phải xác định như một chiến lược quan trọng.

Tiếp thị bằng chứng thực của khách hàng.

Một buổi chụp hình với khách hàng lớn với sự chuẩn bị cầu kỳ về sân khấu, máy quay trong 2-3 ngày, giờ đây không còn mang lại ấn tượng nhiều cho khách hàng nữa.

Những câu chuyện được chứng thực từ chính những khách hàng bình thường, được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các website đánh giá, mới là con đường dẫn khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp của bạn.

Xu hướng này đến như một lẽ tất nhiên khi người mua ngày càng nghi ngờ vào truyền thông. Họ không tin vào các trường hợp điển hình, những lời khen có cánh của người nổi tiếng hoặc các hot blogger.

Bất cứ lời khen nào đến từ nhóm có tên tuổi sẽ bị nghi ngay là “quảng cáo”.  Đó là lý do các công ty cần đầu tư sử dụng những chứng cứ thực sự từ người mua và có tương tác trực tuyến với nhãn hàng.

Khi hài lòng, khách hàng sẽ chia sẻ trực tuyến các cảm nhận của họ khi mua hàng, cũng như sử dụng sản phẩm. Công việc của người làm tiếp thị là sử dụng lại tất cả dữ liệu đó cho hoạt động truyền thông, chia sẻ của chuyên gia Dave Gerhardt – VP of Marketing, Drift.

Công cụ tìm kiếm bằng giọng nói cần có sự đầu tư kỹ lưỡng.

Tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những xu hướng được quảng cáo rầm rộ nhất trong vài năm qua. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các nhà tiếp thị không nên theo đuổi xu hướng này mà cần chuẩn bị cho sự thay đổi trong 2-3 năm tới.

Năm 2020 là thời điểm các thương hiệu có thể bắt đầu chuẩn bị nội dung và trang web của họ để tìm kiếm bằng giọng nói. Nhưng theo quan điểm của JD Prater – Quora Evangelist, chuyên gia này nghi ngờ tỷ suất hoàn vốn (ROI – Return On Investment) của những nỗ lực áp dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói.

Bởi về cơ bản, tại thời điểm này hành vi của người tiêu dùng chưa thay đổi. Họ vẫn cần thêm thời gian để hình thành thói quen tìm kiếm mới.

Bởi thế, chiến lược đầu tư cho giọng nói cần được xác định là dài hạn, còn cho đến khi người tiêu dùng sẵn sàng, doanh nghiệp nên tập trung vào các kênh và chiến dịch có thể tác động tới hiệu quả doanh thu thực tế theo chu kỳ mỗi 6 tháng.

Tạo kết nối và trải nghiệm đáng giá.

Sự tham gia là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của bạn. Hành trình tham gia của khách hàng bắt đầu bằng trải nghiệm người dùng tại chỗ và trên cả các nền tảng xã hội. Các doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào việc khai thác số liệu về sự tham gia của khách hàng trên các nền tảng số.

Ví dụ, thời gian dành cho trang web có thể là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI – Key Performance Indicator) rõ ràng cho hiệu quả của quy mô và phạm vi tiếp cận bao gồm: Trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) và tương tác nội dung.

Trong khi đó, chia sẻ và nhận xét của người dùng có thể là KPI cho hầu hết nền tảng xã hội. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định chiến lược nội dung thu hút người dùng và tạo ra các trải nghiệm trên nền tảng đó.

Chiến dịch “Women Who Travel” của Condé Nast Traveller là một ví dụ tuyệt vời về cách thực hiện điều này. Hai năm trước, thương hiệu này cho ra mắt một loạt bài báo xoay quanh chủ đề kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ để truyền cảm hứng cho các nữ du khách trên khắp thế giới.

Để tiếp tục cuộc trò chuyện và kết nối hơn nữa với những nữ du khách đó, Condé Nast Traveller đã thành lập một nhóm Facebook có tên “Women Who Travel”, nhằm mục đích tạo không gian cho tất cả phụ nữ tự nhận biết để chia sẻ câu chuyện du lịch của họ, đưa ra lời khuyên và tạo thành một cộng đồng phụ nữ du lịch thông minh.

Kết quả là tới nay, nhóm này đã bùng nổ thành một cộng đồng hơn 140.000 thành viên, chia sẻ của John Shehata – Vice President, Audience Growth, Conde Nast.

Video vẫn có sức hút.

Các nút Call To Action trong quảng cáo của Google luôn hấp dẫn nhất trên web. Các báo cáo gần đây cũng cho thấy, các trưởng bộ phận trong công ty thích video hơn các định dạng nội dung khác.

Các video B2B (doanh nghiệp hướng tới doanh nghiệp) nếu được đầu tư kỹ lưỡng cũng có sức thu hút và làm hài lòng khán giả của doanh nghiệp ở mọi giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ.

Theo Alex Rynne, Global Content Creator, trên LinkedIn, video đang là loại nội dung phát triển nhanh nhất và được tạo bởi hàng triệu người dùng trên nền tảng này.

Các thành viên đã dành hầu hết 3x thời gian xem quảng cáo video so với thời gian họ đọc các định dạng nội dung tĩnh.

Kể từ khi LinkedIn bắt đầu thí điểm tính năng Live vào năm nay, video trực tiếp đã thu hút được 7x phản ứng và hơn 24x bình luận, nhiều hơn hẳn những video thông thường.

Thời điểm hiện tại, rất nhiều nhà tiếp thị B2B hoặc nghĩ sản phẩm, dịch vụ của họ không đủ hào nhoáng để xuất hiện trên video, hoặc cần một ngân sách lớn để chi trả cho việc sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng video sẽ được nhiều nhà tiếp thị B2B thử nghiệm nhiều hơn trong năm 2020.

Với sự đầu tư này, video vẫn tiếp tục là sản phẩm truyền thông được cho là có sức hút lớn và mang lại hiệu quả cho tiếp thị trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Top các chiến lược Data Driven Marketing cho Marketers

Để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho thương hiệu, các chiến lược data driven marketing là ưu tiên hàng đầu. Cùng MarketingTrips tham khảo ngay.

chiến lược data driven marketing
Top các chiến lược Data Driven Marketing để thúc đẩy chuyển đổi

Nhiều digital marketer đã nỗ lực hết mình để thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) vào website của thương hiệu. Tuy nhiên, tất cả những người truy cập này liệu sẽ có ý nghĩa gì nếu họ không mua những gì mà website đang muốn bán (cả online lẫn offline) hoặc làm theo những gì website mong muốn họ làm?

Thu hút lưu lượng truy cập không phải là tất cả, cũng không phải là mục tiêu cuối cùng. Nó chỉ là phương tiện trung gian để kết nối với khách hàng, thúc đẩy bán hàng và khách hàng sẽ quay lại mua hàng nhiều hơn nữa.

Để chuyển đổi lưu lượng truy cập website thành khách hàng tiềm năng (lead) và từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng (customer), bạn cần tối ưu hóa phễu bán hàng (sales funnel) của mình. Nói cách khác, bạn cần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO).

Trong bối cảnh khi mà nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của các yếu tố công nghệ, những người làm marketing nói chung cần thúc đẩy CRO của mình bằng những hiểu biết sâu sắc về khách hàng (customer insight) theo hướng dữ liệu.

Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích một số chiến lược data driven marketing nhằm tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi theo hướng dữ liệu mà bạn có thể tham khảo.

Tầm quan trọng của CRO và chiến lược Data Driven Marketing.

CRO được xem là nền tảng của sự ổn định với các thương hiệu trực tuyến. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, CRO ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hay doanh số của bạn.

Khi được thực hiện đúng, nó có thể giúp tăng doanh số bán hàng đồng thời giảm chi phí thu hút khách hàng. Hoặc chỉ cần bạn giảm chi phí thu hút khách hàng (CAC) thì doanh số cũng đã tăng lên đáng kể.

Thứ hai, CRO tiết lộ những dữ liệu ở cấp độ sâu hơn. Điều này có nghĩa là, khi bạn thực hiện đúng quy trình tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ có được những thông tin chi tiết vô giá về khách hàng của mình, thứ mà bạn có thể sử dụng để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và định hướng các chiến lược marketing, tức chuyển đổi theo hướng dữ liệu (data-driven conversions).

Cuối cùng, CRO cũng giúp SEO. Mặc dù CRO không liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy lưu lượng truy cập vào một website, nhưng nó lại mang những lợi ích tiềm ẩn về SEO.

CRO cải thiện trải nghiệm của khách hàng (CX), đây là một yếu tố xếp hạng quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm.

Ví dụ: trong quá trình tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website, bạn thấy rằng một pop-up hiển thị không đúng lúc đã khiến khách hàng của mình khó chịu và do đó họ thoát nhanh hơn (bounce), từ thông tin này bạn rõ ràng là có thể có được cách để giữ khách hàng ở lại lâu hơn (giúp SEO) và cải thiện CRO tốt hơn.

Một số chiến lược Data Driven Marketing để tối ưu hoá chuyển đổi.

Dữ liệu (data) đang được xem là “một loại tiền tệ kiểu mới” trong thế giới công nghệ. Và nhiệm vụ tiên quyết của các marketer là phải làm quen với nó.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để tối ưu hoá hiệu suất của mình.

1. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu.

Các hoạt động phân tích đối tượng mục tiêu tiết lộ các dữ liệu có thể chuyển đổi quy trình CRO của bạn và định hình những kết quả mới. Nó có thể giúp bạn cá nhân hóa các điểm tiếp xúc với khách hàng theo những cách phù hợp hơn.

Việc tìm kiếm các yếu tố như sở thích hay nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu cũng có thể giúp bạn vận hành các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu sâu hơn và giảm thiểu chi tiêu quảng cáo trong khi vẫn có thể tối đa hóa doanh thu từ quảng cáo.

Bạn cũng có thể dõi hành vi của khách hàng để tìm hiểu xem họ quan tâm đến điều gì, nền tảng mạng xã hội nào họ thường lui tới nhiều nhất, blogs nào họ theo dõi thường xuyên nhất hay điều gì thu hút sự chú ý của họ tốt nhất, tất cả những dữ liệu này đều có thể giúp bạn thúc đẩy các hiệu suất marketing và tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu sau khi nghiên cứu, bạn nhận thấy rằng khách hàng của mình là người nhạy cảm về giá, tại sao bạn không thử các nội dung quảng cáo kiểu như: …giá tốt nhất thị trường…chỉ từ…, hay khuyến mãi ngay…từ ngày…đến…

2. Thực hiện phân tích dữ liệu để tìm ra những cách thức hứa hẹn nhất tới việc đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội.

Mạng xã hội có thể tiết lộ nhiều dữ liệu về khách hàng của bạn đến mức các chỉ số của bạn có thể tăng vọt nếu bạn sử dụng chúng một cách chính xác.

Dưới đây là một số điểm dữ liệu bạn có thể cân nhắc:

  • Hình ảnh hay kiểu hiển thị (visual) nào thu hút đối tượng mục tiêu của bạn nhiều nhất.
  • Loại nội dung nào nhận được nhiều tương tác nhất.
  • Khi nào là thời điểm tốt nhất để đăng trên mạng xã hội.
  • Đâu là yếu tố cảm xúc hay nhận diện mà đối tượng mục tiêu muốn có ở thương hiệu.
  • Những CTA nào đang hoạt động hiệu quả nhất.

Và nhiều thứ khác.

Ví dụ: nếu dữ liệu cho thấy rằng khách hàng của bạn có xu hướng tương tác nhiều hơn với hình ảnh hơn là các liên kết, văn bản hay video. Bạn có thể cân nhắc việc thử chạy nhiều hơn các hình ảnh khác.

Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ phương tiện truyền thông mạng xã hội để chạy các quảng cáo video được cá nhân hóa, theo số liệu từ convertrank, các quảng cáo video được cá nhân hoá có thể thúc đẩy chuyển đổi cao hơn đến 184%. Do đó khi nghĩ đến các chiến lược marketing được thúc đẩy bởi dữ liệu (data-driven), video nên là ưu tiên hàng đầu.

3. Tận dụng sức mạnh của các tiêu đề (headlines).

Chuyển đổi vốn bắt đầu bằng một cú nhấp chuột. Và các lần nhấp chuôt đó chỉ đến khi bạn thu hút thành công sự chú ý của người dùng.

Các dòng tiêu đề thường là thứ đầu tiên mà người dùng của bạn để mắt tới và do đó, nó nên được cân nhắc trước tiên khi nói đến việc thu hút khách hàng. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, khi tỉ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn (từ các tiêu đề thu hút), tỷ lệ chuyển đổi theo đó cũng tăng lên.

Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là, các tiêu đề hấp dẫn không phải là các tiêu đề chỉ cần khiến khách hàng nhấp vào, mà còn là tiêu đề liên quan mật thiết đến những gì khách hàng sẽ được xem sau đó.

Thay vì cố gắng để “lừa dối” khách hàng, bạn nên coi giá trị là yếu tố hàng đầu khi tạo ra các tiêu đề cho bài viết.

Theo nghiên cứu từ CXL, các tiêu đề có chứa số (ví dụ: 35, 40%…) có thể thúc đẩy nhiều hơn đến 30% tỷ lệ chuyển đổi so với các tiêu đề không có số.

4. Thử nghiệm phân tách quảng cáo là một chiến lược Data Driven Marketing thông minh (A/B Testing).

A/B Testing hay kỹ thuật thử nghiệm phân tách quảng cáo có thể tiết lộ các điểm dữ liệu giúp mang lại hiệu quả cho hầu hết các chiến dịch.

Nó có thể tiết lộ cả những điểm yếu và điểm mạnh của quảng cáo của bạn, vì vậy bạn có thể biết những gì cần thay đổi và những gì cần tối ưu để từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn có thể sử dụng các dữ liệu từ việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu ở trên để tạo ra các quảng cáo khác nhau. Sau đó, nhắm mục tiêu đến những người dùng khác nhau với các mẫu quảng cáo đó. Cuối cùng, hãy phân tích xem đâu mới là mẫu quảng cáo tối ưu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể thay đổi các yếu khác trong quảng cáo như nội dung quảng cáo, dòng tiêu đề, hình ảnh, CTA, vị trí của CTA, v.v. và tiếp tục quá trình phân tích.

Ví dụ: Sau phân tích bạn thấy rằng các tiêu đề ngắn hơn mang lại chuyển đổi cao hơn, bạn có thể nhân rộng nó ở các chiến dịch khác.

Chỉ thông qua việc tối ưu và thử nghiệm CTA (lời kêu gọi hành động), Sony đã có thể tăng lên đến 6% tỉ lệ nhấp chuột và tỷ lệ thêm vào giỏ hàng tăng lên 21,3%.

5. Sử dụng dữ liệu từ Google Analytics để tối ưu hóa các thành tố khác nhau của website.

Phần lớn các nỗ lực CRO của bạn liên quan đến việc website của bạn đang được tối ưu hóa đến mức nào. Bạn có thể có một tiêu đề hay, một quảng cáo hấp dẫn, nhưng nếu website của bạn không được thiết kế để tối ưu hóa chuyển đổi, kết quả có thể không tốt như bạn mong muốn.

Bạn cần thực hiện nhiều các thử nghiệm với các phần tử khác nhau trên website của bạn để xem phần tử nào đang tỏ ra hiệu quả hơn.

Theo nghiên cứu của Similarweb, màu sắc ảnh hưởng đến 85% các quyết định mua hàng và việc điều chỉnh yếu tố này có thể giúp tăng đến 24% tỷ lệ chuyển đổi.

Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và tuỳ theo từng ngành hàng khác nhau, do đó, điều quan trọng cuối cùng vẫn phụ thuộc vào cách bạn thử nghiệm trên website cụ thể của doanh nghiệp mình.

Chẳng hạn như việc giảm số lượng trường thông tin bắt buộc trong biểu mẫu đăng ký có thể giúp tăng đến 26% số lượt chuyển đổi.

6. Tối ưu trang đích (landing page) cũng nên là chiến lược Data Driven Marketing bạn cần ưu tiên.

Đầu tiên, bạn nên sử dụng các dữ liệu khách hàng đã có được ở các bước đầu tiên để xây dựng những nội dung có liên quan và hấp dẫn nhất với đối tượng mục tiêu. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng các bản đồ nhiệt (heatmaps) để tìm ra nơi họ quan tâm nhiều nhất. Sử dụng thông tin này để viết và thiết kế một trang đích có thể chuyển đổi.

Để xem nhiều hơn các công cụ đo lường này, bạn có thể xem: công cụ tối ưu website

7. Sử dụng CTA để tối ưu hóa chuyển đổi từ các blogs.

Blogs là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của một doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến. Chúng có thể thu hút thêm 67% lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn gấp 6 lần (theo fitsmallbusisness).

Một bài viết hay blogs nên kết thúc bằng một CTA. Và cách các CTA này được sử dụng sẽ xác định liệu bạn có nhận được khách hàng tiềm năng hoặc chuyển đổi hay không.

Thông thường, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các banner làm CTA, tuy nhiên theo nghiên cứu của Mention, các CTA được thiết kế bằng text (Anchor text) có thể giúp tăng đến 121% tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn có thể sử dụng các Anchor text CTA bằng cách chèn nó vào các nội dung có liên quan vì nó có tính ngữ cảnh (contexual) cao hơn.

8. Sử dụng các dữ liệu từ thương mại điện tử để tối ưu hóa chuyển đổi trên website.

chiến lược data driven marketing
Chiến lược data driven marketing: Sử dụng các dữ liệu từ thương mại điện tử để tối ưu hóa chuyển đổi trên website.

Bạn có thể sử dụng Google Analytics trên website của mình để phát hiện ra các lỗ hỏng trong phễu bán hàng của bạn và tối ưu hóa chúng để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Ví dụ: nếu phần lớn lưu lượng truy cập vào website của bạn rời khỏi trang sau khi xem trang sản phẩm, thì đã đến lúc bạn nên tối ưu hóa trang này.

Hoặc, nếu bạn đang gặp phải tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng (cart abandonment) cao, bạn có thể sử dụng các pop-up được kích hoạt bởi các ý định thoát (exit intent) để cung cấp các chương trình giảm giá hoặc quà tặng nào đó chẳng hạn.

61% khách hàng tin rằng các quà tặng bất ngờ là cách tuyệt vời để giữ chân họ.

Để duy trì khả năng cạnh tranh, sử dụng chiến lược Data Driven Marketing để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là chìa khóa chính.

Bất kể bạn đang kinh doanh trong ngành hàng nào, là mô hình B2B, B2C hay C2C, nếu bạn muốn duy trì tính cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số, bạn phải thực hiện tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Trong khi tối ưu hóa website của bạn để có nhiều lượt chuyển đổi hơn, bạn phải đảm bảo thực hiện các bước tối ưu dựa trên dữ liệu để tránh việc phỏng đoán các kết quả sai lệch.

Hãy nhớ rằng, CRO không phải là một sự kiện mà là một quá trình thực hiện và duy trì lâu dài. Do đó, bằng cách tạo ra các thói quen thử nghiệm liên tục (thậm chí là xây dựng thành văn hoá thử nghiệm và học hỏi trên toàn bộ tổ chức), bạn có thể thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi hơn và bán hàng nhiều hơn.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi Digital Marketing tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đồng thời, dữ liệu (Data) được xem là tài sản vô giá của doanh nghiệp, việc áp dụng chiến lược Data Driven Marketing sớm vào các hoạt động Marketing có thể giúp thương hiệu có nhiều lợi thế bán hàng hơn nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch

Cuộc chiến thương hiệu trên nền tảng số chưa bao giờ khốc liệt đến thế. Làm sao để nhãn hàng không bị “nhấn chìm” trước hàng vạn chiến dịch khác?

Source: Forbes

Triển khai marketing mùa lễ hội càng sớm càng tốt.

Việt Nam vừa trải qua một năm khó khăn với nhiều đợt giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của nhiều nhãn hàng, đẩy họ rơi vào trạng thái “ngủ đông”, phải giảm thiểu tối đa chi phí để duy trì sự sống còn của thương hiệu.

Thời điểm mùa lễ hội năm nay chính là cơ hội để các doanh nghiệp “thu gặt” doanh thu, kích thích người tiêu dùng mua sắm.

Chính vì vậy, việc đẩy sớm hoạt động marketing sẽ giúp nhãn hàng dễ dàng “xâm chiếm “thị phần tâm trí” người tiêu dùng trong lúc đối thủ còn chưa kịp “rã đông”.

Bên cạnh đó, Covid-19 khiến người tiêu dùng nảy sinh tâm lý “phòng thủ” và “tích trữ” hàng hóa. Họ có xu hướng mua sắm đồ dùng cần thiết cho các ngày lễ, tết sớm hơn so với mọi năm bởi nỗi lo hàng hóa thiếu hụt và vận chuyển có thể bị gián đoạn.

Vì vậy, nhãn hàng cần bắt đầu các hoạt động marketing ngay bây giờ để kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa lễ hội năm nay.

Tiếp cận khách hàng bằng các thông điệp chạm tới trái tim.

Năm nay khác với năm ngoái, người dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều “cú sốc” lớn không chỉ về tài chính mà còn cả về tinh thần.

Nhiều sự mất mát từ việc làm, đến mất kết nối gia đình, người thân, không thể ra ngoài,… tạo ra một môi trường tâm lý tiêu cực, tác động lớn tới suy nghĩ và hành vi tiêu dùng.

Vì vậy, nên tiếp cận người tiêu dùng bằng sự cảm thông sâu sắc, đồng thời truyền tải năng lượng tươi sáng tới họ bằng những thông điệp tích cực.

Một số thông điệp mùa lễ hội được các nhãn hàng áp dụng năm ngoái tới nay vẫn hiệu quả phải kể tới Homing (Về nhà), Appreciation (Sự biết ơn), New Beginning (Khởi đầu mới) và Celebration (Ăn mừng).

Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng năm nay có nhiều sự thay đổi. Họ mong muốn được “vỗ về”, sẻ chia đồng thời cũng hy vọng về một tương lai tươi sáng, lạc quan.

Vì vậy, nhãn hàng có thể triển khai các thông điệp mang tính gắn kết như: “Kết nối”, “Sum họp”, “Gắn kết yêu thương”, “Sẻ chia”, hay những thông điệp tích cực như “Tái sinh”, “Sức sống mới”.

Khai thác nội dung Video trực tuyến và Gaming.

Xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ offline sang online của người tiêu dùng năm qua đã thúc đẩy các dạng nội dung mới mẻ phát triển bùng nổ, đặc biệt là dạng nội dung video trực tuyến và gaming.

Báo cáo của Adsota cho thấy tỷ lệ người xem nội dung video trực tuyến mỗi lần online lên tới 97,6%. Còn đối với gaming, lượng người chơi game tại nước ta đã tăng đột biến hơn 30% năm qua, chiếm tới hai phần ba dân số trẻ với độ tuổi từ 18 – 30.

Cả 2 dạng nội dung này đều giúp người dùng có thể tương tác và kết nối với người khác trong thời gian thực một cách chân thực gần như miễn phí.

Chính vì vậy, chúng nhanh chóng trở thành hình thức giải trí và “sinh hoạt số” mới, được ưa chuộng nhất kể từ khi Covid-19 bùng nổ tại Việt Nam.

Ứng dụng tính mới và độ phủ cao của 2 dạng nội dung trên, nhãn hàng sẽ dễ dàng trở nên nổi bật, thu hút người tiêu dùng trên nền tảng số.

Cụ thể, đối với nội dung Video trực tuyến, nhãn hàng có thể tập trung sản xuất video ngắn/dài, Webinar hay Livestream trực tuyến để tạo ra sự mới mẻ và thu hút trong cách truyền tải thông điệp tới khách hàng tiềm năng.

Còn đối với nội dung gaming, dạng nội dung sở hữu người theo dõi chủ yếu là giới trẻ, nhãn hàng có thể kết hợp cùng gaming Influencer trong các chiến dịch truyền thông nhằm phủ sóng tới nhóm đối tượng này hiệu quả, từ đó tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt với sản phẩm/dịch vụ trong mùa lễ hội tới đây.

Khác biệt hóa thương hiệu với gaming influencer marketing.

Trong nhiều cách làm marketing, nhãn hàng nên chọn những con đường mới để tạo sự nổi bật, những thế mạnh truyền tải thông điệp, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho dịch vụ/sản phẩm của mình.

Gaming Influencer Marketing là một trong những “mỏ vàng” mà nhiều thương hiệu chưa khai thác. Đây là con đường được đánh giá là hình thức marketing mới mẻ và đủ sức giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật trong cuộc chiến nhận diện khốc liệt năm nay.

Khác với KOL/Influencer thông thường, nhãn hàng khi kết hợp với gaming influencer sẽ dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng chất lượng mà họ “nuôi dưỡng” hàng ngày.

Đồng thời, khi kết hợp với Gaming Influencer, điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng sẽ đa dạng hơn bởi Gaming Influencer không chỉ hoạt động trên các kênh online thông thường, mà còn cả các kênh liên quan tới Livestream và Gaming.

Bên cạnh đó, nhãn hàng còn có thể kết hợp với Gaming Influencer bằng rất nhiều hình thức như: Quảng cáo hiển thị chủ động, Quảng cáo Instream Banner, Video review sản phẩm/dịch vụ,… đây đều là những hình thức có tỷ lệ chuyển đổi rất cao hiện nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Tại sao Marketers nên xem dữ liệu là động lực chính cho các chiến lược Marketing thông minh

Những chiến lược marketing thông minh hay hiệu quả, không còn đơn thuần là những chiến lược dựa trên kinh nghiệm hay cảm nhận của người làm marketing.

Source: TechRepublic

Chiến lược tối ưu hóa các hoạt động truyền thông thương hiệu (brand communications) dựa trên những thông tin của khách hàng nghe thì tưởng chừng như đơn giản. Nhưng trên thực tế, có nhiều lớp dữ liệu khác nhau của khách hàng, điều mà rất khó để có thể nhận ra.

Giao tiếp và tương tác (engagement) với khách hàng chỉ là điểm khởi đầu, những hiểu biết sâu sắc (customer insight) về sở thích, hành vi, nhu cầu hay khao khát của họ mới là điểm quyết định khi xây dựng chiến lược.

Các dữ liệu từ các điểm kết nối đầu tiên cần phải có tính liên quan và có thể phân tích được, những công cụ phân tích (chẳng hạn như Hotjar hay Google Analytics) đóng một vai trò rất lớn ở đây trong việc giúp bạn hiểu hơn về khách hàng.

Một trong những phần lớn nhất của các hoạt động marketing là xây dựng kết nối – và dữ liệu trang bị cho những marketer thông tin để có thể tạo ra được các kết nối đó.

Cá nhân hoá các thông điệp.

Nội dung hay thông điệp được cá nhân hóa có xu hướng thành công hơn nhiều trong các chiến dịch marketing, đặc biệt là khi thương hiệu muốn xác nhận những hiểu biết của mình với khách hàng mục tiêu.

Báo cáo của Business2community đã chứng minh rằng tiếp thị được cá nhân hóa theo hướng dữ liệu (Personalized Data Driven Marketing) có thể mang lại ROI cao hơn từ 5 đến 8 lần trên mỗi đơn vị ngân sách chi tiêu.

Các hoạt động marketing được cá nhân hóa có thể được thực hiện thông qua việc phân tích các dữ liệu nhằm mục tiêu thúc đầy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Khi khách hàng biết bạn nhận thức được sở thích của họ, họ hoàn toàn có thể tin tưởng rằng bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

Tìm kiếm thành công với tiếp thị dựa trên dữ liệu (data-led marketing).

Phần lớn sự thành công của các hoạt động dựa trên dữ liệu phụ thuộc vào một số chức năng quan trọng nhất định. Phân tích dữ liệu là một bài tập phức tạp, chúng đòi hỏi các kỹ năng và năng lực cụ thể để có được những insights hấp dẫn từ phía khách hàng.

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, việc thu thập dữ liệu đang trở nên dễ dàng hơn đồng thời nguồn dữ liệu cũng dồi dào hơn, tuy nhiên nỗi lo sợ về việc dư thừa dữ liệu hay những dữ liệu không liên quan vẫn là một thách thức lớn.

Từ các dữ liệu tổng thể có sẵn, nhiệm vụ của các marketer là xác định các dữ liệu có thể hành động được. Có không ít các nền tảng phân tích marketing và hình ảnh hóa dữ liệu có thể giúp họ làm điều đó, nhưng công nghệ không phải là vấn đề duy nhất ở đây.

Để có thể hiểu sâu hơn về dữ liệu và tận dụng được yếu tố công nghệ, các marketers cũng cần có thêm các kỹ năng và kinh nghiệm (sống và làm việc) khác.

Điều này đặc biệt đúng khi mà sở thích hay hành vi của các nhóm khách hàng mục tiêu luôn ở trạng thái thay đổi liên tục. Bạn cần phải có cả kỹ năng công nghệ và kinh nghiệm sống để có thể có được những thông tin tốt nhất và từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.

Ngoài ra, thách thức cũng đến từ sự sẵn sàng về việc thích ứng công nghệ của các tổ chức.

Thông thường, các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu trong các bộ phận khác nhau, tách rời nhau, trong khi với các yêu cầu của marketing hiện đại thì bạn cần phải tích hợp tất cả các điểm dữ liệu đó.

Lợi thế khi các insights được xác định bởi dữ liệu.

Những thấu hiểu về khách hàng được xác định bởi dữ liệu mang lại sự linh hoạt cho các hoạt động tiếp thị nhiều kênh (multi-channel) hoặc đa kênh (omni-channel), với các đề xuất được cá nhân hóa nhiều hơn.

Nó cũng cung cấp đầu vào cho sự phát triển liên tục của nội dung, khi mà bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang truyền tải những gì tức thời nhất và liên quan nhiều nhất đến với sự quan tâm khách hàng.

Nghiên cứu cẩn thận về dữ liệu khách hàng và thị trường cũng có thể cung cấp những thông tin chi tiết về hành vi, xu hướng chiến lược và việc lập kế hoạch của các đối thủ cạnh tranh.

Đây sẽ là những thông tin vô cùng có giá trị để xây dựng các chiến lược sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi vẫn để mắt đến yếu tố cạnh tranh.

Tuy nhiên, lợi thế quan trọng nhất mà dữ liệu cung cấp cho những người ra quyết định đó là khả năng xây dựng các chiến lược dựa trên sự thật – thay vì các phán đoán mang tính cảm tính hoặc cái tôi của cá nhân.

Những người làm marketing có thể sử dụng sức mạnh của những thông tin chi tiết có được từ các dữ liệu để tạo ra một chiến lược tinh gọn và nhanh nhẹn, chống lại các thông điệp chung chung và có thêm nhiều ROI.

Dữ liệu chắc chắn là vũ khí quan trọng nhất đối với một nhà tiếp thị nói chung và nhà tiếp thị kỹ thuật số nói riêng khi nói đến việc tìm kiếm các điểm thành công cao nhất với mức chi phí thấp nhất (hoặc tối ưu nhất).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

Cách cải thiện chất lượng các chiến dịch Marketing trong kỷ nguyên số

Bằng cách coi digital là chiến lược ưu tiên hàng đầu (digital-first), thương hiệu có nhiều cách hơn để xây dựng các chiến dịch với chất lượng cao hơn.

Cách cải thiện chất lượng các chiến dịch Marketing trong kỷ nguyên số
Getty Images

Trong khi hầu hết những người làm marketing đều biết việc tạo ra các chiến dịch chất lượng cao nên là ưu tiên hàng đầu, nhiều người phải vật lộn để tìm ra “giao điểm ngọt ngào” giữa giá trị và tính hiệu quả (ít nhất là về mặt chi phí).

Con đường này còn đặc biệt khó khăn hơn đối với các thương hiệu mới thích ứng với môi trường kỹ thuật số.

Ông Ryne Knudson, chuyên gia tiếp thị nội dung cấp cao (senior content marketing specialist) tại Brandfolder cho biết: “Rất nhiều doanh nghiệp đang tìm cách hợp nhất tất cả các hoạt động và đội nhóm của họ để tận dụng tối đa những gì họ có thể có được cùng nhau, tức hướng đến một mục tiêu chung”.

Tuy nhiên việc tạo ra một chiến dịch marketing có chất lượng không chỉ đòi hỏi những yếu tố mang tính kỹ thuật hay đơn giản là có những số liệu đẹp.

Thay vào đó, yếu tố quyết định cho điều này là khả năng kết nối cấp độ cao với khách hàng ở nhiều điểm tiếp xúc khác nhau trong suốt hàng trình mua hàng của họ.

Hãy chú ý đến nhu cầu kỹ thuật số.

Ông Knudson cho biết: “Sự chuyển đổi hay xu hướng thị trường vốn được thúc đẩy bởi các nhóm đối tượng mục tiêu, người tiêu dùng và những nhu cầu của họ. Chúng ta thấy rằng hiện nhu cầu về kỹ thuật số là rất lớn, và thương hiệu không thể đứng ngoài cuộc.”

Theo số liệu từ Harvard Business Review, khi thương hiệu tương tác một cách nhất quán với đối tượng mục tiêu trên không gian kỹ thuật số:

  • 79% người tiêu dùng nói rằng nội dung do người dùng tạo ra (UGC) có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
  • Các thương hiệu có thể tăng thêm ít nhất 33% doanh số.

Sự ra đời của các công nghệ mới, cùng với đại dịch COVID-19, đã làm thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trên thị trường. Và với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với yếu tố kỹ thuật số, các tương tác số nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Áp dụng chiến lược ưu tiên kỹ thuật số.

Ông Knudson cho biết: “89% các doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược ưu tiên kỹ thuật số hoặc đang có kế hoạch sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, chỉ 45% trong số các giám đốc điều hành nghĩ rằng họ có các công nghệ phù hợp để tận dụng tối đa những gì đang diễn ra.”

Cá nhân hóa là một trong những thành phần quan trọng đối với bất kỳ chiến lược ưu tiên kỹ thuật số nào. Các công nghệ marketing như các phần mềm phân tích hành trình khách hàng hay các CDP là những động lực thúc đẩy cho chiến lược này.

Cuối cùng, hầu hết các thương hiệu đều có các công cụ cần thiết để phân tích hoặc chuyển tiếp các chiến dịch của họ – chìa khóa thành công cho điều này là hãy đưa từng công cụ vào một chiến lược kỹ thuật số tập trung (centralized digital strategy).

Ông Knudson nói thêm:

“Khi nói đến yếu tố kỹ thuật số, bạn có email, có các nền tảng xã hội, có các công cụ tìm kiếm và có các website riêng.

Điều bạn cần làm là liên kết tất cả các điểm dữ liệu từ các tài sản này tới một trung tâm dữ liệu duy nhất, từ quan điểm của thương hiệu và kinh doanh, bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.”

Hãy xem khách hàng là những người “tự giáo dục” chính họ.

Nhiều chiến dịch tập trung vào khách hàng ở những phần đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel) – cung cấp cho họ những thông tin và tài nguyên cần thiết để thúc đẩy họ đi tiếp.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này đồng nghĩa với việc họ sẽ bỏ qua một lượng lớn những người tiêu dùng đang ở cuối phễu. Một phần của điều này là do trong bối cảnh ưu tiên kỹ thuật số, phần lớn người tiêu dùng là những người “tự giáo dục”.

Trong bối cảnh khi mà yếu tố công nghệ đang vô cùng phát triển, người dùng đang tìm kiếm trực tuyến, họ đang nói chuyện với đồng nghiệp của họ, họ đọc các bài đánh giá, họ xem những nội dung mà thương hiệu đã cung cấp, họ làm tất cả những điều này trước khi họ tiếp cận đến các thương hiệu.

Khi các thương hiệu không hiểu các cách mà khách hàng của họ đang tìm hiểu về doanh nghiệp, về sản phẩm hay thương hiệu, về cơ bản họ đã thất bại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

6 bài học sử dụng Content Marketing để khởi nghiệp thành công

Content Marketing là một phương thức tiếp thị “mưa dầm thấm lâu”, mang đến hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp. Nhưng làm sao để làm content marketing hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất?

bài học sử dụng content marketing để khởi nghiệp thành công

Đây là chia sẻ của Eugene Cheng – lãnh đạo bộ phận Partner & Creative tại HighSpark – một công ty tư vấn đào tạo trình bày chiến lược và dịch vụ đào tạo cho các công ty thuộc danh sách Fortune 500 như Panasonic, Dentsu, Nike.

Eugene Cheng chia sẻ kinh nghiệm của anh trong việc xây dựng chiến lược content marketing, cách tiết kiệm chi phí, tìm kiếm khách hàng, bán dịch vụ và khởi nghiệp thành công nhờ tiếp thị nội dung thông minh. Đây là những chia sẻ của anh tại TechInAsia:

Tôi từng thắc mắc: “Content marketing có thực sự hiệu quả không?”. Nhiều startup, chủ doanh nghiệp nhỏ thường cảm thấy rằng content không mang đến lợi nhuận trực tiếp, không thể đong đếm được như doanh thu hay lợi nhuận. Trong khi đó, các công ty lớn đều không tiếc tiền thuê ai đó thực hiện chiến lược nội dung cho họ.

Sự thật là, việc thực hiện content marketing rất tốn kém về thời gian lẫn tiền bạc. Và lợi ích của chiến lược này không thể nhìn thấy ngay, thay vào đó, mang đến cho doanh nghiệp những giá trị bền vững, âm thầm chiếm lấy trái tim hay tâm trí của khách hàng lẫn khách hàng tiềm năng.

Dù vậy, tôi có thể chia sẻ 6 cách sau đây để thực hiện content marketing với mức chi phí rất thấp và tạo dựng nên doanh nghiệp.

1. Sử dụng kênh online và truyền tải các giá trị đến khách hàng mục tiêu.

Trở lại năm 2013, khi tôi còn là một freelancer, tôi không có lấy một khách hàng hay bất cứ thành tích nào vang dội. Bạn có thể tưởng tượng, đó là những khó khăn thật sự với một chàng trai 19 tuổi, không có bất cứ thứ gì có thể bán.

Những người có khả năng quyết định trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều không muốn giao phó công việc quan trọng cho một freelancer vừa trẻ tuổi vừa… vô danh.

Tình cờ, tôi biết được SlideShare – lúc bấy giờ là một không gian thênh thang và miễn phí để chia sẻ nội dung. Nền tảng này nhận được lượng truy cập khổng lồ của người dùng B2B.

Tôi bắt gặp một người dùng tên Jesse Desjardins đã sử dụng nền tảng này để chia sẻ giấc mơ của anh ta về một công ty du lịch Úc. Tôi nhận ra đây là một nơi tuyệt vời để truyền tải thông điệp, nội dung, sự hiểu biết của mình về bất cứ lĩnh vực nào.

Trong tháng tiếp theo, tôi tập hợp các bài thuyết trình của mình để đăng tải lên SlideShare và hy vọng điều tốt đẹp nhất sẽ đến.

Một cách tự nhiên, tôi tạo ra một giá trị cho bản thân mình, đó là người chia sẻ những nội dung hữu ích. Đổi lại, người khác sẽ xem tôi là chuyên gia trong lĩnh vực đó.

2. Bạn không thể vô hình. Bạn cần tăng cường tiếp cận.

Mọi việc không thực sự thuận lợi. Dù tôi cũng nhận được một vài yêu cầu hợp tác nhưng so với những gì tôi đã đầu tư cho content marketing thì thành quả ít ỏi đó thật đáng thất vọng. Tôi không có sẵn những nội dung tiếp theo để tiếp tục chia sẻ, đồng thời, lượng traffic đến SlideShare của tôi quá khiêm tốn.

Tôi theo dõi và đọc những bài viết của những nhà sản xuất nội dung chuyên nghiệp trên SlideShare, LinkedIn và nhiều nền tảng khác. Những chuyên gia ấy đã cho tôi nhiều bài học, lời khuyên lẫn những kế hoạch hành động.

Bằng cách tạo ra nhiều nội dung hơn, tôi đảm bảo mình có một sự hiện diện trực tuyến tương đối đa dạng như: một trang web, một hồ sơ LinkedIn và tất cả các trang về tôi đều được liên kết với nhau.

3. Content Marketing là một cuộc đua Marathon, không phải cuộc đua nước rút.

Tôi miệt mài viết, thiết kế và đăng tải lên mạng các bài trình bày của mình nhằm những bài viết của mình xuất hiện đều đặn và nổi bật trên trang chủ.

Sau đó, tôi thành lập công ty SlideComet cùng với một người bạn đồng môn. Công ty chúng tôi giúp các doanh nghiệp kể câu chuyện của họ một cách hấp dẫn hơn, thuyết phục hơn bằng các thiết kế trực quan, hút mắt. Đây cũng là khi tôi bắt đầu xây dựng tài khoản của công ty mình trên SlideShare.

Công ty chúng tôi có lượng truy cập tốt từ các tìm kiếm trên Google nhờ những bài viết, backlink mà chúng tôi đã dày công xây dựng.

Đặc biệt, lượng traffic mà chúng tôi có được là nhờ xây dựng và chia sẻ content thay vì chi tiền cho quảng cáo. Việc làm này vô cùng vất vả.

Xâu dựng content, tìm cách quảng bá nó là công việc cốt lõi và đầy thách thức trong việc lấy content marketing làm chiến lược.

Điều tốt nhất chúng ta có thể làm chính là dành nhiều thời gian để nghiên cứu các chủ đề có liên quan và có giá trị đối với độc giả, lấy đó là lợi thế cạnh tranh.

Trên thực tế, một số khách hàng liên hệ với chúng tôi vốn không là đối tượng khách hàng mục tiêu của chúng tôi.

Họ đọc thấy những chia sẻ của chúng tôi và mong muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Đó là lúc bạn đo lường được sự lan tỏa và sự lợi hại của content marketing.

4. Xây dựng nền tảng của bạn mượt mà và đa dạng hóa các điểm tiếp xúc với độc giả.

Chúng tôi xây dựng content để chia sẻ trên kênh SlideShare. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro nền tảng yêu thích của chúng tôi sụp đổ, tôi “chia trứng thành nhiều rổ”.

Chúng tôi thuyết phục khách hàng đăng tải những nội dung mà chúng tôi thực hiện cho họ hoặc có liên quan đến lĩnh vực của họ lên nền tảng mà khách hàng yêu thích.

Kết quả là content của chúng tôi xuất hiện trên khoảng 20 nền tảng khác gồm: CreativeMarket, DuctTape Marketing, GrowthEverywhere,… Đột nhiên chúng tôi có một loạt nền tảng khác nhau để tăng độ tiếp cận của mình.

5. Xây dựng một danh sách.

Rõ ràng là phần lớn người xem nội dung của chúng tôi trên SlideShare không tìm đến đó như là khách hàng của chúng tôi.

Vì chúng tôi có đến 2 triệu lượt xem trên nền tảng này và chúng tôi nghĩ đến việc sẽ xây dựng danh sách 5% số bạn đọc của mình.

Chúng tôi bắt đầu sử dụng công cụ như MailChimp và cuối cùng là ActiveCampaign để xây dựng danh sách email để gửi đến họ những thông tin hay. Kết quả là một vài người trong số được chăm sóc này thực sự sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tất cả những dữ liệu này sau này trở thành lưu lượng truy cập, backlink, và hỗ trợ SEO cho chúng tôi khi xây dựng website mới: HighSpark. Ngay sau đó, Microsoft mua lại LinkedIn – vốn là chủ sở hữu của SlideShare.

Thời điểm này chúng tôi quyết định không đăng tải những bài thuyết trình lên nền tảng này nữa và tìm phương án khác để phát triển doanh nghiệp thông qua thông qua content marketing.

6. Không ngừng nỗ lực.

Một số điều chúng tôi đã thử gần đây: Đã tạo ra một khóa học kể chuyện qua email và hiện có 11.000 người đăng ký; Viết blog về thiết kế bản trình bày và cách kể chuyện với mục đích thúc đẩy lưu lượng truy cập hơn.

Chúng tôi xây dựng được một thứ “quyền lực” đó là gửi email đến độc giả của chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi có bài viết mới.

Các doanh nghiệp mới thường eo hẹp về tài chính sẽ luôn gặp phải một số khó khăn khi thực hiện content marketing. Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:

  • Tạo nội dung có liên quan và mang đến lợi ích cho đối tượng mục tiêu của bạn, liên kết đến các dịch vụ công ty bạn cung cấp.
  • Bắt đầu xây dựng danh sách email đối tượng mục tiêu của bạn càng sớm càng tốt.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là những người đang theo dõi cùng một nội dung giống với đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Hãy nhớ rằng phạm vi tiếp cận của content chỉ tốt khi bạn quảng bá nó đủ mạnh mẽ.
  • Xây dựng hệ thống tiếp thị tự động cho những quy trình có tính lặp lại.
  • Những nỗ lực content marketing của bạn cần nhất quán.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Một vài điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch marketing và quảng cáo năm 2022

Khi 2022 vẫn tiếp tục là năm hậu Covid-19, những người làm marketing cần lưu ý gì khi lập kế hoạch của họ trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

kế hoạch marketing và quảng cáo năm 2022
Một vài điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch marketing và quảng cáo năm 2022. Source: Salesforce

Trong những năm vừa qua, đại dịch kéo dài đã làm ảnh hưởng đến phần lớn các doanh nghiệp trên nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Từ bán lẻ đến thương mại điện tử (eCommerce), từ B2B đến B2C, hầu hết các chủ doanh nghiệp và người làm marketing đang phải đánh giá lại và thay đổi chiến lược của họ sao cho phù hợp với bối cảnh mới khi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi.

Để có được những chiến lược marketing và quảng cáo thành công vào năm 2022, các marketers cần tiếp cận một phương pháp tích hợp tập trung vào khách hàng của họ.

Việc thấu hiểu thêm khách hàng mục tiêu, hiểu lý do tại sao họ lại mua sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu là chìa khóa cho các chiến thuật tiếp thị hiệu quả.

Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý mà marketers có thể tham khảo khi xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing của mình.

Tích hợp SEO và SEM.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đã là một trong những thành phần thiết yếu của các hoạt động digital marketing trong nhiều năm. Là một phần của chiến lược marketing, SEO mang sứ mệnh thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên đến với website của thương hiệu.

Tuy nhiên, các thương hiệu cần lưu ý rằng, để có thể có được hiệu quả bền vững trong dài hạn, hãy xem SEO là một chiến lược hơn là một chiến thuật ngắn hạn đơn thuần.

Tùy thuộc vào mức độ ngân sách chi tiêu, chất lượng nội dung, mức độ cạnh tranh của các từ khóa hay tính đại chúng của website mà thương hiệu có thể mất vài tháng trước khi thấy được những kết quả ban đầu.

Nếu bạn là một công ty khởi nghiệp mới xây dựng website, song song với việc chờ đợi hiệu quả từ SEO, hãy cân nhắc kết hợp chiến lược sử dụng công cụ tìm kiếm có trả phí (SEM/PPC) để có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập được nhanh hơn.

SEM cho phép thương hiệu sử dụng các từ khóa để hiển thị nhanh nội dung trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (phía trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên), cho đến khi SEO của bạn thành công, SEM đã giúp thương hiệu có được khách hàng ngay lập tức.

Xây dựng nội dung ưu tiên cho thiết bị di động.

Nếu bạn đang có kế hoạch cập nhật nội dung và website của mình vào năm 2022, hãy đảm bảo nội dung của bạn thân thiện với thiết bị di động.

Theo nhiều số liệu khác nhau, hiện trung bình có khoảng hơn 60% lưu lượng truy cập internet đến từ điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị di động khác.

Nếu như cách đây một số năm, nội dung của thương hiệu chỉ cần đủ tương thích với thiết bị di động thì với năm 2022 và sau đó, nội dung phải coi thiết bị di động là ưu tiên hàng đầu.

Hãy đảm bảo cỡ chữ trên website của bạn đủ tốt (tối thiểu là font 14), các menu điều hướng dễ sử dụng và thân thiện với các màn hình cảm ứng.

Bạn cũng nên kiểm tra cấu trúc nội dung của mình (hoặc nếu sử dụng đồ hoạ), chúng cần hiển thị được và dễ đọc qua các màn hình di động nhỏ.

Hình ảnh là một cách tuyệt vời khác để thu hút sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, các hình ảnh có kích thước lớn hoặc độ phân giải cao có thể làm chậm tốc độ tải trang của website. Dù cho bạn sử dụng hình ảnh như thế nào, tốc độ tải trung bình nên giữ ở mức dưới 6s.

Tốc độ tải trang chậm cũng gây bất lợi đối với việc xếp hạng website, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động SEO, theo thuật toán của Google; công cụ tìm kiếm này ưu tiên xếp hạng cho những website tải nhanh hơn.

Tối ưu chiến lược tiếp cận đa kênh – omni channel.

Trước những bối cảnh mới hiện này, khi người tiêu dùng ngày càng tiếp xúc với thương hiệu trên nhiều điểm chạm khác nhau, các doanh nghiệp hay thương hiệu ngày càng coi đa kênh là chiến lược bắt buộc.

Thông thường, khi khách hàng có vô số cách để tương tác với thương hiệu, họ sẽ có xu hướng lựa chọn kênh thuận tiện nhất để bắt đầu. Đây chính là lúc các thương hiệu sẽ bị bỏ lại phía sau nếu chỉ sử dụng một hoặc rất ít kênh để tiếp cận khách hàng.

Theo nghiên cứu từ Gartner, ngay cả với các tổ chức lớn thì họ hiện vẫn không thể mang lại những trải nghiệm thống nhất cho khách hàng.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng cứ hai doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp có thể mang lại những trải nghiệm liền mạch hơn, điều này đặc biệt trở nên quan trọng khi đại dịch đã buộc phần lớn người dùng phải tương tác trực tuyến với các thương hiệu.

Với các doanh nghiệp nhỏ, việc xây dựng chiến lược tiếp cận toàn diện trên tất cả các kênh có thể dễ dàng hơn vì họ có lượng khách hàng và kênh ít hơn. Do đó, về cơ bản họ có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn.

Tập trung phát triển hoạt động thương mại điện tử trên các kênh thương mại xã hội.

Khi các nền tảng mạng xã hội vẫn tiếp tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh về lượng người dùng trên nền tảng, các hoạt động thương mại trong ứng dụng kéo theo đó cũng phát triển mạnh hơn.

Mặc dù đại dịch vẫn tiếp tục xảy ra, tốc độ tăng trưởng của các nền tảng mạng xã hội có thể sẽ tăng từ 3,6 tỷ người dùng vào năm 2020 lên mức 4,41 tỷ vào năm 2025.

Facebook vẫn là nền tảng lớn nhất với khoảng gần 3 tỷ người dùng toàn cầu, tuy nhiên, tùy thuộc vào sản phẩm của thương hiệu, họ có thể muốn xem xét các nền tảng khác.

Instagram là nền tảng dẫn đầu trong việc khai thác các hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing), đây là một chiến lược rất hiệu quả để các doanh nghiệp tiếp cận các cộng đồng rộng lớn của họ.

Bên cạnh đó thì nền tảng video dạng ngắn TikTok vẫn nổi bật với những nội dung do người dùng tạo ra vốn mang tính chân thực cao.

Mặc dù thương mại xã hội (social commerce) hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của ngành thương mại điện tử, tuy nhiên nhiều dự báo cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm mới 2022.

Trong khi các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp vẫn tiếp tục hưởng lợi từ các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số vốn hiệu quả về mặt chi phí, các doanh khác cũng nên tập trung vào những nội dung thân thiện với thiết bị di động, mang lại những trải nghiệm liền mạch cho khách hàng của họ trên tất cả các kênh.

Tất cả những chiến lược tiếp cận này có thể giúp doanh nghiệp hay thương hiệu có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh khác trong năm tới và xa hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Các Marketers đang hoạch định chiến lược ‘Paid Media’ của họ như thế nào

Trước những bối cảnh bất ổn do đại dịch và thế giới thì đang thay đổi nhanh chóng, những người làm marketing có thể làm gì để thích ứng tốt hơn với tương lai bất định phía trước.

Các Marketers đang hoạch định chiến lược 'Paid Media' của họ như thế nào
Getty Images

Tại hội nghị SMX Next vừa qua được tổ chức bởi SearchEngineLand, về các chủ đề liên quan đến marketingquảng cáo, nhiều marketer đã chia sẻ về chiến lược thích ứng của họ trong bối cảnh mới của thị trường.

“Hãy nghĩ về cách bạn lập kế hoạch hoặc xây dựng những dự báo cho doanh nghiệp hay thương hiệu của mình: Nó sẽ diễn ra và trông như thế nào?”

Đó là câu hỏi của Ông Greg Finn, Giám đốc Marketing (CMO) của Cypress North, đã đưa ra tại SMX Next cho các chuyên gia quảng cáo có trả phí (paid media).

Bà Neha Divanji, nhà sáng lập của Growth Spin Limited, cho biết:

“Việc lập kế hoạch truyền thông hay chiến lược của chúng tôi chủ yếu bắt nguồn từ việc hiểu rõ ngành. Chúng tôi tìm hiểu xem liệu có bất cứ xu hướng nào sẽ kéo dài không.

Chúng tôi cũng tìm kiếm bất cứ điều gì đã thay đổi hoặc bất kỳ xu hướng mới nổi nào mà chúng tôi quan tâm, sau đó chúng tôi xem xét đến yếu tố cạnh tranh.”

Ông Andrew Lolk, nhà sáng lập của SavvyRevenue thì nhấn mạnh vào việc gắn kết mục tiêu chung và tính thực tiễn với các agency (đơn vị cung cấp các dịch vụ marketing nói chung):

“Chúng tôi đang cố gắng để tìm ra mục tiêu chung và chúng tôi hiện có những hạn chế nào. Chúng tôi có bị giới hạn bởi yếu tố ngân sách không? Chúng tôi có thể gặp phải những rào cản nào trong ngành không? ”

Việc xây dựng một chiến lược truyền thông có trả phí hiện đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng. Dưới đây là một số chiến thuật mà các marketer có thể tham khảo trước khi bắt đầu.

Cân nhắc sử dụng các công cụ lập kế hoạch truyền thông có trả phí (Paid Media).

Có rất nhiều công cụ hữu ích hiện có sẵn để giúp những người làm marketing lập kế hoạch cho các nỗ lực truyền thông hay quảng cáo có trả phí của họ.

Việc chọn ra những phương án thích ứng tốt nhất với những sự thay đổi của thị trường thường phụ thuộc vào thương hiệu, mục tiêu và cả sự cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Divanji cho biết: “Tôi sử dụng Similarweb. Về cơ bản, nó kéo dữ liệu từ đối thủ cạnh tranh và giúp tôi hiểu kênh nào đang là động lực chính thúc đẩy lưu lượng truy cập tối đa cho các đối thủ khác nhau.”

“Khi chúng tôi xem xét dữ liệu ở cấp chiến dịch và cấp độ phương tiện (CPC, Banner, Email…), chúng tôi sử dụng thêm Semrush. Nó có nhiều tùy chọn khác nhau để bạn có thể xem thông tin chi tiết về từng đối thủ cạnh tranh cụ thể.”

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà tiếp thị đều thích sử dụng các công cụ lập kế hoạch theo kiểu này. Không ít người trong số họ lựa chọn quy trình lập kế hoạch bằng cách thủ công và để cho tất cả các thành viên của đội nhóm nhập cuộc.

Ông Andrew Lolk chia sẻ: “Chúng tôi sử dụng một số công cụ khác nhau cho việc lập kế hoạch. Công cụ duy nhất mà chúng tôi sử dụng lặp đi lặp lại là Google Trends. Nó giúp chúng tôi hiểu các xu hướng mới, các ngành công nghiệp mới.”

Thương hiệu (Client) cần kết hợp chặt chẽ hơn với Agency khi mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn.

Việc không đưa khách hàng (Client) vào kế hoạch truyền thông có trả phí có thể làm gián đoạn chiến dịch của bạn khi mọi thứ thay đổi. Các nhà tiếp thị theo đó cũng nên chia sẻ kế hoạch của họ thường xuyên hơn để mọi thứ luôn được kiểm soát.

Ông Andrew Lolk nói:

“Một trong những điều quan trọng mà hầu hết khách hàng (client) và nhà quảng cáo (agency) thường quên đó là chia sẻ thông tin. Chúng tôi đã thiết lập một quy trình về cách chủ động yêu cầu và phản hồi cho tất cả những điều này.”

Thay vì bỏ qua những cuộc trao đổi cực kì quan trọng này, cả nhà quảng cáo và khách hàng của họ nên kết hợp phạm vi chuyên môn của nhau, chúng nên đóng vai trò là yếu tố nền tảng cho mọi sự thành công chung của cả chiến dịch.

Thích ứng nhanh với việc thay đổi các nền tảng quảng cáo mới.

Bên cạnh nhiều sự thay đổi về yếu tố hành vi và xã hội, các nền tảng quảng cáo trên toàn cầu vẫn tiếp tục biến đổi. Và những thay đổi này thường không thể đoán trước được.

Ông Lolk nói: “Không ai có thể chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng tôi cũng vậy, không ngoại lệ.

Do đó, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo chúng tôi có thể nắm bắt được những thứ cơ bản nhất. Những thứ đó thường đúng dù cho thị trường có thay đổi đến như thế nào.”

“Từ góc độ là người làm tại Agency, dù cho Google hay Facebook, v.v. có cập nhật hay thay đổi bất cứ điều gì. Nếu bạn hiểu những thứ thuộc về bản chất, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.”

Các nhà tiếp thị trong thời kỳ mới nên chủ động thực hành những chiến thuật cơ bản nhất như việc thu thập dữ liệu của bên thứ nhất, tuy nhiên việc điều chỉnh kỳ vọng hay phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan sẽ giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi sắp tới.

Bà Divanji chia sẻ: “Với tư cách là một agency, chúng tôi luôn cần hiểu những thứ cơ bản nhất. Đối với khách hàng (client), điều quan trọng nhất với họ luôn là tình hình P&L (lãi và lỗ), còn về phía chúng tôi, chúng tôi cần phối hợp với họ về cả mục tiêu, dự báo và khả năng đáp ứng tới những bối cảnh mới.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Đội ngũ Marketing và Sales có đang ở trên cùng một chiến tuyến

Khi đội ngũ marketing và bán hàng (sales) phối hợp chặt chẽ với nhau, không chỉ doanh nghiệp có hiệu suất cao hơn mà chính họ cũng có thể phát triển nhanh hơn, giải quyết các vấn đề sáng tạo hơn và gắn bó lâu hơn. 

Đội ngũ marketing và bán hàng có đang ở trên cùng một chiến tuyến
Đội ngũ marketing và bán hàng có đang ở trên cùng một chiến tuyến. MicroStockHub | Getty Images

Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, các doanh nghiệp buộc phải liên tục chuyển đổi và thích ứng khi nhu cầu và sở thích của khách hàng không ngừng thay đổi.

Sự chuyển đổi này sẽ trở nên khó khăn hơn khi doanh nghiệp thiếu sự liên kết giữa các bộ phận thường xuyên tương tác với khách hàng tiềm năng: bộ phận bán hàng và marketing.

Khi đội ngũ bán hàng và marketing thiếu đi sự phối hợp, không chỉ cả hai bộ phận này mà còn cả doanh nghiệp đều phải gánh chịu hậu quả, trên thực tế, theo số liệu từ SuperOffice sự mất liên kết này có thể tiêu tốn của doanh nghiệp hàng tỷ đô mỗi năm (số liệu tham chiếu trên phạm toàn cầu không tính riêng theo khu vực).

Sự thiếu phối hợp dẫn đến sự thiếu tin tưởng và hiểu biết giữa hai bộ phận, điều này khiến cho quá trình cộng tác cùng nhau trở nên khó khăn hơn và do đó, mọi thứ “xấu” hơn.

Xác định điểm liên kết và thiếu liên kết.

Bởi vì sự liên kết giữa sales và marketing có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận ra sự liên kết và thiếu liên kết trong thực tế được thể hiện như thế nào.

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét sự thiếu phối hợp xoay quanh các mục tiêu. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng một nhân viên bán hàng đang trò chuyện với một khách hàng tiềm năng về những sự thay đổi trong nhu cầu mua hàng của họ – nhưng nhân viên này lại không chia sẻ thông tin có được một cách nhanh chóng với đội nhóm marketing.

Nếu marketing không cập nhật kịp những nhu cầu mới của khách hàng tiềm năng (Lead), họ không thể tạo ra những nội dung hoặc chiến dịch có thể giải quyết những nỗi đau này của khách hàng một cách kịp thời.

Và kết quả là, doanh nghiệp không hoặc bán được ít hàng hơn.

Ngược lại ở khía cạnh xuất phát từ marketing. Nếu đội ngũ marketing có được những thông tin mới cập nhật từ phía người dùng thông qua các công cụ phân tích trực tuyến, nhưng họ lại không truyền đạt những thông tin này cho đội ngũ bán hàng, một sự thật hiển nhiên là nhân viên tư vấn bán hàng không thể chia sẻ đến khách hàng những thông tin hay giải pháp mới nhằm giải quyết các nỗi đau một cách tốt hơn.

Trong cả hai ví dụ, dù cho là xuất phát từ bộ phận nào, việc thiếu giao tiếp và phản hồi hiệu quả đang khiến cả hai đội nhóm đánh mất đi nhiều cơ hội có thể giúp họ bán được nhiều hàng hơn.

Nếu doanh nghiệp có thể khiến cả hai đội nhóm này phối hợp chặt chẽ hơn với nhau, dưới đây là một số lợi ích mà doanh nghiệp có được:

  • Cải thiện về tốc độ thích ứng và thay đổi: Khi hai đội nhóm liên kết và cộng tác thường xuyên với nhau, việc thực hiện các thay đổi của chiến lược sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi một vòng phản hồi nhất quán được thiết lạp, cả hai đội đều có đủ bối cảnh cần thiết để bắt đầu trò chuyện với khách hàng một cách hiệu quả.
  • Giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo hơn: Thông thường, những nhân viên bán hàng và marketing có quan điểm và cách suy nghĩ rất khác nhau. Khi họ buộc phải phối hợp với nhau dựa trên những mục tiêu chung, họ sẽ phải đóng góp những quan điểm khác nhau để cùng giúp giải quyết mọi vấn đề chung, điều này khiến cho các giải pháp của họ có nhiều sự sáng tạo hơn.
  • Nhân viên gắn bó lâu hơn: Các nhân viên bán hàng không muốn làm việc ở những nơi họ thiếu đi sự hỗ trợ từ các hoạt động marketing; họ vốn xem sự hỗ trợ đó là cần thiết để thành công trong vai trò của họ. Điều tương tự xảy ra trong chiều ngược lại. Do đó, việc có thể đảm bảo sự liên kết, tin cậy và tôn trọng giữa hai bộ phận là động lực để mỗi bên có thể cố gắng và gắn bó lâu hơn.

Phối hợp các hoạt động tiếp thị và bán hàng.

Theo số liệu từ LinkedIn, 90% các chuyên gia bán hàng và tiếp thị cho biết luôn tồn tại sự thiếu phối hợp về chiến lược, quy trình, văn hóa và nội dung trong tổ chức của họ và gần như tất cả các chuyên gia này đều tin rằng nó gây hại cho doanh nghiệp và khách hàng.

Thêm vào đó, 97% trong số những người được hỏi cho biết họ gặp nhiều khó khăn với những nội dung và thông điệp tiếp thị; họ cho rằng nội dung (content) chỉ được tạo ra từ marketing mà thiếu đi đóng góp từ bộ phận bán hàng là thiếu chính xác, nội dung do marketing đưa ra chỉ đóng vai trò là đẩy sản phẩm thay vì cần phải giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng tiềm năng.

Nói tóm lại, những nội dung và thông điệp đó rất khó để chuyển khách hàng tiềm năng thành những người mua hàng.

Để giải quyết những mâu thuẫn này, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng đội ngũ bán hàng và tiếp thị cần phải làm việc vì mục tiêu chung – họ phải thường xuyên hỗ trợ và đóng góp ý kiến với nhau. Dưới đây là những chiến thuật doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Kiểm tra nội dung xem nó có thể giúp tạo ra doanh thu không.

Đại dịch đã làm thay đổi đáng kể hành vi của khách hàng nói chung, cả B2B lẫn B2C, khi khoảng 1/3 (theo số liệu từ TrustRadius) người mua hàng dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu sản phẩm trước khi mua hàng.

Đội ngũ bán hàng và marketing cần suy nghĩ sâu hơn về những nội dung mà họ đang gửi cho người mua liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang cung cấp vì cơ bản người mua sẽ chủ yếu dựa vào các thông tin (được cung cấp) trong quá trình ra quyết định.

Dưới đây là một số câu hỏi mà sales và marketing cần làm việc cùng nhau để tìm ra các câu trả lời chung:

  • Bạn có bất cứ nội dung nào đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bán hàng không?
  • Nội dung nào đã không còn phù hợp với khách hàng và bối cảnh hiện tại và cần sửa đổi?
  • Những câu hỏi mà khách hàng và khách hàng tiềm năng thường hỏi đội nhóm bán hàng là gì?
  • Nội dung hiện tại dành cho ai? Và ai hiện đang đọc nó? Bạn có thể tạo ra những nội dung gì để thu hút sự chú ý của người đọc?
  • Nhóm bán hàng có nên tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp những insights cho nội dung không?

Mục tiêu chính của quá trình này là lập bản đồ nội dung (content mapping) của bạn theo các mục tiêu để từ đó bạn có thể biết nội dung nào là phù hợp và hiệu quả, nội dung nào không thể đáp ứng được cả kỳ vọng của bán hàng lẫn marketing.

2. Các thành viên marketing cần theo dõi các cuộc gọi bán hàng.

Theo định kỳ, các thành viên trong đội ngũ marketing cần theo dõi (thực hiện cuộc gọi hoặc lắng nghe lại) các cuộc gọi bán hàng để có thể đảm bảo rằng cả bán hàng và marketing đều đang ở trên cùng một chiến tuyến.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Yêu cầu các thành viên marketing lắng nghe các cuộc gọi bán hàng theo chu kỳ thường xuyên, chẳng hạn như mỗi tuần một lần.
  • Marketing cần tham gia các cuộc họp bán hàng cùng với đội ngũ bán hàng hoặc các đội nhóm liên quan đến bán hàng khác trong tổ chức.
  • Mang các cuộc gọi bán hàng vào quy trình đào tạo cho các nhân sự marketing mới.

3. Thường xuyên tổ chức các buổi brainstorming với các thành viên trong nhóm bán hàng và marketing.

Mục tiêu của các buổi brainstorm có thể là thảo luận về các triển vọng bán hàng, các lỗ hổng trong quy trình bán hàng hoặc phát triển các chủ đề nội dung mới cho thương hiệu.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể đưa ra để thảo luận:

  • Đâu là những câu hỏi phổ biến nhất mà khách hàng thường xuyên hỏi?
  • Những câu hỏi nào có thể trả lời ngay và câu hỏi nào cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn?
  • Những rào cản phổ biến đối với khách hàng tiềm năng trong quá trình chuyển đổi bán hàng là gì?
  • Nhân viên bán hàng thường gửi email, tin nhắn…cho khách hàng với nội dung ra sao?
  • Loại nội dung nào nhân viên bán hàng cần nhưng tìm mãi chưa thấy?
  • Đội ngũ bán hàng đang mô tả về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ với khách hàng tiềm năng ra sao?

Mục tiêu chính của các buổi brainstorm này là khám phá những insights mới có thể giúp cải thiện doanh số bán hàng trong tương lai.

4. Cung cấp cho đội nhóm bán hàng những kiến thức cần thiết về khách hàng, thứ họ có thể sử dụng trong các cuộc gọi bán hàng.

Về bản chất, dù cho đội ngũ bán hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều hơn, nhưng bộ phận có thể hiểu sâu nhất về khách hàng lại là marketing.

Bằng cách có trong tay nhiều công cụ phân tích hơn, marketing hiện có nhiều dữ liệu về khách hàng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số thông tin về khách hàng tiềm năng mà marketing nên cung cấp cho bán hàng.

  • Cách khách hàng tiềm năng tìm hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ. Một trong những sai lầm lớn nhất khi nhân viên bán hàng liên hệ với khách hàng là không nói rõ bằng cách nào họ có được thông tin về khách hàng. Nếu khách hàng để lại thông tin qua website hay các nền tảng mạng xã hội, marketing cần chia sẻ thông tin đó với nhân viên bán hàng (sẽ tiện hơn nếu doanh nghiệp đang sử dụng CRM). Nguồn để lại thông tin sẽ làm sáng tỏ ý định và khả năng sẵn sàng mua của khách hàng tiềm năng.
  • Nội dung mà khách hàng tiềm năng tương tác trước khi để lại thông tin là gì. Điều này có thể cho đội nhóm bán hàng biết những giải pháp mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm nhất và họ hiện đã có được những thông tin gì. Ngoài ra, để xây dựng tính liên quan trong những giây đầu tiên khi liên hệ với khách hàng, hiểu được bối cảnh tương tác của họ cũng là một cách thông minh.
  • Những thông tin mà khách hàng tiềm năng để lại là gì (marketing có thể chia sẻ sẵn nếu cả hai bộ phận sử dụng chung CRM). Ngoài tên, số điện thoại hay email liên hệ, có thể có nhiều thông tin yêu cầu khác mà khách hàng để lại trước khi tư vấn, marketing cần chia sẻ đầy đủ những thông tin này với nhân viên bán hàng. Trong trường hợp thông tin được để lại qua các nền tảng mạng xã hội mà đội ngũ bán hàng không thể truy cập được, bằng cách nào đó (cập nhật lên hệ thống CRM) marketing cần phải chia sẻ.

Cuối cùng, sự phối hợp giữa bán hàng và marketing thường bắt đầu bằng việc xây dựng một nền văn hóa hợp tác chung dựa trên các mục tiêu chung của tổ chức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI): Định nghĩa và cách thức sử dụng

Khi điều hành doanh nghiệp nhỏ hoặc chạy các chiến dịch marketing, linh cảm của bạn cũng góp phần thành công. Thế nhưng khả năng đo lường và định lượng thành công mới thực sự quan trọng. Đó chính là lúc bạn cần đến chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI). 

Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI): Định nghĩa và cách thức sử dụng

Thông qua KPI, bạn có thể “biết” chiến thuật kinh doanh hay chiến dịch cụ thể đang thành công hoặc thất bại để có thể liên tục cải thiện và phát triển về sau dựa trên những ý tưởng đó. Nói cách khác, KPI là thước đo thành công chính xác và không thiên vị.

Cách sử dụng KPI để thúc đẩy kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, các KPI như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp đều là những chỉ số đáng tin cậy về tình trạng của công ty.

Hãy định nghĩa chính xác các KPI này và mọi chỉ số khác mà bạn muốn đo lường để có thông tin chi tiết rõ ràng hơn. Nhưng bằng cách nào?

Mục tiêu SMART.

Có khả năng là bạn đã từng nghe về khái niệm các mục tiêu SMART. Khái niệm này đã được sử dụng từ nhiều thập niên trước dưới nhiều hình thức khác nhau. SMART có nghĩa là Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Phù hợp và Thời gian hoàn thành. Sau đây là cách sử dụng các mục tiêu SMART để xác định KPI.

  • Cụ thể. Đặt ra mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được.
  • Đo lường được. Sử dụng số liệu đo lường được để dễ theo dõi hiệu quả dự án hơn.
  • Có thể đạt được. Đảm bảo đặt ra mục tiêu khả thi. “Cái bánh vẽ” nghe thì hay đấy, nhưng bạn cần đặt ra các mốc có thể đạt được.
  • Phù hợp. Số liệu có liên quan đến dự án của bạn không? Nếu bạn đã xác định mục tiêu mong muốn đạt được, điều này sẽ khiến việc xác định xem KPI có phù hợp hay không trở nên dễ dàng hơn.
  • Thời gian hoàn thành. Đặt ra khung thời gian. Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc để có thể đặt ra đường cơ sở và dấu mốc. Quãng thời gian cố định này cũng sẽ giúp bạn xác định những yếu tố như tính thời vụ, chuyển đổi, phát hành sản phẩm, v.v.

Ví dụ về KPI.

Mặc dù bạn có thể dùng nhiều KPI khác nhau để đo lường thành công, sau đây là một số ví dụ thường gặp và cách sử dụng các KPI đó:

Biên lợi nhuận gộp.

MỤC TIÊU: Nhanh chóng biết được sức khỏe tài chính của công ty. Để tính toán chỉ số này, hãy lấy tổng doanh thu chia cho giá vốn hàng bán.

Những chi phí này không bao gồm những con số như chi phí vận hành, tiền lãi hoặc thuế. Giờ hãy lấy con kết quả nhận được chia cho tổng doanh thu. Nhìn chung thì bạn nên có tỷ lệ càng cao càng tốt.

Dự đoán dòng tiền.

MỤC TIÊU: Dự đoán mọi vấn đề tiềm tàng (lượng hàng tồn dư/thiếu hụt). Để biết viễn cảnh dòng tiền, hãy lấy tổng thu nhập và doanh thu dự kiến trừ đi mọi chi phí. Bạn có thể dự đoán theo mốc hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Khi sớm nhìn ra được các vấn đề với dòng tiền, bạn có thể tiến hành mọi sự điều chỉnh cần thiết.

Chỉ số này cũng hữu ích cho các ứng dụng lập kế hoạch thuế và khoản vay thương nghiệp. Nếu muốn so sánh dòng tiền ở một thời điểm trong quá khứ với hiện tại (ví dụ như 2005 so với 2019), bạn nên dùng chỉ số dòng tiền thực để so sánh dòng tiền trong một khoảng thời gian cụ thể đã được điều chỉnh theo lạm phát.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.

MỤC TIÊU: Xem thông tin chi tiết về tốc độ tăng trưởng của công ty khởi nghiệp. Chỉ số này còn được dùng để theo dõi và dự đoán các xu hướng kinh doanh.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu so sánh tổng doanh thu trong một khoảng thời gian hiện tại với tổng doanh thu của khoảng thời gian trước đó (theo quý hoặc theo năm). Giả sử thu nhập của bạn trong hai năm 2018 và 2019 lần lượt là 100.000 và 250.000 đô la.

Để tính toán tỷ lệ tăng trường doanh thu hàng năm, hãy lấy doanh thu năm 2019 trừ đi doanh thu năm 2018, lấy số đó chia cho doanh thu năm 2018 rồi nhân với 100. Tỷ lệ tăng trưởng của bạn sẽ là 150%.

(250.000 đô la – 100.000 đô la) / 100.000 đô la x 100 = 150

Số liệu lưu lượng truy cập vào website.

MỤC TIÊU: Đo lường thành công của trang web. Bạn phải biết những điểm mạnh và điểm yếu trên trang web của mình. Dẫu sao thì đó cũng là bộ mặt của doanh nghiệp.

Việc sử dụng số liệu sẽ giúp bạn nắm được chi tiết hơn về trải nghiệm của người dùng và có bao nhiêu người truy cập:

  • Lưu lượng truy cập hàng tháng và hàng năm.  Các số liệu qua từng năm (YoY) và qua từng tháng (MoM) cho thấy sự thay đổi theo từng khung thời gian. Hành động nào có lợi/ảnh hưởng tiêu cực đến lưu lượng truy cập của bạn?
  • Người mới truy cập và người truy cập lại. Con số thống kê này là một chỉ số cho thấy nội dung của bạn thu hút cơ sở người dùng đến mức nào. Nội dung đó có khiến họ truy cập lại để xem thêm không?
  • Phần đóng góp của kênh. Mỗi kênh chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng lưu lượng truy cập? Bạn sẽ xác định được điểm mạnh và điểm yếu khi biết cách mọi người truy cập vào trang web. Việc tận dụng tài sản của mình sẽ rất có ích khi ra mắt sản phẩm mới.
  • Thời gian trung bình trên trang. Số đo này biểu thị người dùng tiêu thụ nội dung của bạn ra sao.
  • Tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi có thể là một trong những KPI hữu ích nhất, tùy thuộc vào loại nội dung. Chỉ số này đo lường phần trăm người truy cập chuyển đổi thành hành vi mua hàng. Ví dụ: Trong một tháng bạn có 300 người truy cập trang web, 30 người trong số họ mua hàng hóa nào đó. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn khi đó là 30/300 hay 10%.

SEO/lưu lượng tìm kiếm tự nhiên.

Mục tiêu: Để biết mọi người có nhìn thấy bạn không. Khi mọi người tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ trên mạng, công ty bạn có xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm không? Nếu có, chuyện gì xảy sau đó? Bạn có thể biết thông tin chi tiết qua những KPI này:

  • Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Con số này cho thấy có bao nhiêu người nhấp vào trang web của bạn từ các công cụ tìm kiếm như Google và Bing. Trong phần lớn trường hợp, con số này càng cao thì càng tốt.
  • Độ uy tín của trang. Bạn muốn trang của mình xuất hiện ở thứ tự cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP)? Điểm SEO này là dấu hiệu rõ ràng về thứ hạng mà trang của bạn sẽ nhận được. Bạn có thể dùng số liệu này để so sánh các trang cụ thể của trang web với nhau và trên các miền khác.
  • Tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi từ khóa. Kể cả nếu trang của bạn có nhiều lượt truy cập tự nhiên, điều đó không có nghĩa là những lượt truy cập này làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (xem phần tỷ lệ chuyển đổi ở trên). Tỷ lệ chuyển đổi thấp cho thấy bạn cần nhiều nội dung hấp dẫn hơn hoặc tỷ lệ đó là thứ hạng của từ khóa không đúng.

Nội dung tiếp thị kỹ thuật số trả phí .

MỤC TIÊU: Tạo khách hàng tiềm năng. Một trong những cách để thu hút khách hàng mới (tạo khách hàng tiềm năng) là thông qua chiến dịch quảng cáo trả phí. Sau đây là một số KPI thường được sử dụng để theo dõi và định lượng khách hàng tiềm năng chất lượng cao:

  • Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL): Bạn đang bỏ ra bao nhiêu tiền để có khách hàng tiềm năng? Khách hàng tiềm năng đó có chất lượng cao không? Số tiền đó có hợp lý không hay là bạn nên có sự thay đổi?
  • Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi (CPC): Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi thường cao hơn một chút so với chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng nhưng sẽ đảm bảo tỷ suất hoàn vốn của bạn (ROI).
  • Thời gian tiến hành chuyển đổi: Chu kỳ cân nhắc của bạn diễn ra bao lâu? Khoảng thời gian này nên được dựa trên ngành nghề và chi phí mục dòng của bạn.Chu kỳ chuyển đổi của người tiêu dùng thường ngắn hơn vì các chu kỳ này không tốn nhiều chi phí như sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ giữ chân: Có bao nhiêu lượt chuyển đổi hay người dùng của bạn là khách hàng cũ?
  • Chi phí trên mỗi lần mua hàng (CPA) là chỉ số quan trọng để biết quảng cáo trả phí của bạn có đem lại ROI cao hay không.
  • Tỷ lệ nhấp (CTR) là tỷ lệ phần trăm người truy cập nhìn thấy quảng cáo (lượt hiển thị) và nhấp vào quảng cáo đó. Bạn có thể dùng chỉ số này để nắm được hiệu quả của hình ảnh quảng cáo và SERP. Khi xem xét CTR, bạn cần cân nhắc các yếu tố khác như vị trí và thứ hạng quảng cáo. Thông thường, vị trí hiển thị đầu tiên sẽ thu được nhiều lượt nhấp nhất nhưng cũng tốn kém nhất. Bạn phải biết cân bằng giữa ngân sách và cải thiện CTR. Đây chính là lúc CPA đóng vai trò quan trọng.

Mục tiêu: Mức độ nhận biết thương hiệu. Bạn muốn khách hàng xem thương hiệu của mình luôn gắn liền với sản phẩm/dịch vụ tốt. Nhưng làm sao để biết việc này có xảy ra hay không? Sau đây là một số cách để doanh nghiệp có thể đo lường mức độ này:

  • Mức độ tương tác với nội dung có thương hiệu: Hãy xem xét thời gian trên trang, CTR, số phút tiêu thụ video hoặc nội dung thu hút cụ thể.
  • Cụm từ tìm kiếm: Bạn có thể xem xét mức tăng số lần tìm kiếm cụm từ về thương hiệu theo thời gian.
  • Lắng nghe: Một số KPI còn cho thấy cảm xúc tích cực/tiêu cực.

Lưu ý cuối cùng: Một bức tranh hơn ngàn lời nói. Khi đo lường KPI, bạn hãy thử dùng cách trực quan hóa dữ liệu dưới dạng biểu đồ, sơ đồ hoặc hình ảnh đầy màu sắc để có được cái nhìn toàn diện.

Bạn sẽ hiểu rõ hơn hiệu quả của từng KPI và sự phù hợp của KPI đó với mục tiêu chiến dịch và marketing tổng thể của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Top 20 kỹ năng chiến lược Marketing quan trọng nhất

Nếu bạn đang làm Marketing hay thương hiệu và giữ các vai trò quản lý trong tổ chức, các kỹ năng mang tính chiến lược này sẽ còn trở nên quan trọng hơn.

kỹ năng chiến lược marketing
Top 20 kỹ năng chiến lược marketing quan trọng nhất

20 kỹ năng chiến lược marketing này được chia thành 5 nhóm chiến lược theo thứ tự như bên dưới:

1. Nhóm kỹ năng tư duy chiến lược marketing.

  • Trước khi có bất cứ hành động hay quyết định nào, marketer cần xem xét và đánh giá một cách toàn diện nhất về các điểm mạnh cốt lõi của thương hiệu, về người tiêu dùng, về đối thủ, về thị trường và cả về các bối cảnh kinh doanh hiện tại.
  • Suy nghĩ một cách cẩn thận về những thách thức của thương hiệu trên thị trường, đặt những câu hỏi ngược, những câu hỏi mang tính gián đoạn (những câu hỏi có thể phá vỡ mọi kết cấu kinh doanh hay chiến lược hiện có), trước khi tìm kiếm bất cứ giải pháp gì.
  • Đưa ra những quyết định thông minh dựa trên việc thấu hiểu về tầm nhìn, mục tiêu, cơ hội, sự ảnh hưởng từ phía thị trường và những kết quả về hiệu suất.
  • Đảm bảo truyền tải chiến lược một cách rõ ràng và nhất quán trên toàn bộ tổ chức để tất cả các thành viên đều có thể hiểu và thực thi hướng tới chiến lược.

2. Nhóm kỹ năng định vị thương hiệu.

  • Xác định tệp khách hàng mục tiêu, khách hàng lý tưởng, các nhu cầu của họ, đảm bảo thấu hiểu những sự thật chưa được hé lộ từ họ (customer insight) và cả những “kẻ thù” lớn nhất của họ.
  • Coi khách hàng là trọng tâm (customer centric), để từ đó tất cả những tính năng của thương hiệu đều có thể gắn kết với lợi ích (cả cảm xúc lẫn chức năng) của khách hàng.
  • Tìm kiếm những khoảng không định vị thương hiệu có thể chiến thắng trên thị trường, những định vị có thể sở hữu được, riêng biệt, phù hợp với khách hàng và sau đó truyền tải nó với một tuyên ngôn định vị cụ thể.
  • Xây dựng các ý tưởng thương hiệu, tức thương hiệu sẽ xuất hiện như thế nào tới các điểm tiếp xúc (touchpoints) với khách hàng.

3. Nhóm kỹ năng lập kế hoạch thương hiệu hay xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing.

  • Chuyển đổi tất cả những tư duy chiến lược thành các tuyên ngôn chiến lược và vấn đề chính (key issues), đây chính là nền tảng của một bản kế hoạch thương hiệu.
  • Xây dựng chi tiết tất cả các thành phần của kế hoạch thương hiệu bao gồm: tầm nhìn, mục đích, giá trị, mục tiêu, vấn đề, chiến lược, chiến thuật.
  • Truyền tải một cách rõ ràng bản kế hoạch tới các bộ phận liên quan, như ban lãnh đạo, bộ phận bán hàng, agency, và các đối tác khác nếu có.
  • Phát triển kế hoạch thực thi (online, offline..) để hoàn thành chiến lược thương hiệu.

4. Nhóm kỹ năng thực thi marketing.

  • Kỹ năng lãnh đạo và điều hành tất cả các dự án hay hoạt động marketing như truyền thông thương hiệu, phát triển sự đổi mới, các chiến dịch quảng cáo hiệu suất, các trải nghiệm mua sắm của khách hàng, và nhiều thứ khác.
  • Xây dựng những bản tóm tắt sáng tạo và tập trung vào chiến lược (briefs), những thứ có thể khơi dậy niềm cảm hứng từ các thành viên hay đối tác có liên quan.
  • Lựa chọn và hợp tác với agency hay chuyên gia nếu có.
  • Trong quá trình thực thi, cần liên kết tất cả những yếu tố chiến lược của thương hiệu với người tiêu dùng. Hãy lưu ý đến tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu.

5. Nhóm kỹ năng phân tích hiệu suất.

  • Người làm marketing cần thấu hiểu tất cả các nguồn kiến thức và dữ liệu của thương hiệu như: thị phần, phễu bán hàng (phễu thương hiệu), quá trình tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, tình hình tài chính (lãi lỗ), những kỳ vọng, sở thích (VOC) của khách hàng.
  • Đào sâu vào phân tích dữ liệu, đưa ra những sự so sánh về mức độ hiệu quả, phát triển customer insight, từ đó xây dựng nên những câu chuyện có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
  • Đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của thương hiệu, rút ra những vấn đề cần xử lý.
  • Viết báo cáo phân tích hiệu suất để hiểu ý nghĩa của chiến lược từ các thông tin về hiệu suất bán hàng và hiệu suất trong thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever

Để trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng của thế giới, Unilever đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả.

chiến lược kinh doanh của unilever
Source: Bloomberg

Giới thiệu tổng quan về tập đoàn đa quốc gia Unilever.

Theo Wikipedia, Unilever là một tập đoàn toàn cầu nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm tiêu dùng nhanh FMCG bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà.

Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính là:

  • Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống
  • Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân
  • Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà.

Với 3 dòng sản phẩm hiện nay Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu, trong đó có rất nhiều  nhãn hiệu nổi  tiếng nhất có  thể  kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr, Comfort,  Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight…

Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebuoy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, …

Với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng(Personal Care).

Cùng với Procter & Gamble ( P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này.

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà. Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ.

Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên. Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm.

Các hoạt động hợp  tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm.

Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr… cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành những hàng hóa được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam.

Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng như vậy Unilever Việt Nam đã và đang chứng tỏ rằng mình là công ty nước ngoài thành công nhất ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài các hoạt động kinh doanh Unilever Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hội, nhân đạo và phát triển cộng đồng.

Hàng năm công ty đóng góp khoảng 2 triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam và công ty đã vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã  hội, nhân đạo, giáo dục, giáo dục sức khỏe cộng đồng.

Phân tích mô hình ma trận SWOT của Unilever.

Mô hình ma trận SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình ma trận SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô.

Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đối với Unilever, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tập đoàn này có thể được phân tích như sau.

Điểm mạnh (Strengths).

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Unilever, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển hiệu quả.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng.

Unilever luôn nỗ lực để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mang tính sáng tạo, phù hợp với những yêu cầu thay đổi của Khách hàng, giúp thương hiệu này trở thành một trong những công ty được người tiêu dùng yêu thích nhất trên toàn thế giới.

Thương hiệu lớn mạnh.

Unilever có mặt trên hơn 190 quốc gia và có lẽ sẽ không thể tìm thấy bất kỳ một người tiêu dùng nào không sử dụng sản phẩm của thương hiệu này.

Theo báo cáo tài chính năm 2020, Unilever tự hào là một trong những công ty lớn nhất trên toàn cầu với điểm mạnh về kiến thức chuyên môn và năng lực sản xuất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Chiến lược định giá sản phẩm linh động .

Chiến lược giá sản phẩm là một mô hình hoặc phương pháp được sử dụng để thiết lập mức giá tốt nhất cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chiến lược đó giúp doanh nghiệp chọn lựa được giá bán tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận và giá trị của cổ đông trong khi xem xét nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.

Định giá linh động có thể được hiểu là định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá bán dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Với danh mục sản phẩm lớn, Unilever có quyền áp dụng các chính sách về giá một cách linh hoạt, tùy vào từng thời điểm, tùy theo mức độ sẵn sàng chi trả chi phí của sản phẩm của mọi tầng lớp Khách hàng.

Điểm yếu (Weaknesses).

Bên cạnh những điểm mạnh, tập đoàn Unilever cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

Một số những điểm yếu chính trong mô hình phân tích SWOT của Unilever có thể được kể đến như sau:

Phụ thuộc vào các nhà bán lẻ .

Một điểm yếu của Unilever là phụ thuộc vào các nhà bán lẻ. Unilever cần mạng lưới các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của mình. Vậy nên hành vi của người mua, quyết định của người mua đang bị chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà bán lẻ.

Sản phẩm dễ bị bắt chước.

Sản phẩm của Unilever thường dễ bị bắt chước. Các sản phẩm tiêu dùng của Unilever rất dễ bị bắt chước, copy hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng tương tự.

Cơ hội (Opportunities).

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Unilever có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

Thị trường toàn cầu hóa.

Quá trình toàn cầu hoá, sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông toàn cầu đã dẫn đến việc thúc đẩy lối sống phương tây ở châu Á.

Điều này giúp Unilever có thể lợi dụng địa vị của mình để trở thành một thương hiệu thành công nhờ chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, giúp người dân địa phương tiếp cận với các mặt hàng mang thương hiệu quốc tế.

Xu hướng với các sản phẩm lành mạnh và bền vững.

Người tiêu dùng ở các nước phát triển đang ngày càng có ý thức mạnh mẽ hơn bao giờ hết về tình hình sức khoẻ của bản thân, cũng như xu hướng của các sản phẩm lành mạnh, bền vững với môi trường

Cơ hội này giúp Unilever có thể tiếp cận đến phân khúc thị trường mới nổi này, đặc biệt là thị trường dành cho người tiêu dùng có. ý thức về sức khoẻ và sản phẩm xanh.

Thách thức (Threats).

Bên cạnh cơ hội thì Unilever cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Unilever có thể được liệt kê như sau:

Thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Unilever phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn như Nestle hoặc P&G – những thương hiệu vẫn đang liên tục nghiên cứu và tung ra thị trường các sản phẩm mới với giá cả cạnh tranh. Chính điều này khiến cho Unilever liên tục phải chạy đua trên con đường chinh phục thị trường thế giới.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và trở nên tồi tệ hơn nữa với sự góp mặt của đại dịch COVID-19. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều công ty, kể cả các tập đoàn lớn như Unilever.

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng. Để trở nên thành công ở những thị trường nước ngoài, Unilever đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

chiến lược kinh doanh của unilever

Khi phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, tập đoàn này đã áp dụng hiệu quả chiến lược quốc tế (International Strategy).

Chiến lược quốc tế là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận bằng cách chuyển giao và khai thác các sản phẩm và kĩ năng vượt trội của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.

Sản phẩm được thiết kế, phát triển, sản xuất và tiêu thụ ở thị trường nội địa rồi được ra nước ngoài với những thích ứng không đáng kể; hoặc sản phẩm được thiết kế hoàn toàn trong nước, còn việc sản xuất và tiêu thụ giao cho các chi nhánh nước ngoài thực hiện.

Trong giai đoạn trước năm 1990, Unilever đã sử dụng chiến lược quốc tế để tiết kiệm chi phí, đồng thời thống nhất hình ảnh thương hiệu (Brand Image) đồng đều giữa các quốc gia.

Đối với giai đoạn đầu này, Unilever đã triển khai chiến lược quốc tế của mình như sau:

  • Sử dụng cách tiếp cận thị trường về cơ bản là giống nhau ở mọi quốc gia mà tập đoàn này đang hiện diện (chỉ đáp ứng tối thiểu các yêu cầu của địa phương).
  • Bán nhiều sản phẩm giống nhau ở mọi nơi (thực hiện các điều chỉnh nhỏ cần thiết để phù hợp với sở thích, nhu cầu của các quốc gia địa phương).
  • Xây dựng thương hiệu toàn cầu và điều phối tập trung các hoạt động kinh doanh của mình trên toàn thế giới.

Đối với chiến lược kinh doanh quốc tế này của Unilever, công ty đã chuyển giao được lợi thế của mình ra nước ngoài, tận dụng được kinh nghiệm sản xuất cũng như ưu thế về sản phẩm và kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, với chiến lược quốc tế, Unilever chưa thể đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của từng địa phương và quốc gia khác nhau.

Chiến lược đa quốc gia của Unilever.

Từ giai đoạn 1990-2000, chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever là sử dụng chiến lược đa quốc gia (Multinational Strategy).

Chiến lược đa quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm (từ đó gia tăng lợi nhuận) của doanh nghiệp bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường nước ngoài.

Để đáp lại áp lực thích ứng, mỗi một chi nhánh ở nước ngoài thực hiện hầu hết tất cả hoạt động tạo giá trị quan trọng như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm…

Sau khi không đáp ứng được những nhu cầu riêng biệt của từng địa phương, Unilever đã chuyển sang áp dụng chiến lược đa quốc gia trong chiến lược kinh doanh quốc tế của mình.

Tập đoàn này muốn có thể tận dụng tốt các lợi thế theo vùng, quan hệ tốt với các đại diện của địa phương và tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên.

Unilever cũng mong muốn cắt giảm chi phí vận hành, tăng tốc độ phát triển và giới thiệu sản phẩm mới bởi hoạt động tinh giảm.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever ở giai đoạn này cho phép mỗi công ty con ở nước ngoài đảm nhận luôn việc sản xuất, kinh doanh, marketing và phân phối sản phẩm tại thị trường đó.

Mỗi công ty sẽ là một trung tâm lợi nhuận riêng biệt và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

Chiến lược đa quốc gia cho phép nhà quản lý ở mỗi công ty có thể phát triển sản phẩm và triển khai các chiến lược marketing phù hợp sở thích và thị hiếu của từng địa phương, điều chỉnh chiến lược bán hàng và hệ thống phân phối phù hợp với hệ thống bán lẻ ở mỗi thị trường.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế nhất định như: khó chuyên sâu, hay trùng lặp giữa các bộ phận, nguồn lực.

Khả năng trùng công việc trong mỗi khu vực do các công ty con có những hoạt động tạo giá trị giống nhau ở những địa điểm khác nhau, chứ không tập trung vào địa điểm hiệu quả nhất.

Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia của Unilever.

Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Unilever là chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy).

Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường.

Các đơn vị kinh doanh có quyền tự chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing (để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí).

Chiến lược xuyên quốc gia có thể được lựa chọn khi doanh nghiệp đối mặt với áp lực lớn cả về giảm chi phí và thích ứng với điều kiện địa phương.

Lý do mà Unilever lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như:

  • Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và sự khác biệt về chính sách của nước sở tại.
  • Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh.

Một số hoạt động chính của chiến lược xuyên quốc gia trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever bao gồm:

Nghiên cứu & phát triển.

Để khác biệt hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương, Unilever đã theo dõi sự thay đổi tâm lý của người tiêu dùng thông qua việc thành lập và phát triển các Trung tâm Dữ liệu về con người trên khắp thế giới.

Từ năm 2017, Unilever đã mở rộng và phát triển từ 25 đến 30 trung tâm dữ liệu. Doanh nghiệp đã sử dụng những thông tin thu thập được để nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm để phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của từng địa phương.

Sản xuất.

Tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, Unilever sẽ đánh giá, điều chỉnh mục tiêu sản xuất trên những yếu tố chính như: môi trường dân cư, kinh tế, chính trị xã hội, môi trường vi mô và vĩ mô để từ đó quyết định chiến lược sản xuất.

Unilever cũng thực hiện khác biệt hóa sản phẩm để đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều được phục vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như tối đa hóa doanh thu nhận được. Ví dụ, khi sản xuất bột giặt ở Ấn Độ, “Surf Excel” được tạo ra cho đối tượng khách hàng claf người khá giả, “Rin” cho tầng lớp trung lưu và “Wheel” cho người có thu nhập thấp.

Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng.

Logistics đóng vai trò chủ lực trong việc triển khai thực hiện thành công chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever.

Một trung tâm toàn cầu của công ty được đặt tại Singapore để quản lý các nguồn cung ứng chiến lược cho các hoạt động của Unilever tại châu Á, Phi, Trung và Đông Âu bao gồm việc lựa chọn các nhà cung ứng và ký hợp đồng.

Các văn phòng đa quốc gia sẽ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động mua bán. Các văn phòng này sẽ không được quyền lựa chọn nhà cung ứng trừ khi được trung tâm gia quyền.

Bên cạnh đó, Unilever cũng thực hiện vi tính hóa toàn bộ hoạt động giao, nhận hàng của mình. Với việc ứng dụng thành công mô hình VMI và e-Order cho các key account, giúp giảm lượng tồn kho đáng kể của đối tác và giải bài toán nan giải về tồn kho của các nhà bán buôn hiện nay.

Tại hầu hết các thị trường, Unilever lựa chọn hướng đi outsourcing cho hệ thống phân phối, logistics của mình bằng việc hợp tác với các tập đoàn, công ty thứ 3.

Hoạt động Marketing.

Về hoạt động Marketing trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing-Mix 4Ps.

Sản phẩm (Product).

Unilever chú trọng đến từng cá nhân trên thị trường và tập trung mục tiêu của mình vào việc phát hiện những kỳ vọng mới của khách hàng để thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp.

Giá (Price).

Trước khi gia nhập thị trường, Unilever luôn nghiên cứu kỹ chiến lược giá của đối thủ, phát triển chiến lược giá phù hợp nhất với thị trường đồng thời duy trì lợi nhuận của công ty. Nhìn chung, Unilever giữ một mức giá biên cho tất cả các sản phẩm của mình.

Hệ thống phân phối (Place).

Khi phân tích chiến lược Marketing của Unilever về hệ thống phân phối (Place), thương hiệu này đã tập trung mở rộng hệ thống phân phối của mình để có thể tiếp cận được đến nhiều khách hàng.

Unilever Việt Nam hiện đang có khoảng 350 nhà phân phối và hơn 150.000 các cửa hàng bán buôn và bán lẻ các sản phẩm của công ty trên toàn quốc.

Những con số này thể hiện việc các sản phẩm của công ty đang tràn ngập khắp thị trường Việt Nam từ vùng xa xôi hẻo lánh, cho tới những nơi tấp nập nhất của thành thị Việt Nam.

Xúc tiến hỗn hợp (Promotion).

Đối với chiến lược Marketing của Unilever về xúc tiến hỗn hợp (Promotion), Unilever đã tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông như báo đài, TV,… và các phương tiện kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Phân tích chiến lược Marketing của KFC

Để khẳng định được vị thế của mình, KFC đã thực hiện hoạt động Marketing như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy được sự thành công trong chiến lược Marketing của KFC.

chiến lược marketing của kfc
Source: mockups design

Là một trong những thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam song song với các thương hiệu đối thủ khác như McDonald’s, Burger King hay Lotteria hay Jollibee, KFC đã sử dụng chiến lược Marketing Mix 4Ps có phân khúc một cách linh hoạt.

Tổng quan về KFC.

KFC là viết tắt của cụm từ Kentucky Fried Chicken, là thương hiệu gà rán được thành lập vào 20/03/1930 bởi đại úy Harland Sanders và thuộc sở hữu tập đoàn Yum! Brands. Đây là tập đoàn lớn nhất thế giới về lĩnh vực hệ thống nhà hàng với 39.000 nhà hàng tại hơn 125 quốc gia. 

Khởi đầu bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho khách hàng dừng chân tại trạm xăng Corbin – bang Kentucky, ông Harland Sander gọi đó là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn.

Trong một thập kỷ sau, ông luôn nỗ lực, cố gắng và sáng tạo thành công công thức pha chế bí mật với 11 loại hương vị và thảo mộc cùng kỹ thuật nấu, mang đến hương vị đặc biệt của món gà rán.

Năm 1955, ông Harland Sanders tự tin với chất lượng và quyết định thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. 10 năm sau đó, KFC đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ và Canada.

Đến năm 1964, Harland Sanders quyết định bán chuỗi cửa hàng của mình cho một nhóm nhà đầu tư với giá 2 triệu đô la Mỹ, trong đó có John Y.Brown JR, người sau này đã trở thành thống đốc bang Kentucky.

Bằng chiến lược kinh doanh thông minh, sản phẩm gà rán KFC đã tạo được lòng tin và sự ưa thích với người tiêu dùng. Tại thị trường Trung Quốc, tính đến năm 2018, KFC đã có hơn 5.600 cửa hàng tại 200 thành phố với 5 tỷ USD doanh thu. 

Tiếp nối thành công đó, KFC ngày càng gia tăng mở rộng thị trường và tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn châu Á, trong đó có Việt Nam.

1997 được xem là năm khởi đầu của KFC Việt Nam khi cửa hàng đầu tiên được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Phải mất gần 10 năm chịu lỗ và bền bỉ cố gắng để KFC thay đổi nhận thức người tiêu dùng trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân Việt Nam.

Hàng loạt cửa hàng sau đó được mở ra tại Đồng Nai (1998), Hà Nội (2006), Huế (2008), Nha Trang, Quy Nhơn (2011)… khi người dân Việt bắt đầu chuộng đồ nhanh.

Với sự phát triển và mở rộng hệ thống, tính đến nay KFC đã có hơn 140 cửa hàng tại 32 tỉnh thành phố lớn và sử dụng hơn 3000 nhân lực để phục vụ khách hàng.

Phân tích chiến lược Marketing Mix 4Ps của KFC.

Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing Mix của KFC, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Chiến lược sản phẩm của KFC – Product.

Product – Sản phẩm được xem là yếu tố đứng đầu trong chiến lược marketing 4Ps của KFC. Sản phẩm ban đầu của KFC chính là những miếng gà giòn bằng áp suất, được tẩm ướp với công thức gồm 11 loại thảo và gia vị do đại tá Sanders sáng tạo ra.

Đến với mỗi quốc gia, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình để phù hợp với văn hóa và thói quen ăn uống riêng của từng đất nước.

Tại các nước Hồi giáo và Trung Đông, KFC phục vụ gà Halal; tại Ấn Độ KFC cung cấp các loại bánh kẹp chay và suất cơm chay để phục vụ các khách hàng ăn chay.

Khi vào Việt Nam, KFC cũng thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã để phù hợp với ẩm thực của Việt Nam.

Bên cạnh các món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, KFC còn chế biến thêm các món ăn khác như cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, bánh mì mềm… và kích thước cũng nhỏ hơn để phù hợp với thói quen ăn uống của người tiêu dùng Việt.

Ngoài ra, danh mục sản phẩm cũng được sắp xếp theo nhiều loại giúp khách hàng lựa chọn được thức ăn ưa thích như: gà rán truyền thống, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, nước giải khát…

KFC cũng cải tiến tung ra thị trường nhiều món mới như hamburger phi lê, hamburger tôm… cùng nhiều thức uống giải khát thay thế nước ngọt cũng tạo nên sự thích thú và tò mò cho giới trẻ và giảm sự nhàm chán khi chỉ độc quyền phục vụ mỗi gà rán.

Một điểm đáng chú ý nữa khi KFC đã nghiên cứu và tạo ra một loại dầu chiên gà ít béo nhằm chú trọng tới sức khỏe của khách hàng. Dầu chiên được sản xuất từ đậu nành, ít hydro hớn và tạo ra ít axit béo no sẽ tốt cho tim mạch hơn các loại dầu chiên khác.

Ngoài ra, nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC cũng là điểm mạnh giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng khi vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.

Chiến lược giá của KFC – Price.

Khi mới gia nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh như gà rán đang quá xa lạ với người Việt. Do đó KFC thực hiện chính sách giá thấp để thâm nhập thị trường nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn.

Đây được xem là chiến lược hiệu quả bởi sau thời gian chịu lỗ gần 10 năm, năm 2006, KFC bắt đầu có lãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

Khi đã có lượng khách hàng trung thành, KFC chuyển sang chiến lược tăng giá cao hơn đối thủ. Dù mức giá không vượt xa quá nhiều, nhưng điều này đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng về hình ảnh thương hiệu đi đầu cùng lối suy nghĩ sản phẩm có giá cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn.

Nhắm vào đối tượng mục tiêu của mình là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, KFC linh hoạt sử dụng chiến lược định giá khác nhau để phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, cụ thể:

  • Định giá tùy chọn: Với phương thức này, KFC cố gắng gia tăng số tiền chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Khách hàng có thể mua các món chính trong thực đơn và lựa chọn thêm các “món bổ sung” hoặc món phụ, món tráng miệng để phù hợp với món chính đã mua.
  • Giá theo gói: KFC gộp các sản phẩm và tạo thành gói combo cung cấp cho khách hàng với mức giá ưu đãi hơn khi lựa chọn mua riêng lẻ. Chính điều này đã khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn, các combo cũng được triển khai linh hoạt và tùy chọn để vừa đáp ứng đúng sở thích vừa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt.

Chiến lược phân phối của KFC – Place.

Phân phối cũng là một trong những chiến lược marketing góp phần tạo nên thành công của KFC. KFC thực hiện chiến lược phân phối trên nhiều mặt: phân khúc thị trường theo vị trí địa lý, phân khúc thị trường theo nhân khẩu học, phân khúc thị trường theo tâm lý, phân khúc thị trường theo hành vi.

  • Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý.

KFC tập trung vào các thành phố lớn, đông dân cư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… Không phát triển ồ ạt, KFC triển khai mở rộng hệ thống cửa hàng theo hướng vững chắc.

  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học.

KFC phân khúc thị trường theo 3 khía cạnh: Lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp

+ Lứa tuổi: KFC nhắm vào các đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 17 -29 tuổi, gia đình có trẻ em. Lựa chọn đối tượng khách hàng trẻ tuổi có xu hướng tiếp cận văn hóa nhanh cùng đối tượng trẻ em nhằm tác động vào nhận thức của trẻ em từ khi còn nhỏ là một trong những chiến lược marketing nổi bật của KFC

+ Thu nhập: KFC tập trung vào đối tượng có thu nhập khá, thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu để có thể dễ dàng chi tiền vào các sản phẩm đồ ăn nhanh. Các khách hàng thu nhập thấp vẫn có thể trở thành khách hàng của KFC tuy nhiên tần suất sử dụng sẽ thấp hơn.

+ Nghề nghiệp: Các đối tượng khách hàng trẻ tuổi, khách hàng là nhân viên văn phòng bận rộn, các học sinh sinh viên tại các trường đại học cần sự tiện lợi đối với các thực phẩm đồ ăn nhanh.

  • Phân khúc thị trường theo tâm lý.

Với tâm lý nắm bắt nhanh các xu hướng mới trên thế giới cùng sự tiện lợi mang đến cho khách hàng, KFC dần khẳng định vị thế của mình trong tiềm thức của khách hàng yêu thích và thường xuyên sử dụng các sản phẩm đồ ăn nhanh

  • Phân khúc thị trường theo hành vi.

Theo khảo sát của KFC đối với tập khách hàng độ tuổi từ 17-29 tuổi về việc tại sao yêu thích sản phẩm gà rán KFC thì đều nhận được câu trả lời bởi sự tiện lợi, ngon và giá cả phải chăng, phục vụ nhanh.

Chính vì vậy, KFC luôn chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên, mở rộng hệ thống cửa hàng nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra, KFC cũng đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến, giao đồ ăn tại nhà để phục vụ khách hàng được tốt nhất.

Khách hàng có thể đặt hàng qua website, tổng đài của KFC hoặc qua các app giao đồ ăn khác nhau để có được mức giá ưu đãi và không mất thời gian tới cửa hàng để mua sản phẩm.

Chiến lược quảng cáo của KFC – Promotion.

Quảng cáo và truyền thông là 2 yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của KFC.

Xem thêm: Quảng cáo là gì?

  • Quảng cáo, khuyến mãi .

KFC sử dụng đa dạng các phương tiện quảng cáo như TV, tạp chí, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo ngoài trời…để quảng bá cho thương hiệu nhằm tăng tương tác và giúp khách hàng hiểu biết sâu sắc hơn về các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nhiều TV quảng cáo thương hiệu đã được KFC thực hiện với mục đích giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu ngoại nhưng mang đậm hương vị Việt.

Ngoài ra slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” cũng được chú trọng làm rõ và trở thành một trong những slogan nổi tiếng nhất thế kỷ 20

Nắm được thị hiếu của người tiêu dùng Việt, chiến lược marketing của KFC tập trung nhắm vào các chương trình khuyến mãi không chỉ áp dụng trong ngày lễ mà còn được áp dụng trong ngày thường.

Các khuyến mãi hấp dẫn khi mua hàng vào thời điểm chuông cửa hàng reo (mỗi ngày có 24 lần rung chuông), khách hàng sẽ được tặng 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 2 cốc Pepsi lớn khi mua 2 cốc Pepsi nhỏ ở lần mua hàng sau.

Ngoài ra các chương trình khuyến mãi lớn như mua 01 phần ăn giáng sinh có cơ hội nhận laptop, điện thoại, máy nghe nhạc… cũng được KFC áp dụng.

  • Quan hệ công chúng (PR).

KFC thường xuyên thực hiện nhiều hoạt động tài trợ, từ thiện vừa góp phần giúp ích cho xã hội vừa nâng cao hiệu quả về mặt truyền thông.

KFC cũng thành lập các đội tình nguyện thực hiện các hoạt động từ thiện giúp đỡ các trẻ em mồ côi, tàn tật… gây được nhiều thiện cảm với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Phân tích chiến lược Marketing của Gucci

Gucci – thương hiệu thời trang cao cấp của Ý với hơn một thập kỷ hình thành và phát triển đã khẳng định tên tuổi của mình trong làng mốt thời trang thế giới. Để có được thành công đó, Gucci đã thực hiện những chiến lược marketing hiệu quả trên nhiều kênh khác nhau.

chiến lược marketing của gucci
Phân tích chiến lược Marketing của Gucci – Hành trình trở thành “Luxury Brand”. Source: Pexels

Trước khi tìm hiểu chiến lược Marketing và phân tích ma trận SWOT của Gucci, bạn có thể xem SWOT là gì để có những góc nhìn toàn diện nhất về mô hình ma trận này.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Tổng quan về thương hiệu thời trang Gucci.

The House of Gucci hay còn gọi ngắn gọn Gucci – thương hiệu thời trang được thành lập bởi Guccio Gucci tại Florence vào năm 1906 tại Florence.

Gucci là một trong những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Sau hơn 100 năm phát triển, Gucci hiện có hơn 425 cửa hàng tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới và nhiều cửa hàng nhượng quyền khác.

Thương hiệu Gucci mang logo hình 2 chữ G lồng ngược vào nhau tạo nên hình móng ngựa đặc trưng. Bằng sự khéo léo của mình, các nhà thiết kế của Gucci đã đưa biểu tượng này vào các sản phẩm túi xách, giày, mắt kính, quần áo… và trở thành điểm đặc trưng của thương hiệu này.

Một vài dấu mốc đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của Gucci:

  • Năm 1920: Guccio Gucci – nhà sáng lập Gucci mở một công ty nhỏ chuyên bán túi xách và yên ngựa tại Florence.
  • Năm 1930: Gucci thu hút đông đảo khách hàng thượng lưu sành điệu với các sản phẩm túi xách, giày, găng tay và dây lưng cho những người cưỡi ngựa.
  • Năm 1950: Gucci khai trương cửa hàng tại New York, London, Milan, Palm Beach, Beverl Hills để tạo dựng thương hiệu hàng đầu. Đây cũng là năm ra đời chiếc dây thắt lưng bằng vải sọc và chiếc giày da có đính kim loại nổi tiếng của Gucci.
  • Năm 1970: Gucci mở rộng kinh doanh sang châu Á bằng việc xây dựng các cửa hàng mới tại Hồng Kông và Tokyo.
  • Năm 1990: Tom Ford trở thành giám đốc thiết kế của Gucci.
  • Năm 1999: Thực hiện liên minh với Pinault – Printemps – Redoute và chuyển toàn bộ công ty từ những nhãn hiệu đơn lẻ thành một tập đoàn đa nhãn hiệu mang tên Kering.
  • Năm 2000: Mở thêm nhiều cửa hàng tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới, đánh dấu sự có mặt của Gucci trên toàn cầu.

Mang một chất riêng khác biệt, Gucci trở thành thương hiệu thời trang thu hút mạnh mẽ người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, năm 2007, Gucci mở cửa hàng đầu tiên tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, đường Đồng Khởi, TP. Hồ Chí Minh và ba năm sau Gucci mở cửa hàng thứ hai tại 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Với các cửa hàng tại những thành phố lớn của Việt Nam, Gucci đã đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hiệu cao cấp của giới mộ điệu thời trang trong nước.

Phân tích mô hình ma trận SWOT của Gucci.

Phân tích S (Strengths) – Điểm mạnh của Gucci.

Nhắc đến Gucci, người tiêu dùng sẽ nhớ đến hình ảnh của một thương hiệu thời trang cao cấp với sự hiện diện trên toàn thế giới.

Với hệ thống cửa hàng rộng lớn, Gucci thực hiện chặt chẽ công tác kiểm soát kênh phân phối. Đây cũng được xem là một phần trong chiến lược phòng thủ của Gucci để nắm bắt những giá trị gia tăng thay vì bán sản phẩm qua những đơn vị trung gian khác như nhà cung cấp hay nhà bán lẻ.

Ngoài ra, Gucci cũng thực hiện tăng số lượng cửa hàng mà họ trực tiếp quản lý, điều hành. Năm 2003, doanh thu từ các cửa hàng điều hành trực tiếp chiếm 63,1%, so với năm 1999 chỉ đạt 32,5%.

Phân tích W (Weaknesses) – Điểm yếu của Gucci.

Điểm yếu của Gucci phải kể đến sự bất ổn trong quản lý cũng như cơ sở tài chính, và xung đột lợi ích trong nội bộ doanh nghiệp.

Sự bất ổn trong quản lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược của công ty, khiến Gucci có thời gian lâm vào tình trạng khó khăn.

Cơ sở tài chính yếu kém suy giảm tỷ suất lợi nhuận cao trong nợ nần. Năm 1998 mức tăng nợ dài hạn 17 triệu $ và đến năm 1999 tăng lên 143 triệu $ và đến năm 2003 thì tăng lên 1,3 tỷ $.

Bên cạnh đó, việc phải đầu tư bảo vệ và duy trì hình ảnh thương hiệu cũng khiến Gucci tiêu tốn một số tiền không hề nhỏ.

Phân tích O (Opportunities) – Cơ hội của Gucci.

Các thị trường cao cấp đang nổi lên ở các nền kinh tế phát triển mạnh và đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ là tiềm năng lớn cho các thương hiệu thời trang cao cấp, trong đó có Gucci.

Việc phát triển các mảng kinh doanh khác nhau của Gucci và tạo ra các sản phẩm trong lĩnh vực thời trang là cơ hội lớn của thương hiệu thời trang nổi tiếng này.

Phân tích T (Threats) – Thách thức của Gucci.

Là thương hiệu thời trang cao cấp và xa xỉ, Gucci không nằm ngoài luồng khi phải chịu sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác.

Chưa kể có những thời điểm các nhãn hàng đồ thể thao như Adidas, Nike còn vượt mặt nhiều tên tuổi như Chanel, Louis Vuitton, Gucci về lượt tìm kiếm và yêu thích trên mạng xã hội.

Điều đó có thể thấy có những thời điểm các quý cô đã quá mệt mỏi với những món hàng hiệu nhanh chóng lỗi thời mà thay vào đó là các set đồ năng động, khỏe khoắn.

Ngoài ra, một thách thức lớn đối với Gucci đó là các mặt hàng, sản phẩm thường xuyên bị đạo nhái trên thị trường. Do đó, các khách hàng đích thực có thể quay lưng với họ nhằm tránh bị đụng hàng và thể hiện được đẳng cấp mà không phải ai cũng có được.

Phân tích chiến lược Marketing của Gucci.

Chiến lược quảng cáo gây sốc (Shockvertising) của Gucci.

Dưới sự dẫn dẫn của Tom Ford – Giám đốc sáng tạo, Gucci đã đưa “sex sells” (Quảng cáo có yếu tố tình dục mạnh) lên một tầm cao mới.

Không chỉ tái tạo các dòng sản phẩm Gucci để ra mắt những trang phục quyến rũ, hiện đại mà còn làm việc với đội ngũ sáng tạo để làm nên những TVC truyền thông gợi tình của Gucci.

Với chiến lược quảng cáo gây shock được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ về chủ đề nhạy cảm, Gucci nhanh chóng thu hút sự chú ý, thảo luận của giới mộ điệu thời trang cũng như người tiêu dùng.

Lý do đằng sau sự thành công của chiến thuật đưa “sex sells” vào có thể đến từ nỗi ám ảnh với những nhân vật nổi tiếng trong văn hóa nhạc pop, pha trộn chút “pop moment” – thứ dùng để gọi đến “sự trở lại của sự quyến rũ” trong thời trang. Đây được xem là một trong những chiến lược marketing độc đáo của Gucci.

Mới đây, trong bộ ảnh quảng cáo Bộ sưu tập mùa xuân 2020, Gucci mang đến một không khí cổ điển nhưng cũng cực kì nổi loạn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới mộ điệu.

Chiến lược Influencer Marketing – hợp tác với những “Showbiz Icons”.

Với sự linh hoạt của mình, Gucci nhanh chóng hợp tác cùng những ngôi sao, “Showbiz Icons” nhằm quảng bá, giới thiệu và khẳng định vị thế của thương hiệu xa xỉ này.

Những biểu tượng phong cách thời trang nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng như Harry Styles, Kate Moss, Rihanna, Victoria Beckham… chính là những cái tên nổi tiếng đại diện cho thương hiệu Gucci trong nhiều chiến dịch quảng cáo.

Dưới thời của vị Giám đốc sáng tạo mới – Alessandro Michele thương hiệu này vẫn tiếp tục duy trì hợp tác cùng với các ngôi sao hàng đầu thế giới. Những “thần tượng giới trẻ” toàn cầu như Harry Styles, Lana Del Rey, EXO Kai, Jared Leto… đều được  Gucci “chiêu mộ” và trở thành đại sứ thương hiệu của họ.

Ngay sau khi EXO Kai xuất hiện với tư cách khách mời để chiêm ngưỡng BST Cruise 2019 của Gucci tại Pháp, lượng thảo luận về Gucci nhanh chóng đạt đỉnh và trở thành xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội Twitter.

Tại Việt Nam, Gucci cũng tích cực tổ chức các sự kiện dành cho ngôi sao, Fashionista với sự góp mặt của nhiều tên tuổi đình đám như Quỳnh Anh Shyn, Khánh Linh Cô Em Trendy, AMEE, Châu Bùi… góp phần đưa thương hiệu Gucci đến gần hơn với giới trẻ.

Meme Marketing – dùng meme chẳng ngại “kém sang”.

Chẳng ngại “bắt trend” và “đùa vui” bất chấp định vị thương hiệu xa xỉ và cao cấp của mình, Gucci đã thực hiện nhiều nội dung dí dỏm, những hình ảnh meme hài hước phù hợp với tập khách hàng Millennials (thế hệ Y).

Các nội dung nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang xã hội và đạt 120 triệu lượt tiếp cận (tính đến năm 2017).

Với chiến dịch quảng bá đồng hồ mới của mình, chiến dịch “That Feeling When Gucci”, thương hiệu này đã sáng tạo một chuỗi các hình ảnh hài hước, thú vị, phù hợp với tâm lý khách hàng và không hề “kém sang”.

Chiến lược marketing của Gucci này được đánh giá gần gũi và tiếp cận gần hơn với các khách hàng trẻ tuổi của Gucci.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Misa

Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Chiến lược marketing của Vinamilk không chỉ giúp nhiều người tiêu dùng biết đến, gắn bó mà còn thúc đẩy giá trị thương hiệu của họ qua các năm. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về các chiến lược marketing thành công của thương hiệu sữa Vinamilk tại thị trường Việt Nam trong bài viết này.

chiến lược marketing của vinamilk
Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Bên cạnh chất lượng sản phẩm khiến nhiều khách hàng tin dùng, thương hiệu của Vinamilk còn được nhiều người biết đến bởi những chiến lược, chiến dịch Marketing hiệu quả và nổi tiếng. Vậy chiến lược Marketing của Vinamilk là gì? Điều gì làm nên sự thành công đối với các chiến lược Marketing của Vinamilk?

Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.

Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).

chiến lược marketing của vinamilk
Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Bên cạnh việc nổi tiếng về chất lượng sản phẩm cũng như việc cung cấp các mặt hàng đa dạng, Vinamilk cũng là một thương hiệu phổ biến và thu hút khách hàng biết đến mình thông qua các nội dung hấp dẫn, mới lạ trong các chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm và thương hiệu thành công.

Để đạt được thành công này, Vinamilk đã xây dựng những chiến lược Marketing phù hợp khi triển khai các chiến dịch Marketing của mình giúp thương hiệu này có thể tiếp cận và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.

Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Vinamilk, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Chiến lược Marketing Mix 4P của Vinamilk.

Vinamilk đã triển khai chiến lược Marketing Mix 4P (s) như thế nào? Chiến lược Marketing Mix 4P (s) của Vinamilk là gì?

Chiến lược Marketing của Vinamilk về sản phẩm (Product).

Khi nhắc đến sản phẩm của Vinamilk, từ lúc khởi tạo đến lúc phát triển, Vinamilk luôn rất nỗ lực trong việc mở rộng danh mục sản phẩm với mục tiêu là mang tới dòng sữa sạch, tự nhiên và đáp ứng được những mong muốn đa dạng của người tiêu dùng, từ trẻ em, người lớn cho đến người già cũng như mong muốn mang lại cho họ dòng sữa sạch và tự nhiên nhất.

Hàng hóa sữa của Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng các giải pháp dinh dưỡng và đặc biệt là luôn bảo đảm chất lượng quốc tế.

Các hàng hóa sữa rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích, cụ thể như: Sữa dạng nước, dạng bột, dạng đặc, dạng sữa chua và nước ép trái cây Vfresh,…

Vinamilk đang rất chú trọng đến việc cải tiến và bổ sung cho các danh mục sản phẩm mới của mình. Vào năm 2009, thương hiệu này đã phát triển và cho ra mắt gần 20 hàng hóa với nhiều phân khúc thị trường và ngành hàng không giống nhau trên thị trường.

Một trong đó phải kể đến là hàng hóa sữa bột của Yoko, sữa bột Organic… và các kế hoạch phong phú hóa hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật cũng rất được chú trọng như sinh tố sữa, sữa hạt, nước ép trái cây,…

Bên cạnh danh mục sản phẩm đa dạng, Vinamilk cũng luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 1999, Vinamilk đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000.

Hành động này đã xua tan phần nào khoảng cách chất lượng so với sữa ngoại nhập và làm tăng lòng tin, uy tín của thương hiệu này trên thị trường.

Với danh mục sản phẩm đa dạng và tốt cho sức khỏe cũng như đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi lứa tuổi và khách hàng, thương hiệu Vinamilk đã luôn được khách hàng nhớ đến và tin dùng, biến Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu sữa của Việt Nam nổi tiếng nhất.

Chiến lược Marketing của Vinamilk về giá (Price).

Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá sản phẩm phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho Vinamilk sở hữu lợi thế cạnh tranh và triển khai được những chiến dịch Marketing hiệu quả.

Đối với chiến lược giá của mình, những sản phẩm của Vinamilk mặc dù đều đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với các dòng sữa ngoại nhập.

Ví dụ như sữa bột dành cho trẻ em của Vinamilk chỉ bằng một một phần ba giá của những dòng sữa khác trên thị trường.

Với mức độ cạnh tranh cao trên thị trường sữa, nếu Vinamilk tăng giá của mình lên bằng một nửa của các hãng khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Bên cạnh đó, Vinamilk cũng cho rằng việc tăng giá bán sản phẩm sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước.

Để có thể xây dựng được chính sách giá phù hợp, Vinamilk sẽ giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nếu như nguồn nguyên liệu trong nước luôn dồi dào và bảo đảm về mặt chất lượng.

Việc tận dụng nguyên liệu trong nước sẽ giúp Vinamilk định giá sản phẩm phù hợp hơn với khách hàng cũng như có thể triển khai các chương trình chiết khấu bán hàng thường xuyên hơn để thu hút khách hàng.

Chiến lược Marketing của Vinamilk về hệ thống phân phối (Place).

Hệ thống phân phối của Vinamilk tỏa rộng khắp cả nước trong cả 3 hình thức phân phối là bán buôn, bán lẻ (240.000 điểm bán lẻ) và cửa hàng phân phối trực tiếp (575 cửa hàng).

Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc và kênh thương mại điện tử www.giacmosuaviet.com.

Về cơ bản, hệ thống phân phối của Vinamilk bao gồm 3 kênh chính:

Kênh thứ nhất là kênh siêu thị. Vinamilk chia kênh siêu thị ra làm hai loại: Loại 1 là các siêu thị lớn như Big C, Metro, và loại 2 là các siêu thị nhỏ như Fivimart, Citi mart, Intimex.. Các siêu thị này đặt hàng trực tiếp với đại diện chi nhánh của Vinamilk.

Kênh thứ 2 trong hệ thống phân phối của Vinamilk là kênh key accounts. Kênh này bao gồm các nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan. Các đơn vị này cũng trực tiếp đặt hàng với đại diện chi nhánh của Vinamilk với số lượng lớn.

Kênh thứ 3 mà Vinamilk cho là mang tính chất chiến lược đó là kênh truyền thống.

Bản chất của loại kênh này thật ra là kênh VMS ( Vertical Marketing System – kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp) trong đó nhà sản xuất là Vinamilk quản lý các nhà phân phối của mình thông qua việc ký kết các hợp đồng ràng buộc về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Các nhà phân phối được đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước theo bản đồ thị trường mà Vinamilk đã vạch ra.

Bên cạnh hệ thống kênh phân phối đa dạng, Vinamilk cũng đã áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến (DMS One) cho các nhà phân phối, bán lẻ và nhân viên kinh doanh trên cả nước từ cuối tháng 2/2013.

Mỗi nhân viên bán hàng đã được trang bị một máy tính bảng kết nối 3G và GPS, các thông tin liên quan về hàng hóa sẽ được cập nhật thường xuyên.

Nhờ đó, các nhà quản lý của Vinamilk có thể theo dõi và cập nhật thông tin bán hàng của các nhà bán lẻ theo định kỳ 2 – 3 giờ/lần. Hơn nữa, hệ thống này được đánh giá là hệ thống phân phối ERP đồng nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Ngoài các kênh nói trên, thương mại điện tử (eCommerce) và bán hàng trực tiếp (D2C) cũng là kênh bán hàng chiến lược mà Vinamilk đang hướng tới.

Chiến lược Marketing của Vinamilk về xúc tiến hỗn hợp (Promotion).

Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như quảng cáo trên fanpage, quảng cáo trên truyền hình, các chiến dịch PR, quảng cáo ngoài trời, phát triển video trên YouTube,…

Bên cạnh đó là việc thường xuyên thay đổi, làm mới nội dung, hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng.

Cùng với những chiến dịch quảng cáo, Vinamilk cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi như: tăng dung tích sản phẩm nhưng giá không đổi, quà tặng đi kèm, giảm giá về sản phẩm,…

Trong thời gian gần đây, Vinamilk cũng rất chú trọng đến các hoạt động xã hội và từ thiện, lập ra các quỹ học bổng “Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt”, quỹ sữa “Việt Nam không ngừng phát triển”, quỹ từ thiện “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”, đồng hành mùa dịch…

Thông qua các chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mãi và các chương trình tài trợ, học bổng và hoạt động vì xã hội, Vinamilk đã trở thành thương hiệu sữa nổi tiếng, thu hút được nhiều khách hàng và được khách hàng tin dùng.

3 chiến lược Marketing thành công của Vinamilk thành công nhất tại Việt Nam.

Trong phần trên, chúng tôi đã phân tích tổng quan về chiến lược marketing mix 4P của Vinamilk. Hãy cùng phân tích chi tiết những chiến lược Marketing thành công nhất của Vinamilk trong phần này.

Chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh.

Một trong những chiến lược Marketing của Vinamilk đó là tận dụng đa dạng các kênh như TV, báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,… để quảng cáo sản phẩm của mình.

Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch Marketing của mình.

Quảng cáo sản phẩm qua fanpage.

Trên mạng xã hội Facebook, Fanpage của vinamilk đã có 626.267 người thích trang và 637.313 lượt người theo dõi. Đây là một kênh để hãng lan tỏa thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Vinamilk thường xuyên đăng tải các bài post để quảng cáo sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, cuộc thi… trên fanpage.

Trong các bài đăng quảng cáo sản phẩm, Vinamilk luôn nhấn mạnh vào lợi ích mà khách hàng có thể sở hữu khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu này.

Bên cạnh đó, những hình ảnh thu hút, độc đáo và bắt mắt cũng là một USP (Unique Selling Proposition) của Vinamilk.

Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua billboard ngoài trời (OOH).

Quảng cáo ngoài trời là một cách tiếp cận khách hàng truyền thống hướng tới mục đích chính là tạo độ nhận diện thương hiệu.

Đây là một cách tiếp cận khách hàng mục tiêu có mặt từ rất sớm nhưng vẫn mang lại hiệu quả đối với các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Ta có thể dễ dàng bắt gặp loại quảng cáo này ở các giao lộ lớn, đông người qua lại.

Vì được đặt ở những nơi đông người nên quảng cáo ngoài trời cần phải thú vị, bắt mắt và tạo ấn tượng cho người xem. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đặt quảng cáo ở thang máy, các tòa nhà hay trên xe buýt.

Nhìn chung, doanh nghiệp cần xác định được khách hàng tiềm năng thường xuất hiện ở đâu nhất để có chiến lược hợp lý, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Để tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng, một chiến lược Marketing hiệu quả khác của Vinamilk đó là quảng cáo sản phẩm bằng cách tận dụng billboard ngoài trời.

Với những tấm biển quảng cáo ngoài trời, Vinamilk đã thu hút khách hàng hiệu quả và tăng mức độ nhận diện thương hiệu thành công.

Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua truyền hình .

Quảng cáo sản phẩm qua truyền hình cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Vinamilk.

Ưu điểm của quảng cáo truyền hình đó là vừa phát được âm thanh và hình ảnh giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết được những ý nghĩa, thông điệp truyền thông của doanh nghiệp giúp cho quảng cáo của vinamilk thu hút được khách hàng.

Trong các quảng cáo của Vinamilk, hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh, bát ngát, đầy ánh nắng, gần gũi với thiên nhiên thường xuyên xuất hiện cùng với hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động.

Đây thật sự là những hình ảnh sống động, đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.

Một chiến dịch quảng cáo TVC điển hình của Vinamilk có thể kể đến chiến dịch “6 triệu ly sữa”. Trong quảng cáo này, hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo mang đậm tính nhân văn cũng giúp Vinamilk thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.

Một chiến lược Marketing của Vinamilk đem lại hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu đó là tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.

Rất nhiều những chiến dịch tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng được Vinamilk tổ chức và triển khai đều được các báo chí, người dân, trường học, chính phủ ủng hộ.

Với những nghĩa cử cao đẹp và hoạt động xã hội tích cực càng làm cho thương hiệu của Vinamilk trở nên uy tín đối với người dùng Việt Nam.

Một số những chương trình tài trợ nổi bật của Vinamilk có thể được kể đến như: “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” trị giá 10 tỷ đồng, Vinamilk cũng dành 3.1 tỉ đồng cho quỹ học bổng “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ và các hoạt động giúp đỡ người nghèo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá 2.8 tỷ.

Tận dụng mô hình Hero-Hub-Help trong việc phát triển nội dung.

Bằng việc nắm bắt xu hướng và đầu tư vào nội dung của video, Vinamilk đã tăng độ nhận diện thương hiệu và trở thành thương hiệu thuộc ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đầu tiên tại Đông Nam Á đạt gần 2 triệu lượt theo dõi trên YouTube tính đến thời điểm tháng 8 năm 2021.

Để đạt được thành công này, Vinamilk đã sử dụng mô hình 3H: Hero – Hub – Help khi triển khai các chiến dịch Marketing của mình giúp thương hiệu này có thể tiếp cận và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.

Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Bên cạnh chất lượng sản phẩm khiến nhiều khách hàng tin dùng, thương hiệu của Vinamilk còn được nhiều người biết đến bởi sự đầu tư vào nội dung quảng cáo trong các chiến dịch Marketing cũng như những nội dung cung cấp thông tin hữu ích tới khách hàng.

Để có thể sản xuất được những nội dung hay và hấp dẫn, Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help (3H) trong chiến lược nội dung của mình một cách hiệu quả để có thể đạt được những thành công nhất định.

Chiến lược marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Mô hình Hero – Hub -Help được triển khai dựa trên 3 loại nội dung chính: nội dung Hero, nội dung Hub và nội dung Help. 3 loại nội dung này được phát triển với mục đích được 3 mục tiêu cơ bản của thương hiệu:

  • Nội dung Hero: Nhiệm vụ chính của loại nội dung này là tăng lượt tiếp cận tới một số lượng lớn khách hàng và cải thiện nhận thức về thương hiệu
  • Nội dung Hub: Mục đích của loại nội dung Hub là duy trì tần suất tiếp cận của nội dung với những đối tượng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến, mục tiêu của Hub là tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng
  • Nội dung Help: Đúng như tên gọi, loại nội dung này sẽ xuất hiện và hỗ trợ khi người dùng phát sinh nhu cầu và tìm kiếm về một vấn đề liên quan trên Internet (như blogs, các bài review,…).

Các loại nội dung chính trong mô hình Hero – Hub – Help.

Với từng yếu tố Hero, Hub và Help, các doanh nghiệp cần triển khai những nội dung đa dạng và khác nhau như bảng sau.

chiến lược marketing của vinamilk
Những chiến lược Marketing thành công của Vinamilk tại Việt Nam

Như bạn có thể thấy ở trên, nếu như ở Hero, Vinamilk tập trung nhiều vào các hình thức như Viral MarketingKOL, thì ở Hub và Help, Vinamilk lại tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu thông tin của khách hàng.

Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help như thế nào khi xây dựng nội dung cho các chiến dịch Marketing?

Một trong những doanh nghiệp áp dụng thành công và hiệu quả mô hình Hero – Hub – Help phải kể đến Vinamilk với những nội dung phù hợp và thu hút khách hàng thông qua các hoạt động cũng như chiến dịch Marketing của mình.

Dù năm 2020 vừa qua có rất nhiều biến động do đại dịch COVID-19, tổng doanh thu thuần của Vinamilk và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 42.277 tỷ đồng và 8.967 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,4% và 7,0% so với 9 tháng đầu năm 2019.

Trên thực tế, Vinamilk đã từng bước sử dụng các chiến lược nội dung của mô hình 3H từ năm 2016 và đạt được nhiều thành công đáng kể.

Vậy Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help như thế nào? 

Với mục đích tiếp cận nhóm người tiêu dùng nữ, đặc biệt là các bà mẹ – đối tượng khách hàng quan tâm nhiều đến các sản phẩm về sữa để nuôi con hiệu quả, thương hiệu này đã sử dụng chiến lược xây dựng nội dung dưới dạng video và đăng tải chúng lên kênh YouTube của mình. Vinamilk thực hiện các video dạng dài với nội dung sâu sắc và thu hút.

Video quảng cáo luôn là một phần quan trọng trong chiến dịch Marketing của Vinamilk. Với những thành công nhất định, đây là một dạng nội dung quảng cáo hiệu quả giúp Vinamilk tăng độ nhận diện thương hiệu của mình hiệu quả.

Khi triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường, Vinamilk nhận ra rằng, với 55 triệu người dùng internet toàn quốc, trong đó, cứ 5 bà mẹ thì sẽ có đến 4 người xem video online ít nhất 1 lần mỗi tuần.

Nhận thấy khả năng tiếp cận người tiêu dùng với video online là rất cao, thương hiệu này đã xây dựng chiến lược tăng lượng tương tác và nhận biết thương hiệu đối với phụ nữ Việt, nhất là các bà mẹ.

Khi nói đến xem video online, các bà mẹ Việt Nam rất quan tâm đến nội dung gia đình, bao gồm phim hoạt hình và video liên quan đến thực phẩm và đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Điều này đã cho Vinamilk một cơ hội để xây dựng chiến lược nội dung (content marketing) với định dạng video của mình xung quanh nội dung mà khách hàng của họ quan tâm.

Nội dung trong các video của Vinamilk thường xoay quanh các thông điệp về gia đình và sức khỏe cũng như nhấn mạnh rằng bằng cách tin dùng Vinamilk, khách hàng sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Chiến lược Content Marketing Hero của Vinamilk.

Mục đích chính của loại nội dung này là tăng lượt tiếp cận tới một số lượng lớn khách hàng và cải thiện nhận thức về thương hiệu.

Khi khách hàng mục tiêu chính mà Vinamilk muốn hướng đến là phụ nữ và các bà mẹ, Vinamilk ưu tiên đầu tư nguồn lực và chi phí của mình để tạo các video nắm bắt xu hướng bằng cách hợp tác với những Content Creator nổi tiếng trên YouTube như Huỳnh Lập và Thu Trang với mục tiêu là tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng mục tiêu của mình.

Để đảm bảo khả năng hiển thị, mỗi video đều được đẩy mạnh bằng quảng cáo YouTube Masthead (quảng cáo trên trang chủ YouTube) và quảng cáo TrueView (quảng cáo hiển thị trong video).

Với chiến dịch “Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện”, Vinamilk đã xây dựng nội dung video là câu chuyện muôn thuở thường xuyên xảy ra trong các gia đình 3 thế hệ ở Việt Nam đó là mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu và sự lo lắng của cả gia đình cho thể chất của con cháu.

Vì vậy, video clip “”Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện” – Phiên bản “Vợ Người Ta” tuy khá dài nhưng không gây nhàm chán. Ngược lại càng về cuối, người xem và khách hàng mục tiêu là các bà mẹ và phụ nữ lại càng háo hức đón chờ cách các tình tiết được tháo gỡ.

Bên cạnh đó, với giai điệu “gây nghiện” của bài hát “Vợ người ta” được sáng tác bởi Phan Mạnh Quỳnh, câu chuyện được kể duyên dáng và trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, khiến sức lan tỏa của quảng cáo trở nên mạnh mẽ hơn.

Quảng cáo thu hút người xem không chỉ vì sự yêu thích thương hiệu mà còn đối với nhân vật tham gia diễn xuất.

Video với sự kết hợp hết sức ăn ý và hài hước của bộ 3 gồm ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh, cây hài Thu Trang và diễn viên Huỳnh Lập. “Vợ người ta” phiên bản mới mang thông điệp thực tế về “Bí quyết chăm con phát triển toàn diện” đã thu hút hơn 200 triệu lượt xem, trở thành một trong những video quảng cáo nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

Chiến lược Content Marketing Hub của Vinamilk.

Để tăng khả năng khách hàng quay trở lại mua hàng trong tương lai cũng như duy trì sự quan tâm của khách hàng mục tiêu là mẹ và bé, Vinamilk đã phát triển các chuỗi video như: series video “Nhạc thiếu nhi” và series “Trang trại Vinamilk”. Vinamilk tập trung xây dựng nội dung cho đối tượng là các em nhỏ.

Thế mạnh nội dung của Vinamilk là những video quảng cáo hoạt hình vui nhộn, cùng với những bài hát ngộ nghĩnh, nhí nhảnh và thói quen thích xem quảng cáo của các em nhỏ tại Việt Nam, kênh Youtube của Vinamilk đã đăng tải những nội dung phù hợp và thu hút trẻ nhỏ.

Nội dung Hub của Vinamilk thường là những quảng cáo cho bé hay nhất, nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình thiếu nhi, quảng cáo cho bé ăn ngon, cuộc thi cover về hát hoặc nhảy, cuộc thi Cover đại tiệc EDM Gold Chuối, chương trình giáo dục,… Đặc biệt, những video như “Quảng cáo cho bé ăn ngon” luôn nhận được lượt xem “khủng” khi được các bà mẹ bật cho các bé với mục đích giúp bé ăn ngon hơn.

Bên cạnh đó, các bài đăng liên quan đến sản phẩm của Vinamilk như “Vũ điệu bụng khỏe đón năm mới cùng Probi”; “Bộ ba Sữa Hạt Vinamilk”; “Sữa chua cốm Vinamilk Love Yogurt”; “Đón Tết an khang cùng sữa tươi Vinamilk chứa tổ yến” đã được đăng tải cách tuần, mỗi ngày hoặc thậm chí là nhiều lần trong ngày rất đều đặn, với mục đích củng cố duy trì mức độ nhận diện của khách hàng về sản phẩm.

Chiến lược Content Marketing Help của Vinamilk.

Với mục đích chính là cung cấp những thông tin hữu ích tới khách hàng và giúp khách hàng giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của mình, Vinamilk cũng đăng tải những video hướng dẫn chi tiết cho các bà mẹ về cách nấu ăn hay cách làm nên những món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ để giúp bé có thể phát triển toàn diện hơn.

Sau series nhạc thiếu nhi cho bé, Vinamilk tập trung sáng tạo nội dung video cho phụ huynh. Đó là series hướng dẫn mẹo hay cho các bà mẹ mang tên “Món ngon từ Vinamilk” để bảo đảm rằng Vinamilk luôn có mặt khi khách hàng cần đến, gắn bó mật thiết trong cuộc sống của khách hàng.

Ngoài ra, những bài viết cung cấp kiến thức, thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm của Vinamilk như “Bí quyết chọn sữa mát giúp tiêu hóa và hấp thu tốt cho bé yêu”; “Đạm Whey – Loại đạm tối ưu cho sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ”; “Bật mí tuyệt chiêu ‘chọn mặt gửi vàng’ khi mua thực phẩm Organic” thường được đánh giá cao.

Một khi các khách hàng tiềm năng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến “thực phẩm Organic”, “bí quyết chọn sữa”, khả năng cao họ sẽ nhìn thấy những bài viết của Vinamilk và nhanh chóng tiếp cận với thương hiệu một cách dễ dàng.

Để giúp khách hàng tìm thấy những thông tin hữu ích của mình một cách dễ dàng, Vinamilk cũng tối ưu SEO để khiến bài viết của mình xuất hiện ở những trang đầu của công cụ tìm kiếm.

Với video, Vinamilk cũng tối ưu hóa tiêu đề video, hình thumbnail, thẻ metadata và tạo danh sách phát trên kênh của mình với mục đích tăng lượt xem tự nhiên của video.

Qua chiến lược Hero – Hub – Help của Vinamilk, ta có thể rút ra bài học về chiến lược nội dung (content marketing) trong các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp có thể áp dụng đó là: khách hàng chỉ xem hoặc đọc những nội dung liên quan đến họ hoặc giúp họ giải quyết được vấn đề của mình.

Vinamilk là ví dụ điển hình của việc sử dụng thành công chiến lược content marketing đúng nội dung, đúng thời điểm.

Bằng việc tận dụng dữ liệu người tiêu dùng để xây dựng chiến lược nội dung cụ thể, thương hiệu này đã gây dựng được một lượng lớn người theo dõi trung thành là phụ nữ Việt.

Vinamilk có được thành công như vậy vì đã sản xuất nội dung đáp ứng được nhu cầu của người xem, cũng có thể thúc đẩy nhận biết thương hiệu và tăng lượng tương tác, nhất là các video có thời lượng dài.

Tạm kết.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh, để có thể thành công trên thị trường và chiến thắng đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phát triển một chiến lược marketing mới có khả năng đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng. Chiến lược marketing của Vinamilk tại Việt Nam vừa được phân tích ở trên sẽ đóng vai trò như là một nguồn cảm hứng cho các nhà Marketer.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips

Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu bằng cách nhân hoá các trải nghiệm số

Bằng cách nhân hoá các trải nghiệm số (digital experience), thương hiệu có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng thông qua những thông điệp phù hợp.

Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu bằng cách nhân hoá các trải nghiệm số

Nếu bạn là người làm marketing, bạn biết rằng những thông điệp được cá nhân hóa và có liên quan có thể tạo ra hoặc phá vỡ sự thành công của các chiến dịch digital marketing.

Trong bối cảnh khi các hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng và vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ dần trở nên ngắn hơn – các thương hiệu đang phải nỗ lực cạnh tranh nhiều hơn thông qua việc làm hài lòng sớm nhất và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng của họ – một trong những cách thương hiệu có thể thúc đẩy điều này đó là thông qua các nội dung được cá nhân hoá.

Mặc dù công nghệ đã làm cho các trải nghiệm mang tính cá nhân cao hơn và nhiều ý nghĩa hơn, nhưng kỳ vọng của người tiêu dùng với thương hiệu chưa bao giờ dừng lại.

Từ những mong đợi có một trải nghiệm mua sắm liền mạch đến các lợi ích khác như giá thấp hơn hoặc các ưu đãi giao hàng miễn phí – và giờ đây, khách hàng đang mong muốn nhận được những nội dung “gần” với họ nhất.

Nếu bạn là người đang phụ trách các hoạt động marketing cho doanh nghiệp hay quản lý thương hiệu, bạn cần làm gì để có thể truyền tải những nội dung mang tính cá nhân hoá cao nhất, kết nối tốt hơn với người tiêu dùng và từ đó gia tăng doanh số.

Dưới đây là một số chiến thuật nhỏ bạn có thể tham khảo khi xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

1. Xây dựng các thông điệp theo mục đích.

Trước tiên, bạn nên nghiên cứu xem các ưu tiên của khách hàng hiện đang thay đổi như thế nào trong bối cảnh hiện tại và cách thương hiệu của bạn có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó của họ.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu thành công trên thị trường hiện đang đánh giá lại cách duy trì sự liên quan của họ với khách hàng bằng cách tạo ra những thông điệp có mục đích hơn là những nội dung giao dịch bán hàng đơn thuần.

Chiến lược truyền thông của thương hiệu nên là một phần mở rộng của giá trị cốt lõi hay mục đích của thương hiệu và khuếch đại những gì mà thương hiệu theo đuổi.

Theo một nghiên cứu của Deloitte, 25% số người được hỏi cho biết họ sẽ ngừng mua sắm với những thương hiệu “có vẻ như” chỉ đang hoạt động vì lợi ích của chính họ.

Người tiêu dùng có xu hướng trung thành hơn với những doanh nghiệp thể hiện sự đồng cảm đích thực và mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng sẽ kéo dài hơn khi khách hàng nhận thấy rằng họ là một phần của sự phát triển của thương hiệu.

Khi phân tích chiến lược tiếp cận khách hàng của bạn, cho dù là thông qua các nền tảng mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm hay các kênh khác, hãy đảm bảo rằng thông điệp của bạn có sức hút, truyền cảm hứng hoặc tác động đến người khác.

Bạn có thể cân nhắc ba giai đoạn của khách hàng trong hành trình mua sắm:

  • Giai đoạn khám phá: Làm thế nào để thương hiệu của bạn hiển thị ngay khi khách hàng tiến hành nghiên cứu các giải pháp? Khi người tiêu dùng tìm kiếm trên Google, thương hiệu của bạn có hiển thị ở ít nhất 5-10 kết quả đầu tiên hay không?
  • Giai đoạn cân nhắc: Thương hiệu của bạn được hiển thị như thế nào khi người tiêu dùng bắt đầu tương tác với nội dung của bạn? Các bài đăng trên mạng xã hội của người có ảnh hưởng hay nhà sáng tạo có đại diện cho giá trị thương hiệu của bạn không?
  • Giai đoạn chuyển đổi: Thương hiệu của bạn hiển thị như thế nào khi người tiêu dùng mua sắm trên website của bạn? Bạn muốn người tiêu dùng của mình thực hiện hành động nào ngoài việc chỉ mua hàng một lần?

Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các thông điệp theo mục đích của bạn được truyền tải xuyên suốt trên tất cả các kênh thuộc sở hữu của thương hiệu (owned media/channels).

2. Xây dựng các tệp khách hàng tập trung vào các mối quan hệ.

Dữ liệu là một trong những tài nguyên quý giá nhất mà một doanh nghiệp có trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện tại. Khách hàng của bạn là ai, bạn hiểu họ tới đâu, bạn có những thông tin gì về họ…

Mặc dù cookies sẽ bị hạn chế, dữ liệu từ bên thứ ba có thể khó thu thập hơn, tuy nhiên bằng cách tập trung vào dữ liệu của bên thứ nhất (first party data), các thương hiệu vẫn phải hiểu khách hàng của họ nhiều hơn.

Các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ người tiêu dùng trên website của thương hiệu, chẳng hạn như tên, giới tính của người tiêu dùng hay danh mục các sản phẩm họ từng quan tâm và mua sắm là những điểm dữ liệu then chốt.

Bạn cần lưu ý rằng, thu thập dữ liệu không chỉ đơn thuần là về các giao dịch bán hàng, thay vào đó, hãy sử dụng dữ liệu như là những cơ hội để tìm hiểu thêm về sở thích và mối quan hệ của người tiêu dùng:

  • Họ có quan tâm đến việc nghiên cứu hoặc mua hàng không? Nếu họ chưa quyết định, họ có muốn bạn gửi cho họ một sản phẩm mẫu (nếu có) để thử trước khi mua không?
  • Họ đang mua cho ai? Họ quan tâm đến việc mua sản phẩm cho chính họ, hay họ đang mua quà tặng cho một người bạn hay người thân nào đó?
  • Sau khi hoàn tất việc mua hàng, họ có muốn nhận các mẹo hay bí quyết để việc sử dụng sản phẩm trở nên hiệu quả hơn không?
  • Để tiếp tục cuộc trò chuyện, sau khi họ duyệt qua website của bạn hoặc mua hàng, họ có muốn nhận tin nhắn văn bản hay các thông báo qua email từ thương hiệu không?

Thay vì đưa ra các giả định môt cách mơ hồ về khách hàng, hãy nhân hóa các trải nghiệm thông qua dữ liệu. Bạn càng hiểu về họ sâu hơn dưới góc độ cá nhân, họ sẽ càng ở lại với bạn lâu hơn.

3. Xác định lại khái niệm và mô hình giữ chân khách hàng (customer retention).

Thông thường, những người làm marketing sẽ theo dõi chặt chẽ các số liệu như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát, số lần mua hàng hàng tháng, tỷ lệ mua lặp lại (thường được xác định là những người từng mua hàng từ 2 lần trở lên) và nhiều chỉ số khác.

Trong khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tiếp tục tăng lên, theo McKinsey, vẫn có khoảng 30 đến 40% người tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi thương hiệu hoặc nhà bán lẻ.

Đã đến lúc các marketers cần xác định lại khái niệm giữ chân khách hàng hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu trước khi khách hàng của họ bắt đầu chuyển đổi và mua sắm ở những nơi khác.

Chúng ta không nên chỉ định nghĩa khái niệm giữ chân (retention) là dành cho những khách hàng ít nhất là đã mua hàng từ 2 lần trở lên mà thay vào đó cần cố gắng hiểu hành vi của họ trên tất cả các kênh.

Để làm được điều này, bạn cần thoát ra khỏi mô hình “phân bổ nhấp chuột cuối cùng” (last-click attribution), điều mà chỉ cho bạn biết kênh cuối cùng họ đã nhấp trước khi mua hàng từ website của bạn.

Bạn cần chỉ định “giá trị” cho những người tiêu dùng thông qua tất cả các tương tác với thương hiệu trong suốt các giai đoạn trong hành trình mua hàng, thay vì chỉ theo dõi họ ở giai đoạn chuyển đổi. Nói cách khác, một khách hàng trung thành nên được xác định bằng tất cả các hành vi mua sắm và tương tác của họ.

Nếu người tiêu dùng của bạn tìm kiếm trên Google, xem qua trên Facebook, sau đó xem video trên YouTube rồi mới chuyển đổi ở website của thương hiệu, đừng lầm tưởng và đánh giá cao YouTube mà bỏ qua các tương tác hay các điểm chạm trước đó.

Đã đến lúc bạn cần gán giá trị cho khách hàng theo nhiều điểm chạm và phát triển những nội dung có liên quan với chiến lược truyền thông được nhắm mục tiêu – bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi và xây dựng lòng trung thành với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Apple sử dụng chiến lược này để “kéo” 365 tỷ USD doanh số

Một trong những cách đơn giản nhất để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu nhưng cũng lại thường bị bỏ qua nhiều nhất.

Apple sử dụng chiến lược này để "kéo" 365 tỷ USD doanh số
Source: The Japan Times

Apple từ lâu đã là một trong những thương hiệu đình đám và có giá trị vốn hoá lớn toàn cầu với hơn 2000 tỷ USD.

Những người hâm mộ hay khách hàng trung thành của Apple sẵn sàng xếp hàng dài trên các con phố chỉ để trở thành những người đầu tiên sở hữu các phiên bản mới nhất và với tổng doanh thu hàng năm được báo cáo là 365,8 tỷ USD cho năm 2021, rõ ràng sự đúng đắn trong chiến lược phát triển thương hiệu của Apple là không thể chối từ.

Tuy nhiên, thành công của Apple không chỉ đơn giản là nhờ vào những thiết kế bắt mắt, cách tiếp cận tối giản với các công nghệ tiên tiến hay thậm chí là khoản ngân sách quảng cáo hàng năm với gần 2 tỷ USD. Thay vào đó, nó nằm ở cách công ty này xây dựng yếu tố con người và đội ngũ (đội ngũ chăm sóc khách hàng và bán hàng).

Đối với nhiều doanh nghiệp khác, theo cách thông thường, họ sẽ tuyển dụng những người có xu hướng yêu thích hay là “fans hâm mộ” của doanh nghiệp, ngược lại với Apple, họ tuyển dụng chính khách hàng của họ.

Nếu bạn đang muốn tăng trưởng, đừng chỉ tuyển những người yêu thích doanh nghiệp của bạn.

Bí quyết để xây dựng đội ngũ dịch vụ khách hàng thành công của Apple là tuyển dụng những người là khách hàng của họ bởi vì suy cho cùng, khách hàng hiểu khách hàng.

Với cách tiếp cận đó, Apple sẽ có thể đảm bảo cung cấp các sản phẩm hay loại hình dịch vụ mà khách hàng của họ (cũng chính là nhân viên của họ) yêu thích nhất. Chiến lược nhân sự đơn giản mà vô cùng hiệu quả này cùng với những lý thuyết đơn giản đằng sau nó ngược lại thường không được áp dụng chính xác cho các bộ phận hay phòng ban khác, chẳng hạn như kỹ thuật, phát triển và bán hàng.

Lấy ví dụ về bộ phận bán hàng, mọi người thường có một suy nghĩ sai lầm rằng một đại diện bán hàng tuyệt vời sẽ phải là người hâm mộ lớn nhất của thương hiệu.

Tuy nhiên, điều này không đúng. Người đại diện bán hàng giỏi nhất không phải (hoặc không nhất thiết) là người hâm mộ lớn nhất – mà là những người xác định chính xác và có mối quan hệ chặt chẽ nhất với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Trên thực tế, những người cổ vũ lớn nhất (năng động nhất) của doanh nghiệp không phải là những nhân viên bán hàng giỏi nhất – họ cũng không phải là những người đổi mới tốt nhất của thương hiệu.

Tính khách quan giữa nhu cầu tăng trưởng và sự phát triển.

Người hâm mộ thương hiệu không nhìn mọi thứ theo cách giống những người khác. Và do đó, những người này không thể bán hàng cho những người chưa từng mua hàng hoặc cải tiến cho một sản phẩm nào đó, vì trong mắt họ, các sản phẩm hiện có đã rất hoàn hảo.

Vì vậy, mặc dù những người hâm mộ có khả năng kết nối rất tốt với những người hâm mộ khác, nhưng họ lại thường đánh mất đi tính khách quan – một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Về mặt tâm lý, khi ai đó là một người hâm mộ, đặc biệt là những người hâm mộ cuồng nhiệt (fans cuồng), chúng ta biết rằng lòng trung thành của họ có thể khiến họ trở nên mù quáng trước những lựa chọn thay thế khác.

Nói cách khác, vào một thời điểm nào đó, khi chúng ta hâm mộ một thứ gì đó có nghĩa là chúng ta đặt một thứ lên mọi thứ (ngay cả khi nó là điều không đúng đắn).

Với sự quan tâm hay yêu thích cao độ này, chúng ta không chỉ đánh mất đi tính khách quan mà còn mất đi tính xác thực và tính hợp lý của các nhận định.

Trong bán hàng, điều này có thể khiến một thông điệp bán hàng của thương hiệu trở nên “dối trá”, quá trau chuốt và thiếu sự thật, và kết quả là, khách hàng tiềm năng của thương hiệu mất đi sự hứng thú hay lòng tin với thương hiệu.

Trong đổi mới, điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp có ít sự cải tiến hơn và tỷ lệ thu hút khách hàng mới thấp hơn vì các sản phẩm do người hâm mộ tạo ra có xu hướng được xây dựng chỉ dành cho những người tương tự như họ.

Hãy tuyển dụng những người hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Làm thế nào để có tuyển dụng những người này vào đội ngũ của doanh nghiệp? Thông thường, những khách hàng lý tưởng hoặc những người nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu là những người phù hợp nhất.

Điều này là do họ có thể hiểu lý do tại sao một người nào đó không phải là một người hâm mộ trung thành, sự do dự của họ hay cả nỗi đau của họ. Họ hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu bởi vì chính họ cũng là một trong số đó.

Những chiến lược tưởng chừng như đơn giản nhưng đó chính là cách Apple vươn lên dẫn đầu trong một thị trường đầy cạnh tranh, các sản phẩm của Apple luôn được nhiều người tiêu dùng chào đón.

Đó là cách Apple bán trước được gần 1 triệu chiếc đồng hồ vào ngày đầu tiên ra mắt và cũng là chiến lược mà các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể sử dụng để xây dựng sự đổi mới và tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Web 3.0 – Những ảnh hưởng đến ngành Marketing và Quảng cáo

Mặc dù “web 3.0” chưa có định nghĩa cụ thể, và có ý kiến cho rằng Semantic Web chỉ là một trong một số công nghệ và xu hướng hội tụ sẽ xác định Web 3.0. Tuy nhiên hiện nay, Semantic Web được xem là một định nghĩa phổ biến của Web 3.0.

Web 3.0 và ảnh hưởng của nó đến ngành Marketing
Source: Business Quick

Web 1.0.

Internet ban đầu được dựa trên phiên bản gọi là Web 1.0. Thuật ngữ này được đặt tên lần đầu vào năm 1999 bởi tác giả và nhà thiết kế web Darcy DiNucci, một chuyên viên tư vấn về thiết kế hệ thống thông tin.

Vào đầu những năm 1990, các trang web được xây dựng bằng các trang web tĩnh – văn bản và các trang web được liên kết với nhau để và được dùng để làm cổng thông tin như một thư viện, người dùng chỉ có thể đọc dữ liệu, không thể trao đổi trực tiếp với nhà xuất bản thông tin (Tim Berners-Lee, năm 1999).

Các dịch vụ thư mục cũ, như Altavista, Yahoo! Cổng thông tin Web là một ví dụ về Web 1.0, cũng như một số công cụ phát triển Web cơ bản (Ví dụ: trình soạn thảo HTML), Mosaic (trình duyệt web).

Web 2.0.

Vào cuối thập niên 1990, khi Internet bắt đầu được thay đổi để trở nên tương tác hơn, khái niệm web 2.0 ra đời. Với Web 2.0, người dùng có thể tương tác với các trang web bằng cách sử dụng các cơ sở dữ liệu, thao tác xử lý phía máy chủ, các biểu mẫu và phương tiện truyền thông xã hội.

Điều này đã đem đến sự thay đổi từ mạng tĩnh sang mạng năng động hơn. Web 2.0 chú ý nhiều hơn đến các nội dung do người dùng tạo ra và khả năng tương tác giữa các trang web và ứng dụng.

Web 2.0 khuyến khích sự tham gia của người dùng, thay vì việc họ chỉ là khán giả để đọc và xem. Vào giữa những năm 2000, hầu hết các trang web đã thực hiện chuyển đổi sang Web 2.0.

Ví dụ: Quora, Facebook, Twitter, Google+, Pinterest, Reddit và các nền tảng phát video như Youtube, Vimeo, v.v.

Web 3.0.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet khiến các trang mạng trở nên thông minh so với phiên bản của chúng lúc trước. Đầu tiên, dữ liệu được trình bày dưới dạng tĩnh cho người dùng. Sau đó, người dùng có thể tương tác với dữ liệu đó một cách linh hoạt.

Và các thuật toán sẽ sử dụng tất cả dữ liệu đó để cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho trang mạng trở nên cá nhân hóa và quen thuộc hơn.

Thuật ngữ web 3.0 lần đầu được phát triển vào năm 2006, bởi nhà báo John Markoff của The New York Times. Ông nhấn mạnh đây là một cuộc cách mạng mới của lịch sử web, là thế hệ web thứ 3, và bao gồm những cải tiến và thực hiện cụ thể.

Mặc dù chưa được xác định đầy đủ, nhưng Web 3.0 có thể sử dụng các công nghệ ngang hàng (P2P) như blockchain, phần mềm nguồn mở, thực tế ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và hơn thế nữa.

Hiện tại, nhiều ứng dụng chỉ được chạy trên một hệ điều hành. Web 3.0 có thể khiến các ứng dụng không cần phụ thuộc vào thiết bị hơn, nghĩa là chúng sẽ có thể chạy trên nhiều loại phần cứng và phần mềm khác nhau mà không tốn thêm chi phí phát triển. Web 3.0 cũng làm cho Internet trở nên cởi mở và phi tập trung hơn.

Ngày nay, người dùng phải dựa vào các nhà cung cấp mạng và mạng di động và các nhà cung cấp này có thể dõi thông tin đi qua hệ thống của họ. Với sự ra đời của các công nghệ sổ cái phân tán, điều đó sẽ sớm thay đổi và người dùng có thể lấy lại quyền sở hữu dữ liệu của họ.

Ví dụ của Web 3.0:

Apple Siri là một ví dụ điển hình của Web 3.0. Bằng việc sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói và trí tuệ nhân tạo để ghi nhớ những yêu cầu, hành vi, thói quen của người sở hữu, từ đó giúp Siri đưa ra những đề xuất đúng đắn và phù hợp cho người sử dụng.

Hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Dịch vụ khách hàng là chìa khóa cho trải nghiệm người dùng mượt mà. Tuy nhiên, do chi phí lớn, nhiều doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô hoạt động dịch vụ khách hàng của họ.

Thông qua việc sử dụng các chatbot – một chương trình máy tính mô phỏng cuộc trò chuyện thông minh với con người trực tuyến (thông qua văn bản hoặc giọng nói), người làm kinh doanh và marketing có thể trò chuyện, tư vấn với nhiều khách hàng cùng một lúc.

Nhờ vào việc áp dụng trí thông minh nhân tạo (AI) và công nghệ, các trải nghiệm khách hàng được cải thiện vượt trội và trở nên cá nhân hoá hơn.

Quảng cáo và Marketing hiệu quả hơn.

Đối với các chủ doanh nghiệp, khả năng quảng cáo và marketing cho khách hàng tiềm năng với công nghệ Web 3.0 là vô hạn.

Ngày nay, có rất nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để nghe radio, xem chương trình TV, tìm kiếm trên internet, mua sắm và trò chuyện với bạn bè. Và chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu mọi lúc mọi nơi bằng việc quảng cáo trực tiếp trên điện thoại của họ.

Một sự thật hiển nhiên là không khách hàng nào muốn bị gửi quá nhiều quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên nếu quảng cáo nhắm đúng đối tượng, phù hợp với những sở thích và nhu cầu của một người nào đó thì chúng có thể rất hữu ích thay vì làm phiền.

Web 3.0 cải thiện quảng cáo bằng cách tận dụng các hệ thống AI thông minh và bằng cách hướng mục tiêu các đối tượng cụ thể dựa trên dữ liệu của người tiêu dùng.

Giúp khách hàng có thể chọn lựa những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch sử dụng của họ, sở thích của họ và với đối tượng họ dùng chung.

Chi phí để xuất bản nội dung và quảng cáo trong môi trường Web 3.0 thấp hơn đáng kể so với việc cố gắng có một lượng tiếp cận hữu ích tương đương trên các kênh truyền thông truyền thống

Nghiên cứu thị trường và phân khúc khách hàng dễ hơn.

Các web 3.0 có tính đồng bộ hóa cao giữa các web với nhau. Khách hàng khi truy cập vào một trang web hay app, họ có thể đăng nhập bằng Facebook ngay lúc đó.

Các app tin tức cũng có thể truy vấn dữ liệu thời tiết từ Yahoo một cách dễ dàng mà không cần phải tự đi tìm hay thu thập các dữ liệu phức tạp hay Dropbox có thể được tích hợp nhanh với Microsoft Office,..

Rộng hơn đó chính là thế giới của Internet of Things (IoT), nơi mà mọi thiết bị đều được kết nối vào Internet. Điều này đem lại lợi ích to lớn cho các chủ doanh nghiệp trong các cách nghiên cứu thị trường và phân khúc nâng cao.

Các chương trình máy tính hiện đã đủ tiên tiến để tham khảo chéo, kết nối, xử lý và hợp nhất thông tin từ các nguồn khác nhau để xác định các mẫu cho lưu lượng truy cập web, mẫu mua sắm, xu hướng mới nổi của người tiêu dùng.

Điều này giúp cho chủ sở hữu doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình hơn bằng cách tiết kiệm chi phí hơn và với dữ liệu nâng cao về thói quen duyệt web, việc tạo ra các thông điệp sẽ tạo được sức ảnh hưởng với khách hàng tiềm năng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một ví dụ về loại web ngữ nghĩa này có thể được nhìn thấy trong “Đồ thị mở của Facebook”.

Tính năng tìm kiếm đồ thị cho phép người dùng trên mạng tìm thấy thông tin có giá trị về đối tượng mục tiêu của họ như thế nào và thông tin đó có thể được sử dụng để tiếp cận những người là đối tượng mục tiêu cho một tổ chức thích hợp.

Điều này làm giảm đáng kể chi phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp mới, khuyến khích tạo ra doanh nghiệp nhỏ và giúp nhiều doanh nghiệp thành công.

Khả năng chia sẻ dữ liệu cao.

Khi chuyển dữ liệu từ một trang web này hay web khác, các lập trình viên không cần phải tốn quá nhiều công sức viết ra những công cụ để đọc dữ liệu, họ chỉ cần thông báo cho bên kia biết rằng họ gửi dữ liệu gì qua và bên kia chỉ cần viết các phần mềm tương ứng để đọc đúng những thứ đó là được.

Quá trình tìm kiếm thông tin dễ dàng và cho ra kết quả chính xác hơn.

Sự trao đổi thông tin của Web 3.0 còn giúp quá trình tìm kiếm thông tin của người dùng trên Internet dễ dàng, hiệu quả hơn và trả về đúng các thông tin liên quan đến những từ khóa được tìm kiếm.

Đó là do các website sử dụng dữ liệu theo định dạng chuẩn, và những bộ máy như Google Search, Bing Search, Yahoo Search chỉ việc đọc dữ liệu đó để phân tích và ghi nhớ, không cần phải đi xuyên qua những file HTML phức tạp và không theo cấu trúc nhất định như trước đây.

Khi được áp dụng cho các website thương mại, các doanh nghiệp hiện nay có thể đưa thông tin bổ sung vào mô tả sản phẩm và quảng cáo trực tuyến để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy hơn.

Best Buy luôn đi đầu trong việc sử dụng công nghệ này để thúc đẩy các nỗ lực thương mại điện tử của mình. Nó đang sử dụng RDFa (RDF trong các thuộc tính, thêm một bộ đánh dấu thuộc tính XHTML) và từ ngữ mối quan hệ tốt để tạo ra kết quả tìm kiếm rộng cho người mua hàng đang tìm kiếm sản phẩm. Cho đến nay,biện pháp này đã giúp công ty tăng lưu lượng truy cập lên 30%.

Dữ liệu hiển thị theo thời gian thực.

Web 3.0 sẽ giúp dữ liệu được hiển thị theo thời gian thực một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ có nhiều những ứng dụng dành cho kinh doanh, giáo dục, bán lẻ, kho bãi… với thông tin được cập nhật từng phút từng giây mà không phải load lại cả trang web.

Nói chung là các luồng dữ liệu sẽ đi vào đi ra liên tục mang cho bạn những thông tin mới nhất, đáng giá nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một số điều cần lưu ý khi chọn Marketing Agency

Nếu bạn đang làm việc cho các nhãn hàng (client-side), việc nghiên cứu và tuyển chọn một đơn vị chuyên về marketing (agency-side) phù hợp không phải là một công việc dễ dàng.

Một số điều cần lưu ý khi chọn Marketing Agency

Marketing hay có thể tạm hiểu là tiếp thị giúp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, tiếp cận khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện tại, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Nếu bạn đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài agency và cần các dịch vụ marketing từ các agency, việc tìm ra cho mình một agency phù hợp, uy tín và đủ chất lượng để hợp tác lâu dài là một công việc khá khó khăn.

Đặc biệt trong bối cảnh khi bạn chỉ cần Google trong vài giây, bạn có vô số sự lựa chọn khác nhau thì việc ra quyết định còn trở nên khó khăn hơn. Vậy làm thế nào bạn có thể có đủ thông tin và cơ sở hay các dấu hiệu để lựa chọn một agency tốt?

Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Sự tín nhiệm thông qua các bằng chứng xã hội (social proof).

Một trong những cách nhanh chóng và đơn giản nhất để lọc ra các agency xảo quyệt hay đầy mánh lới đó là xem xét kinh nghiệm của họ và các bằng chứng xã hội mà họ đã đưa ra để chứng minh cho sự uy tín của mình.

Nếu họ tuyên bố là “chuyên gia” hay “agency hàng đầu”, những đơn vị có kiến thức chuyên môn sâu trong ngành của bạn, hãy đảm bảo rằng những thông tin họ cung cấp về các dự án đã làm, các thành tích đã đạt được, các thương hiệu đã hợp tác, các đánh giá trên các nền tảng trực tuyến…là phù hợp.

Qua những lời chứng thực của khách hàng của họ trên các nền tảng trực tuyến hay bằng cách nói chuyện với các khách hàng cũ của họ, bạn sẽ có đủ thông tin để đánh giá.

Bạn cũng cần xem xét và đánh giá các kênh và chất lượng của kênh mà chính họ đang sử dụng để quảng bá cho các dịch vụ mà họ đang cung cấp.

Bạn có nghĩ rằng, nếu một agency đang sử dụng các nội dung kém chất lượng, không đủ sức thuyết phục bạn thì có thể đủ năng lực để giúp bạn “chiến thắng” khách hàng của mình không?

Tất cả những gì mà các agency thể hiện đến bạn, tức là khách hàng của họ về cơ bản tương ứng với những gì mà họ có thể mang lại cho khách hàng của bạn.

Tránh phương pháp tiếp cận ‘one-size-fits-all’.

Trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn, bạn sẽ thấy rằng có một số agency sẽ tìm cách để bán cho bạn mọi thứ, với họ thứ gì bạn cần họ đều có thể cung cấp.

Thông thường với các agency kiểu này, hoặc họ chỉ có thể cung cấp các dịch vụ ở mức cơ bản với các chỉ số cơ bản (không chuyên sâu) hoặc họ là agency đủ lớn để mỗi “agency con” có thể phụ trách chuyên sâu một số mảng kinh doanh nào đó.

Nếu bạn đang cần tìm một agency có thể hiểu sâu về bạn và khách hàng của bạn cũng như có thể cung cấp các giải pháp chuyên sâu, tốt nhất bạn nên chọn từng agency với các dịch vụ mạnh nhất của họ.

Ngoài ra, việc sử dụng một agency cho tất cả các mục tiêu của bạn sẽ làm hạn chế những yếu tố sáng tạo cần thiết, khi mà họ quá quen thuộc (đến mức rập khuôn) về khách hàng và ngành nghề kinh doanh của bạn.

Nếu đề xuất (proposal) ban đầu của họ quá chung chung, không có các nghiên cứu liên quan, họ có thể sẽ chỉ cung cấp các dịch vụ hàng loạt.

Cẩn thận với các agency báo giá thấp.

Nếu một agency nào đó báo giá cho bạn với chi phí rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành đồng thời còn hứa hẹn mang lại mức tăng trưởng tức thì hay doanh số bán hàng thiếu thực tế, bạn nên suy nghĩ lại.

Thoạt đầu thì các đề xuất này nghe có vẻ hấp dẫn, tuy nhiên bạn sẽ sớm nhận ra là “cái gì cũng có giá của nó”, thứ mà bạn nhận được từ họ chỉ có thể là các lời cam kết “hờ”, những sản phẩm đầu ra kém chất lượng (chủ yếu do đội ngũ nhân sự không chất lượng).

Trong trường hợp bạn muốn tiếp tục tìm hiểu về họ, hãy thảo luận chuyên sâu về bản kế hoạch marketing (ở mức độ hành động), thảo luận về chất lượng của các khách hàng tiềm năng (Leads) mà họ cam kết và đặt câu hỏi ngược về các dự báo tiếp theo.

Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn chỉ dừng lại ở các chỉ số đo lường cơ bản như số lượng người truy cập website (traffic) hay tương tác (engagement), các agency gian lận có vô số cách để “làm đẹp” số liệu, trong khi nó không hoặc rất ít tác động đến các chỉ số kinh doanh (khách hàng và doanh số) của bạn.

Trong không ít các trường hợp, nó còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn vì các thủ thuật “câu view” (clickbaits) nhằm kéo tương tác một cách vô nghĩa từ họ.

Quyền sở hữu trí tuệ về các tài sản.

Bạn nên đảm bảo rằng các ý tưởng, tài sản hoặc bất kỳ sản phẩm đầu ra hợp tác nào khác được hình thành là tài sản hợp pháp của bạn.

Đơn giản là chúng thuộc về bạn và do đó bạn được toàn quyền quyết định và kiểm soát. Nếu các agency đang có các hành vi mờ ám về quyền sở hữu các tài sản được tạo ra sau hợp tác thì bạn cần xem xét. Các tranh chấp về quyền sở hữu sau này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến bạn và thương hiệu.

Hãy xây dựng quy trình tuyển chọn phù hợp.

Bạn có thể bắt đầu với việc yêu cầu các agency khác nhau cung cấp các bản proposal (đề xuất hợp tác). Sau đó, mỗi agency sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp kèm một khung thời gian được đề xuất.

Sau khi đọc và hiểu các đề xuất, để có thể hiểu sâu hơn về các đề xuất cũng như mức độ tin tưởng có thể đạt được của các đề xuất bạn nên thảo luận sâu hơn với các agency bằng các câu hỏi mang tính chất đặt ngược vấn đề (nếu..? tại sao…? bằng cách nào…?).

Quá trình này thể mất một khoảng thời gian tương đối, tuy nhiên để tìm được những chuyên gia phù hợp cho doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn, tất cả đều xứng đáng!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Content Creator là gì? Kỹ năng cần có của Content Creator

Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức cơ bản xoay quanh thuật ngữ Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) như: Content Creator là gì? Học và làm gì để trở thành Content Creator giỏi? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

content creator là gì
Content Creator là gì?

Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung, khái niệm dùng để chỉ những người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (Content) cho thương hiệu. Là một phần của bức tranh nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) với hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn cầu, Content Creator nên là vị trí chiến lược trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Content Creator là gì?
  • Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một Content Creator thành công là gì?
  • Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh.
  • Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.
  • Các câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Creator là gì?

Content Creator còn được gọi là những Nhà sáng tạo nội dung hoặc Người sáng tạo nội dung.

Content Creator là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Những gì mà Content Creator tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks.

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các Content Creator đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Theo khảo sát của ContentMarketing Institute, 91% các chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp B2B sử dụng Content Marketing (tiếp thị nội dung) như một phần của chiến lược Marketing tổng thể của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả nội dung họ tạo ra đều là những nội dung hấp dẫn và có giá trị.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để trở thành một Content Creator giỏi, họ làm những công việc gì hay cần có những kỹ năng nào?

Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì
Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì

Nếu bạn đang muốn gia nhập ngành Content Marketing nói chung tuy nhiên bạn chưa biết bạn nên trang bị những kỹ năng gì, dưới đây là những kỹ năng chính mà một Content Creator nên có.

  • Đọc tin tức về ngành hàng ngày.
  • Viết nhiều và thường xuyên.
  • Học hỏi và nghiên cứu các đối tượng mục tiêu trong ngành.
  • Xây dựng giọng điệu hay cá tính riêng.
  • Học hỏi từ nội dung của người khác.
  • Thấu hiểu KPIs.
  • Xây dựng các mối quan hệ với bạn cùng ngành.
  • Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.
  • Đặt câu hỏi về mọi thứ.

1. Một Content Creator giỏi luôn đọc tin tức về ngành hàng ngày.

Để có thể trở thành một Content Creator giỏi, sản xuất ra những nội dung có thể gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn cần phải biết những gì đang diễn ra trong ngành nghề kinh doanh của mình.

Bạn không chỉ cần đọc và xem nhiều mà còn phải tích cực “săn lùng” những thứ liên quan đến xu hướng và bối cảnh kinh doanh của ngành.

Bạn có thể hiểu rằng suy nghĩ hay góc nhìn của đối tượng mục tiêu thường bị chi phối bởi các bối cảnh hiện thời trong ngành, có thể là từ đối thủ hoặc từ ngành nói chung.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thích uống Trà sữa chẳng hạn, thì xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất ra Trà trong ngành có thể ảnh hướng rất lớn đến nhu cầu và sự lựa chọn từ họ.

2. Viết nhiều và thường xuyên cũng là những gì các Content Creator nên làm.

Theo nhiều doanh nhân khác nhau, và có cả Jeff Bezos, việc viết lách thường xuyên không chỉ giúp người viết ngày càng viết tốt hơn mà còn có thể cải thiện tư duy và tính nhạy bén của họ trong việc.

Là một người chuyên về sản xuất nội dung, các Content Creator phải viết nhiều hơn mức bình thường, viết nhiều để cải thiện việc sai chính tả (typo), viết nhiều để bạn có thể biết cách sắp xếp ý một cách rõ ràng và viết nhiều cũng có thể giúp bản thân khám phá ra những gì mà mình chưa từng nhận ra trước đó.

Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là giữa một người viết ít và một người viết nhiều hay luyện tập hằng ngày, quan điểm của họ về “cái hay” trong bài viết rất khác nhau.

Trong khi đối với những người viết ít, vì họ có ít trải nghiệm hơn (về cả thành công lẫn thất bại), họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận hay đánh giá “cái hay” hơn, ngược lại đối với những người viết nhiều, đôi khi chỉ cần một điểm sai rất nhỏ họ cũng nhanh chóng nhận ra và họ sẽ muốn sửa cho bằng được.

3. Họ cũng liên tục học hỏi và nghiên cứu về các nhóm đối tượng mục tiêu.

Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của các Content Creator là gì, đó chính là phải làm hài lòng đối tượng mục tiêu (Target Audience) của họ – và việc hiểu được nhu cầu này thực sự là một rào cản lớn.

Nếu bạn nghiên cứu đối tượng của mình đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội sáng tạo hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được dưới những “ánh mắt mơ hồ” hay góc nhìn chủ quan của bản thân.

Một trong nhưng điểm then chốt quyết định mức độ thành công của các Content Creator đó là thấu hiểu khách hàng của họ. Hiểu vấn đề của khách hàng là gì, bạn có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Một số đặc điểm cơ bản bạn cần hiểu khách hàng như:

  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Giới tính của họ là gì?
  • Vị trí địa lý của họ ra sao?
  • Họ làm công việc gì?
  • Quan điểm sống của họ thế nào
  • Sở thích cá nhân của họ là gì?
  • Họ có xu hướng thích những nội dung nào?

Hiểu về Insight của khách hàng cũng là một con đường khác đóng góp cho sự thành công của các Content Creator.

4. Xây dựng những giọng điệu hay cá tính riêng cũng là kỹ năng quan trọng khác mà một Content Creator cần.

Bạn thử hình dung xem, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, nội dung được cung cấp từ vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau, bằng cách nào khách hàng có thể chú ý, tương tác và từ đó nhớ đến bạn.

Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng sự khác biệt thông qua những cá tính hay giọng điệu riêng biệt: phát triển một kênh nội dung mới, đa dạng hoá nội dung trên các kênh, chỉ tập trung làm tốt ở một kênh nhất định, định vị bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành, sử dụng phong cách viết khác biệ…và nhiều cách khác.

Các Content Creator cần hiểu rằng, những gì họ có thể mang đến cho khách hàng thông qua nội dung của họ, thứ mà không ai khác có thể làm được thì đó chính là giọng điệu cá nhân hay sự khác biệt.

5. Học hỏi từ nội dung của đối thủ.

Trên thực tế, bất kỳ ai trên internet đều có thể lấy nội dung của người khác và đăng lại, họ có thể sử dụng nguyên nội dung gốc hoặc cũng có thể thêm bớt một vài quan điểm cá nhân của họ vào để nội dung mang tính cá nhân cao hơn.

Những Content Creator thành công biết rằng chỉ mình họ là không đủ để có thể bao phủ hết tất cả những nội dung hay tin tức của ngành, họ không chỉ cần khách hàng tương tác với nội dung của họ mà họ cũng cần chia sẻ và tương tác với nội dung của người khác.

Ông Guy Kawasaki, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, từng nói: “Các Content Creator cần định vị mình là một chuyên gia và những gì họ cần làm là tương tác tích cực với cộng đồng của họ.”

Sáng tạo hay chia sẻ nội dung là chưa đủ. Việc tương tác với những nội dung mà bạn đã chia sẻ giờ đây sẽ khiến cho nội dung đó trở nên độc đáo và khác biệt hơn.

6. Thấu hiểu KPIs hay những gì thương hiệu cần.

Vào năm 2018, 61% chuyên gia về marketing nói rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là thách thức hàng đầu đối với họ.

Để nội dung của bạn được khám phá, trước tiên bạn cần tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và tối ưu hóa nội dung của bạn với KPIs đó.

Một số KPIs có thể là:

  • Lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội: Chính là số lượng người tiếp cận, lượt thích, bình luận, chia sẻ hay nhấp chuột từ các bài đăng.
  • Lưu lượng truy cập đến website (traffic): Chính là số lượng người sau khi xem nội dung của bạn sau đó nhấp chuột và đến website.
  • Lưu lượng tự nhiên (organic traffic): số lượng người dùng truy cập website từ các liên kết được hiển thị tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
  • Số lượt đăng ký, để lại thông tin, mua hàng…cũng là những KPIs bạn có thể theo dõi.
content creator là gì
Content Creator là gì? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

7. Content Creator tích cực xây dựng các mối quan hệ với bạn bè cùng ngành.

Những Content Creator giỏi biết rằng thành công của họ không chỉ nhờ vào niềm đam mê hay năng lực của bản thân mà còn nhờ vào những người đã dạy họ, những người đã truyền cảm hứng cho họ và chia sẻ với họ.

Bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và tương tác với những người trong ngành để thảo luận và cập nhật thêm những hiểu biết mới.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng số lượng kiến thức hay kinh nghiệm mà người khác chia sẻ với bạn thường tỉ lệ thuận với những gì mà bạn có thể có và sẵn sàng chia sẻ với họ.

Việc cập nhật nhiều kiến thức ngành không chỉ có lợi cho chính bản thân bạn, mà còn đóng vai trò “trao đổi giá trị” với người khác.

8. Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.

Nếu bạn là một newbie trong ngành sáng tạo nội dung, những kiến thức hiện có của bạn có thể đã là quá đủ đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với những Content Creator thành công, kiến thức chuyên môn không phải là tất cả.

Nếu bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ về bạn? Đừng chỉ đơn giản là kể lại những gì bạn biết – thay vào đó hãy giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng với họ.

Về bản chất, các đối tượng mục tiêu không cần nội dung của bạn hay những gì bạn nói, họ cần hiểu những thứ đó giúp ích cho họ như thế nào. Tức giải pháp bạn đang mang lại là gì.

Khách hàng luôn tìm kiếm thông tin để làm thoả mãn những nhu cầu liên tục thay đổi của họ. Cho dù những nhu cầu đó có thể chỉ đơn giản là tăng cường niềm tin của họ vào ngành của bạn, thì nhiệm vụ của bạn là phải quan sát và đáp ứng nhiều hơn.

9. Content Creator giỏi đặt câu hỏi về mọi thứ.

Bà Lorraine Twohill, trưởng bộ phận marketing của Google từng nói: “Các Content Creator cần phải tò mò để dự báo những gì khách hàng có thể thích hoặc xác định những vấn đề đáng giải quyết và sau đó đưa ra các giải pháp mới”.

Có rất nhiều áp lực đối với các Content Creator – và các Inbound Marketer về việc phải hiểu và giải thích được những gì đang xảy ra với khách hàng của họ, tại sao khách hàng lại có những hành vi mới nào đó, tại sao họ lại tức giận và phản ứng tiêu cực và vô số những điều bất ngờ khác.

Bằng cách tò mò và đặt câu hỏi với các vấn đề mới phát sinh, bạn luôn sẵn sàng tìm kiếm và truyền tải các giải pháp một cách kịp thời cho khách hàng.

Quá trình trở thành một Content Creator thành công sẽ bắt đầu từ những thói quen mà bạn đã xây dựng và rèn luyện, vì nó đảm bảo rằng bạn luôn tạo ra những thứ có giá trị cho đối tượng mục tiêu của mình.

Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?

Content Creator
Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?
  • Thích thử nghiệm: Thay vì sợ sai, những Content Creator này lại cảm thấy khá thoải mái khi gặp phải thất bại hay khó khăn, điều quan trọng họ cần không phải là họ sẽ mất gì mà là họ sẽ được gì sau mỗi lần mất đó.
  • Sáng tạo: Thay vì ngày qua ngày làm những công việc quá quen thuộc, những Content Creator này chọn cách làm mới mình, đó có thể là những định dạng nội dung mới, những bố cục thể hiện mới, những màu sắc mới hay bất cứ thứ gì họ chưa từng làm trước đó.
  • Thích yên tĩnh: Một trong những quan điểm thú vị khác là thường những người hướng nội (introvert) có khả năng sáng tạo rất cao. Và vì họ có khả năng thấu hiểu người đối diện tốt hơn, họ có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những gì khách hàng muốn đọc và muốn nghe.

Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về cuộc cách mạng của các Content Creator, tương lai thuộc về những Content Creator đa nền tảng (multi-platform content creator), điều này có nghĩa là gì?

Để có thể thành công hơn, các Creator cần hoạt động và chia sẻ nội dung hay Content trên nhiều nền tảng khác nhau, gồm nhiều định dạng nội dung khác nhau.

Một số nền tảng sáng tạo nội dung phổ biến bạn có thể tham khảo như:

  • Facebook
  • TikTok
  • Instagram
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Twitter
  • Và nhiều nền tảng khác.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

  • Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Content Creator có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung. Trong khi thuật ngữ này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, giải trí hay nghệ thuật, nó được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực truyền thông Marketing.

  • Content Creator làm những công việc chính là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng công việc, vị trí, hay tổ chức cụ thể, các Content Creator có thể làm những công việc khác nhau, tuy nhiên công việc chính của những người này vẫn là sáng tạo nội dung tức sản xuất ra những nội dung mới.

  • Web Content Creator là gì?

Là những Content Creator trên nền tảng web. Ví dụ bạn sáng tạo nội dung trên MarketingTrips.com sẽ khác với việc bạn sáng tạo nội dung trên TikTok hay Instagram.

  • Digital Content Creator là gì hay họ là ai?

Digital Content Creator là những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng hay môi trường kỹ thuật số (Digital) như mạng xã hội, web hay blog. Web Content Creator là 1 phần của Digital Content Creator.

  • Content Creator trên Facebook là gì?

Cũng tương tự như các Content Creator trên TikTok hay Instagram, Content Creator trên Facebook là những người làm những công việc liên quan đến sản xuất, sáng tạo và phân phối nội dung (Content). Thu nhập của những người này thường đến từ doanh thu trực tiếp từ các nền tảng (chia sẻ doanh thu) hoặc hợp tác với các nhãn hàng.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của MarketingTrips về câu hỏi Content Creator là gì? Học và làm gì để trở thành Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) giỏi? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

Một khi bạn có thể hiểu bản chất của khái niệm cũng như phân biệt được các vị trí liên quan, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được sức mạnh của Content nói chung, trở thành một nhà sáng tạo nội dung giỏi và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh

Một chương trình khuyến mãi của Starbucks vào ngày Black Friday là sai lầm về marketing mà các thương hiệu khác không nên phạm phải.

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh
Source: ShutterStock

Cũng giống như hầu hết các thương hiệu khác, Starbucks đã chạy một chương trình khuyến mãi vào ngày Black Friday (thứ sáu đen tối). Ưu đãi được đưa ra hết sức đơn giản: Nếu bạn mua một thẻ quà tặng kỹ thuật số (digital giftcard) trị giá ít nhất 20 USD, Starbucks sẽ tặng thêm cho bạn 5 USD tiền thưởng.

Một chiêu thức marketing không quá mới mẻ nhưng vẫn được nhiều thương hiệu (đặc biệt là các thương hiệu hàng tiêu dùng) sử dụng vì đơn giản là nó hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng quà tặng đơn giản cho khách hàng của mình, thẻ quà tặng tương tự như Starbucks có thể sẽ là một gợi ý hay.

Tuy nhiên trên thực tế, mọi thứ lại diễn ra theo một cách khác. Rất nhiều người đã mua thẻ quà tặng nhưng không nhận được tiền thưởng như lời quảng cáo mà thương hiệu đã đưa ra ban đầu. Nhiều người trong số đó đã tỏ ra rất thất vọng và không ít trong số họ bày tỏ sự tức giận của mình lên các nền tảng mạng xã hội.

Như bạn có thể thấy ở trên, thoạt đầu hay đọc lướt qua có thể khách hàng sẽ nghĩ là họ cứ mua thẻ quà 20 USD thì sẽ nhận được thêm 5 USD tiền thưởng, tuy nhiên khi xem kỹ thì ưu đãi được giới hạn ở “một lần cho mỗi khách hàng” và nó cũng chỉ có một số lượng (nguồn cung) nhất định.

Ngoài việc Starbucks quảng cáo về thẻ quà tặng và khuyến khích khách hàng mua thẻ thì trực tế có rất ít người nhận được số tiền cộng thêm vì số lượng nguồn cung đã hết.

Quan trọng hơn, và đây cũng chính là vấn đề chính, Starbucks vẫn tiếp tục quảng cáo ưu đãi này trên các nền tảng của mình ngay cả khi họ đã hết số lượng ưu đãi.

Đáng lẽ ra Starbucks không nên quảng cáo một ưu đãi “không có giá trị” hoặc ít nhất nếu họ muốn quảng cáo về thẻ quà tặng kỹ thuật số của họ thì họ cũng nên thông báo đến khách hàng rằng ưu đãi đã hết số lượng và họ cũng sẽ không được tăng thêm tiền thưởng.

Sau nhiều phàn nàn từ phía khách hàng và đây là phản hồi từ Starbucks:

“Ưu đãi từ thẻ quà tặng kỹ thuật số chỉ có giá trị khi nguồn cung hay số lượng ưu đãi vẫn còn, trong khoảng thời gian có hạn và giờ đây thì ưu đãi đã được bán hết.

Chúng tôi biết rằng một số khách hàng đã mua thẻ quà tặng tuy nhiên không nhận được tiền thưởng và chúng tôi thật sự xin lỗi vì điều này.”

Theo ý kiến của khách hàng, vì đa số họ là khách hàng “trung thành” của Starbucks và mục đích của họ với các ưu đãi không phải là vấn đề về tiền nên họ tỏ ra khá bức xúc với cách làm và xử lý của Starbucks.

Sai lầm của Starbucks đã làm cho khách hàng có những ấn tượng và trải nghiệm xấu về thương hiệu, và với các thương hiệu khác, bài học có thể rút ra là “Đừng bao giờ hứa những thứ mà bạn không thể giữ lời”.

Khách hàng luôn muốn nhận được những thứ ít nhất là bằng so với những gì mà họ đã kỳ vọng (tin tưởng) sẽ nhận được từ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Dữ liệu khảo sát: Những xu hướng Social Media Marketing trong 2022

Dựa trên hơn 18.000 phản hồi từ nhiều chuyên gia khác nhau, Hootsuite công bố những xu hướng chính của Social Media Marketing trong năm 2022.

Những xu hướng Social Media Marketing trong 2022
Những xu hướng Social Media Marketing trong 2022

Nếu Social Media Marketing là một phần quan trọng trong chiến lược Marketing tổng thể của bạn trong 2022, những xu hướng dưới đây sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Với những gì đã và đang xảy ra, thật khó để có thể đưa ra các dự báo một cách chính xác, đặc biệt đại dịch đã khiến mọi thứ đang trở nên mơ hồ và bất ổn hơn.

Tuy nhiên, để có thể chắc chắn hơn về những gì có thể diễn ra trong năm mới 2022 sắp tới, Hootsuite gần đây đã khảo sát hơn 18.000 người, bao gồm một loạt các chuyên gia và đại diện đến từ nhiều nền tảng khác nhau, để xem họ suy nghĩ như thế nào về những xu hướng sắp tới và những gì người làm marketing nên chuẩn bị cho chiến lược của mình.

Dữ liệu từ Hootsuite bao gồm một loạt các thông tin tổng quan về từng xu hướng và các đề xuất về cách marketer nên thực hiện để chuẩn bị cho thời gian sắp tới. Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

  • Xu hướng 1: Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn đến yếu tố cộng đồng (community), với sự hỗ trợ từ các nhà sáng tạo nội dung (content creator): Theo số liệu khảo sát từ Facebook và NYU, có đến 77% người dùng nói rằng họ coi trọng yếu tố cộng đồng và xem nó là một phần thiết yếu trong trải nghiệm số của họ.
  • Xu hướng 2: Người làm marketing cần phải sáng tạo hơn khi người dùng ngày càng tỏ ra khôn ngoan và thông thái hơn trước các quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội: 54.1% marketer nói rằng họ tiếp tục sẽ tăng ngân sách quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok…trong năm 2022.
  • Xu hướng 3: Chỉ số ROI sẽ được quan tâm hàng đầu khi nói đến việc đo lường mức độ hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội (social media): Có đến hơn 83% người làm marketing cho biết hiện họ đã có thể tự tin đo lường ROI trong các nỗ lực của họ trên các nền tảng. Con số này tăng lên từ mức 68% vào năm ngoái.
  • Xu hướng 4: Các nền tảng mạng xã hội sẽ trở thành trọng tâm của các trải nghiệm mua sắm hậu đại dịch của người tiêu dùng: 53% người dùng internet toàn cầu tuổi từ 16-24 coi mạng xã hội là nguồn thông tin chính khi nói đến việc nghiên cứu và tìm kiếm thương hiệu.
  • Xu hướng 5: Mạng xã hội hay cụ thể hơn là những nhà quản lý truyền thông mạng xã hội (social media manager) sẽ trở thành cầu nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa marketing và dịch vụ khách hàng: 59% marketer đồng ý rằng, việc chăm sóc tốt khách hàng trên mạng xã hội có thể làm tăng giá trị của thương hiệu hay tổ chức của họ.

Bạn có thể xem chi tiết các xu hướng từ Hootsuite tại: Social Media Marketing Trends 2022

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh