Skip to main content

Thẻ: TikTok

Tại sao siêu sale trên TikTok hay Shopee ngày càng ít hiệu quả hơn với thương hiệu

Accenture công bố báo cáo đánh giá khi theo khảo sát các thị trường trọng điểm của TikTok về xu hướng mua sắm giải trí (shoppertainment) như Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Báo cáo cho thấy có tới 79% người tiêu dùng tại châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi nội dung không mang tính quảng cáo.

Trung bình trong khu vực, chỉ 21% người dùng bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi khi cân nhắc quyết định mua hàng. Tỷ lệ này cũng dao động theo từng quốc gia: Hàn Quốc (12%), Nhật Bản (27%) và Indonesia (41%).

Khảo sát cũng chỉ ra người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển dịch mối quan tâm về giá trị sản phẩm, thay cho giá cả và khuyến mại như trước đây.

Ông Tiến Đặng, Giám đốc Marketing L’Oreal đồng ý với quan điểm này. Theo ông Tiến, cách đây khoảng hai năm, khi mua sắm giải trí chưa trở thành xu hướng, các bên thường đưa ra những chiến dịch khuyến mãi lớn, nhiều ưu đãi về giá để thu hút khách hàng. Song, điều này đã dần kém hiệu quả và không đạt được nhiều thành công.

Xu hướng mua sắm giải trí được đẩy mạnh cùng với thời điểm người tiêu dùng thay đổi hành vi, dễ dàng chi tiêu cho những món sản phẩm chạm tới cảm xúc, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng nhanh hơn.

“L’Oreal đã không còn thực hiện các chiến dịch sale rầm rộ, thay vào đó, chúng tôi chọn hướng truyền tải nhiều hơn ý nghĩa của sản phẩm tới trái tim của từng khách hàng và điều này được thúc đẩy bởi các KOL, KOC”, ông Tiến nói.

Ngoài ra, lãnh đạo L’Oreal cho rằng với việc người tiêu dùng trở nên khó tính hơn, đặc biệt là GenZ – những khách hàng có khả năng tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn nhờ thành thạo với thiết bị số, cũng đòi hỏi doanh nghiệp và các nhà sáng tạo phải đào sâu, đưa ra cách tiếp cận phù hợp.

Năm nay, báo cáo cho biết các thị trường như Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc, người tiêu dùng có thiên hướng nghiêng về các đánh giá sản phẩm từ cộng đồng. Người dùng tại các quốc gia này tin tưởng vào nội dung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ từ cộng đồng nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, ít nhạy cảm với quảng cáo – thông tin ưu đãi hơn, và ít dựa vào trực giác khi mua hàng.

Trái lại, người tiêu dùng tại Nhật Bản và Indonesia có xu hướng quan tâm nhiều tới các nội dung về đặc điểm, thông tin và lợi ích sản phẩm. Nhóm này cũng phản ứng nhanh chóng với các chương trình khuyến mãi và ít đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm tính hơn.

Số người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm sản phẩm trên các nền tảng sáng tạo nội dung dạng video như TikTok tăng gấp 1,9 lần so với các công cụ tìm kiếm truyền thống. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng tại Đông Nam Á trong 1-2 năm, khi 81% người tiêu dùng thể hiện mong muốn duy trì hay thậm chí tăng cường trải nghiệm kết hợp mua sắm giải trí trên các nền tảng sáng tạo nội dung số.

Ông Arthur Altounian, Phó Chủ tịch về Chiến lược khách hàng & Tăng trưởng, Châu Á Thái Bình Dương tại GroupM (The Goat Agency) cho biết: “Trong thời đại nội dung và hành vi tiêu dùng đang thay đổi từng ngày, thương hiệu sẽ cần thúc đẩy người dùng đưa ra quyết định mua hàng theo trực giác”.

Vị này cho rằng thương hiệu nên chú trọng thiết lập mối liên hệ gắn kết lâu dài, đồng hành cùng người dùng trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng cân bằng các nhu cầu về hoạt động khuyến mãi trong ngắn hạn. Ngoài ra, việc tạo ra trải nghiệm liền mạch từ nội dung hấp dẫn cho tới chiến lược bán hàng tập trung vào lợi ích và giá trị sản phẩm, cũng là một điểm cần được lưu ý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD

Công ty mẹ của mạng xã hội TikTok là ByteDance đang trên đường trở thành tập đoàn truyền thông xã hội lớn nhất thế giới với doanh thu toàn cầu 120 tỷ USD. Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD.

Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD
Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD

Dữ liệu báo cáo kinh doanh từ công ty mẹ TikTok ByteDance cho thấy vào năm 2023 doanh thu của TikTok đạt hơn 16 tỷ USD, và đây cũng là năm TikTok có doanh thu kỷ lục tại Mỹ.

Với số liệu hiện tại, ByteDance nói chung đang trên đà vượt qua chủ sở hữu FacebookInstagram là Meta để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng.

Dữ liệu cũng cho biết ByteDance đạt doanh thu 120 tỷ USD vào năm 2023, tăng khoảng 40% so với một năm trước đó. Sự gia tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng bùng nổ của TikTok, mặc dù công ty này kiếm được phần lớn doanh thu từ Trung Quốc.

Meta báo cáo doanh thu đạt 135 tỷ USD vào năm 2023, tăng 16% so với năm 2022.

Mặc dù đang ở một vị thế rất thuận lợi, diễn biến mới đây tại Mỹ có thể khiến TikTok đối mặt với nhiều mất mát hoặc có thể là phải bán lại TikTok tại Mỹ.

Hạ viện Mỹ vừa thông qua đạo luật cấm TikTok trên toàn nước Mỹ, và đạo luật mới này cũng đã được chuyển tới Thượng viện cho đánh giá và xem xét tiếp theo. TikTok Mỹ hiện có 2 lựa chọn, một là bán lại TikTok hoặc chuyển nhượng lại cổ phần cho một doanh nghiệp không liên quan đến Trung Quốc, và hai là bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Việc mất thị trường Mỹ có thể gây ra hậu quả rộng lớn hơn cho TikTok trên toàn cầu, khi cuộc rút lui của những người có ảnh hưởng và người nổi tiếng ở Mỹ có thể hạn chế sức hấp dẫn của ứng dụng (đối với cả những người dùng ngoài Mỹ).

Trung Quốc cho biết họ “kiên quyết phản đối” bất kỳ hành động ép buộc bán TikTok nào và vào năm 2020 đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm trao cho Bắc Kinh quyền ký kết bất kỳ hoạt động bán hoặc thoái vốn nào.

CEO TikTok Shou Zi Chew cũng nói với người dùng ứng dụng rằng, nếu được thông qua, luật “sẽ dẫn đến lệnh cấm TikTok ở Mỹ”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các nhà sáng lập công ty mẹ TikTok chỉ nắm giữ 20% cổ phần

Dù đã có nhiều lần lên tiếng khẳng định ứng dụng không chịu sự chi phối của chính quyền Trung Quốc, song với việc ByteDance đặt trụ sở tại Bắc Kinh, TikTok vẫn phải đối mặt với tương lai mù mịt ở Mỹ.

Công ty mẹ của TikTok sắp ra mắt dịch vụ phát nhạc trực tuyến nhằm cạnh tranh với Spotify

Ngày 12/3, TikTok đã gửi thông báo tới người dùng Mỹ kêu gọi phản đối dự luật cấm ứng dụng này của Hạ viện Mỹ. Đến ngày 13/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật này, trong bối cảnh lo ngại rằng TikTok có thể được sử dụng để giám sát và thao túng người Mỹ.

TikTok có 170 triệu người dùng tại Mỹ và động thái cứng rắn của quan chức Mỹ thể hiện mối lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây, đặc biệt là trong năm bầu cử. Nếu lệnh cấm có hiệu lực, điều này có thể gây ra nhiều bất lợi đối với một trong những công ty internet thành công nhất Trung Quốc.

Nhiều nhà lập pháp Mỹ cho rằng TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia. Họ đưa ra nghi ngờ Trung Quốc có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu người dùng TikTok ở Mỹ, mặc dù nền tảng đã nhiều lần tuyên bố chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra những yêu cầu như vậy và TikTok sẽ không tuân thủ nếu chúng được đưa ra.

Trong quá khứ, TikTok nhiều lần tái khẳng định nền tảng không bị Trung Quốc hay bất kỳ tổ chức nào chi phối.

“Hãy để tôi nói rõ điều này: ByteDance không phải là chi nhánh của Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác,” CEO TikTok, ôngShou Zi Chew, nói trong phiên điều trần vào tháng 3 năm ngoái trước Hạ viện Mỹ.

Theo Wall Street Journal, một thông cáo phát hành vào tháng 5/2023 của TikTok cho biết khoảng 60% cổ phần ByteDance huộc sở hữu của các nhà đầu tư toàn cầu như Carlyle Group, General Atlantic, BlackRock, Susquehanna International Group và Sequoia.

Còn lại, khoảng 20% ​​thuộc sở hữu của nhân viên ByteDance trên toàn thế giới và 20% thuộc sở hữu của những người sáng lập.

Theo Bloomberg, tỷ phú người Mỹ – Jeff Yass, chủ sở hữu của Susquehanna là một trong những người đầu tiên đầu tư vào công ty. Thông qua SIG China, công ty đầu tư mạo hiểm được Yass thành lập năm 2005, ông đã sở hữu khoảng 15% cổ phần ByteDance.

CNBC đưa tin rằng số cổ phần cá nhân của Yass tại công ty mẹ TikTok là 7%.

ByteDance được thành lập vào năm 2012 trong một căn hộ 4 phòng ngủ ở phía bắc Bắc Kinh. Khi đó, người sáng lập Zhang Yiming là một kỹ sư phần mềm 29 tuổi.  Ông mang theo tầm nhìn sử dụng dữ liệu lớn và công nghệ máy học để phân tích và quản lý nội dung theo sở thích của người dùng.

Zhang được mô tả là người có giọng nói nhẹ nhàng, lớn lên ở thành phố Long Nham, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông học ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân.

Sau khi tốt nghiệp, Zhang làm việc trên công cụ tìm kiếm vé máy bay cũng như nền tảng blog trước khi gia nhập Microsoft. Ông rời đi sau nửa năm. Trước khi thành lập ByteDance, ông đã thử khởi nghiệp với một nền tảng bất động sản. Zhang Yiming không che giấu tham vọng đưa ByteDance trở thành một ty toàn cầu như Google.

ByteDance được mệnh danh là “nhà máy ứng dụng” do hệ sinh thái ứng dụng mà họ đã cho ra mắt trong nhiều năm qua. Một trong những sản phẩm sớm nhất và phổ biến nhất của ByteDance là công cụ tổng hợp tin tức được hỗ trợ bởi AI, Jinri Toutiao. Nền tảng này phần lớn được sử dụng ở Trung Quốc.

Năm 2016, công ty ra mắt ứng dụng video ngắn Douyin – phiên bản Trung Quốc của TikTok. Một năm sau đó, công ty đã ra mắt phiên bản quốc tế là TikTok.

TikTok được nhiều người coi là ứng dụng Trung Quốc đầu tiên vươn ra toàn cầu. Năm ngoái, ByteDance được định giá 268 tỷ USD và được xem là một trong những công ty internet thành công nhất của Trung Quốc.

Tại Mỹ, để chống lại những lo ngại về dữ liệu người dùng, ByteDance đã đưa ra sáng kiến “Dự án Texas” với một công ty con hoạt động tại Mỹ đảm nhiệm việc quản lý và giám sát dữ liệu người dùng Mỹ. TikTok cho biết công ty con có tên TikTok US Data Security sẽ báo cáo với một hội đồng độc lập chứ không phải với lãnh đạo của TikTok hay ByteDance.

Dữ liệu của người dùng Mỹ sẽ được lưu trữ bởi công ty công nghệ Oracle có trụ sở tại Austin. Tuy vậy, chính phủ Mỹ vẫn chưa chấp thuận sáng kiến này.

Hiện TikTok vẫn còn cơ hội để giải quyết cứu lấy mình. Dù được ủng hộ ở Hạ viện, nhưng số phận của dự luật này ở Thượng viện vẫn chưa rõ ràng.

Tại phiên điều trần của ủy ban Hạ viện năm ngoái, CEO TikTok, Shou Zi Chew khẳng định rằng việc buộc ByteDance thoái vốn cổ phần sở hữu trong ứng dụng sẽ không thay đổi cách thức hoạt động của TikTok.

Theo tạp chí Variety, lệnh cấm TikTok của Mỹ sẽ làm leo thang căng thẳng Mỹ – Trung. Các quan chức Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ kiên quyết phản đối bất kỳ hành động ép bán TikTok nào.

Trung Quốc cho rằng điều này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng niềm tin của các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Trung Quốc, vào Mỹ.

Một đại diện của TikTok nêu quan điểm: “Dự luật thông qua ở Hạ viện không có bằng chứng. Chúng tôi hy vọng rằng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và 170 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Wang Wenbin đã gọi hành động lập pháp này là “hành vi bắt nạt” và gây tổn hại đến trật tự kinh tế và thương mại quốc tế thông thường.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

TikTok hiện có khoảng 7000 nhân viên tại Mỹ

Trước việc TikTok đối mặt nguy cơ phải thoái vốn hoặc bị cấm, một số nhân viên công ty nói đã cảm thấy quen với các mối đe dọa. Nếu TikTok bị cấm, số phận của 7000 nhân viên tại đây có thể sẽ bị ảnh hưởng.

“Tôi đã ở đây vài năm và quá quen với những mối đe dọa, những lời bàn tán. Mọi thứ đến rồi đi”, một nhân viên TikTok tại Mỹ nói với Business Insider.

“Nó không thực sự ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi, mà chỉ đôi lúc khiến tôi mất tập trung, như một đám mây lơ lửng trên đầu”, một người khác cho biết.

Theo một số người, việc dự luật về TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 13/3 khiến họ “cảm thấy bị tê liệt”. Tuy nhiên, khoảnh khắc này diễn ra trong chốc lát. Không khí bên trong văn phòng TikTok tại Mỹ không thay đổi nhiều trong những tuần gần đây, ngay cả khi họ bắt đầu khuyến khích người dùng gọi tới các văn phòng quốc hội để phản đối lệnh cấm của Mỹ.

“Không khí ở TikTok vẫn khá bình thường. Dù có một số lo ngại, hầu hết đều đã quen với điều đó”, một nhân viên chia sẻ.

Người này cho biết, các nhân viên TikTok Mỹ “ngày càng khó hiểu mối đe dọa nào là có thật và đâu là lời đe dọa chính trị” do quá bận rộn với công việc hàng ngày. “Đối với nhóm chúng tôi, mọi người tập trung cho khối lượng công việc lớn, đến mức không có thời gian nghĩ đến điều đó”, quản lý một nhóm TikTok nói về việc dự luật của Hạ viện Mỹ. “Giờ đây, thứ họ quan tâm nhất là phản ứng của lãnh đạo, làm thế nào để đảm bảo công việc của họ không bị gián đoạn”.

Một nhân viên khác cho rằng TikTok đang có hơn 170 triệu người dùng hàng tháng ở Mỹ là lợi thế lớn, có thể gây áp lực lên lệnh cấm.

Tik Tok không đưa ra bình luận. Trước đó, công ty nói “hy vọng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động của TikTok đối với nền kinh tế, với 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và với 170 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Matt Navarra, chuyên gia phân tích truyền thông xã hội, cho rằng lệnh cấm có thể sẽ gây thiệt hại lớn với các doanh nghiệp dựa vào TikTok để tiếp cận khách hàng. “Với doanh nghiệp nhỏ và nhà sáng tạo nội dung tự do, hậu quả có thể rất thảm khốc”, Navarra nói với ABC News. “Lệnh cấm sẽ chặn hàng triệu công ty thực hiện hoạt động tiếp thị và thúc đẩy doanh số bán hàng. Họ sẽ mất thêm thời gian chuyển sang nền tảng khác”.

Theo HR Grapevine, TikTok có khoảng 7.000 nhân viên tại Mỹ. Bất kỳ thay đổi nào có thể khiến nội bộ bị xáo trộn. Họ có thể mất việc lập tức hoặc đối mặt tương lai không ổn định nếu đổi chủ.

Tuy nhiên, trang này cũng nhận định nhân viên TikTok đã có thời gian dài đầy bất ổn kể từ tháng 8/2020, khi tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump ra lệnh cấm. “Nếu dự luật được thông qua, lãnh đạo và quản lý nhân sự TikTok phải đảm nhận nhiệm vụ to lớn, là xử lý một cách thích hợp tương lai của lực lượng lao động của mình, bao gồm các vấn đề như lương”, HR Grapevine bình luận.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua

Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật yêu cầu TikTok cắt đứt kết nối với công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc) nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm.

Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua
Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua

Tổng thống Joe Biden đã nói rằng ông sẽ ủng hộ đạo luật này, và TikTok phải đối mặt với một số phận không chắc chắn khi dự luật được trình lên Thượng viện.

TikTok cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng rằng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động của việc cấm TikTok đối với nền kinh tế, 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và 170 triệu người Mỹ đã và đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Về tổng thể, nếu dự luật được thông qua, hoặc là TikTok sẽ phải từ bỏ quyền sở hữu có liên quan đến người Trung Quốc (phía công ty mẹ ByteDance) trong vòng 6 tháng và tiếp tục được vận hành tại Mỹ, hoặc là nếu phía công ty mẹ ByteDance từ chối việc bán lại TikTok, mạng xã hội này sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Về phía TikTok, mạng xã hội video ngắn đã cố gắng tập hợp 170 triệu người dùng Mỹ đứng về phía mình, gửi tin nhắn trực tiếp qua ứng dụng kêu gọi người dùng Mỹ ủng hộ TikTok. Giám đốc điều hành TikTok Shou Chew cũng tới Capitol Hill để phản đối dự luật trước cuộc bỏ phiếu mới đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền (Effect Creator Rewards program)

Mạng xã hội TikTok đang tìm cách thu hút nhiều nhà sáng tạo nội dung ở nhiều thị trường hơn bằng cách mở rộng sang các khu vực mới đồng thời nới lỏng các điều kiện gia nhập chương trình kiếm tiền.

TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền
TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền

Mạng xã hội TikTok mới đây đã cập nhật mới về chương trình kiếm tiền trên nền tảng. Cụ thể, TikTok đã cập nhật chương trình kiếm tiền cho các nhà sáng tạo hiệu ứng (Effect Creator Rewards program) với mục tiêu cải thiện cơ hội kiếm tiền cho các thành viên hiện tại đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận cho các nhà sáng tạo nội dung ở các thị trường khác.

Bằng cách mở rộng chương trình tới 33 thị trường mới và hạ thấp tiêu chí đủ điều kiện, TikTok đặt mục tiêu thu hút nhiều người sáng tạo hơn tham gia chương trình kiếm tiền này.

Chương trình phần thưởng dành cho các nhà sáng tạo hiệu ứng đóng vai trò như một nguồn doanh thu bổ sung cho những người sáng tạo nội dung đủ điều kiện. Nó cũng khuyến khích người sáng tạo tập trung vào việc tạo ra những nội dung hấp dẫn, sáng tạo, gây được tiếng vang với người xem, tăng khả năng chuyển đổi cho các thương hiệu hợp tác với họ và hơn thế nữa.

Chương trình phần thưởng dành cho người sáng tạo hiệu ứng TikTok mang đến cho người sáng tạo cơ hội kiếm được các phần thưởng khi thiết kế các hiệu ứng TikTok hấp dẫn trong nền tảng của mình là Effect House.

TikTok Effect Creator Rewards program đang được mở rộng sang nhiều thị trường hơn.

Người sáng tạo nội dung ở các khu vực sau hiện đủ điều kiện tham gia chương trình kiếm tiền “Phần thưởng dành cho nhà sáng tạo hiệu ứng” và bắt đầu kiếm tiền từ hiệu ứng của họ:
  • Argentina.
  • Áo.
  • Bahrain.
  • Bỉ.
  • Bêlarut.
  • Chilê.
  • Colombia.
  • Séc.
  • Đan mạch.
  • Ecuador.
  • Ai Cập.
  • Hy Lạp.
  • Hungary.
  • israel.
  • Kazakhstan.
  • Cô-oét.
  • Mexico.
  • Ma-rốc.
  • New Zealand.
  • Na Uy.
  • Ô-man.
  • Peru.
  • Bồ Đào Nha.
  • Qatar.
  • Rumani.
  • Ả Rập Saudi.
  • Nam Phi.
  • Thụy Điển.
  • Thụy sĩ.
  • Đài Loan.
  • Thái Lan.
  • Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Uruguay.

Effect Creator Rewards program của TikTok hiện yêu cầu thấp hơn.

Trước đây, người sáng tạo được yêu cầu sử dụng hiệu ứng trong 200.000 video đủ điều kiện trước khi hiệu ứng đó có thể bắt đầu kiếm được tiền (phần thưởng). Giờ đây, mỗi hiệu ứng chỉ cần sử dụng trong 100.000 video đủ điều kiện là có thể tham gia được chương trình.

Từ ngày 12 tháng 3 năm 2024, chỉ những hiệu ứng xuất hiện trong các video công khai đủ điều kiện mới có thể kiếm được phần thưởng.

Số tiền thưởng có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực xuất bản video. Khoản thanh toán tối đa cho một hiệu ứng là 14.000 USD, trong khi khoản thanh toán tối đa cho một người sáng tạo mỗi tháng là 50.000 USD.

Người sáng tạo kiếm được phần thưởng dựa trên tổng số video tải lên đủ điều kiện hoặc video công khai duy nhất từ các khu vực đủ điều kiện sử dụng hiệu ứng của họ trong vòng 90 ngày đầu tiên.

Sau khi hiệu ứng đạt 100.000 lượt tải lên video công khai duy nhất, người sáng tạo sẽ bắt đầu kiếm được phần thưởng. Phần thưởng tiếp tục tích lũy cho mỗi lần tải lên video đủ điều kiện bổ sung cho đến hết thời hạn 90 ngày hoặc cho đến khi đạt phần thưởng tối đa.

TikTok cho biết trong một tuyên bố:

  • “Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt chương trình phần thưởng dành cho các nhà sáng tạo hiệu ứng để tôn vinh cộng đồng người sáng tạo và những hiệu ứng nổi bật mà họ tạo ra cho TikTok. Kể từ đó, những người sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới đã có thể thu thập phần thưởng tiền mặt đáng kể cho các hiệu ứng thịnh hành của họ. Trên thực tế, một số người sáng tạo đã đạt được khoản thanh toán tối đa là 14.000 USD cho mỗi hiệu ứng và 50.000 USD mỗi tháng.”
  • “Việc mở rộng lần này sẽ giúp cho nhiều nhà sáng tạo hơn có thêm cơ hội để gia tăng thu nhập của họ.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nỗi lo của TikTok: Nhiều người trẻ bắt đầu chán và xoá ứng dụng

Mạng xã hội TikTok được đánh giá đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng khi người trẻ bắt đầu chán ứng dụng và tốc độ tăng trưởng đi xuống.

Business Insider dẫn báo cáo từ công ty phân tích Evercore ISI cho thấy chỉ số tăng trưởng người dùng trung bình trong ngày (DAU) của TikTok đang trong tình trạng đáng báo động. Xuất hiện năm 2016, nền tảng video ngắn đã đánh bại các đối thủ trên bảng xếp hạng từ năm 2020 đến nửa đầu 2022.

Tuy nhiên đến quý IV/2023, ứng dụng đã tụt lại so với Snapchat, YouTube, Instagram và Facebook trong bảng xếp hạng chỉ số DAU, khi không còn tăng trưởng người dùng. Điều này gây sốc với các nhà phân tích khi trước đó ứng dụng từng liên tục “phá đảo” các bảng xếp hạng, bỏ xa những mạng xã hội lớn của Mỹ.

Một trong những giả thuyết lớn được đặt ra là người dùng đang xóa ứng dụng hoặc đơn giản là họ không còn thời gian trong ngày để xem video trên TikTok.

Khi gây bão trên khắp thế giới, TikTok đặc biệt thu hút nhóm người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên. Business Insider đặt giả thuyết khi TikTok ra mắt năm 2016, những người dùng đầu tiên khoảng 13 tuổi, đến nay ít nhất họ đã 20 tuổi. Đây là lúc họ phải bắt đầu cuộc sống tự lập, có thêm nhiều mối quan hệ, công việc cần xử lý ngoài xã hội.

Lập luận này được củng cố bởi thống kê của Data.ai cho thấy, số người dùng trung bình thàng tháng của TikTok trong độ tuổi 18-24 năm 2023 đã giảm gần 9% so với 2022.

WSJ cũng thực hiện khảo sát và nhận thấy rất nhiều người trẻ trong độ tuổi 20 đang xóa TikTok khỏi điện thoại sau thời gian dài phát hiện họ đã dành quá nhiều thời gian cho ứng dụng. Keilah Bruce, kế toán viên 27 tuổi ở New York, nói cô đã ngưng dùng TikTok từ năm ngoái sau khi thấy nền tảng “biết quá nhiều về mình”.

Trong khi đó, Gautam Mengi, sinh viên trường điện ảnh ở Los Angeles, cho biết việc học của anh bị sao nhãng, điểm trung bình giảm mạnh khi nghiện TikTok. Mengi đã cố gắng xóa app ít nhất 3 lần trước khi thành công vào tháng 12 năm ngoái.

Đại diện TikTok không đưa ra phản hồi cụ thể về xu hướng người trẻ xóa ứng dụng hay chỉ số DAU không còn tăng. Người này nói: “TikTok cung cấp một số công cụ, từ giới hạn thời gian sử dụng thiết bị tùy chỉnh đến lời nhắc khi ngủ. Hàng triệu người đang dùng tính năng này để chủ động đưa ra các quyết định về phân bổ thời gian”.

TikTok là phiên bản quốc tế của ứng dụng Douyin được phát triển bởi công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc. Năm 2020, TikTok vượt qua nhiều nền tảng lớn như YouTube, Facebook để trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới. Cùng năm, TikTok cũng trở thành ứng dụng kiếm tiền nhiều nhất.

Báo cáo của Data Reportal công bố năm 2023 cho thấy Việt Nam đứng thứ 6 thế giới với gần 50 triệu người sử dụng TikTok.

Trong khi đó ở Mỹ, ứng dụng có khoảng 170 triệu người dùng.

Mạng xã hội video ngắn đang gặp nhiều thách thức về pháp lý trên toàn cầu. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ ký dự luật cấm TikTok nếu quốc hội thông qua. Trong khi đó ông Donal Trump xác định TikTok là mối đe dọa quốc gia nhưng không nên cấm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram

TikTok được cho là đang thử nghiệm và phát triển một mạng xã hội chia sẻ hình ảnh mới, ứng dụng về cơ bản là sẽ cạnh tranh trực tiếp với Instagram của Meta.

TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram
TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram

Theo báo cáo của The SpAndroid, trong mã code (back-end) của ứng dụng TikTok hiện tại có xuất hiện các đoạn mã liên quan đến ứng dụng có tên là “TikTok Photos”, đoạn mã này dường như gợi ý rằng người dùng TikTok sẽ sớm được nhắc chia sẻ hình ảnh tĩnh của họ lên ứng dụng.

Theo chia sẻ, TikTok Photos sẽ sớm ra mắt với mục tiêu thu hút những người dùng mong muốn đăng các bài đăng của họ bằng hình ảnh. Người dùng sẽ đồng bộ hóa ảnh công khai của họ với ứng dụng mới.

TikTok Photos sẽ là ứng dụng riêng biệt với TikTok.

Về tổng thể, động thái mới của TikTok được cho là phù hợp với xu hướng ứng dụng tại Trung Quốc.

Phiên bản “Instagram của Trung Quốc” là Xiaohongshu do Tencent hậu thuẫn, gần đây đã đạt được thành công lớn sau khi kết hợp các tính năng thương mại điện tử.

Xiaohongshu đã tạo ra thu nhập ròng hơn 500 triệu USD vào năm 2023, vượt xa kỳ vọng về nền tảng này và hiện có hơn 200 triệu người dùng đang hoạt động trên toàn quốc.

Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, cũng đã nhấn mạnh vào các bài đăng hình ảnh tĩnh, mặc dù có vẻ như ứng dụng không coi đây là ưu tiên chính.

Trước đây, công ty mẹ của TikTok là ByteDance đã nhiều lần thử nghiệm các ứng dụng mới, bao gồm cả Lemon8, ứng dụng về cơ bản là giống với Instagram.

Lemon8 nhanh chóng thu hút được sự quan tâm đáng kể sau khi ra mắt tại Mỹ vào đầu năm ngoái, tuy nhiên, gần đây dường như ứng dụng này đã không còn đà tăng trưởng.

Trong khi TikTok vẫn đang đối mặt với các lệnh cấm ở Mỹ, ByteDance vẫn không ngừng tìm kiếm các cơ hội thương mại điện tử thông qua các ứng dụng dựa trên hình ảnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023

Instagram đã sao chép tính năng của TikTok và dần vượt qua nền tảng chia sẻ video dạng ngắn này.

Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023
Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023
Báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower cho biết tổng số lượt tải xuống ứng dụng của Instagram đã tăng 20% vào năm 2023, lên hơn 768 triệu lượt.Trong khi đó, mạng xã hội video ngắn TikTok của ByteDance chỉ tăng trưởng 4% lên 733 triệu lượt tải xuống.

Điều này đã đưa Instagram trở thành ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất năm 2023. Theo dữ liệu, sự tăng trưởng trên đến từ việc sao chép thành công tính năng chia sẻ video dạng ngắn từ đối thủ.

Năm 2020, Instagram đã giới thiệu Reels, một dạng video ngắn tương tự TikTok. Các thống kê cho thấy Reels đã giúp công ty tiếp cận được với hàng triệu người dùng mới, đặc biệt là đối tượng người dùng trẻ tuổi.

“Instagram đã vượt qua TikTok về mức độ phổ biến. Thành công này đến từ tính năng cuộn phim cũng như sự hỗ trợ của các nền tảng truyền thông xã hội từ Meta”, Abraham Yousef, giám đốc cấp cao của Sensor Tower, cho biết.

Vài năm gần đây, TikTok đã trở thành cái gai đối với Facebook, kể từ khi ứng dụng này trở nên phổ biến một cách nhanh chóng. Năm 2022, CEO Mark Zuckerberg đã cảnh báo nhân viên rằng công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh “chưa từng có” từ đối thủ chia sẻ video dạng ngắn là TikTok.

TikTok đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất ở Mỹ, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Đáng nói, ứng dụng này đã thu hút được đông đảo sự chú ý của thế hệ trẻ (Gen Z) – nhóm đối tượng mà Facebook và Instagram đang phải vật lộn để lôi kéo.

Nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của TikTok đang dần chậm lại. Theo Sensor Tower, số người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram đạt 1,47 tỷ, tăng 13 triệu trong quý IV/2023. Số người dùng tích cực của TikTok chỉ đạt 1,12 tỷ, giảm 12 triệu so với cùng kỳ.

Bù lại, TikTok nhận được sự tương tác tốt hơn từ hơn 1 tỷ người dùng đang hoạt động trên toàn thế giới. Trong quý IV/2023, người dùng dành trung bình 95 phút cho TikTok, so với 62 phút trên Instagram, 30 phút trên X và 19 phút trên Snapchat.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cựu CEO hãng game Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ

Theo nguồn tin từ tờ The Wall Street Journal, khi số phận của TikTok tại Mỹ đang ngày càng mờ mịt, cựu Giám đốc điều hành Activision Bobby Kotick được cho là đang cân nhắc việc mua lại mạng xã hội này tại Mỹ.

Cựu CEO Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ
Cựu CEO Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ

Theo chia sẻ, Kotick đã đưa ra ý tưởng mua lại TikTok Mỹ với một nhóm đối tác tiềm năng, bao gồm cả Giám đốc điều hành của OpenAI là Sam Altman.

Kotick rời Activision vào cuối tháng 12 năm 2023, sau hơn 30 năm cống hiến và sau khi hãng game đình đám này về tay sở hữu của Microsoft. Trong khi cựu CEO này được là đang có một khối tài sản khá lớn, ông cũng khó có thể một mình mua lại TikTok Mỹ, đó cũng là lý do ông đang muốn mời một số nhà sáng lập khác bao gồm CEO của OpenAI (sở hữu ChatGPT) tham gia.

Về phía TikTok tại Mỹ, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng, các nhà làm luật tại đây đang có ý định cấm TikTok không chỉ ở một số bang nhất định mà còn trên toàn nước Mỹ.

Các nhà lập pháp lo ngại rằng công ty mẹ của TikTok là ByteDance có thể chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ với chính phủ Trung Quốc hoặc sử dụng nền tảng này để gây ảnh hưởng đến quan điểm chính trị của người Mỹ.

Dự luật cấm TikTok đang được đưa đến Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

Nếu được thông qua, ByteDance sẽ phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc cấm nền tảng này hoạt động trên các dịch vụ lưu trữ web và cửa hàng ứng dụng ở Hoa Kỳ trong vòng 5 tháng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược cạnh tranh của TikTok Shop với các sàn thương mại điện tử

Đã qua cái thời những quảng cáo hào nhoáng, có sự xuất hiện của diễn viên, ca sĩ… nổi tiếng để thu hút người dùng. Đi cùng với sự phát triển của mạng xã hội, thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng đã khác.

Và, đây cũng là điều kiện cho nhóm influencer (người có sức ảnh hưởng) hay KOC/KOL (key opinion consumer/key opinion leader) đang mang lại một hình thức quảng bá mới, thuyết phục người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng, nhãn hàng sẽ tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu có mức độ tương tác và tin tưởng cao. Điều này được ví như việc một nhà tạo mẫu cá nhân biết chính xác những gì khách hàng của thương hiệu đang cần.

Với TikTok, những người có ảnh hưởng trên nền tảng đều được gọi chung là nhà sáng tạo và cùng với những nội dung giải trí được đăng tải, họ chính là những nhân tố quan trọng cho xu hướng Shoppertainment đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Mua sắm giờ đây không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn cần đáp ứng nhu cầu về cảm xúc của người tiêu dùng. Mua sắm trên các trang thương mại điện tử đã dần trở thành thói quen giải trí của đa số người tiêu dùng và đang có xu hướng phát triển thành một văn hóa tiêu dùng của thế hệ trẻ.

Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng đưa dịch vụ thương mại điện tử của TikTok tăng trưởng. Các chương trình giảm giá và ưu đãi đơn thuần không còn đủ thu hút để giữ chân nhóm khách hàng ưa thích và tìm kiếm sự mới lạ.

Thay vào đó, các doanh nghiệp đã bắt đầu kết hợp các yếu tố giải trí vào chiến lược kinh doanh của mình. Vừa là nơi cung cấp hàng hóa cũng như mang tới các trải nghiệm mua sắm thư giãn, vui vẻ cho khách hàng.

Trong đó, nhà sáng tạo nội dung là nhân tố chính cho Shoppertainment, họ có thể trình bày chủ đề theo hướng mới lạ như các tiểu phẩm hài hay những điệu nhảy cuốn hút….

TikTok Shop theo đuổi mô hình Shoppertainment, nhưng đây cũng không phải là mô hình quá mới mẻ, đã được Shopee và Lazada tích cực đẩy mạnh vài năm qua. Tuy nhiên, mỗi nền tảng lại có các lợi thế khác nhau và TikTok có lợi thế về các nhà sáng tạo nội dung.

Hiện nay, TikTok có thể được xem là lựa chọn hàng đầu cho người dùng smartphone nếu họ cần xem một vài video giải trí trong thời gian rảnh. Việt Nam đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á về số lượng người dùng TikTok với gần 50 triệu.

Theo khảo sát của Decision Lab, mức độ phổ biến và ưa thích của TikTok tăng vọt trong quý II/2023 so với các nền tảng khác, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ở mảng video ngắn. Tỷ lệ thâm nhập người dùng của TikTok duy trì ở mức 63%, cao hơn Facebook, YouTube, Instagram.

Decision Lab nhận định xu mô hình Giải trí mua sắm là xu hướng mới trong mua sắm trực tuyến và đang được TikTok Shop định hình. Trong quá trình sử dụng TikTok người dùng sẽ vô tình bắt gặp nhiều phiên lại livestream bán hàng bất ngờ xuất hiện xen lẫn các video ngắn.

Livestream bán hàng tuy không còn mới nhưng hình thức này đang được thúc đẩy rất mạnh mẽ bởi các nền tảng video ngắn. Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả giữa đêm khuya hay sáng sớm, người dùng đều có thể xem các video livestream bán hàng trên nền tảng TikTok.

Theo nghiên cứu Understanding TikTok’s Impact on Culture Custom Research thực hiện bởi Flamingo, 61% người dùng yêu thích các thương hiệu hơn khi họ tham gia hoặc sáng tạo video theo các xu hướng trên TikTok. Ngoài ra, 4/10 người dùng đã chi tiền ngay lập tức cho những sản phẩm họ khám phá được trên TikTok, với tốc độ đưa ra quyết định nhanh hơn 1,5 lần so với bất cứ nền tảng nào khác.

Báo cáo do Metric công bố mới đây cho biết, tổng doanh thu (NMV) trên các sàn thương mại điện tử (e-Commerce) trong quý III/2023 đạt 63.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 54,4% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 22,66% so với quý liền trước.

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 163.000 tỷ đồng, với 1.576 triệu đơn vị sản phẩm được giao thành công. Doanh thu này hiện đã cao hơn 7% so với thành tích của cả năm 2022. Theo Metric, doanh thu thương mại điện tử 9 tháng vừa qua có sự đóng góp đáng kể từ TikTok Shop với 25.000 tỷ đồng.

Trong quý III/2023, dù vẫn tăng trưởng doanh thu và đạt mức 43.713 tỷ đồng nhưng thị phần của Shopee đã giảm còn 69%, so với 72% của cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, thị phần doanh thu của Lazada cũng giảm từ 21% xuống còn 14%, đạt khoảng 8.768 tỷ đồng. Tiki giảm từ 3% xuống còn chỉ 1% thị phần.

Trong khi đó, TikTok Shop dù mới chỉ ra mắt từ tháng 4/2022 nhưng đã nhanh chóng nâng thị phần doanh thu từ 3% vào quý III/2022 lên 16% sau một năm, ghi nhận doanh thu 10.122 tỷ đồng. Tổng doanh thu của TikTok Shop còn cách khá xa so với Shopee nhưng chỉ đứng nền tảng thương mại của Sea ở thị trường Việt Nam, tức top 2 thị trường.

Có thể thấy, cách làm của TikTok là tạo ra cơ hội cho cả người mua, người bán và nhà sản xuất một nơi để vừa làm việc, vừa sáng tạo, vừa giải trí.

“TikTok cung cấp nền tảng, chính sách cho tất cả mọi người có cơ hội tham gia làm nhà bán hàng, sáng tạo nội dung. Song, thành công tuỳ thuộc vào nội tại của từng cá nhân, tổ chức. Đây vẫn là một nơi mang đầy tính cạnh tranh”, đại diện TikTok Việt Nam nói về hoạt động bán hàng, sáng tạo nội dung trên TikTok.

TikTok hiện có có hơn 325 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Đông Nam Á, chiếm gần một nửa dân số khu vực. Trong đó, Việt Nam có khoảng 50 triệu người dùng.

Trong nửa đầu năm 2023, GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hoá) của TikTok Shop tại khu vực đạt gần 9 tỷ USD. Những năm gần đây. Theo dữ liệu nội từ tờ The Information thu được, TikTok Shop được cho là đạt mục tiêu GMV là 12 tỷ USD vào năm 2023.

Sự xuất hiện của TikTok Shop với những tính năng mới cho phép các nhà sáng tạo quảng cáo và bán sản phẩm của họ trực tiếp trên nền tảng đang thực sự tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tay chơi thương mại điện tử tại thị trường Đông Nam Á.

Khi thương mại điện tử ở Đông Nam Á tiếp tục bùng nổ, thương mại trên mạng xã hội sẽ ngày càng phổ biến và TikTok đang nắm bắt thời cơ này. Nền tảng chia sẻ video ngắn này có đủ tài nguyên để thử nghiệm, nghiên cứu khả năng mở rộng mối quan tâm của mình trong lĩnh vực này.

Dự báo, trong tương lai khi thương mại điện tử truyền thống bắt đầu có xu hướng chậm lại và chứng kiến sự bùng nổ của social commerce (bán hàng qua mạng xã hội).

Việc kết hợp giữa các phương tiện truyền thông xã hội, video và thương mại điện tử sẽ làm cho việc mua sắm trở nên thú vị và được tương tác nhiều hơn. Đây là sự tương tác 2 chiều qua lại giữa người mua và người bán, thay vì một chiều từ người bán như các nền tảng thương mại điện tủ hiện tại.

Trước khi có TikTok Shop, TikTok đã rất thành công trong mảng Influencer Marketing (tiếp thị bằng những người có ảnh hưởng trong xã hội) với sự bùng nổ của video ngắn, mạng lưới KOC/KOL hoạt động sôi nổi trên nền tảng đã giúp nhiều thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn, từ đó lấy được niềm tin từ người tiêu dùng và tăng trưởng doanh thu.

Shein là một minh chứng quan trọng khi chiến lược sử dụng KOC/KOL trên TikTok quảng bá cho thời trang giá rẻ đã giúp thương hiệu thời trang nhanh Trung Quốc vươn mình trở thành gã khổng lồ thực sự, vượt qua cả những tên tuổi sừng sỏ trong ngành như Zara và H&M.

TikTok Shop là mối đe dọa ngày càng tăng đối với những công ty thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada ở Đông Nam Á. Hồi tháng 8, nhà sáng lập Forrest Li cho biết công ty sẽ đầu tư nhiều hơn vào Shopee và tính năng livestream để chống lại những nền tảng mới đang hấp dẫn đối tượng người mua sắm trẻ tuổi.

Trong thời gian qua, các thị trường mạnh nhất của Sea như Indonesia, Việt Nam đang bị “tấn công” bởi TikTok cùng loại hình mua sắm giải trí, dùng những người có ảnh hưởng để bán hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Khái niệm Viral đang dần trở nên vô nghĩa trên mạng xã hội bởi các thuật toán

Từ điển Cambridge định nghĩa “viral” là từ gắn liền với Internet để chỉ một thứ gì đó nhanh chóng trở lên phổ biến hoặc nhiều người biết đến sau khi xuất hiện trên mạng.

viral marketing là gì

Tuy nhiên theo Medium, thuật toán của TikTok đang khiến nội dung bất kỳ có thể “viral” chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, sự lan tỏa này khác 10 năm trước. Một video trên TikTok có thể đạt 100 triệu lượt xem nhưng tài khoản của chủ sở hữu chỉ có hơn 10 nghìn lượt theo dõi.

Về cơ bản, bản chất của khái niệm “viral” đã thay đổi hoàn toàn trong thập kỷ qua, khi Internet bị phân chia bởi vô số thuật toán, nền tảng và cộng đồng khác nhau. Số lượng video tăng vọt, vòng đời của mỗi sự kiện ngày càng ngắn. Chỉ sau 1-2 ngày, hàng loạt trend mới đã xuất hiện lấn át trend cũ.

Bên cạnh đó, để thể hiện sự lan tỏa, nhiều nền tảng liên tục thổi phồng các con số hiển thị công khai, dẫn đến “lạm phát  lượt xem”. Từ đó, các thống kê trực tuyến như lượt xem mất dần giá trị so với trước. Thuật ngữ “viral” trên mạng xã hội cũng dần trở nên vô nghĩa.

Marcus Stringer, Giám đốc đối tác tại nền tảng phân tích mạng xã hội SocialBlade, chia sẻ: “Trước đây, một triệu lượt xem rất quan trọng. Điều đó có nghĩa nội dung của bạn lan truyền rộng rãi. Bạn thậm chí sẽ được cơ quan thông tấn trên khắp thế giới săn đón. Giờ đây, hàng chục triệu lượt xem nhan nhản trên YouTube. Chẳng bao lâu nữa, 20 triệu lượt mới được gọi là đặc biệt”.

Các chuyên gia cho rằng thuật toán của mạng xã hội là nguyên nhân lớn dẫn đến lạm phát lượt xem trên Internet. Facebook là nền tảng đầu tiên và có tác động lớn đến quá trình này khi được cho là đã cố gắng tăng lượt xem trên các video để khiến chúng trông có vẻ “viral”.

Theo đơn kiện chống lại Facebook tại tòa án liên bang ở California năm 2016, mạng xã hội này đã làm giả lượt xem lên đến 900%. Năm 2019, Facebook đã phải hòa giải và bồi thường 40 triệu USD vì làm giả con số.

Đến 2020, TikTok trở thành hiện tượng toàn cầu, các thuật toán (Algorithm) đặc biệt càng khiến khái niệm lượt xem bị hạ tiêu chuẩn. Theo Medium, các video trên nền tảng có thể thu hút hàng triệu view trong thời gian ngắn. Trong khi một view trên Facebook được tính sau 3 giây, TikTok chỉ đơn giản là một lượt hiển thị khi người dùng vuốt màn hình.

Sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter, ông đã cải tiến hệ thống đếm lượt xem, khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Một số tweet từ các tài khoản không có người theo dõi đã thu hút hàng trăm lượt xem công khai, khiến nhiều chuyên gia công nghệ đặt dấu hỏi về hệ thống đo đếm của Musk.

Theo phân tích, có một cuộc chạy đua giữa các nền tảng trên Internet để xem bên nào có thể tăng lượt xem nhiều nhất. Điều này cũng giúp những báo cáo của họ đẹp hơn trong mắt các nhà quảng cáo.

Coco Mocoe, nhà dự báo xu hướng ở Los Angeles, cho biết người trẻ đang xem video trên Internet nhiều hơn trên TV. Phần lớn nội dung là video ngắn dưới 60 giây.

“Ngay cả khi một video có 10 triệu view, thời lượng trung bình của video rất ngắn. Một người trẻ tuổi đang xem hàng trăm video một ngày, trong khi đó vào năm 2015, tôi có thể xem không quá 10 video mỗi ngày vì mỗi video dài từ 5 đến 10 phút”, Mocoe nói.

Bà cho rằng lạm phát lượt xem còn do mọi người đang theo dõi nhiều nội dung hơn cùng lúc. Điều này càng khiến khái niệm viral trở nên phù phiếm. Mocoe nói: “Nếu bạn đang xem 50 video có một triệu lượt xem mỗi ngày, bạn sẽ nhớ ít hơn khi xem 5 video có lượt xem tương đương”.

Lạm phát không đơn thuần là những con số. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nhà sáng tạo. Nhiều người cho biết họ thấy áp lực khi phải nâng cao tiêu chuẩn về lượt xem. Các thương hiệu cũng ngày càng bị cuốn vào những con số ảo.

Trong khi đó, người dùng phổ thông không còn phân biệt được đâu là nội dung đang thực sự “viral” khi video nào họ lướt qua cũng có hàng trăm nghìn, hàng triệu view. Điều này khiến việc lan truyền thông tin giả mạo ngày càng phức tạp.

Sami Sage, nhà đồng sáng lập Betches – công ty truyền thông kỹ thuật số dành cho phụ nữ, nói: “Khái niệm lan truyền trên mạng xã hội đã mất ý nghĩa. Khả năng hiểu biết về các xu hướng truyền thông của người dùng đã bị phá hủy hoàn toàn”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok có thể bị cấm trên toàn nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận sự ủng hộ của ông đối với một dự luật có thể dẫn đến lệnh cấm trên toàn quốc đối với nền tảng video ngắn TikTok.

“Nếu họ (quốc hội) thông qua, tôi sẽ ký” ông nói với phóng viên tại quận Prince George, Maryland ngày 8/3.

Theo Washington Post, lời nói của ông Biden có thể thúc đẩy dự luật được ủy ban Hạ viện đưa ra trên cơ sở bỏ phiếu lưỡng đảng ngày 7/3. Khi đó, người dùng mạng xã hội TikTok đã “khủng bố” các văn phòng quốc hội bằng những cuộc gọi phản đối.

Dự luật được đánh giá là mối đe dọa mới nhất đối với ứng dụng mạng xã hội đã được tải hơn 170 triệu lần ở Mỹ. Nội dung dự luật không trực tiếp cấm TikTok nhưng sẽ buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc, phải bán ứng dụng, nếu không sẽ đối mặt với các hạn chế dẫn đến việc nó bị cấm xuất hiện trên các cửa hàng ứng dụng ở Mỹ.

Dự luật hiện nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, nhưng Thượng viện chưa đưa ra luật đồng hành. Nó sẽ phải vượt qua cả hai bên trước khi đến bàn làm việc của ông Biden.

Trong khi Biden lên tiếng ủng hộ dự luật, Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông và từng thúc đẩy lệnh cấm TikTok khi còn là tổng thống, không còn nghĩ đây là một ý tưởng hay.

“Nếu bạn loại bỏ TikTok, khi đó Facebook và Zuckerschmuck sẽ tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh của họ”, ông nói trong bài đăng trên nền tảng Truth Social của mình. Zuckerschmuck là từ ông sử dụng để gọi CEO Meta Mark Zuckerberg. Donald Trump cũng coi Facebook là “kẻ thù thực sự của nhân dân” nhưng không giải thích lý do.

Những người phản đối dự luật cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của hàng triệu người dùng TikTok ở Mỹ và sẽ vi phạm Hiến pháp. Năm ngoái, một thẩm phán liên bang cũng chặn nỗ lực cấm ứng dụng này trên toàn bang của Montana, cho rằng nó vi hiến.

TikTok chưa đưa ra bình luận. Còn sau cuộc bỏ phiếu của ủy ban ngày 7/3, người phát ngôn của TikTok Alex Haurek cho biết: “Dự luật này có một kết quả được xác định trước: lệnh cấm hoàn toàn đối với TikTok ở Mỹ.

Chính phủ đang cố tước bỏ quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp của 170 triệu người Mỹ. Điều này sẽ gây thiệt hại cho hàng triệu doanh nghiệp, từ chối khán giả của nghệ sĩ và phá hủy sinh kế của vô số người sáng tạo trên khắp đất nước này”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

Sau một khoảng thời gian tưởng chừng như là mọi thứ đã dừng lại, mới đây một số nhà lập pháp Mỹ lại đưa ra vấn đề mới, coi đó là động lực để cấm TikTok khỏi Mỹ.

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok
Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

Theo nguồn tin từ Reuters:

“Một nhóm các nhà lập pháp của Mỹ đang đưa ra luật mới cho phép ByteDance của Trung Quốc có khoảng 6 tháng để thoái vốn khỏi ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm của Mỹ.”

Hành động mới, do Hạ nghị sĩ Mike Gallagher và Hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi dẫn đầu, nhằm mục đích “giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia do quyền sở hữu của các ứng dụng của Trung Quốc đặt ra”.

Trong khi phía TikTok nhiều lần khẳng định ByteDance là công ty đa quốc gia và không có mối liên hệ nào với Chính phủ Trung Quốc, nhiều mối lo ngại vẫn được các nhà lập pháp Mỹ đưa ra, cho rằng các dữ liệu từ ứng dụng video ngắn có liên quan đến Chính phủ Trung Quốc.

Ngoài việc đứng trước lệnh cấm, một dự án có tên là “Project Texas ” vẫn đang được thực thi, trong đó dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ sẽ được lưu trữ trên các máy chủ hoàn toàn biệt lập đặt tại Mỹ, dưới sự giám sát chính thức của Mỹ.

TikTok cũng đang xây dựng một dự án tương tự ở châu Âu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo

TikTok thử nghiệm biến tất cả video trên nền tảng thành một mẫu quảng cáo

Với hơn 1.5 tỷ người dùng, TikTok hiện là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu, đặc biệt là với người dùng Gen Z. Không chỉ dừng lại ở mạng xã hội, nền tảng này cũng đang tham vọng lớn với thương mại điện tử và hơn thế nữa. TikTok đang thử nghiệm một tính năng mới có thể tự động xác định các đối tượng trong video và sau đó khuyến khích người xem “tìm các sản phẩm tương tự trên TikTok Shop”.

TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo
TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo

Trong khi ở thời điểm hiện tại, chỉ những người có ảnh hưởng (Influencer) và thương hiệu (Brand) được phê duyệt mới có thể liên kết với các sản phẩm trên TikTok Shop, tuy nhiên, TIkTok hiện đang thử nghiệm một tính năng mới được cho là rất táo bạo đó là biến tất cả các video thành một mẫu quảng cáo.

Tính năng mới này thậm chí không yêu cầu nhà sáng tạo nội dung phải gắn thẻ sản phẩm vì tất cả đều được thực hiện tự động bằng thuật toán. Nếu như TikTok từng rất thành công với thuật toán khiến người dùng không thể rời khỏi nền tảng, lần này, TikTok đang muốn áp dụng điều này với thương mại điện tử.

TikTok xác nhận rằng nền tảng hiện đang thử nghiệm tính năng mới với một số người dùng được chọn, đây sẽ là lần tích hợp lớn nhất của TikTok Shop vào nền tảng này cho đến nay.

Tính năng mới về cơ bản biến tất cả người dùng thành những người có ảnh hưởng, biến mọi bài đăng trên TikTok trở thành quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm nào trong video.

Trong khi người sáng tạo nội dung trên TikTok sẽ nhận được hoa hồng khi có ai đó mua sản phẩm, TikTok chưa chia sẻ là liệu người dùng có nhận được hoa hồng cho những sản phẩm mà họ “vô tình” bán được nhờ tính năng này hay không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube mở rộng YouTube Create tới nhiều thị trường khác nhau

YouTube đang mở rộng ứng dụng chỉnh sửa video YouTube Create sang nhiều thị trường hơn, hướng tới mục tiêu thúc đẩy ứng dụng video ngắn Shorts trong cuộc đua với Reels của Meta và TikTok.

Theo đó, YouTube Create, một ứng dụng di động được thiết kế để giúp chỉnh sửa video, đang được YouTube mở rộng sang 13 thị trường khác trong giai đoạn thử nghiệm.

Các nhà sáng tạo nội dung hiện có thể tải xuống ứng dụng miễn phí trên Android ở các quốc gia bổ sung sau:

  • Argentina
  • Châu Úc.
  • Brazil.
  • Canada.
  • Phần Lan.
  • Hồng Kông.
  • Ireland.
  • Hà Lan.
  • New Zealand.
  • Tây ban nha.
  • Đài Loan.
  • Thái Lan.
  • Thổ Nhĩ Kỳ.

YouTube Create là gì?

YouTube Create là một ứng dụng di động miễn phí cho phép người dùng chỉnh sửa video ngắn hoặc video dài hơn cho YouTube. Người dùng cũng có thể thêm nhạc phim, chú thích, v.v., tất cả đều trực tiếp từ điện thoại của mình.

YouTube Create giúp người dùng nâng cao chất lượng nội dung trên kênh YouTube của họ mà không cần thêm các công cụ chỉnh sửa đắt tiền hoặc phần mềm máy tính để bàn phức tạp.

Theo Conor Kavanagh, Trưởng nhóm Chính sách kiếm tiền tại YouTube:

  • “Vào tháng 9, chúng tôi đã công bố ra mắt phiên bản beta của YouTube Create, một ứng dụng mới cung cấp cho nhà sáng tạo trên thiết bị di động những công cụ họ cần để đưa video của mình lên một tầm cao mới.”
  • “Với YouTube Create, bạn có thể dễ dàng tạo video chất lượng cao bằng các công cụ chỉnh sửa, hiệu ứng, bộ lọc và chuyển tiếp, tất cả đều có trong giao diện trực quan, dễ sử dụng.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc do vấn đề bản quyền

TikTok đang bị buộc phải gỡ bỏ thêm nhiều bản nhạc khỏi nền tảng sau khi đã kết thúc hợp đồng với Universal Music Group (UMG). UMG gần đây đã thu hồi các bản ghi âm do nền tảng sở hữu từ TikTok, bao gồm các bài hát của các siêu sao như Taylor Swift, Billie Eilish và The Weeknd.

TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc
TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc

Theo đó, hàng triệu bài hát khác dự kiến sẽ bị tắt tiếng trên TikTok vào cuối tuần này.

Universal Music vốn được xem là ngôi nhà của một số ngôi sao âm nhạc lớn nhất thế giới như Taylor Swift, Adele, Drake và Billie Eilish. Nền tảng này cho biết TikTok đưa ra ít hơn những gì họ mong đợi về cả các khoản thù lao cho các nghệ sĩ của mình cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ về sức sáng tạo của họ.

Theo BBC, UMG đã xóa khoảng 3 triệu bài hát khỏi TikTok sau khi thỏa thuận về danh mục ghi âm của họ hết hạn. Thỏa thuận của UMG với TikTok về danh mục xuất bản bao gồm khoảng 4 triệu bài hát sẽ kết thúc vào cuối tuần này, khi đó tất cả các bản nhạc có liên quan có thể biến mất khỏi TikTok.

Liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng với TikTok, Universal từng chia sẻ:

“[Universal và TikTok] chưa đồng ý với các điều khoản của thỏa thuận mới và khi thỏa thuận hiện tại hết hạn, Universal Music Group, bao gồm cả Universal Music Publishing Group, sẽ ngừng cấp phép nội dung cho các dịch vụ TikTok và TikTok Music.”

“TikTok đã cố gắng ép chúng tôi chấp nhận một thỏa thuận có giá trị thấp hơn thỏa thuận trước đó, thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường và cũng không phù hợp với sự phát triển của TikTok.”

Theo một báo cáo do TikTok ủy quyền được công bố vào tháng 11 năm ngoái cho thấy rằng người dùng TikTok có nhiều khả năng khám phá và chia sẻ nội dung âm nhạc mới trong ứng dụng hơn, trong khi 75% người dùng cũng tìm thấy nghệ sĩ mới thông qua các video TikTok.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok

YouTube vừa thông báo ra mắt Collab cho Shorts, tính năng cạnh tranh trực tiếp với Duet của TikTok.

YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok
YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok

Theo đó, YouTube đã ra mắt tính năng Collab mới cho sản phẩm video ngắn Shorts, tính năng mới cho phép người dùng phối lại các video YouTube và Shorts hiện có sau đó cùng hiển thị trên một màn hình. Về cơ bản, tính năng này giống với tính năng Duet trên mạng xã hội TikTok.

Shorts Collab là công cụ cho phép người dùng thoả sức sáng tạo.

Với Collab, người dùng hay các nhà sáng tạo nội dung video ngắn giờ đây có thể kết hợp video của riêng họ cùng với những video có sẵn từ danh mục của YouTube dài tới 60 giây.

Cũng tương tự TikTok, video được tạo ra từ Collab sẽ hiển thị dưới dạng chia đôi màn hình.

Collab hoạt động như thế nào?

Để sử dụng tính năng phối lại video mới Collab của Shorts, người dùng có thể thực hiện các bước sau:

  • Điều hướng đến trang có video mà họ muốn phối lại.
  • Nhấp vào biểu tượng ‘Remix’ và chọn ‘Collab.’
  • Chọn một đoạn video có thời lượng tối đa 60 giây.
  • Chọn các tùy chọn bố cục khác nhau.
  • Quay video riêng sau đó kết hợp với video gốc, và video cuối cùng sẽ phát đồng thời 2 video.

Collab là một cách để thương hiệu thúc đẩy chiến lược UGC.

Vì tính năng mới giúp nhà sáng tạo hay thương hiệu tạo ra những video sáng tạo mới dựa trên video gốc ban đầu kết hợp với các video khác, đây chính là cách để thúc đẩy những nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated Content).

Hoạt động theo cách này, Shorts Collab có khả năng tăng cường mức độ tương tác với các video có thương hiệu và truyền cảm hứng cho các chiến dịch Marketing sáng tạo kết hợp sự tham gia của khách hàng.

Shorts vs TikTok: Đâu mới là sựa lựa chọn?

YouTube ra mắt Collab cho Shorts khi YouTube đặt mục tiêu cạnh tranh mạnh hơn nữa với các đối thủ như TikTok trong không gian video dạng ngắn hiện đang là xu hướng hàng đầu.

Trong khi Duet vẫn là một điểm sáng của TikTok, Collab cung cấp cho người sáng tạo (Content Creator) trên YouTube các tùy chọn cộng tác và phản ứng tương tự vốn có trong hệ sinh thái của YouTube.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok chia sẻ mẹo xây dựng chiến lược sáng tạo mới

Thông qua series với tên gọi TikTok Made Simple, TikTok chia sẻ một số mẹo sáng tạo mà các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể tận dụng để xây dựng chiến lược sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp và hơn thế nữa.

TikTok chia sẻ mẹo xây dựng chiến lược sáng tạo mới
TikTok chia sẻ mẹo xây dựng chiến lược sáng tạo mới

Mở đầu, theo chia sẻ từ TikTok, việc bắt đầu với quảng cáo TikTok với tư cách là một doanh nghiệp vừa và nhỏ ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với những nội dung video ngắn vốn cần nhiều sự sáng tạo.

Tuy nhiên, TikTok mang đến vô số cơ hội, mối quan hệ hợp tác độc đáo và khả năng sáng tạo gần như vô biên trong lĩnh vực video dạng ngắn. Tính độc đáo này cho phép TikTok mang lại nhiều tác động cho các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề và quy mô khác nhau.

Công thức của sự sáng tạo trên TikTok.

Bất kể quy mô hiện có của doanh nghiệp là gì, ngân sách chi tiêu bao nhiêu hay mục tiêu kinh doanh cụ thể thế nào, quảng cáo thành công trên TikTok đều dựa trên 3 bước nội dung quan trọng đó là: Lên ý tưởng, Sản xuất và Tối ưu hóa.

Bước đầu tiên – lên ý tưởng – là quá trình thương hiệu hay người làm marketing cần tìm ra những cách tốt nhất để biến bản sắc thương hiệu (Brand Identity) độc đáo thành hiện thực theo cách bổ sung cho cả nền tảng và đối tượng mục tiêu mà thương hiệu đang tìm cách kết nối.

Giai đoạn lên ý tưởng rất quan trọng để đảm bảo rằng video TikTok của thương hiệu không chỉ hấp dẫn và độc đáo mà còn có khả năng thu hút sự chú ý của người xem.

Người dùng TikTok được biết đến là những người ưa thích tính xác thực vui vẻ, vì vậy chiến lược lên ý tưởng tốt nhất là tạo ra những nội dung thực sự xác thực và đại diện cho thương hiệu.

5 cách để hình thành nên ý tưởng trên TikTok.

Để có thể tạo ra những nội dung sáng tạo và có sức hấp dẫn trên TikTok – dưới đây là 5 mẹo hữu ích mà marketer có thể tham khảo:

1. Thực hiện nghiên cứu, hiểu đối tượng mục tiêu (Target Audience): Hiểu rõ sở thích của người xem và nội dung thu hút họ là cách tốt nhất để thiết lập một chiến lược Marketing thành công. Nếu bạn biết mình đang nói chuyện với ai và phong cách nội dung nào có thể thu hút họ, quá trình lên ý tưởng của bạn chắc chắn sẽ diễn ra rất dễ dàng.

2. Thể hiện tiếng nói thương hiệu một cách độc đáo: Thương hiệu của bạn có vui nhộn, nghiêm túc, mang tính giáo dục hay là gì? Bạn cần đảm bảo mang tông màu riêng của thương hiệu vào nội dung video – tính xác thực sẽ giúp thương hiệu tạo ra những nội dung có sức ảnh hưởng và gắn kết lâu dài với khách hàng.

3. Bắt kịp xu hướng: Xây dựng những nội dung độc đáo riêng là chiến lược tốt nhất để phát triển thương hiệu tổng thể trên TikTok, tuy nhiên việc tham gia vào các xu hướng – đặc biệt là những xu hướng phổ biến trên nền tảng – có thể là một cách tuyệt vời để tăng phạm vi tiếp cận và thúc đẩy làn sóng nội dung thịnh hành.

4. Làm nổi bật sản phẩm/dịch vụ của bạn: Với tư cách là một loại định dạng nội dung, nội dung video là một cách tuyệt vời để truyền tải tính giáo dục và làm nổi bật các sản phẩm/dịch vụ theo những cách đầy thông tin và kích thích thị giác. Với suy nghĩ này, thương hiệu sẽ có thể thu hút khách hàng của mình đồng thời gia tăng cơ hội cân nhắc của họ.

5. Thúc đẩy sự cộng tác: Việc để nhóm nội bộ của thương hiệu tham gia vào việc lên ý tưởng nội dung – cho dù họ có thuộc bộ phận sáng tạo của doanh nghiệp bạn hay không – có thể là một cách tuyệt vời để mở ra những ý tưởng mới và thổi sức sống mới vào chiến lược nội dung của thương hiệu. Hãy tổ chức các buổi trò chuyện (Brainstorm) thường xuyên để thu thập cảm hứng từ những người hiểu rõ nhất về thương hiệu.

Trung tâm sáng tạo của TikTok (TikTok Creative Center): nguồn tài nguyên tốt nhất để thương hiệu lên ý tưởng nội dung.

Là một nhà quảng cáo đang tìm cách xây dựng những nội dung mang tính chiến lược trên TikTok, Trung tâm sáng tạo là điểm đến hấp dẫn nơi mà nhà quảng cáo có thể truy cập dữ liệu và thông tin chi tiết về sáng tạo.

Tài nguyên miễn phí và có giá trị này là một cách tuyệt vời để thương hiệu hòa mình vào ứng dụng TikTok và là điểm xuất phát hoàn hảo cho việc lập kế hoạch và lên ý tưởng nội dung.

Thông qua Trung tâm sáng tạo TikTok, thương hiệu sẽ có quyền truy cập vào những thứ như ‘TikTok Top Ads‘, nơi có thể lấy cảm hứng từ những quảng cáo có hiệu suất cao nhất trên nền tảng.

Nhà quảng cáo cũng có thể khai thác cơ sở dữ liệu liên quan đến từ khoá Keyword Insights để xác định các từ khóa xu hướng để sử dụng trong quảng cáo của mình.

Theo số liệu từ TikTok, 79% người dùng nói rằng TikTok là nền tảng nơi các thương hiệu có thể thể hiện bản thân một cách sáng tạo, tránh xa các phương pháp quảng cáo truyền thống và thể hiện cá tính của mình thông qua nội dung chân thực hơn.

Bạn có thể tải xuống hướng dẫn đầy đủ tại đây: TikTok Made Simple.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Indonesia buộc Google và Facebook ký thỏa thuận chia sẻ doanh thu với báo chí

Indonesia – Meta và Alphabet – công ty mẹ Facebook và Google – được yêu cầu thực hiện các thỏa thuận thương mại với các hãng tin Indonesia để sử dụng nội dung của họ.

Ngày 20/2, Indonesia ban hành quy định mới liên quan đến lĩnh vực báo chí, xuất bản. Theo đó, các nền tảng kỹ thuật số được yêu cầu “hỗ trợ báo chí chất lượng” bằng cách tham gia thỏa thuận cấp phép, chia sẻ doanh thu, chia sẻ dữ liệu hoặc các giao dịch khác với các hãng tin địa phương. Tuy nhiên, quy định không nêu rõ thu nhập nên được phân phối như thế nào. Quy định có hiệu lực 6 tháng kể từ thời điểm ban hành.

Cuối ngày 20/2, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết: “Chúng tôi muốn cung cấp một khuôn khổ chung rõ ràng cho sự hợp tác giữa các hãng tin và các nền tảng kỹ thuật số. Chúng tôi vẫn phải lường trước những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là trong giai đoạn triển khai, về phản ứng từ các nền tảng kỹ thuật số và cộng đồng sử dụng các dịch vụ này”.

Ông nói thêm: “Tinh thần của quy định là nhằm bảo đảm hợp tác công bằng giữa các nền tảng truyền thông và kỹ thuật số”. Tổng thống cũng tiết lộ quá trình soạn thảo quy định – đề xuất cách đây 3 năm – rất dài do bất đồng quan điểm giữa các bên liên quan.

Một ủy ban sẽ được thành lập để đảm bảo các nền tảng kỹ thuật số hoàn thành trách nhiệm của họ đối với các công ty truyền thông. Nó không gây tổn hại đến các nhà sáng tạo nội dung vì chỉ áp dụng với các nền tảng kỹ thuật số.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia, Budi Arie Setiadi, cho biết quy định này là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm đảm bảo các công ty truyền thông “không bị xói mòn” bởi các nền tảng kỹ thuật số.

Như vậy, Indonesia đã tham gia cùng Australia và Canada trong việc thúc đẩy các nền tảng kỹ thuật số trả tiền cho tin tức. Tại Australia, quy tắc thương lượng truyền thông tin tức có hiệu lực từ tháng 3/2021. Từ đó, các hãng công nghệ đã ký thỏa thuận với các hãng tin để trả tiền cho nội dung, theo Bộ Tài chính.

Google cảnh báo quy định của Indonesia có thể làm tổn thương các nhà xuất bản và người sáng tạo quy mô nhỏ, cũng như “gây nguy hiểm cho tương lai của truyền thông tin tức ở Indonesia”, Google Indonesia viết trên blog tháng 7/2023.

Người phát ngôn Google cho biết sẽ xem xét quy định mới, đồng thời khẳng định đã làm việc với các nhà xuất bản tin tức và chính phủ để xây dựng hệ sinh thái tin tức bền vững tại Indonesia. Facebook chưa phản hồi bình luận của Reuters.

Dù quy định đại diện cho bước ngoặt lớn đối với bức tranh truyền thông Indonesia, việc thực hiện và phản ứng từ các hãng công nghệ lớn vẫn còn phải xem xét. Các nhà phê bình cho rằng thành công của nó phụ thuộc phần lớn vào thiện chí của các bên tham gia vào đàm phán. Ngoài ra, còn có câu hỏi về tác động của quy định đối với người dùng cuối như bị hạn chế truy cập tin tức hay chi phí sử dụng dịch vụ kỹ thuật số cao hơn.

Tuy nhiên, những người ủng hộ lại tin tưởng quy định báo trước kỷ nguyên mới của tiêu thụ tin tức kỹ thuật số, nơi báo chí chất lượng được tài trợ bền vững và các nhà xuất bản được trao quyền để điều tra chuyên sâu hơn.

Dù thế nào đi nữa, bước tiến táo bạo của Indonesia diễn ra vào thời điểm quan trọng trong các cuộc thảo luận về tương lai của báo chí trong thời đại số, nhấn mạnh cần thiết có sự phân phối doanh thu công bằng hơn. Điều này không chỉ bảo đảm nguồn thu cho các nhà xuất bản mà còn bảo vệ sự đa dạng và toàn vẹn của tin tức trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

(Theo Bloomberg, Reuters, BNN Breaking)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok

Theo một nghiên cứu mới đây, hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ hiện ưu tiên việc nhắn tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên, khi nói đến Instagram và TikTok, Instagram hiện đang được yêu thích nhiều hơn.

Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok
Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok

Cụ thể, gần 3/4 số người được hỏi đã gửi tin nhắn trực tiếp trong tháng qua trên Instagram, hơn một phần ba cho biết đây là nền tảng nhắn tin hàng đầu của họ.

Ngược lại với Instagram, ít người coi TikTok là lựa chọn phù hợp cho việc nhắn tin trực tiếp (DM). Chỉ 3,7% mô tả TikTok là giải pháp mà họ lựa chọn, mặc dù gần một nửa đã sử dụng TikTok để gửi tin nhắn trực tiếp trong tháng qua. Những người được hỏi có nhiều khả năng chọn Facebook Messenger, Snapchat hoặc Discord.

Snapchat là nền tảng phổ biến thứ 2 dành cho việc nhắn tin đối với Gen Z. So với gần 25% người lớn (từ 18 đến 26 tuổi), hơn 40% thanh thiếu niên (từ 15 đến 17 tuổi) cho biết Snapchat là lựa chọn hàng đầu của họ dành cho việc nhắn tin,

Trong khi đó, người lớn Gen Z (22,5%) có nhiều khả năng nói rằng Facebook Messenger là lựa chọn ưa thích của họ so với thanh thiếu niên (2,6%).

Việc nhắn tin trực tiếp đang nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các nền tảng. Instagram và TikTok hiện không chạy quảng cáo trong phần nhắn tin như Facebook hay LinkedIn.

Về phần Meta, nền tảng này luôn coi trọng tính năng nhắn tin trên ứng dụng, đặc biệt là trên WhatsApp, sẽ trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Meta trong tương lai.

Quảng cáo nhấp để nhắn tin của Meta trong đó nền tảng sẽ đưa người dùng vào cuộc trò chuyện với các thương hiệu trên Instagram, Messenger và WhatsApp đã mang về khoản doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2023.

Về tổng thể, khi những người dùng trẻ ngày càng yêu thích việc nhắn tin trên mạng xã hội, nền tảng nào có được sự quan tâm của nhóm người dùng này sẽ càng có nhiều lợi thế để phát triển ứng dụng.

Một cuộc khảo sát gần đây do Instagram thực hiện cho thấy nhắn tin trực tiếp là một trong những cách thức hàng đầu của Gen Z để đến gần hơn với ai đó trên nền tảng này. Và đối với các thương hiệu, ngoài quảng cáo nhấp để nhắn tin, có thể sử dụng nhắn tin như là một cách tự nhiên để trả lời các câu hỏi về dịch vụ khách hàng hoặc tương tác với người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

To 25 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2024

Tổ chức đánh giá giá trị thương hiệu (Brand Value) vừa công bố danh sách danh sách các thương hiệu có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2024. Apple vẫn đứng đầu danh sách, TikTok đứng thứ 7 với giá trị hơn 84 tỷ USD.

To 25 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2024
To 25 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2024

Trong danh sách các thương hiệu có giá trị thương hiệu (Brand Value) nhất thế giới năm 2024, ngoài những cái tên quen thuộc như Apple, Google hay Microsoft, mạng xã hội video ngắn TikTok xếp ở vị trí thứ 7, cao hơn cả Facebook. Giá trị thương hiệu của TikTok đạt hơn 84 tỷ USD, trong khi Facebook chỉ hơn 75 tỷ USD.

Giá trị thương hiệu của TikTok cũng cao hơn nhiều so với Instagram, Facebook hay thậm chí là đế chế ngành ô tô Toyota.

Về tổng thể, có 17 thương hiệu Canada, với tổng giá trị thương hiệu là 155,6 tỷ USD, góp mặt trong bảng xếp hạng Brand Finance Global 500 2024, tổng giá trị thương hiệu tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàng năm, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance sẽ phân tích 5.000 thương hiệu lớn nhất và công bố hơn 100 báo cáo, xếp hạng các thương hiệu trên tất cả các lĩnh vực và quốc gia.

Top 500 thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất và mạnh nhất thế giới được đưa vào bảng xếp hạng Brand Finance Global 500 2024 hàng năm.

Bạn cũng có thể xem thêm bảng xếp hạng thương hiệu ở các hạng mục khác tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Shein, TikTok và Temu trở thành đối thủ khó nhằn với các gã khổng lồ thương mại điện tử

Shein và TikTok đang tìm cách mở rộng ‘lãnh thổ’, chiêu mộ nhân viên Amazon và thậm chí, xây dựng không gian làm việc trong cùng tòa tháp ở Seattle. Quyết định chuyển đến quê hương Amazon cho thấy tham vọng của 2 đối thủ ‘nặng ký’ đang lăm le soán ngôi gã khổng lồ bán lẻ Mỹ.

TikTok ra mắt công cụ mua sắm trên ứng dụng của mình vào năm ngoái, trong khi Shein giành được vị thế hãng thời trang nhanh lớn nhất nước Mỹ. Nhiều sản phẩm thương mại điện tử được TikTok tiếp thị đều đến từ Shein.

Will Gordon, cựu giám đốc điều hành Amazon kiêm đồng sáng lập của Latchel, công ty cung cấp dịch vụ bảo trì nhà cửa, cho biết Seattle từ lâu đã trở thành trung tâm chuỗi cung ứng hậu cần bởi sự hiện diện của Amazon. Tuy nhiên điều này, theo thời gian, đã không còn đúng nữa.

“Những gì được áp dụng hiệu quả ở Amazon chưa chắc đã hiệu quả ở những công ty khác. Cách tiếp cận dựa trên quy trình và số liệu cần phải được điều chỉnh”, Will Gordon nói.

Shein đang bước những bước chân đầu tiên tới Seattle, vậy nên số lượng nhân viên còn ít. Giám đốc logistics của hãng là Wei “Andy” Huang – người trước đây làm việc tại Amazon và Alibaba đặt mục tiêu xây dựng kho hàng tại Mỹ dù việc thiết lập kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong một bài đăng trên LinkedIn, Huang viết rằng công ty đang tuyển dụng vị trí nhân viên logistics cấp cao ở Seattle.

Tương tự, đội ngũ nhân viên TikTok cũng ngày càng tăng tại Key Center. Nhiều người trong số đó là cựu nhân viên Amazon.

Cách tiếp cận của Shein và TikTok cho thấy tham vọng cạnh tranh mãnh liệt với Amazon. TikTok vào năm ngoái đã ra mắt nền tảng TikTok Shop, trong khi Shein điều hành ít nhất một nhà kho ở Indiana.

Mỹ là thị trường lớn nhất của Shein. Hãng, vốn vận chuyển phần lớn sản phẩm của mình từ Trung Quốc, đã nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tập trung xây dựng kho vận tại xứ cờ hoa. Nhà kho thứ hai tại Cherry Valley, California đang được thực hiện.

Việc xây dựng kho hàng ở Mỹ có thể giúp Shein đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời thu hút người bán và các thương hiệu Mỹ tham gia nền tảng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Được biết yếu tố làm nên sự thành công của Amazon nằm ở chuỗi cung ứng và hậu cần – thứ vẫn được coi là tiêu chuẩn về tính hiệu quả và niềm tự hào, cho phép hãng giao nhanh các kiện hàng chỉ trong 2 ngày hoặc ít hơn.

Sự thúc đẩy của Shein và TikTok đối với khu vực Seattle đến vào thời điểm thích hợp. Amazon hiện đã cắt giảm vị trí tại các bộ phận chăm sóc sức khỏe, giải trí, thiết bị và trò chơi sau khi sa thải khoảng 27.000 nhân sự khoảng một năm trước.

Shein, TikTok và Temu đã trở thành vấn đề cấp bách đối với Amazon khi các nền tảng mua sắm Trung Quốc bắt đầu đi qua biên giới. Theo Yao Kaifei, người sáng lập công ty khởi nghiệp thương mại điện tử BrandAI, lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc đang khao khát ‘chuhai’, một thuật ngữ chỉ hoạt động dấn thân mạo hiểm ra nước ngoài. “Người bán và nền tảng muốn rũ bỏ mác giá rẻ “sản xuất tại Trung Quốc” và tạo dựng tên tuổi mới”, Yao Kaifei nói.

Theo công ty nghiên cứu Data.ai, đến tháng 9/2023, khoảng 1 năm sau khi ra mắt, Temu có hơn 61 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ và hiện có mặt tại 48 quốc gia. Shein cũng được coi là một trong những công ty thời trang nhanh lớn nhất thế giới, thậm chí mở rộng sang bán các sản phẩm đồ gia dụng và điện tử.

Theo Data.ai, đây là ứng dụng mua sắm hàng đầu trên cửa hàng Google Play ở 115 quốc gia. Trong khi đó, TikTok Shop cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng tại thị trường Đông Nam Á.

“Họ có tiền. Họ có kinh nghiệm. Họ biết có một khoảng trống trên thị trường quốc tế. Trong nước đang khó khăn, vậy tại sao chúng ta không bước ra ngoài?”, Lin Zhang, phó giáo sư tại Đại học New Hampshire, người chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử, nói.

Trong tham vọng này, Shein đi đầu. Được thành lập vào năm 2008 tại Nam Kinh, ngay từ đầu nền tảng này đã dành riêng cho khách hàng quốc tế. Doanh số bán hàng tăng lên trong suốt những năm 2010, song phải đến khi đại dịch bùng phát, Shein mới thực sự tỏa sáng.

Juliana Silva, một nhà tâm lý học bệnh viện tại Brazil, cho biết cô đã trở thành khách hàng trung thành của Shein sau khi xem quảng cáo trên Instagram về quần áo cỡ lớn. “Tôi thực sự khó chịu khi đến các cửa hàng tại Renner hoặc Riachuelo. Ở đây có những chiếc áo giống hệt trên Shein nhưng bị bán với giá quá cao”, cô nói.

Ngoài Shein, Temu cũng dành được rất nhiều cảm tình từ người dùng. Nền tảng này nổi tiếng nhờ mô hình mua chung, cho phép người tiêu dùng tiết kiệm chi phí thông qua việc nhờ bạn bè cùng mua một sản phẩm với số lượng lớn.

Dẫu vậy, theo một số chuyên gia, sự tham gia của các ‘tân binh’ như Temu, Shein, dù có tiềm năng đến đâu, cũng sẽ chỉ như ‘muối bỏ bể’ trong một thị trường Amazon đã thống trị.

Theo Sameweb, 93% người dùng truy cập Temu cũng mua hàng trên Amazon, song ngược lại, chỉ có 8% người dùng Amazon ghé thăm Temu. Trang web của Amazon hiện có khoảng 2 tỷ khách truy cập và 150 triệu lượt mua hàng mỗi tháng.

Về mặt này, Shein và cả Temu chắc chắn không địch được. Tỷ lệ khách truy cập hoàn tất mua hàng của Amazon rơi vào khoảng gần 12%, trong khi Shein và Temu chỉ dao động ở mức khoảng 5%.

Điều này đồng nghĩa với việc ‘sức mạnh’ của cả Temu và Shein chưa đủ để tác động lên vị thế các nhà bán lẻ lâu đời khác. Nhiều khách hàng vẫn còn phàn nàn về thời gian vận chuyển chậm trễ của Temu cũng như các tiêu chuẩn về môi trường của Shein.

“Temu, Shein đưa ra mức giá hấp dẫn cho nhiều loại hàng hóa nói chung nhưng trải nghiệm khách hàng chưa thực sự nhất quán”, một chuyên gia nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các mục đích cụ thể

ByteDance, công ty mẹ TikTok đã ra mắt Coze, nền tảng tương tự GPT của OpenAI, cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các công việc cụ thể.

Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze
Công ty mẹ TikTok ByteDance ra mắt Coze cho phép người dùng tùy biến chatbot AI cho các mục đích cụ thể

Coze ra mắt hôm 1/2 tại Trung Quốc, nơi các dịch vụ của OpenAI chưa chính thức có mặt. ByteDance mô tả Coze là “nền tảng phát triển AI một cửa”, cho phép người dùng nhanh chóng “tạo ra một con bot mà không cần lập trình”.

Sau khi tạo bot, người dùng có thể chia sẻ nó qua các ứng dụng của ByteDance như công cụ làm việc Feishu hay thậm chí siêu ứng dụng WeChat.

Website của Coze do Beijing Chuntian Zhiyun Technology trực thuộc Beijing Douyin Information Service vận hành.

Gần đây, ByteDance đã đóng cửa nền tảng game Momoyu và bách khoa toàn thư y tế Baikemy, nhấn mạnh trọng tâm mới vào AI trong bối cảnh ChatGPT và các công cụ AI tạo sinh khác ngày càng phổ biến.

ByteDance mua Baikemy với giá 500 triệu NDT (70 triệu USD) năm 2020 khi nhu cầu chăm sóc y tế tăng vọt giữa dịch Covid-19, theo trang tin Yicai.

CEO ByteDance Liang Rubo đầu tuần này đã mắng nhân viên vì “không đủ nhạy cảm” trước sự xuất hiện của các công nghệ mới như ChatGPT. Theo bản ghi chép một cuộc họp nội bộ được công bố trên website công ty, Liang cho biết nhân viên chỉ bắt đầu nói về ChatGPT năm 2023 dù chatbot phát hành cho công chúng từ tháng 11/2022.

Theo người đứng đầu ByteDance, các startup mô hình ngôn ngữ lớn đang hoạt động tốt về cơ bản được thành lập từ năm 2018 đến 2020. Công ty mẹ TikTok đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI vào nửa sau năm 2023 sau khi các đối thủ Baidu và Alibaba công bố dịch vụ vào tháng 3 và tháng 4 cùng năm.

Ngoài ra, ông còn chỉ trích nhân viên thiếu “cảm giác khủng hoảng”. Ông nói một trong những ưu tiên của họ năm nay sẽ là luôn duy trì trạng thái “như ngày đầu”, liên quan đến tinh thần khởi nghiệp.

Hệ thống đề xuất nội dung dựa trên AI của ByteDance, cung cấp nội dung được cá nhân hóa cho người dùng dựa trên sở thích và hoạt động xem của họ trong các ứng dụng như TikTok và công cụ tổng hợp tin tức Jinri Toutiao, từ lâu đã được xem là một trường hợp sử dụng AI rất thành công trong ngành.

Công nghệ đã biến Musical.ly – dịch vụ được ByteDance mua lại năm 2017 và sau đó nhập với TikTok – thành ứng dụng phổ biến nhất thế giới của một công ty Trung Quốc.

CEO Liang nhận xét ByteDance phản ứng chậm chạp với các xu hướng công nghệ mới hơn so với một số startup đã “ngay lập tức phát hiện các dự án mới trên GitHub, sau đó mua lại hoặc bắt tay với họ”. Ông bổ sung công ty sẽ tiếp tục nới rộng khoảng cách thưởng giữa những người làm việc hiệu quả nhất và kém nhất để giữ chân nhân tài.

Đầu tháng 1, ByteDance cập nhật chính sách tiền lương, công bố mức thưởng hằng năm tương ứng ba tháng lương. Thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn nhân viên vẫn thường nhận thưởng cao hơn, chẳng hạn các nhân viên tối ưu hóa và thiết kế sản phẩm được thưởng tối đa 6 tháng lương.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đến lượt hàng loạt nghệ sĩ Việt xoá nhạc khỏi TikTok

Cuộc đàm phán thất bại giữa Universal Music Group và TikTok không chỉ ảnh hưởng tới các nghệ sĩ quốc tế mà còn ảnh hưởng tới các nghệ sĩ Việt Nam hợp tác cùng tập đoàn âm nhạc lớn nhất thế giới này.

Đến lượt hàng loạt nghệ sĩ Việt xoá nhạc khỏi TikTok
Đến lượt hàng loạt nghệ sĩ Việt xoá nhạc khỏi TikTok

Trong đó, nhiều nghệ sĩ gen Z nổi bật của Việt Nam như Wren Evans, HIEUTHUHAI, Mono, Tlinh, Grey D… đều “tắt nhạc” trên TikTok do thoả thuận không thành giữa Universal và nền tảng mạng xã hội này.

Đây là động thái được cho là sẽ mang lại nhiều bất lợi cho các nghệ sĩ khi mất đi một kênh quảng bá sản phẩm vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, tại thị trường Việt Nam, việc sử dụng âm nhạc xu hướng trên TikTok trở nên rất phổ biến và là phương tiện để khiến khán giả đại chúng biết tới nghệ sĩ cũng như những ca khúc của họ nhiều hơn.

Trước đó, âm nhạc của nhiều ngôi sao thế giới cũng đã biến mất trên nền tảng TikTok, bao gồm Taylor Swift, Billie Eilish, Olivia Rodrigo, Ariana Grande… Về phía K-Pop, BTS, BLACKPINK, NCT, Stray Kids… cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Khi tìm kiếm những ca khúc của các nghệ sĩ, TikTok sẽ ghi dòng thông báo “âm thanh bị tắt tiếng do vấn đề bản quyền”.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc thảo luận thất bại giữa Universal Music và TikTok là do TikTok chỉ đề xuất trả “một phần” mức phí để sử dụng nhạc của các nghệ sĩ cho video của họ. Điều này bị Universal cho là không tương xứng khi mà những nền tảng truyền thông xã hội có quy mô tương tự đang phải trả phí bản quyền cao hơn rất nhiều.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mỹ: Pew Research chia sẻ một số xu hướng sử dụng mạng xã hội mới

Báo cáo mới đây của Pew Research chia sẻ một số xu hướng sử dụng mạng xã hội mới tại thị trường Mỹ, tuy nhiên, về tổng thể, cũng có những điểm tương quan nhất định với tư cách là người dùng mạng xã hội.

Mỹ: Pew Research chia sẻ một số xu hướng sử dụng mạng xã hội mới
Mỹ: Pew Research chia sẻ một số xu hướng sử dụng mạng xã hội mới

Theo số liệu báo cáo, YouTube vẫn là kênh video trực tuyến dẫn đầu thị trường, trong khi TikTok thì không ngừng tăng trưởng trong 2 năm qua.

Báo cáo dựa trên cuộc khảo sát với hơn 5.000 người dùng mạng xã hội ở Hoa Kỳ, cho thấy YouTube là nền tảng mà hầu hết mọi người cho biết họ đang sử dụng thường xuyên, tiếp theo là Facebook, Instagram và sau đó là Pinterest.

Trong khi các nền tảng như Facebook hay Instagram vốn dĩ là đã quá quen thuộc, Pinterest với hơn 96 triệu người dùng ở Bắc Mỹ là một điểm nhấn khác trong không gian mạng xã hội (mạng xã hội X vẫn rất mờ nhạt).

Trong trường hợp của Pinterest, nhiều người dùng cho rằng ứng dụng dựa trên mua sắm (shopping-based) là một lựa chọn chính của họ, trong khi đối với X, có rất ít người dùng liên tưởng đến tính năng này trên ứng dụng, mặc dù về tổng thể, X phổ biến hơn nhiều so với Pinterest cả về lượng người dùng lẫn độ nhận biết (Brand Awareness).

Bên dưới là một biểu đồ khác thể hiện xu hướng sử dụng của các nền tảng mạng xã hội phổ biến.

Như bạn có thể thấy, các nền tảng như Instagram, TikTok và Reddit đều đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể, trong khi Facebook hay Twitter thậm chí còn sụt giảm.

Xét về xu hướng sử dụng nhân khẩu học, dữ liệu của Pew cho thấy:

  • Người dùng trẻ có nhiều khả năng sử dụng Instagram hơn, với 78% người từ 18 đến 29 tuổi sử dụng ứng dụng này, so với 15% ở những người từ 65 tuổi trở lên.
  • 65% người Mỹ dưới 30 tuổi báo cáo sử dụng Snapchat, so với chỉ 4% những người trên 65 tuổi.
  • 62% người từ 18 đến 29 tuổi cho biết họ sử dụng TikTok, trong khi chỉ có 10% những người từ 65 tuổi trở lên hoạt động trong ứng dụng này.

Bạn có thể xem thêm báo cáo tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Universal Music tạm dừng thoả thuận hợp tác âm nhạc với TikTok

Universal Music vừa thông báo sẽ kết thúc hợp đồng hợp tác sử dụng âm nhạc với TikTok, nền tảng sẽ xoá các bài hát khỏi ứng dụng TikTok. Điều này có thể có tác động lớn đến TikTok, đặc biệt là khi TikTok luôn coi âm nhạc là một phần quan trọng của nền tảng.

Universal Music tạm dừng thoả thuận hợp tác âm nhạc với TikTok
Universal Music tạm dừng thoả thuận hợp tác âm nhạc với TikTok

Theo đó, sau khi các cuộc đàm phán giữa TikTok và Universal Music Group không giúp đạt được thỏa thuận mới về bản quyền sử dụng, Universal vừa thông báo sẽ chính thức rút các bản nhạc khỏi ứng dụng TikTok kể từ ngày 1 tháng 2.

Universal Music vốn được xem là ngôi nhà của một số ngôi sao âm nhạc lớn nhất thế giới như Taylor Swift, Adele, Drake và Billie Eilish. Nền tảng này cho biết TikTok đưa ra ít hơn những gì họ mong đợi về cả các khoản thù lao cho các nghệ sĩ của mình cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ về sức sáng tạo của họ.

Thỏa thuận bản quyền hiện tại của Universal với TikTok, được ký lần đầu vào năm 2021, sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 1, sau thời gian đó, tất cả nội dung thuộc sở hữu của Universal sẽ bị xóa khỏi ứng dụng.

Theo Universal:

“[Universal và TikTok] chưa đồng ý với các điều khoản của thỏa thuận mới và khi thỏa thuận hiện tại hết hạn, Universal Music Group, bao gồm cả Universal Music Publishing Group, sẽ ngừng cấp phép nội dung cho các dịch vụ TikTok và TikTok Music.”

“TikTok đã cố gắng ép chúng tôi chấp nhận một thỏa thuận có giá trị thấp hơn thỏa thuận trước đó, thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường và cũng không phù hợp với sự phát triển của TikTok.”

Theo một báo cáo do TikTok ủy quyền được công bố vào tháng 11 năm ngoái cho thấy rằng người dùng TikTok có nhiều khả năng khám phá và chia sẻ nội dung âm nhạc mới trong ứng dụng hơn, trong khi 75% người dùng cũng tìm thấy nghệ sĩ mới thông qua các video TikTok.

Do đó, việc Universal Music chấm dứt hợp tác với TikTok được dự báo là sẽ có tác động lớn đến nền tảng, đặc biệt là phản ứng có thể có từ phía người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google sa thải 100 nhân viên thuộc nhóm hỗ trợ nhà sáng tạo nội dung trên YouTube

Google vừa thông báo là sẽ sa thải 100 nhân viên hiện đang làm việc cho nền tảng video YouTube (sau khi sa thải hơn 1.000 việc làm trong tuần qua.).

Sundar Pichai, CEO của Google, cũng đã nói với các nhân viên rằng sẽ có nhiều đợt cắt giảm việc làm hơn trong năm nay.

CEO Pichai thông báo với tất cả nhân viên trong bản ghi nhớ: “Việc loại bỏ vai trò này không ở quy mô như đợt cắt giảm năm ngoái và sẽ không ảnh hưởng đến mọi nhóm.”

Theo báo cáo, CEO Pichai nói thêm rằng việc sa thải tập trung vào việc loại bỏ bớt các lớp quản trị để đơn giản hóa việc thực thi và thúc đẩy tốc độ ở một số lĩnh vực nhất định. Điều này cũng có thể được hiểu là, khi Google tiếp tục ứng dụng AI nhiều hơn, việc sa thải sẽ lại tiếp tục được diễn ra.

Theo một email được tiết lộ, gã khổng lồ công nghệ này thông báo cho các nhân viên từ bộ phận điều hành của YouTube và các thành viên trong nhóm quản lý nhà sáng tạo nội dung về việc họ sẽ bị sa thải.

Giám đốc kinh doanh của YouTube, bà Mary Ellen Coe, viết trong một thông báo gửi nhân viên: “Chúng tôi đã đưa ra quyết định loại bỏ một số vai trò nhất định và chia tay với một vài đồng nghiệp của mình.”

Cuộc chiến khó khăn với TikTok và lạm phát đã khiến YouTube tăng trưởng chậm hơn.

Các nguồn tin cho biết, việc sa thải chủ yếu ảnh hưởng đến các nhóm nhân viên hiện đang hỗ trợ hàng triệu nhà sáng tạo nội dung trên YouTube.

YouTube đã phải vật lộn để phục hồi sau tình trạng doanh số từ quảng cáo chậm lại trong năm qua vì lạm phát, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ TikTok, nền tảng video ngắn được sử dụng phổ biến bởi Gen Z (hơn 60% người dùng của TikTok là Gen Z).

YouTube TV hiện là một trong các trọng tâm khác của YouTube nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: 63% lời khuyên tài chính trên TikTok là sai lệch

Là một trong những thể loại video được chia sẻ khá phổ biến và cũng nhận được rất nhiều lượt quan tâm trên mạng xã hội TikTok đó là những video chia sẻ kiến thức và lời khuyên về tài chính. Xuất hiện với hàng loạt các tài sản, món đồ xa xỉ cùng tài khoản có nhiều con số, nhiều “chuyên gia” tự nhận mình là có nhiều kinh nghiệm và có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng có đến 63% lời khuyên tài chính trên TikTok là sai lệnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Trên mạng xã hội TikTok, nếu bạn thử tìm kiếm các từ khoá hay các hashtag liên quan đến sự giàu có hay xa xỉ, có hàng tá video mà bạn có thể xem, thậm chí, nhiều video trong số này có hàng chục triệu lượt xem hoặc cao hơn.

Theo số liệu, các hashtag như #millionaire (triệu phú) đã được xem đến 69 triệu lần trong 30 ngày qua, trong khi video #financialfreedom (Tự do tài chính) đã được xem thêm đến 20 triệu lần.

Một nghiên cứu gần đây từ nền tảng nghiên cứu chứng khoán WallStreetZen cho thấy 63% video liên quan đến chứng khoán (và tài chính) trên TikTok là sai lệch. Tệ hơn nữa, 95% trong số những người chia sẻ các video đó không có bất kỳ tuyên bố từ chối trách nhiệm nào về rủi ro đầu tư.

Bà Christine Kieffer, giám đốc cấp cao về giáo dục nhà đầu tư tại Cơ quan quản lý ngành tài chính (FINRA), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập đại diện cho các công ty môi giới và thị trường hối đoái, cho biết: “Nếu mọi người nghe theo những lời khuyên này, bạn biết đấy, họ sẽ không thể đổ lỗi cho ai cả”. “Điều quan trọng là đừng truy cập YouTube hoặc TikTok. Thay vào đó, hãy nói chuyện với một chuyên gia (người) thực sự.”

Bà Kieffer tin rằng việc nhiều người không muốn tiết lộ những lo lắng hoặc vấn đề tài chính cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn đến sự phổ biến các video tư vấn tài chính, vì có “một số mức độ thông tin mà mọi người có thể thu thập mà họ không cảm thấy như họ đang tiết lộ thông tin cá nhân của chính mình”.

Một số video hướng dẫn đáng nghi ngờ hơn của TikTok bao gồm việc chia sẻ cách để trốn thuế hay thực hiện các gian lận có thể đối diện với các rủi ro pháp lý.

Một số người đang đưa ra lời khuyên như thể nó hợp pháp, tuy nhiên, nó lại có thể khiến mọi người đối diện với nhiều rủi ro liên quan đến pháp luật. Theo nghiên cứu, 3 trong số 4 người thuộc Thế hệ Z (Gen Z) dựa vào các nền tảng như TikTok và YouTube để học hỏi về kiến thức tài chính, đây có thể là một vấn đề lớn.

Chuyên gia này cũng bày tỏ quan điểm rằng, TikTok cần triển khai các quy trình kiểm tra thực tế nghiêm ngặt hơn khi hiển thị các thông tin hay nội dung về tài chính.

TikTok từ chối bình luận về các nghiên cứu và dẫn chứng đã được đưa ra, mặc dù nền tảng này cũng chỉ ra rằng có đến 91,6% video vi phạm nguyên tắc cộng đồng về gian lận và lừa đảo đã bị xóa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2023.

Bà Kieffer của FINRA cho biết, một trong những vấn đề khiến việc tư vấn trên mạng xã hội trở nên thách thức là các nền tảng được thiết kế để khơi gợi cảm xúc và kích thích phản ứng ngay lập tức – cả hai điều này đều không phải là phản ứng hữu ích khi đưa ra các quyết định về tài chính.

“Điều quan trọng là các cá nhân cần phải bình tĩnh trong việc đưa ra quyết định và nhận ra rằng cảm xúc của họ có thể đang bị chi phối; hoặc họ có thể chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và Internet cũng như mạng xã hội đã cung cấp một số cơ hội thuận tiện cho họ.”

Bà Kieffer khuyên người dùng nên hít thở sâu trước khi làm theo các lời khuyên trên mạng xã hội và kiểm tra tính hợp lý của các lời khuyên đó, bao gồm cả nguồn dẫn chứng cho những gì mà họ được khuyên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok cắt giảm một số nhân sự thuộc nhóm bán hàng và quảng cáo

Mạng xã hội TikTok của ByteDance vừa thông báo một đợt sa thải nhẹ mới, cắt giảm khoảng 60 nhân sự thuộc nhóm bán hàng và quảng cáo.

Người phát ngôn của công ty cho biết các vị trí bị ảnh hưởng có trụ sở tại Los Angeles, New York và Austin ở Mỹ và cả một số ở nước ngoài.

Con số này chưa đến 1% trong tổng số khoảng 7.000 nhân viên của TikTok tại Mỹ tính đến tháng 3 năm 2023.

Bên cạnh TikTok, mới đây hàng loạt công ty công nghệ khác cũng thông báo sa thải, từ Google Alphabet, Amazon hay mới đây là eBay cũng thông báo sa thải hàng ngàn nhân viên.

Ở mảng game, Riot Games của Tencent Holdings đang cắt giảm hàng loạt việc làm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của TikTok với hơn 150 triệu người dùng. Kết thúc năm 2023, TikTok là ứng dụng di động không phải trò chơi đầu tiên đạt được mức doanh thu 10 tỷ USD (mức chi tiêu của người tiêu dùng trong ứng dụng).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok đang thử nghiệm cho phép người dùng tải lên video dài tới 30 phút

TikTok hiện đang thử nghiệm tùy chọn mới cho phép người dùng tải lên video dài đến 30 phút .

TikTok đang thử nghiệm cho phép người dùng tải lên video dài 30 phút
TikTok đang thử nghiệm cho phép người dùng tải lên video dài 30 phút
Theo đó, TikTok đã liên tục tăng giới hạn độ dài của video được tải lên ứng dụng trong nhiều năm, bắt đầu ở mức 15 giây cho mỗi video, sau đó được kéo dài lên 60 giây, sau đó là 3 phút, rồi 5 phút, trước khi tăng lên 10 phút vào năm 2022.

Tháng 10 năm ngoái, TikTok đã bắt đầu thử nghiệm các video tải lên có thời lượng 15 phút.

Về tổng thể, TikTok chỉ đang áp dụng những gì đã được ứng dụng ở Douyin, phiên bản TikTok ở Trung Quốc, ứng dụng này hiện đã cho phép người dùng tải lên video dài tới 30 phút, tuy nhiên, sự thay đổi vẫn chưa tạo ra những dấu hiệu tích cực.

Trong khi việc liệu người dùng TikTok có thực sự hào hứng với tuỳ chọn mới hay không vẫn là một dấu chấm hỏi, video dài hơn về cơ bản là sẽ khiến TikTok dễ dàng xây dựng các giải pháp quảng cáo hơn từ đó có thể thúc đẩy doanh thu tốt hơn.

YouTube có thể mang lại tiềm năng doanh thu tốt hơn vì nó chia sẻ thu nhập từ quảng cáo hiển thị trong mỗi video hiệu quả hơn, nhưng đối với các video ngắn hơn, 30 giây, điều đó là không thể vì nền tảng không thể sử dụng các phương pháp tiếp cận trước và giữa video, cũng như không thể hiển thị quảng cáo ngay giữa các video.

Thời lượng tải lên video 30 phút bên cạnh đó cũng có thể cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok nhiều cơ hội hơn để cải thiện thu nhập.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok có thể sẽ sớm ra mắt tính năng tìm kiếm AI tổng quát (GAS)

Trong khi các nền tảng mạng xã hội lẫn mua sắm trực tuyến vẫn đang không ngừng ứng dụng AI tổng quát vào các nền tảng của mình, TikTok có thể sẽ sớm ra mắt tính năng tìm kiếm AI tổng quát (GAS) cho phép người dùng tối đa hoá khả năng tìm kiếm cả trong và ngoài ứng dụng. Tính năng này hiện đang được TikTok phiên bản Trung Quốc Douyin thử nghiệm, và theo cách tương tự, TikTok sẽ ứng dụng nó nếu thử nghiệm thành công.

Theo báo cáo của Pandaily:

“Tính năng ‘Tìm kiếm AI’ nằm trong giao diện tìm kiếm của ứng dụng Douyin, cùng với các dịch vụ tìm kiếm khác như sản phẩm, mua theo nhóm, người dùng và video. Người dùng chỉ cần nhập các câu hỏi hoặc thông tin liên quan vào ‘Tìm kiếm AI’ để nhận được câu trả lời do công nghệ tìm kiếm thông minh tạo ra.”

Về bản chất, Douyin giờ đây đã chứa sẵn một “ChatGPT thu nhỏ” nhằm cho phép người dùng tìm kiếm liên tục khi trải nghiệm xem video mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.

Trong bối cảnh khi ngày càng có nhiều người dùng Gen Z coi TikTok là công cụ tìm kiếm, điều này một lần nữa là một tuyên bố cạnh tranh của TikTok tới Google. Trong khi nó có thể không phải là công cụ thay thế hoàn toàn, lưu lượng sử dụng Google sẽ giảm đi đáng kể.

Liên quan đến vấn đề quảng cáo, TikTok hiện đã cung cấp giải pháp quảng cáo tìm kiếm (TikTok Search Ads), cho phép các thương hiệu hay nhà quảng cáo hiển thị nội dung quảng cáo ngay ở giao diện tìm kiếm.

Theo giải thích của TikTok, thuật toán hiện sẽ hiển thị các quảng cáo liên quan đến các từ khoá mà người dùng sử dụng để nhập vào thanh tìm kiếm.

Theo một cách hiểu khác, TikTok thực sự đang tìm cách tích hợp các ứng dụng mua sắm kiểu Temu vào nền tảng, tận dụng sự phổ biến của hình thức mua sắm trực tiếp (in-stream shopping) để mở rộng phạm vi tăng trưởng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người dùng TikTok cho biết họ không thể đăng nhập từ tài khoản X (Twitter)

Người dùng TikTok cho biết họ không thể đăng nhập vào TikTok từ tài khoản X (Twitter) của họ.

Trước đây, cũng như nhiều nền tảng khác, người dùng có thể chọn đăng ký thông qua các tài khoản mạng xã hội hiện có của họ. Nhưng kể từ khi Twitter trở thành X, nhiều người dùng cho biết họ rất khó khăn trong việc đăng nhập.

Trên subreddit r/TikTokHelp, một người dùng đã giải thích rằng sau khi đăng xuất khỏi tài khoản TikTok, họ không thể đăng nhập lại nữa mặc dù họ biết rõ tên người dùng và mật khẩu của họ (tài khoàn Twitter).

Nhiều người dùng TikTok khác lại báo cáo rằng họ có thể đăng nhập trên máy tính để bàn nhưng không thể đăng nhập trên ứng dụng TikTok.

Mặc dù hiện không có giải pháp nào khác và một số người đã chọn tạo tài khoản mới, việc sử dụng VPN có thể tránh được sự cố. Một người dùng khác đề xuất tải xuống ứng dụng Twitter và cố gắng đăng nhập thông qua ứng dụng này thay vì phiên bản Twitter dành cho máy tính để bàn.

Vấn đề tồn tại kể từ khi Twitter trở thành X và hiện vẫn chưa được khắc phục vì ngày càng có nhiều người dùng gặp phải vấn đề này mỗi khi họ đăng xuất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok tăng cường tuyển dụng nhân sự cho các mảng mua sắm trực tuyến và bảo mật dữ liệu

Theo thông tin được chia sẻ mới đây, TikTok đang tuyển dụng rầm rộ tại Mỹ, đẩy mạnh vào các lĩnh vực kinh doanh như mua sắm trực tuyến và tăng cường bộ phận bảo mật dữ liệu. TikTok ồ ạt tuyển dụng ngay cả trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn khác như Google hay Meta sa thải hàng loạt nhân sự.

Trong khi các nhân viên hiện tại và trước đây của TikTok mô tả văn hóa nơi làm việc tại TikTok là áp lực cao, với nhiều vị trí có thể yêu cầu làm việc ngoài giờ, công ty này vẫn tiếp tục thu hút nhiều ứng viên nộp đơn ở các thành phố trên khắp nước Mỹ.

TikTok hiện đang tuyển dụng hơn 2.500 việc làm ở Mỹ (theo danh sách trên cổng thông tin việc làm của TikTok) – ngay cả khi các đối thủ công nghệ như Google và Meta đang không ngừng cắt giảm nhân sự để cắt giảm chi phí.

Liên quan đến việc tuyển dụng, nhiều người thắc mắc rằng các mạng xã hội như TikTok sẽ trả lương bao nhiêu.

Về mặt pháp lý, các công ty như TikTok được yêu cầu phải trả lương cho người lao động nước ngoài mức lương tương đương với người trong nước, một số mức lương cũng theo đó cũng đã được tiết lộ.

Cụ thể, một nhà khoa học dữ liệu có thể kiếm được từ 120.000 đến 320.000 USD một năm và khoảng 145.000 USD mỗi năm cho một nhà phân tích quản trị lỗ hổng.

Dữ liệu chỉ bao gồm mức lương cơ bản, không bao gồm các hình thức bồi thường như quyền chọn cổ phiếu hoặc tiền thưởng.

Nhìn chung, TikTok và ByteDance đã đưa ra mức lương cơ bản từ 29 USD một giờ đến 455.600 USD một năm cho nhiều vai trò khác nhau, theo dữ liệu được tiết lộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm

Trong khi TikTok là ứng dụng hàng đầu thế giới về số lượt tải xuống và mức chi tiêu của người tiêu dùng vào năm 2023, nhưng mạng xã hội video ngắn này lại không đứng đầu về mức sử dụng thực tế.

Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm
Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm

Kết thúc năm 2023, Facebook một lần nữa duy trì vị trí mạng xã hội số 1 về số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tiếp theo là các ứng dụng khác thuộc sở hữu của Meta như WhatsApp, Instagram và Messenger – tất cả đều vượt qua TikTok ở vị trí thứ 5.

Hiện tại, dữ liệu mới cho thấy sự tăng trưởng của TikTok đã bắt đầu có xu hướng chậm lại, việc ứng dụng này chuyển sang hướng thương mại điện tử với TikTok Shop đang được xem là nguyên nhân chính.

Theo dữ liệu mới từ công ty nghiên cứu dữ liệu thị trường Sensor Tower, mặc dù tốc độ tăng trưởng của TikTok vẫn tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng đó đang giảm tốc. Vào năm 2022, số người dùng hoạt động hàng tháng của TikTok tăng trung bình 12% mỗi quý mỗi quý, nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 3% mỗi quý vào năm 2023.

Sự thay đổi này diễn ra ngay sau khi TikTok ra mắt TikTok Shop tại thị trường Mỹ (hiện là một trong những thị trường có lượng người dùng lớn nhất của TikTok).

Kể từ khi TikTok tập trung vào thương mại điện tử, thậm chí nền tảng này còn tham vọng đạt được hơn 17 tỷ USD GMV vào năm 2024 và giành thị phần từ Amazon, nhiều người bán sử dụng nền tảng đã bắt đầu phàn nàn về nền tảng, như Business Insider đã lưu ý vào tháng 11 mới đây, một số than thở rằng TikTok Shop đang biến ứng dụng này thành một “vùng đất hoang chứa đầy quảng cáo”.

Nhiều người dùng khác cho rằng, họ cảm thấy thực sự khó chịu vì hầu hết mọi video khác trên trang [Dành cho bạn] của họ đều hiển thị các sản phẩm với những lời quảng cáo quá đà và thổi phồng tác dụng.

Không ít người cũng nói rằng họ đang khó chịu với TikTok vì TikTok Shop và việc phải nhìn thấy quảng cáo cứ sau vài video là một trải nghiệm khó chịu.

Trong khi người dùng TikTok đang thích nghi với việc mạng xã hội yêu thích của họ biến thành một trung tâm mua sắm trực tuyến, thì TikTok Shop cũng đang chứng kiến môt sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Dữ liệu của Sensor Tower cho thấy mức tăng trưởng của người bán (TikTok Seller) đã không ngừng tăng trưởng kể từ quý 4 năm 2022, tăng 230% so với cùng kỳ năm trước tính đến quý 4 năm 2023.

Cuối cùng, Instagram có thể được hưởng lợi từ sự thất vọng của người dùng đối với TikTok Shop, khi ứng dụng do Meta sở hữu đã xóa tab Cửa hàng trên ứng dụng vào tháng 1 năm ngoái và loại bỏ tính năng mua sắm trực tiếp vào tháng 3.

Động thái của Meta được kích hoạt bởi các xu hướng rộng hơn trong ngành, điều này dường như không mang lại điềm báo tốt cho tương lai của TikTok Shop. Mua sắm trực tiếp (Live shopping) đã nở rộ trong thời kỳ đại dịch và doanh số bán hàng thương mại điện tử tăng vọt. Nhưng khi mọi thứ trở lại bình thường, người ta phát hiện ra rằng thương mại trên mạng xã hội (bao gồm cả mua sắm trực tiếp) chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh số thương mại điện tử ở Mỹ tính đến năm 2022.

Điều đó dường như cho thấy rằng người tiêu dùng Mỹ có thể không được quan tâm như trước. mua sắm trực tiếp từ video, mặc dù rõ ràng chúng vẫn bị ảnh hưởng bởi các xu hướng trực tuyến.

Sensor Tower nhận thấy rằng mức tăng trưởng người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram tương đối ổn định ở mức “trung bình một chữ số” và không bị tác động tiêu cực hoặc tích cực đáng kể kể từ khi TikTok ra mắt ứng dụng TikTok Shop Seller.

Dữ liệu từ một công ty khác, Appfigures, cũng ủng hộ kết luận này nhưng nói thêm rằng, mặc dù doanh thu của TikTok đang tăng lên nhưng số lượt tải xuống của nó lại bị trì trệ hoặc giảm nhiều hơn là tăng trưởng – một xu hướng đã diễn ra trong hơn một năm nay, bao gồm cả trên toàn cầu và trong nước Mỹ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Uniqlo kiện Shein vì cáo buộc nền tảng này đạo nhái sản phẩm

Theo thông tin từ CNN, thương hiệu thời trang nhanh Nhật Bản Uniqlo đang kiện Shein vì cáo buộc nhà bán lẻ quần áo Trung Quốc đã đạo nhái sản phẩm túi đeo vai gây sốt của mình.

Tập đoàn Fast Retailing, sở hữu hai thương hiệu Uniqlo và Theory, cho biết trong một tuyên bố rằng sản phẩm túi đeo vai liên tục cháy hàng của họ đang bị Shein giả mạo và lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok trong năm 2022 và 2023.

Chiếc túi hình lưỡi liềm, đeo ngang người có giá từ 20 USD nổi tiếng đến mức gây sốt trên các phương tiện truyền thông toàn cầu, đồng thời đứng đầu bảng xếp hạng các sản phẩm hot nhất của công ty công nghệ thời trang Lyst trong quý I/2023.

Sự phổ biến của mặt hàng này đã dẫn tới làn sóng sản phẩm làm nhái. Uniqlo đã phải đưa ra cảnh báo trên website của mình và nói rằng đang điều tra các cáo buộc làm giả, đồng thời có thể thực hiện các hành động pháp lý.

Vụ kiện chống lại Shein đã được đệ trình lên toà án ở Tokyo vào ngày 28/12 năm ngoái, trong đó đề cập tới ba công ty quản lý các thương hiệu gồm Roadget Business Pte, Fashion Choice Pte và Shein Japan.

Fast Retailing yêu cầu các công ty này “ngừng ngay lập tức việc bán các sản phẩm nhái và bồi thường những thiệt hại mà doanh nghiệp phải chịu do việc bán hàng giả này mang tới”.

Tuyên bố nói thêm việc bán những chiếc túi nhái đã làm suy giảm đáng kể niềm tin của khách hàng vào chất lượng thương hiệu Uniqlo cũng như các sản phẩm khác của hãng. Fast Retailing có “lập trường kiên quyết” chống lại mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Trong một tuyên bố với CNN, người phát ngôn Shein cho biết công ty “hiện đang điều tra vấn đề này”.

“Shein tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khác và nghiêm túc xem xét mọi khiếu nại về vi phạm”, họ nói.

Túi đeo vai lần đầu phổ biến trên TikTok vào năm 2022 và tiếp tục trở thành xu hướng trong năm ngoái, được các TikToker ca ngợi vì tính linh hoạt, rộng rãi và giá cả phải chăng.

Các video về chiếc túi này thu hút tới hàng triệu lượt xem, từ mẹo tạo kiểu cho đến những video “trong túi của tôi có gì”, video mở hộp,… thu hút nhiều lượt bình luận. Tính đến đầu tuần này, hashtag #uniqlobag trên TikTok đã thu được hơn 133,2 triệu lượt xem.

Trong báo cáo gửi nhà đầu tuq quý III/2023, Fast Retailing cho biết chiếc túi đeo vai này đã “thu hút đáng kể trên mạng xã hội”, và mở rộng tập khách hàng là nữ giới và những người mua sắm trẻ tuổi cho công ty.

Đây không phải là lần đầu tiên Shein phải đối mặt với hành động pháp lý hoặc các cáo buộc. Năm ngoái, ba nhà thiết kế đồ họa đã kiện nhà bán lẻ (Retailer) này về cáo buộc vi phạm bản quyền và lừa đảo, cho rằng Shein đã bán các bản sao chính xác thiết kế của họ .

Vào thời điểm đó, người phát ngôn Shein cho biết công ty sẽ “mạnh mẽ bảo vệ mình trước vụ kiện này và mọi khiếu nại vô căn cứ”.

Và vào tháng 12 cùng năm, Shein cũng bị đối thủ Temu, một nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc, kiện. Temu cáo buộc Shein đã sử dụng các chiến thuật “hung hăng và bất hợp pháp” để cản trở cạnh tranh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mạng xã hội Reddit đang có kế hoạch IPO

Theo các nguồn tin mới đây, nền tảng mạng xã hội (diễn đàn) Reddit đang có kế hoạch chi tiết để ra mắt đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 3 tớ, hoàn tất kế hoạch IPO sau khoảng 3 năm ấp ủ.

Mạng xã hội Reddit đang có kế hoạch IPO
Mạng xã hội Reddit đang có kế hoạch IPO

Nếu Reddit IPO thành công thì đây sẽ là đợt IPO đầu tiên của một công ty truyền thông xã hội lớn kể từ khi Pinterest ra mắt vào năm 2019. Reddit có kế hoạch IPO trong bối cảnh doanh thu quảng cáo ngày càng bị đe doạ bởi các nền tảng khác như Facebook hay TikTok.

Việc chào bán cũng sẽ kiểm tra mức độ sẵn sàng của một số người dùng Reddit ủng hộ việc Reddit IPO. Nguồn tin cho biết Reddit đã nộp hồ sơ bí mật cho đợt IPO lần đầu vào tháng 12 năm 2021.

Các nguồn tin cho biết thêm, công ty có trụ sở tại San Francisco này hiện đang được định giá khoảng 10 tỷ USD trong vòng cấp vốn vào năm 2021.

Được thành lập vào năm 2005 bởi nhà phát triển web Steve Huffman và doanh nhân Alexis Ohanian, Reddit trở nên nổi tiếng nhờ các nhóm thảo luận chuyên biệt (subreddit) và việc để người dùng bỏ phiếu “ủng hộ” hoặc “không ủng hộ” nội dung do các thành viên khác đăng.

Huffman cho biết trong một bài đăng trên Reddit vào tháng 6 năm ngoái rằng nền tảng này chủ yếu tạo ra doanh thu từ quảng cáo, nền tảng cũng có các gói đăng ký có trả phí với giá 5,99 USD mỗi tháng, tuy nhiên hiện có rất ít người đăng ký.

Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ quảng cáo của Reddit năm 2023 là hơn 800 triệu USD, tăng hơn 20% so với một năm trước đó. Hiện nền tảng có khoảng hơn 50 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) và hơn 1.5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Social Commerce ước tính sẽ đạt giá trị 6.99 tỷ USD vào năm 2028

Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang bán hàng trên các kênh mạng xã hội cũng là lúc thế hệ Gen Z trở thành nhóm dẫn đầu xu hướng trải nghiệm mua hàng trực tuyến.

Social Commerce ước tính sẽ đạt giá trị 6.99 tỷ USD vào năm 2028
Social Commerce ước tính sẽ đạt giá trị 6.99 tỷ USD vào năm 2028

Theo một báo cáo năm 2023 của Meta và Bain & Company về bối cảnh người tiêu dùng kỹ thuật số Đông Nam Á, 72% Gen Z ở Singapore thích mua sắm trực tuyến.

Những người sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2012, đang dẫn đầu các thế hệ khác trong việc khám phá, đánh giá và mua sắm trực tuyến, với tỷ lệ 45% thực hiện mua sắm thông qua mạng xã hội.

Nhiều trang mạng xã hội đã giới thiệu các tính năng thương mại điện tử trên nền tảng của họ, cung cấp lựa chọn thay thế những sàn thương mại điện tử truyền thống như Lazada và Shopee. Ví dụ, người dùng có thể mua trực tiếp từ TikTok Shop hoặc Facebook Marketplace mà không cần thoát khỏi ứng dụng.

Mua sắm trên mạng xã hội (Social Commerce) góp phần vào sự tăng trưởng của ngành thương mại xã hội, ước tính sẽ đạt 6,99 tỷ USD vào năm 2028, theo báo cáo của Research and Markets được công bố vào năm ngoái.

Một cuộc khảo sát năm 2023 của công ty phân tích YouGov cho thấy Gen Z thích mua sắm trên TikTok và Instagram thay vì Facebook, nền tảng mạng xã hội vốn phổ biến hơn với thế hệ cũ.

Tại Đông Nam Á, hơn 15 triệu doanh nghiệp sử dụng TikTok để quảng bá sản phẩm của họ tới 325 triệu người dùng hàng tháng. Theo báo cáo năm 2022 của TikTok, xu hướng “mua sắm giải trí”, đã tạo ra một thị trường trị giá 500 tỷ USD trên nền tảng này.

TikTok cho biết các doanh nghiệp thu hút người mua bằng cách tạo ra nội dung thú vị, truyền cảm hứng, đáp ứng nhu cầu cảm xúc của khách hàng.

Lawrence Loh, Gáo sư chiến lược và chính sách tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết, sự tương tác đầy cảm xúc của “mua sắm giải trí” thu hút Gen Z mua hàng. Những nhà sáng tạo nội dung có thể cung cấp cho người mua hàng thế hệ này nhiều góc nhìn về sản phẩm hơn cách bán hàng truyền thống.

Ông nói: “So với các thế hệ khác, họ thích tìm hiểu thực tế về những gì họ mua”.

Tracy Loh, Giảng viên cao cấp về quản lý truyền thông tại Đại học Quản lý Singapore (SMU), cho biết, trái với trải nghiệm mua sắm tĩnh của sàn thương mại điện tử truyền thống như Lazada hay Taobao, những người livestream của TikTok thường trò chuyện với khán giả của họ trong ba hoặc 4 giờ mỗi lần lên sóng.

Nữ giảng viên so sánh cách làm này tạo cảm giác giống như nhận được lời giới thiệu từ một người bạn, giúp người mua có được sự tin tưởng của người dùng nhiều hơn. “Bạn muốn ai đó có hệ số tin cậy cao, đặc biệt là khi nhắc đến các sản phẩm cá nhân như mỹ phẩm hoặc liên quan đến sức khỏe”, bà Tracy nói.

Là tín đồ mua sắm online, Wu Zu An cho biết cô đã thực hiện giao dịch mua hàng đầu tiên trên TikTok sau khi xem một người sáng tạo trải nghiệm mỹ phẩm trong buổi phát trực tiếp.

Cô gái 22 tuổi cho biết: “Tôi có thể thấy rằng sản phẩm thực sự có tác dụng khi cô ấy bôi nó lên mặt”. Wu cho biết cô dự định sẽ sử dụng TikTok để mua sắm mỹ phẩm từ bây giờ.

Theo Statista, những người có ảnh hưởng với 1.000 đến 10.000 người theo dõi, còn được gọi là nano-influencers (một loại Influencer), chiếm tỷ lệ tài khoản lớn nhất trên TikTok và Instagram.

Giáo sư Lawrence Loh cho rằng những người có ảnh hưởng quy mô nhỏ như vậy thu hút người mua sắm thuộc thế hệ Gen Z vì họ đưa ra các đề xuất thích hợp, phục vụ cho sở thích có chọn lọc của nhóm người trẻ này.

Vì Gen Z am hiểu về công nghệ nên họ phụ thuộc rất nhiều vào những người có ảnh hưởng nano trên mạng xã hội để hướng dẫn các quyết định mua hàng của họ. “Họ muốn tìm thứ gì đó phù hợp với quan điểm và sở thích của họ”, giáo sư đánh giá.

Ngược lại, thế hệ Millennials sinh từ 1981 đến 1996 thích những thương hiệu lớn hoặc những người có ảnh hưởng tầm vĩ mô như người nổi tiếng hoặc vận động viên thể thao.

Bà Tracy Loh nhận định các trang web thương mại điện tử truyền thống đã bắt đầu mô phỏng mạng xã hội bằng cách mở rộng phạm vi người có ảnh hưởng, sử dụng những người có ảnh hưởng ở quy mô nhỏ hơn để dẫn đầu các chiến dịch địa phương và thu hút Gen Z.

Bà nói: “Shopee đang sử dụng các nghệ sĩ địa phương trẻ hơn thay vì những người như Cristiano Ronaldo cho nhiều chiến dịch ở Singapore”.

Gen Z là phân khúc người tiêu dùng ngày càng quan trọng vì khả năng chi tiêu của họ đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua. Bà Tracy Loh cho biết những người mua sắm trẻ tuổi có mức thu nhập ổn định ngày càng tăng và “không ngại” khi chi tiêu vào một số mặt hàng nhất định.

Bà nói: “Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đầy đủ nhưng nhóm đối tượng này có tiềm năng rất lớn… hãy đợi thêm vài năm nữa để thu nhập của họ tăng lên”. Ngoài ra, nữ giảng viên cho rằng thế hệ Gen Z cũng đang dẫn dắt các thế hệ đi trước thay đổi hành vi tiêu dùng, nhiều người già ở Singapore đã bắt đầu thói quen mua hàng trên mạng xã hội do ảnh hưởng của con cháu.

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay thương mại xã hội là một tập hợp con của thương mại điện tử (eCommerce) bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.

Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ.

Thành công của các chiến dịch thương mại xã hội được đo lường bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của thương hiệu.

Bạn có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm này tại: Social Commerce.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp đang chuyển đổi chiến lược Marketing)

Nghiên cứu mới đây từ Adobe cho thấy, tỷ lệ Gen Z coi mạng xã hội TikTok là công cụ tìm kiếm tiếp tục tăng lên, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược tiếp cận đối với các doanh nghiệp có khách hàng là Gen Z.

Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược Marketing)
Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược Marketing)

Theo một nghiên cứu mới đây của Adobe, TikTok ngày càng được người tiêu dùng trẻ sử dụng như là một công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, công thức nấu ăn, âm nhạc…và hơn thế nữa.

Nghiên cứu bao gồm những cuộc khảo sát với hơn 800 người dùng và 250 chủ doanh nghiệp với mục tiêu hiểu cách TikTok đang định hình lại hành vi tìm kiếm và chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Sự trỗi dậy của TikTok như là một công cụ tìm kiếm.

Nghiên cứu cho thấy 40% người dùng hiện sử dụng TikTok để tìm kiếm những thứ họ cần hoặc muốn tìm hiểu.

Xu hướng này phổ biến ở những người trẻ tuổi, với 64% là Gen Z (những người sinh sau năm 1996) và 49% thế hệ Millennials, tức Gen Y (sinh từ 1981-1996) chuyển sang TikTok với tư cách là công cụ tìm kiếm.

Gần 10% người dùng Gen Z hiện thích sử dụng TikTok hơn các công cụ tìm kiếm lâu đời như Google khi tìm kiếm thông tin.

ChatGPT cũng đang trở nên phổ biến như một công cụ tìm kiếm, với hơn 10% số người sử dụng nó để tìm kiếm những lời khuyên về tài chính.

Tại sao TikTok thu hút được sự quan tâm của người dùng.

TikTok đã trở nên phổ biến như là một công cụ tìm kiếm vì nó cung cấp nội dung theo một cách mới được cho là độc đáo hơn, được cá nhân hóa nhiều hơn thông qua các video ngắn, theo hướng kể chuyện.

Phần lớn sức hấp dẫn của TikTok đến từ việc các thuật toán của TikTok liên tục điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với sở thích của từng người dùng. Khoảng 40% người dùng Gen Z thích cách TikTok hiển thị cho họ những video phù hợp với sở thích cá nhân của họ. Thậm chí 26% thế hệ baby boomers cũng bị thu hút bởi các nội dung theo phong cách kể chuyện của TikTok.

Hầu hết người dùng TikTok thích video hướng dẫn hơn các định dạng khác – 62% cho biết đây là lựa chọn hàng đầu của họ.

Các bài đánh giá và câu chuyện cá nhân cũng được đánh giá khá cao, với lần lượt 39% và 38% người dùng đánh giá đó là mục nội dung yêu thích.

Thương hiệu và doanh nghiệp điều hướng tới TikTok.

TikTok đang thu hút được sự chú ý của các chủ doanh nghiệp như một nền tảng để tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ có liên quan.

Hơn một nửa số chủ doanh nghiệp được khảo sát hiện đang sử dụng TikTok để quảng bá doanh nghiệp của họ, trung bình đăng khoảng 9 lần mỗi tháng. Hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok để bán hàng và khuyến mãi cũng là một chiến thuật phổ biến, với 25% chủ doanh nghiệp nhỏ đang theo đuổi hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing).

Trung bình, các doanh nghiệp dành 15% tổng ngân sách Marketing của mình cho TikTok.

Các nội dung đánh giá sản phẩm (36%) và video hướng dẫn (35%) là những định dạng nội dung phổ biến nhất.

Hơn một nửa số doanh nghiệp (53%) trong khảo sát cũng có ý định tăng cường đầu tư vào TikTok Marketing, bất chấp những thách thức đang diễn ra xung quanh việc phải thường xuyên sáng tạo những nội dung mới và hấp dẫn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok hiện có hơn 2.8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tại Việt Nam

Tại chương trình “TETastic with TikTok – Khởi sắc doanh số” tổ chức ngày 13-1, ông Nguyễn Lâm Thanh – đại diện TikTok Việt Nam – cho hay đến tháng 11-2023, có hơn 2,8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), hộ kinh doanh tại Việt Nam đang hoạt động trên nền tảng này.

Hashtag #HoChiMinhCity đạt 1 tỉ lượt xem

Trong đó, 5 ngành hàng bán chạy nhất là thời trang, nhà cửa và đời sống, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, điện tử, làm đẹp.

Ông Thanh cho hay TikTok liên tục triển khai các chương trình đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng vận hành, sáng tạo nội dung, các công cụ, giải pháp hỗ trợ. Trong năm 2023, hơn 140 buổi đào tạo, hội thảo miễn phí hằng tuần được tổ chức, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận diện thương hiệu và tối ưu hoạt động trên nền tảng cho hơn 50.000 MSME.

TikTok cũng tích cực phối hợp với các bộ ban ngành, cơ quan, tổ chức trên khắp cả nước tăng cường cơ hội thương mại số cho doanh nghiệp và sản phẩm địa phương. Như với chương trình chợ phiên OCOP có sự tham gia của hơn 3.000 MSME nhằm tiêu thụ nông sản địa phương, vượt ngưỡng doanh số 100 tỉ đồng.

Chia sẻ thêm về việc hợp tác với TP.HCM, ông Thanh cho biết TikTok đã xây dựng chuỗi hoạt động gồm quảng bá du lịch, văn hóa, thúc đẩy thương mại và giải quyết các vấn đề an sinh.

“Từ lãnh đạo địa phương đến các doanh nghiệp, nhà kinh doanh đều nhận thấy nếu không sớm làm chuyển đổi số, có thể bị đào thải. Từ thay đổi nhận thức chúng tôi sẽ triển khai các hành động, gồm xây dựng nhiều khóa đào tạo cho tiểu thương, nhà kinh doanh”, ông Thanh nói.

Thông tin thêm về khởi động các hỗ trợ dành cho các nhà bán hàng (TikTok Seller) trong dịp Tết, đại diện TikTok cho hay sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thoại mở, phiên chia sẻ và thảo luận về bức tranh và xu hướng tiêu dùng Tết. Các chuyên gia cũng trực tiếp hỗ trợ và tư vấn 1:1 cho doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng công cụ tiếp thị trên TikTok.

Kết quả, trong hơn 1 tháng hashtag #HoChiMinhCity đã tăng từ 300 triệu lượt xem lên 1 tỉ lượt xem, giúp quảng bá cho thành phố là điểm đến du lịch hấp dẫn; hashtag #chobenthanh thu hút 122 lượt đăng tải video với hơn 200 triệu lượt xem; tổ chức 77 phiên livestream với 18.200 đơn hàng được ghi nhận.

“Từ lãnh đạo địa phương đến các doanh nghiệp, nhà kinh doanh đều nhận thấy nếu không sớm làm chuyển đổi số, có thể bị đào thải. Từ thay đổi nhận thức chúng tôi sẽ triển khai các hành động, gồm xây dựng nhiều khóa đào tạo cho tiểu thương, nhà kinh doanh”, ông Thanh nói.

Thông tin thêm về khởi động các hỗ trợ dành cho các nhà bán hàng trong dịp Tết, đại diện TikTok cho hay sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thoại mở, phiên chia sẻ và thảo luận về bức tranh và xu hướng tiêu dùng Tết. Các chuyên gia cũng trực tiếp hỗ trợ và tư vấn 1:1 cho doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng công cụ Marketing trên TikTok.

Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi

Khuyến nghị tới các nhà bán hàng, chuyên gia của TikTok cho rằng xu hướng mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) đang ngày càng lên ngôi. Do đó, video dạng ngắn là phương tiện tốt nhất ảnh hưởng đến niềm tin và hành vi mua hàng của người dùng.

Theo báo cáo được TikTok thực hiện về hành vi mua sắm của người dùng tại Việt Nam trong mùa lễ hội 2023, 69% người dùng ưu tiên xem video dạng ngắn để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ; 84% người dùng bị thuyết phục để mua sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Ông Jason Song, giám đốc marketing mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của TikTok, cho hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là một trụ cột quan trọng giúp đẩy mạnh nền kinh tế các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Tuy nhiên, hoạt động bán hàng trực tuyến và tiếp thị số của nhóm này chưa được khai thác tối đa. Do đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các chương trình đào tạo, tư vấn và công cụ tiếp thị trên nền tảng”, ông Song nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Báo Tuổi Trẻ