Khi ngân sách marketing đang bị cắt giảm, làm thế nào một nhà bán lẻ có thể mở ra nhiều cơ hội trực tuyến hơn khi đối mặt với những biến đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng?
Một trong những cách hiệu quả về chi phí để có được khách hàng mới đó là khám phá các mối quan hệ đối tác thương hiệu tiềm năng (brand partnerships).
Một nghiên cứu gần đây của Forrester cho thấy 49% người được hỏi báo cáo rằng doanh thu của họ đã tăng lên sau khi thực hiện các chương trình hợp tác với đối tác, trong khi 45% trong số họ cũng nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong nhận thức về thương hiệu.
Tóm lại, các chương trình hợp tác với các đối tác chiến lược (strategic partnerships) có thể thúc đẩy lợi nhuận cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của bạn.
Những chiến lược hợp tác này có lẽ có tác động mạnh hơn bao giờ hết, vì chúng cho phép bạn tiếp cận một phân khúc người dùng hoàn toàn mới mà bạn có thể không tiếp cận được – hoặc ít nhất là sẽ phải mất một ngân sách marketing đáng kể mới có được.
Mở ra cơ hội mới thông qua sự cộng tác.
Khi nói đến những hợp tác chiến lược thành công, sức mạnh tổng hợp của thương hiệu là chìa khóa chính.
Bằng cách hợp tác với một công ty có danh tiếng trong ngành của bạn, thương hiệu của bạn có thể được hưởng lợi từ những hiệu ứng hào quang của thương hiệu đó.
Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nhiều thương hiệu thậm chí còn cởi mở hơn trong việc hợp tác, vì chúng cung cấp một cách mới để tập hợp các nguồn lực với một công ty ngang hàng trong những thời gian đầy thách thức này.
Cách tiếp cận mới này mở ra cơ hội, chẳng hạn như phát triển trải nghiệm sản phẩm độc đáo cho phép bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của mình.
Bạn có thể thu hút đối tượng đã có của mình theo một cách mới, đồng thời tiếp cận khách hàng mới thông qua các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ khác nhau, đồng thời bạn cũng có thể mở rộng sang các khu vực và thị trường mới.
Quan hệ đối tác thương hiệu cũng là một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng cho sự đổi mới của thương hiệu.
Điều này có thể đặc biệt thú vị khi các thương hiệu từ hai ngành dọc khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra một ưu đãi, sản phẩm hoặc chiết khấu mà nếu không có sự kết hợp đó thì sẽ không có sẵn những trải nghiệm tương tự cho người tiêu dùng.
Cách đánh giá xem mối quan hệ đối tác thương hiệu có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không.
Trước khi bạn tiếp cận bất kỳ công ty nào, có 04 điều chính sau đây bạn cần xem xét khi tìm hiểu xem liệu mối quan hệ đối tác đó có phù hợp với thương hiệu hay KPIs kinh doanh của bạn hay không.
1. Tìm ra sự phù hợp tốt cho nhận diện thương hiệu của bạn.
Thương hiệu này có phù hợp với mục tiêu và giá trị của thương hiệu của bạn không?
Tiến hành nhiều nghiên cứu xem về cách các đối tác tiềm năng của bạn được đối tượng mục tiêu của chính họ nhìn nhận như thế nào.
Đọc blog công ty hay sản phẩm của họ để kiểm tra về những gì quan trọng đối với họ và khách hàng của họ, cũng như các kênh truyền thông mạng xã hội của họ.
Quan hệ đối tác sẽ giúp nâng cao thương hiệu của bạn chứ không phải làm tổn hại nó.
Có bất kỳ hoạt động hay tương tác nào mà bạn không muốn thương hiệu của mình được kết hợp với đối tác không?
Việc hợp tác với họ có thể làm tổn hại thương hiệu của bạn theo bất kỳ cách nào không?
Duy trì hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu là điều rất quan trọng, nhưng an toàn thương hiệu là bước quan trọng đầu tiên thường bị bỏ qua.
Hành động bạn nên làm: Nghiên cứu thương hiệu để xem liệu nó có phù hợp với các giá trị kinh doanh và danh tiếng thương hiệu của bạn hay không.
2. Sự hợp tác này có ý nghĩa đối với khách hàng của bạn không?
Khai thác nhóm đối tượng mới của đối tác chiến lược được cho là lợi ích trọng tâm đối với các chương trình quan hệ đối tác, do đó, việc đảm bảo rằng đối tượng của bạn phù hợp là điều vô cùng quan trọng.
Xét cho cùng, sẽ chẳng có ích gì khi hợp tác cùng nhau nếu nhân khẩu học của bạn khác xa nhau. Những sự cộng tác có đối tượng trùng lặp tự nhiên có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất, vì vậy đừng ép buộc mọi thứ chỉ để làm cho nó trở nên hiệu quả hơn.
Nỗi đau hay mối quan tâm của khách hàng của bạn là gì?
Có bất kì sự giao thoa nào với khách hàng của đối tác không? Sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ cung cấp giá trị gia tăng nào cho khách hàng của bạn?
Hành động bạn nên làm: Cân nhắc xem mối quan hệ hợp tác này có được khách hàng của bạn hoan nghênh hay không và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có phù hợp với họ hay không.
3. Mở khóa các kênh truyền thông mới.
Xây dựng một kênh truyền thông mới có thể rất tốn kém. Bạn cần có thời gian, nỗ lực và đầu ra nội dung thường xuyên để thiết lập và phát triển bất kỳ kênh nào.
Việc khai thác vào những kênh đối tác hiện có cho phép bạn mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu với mức chi tiêu tiết kiệm nhất cho thương hiệu của mình.
Hãy nghiên cứu xem đối tác của bạn đang sử dụng những kênh marketing nào để thu hút khách hàng của họ. Phạm vi tiếp cận của mỗi kênh là gì và các chỉ số về mức độ tương tác của họ là như thế nào?
Hành động bạn nên làm: Khám phá những kênh marketing mới mà sự hợp tác này có thể mở ra cho thương hiệu của bạn.
4. Đo lường thành công của bạn.
Có nhiều cách để xác định một mối quan hệ đối tác thành công, nhưng dù cho bạn chọn cách nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn và đối tác của mình phù hợp với nhau về hình thức thành công.
Hãy nhớ rằng ROI không phải lúc nào cũng cần chuyển trực tiếp thành doanh số bán hàng, mà chúng có thể được đo lường bằng phạm vi tiếp cận của chiến dịch, mức độ tương tác của khách hàng, các phương tiện truyền thông tự nhiên mà khách hàng nói về bạn (earned media), mạng xã hội hoặc thậm chí mở rộng sang các thị trường mới.
Bạn cũng nên suy nghĩ xem liệu bạn có nhận được kết quả và tác động tương tự hay không nếu nó được thực hiện độc lập thay vì sự cộng tác với đối tác.
Hành động bạn nên làm: Đặt KPIs rõ ràng, xem xét thành công như thế nào về ROI và cách bạn xác định xem đây có phải là quan hệ đối tác một lần hay cộng tác lâu dài.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vị trí cửa hàng H&M đã biến mất khỏi mục tìm kiếm trên Apple Maps Trung Quốc.
Theo The Wall Street Journal, vị trí cửa hàng H&M đã biến mất khỏi mục tìm kiếm trên Apple Maps Trung Quốc. Điều này xảy ra trong bối cảnh người dân Trung Quốc kịch liệt phản đối quyết định ngưng nhập hàng từ Tân Cương của H&M và một số công ty phương Tây.
Không chỉ trên Apple Maps, Baidu Maps, 400 cửa hàng của H&M đều bị xóa sổ khỏi các dịch vụ gọi xe, ứng dụng thương mại điện tử.
H&M là một trong số nhiều công ty phương Tây, bao gồm cả Nike và Adidas, đang đối mặt với làn sóng tẩy chay từ phía Trung Quốc.
Năm ngoái, Mỹ thông báo cần chấm dứt mọi hoạt động sử dụng bông và các sản phẩm khác từ Tân Cương, sau cáo buộc phía Trung Quốc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ.
Đầu tuần này, chính quyền Tổng thống Biden tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt lên hai quan chức Trung Quốc, sau những phát ngôn vi phạm nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ.
Các phương tiện truyền thông chính phủ quốc gia này đang đẩy mạnh kêu gọi tẩy chay nhãn hàng phương Tây.
Theo thông báo đăng trên Weibo, H&M Trung Quốc cho hay phía công ty “không đại diện cho mục đích chính trị nào” và vì vậy sẽ “tiếp tục tôn trọng khách hàng Trung Quốc”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các CMO và nhà quản lý marketing phải quản lý thời gian một cách hiệu quả đồng thời phải hoàn thành việc ‘chẩn đoán’ thương hiệu trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ ngày nhận việc.
Khi các giám đốc hay nhà quản lý marketing bắt đầu một công việc mới, một sai lầm thường thấy là họ sẽ lao thẳng vào việc tạo ra các chiến dịch truyền thông và mong muốn thúc đẩy kết quả sớm cho doanh nghiệp đã tuyển dụng họ.
Tuy nhiên, sự thật là không có gì quan trọng hơn trong 6 tháng đầu tiên của một nhà quản lý marketing ngoài việc nghiên cứu và hoàn thành một bản chẩn đoán cụ thể về thương hiệu.
“Ưu tiên của bạn trong 6 tháng đầu tiên đó là chẩn đoán và thu thập dữ liệu của mình để tìm ra những gì đang xảy ra với thương hiệu, đó là công việc số một mà bất kỳ giám đốc marketing nào cũng phải làm trong suốt ‘nhiệm kỳ’ của họ.
Trong năm đầu tiên, bạn đã có được bản chẩn đoán lớn này để giải quyết mọi thứ, chiến lược lớn đầu tiên, lần thực thi chiến dịch lớn đầu tiên.”
Việc dành thời gian để tiến hành nghiên cứu thương hiệu có thể là một thách thức đối với các nhà làm marketing, đặc biệt là đối với những người trong năm đầu tiên làm việc của họ tại doanh nghiệp.
“Một điều phổ biến mà tôi thường thấy ở các nhà tiếp thị thất bại, đó là họ không quản lý thời gian để có thể chẩn đoán thương hiệu ngay từ đầu.”
“Khi bạn được tuyển vào một thương hiệu, điều đầu tiên bạn cần làm là nói với mọi người rằng năm nay không phải là năm của tôi.
Ở năm đầu tiên này, tôi sẽ làm việc với tất cả khả năng của mình và tôi cũng sẽ làm hết sức những gì tôi có thể, nhưng đó vẫn sẽ là chiến lược và chiến thuật của người khác. Bạn sẽ thấy tác động của tôi bắt đầu từ năm thứ hai.”
Những nhà marketer giỏi thường sẽ cố gắng để làm tất cả mọi thứ thọ có thể, nhưng trên hết họ cũng phải chuẩn bị cho kế hoạch của họ trong năm thứ hai khi họ xây dựng xong bản chẩn đoán thương hiệu của mình.
Một bản chẩn đoán thương hiệu hoàn hảo.
Một bản chẩn đoán thương hiệu hoàn hảo sẽ bắt đầu với giai đoạn khám phá và nghiên cứu lịch sử của thương hiệu, thu thập dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu về khách hàng trung thành và các nhóm phân khúc thị trường khác nhau của thương hiệu.
Tiếp theo là giai đoạn thử nghiệm, bao gồm việc khảo sát thương hiệu. Khi quá trình chẩn đoán thương hiệu hoàn tất, một chiến lược marketing có thể sẽ được kết hợp với nhau.
Quy trình này sẽ mất khoảng 6 tháng, người làm marketing cũng cần phải sẵn sàng kịp thời để trình bày với nhóm tài chính của doanh nghiệp trước khi ngân sách được ký.
Mặc dù giai đoạn chẩn đoán là một công việc quan trọng trong năm đầu tiên của giám đốc hay nhà quản lý marketing, nhưng trong những năm tiếp theo, việc chẩn đoán thương hiệu hàng năm sẽ trở nên ít khốc liệt hơn.
Đối với các nhà làm marketing làm việc tại các thương hiệu có ít ngân sách hoặc không thể đầu tư tiền vào hoạt động nghiên cứu thương hiệu, không có mối tương quan nào giữa số tiền chi cho nghiên cứu và lượng thông tin chi tiết (Insights) tạo ra.
Thay vào đó, đối với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, ưu tiên hàng đầu là nên nghiên cứu lịch sử của công ty, thu thập dữ liệu thứ cấp, phân tích khách hàng và nói chuyện với những nhóm khách hàng trung thành với thương hiệu.
Chỉ cần như vậy là đủ để bạn có thể hiểu thương hiệu của mình đang như thế nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Apple không cấm các nhà phát triển sử dụng dữ liệu và theo dõi người dùng, họ chỉ muốn điều này được thực hiện công khai. Vì sao Facebook lại lo sợ?
Theo đánh giá của cây bút Jason Aten trên Inc, rõ ràng Facebook khó chịu với những thay đổi trong iOS 14.5 sắp ra mắt. Từ phiên bản này, Apple bắt buộc các nhà phát triển hỏi ý kiến của người dùng trước khi thu thập dữ liệu hoặc theo dõi họ.
Trước đó, trên iOS 14.3, Apple yêu cầu các nhà phát triển phải mô tả chính xác dữ liệu sẽ thu thập, theo dõi và liên kết, từ đó người dùng có thể quyết định cài đặt ứng dụng hay không. Tính năng này mang tên Nutrition Labels trong App Store.
Facebook phản ứng quyết liệt
Những thay đổi bảo mật kể trên áp dụng cho tất cả nhà phát triển, nhưng Facebook dường như có ác cảm cá nhân với điều này. Gã khổng lồ trên lĩnh vực mạng xã hội công khai chỉ trích Apple trong nhiều phát biểu chính thức.
Facebook chạy một loạt quảng cáo khổ lớn trên một số tờ báo nổi tiếng vào tháng 12/2020, tuyên bố Apple là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp nhỏ và ngành công nghiệp Internet.
Trong buổi báo cáo kết quả kinh doanh quý tổ chức vào tháng 2, CEO Facebook, Mark Zuckerberg đưa ra những lời chỉ trích nặng nề đối với Apple, cho rằng các thay đổi về bảo mật thực chất là phương thức cạnh tranh không công bằng.
“Chúng tôi thấy hoạt động kinh doanh của Apple ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc giành thị phần ứng dụng và dịch vụ cạnh tranh với chúng tôi cùng các nhà phát triển khác”, Mark Zuckerberg nói.
Ông tố Táo khuyết lạm dụng vị trí nền tảng độc quyền, chèn ép đối thủ cạnh tranh. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta coi Apple là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình.
iMessage là mấu chốt quan trọng trong hệ sinh thái của họ. Nó được cài đặt sẵn trên mọi iPhone và nhận ưu tiên cao nhất”, Mark Zuckerberg đánh giá.
“Vì vậy, Apple có động cơ để can thiệp vào cách ứng dụng của chúng tôi và các ứng dụng khác hoạt động, tạo ra ưu thế riêng cho mình”.
Bản chất cuộc chiến Apple – Facebook
Theo INC, thực chất mâu thuẫn giữa hai gã khổng lồ công nghệ không nằm ở vấn đề quyền riêng tư hay theo dõi người dùng mà là tính minh bạch.
Apple không ngăn các nhà phát triển theo dõi người dùng. Họ cũng không chặn quảng cáo nhắm mục tiêu. Bản chất của hoạt động này là hiển thị nội dung phù hợp với sở thích từng cá nhân trên Internet.
Nếu người dùng muốn chia sẻ mọi hoạt động trực tuyến của họ với Facebook, Apple sẽ không ngăn cản. Trong trường hợp đó, nhà phát triển vẫn có thể thu thập đầy đủ thông tin, phục vụ cho quảng cáo hoặc mục đích khác.
Tuy nhiên, Apple yêu cầu các nhà phát triển phải minh bạch về dữ liệu muốn thu thập cũng như cách họ sử dụng sử dụng nó. Đồng thời phải hỏi ý kiến và được người dùng chấp thuận.
Đó là vấn đề cơ bản nhất trong cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ. Vậy, điều gì làm cho Facebook “đứng ngồi không yên”?
Người dùng không đứng về phía Facebook
Với những thông tin đang có trong tay, Facebook hiểu rằng một lượng lớn người dùng không đứng về phía họ. Nếu được chọn lựa, nhiều người sẽ không cho phép mạng xã hội này thu thập thông tin và theo dõi hoạt động.
Theo kết quả khảo sát gần của AppsFlyer, nền tảng phân tích dữ liệu tiếp thi di động, khoảng một nửa số người dùng (47%) có khả năng từ chối theo dõi.
Theo nhận định của INC, đó là bí mật đen tối của Facebook, họ không muốn mọi người biết về việc bị theo dõi và chắc chắn không muốn đưa ra lựa chọn.
Theo dõi người dùng một trong những hoạt động cơ bản, đem lại thành công cho mô hình kinh doanh của Facebook.
Nó không chỉ hiển thị nội dung dựa trên hoạt động mà còn cho phép các nhà quảng cáo xác định những khách hàng đã đến trang web của họ và mua hàng sau khi xem quảng cáo.
Chẳng hạn, nếu bạn nhấp vào quảng cáo giày và sau đó mua một đôi, người bán có thể biết bạn truy cập trang web từ quảng cáo mà họ đã trả tiền. Nhận ra hiệu quả, các doanh nghiệp sẵn sàng chi thêm tiền cho Facebook.
Ngược lại, nếu Facebook không được phép theo dõi người dùng, các nhà quảng cáo sẽ không thể liên kết hoạt động mua hàng với xem quảng cáo. Điều đó làm cho nền tảng kinh doanh của Facebook trở nên kém giá trị hơn.
Các doanh nghiệp có thể chuyển số tiền dành cho tiếp thị của mình sang một nền tảng khác, chẳng hạn như Google Ads.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn nhận thấy Sếp của mình có một hoặc nhiều những dấu hiệu này, thì đây chắc chắn là người lãnh đạo bạn không nên từ bỏ.
Một người Sếp hay một giám đốc điều hành là một người có tầm nhìn xa trông rộng với một bản ‘sơ yếu lý lịch’ ấn tượng.
‘Gót chân Asin’ của họ là sự tự tin thái quá hay đôi lúc là cả sự kiêu ngạo.
Sau đây là những dấu hiệu của các nhà lãnh đạo và quản lý mà nhân viên của họ thường ngưỡng mộ và nhiệt tình làm theo.
1. Họ không sợ sai.
Những nhà lãnh đạo khó tính và có lập trường không phải vì họ nghĩ rằng họ luôn đúng và sử dụng điều đó để thể hiện ‘sức ảnh hưởng’ của họ, mà là bởi vì họ không sợ sai.
Ngược lại những nhà lãnh đạo tự mãn và tự phụ, người luôn tuyên bố quan điểm cá nhân của chính mình và không quan tâm đến các ý kiến hoặc quan điểm của người khác là một nhà lãnh đạo tồi, họ sẽ rất ít khi nhận được sự ủng hộ từ chính nhân viên hoặc đội nhóm của mình.
Thông thường, họ chỉ biết họ đúng – và họ cũng cần bạn biết điều đó. Loại hành vi này không biểu thị sự tự tin mà đó là dấu hiệu của một kẻ ‘bắt nạt trí tuệ’.
Điều này cũng trái ngược hoàn toàn với những nhà lãnh đạo giỏi, đối với họ, điều quan trọng nhất vẫn là tìm ra điều gì đúng nhất.
Họ cũng sẽ thường thừa nhận khi họ sai hay mắc lỗi.
2. Họ lắng nghe nhiều hơn là nói.
Các nhà lãnh đạo giỏi thực sự và đầy tự tin là người khiêm tốn, họ biết họ đang nghĩ gì và họ muốn biết bạn nghĩ gì.
Thực tế mà nói, những nhà lãnh đạo nên tạo ra không gian để cho nhân viên của mình tự do suy nghĩ và đó phải là một phần của những cuộc trò chuyện hiệu quả.
Họ đặt ra những câu hỏi đầy tính tò mò, và thậm chí là thách thức: cách một việc được hoàn thành, bạn (nhân viên) thích gì về nó, bạn học được gì từ nó và bạn cần gì để trở nên tốt hơn, năng suất hơn, hiệu quả hơn, v.v.
Những nhà lãnh đạo kiểu này thường muốn biết rất nhiều và luôn tìm mọi cách để biết nhiều hơn nữa. Và cách tốt nhất để làm điều đó chính là lắng nghe nhiều hơn.
3. Họ không màng danh vọng.
Những nhà lãnh đạo tốt họ không cần vinh quang hay tìm kiếm sự xác nhận từ một ai đó; họ luôn hiểu những gì họ đã đạt được và chưa được.
Họ tỏa sáng với người khác, sau đó dừng lại và ăn mừng thành tích cùng đồng đội, điều này giúp tăng cường lòng tin và sự tin tưởng của nhân viên của họ.
4. Họ không ngại yêu cầu sự giúp đỡ.
Những nhà lãnh đạo giỏi cảm thấy đủ an toàn để thừa nhận những điểm yếu của mình và họ cũng cảm thấy thoải mái khi yêu cầu sự giúp đỡ.
Bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ, điều mà người khác có thể coi đó là điểm yếu, một nhà lãnh đạo thực sự biết rằng khi được giúp đỡ, họ sẽ dành cho người khác một cơ hội, một lời khen hay thậm chí là một phần thưởng xứng đáng nào đó.
5. Họ không ‘hạ bệ’ người khác.
Những nhà lãnh đạo này tránh xa những lời đàm tiếu, hoặc việc phải nói xấu người khác để khiến bản thân có vẻ tốt hơn.
Mối quan tâm duy nhất của họ là ngày mai họ phải trở thành một phiên bản tốt hơn ngày hôm qua.
6. Họ hiểu những sai lầm của riêng họ.
Những nhà lãnh đạo kiểu này thường tạo ra sự trung thực và chân thực, họ sẽ luôn thừa nhận sai lầm của họ và đôi khi không ngại khi bị nói xấu.
Trên thực tế, sự tự tin của họ thậm chí có thể cho phép họ trở thành nguồn gốc của những trò đùa của người khác, bởi vì họ biết rằng khi bạn chân thực và khiêm tốn, người khác sẽ không cười cợt bạn; họ mĩm cười với bạn.
7. Họ tìm kiếm sự khôn ngoan từ người khác.
Có một câu tục ngữ cổ ngụ ý nói rằng: Ở đâu không có sự hướng dẫn, người ta thường sa ngã, nhưng nếu ở đó có nhiều lời khuyên bảo thì nơi đó sẽ có nhiều người chiến thắng.
Những nhà lãnh đạo tốt luôn tìm kiếm lời khuyên hoặc ý kiến đóng góp từ những người đáng tin cậy của họ để dạy họ, giúp họ đi đúng hướng hơn.
8. Họ tìm cách tạo dựng lòng tin với người khác.
Bất kỳ nhà lãnh đạo thực sự nào trước hết sẽ tạo dựng được niềm tin với nhân viên của họ.
Trên thực tế, người ta thấy rằng trong các tổ chức lành mạnh, các nhà lãnh đạo có tư tưởng phục vụ đều sẵn sàng trao niềm tin cho những người khác.
9. Họ làm cho nhân viên của họ cảm thấy giống như họ là những đối tác kinh doanh.
Khi bạn đã đầu tư vào các mối quan hệ thân thiết và xây dựng lòng tin theo thời gian, những nhà lãnh đạo này sẽ cho các thành viên trong nhóm của họ cảm thấy như họ đang đầu tư vào doanh nghiệp của mình.
Họ trao cho nhân viên quyền sở hữu và thu hút lực lượng lao động của họ theo cách kinh doanh.
Khi mọi người nắm quyền làm chủ công việc của họ – giống như họ là đối tác kinh doanh – thì sự hài lòng của nhân viên sẽ tăng vọt. Họ trở thành những tín đồ của sự trung thành.
10. Họ khen thưởng và ghi nhận những người chiến đấu bên cạnh họ.
Một nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ đi một mình. Họ sẽ luôn ghi nhận những thành công là nỗ lực của cả đội nhóm.
Nhà lãnh đạo này hiểu bản chất của con người và sẽ ưu tiên công nhận mọi người vì họ đã làm việc chăm chỉ.
Thông thường, nhân viên sẽ sẵn sàng hơn để làm theo một nhà lãnh đạo hơn nếu nhà lãnh đạo đó không tìm kiếm vinh quang cho chính bản thân họ mà thay vào đó là xây dựng cho những người khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.
Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.
Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.
Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:
Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
Điều gì đang hoạt động tốt?
Những gì cần cải thiện?
Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?
Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).
Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.
Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.
5. Average Revenue Per User (ARPU).
ARPU hay doanh thu trung bình trên mỗi người dùng là thước đo mức doanh thu bạn có được với mỗi khách hàng đang hoạt động.
Để tính toán nó, hãy chia MRR của bạn cho tổng số người dùng đang hoạt động trong tháng đó.
ARPU = MRR ÷ Khách hàng đang hoạt động (Active Customers).
Việc đo lường chỉ số ARPU giúp các công ty khởi nghiệp có thể mở rộng quy mô. Nếu ARPU của bạn thấp, bạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các vấn đề về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ.
Ví dụ: nếu mỗi khách hàng chỉ trả 5 USD mỗi tháng, bạn sẽ không có thêm nhiều doanh thu để tăng trưởng. Chi phí mà bạn tiêu tốn cho bộ phận hỗ trợ (Support, CS, IT….) với khách hàng đó sẽ hầu như chiếm hết toàn bộ doanh thu hàng tháng mà bạn có từ họ.
ARPU sẽ quyết định chiến lược phát triển của bạn theo nhiều cách. ARPU thấp có nghĩa là bạn sẽ cần thu hút rất nhiều khách hàng hơn để đạt được 1 triệu USD doanh thu quay vòng hàng năm (ARR).
Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ không thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp (1-1) qua điện thoại hoặc tiêu tốn quá nhiều chi phí để có được một khách hàng.
Nếu bạn chi tiêu nhiều tiền cho khách hàng hơn số tiền họ có thể trả cho bạn, rõ ràng là bạn sẽ sớm phá sản.
Theo dõi ARPU của bạn cũng giúp bạn hiểu sở thích của khách hàng của mình hơn. Nếu có nhiều khách hàng chọn các gói giá cao hơn, bạn sẽ thấy ARPU của mình tăng lên.
Có hai cách để bạn có thể tăng ARPU của mình. Tăng kích thước gói giá trung bình mà khách hàng đăng ký (nâng cấp khách hàng lên mức cao hơn) hoặc bán thêm họ bằng các tiện ích bổ sung và dịch vụ mở rộng.
Gói giá cao hơn:
Khi bạn tiếp tục thêm các tính năng vào sản phẩm của mình, bạn sẽ muốn phân tích hay xem xét lại các gói giá của mình.
Bạn có thể đưa ra một điểm giá cao hơn để thu hút nhiều khách hàng hơn không?
Bạn có đang cho đi quá nhiều với các gói cấp thấp hơn của mình không?
Việc phỏng vấn khách hàng có thể thực sự hữu ích trong việc xác định lý do tại sao họ chọn gói giá này hơn gói giá khác.
Tiện ích bổ sung:
Bạn cũng có thể chọn cung cấp thêm một số tính năng cho riêng từng khách hàng (hoặc nhóm khách hàng) bên ngoài các gói có sẵn.
Việc có thêm dù chỉ là một vài đô la mỗi tháng tháng cho mỗi khách hàng cũng có thể mang lại cho bạn doanh thu bổ sung nhiều hơn bạn nghĩ.
Hết phần 3 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đặt mục tiêu làm được nhiều việc hơn nhìn chung sẽ giúp bạn tiến xa hơn là đặt mục tiêu hoàn thành xuất sắc một công việc.
Hầu hết chúng ta đều muốn tạo ra những ‘tác phẩm’ tốt nhất có thể. Bạn theo đuổi mục tiêu đó như thế nào? Một cách tiếp cận phổ biến nhất đó là hướng đến sự xuất sắc.
Bạn nghiên cứu mọi thứ có thể về lĩnh vực của mình, bạn đọc những thứ hay ho đến điên cuồng rồi lại lo lắng khi bắt tay làm việc với con mắt luôn hướng tới sự hoàn hảo.
Để đạt được mục tiêu, bạn có thể theo đuổi sự xuất sắc hay cũng có thể bạn lựa chọn một hướng đi khác.
Bạn chỉ có thể không cần quan tâm đến chất lượng công việc và làm nhiều việc hơn nếu bạn không cần lo lắng hay chịu trách nhiệm về việc liệu nó có đủ tốt hay không.
Vậy, con đường nào sẽ đưa bạn đến gần hơn với những gì tốt nhất của bản thân?
Câu chuyện ngụ ngôn về những cái chậu.
Câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về những chiếc chậu trong cuốn sách Art & Fear của David Bayles và Ted Orlando đã tuyên bố là sẽ trả lời câu hỏi đó bằng một giai thoại về một lớp học gốm sứ.
Theo đó, một vị Giáo sư chia lớp học thành hai nhóm: Một nhóm sẽ được phân loại về số lượng và nhóm còn lại về chất lượng.
Nhóm đầu tiên sẽ tiến hành cân tất cả những cái chậu của họ và theo quy luật càng nặng thì có điểm càng cao.
Nhóm thứ hai sẽ được phân loại dựa trên những chiếc chậu tốt nhất mà họ sản xuất, bất kể là họ đã làm thành công nó như thế nào.
Kết quả là gì: Các tác phẩm có chất lượng cao nhất đều do nhóm sản xuất được chấm điểm dựa trên số lượng.
“Có vẻ như trong khi nhóm ‘số lượng’ đang bận rộn với đống công việc – và học hỏi từ những sai lầm của họ – thì nhóm ‘chất lượng’ đã chỉ ngồi đưa ra những lý thuyết về sự hoàn hảo, và cuối cùng, họ đã có ít thứ hơn để thể hiện cho những nỗ lực của mình ngoài những mớ lý thuyết vĩ đại và một đống đất sét chết.”
Bài học rút ra cho mỗi chúng ta là gì, cách tốt nhất để đạt được những thành quả tuyệt vời không phải là nhắm mục tiêu vào những kết quả tuyệt vời, mà thường là đến từ việc đặt mục tiêu để được làm nhiều việc hơn.
Cách tiếp cận này hiệu quả vì nó buộc chúng ta phải gạt đi chủ nghĩa hoàn hảo sang một bên và hành động nhiều hơn trong thế giới thực, và kinh nghiệm (bao gồm cả thất bại) thường là người thầy tốt nhất.
“Số lượng giúp tạo ra chất lượng.”
Làm thế nào để bạn áp dụng nguyên tắc này vào cuộc sống của chính mình?
Đầu tiên, hãy nhớ rằng cách tốt nhất để trở nên giỏi hơn trong một điều gì đó không phải chỉ đơn giản là lo lắng và nghiên cứu nó, mà đó là hãy thực hiện nó, ngay cả khi ban đầu bạn hoàn toàn không thích nó.
Một cách hữu ích khác để buộc bản thân phải chấp nhận sự thật này là quy tắc 70-20-10.
Như nhạc sĩ nổi tiếng Jonathan Reed đã từng giải thích trên Medium, sự thật là bất cứ thứ gì bạn đang cố gắng tạo ra, 70% nỗ lực của bạn sẽ là tầm thường, 20% sẽ là tệ hại và 10% sẽ là tuyệt vời.
Các tỷ lệ phần trăm này luôn ổn định cho dù bạn đang làm việc ở cấp độ nào.
Sự “tuyệt vời” của bạn có thể không đạt tiêu chuẩn giống như một nghệ sĩ biểu diễn đẳng cấp thế giới, nhưng ngay cả những nghệ sĩ biểu diễn đẳng cấp thế giới cũng chỉ đạt được 10% thành công trong quãng thời gian của họ.
Theo Quincy Jones, Michael Jackson đã trải qua 800 bài hát để có được 9 bài thực sự xuất sắc. Khi bạn càng viết nhiều bài hát, thì bạn càng viết được nhiều bài hát hay.
Hãy dán quy tắc 70-20-10 này vào không gian làm việc của bạn như là một cách để nhắc nhở bản thân, và cuối cùng đừng quên, ‘số lượng giúp tạo ra chất lượng’.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mỗi công ty đều có định hướng khác nhau nhưng bạn nên chú ý nếu gặp phải 7 kiểu công ty sau đây nhé!
Dù là tập thể công ty hay cá nhân, có chiến lược, đường đi mới dài. Nếu không có chiến lược, giống như một người đi vào rừng sâu nhưng lại không có bản đồ, la bàn, sẽ rất dễ lạc đường trong đó.
1. Suy nghĩ “bỏ đồng xu” ăn “trứng ngỗng vàng”
Những công ty “nhát gan”, chỉ dám đầu tư nhỏ nhưng luôn mơ ước thu được lợi nhuận lớn sẽ chẳng bao giờ “phất” lên được.
Tháng 2 năm 1999, Niu Gensheng nói với Sun Xianhong:
“Tôi đưa anh 100 vạn tiền phí tuyên truyền, anh không được nói với bất cứ ai.”
Xianhong thắc mắc: “Tại sao lại không được nói?”
Gensheng đáp: “Bây giờ có 300 vạn thôi, tôi lại dùng 100 vạn làm quảng cáo, sợ rằng mọi người không tiếp thu nổi. Nhưng tôi chỉ cần một kết quả: Trong một đêm khiến người trong toàn thành phố đều biết đến.”
Thế nên chỉ sau một đêm, đến sáng ngày 1 tháng 4 năm 1999, mọi người đều thấy hai bên đường xuất hiện những biển quảng cáo màu đỏ, trên đó nổi bật dòng chữ vàng: “Mengniu Dairy, thương hiệu thứ hai của Nội Mông Dairy!”
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc quảng cáo và marketing hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế, nhiều ông chủ luôn mang trong lòng một bàn tính nhỏ, họ sẵn sàng gây ra chút scandal nhỏ để thu hút, không muốn bỏ ra khoản lớn tuyên truyền, mà lại hy vọng thu được lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư nhỏ như thế.
Họ chưa từng nghĩ đến việc đầu tư lớn để nhận được những thứ lớn hơn. Đây đúng là kiểu tư duy tự khép mình vào khuôn mẫu.
Bản thân muốn ăn “trứng ngỗng vàng”, nhất định phải trả giá tương xứng. Những ông chủ không muốn bỏ vốn, chỉ muốn lấy lời, sẽ chỉ khiến công ty đi vào khoảng không của sự mơ mộng mà thôi!
2. Không có chiến lược, thực hiện kiểu “sống tạm bợ”
Tục ngữ có câu: “Người giỏi cờ mưu tìm quyền lực, người không giỏi cờ đi tìm mưu sĩ.” Lý do khiến nhiều công ty không thể mở rộng phát đạt là vì họ chỉ lo tìm người giỏi, mà quên đi việc vạch ra chiến lược cụ thể.
Dù là tập thể hay cá nhân, có chiến lược, đường đi mới dài. Nếu không có chiến lược, giống như một người đi vào rừng sâu nhưng lại không có bản đồ, la bàn, sẽ rất dễ lạc đường trong đó.
Những công ty nào chỉ quan tâm cái lợi trước mắt mà không đặt ra đường lối lâu dài chỉ có thể “sống được 3 năm”. Bởi vì họ không chuẩn bị sẵn “dù”, nên khi trời mưa nhất định sẽ bị ướt và cảm lạnh. Không có chiến lược, đồng nghĩa với việc đưa nhược điểm vào tay công ty đối thủ, để họ mặc sức tung hoành tác chiến.
3. Tầm nhìn thiển cận
Có nhiều người sống theo nguyên tắc: “Quăng cần câu phải thấy cá, đao thái xuống phải thấy đồ ăn.”
Cách nghĩ này không sai, nhưng nếu lúc nào cũng chỉ quan tâm đến vấn đề sống hiện tại, thì tương lai bạn nhất định sẽ phải xử lí một đống rắc rối.
Tồn tại giống như một bài toán chiến thuật, còn phát triển là một bài toán về chiến lược. Muốn giải bài toán tồn tại, cần hiểu được bản thân nên làm gì. Nhưng muốn giải bài toán phát triển, cần phải quyết tâm đi một chặng đường rất dài.
Trên thực tế, nhiều người làm chủ lại ôm tâm lý ham “cái lợi trước mắt”, họ nghĩ rằng chỉ cần bắt đầu liền có thể đổi lấy lợi nhuận khổng lồ ngay lập tức.
Chính vì vậy khi quay quảng cáo, tổ chức sự kiện mà không thấy hiệu quả, họ liền sợ hãi dừng lại ngay lập tức.
Nhưng thực tế, xây dựng thương hiệu luôn là dự án dài hạn, có hệ thống, và đòi hỏi cá tính độc đáo, sự sàng lọc cải tiến không ngừng nghỉ. Đối với khách hàng, thương hiệu còn là sự thừa nhận về mặt nhận thức và trải nghiệm. Họ cần bạn phóng xa tầm nhìn và căn cứ theo quan điểm của họ mà không ngừng cải thiện.
4. Doanh nghiệp thiếu “khối óc”
Có người từng nói: “Nguồn lực là thứ nhất, cơ hội là thứ hai, năng lực là thứ ba, học lực là thứ tư…”
Và do vậy, họ cho rằng nhiều người kinh doanh thành công là nhờ nguồn lực xã hội giúp đỡ. Nhắc đến “nguồn lực xã hội”, nhiều người sẽ nghĩ đến sự hỗ trợ từ lãnh đạo, cụm từ “con ông cháu cha”, hay “nhà có điều kiện”, thực ra suy nghĩ này không toàn diện.
Có thể khi kinh doanh, bạn cần nhờ vả rất nhiều sự trợ giúp của bạn bè, người thân, đồng nghiệp… Nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp, sự kiên trì và sáng tạo của bản thân mới là thứ hàng đầu giúp bạn vượt qua nghịch cảnh.
Có những doanh nhân không được ai giúp đỡ, “nguồn lực” của họ chỉ có bản thân.
Thế nên, hãy tin tưởng rằng bản thân bạn sẽ là người đem đến tài nguyên cho công ty, dùng trí tuệ của mình, đừng nghĩ quá nhiều đến việc nhờ vả người khác.
5. Doanh nghiệp thiếu đoàn kết
“Một cây làm chẳng nên non”, nếu một công ty không có sự giúp đỡ của nhân viên, việc gì cũng đùn đẩy cho ông chủ, vậy dù bạn có quyền lực đến đâu, cũng sẽ phải đương đầu với khó khăn. Nhiều công ty thường phải đối diện với vấn đề: Không tuyển được người xuất sắc, người tài thì không giữ được, người còn ở lại thì không vừa mắt…
Chỉ vì ghen ghét nhau vấn đề lương, thưởng, lợi ích… mà bầu không khí làm việc nhóm lúc nào cũng căng thẳng.
Nếu người làm sếp không mau chóng giải quyết vấn đề này, kỹ năng của nhân viên không chỉ khó cải thiện, còn khiến doanh nghiệp đi thụt lùi.
Lãnh đạo mệt mỏi, nhân viên chán nản và muốn rời đi. Thế nên, sự đoàn kết trong một tập thể thật sự rất quan trọng. Là một nhà quản lý thông minh, bạn nên biết cách hướng dẫn, cải thiện mối quan hệ nhân viên, và đưa ra mức lương, phúc lợi hợp lý nhất có thể…
6. Doanh nghiệp dùng “đòn gánh vàng nhặt phân”
Ngày xưa, có một chàng trai, tổ tiên anh ta đều là những nông dân trồng rau. Hằng ngày, chàng thanh niên đều gánh đòn đi nhặt phân, sau đó đổ chúng lên ruộng rau. Từ nhỏ, anh ta đã quen với việc này.
Có một ngày nọ, trên đường ra ruộng rau, anh ta nghỉ chân dưới gốc cây to, ngồi trên cái gánh, nhìn ra tòa nhà sang trọng của phú ông trong làng, trong lòng anh ta chợt hiện lên một giấc mơ: Nếu một ngày nào đó anh ta cũng giàu có như vậy, anh ta nhất định sẽ làm một cái gánh bằng vàng để đi nhặt phân.
Mặc dù anh ta có của cải, vàng bạc dư dả, nhưng tư duy “nhặt phân” vẫn không vì thế mà thay đổi, bởi vì anh ta đã quen với việc này.
Nhiều công ty thất bại cũng vì lý do tương tự, thấy người khác có nhãn hiệu nổi tiếng liền lập tức chạy theo, thấy người ta kinh doanh lẩu tự phục vụ thành công cũng vội mở…
Nhưng sau tất cả, họ chỉ chạy theo người khác để đi theo lối mòn của phiên bản tư duy cũ!
7. Doanh nghiệp “tự kiêu”
Người kinh doanh dù nhỏ hay lớn vẫn đáng trân trọng, vì họ đóng góp cho xã hội nhiều thuế hơn, phát triển công nghệ hơn.
Hầu hết, họ đều là người tài, có năng lực. Lòng dũng cảm của họ cũng rất đáng khâm phục. Nhiều người thậm chí còn về bám rễ trên mảnh đất quê hương cằn cỗi, nghèo nàn rồi tự sáng tạo, khai phá công nghệ trong môi trường chính sách không thuận lợi đó để đưa thương hiệu ra nước ngoài.
Nhưng trái ngược với họ, có nhiều ông chủ nhỏ sự nghiệp không lớn nhưng lại mắc bệnh cố chấp, tự cao, đầy kiêu ngạo. Vì thế kết quả là tự làm mất cơ hội của chính mình.
Một lãnh đạo tốt cần khả năng tư duy tổng thể, không chỉ phải học cách kiếm tiền, còn cần học cách kiểm soát và phân chia chúng cho hợp lý.
Quan trọng hơn là, không vì một lần thắng lợi mà tự kiêu. Bởi vì trên thị trường còn rất nhiều đối thủ tài năng đang chực chờ “cắn xé” công ty bạn.
Tự kiêu chính là tự giết mình. Muốn giữ vững chỗ đứng, tốt nhất đừng bao giờ ngừng học hỏi, dù bạn có là ai hay đang ở vị trí nào đi nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Ông Jerry Daykin, cách tốt nhất để đo lường sức ảnh hưởng đến thương hiệu của digital marketing là sử dụng các phương pháp “cũ” như phân tích kinh tế lượng, sức khoẻ thương hiệu (brand lift) và nghiên cứu khách hàng.
Sự ra đời của digital marketing hay tiếp thị kỹ thuật số mang lại cho chúng ta những cách thức giao tiếp mới với người tiêu dùng.
Những cách thức nhắm mục tiêu mới và cả những cách thức mới để tiếp cận với họ trong hành trình mua hàng.
Đương nhiên, cùng với hàng loạt các cách thức mới chính là các chỉ số mới: click (số lần nhấp chuột), engagement (mức độ tương tác), viewability (khả năng xem)…
Ông Jerry Daykin, Giám đốc truyền thông cấp cao tại GSK Consumer Healthcare chia sẻ:
“Nhưng khi bạn thực sự tập trung chuyển sang các số liệu trực tuyến này, hiệu quả kinh doanh của bạn bắt đầu giảm.
Ngay cả khi bạn rất hiểu rằng cuối cùng của mọi thứ đều là cố gắng để xây dựng một thương hiệu, thì cũng rất khó để các KPIs của Digital không trở thành một con dốc, nơi bạn có thể bị trượt dài.
Gần như tất cả các chiến dịch digital đều hiển thị tỷ lệ nhấp chuột (Click), giá mỗi lẫn nhấp chuột (CPC), giá mỗi lần tương tác (CPE).
Và nếu điều đó tồn tại, chắc chắn bạn đã phải bắt đầu tối ưu hóa nó liên tục dẫu nó không hẳn là liên quan trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh của mình.”
Trong suốt 20 năm sự nghiệp của mình, Ông Daykin đã làm việc cho một loạt các công ty chuyên về xây dựng thương hiệu, bao gồm gã khổng lồ ngành bánh kẹo Mondelez và công ty đồ uống Diageo.
Trong suốt thời gian đó, vai trò của ông chủ yếu tập trung vào các hoạt động digital, bao gồm cả vị trí head of digital marketing tại Mondelez.
Ông Daykin nói thêm rằng mặc dù mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn và muốn tương tác với thương hiệu của bạn, nhưng những ám ảnh về việc theo dõi các lần nhấp chuột không hẳn là điều phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Thay vào đó, việc đo lường digital hay các hoạt động kỹ thuật số sẽ thay đổi tùy thuộc vào những gì bạn đang cố gắng đạt được.
“Nếu bạn đang nỗ lực ngay ở phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel) và bạn đang cố gắng để bán hay chuyển đổi mọi thứ, nó có thể đúng, lúc này những lần nhấp chuột có thể là điều đúng đắn.
Nhưng nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến nhận thức hoặc cân nhắc thương hiệu, thì các lần nhấp thường không quan trọng. Bạn thực sự chỉ muốn mọi người nhìn thấy bạn, chú ý đến bạn. Và có thể họ sẽ không nhấp vào quảng cáo của bạn, điều này vẫn hoàn toàn ổn.”
Từ năm 2014 đến năm 2015, Nielsen đã thực hiện phân tích hơn 450 chiến dịch kỹ thuật số và không nhận thấy bất cứ mối tương quan nào giữa mức độ tương tác hoặc tỷ lệ nhấp và ROI mà các chiến dịch có thể thúc đẩy.
Nó cũng cho thấy có ít hơn 1% mối tương quan giữa các chỉ số chính như ghi nhớ quảng cáo, nhận thức về thương hiệu và ý định mua hàng.
“Nếu các hoạt động digital của bạn đang hoạt động ở quy mô mà nó thực sự tác động đến thương hiệu và doanh số bán hàng của bạn, bạn sẽ có thể đo lường nó thông qua các phương tiện truyền thống hơn.” Jerry Daykin, GSK
Một nghiên cứu khác vào năm 2017 của Dunnhumby một lần nữa cũng cho thấy không có bất kì mối tương quan nào giữa những lần nhấp chuột và tác động bán hàng.
Ông Daykin nói thêm:
“Ngay cả trong thế giới kỹ thuật số đầy biến đổi như hiện nay, cách tốt nhất để đo lường tác động của digital marketing đối với thương hiệu của bạn thường là sử dụng các phương pháp “cũ” như phân tích kinh tế lượng, nghiên cứu sức khoẻ thương hiệu, nghiên cứu khách hàng, ROI…
Và nếu bạn không thể phát hiện ra bất cứ tác động nào mà digital đang mang lại, thì có thể là nó không có.
Đó là một thách thức thực sự đối với tất cả chúng ta với tư cách là những người làm marketing, có thể bạn đang nghĩ rằng các phương pháp cũ đã ‘lỗi thời’ nhưng thực sự chúng lại quan trọng.”
Ông Daykin cũng nói thêm rằng GSK hiện cũng đang dốc sức tìm hiểu những gì họ kỳ vọng đạt được thông qua các nỗ lực digital marketing của mình để đảm bảo rằng GSK không “mù quáng làm theo” các KPIs vốn dĩ sai lầm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoanh quanh thuật ngữ Storytelling (tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện) trong bối cảnh ngành marketing và kinh doanh như: storytelling là gì? Các loại Storytelling? Công thức xây dựng Storytelling? Nghệ thuật viết Storytelling trong hoạt động Marketing và thương hiệu? Một số ví dụ về Storytelling? và hơn thế nữa.
Ở thế giới đầy bận rộn với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hầu hết các quảng cáo đều được thiết kế theo kiểu thu gọn và linh hoạt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng ngay tức thời. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại lòng trung thành lâu dài của khách hàng, điều mà hầu hết marketer và thương hiệu kỳ vọng có được từ những nỗ lực làm marketing của họ.
Storytelling chính là giải pháp tối ưu mà các thương hiệu có thể tham khảo. Tất cả các nội dung như storytelling là gì hay cách viết storytelling ra sao sẽ được MarketingTrips phân tích cụ thể.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Một Storytelling hay câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu như thế nào.
Lợi ích của Storytelling trong hoạt động kinh doanh và Marketing là gì?
5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Một số chiến thuật Storytelling các thương hiệu có thể tham khảo.
Bên dưới là tất cả những gì bạn cần tìm hiểu về Storytelling.
Storytelling là gì?
Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.
Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.
Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.
Khái niệm Storytelling trong Marketing.
Cũng là sử dụng chiến thuật Storytelling và mang ý nghĩa là kể chuyện như ở trên, Storytelling trong Marketing đề cập đến việc các thương hiệu sử dụng các câu chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau như xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), hoặc bán hàng.
Storytelling Frameworks là gì?
Storytelling Frameworks là các mô hình hay phương pháp mà thương hiệu sử dụng để kể các câu chuyện thương hiệu của mình.
Một số Storytelling Frameworks bạn có thể tham khảo tại đây:
Công thức xây dựng và thực thi Storytelling.
Mặc dù hầu hết các hoạt động marketing hay kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa việc mua hàng bằng cách thể hiện các lợi ích về kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v.
Cách kể chuyện hay sẽ giúp bạn khơi gợi phản ứng cảm xúc ở đối tượng mục tiêu – giúp họ có bước nhảy vọt từ một khách hàng tiềm năng đơn thuần thành khách hàng thực sự, tức là khách hàng đã mua hàng.
Bạn nên tập trung vào việc xây dựng những kết nối với đối tượng mục tiêu – thông qua những câu chuyện có liên quan, những giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng.
Số liệu và dữ liệu dẫu có quan trọng đến đâu thì chúng cũng chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch marketing hiệu quả nào.
Những câu chuyện mạnh mẽ và có sức thuyết phục thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy họ cần phải tương tác với các câu chuyện được kể.
Hãy nhớ rằng, người đọc hay đối tượng mục tiêu của bạn có thể phát hiện ra những thứ gì đó không chân thực từ cách kể chuyên của bạn. Điều quan trọng là câu chuyện về thương hiệu của bạn không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải chân thực.
Một cách đơn giản để đạt được điều này là hãy xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn và truyền tải chúng ra ngoài bằng một câu chuyện thu hút người đọc, một chuyện đơn giản, cá nhân và ý nghĩa sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Khách hàng của bạn đánh giá sản phẩm thì lý tính nhưng mua hàng thì lại đầy cảm tính.
Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải chứ đầy đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào có thể.
Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?
Bạn không cần phải đi đâu xa để tìm thấy một thương hiệu có cách kể chuyện đỉnh cao trong chiến lược truyền thông của mình.
Nike, một trong những thương hiệu giày dép lớn nhất thế giới, đã sử dụng cách kể chuyện trong nhiều thập kỷ qua, chiến lược này đã giúp định vị Nike như là một thương hiệu đích thực và cũng là động lực mà mọi người đều có thể liên tưởng đến.
Nike đạt được điều này bằng cách đưa câu chuyện “Just Do It” vào danh sách các câu chuyện đầy cảm hứng của mình, câu chuyện đầu tiên có thể kể đến chính là câu chuyện đầy cảm hứng về một người đàn ông 80 tuổi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho vóc dáng được khoẻ mạnh – điều tạo nên sức hấp dẫn của mọi người với thương hiệu.
Bên dưới là ví dụ thực tế về cách Nike tận dụng Storytelling.
Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn nhất thế giới khác cũng đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng cách kể chuyện để tạo tiếng vang và dấu ấn với khách hàng mục tiêu của họ.
Lợi ích của việc kể chuyện trong kinh doanh thì quá rõ ràng. Nó có thể giúp bạn không chỉ đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và quan trọng nhất là xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Theo thời gian, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và thậm chí là chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn trước.
Theo Harvard Business Review năm 2016, Top 10 công ty hàng đầu trên thế giới là những công ty hay thương hiệu có khả năng đồng cảm cao nhất – bao gồm Facebook, Alphabet (Google), Netflix, Whole Foods Market và Unilever.
Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Rõ ràng là mọi người thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn hơn ngoài việc chỉ đơn giản là bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.
Cách kể chuyện tuyệt vời biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện và quen thuộc.
Tuy nhiên, có một thực tế là ngày nay rất ít thương hiệu dành nhiều thời gian để đưa những cách kể chuyện chân thực vào chiến lược quảng cáo hay thông điệp thương hiệu của chính họ.
5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
Sau khi hiểu được storytelling là gì cũng như tầm quan trọng của nó, người xây dựng Storytelling cũng cần hiểu các thành tố quan trọng vốn có của chiến thuật này.
1. Chúng ta là ai.
Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.
Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
2. Chúng ta làm gì.
Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.
Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.
3. Tại sao chúng ta làm điều đó.
Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.
Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.
Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.
4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.
Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.
Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.
Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.
5. Bằng chứng của chúng ta là gì.
Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.
Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.
Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.
Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.
Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?
Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”
Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Như vốn bản chất từ ngữ của nó, trong khi Storytelling đề cập đến việc (hoạt động) Kể chuyện, Brand Story là Câu chuyện thương hiệu, chính là “vật liệu” hay nguồn gốc được sử dụng để kể chuyện.
Bạn không thể kể chuyện hay nếu bạn không có một câu chuyện thương hiệu đủ hấp dẫn đối tượng mục tiêu.
Nghệ thuật sử dụng Storytelling.
Mặc dù việc xây dựng Storytelling hay một câu chuyện thương hiệu mà khách hàng của bạn phải có liên quan là cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó được tối ưu.
Hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể loại bỏ sự tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên phía trước theo một cách nào đó.
Bằng cách thu hút đối tượng mục tiêu của bạn vào một câu chuyện hấp dẫn với những dòng cảm xúc chân thành, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng từ họ vào công ty cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn tạo ra.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp khách hàng của mình nắm bắt và quan tâm đến cuối cùng.
Nó thể bao gồm việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giới thiệu đến họ các câu chuyện của bạn.
Nhưng dù cho bạn làm gì, hãy giữ nó thật nhất quán.
Bạn cũng cần đảm bảo tinh chỉnh giọng điệu của bạn, giữ cho thông điệp thương hiệu của bạn đơn giản với nội dung có thể thu hút rộng rãi.
Đừng thay đổi quá nhiều trong mỗi lần bạn tiếp cận, hãy nhớ sử dụng các hình ảnh và bối cảnh tương tự trong nội dung của bạn nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái ở khách hàng với thương hiệu.
Hãy nhớ bạn luôn phải truyền cảm hứng, đừng bao giờ chỉ trích hay cố gắng chỉ để hoàn thành những mục tiêu đơn giản.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu của bạn nhiều điều để suy ngẫm. Một câu chuyện tuyệt vời là một câu chuyện đáng được chia sẻ và để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc.
Các loại Storytelling phổ biến mà mọi Marketers đều nên tham khảo.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, với các dòng sản phẩm và đối tượng mục tiêu marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại Storytelling khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất.
Data driven Storytelling: Là phương thức xây dựng Storytelling dựa trên dữ liệu.
Mini Ads Storytelling: Kể chuyện thương hiệu thông qua việc kết hợp nhiều mẫu quảng cáo nhỏ và có liên kết với nhau.
Customer led Storytelling: Kể các câu chuyện chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng.
Philanthropic Storytelling: Kể chuyện bằng đạo đức.
Immersive Storytelling: Kể chuyện nhập vai.
Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua các nội dung trực quan như Video, Hình ảnh hay Infographics.
Bạn có thể xem chi tiết các loại Storytelling tại đây.
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Storytelling.
Visual Storytelling là gì?
Như đã phân tích ở phần khái niệm, để tiến hành kể chuyện (Storytelling), thương hiệu có thể kể theo nhiều cách thức hay định dạng nội dung khác nhau.
Visual Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan (Visual), tức là sử dụng các hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn để truyền tải các thông điệp hay câu chuyện đến với khách hàng (thay vì sử dụng các định dạng nội dung không trực quan khác như văn bản hay âm thanh).
Storytelling là gì?
Storytelling đơn giản là kể chuyện, khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.
Storyteller là gì?
Storyteller có nghĩa là Người kể chuyện hay người thực hiện công việc Storytelling, Storyteller ở đây có thể là một cá nhân và cũng có thể là một tổ chức, họ chính là người mang các câu chuyện (Story) đến với công chúng.
Storytelling trong Rap là gì?
Trong âm nhạc nói chung và nhạc Rap nói riêng, thuật kể chuyện – Storytelling là lối kể chuyện qua lyrics, đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền đạt cảm xúc của tác giả đến với đại đa số công chúng.
Về bản chất, Storytelling rất đơn giản, gồm 3 phần như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Một bản nhạc Rap được viết theo lối Storytelling có thể thúc đẩy cảm xúc trong nội tâm khán giả do đó từ lâu đây được xem là một phương thức làm nhạc thành công.
Digital Storytelling là gì?
Digital Storytelling có nghĩa là Kể chuyện kỹ thuật số, là một hình thức sản xuất truyền thông kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người chia sẻ các khía cạnh trong câu chuyện của họ.
Liên quan đến thuật ngữ Digital Storytelling, Digital Story tức Câu chuyện kỹ thuật số cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm.
Câu chuyện kỹ thuật số là một bản trình bày đa phương tiện kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật số trong một cấu trúc tường thuật (một câu chuyện).
Brand Storytelling là gì?
Brand Storytelling là kể chuyện thương hiệu. Từ một câu chuyện thương hiệu (Brand Story) nào đó, doanh nghiệp tiến hành kể những câu chuyện này tới khách hàng thông qua nhiều cách kể chuyện khác nhau.
Content Storytelling là gì?
Content Storytelling là kể chuyện bằng nội dung (Content), thương hiệu sử dụng những nội dung có thể là video, audio, văn bản (textual), infographic, hình ảnh (photo) để kể các câu chuyện thương hiệu.
Longer-form Storytelling là gì?
Longer-form storytelling là phương pháp kể các câu chuyện theo cách dài hơn, dù cho đó là nội dung video hay văn bản (text) hay bất cứ định dạng nội dung nào khác, điểm quan trọng chính ở đây là bạn phải cung cấp nhiều thứ hơn để xem cho người dùng.
Data Storytelling là gì?
Data Storytelling là kể chuyện bằng dữ liệu, thay vì kể chuyện bằng các văn bản thông thường hay quan điểm một chiều từ phía thương hiệu, người làm marketing sử dụng các dữ liệu hay con số thu thập được để khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và đáng tin hơn.
Video Storytelling là gì?
Là khái niệm đề cập đến cách kể chuyện (storytelling) bằng nội dung là video. Thay vì sử dụng văn bản (text) hay hình ảnh (photo), thương hiệu sử dụng video làm định dạng nội dung chính để truyền tải các câu chuyện (Story).
Personalized Storytelling là gì?
Là hoạt động cá nhân hoá cách kể chuyện hay truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Với từng nhóm, phân khúc, hay thậm chí là từng đối tượng cá nhân khác nhau, thương hiệu kể những thứ khác nhau.
Authentic Storytelling là gì?
Authentic Storytelling là chiến thuật kể chuyện một cách chân thực, khi thương hiệu ít sử dụng các yếu tố mang tính quảng cáo, thay vào đó thể hiện những gì mà thương hiệu có thể làm được, những gì gần gũi với người tiêu dùng của họ và hơn thế nữa.
Case Study Storytelling là gì?
Cũng có phần tương như cách tiếp cận của Data Storytelling, Case Study Storytelling là thuật kể chuyện thương hiệu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, các tình huống thực tế liên quan đến cách khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm (trải nghiệm thương hiệu).
Kết luận.
Thông qua những phân tích ở trên của MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể hình dung được vai trò của nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) trong thế giới làm marketing và kinh doanh hiện đại vốn có quá nhiều sự canh tranh và ồn ào.
Bằng cách hiểu storytelling là gì, các công thức để xây dựng một chiến thuật Storytelling thành công, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần có để xây dựng và phát triển Storytelling, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối, làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Twitter đang thử nghiệm các cải tiến mới đối với trải nghiệm hình ảnh và video trên nền tảng: khi tải lên sẽ có độ phân giải cao hơn và tích hợp YouTube.
Mạng xã hội Twitter xác nhận rằng họ đang thử nghiệm các bản cập nhật vốn được yêu cầu từ lâu bao gồm việc các tweet sẽ có hình ảnh và tích hợp với YouTube để có trải nghiệm video tốt hơn trên nền tảng.
Với những thử nghiệm này, Twitter đang tìm cách giải quyết một số phàn nàn phổ biến nhất từ người dùng của mình.
Khi đăng ảnh lên Twitter, người dùng bày tỏ sự không hài lòng với cách cắt ảnh trong dòng thời gian và mức độ nén ảnh khi tải lên.
Để giải quyết những vấn đề này, Twitter đang thử nghiệm các thay đổi đối với quy trình xuất bản ảnh, bao gồm tùy chọn tải lên hình ảnh chất lượng 4K.
Tính năng nén tệp của Twitter cũng là một chủ đề vốn nhận được nhiều phàn nàn đối với video được tải lên. Để giải quyết vấn đề đó, Twitter đang tìm cách để người dùng xem video chất lượng cao hơn thông qua việc tích hợp YouTube.
Dưới đây là thông tin thêm về các thử nghiệm đã được xác nhận, những thử nghiệm này đang trong quá trình triển khai rộng rãi hơn.
Hình ảnh lớn hơn trong dòng thời gian Twitter.
Twitter đang thử nghiệm một thay đổi đối với các tweet có hình ảnh, hình ảnh sẽ được hiển thị với kích thước đầy đủ trong dòng thời gian của người dùng thay vì bị cắt.
Với bản cập nhật này, những gì người dùng nhìn thấy trong trình soạn tweet sẽ cũng chính là nội dung được xuất bản. Không còn tình trạng hình ảnh bị cắt xén nào nữa, người dùng có thể nhấp vào hình để xem đầy đủ.
Cập nhật này hiện đang được thử nghiệm trong ứng dụng Twitter dành cho iOS và Android.
Tải lên hình ảnh có độ phân giải cao hơn.
Twitter đang thử nghiệm một bản cập nhật cho phép người dùng tweet hình ảnh ở độ phân giải 4K.
Thay đổi này giúp người dùng có thể tweet những bức ảnh có chất lượng cao mà vẫn giữ được chất lượng gốc ban đầu mà không bị nén.
Hiện tại, kích thước tệp tối đa để tải lên hình ảnh trên Twitter là 5MB. Một bức ảnh ở độ phân giải 4K có thể gấp nhiều lần kích thước đó.
Twitter không chỉ định giới hạn kích thước tệp mới sẽ là bao nhiêu, ngoại trừ việc nói tăng chất lượng hình ảnh “lên đến 4K”.
Tích hợp Video YouTube trong dòng thời gian Twitter.
So với các trang web khác, Twitter hiện cung cấp trải nghiệm không đạt tiêu chuẩn khi nói đến các tweet có chứa video và các tweet có liên kết YouTube.
Độ phân giải tối đa cho video trên Twitter là 720p. Nếu người dùng tải lên video ở 1080p hoặc 4K, video đó sẽ bị nén, dẫn đến chất lượng video kém đi đáng kể.
Twitter không tăng độ phân giải cho video như cách nền tảng đã làm với hình ảnh, nhưng đang cố gắng cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho video YouTube.
Với thử nghiệm này, khi người dùng tweet một liên kết đến video YouTube, nó sẽ có thể được phát trong dòng thời gian của Twitter.
Điều này hy vọng sẽ cho phép người dùng xem video ở độ phân giải cao hơn những gì Twitter thường cho phép.
Twitter hiện chỉ đang thử nghiệm các video YouTube nếu được nhúng trên thiết bị iOS.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang tìm kiếm các kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội thì sau đây là một số quan điểm từ các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội khác bạn có thể tham khảo.
Theo đó, Facebook gần đây đã tung ra một loạt video mới nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý mạng xã hội các mẹo và thông tin chi tiết để giúp tối đa hóa hiệu suất của họ.
Một trong những video đó là sự chia sẻ từ Bà Laurise McMillan, Trưởng bộ phận mạng xã hội (Head of Social) của Unbothered, McMillan thảo luận về việc xây dựng cộng đồng như một thương hiệu và cách để có nhiều tương tác trực tuyến hơn.
Sau đây là 3 mẹo chính của McMillan để thành công trên mạng xã hội:
1. Sử dụng sự đóng góp từ cộng đồng – nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated content).
McMillan nhấn mạnh tầm quan trọng của UGC như là một công cụ xây dựng cộng đồng trực tuyến hiệu quả.
“Chúng tôi luôn kêu gọi những nội dung do người dùng tạo ra. Nếu khách hàng bình luận bằng một bức ảnh nào đó trên Instagram, chúng tôi sẽ thông báo đến người dùng và sau đó đưa nó lên Trang nội dung của mình.”
Đây có thể là một cách tuyệt vời để thiết lập sự kết nối và xây dựng sự hiện diện thương hiệu trực tuyến của bạn.
2. Duy trì sự nhất quán và cảm xúc cho thương hiệu của bạn.
McMillan gọi các nguyên tắc xây dựng thương hiệu của mình là “Kinh thánh”, thiết lập các thông số rõ ràng cho sự hiện diện cũng như cảm xúc của các bài đăng có mang hình ảnh thương hiệu của mình.
Điều này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nhận diện thương hiệu, đặc biệt là trên các nền tảng trực quan như Instagram.
McMillan hết lời ca ngợi khả năng phân tích và lập kế hoạch của công cụ Creator Studio, cũng như khả năng phản hồi tin nhắn trực tiếp từ cả Facebook và IG từ một nền tảng tích hợp duy nhất.
Trên đây là một số ghi chú và gợi ý hữu ích mà bạn có thể xem xét trong quá trình lập kế hoạch và chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những kỷ vật của cố CEO Apple luôn được giới sưu tầm săn đón với giá cao.
Sau một tháng đấu giá, đơn xin việc hiếm hoi của cố CEO Apple đã được bán trên sàn BidSpotter với số tiền 222.400 USD, cao hơn gần 50.000 USD so với khi lá đơn được đấu giá lần đầu vào năm 2018.
Theo MacRumors, lá đơn được Jobs viết tay vào năm 1973 sau khi bỏ dở khóa học tại Cao đẳng Reed, trường mỹ thuật hàng đầu nước Mỹ.
Một năm sau, Jobs được nhận vào vị trí kỹ thuật viên Atari rồi gặp Steve Wozniak. Cả 2 cùng nghỉ việc tại Atari để thành lập Apple vào năm 1976.
Trong đơn xin việc, Jobs liệt kê “tiếng Anh” là chuyên ngành chính, còn “công nghệ điện tử”, “kỹ sư thiết kế” là khả năng và sở thích đặc biệt. Máy tính và tính toán cũng được Jobs ghi vào mục kỹ năng.
Theo BidSpotter, đơn xin việc cách đây gần 50 năm của Steve Jobs vẫn trong tình trạng tốt, trừ những vết bẩn nhẹ và băng keo dính ở mép trên. Người mua cũng sẽ có giấy chứng nhận tính xác thực.
Đây không phải lần đầu kỷ vật của Steve Jobs được đấu giá. Tháng 3/2020, hợp đồng thiết kế máy tính Apple II được Jobs ký ngày 25/2/1977 đã được bán trên sàn RR Auction với giá hơn 46.000 USD.
Trong khi đó, giấy khen được Jobs gửi cho nhà thiết kế Jerry Manock năm 1983 được đấu giá hơn 12.000 USD.
Cũng trong tháng 3 năm ngoái, chiếc laptop Macintosh PowerBook 190cs với mặt dưới ghi dòng chữ “Happy Computing” viết bởi Steve Jobs được trả giá hơn 10.000 USD.
Tháng 12/2020, bản phác thảo máy tính Apple II của đồng sáng lập Steve Wozniak đã được đấu giá với số tiền 630.272 USD. Trong khi đó, chiếc Apple-1 cùng một số phụ kiện được trả giá hơn 1,5 triệu USD trên eBay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhà bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện của Thụy Điển – đang bị phản ứng dữ dội và tẩy chay ở Trung Quốc sau khi người dân nước này thấy thông báo không mua bông sản xuất ở Tân Cương trên trang web của hãng.
Theo Al Jazeera, trong một tuyên bố không ghi ngày tháng, H&M cho biết họ không dùng bông vải ở Tân Cương do “quan ngại sâu sắc về các báo cáo từ những tổ chức xã hội dân sự và truyền thông liên quan đến cáo buộc lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử người dân tộc thiểu số”.
Vào cuối năm ngoái, hãng cũng từng tuyên bố không sử dụng nguồn bông vải ở Tân Cương sau khi bị Viện Chiến lược chính sách Úc chỉ đích danh là kiếm lợi từ hoạt động cưỡng bức lao động ở Tân Cương.
Trước đó, Mỹ và các nước phương Tây nhiều lần cáo buộc Trung Quốc đối xử tệ với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác theo Hồi giáo tại nước này. Họ cáo buộc Bắc Kinh dồn ép các nhóm dân tộc này vào các “trại cải tạo” ở Tân Cương.
Đáp lại các cáo buộc, chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ phủ nhận, khẳng định họ lập ra các trung tâm đào tạo nghề để giúp người thiểu số hòa nhập cộng đồng, có cuộc sống tốt hơn.
Trước thông báo của H&M, dư luận Trung Quốc ngay lập tức dậy sóng và một làn sóng tẩy chay, bỏ việc ở H&M diễn ra.
Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc có thông điệp đến hơn 15 triệu người theo dõi trên Weibo chỉ trích H&M: “Phỉ báng và tẩy chay bông vải Tân Cương trong khi muốn kiếm tiền từ Trung Quốc? Đừng mơ”.
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã cảnh báo H&M sẽ phải gánh chịu hậu quả do hành động của mình.
Nhiều sao Trung Quốc cũng nhanh chóng cắt liên hệ với H&M. Nam diễn viên Hoàng Hiên (Huang Xuan) ngày 24-3 cho biết anh đã chấm dứt mọi hợp đồng với H&M và phản đối mọi hành vi nói xấu và bôi nhọ Trung Quốc và vấn đề nhân quyền.
Tống Thiến (Victoria Song), ca sĩ diễn viên Hàn Quốc và Trung Quốc, người thường giới thiệu các mẫu thời trang của H&M, cũng thông báo ngừng hợp tác với nhãn hàng này vì đặt lợi ích quốc gia lên trên.
Các sản phẩm của H&M đã bị bỏ khỏi hầu hết các nền tảng thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc như JD, Taobao và Pinduoduo. Ngày 24-3, khi tìm kiếm sản phẩm của H&M trên những nền tảng này, người dùng không nhận được kết quả nào.
Phản ứng dữ dội với H&M diễn ra chỉ một ngày sau khi Liên minh châu Âu, Anh và Canada đưa ra một loạt lệnh hạn chế đi lại và đóng băng tài sản với nhiều cá nhân và thực thể ở Trung Quốc về việc đàn áp người dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Phía H&M Trung Quốc cho biết chuỗi cung ứng toàn cầu của họ được quản lý để tuân thủ các cam kết bền vững và không phản ánh bất kỳ quan điểm chính trị nào nhưng không thể xoa dịu tình hình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các nhà lãnh đạo vĩ đại bắt đầu với những gì vốn thuộc về con người bên trong họ.
Tìm kiếm và phát triển các nhà lãnh đạo lấy con người làm trung tâm với mục tiêu đặt con người lên hàng đầu vốn là một quá trình khó khăn.
Mối liên hệ giữa các nhà lãnh đạo vĩ đại và văn hóa là rất quan trọng bởi vì các nhà lãnh đạo là người xác định văn hóa và thể hiện các yếu tố của nó.
Đặt những nhà lãnh đạo tồi vào vị trí lãnh đạo là bạn đang ‘tiếp tay’ để xây dựng một nền văn hóa tồi trong doanh nghiệp.
Dưới đây là những gì bạn cần tham khảo về một nhà lãnh đạo thực thụ:
1. Họ mang toàn bộ bản thân họ vào công việc.
Trong cuốn Chief Joy Officer, tác giả Rich Sheridan, Giám đốc điều hành và người kể chuyện chính (storyteller) của Menlo Innovations, đã thách thức chúng ta ngừng ‘đeo mặt nạ’ vào công việc, thay vào đó hãy làm việc công ty như việc nhà.
Ông viết, “Văn hóa nói dối’ ở nơi làm việc thường bắt nguồn từ ý tưởng rằng những gì đang xảy ra bên ngoài công việc phải được ngăn chặn và loại bỏ để họ được coi là nhân viên hoặc ông chủ hoàn hảo tại nơi làm việc.”
Ông nói thêm, “Để phát triển bản thân với tư cách là những nhà lãnh đạo, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình. Toàn bộ bản thân của chúng ta, cả những rắc rối và tất cả.”
2. Họ chiến đấu vì đồng đội.
Những nhà lãnh đạo luôn đi trước trong mọi việc vì lợi ích của đội nhóm và cả doanh nghiệp của họ.
Những người vốn ‘chăm sóc’ nền văn hóa của các công ty mà không phải là tìm kiếm vinh quang, quyền lợi hoặc nhận được sự tín nhiệm cá nhân.
Họ trao quyền cho nhân viên của mình để thực hiện tất cả công việc, đưa ra các giải pháp gia tăng giá trị và mang lại lợi ích cho toàn đội nhóm, đồng thời mang lại cho đội nhóm tất cả sự vinh quang sau những nỗ lực tuyệt vời.
3. Động cơ chính của họ là phục vụ.
Trong cuốn Servant Leadership in Action: How You Can Achieve Great Relationships and Results (tạm dịch: Làm thế nào bạn có thể đạt được những mối quan hệ và kết quả tuyệt vời), Ông Raj Sisodia viết: “Một nhà lãnh đạo làm việc với trọng tâm cơ bản là coi người khác như là một phương tiện để đạt được mục đích.”
Bạn không thể là một nhà lãnh đạo thực sự nếu bạn không lĩnh hội được tư duy này. Vô ngã không có nghĩa là xóa bỏ bản ngã – đó là việc khai thác bản ngã theo những cách lành mạnh.
4. Họ tin tưởng vào đội ngũ của họ.
Trong một cuộc trò chuyện với tạp chí Rolling Stone ở một trong những thời điểm thấp nhất trong sự nghiệp của mình, Steve Jobs từng nói: “Điều quan trọng là bạn có niềm tin vào mọi người, rằng họ về cơ bản là tốt và thông minh, và nếu bạn cho họ công cụ, họ sẽ nói ‘Tôi sẽ làm những điều tuyệt vời với chúng’.”
Khi Steve Jobs phát triển thành một nhà lãnh đạo thực sự, ông đã chứng tỏ niềm tin ngày càng tăng vào nhân viên của mình.
Là những người bảo vệ nền văn hóa của doanh nghiệp, bạn áp dụng tư duy “tin tưởng là trên hết” trước khi đạt được niềm tin vì bạn chấp nhận và tin tưởng vào khả năng của nhân viên trong việc sử dụng trí não và tài năng của họ để sáng tạo và đổi mới.
5. Họ tạo điều kiện cho một mục đích chung.
Các nhà lãnh đạo trong một nền văn hóa doanh nghiệp có hiệu suất cao thường truyền đạt một hình ảnh về tương lai có thể thu hút được mọi người – điều đó là những gì các thành viên trong đội nhóm của họ đang nhìn thấy và cảm nhận.
Họ cung cấp cho các thành viên trong nhóm của mình một điểm đến rõ ràng để mọi người luôn biết họ đang hướng đến đâu. Họ cũng cung cấp cho người của họ một mục đích của câu hỏi, “Tại sao chúng tôi lại làm công việc chúng tôi đang làm?”
Khi câu hỏi đó được trả lời nhất quán, mọi người biết họ đang phục vụ vì những lợi ích lớn hơn và điều đó cuối cùng sẽ khiến họ tập trung vào mục tiêu cuối cùng hơn.
Họ đảm bảo rằng các thành viên trong đội nhóm được gắn kết thông qua các giá trị được chia sẻ với ba thành phần được xác định rõ ràng: một nguồn năng lượng, một niềm đam mê và một năng suất to lớn được giải phóng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc mua lại nền tảng tích hợp dữ liệu Datalogue đang mở ra một chiến lược tiếp cận mới của thương hiệu Nike đến kỹ nguyên làm digital marketing được dẫn dắt bởi dữ liệu – data driven marketing.
Thông qua việc mua lại nền tảng tích hợp dữ liệu Datalogue vào tháng 2, Nike định vị thỏa thuận này là một thỏa thuận sẽ giúp tăng tốc và mở rộng khả năng công nghệ của Nike, đồng thời cố gắng để cân bằng chúng với các chức năng sáng tạo truyền thống.
Giám đốc điều hành của Nike, Ông John Donahoe nhấn mạnh rằng dữ liệu giúp Nike thúc đẩy tốt hơn hiệu quả và năng suất, đặc biệt nó càng trở nên quan trọng hơn khi Nike đang chuyển dịch kinh doanh sang các kênh trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC) và Digital.
Lần đầu tiên trong lịch sử Nike đã tạo ra mức doanh thu từ các kênh kỹ thuật số (digital) là 1 tỷ USD ở khu vực Bắc Mỹ trong quý 3.
Datalogue đã đánh dấu thương vụ mua lại thứ tư của Nike trong lĩnh vực dữ liệu và phân tích trong những năm gần đây.
Marketer có thể học được gì từ chiến lược Data Driven Marketing của Nike.
Các nhà marketer nói chung đang trở nên nhạy bén hơn với công nghệ và dữ liệu khi họ đang phải đối mặt với ‘sự kết thúc’ của cookies của bên thứ ba và cả những thay đổi mới đối với việc định danh người dùng dành cho các nhà quảng cáo từ Apple.
Nike mua lại Datalogue vào tháng 2 như một phần của việc tái cơ cấu tổ chức lớn hơn hoạt động kinh doanh của mình để tập trung nhiều hơn vào chiến lược kỹ thuật số và DTC.
Được thành lập vào năm 2016, Datalogue sử dụng công nghệ máy học (machine learning) để thu thập và tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong một doanh nghiệp.
Đối với Nike, điều này có nghĩa là thương hiệu sẽ sử dụng các kênh thuộc sở hữu của mình (owned channels) chẳng hạn như hệ sinh thái ứng dụng (app ecosystem) của họ như là một động lực tương tác chính với người tiêu dùng cũng như chuỗi cung ứng hay hoạt động của doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính (CFO) của Nike, Ông Matthew Friend cho biết:
“Chúng tôi hy vọng Datalogue sẽ tăng tốc độ phân tích dữ liệu từ người tiêu dùng và thông báo các đề xuất mới về sản phẩm, marketing và dịch vụ của chúng tôi, cuối cùng là nó sẽ giúp tăng tần suất mua hàng, lượng thành viên, quy mô giỏ hàng và cả tỷ lệ giữ chân khách hàng của Nike.”
Mặc dù thương vụ mua lại mới diễn ra, nhưng ban lãnh đạo Nike cho biết rằng kết quả đã gần như được chứng mịnh. Nike sẽ đưa ra nhiều đề xuất về sản phẩm và kết quả tìm kiếm được cải tiến cũng như cá nhân hóa hơn cho người tiêu dùng.
Nike cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng mở rộng quy mô chuyên môn theo hướng dữ liệu để duy trì tính cạnh tranh trong một danh mục bán lẻ vốn đang chạy đua để giành lấy một vị thế DTC và tương lai theo hướng dữ liệu (Data Driven).
Ông Donahoe nói thêm:
“Công nghệ có thể mở ra nhiều phương tiện truyền thông được nhắm mục tiêu và các đề xuất được cá nhân hóa mới, nhưng Nike cũng sẽ nỗ lực để điều chỉnh các nhóm dữ liệu của mình với các nhóm sáng tạo.
Khoa học của những gì chúng tôi đang làm, chúng tôi đã được làm, hẳn là thế. Nhưng điều khiến thương hiệu Nike trở nên đáng chú ý lại là yếu tố nghệ thuật.
Đó là sự sáng tạo của các nhóm thương hiệu của chúng tôi cũng như cách họ kể chuyện và vì vậy dữ liệu không thể thay thế nghệ thuật … mà chúng chỉ giúp nâng cao và bổ sung sức ảnh hưởng của nghệ thuật trong thương hiệu.”
Các nhà tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) khác cũng đang tuân theo một quy tắc tương tự khi họ đang tìm cách củng cố kiến thức chuyên môn về dữ liệu của bên thứ nhất (dữ liệu của chính thương hiệu bạn) trước sự kết thúc của Cookies.
Ở một khía cạnh khác, Yum Brands, công ty chủ sở hữu của KFC, Taco Bell và Pizza Hut, vào tháng 3 cũng đã mua lại mảng kinh doanh trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty chuyên về performance marketing Kvantum với nỗ lực “mở rộng quy mô và theo dõi nhanh” chiến lược dữ liệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO một công ty blockchain ở Malaysia đã chi 2,9 triệu USD để mua dòng tweet đầu tiên trên thế giới.
Sina Estavi – CEO công ty blockchain Bridge Oracle đã mua dòng tweet đầu tiên của nhà đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey với giá 2,9 triệu USD. Dòng tweet này đã được mã hóa bằng công nghệ kỹ thuật số NFT (Non-fungible token).
Theo Valuables by Cent, nền tảng tổ chức phiên đấu giá dòng tweet, doanh nhân Malaysia đã thanh toán cho thương vụ trên bằng đồng tiền điện tử Ether.
Dòng tweet đầu tiên có nội dung “Just setting up my twttr” được Dorsey đăng vào ngày 21/3/2006. Sự kiện bán đấu giá diễn ra từ ngày 6/3.
“Đây không chỉ là một dòng tweet. Tôi nghĩ nhiều năm sau, mọi người sẽ nhận ra giá trị thực sự của dòng tweet này, giống như bức tranh Mona Lisa”, Sina Estavi chia sẻ.
Dorsey cho biết sẽ chuyển số tiền thu được từ cuộc đấu giá thành Bitcoin và tặng chúng cho GiveDirectly, một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ những người nghèo nhất thế giới.
NFT là chuỗi mã đại diện cho các vật phẩm – sử dụng công nghệ blockchain, tương tự nền tảng Bitcoin.
Việc sở hữu NFT được ví như việc mua một món hàng sưu tầm có một không hai. Nhà đầu tư mua NFT gắn với một sản phẩm nào đó, nhằm biến mình trở thành người sở hữu duy nhất, hoặc kỳ vọng sản phẩm tăng giá và bán kiếm lời.
Song song với cơn sốt tiền điện tử, NFT cũng trở thành mặt hàng mới, được giới đầu tư quan tâm thời gian gần đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngày nay, thương hiệu cá nhân là một khái niệm rất thông dụng. Hãy kết hợp nó với content marketing và bạn sẽ nhận thấy có vô số giá trị vô hình mà bạn có thể nhận được.
Làm thế nào để bạn thực hiện một chiến lược content marketing hiệu quả cho thương hiệu cá nhân của bạn?
Cho dù bạn là người đang bắt đầu sự nghiệp của mình hay bạn đang là một nhà lãnh đạo trong ngành của mình, thì những nội dung bạn xây dựng là chỉ báo đầu tiên (và thường là duy nhất) về giá trị thương hiệu của bạn.
Đó là sức mạnh của nội dung. Nó giống như việc bạn tham gia một cuộc phỏng vấn tìm việc, nơi bạn có thể đưa ra những câu trả lời đặc biệt có giá trị đối với nhà tuyển dụng.
Trước khi bạn bắt đầu, việc có một chiến lược chỉnh chu là điều rất cần thiết. Bất kỳ danh sách kiểm tra nhỏ nào bắt nguồn từ tư duy cẩn thận và nghiên cứu đều đảm bảo rằng bạn sẽ đi đúng hướng và dẫn đến thành công.
Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo:
Lập danh sách các mục tiêu chính của bạn. Tại sao bạn lại sản xuất nội dung? Đối tượng của bạn là ai? Kết quả cuối cùng bạn muốn đạt được là gì? Bạn có muốn được xem như là một nhà lãnh đạo có thể cung cấp giá trị cho các bên liên quan hay chỉ cần tăng cường khả năng chuyên môn của chính bạn?
Đối với mỗi mục tiêu, hãy lập kế hoạch loại nội dung phù hợp nhất để hoàn thành mục tiêu của bạn. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, thì nội dung bạn tạo cần phải giàu ý tưởng, chiến lược sáng tạo, có những cái nhìn sâu sắc, phân tích kỹ lưỡng và dựa trên những kinh nghiệm hoặc thành tích cá nhân.
Bây giờ, hãy quyết định con đường nào có tác động lớn nhất đến việc phân phối nội dung của bạn đến đối tượng này. Đó có phải là blog có lượng độc giả lớn, trang LinkedIn của bạn, các ấn phẩm trực tuyến, tạp chí thương mại, podcast của công ty, Twitter hay Facebook cá nhân không?
Nghiên cứu những cách tốt nhất để tiếp cận độc giả của bạn thông qua các kênh này. Ví dụ: Các bài đăng trên Instagram nhận được nhiều sự chú ý nhất thường chứa các thẻ (hashtag) cụ thể.
Với một chiến lược tốt được thiết kế để hỗ trợ việc phát triển content marketing của bạn, bạn nên tập trung vào việc tạo ra những nội dung có sức ảnh hưởng, hấp dẫn và mới mẻ.
Chìa khóa để có được những nội dung này.
Hãy suy nghĩ về mọi thứ từ một góc nhìn độc đáo và mới lạ hơn. Thay vì sử dụng những ngôn từ hoặc phương pháp thể hiện cũ vốn sẽ gây ra sự nhàm chán, bạn có thể thử tiếp cận bằng một cách mới và sáng tạo.
Bao gồm các ý tưởng và tài nguyên chưa từng được chia sẻ. Trong quy trình của sự sáng tạo, đây được gọi là sự sáng tạo ở “cấp độ đầu tiên”. Khi bạn suy nghĩ, đừng chỉ dừng lại ở ý tưởng đầu tiên, thứ hai… xuất hiện trong đầu. Hãy suy nghĩ sâu hơn để tìm ra những điều mới mẻ và chưa từng được công bố chẳng hạn.
Đồng cảm với đối tượng mục tiêu của bạn. Nỗi đau của họ là gì? Nhu cầu, nỗi sợ hãi, nguyện vọng của họ là gì? Điều gì là cực kỳ thách thức đối với họ?. Sự hiểu biết thực sự về họ có thể giúp bạn viết ra những nội dung cực kỳ hấp dẫn.
Tìm kiếm sự hài hước. Hài hước có thể là một rào cản quan trọng trong kinh doanh. Còn với bản thân bạn, bạn nghĩ tại sao những bức ảnh vui nhộn về mèo hay thú cưng lại chiếm được cảm tình trên internet đến thế?
Nhân hóa bản thân. Hãy minh bạch về con người của bạn, những thách thức bạn đã đối mặt và cách bạn vượt qua chúng. Để khán giả của bạn cảm thấy như bạn đang có một bí mật nào đó cần phải khám phá.
Tận dụng điểm mạnh của bạn. Bạn có phải là một người mạnh về dữ liệu hay marketing?. Đối với mọi sức mạnh của con người, hầu như luôn có một lượng đối tượng mục tiêu tương ứng chấp nhận sức mạnh đó. Đừng né tránh những gì bạn giỏi nhất.
Thách thức khán giả của bạn. Cùng với sự đồng cảm và thoải mái, độc giả của bạn cũng muốn được thử thách. Họ muốn nhìn mọi thứ từ một góc độ khác, họ thích sự ly kỳ.
Hãy chuyên nghiệp. Nội dung của bạn phải đẹp về mặt hình ảnh, đồ hoạ, đúng ngữ pháp và không có lỗi chính tả.
Trên đây là tất cả các khía cạnh nền tảng của các chiến dịch content marketing hiệu quả và thành công rực rỡ.
Câu hỏi duy nhất còn lại là: bạn sẽ tận dụng nó như thế nào để phát triển quyền lực của chính mình?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những biểu tượng cảm xúc (Emojis), sự vô vị hay những điều vô nghĩa và cả khiếu hài hước đều không được hầu hết các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Nếu bạn đã phải đọc một CV hay đơn xin việc, bạn biết rằng không nhất thiết phải xem đi xem lại từ đầu đến cuối để xem người đó có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.
Thông thường, bạn chỉ cần nhìn thoáng qua là đủ để phát hiện một vài từ hoặc cụm từ có thể chỉ ra một số đặc điểm tính cách nhất định của ứng viên đó.
Theo một nghiên cứu gần đây, chỉ 1/5 nhà tuyển dụng có đủ kiên nhẫn để đọc toàn bộ CV.
Trên thực tế, hầu hết mọi người đưa ra quyết định nên xem xét hoặc loại bỏ CV đó chỉ trong vòng chưa đầy 60 giây.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Nhân văn ở London, Vương quốc Anh. Thông qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã lấy 2.000 nhà tuyển dụng làm mẫu để kiểm tra.
Câu hỏi được đặt ra là “Những từ hoặc cụm từ nào khiến nhà tuyển dụng loại bỏ CV ngay từ cái nhìn đầu tiên?”
Hơn 59% nhà tuyển dụng không muốn gặp phải những sơ suất, bất kể sự nhỏ nhặt nào, chẳng hạn như lỗi ngữ pháp hay đánh máy.
Nhưng điều đó không khiến họ tức giận bằng việc đọc những câu sáo rỗng và những cụm từ phổ biến, chẳng hạn như “Tôi có thể làm việc độc lập”, “Tôi biết cách làm việc theo nhóm” và “Tôi luôn làm việc chăm chỉ.”
Một điều khác mà họ cũng ghét không kém chính là tính không chính thống. Ví dụ: ai đó kết thúc email bằng một giọng điệu quá bất thường, email của họ có một biệt hiệu lạ…
“Lời nói dối trắng trợn” và thường xuyên trong CV
Một nghiên cứu tương tự cũng tiết lộ rằng có một số lượng khá lớn những người tìm việc sẵn sàng nói dối khi viết sơ yếu lý lịch của họ.
Những lời nói dối hàng đầu bao gồm: thêm thời gian họ làm việc tại các công ty trước đây (1 trong 12 người), thêm trách nhiệm cho các vị trí trước đây (1 trong 20 người), hoặc thậm chí nói dối về sở thích của họ (11%).
Theo nghiên cứu, sau đây là 10 cụm từ hàng đầu mà các nhà tuyển dụng ghét đọc nhất bao gồm:
1. “Tôi luôn làm việc chăm chỉ”
2. “Tôi làm việc tốt bất kể áp lực cao”
3. “Tôi có thể làm việc độc lập”
4. “Tôi giải quyết vấn đề hiệu quả”
5. “Tôi biết cách làm việc theo nhóm”
6. “Tôi là người chủ động”
7. “Tôi là một người giao tiếp tốt”
8. “Tôi giỏi lắng nghe”
9. “Kỹ năng viết của tôi rất xuất sắc”
10. “Tôi nhiệt tình”
Bạn đã từng xem qua một bản CV xin việc và khiến bạn tức giận chưa? Điều đầu tiên bạn ấn tượng hay để ý bởi một CV là gì?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các giám đốc marketing ngày nay đang có những cơ hội tuyệt vời hơn bao giờ hết. Vốn được trang bị bằng những nguồn dữ liệu dồi dào và công nghệ mạnh mẽ, họ đang ở vị trí tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng, giúp tạo ra trải nghiệm khách hàng vượt trội hơn cho doanh nghiệp của họ.
Theo Deloitte, hiện chỉ có khoảng 26% CMO (giám đốc marketing) thường xuyên tham dự các cuộc họp với hội đồng quản trị của công ty họ.
Với những lần tham dự, có lẽ những CMO này đang phải cố gắng chứng minh cho các CEO và hội đồng quản trị của họ thấy về cách marketing có thể thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp thay vì chỉ là trung tâm của chi phí.
Thông qua những cuộc khảo sát với các CMO khác nhau từ các công ty hàng đầu trên thế giới, nhiều người trong số 26% này đã giành được chiến thắng trước CEO và hội đồng quản trị của họ.
Và sau đây là cách họ đã làm điều đó.
Chứng minh marketing đang thúc đẩy tăng trưởng.
Khi hầu hết các quảng cáo trên thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số – khoảng 60% chi tiêu quảng cáo toàn cầu sẽ dành cho kỹ thuật số (digital) vào năm 2024, các nhà quảng cáo sẽ dễ dàng đo lường và có trách nhiệm hơn với ngân sách chi tiêu của mình.
Các nhà marketer có thể đo lường tác động đến kinh doanh của các chiến dịch của họ chính xác hơn nhiều, cho phép họ tính toán được mức lợi nhuận trực tiếp từ các chi phí đầu tư vào marketing.
Điều này có nghĩa là các CMO có thể chứng minh cho hội đồng quản trị của họ cách các khoản đầu tư mà họ được giao đã biến thành sự tăng trưởng có lợi nhuận, các CMO sẽ có sức mạnh hơn khi họ đưa ra các yêu cầu ngược lại.
Bước đầu tiên của các CMO là đặt ra kỳ vọng, với nhóm marketing và với các đối tác, rằng các chiến dịch phải được đo lường về tác động kinh doanh (chẳng hạn như doanh thu và lợi nhuận) chứ không phải chỉ là những số liệu ‘khô khan’ về marketing như là phạm vi tiếp cận hay số lượng người truy cập.
Sau đó, sử dụng các số liệu có được để liên tục tinh chỉnh và tối ưu các khoản đầu tư, họ cần đầu tư nhiều tiền hơn vào các chương trình hiệu quả hơn, tức chương trình có kết quả đã được chứng minh.
Sử dụng những insights thông minh để tạo ra các chiến lược thông minh.
Vì các CMO là những nhà lãnh đạo đại diện cho doanh nghiệp có thể gần gũi nhất với khách hàng, trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, khi doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, họ đang có vị trí tốt nhất để thúc đẩy những thay đổi chiến lược quan trọng.
Bạn có thể làm điều này bằng cách khám phá những dữ liệu phù hợp từ đó làm sáng tỏ xu hướng của khách hàng.
Trong khi nhiều doanh nghiệp hiện đang thực hiện việc tích hợp dữ liệu để có được cái nhìn 360 độ về khách hàng của mình, thì các CMO có thể sử dụng những dữ liệu có sẵn để tìm ra một thông tin chi tiết quan trọng (key insight) có thể mang lại lợi nhuận đáng kể.
Một ví dụ về điều này có thể lấy ra từ Pamela Moy, cựu Phó Giám đốc marketing tại Allstate và hiện là chủ tịch của AMA Insurance.
Khi ở Allstate, cô và đội nhóm của mình đã sử dụng dữ liệu để tìm hiểu rằng, trong khi 70% khách hàng đang nghiên cứu chính sách của họ trực tuyến, chỉ 1/5 biết rằng Allstate cung cấp các loại chính sách (gói và giá) khác nhau và chỉ 1/3 hiểu được mức tiết kiệm chi phí thông qua các chính sách đóng gói (giá).
Pamela và nhóm của cô đã áp dụng thông tin chi tiết này để thay đổi chiến lược bán hàng của Allstate, và kết quả là tăng lên gấp bốn lần số lượng sản phẩm bán chéo (cross-selling) của công ty.
Thay đổi trải nghiệm của khách hàng.
Mặc dù CMO không nhất thiết phải phụ trách tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng, chẳng hạn như website, ứng dụng hoặc cửa hàng thực tế, nhưng họ đang ở vị trí tốt nhất để trở thành tiếng nói của khách hàng và trong việc không ngừng cải thiện các điểm tiếp xúc đó.
Nó bắt đầu bằng cách đầu tư thêm thời gian để hiểu đầy đủ cách ‘người dùng số’ tiếp cận thương hiệu của bạn.
Hãy dành thời gian nghiên cứu, mua và sử dụng thử sản phẩm của riêng bạn thông qua các kênh trực tuyến khi đó là cách mà hầu hết khách hàng tương tác với bạn.
Tiếp đó là bạn nên đi sâu vào website dành cho thiết bị di động của bạn và so sánh trải nghiệm đó với trải nghiệm của các đối thủ cạnh tranh. Kiểm tra các trải nghiệm từ trực tuyến đến ngoại tuyến khác nhau của bạn.
Chúng có liền mạch và dễ điều hướng không? Tốc độ website có nhanh không (dưới 3s)?
Chứng minh giá trị của marketing.
Tất cả các nguyên tắc và ví dụ này đều thể hiện những bước thay đổi trong hoạt động marketing nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng có lợi nhuận, áp dụng các chiến lược mới và tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Và tất nhiên, điều này cũng sẽ mang đến cho tất cả các CMO nhiều giá trị và sức ảnh hưởng hơn, ít nhất là với CEO và hội đồng quản trị của doanh nghiệp họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức căn bản của Performance Marketing (Tiếp thị hiệu suất) như: Performance Marketing là gì? Ví dụ về Performance Marketing? Vai trò của Performance Marketing đối với thương hiệu? Sự khác biệt giữa Performance Marketing và Brand Marketing là gì?
Performance Marketing (Tiếp thị hiệu suất hay Marketing hiệu suất) là khái niệm đề cập đến một phương thức làm Marketing tập trung vào yếu tố Performance có nghĩa là hiệu suất, được phân loại dựa trên mục tiêu cần đạt được của các chiến dịch hay hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Khi nói đến các thuật ngữ trong ngành Marketing, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh và cách phân loại khác nhau, chúng ta có những khái niệm khác nhau và Performance Marketing cũng là một trong số các cách phân loại đó.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Performance Marketing là gì?
Vai trò của Performance Marketing trong doanh nghiệp hay với thương hiệu.
Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường Performance Marketing là gì?
Phân biệt Performance Marketing với Brand Marketing.
Phân tích ví dụ về Performance Marketing và Brand Marketing từ Airbnb, Expedia cùng các nhận định khác từ chuyên gia.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với Performance Marketing là gì?
Bên dưới là chi tiết toàn bộ những gì bạn cần biết về Performance Marketing.
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là Tiếp thị hiệu suất.
Performance Marketing là khái niệm đề cập đến các phương thức làm Marketing trong đó Marketer sẽ tập trung trực tiếp vào yếu tố hiệu suất (Performance) với mục tiêu cuối cùng thường là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và doanh số bán hàng (Sales).
Thay vì với Brand Marketing, doanh nghiệp trung vào các hoạt động xây dựng thương hiệu và hướng tới doanh số trong dài hạn, Performance Marketing tập trung trực tiếp vào việc bán hàng trong ngắn hạn hay thậm chí là trực tiếp.
Performance Marketing theo đó gắn liền với các hoạt động quảng cáo có trả phí (Paid Advertising), theo Statista, vào năm 2022, doanh số ngành quảng cáo trực tuyến có giá trị khoảng gần 600 tỷ USD.
Như đã phân tích ở trên, vì mục tiêu của các doanh nghiệp là khác nhau, các KPIs đo lường của Performance Marketing khác nhau, trong đó chỉ số chính là khách hàng tiềm năng (Lead), doanh số bán hàng hoặc các lượt dùng thử sản phẩm nào đó.
Hay nếu bạn đang trong nhiệm vụ tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo, mục tiêu của bạn khi này là “đẩy performance” cao lên, performance khi này có thể được đo lường bằng giá quảng cáo (CPC, CPM) hoặc tỷ lệ chuyển đổi (CR).
Vai trò của Performance Marketing trong doanh nghiệp hay với thương hiệu là gì?
Trong khi người làm marketing có thể kết hợp với Brand Marketing hoặc không tuỳ thuộc vào từng chiến lược cụ thể, Performance Marketing mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế lớn.
Dưới đây là những gì mà Performance Marketing có thể mang lại:
Performance Marketing giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Mặc dù xây dựng thương hiệu hay độ nhận biết thương hiệu (brand awareness) không phải là mục tiêu của Performance Marketing, tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo và tiếp cận khách hàng mục tiêu, nó cũng có thể giúp họ nhận biết và ghi nhớ tốt hơn về thương hiệu.
Performance Marketing giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Hiển nhiên với đúng bản chất của “Performance” tức “Hiệu suất”, mục tiêu quan trọng nhất và cuối cùng của Performance Marketing là thúc đẩy nhanh (trong nhiều trường hợp là trực tiếp) quá trình có được khách hàng tiềm năng và bán hàng.
Không giống như Brand Marketing, các thông điệp thường “nhẹ nhàng” và khơi dậy yếu tố cảm xúc của khách hàng, Performance Marketing sử dụng các thông điệp mạnh hơn liên quan đến lợi ích của khách hàng, các chương trình khuyến mãi (đặc biệt) và hơn thế nữa với ý định là khách hàng cần ra quyết định ngay.
Thông thường với các doanh nghiệp nhỏ, các đơn vị ít có nguồn lực đầu tư vào thương hiệu thì Performance Marketing hay tiếp thị hiệu suất được xem là chiến lược chính.
Các chỉ số chính thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của Performance Marketing.
Trong khi có rất nhiều chỉ số đánh giá khác nhau về hiệu suất của Marketing hay performance marketing, dưới đây là một số chỉ số chính thường được sử dụng.
Lead: Lượng khách hàng tiềm năng có được sau các chiến dịch cụ thể.
CAC (Customer Acquisition Cost): Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để có được một khách hàng mới, các doanh nghiệp thường dựa vào Benchmark của ngành hoặc nội bộ doanh nghiệp để đánh giá CAC.
Revenue: Doanh số bán hàng có được sau các chiến dịch Performance Marketing với các khoản ngân sách cụ thể.
Demo – Sign up – Subcriber: Lượng khách hàng dùng thử sản phẩm hay đăng ký tư vấn các sản phẩm liên quan.
CPC (Cost Per Click): Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
ROAS (Return on Advertising Spend): Mức lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo.
Phân biệt Performance Marketing với Brand Marketing.
Song song với thuật ngữ Performance Marketing, chúng ta có một khái niệm tạm gọi là đối lập đó là Brand Marketing, vậy sự khác biệt cơ bản giữa Brand Marketing và Performance Marketing là gì?
Nếu Performance Marketing như đã phân tích ở trên là bao gồm các hoạt động marketing tập trung vào performance tức hiệu suất, mà cụ thể ở đây thường là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và bán hàng.
Những gì mà các hoạt động Brand Marketing mang lại là giá trị của thương hiệu, cụ thể ở đây là, độ nhận biết thương hiệu, độ yêu thích thương hiệu, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu và hơn thế nữa.
Brand Marketing liên quan nhiều các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng đồng thời marketing đến người tiêu dùng các thuộc tính của thương hiệu (brand attributes), những thứ mà người tiêu dùng “cần” hình dung ra khi nghĩ về một thương hiệu cụ thể nào đó.
Như đã đề cập ở trên, Brand Marketing là từ ghép giữa Brand và Marketing do đó để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này bạn cũng nên tìm hiểu về Brand và Marketing.
Ví dụ về Performance Marketing.
Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và bản chất của cái gọi là Performance Marketing, dưới đây là các ví dụ về Performance Marketing và Brand Marketing từ Airbnb, Expedia cùng các nhận định khác từ chuyên gia.
Quyết định cắt giảm vĩnh viễn chi tiêu dành cho các hoạt động performance marketing (tiếp thị dựa trên hiệu suất) và tập trung vào tiếp thị thương hiệu cũng như PR là sự kiện đáng chú ý gần đây của ‘ông lớn’ đặt phòng trực tuyến Airbnb.
Động thái này từ Airnbnb được đưa ra sau khi họ đã tiết lộ rằng mặc dù họ đã cắt giảm chi tiêu của performance marketing đến 541 triệu USD vào năm 2020 — nhưng vẫn tạo ra 95% lưu lượng truy cập trực tuyến tương tự như một năm trước đó.
Ông Brian Chesky, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Airbnb cho biết:
“Công ty sẽ không bao giờ quay trở lại chi tiêu số tiền tương tự cho hoạt động performance marketing, tức làm marketing theo tỷ lệ phần trăm doanh thu như cách chúng tôi đã làm vào năm 2019.
Chi tiêu marketing của chúng tôi chỉ chiếm 14,2% doanh thu vào năm 2020, so với mức 23,7% vào năm 2019.
Sức mạnh của thương hiệu và chiến lược truyền thông của Airbnb cũng cho phép chúng tôi ít phụ thuộc hơn vào performance marketing.”
Ông Chesky cũng lưu ý rằng Airbnb đã được biết đến như một danh từ và một động từ trong đại đa số mọi người.
Thay vào việc tập trung chi tiêu và nguồn lực vào các hoạt động performance marketing, Airbnb sẽ tập trung vào việc tận dụng PR và tiếp thị thương hiệu (brand marketing).
Là một phần trong nỗ lực tiếp thị thương hiệu của mình, Airbnb đã khởi động chiến dịch thương hiệu lớn nhất trong 5 năm vào đầu năm 2021.
Công ty thừa nhận trong báo cáo hàng năm rằng tiếp thị thương hiệu có thể có một số rủi ro vì nó đắt và có thể không hiệu quả về mặt chi phí ngay tức thời nhưng ngược lại tiếp thị dựa trên hiệu suất cũng đối mặt với vô số rủi ro xung quanh dữ liệu và quyền riêng tư.
Airbnb không phải là thương hiệu đầu tiên chọn đặt trọng tâm lớn hơn vào thương hiệu trong cách làm marketing của mình, nhưng quyết định của họ đã làm dấy lên mối quan tâm mới trong việc hiểu đúng giá trị của từ hiệu suất (performance).
Điều này đặc biệt được chú ý ở Châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực được cho là có hiệu suất cao hơn các khu vực khác do sự phát triển của thiết bị di động và kỹ thuật số.
Sau đây là chia sẻ liên quan đến vấn đề này từ 5 nhà tiếp thị hiệu suất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Câu hỏi được đặt ra cho các chuyên gia là liệu tiếp thị dựa trên hiệu suất hay performance marketing có mang lại kết quả hay không. Chúng ta nên hiểu quan điểm này như thế nào?
Bà Monica Chia, Giám đốc SEO khu vực APAC của Reprise chia sẻ:
“Khi chúng ta bắt đầu một chiến dịch tiếp thị dựa trên hiệu suất (performance marketing campaign), chúng ta cần xác định rõ kết quả dự kiến (KPIs).
Như chúng ta đã biết, việc Google ra mắt Google Travel đã làm giảm đáng kể khả năng hiển thị tìm kiếm tự nhiên (organic search) của Airbnb.
Trong bối cảnh đó, cạnh tranh để có khả năng hiển thị tìm kiếm có trả phí (paid search) trong kết quả tìm kiếm liên quan đến du lịch chắc chắn sẽ là một yếu tố ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và kết quả performance marketing của họ.
Việc Airbnb xem xét toàn cảnh cạnh tranh thường xuyên có thể giúp họ điều chỉnh việc thực hiện các hoạt động marketing và hiểu liệu nó có đang thúc đẩy giá trị hay không hay chỉ đơn giản là lãng phí các lần nhấp chuột do sự cạnh tranh đầy khốc liệt.
Vì vậy, tôi không nghĩ điều này liên quan nhiều đến việc tiếp thị dựa trên hiệu suất có mang lại kết quả hay không mà thay vào đó, chúng ta nên đặt câu hỏi liệu các chiến thuật của tiếp thị dựa trên hiệu suất của họ có phù hợp với kết quả mong đợi hay không.
Động thái tập trung vào tiếp thị thương hiệu bây giờ là một động thái tốt đối với Airbnb khi đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc định hình một diện mạo mới của ngành du lịch trong thập kỷ tiếp theo, đây là thứ sẽ tiếp tục có thể xây dựng nhận thức hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng.”
Ông Kabeer Chaudhary, CEO của M&C Saatchi Performance chia sẻ thêm:
“Có một điều rất dễ hiểu là tất cả các thương hiệu du lịch và khách sạn đều cắt giảm ngân sách marketing của họ vào năm 2020 do ảnh hưởng từ Covid-19.
Mục tiêu của một số thương hiệu là luôn được người tiêu dùng nhớ đến (top of mind), từ đó khi các hoạt động du lịch trở lại bình thường, họ sẽ cân nhắc hơn đến thương hiệu đó.
Do đó, chúng ta có thể hiểu được rằng các công ty sẽ đầu tư phần lớn ngân sách của họ vào tiếp thị thương hiệu và PR thay vì performance marketing.
Thực tế là Airbnb có thể tạo ra 95% lưu lượng truy cập của năm 2019 mà không cần chi tiêu cho performance marketing là không đủ thông tin để đặt câu hỏi về mức độ hiệu quả của chính phương thức marketing này.
Đầu tiên, tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng Airbnb sử dụng performance marketing để tạo ra lưu lượng truy cập vào website làm mục tiêu chính của mình.
Thành thật mà nói, tôi mong đợi một công ty có quy mô và độ phức tạp như Airbnb sẽ phải xem xét đến các chỉ số sâu hơn như doanh thu, giao dịch, v.v. để đánh giá hiệu quả chi tiêu cho hoạt động marketing của họ chứ không chỉ là lưu lượng truy cập (traffic).
Bà Nathalie Pellegrini, Giám đốc hiệu suất (CPO), Mindshare Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ:
“Hiệu quả của performance marketing phần lớn phụ thuộc vào chiến lược được xây dựng đằng sau chiến dịch và cách nó được tinh chỉnh hay tối ưu.
Các thương hiệu để đạt được thành công, họ cần kết hợp giữa brand marketing (tiếp thị thương hiệu) và performance marketing thông qua các quảng cáo có trả phí, sau đó được tối ưu hóa dần dần để mang lại kết quả mong muốn.”
Ông Martin Davie, head of international platform, Publicis Media Singapore chia sẻ:
“Tôi lại có quan điểm khác. Có vẻ như không còn là câu hỏi về việc liệu performance có mang lại kết quả hay không mà còn là câu hỏi về vai trò của nó như thế nào trong doanh nghiệp, kể cả với câu chuyện của Airbnb hiện tại.
Airbnb đang thực hiện những bước đi tương tự với nhiều nhà quảng cáo khác với mục đích là có một cái nhìn tổng thể hơn về chi tiêu marketing của họ.
Không có một câu trả lời hoàn toàn chính xác nào phù hợp với tất cả câu hỏi đó, tất cả các nhà quảng cáo cần phải tự đánh giá điểm dữ liệu và hiểu giá trị mà các ý tưởng khác nhau đang thúc đẩy doanh nghiệp của họ phát triển.
Hiểu việc phân bổ ngân sách và vai trò của các kênh khác nhau chưa bao giờ hết quan trọng. Trong khi sự tăng trưởng về performance marketing đã dẫn đến việc phụ thuộc vào các chỉ số đo lường ngắn hạn, việc có thể cân bằng giữa giá trị ngắn hạn với giá trị dài hạn cho thương hiệu của bạn là điều rất quan trọng để tiến về phía trước.”
Ông David Ketchum đến từ Control v Exposed, một agency chuyên về performance nói:
“Hãy trò chuyện với khách hàng trước khi chúng ta tìm hiểu về hiệu quả của các phương tiện truyền thông.
Airbnb đã có một sự hiện diện với cá tính mạnh mẽ, và chắc chắn rằng brand marketing và PR sẽ thu hút người tiêu dùng tốt hơn ở giai đoạn khám phá trong hành trình khách hàng.
Tuy nhiên, nhận thức về thương hiệu đó cũng phải được xem xét; chỉ vì bạn biết về thứ gì đó không có nghĩa là bạn có khả năng mua nó.
Các phương tiện truyền thông thiên về performance đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn giữa của hành trình mua hàng (mid-funnel), phù hợp với nội dung và hành vi trực tuyến của người tiêu dùng.
Quảng cáo hiển thị hình ảnh được nhắm mục tiêu tốt với những lời kêu gọi hành động có liên quan, từ phiếu thưởng, mã QR trên thiết bị di động, đến chuyển đổi khách hàng trực tuyến hay bán hàng qua các kênh thương mại điện tử.
Quảng cáo tìm kiếm có trả phí và mạng xã hội ở phần cuối của hành trình mua hàng (bottom of the funnel – BoFu) sẽ đưa mọi người từ chế độ nghiên cứu sang mua hàng.
Expedia, Booking.com và tất cả các khách sạn khác sẽ tiếp tục chi hàng tỷ USD cho hoạt động performance marketing nhằm ‘đẩy’ hết lượng phòng còn trống, khi Covid-19 thoái trào, mọi người sẽ lại khao khát những điểm đến và trải nghiệm du lịch mới.
Airbnb sẽ phải đối mặt với các áp lực cạnh tranh mới. Sân chơi là bình đẳng: tất cả ‘người chơi’ phải tôn trọng quyền riêng tư về dữ liệu và thích ứng một cách phù hợp với một thế giới không cookies mới.”
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Performance Marketing là gì?
Performance Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, Performance Marketing có nghĩa là tiếp thị hiệu suất, khái niệm đề cập đến một phương thức hay chiến lược làm Marketing trong đó doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động Marketing với mục tiêu chính là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và bán hàng (Sales).
Digital Performance Marketing là gì?
Về cơ bản, Digital Performance Marketing cũng là Performance Marketing tuy nhiên là các hoạt động chỉ diễn ra trên môi trường kỹ thuật số (Digital).
Performance Marketing Executive là gì?
Đơn giản chỉ là nhân viên phụ trách Performance Marketing, Performance Marketing Executive có thể thăng tiến lên Performance Marketing Specialist, Performance Marketing Leader/Manager và hơn thế nữa.
Performance Based Marketing là gì?
Cũng tương tự thuật ngữ Performance Based Advertising (Ads), Performance Based Marketing là khái niệm đề cập đến các hoạt động marketing dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng hay bán hàng.
Performance Marketing Service là gì?
Là dịch vụ chuyên về Performance Marketing, cung cấp các dịch vụ liên quan đến Performance Marketing. Dịch vụ này thường được cung cấp bởi các công ty (Agency) quảng cáo và Digital Marketing.
Performance Marketing Lead là gì?
Là khái niệm đề cập đến hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) trong marketing. Tại các doanh nghiệp có cơ cẩu tổ chức chuyên nghiệp, khi marketing được phân chia thành Performance Marketing và Brand Marketing thì hoạt động tìm kiếm Lead sẽ nằm ở nhóm Performance Marketing.
Kết luận.
Trên đây là tổng quan các kiến thức nền tảng về Performance Marketing, trong khi việc lựa chọn Performance Marketing hay các phương thức tiếp cận Marketing khác tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay giai đoạn cụ thể của từng doanh nghiệp.
Bằng cách hiểu ý nghĩa thực sự của performance marketing là gì, vai trò của nó ra sao, cũng như các công việc cần làm liên quan, người làm marketing có thể chủ động và đưa ra những quyết định mang tính bền vững cao hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đang triển khai nhiều cách hơn để kiếm tiền từ video và gia tăng doanh thu cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng của mình.
Facebook đang tung ra 03 bản cập nhật mới nhằm giúp những nhà sáng tạo nội dung video kiếm được nhiều tiền hơn.
Những thay đổi mới nhất đối với các tùy chọn kiếm tiền từ video của Facebook bao gồm:
Kiếm doanh thu từ video dạng ngắn.
Mở rộng tính đủ điều kiện cho nhiều nhà sáng tạo nội dung hơn.
Giúp nhà sáng tạo kiếm tiền từ đóng góp của người xem dễ dàng hơn.
Khả năng kiếm thêm thu nhập từ các video được xuất bản lên Facebook hiện đã khả dụng cho các Trang đáp ứng một số tiêu chí nhất định.
Vì các tiêu chí hiện đã được cập nhật:
Cập nhật đối với yêu cầu về tính đủ điều kiện.
Nhiều Trang hơn sẽ có thể kiếm tiền từ video của họ bằng quảng cáo sau khi cập nhật tiêu chí đủ điều kiện của Facebook.
Facebook có các bộ yêu cầu riêng biệt cho từng loại quảng cáo video: Trong luồng (In-stream), Trực tiếp (Live) và Trò chơi (Gaming).
Tính đủ điều kiện của quảng cáo trong luồng.
Quảng cáo trong luồng đề cập đến các quảng cáo được hiển thị trước hoặc trong video.
Để đủ điều kiện chạy quảng cáo trong luồng, Trang Facebook phải có:
Tổng cộng 600.000 phút được xem từ bất kỳ nội dung video nào được tải lên trong 60 ngày qua. Điều này có thể bao gồm tải lên video thông thường và phát trực tiếp.
5 video tải lên đang hoạt động trở lên hoặc các video trực tiếp trước đó. Video phải được xuất bản, không bị xóa và phải tuân thủ chính sách kiếm tiền từ nội dung của Facebook.
Trước đây, Facebook chỉ xem xét các video tải lên trên ba phút mới đủ điều kiện.
Giờ đây, Facebook cũng xem xét các video tải lên có thời lượng ngắn hơn, các luồng trực tiếp và cả các bản ghi video trực tiếp.
Quảng cáo trong luồng tiếp tục có sẵn cho các Trang có ít nhất 10.000 người theo dõi và chúng không có sẵn cho trang cá nhân (profiles).
Kiếm tiền từ nhiều loại video khác nhau.
Giờ đây, các Trang có thể kiếm tiền từ các video ngắn trong vòng 1 phút thay vì trước đây, bạn chỉ có thể kiếm tiền từ video có thời lượng từ 3 phút trở lên.
Video vượt quá 3 phút có thể bao gồm quảng cáo giữa video, được hiển thị trong khi video đang phát thay vì trước khi video bắt đầu.
Quảng cáo giữa video hiện có thể được hiển thị sau 45 giây chạy video so với mức 1 phút trước đó.
Tính đủ điều kiện của quảng cáo phát trực tiếp.
Facebook có các yêu cầu về tính đủ điều kiện riêng cho các Trang quan tâm đến việc kiếm tiền từ các luồng phát trực tiếp (Live Stream).
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí trong những phần trên, Trang sẽ phải đáp ứng một yêu cầu khác để chạy quảng cáo trong khi phát trực tiếp: cụ thể đó là 60.000 phút phát trực tiếp được xem trong 60 ngày qua.
Facebook lưu ý rằng thời gian xem các bản ghi (recordings) của các luồng trực tiếp sẽ không được tính vào việc đáp ứng tiêu chí đủ điều kiện này.
Kiếm tiền trực tiếp từ người xem.
Khi Trang đủ điều kiện để chạy quảng cáo trong luồng trực tiếp, họ cũng sẽ có thể kiếm tiền với ‘Ngôi sao’.
Đó là một dạng tiền kỹ thuật số mà người dùng mua bằng tiền thật và gửi cho nhà sáng tạo để thưởng (donate) cho nội dung của họ.
Sau đó, nhà sáng tạo sẽ kiếm được một phần doanh thu từ các ‘Ngôi sao’ mà họ nhận được trong một luồng nào đó.
Facebook đang mở rộng tính đủ điều kiện cho ‘Ngôi sao’ đến 15 quốc gia khác nhau.
Nhà sáng tạo nội dung có thể kiểm tra xem Trang của họ có đủ điều kiện tham gia bất kỳ chương trình kiếm tiền nào trong số này hay không trong ‘Creator Studio’.
Trang cũng có thể đăng ký các chương trình này trong ‘Creator Studio’.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cách xây dựng một đội nhóm làm việc hiệu quả bắt đầu từ một nhà lãnh đạo hội tụ đủ kỹ năng.
Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp giờ đây cần tạo ra văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm.
Nền văn hóa mạnh mẽ này có thể tạo ra các đội nhóm làm việc hiệu quả, thu hút được những tài năng mới.
Bà Latane Conant, CMO của 6sense (một nền tảng tăng tương tác), nhận thấy mối liên hệ giữa một doanh nghiệp mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên của mình.
Bà nhận thấy sứ mệnh của mình là phát triển một cộng đồng lấy nhân viên làm trung tâm, tất cả nhân sự đều hướng tới một mục tiêu chung.
Sau đây là 04 quan điểm chính về cách các nhà lãnh đạo có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa hơn:
1. Xây dựng lòng tin thông qua sự minh bạch.
Các doanh nghiệp cần sự tin tưởng để tạo ra một cộng đồng và văn hóa làm việc hiệu quả, điều bắt nguồn từ sự trung thực và cởi mở.
Trong khi các nhà lãnh đạo thường chỉ tự minh bạch với nhau, Bà Conant nói rằng sự minh bạch nên được mở rộng ra hơn trong toàn bộ tổ chức.
Bà Conant khuyên các giám đốc điều hành nên tạo ra một tầm nhìn rõ ràng và minh bạch cùng các kế hoạch hành động chi tiết, sau đó thường xuyên xem xét và chỉnh sửa lại chiến lược của công ty mình.
Bà Conant cũng cho biết thêm là các nhóm marketing và các nhà lãnh đạo cấp cao của họ phải cùng nắm bắt và ủng hộ việc chuyển đổi chiến lược.
“Marketing phải truyền bá các chiến lược mới và tạo ra tiếng nói tới những người khác.”
“Họ phải tạo ấn tượng cho đồng nghiệp của họ và là những người cổ vũ mà doanh nghiệp của bạn cần để làm cho quá trình chuyển đổi được thành công hơn.”
2. Ưu tiên sự kết nối.
Trong các doanh nghiệp, sự kết nối diễn ra liên tục và Bà Conant nói rằng các nền văn hóa tốt thường ưu tiên cho sự giao tiếp và kết nối.
Để thúc đẩy các kết nối lành mạnh, Bà đề xuất là phía doanh nghiệp nên gửi những lời cảm ơn và phản hồi một cách công khai đến những nhân viên đang thực hiện kế hoạch chiến lược đó.
Bà nói thêm: “Đừng bỏ qua những cuộc họp ‘chung tay’ của bạn! Nó nên được coi như là một không gian thiêng liêng, nơi các nhân viên của bạn tụ họp để nói về những gì quan trọng nhất của doanh nghiệp”.
3. Dẫn dắt bằng ví dụ.
Trong khi các nhà lãnh đạo nỗ lực làm việc để thống nhất về phương hướng của doanh nghiệp, Bà Conant nói rằng họ cũng nên thu thập phản hồi về cách các đội nhóm nhận thức về khả năng lãnh đạo của họ.
Giống như những cuộc họp ‘chung tay’, bà khuyến khích các nhà lãnh đạo nên tiến hành ít nhất hai tuần một lần các cuộc họp riêng với nhân viên để trò chuyện hai chiều và giúp nhân viên đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của riêng họ.
Bà Conant cũng tin rằng các nhà lãnh đạo thể hiện sự tin tưởng bằng cách cung cấp các ví dụ về kinh nghiệm của chính họ – cả thành công lẫn thất bại khi họ nói chuyện với nhân viên thường có thể mang lại kết quả tốt hơn.
4. Có nhiều niềm vui.
Bà Conant khuyến khích các nhà lãnh đạo nên hỏi nhân viên của họ xem họ thích làm gì, sau đó kết hợp niềm vui vào công việc của họ hàng ngày.
“Hãy biến công việc trở thành nơi mà mọi người muốn trở thành”, Bà nói thêm.
Bà Conant cũng đang sử dụng nhiều dữ liệu để đánh giá “những nhân tố thú vị” tại nơi làm việc của doanh nghiệp mình. Đội nhóm của bà triển khai một cuộc khảo sát hai tuần một lần để hỏi xem nhân viên của họ có mức độ vui vẻ như thế nào.
Bà cũng đang tìm kiếm và xem xét nhiều cách hơn để mang lại nhiều niềm vui hơn trong công việc.
Bà nói, quan trọng nhất, các nhà lãnh đạo phải là người làm gương. “Nếu các nhà lãnh đạo muốn nhân viên của họ tham gia và hưởng ứng thì họ cũng phải là người ủng hộ và nhiệt tình nhất.”
Tạo không gian làm việc mở với nhiều niềm vui, có chủ đích và cam kết với cộng đồng sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra một nơi mà nhân viên của họ mong muốn làm việc hơn bao giờ hết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn muốn nhận được từ “Yes” từ người tiêu dùng, hãy tham khảo những chiến lược dưới đây từ những nhân viên bán hàng và doanh nhân hàng đầu của thế giới.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, từ “influencer” được sử dụng rất nhiều, nhưng thực sự, sức mạnh của sự thuyết phục được phát huy tác dụng như thế nào?
Một nghiên cứu mới của Everreach giải thích các yếu tố mà các doanh nghiệp sử dụng để tác động đến khách hàng từ đó đạt được mục tiêu.
Đối với kinh doanh, các nguyên tắc như “có đi có lại” và “sự khan hiếm” là những yếu tố lớn để tạo ra sự thuyết phục.
Chẳng hạn, khách hàng có xu hướng đánh giá cao doanh nghiệp của bạn khi bạn tặng họ một thứ gì đó mang tính cá nhân hóa hoặc bất ngờ.
Cũng tương tự, họ có xu hướng muốn những thứ ‘độc nhất’, đó là lý do tại sao những ưu đãi có thời hạn lại có xu hướng có thể bán được nhiều hàng hơn.
Khách hàng của bạn cũng muốn cảm thấy tự tin. Doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng một mối quan hệ lâu dài bằng cách nhấn mạnh “kiến thức chuyên môn” và “tính có thẩm quyền” của bạn trong ngành của mình.
Dưới đây là 06 yếu tố phổ biến sẽ hướng dẫn bạn thực hiện những điều đó:
1. Có đi có lại.
Có đi có lại được định nghĩa là nghĩa vụ bạn nên trả lại những gì tương ứng với thứ bạn đã nhận từ người khác.
Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng nếu một người phục vụ cho khách hàng một viên kẹo bạc hà vào cuối bữa ăn, tiền ‘tip’ của anh ta sẽ tăng lên 3% và nếu là hai viên anh ta sẽ được ‘tip’ 14%.
Chìa khóa để sử dụng kỹ thuật này đó là bạn phải là người đầu tiên đưa ra quyền lợi và đảm bảo rằng nó được cá nhân hóa cũng như có tính bất ngờ.
2. Sự khan hiếm.
Khi British Airways thông báo rằng họ sẽ không có hơn 2 chuyến bay một ngày từ London đến New York vì nó không mang lại lợi nhuận, doanh thu ngày hôm sau của hãnh này đã tăng vọt.
Khi bạn chỉ nói với mọi người những lợi ích mà họ sẽ nhận được là chưa đủ, bạn cũng cần phải làm nổi bật những gì là duy nhất và những gì khách hàng có thể mất.
3. Tính có thẩm quyền.
Mọi người có xu hướng sẽ theo dõi các chuyên gia mà họ có độ tin cậy cao.
Ví dụ, các nhà vật lý trị liệu có thể thuyết phục hầu hết bệnh nhân của họ chấp nhận chẩn đoán của họ bằng các văn bằng được dán trên tường trong văn phòng của họ.
Điều quan trọng là bạn phải chỉ ra cho người khác điều gì khiến bạn đáng tin cậy và là người có thẩm quyền về điều đó trước khi bạn cố gắng gây ảnh hưởng đến họ.
4. Tính nhất quán.
Trên một con phố, rất ít người sẵn sàng tham gia ủng hộ chiến dịch lái xe an toàn. Nhưng trên một con phố tương tự, hơn một nửa số người muốn làm điều đó.
Tại sao lại có sự khác biệt này?
Bởi vì với con phố có quá bán người ủng hộ đó, 10 ngày trước họ đã đồng ý đặt một tấm thẻ nhỏ trên cửa sổ nhà của họ để ủng hộ chiến dịch. Cái thẻ nhỏ đó chính là cam kết ban đầu dẫn đến mức tăng trưởng trong việc thực hiện.
Khi tìm cách gây ảnh hưởng bằng cách sử dụng nguyên tắc nhất quán, bạn nên tìm kiếm những cam kết tự nguyện, tích cực và công khai.
5. Tính cảm thông.
Mọi người thích nói có với những người thích họ. Vậy thực chất, điều gì khiến người này thích người kia?
Trong một loạt các nghiên cứu từ hai trường kinh doanh, một nhóm sinh viên MBA được yêu cầu nằm lòng câu “thời gian là tiền bạc” và bắt đầu đàm phán ngay lập tức.
Kết quả là, 55% sinh viên có thể đạt được thỏa thuận với người dân.
Nhóm thứ hai được yêu cầu trao đổi một số thông tin với người dân trước khi bắt đầu đàm phán, đồng thời các sinh viên này cũng được yêu cầu cần tìm các điểm chung giữa họ với người dân trên những thứ mà họ chia sẻ.
Kết quả là, 90% sinh viên có được thoả thuận.
6. Sự đồng thuận.
Mọi người thường rất thích xem hành động của người khác.
Các khách sạn thường đặt những tấm thẻ nhỏ trong phòng tắm để thuyết phục khách sử dụng lại khăn tắm. Điều này được thực hiện bằng cách thông báo cho họ về những lợi ích đối với môi trường.
Chiến lược này dẫn đến mức hơn 30% khách hàng đồng thuận. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu trên thẻ ghi rằng 75% khách hàng sử dụng lại khăn tắm?
Thay đổi một vài từ về những gì khách hàng khác đã làm là một trong những thông điệp hiệu quả nhất.
Khoa học chứng minh rằng thay vì dựa vào khả năng thuyết phục người khác của bản thân, chúng ta có thể nhắm mục tiêu vào những gì người khác đang làm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Lựa chọn gắn bó với một công ty suốt nhiều năm liền với hy vọng ngày nào đó sẽ nhận lại “trái ngọt” liệu có thật sự là quyết định đúng đắn, hay chỉ mang lại cho bạn kết quả không mong muốn sau nhiều năm đợi chờ lãng phí?
Việc trung thành với một công ty, đặc biệt trong thời đại “nhảy việc” ngày nay, hoàn toàn không phải là một điều dễ dàng.
Chỉ có một số ít ỏi cá nhân vẫn còn gắn bó với duy nhất một công ty ngay từ khi tốt nghiệp đại học.
Tuy nhiên, để lựa chọn cho mình một bước đi an toàn và nhẹ nhàng, họ chấp nhận “chung thủy” với một nơi làm việc duy nhất trong khi bạn bè xung quanh liên tục nhảy sang nhiều môi trường mới chỉ sau hai, ba năm ngắn ngủi.
Việc đánh đổi “tuổi xuân” cho một công ty là điều hiếm hoi hiện nay, thế nhưng, liệu đó có phải là bước đi đúng đắn hay là lựa chọn sai lầm trong con đường sự nghiệp?
Được gì khi trở thành “lão làng” nơi công sở?
Để trả lời cho câu hỏi liệu chung thủy với một công ty là đúng hay sai, hãy bắt đầu từ việc cân nhắc đến những lợi ích nếu như bạn trở thành một “cây đại thụ” của công ty.
Việc gắn bó 10 năm, 20 năm với một môi trường làm việc không có nghĩa là bạn mãi “ôm” chiếc bàn giấy để làm suốt một vị trí hay công việc.
Ngay cả trong nội bộ một công ty, bạn cũng có thể phát triển ở nhiều mảng khác nhau, nhiều phòng, ban và nhiều vị trí thăng tiến nếu như bạn đủ nhanh nhẹn, linh hoạt và biết nắm bắt cơ hội.
Không nhiều bạn trẻ hiện nay nhận ra ưu thế vàng của việc lựa chọn làm việc trọn đời: bạn thành công bởi công sức bỏ ra cũng nhiều như thành quả bạn đạt được.
Nếu bạn cố gắng đủ lâu, khi các lãnh đạo đều nhận ra bạn là nhân viên thâm niên duy nhất phù hợp cho vị trí cấp cao, bạn sẽ được cất nhắc để ngồi vào “ngai vàng”.
Có không ít những CEO nổi tiếng hiện nay đã từng đi lên từ vị trí nhỏ nhoi trong công ty. Một ví dụ tiêu biểu là Tổng giám đốc CTCP Sữa Vinamilk Mai Kiều Liên.
Gia nhập từ năm 1976 với vị trí là Kỹ sư công nghệ, hiện giờ nữ CEO đã trở thành 1 trong 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất Châu Á (Theo Forbes).
Tận tụy cống hiến với một công ty hàng chục năm trời không có nghĩa là bạn sẽ không nhận lại được gì. Đôi khi, những gì bạn cần đó là sự kiên nhẫn và thời cơ thích hợp để hưởng “trái ngọt” mà thôi.
Khi nào thì sự “chung thủy” sẽ trở mặt với bạn?
Tuy nhiên, việc chung thủy với một công việc đôi khi lại đâm ra phản tác dụng khiến bạn lãng phí cả thời gian và tiềm lực bản thân.
Quá trình này sẽ ăn mòn bạn từ từ cho đến một ngày, bạn nhận ra mình không thể tiếp tục cố gắng nữa vì chẳng có thành quả nào đạt được. Sự cố chấp với một nơi làm việc, đặc biệt khi nơi ấy không phù hợp với bản thân, sẽ kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển cũng như năng lực cá nhân.
Đừng tự hỏi vì sao bạn đã cống hiến gần chục năm tuổi xuân cho công ty nhưng vẫn là “người thua cuộc” so với những cá nhân chỉ mới nhảy vào làm được hai, ba năm. Cái bạn thua không phải là thời gian mà là những yếu tố khác như sự phù hợp, khả năng hay thậm chí là cơ hội.
Theo nghiên cứu, những nhân viên ở lại lâu hơn 02 năm được trả ít hơn 50% so với những người rời đi và bắt đầu làm việc ở nơi khác.
Không chỉ vậy, khi gắn bó quá lâu, nhân viên thường mất đi sự nhiệt huyết và sáng tạo ban đầu. Họ thiếu đi tính mới mẻ khi phải lặp đi lặp lại một công việc nhiều năm.
Một môi trường không thể gắn bó lâu thường bao hàm nhiều nguyên nhân. Cơ bản nhất chính là hai yếu tố: Sự phù hợp và cơ hội thăng tiến.
Khi cất nhắc một nơi không hội tụ được cả hai vấn đề này, bạn cần suy nghĩ lại về việc tiếp tục “chung thủy” với công ty ấy. Bạn đang lãng phí không chỉ thời gian mà cả năng lực của chính bản thân mình nếu như vẫn tiếp tục “đâm đầu” vào một lựa chọn sai lầm.
Bao nhiêu năm là đủ lâu để gắn bó với một công ty?
Thông thường, thời hạn 03 – 05 năm là đủ lâu để gắn bó với một nơi làm việc nếu bạn đặt mục tiêu học hỏi và thăng tiến lên những vị trí cao hơn ở công ty ấy.
Tuy nhiên, sau 01 năm mà bạn vẫn ở cùng một vị trí như khi bạn bắt đầu ở 01 năm trước thì nguy cơ con đường sự nghiệp phía trước của bạn trở nên tăm tối là vô cùng cao.
Do đó, nếu đã cán mốc 05 năm ở một công ty nhưng bạn mãi vẫn “dậm chân tại chỗ”, cánh cửa sự nghiệp có thể đóng sập ngay trước mắt bạn nếu bạn tiếp tục ở mãi một công ty.
Vì vậy, đừng tự “buộc đá vào chân” mình khi bạn không thật sự sẵn sàng và không có kế hoạch phát triển dài hạn ở một nơi làm việc duy nhất.
Làm sao để gắn bó lâu dài với một công việc?
Nếu bạn đang gắn bó và có suy nghĩ sẽ ở lại lâu trong công ty, việc đầu tiên bạn cần làm đó là xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng lớn.
Trong tương lai, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ từ nhiều cá nhân, nhiều phòng ban khác nhau. Đừng chỉ mãi tập trung ở một phòng ban bạn đang làm việc nếu bạn có kế hoạch thăng tiến lâu dài.
Đôi khi, những mối quan hệ từ những vị trí khác trong công ty chính là cánh cửa cơ hội để bạn đi xa và nhanh hơn trong công ty.
Ngoài ra, khi bạn đã gắn bó lâu với công ty nhưng mãi vẫn không thể thăng tiến, nhưng công ty lại là môi trường làm việc bạn yêu thích và cảm thấy phù hợp.
Khi gặp trường hợp này, đừng vội nản lòng. Hãy vạch ra kế hoạch phát triển cụ thể cho bản thân. Chủ động liên hệ với cấp trên hoặc nắm bắt cơ hội để được đảm nhận những dự án quan trọng hoặc nhiệm vụ có thể giúp bạn học hỏi kinh nghiệm, phát huy năng lực bản thân.
Khi đạt được những thành tích cụ thể, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc trao đổi với cấp trên về vấn đề tăng lương và thăng chức cho mình.
Cuối cùng, đừng tự biến bản thân mình trở thành một người nhàm chán và tẻ nhạt ở công ty nhiều năm liền. Hãy luôn tự làm mới và tìm kiếm động lực sáng tạo ở những công việc bạn đang làm.
Khi bạn không lặp lại mọi trình tự như một chiếc máy tự động, bạn sẽ cảm thấy bản thân có ích hơn, đam mê hơn và quan trọng hơn hết, bạn sẽ tỏa sáng trong mắt cấp trên và có được nhiều cơ hội chứng tỏ bản thân sau một thời gian dài gắn bó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CMO Pinterest, Bà Andréa Mallard lập luận rằng insights và dữ liệu (data) nên được sử dụng để cung cấp thông tin cho các ý tưởng, chứ không phải là để cung cấp câu trả lời.
Khi nói đến những công việc liên quan đến insights (tạm dịch: sự thấu hiểu người tiêu dùng), một số người làm marketing đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thông qua việc thu thập một lượng lớn dữ liệu và mong đợi tìm ra một chiến lược mới từ những cơ hội đó.
Các nhà tiếp thị nên coi dữ liệu như là một công cụ để chứng minh hoặc bác bỏ tính hợp lệ của các ý tưởng sáng tạo và chiến lược của riêng họ.
Bà Mallard nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang hiểu lầm về insights.”
“Tôi luôn coi insights là thứ mà chúng ta sử dụng để cung cấp thông tin đến trực giác hay một ý tưởng nào đó, và chúng không thể cho bạn biết doanh nghiệp của bạn cần phải làm gì để thành công hơn.”
Để minh họa cho quan điểm của mình, Mallard đã dựa trên một câu nói nổi tiếng của Henry Ford, nhà sáng lập Ford Motor vào năm 1903: “Nếu tôi hỏi mọi người họ muốn gì, họ sẽ nói họ muốn những con ngựa nhanh hơn”.
Bà Mallard nói: “Tôi luôn nói với mọi người, người tiêu dùng nói với bạn chính xác những gì họ muốn. Họ nói là phải nhanh hơn.
Họ đã đưa cho bạn một giải pháp – ở đây là một con ngựa – nhưng bạn không nên lắng nghe giải pháp của họ. Thay vào đó, bạn nên lắng nghe nhu cầu của họ là gì và nhu cầu của họ sẽ nhanh hơn như thế nào.
Vì vậy, đối với chúng tôi, chúng tôi cố gắng lắng nghe rất kỹ những gì người tiêu dùng yêu cầu chứ không phải cách họ yêu cầu.
Họ muốn có một kết quả nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là phát triển một giải pháp tốt nhất – chúng tôi không thể mong đợi họ biết thực chất giải pháp đó là gì ”.
Bà Mallard có hơn 20 năm kinh nghiệm làm marketing với nhiều ngành hàng khác nhau, bà tham gia Pinterest với tư cách là CMO vào cuối năm 2018.
“Bạn nên đi câu cá bằng dữ liệu. Bạn không nên ném lưới ra biển, kéo mọi thứ vào và hy vọng câu trả lời của bạn nằm sẵn trong lưới”, CMO Pinterest.
Bà Mallard tuyên bố bà đã quan sát và nhận thấy hầu hết các công ty đang bỏ qua những gì người tiêu dùng yêu cầu từ họ hoặc họ đang tìm kiếm dữ liệu và hy vọng chúng sẽ cho họ biết phải làm gì tiếp theo.
“Và cả hai cách đó đều là sai lầm,” bà tiếp tục. “Bạn nên đi câu cá bằng dữ liệu. Bạn không nên ném lưới ra biển, kéo mọi thứ vào và hy vọng câu trả lời của bạn nằm sẵn trong lưới.”
“Bạn phải có một ý tưởng và sau đó bạn đi tìm thông tin để chứng minh và đánh giá những ý tưởng hay chiến lược đó.”
Bà Mallard chia sẻ thêm rằng Pinterest có một nhóm insight đủ tốt, nhóm này đã xác định cách các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để “chuyển mình về phía trước”.
Các nền tảng truyền thông mạng xã hội sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng được lấy trực tiếp từ nền tảng với dữ liệu định tính được thu thập thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp với người dùng để thông tin đến chiến lược marketing và phát triển sản phẩm của nó.
Bà Mallard nói:
“Chúng tôi luôn cố gắng để cân bằng và kết hợp giữa hai nguồn dữ liệu này để thông tin đến trực giác của chúng tôi về những gì chúng tôi cần làm tiếp theo”.
Chúng tôi cần biết “lý do” (why) đằng sau “cái gì” (what) của những gì đang xảy ra trên nền tảng của chúng tôi.”
Bà Mallard tiếp tục lập luận rằng CMO hiện đại cần phải hiểu biết về dữ liệu và phải hiểu cách sử dụng dữ liệu để chứng minh tính hiệu quả và tính toàn vẹn của các quyết định của họ. “Nhưng họ cũng cần một tầm nhìn sáng tạo – họ phải có tính bản năng”.
Đối với những người làm marketing nói chung, kiến thức về dữ liệu là “hoàn toàn có thể dạy được, các ‘junior marketer‘ nên tò mò và phát triển với các kỹ năng và chuyên môn khác nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bạn không nhất thiết phải là một tỷ phú mới có cách sống như một tỷ phú.
Nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg nổi tiếng với việc mặc áo thun xám và quần jean.
Theo Mark Zuckerberg, bằng cách giảm số lượng quyết định anh phải đưa ra mỗi ngày, chẳng hạn như việc mặc gì, anh có thể giải phóng sức mạnh của não bộ cho những suy nghĩ và quyết định quan trọng hơn.
Elon Musk của Tesla và SpaceX cũng sắp xếp thời gian biểu của mình xuống còn 5 phút trên mỗi sự kiện để phù hợp hơn với thời gian mỗi ngày.
Elon Musk chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt duy nhất, bạn đừng nên ngừng nghĩ về cách bạn có thể làm mọi thứ tốt hơn cũng như việc thường xuyên tự vấn bản thân.”
Trong khi đó, thói quen của tỷ phú Bill Gates và Warren Buffett đều là đọc sách. Vị CEO của Berkshire Hathaway này dành 80% thời gian trong ngày để đọc còn nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates thì đọc 50 cuốn sách mỗi năm.
Bill Gates nói: “Đây là thời điểm hiếm có để trở thành một người tò mò”, ông phát biểu tại một sự kiện trực tiếp trên Facebook từ Đại học Columbia vào đầu năm 2017.
Để tìm hiểu thói quen hàng ngày của những ‘huyền thoại’ thành công khác, bao gồm cả Oprah Winfrey, Ben Franklin và Richard Branson, hãy xem infographic dưới đây được chia sẻ từ MBAnoGMAT.com, một website dành riêng cho thông tin về các chương trình đào tạo trực tuyến sau đại học.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bật sếp, đồng nghiệp tanh tách, ngạo mạn thái quá rồi tự cho mình cá tính?
Dạo này đi làm, tôi sững người vì mình bắt đầu luống tuổi và trở thành nhân viên khá “dừ” dù có nhảy việc ở đâu. Mấy cô cậu Gen Z ngày nào mà mình nghĩ sẽ có khoảng cách về thế hệ cũng đã bắt đầu trưởng thành và đi làm như tôi rồi.
Nhưng có điều lạ là, do tôi già, không còn bắt kịp được cuộc sống ngày càng hiện đại hay do điều gì khác mà tôi thấy Gen Z ngày nay vào công sở sao mà khác quá.
Tôi biết là thế hệ sau này ai cũng tự tin, ai cũng năng động, ai cũng có chính kiến riêng nhưng những điều này dường như trở nên quá dư thừa đến nỗi tôi cảm thấy ngộp thở với thứ gọi là “cái tôi” của họ.
Đốp chát với sếp từng lời một, không bao giờ cho rằng mình sai
Sau khi tôi đi làm ở công ty A được một thời gian chuyên về lĩnh vực tổ chức sự kiện với vị trí marketing, không lâu sau, công ty tuyển thêm vị trí account, người này tên Q, 23 tuổi.
Nhiệm vụ của anh ta là tìm kiếm, tư vấn khách hàng để đem job về cho công ty, ngoài ra còn giữ liên hệ, tạo kết nối với tệp khách hàng cũ.
Ấn tượng đầu tiên mà Q có trong mắt mọi người là giọng nói “oang oang”, có khi cách xa cả trăm mét cũng nghe thấy. Anh hòa nhập rất nhanh, chưa bao lâu đã kịp nói chuyện với tất cả những nhân viên khác.
Nhưng cũng vì cách nói chuyện bỗ bã, lớn giọng của mình mà Q. không nhận được nhiều thiện cảm từ người khác.
Trong cuộc họp đầu tiên của Q với công ty, anh làm người khác sửng sốt vì hẳn là chưa bước chân vào ngành event lần nào nhưng đã vội lên tiếng bác bỏ những ý kiến của nhân viên có kinh nghiệm khác.
Thậm chí, trong một phút chốc, Q lớn tiếng: “Anh sai rồi!” để nhận xét về một phương án mà sếp lớn đưa ra. Mặt của sếp lúc đó biến sắc hẳn, sếp chỉ cười trừ vì trước đến giờ đám nhân viên cũ không ai dám lên mặt với mình như vậy.
Sau đó, Q được đà gây hấn với giám đốc kinh doanh, rồi giám đốc sản xuất, nhảy cả sang kế toán đến các nhân viên bộ phận design.
Anh luôn cho mình là đúng mà vội bác bỏ bất cứ ý kiến nào mình nghe không lọt tai. Không bao lâu sau, người này nghỉ việc vì tìm được một “bến đỗ” mới với mức lương ổn hơn. Tôi hi vọng Q gắn bó được lâu dài với bên đấy.
Chẳng biết kinh nghiệm thế nào nhưng cứ “xẵng giọng” với người khác
Tôi gặp C, một nhân viên mới nữa với profile đỉnh cao vừa được sếp tuyển vào.
Dù mới ra trường nhưng bởi thành tích của mình mà cậu được giao cho hẳn vị trí leader của một team.
Mọi người đều chờ xem cậu sẽ làm được gì, cậu có tài cán như thế nào mà lại được tin tưởng đến thế.
Nhưng ngay hôm đầu, C đã có màn “thị uy quyền lực” khiến người khác không thể có cảm tình nổi. C đã nhận được bản kế hoạch của những dự án mà các team cùng nhau phối hợp thực hiện.
Nhưng với vai trò của mình, C cho phép mình tự hủy bỏ những nỗ lực của các team khác và bảo với những thành viên team mình phải sửa lại những thứ mà anh cho là lỗ hổng, không cần câu nệ hay hỏi han ai trước.
Tất nhiên, chẳng ai đồng ý với việc làm này, C. bắt đầu có mâu thuẫn với các trưởng bộ phận khác và dù chỉ mới ra trường nhưng C có thái độ ngang hàng với các nhân viên, leader đã từng làm lâu năm. Điều này khiến anh mất điểm ban đầu với đồng nghiệp.
Đôi lần, C cũng góp ý cách làm việc của người này chưa ổn, cách làm việc của người kia không tốt ngay trước mặt họ dù C không có bất cứ chuyên môn gì về lĩnh vực của team đó.
C cho rằng, khi đã làm leader thì có quyền “góp ý chân thành” như thế với nhân viên trong công ty. Điều này của C có lẽ đã đi vượt quá giới hạn, vì những người cần nghe những lời đó chỉ nên thuộc phạm vi quản lý nhân sự của anh ta.
Lâu dần, C không thể hòa hợp được với ai khác vì tính ngạo mạn của mình ngoài người chung team.
Tự tin quá đà vào thực lực bản thân
Lần này là M., người được sếp tuyển dụng và đặt niềm tin tưởng rằng anh có thể giúp công ty có nhiều sáng kiến hay ho vì được tiếng đi du học từ nước ngoài về.
Tất nhiên, ai cũng xem cái mác du học luôn luôn “ăn đứt” những người chỉ có bằng cử nhân trong nước. M. tự tin rằng những gì mình đã trải nghiệm suốt vài năm du học sẽ có ích cho công việc.
M bắt đầu công việc với hàng loạt những màn khoe khoang về cuộc sống trời Tây, về phong cách sống của người nước ngoài, về môi trường học tập hiện đại mà mình đã từng có.
M tự tin rằng, với những gì mình có và với kiến thức mình mang về sẽ thay thế được những nền tảng mà anh cho là lạc hậu, xưa cũ, chỉ có người Việt mới xài.
Trong các cuộc họp, anh lên tiếng phủ nhận kế hoạch của công ty, dù gần như bản này là bản mà mọi người định chốt.
Anh cho rằng, tại sao đến giờ vẫn còn áp dụng những cách làm này, anh đề xuất những hướng đi mới sặc mùi Tây phương cho cả công ty cùng nghe.
Nhưng cuối cùng, ban lãnh đạo lên tiếng: “Nếu em bắt người Việt Nam hằng ngày ăn cơm mà lập tức đòi họ ăn sandwich, phô mai mỗi ngày thì họ có chịu không? Mỗi nơi có 1 văn hóa khác nhau, đừng áp dụng quá nhiều kiến thức mang tính lý thuyết của em vào đây mà phải biết linh hoạt.”
Ngay từ giây phút này, M. nín thinh suốt cuộc họp vì không còn gì để tranh biện. Đúng thật, lần này M. quá háo thắng và muốn thể hiện mình nhưng lại sai thời điểm.
Không thể phủ nhận, có thể du học cho bạn một nền tảng kiến thức tốt hơn, nhưng phải biết áp dụng đúng nơi, đúng chỗ sao cho người Việt có thể tiếp nhận được và không cảm thấy quá xa lạ.
Tạm kết.
Đó là những mẩu chuyện vụn vặt mà tôi đã gặp trong vài năm đi làm của mình, dù không nhiều nhưng đủ cho tôi có những nhìn nhận, đúc kết.
Tôi nể thế hệ Gen Z bây giờ vì họ tự tin quá, họ sẵn sàng thể hiện cá tính ở bất cứ đâu, không ngại có những tuyên ngôn để đánh dấu sự khác biệt của chính mình.
3 câu chuyện trên không đủ để đánh giá cả một thế hệ, nhưng nó cho thấy vẫn còn có nhiều bạn trẻ mới đi làm đã có cách hành xử thiếu tôn trọng người khác đến nỗi điều đó được xem là ngạo mạn, hống hách.
Chưa biết tài cán, thực lực thế nào nhưng nếu có thái độ tồi thì bạn chính là một nhân viên tồi. Kiến thức, năng lực có thể cải thiện qua từng ngày nếu biết tiếp thu, học hỏi, còn nếu mãi chỉ biết ngạo mạn bởi những thứ hiện tại thì bạn sẽ tự đánh mất đi cơ hội của chính mình.
Một nhân viên kiêu ngạo sẽ thích đứng ở vị trí cao hơn người khác và… đứng yên ở đó. Họ luôn nghĩ mình đã đủ tài giỏi nên chẳng ai có thể đứng ở vị trí này ngoài mình.
Nhưng rồi, đến một ngày không ngờ tới, sẽ có người vượt qua họ và vươn lên dẫn trước. Người đến sau không thể chỉ mãi ở sau nếu biết cố gắng, người ngỡ đang ở trước vạch đích nếu chủ quan sẽ tự đánh mất vị trí của mình.
Thế nên Gen Z ơi, nếu có đi làm thì làm ơn hãy biết tiết chế lại cảm xúc và cái tôi cá nhân. Thêm nữa, đã lỡ mở miệng nói thì cũng xin mở cả đôi tai để lắng nghe, mở trí óc để học hỏi thêm chứ đừng mãi ngồi ở đáy giếng rồi xem như mình đã thấu được cả trời cả đất!
Chỉ thế thôi bạn cũng đã có cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp rồi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cũng giống như mọi thứ khác về bạn, thương hiệu cá nhân của bạn là duy nhất. Nâng cao thương hiệu là việc kiểm soát hình ảnh của bạn và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng bạn là ai, bạn đã ở đâu và bạn đang đi đâu.
Thương hiệu cá nhân sẽ tạo cho người khác một ấn tượng thực sự về giá trị, niềm tin, tài năng và ý tưởng của bạn.
Ông Dave Kerpen, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Likable Local, đã xây dựng thương hiệu của mình từ những ngày còn học đại học, trong thời gian đó, ông đã được công nhận nhờ các chiến lược bán hàng độc đáo của mình.
Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân hàng đầu của Dave Kerpen về cách tạo bản sắc cá nhân cũng như cách xây dựng tiếng vang cho chính bạn.
6. Xây dựng riêng ‘tài sản số’.
Bạn có thể xây dựng một trang web hoặc blog của riêng mình. Nếu có thể, bạn nên sở hữu tên miền của riêng mình hoặc một tên gọi đặc biệt của bạn mà mọi người sẽ dễ nhớ.
Sở hữu những tài sản số riêng này phép bạn kiểm soát danh tiếng và hình ảnh của mình được tốt hơn.
Trang web của bạn có thể bắt đầu với những nội dung đơn giản và mở rộng theo thời gian. Nó có thể là một bức ảnh chuyên nghiệp, tươi cười của bạn hoặc là nơi bạn có thể đăng những nội dung do mình biên soạn.
7. Sức mạnh của sự truyền miệng (WOM).
Khi bạn tìm kiếm cách để tiếp thị bản thân, đừng quên sức mạnh của truyền miệng, đây là một trong những cách tốt nhất để khiến mọi người nhớ đến bạn.
Ông Kerpen đã học cách khai thác sức mạnh này khi còn học đại học và làm công việc bán hàng tại nhiều địa điểm thể thao khác nhau ở Boston.
Công việc của ông là rao bán những mặt hàng đang bán chậm nhất, những thứ mà không ai muốn mua. Kết quả là ông chỉ bán được sáu sản phẩm và chỉ kiếm được 15 USD trong đêm đầu tiên.
Để tăng doanh số bán hàng của mình, ông đã tạo ra một điệu nhảy mới khiến mọi người chú ý đến ông. Không lâu sau, tiếng tăm của ông ngày càng được nhiều người biết đến.
Ông nói:
“Tôi đã kiếm được hơn 1.000 USD một đêm và được giới thiệu trên SportsCenter của ESPN và Monday Night Football. Tôi học được rằng bạn có thể tạo ra một thương hiệu cho chính mình và lan truyền nó thông qua hình thức truyền miệng. Nó đã giúp tôi xây dựng hai công ty, viết và bán ba cuốn sách thành công”.
8. Phân phối kiến thức thông qua content marketing.
Xây dựng và chia sẻ nội dung mang đến cho khách hàng tiềm năng một cánh cửa mới để xem xét, để suy nghĩ…về ý tưởng của bạn.
Nó cũng cung cấp một cách tuyệt vời để thể hiện khía cạnh sáng tạo của bạn.
Bước đầu tiên là bạn cần đưa ra một chiến lược nội dung hiệu quả và không cần phải là một kế hoạch quá phức tạp.
Trước tiên, hãy lập danh sách các mục tiêu mục tiêu của bạn:
Bạn hy vọng đạt được điều gì thông qua nội dung của mình?
Đối tượng của bạn là ai?
Bạn muốn được nhìn nhận như thế nào?
Sau đó, phân tích nội dung, chủ đề và ý tưởng nào sẽ hoàn thành tốt nhất từng mục tiêu.
Cuối cùng, phân tích các kênh phân phối nội dung mà qua đó bạn có thể truyền tải và tiếp thị nội dung của mình.
Nó có thể là thông qua blog cá nhân của bạn, thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội như LinkedIn hoặc Facebook.
9. Xây dựng mối quan hệ với những người ảnh hưởng (influencers).
Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer marketing) hiện đang là xu hướng hiện nay và nó sẽ là một khía cạnh quan trọng khác trong việc củng cố thương hiệu cá nhân của bạn.
Bước đầu tiên để xây dựng mối quan hệ với người có ảnh hưởng là cung cấp giá trị cho người đó. Theo dõi và bình luận trên blog hoặc bài đăng của họ sẽ nhận được sự đánh giá cao và tin tưởng từ họ.
“Cách tốt nhất để nhận được sự tương tác từ những người có ảnh hưởng là kết nối với họ, chia sẻ nội dung của họ, tweet lại, chia sẻ lại.” Ông Kerpen nói.
10. Đừng nói quá về bạn.
Một trong những cạm bẫy lớn nhất mà mọi người thường rơi vào khi xây dựng thương hiệu cá nhân là đề cao bản thân quá mức.
Ông Kerpen giải thích: “Tập trung quá nhiều vào việc ‘bán’ bản thân hoặc bán bất cứ thứ gì cho vấn đề đó, sẽ là một ảnh hưởng lớn. Thay vì cố gắng truyền tải thông điệp của bạn, hãy thử im lặng và lắng nghe nhiều hơn.”
Hãy tự đặt câu hỏi và dành thời gian để lắng nghe câu trả lời. Mọi người sẽ luôn chú ý xem bạn có đang thực sự lắng nghe họ hay chỉ chờ để phản hồi bằng ý kiến của riêng bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok vừa thông báo ra mắt thư viện quảng cáo mới. Thư viện quảng cáo TikTok (TikTok Ads Library) mới sẽ cho phép các nhà quảng cáo tìm kiếm những quảng cáo đang có hiệu suất tốt nhất ở các lĩnh vực trên nền tảng TikTok. Vậy thư viện quảng cáo là gì, thư viện quảng cáo của TikTok có gì hay và hơn thế nữa, tất cả sẽ được phân tích trong bài viết này.
Nếu bạn đang chạy quảng cáo TikTok hoặc bạn đang nghĩ đến việc khởi chạy một chiến dịch quảng cáo mới trên TikTok, thì thư viện quảng cáo mới này có thể rất có giá trị.
Thư viện quảng cáo mới, hiện được gọi là ‘Những quảng cáo hàng đầu’ (TikTok Top Ads Library), cho phép bạn tìm kiếm các chiến dịch quảng cáo TikTok đang hoạt động tốt nhất, cả theo ngành kinh doanh lẫn khu vực, nhằm cung cấp cho bạn những cảm hứng mới từ cách tiếp cận của họ.
Như bạn có thể thấy ở đây, thư viện cung cấp một loạt các bộ lọc tìm kiếm, bao gồm ‘Loại quảng cáo’, ‘Khu vực’ và ‘Ngành hàng’.
Sau đó, bạn cũng có thể lọc thêm các kết quả được hiển thị của mình theo thời gian (7 ngày qua hoặc 30 ngày qua) và theo hiệu suất (CTR, Số lần hiển thị, tỷ lệ xem video 6 giây), dựa trên các quảng cáo phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
TikTok cũng lưu ý rằng các quảng cáo TikTok (TikTok Ads) hiển thị trong thư viện chỉ giới hạn ở những quảng cáo đã được nhà quảng cáo cho phép và có thể không phản ánh tất cả các quảng cáo hoạt động hàng đầu trên thực tế.
Vì vậy, đây không phải là một giải pháp toàn diện mà chỉ là có tính chất tham khảo. Nếu TikTok tiếp tục xây dựng nền tảng và cập nhật thêm quảng cáo vào thư viện, nó có thể là một nguồn lực tuyệt vời cho các nhà marketer trên TikTok.
Bạn có thể truy cập ngay thư viện quảng cáo TikTok hay TikTok Ads Library tại: TikTok Top Ad Library.
Thư viện quảng cáo là gì?
Thư viện quảng cáo là nền tảng thường được sử dụng và giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube, Google hay LinkedIn, nơi những người làm digital marketing hay các nhà quảng cáo có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo đang chạy của các đối thủ hay thương hiệu khác trên nền tảng.
Dựa vào thư viện quảng cáo, các nhà quảng cáo có thể học hỏi, tìm hiểu, phân tích hay tối ưu hoá các mẫu quảng cáo, cách tiếp cận quảng cáo của thương hiệu của mình.
Các dịch vụ của ông lớn công nghệ gồm Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger đã gặp vấn đề trên toàn cầu.
Rạng sáng 20/3, nhiều người dùng trên khắp thế giới phản ánh các dịch vụ của Facebook gặp vấn đề. Sự cố gián đoạn xảy ra với các dịch vụ phổ biến của Facebook như Instagram, WhatsApp, Messenger.
Trên DownDetector, trang thông tin về dịch vụ gián đoạn, có tới hơn 200.000 người dùng cho biết Instagram không thể truy cập vào khoảng 1h sáng.
Phần lớn than phiền cho rằng bảng tin Instagram của họ không hiển thị được. WhatsApp cũng nhận khoảng 50.000 báo cáo, trong khi con số với Facebook Messenger là hơn 10.000.
Nhiều người dùng Việt Nam cũng cho biết ứng dụng Instagram, Messenger của họ gặp sự cố vào buổi đêm. Trên Messenger, lỗi khiến hình ảnh không gửi đi được, mở trang web trên máy tính cũng không thể hiển thị.
Tài khoản Twitter của các dịch vụ Instagram, Facebook Gaming đều thông báo xác nhận sự cố, đồng thời cho biết đang giải quyết vấn đề.
Tới khoảng 3h sáng 20/3, các dịch vụ bắt đầu hoạt động trở lại. Trong thông báo tới Telegraph, Facebook thừa nhận các dịch vụ quan trọng của hãng đều gặp vấn đề.
“Sự cố kỹ thuật khiến nhiều người không thể truy cập các dịch vụ Facebook. Chúng tôi đã khắc phục sự cố, và xin lỗi vì những sự bất tiện có thể xảy ra”, đại diện Facebook cho biết.
Tuy nhiên, kể cả sau khi công ty này tuyên bố đã khắc phục, một số người dùng vẫn thấy lỗi nhỏ như tin nhắn không hiển thị biểu tượng “đã xem” trong WhatsApp.
Gần đây, nhiều dịch vụ Facebook vẫn thỉnh thoảng gặp gián đoạn. Tuy nhiên, việc toàn bộ các dịch vụ lớn có vấn đề hiếm khi xảy ra. Tháng 7/2019, sự cố tương tự từng diễn ra với Facebook, Messenger và Instagram.
Với người dùng Việt Nam, dịch vụ gặp sự cố nhiều nhất là Messenger. Chỉ trong tháng 2, Messenger đã 2 lần bị gián đoạn trong khoảng vài giờ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với định dạng video ngắn phong phú, quảng cáo trên TikTok đã trở thành một kênh trọng yếu để tiếp cận khán giả trẻ tuổi của bạn theo một cách mới và sáng tạo hơn.
Những đề xuất bên dưới được tổng hợp dựa trên hàng nghìn quảng cáo video thành công trên nền tảng TikTok mà bạn có thể tham khảo.
Truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn một cách rõ ràng.
Hãy để lại dấu ấn với khách hàng của bạn trong vài giây đầu tiên.
Mọi người có xu hướng ‘tiêu thụ’ nội dung video dạng ngắn nhanh hơn nhiều so với các định dạng quảng cáo video khác.
Vài giây đầu tiên trên quảng cáo TikTok của bạn rất quan trọng để thu hút và duy trì sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn hãy làm hấp dẫn họ ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Làm nổi bật nhanh về thương hiệu và duy trì nó.
Hãy duy trì khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Các quảng cáo có hiệu suất tốt nhất thường có xu hướng đưa các thông điệp chính lên đầu quảng cáo.
Đồng thời bạn cũng nên đặt logo hoặc các thành phần của thương hiệu của bạn ở phần đầu quảng cáo.
Tạo thông điệp rõ ràng và ngắn gọn.
Bạn nên sử dụng một câu truyện (storyline) thẳng thắn; đảm bảo rằng bạn cũng đưa ra một thông điệp ngắn gọn, hấp dẫn và đi thẳng vào vấn đề.
Kết thúc bằng một CTA mạnh mẽ.
Lời kêu gọi hành động (CTA) có tác dụng thúc đẩy người xem video thực hiện một hành động nào đó trên quảng cáo của bạn.
Nhấn mạnh hành động mà bạn muốn khách hàng của mình thực hiện, chẳng hạn như “Tải xuống ngay” hoặc “Tìm hiểu thêm”.
Làm cho quảng cáo của bạn được nổi bật.
Hãy tối ưu quảng cáo video của bạn bằng âm thanh / âm nhạc / giọng nói.
Âm thanh có thể giúp bạn tạo ra một sự khác biệt lớn, đặc biệt là trên TikTok.
Thông thường, các video có giọng nói hoặc âm nhạc phù hợp sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Bạn cũng có thể thêm lồng tiếng, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Thêm văn bản.
Văn bản có thể là phần bổ sung cho video của bạn, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Tận dụng stickers.
Stickers hay biểu tượng nhãn dán có thể là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý đến sản phẩm của bạn đồng thời chúng có thể khiến quảng cáo của bạn trở nên tự nhiên hơn.
Hãy sử dụng các tỷ lệ video khác nhau.
Bạn cần thiết kế video thân thiện với thiết bị di động. Thử nghiệm với các định dạng video dọc, vuông và ngang.
So với video ngang, video dọc cũng có thể truyền tải thông điệp sản phẩm của nhà quảng cáo đồng thời định dạng này lại phù hợp với định dạng video trên nguồn cấp tin tức tự nhiên (news feed) của TikTok.
Thử nghiệm với các độ dài khác nhau của video.
Thử nghiệm với các thời lượng video khác nhau để xem video nào phù hợp nhất với quảng cáo, thông điệp và đối tượng cụ thể của bạn.
Thử nghiệm với nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated content).
Người dùng thường thích những nội dung tự nhiên. Để trở nên phù hợp với TikTok và cũng như định dạng của nguồn cấp dữ liệu, bạn nên cố gắng để tạo ra các quảng cáo chỉ dành riêng cho TikTok mà không phải cắt ghép từ các nền tảng khác.
Quảng cáo với nội dụng do người dùng tạo ra (UGC) thường trở nên gần gũi và đầy cảm xúc hơn. Các tính năng như nói chuyện trước ống kính giúp tăng cường khả năng xem qua video của bạn tốt hơn đáng kể.
Cá nhân hóa video cho khách hàng của bạn.
Bạn cần hiểu đối tượng mục tiêu của mình, xem xét đến tính cách của người mua và cách bạn có thể tạo ra nội dung cho từng người trong số họ.
Thu hút cảm tình của khách hàng.
Hãy kể một câu chuyện – một câu chuyện có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Đảm bảo rằng bạn có một dòng cảm xúc được kết nối xuyên suốt giữa tất cả các loại quảng cáo video khác nhau của mình.
Liên tục thử nghiệm.
Không có công thức thành công duy nhất nào cho sự sáng tạo và cũng không có bất cứ một kích thước nào phù hợp hoàn toàn với nền tảng.
Bạn nên liên tục thử nghiệm và thử nghiệm với các quảng cáo của mình.
Mặc dù những mẹo trên đây đã được kiểm chứng là thành công đối với một số doanh nghiệp nhất định, tuy nhiên hãy luôn thử nghiệm và kiểm tra để biết liệu chúng có phù hợp với quảng cáo và đối tượng của bạn hay không.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vài ngày trước khi ra mắt chính thức, Kia đã tiết lộ những bức hình đầu tiên về mẫu xe điện EV6 (EV6 model) của mình.
Vào hôm 15/3 vừa rồi, nhà sản xuất ô tô đến từ Hàn Quốc Kia Motors đã tiết lộ những bức hình đầu tiên của mẫu xe KIA EV6, chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của hãng.
Mẫu xe thiết kế với trọng lượng khá nhẹ, được vận hành bởi nền tảng e-GMP mới, dành riêng cho các loại xe chạy bằng pin.
Ông Karim Habib, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc trung tâm thiết kế toàn cầu của hãng xe cho biết:
“EV6, là chiếc xe điện đầu tiên của KIA với nền tảng chuyên dụng, là sự hiện diện của phong cách thiết kế tiến bộ lấy con người và sức mạnh điện khí hóa làm trọng tâm.
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng EV6 sẽ là một mẫu xe đầy hấp dẫn và phù hợp với thị trường xe điện mới.”
Các chi tiết kỹ thuật của xe vẫn chưa được công bố, nhưng được biết công nghệ e-GMP cho phép tăng tốc lên 100 km/h trong khoảng 3,5 giây.
Ngoài ra, nó có thể vân hành khoảng 500 km cho mỗi lần sạc lại năng lượng.
Mặc dù thiết kế bên ngoài của chiếc xe có thể được mô tả là tương lai, nhưng EV6 trông cũng không quá xa hoa như các mẫu xe điện khác.
So với các mẫu xe điện khác, KIA EV6 có không gian bên trong rộng rãi hơn. Ghế của nó được bọc bằng vải làm từ nhựa tái chế và được làm nổi bật với màn hình cong của công nghệ mới nhất của Kia.
Ngoài ra KIA EV6 cũng được trang bị hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí.
Mẫu xe mới này sẽ là tiền đề để Kia giới thiệu một loạt các kiểu xe điện mới tiếp theo của hãng. Tên thương hiệu “EV” là chữ cái viết tắt của “electric vehicle” tức xe điện trong tiếng Anh.
Sự kiện ra mắt toàn cầu của Kia EV6 dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng này thông qua một sự kiện ảo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đã phải hứng chịu nhiều tổn thất sau đại dịch và vẫn đang cố gắng chuẩn bị sẵn sàng cho công việc kinh doanh của mình trong bối cảnh hậu đại dịch, đây là những gì bạn nên làm.
Nhiều nhà sáng lập hay điều hành doanh nghiệp chưa bao giờ trải qua những tình cảnh tương tự như thế này trước đây. Giờ đây họ không những phải thích ứng nhanh với thời cuộc mà còn phải chuẩn bị phương án toàn diện cho tương lai.
Đầu tiên, bạn cần hít một hơi thật sâu.
Trận chiến lớn nhất của bạn có thể là trận chiến của quản lý sự kỳ vọng. Trong khi tất cả mọi doanh nghiệp đều hy vọng rằng doanh thu kinh doanh sẽ tăng trở lại ngay lập tức, nhưng trên thực tế thì việc quay trở lại bình thường sẽ có thể chậm hơn nhiều.
Dưới đây là 05 bước thiết thực bạn có thể thực hiện trên con đường phục hồi đó.
1. Xem lại các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của bạn.
Các mục tiêu kinh doanh bạn đặt ra trước năm 2020 sẽ cần một số điều chỉnh.
Không có cách nào tốt hơn để nản lòng đội ngũ đó là đặt ra một mục tiêu không thể đạt được và liên tục không giành được nó.
Doanh nghiệp của bạn có thể cần nhiều thời gian hơn bạn kì vọng để lấy lại vị thế vốn có, tuy nhiên điều đó có thể xảy ra chứ không phải là không.
Cố gắng phân bổ các mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn hơn ngay cả khi bạn vẫn có thể giữ được bức tranh toàn cảnh.
Ví dụ, giả sử rằng trước đại dịch, bạn có thể đã dự định mở một cửa hàng thứ hai. Thay vì cố chấp vào cơ hội đã mất đó, hãy đặt mục tiêu tăng doanh thu tổng thể vào cuối năm.
Sau đó, hãy ghi chú vào kế hoạch mới của bạn để tiếp tục theo dõi thời điểm lý tưởng cho việc mở cửa hàng thứ 2 của mình.
2. Vẫn sẵn sàng với những nhu cầu đang thay đổi.
Doanh nghiệp của bạn có phát triển mạnh bằng cách tiếp tục sử dụng các hệ thống và quy trình trước đại dịch không?
Có thể là không. Hãy xem xét việc áp dụng các quy trình mới yêu cầu ít tài nguyên hơn, hạn chế chi phí hơn hoặc hoạt động hiệu quả hơn.
Khi bạn đánh giá và điều chỉnh từng hoạt động nhỏ của mình, bạn có thể thấy rằng việc thực hiện một vài thay đổi đơn giản sẽ hợp lý hóa các thói quen hàng ngày của bạn từ đó giúp tăng doanh thu nhanh hơn mức mong đợi.
Từ những sự điều chỉnh này, bạn thậm chí có thể phát hiện ra những cải tiến khiến bạn tự hỏi tại sao bạn không thực hiện những thay đổi này sớm hơn.
3. Xem xét lại ngân sách của bạn.
Ngoài việc kiểm tra các hoạt động hàng ngày, ngân sách công ty của bạn chắc chắn cũng cần phải xem xét lại.
Trước năm 2020, hầu hết ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ có lẽ không có hạng mục dành riêng cho khẩu trang tiệt trùng và nước rửa tay, nhưng tiền để mua những thứ đó phải đến từ đâu đó trong bảng cân đối ngân sách của bạn.
Bạn có thể cắt giảm chi phí ở đâu khi đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng? Những vết cắt đó sẽ là tạm thời hay vĩnh viễn?
Bạn có nên xem xét việc tăng giá không? Hãy dành những khoảng thời gian riêng để đánh giá lại ngân sách của bạn ít nhất hàng quý và thực hiện các điều chỉnh nếu cần.
4. Chuẩn bị cho tương lai.
Trải qua năm 2020, chúng ta có thể khẳng định rằng không ai có thể dự đoán được điều gì chắc chắn sẽ xảy ra vào năm 2021?
Điều quan trọng là bạn phải lập kế hoạch đầy đủ đồng thời thực hiện một số khóa bồi dưỡng cho đội ngũ để công ty của bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất trong trường hợp không chắc chắn nhất.
Cho dù đó là vấn đề như an ninh mạng, dịch vụ khách hàng, hiệu quả marketing hay một vấn đề khác sắp xảy ra, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã đào tạo nhân viên của mình một cách thích hợp.
Bạn có thể thực hiện những bước nào bây giờ để chuẩn bị tốt hơn cho những bước ngoặt trong tương lai? Bạn nên thảo luận với nhân viên của mình về điểm mạnh và điểm yếu của họ.
Việc chuyển sang làm việc tại nhà có gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp của bạn không?
Nếu không, bạn có thể xây dựng nó thành mô hình kinh doanh của riêng mình từ đó tiết kiệm không gian văn phòng một cách hợp lý hơn.
5. Chấp nhận các hình thức hỗ trợ phi truyền thống.
Trong đại dịch, người Mỹ đã kết nối với nhau bằng mọi cách. Các thành viên cộng đồng đã tổ chức gây quỹ và quyên góp cho những dự án cấp thiết.
Bạn có thể cho phép các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc nhân viên công ty của mình tổ chức các hoạt động cộng đồng mới để giúp doanh nghiệp của bạn phục hồi.
Bạn cũng có thể tìm thấy sự hỗ trợ hợp tác với các doanh nghiệp địa phương khác. Họ có thể cũng đang gặp khó khăn giống như bạn, và quan hệ đối tác mới sẽ giúp cho cả 2 trở nên tốt hơn.
Phát triển doanh nghiệp của bạn sau thất bại là một thách thức lớn, nhưng nó không thể là dấu chấm hết.
Hãy xem xét các mẹo này một cách chiến lược trong kế hoạch kinh doanh của bạn và hướng tới sự phục hồi nhanh nhất có thể. Một sự trở lại đầy mạnh mẽ sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các nhãn bảo mật ứng dụng iOS mới của Google là mục tiêu của cuộc tấn công mới từ công cụ tìm kiếm DuckDuckGo.
DuckDuckGo đang đối đầu với Google thông qua các nhãn thông báo về quyền riêng tư mới của họ trên iOS, trong đó tiết lộ lượng dữ liệu khổng lồ mà Google đang thu thập từ người dùng iPhone.
Ứng dụng chính của Google và trình duyệt Chrome đều đã được cập nhật cho iOS.
Theo yêu cầu hiện tại của Apple, Google đang cung cấp các nhãn bảo mật mới cho từng ứng dụng (app), các ứng dụng phải liệt kê chi tiết những dữ liệu mà họ thu thập từ người dùng và dữ liệu đó được sử dụng để làm gì.
Môt danh sách dài những thông tin mà Google thu thập từ người dùng ứng dụng iOS là chủ đề của cuộc tấn công mới nhất của DuckDuckGo nhằm chống lại gã khổng lồ tìm kiếm này.
Ứng dụng chính của Google và trình duyệt Chrome chưa được cập nhật kể từ khi Apple đưa ra quy định mới về việc gắn nhãn quyền riêng tư từ tháng 12.
Sau khoảng thời gian nhiều tháng mà không có bất cứ bản cập nhật nào là điều khá bất thường đối với bất kỳ ứng dụng nào của Google, điều này cũng dẫn đến một suy đoán cho rằng Google không hề hài lòng về các quy tắc mới của Apple.
Miễn là các ứng dụng của Google chưa được cập nhật, chúng không bắt buộc phải có nhãn bảo mật.
DuckDuckGo gợi ý rằng Google muốn giấu thông tin về bảo mật khỏi người dùng, ám chỉ rằng lượng dữ liệu được thu thập được tương đương với việc “theo dõi” người dùng.
Tuy nhiên giờ đây, ứng dụng chính của Google cuối cùng đã được cập nhật, các nhãn thông báo về quyền riêng tư đã có sẵn cho tất cả mọi người xem.
Gắn nhãn về quyền riêng tư là một biện pháp minh bạch mới đã được Apple đưa ra từ năm ngoái, quy định bắt buộc các nhà phát triển ứng dụng phải tự báo cáo về thông tin họ thu thập được từ những người tải xuống ứng dụng của họ.
Các nhãn được hiển thị trong iOS App Store trên các trang tải xuống ứng dụng.
Ý định mong muốn đằng sau nhãn thông báo về quyền riêng tư này là cho phép người dùng đưa ra quyết định sáng suốt về dữ liệu mà họ đang chuyển giao cho các công ty hay ứng dụng khi bấm cài đặt ứng dụng.
Để có một sự so sánh, đây là nhãn thông báo bảo mật của DuckDuckGo:
Những thay đổi tích cực của DuckDuckGo nhằm chống lại công cụ tìm kiếm Google từ lâu đã nằm trong chiến lược nâng cao nhận thức về thương hiệu của công cụ này.
Công cụ tìm kiếm tập trung vào quyền riêng tư như DuckDuckGo sẽ phải mất nhiều thời gian để đưa ra thông điệp của riêng mình – tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là nó có nhận được phản hồi như mong đợi từ phía người dùng không?
Qua một cuộc khảo sát nhỏ của DuckDuckGo, có vẻ như nhiều người không bị ảnh hưởng bởi lượng dữ liệu mà Google thu thập. Một số người thậm chí còn nói rằng đó là một điều tốt vì nó dẫn đến kết quả tìm kiếm tốt hơn.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng gần đây của DuckDuckGo cho thấy có một lượng người dùng khá lớn đang tiếp thu thông điệp này của DuckDuckGo và đánh giá cao việc nên có một giải pháp thay thế riêng với công cụ tìm kiếm.
DuckDuckGo đã đạt số lượng từ khoá tìm kiếm kỷ lục vào đầu năm nay và trở thành công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thiết bị di động ở Mỹ.
Sự tăng trưởng liên tục của công cụ này trong suốt cả năm và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.
Google đã gây chú ý vào tuần trước sau một vụ kiện tập thể trị giá 5 tỷ USD vì cho rằng Google đã thu thập dữ liệu người dùng ngay cả khi họ đăng nhập ẩn danh từ Chrome.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook vừa công bố một số quy tắc mới, khắc nghiệt hơn với các tương tác trong Nhóm (group), điều này sẽ khiến phạm vi tiếp cận (reach) của một số Nhóm bị hạn chế đồng thời một số Nhóm sẽ bị cấm hoàn toàn do vi phạm quy tắc nhiều lần trên nền tảng.
Trước hết, về các nhóm chính trị. Hãy nhìn lại hồi tháng 9, trước cuộc Bầu cử ở Mỹ, Facebook đã thông báo rằng họ sẽ xóa các nhóm dân sự và chính trị khỏi các đề xuất nhóm ở Mỹ.
Facebook cũng đã duy trì hành động này kể từ thời điểm đó.
Theo Facebook:
“Mặc dù mọi người vẫn có thể mời bạn bè vào các nhóm này hoặc tìm kiếm chúng, nhưng giờ đây chúng tôi đã bắt đầu mở rộng các hạn chế này trên toàn cầu.
Điều này dựa trên các hạn chế mà chúng tôi đã đưa ra đối với các đề xuất, chẳng hạn như xóa các nhóm liên quan sức khỏe, cũng như các nhóm chia sẻ lặp đi lặp lại những thông tin sai lệch và chưa được kiểm chứng.”
Thay đổi này cũng hoàn toàn phù hợp với nỗ lực rộng lớn hơn của Facebook nhằm giảm nội dung chính trị trong ‘News Feed’.
CEO Facebook Mark Zuckerberg từng nói rằng phần lớn phản hồi mà Facebook hiện đang nhận được là mọi người không muốn những thông tin chính trị chiếm lấy hết trải nghiệm của họ trên các dịch vụ hay nền tảng của Facebook.
Động thái giảm bớt các nhóm chính trị này là một bước tiến nhằm mục đích làm giảm bớt căng thẳng trên nền tảng.
Ngoài ra, Facebook cũng đang tìm cách giảm phạm vi tiếp cận của các nhóm phi chính trị vi phạm các quy tắc nền tảng:
“Khi một nhóm bắt đầu vi phạm các quy tắc của chúng tôi, giờ đây chúng tôi sẽ bắt đầu hiển thị cho họ các đề xuất thấp hơn, điều đó có nghĩa là ít có khả năng mọi người phát hiện ra họ hơn.
Điều này cũng tương tự như cách tiếp cận của chúng tôi trong News Feed, chúng tôi sẽ hiển thị các bài đăng có chất lượng thấp hơn. vì vậy ít người dùng có thể nhìn thấy chúng hơn.”
Ngoài ra, Facebook nói rằng các hạn chế mới của họ đối với các Nhóm sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhóm vi phạm ngày càng nhiều lần, hạn chế này sẽ xảy ra cho đến khi các Nhóm đó bị xóa hoàn toàn khỏi nền tảng.
Một lần nữa, Facebook đang buộc các quản trị viên Nhóm phải chịu trách nhiệm nhiều hơn.
Facebook cũng bổ sung lời nhắc cảnh báo mới trên các nhóm trước đây đã bị gắn thẻ vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng:
Facebook hiện cũng sẽ yêu cầu quản trị viên và người kiểm duyệt Nhóm tạm thời phê duyệt tất cả các bài đăng khi một Nhóm có một số lượng đáng kể thành viên vi phạm chính sách của nhóm.
Bên cạnh đó, với những người dùng vi phạm nhiều lần trong các Nhóm sẽ bị chặn không thể đăng bài hoặc nhận xét trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi mức độ tương tác với nguồn cấp tin tức (News Feeds) của Facebook ngày càng giảm, Facebook thay vào đó đã chuyển trọng tâm sang các Nhóm để giữ cho hơn 2,7 tỷ người dùng của mình được tương tác tối ưu hơn bằng cách nêu bật các chủ đề có liên quan.
Hiện có hơn 1,8 tỷ người dùng sử dụng các Nhóm Facebook mỗi tháng.
Mặc dù các quy tắc mới sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề hiện có và Facebook vẫn còn nhiều cách để đảm bảo sự tương tác của các Nhóm không dẫn đến các sự cố diễn ra trong thế giới thực.
Tuy nhiên đây là một số bước tích cực hơn của Facebook nhằm đảo bảo sự an toàn và bình đẳng trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok giới hạn độ tuổi sử dụng là 13 nhưng không có biện pháp ngăn chặn người dưới độ tuổi này xem video.
Trong việc một “TikToker” đăng video bị đánh giá là “truyền bá mê tín dị đoan”, chủ kênh cho biết một trong những lý do khiến cô đăng video này lên TikTok là nền tảng này dành cho độ tuổi trên 13.
Trong điều khoản sử dụng, TikTok cũng ghi rõ: “Dịch vụ chỉ dành cho người từ đủ 13 tuổi trở lên”. Tuy nhiên, không cần phải chứng minh đủ 13 tuổi, người dùng vẫn có thể xem được các video đăng công khai trên nền tảng này.
Trang TikTok.com hiển thị toàn bộ nội dung công khai của người dùng trên toàn thế giới.
Người không có tài khoản sẽ bị hạn chế một số tính năng, như bấm nút Yêu thích, xem bình luận hay lưu video. Các tác vụ vẫn thực hiện được là tìm kiếm video, tìm kiếm người dùng, xem video, chia sẻ video.
Cơ chế này khiến TikTok bị đánh giá là “dễ” hơn cả Douyin – phiên bản TikTok được ByteDance phát triển riêng cho thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, khác với TikTok, người Trung Quốc buộc phải tải ứng dụng Douyin về để sử dụng, không thể truy cập thông qua trình duyệt web.
TikTok không gắn nhãn nội dung hạn chế trẻ em.
Trên một số nền tảng video lớn khác, như YouTube, khi tải video lên, người dùng sẽ được yêu cầu khai báo nội dung có dành cho trẻ em không.
Nếu có, hệ thống sẽ thiết lập giới hạn, để chỉ những người trên 18 tuổi mới có thể xem được. TikTok hiện chưa có tùy chọn này, mà chỉ dừng lại ở việc phân loại video công khai, riêng tư, hoặc chế độ bạn bè.
Một yếu tố khác khiến các chuyên gia lo ngại là việc khai gian tuổi của người dùng.
Dữ liệu nội bộ của TikTok từng được trang TheNew Yorks Times phát hiện cho thấy khoảng 1/3 trong số 49 triệu người dùng nền tảng này tại Mỹ dưới 14 tuổi, trong khi độ tuổi tối thiểu để dùng TikTok là 13.
“Mối lo ngại đến từ việc những người dưới 13 tuổi có thể nói dối để vượt qua giới hạn độ tuổi, trong khi nền tảng này lại không yêu cầu sự đồng ý từ người giám hộ”, trang này viết.
Thách thức về việc kiểm soát độ tuổi người xem là điều mà hầu hết nền tảng mạng xã hội, như TikTok, YouTube, đều gặp phải.
Theo chuyên gia công nghệ Phạm Hồng Phước, các mạng xã hội này phải liên tục cập nhật các chính sách và áp dụng cơ chế kiểm tra nội dung để đảm bảo sự an toàn cho nền tảng và cho người dùng.
Chẳng hạn, YouTube có chính sách dán nhãn video để kiểm soát chặt hơn các video cho trẻ em, đồng thời người dùng có quyền báo cáo video nguy hiểm để YouTube xử lý.
TikTok mới đây đã cập nhật thêm nhiều điều khoản bảo vệ người dùng nhỏ tuổi. Chẳng hạn, Family Pairing cho phép kết nối các tài khoản trong gia đình, để phụ huynh có thể quản lý việc sử dụng TikTok của trẻ em.
Các tài khoản TikTok từ 13 đến 15 tuổi sẽ được đặt mặc định ở chế độ riêng tư và tắt tính năng đề xuất, livestream cũng như nhận tin nhắn.
“Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên phó mặc việc kiểm soát cho nền tảng, hay tin tưởng vào những kênh mang danh thiếu nhi.
Thiếu nhi mỗi nước không giống nhau, người làm nội dung cho trẻ em cũng chẳng ai như ai. Vậy nên, phụ huynh cần phải để mắt, canh chừng trẻ khi giải trí trên các mạng xã hội”, chuyên gia Phạm Hồng Phước chia sẻ.
TikTok hiện là một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trên cả iOS và Android, ứng dụng này liên tục nằm trong top 5 được tải về nhiều nhất.
Nhiều nội dung guy hiểm cho trẻ em từng xuất hiện trên nền tảng này TikTok. Một bé gái 10 tuổi ở Palermo (Italia) từng quấn thắt lưng quanh cổ để thực hiện “Thử thách Bất tỉnh” trên TikTok, nhưng bị ngạt và chết não.
Italy phải yêu cầu mạng xã hội này chặn những người dùng chưa được xác minh độ tuổi. Ngoài ra, ByteDance chủ sở hữu của TikTok cũng từng bị phạt 5,7 triệu USD, vì vi phạm luật riêng tư của trẻ em tại Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu công tâm nói về thứ tệ nhất làm cho doanh nghiệp không phát triển nổi thì đó là politics – chính trị công sở.
Người đi làm có đủ loại, đi làm kiếm tiền không quan tâm thế sự, đi làm để phát triển bản thân, đi làm để chèo kéo quyền lực ảo, đi làm để gây rối vì quá rảnh…. Ở đâu cũng có loại này loại kia.
Ở công sở nào cũng có kẻ làm người rảnh. Và muôn đời, politics sẽ luôn là thứ làm cho chuyện không thành có, chuyện nhỏ thành to, chuyện riêng thành công, chuyện lợi ích bản thân thành drama nhân loại.
Politics muôn đời sẽ vẫn tồn tại. Bị ảnh hưởng kiểu gì là do người lãnh đạo có tỉnh thức hay không. Nếu lỡ lọt vào mạng nhện, lỡ xà quần với những luồng thông tin vô trung sinh hữu, cảm xúc bị thổi phồng, dẫn dắt, người lãnh đạo thành con cờ, hại mình, hại người ngay, giúp kẻ gian, hại cơ đồ sự nghiệp của chính mình.
Hồi xưa làm tập đoàn, tôi đã chứng kiến sếp mình xất bất xang bang vì nghe lời dấm dúi kẻ này người kia, để cho politics dẫn dắt, mất tỉnh táo mà thiệt hại triệu triệu đô, thiếu điều mất công ty.
Từ đó, tôi có một nguyên tắc làm việc là No politics – nói không với chính trị công sở. Đứa nào start vụ này, không phân đúng sai, tôi xử trước.
Chính những đứa tạo ra chính trị là kẻ phá hoại sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp, chỉ vì họ sợ thay đổi, sợ mất quyền mất lợi, sợ bị vạch trần sự vô dụng của bản thân mình.
Và ta, người lãnh đạo, liệu ta có đủ tỉnh táo để không cho phép mình bị xỏ mũi trong bàn game do họ tạo ra?
Thay đổi chưa bao giờ là dễ. Tái cấu trúc lại càng khó khăn hơn.
75% thất bại là do lãnh đạo không đủ tỉnh thức, không đủ tầm đủ tâm và quyết liệt bước qua sự sợ hãi tương lai của chính bản thân mình.
Vấn đề, chưa bao giờ là họ. Vấn đề, luôn nằm ở ta. Thua, là khi ta đầu hàng với sự sợ hãi cái mới của chính bản thân mình. Thắng, là khi ta vượt lên chính mình, cho phép bản thân không vẩn đục bởi những xàm xí tiểu nhân để bắt đầu một hành trình đầy nắng gió.
Dung nạp politics là tự đào mồ chôn lấy chính mình. Chơi politics là kẻ bất tài vô dụng, cuộc đời rồi chỉ lục cục quẩn quanh bên mớ cối xay.
Ngoài kia, vũ trụ bao la, thế giới vạn diệu kỳ, sao phải bận tâm với những loanh quanh hạn hẹp? Ai hiểu, vũ trụ sẽ dẫn dắt đến bến bờ mênh mông.
Ai không hiểu, đời sẽ đâm về ngõ cụt. Lựa chọn, nên là sau khi tĩnh tâm tự vấn. Ngoài kia, lao xao vốn vẫn vấy mùi tanh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ công nghệ quảng cáo Google đã tiết lộ con số này trong bản báo cáo về tính minh bạch trong quảng cáo hàng năm của mình.
Google tiết lộ rằng họ đã xóa 3,1 tỷ quảng cáo do vi phạm các chính sách của mình về thông tin sai lệch, ngôn từ gây kích động thù địch và gian lận trong năm qua khi thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Trong số này, 99 triệu quảng cáo bị xóa do có liên quan cụ thể đến “các sự kiện nhạy cảm” bao gồm COVID-19 và cuộc bầu cử ở Mỹ.
Cũng giống như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, Google đã nhanh chóng cấm quảng cáo cho các ‘sản phẩm ăn theo’ khi bắt đầu đại dịch vào tháng 3 năm ngoái, chẳng hạn như nước rửa tay, khẩu trang và giấy vệ sinh, để cứu người tiêu dùng trước nạn đầu cơ giá.
Khi khủng hoảng kéo dài, Google đã tạo ra một chính sách mới cấm các quảng cáo đề cập đến những âm mưu và thông tin sai lệch về COVID-19.
Ông Scott Spencer, Phó chủ tịch về quyền riêng tư và an toàn của quảng cáo cho biết.
“Khi chúng tôi nhận được thêm thông tin về Covid-19 và các tổ chức y tế đã ban hành những hướng dẫn mới, chúng tôi đã phát triển chiến lược thực thi của mình cho phép các nhà cung cấp dịch vụ y tế, tổ chức y tế, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đáng tin cậy cung cấp các bản cập nhật quan trọng và nội dung có thẩm quyền, trong khi vẫn ngăn chặn các hành vi lạm dụng cơ hội.”
Bên cạnh đó, một lĩnh vực khác mà Google đã tăng cường kiểm duyệt là xung quanh cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ.
Google đã tạm dừng hơn 5 triệu quảng cáo bầu cử ở Mỹ trước ngày bầu cử, đã xác minh 5.400 nhà quảng cáo bầu cử và chặn quảng cáo từ hơn 3 tỷ truy vấn tìm kiếm sau cuộc bầu cử nhằm tuyên truyền những thông tin sai lệch.
Quảng cáo bị hạn chế.
Google cũng đã hạn chế 6,4 tỷ quảng cáo vào năm ngoái mà họ cho là “nhạy cảm về mặt pháp lý hoặc văn hóa”.
Trong số đó, có hơn 550 triệu quảng cáo bị hạn chế vì đã vi phạm các yêu cầu pháp lý, 80 triệu trong số đó là các thương hiệu rượu.
Ông Spencer chia sẻ:
“Việc hạn chế quảng cáo cho phép chúng tôi điều chỉnh cách tiếp cận của mình dựa trên địa lý, luật địa phương… để các quảng cáo được chấp thuận chỉ hiển thị ở những nơi thích hợp, được quy định và hợp pháp.”
“Ví dụ: chúng tôi yêu cầu các hiệu thuốc trực tuyến phải hoàn thành chương trình chứng nhận và sau khi được chứng nhận, chúng tôi chỉ hiển thị quảng cáo của họ ở các quốc gia cụ thể nơi cho phép bán thuốc theo toa trực tuyến.”
Kiểm duyệt nội dung.
Google đã thêm và cập nhật 40 chính sách dành cho nhà quảng cáo cũng như nhà xuất bản (publishers) vào năm 2020, điều này cũng dẫn đến việc Google đã loại bỏ quảng cáo khỏi 1,3 tỷ trang của nhà xuất bản, con số này vào năm 2019 là 21 triệu.
Google đã ngừng hiển thị quảng cáo trên hơn 1,6 triệu tên miền (domain), bao gồm 981 triệu URL hiển thị nội dung khiêu dâm, 168 triệu trang bị coi là “nguy hiểm hoặc xúc phạm” và 114 triệu trang quảng cáo vũ khí.
Google Ads cũng ngăn chặn những hành vi gian lận từ các nhà quảng cáo đang tìm cách quảng bá các doanh nghiệp vốn không còn tồn tại hoặc lừa đảo.
Để giúp hỗ trợ quá trình này, Google đã giới thiệu chương trình xác minh danh tính nhà quảng cáo và chương trình xác minh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có thể phát hiện những hành vi vi phạm.
Sau sự thay đổi này, Google đã làm tăng hơn 70% số tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hoá do vi phạm chính sách vào năm 2020, từ mức 1 triệu trước đó lên hơn 1,7 triệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link