Skip to main content

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn (P2)

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

3. Ý tưởng đó có phù hợp với mục tiêu của marketing không?

Hiếm khi một phần nội dung lại có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu tiếp thị nội dung của bạn. Nếu bạn cố gắng sử dụng nó để hoàn thành một số nhiệm vụ khác nhau, bạn có nhiều khả năng sẽ thất bại hoàn toàn.

Mỗi phần nội dung phải có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cao hơn cho các cụm từ tìm kiếm ở phần đầu của phễu bán hàng (top-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ ở giữa phễu bán hàng (middle-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.
  • Giúp khách hàng hay khách hàng tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm của bạn (hỗ trợ bán hàng)
  • Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung ở phần cuối của phễu bán hàng (bottom-of-the-funnel).
  • Tạo tài nguyên để xây dựng các backlinks.

Các mục tiêu của bạn có thể trùng lặp, nhưng mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để định hình ý tưởng nội dung và quảng cáo.

Khi xây dựng lịch biên tập, bạn hãy liệt kê cả mục tiêu nội dung tổng thể của bạn ở trên cùng và ghi lại mục tiêu cho từng phần nội dung ở dưới để bạn và đội nhóm của bạn tập trung vào mục đích của nó khi lập kế hoạch và xây dựng nội dung.

4. Ý tưởng đó có gợi ra phản ứng hay tương tác không?

Để khách hàng quan tâm đến nội dung của bạn, nội dung đó phải khơi gợi một phản ứng hoặc cảm xúc nào đó.

Ý tưởng của bạn sẽ làm được điều đó chứ? Câu hỏi này mang tính đại diện để xác định xem nội dung của bạn có quan trọng hay không.

Phản ứng không cần phải là một phản ứng đầy “cảm xúc”. Nó thường đơn giản, nhưng khi hoàn thành tốt, nó để lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm.

Tự hỏi trước khi xây dựng.

Giá trị của nội dung của bạn nên có trước khi nó được tạo ra. Nó bắt đầu từ trong giai đoạn lên ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời 04 câu hỏi này, ý tưởng của bạn được phát triển tốt hơn từ đó có nhiều khả năng tạo ra thứ mà đọc giả và doanh nghiệp của bạn muốn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tại sao CFO cần ‘chung chiến tuyến’ với Team Marketing (P2)

Ông Zach Morrison, Giám đốc điều hành của Tinuiti chia sẻ lý do tại sao những người đứng đầu bộ phận marketing và tài chính cần phải ở trên cùng một chiến tuyến nếu họ muốn thúc đẩy sự tăng trưởng.

Tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing có thể đo lường, giải trình và dự đoán – ba từ mà một CFO luôn coi đó là ‘sự sống’.

Có được sự phối hợp từ họ thường là chìa khóa để mở khóa quỹ và là chất xúc tác cho chuyển đổi số, trao quyền cho CMO để đưa ra các quyết định táo bạo hơn.

Một trong những khách hàng thành công nhất của chúng tôi là Etsy, nơi có CMO Ryan Scott luôn hợp tác chặt chẽ với nhóm tài chính và các nhà khoa học dữ liệu trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược cho các chiến dịch.

Điều này cho phép đưa ra các quyết định nhanh chóng về cách các khoản đầu tư sẽ phát triển khi các chương trình đó mở rộng quy mô.

Các nhóm sẽ dựa trên kỳ vọng về hiệu suất và xây dựng kế hoạch thử nghiệm có hệ thống, cho phép họ tận dụng lợi thế của bối cảnh thương mại điện tử đang thay đổi nhanh chóng.

Ông Scott cho biết: “Chúng tôi phát triển một lộ trình đầy đủ và thử nghiệm liên tục để đo lường giá trị thực của các chiến thuật truyền thông của chúng tôi.

Điều này cho phép chúng tôi phân bổ ngân sách hiệu quả nhất cho các kênh của chúng tôi, thúc đẩy giá trị gia tăng nhất cho doanh nghiệp.”

Mô hình phân bổ của Etsy kết hợp giá trị lâu dài của khách hàng (customer lifetime value), điều được cung cấp trực tiếp từ theo dõi chuyển đổi của Google, do đó, các thuật toán đặt giá thầu có thể theo đuổi những khách hàng triển vọng nhất trong thời gian thực.

Thử nghiệm liên tục cho phép công ty mở rộng quy mô của marketing thông qua công cụ tìm kiếm phi thương hiệu (nonbrand SEM) và các nỗ lực từ mạng xã hội.

Chúng tôi cũng hợp tác chặt chẽ với Google để chạy các thử nghiệm theo địa lý phức tạp nhằm đo lường mức độ gia tăng của các chiến thuật khác nhau.

Bằng cách giảm chi tiêu quảng cáo của chúng tôi trong các khu vực địa lý thử nghiệm cụ thể, chúng tôi có thể đo lường mức tăng trưởng và xác định giá trị gia tăng thực sự của các phương tiện đó.

Không điều gì trong số này có thể xảy ra nếu không có mối quan hệ chặt chẽ giữa CMO và CFO.

Với sự tăng trưởng đã được chứng minh và nguồn tài chính tích cực, công ty của tôi có thể tự do nhảy vào các cơ hội mới mà không có bất cứ sự chậm trễ không cần thiết nào, những điều thường sẽ cản trở sự tăng trưởng của chúng tôi.

Thiết lập mục tiêu tăng trưởng chứ không phải ngân sách.

Các CMO truyền thống đang dần được thay thế bằng các Giám đốc tăng trưởng (CGO), người chịu trách nhiệm không chỉ về nhận thức thương hiệu mà còn cả về ROI.

Tương tự như vậy, giám đốc tài chính (CFO) đang ngày càng phát triển thành giám đốc doanh thu (CRO), không chỉ đơn giản là dự báo doanh thu mà còn giúp quyết định cách để tăng trưởng doanh thu.

Nói cách khác, cả hai đều có trách nhiệm chuyển đổi các hành động của công ty thành doanh thu có thể dự đoán và mở rộng thông qua mô hình kết hợp các phương tiện phù hợp.

Phân bổ đa kênh là cách các CFO và CMO có thể tìm thấy một tiếng nói chung để làm thế nào để tăng tốc độ tăng trưởng và rõ ràng về số tiền cần chi tiêu.

Cách tiếp cận này cũng ấn định tỷ lệ phần trăm doanh thu trên các kênh, phân bổ ngân sách cho từng kênh.

Các CMO cần chứng minh được khi chi tiêu tăng lên sẽ làm tăng doanh số bán hàng và các CFO chắc chắn rằng sẽ gật đầu với họ.

Khi chúng ta đang chuẩn bị cho một tương lai không có cookie (Theo dõi dữ liệu người dùng), một tương lai không có IDFA (xác định thông tin người dùng), cách các công ty tiếp cận và phát triển khách hàng sẽ trở nên phức tạp hơn.

Giám đốc tài chính cũng cần phải hiểu về marketing; Giám đốc Marketing phải hiểu về tài chính; và mọi người phải hiểu dữ liệu.

CMO và CFO sẽ là bộ đôi quyền lực nhất tại bất kỳ công ty nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Microsoft sẽ xây dựng Trung tâm dữ liệu đầu tiên ở Indonesia

Với việc xây dựng trung tâm dữ liệu này, Indonesia sẽ chính thức gia nhập cơ sở hạ tầng đám mây của Microsoft, với hơn 60 trung tâm dữ liệu khu vực hiện có tính đến nay.

Ông Jean-Philippe Courtois, phó chủ tịch điều hành kiêm người đứng đầu mảng kinh doanh, marketing và vận hành toàn cầu của Microsoft, cho biết hãng công nghệ này sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Indonesia và cam kết lâu dài đối với sự phát triển của quốc gia Đông Nam Á này.

Phát biểu tại sự kiện DevCon 2021 được tổ chức trực tuyến hôm 25/2, ông Courtois nhấn mạnh đây là khoản đầu tư quan trọng nhất trong 26 năm Microsoft hiện diện tại đây.

Ông cho rằng Microsoft có thể giúp Indonesia hiện thực hóa tầm nhìn dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trong khu vực.

Với việc xây dựng trung tâm dữ liệu này, Indonesia sẽ chính thức gia nhập cơ sở hạ tầng đám mây của Microsoft, với hơn 60 trung tâm dữ liệu khu vực hiện có tính đến nay.

Ông Courtois cho biết trung tâm dữ liệu tại Indonesia nhằm cung cấp các dịch vụ đám mây đáng tin cậy tại địa phương, với tính bảo mật dữ liệu đạt đẳng cấp thế giới, quyền riêng tư và khả năng lưu trữ dữ liệu trong nước.

Phó chủ tịch Courtois nhấn mạnh các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của Indonesia, từ thương mại điện tử đến nông nghiệp, đều được hưởng lợi kỹ thuật số từ các dịch vụ đám mây của Microsoft.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành nghề sẽ có quyền truy cập vào Microsoft Azure.

Trung tâm dữ liệu khu vực Azure ở Indonesia sẽ bao gồm nhiều vùng khả dụng, trong đó mỗi vùng sẽ có một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu với các vị trí khác nhau và các nguồn năng lượng độc lập, hệ thống làm mát và mạng lưới nhằm bảo vệ dữ liệu.

Cũng tại sự kiện nói trên, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Johnny G Plate đã đánh giá sự hợp tác của Microsoft trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu khu vực tại Indonesia, qua đó giúp quốc gia này đổi mới, phục hồi kinh tế và chuyển đổi số.

Về phần mình, Tổng thống Indonesia Joko Widodo  đã hoan nghênh hợp tác của Microsoft với cộng đồng kỹ thuật số nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tầng lớp thanh niên Indonesia hiện đang được triển khai.

Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh rằng chuyển đổi số là chìa khóa để sống sót sau đại dịch Covid-19, giúp làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ông Joko Widodo cho rằng việc tăng tốc chuyển đổi số không thể chỉ do chính phủ thực hiện mà cần có sự tham gia của toàn bộ cộng đồng kỹ thuật số thông qua đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu, đẩy nhanh các chương trình kỹ thuật số và phát triển tài năng kỹ thuật số.

Theo nhà lãnh đạo này, Indonesia là một thị trường kỹ thuật số có tiềm năng rộng lớn và đầy hứa hẹn. Mức độ thâm nhập internet được đánh giá là sẽ tiếp tục được nâng cao cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, giúp tiếp cận các khu vực xa xôi của đất nước.

Tổng thống Joko Widodo hy vọng rằng các tiềm năng rộng lớn này sẽ được các công ty kỹ thuật số cả trong và ngoài nước khai thác để mở ra nhiều việc làm, đặc biệt là cho những người đang trong độ tuổi lao động.

Cuối cùng, Tổng thống Joko Widodo hy vọng rằng sự hợp tác với Microsoft sẽ tạo ra nhiều khóa đào tạo hơn về việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) nhằm thúc đẩy các giao dịch bán hàng trực tuyến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Theo TTXVN

Tại sao CFO cần ‘chung chiến tuyến’ với Team Marketing (P1)

Ông Zach Morrison, Giám đốc điều hành của Tinuiti chia sẻ lý do tại sao những người đứng đầu bộ phận marketing và tài chính cần phải ở trên cùng một chiến tuyến nếu họ muốn thúc đẩy sự tăng trưởng.

“Nếu giám đốc marketing (CMO) đến cuộc họp, giám đốc tài chính (CFO) cũng phải có mặt ở đó. Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ sự tiến triển nào”.

Tôi là Giám đốc điều hành của một trong những công ty marketing thiên về hiệu suất độc lập lớn nhất. Chúng tôi không chỉ là một công ty quảng cáo.

Tất nhiên, chúng tôi là những nhà marketer, nhưng chúng tôi cũng là những nhà khoa học dữ liệu và những người có đầu óc kinh doanh.

Trong thế giới chuyển đổi kỹ thuật số, điều quan trọng là CFO phải hiểu được sức mạnh của marketing như một động lực tăng trưởng chứ không phải là một trung tâm chi phí.

“Nếu giám đốc marketing (CMO) đến cuộc họp, giám đốc tài chính (CFO) cũng phải có mặt ở đó. Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ sự tiến triển nào”.

Tất cả chúng ta đều nghe nói rằng CMO là một trong những vị trí có ‘nhiệm kỳ’ ngắn nhất trong C-suite. Nhưng lại không có nhiều người biết rằng các giám đốc tài chính có thời gian ở lại lâu thứ hai sau các giám đốc điều hành.

Khi hoạt động marketing hướng đến những giá trị cho khách hàng lâu dài hơn, các CMO cần thời gian và sự nhanh nhạy để thành công, cùng với đó là các CFO phải luôn ở bên cạnh, điều này sẽ khiến thành công trở nên khả thi hơn.

Cùng với nhau, bộ đôi này có thể tạo ra cơ hội cho các khoản đầu tư cần thiết để cho phép sự tăng trưởng và đổi mới.

Sức mạnh kép của sự kết hợp.

Đó là một câu chuyện xưa cũ khi cho rằng những người làm marketing là trung tâm của những chi phí.

Trong thế giới ngày nay, họ hiểu giá trị và vai trò của tiếp thị dựa trên hiệu suất (performance marketing) trong việc thúc đẩy mọi thứ từ tăng trưởng thương hiệu đến doanh số bán hàng hay ROI.

Tinuiti hợp tác với E.L.F. Cosmetics vào năm 2019 để quản lý các chiến lược kỹ thuật số của mình.

Chúng tôi đã thiết lập một phương pháp tiếp cận toàn diện đối với phương tiện có trả phí, phân khúc đối tượng và tận dụng phân bổ theo hướng dữ liệu trong Search Ads 360 để đảm bảo thành công cho các chiến dịch của E.L.F.

Truyền tải đúng thông điệp đến đúng người dùng ở mỗi giai đoạn trong hành trình của người tiêu dùng.

Điều này dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở mức hai con số về doanh thu, lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) và cả chuyển đổi trên ElfCosmetics.com.

Nền tảng cho sự thành công này là gì? Chính là tầm nhìn chung của CMO Kory Marchisotto và CFO Mandy Fields của E.L.F. Những người tự mô tả mình như một “cặp đôi quyền lực”.

Bà Marchisotto cho rằng giống như kem lót và che khuyết điểm của thương hiệu, CMO và CFO sẽ đạt được tác động lớn hơn nhiều khi làm việc cùng nhau.

Bà Fields cho biết: “Từ chiến lược đến thực thi, chúng tôi luôn ở trong tình trạng khó khăn. “Điều đó đúng cho cả lập kế hoạch tầm ngắn và dài hạn.”

Khi cùng nhau, Marchisotto và Fields đã đạt được kết quả theo cấp số nhân, thúc đẩy tác động tối đa cho E.L.F. Hiệu suất vượt trội liên tục của công ty cho thấy sức mạnh lâu bền của cặp đôi quyền lực CMO và CFO này.

Bà Marchisotto cho biết thêm: “Sự phối hợp chiến lược của chúng tôi là hết sức căn bản, cả hai chúng tôi đều tin rằng “giá trị thực sự luôn nằm trong những cuộc chơi lâu dài”.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn (P1)

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

1. Nó có phải là một thứ gì đó mà khách hàng của bạn muốn không?

Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất. Nếu bạn dành thời gian và tiền bạc để tổng hợp những nội dung mà không ai thực sự yêu cầu, thì nhiều khả năng nó sẽ không thành công.

Nó giống như việc bạn mất công nướng một chiếc bánh sô cô la, nhưng sau đó lại mời những người không thích đồ ngọt thưởng thức. Có thể bánh sẽ ngon nhưng người bạn mời sẽ không hề muốn nó.

Làm cách nào bạn có thể đảm bảo ý tưởng nội dung của mình phù hợp với mong muốn hoặc nhu cầu thực tế của khách hàng?

Trước tiên, bạn hãy thiết lập quy trình đồng bộ với bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng (nếu có) để tìm ra những gì khách hàng hiện tại đang muốn hoặc tò mò.

Ý tưởng của bạn có rơi vào những tò mò hay băn khoăn đó không?

Thứ hai, thực hiện nghiên cứu câu hỏi hoặc ý tưởng từ khoá của bạn để xem liệu những ý tưởng đó có nằm trong số những câu hỏi mà mọi người đang hỏi hay thông tin họ đang cố gắng để tìm kiếm hay không.

Khi bạn tìm thấy các từ khóa đó phù hợp với ý tưởng nội dung của mình, hãy kiểm tra khối lượng của các từ khóa là bao nhiêu?

Khối lượng thấp hơn cũng không sao nếu bạn đang tạo nội dung nhằm hướng tới nhóm khách hàng có khả năng chuyển đổi cao, nhưng nếu bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng chung hơn và lớn hơn, bạn có thể muốn có ý tưởng nội dung của mình khớp với từ khoá có dung lượng tìm kiếm lớn hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quy trình này không chỉ để xác minh ý tưởng của mình mà còn để cải thiện và củng cố ý tưởng dựa trên những góc độ mới mà bạn khám phá.

2. Ý tưởng của bạn đã được thực hiện trước đó chưa?

Bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn cho là tuyệt vời; nó phù hợp với thương hiệu, nó giúp ích cho đối tượng mục tiêu của bạn.

Nhưng hãy nhớ kiểm tra xem ý tưởng đó chưa từng được thực hiện trước đây. Thông thường, điều này đơn giản như việc tìm kiếm trên Google, nhưng bạn không chỉ tìm kiếm các kết quả phù hợp trực tiếp.

Ví dụ: giả sử ý tưởng là viết một bài đăng về kẹo Halloween đang rất được yêu thích. Bạn tìm kiếm nhanh về “kẹo Halloween ngon nhất” và nhận thấy có rất nhiều website đã xuất bản nội dung về ý tưởng này.

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng mọi người yêu thích loại nội dung này, đó là lý do tại sao rất nhiều website đang làm điều đó và bạn đang có một cách mới để viết về loại kẹo nào phổ biến nhất.

Nhưng nếu nội dung của bạn không thể cạnh tranh với các website đã quá phổ biến hiện tại thì bạn có thể không muốn tốn thời gian vào ý tưởng này.

Khách hàng của bạn đã xem cùng một ý tưởng nhiều lần và nó sẽ không có sức hấp dẫn giống như một ý tưởng mới.

Cách bạn có thể xoay chuyển.

Ngay cả khi ý tưởng của bạn đã được ai đó thực hiện trước đây, bạn cũng không cần phải từ bỏ nó ngay lập tức. Thường có nhiều cách để xoay chuyển và khám phá ra một khái niệm thậm chí còn thú vị hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi để hướng dẫn bạn xoay vòng ý tưởng đó:

  • Khi bạn xem các bài viết đã xuất bản của ý tưởng này, bạn sẽ nghĩ đến những câu hỏi và tò mò mới nào? (Ví dụ: Có bao nhiêu khu vực sẽ thích sô cô la hơn là kẹo dẻo?)
  • Mọi người đã bình luận hay nhận xét gì về nội dung được xuất bản đó? Họ có gợi ý hoặc xác định rõ ràng các góc độ mới để khám phá không?
  • Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một khái niệm khác không?
  • Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không?
  • Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới hơn không?

Bằng cách dành thời gian để hiểu những gì đã được xuất bản liên quan đến ý tưởng của bạn, bạn có thể trau dồi tốt hơn khái niệm của mình và đảm bảo nó luôn mới mẻ và thú vị.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

TikTok ra mắt nền tảng quảng cáo ‘tự phục vụ’ tại Canada

TikTok đã thông báo rằng nền tảng quảng cáo tự phục vụ của mình hiện đã có sẵn cho tất cả các doanh nghiệp ở Canada, đây là bước mở rộng mới nhất trong quá trình thúc đẩy kinh doanh của mình tại đất nước này.

Theo giải thích của TikTok:

“Hôm nay chính thức đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của TikTok For Business tại Canada.

Chúng tôi đang cung cấp các giải pháp quảng cáo mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các thương hiệu kết nối có ý nghĩa hơn với cộng đồng người dùng TikTok.

Tại Canada, với việc giới thiệu các công cụ quảng cáo tự phục vụ và sự sẵn có của Shopify mới của TikTok, chúng tôi đang tiếp tục hỗ trợ các nhà quảng cáo trong từng bước đi của quá trình tạo chiến dịch.”

Như bạn có thể thấy ở trên, nền tảng tự phục vụ của TikTok trông khá giống với các nền tảng tương tự trên các mạng xã hội khác.

TikTok đã thông báo về việc mở rộng toàn cầu của nền tảng này vào tháng 7 năm ngoái, vì vậy có thể có một số doanh nghiệp ở Canada đã từng sử dụng nền tảng này, tuy nhiên đến hiện tại, tất cả các thương hiệu đều có thể chạy các chiến dịch thông qua nền tảng.

Ngoài điều này, như TikTok đã lưu ý, họ cũng đã cung cấp kênh Shopify của mình cho những người bán hàng ở Canada, bên cạnh thị trường Mỹ.

Theo TikTok:

“Kênh sẽ giúp người bán hàng của Shopify trên toàn quốc tạo và chạy các chiến dịch hướng trực tiếp đến cộng đồng tương tác cao của TikTok.

Thông qua mối quan hệ đối tác này, chúng tôi sẽ giúp người bán trên Shopify dễ dàng khai thác sức sáng tạo của cộng đồng TikTok, từ đó được khám phá và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo của mình.”

TikTok cũng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ảo cho các doanh nghiệp Canada vào tháng tới, bao gồm các hội thảo, các buổi giáo dục và phỏng vấn với các chủ doanh nghiệp cũng như các chuyên gia TikTok để giúp các thương hiệu tận dụng tốt nhất nền tảng này.

TikTok cũng đã lưu ý rằng họ cam kết sẽ trả phần thuế hợp lý của mình ở Canada và sẽ chuyển giao tất cả các chức năng hoạt động liên quan cho pháp nhân Canada của mình trong vài tháng tới.

Với mục tiêu dự kiến ​​đạt một tỷ người dùng vào năm 2021, TikTok cần phải thiết lập vững chắc nền tảng kinh doanh của mình để tối đa hóa cơ hội doanh thu và đảm bảo những người sáng tạo hàng đầu có thể kiếm tiền hiệu quả hơn từ nỗ lực của họ.

Nếu ứng dụng này có thể khiến những người dùng có ảnh hưởng đó hài lòng, điều đó sẽ giúp TikTok hướng tới việc duy trì khả năng tồn tại lâu dài và bền vững hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Samsung bổ nhiệm ‘head of brand marketing’ mới phụ trách mảng IT và Mobile tại Singapore

Samsung Electronics Singapore đã bổ nhiệm Bà Lynn Chong làm head of brand marketing (giám đốc tiếp thị thương hiệu) mảng IT và Mobile.

Trong một tuyên bố với MARKETING-INTERACTIVE, Samsung cho biết Bà Lynn Chong sẽ lãnh đạo một nhóm nhằm thúc đẩy các chiến dịch và sáng kiến tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) tích hợp cho mảng điện thoại thông minh, máy tính bảng và cả thiết bị đeo của Samsung tại Singapore.

Với vị trí này, Bà sẽ báo cáo cho Sarah Chua, phó chủ tịch mảng IT và Mobile của Samsung Electronics tại Singapore.

Người phát ngôn của Samsung cho biết:

“Đã từng làm việc ở cả hai vai trò Agency và Client, Bà Chong là một nhà tiếp thị thương hiệu dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, du lịch, tài chính và các dịch vụ thiết yếu

Cùng với bà, chúng tôi mong muốn tạo lập biểu đồ mới và những sáng kiến ​​thú vị sẽ tiếp tục thúc đẩy sự ưa thích thương hiệu cho toàn bộ hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ di động của chúng tôi cho người tiêu dùng địa phương, Chong từng là phó giám đốc tiếp thị kênh (mảng kinh doanh bán lẻ) tại NTUC FairPrice”.

Trong khoảng thời gian bà làm việc tại Ngân hàng OCBC, nơi bà đảm nhận nhiều vai trò khác nhau bao gồm trưởng nhóm tiếp thị sản phẩm kiêm thương hiệu tại OCBC Plus, trưởng nhóm sản phẩm và thương mại cho mảng thanh toán di động và giám đốc sản phẩm cho các khoản vay du học của FRANK.

Với vai trò là trưởng nhóm tiếp thị sản phẩm và thương hiệu, Bà Chong được giao nhiệm vụ thúc đẩy OCBC Plus.

Bà Chong cũng có kinh nghiệm làm Agency, bà từng đảm nhận các vai trò như giám đốc kinh doanh tại TILT Advertising, giám đốc khách hàng tại XM Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như giám đốc khách hàng tại Ogilvy.

Việc bổ nhiệm Bà Chong được đưa ra khi Samsung Electronics Singapore đang tìm kiếm những con đường mới để tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Gần đây, họ cũng đã phát động một cuộc thi làm phim liên quan với liên hoan phim có thương hiệu sắp tới của mình.

Theo Samsung, liên hoan phim mang thương hiệu của họ sẽ làm nổi bật các tính năng chụp ảnh và quay phim tiên tiến của dòng điện thoại thông minh mới nhất của họ, Galaxy S21 Ultra 5G.

Là một phần của cuộc thi, những người sáng tạo nội dung được khuyến khích gửi một đoạn phim ngắn dài một phút quay trên bất kỳ điện thoại di động nào dựa trên chủ đề “Thế giới đang cần gì ngay bây giờ” (“What the World Needs Now”).

Bà Sarah Chua, phó chủ tịch mảng IT và Mobile của Samsung Electronics tại Singapore cho biết Samsung đã chọn để tổ chức liên hoan phim thương hiệu của mình vì công ty nhận thấy rằng công nghệ hiện đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện tầm nhìn của người sáng tạo nội dung trong việc kể những câu chuyện quan trọng.

“Chúng tôi muốn đưa sức mạnh của điện thoại thông minh vào tay các nhà làm phim mới bắt đầu để họ có thể tận dụng các tính năng camera tiên tiến của chúng tôi để kể những câu chuyện liên quan”, bà nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Netflix chi 500 triệu USD vào Hàn Quốc trong năm nay để phát triển nội dung mới

Trong 5 năm qua – từ 2015 đến 2020 – Netflix đã đầu tư khoảng 700 triệu USD để mở rộng mảng nội dung tại Hàn Quốc và thành lập hai cơ sở sản xuất chiến lược mới tại nước này.

Netflix cho biết hôm 25/2 vừa qua rằng họ sẽ chi 500 triệu USD trong năm nay cho các bộ phim được sản xuất tại phía Nam của Hàn Quốc để mở rộng phạm vi nội dung ngày càng tăng từ quốc gia này.

Các nhà làm phim và ngôi sao Hàn Quốc đang tập trung chủ yếu tại Seoul, nơi gã khổng lồ phát trực tuyến của Mỹ này đã công bố kế hoạch đầu tư sắp tới của họ.

Netflix tiết lộ rằng tính đến cuối năm ngoái, dịch vụ phát trực tuyến của mình đã có 3,8 triệu người đăng ký có trả phí tại Hàn Quốc.

Trong 5 năm qua – từ 2015 đến 2020 – Netflix đã đầu tư 700 triệu USD để mở rộng mảng nội dung tại Hàn Quốc và thành lập hai cơ sở sản xuất chiến lược tại nước này.

Bên cạnh việc mua lại bản quyền đối với nội dung hiện có của Hàn Quốc, Netflix cũng đã thực hiện hơn 80 chương trình và phim gốc tại địa phương, bao gồm cả phim kinh dị nổi tiếng “Kingdom” từ người sáng tạo Kim Eun-hee.

Đồng giám đốc điều hành và giám đốc nội dung tại Netflix cho biết:

“Cam kết của chúng tôi đối với Hàn Quốc rất mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và hợp tác với những ‘người kể chuyện’ Hàn Quốc trên nhiều thể loại và định dạng khác nhau.”

Điện ảnh Hàn Quốc đã trở nên nổi tiếng trên thế giới trong những năm gần đây.

Nhà làm phim Bong Joon-ho đã trở nên nổi tiếng toàn cầu vào năm ngoái khi bộ phim “Parasite” được giới phê bình đánh giá cao khi thống trị mùa giải thưởng.

Nó đã làm nên lịch sử khi trở thành bộ phim không nói tiếng Anh đầu tiên giành giải Phim hay nhất tại Lễ trao giải Oscar.

Về phần mình, Netflix đã tập trung vào châu Á – Thái Bình Dương trong những năm gần đây khi tốc độ tăng trưởng người dùng mới ở các khu vực khác trên thế giới chậm lại do nhiều người dùng đã là thành viên có trả phí.

Gã khổng lồ phát trực tuyến có trụ sở tại California này đang đặt cược rất lớn vào các thị trường như Hàn Quốc, Ấn Độ và toàn bộ khu vực Đông Nam Á để thúc đẩy động lực tăng trưởng trong tương lai.

Theo Sarandos, Netflix đã tạo ra hơn 200 loạt phim và phim truyền hình gốc châu Á kể từ năm 2016.

Tính đến tháng 12 năm 2020, Netflix báo cáo có hơn 25 triệu thành viên có trả phí ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) so với con số hơn 200 triệu trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo CNBC

INSIGHTS & TRENDS: Thấy gì từ báo cáo xu hướng tìm kiếm tại APAC 2020

Để có thể chắc chắn hơn khi tiến về phía trước, bạn không thể không nhìn lại về những gì đã trải qua. Báo cáo tìm kiếm hàng năm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương APAC 2020 từ Google giúp bạn thấy được điều gì?

INSIGHT & TRENDS:

Việc quan sát cách mọi người đang tìm kiếm cung cấp cho người làm marketing một cái nhìn sâu hơn về những gì quan trọng nhất.

Tất cả chúng ta đều tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi, thậm chí là một số câu hỏi mà trước đây chúng ta chưa bao giờ phải hỏi.

Báo cáo tìm kiếm hàng năm của Google phát hiện ra 05 xu hướng tiêu dùng chính phản ánh thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng đã phát triển như thế nào trong năm qua, điều có thể giúp trả lời câu hỏi “bây giờ thì sao?” cho các thương hiệu.

Những thông tin chi tiết cho thấy một con đường phía trước với các cơ hội truyền cảm hứng, tương tác và kết nối với người tiêu dùng, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho chúng ta trong những giai đoạn tiếp theo.

1. Tính cá nhân rất quan trọng.

Người tiêu dùng đang đặt nhiều giá trị hơn vào nhu cầu và quan điểm cá nhân của họ, ngay cả khi chúng nằm ngoài những quy chuẩn vốn có.

Ấn Độ, Philippines, Singapore và Indonesia đều chứng kiến sự tăng trưởng hơn 40% về các tìm kiếm liên quan đến sức khỏe tinh thần.

Với chỉ 1/5 người ở khu vực APAC cảm thấy họ được thể hiện trong các quảng cáo mà họ nhìn thấy, với tư cách là những người làm marketing, liệu chúng ta đã làm đủ để xem xét những trải nghiệm khác nhau của người tiêu dùng và hành trình cá nhân của họ không?

2. Mục đích cao hơn.

Đối mặt với đại dịch toàn cầu thôi thúc nhiều người trong chúng ta đánh giá lại lối sống cá nhân và thói quen tiêu dùng của mình.

Philippines đã chứng kiến sự tăng trưởng hơn 125% về lượt tìm kiếm các từ khoá liên quan đến “bao bì thân thiện với môi trường”, trong khi đó ở Malaysia thì chứng kiến mức tăng 65% với các lượt tìm kiếm về “có thể tái sử dụng”.

Vào năm 2021, người tiêu dùng sẽ yêu thích hơn các doanh nghiệp có thể vượt ra ngoài phạm vi trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp truyền thống và có thể thực sự tích hợp tính bền vững cũng như mục đích nhân văn cao hơn trong suốt chuỗi giá trị của họ.

3. Tính thích ứng.

Vai trò hàng ngày của mọi người hiện đang thay đổi và họ đang mong đợi những nhu cầu cụ thể được đáp ứng bất kỳ lúc nào.

Tại Ấn Độ, lượng tìm kiếm về “dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hindi” tăng 90% khi mọi người tìm cách sử dụng nội dung theo những cách phù hợp nhất với họ.

Cách bạn đáp ứng người tiêu dùng có thể đồng nghĩa với việc phá bỏ các bức tường của các tiêu chuẩn công nghiệp truyền thống hoặc thậm chí là xây dựng lại dựa trên những đổi mới từ các ngành công nghiệp khác.

4. Cảm xúc dâng cao.

Giữa những thách thức của đại dịch, người tiêu dùng đang hoan nghênh các thương hiệu có thể mang lại cảm xúc hạnh phúc cho cuộc sống của họ và tạo ra một không gian an toàn để họ có thể nghỉ ngơi.

Các tìm kiếm cho ‘ghế chơi game’ đã tăng 125% ở Thái Lan. Giờ đây, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi hoàn toàn, chính những thương hiệu có thể gây ngạc nhiên và thích thú sẽ gặt hái được nhiều thành quả hơn từ phía người tiêu dùng.

5. Minh chứng trong tương lai.

Trong một năm mà không ai có thể dự đoán hoặc lên kế hoạch cho bất cứ điều gì, cũng có một làn sóng mới quan tâm mới đến các hoạt động có thể bảo vệ cho tương lai.

Các tìm kiếm cho ‘điều khiển từ xa cho doanh nghiệp’ đã tăng + 215% ở Nhật Bản khi mọi người tìm cách thúc đẩy sự chuyển đổi nhanh hơn.

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh và truyền thông của bạn, hãy tính đến mong muốn của người tiêu dùng về sự an tâm, giảm ham muốn rủi ro và tư duy hoạch định tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Harvard Business Review: Bạn cần nhảy việc nếu có đủ 5 dấu hiệu này

Theo Harvard Business Review , không phải lương thưởng, 5 dấu hiệu sau đây mới chính là nguyên nhân để bạn biết đã đến lúc phải nhảy việc.

Cho dù năm nay bạn bao nhiêu tuổi, xuất thân từ hoàn cảnh nào và có những thành tựu gì, trên hành trình sự nghiệp, sẽ luôn có những thời điểm mà bạn cảm thấy mình cần một sự thay đổi cũng như có những cơ hội mới xuất hiện và hấp dẫn bạn.

Một báo cáo của LinkedIn cho thấy chỉ 25% trong số 313 triệu người dùng của họ thuộc trường phái tích cực chủ động tìm việc.

Còn 60% người dùng đều có xu hướng thụ động hơn. Họ sẽ không chủ động nhảy việc, nhưng họ cũng sẽ nghiêm túc xem xét các cơ hội mới.

Truy ngược về cội nguồn, bản chất con người thiên về sợ hãi và trốn tránh sự thay đổi. Giống như triết học Đan Mạch Soren Kierkegaard đã phát hiện ra: “Lo âu là căn bệnh gắn liền với sự tự do”.

Ngay cả khi hoàn cảnh hiện tại khiến chúng ta không hài lòng, chúng ta vẫn sẽ cố gắng thích nghi với điều đó trước khi chủ động thay đổi.

Thật vậy, phân tích tổng hợp cũng cho thấy rằng mặc dù môi trường làm việc có tình trạng thái độ tiêu cực, khó gắn kết với công việc, văn hóa doanh nghiệp cũng khó hòa nhập, nhìn chung mọi người vẫn tiếp tục giữ vị trí hiện có thêm một thời gian dài.

Hơn nữa, bởi vì không ít người nhảy việc chủ yếu là do yếu tố cảm tính chứ không phải lý trí, nên mọi người càng dễ thất vọng về kết quả. Sau đó, họ lại càng rơi vào suy nghĩ rằng, một môi trường quen thuộc vẫn thoải mái và đảm bảo hơn.

Nghiên cứu học thuật chỉ ra rằng, sự không ổn định trong công việc và sự bất an trong nghề nghiệp là những nguyên nhân chính dẫn đến áp lực tâm lý của con người hiện đại.

Do đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới cũng không ngạc nhiên khi coi an ninh nghề nghiệp là một phần quan trọng của chất lượng cuộc sống.

Tất cả những điều trên giải thích rằng, cho dù một công việc nhàm chán đến đâu, chúng ta cũng khó có thể hạ quyết tâm để lập tức buông bỏ nó.

Để giúp bạn quyết định xem mình có thể thay đổi công việc vào thời điểm thích hợp nhất hay không, nghiên cứu tâm lý cung cấp cho bạn 5 dấu hiệu sau để phân biệt.

5 dấu hiệu cho thấy bạn cần nhảy việc thật sớm

1. Bạn đã không còn học hỏi được gì từ công việc hiện tại

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong khoảnh khắc hạnh phúc nhất đối với người lớn trưởng thành là khi họ có thể liên tục học hỏi những điều mới mẻ trong công việc và cảm thấy rằng mình đang tiến bộ hơn mỗi ngày.

Điều này đặc biệt đúng đối với những người vốn có tính tò mò, sáng tạo và luôn khao khát kiến ​​thức về những điều mới mẻ.

2. Bạn thể hiện hiệu suất kém trong công việc

Nếu bạn đang cảm nhận rõ sự trì trệ của mình, làm việc mà giống như một chiếc xe không người lái, thì mãi mãi sẽ chẳng thể đi được đến đâu.

Không sớm thì muộn, trạng thái này sẽ làm thui chột khả năng, hạ thấp giá trị con người trên thị trường tuyển dụng và hồ sơ xin việc của bạn có thể sẽ trở nên xấu hổ.

Nếu bạn muốn làm việc tràn đầy năng lượng và vui vẻ hơn, tốt hơn hết, bạn nên thử thay đổi môi trường và tính chất công việc để tìm ra một khía cạnh có thể kích thích sự nhiệt tình của bạn. Bằng cách này, khả năng làm việc của bạn mới có thể được phát huy tối đa.

3. Giá trị của bạn bị đánh giá thấp

Ngay cả khi nhân viên hài lòng với mức lương và cơ hội thăng tiến, họ vẫn không thể tận hưởng tốt công việc của mình, trừ khi họ nhận được sự công nhận, đặc biệt là công nhận đến từ cấp trên trực tiếp của mình.

Ngược lại, những người thường xuyên bị đánh giá thấp trong công việc dễ cạn kiệt nhiệt huyết và có thể sinh ra những hành vi gây tác động tiêu cực, chẳng hạn như bỏ việc không làm, làm lấy lệ cho có, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Và trong trường hợp một lãnh đạo bị đánh giá thấp, rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với những nhân viên bình thường. Nếu họ sinh lòng ức chế, thực hiện một số hành vi xấu, hậu quả để lại có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ công ty.

4. Bạn làm việc chỉ để kiếm tiền

Mặc dù hầu hết thời gian, quyết định của mọi người về công việc được đánh giá dựa trên lý do tài chính. Nhưng một công việc chỉ nhằm duy nhất một mục đích kiếm tiền là công việc không đáng làm nhất.

Theo “Đánh giá nghiên cứu: Tiền có ảnh hưởng đến động lực” từng được đăng trên Harvard Business Review trước đây, khen thưởng có tác động tới tinh thần bao giờ cũng đem tới tác dụng khích lệ cao gấp 3 lần so với khen thưởng chỉ có tác động về vật chất đối với công nhân viên.

Trong một số trường hợp, giá trị vật chất không như ý cũng có thể phản tác dụng, khiến mọi người mất động lực, giảm ham muốn học tập hoặc thử thách cá nhân, dập tắt nhiệt tình với công việc và trở nên tiêu cực.

5. Bạn không thích sếp của mình

Có câu nói rằng: Chúng ta gia nhập vì công ty và rời đi vì ông chủ.

Trong một khảo sát về khả năng lãnh đạo, người ta phát hiện ra rằng 75% nhân viên cho thấy phần căng thẳng nhất trong công việc của họ đến từ người lãnh đạo trực tiếp hoặc gián tiếp. Đại đa số nguyên do của những người lựa chọn nhảy việc cũng xuất phát từ sếp của họ.

Do đó, việc xây dựng phong thái lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm cần phải đặt lên hàng đầu.

Tất nhiên, 5 dấu hiệu này không phải là tất cả những gì bạn cần chú ý.

Có nhiều yếu tố khác cũng đem tới tác động rất lớn khiến bạn buộc phải đưa ra quyết định nhảy việc, chẳng hạn như: sự mất cân bằng và xung đột giữa công việc với cuộc sống, áp lực kinh tế, áp lực cắt giảm nhân sự và các yếu tố địa lý.

Nhưng hầu hết các yếu tố này là do môi trường xung quanh gây ra chứ không phải do yếu tố tâm lý, và rất ít có sự thay đổi chủ quan.

Dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng, quyết định “đi hay ở” của bạn có chính xác hay không phải dựa vào kết quả sau cùng và mức độ hài lòng của chúng ta với kết quả đó.

Cả hai điều này chỉ có thể xác định sau khi quyết định đã thực sự đưa ra chứ không thể dự đoán trước.

Đó là lý do mà Lincoln đã nói: “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó”. Do đó, cách duy nhất để biết sự thay đổi của bạn có chính xác hay không là bạn phải tự quyết định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Úc thông qua luật truyền thông mới yêu cầu cả Google và Facebook trả phí cho tin tức

Úc đã thông qua luật mới yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số như Facebook và Google phải trả phí cho các hãng truyền thông và nhà xuất bản địa phương để liên kết nội dung của họ trên nguồn cấp tin tức hoặc trong các kết quả tìm kiếm.

Động thái này được nhiều người mong đợi và chỉ diễn ra vài ngày sau khi chính phủ Úc đưa ra một số sửa đổi vào phút cuối đối với dự luật được đề xuất, được gọi chính thức là ‘Bộ luật Thương lượng Bắt buộc của Nền tảng Truyền thông và Kỹ thuật số’.

“Bộ quy tắc sẽ đảm bảo rằng các doanh nghiệp truyền thông tin tức Úc được trả phí cho nội dung mà họ tạo ra, giúp duy trì hoạt động báo chí vì lợi ích công chúng ở Úc”, Ông Josh Frydenberg và Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher cho biết trong một tuyên bố chung.

Họ nói thêm rằng chính phủ Úc “vui mừng khi thấy sự tiến bộ của cả Google và gần đây là Facebook trong việc đạt được các thỏa thuận thương mại với các doanh nghiệp truyền thông báo chí Úc”.

Các quan chức cho biết bộ luật sẽ được Bộ Tài chính xem xét trong vòng một năm kể từ khi bắt đầu.

Google và Facebook đã làm gì?

Cả Facebook và Google đều đã đấu tranh chống lại bộ luật này kể từ năm ngoái.

Về cơ bản, Úc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên mà một trọng tài viên do chính phủ chỉ định có thể quyết định mức giá cuối cùng mà một trong hai nền tảng sẽ phải trả cho các nhà xuất bản tin tức Úc.

Theo các chuyên gia, quyết định sẽ được đưa ra bởi một phán quyết có lợi cho một trong hai bên – là nền tảng kỹ thuật số hoặc nhà xuất bản chứ không có chỗ cho một thỏa thuận mang tính trung lập.

Trong các sửa đổi của tuần này, chính phủ Úc cho biết các bên liên quan sẽ có thời gian hòa giải hai tháng trước khi họ đưa ra trọng tài như là biện pháp cuối cùng.

Facebook đã thông báo hôm thứ Hai rằng họ sẽ khôi phục các trang tin tức ở Úc, đảo ngược quyết định trước đó là chặn quyền truy cập vào nội dung tin tức ở Úc để trả đũa cho dự luật được đề xuất sau đó.

Phó chủ tịch của Facebook về quan hệ đối tác tin tức toàn cầu, Bà Campbell Brown cho biết hôm 23/2: “Chính phủ Úc đã làm rõ rằng các công ty công nghệ sẽ giữ khả năng quyết định xem tin tức có xuất hiện trên nền tảng của mình hay không để không tự động bị thương lượng ép buộc”.

Ban đầu, Google đe dọa sẽ rút chức năng tìm kiếm của mình khỏi Úc. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, nền tảng này đã đạt được một số thỏa thuận thương mại nổi bật với các nhà xuất bản Australia, bao gồm cả tập đoàn truyền thông NewsCorp.

Tuyên bố chiến thắng

Trước khi dự luật được Quốc hội thông qua, cả cơ quan giám sát cạnh tranh Úc và Facebook đều mô tả động thái của tuần này là một chiến thắng.

Cựu Phó Thủ tướng Vương quốc Anh Nick Clegg, hiện là phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của mạng xã hội đã giải thích về quyết định hạn chế và sau đó khôi phục tin tức ở Úc của Facebook trong một bài đăng dài trên blog của mình.

Theo Ông Johan Lidberg, phó giáo sư báo chí tại Đại học Monash của Úc, những điều chỉnh cuối cùng được thực hiện đối với dự luật là một biện pháp bảo vệ thể diện cho cả hai bên, nhưng chủ yếu dành cho phía Facebook.

Ông giải thích rằng mặc dù Facebook có thể quyết định loại bỏ News Feed khỏi Úc một lần nữa trong tương lai, nhưng nó sẽ phản ánh không tốt về thương hiệu của công ty này.

“Việc cần làm chính bây giờ là theo dõi sát sao các giao dịch đang được thực hiện với các công ty truyền thông,” Ông nói.

Đây là điều mà các chính phủ nên làm khi các lực lượng thị trường bị chênh lệch như trong trường hợp này.”

Chủ tịch Microsoft Brad Smith đã cân nhắc về quyết định của Úc, gọi luật mới này là “một bước tiến lớn”. Ông nói trong một tweet rằng nó sẽ “đảm bảo các nhà xuất bản và nhà báo được trả một phần công sức công bằng hơn cho công việc của họ.”

Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft chỉ nắm giữ 3,6% thị phần ở Úc, một phần nhỏ so với 94,5% thị phần của Google, theo công ty phân tích web StatCounter.

Luật mới của Úc có thể tạo tiền lệ cho cách các quốc gia khác để điều chỉnh dự luật với các công ty công nghệ.

Các quốc gia như Pháp cũng đã thực hiện một số biện pháp để khiến các công ty công nghệ phải trả phí cho tin tức, trong khi những quốc gia khác như Canada và Anh thì cũng đang xem xét các bước tiếp theo của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Phụ huynh có thể kiểm soát nội dung trên YouTube

YouTube đang thử nghiệm tính năng cho phép phụ huynh sử dụng tài khoản Google để cung cấp cho trẻ em quyền truy cập ứng dụng này đi kèm với những ràng buộc về nội dung.

YouTube cho biết sẽ tạo các tài khoản mới, cho phép thanh thiếu niên được trải nghiệm những video đăng tải trên trang dịch vụ phát sóng trực truyến này. Tuy nhiên, tất cả sẽ diễn ra trong phạm vi cha mẹ thiết lập.

Dự kiến, phiên bản thử nghiệm của những tài khoản nói trên sẽ được phát hành trong những tháng tới.

Theo đó, các phụ huynh được phép sử dụng tài khoản Google để cung cấp cho trẻ em quyền truy cập YouTube đi kèm với những điều khoản ràng buộc về nội dung và những tính năng đặc biệt.

Cụ thể, sẽ có 3 lựa chọn cài đặt mới dành cho các cha mẹ để kiểm soát con em mình khi truy cập YouTube.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh đang có nhiều lo ngại về tình trạng bạo lực cũng như các nội dung mà trẻ vị thành niên có thể theo dõi trên nền tảng chia sẻ video này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

‘Không hối hận’ – Quy tắc thành công của Jeff Bezos và Mark Cuban

Bởi vì chỉ có rất ít thứ bạn luôn luôn có thể kiểm soát.

Mark Cuban sở hữu nhiều công ty khác nhau, bao gồm cả Dallas Mavericks. Ông cũng là một trong những nhân vật quen thuộc đang tham gia chương trình Shark Tank.

Tài sản của ông ước tính khoảng 4 tỷ USD. Ông thành công và thực sự là một trong những nhân vật đáng được ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, ông cũng không thể tránh khỏi những hối hận trong suốt khoảng thời gian đầy thăng trầm của mình. Vậy điều gì gây ra hầu hết những hối hận đó của ông?

Theo Cuban:

“Sự hối tiếc của tôi đến từ việc khi tôi không hoàn toàn nỗ lực vào một điều gì đó, điều này đã tạo động lực cho tôi trong những khoảng thời gian tiếp theo đó.

Sự hối tiếc của tôi đến từ việc ‘tự đá vào mông mình’ vì đã nói: “Được rồi, bạn có thể sử dụng thêm một giờ trong ngày. Đã có lúc bạn quyết định ngồi ăn tối, nghỉ ngơi và lấy lại hơi thở, thay vì cứ tiếp tục.

Đối với tôi, bạn phải mài giũa để thành công, và những điều hối hận của tôi có lẽ đến từ việc tôi đã không nghiền ngẫm đủ và chăm chỉ.”

Jeff Bezos cũng không muốn hối hận vì đã không làm việc chăm chỉ. Ông đã chọn để lại một công việc tuyệt vời và dành vô số giờ để cố gắng xây dựng Amazon:

“Tôi biết rằng khi tôi 80 tuổi, tôi sẽ không bao giờ hối hận khi thử điều này, tức tôi sẽ từ bỏ một công việc tốt để bắt đầu Amazon, điều mà tôi vô cùng hào hứng và nó đã thất bại ….

Nếu nó không thành công ư?, không sao cả. Tôi sẽ rất tự hào khi tôi 80 tuổi vì tôi đã không ngần ngại thử thách và cố gắng”.

Giống như hầu hết những người thành công, Cuban và Bezos đã làm việc thông minh hơn.

Khi thành công được quan tâm, làm việc thông minh hơn là điều nên làm. Những người cực kỳ thành công luôn tìm cách để làm việc thông minh hơn.

Nhưng họ cũng làm việc chăm chỉ hơn.

Vì bạn không thể kiểm soát được vận may. Bạn không thể kiểm soát thời gian. Bạn không thể kiểm soát những gì người khác nói và làm với bạn.

Nhưng bạn lại luôn có thể kiểm soát mức độ chăm chỉ của mình. Bạn luôn có thể thay thế sự nỗ lực cho những kỹ năng và kinh nghiệm, chắc chắn rằng, theo thời gian, những nỗ lực đáng kinh ngạc đó sẽ dẫn đến kỹ năng và kinh nghiệm được cải thiện.

Bạn luôn có thể, luôn luôn, luôn làm việc chăm chỉ hơn tất cả những người khác.

Bằng cách đó, bạn sẽ không bao giờ phải nhìn lại và tự hỏi mình đã hoàn thành được những gì … Bạn chỉ cần…cố gắng hơn một chút.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn với khách hàng (P2)

Thương hiệu của bạn không chỉ là logo, bảng màu hay phông chữ, nó là tất cả những gì mà khách hàng của bạn cảm nhận được thông qua những lời hứa mà bạn thực hiện với họ.

3. Xây dựng cộng đồng.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là về thông điệp. Nó không chỉ là về tính nhất quán. Nó cũng phải là về việc tạo dựng cộng đồng. Những thương hiệu tốt nhất đều tập trung xây dựng cộng đồng của riêng họ.

Bạn sẽ thấy rằng các cộng đồng được tạo ra một cách vô tình bởi các thương hiệu lớn. Nếu bạn sở hữu một chiếc Toyota 4Runner, bạn là một phần của câu lạc bộ mà chỉ những người sở hữu 4Runner mới có thể tham gia.

Cộng đồng những người đam mê đó sau đó đã tạo ra nhiều sân chơi hơn cho cộng đồng trực tuyến thông qua các diễn đàn, nhóm Facebook và những nơi khác để tập hợp và trao đổi kiến ​​thức.

eBay là một nơi tuyệt vời khác để xem xét việc xây dựng cộng đồng được thực hiện thông qua các diễn đàn.

Nếu bạn tìm kiếm trên Google về hầu như bất cứ điều gì liên quan đến eBay, bạn sẽ thấy rằng các diễn đàn của họ thường thống trị các trang của kết quả tìm kiếm SERP.

Trong các diễn đàn đó, bạn sẽ thấy người bán và khách hàng đang cộng tác với nhau để tìm câu trả lời cho câu hỏi của họ.

Các thương hiệu lớn tạo ra cộng đồng bằng sự nổi bật của họ trong xã hội. Chỉ bằng cách mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn báo hiệu cho những người khác trên thế giới rằng bạn là một người “luôn làm những điều như vậy”.

Nếu bạn mua một chiếc Tesla, bạn báo hiệu cho thế giới rằng bạn là người có tư duy tương lai. Có thể bạn thích công nghệ, năng lượng tái tạo hoặc có thể đơn giản là bạn chỉ thích những chiếc xe nhanh?

Dù bạn mua xe vì lý do tình cảm, niềm vui, sự an toàn, uy tín, địa vị… hay bất kỳ lý do nào khác, bạn vẫn báo hiệu cho thế giới rằng bạn là kiểu người sẽ mua một chiếc Tesla và bạn tham gia một câu lạc bộ thầm lặng bao gồm những người sở hữu Tesla.

Những thương hiệu tuyệt vời không chỉ âm thầm thu hút bạn vào cộng đồng… Những thương hiệu tuyệt vời tạo ra cộng đồng và địa điểm để khách hàng của họ tụ họp, giao tiếp và tạo ra mối quan hệ mới.

Loại cộng đồng này tạo ra 2 quá trình tâm lý mạnh mẽ.

  • Môi trường sống
  • Độ tin cậy

Trong thời đại thông tin… việc tìm kiếm thông tin chúng ta thực sự cần đôi khi giống như mò kim đáy bể.

Chúng ta thường có thể tự tìm thấy câu trả lời cho chính mình, nhưng vì Internet là nguồn mở, nên thật khó để tin rằng thông tin chúng ta nhận được là đúng sự thật hoặc chính xác những gì chúng ta cần…

Khi bạn tạo một cộng đồng và có sự tham gia của những người nổi tiếng và những nhà lãnh đạo tư tưởng, bạn sẽ làm được hai điều đó cho khách hàng của mình.

Bạn cho phép họ thư giãn và tin tưởng tính hợp lệ của thông tin. Bạn đã giành được quyền lực xã hội với họ bằng cách tận dụng người mà họ biết, thích và tin tưởng…

Cuối cùng, xây dựng thương hiệu không chỉ đơn thuần là làm marketing, truyền thông hay xây dựng logo… Thương hiệu chính xác là cảm nhận của khách hàng về bạn và các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, nó là mọi điểm tiếp xúc mà họ từng trải nghiệm từ doanh nghiệp của bạn.

Đó là việc cung cấp cho khách hàng của bạn các giải pháp cho các vấn đề của họ, tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của họ và quan trọng nhất là về trạng thái cảm xúc hay chất lượng sống của họ.

Đó là về việc tạo ra một điểm kinh doanh nhất quán, nơi họ có thể tin cậy để đáp ứng nhu cầu của mình. Và quan trọng nhất, đó là việc tạo ra một cộng đồng nơi họ biết câu trả lời của họ sẽ được đáp ứng với thông tin tốt nhất và đáng tin cậy nhất mà họ có thể nhận được.

Khi thông tin và công nghệ ngày càng trở nên phổ biến hơn, doanh nghiệp và thương hiệu của bạn sẽ thắng hay thua dựa trên ba yếu tố cơ bản này.

Bạn có thể xác định bạn là ai, bạn phục vụ ai và sau đó cung cấp các giải pháp và cộng đồng một cách nhất quán không?

Trả lời có cho ba câu hỏi này và thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ phát triển, giành được nhiều thị phần hơn và trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn với khách hàng (P1)

Thương hiệu của bạn không chỉ là logo, bảng màu hay phông chữ, nó là tất cả những gì mà khách hàng của bạn cảm nhận được thông qua những lời hứa mà bạn thực hiện với họ.

Thương hiệu là một trong những phần quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp. Đó là cách bạn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh.

Đó là cách bạn nổi bật giữa đám đông và đó cũng là cảm nhận của khách hàng khi họ nghĩ về bạn.

Đó là lời hứa bạn thực hiện với khách hàng của mình và thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ bạn thực hiện lời hứa đó.

Thương hiệu của bạn là bản thiết kế chính xác nhất về cách bạn thể hiện bản thân trước khách hàng.

Đó là cuốn sổ tay hướng dẫn cho bạn và bất kỳ ai trong công ty của bạn biết không chỉ từ quan điểm thiết kế mà đó còn là về: khách hàng của bạn là ai, mong muốn và nhu cầu của họ như thế nào, tiếng nói và giọng điệu của các nỗ lực marketing và truyền thông của bạn sẽ trông giống như thế nào.

Thương hiệu là động lực của mọi thứ ẩn dưới các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Nó thúc đẩy văn hóa, cho khách hàng biết những gì họ mong đợi và cuối cùng thúc đẩy doanh nghiệp thành công hay thất bại.

Tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy các thương hiệu luôn thay đổi và phát triển trong suốt nhiều năm.

Từ việc thay đổi logo, ​​thay đổi thông điệp truyền thông, góc độ và cách tiếp cận mới để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ – những thay đổi của thương hiệu thường phát triển để phù hợp hơn với những thay đổi khác nhau trên thị trường.

Hầu hết các thương hiệu đều phải nỗ lực để vượt qua thử thách của thời gian. Sau đây là 03 cách để tạo ra sự khác biệt và vượt trên các đối thủ cạnh tranh bạn.

1. Hãy bán cảm xúc.

Nếu bạn nhìn vào các thương hiệu lớn, bạn sẽ thấy xu hướng này xuất hiện.

Có rất nhiều biến số hữu hình, có thể theo dõi được. Tuy nhiên, đầu tiên và quan trọng nhất là hầu hết các thương hiệu đều bán cảm xúc.

Coca-Cola bán hạnh phúc. McDonald’s cũng vậy. Visa bán cảm giác tự do. Toyota bán sự tự do, đáng tin cậy và phiêu lưu.

Nhiều thương hiệu lớn bán cho bạn cảm giác và cung cấp nó thông qua dịch vụ hoặc sản phẩm. Họ cung cấp nó thông qua một trải nghiệm nào đó.

Hiểu được những cảm xúc mà khách hàng của bạn đang khao khát và bạn sẽ giành được chiến thắng trong nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình.

Thông thường, các chiến dịch marketing của doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào cơ chế phân phối chứ không phải trạng thái mà khách hàng sẽ đạt được sau khi họ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Hầu hết khách hàng không thực sự muốn một mặt hàng, dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể mà họ mua. Họ thực sự muốn an toàn hơn, an ninh hơn, hạnh phúc hơn… hoặc ít đau đớn hơn, ít căng thẳng hơn, ít thời gian hoặc nỗ lực hơn hay nhiều kết quả hơn.

Hầu hết mong muốn và nhu cầu của khách hàng đều rất đơn giản.

Trong khi cần cố gắng để trở nên nổi bật, các doanh nghiệp có xu hướng quá phức tạp hóa mọi thứ và nghĩ rằng do cơ chế phân phối sản phẩm của họ quá khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nên khách hàng của họ cũng quan tâm đến nó nhiều như họ muốn.

Điều này là không đúng… Bạn hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như;

Những cảm xúc nào được gợi lên khi khách hàng của tôi nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi?

Những điểm khó khăn mà khách hàng của tôi đang cố gắng giải quyết là gì?

Trạng thái kết thúc của việc nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi trong một khoảng thời gian dài là gì?

Kết quả mà sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi mang lại là gì?

Sử dụng câu trả lời cho những câu hỏi này để hiểu những gì thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn mang lại.

Hãy tạo dựng một lộ trình về hành trình cảm xúc mà khách hàng của bạn trải qua. Sau đó, kết nối từng phần của hành trình trong thông điệp marketing của bạn.

Khi mọi người lần đầu tiên tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ đang cảm thấy cảm xúc gì?

Khi họ chuyển từ một người không biết gì sang một khách hàng tiềm năng hơn và có nhận thức tốt hơn, họ có cảm xúc và suy nghĩ gì về sản phẩm và dịch vụ của bạn?

Lập bản đồ hành trình của khách hàng bằng cách sử dụng cảm xúc làm cơ sở cho sự chuyển đổi và để hoạt động marketing của bạn sau đó truyền tải với từng phân khúc khi họ di chuyển qua.

2. Tính nhất quán vẫn là chìa khoá.

Nhất quán là chìa khóa cho bất kỳ chiến dịch xây dựng thương hiệu nào. Vì thương hiệu là một lời hứa, điều mà bạn cần thực hiện với khách hàng của mình.

Lời hứa này PHẢI được thực hiện nhất quán trong suốt các chiến dịch marketing, phía trước và phía sau để duy trì tính toàn vẹn.

Một trong những điều khó khăn nhất về thế giới kinh doanh hiện tại của chúng ta là có quá nhiều thứ quay xung quanh tầm nhìn của chúng ta và khiến chúng ta bị phân tâm.

Bạn cần khám phá các lĩnh vực marketing mới và sâu hơn, các cách quảng cáo mới hoặc các cách mới để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Rất dễ dàng để nhận thấy một khoảng trống trên thị trường và ngay lập tức bạn lao vào cố gắng để lấp đầy nó.

Là người làm kinh doanh, chúng ta tận dụng những cơ hội mà chúng ta nhìn thấy trước mắt. Đó là nhìn ra chỗ để cải thiện trong xã hội và sau đó tạo ra sự cải tiến đó.

Khi bạn xác định được thương hiệu của mình, bạn tạo ra ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp của mình. Bạn tìm ra điều gì phù hợp với bạn, xác định ai và doanh nghiệp của bạn là gì hay doanh nghiệp bạn phục vụ ai. Bạn hiểu bạn nên làm gì và không nên làm gì.

Khi bạn đã tạo ra được lộ trình này, nó cho phép bạn có khả năng nói không với các cơ hội tạo ra sự mâu thuẫn trong doanh nghiệp của bạn.

Hãy tạo một thông điệp nhất quán nói lên cảm xúc của khách hàng và đảm bảo bạn liên tục đo lường bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hoặc kênh marketing mới nào.

Nếu nó phù hợp, hãy tận dụng nó. Và tất nhiên, nếu không, bạn cần từ chối nó.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Unilever: Bổ nhiệm vị trí CDMO thay vì CMO nhằm mục tiêu chuyển đổi số

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi đảm nhận vị trí tiếp thị cấp cao tại Unilever, Bà Conny Braams cho biết việc bổ sung yếu tố kỹ thuật số vào chức danh CMO đã giúp Bà đẩy nhanh quá trình số hóa của gã khổng lồ FMCG này.

Khi Bà Conny Braams đảm nhận vai trò tiếp thị cấp cao tại Unilever vào tháng 1 năm ngoái, Bà đã có một ‘khoảng trống lớn’ để lấp đầy.

Là một trong những nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, chi hàng tỷ USD cho hoạt động marketing mỗi năm, mọi ánh nhìn đều đổ dồn vào Bà và cách Bà sẽ phát triển chiến lược của gã khổng lồ FMCG này.

Vai trò này vốn đã bị bỏ trống trong gần một năm sau sự ra đi của cựu giám đốc tiếp thị và truyền thông (CMCO) Keith Weed, đây cũng là lúc CEO Alan Jope – một cựu marketer có nhiều thời gian hơn để cân nhắc xem ông muốn làm marketing theo hướng nào.

Chiến lược hành đầu rõ ràng là sự chuyển đổi số (digital transformation) của Unilever, điều được phản ánh bởi thực tế là cụm từ ‘truyền thông’ đã bị loại khỏi tiêu đề của vị trí, theo đó Bà Braams sẽ đảm nhận vai trò mới là giám đốc kỹ thuật số và tiếp thị (CDMO).

Vào thời điểm Bà được bổ nhiệm, nhiều người đã nhảy vào chỉ trích việc thêm cụm từ ‘kỹ thuật số’ vào tiêu đề của vị trí CMO.

Ông Mark Ritson, một trong những người từ lâu đã chỉ trích các thương hiệu vì chỉ chọn kỹ thuật số trong chức danh nhà tiếp thị vì nó có thể hạn chế và đặt chiến thuật trước chiến lược.

Tuy nhiên, với vai trò mới của mình Bà Braams cũng đã rất rõ ràng về việc bổ sung yếu tố kỹ thuật số vào chức danh mới của mình tại Unilever.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Shopee ra mắt ứng dụng thương mại điện tử ở Mexico

Theo tờ Reuters, Shopee đã tung ra một ứng dụng thương mại điện tử cho Mexico, thị trường bán hàng trực tuyến thứ hai của ứng dụng này ở châu Mỹ.

Chi tiết: 

  • Shopee được thiết lập để cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí trên khắp nền kinh tế lớn thứ hai của Châu Mỹ Latinh.
  • Cổng thông tin mới nhất của gã khổng lồ mua sắm trực tuyến Đông Nam Á này nhằm mục đích “mang lại trải nghiệm tương tự” ở Mexico, sẽ có các mặt hàng như đồ điện tử, quần áo, đồ chơi và đồ gia dụng.

Bối cảnh:

  • Đầu năm nay, một nguồn tin cho rằng Shopee sẽ mở rộng quy mô hoạt động tại Brazil và tiếp tục đánh giá tiềm năng của các thị trường Mỹ Latinh khác.
  • Sự phát triển này diễn ra sau khi Shopee ra mắt cổng mua sắm trực tuyến ở Brazil vào tháng 10 năm 2019, cổng này chỉ hiển thị các hoạt động mua sắm tương tự như trên nền tảng tại thị trường châu Á.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook thay đổi thái độ với Australia

Chưa đầy một tuần sau khi ngừng hiển thị tin tức từ Australia, Facebook đã rút lại quyết định trên.

Ngày 18/2, Facebook thông báo người dùng tại Australia không thể xem và chia sẻ tin tức của các hãng thông tấn địa phương lẫn quốc tế trên mạng xã hội này.

Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 5 ngày sau, Facebook đã rút lại quyết định trên. Mạng xã hội này cho biết đã đạt thỏa thuận với chính phủ Australia và sẽ sớm hiển thị lại tin tức tại đây.

“Sau thời gian bàn thảo, chúng tôi đã thỏa mãn với việc Chính phủ Australia đồng ý một số thay đổi và hứa hẹn để giải quyết những lo ngại lớn nhất của chúng tôi”, mạng xã hội này thông báo.

“Chính phủ Australia nhận được thông tin từ Facebook rằng họ sẽ mở lại các trang tin tức trong thời gian tới”, văn phòng Bộ trưởng Truyền thông Australia Paul Fletcher thông báo.

Theo CNBC, Chính phủ Australia đã đưa ra những thay đổi vào phút chót đối với luật kiểm soát các mạng xã hội. Dự luật này sẽ được đưa ra Quốc hội Australia bàn luận trong thời gian tới.

Một trong những thay đổi quan trọng nhất ở dự luật là khoảng thời gian 2 tháng để các mạng xã hội và hãng thông tấn đàm phán về mức phí phải trả khi hiển thị tin tức. Nếu không thể đạt thỏa thuận, hai bên sẽ phải phân giải ở tòa trọng tài.

Ngoài ra, Chính phủ Australia cũng có thể chấp nhận các thỏa thuận mà 2 nền tảng đã đạt được với những công ty truyền thông trước đó.

Trước đó, dự luật yêu cầu các nền tảng như Google, Facebook đàm phán với các công ty truyền thông để trả tiền cho những tin tức và nội dung được chia sẻ trên nền tảng của họ.

Theo đề xuất của Australia, nếu các nền tảng như Google, Facebook không đồng ý trả tiền cho nội dung báo chí, một cơ quan phán quyết độc lập sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp.

Dự luật của giới chức Australia sẽ hợp lý hóa quy trình cũng như củng cố vị trí của truyền thông truyền thống.

“Mục đích của bộ quy tắc là giải quyết tình trạng thương lượng không đồng đều giữa các doanh nghiệp truyền thông báo chí của Australia với các nền tảng trực tuyến lớn, vốn là những người có sức mạnh thị trường rõ ràng”, Rod Slims, Chủ tịch cơ quan quản lý bảo vệ người tiêu dùng của Australia, giải thích.

Các công ty công nghệ cho biết động thái của chính phủ Australia sẽ tạo động lực giúp các nhà xuất bản tin tức đẩy giá trị ấn phẩm báo chí.

Những nền tảng này cũng chỉ ra một báo cáo của chính phủ ước tính 75% cuộc đàm phán này sẽ kết thúc thông qua phán quyết của trọng tài.

Các nhà phê bình cho rằng Google và Facebook chỉ đơn giản đang cố gắng duy trì vị thế “cửa trên” của mình đối với giới truyền thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

LinkedIn đang phát triển một nền tảng mới dành cho dân Freelancer

Nền tảng Freelance Marketplace mới của LinkedIn cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối và trả tiền cho những người làm nghề tự do trên nền tảng này.

Theo báo cáo của tờ The Information:

“LinkedIn đang phát triển một dịch vụ mới có tên là Marketplaces để cho phép 740 triệu người dùng tìm và tuyển những người làm nghề tự do (freelancer), nền tảng sẽ cạnh tranh trực tiếp với các công ty giao dịch công khai như Upwork và Fiverr.”

Quá trình này cũng sẽ bao gồm việc phát triển ví kỹ thuật số (digital wallet), điều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán trên nền tảng.

Bên cạnh đó cũng có thể đóng một vai trò khác trong các kế hoạch mở rộng của LinkedIn nhằm khuyến khích người sáng tạo nội dung tiếp tục đăng bài trên nền tảng này.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của LinkedIn nhằm cung cấp thêm các công cụ kết nối mới cho những người làm việc tự do và cả làm việc theo hợp đồng lâu dài.

LinkedIn đã có công cụ kết nối với những người làm việc tự do ‘ProFinder‘, cho phép mọi người tìm kiếm những freelancer có liên quan theo chủ đề và kết nối với họ cho các dự án.

Người dùng có thể hiển thị hồ sơ của họ cho các đề xuất tuyển dụng có liên quan bằng cách kích hoạt tính năng Showcase trên hồ sơ LinkedIn của họ, sau đó đảm bảo rằng họ sẽ được hiển thị cho các truy vấn có liên quan.

Điều này có thể mở ra hàng loạt cơ hội mới. Một trong những yếu tố của sự thay đổi work-from-home đang gia tăng là các doanh nghiệp hiện có thể tuyển dụng nhân viên từ mọi nơi mà không còn bị giới hạn bởi địa phương.

Và nếu địa lý không phải là một giới hạn, thì bạn có thể chọn từ một nhóm nhân tài tự do rộng lớn hơn nhiều, chúng ta có thể thấy nhiều doanh nghiệp hơn sẽ tìm kiếm nhân viên hợp đồng cho nhiều mục đích hơn.

Nếu LinkedIn có thể khai thác điều này và cung cấp nhiều tùy chọn kết nối trực tiếp hơn, thì đó có thể là một chiến thắng lớn cho nền tảng, đồng thời mở rộng thêm cơ hội cho hàng trăm triệu người dùng của ứng dụng.

Điều này cũng có thể thúc đẩy sự tham gia và thêm nhiều cơ hội quảng cáo hơn, bằng cách cung cấp cho những người làm nghề tự do một phương tiện có trả phí để quảng cáo dịch vụ của họ trên thị trường.

Có một loạt lợi ích ở đây. Nếu LinkedIn có thể đảm bảo rằng nền tảng sẽ cung cấp những freelancer có chất lượng, đã được kiểm tra (có thể thông qua ‘Đánh giá kỹ năng’, mà ứng dụng này đã ra mắt trở lại vào năm 2019), nó có thể phát triển hơn nữa các quy trình nhân sự và làm cho LinkedIn trở thành một nền tảng kinh doanh thiết yếu hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 cách để ‘xoa dịu’ những khách hàng đang tức giận (P2)

Bạn không thể tránh khỏi việc thỉnh thoảng khiến khách hàng khó chịu, nhưng bạn có thể giải quyết mọi thứ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một doanh nghiệp muốn thành công lâu dài thì cần những khách hàng hài lòng và thậm chí là trung thành. Nhưng thật không may, bất kể bạn thực hiện các bước nào để ngăn chặn các vấn đề về dịch vụ khách hàng, khách hàng của bạn không phải khi nào cũng hài lòng.

Cho dù lý do tức giận của họ là chính đáng hay không, bạn cũng sẽ cần phải giải quyết mọi tình huống và mối quan tâm của họ.

Cách bạn phản hồi có thể tạo ra sự khác biệt giữa khách hàng hài lòng và khách hàng từ chối mọi cơ hội kinh doanh với công ty bạn.

Để giúp bạn xoa dịu những khách hàng đang tức giận, những chia sẻ về các chiến thuật đã được thử nghiệm hàng đầu sau đây để giải quyết xung đột.

5. Phản hồi, xác nhận và cảm thông.

Khi đối phó với những khách hàng không hài lòng, Bà Rachel Beider, Giám đốc điều hành của PRESS Modern Massage, sử dụng kỹ thuật Imago để xoa dịu tình hình. Quy trình ba bước này bao gồm sự phản hồi, xác nhận và cảm thông.

Bà Beider nói: “Bước một là phản hồi. Việc lặp lại vấn đề của khách hàng cho phép họ biết rằng họ đã được lắng nghe”.

“Tiếp theo là xác nhận, sử dụng một cụm từ kiểu như ‘Hoàn toàn có thể hiểu được khi bạn khó chịu.’ Cuối cùng, là sự đồng cảm hay cảm thông – ví dụ, ‘Tôi có thể tưởng tượng rằng điều đó sẽ rất bực bội.’

6. Xem xét lại kì vọng của họ.

Ông Piyush Jain, Giám đốc điều hành của SIMpalm cho biết nhóm phát triển phần mềm của ông sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc gọi để lắng nghe các vấn đề của khách hàng.

Cách tiếp cận nhóm này thường giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.

“Một khi khách hàng thấy rằng đội nhóm của bạn đang dành thời gian để lắng nghe họ, họ sẽ hạ nhiệt ngay”, Ông Jain nói. “Nhiều vấn đề nảy sinh do sự hiểu nhầm về kỳ vọng. Tất cả những gì chúng tôi phải làm là vượt qua kỳ vọng một lần nữa để trấn an khách hàng.”

7. Lắng nghe và hành động.

Bà Maria Thimothy, chuyên gia tư vấn của OneIMS, cho biết nếu khách hàng của bạn đang khó chịu, hãy lắng nghe để hiểu được sự thất vọng của họ và hành động càng sớm càng tốt.

“Hãy đảm bảo rằng bạn cho họ một khoảng thời gian đã cam kết khi bạn giải quyết vấn đề”, Bà Thimothy nói thêm. “Làm điều này mục tiêu là để đặt kỳ vọng và sau đó vượt qua chúng để bạn biến tiêu cực thành tích cực.”

8. Làm bất cứ điều gì bạn cho là đúng.

Dịch vụ khách hàng tốt chỉ gói gọn trong vài từ đơn giản: Làm cho nó đúng. Ông Joel Mathew, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Fortress Consulting cùng với đội nhóm của ông tin tưởng vào việc làm bất cứ điều gì có thể để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, ngay cả khi họ phải trả giá rất đắt.

Ông Mathew cho biết:

“Chúng tôi có một khách hàng mà chúng tôi đã từng nghĩ chúng tôi sẽ thất bại với họ.

Nhưng sau đó tôi đã nói chuyện với họ về việc hãy cho chúng tôi 30 ngày để làm cho nó trở nên đúng đắn hơn.

Chúng tôi miễn phí cho họ, và điều đó cuối cùng đã làm thay đổi trải nghiệm của họ với chúng tôi. Họ vẫn là khách hàng của chúng tôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

QUÁ TRUNG THÀNH: Điều sai lầm nhất trong sự nghiệp của tôi

Có lẽ, quá trung thành với công ty cũ là điều khiến tôi hối tiếc nhất trong sự nghiệp của mình.

Trong sự nghiệp, điều khiến tôi hối tiếc nhất chính là đã quá trung thành, đến mức mù quáng với công ty cũ.

Dù rằng, tôi đã nghỉ việc được hơn 1 năm, nhưng tôi vẫn luôn tự hỏi bản thân rằng: “Chuyện sẽ như thế nào nếu mình nhảy việc sớm hơn, có lẽ, mình đã có cơ hội chạm đến thành công, chứ không phải bấp bênh như hiện nay.” 

 Đành rằng công ty đã cho tôi rất nhiều thứ, từ kinh nghiệm chuyên môn đến những người bạn rất tốt, nhưng thời gian đã bị phí hoài thì mãi tôi vẫn chẳng thể lấy lại được.

Và tôi tiếc nuối khoảng thời gian ấy hơn hết thảy.  Có lẽ, nếu chiêm nghiệm được 5 điều này sớm hơn, tôi đã có đủ lí do nhảy việc và tìm kiếm sự nghiệp dành cho mình!

Sự ngây thơ

Tôi gia nhập công ty cũ khi mới ra trường, không kinh nghiệm, không tiền và được nhận một khoản lương hấp dẫn đối với sinh viên mới đi làm lúc bấy giờ.

Tôi đã rất trung thành và biết ơn khi tin vào tất cả lời hứa của họ về cổ phần trong tương lai, thăng chức, phúc lợi hấp dẫn hơn. Nhưng tôi nhận ra tất cả chỉ là hứa suông không lâu sau khi đàm phán.

Bài học rút ra: Đừng tin những lời nói suông, tất cả đều cần giấy trắng mực đen rõ ràng. Lỗi không hoàn toàn thuộc về công ty cũ mà còn là trách nhiệm của bạn khi không thể chọn cho mình hướng đi có lợi hơn.

Đừng ngại đánh giá cao bản thân mình khi đàm phán ở lại công ty, chỉ khi bạn nhìn nhận đúng thực lực của mình bạn mới có thể đòi quyền lợi cho chính bạn.

Tình cảm với đồng nghiệp

Tôi đã quyết định ở lại chỉ vì một vài lý do đơn là: tôi đang hẹn hò với một anh chàng trong công ty, một công việc mới có thể làm mối quan hệ của chúng tôi xa cách hơn. N

hưng chỉ 2 tuần sau khi tôi quyết định ở lại công ty, anh ta đã bỏ tôi với lý do không muốn mối quan hệ của chúng tôi ảnh hưởng đến công việc.

Bài học rút ra: Đừng để chuyện tình cảm ảnh hưởng tới quyết định liên quan đến tài chính, sự nghiệp. Đặc biệt là trước khi hiểu rõ về tình cảm chân thành của họ.

Tôi không bao giờ nghĩ những chuyện như thế này sẽ xảy ra với mình nhưng không ai đoán trước được điều gì. Đừng bao giờ mắc phải một sai lầm ngớ ngẩn như vậy giống tôi.

Nhưng cũng đừng bao giờ để tình cảm trở thành lí do nhảy việc duy nhất của bạn.

Những lời biện minh

Cũng trong thời gian thỏa thuận lại với công ty cũ, tôi đã mua một căn nhà tại gần đó. Một phần vì muốn tiện cho việc đi lại, một phần vì muốn sống gần bạn trai lúc đó của tôi. Và tôi biện minh cho việc mình nên ở lại công ty này là do căn nhà mới mua.

Bài học rút ra: Đừng bao giờ biện minh cho việc quyết định ở lại hoặc ra khỏi công ty đang làm bằng những quyết định khác.

Tôi đã hoàn toàn có thể cho thuê căn nhà để nhận việc ở một nơi xa hơn chứ không nhất thiết phải sống trong đó. Và hàng tỉ những biện minh khác khiến lí do nhảy việc của tôi không đáng để đánh đổi.

Môi trường làm việc thay đổi

Tôi đã từng rất hài lòng khi làm việc dưới trướng người quản lý cũ của mình, nhưng anh ấy đột ngột nghỉ việc để lại cho tôi việc quản lý này. Với cách quản lý mới, tôi dễ dàng được ưu ái, tự chủ trong hoạt động, phát huy năng lực của mình.

Và vì thế, tôi sợ rằng môi trường làm việc mới sẽ kìm chân mình và khiến công việc không còn “xuôi chèo mát mái” như trước đây, đó chính một lý do khác khiến tôi tiếp tục bám trụ.

Bài học rút ra: Chuyện gì cũng có thể xảy ra, bạn phải luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách. Không bao giờ là quá muộn để lên kế hoạch cho sự nghiệp của bạn, đừng tự hài lòng với những thứ bạn đang có, càng đặt ra mục tiêu cao bạn càng giúp cho sự nghiệp của mình thăng tiến tốt hơn.

Thương lượng chưa đủ tốt

Có thể bạn nghĩ rằng những chuyên viên nhân sự như tôi sẽ rất giỏi trong khoản thương lượng cho bản thân mình.

Chỉ vì quyết định rời đi đó nên tôi nghĩ rằng không cần quá “mạnh tay” khi thương lượng mức lương nếu ở lại vì có thể tôi sẽ nhận được mức lương cao hơn nhiều khi làm ở nơi khác. Trớ trêu thay, tôi đã quyết định ở lại và nhận được mức lương không hề như mong muốn.

Bài học rút ra: Hãy luôn vững vàng và cứng rắn, bạn có thể tính xa nhưng đừng bao giờ quên những dự trù tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đừng bao giờ hạn chế những lựa chọn của bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD. 

Theo South China Morning Post, cụm từ “kỳ lân” (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên. Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore. Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin.

Sea Group giờ không chỉ là một “kỳ lân”, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD.

Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia. BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số. Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á.

Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư. Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động.

Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire. Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái.

Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group.

Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

“Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn”, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là “đánh chiếm” thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

“Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau”, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là “cuộc chơi dài hơi” của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ). Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

“Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi”, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

3 ‘bí kíp’ để vận hành một doanh nghiệp bán lẻ trên Instagram

Khi bán lẻ truyền thống phải vật lộn với một tương lai đầy bất ổn, các nền tảng truyền thông xã hội đã trở thành một ‘mặt tiền cửa hàng’ đầy sinh lời.

Khi Alexandra Puccini đính hôn vào năm 2017, cô không thể tìm thấy những món quà ưng ý cho phù dâu của mình nên đã tự làm.

Những phản hồi tích cực mà cô nhận được từ việc đăng những sáng tạo của mình trên Instagram đã khiến cô bắt đầu kinh doanh hộp quà sang trọng, ‘Polkadots and Posies’, vào năm 2018.

Trong hai năm đầu kinh doanh, Polkadots and Posies chỉ bán qua Instagram, đáp ứng các đơn đặt hàng bằng cách sử dụng trực tiếp tính năng nhắn tin của nền tảng.

Vào cuối năm 2019, Puccini đã ra mắt một website để hỗ trợ thêm thương mại điện tử và đổi tên thành Lavender and Pine. Nhưng ngay cả bây giờ, 85% giao dịch mua của công ty này đều bắt nguồn từ Instagram.

Câu chuyện của Puccini không có gì bất thường. Công ty nghiên cứu eMarketer phát hiện ra rằng vào năm 2020, 80,1 triệu người ở Mỹ đã thực hiện ít nhất một lần mua hàng thông qua nền tảng truyền thông xã hội.

Công ty nghiên cứu này dự đoán con số đó sẽ tăng lên 90,4 triệu trong năm 2021 và doanh số thương mại xã hội sẽ đạt mức 36 tỷ USD – tương đương 4,3% tổng doanh số của thương mại điện tử.

Instagram là một công cụ tạo ra doanh số bán hàng, giờ đây có thể hoạt động như một ‘mặt tiền cửa hàng’ cho các doanh nghiệp đang phát triển – đặc biệt là với tính năng ‘Cửa hàng’ mà Instagram đang phát triển.

Hãy tham khảo nhanh các bí kíp sau đây từ các Case Study đã thành công.

Sử dụng tin nhắn trực tiếp.

Puccini nói rằng trả lời tin nhắn trực tiếp đóng góp rất lớn vào thành công của mình. Cô tình cờ tìm thấy chiến lược này sau khi liên hệ với một tài khoản liên tục thích các bài đăng của cô.

Tài khoản thuộc về một người tổ chức đám cưới ở Connecticut, người đã trở thành khách hàng đầu tiên của cô và tiếp tục làm việc với cô cho đến ngày nay.

Puccini cho biết 17 trong tổng số 26 khách hàng mua hộp quà tùy chỉnh của cô đến trực tiếp từ các cuộc trò chuyện trên Instagram messenger.

Puccini xử lý việc tặng quà của những khách hàng tùy chỉnh này quanh năm và công việc kinh doanh lặp lại của họ chiếm 68% doanh thu của cô.

Nhà giáo dục tiếp thị trực tuyến và huấn luyện kinh doanh, Sue B. Zimmerman khuyên bạn nên sử dụng “trả lời nhanh” của Instagram để trả lời một lượng lớn tin nhắn.

Bạn vẫn cần trả lời trực tiếp từng tin nhắn, nhưng phím tắt này cho phép bạn trả lời bằng các câu trả lời được nhập sẵn cho các yêu cầu hay các câu hỏi phổ biến.

Cho đi sản phẩm của bạn.

Bronson Christensen và Indy Severe đã ra mắt công ty thời trang dạo phố của họ, Lonely Ghost, trên Instagram vào năm 2019.

Severe và Christensen nói rằng để ra mắt mới, hoặc thậm chí, chỉ để “thúc đẩy tâm trạng của người theo dõi”, họ đã tặng một số quần áo miễn phí.

Người theo dõi tham gia để giành chiến thắng bằng cách đăng lại ‘Câu chuyện’ hoặc bài đăng và / hoặc gắn thẻ thương hiệu.

Thường thì họ nhận được 10.000 lượt đăng lại, không chỉ tiếp cận khách hàng của họ mà còn tiếp cận những người theo dõi khách hàng của họ.

Zimmerman khẳng định sức mạnh của quà tặng, nói thêm rằng chúng tăng cường quảng cáo truyền miệng và thu hút nhiều thêm nhiều người chú ý hơn.

Đối với việc tạo cộng đồng, Zimmerman nói rằng các doanh nghiệp nên ghim các bình luận yêu thích của họ trên một bài đăng lên đầu phần bình luận để hướng các cuộc trò chuyện.

Đừng sử dụng tất cả các tính năng, chỉ lựa chọn các tính năng phù hợp.

Khi Privé Porter bắt đầu bán lại túi xách hàng hiệu trên Instagram vào năm 2013, công ty này đã kiếm được 4 triệu USD mỗi năm từ việc mua hàng trên Instagram.

Jeffrey Berk, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Privé Porter cho biết đó là trước khi nền tảng truyền thông xã hội cung cấp tính năng cửa hàng.

Vào tháng 12 năm 2020, thương hiệu này đã kiếm được 1,9 triệu USD trong một tháng từ các giao dịch mua sắm trên Instagram.

Berk cho biết Privé Porter không cần “các tính năng không liên quan” để tiếp cận những khách hàng đang tìm kiếm một chiếc túi xách sang trọng trên thị trường.

Thương hiệu không sử dụng Instagram marketplace hoặc đăng ‘Câu chuyện’ hoặc video. Nó thậm chí không đặt giá trên các sản phẩm của mình mà thay vào đó là khuyến khích người mua tiềm năng gửi tin nhắn trực tiếp, thay vì so sánh giữa các cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ Insights mới về cách tối đa hóa phạm vi tiếp cận của video

Facebook đã chia sẻ một số insights mới về cách thức hoạt động của các thuật toán nội dung video, điều vốn ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận của các video được tải lên trên nền tảng.

Các mẹo này được chia sẻ từ Bà Mahncy Mehrotra, trưởng nhóm sản phẩm của Facebook, người đã tham gia một buổi phát trực tiếp gần đây trên Facebook Media Page.

Chia sẻ của Bà Mehrotra là một loạt các mẹo và một số lưu ý liên quan có thể giúp các nhà làm video marketing tối ưu hóa cách tiếp cận Facebook của họ.

Trước hết, khi giải thích thuật toán của Facebook được thiết kế để tối ưu hóa cho mục đích gì, Bà Mehrotra giải thích rằng tương tác vẫn là chìa khóa chính:

“Điều chúng tôi thực sự quan tâm là chúng tôi muốn đảm bảo rằng người dùng của chúng tôi đang có những khoảng thời gian vui vẻ, quý giá khi họ ở trên Facebook và xem video, vì vậy thực sự những gì thuật toán đang cố gắng làm là sự phù hợp với những gì người dùng quan tâm, đến nội dung họ sẽ thích, nội dung họ thực sự sẽ xem.”

Điều này nó phụ thuộc vào việc khán giả của bạn và những gì họ muốn xem, điều sẽ khác nhau trên từng thương hiệu và Trang.

Để hiểu khán giả của bạn – thông qua các công cụ Audience Insights của Facebook và các phương tiện khác – bạn cần đảm bảo rằng bạn đang tạo video gây được tiếng vang với người hâm mộ và sau đó, mức độ tương tác sẽ quyết định thêm phạm vi tiếp cận bài đăng video mở rộng của bạn.

Về các chi tiết cụ thể của thuật toán phân phối của Facebook, Bà Mehrotra nói rằng giữ cho người xem của bạn theo dõi xuyên suốt vẫn là chìa khóa:

“Có rất nhiều yếu tố, vì vậy thật khó để đi vào tất cả chúng, nhưng tôi nghĩ ở cấp độ cao hơn, điều tôi muốn nói là chúng tôi xem xét khả năng người dùng sẽ xem nội dung, vì vậy yếu tố chính thực sự vấn đề là xác suất người dùng tương tác với nội dung này và xem nội dung đó trong một khoảng thời gian dài hơn.

Và sau đó, chúng tôi cũng tính đến điều thứ hai, khả năng người dùng thực sự tương tác với nội dung này là bao nhiêu, nghĩa là họ có ‘Thích’ nội dung đó không, có chia sẻ nội dung đó không, có nhận xét về nội dung đó hay nói với bạn bè của họ không.”

Khả năng chia sẻ mở rộng đó là yếu tố giúp tối đa hóa phạm vi tiếp cận, do đó, việc tạo các bài đăng video hấp dẫn, có thể chia sẻ là chìa khóa.

Như đã lưu ý, có lẽ không đủ cụ thể để thúc đẩy hành động thực sự – nhưng nếu bạn muốn thấy hiệu suất tốt hơn, hãy tạo nội dung tốt hơn. Tuy nhiên, hiểu được các nguyên tắc chính có thể giúp ích trong cách tiếp cận của bạn.

Bà Mehrotra cũng chia sẻ cụ thể về các video lan truyền (viral video) và điều gì khiến video trở nên ‘lan truyền’ trên Facebook:

“Điều mở ra tính lan truyền quay trở lại cốt lõi của việc chúng tôi muốn người dùng thưởng thức nội dung mà họ đang xem và vì vậy, nếu có một video mà người dùng liên tục xem nội dung đó, tương tác với nó trong suốt thời gian đó, họ chia sẻ lại và lan truyền nó với bạn bè của họ, chúng tôi thu nhận tất cả những tín hiệu đó xung quanh video khi xem video đó và điều đó về cơ bản đã kích hoạt tính lan truyền.”

Vì vậy, các chìa khóa tương tự như chia sẻ video – giữ chân người xem của bạn trong suốt quá trình và thúc đẩy chia sẻ.

Về những điều không nên làm, Bà Mehrotra lưu ý rằng người sáng tạo cần đảm bảo rằng họ tuân thủ các nguyên tắc về tính toàn vẹn của nền tảng và các tiêu chuẩn cộng đồng.

Nếu nội dung của bạn không tuân thủ các quy tắc đó, nó sẽ bị giảm phân phối.

Bà Mehrotra cung cấp 05 bí quyết chính để tối đa hóa hiệu suất video trên Facebook:

  • Tạo Video thúc đẩy lượt xem có chủ định và trung thành – Một lần nữa, giữ chân người xem vẫn là điều quan trọng, đó không chỉ là trong mỗi video được tải lên, mà còn đối với nội dung Trang của bạn nói chung, đưa người dùng quay lại xem video tải lên tiếp theo của bạn và tiếp tục sau đó. “Nội dung đưa người dùng trở lại nền tảng là nội dung mà chúng tôi muốn tiếp tục phát triển trên nền tảng của mình”.
  • Tạo video xây dựng các tương tác có ý nghĩa và thúc đẩy chia sẻ chân thực – Không chỉ để giải trí, bạn cũng nên xem xét điều gì thúc đẩy mọi người chia sẻ video và tại sao họ có thể muốn nói với bạn bè họ về nội dung của bạn.
  • Tạo video có nội dung gốc của bạn – Bà Mehrotra lưu ý rằng Facebook rất quan tâm đến việc quảng bá tác phẩm gốc của Facebook. “Nội dung nguyên bản mà bạn đang tạo ra càng mang lại giá trị độc đáo cho Facebook và người dùng của chúng tôi là nội dung mà chúng tôi mong muốn.”
  • Tải lên các video sẽ khiến khán giả quay lại Trang của bạn – Duy trì kết nối đó là chìa khóa quan trọng, vì vậy các câu chuyện liên tục, nhiều tập có thể tốt cho việc xây dựng phạm vi tiếp cận video trên Facebook của bạn.
  • Tạo video dài hơn, chất lượng cao giúp người dùng luôn xem và tương tác – Đây là một lưu ý thiết thực hơn – theo Bà Mehrotra: “Nếu đó là nội dung chất lượng cao dài hơn ba phút và mọi người đang xem cũng như thu hút trong 60 giây cộng thêm”, đó là những gì Facebook đang tìm kiếm trong các video được tải lên.

Như đã lưu ý, một số mẹo ở đây hơi quá chung chung để có thể đưa ra định hướng thực sự, nhưng chúng đáng lưu ý khi bạn lập kế hoạch chiến lược video trên Facebook của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Instagram: 30 ‘sự thật’ bạn cần biết về nền tảng này (P2)

Bạn tò mò về Instagram? Hãy xem ngay những số liệu thống kê cập nhật về mọi thứ từ quảng cáo Instagram, ‘Câu chuyện’, mức sử dụng, giá trị và hơn thế nữa!

Cùng khám phá thông tin chi tiết về một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm dữ liệu nhân khẩu học, sự phát triển chính, giá trị ròng, thống kê sử dụng, vị trí lãnh đạo hiện tại, thị phần và nhiều hơn thế nữa.

16. Cho đến nay, hashtag được sử dụng nhiều nhất trong năm 2019 là #love.

17. Để kỷ niệm Pride Month hay ‘Tháng Tự hào’ vào tháng 6, Instagram đã biến các vòng tròn xung quanh các câu chuyện thành cầu vồng nếu các câu chuyện đó bao gồm một thẻ hashtag liên quan đến tự hào.

18. Để cạnh tranh với Twitter’s Vine, Instagram đã phát hành tính năng video 15 giây đó lên nền tảng của mình vào năm 2013.

Trong vòng 24 giờ đầu tiên, 5 triệu video đã được tải lên. Giờ đây, ‘Câu chuyện’ trên Instagram là một trong những tính năng phổ biến nhất của Instagram và có thể chạy tối đa đến 60 giây.

19. Những người sáng tạo ra Instagram – Kevin Systrom và Mike Krieger – đã gặp nhau khi theo học tại Stanford. Cả hai rời công ty này vào năm 2018 để theo đuổi những dự án mới.

20. Adam Mosseri là Giám đốc Instagram hiện tại. Ông đã làm việc cho công ty mẹ của Instagram là Facebook trong hơn 10 năm và cũng đồng thời là giám sát kỹ thuật, sản phẩm và các hoạt động của Instagram.

22. Instagram có trụ sở chính tại Menlo Park, California.

23. Instagram sử dụng 550 người trên khắp thế giới.

24. 37% tổng số người lớn ở Mỹ sử dụng Instagram.

25. Dưới đây là phân tích toàn cầu về người dùng Instagram trong năm 2019:

  • Hoa Kỳ: 110 triệu
  • Brazil: 66 triệu
  • Ấn Độ: 64 triệu
  • Indonesia: 56 triệu
  • Nga: 35 triệu
  • Thổ Nhĩ Kỳ: 34 triệu
  • Nhật Bản: 24 triệu
  • Vương quốc Anh: 22 triệu
  • Mexico: 20 triệu
  • Đức: 18 triệu

26. 43% người dùng Instagram ở Mỹ là nữ.

27. 39% cư dân Mỹ trưởng thành sống ở khu vực thành thị sử dụng Instagram. 31% người dùng ở nông thôn, 28% khác ở ngoại ô.

28. Độ tuổi trung bình của người dùng Instagram:

  • 18-29: 59%
  • 30-49: 33%
  • 50-64: 18%
  • 65+: 8%

29. Thu nhập hộ gia đình hàng năm cho người dùng Instagram vào năm 2019

  • 30-49.999 USD: 32%
  • 50-74.999 USD: 32%
  • 75.000 USD trở lên: 37%

30. Trình độ học vấn trung bình của người dùng Instagram năm 2019:

  • Trình độ trung học trở xuống: 27%
  • Một số trường cao đẳng: 37%
  • Cao đẳng: 33%

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook sẽ thiệt hại bao nhiêu nếu mất thị trường Úc

Động thái của Facebook mới đây dẫn đến nguy cơ mất thị trường hơn 20 triệu người dùng Internet của Australia, nơi mang lại doanh thu 673,9 triệu USD năm 2019, hoặc tệ hơn.

wired.

Facebook trước nguy cơ mất thị trường Australia

Việc Facebook chặn nội dung tin tức báo chí ở Australia có thể mang lại những hệ quả tồi tệ không lường trước được. Một trong những hệ quả thấy được ngay sau quyết định này, đó là lượng truy cập của các trang báo điện tử Australia giảm mạnh, khoảng 13% đối với bạn đọc nội địa và 30% nguồn nước ngoài, theo hãng nghiên cứu Chartbeat chia sẻ.

Cũng theo Chartbeat, lượng truy cập vào các trang báo Australia thông qua Facebook giờ chỉ còn vài phần trăm.

Thông số này chưa “về mo” vì vẫn còn một số nơi người dùng có thể tìm thấy link dẫn tới website báo Australia, chẳng hạn trong mục giới thiệu các fanpage; hay như tờ Guardian Australia vẫn có thể chia sẻ bài viết vì dùng tên miền toàn cầu theguardian.com.

Ở chiều ngược lại, Facebook cũng đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề vì quyết định của chính mình.

Báo cáo mới nhất về hoạt động tài chính năm 2019 của Facebook ở Australia cho thấy, nền tảng mạng xã hội này đạt doanh thu quảng cáo lên đến 673,9 triệu USD, lợi nhuận đạt 22,7 triệu USD. Ước tính kết quả năm 2020, đại dịch Covid-19 không làm ảnh hưởng xấu đến Facebook.

Trong thông cáo, Facebook cho biết tin tức báo chí chỉ chiếm 4% nội dung xuất hiện trên bảng tin người dùng, nghĩa là họ sẵn sàng bỏ mảng này.

Tuy nhiên nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng, động thái của Facebook dẫn đến viễn cảnh mất thị trường hơn 20 triệu người dùng Internet của Australia. Đó là chưa kể nhiều nước đang sẵn sàng ủng hộ Australia.

Người dùng rất quan trọng đối với Facebook. Vì thế mà khi bị chặn ở Trung Quốc, thị trường có gần 1 tỷ người dùng Internet, Facebook vẫn thường xuyên tìm cách quay trở lại bằng nhiều cách khác nhau.

Được biết, Facebook vẫn hợp tác với Xiaomi để phát triển công nghệ VR, CEO Mark Zuckerberg thì từng mua sách tìm hiểu về ông Tập Cận Bình…

Chặn Facebook là xong chuyện?

Một điều đáng chú ý là ngay cả khi bị cấm cửa ở Trung Quốc, Facebook vẫn có cách kiếm nguồn thu từ đất nước này.

Thậm chí doanh thu quảng cáo của Facebook ở Trung Quốc còn đứng thứ hai, chỉ sau thị trường Mỹ. Chuyên gia Brian Weiser của công ty Pivotal Research tiết lộ, Facebook thu về khoảng 5-7 triệu USD từ Trung Quốc trong năm 2018.

Điều kỳ lạ trên xảy ra khi mà các công ty Trung Quốc như TikTok, Huawei cũng cần tiếp cận lượng người dùng khổng lồ toàn cầu của Facebook, trong bối cảnh thị trường nội địa có phần bão hòa và tăng trưởng chậm lại.

Facebook tận dụng điều đó, bán quảng cáo cho các công ty Trung Quốc thông qua đại lý bán lẻ như MeetSocial, Cheetah Mobile, Papaya, và Powerin.

Facebook còn từng tuyên bố mong muốn “quyết tâm trở thành nền tảng marketing tốt nhất hỗ trợ các công ty Trung Quốc đi ra nước ngoài”.

Năm ngoái, Facebook cùng đội kỹ sư ở Singapore bắt tay vào phát triển công cụ mua bán quảng cáo dành riêng cho các công ty Trung Quốc.

Như vậy, việc chặn mạng xã hội Facebook, mảng hoạt động chính của gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ, chưa phải biện pháp trừng phạt tận cùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo ICTNews

YouTube sẽ ra mắt Shorts tại Mỹ trong tháng 3

YouTube xác nhận rằng định dạng video ngắn Shorts sẽ được ra mắt tại Mỹ vào tháng 3 năm 2021.

YouTube Shorts, một định dạng video dọc cho phép người dùng tạo các clip dài 15 giây trở xuống sẽ có mặt tại thị trường Mỹ vào tháng tới.

Shorts ra mắt ở Ấn Độ vào tháng 9 năm 2020, nơi ứng dụng này hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. YouTube cho biết ở Ấn Độ, mức độ sử dụng công cụ Shorts đã tăng hơn gấp ba lần kể từ tháng 12.

Lần đầu tiên, YouTube chia sẻ dữ liệu về mức độ tương tác, tiết lộ rằng Shorts nhận được hơn 3,5 tỷ lượt xem hàng ngày.

Định dạng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với TikTok vì YouTube Shorts chia sẻ một bộ tính năng tương tự. Theo đó, người dùng có thể:

  • Tạo và tải lên các video có thời lượng 15 giây trở xuống.
  • Chỉnh sửa video bằng một số công cụ sáng tạo.
  • Nối các đoạn phim ngắn hơn với nhau từ nhiều đoạn.
  • Thêm nhạc vào video từ thư viện của YouTube.
  • Tăng tốc hoặc làm chậm video.
  • Đặt hẹn giờ và đếm ngược.

Những tính năng này, tất cả đều được tích hợp trong ứng dụng YouTube ở Ấn Độ, và đây là những gì người dùng ở Mỹ cũng có thể mong đợi khi bản cập nhật ra mắt vào tháng tới.

Người dùng sẽ có thể điều hướng từ video này sang video khác bằng cách cuộn theo chiều dọc khi xem nội dung. Một lần nữa, tính năng này tương tự với TikTok.

Người dùng YouTube có thể tạo nội dung cho băng chuyền Shorts bằng camera trong ứng dụng hoặc bằng cách tải lên video từ camera roll của họ.

Bất kỳ video dọc nào có thời lượng 15 giây trở xuống đều đủ điều kiện để đưa vào băng chuyền ngắn này.

Khiến YouTube có thêm nhiều người sáng tạo mới.

YouTube cho biết một trong những vấn đề mà họ đang cố gắng giải quyết khi bổ sung Shorts là rào cản cao đối với những người sáng tạo mới:

“Mỗi năm, số lượng người truy cập YouTube để khởi chạy các kênh riêng của họ ngày càng tăng. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng vẫn có một lượng lớn người nhận thấy mức độ sáng tạo trên ứng dụng này quá cao.

Đó là lý do tại sao chúng tôi phát triển Shorts, công cụ video dạng ngắn mới của chúng tôi cho phép người sáng tạo và nghệ sĩ quay những video hấp dẫn mà không cần gì khác ngoài chiếc điện thoại di động của họ”.

Shorts cho phép người dùng mới ngay lập tức bắt đầu đóng góp nội dung cho hệ sinh thái YouTube mà không cần phải quay phim và chỉnh sửa toàn bộ video.

Một cách khác mà Shorts có thể hỗ trợ người sáng tạo mới là cách họ được tính như lượt xem video thông thường trên YouTube. Đây là điều mà YouTube đã từng công bố.

Tính số lượt xem cho các video ngắn như video thông thường có thể giúp những người sáng tạo mới muốn kiếm tiền từ YouTube bằng cách được chấp nhận tham gia Chương trình Đối tác YouTube (YPP).

Trở thành thành viên của YPP cho phép người sáng tạo chạy quảng cáo trong video của họ và giữ lại một phần doanh thu kiếm được.

Yêu cầu để được chấp nhận tham gia chương trình này là tích lũy 4.000 giờ xem công khai hợp lệ trong 12 tháng qua. Tạo video ngắn hiện là một cách khác để người sáng tạo đạt được ngưỡng đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

‘Value and values’: Chìa khoá làm marketing vượt khủng hoảng từ Unilever

Trong những thời điểm khủng hoảng, nhà marketer hàng đầu của Unilever, Conny Braams cho biết các thương hiệu phải thích ứng với những thay đổi tức thời nhưng không nên đánh mất chiến lược dài hạn của họ.

Bà Conny Braams, giám đốc kỹ thuật số và tiếp thị của Unilever cho biết: “Value and values” hay “Giá trị và nhiều giá trị” là chìa khóa để marketing trong thời kỳ suy thoái, các thương hiệu phải “đạt được sự cân bằng phù hợp” giữa các phản ứng ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong những thời điểm khó khăn.

“Trong ngắn hạn, chúng ta cần phải thích ứng với môi trường có nhiều biến động này và bạn sẽ thấy sự thích ứng đang diễn ra trên khắp thế giới tùy thuộc vào mức độ biến động từ thị trường và xã hội,” Bà nói.

“Nhưng đồng thời chúng ta cũng biết rằng trong thời kỳ suy thoái, các thương hiệu lớn thường phát triển mạnh khi mọi người có xu hướng quay trở lại với những thương hiệu mà họ tin tưởng.”

Unilever sẽ tiếp tục điều chỉnh phương pháp marketing của mình khi tình hình Covid-19 phát triển, nhưng đồng thời Bà Braams cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không được đánh mất chiến lược marketing dài hạn và tầm nhìn đối với thương hiệu của mình.

“Trong một môi trường suy thoái, tất nhiên chúng ta phải đảm bảo sự quan sát những gì đang xảy ra hiện tại, nhưng chúng ta cũng phải xây dựng thương hiệu cho dài hạn. Bởi vì đó là cách của chúng ta để vượt qua sự biến động cao này, bạn cần phải có một cách tiếp cận nhanh nhẹn – và đó là những gì chúng tôi đã làm trong suốt Covid-19″. Bà giải thích.

Bà Braams đảm nhận vai trò marketing cấp cao tại Unilever vào đầu năm 2020, và đã làm việc trong ngành FMCG trong hơn ba thập kỷ.

“Trong thời kì suy thoái, mọi người vẫn muốn tận hưởng cuộc sống theo những cách đơn giản hơn.”

Theo Bà Conny Braams, Unilever

Mặc dù Unilever là một doanh nghiệp toàn cầu, Bà Braams nói rằng điều quan trọng là phải có khả năng phản hồi người tiêu dùng ở cấp độ địa phương, đồng thời cũng cần theo dõi một bức tranh toàn cảnh hơn.

Bà nói: “Chúng tôi thấy rằng Trung Quốc đang thực sự tăng tốc trở lại, giống như Úc, nhưng Mexico hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề như một số quốc gia khác ở Nam Mỹ. “Nhưng với một mô hình toàn cầu, chúng tôi thấy rằng Covid-19 đã đưa chúng tôi đến với một cuộc suy thoái khá lớn.”

Tìm kiếm sự khác biệt.

Trong khi thương hiệu thường nói về sự cần thiết phải xem xét toàn bộ cấu trúc và cách thu hút người dùng có tiền trong những thời điểm biến động, Bà Braams tin rằng điều quan trọng là phải tập trung vào điều mà thương hiệu đó đại diện.

“Đúng, đó là về giá trị, nhưng nó cũng là về nhiều giá trị,” Bà nói. “Bởi vì những gì người tiêu dùng đã làm là họ đang trở nên có ý thức hơn trong việc sử dụng hay tiêu thụ của họ.

Có ý thức khi biết rằng chúng ta đang sống trên một hành tinh và mọi thứ đang tương tác với nhau, bản thân chúng ta có thể đóng một vai trò nào đó trong việc biến những tình cảnh khó khăn trở thành một nơi vững chắc hơn để sống.

Unilever từ lâu đã ủng hộ việc xây dựng thương hiệu có mục đích và Bà Braams tin rằng hơn bao giờ hết điều này sẽ đóng vai trò là một điểm khác biệt vì “mọi người đang mong đợi thương hiệu cũng là một giải pháp cho các vấn đề xã hội”.

Mặc dù công ty đã thận trọng với cách tiếp cận của mình khi đại dịch bùng phát, nhưng đảm bảo rằng công ty không hiển thị quảng cáo đến các nhóm người rộng lớn của mình.

Bà nói rằng mọi người hiện đang “tìm kiếm niềm vui trong những thời điểm bất ổn này”, nhấn mạnh việc doanh số bán kem tăng mạnh như một tín hiệu cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến việc làm dịu tâm trạng và ‘tự điều trị’ cho bản thân.

Unilever đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển những ưu đãi cho chiến dịch ‘ice cream now’ vào năm ngoái, hợp tác với các công ty lớn như Deliveroo và Just Eat để giao kem cho mọi người tại nhà.

Kết quả là doanh số bán kem tại nhà tăng 17%, giúp bù đắp sự sụt giảm 20% của doanh số bán ngoài trời (out-of-home sales) khi mọi người hạn chế ra ngoài.

“Trong khi mọi người không thể ra ngoài bãi biển và đại lộ để mua kem, chúng tôi đã bù đắp bằng việc tiêu thụ kem tại nhà và đó là minh chứng rõ ràng cho thực tế rằng trong thời kỳ suy thoái mọi người vẫn muốn ‘ăn mừng’ cuộc sống của mình theo những cách nhỏ hơn”. Bà Braams nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Dùng AI làm YouTube thay con người

AI sẽ tạo một bản sao kỹ thuật số của YouTuber. Nhân vật thật sau đó chỉ cần nhập văn bản để AI nói, thay vì phải quay và dựng video.

Dự án đang được thử nghiệm bởi Hour One, một công ty chuyên về AI là Hour One, kết hợp cùng YouTuber có tên Taryn Southern.

Southern nổi tiếng với các video ca nhạc, kể chuyện truyền cảm hứng. Công việc của cô sau này có thể sẽ được thay thế bằng “bản sao” trí tuệ nhân tạo của chính mình, với khả năng tạo video số lượng lớn một cách tự động.

Để tạo ra một bản sao kỹ thuật số của mình, Southern cần nạp dữ liệu để AI học. Cô được đưa đến trước một studio để ghi hình trên phông xanh,quay các góc độ của khuôn mặt, đồng thời được yêu cầu hát và nói một số câu.

Theo PetaPixel, toàn bộ quá trình này mất khoảng 7 phút. Sau đó, người dùng chỉ cần gửi các bài nói dưới dạng văn bản cho hệ thống.

AI sẽ tự động tái hiện dưới dạng video với hình ảnh của Southern đang nói hoặc hát. YouTuber này sẽ không cần phải ghi hình hoặc ghi âm từng video, mà vẫn đảm bảo sản xuất hàng trăm video trong vài phút.

Theo Hour One, đây có thể là tương lai của lĩnh vực nội dung số. Dẫn lời dự đoán của chuyên gia, công ty này cho rằng trong khoảng 5 – 7 năm tới, 90% nội dung video sẽ được tạo ra bằng máy tính thay vì máy quay. Sau khi tạo ra một bản sao kỹ thuật số, người dùng sẽ có thể làm vlog mà không cần máy ảnh hay micro.

Với các YouTuber, Hour One cho rằng họ có thể giảm tối đa thời gian và chi phí cho các video, bởi sẽ không cần phải tốn thời gian cho việc làm đẹp trước ống kính, hoặc quay đi quay lại nhiều lần. Ngoài ra, AI có thể hỗ trợ chuyển đổi ra nhiều ngôn ngữ, giúp video phổ biến khắp thế giới.

Tuy nhiên, công ty này thừa nhận hướng phát triển trên chỉ đạt hiệu quả cao với một số dạng nội dung trên YouTube, chẳng hạn tin tức hoặc video kể chuyện, thuyết trình…, chưa thể ứng dụng trên các nội dung, như kịch, video hài… Biểu cảm khuôn mặt cũng chưa đa dạng nhưng sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc này làm dấy lên lo ngại về việc công nghệ có thể tạo ra các bản sao kỹ thuật số của con người và thực hiện hành vi mạo danh. Theo các chuyên gia, hệ thống vẫn cần dữ liệu chính xác từ con người.

Các YouTuber như Taryn Southern cần phải cung cấp hình ảnh, giọng nói đúng yêu cầu, hệ thống mới có thể tạo ra các bản sao của họ. So sánh với “deepfake”, công nghệ của Hour One được khẳng định là tạo nội dung nguyên bản như đang được nói bởi người thật, thay vì lấy khuôn mặt của mục tiêu và “phủ” lên các cảnh quay có sẵn.

Hiện công cụ này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa được triển khai thương mại chính thức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

4 điều bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi tham gia buổi phỏng vấn

Đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn không chỉ giúp bạn thể hiện sự quan tâm của mình với công việc mới mà còn là cơ hội để bạn đánh giá và lựa chọn công ty phù hợp với bản thân.

Gần cuối buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường sẽ đặt ra câu hỏi “Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”.

Thay vì lúng túng và trả lời “Không, tôi không có câu hỏi nào cả”, bạn hãy tận dụng cơ hội vàng này để tìm hiểu kỹ hơn về công việc và môi trường làm việc mới của mình. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng còn đánh giá cao năng lực của bạn đấy.

1. Trách nhiệm chính của bạn đối với vị trí này?

Đây là câu hỏi bạn bắt buộc phải đặt ra cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng tuyển công việc mới.

Mặc dù có thể các thông tin này đã được nêu trong bảng mô tả công việc nhưng bạn cần đặt câu hỏi để nhà tuyển dụng có thể mô tả chi tiết hơn nhằm giúp bạn có đầy đủ thông tin và hình dung được công việc sắp tới của mình.

Bởi đa phần các bảng mô tả công việc chỉ nêu một cách chung chung mà không khái quát chi tiết công việc thực tế của nhân sự.

Những nội dung này đặc biệt quan trọng vì đó sẽ là trách nhiệm đồng thời là nghĩa vụ mà bạn sẽ phải thực hiện trong quá trình làm việc.

Nếu không nắm rõ, bạn sẽ rất dễ bỡ ngỡ khi mới đầu nhận việc. Chính vì vậy đừng ngại thắc mắc, đặt ra câu hỏi để được nhà tuyển dụng chia sẻ cho bạn thông tin hữu ích.

2. Đâu là thước đo đánh giá chất lượng công việc này?

Mỗi lĩnh vực ngành nghề và vị trí công việc luôn có những thước đo cụ thể nhằm theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng công việc hàng ngày, hàng tháng và hàng quí. Đây là yếu tố quyết định năng lực của bạn có đạt hay không và theo đó là những chế độ thưởng hoặc lương KPI đi kèm.

Ngay từ trong buổi phỏng vấn, bạn cần được phổ biến về chỉ số đo lường hiệu suất, hiệu quả công việc (KPIs) cụ thể của doanh nghiệp. Nếu không được phổ biến, bạn hãy chủ động đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng.

Những chỉ số này sẽ giúp bạn hình dung phương hướng phát triển, tính chất chiến lược cũng như những yếu tố công việc đòi hỏi, từ đó đánh giá khách quan khả năng cá nhân có thể đáp ứng được hay không.

3. Môi trường và văn hóa làm việc tại doanh nghiệp như thế nào?

Khi có kinh nghiệm làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, bạn sẽ nhìn nhận toàn diện về tầm quan trọng của môi trường và văn hóa làm việc cũng vô cùng quan trọng trong việc gia tăng sự gắn kết lâu dài của bạn với doanh nghiệp đó.

Môi trường làm việc về cơ sở sở vật chất, trang thiết bị cũng như mức độ gắn kết của nhân viên trong bộ phận và toàn công ty sẽ tạo hứng khởi mỗi ngày cho nhân sự tại doanh nghiệp.

Bạn sẽ chẳng thể nào làm việc thoải mái tại một môi trường mà đồng nghiệp thường xuyên soi mói, nói xấu lẫn nhau. Ngược lại, một môi trường năng động và đoàn kết sẽ là động lực to lớn để nhân sự cống hiến và gắn bó lâu dài.

Việc hiểu rõ các yếu tố ngoài chuyên môn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, trước khi quyết định ký hợp đồng chính thức.

4. Cơ hội thăng tiến của bạn trong tương lai sẽ như thế nào?

Cơ hội thăng tiến cũng là một trong những câu cần hỏi quan trọng khi tham gia phỏng vấn. Một doanh nghiệp lý tưởng và tiềm năng sẽ mang đến cho nhân viên một lộ trình phát triển và thăng tiến rõ ràng.

Tất nhiên, khi bạn đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng có trách nhiệm cũng không ngần ngại mà chia sẻ với bạn về những cơ hội, thách thức mà bạn phải trải qua để có bước tiến thân trong tương lai.

Câu hỏi này cũng là cơ hội để bạn nhìn nhận và hoạch định phương hướng phát triển sự nghiệp, đánh giá liệu đây có phải là môi trường phù hợp để lựa chọn cho bước phát triển sự nghiệp lâu dài hay không.

Bên cạnh đó, khi bạn đặt ra câu hỏi này, người phỏng vấn cũng sẽ thấy rõ sự nghiêm túc và định hướng làm việc lâu dài của bạn.

Mỗi một câu hỏi ý nghĩa và khéo léo bạn đặt ra cho nhà tuyển dụng đều không chỉ giúp bạn thu về khối lượng thông tin hữu ích mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bạn trong quá trình phỏng vấn.

Hy vọng 4 gợi ý về câu hỏi đặt ra cho nhà tuyển dụng trên đã giúp bạn hình dung mình cần lắng nghe và đặt câu hỏi như thế nào khi đối diện với nhà tuyển dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Facebook lý giải hành động hạn chế chia sẻ nội dung tin tức ở Úc

Facebook ngày 18/2 cho rằng trang mạng xã hội này buộc phải hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Australia vì dự luật mới của nước này không đưa ra hướng dẫn rõ ràng về định nghĩa nội dung tin tức.

Facebook ngày 18/2 cho rằng trang mạng xã hội này buộc phải hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Australia vì dự luật mới của nước này không đưa ra hướng dẫn rõ ràng về định nghĩa nội dung tin tức.

Bên cạnh đó, “gã khổng lồ” công nghệ cũng khẳng định cam kết của hãng với cuộc chiến chống thông tin sai lệch không thay đổi.

Theo người phát ngôn của Facebook, những hành động mà trang mạng này đang thực hiện tập trung vào việc hạn chế các hãng tin tức và người dân ở Australia chia sẻ hay xem những nội dung tin tức của Australia và quốc tế.

Vì luật không cung cấp chỉ dẫn rõ ràng về định nghĩa nội dung tin tức, Facebook buộc đưa ra định nghĩa rộng nhằm tôn trọng luật như dự thảo. Tuy nhiên, Facebook sẽ chuyển hướng bất kỳ trang nào vô tình bị ảnh hưởng.

Cùng ngày, Chủ tịch Hiệp hội truyền thông tin tức của Anh, ông Henry Faure Walker, cho rằng động thái của Facebook tại Australia cho thấy tại sao các nước trên thế giới cần thế giới cần có những quy định mạnh mẽ để ngăn chặn những hành động như vậy của các “gã khổng lồ công nghệ”.

Ông Walker cho rằng việc Facebook đưa ra động thái trên trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu là một ví dụ điển hình cho thấy một thế lực độc quyền muốn bảo vệ sự thống trị của mình mà không cần bận tâm tới người dân và khách hàng.

Trước đó, ngày 17/2, Facebook thông báo sẽ hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Australia.

Chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cung cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Australia, động thái được xem là phản ứng với kế hoạch của chính phủ Australia dự kiến thông qua dự luật buộc các nền tảng số phải trả phí cho những nội dung thông tin.

Một số dịch vụ khẩn cấp của Australia ngày 18/2 thông báo bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau lệnh cấm của Facebook.

Đến chiều cùng ngày, Facebook đã khôi phục các trang dịch vụ của chính phủ, song vẫn còn các nhóm cộng đồng, doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng. Điều này đã dẫn đến nhiều lời kêu gọi người dùng xóa bỏ ứng dụng này.

Thủ tướng Australia Scott Morrison đã bày tỏ thất vọng trước việc Facebook hạn chế chia sẻ  thông tin thiết yếu về các dịch vụ y tế và khẩn cấp của nước này.

Nhà lãnh đạo Australia nhấn mạnh những hành động của Facebook sẽ chỉ xác nhận mối quan ngại của ngày càng nhiều nước về việc các công ty công nghệ lớn cho rằng mình có quyền hạn cao hơn chính phủ và các quy định không áp dụng với họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Vietnamplus

Instagram: 30 ‘sự thật’ bạn cần biết về nền tảng này (P1)

Bạn tò mò về Instagram? Hãy xem ngay những số liệu thống kê cập nhật về mọi thứ từ quảng cáo Instagram, ‘Câu chuyện’, mức sử dụng, giá trị và hơn thế nữa!

Cùng khám phá thông tin chi tiết về một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm dữ liệu nhân khẩu học, sự phát triển chính, giá trị ròng, thống kê sử dụng, vị trí lãnh đạo hiện tại, thị phần và nhiều hơn thế nữa.

1. Có 1 tỷ người dùng Instagram hoạt động hàng tháng tính đến năm 2019.

2. Instagram chính thức ra mắt vào năm 2010 dưới dạng một ứng dụng dành cho iPhone.

Trong vòng một tháng, nó đã đạt được 1 triệu người dùng (nếu so sánh, Foursquare và Twitter phải mất đến 02 năm để đạt được mốc 1 triệu người dùng).

3. 33% câu chuyện được xem nhiều nhất trên nền tảng là từ các doanh nghiệp.

4. 200 triệu người dùng Instagram truy cập ít nhất một hồ sơ doanh nghiệp mỗi ngày và 80% tài khoản theo dõi ít nhất một doanh nghiệp trên Instagram.

5. Có 25 triệu doanh nghiệp trên Instagram.

6. Instagram hiện được Alexa xếp hạng là website phổ biến thứ 13 trên thế giới.

7. Instagram có giá trị ước tính khoảng 100 tỷ USD.

8. Các thương hiệu tương tác nhiều nhất trên Instagram bao gồm:

  • National Geographic: 112 triệu người theo dõi
  • Nike: 83,9 triệu người theo dõi
  • NBA: 38,3 triệu người theo dõi
  • Chanel: 35,4 triệu người theo dõi
  • Louis Vuitton: 32,6 triệu người theo dõi
  • Adidas: 23,9 triệu người theo dõi
  • Starbucks: 17,9 triệu người theo dõi
  • GoPro: 15,8 triệu người theo dõi

9. Năm 2017, lượng người dùng Instagram Stories hoạt động hàng ngày là 200 triệu, đã vượt qua người dùng hàng ngày của Snapchat là 161 triệu.

10. Một trong những phát triển thú vị nhất gần đây của Instagram là khả năng gắn thẻ sản phẩm trong các bài đăng.

Khi thông báo về việc phát hành tính năng gắn thẻ sản phẩm, Instagram đã nêu bật những cơ hội mà điều này mang lại cho các doanh nghiệp:

“Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là có một cách mới để tiếp cận những khán giả đã tương tác, những người đang tích cực tìm kiếm những người sáng tạo yêu thích của họ để lấy cảm hứng và giúp việc mua sắm các sản phẩm của thương hiệu trở nên dễ dàng hơn”.

11. Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012.

12. Dưới đây là 05 tài khoản Instagram được theo dõi nhiều nhất, tính đến năm 2019:

Instagram: 305 triệu người theo dõi

  • Cristiano Ronaldo: 173 triệu người theo dõi
  • Ariana Grande: 158 triệu người theo dõi
  • Selena Gomez: 152 triệu người theo dõi
  • Kim Kardashian West: 142 triệu người theo dõi
  • Kylie Jenner: 139 triệu người theo dõi

13. Bức ảnh Instagram có nhiều lượt thích nhất là quả trứng này trên nền trắng. Toàn bộ tài khoản (@world_record_egg) được tạo với mục đích duy nhất là giành được kỷ lục thế giới về lượt thích nhiều nhất, kỷ lục này trước đây do Kylie Jenner nắm giữ.

14. 89,5% ảnh trên Instagram được đăng bình thường mà không có bộ lọc (filter) nào (ít nhất là từ Instagram) được thêm vào. (Đây là một trong những sự thật Instagram đáng ngạc nhiên nhất trong danh sách này!)

15. Đối với ảnh có bộ lọc Instagram, Clarendon là bộ lọc phổ biến nhất, tiếp theo là Juno, Ludwig, Lark và sau đó là Gingham.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cách thiết lập để YouTube đề xuất chính xác những nội dung bạn quan tâm

Mỗi phút, có hơn 500 giờ video được đăng tải trên YouTube. Sau đây là một số mẹo giúp bạn có thể trải nghiệm YouTube tập trung vào những nội dung bạn quan tâm mà thôi.

Mỗi phút, có hơn 500 giờ video được đăng tải trên YouTube. Vì vậy, bạn rất dễ trở thành “người tối cổ” trên nền tảng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới này.

Nhưng đừng lo, chúng tôi sẽ mách bạn một số mẹo giúp bạn có thể trải nghiệm Youtube tập trung vào những nội dung bạn quan tâm mà thôi.

Nếu bạn phân vân có nên đăng ký tài khoản YouTube Premium hay không thì có lẽ đã đến thời điểm thích hợp để xuống tiền rồi đấy. Dù việc trả tiền để xem những nội dung bạn có thể xem hoàn toàn miễn phí không hợp lý cho lắm.

Nhưng nếu bạn là người dùng YouTube phổ thông, thì khoảng thời gian bạn dành ra cho việc nhấn “Bỏ qua quảng cáo” sẽ rất nhiều đấy. Thêm vào đó, bạn còn được trải nghiệm thêm một số tiện ích khác như xem ngoại tuyến và YouTube Music Prenium.

Ngoài việc bỏ qua quảng cáo, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách tăng tốc video. Bạn có thể nhấp vào biểu tượng bánh răng trong khi xem và chọn Tốc độ phát (Playback speed).

Đối với ứng dụng trên điện thoại di động, bạn có thể cài đặt tốc độ phát trong biểu tượng dấu ba chấm ở góc phải màn hình. Sẽ có những người không thích tua nhanh, nhưng nó thật sự hữu ích khi bạn cần nắm bắt nội dung nhanh chóng hoặc khi bạn cần tìm một hoặc hai đoạn cụ thể trong cả video.

Với những mẹo được giới thiệu dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn thực hiện trên giao diện web của YouTube. Toàn bộ thiết lập và tính năng đều có thể tùy chỉnh trên ứng dụng di động, cách thực hiện không khác biệt quá nhiều so với phiên bản web.

1. Chỉnh sửa nội dung đề xuất

Mục Đề xuất (Recommendations) nằm ở cạnh trái màn hình, trên trang chủ và một số nơi khác có thể giúp bạn tìm thấy hàng loạt những nội dung chất lượng cao theo đúng nhu cầu của bản thân, hoặc có thể khiến bạn tốn rất nhiều thời gian vào những nội dung khác.

Rõ ràng, để tiết kiệm thời gian lẫn sự tập trung của mình, bạn sẽ muốn tùy chỉnh những nội dung được đề xuất liên quan trực tiếp đến những gì bạn quan tâm và có một số cách đảm bảo được điều này.

Cách đơn giản nhất là nhấp vào nút Thích (Like) hay Không thích (Dislike) bên dưới mỗi video dựa trên cảm nhận của bạn với nội dung đó.

Thao tác này sẽ giúp YouTube nhận ra những nội dung nào phù hợp với bạn và nội dung nào bạn không muốn xem.

Một cách khác là bạn có thể nhấn vào dấu ba chấm bên cạnh mỗi video được đề xuất và chọn Không quan tâm (Not interested) nếu bạn… không quan tâm nội dung đó. Ngoài ra bạn có thể chọn Không đề xuất kênh này (Don’t recommend channel) nếu nội dung kênh không phù hợp với bạn.

Chúng tôi cũng khuyến khích bạn đến trang Hoạt động của tôi trên Google, chọn Lịch sử hoạt động trên YouTube (YouTube History), chọn Quản lý hoạt động (Manage activity) và xóa những nội dung đã xem hoặc đã tìm kiếm nhưng không phản ánh đúng nội dung cần đề xuất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chế độ ẩn danh nếu cần xem một số video mà bạn không quan tâm đến những nội dung liên quan.

2. Quản lý danh sách kênh đăng ký

Việc đăng ký quá nhiều kênh có thể khiến bạn bị quá tải nội dung và bỏ lỡ những video có nội dung hay.

Nếu bạn chọn mục Kênh đăng ký (Subcriptions) ở thanh bên trái màn hình và sau đó chọn Quản lý (Manage), bạn có thể quyết định liệu mình có cần đăng ký nhiều kênh như vậy không. Tại trang này, nhấn vào nút Đã đăng ký (Subscribed) để hủy đăng ký kênh.

Thậm chí nếu bạn không muốn hủy đăng ký kênh, bạn vẫn có thể hạn chế lượt thông báo từ kênh đó bằng cách nhấn vào biểu tượng cái chuông ở bên phải.

Bạn có thể tùy chỉnh thông báo cho Tất cả (All), Dành riêng cho bạn (Personalized), hay Không nhận thông báo (None).

Tùy chọn Dành riêng cho bạn (Personalized) là mặc định, tùy chọn này sẽ quyết định số lượng thông báo bạn nhận được dựa trên một số yếu tố như độ tương tác của bạn với kênh, lịch sử xem trên kênh…

Bạn cũng có thể tùy chỉnh cả số lượng thông báo và hình thức gửi bằng cách truy cập vào Cài đặt thông báo trên YouTube.

Nếu bạn không muốn nhận thông báo về cập nhật của kênh nào đó bạn đã đăng ký, hoặc những đề xuất về nội dung bạn có thể quan tâm, hoặc bất cứ hoạt động nào trên kênh của bạn, bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh những cài đặt đó tại trang này.

3. Tùy chỉnh danh sách phát

Danh sách phát (Playlists) trên Youtube có thể không được quan tâm một cách xứng đáng, nhưng tính năng này thật sự hữu ích trong việc tổ chức những nội dung bạn muốn xem trong tương lai, những nội dung bạn đã xem và có thể sẽ cần xem lại.

Để tạo danh sách phát mới, bạn có thể chọn nút Lưu (Save) bên dưới video hoặc trong biểu tượng dấu ba chấm. Sau đó, bạn có thể tạo một danh sách phát mới hoặc tùy chỉnh những danh sách đã có.

Các danh sách phát của bạn sẽ hiển thị đầy đủ tại mục Thư viện (Library) ở cạnh trái màn hình. Chọn bất kỳ danh sách phát nào cần tùy chỉnh, bạn có thể thiết lập thứ tự video đã lưu, xóa hoặc thêm video trong hàng chờ và nhiều tính năng khác.

Bạn cũng có thể hiển thị công khai danh sách phát nếu bạn muốn chia sẻ những nội dung mình tìm được cho mọi người hoặc đơn giản là bạn tạo danh sách đó cho người khác.

Và chắc chắn bạn nên sử dụng danh sách Xem sau (Watch later) mà YouTube đã tạo sẵn. Bạn có thể dễ dàng truy cập vào danh sách này từ mọi thiết bị có hỗ trợ Youtube và việc thêm nội dung cũng rất đơn giản.

Bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng đồng hồ trên hình giới thiệu video. Đây là cách đơn giản và nhanh nhất để lưu một video lại nếu bạn chưa muốn xem nó ngay.

4. Sử dụng tiện ích mở rộng cho YouTube

Nền tảng YouTube đã sinh ra rất nhiều tiện ích mở rộng và plug-in do bên thứ ba cung cấp giúp người dùng kiểm soát nội dung.

Ví dụ với PocketTube, tiện ích này cho phép bạn sắp xếp các kênh đã đăng ký vào các thư mục để bạn dễ theo dõi hơn. Nhờ đó, bạn có thể chia các kênh theo từng chủ đề hoặc mức độ quan tâm.

Hoặc với Unhook, tiện ích này sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khi có thể loại bỏ những mục “râu ria” trên giao diện của YouTube và sắp xếp lại hợp lý hơn.

Bạn có thể ẩn mục đề xuất, màn hình đề xuất sau khi hết video, bình luận, thẻ Thịnh hành (Trending), chú thích trên video và nhiều mục khác. Nếu bạn thấy Youtube có quá nhiều thứ không cần thiết, bạn có thể tinh giản nó với Unhook.

Improve YouTube cũng là một tiện ích với nhiều tính năng khá hữu ích cho người dùng.

Một số tính năng tiện ích này cung cấp như thay đổi kích thước khung phát video, tùy chỉnh hiển thị/ẩn nhiều mục trên giao diện mặc định, kiểm soát vòng lặp video và thay đổi tốc độ phát, chế độ tự động phát…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo ICTNews

TikTok Seller: Cách đăng ký và tối ưu bán hàng 2024

TikTok đã công bố ra mắt TikTok Seller (TikTok Shop Seller Center) nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên nền tảng. Hãy cùng tìm hiểu TikTok Seller là gì, cách đăng ký tài khoản, đăng nhập, tối ưu bán hàng và hơn thế nữa.

TikTok Seller
TikTok ra mắt cổng TikTok Seller (TikTok Shop Seller) nhằm phát triển thương mại điện tử

Như dự kiến, TikTok đang nỗ lực nhanh chóng để cung cấp nhiều tùy chọn kiếm tiền hơn cho các nhà sáng tạo với các công cụ eCommerce (thương mại điện tử) và bán hàng trong luồng mới mà người dùng sẽ có thể kết hợp vào tài khoản, video và luồng trực tiếp của họ.

Sau mối quan hệ đối tác với Shopify và những giới thiệu gần đây về các tùy chọn thương mại điện tử cho các nhà quảng cáo, TikTok Seller là một cổng thông tin bán hàng mới mà mạng xã hội TikTok giới thiệu đến các nhà bán hàng và người sáng tạo toàn cầu.

TikTok Seller hay TikTok Shop Seller là gì?

TikTok Seller là cổng thông tin dành cho người bán hàng trên nền tảng TikTok, với nền tảng này, người dùng có thể tiến hành mua sắm trong ứng dụng (in-app shopping) mà không cần phải rời khỏi nền tảng TikTok.

Hiện TikTok đang hướng tới mục tiêu giúp các nhà bán lẻ trong ngành thương mại điện tử quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của họ để người dùng có thể mua sắm trực tiếp.

Khi có ngày càng nhiều thương hiệu sử dụng người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch marketing của họ, các hoạt động bán hàng trên TikTok Shop Seller sẽ ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn.

TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).

TikTok Shop Seller Center là Trung tâm hỗ trợ người bán của TikTok. Hiện trung tâm này chỉ khả dụng tại khoảng 10 thị trường khác nhau như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Vương Quốc Anh hay Mỹ.

TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).
TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).

Như bạn có thể thấy ở đây, TikTok mô tả nền tảng giáo dục TikTok Shop Seller Center mới này như sau:

TikTok Seller là một trung tâm đào tạo giúp bạn kinh doanh trên TikTok. Với TikTok Seller, chúng tôi cung cấp đầy đủ các bài học về các công cụ, chính sách dành cho người bán và các bản cập nhật mới nhất cho cửa hàng (TikTok Shop). Hãy bắt đầu tìm hiểu nó và bán hàng được nhiều hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo trên TikTok (TikTok Ads) để thúc đẩy hiệu suất của các hoat động bán hàng trên nền tảng TikTok Seller.”

Người dùng cuối cùng sẽ có thể đăng ký chương trình này để bán sản phẩm trên TikTok theo nhiều cách khác nhau.

“Nếu bạn chọn bán hàng qua trang cá nhân của mình, thì bạn có thể hiển thị sản phẩm thông qua phát trực tiếp (livestreaming) hoặc video ngắn, với các sản phẩm được nhúng vào nội dung của bạn.

Khi khách hàng xem nội dung của bạn, họ có thể được chuyển hướng đến trang chi tiết sản phẩm tương ứng bằng cách nhấp vào liên kết trên sản phẩm ”.

TikTok cũng lưu ý rằng những người đăng ký chương trình sẽ có thể giới thiệu sản phẩm của họ trên tab thứ hai trên trang hồ sơ của họ.

Ngoài ra, chương trình cũng có một yếu tố liên kết, điều này sẽ cho phép các thương hiệu đăng ký để những người sáng tạo HOT trên TikTok quảng bá dịch vụ của họ trên nền tảng.

“Nếu bạn chọn bán hàng thông qua đơn vị liên kết (Affiliate Marketing), bạn có thể tải sản phẩm của mình lên TikTok Shop Seller Center, xây dựng chính sách khuyến mãi và cộng tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok để quảng bá sản phẩm của bạn.”

Điều đó cũng liên quan đến nền tảng người sáng tạo (Creator Marketplace) của TikTok, nơi cung cấp danh sách những người có ảnh hưởng trên nền tảng mà các thương hiệu có thể hợp tác để quảng cáo.

Thương mại điện tử là con đường quan trọng cho sự phát triển tiếp theo của TikTok, khi nền tảng này đang nỗ lực để xây dựng một hệ thống sinh thái đảm bảo những nhà sáng tạo nội dung (content creator) có thể kiếm tiền từ những nỗ lực của mình trên nền tảng của họ.

Công ty mẹ của TikTok là ByteDance cũng đã chuyển sang hoạt động thương mại điện tử với phiên bản tiếng Trung của TikTok, được gọi là ‘Douyin’, hiện tạo ra phần lớn doanh thu từ mua sắm trong luồng (in-stream Shopping).

Trung tâm người bán TikTok Shop Seller
Trung tâm người bán TikTok Shop Seller

Với những điều này, không có gì ngạc nhiên khi thấy TikTok đang tăng tốc đẩy mạnh lĩnh vực thương mại điện tử khi nó đang ở giai đoạn tăng trưởng mới.

Nền tảng này được cho là đã thu hút được một tỷ người dùng và đang ở giai đoạn phát triển quan trọng.

Nếu nó có thể triển khai thành công các công cụ tạo doanh thu cho người sáng tạo, nó có cơ hội tốt để trở thành một thách thức lớn đối với các mạng xã hội khác trong dài hạn, thiết lập sự bền vững cho sự phát triển trong tương lai.

Tất nhiên, điều đó cũng phụ thuộc vào các động thái quy định và các hạn chế có thể có, với một số câu hỏi vẫn xoay quanh tương lai của ứng dụng tại Mỹ.

Cơ quan quản lý của Ông Biden đã chỉ ra rằng họ sẽ không theo đuổi nỗ lực của chính phủ trước đó để bán bớt TikTok cho tập đoàn Oracle hay Walmart, nhưng họ cũng lưu ý rằng họ có thể sẽ bán toàn bộ nền tảng cho Mỹ.

TikTok có thể vẫn phải đối mặt với những lo ngại đó, nhưng xét về cấu trúc kinh doanh, nó cũng cần triển khai các công cụ thương mại điện tử để tối đa hóa tiềm năng của mình.

Nền tảng mới này giống như một bước quan trọng khác của TikTok nói chung.

Đăng ký sử dụng tài khoản TikTok và bắt đầu bán hàng trên ứng dụng.

Để bán sản phẩm trên TikTok Seller, trước tiên bạn cần đăng ký tài khoản TikTok, bạn cũng có thể tìm hiểu sâu về mạng xã hội TikTok tại đây: mạng xã hội TikTok

Sau khi đăng ký TikTok thành công, bạn có thể đăng nhập hay tham gia TikTok Shop Seller thông qua ‘Trung tâm người bán’ Seller Center. Bạn hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Trước tiên, hãy đăng ký với tư cách là người bán TikTok Shop Seller tại https://seller-vn.tiktok.com/account/welcome và nhập thông tin cơ bản của bạn như nơi ở, số điện thoại, địa chỉ email của bạn và hơn thế nữa. Xin lưu ý rằng tất cả các trường phải được hoàn thành.
  • Tiếp theo, nhập thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn như tên cửa hàng, nơi đặt trụ sở, địa chỉ kho hàng, v.v.
  • Hoàn thành hoặc cung cấp các tài liệu được yêu cầu (chẳng hạn như thông tin đăng ký kinh doanh hoặc thông tin cá nhân của bạn). TikTok Shop có quyền xác minh thông tin đã được gửi.”
  • Bắt đầu bán hàng trên TikTok Seller.

Hiện người dùng tại Việt Nam đã có thể đăng ký TikTok Seller.

Một vài mẹo để bán hàng thành công trên TikTok Seller.

Để bán hàng thành công trên TikTok Seller, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Tạo nội dung hấp dẫn: Hãy xây dựng các video quảng cáo sáng tạo, thú vị và thu hút sự chú ý của người xem. Video nên thể hiện được tính năng và lợi ích của sản phẩm, đồng thời cũng cần đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng.
  • Tương tác với khách hàng thường xuyên: Luôn cập nhật và trả lời nhanh chóng các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt, hoặc gửi những lời cảm ơn đến khách hàng đã từng mua sản phẩm.
  • Sử dụng hashtag: Sử dụng các hashtag phù hợp với sản phẩm hay bài đăng để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của thương hiệu trên TikTok. Nên sử dụng các hashtag phổ biến hoặc các từ khóa liên quan đến sản phẩm để tăng khả năng tìm thấy của sản phẩm.
  • Sử dụng TikTok Ads: Sử dụng quảng cáo trên TikTok để tiếp cận với đối tượng khách hàng rộng hơn. TikTok Ads có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như quảng cáo địa phương, quảng cáo động, quảng cáo liên kết, v.v. Bạn có thể tùy chọn loại quảng cáo phù hợp với sản phẩm của mình.
  • Tối ưu hóa trang sản phẩm: Bảo đảm trang sản phẩm của bạn được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm hình ảnh chất lượng cao, mô tả sản phẩm chi tiết và giá cả phù hợp.
  • Thực hiện đúng các chính sách bán hàng: Luôn đảm bảo tuân thủ các chính sách bán hàng của TikTok Seller, bao gồm các chính sách về chất lượng sản phẩm, đổi trả và hoàn tiền, giao hàng và thanh toán, v.v.

Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Seller hay TikTok Shop Seller Center.

  • TikTok Merchant là gì trên TikTok Shop Seller.

TikTok Merchant có nghĩa là Người bán (Nhà buôn), cũng tương tự trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Merchant chính là những người đưa các sản phẩm và dịch vụ lên nền tảng và sau đó tiến hành bán hàng.

  • TikTok Shop Seller University là gì?

TikTok Shop University là trung tâm đào tạo trực tuyến của TikTok giúp người bán kinh doanh hiệu quả hơn trên TikTok.

TikTok Shop University cung cấp một loạt các bài học về các công cụ, chính sách dành cho người bán cũng như các bản cập nhật mới nhất cho phần Cửa hàng (Shop).

  • Đăng nhập TikTok Seller như thế nào?

Bạn có thể đăng nhập ngay sau khi đăng ký với tư cách là người bán tại https://seller-vn.tiktok.com/account/welcome.

  • TikTok Seller APK là gì?

APK là ứng dụng trung gian cho phép những người bán hàng trên nền tảng TikTok kết nối với trung tâm bán hàng thông qua thiết bị di động (Android). Bằng cách tải xuống ứng dụng và đăng ký tài khoản, người dùng có thể bắt đầu bán hàng trên TikTok.

  • Người bán có nên bán hàng trên TikTok hay không?

Với hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, TikTok hiển nhiên là một nền tảng vô cùng tìm năng cho không những các doanh nghiệp mà còn với các nhà sáng tạo nội dung muốn bán hàng tự do, tuy nhiên vốn được xem là mạng xã hội của Gen Z khi có đến hơn 60% người dùng TikTok dưới 25 tuổi, người bán cũng cần phân tích xem liệu đó có phải là tệp khách hàng mục tiêu của mình hay không hay mục tiêu của mình là gì khi gia nhập nền tảng.

Kết luận.

Trong bối cảnh kinh doanh mới khi mua sắm qua các nền tảng mạng xã hội sẽ là tương lai của các hoạt động mua sắm, dù với tư cách là người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc tiếp cận các nền tảng bán hàng mới là yêu cầu mang tính bắt buộc.

Bằng cách tiếp cận nhanh TikTok Seller hay TikTok Shop Seller, doanh nghiệp đang tự mở ra cho mình những cơ hội mới để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung bằng chương trình mới

LinkedIn đã khởi động các giai đoạn đầu tiên của kế hoạch mới nhằm phát triển chương trình hỗ trợ cho nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, điều này sẽ dẫn đến các cơ hội quảng cáo và khuyến mãi mới thông qua những người dùng có ảnh hưởng nhất trên ứng dụng.

Theo đó, Tổng biên tập của LinkedIn, Ông Dan Roth đã đăng một bài đăng mới tập trung vào việc hỗ trợ những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên LinkedIn từ khắp thế giới.

Theo giải thích của Ông Roth:

“Người sáng tạo nội dung là mạch máu của LinkedIn. Những người chia sẻ tiếng nói của họ với mục tiêu xây dựng cộng đồng – cho dù đó là bằng cách tạo các bài đăng, câu chuyện, video hay các bài đăng, v.v. Thương hiệu có thể kết nối trực tiếp với người sáng tạo cho các chiến dịch của mình”.

LinkedIn cũng lưu ý rằng họ đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn trong các cuộc trò chuyện diễn ra trên nền tảng của mình, với nội dung được chia sẻ tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020.

Chương trình mới mới sẽ tập trung vào việc tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển hơn nữa cho người sáng tạo, điều này cuối cùng sẽ có nghĩa là tăng cơ hội cho người dùng đăng và cập nhật nội dung của họ.

Bên cạnh đó, điều này có thể sẽ dẫn đến các cơ hội quảng cáo mới trong các sản phẩm video và trong ‘Câu chuyện’ của LinkedIn, cho phép LinkedIn thiết lập hệ sinh thái chia sẻ doanh thu với người sáng tạo được tốt hơn.

Nó cũng có khả năng thiết lập thị trường người sáng tạo, cho phép các thương hiệu tìm thấy những người có ảnh hưởng trên nền tảng phù hợp để hợp tác cho các chiến dịch LinkedIn của họ.

Điều này cũng mở ra một loạt cơ hội quảng cáo mới, cho cả những người muốn tối đa hóa nỗ lực trên tài khoản LinkedIn cá nhân của họ đồng thời các thương hiệu có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận và sức cộng hưởng của họ.

Đối với các cá nhân.

Nếu bạn đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân của mình trên nền tảng này, LinkedIn có thể sớm cung cấp cho bạn những cách thức mới để nhận nhiều lợi ích hơn từ các ưu đãi tương tự như vậy, thậm chí có thể giúp bạn xây dựng thêm sự chuyên nghiệp và vị thế trong ngành của bạn.

Đối với các thương hiệu.

Ngoài khả năng có thể quảng cáo video và ‘câu chuyện’, điều đó có thể có nghĩa là bạn sẽ không còn cần phải dựa vào các chuyên gia nội bộ của mình để xây dựng tài khoản của riêng họ trên nền tảng.

Thay vào đó bạn có thể sớm hợp tác dễ dàng hơn với những người có ảnh hưởng có liên quan trong thị trường ngách của bạn, sử dụng sự hiện diện và kiến ​​thức chuyên môn đã có của họ để mở rộng phạm vi quảng cáo của bạn.

Hiện tại, chương trình mới chỉ ở giai đoạn đầu và chúng ta không có thêm nhiều điều để tiếp tục tìm hiểu.

Nhưng đó chắc chắn là điều bạn cần phải theo dõi, đặc biệt nếu LinkedIn là nền tảng tập trung chính cho các nỗ lực xây dựng thương hiệu và marketing của bạn.

Chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn về bất kỳ sự phát triển nào tiếp theo từ LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Cập nhật YouTube: Xem các kênh khác mà khách hàng của bạn xem

Bản cập nhật cho YouTube Analytics cho phép người sáng tạo xem những kênh khác mà khán giả của họ cũng đã xem.

YouTube đang cấp cho người sáng tạo quyền truy cập vào dữ liệu mới cho phép họ xem những kênh nào khác mà khán giả của họ xem thường xuyên.

Bạn có thể tìm thấy dữ liệu này trong phần phân tích của YouTube Studio trên máy tính để bàn (chưa hỗ trợ cho thiết bị di động).

Người sáng tạo sẽ thấy một thẻ mới hiển thị các kênh khác được khán giả của họ theo dõi trong 28 ngày qua.

Mặc dù dữ liệu đó có thể là nguồn thông tin có giá trị về chi tiết của khán giả, nhưng dữ liệu đó cũng không vẽ nên một bức tranh đối tượng mục tiêu hoàn chỉnh.

Các video mà khán giả đã xem trong suốt tuần qua có thể bao gồm video thịnh hành, video cũ, video từ các kênh không còn tồn tại và các loại video ngẫu nhiên khác không phản ánh sở thích thực sự của khán giả.

Mặt khác, những kênh mà khán giả đó đã theo dõi nhất quán trong suốt 28 ngày qua có thể sẽ đại diện hơn cho những gì khán giả muốn xem khi họ truy cập YouTube.

Đây là nội dung mà khán giả đang tích cực tìm kiếm và quay lại trong suốt 28 ngày.

Dưới đây là một số mẹo về cách bạn có thể sử dụng dữ liệu về các kênh khác mà khán giả của bạn đã xem để hỗ trợ trong việc nỗ lực tạo nội dung của bạn.

Cách sử dụng dữ liệu phân tích.

Người sáng tạo có thể làm gì với dữ liệu mới này trong YouTube Studio?

Một cách để sử dụng nó là làm báo cáo xác định sở thích của đối tượng mục tiêu thay đổi như thế nào theo thời gian.

Do báo cáo về các kênh đã xem trong 28 ngày qua nên phân đoạn dữ liệu này sẽ được cập nhật liên tục.

Ngoài việc lưu ý các kênh và loại nội dung mà đối tượng mục tiêu đang xem, hãy chú ý đến các kiểu hoặc định dạng video có thể phổ biến.

Ví dụ: định dạng video ngắn Shorts mới của YouTube được theo dõi như nội dung video thông thường. Người sáng tạo có thể thấy các kênh khác mà khán giả của họ xem đang sử dụng định dạng này theo những cách độc đáo.

Điều quan trọng khác bạn nên hiểu là các kênh khác không có nghĩa là đối thủ cạnh tranh. Nếu khán giả thường xuyên xem nhiều kênh về cùng một chủ đề, thì mọi người sẽ có cơ hội được hưởng lợi thông qua việc cộng tác.

Hãy nghĩ về các kênh khác mà khán giả xem như một danh sách các đối tác cộng tác tiềm năng của bạn.

Người sáng tạo có thể tiếp cận với các kênh khác này và hợp tác trong các dự án có thể phát triển lượng khán giả của nhau.

Với dữ liệu chứng minh rằng họ có chung một lượng khán giả, người sáng tạo có cơ hội hoàn hảo để tiếp cận các kênh mà trước đây họ có thể không có lý do để tiếp cận.

Hãy tìm tập dữ liệu mới này khi bạn đăng nhập vào YouTube Studio trên máy tính để bàn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 cách để ‘xoa dịu’ những khách hàng đang tức giận (P1)

Bạn không thể tránh khỏi việc thỉnh thoảng khiến khách hàng khó chịu, nhưng bạn có thể giải quyết mọi thứ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một doanh nghiệp muốn thành công lâu dài thì cần những khách hàng hài lòng và thậm chí là trung thành. Nhưng thật không may, bất kể bạn thực hiện các bước nào để ngăn chặn các vấn đề về dịch vụ khách hàng, khách hàng của bạn không phải khi nào cũng hài lòng.

Cho dù lý do tức giận của họ là chính đáng hay không, bạn cũng sẽ cần phải giải quyết mọi tình huống và mối quan tâm của họ.

Cách bạn phản hồi có thể tạo ra sự khác biệt giữa khách hàng hài lòng và khách hàng từ chối mọi cơ hội kinh doanh với công ty bạn.

Để giúp bạn xoa dịu những khách hàng đang tức giận, những chia sẻ về các chiến thuật đã được thử nghiệm hàng đầu sau đây để giải quyết xung đột.

1. Tôn trọng cảm xúc của khách hàng trước tiên.

Ông Syed Balkhi, đồng sáng lập WPBeginner cho biết: khi khách hàng tức giận, việc cố gắng đưa ra giải pháp khiến họ cảm thấy như bạn không thừa nhận cảm giác của họ, ngay cả khi ý định của bạn là giúp đỡ đều là thất bại.

Chiến thuật tốt nhất là khẳng định rằng bạn đang lắng nghe họ một cách tôn trọng.

Balkhi nói: “Hãy nói rằng bạn hiểu sự tức giận của họ và sau đó xin lỗi. “Sau đó, bạn có thể cung cấp cho họ một giải pháp hoặc giúp đỡ họ.”

2. Hãy cho khách hàng thấy được ‘tiếng nói’.

Theo Danielle Gronich, người sáng lập và Giám đốc điều hành của CLEARSTEM Skincare, việc xoa dịu một khách hàng đang tức giận tốt nhất nên được thực hiện bằng giọng nói của chính bạn – theo nghĩa đen.

Gronich giải thích: “Đối với một số người, điều tốt nhất nên làm là lắng nghe họ mà không bất đồng quan điểm với họ và chỉ xin lỗi rằng bạn không phù hợp.

“Hãy xem bạn có thể giải quyết những việc này một cách duyên dáng như thế nào. Nó sẽ điều chỉnh nó theo hướng bớt căng thẳng hơn.”

3. Hãy là đồng minh của khách hàng.

Michael Barnhill, đồng sáng lập của Specialist ID, cho biết điều tốt nhất nên làm khi khách hàng tức giận là đứng về phía họ.

“Khi họ buồn, họ thường chỉ cần được lắng nghe và thấu hiểu,” Barnhill nói. “Từ đó, vấn đề có thể được giải quyết.

Một trong những ông chủ đầu tiên của tôi đã dạy chúng tôi biến ông thành kẻ xấu nếu khách hàng tức giận. Chúng tôi có thể liên minh với khách hàng và giải quyết vấn đề của họ cùng nhau.”

4. Giữ bình tĩnh.

Jared Atchison, đồng sáng lập WPForms, lưu ý rằng điều quan trọng là phải giao tiếp bình tĩnh với khách hàng đang giận dữ và không bao giờ để mất bình tĩnh, dù bất kể họ nói gì.

Atchison nói: “Cách bạn nói chuyện với họ có thể thay đổi hoặc không thể thay đổi giọng điệu của họ, nhưng hãy cố gắng để thu thập thêm nhiều thông tin càng tốt.”

“Họ muốn biết bạn có đang quan tâm đến vấn đề của họ và bạn có thể trao cho khách hàng điều đó thông qua cách bạn khai thác vấn đề.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Google cập nhật thêm 12 hình thức ‘phạt’ thủ công mới

Các hành vi vi phạm chính sách của Google News và Google Discover có thể bị phạt thông qua hình thức thủ công.

Google thêm 12 loại hình phạt hành động thủ công mới liên quan đến xử phạt vi phạm chính sách của Google News và Google Discover.

Hành động này đánh dấu lần đầu tiên một website có thể bị phạt thủ công vì vi phạm chính sách ‘Tin tức’ và ‘Khám phá’. Trước đây, các thao tác thủ công chỉ được giới hạn trong các trường hợp vi phạm ‘Google Tìm kiếm’.

Điều đó không có nghĩa là Google đã không thực thi các chính sách của mình với ‘Google Tin tức’ và ‘Google Khám phá’. Mà chỉ là các chính sách trước đây được thực hiện tự động hoá thay vì thủ công như bản cập nhật lần này.

Hình phạt thủ công, không giống như hình phạt tự động, chúng được đưa ra bởi người đánh giá của Google. Hình phạt được áp dụng sau khi người đánh giá xác định website nào đó không tuân thủ các nguyên tắc của Google.

Theo truyền thống, hình phạt thủ công dẫn đến các trang (webpages) hoặc website bị xếp hạng thấp hơn trong ‘Google Tìm kiếm’ (Search).

Đến hiện tại, hậu quả khi bị phạt thủ công vì vi phạm các chính sách của ‘Google Tin tức’ và ‘Google Khám phá’ vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Trang trợ giúp của Google không nêu rõ liệu các trang sẽ chỉ bị hạ hạng hay xóa khỏi ‘Khám phá’ và ‘Tin tức’ cũng như hình phạt liệu có kéo dài sang ‘Google Tìm kiếm’.

Tuy nhiên, lợi ích tốt nhất của mỗi chủ sở hữu website là tránh những hình phạt này. Hành động thủ công là hành động nghiêm trọng nhất trong số tất cả các hình phạt của Google và cần nỗ lực khắc phục nghiêm túc.

Hãy cùng xem xét 12 hình phạt thao tác thủ công mới dành riêng cho ‘Google Tin tức’ và ‘Google Khám phá’.

Một số hình phạt thủ công mới của Google dành riêng cho ‘Tin tức’, một số hình phạt dành riêng cho ‘Khám phá’ và một số liên quan đến cả ‘Tin tức’ lẫn ‘Khám phá’.

Một hình phạt thủ công dành riêng cho ‘Google Tin tức’ là do vi phạm chính sách minh bạch.

  • Một website có thể bị phát hiện vi phạm chính sách này nếu nó xuất hiện trong Google Tin tức và không cung cấp ngày tháng và dòng nội dung rõ ràng, cũng như thông tin về tác giả, ấn phẩm, nhà xuất bản, công ty và thông tin liên hệ.

Có 02 hình phạt thủ công dành riêng cho Google Khám phá. Chúng bao gồm:

  • Nội dung có chủ đề người lớn: Google đã phát hiện thấy nội dung chứa ảnh khỏa thân, hành vi tình dục, hoạt động khiêu dâm hoặc tài liệu khiêu dâm.
  • Nội dung gây hiểu lầm: Google đã phát hiện thấy nội dung có vẻ như đánh lừa người dùng bằng cách hứa hẹn một chủ đề hoặc câu chuyện không được phản ánh trong nội dung bài viểt chi tiết.

Có 09 hình phạt thủ công đối với các vi phạm chính sách được chia sẻ giữa Google Tin tức và Google Khám phá. Chúng bao gồm:

  • Nội dung nguy hiểm: Google đã phát hiện thấy nội dung có thể gây hại nghiêm trọng và tức thì cho người hoặc động vật.
  • Nội dung quấy rối: Google đã phát hiện thấy nội dung chứa nội dung quấy rối, bắt nạt hoặc đe dọa.
  • Nội dung gây thù địch: Google đã phát hiện thấy nội dung kích động thù địch.
  • Phương tiện bị thao túng: Google đã phát hiện thấy nội dung âm thanh, video hoặc hình ảnh đã bị thao túng để lừa dối, lừa gạt hoặc gây hiểu lầm đến ai đó.
  • Nội dung liên quan đến Y tế: Google đã phát hiện thấy nội dung nhằm cung cấp lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị Y tế cho mục đích thương mại.
  • Nội dung khiêu dâm: Google đã phát hiện thấy nội dung chứa hình ảnh hoặc video khiêu dâm chủ yếu nhằm mục đích kích thích tình dục.
  • Nội dung khủng bố: Google đã phát hiện thấy nội dung kích động các hành động khủng bố hoặc cực đoan, bao gồm lôi kéo, kích động bạo lực hoặc các cuộc tấn công khủng bố.
  • Nội dung bạo lực và máu me: Google đã phát hiện thấy nội dung kích động hoặc ca ngợi bạo lực. Google không cho phép các tài liệu có hình ảnh quá khích hoặc bạo lực nhằm mục đích làm người khác kinh tởm.
  • Ngôn từ tục tĩu: Google đã phát hiện thấy nội dung chứa những lời tục tĩu hoặc vô lý.

Khi Google đưa ra các hình phạt thủ công, Google sẽ gửi một thông báo đến chủ sở hữu website thông qua Search Console.

Thông báo trong Search Console sẽ chứa thông tin chi tiết về cách khôi phục sau hình phạt. Quá trình khôi phục thường sẽ bao gồm việc xóa nội dung vi phạm và gửi yêu cầu xem xét lại với phía Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Uniqlo vượt qua Zara để trở thành thương hiệu thời trang có giá trị nhất thế giới

Tuy nhiên, Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo vẫn đứng sau Inditex, công ty mẹ của Zara cả về doanh thu lẫn tỷ suất lợi nhuận.

Giá trị của Fast Retailing, công ty mẹ của chuỗi cửa hàng quần áo Uniqlo tại Nhật Bản đạt 10,87 nghìn tỷ yên (103 tỷ USD) vào cuối phiên giao dịch ngày 16/2, đưa thương hiệu này đứng đầu ngành may mặc toàn cầu về giá trị vốn hóa thị trường.

Đây là lần đầu tiên Fast Retailing vượt Inditex, công ty mẹ tại Tây Ban Nha của Zara có vốn hóa thị trường khoảng 81,7 tỷ euro (99 tỷ USD) tính đến ngày 15/2 và 80,8 tỷ euro vào cuối ngày ngày 16/2.

Các cổ đông của Fast Retailing tỏ ra rất hào hứng khi công ty này tập trung vào thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nơi nền kinh tế đã phục hồi nhanh chóng sau sự sụt giảm do Covid-19 gây ra nhờ những nỗ lực ngăn chặn của chính phủ.

Uniqlo cũng được xem là có vị trí thuận lợi để tận dụng thói quen thay đổi của người tiêu dùng, những người có xu hướng ăn mặc đơn giản (casual) hơn.

Fast Retailing đã vận hành 2.298 cửa hàng Uniqlo trên khắp thế giới vào tháng 11. 60% các cửa hàng đó nằm ở Châu Á, tức bên ngoài Nhật Bản.

Với 791 cửa hàng, Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai sau Nhật Bản với 815 cửa hàng.

Đối với năm tài chính trước đó kết thúc vào tháng 8, biên lợi nhuận hoạt động ở Trung Quốc lớn hơn, bao gồm Hồng Kông và Đài Loan, đứng ở mức 14,4%, cao hơn 13% của Nhật Bản.

Trong khi đó, 70% cửa hàng của Zara nằm ở Mỹ và Châu Âu – những thị trường đã bị ảnh hưởng rất lớn do đại dịch. Zara có khoảng 20% ​​cửa hàng ở châu Á.

Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao nỗ lực của Fast Retailing trên mặt trận kỹ thuật số. Công ty đã áp dụng khái niệm “bán lẻ tiêu dùng kỹ thuật số” (digital consumer retailing) vào năm 2016, liên quan đến việc phân tích dữ liệu từ các giao dịch mua hàng trực tuyến.

Fast Retailing cũng đã hợp tác với Google và các công ty bên ngoài khác để phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.

“Chúng tôi đã đạt được vị trí mà chúng tôi đang đạt được là xếp hạng số 1 trong lĩnh vực quần áo”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fast Retailing, Ông Tadashi Yanai nói với nhân viên của mình vào đầu năm.

Ông đã thực hiện tốt tuyên bố đó về mặt giá trị thị trường: cổ phiếu đã tăng 07 phiên liên tiếp để đóng cửa hôm 16/2 ở mức 102.500 yên, tăng 3% so với phiên trước và lần đầu tiên vượt qua mức 100.000 yên.

Nhưng khi nói đến doanh thu, Fast Retailing vẫn ở vị trí thứ ba với khoảng 2 nghìn tỷ yên (18,9 tỷ USD) cho năm tài chính trước.

Inditex dẫn đầu với 28,2 tỷ euro (34,1 tỷ USD) cho năm kết thúc vào tháng 1 năm 2020, trong khi H&M của Thụy Điển đứng thứ hai với 187 tỷ kronor (22,5 tỷ USD) cho năm tài chính tính đến tháng 11 năm ngoái.

Nhìn vào điểm mấu chốt của quý báo cáo gần đây nhất, Index báo cáo thu nhập là 866 triệu euro (1 tỷ USD), cao hơn 60% so với lợi nhuận 680 triệu USD của Fast Retailing.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Fast Retailing ở mức 9% cho năm kết thúc vào tháng 8 trong khi Inditex hưởng ROE 24%. Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho trong 3 tháng của Fast Retailing thấp hơn Inditex là 1,5 lần.

Fast Retailing là đối thủ cạnh tranh với Inditex về bán hàng trực tuyến, lĩnh vực sẽ quyết định sự tăng trưởng trong những năm tới.

Trong năm tài chính trước đó, công ty Nhật Bản này đã nâng thị phần kỹ thuật số trong tổng doanh số bán hàng từ 11,3% lên 15,6%.

Thương mại điện tử chiếm 14% doanh thu của Inditex vào năm 2019, nhưng nó có kế hoạch nâng con số đó lên 25% vào năm tới.

Nhà phân tích Takahiro Kazahaya của Credit Suisse Securities (Nhật Bản) cho biết Fast Retailing có lợi thế hơn về lĩnh vực kinh doanh trong tương lai.

Ông nói: “Khi xem xét chỗ đứng ở châu Á, Fast Retailing đang dẫn đầu về tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn.

Inditex điều hành 467 cửa hàng tại Trung Quốc. Tháng 10 năm ngoái, Zara đã khai trương tại Bắc Kinh, địa điểm lớn nhất châu Á trải dài hơn 3.000 mét vuông.

Sự tăng trưởng ở châu Á có thể sẽ quyết định định giá thị trường của hai công ty này trong tương lai.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Cách viết mô tả thẻ Meta cho Local Stores và SEO

Bạn đang tìm cách viết mô tả thẻ meta để chuyển đổi lưu lượng truy cập thành khách hàng tiềm năng? Hãy suy nghĩ về SEO khi thực hiện công việc này.

Không có cách nào là hoàn toàn đúng khi viết mô tả thẻ meta cho vị trí cửa hàng, nhưng lại có rất nhiều cách để sai.

Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy những gì bạn nên làm khi tạo mô tả thẻ meta cho các vị trí cho khách hàng. Những nguyên tắc tương tự này cũng áp dụng cho một số trang sản phẩm, dịch vụ cũng như các danh mục khác.

Một điều quan trọng cần lưu ý là mô tả meta có thể sẽ không giúp bạn xếp hạng trong Google vào thời điểm này.

Tuy nhiên, chúng có thể giúp bạn có thêm lưu lượng truy cập vào website từ thứ hạng của mình trên các công cụ tìm kiếm.

Hãy coi meta title là quảng cáo thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng của bạn.

Tiêu đề phải thu hút mọi người và sau đó mô tả cần cho người đó biết rằng nếu họ nhấp vào website của bạn, họ sẽ tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.

Bây giờ, hãy xem cách viết mô tả meta cho các trang vị trí (location pages).

Đầu tiên, hãy tạo một số quảng cáo cho Google (Google Ads) và Bing nếu bạn ở Mỹ hoặc với các công cụ tìm kiếm chủ yếu của quốc gia bạn.

Kiểm tra sự kết hợp giữa thẻ tiêu đề và mô tả meta để xem nội dung nào có tỷ lệ nhấp cao nhất.

Từ đó, bạn sẽ có thể đo lường chuyển đổi như một thuộc tính phụ của bạn.

Mục tiêu của những quảng cáo PPC này không phải là doanh thu mà đó là tìm ra điều gì sẽ khiến người đang tìm kiếm tương tác với bạn và đảm bảo người này sẽ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng hoặc bạn có thể bán hàng.

Những thứ bạn có thể kiểm tra bao gồm từ khóa, số điện thoại, biệt ngữ địa phương và địa danh của khách hàng.

Sau khi bạn biết nguyên nhân khiến mọi người nhấp qua, đã đến lúc viết mô tả của bạn.

Bonus Tip: Tương tác nhiều hơn không có nghĩa là bạn có thể kinh doanh tốt hơn. Trong thực tế, nó có thể khiến bạn mất nhiều tiền hơn.

Số điện thoại rất quan trọng nếu bạn hoạt động dựa trên dịch vụ và có khách hàng muốn tư vấn trực tiếp qua điện thoại.

Có mã vùng phù hợp cũng có thể đảm bảo hiệu suất tốt hơn.

Đây là những gì bạn cần nghĩ về khi viết mô tả meta vị trí cửa hàng:

Có bất kì điểm mốc nào mà người dân địa phương có thể tham khảo không?

Có thể tên đường là AB nhưng người dân địa phương gọi nó là XY.

Tôi muốn tham chiếu vị trí XY của chúng tôi là 1, 2 và 3, so với tên đường phố chính thức.

Nó cụ thể hơn và dễ hiểu hơn với khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu bạn là khách sạn và phục vụ khách du lịch, bạn nên sử dụng tên thực sẽ tốt hơn.

Chúng ta có thể đưa ra các câu hỏi phổ biến nhất và đưa ra luôn giải pháp không?

Nếu các câu hỏi phổ biến nhất là giờ làm việc hoặc về việc đặt lịch hẹn, thay vì số điện thoại, hãy nói, “Lên lịch cuộc hẹn của bạn cho M tại địa điểm AB…”

Câu trả lời này làm rõ những gì người đó có thể làm và giải quyết mối quan tâm của người dùng.

Thẻ tiêu đề sẽ có các từ khóa và thông tin có liên quan như “cửa hàng circle K” hoặc “cửa hàng bách hoá xanh phía Nam”.

Mô tả này có thể mang lại khách hàng mới không?

Như với những điều trên, chúng ta có thể muốn hướng sự trợ giúp và hỗ trợ các truy vấn đến trang giới thiệu hoặc liên hệ thay vì phễu bán hàng hoặc trang tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Nếu số điện thoại chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng hơn, thì chúng ta hoàn toàn có thể đưa nó vào đây.

Chúng ta có giải thích đúng những gì họ tìm kiếm sau khi nhấp chuột chưa?

Đây là điều quan trọng nhất.

Nếu bạn không mô tả mục đích của trang là gì và khách truy cập tiềm năng của bạn sẽ được hưởng lợi như thế nào, bạn sẽ có khả năng bị mất khách hàng đó.

Đảm bảo mô tả và trải nghiệm trang của bạn phù hợp để giúp đảm bảo người đó không chỉ truy cập trang vị trí của bạn mà còn tương tác với bạn.

Tính thời vụ cũng có thể giúp bạn tạo ra các mô tả Meta tuyệt vời !

Một mẹo bổ sung lớn là sử dụng mô tả meta theo mùa nếu bạn là cửa hàng địa phương hoặc nhà cung cấp dịch vụ.

  • Nhà để xe gần nhà thi đấu có thể thay đổi theo mùa; Chẳng hạn như trong mùa bóng rổ sẽ khác với các môn khúc côn cầu.
  • Các trang trại có thể kể đến mùa anh đào vào mùa xuân và mùa bí ngô vào mùa thu. Một số việc nhất định diễn ra quanh năm như các chuyến đi giáo dục, mục tiêu thực tế của sự thay đổi này với mô tả meta của bạn là để chia sẻ rằng vị trí của bạn có giải pháp phù hợp với họ.
  • Không gian tổ chức sự kiện có thể nói về đám cưới cho mùa hè và tiệc công ty cho mùa đông.
  • Các nhiếp ảnh gia nên tập trung vào các bức chân dung và đám cưới của người cao tuổi vào mùa xuân, sau đó chuyển sang các buổi chụp ảnh gia đình và kỳ nghỉ vào mùa thu.

Trên đây là những điều tạo nên một mô tả meta tốt không nên bị bỏ qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips