Khi không gian mạng xã hội và người có ảnh hưởng liên tục thay đổi trong những năm gần đây, điều quan trọng nhất đối với các thương hiệu không còn là việc sử dụng chúng mà là sử dụng như thế nào cho phù hợp.
Một vài xu hướng Social Media và Influencer đáng tham khảo trong 2023
Được tổng hợp lại từ nhiều quan điểm của nhiều chuyên gia khác nhau từ DMI, dưới đây là một số xu hướng Social Media và Influencer quan trọng trong 2023 mà người làm marketing không thể bỏ qua.
1. Các nền tảng mạng xã hội (Social Media Platform) quay trở lại với những gì nó vốn có.
Ở thời điểm hiện tại, tuỳ vào từng doanh nghiệp với từng chiến lược khác nhau, các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) được sử dụng theo những cách và mục đích khác nhau.
Từ việc tiếp cận đối tượng mục tiêu mới, nhắm mục tiêu lại các khách hàng đã tương tác với thương hiệu trước đó (Re – Targeting) hay tập trung vào bán hàng thông qua các chương trình khuyến mãi.
Tuy nhiên vào năm mới 2023, nhiều chuyên gia tin rằng mạng xã hội sẽ quay trở lại với đúng bản chất vốn có của nó, các thương hiệu sẽ hình dung lại về sự hiện diện của họ trên các nền tảng.
Mạng xã hội sẽ là nơi để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, tương tác một cách có ý nghĩa với người tiêu dùng và hơn thế nữa, thay vì chỉ là một kênh để thúc đẩy bán hàng.
Các thương hiệu sẽ cần tập trung nhiều hơn vào người dùng của họ, vào những nội dung mà người dùng của họ đang tích cực tìm kiếm và chia sẻ.
2. Sự chuyển mình của TikTok và hướng sang không gian B2B.
TikTok sẽ tiếp tục phát triển như một nền tảng truyền thông xã hội vào năm 2023. Trong năm mới này, trọng tâm của TikTok là “nền tảng giải trí có thể hành động, tạo ra nhiều không gian cho niềm vui và xây dựng cộng đồng.”
Điều này có nghĩa là, để có thể tạo ra nhiều tác động hơn trên TikTok, những người làm marketing sẽ cần tạo ra nhiều hơn các video ngắn mang tính giải trí, được cá nhân hóa và giúp cải thiện tinh thần của người dùng hơn là chỉ tập trung vào bán hàng.
TikTok khuyên các thương hiệu nên tập trung vào các yếu tố đặc thù và riêng biệt khiến cộng đồng của họ trở nên đặc biệt.
TikTok cũng sẽ sớm ra mắt các tính năng mới với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quảng cáo một cách hiệu quả hơn trên nền tảng.
Các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến các nhóm đối tượng mục tiêu theo các hashtag cụ thể, theo các loại video mang các chủ đề nội dung khác nhau mà người dùng đã từng xem và hơn thế nữa.
Các nội dung B2B trên TikTok cũng đang tăng trưởng nhanh chóng hơn bao giờ hết, TikTok giờ đây không chỉ dành cho các thương hiệu B2C để kết nối với các người tiêu dùng cuối của họ, nó còn là nơi các doanh nghiệp tìm kiếm và kết nối với nhau.
Cuối cùng, khái niệm tối ưu hoá công cụ tìm kiếm hay SEO không chỉ được sử dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing, SEO trên TikTok hay các nền tảng mạng xã hội khác cũng là một giải pháp hiệu quả.
Việc xây dựng video dựa trên các từ khoá cụ thể theo đó là chìa khoá cho thương hiệu.
3. Mạng xã hội sẽ dịch chuyển theo hướng phi tập trung (Decentralize Social Media).
Với những gì đã và đang diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, từ bị lạm dụng dữ liệu đến việc bị phụ thuộc quá nhiều vào các thuật toán hay cập nhật của các nền tảng, nhiều người dùng đang kỳ vọng một nền tảng mạng xã hội kiểu mới nơi họ có thể “làm chủ” được những gì họ chia sẻ và tương tác.
Với mạng xã hội Mastodon, bạn có thể trở thành các “chân dung” khác nhau dựa trên từng sở thích hoặc vị trí địa lý khác nhau.
Thay vì truy cập và trải nghiệm một nguồn cấp dữ liệu duy nhất như Twitter hay Facebook, người dùng có thể di chuyển qua lại giữa các chân dung khác nhau.
Một mạng xã hội phi tập trung khác là BlueSky của cựu CEO Twitter, Jack Dorsey. BlueSky về cơ bản sẽ cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn về loại thuật toán mà họ muốn sử dụng và khả năng sử dụng của chúng.
4. Kỷ nguyên mới của những người có ảnh hưởng.
Trong khi Influencer hay Influencer Marketing là những khái niệm không hề mới, cách chúng được ứng dụng sẽ thay đổi trong 2023.
Người có ảnh hưởng (Influencer) không chỉ là những người có sức ảnh hưởng lớn (Mega Influencer), mà còn là về những người có ảnh hưởng trong những phạm vi hẹp hơn, những người có thể tạo ra nhiều nội dung hơn theo hướng UGC (User-generated Content).
Điều quan trọng ở đây là các marketer hay thương hiệu cần phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa nội dung của người có ảnh hưởng (Influencer Content) và nội dung do người dùng tạo ra (UGC).
Mặc dù cả 2 loại nội dung đều có thể là các nội dung có trả phí (Paid Content), nội dung do người dùng tạo ra là những nội dung ai đó nói về thương hiệu hoặc nội dung có liên quan đến thương hiệu, nội dung này khác hoàn toàn với nội dung quảng cáo từ các bài đăng của những người có ảnh hưởng.
Khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội gắn liền nhiều hơn với các quảng cáo trực tiếp từ phía các thương hiệu, thương hiệu nên tận dụng tốt hơn các nội dung từ người dùng, thứ có thể xây dựng niềm tin tốt hơn với cộng đồng.
Về mặt tổng thể, điều này cũng có thể bao gồm những người có ảnh hưởng nội bộ, chẳng hạn như nhân viên trong doanh nghiệp, các đối tác, hay từ các chuyên gia ngành khác.
5. Sự xuất hiện của các siêu ứng dụng (Super App).
Khi việc theo dõi người dùng bằng cookies sẽ dần biến mất, các công ty công nghệ lớn (Big Tech) như Apple và Google đang tìm kiếm các cách thức khác để truy cập vào dữ liệu của khách hàng nhằm thúc đẩy quá trình cá nhân hóa (từ quảng cáo).
Một ứng dụng của mọi thứ có thể theo dõi từng giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng (Customer journey) sẽ là mục tiêu chính.
WeChat được gọi là ứng dụng mọi thứ hay siêu ứng dụng ở Trung Quốc.
Ý tưởng chủ đạo đằng sau các siêu ứng dụng là nếu bạn có thể theo dõi (khách hàng) mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ không cần phải xây dựng hay tiêu tốn quá nhiều tiền của vào việc nghiên cứu hành vi của họ. Sẽ thật là lãng phí nếu bạn không thể theo dõi mọi người khi họ rời khỏi ứng dụng của mình.
Để cạnh tranh với Google, công cụ tìm kiếm Bing (thuộc sở hữu của Microsoft) đang có những động thái tích hợp mới với siêu chatbot ChatGPT của Open AI.
ChatGPT sẽ được sử dụng để cải thiện kết quả tìm kiếm trên Bing và có thể phá vỡ sự thống trị bấy lâu của Apple và Google.
6. Các video dọc và dài sẽ phổ biến hơn.
Với tư cách là những người làm marketing, hơn ai hết bạn thấy rằng, video là một trong những định dạng nội dung có tính tương tác cao nhất và có khả năng thu hút sự chú ý lớn nhất từ người tiêu dùng.
Trong khi 2022 vẫn chứng kiến sự trỗi dậy của các định dạng video ngắn (short-form video), trong 2023, các video dài hơn (long-form video) và mang nhiều nội dung ý nghĩa hơn sẽ có ưu thế hơn.
Trong khi các video dọc có khả năng tương thích tốt trên các thiết bị di động, các video dài đặc biệt hữu ích vì nó giúp truyền tải các thông tin phức tạp hơn một cách trực quan và dễ dàng hơn.
Nếu như các video ngắn chủ yếu tập trung vào yếu tố giải trí, các video dài hoạt động như một nguồn nội dung có tính tin cậy cao hơn và để lại dấu ấn sâu hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
ChatGPT, mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI, đã vượt mốc 10 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) chỉ sau 40 ngày ra mắt, vượt xa tốc độ tăng trưởng nhanh ban đầu của Instagram.
ChatGPT đạt mốc 10 triệu người dùng hằng ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt
ChatGPT là chương trình máy tính AI miễn phí. Với kho kiến thức khổng lồ, nó sẽ trả lời bất cứ điều gì bạn hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên, đời thường.
Bên cạnh đó, ChatGPT còn có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình.
Công cụ này hoạt động giống như một cuộc hỏi đáp giữa người với người hơn là trả về một loạt các liên kết (URL) như trên các công cụ tìm kiếm.
ChatGPT có tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot (hộp trò chuyện) do Công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) tạo ra.
“ChatGPT vượt mốc 10 triệu người dùng hằng ngày sau 40 ngày ra mắt chính thức. Trong khi Instagram mất 355 ngày để đạt được 10 triệu người dùng đăng ký”, ông Brett Winton, giám đốc về tương lai tại ARK Venture Investment, viết trên Twitter.
ChatGPT liệu sẽ “lên ngôi”?
Theo trang tin Interesting Engineering, số người dùng ChatGPT có thể sẽ tăng lên trong tương lai.
Lý do là, theo các chuyên gia công nghệ, các ứng dụng tiềm năng của mô hình do AI vận hành hầu như là vô hạn. Mức độ phổ biến của ChatGPT sẽ tăng lên khi nhiều nhà nghiên cứu và nhà phát triển biết đến nó.
Thành công của chatbot có thể là do khả năng hiểu và tạo ngôn ngữ giống con người. Ứng dụng này hiểu và trả lời một loạt câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Điều này đã biến ChatGPT trở thành một công cụ vô giá cho nhiều ứng dụng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy và thuật toán phân tích dữ liệu.
Google mất ngủ vì ChatGPT.
Sự xuất hiện của ChatGPT khiến nhiều gã khổng lồ công nghệ mất ngủ.
Quản lý của Google bị cáo buộc đã tuyên bố “mã đỏ” để đáp lại sự phổ biến ngày càng tăng của ChatGPT AI, theo một số báo cáo phương tiện truyền thông vào tuần trước.
Khi ông Winton hỏi ChatGPT về danh sách các sản phẩm mà mọi người nghĩ sẽ tồn tại lâu dài do được người dùng chấp nhận sớm nhưng cuối cùng lại bị mờ nhạt, câu trả lời đầu tiên của nó là “Google Wave, Google+, Google Glass” – những sáng kiến của gã khổng lồ công nghệ đã bị xếp xó.
Google trước đó đã thử dùng chatbot nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn.
Mặc dù cả Google và ChatGPT đều có các mô hình ngôn ngữ mạnh mẽ do các tập đoàn công nghệ tạo ra, nhưng các trường hợp ứng dụng và phương pháp luận của họ lại khác nhau.
Trong khi ChatGPT tập trung vào việc tạo ngôn ngữ tự nhiên, Google sử dụng mô hình ngôn ngữ riêng của nó.
Cả hai mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế riêng và chúng thường được kết hợp với các công nghệ khác để đạt được kết quả mong muốn.
Nhưng OpenAI đã tiến thêm một bước khi phát hành phiên bản cao cấp của ChatGPT, “ChatGPT Professional”.
Thông qua cổng trực tuyến TikTok Talent Manager mới từ TikTok Creator Marketplace, các thương hiệu có thể làm việc với các nhà sáng tạo một cách dễ dàng hơn, đánh giá hiệu quả hơn các cơ hội của thương hiệu từ các chiến dịch.
TikTok ra mắt Talent Manager giúp thương hiệu làm việc hiệu quả hơn với các nhà sáng tạo
Theo đó, từ cổng thông tin TikTok Creator Marketplace, các thương hiệu hay các Talent Managers (những người quản lý, điều phối các nhà sáng tạo) có thể bắt đầu giám sát, thực hiện và phân tích các cơ hội của thương hiệu thông qua các chiến dịch khác nhau.
TikTok Talent Manager Portal cho phép các thương hiệu lẫn agency (các công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến ngành marketing nói chung) kết nối với hơn 800.000 nhà sáng tạo nội duung (Content Creator) đủ điều kiện trên toàn cầu.
Cũng từ cổng thông tin mới này, với sự ủy quyền của các nhà sáng tạo, những người quản lý của họ có thể đăng nhập vào Creator Marketplace để đàm phán hợp đồng, xử lý các phản hồi sáng tạo cũng như xem xét các báo cáo khác nhau về hiệu suất của chiến dịch.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thay vì các nhà sáng tạo hay những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok phải tự mình đàm phán với các thương hiệu cũng như xử lý các nội dung liên quan đến chiến dịch, họ giờ đây có thể để các Agency hay các công ty đại diện của họ làm điều này.
TikTok cho biết TikTok Talent Manager Portal hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019, TikTok Creator Marketplace đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà sáng tạo trên nền tảng với các thương hiệu đang có nhu cầu sử dụng chiến lược Influencer Marketing.
TikTok Creator Marketplace cho phép các thương hiệu lựa chọn các nhà sáng tạo theo từ khóa, nội dung được đăng và lọc theo các số liệu như quy mô đối tượng mục tiêu hay các thông số chi tiết khác.
TikTok hiện không cho biết TikTok Talent Manager mới sẽ duy trì ở giai đoạn thử nghiệm trong bao lâu trước khi ra mắt công khai hơn.
Chính quyền liên bang cùng 8 tiểu bang tại Mỹ đệ đơn kiện chống độc quyền nhằm vào Google với cáo buộc công ty này đã sử dụng các phương tiện “phi pháp” để duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo và tìm kiếm.
Liệu kỷ nguyên thống trị mảng tìm kiếm và quảng cáo của Google có sắp kết thúc
Tuần qua, Bộ Tư pháp Mỹ đã kích hoạt đơn kiện Alphabet, công ty mẹ Google, với các cáo buộc công ty này đã lạm dụng sự thống trị trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số.
“Google đã sử dụng các biện pháp phi cạnh tranh, bất hợp pháp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu đáng kể các mối đe doạ đối với sự thống trị của họ trên lĩnh vực công nghệ quảng cáo kỹ thuật số”, trích cáo buộc của cơ quan chức năng trong đơn kiện chống độc quyền.
Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu toà án buộc Google phải rút lui hoàn toàn khỏi đơn vị công nghệ quảng cáo, gồm cả sàn trao đổi AdX. Đây là đơn kiện chống độc quyền cấp độ liên bang thứ 2 do Bộ Tư pháp đưa ra.
Vụ kiện đầu tiên bắt đầu từ năm 2020, với nguyên đơn 17 bang, khiếu nại sự độc quyền của công ty trong lĩnh vực tìm kiếm và dự kiến sẽ được xét xử vào tháng 9 năm nay.
Ngoài cấp liên bang, đến nay đã có 8 bang riêng lẻ tham gia vụ kiện lần này, bao gồm cả California, nơi đặt trụ sở chính của gã khổng lồ công nghệ.
Do đó, toà án gần như chắc chắn sẽ ra phán quyết yêu cầu thay đổi cấu trúc của gã khổng lồ này trên phạm vi toàn nước Mỹ mà không chỉ giới hạn tại một số bang nhất định.
Công nghệ quảng cáo đang là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của Google, đóng góp gần 12% doanh thu công ty này trong năm 2021. Trong khi đó, gã khổng lồ này cũng là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Mỹ.
Thông thường, các bang đệ trình riêng lẻ đơn kiện cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, nhưng chính phủ liên bang đôi khi cũng can thiệp trực tiếp vào quá trình này, hoặc gửi đơn kiện nhằm phát đi thông điệp mang tính toàn quốc.
Giới chuyên gia pháp lý cho hay, mặc dù các thẩm phán không phải lúc nào cũng “xuôi” theo quan điểm chính phủ liên bang trong các vụ việc liên quan tới chống độc quyền, tuy nhiên ý kiến của Bộ Tư pháp hay Uỷ ban thương mại liên bang sẽ tác động nhiều đến phán quyết cuối cùng của họ.
Ví dụ, vào năm 2019, chính quyền New York cùng 12 tiểu bang khác đã khởi kiện ngăn chặn vụ sáp nhập giữa nhà mạng không dây T-Mobile và Sprint, tuy nhiên chính phủ Mỹ lúc bấy giờ cho rằng thoả thuận này nên được thông qua do có lợi ích cải thiện vùng phủ sóng không dây tại vùng nông thôn.
Trên quan điểm trên, Bộ Tư pháp kêu gọi toà án cân nhắc “quan điểm thống nhất, mang tính toàn quốc” và từ chối yêu cầu của tiểu bang liên quan lệnh cấm đối với vụ sáp nhập của 2 nhà mạng. Toà án sau đó ra phán quyết thông qua thoả thuận với một số điều kiện nhất định, được dàn xếp riêng do Bộ Tư pháp làm trung gian.
Tuy nhiên, đối với vụ kiện nhằm vào Google lần này, “nếu mục tiêu cuối cùng là thay đổi cấu trúc công ty” thì gã khổng lồ công nghệ đang ở thế yếu hơn nhiều so với lập luận của chính phủ, Shubha Ghosh, giáo sư luật Đại học Syracuse cho biết.
Ngoài những yếu tố liên quan đến mặt pháp lý và cạnh tranh, sự trỗi dậy của chatbot ChatGPT, công cụ có thể đưa ra những câu trả lời cụ thể cho bất cứ từ khoá nào được nhập vào hệ thống cũng đang đặt ra một câu hỏi lớn cho tương lai của Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào khác
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sự xuất hiện của ChatGPT khiến các “ông lớn” như Google, Microsoft hay Meta (Facebook) không thể phát triển những dự án AI một cách thận trọng như trước.
ChatGPT gây áp lực lên kế hoạch phát triển AI của cả Google và Facebook
3 tháng trước khi ChatGPT ra mắt, Meta, công ty mẹ của Facebook giới thiệu chatbot mang tên BlenderBot. Trái ngược với ChatGPT, BlenderBot bị đánh giá nhàm chán. Ngay cả Yann LeCun, Giám đốc bộ phận nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) tại Meta cũng thừa nhận điều đó.
“Lý do nhàm chán đến từ AI được thiết kế an toàn”, LeCun phát biểu trong một diễn đàn về AI do Collective[i] tổ chức ngày 19/1.
Ông cho rằng BlenderBot thất bại do Meta “quá cẩn trọng khi kiểm duyệt nội dung”. Ví dụ khi người dùng đặt câu hỏi về tôn giáo, AI của Meta sẽ đổi chủ đề, trong khi ChatGPT có thể viết lời cầu nguyện, nêu quan điểm về Kinh Quran.
ChatGPT ngày càng được chú ý khi Microsoft muốn tích hợp chatbot vào bộ ứng dụng Office. Hãng phần mềm cũng đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI, công ty nghiên cứu đứng sau ChatGPT.
Thận trọng khi tạo ra siêu AI
Trong cuộc phỏng vấn với Washington Post, 6 nhân viên/cựu nhân viên tại Google và Meta thừa nhận ChatGPT đang gây áp lực lên các “ông lớn” công nghệ của Thung lũng Silicon.
Thời gian gần đây, nhiều nhân viên yêu cầu Meta tăng tốc quy trình kiểm duyệt AI để tận dụng lợi thế công nghệ. Google, cái tên tiên phong với một số công nghệ nền tảng của ChatGPT cũng đẩy mạnh phát triển, đánh giá và trình làng phần mềm AI.
Bên cạnh các công cụ chuyển văn bản thành hình ảnh như DALL-E 2 hay Stable Diffusion, ChatGPT là một phần của làn sóng phần mềm “AI tạo sinh” (generative AI). Các công cụ có thể tạo ra văn bản, hình ảnh dựa trên kho nội dung do con người cung cấp.
Google là một trong các công ty tiên phong phát triển AI tạo sinh. Dù thường xuyên trình diễn trước công chúng, cách hoạt động phía sau công nghệ luôn được giữ kín.
Trong lúc đó, những công ty nghiên cứu như OpenAI gây chú ý khi phát hành rộng rãi các sản phẩm AI tạo sinh. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu AI của các “ông lớn” như Google đang nằm ở vị trí nào.
Các hãng công nghệ lớn khá thận trọng với siêu AI sau những thất bại muối mặt như Microsoft Tay. Năm 2016, công cụ này bị gỡ bỏ trong chưa đầy một ngày, khi những kẻ phá hoại khiến chatbot nêu quan điểm ủng hộ chiến tranh sắc tộc, thậm chí tweet rằng “Người Do Thái đã gây nên thảm họa 11/9”.
Việc BlenderBot đưa ra lời lẽ phân biệt chủng tộc vào tháng 8/2022 khiến Meta phải thanh minh. Tuy nhiên 3 tháng sau, công ty này đã “khai tử” công cụ AI có tên Galactica chỉ sau 3 ngày hoạt động do tóm tắt thông tin sai lệch.
Áp lực của Google và Meta
Các nhà nghiên cứu đạo đức AI lo ngại việc Big Tech ra mắt siêu AI sẽ khiến hàng tỷ người gặp nguy hiểm, khi công cụ có thể chia sẻ thông tin không chính xác, vẽ ảnh giả mạo hoặc giúp sinh viên gian lận.
Một số người lập luận việc ChatGPT ra mắt dưới dạng thử nghiệm (beta) là cách OpenAI đánh giá tác động của chúng trong thế giới thực.
“Tốc độ phát triển của AI rất nhanh, và chúng tôi luôn theo dõi để đảm bảo quy trình đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi ưu tiên quyết định hợp lý và phát hành các mô hình, sản phẩm AI phục vụ tốt nhất cho cộng đồng”, Joelle Pineau, Giám đốc Nghiên cứu AI cơ bản tại Meta cho biết.
Lily Lin, phát ngôn viên Google cho rằng AI “cực kỳ hữu ích cho cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng”. Công ty liên tục thử nghiệm nội bộ các sản phẩm AI để đảm bảo hữu ích và an toàn.
Giám đốc Truyền thông của Microsoft, Frank Shaw nói rằng việc hợp tác với OpenAI nhằm xây dựng giải pháp tăng cường an toàn khi sử dụng các công cụ AI như DALL-E 2 trong sản phẩm của Microsoft.
“Microsoft đã làm việc trong nhiều năm để thúc đẩy AI, đồng thời công bố rộng rãi cách phát triển, sử dụng công nghệ trên các nền tảng của chúng tôi một cách có trách nhiệm và đạo đức”, Shaw cho biết.
Mark Riedl, giáo sư AI tại Đại học Điện toán Georgia Tech cho rằng công nghệ phía sau ChatGPT không nhất thiết tốt hơn Google và Meta. Tuy nhiên, ông nhận định việc OpenAI phát hành công khai chatbot mang đến lợi thế lớn.
Trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ lao dốc, Thung lũng Silicon vẫn chấp nhận rủi ro để ưu tiên cho AI. Sundar Pichai, CEO Alphabet khẳng định công ty đã đánh giá nghiêm ngặt các bộ phận để tập trung vào những dự án ưu tiên nhất. Ông đã 2 lần nhắc đến các khoản đầu tư vào AI.
Google là cái tên tiên phong trong lĩnh vực AI từ 10 năm trước. Công ty này đã thâu tóm phòng thí nghiệm DeepMind vào năm 2014, tiếp đến là phần mềm máy học TensorFlow năm 2015. Đến 2016, Pichai hứa biến Google trở thành công ty “AI-first” (mọi thứ xoay quanh AI).
Năm 2018, Google công bố quy định đạo đức về AI sau khi nhận phản ứng dữ dội từ công chúng do âm thầm tích hợp AI vào một số sản phẩm.
Tháng 8/2022, Google phát hành bản giới hạn của chatbot LaMDA thông qua ứng dụng AI Test Kitchen. Công cụ này vẫn chưa phát hành đầy đủ khi Blake Lemoine, cựu kỹ sư Google cho biết LaMDA “có tri giác”.
Một năm qua, các kỹ sư nghiên cứu AI hàng đầu của Google đã nghỉ việc để thành lập startup xoay quanh mô hình ngôn ngữ lớn (large language model). Trong số đó, Noam Shazeer tạo ra Character.AI, công cụ giúp người dùng tạo ra chatbot với tính cách dựa trên mô tả của chính họ.
Nick Frosst, từng làm việc 3 năm tại Google Brain, cho biết các hãng công nghệ như Google và Microsoft thường tập trung vào AI để cải thiện mô hình kinh doanh hiện có.
Nên mạnh dạn thay đổi
Sau khi OpenAI ra mắt ChatGPT, một số người có tầm ảnh hưởng trên Twitter dự đoán các sản phẩm AI tạo sinh sẽ khiến Google Search sụp đổ.
Công cụ của OpenAI đưa ra câu trả lời đơn giản, dễ tiếp cận thay vì yêu cầu người dùng truy cập các trang web cụ thể. Ngoài ra, sau 25 năm, giao diện tìm kiếm của Google ngày càng rối rắm với quảng cáo.
Trên diễn đàn ẩn danh Blind, nhiều nhân viên công nghệ thắc mắc liệu Google có thể cạnh tranh với ChatGPT hay các công cụ tương tự không.
“Nếu Google không hành động và đưa ra thành quả, họ sẽ được nhớ đến như một công ty đào tạo thế hệ nhà nghiên cứu máy học, chỉ để vận dụng kiến thức tại những công ty khác”, David Ha, nhà nghiên cứu khoa học đã nghỉ việc tại Google Brain để chuyển sang Stable Diffusion, cho biết trên Twitter.
Một nhân viên giấu tên cho biết các kỹ sư AI tại Google tỏ rõ sự thất vọng. Trong nhiều năm, họ liên tục yêu cầu kết hợp chatbot vào Google Search.
Tuy nhiên, Google có lý do chính đáng để không vội thay đổi sản phẩm, khi việc trả lời câu hỏi sẽ loại bỏ không gian chèn quảng cáo.
Cựu nhân viên nghiên cứu của AI của Google cho rằng việc chuyển từ trang kết quả với hàng loạt đường dẫn sang câu trả lời duy nhất, bao hàm nội dung câu hỏi không phải điều được ưu tiên tại Google. Câu trả lời từ chatbot cũng có thể khiến công ty gặp rắc rối pháp lý nếu bị phát hiện đạo văn.
Người này cho rằng Google không muốn nhận trách nhiệm trả lời câu hỏi. Một số cải tiến trước đây của Google Search như Instant Answers được triển khai chậm rãi và thận trọng. Họ không muốn phát hành sản phẩm có thể gây hiệu ứng xấu, đặc biệt là mô hình chatbot với rủi ro cao.
Nỗi lo lắng tương tự cũng diễn ra tại Meta. Nguồn tin thân cận cho biết trước khi tung ra sản phẩm mới, nhân viên của Meta phải trả lời câu hỏi về rủi ro tiềm ẩn khi công bố sản phẩm, gồm khả năng bị công chúng hiểu lầm.
Timnit Gebru, Giám đốc Viện Nghiên cứu AI Phân tán cho rằng Google thận trọng khi phát hành công cụ AI do không muốn mạo hiểm danh tiếng.
Tuy nhiên sau sự ra mắt của ChatGPT, các hãng công nghệ như Google có thể thay đổi quan điểm, xem đó như mối đe dọa với hoạt động kinh doanh để mạnh dạn phát hành các công cụ siêu AI mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bài viết tập trung phân tích các nội dung như Strategic Planning là gì, cách xây dựng Strategic Plan và hơn thế nữa.
Strategic Planning là gì? Cách xây dựng Strategic Plan
Việc xây dựng các Strategic Plan hay Strategic Planning là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với các Marketer, đặc biệt khi họ giữ các vai trò cao hơn trong tổ chức. Vậy Strategic Plan là gì và cách xây dựng Strategic Plan hay Strategic Planning như thế nào.
Để có thể giải đáp nhanh câu hỏi lập một bản kế hoạch chiến lược cần có những nội dung gì, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.
Những nội dung chính cần có trong bản Strategic Plan là gì?
6 bước để khiến bản Strategic Plan hay kế hoạch chiến lược của bạn trở nên có chiến lược hơn.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Strategic Plan là gì?
Strategic Plan là các bản kế hoạch chiến lược được xây dựng và sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp với mục tiêu đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong dài hạn.
Strategic Planning là hoạt động xây dựng nên các bản kế hoạch mang tính chiến lược (Strategic Plan), những bản kế hoạch hành động này thường hướng đến các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp (thường là từ trên 3 năm) hơn là ngắn hạn.
Trong bối cảnh VUCA như hiện tại, những gì mà doanh nghiệp hướng tới khi xây dựng các Strategic Plan là tính linh hoạt và thích ứng nhanh hơn là thời gian.
Những nội dung chính có trong bản Strategic Plan là gì?
Thông thường, một Strategic Plan sẽ có 7 nội dung chính sau:
Tầm nhìn.
Mục đích thương hiệu.
Giá trị.
Mục tiêu.
Phân tích tình huống, bối cảnh.
Các vấn đề (problems, issues) chính.
Chiến lược.
Chiến thuật.
1. Tầm nhìn là nội dung cần có đầu tiên trong bất cứ Strategic Plan nào.
“Chúng ta có thể ở đâu?”. Ở phần này, Strategic Plan cần mô tả được nơi mà doanh nghiệp muốn đến, mô tả trạng thái lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Thông thường, tầm nhìn của thương hiệu hay doanh nghiệp được xây dựng và áp dụng trong từ 5-10 năm trước khi doanh nghiệp có ý định cơ cấu lại hay thay đổi tầm nhìn mới sao cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới.
Tầm nhìn chính là kim chỉ nam để định hướng cho cả các nhà lãnh đạo lẫn nhân viên về những gì họ cần làm và là phần quan trọng nhất của các Strategic Plan.
2. Mục đích thương hiệu.
Mục đích thương hiệu trả lời cho câu hỏi “Tại sao thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn tồn tại? Nó chính là những động lực cá nhân cơ bản giải thích lý do tại sao bạn cần theo đuổi hay làm những công việc hiện tại.
Mục đích thương hiệu là một trong những yếu tố mạnh mẽ nhất để thương hiệu hay doanh nghiệp có thể kết nối với nhân viên và người tiêu dùng, nó chính là đại diện cho linh hồn của toàn bộ doanh nghiệp.
3. Giá trị.
Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang đại diện cho điều gì (brand value)? Giá trị của thương hiệu giúp xây dựng và hình thành những động lực, kỳ vọng, hành vi, niềm tin và cả những tiêu chuẩn chung của tổ chức.
Các thương hiệu cần phải xây dựng và truyền tải các giá trị thương hiệu một cách nhất quán trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.
3. Mục tiêu của Strategic Plan của thương hiệu là gì?
Thương hiệu của bạn cần đạt được những điều gì với bản Strategic Plan này, các chỉ số mục tiêu cụ thể có thể bao gồm: hiệu suất trên thị trường, thị phần, doanh số, lượng khách hàng tiềm năng, các kết quả về tài chính hay các lộ trình cụ thể.
Thương hiệu có thể sử dụng mục tiêu để xây dựng thẻ điểm (BSC) hay bảng điều khiển cho thương hiệu.
4. Phân tích tình huống, bối cảnh.
Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn hiện đang ở đâu trên thị trường hay trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
Trước khi doanh nghiệp có thể đưa ra các Strategic Planhay các chiến thuật mới, họ cần hiểu được tình hình hiện tại của họ, vị trí họ đang ở, lợi thế họ đang có, những khó khăn hay rào cản họ đang phải đối mặt, những nguồn lực nội bộ, những cơ hội hiện tại, đến cả nhiều thách thức khác từ thị trường.
5. Các vấn đề (problems, issues) chính.
Tại sao doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang ở vị trí hiện tại, điều gì đang làm cản trở việc thương hiệu đạt được tầm nhìn hay mục tiêu của mình.
Doanh nghiệp có thể xem các vấn đề như là các câu hỏi và sau đó sử dụng chiến lược (trong phần tiếp theo) để trả lời cho các câu hỏi đó.
6. Chiến lược (strategy).
Sau khi đã có được các mục tiêu cụ thể, giờ là lúc cả người làm và người thực thi chiến lược cần trả lời câu hỏi “Bằng cách nào chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó?”.
Ở khía cạnh chiến lược, thông qua khách hàng, đối thủ hay các bối cảnh kinh doanh cụ thể, thương hiệu tìm kiếm cho mình những cơ hội trên thị trường.
Chiến lược cung cấp những thông tin rõ ràng giúp xác định các khoản đầu tư của doanh nghiệp: đó có thể là các ảnh hưởng hay tác động đến thị trường, đó có thể là các kết quả hiệu suất kinh doanh cụ thể, hay những thứ khác có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Để có thể đạt được mục tiêu gia tăng thị phần, một nhãn hàng A có chiến lược mở rộng độ phủ bán hàng (điểm bán) đến các khu vực nông thôn tại 50 tỉnh thành khác nhau.
7. Chiến thuật (tactics) cũng quan trọng đối với các bản Strategic Plan.
Với chiến lược đã đề ra ở trên, thương hiệu hay doanh nghiệp cần làm gì hay triển khai những hoạt động cụ thể nào.
Thông qua chiến lược, chiến thuật là những bản kế hoạch hành động cụ thể (action plans) gắn liền với các thành viên và phòng ban tương ứng.
Chiến thuật quyết định những hoạt động cụ thể cần được đầu tư vào nhằm vừa hướng tới tầm nhìn chung của thương hiệu vừa đạt được các chỉ số ROI/ROE (tỷ suất lợi nhuận đầu tư/tỷ suất lợi nhuận dựa trên sự nỗ lực) cao nhất cho doanh nghiệp.
Thay vì các chiến lược thường được áp dụng và đo lường trong dài hạn, các chiến thuật tập trung mạnh vào ngắn hạn, nó có thể được theo dõi theo tháng, theo tuần hay thậm chí là theo ngày.
6 bước để khiến bản Strategic Plan của bạn trở nên có chiến lược hơn.
6 bước để khiến bản Strategic Plan của bạn trở nên có chiến lược hơn.
Trong khi tuỳ vào từng điều kiện cụ thể hay mục tiêu của doanh nghiệp là gì, bạn có thể xây dựng cácStrategic Plan theo những cách thức khác nhau, dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Nhận ra sự phụ thuộc của bạn, tức là các bên liên quan chính của bạn.
Ban đầu, bạn có thể nghĩ rằng điều này khá dễ dàng. Trong một doanh nghiệp nhỏ, những bên liên quan này thường là khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và chủ doanh nghiệp.
Nhưng sau đó bạn dần nhận ra rằng một số nhân viên hay nhà quản lý cũng có vai trò quan trọng không kém các chủ doanh nghiệp, và sự phức tạp ngày càng tăng.
Bí quyết dành cho bạn là xác định đúng vai trò của các bên liên quan. Một nhóm các bên liên quan trong nhiều trường hợp có thể có nhiều sức ảnh hưởng hơn so với một vai trò cụ thể cho dù vai trò đó là quan trọng nhất.
Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng chẳng hạn, các bên liên quan chính như các nhà phân phối; khách hàng bán lẻ (B2C); khách hàng doanh nghiệp (B2B), người tiêu dùng; và cả nhân viên cũng có sức ảnh hưởng không kém các chủ doanh nghiệp.
Khi bạn đã giải quyết được vấn đề phức tạp của các bên liên quan, bạn có thể tiếp tục bản Strategic Plan của mình.
Bước 2: Xác định “khách hàng mục tiêu” của thương hiệu.
Lấy ví dụ, với công ty kiểm toán quốc tế KPMG. Khách hàng mục tiêu của họ không phải là những ông bố bà mẹ nộp tờ khai thuế cá nhân hàng năm hay các doanh nghiệp nhỏ cần những sự trợ giúp đơn giản.
Công việc đó thường phù hợp hơn với các đơn vị cung cấp dịch vụ nhỏ tại các địa phương. KPMG cũng không phải là mục tiêu của các công ty quy mô trung bình (mid-size business) với lượng ngân sách còn hạn chế.
KPMG nhắm mục tiêu chính vào các doanh nghiệp lớn và cả chính phủ.
Việc xác định đúng tập khách hàng mục tiêu có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm cả các nhóm bên liên quan khác.
Ví dụ, với tập khách hàng đó của mình, KPMG chỉ tuyển những nhân viên có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn và chính phủ lớn.
Strategic Plan của bạn không thể nhắm mục tiêu là hướng tới việc phục vụ tất cả các nhóm khách hàng. Vì vậy, hãy dành thời gian của bạn để xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của bạn.
Bước 3: Tìm ra những gì mà tổ chức của bạn muốn từ mỗi bên liên quan chính.
Để tổ chức của bạn phát triển thịnh vượng. Đối với một số nhà quản lý, điều này ban đầu có thể tạo ra nhiều bỡ ngỡ và rào cản.
Vấn đề là vì họ đã quá quen với việc suy nghĩ theo phương pháp vận hành hơn là chiến lược. Để thấy được điều này, không nơi nào khác biểu hiện rõ hơn là với “nhân viên” của các bên có liên quan.
Đội ngũ nhân sự và các nhà quản lý cấp cao đang tìm mọi cách để xác định điều gì có thể làm hài lòng nhân viên của họ. Nhưng họ cuối cùng đã thất bại và không đo lường được. Đó là những gì mà một tổ chức mong muốn từ họ.
Bước 4: Xác định những gì các bên liên quan này muốn ở bạn.
Đây thường là những tiêu chí ra quyết định chính mà các bên liên quan sử dụng khi tương tác hay kết nối với doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ: những yếu tố này có thể bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng từ bạn (khách hàng), làm việc cho bạn (nhân viên), cung cấp cho bạn (nhà cung cấp) hoặc đầu tư vào bạn (cổ đông).
Điều cần thiết là bạn phải thấu hiểu được suy nghĩ của từng bên liên quan về những điều này – rằng bạn đang tập trung vào các quan điểm của họ chứ không phải quan điểm cá nhân của riêng bạn.
Bạn có thể có được sự thấu hiểu này bằng nhiều cách: phỏng vấn chuyên sâu các bên liên quan, lắng nghe những câu chuyện của các bên liên quan về các trải nghiệm của họ với bạn và đối thủ cạnh tranh, xem xét kỹ lưỡng những phản hồi của họ thông qua hệ thống thư khiếu nại nội bộ và các nền tảng bên ngoài khác.
Nó thậm chí có thể liên quan đến việc bạn cần “đắm mình” vào các trải nghiệm của các bên liên quan bằng cách trải qua nó, ví dụ: nếu bạn là giám đốc marketing của một hãng hàng không nào đó chẳng hạn, sẽ là rất cần thiết để bạn cần có mặt trên các chuyến bay một cách thường xuyên để xem khách hàng của bạn đang nhìn nhận bạn như thế nào.
Bước 5: Thiết kế chiến lược.
Chiến lược được hình thành bởi các mục tiêu bạn đã đặt ra cho tổ chức của mình và những hiểu biết bạn đã thu thập được về nhu cầu hiện tại và tương lai của các bên có liên quan.
Để các chiến lược trở nên hiệu quả, sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu chính của bạn, bạn nên xây dựng chiến lược dựa trên ý kiến của những khách hàng này.
Hãy để khách hàng cùng với bạn tạo dựng nên các vị thế trên các chủng loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng và giá cả để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Các bên có liên quan có thể là những nhà chiến lược tuyệt vời mà bạn cần khai thác và cộng tác.
Bước 6: Không ngừng cải thiện chiến lược.
Hãy thừa nhận rằng dù bạn đã quyết định thế nào đi chăng nữa, thì không có gì là chắc chắn về kết quả đạt được trong tương lai.
Hãy xem chiến lược của bạn không phải là một thứ gì đó bí mật và tách biệt, thay vào đó, hãy coi nó là “những cánh tay nối dài” với các bên liên quan chính của bạn. Quan điểm mới mẻ này khuyến khích sự cởi mở, đổi mới và sẵn sàng thay đổi trong tổ chức của bạn.
Toyota và McDonald’s là hai doanh nghiệp đi đầu trong việc tập trung vào các bên liên quan, họ liên tục thay đổi và đa dạng hoá nhân viên để tạo ra những kết quả kinh doanh mới. Bạn cũng có thể học hỏi những điều tương tự.
Kết luận.
Trong khi tuỳ vào các yếu tố khác như mục tiêu chiến lược, bối cảnh kinh doanh hay quy mô và loại hình doanh nghiệp, các Strategic Plan có thể cần những nội dung khác nhau, điều bạn cần làm là hiểu bản chất của các Strategic Plan là gì, thích ứng nhanh với các điều kiện mới và tối ưu những gì hiện có.
Công nghệ như AI, robot hình người, điện toán lượng tử… đang tiến bộ vượt bậc và có thể làm đảo lộn cuộc sống của con người trong tương lai.
Loạt công nghệ mới có thể khiến tương lai của con người thay đổi
‘Điểm kỳ dị của AI’
Giả thuyết “Điểm kỳ dị của AI” (AI Singularity) được quan tâm thời gian gần đây, đề cập đến một tương lai khi AI trở nên thông minh vượt xa trí tuệ của con người và có thể có hành động đe dọa đến sự an toàn nhân loại.
Thực tế, 2022 là năm mà ChatGPT, Lensa AI… đã có bước tiến đáng ngạc nhiên nhờ thuật toán AI mạnh mẽ, vượt trội con người ở một số cấp độ.
Các chuyên gia dự đoán 80-90% công việc hiện tại sẽ được hỗ trợ bởi AI. Nhiều trong số đó thậm chí trở nên hoàn toàn lỗi thời. Do đó, con người được khuyến cáo cần nghĩ đến những cách thức để chuẩn bị cho tương lai này.
Con người “chỉnh sửa” được.
Nhờ công nghệ CRISPR-Cas9, con người có thể thay đổi gene di truyền ở thực vật, động vật và chính cơ thể người.
Đến nay, công nghệ chỉnh sửa gene mang lại một số lợi ích to lớn, như chống lại bệnh tật, khắc phục đột biến gene gây ra những căn bệnh nguy hiểm, loại bỏ chứng dị ứng thực phẩm và đảm bảo có đủ lương thực để nuôi sống hành tinh.
Mặt khác, nhiều người cũng lo ngại về ý tưởng thay đổi gene di truyền mãi mãi. Chẳng hạn, CRISPR hiện tại có khả năng điều khiển các gene sẽ được tích hợp vĩnh viễn và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Một số quốc gia, hầu hết ở châu Âu, cấm chỉnh sửa gene vì tác động của nó chưa được hiểu biết đầy đủ, dù công nghệ này hợp pháp ở Trung Quốc và Mỹ. Hiện nhiều nhóm khoa học bắt đầu thảo luận công khai hơn về mặt ý nghĩa và đạo đức của công nghệ này.
Hợp nhất con người và máy móc.
Đến nay, ứng dụng máy móc vào con người được thực hiện ở mức cơ bản, như gắn chi mới vào bộ phận tay chân đã mất, gắn tim nhân tạo, hoặc đơn giản là sử dụng kính tích hợp máy tính và AI để nhìn xa, nhìn đêm tốt hơn. Ở cấp độ cao hơn, quân đội Mỹ được trang bị bộ giáp có thể hỗ trợ di chuyển và cảnh báo kẻ thù.
Một số công ty, như Neuralink do Elon Musk sáng lập, có thể cấy các chip lên động vật và thực hiện nhiệm vụ nhất định.
Giải pháp công nghệ thần kinh của Synchron thậm chí đã thành công trong việc đưa chip vào một bệnh nhân người Mỹ mắc ALS – căn bệnh thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và nói.
Theo một số chuyên gia, khi công nghệ tiến triển lên mức cao hơn, chúng có thể bị lạm dụng. Thậm chí, khả năng xuất hiện Kẻ hủy diệt như trong bộ phim cùng tên hoàn toàn có thể thành hiện thực.
Khả năng in mọi thứ.
Công nghệ in 3D cho phép tạo ra bất kỳ vật thể 3D nào trên thực tế, nhưng cũng có thể bị lợi dụng theo những cách có hại.
Khi máy in 3D có giá hợp lý và phổ biến, việc kiểm soát in các món đồ bị cấm như vũ khí sẽ khó kiểm soát bởi bất kỳ ai cũng có thể tải xuống bản mẫu và in bất cứ thứ gì họ muốn ngay tại nhà.
Theo Forbes, đến nay các quy định và việc kiểm soát súng in 3D rất khó khăn do nó không có số serie. Vào tháng 10 năm ngoái, cảnh sát Anh đã thu giữ một lượng lớn linh kiện súng in 3D tại một nhà máy sản xuất vũ khí ở London.
Điện toán lượng tử.
Máy tính lượng tử là những cỗ máy có sức mạnh tính toán gấp hàng nghìn tỷ lần so với các siêu máy tính đang có. Điều này có thể mang lại lợi ích to lớn, nhưng cũng sẽ cho phép hacker nhanh chóng giải mã, vượt qua những hệ thống bảo mật hiện tại dễ dàng.
Đến nay, các tập đoàn và chính phủ đang bắt đầu xem xét mối đe dọa này một cách nghiêm túc và đang đưa các nguồn lực vào “mã hóa hậu lượng tử” để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm nhất.
Robot tự hành.
Robot ngày càng thông minh hơn và đã có thể thay thế con người ở một số môi trường công việc nhất định, chẳng hạn ôtô tự lái, robot làm bánh, nhận đơn hàng tạp hóa, pha cà phê và phục vụ đồ ăn…
Tuy nhiên, với sự kết hợp của AI, robot đang trở nên thông minh. Tiến bộ trong việc chế tạo robot hình người cũng như các đột phá gần đây của AI khiến mối đe dọa về một loại robot tự đưa ra quyết định dần trở thành hiện thực.
Drone sát thủ.
Máy bay không người lái (drone) khi hoạt động theo nhóm và với sự trợ giúp của AI có thể xác định, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu.
Tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), các nhà khoa học đã phát triển hệ thống nhiều drone kết hợp, có khả năng theo dõi con người di chuyển trong khu rừng tre rậm rạp mà không cần sự hướng dẫn hoặc điều khiển phía sau.
Halcon, công ty con thuộc tập đoàn Edge của UAE, gần đây tiết lộ hệ thống máy bay không người lái Hunter 2-S của họ có thể chia sẻ thông tin để theo dõi và tương tác với các mục tiêu. Ngoài ra, drone tự hành cũng bắt đầu xuất hiện tại các khu chiến sự ở Ukraine.
Drone được coi là giải pháp hiệu quả, chi phí thấp mà không cần đưa binh lính vào tình thế nguy hiểm. Theo giới chuyên gia, tác động của loại công nghệ này sẽ rất đáng sợ trong tương lai.
Nanobot.
Các nhà khoa học đã phát triển thành công nanobot – một loại robot kích thước nano có thể xâm nhập vào máu để làm một số nhiệm vụ nhất định, thậm chí vượt qua hàng rào máu não. Công nghệ này được đánh giá có lợi ích tiềm năng to lớn, như lấy mẫu, thu thập, truyền dữ liệu cũng như phân phối thuốc trong cơ thể người.
Tuy nhiên, khả năng công nghệ này bị lạm dụng cũng rất cao. Trong tương lai, nanobot có thể được sử dụng để truyền suy nghĩ của con người.
Thậm chí, giới chuyên gia dự đoán viễn cảnh nanobot trang bị vũ khí có thể giết người, hoặc viết lại ký ức của một người.
Ngoài ra, còn có những lo ngại nghiêm trọng về quyền riêng tư trong thế giới hiện đại khi các tế bào thiết bị được kết nối và truyền dữ liệu tốc độ cao.
Metaverse.
Vũ trụ ảo Metaverse có thể được xem như là tương tai của thế giới internet, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game, mua sắm và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.
Như đã đề cập ở trên, một trong những điểm phân biệt chính giữa Metaverse với các không gian ảo khác đó là tính kết nối xuyên suốt giữa nhiều không gian khác nhau trên môi trường internet.
Theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bộ phận kinh doanh thiết bị viễn thông của Nokia mang đến kết quả tích cực trong quý IV/2022, trái ngược với đối thủ Ericsson.
Nokia vẫn sống tốt hơn nhiều so với đối thủ Ericsson
Ngày 26/1, Nokia công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 với doanh thu 8,1 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận hoạt động của công ty tăng gần 20%, đạt 1,26 tỷ USD, vượt kỳ vọng của nhà phân tích.
Theo Reuters, giá cổ phiếu của Nokia tại Helsinki (Phần Lan) trong phiên giao dịch mở cửa cùng ngày tăng 5,8%.
Pekka Lundmark, CEO Nokia cho biết thị phần công ty trong lĩnh vực thiết bị viễn thông đang tăng, chủ yếu đến từ hợp đồng triển khai mạng 5G tại các quốc gia như Ấn Độ.
Lundmark nhấn mạnh tầm nhìn tăng trưởng của Nokia trong năm mới, trái ngược với Ericsson. Quý IV/2022, công ty Thụy Điển thông báo doanh thu thấp hơn dự kiến, ước tính tỷ suất lợi nhuận bộ phận thiết bị mạng sẽ giảm trong năm 2023.
“Tôi cho rằng chúng ta có cái nhìn lạc quan hơn về quy mô thị trường Ấn Độ”, Lundmark cho biết khi được hỏi về tầm nhìn của Nokia so với đối thủ.
Theo Lundmark, tình trạng khan hiếm nguồn cung chip đã giảm. Ông nói thêm công ty đang đa dạng hóa đối tượng khách hàng từ nhà mạng đến cơ sở công nghiệp, các tổ chức muốn triển khai mạng 5G riêng.
Nokia không có bộ phận nào thua lỗ trong quý IV/2022. Bên cạnh cơ sở hạ tầng và mạng di động, bộ phận điện toán đám mây và dịch vụ của Nokia ghi nhận tỷ suất lợi nhuận 13,9% trên doanh thu 1,2 tỷ USD.
Mức tăng trưởng lớn nhất đến từ Nokia Technologies, bộ phận cấp phép bằng sáng chế và thương hiệu Nokia. Trong quý IV/2022, mảng này ghi nhận doanh thu tăng 85% lên 740 triệu USD, lợi nhuận hoạt động tăng gấp đôi, đạt 615 triệu USD.
Theo LightReading, Nokia cam kết đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển. Năm 2022, công ty đã chi gần 5 tỷ USD vào lĩnh vực này, cao hơn khoảng 8% so với năm 2021 và 11% so với 2020.
Nokia đặt mục tiêu cắt giảm 654 triệu USD chi phí hoạt động trong năm nay. Những biến động liên quan đến đội ngũ nhân viên sẽ được công bố trong báo cáo thường niên.
CEO Lundmark từng cho biết Nokia sẽ còn khoảng 80.000-85.000 nhân viên khi kế hoạch cắt giảm kết thúc, so với 87.900 nhân viên của năm 2021.
Năm 2023, Nokia đặt mục tiêu doanh thu 27-28,8 tỷ USD, tương đương tăng trưởng 2-8%. Các nhà phân tích kỳ vọng doanh thu của công ty là 27,7 tỷ USD.
Tính đến năm 2022 tại thị trường Mỹ, Nokia chiếm khoảng 10% thị phần mảng điện thoại thông minh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
WhatsApp đang thử nghiệm tính năng cho phép người dùng Android gửi ảnh với chất lượng gốc thay vì bị nén lại.
WhatsApp sắp có cập nhật quan trọng
Theo WaBetaInfo, bản cập nhật beta mới nhất của ứng dụng nhắn tin WhatsApp gây chú ý với tính năng cho phép người dùng Android gửi ảnh với chất lượng gốc.
Cụ thể, ứng dụng được Facebook mua lại vào năm 2014 có kế hoạch tích hợp một biểu tượng cài đặt mới trong phần tùy chỉnh ảnh. Tính năng này giúp người dùng thoải mái tùy chọn chất lượng mong muốn khi gửi bất kỳ ảnh nào.
Hiện người dùng WhatsApp trên Android vẫn bị hạn chế khi gửi ảnh. Cụ thể khi tải lên, người dùng có 3 tùy chọn là “tự động”, “chất lượng tốt nhất” và “tiết kiệm dữ liệu”.
BGR cho biết mặc dù người dùng có thể nghĩ rằng “chất lượng tốt nhất” tương đương với ảnh gốc trong máy nhưng thực tế không phải vậy.
Ở tùy chọn này, WhatsApp vẫn dùng một số thuật toán để nén dữ liệu, mặc dù không nhiều để tốc độ truyền tải nhanh hơn.
Điều này khá dễ hiểu vì hầu hết người dùng chỉ có nhu cầu xem ảnh gốc trên thiết bị của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cần gửi ảnh với chất lượng gốc, do đó WhatsApp đã nghiêm túc cân nhắc điều này.
Tính năng này hiện mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm. Do mới chỉ là bản beta, WhatsApp vẫn hoàn toàn có khả năng bỏ tính năng này trước khi cập nhật chính thức.
Tin tức về việc WhatsApp thêm tùy chọn gửi ảnh với chất lượng gốc xuất hiện cùng ngày Meta – công ty mẹ Facebook công bố rất nhiều tính năng mới cho các cuộc trò chuyện được mã hóa đầu cuối trên Messenger, nền tảng nhắn tin của Facebook và Instagram.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft hôm thứ Hai đã xác nhận rằng họ đang đầu tư “nhiều tỷ đô la” vào OpenAI, công ty đứng sau công cụ chatbot mới có tên ChatGPT. Theo một số nguồn tin, khoản đầu tư ở giai đoạn này có trị giá 10 tỷ USD.
Microsoft, nhà đầu tư ban đầu vào OpenAI, cho biết họ có kế hoạch mở rộng quan hệ đối tác hiện có với công ty như một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm bổ sung thêm trí tuệ nhân tạo vào bộ sản phẩm của mình.
Trong một bài đăng trên blog riêng, OpenAI cho biết khoản đầu tư trong nhiều năm sẽ được sử dụng để “phát triển AI ngày càng an toàn, hữu ích và mạnh mẽ”.
Vào cuối tháng 11, OpenAI đã mở quyền truy cập vào chatbot ChatGPT, một chatbot do AI cung cấp có thể cung cấp các câu trả lời dài, chu đáo và thấu đáo cho các câu hỏi và lời nhắc của người dùng. Phản hồi của nó, mặc dù đôi khi không chính xác, song nó cũng đã khiến người dùng choáng váng, bao gồm cả các học giả và một số người trong ngành công nghệ.
Khoản đầu tư này diễn ra vài ngày sau khi Microsoft công bố kế hoạch sa thải 10.000 nhân viên như một phần của các biện pháp cắt giảm chi phí rộng lớn hơn, khiến hãng trở thành công ty công nghệ mới nhất cắt giảm nhân sự do tình hình kinh tế ngày càng bất ổn.
Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella nói rằng công ty không tránh khỏi sự suy yếu hơn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng ông cũng cho biết công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào “các lĩnh vực chiến lược cho tương lai của chúng tôi” và chỉ ra những tiến bộ trong AI là “làn sóng lớn tiếp theo” của điện toán đám mây.
Khoản đầu tư vào OpenAI có thể đưa Microsoft trở thành công ty dẫn đầu về AI và cuối cùng mở đường cho công ty kết hợp ChatGPT vào một số ứng dụng tiêu biểu của mình, chẳng hạn như Word, PowerPoint và Outlook.
Do thỏa thuận độc quyền hiện có với OpenAI, Microsoft gần đây cho biết họ sẽ sớm bổ sung các tính năng ChatGPT vào dịch vụ điện toán đám mây của mình, Azure. Nếu ChatGPT có sẵn trên dịch vụ đó, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ trực tiếp trong các ứng dụng và dịch vụ của mình.
Trước thông báo hôm thứ Hai, David Lobina, một nhà phân tích trí tuệ nhân tạo tại ABI Research đã nói với CNN rằng có những lợi ích lớn khi Microsoft đầu tư thêm cho OpenAI.
Ông cho biết: “OpenAI đang tìm cách kiếm tiền từ các hệ thống của họ, xét đến chi phí điện toán khổng lồ để tạo ra các mô hình này và sự hợp tác của họ với Microsoft có thể là một cách dễ dàng để làm điều đó”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tài liệu nội bộ tiết lộ nhân viên TikTok có thể quyết định những video được lên xu hướng, nhằm thu lợi từ việc hợp tác quảng cáo với các nhãn hàng, người nổi tiếng.
Tiết lộ nhiều gian lận trong thuật toán đẩy nội dung trên TikTok
Từ trước đến nay, TikTok luôn tự hào về thuật toán trên mục For You (Dành cho bạn), chuyên hiển thị những nội dung được cá nhân hóa theo sở thích từ lịch sử dụng ứng dụng của người dùng. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ sự thật.
Forbes đã tiếp cận một loạt tài liệu nội bộ, cùng thông tin từ 6 nhân viên và cựu nhân viên tại công ty mẹ ByteDance của TikTok.
Việc tạo xu hướng bán thủ công, còn được gọi là “tạo nhiệt” (heating), là cách để nhân viên của TikTok và ByteDance tự quyết định những video họ muốn đẩy tương tác.
“Tạo nhiệt tức là xen kẽ các video được chọn vào trang chủ For You của người dùng để đạt được một lượng lượt xem nhất định.
Tổng lượt xem của những video được tạo nhiệt sẽ chiếm một phần lớn tổng lượt xem hàng ngày, từ 1-2%. Con số này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số liệu tổng thể trên nền tảng”, tài liệu nội bộ có tên MINT Heating Playbook viết.
Theo Forbes, các ông lớn công nghệ vẫn can thiệp nhất định vào những bài đăng xuất hiện trên trang chủ người dùng. Nhưng đa số trường hợp họ đều đính chính và gắn nhãn rõ ràng những bài viết được đẩy để người dùng phân biệt.
Google, Meta đã hợp tác với các tổ chức sức khỏe và bầu cử để quảng bá những bài viết có thông tin đã xác minh về tình hình dịch Covid-19 hay địa điểm bầu cử.
Những bài đăng này đều có phần cảnh báo về nguyên nhân và cách thức những bài viết này được đẩy trên news feed.
Tuy nhiên, ở TikTok, tính năng tạo nhiệt được dùng để kiếm lợi cho người nổi tiếng và các thương hiệu lớn, dụ dỗ họ hợp tác và mua quảng cáo bằng cách chỉ ra lượt xem cao ngất ngưởng của các video.
“Chúng ta luôn nghĩ rằng mạng xã hội là một thế giới dân chủ bởi mọi người đều có cơ hội tiếp cận đến công chúng như nhau.
Nhưng điều này không hoàn đúng”, Evelyn Douek, giáo sư tại Stanford Law School, nói với Forbes. Những thể chế bất công của xã hội cũng đang dần xuất hiện trên thế giới Internet.
“Các nền tảng trở thành những kẻ đứng sau quyết định người thua, kẻ thắng, trong khi đó, các bên làm quảng cáo và hợp tác chính là người được lợi”, chuyên gia nhận định.
Bị nhân viên lạm dụng để tư lợi.
Theo Forbes, những tài liệu nội bộ về tạo nhiệt cũng cho thấy những video trong trang For You không xuất hiện chỉ dựa trên sở thích của người xem mà đa phần là bởi TikTok muốn một thương hiệu hay một tài khoản nào đó có thêm nhiều lượt xem.
Mạng xã hội này không hề dán nhãn hay cảnh báo người dùng trước như video mua quảng cáo hay được tài trợ, khiến họ không thể phân biệt.
Nguồn tin nội bộ tiết lộ chính nhân viên của mạng xã hội TikTok cũng lạm dụng đặc quyền tạo nhiệt video này. Một cựu nhân viên cho biết nhân sự tại công ty mạng xã hội sẵn sàng vi phạm quy định để đẩy bài viết của vợ/chồng mình trên TikTok.
Thậm chí, một vài người còn tạo nhiệt cho tài khoản của chính mình và những người thân cận xung quanh. Forbes cho biết mỗi lần tạo nhiệt, tài khoản đó có thể nhận thêm đến hơn 3 triệu lượt xem.
Không chỉ vậy, các tài liệu chỉ ra nhiều nhân viên của ByteDance lẫn các công ty hợp tác đều có quyền hạn nhất định trong việc quyết định nội dung nào được quảng bá.
Theo tài liệu TikTok Heating Policy, các nhân viên tại đây có thể dùng tính năng tạo nhiệt để thu hút người nổi tiếng, đẩy nội dung đa dạng hơn, đồng thời tuyên truyền những thông tin quan trọng và hiển thị những video vô tình bị thuật toán bỏ sót.
TikTok cần minh bạch về thuật toán đẩy nội dung của mình.
Phản hồi về cáo buộc này, đại diện Jamie Favazza khẳng định TikTok đẩy một số video để đa dạng hóa trải nghiệm của người dùng, đồng thời giới thiệu những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang nổi đến họ. “Chỉ có một vài nhân viên ở Mỹ có quyền quyết định nội dung được quảng bá và số lượng video này chỉ chiếm 0,002% toàn bộ trang For You”, đại diện cho biết.
Forbes cho biết các tài liệu thu thập được cũng cho thấy TikTok và ByteDance đã biến tạo nhiệt trở thành công cụ phục vụ cho mục đích kinh doanh chính đáng. Họ muốn đa dạng hóa nội dung trên TikTok, không chỉ là những video nhảy nhót, hát nhép mà còn là những nội dung thú vị hơn.
“Mục đích chính của nó là quảng bá những nội dung mới, hiển thị thông tin quan trọng và giúp đỡ các nhà sáng tạo. Nếu được sử dụng đúng cách, ‘tạo nhiệt’ sẽ có tác dụng như một đòn bẩy, giúp những người dùng nhỏ lẻ phát triển và tạo ra một kho tàng nội dung phong phú hơn”, MINT Heating Playbook viết.
Một nhân viên TikTok cũng cho biết họ thường tạo nhiệt cho các bài đăng để thúc đẩy hợp tác giữa mạng xã hội với các tổ chức bên ngoài như tổ chức phi chính phủ, nghệ sĩ. Công cụ này cũng được áp dụng với những nhà sáng tạo nội dung làm một nội dung khác với chuyên mục của mình như beauty blogger làm video về nấu ăn.
“Trong những trường hợp này, tính năng tạo nhiệt giúp thuật toán tìm ra khán giả đích của video”, người này cho biết.
Nói với Forbes, giáo sư Douek của Đại học Stanford cho rằng nếu TikTok tiết lộ thời điểm và cách thức họ tạo nhiệt cho một số bài viết nhất định trên news feed sẽ giúp người dùng làm quen với công cụ này hơn.
“Tuy nhiên, rất có thể TikTok không muốn công khai những thông tin này là vì sẽ dễ dẫn đến những chỉ trích và tranh cãi không đáng có”, giáo sư nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong kỳ thi MBA của đại học Wharton, ChatGPT có thể giải toán và vượt qua với số điểm B theo thang đánh giá.
ChatGPT có thể giải toán và đủ điểm vượt qua kỳ thi MBA
ChatGPT là công cụ siêu chatbot đang làm mưa làm gió trong những tháng trở lại đây. Chatbot này có khả năng giải toán, viết code, làm luận văn hay tâm sự trò chuyện như con người.
Song, công cụ này đang tạo điều kiện cho các học sinh sử dụng để gian lận trong các bài tập viết văn, dấy lên lo ngại lớn cho nhiều giáo viên. Tuy vậy, mối lo ngại không chỉ dừng ở các trường trung học.
Ở Mỹ, nhiều giáo sư tại các trường đại học đang thực hiện những bài kiểm tra khó khăn hơn để giải đáp khả năng phân tích và độ chính xác trong các câu trả lời của chatbot.
Theo đó, cây bút Terwiesch đã phát hành 1 bài báo nghiên cứu về ChatGPT, trong đó đã ghi lại cách ChatGPT giải toán và thực hiện bài kiểm tra cuối kỳ của khoá học MBA.
Theo tác giả, công cụ chatbot đã làm rất tốt ở các câu hỏi phân tích quy trình và bài toán quản lý, bao gồm những câu hỏi dựa trên các case study có sẵn.
Tuy vậy, ông nhận xét ChatGPT vẫn còn những thiếu sót trong các câu hỏi yêu cầu phân tích nâng cao hơn.
Dù vậy, trong tổng quát bài kiểm tra MBA, tác giả đánh giá công cụ chatbot đạt điểm B đến B(-). Đây là số điểm không tồi đối với con chatbot này khi chỉ vừa ra mắt chưa đầy 2 tháng.
Bên cạnh MBA, nhiều người thậm chí tin rằng ChatGPT có thể vượt qua kỳ thi luật khi đã thể hiện tốt trong việc chuẩn bị các văn bản pháp lý. Nhiều chuyên gia cho rằng nó chính là thế hệ tiếp theo của thế giới công nghệ.
Nhiều trường trung học, đại học tại Mỹ đã đưa ra nhiều đạo luật cấm đối với công cụ ChatGPT vì lo sợ nạn gian lận tràn lan.
Song, nhiều chuyên gia vẫn tin rằng một viễn cảnh tươi sáng hơn khi xuất hiện ChatGPT. “Hãy tưởng tượng chatbot ChatGPT version 10 trông sẽ như thế nào”, vị tỷ phú Mark Cuban chia sẻ.
Nhiều công ty cũng đã cho sử dụng con chatbot này thực hiện những công việc thủ công như viết code, soạn email, lập kế hoạch…
Andrew Karolyi, hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh doanh tại đại học Cornell, chia sẻ rằng ChatGPT sẽ ngày càng hoàn thiện và trở thành công cụ đắc lực cho nhiều doanh nghiệp. “Các nhà quản lý và trường đại học cần đầu tư nhiều vào chính con chatbot này”, ông nói thêm.
Theo nhiều nguồn tin, Microsoft được cho là đang cân nhắc khoản đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI, chủ sở hữu siêu chatbot ChatGPT. Đồng thời, họ cũng đang tìm cách có thể tích hợp chatbot này vào công cụ tìm kiếm Bing, qua đó tham vọng giành lợi thế trước công cụ được ưa chuộng nhất thế giới là Google.
Lo ngại trước ChatGPT sẽ thay thế nhiều nghề nghiệp của con người, nhiều chuyên gia khẳng định sẽ không có chuyện này xảy ra.
“Tôi nghĩ rằng công cụ chatbot sẽ không thay thế con người, nhưng những người sử dụng nó sẽ thay thế con người”, Kara McWilliams, người đứng đầu Phòng thí nghiệm đổi mới sản phẩm ETS nhận định.
Tuy nhiên, hiện ChatGPT chỉ đang ở giai đoạn sơ khai, còn nhiều thiếu sót trong các bài phân tích lý luận, cần thêm nhiều thời gian để máy học.
Nhằm mục tiêu giúp người làm Marketing có thêm nhiều cơ hội hơn để hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng trong năm mới 2023, TikTok vừa ra mắt TikTok What’s Next 2023, báo cáo nêu bật một loạt các xu hướng sẽ phát triển mạnh trên nền tảng.
TikTok What’s Next 2023: Những xu hướng chính Marketer nên tham khảo
Trong suốt 12 tháng qua của năm 2022, cộng đồng TikTok trên toàn cầu đã mô phỏng lại các hoạt động giải trí. Cùng nhau, họ đã chia sẻ những câu chuyện cá nhân, những câu chuyện chân thực, thứ đã không chỉ giúp gắn kết họ lại với nhau mà còn giúp những người khác khám phá ra những cách suy nghĩ và tư duy mới.
Các thương hiệu thuộc mọi quy mô trên toàn cầu – từ các nhà sản xuất ô tô đến các doanh nghiệp bán lẻ – đã sáng tạo ra nhiều loại nội dung khác nhau để thu hút cộng đồng của họ trên TikTok.
Nhằm mục tiêu giúp người làm Marketing có thêm nhiều cơ hội hơn để hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng trong năm mới 2023, TikTok vừa ra mắt TikTok What’s Next 2023, báo cáo nêu bật một loạt các xu hướng sẽ phát triển mạnh trên nền tảng.
Bà Sofia Hernandez, Giám đốc Marketing Kinh doanh Toàn cầu của TikTok cho biết:
“2022 là năm mà hầu hết mọi người đều đã nhận ra rằng họ không cần phải sống cuộc sống của mình như cách họ vẫn nghĩ và làm – với những gì đã diễn ra, họ hiểu rằng mọi thứ cần phải thay đổi.
Năm tới, chúng tôi tin rằng các cộng đồng sẽ lạc quan nhiều hơn, mọi người sẽ tìm kiếm những cách thức mới để thành công, hạnh phúc và cân bằng, và với TikTok, chúng tôi sẽ cung cấp những công cụ cần thiết để họ có thể làm được điều đó.”
Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau về hành vi của người tiêu dùng trên nền tảng, TikTok dự báo sẽ có 3 xu hướng chính trong năm mới 2023.
Giải trí có thể hành động (Actionable Entertainment).
Tạo ra nhiều không gian hơn cho sự vui vẻ.
Xây dựng cộng đồng là yếu tố then chốt.
Dưới đây là nội dung chi tiết.
Giải trí có thể hành động.
Trên TikTok, những nội dung hiệu quả là nội dung thể hiện được tính giải trí, trên thực tế, cứ 5 người dùng thì có 4 người nói rằng TikTok rất hoặc cực kỳ thú vị.
Điều này có nghĩa là khi các thông điệp quảng cáo ít mang tính quảng cáo hơn và giải trí nhiều hơn, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để thành công.
Tại Mỹ, thương hiệu mỹ phẩm e.l.f. Cosmetics đã khai thác sức mạnh của yếu tố giải trí có thể hành động được (Actionable Entertainment) và thu hút sự chú ý của cộng đồng bằng các quảng cáo mang lại cảm giác vui vẻ, hấp dẫn và tự nhiên với cộng đồng TikTok.
Thông qua việc hợp tác với một Agency, e.l.f Cosmetics đã tăng gấp đôi ngân sách quảng cáo chi tiêu hàng tháng một cách hiệu quả, đồng thời giảm được đến 56% chi phí để có được một đơn hàng.
Đối với các thương hiệu khác nói chung, những thông điệp hiệu quả nhất trên TikTok là những thông điệp mang tính hài hước, truyền cảm hứng, giúp nâng cao tinh thần của mọi người và được cá nhân hóa theo từng nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.
Thương hiệu có thể xây dựng giá trị giải trí này bằng cách sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa (editing techniques) như đồng bộ hóa âm thanh với phần chuyển tiếp hoặc thêm lớp phủ văn bản (text overlays) vào video, những kỹ thuật này rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của người xem.
Tạo ra nhiều không gian hơn cho sự vui vẻ.
Trải qua một năm 2022 với nhiều biến động, từ các cuộc khủng hoảng kinh tế đến làn sóng nghỉ việc diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mọi người đang thực sự cần những nguồn cảm hứng mới, cần nhiều không gian hơn cho sự vui vẻ.
Theo khảo sát của TikTok, 90% người dùng cho biết nền tảng này khiến họ vui vẻ và không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Đây chính là chìa khóa cho các thương hiệu muốn tạo ra nhiều kết nối có ý nghĩa hơn với khách hàng của họ.
Vào năm 2023, các thông điệp trên TikTok – và hơn thế nữa – phải phù hợp với mong muốn của cộng đồng về sự nhẹ nhàng đồng thời cần trao quyền nhiều hơn để các nhóm cộng đồng khác nhau có thể tạo ra nhiều niềm vui cho cuộc sống của họ.
Cho dù đó là sự phát triển của văn hóa meme (meme culture), một cách thức để mọi người có thể gắn kết với nhau thông qua sự hài hước hay mọi người chia sẻ với nhau về các “mẹo vặt trong cuộc sống” (life hacks) – các chiến lược đơn giản này cho phép người dùng tạo ra nhiều không gian hơn cho sự giải trí.
Việc xây dựng những nội dung TikTok giúp mọi người tạo thêm nhiều niềm vui cho chính họ – hoặc thậm chí là mang lại niềm vui cho người khác thông qua sự hài hước có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho các thương hiệu vào năm 2023.
Xây dựng cộng đồng là yếu tố then chốt.
TikTok không phải là một cộng đồng lớn duy nhất, nó là tập hợp của nhiều các cộng đồng nhỏ khác nhau, nơi mọi người có thể tìm thấy những ý tưởng mới về cách khám phá đam mê và sống theo cách của riêng họ.
Trên thực tế, TikTok có khả năng giới thiệu cho mọi người những chủ đề mới mà họ chưa từng khám phá trước đây cao hơn 1,8 lần so với các nền tảng mạng xã hội khác.
Và theo cách này, người dùng TikTok sẽ tìm đến những đồng nghiệp, những người bạn của họ hay những người có lối sống tương tự với họ nhất để tương tác, học hỏi, chia sẻ và hơn thế nữa.
Mọi người sử dụng TikTok không chỉ để bắt đầu các cuộc trò chuyện với cộng đồng của họ mà còn muốn tìm ra những câu trả lời thú vị hơn để thỏa mãn mọi sự tò mò.
Đó là nơi tất cả các cá nhân từ khắp mọi nơi trên thế giới cùng nhau xây dựng nên một cộng đồng có cùng chí hướng dựa trên những lý tưởng sống và sở thích chung.
eBay đã tận dụng điều này bằng cách nuôi dưỡng một lượng lớn người theo dõi với những người yêu thích giày thể thao thực thụ, những đôi giày theo đó được mua bán theo những cách tuyệt vời nhất.
Những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) bên cạnh đó cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng và thường là người tiên phong giúp khơi dậy làn sóng sáng tạo nội dung trên nền tảng; sau khi xem nội dung của nhà sáng tạo, cứ 5 người trên TikTok thì có hơn 2 người đồng ý rằng nội dung đó khiến họ cảm thấy mình là một phần của cộng đồng của thương hiệu.
Để kết nối nhiều hơn với người xem, các thương hiệu nên khai thác các thị trường ngách và đi sâu hơn vào yếu tố văn hoá của từng thị trường khác nhau.
Sau khi một thương hiệu hiểu được hành vi và nhu cầu của từng thị trường, thương hiệu đó có thể xây dựng nên những câu chuyện (storytelling) mang tính ảnh hưởng cao và chân thực nhất tới những ai có mặt trong cộng đồng đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2023, gã khổng lồ phần mềm xứ Redmond có thể là ông lớn công nghệ tiếp theo tham gia vào làn sóng sa thải nhân sự.
Microsoft chuẩn bị sa thải 11.000 nhân viên
Theo Bloomberg, con số cuối cùng của đợt cắt giảm chỗ làm này vẫn chưa thể xác định. Nguồn tin giấu tên chỉ tiết lộ mức độ lớn hơn đáng kể so với những lần sa thải trước đây.
Microsoft có lực lượng lao động khổng lồ hơn 220.000 nhân viên. Năm ngoái, những đợt cắt giảm đều có quy mô dưới 1%. Trang Sky News cho rằng lần sa thải này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 5% nhân viên, tương đương 11.000 người.
Trong năm 2022, Microsoft dừng tuyển dụng nhân viên mới ở nhiều nhóm, loại bỏ các vị trí đang thiếu người, cắt giảm lao động vào tháng 7 và tháng 10.
Khi các ông lớn công nghệ khác như Amazon, Meta, Salesforce sa thải ồ ạt, Microsoft vẫn cố gắng duy trì ổn định, điều chỉnh từng bước để đối phó với tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Nếu nguồn tin chính xác, đợt sa thải lớn này sẽ diễn ra ngay trước ngày 24/1, thời điểm Satya Nadella, Chủ tịch kiêm CEO của Microsoft thông báo kết quả kinh doanh quý và trao đổi với các nhà đầu tư về hiệu quả hoạt động của tập đoàn.
Trong những tuần gần đây, một loạt công ty công nghệ lớn thông báo thu hẹp quy mô nhân sự, trong đó Amazon tiết lộ kế hoạch cắt giảm 18.000 việc làm, tương đương khoảng 6% lực lượng lao động.
Nhà cung cấp phần mềm đám mây Salesforce cho biết sẽ sa thải 8.000 nhân viên, trong khi Meta – chủ sở hữu của Facebook – giảm bớt khoảng 11.000 vị trí.
Dưới quyền sở hữu của Elon Musk, Twitter cũng cắt giảm hàng nghìn việc làm. Tương tự, 6.000 nhân viên tại nhà sản xuất máy tính cá nhân HP cũng mất việc.
Từ tháng 10/2022, Microsoft đã cảnh báo về việc hoạt động kinh doanh điện toán đám mây có dấu hiệu chững lại. “Trong một thế giới đang phải đối mặt với những trở lực ngày càng lớn, công nghệ kỹ thuật số là tác nhân thuận lợi cuối cùng”, ông Nadella cho biết vào thời điểm đó.
Các nhà phân tích dự đoán doanh thu quý vừa qua của Microsoft sẽ tăng 2%, mức thấp nhất kể từ năm tài chính 2017. Những năm qua, mảng kinh doanh điện toán đám mây đóng vai trò động lực tăng trưởng quan trọng, nhưng giờ đây lĩnh vực này cũng có dấu hiệu giảm tốc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Video bình luận game chứa từ ngữ thô tục sẽ bị hạn chế kiếm tiền từ quảng cáo, giúp nội dung sạch hơn, nhưng cũng khiến nhiều người làm YouTube phản đối.
“Tôi cảm thấy toàn bộ sinh kế của mình gặp rủi ro và không thể làm gì để giải quyết điều đó”, Daniel Condren, sáng lập kênh YouTube RTGame nêu trên trang cá nhân hồi đầu tháng.
RTGame được thành lập từ năm 2011, chuyên phát trực tiếp nội dung về game và có 2,76 triệu người theo dõi. Tuy nhiên một tháng qua, hàng chục video của kênh bất ngờ bị tắt kiếm tiền.
Đây là kết quả từ chính sách mới được YouTube công bố vào tháng 11/2022 và bắt đầu tác động đến cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) từ tháng 12/2022.
Theo đó, video có ngôn từ thô tục xuất hiện hình thu nhỏ, nội dung trong 7 giây đầu hoặc xuất hiện nhiều lần trong video sẽ không nhận được doanh thu quảng cáo. Ngoài ra, video có nội dung bạo lực, khiêu dâm cũng được áp dụng chính sách tương tự.
Theo TechCrunch, điều này khiến những video như của Condren và hàng loạt YouTuber khác, phần lớn thuộc cộng đồng YouTube Gaming, bị chặn kiếm tiền một cách đột ngột.
Chính sách mới của YouTube được đánh giá giúp nội dung trên nền tảng này trở nên thân thiện với người xem và nhà quảng cáo hơn.
Tuy nhiên, nền tảng cũng bị phản ứng vì không công bố rõ ràng về cách thức triển khai, đồng thời tắt kiếm tiền với cả các video đã đăng tải từ trước. Ví dụ trong trường hợp của RTGame, một số video từ hai năm trước cũng bị ảnh hưởng.
Chủ kênh LS Mark với 500.000 người theo dõi nói hành động của YouTube “không công bằng”, khi nền tảng không cho các kênh có cơ hội thích ứng với chính sách mới.
Bên cạnh đó, theo The Verge, vào tháng 4/2021, nền tảng video phổ biến nhất thế giới từng tuyên bố video “sử dụng ngôn từ tục tĩu ở mức vừa phải” trong 30 giây đầu tiên vẫn có thể kiếm tiền. Tuy nhiên, nếu các YouTuber thực hiện theo chính sách khi ấy, đến nay video của họ lại sẽ bị tắt kiếm tiền.
Trả lời TechCrunch, người phát ngôn YouTube Michael Aciman thừa nhận công ty đã nhận được phản hồi từ nhiều người sáng tạo về bản cập nhật. “Các phản hồi rất quan trọng và chúng tôi đang trong quá trình thực hiện một số điều chỉnh đối với chính sách này để giải quyết mối quan tâm của họ”, Aciman nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau 10 năm thâm nhập thị trường Việt Nam, chuỗi cà phê đến từ Mỹ dự định cán mốc 100 cửa hàng vào quý sau.
Starbucks dự kiến đạt mốc 100 cửa hàng tại Việt Nam trong 2023
Thông tin được bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ ngày 3/1. “Chúng tôi sẽ kỷ niệm cửa hàng thứ 100 trong năm nay nhưng không có nghĩa chỉ mở đến 100”, bà Patricia Marques cho biết.
Starbucks vào Việt Nam từ tháng 2/2013 với cửa hàng đầu tiên ở ngã sáu Phù Đổng (quận 1, TP HCM). Hiện họ có 87 cửa hàng tại 7 tỉnh thành, trên 800 nhân sự và hơn 200 “coffee master” (chuyên gia cà phê theo tiêu chuẩn đào tạo nội bộ).
So với các thương hiệu F&B tương tự khác, số cửa hàng của Starbucks tương đối khiêm tốn, đứng sau các chuỗi nội địa như Highlands, The Coffee House, Phúc Long và Trung Nguyên Legend.
Tuy nhiên, đây là tên tuổi nước ngoài hiếm hoi, cùng với Café Amazon(Thái Lan) còn trụ được và có dấu ấn trong cuộc chiến giữa các chuỗi cà phê, với thị phần áp đảo của doanh nghiệp nội địa.
Những cửa hàng mới đang được chuỗi này định hướng diện tích vừa phải có thể cho khách hàng ngồi uống tại chỗ hoặc phục vụ chỉ mua đi.
Họ nhắm mục tiêu tìm kiếm thêm các mặt bằng tại các khu đô thị mới, cao ốc hay các cộng đồng địa phương. “Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng và sẽ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại những nơi mới ngoài những thành phố đã đặt chân đến”, bà nói.
Cho đến nay, thị trường lớn nhất của Starbucks tại Việt Nam là TP HCM với 50 cửa hàng, trong khi thị trường mới nhất là Hội An (Quảng Nam). Còn Bình Dương, Quy Nhơn là những thị trường đầy tiềm năng.
Theo bà Patricia Marques, Bình Dương ngày trước được biết đến là khu công nghiệp mà người lao động sáng đi chiều về từ TP HCM. Tuy nhiên, tỉnh này giờ có nhiều khu dân cư tại chỗ cho giới chuyên gia.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên về tiềm năng ở Bình Dương và sẽ tiếp tục phát triển tại đây. Hội An thì có khách du lịch nhưng phải còn tiếp tục khám phá. Hay Qui Nhơn du lịch trước đây chưa phát triển, nay đã sôi động với nhiều khu resort nên đó là tiềm năng kinh doanh cho chúng tôi”, bà Patricia phân tích.
Ngoài số cửa hàng, bà Patricia nói mục tiêu lâu dài của chuỗi này là “thực sự trở thành cà phê hàng ngày của khách hàng”. Vậy Starbucks đang có những thuận lợi và thách thức nào?
Về thuận lợi, báo cáo ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) khu vực châu Á của Kantar World Panel cho biết ngành đồ uống Việt Nam sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh đã có sự phục hồi. Quý III/2022 ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình là 5,2%, chỉ kém tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn châu Á 0,4%.
Bà Patricia Marques cũng xác nhận trong giai đoạn bình thường mới, kết quả tài chính của chuỗi “đã có sự tăng trưởng nhất định”.
Điều kiện kinh tế vĩ mô 2023 vẫn khó đoán, nhưng theo Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam, họ đã học được cách vận động trong khó khăn qua hai năm dịch để tiếp tục phát triển.
Hiện Starbucks đã dần thích ứng với các thói quen tiêu dùng bản địa. Nửa cuối 2021, họ đã chấp nhận thanh toán bằng hai ví điện tử.
“Lúc trước, thị trường này dùng tiền mặt chủ yếu nhưng qua đại dịch việc không dùng tiền mặt trở thành điều phổ biến một cách rất tự nhiên”, bà Patricia nhận xét.
Allegra World Coffee Portal – nền tảng thông tin chuyên ngành về ngành cà phê của Anh – dự báo các chuỗi cà phê Việt Nam sẽ có tổng cộng khoảng 5.200 cửa hàng vào 2025. Nhìn chung, thị trường này về dài hạn vẫn được cho là có tiềm năng, nhưng cũng không dễ chinh phục.
Đó là thách thức chung không riêng gì với Starbucks. Thực tế, với nhiều lý do khác nhau, thị trường chuỗi đồ uống đã chứng kiến vài biến động thời gian gần đây.
Tháng trước, PhinDeli đóng bớt một số cửa hàng ở vị trí đẹp trong khi KIDO thoái vốn khỏi TTV – đơn vị sở hữu chuỗi Chuk Chuk. Ngược lại, Highlands, Phúc Long vẫn đẩy nhanh mở thêm chi nhánh.
The Coffee House thì dự định khôi phục thương hiệu cửa hàng cao cấp Signature trong năm nay. Hay như Passio Coffee, chuỗi 15 tuổi gắn với cà phê mang đi, đang ngày càng mở rộng quy mô cửa hàng theo hướng bán tại chỗ nhiều hơn.
Đó là chưa kể thị trường đang xuất hiện thêm những thương hiệu mới, gây tiếng tăm trong giới trẻ như Katinat, Phê La, Cheese Coffee. Bà Patricia cũng xác nhận thị trường đang “ngày càng trở nên cạnh tranh”.
Ngoài ra, quy trình phát triển nhân sự của chuỗi cà phê đến từ Mỹ nhiều yêu cầu khiến họ không dễ dàng có được nhiều cửa hàng trưởng trong thời gian ngắn. Tại chuỗi này, một nhân viên pha chế cần khoảng 3-4 tuần đào tạo trong khi cửa hàng trưởng cần gấp nhiều lần thời gian và phải thi đậu nhiều vòng khác nhau.
Tìm kiếm mặt bằng cũng là thử thách nếu muốn có vị trí đẹp. Bà Patricia ví dụ ở Thái Lan, các chủ bất động sản khi xây dựng trung tâm thương mại thường đã hoạch định từ trước là cần thương hiệu nào và chủ động hợp tác, ưu ái khách thuê.
“Ở Việt Nam chưa có mối quan hệ giữa chủ nhà và người thuê như các thị trường khác nên muốn có vị trí đẹp phải trả giá rất cao”, bà nói.
Theo báo cáo của Starbucks, doanh thu thuần hợp nhất của chuỗi này trên toàn cầu trong năm tài chính 2022 (kết thúc vào 2/10/2022) tăng 11% lên mức kỷ lục 32,3 tỷ USD, đã bao gồm 2% tác động bất lợi từ chuyển đổi ngoại tệ.
Trong năm tài chính 2023, tập đoàn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 12%, đã tính tác động 3% từ chuyển đổi ngoại tệ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hơn 600.000 người dùng Facebook bị thu thập thông tin bởi các tài khoản ảo do công ty Voyager Labs lập ra.
Facebook: Sử dụng tài khoản ảo để xây dựng chân dung người dùng
Sự việc được Meta, công ty mẹ của Facebook, phát hiện và công bố tuần qua. Theo cáo buộc của Meta, Voyager đã phát triển và sử dụng một phần mềm đặc biệt để tổng hợp thông tin và xây dựng chân dung người dùng.
Dữ liệu được họ thu thập bằng cách lập các tài khoản ảo để tiếp cận người dùng thực, từ đó có được dữ liệu như: thông tin hồ sơ, danh sách bạn bè, ảnh, bài viết và bình luận trên mạng xã hội. Ngoài các mạng xã hội của Meta như Facebook và Instagram, Voyager còn tiếp cận người dùng các nền tảng khác như Twitter, YouTube, LinkedIn và Telegram.
Trong đơn kiện gửi tòa án, Meta tố Voyager đã “làm giàu bất chính dựa trên nền tảng của Meta” khi sử dụng hơn 38 nghìn tài khoản Facebook ảo để phục vụ mục đích của mình.
Trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2022, hơn 600 nghìn người dùng Facebook đã bị thu thập thông tin. Mục tiêu Voyager nhắm đến là nhân viên các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, lực lượng vũ trang, cơ quan chính phủ…
Ngoài yêu cầu bồi thường về “số tiền bất chính thu được”, công ty của Mark Zuckerberg cũng đề nghị tòa án cấm Voyager Labs dùng Facebook, Instagram và dịch vụ liên quan đến các nền tảng trên. Trước đó, mạng xã hội này đã xóa ít nhất 60 nghìn tài khoản được cho là có liên quan đến hoạt động của Voyager.
Theo Meta, Voyager Labs là một đại diện của ngành dịch vụ chuyên thu thập dữ liệu người dùng, sau đó bán lại. Đối tác của công ty này sau đó có thể sử dụng dữ liệu cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả việc lập hồ sơ dự đoán hành vi phạm tội của người dùng.
Trong khi đó, việc thu thập dữ liệu, dù nhằm mục đích thực thi pháp luật, đều là hành vi bị cấm trên nền tảng của Meta.
“Ngành công nghiệp này bí mật lấy thông tin của mọi người, bao gồm các thông tin chúng ta chia sẻ với cộng đồng, thông tin gia đình, bạn bè, mà không có sự giám sát hay trách nhiệm giải trình nào. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền công dân”, Meta cho biết.
Guardian dẫn báo cáo của Trung tâm Tư pháp Brennan (Mỹ) cho biết, Voyager Labs là công ty chuyên giám sát và điều tra bằng cách tái tạo cuộc sống của một người trên không gian mạng, từ đó đưa ra giả định về hành vi của người dùng.
Voyager bị phát hiện từng hợp tác với Sở cảnh sát Los Angeles để dự đoán hành vi phạm tội của một số cá nhân. Công ty này cũng tự nhận là “công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp điều tra tiên tiến dựa trên AI”.
Voyager hiện chưa bình luận về vụ kiện.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi đầu tư vào OpenAI, Microsoft đang tìm cách ứng dụng các công nghệ của ChatGPT vào phần mềm ứng dụng văn phòng Microsoft Office.
Microsoft mở rộng ứng dụng ChatGPT vào Word, PowerPoint và Outlook
Theo đó, Microsoft đang xem xét bổ sung công nghệ ChatGPT của OpenAI vào phần mềm văn phòng “huyền thoại” của mình, bao gồm Word, PowerPoint và Outlook.
Người dùng Microsoft 365 (trước đây được gọi là Office) có thể sớm sử dụng phần mềm này để tạo văn bản, thực hiện các tác vụ nhanh hơn và chính xác hơn.
Một trong những tính năng chính của công nghệ chatbot của OpenAI là khả năng hỗ trợ người dùng xử lý ngôn ngữ.
Ví dụ: trong Microsoft Word, ChatGPT có thể giúp người dùng viết chính xác hơn và ít lỗi hơn bằng cách đề xuất các từ và cụm từ thay thế khi họ nhập văn bản vào.
Nó có thể tóm tắt các nội dung dài và đánh dấu các điểm chính cần ghi nhớ để từ đó giúp người dùng nắm bắt, hiểu và phân tích thông tin một cách dễ dàng hơn.
Microsoft cũng có thể sử dụng ChatGPT trong Outlook để viết nội dung trả lời email hoặc tóm tắt chuỗi email.
Theo báo cáo, các kỹ sư và nhà nghiên cứu của Microsoft đã dành nhiều thời gian để phát triển các công cụ AI với mục tiêu là có thể viết email và tài liệu, bằng cách sử dụng các mô hình máy học của OpenAI dựa trên dữ liệu riêng của khách hàng, công cụ có thể tự động viết các nội dung trả lời phù hợp.
Một số nguồn tin cho biết Microsoft đang tích cực kết hợp mô hình hiểu ngôn ngữ (language-understanding model) của OpenAI, GPT, để cung cấp các kết quả tìm kiếm hiệu quả hơn khi người dùng Outlook tìm kiếm thông tin trong hộp thư đến của họ.
Để cạnh tranh với gã khổng lồ tìm kiếm Google, Microsoft cũng đang tích hợp nhiều công nghệ của ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Tiếp thị nội dung (Content Marketing) như: Tiếp thị nội dung là gì? vai trò của tiếp thị nội dung đối với thương hiệu và doanh nghiệp? làm tiếp thị nội dung là làm những công việc gì? các xu hướng tiếp thị nội dung? các hình thức tiếp thị nội dung? một số ví dụ về tiếp thị nội dung? và hơn thế nữa.
Tiếp thị nội dung là gì? Các hình thức Nội dung trong Tiếp thị
Tiếp thị nội dung (Content Marketing) là khái niệm đề cập đến phương thức ứng dụng Nội dung (Content) vào các hoạt động Tiếp thị (Marketing) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh nào đó. Cùng với sự trỗi dậy của các xu hướng và hình thức Tiếp thị mới như Tiếp thị hiệu suất hay Tiếp thị thương hiệu, Tiếp thị nội dung hiện đang đóng một vai trò chiến lược ở hầu hết các doanh nghiệp. Tuy vậy, khái niệm này chưa được hiểu một cách đầy đủ và đúng nhất.
Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:
Những kỹ năng quan trọng nhất của một người làm Tiếp thị nội dung.
Vai trò của Tiếp thị nội dung đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
Các loại hình chủ yếu trong Tiếp thị nội dung là gì?
Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Tiếp thị nội dung.
Làm Tiếp thị nội dung là làm những công việc gì?
Các vị trí về Tiếp thị nội dung trong doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa Nội dung và Tiếp thị nội dung là gì?
Cách xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.
Cập nhật những xu hướng Tiếp thị nội dung mới trong năm 2022.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Tiếp thị nội dung là gì?
Tiếp thị nội dung trong tiếng Anh có nghĩa là Content Marketing.
Tiếp thị nội dung là việc ứng dụng Nội dung (Content) vào các hoạt động Tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.
Từ góc nhìn này, để có thể hiểu được khái niệm Tiếp thị nội dung, chúng ta cần tìm hiểu về 2 khái niệm khác là Nội dung và Tiếp thị.
Nội dung là gì:
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Nội dung hay Content đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Một số định dạng nội dung phổ biến có thể kể đến như video, hình ảnh, audio (âm thanh), văn bản (text), hay các kiểu nội dung kết hợp như Infographics và Slide.
Tiếp thị là gì:
Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến thuật ngữ Tiếp thị, tuy nhiên định nghĩa từ “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler là đáng tham khảo nhất.
Theo Giáo sư Philip Kotler, Tiếp thị là khoa học và nghệ thuật khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Tiếp thị xác định những nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng để từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiếp thị cũng liên quan đến việc xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường, xác định phân khúc nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất và từ đây thiết kế ra những sản phẩm và chương trình quảng bá phù hợp nhất.
Tổng hợp những phân tích ở trên, Tiếp thị nội dung có thể được hiểu là chiến lược Tiếp thị trong đó tập trung vào việc xây dựng và phân phối những Nội dung có giá trị cho khách hàng với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy các hoạt động có lợi từ khách hàng tới thương hiệu hoặc doanh nghiệp.
Với Tiếp thị nội dung, thay vì thương hiệu liên tục quảng cáo hay phân phối những nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc bán hàng tới khách hàng, họ sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau để tương tác với khách hàng, những nội dung hữu ích và giúp giải quyết các nỗi đau của khách hàng.
Ngoài ra như đã phân tích ở trên, Tiếp thị nội dung sẽ bao gồm tất cả các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, xây dựng, phân phối và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu Tiếp thị.
Mục tiêu của Tiếp thị nội dung là gì theo đó phụ thuộc vào mục tiêu chung của Tiếp thị như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành với khách hàng (Brand Loyalty), tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hoặc bán hàng.
Nhân viên tiếp thị nội dung là gì hay họ là ai?
Cũng tượng tự như các nhân viên tiếp thị khác, là những người làm tiếp thị hay những nhà tiếp thị, nhân viên tiếp thị nội dung là khái niệm dùng để chỉ những người làm chuyên về Tiếp thị nội dung.
Trong khi nhân viên Tiếp thị nội dung là những người phụ trách các hoạt động sản xuất, xây dựng và tối ưu hoá nội dung, tuỳ vào từng mô hình kinh doanh hay mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, vị trí này cũng đòi hỏi các kỹ năng và năng lực khác nhau.
Những kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên Tiếp thị nội dung.
Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể yêu cầu những kiểu năng lực khác nhau, dưới đây là top những kỹ năng quan trọng nhất mà một người làm Tiếp thị nội dung nên có.
Kỹ năng hoạt định chiến lược.
Mặc dù có thể cấp thiết hơn với các cấp độ (level) cao hơn, hoạt định chiến lược nên là kỹ năng quan trọng nhất của các nhân viên Tiếp thị nội dung.
Vì vai trò chính của các nhân viên Tiếp thị nội dung là đạt được các mục tiêu Tiếp thị thông qua hoạt động xây dựng và phân phối Nội dung, việc hiểu được yêu cầu từ Tiếp thị và sau đó lập nên một bản kế hoạch công việc cần làm trong ngắn hạn lẫn dài hạn được xem là ưu tiên hàng đầu.
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu.
Một khi đã hiểu được vai trò của Tiếp thị nội dung với thương hiệu là gì hay nhân viên Tiếp thị nội dung cần làm những công việc gì, bước quan trọng tiếp theo là bạn cần hiểu về khách hàng và thị trường của mình cũng như các dữ liệu bạn đang có được.
Bạn thử hình dung xem bạn sẽ xây dựng và tối ưu nội dung như thế nào nếu bạn không thấu hiểu về sở thích và nỗi đau của khách hàng hay bạn không hiểu những dữ liệu bạn có được đang muốn “nói” với bạn điều gì.
Bằng cách thực hiện các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và phân tích các dữ liệu thu thập được từ các kênh khác nhau, người làm Tiếp thị nội dung có được một bức tranh toàn diện về đối tượng họ đang cần tương tác.
Kỹ năng viết nội dung quảng cáo (Copywriting).
Vì phần lớn mục tiêu của Tiếp thị nội dung là phát triển tệp khách hàng tiềm năng và bán hàng, kỹ năng viết nội dung quảng cáo mang tính chuyển đổi cũng là yêu cầu quan trọng đối với các nhân viên Tiếp thị nội dung.
Kỹ năng biên tập nội dung (Editing).
Cũng tương tự như Copywriting, một nhân viên Tiếp thị nội dung giỏi cũng cần khả năng biên tập nội dung sao cho ngắn gọn, logic và dễ hiểu nhất.
Một nội dung được biên tập cẩn thận, không lỗi chính tả, được định dạng (format) rõ ràng là yêu cầu bắt buộc để níu chân khách hàng đọc và ra các quyết định, ngược lại nếu nội dung được trình bày cẩu thả và lộn xộn, chưa nói đến việc có chuyển đổi được khách hàng hay không, việc khiến họ ở lại tiếp tục đọc đã là rất khó.
Kỹ năng tối ưu hoá nội dung với công cụ tìm kiếm (SEO).
Cách ứng dụng Tiếp thị nội dung vào SEO.
Ngày nay, ngoài việc các nội dung được sản xuất ra cần có khả năng tăng mức độ tương tác trên các nền tảng như mạng xã hội hay email, việc “được tìm thấy” trên các công cụ tìm kiếm như Google cũng quan trọng không kém.
Những nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm và được xếp hạng cao không chỉ giúp các thương hiệu tối ưu hoá được mức độ tiếp cận của nội dung với khách hàng (mới), mà còn giúp họ tăng mức độ tin tưởng với thương hiệu hay thậm chí là khách hàng tiềm năng.
Một kỹ năng quan trọng cuối cùng của những người làm Tiếp thị nội dung đó là kỹ năng kể chuyện.
Khi các nội dung khô khan về sản phẩm hay doanh nghiệp có thể khó khăn hơn trong việc xây dựng kết nối và cảm xúc với khách hàng, những nội dung được xây dựng theo lối dẫn dắt và kể chuyện là một cách thông minh mà thương hiệu nên tham khảo.
Một nghiên cứu cho thấy rằng, kể chuyện làm cho thương hiệu dễ nhớ hơn và những thông điệp xây dựng theo hình thức này có thể giúp khách hàng nhớ nhanh hơn đến 22 lần so với các nội dung được xây dựng theo kiểu tường thuật số liệu.
Vai trò hay mục tiêu của Tiếp thị nội dung đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
Trong thời kỳ khi mà mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và sự khác biệt về mặt tính năng của các sản phẩm không còn quá lớn, một thương hiệu thành công là thương hiệu luôn luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, gắn kết với khách hàng ở cấp độ con người và cảm xúc, Tiếp thị nội dung cũng thể hiện được vai trò to lớn của nó từ đây.
Khi được áp dụng một cách bài bản và dựa trên các nghiên cứu thị trường cụ thể, dưới đây là những gì mà Tiếp thị nội dung có thể mang lại cho thương hiệu và doanh nghiệp.
Tiếp thị nội dung giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Giả sử nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp mới hay công ty khởi nghiệp chẳng hạn, làm thế nào để các nhóm đối tượng mục tiêu có thể nhận biết (nhanh) về thương hiệu, về các sản phẩm và dịch vụ đằng sau các thương hiệu đó.
Có thể câu trả lời của bạn là bạn chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể biết đến mình.
Tuy nhiên, bạn sẽ nói gì với khách hàng của mình và liệu khách hàng (mới) của bạn có dừng lại để nghe bạn nói về các sản phẩm của mình.
Nếu chỉ đơn giản là bạn cung cấp các thông tin về tính năng của sản phẩm hay giá bán của nó thì bạn nên biết rằng khách hàng có vô số các lựa chọn khác trên thị trường mà thậm chí là tốt hơn nhiều so với bạn, vậy bạn nên làm gì?
Bằng cách ứng dụng Tiếp thị nội dung vào quá trình tương tác với khách hàng, cung cấp những nội dung hữu ích để giải quyết các vấn đề của họ hay kể những câu chuyện truyền cảm hứng đến họ trước khi bán hàng, khách hàng sẽ nhanh chóng biết và nhớ đến bạn.
Tiếp thị nội dung giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Trong khi mọi thứ xung quanh khách hàng không ngừng thay đổi, sở thích và tâm lý của họ cũng thay đổi, một câu hỏi đặt ra là liệu họ sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu của bạn nếu bạn không thay đổi cùng với họ và gắn kết với họ thông qua những nội dung ý nghĩa.
Ngoài các yếu tố bán hàng hay chuyển đổi khách hàng, nhờ vào những nội dung mang tính cảm xúc và gắn kết ở cấp độ con người, những nội dung mang tính đồng cảm cao, khách hàng có nhiều lý do hơn để lại với thương hiệu.
Nói cách khác, nếu mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng chỉ là vấn đề về bán hàng hay mua-bán, mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu là thấp nhất.
Ở góc độ ứng dụng Tiếp thị nội dung, nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu thật sâu nhiều khía cạnh tâm lý và hành vi của khách hàng, hiểu họ cần gì và muốn gì từ thương hiệu để từ đó tương tác với họ ở cấp độ bạn-bè hơn là thương mại hoặc mua-bán đơn thuần.
Tiếp thị nội dung giúp tăng tỷ lệ tương tác trên các kênh.
Vì mục tiêu của Tiếp thị nội dung không chỉ là bán hàng, cũng không chỉ là nói về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, khi nhu cầu, sở thích hay nỗi đau của khách hàng mới là trọng tâm chính của nó, khách hàng sẵn sàng tương tác nhiều hơn với những thương hiệu hiểu họ nhiều hơn.
Tiếp thị nội dung giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng ưu tiên tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và cung cấp những nội dung có ý nghĩa, đồng thời vì tỷ lệ tương tác cũng tốt hơn, ngày càng có nhiều khách hàng hơn tìm đến tương tác và mua hàng từ thương hiệu.
Ngoài ra, nếu thương hiệu đang đầu tư vào các hoạt động tối ưu hoá nội dung (SEO Content), khi thương hiệu có thể bắt gặp khách hàng ở điểm chạm tìm kiếm đồng thời cung cấp những nội dung dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về họ, một lần nữa thương hiệu lại có thêm cơ hội để chuyển đổi và bán hàng với họ.
Với các sản phẩm ít có rào cản về mặt thương hiệu hay tính năng sản phẩm, Tiếp thị nội dung nên là những gì thương hiệu cần ưu tiên.
Các loại hình chủ yếu trong Tiếp thị nội dung là gì?
Xuất phát từ thuật ngữ Nội dung và Tiếp thị, Tiếp thị nội dung chứa đựng nhiều loại hình hay hình thức truyền tải khác nhau để đạt được các mục tiêu Tiếp thị khác nhau.
Dưới đây là một số hình thức phổ biến nhất về Tiếp thị nội dung.
1. Tiếp thị nội dung qua mạng xã hội.
Với khoảng gần 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu với trung bình mỗi người dùng dành khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày, điều này giải thích tại sao việc phát triển nội dung trên các nền tảng này lại trở nên phổ biến.
Tuỳ vào từng đối tượng mục tiêu của các thương hiệu hay cách thức mà họ muốn tương tác với thương hiệu trên các nền tảng khác nhau, thương hiệu có thể cung cấp những kiểu nội dung khác nhau trên các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram hay YouTube.
2. Tiếp thị nội dung qua Blog.
Tiếp thị nội dung qua Blog chính là việc cung cấp những nội dung cho khách hàng thông qua các blog hay website của thương hiệu.
Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu trong từng bối cảnh cụ thể là gì, các nội dung trên Blog có thể được xây dựng và tối ưu theo những cách khác nhau.
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là “giáo dục” khách hàng, nội dung sẽ hướng đến việc cung cấp nhiều thông tin liên quan đến xu hướng hay những lợi ích của sản phẩm.
Nếu mục tiêu của thương hiệu là khách hàng tiềm năng (Lead), nội dung sẽ cần tập trung nhiều hơn đến các nỗi đau của khách hàng hay các giải pháp tối ưu mà thương hiệu có thể đáp ứng cho khách hàng (tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh).
Hay nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, các nội dung chuẩn SEO và website thân thiện với công cụ tìm kiếm là mục tiêu của Tiếp thị nội dung.
Theo nghiên cứu, gần 70% người tiêu dùng nói rằng họ thích tìm hiểu về thương hiệu thông qua các nội dung video.
Thêm vào đó, đối với một số mục tiêu marketing như ghi nhớ về thương hiệu, cân nhắc tìm hiểu thêm về thương hiệu hay thậm chí là chuyển đổi bán hàng, các nội dung video (Video Content) thường tỏ ra hiệu quả hơn.
Theo “Báo cáo doanh thu quảng cáo trên Internet của IAB trong năm 2021”, Video và Audio Ads là hai định dạng ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, mức tăng trưởng chi tiêu đến 50% trong năm 2021.
4. Tiếp thị nội dung qua Audio và Podcast.
Tiếp thị nội dung qua Podcast trên website HBR.
Trong suốt đại dịch và những năm trở lại đây, lượng người dùng ưu tiên tiêu thụ các định dạng nội dung về âm thanh ngày càng tăng cao, gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên và ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.
Vì lý do này, ngày càng có nhiều thương hiệu bắt đầu đầu tư xây dựng các kênh truyền thông Audio hay Podcast của riêng mình.
Nếu bạn đã nghiện cứu sơ bộ và nhận thấy rằng khách hàng của bạn cũng ưu tiên các phương thức truyền thông này từ thương hiệu, đã đến lúc Tiếp thị nội dung qua Audio và Podcast nên xuất hiện trong chiến lược Tiếp thị nội dung của mình.
5. Tiếp thị nội dung qua Infographic.
Bởi bản chất của các nội dung Infographic là những nội dung mang tính trực quan cao, thông tin truyền tải đến khách hàng được thể hiện dưới dạng đồ hoạ hay các biểu đồ rõ ràng và logic, đây cũng là một hình thức Tiếp thị nội dung hiệu quả.
Nếu nội dung của thương hiệu có chứa đựng nhiều số liệu hay những chủ đề phức tạp, Tiếp thị nội dung qua Infographic là một giải pháp để giúp khách hàng ghi nhớ nhanh và tốt hơn những thông điệp mà thương hiệu cần truyền tải.
6. Tiếp thị nội dung thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.
Ví dụ về một nội dung Tiếp thị nội dung có trả phí trên nền tảng Faceboook.
Nếu các kiểu nội dung nói trên chủ yếu đề cập đến các cách thức tiếp thị nội dung tự nhiên (Organic Content Marketing), Tiếp thị nội dung có trả phí là khái niệm đề cập đến tất cả các nội dung tiếp thị được truyền tải tới khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.
Với hình thức này, thương hiệu có thể hiện thị các nội dung quảng cáo ở bất cứ nơi đâu như trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), Banner hay các nội dung quảng cáo tự nhiên (Native Ads) trên các trang báo chí hay các nội dung được tài trợ thông qua những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer…).
Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Tiếp thị nội dung.
Chiến lược Tiếp thị nội dung là gì?
Chiến lược tiếp thị nội dung là khái niệm đề cập đến các bản kế hoạch mang tính định hướng về mục tiêu và cách thức triển khai các hoạt động Tiếp thị nội dung.
Chiến lược Tiếp thị nội dung có thể bao gồm các nội dung như mục tiêu của Tiếp thị nội dung với thương hiệu là gì, chân dung khách hàng của thương hiệu ra sao, những hình thức Tiếp thị nội dung nào sẽ được ưu tiên sản xuất và tối ưu hay các KPIs cụ thể gắn liền với từng nền tảng phân phối nội dung.
Tiếp thị nội dung thương hiệu là gì?
Là những nội dung tiếp thị được phục vụ chủ yếu cho các hoạt động và mục tiêu xây dựng thương hiệu.
Những gì mà Tiếp thị nội dung có thương hiệu hướng tới là tăng mức độ nhận biết của khách hàng với thương hiệu, tăng mức độ ghi nhớ về thương hiệu, tăng mức độ yêu thích hay trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Cũng vì lý do này, các nội dung tiếp thị với mục tiêu thương hiệu thường ít đề cập đến việc bán hàng hay thậm chí là chỉ ra các tính năng hoặc lợi ích trực tiếp của sản phẩm, thay vào đó, mục tiêu của phương thức này là giúp khách hàng “có tình cảm” với thương hiệu thông qua những câu chuyện thương hiệu.
Tiếp thị nội dung hiệu suất là gì?
Trái ngược lại với Tiếp thị nội dung thương hiệu nói trên, Tiếp thị nội dung hiệu suất đề cập đến các nội dung tiếp thị với mục tiêu chủ yếu là bán hàng hoặc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng.
Các nội dung tiếp thị theo hình thức này theo đó thường gắn liền với các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ bán hàng, hay nói nhiều hơn về các nỗi đau của khách hàng kèm với các giải pháp đáp ứng từ thương hiệu để từ đó chuyển đổi khách hàng.
Cũng từ đây, các nội dung Tiếp thị nội dung theo định hướng hiệu suất sẽ ngắn và tập trung hơn so với các nội dung Tiếp thị nội dung theo hướng thương hiệu.
Làm Tiếp thị nội dung là làm những công việc gì?
Đối với hầu hết những newbie hay những nhân viên Tiếp thị nội dung mới, một trong những mối băn khoăn lớn nhất của họ là khi họ trở thành một nhà Tiếp thị nội dung thì họ cần làm những công việc chính là gì.
Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể mà các công việc liên quan đến Tiếp thị nội dung có thể khác nhau.
Mặc dù vậy, dưới đây là những công việc chính mà một nhân viên Tiếp thị nội dung thường phải làm nhiều nhất.
Nghiên cứu và phân tích khách hàng.
Để có thể cung cấp những nội dung mà khách hàng cần, công việc đầu tiên và quan trọng nhất với Tiếp thị nội dung là nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng.
Dù cho đó là hiểu cách họ tiêu thụ nội dung, cách họ tương tác với nội dung hay bất cứ điều gì khác, “thấu hiểu” là từ khoá chính.
Nghiên cứu sản phẩm, thương hiệu hay các yếu tố nội bộ khác của doanh nghiệp.
Khi đã hiểu được khách hàng, các nhân viên Tiếp thị nội dung đã có được một phần thành công với công việc của họ. Bước tiếp theo họ cần làm là hiểu sản phẩm, thương hiệu hay các thông tin nội bộ khác của doanh nghiệp.
Bạn thử hình dung xem bạn sẽ viết gì hay xây dựng nội dung gì nếu bạn chưa hiểu tường tận về các sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá nội dung.
Khi nói đến Tiếp thị nội dung, viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá được xem là những công việc trường kì và tốn nhiều thời gian hàng ngày nhất.
Bằng cách chuẩn bị cho mình những sự thấu hiểu về khách hàng, sản phẩm, đối thủ và thị trường, cộng với nhận thức rõ ràng về mục tiêu của Tiếp thị nội dung là gì thông qua các hoạt động (chiến dịch) cụ thể, các nhà Tiếp thị nội dung bắt đầu xây dựng và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu chung của tiếp thị.
Ví dụ nếu mục tiêu của Tiếp thị nội dung hiện là có được các thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, công việc đầu tiên cần làm của các nhà Tiếp thị nội dung có thể là nghiên cứu và lựa chọn từ khoá (keyword).
Thu thập và Phân tích các dữ liệu có được.
Sau hàng loạt các hoạt động khác nhau, công việc cần làm tiếp theo của Tiếp thị nội dung là thu thập và phân tích các dữ liệu có được từ các chiến dịch trên các nền tảng khác nhau.
Vì mục tiêu cuối cùng của Tiếp thị nội dung là đạt được các chỉ số kinh doanh chung của tiếp thị và doanh nghiệp, phân tích và đánh giá các số liệu là điều hết sức cần thiết.
Chẳng hạn như để đạt được mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, một nhà Tiếp thị nội dung đã sản xuất và phân phối một nội dung video trên nền tảng Facebook và sau đó sử dụng quảng cáo để gia tăng phạm vi tiếp cận.
Sau một khoảng thời gian, vì số liệu cho thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi có được từ video đó là rất thấp, nhiệm vụ của họ khi này là sản xuất các video với định hướng nội dung khác hay thậm chí là chuyển sang sử dụng các định dạng nội dung khác.
Các vị trí về Tiếp thị nội dung trong doanh nghiệp.
Nếu sau khi bạn đã hiểu bản chất của Tiếp thị nội dung là gì và những công việc bạn cần làm sau đó, dưới đây là các vị trí mà bạn có thể sẽ đảm nhận hay trải qua.
Nhân viên Tiếp thị nội dung: Những nhân viên phát triển nội dung tiếp thị.
Chuyên viên Tiếp thị nội dung: Những chuyên viên Tiếp thị nội dung với khoảng 1-3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế.
Trưởng nhóm Tiếp thị nội dung: Những trưởng nhóm tiếp thị nội dung dày dặn kinh nghiệm có thể dẫn dắt các vị trí nói trên.
Quản lý Tiếp thị nội dung: Là những trưởng bộ phận hay trưởng phòng Tiếp thị nội dung, người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược Tiếp thị nội dung và dẫn dắt đội ngũ cấp dưới (nếu có) đạt được mục tiêu chung của marketing.
Cách xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.
Cách xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.
Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu tương đối đầy đủ về khái niệm Tiếp thị nội dung hay là những gì mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp, công việc không kém phần quan trọng bạn cần làm là xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.
Dưới đây là chi tiết từng bước để bạn làm điều đó.
1. Đặt mục tiêu (SMART).
Phần đầu tiên của mọi chiến lược Tiếp thị nội dung là đặt mục tiêu THÔNG MINH. Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Tiếp thị nội dung là gì, nó nên cụ thể, có khả năng đo lường được, có thể đạt được, liên quan đến mục tiêu chung của marketing và thương hiệu và cuối cùng là gắn liền với các mốc thời gian cụ thể.
Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu THÔNG MINH:
Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Tăng doanh thu.
Tăng chuyển đổi.
Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ và niềm tin giữa những khách hàng tiềm năng và khách hàng.
Thu hút các đối tác chiến lược.
2. Xác định KPI.
Tiếp theo, khi bạn đã có được các mục tiêu cụ thể, bạn cần đặt các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) cho các mục tiêu SMART của mình. KPIs là các điểm dữ liệu có thể định lượng được mà thương hiệu có thể sử dụng để đo lường hiệu suất thực tế của Tiếp thị nội dung.
3. Quyết định loại hình nội dung.
Tiếp đến, bạn cần chọn loại hình hay kiểu nội dung chính mà bạn sẽ xây dựng.
Để làm được điều này, bạn nên bắt đầu bằng cách suy nghĩ về đối tượng mục tiêu và tính cách của người mua.
Bạn có thể hỏi các câu hỏi dưới đây để làm rõ vấn đề.
Họ cần gì ở bạn?
Họ đang tìm cách vượt qua những thách thức nào?
Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
Làm thế nào bạn có thể giúp họ thành công hay hạnh phúc hơn?
Họ dành thời gian chủ yếu ở đâu (nền tảng, kênh…)?
4. Chọn các kênh để phân phối nội dung.
Khi bạn đã quyết định được kiểu Nội dung mà bạn sẽ làm Tiếp thị, đã đến lúc bạn cũng cần chọn các kênh phân phối nội dung cụ thể.
Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là Gen Z và họ chủ yếu ở trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Instagram chẳng hạn, có thể đây là điểm bạn cần bắt đầu.
5. Thiết lập ngân sách.
Với các hoạt động cụ thể nói trên, bạn cần chi những hạng mục cụ thể nào để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Đây là phần bạn cần làm rõ nó.
6. Xây dựng và phân phối nội dung.
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược Tiếp thị nội dung cũng là bước thường sẽ mất nhiều thời gian và công sức nhất.
Nhiệm vụ của bạn giờ đây với tư cách là nhà Tiếp thị nội dung đó là xây dựng các hạng mục nội dung cho từng kênh để đạt được các KPIs tương ứng.
7. Phân tích và đo lường kết quả.
Đến bước cuối cùng, bây giờ là lúc bạn nhìn nhận lại những gì mà chiến lược Tiếp thị nội dung của mình có thể tạo ra, hay nói cách khác, sau một loạt các nỗ lực marketing, cái bạn đang nhận được là gì?
Căn cứ vào các mục tiêu trước đó cùng với các KPIs đã đề ra, bạn cần đánh giá về mức độ hiệu quả tổng thể của toàn bộ chiến lược.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Tiếp thị nội dung.
Tiếp thị nội dung (Content Marketing) là gì?
Tiếp thị nội dung (Content Marketing) là khái niệm đề cập đến phương thức ứng dụng Nội dung (Content) vào các hoạt động Tiếp thị (Marketing) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh nào đó
Tiếp thị nội dung theo hướng từ khoá là gì?
Là chiến lược Tiếp thị nội dung được định hướng bởi từ khoá, sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung theo từ khóa và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.
Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.
Kết luận.
Trong khi tiếp thị nội dung hay còn được gọi là Content Marketing vẫn là xu hướng chính sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, bằng cách hiểu tiếp thị nội dung là gì cũng như tất cả các lý thuyết chính xoay quay nó, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng đồng thời xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo tờ Wall Street Journal, Twitter đang cung cấp cho các nhà quảng cáo một ưu đãi mới nhằm lôi kéo các thương hiệu quay trở lại nền tảng của mình, khi hoạt động kinh doanh quảng cáo sa sút sau thương vụ mua lại.
Twitter miễn phí quảng cáo cho các thương hiệu
Cụ thể, Twitter đang cung cấp không gian quảng cáo miễn phí cho những thương hiệu chi tiêu trên 250.000 USD trên nền tảng MXH này từ nay cho tới trước ngày 28/2.
Ưu đãi này là nỗ lực mới nhất của công ty để thu hút quảng cáo từ các thương hiệu. Gần đây, Twitter đã đưa ra gói kích cầu, tặng thêm 500.000 USD tiền quảng cáo cho bất kỳ ai chi tiêu trên 500.000 USD.
Các nhà quảng cáo nói rằng ưu đãi có thể được sử dụng để chạy quảng cáo trong tuần lễ Super Bowl, khoảng thời gian bán hàng quan trọng của Twitter.
Các nhà quảng cáo trong những năm gần đây đã tập trung quảng cáo trên Twitter trong thời gian diễn ra Super Bowl. WSJ đã báo cáo rằng Super Bowl là ngày doanh thu lớn nhất trong năm của Twitter.
Twitter đang phải đối mặt với áp lực tài chính để thu hút lại các nhà quảng cáo, những người đã dừng chi tiền sau khi ông Musk tiếp quản công ty.
Các nhà quảng cáo phần lớn bỏ cuộc vì lo sợ về cách tiếp cận kiểm duyệt nội dung của ông Musk và lo ngại rằng quảng cáo của họ sẽ xuất hiện gần nội dung gây tranh cãi.
Tỷ phú Musk cho biết vào tháng 11 vừa rồi rằng doanh thu của Twitter đã sụt giảm nghiêm trọng và hiện công ty mất 4 triệu USD mỗi ngày. Thuyết phục các nhà quảng cáo quay lại Twitter là rất quan trọng.
Gần 90% doanh thu của Twitter vào năm 2021 đến từ quảng cáo.
Để một thương hiệu đủ điều kiện nhận ưu đãi mới nhất, thương hiệu đó phải sử dụng một số sản phẩm Twitter nhất định, chẳng hạn như công cụ tránh từ khóa được phát hành gần đây, cho phép nhà quảng cáo tạo danh sách tối đa 1.000 từ khóa và tránh để quảng cáo của họ xuất hiện gần các đoạn tweet có chứa những từ đó.
Tỷ phú Musk cho biết vào tháng trước rằng ông hy vọng Twitter sẽ có thể như hòa vốn vào năm 2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng, các chiến dịch cần đạt được cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, điều này có nghĩa là Digital Marketing phải thể hiện được tính hiệu quả trong suốt các giai đoạn của phễu bán hàng.
Đòn bẩy tăng trưởng: Vai trò của Digital Marketing đã thay đổi như thế nào
Theo nhiều báo cáo khác nhau, trung bình mỗi người dùng sử dụng hơn 2 giờ mỗi ngày trên các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội. Điều này không chỉ thay đổi cách họ mua sắm các sản phẩm và dịch vụ mà còn thay đổi cách họ nhận biết về thương hiệu và cân nhắc mua hàng trong tương lai.
Theo truyền thống, các nền tảng hay kênh kỹ thuật số (Digital Media) được coi là kênh kích hoạt ở cuối cùng trong hành trình mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của Nielsen, Nepa và GfK đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu hóa cả mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn lẫn dài hạn trên tất cả các kênh truyền thông.
Bằng cách thiết lập các chiến dịch một cách phù hợp, thương hiệu vừa có thể thúc đẩy các phản hồi trực tiếp và chuyển đổi trong ngắn hạn vừa thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Người tiêu dùng ngày nay đang tương tác nhiều hơn với các định dạng nội dung hấp dẫn hơn và có tính tương tác cao hơn – đặc biệt là video.
Người tiêu dùng cũng đang khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới từ những người tiêu dùng trực tuyến khác mà họ có thể kết nối. Do đó, các thương hiệu thành công nhận ra rằng họ có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh số và lợi nhuận bền vững từ hoạt động Digital Marketing bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều đối tượng mục tiêu hơn trên toàn bộ kênh (phễu bán hàng) – từ giai đoạn xây dựng nhận thức về thương hiệu, hỗ trợ lựa chọn, cho đến giai đoạn chuyển đổi bán hàng.
Để làm được điều này, những người làm marketing nói chung phải đánh giá lại các chiến lược, phân bổ lại ngân sách cũng như cách triển khai chiến dịch ở các giai đoạn khác nhau.
Thay vì chỉ tiếp cận các phân khúc khách hàng hẹp bằng các chiến dịch hướng đến hiệu suất (Performance Marketing), doanh nghiệp hay thương hiệu cần mở rộng để tiếp cận khách hàng ngay ở các giai đoạn đầu tiên của hành trình mua hàng.
Mở rộng phạm vi tiếp cận (Reach) để thúc đẩy tăng trưởng.
Thúc đẩy tăng trưởng trên toàn bộ phễu bán hàng (Sales Funnel) sẽ bắt đầu bằng việc thiết lập (set up). Đối tượng mục tiêu và định dạng quảng cáo rõ ràng là rất quan trọng để thành công, tuy nhiên, các nhà marketer cũng cần suy nghĩ mọi thứ một cách linh hoạt và đa dạng hơn.
Nhiều chiến lược đã chứng minh được tính hiệu quả bằng cách ưu tiên tập trung vào việc kết hợp mục tiêu tìm kiếm khách hàng tiềm năng mở rộng với các mục tiêu tối ưu hóa chuyển đổi để tối đa hóa sự tăng trưởng.
Với những cách thiết lập chiến dịch phù hợp, tính năng cá nhân hóa dựa trên thuật toán sau đó có thể tiếp cận đối tượng mới và hướng dẫn họ chuyển đổi.
Wise, một công ty công nghệ toàn cầu, đã chứng minh được sức mạnh của việc mở rộng phạm vi tiếp cận trên các nền tảng kỹ thuật số, tăng số lượng khách hàng lên 3.4 lần nhờ chiến lược tương tác sớm hơn với khách hàng trong hành trình mua hàng.
Wise muốn nâng cao nhận thức và cân nhắc của khách hàng với các sản phẩm cốt lõi của mình, đồng thời cũng muốn tăng chuyển đổi từ các chiến dịch phản hồi trực tiếp.
Vì vậy, thương hiệu này đã vừa tập trung vào những nhóm đối tượng có độ tuổi phù hợp vừa là những người đã từng truy cập vào website của họ trước đây, tối ưu hoá lượng truy cập (traffic) và lượt xem video cùng với đó là các chiến dịch phản hồi trực tiếp là những gì họ đã làm.
So với việc chỉ chạy các chiến dịch phản hồi trực tiếp, các quảng cáo có thương hiệu (Brand-led Ads) không chỉ mang lại nhiều khách hàng hơn mà còn giúp tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời tăng mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall) lên hơn 1.3 lần.
Người làm Marketing cần thay đổi tư duy tiếp cận khách hàng.
Việc liên tục quảng cáo cho một nhóm đối tượng đã được xác định cụ thể trước đó luôn có nguy cơ là làm bão hòa phạm vi tiếp cận – đối với hầu hết các nhà quảng cáo, phần lớn những người mà họ từng tiếp cận trong một tháng sẽ đã xem chiến dịch của họ, thậm chí là xem đi xem lại nhiều lần – trong khi việc mở rộng đối tượng mục tiêu ban đầu có thể vừa có thêm khách hàng mới vừa cải thiện tỷ lệ chuyển đổi .
Những người làm marketing cũng nên tránh suy nghĩ về đối tượng mục tiêu là những người thuộc các nhóm nhân khẩu học cụ thể đang tìm kiếm sản phẩm của họ; nhiều khách hàng tiềm năng về cơ bản sẽ không phù hợp với cách tiếp cận này trong khi họ vẫn có thể mua hàng.
Việc mở rộng phạm vi tiếp cận ở những phần đầu của phễu bán hàng hay hành trình mua hàng của khách hàng có thể giúp thương hiệu tìm thấy những đối tượng chưa từng được khai thác nhưng lại có mức độ ý định mua hàng (Buying Intent) cao.
Tối ưu hoá các trải nghiệm để thu hút người tiêu dùng.
Để thu hút người tiêu dùng trên toàn bộ kênh, điều quan trọng là các thương hiệu phải cung cấp những trải nghiệm vừa mang tính logic (các tính năng và lợi ích của sản phẩm) vừa mang tính cảm xúc.
Nghiên cứu do Nepa thực hiện và được Meta ủy quyền cho thấy các thương hiệu thành công trong việc xây dựng mối quan hệ thương hiệu có ý nghĩa với khách hàng có thể giúp cải thiện tổng ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) lên đến 59%.
Để đạt được điều này, các thương hiệu cần triển khai nhiều định dạng quảng cáo hơn và để các thuật toán cá nhân hóa giúp chúng trở nên phù hợp hơn với sở thích của người dùng.
Theo một nghiên cứu tổng hợp của Meta, việc kết nối các trải nghiệm thương hiệu bằng cách sử dụng nhiều vị trí hiển thị quảng cáo có thể mang lại hiệu suất cao hơn 80%.
Kết luận.
Bằng cách đặt ra các mục tiêu rõ ràng về cách tiếp cận đối tượng mới và đa dạng, các thương hiệu có thể sử dụng tính năng cá nhân hóa dựa trên thuật toán của nền tảng để tối ưu hóa các chiến dịch, truyền tải thông điệp phù hợp tới từng nhóm đối tượng ở từng giai đoạn trong hành trình mua hàng. Kết quả cuối cùng sẽ là, thương hiệu có nhiều khách hàng mới hơn, chuyển đổi giá trị cao hơn và doanh số tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức cơ bản xoay quanh thuật ngữ tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) như: Tiếp thị liên kết là gì? Cách làm tiếp thị liên kết? Có những mô hình tiếp thị liên kết nào? Vai trò của tiếp thị liên kết đối với doanh nghiệp? Tiếp thị liên kết shopee hay TikTok là gì? và hơn thế nữa.
Tiếp thị liên kết là gì? Các mô hình làm Tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết trong tiếng Anh có nghĩa là Affiliate Marketing. Khái niệm mô tả một hình thức tiếp thị trong đó người làm tiếp thị liên kết sẽ nhận được một khoản gọi là hoa hồng khi một đơn hàng được bán từ các nỗ lực của chính họ. Kể từ khi Marketing Technology (Martech) và Digital Marketing trở nên phổ biến hơn, các cách thức làm tiếp thị dựa vào yếu tố công nghệ trên môi trường trực tuyến cũng đa dạng hơn. Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ làm tiếp thị dựa trên các nguồn lực nội bộ, họ còn có thể tận dụng các nguồn lực liên kết từ bên ngoài, đó là lúc khái niệm tiếp thị liên kết ra đời. Đối với những ai mới bắt đầu tìm hiểu, việc hiểu rõ bản chất của tiếp thị liên kết cũng như cách làm nó trong thực tế là vô cùng cần thiết.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Các mô hình hay hình thức Tiếp thị liên kết chính hiện có là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Tiếp thị liên kết.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu Tiếp thị liên kết như thế nào?
Những chiến thuật về Tiếp thị liên kết mà doanh nghiệp cần hiểu là gì?
Một vài ví dụ về mô hình Tiếp thị liên kết.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Tiếp thị liên kết.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Tiếp thị liên kết là gì?
Tiếp thị liên kết hay còn được gọi là Affiliate Marketing là khái niệm mô tả một phương thức làm Tiếp thị (mà đúng hơn là bán hàng) trong đó các doanh nghiệp thông qua các đối tác trung gian có thể thúc đẩy việc phân phối và bán các sản phẩm hay dịch vụ của họ tới tay khách hàng.
Với tiếp thị liên kết, các đối tác trung gian (còn được gọi là Publisher) có thể là các cá nhân sử dụng các nền tảng hay kênh truyền thông của riêng họ, hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp có các nền tảng riêng.
Quy trình hợp tác hết sức đơn giản, khi một doanh nghiệp nào đó mở các chương trình liên kết (Affiliate Programs), các đối tác có thể đăng ký và bắt đầu nhận được một cái gọi là liên kết (Link), đây chính là công cụ để doanh nghiệp lẫn các đối tác đo lường hiệu quả có được (doanh số bán) sau khi nội dung được phân phối đi.
Số tiền mà các đối tác có được gọi là “Hoa hồng” (Commission).
Trong khi mục tiêu của Tiếp thị liên kết thường là bán hàng, trong một số trường hợp, kết quả của các hoạt động này là khách hàng tiềm năng (Lead), lưu lượng truy cập vào website của doanh nghiệp mở chương trình, lượi tải xuống ứng dụng và hơn thế nữa.
Theo ghi nhận của MarketingTrips, thuật ngữ tiếp thị liên kết bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam và phát triển mạnh sau đó từ năm 2014.
Liên kết là gì?
Để bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Tiếp thị liên kết, bạn cũng cần hiểu về thuật ngữ Liên kết (Affiliate).
Theo từ điển Cambridge, Liên kết là khái niệm mô tả một cách thức hợp tác giữa các bên với nhau (ít nhất là từ 2 phía), trong đó một đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với một bên khác (thường là lơn hơn) hoặc một đơn vị (nhỏ) là một phần của một tổ chức (lớn) nào đó.
Tiếp thị là gì?
Cũng tương tự bất cứ hình thức Tiếp thị hay Marketing nào khác như Content Marketing hay Performance Marketing, bản chất của Tiếp thị liên kết vẫn là Tiếp thị.
Theo góc nhìn của MarketingTrips, Tiếp thị là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Tiếp thị như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân).
Để có thể hiểu sâu hơn về ngành Tiếp thị, bạn có thể xem tiếp thị là gì
Làm Tiếp thị liên kết là làm gì?
Như đã đề cập ở phần đầu bài, cách làm tiếp thị liên kết khá đơn giản. Tiếp thị liên kết hoạt động theo một mô hình khép kín (vòng tròn) trong đó có hai đầu nối chính là doanh nghiệp (đơn vị mở chương trình liên kết) và các đối tác trung gian (đăng ký tham gia chương trình).
Một khi việc đăng ký hoàn thành (thường là miễn phí), các đối tác (Publisher) sẽ nhận được một liên kết (affiliate link), liên kết này là riêng biệt cho từng đối tác, sau đó Publisher sẽ bắt đầu giới thiệu (quảng cáo, phân phối…) liên kết đến tất cả những nơi nào mà họ có thể như trang blog cá nhân, tài khoản mạng xã hội hay bất cứ kênh nào khác.
Điểm đến của các liên kết này là các nền tảng nơi mà người nhấp chuột vào (khách hàng) có thể thực hiện các hành động như mua hàng, đăng ký tư vấn hay tải xuống ứng dụng.
Khi hành động được thực hiện, các Publisher sẽ nhận được một khoản tiền chia sẻ.
Tuỳ thuộc vào từng chương trình khác nhau mà tiếp thị liên kết hướng đến các mục tiêu khác nhau với từng mức hoa hồng khác nhau.
Nhìn chung, các đối tác có thể kiếm được từ khoảng 5% đến 50% doanh số bán được (số tiền mà khách hàng đã chi trả sau khi nhấp vào liên kết).
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp chương trình liên kết cũng có thể chi trả một số tiền cố định trên mỗi hành động của khách hàng thay vì là tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán.
Ví dụ, cứ mỗi lần một người dùng nào đó nhấp vào liên kết của Publisher và tải xuống một ứng dụng (chẳng hạn là ứng dụng Game), Publisher sẽ nhận được 5000 đồng, cho dù người dùng sau đó có chi trả cho doanh nghiệp (trong ví dụ này là đơn vị sỡ hữu nền tảng Game) hay không hay đã chi trả bao nhiêu.
Các mô hình hay hình thức Tiếp thị liên kết chính hiện có là gì?
Các mô hình hay hình thức Tiếp thị liên kết chính hiện có là gì?
Khi bắt đầu tìm hiểu về mô hình Tiếp thị liên kết, bạn thấy rằng, người chia sẻ và giới thiệu các sản phẩm đến bạn (thông qua các liên kết) không hẳn là người đã sử dụng hay hiểu về sản phẩm đó, tuy nhiên họ lại thể hiện theo cách họ quen thuộc với nó.
Mãi cho đến năm 2009, khi nhà tiếp thị liên kết (Affiliate Marketer) nổi tiếng Pat Flynn chia Tiếp thị liên kết thành các loại hay mô hình khác nhau bạn mới có thể hiểu rõ hơn về hình thức tạm gọi là Marketing này (vì nó theo hướng bán hàng nhiều hơn là Marketing).
3 hình thức Tiếp thị liên kết chính bao gồm: Tiếp thị liên kết không liên kết (Unattached Affiliate Marketing), Tiếp thị liên kết có liên quan (Related Affiliate Marketing) và Tiếp thị liên kết bao hàm (Involved Affiliate Marketing).
Tiếp thị liên kết không liên kết.
Hình thức Tiếp thị liên kết đầu tiên được gọi là mô hình “không liên kết” (Unattached) khi người chia sẻ liên kết về sản phẩm (affiliate link), tức là Publisher, không có bất cứ một chuyên môn hay tính liên quan nào đến sản phẩm.
Ý tưởng chính đằng sau mô hình này là, các đối tác chỉ cần chia sẻ các liên kết đó để kiếm hoa hồng khi có hành động phát sinh mà không cần phải quan tâm đến việc khách hàng sẽ mua và sử dụng đó như thế nào, hay có an toàn không.
Như bạn có thể thấy, bởi vì quá trình này diễn ra hết sức đơn giản và ai ai cũng có thể làm được, nó chính là mô hình Tiếp thị liên kết phổ biến nhất hiện tại.
Nếu bạn vô tình bắt gặp ai đó thậm chí là bạn không quen biết gửi liên kết đến bạn hay bạn vô tình nhấp phải một liên kết tương tự trên các nền tảng trực tuyến, đó thường là các liên kết theo mô hình này.
Tiếp thị liên kết không liên kết theo đó cũng là hình thức Tiếp thị liên kết mang tính “có đạo đức” thấp nhất.
Tiếp thị liên kết có liên quan.
Ngược lại với mô hình nói trên và cũng có phần tiến bộ và nhân văn hơn, Tiếp thị liên kết có liên quan là hoạt động giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mà Publisher không sử dụng nhưng lại có liên quan đến chuyên môn hay tính có thẩm quyền của họ.
Nói một cách dễ hiểu, hãy coi bạn là một “người có ảnh hưởng” và hiển nhiên bạn cũng có các vòng kết nối (khác giả) của riêng mình, sau đó bạn giới thiệu đến họ các sản phẩm có liên quan đến nghề nghiệp hay chuyên môn của bạn.
Vì những vòng kết nối này biết bạn là ai và cũng tin tưởng bạn, họ có thể nhấp vào các liên kết và thực hiện các hành động sau đó.
Ví dụ, bạn là một bác sỹ và bạn giới thiệu các sản phẩm dinh dưỡng cho những người biết và theo dõi bạn.
Tiếp thị liên kết bao hàm.
Hình thức Tiếp thị liên kết cuối cùng và cũng là hình thức nhân văn nhất (và ít phổ biến nhất) được gọi là Tiếp thị liên kết bao hàm (Involved Affiliate Marketing), khái niệm đề cập đến việc Publisher chỉ giới thiệu hay quảng cáo các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã sử dụng và thự sự tin tưởng nó.
Trong loại hình Marketing này, các đối tác liên kết sử dụng sức ảnh hưởng của họ để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ mà những người theo dõi họ có thể thực sự cần.
Thay vì doanh nghiệp chi tiêu vào các hoạt động quảng cáo có trả phí, họ sử dụng hình thức này để bán sản phẩm của mình.
Bạn cứ tưởng tượng thế này, các đối tác (hay thậm chí là khách hàng) trải nghiệm các sản phẩm của một thương hiệu nào đó mà họ yêu thích sau đó họ lại chia sẻ câu chuyện đó lên mạng xã hội Facebook, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bè của họ cũng có nhu cầu về các tính năng mà sản phẩm đó có thể mang lại.
Nếu được sử dụng đúng cách, đây thực sự là một hình thức Marketing nhân văn, vừa mang lại giá trị cho doanh nghiệp vừa có lợi cho người sử dụng sản phẩm (khi họ được sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao).
Không giống như các phương thức Marketing dựa trên nguồn lực nội bộ khác, vì Tiếp thị liên kết tận dụng mạng lưới tiếp cận của các đối tác bên ngoài, quá trình khởi chạy một chương trình là hết sức đơn giản và ít tốn kém.
Rủi ro thấp.
Nếu bạn đã hiểu bản chất của Tiếp thị liên kết là gì, bạn thấy rằng doanh nghiệp chỉ cần trả hoa hồng cho Publisher khi có đơn hàng hay hành động phát sinh, do đó thay vì phải lo lắng rằng doanh nghiệp sẽ tốn kém rất nhiều ngân sách quảng cáo nhưng vẫn không bán được hàng, với Tiếp thị liên kết, điều này cơ bản là không thể xảy ra.
Dễ dàng mở rộng quy mô.
Vì doanh nghiệp đang tận dụng nguồn lực của rất nhiều bên, trong trường hợp nếu các đối tác này đã có sẵn một số lượng khán giả hay người dùng đủ lớn, quá trình mở rộng quy mô (scale up) thậm chí còn trở nên nhanh hơn.
Mặc dù cũng có khá nhiều ưu điểm, các nhược điểm của phương thức này cũng có thể khiến bạn phải suy nghĩ một cách cẩn trọng hơn.
Nhược điểm của Tiếp thị liên kết là gì?
Có thể mất nhiều thời gian để xây dựng.
Từ các phân tích ở trên, có thể bạn sẽ nghĩ rằng, Tiếp thị liên kết quá tốt và quá hiệu quả, sự thật lại không đơn giản như vậy.
Để các đối tác bán được hàng, họ cũng cần thời gian để cho các khán giả hay mạng lưới mối quan hệ (network) của họ hiểu về những gì họ đang làm, điều này không thể diễn ra trong một sớm một chiều.
Tiếp đó, cả họ và doanh nghiệp của bạn cũng cần phải thử nghiệm nhiều nền tảng hay kênh khác nhau để xem đâu là nơi mà khách hàng mục tiêu thích tương tác nhất, đó là trên mạng xã hội hình ảnh Instagram, hay nền tảng video ngắn TikTok.
Khó kiểm soát các đối tác và do đó khá rủi ro cho doanh nghiệp và thương hiệu về lâu dài.
Sau khi đăng ký thành công và trở thành đối tác Tiếp thị liên kết của doanh nghiệp, những người này bắt đầu quá trình chia sẻ liên kết để tìm kiếm các khoản thu nhập.
Bạn thử hình dung xem, liệu họ có gửi mỗi cái liên kết (Affiliate Link) không, chắc chắn là không, vì để có thể thúc đẩy đối tượng mục tiêu tương tác, họ cần phải cung cấp thêm một số nội dung đi kèm nào đó (ví dụ là những thông tin về sản phẩm hoặc thông điệp về thương hiệu).
Đây chính là lúc vô số các vấn đề sẽ phát sinh.
Vì muốn đối tượng mục tiêu tương tác và hành động (họ mới có hoa hồng), họ sẵn sàng cung cấp những nội dung (Content) thiếu chính xác, chẳng hạn như là nói quá về công dụng hay thành phần của sản phẩm.
Tất cả những rắc rối hay phàn nàn sau đó từ phía người dùng hiển nhiên sẽ không chỉ liên quan đến Publisher, mà chính là thương hiệu.
Đây cũng là lý do chính khiến nhiều thương hiệu, đặc biệt các thương hiệu uy tín và lớn trên thị trường rất ngần ngại.
Một loạt các rủi ro khác như việc các Publisher sử dụng công cụ gian lận để khiến người dùng nhấp vào các liên kết một cách không mong muốn (clickbait) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu.
Suy cho cùng, thứ mà người dùng nhận được và biết chính là sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu chứ không phải là của các đối tác hay Publisher.
Cách làm tiếp thị liên kết cho người mới bắt đầu.
Tuỳ thuộc vào từng cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như là doanh nghiệp cần triển khai các chương trình cho sản phẩm của họ, hay bạn, với tư cách là một Affiliate Marketer muốn bắt đầu kiếm tiền từ chương trình, mà các bước cần làm là khác nhau.
Bắt đầu làm Tiếp thị liên kết với tư cách là doanh nghiệp.
Để bắt đầu triển khai Tiếp thị liên kết, bạn có thể phải làm các bước dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị sản phẩm và chương trình chiết khấu (trả hoa hồng cho đối tác).
Bước 2: Lựa chọn các nền tảng (ví dụ như Amazon hay Shopify) nơi các Publisher hay đối tác có thể đăng ký chương trình và bắt đầu bán hàng cho bạn.
Bước 3: Theo dõi và thanh toán cho các nền tảng Affliliate Marketing.
Bắt đầu làm Tiếp thị liên kết với tư cách là Publisher hay Affiliate Marketer.
Cũng có phần tương tự như các doanh nghiệp, bạn sẽ cần thực hiện các bước dưới đây để bắt đầu thực thi các chiến dịch Tiếp thị liên kết và tìm kiếm thu nhập.
Bước 1: Dựa vào thế mạnh của bản thân, bạn cần lựa chọn các kênh nơi sau đó bạn sẽ bắt đầu chia sẻ các nội dung của mình, hiển nhiên là kèm với các liên kết (Affiliate Link). Đó có thể là blog cá nhân, tài khoản Instagram, kênh YouTube hay bất cứ nơi nào khác mà bạn có thể đăng và chia sẻ được liên kết.
Bước 2: Lựa chọn các sản phẩm và nền tảng: Trong vô số các sản phẩm mà các doanh nghiệp có triển khai Tiếp thị liên kết như đã phân tích ở trên, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm mà mình thích nhất hoặc các sản phẩm mà đối tượng mục tiêu của bạn có khả năng mua cao nhất. Khi bạn truy cập vào các nền tảng như Amazon hay Shopify và đăng ký thành công chương trình Tiếp thị liên kết của họ, có vố các sản phẩm có sẵn cho bạn lựa chọn.
Bước 3: Bắt đầu viết bài và chia sẻ liên kết.
Ví dụ về mô hình Tiếp thị liên kết.
Một khi bạn đã hiểu tiếp thị liên kết là gì và nó được vận hành như thế nào, và bạn cũng muốn bắt đầu triển khai nó, hãy bắt đầu với một chương trình Tiếp thị liên kết của một nền tảng uy tín nào đó. Trong ví dụ này, MarketingTrips sẽ phân tích về Shopify.
Chương trình Tiếp thị liên kết của nền tảng Shopify
Sau khi truy cập vào trang đăng ký Affiliate Programs của Shopify, bạn cần điền các thông tin theo yêu cầu và bấm chọn đăng ký (Apply Now).
Nền tảng sau đó sẽ mất một khoảng thời gian để xem xét hồ sơ. Sau khi được chấp thuận, bạn sẽ nhận được một liên kết duy nhất (unique affiliate link) chính là thứ mà sau đó bạn sẽ chia sẻ với các đối tượng mục tiêu của mình.
Trong vô số các danh mục sản phẩm hiện có như giáo dục, công nghệ hay các khoá học về Marketing, bạn có thể chọn bất cứ sản phẩm nào để bắt đầu chia sẻ (quảng cáo).
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Tiếp thị liên kết.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là gì?
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một phương thức làm marketing, mà đúng hơn là mô hình hợp tác bán hàng giữa một bên gọi là người làm liên kết (nhà tiếp thị liên kết) và một bên là phía doanh nghiệp hay các đơn vị cần làm Tiếp thị liên kết.
Tuỳ thuộc vào từng mô hình Tiếp thị liên kết khác nhau như Tiếp thị liên kết không liên kết (Unattached Affiliate Marketing), Tiếp thị liên kết có liên quan (Related Affiliate Marketing) và Tiếp thị liên kết bao hàm (Involved Affiliate Marketing), mà cách làm là khác nhau.
Đường dẫn tiếp thị liên kết là gì?
Chính là các đường dẫn (URL) hay các liên kết duy nhất (có thể nhấp vào được) mà bạn được các nền tảng Tiếp thị liên kết cung cấp. Bạn sử dụng nó để chia sẻ tới cộng đồng của mình.
Chương trình tiếp thị liên kết là gì?
Là các chương trình liên kết của các nền tảng. Trong ví dụ nói trên của Shopify, chương trình liên kết là nơi bạn có thể đăng ký cùng với các chính sách (chẳng hạn như chính sách hoa hồng) hiện có về các sản phẩm trên nền tảng.
Tiếp thị liên kết Shopee là gì?
Cũng tương tự như tiếp thị liên kết trên Lazada, Tiki hay TikTok, tiếp thị liên kết Shopee đơn giản là chương trình tiếp thị liên kết của nền tảng thương mại điện tử Shopee.
Tuỳ thuộc vào từng nền tảng khác nhau, các chính sách (chẳng hạn như “hoa hồng”) được đưa ra là khác nhau.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức căn bản về Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), việc hiểu rõ bản chất thực sự của tiếp thị liên kết là gì cũng như cách làm nó một cách hiệu quả là rất cần thiết.
Trong khi hình thức marketing hay bán hàng này cũng có những lợi ích và hạn chế nhất định, bằng việc hiểu rõ các lý thuyết liên quan đến nó, bạn có thể sáng suốt hơn trong các quyết định của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngày 12/1, cơ quan chức năng tại Pháp đưa ra án phạt 5 triệu Euro (5,4 triệu USD) đối với TikTok do những thiếu sót của công ty liên quan việc xử lý dữ liệu theo dõi trực tuyến (cookie).
TikTok bị phạt 5 triệu Euro vì làm khó người dùng
Cơ quan bảo vệ dữ liệu Pháp (CNIL) cho hay, phạm vi cuộc điều tra của họ thực hiện đối với website TikTok.com mà không bao gồm ứng dụng điện thoại di động thông minh, nơi nền tảng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu ByteDance được sử dụng phổ biến.
CNIL nhận thấy những người dùng truy cập website TikTok.com đã bị làm khó trong việc từ chối cấp phép ghi lại cookie (các mẫu dữ liệu nhỏ xuất hiện trong quá trình duyệt web). Bên cạnh đó, người dùng cũng không được cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích sử dụng dữ liệu theo dõi trực tuyến này của TikTok.
“Các vấn đề này liên quan đến phương pháp kỹ thuật trước đây mà công ty đã xử lý vào năm ngoái, chẳng hạn như việc từ chối lưu cookie không cần thiết trở nên dễ dàng hơn, đồng thời bổ sung thông tin về mục đích sử dụng một số cookie nhất định”, đại diện mạng xã hội chia sẻ video ngắn cho biết. “Ngay cả CNIL cũng ghi nhận sự hợp tác của công ty trong quá trình điều tra. Quyền riêng tư người dùng vẫn là ưu tiên hàng đầu của TikTok”.
Theo quy định của Liên minh châu Âu, các website phải có sự đồng ý rõ ràng của người dùng Internet đối với việc sử dụng bất kỳ các mẫu dữ liệu nhỏ nào xuất hiện trong quá trình hoạt động trên không gian mạng. Ngoài ra, người dùng cũng phải được cung cấp lựa chọn dễ dàng từ chối lưu lại loại dữ liệu này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple cho biết khoản thưởng dự tính trong năm 2023 của Tim Cook là 49 triệu USD, thấp hơn 40% so với khoản tiền ông nhận được năm 2022.
Khoản thưởng của CEO Apple năm 2023 là 49 triệu USD, thấp hơn nhiều so với 2022
Trong báo cáo mới nhất gửi đến các nhà đầu tư, Apple đã tiết lộ cụ thể về khoản thưởng dành cho CEO Tim Cook. Báo cáo cho biết ông sẽ bị giảm lương thưởng trong năm 2023. Quyết định này được đưa ra ngay sau khi Cook đề xuất điều chỉnh khoản thưởng cổ phiếu của mình.
Cụ thể, Apple cho biết khoản thưởng dự tính trong năm 2023 của Tim Cook là 49 triệu USD, thấp hơn 40% so với khoản tiền ông nhận được năm 2022.
Ủy ban lương thưởng (Compensation Committee) còn dự tính điều chỉnh khoản thưởng mục tiêu của ông sao cho nằm trong top 10, top 20 CEO có lương cao nhất trong những năm tới.
Theo 9to5mac, Ủy ban lương thưởng thuộc hội đồng quản trị của tập đoàn chuyên phụ trách công việc liên quan đến khoản thưởng của giám đốc.
Trong báo cáo mới nhất, Cook đã đề nghị điều chỉnh lương thưởng của mình tùy thuộc vào kết quả của các cuộc khảo sát, đánh giá do Ủy ban lương thưởng thực hiện.
Theo 9to5mac, trên thực tế, số phiếu đồng thuận cho khoản thưởng khổng lồ của CEO Apple đã giảm mạnh vào năm 2021.
Khi đó, ông nhận được 98 triệu USD, bao gồm 3 triệu USD tiền lương, 82,3 triệu USD tiền thưởng cổ phiếu, 12 triệu USD nhờ đạt chỉ tiêu kinh doanh và 1,4 triệu USD khác cho phúc lợi, đóng góp hưu trí, bảo hiểm… Tập đoàn chỉ nhận được 64% phiếu bầu ủng hộ từ các cổ đông đối với cơ chế trả lương cho Cook trong năm này.
Do đó, rất có thể Ủy ban lương thưởng của Apple năm nay sẽ nhận thêm nhiều ý kiến từ hội đồng quản trị để điều chỉnh mức thưởng dành cho Tim Cook.
Báo cáo mới nhất ước tính, ngoài 3 triệu USD lương cơ bản, 6 triệu USD khoản thưởng tiền mặt giữ nguyên như năm ngoái, thu nhập của Cook năm 2023 còn bao gồm 40 triệu USD cổ phiếu thuộc gói trợ cấp, giảm mạnh so với 75 triệu USD vào năm 2022.
Trong đó, khoản thưởng năm nay của ông chiếm 75% là dựa trên năng lực làm việc, 25% nằm trong số cổ phiếu đến hạn chuyển nhượng.
Trước đó, vào năm 2022, 50% tiền thưởng của ông đến từ kết quả kinh doanh và 50% còn lại nằm trong gói thưởng. Cũng trong năm này, lương thưởng mục tiêu của Cook là 84 triệu USD nhưng ông đã nhận được tổng cộng 99,4 triệu USD nhờ đưa Apple vượt các mục tiêu tài chính.
Ngoài mức thưởng, Apple còn phải chi trả cho chi phí di chuyển bằng đường hàng không của vị CEO. Năm 2017, hội đồng quản trị từng công bố quy định yêu cầu Cook sử dụng máy bay riêng cho tất cả các chuyến công tác và cá nhân để đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, năm 2022, Apple vẫn phải chi 591.196 USD phí an ninh và 767.319 USD cho phí di chuyển máy bay tư nhân của Tim Cook. Những khoản phí này bao gồm tiền thuê dịch vụ bảo vệ, phí bay theo giờ, tiền nhiên liệu, phí thuê sân hạ cánh máy bay…
Trong một bài phỏng vấn vào năm 2015, CEO Apple cho biết sẽ dành phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện trước khi chết. Ông nói rằng đã âm thầm quyên góp tiền từ thiện của mình từ lâu nhưng không tiết lộ thông tin cụ thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft đang đàm phán để đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI – chủ sở hữu của siêu chatbot ChatGPT, công cụ đang làm mưa làm gió trong hơn một tháng trở lại đây.
Microsoft muốn đầu tư 10 tỷ USD vào siêu chatbot ChatGPT
Theo trang tin Bloomberg, OpenAI và Microsoft đã có thảo luận về thỏa thuận này trong suốt nhiều tháng qua. Microsoft được cho là có kế hoạch rót tiền đầu tư cho OpenAI theo từng giai đoạn, kéo dài trong nhiều năm. Mặc dù vậy, những điều khoản cuối cùng của thỏa thuận này vẫn có thể thay đổi.
Trước đó, trang tin Semafor cũng khẳng định thương vụ đầu tư của Microsoft sẽ có sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm khác, trong khi OpenAI có thể được định giá ở mức khoảng 29 tỷ USD.
Các tài liệu gửi cho nhà đầu tư tiết lộ thương vụ này đã được ‘chốt sổ’ vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, đại diện của Microsoft và OpenAI chưa bình luận gì về thông tin này.
ChatGPT đã tỏa sáng trên internet kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 11/2022 và thu hút một triệu người dùng đầu tiên sau chưa đầy một tuần.
Khả năng bắt chước các cuộc trò chuyện như con người của công cụ này đã làm dấy lên suy đoán về tiềm năng thay thế các cây viết chuyên nghiệp. Thậm chí nó còn đe dọa cả hoạt động kinh doanh tìm kiếm cốt lõi của Google.
Theo đó, ChatGPT được xây dựng trên mô hình ngôn ngữ GPT-3 của OpenAI với những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Chức năng tạo hình ảnh từ văn bản của Dall-E thuộc OpenAI trước đó cũng từng làm nảy sinh một cuộc tranh luận rộng rãi về việc đưa AI vào sử dụng trong các ngành công nghiệp nghệ thuật và sáng tạo. Ngoài ra, OpenAI còn làm việc trên mô hình GPT-4 kế nhiệm để xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Theo Bloomberg, Microsoft trước đó cũng đã từng đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào công ty này. Gã khổng lồ công nghệ cũng đang tìm cách tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing của mình, nhằm giành trước lợi thế so với dịch vụ tìm kiếm được ưa chuộng nhất thế giới là Google – hiện nằm dưới sự quản lý của tập đoàn Alphabet.
ChatGPT có khả năng trả lời các từ khoá tìm kiếm theo cách tự nhiên và giống con người, tiếp tục cuộc trò chuyện và trả lời các câu hỏi tiếp theo, không giống như bộ liên kết cơ bản mà tìm kiếm của Google cung cấp.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại về độ chính xác của công cụ này khiến người ta thận trọng trong việc sử dụng nó. Các trường học ở thành phố New York (Mỹ) hiện đã cấm học sinh của mình truy cập ChatGPT.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta đang đối mặt với khoản tiền phạt 390 triệu euro và phải điều chỉnh dịch vụ quảng cáo nhắm đối tượng phù hợp với luật pháp khu vực.
Facebook gặp nhiều khó khăn tại châu Âu
Ngày 4/1, Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram bị cơ quan quản lý dữ liệu châu Âu phạt với tổng số tiền 390 triệu euro. Bên cạnh đó, công ty này cũng cần điều chỉnh căn bản về mặt pháp lý đối với dịch vụ quảng cáo nhắm theo các đối tượng mục tiêu cụ thể (Ad Targeting), vốn là “nguồn sống” của Meta.
Mức phạt được thông báo từ Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland, cơ quan quản lý và áp dụng bộ quy tắc chung về bảo vệ dữ liệu tại châu Âu (GDPR) tại Ireland.
Đây là kết quả của 2 cuộc điều tra độc lập từ năm 2018 đối với Meta về việc vi phạm GDPR, cũng như một số vi phạm của Instagram.
Con số 390 triệu euro có thể chưa phản ánh đúng vấn đề của Meta. Họ sẽ có 3 tháng để thay đổi điều khoản cho dịch vụ quảng cáo nhắm mục tiêu sau khi các nhà quản lý của Liên minh Châu Âu nhận thấy rằng mô hình này trên Facebook và Instagram không hợp lệ.
Trong đó, Liên minh Châu Âu đang hoàn thiện một bộ quy tắc mới nhằm thắt chặt hoạt động quảng cáo trên Internet.
Các quyết định của EU bắt nguồn từ những khiếu nại do nhà vận động quyền riêng tư người Áo Max Schrems đệ trình vào năm 2018. Những khiếu nại này cáo buộc Meta thiếu các cơ sở pháp lý phù hợp trong việc xử lý dữ liệu của hàng triệu người dùng châu Âu.
Từ năm 2018, sau khi GDPR có hiệu lực, các công ty sử dụng dữ liệu người dùng quảng cáo buộc phải đưa ra một bản thỏa thuận, giống như một hợp đồng với người dùng để có quyền khai thác dữ liệu của họ. Schrems cho rằng Meta (khi đó còn là Facebook) ép người dùng phải cung cấp thông tin cho nền tảng nhằm đổi lấy việc sử dụng.
Ông Schrems cho rằng trong thời gian tới, Meta phải đưa ra một phiên bản ứng dụng không hề khai thác dữ liệu của người dùng để quảng cáo.
Hiện tại, nhiều gã khổng lồ công nghệ đang phải vật lộn với việc duy trì doanh thu từ hoạt động quảng cáo, trong khi vẫn phải đảm bảo không vi phạm pháp luật. Vào năm 2022, TikTok cũng gặp khó khăn tương tự trong việc hợp pháp hóa hoạt động quảng cáo nhắm mục tiêu tại châu Âu.
Người phát ngôn của Meta cho biết công ty rất thất vọng với các quyết định kể trên. Tuy nhiên, công ty đã không lường trước được việc phải dựa vào sự đồng ý của người dùng.
“Chúng tôi không đồng ý với quyết định cuối cùng của Ủy ban bảo vệ dữ liệu (DPC) và tin rằng Meta đã tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) bằng cách dựa vào các quy định đối với quảng cáo. Do đó, chúng tôi sẽ tiến hành kháng cáo”, người phát ngôn của Meta cho biết.
Trước đó, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đã tán thành việc Meta chuyển yêu cầu quyền riêng tư từ đồng ý của người dùng sang cơ sở pháp lý trong một dự thảo vào năm 2021. Tuy nhiên, dự thảo này đã bị Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu châu Âu (EDPB) từ chối.
Trong thông cáo báo chí vào ngày 4/1, Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland cho biết họ sẽ đệ đơn kiện lên Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu để hủy bỏ các chỉ đạo của EDPB. Cơ quan của Ireland cho biết EDPB đã vượt quá phạm vi của vụ kiện ban đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Andy Jassy của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon vừa xác nhận trong một bài đăng trên blog rằng công ty đang sa thải nhiều nhân sự hơn so với kế hoạch trước đây.
Amazon bất ngờ sa thải 18.000 nhân viên
Theo Engadget, vào tháng 11 năm ngoái, giống như các công ty khác trong lĩnh vực công nghệ phải tiến hành sa thải một lượng lớn nhân sự, các báo cáo cho biết Amazon sẽ sa thải 10.000 nhân viên.
Mặc dù vậy, báo cáo mới nhất chỉ ra rằng Amazon đang mở rộng việc cắt giảm việc làm, với số lượng nhân viên đã và sắp mất việc lên đến con số 18.000 người, tức cao gần gấp đôi so với dự kiến ban đầu.
Ông Jassy cho biết phần lớn các nhân viên bị sa thải sắp tới đến từ các bộ phận bán lẻ và tuyển dụng tại công ty. Tờ The Wall Street Journal cho rằng Amazon đã hưởng lợi từ các đợt phong tỏa phòng dịch bệnh Covid-19 trong vài năm gần đây khi mọi người phải mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn trước.
Điều này đã buộc Amazon phải bổ sung hàng trăm nghìn nhân viên để bắt kịp nhu cầu tăng đột biến trước khi đưa ra các đánh giá đơn vị không tạo ra lợi nhuận nhằm cắt giảm chi phí.
Không dừng lại ở đó, công ty cũng phải đóng băng việc tuyển dụng, đóng cửa các cửa hàng truyền thống và các đơn vị kinh doanh.
Bên cạnh Amazon, nhiều gã khổng lồ công nghệ khác cũng đang lên kế hoạch cắt giảm việc làm. Ví dụ như Meta tiết lộ gần đây rằng họ sẽ sa thải hơn 11.000 nhân viên.
Giống như Amazon, CEO Mark Zuckerberg đã tăng đáng kể các khoản đầu tư của Meta sau khi doanh thu tăng trưởng mạnh do đại dịch, nhưng thói quen chi tiêu của mọi người cuối cùng đã quay trở lại xu hướng trước đại dịch, dẫn đến doanh thu của công ty ít hơn.
Với 18.000 nhân viên bị sa thải, Amazon trở thành công ty sa thải nhân sự nhiều nhất trong thời gian gần đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft sẽ tích hợp với công nghệ chatbot của ChatGPT, mối quan hệ hợp tác mới khiến Bing có thêm sức mạnh khi đối đầu với gã khổng lồ Google.
Microsoft đấu với Google: Công cụ tìm kiếm Bing sẽ tích hợp với ChatGPT
Microsoft đang lên kế hoạch tích hợp công cụ tìm kiếm Bing của mình với trí thông minh nhân tạo (AI) từ chatbot ChatGPT của OpenAI, tích hợp mới sẽ cho phép công cụ tìm kiếm trả lời các từ khoá tìm kiếm bằng các câu hay đoạn văn hoàn chỉnh thay vì chỉ là cung cấp một loạt các liên kết (như hiện tại của Google).
Tính năng mới dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 3 sắp tới và hứa hẹn mang lại cho Microsoft nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với Google hiện là đối thủ lớn nhất.
Microsoft cũng sẽ sớm tìm kiếm lợi nhuận từ khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD vào OpenAI từ năm 2019.
Mối quan hệ đối tác giữa Microsoft & OpenAI.
Mặc dù Microsoft bắt đầu đầu tư vào OpenAI từ năm 2019, mãi đến tháng 10 năm 2022 thương vụ mới trở nên lan rộng hơn khi công ty này tiếp tục đàm phán để thực hiện khoản đầu tư thứ hai trị giá hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực AI.
Khoản đầu tư ban đầu của Microsoft bao gồm một thỏa thuận nhằm tích hợp một số tính năng của ChatGPT trong công cụ tìm kiếm Bing.
Kể từ đó, Microsoft và OpenAI không ngừng tích hợp để cải thiện trải nghiệm của người dùng trên nền tảng.
Cách Microsoft sử dụng công nghệ của OpenAI.
Microsoft hiện đang tận dụng các dịch vụ đám mây của OpenAI nhằm cho phép người dùng tạo văn bản, mã (code) và hình ảnh bằng các hướng dẫn đơn giản, đồng thời đào tạo các mô hình học máy (machine-learning models) bằng dữ liệu internet.
Vào tháng 6 năm 2022, Microsoft đã ra mắt Copilot, một dịch vụ đăng ký sử dụng các công cụ của OpenAI để hỗ trợ các kỹ sư phần mềm trong việc tự động tạo mã.
Giai đoạn tiếp theo này giữa OpenAI và Microsoft là tích hợp với Bing.
Trong khi Google tỏ ra lo ngại vì lạm dụng quá mức AI vào công cụ tìm kiếm có thể ảnh hưởng đến người dùng, Microsoft tỏ ra rất tự tin trong chiến lược mới.
OpenAI cũng dự định sẽ tính phí cho ChatGPT trong tương lai, giống như mức phí mà công cụ này đang tính cho các lập trình viên sử dụng GPT để tạo bots có khả năng tạo văn bản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bước sang năm 2023, xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ là mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến. Bán hàng đa kênh sẽ tiếp tục thể hiện ưu thế. Người mua hàng sẽ trở thành “người tiêu dùng kỹ thuật số”, tiếp tục duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến trong 12 tháng tới…
3 xu hướng lớn của bán lẻ năm 2023
Những nhận định dự báo này vừa được nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo đưa ra ngày 4/1/2023 dựa trên kết quả khảo sát hơn 15.000 nhà bán hàng trên toàn quốc về tình hình kinh doanh năm 2022.
BÁN LẺ ĐA KÊNH NGÀY CÀNG ĐƯỢC NHÂN RỘNG
Tình hình kinh doanh ngành bán lẻ năm 2022 có nhiều sự khởi sắc về doanh thu, quy mô kinh doanh cũng như kênh bán hàng, vận chuyển và thanh toán. Kết quả khảo sát ghi nhận sự phục hồi về doanh thu năm 2022.
Tỷ lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu chiếm 37,72%, cao hơn năm 2021 (23,88%) và năm 2020 (30.7%). Số lượng nhà bán hàng có sự tăng trưởng trên 30% doanh thu chiếm 6,36%.
Phần lớn những nhà bán lẻ có sự tăng trưởng doanh thu năm 2022 đang kinh doanh trong lĩnh vực thời trang- phụ kiện, mỹ phẩm, tạp hóa- siêu thị mini và đồ chơi. Các nhà bán lẻ ghi nhận doanh thu giảm sút trên 30% chủ yếu kinh doanh trong nhóm ngành đồ gia dụng, sinh hoạt; đồ mẹ và bé; thuốc và thực phẩm chức năng.
Phân tích nguyên nhân tạo sự tăng trưởng doanh thu này, bà Dung Lê, Giám đốc Tăng trưởng, CGO của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo cho rằng, các nhà bán hàng đã sử dụng phương thức kích thích sức mua, đẩy hàng tồn và khai thác lợi thế kinh doanh tốt hơn.
Trong đó, 65,58% nhà bán hàng tạo các chương trình khuyến mại giảm giá, tặng quà, tặng thêm sản phẩm; 22,64% nhà bán hàng áp dụng chương trình tích điểm khi mua hàng, đổi quà dành cho khách hàng thân thiết. Chỉ 1,09% nhà bán không có phương án cụ thể để thúc đẩy doanh thu.
Các nhà bán hàng không sẵn sàng chi quá nhiều cho hoạt động marketing, phần lớn ngân sách marketing chiếm dưới 10% doanh thu (58,3%), tỷ lệ nhà bán hàng chi tiêu ngân sách cho marketing chiếm 10-20% doanh thu là 32,4%…
Ba kênh marketing được ưa chuộng nhất và được đổ nhiều chi phí là: quảng cáo trên mạng xã hội, tiếp thị tại cửa hàng, quảng cáo trên sàn thương mại điện tử, đại diện Sapo thông tin.
Xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh cũng được thể hiện rõ rệt với 57,65% nhà bán hàng đang kinh doanh trên ít nhất hai kênh (tại cửa hàng và một số kênh online).
Tỷ lệ người kinh doanh chỉ bán offline tại cửa hàng chiếm 23,71% và người kinh doanh chỉ bán online chiếm 17,35%.
Mặt khác, nhà bán hàng đa kênh thể hiện ưu thế về doanh thu so với các nhà bán hàng chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng hoặc chỉ bán online.
Người bán hàng đa kênh ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu chiếm 68,01%, trong khi đó tỉ lệ này với người bán hàng online là 16,9% và người chỉ bán tại cửa hàng là 15,07%
Trong số các kênh bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử được ưa chuộng nhất với tỷ trọng 49,69% nhà bán hàng sử dụng, tiếp đó là mạng xã hội Facebook (39,13%), website (9,94%). TikTok Shop- kênh bán hàng mới xuất hiện trong năm 2022 hiện chỉ chiếm 1,24% tỷ trọng nhưng đang là xu hướng khai thác và chuyển dịch của nhà bán hàng.
Tuy nhiên, khi đánh giá tổng quan mức độ hiệu quả của các kênh, kênh bán tại cửa hàng vẫn được ưa chuộng nhất (đạt 7,2/ 10 điểm). Tiếp đó là kênh mạng xã hội đạt 6,9 điểm, sàn thương mại điện tử đạt 6,67 điểm, website chiếm 5,76 điểm.
THANH TOÁN TIỀN MẶT TRỞ LẠI NGÔI VỊ SỐ 1
Quá trình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh và giãn cách xã hội đã tác động và tạo ra nhiều thay đổi trong lĩnh vực thanh toán và vận chuyển.
Đáng chú ý, tiền mặt quay trở lại ngôi vị số 1 trong nhóm phương thức thanh toán được người mua hàng sử dụng nhiều nhất và nhà bán hàng chấp nhận (chiếm 29,46% tỷ trọng). Năm 2021, hình thức thanh toán không tiền mặt- Chuyển khoản lần đầu tiên vượt qua Tiền mặt và lên vị trí top 1.
Tuy nhiên, năm 2022, chuyển khoản đã lùi xuống thứ 2, chiếm 27,95% tỷ trọng. Sự bùng nổ của hình thức Quét mã QR ngân hàng trong năm 2022 đã đưa phương thức này lên Top 3 loại hình thanh toán được chấp nhận nhiều nhất (chiếm 16,69% tỷ trọng), vượt qua Ví điện tử (13,29%).
Có thể nói, phong trào ngân hàng số- chuyển đổi số toàn diện trong ngành ngân hàng năm 2022 cũng tác động trực tiếp đến ngành Bán lẻ.
Hình thức mua trước trả sau (Fundinn, Shopee Pay Later) mới được ra mắt và tích hợp trên sàn thương mại điện tử (eCommerce) trong năm 2022 nên chưa được sử dụng nhiều và chỉ đạt 2,6 điểm tiện lợi. Các phương thức thanh toán mới cần thêm nhiều thời gian để chinh phục thị trường bán lẻ.
3 XU HƯỚNG LỚN CỦA BÁN LẺ NĂM 2023
Kết thúc năm 2022, khoảng 74,5% nhà bán hàng kỳ vọng thị trường năm 2023 sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Trong đó, 12,18% nhà bán hàng tin tưởng ngành bán lẻ chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.
Năm 2023, có 36,18% nhà bán hàng dự định mở rộng quy mô kinh doanh; 29,03% nhà bán hàng dự định đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh; chỉ 2,85% nhà bán hàng dự định duy trì và tối ưu chi phí.
Bước sang năm 2023, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ là mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến.
Theo bà Dung, bán hàng đa kênh sẽ tiếp tục thể hiện ưu thế. Thương mại điện tử sẽ tiếp tục trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam.
Người mua hàng của ngành bán lẻ sẽ trở thành người tiêu dùng kỹ thuật số, tiếp tục duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến trong 12 tháng tới.
Mua sắm giải trí, sáng tạo nội dung số đi kèm với tiếp thị sản phẩm (Shoppertainment) sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong những năm tới.
Lượng bán hàng trung bình liên quan tới các nền tảng giải trí, streaming và các sản phẩm liên quan đến các nhà sáng tạo nội dung sẽ tăng mạnh.
Xu hướng thứ ba là cải tiến vận hành, quản trị doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Sau thời gian chống chọi với dịch bệnh, các nhà bán lẻ bước vào thời kỳ khôi phục và tăng trưởng doanh thu, bước đầu chú trọng đến yếu tố duy trì và phát triển kinh doanh từ bên trong.
Đó chính là nguồn lực nội tại từ nhân sự, vận hành cửa hàng và quản trị doanh nghiệp bán lẻ. Ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp chủ cửa hàng mở rộng kinh doanh và vận hành hiệu quả, hỗ trợ vận hành cửa hàng offline, thúc đẩy kênh bán hàng online và tăng trưởng đa kênh (Omni Channel).
Tuy nhiên, 25,43% nhà bán hàng tỏ ra bi quan với tình hình kinh doanh năm 2023, dự đoán tình hình địa chính trị trên thế giới tiếp tục biến động, kinh tế suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh trong ngành bán lẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
ByteDance, công ty mẹ TikTok, bước vào năm 2023 với nhiều thách thức tại Mỹ và Trung Quốc.
2023 sẽ là năm quan trọng với TikTok
ByteDance gặp nhiều thách thức về chính trị tại Washington cũng như quê nhà Bắc Kinh. Vấn đề nổi cộm nhất của kỳ lân lớn nhất Trung Quốc là tương lai của TikTok. Chính trị gia Mỹ đang tăng cường gây sức ép để cấm ứng dụng video ngắn tại đây.
TikTok đã bị cấm trên tất cả thiết bị do Hạ viện Mỹ quản lý, trong khi ít nhất 19 bang cấm ứng dụng trên các thiết bị công.
Một số nhà lập pháp đang kêu gọi cấm hoàn toàn TikTok. Thời báo Phố Wall đưa tin Nhà Trắng cân nhắc yêu cầu ByteDance bán mảng kinh doanh tại Mỹ. Hai năm trước, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump từng muốn làm điều này nhưng không thành công.
Katie Harbath, nhà sáng lập kiêm CEO hãng chính sách công nghệ Anchor Change, cựu Giám đốc chính sách công Facebook, nhận định chính quyền ông Joe Biden sẽ ép ByteDance bán TikTok.
“Tôi không cho rằng các nhà đầu tư TikTok sẽ nhượng bộ đóng cửa tại Mỹ và chính phủ sẽ vấp phải phản đối từ người Mỹ nếu họ muốn cấm nó. Một giao dịch bán lại là tốt nhất”.
Dù vậy, ép bán mạng xã hội TikTok không hề dễ do chính phủ Trung Quốc về cơ bản có thể phủ quyết thương vụ. Theo luật kiểm soát xuất khẩu ban hành năm 2020, việc xuất khẩu các thuật toán – “ma thuật” đứng sau thành công của TikTok – phải được sự chấp thuận từ Bắc Kinh.
Đối với ByteDance, TikTok là một trong sáu bộ phận kinh doanh và được xem là một trong các tài sản hứa hẹn nhất. Phiên bản Trung Quốc – Douyin – hiện có 600 triệu người dùng tích cực hàng tháng, đang là nguồn thu chính của công ty.
Cùng lúc với sức ép từ Mỹ, ByteDance lại cũng là một mục tiêu trong nỗ lực kiềm chế quyền lực Big Tech của Trung Quốc. Bộ phận giáo dục đầy tham vọng của ByteDance bị bóp nghẹt do chính sách cấm gia sư tư nhân của Bắc Kinh, trong khi bước tiến vào video game không có kết quả do Trung Quốc trấn áp lĩnh vực này. CEO ByteDance Liang Rubo từng phát biểu trong cuộc họp tháng 12/2021 rằng công ty cần tinh gọn hoạt động.
Kế hoạch IPO của ByteDance vẫn đang bị treo. Một trong những nhà đầu tư ban đầu cho biết, họ không vội vàng IPO do quá nhiều sự chưa chắc chắn.
Bất chấp các khó khăn trước mắt tại Mỹ và Trung Quốc, ByteDance vẫn là một thế lực không thể xem nhẹ. Bộ phận kinh doanh livestream thương mại điện tử trực tiếp cạnh tranh với các ông lớn thương mại điện tử truyền thống (eCommerce) như Alibaba, trong khi hãng còn hợp tác với các doanh nghiệp giao hàng để “tấn công” Meituan.
Tại Mỹ, TikTok Shop – tính năng mua sắm trong ứng dụng – được ra mắt để thu hút cả người bán và người mua. Theo Harbath, người Mỹ không hề mất hứng thú với TikTok mà ứng dụng ngày càng phổ biến với giới trẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Swire Coca-Cola Limited, công ty con 100% vốn của Tập đoàn Swire Pacific (Anh), ngày 2-1 ra thông báo về việc hoàn tất thương vụ mua lại Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, công tynhượng quyềnđóng chaicủa Tập đoàn Coca–Cola (Mỹ) tại Việt Nam.
Coca-Cola Việt Nam chính thức được mua lại
Theo đó, Swire Coca-Cola Limited sở hữu và vận hành 3 cơ sở sản xuất nước giải khát, 18 dây chuyền sản xuất, 6 trung tâm phân phối tại Việt Nam; đồng thời sử dụng lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp hơn 3.500 người.
Giao dịchnàylà khoản đầu tưthứhai của Swire Coca–ColavàoĐông Nam Ávàđánh dấu sựmởrộng vềquy môhiện diện củacôngtytạikhu vực,tiếp nối việc mua lại Công ty TNHH Nước Giải Khát Campuchiavàotháng 11-2022.
Giá trị của thương vụ không được tiết lộ. Tuy nhiên, hồi tháng 7-2022, Bloomberg đưa tin Tập đoàn Swire Pacific theo đuổi kế hoạch thâu tóm hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia với giá hơn 1 tỉ đô la Mỹ và dự kiến sẽ hoàn thành trong 6 tháng. Thông tin này khá khớp với những gì đã xảy ra hiện nay.
“Là một trong những nền kinh tếphát triểnnhanh nhấtởkhu vực Đông Nam Á vớităng trưởng GDPtrước đại dịchtrên7%vàtổng dân số97 triệu dân vớithành phầnđô thịhóa ngày càng gia tăng,Việt Nam làmột trongnhững thị trườngcóquá trìnhphát triểntriển vọng nhấttạichâu Á vàmang lại tiềm năng tăngtrưởngđáng kểcho Swire Coca–Colatrong dài hạn”, Swire Coca-Cola chia sẻ việc mua lại Coca-Cola Việt Nam trong thông cáo báo chí.
Việc hoàn tất chuyển nhượng phản ánhviệcSwire Coca–Cola tiếp tục theo đuổitầm nhìn chiến lượctrongviệcmởrộngcủa mình tạiĐông Nam Á, một khu vực được hãng đánh giá là năng động và sôi nổi với tiềm năng tăngtrưởng to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực nước giải khát (F&B)đang phát triển mạnh.
“Việc hoàn tất thỏa thuận tại Việt Nam đánh dấu một cột mốc lịch sử nữa cho Swire Coca–Cola, ngay sauthương vụ tại Campuchia”, ôngPatrick Healy, Chủ tịch Swire Coca–Cola chia sẻ trong thông cáo báo chí. Hệ thống vận hành có quy mô lớn tại Việt Nam sẽ bổ trợ cho hệ thống vận hành hiện nay của Swire Coca-Cola tại Campuchia.
Cũng theo thông cáo này, bà Karen So, Giámđốcđiều hành của Swire Coca–Cola, chia sẻ: “Thông quaviệc tận dụng thếmạnh sẵn cóvềnăng lựcthương mại, Marketing,chuỗi cung ứng, dịch vụkhách hàng vàsố hóa tại cáckhuvực chúngtôiđang vận hành kinh doanh, kết hợp vớithế mạnhvàsự am hiểu địa phươngcủacác đồng nghiệp tại Việt Nam,chúng tôisẵn sàngtiếp tục phục vụ nhu cầucủakhách hàng và người tiêu dùng tạiViệt Nam mộtcáchhiệu quả và đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương”.
Trong khi đó, theo bà Claudia Lorenzo, Chủ tịch Tập đoàn Coca-Cola khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương, Swire Coca–Colamang đếnnguồn năng lượng mới cho hoạt động kinh doanh vàkhảnăng thúc đẩy hơnnữa sựphát triển vượt bậc của thịtrường Việt Nam.
Swire Coca–Cola làcông ty con củaSwire PacificLimited,được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoánHồng Kông. Là đối tác đóng chai lớn thứ năm của Coca–Cola tính theosản lượng, Swire Coca–Colađượcđộc quyền sản xuất, marketing và phân phối các sản phẩm củaTập đoàn Coca–Cola tại 11 tỉnh và thành phố Thượng Hải (Trung Quốc); Hồng Kông; Đài Loan;Campuchia;Việt Namvà 13 tiểu bang của Mỹ.
Mối quan hệđối táccủa Swire Coca–Cola vàTập đoàn Coca–Cola bắt đầu từnăm 1965, vớithương vụSwire mua lại phần lớnquyền sởhữu cổ phầnCông ty đóng chaitạiHồng Kông.Swire Coca–Cola hiện đang sản xuất hơn 60 nhãn hiệu nước giải khát và phân phối các sản phẩm này đến 880 triệu người.
Ngoài đồ uống, Swire Pacific còn là tập đoàn đa ngành hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng không, bất động sản, dịch vụ hàng hải, thương mại và công nghiệp. Năm ngoái, đồ uống là mảng kinh doanh phát sinh doanh thu lớn nhất của Swire, chiếm 58% và đạt 6,8 tỉ đô la.
Được biết tại Việt Nam, ngoài thương vụ mua lại chi nhánh Coca-Cola của Swire Coca-Cola, tập đoàn này còn có sự hiện diện tại hai dự án bất động sản ở TPHCM thông qua công ty con Swire Properties.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Lĩnh vực công nghệ được dự đoán sẽ có nhiều thay đổi lớn trong 2023 với sự bành trướng của AI, thay đổi lớn của iPhone và sự nở rộ của hàng loạt mạng xã hội mới.
Những xu hướng công nghệ định hình năm 2023
2023 hứa hẹn sẽ rộn ràng hơn với các thiết bị thông minh trong nhà, công cụ AI, song, cũng đối mặt với nhiều khó khăn như quy định cấm chia sẻ tài khoản và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung tác động đến giới công nghệ…
Thực tế ảo bùng nổ.
Trong 2 năm gần đây, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là những từ khóa nổi bật nhất. Đến năm 2023, thị trường sản phẩm VR/AR tiếp tục trở nên sôi động hơn với nhiều thương hiệu mới, thay vì chỉ mỗi Meta hiện độc chiếm thị phần như trước đây. Cụ thể, tháng 1 sắp tới, HTC sẽ công bố bộ kính VR đầu tiên, hoạt động tương tự Quest Pro của Meta.
Thị trường VR/AR sắp tới còn chào đón sự tham gia ông lớn công nghệ Mỹ Apple. Hàng loạt báo cáo từ các chuyên gia trong ngành đều chỉ ra bộ headset thực tế hỗn hợp của Táo khuyết sẽ trình làng vào cuối năm. Thiết bị sẽ có sẽ có công nghệ cảm biến mống mắt và 14 camera để tái tạo toàn bộ cơ thể người dùng trong metaverse, Bloomberg cho biết.
Về phần Meta, thương hiệu hiện độc chiếm 90% thị phần thiết bị VR/AR cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu công nghệ đưa chân người vào hình đại diện (avatar) trong metaverse. Tập đoàn còn dự tính thêm đầy đủ tứ chi cho avatar trong năm 2023, đồng thời ra mắt thế hệ Meta Quest tiếp theo.
Thay đổi lớn của Apple.
Bên cạnh đó, iPhone sẽ có những bước thay đổi lớn trong năm tiếp theo. Đây có thể sẽ là năm khởi đầu cho kế hoạch khai tử cổng Lightning truyền thống, chuyển sang sử dụng USB-C của Apple. Động thái này được đưa ra khi Liên minh châu Âu buộc các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải trang bị chuẩn USB-C cho sản phẩm kể từ mùa thu năm 2024.
Không chỉ vậy, tập đoàn công nghệ Mỹ còn cho phép cài đặt ứng dụng từ bên thứ 3 trên iPhone và iPad mà không cần thông qua App Store nhằm tuân thủ luật cạnh tranh mới của EU. Song, vẫn chưa rõ thay đổi này sẽ chỉ xuất hiện trên các sản phẩm bán ra tại khu vực châu Âu hay được áp dụng toàn cầu.
AI lên ngôi.
Wall Street Journal còn dự đoán năm 2023 sẽ là một năm bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. AI sẽ ăn sâu vào các công cụ thường dùng của chúng ta. Đơn cử như Microsoft dự tính tích hợp Dall-E 2 vào công cụ tìm kiếm Bing và các sản phẩm.
Meta cũng lấp lửng về dự án Make-A-Video, có khả năng làm video từ đoạn văn. Trong khi đó, Google đang phát triển chatbot AI của riêng mình để cạnh tranh với ChatGPT năm nay.
Song, sự bùng nổ này sẽ để lộ khuyết điểm lớn nhất của AI. Mặc dù thực hiện các tác vụ tương tự con người, những công cụ AI có thể mắc sai lầm và thiên kiến do bộ dữ liệu gốc mà nó học tập. Do đó, các nhà nghiên cứu cần tìm cách mở rộng bộ dữ liệu nguồn để cải tiến chất lượng AI.
Sự lụi tàn của những tên tuổi công nghệ lớn.
Song, theo Wall Street Journal, năm 2022 là một năm đầy khó khăn với các tập đoàn công nghệ khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào giai đoạn khủng hoảng, liên tục lao dốc. Giới công nghệ khắp nơi đều là những đợt sa thải.
Lĩnh vực PC và vi xử lý cũng lao đao với đợt sụt giảm doanh số lớn nhất trong vòng 2 thập kỷ gần nhất. Nhưng không kết thúc ở đó, 2023 vẫn sẽ là một năm đầy gian nan cho giới công nghệ, Wall Street Journal nhận định.
John Chambers, Chủ tịch của tập đoàn sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới Cisco Systems cho rằng rất nhiều cái tên sẽ “ngã ngựa” trong giai đoạn này. “Công ty của họ sẽ không thể vững mạnh nếu không trải qua thời điểm cận kề sụp đổ.
Hàng trăm và có thể hàng nghìn công nghệ sẽ sớm bước vào giai đoạn khó khăn cùng cực ấy”, Chủ tịch Chambers chia sẻ.
Mạng xã hội hỗn loạn vì Elon Musk.
Những tháng cuối năm vừa qua cũng đánh dấu thời kỳ đầy hỗn loạn của mạng xã hội với thương vụ thâu tóm Twitter của Elon Musk. Vị tỷ phú đã công khai những tài liệu nội bộ chứa thông tin nhạy cảm liên quan đến các chính trị gia của Twitter cho thế giới.
Ông còn khôi phục những tài khoản bị khóa trên nền tảng như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời sa thải phần lớn nhân sự kiểm duyệt nội dung.
Với phong cách thất thường của Elon Musk, tương lai tiếp theo của Twitter là một điều khó đoán định. Có thể nó sẽ trở thành một “quảng trường tự do ngôn luận” thật sự và thành công với hạng mục kinh doanh.
Twitter cũng có thể sẽ lụi tàn bởi vị CEO khó đoán và hứng chịu trừng phạt từ các nhà lập pháp. Nhưng sự hỗn loạn của Twitter đã tạo cơ hội cho những đối thủ khác như Mastodon, Post phổ biến với công chúng, biến 2023 trở thành một năm đầy hứa hẹn của lĩnh vực mạng xã hội.
Người dùng sắp không còn được dùng chung tài khoản.
2023 cũng là năm đánh dấu sự kết thúc của tính năng chia sẻ tài khoản trên Netflix. Dịch vụ phát trực tuyến tuyên bố sẽ chặn việc chia sẻ tài khoản của những người dùng chung tài khoản với người khác nhưng “không sống cùng nhà” với chủ tài khoản.
Họ sẽ theo dõi địa chỉ IP, ID của thiết bị và các hoạt động khác của tài khoản Netflix để xác minh danh tính người xem.
Hiện Netflix là dịch vụ đầu tiên có chính sách cấm chia sẻ tài khoản. Nhưng đây là vấn đề mà bất cứ dịch vụ nào cũng đang gặp phải, nhà phân tích Paolo Pescatore của PP Foresight, nhận định. Các đối thủ khác đang chờ xem quy định mới của Netflix sẽ hoạt động như thế nào để đưa ra quyết định, chuyên gia nói thêm.
Tác động của căng thẳng Mỹ – Trung lên giới công nghệ.
Bên cạnh đó, giới công nghệ còn chịu ảnh hưởng bởi·căng thẳng Mỹ – Trung, chia tách rạch ròi lĩnh vực này của hai nước.
Đến năm 2023, sự phân tách sẽ còn nghiêm trọng hơn khi Apple dịch chuyển một phần chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, xây dựng mỏ lithium của Bắc Mỹ và chọn Mexico trở thành điểm đến tiếp theo để mở rộng quy trình gia công linh kiện và sản phẩm.
Bộ Thương mại Mỹ còn ban hành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vi xử lý nhằm gây khó khăn hơn cho quốc gia tỷ dân trong việc thu mua hoặc phát triển các chất bán dẫn tiên tiến. Đồng thời, TikTok cũng bị gây khó dễ tại thị trường Mỹ với động thái cấm nền tảng chia sẻ video ngắn trên các thiết bị thuộc chính phủ vừa được ông Biden thông qua.
Song, đây mới chỉ là giai đoạn đầu trong kế hoạch thoát khỏi Trung Quốc của Mỹ. Do đó, các sản phẩm công nghệ tiếp theo như iPhone có thể sẽ bị trì trệ sản xuất và mục tiêu phủ sóng ôtô điện của Mỹ cũng bị gián đoạn ít nhiều, Wall Street Journal nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Những ngày này, thông báo trên mạng xã hội của chúng ta hầu như đều đến từ những người nổi tiếng, thay vì bạn bè, người thân.
Vì sao bạn bè chúng ta ngày càng ít xuất hiện trên mạng xã hội
Thời gian gần đây, bạn có thể nhận thấy một xu hướng khá rõ, đó là bạn bè, người thân dần “biến mất” trên các nền tảng mạng xã hội.
Hầu như các thông báo trên Facebook, Instagram… đều đến từ những ngôi sao, người nổi tiếng, doanh nghiệp hay thậm chí cả người không quen biết.
Năm nay, mạng xã hội tạm dừng cung cấp cho chúng ta “cửa sổ” nhìn vào cuộc sống của những người thân quen. Thói quen sử dụng mạng xã hội dần thay đổi sau một thập kỷ.
Các công ty cũng dần từ bỏ nội dung liên quan đến bạn bè. Mọi người dần đăng ít hơn những câu chuyện cá nhân.
Facebook đã lo lắng về điều này từ lâu. Năm 2017, họ bắt đầu gợi ý mọi người tham gia các hội nhóm nhiều hơn để mở rộng vòng bạn bè và tăng cường các nội dung xuất hiện trên bảng tin. Nỗ lực phát huy hiệu quả nhưng khó khăn hơn trong năm 2022 khi ngân sách quảng cáo giảm và Apple siết chặt các phần mềm theo dõi quảng cáo.
Chính vì vậy, Facebook quyết định phải thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn, đó là cho phép các nhà sáng tạo nội dung “xâm chiếm” bảng tin.
Từ nay về sau, loại hình dịch vụ mà Facebook và Instagram cung cấp sẽ khác biệt so với hiện tại, tập trung hơn vào sở thích của người dùng hơn là bạn bè của họ.
Meta đang bắt chước TikTok – ứng dụng video ngắn phổ biến trên toàn cầu nhờ thuật toán “gây nghiện”. Những người đăng nhiều nhất sẽ là các nhà sáng tạo.
Meta dù vừa trải qua đợt sa thải lớn và thay đổi về thuật toán vẫn là công ty ổn định nhất trong lĩnh vực mạng xã hội.
Snap – công ty mẹ Snapchat – đã phải cắt giảm 20% nhân sự và nguồn vốn đầu tư vào các bộ phận mang tính thử nghiệm. Ngay cả Elon Musk, tỷ phú giàu thứ hai thế giới, cũng lo lắng về cách kiếm tiền từ mạng xã hội sau khi thâu tóm Twitter.
Dường như không có nhiều startup muốn trở thành cầu nối giữa mọi người và bạn bè của họ. Có vẻ mảnh đất để chia sẻ những điều riêng tư sẽ chỉ là các nhóm chat hay nhóm nhỏ. Đó là lý do bạn bè chúng ta ngày càng ít xuất hiện trên mạng xã hội hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ứng dụng TikTok bị cấm trên tất cả thiết bị do Hạ viện Mỹ quản lý vì “rủi ro cao liên quan đến một số vấn đề bảo mật”.
Theo Giám đốc Hành chính (CAO) Hạ viện Mỹ Catherine Szpindor, mạng xã hội TikTok được xem là “rủi ro cao do liên quan đến một số vấn đề bảo mật”.
Vì vậy, ứng dụng của Trung Quốc bị cấm trên tất cả thiết bị do Hạ viện Mỹ quản lý. Đây là thông tin được gửi đến tất cả nhà lập pháp và nhân viên vào ngày 27/12. Không chỉ bị cấm, TikTok còn phải bị xóa khỏi thiết bị.
Quy định mới đưa ra sau hàng loạt động thái tương tự của các bang tại Mỹ. Tính đến tuần trước, 19 bang đã chặn hoàn toàn hoặc một phần TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể dùng nó để theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung.
Bên cạnh đó, dự luật Omnibus trị giá 1,66 nghìn tỷ USD vừa được Quốc hội Mỹ thông qua bao gồm một điều khoản cấm TikTok trên thiết bị liên bang.
Nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden ký duyệt, dự luật này sẽ có hiệu lực. Trong một tuyên bố, TikTok cho rằng hành động không có ích lợi gì đối với lợi ích an ninh quốc gia.
Theo tin nhắn gửi nhân viên Hạ viện, bất kỳ ai đang cài TikTok trên thiết bị được phát sẽ phải xóa ứng dụng và bị cấm tải về sau.
Hồi tháng 8, CAO dán nhãn TikTok là ứng dụng rủi ro cao vì “thiếu minh bạch trong cách bảo vệ dữ liệu người dùng”.
Cơ quan này tố cáo TikTok “tích cực khai thác nội dung để tìm dữ liệu có thể định danh được” và lưu trữ dữ liệu người dùng tại Trung Quốc. TikTok phủ nhận và cho biết dữ liệu được lưu tại Mỹ và Singapore.
Cũng trong tháng 12, Thượng nghị sỹ Marco Rubio đề xuất cấm hoàn toàn TikTok tại Mỹ.
(Theo Reuters)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một số quan chức chính phủ Mỹ yêu cầu ByteDance phải bán đơn vị TikTok tại Mỹ để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc giữa 2 bên trong những năm qua.
TikTok phải bán lại nếu muốn hoạt động tại Mỹ
Tờ Wall Street Journal cho hay, quan chức an ninh thuộc Uỷ ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đang xem xét một thoả thuận như vậy.
Trong khi đó, đại diện của TikTok ngày 26/12 nói với Insider rằng, công ty đã hợp tác với chính phủ Mỹ “trong suốt 2 năm qua, để giải quyết tất cả các lo ngại hợp lý về an ninh quốc gia”.
“Chúng tôi tin rằng những lo ngại trên có thể được giải quyết hoàn toàn. Hiện tại, CFIUS đang cân nhắc một giải pháp toàn diện cho các vấn đề như quản trị doanh nghiệp, kiểm duyệt và đề xuất nội dung, truy cập và bảo mật dữ liệu”, Brooke Oberwetter, đại diện mạng xã hội video ngắn cho biết.
“Công ty đã có những tiến bộ đáng kể trong triển khai các giải pháp trên trong năm qua và mong muốn giải quyết dứt điểm những lo ngại này.
Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ tin rằng vấn đề bảo mật dữ liệu và tuyên truyền nhắm vào người dùng Mỹ chỉ có thể được xử lý bằng việc bán đơn vị TikTok tại đây”.
Trước đó, đầu tháng này, ByteDance, tập đoàn công nghệ sở hữu TikTok, trụ sở tại Trung Quốc cho biết, kiểm tra nội bộ cho thấy nhân viên công ty đã truy cập dữ liệu của một số người dùng tại Mỹ, trong đó có 2 nhà báo – theo nguồn tin của The New York Times.
Cùng với đó, Quốc hội Mỹ cũng đã thúc đẩy xử lý lo ngại về an ninh quốc gia do ứng dụng nguồn gốc Trung Quốc gây ra, trước mắt bỏ phiếu đề xuất cấm nhân viên chính phủ tải xuống và cài đặt mạng xã hội TikTok trên các thiết bị thuộc sở hữu liên bang.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo xu hướng và chiến lược Marketing năm 2023 của HubSpot, dưới đây là những xu hướng Marketing nổi bật được dự đoán sẽ trở nên phổ biến vào năm 2023.
Xu hướng Marketing 2023: Một vài xu hướng dự báo sẽ lên ngôi
1. Video dạng ngắn sẽ tăng trưởng mạnh và trở thành xu hướng marketing đáng quan tâm nhất trong năm 2023.
Một phần ba số người được hỏi trong cuộc khảo sát của HubSpot cho rằng, đối với hoạt động marketing, video dạng ngắn (short-form video) hiện là định dạng hiệu quả nhất với chỉ số ROI đứng đầu. Theo khảo sát, có 90% nhà tiếp thị đang sử dụng video dạng ngắn cho hoạt động Marketing và con số này sẽ tiếp tục tăng vào năm tới.
Bên cạnh đó, 21% marketer có kế hoạch thử nghiệm video dạng ngắn trong năm 2023, cũng là mức cao nhất so với các xu hướng khác.
Theo xu hướng chung của thế giới, video dạng ngắn được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục “làm mưa làm gió” đối với ngành quảng cáo sáng tạo tại Việt Nam.
2. Chỉ số ROI của influencer marketing sẽ tiếp tục tăng cao.
Số liệu của báo cáo cho biết, hơn 1/4 marketer đang sử dụng influencer marketing (dịch vụ tiếp thị qua người nổi tiếng) và đây cũng là hình thức mang lại chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) cao thứ hai so với các hoạt động marketing khác.
HubSpot cũng đề xuất marketer có thể kết hợp influencer marketing cùng video dạng ngắn để đạt chỉ số ROI một cách tốt nhất.
Theo HubSpot, influencer marketing sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể vào năm 2023 với 17% marketer có dự định bắt đầu đầu tư vào hình thức này.
Đối với 89% marketer đang sử dụng influencer marketing, họ sẽ tăng ngân sách hoặc duy trì khoản đầu tư vào hoạt động này trong năm tới.
Ngoài ra, một khảo sát khác của HubSpot về xu hướng người tiêu dùng cho biết, 33% gen Z đã mua sản phẩm dựa trên đề xuất của người có sức ảnh hưởng (Influencer) trong ba tháng qua.
Họ cho biết, khi đưa ra quyết định mua hàng, đề xuất của người có sức ảnh hưởng sẽ tác động lớn hơn nhận xét từ bạn bè và gia đình.
3. Chiến thuật DM trên mạng xã hội đang được áp dụng rộng rãi.
Theo khảo sát, có 29% marketer đang sử dụng DM (direct message) trên mạng xã hội để chăm sóc khách hàng, tuy dịch vụ này còn tương đối mới.
Hơn nữa, 87% marketer trong số đó cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào DM để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đây là hoạt động marketing mang lại chỉ số ROI cao thứ ba, sau short-form video và influencer marketing.
Ngoài ra, trong cuộc khảo sát về xu hướng người tiêu dùng cũng cho thấy rằng, hơn 1/5 thế hệ gen Z và gần 25% thế hệ millennials (Gen Y) đã liên hệ trực tiếp với thương hiệu trên mạng xã hội để nhận dịch vụ chăm sóc khách hàng trong ba tháng qua.
Khi các mạng xã hội như Instagram, Twitter và Facebook ngày càng tập trung phát triển mảng thương mại điện tử của họ, việc cung cấp dịch vụ khách hàng thông qua DM sẽ trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.
Marketer nên đặc biệt lưu ý về hoạt động marketing này để thể hiện sự tận tâm và chuyên nghiệp của thương hiệu đối với khách hàng. Hơn nữa, một website được tối ưu tốt, thân thiện với người dùng, có khả năng thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng, kết hợp với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ tăng tỷ lệ mua hàng lên nhiều lần.
4. SEO website tiếp tục tỏa sáng và trở thành xu hướng làm marketing trong 2023.
Mặc dù không mới, nhưng 29% marketer trong báo cáo cho rằng nếu có kế hoạch SEO hiệu quả thì đây vẫn là một công cụ mạnh mẽ để thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Theo HubSpot, SEO website xếp hạng 5 khi bàn đến hoạt động marketing mà các marketer sẽ đầu tư nhiều ngân sách nhất vào năm 2023. Có đến 88% marketer đang triển khai hoạt động này và họ sẽ tiếp tục duy trì khoản đầu tư trong năm 2023.
5. Nhân cách hóa thương hiệu.
Từ dữ liệu của báo cáo cho thấy, nhân cách hóa thương hiệu có chỉ số ROI cao thứ 5 và đây là sẽ là xu hướng marketing tăng trưởng mạnh vào năm 2023.
Có 16% marketer cho biết sẽ thử nghiệm hoạt động này trong năm tới. Trong đó, đến 89% số người đã đầu tư vào nội dung này có kế hoạch tăng hoặc duy trì ngân sách của họ trong tương lai.
Dựa vào xu hướng phát triển chung trên thế giới, đối với các brand tại Việt Nam, việc nhân cách hóa thương hiệu được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2023.
Không khó để bắt gặp những nội dung mang đậm dấu ấn brand personality (tính cách thương hiệu) do chính thương hiệu sáng tạo nên trên các kênh social media, campaign, promotion… trong suốt năm 2022 vừa qua.
Tuy nhiên, marketer cần đặc biệt lưu ý nếu lựa chọn thông điệp và tính cách thương hiệu không phù hợp sẽ dễ dẫn đến tác dụng ngược, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thương hiệu.
6. Marketer sẽ được hưởng lợi từ dữ liệu.
Xét cho cùng, việc sử dụng dữ liệu để triển khai chiến lược marketing có thể giúp marketer đạt được một số lợi thế lớn như dữ liệu đó sẽ giúp họ tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn, tạo nội dung marketing sáng tạo hơn, tìm hiểu và phân tích các chiến lược marketing…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Làm việc linh hoạt, quan tâm đến chế độ đãi ngộ hay dần trao quyền cho người lao động … là những xu hướng làm việc sẽ xuất hiện trong năm tới.
7 xu hướng làm việc phổ biến trong năm 2023. Getty Images
2022 là một năm đầy hỗn loạn của thị trường việc làm và nền kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia nghiên cứu của dịch vụ định hướng nghề nghiệp CareerFoundry dự đoán năm mới sẽ chứng kiến những biến đổi thậm chí còn sâu sắc hơn.
Làm việc từ xa và linh hoạt.
2022 là minh chứng rõ nhất cho các doanh nghiệp thấy rằng nhân viên ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt ngành công nghệ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dù không tới văn phòng. Đó cũng là lý do khiến phần lớn người lao động muốn giữ vững xu thế này.
Theo số liệu tổng hợp của website tuyển dụng CodeSubmit, 75% lao động trên toàn cầu tin rằng làm việc từ xa là điều bình thường mới.
Hay nói cách khác, những lợi ích của việc làm từ xa (bao gồm không mất thời gian và chi phí đi lại) đã vượt qua khía cạnh tiêu cực, ví dụ như ít kết nối trực tiếp hơn với đồng nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều công ty đang ưu tiên làm việc từ xa hoặc lựa chọn mô hình hybrid – kết hợp làm việc từ xa và trực tiếp.
Ở mức độ rộng hơn, mô hình làm việc linh hoạt khiến ý tưởng về không gian văn phòng được xem xét lại. Nhiều công ty không còn phải đầu tư lớn cho văn phòng, giúp tiết kiệm ngân sách.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tới nhu cầu và quyền lợi của người lao động. Bởi vẫn cần có một văn phòng làm việc chung, đủ lớn cho những người không có điều kiện làm việc tại nhà.
Trao quyền cho người lao động.
The Great Resignation (trào lưu ồ ạt bỏ việc) đã trở thành xu hướng trong năm 2021 khi có tới 380 triệu kết quả tìm kiếm trên Google. Các báo cáo cho thấy khoảng 36% người lao động Mỹ dự định nghỉ việc trong năm 2023.
Đây được đánh giá là một trong những thay đổi lớn nhất đến thị trường lao động và không nói quá khi cho rằng xu hướng này sẽ còn tiếp tục.
Trên thực tế, những người đã nghỉ việc hoặc dự định thực hiện bước nhảy vọt sẽ phải lo lắng về sự cạnh tranh. Nhưng ở khía cạnh tích cực, đây chính là thời điểm mà lợi thế đang nghiêng về phía người lao động.
Trào lưu ồ ạt nghỉ việc buộc nhà quản lý phải đưa ra những điều kiện làm việc tốt hơn, đặc biệt là trong ngành công nghệ khi nhiều lao động đòi hỏi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sau đại dịch. Và sự gia tăng của “tuần làm việc 4 ngày” ở một số công ty là bằng chứng cho điều này.
Quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho nhân viên.
Để chống lại sự nghỉ việc ồ ạt, nhiều công ty đang xem xét kỹ lưỡng việc cung cấp các trải nghiệm tốt nhất cho nhân viên tại nơi làm việc.
Quyền lợi “uống bao nhiêu cà phê tại công ty tùy thích” – thứ được quảng cáo nhiều nhất trong các thông báo tuyển dụng trước đây, hiện không còn phù hợp nếu muốn thu hút và giữ chân người tài.
Chế độ đãi ngộ của nhân viên từng là một phần rất nhỏ trong tầm nhìn của bộ phận nhân sự nhưng sẽ bùng nổ về ý nghĩa trong những năm tới.
Cuộc khảo sát của hãng dịch vụ kiểm toán đa quốc gia EY chỉ ra, cứ 3 người được hỏi thì một người lại cho rằng chế độ hậu đãi cho nhân viên là chiến lược nhân sự hiệu quả cho năm 2023.
Không chỉ vật chất, các nhà tuyển dụng cần quan tâm hỗ trợ sức khỏe tinh thần (điều mà tầm quan trọng của nó ngày càng thể hiện rõ sau đại dịch), tăng thời gian nghỉ ốm, tài trợ cho chi phí gia đình của nhân viên, chủ động ghi nhận nhiều hơn cho nhân viên về thành tích làm việc của họ.
Hỗ trợ người làm việc từ xa.
Đại dịch làm gia tăng nhu cầu về các công cụ giúp kết nối trực tuyến hiệu quả hơn.
Và với những người làm việc linh hoạt giữa ở nhà và công ty hoặc làm việc từ xa 100%, cần có đầy đủ các công cụ để thực hiện điều này. Thậm chí cần có ngân sách để trang bị cho khu vực work from home (làm việc từ xa) của họ.
Kỹ năng quan trọng hơn vai trò.
Nhìn chung vào năm 2023, những người tìm việc sẽ nhanh chóng nhận thấy sự thay đổi trong cách nhìn nhận của bản thân về công việc.
Những người quen thuộc với ngành công nghệ nói rằng điều này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, và việc đánh giá năng lực của một người không dựa trên những gì họ đã làm mà phụ thuộc vào việc có thể làm.
Sự thay đổi này giúp cho những người có cảm giác không thỏa đáng vì thiếu kinh nghiệm chuyên môn có nhiều cơ hội tiếp cận khi chuyển sang một lĩnh vực hay vai trò mới.
Cuối cùng, nếu đang chuẩn bị cho một sự thay đổi lớn trong nghề nghiệp, hãy thực hiện một số nghiên cứu để tìm ra kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với sự nghiệp tương lai của bạn.
Lao động đa thế hệ trở thành chuẩn mực.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên có nhiều thế hệ cùng làm việc trong một văn phòng tại một thời điểm. Đối với cấp quản lý, điều này có thể tạo ra những thách thức khi phải tìm ra cách gắn kết các nhân viên cách biệt về tuổi tác và thế hệ.
Nhưng mặt tích cực của việc này là nỗi bất an của các nhân viên lớn tuổi muốn thay đổi nghề nghiệp đang được giải quyết. Vào năm 2023, người lao động có thể mong đợi các doanh nghiệp dễ dàng tiếp nhận các yêu cầu của mình hơn.
Trí tuệ nhân tạo mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Khi đọc các tin tức về trí tuệ nhân tạo (AI) nhiều người không hỏi lo sợ chúng sẽ thay thế công việc hiện tại, nhưng kịch bản có thể đổi chiều vào năm 2023.
Thay vì lo sợ người máy sẽ cướp mất công việc đang làm, bạn cần nhìn thực tế rằng AI đang tạo ra những thứ mới mẻ giúp phát triển sự nghiệp.
Theo đó, các ngành công nghiệp trên toàn cầu đã và đang sử dụng AI để mở rộng quy mô và hoạt động sản xuất. Chúng có thể đến từ việc phát triển web hoặc thiết kế UX (User Experience – thiết kế trải nghiệm cho người dùng).
Bên cạnh đó, các công ty cũng sử dụng AI nhằm giúp nhân viên phát triển sự nghiệp. Ví dụ như công ty dược phẩm khổng lồ Sanofi của Pháp đã sử dụng chương trình iMatch để giúp nhân viên trong bộ phận nghiên cứu và phát triển tìm thấy năng lực đặc biệt dựa trên kỹ năng cá nhân.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Netflix dự kiến cấm người dùng chia sẻ tài khoản cho người quen trừ khi trả thêm tiền, nhưng đây được coi là thách thức lớn đối với công ty.
Netflix sắp chặn dùng chung tài khoản
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng dùng chung tài khoản đã được Netflix chuẩn bị vài năm qua. Bộ phận nghiên cứu của công ty năm 2019 đánh giá đây là vấn đề lớn nhất trong phát triển số lượng người dùng, nhưng họ vẫn chưa tìm ra phương án giải quyết mà không làm khách hàng phật lòng.
Covid-19 xuất hiện đầu 2020 khiến lượng người dùng Netflix tăng vọt, làm phai mờ kế hoạch soi xét lại hoạt động chia sẻ tài khoản.
Nền tảng này đã không có kế hoạch ngăn chặn rộng rãi cho đến năm nay, khi số lượng người đăng ký giảm mạnh.
Trong cuộc họp đầu năm, CEO Reed Hastings cho rằng đợt bùng nổ người dùng do đại dịch đã che mờ các hạn chế liên quan đến dùng chung tài khoản và công ty mất quá nhiều thời gian để xử lý vấn đề.
Netflix cho biết hơn 100 triệu người đang dùng dịch vụ này bằng tài khoản được chia sẻ từ người thân, bạn bè. Họ dự kiến chấm dứt điều này từ 2023 bằng cách yêu cầu chủ tài khoản trả thêm tiền.
Tuy nhiên, động thái của Netflix có nguy cơ phá hỏng tinh thần thiện chí được xây dựng nhiều năm qua và khiến người dùng tức giận, điều không có lợi cho công ty trong bối cảnh có hàng loạt dịch vụ streaming tương tự trên thị trường.
“Tôi không nghĩ khách hàng thích điều này khi nó diễn ra”, đồng CEO Netflix Ted Sarandos cảnh báo các nhà đầu tư tháng này.
Điều khoản sử dụng của Netflix nói chủ sở hữu tài khoản trả tiền cần kiểm soát thiết bị sử dụng và không chia sẻ mật khẩu cho bất kỳ ai.
Tuy nhiên, công ty chưa từng áp đặt quy định này một cách chặt chẽ hay vạch ra giới hạn rõ ràng về những người có thể đăng nhập tài khoản.
Nhằm hạn chế sự phản đối từ khách hàng, Netflix đã nhiều lần “rào trước” về kế hoạch. Họ cũng đã cập nhật nội dung trang hỗ trợ người dùng, trong đó nói rằng tài khoản chỉ nên được chia sẻ giữa những người sống trong một nhà. Công ty tuyên bố sẽ thực thi quy định này dựa trên địa chỉ IP, thông tin thiết bị và hoạt động của tài khoản.
Netflix đang dẫn đầu ngành streaming video với 223 triệu người dùng toàn cầu và giá trị thị trường 128 tỷ USD. Đây là nền tảng đầu tiên tìm cách đối phó vấn đề chia sẻ tài khoản, nhưng sẽ không phải doanh nghiệp cuối cùng làm vậy.
Các đối thủ như Disney+, HBO Max và Paramount+ có thể cũng phải tìm cách ngăn chặn trong tương lai khi đối mặt áp lực tăng lượng người dùng và doanh thu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok bị cấm trên tất cả máy tính, điện thoại và kết nối Wi-Fi của trường học giữa bối cảnh mạng xã hội Trung Quốc đối mặt với sự phản đối đến từ chính phủ Mỹ.
Những trường học nói không với TikTok
Ngày càng nhiều trường đại học quyết định cấm sinh viên sử dụng TikTok trên các thiết bị trường học và truy cập vào mạng xã hội này bằng Wi-Fi trường. Động thái này được đưa ra sau khi 19 bang của Mỹ thông qua đề xuất cấm ứng dụng TikTok trên tất cả điện thoại và thiết bị khác thuộc sở hữu của chính phủ.
Những trường học nói không với TikTok.
Theo CNN, đã có 26 học viện và đại học và trong hệ thống trường Đại học Georgia đã áp dụng quy định tương tự cho giáo viên và sinh viên trong khuôn viên trường.
Hiệu trưởng Sonny Perdue cho biết sinh viên và nhân viên trong trường vẫn có thể truy cập vào website của TikTok bằng máy tính hoặc điện thoại riêng.
Họ cũng có thể xem những nội dung TikTok thuộc sở hữu của trường học, miễn là không truy cập vào thông tin cá nhân hoặc dữ liệu nhạy cảm của nhà trường.
Nói với AP, đại diện TikTok cho rằng đạo luật cấm là “nước cờ chính trị” và không cần thiết vì họ đang nỗ lực cải thiện bảo mật dữ liệu ở Mỹ. Nhiều trường học ở bang Georgia cũng sử dụng TikTok để chiêu sinh, kết nối với học viên và cộng đồng.
Ít nhất 20 đại học công và cao đẳng ở bang này đã lập tài khoản TikTok. Trong số đó, đại học Valdosta State còn sở hữu đến 8 tài khoản khác nhau trên mạng xã hội chia sẻ video ngắn.
Theo CNN, ở các trường học khác như Đại học Oklahoma, ứng dụng chia sẻ video ngắn này sẽ bị cấm trên máy tính và kết nối Wi-Fi của trường.
“Thể theo Chỉ thị năm 2022-2023 của chính phủ, toàn thể nhân viên, sinh viên trong trường đều không được truy cập app hay website TikTok trên các thiết bị thuộc sở hữu của trường, bao gồm cả kết nối có dây và không dây”, Đại học Oklahoma viết trong email.
Bên cạnh đó, những tài khoản TikTok thuộc quản lý của nhà trường cũng sẽ bị xóa, thay vào đó sẽ “sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác để thay thế”.
Theo Gizmodo, chỉ thị của Thống đốc Kevin Stitt của bang Oklahoma yêu cầu cấm TikTok trên toàn bộ kết nối mạng và thiết bị thuộc sở hữu của chính phủ bao gồm điện thoại, máy tính hoặc bất kỳ thiết bị có kết nối Internet.
“Chúng tôi cần duy trì an ninh mạng của cơ quan chính phủ để bảo vệ cư dân bang Oklahoma. Chúng tôi sẽ không tiếp tay cho Trung Quốc thu thập thông tin quốc gia từ các cơ quan chính phủ”, Thống đốc bang khẳng định.
Mỹ liên tiếp ban hành lệnh cấm TikTok.
Trong khi đó, Đại học Auburn, bang Alabama cũng bắt đầu cấm TikTok trên các thiết bị và kết nối Wi-Fi của trường vào tuần trước theo chỉ thị của Thống đốc Kay Ivey.
Nói với CNN, đại diện trường cho biết họ sẽ không cấm TikTok trong toàn bộ khuôn viên trường học. Trên thực tế, sinh viên có thể vẫn có thể sử dụng TikTok trên thiết bị riêng với kết nối Internet riêng.
Không chỉ Oklahoma, Alabama, Georgia nhiều bang khác ở Mỹ như Maryland, Nam Dakota và Texas cũng công bố đạo luật cấm mạng xã hội TikTok dành cho nhân viên công chức và các thiết bị thuộc chính phủ.
Động thái này được đưa ra khi ứng dụng video dạng ngắn phổ biến đang đối mặt với sự phản đối và giám sát chặt chẽ ngày càng tăng đến từ chính quyền, các nhà làm luật tại Mỹ. Họ lo ngại TikTok mang những rủi ro về an ninh quốc gia vì mối quan hệ với ByteDance, công ty mẹ có trụ sở ở Trung Quốc.
Sự phản đối còn dâng cao khi Buzzfeed tiết lộ Trung Quốc đã truy cập vào dữ liệu của một số người dùng Mỹ hồi tháng 6. “Mọi thứ đều được giám sát từ Trung Quốc,” một thành viên của bộ phận An toàn và Tin cậy của TikTok cho biết trong một cuộc họp vào tháng 9/2021.
Sau đó, CEO TikTok cho biết một số nhân viên công ty có thể truy cập dữ liệu của người dùng Mỹ, nhưng khẳng định họ không chia sẻ cho chúng chính phủ Trung Quốc.
Nói về vấn đề này, đại diện Jamal Brown của TikTok nói rằng họ rất thất vọng khi nhiều bang ở Mỹ lại hùa nhau công bố những đạo luật cấm mạng xã hội dựa trên những thông tin thiếu xác đáng về TikTok và không hề cải thiện an ninh mạng của khu vực.
“Chúng tôi rất tiếc khi hậu quả của những đạo luật bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng chia sẻ thông tin, tuyển sinh và xây dựng cộng đồng, nhóm học tập… tại các trường đại học”, ông Jamal Brown chia sẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước sự phát triển nhanh chóng của ChatGPT, một chatbot được phát triển dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) của OpenAI, Google tỏ ra lo ngại về tương lai của công cụ tìm kiếm vốn đã thống trị thị trường từ lâu.
Google nhận ‘báo động đỏ’ trước sự phát triển của ChatGPT AI
Theo thông tin từ New York Times, tập thể lãnh đạo của Google đang rất lo ngại về tương lai của công cụ tìm kiếm Google khi công cụ có tính năng tìm kiếm thông minh dựa trên AI ChatGPT đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một chatbot dựa trên công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) của OpenAI, có khả năng trả về các kết quả tìm kiếm dựa trên các câu hỏi cụ thể.
Giám đốc điều hành của Google và công ty mẹ Alphabet, Sundar Pichai, gần đây đã liên tục thúc đẩy quá trình phát triển sản phẩm AI của mình khi đây chính là yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại của Google cũng như nhiều nền tảng trực tuyến khác trong tương lai.
Cụ thể, các đội nhóm của Google đã được chỉ đạo phát triển nhanh các nguyên mẫu và sản phẩm AI (AI prototypes), một số nhân viên khác đã được giao nhiệm vụ xây dựng các sản phẩm AI có khả năng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và đồ họa, tương tự như DALL-E của OpenAI, hiện có hàng triệu người dùng toàn cầu.
Động thái của Google diễn ra trong bối cảnh nhiều chuyên gia và giới đầu tư cho rằng liệu ChatGPT có khả năng thay thế công cụ tìm kiếm của Google hay không, hay nó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng kinh doanh quảng cáo của Google.
Theo Insider, người phụ trách mảng quảng cáo của Google cho biết ChatGPT có thể ngăn người dùng nhấp vào các liên kết có quảng cáo của Google, đây chính là nguồn tạo ra 208 tỷ USD và chiếm 81% tổng doanh thu của Alphabet vào năm 2021.
Kể từ khi ra mắt vào đầu tháng 11, ChatGPT hiện đã tích lũy được hơn 1 triệu người dùng, công cụ có thể cung cấp những câu trả lời mang tính đối thoại cho các câu hỏi mà con người vẫn thường hỏi bằng cách thu thập thông tin từ hàng triệu website khác nhau.
Trong khi vẫn tỏ ra lo ngại với ChatGPT, người đứng đầu phòng thí nghiệm AI của Google lại cho biết Chatbots “không phải là thứ mà mọi người có thể sử dụng hàng ngày một cách đáng tin cậy”.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh này, Google có thể nhận ra rằng nếu họ chậm cập nhật các thuật toán và công cụ tìm kiếm của mình, nó cũng có thể bị thay thế trong tương lai.