Skip to main content

Tác giả: Community

Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì?

Cùng tìm hiểu các khái niệm như Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì, vai trò của Định giá thương hiệu, các phương pháp định giá thương hiệu chính là gì và hơn thế nữa.

định giá thương hiệu là gì
Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì?

Liên quan đến khái niệm định giá thương hiệu hay Brand Valuation, bạn có thể xem thương hiệu là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này trước khi có các quyết định về định giá.

Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì?

Định giá thương hiệu hay đo lường giá trị tài sản thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand Valuation.

Định giá thương hiệu là việc xác định giá trị được tính bằng tiền của thương hiệu dựa trên các đánh giá về sức mạnh thương hiệu và số nhân thương hiệu.

(Để hiểu thêm về khái niệm thương hiệu, bạn có thể xem thương hiệu là gì.)

Vai trò của Định giá thương hiệu (Brand Valuation).

Trong quá trình kinh doanh trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải đo lường giá trị tài sản thương hiệu của họ vì các lí do sau:

  • Đối với các vụ mua lại, loại bỏ hay cổ phần hoá công ty thì giá trị bằng con số của tài sản thương hiệu là rất quan trọng để xác định giá trị của doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản lí các danh mục thương hiệu của họ và cải thiện tài sản thương hiệu đối với doanh nghiệp cần các phương pháp đo lường để theo dõi thành quả hoạt động qua thời gian.
  • Các tổ chức quảng cáo muốn chứng minh rằng cắt giảm chi tiêu quảng cáo làm giảm tài sản thương hiệu.
  • Việc công nhận giá trị tài sản thương hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với các kế toán viên khi đánh giá giá trị vô hình của doanh nghiệp.

Các phương pháp đo lường chính được sử dụng để Định giá thương hiệu là gì?

Trong khi có nhiều chiến lược định giá khác nhau để định giá một thương hiệu, dưới đây là các phương pháp chính.

Phương pháp định giá thương hiệu dựa vào giá trị khác biệt do thương hiệu tạo ra.

  • Khác biệt về giá (dựa vào khả năng bán với giá cao hơn bình thường).

Tính ra sự khác biệt về giá của sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm không có thương hiệu.

Tính ra các dòng tiền khác biệt này.

Chiết khấu các dòng tiền này về hiện tại, đó chính là giá trị của thương hiệu.

  • Khác biệt về doanh số bán.

Tính ra sự khác biệt về doanh số bán giữa sản thương hiệu và sản phẩm không có thương hiệu.

Tính ra các dòng tiền khác biệt.

Chiết khấu các dòng tiền về hiện tại, đó chính là giá trị của thương hiệu.

  • Tổng hợp cả hai sự khác biệt: Những sản phẩm vừa bán được giá cao, vừa bán được nhiều là những sản phẩm có giá trị thương hiệu rất cao.

Phương pháp định giá thương hiệu dựa vào chi phí.

  • Dựa trên chi phí cho thương hiệu trong quá khứ: dựa trên các báo cáo về các khoản tài chính đã đầu tư cho thương hiệu.

Phương thức này khó khăn trong việc xác định hạng mục chi cho thương hiệu, khó khăn khi đánh giá thương hiệu đã có từ lâu.

  • Dựa trên chi phí thay thế thương hiệu: tiếp cận dưới quan điểm là để có được thương hiệu như thương hiệu đang đánh giá thì cần bao nhiêu tiền.

Cần nhiều tiêu thức đánh giá trong phương pháp này, bên cạnh đó không phải cứ bỏ ra từng đó tiền thì thương hiệu sẽ thành công.

Phương pháp định giá thương hiệu dựa vào giá trị vốn hóa trên thị trường.

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với công ty niêm yết với giả định thị trường “hiệu quả”, tức là đánh giá đúng giá trị của doanh nghiệp.

Ba bước cơ bản của phương pháp này bảo gồm:

  • Tính giá trị vốn hóa (bằng giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu đã phát hành)
  • Tính ra giá trị sổ sách (đã điều chỉnh) của toàn bộ tài sản
  • Sự khác biệt (giá trị của thương hiệu) bằng giá trị vốn hoá trừ đi giá trị sổ sách đã điều chỉnh

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand.

Interbrand là một tổ chức có uy tín hàng đầu về định giá thương hiệu. Kết quả định giá thương hiệu của Interbrand được tạp chí Business Week công nhận và phát hành chính thức.

Interbrand đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình giá trị kinh tế của thương hiệu, bao gồm cả yếu tố marketing và tài chính trong việc định giá thương hiệu.

Phương pháp định giá thương hiệu dựa trên tỉ số giá trị trên doanh số (phương pháp của GS Aswath Damodaran).

Aswath Damodaran là Giáo sư ngành tài chính thuộc trường kinh doanh Leonard N.Stern, đại học New York.

Ông nhận được nhiều giải thưởng về kết quả nghiên cứu và giảng dạy của trường đại học và của các tổ chức khác trên thế giới. Ông được tạp chí Business Week trao tặng danh hiệu là một trong những giáo sư hàng đầu về kinh doanh, năm 2004.

Kết luận.

Trong khi có nhiều phương pháp khác nhau để định giá trị của một thương hiệu, bằng cách hiểu Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì những người làm thương hiệu có thể chủ động hơn trong việc định giá thương hiệu của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Nguy cơ nào đang đe doạ quá trình Microsoft đàm phán mua TikTok? (P2)

Những gì Microsoft đang cố gắng có được từ ByteDance và TikTok không chỉ là một số văn phòng và một số nhân viên nhất định, mà chính là chìa khóa thành công của TikTok – thuật toán của nó.

“Điều làm nên thành công của TikTok chính là thuật toán cốt lõi do ByteDance làm ra,” Dan Ives, giám đốc điều hành tại Wedbush Securities nói. Thay đổi thuật toán “sẽ giống như mua một chiếc Ferrari và thay đổi động cơ của nó.

TikTok, hay Douyin theo phiên bản tiếng Trung và ứng dụng Jinri Toutiao đều được phát triển bởi ByteDance. Đây là những ứng dụng tin tức tạo ra một danh sách các bài báo và video phù hợp dựa trên thói quen tìm kiếm thông tin của người dùng, đồng thời cho phép các cá nhân tạo ra các video dài 15 giây.

Người dùng có thể tuỳ chọn liên kết các video này với nhau thành câu chuyện của mình với thời lượng có thể kéo dài tới 60 giây.

Nhưng kể cả khi TikTok và Microsoft đều muốn đưa thuật toán của ByteDance vào một phần của thỏa thuận, vẫn có khả năng chính quyền Trump có thể từ chối điều khoản này.

Nhà phân tích công nghệ Dan Wang tại Công ty Gavekal ở Hồng Kông cho rằng, bản chất hộp đen của các thuật toán mà ứng dụng TikTok sử dụng chính là những lo ngại xung quanh việc ứng dụng này dễ dàng điều khiển nội dung mà ứng dụng này ưa thích, quảng bá nội dung mà họ ủng hộ, thậm chí có thể tác động thông tin làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ trong thời gian tới.

Hơn nữa, các thuật toán mà ByteDance sử dụng cần phải tương tác liên tục với dữ liệu người dùng để nghiên cứu và dự đoán nhu cầu của người dùng và sau đó đưa ra khuyến nghị phù hợp.

Nhưng việc TikTok và chủ sở hữu ByteDance truy cập dữ liệu người tiêu dùng Mỹ vẫn là mối quan tâm lớn nhất đối với Washington, không rõ TikTok do Microsoft sở hữu có thể tận dụng thuật toán của ByteDance như thế nào mà vẫn đảm bảo với Washington điều khoản không cung cấp thông tin người dùng.

Từ góc độ thuật toán, kể cả khi ByteDance thành công trong việc bán TikTok cho Microsoft thì các kỹ sư của ByteDance vẫn sẽ phải tham gia, ít nhất là trong quá trình bàn giao cho Microsoft trong 12 đến 18 tháng.

Và đây là tất cả các vấn đề công nghệ mà Microsoft cần phải giải quyết để đảm bảo có thể mua lại TikTok mà vẫn được bật đèn xanh từ Nhà Trắng, một số chuyên gia tại Công ty đầu tư và dịch vụ tài chính Wedbush Securities phân tích.

Từ góc độ pháp lý, luật sư Ye từ Công ty luật Getech Law nhìn nhận: “Tôi nghĩ rằng thỏa thuận rất có thể sẽ là một thỏa thuận cấp phép: ByteDance cấp phép cho các thuật toán của họ để Microsoft sử dụng ở bốn quốc gia mà họ cung cấp dịch vụ của TikTok“, vị luật sư này cũng cho rằng vấn đề cấp bằng sáng chế và bảo vệ các thuật toán độc quyền của hãng theo các cách khác nhau tại các khu vực khác nhau sẽ là một vấn đề quan trọng đối với ByteDance.

Bên cạnh các yếu tố liên quan về chính trị, thời hạn 45 ngày và các vấn đề công nghệ phức tạp, giá cả của thoả thuận cũng có thể là một điểm nhấn. Các báo cáo phương tiện truyền thông cho biết một số nhà đầu tư đang định giá TikTok khoảng 50 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo ước tính của Wedbush Securities, ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này có thể được định giá hơn 200 tỷ USD trong ba năm tới theo tiềm năng tăng trưởng của nó.

Đến tháng 4, TikTok cùng với ứng dụng Douyin phiên bản tiếng Trung đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần trên toàn cầu, theo báo cáo của công ty phân tích thị trường Sensor Tower.

Chỉ tính riêng trong quý đầu tiên của năm nay, ứng dụng này đã vượt qua tất cả các ứng dụng mạng xã hội khác, vươn lên trở thành ứng dụng được nhiều lượt tải xuống nhất trong một quý. Đây chính là lý do khiến TikTok trở thành ứng dụng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Cũng theo ước tính của Sensor Tower, tính đến hết tháng 7 vừa qua, TikTok và Douyin phiên bản tiếng Trung của nó đã ghi nhận doanh thu hơn 102,5 triệu USD từ chi tiêu của người dùng trong ứng dụng, gấp 8,6 doanh thu cùng kỳ năm 2019.

Ứng dụng video ngắn tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng toàn cầu là chính xác những gì Microsoft cần. Là một công ty tập trung vào phần mềm doanh nghiệp, các sản phẩm hướng tới người tiêu dùng của Microsoft hiện bị giới hạn. Cụ thể, Microsoft chỉ có Bing để tìm kiếm, LinkedIn cho mạng chuyên nghiệp và Xbox Live để chơi game.

Đối với tiềm năng tăng trưởng và doanh thu mà TikTok đưa ra, Microsoft có thể sẽ đưa ra một đề nghị khá hấp dẫn cho ByteDance.Thế nhưng khó khăn chưa hết, ngay cả khi Microsoft và ByteDance đã đạt được thỏa thuận đúng theo thời hạn đã đề ra, một vấn đề khác phát sinh chính là từ tuyên bố của Tổng thống Trump vào hôm thứ Hai vừa qua, rằng Mỹ sẽ nhận được “một phần đáng kể” từ việc bán TikTok!!

Cụ thể, ông chủ Nhà Trắng cho biết: “Tôi đã nói rằng, nếu bạn mua nó bằng bất kể giá nào… Một phần rất đáng kể từ số tiền mua bán đó sẽ phải được chuyển vào Kho bạc Mỹ bởi vì chúng tôi làm cho thỏa thuận này có thể xảy ra”, ông Trump nói.

Hiện các chuyên gia pháp lý cho biết họ vẫn chưa rõ làm thế nào chính phủ Mỹ có thể nhận được một phần của giá mua. “Trừ khi Tổng thống Trump đang nói về thuế, nếu không tôi không biết ông ấy đang đề cập đến điều gì và đừng nghĩ rằng có bất kỳ căn cứ pháp lý nào để chính phủ Mỹ thu ‘phí’ như vậy”, luật sư Ye khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Nguy cơ nào đang đe doạ quá trình Microsoft đàm phán mua TikTok? (P1)

Hạn chót của thương vụ đàm phán xung quanh việc Microsoft mua lại TikTok là ngày 15 tháng 9, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vẫn còn nhiều câu hỏi và rào cản xung quanh vấn đề này.

Trong đó, có cả những nội dung cụ thể mà Microsoft mua lại từ TikTok để cung cấp tại thị trường Mỹ, cho tới việc liệu chính quyền Tổng thống Donald Trump có cho phép thông qua thỏa thuận hay không.

Trong khi đó, chính bản thân người sáng lập ByteDance – doanh nhân Zhang Yiming cũng bày tỏ sự hoài nghi về quá trình đàm phán này. Trong một email gửi cho các nhân viên có trụ sở tại Trung Quốc vào thứ baZ, CEO Zhang Yiming cho rằng mục tiêu thực sự của chính phủ Mỹ không phải là buộc ByteDance bán TikTok, mà là cấm ứng dụng hoàn toàn vì những lý do địa chính trị.

Trước đó, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) đã ra lệnh cho ByteDance rút toàn bộ hoạt động của TikTok của Mỹ, sau khi công ty này mua lại ứng dụng Musical.ly vào năm 2017. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai vừa qua cho biết ông sẽ chỉ cho TikTok cho đến ngày 15 tháng 9 để tìm người mua ở Mỹ hoặc ông sẽ cấm hoàn toàn ứng dụng này.

“Vấn đề thực sự không phải là CFIUS buộc chúng tôi phải bán TikTok cho một công ty Mỹ, mà là những cáo buộc vô lý mà Mỹ quy thành rủi ro an ninh quốc gia. Mặc dù đây là điều không hợp lý nhưng vì chỉ là một công ty, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài tuân theo luật pháp”, email của Zhang gửi cho nhân viên nêu rõ.

“Có thể hiểu rằng ByteDance đang đặt câu hỏi liệu chính phủ Mỹ có muốn thấy thỏa thuận này xảy ra hay không vì để đạt được thỏa thuận với quy mô này và với sự phức tạp như vậy trong một khoảng thời gian ngắn như vậy là điều không tưởng”, một nhà đầu tư mạo hiểm ở Bắc Kinh chuyên về lĩnh vực tiêu dùng và truyền thông nhận định.

Ở khía cạnh pháp lý, luật sư Ye Jun tại Công ty luật Getech Law chuyên nghiên cứu về luật doanh nghiệp và bằng sáng chế có trụ sở tại Chicago nhận định: “Đối với các giao dịch xuyên biên giới như thế này, một đánh giá CFIUS thường sẽ mất 90 ngày“.

Trong một thông báo được phát đi vào Chủ nhật vừa qua, Microsoft và ByteDance cho biết họ đã gửi cho CFIUS một bản thỏa thuận dự thảo về thương vụ này.

Và đó là một yếu tố khác làm phức tạp một thỏa thuận mua bán này: Trên thực tế, Microsoft không mua TikTok, mà là “dịch vụ của họ ở Mỹ, Canada, Úc và New Zealand”, và việc này phức tạp hơn nhiều so với việc mua toàn bộ ứng dụng.

Làm thế nào để bạn phân chia một ứng dụng truyền thông xã hội toàn cầu theo khu vực? Và sau khi bán, bạn xử lý sự cạnh tranh và hợp tác giữa cùng một ứng dụng ở các khu vực khác nhau thuộc sở hữu của các công ty khác nhau như thế nào? Những câu hỏi khó này cần được trả lời trước khi hai bên có thể đạt được thỏa thuận để tránh tranh chấp pháp lý và kinh doanh trong tương lai“, luật sư Ye nhận xét.

Hơn nữa, những gì Microsoft đang cố gắng có được từ ByteDance và TikTok không chỉ là một số văn phòng và một số nhân viên nhất định, mà chính là chìa khóa thành công của TikTok – thuật toán của nó.

“Điều làm nên thành công của TikTok chính là thuật toán cốt lõi được tạo bởi ByteDance,” Dan Ives, giám đốc điều hành tại Wedbush Securities nói. Thay đổi thuật toán “sẽ giống như mua một chiếc Ferrari và thay đổi động cơ của nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

An toàn thương hiệu hay Brand Safety là gì – Những rủi ro về an toàn thương hiệu

An toàn thương hiệu hay Brand Safety là một loạt các biện pháp nhằm bảo vệ hình ảnh và uy tín của các thương hiệu khỏi những ảnh hưởng tiêu cực hoặc gây tổn hại về nội dung bị nghi vấn hoặc không phù hợp khi quảng cáo trực tuyến.

An toàn thương hiệu – Brand Safety

An toàn thương hiệu là một loạt các biện pháp nhằm bảo vệ hình ảnh và uy tín của các thương hiệu khỏi những ảnh hưởng tiêu cực hoặc gây tổn hại về nội dung bị nghi vấn hoặc không phù hợp khi quảng cáo trực tuyến.

Thuật ngữ này thường đề cập đến các kênh không bao gồm các nội dung liên quan đến tình dục, bạo lực, sử dụng ngôn từ kích động thù địch và các loại nội dung có hại khác liên quan.

Tại sao an toàn thương hiệu lại quan trọng?

Những kẻ lừa đảo thường tìm kiếm các lỗ hổng và kẽ hở thị trường mà chúng có thể khai thác để kiếm lợi nhuận lớn hơn, chúng sẽ thường thử nghiệm và mở các chiến dịch an toàn thương hiệu có tính nhạy cảm (thường là các chiến dịch có các khoản thanh toán cao hơn) trong các vị trí không có an toàn thương hiệu – thường có sẵn với giá rẻ hơn.

Đây là nơi chúng bắt chước tên miền hoặc ứng dụng, cố gắng đưa ra các sản phẩm có chất lượng thấp nhưng lại tương tự như những sản phẩm có chất lượng cao hơn bằng cách sử dụng tên và tên miền của họ, xử lí các thông điệp máy chủ trong qui trình.

Rủi ro về an toàn thương hiệu

Mọi thứ dường như trở nên phức tạp hơn khi thị trường quảng cáo trực tuyến có sự gia nhập của nhiều đơn vị trung gian và xuất hiện nhiều hình thức giao dịch mới, đi kèm với những rủi ro tiềm tàng.

Tại Việt Nam, rủi ro thương hiệu giờ đây biến hóa khôn lường và gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nhà quảng cáo và người dùng.

Theo bà Angela Wilson, Quản lí cao cấp Phát Triển Khách Hàng khu vực Châu Á TBD của Xaxis cho biết: “Khuôn mẫu đo lường an toàn thương hiệu dựa trên 3 yếu tố: khả năng được nhìn thấy (viewability), lưu lượng người dùng thực (Human traffic) và an toàn thương hiệu theo ngữ cảnh (contextual Brand Safety)”.

Theo báo cáo gần đây nhất năm 2016 của IAS, (Integral Ad Science), đơn vị chuyên cung cấp giải pháp công nghệ về kiểm định chất lượng digital media cho biết: Trong 6 tháng cuối năm 2016, có đến 42% quảng cáo hiển thị trực tuyến không được nhìn thấy bởi users thực. Tương tự, đối với video ads, con số này thậm chí còn cao hơn, lên đến 48%.

Riêng tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3, chỉ sau Malaysia và Indonesia về mức độ rủi ro thương hiệu (Brand Risk) đối với quảng cáo hiển thị trực tuyến và ở vị trí thứ hai đối với quảng cáo video với mức độ rủi ro là 13,2%, cao hơn 4,3% so với mức trung bình toàn cầu.

Số liệu còn chỉ ra rằng 9,5% các quảng cáo đang hiện diện những nội dung gây rủi ro thương hiệu khá cao. Con số xác suất này tuy nhỏ nhưng nếu xét trên khía cạnh thiệt hại danh tiếng nếu khủng hoảng xảy ra, tác động và phạm vi ảnh hưởng sẽ theo cấp số nhân.

Nội dung người lớn, rượu bia, chất kích thích, cờ bạc, phát ngôn tiêu cực, lượt tải về trái phép, ngôn ngữ lăng mạ, bạo lực, chống đối chính trị là những nội dung rủi ro điển hình, vượt xa tầm kiểm soát của người đăng tải.

Cách để tránh rủi ro thương hiệu

Trước khi quyết định triển khai các chiến dịch truyền thông online, các nhãn hàng cần ngồi lại với agency cùng xác định những tiêu chuẩn thương hiệu là ưu tiên hàng đầu trong quá trình triển khai hướng tới mục tiêu chiến dịch.

Ngoài ra, cần lưu ý những tiêu chuẩn và thiết lập các loại lọc cho mỗi thương hiệu phải khác nhau. Chỉ nội dung ngữ cảnh chính xác và phù hợp mới đảm bảo an toàn cho hình ảnh và thông điệp thương hiệu.

Trong suốt quá trình chiến dịch được triển khai, quảng cáo phải xuất hiện bên cạnh những nội dung phù hợp, theo dõi chế độ chấm điểm webpage (page-level scroring) để đo lường mức độ an toàn, tùy biến yêu cầu bằng từ khóa (keyword), danh sách sites (web list) hay ngưỡng rủi ro (risk threshold).

Ngoài ra, khi các nhãn hàng quyết định bên đăng tải cũng cần xác định thỏa mãn các tiêu chí: chịu trách nhiệm về kiểm soát các nội dung đăng tải trên platform; cho phép các nền tảng của bên thứ ba có chuyên môn về kiểm chứng an toàn thương hiệu và gian lận quảng cáo;

Lập ra và đảm bảo thực thi các luật lệ và nguyên tắc phân loại và biên tập nội dung; không khai thác các nội dung rủi ro về an toàn thương hiệu, đặc biệt là các nội dung mới đăng tải.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

CEO Gojek Việt Nam: Chúng tôi không chạy theo cuộc đua ‘đốt tiền’

GoViet chính thức bị “xóa sổ”.

Sáng ngày 5/8, nền tảng dịch vụ và thanh toán theo yêu cầu di động Gojek ra mắt ứng dụng Gojek tại Việt Nam. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, buổi họp báo giới thiệu được “kỳ lân” Indonesia tổ chức dưới hình thức online thông qua nền tảng Zoom.

Trước đó, vào đầu tháng 7, GoViet công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek trong chiến lược dài hạn nhằm tạo ra tác động tích cực lâu dài và thúc đẩy đổi mới cho khách hàng tại Việt Nam.

Theo Gojek, kể từ 6h hôm nay, khách hàng tại Việt Nam có thể truy cập các dịch vụ gọi xe (GoRide), giao hàng (GoSend) và đặt đồ ăn (GoFood) trên ứng dụng Gojek – tải xuống từ kho ứng dụng cho hệ điều hành iOS và Android. Ứng dụng Gojek có giao diện mới và được cải tiến nhiều tính năng nhằm nâng cao trải nghiệm và tăng cường tính bảo mật cho khách hàng.

Người dùng cũng có thể truy cập ứng dụng Gojek ở tất cả các quốc gia mà công ty này có hoạt động, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Singapore. Ứng dụng Gojek sẽ có mặt ở Thái Lan trong vài tuần tới.

Trang phục mới của các tài xế Gojek Việt Nam sẽ có màu xanh lá cây in logo của hãng – một hình khuyên bao quanh một dấu chấm tròn, mũ bảo hiểm và tay áo khoác màu đen. Trên ngực phải của áo có hình quốc kỳ Việt Nam.

Tại buổi họp báo ra mắt, ông Phùng Tuấn Đức – CEO Gojek Việt Nam khẳng định việc chuyển đổi từ ứng dụng GoViet sang Gojek không liên quan đến vấn đề dòng tiền.

Vị CEO mới được bổ nhiệm hồi tháng 7 cũng cho biết chiến lược của Gojek tại thị trường Việt Nam từ khi ra đời đến nay không thay đổi, luôn đi theo 2 hướng chính là phát triển dịch vụ đa dạng để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng và thông qua đó tạo thu nhập tốt hơn cho các đối tác.

Muốn xây dựng 3 siêu ứng dụng

Theo ông Đức, Gojek Indonesia đang cung cấp khoảng 20 dịch vụ, trong đó 3 mảng chính là di chuyển, giao nhận và thanh toán. Hiện Gojek Việt Nam đã triển khai mảng di chuyển và giao nhận, thanh toán sẽ là mảng thứ 3 công ty tập trung trong thời gian tới.

“Không tập trung vào một sản phẩm cũng quan trọng như việc quyết định mở rộng một sản phẩm nào đó. Tùy theo nhu cầu của thị trường Việt Nam chúng tôi sẽ dần mở rộng các dịch vụ khác”, ông Đức chia sẻ trước ý kiến cho rằng các dịch vụ của Gojek Việt Nam còn khá “nghèo nàn”.

Về mảng di chuyển, vị CEO trẻ cho rằng Gojek đã thành công với mảng gọi xe 2 bánh tại Việt Nam. Trong khi đó dù mảng gọi xe 4 bánh có nhu cầu lớn trên thị trường nhưng thời gian qua có nhiều quy định liên quan thay đổi.

“Để đưa sản phẩm này về Việt Nam, Gojek cần thay đổi thêm về cách thức vận hành để đáp ứng mọi tuân thủ mà Nhà nước đưa ra. Thời gian tới công ty sẽ làm việc với cơ quan quản lý để xem có hướng nào phù hợp”, CEO Gojek Việt Nam nói.

Ông Đức cũng cho biết công ty này mong muốn xây dựng 3 siêu ứng dụng tại Việt Nam lần lượt cho khách hàng; đối tác tài xế và đối tác nhà hàng.

Siêu ứng dụng không phải cuộc chơi “đốt tiền”

Người đứng đầu Gojek Việt Nam tin rằng siêu ứng dụng không phải cuộc chơi đốt tiền. Sử dụng tiền để phát triển thị phần là việc làm cần thiết trong từng giai đoạn và công ty nào cũng trải qua giai đoạn phát triển tương tự như vậy. Tuy nhiên, đến một mức độ, quy mô nào đó, chính sách này không thể giúp các công ty trụ lại được.

“Trong giai đoạn kinh tế thế giới bất ổn, khủng hoảng, bệnh dịch diễn ra, nhiều công ty công nghệ hoặc các công ty tăng trưởng nóng trên thế giới lao đao và không tìm được chỗ đứng cho mình. Họ cũng không thể tiếp tục dùng chính sách đốt tiền để đi thuê thị phần”, ông Đức nhận định.

“Chúng tôi quan điểm rằng nếu chúng tôi mang lại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng và tạo ra các giá trị cho các đối tác để họ trung thành với chúng tôi thì chính sách đó sẽ luôn luôn bền vững, bất kể hoàn cảnh nào”, CEO Gojek Việt Nam nói và khẳng định giá trị cốt lõi của hãng này là tập trung vào trải nghiệm chứ không phải chạy theo cuộc đua “đốt tiền” để thu hút khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Ấn Độ bắt đầu chặn hoàn toàn Baidu và Weibo

Theo nguồn tin hôm 04/08 của tờ Thời báo Ấn Độ, các nhà mạng Ấn Độ được lệnh chặn kết nối của người dùng tới Baidu và Weibo.

Được xem là kẻ thay thế Google và Twitter, công cụ tìm kiếm Baidu và mạng xã hội Weibo đã chính thức bị chặn ở Ấn Độ hôm qua, theo báo chí nước này.

Mạng xã hội Weibo nổi lên ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần đầu đăng một bài viết lên đó vào năm 2015, sau chuyến thăm đại lục.

Trước khi đóng tài khoản Weibo sau khi ứng dụng này nằm trong danh sách đen của Ấn Độ, ông Modi đã có 200.000 người theo dõi và 100 bài đăng,

Các ứng dụng Baidu Map, Baidu Translate và Weibo nằm trong nhóm 59 ứng dụng bị Ấn Độ cấm lần đầu vào cuối tháng 6. Sau đó, Ấn Độ cho biết đã cấm thêm 47 ứng dụng ‘đội lốt’ các ứng dụng bị cấm hồi tháng 6. Ấn Độ cũng đang xem xét cấm tiếp 275 ứng dụng nữa, nhưng không nói rõ chi tiết.

Đến hôm qua, Ấn Độ quyết định chặn hoàn toàn mọi truy cập vào Baidu và Weibo. Nguồn tin từ nhà mạng nước này cho biết chính phủ yêu cầu không chỉ gỡ bỏ trên Google Play và App Store, mà còn yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chặn mọi truy cập đến.

Trước đó, trong hai đợt ‘truy quét’ của Ấn Độ, rất nhiều ứng dụng phổ biến của Trung Quốc đã bị gỡ bỏ khỏi các cửa hàng trực tuyến, như TikTok , Bigo Live, WeChat, bộ ứng dụng QQ cùng các phiên bản nhái của những ứng dụng này.

Các quyết định gỡ bỏ hoặc cấm của Ấn Độ được đưa ra dựa trên quy định ở Mục 69A của Đạo luật Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nó bắt nguồn từ căng thẳng leo thang ở khu vực biên giới khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng hồi tháng 6.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tìm hiểu mô hình PENCILS trong Marketing

Mô hình PENCILS trong marketing là tập hợp những công cụ để PR. Theo đó, mô hình PENCILS có những thành phần cần chú ý.

Mô hình PENCILS

Mô hình PENCILS trong tiếng Anh gọi là: PENCILS model.

Lí thuyết về mô hình PENCILS được tác giả Philip Kotler đề cập đến trong tài liệu “Marketing insight from A to Z” vào năm 2003.

Theo đó, PENCIL được hiểu là tập hợp các công cụ PR có thể kiểm soát được nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng thông qua quá trình truyền thông.

Các thành phần trong mô hình PENCILS được xác định bao gồm: Ấn phẩm nội bộ (Publications); Sự kiện (Events); Tin tức (News); Quan hệ cộng đồng (Community affairs); Công cụ nhận dạng (Identity tools); Vận động hành lang (Lobbying); Đầu tư xã hội (Social investments).

Publications: Các sản phẩm được phát hành như các tập san của công ty, báo chí, sách vở, tài liệu bổ ích cho khách hàng, báo cáo hàng năm …

Events: Tổ chức các sự kiện, các chương trình tài trợ hay các triển lãm để nói thêm về sản phẩm… đây là các sự kiện tự nguyện của doanh nghiệp.

News: Các thông tin tốt, có lợi cho công ty, cho nhân viên và các sản phẩm của công ty, các thông tin này được nhắc tới hàng ngày một cách tự nguyện trên các bản tin.

Community Affairs: Các hoạt động liên quan hệ cộng đồng cần một chính sách lâu dài, bền vững và chân thành, bao gồm các hoạt động online và offline.

Quan hệ cộng đồng tốt giúp cho việc nghiên cứu sản phẩm, thị trường cũng như việc giới thiệu, hậu mãi về sản phẩm tốt hơn, các đóng góp này có thể về thời gian hay tiền cho các nhu cầu cộng đồng.

Identity Tools: Các vật phẩm có liên quan tới công ty như business card, phong bì, văn phòng phẩm, danh thiếp, qui định về đồng phục… Các vật phẩm này giúp cho người có được nhận diện rõ nét về công ty bạn qua logo, màu sắc, hình ảnh quen thuộc.

Lobbying: Các chiến dịch vận động hành lang một cách bài bản, chuyên nghiệp và đúng luật, những nỗ lực này gây ảnh hưởng nhằm có được sự ủng hộ hay phản đối đối với một dự luật hay quyết định có lợi hay bất lợi đối với công ty.

Social Investment: Mục tiêu của các đầu tư này nhằm cải thiện môi trường xã hội nơi bạn đang kinh doanh, sẽ tốt hơn nếu khía cạnh đầu tư của bạn có liên quan tới mặt hàng của bạn, và tạo dựng được uy tín tốt cho công ty về trách nhiệm đối với xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Instagram Reels chính thức ‘go global’ để cạnh tranh video với TikTok

Instagram Reels đã chính thức được khởi động tại hơn 50 quốc gia, trong đó có Australia, Brazil, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Theo công ty thuộc sở hữu của mạng xã hội Facebook này, “Reels” sẽ cho phép người dùng ghi một đoạn video dài 15 giây và cung cấp các công cụ để chỉnh sửa, âm thanh và các hiệu ứng.

Ngày 5/8, Instagram đã thêm mục video ngắn vào nền tảng trước nay chỉ tập trung vào hình ảnh, trong một động thái trực tiếp cạnh tranh với TikTok, ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến của Trung Quốc vốn đang trong “tầm ngắm” của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo công ty thuộc sở hữu của mạng xã hội Facebook này, “Reels” sẽ cho phép người dùng ghi một đoạn video dài 15 giây và cung cấp các công cụ để chỉnh sửa, âm thanh và các hiệu ứng.

Facebook cho biết: “Reels mời các bạn tạo một đoạn băng ghi hình vui vẻ để chia sẻ với bạn bè hoặc bất kỳ ai trên Instagram.”

Trước đó, ứng dụng TikTok, đặc biệt phổ biến trong giới trẻ và hiện có khoảng 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, cho phép người dùng tạo các video ngắn từ 15 giây đến 1 phút.

Kể từ khi ra mắt năm 2016, ứng dụng đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần, trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới.

Mỹ là một trong những thị trường lớn của TikTok. Tuy nhiên, ông Trump gần đây cảnh báo cấm TikTok hoạt động tại Mỹ vì lo ngại an ninh quốc gia.

Tổng thống Mỹ nêu hạn chót đến giữa tháng 9 để công ty này đạt một thỏa thuận chuyển nhượng với Microsoft của Mỹ hoặc một công ty nào khác.

Tổng thống Trump cũng cho rằng một phần lớn trong giá trị thương vụ mua lại TikTok cần được đóng góp cho kho bạc Mỹ.

Trong khi mọi chuyện vẫn chưa được ngã ngũ, Instagram đã công khai cạnh tranh với TikTok bằng chức năng Reels, đồng thời cho biết: “Reels là một phần lớn của hoạt động giải trí trên Instagram trong tương lai.

Cộng đồng người dùng của chúng tôi nói rằng họ muốn tạo và xem các đoạn băng ngắn và có thể chỉnh sửa.

Instagram Reels cung cấp cho người dùng những cách thức mới để bày tỏ chính mình, khám phá nhiều hơn về những gì họ yêu thích trên Instagram và giúp mọi người có tham vọng trở thành một người sáng tạo được chú ý.”

Reels đã được khởi động tại hơn 50 quốc gia, trong đó có Australia, Brazil, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Nhìn vào TikTok – Apple có thể phải lo sợ cho chính mình

Trước đây, Trung Quốc từng đe dọa thêm các công ty Mỹ vào danh sách “thiếu tin cậy” nhằm điều tra hoặc hạn chế hoạt động các hãng này, trong đó có Apple.

Giới quan sát lo ngại quyết định cấm TikTok của Tổng thống Trump, kể cả việc bán lại chi nhánh tại Mỹ cho một công ty nước này, sẽ khiến Trung Quốc trút giận lên Apple để trả đũa.

Trên Douyin – phiên bản TikTok địa phương – các video bàn về lệnh cấm của Mỹ thu hút đông đảo sự chú ý của người dùng. Một trong những bình luận nhận được nhiều sự đồng tình khuyến nghị Huawei mua lại mảng kinh doanh của Apple tại Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Apple John Gruber cho rằng sản xuất iPhone sẽ trở thành mục tiêu trả đũa. Facebook, Google đều bị cấm ở Trung Quốc, Amazon thì đối lập với TikTok. Microsoft sẽ là mục tiêu rõ rệt hơn nhưng công ty lại có mối quan hệ khá tốt với chính phủ tại đây.

“Nếu tôi là nhà lãnh đạo của Trung Quốc, tức giận về việc chính quyền Trump buộc một công ty nước nhà đáng tự hào như ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok, cũng như tìm cách chứng tỏ Trung Quốc không thể bị Mỹ gạt bỏ, tôi sẽ chú ý đến iCloud và App Store. Chắc chắn tôi sẽ khiến công ty lớn nhất thế giới này chịu nhục nhã”, John Gruber chia sẻ.

Trước đây, để trả đũa việc chính phủ Mỹ chặn nguồn chip bán dẫn của Huawei, Trung Quốc từng đe dọa thêm các công ty Mỹ vào danh sách “thiếu tin cậy” nhằm điều tra hoặc hạn chế hoạt động của các hãng này, trong đó có Apple.

Mối lo ngại vấn đề bảo mật của TikTok đã xuất hiện từ lâu. Dù vậy, ứng dụng liên tục cho rằng dữ liệu người dùng Mỹ chỉ được lưu trữ trên các máy chủ ở nước này.

Sự việc leo thang chóng mặt. Chưa đầy một tháng kể từ khi Nhà Trắng cho biết đang xem xét cấm TikTok và một số ứng dụng Trung Quốc khác, Microsoft cho hay đang xem xét khả năng mua lại công ty con của ByteDance tại Mỹ.

Hai tờ báo thân chính phủ Trung Quốc đều cho rằng phán quyết của Nhà Trắng là không thể chấp nhận được. Ngoài ra, các tờ báo này còn mở ra khả năng trả đũa quyết định cấm cửa TikTok bằng cách trút giận lên các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc.

Tờ Daily China cho biết Trung Quốc sẽ không chấp nhận hành vi “trộm cắp” lại công nghệ Trung Quốc. Tờ báo cũng cho rằng chính việc “bắt nạt” các công ty công nghệ Trung Quốc khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài “quy phục hoặc chiến đấu sinh tử trong lĩnh vực công nghệ”. Ngoài ra, “Trung Quốc sẽ có rất nhiều cách để đáp trả”, tờ báo này viết.

Global Times đề cập những khó khăn khi trả đũa các công ty Mỹ nhưng vẫn cho rằng Mỹ cần có câu trả lời thỏa đáng. Tờ này nhận định nên ưu tiên việc Trung Quốc mở cửa với thế giới bên ngoài và làm tan rã chiến lược tách rời của Mỹ.

Tờ Wall Street Journal cho hay làn sóng phẫn nộ đang diễn ra trên các trang mạng xã hội tại Trung Quốc. Nhiều người trên Weibo – ứng dụng giống như Twitter – cho rằng chính quyền Trump đánh lạc hướng các cử tri bằng cách ngăn chặn sự trỗi dậy của TikTok nói riêng và Trung Quốc nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Thương hiệu không tên tuổi hay Generic Brand là gì?

Thương hiệu không tên tuổi (tiếng Anh: Generic Brand) dùng để chỉ một loại sản phẩm tiêu dùng trên thị trường mà không có tên, hoặc logo không phổ biến rộng rãi vì không được quảng cáo.

Thương hiệu không tên tuổi hay Generic Brand là gì?
Thương hiệu không tên tuổi hay Generic Brand là gì?

Thương hiệu không tên tuổi

Thương hiệu không tên tuổi trong tiếng Anh là Generic Brand.

Thương hiệu không tên tuổi dùng để chỉ một loại sản phẩm tiêu dùng trên thị trường mà không có tên, hoặc logo không phổ biến rộng rãi vì không được quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

Các thương hiệu không tên tuổi thường rẻ hơn so với các thương hiệu cạnh tranh do thiếu quảng cáo, nên làm giảm chi phí của hàng hóa hoặc dịch vụ.

Những thương hiệu này được dùng để thay thế cho hàng hóa thương hiệu đắt tiền hơn, đặc biệt phổ biến trong ngành thực phẩm và dược phẩm, và có xu hướng phổ biến hơn trong thời kì suy thoái.

Với các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, khái niệm Generic Brand đề cập đến các sản phẩm do chính sàn đó (ví dụ Amazon) sản xuất và phân phối. Các sản phẩm này thường không có tên thương hiệu riêng mà thay vào đó lấy chính cái tên của sàn nó đang được bán.

Đặc điểm của Thương hiệu không tên tuổi

Những thương hiệu này được biết đến với thiết kế bao bì cắt giảm và nhãn trơn. Thay vì được biết đến bởi một tên thương hiệu, những thương hiệu không tên tuổi này được phân biệt bởi các đặc điểm riêng của chúng. Tất cả điều này làm cho giá sản phẩm giảm đi đáng kể.

Khi so sánh các thương hiệu không tên tuổi và thương hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng có xu hướng chú ý và so sánh danh sách các thành phần cấu tạo của chúng. Hầu hết người tiêu dùng tin rằng sản phẩm thương hiệu không tên tuổi thường có chất lượng kém hơn so với sản phẩm có thương hiệu.

Tuy nhiên, chất lượng của các sản phẩm thương hiệu không tên tuổi thường tương đương với các sản phẩm thương hiệu.

Mặc dù có sự khác biệt về chi phí giữa hai loại này, nhưng có rất ít sự khác biệt về hương vị hoặc dinh dưỡng giữa chúng. Một số người tiêu dùng có thể thích thương hiệu không tên tuổi hơn, ngay cả khi họ không quan tâm đến giá cả.

Loại thương hiệu này có thể được tìm thấy trong ngành thực phẩm và đồ uống cũng như trong ngành dược phẩm.

Ví dụ, một siêu thị có thể cung cấp một thương hiệu của riêng mình, ví dụ như một sản phẩm làm từ sữa như kem chua, bên cạnh một sản phẩm thương hiệu để thu hút nhóm khách hàng quan tâm đến chi phí.

Hoặc nhà thuốc có thể cung cấp cho người tiêu dùng một lựa chọn kinh tế hơn thay vì thuốc giảm đau Advil.

Một biến thể của thương hiệu không tên tuổi là nhãn hiệu tư nhân, còn được gọi là nhãn hiệu cửa hàng hoặc nhãn hiệu riêng, trong đó một mặt hàng mang nhãn hiệu của một cửa hàng. Một số cửa hàng cung cấp cả phiên bản giá trị và cao cấp của cùng một sản phẩm nhãn hiệu tư nhân.

Các loại sản phẩm thương hiệu không tên tuổi

1. Tại các cửa hàng tạp hoá:

– Sản phẩm làm từ sữa

– Đồ ăn nhẹ như bánh qui và khoai tây chiên

– Các sản phẩm đóng hộp như súp, trái cây và rau quả

– Đồ khô bao gồm mì ống và gạo

2. Tại các hiệu thuốc:

– Thuốc giảm đau

– Thuốc ho

– Sản phẩm dành cho trẻ em

– Các sản phẩm vệ sinh cá nhân như dầu gội, dầu xả, xà phòng và kem đánh răng

– Các sản phẩm y tế như sữa rửa mặt, băng gạc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Làn sóng tẩy chay quảng cáo chưa ‘đủ sức’ để làm giảm doanh thu của Facebook

Hơn 1.000 đối tác quảng cáo lớn của Facebook đã dừng quảng cáo, tuy nhiên, hành động ấy chưa đủ để có thể gây tác động lớn đến doanh thu của nền tảng xã hội này.

Đối tác quảng cáo cắt giảm chi tiêu tới hàng triệu USD trên Facebook

Chiến dịch tẩy chay mang tên #StopHateForProfit (Ngừng kiếm lời từ sự thù địch) do các tổ chức Color of Change, NAACP và ADL khởi xướng từ ngày 17/6 với mong muốn Facebook xây dựng một nền tảng an toàn hơn, đưa ra chính sách quyết liệt hơn để ngăn kẻ xấu phát tán thông tin gây thù ghét, bạo lực, phân biệt chủng tộc… thay vì tiếp tục kiếm tiền từ nội dung gây phẫn nộ.

Hơn 1.000 đối tác quảng cáo của Facebook như Verizon, HP, Ford, Honda, Lego, Adidas, The Body Shop, Coca-Cola, Unilever, Best Buy… đã công khai tham gia chiến dịch tẩy chay này. Tuy nhiên, con số này chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số hơn 9 triệu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội Facebook.

Theo số liệu ước tính của nền tảng phân tích quảng cáo Pathmatics xét với 100 nhà quảng cáo đã chi nhiều tiền nhất cho Facebook trong nửa đầu năm 2020, trong khoảng thời gian từ ngày 1/7 – 29/7 vừa qua, các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục chi 221,4 triệu USD để “nhờ” Facebook quảng bá sản phẩm.

Con số này chỉ ít hơn khoảng 12% so với số tiền 250,4 triệu USD mà 100 đối tác quảng cáo hàng đầu của Facebook đã chi cùng kỳ năm ngoái. Trong số 100 đối tác nói trên, có 9 doanh nghiệp chính thức tuyên bố rút lại quảng cáo trả tiền, cắt giảm chi tiêu của họ xuống còn 507.500 USD trong tháng vừa qua, so với mức 26,2 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Facebook “dửng dưng” níu kéo đối tác

Mới đây, cuộc họp giữa những người đứng đầu phong trào tẩy chay Facebook với ban lãnh đạo hãng đã kết thúc, mà không tìm được tiếng nói chung.

Facebook đã bắt đầu có những động thái thuyết phục các nhãn hàng ngừng “tẩy chay” quảng cáo trên nền tảng này. Tuy nhiên, kết quả mang lại không thực sự đáng kể.

Theo đó, Facebook đã thảo luận với nhiều nhãn hàng, thuyết phục họ quay về với nền tảng của mình, kèm lời hứa sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, một số nhãn hàng cho biết mọi thứ vẫn đang trên bàn đàm phán và hầu hết cảm thấy không ấn tượng với những cam kết thay đổi từ Facebook.

Dù thể hiện thái độ lắng nghe, Facebook đã không đưa ra được bất kỳ cam kết thay đổi cụ thể nào liên quan tới các chính sách về nội dung thù địch, kích động bạo lực hay phân biệt chủng tộc.

Tổng doanh thu quảng cáo của Facebook vẫn tăng

Trong cuộc họp công bố báo cáo tài chính quý II/2020, Mark Zuckerberg – Giám đốc điều hành của Facebook – đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ, nhấn mạnh rằng “một số người dường như đã sai lầm khi cho rằng việc kinh doanh của chúng tôi phụ thuộc vào một vài nhà quảng cáo lớn”.

Theo thống kê của Facebook, 100 nhà quảng cáo lớn nhất trên nền tảng của họ đóng góp 16% trong tổng doanh thu 18,7 tỷ USD của quý II/2020, kết thúc vào ngày 30/6 vừa qua. Còn trong ba tuần đầu tháng 7, tổng doanh thu quảng cáo của Facebook vẫn tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và công ty kỳ vọng tốc độ tăng trưởng này sẽ được duy trì cho cả quý III/2020.

Dẫu sao, chiến dịch tẩy chay cũng giúp nâng cao nhận thức của người dùng về nội dung độc hại trên Facebook, đồng thời gây sức ép, buộc mạng xã hội này thay đổi các quy tắc kiểm duyệt thông tin.

Giám đốc vận hành (COO) của Facebook Sheryl Sandberg khẳng định giống như các đơn vị tổ chức chiến dịch tẩy chay, Facebook “cũng không muốn sự thù ghét tồn tại trên các nền tảng mạng xã hội và sẽ kiên quyết chống lại điều đó”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Vinamilk tìm kiếm nhà lãnh đạo tương lai với chương trình ‘Quản trị viên tập sự 2020’

Quản trị viên tập sự Vinamilk 2020 – Chương trình đang được chờ đón

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – HoSE: VNM) thông báo khởi động chương trình “Quản trị viên tập sự 2020” nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ để đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý tương lai.

Quản trị viên tập sự – Management Trainee (MT) Program là chương trình phát triển tài năng trẻ thường được các doanh nghiệp có chiến lược nhân sự bài bản, dài hạn tổ chức thực hiện.

Chương trình cần đầu tư lâu dài về cả nguồn lực và thời gian để tìm kiếm, khai phá, phát triển các bạn trẻ có tài năng và tố chất lãnh đạo trở thành những nhà quản lý tương lai.

Không chỉ được biết đến là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk còn là một trong số ít các doanh nghiệp Việt tổ chức chương trình MT và nhận được sự quan tâm lớn của những bạn trẻ.

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Nhân sự, Hành chính và Đối ngoại của Vinamilk chia sẻ: Ở mỗi giai đoạn phát triển, công ty cần có nguồn lực nhân sự phù hợp và sẵn sàng. Vì vậy, tại Vinamilk, việc đào tạo phát triển con người luôn được coi trọng và đầu tư.

Vinamilk đã tổ chức chương trình Quản trị viên tập sự cũng như các chương trình ươm mầm nhân tài, phát triển đội ngũ kế thừa nhiều năm qua.

Các chương trình này đã giúp Vinamilk có được lực lượng nhân tài trẻ, sẵn sàng cho các vị trí quản lý quan trọng để thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty.

Quá trình đào tạo và phát triển của một bạn Quản trị viên tập sự kéo dài 18 tháng, trong đó Vinamilk sẽ vạch ra lộ trình luân chuyển rõ ràng cho các bạn cùng nhiều thử thách.

Với đích đến là trở thành cấp quản lý của công ty, các bạn không chỉ được trải nghiệm thực tế công việc mà còn được tạo cơ hội để tham gia vào các dự án lớn.

Điều này đòi hỏi các bạn phải học hỏi và thực hành với góc nhìn của những nhà quản trị. Thách thức sẽ nhiều hơn khi các bạn cần khẳng định mình trong một tổ chức lớn về cả quy mô lẫn vị thế như Vinamilk.

Nhưng đây cũng chính là điểm thu hút của chương trình với các bạn trẻ có hoài bão và quyết tâm để phát triển bản thân.

Quy trình tuyển chọn giúp khai phá năng lực của ứng viên  

Với định hướng thực hiện chương trình để tìm kiếm và phát triển các nhà quản lý tương lai, một quy trình tuyển chọn gồm 5 vòng thi cam go đã được Vinamilk thiết kế.

Các vòng thi này nhằm đánh giá ứng viên ở các khía cạnh: tố chất lãnh đạo, tư duy logic, khả năng sáng tạo, khả năng thích nghi, tinh thần đồng đội…

Trong lần tổ chức gần nhất, chương trình “Quản trị viên tập sự” của Vinamilk đã thu hút gần 1.500 hồ sơ đăng ký. Vượt qua các vòng thi đầy thử thách, những gương mặt xuất sắc nhất đã được lựa chọn để trở thành Quản trị viên tập sự của Vinamilk.

Đến nay, đội ngũ này đều giữ những vị trí quan trọng tại nhiều bộ phận khác nhau như kinh doanh, marketing, tài chính – kế toán, kế hoạch chiến lược, chuỗi cung ứng…

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng bộ phận Kinh doanh xuất khẩu của Vinamilk – một trong những Quản trị viên tập sự chương trình năm 2014 chia sẻ: “18 tháng làm Quản trị viên tập sự với lộ trình luân chuyển công việc ở nhiều bộ phận chức năng như hoạch định chiến lược, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kinh doanh quốc tế… là trải nghiệm rất đáng giá với tôi. Tại Vinamilk, tôi đã từng bước khẳng định được năng lực của mình cả về chuyên môn và quản lý.

Chương trình “Quản trị viên tập sự” thật sự là cánh cửa để các tài năng trẻ tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Còn chìa khóa giúp mở cánh cửa này chính là sự tự tin vào bản thân, cầu thị và không ngại gian khó.”

Năm nay, Chương trình tìm kiếm những ứng viên xuất sắc nhất tại 8 lĩnh vực, mở ra cơ hội cho nhiều bạn trẻ tại nhiều chuyên môn khác nhau: (1) Tài chính kế toán – thuế; (2) Thương mại trong nước và quốc tế; (3) Sản xuất; (4) Kỹ thuật công nghệ – Cơ khí – Tự động hóa – Công nghệ thực phẩm; (5) Marketing; (6) Phát triển nông nghiệp: Chăn nuôi, Thú y, Trồng trọt; (7) Quản trị nhân sự; và (8) Truyền thông – Đối ngoại.

Vinamilk chào đón các tài năng trẻ năng động và nhiệt huyết tham gia chương trình. Ứng viên quan tâm có thể tìm hiểu thêm chi tiết về chương trình tại đây và gửi hồ sơ ứng tuyển trực tiếp thông qua đường link: bit.ly/VinamilkMT2020, hạn chót ngày 15/9.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Chân dung Trương Nhất Minh – “Cha đẻ” của đế chế 100 tỷ USD TikTok

Thành công của TikTok không chỉ tạo nên một mạng xã hội mới, giải trí cho người dùng mà còn đưa người đứng sau ứng dụng này trở thành một tỷ phú.

Zhang Yiming (Trương Nhất Minh), kỹ sư phần mềm 36 tuổi, là người sáng lập ra ByteDance và đồng thời là người tạo nên TikTok.

Hiện tại, Trương Nhất Minh là tỷ phú giàu có thứ 10 ở Trung Quốc và thứ 61 trên toàn thế giới với khối tài sản ròng trị giá 16.2 tỷ đô la (theo Forbes). Tuy nhiên, anh là một người kín tiếng nên không nhiều người biết về đời tư của anh.

Trương Nhất Minh sinh năm 1983 tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Cha anh cũng là một người làm về công nghệ còn mẹ anh là một y tá.

Không như các bậc cha mẹ kiểm soát con cái một cách nghiêm ngặt, cha mẹ của Trương Nhất Minh luôn truyền cảm hứng và khuyến khích anh thử những điều mới, cho phép anh tự đưa ra quyết định cho cuộc đời mình từ những năm học cấp Hai. Khi bắt đầu vào đại học, anh lựa chọn học ngành vi điện tử.

Tuy nhiên, Trương Nhất Minh đã chuyển ngành sang học về công nghệ phần mềm và tốt nghiệp Đại học Nankai vào năm 2005. Vợ của anh cũng chính là bạn học khi còn ở Nankai.

Sau khi ra trường, Trương Nhất Minh bắt đầu công việc đầu tiên của mình tại Kuxun, một công ty khởi nghiệp chuyên về đặt phòng du lịch trực tuyến. “Tôi là một trong những nhân viên đầu tiên của công ty này.

Ban đầu, tôi chỉ là một kỹ sư bình thường, nhưng tới năm thứ hai, tôi phụ trách khoảng 40 đến 50 nhân viên”. Trương Nhất Minh tin rằng công việc đó đã dạy cho anh những kỹ năng bán hàng cần thiết mà sau này anh có thể sử dụng để phát triển ByteDance.

Trước khi thành lập ByteDance vào năm 2012, Trương Nhất Minh đã từng làm việc cho Microsoft.

Tính tới thời điểm hiện tại, ByteDance của anh có giá trị lên tới hơn 100 tỷ đô la và trở thành một trong những công ty tư nhân có giá trị cao nhất thế giới (theo Bloomberg). Công ty này còn sở hữu một số ứng dụng mạng xã hội khác hoạt động tại Trung Quốc như FlipChat và Duoshan – những đối thủ của WeChat.

Sản phẩm đầu tiên của Trương Nhất Minh và ByteDance là ứng dụng tổng hợp tin tức có tên Toutiao.

Ứng dụng này sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) để tạo ra một nền tảng cung cấp thông tin dựa trên sở thích của người dùng, đây chính là điều mà Toutiao khác biệt so với các kênh tìm kiếm tin tức khác như Baidu hay Paige Leskin của Trung Quốc.

Tháng 8/2012 ứng dụng đọc tin Toutiao của Zhang ra mắt, lúc này ông 29 tuổi. Nền tảng này thu thập thông tin về thói quen đọc và tìm kiếm của người dùng, sau đó gợi ý tin tức cho họ. Người dùng càng đọc nhiều, Toutiao càng hiểu họ hơn và giữ chân họ ở lại lâu hơn trên ứng dụng.

Toutiao chính là tiền thân của ByteDance ngày nay. Đây là lần khởi nghiệp thứ 5 của Zhang.

Giữa năm 2014, Toutiao có 13 triệu người dùng thường xuyên mỗi ngày. Đây là ứng dụng đọc báo phổ biến nhất ở Đại lục. Đầu tháng 8/2015, phiên bản quốc tế của Toutiao ra đời với tên gọi TopBuzz và nhanh chóng phổ biến ở Mỹ, Brazil và có thêm nhiều phiên bản khác ở Ấn Độ, Indonesia…

Trong lúc Toutiao đang gặt hái những thành công ngoài mong đợi, bằng sự nhạy bén của mình, Zhang lại nhìn thấy cơ hội ở dịch vụ streaming (phát trực tuyến) mới nổi.

Vào tháng 9 năm 2016, ByteDance lần đầu cho ra mắt ứng dụng TikTok dưới cái tên Douyin. Trương Nhất Minh có phong cách lãnh đạo điềm tĩnh, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng lôi cuốn, trẻ nhưng khôn ngoan.

ByteDance dần được nhiều người biết đến, nhưng Trương Nhất Minh vẫn ẩn mình trước cộng đồng công nghệ. Trong những lần hiếm hoi xuất hiện, ông luôn khoác lên mình mác kỹ sư máy tính đơn thuần.

Vào tháng 3 năm 2018, anh lần đầu được xướng tên trong danh sách tỷ phú của Forbes, với giá trị tài sản ròng được ước tính ở mức 4 tỷ đô la. TikTok của Trương Nhất Minh đi lên một cách chóng mặt, cho tới thời điểm hiện tại, đây là ứng dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Ở Trung Quốc, những doanh nhân thế hệ Internet như Trương Nhất Minh có chung một mối lo là “ông kẹ” Tencent. Đứng trước tập đoàn Internet đầu ngành của Đại lục, họ có ba lựa chọn: Hoặc là sống, hoặc là chết, hoặc chấp nhận gia nhập Tencent.

Cuối năm 2016, các tin đồn về việc Tencent sẽ mua lại Toutiao xuất hiện ngày càng nhiều. Một nhân viên nói với Minh rằng tôi không tham gia Toutiao để trở thành nhân viên của Tencent. Trương Nhất Minh trả lời ngắn gọn: “Tôi cũng vậy!”.

Để Toutiao, Douyin tránh được cái “chết yểu”, Trương Nhất Minh nhanh chóng ra mắt một phiên bản quốc tế của Douyin dưới tên gọi TikTok.

Lúc này, Zhang Yiming chỉ có một “mục tiêu nhỏ” là đưa ByteDance thành công ty toàn cầu hoá trong vòng ba năm với hơn một nửa người dùng quốc tế. Đó là lối thoát duy nhất giúp Minh thoát khỏi vòng vây của gã khổng lồ Tencent.

TikTok đã không làm Trương Nhất Minh thất vọng. Ứng dụng này bước ra khỏi biên giới Trung Quốc và trở thành hiện tượng toàn cầu. Theo báo cáo của Sensor Tower, công ty phân tích ứng dụng di động, đến tháng 4/2020, TikTok đã vượt mặt YouTube, Tinder, Tencent Video… để trở thành ứng dụng kiếm tiền nhiều nhất thế giới.

Riêng trong quý I/2020 TikTok đã có 315 triệu lượt tải, bỏ xa con số của các “đại gia” phương Tây, như Facebook, Instagram, Snapchat và YouTube. Trong tháng 5, đối mặt với nhiều cáo buộc, TikTok vẫn có hơn 100 triệu lượt tải và đang là mạng xã hội được giới trẻ khắp thế giới ưa chuộng.

ByteDance giờ đây đã thoát khỏi nguy hiểm ở quê nhà, vươn ra thế giới thành công ty toàn cầu như ước vọng ban đầu của Trương Nhất Minh. Nhưng TikTok lại một lần nữa đứng bên bờ vực khi bị hai thị trường lớn nhất ngoài Trung Quốc – Ấn Độ và Mỹ – đồng loạt gây khó dễ.

Một lần nữa gánh nặng lại đè lên vai Trương Nhất Minh.

Theo Sina, cha đẻ của TikTok bước ra thế giới mà không có sự hậu thuẫn của bất kỳ ông lớn công nghệ nào. Minh tự mình làm tất cả để có thể tồn tại. “Nhiều người chỉ làm những việc trong lĩnh vực quen thuộc của họ.

Tôi thì không bao giờ đặt ra ranh giới cho mình”, Trương Nhất Minh nói. Mỗi khi công ty gặp các vấn đề rắc rối, ông thường tham gia vào các cuộc thảo luận và tìm cho được biện pháp giải quyết. Ở khía cạnh này, Zhang có nhiều nét tương đồng với tỷ phú Elon Musk, CEO của Tesla.

Nhưng người đàn ông đến từ Đại lục lại sống rất khoa học và đặc biệt chú ý đến đời sống tinh thần, chứ không làm việc “bán mạng” như ông chủ của SpaceX. Trương Nhất Minh nói: “Giống robot không phải điều tốt. Mọi người nên ở bên những người khiến cho mình hạnh phúc. Không ai muốn buồn mỗi ngày”.

TikTok có thể phải bán mình?

Dẫu vậy hiện tại họ cũng đang đối mặt với một vài khó khăn. Làn sóng tẩy chay TikTok đang diễn ra không chỉ ở Ấn Độ mà còn cả ở Mỹ, Nhật Bản. Nhiều người tin rằng TikTok có thể trở thành “Huawei thứ 2” khi chịu những đòn trừng phạt mạnh từ Mỹ.

Trương Nhất Minh, Nhà sáng lập TikTok gần đây đang bị “vây hãm” ở nhiều thị trường. Ông đối phó bằng cách bản địa hóa ứng dụng video ngắn này để giảm bớt áp lực chính trị. Tuy nhiên, ông vẫn đang khó khăn để tìm ra lối thoát, theo bình luận từ một nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ tiền vào công ty mẹ ByteDance của TikTok.

Để bảo vệ TikTok, ByteDance có thể phải xem xét đến việc bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư Mỹ và giữ lại rất ít quyền biểu quyết.

Tin đồn về việc TikTok có thể phải bán cho các nhà đầu tư Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều trong cộng đồng công nghệ. Telegraph dẫn nguồn từ những người trong cuộc cho biết Trương Nhất Minh, “cha đẻ” của TikTok, CEO ByteDance, đang thảo luận với một nhóm nhỏ các nhà đầu tư Mỹ về việc này.

Những người trong cuộc được nhắc đến gồm Trương Nhất Minh, Neil Shen của quỹ đầu tư mạo hiển Sequoia Capital và một số nhà đầu tư lớn đến từ Sequoia, General Atlantic và New Enterprise Associates.

Theo kế hoạch, nhóm này sẽ thành lập một pháp nhân mới để điều hoành TikTok, ByteDance chỉ giữ một phần nhỏ cổ phần. Điều này có thể giúp TikTok xoá được những cáo buộc là “ứng dụng gián điệp” của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay cả khi kịch bản này diễn ra, cũng rất khó tách TikTok khỏi nguồn gốc quê nhà. Ứng dụng này thực ra chỉ là một phiên bản đổi tên của Douyin của Trung Quốc. Cả hai có mối quan hệ mật thiết với nhau cả về công nghệ lẫn cách thức hoạt động. Nếu “thay áo” thành một công ty Mỹ, TikTok trong tương lai sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với các ứng dụng khác của ByteDance. Đó là một vòng luẩn quẩn phức tạp.

Người phát ngôn của TikTok cho biết khi xem xét những hướng đi tốt nhất cho tương lai, ByteDance cũng nghĩ về khả năng thay đổi cấu trúc của doanh nghiệp. Vị này nhắc lại cam kết bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng khi xây dụng một nền tảng chia sẻ video sáng tạo, vui vẻ và truyền cảm hứng cho hàng trăm triệu người khắp thế giới.

Nếu buộc phải bán mình, đây sẽ là lựa chọn khó khăn nhất với Trương Nhất Minh. “Cha đẻ” của TikTok luôn hướng về mục tiêu lớn nhất của đời mình là điều hành một công ty toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 
(Theo Vietnam Business Insider)

TiKi – Các nhà đầu tư ‘ngoại’ đã nắm quá bán cổ phần

Tiki vừa thực hiện tăng vốn điều lệ, từ 190,9 tỷ đồng lên 208,3 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài là những người tham gia lần tăng vốn này và qua đó, tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Tiki đã tăng lên 54,5%.

tiki-marketingtrips2

Công ty cổ phần VNG vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2020. Báo cáo cho biết, tại ngày 30/6/2020, tỷ lệ sở hữu của VNG tại Tiki đã tiếp tục giảm xuống còn 22,23%.

Trước đó, tại thời điểm cuối tháng 3/2020, VNG sở hữu 24,25% Tiki, còn tỷ lệ sở hữu trong năm 2019 là 24,6%. Thời điểm bắt đầu rót vốn vào Tiki tháng 2/2016, VNG sở hữu 38% vốn Tiki

Tỷ lệ sở hữu của VNG giảm sau khi Tiki đã thực hiện tăng vốn điều lệ vào ngày 28/5/2020 vừa qua, từ 190,9 tỷ đồng lên 208,3 tỷ đồng. Phần vốn tăng thêm chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó các cổ đông cũ mua thêm cổ phần là Ubiquitous sở hữu thêm 621 nghìn cổ phần, ông Nguyễn Đình Huấn có thêm gần 93.000 cổ phần, Stic 4th Industrial Revolution Fund nắm thêm gần 83.000 cổ phần.

Có 3 cổ đông nước ngoài mới xuất hiện tại Ti Ki, là Success Elite Holdings Limited với hơn 1,03 triệu cổ phần, Sakshi Jawa 26.666 cổ phần và Henry Low Kwee Kok 2.191 cổ phần.

Trong khi đó, VNG hiện vẫn đang sở hữu khoảng 4,63 triệu cổ phần tại Ti Ki, và là cổ đông lớn nhất. Đứng sau VNG là JD của Trung Quốc, với 4,17 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%.

Sau đợt tăng vốn này, nhà đầu tư nước ngoài đang nắm 54,5% vốn tại Tiki, còn nhà đầu tư trong nước là 45,5%.

Theo Tech in Asia, hồi tháng 6/2020 Tiki đã gọi vốn được 130 triệu USD. Thời điểm bấy giờ, thị trường xuất hiện tin đồn Tiki và Sendo sẽ sáp nhập để tạo thế cạnh tranh với Shopee và Lazada. Tuy nhiên, thương vụ này đã không xảy ra.

Được biết, năm 2019 Tiki lỗ tới 1.766 tỷ đồng và tổng số lỗ 4 năm gần nhất lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Các trang thương mại điện tử khác như Shopee, Lazada, Sendo cũng đều trong tình cảnh tương tự, khi liên tục báo lỗ với con số năm sau cao hơn năm trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Tri Thức Trẻ

Trung Quốc sẽ không chấp nhận ‘đánh mất’ TikTok vào tay Mỹ

Theo một bài xã luận của tờ Nhật báo Trung Quốc (thông qua Reuters), Trung Quốc sẽ không chấp nhận ‘vụ cướp’ của TikTok và Trung Quốc sẽ có rất nhiều cách để đáp trả lại nếu chính phủ Mỹ cố tình thực hiện một đàm phán mua bán.

Tuyên bố này của chính phủ Trung Quốc nhằm đáp trả lại việc Microsoft (Mỹ) đang muốn mua lại các hoạt động của TikTok tại một số thị trường nhất định sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ cấm ứng dụng này.

Microsoft đã tiết lộ vào đầu tuần này rằng họ đang thương thảo để mua các dịch vụ kinh doanh của TikTok tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Công ty này tuyên bố rằng Giám đốc điều hành, Ông Satya Nadella đã thảo luận về ý tưởng này với Tổng thống Donald Trump.

Đồng thời họ cũng đã đánh giá cao sự tham gia của cá nhân Tổng thống Trump cũng như chính phủ Mỹ và họ cũng cam kết tiếp tục phát triển các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ.

Trong khi đó, ByteDance, Công ty mẹ của TikTok nói với BBC rằng họ cam kết trở thành một công ty toàn cầu, và họ đã đánh giá sẽ có khả năng thành lập trụ sở TikTok bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ để phục vụ người dùng toàn cầu tốt hơn.

TikTok là một trong số ít ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc có thể đạt được thành công tại thị trường Mỹ.

Hu Xijin, biên tập viên của một tờ báo khác của Trung Quốc đã gọi vụ mua bán tiềm năng này của Microsoft là một ‘vụ cướp mở’ và cũng đã tweet rằng “Tổng thống Trump đang biến nước Mỹ vĩ đại một thời thành một quốc gia bất hảo”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Ông Mike Pompeo nói rằng TikTok là đơn vị cung cấp dữ liệu trực tiếp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Charlotte Jee từ MIT Technology Review cho biết với BBC: “Tôi ghét nói điều này nhưng đó là một hành vi gần giống như Mafia. Đe dọa một lệnh cấm nhằm làm giảm giá ứng dụng sau đó mua lại nó như là một ơn huệ”.

Microsoft đã tự đưa ra hạn chót là ngày 15 tháng 9 để hoàn thành việc mua bán hoặc từ bỏ thỏa thuận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: entrepreneur

Co-Founder Netflix: Muốn xây dựng kỹ năng kinh doanh thì đừng đọc sách mà hãy làm điều này

Ông Marc Randolph, đồng sáng lập Netflix, đưa ra lời khuyên cho người muốn xây dựng kỹ năng kinh doanh: Đừng tốn thời gian vào những cuốn sách và các khóa học. 

“Đừng đọc sách”, Randolph, 62 tuổi, nói với CNBC Make It. “Đừng tham gia bất kỳ khóa học trực tuyến nào”.

Thay vào đó, “nếu bạn thực sự muốn học kỹ năng [kinh doanh], hãy tìm cách chủ động thực hành thông qua việc thực hiện chúng”, Randolph, CEO đầu tiên của Netflix nói.

Ví dụ, hãy thử thuyết phục bạn bè hoặc gia đình làm gì đó cho bạn. Để làm được điều này, bạn sẽ cần những kỹ năng tương tự để đưa công ty trở thành doanh nghiệp thu hút vốn hàng đầu, Randolph nói.

“Bạn sẽ phải suy nghĩ thấu đáo. Đâu là lợi thế bán hàng thực sự của mình? Khách hàng đã thấy những gì? Họ sẽ phản ứng như thế nào?”

Bản thân Randolph và nhà đồng sáng lập, Reed Hastings, đều không hề biết gì về kinh doanh băng đĩa hay ngành công nghiệp điện ảnh khi hai người sáng lập ra Netflix vào năm 1997.

Mặc dù đã từng kinh doanh trước đó, nhưng Netflix chỉ đơn giản là một ý tưởng mà họ theo đuổi. (Một vài ý tưởng kinh doanh khác mà họ đã không thực hiện bao gồm bán dầu gội và gậy bóng chày tùy chỉnh)

“Tôi muốn mọi người biết rằng tôi không làm điều gì đặc biệt cả, rằng bất kỳ ai cũng có thể làm những điều tương tự”, Randolph chia sẻ với CNBC Make It.

Randolph cũng nói những người mong muốn khởi nghiệp sẽ không thể tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách “Sẽ không bao giờ thành công đâu” (“That will never work”) của ông.

“Cũng như việc bạn muốn trở thành cầu thủ trong Liên đoàn bóng chày Mỹ bằng việc đọc một cuốn sách hay vậy”, ông nói. “Không, điều bạn cần làm là ra ngoài và bắt đầu tập đánh bóng. Hành động. Tìm ai đó ném bóng cho bạn tại sân sau”.

“Đó là cách bạn trở nên tốt hơn”.

Randolph chia sẻ rằng ông đã thấy quá nhiều doanh nhân mắc kẹt, khi cố gắn kết mọi thứ lại với nhau bằng một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, hay bằng một cú ăn điểm hoàn hảo.

“Không phân biệt đó là một ý tưởng hay hay một ý tưởng tồi – điều quan trọng là bắt đầu. Lúc bạn bắt đầu cũng là lúc bạn nhận ra đó là ý tưởng hay ý tưởng tồi”, Randolph nói. “Nó báo hiệu cho bạn”.

Sau khi từ chức CEO tại Netflix năm 1999, Randolph trở thành nhà điều hành sản xuất của hãng cho đến năm 2003 và nằm trong hội đồng quản trị cho đến năm 2004.

Netflix hiện có mức vốn hóa thị trường khoảng 217 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips via NDH

Copywriting là gì – Phân biệt Copywriting với Content Writing

Copywriting là hoạt động sáng tạo nội dung với mục đích chủ yếu là sử dụng cho quảng cáo hoặc marketing sản phẩm.

Copywriting là gì.

Copywriting là hoạt động sáng tạo nội dung với mục đích chủ yếu là sử dụng cho quảng cáo hoặc marketing sản phẩm. Người làm hoạt động copywriting được gọi là copywriter.

Đối tượng hướng tới của những nội dung Copywriting chính là khách hàng, những người được thuyết phục để ra quyết định mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về các vấn đề đang được đề cập tới.

Điểm phân biệt giữa copywriting và nghề báo là copywriting dùng ngôn ngữ của quảng cáo hoặc marketing cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp, người nổi tiếng, ý tưởng, … Sản phẩm của copywriting thường ở dạng văn bản (text) hoặc một đoạn TVC.

Trong khi các nhà báo theo đuổi các thực trạng của xã hội và đời sống, copywriter theo đuổi khách hàng (những người có thể mua hàng). Đây là một công việc mà người làm dùng ngôn ngữ được viết ra để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm.

Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản viết, hoặc các quảng cáo trên sóng truyền hình, đài phát thanh, cũng như trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác.

Copywriting có thể bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng xã hội, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Phân biệt Copywriting và Content Writing .

Sự khác biệt chính giữa Content Writing và Copywriting chính là ở mục đích viết.

Trong khi copywriting hướng đến việc quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Content Marketing hướng tới mục tiêu rộng lớn hơn là sử dụng nội dung để đạt được các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.

Content writing là viết ra những nội dung có giá trị với các mục đích cụ thể như kinh doanh, marketing, thương mại, SEO, bán hàng, xây dựng lượng khách hàng tiềm năng, giải trí…

Thông thường, content writing (cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là content creator hoặc content marketing, mặc dù khi phân tích cụ thể thì chúng cũng có các điểm khác nhau) tạo ra những nội dung được sử dụng để tương tác với người dùng và giáo dục họ về sản phẩm cũng như các dịch vụ của thương hiệu.

Điều này được thực hiện thông qua các kênh phân phối nội dung thường gặp như blogs, thông cáo báo chí, nội dung SEO trên các website, nội dung trên các brochure bán hàng…

Content Marketing hay content writing không chỉ tập trung vào bán hàng mà còn là thu hút và tương tác với khách hàng. Copywriting thì ngược lại tập trung trực tiếp vào điều đó. Khác với content writing, copywriting nhắm vào việc bán sản phẩm và đẩy mạnh doanh số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google ra mắt công cụ giúp nhận biết doanh nghiệp của người da màu

Google vừa tung ra một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp xác nhận mình là người da màu đang sở hữu doanh nghiệp trên Google Maps và danh sách tìm kiếm.

Kể từ khi bắt đầu cuộc biểu tình với tên gọi ‘Black Lives Matter‘ tức ‘Người da màu đáng được sống’, người tiêu dùng thực sự đang tìm cách chi nhiều tiền hơn cho các doanh nghiệp này để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với cộng đồng người da màu.

Google đã chứng kiến một sự tăng trưởng đột biến trong các tìm kiếm trực tuyến đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da màu từ đó Google đã hiện thực hoá các bước để giúp xác định các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da màu trên cả Google Maps và Google Search.

Cụ thể, Google đã ra mắt một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp tự xác nhận mình là người da màu và đang sở hữu doanh nghiệp. Sau khi được cài đặt, công cụ sẽ hiển thị hình trái tim màu đen trên logo nền ba sọc màu cam trên danh sách các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da màu.

Logo trái tim màu đen sẽ được hiển thị trên kết quả thông qua cả Google Search và Google Maps.

Để đăng ký huy hiệu này (badge), trước tiên các doanh nghiệp sẽ cần được xác minh trên Google. Vẫn chưa rõ Google dự định sẽ xác minh như thế nào để xem các doanh nghiệp có thực sự thuộc sở hữu của của người da màu hay không.

Công cụ mới này xuất hiện khi Yelp, một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Google cho tìm kiếm doanh nghiệp, đã giới thiệu biểu tượng thuộc sở hữu của người da màu của riêng mình sau khi thấy hơn 2,5 triệu lượt tìm kiếm tự nhiên đối với từ khoá liên quan đến các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da màu trong thời kì phong trào “Người da màu đáng được sống” đang dâng cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Chi phí nhượng quyền một số thương hiệu trà sữa tại Việt Nam

Bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam từ 10 năm trước, và nở rộ đặc biệt vào năm 2017, tuy đến nay thị trường trà sữa đã bước qua giai đoạn cực thịnh nhưng kinh doanh trà sữa vẫn là một thị trường béo bở cho những ai muốn tham gia vào lĩnh vực F&B.

Bắt đầu dấn thân vào kinh doanh trà sữa không phải là là điều dễ dàng nhất là đối với những nhà đầu tư tay ngang, một lựa chọn khác mà nhà đầu tư có thể lựa chọn là mua lại  các thương hiệu nhượng quyền trà sữa đã sẵn có trên thị trường, cùng với toàn bộ quy trình cũng như thương hiệu sẵn có.

Dưới đây là 10 cái tên thương hiệu nhượng quyền trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam cùng với mức giá tham khảo:

Gong Cha

Gong Cha là thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan, nổi tiếng bởi sự lâu đời và giá trị thương hiệu cao. Tuy nhiên, thương hiệu này không lựa chọn mở rộng ồ ạt mà khá thận trọng trong vấn đề nhượng quyền trà sữa.

Các cửa hàng nhận nhượng quyền của Gong Cha thường xuyên được chuyên gia của hãng đến kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng cũng như giữ thương hiệu đắt giá của mình.

Cho đến hiện tại, ở Việt Nam có 45 cửa hàng Gong Cha đang hoạt động (và 1 cửa hàng sắp mở tại Nha Trang)

Tổng chi phí nhượng quyền: Khoảng 3 tỷ VND

Ding Tea

Ding Tea xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2013, và cho đến nay, là một trong những cửa hàng trà sữa được ưa thích nhất.

Giá trị thương hiệu (Brand Value) của Ding Tea cao khi đây được coi là thương hiệu trà sữa lớn nhất Đài Loan, được nhiều người ưa chuộng tin dùng. Bởi lẽ đó, chi phí nhượng quyền của Ding Tea không hề nhỏ.

Chi phí nhượng quyền vĩnh viễn cho 1 cửa hàng: 20.000USD (khoảng 450 triệu VND)

ToCoToCo

Là một thương hiệu của Việt Nam nhưng Tocotoco cũng nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng không kém các hãng nước ngoài.

Thương hiệu trà sữa này được đánh giá cao đánh vào tâm lí công ty Việt, sử dụng nguồn nguyên liệu Việt Nam. Nhờ có điều đó, thương hiệu này được định giá cao và được săn đón mua nhượng quyền trà sữa bởi nhiều chủ đầu tư.

Chi phí nhượng quyền: 160-300 triệu VND/3 năm, tùy khu vực chiến lược

Royaltea

Thương hiệu trà sữa được yêu thích từ Hồng Kông này bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2017. Chen chân vào thị trường khi đã có quá nhiều hãng lớn đang làm mưa làm gió nhưng Royaltea vẫn tồn tại và ngày càng mở rộng với đông đảo các cửa hàng nhượng quyền.

Ngân sách Royaltea yêu cầu chủ đầu tư: tối thiểu 1-1.2 tỷ VND

Leetee

Tuy là cái tên mới trong thị trường trà sữa nhưng Leetee cũng là một điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ. Thương hiệu nổi bật với màu hồng chủ đạo này cũng bắt đầu mở nhượng quyền từ năm 2018.

Chi phí nhượng quyền trà sữa: 300 triệu VND/3 năm

R&B

Nổi tiếng là thương hiệu trà sữa duy nhất có nhà máy gia công thực phẩm, R&B là một hãng có giá trị thương hiệu tương đối lớn.

Hãng trà sữa Đài Loan này đã có hơn 500 cửa hàng trên toàn thế giới và vẫn được biết đến tin dùng nhờ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành trà sữa.

Goky

Giữa làn sóng ồ ạt của các thương hiệu của Đài Loan, Goky được nhiều người tiêu dùng tìm đến do đây là thương hiệu đến từ Nhật Bản, mang hương vị khác biệt.

Để được nhận nhượng quyền Goky, các mặt bằng cần phải nằm ở mặt tiền lô góc hoặc có mặt tiền tối thiểu 5m.

Chi phí nhượng quyền trà sữa: 600-800 triệu VND

BoBapop

Bobapop đã từng trở thành một “hiện tượng” tại Việt Nam vào thời kì trà sữa nở rộ do đã có danh tiếng từ năm 2010. Thương hiệu này đã mở rộng nhượng quyền trên nhiều tỉnh thành phố tại Việt Nam.

Cho đến năm 2017, Bobapop thông báo chính thức ngừng nhận nhượng quyền tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn nhận bán nhượng quyền thương hiệu tại các tỉnh thành phố khác trên cả nước.

The Alley

Thương hiệu trà sữa Đài Loan ra đời năm 2013 này đã xuất hiện trên nhiều quốc gia, đặc trưng với đồ uống phục vụ trong cốc đế tròn. Các chủ đầu tư muốn nhận nhượng quyền The Alley cần đạt được một số yêu cầu nhất định về vị trí, địa điểm mở quán.

Chi phí nhượng quyền: 600-1200 triệu VND

Ngoài 10 cái tên được kể đến, trên thị trường Việt Nam hiện nay còn vô số những hãng trà sữa mở quyền nhượng quyền với nhiều mức giá, điều kiện cũng như quyền lợi nhượng quyền khác nhau. Thị trường trà sữa nhượng quyền vẫn chưa bao giờ hết hot do các quyền lợi về thương hiệu, sản phẩm cũng như tốc độ hoàn vốn nhanh.

Tuy nhiên, trước khi ra quyết định mua nhượng quyền, hãy cân nhắc kĩ về tiềm lực tài chính, định vị thương hiệu, giá trị hiện tại cũng như tương lai và các chính sách thương hiệu các hãng đề ra để có thể tồn tại vững bền và ổn định trong thị trường cạnh tranh hiện nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: fnbvietnam

Nokia: Lợi nhuận tăng vọt trước khi CEO mới lên nắm quyền

Nokia vừa chứng kiến ​​lợi nhuận của hãng này tăng 22% lên mức 316 triệu euro (tương đương 376 triệu USD) trong quý 2 mặc dù doanh thu hàng quý giảm 11% xuống còn 5 tỷ euro.

Nokia: Lợi nhuận tăng vọt sau khi CEO mới lên nắm quyền

Nhà sản xuất thiết bị mạng di động hàng đầu thế giới này đã công bố kết quả tài chính cho giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 vào ngày 31/7, cho biết cuộc khủng hoảng của Covid-19 đã làm giảm doanh thu ròng khoảng 500 triệu euro trong nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, Nokia hy vọng phần lớn doanh số bị mất này sẽ được ‘lấy lại’ ở các giai đoạn tiếp theo trong tương lai.

Nokia là một Công ty Phần Lan, có trụ sở tại Espoo, cho biết họ có thể tăng lợi nhuận trong quý hai và tăng thêm triển vọng thu nhập cho năm 2020 bằng cách thu hẹp hoạt động kinh doanh dịch vụ và hạn chế việc ký kết giao dịch 5G tại thị trường Trung Quốc vốn đang cạnh tranh rất cao.

Ông Rajeev Suri, chủ tịch và giám đốc điều hành của Nokia, cho biết phần lớn sự sụt giảm doanh thu của công ty là do kết quả của Covid-19 cũng như sự sụt giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc.

Ông nói thêm: “Chúng tôi cũng đã thấy một sự sụt giảm đáng kể được thúc đẩy bởi các bước chủ động của chúng tôi trong việc giảm khối lượng kinh doanh dịch vụ có lợi nhuận thấp”.

Giám đốc điều hành sắp tới, Ông Pekka Lundmark sẽ chuẩn bị tiếp quản Nokia vào đầu tháng 8 và công ty đang ở một vị thế tốt hơn nhiều so với các nhà phân tích từng dự đoán.

Thu nhập cơ bản trong quý hai của Nokia đã tăng lên 0,06 euro mỗi cổ phiếu, tăng từ 0,05 euro một năm trước.

Công ty cũng đã tăng dự báo cho năm 2020 thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu từ 0,18 đến 0,28 euro lên đến từ 0,20 đến 0,30 euro.

Cùng với đó, Công ty đối thủ Ericsson, có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, đã báo cáo sự gia tăng doanh số từ mảng phần mềm và mạng 5G vào đầu tháng này.

Cả Nokia và Ericsson đều sẵn sàng tận dụng một tương lai đầy bất ổn của Huawei ở phương Tây khi chính phủ đang trong bối cảnh lo ngại rằng công ty này có thể làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc mặc dù Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Liệu Line sẽ thay thế Wechat trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu

Sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ cấm các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc, Line nổi lên như một sự lựa chọn hàng đầu.

Sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ cấm các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc, đa phần sự chú ý đổ dồn vào TikTok – nền tảng mạng xã hội cực kỳ phổ biến trong việc chia sẻ các video ngắn. Thế nhưng TikTok lại không phải ứng dụng duy nhất rơi vào tầm ngắm của Washington.

“Gã” khổng lồ nhắn tin Trung Quốc WeChat, thuộc sở hữu của Tencent Holding, hiện cũng đang trở thành mục tiêu giám sát của Washington và rất có thể tương lai của WeChat cũng không sáng sủa hơn TikTok khi mà lệnh cấm các ứng dụng Trung Quốc từ phía Washington có thể sẽ được mở rộng, và người dùng sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế “an toàn” hơn.

Li Wen – một cô gái 24 tuổi làm nghề tư vấn giáo dục, tự nhận là một người dùng trung thành của WeChat, nhưng khi hơn một chục người bạn của cô bắt đầu thiết lập tài khoản trên Line – một ứng dụng nhắn tin của Nhật Bản thì cô đã quyết định làm điều tương tự.

“Vui lòng kết bạn với tôi trên Line trong trường hợp một ngày nào đó bạn không thể liên lạc với tôi trên WeChat nữa“, Li đăng tải dòng trạng thái mới trên ứng dụng WeChat, cùng với mã QR cho tài khoản Line mới của cô.

Mặc dù Li đã có thời gian rất dài sinh sống và làm việc ở Los Angeles và chỉ về Trung Quốc sáu năm trước, WeChat vẫn là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất của cô. “Phần lớn các quan hệ xã hội của tôi được kết nối thông qua WeChat,” Li cho biết. “Tôi không chỉ sử dụng nó để nói chuyện với gia đình và bạn bè ở Trung Quốc, mà hầu hết bạn bè của tôi ở Mỹ trò chuyện qua WeChat.”

Li, giống như nhiều người dùng WeChat khác, hiện đang lo lắng rằng rất có thể Washington cũng sẽ áp dụng các lệnh cấm WeChat tương tự như lệnh cấm TikTok, khi đó cô có thể mất các kết nối trực tuyến quan trọng, cả trong cuộc sống lẫn công việc.

TikTok và WeChat là những nền tảng mạng xã hội lớn nhất ở Trung Quốc, và xung quanh các nền tảng này cũng có rất nhiều nghi vấn về việc thu thập thông tin người dùng.

Chúng tôi sẽ có những hành động mạnh mẽ để ngăn chặn điều đó“, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 12 tháng 7 vừa qua.

Chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Washington đang xem xét việc cấm các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước. 

Một mối quan tâm của giới chức quản lý Mỹ là liên kết được cho là giữa các ứng dụng này và chính phủ Trung Quốc, rằng các ứng dụng này có thể cung cấp cho Bắc Kinh quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng Mỹ.

Khi được hỏi liệu người Mỹ có nên giữ các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc trên điện thoại của họ hay không, ông Pompeo đã không ngần ngại khẳng định: “Chỉ khi bạn muốn thông tin cá nhân của mình trong tay Đảng Cộng sản Trung Quốc!”.

Mặc dù chi tiết về lệnh cấm WeChat vẫn chưa rõ ràng, nhưng rất nhiều người dùng đã để tâm tìm kiếm các ứng dụng nhắn tin thay thế.

Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, Line – một ứng dụng nhắn tin Nhật Bản đã được cài đặt ít nhất 119.000 lần tại Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến 19 tháng 7, tăng 213% so với tổng số 38.000 của tuần trước.

Trong khi đó, các ứng dụng nhắn tin của Mỹ như WhatsApp và Facebook Messenger đã không ghi nhận sự gia tăng đáng chú ý trong khoảng thời gian đó, cũng theo Sensor Tower.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục gia tăng, WhatsApp, Instagram và các ứng dụng truyền thông xã hội lớn khác như Telegram và Signal bị chặn ở Trung Quốc nhưng Line, một ứng dụng nhắn tin phổ biến ở châu Á thì lại có thể là một ngoại lệ.

Tất cả các ứng dụng nước ngoài đều bị chặn ở Trung Quốc đại lục. … Nhưng ít nhất Line không thuộc sở hữu của một công ty Mỹ, điều này khiến chính phủ Trung Quốc sẽ nương tay hơn“, Li nói.

Line, một ứng dụng được phát triển bởi “gã khổng lồ công nghệ” Naver của Hàn Quốc và gần đây đã sáp nhập với Yahoo Nhật Bản. Line – ứng dụng hiện có hơn 200 triệu người dùng toàn cầu đang hoạt động có một ưu điểm rất được người dùng ưa chuộng là kho nhãn dán hết sức phong phú của mình.

Tôi là một fan hâm mộ lớn của Line Friends, vì vậy khi tôi bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm một ứng dụng nhắn tin dự phòng, Line là ứng dụng đầu tiên nghĩ đến“, Ceci – một luật sư hiện đang sinh sống ở New York và sử dụng ứng dụng WeChat để liên lạc với các đồng nghiệp của cô ở Trung Quốc hàng ngày.

Line Friends – các nhân vật hoạt hình độc đáo được tạo thành nhãn dán để sử dụng trong chức năng trò chuyện của ứng dụng – đã được sử dụng trong một loạt các sản phẩm, từ quần áo và đồ chơi đến quán cà phê, kể từ khi chúng được tách ra độc lập từ Line Corp như một công ty độc lập năm 2015.

Mặc dù ứng dụng này đã từng bị chặn ở Trung Quốc, Line Friends vẫn mở hơn bảy cửa hàng tại Trung Quốc kể từ năm 2014, điều này đã giúp thương hiệu Line trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc hơn một số ứng dụng truyền thông xã hội nước ngoài khác.

Tuy nhiên, có nhiều khả năng tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn trong thời gian tới. Nhật Bản gần đây đã bắt đầu xem xét cấm TikTok, một động thái chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh không thể ngồi yên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng giữa đại dịch Covid-19

Thị trường lao động Việt Nam lần nữa chao đảo trước Covid-19. Bên cạnh những mảng xám kinh tế, thách thức trong điều hành và tuyển dụng nhân sự cũng là điều đáng quan tâm.

Theo bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Talentnet, trong bối cảnh còn khó khăn, các doanh nghiệp đang tập trung tái cấu trúc, việc cân đối và cắt giảm chi phí nhân sự là điều khó tránh khỏi.

Trong bối cảnh hiện nay, không phải công ty nào cũng sẵn sàng chi “khủng” cho các chiến dịch nâng cấp thương hiệu tuyển dụng.

Tuy nhiên, nếu có chiến lược khôn ngoan, người làm nhân sự hoàn toàn có thể giảm chi phí mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra. Cũng như “hiệu ứng cánh bướm”, một thay đổi nhỏ có thể đưa đến những biến đổi lớn trong kết quả.

“Giai đoạn này tạo ra những cơ hội chưa từng có về xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Đây là thời điểm vàng để bắt tay xây dựng chiến lược thương hiệu tuyển dụng bài bản, bứt phá so với đối thủ cùng ngành, cả khi bạn chưa thực sự cần tìm người”, bà Tiêu Yến Trinh nhận định.

Đánh giá của nhân viên

Các doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên chia sẻ về công ty trên các mạng xã hội trực tuyến, đưa các yếu tố tích cực của công ty phủ sóng các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Linkedin, GlassDoor.

Chiến lược công ty gắn liền với định vị thương hiệu cá nhân

Đánh giá từ nhân viên của công ty luôn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Trong thời điểm đại dịch, điều đó càng giá trị hơn.

Bởi khi tìm bến đỗ mới, các ứng viên thường quan sát cách công ty đối xử với người lao động trong giai đoạn khủng hoảng.

Tại Việt Nam, Facebook và Instagram có độ phủ cao nên phù hợp cho các chiến dịch truyền thông diện rộng. Trong khi các mạng xã hội việc làm như Linkedin hay GlassDoor lại thiên về chiều sâu.

Nếu GlassDoor cho phép cựu nhân viên review doanh nghiệp giúp tăng độ tin tưởng, thì Linkedin là nền tảng mà các công ty có thể tận dụng để tạo ra những tên tuổi nổi bật hay những nhân sự kỳ cựu. Họ sẽ là bảo chứng cho chất lượng của một công ty.

Tận dụng kênh doanh nghiệp trên mạng xã hội

Các kênh chính thức của công ty trên mạng xã hội như Facebook, website, Linkedin… là cửa ngõ mà các ứng viên tìm đến đầu tiên khi muốn “soi” thông tin của doanh nghiệp mình dự định gắn bó.

Do đó thay vì thuê đội ngũ bên ngoài, giải pháp ít tốn kém cho bộ phận nhân sự là tận dụng bộ phận PR, social media sẵn có của công ty.

Sự công nhận từ các giải thưởng về những chính sách nhân sự xuất sắc mà công ty đạt được cũng là bảo chứng, giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên hiện tại. Vì thế, “săn” một giải thưởng nhân sự uy tín là điều các doanh nghiệp cần làm khi có cơ hội.

Các giải thưởng nhân sự

Có thể thấy, trách nhiệm của nhân sự không dừng lại ở “tuyển – dạy – giữ” người mà còn phải tạo ra tài sản cho doanh nghiệp thông qua tối ưu hóa nguồn nhân lực nói chung.

Bà Tiêu Yến Trinh cho biết: “Ban lãnh đạo cùng người làm nhân sự phải luôn thúc đẩy, tạo điều kiện để các thế hệ nhân viên hiện hữu ngày càng sáng tạo và phát triển, từ đó góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, mang đến thương hiệu tuyển dụng đủ để chiêu mộ bất cứ người tài nào”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Facebook và Google có thể càng mạnh hơn nếu Donal Trump cấm TikTok

TikTok được coi là dịch vụ truyền thông xã hội duy nhất gần đây tạo ra đe dọa thực sự với các nền tảng lớn đã thống trị nhiều năm.

Ảnh: AP

Trong phiên điều trần tuần trước, CEO Facebook Mark Zuckerberg bác bỏ nhận định rằng mạng xã hội này đang có vị thế quá thống trị. Để củng cố điều này, anh liệt kê một loạt tên đối thủ. Gần như toàn bộ danh sách là các đại gia công nghệ đang cùng Zuckerberg tham gia phiên điều trần về chống độc quyền của quốc hội Mỹ.

Dù vậy, trong đó có một cái tên có thể được coi là mối đe dọa thực sự với Facebook. Đó không phải Amazon, Apple hay Google. “Ứng dụng tăng trưởng nhanh nhất”, Zuckerberg cho biết khi mở đầu bài phát biểu, “là TikTok”.

Chỉ trong một thời gian ngắn, TikTok có được 100 triệu người dùng tại Mỹ. Phần lớn số này là người trẻ – nhóm khách hàng được các doanh nghiệp ưa thích. TikTok cũng sản sinh ra thế hệ ngôi sao mạng xã hội mới và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa.

Dù vậy, điều này có thể không kéo dài lâu. Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ cấm ứng dụng video ngắn hoạt động tại Mỹ. Chính quyền Mỹ trước đó đã lặp lại điều này nhiều lần khi căng thẳng Mỹ – Trung Quốc gia tăng.

Tranh cãi về TikTok nằm ở việc công ty mẹ – ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc. Điều này khiến giới chức Mỹ lo ngại chính phủ Trung Quốc sử dụng ứng dụng này để lấy dữ liệu về công dân Mỹ. Dù vậy, TikTok đến nay vẫn phủ nhận điều này.

Giới phân tích cho rằng nếu cấm TikTok hoạt động tại Mỹ, Trump sẽ chỉ khiến các đại gia công nghệ, đặc biệt là Facebook và Google, thêm thống trị.

Kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Quốc hội nước này ngày càng chịu sức ép về việc phải kiềm chế quyền lực và tầm ảnh hưởng của Thung lũng Silicon. Lãnh đạo các hãng công nghệ lớn của Mỹ đã nhiều lần phải ra điều trần trước Quốc hội vì những cáo buộc này.

Chính Tổng thống Trump cũng nhiều lần chỉ trích các hãng công nghệ lớn, cáo buộc Google làm sai lệch kết quả tìm kiếm, Amazon trốn thuế, Twitter và các mạng xã hội “bịt miệng” tiếng nói của phe bảo thủ.

Trước phiên điều trần tuần trước, ông còn tuyên bố nếu Quốc hội Mỹ không “tạo ra được sự công bằng”, ông sẽ dùng đến sắc lệnh Tổng thống.

Trong khi đó, TikTok được đánh giá là dịch vụ truyền thông xã hội duy nhất trong vài năm gần đây tạo ra được rủi ro thực sự với các nền tảng lớn đã thống trị thị trường nhiều năm.

Bản thân ByteDance trước nay cũng cố tránh việc bán TikTok tại Mỹ, do họ tin rằng ứng dụng này có thể đe dọa người dùng và doanh thu quảng cáo của Facebook. Hãng dự báo doanh thu TikTok năm nay đạt 1 tỷ USD và năm sau đạt 6 tỷ USD.

Nhận ra mối đe dọa từ TikTok, cả Facebook và Google đều đã đưa ra sản phẩm tương tự. Hồi tháng 6, YouTube (thuộc Google) bắt đầu thử nghiệm tính năng video 15 giây. Tháng trước, Instagram của Facebook cũng thông báo sản phẩm tương tự TikTok sẽ ra mắt trên toàn cầu.

TikTok cũng ý thức được điều này. “Với những người muốn đưa ra sản phẩm cạnh tranh, chúng tôi muốn nói với họ rằng cứ làm đi. Facebook thậm chí còn công bố Reels sau khi sản phẩm copy trước đó của họ là Lasso thất bại nhanh chóng”, Kevin Mayer – CEO mới của TikTok cho biết trên trang cá nhân tuần trước.

“Tuy nhiên, hãy tập trung năng lượng của chúng ta vào việc cạnh tranh công bằng, cởi mở trong việc phục vụ người tiêu dùng, thay vì nghe những lời nói xấu từ đối thủ”.

Nếu chính quyền Trump cấm TikTok, sự cạnh tranh trên thị trường – vốn đã bị chỉ trích vì quá thấp – sẽ càng thấp hơn nữa. Và các mạng xã hội mà Trump phàn nàn, như Facebook hay Twitter, sẽ chỉ càng mạnh lên.

Bên cạnh đó, kể cả nếu ứng dụng này không bị cấm tại Mỹ, mà đạt thỏa thuận bán cho Microsoft, nó cũng lại thuộc về một đại gia công nghệ khác mà thôi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips via VnExpress

Hãy tìm việc mới khi đang… hạnh phúc trong công việc

Lời khuyên tham gia phỏng vấn xin việc mới khi đang… hạnh phúc với công việc hiện tại nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng đôi khi đây lại là lựa chọn hiệu quả nhất.

Jack Kelly – chuyên gia tư vấn về các vấn đề tuyển dụng, nghề nghiệp và lương bổng, nhà sáng lập và CEO của Compliance Search Group – đã đưa ra lời khuyên đó trong một bài viết trên Forbes.

Thông thường, chúng ta luôn tin rằng một nhân viên chỉ tìm kiếm công việc mới khi họ cảm thấy thất vọng với công việc mình đang làm, sợ bị giáng chức, lo lắng về những sự thay đổi nào đó trong nội bộ công ty sẽ ảnh hưởng đến mình, hoặc lo lắng về việc phải chuyển công tác ra nước ngoài, hoặc phải làm việc chung với một “nhà lãnh đạo kinh khủng”.

Tuy nhiên, khi những dấu hiệu đáng ngại này bắt đầu trở nên rõ ràng, nhiều người vẫn gợi ý bạn nên dành thêm cho nó một chút thời gian nữa, và rồi có thể mọi thứ sẽ được cải thiện. Nhưng thường là, tình huống xấu sẽ ngày một xấu hơn. Bạn bắt đầu cảm thấy mọi thứ đang xuống dốc. Sự tự tin của bạn bị xói mòn, và bạn sợ hãi một tương lai u ám.

Khi tình hình trở nên tệ hơn, bạn sẽ rất khó suy nghĩ rõ ràng bởi vì bạn đã bị quá tải và sợ hãi những điều sẽ xảy ra tiếp theo.

Lời giải đáp cho những tình huống này là: hãy đi tìm công việc mới khi mọi thứ chưa đi xuống dốc, và đừng chờ đợi cho đến khi bạn bị rơi vào vòng nguy hiểm thì mới đi tìm công việc mới.

“Chiến lược ngược đời” Jack Kelly đề ra rất đơn giản: khi bạn đang hạnh phúc với công việc, bạn sẽ có nhiều lợi thế để tỏa sáng và thành công trong buổi phỏng vấn xin việc, chẳng hạn như:

  • Bạn sẽ linh hoạt và tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn, vì bạn biết rằng vẫn đang có một công việc tuyệt vời chờ đợi mình khi bạn quay về. Nếu bạn làm tốt trong buổi phỏng vấn, điều đó thật tuyệt vời. Nếu ngược lại, đó cũng không phải là vấn đề quá lớn.
  • Nếu bạn được đánh giá cao với công việc đang làm, điều đó sẽ càng làm tăng độ hấp dẫn nơi bạn. Công ty bạn định phỏng vấn sẽ rất hào hứng khi “cướp” được một nhân tài từ công ty đối thủ của họ.
  • Vì đã có sẵn một vị trí vững chắc, bạn sẽ có được sự tự tin khi yêu cầu một mức lương cao hơn, vị trí công việc và chế độ phúc lợi tốt hơn.
  • Không chịu áp lực phải lập tức tìm việc, bạn sẽ khá thảnh thơi chờ đợi cho đến khi tìm được một vị trí tuyệt vời mà mình thực sự yêu thích.

Ngược lại, khi bạn đang thất vọng hoặc lo lắng về sự an toàn của mình trong công việc, đây là những điều sẽ xảy ra:

  • Sự lo lắng về công việc hiện tại sẽ khiến bạn căng thẳng hơn trong quá trình phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ nhận ra điều này và cảm thấy không thoải mái. Họ sẽ không chắc về việc bạn có thể đảm nhận vai trò mới hay không.
  • Bạn sẽ e sợ việc hỏi về vấn đề tiền bạc vì sợ đánh mất cơ hội ở công việc này.
  • Vì sự tự tin đã bị bào mòn, bạn thậm chí không cảm thấy muốn tìm việc mới. Một số người cần nhiều tháng trời để chữa lành “vết thương” từ những tình huống tồi tệ trong công việc. Mà bạn tìm việc mới càng trễ sau khi ngưng công việc cũ, nhà tuyển dụng càng dễ đặt vấn đề rằng có thể bạn có vấn đề gì đó ở công việc cũ.
  • Bạn sẽ có xu hướng hy sinh tiền bạc, vị trí công việc, các quyền lợi… để đổi lấy sự an toàn.
  • Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy tuyệt vọng, hoặc quá háo hức để nỗ lực tìm kiếm một chiếc bè cứu sinh để thoát khỏi con tàu đang chìm của mình. Người đối diện sẽ “ngửi thấy” cái “mùi tuyệt vọng” của bạn, và điều này sẽ tác động tiêu cực đến họ.
  • Sự lo lắng càng nhiều thì càng cản trở bạn đạt được hiệu suất cao trong buổi phỏng vấn.
  • Bạn sẽ có rất ít cơ hội để đạt được một mức lương tốt hơn.

Vì vậy, lời khuyên của tôi ở đây là: hãy theo đuổi một cách tiếp cận “ngược đời” đối với vấn đề tham gia phỏng vấn xin việc. Hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội việc làm mới khi bạn đang hạnh phúc và tự tin với vị trí hiện tại.

Điều này sẽ làm tăng độ hấp dẫn, tăng mức độ tiềm năng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Và nhờ đó, bạn sẽ có thể có được một vị trí cao hơn với mức lương tốt hơn ở công ty mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?

Cùng tìm hiểu các khái niệm như tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì, các quyết định liên quan đến tài sản thương hiệu trong chiến lược thương hiệu.

Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?
Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?

Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?

Thương hiệu là một tài sản vô hình lớn và dài hạn của công ty. Thương hiệu mạnh có giá trị cao hơn nhiều so với các tài sản hữu hình.

Tài sản thương hiệu là tính tích cực khác biệt trong phản ứng đáp lại của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ khi họ nhận diện thương hiệu gắn với sản phẩm, dịch vụ đó.

Một cách thức để đo lường tài sản thương hiệu này lớn hay nhỏ hơn tài sản thương hiệu khác là mức độ khách hàng trả giá nhiều hơn hay thấp hơn cho thương hiệu đó.

Trong các thương hiệu đem so sánh, thương hiệu nào có giá trị tài chính cao hơn thì thương hiệu đó sẽ có sức mạnh lớn hơn.

Công ty có tài sản thương hiệu lớn sẽ đem lại cho nó rất nhiều lợi thế trong cạnh tranh. Bởi vì, thương hiệu mạnh sẽ có mức độ tin cậy cao, do đó mức độ nhận biết và sự trung thành của khách hàng rất cao.

Nhờ thương hiệu mạnh công ty có được nên một lượng lớn khách hàng trung thành và sinh lợi. Đây chính là tài sản khách hàng. Tài sản khách hàng tạo nên tài sản thương hiệu.

Trên thực tế, khi có một thương hiệu mạnh công ty sẽ có quyền thương lượng cao; dễ dàng giới thiệu các dòng sản phẩm, mở rộng thương hiệu và tạo được rào cản, cũng như khả năng phòng thủ cao thông qua giá bán.

Nhưng để thương hiệu trở thành tài sản quí như vậy các công ty phải tập trung nguồn lực, kiên trì theo đuổi mục tiêu xây dựng thương hiệu mạnh.

Những quyết định chủ yếu trong chiến lược thương hiệu liên quan đến tài sản thương hiệu hay Brand Equity.

Những quyết định chủ yếu trong chiến lược thương hiệu của công ty bao gồm:

  • Định vị thương hiệu

Các cách thức định vị gồm

+ Định vị dựa trên đặc điểm của sản phẩm

+ Định vị tạo được mối liên hệ giữa tên thương hiệu với lợi ích mong đợi của khách hàng

+ Định vị dựa trên giá trị và niềm tin mãnh liệt

  • Lựa chọn tên thương hiệu

+ Đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ phát âm, không nên mang dấu của địa phương và dễ quốc tế hóa

+ Thân thiện và có ý nghĩa

+ Khác biệt, nổi trội và độc đáo

+ Khả năng liên tưởng cao

  • Bảo trợ thương hiệu

Các cách bảo trợ thương hiệu

+ Sản phẩm có thể được giới thiệu dưới thương hiệu của nhà sản xuất (còn gọi là thương hiệu quốc gia)

+ Nhà sản xuất có thể buộc phải để cho nhà bán lẻ hoặc bán buôn gắn bộ phận nhận diện thương hiệu của họ lên sản phẩm (gọi là thương hiệu cửa hàng hay thương hiệu của nhà phân phối)

+ Nhà sản xuất bán sản phẩm của mình dưới thương hiệu nhượng quyền

+ Hai doanh nghiệp liên danh với nhau và đồng bảo trợ cho thương hiệu sản phẩm

  • Phát triển thương hiệu

+ Mở rộng dòng sản phẩm

+ Mở rộng thương hiệu

+ Dùng nhiều thương hiệu

+ Phát triển thương hiệu mới

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực hay lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (tiếng Anh: Porter’s Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Cùng tìm hiểu về các nội dung như mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, các thành phần trong mô hình là gì, cùng một số nội dung khác.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Mô hình 5 áp lực hay lực lượng cạnh tranh của Michael Porter hay năm tác động của Porter trong tiếng Anh được gọi là Porter’s Five Forces.

Porter’s Five Forces là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành.

Thường được sử dụng để xác định cấu trúc của một ngành để xác định chiến lược của công ty, mô hình của Porter có thể được áp dụng cho bất kì phân khúc thị trường nào của nền kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận và tính hấp dẫn.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter nhằm mục tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và vị trí của một tổ chức trong môi trường hoạt động của nó.

Mô hình này được xây dựng dựa trên giả thiết là có 5 lực lượng môi trường ngành sẽ xác định mức độ cạnh tranh và tính hấp dẫn của một thị trường hay ngành; mô hình sẽ giúp chúng ta hiểu vị trí cạnh tranh hiện tại của tổ chức và vị trí mà tổ chức mong muốn đạt tới trong tương lai.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Giáo sư kinh tế học, Michael Porter bao gồm: sự tranh giành giữa các đối thủ hiện có, sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh của người mua, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế và mối đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập ngành.

Về cơ bản, ý tưởng của mô hình này là đo lường khả năng sinh lời bằng cách tập trung ít hơn vào các yếu tố nội bộ như sản phẩm hay đối tượng mục tiêu và nhiều hơn vào các yếu tố ảnh từ bên ngoài như sự cạnh tranh hay thị trường.

Sử dụng cách phân tích theo mô hình này có thể là một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để hiểu được năng lực cạnh tranh của thương hiệu trong môi trường kinh doanh chung.

5 áp lực từ môi trường ngành trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Theo Porter, nhà quản lý chiến lược cần phải phân tích được các lực lượng này và xây dựng một chương trình gây ảnh hưởng tới chúng nhằm tìm ra một khu vực đặc biệt hấp dẫn và dành riêng cho tổ chức.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Dưới đây là từng áp lực trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Áp lực từ nhà cung cấp.

Khả năng thương lượng (quyền lực) của nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho tổ chức được đánh giá bởi việc các nhà cung cấp có khả năng “ép” giá dễ đến đâu.

Điều này được quyết định bởi các yếu tố như số lượng các nhà cung cấp, tính khác biệt của các sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp, qui mô và sức mạnh của nhà cung cấp, chi phí chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác…

Áp lực từ khách hàng.

Khả năng thương lượng (quyền lực) của khách hàng được đánh giá bởi việc khách hàng có khả năng gây áp lực tới tổ chức hay giảm giá sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung cấp dễ đến đâu.

Điều này được quyết định bởi số lượng khách hàng, tầm quan trọng của từng khách hàng đối với tổ chức, chi phí để một khách hàng chuyển từ nhà cung cấp (tổ chức) này sang tổ chức khác…

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng một ngành/lĩnh vực (competitive rivalry) trên nhiều phương diện sẽ là một lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành đó.

Yếu tố quyết định chính là số lượng và năng lực của các đối thủ cạnh tranh; nếu trong một ngành/lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống nhau thì mức hấp dẫn của ngành/lĩnh vực đó sẽ giảm đi.

Áp lực hay mối đe doạ từ các sản phẩm thay thế.

Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể là một áp lực đáng kể trong cạnh tranh. Mối đe doạ từ các đối thủ mới luôn là một yếu tố đáng quan tâm. Nhiều khi cán cân cạnh tranh có thể bị thay đổi toàn bộ khi xuất hiện các đối thủ “nặng kí” mới.

Ngành hấp dẫn sẽ thu hút nhiều đối thủ tiềm năng, đòi hỏi tổ chức cần có rào cản mạnh mẽ và vững chắc cho việc gia nhập ngành, ví dụ như lợi thế về qui mô, bằng sáng chế, đòi hỏi vốn lớn hoặc chính sách của nhà nước…

Kết luận.

Với hầu hết các doanh nghiệp hay người làm marketing, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được xem là kim chỉ nam để phân tích và thấu hiểu doanh nghiệp của mình trong một bối cảnh thị trường nhất định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Làm Sếp: Đừng vô tình cản đường phát triển sự nghiệp của nhân viên

Ngay cả những nhà quản lý có thành ý cũng có thể vô tình cản trở sự nghiệp của nhân viên mà không hề nhận ra điều đó…

Những vị sếp quản lý theo kiểu “vi mô”, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân hoặc thiếu thiện ý sẽ luôn là những “rào cản” đối với sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên.

Thế nhưng, theo Michelle Vitus, nhà sáng lập cũng là CEO của Slate Advisers – công ty tư vấn phát triển nghề nghiệp và kỹ năng lãnh đạo – và Christy Tonge, cựu chuyên gia huấn luyện về kỹ năng lãnh đạo cho các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, ngay cả những nhà quản lý có thành ý cũng có thể vô tình cản trở sự nghiệp của nhân viên mà không hề nhận ra điều đó.

Các tác giả đưa ra những hành vi phổ biến sau đây của các nhà lãnh đạo làm ảnh hưởng đến thành tích làm việc của nhân viên và lời khuyên khắc phục.

1. Quản lý con người thay vì những rào cản trong công việc

Nhiệm vụ chính của nhà quản lý là giám sát công việc của người khác, giúp nhân viên tháo gỡ những rào cản, vướng mắc trong công việc và làm việc hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những vị sếp vi mô thì làm điều ngược lại. Phải mất nhiều năm và cho đến khi nhiều nhân viên giỏi lần lượt ra đi thì họ mới nhận ra mình đang quản lý theo kiểu vi mô.

Những nhà quản lý hiệu quả không “soi” mọi chi tiết công việc của nhân viên, nhất là những người mà họ biết rằng có năng lực và đã được đào tạo kỹ càng. Những nhà quản lý thành công sẽ xây dựng các quy trình, hệ thống để nhân viên tự thực hiện công việc của mình mà không cần có sự giám sát của cấp trên.

Michelle Vitus và Christy Tonge khuyên, nếu nghĩ rằng mình đang là một nhà quản lý vi mô thì các sếp nên có những buổi trao đổi “một đối một” với các thành viên của nhóm, qua đó tìm hiểu những khó khăn nhân viên đang gặp cũng như những giải pháp mà họ có khả năng sẽ đề xuất.

Nhà quản lý có thể cảm thấy việc tự mình ra quyết định sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn, nhưng các tác giả cho rằng việc để cho nhân viên tham gia vào quá trình này sẽ làm cho họ cảm thấy được tin tưởng và trao quyền nhiều hơn.

Và điều có ý nghĩa hơn nữa là khi nhân viên có tiếng nói trong việc đưa ra các giải pháp cho công việc, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện nghiêm túc hơn các giải pháp ấy, đồng thời không tạo ra nhiều phiền phức cho các sếp.

2. Thiếu nỗ lực xây dựng văn hóa tổ chức

Các tác giả cho rằng, xây dựng văn hóa tổ chức không chỉ là nhiệm vụ của riêng bộ phận nhân sự và CEO mà tất cả các nhà quản lý đều phải tham gia quá trình này. Mỗi nhóm nhân sự thuộc phạm vi quản lý của từng sếp phải thể hiện được văn hóa và các giá trị tích cực của doanh nghiệp ở cấp độ bao quát, đại diện cho cả tổ chức.

Điều này đòi hỏi sự cân bằng trong hành vi các thành viên của nhóm. Chẳng hạn, văn hóa của phòng kinh doanh sẽ khác với văn hóa của bộ phận kỹ thuật nhưng cả hai nhóm này phải hướng đến những giá trị chung của doanh nghiệp như tinh thần đồng đội, sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, sự vui vẻ và thân thiện.

Nếu không có những giá trị chung này, nhân viên sẽ có khuynh hướng bị cách ly, bỏ rơi hoặc tệ hơn là chia thành các “nhóm phái”.

Vitus và Tonge khuyên các nhà quản lý cần đầu tư vào việc xây dựng văn hóa chung của tổ chức, có nghĩa là đặt ra những kỳ vọng về các hành vi, các giá trị mà các thành viên phải đi theo trước khi phát sinh các vấn đề.

Nhà quản lý cũng cần phải giúp nhân viên có những kết nối mang tính cá nhân với nhau, ví dụ tổ chức những buổi sinh hoạt dã ngoại với các hoạt động xây dựng đội nhóm hay các cuộc họp thân mật.

3. Chỉ khen thưởng cá nhân thay vì đội nhóm

Đánh giá hiệu quả làm việc, đề bạt thăng tiến, khen ngợi công khai… đều là những việc làm có thể tạo ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên theo những cách có thể nhìn thấy được cũng như không nhìn thấy được.

Tuy nhiên, các tác giả khuyên các nhà quản lý không nên chờ cho đến những dịp này mới công nhận thành tích của nhân viên hay nhóm của họ.

Và điều quan trọng hơn là phải cân bằng trong việc khen thưởng, công nhận thành tích làm việc của cá nhân và nhóm.

Bên cạnh việc công khai khen ngợi cá nhân và thưởng cho họ bằng một số hình thức như tiền mặt, quà tặng, thời gian nghỉ, các nhà quản lý cũng cần phải chúc mừng các nhóm đã đạt thành tích tốt trên phạm vi toàn phòng ban hoặc công ty qua các hình thức như gửi thư điện tử, tổ chức các buổi tiệc, các hoạt động giải trí sau giờ làm việc.

4. Quá đặt nặng kết quả

Kết quả rất quan trọng nhưng nhà quản lý cũng cần phải quan tâm đến quá trình tạo ra những kết quả đó: nhân viên đã đầu tư công sức, thời gian ra sao, gặp những trở ngại nào…

Những vị sếp tốt luôn công nhận những hành vi tích cực, chẳng hạn như sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhóm, cho dù những hành vi ấy có đem lại nhiều kết quả đo lường được hay không.

Những nhà quản lý chỉ chú trọng đến các dự án và kết quả thường sẽ làm cho nhân viên thiếu gắn kết, cạnh tranh với nhau gay gắt hoặc hình thành các văn hóa “ngoại lai”.

Các tác giả khuyên, thay vì chỉ nhìn vào những con số, nhà quản lý nên đánh giá cả quá trình và những giá trị mà các nhân viên đã tạo ra khi thực hiện một công việc hay dự án nào đó. Điều này sẽ làm cho nhân viên nhận ra rằng điều quan trọng không chỉ là làm được gì mà còn là làm điều đó như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Apple chính thức vượt qua Saudi Aramco và trở thành công ty có giá trị nhất toàn cầu

Apple Inc. đã trở thành công ty có giá trị nhất toàn cầu với giá trị thị trường vượt qua Công ty Saudi Aramco sau những kết quả tốt hơn mức Apple mong đợi.

Theo đó, giá trị của Apple đã tăng thêm 10% vào 31/7 và kết thúc ngày với mức vốn hóa thị trường kỷ lục là 1,817 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử công ty này đã vượt qua công ty dầu khí quốc gia Saudi Aramco đang được định giá mức 1,76 tỷ USD.

Trước đó, Apple cũng đã cạnh tranh với Microsoft Corp để dành lấy vị trí công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ.

Sự truất ngôi của Aramco diễn ra sau một khoảng thời gian hỗn loạn ở các công ty của Ả Rập. Cụ thể, việc chào bán đại chúng của Aramco không đáp ứng được kỳ vọng của thái tử Mohammed bin Salman.

Nhà cai trị vương quốc này trên thực tế ban đầu muốn định giá mức 2 nghìn tỷ USD và tăng 100 tỷ đô la. Nhưng sau khi các nhà đầu tư nước ngoài chùn bước trước giá cả, chính phủ đã giải quyết một đợt chào bán nhỏ hơn trong nước và thu về khoảng 30 tỷ USD, vẫn là đợt IPO lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Tiếp đó, giá dầu thô đã giảm khá mạnh trong năm nay khi nhu cầu năng lượng sụp đổ với sự lây lan của Covid-19. Doanh thu quý hai của Aramco, đã giảm xuống còn khoảng 37 tỷ USD so với mức 76 tỷ USD một năm trước đó (theo Bloomberg) trong khi mức doanh số của Apple là 59,7 tỷ USD. Cao hơn ~ 13 tỉ USD.

Cổ phiếu của Aramco cũng đã giảm 6,4% kể từ cuối tháng 12, mặc dù điều này ít hơn nhiều so với sự sụt giảm của các công ty dầu mỏ khác như Exxon Mobil Corp đã giảm 40% và Royal Dutch Shell Plc đã giảm 50%.

Ngược lại trong giai đoạn này, Apple đã được hưởng lợi rất lớn khi đại dịch đã góp phần củng cố vị thế thị trường của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

Sự dịch chuyển của các doanh nghiệp sang môi trường kỹ thuật số trong đại dịch đã khiến các công ty như Apple có được sự tăng trưởng rất mạnh mẽ. Cổ phiếu Apple đã tăng 45% trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: bloomberg

Reuters: TikTok Mỹ đồng ý ‘bán mình’ cho Microsoft

Theo Reuters, ByteDance – công ty sở hữu ứng dụng TikTok có trụ sở tại Trung Quốc đã đồng ý thoái vốn khỏi bộ phận của TikTok tại Mỹ.

Động thái được cho là để làm hài lòng chính quyền Tổng thống Trump sau khi ông quyết định cấm cửa TikTok.

ByteDance được cho đã cố gắng giữ một phần cổ phiếu trong TikTok Mỹ tuy nhiên bị Nhà Trắng từ chối. Nguồn tin từ Reuters tiết lộ Microsoft có thể sẽ tiếp quản bộ phận của TikTok đang hoạt động tại Mỹ.

Trước đó vào tối 31/7 (giờ Mỹ), Tổng thống Trump nói trên chuyên cơ Air Force One rằng ông sẽ ban hành lệnh cấm TikTok sớm nhất vào ngày 1/8.

“Đây không phải là thỏa thuận. Chúng tôi không phải quốc gia mua bán”, ông Trump khẳng định việc cấm TikTok không phải để công ty này quyết định mua bán. Dù vậy, giới truyền thông vẫn đang theo dõi động thái tiếp theo của tổng thống sau khi ByteDance tuyên bố rút lui khỏi TikTok Mỹ.

Nhà Trắng hiện từ chối bình luận về khả năng ông Trump chấp nhận động thái nhượng bộ của TikTok. ByteDance và Microsoft cũng chưa có bình luận.

Dưới đề xuất của ByteDance, Microsoft sẽ nắm giữ toàn bộ dữ liệu người dùng TikTok tại thị trường Mỹ. Kế hoạch cũng cho phép các công ty Mỹ khác tiếp quản bộ phận hoạt động của TikTok. Theo thống kê, có 80 triệu người dùng TikTok hoạt động mỗi ngày ở Mỹ.

Thời gian gần đây, Mỹ là một trong những quốc gia lên án TikTok mạnh mẽ nhất trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng.

Các quan chức Mỹ cho rằng TikTok, dưới quyền sở hữu của ByteDance là mối đe dọa an ninh quốc gia vì có thể gửi dữ liệu người dùng Mỹ về máy chủ đặt Trung Quốc.

Việc thay đổi chủ sở hữu sẽ ảnh hưởng lớn đến TikTok, ít nhất là bộ phận hoạt động tại Mỹ bởi đây là một trong những thị trường chính của họ. Hiện TikTok có các văn phòng tại Mỹ đặt ở New York và Los Angeles.

TikTok cũng được cho là đã chuẩn bị phương án cho phép các doanh nghiệp không phải của Trung Quốc như Sequoia Capital, SoftBank hay General Atlantic mua phần lớn cổ phần công ty.

TikTok đang được định giá 50 tỷ USD, song một số lãnh đạo TikTok tin rằng ứng dụng này đắt giá hơn con số trên.

Năm 2017, ByteDance mua lại ứng dụng chia sẻ video Musical.ly của Mỹ rồi sáp nhập vào TikTok. Trong 3 năm qua, TikTok phát triển rất nhanh, trở thành một trong những mạng xã hội tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguồn tin tiết lộ Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ đã điều tra thương vụ ByteDance mua lại Musical.ly từ mùa thu năm 2019. Sau khi điều tra, Ủy ban này quyết định buộc TikTok tách khỏi ByteDance.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo CNBC/Zing

Chức danh ‘Chủ tịch’ và ‘CEO’ đang được doanh nghiệp tách biệt

Theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, kể từ ngày 1/8/2020, chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh giám đốc (tổng giám đốc) của cùng 1 công ty đại chúng.

Trước đó, việc này vẫn được phép với điều kiện được cổ đông chấp thuận tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên hằng năm. Nghị định 71 có hiệu lực từ 2017 nhưng điều khoản tách bạch 2 chức danh nói trên có hiệu lực từ đầu tháng 8 năm nay, tức các doanh nghiệp có 3 năm để chuẩn bị cho điều này.

Đến nay, khi giờ “G” đã điểm, nhiều gương mặt kế nhiệm lộ diện, trong đó có gương mặt rất trẻ ở thế hệ 9x, 8x.

Trẻ nhất có lẽ là ông Lê Viết Hiếu, sinh năm 1992 được Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) bổ nhiệm làm tổng giám đốc thay ông Lê Viết Hải với nhiệm kỳ 2 năm. Ông Hiếu là con trai Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải và là lãnh đạo trẻ nhất của Hòa Bình.

Tân tổng giám đốc Hòa Bình tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh, chuyên môn tài chính doanh nghiệp tại một trường Đại học thuộc California (Mỹ), có 2 năm làm chuyên viên tín dụng của Shinhan Việt Nam (2014 – 2016).

Năm 2016, ông gia nhập Tập đoàn Hòa Bình với vị trí phó giám đốc phát triển thị trường nước ngoài. Đến năm 2018, ông lên chức giám đốc phát triển thị trường nước ngoài. Từ tháng 5/2019, ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc đối ngoại khu vực miền Bắc.

Ở độ tuổi 32 (sinh năm 1988), ông Nguyễn Quang Trường cũng vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinaseed (HoSE:NSC) từ ngày 2/7 thay thế bà Trần Kim Liên, người kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và CEO suốt 16 năm qua.

Ông Nguyễn Quang Trường tốt nghiệp thạc sỹ tài chính trường ĐH Northumbria, Anh Quốc, từng có thời gian công tác tại CTCP Quản lý Quỹ đầu tư FPT và VietinBank.

Ông Trường gia nhập Vinaseed năm 2013 trải qua các vị trí giám đốc kế hoạch đầu tư, phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực thị trường kinh doanh, tài chính, kế hoạch đầu tư, thành viên HĐQT của Tập đoàn Vinaseed, thành viên HĐQT PAN Farm, thành viên HĐTV Vinarice.

Tại Tập đoàn Masan (Masan Group, HoSE: MSN), người kế nghiệp vị trí tổng giám đốc của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT là ông Danny Le, sinh năm 1984.

Ông Danny Le có bằng cử nhân tại Đại học Bowdoin, Mỹ. Trước khi gia nhập Masan, ông từng là chuyên viên phân tích, bộ phận ngân hàng đầu tư tại Morgan Stanley trong giai đoạn 2006-2010.

CEO mới gia nhập Masan Group vào năm 2010 và hiện đang đảm nhiệm vị trí giám đốc chiến lược và phát triển của Masan, là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tăng trưởng của Masan Group, cũng như trực tiếp tổ chức các giao dịch M&A.

Bổ nhiệm nhân sự trẻ vào vị trí đứng đầu ban điều hành doanh nghiệp có quy mô lớn lên tới tỷ USD, theo cách nói Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang: “Chúng ta thường dùng từ ‘bọn trẻ’ để nói về họ. Nhưng chúng ta đã từng còn trẻ hơn họ khi bắt đầu hành trình này rất nhiều năm trước”.

Khác với các doanh nghiệp trên, HĐQT Công ty Chứng khoán SSI (HoSE:SSI) bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Nam – người gắn bó với thị trường chứng khoán và doanh nghiệp 20 năm qua – làm tổng giám đốc.

Chứng khoán SSI cho rằng việc bổ nhiệm nhân sự này được coi là một bước đi thận trọng tạo điều kiện cho những chuyển dịch mạnh mẽ tiếp theo trong hoạt động của SSI.

Đặc biệt trong bối cảnh có nhiều thách thức từ kinh tế vĩ mô tới thị trường hiện nay, bổ nhiệm một người đã có nhiều kinh nghiệm với thị trường, với tập thể SSI để giữ được sự ổn định và tăng trưởng trong dài hạn là điều cần thiết.

Tại Công ty Cơ điện lạnh (HoSE: REE), người được lựa chọn thay thế cho bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc 27 năm qua là người có thâm niên gắn bó tại đơn vị trong thời gian dài không kém.

Tân Tổng giám đốc REE – ông Huỳnh Thanh Hải gia nhập vào REE từ năm 1994 với vai trò là kỹ sư công trường, tức chỉ 1 năm sau khi bà Mai Thanh được bổ nhiệm làm tổng giám đốc (1993). Đến năm 2013, ông Hải được bổ nhiệm là phó tổng giám đốc.

Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) tìm kiếm và trao trọng trách CEO cho nhân sự mới hoàn toàn.

Ông Nguyễn Duy Thuận, tân Tổng giám đốc gia nhập Lộc Trời từ giữa năm 2019 và tham gia trực tiếp nhiều phòng ban khác nhau từ nhân sự, tài chính, bán hàng, marketing, rồi được bổ nhiệm làm giám đốc tài chính từ tháng 12/2019.

Ngược lại, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp từ bỏ vị trí chủ tịch HĐQT để đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc. Đó là trường hợp của Công ty Nam Việt (HoSE: ANV), DigiWorld, ôtô Hàng Xanh, Đông Hải Bến Tre.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Mở rộng thương hiệu hay Brand Extension là gì?

Mở rộng thương hiệu hay  Brand Extension là việc giới thiệu một sản phẩm mới dựa trên tên tuổi và danh tiếng của một sản phẩm có sẵn của doanh nghiệp.

Mở rộng thương hiệu là gì

Mở rộng thương hiệu hay Brand Extension là việc sử dụng tên thương hiệu đã được thiết lập sẵn áp cho một sản phẩm mới hoặc danh mục sản phẩm mới.

Chiến lược mở rộng thương hiệu tận dụng danh tiếng và sự phổ biến của một sản phẩm nổi tiếng để ra mắt một sản phẩm mới. Để thực hiện thành công thì phải có sự liên kết hợp lý giữa sản phẩm ban đầu và sản phẩm mới.

Nếu không có sự liên kết hoặc sự liên kết yếu thì có thể dẫn đến hiệu ứng ngược lại là pha loãng thương hiệu. Điều này thậm chí có thể gây hại cho thương hiệu mẹ.

Việc mở rộng thương hiệu thành công cho phép các công ty đa dạng hóa dịch vụ của họ, tăng thị phần và tăng lợi nhuận. Các thương hiệu hiện có trở thành một công cụ tiếp thị hiệu quả và rẻ tiền cho sản phẩm mới.

Ưu nhược điểm của mở rộng thương hiệu

Ưu điểm của mở rộng thương hiệu

Chi phí quảng bá sản phẩm thông qua mở rộng thương hiệu thấp hơn chi phí quảng bá sản phẩm mới mà không có nhận diện thương hiệu. Thương hiệu ban đầu sẽ tự truyền đạt thông điệp.

Nhược điểm của mở rộng thương hiệu

Tuy nhiên, mở rộng thương hiệu sẽ thất bại khi các dòng sản phẩm không có sự liên kết với nhau. Một cái tên thương hiệu thậm chí có thể gây bất lợi lên sản phẩm mới.

Ví dụ như Colgate, một thương hiệu đồng nghĩa với các sản phẩm chăm sóc nha khoa, đã từng cố gắng mở rộng thương hiệu sang một dòng thực phẩm đông lạnh. Rất tiếc, chiến lược này đã thất bại do người tiêu dùng không muốn ăn mì Ý vị bạc hà.

Ví dụ về mở rộng thương hiệu

Việc một công ty mở rộng thương hiệu có thể được nhận biết rõ ràng như trong trường hợp cung cấp sản phẩm ban đầu dưới một hình thức mới. Ví dụ, chuỗi nhà hàng Boston Market đã ra mắt dòng sản phẩm bữa tối đông lạnh dưới tên riêng của mình với mức giá tương tự.

Một hình thức mở rộng thương hiệu khác là kết hợp hai sản phẩm nổi tiếng với nhau. Kem của Breyer kết hợp với bánh qui Oreo là một sản phẩm phù hợp dựa trên lòng trung thành của người tiêu dùng đối với một hoặc cả hai thương hiệu gốc.

Mở rộng thương hiệu cũng có thể được áp dụng cho các loại sản phẩm khác nhau. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Google là công cụ tìm kiếm, nhưng nó đã gắn tên của mình vào các sản phẩm mới như ứng dụng thanh toán Google Wallet.

Việc tạo ra các sản phẩm bổ sung cũng là một hình thức mở rộng thương hiệu, ví dụ như việc tạo ra nhiều loại và hương vị của Coca-Cola.

Trong các ví dụ tốt nhất, việc mở rộng thương hiệu là tự nhiên và phát sinh từ chất lượng được công nhận của sản phẩm gốc, như Black & Decker tạo ra một dòng đồ chơi cho trẻ em, còn Ghirardelli bán hỗn hợp brownie.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

(Theo investopedia)

Brand Identity hay Nhận diện thương hiệu là gì?

Cùng tìm hiểu các nội dung như Brand Identity hay Nhận diện thương hiệu (hệ thống nhận diện thương hiệu) là gì, hệ thống Brand Identity gồm những thành phần chính nào và hơn thế nữa.

Brand Identity là gì
Hệ thống nhận diện thương hiệu hay Brand Identity System là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu hay Brand Identity System là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm tên, logo, kí hiệu, khẩu hiệu, thiết kế, đóng gói và hoạt động của sản phẩm, dịch vụ cũng như hình ảnh thương hiệu. Bạn có thể xem thương hiệu là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ thương hiệu.

Bài viết sẽ phân tích các nội dung gồm:

  • Brand Identity là gì?
  • Những thành phần chính có trong Brand Identity Systems hay hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Brand Identity hay Nhận diện thương hiệu là gì.

Hệ thống nhận diện thương hiệu hay Brand Identity System là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm tên, logo, kí hiệu, khẩu hiệu, thiết kế, đóng gói và hoạt động của sản phẩm, dịch vụ cũng như hình ảnh in sâu vào vào tâm trí của khách hàng khi họ nghĩ tới thương hiệu.

Nó đảm bảo nhận thức, sự hiểu biết của khách hàng về hình ảnh của thương hiệu cũng như công ty. Nhận diện thương hiệu là tổng hòa của tất cả các yếu tố khi khách hàng tiếp cận, sử dụng và nhận được kết quả đem lại từ việc sử dụng thương hiệu đó.

Dù cho doanh nghiệp lựa chọn chiến lược thương hiệu sản phẩm như thế nào, họ cũng phải xác định các yếu tố nhận diện thương hiệu.

Cùng với Brand LoyaltyBrand Awarenss, Brand Identity là các tài sản thương hiệu.

Hệ thống nhận diện thương hiệu hay Brand Identity Systems bao gồm những thành phần chính là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu phải được thiết kế đồng bộ và nhất quán cho cả thương hiệu doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản cần thiết kế là:

Tên thương hiệu (brandname).

Trước hết, nhà quản trị marketing phải xác định tên thương hiệu. Việc đặt tên thương hiệu thường phải đảm bảo 4 yêu cầu:

  •  Nói lên được lợi ích của sản phẩm.
  • Nói lên được chất lượng của sản phẩm.
  • Phải dễ đọc, dễ nhận biết.
  • Tên hiệu phải khác biệt hẳn những tên thương hiệu của các doanh nghiệp cạnh tranh khác và không vi phạm qui định của luật pháp để có thể đăng kí bảo hộ độc quyền sử dụng.

Đối với các doanh nghiệp có qui mô lớn, để thực hiện giới thiệu được thường xuyên các sản phẩm mới thì nên xây dựng phòng phát triển tên thương hiệu.

Logo hay biểu tượng.

Nguyên tắc thiết kế là đơn giản, có ý nghĩa, độc đáo, dễ sử dụng cho các chương trình truyền thông cho thương hiệu. Biểu tượng thương hiệu doanh nghiệp cần xây dựng đảm bảo tính thống nhất các yếu tố cơ bản giữa tổng công ty với các công ty thành viên.

Biểu tượng cho các thương hiệu sản phẩm cũng cần đảm bảo những yếu tố chung dễ nhận biết mối liên kết và phân biệt được đẳng cấp giữa chúng.

Xác định khẩu hiệu (Slogan).

Lựa chọn khẩu hiệu cho thương hiệu doanh nghiệp và cho từng thương hiệu sản phẩm. Mỗi khẩu hiệu phải nói lên hình ảnh định vị hay tính cách cốt lõi thương hiệu. Đương nhiên, khẩu hiệu phải hấp dẫn, dễ nhớ.

Các yếu tố nhận diện khác của thương hiệu cũng phải thiết kế thành một hệ thống nhất từ biển hiệu doanh nghiệp, chi nhánh, đồng phục, hình thức trưng bày hàng, trình bày trên các giấy tờ giao dịch,… đều cần thiết kế theo những tiêu chuẩn thống nhất và sử dụng chính xác trong tất cả các hoạt động truyền thông.

Sự tiếp cận của khách hàng tới thương hiệu là kết quả của các phương thức và hành động công ty đã sử dụng trong các hoạt động truyền thông marketing tích hợp, bao gồm:

Quảng cáo đại trà, lời chào hàng, xúc tiến bán, hoạt động tài trợ tại các sự kiện thể thao và giải trí, Website trên internet và thư trực tiếp, catalog, video, tờ rơi.

Khách hàng có thể tiếp cận tới thương hiệu thông qua địa điểm bán hàng, báo chí, cửa hàng, nơi họ nhìn thấy, nghe hay đọc trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Kết luận.

Thông qua việc hiểu Brand Identity là gì và xây dựng một hệ thống Brand Identity hay nhận diện thương hiệu có ý nghĩa với khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra những kết nối sâu hơn với họ, đây là những nền tảng cơ bản của hoạt động xây dựng thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

Brand Loyalty là gì? Ví dụ về thực tế về Brand Loyalty

Cùng tìm hiểu các khái niệm như Brand Loyalty là gì, các ví dụ về Brand Loyalty, cùng các nội dung khác.

brand loyalty là gì
Brand Loyalty hay lòng trung thành thương hiệu là gì?

Brand Loyalty trong tiếng Việt có nghĩa là Lòng trung thành với thương hiệu, được thể hiện bằng việc người tiêu dùng lặp lại việc mua các sản phẩm của cùng một thương hiệu, ngay cả khi họ có các lựa chọn thay thế khác.

Brand Loyalty là gì?

Brand Loyalty có nghĩa là Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Brand Loyalty là việc người tiêu dùng có gắn bó tích cực với một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu cụ thể nào đó.

Khách hàng thể hiện Brand Loyalty bằng việc tiếp tục mua sản phẩm của thương hiệu, bất chấp những nỗ lực của đối thủ cạnh tranh để thu hút họ.

Các tập đoàn đầu tư số tiền đáng kể vào dịch vụ khách hàng và marketing để tạo và duy trì Brand Loyalty cho một sản phẩm đã có vị trí vững chắc.

Coca-Cola là một ví dụ về một thương hiệu mang tính biểu tượng, dẫn đến việc khách hàng thể hiện Brand Loyalty này trong suốt nhiều năm qua bất chấp các sản phẩm và nỗ lực marketing của Pepsi.

Cùng với Brand Awareness, Brand Loyalty là các tài sản thương hiệu.

Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Brand Loyalty, bạn cần hiểu về Brand.

Brand là gì?

Cũng tương tự như thuật ngữ Marketing, các khái niệm về Brand cũng được phát triển và thay đổi qua các thời kì khác nhau gắn liền với các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, thị trường và người tiêu dùng.

Ở góc nhìn tổng thể, Brand có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.

Theo khái niệm này, Brand có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love).

Bạn có thể xem thêm Brand là gì để có những góc nhìn toàn diện hơn về thuật ngữ này.

Các chiến dịch Brand Loyalty.

Bộ phận marketing theo sát xu hướng mua hàng của người tiêu dùng và làm việc để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thông qua các hoạt động phục vụ khách hàng tích cực.

Các nhà marketing theo dõi thay đổi trong xu hướng mua hàng và tạo ra một chiến dịch marketing tương ứng để giúp công ty có được và giữ chân các khách hàng trung thành.

Đại sứ thương hiệu.

Các công ty thuê đại sứ thương hiệu làm người phát ngôn cho sản phẩm của họ. Đại sứ thương hiệu được chọn do sức hấp dẫn của họ đối với thị trường mục tiêu.

Chiến dịch khách hàng trung thành thành công nhất khi nó gợi ra được các tính năng quan trọng đối với phân khúc thị trường mà thương hiệu nhắm đến.

Ví dụ, một chiếc xe Subaru sẽ giữ cho con bạn an toàn, còn một chiếc xe Lincoln sẽ khiến bạn trông ngầu như Mathew McConaughey.

Mối quan hệ giữa Brand Loyalty và Internet là gì?

Trước khi có internet, cách phổ biến nhất để xây dựng Brand Loyalty là thông qua sự tương tác của nhân viên bán hàng và khách hàng.

Ngày nay, internet cung cấp quyền truy cập vào hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng mà không cần nhân viên bán hàng làm trung gian.

Giờ đây người tiêu dùng được trao khả năng để tiến hành nghiên cứu độc lập và so sánh các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, do đó họ có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt và bớt cam kết hơn với các thương hiệu cụ thể.

Ví dụ thực tế về Brand Loyalty.

Apple có gần 2 tỷ khách hàng sử dụng iPhone, nhiều người trong số họ trung thành với thương hiệu này. Mỗi năm, iPhone có những bản nâng cấp mới và người tiêu dùng đổ xô đến các cửa hàng để mua phiên bản mới nhất.

Danh tiếng của Apple về các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ xuất sắc đã giúp tạo ra lượng khách hàng trung thành cực kì khó có khả năng chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Khi Apple tung ra nhiều dịch vụ tính phí, bao gồm Apple TV và Apple Arcade, hãng này có nhiều khả năng sẽ làm tăng thêm sự thành công của mình, nghĩa là có thêm doanh thu trên mỗi khách hàng.

Khi người tiêu dùng bị cuốn hút vào các chương trình và các dịch vụ mới, họ sẽ sẵn sàng nâng cấp lên iPhone hoặc iPad mới nhất khi có nhu cầu thay điện thoại hoặc máy tính bảng.

Thông qua các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ mới, Apple có thể củng cố thêm lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng ngày càng có nhiều quyền lực và sự lựa chọn hơn, xây dựng thương hiệu hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu của mọi doanh nghiệp.

Bằng cách hiểu lòng trung thành thương hiệu hay Brand Loyalty là gì, bạn có thể đảm bảo rằng mọi thứ bạn làm đều hướng tới khách hàng và thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Thuý Minh | MarketingTrips 

Tầm nhìn thương hiệu hay Brand Vision là gì?

Tầm nhìn thương hiệu (brand vision) là những gì thương hiệu muốn mình sẽ trở thành, nó là cái mà thương hiệu muốn mình đại diện và thuộc về.

tầm nhìn thương hiệu hay brand vision là gì
Tầm nhìn thương hiệu hay Brand Vision là gì?

Tầm nhìn thương hiệu hay Brand Vision là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt, định hướng mọi hoạt động của thương hiệu đồng thời cũng định hướng phát triển cho thương hiệu thông qua quá trình phân tích định vị giữa hiện tại và tương lai.

Brand Vision là một phần của khái niệm Brand rộng lớn.

Tầm nhìn thương hiệu hay Brand Vision là gì?

Tầm nhìn thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand Vision. Xây dựng tầm nhìn thương hiệu là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích khác biệt hoá sản phẩm hoặc bản thân doanh nghiệp với cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn.

Tầm nhìn thương hiệu là những thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt, định hướng hoạt động của thương hiệu đồng thời cũng định hướng phát triển cho thương hiệu qua phân tích định vị giữa hiện tại và tương lai.

Tuyên bố tầm nhìn thương hiệu bao gồm những gì mà thương hiệu muốn mình sẽ trở thành, là cái mà thương hiệu muốn mình đại diện và là nguyên nhân tại sao thương hiệu đó cống hiến để được ngưỡng mộ.

Tuyên bố tầm nhìn thường là một câu ngắn gọn, dễ nhớ, dễ truyền tải tinh thần, nỗ lực và lòng nhiệt tình với công việc kinh doanh.

Vai trò của tầm nhìn thương hiệu (Brand Vision) đối với doanh nghiệp là gì?

Tầm nhìn hương hiệu có một số vai trò như:

  • Thống nhất mục đích phát triển của thương hiệu và tạo sự nhất quán trong hoạt động quản trị thương hiệu.
  • Định hướng sử dụng nguồn lực cho thương hiệu.
  • Xây dựng thước đo cho sự phát triển thương hiệu và tạo tiền đề cho việc xây dựng các mục tiêu phát triển.
  • Động viên nhân viên hướng tới mục đích phát triển chung.

So sánh tầm nhìn thương hiệu (Brand Vision) với tầm nhìn doanh nghiệp (Business Vision).

Tầm nhìn thương hiệu có mối liên quan chặt chẽ với tầm nhìn doanh nghiệp. Do thương hiệu là một chức năng quản trị doanh nghiệp nên đương nhiên tầm nhìn thương hiệu phải được tuyên bố một cách thống nhất với tầm nhìn doanh nghiệp.

Tầm nhìn doanh nghiệp thường gắn với các tuyên bố mang tính kinh tế của doanh nghiệp như: mức độ thống lĩnh thị phần, những định hướng kinh doanh và giá trị kinh tế dành cho các bên hữu quan.

Khác với những gì tầm nhìn doanh nghiệp có, tầm nhìn thương hiệu thường mang nhiều yếu tố cảm xúc hơn.

Đối với các doanh nghiệp xây dựng mô hình đa thương hiệu thì doanh nghiệp đó có thể có một tầm nhìn doanh nghiệp nhưng lại có nhiều tầm nhìn thương hiệu. Mỗi thương hiệu hoặc nhóm thương hiệu của công ty có thể được xác lập một tầm nhìn riêng.

Kết luận.

Bằng cách xác định chính xác tầm nhìn thương hiệu hay Brand Vision của doanh nghiệp là gì, người làm marketing đang đặt những nền móng đầu tiên trong quá trình xây dựng một thương hiệu có ý nghĩa với khách hàng của mình trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips 

Tổng thống Trump sẽ ‘cấm vận’ TikTok tại Mỹ và từ chối ‘ý tưởng’ của Microsoft

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết vào ngày 31/7 rằng ông sẽ cấm ứng dụng video dạng ngắn phổ biến nhất thế giới TikTok hoạt động tại Mỹ. Đồng thời từ chối thỏa thuận tiềm năng để Microsoft mua lại ứng dụng này từ công ty mẹ thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Ảnh: CNN

“Theo những vấn đề liên quan đến TikTok, chúng tôi sẽ cấm ứng dụng này khỏi Hoa Kỳ,” Tổng thống Donald Trump trao đổi với các phóng viên.

Ông Trump cho biết ông có thể sẽ sử dụng các quyền lực kinh tế khẩn cấp hoặc một mệnh lệnh mang tính hành pháp. Vẫn chưa rõ là mệnh lệnh đó sẽ như thế nào và những thách thức pháp lý mà nó có thể gặp phải.

“Tuy nhiên, tôi có thẩm quyền đó,” Ông cho biết.

Động thái này nhằm giải quyết những lo ngại gần đây của các nhà hoạch định chính sách cho rằng TikTok thuộc sở hữu nước ngoài có thể là một rủi ro cho an ninh quốc gia.

“Chính phủ Mỹ đang tiến hành đánh giá an ninh quốc gia về TikTok và đang chuẩn bị đưa ra khuyến nghị chính sách cho Tổng thống Trump”, Bộ trưởng Tài chính, Ông Steven Mnuchin trao đổi với các phóng viên tại Nhà Trắng.

ByteDance đang xem xét các thay đổi đối với cấu trúc công ty của mình và theo báo cáo thì công ty này đã xem xét đến khả năng sẽ bán phần lớn cổ phần của TikTok.

Theo đó, Microsoft (MSFT) đang đàm phán để có được TikTok. Microsoft đã từ chối bình luận về vấn đề này sâu hơn với CNN Business. Tuy nhiên, phía Ông Trump kiên quyết từ chối ý tưởng về thỏa thuận tiềm năng này nhằm bảo vệ các vấn đề về an ninh quốc gia.

Về phần TikTok, ứng dụng này đã bùng nổ phổ biến ở Mỹ và các nước phương tây khác, trở thành nền tảng truyền thông mạng xã hội đầu tiên của Trung Quốc đạt được sức hút đáng kể đối với người dùng bên ngoài quốc gia của mình.

TikTok đã được tải xuống 315 triệu lần trong ba tháng đầu năm nay, số lượt tải hàng quý nhiều hơn bất kỳ ứng dụng nào khác trong lịch sử, theo số liệu phân tích từ Sensor Tower.

Người phát ngôn của TikTok cho biết: “Dữ liệu người dùng của TikTok Mỹ được lưu trữ ở MỸ với sự kiểm soát chặt chẽ đối với quyền truy cập của nhân viên”.

“Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của người dùng khi chúng tôi tiếp tục làm việc để mang lại niềm vui, sự nghiệp có ý nghĩa đối với những người sáng tạo trên nền tảng này”.

Các chuyên gia an ninh mạng đã cho rằng rủi ro tiềm tàng của TikTok đối với an ninh quốc gia chủ yếu là trên lý thuyết và không có bằng chứng nào cho thấy dữ liệu người dùng của TikTok đã bị tình báo Trung Quốc xâm phạm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNN

Shark Khoa khuyên giới trẻ khởi nghiệp: Làm gì hay đầu tư gì thì cũng phải thực tế

“Tôi chỉ đầu tư vào những mô hình có sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng và nâng cấp được thu nhập của startup. Bởi vì, thực tế chúng ta chỉ vui khi đầy đủ về vật chất…”, doanh nhân trẻ Lê Đăng Khoa chia sẻ quan điểm đầu tư của mình.

Đừng quá tập trung tạo ra những sản phẩm quá khác biệt

Theo Shark Khoa, khởi nghiệp nên bắt đầu từ những sản phẩm bình thường, làm cho nó thật mới, thật tốt mới là cốt yếu.

Doanh nhân Lê Đăng Khoa ví dụ, trên thị trường có rất nhiều công ty thiết kế xây dựng chẳng hạn, nhưng để chọn ra 3 công ty có thương hiệu top đầu thì lại rất khó. Đó mới là brand mà startup cần hướng đến. Cơ hội cho startup nằm ở chỗ đó.

“Có những ngành mình không cần phải nghĩ nó quá ghê gớm. Nó không cần phải bơm tiền triệu đô nhưng vẫn được xã hội chấp nhận và phát triển. Cốt yếu không phải là nằm ở mô hình lớn hay nhỏ, mà tài năng của founder mới là quan trọng. Nhà đầu tư họ sẽ nhìn vào đó để rót tiền”, Shark Khoa nhấn mạnh.

Có thực mới vực được đạo

Nhiều người cho rằng, khởi nghiệp làm đam mê là niềm vui nhưng thực tế, khởi nghiệp để tạo ra nền tảng kinh tế. Đi làm phải có tiền, ngày ăn 3 bữa, tiền mua nhà xe, tiền nuôi con, cái đó là “thực”. Nếu anh không có “thực”, không có khả năng kiếm tiền duy trì cuộc sống mỗi ngày thì chắc chắn anh không bao giờ có thể cầm cự công ty startup được.

“Bản thân Khoa khi đầu tư vào bất cứ công ty startup thì ngoài vấn đề sản phẩm hay dịch vụ thì vấn đề quan trọng nhất là làm sao để nâng cấp được thu nhập của các bạn startup. Vì nếu nhân viên của mình có tiền nuôi vợ, nuôi con họ thì hàng ngày họ mới có năng lượng để đến công ty làm việc.

Chứ ngày nào cũng báo lỗ, báo lỗ. Nếu một công ty nhìn vào tiềm năng nhưng nguồn sống mỗi ngày không ổn định thì làm sao đi dài hơi được”, Shark Khoa chia sẻ.

Thiếu kiến thức, đi tìm đối tác

Shark Khoa chia sẻ, thực tế hiện nay các startup rất thiếu kiến thức về vận hành, marketing…. Điều này buộc các bạn phải vô thế khiêm nhường, tìm đối tác. Tìm những đối tác giỏi vận hành, giỏi về marketing hay sales chẳng hạn…

Khi được hỏi làm thế nào để tìm được đối tác phù hợp, shark Khoa giãi bày: “Nói thực, điều này còn phụ thuộc vào chữ “duyên” nữa. Bế tắc nhất của các bạn startup hiện nay là nhà đầu tư không thiếu nhưng nhà đầu tư phù hợp thì thiếu.

Do đó, để duy trì được dự án của mình thì cách tốt nhất là các bạn trẻ cần kiên nhẫn, bình thản, học tập liên tục và học một cách bài bản, nghiêm túc”.

Nên đi làm lấy kinh nghiệm càng nhiều càng tốt

Nếu là bạn trẻ mới ra trường thì nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm thay vì vội vàng làm startup. Tích lũy kinh nghiệm càng nhiều càng tốt. Đơn giản, kinh nghiệm giúp mình dễ thuyết phục cộng sự khi làm việc.

Xa hơn, là thuyết phục nhà đầu tư rót vốn. “Khi hợp tác, nhà đầu tư họ nhìn vào xem mình có bản lĩnh không đã, có đủ kiến thức không đã thì họ mới bắt tay. Chứ em nói hay quá, không làm được thì điều này cực kì khó đi đường dài”, Shark Khoa dẫn chứng.

Ngoài ra, theo vị doanh nhân trẻ này, kinh nghiệm và kiến thức còn giúp mình vận hành bộ máy nhân sự, nhìn ra được nhân sự cho startup cần có kỹ năng gì, phối hợp với nhau như thế nào. Tất cả điều này đều trên nền tảng kiến thức, tư duy học hỏi từ nhiều nơi chứ không phải ngồi ở nhà tự nghĩ ra được.

Nếu làm startup không thích thì nên dừng liền

Không ít bạn trẻ khởi nghiệp để thử, hoặc bị ép buộc. Cả khởi nghiệp lẫn rót vốn đầu tư nếu đã không thích thì nên dừng liền. “Đó chính là lý do tôi chưa bao giờ hối tiếc điều gì kể từ trước đến nay và tất cả các startup mình đầu tư vào đều rất tự hào. Bởi vì ngay từ đầu, mình phải xác định rõ, đã không thích thì cố làm gì, mất thời gian và công sức”, Shark Khoa bày tỏ quan điểm.

Vị doanh nhân trẻ này cũng nêu quan điểm đầu tư: “Tôi chỉ đầu tư vào các startup giỏi vận hành, có bộ máy tốt, sản phẩm hay dịch vụ không quan trọng. Bản thân sau khi đầu tư sẽ tập trung vào khâu làm thương hiệu, quản trị, điều hành”.

Theo Trí Thức Trẻ

Những sinh viên xuất sắc nhất đang rơi vào ‘BẪY DANH VỌNG’ như thế nào

Trong xã hội hiện nay, có một con đường danh vọng đã được xác lập. Nếu bạn tốt nghiệp từ một trường đại học có thứ hạng cao, rất có thể là bạn sẽ làm việc ở mảng tư vấn và/hoặc dịch vụ ngân hàng đầu tư.


Vào năm 2017, gần 40% sinh viên tốt nghiệp từ đại học Harvard làm các công việc liên quan tới tư vấn hay tài chính.

Tỉ lệ này giữ nguyên hoặc thậm chí còn cao hơn ở các trường khác trong khối Ivy League. Hầu hết các sinh viên này tìm được một công việc ở những thương hiệu luôn được xem là hàng đầu của ngành. Trong ngành tư vấn, đó là McKinsey, Bain, BCG; trong ngành tài chính, đó là Goldman Sachs, Morgan Stanley, JPMorgan.

Điều này có nghĩa là hàng nghìn những thanh niên trẻ tài năng nhất, chăm chỉ nhất (và cũng sinh ra với nhiều đặc quyền nhất) sẽ làm việc cho một số lượng giới hạn các tập đoàn này mỗi năm. Đó là một tỉ lệ cao tới kì quặc của các sinh viên mới tốt nghiệp tập trung trong một vài ngành công nghiệp.

Qua hàng thập kỷ, các tập đoàn này đã từng bước tỉ mỉ xâm nhập và biến đổi văn hoá của các trường đại học, dẫn tới kết quả là tỉ lệ chuyển đổi đáng kinh ngạc sinh viên gia nhập đội ngũ nhân sự của họ.

Tất yếu, ngày càng ít các ứng viên còn lại cho những ngành khác-những ngành cũng đang cần họ, như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, năng lượng và khoa học môi trường. Đây là một vấn đề rất thật, và cũng đang gây ra hậu quả nặng nề: hiện tượng chảy máu chất xám.

Tệ hơn nữa, hầu hết những sinh viên này vẫn không có bất kỳ nhận thức nào về thứ mà họ đang dấn thân nào. Họ đơn giản chỉ làm nó vì danh vọng nó mang lại; nhận được những công việc này được nhìn nhận như đỉnh cao trong nền văn hoá chú trọng địa vị mà họ đã và đang đắm mình ở trong.

Mặc dù nhiều người rời đi sau khoảng hai năm gắn bó, không chịu nổi những giờ làm việc dài dằng dặc và áp lực cắt cổ, một số trụ lại lâu hơn nhiều. Dần dần, họ nhận ra danh vọng và thành công vượt trội không còn quan trọng như khi họ còn trẻ – nhưng mà lúc này, họ như cua trong rọ mất rồi.

Để hiểu điều này, trước hết chúng ta phải hiểu những sinh viên phổ biến đang trên con đường danh lộ. Hãy gặp Alice.

Từ khi còn rất trẻ, Alice đã được giáo dục để làm việc chăm chỉ và được bảo rằng cô có thể đạt được bất kỳ điều gì (bằng việc đó). Cô luôn đứng đầu lớp, trở thành thủ lĩnh của các câu lạc bộ ở trường, luôn hoàn thành một cách hoàn hảo những bài thi chuẩn hoá, là nhạc công xuất sắc, vận động viên rắn rỏi và có vừa đủ kinh nghiệm trong hoạt động tình nguyện.

Từ những bài kiểm tra, tới các chương trình mùa hè, tới việc nộp đơn vào các trường đại học, cô leo dần trên bậc thang của nền văn hoá chú trọng địa vị và hệ thống giáo dục. Cô đã vượt qua mọi khó khăn bất khả và làm chính xác thứ mà những người trẻ tham vọng ngày nay muốn và cần làm.

Giờ đây, Alice đang ở trường đại học. Mọi thứ đều linh hoạt hơn: lịch của cô linh động hơn, cô có một danh sách khổng lồ các lựa chọn về khoá học, chương trình thực tập, các vị trí, câu lạc bộ, và nhiều ngành học khác nhau.

Cô cũng ở trong một môi trường hoàn toàn mới. Cô luôn đứng đầu lớp của mình ở trường cấp ba, nhưng giờ đây cô chỉ là một trong nhiều người tham vọng. Cô đang phải bắt đầu nếm trải những khó khăn mới, thay đổi ngành học ít nhất một lần, chật vật ở một số lớp học, nhiễm phải một số thói xấu.

Alice thực sự không biết cô ấy muốn gì. Cô đã dành cả đời để làm thứ cô được bảo vì cô là kẻ chinh phục? Nhưng giờ là những lựa chọn thực sự, và cô sợ hãi. Nếu cô chọn sai ngành thì sao, nếu chọn sai nghề thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu cô lại không thích con đường mà mình theo đuổi?

Không có câu trả lời đúng nào cả. Cuộc đời của Alice không giống như tất cả những bài kiểm tra mà cô từng vượt qua.

Giờ, hãy thử tưởng tượng xem: Nếu như Alice có thể tìm được một công việc giúp cô giữ những lựa chọn mở? Một công việc cho cô ấy những kĩ năng mà cô ấy có thể áp dụng ở bất kì đâu, sẽ giúp làm đẹp hồ sơ và giúp cô dễ xin việc hơn sau khi tốt nghiệp?

Một công việc đồng thời trả lương hào phóng và giúp cô giao thiệp với những người thông minh và chăm chỉ nhất cô từng gặp? Nơi mà tất cả mọi người khen ngợi khả năng của cô và luôn gật đầu chấp thuận mọi đề xuất?

Đó chính là con đường danh vọng trong những ngành như tư vấn hay tài chính. Đó là những lời hứa các ngành này mang lại, sự quyến rũ mà chúng tạo ra và tầng lớp xã hội mà chúng đại diện.

Chắc chắn là phải có một vị trí tốt hơn trong xã hội cho những tiến sĩ khoa học máy tính hơn là một quỹ đầu tư mạo hiểm.

Nhưng Alice không khám phá ra điều này khi cô đang là cô sinh viên năm cuối đang tìm kiếm viẹc làm. Những tập đoàn này bắt đầu tuyển dụng và quảng bá ngay khi những sinh viên năm nhất chuyển vào kí túc, khi mà hầu hết các sinh viên vẫn chưa bao giờ nghe tới họ, không giống như những tiền bối năm cuối, những người đã có khả năng phân biệt và chọn lọc được những công ty tư vấn hàng đầu và định hình nó trong đầu.

Trường đại học tràn ngập ảnh hưởng của các tập đoàn. Những cựu sinh viên “thành công” luôn tự hào kể lại trải nghiệm của họ trong mảng này và truyền taỉ câu chuyện và cơ hội với bạn bè của họ.

Sinh viên năm cuối dành toàn bộ sức lực cho việc tìm kiếm việc làm và chuẩn bị phỏng vấn. Sinh viên năm ba thì đi phỏng vấn cho những chương trình thực tập hè có khả năng mời họ làm việc vào năm tới.

Ngay cả những sinh viên năm nhất và năm hai cũng được động viên – bởi bạn bè, dịch vụ tư vấn việc làm và những người có chuyên môn – để tham gia các cuộc thi giải tình huống, các chương trình thực tập, các buổi trò chuyện trao đổi và cứ như vậy họ có thể dần ghi điểm tốt trong mắt các tập đoàn trên.

Một khi bạn đã dấn thân vào con đường danh vọng, không còn thời gian để cân nhăc một lựa chọn khác.

Toàn bộ các tổ chức sinh viên – chẳng hạn như các câu lạc bộ tư vấn của các sinh viên hay hội đồng đầu tư sinh viên – được tạo ra nhằm gửi đi những cá nhân xuất sắc vào những công ty kiểu này.

Những ngành như kinh tế là con đường chính dẫn tới sự nghiệp tư vấn và tài chính, dẫn đến tỉ lệ bất hợp lý trong số lượng sinh viên theo đuổi những ngành học này tại các trường đại học hàng đầu. Ngay cả cấu trúc vật lý của một số trường còn được thiết kế cho phù hợp với những công ty này. (Ví dụ: có hẳn có phòng Goldman Sachs trong phòng tư vấn việc làm ở Đại học Columbia).

Thứ được gọi là “khoa học kinh tế” là một trong những ngành phổ biến nhất ở Havard, Yale và Princeton trong nhiều năm liên tiếp. Trong hàng thập kỉ, các sinh viên đã luôn xem các chương trình học về kinh tế như một bước thẳng tiến tới công việc ở phố Wall và trong ngành tư vấn.

Khi mà tất cả những áp lực trong xã hội này kết hợp lại với nhau, không có gì ngạc nhiên khi Alie cũng bị dụ dỗ bởi những lời mời chào tiềm năng. Cô không thể tránh khỏi ảnh hưởng ấy, đặc biệt là trong kì tuyển mùa thu, khi mà tất cả mọi người ở kí túc xá đều nói về McKinsey và Goldman.

Hầu hết bạn bè của Alice thậm chí còn không biết sao họ lại hứng thú với những lĩnh vực này ngoài việc những công việc quý báu này chính là bậc thang danh vọng tiếp theo.
Vì vậy, Alice tham gia cùng họ.

Trích lời Kathy Cheng, cựu sinh viên MIT và là nhà đầu tư của American Fellow:
“Khi tôi lớn lên, mọi người đều nói với tôi hãy làm việc chăm chỉ để có thể vào được những trường đại học tốt nhất trong nước. Họ bảo tôi rằng một khi tôi tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu ấy, cả thế giới sẽ mở ra với tôi.

Vì vậy, tôi nỗ lực và vào được MIT, được xem như một trong những trường về khoa học công nghệ tốt nhất thế giới. Mặc dù vậy, khi trải qua những năm đầu tiên và tới thời điểm cần cân nhắc một cách nghiêm túc về điều bản thân muốn làm sau khi tốt nghiệp, tôi không hề cảm thấy sự tự do nào trong lựa chọn, không có tí cảm giác quyền lực nào (như tôi được bảo ngày xưa).

Thay vào đó, tôi cảm thấy bị khoá chặt vào một số lựa chọn sự nghiệp “thành công”, trong trường hợp của tôi là tài chính và tư vấn.”

Và một khi những sinh viên mới tốt nghiệp này bắt đầu làm việc tại các công ty trên, họ sẽ có thứ họ được hứa hẹn: danh vọng. Công việc thật sự, dù vậy, lại bao gồm hàng loạt những dãy số tẻ nhạt trên Excel, những dãy slide thuyết trình tới vô hạn – luôn bao gồm những chỉnh sửa phút chót để làm vừa lòng đối tác hay yêu cầu của khách hàng, và hàng loạt những công việc không tên khác. Nhưng điều đó cũng không hề gì. Đó là điều những sinh viên này đã luôn mong muốn.

Điều này dẫn đến câu hỏi quan trọng: Có vấn đề gì với chuyện theo đuổi danh vọng thế?
Điều này quay về việc tạo ra giá trị. Đây được xem là nhiệm vụ của những trường đại học: tạo ra giá trị cho xã hội. Các công ty đã nói ở trên, mặc dù vậy, không thực sự tạo ra giá trị mà thực ra là ăn theo những giá trị người khác tạo ra.

Theo Andrew Yang, nhà sáng lập của Venture for America, trong quyển sách Smart People Should Build Things:

“Các ngành dịch vụ chuyên nghiệp như tài chính, kinh tế hay dịch vụ luật tư, về định nghĩa, là ngành công nghiệp lớn. Tức là, họ phục vụ các công ty lớn trong việc tập trung vốn, mua đi bán lại, tái tổ chức, tái cấu trúc hay thực hiện các giao dịch phức tạp, kiểu như thế. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các công ty chờ cho chúng đủ lớn để thuê họ thực hiện nhiệm vụ.”

Hình dung một đất nước mà phần lớn nguồn lực của nó dành cho tư vấn và tài chính thay vì nghiên cứu và phát triển, sáng tạo ý tưởng và cơ sở hạ tầng. Chắc hẳn là chúng ta sẽ có rất nhiều báo cáo powerpoint ấn tượng đấy, nhưng có lẽ cũng chỉ có thế và không nhiều thứ khác.

Hiện nay, chúng ta đang “quy hoạch” phần lớn nhân tài vào các ngành như dịch vụ tài chính, những ngành “vô dụng với xã hội”, trích lời giám đốc Dịch vụ tài chính công của Anh Quốc. Các công việc này tập trung nhiều vào chi phí giao dịch hơn việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ.

Cuộc đua giành nhân tài ở cấp độ đại học vẫn đang rất căng thẳng, và những công ty với nguồn lực lớn nhất thường dành chiến thắng.

Theo một nghiên cứu ở các công ty cao cấp như các công ty tư vấn, thực hiện bởi Giáo sư Lauren Rivera ở trường Havard Business Review, một tập đoàn thường dành tới khoảng 1 triệu đô ngân sách cho các sự kiện quảng bá ở mỗi trường đại học.

Thậm chí, các sinh viên tốt nghiệp ngành sinh học còn bị bao vây bởi các công ty tư vấn về quản trị nhiều hơn cả các công ty dược hay các công ty về công nghệ sinh học. Chắc hẳn, phải có một vị trí tốt hơn trong xã hội cho một tiến sĩ tin học hơn là phòng công nghệ của một quỹ đầu tư.

Theo lời một sinh viên Harvard:

“Ngay cả khi gần 40% sinh viên tốt nghiệp này không có vẻ như đang làm gì xấu xa, họ đang bỏ qua cơ hội trở thành những người lãnh đạo mà xã hội chúng ta đang thực sự tìm kiếm.

Có vô kể những vấn đề chưa giải quyết liên quan tới các quyền cơ bản của con người và công lý, ở nước Mỹ cũng như ở mọi nơi trên toàn thế giới,hoàn toàn xứng đáng có được sự chú ý từ những con người đủ khả năng đối phó với chúng.

Hầu hết sinh viên tìm kiếm những cơ hội dễ nhất với rủi ro thấp nhất. Và khi những cơ sở này gần như hoàn toàn chiến thắng và nuốt trọn họ, họ đang bỏ lỡ những tổ chức phi lợi nhuận và những công ty khởi nghiệp nhỏ đang thầm lặng thực hiện những công việc ý nghĩa, mang tính đột phá trong xã hội.
—–
Trong một thế giới đề cao việc phát triển kĩ năng và sự thăng tiến, các sinh viên mới tốt nghiệp bị thu hút bởi lời hứa rằng những công ty này sẽ dạy họ các kĩ năng mà họ có thể áp dụng ở bất kỳ đâu.

Mặc dù vậy, khó có thể nói rằng việc làm ở Goldman Sachs hay Boston Consulting Group sẽ dạy bạn điều gì ngoài việc trở thành một nhân viên ngân hàng hay nhà tư vấn tốt. Đối nghịch với những quan niệm phổ biến, các công ty thú vị với cơ hội tuyệt vời không thực sự chào mời những nhà phân tích ngân hàng, nhà tư vấn hay luật sư tập đoàn.

Nếu những người này thay đổi sự nghiệp, điều đó thường xảy ra sau khi họ tham dự một chương trình sau đại học hay một chương trình giáo dục nào đó, như một trại code chẳng hạn – nhằm bảo tồn những giá trị cơ bản của họ. Lời hứa về cánh cửa mở tươi sáng tới những công việc khác thường không thực tế cho lắm.

Rất khó để chuyển sang một công việc “thú vị hơn” với mức lương còn xa mới gần bằng (công việc cũ).

Và trong khi những công ty này thu hút sinh viên với mức lương hào phóng và những văn phòng hợp thời, những biểu tượng của địa vị này cũng có cái giá của nó. Rất khó để hạ mức sống của bản thân một khi bạn đã quen với nó.

Khi bạn đang ở đỉnh cao với mức lương 6 chữ số và dần dần tích góp khoản khổng lồ cho tài khoản lương hưu, mặc những bộ đồ hàng hiệu, sống ở khu chung cư có tiếng và gần như đủ sức mua tất cả những thứ bạn muốn bất cứ khi nào bạn muốn, thật khó để chuyển sang một công việc “thú vị hơn” với mức lương còn xa mới gần bằng. Hiện tượng này được gọi là “Còng tay vàng”.

Thêm vào đó, nhiều người trẻ tiến thẳng vào những công việc đầy danh vọng này đơn giản vì họ tin rằng những công việc này thực sự tốt như cách nó vẫn luôn được nhìn nhận. Lợi ích xứng đáng, họ thường được trả tiền để du lịch vòng quanh thế giới (thông qua những chuyến công tác). Nhưng một khi những háo hức ấy dần qua đi, rất nhiều người tự nhận ra rằng chính công việc không như thứ họ kì vọng.

Đó cũng là nguyên nhân chúng ta sau có hàng loạt những tư vấn viên, nhân viên ngân hàng và luật sư trầm cảm và những nhân sự khác không phù hợp với môi trường làm việc giờ đây nhận ra họ đang mắc kẹt trong lựa chọn của chính mình.
—–
Một vài năm trước, tôi gặp một sinh viên nói rằng cô đang bắt đầu một tổ chức xây dựng bản đồ về nơi ở cho người vô gia cư để giúp mọi người quyên góp đồ ăn dễ dàng hơn. Cô rất thông minh, siêng năng và quyết tâm.

Sau này, tôi được biết cô đang chuẩn bị nhận việc tại Accenture. Dựa trên dạng khách hàng của Accenture, tôi hình dung rằng cuối cùng cô sẽ giúp đỡ những tập đoàn – không phải những người vô gia cư.

Những sinh viên giàu thành tích đủ sức tạo ra những kết quả phi thường. Họ bước chân vào giảng đường đại học với đôi mắt rộng mở, với niềm tin rằng họ có thể đạt được bất cứ thứ gì mong muốn.

Dần dần, nhiều người trong số họ bị cuốn vào bộ máy danh vọng và mắc vào những công việc tủn mủn, xoay quanh những giao dịch.
Nếu chúng ta cứ theo lộ trình này, rồi một ngày xã hội chúng ta sẽ trở thành nơi có nhiều người phân tích về tương lai hơn là thực sự xây dựng nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips
Tác giả: Indra Sofian
Người dịch: Minhlocispositive

Amazon, Facebook, Apple và Google vẫn thống trị bất chấp đại dịch

Sau khi các CEO của ‘Big Four’ công nghệ Mỹ bị Quốc hội chất vấn về cáo buộc hành vi độc quyền, những ‘gã khổng lồ’ này đã công bố kết quả doanh thu và chứng minh rằng Covid-19 chỉ đem lại nhiều ưu thế hơn cho mình hơn là cản trở.

Tăng trưởng ấn tượng  

Cụ thể, Facebook mới đây đã cho biết có hơn 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trong quý II trên các ứng dụng của mình, bao gồm cả InstagramWhatsApp. Công ty cho biết con số đó phản ánh “sự tăng trưởng trong số người sử dụng khi mọi người trên khắp thế giới thực hiện giãn cách xã hội vì đại dịch”.

‘Trong khi đó, Amazon cũng công bố doanh thu hàng quý là 88,9 tỷ đô, tăng 40% so với năm trước và cao hơn 8 tỷ đô so với dự đoán của các nhà phân tích kinh tế, ​​khi gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến chứng kiến ​​nhu cầu mua sắm online gia tăng trên toàn thế giới.

Không chịu kém cạnh trên cuộc đua tăng trưởng trong mùa dịch, Apple đã giải quyết vấn đề doanh thu “giậm chân tại chỗ” hoặc thậm chí là sụt giảm trong những năm gần đây bằng báo cáo doanh thu tăng 11% trong quý này, với sự tăng trưởng chủ yếu trên các sản phẩm phần cứng và dịch vụ kỹ thuật số.

CEO Tim Cook của Apple gọi kết quả này là “minh chứng cho vai trò quan trọng mà các sản phẩm của chúng tôi trong cuộc sống thường nhật”, thậm chí là “trong những thời điểm nhạy cảm”.

Công ty mẹ của Google – Alphabet là ngoại lệ duy nhất khi thông báo sự sụt giảm doanh thu hàng năm lần đầu tiên trong lịch sử, khi đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu dường như đã ảnh hưởng tiêu cực đến dịch vụ quảng cáo cốt lõi của doanh nghiệp này. Mặc dù vậy, cổ phiếu của Alphabet vẫn tăng gần 1% sau khi kết thúc phiên giao dịch gần nhất.

Doanh thu của những ông lớn công nghệ Mỹ ghi nhận tăng trưởng trong thời điểm phần còn lại của kinh tế Hoa Kỳ đang chật vật vì sức nóng mang tên Covid-19.

‘Theo báo cáo của Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ, kinh tế Mỹ sụt giảm 32,9% trong quý II – mức giảm tồi tệ nhất trong lịch sử khi cao gấp gần 4 lần mức giảm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính. Khi đó, GDP của Mỹ chỉ giảm 8,4% trong quý IV năm 2008.

Luật chống độc quyền đe dọa sự thống trị của ‘Big Four’

Mặc dù tăng trưởng doanh thu liên tiếp của những người khổng lồ công nghệ này có thể làm hài lòng các nhà đầu tư, nhưng nó cũng đem lại không ít điều tiếng trong thời điểm nhạy cảm này.

Vừa qua, Ủy ban chống độc quyền – Bộ tư pháp Hạ viện Mỹ đã gây sức ép lên các CEO của ‘Big Four’ bằng tài liệu xác thực và hàng loạt câu hỏi chất vấn bày tỏ sự lo ngại về chiến thuật cạnh tranh của họ trong thời gian qua.

Màn chất vấn của các thành viên trong Ủy ban đã động chạm đến mọi vấn đề, từ chiến lược của Facebook trong việc mua lại các đối thủ nhỏ hơn như Instagram – hiện có hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng, đến việc Amazon có sử dụng dữ liệu của người bán bên thứ ba để trục lợi cho các thương hiệu riêng của mình hay không.

Những câu hỏi liên tiếp được đặt ra cùng những rắc rối đến từ màn điều trần của một số CEO như Jeff Bezos, Sundar Pichai đã khiến một số nhà phân tích chính sách suy đoán rằng Luật chống độc quyền sẽ được sửa đổi để trở nên mạnh tay hơn.

“Các dịch vụ của chúng tôi quan trọng hơn bao giờ hết”

Có lẽ nhận ra những khó khăn của Big Tech ngày càng lớn hơn, nhiều CEO đã tận dụng buổi điều trần để gây ấn tượng tốt đẹp với công chúng.

Trong một báo cáo doanh thu, Bezos cho biết Amazon đã tạo ra hơn 175.000 việc làm kể từ tháng 3 và bơm hàng tỷ đô vào nền kinh tế thông qua các dự án đầu tư vốn khác nhau.

Trong cuộc họp trực tuyến ngày 30/7, Tim Cook nhấn mạnh “tập trung phát triển để đảm bảo thành công của Apple và mọi thứ Apple sáng tạo, xây dựng đều để chia sẻ cơ hội cho người khác.

”Ông cũng bày tỏ sự tự hào về App Store trong việc “đo lường khả năng phục hồi kinh tế, hỗ trợ đặt hàng từ xa cho các nhà hàng, doanh nghiệp nhỏ, thương mại kỹ thuật số và đem lại cơ hội kinh doanh dài hạn cho những người biết nhìn xa trông rộng.

”Bên cạnh đó, CEO Apple cũng thừa nhận công dụng của App Store đang suy giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu và bày tỏ sự cảm thông với những doanh nghiệp lớn và nhỏ.

Trong khi ấy, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã sử dụng lại một số phát ngôn nổi bật của mình từ phiên điều trần trong hội nghị trực tuyến với các nhà phân tích vào 30/7, gọi ngành công nghệ là “câu chuyện thành công của Mỹ” và nói rằng “các sản phẩm chúng tôi xây dựng đã thay đổi thế giới tốt hơn và cải thiện cuộc sống của mọi người.

Kể từ khi Covid-19 xuất hiện, mọi người đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình – những người mà họ không thể ở cùng và để giữ cho doanh nghiệp của họ hoạt động trực tuyến ngay cả khi các cửa hàng đóng cửa. Trong giai đoạn rất khó khăn này, các dịch vụ của chúng tôi quan trọng hơn bao giờ hết.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo CNN

Brand Image hay Hình ảnh thương hiệu là gì?

Cùng tìm hiểu các nội dung như Brand Image hay hình thương hiệu là gì, ý nghĩa của Brand Image, cùng một số ví dụ về khái niệm Brand Image.

brand image là gì
Hình ảnh thương hiệu hay Brand Image là gì?

Hình ảnh thương hiệu (tiếng Anh: Brand Image) là nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Khách hàng hình thành nên những hình ảnh của thương hiệu dựa trên sự tương tác và trải nghiệm của họ với thương hiệu.

Các nội dung sẽ được đề cập trong bài:

  • Brand Image là gì?
  • Ý nghĩa của Brand Image (Hình ảnh thương hiệu) là gì?
  • Điều gì mang lại sự trỗi dậy cho Brand Image hay Hình ảnh thương hiệu?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Brand Image hay hình ảnh thương hiệu là gì?

Hình ảnh thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Image. “Hình ảnh là tập hợp niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà một người nắm giữ liên quan đến một đối tượng”, theo Philip Kotler.

Do đó, hình ảnh thương hiệu là tổng hợp của niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà khách hàng nắm giữ về thương hiệu.

Hình ảnh thương hiệu là nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nói cách khác, hình ảnh thương hiệu là cách khách hàng nghĩ về một thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu là một phần của chiến lược thương hiệu tổng thể.

Hình ảnh này phát triển theo thời gian. Khách hàng hình thành nên những hình ảnh dựa trên sự tương tác và trải nghiệm của họ với thương hiệu. Những tương tác này diễn ra dưới nhiều hình thức và không nhất thiết liên quan đến việc mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Một thương hiệu có thể được cảm nhận khác nhau bởi các khách hàng khác nhau. Do đó, việc hình thành hình ảnh thương hiệu nhất quán là nhiệm vụ lớn đối với bất kì doanh nghiệp nào.

Ý nghĩa của Brand Image (Hình ảnh thương hiệu) là gì.

Mọi công ty đều cố gắng xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ vì thương hiệu là chìa khóa giúp doanh nghiệp hoàn thành động cơ kinh doanh. Hình ảnh thương hiệu mạnh có những ưu điểm sau:

  •  Tạo ra nhiều lợi nhuận hơn khi khách hàng mới bị thu hút bởi thương hiệu.
  • Dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới dưới cùng một thương hiệu.
  • Tăng sự tự tin của khách hàng hiện tại.
  • Tăng cường sự thân thiết giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Trong khi đó, một công ty có hình ảnh xấu phải chật vật để hoạt động và có thể không thể ra mắt sản phẩm mới dưới cùng một thương hiệu.

Điều gì mang lại sự trỗi dậy cho Brand Image hay Hình ảnh thương hiệu?

  • Doanh nghiệp dành phần lớn thời gian, công sức và nguồn lực của họ để xây dựng bản sắc thương hiệu của riêng mình.
  • Họ quyết định thương hiệu của họ sẽ trông như thế nào, khách hàng nên cảm thấy thế nào khi tiếp xúc với thương hiệu, thương hiệu nên được đặt ở đâu trong tâm trí người tiêu dùng (Định vị thương hiệu)…
  • Tất cả điều này, khi tổng hợp lại, làm phát sinh cá tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu khi khách hàng tương tác với thương hiệu này.

Ví dụ

  • Coca-cola là một thương hiệu được biết đến với sản phẩm đồ uống được sử dụng để tận hưởng những giây phút hạnh phúc, vui vẻ. Coca-Cola bản “original” được đánh giá là có hương vị độc đáo.
  • Giày Woodland chắc chắn là sự lựa chọn lí tưởng cho các hoạt động ngoài trời.
  • McDonald gợi ngay đến hình ảnh của một thương hiệu thức ăn nhanh giá rẻ.
  • Walmart nổi tiếng với hình ảnh một thương hiệu bán lẻ bán hàng hóa với giá thấp hơn các nhà bán lẻ thông thường.
  • Rolls-Royce là một thương hiệu cao cấp được coi là độc quyền cho những người giàu và có sức ảnh hưởng.
  • Hình ảnh thương hiệu hay Brand Image của Nike khác với các thương hiệu may mặc khác. Nike được coi là một thương hiệu đình đám chỉ liên quan đến đồ thể thao.
  • Nhắc đến Apple là nhắc đến một gã khổng lồ trong lĩnh vực hi-tech.

Kết luận:

Nếu bạn là người đang làm trong lĩnh vực thương hiệu nói riêng và marketing nói chung, bằng cách hiểu bản chất của Brand Image là gì, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu giá trị thương hiệu của mình trong mắt khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips