Skip to main content

Google sử dụng kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu làm mặc định với các mục tiêu chuyển đổi

Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu – data-driven attribution là mô hình phân bổ mới trong Google Ads cho phép nhà quảng cáo đo lường cụ thể các điểm tiếp xúc với khách hàng trong suốt hành trình khách hàng.

Google sử dụng kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu làm mặc định với các mục tiêu chuyển đổi

Theo đó, Google đã thông báo rằng họ đang đặt kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution) trở thành mô hình phân bổ mặc định cho tất cả các mục tiêu chuyển đổi trong các tài khoản Google Ads, vì mô hình này sẽ giúp loại bỏ kiểu phân bổ theo lượt nhấp chuột cuối cùng (last-click attribution) và các kiểu phân bổ khác.

Theo giải thích của Google:

“Không giống như các mô hình phân bổ khác, phân bổ theo hướng dữ liệu cung cấp cho nhà quảng cáo các kết quả chính xác hơn bằng cách phân tích tất cả những dữ liệu có liên quan đến các khoảnh khắc marketing giúp dẫn đến chuyển đổi.

Phân bổ theo hướng dữ liệu trong Google Ads tính đến nhiều tín hiệu hơn, bao gồm cả định dạng quảng cáo và thời gian từ khi tương tác với quảng cáo đến khi xảy ra chuyển đổi.

Chúng tôi cũng sử dụng kết quả từ các thử nghiệm để làm cho các mô hình của chúng tôi trở nên chính xác hơn và phản ánh tốt hơn yếu tố giá trị của quảng cáo của bạn.”

Về cơ bản, Google nói rằng phân bổ theo lượt nhấp chuột cuối cùng là không được chính xác và phần lớn đã lỗi thời về mặt theo dõi phản hồi thực sự của các quảng cáo.

Phân bổ theo lần nhấp chuột cuối cùng chỉ định sự ghi nhận cho một chuyển đổi với yếu tố cuối cùng mà người dùng đã chạm vào hoặc nhấp vào và đó thường chỉ là một phần của bức tranh rộng lớn hơn trong hành trình của khách hàng.

Ví dụ: nếu bạn nhìn thấy một quảng cáo trên Facebook, bạn truy cập vào website, sau đó bạn quên nó, tiếp đến, với một quảng cáo khác trong Instagram, bạn thực hiện tìm kiếm trên Google và sau đó dẫn bạn trở lại website để mua hàng.

Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng mô hình phân bổ theo lần nhấp cuối cùng, chuyển đổi sẽ chỉ được phân bổ cho yếu tố cuối cùng đó, trong khi như bạn thấy, đường dẫn mua hàng của khách hàng còn chứa nhiều hành động khác.

Mặc dù, khó có phép đo nào đo lường được toàn bộ quá trình này, nhưng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu của Google nhằm mục đích cung cấp nhiều thước đo hơn và toàn diện hơn cho các quảng cáo.

Như ví dụ bạn có thể thấy ở trên từ Google, việc thiếu đi một quảng cáo được hiển thị đúng lúc cũng có thể làm mất đi của bạn đến 50% chuyển đổi.

Một lần nữa, Google không thể tính đến mọi yếu tố trong quá trình khám phá, nhưng bằng cách cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn về hiệu suất quảng cáo của bạn – trên Tìm kiếm, YouTube và Hiển thị – hệ thống xác định tốt hơn các mô hình trong số các tương tác quảng cáo của bạn, những quảng cáo có thể dẫn đến chuyển đổi tốt nhất.

Google giải thích thêm:

“Có thể có một số bước nhất định trong quá trình hành động có xác suất dẫn khách hàng hoàn thành chuyển đổi cao hơn. Khi đó, mô hình sẽ cung cấp nhiều ngân sách hơn cho các tương tác quảng cáo có giá trị đó.”

Ở một khía cạnh khác, mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu dựa trên công nghệ máy học để cải thiện tỷ lệ phản hồi quảng cáo và trong bối quyền riêng tư về dữ liệu đang được ưu tiên nhiều hơn, các nhà quảng cáo cũng đang kỳ vọng những mô hình tương tự để tối đa hóa hiệu suất quảng cáo của mình.

Google lưu ý rằng các nhà quảng cáo vẫn sẽ có tùy chọn chuyển sang một trong 5 mô hình phân bổ khác theo cách thủ công, vì vậy, cập nhật mới này cũng sẽ không tước bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát của bạn trên tài khoản.

Bên cạnh đó, Google cho biết họ đang bổ sung thêm nhiều loại chuyển đổi hơn, bao gồm cả chuyển đổi trong ứng dụng và ngoại tuyến (in-app và offline).

Google sẽ triển khai mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu làm mô hình mặc định bắt đầu từ tháng 10, với mục tiêu sẽ áp dụng trong tất cả các tài khoản Google Ads vào đầu năm sau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing với 6 yếu tố cốt lõi

Phân tích đối thủ cạnh tranh là yếu tố chính trong bất kỳ chiến lược Marketing hay Digital Marketing hiệu quả nào, nó cung cấp thông tin chi tiết về cách đối thủ cạnh tranh của bạn đã giải quyết những thách thức của thị trường, những gì đã hiệu quả, những gì chưa và hơn thế nữa.

phân tích đối thủ cạnh tranh
6 yếu tố cốt lõi của việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing

Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn định vị tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ của mình trong một thị trường ngách cụ thể hoặc cạnh tranh trực tiếp với những thông điệp phù hợp với thế mạnh của bạn.

Nếu bạn muốn tối đa hóa hoạt động marketing của mình, thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là khi bạn sắp tung ra một sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào một thị trường mới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 06 yếu tố chính của hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing.

Một vài thông tin và các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing mà bạn có thể tham khảo.

Để phân tích hiệu quả hoạt động marketing của đối thủ cạnh tranh, bạn cần có các công cụ phù hợp.

Các công cụ đó sẽ phải:

  • Kiểm tra lưu lượng truy cập website, mức tăng trưởng lưu lượng truy cập, backlinks và trang nào được xem nhiều nhất.
  • Phân tích nội dung trên website, blog của họ cũng như những gì họ xuất bản trên các kênh mạng xã hội.
  • Xem xét tổng quan về nội dung quảng cáo của họ trên cả công cụ tìm kiếm lẫn các trang mạng xã hội.
  • Kiểm tra các từ khoá chính trên website của họ, nội dung và các chiến dịch của họ

Một số công cụ bạn có thể tham khảo:

SEMRush.

Để kiểm tra SEO và website, backlinks và nghiên cứu từ khóa.

SEMRush cũng cung cấp phân tích lưu lượng truy cập và các tiện ích bổ sung thông minh cho phép bạn thực hiện các nghiên cứu sâu hơn nhiều.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng Ahrefs và Raven Tools.

BuzzSumo.

Công cụ này dùng để nghiên cứu nội dung. BuzzSumo có thể giúp bạn xác định nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn đã hoạt động như thế nào và hơn thế nữa.

FanPage Karma.

Để tìm kiếm nội dung và thông tin về lượng tương tác của đối thủ cạnh tranh của bạn, bao gồm nội dung nào phổ biến nhất với đối tượng mục tiêu của họ, kênh và thời gian đăng bài nào nhận được nhiều tương tác nhất, chủ đề nào phổ biến nhất và vấn đề nào đang được đối tượng mục tiêu của họ quan tâm nhất.

6 yếu tố lõi của hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.

1. Insights từ phân tích lưu lượng truy cập (traffic).

Yếu tố đầu tiên bạn cần nghiên cứu là lưu lượng truy cập website và cách mọi người khám phá các website của đối thủ cạnh tranh của bạn – SEMRush có thể giúp bạn điều này.

Bạn nên phân tích lưu lượng truy cập đến các website của đối thủ cạnh tranh để khám phá xem họ có bao nhiêu khách truy cập, số trang trên mỗi lượt truy cập, thời lượng truy cập và cả tỷ lệ thoát.

Bạn cũng có thể xem nguồn khách hàng truy cập các website của đối thủ cạnh tranh.

phân tích đối thủ cạnh tranh

MẸO HAY DÀNH CHO BẠN: Xác định nguồn truy cập là để cung cấp thông tin cho các quyết định về việc đầu tư vào công cụ tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, cũng như tiếp cận những người ảnh hưởng dựa trên những gì đang hiệu quả với đối thủ của bạn.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể nghiên cứu ở đây là trang nào trong số các trang của website của đối thủ cạnh tranh của bạn được xem nhiều nhất.

Việc xem trang đích (landing page) nào đang hoạt động tốt nhất của đối thủ cạnh tranh có thể cho bạn biết sản phẩm và dịch vụ nào của họ đang có sự hiện diện trực tuyến thành công nhất và ngược lại.

2. Backlink.

Backlinks giúp bạn xây dựng điểm uy tín của tên miền (domain authority – DA) và cải thiện thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm cho các chủ đề mà các website khác liên kết đến bạn.

Các nỗ lực SEO cho thương hiệu của bạn nên bao gồm số liệu về backlink và các công cụ như SEMRush và Ahrefs sẽ cho phép bạn thực hiện phân tích các hoạt động liên quan đến backlinks của đối thủ cạnh tranh của bạn.

3. Truyền thông mạng xã hội.

Phân tích các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của đối thủ có thể cho bạn biết họ đang sử dụng những kênh nào để quảng cáo, cách họ định vị sản phẩm và dịch vụ của mình trên các kênh đó cũng như nội dung và thông điệp nào đã nhận được sự đón nhận tốt nhất từ phía khách hàng mục tiêu.

Nó cũng có thể giúp bạn tìm ra những lỗ hổng trong chiến lược quảng cáo của đối thủ, từ đó bạn có thể tạo ra các cơ hội mới cho thương hiệu của bạn.

FanPage Karma có lẽ là công cụ bạn không thể bỏ qua trong việc phân tích cạnh tranh và khám phá các nội dung của đối thủ trên mạng xã hội.

Bạn có thể xem các kênh mà họ đang sử dụng để quảng cáo, mức độ hiệu quả của chúng và mức độ tương tác của khách hàng đối với các kênh đó.

MẸO: Nếu bạn đang nhắm mục tiêu cùng một đối tượng như đối thủ cạnh tranh của mình, hãy cân nhắc tập trung các hoạt động của bạn vào các kênh đã hoạt động tốt với họ.

Bạn cũng có thể xem những nội dung họ đang xuất bản, chủ đề họ đang nói và chủ đề nào trong số đó được khách hàng mục tiêu quan tâm nhất.

4. Phân tích từ khoá cũng rất quan trọng trong các bản phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể học hỏi từ đối thủ cạnh tranh của mình thông qua phân tích từ khoá là họ đang sử dụng những từ khóa nào và họ đang được xếp hạng cao cho từ khóa nào.

phân tích đối thủ cạnh tranh
6 yếu tố cốt lõi của việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing – Phân tích từ khoá.

Nội dung website và chiến dịch của bạn nên tập trung vào một bộ từ khóa cốt lõi nhất định, điều sẽ giúp khách hàng mục tiêu tìm thấy website và nội dung của bạn khi tìm kiếm các giải pháp mà bạn đang cung cấp.

Đối thủ cạnh tranh của bạn cũng sẽ làm tương tự, họ sử dụng và cố gắng xếp hạng cao cho các từ khóa có liên quan đó.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Kiểm tra các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng để tìm kiếm các từ khóa theo ngành cụ thể khác mà bạn có thể xếp hạng cao hơn trong nội dung website và chiến dịch của mình.

Đồng thời để hình thành các biến thể từ khóa dài (long-tail keyword) mà bạn có thể xếp hạng cao hơn, phân biệt sản phẩm và các dịch vụ của bạn so với đối thủ.

SEMRush có thể là công cụ tuyệt vời để giúp bạn thực hiện những điều này.

5. Thông tin quảng cáo.

Phân tích thông tin quảng cáo của đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian nghiên cứu và xây dựng các yếu tố quan trọng của chiến dịch như từ khóa và nội dung quảng cáo, đồng thời giúp bạn định vị sản phẩm và dịch vụ của mình hiệu quả hơn.

SEMRush có thể hiển thị cho bạn ước tính lưu lượng truy cập, từ khóa và ước tính chi phí cho lưu lượng truy cập tìm kiếm có trả phí đó.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Các từ khóa được đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng là điểm khởi đầu tuyệt vời cho các từ khóa bạn có thể sử dụng cho thương hiệu và chiến dịch của mình.

Ngoài việc bạn có thể cạnh tranh trực tiếp với các từ khóa chính, bạn chắc chắn có thể sử dụng những thông tin này để lựa chọn các biến thể từ khóa dài phù hợp với giá trị của thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn.

6. Phân tích nội dung.

Khi phân tích những mẫu nội dung (Content) tốt nhất của đối thủ, bạn có thể xem xét liệu các chủ đề tương tự có phù hợp với thương hiệu của mình hay không và đánh giá loại nội dung nào mà đối tượng mục tiêu của họ thích sử dụng nhất.

Bạn cũng có thể phát hiện ra những lỗ hổng trong nội dung của đối thủ, điều mà sau đó thương hiệu của bạn có thể giải quyết một cách tốt hơn trong các chiến dịch nội dung của mình.

Hãy xem xét những nội dung hiệu quả và kém hiệu quả của họ và thử xác định lý do tại sao điều đó lại xảy ra.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Khi phân tích nội dung của đối thủ, bạn nên đặt ra mục tiêu là tìm kiếm sự khác biệt trong nội dung và thông điệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh, điều cuối cùng sẽ là khiến khách hàng mục tiêu của bạn muốn ‘đứng về phía bạn’ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P8)

Do sự thay đổi ngày càng nhanh chóng từ phía người tiêu dùng, các xu hướng làm content marketing cũng đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng.

xu hướng content marketing (P8)

Cung cấp một tia sáng để giúp khách hàng thoát ra khỏi những bóng tối.

Nội dung được sử dụng trong năm 2021 sẽ chuyển sang hướng siêu thực.

Các chủ đề nội dung năm 2021 sẽ tập trung vào sự trấn an khi đối mặt với nỗi sợ hãi, sự đoàn kết khi đối mặt với sự đơn độc, sự phản kháng khi đối mặt với sự áp bức và sự sống khi đối mặt với sự thận trọng.

Mọi thứ đã có thể trở nên tối tăm hơn trong những năm vừa qua và khi chúng làm như vậy, khách hàng sẽ dễ dàng đón nhận những tia sáng hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung tốt nhất sẽ tạo ra các tác phẩm thừa nhận những bóng tối của thực tế trong khi để chủ nghĩa thoát ly lấp đầy những khoảng trống còn lại.

Tập trung vào kết quả cho đối tượng mục tiêu và thương hiệu.

Vào năm 2021, chỉ những thương hiệu có thể cam kết mới giành chiến thắng trong lĩnh vực content marketing. Vậy các marketer có thể làm gì để xây dựng điều này?

Bạn có thể xuất bản nội dung một cách nhất quán dựa trên các nghiên cứu rõ ràng về từ khóa. Bạn pha trộn một cách hài hoà giữa nội dung dạng dài và dạng ngắn. Bạn am hiểu khách hàng và đối tác của mình.

Các thương hiệu tận dụng tối đa yếu tố cá nhân hoá sẽ giành được nhiều thành công hơn vào năm 2021. Bên cạnh đó, việc tập trung vào ROI của nội dung có thể giúp thương hiệu giải quyết tình trạng hỗn loạn về nội dung ở những thời điểm hiện tại.

2021 cũng sẽ là năm mà các content marketer cần tập trung nhiều hơn vào việc chứng minh mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngân sách cũng như toàn bộ nỗ lực marketing của họ với doanh nghiệp.

Tập trung vào những câu trả lời tốt nhất, thay vì dài nhất hoặc ngắn nhất.

Vào năm 2021, dự kiến là các nhà quản lý marketing sẽ dành nhiều thời gian hơn để đào tạo lại các nhà sản xuất nội dung về ý nghĩa của việc tạo ra các câu trả lời tốt nhất có thể cho câu hỏi của người dùng thay vì là các nội dung dài nhất hoặc chuyên sâu nhất.

Đôi khi câu trả lời tốt nhất chỉ cần là một câu, một bảng so sánh hoặc một biểu đồ nào đó chứ không hẳn là các văn bản hoặc video rất dài với nhiều lời giải thích.

Những người làm content marketing sẽ tiếp tục thử nghiệm với những nội dung dạng dài và dạng ngắn. Một số nhóm đối tượng mục tiêu sẽ có thời gian để khám phá những lời giải thích sâu sắc. Trong khi những người khác sẽ chỉ muốn những điểm nổi bật ngắn gọn.

Nội dung cần được tối ưu hoá nhiều hơn.

Năm 2021 phải là năm của việc tối ưu hóa nội dung. Nhà tiếp thị nội dung cần xác định nội dung cần được tối ưu hóa và cập nhật nội dung đó cùng với các yếu tố về SEO để nội dung trở nên hiệu quả hơn.

Chúng ta không chỉ cần tập trung nhiều hơn nữa vào các hành động có mục đích và bền vững với tư cách là thương hiệu, chúng ta cũng sẽ thêm các mục tiêu gắn liền với sự bền vững vào nội dung của mình.

Điều này có nghĩa là bên cạnh việc sử dụng nội dung để đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn, chúng ta cần chuẩn bị sâu hơn cho các mục tiêu bền vững dài hạn.

Nội dung sẽ cần được chứng minh.

Sau một năm với đầy những yếu tố bất ổn và mơ hồ, việc xây dựng lòng tin thông qua những nội dung có thẩm quyền là điều rất cần thiết.

Đó là những nội dung chuyên sâu được tạo bởi các chuyên gia, nội dung kết nối nhiều hơn với các nguồn tin đáng tin cậy, những nơi có thể giúp nội dung của thương hiệu được hiện diện nhiều hơn với nhiều tương tác hơn.

Content marketing cần đáp ứng nhu cầu về khách hàng tiềm năng.

Nhiều thương hiệu đã tạo ra phần lớn khách hàng tiềm năng của họ bằng cách tài trợ và tham gia các hội nghị trong ngành.

Các hội nghị ảo đã chứng minh rằng mọi người đều có thể nhận được thông tin họ cần mà không cần phải có mặt ở các văn phòng hay trụ ở cố định.

Ngoài ra, với một mẫu content marketing hấp dẫn thì các chỉ số như lượt xem, thích, chia sẻ hay bình luận là chưa đủ, nó cũng cần giúp thương hiệu tạo ra khách hàng tiềm năng.

Nội dung cần hữu ích hơn.

Trong những năm trước, trong và đặc biệt là sau đại dịch. Mọi người đều đang cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, và do đó họ có thể trở nên khắt khe hơn với những thứ mà thương hiệu cung cấp đến họ.

Nếu nội dung của bạn không cực kỳ nhất quán và hữu ích, bạn có thể bị loại bỏ. Bạn nên biết rằng khách hàng không chỉ là một người tiêu dùng, tức họ có thể mua hàng của bạn, họ còn là một con người, một người sẵn sàng ủng hộ thương hiệu.

Sự suy giảm trong quảng cáo TV.

Đại dịch đã chứng minh với chúng ta hai điều: Các chương trình phát sóng trên TV đã quá lỗi thời và phát trực tuyến đã giành chiến thắng.

Vào năm 2021, các CMO thông minh sẽ chuyển ngân sách từ các kênh truyền hình sang các trải nghiệm tiếp thị nội dung mới để bắt đầu hoặc mở rộng các mối quan hệ có ý nghĩa hơn với khách hàng.

Đặt nội dung vào trọng tâm của mọi thứ.

Nội dung là trung tâm của bất kỳ chương trình marketing và truyền thông nào kể từ năm 2021. Đó là nơi chúng ta bắt đầu xây dựng mọi chiến dịch theo mô hình PESO (Paid, Earned, Social, Owned.

Không có nội dung, bạn không có gì để chia sẻ trên mạng xã hội, không có gì để thúc đẩy sự tương tác thông qua mạng xã hội và tìm kiếm có trả phí, và cũng chắc chắn bạn không có gì để chứng minh khả năng lãnh đạo tư tưởng và chuyên môn của mình.

Đầu tư cho những kết quả tốt hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung sẽ phải chi nhiều tiền hơn để tạo ra các nội dung tốt hơn nếu họ muốn có được những kết quả nổi bật vào năm 2021.

Những nội dung gây được sự chú ý sẽ cần phải sáng tạo hơn, có tác động nhiều hơn và tạo ra sự khác biệt cho người đọc, những thứ thực sự giúp họ hoàn thành công việc của mình tốt hơn, đạt kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn…

Sự phát triển của các kiểu nội dung giáo dục.

Những nội dung mang tính giáo dục (educational content) sẽ trở thành xu hướng content marketing mới và “nóng” hơn. Các nhà tiếp thị B2B am hiểu nội dung sẽ mang lại các giá trị thực sự cho khách hàng tiềm năng, xây dựng lòng tin và nuôi dưỡng họ cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng.

Một nghiên cứu của Conductor cho thấy những nội dung giáo dục chất lượng cao làm tăng khả năng mua hàng của khách hàng tiềm năng lên đến 131%.

Nội dung giáo dục cũng là một công cụ giúp các khách hàng trở nên trung thành hơn, tốt hơn, đồng thời giảm chi phí phục vụ về tổng thể nhiều hơn.

Hình ảnh hoá dữ liệu.

Nhiều người hơn đang ngày càng quan tâm đến các dữ liệu được hình ảnh hoá. Chúng ta sẽ chứng kiến rất nhiều cách kể chuyện theo hướng dữ liệu và sáng tạo hơn vào năm 2021.

Tập trung vào các từ khoá dài.

Việc phát triển nội dung cho các truy vấn dài (long-tail) có lượng tìm kiếm thấp sẽ rất quan trọng để giành chiến thắng trong hoạt động tìm kiếm vào năm 2021.

Không gian tìm kiếm đã bão hòa cho các cụm từ dạng ngắn, nhưng những kiểu từ khoá này có thể cung cấp thêm thông tin về các chủ đề với các từ khoá dài hơn.

Mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến thuật ngữ “có cấu trúc”.

Chúng ta có thể chứng kiến nhiều cuộc thảo luận hơn giữa các nhà tiếp thị nội dung về các nội dung có cấu trúc và dữ liệu có cấu trúc. Siêu dữ liệu (Metadata) được áp dụng cho nội dung giúp cho cả rô bốt (công cụ tìm kiếm) và con người dễ tìm kiếm hơn, dễ hiểu hơn.

Ưu tiên trải nghiệm nội dung trên thiết bị di động.

Trong suốt đại dịch, có lẽ các chiếc điện thoại thông minh là “vật bất ly thân” của đa số chúng ta. Các content marketer phải nhận ra rằng thiết bị di động sẽ là trung tâm cho sự tồn tại và phát triển của họ.

Tiếp thị nội dung sẽ chuyển sang sử dụng các nội dung ưu tiên cho thiết bị di động khi mức tiêu thụ nội dung qua thiết bị di động liên tục bùng nỗ trong những năm gần đây.

Các content marketer cần tìm kiếm những thứ mới.

Vào năm 2021, các nhà tiếp thị nội dung sẽ cần phải nhìn ra bên ngoài ngành nghề kinh doanh cụ thể của họ để tìm kiếm các cảm hứng mới.

Điều này sẽ dẫn đến những nội dung sáng tạo hơn, nổi bật hơn so, truyền cảm hứng nhiều hơn cho mọi người muốn xây dựng các mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ với thương hiệu.

Xác nhận các giả thuyết của nội dung.

Cuối cùng, khi chúng ta đang sống trong một thế giới VUCA , mọi thứ chúng ta nghĩ và dự báo đều có thể sai, do đó đừng bao giờ thôi việc thử nghiệm và xác nhận lại các giả thuyết của bạn. Thử nghiệm và học hỏi nên là kim chỉ nam cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp trong một thế giới mới, đầy bất ổn và mơ hồ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng mềm là gì? – Phân biệt kỹ năng cứng với kỹ năng mềm

Trong khi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều là những cụm từ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên cũng có không ít những sự nhầm lẫn giữa 2 loại kỹ năng này.

Kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng mềm là gì? - Phân biệt kỹ năng cứng với kỹ năng mềm

Khi nhà tuyển dụng tìm kiếm các vai trò mới hoặc bạn đang được cân nhắc lên một vị trí mới, có một số kỹ năng mà vai trò đó sẽ yêu cầu. Một số kỹ năng mọi người sẽ có như một phần bản chất của họ, trong khi những kỹ năng khác thì họ cần được dạy.

Các kỹ năng cứng có thể được định nghĩa như là một phần của việc đặc tả vai trò. Trong khi các kỹ năng mềm được xem là một phần của việc mô tả yếu tố con người.

Kỹ năng cứng (hard skills) là gì?

Kỹ năng cứng là các năng lực cụ thể, các kỹ năng, kiến ​​thức và khả năng cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ hoặc một vai trò cụ thể.

Kỹ năng cứng có thể được học thông qua quá trình giáo dục và phát triển nghề nghiệp.

Thông thường, các kỹ năng này mang tính kỹ thuật (nhưng không phải lúc nào cũng vậy) và có thể đo lường một cách dễ dàng.

Kỹ năng cứng có thể được chứng minh thông qua các chứng chỉ giáo dục hoặc các minh chứng thực tế.

Ví dụ, việc phát triển phần mềm đòi hỏi các kiến ​​thức về một số loại ngôn ngữ lập trình và có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng mục tiêu chính là viết một chương trình máy tính. Mức độ thành thạo của điều này có thể được đo lường rất dễ dàng.

Một ví dụ khác về kỹ năng cứng là khả năng thiết kế, đó có thể là thiết kế nội thất, thiết kế web… nhưng nói chung, khả năng này cần một bộ kỹ năng cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ một cách chính xác.

Tóm lại, mỗi vai trò sẽ có các yêu cầu kỹ năng khác nhau nhưng chúng được sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Kỹ năng mềm (soft skills) là gì?

Kỹ năng mềm là những đặc điểm tính cách, kỹ năng và năng lực xã hội, những kiến ​​thức và khả năng được sử dụng để thực hiện các hoạt động giữa các cá nhân với nhau và cho các nhiệm vụ duy nhất. Đôi khi chúng còn được gọi là các kỹ năng con người.

Thông thường, các kỹ năng mềm có mối liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm tính cách của con người, nơi mà chúng được sinh ra và các kỹ năng xã hội (social skills). Nhưng chúng cũng có thể được đào tạo và phát triển thông qua việc thực hành và phát triển chuyên môn.

Khác với các kỹ năng cứng vốn rất dễ đo lường, rất khó để đánh giá xem liệu ai đó có kỹ năng mềm phù hợp hay không. Điều này đặc biệt đúng khi tuyển dụng nhân viên mới vì các kỹ năng mềm chỉ được thể hiện rõ nét khi để họ tương tác trong thực tế.

Mặc dù, có những kỹ thuật và bài kiểm tra cụ thể được sử dụng để đo lường các kỹ năng mềm, nhưng lưu ý rằng các kết quả đó sẽ khá mơ hồ và không chính xác. Chỉ những tình huống thực tế mới có thể hiểu họ thực sự giỏi như thế nào.

Một số kỹ năng mềm lý tưởng mà các chủ doanh nghiệp thường muốn ở tất cả nhân viên của họ là đúng giờ và hợp tác. Các kỹ năng khác có thể chỉ cần thiết cho các vai trò cụ thể như lãnh đạo, giao tiếp, tư duy chiến lược và giải quyết vấn đề.

Kỹ năng mềm không đi kèm với các chứng chỉ nhưng chúng dễ dàng được xác định khi làm việc với một ai đó. Những người có kỹ năng lãnh đạo đương nhiên sẽ làm chủ và từng bước vươn lên dẫn đầu.

Đâu là sự khác biệt giữa các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm?

Sự khác biệt chính là các kỹ năng mềm có liên quan nhiều hơn đến tính cách của một cá nhân và không phải là thứ luôn có thể dạy được.

Tất nhiên, có những khóa học bạn có thể tham gia để phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm khác. Tuy nhiên, luôn có một yếu tố được gọi là tố chất hay tự nhiên ở đây.

Một số người chỉ đơn giản là có khả năng lãnh đạo tốt hơn những người khác.

Mặt khác, kỹ năng cứng dựa trên những gì mọi người học được, chúng tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể và có thể học được một cách dễ dàng hơn.

Trong suốt quá trình phát triển nghề nghiệp, mọi người có thể, hoặc thậm chí sẽ phải thay đổi bộ kỹ năng của họ và phát triển thêm các kỹ năng mềm, đặc biệt nếu họ đang đảm nhận các vị trí lãnh đạo.

Điều quan trọng bạn nên nhớ là: Những nhân viên giỏi nhất có thể không nhất thiết phải là những người có cả hai nhóm kỹ năng này. Tất nhiên, nếu có thì đó sẽ là một điểm cộng, nhưng không phải tất cả các vai trò hay vị trí đều yêu cầu cả hai bộ kỹ năng.

Dưới đây là danh sách một số kỹ năng cứng và kỹ năng mềm bạn có thể tham khảo.

Kỹ năng cứng:

  • Phát triển web.
  • Copywriting.
  • Quản trị dự án.
  • Social Media Marketing.
  • Thiết kế.
  • Google Analytics.
  • Storytelling.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Quảng cáo.
  • Quản trị hệ thống
  • Coding.
  • Lập trình.
  • Lập chiến lược Marketing.
  • Kiểm toán.

Kỹ năng mềm:

  • Giao tiếp.
  • Thuyết phục.
  • Lãnh đạo.
  • Động viên.
  • Tư duy chiến lược.
  • Tư duy phản biện.
  • Làm việc nhóm.
  • Giải quyết vấn đề.
  • Tự tin.
  • Đồng cảm.
  • Hợp tác.
  • Tự nhận thức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok chạm mốc 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)

TikTok vừa thông báo trong một bài đăng trên blog vào ngày 27/9 rằng nền tảng này chính thức đạt 1 tỷ người dùng sử dụng mỗi tháng.

TikTok chạm mốc 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)

Trong một bối cảnh khác của các nền tảng mạng xã hội, vào tháng 6, Facebook cho biết họ có 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù nếu xét về số liệu tổng quan, Facebook hiện gấp 3 lần TikTok, tuy nhiên, trong những thời gian trở lại đây, tốc độ phát triển của TikTok luôn đứng ở vị trí số 1.

Dữ liệu người dùng mới này cũng đánh dấu mức tăng 45% về số người dùng hoạt động hàng tháng kể từ tháng 7 năm 2020, khi TikTok chỉ có 689 triệu người dùng.

Thêm vào đó, vào tháng 7, theo số liệu từ công ty phân tích ứng dụng SensorTower, TikTok đã trở thành ứng dụng đầu tiên không thuộc sở hữu của Facebook đạt 3 tỷ lượt tải xuống toàn cầu.

Đứng trước sự thách thức của TikTok, cách đây không lâu, Instagram, thuộc sở hữu của Facebook cũng đã tuyên bố rằng nó không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh nữa.

Instagram hiện đang thúc đẩy rầm rộ Reels, tính năng video dạng ngắn tương tự như TikTok và thậm chí các diễn đàn thảo luận như Reddit cũng đang bị thu hút bởi những hứa hẹn của định dạng video dạng ngắn.

Instagram thậm chí còn khuyến cáo những nhà sáng tạo rằng nếu họ tái chế các video TikTok có gắn watermark (một hình thức đóng dấu mờ lên văn bản nhằm bảo vệ bản quyền, quyền tác giả) với các bài đăng trên Reels, thì những nội dung đó cũng sẽ ít được khám phá hơn.

TikTok cho biết các thị trường lớn nhất của họ là Mỹ, Châu Âu, Brazil và Đông Nam Á, mặc dù công ty mẹ ByteDance có trụ sở chính tại Trung Quốc.

Bệnh cạnh sự tăng trưởng, TikTok cũng đã phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng về chính sách trong những năm gần đây – cựu Tổng thống Mỹ, Donald Trump đã cố gắng chặn các giao dịch kinh doanh của Mỹ với TikTok và ở Ấn Độ, nơi có 1,36 tỷ dân, TikTok cũng đã bị cấm từ năm ngoái.

Gần đây nhất, vào tháng 8 vừa qua, công ty mẹ của TikTok, ByteDance đã xác nhận mua lại công ty phần cứng chuyên về công nghệ thực tế ảo (VR) Pico, cho thấy tiềm năng mở rộng sang VR của ứng dụng này trong tương lai.

Công nghệ AR và VR theo đó là một phần không thể thiếu của các nền tảng mạng xã hội. Và với Facebook, đích đến Metaverse cũng không nằm ngoài những công nghệ đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Xu hướng áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự

Trong bối cảnh Covid-19, công nghệ sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong quản trị nhân sự, giúp nối liền khoảng cách trong doanh nghiệp khi làm việc từ xa.

Xu hướng áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự
Source: northeastern

VietnamWorks mới đây cho biết các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã bắt đầu đánh giá cao tầm quan trọng của việc quản trị nhân sự thông qua đầu tư các giải pháp công nghệ.

Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong tình hình Covid-19 khi công nghệ giúp các nhân sự có thể làm việc từ xa, nhưng vẫn đảm bảo thông suốt trong việc thiết lập các KPI và đánh giá nhân viên.

Cụ thể, 68% doanh nghiệp được hỏi đánh giá áp dụng công nghệ cho quản trị nhân sự là rất cần thiết, trong khi số còn lại cho rằng cần thiết.

Tuy nhiên, theo khảo sát của VietnamWorks dành cho doanh nghiệp trong năm 2021, nhu cầu sử dụng ứng dụng công nghệ vào quản trị nhân sự đối với doanh nghiệp chỉ nằm ở mức tương đối, với chỉ 42% cho biết có nhu cầu.

Điều này cho thấy phần lớn doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ chú trọng tập trung vào nguồn lực, thay vì ứng dụng công nghệ trong quản lý.

Phần lớn doanh nghiệp được hỏi cho biết lý do áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự là theo định hướng từ hội đồng quản trị. Với những doanh nghiệp chưa hoặc không áp dụng, các lý do khác ngoài hội đồng quản trị là phòng nhân sự chưa có kế hoạch sử dụng hay chi phí đầu tư quá cao.

Dù vậy, hơn 1/3 doanh nghiệp đồng ý đầu tư ngân sách lớn đến 500 triệu đồng vào việc phát triển công nghệ, trong khi khoảng 30% đồng ý mức ngân sách 50 – 200 triệu đồng. Những con số này cho thấy doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đầu tư mức ngân sách khủng nếu công nghệ thật sự hữu ích.

Bên cạnh đó, 60% doanh nghiệp đang sử dụng công ty tư vấn trước khi áp dụng công nghệ, thể hiện xu hướng quan tâm nghiêm túc và có lộ trình rõ ràng việc định hướng và áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự.

Phần mềm nước ngoài có độ hài lòng cao hơn.

VietnamWorkds cho biết doanh nghiệp rất coi trọng việc áp dụng công nghệ trong quản trị nhân sự khi áp dụng cho toàn bộ quy trình.

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trong cuộc khảo sát chỉ áp dụng công nghệ cho một hoặc vài phần của quy trình, với những lý do khách quan như chưa có ngân sách cho việc quản lý toàn phần, lo sợ lộ thông tin do chưa đủ tin tưởng về bảo mật của công ty cung cấp phần mềm, do cần thời gian và công sức để làm quen công nghệ từng phần.

Với những doanh nghiệp đã định hướng áp dụng công nghệ cho toàn bộ quy trình quản trị nhân sự, đa phần sẽ lựa chọn dùng các phần mềm từ nước ngoài, và chỉ khoảng 1/3 doanh nghiệp được hỏi cho biết lựa chọn phần mềm nội.

Các đơn vị đang sử dụng phần mềm nội địa có mức độ hài lòng từ 5 – 9 điểm, khi các nền tảng này có ưu điểm sở hữu giao diện người dùng dễ sử dụng, có hệ thống hỗ trợ 24/7 khi gặp sự cố, giá cả phải chăng.

Nhóm doanh nghiệp sử dụng phần mềm ngoại có mức độ hài lòng từ 7 – 10 điểm, nhờ ưu điểm thời gian lắp đặt ứng dụng ngắn, hiệu suất của ứng dụng và giao diện dễ sử dụng.

Với các phần mềm nội địa, các doanh nghiệp đề xuất cần phải cải thiện giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng hơn; hiệu suất hoạt động cần tốt hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp mong muốn các phần mềm nước ngoài giá cả hợp lý hơn, có hệ thống hỗ trợ 24/7 khi gặp sự cố.

Làm sao áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự hiệu quả hơn?

Trong bất cứ doanh nghiệp nào, nhân sự hay con người luôn là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, vấn đề quản lý nguồn lực nhân sự luôn được các doanh nghiệp chú trọng và quan tâm.

Để có thể quản lý hiệu quả nguồn lực bằng công nghệ, VietnamWorks cho rằng doanh nghiệp trước hết cần xây dựng hệ thống quản trị nhân sự tốt, giúp cung cấp cho nhà lãnh đạo cái nhìn rõ ràng nhất về tình hình nhân sự.

Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống tài liệu tổng hợp hoặc áp dụng phần mềm quản lý, hay có thể kết hợp các hình thức với nhau để có kho thông tin nhân sự rõ ràng, đầy đủ và dễ theo dõi, quản lý nhất.

Về công nghệ, phần mềm đám mây được nhận định sẽ là xu hướng ứng dụng trong thời gian tới. Thay vì chi phí phần mềm đắt đỏ như cơ sở hạ tầng máy tính và bảo trì, doanh nghiệp có thể trả hàng tháng hoặc hàng năm cho dịch vụ phần mềm đám mây.

Hệ thống này có thể cung cấp giải pháp nhân sự hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách cho doanh nghiệp; giúp gia tăng sự gắn kết của nhân viên với công ty; tiện lợi khi có thể truy cập hệ thống 24/7 từ thiết bị di động; và có tính bảo mật cao.

Một vấn đề đáng lưu tâm là ứng dụng công nghệ trong đào tạo nhân sự. Với các phương pháp đào tạo nhân viên trực tuyến, doanh nghiệp và nhân viên tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí dành cho đào tạo, học tập.

Cùng với đó, nguồn tài liệu luôn sẵn có, nhân viên có thể dành thời gian học bất cứ lúc nào. Hệ thống quản lý quy trình và chất lượng đào tạo chặt chẽ cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu suất công việc tối ưu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nike coi “sự đổi mới, sức mạnh thương hiệu và quy mô” là yếu tố quyết định với D2C

Nike chỉ ra rằng doanh số bán hàng trực tiếp tăng 28% lên 4,7 tỷ USD và sự gia tăng của doanh số bán hàng trực tuyến là bằng chứng về mức độ hiệu quả của chiến lược kỹ thuật số của họ.

Nike coi "sự đổi mới, sức mạnh thương hiệu và quy mô" là yếu tố quyết định với D2C

Theo đó, Nike đã ghi nhận sự gia tăng của mảng kinh doanh kỹ thuật số là động lực giúp doanh thu tăng 16% và cho biết họ hy vọng kỹ thuật số sẽ là kênh tăng trưởng hàng đầu trong năm nay.

Phát biểu trong một cuộc họp với các nhà đầu tư vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, Giám đốc điều hành John Donahoe cho biết:

“Ngay cả khi lượng khách hàng đến các cửa hàng bán lẻ vật lý quay trở lại trên phần lớn danh mục sản phẩm, kỹ thuật số vẫn tiếp tục đà tăng trưởng với mức tăng trưởng 25%, dẫn đầu là thị trường Bắc Mỹ với mức hơn 40%.

Sự thành công về mặt kỹ thuật số của chúng tôi là bằng chứng của sự đổi mới về sản phẩm, sức mạnh thương hiệu và quy mô nhằm thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa của chúng tôi với người tiêu dùng.”

Nike Digital (mảng kinh doanh kỹ thuật số) hiện chiếm 21% tổng doanh thu, tăng hai điểm so với năm ngoái. Thương hiệu này cũng cho biết họ “đang có vị trí tốt” để đạt được mục tiêu là “doanh nghiệp số với 40% doanh thu đến từ mảng kinh doanh số” vào năm 2025.

Gã khổng lồ về thời trang thể thao cũng lưu ý thêm rằng, đại dịch đã khiến Nike ở một “vị thế mạnh hơn” so với các đối thủ. Chiến lược tập trung đẩy mạnh bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) của Nike đang tận dụng sự chuyển đổi này từ thị trường.

Nike đã đưa ra chiến lược tập trung vào việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng vào năm 2017 nhằm mục tiêu “tận dụng sức mạnh của kỹ thuật số” thông qua thương mại điện tử, ứng dụng và đổi mới sản phẩm.

Đẩy mạnh chiến lược kỹ thuật số.

Nike cho biết sự tăng trưởng kỹ thuật số của họ được dẫn dắt bởi những khách hàng lặp lại, họ là những thành viên của các nền tảng kỹ thuật số như ứng dụng Nike (Nike app) và các huấn luyện viên trên ứng dụng SNKRS (SNKRS app). Gần 70% doanh số bán hàng kỹ thuật số là từ các thành viên trung thành của Nike.

Nike cũng cho biết một phần của sự gia tăng doanh số bán hàng kỹ thuật số của thương hiệu đến từ việc phát triển giá trị gia tăng cho các thành viên của Nike, chẳng hạn như việc cấp quyền truy cập sớm vào các sản phẩm độc quyền cho các thành viên của SNKRS.

CEO Nike, Donoahoe cho biết: “Cách tiếp cận là chúng tôi gửi các đề xuất mua hàng được cá nhân hóa cho các thành viên dựa trên mức độ tương tác của họ với SNKRS, các nỗ lực mua hàng trong quá khứ và các tiêu chí khác – Nike hiện đang sử dụng khoa học dữ liệu để thúc đẩy việc nhắm mục tiêu tới các thành viên kỹ thuật số.”

Giám đốc tài chính Matt Friend cho biết thêm: “SNKRS ngày càng trở thành một chỉ số quan trọng và là thước đo “sức nóng của thương hiệu” hiện đang được vận hành trên quy mô lớn tại 50 quốc gia khác nhau trên thế giới.”

Ông Friend cũng cho biết thương hiệu đã vượt qua mục tiêu có 65% doanh số bán hàng đến từ các mặt hàng bán đủ giá (full-priced items), điều này đạt được bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số được dẫn dắt bởi khách hàng (consumer-led digital transformation).

Tập trung vào sự đổi mới.

Hai lĩnh vực trọng tâm chính của sự đổi mới thương hiệu sẽ là đồ may mặc và tính bền vững. Doanh số bán hàng của hàng may mặc của Nike đã tăng 16%, đặc biệt là do quần áo tập yoga đang tăng trưởng gấp bốn lần.

Trong khi đó, dòng giày dành cho huấn luyện viên Space Hippie ra mắt vào năm 2020, “được làm từ rác” theo đúng nghĩa đen, hiện cũng là dòng sản phẩm toàn cầu của thương hiệu với nhiều sự đổi mới.

CEO Donahoe cho biết: “Người tiêu dùng đang có những phản ứng rất rõ ràng với tính bền vững, họ rất quan tâm đến điều đó, và do đó chúng tôi đang chứng kiến ​​mức tăng trưởng rất tốt cho các dòng sản phẩm này.”

Kết quả quý 1 của Nike rất ấn tượng khi doanh thu tăng 16% lên mức 12,2 tỷ USD, doanh thu từ Nike Direct (doanh thu trực tiếp từ thương hiệu) là 4,7 tỷ USD, tăng 28%.

Nike cũng cho biết thêm, đại dịch đang thúc đẩy việc mua hàng trực tuyến và đang mang lại nhiều lợi ích cho các thương hiệu như Nike và Adidas, cả hai công ty đều đang đẩy nhanh chiến lược tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Hãy ngừng tập trung vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nếu bạn muốn thành công

Nếu bạn không sẵn sàng làm việc và cống hiến nhiều hơn người khác, bạn không thể đến được nơi mà bạn đang muốn đến.

Hãy ngừng tập trung vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nếu bạn muốn thành công
Source: flexjobs

Nếu bạn tìm kiếm nhanh trên Google về các khía cạnh quan trọng của nơi làm việc, bạn sẽ thấy rằng có nhiều chuyên gia đang nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance).

Hầu hết chúng ta cũng đều nghe nói rằng duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thường đi kèm với vô số các lợi ích liên quan đến sức khỏe và năng suất như: giảm căng thẳng, ngăn ngừa sự kiệt sức và hơn thế nữa.

Phân tích sâu hơn một tí, nếu bạn dành thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều để làm công việc văn phòng, sau đó bạn muốn quên đi hết mọi thứ về công việc và điều này khiến bạn hạnh phúc, thì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể là điều tuyệt vời với bạn.

Mặt khác, nếu bạn muốn vươn xa hơn ngoài những thứ đó, bạn thực sự muốn thành công với công việc mình làm và trở thành người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất trong doanh nghiệp hay thị trường của bạn, thì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống dường như là một rào cản để bạn đạt được mục tiêu.

Bạn phải bị ám ảnh bởi các mục tiêu của mình để trở nên thành công hơn. Bỏ việc dành quá nhiều thời gian để xem những thứ vô bổ bởi nó sẽ không đưa bạn đến bất cứ đâu.

Đừng ngại những công việc khó khăn.

Nhiều chuyên gia cho rằng mọi người cần ngừng mong đợi việc được đền bù cho thời gian của họ. Điều này không có nghĩa là bạn nên làm việc miễn phí hay quên đi mục tiêu, mà thay vào đó bạn nên sẵn sàng làm việc chăm chỉ mà không mong đợi một phần thưởng tức thời, bạn cần vươn tới những ước mơ lớn cho tương lai của mình.

Bạn phải đưa ra quyết định sử dụng khoảng thời gian quý giá của mình để làm và học những thứ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu của mình – ngay cả khi không có bất kỳ ai trả tiền cho bạn để làm điều đó.

Mọi người đều thích những ý tưởng kinh doanh vĩ đại, có xe đẹp, nhà to, được tôn vinh trong xã hội, nhưng ít ai trong số họ sẵn sàng cặm cụi để làm việc.

Cuối cùng, mọi người dần từ bỏ và không quan tâm đến việc làm những gì cần thiết để đến được nơi họ muốn.

Để đến được nơi bạn muốn, lúc đầu, nó sẽ hoàn toàn trái ngược với niềm vui, nghĩa là bạn có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng bạn đang làm điều đó vì những điều tốt đẹp hơn cho tương lai của bạn và tương lai của tất cả những người thân yêu của bạn.

Hãy là người làm việc chăm chỉ nhất.

Đạo đức làm việc vượt trội hơn hẳn so với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khi nói đến sự thành công. Bạn cần phải làm việc chăm chỉ hơn tất cả những người bạn biết.

Hãy bao quanh bạn với những người làm việc chăm chỉ và sau đó cố gắng làm việc chăm chỉ hơn họ. Bạn có thể sử dụng họ làm ví dụ hướng dẫn về ngưỡng mà bạn không thể giảm xuống dưới mức đó.

Tiếp đến, thực thi là rất quan trọng; không có nó, bạn không có gì cả. Bạn có thể có những ý tưởng tuyệt vời nhất và lớn nhất. Bạn có thể là người thông minh nhất trên thế giới.

Bạn có thể có mọi thứ bạn cần để thành công, nhưng nếu bạn không sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn những người khác, bạn sẽ không bao giờ đến được nơi bạn muốn.

Thành công thực sự đến khi bạn đủ chuyên tâm để thực hiện các kế hoạch của mình và kiên định với các hành động đó. Thực thi một cách nhất quán là chìa khóa. Hãy làm đi làm lại cho đến khi bạn đạt được mục tiêu của mình – và sau đó tiến xa hơn nữa.

Nếu bạn muốn trở thành người ưu tú trong những gì bạn làm, thì “sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống” không phải là một ưu tiên – ít nhất là cho đến khi bạn đạt được sự ổn định trên con đường của mình.

Đã đến lúc bạn nên quyết định bạn cần làm điều gì đó và sau đó dốc toàn lực cho nó. Đừng nửa vời trong bất cứ mục tiêu hay hoạt động nào.

Thông điệp này không dành cho những người không muốn tự kinh doanh và đạt được nhiều thành công hơn. Bạn có thể cần phải hy sinh một vài thứ trong quá trình này, nhưng bạn sẽ đến được nơi bạn muốn đến, điều đó ngọt ngào hơn nhiều có phải không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Việc chứng minh giá trị của hoạt động marketing đang là tâm điểm chính

Những người làm marketing ngày càng có trách nhiệm nhiều hơn với hội đồng quản trị của họ về việc chi tiêu, và để chứng minh cho điều đó, họ cần thể hiện được những tác động ngắn hạn lẫn dài hạn.

Source: shutterstock

Trong một báo cáo mới đây, Forrester đã tiết lộ rằng việc chứng minh giá trị của hoạt động marketing đối với C-suite là một trong những thách thức lớn nhất mà những người làm marketing cần phải đối mặt vào năm 2022:

71% các giám đốc điều hành trong lĩnh vực B2C cho biết rằng việc chứng minh giá trị của marketing đối với các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính và hội đồng quản trị, sẽ rất hoặc cực kỳ thách thức trong năm tới.

Đây thực sự không phải là một điều gì đó quá ngạc nhiên. Các câu hỏi xoay quanh số tiền và giá trị chi tiêu cho hoạt động marketing trước Covid-19 cùng với sự phức tạp trong hành vi của người tiêu dùng đang ngày càng tăng lên là một phần của điều này.

Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, nhiều nhà tiếp thị phải gỡ bỏ các quy tắc vốn có của họ và đang vật lộn để phân bổ giá trị trên toàn kênh (phễu bán hàng).

Nhiều kênh hiện có đang phát triển, các kênh mới xuất hiện và phản ứng của người tiêu dùng đã rất khác khi những bối cảnh và hoàn cảnh bên ngoài đã thay đổi.

Hiệu suất trực tuyến đã giảm xuống do ngân sách giảm, các chính sách theo dõi cookies và dữ liệu đang tác động đến khả năng thực sự hiểu và liên kết các nỗ lực marketing tới doanh số bán hàng trên toàn bộ hành trình của khách hàng.

Tuy nhiên, dù thách thức đến mức nào, khi các C-suite đang tìm kiếm một bức tranh toàn cảnh hơn về cách marketing có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng trong kinh doanh, điều quan trọng là các marketer phải hiểu cách liên kết tất cả những nỗ lực của họ tới doanh nghiệp – và hướng chúng đến những phương án hiệu quả nhất.

Sức ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn.

Báo cáo của Forrester cũng dấy lên những cuộc tranh luận về việc cân bằng vai trò của các hoạt động phản hồi trực tiếp ngắn hạn và xây dựng thương hiệu dài hạn.

Càng ngày, xu hướng sử dụng các chỉ số trực tuyến ngắn hạn làm thước đo hiệu suất chính sẽ ảnh hưởng lớn đối với sự thành công lâu dài của thương hiệu, các kỹ thuật xây dựng thương hiệu sẽ trở nên vô hình trong việc đo lường và liên kết tới các chuyển đổi.

“Nếu bạn tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động marketing của mình trên khoảng thời gian 12 tháng hoặc ngắn hơn, chắc chắn bạn sẽ đánh giá thấp việc xây dựng thương hiệu trong dài hạn và chuyển nhiều hơn các khoản đầu tư vào chiến thuật ngắn hạn.

Điều này có thể dẫn đến việc ROI sẽ cao hơn trong thời gian ban đầu, nhưng hai câu chuyện rất khác nhau sẽ xuất hiện trong năm năm tới.”

Bất kỳ ai tham gia vào việc đánh giá các chiến dịch đa kênh đều phải hiểu rõ về sự khác nhau giữa các hiệu ứng này và ROI.

Để thực sự thành công trong việc đo lường marketing hiện đại và tái tập trung tư duy vào một cái nhìn toàn diện hơn về kênh, dưới đây là 3 cân nhắc chính cho các marketer:

1. Bắt buộc phải coi các hoạt động thương hiệu và hiệu suất như một lực lượng thống nhất cho sự thành công.

Đã qua rồi cái thời mà các kỹ thuật rời rạc và riêng biệt tạo ra thành công cho các thương hiệu. Các xu hướng và kênh mới đang yêu cầu các mục tiêu khác nhau.

Người làm marketing cần có những cái nhìn đầy đủ về đa kênh để kích hoạt các kết nối thông minh hơn, từ đó thể hiện các tác động kinh doanh một cách rõ ràng hơn.

McKinsey cho rằng đây là động thái không thể tránh khỏi đối với các hoạt động marketing toàn phễu (full-funnel marketing) – kết hợp sức mạnh giữa các kênh tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và tiếp thị thương hiệu (brand marketing) bằng cách sử dụng một thước đo thống nhất, các đội nhóm và chỉ số đều hướng tới cùng một mục tiêu.

Mỗi kênh đóng một vai trò khác nhau trong suốt hành trình của khách hàng, nhưng tất cả đều phụ thuộc và gắn kết lẫn nhau để tạo ra những trải nghiệm tốt nhất nhằm mục tiêu chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Hoạt động xây dựng thương hiệu là điều cần thiết để lấp đầy các giai đoạn đầu của phễu bán hàng (sales funnel) và tạo các nhóm đối tượng mới, trong khi tiếp thị hiệu suất nắm bắt lấy nhu cầu của khách hàng. Mỗi loại hình marketing này có thể hoạt động độc lập nhưng chúng có tác động mạnh mẽ hơn và lâu dài hơn khi được sử dụng cùng nhau.

2. Hiểu cách các điểm tiếp xúc đan xen với nhau trong suốt hành trình để hiểu các tác động tổng thể.

Việc sử dụng một cách tiếp cận thống nhất để liên kết các hoạt động trên toàn kênh là rất quan trọng để thể hiện một góc nhìn 360 độ về hiệu quả của marketing.

Nếu mỗi giai đoạn có thể gắn liền với các kết quả kinh doanh hoặc các chỉ số hữu hình hơn, marketer có thể có được những cái nhìn tức thì hơn về cách gia tăng hiệu suất, ngoài sự hiểu biết về tài sản thương hiệu như mức độ gia tăng về lượt theo dõi thương hiệu.

Ví dụ, khi thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu, có bất cứ mối quan hệ nào giữa yếu tố hiệu suất với việc tìm kiếm thương hiệu (brand search) đang được tìm thấy không?

Có bất cứ cách nào để tận dụng sức mạnh của các thông điệp để giám chi phí cho mỗi lần nhấp chuột và kết quả là tăng chuyển đổi kỹ thuật số không?

Việc tìm ra những điểm tiếp xúc có ảnh hưởng tương đối với nhau cho thấy những gì nên đầu tư vào và cung cấp thêm niềm tin rằng các khoản đầu tư sẽ thành công.

Trong trường hợp bạn đang muốn liên kết giá trị của các quảng cáo truyền hình đến lợi nhuận tổng thể, việc xác định cách các KPI đơn giản chẳng hạn như phạm vi tiếp cận từ quảng cáo truyền hình được liên kết tới các hành động gắn liền với giá trị doanh nghiệp chẳng hạn như lượt tìm kiếm và lượt truy cập website cũng cho phép bạn điều chỉnh các khoản đầu tư sao cho phù hợp.

Điều quan trọng là bạn không nên né tránh việc sử dụng các kỹ thuật thử nghiệm và học hỏi. Ví dụ: thử nghiệm theo khu vực có thể giúp bạn hiểu và tách biệt sự gia tăng trong tìm kiếm và lượt truy cập để hiểu tác động của việc ra mắt các kênh mới.

3. Hạn chế việc nhìn lại quá khứ và bắt đầu nhìn về tương lai.

Nếu đại dịch đã dạy cho chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là quá khứ không còn giống với tương lai. Điều quan trọng là các nhà tiếp thị phải hiểu cách các khoa học dữ liệu có thể được nâng cao trong doanh nghiệp của họ, ưu tiên việc sử dụng các kỹ thuật mới và áp dụng các phương pháp khác nhau để có được những kết quả tốt hơn trong tương lai.

Những người làm marketing thông minh đang chạy nhiều hơn các sáng kiến ​​’thử nghiệm và học hỏi’ có kiểm soát để chứng minh phần nào việc chi tiêu cho các hoạt động tập trung vào hiệu suất đang thực sự thúc đẩy kết quả kinh doanh thay vì là lãng phí chi tiêu.

Dữ liệu là chất keo kết dính sự phát triển thương hiệu và nâng cao hiệu suất ở cấp độ chi tiết trên mọi điểm tiếp xúc marketing, đảm bảo mọi người đều đang làm việc trên cùng một chiến tuyến và hướng tới cùng một mục tiêu.

Nói một cách đơn giản, nếu các nhà tiếp thị ngày càng trở nên sắc sảo hơn với dữ liệu, thì hoạt động tiếp thị ngày càng trở nên hiệu quả và có giá trị hơn.

Việc sử dụng dữ liệu một cách chính xác, có nhiều cách tiếp cận khoa học hơn để đo lường và nhắm mục tiêu, cùng với sự thay đổi tổng thể trong tư duy của toàn bộ tổ chức giờ đây cần phải là trọng tâm trong chiến lược của các nhà tiếp thị.

Thực hiện các biện pháp nhằm tối ưu hóa hoạt động, loại bỏ các khoản đầu tư không sinh lời và thấu hiểu khách hàng không còn là sự lựa chọn mà là nghĩa vụ không thể tránh khỏi cho sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp – trong năm 2021 và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhà quảng cáo cần biết nhiều hơn các mô hình máy học

Các thương hiệu và nhà quảng cáo cần biết khách hàng đã xem những quảng cáo nào, chiến dịch nào mang lại hiệu suất tốt nhất và những điểm tiếp xúc quan trọng nhất trong việc thúc đẩy chuyển đổi.

Cre: thefruitfultoolbox

Nhưng việc hiểu được những hành động mà mọi người thực hiện sau khi tương tác với một quảng cáo là một thách thức to lớn vì có thể có các khoảng trống với những thông tin sẵn có cho những người làm marketing.

Khách hàng có thể mua sắm trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau hoặc nghiên cứu sản phẩm trực tuyến (online) và sau đó mua hàng ngoại tuyến (offline). Họ có thể đã xem nhiều quảng cáo, nhưng chỉ có một trong số chúng được truyền cảm hứng để hành động.

Và điều đó đang ở trong những thời điểm tốt nhất. Chúng ta đang chứng kiến những sự thay đổi trong hành vi mua sắm do đại dịch vẫn đang tiếp diễn.

Thái độ của mọi người đối với quyền riêng tư kỹ thuật số đòi hỏi những nhà tiếp thị hay nhà quảng cáo phải thay đổi cách họ đo lường các nỗ lực quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising) của mình.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và tập trung vào việc nâng cao hành trình của khách hàng bất cứ khi nào có thể.

Và đây chính là lúc các mô hình máy học ra đời. Các doanh nghiệp ngày càng dựa vào công nghệ máy học để lấp đầy các khoảng trống dữ liệu giữa thương hiệu với khách hàng khi dữ liệu trực tiếp từ người tiêu dùng không có sẵn.

Các mô hình máy học làm việc như thế nào.

Các mô hình máy học hay machine learning models được tạo ra bằng cách phân tích một lượng lớn các dữ liệu trong lịch sử, xác định mối tương quan và xu hướng giữa các điểm dữ liệu chính và sử dụng những insights đó để đưa ra các dự đoán chính xác về hành vi của người tiêu dùng.

Trong nhiều năm, các marketer đã sử dụng công nghệ máy học để lập mô hình tỷ lệ chuyển đổi trong trường hợp có các khoảng trống trong những dữ liệu có sẵn giữa các tương tác và chuyển đổi trong quảng cáo, chẳng hạn như trong các giao dịch O2O, khi khách hàng tương tác online nhưng lại mua hàng offline.

Các mô hình máy học này cũng có thể hoạt động ngay cả khi các loại dữ liệu thường được quan sát khác không còn nữa – chẳng hạn như khi người dùng chọn không sử dụng cookies.

Bằng cách sử dụng công nghệ máy học để khám phá cách những người dùng đồng ý cho sử dụng cookies để theo dõi, chúng ta có thể sử dụng các thông tin đó để xây dựng các đường dẫn phân bổ (attribution paths) cho những người chọn không sử dụng cookies.

Bên ngoài các mô hình chuyển đổi.

Các mô hình chuyển đổi chỉ là một phần mà các mô hình hay công nghệ máy học có thể lấp đầy khoảng trống khi những dữ liệu được quan sát không có sẵn. Hãy xem xét 04 trường hợp khác mà các mô hình máy học có thể giúp cung cấp thêm thông tin và dữ liệu.

Mô hình hành vi – Behavioural modeling.

Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng cho một tương lai của thế giới không có cookies chưa?

Nếu bạn đã sẵn sàng, bạn có gặp phải bất kỳ sự mất mát dữ liệu nào trong báo cáo phân tích của mình không?

Mô hình hành vi cung cấp cho doanh nghiệp những cái nhìn sâu sắc về các hành động ngoài chuyển đổi mà mọi người có thể thực hiện trên website hoặc trong ứng dụng khi những người đó từ chối việc sử dụng cookies để theo dõi.

Nó hoạt động bằng cách sử dụng hoạt động của những người tương tự đã đồng ý sử dụng cookies để mô phỏng hành vi của những người đã từ chối sử dụng.

Nó cho phép các nhà quảng cáo liên kết người dùng và các phiên (sessions) để trả lời các câu hỏi như “Tôi có được bao nhiêu người dùng mới từ chiến dịch cuối cùng của mình?”

Mô hình phân bổ – Attribution modeling.

Bạn có thể đã sử dụng một số hình thức của mô hình phân bổ, các nhà tiếp thị sử dụng mô hình này để xác định điểm tiếp xúc nào trong hành trình của khách hàng đang thúc đẩy hoạt động mua sắm nhiều nhất.

Mặc dù có nhiều cách để phân bổ ngân sách cho các điểm tiếp xúc marketing, nhưng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu cung cấp các kết quả chính xác nhất bằng cách sử dụng công nghệ máy học để quyết định mức độ quan trọng của mỗi điểm tiếp xúc đối với một chuyển đổi.

Mặt khác, các mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu so sánh đường dẫn của những khách hàng đã chuyển đổi với đường dẫn của những khách hàng không xác định trong số các tương tác với quảng cáo trước khi dẫn đến chuyển đổi.

Bạn có thể xem chi tiết về mô hình từ Google tại: Attribution modeling

Mô hình trực tuyến sang ngoại tuyến – O2O modeling.

Các địa điểm kinh doanh của bạn có được kết nối với các chiến dịch quảng cáo của bạn không? Bạn đã tải lên dữ liệu bán hàng của bên thứ nhất để hỗ trợ việc đo lường trực tuyến sang ngoại tuyến chưa?

Việc lập mô hình trực tuyến sang ngoại tuyến có thể phân bổ các giao dịch mua hoặc lượt truy cập trực tiếp cho các điểm tiếp xúc của quảng cáo trực tuyến.

Trước đây, các nhà quảng cáo không thể hiểu liệu những người tiếp xúc trực tuyến đó có thúc đẩy doanh số bán hàng tại các cửa hàng của mình hay không.

Giờ đây, các mô hình trực tuyến sang ngoại tuyến có thể kết hợp các tín hiệu từ nhiều nguồn – chẳng hạn như các bản khảo sát, hỏi đường trực tuyến, các cuộc gọi đến vị trí của cửa hàng hoặc dữ liệu bán hàng tại cửa hàng để ước tính mức độ tác động của các chiến dịch marketing trực tuyến cụ thể.

Bạn có thể xem chi tiết về mô hình từ Google tại: Online-to-offline modeling

Mô hình phạm vi tiếp cận duy nhất – Unique Reach modeling.

Các chỉ số tiếp cận đối tượng mục tiêu có quan trọng đối với các nỗ lực marketing và kinh doanh của bạn không? Có bất cứ phân khúc khách hàng đặc biệt nào bạn đang tiếp cận thành công không? hay có phân khúc nào mà bạn muốn cải thiện hiệu quả không?

Lập mô hình phạm vi tiếp cận duy nhất giúp những người làm marketing xác định tần suất mà mọi người trong một nhóm nhân khẩu học cụ thể đã được hiển thị với một quảng cáo cụ thể và trên thiết bị nào.

Mọi người thường sử dụng nhiều thiết bị suốt cả ngày, khiến các nhà tiếp thị khó xác định xem một lượt xem quảng cáo trên máy tính để bàn và trên thiết bị di động là từ cùng một người hay hai người.

Mô hình phạm vi tiếp cận duy nhất sử dụng công nghệ máy học để đo lường tổng phạm vi tiếp cận của một quảng cáo bằng cách tính đến các trường hợp khi mọi người có thể nhìn thấy cùng một quảng cáo trên các thiết bị khác nhau hoặc khi nhiều người dùng chung một thiết bị. Thông tin này có thể giúp các nhà quảng cáo xác định các điểm tiếp xúc hiệu quả nhất cho ngân sách quảng cáo của họ.

Bạn có thể xem chi tiết về mô hình từ Google tại: Unique Reach modeling

Hãy bắt đầu kiểm tra khả năng đo lường của bạn ngay từ hôm nay.

Những nhà quảng cáo nói riêng và người làm marketing nói chung nên xem xét các loại mô hình dữ liệu khác nhau và kiểm tra với đội nhóm của họ để xem họ có thể sử dụng chúng như thế nào hoặc nếu có cơ hội để khám phá những mô hình mới thì họ nên làm gì.

Khi chúng ta chuyển sang một thế giới có ít cookies và các số nhận dạng khác hơn, việc duy trì một phép đo chính xác sẽ phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất một cách thông minh.

Những nhà tiếp thị nhanh nhẹn là những người hành động ngay từ hôm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Facebook thử nghiệm ‘Community Awards’ mới để khuyến khích tương tác trong các nhóm

Facebook đang thử nghiệm một cách mới để tăng cường tỷ lệ tương tác hay các đóng góp tích cực trong các nhóm, tính năng mới có tên gọi là ‘Community Awards’ – Phần thưởng dành cho cộng đồng.

Các phần thưởng cho cộng đồng của Facebook sẽ cho phép quản trị viên của nhóm (Group Admin) trao giải thưởng cho những ‘bình luận xuất sắc hay nổi bật của nhóm’.

Các lời nhắc mới về tính năng cũng đang được hiển thị bên dưới các bài đăng của nhóm.

Ý tưởng cho cập nhật này của Facebook là bằng cách thưởng cho các tương tác hấp dẫn hơn, có lợi hơn, các nhóm có thể khuyến khích người dùng cá nhân tham gia tương tác thường xuyên hơn, đồng thời giải thưởng cũng sẽ giúp cho các thành viên khác của nhóm biết các loại bình luận mà các quản trị viên của nhóm đang ưu tiên, điều này có thể giúp cải thiện về mức độ tương tác của các nhóm nói chung.

Trước đây, Facebook cũng đã thử các tính năng tương tự như ‘Top Fan’ và các loại huy hiệu khác để ghi nhận những người đóng góp chính.

Vào tháng 7 năm nay, Facebook cũng đã bổ sung chức danh ‘Chuyên gia nhóm‘ mới, cung cấp một cách khác để làm nổi bật các thành viên tích cực, đồng thời cho những người khác trong nhóm thấy rằng người này có hiểu biết cao trong lĩnh vực cụ thể của họ.

Các phần thưởng cho cộng đồng kết hợp với các bổ sung trước đó giúp Facebook trở thành một môi trường tích cực hơn, thân thiện hơn và tăng cường nhiều hơn mức độ tương tác các trong ứng dụng của họ.

Trong bối cảnh Facebook liên tiếp dính vào các bê bối liên quan đến việc kiểm duyệt nội dung cũng như các vấn đề khác trên nền tảng, những cập nhật mới này dường như sẽ làm xoa dịu phần nào sự căng thẳng cho Facebook.

Nếu Facebook có thể sử dụng các công cụ như các phần thưởng dành cho cộng đồng để điều chỉnh lại hành vi của người dùng và chuyển mọi thứ trở lại theo hướng tương tác tích cực hơn, thì Facebook cũng có thể tìm lại các hướng đi đúng đắn hơn.

Ở một khía cạnh khác, trong khi thành công của TikTok cũng đã chỉ ra rằng mọi người đang có nhu cầu cao hơn với các nội dung vui tươi hơn, giải trí hơn, thì có lẽ Facebook cũng đang tìm nhiều cách hơn để khuyến khích mọi người nỗ lực tương tác nhiều hơn.

Mặc dù Facebook không chia sẻ các dữ liệu tương tác thực tế của mỗi người dùng trong ứng dụng, nhưng dựa trên các tính năng mới được cập nhật liên tục, chúng ta cũng có thể đoán rằng mọi thứ đang không diễn ra theo ý muốn của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook chia sẻ những nội dung sẽ bị giới hạn trong nguồn cấp dữ liệu

Khi Facebook đối mặt với một cuộc khủng hoảng PR mới sau hàng loạt cuộc điều tra gần đây, nền tảng này cũng đang tìm cách để cung cấp nhiều hơn nữa tính minh bạch trong các quy trình hiển thị nội dung của mình.

Vào năm 2020, Facebook đã xuất bản một giải thích về cách thức hoạt động của thuật toán trên nguồn cấp dữ liệu (bảng tin), bao gồm các yếu tố xếp hạng chính quyết định phạm vi tiếp cận của các bài đăng.

Và hiện tại, Facebook đã chia sẻ một tổng quan khác, lần này là những nội dung mà nền tảng này sẽ giới hạn trong nguồn cấp dữ liệu, các nội dung này không nhất thiết phải vi phạm nguyên tắc cộng đồng, nhưng ít nhất sẽ bị giảm phạm vi tiếp cận vì nhiều lý do.

Theo giải thích của Facebook:

“Nguyên tắc phân phối nội dung của chúng tôi chỉ ra một số loại nội dung sẽ bị giảm phân phối trong nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

Các biện pháp thực thi của chúng tôi nhằm mục tiêu giảm những nội dung có vấn đề xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu, những nội dung ít có giá trị phản hồi trực tiếp của mọi người, đồng thời khuyến khích các nhà xuất bản đầu tư nhiều hơn vào những nội dung chất lượng cao và thúc đẩy một cộng đồng an toàn hơn.”

Trọng tâm chính ở đây là những nội dung có khả năng gây hiểu lầm và có vấn đề. Theo đó Facebook sẽ tìm cách giảm phạm vi tiếp cận của các bài đăng thuộc các danh mục sau:

  • Ad farms  – Các bài đăng có chứa liên kết đến các trang tràn ngập hay chỉ có quảng cáo, được thiết kế hoàn toàn để xem quảng cáo và tăng traffic từ quảng cáo.
  • Clickbait (Kêu gọi nhấp chuột) – Các bài đăng gây hiểu lầm, khó hiểu được thiết kế để thu hút các lần nhấp chuột.
  • Các bình luận có khả năng bị báo cáo hoặc bị ẩn – Các nhận xét mà Facebook dự đoán mọi người có khả năng ẩn hoặc báo cáo, dựa trên thông tin chi tiết trong quá khứ.
  • Mồi tương tác – Các bài đăng yêu cầu người dùng tương tác (ví dụ: chia sẻ, bình luận, thích) cho các mục đích khác ngoài lời kêu gọi hành động cụ thể.
  • Liên kết đến các tên miền có nhiều nghi ngờ – Đây là các tên miền ngụy trang điểm đến của chúng bằng cách che giấu tên của trang đích hoặc địa chỉ website.
  • Liên kết đến các website yêu cầu những dữ liệu không cần thiết từ phía người dùng – Điều này bao gồm các website yêu cầu nhận thông tin cá nhân của người dùng trước khi hiển thị nội dung.
  • Trải nghiệm web chất lượng thấp – Website có nhiều lỗi hoặc hiển thị kém trên thiết bị di động.
  • Các bình luận chất lượng thấp – Hệ thống của Facebook sẽ giảm phạm vi tiếp cận các bài đăng có các nhận xét mà không có các từ ngữ cụ thể (tức là chỉ có thẻ tên người dùng hoặc các ký hiệu như dấu chấm…) và / hoặc các khối văn bản được cắt dán.
  • Các sự kiện chất lượng thấp – Facebook sẽ giảm phạm vi tiếp cận của các sự kiện không đầy đủ hoặc từ các Trang (fanpage) có dấu hiệu hành vi không xác thực.
  • Video chất lượng thấp – Các video được đăng dưới dạng “chương trình phát sóng trực tiếp” mà Facebook dự đoán là tĩnh cũng như các hình ảnh tĩnh được tải lên dưới dạng “video” mà không có âm thanh động.
  • Các trang được dự đoán là spam – Các trang mà Facebook dự đoán có thể đang chứa các phần mềm độc hại và / hoặc lừa đảo.
  • Nội dung giật gân về sức khỏe và các bài đăng về sức khỏe được thương mại hoá – Bao gồm các tuyên bố về “phương pháp chữa bệnh thần kỳ” và các bài đăng đang cố gắng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các tuyên bố liên quan đến sức khỏe.

Bạn cũng cần lưu ý đến quy tắc “mồi tương tác” (engagement bait) mà một số người đã vô tình vi phạm trong quá khứ.

Theo Facebook, mồi tương tác, trong bối cảnh này, liên quan đến:

“Các bài đăng yêu cầu người dùng tương tác (chẳng hạn như phiếu bầu, lượt chia sẻ, nhận xét, gắn thẻ, lượt thích hoặc các phản ứng khác) cho các mục đích khác với lời kêu gọi hành động cụ thể trên nền tảng Facebook.

Ví dụ: các bài đăng yêu cầu mọi người tham gia để chứng tỏ rằng họ ủng hộ hoặc không ủng hộ một vấn đề hoặc chia sẻ thông tin nhạy cảm liên quan đến các thảm họa thiên nhiên và các sự kiện đe dọa tính mạng.”

Theo Facebook, những phản hồi của người dùng cho thấy rằng người dùng không đánh giá cao những bài đăng kiểu như thế này, điều này cũng liên quan đến các quảng cáo cho các cuộc thi, điều mà Facebook đã chỉ ra:

“Không được sử dụng dòng thời gian cá nhân và kết nối bạn bè để quản lý các chương trình khuyến mãi (ví dụ: chia sẻ trên dòng thời gian của bạn để tham gia “hoặc” chia sẻ trên dòng thời gian (timeline) của bạn bè để nhận thêm… và gắn thẻ bạn bè của bạn trong bài đăng này để tham gia…). Tất cả yêu cầu này đều không được phép.”

Ngoài ra, Facebook cũng sẽ đánh giá thấp các tên miền có hạn chế về nội dung gốc, những tên miền đã chia sẻ các thông tin sai lệch đã được kiểm chứng thực tế trong quá khứ và các bài đăng không thể hiện minh bạch các tác giả.

Facebook cũng sẽ giới hạn phạm vi tiếp cận của nội dung từ các tên miền và Trang có ‘khoảng trống nhấp chuột’ cao:

“Các liên kết đến các website nhận được lượng truy cập trực tiếp từ Facebook đặc biệt không tương xứng so với tổng lượng lưu lượng truy cập (traffic) mà các website đó nhận được từ các phần (nguồn) còn lại trên Internet.”

Yếu tố cuối cùng trong nguyên tắc phân phối nội dung của Facebook là xem xét sự an toàn của cộng đồng và giới hạn phạm vi tiếp cận của các bài đăng có thể gây khó chịu hoặc có hại cho người dùng trên nền tảng.

Điều này bao gồm các nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook và các liên kết đến các trang đích chứa nội dung khiêu dâm và / hoặc gây sốc.

Một lần nữa, đối với hầu hết các quy tắc, những người dùng và trang hợp pháp không có quá nhiều lo lắng, vì chúng rõ ràng là áp dụng cho các trường hợp bất hợp pháp và lừa đảo.

Tuy nhiên, bạn nên xem xét và cân nhắc cách tiếp cận của mình, đồng thời đảm bảo rằng nội dung và quy trình của bạn không vi phạm các quy tắc này của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Công ty mẹ của Chợ Tốt trở thành “kỳ lân”

Carousell (công ty mẹ của Chợ Tốt) đang xem xét kế hoạch niêm yết tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một SPAC sau khi huy động thêm 100 triệu USD ở vòng gọi vốn mới.

Công ty mẹ của Chợ Tốt trở thành "kỳ lân"

Carousell (đơn vị chủ quản của Chợ Tốt) vừa huy động thành công 100 triệu USD trong vòng gọi vốn mới, do STIC Investments của Hàn Quốc dẫn đầu. Startup có trụ sở tại Singapore hiện được định giá 1,1 tỷ USD và trở thành kỳ lân mới nhất của Đông Nam Á.

Ông Quek Siu Rui, đồng sáng lập và CEO Carousell cho biết, startup này sẽ tăng cường đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ thương mại, đồng thời tiếp tục tìm kiếm cơ hội các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) để mở rộng quy mô hoạt động.

Trước đó, hồi tháng 6, nguồn tin của Bloomberg cho biết Carousell đang xem xét kế hoạch niêm yết tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt).

Khi đại dịch Covid-19 buộc nhiều người phải ở nhà hơn, các chuyên gia cho rằng mô hình tiêu dùng sẽ thay đổi mãi mãi. Mọi người đang chuyển sang thương mại điện tử nhiều hơn để đáp ứng các nhu cầu mua sắm.

Điều đó đặt Carousell và những công ty khác vào vị trí quan trọng để khai thác nền kinh tế internet 300 tỷ USD của Đông Nam Á.

Ra mắt vào tháng 8/2012, Carousell bắt đầu hoạt động tại Singapore và hiện là một trong những nền tảng thương mại lớn và phát triển nhanh trên thế giới tại tám thị trường khắp Đông Nam Á, Đài Loan và Hồng Kông.

Carousell nổi lên với các thương hiệu Carousell, Mudah, Chợ Tốt và OneKyat. Carousell được đầu tư bởi Tập đoàn Telenor, các gương mặt quen thuộc trong giới đầu tư mạo hiểm như Rakuten, Naver, Sequoia Capital và Naspers.

Hiện tại, theo số liệu Chợ Tốt công bố, trang mua bán, rao vặt trực tuyến thuộc tập đoàn Carousell có trung bình 50 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Chợ Tốt đạt tốc độ tăng trưởng hơn 15% về số lượng người bán thanh lý các món đồ đa dạng từ xe hơi, xe máy, điện thoại đến sách, phụ kiện với hơn 1 triệu tin đăng mỗi tháng.

Chợ Tốt hiện đã chiếm thị phần trong các ngành hàng xe, đồ điện tử và đồ đã qua sử dụng, đồng thời là một công ty mạnh về mảng mua bán, cho thuê bất động sản cũng như mảng việc làm phổ thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

VUCA là gì? Tác động của thời đại VUCA

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng làm rõ: VUCA là gì? Thế giới hay Thời đại VUCA là gì? Liệu thế giới có thực sự ngày càng VUCA hơn hay không? Những tác động của trạng thái VUCA đối với kinh doanh là gì? và hơn thế nữa.

vuca là gì
VUCA là gì? Thế giới VUCA là gì?

VUCA là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi kinh tế vĩ mô dùng để mô tả sự bất ổn, mơ hồ hay biến động của yếu tố môi trường kinh doanh. Thuật ngữ VUCA được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1987, dựa trên những gì về lý thuyết lãnh đạo của Warren Bennis và Burt Nanus – để mô tả sự biến động, bất ổn, phức tạp và mơ hồ trong thế giới nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng. Dù là một nhà lãnh đạo, sinh viên mới ra trường hay bất cứ ai đều cần phải sẵn sàng đón nhận những sự bất ổn của thế giới mới. 

Những nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài:

  • VUCA là gì?
  • Các thành phần của VUCA có ý nghĩa là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

VUCA là gì?

VUCA là một từ viết tắt của Volatility – Biến động, Uncertainty – Bất ổn, Complexity – Phức tạpAmbiguity – Mơ hồ.

VUCA là khái niệm chủ yếu được dùng trong phạm vi kinh doanh dùng để mô tả một thế giới hay một bối cảnh kinh doanh luôn luôn biến động, nơi các doanh nghiệp và thương hiệu cần thích ứng nhanh hơn.

Trong suốt những thập kỷ qua, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, chúng ta có lẽ đã thấy nhiều thuật ngữ trên báo chí kinh doanh và tài liệu học thuật đề cập đến việc con người và doanh nghiệp ngày càng không có khả năng nắm bắt thế giới và đối phó với những điều xảy ra xung quanh chúng ta.

Những thuật ngữ như sự biến động, bất ổn, thay đổi nhanh chóng, năng động, gián đoạn, phá bĩnh, phức tạp, siêu cạnh tranh, mơ hồ.

Trong một vài năm trở lại đây, khái niệm VUCA đang trở nên phổ biến như một thuật ngữ dùng để chỉ các khía cạnh khác nhau của một môi trường hay thế giới “không thể kiểm soát” này.

Thế giới VUCA gắn liền với thế giới của các nhà lãnh đạo.

Các thành phần của VUCA có ý nghĩa là gì?

vuca
Các thành phần của VUCA có ý nghĩa là gì?

Volatility – Biến động.

Thành phần đầu tiên trong khái niệm VUCA là Volatility (Biến động), thuật ngữ đề cập đến tốc độ thay đổi trong một ngành, thị trường hoặc thế giới nhất định.

Nó gắn liền với những biến động về nhu cầu của khách hàng hay những gì khách hàng mong đợi từ các thương hiệu, sự hỗn loạn và vòng đời của thị trường ngày càng trở nên ngắn hơn. Thế giới càng biến động, mọi thứ càng thay đổi nhanh chóng.

Uncertainty – Bất ổn.

Sự bất ổn hay không chắc chắn đề cập đến mức độ mà chúng ta có thể tự tin dự đoán về tương lai. Một phần của sự bất ổn sẽ được nhận thức và nhiều phần khác liên quan đến việc mọi người không thể hiểu được những gì đang xảy ra.

Tuy nhiên, sự bất ổn cũng là một đặc tính khách quan hơn của môi trường. Một môi trường bất ổn thực sự là môi trường không cho phép có bất kỳ dự đoán nào, cũng không dựa trên các cơ sở thống kê nhất định. Thế giới càng bất định, càng khó dự đoán.

Complexity – Phức tạp.

Thành phần thứ 3 trong VUCA là Complexity (Phức tạp), mức độ phức tạp đề cập đến số lượng các yếu tố mà chúng ta cần tính toán đến, sự đa dạng của chúng và các mối liên hệ giữa chúng.

Khi có càng nhiều yếu tố, sự đa dạng của chúng càng lớn và chúng càng liên kết chặt chẽ với nhau, thì môi trường càng phức tạp. Dưới một môi trường hay thế giới có sự phức tạp cao, bạn không thể phân tích đầy đủ về môi trường và đưa ra các kết luận hợp lý.

Thế giới càng phức tạp thì càng khó phân tích.

Ambiguity – Mơ hồ.

Sự mơ hồ đề cập đến sự thiếu rõ ràng hay minh chứng để giải thích một điều gì đó. Đó có thể là một tình huống không rõ ràng, ví dụ, khi thông tin không đầy đủ, mâu thuẫn hoặc quá không chính xác để có thể đưa ra các kết luận rõ ràng.

Nói một cách tổng quát hơn, nó đề cập đến sự mờ nhạt và mơ hồ trong các ý tưởng và thuật ngữ. Thế giới càng mơ hồ thì càng khó giải thích.

Trong thực tế hay thế giới kinh doanh, bốn thuật ngữ này có liên quan khá mật thiết với nhau. Ví dụ, một ngành càng phức tạp và dễ biến động thì càng khó dự đoán và do đó nó càng bất ổn.

Cả 4 yếu tố trong thuật ngữ VUCA đại diện cho một thế giới, thị trường, một ngành nghề kinh doanh, một nhóm khách hàng… khó nắm bắt và kiểm soát hơn. Chúng ta có thể nhận ra những thuật ngữ này dễ dàng hơn bằng cách hình dung chúng:

vuca là gì
VUCA là gì?
vuca là gì
VUCA là gì – Tìm hiểu các thành tố của thuật ngữ VUCA

Như minh họa trong hình trên, trong một thế giới hoàn toàn biến động (nhưng không bất ổn, phức tạp và mơ hồ), có rất nhiều sự thay đổi nhanh chóng, nhưng có thể dự đoán được.

Mặt khác, trong một thế giới hoàn toàn bất ổn (nhưng không biến động, phức tạp và mơ hồ), thật khó để biết mọi thứ đang được phát triển như thế nào.

Và trong một thế giới hoàn toàn phức tạp (nhưng không biến động, bất ổn và mơ hồ), mọi thứ thật khó để hình dung và hiểu.

Cuối cùng, trong một thế giới hoàn toàn mơ hồ (nhưng không biến động, bất ổn và phức tạp), mọi thứ thật khó để phân biệt.

Kết luận.

Khi thế giới liên tục biến đổi với một tốc độ nhanh hơn, để có thể có được các lợi thế cạnh tranh và xây dựng sự bền vững, việc hiểu được khái niệm VUCA là gì hay luôn giữ trong mình tâm thế VUCA là những gì bạn nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nhà lãnh đạo nên làm gì khi những người quản lý khinh thường nhân viên của họ

Khinh thường là một hình thức lạm dụng tâm lý, trong đó một cá nhân đang cố gắng giành quyền lực và kiểm soát bạn bằng cách khơi dậy sự nghi ngờ bản thân trong chính bạn, cả về năng lực, giá trị và nhiều thứ khác.

Nhà lãnh đạo nên làm gì khi những người quản lý coi thường nhân viên của họ
Chris Clor/Getty Images

Sếp của tôi luôn tìm cách loại trừ tôi ra khỏi các cuộc họp, loại tôi ra khỏi danh sách tham gia các chương trình lãnh đạo của công ty, nói với tôi rằng tôi đang được thăng chức – trong khi luôn nói tiêu cực về hiệu suất của tôi với các đồng nghiệp và lãnh đạo cấp cao – rõ ràng anh ta đang tìm cách để kiểm soát tôi. Cơn giận dữ của tôi tiếp tục và ngày càng gia tăng cho đến ngày cuối cùng tôi từ chức.

Khinh thường là một hình thức lạm dụng tâm lý, trong đó một cá nhân sẽ cố gắng giành quyền lực và kiểm soát bạn. Họ sẽ nói dối bạn và cố tình sắp đặt để bạn thất bại. Họ sẽ nói và làm những điều mà sau đó họ sẽ phủ nhận chúng đã từng xảy ra.

Họ sẽ làm suy yếu bạn, thao túng bạn và thuyết phục bạn rằng bạn là người có vấn đề.

Như trong trường hợp của tôi, tại nơi làm việc, “họ” thường là một nhà quản lý, người sẽ lạm dụng quyền lực của mình để coi thường nhân viên của họ.

Các tổ chức thuộc mọi quy mô đang chạy đua để phát triển các nhà lãnh đạo của họ, chi hơn 370 tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu cho việc đào tạo lãnh đạo. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng gần 30% các ông chủ là độc hại.

Đào tạo lãnh đạo chỉ là một phần của giải pháp – chúng ta cần các nhà lãnh đạo hành động và yêu cầu những người quản lý phải báo cáo với họ khi họ nhận thấy tình trạng khinh thường đang xảy ra.

Dưới đây là 5 điều mà các nhà lãnh đạo có thể làm khi họ nghi ngờ người quản lý của họ đang khinh thường nhân viên.

Tin tưởng nhân viên khi họ chia sẻ những gì đang xảy ra.

Điểm mấu chốt của sự khinh thường là khơi dậy sự tự nghi ngờ bản thân, vì vậy khi một nhân viên có can đảm để chia sẻ trải nghiệm của họ, các nhà lãnh đạo phải bắt đầu bằng cách tích cực lắng nghe và tin tưởng họ.

Nhân viên có thể đến với bạn vì họ cảm thấy an toàn khi ở bên bạn. Người quản lý của họ có thể có kỹ năng quản lý tốt, thể hiện mình là một nhà lãnh đạo toàn diện trong khi họ vẫn có thể lạm dụng nhân viên bằng lời nói. Hoặc họ có thể đến với bạn vì họ cảm thấy đã cạn kiệt sức lực và hết lựa chọn.

Đừng xem thường, phủ nhận hoặc làm mất giá trị của những gì họ nói với bạn. Bạn nên cảm ơn họ vì đã tin tưởng bạn để chia sẻ trải nghiệm của họ. Hỏi họ cách bạn có thể hỗ trợ họ tiến lên phía trước.

Hãy chú ý đến các dấu hiệu của sự khinh thường.

Một chuyên gia, chuyên huấn luyện cho các giám đốc điều hành từng nói: “Khi những người có thành tích cao trở nên im lặng, mất đi sự hứng thú và bị coi là có hiệu suất thấp. Những nhà lãnh đạo nên hiểu lý do vì sao điều đó lại xảy ra.

Bị khinh thường bởi những người quản lý của họ có thể là một động lực chính khiến ai đó giảm dần năng suất và thành tích trong tổ chức. Qua thời gian, sự khinh thường sẽ làm xói mòn sự tự tin và giá trị bản thân của họ.

Với tư cách là người lãnh đạo, mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có mặt kịp thời để chứng kiến ​​tình trạng này xảy ra trong đội nhóm của mình, nhưng bạn vẫn có thể tìm kiếm các dấu hiệu.

Nếu một nhân viên đã chia sẻ trải nghiệm của họ, bạn có thể cảnh giác cao độ để nắm bắt những tín hiệu một cách tinh tế.

Một số dấu hiệu cảnh báo tiềm năng có thể có như: Một người quản lý có thể loại trừ nhân viên của họ ra khỏi các cuộc họp.

Họ có thể từ chối các cơ hội để nhân viên trình bày công việc của riêng họ. Họ có thể loại nhân viên ra khỏi các cơ hội kết nối, sự kiện làm việc, các chương trình lãnh đạo và phát triển bản thân.

Cuối cùng, họ có thể tạo ra một câu chuyện tiêu cực về hiệu suất của nhân viên, gieo rắc nó với các đồng nghiệp và lãnh đạo cấp cao trong các cuộc họp riêng tư lẫn công khai.

Can thiệp vào những khoảnh khắc quan trọng.

Bà Dee C. Marshall, CEO của Diverse & Engaged LLC, người chuyên tư vấn cho các công ty trong danh sách Fortune 100 về các chiến lược đa dạng, công bằng và hòa nhập cho biết:

“Việc can thiệp vào những khoảnh khắc khi sự khinh thường xảy ra là rất quan trọng. Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể sử dụng vị trí quyền lực của mình để gây áp lực lên những người quản lý đang tỏ ra khinh thường nhân viên. Bằng cách đó, bạn báo hiệu cho họ rằng bạn đang theo dõi và biết rõ những hành động của họ, đồng thời sẽ cảnh giác với họ.”

Nếu người quản lý đang tạo ra một câu chuyện tiêu cực về hiệu suất của nhân viên trong các buổi lập kế hoạch tuyển chọn nhân tài, hãy lên tiếng ngay và yêu cầu họ đưa ra các ví dụ dựa trên các bằng chứng hay số liệu cụ thể.

Cô lập những người quản lý đang xem thường nhân viên.

Với những người quản lý đang xem thường nhân viên của họ, đó có thể không phải là lần đầu tiên của họ. Những nhà lãnh đạo nên tranh thủ sự trợ giúp của bộ phận nhân sự để hiểu thêm về những điều gì đang xảy ra.

Hỗ trợ nhân viên, những người đang phải trải qua sự kinh thường khi họ chia sẻ trải nghiệm của họ với bộ phận nhân sự, bao gồm cả việc cung cấp những thông tin của riêng bạn.

Trong các tổ chức nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn, việc tái cấu trúc diễn ra thường xuyên và cần thiết để mở rộng quy mô cũng như việc đáp ứng thị trường.

Bạn có thể sử dụng việc cơ cấu lại này như một cơ hội để cô lập người quản lý bằng cách giảm phạm vi kiểm soát của họ và cuối cùng biến họ trở thành những người làm việc độc lập (và đóng góp cá nhân) mà không cần giám sát nhân viên.

Người quản lý cuối cùng có thể tự ý rời đi khi trách nhiệm của họ giảm dần và phạm vi kiểm soát của họ cũng bị giảm thiểu.

Hỗ trợ nhân viên tìm kiếm một cơ hội mới.

Trong khi chờ đợi mọi thứ diễn ra, hãy giúp nhân viên tìm thấy được những cơ hội mới. Bạn có thể bắt đầu bằng việc sử dụng quyền lực và vị trí của mình để điều nhân viên đó đến một đội nhóm khác.

Mặc dù trong một số trường hợp, ngay cả khi bạn có thể tìm thấy những cơ hội nội bộ khác cho nhân viên, họ cũng sẽ không ở lại.

Họ sẽ tận dụng các cơ hội bên ngoài để có một khởi đầu mới và “tự chữa lành” những điều khó khăn mà họ đã trải qua từ người quản lý cũ của họ. Bạn có thể giữ liên lạc và sẵn sàng tuyển dụng họ trong một thời điểm phù hợp hơn.

Nếu bạn tái huấn luyện họ trong tương lai, hãy đảm bảo rằng lần này họ được làm việc cho một người quản lý tốt, người không chỉ nuôi dưỡng và phát triển sự nghiệp của họ mà còn là người sẽ đối xử với họ bằng cả sự tử tế mà họ xứng đáng có được.

Trong bối cảnh mọi người đang xác định lại công việc của họ sau đại dịch, họ có nhiều thời gian và không gian hơn để suy nghĩ về điều gì là quan trọng đối với họ.

Việc cho phép những người quản lý tiếp tục coi thường sự phát triển của nhân viên sẽ chỉ khiến nhân viên của bạn bỏ đi ngày càng nhiều.

Họ sẽ chọn làm việc cho các tổ chức không chỉ coi trọng những đóng góp hay giá trị của họ mà còn tôn trọng họ với tư cách là một con người thực sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Top các dự báo và xu hướng Digital Marketing năm 2021

Những xu hướng digital marketing nào trong năm 2021 sẽ tạo nên các làn sóng khác biệt? Các nhà lãnh đạo của Google đã chia sẻ những dự báo của họ dưới đây.

xu hướng digital marketing 2021
Top các dự báo và xu hướng digital marketing năm 2021

Nếu bạn là người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng, những xu hướng Digital Marketing trong năm 2021 dưới đây sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Mối quan tâm tìm kiếm trên toàn cầu đối với cụm từ “Doanh nghiệp do người da đen làm chủ” đã tăng lên vào giữa năm 2020 khi phong trào ‘Black Lives Matter’ (Người da màu đáng được sống) ngày càng được quốc tế chú ý và công nhận.

Đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy mọi người đang tìm cách thúc đẩy sự thay đổi, không chỉ thông qua các chiến dịch vận động mà còn trong các quyết định mà họ đưa ra với tư cách là người tiêu dùng.

Những cuộc đàm thoại về bình đẳng chủng tộc chắc chắn đã tiến triển mạnh vào năm 2020, nhưng vào năm 2021, mọi người sẽ mong đợi nhiều thương hiệu hơn cùng tham gia vào quá trình đó.

Các doanh nghiệp sẽ cần phải có cách tiếp cận ngày càng chủ động – và trao quyền cho người tiêu dùng làm điều tương tự.

Người tiêu dùng đang mua sắm có tâm hơn, và họ nắm quyền trong việc tiêu tiền của mình ở đâu và như thế nào. Nếu thương hiệu không đáp ứng được kỳ vọng của họ, thì họ có thể gặp rủi ro lớn.

Vai trò của các nhà làm marketing là đảm bảo sự bình đẳng. Điều này bao gồm việc thúc đẩy một môi trường đa dạng trong nội bộ và chú ý đến cách bạn tiếp cận các chiến dịch của mình.

Xu hướng digital marketing 2021 – Một kỹ nguyên mới của đạo đức dữ liệu.

Nếu có một điều chúng ta học được trong năm nay, thì đó là các công cụ trực tuyến đã là một phao cứu cánh thực sự.

Khi nhiều người truy cập trực tuyến hơn, việc bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của họ càng trở nên quan trọng hơn. Mọi người mong đợi các thương hiệu bảo vệ dữ liệu của họ và rõ ràng về cách họ đang sử dụng dữ liệu đó và những gì họ cung cấp để đổi lại.

Digital đang thích ứng để đáp ứng nhu cầu của mọi người và vào năm 2021, những cuộc đàm thoại xung quanh đạo đức dữ liệu sẽ trở thành hành động đối với nhiều thương hiệu.

Toàn bộ hệ sinh thái kỹ thuật số chỉ hoạt động nếu mọi người có thể tin tưởng nó. Đạo đức dữ liệu là một quá trình lựa chọn làm những gì phù hợp với mọi người, thay vì chỉ là mức tuân thủ cơ bản.

Đây là một chủ đề phức tạp nhưng các công ty quan tâm đến nó và muốn làm đúng. Tại Google, họ đã nghĩ về đạo đức dữ liệu như một loạt các nguyên tắc thông báo cho mọi việc mà họ sẽ làm.

Một cuộc khảo sát gần đây đối với khách hàng của Google tại EMEA cho thấy phần lớn hiện đang tổ chức các cuộc thảo luận về đạo đức dữ liệu ở cấp lãnh đạo.

1/5 nói rằng họ đã thành lập một trung tâm bảo mật xuất sắc – một nhóm cấp cao tập trung vào bảo mật dữ liệu – đã chuẩn bị cho họ trước những thay đổi về quy định.

Chuẩn bị cho việc marketing trong một thế giới không sử dụng dữ liệu cá nhân.

Việc đo lường hiệu suất đối với các chiến dịch digital marketing đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Việc đo lường trực tuyến thành công chủ yếu dựa vào cookies (thông tin khách hàng chưa định danh) ghi lại thông tin hữu ích về những gì xảy ra sau khi một người nhấp vào quảng cáo.

Các yêu cầu và quy định về quyền riêng tư của người dùng như GDPR, có nghĩa là các phương pháp đo lường truyền thống cần phải phát triển phù hợp với một hệ sinh thái đang thay đổi.

Vào năm 2021, sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào đo lường sáng tạo, ưu tiên quyền riêng tư, với việc các nhà marketer sẽ dựa vào các kỹ thuật phức tạp như mô hình chuyển đổi để định lượng mức độ thành công của các chiến dịch kỹ thuật số của họ.

Để chứng minh cho việc đo lường hiệu suất của bạn trong tương lai trong một thế giới không có cookies của bên thứ ba, bạn nên có sẵn tính năng gắn thẻ và phân tích lâu dài, tôn trọng lựa chọn của người dùng bằng cách chỉ thu thập khi nhận được sự đồng ý phù hợp và lưu trữ chúng một cách an toàn cũng như đầu tư vào dữ liệu của bên thứ nhất.

Bằng cách xây dựng một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và vững chắc, bạn sẽ có thể đo lường nhiều hơn với ít dữ liệu hơn.

Digital Marketing trong năm 2021 sẽ có xu hướng tiếp cận khách hàng tại nhà.

Do ảnh hưởng của COVID-19, người tiêu dùng đang có xu hướng dành nhiều thời gian ở nhà hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong năm 2021. Tuy nhiên, nhu cầu cơ bản của con người về những trải nghiệm được kết hợp vẫn còn.

Mọi người ngày càng chuyển sang sử dụng video trực tuyến để được cập nhật thông tin, giải trí và kết nối. Người ta dự đoán rằng vào năm 2022, hơn 80% lưu lượng truy cập internet của người tiêu dùng sẽ được thúc đẩy bởi video trực tuyến.

Và xu hướng này dự kiến ​​sẽ tăng tốc do sự gia tăng trong việc áp dụng kỹ thuật số trong thời kỳ đại dịch.

Thời gian xem tổng thể của video trực tuyến đã tăng lên, với YouTube trên TV tăng 80% so với cùng kỳ năm trước (YoY) vào tháng 3 năm 2020. Sự thay đổi này mở ra cơ hội cho các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng theo những cách mới.

Một số thương hiệu đã làm điều này. Thương hiệu giày Thụy Sĩ ‘On’ đã tạo một sự kiện trực tiếp trên YouTube để ra mắt giày thể thao mới khi chiến dịch Wimbledon của họ bị thất bại do ảnh hưởng từ đại dịch.

Thành công vào năm 2021 có nghĩa là khai thác xu hướng video trực tuyến để tiếp cận và thu hút người tiêu dùng ở nơi họ đang ở.

Tính bền vững cũng là xu hướng mà người làm digital marketing cũng cần tập trung trong 2021.

Đại dịch đã củng cố nhu cầu của người tiêu dùng về tính bền vững. Hành vi ‘tái chế’ được thiết lập nhiều nhất, nhưng người tiêu dùng cũng đang cân nhắc tác động của họ đối với môi trường khi họ đưa ra quyết định mua hàng.

Ví dụ: Google Trends cho thấy rằng trong danh mục “thực phẩm”, mọi người ngày càng tìm kiếm “bền vững”, “thực phẩm địa phương” và “thuần chay”.

Mọi người muốn thương hiệu thể hiện trách nhiệm và sự minh bạch thông qua các hành động cụ thể.

Những nghiên cứu về lĩnh vực thời trang bền vững cho thấy rằng việc tạo ra và truyền đạt các thuộc tính bền vững có hiệu ứng hào quang cũng như ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của khách hàng – đặc biệt là về chất lượng và giá trị – tại những thời điểm ra quyết định quan trọng.

Với ngành công nghệ, Giám đốc điều hành Sundar Pichai của Google đã cam kết hoạt động 24/7 bằng năng lượng không có carbon trong tất cả các trung tâm dữ liệu của Google vào năm 2030.

Các thương hiệu đi đầu trong những thay đổi này không ngừng tìm cách cải thiện các nỗ lực về môi trường của họ, cho dù thông qua quan hệ đối tác, các sáng kiến ​​trong toàn ngành hay các kỹ thuật sản xuất và tái chế mới.

Vai trò của nhóm marketing là minh bạch về cách doanh nghiệp hoạt động trong hệ sinh thái rộng lớn và thể hiện được những cải tiến cụ thể.

Ứng dụng mobile là ‘key’ để tăng trưởng.

Câu chuyện tiêu thụ phương tiện truyền thông lớn vào năm 2020 là thời gian dành cho các thiết bị di động.

Trên phạm vi toàn cầu, hiện có hơn 1,6 nghìn tỷ giờ được tiêu thụ trên điện thoại di động trong nửa đầu năm 2020 và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 2021.

Và trong quý thứ ba, việc sử dụng ứng dụng (app) đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, với 180 tỷ giờ mỗi tháng.

Nghiên cứu tương tự nhấn mạnh rằng các danh mục dự kiến ​​sẽ đặc biệt hưởng lợi từ sự gia tăng phổ biến của ứng dụng này bao gồm giao đồ ăn, game, học tập trực tuyến, giải trí và cả mua sắm.

Khi chúng ta đang hướng tới sự phục hồi kinh tế sau COVID, 30% người tiêu dùng tin rằng trải nghiệm mua sắm sẽ không bao giờ trở lại như cũ.

Điều này khiến các nhà bán lẻ phải nắm bắt cơ hội phát triển mới này trên ứng dụng ngày càng quan trọng.

Bản thân việc tải xuống một ứng dụng là một dấu hiệu thể hiện sự yêu thích đối với một thương hiệu. Xét cho cùng, người dùng ứng dụng có xu hướng trở thành khách hàng trung thành hơn chỉ là việc sử dụng một ứng dụng đơn thuần.

Đối với các nhà bán lẻ, người dùng ứng dụng chi tiêu nhiều hơn gấp 03 lần so với các khách hàng sử dụng các  nền tảng hay thiết bị khác.

Khi xu hướng này tiếp tục phát triển trong năm 2021, các doanh nghiệp nên ưu tiên chiến lược ứng dụng của mình và đảm bảo đó là một kênh chiến lược trong các hoạt động digital marketing để gia tăng giá trị cho khách hàng của họ.

Tập trung vào mức độ tin tưởng của người tiêu dùng là một xu hướng Digital Marketing quan trọng khác trong năm 2021.

Không có gì bí mật khi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong năm qua. Các thương hiệu có thể tìm cách tự động hóa một số dịch vụ của họ để luôn nhanh nhẹn và đáp ứng những nhu cầu cũng như kỳ vọng mới nổi này.

Tự động hóa tiếp thị hay tạm dịch là marketing automation có thể giúp các thương hiệu hiệu hoạt động quả hơn, cho dù đó là thông qua chức năng tự động điền, quản lý các đơn đặt hàng định kỳ hay bằng cách sử dụng một chatbot dịch vụ khách hàng.

Tuy nhiên, các thương hiệu phải lưu tâm đến các quy tắc mạng xã hội. Việc tôn trọng dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng là điều tối quan trọng.

Khi mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng của họ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, mọi người sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ thông tin cá nhân của họ, do đó có thể hỗ trợ các dịch vụ tự động.

Vào năm 2021, hãy minh bạch với khách hàng của bạn về cách thức và lý do bạn sẽ sử dụng thông tin cá nhân của họ. Điều này sẽ xây dựng lòng tin tốt hơn từ khách hàng.

Tự động hóa sẽ cho phép bạn tối ưu hóa trải nghiệm mà bạn cung cấp, nhưng điều này sẽ chỉ thành công khi có sự trao đổi giá trị hai chiều minh bạch tại chỗ.

Kết luận.

Khi các yếu tố công nghệ tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến bối cảnh kinh doanh nói chung và Digital Marketing nói riêng, việc liên tục cập nhật các xu hướng mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với hành vi của người tiêu dùng và tăng trưởng tốt hơn trong năm mới 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Google cập nhật quy trình đối sánh từ khóa cho đối sánh rộng và đối sánh cụm từ

Google Ads đã thông báo cập nhật mới nhất về cách các truy vấn được đối sánh với từ khóa. Dưới đây là những gì nhà quảng cáo cần biết.

Google cập nhật quy trình đối sánh từ khóa cho đối sánh rộng và đối sánh cụm từ

Google đã công bố các thay đổi đối với cách đối sánh từ khóa, bao gồm việc ưu tiên các từ khóa cụm từ và từ khóa rộng, những từ khoá giống hệt với các chuỗi truy vấn của người dùng. Google cũng đang cập nhật quy trình đối sánh cho các truy vấn mà từ khoá không có đối sánh từ khoá y hệt nhau.

Nguồn gốc của sự thay đổi.

Đầu năm nay, Google đã thông báo rằng những từ khóa đối sánh chính xác giống hệt với các chuỗi truy vấn sẽ được ưu tiên bất cứ khi nào từ khóa đó đủ điều kiện để đối sánh, nhằm giúp giảm độ phức tạp của các tài khoản quảng cáo.

Bây giờ, Google cũng đang công bố điều tương tự cho đối sánh cụm từ và đối sánh rộng.

Ví dụ: nếu chuỗi truy vấn “mua áo thun ngắn tay” đủ điều kiện để đối sánh với nhiều từ khóa đối sánh rộng khác trong tài khoản của bạn như “áo thun ngắn tay”, “áo thun ngắn tay giá rẻ”, Google sẽ ưu tiên cho từ khóa giống hệt với truy vấn của người dùng.

Thay đổi này hiện có thể áp dụng cho cả đối sánh rộng và đối sánh cụm từ.

Đối với đối sánh chính xác thì sao?

Các từ khóa đối sánh chính xác sẽ vẫn được ưu tiên hơn so với các cụm từ từ đối sánh cụm từ và đối sánh rộng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tài khoản quảng cáo không có từ khoá nào giống y hệt truy vấn tìm kiếm?

Trước đây, nếu bạn có nhiều từ khóa có liên quan đủ điều kiện để đối sánh, công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng tính năng xếp hạng quảng cáo (Ad Rank) để xác định từ khóa nào sẽ nhận được phân phối.

Tuy nhiên, Google hiện đang tính đến các tín hiệu liên quan khác bằng cách xem xét ý nghĩa của tất cả các từ khóa và trang đích (landing page) trong nhóm quảng cáo, ngoài các chỉ số liên quan đến xếp hạng quảng cáo.

Nhà quảng cáo nên làm gì?

Mục tiêu của thay đổi này là cho phép các nhà quảng cáo cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng các từ khóa đối sánh rộng mà không sợ mất quyền kiểm soát các từ khóa hiện tại đồng thời thắt chặt các loại đối sánh một cách mạnh mẽ hơn.

Google cũng gợi ý rằng không có lợi ích gì khi sử dụng cùng một từ khóa trong nhiều loại đối sánh khi sử dụng đặt giá thầu thông minh vì đối sánh rộng đã bao gồm tất cả các truy vấn giống nhau. Nhà quảng cáo nên chạy các thử nghiệm nhỏ trong tài khoản của chính mình trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.

Việ lạm dụng đối sánh rộng có thể dẫn đến giá CPL tăng lên vì cụm từ đó có thể vẫn khớp với các cụm từ khác ít liên quan hơn, từ đó làm tăng chi phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok phác thảo các cơ hội mới cho thương mại điện tử và tiềm năng của các thương hiệu

TikTok đang ngày càng tập trung vào thương mại điện tử, tạo điều kiện nhiều hơn cho các nhà quảng cáo, đồng thời cung cấp thêm tiềm năng kiếm tiền cho nhà sáng tạo thông qua mối quan hệ đối tác thương hiệu.

TikTok phác thảo các cơ hội mới cho thương mại điện tử và tiềm năng của các thương hiệu

Theo giải thích của TikTok:

“Hiện tượng ‘TikTok Made Me Buy It’ đã giúp nhiều sản phẩm đủ mọi thể loại bay khỏi các kệ hàng – từ quần áo, bánh sữa, các loại nước ép, sản phẩm tẩy rửa, đồ gia dụng đến mọi thứ khác.

TikTok nổi tiếng trong việc giúp các thương hiệu cất cánh và một số nhà bán lẻ thậm chí đã tạo ra các không gian #TikTokMadeMeBuyIt trong cửa hàng của họ, họ biết rằng người mua sắm đang tìm mua những thứ mà họ đã hấy trên ứng dụng TikTok.”

Để giúp các thương hiệu khai thác điều này, TikTok đã chia sẻ một số insight và mẹo mới để giúp những người làm marketing tăng cường nỗ lực marketing các sản phẩm hay dịch vụ của họ trong ứng dụng.

Trước hết, TikTok lưu ý rằng nền tảng của nó mang lại nhiều cơ hội mới cho các nhà tiếp thị về việc tối đa hóa sự tương tác với các sản phẩm của họ thông qua yếu tố giải trí.

“Mọi người ít hài lòng hơn nếu họ phải nhận nhiều quảng cáo trên môi trường trực tuyến.

Họ đang tìm kiếm những trải nghiệm quảng cáo thực sự thú vị, đặc biệt là khi nói đến các hoạt động marketing cho các doanh nghiệp thương mại; khoảng 1/3 số người muốn các hoạt động thương mại từ các thương hiệu trở nên thú vị hơn.”

Đó là điều mà TikTok hiện đang làm tốt nhất, cung cấp các video ngắn, đậm chất giải trí, giúp mọi người xem liên tục cập nhật nguồn cấp dữ liệu của họ.

TikTok cũng lưu ý rằng một lợi thế quan trọng khác mà nền tảng của họ đang có đó là thuật toán và trang ‘For You’ – một nơi siêu liên quan dành cho người dùng.

“Trong khi các nguồn cấp nội dung khác được xây dựng dựa trên việc theo dõi người dùng, thì trang For You được xây dựng dựa trên các video mà người dùng (khác) đang thích, chia sẻ và xem nhiều lần.

Vì vậy, nếu trang For You của ai đó hiển thị cho họ một video nói về các sản phẩm trang điểm hoặc đồ gia dụng, thì rất có thể người dùng đó rất quan tâm đến việc làm đẹp, thiết kế nội thất hoặc những thứ liên quan.”

Đây là điểm mấu chốt của TikTok, nền tảng xoay quanh nội dung nhiều hơn là nhà sáng tạo hoặc tài khoản cá nhân.

Thuật toán của TikTok cũng rất tốt trong việc phát hiện những gì bạn thích và hiển thị cho bạn nhiều hơn về nó, bên cạnh đó, định dạng trình bày toàn màn hình cũng cung cấp cho người dùng những cách tốt hơn để tương tác với các video mà họ thích.

TikTok cũng lưu ý rằng thương mại cộng đồng (Community Commerce) tạo điều kiện cho việc khám phá bằng cách khuyến khích các nhóm đối tượng mục tiêu tạo ra những nội dung giải trí, những thứ vốn trái ngược với những gì mà các thương hiệu thường chia sẻ.

“Nội dung đó sau đó được chia sẻ và tận hưởng bởi các cộng đồng đáng tin cậy của những nhà sáng tạo liên quan. Về bản chất, đó là việc số hóa hoạt động tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth marketing), cho phép các thương hiệu hình thành các kết nối thực sự với mọi người theo cách nâng cao mức độ nhận thức, sự ưa thích và bán hàng.”

Cuối cùng, TikTok cũng lưu ý rằng các công cụ thương mại điện tử (eCommerce) đang phát triển của nó cho phép người dùng đi từ giai đoạn khám phá sang hành động chỉ trong tích tắc”

“Họ nghe về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong các video trên trang For You, sau đó tương tác với nội dung đó và cuối cùng là truy cập vào website của thương hiệu để tìm hiểu thêm hoặc mua hàng.

Tất cả những điều này diễn ra trong chính ứng dụng TikTok và nó diễn ra mượt mà đến mức người dùng có thể quay lại nguồn cấp dữ liệu của họ ngay sau khi hoàn tất quá trình tìm hiểu, sau đó họ có thể tiếp tục bắt đầu lại quá trình.”

TikTok lưu ý thêm rằng, nhà quảng cáo nên thử nghiệm nhiều lần với TikTok và xem những gì thực sự mang lại hiệu quả với họ, đặc biệt là thông qua mối quan hệ đối tác với người có ảnh hưởng hoặc các chuyên gia trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Tâm lý của hành vi khách hàng: Những thói quen vẫn sẽ không thay đổi hậu đại dịch

Nếu có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn trong những thời điểm không chắc chắn này, thì đó là hành vi của chúng ta đã thay đổi đáng kể do COVID-19.

Tâm lý của hành vi khách hàng: Những thói quen vẫn sẽ không thay đổi hậu đại dịch
Tâm lý của hành vi khách hàng: Những thói quen vẫn sẽ không thay đổi hậu đại dịch

Đại dịch đã khiến mọi người phải đánh giá lại các ưu tiên và nhu cầu của họ, họ mua hàng hóa, tiêu thụ thông tin và giải trí theo những cách mới.

Người làm marketing có thể khó xác định hành vi tiêu dùng mới nào sẽ gắn bó lâu dài và hành vi nào sẽ sớm biết mất sau đại dịch.

Nghiên cứu mới của Google đã chỉ ra rằng có một khoảng cách giữa ý định của chúng ta và những gì chúng ta thực sự làm. Chúng ta không dự báo được các hành vi của chính mình, đặc biệt là trong một sự kiện chưa từng có như Covid-19.

Tuy nhiên, các nhà marketer có thể yên tâm rằng các yếu tố tâm lý làm nền tảng cho những sự thay đổi hành vi trong dài hạn có thể dự đoán được, ngay cả khi không thể dự đoán được những tác động bên ngoài mà mọi người phải đối mặt.

Một cuộc khảo sát gần đây của Kadence International với 3.400 người tham gia tại khu vực APAC đã tiết lộ điều gì là quan trọng nhất đối với mọi người khi họ quyết định liệu có nên thích nghi với các hành vi mới hay không.

Có 5 yếu tố liên quan đến điều này: sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, hiệu quả chi phí, sự thích thú và các phần thưởng cá nhân.

Những yếu tố này được sử dụng để tạo ra các chỉ số hình thành thói quen (habit-forming index) nhằm theo dõi tầm quan trọng của một hoạt động đối với mọi người và khả năng họ tiếp tục giữ hoạt động đó trong tương lai.

Để giúp các thương hiệu đánh giá những hành vi nào họ nên chú ý, ma trận dưới đây thể hiện những gì mọi người nói rằng họ có khả năng sẽ tiếp tục làm.

Nguồn: Google

Dưới đây là một số hành vi chính mà mọi người đã thực hiện kể từ khi đại dịch xảy ra và các cơ hội để các thương hiệu thúc đẩy mọi người biến những hành vi này thành thói quen.

Những hành vi chính sẽ tiếp tục tồn tại sau đại dịch.

Thay vì thuyết phục mọi người hình thành các thói quen mới, các thương hiệu có thể giành nhiều thành công hơn bằng cách phản hồi lại các hành vi mà mọi người đã thể hiện, đặc biệt là các hành vi được đánh giá cao trong việc sẽ hình thành nên các thói quen.

Mua sắm trực tuyến.

Người mua sắm trực tuyến đang nhiều hơn bao giờ hết. Ở Đông Nam Á, 34% người dùng mua quần áo trực tuyến vào năm 2020 và 94% người dùng dịch vụ kỹ thuật số (digital service) mới có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó sau đại dịch.

Những người tham gia khảo sát trong nghiên cứu chỉ ra rằng vì mua sắm trực tuyến rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian và hiệu quả về chi phí, do đó, họ có ý định cao trong việc sẽ tiếp tục giữ hành vi này trong lâu dài.

41% người mua sắm trên các website của thương hiệu cho biết các website của thương hiệu mang lại cho họ những trải nghiệm phong phú hơn và họ sẽ có nhiều động lực hơn nếu website đó dễ điều hướng và có thông số kỹ thuật rõ ràng về sản phẩm.

Những ý định về hành vi này có thể đặt ra thách thức đối với các thương hiệu nếu họ không xây dựng được một trải nghiệm trực tuyến hiệu quả.

Những người được hỏi trong nghiên cứu về sở thích mua sắm trực tuyến cho rằng “tiết kiệm thời gian” (76%) và “giá tốt nhất” (65%) là hai ưu tiên lớn nhất của họ khi mua sắm trực tuyến, “thời gian giao hàng lâu” (55%) và “phí giao hàng phí” (57%) là hai nhược điểm khiến họ cảm thấy khó chịu nhất.

Để nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên các nền tảng trực tuyến, các thương hiệu nên xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng của họ.

Người mua sắm muốn khám phá, nghiên cứu, đánh giá các lựa chọn và mua hàng một cách liền mạch, vì vậy, điều quan trọng là các thương hiệu phải đầu tư toàn diện vào sự hiện diện kỹ thuật số để nâng cao những trải nghiệm trực tuyến cho người mua sắm.

Học các kỹ năng mới trên môi trường trực tuyến.

Trong hai năm qua, với đại dịch, số người muốn học các kỹ năng mới thông qua môi trường trực tuyến đã tăng vọt.

Sau khi đại dịch bắt đầu, tỉ lệ người dùng trên toàn thế giới tìm kiếm các cụm từ liên quan đến “cách thực hiện…, cách…, làm thế nào…” (how to) khi tìm kiếm cách cải thiện kỹ năng của họ đã tăng lên 10%.

Những người tham gia khảo sát chỉ ra rằng việc học trực tuyến rất thú vị và bổ ích cho cá nhân họ, vì vậy họ vẫn muốn tiếp tục sau khi đại dịch kết thúc.

Gen Z sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển này khi họ vốn được xem là những Digital Natives (người bản địa kỹ thuật số) so với các thế hệ còn lại.

Họ đang chuyển sang các nền tảng dễ “tiêu thụ nội dung” như TikTok và Instagram, hay video từ YouTube để học hỏi những điều mới và tạo ra nhiều sự khác biệt với các thế hệ khác trên thế giới.

Nấu ăn tại nhà.

Các hoạt động như nướng bánh mì hoặc nấu ăn tại nhà đang được phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Ngoài việc thú vị, những người tham gia khảo sát cũng thừa nhận rằng nó hiệu quả về mặt chi phí cho gia đình.

Vào năm 2020, 47% người dùng ở Đông Nam Á lần đầu tiên mua hàng tạp hóa trực tuyến.

Để giữ cho xu hướng nấu ăn tại nhà luôn được hấp dẫn, các thương hiệu liên quan có thể tìm ra những cách thú vị mới để hỗ trợ mong muốn nấu ăn tại nhà của mọi người.

Các cơ hội cho sự đổi mới.

Mọi người thường có nhiều động lực hơn để tiếp tục với những thói quen mới, nhưng họ cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi áp dụng chúng. Đôi khi, đó là vì chúng quá khó để thực hiện hoặc không mấy thuận tiện khi thực hiện.

Ăn uống lành mạnh.

Mặc dù mọi người thấy việc nấu các món ăn lành mạnh ở nhà là điều bổ ích, nhưng việc ăn uống lành mạnh có thể là một thách thức, tốn thời gian và tốn kém khi việc lựa chọn các nguyên liệu chất lượng trở nên khó khăn hơn.

CJ CheilJedang, công ty sản xuất các sản phẩm từ gạo đến đậu phụ và hải sản, đã ra mắt dịch vụ Cookit vào năm 2019.

Yakult, nổi tiếng với đồ uống lợi khuẩn, đã tìm cách thâm nhập thị trường với thương hiệu EatsOn. Trong bối cảnh này, các thương hiệu ở các quốc gia khác có thể khai thác cơ hội và tung ra các sản phẩm phù hợp đến tay người tiêu dùng.

Hỗ trợ sức khỏe tinh thần.

Sức khỏe tinh thần đang ngày càng trở thành một ưu tiên ở các thị trường APAC (Châu Á – Thái Bình Dương). Cơ hội cho các thương hiệu ở đây là hãy tạo ra những cách dễ dàng để mọi người có thể nhận được sự hỗ trợ về sức khỏe tinh thần.

Ví dụ, nhà sản xuất nước hoa có trụ sở tại Singapore, Scent by Six, gần đây đã tự định vị lại mình như một “nhà vô địch” về sức khỏe tinh thần, họ ủng hộ việc sử dụng hương thơm để “chữa lành, làm dịu và tạo ra sự sảng khoái.”

Hỗ trợ địa phương.

Mặc dù mọi người muốn hỗ trợ các doanh nghiệp và dịch vụ địa phương, đồng thời họ cũng cảm thấy việc làm này khá thuận tiện và tiết kiệm chi phí, nhưng họ không nhất thiết coi điều này là thú vị hoặc bổ ích cho cá nhân.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể giúp người tiêu dùng vượt qua những rào cản này?

Bằng cách nêu bật các ý thức về tinh thần cộng đồng hoặc cung cấp các ưu đãi mua sắm hợp lý, các thương hiệu đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể.

Vào năm 2020, Shopee đã thực hiện thành công chiến dịch mua sắm trực tuyến tại Malaysia, mang lại doanh thu 40 triệu RM (khoảng 217 tỷ VNĐ) cho 80.000 người bán (sellers) ở Malaysia.

Tại Úc, 48% người tiêu dùng cho biết họ muốn sử dụng các chương trình khách hàng thân thiết của các doanh nghiệp địa phương.

Xem và phát nội dung trực tuyến.

Khi rất nhiều người bị mắc kẹt ở nhà, việc giải trí trực tuyến là điều khá dễ hiểu. Trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hơn 400 triệu người đang sử dụng các dịch vụ phát trực tuyến video qua mạng lưới OTT.

Để giúp mọi người tiếp tục thưởng thức những nội dung trực tuyến, các thương hiệu có thể thử đa dạng hóa việc cung cấp nội dung hoặc cung cấp các trải nghiệm độc quyền.

Khi đại dịch đã làm ngăn cản các buổi biểu diễn trực tiếp, nhóm nhạc nam của Hàn Quốc BTS tổ chức một buổi biểu diễn trực tuyến và đã phá kỷ lục thế giới về lượng người xem cho một buổi hòa nhạc được phát trực tuyến. Hơn 756.000 người hâm mộ từ hơn 100 quốc gia đã theo dõi chương trình.

Bằng cách hiểu những cách mà người dùng đang cư xử, các thương hiệu có thể đào sâu vào các khả năng dự đoán trong một thế giới không thể đoán trước, giúp khách hàng nhận ra động lực của chính mình và từ đó đưa doanh nghiệp đi đúng hướng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Google Ads sắp ra mắt trang nội dung thể hiện tính minh bạch của các nhà quảng cáo

Google Ads đang tăng cường tính minh bạch của quảng cáo bằng cách cung cấp cho người dùng thêm những thông tin cơ bản về các nhà quảng cáo đã được xác minh. Dưới đây là những gì bạn nên biết.

Google Ads sắp ra mắt trang nội dung thể hiện tính minh bạch cho các nhà quảng cáo

Theo đó, Google đã công bố “trang của nhà quảng cáo”, cho phép người dùng tìm hiểu thêm về nhà quảng cáo trước khi truy cập website của họ hoặc mua hàng.

Trang của nhà quảng cáo (Advertiser Pages) là gì?

Các trang dành cho nhà quảng cáo sẽ bao gồm các thông tin quảng cáo nâng cao cho các nhà quảng cáo đã hoàn tất quá trình xác minh.

Những tính năng này tương tự như nội dung mà người dùng nhìn thấy khi họ nhấp vào “Tại sao tôi lại thấy quảng cáo này?” trên Facebook.

Bằng cách nhấp vào “Về Quảng cáo này”, người dùng sẽ có thể thấy những thứ như:

  • Tại sao họ lại nhìn thấy nội dung quảng cáo này.
  • Tên thương hiệu của nhà quảng cáo là gì.
  • Vị trí (location) của nhà quảng cáo.
  • Các quảng cáo bổ sung khác từ nhà quảng cáo đó trong 30 ngày qua.

Người dùng cũng sẽ có thể nhấp vào “ngừng xem quảng cáo này” để ẩn quảng cáo từ các nhà quảng cáo mà họ không quan tâm và báo cáo những quảng cáo mà họ cho rằng nó đã vi phạm chính sách – tất cả hành động này đều thực hiện từ trang của nhà quảng cáo.

Mục đích của trang của nhà quảng cáo này là cung cấp thêm thông tin để giúp phân biệt các nhà quảng cáo đáng tin cậy trong hệ sinh thái của Google, đồng thời hạn chế khả năng xuyên tạc của những kẻ xấu.

Tại sao trang của nhà quảng cáo lại được xây dựng?

Google đang nỗ lực để cải thiện tính minh bạch của quảng cáo và liên tục ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách trên nền tảng.

Bà Mojdeh Tomisch, Giám đốc Sản phẩm, quyền riêng tư và an toàn quảng cáo tại Google cho biết: “Việc thể hiện nhiều hơn thông tin của quảng cáo dựa trên nỗ lực của chúng tôi nhằm tạo ra những trải nghiệm rõ ràng và trực quan cho những người dùng tương tác với quảng cáo trên các sản phẩm của Google.

Hơn 30 triệu người dùng tương tác với các menu kiểm soát và minh bạch quảng cáo của chúng tôi mỗi ngày và ‘Về quảng cáo này’ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực về trải nghiệm của người dùng đối với quảng cáo.”

Bà Tomisch cũng lưu ý rằng người dùng tương tác với các công cụ kiểm soát và minh bạch quảng cáo trên YouTube nhiều hơn bất kỳ sản phẩm hoặc mạng lưới quảng cáo nào khác của Google, vì vậy nó sẽ được triển khai rộng hơn trong những tháng tới.

Khi nào trang của nhà quảng cáo được ra mắt?

Các trang dành cho các nhà quảng cáo dự kiến sẽ ra mắt trong những tháng tới cho các nhà quảng cáo ở Mỹ và dự kiến sẽ triển khai theo từng giai đoạn ở nhiều quốc gia trên toàn cầu bắt đầu từ năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách Epic Games “đốt tiền” để thâu tóm thị trường

Tặng game miễn phí, phát hành độc quyền nhiều trò chơi và ưu đãi cho nhà phát triển, Epic Games Stores đang thách thức thế thống trị của Steam trên thị trường.

15 năm kể từ khi ra mắt, Steam đã xây dựng được cộng đồng bền vững và rộng lớn.

Với lợi thế tồn tại và phát triển trong khoảng thời gian dài, cửa hàng game trực tuyến này có nhiều tính năng thu hút người chơi như thư viện nội dung khổng lồ, chế độ Big Picture thiết kế đặc biệt cho TV, tay cầm và nhiều công cụ đề xuất trò chơi.

Dù vậy, nền tảng của Valve có nguy cơ bị Epic Games Store (EGS) soán ngôi. Với chiến lược tặng game miễn phí và độc quyền phát hành nhiều trò chơi, dịch vụ của Epic Games đang trên đà phát triển mạnh, thách thức “triều đại” hơn thập kỷ của Steam.

Steam đang tỏ ra yếu thế trước những thế mạnh của Epic Games Store. Ảnh: Steam.

Bên cạnh đó, EGS còn phát triển các mảng khác như stream, cung cấp phim và nhiều loại phần mềm, thu hút lượng lớn khách hàng khác ngoài game thủ.

Tiếp đến, nhờ vào sự thành công của Fortnite và hai ông lớn Tencent, Sony đứng sau, Epic Games nhanh chóng thu được lợi nhuận và danh tiếng mà Valve phải mất hơn một thập kỷ để gầy dựng.

Cũng nhờ nguồn tiền dồi dào, công ty sẵn sàng chịu lỗ để tăng ưu thế cạnh tranh.

Epic còn là cha đẻ của bộ công cụ làm game Unreal Engine phổ biến. Do đó, các nhà phát triển game dùng công cụ này được hưởng nhiều ưu đãi từ EGS. Đây được xem là con át chủ bài khiến nhiều nhà phát triển quan tâm đến cửa hàng của Epic hơn Steam.

Ngoài ra, so với mức phí dịch vụ 30% của Steam, Epic chỉ thu 12% – con số chênh lệch đủ lớn để các nhà phát triển phải đắn đo.

Thông thường, những nhà làm game chỉ thu được 30% lợi nhuận trên mỗi sản phẩm. “Các cửa hàng trực tuyến của Valve, Apple và Google thu lợi từ game còn nhiều hơn người tạo ra chúng”, chủ sở hữu Epic Games đánh giá.

Không như Steam, Epic không có DRM (Digital Rights Management – biện pháp quản lý bản quyền nội dung số). DRM giúp ngăn chặn việc sao chép bất hợp pháp dữ liệu tải về từ Internet, góp phần ngăn chặn nạn đĩa lậu, game bị bẻ khóa. Chỉ những người có giấy phép hoặc phần mềm phù hợp mới dùng được.

Tuy nhiên, biện pháp này gây bất tiện cho game thủ vì những thủ tục rắc rối, phiền phức. Bên cạnh đó, nếu nền tảng ngừng hoạt động, game thủ cũng khó chơi được dù đã tải về do bị DRM ngăn chặn.

Để thu hút người chơi, Epic còn liên tục tung ra nhiều game miễn phí và mua độc quyền hàng loạt trò chơi nổi tiếng như Assassin’s Creed: Odyssey, Hitman 3, World War Z

Với tất cả yếu tố trên nên dù chỉ mới ra mắt được 3 năm với giao diện đơn giản, EGS gần như là đối thủ duy nhất của Steam hiện tại.

Theo thống kê của Business Insider, khách hàng của EGS trong năm 2020 đã tăng hơn 52 triệu người so với 2019. Với đà phát triển đều đặn, EGS được dự đoán sẽ còn lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, đồng nghĩa, vị thế của Steam chắc chắn sẽ bị lung lay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nghiên cứu: Sự đồng cảm là kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất

Sự đồng cảm luôn là một kỹ năng quan trọng đối với các nhà lãnh đạo. Bên cạnh việc kỹ năng này mang nhiều ý nghĩa trong cách giao tiếp, nó cũng có thể thúc đẩy kết quả kinh doanh tốt hơn đáng kể.

Bạn luôn biết rằng việc chứng minh sự đồng cảm là điều tích cực đối với hầu hết mọi người, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nó có tầm quan trọng trên rất nhiều khía cạnh, từ sự đổi mới đến duy trì lòng trung thành của nhân viên.

Khả năng lãnh đạo tuyệt vời đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn của tất cả các loại kỹ năng để tạo điều kiện cho sự gắn bó, hạnh phúc và hiệu suất, sự đồng cảm đứng đầu trong danh sách những điều mà các nhà lãnh đạo cần phải làm đúng.

Sức ảnh hưởng của sự căng thẳng.

Lý do khiến sự đồng cảm đang trở nên cần thiết hơn là vì mọi người đang trải qua nhiều sự căng thẳng và dữ liệu cho thấy điều này bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cách cuộc sống cũng như công việc của chúng ta đã bị đảo lộn.

  • Sức khỏe tinh thần. Một nghiên cứu toàn cầu của Qualtrics cho thấy 42% số người đã bị suy giảm sức khỏe tinh thần. Cụ thể, 67% số người đang trải qua sự gia tăng căng thẳng, 57% cho sự lo lắng và 54% bị kiệt sức về mặt cảm xúc. 53% số người đang rất buồn, 50% khó chịu, 28% khó tập trung, 20% mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc, 15% gặp khó khăn trong suy nghĩ và 12% gặp thử thách khi phải gánh vác các trách nhiệm mới của họ.
  • Cuộc sống cá nhân. Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học sức khỏe nghề nghiệp cho thấy giấc ngủ của chúng ta bị ảnh hưởng khi chúng ta cảm thấy căng thẳng trong công việc. Nghiên cứu tại Đại học Illinois cho thấy khi nhân viên nhận được những email khiếm nhã tại nơi làm việc, họ có xu hướng cảm thấy tiêu cực và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Đại học Carleton cho thấy khi mọi người trải qua sự bất lực trong công việc, họ có xu hướng cảm thấy mình có ít khả năng hơn và kém cỏi hơn (kể cả trong các khía cạnh khác ngoài công việc).
  • Hiệu suất, Doanh thu và Trải nghiệm Khách hàng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Học viện Quản lý cho thấy khi mọi người đang dần nhận ra sự thô lỗ hay khiếm nhã trong công việc, hiệu suất của họ bị giảm sút và họ ít có khả năng giúp đỡ người khác hơn. Và một nghiên cứu mới tại Đại học Georgetown cho thấy tình trạng bất lực tại nơi làm việc đang gia tăng và có sức ảnh hưởng rất lớn, bao gồm cả việc giảm hiệu suất và sự cộng tác, từ đó làm giảm trải nghiệm của khách hàng và doanh thu.

Sự đồng cảm mang đến những kết quả tích cực.

Nhưng khi chúng ta trải qua những giai đoạn khó khăn, phải đấu tranh hoặc cảm thấy khó khăn trong việc tìm thấy sự hạnh phúc trong công việc, sự đồng cảm có thể là liều thuốc mạnh mẽ nhất, nó đóng góp vào những trải nghiệm tích cực cho cả các cá nhân và tập thể.

Một nghiên cứu mới trên 889 nhân viên của Catalyst cho thấy sự đồng cảm có một số sức ảnh hưởng mang tính xây dựng đáng kể:

  • Sự đổi mới. Khi mọi người biết lãnh đạo của họ là người đồng cảm, họ có nhiều khả năng hơn cho sự đổi mới. 61% nhân viên làm việc với các nhà lãnh đạo có sự đồng cảm có khả năng đổi mới so với chỉ 13% nhân viên làm việc với các nhà lãnh đạo ít có sự đồng cảm hơn.
  • Sự gắn bó. 76% những người nhận được sự đồng cảm từ lãnh đạo của họ cho biết họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp so với mức chỉ 32% từ những người có ít sự đồng cảm hơn.
  • Khả năng giữ chân nhân viên. 57% phụ nữ da trắng và 62% phụ nữ da màu cho biết họ khó có thể nghĩ đến việc rời bỏ doanh nghiệp nếu họ cảm thấy mình được tôn trọng và có giá trị. Tuy nhiên, trong một điều kiện ngược lại, chỉ có 14% phụ nữ da trắng và 30% phụ nữ da màu cho biết họ không nghĩ đến việc nghỉ việc.
  • Tính toàn diện. 50% những người làm việc với các nhà lãnh đạo có sự đồng cảm cho biết nơi làm việc của họ có tính toàn diện và đa dạng, so với mức chỉ 17% ở các doanh nghiệp mà lãnh đạo của họ thiếu đi sự đồng cảm.
  • Công việc và Cuộc sống. Khi mọi người cảm thấy các nhà lãnh đạo của họ có nhiều sự đồng cảm hơn, 86% cho biết họ có thể điều hướng các yêu cầu của công việc và cuộc sống một cách hiệu quả hơn so với mức 60% ở những nhà lãnh đạo có ít đồng cảm.

Hợp tác cũng là một yếu tố quan trọng khác. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Evolution Biology, khi sự đồng cảm được đưa vào quá trình ra quyết định, nó sẽ làm tăng sự hợp tác và thậm chí sẽ khiến mọi người trở nên đồng cảm hơn.

Kết nối cho sự đồng cảm.

Ngoài ra, sự đồng cảm dường như là bẩm sinh. Trong một nghiên cứu của Đại học Lund, trẻ em dưới hai tuổi đã thể hiện một sự đánh giá cao rằng những người khác có quan điểm khác với quan điểm của chúng.

Và nghiên cứu tại Đại học Virginia cho thấy khi mọi người nhìn thấy bạn bè của họ bị đe dọa, họ cũng có những trải nghiệm tương tự trong não bộ như khi họ bị đe dọa. Mọi người dành tình cảm cho bạn bè và đồng đội của họ sâu sắc như họ cảm thấy cho chính mình.

Tất cả những điều này làm cho sự đồng cảm trở thành một phần quan trọng tại nơi làm việc và cả trong cuộc sống cá nhân của chúng ta.

Dẫn dắt bằng sự đồng cảm.

Các nhà lãnh đạo có thể thể hiện sự đồng cảm theo hai cách. Đầu tiên, họ có thể xem xét suy nghĩ của người khác thông qua sự đồng cảm trong nhận thức của chính mình (Nếu tôi ở vị trí của anh ấy/cô ấy… tôi sẽ nghĩ gì?).

Các nhà lãnh đạo cũng có thể tập trung vào cảm xúc của một người bằng cách sử dụng sự đồng cảm về cảm xúc (Ở vị trí của anh ấy/cô ấy, tôi có cảm thấy tương tự không).

Nhưng các nhà lãnh đạo sẽ thành công nhất không chỉ khi họ xem xét hay cân nhắc quan điểm của người khác, mà khi họ bày tỏ mối quan tâm và thắc mắc về những thách thức một cách trực tiếp, sau đó lắng nghe phản hồi của nhân viên.

Các nhà lãnh đạo không cần phải là chuyên gia về sức khỏe tinh thần để chứng tỏ họ đang quan tâm và chú ý đến mọi người. Họ chỉ cần kiểm tra, đặt câu hỏi và nhận các gợi ý từ nhân viên về mức độ mà họ muốn chia sẻ là đủ.

Các nhà lãnh đạo tuyệt vời cũng đòi hỏi sự hành động. Mọi người sẽ tin tưởng những nhà lãnh đạo, cảm thấy gắn bó và cam kết hơn khi có sự phù hợp giữa những gì mà nhà lãnh đạo nói và làm.

Tất cả những hiểu biết về hoàn cảnh của người khác sẽ biến thành lòng trắc ẩn và hành động. Đồng cảm trong hành động là khi bạn hiểu được những khó khăn của nhân viên và đề nghị giúp đỡ. Đó là khi bạn đánh giá cao quan điểm của một người và tranh luận một cánh lành mạnh nhằm tạo ra những giải pháp tốt hơn.

Sự đồng cảm góp phần vào các mối quan hệ tích cực, văn hóa tổ chức và nó cũng có khả năng thúc đẩy các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng cảm có thể không phải là một kỹ năng hoàn toàn mới, nhưng nó có những tầm quan trọng mới và những nghiên cứu mới này đặc biệt làm rõ ràng rằng sự đồng cảm là năng lực lãnh đạo cần phát triển nhiều nhất ở hiện tại và cả trong tương lai của công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook và YouTube là những nguồn gốc chính của các nội dung mới

Các báo cáo mới nhất cho thấy rằng, Facebook và YouTube là hai nền tảng chính làm nguồn gốc của các nội dung mới.

Facebook và YouTube là những nguồn gốc chính của các nội dung mới

Việc tiêu thụ tin tức trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong thập kỷ qua, với những cáo buộc rằng các nền tảng mạng xã hội đang gây ra những sự chia rẽ và lòng hận thù, trong khi nhiều nhóm người vẫn tìm cách thúc đẩy những thông tin sai lệch và tin tức giả mạo để điều hướng truyền thông theo hướng mong muốn của riêng họ.

Thật khó để lập luận rằng hiện tại chúng ta có đang bị chia rẽ nhiều hơn về mặt chính trị hay xã hội so với trước khi mạng xã hội ra đời hay không, nhưng nguyên nhân thực sự của sự chia rẽ đó thì có vẻ rõ ràng hơn.

Nhiều người sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để tăng sự hiện diện và xếp hạng của riêng họ, về cơ bản là họ thu hút các lần nhấp chuột và bình luận theo hướng có lợi cho riêng họ và sử dụng dữ liệu đó theo nhiều mục đích khác nhau.

Báo cáo về “Cách tiêu thụ tin tức trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội” từ Pew Research rất có giá trị trong việc tìm hiểu các bối cảnh truyền thông hiện đại.

Trong báo cáo mới nhất của mình, Pew Research nêu bật cách người Mỹ tiếp cận các nội dung tin tức và vai trò riêng của mỗi nền tảng mạng xã hội.

Dữ liệu được lấy từ một cuộc khảo sát với 11.178 người trên khắp nước Mỹ, cung cấp một thước đo mang tính biểu thị về các xu hướng và thói quen chính.

Đầu tiên, Pew nói rằng thực tế đã có một sự sụt giảm về số người thường xuyên dựa vào các nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm nội dung tin tức vào năm 2021.

Như bạn có thể thấy ở đây, trong năm 2021, 48% người được hỏi cho biết rằng họ nhận tin tức từ các phương tiện truyền thông xã hội “thường xuyên” hoặc “đôi khi”, giảm hơn so với năm 2020, trong khi, bao gồm cả các câu trả lời “Hiếm khi”, 67% người hiện nhận được ít nhất một số nội dung tin tức từ các nền tảng, giảm từ mức 71% vào năm 2020.

Mặc dù có sự sụt giảm, tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng mức độ tiêu thụ tin tức vẫn còn khá lớn trên các nền tảng mạng xã hội và mức độ tiêu thụ trên mạng xã hội vẫn giữ mức ảnh hưởng rất lớn.

Xét về lượng tiêu thụ tin tức theo các nền tảng cụ thể, Facebook và YouTube vẫn dẫn đầu, mặc dù cả hai đều giảm nhẹ so với năm ngoái.

Vào năm ngoái, 36% người được hỏi cho biết rằng họ thường xuyên xem nội dung tin tức trên Facebook, trong khi 23% là con số đối với YouTube.

Twitter cũng đã chứng kiến sự sụt giảm nhẹ trong cuộc khảo sát năm nay (-2% so với năm ngoái) trong khi TikTok có sự gia tăng đáng ngạc nhiên, với 6% người lớn hiện nhận một số nội dung tin tức trên nền tảng này, tăng từ mức 3% vào năm 2020.

Dựa trên các số liệu thống kê này, TikTok có thể xem là nền tảng mới nổi đang được nhiều người sử dụng để giao tiếp về các vấn đề chính – đặc biệt nếu bạn đang muốn tiếp cận đến các khán giả trẻ hơn thì đây cũng là một cơ hội.

Theo giải thích của Pew Research:

“Khi xem xét tỷ lệ người dùng của mỗi nền tảng truyền thông mạng xã hội, những người thường xuyên nhận được tin tức ở đó, một số nền tảng trở nên nổi bật hơn vì họ “mang tính tin tức” nhiều hơn ngay cả khi tổng số người dùng của họ tương đối nhỏ.

Ví dụ, Twitter được 23% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng, nhưng hơn một nửa số người dùng đó (55%) nhận tin tức trên nền tảng này thường xuyên. Mặt khác, YouTube, mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng chỉ một phần nhỏ người dùng sử dụng nền tảng này để tìm tin tức thường xuyên (30%).”

Trong khi Twitter được ít người sử dụng hơn so với Facebook hoặc Instagram, những người sử dụng nó nói chung là những người nhanh nhạy hơn và hòa hợp hơn với các chu kỳ tin tức, có nghĩa là, các điểm trò chuyện bắt đầu trên Twitter thường có xu hướng lan rộng sang các nền tảng và ứng dụng khác.

Nói cách khác, ảnh hưởng của Twitter lớn hơn mức mà nhiều người tưởng tượng vì những người bạn có thể tiếp cận như các nhà báo, nhà bình luận, những người có ảnh hưởng…luôn tích cực tìm cách cập nhật tin tức mới nhất và sau đó phân phối lại thông qua nền tảng của riêng họ trong những ứng dụng khác.

Như đã lưu ý, với những tranh luận đang diễn ra xung quanh những ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội đối với các chu kỳ tin tức (news cycle) và cách mọi người nhận các bản cập nhật mới nhất, điều quan trọng là bạn phải hiểu biết về việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội và hiểu nền tảng nào đang được dựa vào nhiều hơn và liên quan nhiều hơn đến các xu hướng chính.

Báo cáo vừa là chìa khóa cho các nghiên cứu mở rộng về sức ảnh hưởng của các nội dung tin tức, vừa có thể cung cấp thêm những thông tin chi tiết về các hành vi sử dụng nội dung cho các thương hiệu.

Bạn có thể xem chi tiết nghiên cứu của Pew Research tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

3 bài học đầu đời cho các CEO mới gia nhập ngành từ các CEO đã thành công

Nếu bạn là các CEO mới, bạn có thể đã ước rằng giá mà bạn đã biết đến các bài học kinh nghiệm này sớm hơn.

3 bài học đầu đời cho các CEO mới gia nhập ngành từ các CEO đã thành công

Tôi luôn khao khát những thử thách mới. Vai trò giám đốc điều hành không phải dành cho những người ngại chấp nhận rủi ro hay người chấp nhận sự trì trệ hoặc tự mãn.

Việc đảm nhận vai trò giám đốc điều hành của tôi bắt đầu chỉ hơn hai năm trước và tôi tự hào khi nói rằng việc tìm ra cách để trở nên thành công hơn trong vai trò này là một trong những thử thách nghề nghiệp bổ ích nhất trong cuộc đời của tôi.

Tôi đã từng giữ các vị trí C-suite khác, chẳng hạn như giám đốc tài chính và tôi cũng nhanh chóng nhận ra rằng giữ vai trò đó là một trong các cách hiệu quả nhất để trở thành một CEO về sau này.

Dưới đây là 3 bài học mà tôi đã học được, điều có thể mang lại nhiều lợi ích cho các CEO mới, đặc biệt là những người đã được tuyển vào doanh nghiệp để giữ vai trò đó.

Bảo vệ thời gian của bạn và sử dụng nó một cách khôn ngoan nhất.

Là một giám đốc tài chính (CFO), việc quản lý những khoảng thời gian mà tôi dành cho các nhiệm vụ không liên quan đến tài chính là vô cùng quan trọng.

Tôi đặc biệt thích làm việc với bộ phận bán hàng – suy nghĩ về các cách tốt nhất để tối đa hóa doanh thu, tạo ra các mô hình khuyến khích nhân viên và cấu trúc của các giao dịch với khách hàng.

Khi tôi nhận được vị trí giám đốc điều hành (CEO), tôi nhận ra rằng tôi sẽ phải trở nên linh hoạt hơn nữa trong việc quản lý thời gian.

Mặc dù tôi phải thay đổi các chiến thuật cho vai trò mới của mình, nhưng tôi vẫn dựa vào bộ kỹ năng và động lực nội tại tương tự để ưu tiên cho những nơi mà tôi nên dành nhiều thời gian.

Tôi vẫn giữ niềm đam mê giải quyết vấn đề, cải tiến quy trình và mức độ hiệu quả, những thứ đã giúp tôi thành công trong vai trò CFO và có thể áp dụng nó cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Các đội nhóm mà trước đây tôi không hợp tác chặt chẽ, chẳng hạn như nhóm kỹ thuật hoặc nhóm phát triển sản phẩm.

Tôi phát hiện ra rằng cách sử dụng tốt nhất khoảng thời gian của mình trong những tháng đầu tiên là kết nối chặt chẽ hơn với yếu tố con người, mục tiêu, quy trình, nhu cầu và thách thức của doanh nghiệp ở khía cạnh tổng thể.

Điều đó cũng có nghĩa là tôi sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho những việc như hiểu các quy trình phát triển sản phẩm của chúng tôi và thúc đẩy mức độ ưu tiên của lộ trình phát triển sản phẩm.

Sau khi biết được thời gian có vai trò quý giá như thế nào đối với các CEO, tôi phải học cách đánh giá xem ai có thể hỗ trợ tôi tốt nhất trong việc định hướng chiến lược và xây dựng một tầm nhìn xuyên suốt trong tổ chức.

Xác định ai sẽ là người giúp bạn vươn lên với tư cách là giám đốc điều hành.

Khi tôi đảm nhận vị trí CEO, doanh nghiệp mà tôi điều hành đang phải đối mặt với một số thách thức lớn và tôi phải tìm người thay thế cho phần lớn đội ngũ lãnh đạo của mình.

Để chúng tôi có thể hoàn thành và vượt qua những khó khăn, tôi xác định là mình cần phải có một đội ngũ lãnh đạo cấp cao phải hết sức năng động và “thiện chiến”, những người có thể làm gương và chỉ đạo nhân viên một cách hiệu quả.

Khi xác định những người mà tôi tin rằng họ có thể giúp tôi phát triển doanh nghiệp, tôi ưu tiên tìm kiếm những người có đam mê, những người có khả năng “truyền lửa” cho những người mà họ làm việc cùng.

Luôn duy trì động lực và cảm hứng để bạn có thể thúc đẩy toàn bộ doanh nghiệp.

Cách tốt nhất tôi đã tìm thấy để duy trì động lực là lập kế hoạch, thực hiện và làm những việc quan trọng bằng tất cả thời gian và công sức mà tôi có.

Bạn cũng cần phải truyền đạt rõ ràng tầm nhìn của mình trong toàn bộ tổ chức, hãy tán dương những thành công và trung thực về những thất bại. Giao tiếp rõ ràng và minh bạch cũng giúp bạn tạo ra một văn hóa gắn liền với trách nhiệm giải trình.

Để nhấn mạnh điều này, tôi đã bắt đầu tổ chức một cuộc họp tổng thể hai tuần một lần trên toàn công ty và cập nhật những thứ liên quan để thực hiện văn hóa minh bạch.

Tôi hy vọng những bài học mà tôi đã chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho toàn bộ những ai đã và sẽ làm CEO, những người đang phải đối mặt với những thử thách tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Responsive Search Ads: 5 mẹo để xây dựng quảng cáo hiệu quả

Responsive Search Ads (RSA) là một định dạng quảng cáo có trong Google Ads giúp tạo ra các quảng cáo có thể thích ứng và đối sánh một cách chặt chẽ với những gì mọi người đang tìm kiếm. Vậy responsive search ads là gì và làm sao để xây dựng quảng cáo thành công với định dạng này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

responsive search ads
Responsive Search Ads: 5 mẹo để xây dựng một mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứng đầy sức ảnh hưởng

Trong thời gian gần đây, những thay đổi trong xu hướng tìm kiếm đã tăng tốc cùng với những biến động do đại dịch: 15% của tất cả các tìm kiếm hàng ngày chứa các từ khóa mà các nhà quảng cáo chưa từng thấy trước đây.

Để đảm bảo rằng các thương hiệu luôn có liên quan đến những gì mọi người đang tìm kiếm, những người làm marketing nói chung cần tìm ra các cách nhanh chóng để tối ưu hóa các quảng cáo tìm kiếm của họ.

Responsive Search Ads là gì?

Responsive Search Ads (RSA) hay quảng cáo tìm kiếm thích ứng là một trong những phương thức quảng cáo tự động của Google hiện có trong trình quản lý quảng cáo của Google Ads. Bạn có thể xem Google Ads là gì để hiểu sâu hơn về nền tảng quảng cáo này.

Với Responsive Search Ads, nhà quảng cáo chỉ cần thêm nhiều tiêu đề (headlines) và đoạn mô tả (descriptions) khác nhau, sau đó để hệ thống máy học của Google tự tối ưu hoá các mẫu quảng cáo khác nhau với mục tiêu là tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Google cho phép thêm tối đa 15 dòng tiêu đề và 4 mô tả khác nhau và kết hợp những nội dung này để tạo ra các quảng cáo được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Responsive Search Ads
Giao diện của Responsive Search Ads trong Google Ads.

Responsive Search Ads tạo ra các quảng cáo có thể thích ứng và đối sánh một cách chặt chẽ với những gì mọi người đang tìm kiếm bất kỳ lúc nào.

Hệ thống được hỗ trợ bởi công nghệ máy học sẽ tự động tạo quảng cáo với các thông điệp được tùy chỉnh trên quy mô lớn, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức của các nhà quảng cáo, đồng thời mang lại các kết quả tối ưu hơn.

Theo Google, các nhà quảng cáo chuyển từ quảng cáo văn bản mở rộng (ETA) sang Responsive Search Ads trong khi sử dụng cùng một nội dung, nhận thấy rằng trung bình họ có nhiều hơn 7% chuyển đổi với mức giá tương tự cho mỗi chuyển đổi (CPC).

Tuy nhiên, để tạo ra các RSA có thể thúc đẩy được kết quả, trước tiên bộ máy tìm kiếm cần một lượng nội dung đầu vào chất lượng.

Những lợi ích chính khi sử dụng Responsive Search Ads là gì?

Mặc dù Responsive Search Ads cũng có những hạn chế nhất định như khả năng kiểm soát các mẫu quảng cáo của các nhà quảng cáo thấp hơn hay sẽ có một số tiêu đề cũng như đoạn mô tả sẽ ít được hiển thị hơn do có hiệu suất thấp hơn, dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của Responsive Search Ads.

  • Tiết kiệm thời gian: Sau khi thiết lập và khởi chạy các chiến dịch RSA, nhà quảng cáo sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn do Google Ads sẽ tự động làm những việc còn lại.
  • Hiệu suất được cải thiện: Khi hệ thống của Google tự tối ưu hóa và học hỏi, tỷ lệ nhấp chuột sẽ tăng dần lên và sự thật là nhiều nhà quảng cáo cho rằng RSA tối ưu hơn so với các phiên bản trước đó.
  • Tối ưu hóa sẽ diễn ra liên tục trong thời gian thực: Khi quá trình học tập diễn ra, hệ thống quảng cáo sẽ trở nên thông minh hơn trong việc lựa chọn và cung cấp những mẫu quảng cáo có khả năng thu hút người dùng tốt nhất.

5 phương pháp hay nhất về Responsive Search Ads mà các nhà quảng cáo có thể tham khảo.

1. Viết các tiêu đề ngắn gọn và khác biệt.

Hệ thống sẽ tối ưu hóa sự kết hợp giữa dòng tiêu đề và đoạn mô tả để cung cấp những thông tin mới trong các quảng cáo. Đối với mỗi chiến dịch, các nhà marketer có thể chèn tối đa 15 dòng tiêu đề và 4 đoạn mô tả.

Các tiêu đề ngắn gọn, đáng nhớ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Mỗi dòng tiêu đề phải nêu bật một điểm mới, đưa ra một thông tin mới mẻ hoặc nói điều gì đó khác biệt.

Mỗi dòng tiêu đề cũng nên được bao gồm các yếu tố chính như tên thương hiệu, sản phẩm, từ khóa có liên quan, lợi ích nhận được và lời kêu gọi hành động (CTA).

Dưới đây là một ví dụ giả định về một dòng tiêu đề được kết hợp từ các yếu tố chính khác nhau để quảng cáo cho một nhãn hàng điện thoại thông minh của BrandXYZ.

2. Sử dụng ít nhất 3 từ khoá phổ biến trong tiêu đề.

Khi dòng tiêu đề của một mẫu quảng cáo bao gồm các cụm từ tìm kiếm mà mọi người thường sử dụng, nó sẽ làm tăng khả năng hiển thị của quảng cáo. Khả năng mọi người sẽ nhấp vào nó cũng sẽ cao hơn.

Trước khi bạn bắt đầu tạo tiêu đề, hãy sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm hoặc công cụ chèn từ khóa của Google để chọn ra ít nhất ba cụm từ tìm kiếm phổ biến để đưa vào tiêu đề quảng cáo của bạn.

Một ví dụ bạn có thể tham khảo là chiến dịch RSAs do KFC Malaysia đã xây dựng trong đại dịch. Chuỗi thức ăn nhanh này đã chứng kiến ​​sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng khách đến ăn uống tại các cửa hàng (dine-in) do các hạn chế của đại dịch. Nhưng đồng thời, hiện ​​lượng tìm kiếm về giao đồ ăn tại Malaysia lại tăng đột biến gấp 16 lần.

Để tận dụng xu hướng tìm kiếm mới này, KFC đã chạy một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm thích ứng để thúc đẩy các đơn đặt hàng trực tiếp thông qua website giao hàng trực tuyến của mình.

Thương hiệu đã sử dụng công cụ chèn từ khóa của Google để xác định các cụm từ tìm kiếm giao đồ ăn phổ biến như “đồ ăn gần tôi”, “giao hàng KFC” và “khuyến mãi KFC” mà họ sau đó đã sử dụng trong các quảng cáo của mình.

Để tăng cường hiệu quả của chiến dịch, KFC Malaysia cũng đã sử dụng công cụ tính toán điểm mạnh của quảng cáo của Google cho RSA để đảm bảo họ đang đưa vào các từ khóa phù hợp và tối ưu sức mạnh của các quảng cáo.

Bà Hanim Mazam, Giám đốc Marketing Cấp cao của KFC Malaysia cho biết:

“Công cụ tính toán điểm mạnh của quảng cáo đã giúp nhóm của chúng tôi đo lường chất lượng của nội dung quảng cáo (ad copy) và cung cấp cho chúng tôi các đề xuất ý nghĩa. Chúng tôi đã cải thiện chất lượng quảng cáo của mình và tăng số lượng đơn đặt hàng lên tới 40% nhờ tính năng này”.

3. Sử dụng lời kêu gọi hành động.

Đừng quên khuyến khích mọi người hành động khi họ đọc quảng cáo của bạn. Đừng ngại sử dụng các từ ngữ hướng hành động trong đoạn mô tả quảng cáo hoặc bao gồm các cụm từ kêu gọi hành động (CTA) như “liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay” hoặc “đặt ngay”.

Tốt nhất, CTA nên đồng bộ với thiết kế hành trình của khách hàng và dẫn mọi người đến các sản phẩm hoặc dịch vụ. Các CTA mạnh mẽ đóng vai trò là biển chỉ dẫn rõ ràng cho những gì mọi người cần làm ngay sau khi đọc quảng cáo của bạn.

4. Làm nổi bật các USP của bạn.

Những nội dung hấp dẫn chẳng hạn như “giảm giá 50%” và “trả góp miễn phí” có thể thu hút sự chú ý hiệu quả của các nhóm đối tượng mục tiêu, nhưng điều quan trọng là bạn phải giới thiệu các điểm bán hàng riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ trong dòng tiêu đề hoặc đoạn mô tả của quảng cáo.

Bạn cũng hãy làm nổi bật các tính năng và lợi ích của sản phẩm từ đó giúp mọi người đưa ra các quyết định mua hàng một cách nhanh chóng và sáng suốt hơn.

Bằng cách tận dụng phương pháp này, chiến lược quảng cáo tìm kiếm của Mitsubishi đã giúp tăng hơn 150% số lượt đăng ký lái thử và giảm 60% giá trên mỗi chuyển đổi.

5. Cố định các yếu tố chính để tối ưu hoá khả năng hiển thị.

Mặc dù hệ thống chọn ngẫu nhiên các kết hợp giữa dòng tiêu đề và đoạn mô tả, các nhà quảng cáo cũng có thể ghim dòng tiêu đề và đoạn mô tả vào các vị trí cụ thể trong các quảng cáo tìm kiếm.

Điều này giúp cho các yếu tố chính như tên sản phẩm, giá cả hoặc điểm bán hàng riêng biệt được hiển thị rõ ràng ngay trong dòng tiêu đề và đoạn mô tả.

Các nhà quảng cáo cũng có thể ghim 2 hoặc 3 đoạn mô tả vào một vị trí và kiểm tra xem dòng tiêu đề hoặc đoạn mô tả nào đang hoạt động hiệu quả nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

Tại sao mọi doanh nhân đều nên cần một ban cố vấn

Một doanh nghiệp chỉ cải thiện khi các nhà lãnh đạo cũng liên tục thay đổi !

Tại sao mọi doanh nhân đều nên cần một ban cố vấn

Khi bạn nghĩ về hội đồng quản trị, cho dù đó là hội đồng cố vấn (BOA) hay hội đồng quản trị (BOD), bạn sẽ nghĩ đến các công ty lớn.

Hội đồng quản trị thường là khái niệm dành cho các công ty lớn, đã ổn định. Nhưng làm thế nào để họ trở nên lớn mạnh và ổn định?

Hầu hết các doanh nhân đều có khát vọng lớn cho doanh nghiệp của họ, nhưng mỗi doanh nhân cũng sẽ có không ít những trở ngại trong suốt chặng đường.

Số liệu thống kê cho thấy nhiều doanh nghiệp không thể tồn tại quá 5 năm và một trong những lý do khiến họ phải từ bỏ cuộc chơi đó là họ không nhận đủ những lời khuyên tốt.

Với những doanh nhân may mắn nhận được lời khuyên, thì đối với hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lời khuyên đó là xấu và không được mong muốn. Điều này dẫn đến sự cô lập, ra quyết định kém và thất bại trong kinh doanh.

Nếu bạn là doanh nhân hay người làm kinh doanh nhưng bạn không thường xuyên tìm kiếm những lời khuyên về cách phát triển doanh nghiệp, bạn có thể sớm gặp nhiều trở ngại hơn. Giải pháp cho bạn là hãy hoạt động như một công ty lớn và có được các thành viên cố vấn mà bạn tin tưởng.

Ban cố vấn nên là một nhóm bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể, họ đưa ra lời khuyên về cách chủ doanh nghiệp có thể quản lý doanh nghiệp của họ tốt hơn.

Do tính chất không chính thức của ban cố vấn, chúng có thể được cấu trúc theo ý thích của doanh nhân hay tuỳ vào quy mô và cách vận hành của doanh nghiệp.

Khi nói đến quy mô của ban cố vấn, có một điểm tuyệt vời mà bạn nên biết. Quá ít thành viên sẽ làm bạn giảm hoặc thiếu đi góc nhìn, nhưng quá nhiều thành viên sẽ làm giảm giá trị đóng góp của các chuyên gia. 4-6 người là con số bạn nên cân nhắc.

Bạn cần tìm kiếm điều gì từ các thành viên trong ban cố vấn.

Khi bạn thiết lập ban của mình, điều quan trọng là bạn phải tìm kiếm các chuyên gia:

  • Biết rõ về bạn, doanh nghiệp hoặc ngành nghề kinh doanh của bạn.
  • Đã thành công khi phát triển một doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp hoặc dưới vai trò đó).
  • Có một quan điểm có giá trị đối với bạn.
  • Sẵn sàng dành thời gian và năng lượng cho bạn.

Bạn hãy nghĩ về những doanh nhân đã thành công với những đề xuất hay giải pháp tương tự cho khách hàng lý tưởng của bạn, những người đã mở rộng quy mô và kinh doanh một doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp của bạn hoặc những người có thành tích cao trong việc làm cho các doanh nghiệp trở nên tốt hơn.

Cách xây dựng cấu trúc của các thoả thuận.

Hãy nhớ rằng sự sắp xếp cho một ban cố vấn có thể chính thức hoặc không chính thức tùy vào mục tiêu của bạn. Hầu hết các cố vấn không mong đợi và yêu cầu quá nhiều về yếu tố tiền bạc ngay từ đầu.

Tuy nhiên, nếu các cố vấn là một chuyên gia có kiến thức sâu trong lĩnh vực, thì việc trả cho họ một số hình thức “bồi dưỡng” bằng tiền cũng có thể là hợp lý.

Ưu đãi mà bạn dành cho họ thường dựa trên cổ phiếu hoặc các quyền chọn. Khoản “bồi dưỡng” của các cố vấn trở nên có giá trị hơn khi doanh nghiệp của bạn có giá trị hơn. Cơ cấu khuyến khích này nên phù hợp với mục tiêu của bạn: Trả phí cho họ để họ làm cho bạn và doanh nghiệp của bạn tốt hơn (về mặt con số).

Cách xây dựng cấu trúc của sự cam kết.

Để mọi thứ trở nên hiệu quả, cả hai bên nên thực hiện cam kết một cách nghiêm túc. Bạn cần cam kết tham gia các cuộc họp được lên lịch thường xuyên với từng người trong số họ và với toàn thể ban cố vấn.

Bạn nên cam kết chuẩn bị tốt cho họ cho các cuộc họp với những thông tin thích hợp được chuẩn bị trước. Giá trị của một cố vấn không nằm ở việc xem xét doanh nghiệp của bạn – giá trị nằm ở việc lắng nghe những lời khuyên từ họ.

Thực hiện các cuộc họp để lấy quan điểm của họ. Cách duy nhất để đạt được điều này là chuẩn bị tốt cho ban cố vấn của bạn. Mỗi thành viên trong ban nên cam kết thực hiện mỗi cuộc họp thường kỳ. Nếu họ không thể cam kết thời gian, thì hãy tìm người khác.

Thông thường, bạn nên có các cuộc họp hàng quý hoặc nửa năm với toàn bộ ban cố vấn để tìm hiểu sâu hơn về một loạt các cơ hội hoặc vấn đề (SWOT) của doanh nghiệp.

Bạn nên kỳ vọng điều gì.

Bạn càng có thể xác định rõ ràng các thỏa thuận và mục tiêu, cùng với việc cung cấp thông tin tốt cho ban cố vấn, thì kết quả kinh doanh của bạn càng tốt hơn.

Ban đầu, bạn có thể cảm thấy không thoải mái, bởi vì bạn có thể “bị tổn thương” và thừa nhận rằng bạn không biết tất cả các câu trả lời.

Tuy nhiên, bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn có một phần thưởng lớn hơn nhiều.

Phần thưởng ở đây là một tương lai tốt đẹp hơn cho bạn và doanh nghiệp của mình. Một doanh nghiệp chỉ trở nên tốt hơn khi nhà lãnh đạo của nó trở nên tốt hơn. Và…những ai đang làm cho bạn tốt hơn?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn chia sẻ cách trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng ngành

Bạn có đang tìm cách thiết lập một hướng đi rõ ràng hơn cho các nỗ lực nội dung của mình và thiết lập tốt hơn bản thân doanh nghiệp của bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng trong thị trường ngách?

LinkedIn chia sẻ cách trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng ngành
LinkedIn chia sẻ cách trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng ngành

LinkedIn vừa xuất bản “Nghiên cứu sức ảnh hưởng của tư tưởng của lãnh đạo trong ngành B2B năm 2021”, được xây dựng dựa trên sự kết hợp với nhà tư vấn toàn cầu Edelman.

Nghiên cứu làm nổi bật những thách thức và vấn đề chính trong bối cảnh của nội dung hiện đại và những yếu tố bạn cần tập trung vào trong các nỗ lực của mình.

Nghiên cứu kết hợp các phản hồi từ hơn 3.593 giám đốc điều hành kinh doanh toàn cầu, từ nhiều ngành và quy mô doanh nghiệp khác nhau, nhằm cung cấp những cái nhìn sâu sắc nhất về sự thay đổi của thị trường B2B và cách những người ra quyết định nhìn nhận bối cảnh hiện tại.

Những thông tin này có thể rất hữu ích cho việc lập kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp.

Trước hết, những người được hỏi chỉ ra rằng đại dịch đã làm dấy lên một loạt nội dung mang tính lãnh đạo tư tưởng, nhưng phần lớn trong số đó…không được tốt.

  • 66% những người ra quyết đinh nói rằng đại dịch đã làm sản sinh ra nhiều nội dung mang tính lãnh đạo tư tưởng trong thị trường.
  • 4 trong số 10 người ra quyết định cuối cùng nói rằng có quá nhiều nội dung lãnh đạo tư tưởng và thị trường đã quá bão hoà với các kiểu nội dung đó.

Trong khi 54% những người ra quyết định nói rằng họ dành hơn một giờ mỗi tuần để đọc và xem xét những nội dung liên quan đến khả năng lãnh đạo tư tưởng, phần lớn những gì họ thấy không có nhiều giá trị với họ, hơn 71% lưu ý rằng chưa đến một nửa nội dung mang tính lãnh đạo tư tưởng mà họ xem mang lại cho họ những hiểu biết có giá trị.

Điều đó có nghĩa là những nội dung đó hoàn toàn không phải là những nội dung của các nhà tư tưởng lãnh đạo thực thụ.

Để có thể tạo ra nhiều giá trị và trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng của ngành, bạn cần phải chia sẻ những suy nghĩ và tư duy độc đáo của riêng mình hoặc cung cấp một cách nhìn mới mẻ về các vấn đề hoặc thách thức chung của ngành, sau đó có thể thiết lập bạn như là một nhà lãnh đạo trong thị trường ngách của mình.

Nói cách khác, trong khi nhiều nhà lãnh đạo có tư tưởng đầy tham vọng là họ có thể làm mọi thứ, thì họ lại không thể tạo ra được những sự khác biệt cho bản thân hoặc ý tưởng của mình, họ chọn nói lại các yếu tố quan trọng thay vì tìm ra những cái mới.

Trong khi bất kỳ ai cũng có thể viết các bài đăng trên blog và phân phối chúng đến khắp thế giới, rất ít người thực sự có thể truyền đạt một cách hiệu quả và cung cấp những góc nhìn có giá trị về những thay đổi quan trọng đang xảy ra trong ngành của họ.

Có thể khả năng viết là một yếu tố, nhưng việc dành thời gian để có một cái nhìn rộng hơn, tìm hiểu sâu hơn đằng sau mỗi xu hướng mới nổi, sau đó can đảm để truyền đạt đi những gì họ có được, đó mới là điều thực sự xác định họ là một nhà lãnh đạo tư tưởng thực thụ.

Và khi làm được điều này, bạn cũng có được không ít các lợi ích:

  • 60% người mua nói rằng tư tưởng lãnh đạo có thể giúp xây dựng sự uy tín khi gia nhập vào một thị trường mới và đặc biệt có giá trị khi thương hiệu của bạn còn khá mới.
  • 57% người mua nói rằng tư tưởng lãnh đạo giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu một cách hiệu quả cho các thương hiệu mới.
  • 53% người mua nói rằng, rất quan trọng để các doanh nghiệp nhỏ và mới tạo ra các nội dung mang tính lãnh đạo tư tưởng trong ngành, người mua sẽ cân nhắc nhiều hơn nếu họ làm được điều đó.

Ngoài ra, khả năng lãnh đạo tư tưởng ngành hiệu quả cũng có thể thúc đẩy nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn, với 63% người mua nói rằng lãnh đạo tư tưởng “rất quan trọng trong việc cung cấp các bằng chứng chứng minh rằng một tổ chức nào đó thực sự hiểu hoặc có thể giải quyết những thách thức kinh doanh cụ thể của họ”.

Về bản chất, hướng dẫn của LinkedIn nhấn mạnh giá trị của việc thực hiện một cách tiếp cận đầy tính cống hiến và tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực content marketing của bạn, thay vì chỉ đăng những tin tức mới nhất trên website và hy vọng nhận được nhiều phản hồi.

Bạn cần xem xét kỹ càng về mục đích của mọi bài đăng, mọi bài viết mà bạn tạo ra. Giá trị nào mà khách hàng mục tiêu của bạn thu thập được từ những nội dung đó? Bạn có đang cung cấp những góc nhìn độc đáo nào mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác?

Điều này đòi hỏi thời gian, công sức và sự đầu tư mạnh mẽ của hầu hết các tổ chức. Nhưng trong bối cảnh khi ngày càng có nhiều nội dung chất lượng thấp tràn lan trên các website, bạn càng nên nỗ lực và trở nên khác biệt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarektingTrips

Hong Kong Fintech Startup Airwallex được định giá 4 tỷ USD sau vòng gọi vốn mới nhất

Airwallex, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech có trụ sở tại Hồng Kông, đã huy động được 200 triệu USD trong vòng Series E với mức định giá 4 tỷ USD trong bối cảnh làn sóng số hóa tăng trưởng mạnh mẽ trong đại dịch.

Airwallex co-founder | Lucy Liu

Vòng gọi vốn lần này do Lone Pine Capital có trụ sở tại Mỹ dẫn đầu và bao gồm cả những nhà đầu tư trước đó là 1835i Ventures, DST Global của tỷ phú người Nga gốc Israel Yuri Milner, Salesforce Ventures và Sequoia Capital China.

Các nhà đầu tư mới gồm G Squared và Vetamer Capital Management, cả hai công ty này đều có trụ sở tại San Francisco, Mỹ.

Airwallex hiện đã huy động được tổng cộng 702 triệu USD từ các nhà đầu tư sau 5 vòng gọi vốn. Các khoản đầu tư mới sẽ được sử dụng cho việc mở rộng toàn cầu của Airwallex và đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm.

Jack Zhang, cofounder and CEO of Airwallex. ANTHONY KWAN/BLOOMBERG

Ông Jack Zhang, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Airwallex cho biết: “Ngay từ đầu, tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng một hệ thống vận hành tài chính toàn cầu cho phép các doanh nghiệp hiện đại hoạt động xuyên biên giới.”

“Nguồn vốn bổ sung này cho phép chúng tôi mở rộng quy mô của mình ở Bắc Mỹ, Vương quốc Anh, Châu Âu và các thị trường mới khác bao gồm Trung Đông, Nam Mỹ và Đông Nam Á, đồng thời trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán toàn cầu.”

Ông Zhang đồng sáng lập Airwallex vào năm 2015 cùng với Xijing Dai, Max Li và Lucy Liu, người đã lọt vào danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất vào năm ngoái và 30 Under 30 Châu Á năm 2017.

Airwallex hỗ trợ các doanh nghiệp thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, hiện công ty này đang hỗ trợ khoảng 30 loại tiền tệ trên hơn 130 quốc gia.

Công ty khởi nghiệp này cũng cho biết doanh thu tăng gần 150% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm nay và gần như tăng gấp đôi số nhân viên, lên gần 1.000 nhân viên tại hơn 20 địa điểm trên toàn cầu.

Ở một khía cạnh khác, vào tháng trước, nhà đồng sáng lập Twitter, Ông Jack Dorsey cũng đã công bố việc công ty thanh toán cho doanh nghiệp nhỏ Square của mình đã đồng ý mua lại công ty fintech của Úc Afterpay với giá 29 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Forbes

Đi tìm xu hướng mới cho ngành Marketing trong đại dịch

Gaming Influencer Marketing được đánh giá là một “mỏ vàng”, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, trong khi giải pháp này giúp kết nối khách hàng mục tiêu và chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ trong đại dịch.

Giãn cách xã hội kéo dài khiến hành vi người tiêu dùng xuất hiện những thay đổi đáng kể. Trong bối cảnh đó, gaming nổi lên như một giải pháp đáp ứng tối đa nhu cầu giải trí của người dân bởi sự đa dạng và khả năng kết nối tương tác nhiều người trên cùng nền tảng.

Đồng thời, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp marketing mới tiếp cận và phủ sóng thương hiệu tới khách hàng trong mùa dịch đang ngày càng gia tăng.

Thời gian gần đây, hình thức Gaming Influencer Marketing dần trở thành một xu hướng và mang lại hiệu quả bất ngờ cho các nhãn hàng, nhất là thời điểm đại dịch khiến nhiều hình thức marketing truyền thống bị vô hiệu.

Đây được đánh giá là một “mỏ vàng”, nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng, trong khi giải pháp này giúp kết nối khách hàng mục tiêu và chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ.

Cụ thể, Gaming Influencer Marketing là hình thức marketing sử dụng hình ảnh của Influencer (người có ảnh hưởng) hoặc Content Creator (nhà sáng tạo nội dung) trong lĩnh vực Gaming (trò chơi điện tử) để thu hút và truyền tải thông điệp của nhãn hàng tới nhóm công chúng mục tiêu phù hợp, từ đó thu về khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.

Ông Trần Quốc Toản – CEO Adsota Agency cho biết, một trong những lý do khiến Gaming Influencer Marketing trở nên “tiềm năng”, là bởi những lợi ích vượt trội mà hình thức này mang lại cho doanh nghiệp.

Lợi ích đầu tiên là khả năng thu về tệp khách hàng chất lượng. Khởi nguồn từ thị trường ngách, Gaming Influencer đã xây dựng những người theo dõi rất trung thành do sự tương tác giữa họ và khán giả được duy trì nhờ tần suất livestream cao và ổn định.

Với lượng công chúng chủ yếu ở độ tuổi 18 – 30, nổi bật là Gen Z – nhóm đối tượng được nhiều nhãn hàng săn đón, đây chính là cơ hội để các nhãn hàng mở rộng vị thế của mình tới nhóm khách hàng giới trẻ.

Tiếp theo là sự đa dạng hóa hình thức truyền tải nội dung. Khác với các KOL hay Influencer, việc hợp tác với Gaming Influencer không chỉ dừng lại ở những hình thức như đăng bài quảng cáo, sản xuất clip review, clip ngắn, viral clip.

Các nhãn hàng giờ đây có thể tối ưu hóa chiến lược phủ sóng thương hiệu dài hơi với chi phí 1/10 so với Kols bằng các hình thức khác vô cùng mới và hiệu quả như: Quảng cáo hiển thị chủ động trên Livestream, Banner Ads trong Livestream, sản xuất nội dung viral, tổ chức minigame trên các kênh Social,…

Ông Dương Chí Tâm – Giám đốc Marketing VNG đánh giá: “Gaming Influencer sở hữu tiềm năng vô hạn trong việc giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường khách hàng trẻ bởi nhu cầu giải trí của nhóm này ngày một tăng cao”.

Trong khi đó, các hình thức Gaming hoặc hỗ trợ nội dung Gaming đang trên đà phát triển mạnh mẽ, liên tục tạo ra những trải nghiệm mới lạ, độc đáo cho nhóm công chúng theo dõi. Chính vì vậy, nếu nhãn hàng nắm bắt và làm tốt điều này, việc tạo ra kết quả vượt trội khi hợp tác cùng Gaming Influencer là hoàn toàn khả thi.

Ông Phạm Bá Duy – Giám Đốc dự án OTA Network làm rõ 4 điểm nổi bật Gaming Influencer sở hữu giúp nhãn hàng thu về hiệu quả gồm: Khả năng điều hướng trong cuộc sống thực, tương tác khổng lồ, khả năng tạo ra tranh luận đa chiều giúp viral nội dung và khả năng tạo ra sức mạnh truyền thông bằng các giải đấu, showmatch.

Đặc biệt, với các chỉ số về lượng tương tác khổng lồ mà Gaming Influencer sở hữu như: tỷ lệ tương tác tăng 240%, lượng bình luận tăng 1300%, lượng chia sẻ tăng 425% so với các dạng nội dung khác, đây sẽ là bệ phóng giúp thương hiệu phủ sóng thị trường tối đa.

Ngoài ra, Gaming Influencer sở hữu cho mình các nền tảng hoạt động đa dạng như: Facebook cá nhân, Fanpage, Group Page, kênh YouTube, trang Instagram…

Chính vì vậy, khi hợp tác cùng các Gaming Influencer, nhãn hàng/doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc phủ sóng thương hiệu đa kênh, tối ưu hóa điểm chạm tới tệp khách hàng mục tiêu, giúp thu hẹp khoảng cách từ thương hiệu tới “trái tim” khách hàng.

Từ những nổi bật mà Gaming Influencer mang lại, ông Nguyễn Huy Phan (Trưởng phòng kinh doanh công ty Cổ phần Adsota) tổng hợp 8 hình thức ứng dụng Gaming Influencer trong Marketing phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Livestream review & PR (quan hệ công chúng), video review, post PR (bài đăng quảng cáo), video call to action (video kêu gọi hành động), talkshow và minigame, tổ chức giải đấu thể thao điện tử (Esports), quảng cáo banner trong stream và quảng cáo hiển thị động (Dynamic Display Ads).

Trong đó, hình thức quảng cáo instream banner và quảng cáo hiển thị chủ động là hình thức mới nhất Adsota hiện đang triển khai nhưng rất hiệu quả được nhiều nhãn hàng lớn như Mentos, Zulong Gaming,… sử dụng gần đây để quảng bá sản phẩm.

Ông Trần Quốc Toản – CEO Adsota Agency đánh giá: “Với các hình thức áp dụng mới mẻ, độc đáo, mang lại hiệu quả cao được các nhiều ông lớn tin dùng, các nhãn hàng và doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới Gaming Influencer Marketing để sở hữu những lợi thế vượt trội trong tương lai”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

CMO là gì? Vai trò của CMO trong doanh nghiệp

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung về vị trí CMO (Chief Marketing Officer) như: CMO là gì, các vai trò và nhiệm vụ chính của chức danh CMO (Giám đốc Marketing) trong doanh nghiệp là gì, có những kiểu CMO nào, những thách thức chính của CMO trong doanh nghiệp và hơn thế nữa.

cmo là gì
CMO là gì? Vai trò của CMO trong doanh nghiệp

Mặc dù có cùng tên gọi là CMO hay Giám đốc Marketing, tuy nhiên, tuỳ từng loại hình và quy mô của doanh nghiệp hay bối cảnh kinh doanh mà những gì các vị giám đốc này cần làm lại rất khác nhau. Vậy thực chất CMO là gì và họ đóng vai trò như thế nào?

Vai trò hay công việc của một CMO (Giám đốc Marketing) vốn không giống nhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Một vài tập trung nhiều vào chiến lược. Một vài tập trung nhiều vào thương mại và hơn thế nữa.

Vào năm 2012, các nhà bán lẻ hàng đầu đã bắt đầu tìm kiếm những CMO (chief marketing officer) – tức những giám đốc marketing mới.

Bản mô tả công việc (JD) của một CMO cũng là điều rất thú vị: CMO sẽ đóng một vai trò to lớn, quan trọng, dẫn dắt mọi nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Đó dường như là loại cơ hội mà bất kỳ CMO nào cũng sẽ có.

Tuy nhiên, trong thực tế, mọi thứ không phải khi nào cũng diễn ra theo đúng lý thuyết mà đáng lẽ ra nó nên có.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • CMO là gì?
  • Những vai trò chính của các CMO trong thực tế là gì?
  • 3 kiểu CMO mà các doanh nghiệp nên cân nhắc.
  • Làm cách nào để các CEO có thể xác định kiểu CMO nào phù hợp với doanh nghiệp của họ.
  • Thông thường, vai trò của các CMO không đủ quyền hạn để làm những gì mà họ cho là đúng hoặc đang được kỳ vọng.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CMO là gì?

CMO là từ viết tắt của Chief Marketing Officer, trong tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc Marketing. CMO là người làm Marketing giữ vai trò lãnh đạo hay dẫn dắt các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp.

Mặc dù có cùng tên gọi là CMO tuy nhiên, tuỳ từng các yếu tố như, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, chiến lược của doanh nghiệp, hay các bối cảnh kinh doanh cụ thể mà những gì những người này cần làm là rất khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ (và cũng có thể là doanh nghiệp vừa), CMO là người giữ vị trí cao nhất trong bộ phận marketing, họ sẽ quản lý trực tiếp các vị trí bên dưới như Brand Manager (tạm dịch là trưởng nhãn hàng hay quản lý về thương hiệu), Digital Marketing Manager, Social Media Manager, và một số vị trí khác.

Đối với các doanh nghiệp lớn hơn (chủ yếu là có quy mô toàn cầu như Pepsi hay Unilever), CMO chưa phải là vị trí cao nhất, với các doanh nghiệp này, VP of Marketing (Phó Chủ tịch phụ trách về Marketing) mới là người dẫn dắt các hoạt động marketing.

Những gì các VP of Marketing làm tương đương với các vị trí khác như Tổng giám đốc hay Giám đốc (phụ trách chuyên môn).

Những vai trò chính của các CMO trong thực tế là gì?

Theo lời kể của một cựu CMO, vai trò của ông hầu như chỉ giới hạn trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị, bao gồm cả quảng cáo và mạng xã hội. Anh này không được chịu trách nhiệm về việc ra mắt sản phẩm, định giá và việc mở cửa hàng.

Anh này cũng cho biết là không phải các kỹ năng hay kiến thức của anh đã làm ngăn cản anh đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp; đó chỉ là do công việc được thiết kế quá kém và nó thực sự không phù hợp giữa quyền hạn hay vai trò của một CMO và kỳ vọng của CEO. Đó là lý do khiến khó ai có thể thành công với công việc đó.

Sau đó không lâu, anh này đã quyết định rời bỏ công ty.

Theo nghiên cứu của các giáo sư marketing đến từ Trường kinh doanh Darden (thuộc Đại học Virginia) và Trường kinh doanh Kelley (thuộc Đại học Indiana ) về điều gì làm cho các CMO trở nên hiệu quả, có vô số những câu chuyện đã xảy ra.

Theo nghiên cứu, có rất nhiều bằng chứng cho thấy có điều gì đó rất sai trái trong mối quan hệ giữa một CEO và CMO.

Một cuộc khảo sát toàn cầu năm 2012 của Fournaise Marketing Group đã nêu bật những căng thẳng giữa họ: Kết quả cho thấy 80% CEO không tin tưởng hoặc không ấn tượng với CMO của họ. Trong khi đó, chỉ 10% CEO cảm thấy tương tự với CFO và CIO.

Trong các cuộc khảo sát khác của các nhà nghiên cứu, 74% CMO nói rằng họ tin rằng công việc của họ không cho phép họ tối đa hóa tác động của họ đối với doanh nghiệp.

Mối quan hệ rắc rối này giúp giải thích tại sao các CMO có khoảng thời gian làm việc ngắn nhất trong các C-suite.

Theo phân tích của Korn Ferry, trung bình họ tại vị 4,1 năm, trong khi các CEO trung bình 8 năm; Giám đốc tài chính là 5,1 năm; CHROs là 5 năm; và CIO là 4,3 năm.

Trong một số nghiên cứu khác, con số này còn tồi tệ hơn: Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng có đến 57% CMO chỉ ở vị trí của họ từ ba năm trở xuống.

Nhưng không giống các Level C khác như CFO, CHRO và CIO, những người có vai trò chủ yếu ảnh hưởng từ các yếu tố nội bộ, các CMO có ảnh hưởng trực tiếp đến cách khách hàng tương tác với doanh nghiệp hay thương hiệu của họ.

Khi các CMO mới gia nhập doanh nghiệp, họ thường sẽ thay đổi định hướng chiến lược, nghĩa là họ sẽ tạo ra những thứ mới, từ các chiến dịch quảng cáo, marketing, nghiên cứu, PR, digital marketing…đến thiết kế bao bì sản phẩm, phân khúc, định vị, và thay đổi cả sản phẩm nếu họ cảm thấy cần thiết.

Khi những insights của người tiêu dùng làm thúc đẩy việc thiết kế sản phẩm – Các CMO cần một sự tập trung lớn vào chiến lược.

Các nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn CMO phải từ bỏ công việc của họ bắt nguồn từ việc thiết kế các công việc kém.

Dưới đây là 04 bước mà các CEO hay doanh nghiệp nên thực hiện để chấm dứt những tình trạng mâu thuẫn này.

Bước 1: Xác định vai trò thực sự của một CMO nên có là gì.

Hãy bắt đầu với một câu hỏi đơn giản: một CMO thực sự sẽ cần làm gì? Họ là ai? Bạn sẽ thấy rằng hiện không có bất cứ một bản mô tả chung nào cho tất cả CMO.

Trong nghiên cứu của các giáo sư marketing đến từ Trường kinh doanh Kelley và Darden, họ đã phỏng vấn hơn 300 nhà quản lý tuyển dụng, CEO và CMO; thực hiện nhiều cuộc khảo sát CMO; thực hiện phân tích 170 bản mô tả công việc (JD) của một CMO tại các công ty lớn toàn cầu; và đã xem xét hơn 500 hồ sơ của các CMO trên LinkedIn.

Nghiên cứu đã phát hiện ra những sự khác biệt lớn về trách nhiệm mà CMO được giao và kinh nghiệm của những người đảm nhận vai trò này.

(Lưu ý thuật ngữ CMO được sử chung để chỉ các giám đốc marketing của công ty; vì tại một số công ty khác, họ có thể có một chức danh khác).

Hầu hết các CMO đều có một số phạm vi chịu trách nhiệm chính. Hơn 90% chịu trách nhiệm về chiến lược marketing và thực thi chiến lược, hơn 80% kiểm soát chiến lược thương hiệu và các chỉ số liên quan đến khách hàng.

Tất nhiên, không phải tất cả các vị trí CMO đều phải giống nhau. Các doanh nghiệp có những nhu cầu, thách thức và mục tiêu khác nhau thì vai trò của các CMO cũng sẽ khác nhau khi họ luôn phải phản ánh những thực tế đó của doanh nghiệp.

Trước khi xem xét các ứng viên phù hợp, một CEO phải quyết định kiểu CMO nào sẽ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của họ (ở thời điểm hiện tại).

Theo đó, có 03 kiểu CMO mà doanh nghiệp có thể cân nhắc:

  • Các CMO tập trung vào chiến lược.

Họ đi đầu trong các quyết định về định vị của doanh nghiệp và sau đó chuyển các quyết định đó thành việc thiết kế các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mới.

Thông thường, họ quản lý các chức năng phân tích và insights của khách hàng. Về bản chất, các CMO tập trung vào chiến lược đều dẫn đầu trong các nỗ lực đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp.

Chiếm 31% CMO trong nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các CMO này phổ biến hơn trong các doanh nghiệp có nhiều thương hiệu và trong một số công ty dịch vụ B2B, nơi một nhóm marketing được tập trung để giúp thiết lập chiến lược cấp công ty.

  • Các CMO tập trung vào thương mại.

Họ có vai trò chính và chủ yếu làm việc bằng cách sử dụng các hoạt động truyền thông tiếp thị để bán các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mà những người khác đã thiết kế.

Thông thường, trách nhiệm của họ bao gồm giám sát các nỗ lực marketing truyền thống và kỹ thuật số để tạo ra các mối quan hệ tăng trưởng doanh thu với người tiêu dùng.

Gần một nửa số CMO (46%) trong nghiên cứu là kiểu CMO này (kiểu phổ biến nhất).

Các CMO này phổ biến ở các doanh nghiệp, nơi các chức năng marketing không phải là trung tâm của sự thành công, các nhà thương mại hóa này chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho chức năng thúc đẩy sự đổi mới.

  • Các CMO kết hợp.

Kiểu CMO thứ ba đảm nhận cả trách nhiệm chiến lược lẫn thương mại hóa trong toàn bộ doanh nghiệp, họ tập trung vào việc thiết kế và thực hiện chiến lược.

Điều quan trọng là các CMO này có trách nhiệm P&L (lãi lỗ) và phạm vi nhiệm vụ rộng nhất, bao gồm cả sự đổi mới, bán hàng, phân phối và định giá. Trong nghiên cứu, 23% CMO kiểu này hiện có trong các doanh nghiệp.

Do phạm vi trách nhiệm của họ và bản chất toàn tổ chức của họ, các nhà tiếp thị với kiểu kinh nghiệm này trước đây được coi là những tổng giám đốc và thường được khai thác cho vai trò Giám đốc điều hành (CEO) tại các doanh nghiệp khác.

Làm cách nào để các CEO có thể xác định kiểu CMO nào phù hợp với doanh nghiệp của họ?

Họ nên tính toàn đến 03 yếu tố bên ngoài sau:

1. Mức độ thấu hiểu (insights) về người tiêu dùng mà doanh nghiệp cần để thúc đẩy chiến lược.

Khi việc xây dựng một sự thấu hiểu sâu sắc về người tiêu dùng là một năng lực quan trọng của doanh nghiệp và là yếu tố giúp xác định việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, thì vai trò của các CMO nên nghiêng về kiểu tập trung vào chiến lược hoặc kiểu kết hợp.

Ngược lại, vai trò của marketing nên nghiêng về thương mại hóa nếu tài chính, công nghệ, sản xuất hoặc một chức năng nội bộ khác là yếu tố dẫn đầu chiến lược của doanh nghiệp.

Nhìn chung, khi các doanh nghiệp tin rằng những đổi mới của họ có thể tạo ra nhu cầu, họ ít có xu hướng tìm đến các CMO để thiết lập chiến lược hoặc tăng lợi nhuận.

2. Mức độ khó khăn để đạt được mức tăng trưởng ở cấp doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trong các ngành phát triển chậm hoặc có tính cạnh tranh cao có nhiều khả năng yêu cầu kiểu CMO tập trung vào chiến lược hoặc kết hợp, người có thể đưa ra các kế hoạch xây dựng nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng dễ dàng hơn và ít thách thức hơn đối với họ, thì kiểu CMO thương mại hóa có thể phù hợp hơn.

3. Mức độ thay đổi trên thị trường.

Khi mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp đang thay đổi hoặc ranh giới ngành (industry boundarie) đang được vẽ lại, các CMO kiểu chiến lược hoặc kết hợp có khả năng mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Với kiến ​​thức rộng hơn về môi trường bao gồm người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, đối tác kênh, thị trường… và định hướng nội bộ của doanh nghiệp như năng lực cốt lõi, định hướng chiến lược…, họ có thể giúp đội ngũ quản lý của mình vượt qua những sự bất ổn và suy nghĩ lại các cách để tạo ra nhiều nhu cầu hơn.

Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, các CEO cũng bắt buộc phải xem xét tập hợp các yếu tố bên trong này:

1. Lịch sử về vai trò của các CMO trong doanh nghiệp là gì?

Nếu các CMO của doanh nghiệp có truyền thống tập trung vào thương mại hóa, thì việc chuyển sang vai trò chiến lược hoặc kết hợp sẽ yêu cầu những công việc, trách nhiệm và chức năng khác.

Mặc dù việc thu hẹp phạm vi công việc của CMO thường dễ dàng hơn, nhưng vẫn có nhiều trường hợp việc mở rộng nó lại trở nên hợp lý hơn.

Ví dụ: một CMO trong lĩnh vực giáo dục đại học có vai trò thương mại hóa nhưng đã được nâng lên thành vai trò chiến lược sau khi họ xác định được giải pháp cho các thách thức tuyển sinh của trường mình (và đó cũng là yếu tố quyết định sự phát triển của trường).

Tuy nhiên, việc mở rộng trách nhiệm hay vai trò của các CMO đòi hỏi sự tham gia đáng kể của CEO để truyền đạt một cách rõ ràng các kỳ vọng.

2. Cơ cấu của doanh nghiệp.

Nếu một doanh nghiệp có nhiều đơn vị sản phẩm hoặc thương hiệu kinh doanh, trách nhiệm lãnh đạo của các bộ phận chức năng có xu hướng phân tán trong toàn bộ tổ chức.

(Mỗi đơn vị sản phẩm hoặc thương hiệu có thể có các nhà lãnh đạo tài chính, marketing, công nghệ và vận hành riêng.)

Khi điều này xảy ra, các CMO thường giúp cung cấp khả năng lãnh đạo chiến lược trong toàn bộ tập đoàn. Tuy nhiên, khi công ty ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn, các vai trò ở cấp độ C (C-suite) thường phải được tách biệt.

Ngược lại, khi một doanh nghiệp có một thương hiệu duy nhất hoặc tất cả các hoạt động marketing được tập trung hóa, thì các CMO kiểu kết hợp sẽ dễ dàng đóng vai trò hơn.

Bước 2: Kết nối trách nhiệm với phạm vi công việc.

Sau khi CEO quyết định nơi mà các CMO cần tạo ra sự thay đổi và sức ảnh hưởng, trách nhiệm của vai trò này phải được điều chỉnh sao cho phù hợp. Hầu hết tất cả các CMO đều phụ trách chiến lược thương hiệu và xây dựng insight.

Các CMO tập trung vào chiến lược cũng cần giám sát các nỗ lực khởi nguồn cho các đổi mới và thiết kế sản phẩm nhưng không cần có nhiều trách nhiệm chuyển đổi chiến lược thành các chiến thuật như quảng cáo hoặc truyền thông marketing.

Các CMO với vai trò thương mại hóa phải có trách nhiệm sâu rộng trong việc phát triển và chuyển đổi chiến lược thương hiệu thành các kế hoạch marketing giúp thúc đẩy doanh số bán hàng (thông qua mạng xã hội, kỹ thuật số, quảng cáo và nội dung; sự kiện; quan hệ đối tác; v.v.) nhưng cũng ít có trách nhiệm đối với quyết định chiến lược cấp công ty.

Các CMO kết hợp, trong vai trò chịu trách nhiệm về P&L toàn doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình này.

Thông thường các doanh nghiệp mô tả vai trò của CMO dưới dạng sẽ làm thay đổi hiệu suất chung của doanh nghiệp, nhưng khi bạn kiểm tra chặt chẽ các nhiệm vụ công việc của họ, rõ ràng các CMO này thuộc kiểu thương mại hoá. Nói cách khác, các kỳ vọng đó khác xa với quyền hạn thực tế mà các CMO đang được trao quyền.

Sự nhầm lẫn và thiếu những kỳ vọng thống nhất về những gì mà một CMO làm cũng như sự khác biệt về kiến thức và kỹ năng giữa các nhà điều hành marketing là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần xem xét và giải quyết.

Bước 3: Gắn các chỉ số với sự kỳ vọng.

Khi vai trò và trách nhiệm công việc của một CMO đã hoàn thành, các CEO cần xác định cách đo lường thành công của một CMO.

Một CMO với vai trò thương mại hóa được thiết kế tốt sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các mục tiêu về ngân sách; về kết quả của các dự án (chẳng hạn như thiết kế lại website); về kết quả được tạo ra bởi các chương trình marketing (ví dụ, lưu lượng truy cập đến các cửa hàng); và về các kết quả nội bộ khác như cải thiện sự hài lòng và hiệu suất của nhân viên.

Ngược lại, một CMO trong vai trò chiến lược phải chịu trách nhiệm về các yếu tố liên quan đến hiệu suất của doanh nghiệp, chẳng hạn như tăng doanh thu hoặc doanh số bán hàng tại cửa hàng, ngoài việc đáp ứng mục tiêu về ngân sách và dự án.

Và tất nhiên, các CMO kiểu kết hợp nên được đo lường dựa trên kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.

Chỉ 22% bản mô tả công việc (JD) trong nghiên cứu đề cập đến cách CMO sẽ được đo lường hoặc chịu trách nhiệm và chỉ 2% trình bày rõ ràng về các kỳ vọng trong công việc.

Trong khi đó, 90% đề cập đến một số kỳ vọng nhưng chúng rất mơ hồ.

Bước 4: Tìm kiếm các ứng viên phù hợp.

CMO là gì Vai trò của CMO
CMO là gì? Những thách thức của CMO.

Ngay cả khi vai trò của các CMO được xác định rõ ràng, việc đánh giá ứng viên cũng có thể là một thách thức lớn, vì quá trình đào tạo và kinh nghiệm của họ khác nhau rất nhiều.

Các nhà marketer thiếu các chứng chỉ chuyên môn cần thiết liên quan đến Luật và Kế toán.

Chỉ 6% CMO mà trong nghiên cứu có bằng cấp chuyên môn sâu về Marketing.

Mặc dù 44% trong số họ có bằng MBA (bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh), nhưng nền tảng giáo dục của họ khác nhau rất nhiều. Họ xuất thân là dân về kỹ thuật, kinh tế, toán học, triết học, khoa học chính trị, tâm lý học và các môn học khác.

Do đó, loại kinh nghiệm và đào tạo mà các CMO có được trong quá trình hình thành sự nghiệp của họ sẽ quyết định phần lớn kiểu vai trò của các CMO mà họ phù hợp nhất.

Có một vấn đề lớn ở đây là trong hầu hết các bản mô tả công việc (JD) của một CMO đều có các khoảng cách đáng kể giữa trách nhiệm được giao và kinh nghiệm cần thiết.

Ví dụ: 34 bản mô tả yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm marketing trực tiếp mặc dù công việc của họ không bao gồm bất kỳ nhiệm vụ marketing trực tiếp nào.

Để hiểu thêm về sự nhầm lẫn tai hại này, hãy xem xét về bản mô tả về công việc của một CMO tại một nhà sản xuất hàng đầu.

Công ty này muốn người đứng đầu bộ phận marketing của mình dẫn đầu việc phân tích điều gì đã thúc đẩy sở thích của khách hàng, phát triển các chiến lược thương hiệu vượt trội, thiết lập chiến lược marketing và giám sát việc thực hiện các chiến lược đó.

Thông thường, vai trò của các CMO không đủ quyền hạn để làm những gì mà họ cho là đúng hoặc đang được kỳ vọng.

Bản mô tả công việc từ công ty này nêu rõ rằng các ứng viên phải có “kinh nghiệm tại các doanh nghiệp lớn trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói” (tạm dịch: Kinh nghiệm P&L), khả năng lãnh đạo chiến lược tiếp thị, kinh nghiệm bán hàng và nhiều hơn thế nữa.

Nhưng nếu công việc thực tế của họ không liên quan đến P&L và trách nhiệm bán hàng, thì những yêu cầu này không có ý nghĩa gì cả.

Người phù hợp hơn cho công việc này sẽ là người có kỹ năng nghiên cứu và phân tích, kinh nghiệm truyền thông (communications) và kỹ thuật số (digital marketing), đồng thời có khả năng phát triển các chương trình marketing có thể mang lại các kết quả thực tế trên thị trường.

Làm thế nào để cải thiện điều này.

Mặc dù các CEO bày tỏ sự thất vọng về các CMO của họ, nhưng họ thường không nhận ra rằng họ có thể đã đóng một vai trò nào đó trong việc tạo ra các vấn đề.

Bằng cách đảm bảo rằng công việc hay vai trò của các CMO được thiết kế và bố trí một cách chính xác, CEO có thể tăng mức độ hài lòng của chính mình với các CMO của họ:

Trước khi tìm kiếm một CMO mới, một CEO phải chắc chắn trả lời được các câu hỏi sau:

  • Những kết quả chính mà các CMO cần tạo ra là gì? Chúng tôi cần kiểu CMO nào trong 03 kiểu CMO phổ biến nhất? Người này nên cân bằng điểm mạnh (và điểm yếu) của nhóm quản lý như thế nào?
  • Trách nhiệm chức năng nào là cần thiết để nhận ra tầm nhìn của chúng tôi đối với vai trò này? Liệu mức độ trách nhiệm đó có thực sự hiệu quả khi được giao cho các vai trò quản lý khác hay không?
  • Thành công của các CMO sẽ trông như thế nào? CMO sẽ đạt được những mốc quan trọng cụ thể nào?
  • Những loại kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm nào mà họ nên có?

Ngược lại, trước khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí CMO nào, ứng viên nên đảm bảo rằng họ hiểu những điều sau:

  • Vai trò của CMO thực sự trong công ty đó là gì? Có các thỏa thuận nào về điều này với các C-suite không? Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Giám đốc nhân sự và hội đồng quản trị có mô tả vị trí đó theo các thuật ngữ giống nhau không?
  • Vai trò hay trách nhiệm thực sự của CMO là gì? CMO chịu trách nhiệm về các hạng mục ngân sách nào? Có bất kỳ loại ngân sách nào bị thiếu không?
  • Các kỳ vọng và chỉ số hiệu suất cho vai trò đó có phù hợp với trách nhiệm và kinh nghiệm của ứng viên không? CMO có được thiết lập để thành công không?

Sau khi trả lời những câu hỏi này, ứng viên nên tóm tắt bằng văn bản hiểu biết của mình về vai trò cũng như những kỳ vọng và trách nhiệm liên quan đến vị trí đó, và chia sẻ nó với cả nhà tuyển dụng lẫn giám đốc điều hành.

Các nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng các câu hỏi sau để tham gia vào quy trình:

  • Giám đốc điều hành có hiểu phạm vi về các vai trò của các CMO không? Người đó có hiểu rằng vị trí này cần được thiết kế rõ ràng trước khi viết bản mô tả công việc không? Họ có lường trước được việc thay đổi vai trò của CMO có thể ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo C-suite khác như thế nào không?
  • Các kỳ vọng, trách nhiệm và các thước đo thành công có phù hợp với vai trò của CMO đã chọn không? Sự nhất quán đó có rõ ràng trong bản mô tả công việc không?
  • Các kỹ năng mà doanh nghiệp nêu ra có phù hợp với những kỳ vọng và trách nhiệm mà họ cần hay không?
  • Loại chuyên môn CMO nào phù hợp nhất với vai trò này của doanh nghiệp?
  • Các CMO tiềm năng đã được giáo dục về các loại vai trò khác nhau chưa, mức độ mà nền tảng kiến thức và kỹ năng của họ có phù hợp với vai trò được đề cập không?

Học cách vượt qua khó khăn.

Hãy xem xét về nhân vật có tên là Kim. Kim bắt đầu sự nghiệp marketing của mình tại P&G (Procter & Gamble), nơi các nhà tiếp thị thường có trách nhiệm về P&L. Kết quả là, cô này cho rằng tất cả các công việc marketing ở cấp độ C đều cần có trách nhiệm về P&L.

Vài năm sau khi rời P&G, cô đã phỏng vấn cho một vị trí CMO thú vị mà nhà tuyển dụng khẳng định sẽ là “đó sẽ là một sự chuyển đổi lớn”.

Nhưng trong tuần đầu tiên ở công ty mới, Kim ngạc nhiên nhận ra rằng cô không có bất cứ quyền hạn nào về P&L.

Thay vì ngồi trong các cuộc họp để thiết lập chiến lược, cô ấy đang cố gắng tìm hiểu xem liệu quảng cáo có tuân thủ các nguyên tắc của thương hiệu hay không. Đây rõ ràng không phải là những gì mà cô ấy nghĩ mình sẽ làm trước khi ứng tuyển.

Nhìn lại, Kim đã mắc một số sai lầm mà bây giờ có vẻ rõ ràng hơn. Cô tập trung vào bản mô tả công việc và tin tưởng vào sự đảm bảo của nhà tuyển dụng thay vì đặt ra những câu hỏi phù hợp trong các cuộc phỏng vấn.

Nếu cô ấy yêu cầu xem biểu đồ tổ chức và ngân sách trước khi chấp nhận đề nghị của công ty đó, cô có thể đã nhanh chóng nhận ra rằng trách nhiệm của CMO hẹp hơn nhiều so với những gì mà cô đang kỳ vọng.

Để khắc phục tình hình, cô đã nỗ lực để thay đổi phạm vi và kỳ vọng cho công việc của mình. Sau một vài chiến thắng trên thị trường, cô đã hợp tác với COO (một giám đốc vận hành, người đang có quyền hạn về P&L) để thiết kế lại một vai trò khác cho hoạt động marketing của mình.

Cô có một giám đốc điều hành tuyệt vời, người luôn tin rằng marketing nên mở rộng nhiệm vụ của nó và hỗ trợ sự đổi mới. Do nền kinh tế bất ổn, COO rất vui khi được chia sẻ trách nhiệm về các hoạt động tài chính với marketing.

Theo thời gian, nhiều doanh nghiệp bắt đầu mong đợi hoạt động marketing cần đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn về P&L, về cơ bản, họ đã thay đổi bản chất của vai trò CMO.

Như câu chuyện của Kim cho thấy, bạn có thể chủ động làm thay đổi phạm vi công việc hay vai trò của CMO sau khi được tuyển dụng.

Tuy nhiên, việc tuyển dụng không phù hợp cũng mang lại nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp và việc khắc phục chúng cũng mất rất nhiều thời gian và công sức.

Các doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn nếu các CMO dành sức lực của họ để làm những công việc mà họ đủ tiêu chuẩn ngay từ đầu.

Mọi người, dù cho là giám đốc điều hành, cấp dưới và hay các C-suite khác đều sẽ được hưởng lợi nếu doanh nghiệp tạo ra các vai trò phù hợp của CMO ngay từ đầu và sau đó tìm kiếm những kiểu người phù hợp để lấp đầy.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, sẽ không có bất cứ một bản mô tả chuẩn nào nói lên được vai trò hay công việc của các CMO là gì, tuỳ vào rất nhiều yếu tố mà các vị trí này có thể cần những kỹ năng và năng lực cụ thể khác nhau.

Tuy nhiên việc thấu hiểu các kiểu CMO khác nhau cũng như những thách thức mà họ có thể đối mặt, bạn có nhiều cách hơn để thay đổi và thích nghi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bức thư mà Chủ tịch của Evergrande gửi đến hơn 120,000 nhân viên trước ngày sụp đổ

Ông khuyến khích nhân viên đoàn kết khi đối mặt với nghịch cảnh và nói rằng công ty sẽ sớm “bước ra khỏi bóng tối”.

Chủ tịch tập đoàn bất động sản khổng lồ của Trung Quốc Evergrande, Ông Xu Jiayin, đã gửi một lá thư cho hơn 120.000 nhân viên của mình vào ngày 21 tháng 9, khuyến khích họ đoàn kết trước những rắc rối đang công ty đang gặp phải.

Evergrande từng là nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc trước khi đứng bên bờ vực sụp đổ như hiện tại.

Theo Markets Insider, công ty có trụ sở chính tại Thâm Quyến có khoản nợ phải trả hơn 305 tỷ USD – nhiều hơn bất kỳ công ty nào trên thế giới. Một số nhà báo còn ví von rằng, khoản nợ của Evergrande tương đương với sản lượng kinh tế hàng năm của Phần Lan.

Theo báo cáo thường niên năm 2019, cho đến nay, Evergrande đã phát triển 876 dự án trên 293 triệu mét vuông đất với các bất động sản ở mọi tỉnh của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Trung ương ở TP Bắc Kinh áp đặt các quy định mới vào tháng 1 nhằm kiểm soát nợ của các nhà phát triển, Evergrande nhận thấy mình không thể đáp ứng các khoản thanh toán lãi suất hiện có.

Sự sụp đổ sắp xảy ra của nhà phát triển bất động sản hàng đầu này có thể có những tác động sâu rộng, với cả thị trường khu vực lẫn quốc tế. Trước lo ngại của cuộc khủng hoảng Evergrande, chỉ số Dow Jones đã “bốc hơi” hơn 700 điểm tính đến ngày 20 tháng 9.

Dưới đây là bức thư mà vị Chủ tịch của Evergrande đã gửi cho nhân viên của mình (theo insider):

“Kính thưa các đồng chí lãnh đạo và các đồng nghiệp,

Tôi muốn gửi những lời chúc chân thành nhất đến các bạn nhân dịp Tết Trung thu. Chúc bạn và gia đình có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, luôn an toàn và khỏe mạnh.

Lời chào chân thành nhất của tôi tới tất cả nhân viên của chúng ta, những người vẫn đang chiến đấu trên các tiền tuyến để chúng ta sớm được mở cửa trở lại và tiếp tục sản xuất!

Hiện tại, công ty chúng ta đang gặp phải một khó khăn lớn chưa từng có. Nhìn chung, nhân viên của chúng ta cũng đã trải qua một thử thách mà họ chưa từng thấy.

Các thành viên trong đội ngũ lãnh đạo của chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn, tạo chỗ đứng dũng cảm cho đội nhóm của họ và làm việc cả ngày lẫn đêm.

Họ là trụ cột bảo vệ và đảm bảo sự ổn định của công ty chúng ta. Ở đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các bạn. Tôi cũng cảm ơn gia đình của bạn, những người đã ủng hộ bạn và hy sinh thầm lặng cho bạn – Tôi muốn gửi sự tôn trọng lớn nhất tới họ.

Tôi luôn tự hào về đội quân nhân viên trung thành, vô cùng chăm chỉ, những người luôn kiên trì bất kể thành công hay thua lỗ.

Tôi tin chắc rằng nhân viên của Evergrande không bao giờ chịu khuất phục, không bao giờ chịu bị đánh bại và chỉ phát triển mạnh mẽ hơn trong nghịch cảnh.

Đây là nguồn sức mạnh to lớn nhất mà chúng ta có được để vượt qua mọi khó khăn và chiến thắng trong cuộc chiến lần này.

Tôi cũng tin tưởng rằng nếu chúng ta tiếp tục chiến đấu và kiên trì vượt qua cuộc đấu tranh này – chúng ta sẽ sớm bước ra khỏi các bóng tối.

Chúng ta cũng sẽ có thể giải trình với người mua nhà, nhà đầu tư, cộng tác viên và các tổ chức tài chính của chúng ta bằng một phản hồi chắc chắn – rằng chúng ta có trách nhiệm và có thể gánh vác gánh nặng này.

Nếu chúng ta đoàn kết, chúng ta có thể dời núi, lấp biển! Các đồng nghiệp của tôi, hãy đoàn kết và thể hiện lòng dũng cảm khi đối mặt với hàng trăm mối nguy bằng một tinh thần cứng rắn, vững vàng.

Hãy để chúng ta hoàn thành với tất cả sức mạnh của mình, hoàn thành với trách nhiệm mà chúng ta có đối với xã hội, và cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn! ”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook cung cấp thêm các cách mới để tạo khách hàng tiềm năng – Lead Generation

Facebook đang tung ra các công cụ mới để giúp các doanh nghiệp tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn và kết nối nhiều hơn với khách hàng trên nền tảng.

Facebook cung cấp thêm các cách mới để tạo khách hàng tiềm năng

Theo đó, Facebook đang tung ra các công cụ kinh doanh miễn phí lẫn có trả phí mới được thiết kế để giúp các doanh nghiệp hay thương hiệu tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) và kết nối với họ theo nhiều cách ý nghĩa hơn.

Dưới đây là chi tiết về tất cả các cập nhật mới và sắp tới của Facebook dành cho các nhà quảng cáo và người làm marketing.

Cập nhật quảng cáo Click-to-Message.

Facebook đang cập nhật quảng cáo nhấp để nhắn tin (CTM), khuyến khích mọi người kết nối với các thương hiệu thông qua Messenger, Instagram Direct hoặc WhatsApp.

Giờ đây, các doanh nghiệp có thể mời khách hàng kết nối thông qua tất cả các nền tảng nhắn tin mà họ có thể trò chuyện, cho dù chúng thuộc sở hữu của Facebook hay một bên thứ ba nào đó.

Facebook không cung cấp danh sách chính xác các nền tảng nhắn tin, nhưng “tất cả” cũng có nghĩa là bao gồm tất cả các ứng dụng nhắn tin có sẵn trên điện thoại thông minh.

Khởi động trò chuyện trên WhatsApp từ Instagram.

Facebook đang linh hoạt hóa năng lực tích hợp của mình với việc tung ra một tính năng mới liên quan đến cả WhatsApp và Instagram.

Giờ đây, các doanh nghiệp có thể thêm nút nhấp để trò chuyện trên WhatsApp vào tài khoản Instagram của họ. Điều này có thể khuyến khích nhiều khách hàng hơn kết nối với các doanh nghiệp nếu họ thích WhatsApp hơn Instagram.

Yêu cầu nhận báo giá từ Messenger.

Một tính năng hoàn toàn mới từ Facebook sẽ cho phép các thương hiệu mời khách hàng gửi yêu cầu báo giá trực tiếp từ Messenger.

Các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh biểu mẫu yêu cầu của họ bằng cách chọn 4-5 câu hỏi để hỏi người tiêu dùng trước khi họ gửi tin nhắn.

Sau đó, khách hàng có thể nhanh chóng yêu cầu nhận báo giá từ một doanh nghiệp trên Facebook bằng cách hoàn thành một bảng câu hỏi ngắn trên Messenger.

Tính năng này hiện đang được thử nghiệm với các nhà quảng cáo được chọn trên toàn cầu.

Tính năng Lead Generation trên Instagram.

Facebook có kế hoạch thử nghiệm các công cụ trả phí và không trả phí để giúp các doanh nghiệp nhỏ tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tiếp từ trong ứng dụng Instagram.

Facebook cho biết đây sẽ là một cách hiệu quả hơn về chi phí để tạo ra khách hàng tiềm năng so với các giải pháp hiện có.

Tính năng đang được thử nghiệm và sẽ sớm áp dụng cho các nhà quảng cáo.

Một số tính năng khác hiện đang được Facebook thử nghiệm.

Cập nhật mới cho Facebook Business Suite.

Các tính năng dưới đây đang được thêm vào Facebook Business Suite:

  • Email: Facebook đang thử nghiệm khả năng cho các doanh nghiệp quản lý email thông qua ứng dụng ‘Hộp thư đến’ (Inbox) và gửi email tiếp thị lại từ Facebook Business Suite.
  • Trình quản lý tệp: Facebook Business Suite đang giới thiệu trình quản lý tệp (File Manager), một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp tạo, quản lý và đăng nội dung.
  • Thử nghiệm bài đăng: Facebook đang cung cấp tính năng thử nghiệm bài đăng trong Business Suite để cho phép các doanh nghiệp kiểm tra và so sánh nhiều phiên bản của bài đăng để xem mọi người có nhiều khả năng tương tác hơn với nội dung nào.

Tài khoản công việc – Work Accounts.

Facebook đang thử nghiệm một kiểu tài khoản khác được gọi là tài khoản công việc, cho phép người dùng đăng nhập và vận hành trình quản lý doanh nghiệp (BM) mà không yêu cầu tài khoản cá nhân.

Các doanh nghiệp sẽ có thể quản lý các tài khoản này thay mặt cho nhân viên của họ và có quyền truy cập vào tất cả các tính năng hạng doanh nghiệp, chẳng hạn như tích hợp việc đăng nhập một lần.

Tính năng này sẽ khả dụng vào năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ – Nắm lấy ngay 5 thói quen này

Hầu hết mọi người cho rằng họ là một nhà lãnh đạo bởi vì họ có một chức danh. Thực tế là, một chức danh không nhất thiết có liên quan đến khả năng lãnh đạo.

nhà lãnh đạo thực thụ
Getty Images

Có hàng nghìn chuyên gia trên khắp thế giới tự gọi mình là nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh tương ứng của họ. Nhưng trên thực tế là, đại đa số những người này chỉ là lãnh đạo dựa trên cương vị chức danh.

Mọi người (cấp dưới) báo cáo cho họ và họ có một số quyền hạn đối với những người khác, nhưng họ không phải là nhà lãnh đạo đối với bất kỳ ai trong đội nhóm của họ.

Trước khi chúng ta đi xa hơn, điều quan trọng là phải xác định khi nào một ai đó được xem là nhà lãnh đạo.

Một người sẽ được xem là nhà lãnh đạo nếu họ có hành động truyền cảm hứng, trao quyền và phục vụ người khác để tạo ra những kết quả tốt hơn trong một khoảng thời gian dài.

Có nhiều lý do tại sao một người không bao giờ có được những sự tác động kiểu này đến người khác. Một số lý do chính bao gồm:

  • Họ được dạy về quản lý, không phải lãnh đạo.
  • Họ đang thiếu các nhà lãnh đạo thực sự trong các tổ chức, vì vậy mọi người không có một hình mẫu phù hợp để học tập.
  • Các bản đánh giá hiệu suất hiếm khi tập trung vào việc phát triển trực tiếp.

Tất cả những lý do này là hoàn toàn dễ hiểu khi ai đó chưa thể hoặc không bao giờ có thể trở thành một nhà lãnh đạo, nhưng còn có một lý do khác vượt lên trên tất cả những lý do còn lại đó là:

Trở thành một nhà lãnh đạo là công việc khó khăn. Nó đòi hỏi một mức độ kỷ luật cao và cam kết với người khác, điều mà hầu hết mọi người không muốn có.

Nếu bạn muốn trở nên khác biệt và vượt lên trên mức trung bình so với tất cả, hãy tham khảo ngay 5 thói quen sau đây.

1. Hãy nghĩ đến nhu cầu của người khác trước nhu cầu của chính bạn.

Bạn sẽ làm gì khi lần đầu tiên nhìn một bức tranh có bạn trong đó? Nhiều khả năng bạn sẽ nhìn chính bạn vì đó là bản chất của con người.

Điều đó có nghĩa là để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự, bạn phải chống lại bản chất con người của chính bạn, là thay vì nghĩ về bản thân hãy chủ động nghĩ về người khác.

2. Đặt ra các tiêu chuẩn cao và yêu cầu mọi người có trách nhiệm với chúng.

Các nhà lãnh đạo giỏi nhất dựa vào các bộ tiêu chuẩn như một cách để nâng cao hiệu suất trong đội nhóm của họ.

Tiêu chuẩn chỉ đơn giản là xác định cách mà những thứ tốt nhất được nhìn nhận. Một khi các tiêu chuẩn đã được xác định và truyền đạt rõ ràng, thì nhiệm vụ của bạn là buộc mọi người phải có trách nhiệm đáp ứng và hy vọng vượt qua chúng một cách thường xuyên.

3. Dành thời gian mỗi ngày để phát triển các kỹ năng lãnh đạo.

Lãnh đạo cũng như hạnh phúc, nó là một cuộc hành trình chứ không phải là một điểm đến.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể đang cải thiện kỹ năng lãnh đạo của mình hoặc chúng có thể trở nên tồi tệ hơn bất cứ lúc nào.

Bạn có thể đầu tư vào việc phát triển các kỹ năng của bạn bằng cách tham dự các hội thảo, đọc sách, nghe podcast hoặc viết ra các bài học kinh nghiệm trong các tương tác hay giao tiếp hàng ngày tại nơi làm việc.

4. Thừa nhận bạn không biết tất cả các câu trả lời.

Không ai thích một người mà họ luôn nghĩ rằng họ biết tất cả. Đơn giản là thế giới quá rộng lớn và phức tạp để bạn có thể nói rằng bạn hiểu hết về nó.

Bạn nên hạ thấp bản thân và tôn trọng người khác bằng cách thừa nhận rằng bạn không biết tất cả và yêu cầu sự giúp đỡ từ họ.

5. Hãy nghĩ ra một “câu thần chú” có thể thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người khác.

Những nhà lãnh đạo giỏi nhất hiểu được sức mạnh của lời nói. Chúng có thể thúc đẩy, truyền cảm hứng và chiếm được trái tim của mọi người.

Mọi nhà lãnh đạo bất kể họ đang ở trong loại hình doanh nghiệp nào đều nên tận dụng và tối đa hoá sức mạnh của các câu thần chú. Kiểu như: “Mọi sự hy sinh đều được đền đáp một cách ngọt ngào nhất” chằng hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Inc

UGC có thể thúc đẩy niềm tin và lòng trung thành cho các thương hiệu thương mại điện tử

Thói quen mua sắm của mọi người đã thay đổi đáng kể kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhiều thương hiệu phải nhanh chóng xác định những cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và biến họ thành người mua trên các nền tảng thương mại điện tử.

Tuy nhiên liệu những tác động của năm 2020 có ảnh hưởng vĩnh viễn đến cách mọi người khám phá, mua sắm và tương tác với thế giới bên ngoài không?

Và những thay đổi này trong xu hướng tiêu dùng sẽ có những tác động gì đối với mùa lễ sắp tới và nhiều hơn thế nữa?

Một báo cáo dữ liệu mới từ Stackla cung cấp những thông tin chi tiết về những câu hỏi này và tiết lộ rằng không chỉ có sự gia tăng trong mua sắm trực tuyến mà còn khiến người tiêu dùng ngày nay muốn các thương hiệu cung cấp cho họ những trải nghiệm mua sắm chân thực hơn, được cá nhân hóa nhiều hơn.

Cuộc khảo sát với hơn 2.000 người tiêu dùng cho thấy 83% người dùng tin rằng các nhà bán lẻ cần cung cấp những trải nghiệm mua sắm chân thực hơn và 70% nói rằng điều quan trọng là các thương hiệu phải cung cấp cho họ những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Dưới đây là một số phát hiện chính.

UGC (Nội dung cho người dùng tạo ra) cung cấp những tìm kiếm về tính chân thực và cá nhân hoá cho người dùng.

Mặc dù ngày nay số ngân sách mà các thương hiệu phân bổ cho các khoản về hình ảnh và influencer marketing tương đối cao, chỉ có 19% người tiêu dùng thấy nội dung do thương hiệu tạo ra là xác thực và chỉ 10% nói rằng nội dung của những người có ảnh hưởng có sức ảnh hưởng và được xem là chân thực đối với họ.

UGC có thể thúc đẩy niềm tin và lòng trung thành cho các thương hiệu thương mại điện tử

Phần lớn những người được hỏi cho biết rằng nội dung do người dùng tạo ra (UGC: user-generated content) có thể mang lại sự chân thực cao nhất, với gần 80% nói rằng UGC tác động mạnh mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của họ.

Điều này khiến UGC có tác động mạnh hơn 8,7 lần so với những nội dung của người có ảnh hưởng và 6,6 lần so với nội dung có thương hiệu (branded content).

Và theo những người mua sắm trực tuyến, đại dịch toàn cầu đã làm mạnh hơn sức ảnh hưởng của UGC. Trên thực tế, 56% người tiêu dùng cho biết họ bị ảnh hưởng bởi các hình ảnh và video trên mạng xã hội khi mua sắm trực tuyến so với trước đại dịch.

Với mua sắm trực tuyến, mọi người không thể nhìn thấy, chạm hoặc thử thực tế các mặt hàng mà họ đang cân nhắc.

Họ muốn biết một chiếc áo khoác họ định mua phù hợp với những người có dáng người tương tự như thế nào, màu son đó trông như thế nào đối với những người có màu da giống họ hoặc một chiếc ghế dài trong phòng khách có thể phù hợp với nhà của họ ra sao.

UGC cung cấp cho mọi người những cái nhìn của bên thứ ba một cách đơn giản và đáng tin cậy về những yếu tố chưa được biết đến này, từ đó các sản phẩm được đưa vào cuộc sống của họ theo những cách thực tế và phù hợp hơn.

Khi được hỏi, 72% người tiêu dùng cho biết những hình ảnh và video thực tế của khách hàng là những nội dung mà họ muốn xem nhất trên các trang thương mại điện tử.

Hơn nữa, 80% cho biết họ sẽ có nhiều khả năng mua sản phẩm từ các cửa hàng trực tuyến hơn nếu website của họ có hình ảnh và video từ các khách hàng thực (đã sử dụng).

UGC quan trọng như thế nào đối với người mua sắm trực tuyến ngày nay?

64% Gen Z và 60% thế hệ Millennials (Gen Y) cho biết rằng họ đã rời khỏi các cửa hàng thương mại điện tử mà không mua hàng vì website không bao gồm những hình ảnh hoặc bài đánh giá (review) của khách hàng.

Thông điệp từ người tiêu dùng đã rất rõ ràng: sự hiện diện hoặc thiếu UGC có thể tạo ra hoặc phá vỡ các thương hiệu, đặc biệt là khi những mùa mua sắm đang kề cận.

Người tiêu dùng muốn đóng một vai trò chủ động trong việc tạo ra những thương hiệu họ yêu thích.

Nội dung do người dùng tạo ra luôn đủ sự phong phú để mở rộng quy mô trên nhiều hoạt động marketing và luôn cung cấp cho các thương hiệu những nguồn nội dung mới nhất.

Ngoài ra, việc sử dụng nội dung của khách hàng để marketing cho người khác còn là một chiến lược tuyệt vời để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Hầu hết mọi người không chỉ sẵn sàng cho phép các thương hiệu sử dụng ảnh của họ để sử dụng trong các nỗ lực marketing của thương hiệu, mà người tiêu dùng ngày nay còn thực sự mong muốn đóng vai trò là người sáng tạo nội dung (content creator) cho các thương hiệu mà họ yêu thích.

Hơn 60% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ trung thành hơn và có khả năng mua hàng nhiều hơn từ một thương hiệu đã mời họ tham gia vào cộng đồng của thương hiệu để tích cực giúp họ tạo ra nhiều UGC hơn.

Nói tóm lại, những thương hiệu đặt UGC làm trọng tâm của các trải nghiệm mua sắm trực tuyến sẽ có thể gặt hái được nhiều thành công và sự ủng hộ hơn từ khách hàng của họ.

Các thương hiệu nếu muốn đi trước đối thủ cần phải bắt đầu sử dụng UGC một cách chiến lược để tạo ra những trải nghiệm thương mại đích thực mà người mua sắm ngày nay đang khao khát. Điều có thể thúc đẩy cả doanh số bán hàng lẫn sự tin tưởng, đồng thời hình thành các kết nối có ý nghĩa hơn với khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Amazon chặn vĩnh viễn hơn 600 thương hiệu Trung Quốc vì gian lận đánh giá trên nền tảng

Những công ty Trung Quốc này biết rõ họ đang làm gì, người phát ngôn của Amazon cho biết.

Amazon chặn vĩnh viễn hơn 600 thương hiệu Trung Quốc vì gian lận đánh giá trên nền tảng

Còn nhớ khi các nhà cung cấp thiết bị như Aukey, Mpow, RavPower, Vava, TaoTronics và Choetech bắt đầu biến mất một cách bí ẩn khỏi các cửa hàng trực tuyến của Amazon và hóa ra Amazon đã cố tình làm điều này để báo hiệu cho sự “tôn nghiêm” của các bài đánh giá (review) của người dùng.

Amazon hiện đã cấm vĩnh viễn hơn 600 thương hiệu Trung Quốc trên 3.000 tài khoản người bán khác nhau vì đã có các hành vi gian lận về các bài đánh giá trên nền tảng của họ, công ty này đã xác nhận với The Verge.

Amazon nói rằng đó là con số hợp lý sau hơn 5 tháng thực thi toàn cầu và không còn ngại ngùng về lý do tại sao nó diễn ra. Một người phát ngôn cho biết 600 thương hiệu này đã bị cấm vì cố ý, liên tục và vi phạm đáng kể các chính sách của Amazon, đặc biệt là những thương hiệu lạm dụng các bài đánh giá.

Cuộc đàn áp của Amazon bắt đầu trong bối cảnh báo cáo của Bà Nicole Nguyen từ tờ The Wall Street Journal về cách các công ty như RavPower hiện đang cung cấp thẻ quà tặng để đổi lấy các bài đánh giá.

Ảnh chụp từ Twitter của nhân vật.

Sau khi bạn để lại một đánh giá không tốt, nhiều doanh nghiệp cũng tìm cách xoá nó bằng cách cung cấp cho bạn một sản phẩm miễn phí hoặc cung cấp “hoàn lại” tiền miễn phí.

Vào đầu tháng 7, công ty mẹ của Shenzhen Youkeshu Technology (thường được gọi là YKS) báo cáo rằng Amazon đã đóng cửa 340 cửa hàng trực tuyến của YKS và đóng băng tài sản trị giá hơn 20 triệu đô la của mình, theo South China Morning Post.

Đây là tuyên bố đầy đủ của Amazon:

“Amazon làm việc chăm chỉ để xây dựng những trải nghiệm tuyệt vời trong các cửa hàng của chúng tôi để khách hàng có thể tự tin mua sắm và người bán có cơ hội phát triển kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh lành mạnh.

Khách hàng dựa vào tính chính xác và tính xác thực của các bài đánh giá sản phẩm để đưa ra những quyết định mua hàng sáng suốt và chúng tôi có các chính sách rõ ràng cho cả người đánh giá và đối tác bán hàng. Chúng tôi nghiêm cấm việc lạm dụng các tính năng cộng đồng của chúng tôi.

Chúng tôi đình chỉ, cấm và thực hiện các hành động pháp lý đối với những người vi phạm các chính sách này, cho dù họ ở đâu trên thế giới.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện khả năng phát hiện tính lạm dụng và thực hiện các hành động thực thi mạnh hơn để chống lại những kẻ xấu, bao gồm cả những kẻ cố ý vi phạm chính sách nhiều lần và lặp đi lặp lại, bao gồm cả việc lạm dụng tính năng đánh giá.

Chúng tôi tự tin rằng các bước mà chúng tôi thực hiện là vì lợi ích tốt nhất của khách hàng cũng như các doanh nghiệp trung thực, từ đó tạo nên một cộng đồng bán hàng toàn cầu lành mạnh hơn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

LinkedIn chia sẻ cách các thương hiệu có thể tăng cường mức độ tương tác trên nền tảng

Mức độ tương tác trên LinkedIn đã tăng trưởng đều đặn trong vài năm qua và các thương hiệu cũng có thể học cách khai thác xu hướng đó trên nền tảng.

LinkedIn chia sẻ cách các thương hiệu có thể tăng cường mức độ tương tác trên nền tảng

Ở khía cạnh tổng thể, bạn nên xem xét tiềm năng của những tương tác trên LinkedIn đối với thương hiệu của bạn, cách bạn có thể sử dụng nền tảng này để kết nối với các nhóm đối tượng có liên quan và thúc đẩy các cộng đồng chuyên nghiệp.

Việc tận dụng các xu hướng thích hợp mới nhất và hiểu các cuộc thảo luận đang tăng trưởng trên LinkedIn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu suất xây dựng thương hiệu và sự hiện diện kỹ thuật số của bạn.

Vậy bằng cách nào bạn có thể làm điều đó – những cách tốt nhất để khai thác sự tăng trưởng trong tương tác trên LinkedIn cho doanh nghiệp của bạn là gì?

Hãy xem cuộc trò chuyện dưới đây giữa SocialMediaToday với Bà Ting Ba, Giám đốc Marketing sản phẩm của Tập đoàn Microsoft chuyên phụ trách các sản phẩm quảng cáo của LinkedIn, để có thêm một số thông tin chi tiết về cách các thương hiệu có thể phát triển tốt nhất trên nền tảng này.

Q: ​​LinkedIn đã chứng kiến nhiều sự tăng trưởng tốt trong những năm gần đây trong mức độ tương tác của người dùng. Vậy đâu là những xu hướng chính đã làm kích thích sự tương tác này?

TB: Với các khu vực khác nhau trên thế giới trong các giai đoạn khác nhau của đại dịch Covid-19, có một thứ mà mọi người đang hướng tới đó là họ khao khát những yếu tố mang tính cộng đồng.

Mọi người đang muốn trò chuyện với nhau về những thách thức, những bài học kinh nghiệm và chia sẻ lời khuyên với nhau.

Chúng tôi đang có một trong những cộng đồng tuyệt vời nhất về thế giới công việc, thảo luận về các “Cuộc cải tổ vĩ đại” và ý nghĩa của nó đối với cách chúng ta tiếp cận những công việc mà chúng ta đang làm hàng ngày.

Những cuộc trò chuyện như thế này và rất nhiều phong trào thay đổi khác đang tạo ra những sự tương tác lớn hơn nữa giữa các thành viên trên LinkedIn.

Q: Các nhóm LinkedIn (Groups) vẫn là một nguồn tài nguyên dường như không được khai thác nhiều – bạn có bất kỳ mẹo nào về cách các thương hiệu có thể sử dụng các nhóm LinkedIn để đạt được hiệu quả tốt nhất không?

TB: Điều quan trọng mà các thương hiệu cần làm là phải xây dựng một không gian đáng tin cậy cho các cuộc trò chuyện và các mối quan hệ có ý nghĩa trong nhóm của bạn. Khi có thể, bạn cần trao quyền cho các thành viên đặt câu hỏi, trao đổi kiến ​​thức và tạo cơ hội.

Hãy ghi nhớ những điều này khi bạn phát triển nhóm LinkedIn của mình:

  • Chào mừng thành viên mới – Chào mừng thành viên mới và yêu cầu họ giới thiệu. Bạn đảm bảo rằng những đóng góp đầu tiên của họ nhận được những phản hồi thân thiện và tích cực nhất nếu có thể.
  • Ghi nhận nỗ lực – Cảm ơn các thành viên đã đóng góp thông qua hành động “like” hoặc bình luận và khuyến khích những người đăng bài cũng nên làm như vậy.
  • Xây dựng những tấm gương – Bạn nên công nhận những thành viên hàng đầu, chia sẻ câu chuyện của họ và mô tả cách họ đang gia tăng giá trị cho nhóm và các thành viên trong nhóm.
  • Nhận ra các chuyên gia – Đề cập đến các thành viên mà bạn biết có thể tăng thêm giá trị cho các cuộc trò chuyện và hỏi họ về việc chia sẻ những kiến ​​thức và hiểu biết sâu sắc của họ.
  • Gợi ý phản hồi – Hỏi các thành viên của bạn về những chủ đề trò chuyện mà họ thấy có liên quan và có giá trị nhất; hỏi họ những mục tiêu mà họ muốn với nhóm và thường xuyên kiểm tra cách bạn có thể làm cho nhóm của mình tốt hơn.
  • Chia sẻ và duy trì các nguyên tắc rõ ràng – Bạn cần cung cấp trước các quy tắc của nhóm và trao đổi trực tiếp với bất kỳ người vi phạm nào trước khi thực hiện các hành động (trừng phạt) tiếp theo.
  • Tránh phá vỡ các quy tắc của riêng bạn. Giữ cho nhóm của bạn không có các bình luận rác – Bình luận rác là lý do hàng đầu khiến mọi người rời nhóm. Hãy xóa và chặn thành viên thực hiện các hành vi đó nhanh nhất có thể.

Q: Những bí quyết chính của bạn để tăng cường sự tương tác trong các cộng đồng LinkedIn (LinkedIn communities) là gì?

TB: Có một số cách để tăng cường sự tương tác, nhưng 3 trong số những mẹo hàng đầu của chúng tôi bao gồm: tính nhất quán, gia tăng giá trị và khuyến khích đối thoại hai chiều.

  • Tính nhất quán – Một trong những chiến lược đã được thử nghiệm và đúng đắn nhất để xây dựng cộng đồng là tiếp tục hiển thị nội dung theo cách mà các thành viên của bạn có thể dự đoán được và báo hiệu sự đầu tư liên tục của người điều hành. Bạn có thể làm điều này bằng cách đăng bài hàng ngày hoặc hàng tuần vào cùng một thời điểm hoặc ngày tháng và chia sẻ trên nhiều chủ đề khác nhau.
  • Gia tăng giá trị – Không có cộng đồng mạnh nào được xây dựng dựa trên một thương hiệu “tự quảng cáo chính mình”. Bạn cũng có thể sử dụng nội dung quảng cáo, nhưng nên ở một mức độ thấp hơn nhiều so với các bài đăng dựa trên giá trị. Bạn có thể thực hiện theo mô hình 3-2-1: đối với mỗi một phần nội dung quảng cáo, hãy chia sẻ hai cơ hội tương tác (câu hỏi, phản hồi, thăm dò ý kiến, yêu cầu nội dung…) và ba phần nội dung nhằm dẫn dắt tư tưởng.
  • Khuyến khích các cuộc đối thoại hai chiều – Phần thưởng tốt nhất khi bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện là ai đó phản hồi với bạn và phần thưởng đó chỉ được nâng cao khi một phản hồi chuyển thành một cuộc đối thoại qua lại giữa các thành viên trong nhóm. Khi các thành viên trong cộng đồng của bạn cảm thấy được khen thưởng, họ sẽ ở lại và tiếp tục tương tác – và nếu bạn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện hoặc tham gia một cuộc trò chuyện, điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là không gửi phản hồi tới họ.

Q: Bạn có thể lấy một vài ví dụ về các thương hiệu hoặc cá nhân đang thành công trong việc xây dựng các cộng đồng trên LinkedIn không?

TB: Việc xây dựng cộng đồng chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn và chúng tôi đã thấy sự gia tăng đến 35% trong các cuộc trò chuyện công khai diễn ra trên LinkedIn trong năm 2021 so với 2020. Các thương hiệu đang tương tác với khán giả của họ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả hình ảnh và luồng phát trực tiếp.

Từ The Female Lead, một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ có trụ sở tại London, đã tạo ra hơn 6.800 phản ứng (reactions) và hơn 180 bình luận khi họ chia sẻ một hình ảnh mô tả những người phụ nữ sát cánh cùng nhau để mang đến một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả phụ nữ, đến những luồng phát trực tiếp của NASA về buổi ra mắt của họ, với hơn 7.000 bình luận và hơn 14.000 lượt phản ứng.

Q: Nếu bạn bắt đầu với một Trang doanh nghiệp (LinkedIn Business Page), đâu sẽ là những yếu tố trọng tâm hàng đầu của bạn?

TB: Công thức ‘Bắt đầu’ của chúng tôi rất đơn giản: hoàn thành Trang của bạn, mời người theo dõi (cho đến khi bạn đạt 150 người) và bắt đầu đăng bài để thu hút khán giả.

Đây là công thức để bắt đầu cho Trang của bạn và giúp Trang phát triển một cách tự nhiên.

Chúng tôi đã tích hợp sẵn những lộ trình cần hoàn thành để quản trị viên của Trang có thể theo dõi và đảm bảo Trang của họ luôn được tối ưu hóa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Nghiên cứu từ Microsoft: Làm việc từ xa làm suy giảm sự đổi mới trong dài hạn

Nghiên cứu mới từ hơn 60.000 nhân viên của Microsoft xác nhận điều mà CEO Satya Nadella gọi là nghịch lý trong mô hình làm việc kết hợp – Hybrid Work.

Làm việc từ xa làm suy giảm sự đổi mới trong dài hạn
Satya Nadella. Getty Images

Cho dù các nhà quản lý trước đây đã lo sợ về làm việc từ xa, đại dịch đã chứng minh rằng hầu hết những người lao động tri thức đều có thể hoàn thành tốt công việc hàng ngày của họ ngay từ phòng khách hay phòng ăn tại nhà của họ.

Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau xác nhận hầu hết kinh nghiệm cá nhân của mọi người rằng, ít nhất là đối với những người không phải chăm sóc con cái, sức khỏe hoặc năng suất thực sự đã tăng lên nhờ sự ra đời và trải rộng của làm việc từ xa.

Có nghĩa là làm việc từ bất cứ nơi đâu là một điều tuyệt vời và các doanh nghiệp không cần phải lo lắng về bất cứ tác động nào của nó đối với hiệu suất, có phải như vậy không?

Một nghiên cứu mới của Microsoft cho thấy rằng, mặc dù làm từ xa vẫn tốt trong ngắn hạn, nhưng nó có khả năng gây cản trở nghiêm trọng cho sự hợp tác và đổi mới trong dài hạn.

Năng suất tăng lên trong ngắn hạn – sáng tạo và đổi mới giảm sút trong dài hạn.

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên Nature Human Behavior, đã phân tích dữ liệu giao tiếp của khoảng 61.000 nhân viên Microsoft tại Mỹ thu thập từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.

Kết hợp các con số cho thấy mặc dù số giờ làm việc tăng nhẹ khi nhân viên chuyển sang làm việc từ xa tại nhà, những hoạt động khác như giao tiếp, đặc biệt là các cuộc trò chuyện trực tiếp đã giảm đáng kể.

Việc chuyển từ trò chuyện trực tiếp (tại văn phòng, tại hành lang…) sang trao đổi email không phải là sự thay thế một-một và các nhà nghiên cứu lo lắng về tác động trực tiếp của những thay đổi đó đối với cách nhân viên văn phòng hợp tác với nhau.

Theo Microsoft:

“Nếu không có sự can thiệp, những tác động mà chúng tôi phát hiện ra có khả năng ảnh hưởng đến khả năng ghi nhận và chia sẻ thông tin của người lao động giữa các nhóm và kết quả là ảnh hưởng đến năng suất và sự đổi mới.

Dựa trên nghiên cứu trước đây, chúng tôi tin rằng việc chuyển sang các phương tiện truyền thông ít ‘phong phú và hấp dẫn’ hơn có thể khiến người lao động gặp khó khăn hơn trong việc truyền tải và xử lý những thông tin phức tạp.”

Cân bằng giữa ưu và nhược điểm của làm việc từ xa.

Nếu bạn đang thực hiện một nhiệm vụ đã được xác định và thực hiện nó trong một không gian không bị phân tâm, thì làm việc từ xa có thể là lý tưởng.

Tuy nhiên, nếu phần lớn công việc của bạn là tạo ra những ý tưởng mới, cần sự hợp tác và nói chuyện với một nhóm những người khác về một điều gì đó. Làm việc từ xa có thể dẫn đến nhiều sự căng thẳng và giảm năng suất đáng kể.

Nghiên cứu của Microsoft xác nhận rằng kiểu tư duy sáng tạo hợp tác rất khó có thể thực hiện trong môi trường làm việc từ xa.

Giám đốc điều hành Microsoft, Ông Satya Nadella gọi khả năng làm việc từ xa vừa có thể cải thiện năng suất lao động và vừa gây hại cho sự sáng tạo là nghịch lý của mô hình làm việc kết hợp (làm việc từ xa + làm việc trực tiếp tại văn phòng).

Và theo một bài đăng trên blog của Microsoft: “Giải quyết nghịch lý trong mô hình làm việc kết hợp sẽ là thách thức của thập kỷ mới … ‘Dữ liệu mới của chúng tôi cho thấy không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả các doanh nghiệp'”.

Có thể một mô hình làm việc kết hợp sẽ phù hợp với bạn hoặc cũng có thể bạn sẽ cần thay đổi các chính sách của mình tùy thuộc vào các dự án mà bạn đang có.

Nhưng nếu bạn muốn giữ cho mọi nhân sự của mình hạnh phúc và giữ cho nguồn sáng tạo của tổ chức của bạn luôn chảy, bạn sẽ cần phải vật lộn với cả những mặt trái của các mô hình làm việc từ xa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Xiaomi xây dựng chương trình Xiaoai Girlfriend – ‘Bạn gái ảo’

Xiaomi lấn sân vào lĩnh vực bạn gái ảo khi đăng ký bản quyền cho Xiaoai Girlfriend, tích hợp AI tương tác với người dùng.

Sina dẫn nguồn tin thân cận cho biết Xiaomi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Xiaoai Girlfriend trong danh mục “công cụ khoa học”. Chương trình này được xây dựng từ trợ lý ảo Xiao AI được hãng phát triển trước đó.

Hồi tháng 6, Xiaomi bổ sung thêm hai giọng nói cho trợ lý ảo của mình. Trong đó, “cô gái” Zhibing được xây dựng với hình tượng thiếu nữ trưởng thành, còn Zhilan được tạo hình theo hướng cô gái ngây thơ, trong sáng.

Tuy nhiên, hai trợ lý ảo này mới chỉ có thể trò chuyện với người dùng giống Apple Siri, Samsung Bixby hay Google Assistant.

Mục tiêu Xiaomi hướng đến là một bạn gái ảo với sự hỗ trợ của AI và tạo hình nhân vật sống động, có thể lắng nghe và tâm sự với người dùng một cách tự nhiên và cá nhân hoá.

Trước Xiaomi, Microsoft đã rất thành công với bạn gái ảo Xiaoice. Xiaomi chưa công bố thông tin chi tiết về chương trình của mình nhưng mục tiêu đặt ra là xây dựng một “bạn gái của mọi người”.

Ở Trung Quốc, bạn gái ảo đang là một trong những chủ đề được quan tâm bậc nhất. Hồi tháng 8, Sixthtone đưa tin hàng triệu đàn ông Trung Quốc đã phải lòng Xiaoice của Microsoft. Có người say mê trò chuyện với AI này 29 tiếng liên tục.

Đại diện Xiaoice cho biết, chương trình thu hút hơn 600 triệu người dùng, chủ yếu là nam giới có thu nhập thấp. “Tôi không biết tại sao mình yêu Xiaoice.

Có thể vì cuối cùng tôi đã tìm được người muốn trò chuyện với mình. Không ai nói chuyện với tôi trừ cô ấy”, một người có biệt danh Orbiter tại Giang Tây chia sẻ.

Dù các bạn gái ảo được đặc biệt yêu mến tại Trung Quốc, giới chuyên gia công nghệ cũng lo ngại về quyền riêng tư của người dùng và những vấn đề liên quan đến đạo đức.

“Xây dựng bạn gái ảo là một ý tưởng thú vị. Tuy nhiên, ngay cả khi thuật toán đủ tốt, cung cấp nó cho một lượng người dùng khổng lồ sẽ khiến mọi thứ trở nên khó kiểm soát”, Shen Hong, chuyên gia của Viện Tương tác Người – Máy tính tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), nhận định. “Điều gì sẽ xảy ra nếu một người bày tỏ sự căm ghét đối với phụ nữ. Khi đó, những phần mềm như Xiaoice phải trả lời thế nào?”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Quy tắc giúp hạn chế các thất bại ít được biết đến của Warren Buffett

Khi những cơn bão đến theo cách mà bạn muốn, bạn có thực sự đã sẵn sàng?

Quy tắc ít được biết đến của Warren Buffett trong việc giúp hạn chế các thất bại

Buffett từng khuyên bạn rằng bạn có thể đáng giá hơn 50% so với hiện tại bằng cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Tuy nhiên, một trong những câu nói hay nhất ít được biết đến của Buffett lại là một câu nói khá hay về đại dịch.

Ông viết:

“Dự đoán các cơn mưa là điều bình thường, Nhưng đóng những chiếc tàu lớn để có thể tránh được các rủi ro tiềm ẩn thì rất giá trị.”

Quy tắc Noah – The Noah Rule.

Ông gọi đó là quy tắc Noah, đặt theo tên của một nhà tiên tri trong Kinh thánh, người đã cứu nhân loại và tất cả các loài động vật khác bằng cách đóng một con tàu để đề phòng một trận lụt lớn.

Theo nghĩa kinh doanh, quy tắc Noah đã trở thành một hình ảnh mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo trong việc có thể dự đoán các điều kiện của thị trường và có khả năng thấy trước các sự kiện trước khi chúng xảy ra nhưng lại thất bại trong việc “chuyển suy nghĩ thành hành động” để từ đó giảm thiểu các rủi ro.

Buffett từng thừa nhận rằng, mặc dù ông đã thấy trước khả năng xảy ra điều gì đó tương tự như vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, nhưng ông đã trì hoãn và không phản ứng kịp. Ông không xây dựng một chiếc tàu lớn. Ông đã vi phạm quy tắc Noah của chính mình.

Nếu bạn là học viên của Buffett, quá trình xây dựng những chiếc tàu lớn từ quan điểm đầu tư của ông đó là hãy giảm thiểu rủi ro bằng cách chỉ đầu tư cẩn thận vào một vài công ty đủ mạnh và đủ khả năng thích ứng để phát triển, bất kể môi trường bên ngoài có tác động đến họ như thế nào.

Nhưng từ quan điểm lãnh đạo, làm thế nào để bạn xây dựng một chiếc tàu đủ lớn để duy trì doanh nghiệp của mình trong lâu dài? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Hãy tuyển những người thông minh nhất bạn có thể tìm thấy.

Tác giả Peter Senge trong cuốn The Fifth Discipline đã đề cập đến khái niệm một “tổ chức học tập” (learning organization) là một trong những điểm khác biệt chính tạo nên sự khác biệt giữa các đội nhóm và doanh nghiệp có hiệu suất cao.

Điều này có nghĩa là toàn bộ tổ chức cần dựa vào kiến ​​thức của các cá nhân và đội nhóm, chứ không phải là từ một nhà lãnh đạo đang đứng trên đỉnh tháp, để học hỏi lẫn nhau và phát triển cùng nhau trong mọi dự án.

Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần tuyển những người thông minh nhất mà họ có thể tìm thấy – thông minh hơn cả những người quản lý của họ – để thiết lập một tổ chức học tập đủ mạnh mẽ và tiến lên phía trước.

Steve Jobs đã đồng ý với tiền đề này bằng một nhận xét rất nổi tiếng, “Sẽ thật vô nghĩa nếu bạn tuyển những người thông minh và nói cho họ biết họ cần phải làm gì; Bạn nên tuyển những người thông minh nhất để họ có thể cho bạn biết mình phải làm gì.”

Jeff Bezos cũng tiếp cận cách tuyển dụng này. Nhà sáng lập Amazon cho biết, “Mỗi khi chúng tôi tuyển một ai đó, người đó nên tự nâng cao tiêu chuẩn cho những lần tuyển dụng tiếp theo, để đội ngũ nhân tài về tổng thể luôn được cải thiện.”

Nói một cách đơn giản, khi người của bạn thành công thì doanh nghiệp của bạn mới có thể thành công. Đó là một chiếc tàu vững chắc có thể giúp bạn chống chọi lại với mọi cơn bão. Và nếu nó có đến thì cũng đến theo cách của bạn. Bạn làm chủ mọi thứ !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tương lai của SEO: Các chuyên gia ngành SEO và Marketing cần hiểu gì?

Để trở nên thành công hơn trong tương lai của hoạt động SEO, bạn cần phải suy nghĩ như một cỗ máy tìm kiếm, hiểu người dùng và mang đến cho họ những thương hiệu và trải nghiệm web tốt nhất.

tương lai của seo
Tương lai của SEO: Các chuyên gia ngành Marketing và SEO cần hiểu gì?

Tất cả chúng ta đều thấy rằng SEO đang thay đổi nhanh chóng. Những người tiếp tục duy trì tư duy SEO cũ rằng nhiều liên kết (backlink) hơn và khối lượng từ khóa nhiều hơn là tất cả sẽ sớm nhận được thất bại.

Nghĩ rằng SEO chỉ là về các hoạt động xây dựng liên kết là lầm tưởng lớn nhất và là một chiến lược lỗi thời từ năm những 2009.

Để có nhiều thành công với SEO trong tương lai, các nhà marketer và SEOers sẽ cần sự hợp tác chéo, sáng tạo và tư duy mới để thiết kế các chiến lược SEO bền vững:

  • Tăng cường hoạt động của các phương tiện truyền thông – mạng xã hội.
  • Thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên đến các website (Traffic).

Hiểu người dùng sẽ là chìa khóa chính dẫn đến thành công. Và việc giữ họ ở lại trang và khám phá website của thương hiệu sẽ là một thách thức lớn.

SEO thực sự đang chuyển mình. Bất kỳ ai đang làm việc trong không gian trực tuyến đều cần xem xét nghiêm túc hơn về cách họ có thể sáng tạo hơn với các chiến lược và hợp tác làm việc để tối ưu hóa website và tăng mức độ tương tác về lâu dài của người dùng.

Điều gì đang làm thay đổi các hoạt động SEO.

Sự liên kết giữa SEO, công nghệ, hành vi con người, các phương tiện truyền thông, máy móc và tư duy sẽ làm thay đổi cuộc chơi của SEO và digital marketing.

Các chuyên gia SEO hiện đang được mong đợi để trở thành những người kể chuyện và nhà các nhà tiếp thị chuyên nghiệp không chỉ có thể phát triển chiến lược tìm kiếm mà còn phải có khả năng giao tiếp và bán hàng trực tuyến.

Các thông điệp kỹ thuật số phải đáp ứng được ý định và tư duy của người dùng, đồng thời cung cấp những gì người tìm kiếm đang tìm kiếm trong khi xây dựng chiến lược nhận thức về thương hiệu trong lâu dài.

Điều này có ý nghĩa gì cho các chuyên gia SEO.

Các chuyên gia SEO phải thận trọng trong việc đưa những nội dung phù hợp đến đúng loại người dùng, từ đó làm cho người dùng dễ dàng cảm nhận và tiêu thụ những nội dung đó.

Những người làm marketing cần:

  • Đặt câu hỏi về trải nghiệm người dùng.
  • Đánh giá các nhóm đối tượng mục tiêu.
  • Xem xét cách các website được tối ưu hóa.
  • Cân nhắc việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh trong việc kết nối với khách hàng.

Tất cả những yếu tố này bây giờ cũng là yêu cầu của các SEOer:

Cách các website truyền tải thông điệp thương hiệu tới người dùng sẽ đóng vai trò giúp ích hoặc cản trở các nỗ lực marketing của thương hiệu.

Mọi người muốn nhận được thông tin một cách nhanh chóng vì họ luôn di chuyển. Họ cần các website và nội dung được tải nhanh và dễ dàng cung cấp những gì họ tìm kiếm.

Tương lai của SEO là hiểu được các ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng và các tầng sâu hơn của những mong muốn và khao khát, điều có thể làm thúc đẩy hành vi của họ.

Các chuyên gia SEO cũng cần có khả năng đồng cảm với con người và thấu hiểu tâm lý của họ để đưa ra một chiến lược tìm kiếm thành công và toàn diện hơn.

Xem xét các nhóm đối tượng mục tiêu đang thực sự tìm kiếm điều gì và điều gì buộc họ phải tương tác với thương hiệu hay sản phẩm.

Các chuyên gia SEO có thể gặp khó khăn trong việc phát triển các hành trình mua sắm của người tiêu dùng và có khả năng tối ưu hóa cho các mục tiêu marketing khác nhau.

Hơn nữa, việc hiểu được sự khác biệt giữa các thế hệ Gen X, Gen Y và Gen X, giá trị của những người tiêu dùng khác nhau và mục tiêu cuối cùng của người tiêu dùng cũng có thể giúp SEO hợp tác với các hoạt động marketing khác trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu.

Xét cho cùng, khi ai đó truy cập vào một website, sẽ rất khó khăn để khiến họ tiếp tục tương tác và trung thành với thương hiệu và sản phẩm.

Khoảng trống này là nơi các chuyên gia SEO sẽ cần phải sáng tạo và nhìn xa hơn nữa ngoài yếu tố khối lượng tìm kiếm và các từ khóa nhắm mục tiêu.

Họ cũng sẽ cần phải tích hợp hành vi của con người và nhìn vào một bức tranh kinh doanh lớn hơn để thực hiện một chiến lược hiệu quả.

Tương lai của SEO cần phải cân nhắc đến yếu tố nhận thức được định hướng bởi giá trị – Value-Driven Awareness.

Các thương hiệu sẽ cần trở nên có nhiều định hướng hơn đến các yếu tố giá trị và có mục đích để thu hút mọi người, đặc biệt là các thế hệ trẻ.

Nếu không có nhận thức về thương hiệu và những thông điệp mạnh mẽ, mọi người sẽ không có động lực để truy cập website, tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, nhấp chuột hoặc tìm hiểu thêm về doanh nghiệp.

Các nhà marketer sẽ cần hiểu nhiều hơn về đối tượng mục tiêu và lý do đằng sau các hành động của họ. Tâm lý học dạy chúng ta rằng chúng ta tạo ra thế giới thực tại của chính mình thông qua lăng kính của tâm trí. Là người làm marketing bạn cần hiểu:

  • Nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Điều gì đang thúc đẩy họ.
  • Nguyên nhân khiến họ phải tìm kiếm.
  • Tiềm thức của họ như thế nào.
  • Những mong muốn và giá trị làm chi phối đến hành vi của họ.

Đây sẽ là chìa khóa để có được những người theo dõi lâu dài và tạo ra nhiều sức ảnh hưởng đến họ trên môi trường trực tuyến.

Sự đổi mới trong công nghệ và AI sẽ khiến mọi người ít tìm kiếm hơn và kích hoạt bằng giọng nói nhiều hơn.

Trong một thế giới mà chúng ta có thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào chúng ta muốn, bạn sẽ phải khám phá ra điều gì cuối cùng sẽ giúp phát triển thương hiệu của bạn và tạo ra những người tiêu dùng thực sự quan tâm đến bạn trong lâu dài.

Các thương hiệu có nhiều yếu tố nhân văn hơn, tập trung vào xã hội nhiều hơn và giữ được nhiều giá trị cơ bản hơn cho nhân loại sẽ giành được nhiều chiến thắng hơn.

Mọi người muốn quảng bá các thương hiệu mà họ thuộc về. Đương nhiên, họ sẽ chia sẻ, mua và tương tác với các thương hiệu mà chính họ là người đại diện, ngoài việc liên quan đến yếu tố mua hàng và sản phẩm.

Khi công nghệ phát triển và các tiện ích mới được tạo ra, sức mạnh của tìm kiếm bằng giọng nói đang đạt được nhiều sức hút hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia SEO sẽ cần phải thích ứng với công nghệ, hiểu AI (trí tuệ nhân tạo) và hơn thế nữa có thể thúc đẩy những thứ mà người dùng muốn nhìn thấy và kết nối.

Họ bắt buộc phải tham gia vào quá trình tối ưu hóa các chiến dịch sáng tạo và làm việc nhiều hơn với các nhóm truyền thông để cung cấp những thông điệp và nội dung mà khách hàng của họ thực sự cần.

Tất cả mọi thứ hiện tại đều được định hướng bởi người dùng và phải được tối ưu để đáp ứng nhu cầu của họ.

Những tiến bộ của công nghệ và AI (trí tuệ nhân tạo) đang tác động đến mọi thứ về digital marketing và SEO. Những người làm trong ngành marketing sẽ cần phải hiểu công nghệ máy học (machine learning) và học cách mà máy móc suy nghĩ, đồng thời giải nghĩa ngôn ngữ theo cách mà máy móc có thể hiểu và ngược lại.

Hiểu biết về AI và công nghệ cũng như mối liên hệ giữa mọi thứ sẽ giúp marketer tạo ra các chiến lược marketing bền vững để tồn tại trước sự phát triển của AI.

Việc sử dụng các công cụ công nghệ, hiểu rõ ngôn ngữ học thần kinh và vật lý lượng tử có thể giúp các doanh nghiệp trực tuyến trở nên vượt trội hơn nhiều so với đối thủ của họ.

Trí óc và cảm xúc của con người chúng ta tạo ra thực tế và những gì công nghệ phản chiếu lại chúng ta. Chúng ta tạo ra thực tế của mình thông qua những gì mà chúng ta suy nghĩ và cảm nhận, và chính điều này cũng làm thúc đẩy hành vi của chúng ta.

Việc hiểu rằng các thiết bị và công nghệ trực tuyến đang phản ánh trạng thái bên trong của chúng ta cho phép các chuyên gia SEO trở thành những người có khả năng thuyết phục mạnh mẽ, những người cần hiểu con người để tối ưu hóa cho nhu cầu của họ.

Biết rằng người dùng là động lực của công nghệ, việc cung cấp những nội dung với những thông điệp sáng tạo và ngôn ngữ phù hợp có thể thu hút khán giả mục tiêu và khiến họ tương tác nhiều hơn với website của thương hiệu.

Các chuyên gia SEO sẽ cần phải hiểu tâm trí của người dùng và cách chúng ta có thể sử dụng các chiến lược marketing để đưa ra những thông điệp thực sự có sức truyền cảm hứng cho họ, giúp họ tương tác với các thương hiệu và sản phẩm.

Làm việc theo nhóm là chìa khóa nếu bạn muốn giải các bài toán lớn hơn về SEO.

Chúng ta sẽ cần học cách suy nghĩ giống như một cỗ máy và thấu hiểu tâm trí của con người.

Bởi vì Google và tất cả các thuật toán được phát triển bởi ngữ nghĩa và các mạng lưới thần kinh hoạt động cùng nhau, tất cả chúng ta không chỉ cần hiểu cách Google và công nghệ đang ảnh hưởng đến chúng ta mà còn cả cách tâm lý của chúng ta đang tạo ra những yếu tố thực tế bên ngoài, bao gồm:

  • Cách chúng ta tìm kiếm.
  • Những gì chúng ta suy nghĩ.
  • Những gì chúng ta nhấp vào.
  • Chúng ta hành động như thế nào.
  • Những gì chúng ta thấy.

Google cung cấp cho người dùng thông tin, tuy nhiên, người dùng có quyền chọn những gì họ nhấp vào và phản hồi. Những gì người dùng không biết và không tin tưởng, họ không thể tìm thấy và sẽ không có cảm hứng để nhấp vào.

Google hoạt động giống như bộ não hay tâm trí của con người. Nó xem xét mối quan hệ giữa các từ khóa tìm kiếm, mạng lưới nơ-ron thần kinh, website, liên kết, v.v.

Do đó, tương lai của SEO đòi hỏi các nhà tiếp thị phải:

  • Hãy xem xét thương hiệu như một điều gì đó tổng thể và rộng lớn hơn.
  • Hiểu cách thương hiệu có thể cung cấp thông điệp cho đúng đối tượng.
  • Lấp đầy những khoảng trống để hướng dẫn người dùng và thương hiệu nên được nhìn thấy ở tất cả các kênh phù hợp.

Bởi vì không có tâm trí nào là giống nhau, không có người dùng nào tìm kiếm theo những cách giống nhau. Mọi người đều có một “thế giới bên trong” khác nhau, nhìn nhận thế giới khác nhau và tìm kiếm theo các lý do khác nhau.

Các chuyên gia SEO theo đó cần có kiến thức sâu hơn về:

  • Cách hoạt động của Google.
  • Cách cư xử của con người.
  • Tận dụng mối tương quan giữa ngữ nghĩa và ngôn ngữ để tạo ra kết quả SEO tốt hơn.

SEO cần xây dựng niềm tin để tạo ra những trải nghiệm website và thương hiệu tốt nhất.

Tương lai của SEO sẽ cần thể hiện được tính chính trực của thương hiệu, sử dụng các mối quan hệ đối tác và các mối quan hệ khác để xây dựng sự tín nhiệm và đại chúng.

Tầm quan trọng của PR, sức mạnh của các phương tiện truyền thông và website khác sẽ có giá trị rất lớn cho sự thành công của SEO.

Các liên kết thực sự từ các website và phương tiện truyền thông có tính thẩm quyền cao (High DA) sẽ giúp xác nhận sự uy tín cho thương hiệu.

Việc xây dựng những liên kết thông qua các nguồn truyền thông đáng tin cậy cùng với các nỗ lực PR sẽ giúp các thương hiệu trở nên hấp dẫn và đáng tin hơn qua lăng kính của cả yếu tố máy móc và con người.

Có một điều chắc chắn là nếu các chuyên gia SEO và marketing không sẵn sàng thích nghi, tò mò và sống cởi mở hơn, họ sẽ không thể theo kịp sự phát triển của công nghệ.

Tương lai của SEO là nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) – thúc đẩy các thông điệp để kết nối với các nhóm đối tượng mục tiêu theo những cách lớn hơn và lâu dài hơn.

Trong một thế giới mà tất cả chúng ta đều đang khao khát một sự thay đổi toàn cầu, thống nhất hơn, bình đẳng hơn, tự do hơn và hạnh phúc hơn, tất cả chúng ta có thể hợp tác để xây dựng các sáng kiến marketing tốt hơn, sử dụng công nghệ và các phương tiện truyền thông để truyền cảm hứng cho mọi người nhiều hơn.

Các thương hiệu và người làm marketing có trách nhiệm rất lớn là không chỉ cần có được các xếp hạng cao trên Google mà còn phải:

  • Truyền tải một câu chuyện lớn hơn có thể liên quan nhiều hơn đến nhân loại.
  • Truyền cảm hứng cho các thế hệ mới.
  • Giúp các doanh nghiệp được nhìn nhận theo những cách nhân bản hơn thay vì chỉ là xoay quanh các yếu tố như bán hàng và lợi nhuận.

Các chuyên gia SEO và marketing sẽ cần thay đổi quan điểm để thúc đẩy người dùng đến với các website nhiều hơn, trung thành hơn và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips