Skip to main content

Hãng Dược Roche: Đặt mục tiêu thực hiện hơn 100 triệu xét nghiệm kháng thể coronavirus mỗi tháng vào cuối năm nay

Theo tờ Reuters – Công ty dược phẩm hàng đầu của Thuỵ Sỹ Roche đặt mục tiêu thực hiện gấp đôi xét nghiệm kháng thể Covid-19 mới của mình lên đến 100 triệu xét nghiệm mỗi tháng vào cuối năm nay, người đứng đầu đơn vị chẩn đoán của công ty cho biết vào Chủ nhật vừa rồi.

Công ty của Thụy Sĩ này đã giành được sự chấp thuận sử dụng khẩn cấp của Mỹ cho xét nghiệm dựa trên việc lấy mẫu máu tĩnh mạch. Roche cho biết xét nghiệm của họ có tỷ lệ đặc hiệu hơn 99,8% và độ nhạy 100%, các số liệu cho thấy rất ít xét nghiệm dương tính sai và không có âm tính sai.

“Nếu bạn lấy máu từ ngón tay, bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mức độ đặc hiệu giống như bạn sẽ đạt được … khi bạn lấy máu từ tĩnh mạch”, Thomas Schinecker, người đứng đầu về chẩn đoán của Roche cho biết với Tờ Reuters.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Reuters

CEO Tesla: Vừa tuyên bố giá cổ phiếu Tesla hiện đang quá cao, ngay lập tức giá cổ phiếu sụt giảm

Hôm thứ 6 vừa qua, tỷ phú Elon Musk đã đăng trên trang Twitter cá nhân của mình, cho rằng giá cổ phiếu của Tesla hiện đang quá cao. Ngay lập tức, ông nhận được những gì mình muốn khi giá cổ phiếu Tesla sụt giảm 10%.

Còn nhớ năm ngoái, Elon Musk cũng từng “vạ miệng” khi đưa ra tuyên bố sẽ mua lại toàn bộ Tesla và biến trở thành một công ty tư nhân.

Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã buộc tội vị tỷ phú này vì có hành vi thao túng và làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Elon Musk cũng bị cấm đưa ra những phát ngôn tương tự, và cần phải được hội đồng công ty duyệt qua.

Ngay sau khi sự việc hôm thứ 6 xảy ra, Wall Street Journal đã hỏi Elon Musk rằng liệu dòng tweet của ông có phải chỉ là một câu đùa, và liệu có lời đính chính nào hay không. Elon Musk chỉ trả lời vỏn vẹn một chữ “No” bằng email.

Không rõ lý do vì sao CEO Elon Musk lại đăng dòng tweet như vậy. Nhưng rõ ràng nó đã làm ảnh hưởng tới giá cổ phiếu Tesla và khiến nó sụt giảm ngay lập tức. Nếu bị cáo buộc là có hành vi thao túng giá cổ phiếu một lần nữa, Elon Musk rất có thể sẽ bị SEC phạt nặng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via TTVN

Xiaomi bị Forbes cáo buộc việc thu thập dữ liệu duyệt web của người dùng

Theo một nhà nghiên cứu bảo mật hợp tác với Forbes, Xiaomi đã thu thập dữ liệu duyệt web từ những người dùng sử dụng điện thoại thông minh của hãng. Đáng chú ý hơn, việc lấy thông tin này được thực hiện kể cả người dùng mở bình thường hay duyệt web ẩn danh.

“Đó là một cửa hậu trên các tính năng của điện thoại,” theo tuyên bố của ông Gabi Cirlig, một nhà nghiên cứu về an ninh mạng khi nói đến chiếc Redmi Note 8 mới của mình. Ông đã thông báo phát hiện này với truyền thông sau khi nhận ra rằng chiếc smartphone Redmi Note 8 của mình đang theo dõi phần lớn những thao tác trên màn hình mà ông đã thực hiện. Dữ liệu này sau đó được gửi đến các máy chủ từ xa ở nước ngoài.

Nhà nghiên cứu an ninh mạng phát hiện ra rằng một số lượng lớn các thao tác của trên điện thoại đang bị theo dõi, đồng thời, nhiều loại dữ liệu cũng đang được thu thập. Những dữ liệu này bao gồm lịch sử truy cập tất cả các trang web, bao gồm URL, tìm kiếm và tất cả các mục được xem trên nguồn cấp tin tức của Xiaomi. Điều này khiến ông lo ngại rằng danh tính và quyền riêng tư của mình có thể bị phơi bày tại Trung Quốc bất cứ lúc nào.

Hai trình duyệt được nhắc đến là Mi Browser Pro và Mint Browser được cho là đã lưu tất cả các trang web mà nó truy cập. Việc theo dõi thậm chí còn được thực hiện ngay cả khi người dùng đang sử dụng chế độ ẩn danh.

Điện thoại Xiaomi cũng lưu lại tệp mà nó đã mở và được gửi đi. Tất cả dữ liệu được tổng hợp và gửi đến các máy chủ từ xa ở Singapore và Nga mặc dù các tên miền web Xiaomi lưu trữ đã được đăng ký tại Bắc Kinh.

Hàng triệu người có khả năng bị ảnh hưởng bởi theo những gì ông Cirlig mô tả thì đây thực sự là một vụ vi phạm riêng tư nghiêm trọng, mặc dù Xiaomi phủ nhận sự tồn tại của vấn đề. Với mức vốn hóa thị trường là 50 tỷ USD, Xiaomi là một trong bốn nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới về thị phần, chỉ đứng sau Apple, Samsung và Huawei. Hãng đặc biệt có ảnh hưởng lớn tại thị trường smartphone tầm trung với những chiếc điện thoại giá “mềm” nhưng lại có nhiều tính năng của các sản phẩm cao cấp.

Đáp lại những cáo buộc trên của phía Forbes, Xiaomi cho rằng, dữ liệu duyệt web mà họ đang thu thập từ người dùng hoàn toàn tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại về quyền riêng tư dữ liệu của người dùng. Xiaomi khẳng định, các thông tin họ thu thập đều đã nhận được sự đồng ý và hoàn toàn ẩn danh.

“Xiaomi rất thất vọng khi đọc bài báo mới đây của Forbes. Chúng tôi cảm thấy Forbes đã hiểu sai những gì chúng tôi truyền đạt liên quan đến các nguyên tắc và chính sách bảo mật dữ liệu. Quyền riêng tư và bảo mật là mối quan tâm hàng đầu. Chúng tôi đã liên hệ với Forbes để chứng thực mọi thứ và giải thích cho sai lầm đáng tiếc này”, đại diện của Xiaomi cho biết.

Dù chưa thể khẳng định trong “drama” này, ai đúng, ai sai nhưng vụ lùm xùm đã ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng của thương hiệu smartphone đến từ Trung Quốc. Đặc biệt, bài báo lại xuất phát từ một tạp chí danh tiếng Forbes.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VietTimes

Những triết lý tâm đắc nhất từ nhà đầu tư, tỉ phú Warren Buffett

Warren Buffett được coi là “tượng đài” về đầu tư trong giới kinh doanh. Dưới đây là những câu nói tâm đắc nhất của Warren Buffett về cuộc sống, kinh doanh và triết lý sống lớn nhất của ông.

warren-buffett-marketingtrips

Về cuộc sống

  • Trong cuộc đời, bạn chỉ cần làm một vài điều đúng đắn, miễn là đừng làm quá nhiều điều sai trái.
  • Khi bạn đang ở trên một con tàu bị thủng, việc chuyển sang một chiếc tàu khác thường sẽ hiệu quả hơn việc cố gắng vá lỗ thủng trên tàu.
  •  Không cần phải làm những điều phi thường để đạt được những kết quả phi thường.
  • Những gì chúng ta học được từ lịch sử là con người không hề học tập từ lịch sử.
  • Các thói quen thường bị xem nhẹ cho đến khi chúng trở nên quá khó để có thể thay đổi.
  • Dường như phức tạp hóa vấn đề là một trong những đặc tính của con người.
  • Mất tới 20 năm để gây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút để hủy hoại nó. Nếu nghĩ tới điều đó, bạn sẽ hành động khác đi.
  • Tốt hơn hết là nên giao du với những người giỏi hơn bạn. Hãy chọn những người có biểu hiện tốt và họ sẽ ảnh hưởng tích cực tới bạn.
  • Trước đây, Benjamin Graham từng dạy tôi rằng: Giá là thứ bạn phải trả, giá trị là thứ mà bạn nhận được. Cho dù là tất (socks) hay cổ phiếu (stocks), tôi vẫn thích mua hàng chất lượng khi nó được giảm giá.

Về đầu tư

Điều quan trọng nhất ở một nhà đầu tư là khí chất chứ không phải trí tuệ.

  • Để đầu tư thành công cần có thời gian, quy tắc và sự kiên nhẫn. Không cần biết bạn tài năng tới đâu hay nỗ lực thế nào, mọi việc đều cần có thời gian. Bạn không thể sinh em bé trong vòng 1 tháng chỉ bằng cách làm cho 9 người phụ nữ mang bầu.
  • Tôi không cần nhảy qua một hàng rào cao 2 mét, tôi chỉ tìm bức rào cao 30 cm để có thể bước qua.
  • Trước mắt, thị trường chỉ là một cuộc thi mang tính đại trà. Nhưng về lâu dài, thị trường chính là chiếc máy đo lường.
  • Cơ hội không đến thường xuyên. Khi cơn mưa vàng rớt xuống, hãy lấy xô ra để hứng chứ đừng dựng một con đê để chắn.
  • Đầu tư đa dạng là một biện pháp bảo vệ khỏi sự thiếu hiểu biết. Nhưng lại vô nghĩa với những người biết họ đang làm gì.
  • Tôi là một nhà đầu tư giỏi hơn vì tôi là một doanh nhân. Và tôi là một doanh nhân giỏi hơi vì tôi là một nhà đầu tư.
  • Mua một công ty tuyệt vời với mức giá vừa phải sẽ khôn ngoan hơn việc mua một công ty vừa phải với mức giá tuyệt vời.
  • Nếu bạn không muốn sở hữu một cổ phiếu trong 10 năm thì đừng nghĩ đến việc sở hữu nó dù chỉ trong vòng 10 phút. Hãy đặt những công ty có tổng doanh thu liên tục tăng trưởng trong những năm qua vào cùng một danh mục đầu tư, bởi vì giá trị thị trường của danh mục đầu tư đó cũng sẽ tăng trưởng như vậy.

Về triết lý sống

“Tôi sẽ cho bạn biết làm thế nào để trở nên giàu có. Hãy sợ hãi khi người khác tham lam. Và hãy tham lam khi người khác sợ hãi.”

Đây là một cách nói tối giản cho thấy chìa khóa của việc đầu tư là mua vào thấp và bán ra cao. Câu nói này đã trở thành cơ sở cho sự đầu tư thành công của Warren Buffett qua thời gian

“Tôi nói với các sinh viên đại học rằng khi các bạn ở tuổi của tôi, thành công chính là nhận được tình yêu từ những người mà bạn mong chờ sẽ yêu thương bạn.”

Một trong những bài học của Warren Buffett chính là đến cuối cùng, tiền bạc không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.

“Sự khác biệt giữa người thành công và người rất thành công đó là người rất thành công thường nói không với gần như tất cả mọi thứ”.

Rất nhiều người vĩ đại như Steve Jobs, Bill Gates và Warren Buffett đều cho rằng thành công của họ là nhờ vào sự tập trung. Nhiều người thường lập danh sách những việc cần làm dài dòng để đạt năng suất làm việc cao hơn. Nhưng trên thực tế, nếu bạn muốn làm việc lớn thì việc lập danh sách những việc không nên làm mới thực sự là điều quan trọng.

“Tôi đã từng chứng kiến nhiều người thất bại do rượu và tỉ số vay nợ. Thật ra bạn không cần có nhiều khả năng vay vốn. Nếu bạn tài giỏi, bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền mà không cần vay mượn.”

Người ta có thể thành công bằng nhiều cách khác nhau nhưng lại thất bại chỉ vì một vài lý do. Vì vậy, bạn có thể học hỏi từ những thất bại của người khác nhiều hơn là từ những thành công của họ.

“Điều mà các nhà đầu tư cần phải làm là đánh giá các doanh nghiệp đã được lựa chọn một cách thật chuẩn xác. Hãy lưu ý từ “đã được lựa chọn” bởi vì bạn không cần phải biết quá nhiều về tất cả các công ty. Bạn chỉ có thể đánh giá được các doanh nghiệp nằm trong vòng tròn hiểu biết của mình. Điều quan trọng không nằm ở kích thước của vòng tròn mà là biết được giới hạn của nó”.

Nói một cách đơn giản hơn, điều quan trọng là bạn biết đánh giá các doanh nghiệp và bỏ qua những công ty mà bạn không thực sự hiểu về nó.

Vậy bí mật thành công của Warren Buffett là gì? Đó là nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ. Buffett đã trở nên thành công hơn rất nhiều so với ông ấy của 50 năm trước đây.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Grab và Go-jek đang “đốt tiền” để cứu tài xế

Thay vì cắt giảm nhân lực do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hai doanh nghiệp này đang nỗ lực tìm cách cứu các tài xế đối tác của mình.

grab-goviet

Hỗ trợ tài chính

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội, phòng ngừa lây lan dịch bệnh COVID-19, các dịch vụ gọi xe công nghệ nói riêng cũng như các ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác đều chịu thiệt hại nặng nề.

Theo báo cáo của Statqo Analytics, số người gọi xe Grab giảm 24% trong tuần kết thúc vào ngày 26/3, so với tuần từ 22 đến 28/2. Gojek giảm 11% trong cùng kỳ.

Nhưng thay vì cắt giảm nhân viên hay thu nhập, các hãng gọi xe công nghệ này lại đang nỗ lực hỗ trợ đội ngũ tài xế đối tác của mình.

Được biết, Grab đã chi gần 40 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ tài chính. Cụ thể, hiện Grab đã giảm 30% phí thuê xe cho tài xế Singapore đến ngày 4/5. Tại Đông Nam Á, hãng cấp tiền cho tài xế nhiễm COVID-19 hoặc người bị cách ly.

Gojek vào cuối tháng 3 đã công bố quỹ trị giá 100 tỷ rupiah, tương đương 6,38 triệu USD (phần lớn là tiền các lãnh đạo công ty đóng góp 1/4 lương hàng năm). Quỹ này sẽ hỗ trợ các tài xế trong khu vực với những vấn đề như chăm sóc y tế và hàng hoá.

Công ty có trụ sở tại Indonesia nói vào ngày 7/4 rằng họ sẽ tung ra 1 triệu voucher mỗi tuần, mỗi voucher trị giá 5000 rupiah cho các tài xế ở Jakarta để sử dụng tại các nhà hàng mà công ty đang hợp tác.

Tín hiệu tích cực của doanh nghiệp

Ông Phan Hoàng Ninh, CEO KAVE Group đánh giá hành động của Grab và Go-jek vào thời điểm hiện tại tín hiệu tích cực của doanh nghiệp, nhất là vào thời điểm khó khăn hiện tại.

Rõ ràng, việc “đốt tiền” vào thời điểm hiện nay như Grab, Go-jek đối với nhiều doanh nghiệp là hành động chứa nhiều rủi ro, nhất là khi doanh thu sụt giảm. “Tuy nhiên, với Grab, Go-jek, cần biết rằng đây không phải thời điểm duy nhất họ “đốt tiền” mà việc này diễn ra từ lâu” – ông Phan Hoàng Ninh cho hay.

“Thời điểm này, hai doanh nghiệp này đang chia sẻ bớt gánh nặng đối với các cửa hàng kinh doanh nhỏ đang bán hàng trên Grab, Go-jek và đối với các tài xế của họ. Họ muốn cố gắng giữ lại các tiểu thương luôn tồn tại trên các nền tảng này đó là điều rất đáng trân trọng” – CEO Kave Group cho biết.

Về khoản đầu tư này, Grab, Gojek đã có kế hoạch tài chính cho cả năm với các khoản chi để “đốt tiền” trong khoảng bao nhiêu, họ sẽ tính toán cần bao nhiêu tiền để hoạt động, do vậy họ cố gắng đàm phán với các nhà đầu tư để duy trì khoản tiền hoạt động.

Việc duy trì các tài xế, các cửa hàng trực tuyến giúp các cửa hàng trên ứng dụng vẫn giữ nguồn thu, các khách hàng vẫn có thể trải nghiệm các dịch vụ như gọi hàng giao về để hạn chế ra ngoài tiếp xúc, và đặc biệt các tài xế đối tác của Grab, Go-jek vẫn đảm bảo được công ăn việc làm.

Trả lời Reuters hồi cuối tháng 3, đồng Tổng Giám đốc Gojek Andre Soelistyo hi vọng công ty có thể phục hồi “trong vài tháng tới”. Hỗ trợ tài xế giúp startup ở vào thế sẵn sàng một khi nhu cầu di chuyển bật trở lại. Tuy nhiên, tình hình hiện tại khiến triển vọng dài hạn trở nên không chắc chắn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

Tại sao CEO Facebook, Mark Zuckerberg phản đối việc sớm đi làm lại ?

Mark Zuckerberg kêu gọi mọi người nên kéo dài thời gian ở nhà, trong khi tỷ phú công nghệ Elon Musk kêu gọi “mở cửa nước Mỹ ngay lập tức”.

Cuối tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban bố sắc lệnh trao quyền lực lớn hơn cho chính quyền liên bang trong việc tái mở cửa. CEO Facebook lập tức phản đối việc cho phép người dân đi làm lại quá sớm vì lo ngại có thể dẫn đến một đợt bùng phát Covid-19 mới.

Quan điểm của Zuckerberg lập tức trở thành chủ đề tranh cãi trên mạng xã hội không chỉ ở Mỹ mà cả ở Trung Quốc. Phát ngôn của ông chủ Facebook thu hút hàng nghìn bình luận trái chiều với hơn 25 triệu lượt đọc trên Weibo.

Nhiều người ủng hộ Zuckerberg và cho rằng trong tình trạng hiện tại, sức khoẻ của người dân là lựa chọn quan trọng hơn lợi ích kinh tế. “Một trong những biện pháp giúp Trung Quốc kiểm soát Covid-19 là phong toả cả Vũ Hán khi dịch bệnh bùng phát. Nếu người Mỹ chủ quan và sớm quay lại nhịp sống thường nhật khi dịch bệnh chưa qua đi, họ sẽ phải trả giá”, tài khoản Yushui bình luận.

Tuy nhiên, không ít người lại chỉ trích gay gắt. “Nếu đặt mình vào hoàn cảnh của hàng triệu người đang thất nghiệp và phải đối mặt với nhiều rắc rối vì không được đi làm, chắc chắn bạn sẽ không phản đối việc cho phép lao động đi làm lại. Nhiều người có thể chết vì thất nghiệp trước khi chết vì dịch bệnh”, người dùng Duan Yanbin viết.

Một số ý kiến cho rằng Facebook là nền tảng kinh doanh trực tuyến và thu nhập của họ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Càng nhiều người ở nhà, thời gian dùng mạng xã hội càng cao, giúp Facebook hưởng lợi nên không có gì lạ khi họ phản đối đi làm lại.

Tuy nhiên trái với nhận xét trên, lượng truy cập Facebook tăng trong thời gian diễn ra dịch bệnh nhưng doanh thu lại bị giảm mạnh. Cuối tháng 3, John Blackledge, chuyên gia phân tích của Cowen, nhận định doanh thu 2020 của cả Facebook và Google sẽ giảm 20% so với dự báo ban đầu. Trong khi đó, Alex Palmer, chuyên gia của Gupta Media, cho biết giá trung bình của dịch vụ quảng cáo trên Facebook giảm 35-50% từ vài tuần qua.

Trong khi Mark Zuckerberg ủng hộ việc mọi người ở nhà thì tỷ phú công nghệ Elon Musk kêu gọi mở cửa lại nước Mỹ. Ông nói việc phong toả, buộc người dân cách ly tại nhà là chính sách “phát xít”. Hiện các cơ sở sản xuất xe hơi hay nhà máy pin mặt trời của Musk chưa được kinh doanh trở lại và được xếp vào nhóm không thiết yếu và chưa được phép mở cửa. Quan điểm của CEO Tesla cũng bị chỉ trích vì coi thường dịch bệnh và sức khoẻ của mọi người.

Jeff Bezos, CEO Amazon lại tỏ ra thận trọng, không đưa ra quan điểm rõ ràng về việc ủng hộ hay phản đối giãn cách xã hội dù Amazon đang phải giải quyết nhiều vấn đề về nhân sự. Nhu cầu đặt hàng trong mùa dịch tăng đột biến khiến công ty phải tuyển thêm hàng nghìn lao động nhưng cũng phải đảm bảo điều kiện an toàn làm việc cũng như phúc lợi cho họ trong đại dịch.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Cổ phiếu của Facebook tăng đột biến mặc dù nhu cầu quảng cáo giảm do dịch Covid-19

Đại dịch coronavirus đang làm chậm đáng kể sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh quảng cáo trên Facebook, nhưng các nhà đầu tư có vẻ hài lòng với hiệu suất của công ty trong Q1 sau khi Facebook công bố báo cáo doanh số cáo cuối tháng 4 vừa rồi.

Cổ phiếu của Facebook tăng đột biến mặc dù nhu cầu quảng cáo giảm do dịch Covid-19
SAN JOSE, CA – APRIL 18: Facebook CEO Mark Zuckerberg delivers the keynote address at Facebook’s F8 Developer Conference on April 18, 2017 at McEnery Convention Center in San Jose, California. The conference will explore Facebook’s new technology initiatives and products. (Photo by Justin Sullivan/Getty Images)

Cụ thể, Facebook đã “đánh bại” mức kỳ vọng của Phố Wall (Wall Street) về doanh thu khi họ đã kiếm được 17,74 tỷ đô la trong khi giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu ở mức 1,71 đô la. Công ty cũng chia sẻ rằng người dùng hoạt động hàng tháng đã tăng lên 2,6 tỷ người dùng, vượt mức kỳ vọng là 2,55 tỷ.

Cổ phiếu của Facebook đã tăng 10% sau giờ báo cáo phát hành.

Trong khi doanh thu quảng cáo của Facebook trong Q1 cho thấy mức tăng trưởng 17% so với năm trước, Facebook đã sử dụng thông báo thu nhập của mình để “phòng ngừa” kỳ vọng cho quý 2. Thị trường quảng cáo số (Digital Ads) đã có một cú hích lớn trong vài tuần qua trong bối cảnh khủng hoảng đại dịch. Trong thông báo của mình, Facebook cho biết họ đã thấy một nhu cầu quảng cáo giảm đáng kể, cũng như sự sụt giảm liên quan đến giá quảng cáo, trong ba tuần cuối quý 1 năm 2020.

Facebook cũng cho biết thêm, ba tuần đầu tiên của tháng 4 cho thấy sự tăng trưởng đột phá hàng năm của công ty trong mảng kinh doanh quảng cáo. Doanh thu quảng cáo trên Facebook cho Q4 2019 cho thấy mức tăng trưởng 25% so với năm trước.

Mặc dù tăng trưởng đột phá, tuy nhiên các nhà đầu tư cũng đang lo ngại vì thị trường quảng cáo kỹ thuật số có thể ảnh hưởng nghiêm trọng khi các doanh nghiệp thiếu hụt ngân sách quảng cáo sau khủng hoảng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via TechCrunch

Khi content không còn là “King” – Content Marketer cần làm gì ?

Content is King có lẽ là câu nói bất hũ mà xưa nay nhiều marketer vẫn hay sử dụng. Tuy nhiên điều đó giờ đây không khả dụng nữa. Có một yếu tố mới mà bạn cần tập trung vào để nội dung của bạn có thể được xếp hạng tốt hơn.

improve-content-marketingtrips

Giờ đây, Google sẽ ưu tiên lưu lượng truy cập chính xác đến nội dung cụ thể liên quan trực tiếp đến mục tiêu tìm kiếm của người dùng (còn được gọi là Search Intent – ý niệm tìm kiếm của người dùng).

Nói cách khác, Google đang xếp hạng nội dung theo cách nó liên quan đến những gì người dùng muốn thay vì chỉ dựa vào từ khoá và cách làm nội dung trên website của các nhà marketer như trước đây. Content… đã không còn là King !

Sau đây là ba đề xuất tốt nhất về hướng làm nội dung mà bạn có thể làm để có cơ hội tốt hơn trong xếp hạng tìm kiếm (SERPs).

1. Xác định mục tiêu tìm kiếm của người dùng

Đối với một số truy vấn tìm kiếm, Google có xu hướng xếp hạng các trang theo những gì người dùng đang cố gắng thực hiện tìm kiếm.

Vì vậy, đối với một trang hay chủ đề, điều quan trọng là phải hiểu được mục tiêu mong muốn của khách truy cập website, những gì họ muốn đạt được, sau đó viết nội dung cho mục tiêu hay nguyện vọng đó. Hãy đóng vai mình là khách hàng để hiểu họ hơn !

Những gì người dùng muốn dùng (tức là những gì họ đang cố gắng thực hiện tìm kiếm) là những gì ảnh hưởng đến những từ thường được liên kết với một cụm từ khóa nhất định nào đó.

Vì vậy, cách tiếp cận nội dung chỉ với các từ khoá liên quan hoàn toàn không hiệu quả bởi bạn đang bỏ lỡ những thứ nội dung hữu ích mà người dung muốn thấy thay chỉ “từ khoá”.

“Một người tạo ra mồi nhử họ không bán mồi mà họ đang bán khả năng để bắt cá. Vì vậy, nội dung sẽ nên phản ánh điều đó, kiểu như: Bạn sẽ bắt được nhiều cá hơn với…”. Nội dung của bạn sẽ thu hút hơn nhiều.

2. Hãy giao tiếp, minh chứng và kể chuyện bằng hình ảnh

Việc sử dụng đúng hình ảnh bổ sung và mở rộng giao tiếp của chủ đề hay website nhất định sẽ giúp website đó xếp hạng tốt hơn.

Hình ảnh nên có ý nghĩa phù hợp với những gì người dùng đang cố gắng tìm kiếm và nên được thể hiển nổi bật ở ngay phần đầu của nội dung.

Hãy cố gắng để lòng ghép hình ảnh phù hợp với các từ khoá. Người dùng mong muốn đạt được điều gì đó cụ thể từ việc sử dụng sản phẩm của bạn thì hình ảnh sẽ truyền đạt cho họ cách để đạt được kết quả đó. Hãy minh hoạ nó.

3. Hãy trình bày súc tích và tập trung vào chủ để, đừng lan man.

Tâp trung vào chủ đề đang viết, cho dù đó là một chủ đề rộng hay hẹp thì việc giữ cho nó tập trung sẽ giúp khuyến khích người dùng truy cập website ở lại với bạn đến cuối trang, nơi họ có thể có xu hướng phản hồi đến CTA (Lời kêu gọi hành động) hay Nút Mua hoặc nhấp vào các liên kết bạn muốn.

Việc tập trung vào chủ đề viết sẽ còn giúp cho bộ máy tìm kiếm hiểu rõ hơn những thứ mà website hay trang của bạn đang hướng tới.

Phần cuối cùng, hãy truyền đạt những mà một website đang làm dựa trên yếu tố SEO. Làm cho website của bạn trở nên dễ hiểu chính là ý nghĩa của từ “O” trong SEO (Search Engine Optimization). Hãy tối ưu !

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Giám đốc công nghệ gốc Việt của Uber từ chức

Sau 7 năm gây dựng và lãnh đạo đội ngũ kỹ thuật cho Uber, ông Thuận Phạm sẽ chia tay hãng gọi xe này vào ngày 16/5.

uber

Thuận Phạm gia nhập Uber năm 2013 và là một trong những giám đốc cao cấp nhất tại công ty. Theo The Information, ông rời đi trong bối cảnh nhóm kỹ sư Uber 3.800 người của ông có thể bị cắt giảm gần 800 người trong những tuần tới.

“Khi công việc vẫn còn đang tiếp diễn, tôi cảm thấy thoải mái khi rời đi vào thời điểm đội ngũ kỹ thuật của Uber đạt năng suất cao nhất “, Thuận Phạm cho biết, “Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống mạnh mẽ và ổn định, chuẩn bị tốt để đối mặt với tương lai. Đây là đam mê của tôi và tôi rất tự hào về những gì chúng tôi đã làm với tư cách là một đội”.

Thuận Phạm sinh ra ở Việt Nam và đến Mỹ năm 1980. Ông tốt nghiệp Học viên Công nghệ Massachusetts (MIT). Trước khi đến với Uber, ông từng đảm nhận vị trí lãnh đạo đội ngũ kỹ thuật tại nhiều tập đoàn công nghệ như VMWare, Westbridge và Doubleclick…  Thuận Phạm gia nhập Uber khi công ty này mới hoạt động tại 60 thành phố với 40 kỹ thuật viên.

Chỉ 4 năm sau đó, ông đã phát triển khối kỹ thuật lên tới hơn 2.000 người. Là một trong những người gốc Việt quan trọng nhất của Silicon Valley, năm 2016, ông được vinh danh là “Niềm tự hào của nước Mỹ” (2016 Great Immigrants Honorees: The Pride of America)

“Là người lãnh đạo nhóm kỹ thuật trong bảy năm qua, ông Thuận đã có những đóng góp quan trọng giúp Uber trở thành nền tảng công nghệ toàn cầu như ngày nay”, CEO Uber Dara Khosrowshahi nói, “Tôi rất biết ơn sự lãnh đạo của ông ấy và tất cả chúng tôi đều chúc ông ấy điều tốt đẹp nhất trong tương lai”.

uber-marketingtrips-2

Uber đang thảo luận về kế hoạch cắt giảm khoảng 20% nhân viên do lượng khách sụt giảm nghiêm trọng trong đại dịch. Việc sa thải có thể khiến hơn 5.400 trong số 27.000 nhân viên của Uber mất việc. Theo ước tính sơ bộ của The Information, cắt giảm 5.000 người có thể tiết kiệm cho Uber gần một tỷ USD tiền lương và các chi phí liên quan hàng năm, .

Phương án cắt giảm nhân sự chưa hoàn thiện, nhưng có thể được công bố theo từng giai đoạn trong các tuần tới. “Công ty đang xem xét mọi kịch bản có thể để đảm bảo vượt qua cuộc khủng hoảng này ở vị thế mạnh hơn bao giờ hết”, người phát ngôn của Uber cho biết.

Tháng 9/2019, Uber sa thải 435 nhân viên bộ phận sản phẩm và kỹ thuật, chủ yếu ở Mỹ. Trước đó, họ đã cắt giảm 400 nhân viên marketing.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Grab đề nghị nhân viên nghỉ không lương để cắt giảm chi phí

Theo Bloomberg, hãng taxi công nghệ Grab đã bắt đầu đề nghị nhân viên tự nguyện nghỉ không lương hoặc giảm giờ làm để tránh phải sa thải nhân sự.

Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy những khó khăn mà startup giá trị nhất Đông Nam Á đang phải đối mặt. Hãng tin tài chính Bloomberg đưa tin Grab đã đưa ra lựa chọn làm việc linh hoạt cho nhân viên trong khu vực, bao gồm cả nghỉ không lương cho nơi nào dư thừa công suất. Grab hiện có 6.000 nhân viên và được định giá 14 tỷ USD.

Trả lời Bloomberg, Grab cho biết đang thực hiện các biện pháp chủ động để bảo toàn tài sản và quản lý nhân viên trước khi cân nhắc tới cắt giảm lao động. Hiện tại có nhiều bất ổn do tình hình dịch bệnh và Grab chưa rõ suy thoái kinh tế sẽ kéo dài bao lâu.

Tuần trước, CEO Grab Anthony Tan cảnh báo dịch bệnh đang gây thách thức nghiêm trọng, đòi hỏi các quyết định khó khăn trong cắt giảm chi phí và quản lý nguồn vốn.

Các dịch vụ theo yêu cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề vì kinh tế giảm tốc do cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Lyft, một hãng gọi xe của Mỹ, thông báo sa thải gần 1.000 nhân viên, tương đương 17% lực lượng lao động.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Zoom “nói dối” chuyện có 300 triệu người dùng mỗi ngày

Sau khi The Verge phát hiện Zoom âm thầm sửa blog khẳng định có 300 triệu người dùng hàng ngày, công ty này đã phải thừa nhận sai sót.

Zoom thừa nhận không có 300 triệu người dùng hàng ngày. Thông báo được đưa ra sau khi trang tin công nghệ The Verge phát hiện Zoom đã âm thầm chỉnh sửa blog hôm 22/4 khẳng định có “hơn 300 triệu người dùng hàng ngày” và “hơn 300 triệu người dùng khắp thế giới đang dùng Zoom trong giai đoạn thách thức này”. Hiện tại, Zoom đã xóa các đoạn trên khỏi bài đăng gốc và thay bằng “300 triệu người tham dự cuộc họp Zoom hàng ngày”.

Sự khác biệt giữa người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) và người tham dự là rất lớn. Người tham dự hàng ngày có thể được đếm nhiều lần. Chẳng hạn, nếu có 5 cuộc họp mỗi ngày, bạn sẽ được tính 5 lần. Trong khi đó, DAU chỉ được đếm 1 lần mỗi ngày và thường được các công ty dùng để đo lường lượng sử dụng dịch vụ.

Theo The Verge, Zoom đã chỉnh sửa blog hôm 24/4, một ngày sau khi số liệu 300 triệu DAU ngập tràn mặt báo. Sau khi The Verge liên hệ, Zoom đã bổ sung ghi chú vào blog thừa nhận sai sót.

Tăng trưởng của Zoom thời gian qua vô cùng ấn tượng nhưng công ty chưa cung cấp số lượng DAU chính xác. Lượng sử dụng Zoom đã tăng từ 10 triệu người tham dự họp mỗi ngày từ tháng 12/2019 lên 300 triệu trong tháng này. Dù vậy, các đối thủ như Microsoft Teams và Google Meet dường như đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách.

Mới đây, Microsoft cho biết đã có 75 triệu người dùng ứng dụng Teams hàng ngày, tăng 70% trong một tháng. Microsoft cũng lập kỷ lục 200 triệu người tham dự họp trong một ngày của tháng 4/2020.

Google Meet có thêm khoảng 3 triệu người dùng mới mỗi ngày và vừa chạm mốc hơn 100 triệu người tham dự họp hàng ngày. Cisco tiết lộ có tổng cộng 300 triệu người dùng Webex và số người đăng ký mới gần 240.000 trong 24 giờ.

Google, Microsoft, Facebook và các hãng khác đang đuổi theo Zoom với các tính năng mới và dịch vụ miễn phí. Tuần này, Google thông báo sẽ miễn phí Meet. Microsoft và Google cũng tăng số lượng người bạn có thể nhìn thấy cùng lúc để cạnh tranh với Zoom.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Top 10 công ty sáng tạo nhất thế giới không có tên Apple

Apple đứng ở vị trí thứ 27 với 14.849 bằng sáng chế, một khoảng khá xa so với đại kình địch Samsung, người đang giữ vị trí top 1 với 76.638 bằng sáng chế.

Theo thường lệ, Cơ quan cung cấp cơ sở dữ liệu bằng sáng chế, các giải pháp phân tích và dịch vụ web sáng tạo toàn cầu (IFI hay IFI CLAIMS Patent Service) đều sẽ công bố danh sách 250 công ty có nhiều bằng sáng chế nhất trong năm.

Được biết, số lượng bằng sáng chế trong bảng tổng sắp này sẽ bao gồm cả những bằng sáng chế từ các công ty con mà những tập đoàn trên sở hữu.

Tính đến đầu năm 2020, thống trị bảng xếp hạng này là Samsung với 76.638 bằng sáng chế, tiếp theo là IBM với 37.304 bằng sáng chế, Canon với 35.724 bằng sáng chế, đứng thứ 4 là GE với 30.010 bằng sáng chế và thứ 5 là Microsoft với 29.824 bằng sáng chế.

Top 10 công ty sáng tạo nhất thế giới không có tên Apple

Những cái tên tiếp theo nằm trong Top 10 bao gồm: Robert Bosch với 28,285 bằng, Panasonic với 27,298 bằng, Siemens với 25,320 bằng, Intel với 24,628 bằng và xếp thứ 10 là LG với 23,043 bằng sáng chế.

Trong khi đó hãng công nghệ có giá trị 1.000 tỷ USD Apple lại đứng ngoài danh sách 10 công ty sáng tạo nhất thế giới. Cụ thể, “Táo khuyết” đang đứng ở vị trí thứ 27 với 14.849 bằng sáng chế, một khoảng khá xa so với đại kình địch Samsung.

Top 10 công ty sáng tạo nhất thế giới không có tên Apple

Việc sở hữu nhiều bằng sáng chế cũng đồng nghĩa với việc những công ty này tập trung nhiều nguồn lực cho R&D (Nghiên cứu và Phát triển) để tạo ra các sản phẩm, các công nghệ tiên tiến hơn, hữu ích hơn cho con người.

Tuy nhiên, việc sở hữu nhiều bằng sáng chế hay không không đồng nghĩa với việc nó sẽ giúp công ty thành công và thu về nhiều lợi nhuận. Thậm chí, những sáng chế lớn đôi khi không đem lại nhiều hiệu quả mà còn khiến công ty hao tốn tiền của.

Ví dụ như 2012, số lượng bằng sáng chế của tập đoàn Sony tăng hơn đáng kể so với năm 2011, nhưng cổ phiếu của hãng này lại giảm gần 40% và thua lỗ hơn 5 tỷ USD. Trong khi đó, nhiều công ty không có mặt trong danh sách này lại là những đơn vị có lợi nhuận lớn nhất thế giới.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Saostar

Apple phải bồi thường 18 triệu USD vì “cố tình làm hỏng” Facetime

Apple đã đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết vụ kiện tập thể với cáo buộc công ty cố tình “phá hủy” FaceTime trên iOS 6. Được đệ trình vào năm 2017, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã vô hiệu hóa ứng dụng gọi video trên iPhone 4 và iPhone 4s.

FaceTime - marketingtrips

Theo Engadget, do tranh chấp bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mạng P2P, VirnetX đã cho rằng Apple sao chép công nghệ của họ để thiết lập kết nối an toàn giữa các thiết bị với nhau. Công nghệ mà VirnetX sử dụng cho phép các doanh nghiệp chia sẻ thông tin với các nhân viên công tác xa.

Qua đó, Apple đã thua kiện với cáo buộc dùng công nghệ của VirnetX để thiết lập cuộc gọi FaceTime và phải trả khoản tiền bồi thường 368 triệu USD. Sau đó, Apple đã yêu cầu người dùng nâng cấp lên iOS 7 với công nghệ P2P mới để có thể tiếp tục sử dụng FaceTime.

 

Vì thế, các nguyên đơn đã khởi kiện vì lý do “phá hủy” ứng dụng gọi video và buộc người dùng phải nâng cấp lên hệ điều hành mới. Mặc dù Apple sẽ chi trả 18 triệu USD nhưng không nghĩa mỗi nguyên đơn sẽ nhận được khoản tiền bồi thường khổng lồ.

Số tiền sẽ được chia nhỏ cho 90% thành viên liên quan đến vụ kiện, cụ thể là 3 USD (khoảng 100 nghìn đồng) cho một chiếc iPhone 4, iPhone 4S đang hoạt động trên iOS 6 và không bị jailbreak.

Apple thông báo vì họ đang phát triển và sắp ra mắt phiên bản iOS 14 trong WWDC sắp tới, nên hy vọng đây sẽ là vụ kiện cuối cùng liên quan đến một phiên bản iOS đã gần 8 năm tuổi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnReview

Phương thức mua sắm mới: Thói quen đã thay đổi khi người Anh thích nghi với lệnh đóng cửa

Chủ tịch của Tesco, Ông Dave Lewis đã tuyên bố rằng hiệu suất mua sắm đã hoạt động trở lại, trong khi dữ liệu mới từ Kantar đặt ra câu hỏi liệu những thói quen này sẽ tiếp tục diễn ra qua thời kì cách ly và làm thế nào điều đó có thể định hình thị trường bách hoá (Grocery Market) trong thời kì hậu Covid-19.

mua sắm trực tuyến

Nước Anh đang thích nghi với một lối sống mới. Chúng tôi mua sắm ít thường xuyên hơn nhưng chi tiêu số tiền lại kỉ lục hơn bao giờ hết, ăn nhiều bữa trưa tại nhà, tăng doanh số tại các cửa hàng tiện lợi và buộc các siêu thị phải tăng đáng kể năng lực phục vụ trực tuyến.

Mặc dù điều này quá rõ ràng, nhưng dữ liệu mới từ Kantar cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu những hành vi mới này – một số trong đó gợi nhớ đến cách chúng ta sử dụng để mua sắm trong quá khứ – sẽ tiếp tục vượt qua thời kì cách ly và hình thành như thế nào trong thị trường bách hoá hậu Covid-19.

Doanh số bán hàng bách hoá ở Anh đã tăng 9,1% hàng năm trong 12 tuần đến 19 tháng 4, với thị trường bách hóa tăng 5,5% trong bốn tuần qua. Trong khi con số này chậm hơn đáng kể so với mức 20,6% được ghi nhận vào tháng 3, đã có sự gia tăng đáng kể về doanh số, cao hơn 524 triệu bảng so với tháng 4 năm 2019.

Sự gia tăng chủ yếu là do thay đổi thói quen từ các biện pháp do chính phủ áp đặt để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Ví dụ, số bữa ăn trưa được ăn ở nhà đã tăng gần gấp đôi kể từ khi Vương quốc Anh đóng cửa, trong khi những người trên 65 tuổi đã tăng chi tiêu tạp hóa trực tuyến lên 94% mỗi năm. Bán hàng trực tuyến hiện chiếm 10,2% thị trường tạp hóa so với 7,4% trong tháng trước.

Điều lớn nhất là sự thay đổi trong hành vi mua sắm trực tuyến

Trung bình, các hộ gia đình chỉ mua sắm 14 lần cho cho các hàng bách hoá trong tháng qua, mức thấp kỷ lục và giảm từ mức trung bình 17 lần trong thời gian bình thường. Việc giảm tần suất được khớp với mức nâng tương ứng với số tiền chi cho mỗi lần mua sắm là 26,02 bảng, đây là con số cao nhất mà Kantar từng ghi nhận và lớn hơn 7 bảng so với năm ngoái.

Ông chủ của Tesco, Dave Lewis cho biết trong cuộc phỏng vấn phát sóng đầu tiên kể từ khi Covid-19 bùng phát rằng số lượng giao dịch hàng tuần tại Tesco đã giảm gần một nửa trong tháng 4 nhưng số lượng giỏ hàng trung bình tăng gấp đôi.

Người dân đang mua sắm mỗi tuần một lần, giống như họ đã làm cách đây 10 hoặc 15 năm, thay vì hai, ba hoặc bốn lần một tuần xảy ra trước cuộc khủng hoảng, ông Lewis Lewis nói.

Chúng tôi cố gắng giúp đỡ nhiều người nhất có thể. Và điều lớn nhất duy nhất là sự thay đổi trong mua sắm trực tuyến, ông nói, thêm Tesco đã tăng công suất trực tuyến lên 103% trong vài tuần điều mà thường sẽ mất nhiều năm mới có thể đạt được. Điều này thật ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi.

Doanh số từ bán hàng trực tuyến và mua sắm tại nhà tăng vọt

Thứ sáu và thứ bảy vẫn là những ngày phổ biến nhất để đi mua sắm. Khi các biện pháp cách ly xã hội làm gián đoạn những ngày làm việc “truyền thống”, tỷ lệ các lần mua sắm được thực hiện từ thứ Hai đến thứ Năm đã tăng lên.

Sự hài lòng của người mua sắm đối với các lần đi siêu thị đang bắt đầu tăng lên và hiện đã trở lại ở mức tháng hai, đã giảm 38% vì sự thất vọng gây ra bởi các cửa hàng quá đông đúc và nhiều kệ hàng trống. Đáng chú ý nhất là sự đánh giá cao của công chúng đối với nhân viên làm việc tại các cửa hàng và nhà máy đã đạt mức kỷ lục trong tháng này và cao hơn 13% so với trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.

Tất cả 10 siêu thị lớn đều tăng doanh số bán hàng tại nhà trong 12 tuần đến 19 tháng 4, với mức tăng 20% ​​doanh số, làm cho thị phần Co-op (liên doanh) tăng từ 6,1% năm ngoái lên 6,7%.

Chi tiêu tại siêu thị Sainsbury, cao hơn 8.4% so với thời điểm này năm ngoái và cao hơn 7.2% tại hệ thống siêu thị Tesco. Các siêu thị như Morrisons và Asda đã tăng lần lượt 4,3% và 3,5%, trong khi doanh số của Iceland, tăng 16,6% và Waitrose Dragons tăng 9,4%. Cuối cùng, doanh số tại Lidl tăng 14,8% và Aldi tăng trưởng 8,8%.

Các nhà bán lẻ độc lập như Spar và Londis, cũng được hưởng lợi từ việc thay đổi mô hình mua sắm, với mức tăng trưởng 40,5%, trong khi chuyên gia về siêu thị trực tuyến như Ocado chỉ tăng 19,4%.

Ngoài ra, doanh số tại các cửa hàng tiện lợi bao gồm các công ty độc lập và những cửa hàng tiện lợi được vận hành bởi các cửa hàng bách hóa lớn đã tăng 39% trong bốn tuần qua, chiếm 16,3% thị trường.

“Người dân đang dành nhiều thời gian ở nhà và ăn ít bữa ăn hơn ở nhà, điều này dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số bán hàng bách hóa tại nhà” Ông Fraser McKevitt, Head of retail and consumer insight tại Kantar cho biết.

Tuy nhiên, cách ly xã hội cũng có nghĩa là chi tiêu cho các danh mục khác như quần áo, thực phẩm mua trên đường và hàng hóa nói chung sẽ thấp hơn đáng kể, vì vậy đối với một số nhà bán lẻ, bức tranh tổng thể sẽ khiêm tốn hơn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via MarketingWeek

Hành trình cán mốc thu nhập mơ ước 5200 USD/tháng

Muốn hái trái ngọt, ắt phải bước qua thảm gai. Chẳng có thành công nào là trong mơ cả nếu bạn không nỗ lực. Câu chuyện dưới đây của chàng trai 22 tuổi sẽ là một tấm gương như vậy.

Chàng trai có vóc dáng nhỏ nhắn Hoàng Trí Dũng, một sinh viên trường đại học Ngoại Thương hiện đang gap year và được làm những điều mình thích.

Để giới thiệu đôi nét về bản thân, Dũng cho rằng đặc điểm đầu tiên là “sự tích cực, mình nghĩ đây là bản năng của mình rồi.

Một phần vì hồi nhỏ, ông nội hay hỏi mình “Cháu định làm thế nào?” thay vì ngăn mình làm một cái gì đó. Và tới giờ mình vẫn giữ được nét tính đặc trưng này.”

Cậu cũng cho rằng mình là người khá kiên trì: “Ngày học cấp 3, điều đầu tiên làm mình bớt chán và phải cố gắng nhiều chút là bóng rổ. Mình là một đứa thấp bé nhẹ cân, và để có một slot trong đội bóng rổ trường, việc tập luyện 4 tới 5 tiếng một ngày là tất yếu.

Lần đầu tiên mình chịu đựng những nỗi đau thể xác như rách cơ, nứt sụn, lệch khớp và nhiều chấn thương nữa. Nhưng đó là khi mình biết mình có thêm một tính nữa: không bỏ cuộc.

Bên cạnh đó, thì bé người nên chơi bóng cần nhiều não hơn, và đó là khi mình bắt đầu tập nhìn vào các kẽ hở và nghĩ tới những điều mà một người bình thường trong hoàn cảnh đó sẽ không nghĩ tới.

Suy nghĩ này đóng vai trò rất lớn trong quá trình lớn lên của mình sau này. Bóng rổ còn rèn cho mình bản lĩnh hơn khi gặp những đối thủ mạnh, khi thua cuộc, khi va chạm không đáng có xảy ra.

Khi chơi bóng, mình cũng không quan tâm tới sự bất công của trận đấu. Trọng tài bắt gì cũng được, cầu thủ đội bạn làm gì cũng được, mình sẽ luôn giữ một thái độ phản ứng cứng rắn, kiên định và chỉ cố gắng hết sức vì kết quả cuối cùng.”

Và chính nhờ những phẩm chất ấy, trong suốt hành trình 2 năm 2018-2020 nỗ lực chạm tới mức thu nhập 5000 USD/tháng, tuy làm việc điên cuồng từ 12 tiếng tới 20 tiếng một ngày nhưng Dũng luôn cảm thấy rất vui, không hề mỏi mệt về mặt tinh thần.

Không ai có thể làm lung lay ý chí của cậu sinh viên năm cuối, Dũng chỉ tiếp thu những ý kiến có tính đóng góp xây dựng và có giá trị. Và quan trọng hơn cả, chàng trai 22 tuổi luôn tin mình làm được.

Dũng chia sẻ, câu lạc bộ mà cậu tham gia ở trường có rất nhiều thành viên đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi. C

hính động lực ấy đã thôi thúc cậu muốn đi thi và khao khát đạt giải nhất. Sau một quá trình trượt kha khá các cuộc thi, Dũng đạt giải “Best Individual” của một cuộc thi về marketing và nhận được một suất thực tập. Và cậu chọn phòng Sales.

Tuy đã từng làm ở một số công ty nhưng cơ hội này đã lần đầu tiên giúp Dũng có cái nhìn rất thực tế về môi trường big-corp mà bạn bè thường nhắc tới: “Công việc mang tính tiêu chuẩn top-student đầu đời này giúp mình hiểu rõ hơn về sự vận hành của các phòng ban, cách chúng kết hợp với nhau…”. 

Sau đó, Dũng tiếp tục tham gia vào một cuộc thi khác SEO Vietnam Fellowship Program. Trải qua 5 tháng và 3 vòng thi, Dũng đã đậu và nhận được một chuỗi training mà cậu cho rằng “xịn sò” và suất thực tập tại một trong những tập đoàn thể thao lớn nhất Việt Nam.

Sau một khoảng thời gian thực tập, cậu thấy bản thân không hợp với môi trường văn phòng, nên quyết định rời đi. Cả hai lần thực tập, mức thù lao cậu nhận được chỉ đủ tiền thuê nhà: 3 triệu.

Dũng nhận ra: “Ở giai đoạn đi thực tập, các bạn trẻ thường chọn ngành dựa vào các tiêu chí mà marketing đang đưa vào suy nghĩ của chúng ta mỗi ngày.

Ít ai có cơ hội để hiểu được thực sự trong một ngày mình sẽ được làm gì, lộ trình thăng tiến rõ ràng trên thực tế nó là như thế nào, và công ty cũng như một xã hội thu nhỏ.

Hơn nữa, nhiều bạn không để ý tới cách đối nhân xử thế – trong khi đây mới là yếu tố quan trọng không kém gì năng lực để giúp các bạn đi xa hơn.”

Công việc đơn giản nhất: Dịch thuật và Làm slides.

Đây là giai đoạn khó khăn nhất với Dũng: cậu tạm nghỉ học và ngưng xin trợ cấp từ bố mẹ vì Dũng nghĩ khi bị tước đi những quyền lợi cơ bản nhất, bản thân sẽ có tâm thế khác và cố gắng nhiều hơn trong cuộc sống.

Vì thế, cậu bắt đầu mò mẫm tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng của mình. “Sau 3 tuần tìm tòi, mình đã nhận dịch cuốn sách đầu tiên với giá 15.000 đồng cho 750 từ. 

Lần dịch đầu tiên không mấy suôn sẻ vì mình dịch chưa thoát ý, thậm chí còn sai chính tả nhiều. Nhưng dù sao cũng là một khởi đầu tốt, sau một tháng tập tành mình cũng thu về được 2 triệu.”

Tuy nhiên, vì cảm thấy mất nhiều thời gian mà thù lao thu về ít, Dũng đã chuyển hướng tìm ra một nguồn tài liệu mang tính học thuật cao. “Lúc đầu mình dịch 15.000 cho 750 từ, tức là 20 đồng 1 từ, còn giờ mình được 200 đồng 1 từ. Thù lao cho 1 từ cao hơn nên mình giảm dần số lượng sách dịch xuống để có thời gian làm những việc khác.

Và từ việc tìm được nguồn sách mới, mình thu được 5 triệu cho công việc này.” Và tình cờ khi dịch sách, Dũng phát hiện ra một công việc khác đòi hỏi sự tỉ mỉ nhưng thù lao cao hơn: làm slides. Tháng cao điểm, cậu bạn cũng thu về được 6 triệu.

Dũng nhận ra: “Mình thấy để dịch được sách ở mức độ cơ bản, ngoại ngữ của bạn chưa cần quá xuất sắc, nhưng chắc chắn rằng bạn phải lưu loát trong vốn sử dụng tiếng Việt. Dịch sách sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong khả năng sử dụng ngôn từ và diễn đạt mạch lạc. Đây cũng là một bước tiến cho công việc sales của mình sau này.”

Từ việc dạy tiếng Anh cho một người quen để giúp việc giao tiếp trở nên suôn sẻ hơn, Dũng quyết định mở một lớp học nhỏ tầm 10 bạn để phục vụ mục đích được nói tiếng Anh thoải mái của mọi người. Đây là thời điểm Dũng nghiện việc đi dạy và cảm thấy bản thân tạo ra giá trị cho người khác và cho chính mình.

Sau một thời gian lớp học kết thúc và tham gia cuộc thi, Dũng tiếp tục mở lớp dạy để thoả sự yêu thích của chính mình. Các buổi tối, Dũng đều có lớp học. Cậu cũng quyết định học chứng chỉ TESOL để nắm được về phương pháp dạy nhiều hơn.

Hiện tại do tác động của dịch Covid-19 nên Dũng đã quyết định dừng công việc dạy học để tập trung vào chuyên môn chính của mình, đó là sales.

“Nhờ quá trình đi dạy mà mình có động lực xem rất nhiều tài liệu, tìm các nguồn kiến thức hay và đảm bảo tính tiếp thu khoa học của ngôn ngữ để cho học viên học. Mình có kết hợp với một người bạn ở University of Melbourne để xây dựng giáo án. Và đây là khoảng thời gian rất bận, nhưng cũng rất ý nghĩa với mình.”

Dũng cũng tiết lộ: “Công việc dạy học thực sự mang lại một khoản thù lao rất cao, có thể lên tới 30 triệu, thậm chí là 50 triệu một tháng.

Tuy nhiên công sức để bỏ vào nó và đảm bảo kiến thức ngôn ngữ mình mang tới cho người khác đúng về tính văn hóa, được người nước ngoài sử dụng, thì phần nghiên cứu và tìm tòi phải cực nhiều. Nên tính ra, thời gian để làm việc không khác gì theo các dự án to. Mệt và vất vả lắm.”

Công việc lạ đời nhất: Dạy bóng rổ “bằng tiếng Anh”.

Bóng rổ là niềm đam mê nên Dũng tham gia vào làm trợ lý huấn luyện viên cho một startup về thể thao để tiếp tục được chạy nhảy, chạm tay vào trái bóng cam. Phần lớn thời gian, cậu quản lý các lớp bóng rổ cho trẻ từ cấp 2 trở xuống. Mức thù lao Dũng nhận được khi ấy là 80.000 đồng/giờ.

Tuy nhiên, sau đó, vì lý do cá nhân, Dũng đành phải nghỉ việc ở startup. Nhưng với đam mê chơi bóng rổ, Dũng nghĩ ra việc dạy bóng rổ bằng tiếng Anh cho mấy đứa nhỏ ở sân khu chung cư gần nhà. Dũng dạy từ 6 giờ sáng tới 7 rưỡi, vừa kịp giờ mấy đứa nhỏ đến trường.

Dũng chủ yếu dạy ngữ pháp cho người mới bắt đầu và các thuật ngữ ngắn về bóng rổ, các câu thoại cậu dùng cũng chỉ dừng lại ở các câu động viên, hô khẩu hiệu và bình luận mà bản thân học được từ NBA.

Tự hào vì nâng cấp lớp bóng rổ lên một nấc thang mới, và nâng cấp luôn cả thù lao của bản thân, Dũng chia sẻ: “Mình thấy nếu có thể giúp người khác giải quyết tốt được vấn đề của họ,

thu nhập của bạn sẽ tăng nhanh hơn. Khi nhìn mọi thứ xung quanh với một góc nhìn khác, bạn có thể đào sâu vào vấn đề cốt lõi của mọi thứ và từ đó tạo giá trị cho mọi người và bản thân. Hãy cố gắng phát triển theo chiều sâu, cải tiến năng lực bản thân và dịch vụ bạn cung cấp được cho thị trường tới một mức cao hơn.”

Công việc thử thách nhất: Bán hàng (Freelancer).

Cho rằng mình không hợp với nghề sales khi còn hoạt động câu lạc bộ ở trường, Dũng thậm chí còn rất ghét công việc này. Tuy nhiên, trong thời gian tạm ngưng việc học, Dũng lại một lần nữa thử thách bản thân bằng công việc này.

Bắt đầu bằng việc thuyết trình thử cho người quen để nhận feedback, Dũng đã có được deal đầu tiên sau khi nói chuyện với bên đối tác thứ 7.

Trong thời gian ấy, Dũng nhận thấy khoá học đặc biệt của Dan Lok (một triệu phú ở Vancouver) rất hợp với cách tiếp cận vấn đề của bản thân nên cậu đã không ngại chi trả 2500 USD để theo học.

Dũng nhận ra: “Khi tham gia một khóa học cực kỳ đắt đỏ của Dan Lok, mình học được nhiều điều hơn chỉ là một kỹ năng. Điều tốt nhất mình đã học được từ Dan Lok là phong cách sống.

Mình đã làm việc chăm hơn, thông minh hơn và không bao giờ than vãn về bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống nữa. Mình học được cả về mô hình hoạt động và những tư duy kinh doanh rất đột biến. Và số tiền 70 triệu đấy thực sự đã thay đổi mình tiếp một lần, thay đổi vô cùng nhiều.

Sau khi áp dụng kỹ năng của mình vào công việc, đời sống, và tiếp tục mài giũa nó mỗi ngày, mình nhận ra rằng khả năng thương thảo đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Mấu chốt của những sự dễ dàng trong cuộc sống đôi khi chỉ đến từ việc bạn biết nói làm sao mà người khác thích nghe.”

Những gì mà Hoàng Trí Dũng trải qua chưa hề dễ dàng. Để đạt được mức thu nhập mơ ước, tất nhiên, Dũng đã phải đánh đổi rất nhiều.

Trải qua 5 công việc “khó nhằn” kia, hiện tại công việc chính của Dũng là bán hàng và phát triển công ty xã hội Vietnam Online Career Fair với mentor của mình.

Ban đầu, khi quyết định gap year, Dũng cũng đã lén giấu gia đình nhưng sau đó, khi đã nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ về những kế hoạch, Dũng đã nhận được sự đồng thuận.

Nói về một ngày hiện tại, Dũng cho rằng “lúc thì cô đơn, lúc thì bận tối mặt, lúc vui vẻ hò reo vì chốt đơn thành công”. Cậu thực sự hạnh phúc vì thành quả hiện tại của bản thân!

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Báo Dân Sinh

Định vị “chuẩn” bản thân – Bí quyết để không bị sa thải ở tuổi trung niên

Chưa bao giờ có cái gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên” ở nơi làm việc. Có chăng, đó là vì bạn không tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kĩ năng sau 30 tuổi dẫn đến nguy cơ thất nghiệp tuổi trung niên.

01

Một ngày nọ, hai anh bạn thân hồi học đại học hẹn nhau ra quán cà phê ngồi tâm sự. Người A nói anh đột nhiên thấy sự nghiệp của mình chấm hết khi bước sang tuổi 42. Anh là giám đốc kỹ thuật của một công ty sản xuất. Vì gia đình xảy ra biến cố, nên anh nộp đơn xin nghỉ việc. Anh nghĩ rằng khi nào mọi chuyện ổn thỏa, anh sẽ kiếm việc mới. Nhưng đã 8 tháng trôi qua, anh không tìm được công việc phù hợp vì các bài tuyển dụng không tuyển nhân viên trên 30 tuổi. Thế là anh trở thành người thất nghiệp.

Người kia năm nay 43 tuổi, là nhân viên IT. Từ khi bước vào công ty đến nay, anh chưa được thăng chức lần nào. Vừa qua, anh bị sa thải do công ty cắt giảm nhân sự. Từ đó đến nay, anh không tìm được công việc gì và đành mở gian hàng tạp hóa kiếm sống qua ngày.

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, những người trẻ đang đau đầu về chuyện làm sao tồn tại trong ngành nghề của mình, người trung niên lại càng khó sống hơn. Họ là trụ cột gia đình, là nơi vững chãi để người thân nương tựa, trên có cha mẹ già, dưới có con cái tuổi ăn tuổi lớn. Một khi họ nghỉ việc hoặc không thể tìm được việc trong hơn 6 tháng, mọi thứ sẽ đi vào bế tắt. Tiền học phí con cái, tiền sinh hoạt, tiền phụng dưỡng cha mẹ… lấy đâu ra? Con cái họ sẽ đối mặt với nguy cơ nghỉ học, còn cha mẹ họ sẽ sống trong thiếu thốn. Đ

02

Có một quyển sách tên “Cái bẫy quyền lực” của tác giả Emirny Ibera, cuốn sách liệt kê 3 chiếc bẫy lớn giết chết tiền đồ của bạn. Đó là:

Bẫy mối quan hệ

Đừng để mối quan hệ giữa người với người trở thành rào cản của bạn. Khi nói đến việc tham gia vào các mối quan hệ, điều này tự nhiên bị nhiều người từ chối. Họ cảm thấy rằng họ đang cố quản lý các kết nối của chính mình, rất nhượng bộ và đạo đức giả. Nhiều người trẻ nuôi tham vọng chỉ cần rèn luyện bản thân và coi thường các mối quan hệ bên ngoài. Tuy nhiên, sự thật sẽ tát vào mặt bạn một cái thật đau đấy.

Giáo sư Granovetter của Stanford đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với nhau. Ông thấy rằng người giàu và người nghèo có sự khác biệt lớn trong cấu trúc kết nối của họ.

Hầu hết người nghèo không giỏi mở rộng kết nối của họ. Những người thường tương tác với nhau là những người trong vòng tròn của riêng họ, chẳng hạn như hàng xóm, người thân và đồng nghiệp của họ. Còn cấu trúc mạng lưới của những người giàu có rất đa dạng, từ công an, luật sư, giám đốc, hội con nhà giàu, hàng xóm,… kiểu người nào cũng có, ngành nghề nào họ cũng quen.

Khi người giàu cần là có mặt. Còn người nghèo cảm thấy rằng, mình thấp cổ bé họng nên chẳng nhờ cậy được ai vì hàng xóm, đồng nghiệp mình cũng như mình, còn những đồng nghiệp khá hơn lại chẳng thể giúp mình do họ chơi với người giàu hết cả rồi.

Bởi vì những người bạn biết là những người có chung trải nghiệm, cùng ý tưởng và cùng thói quen. Còn người giàu quan hệ rộng nên thông tin và ý tưởng mà người giàu thu thập được sẽ phong phú hơn. Họ cũng có thể liên kết đến các nguồn lực tốt hơn, mang lại cơ hội kinh doanh cho họ.

Bẫy hiện thực:

Khi Ibera lần đầu tiên đến Đại học Harvard để dạy lớp MBA, cô đã rơi vào cái bẫy này. Cô luôn cảm thấy kiến thức là một vấn đề rất quan trọng. Vì vậy cách giảng bài rất truyền thống, giống như hồi bạn học tiểu học, kiến ​​thức được truyền đạt rất khô khan nên cô đã dạy theo một cách khác biệt với cách truyền thống. Tuy nhiên, những sinh viên MBA Harvard đã không làm theo cách mà Ibera đã dạy. Họ cảm thấy rằng cô nhàm chán và đánh giá thấp tài năng của cô ấy.

Ibera bị ảnh hưởng nặng nề và đi gặp các giáo sư nổi tiếng. Cô đến một lố học để tìm giáo sư nhưng điều làm cô ngạc nhiên là các giáo sư dường như không ở trong lớp, mà họ tổ chức lớp học như một chương trình tạp kỹ hơn. Khóa học có đầy đủ các trò chơi tương tác lẫn nhau, giáo sư cũng giống như một nhà diễn thuyết trò chuyện khiến tất cả sinh viên đều vui vẻ. Nhưng cô lại quyết định tiếp tục phong cách nghiêm túc của cô. Tuy nhiên, kết quả là đánh giá thấp ngày càng nhiều. Cuối cùng cô nhận ra rằng mình đã rơi vào cái bẫy của chính thiết kế của mình.

Cô quyết định thay đổi và tăng tương tác với các học sinh. Khóa học cũng được xen kẽ với văn học để thêm sự thú vị. Cô ấy hạn chế đứng trên bục giảng và thường đi xuống và đi đến giữa ghế học sinh để giao tiếp với họ. Hiệu ứng lớp học đã trở nên rất tốt và đánh giá của học sinh đã thay đổi hoàn toàn. Cách cô ấy từng coi thường lớp học cũng nhắc nhở cô về nhận thức của mình: Vui vẻ, có thể khiến học sinh tiếp thu kiến ​​thức nhiều hơn, còn nhàm chán, chỉ khiến học sinh tự hỏi: “Hết tiết chưa?”

Bạn thấy đấy, bản chất con người thường phức tạp, không phải bạn cứ tốt với người khác thì người khác sẽ thật lòng tốt lại với bạn. Cũng giống như bạn hi vọng sư tử không ăn thịt bạn vì bạn không ăn thịt sư tử nhưng bạn không ăn thịt sư tử là chuyện của bạn còn sư tử có ăn thịt bạn không lại là một chuyện khác. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một người tốt thuần túy thì đừng mong trở thành một nhà lãnh đạo, còn nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải học cách kiên quyết. Đây chỉ là một trường hợp điển hình của bẫy thực tế.

Bẫy khả năng: Sở trường của bạn đôi khi lại dìm bạn xuống nước sâu:

Khoảng 10 năm trước, tôi là quản lý bán hàng và quản lý 5 đội bán hàng. Có một vị trí trưởng nhóm của một trong 5 nhóm đang bị trống. Đây là một vị trí tuy nhỏ, nhưng nó là sợi dây duy nhất để quản lý bán hàng. Thế là mọi người dốc hết sức mong được vào vị trí trống này. Cô Châu là một trong số đó.

Cô ấy 35 tuổi và đã có 10 năm kinh nghiệm trong nghề sale. Doanh số của cô luôn luôn đứng đầu trong phòng sale và cô ấy là người tận tâm nhất mà tôi biết. Sự tỉ mỉ và chu đáo của cô không ai sánh được như thể cô sinh ra là để làm nghề này vậy. Tôi đã nghĩ cô là người được chọn vào thời điểm đó, nên tôi đã viết một email cho sếp. Theo quy định, cô Châu được bổ nhiệm làm giám sát thực tập sinh trong thời gian 6 tháng. Tôi là người quản lý bán hàng, nhưng đây chỉ là đề xuất của tôi. Quyết định cuối thuộc về phó tổng giám đốc chi nhánh. Cuối cùng anh ấy không đồng ý.

Tôi hơi ngạc nhiên xen lẫn một chút tức giận. Tôi không hiểu tại sao một nhân viên tốt như vậy không được thăng chức. Phó tổng giải thích: Điều đó chỉ chứng tỏ rằng khả năng kinh doanh của cô ấy rất giỏi, không có nghĩa là cô ấy có khả năng quản lý giỏi. Câu này, như một nhận xét kết luận: “Là một người quản lý, đặt đúng người vào đúng chỗ, bạn phải nhìn về tương lai, không nên nhìn chằm chằm vào quá khứ”.

Kết quả này đã phần nào lật đổ hi vọng của tôi cũng như cô Châu. Nhưng bây giờ, câu nói này đã đúng.

Cô ấy rất chăm chỉ, tận tâm và doanh số cao. Tuy nhiên, suy nghĩ kĩ lại, đây chỉ là bằng chứng về những thành tựu mà cô ấy đã đạt được trong quá khứ. Điều đó không có nghĩa là cô ấy có thể làm tốt hơn ở vị trí cao hơn. Tôi đã từng nhắc nhở cô ấy về những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng cô ấy vẫn chỉ chằm chằm vào công việc sale của riêng mình, cô ấy luôn bận rộn với một số việc nhỏ cụ thể mỗi ngày thay vì học cách làm những việc quan trọng hơn. Ngay cả một email liên lạc đơn giản cũng không viết ra được để gửi cho sếp hay khách hàng. Bạn nói rằng cô ấy có thể kham nổi vị trí còn trống?

Các thành viên trong nhóm sẽ không phát triển, hiệu suất nhóm sẽ không tăng và không có hành động quản lý thực tế. Cô ấy chỉ đắm chìm trong doanh số rất cao của chính cô mà chẳng biết gì khác. Cuối cùng, cô rơi vào “cái bẫy khả năng”.

Vậy làm thế nào để tránh cái bẫy này?

Bạn phải đứng trên quan điểm của sếp để suy xét vấn đề vì biết đâu bạn sẽ trở thành sếp trong tương lai. Bạn cũng cần hiểu một nhà lãnh đạo giỏi sẽ phải làm gì. Sau đó, hãy nhảy ra khỏi vùng thoải mái của bạn và thay đổi bản thân. Nhận thức và thói quen của bạn cũng sẽ thay đổi.

03

Câu trả lời là bạn không chỉ cần phải tỉnh táo để nhận diện ba cái bẫy tư duy vô hình đang chờ đợi mà còn phải có một số kĩ năng nhất định trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi, không ngừng nâng cao kĩ năng của mình. Có như thế, bạn mới không bao giờ lo lắng về tình trạng thất nghiệp tuổi trung niên của mình nữa.

Hãy tạo một thương hiệu cá nhân tốt và để thương hiệu của bạn tiếp tục phát huy các kỹ năng của bạn. Rượu ngon cũng sợ những con hẻm sâu vì không ai biết đến. Thương hiệu cá nhân cũng vậy, nếu bạn không có thương hiệu cá nhân và không thể quảng bá thì rất khó để tạo dựng niềm tin và những người khác sẽ khó lòng rút ví trả tiền cho bạn. Trong tương lai, chỉ những người có thương hiệu cá nhân mới có thể kiếm được tiền, nếu không, bạn chỉ có thể xem người khác kiếm tiền mà không hiểu nguyên nhân.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

theo Trí Thức Trẻ

Steve Jobs và “thuật dụng nhân” trong kinh doanh

Nếu bạn cần lời khuyên về việc tuyển dụng, hãy luôn luôn nhớ tới câu nói sâu sắc của Steve Jobs: “Không có lý do nào chúng ta tuyển những người tài giỏi mà còn phải chỉ cho họ biết phải làm những gì. Chúng ta phải tuyển những người giỏi để họ nói cho chúng ta biết phải làm gì”.

Steve Jobs và "thuật dụng nhân" trong kinh doanh

Nhiều nhân vật lớn cũng đồng ý với quan điểm này. CEO của Hint – Kara Goldin chia sẻ với CNBC Make It: “Qua nhiều năm tuyển dụng và phỏng vấn, tôi phát hiện ra rằng hầu hết các ứng viên luôn chứng tỏ mình là người giỏi nhất với bản CV và những câu trả lời phỏng vấn thật hoàn hảo. Nhưng họ không hiểu rằng những nhà tuyển dụng tài năng sẽ không thuê những người luôn cố gắng vượt qua mọi người, làm việc một mình và đó thường là những người thông minh”.

Với nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu công ty nước giải khát nổi tiếng – Hint, Kara Goldin chia sẻ để có thành công như bây giờ cô luôn luôn khiêm tốn và học tập những người giỏi xung quanh cô.

“Nếu bạn muốn phát triển công ty của mình, đừng bao giờ tuyển dụng những người thông minh nhất. Bởi vì họ không dành thời gian cho những người xung quanh để công việc tốt hơn”.

Steve Jobs: “Không có lý do nào chúng ta tuyển những người tài giỏi mà còn phải chỉ cho họ biết phải làm những gì. Chúng ta phải tuyển những người giỏi để họ nói cho chúng ta biết phải làm gì”.

Đừng giữ “cái tôi lớn” vào công việc của bạn

Trong công việc, không tồn tại khái niệm người thông minh nhất hay chậm hiểu nhất. Ta hoàn toàn có thể cải thiện khả năng tư duy nhờ những người xung quanh. Nếu bạn để cái tôi cản trở, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua ý tưởng của người khác.

Hãy lắng nghe một cách chủ động và cởi mở hơn. Điều đó giúp bạn hiểu thêm về những thông tin quan trọng, đem lại giải pháp giải quyết cho các bất đồng hiện hữu. Sau khi đã hiểu được mong muốn, nguyện vọng của họ, bạn hãy bắt đầu tìm cách để giải quyết xung đột, xóa tan đi sự hiểu nhầm để các thành viên siết lại gần nhau hơn.

Khi một vấn đề căng thẳng dẫn đến xung đột nghĩa là khi đó cái tôi cá nhân của những người trong cuộc đều lớn, họ không muốn nhường nhịn nhau. Vì thế nên nếu bạn bước vào một cuộc tranh luận với suy nghĩ việc gì mình làm cũng đúng thì chắc chắn mọi chuyện sẽ càng rối tung và không có cách nào giải quyết.

Hãy suy nghĩ mình vì mọi người chứ không phải vì bản thân, như vậy bạn mới có thể giải quyết xung đột một cách sáng suốt và hiệu quả nhất.

Khắc phục điểm yếu của bạn

Nếu chỉ tập trung vào các điểm yếu, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng chán nản. Lý do bạn tuyển dụng một nhóm nhân viên là mỗi người đều mạnh ở điểm nào đó. Mỗi người đều sở hữu những thế mạnh đáng kinh ngạc. Hãy để nhân viên của bạn làm những gì họ làm tốt nhất.

Một nhà quản lý cần biết cách khích lệ sự phát triển và xây dựng kỹ năng của nhân viên. Hãy dành cho những nhân viên đầy óc sáng tạo nhiều ý tưởng dự án hơn nữa, còn đối với những nhân viên cần cù, hãy giao cho họ nhiều nhiệm vụ hơn. Việc kết hợp và bổ sung các mặt mạnh, mặt yếu của nhân viên sẽ đem lại kết quả tích cực.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Trí Thức Trẻ

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của ứng viên

Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng của Google, mới đây đã tiết lộ trong một bài phỏng vấn về những điều nhóm của cô tìm kiếm khi đọc sơ yếu lý lịch của các ứng viên.

Google từ lâu đã là một trong những nơi làm việc được yêu thích nhất trên thế giới. Và được công ty này tuyển dụng quả thực không phải là một thành tích bình thường.

Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng tại Google, mới đây đã trò chuyện với trang FastCompany về những điều nhóm của cô tìm kiếm trong các bản sơ yếu lý lịch của ứng viên.

Dưới đây là cách họ phân tích các bản sơ yếu lý lịch nhằm xác định ra được những ứng viên hàng đầu.

1. Thể hiện khả năng của chính mình

Ewing rất thích nếu bạn đưa vào phần đầu sơ yếu lí lịch một đoạn tóm lược. Hãy viết ngắn gọn thôi. Một hoặc hai câu là quá đủ.

Đây không phải là bản tiểu sử cá nhân. Tập trung vào những kinh nghiệm liên quan mà bạn có thể mang lại cho công ty, trong khi không ai khác có thể. Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm các ứng viên không chỉ có kinh nghiệm làm việc dày dạn, mà còn phải có kinh nghiệm trong cuộc sống nữa.

Bạn cần biết về “khán giả” của mình. Bạn có nghiên cứu để hiểu được điều mà công ty bạn đang ứng tuyển đề cao nhất là gì hay không?

Hãy dành thời gian xem thử website của họ, và nói chuyện với các nhân viên hiện tại. Sau đó bạn có thể soạn thảo phần tóm lược nói trên để cho công ty thấy họ sẽ được lợi như thế nào khi tuyển dụng bạn.

2. Bạn làm gì ngoài thời gian ở công ty

Google tìm kiếm những ứng viên có những đam mê và kinh nghiệm bên ngoài công việc hàng ngày của họ.

Hãy sử dụng bản lý lịch của bạn như một cơ hội để làm nổi bật mọi thứ bạn có, chứ không chỉ gói gọn trong kinh nghiệm làm việc. Một số thứ bạn có thể thêm vào bản lý lịch, theo Ewing, là:

– Kinh nghiệm làm tình nguyện

– Các dự án vì đam mê

– Những công việc ngoài lề

Liệt kê chúng ra thôi là chưa đủ. Hãy ghi thêm lý do tại sao những kinh nghiệm đó lại quan trọng đối với bạn, và qua đó bạn đã học được những gì.

3. Đưa ngữ cảnh vào số liệu

Hình thành thói quen đưa bất kỳ dữ liệu nào có thể cho thấy cách bạn vượt qua khó khăn trong những công việc trước đây. Bạn đã từng giúp công ty tiết kiệm được thời gian, tiền của, hay nhân lực? Bất kỳ số liệu nào chứng minh cho điều đó đều nên được đưa vào bản lý lịch.

Có dữ liệu là điều tốt. Nhưng giải thích được tại sao nó lại quan trọng thì càng tốt hơn nữa. Hãy đưa câu chuyện đằng sau những con số đó vào bản lý lịch của bạn.

Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm những ứng viên biết đi trước đón đầu và qua đó tạo nên những tác động (tích cực) lên công việc trước đây của họ.

Bạn đã làm điều đó như thế nào? Nó tác động lên công việc kinh doanh ra sao? Hãy trình bày ngữ cảnh để các nhà tuyển dụng hiểu được tại sao những con số khô khan kia lại quan trọng.

Google từ lâu đã là một trong những nơi làm việc được yêu thích nhất trên thế giới. Và được công ty này tuyển dụng quả thực không phải là một thành tích bình thường.

Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng tại Google, mới đây đã trò chuyện với trang FastCompany về những điều nhóm của cô tìm kiếm trong các bản sơ yếu lý lịch của ứng viên. Dưới đây là cách họ phân tích các bản sơ yếu lý lịch nhằm xác định ra được những ứng viên hàng đầu.

4. Dùng ngôn ngữ của nhà tuyển dụng

Ewing nói rằng Google không sử dụng bot để sàng lọc lý lịch. Một con người sẽ xem từng bản lý lịch được gửi đến – nhưng họ có thể chỉ dành ra 6 giây hoặc ít hơn mà thôi.

Đó là lý do tại sao từ khóa có tầm quan trọng đặc biệt. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm các kỹ năng, năng lực, và ngôn ngữ phù hợp với miêu tả về công việc.

Hãy thử cách này nhé: in bản miêu tả công việc ra; in bản lý lịch của bạn ra; đặt chúng cạnh nhau và so sánh.

Liệu có ai chưa biết gì về bạn nghĩ rằng hai bản này có đủ những điểm chung cần thiết? Hay, nên chăng bạn cần làm nổi bật hơn những kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng những đòi hỏi trong miêu tả về công việc?

Tất cả những điều nói trên có vẻ khá phức tạp, nhưng hãy cân nhắc lựa chọn thay thế. Nộp đơn ứng tuyển mọi công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn với cùng một bản lý lịch nhiều khả năng chẳng phải là một chiến lược thành công.

Đầu tư thời gian tinh chỉnh bản lý lịch để có được công việc bạn thực sự muốn mới là điều nên làm và là điều hoàn toàn xứng đáng để bỏ công sức ra.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via GenK

Google Cloud và YouTube đều báo cáo doanh thu vượt kỳ vọng

Alphabet, công ty mẹ Google, ghi nhận doanh thu 41,2 tỷ USD trong quý đầu năm 2020, Google Cloud và YouTube đều tăng trưởng.

Alphabet vừa công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm 2020, theo đó doanh thu đạt 41,2 tỷ USD, thu nhập ròng đạt 6,8 tỷ USD. Với 33,8 tỷ USD, mảng quảng cáo đóng góp 82% tổng doanh thu của cả tập đoàn trong quý. Dịch bệnh chưa ảnh hưởng quá nhiều tới tình hình của Alphabet do quý I kết thúc vào tháng 3.

Đây là quý đầu tiên ông Sundar Pichai dẫn dắt cả Alphabet và Google. Trong tuyên bố, ông Pichai cho biết được phục vụ mọi người trong bối cảnh nhiều thách thức là “đặc quyền” của Google. Người dùng đang dựa vào dịch vụ Google nhiều hơn bao giờ hết và công ty tập trung mọi nguồn lực trong thời khắc khẩn cấp này.

Dù doanh thu quý I/2020 của Alphabet tăng 13% so với cùng kỳ 2019, Giám đốc Tài chính Ruth Porat cảnh báo tháng 3 chứng kiến doanh thu quảng cáo chậm lại đáng kể. Bà dự đoán quý II sẽ khó khăn đối với mảng kinh doanh này. Tuy nhiên, bà lưu ý còn quá sớm để bình luận xét tới mọi biến số đang có.

Nhân viên Alphabet cũng tăng 19%, hiện tuyển dụng 123.048 người.

Google Cloud đang trong cuộc chiến với Amazon Web Services (AWS) và Microsoft Azure. Bộ phận đám mây của Google bao gồm Google Cloud Platforms và G Suite. Doanh thu của bộ phận đạt 2,78 tỷ USD trong quý I/2020, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2019.

YouTube mang về 4,04 tỷ USD quảng cáo trong ba tháng đầu năm, tăng 33% so với quý I/2019. Other Bets, bộ phận chuyên về các dự án mang tính thử nghiệm, tiếp tục lỗ nặng. Doanh thu giảm 21% xuống 135 triệu USD trong khi lỗ tăng 29% lên 1,1 tỷ USD. Từ khi đứng đầu Alphabet và Google, ông Pichai gặp nhiều áp lực trong việc thanh lọc Other Bets. Xét tới tình hình kinh tế hiện nay, áp lực này chắc chắn còn tăng lên.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Du Lam (Theo VentureBeat)

Con trai CCO Google khuyên cha mình dùng Zoom thay vì Google Meet

Một sự thất bại rõ ràng và đau đớn của Google trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Trong vài tháng gần đây, phần mềm họp trực tuyến Zoom đã đánh bại các đối thủ như Google Meet và Microsoft Teams, với lượng người dùng vượt trội. Nó phổ biến đến mức ngay cả con của một giám đốc kinh doanh tại Google cũng thích Zoom và khuyên cha mình sử dụng phần mềm này thay vì sản phẩm của công ty.

Sự việc được New York Times chia sẻ, xảy ra trong một cuộc họp trực tuyến của các nhân viên Google vào tháng trước, bằng cách sử dụng Meet – phần mềm họp trực tuyến do Google phát triển. Buổi họp có sự tham dự của Philipp Schindler, giám đốc kinh doanh của tập đoàn.

Khi Schindler đang cố gắng xoa dịu những lo lắng của nhân viên, cậu con trai nhỏ của ông bước vào phòng, bất ngờ hỏi cha mình rằng có phải ông đang sử dụng ứng dụng hay Zoom. Và không chờ phản hồi từ cha, cậu bé bắt đầu chia sẻ về việc mình và bạn bè yêu thích phần mềm đó đến mức nào.

Người phát ngôn của Google đã không trả lời các yêu cầu bình luận về câu chuyện này.

Zoom đã và đang trở thành phần mềm họp trực tuyến được nhiều người lựa chọn vì sự bùng phát của đại dịch Covid-19, khiến mọi người phải ở nhà làm việc. Tính đến ngày 21/4, lượng người dùng hàng ngày trên Zoom đã tăng 50% so với đầu tháng. CEO của Zoom, Eric Yuan, cho biết trong một hội thảo trực tuyến rằng công ty hiện có 300 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày.

Tuy nhiên, ứng dụng này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề riêng tư, bao gồm nạn hack, rò rỉ thông tin người dùng, sự xuất hiện của các nội dung phân biệt chủng tộc và khiêu dâm. Công ty này cũng đã chia sẻ dữ liệu cho các bên thứ ba mà không cảnh báo người dùng.

Trong khi đó, Google vẫn đang loay hoay với Meet bằng việc liên tục bổ sung các tính năng mới như khử tiếng ồn và hiển thị người dùng dạng lưới. Mới đây, công ty cũng cho biết vào đầu tháng này họ đã có thêm 2 triệu người dùng mới mỗi ngày, tuy nhiên không chia sẻ dữ liệu về tổng số người dùng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Facebook, Google sắp phải xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam

Các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.
social-network

Chỉ mạng xã hội cấp phép mới có quyền livestream

Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72/2013) của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Đáng chú ý khi dự thảo Nghị định mới đã bổ sung, sửa đổi Điều 23 của Nghị định 72/2013 về Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội.

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội (đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn) hoặc đã thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp).

Cụ thể, mạng xã hội có lượng tương tác lớn là những nền tảng có lượng người tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.

Mạng xã hội có lượng tương tác thấp là những nền tảng có lượng người tương tác dưới 1 triệu người/tháng.

Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo trên các mạng xã hội để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Bộ cũng sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước).

Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.

Trước đó, trong bản báo cáo được Bộ TT&TT gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hồi tháng 8/2019, Bộ TT&TT chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Facebook.

Tại bản báo cáo này, Bộ TT&TT cũng cho biết đã yêu cầu Facebook phải có chính sách tiền kiểm và gỡ ngay các quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý dịch vụ xuyên biên giới

Đến hết tháng 12/2019, đã có tổng cộng 614 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt Nam sử dụng mạng Facebook là khoảng gần 60 triệu và Youtube là gần 35 triệu người.

Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Kể từ thời điểm Nghị định 72/2013 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng ngày càng trở nên phong phú. Tuy vậy, thực tế này cũng làm bộc lộ những hạn chế bất cập và những khoảng trống pháp lý cần được hoàn thiện cụ thể.

Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, lợi dụng giấy phép mạng xã hội để cung cấp đa dịch vụ chuyên ngành trên cùng một nền tảng. Các dịch vụ có thể kể đến bao gồm dịch vụ truyền hình, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,… Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các dịch vụ chuyên ngành.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới điển hình là Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

theo ICTnews

Mối quan hệ giữa giá dầu, giá vàng với bản chất nền kinh tế

Một mối quan hệ được biết đến rộng rãi trên thị trường Forex đó là mối tương quan nghịch giữa Vàng và USD. Bắt nguồn từ thực tế: Vàng được coi là công cụ hữu hiệu để phòng chống lạm phát nhờ vào giá trị “ổn định”, tăng dự trữ Vàng.

1. QUAN HỆ GIÁ DẦU VÀ GIÁ VÀNG.

Dầu là đầu vào quan trọng cho sản xuất, khi giá dầu thay đổi, toàn bộ nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của nhiều quốc gia.

Điều này giải thích vì sao Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ bao gồm các nền kinh tế không lớn, nhưng lại có tiếng nói rất lớn trên các diễn đàn thế giới.

Do dầu có vai trò quan trọng như vậy, nên nhiều quốc gia, nhiều tổ chức đầu cơ vào dầu thông qua hợp đồng tương lai và quyền chọn. Khi kinh tế phát triển không ổn định, nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào vàng và dầu để bảo vệ tài sản của mình.

Trên phương diện đầu cơ này, có thể nói, dầu và vàng là 2 hàng hoá bổ sung cho nhau, giá cả của chúng có xu hướng biến động cùng chiều.

Tuy nhiên, khác với vàng, vai trò của dầu với tư cách là hàng hoá cũng rất lớn, lớn hơn cả vai trò là hàng hoá để đầu cơ. Trong tình hình suy thoái hiện nay, nhu cầu về dầu với tư cách là một hàng hóa (nhiên liệu) bị giảm sút quá mạnh do hoạt động sản xuất – kinh doanh bị thu hẹp.

Trong khi đó, các nước sản xuất dầu vẫn phải sản xuất, vì họ phụ thuộc nặng vào nguồn thu từ dầu và quy trình sản xuất dầu khá phức tạp, không thể dừng lại trong một sớm một chiều. Điều này làm cho giá dầu giảm.

Tóm lại, khi kinh tế phát triển bình thường thì giá dầu và vàng có xu hướng biến động cùng chiều. Nhưng khi kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng dẫn tới nhu cầu về dầu với tư cách đầu vào cho sản xuất bị giảm sút quá mạnh, thì giá dầu có thể thoát ly khỏi giá vàng.

2. QUAN HỆ GIÁ VÀNG VÀ ĐÔ LA MỸ.

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh tới giá Vàng là đồng Đô la Mỹ. USD được coi là đồng tiền quan trọng bậc nhất trong giao dịch quốc tế cùng với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ như đồng EUR (Euro), GBP (Bảng Anh), JPY (Yên Nhật),…

Trong đó, chính sách tiền tệ và động thái điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương (ở đây là FED – Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) sẽ tác động trực tiếp lên giá trị đồng USD, tỷ giá ngoại tệ.

Vàng được giao dịch tham chiếu với USD, do đó những thay đổi của FOMC (cơ quan trực thuộc FED) về chính sách tiền tệ cũng như thay đổi lãi suất sẽ có ảnh hưởng nhất định đến giá vàng – thị trường vàng.

Một mối quan hệ được biết đến rộng rãi trên thị trường Forex đó là mối tương quan nghịch giữa Vàng và USD. Bắt nguồn từ thực tế: Vàng được coi là công cụ hữu hiệu để phòng chống lạm phát nhờ vào giá trị “ổn định”, tăng dự trữ Vàng.

USD thể hiện vị thế thông qua mức lãi suất được neo theo tỷ giá USD, khi giá trị trao đổi giảm đi, bạn phải mất nhiều USD hơn để mua được Vàng, nên giá trị Vàng được tăng lên.

Và ngược lại khi giá trị USD tăng, cần ít USD hơn để mua Vàng, dẫn đến giá trị vàng tính bằng USD giảm xuống.

Vàng và USD có mối quan hệ ngược chiều nhau nhưng không phải tuyệt đối, vì còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới giá Vàng.

Thứ nhất, Vàng là “tiền tệ” với vai trò dự trữ của các NHTW. Thứ hai, Giá trị đồng USD chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động giá Vàng và thực tế sự thay đổi của các yếu tố còn lại như: bất ổn chính trị, giá dầu, thị trường chứng khoán… có thể làm thay đổi mối tương quan ngược chiều này.

3. QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ ĐÔ LA MỸ.

Trong lịch sử, giá dầu có tương quan nghịch với giá của đồng Dollar Mỹ. Giải thích cho điều này, có 2 nguyên nhân sau:

  • Giá dầu luôn được tính bằng đồng dollar Mỹ trên toàn thế giới. Khi đồng dollar Mỹ mạnh lên, bạn sẽ chỉ cần trả ít dollar hơn cho một thùng dầu. Và ngược lại.
  • Trong suốt lịch sử nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ. Giá dầu tăng khiến thâm hụt cán cân thương mại của Hoa Kỳ cũng tăng lên vì cần trả nhiều dollar hơn cho mỗi thùng dầu.

Tuy nhiên, nhờ vào sự thành công của các công nghệ khoan và khai thác dầu mỏ, đặc biệt là công nghệ khai thác fracking (công nghệ nứt vỡ thủy lực) đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất của Hoa Kỳ. Biến đất nước này trở thành đất nước xuất khẩu ròng dầu mỏ tinh chế, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô top đầu Thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook sẽ ra mắt “Hẹn hò ảo” qua Messenger cho người dùng Facebook

Facebook sẽ sớm cho phép người dùng đi vào những ngày “hẹn hò ảo”. Mạng xã hội này đang lên kế hoạch giới thiệu một tính năng gọi video mới cho phép người dùng sử dụng dịch vụ hẹn hò trên Facebook của mình để kết nối và gọi video qua Messenger, như một cách thay thế để hẹn hò trong thế giới thực. Loại tính năng này được yêu cầu nhiều trong bối cảnh đại dịch coronavirus, khi mà mọi người phải ở nhà và thực hiện cách ly xã hội.

Facebook sẽ ra mắt "Hẹn hò ảo" qua Messenger cho người dùng Facebook

Nhưng đối với các ứng dụng hẹn hò trực tuyến, nhằm mục đích kết nối mọi người trong thế giới thực, thì đó là một thách thức đáng kể cho việc kinh doanh của họ.

Hiện tại, khi lệnh đóng cửa của chính phủ đã giới hạn những những cuộc gặp gỡ thì cũng là khi các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có thể giúp các cặp đôi vẫn gặp được nhau trong buổi hẹn hò đầu tiên. Các nhà hàng, trung tâm thương mại, quán bar và các cơ sở bán lẻ khác bị đóng cửa giữa các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của coronavirus.

Nhưng ngay cả khi những hạn chế đó được dỡ bỏ, nhiều người dùng ứng dụng hẹn hò trực tuyến sẽ cảnh giác khi gặp gỡ những người lạ cho những ngày đầu tiên làm quen. Trò chuyện video trực tuyến cung cấp những tùy chọn an toàn hơn để khám phá các “mối quan hệ tiềm năng” trong tương lai.

Khi tính năng Hẹn hò mới của Facebook hoạt động, người dùng có thể mời một “dater” để bắt đầu những ngày hẹn hò ảo. Người nhận lời mời có thể chọn chấp nhận (matching) hoặc từ chối lời đề nghị thông qua một cửa sổ bật lên xuất hiện.

Nếu họ chấp nhận, người dùng Hẹn hò trên Facebook sẽ được kết nối trong một cuộc trò chuyện video được cung cấp bởi Facebook Messenger để tìm hiểu nhau.

Vì tính năng này vẫn đang được phát triển, Facebook từ chối chia sẻ chi tiết cụ thể hơn về cách thức hoạt động của nó cũng như về tính năng bảo mật.

Facebook không phải là dịch vụ hẹn hò trực tuyến đầu tiên xoay quanh video do đại dịch. Khá nhiều ứng dụng hẹn hò của đối thủ cũng đã áp dụng các tính năng video trước khi coronavirus xuất hiện.

Bumble, là một ví dụ, họ đã cung cấp cuộc gọi thoại và video trong ứng dụng của mình trong khoảng một năm. Tính năng này hoạt động như một cuộc gọi điện thoại thông thường hoặc FaceTime. Tuy nhiên, người dùng không phải chia sẻ số điện thoại hoặc thông tin cá nhân khác, như địa chỉ email, giúp an toàn hơn.

Công ty cho biết việc sử dụng tính năng này đã tăng đột biến trong hai tháng qua khi người dùng chấp nhận hẹn hò ảo.

Trong khi đó, Match Group gần đây cũng đã tung ra video trên một số ứng dụng hẹn hò của mình.

Trong tháng này, ứng dụng Match đã thêm trò chuyện video cho phép những người dùng đã “matching” với nhau có thể kết nối qua các cuộc gọi video.

Ứng dụng hàng đầu của Match Group, Tinder vẫn chưa nắm bắt được tính năng hẹn hò trực tuyến, nhưng vẫn cung cấp cách để người dùng thêm video vào hồ sơ của họ. Công ty này không tiết lộ về việc liệu video hẹn hò có hoạt động với Tinder hay không, nhưng trong thời kỳ hậu COVID, sẽ rất “kỳ lạ” nếu không cung cấp những tính năng tốt như vậy.

Các ứng dụng hẹn hò khác cũng đã ra mắt hẹn hò qua video, bao gồm eHarmony và một số ứng dụng hẹn hò ít được biết đến với hy vọng giờ đây sẽ có được sự tăng trưởng mới qua các ứng dụng hẹn hò của họ

Facebook cho biết tính năng này sẽ ra mắt trong những tháng tới và sẽ có mặt ở mọi nơi mà Facebook đang khả dụng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Đứng dậy sau khủng hoảng và bài học sinh tồn

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 gần như phá hủy hết những gì tôi có. Nó lấy mất từng đồng xu, và cả linh hồn tôi nữa.

Ba năm sau khi Lehman Brothers phá sản, tôi phải làm việc ở một cửa hàng rửa xe ô tô. Từ trải nghiệm “giàu sang nghèo” đã qua, tôi cũng học được bài học lớn cho bản thân, về cách mà thế giới này vận hành. Và đôi khi, sẽ có những người xuất hiện theo cách bạn không ngờ tới, thức tỉnh và cứu rỗi cuộc đời bạn.

Tôi muốn chia sẻ chuyện của tôi để bạn có thể hiểu được cảm xúc của bản thân trước những gì có thể sắp xảy ra, chuẩn bị tâm lý cho những thăng trầm bạn có thể gặp phải do đại dịch Covid-19. Một số người sẽ mất một ít. Một số người sẽ mất rất nhiều. Một số người nghĩ rằng họ sẽ mất tất cả.

Bản thân tôi đã nhận ra, rằng tuy không thực sự mất tất cả, nhưng cảm giác là như vậy. Bạn bị tách biệt ra khỏi bạn bè vì bạn không còn đủ khả năng duy trì các mối quan hệ trong giới thượng lưu nữa. Bạn có thể mất một hoặc hai chiếc xe hơi, hoặc ngôi nhà tại khu trượt tuyết hoặc ngôi nhà bên bãi biển. Hoặc tất cả những tài sản trên. Thật đau đớn, bối rối và bực bội. Thật lúng túng làm sao!

Bạn đã từng giàu có nhưng bây giờ thì không. Đối với nhiều người, điều này lại xảy ra, dù có thể không giống như 12 năm trước, hoặc bạn chưa từng trải qua để nghĩ lại về nó. Bạn sẽ tồn tại, nhưng sẽ dễ hàng hơn nếu có sự chuẩn bị về tâm lý cho những điều có thể sẽ mất đi.

Một trong những trở ngại lớn nhất mà tôi phải đấu tranh, đó chính là sự tự tin của mình. Tôi đã từng là người khiến những người khác ngoái nhìn mỗi khi bước vào phòng. Nhưng khi kết thúc ở hàng rửa xe, sự tự tin của tôi, hình ảnh của tôi và cả sự thích nghi của tôi trước bất trắc đều bị hủy hoại hoàn toàn.

Nếu có thể đưa ra một lời khuyên nhỏ, tôi muốn nói với các bạn rằng: đừng để những gì sắp diễn ra trong vài tháng tới định nghĩa con người bạn. Nếu hôm nay bạn là người thành công, bạn sẽ tiếp tục như thế. Vì vậy, đừng hoảng sợ.

Đầu tiên, bạn không phải là kẻ thất bại. Bạn có thể bị một cú đòn đau bởi thị trường, bởi chính sách hoặc thời điểm không phù hợp hay ngay cả bởi những quyết định sai lầm của chính mình… Nhưng nếu bạn tự vực dậy, bạn chưa bao giờ thất bại. Kể cả khi bạn mất đi tất cả các giá trị vật chất mình từng sở hữu, nhà, xe, hay các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất thiết kế của bạn. Nếu bạn đứng lên và tiến về phía trước dù chỉ là nửa bước, bạn không phải là kẻ thất bại. Đó là khi sự hồi phục bắt đầu.

Nhưng bằng cách nào? Làm thế quái nào ta có thể tìm thấy sức mạnh để làm được điều ấy khi mà tất cả những thành quả lao động cả một đời cho tới thời điểm này tan thành mây khói ngay trước mắt ta? Và rất có thể kéo theo sự sụp đổ của những mối quan hệ tốt đẹp của ta nữa. Nghe thì đơn giản, nhưng không hề dễ dàng.

Điều thứ hai, phát triển khả năng phục hồi. Làm cách nào? Quyết định vực mình dậy. Tôi hiểu rằng đây là một việc rất đớn đau, nhưng bạn có thể chịu đựng được nó. Ta phải chấp nhận nỗi đau này. Tự thuyết phục bản thân rằng bạn có thể làm được điều đó bằng cách huy động bất kỳ phương tiện tinh thần nào mình có. Nói với bản thân rằng nỗi đau của việc không bước tới còn tệ hơn nhiều so với bất kỳ sự khó chịu nào bạn có thể gặp phải bằng cách hành động.

Nếu bạn thất bại một lần nữa, tiếp tục đứng dậy, học hỏi từ những nỗ lực trước đây, thành thật nhìn lại bản thân và nhận ra bản ngã của chính mình. Không tồi nếu bạn dùng các mẹo nhỏ, buộc mình phải làm những việc không muốn hoặc sợ. Nhưng, đó là việc phải làm.

Vì tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta sẽ rơi vào tình huống không thoải mái trong một thời gian dài. Nhưng đây là điều thứ ba, tập làm quen với sự không thoải mái, dừng lại đổ lỗi cho bản thân.

Tôi đã mất rất nhiều tiền, không hẳn tất cả là của tôi. Gia đình tôi đã cố gắng không trách cứ. Những gì mất đã mất rồi. Tôi bắt đầu lạc vào một con đường tối tăm của sự ghê tởm bản thân, nghi ngờ bản thân và trầm cảm. Hổ thẹn, tôi đã rất xấu hổ về tình cảnh của mình. Tôi đã cố gắng chịu trách nhiệm cho những mất mát ấy nhưng kết quả đã an bài và đó thực sự không phải là lỗi của tôi.

Rất nhiều người thông minh hơn tôi nhiều và đã mất nhiều tiền hơn tôi. Mãi đến khi xem bộ phim “The Big Short” giải thích về cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2015, tôi mới bắt đầu cảm thấy chính xác sự mất kiểm soát của mình như thế nào. Lần đầu tiên xem nó tôi đã buồn nôn. Ngay cả khi nội dung phim đã được biên kịch lại, cảm giác ấy vẫn rất thật. Bộ phim cũng khiến tôi nhận ra rằng cần phải tha thứ cho chính mình vì những gì đã xảy ra.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 này cũng giống như vậy, chỉ có điều nó không phải do con người tạo ra. Tôi thấy nó thậm chí còn kinh khủng hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước đây bởi con người đang ngập ngụa trong các làn sóng thông tin. Tựa như con rồng nhiều đầu, cứ chặt đi một đầu thì lại có những cái đầu khác nhanh chóng mọc ra. Tin mới đến từ điện thoại thông minh cứ tràn tới bủa vây mà ta không tài nào kiểm soát nổi. Tôi cho rằng cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như mùa thu năm 2019.

Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Sẽ có rất nhiều người trẻ – những người thuộc thế hệ Y lần đầu tiên trải qua khó khăn thực sự và vùi mình vào tai nghe và áo nỉ rộng để vỗ về bản thân. Nhưng, không ai trong chúng ta nên tự đánh mất mình như thế.

Bản chất con người vốn chỉ làm những điều mình muốn. Nhưng con người luôn có khuynh hướng đổ lỗi cho ai đó. Nếu không có ai đó để đổ lỗi, chúng ta bắt đầu tự vấn bản thân mình. Chúng ta bắt đầu để cho sự nghi ngờ len lỏi vào các cuộc trò chuyện và để cho những điều tồi tệ lặp đi lặp lại trong đầu, như thể chúng ta có trách nhiệm với chúng. Cho dù bạn mất đi công việc hay mất đi người thân yêu, ngay cả khi họ nhiễm Covid-19 từ bạn, bạn cũng không thể tự trách mình.

Đại dịch 2020 có thể là điều tồi tệ nhất mà ta phải trải qua và đó không phải là lỗi của bạn. Ngay tại ranh giới của những điều tồi tệ, chúng ta rồi sẽ tìm lại chính mình. Dừng lại việc tự trách mình hoặc bất cứ ai khác. Bạn có trách nhiệm với chính bản thân. Người kiên cường là những ai không chỉ chấp nhận điều đó, họ còn miệt mài trong trách nhiệm đó.

Một lần nữa, tôi sẵn sàng để mất tất cả mọi thứ ở một đất nước mà người dân không nói tiếng Anh như Việt Nam, nơi tôi đang kinh doanh, và dường như không có bất cứ lối thoát an toàn nào cho tôi. Nhưng, tôi không sợ. Tôi sẽ không ngại khi phải thay đổi để đối mặt với cuộc khủng hoảng này. Tôi sẽ kiên định trên con đường đã chọn, và tiếp tục hành trình. Tôi mong bạn cũng như vậy.

Michael J Aumock

Trở thành dân quảng cáo sáng tạo với 5 kí kíp nhỏ mà chất

“Em rất thích sáng tạo. Em muốn làm ý tưởng quảng cáo cho những nhãn hàng. Nhưng em không biết bắt đầu từ đâu, vì em học trái ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm”… Đó là một số câu nói thường gặp của những bạn sinh viên sắp ra trường và muốn gia nhập ngành quảng cáo nhưng chưa có định hướng rõ ràng.

Thật ra, để chơi với nàng “Cáo” này không khó như bạn nghĩ. Mỗi ngành nghề đều có “gu” riêng và làm quảng cáo cũng vậy. Hãy tham khảo 5 thói quen dưới đây để trở thành một “đối tác hợp gu” với cô nàng độc đáo nhưng không kém phần kiêu kỳ này nhé.

1. TẬP VIẾT – TẬP ĐỌC

Dân quảng cáo sáng tạo (hay còn gọi là copywriter) có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo. Vì vậy, write (viết) cũng là một nhân tố thiết yếu có mặt trong mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, việc bạn mới bắt đầu tham gia và viết chưa hay, chưa thuyết phục người xem cũng không phải là vấn đề quá to tát. Kỹ năng viết sẽ được tôi luyện và trau chuốt qua ngày tháng, theo từng nỗ lực và cố gắng của bạn.

Để làm được điều này, ngoài việc luyện tập viết thường xuyên, bạn nên đọc thật nhiều. Không chỉ từ sách, báo mà còn rất nhiều nguồn khác nhau trên Internet, mạng xã hội.

Khi việc đọc trở thành một thói quen, bạn sẽ tích cóp được vốn từ vựng và những cách hành văn độc đáo, từ đó dễ dàng phát triển được phong cách viết cho bản thân mình.

2. HỌC HỎI TỪ NHỮNG Ý TƯỞNG QUẢNG CÁO

Đây là nguồn kiến thức thực tế nhất bạn có thể thu thập được. Từ ý tưởng, câu slogan, tagline, cho đến cách thực thi đều là những điều hay ho bạn cần lưu ý mỗi khi xem quảng cáo.

Nếu có thể, bạn hãy phát kiến ra thật nhiều ý tưởng mới. Đây không chỉ là một cách luyện tập, mà còn làm đẹp portfolio và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng sau này.

3. MUỐN GIỎI PHẢI HỌC

Ngoài việc tự trau dồi kiến thức cho bản thân về kỹ năng viết lách và sáng tạo, hãy cố gắng học tập có định hướng bằng cách theo học nghề copywriter.

Đi học, ngoài việc lấp đầy những lỗ hổng kiến thức, còn giúp bạn có cơ hội bổ sung thêm những mối quan hệ trong ngành; và khi bạn quyết tâm đi học, chịu trách nhiệm với học phí, thời gian, công sức mình bỏ ra, bạn sẽ càng được củng cố niềm tin về con đường nghề nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm những Agency lớn ở Việt Nam. Tất cả đều có thể tham khảo trên Google. Hãy dành thời gian để “stalk” xem họ đang làm chiến dịch gì, nói gì trên mạng xã hội, nhằm hiểu rõ hơn về ngành sáng tạo, và gia tăng cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp của mình.

4. LÀM GIÀU VỐN NGOẠI NGỮ

Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành tốt công việc tại những Agency lớn, bạn cần phải có vốn ngoại ngữ kha khá. Là những agency đa quốc gia, chắc chắn không thể thiếu vắng các khách hàng quốc tế. Công việc, giấy tờ, trao đổi trò chuyện hằng ngày ở văn phòng sẽ làm bạn stress nếu như không có kỹ năng tiếng Anh phòng thân.

5. DẤN THÂN VÀ TRẢI NGHIỆM SỚM

Hãy tranh thủ thời sinh viên còn trẻ, còn khỏe, bạn nên tham gia những cuộc thi về marketing, quảng cáo,… Cứ đăng ký thật nhiều, dù không đạt giải, ít nhất bạn cũng có cơ hội tiếp xúc với ý tưởng, cách thực thi chiến dịch, và hơn thế nữa, bạn sẽ có thêm một vài gạch đầu dòng cho Portfolio của mình. Bạn có thể tham khảo một số cuộc thi như: Vietnam Young Spikes, Vietnam Young Lions, Young Marketers,…

Dân Agency thích những bạn đi nhiều, tham gia hoạt động nhiều, vì khi đó, bạn sẽ có những trải nghiệm cho riêng mình, biết đâu sau này, đó chính là những ý tưởng hay khi làm chiến dịch quảng cáo thì sao?

Và như bạn thấy, muốn chơi với nàng “Cáo” không quá khó phải không? Chuẩn bị những kỹ năng cần thiết thật chu đáo, và sẵn sàng một tinh thần “bất khuất”, “lỳ đòn” là bạn đã có thể trở thành một ứng viên tài năng cho ngành quảng cáo sáng tạo rồi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Google nhanh tay copy tính năng độc đáo nhất của ứng dụng Zoom

Nhân lúc Zoom đang gặp nhiều rắc rối liên quan đến bảo mật.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra căng thẳng trên toàn thế giới, rất nhiều người phải học và làm việc tại nhà. Đó cũng là nguyên nhân mà ứng dụng gọi video nhóm Zoom trở nên rất phổ biến, với số lượng người dùng tăng rất cao. Tuy nhiên, Zoom đang gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật, khiến cho nhiều công ty và trường học ra lệnh cấm sử dụng ứng dụng này.

Nhân lúc đối thủ đang gặp khó khăn, Google đã nhanh tay copy một tính năng độc đáo của Zoom cho ứng dụng họp trực tuyến Meet của mình. Đó là giao diện gallery view khi họp trực tuyến, giúp bạn có thể nhìn thấy tất cả mọi người trong cuộc họp.

Trước đây, Google Meet chỉ có thể hiển thị 4 người trên màn hình cùng lúc. Nhưng với giao diện gallery view mới, Meet có thể hiển thị cùng lúc 16 người trong cuộc họp. Mặc dù vậy, Zoom có thể hiển thị tới 49 người cùng lúc, nghĩa là nhiều hơn rất nhiều. Nhưng việc tăng lên 16 người cho thấy rằng Google cũng nhận ra đây là một tính năng hữu ích và cần thiết, đặc biệt là phù hợp để học trực tuyến.

Bên cạnh đó, Google cũng cải tiến một số tính năng của Meet. Như tối ưu hóa cho trình duyệt Chrome, chế độ ánh sáng thấp khi sử dụng bằng smartphone nhằm tiết kiệm pin. Và tính năng loại bỏ tiếng ồn bên ngoài sẽ được cung cấp cho người dùng G Suite Enterprise và G Suite Enterprise for Education.

Trước đó, Google và Alphabet cũng ra lệnh cấm nhân viên sử dụng ứng dụng Zoom trên laptop, do không đạt các tiêu chuẩn về an ninh mạng. Zoom hiện đang gặp 2 vấn đề lớn đó là không có những biện pháp mã hóa đường truyền trong các buổi họp và có mã code tham gia rất dễ đoán gây ra hiện tượng “zoombombing” (giống như photo-bombing) khi mà những vị khách lạ mặt cũng có thể tham gia vào cuộc họp của bất cứ ai.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Cách các trình duyệt web như Chrome, Firefox…kiếm tiền

Các trình duyệt web hiện nay có khá nhiều, tuy nhiên những cái tên nổi bật và chiếm lĩnh thị trường thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Mozilla Firefox, Google Chrome, Microsoft Edge, Opera và Apple Safari, trong những cái tên này ngoài Safari độc quyền cho các thiết bị nhà Táo thì các trình duyệt còn lại đều miễn phí và người dùng có thể tải về dễ dàng để sử dụng.

Trình duyệt nói nôm na như là cửa sổ để người dùng tiếp cận với thế giới internet, vậy tại sao một phần mềm quan trọng như vậy lại được các công ty phát hành miễn phí? Đơn giản là dù miễn phí nhưng chúng vẫn kiếm ra tiền, tạo ra doanh thu cho các nhà phát triển.

Thứ đầu tiên chúng ta nghĩ đến, “tiền quảng cáo”, đó chỉ là một phần thôi. Còn lại là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút.

Mozilla Firefox

Trước giờ chúng ta đều biết ông chủ của trình duyệt Firefox, Mozilla Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng thực sự họ không phi lợi nhuận đâu nhé, nhìn vào báo cáo tài chính, ta có thể thấy công ty này kiếm được 562 triệu USD trong năm 2017. 96% của con số này, khoảng 539 triệu USD là thông qua một thứ gọi là bản quyền công cụ tìm kiếm (search engine royalties).

Mozilla đã ký kết thoả thuận với Google để Google Search làm bộ máy tìm kiếm mặc định trên Firefox Quantum. Mặc dù chúng ta không biết được mức chia sẻ doanh thu chính xác giữa họ, nhưng chắc chắn thoả thuận này rất quan trọng đối với Mozilla.

Nhìn có vẻ như Google đang chiếm thế thượng phong trong thoả thuận này vì họ có trình duyệt Google Chrome đang áp đảo Firefox về thị phần, nên có thể họ sẽ không gia hạn thoả thuận mới vào tháng 11 năm 2020 này. Nhưng người dùng Firefox tìm kiếm trên web hơn 100 tỷ lần một năm, con số này đảm bảo khả năng giữ Google Search lại với Firefox dù có thể Google không muốn.

Tuy nhiên điều đó không ngăn Google “chơi chiêu” với người dùng Firefox, vì rõ ràng cả 2 vẫn đang cạnh tranh trong cùng một thị trường. Tiêu biểu là một vài người dùng cho biết trang web Google Flights bị chặn trên trình duyệt Firefox dành cho Android.

Công bằng mà nói thì Mozilla cũng không phải dạng vừa, ở những thị trường mà Google search không phổ biến thì họ hợp tác với các công cụ tìm kiếm địa phương như Yandex ở Nga và Yahoo ở Trung Quốc để kiếm doanh thu. Họ cũng đang cố gắng đa dạng hoá nguồn doanh thu với dịch vụ Firefox Pocket, các quảng cáo tập trung vào người dùng và thậm chí là bán quảng cáo nữa.

Safari

Tương tự như mô hình của Firefox, Safari cũng kiếm tiền từ bản quyền công cụ tìm kiếm, đặc biệt là từ Google. Nhưng trong trường hợp của Safari, mức tiền bản quyền này ở một đẳng cấp khác so với Firefox, khoảng 12 tỉ USD trong thoả thuận gần đây nhất theo Fortune tiết lộ. Với hàng trăm triệu người dùng iPhone, iPad và Mac, Apple sẽ vẫn tiếp tục có những “deal thơm” với Google trong nhiều năm nữa, vì vậy có thể nói Safari là trình duyệt giàu thứ 2 thế giới chỉ sau Chrome.

Microsoft Edge

Tương tự như dịch vụ quảng cáo từ khoá Google Adwords, doanh thu chính của Edge đến từ công cụ tìm kiếm Bing. Tuy nhiên với chỉ khoảng 4% thị phần của Bing, rất khó để Edge có thể bắt kịp Chrome về việc kiếm tiền. Bên cạnh đó doanh thu quảng cáo từ Bing đã giảm 7% trong quý 4 năm 2018, nghĩa là doanh thu từ Edge vẫn còn rất trì trệ.

Hy vọng đánh bại Google gần như là không có, nhưng Microsoft vẫn không từ bỏ bằng việc trả thưởng cho người dùng quà tặng và voucher khi sử dụng Bing và Edge.

Opera

Đây là trình duyệt khá khiêm tốn về khả năng tiếp cận người dùng, tuy nhiên về khiá cạnh tận dụng trình duyệt để kiếm tiền thì Opera không hề yếu kém. Với 182 triệu active users trên toàn cầu, Opera đang chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 28 đến 34%. Mặc dù vẫn áp dụng mô hình chia sẻ doanh thu với các công cụ tìm kiếm như Yandex ở Nga, Baidu ở Trung Quốc, Google ở các nơi khác, Opera còn có một vài cách kiếm tiền khác độc đáo hơn.

Opera thoả thuận cấp phép với nhiều trang web như Booking.com và Ebay để khuyến khích người dùng sử dụng các dịch vụ này. Ngoài ra còn có thoả thuận với các công ty sản xuất smartphone như Oppo và Xiaomi để sử dụng Opera làm trình duyệt chính trên điện thoại. Bên cạnh đó họ còn đang mạo hiểm đầu tư vào các công nghệ khám phá nội dung dựa trên AI để thu hút thêm người dùng.

Brave

Trình duyệt Brave tập trung vào sự riêng tư, an toàn và nhanh chóng. Với trình chặn quảng cáo tích hợp cộng với chính sách không lưu lại nhật ký lịch sử của người dùng, biến nó thành một trình duyệt tuyệt vời để sử dụng.

Tuy vậy Brave cũng phải kiếm tiền. Tuy nhiên khác với các trình duyệt khác, Brave dùng tiền điện tử, cái mà họ gọi là các Tokens thông báo cơ bản (Basic Attention Tokens). Giống với hình thức trả thưởng Microsoft rewards, người dùng sẽ được thưởng BAT khi họ dùng các dịch vụ mà Brave liên kết.

Họ cũng hợp tác với HTC để sử dụng chiếc HTC Exodus, điện thoại blockchain đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra Brave còn làm việc với các nhà xuất bản được chứng thực trên YouTube và Twitch như là một nguồn doanh thu thứ cấp.

Google Chrome

Chrome đúng ra không nên nằm trong danh sách này vì nó hoàn toàn ở một level khác so với những cái tên trên xét về mảng kiếm tiền. Với lợi thế là con đẻ của công ty quảng cáo hàng đầu thế giới, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường trình duyệt nên Chrome nhanh chóng là phương tiện cho Google kiếm doanh thu từ quảng cáo một cách hiệu quả.

Do phần doanh thu quảng cáo quá khổng lồ như vậy, nên Chrome không cần áp dụng các cách khác như các trình duyệt trên để kiếm thêm doanh thu.

Trên đây là những cách mà các trình duyệt phổ biến hiện nay tạo doanh thu, mỗi trình duyệt đều có một chiến lược kiếm tiền riêng và những cách này đều khác nhau. Điều này góp phần giúp cho họ duy trì sự tồn tại của mình, tạo nên sự đa dạng cho thị trường trình duyệt.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tinh Tế

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P3)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

Digital-Marketing-2-marketing-trips

  • Digital Marketing là gì
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing
  • Làm Digital Marketing là làm gì
  • Và nhiều hơn thế nữa

Các bạn xem lại phần 1 và 2 ở link bên dưới:

5. Affiliate Marketing

Đây là một hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất khi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên website hay kênh của mình. Các kênh tiếp thị liên kết thường bao gồm:

  • Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác của YouTube.
  • Đăng link liên kết từ các tài khoản truyền thông mạng xã hội của bạn.
  • Đặt banner, bài viết hay link… của đối tác liên kết (Advertiser) lên website của người chạy chương trình liên kết (Publisher).

6. Native Advertising

Native Advertising hay còn gọi là “quảng cáo tự nhiên” đề cập đến các quảng cáo chủ yếu dựa trên nội dung và nổi bật trên nền tảng cùng với các nội dung không phải trả tiền khác.

Mặc dù cũng mới được phát triển rầm rộ trong vàì năm trở lại đây tuy nhiên quảng cáo tự nhiên hay native advertising lại nhận được sự chú ý rất lớn bởi tính hiệu quả của nó. Như hình bên dưới là một ví dụ về hình thức này. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là tính “tự nhiên”, nội dung quảng cáo được lồng ghép một cách “ngẫu nhiên” vào các nội dung khác trên website (app). Những native ads thường có hình ảnh, tiêu đề và một phần mô tả nhỏ để tăng cường CTA (call to action).

digital marketing - marketingtrips

 

7. Marketing Automation

Marketing Automation tạm dịch là tự động hóa tiếp thị đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà bạn thường làm bằng tay, chẳng hạn như:

Bản tin email: Tự động hóa email không chỉ cho phép bạn tự động gửi email đến người đăng ký của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần để bản tin của bạn chỉ đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ.
Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tăng sự hiện diện của tổ chức của mình trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên. Các công cụ lập lịch truyền thông xã hội giúp đẩy tự động nội dung của bạn lên các kênh truyền thông xã hội, vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chiến lược nội dung.

Quy trình công việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các email và nội dung cụ thể khi chúng phù hợp với các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khi có ai đó tải xuống và mở ebook của bạn thì bạn nên gửi gì ? Hãy làm chúng một cách tự động.

Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Một chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều email khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, hoặc cũng có thể nhiều website khác nhau và hơn thế nữa. Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch mà bạn muốn và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.

8. Email Marketing

Các công ty thường sử dụng email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới website của doanh nghiệp cho một sự kiện nào đó. Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch email marketing bao gồm:

  • Blog đăng ký bản tin.
  • Email tới khách truy cập website đã tải xuống một cái gì đó.
  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email Khuyến mãi ngày lễ cho các khách hàng trung thành

9. PR Online

PR Online là một loạt các hoạt động nhằm bảo vệ độ bao phủ của “earned online media – kênh thảo luận về thương hiệu” gắn liền với xuất bản số (digital puclications), xuất bản nội dung (blog) và các website dựa trên nội dung khác (content-based-website). PR online cơ bản giống như PR truyền thống, chỉ khác về môi trường trực tuyến (online) so với môi trường ngoại tuyến (offline). Các cách thức bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR Online của mình bao gồm:

Tiếp cận cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí tạo ra cơ hội earned-media cho công ty của bạn.

Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu, cơ bản thì bản năng của bạn có thể không “chạm” hay cảm nhận hết được. Ngược lại, đánh giá công ty hấp dẫn giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.

Thu hút ý kiến trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn phản hồi đánh giá về công ty của bạn, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả trong ngành của bạn.

Ngoài ra thì thông báo báo chí, xuất bản các Editorial, Testimonial…online cũng một là trong những cách tiếp cận hiệu quả giúp bảo vệ và tạo danh tiếng cho thương hiệu của bạn.

10. Inbound Marketing

Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật digital marketing được liệt kê ở trên, trong suốt chiến lược inbound marketing, để tạo trải nghiệm khách hàng, làm việc với khách hàng chứ không phải chống lại họ.

11. Nội dung được tài trợ

Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả phí cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

Một loại nội dung được tài trợ phổ biến là influencer marketing. Với loại nội dung được tài trợ này, một thương hiệu tài trợ cho một người có ảnh hưởng trong ngành của mình để xuất bản các bài đăng hoặc video liên quan đến công ty trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc cái kênh truyền thông khác.

Một số loại nội dung được tài trợ khác có thể là một bài đăng trên blog hoặc bài viết được viết để làm nổi bật một chủ đề, dịch vụ hoặc thương hiệu trên các website hoặc các kênh khác.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

267 triệu dữ liệu người dùng Facebook đã bị đánh cắp và rao bán

Lại thêm một “bê bối” nữa liên quan đến vấn đề quyền riêng tư của Facebook.

Ngày nay, khi nói về quyền riêng tư như một trong những quyền cơ bản thiết yếu nhất của con người, thì thái độ của Facebook có thể được diễn tả bằng 3 từ: không-quan-tâm. Thật vậy, bằng chứng là 267 triệu dữ liệu cá nhân của người dùng trên nền tảng này đang được rao bán với giá rẻ bèo 600 USD trên dark web!

Ngoài Facebook, 530.000 tài khoản Zoom cũng đang chịu số phận tương tự. Được biết, các tài khoản Facebook nêu trên đã bị hack, khiến nhiều thông tin cơ bản về người dùng bị rò rỉ. Số dữ liệu này chủ yếu đến từ các tài khoản mạng xã hội của người dùng Mỹ.

Những thông tin gì đã bị lộ?

Dù số dữ liệu nói trên không có chứa mật mã tài khoản, nhưng chúng lại chứa nhiều thông tin khác như tên đầy đủ, địa chỉ email, ngày sinh, số điện thoại, và các thông tin định danh khác. Những dữ liệu này nghe có vẻ bình thường, nhưng có thể mang lại những món hời lớn cho giới hacker, đặc biệt là những kẻ chuyên thực hiện các hành vi lừa đảo qua mạng. Cụ thể, các hacker sẽ đánh cắp thêm nhiều thông tin khác của người dùng bằng cách giả vờ là đại diện đến từ các công ty, dịch vụ mà người dùng sử dụng (như ngân hàng chẳng hạn), hoặc các cơ quan quản lý khác.

Theo Bob Diachenko, nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra vụ việc, thì hacker có lẽ đã thu thập được thông tin thông qua giao diện lập trình của Facebook. Quả là trớ trêu, khi mà chính Facebook từng khẳng định rằng một trong những trách nhiệm của họ là ngăn chặn tài khoản người dùng bị hack và duy trì quyền riêng tư của mỗi người dùng trên nền tảng của mình!

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Google “chai mặt” chèn link gọi video Duo khi người dùng nhắc đến “Zoom” trên Android

Hệ điều hành của anh, anh có quyền!

Mới đây, một người dùng Android đã “vạch mặt” Google rằng công ty này cố tình chèn một nút “Start Video Call” – mà khi người dùng bấm vào sẽ kích hoạt ứng dụng gọi điện video Google Duo – vào đoạn hội thoại trong đó người này đề nghị đồng nghiệp tham gia vào cuộc gọi Zoom của anh.

Qua ảnh chụp màn hình mà người dùng nói trên cung cấp, có thể thấy rằng anh này không hề nhắc đến cụm từ “video call” (gọi điện video) trong cuộc hội thoại, nhưng ứng dụng nhắn tin Messages do chính Google phát triển vẫn thêm nút “Start Video Call” nhằm quảng cáo cho ứng dụng “Google Duo” cũng của hãng.

Điều đáng nói trên thiết bị của người dùng đã được cài sẵn ứng dụng Zoom, nhưng Google đã cố tình lơ đẹp điều này.

Động thái của gã khổng lồ tìm kiếm đã làm dấy lên nhiều câu hỏi xoay quanh hành vi phản cạnh tranh mà hãng nhắm vào các công ty khác trong ngành công nghiệp hội thảo video, như Zoom, Skype…

Ứng dụng “Messages” của Google hiện được cài đặt sẵn trên hàng tỷ thiết bị Android, và dù có muốn, người dùng cũng chẳng thể nào gỡ bỏ nó được.

Thế độc quyền của Google có phải là một mối đe dọa?

Google đã và đang phát triển rất nhiều giải pháp cho hầu như mọi lĩnh vực với lượng người dùng đông đảo. Từ một bộ máy tìm kiếm, cho đến cửa hàng ứng dụng Android lớn nhất hiện nay là Play Store.

Các ứng dụng âm nhạc, video, podcast, tin nhắn… Google đưa các dịch vụ của mình len lỏi vào khắp mọi ngõ ngách của các ngành công nghiệp, đồng thời cài đặt các ứng dụng làm mặc định trên điện thoại Android của người dùng.

Nguyên nhân xuất phát từ mô hình học máy trên Android?

Không. Việc thêm nút “Start video call” nói trên cho thấy đó là một hệ thống phân tích dữ liệu và đưa ra khuyến nghị theo thời gian thực.

Một thuật toán thần kinh machine learning luôn được thiết kế để hoạt động mà không phân biệt nội dung thuộc về công ty nào.

Trong trường hợp trên, người dùng hoàn toàn không hề đề cập đến “video call”, nhưng ứng dụng Android Messages vẫn khuyến nghị thực hiện một cuộc gọi qua Duo, gián tiếp ưu ái “Google Duo” so với các đối thủ

Zoom và các công ty nên lo lắng?

Chính xác. TÌnh huống trên là một ví dụ chân thực cho thấy Google đang lợi dụng sức mạnh của mình để định hình nên thế độc quyền trong ngành công nghiệp.

Nhằm thu hút các khách hàng sử dụng desktop, nơi Google luôn có cách để cài đặt các ứng dụng rác, họ đã thêm một tính năng là khử tiếng ồn để tăng thêm tính cạnh tranh so với Zoom và các công ty hội thảo video khác.

Tại sao hầu hết các ứng dụng Google lại được cộng đồng yêu thích?

Các ứng dụng và dịch vụ cuar Google được mọi người yêu thích bởi chúng vừa miễn phí lại vừa không có quảng cáo.

Để làm được điều đó, Google đã sử dụng một nguồn quỹ không bao giờ cạn kiệt nhằm phát triển nên các ứng dụng và giải pháp dành cho các ngành công nghiệp với lượng người dùng lớn.

Ví dụ: Android Messages được cài đặt mặc định trên hơn 90% các điện thoại Android và được sử dụng để quảng bá cho sản phẩm của hính công ty.

Hay Google Podcast, ứng dụng hiện thống trị danh mục podcast trên Play Store, khi hoàn toàn miễn phí, không quảng cáo, và có lượng người dùng nhiều nhất trong cộng đồng podcast.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Kem đánh răng Dạ Lan và câu chuyện thương hiệu Việt đầy cay đắng

Vô tình ‘đánh mất’ thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan diễn ra cách đây hơn năm 20, đến nay, doanh nhân Trịnh Thành Nhơn vẫn nuôi hi vọng phục hưng thương hiệu này.

Kem đánh răng Dạ Lan

Ra đời từ năm 1988, sản phẩm kem đánh răng Dạ Lan là sản phẩm hợp tác giữa Cơ sở sản xuất Sơn Hải (tiền thân của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải sau này) và kỹ sư Lưu Trung Nghĩa – một trong những chuyên gia đầu ngành sản xuất kem đánh răng tại Việt Nam vào thời điểm đó.

Hồi ức đẹp đẽ

Ban đầu, kem đánh răng Dạ Lan gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, doanh nghiệp tiềm năng. Đích thân ông Trịnh Thành Nhơn, chủ Cơ sở sản xuất Sơn Hải, đã phải tự bươn chải, chở hàng đi bán từ Đà Nẵng xuống tận Cà Mau và sau này “Bắc tiến” để giới thiệu sản phẩm ở hội chợ Hà Nội nhưng hầu như không thu được đồng nào vì khách hàng đa số chấp nhận ký gửi.

Năm đầu tiên, khi Dạ Lan chở một container hàng ra ngoài miền Bắc để bán và chào hàng tại các khu chợ thì đã gặp tình trạng tồn đọng suốt nhiều ngày dài.

“Cuối cùng, tôi phải chọn một cái giải pháp đó là đến gặp các cấp chính quyền, các khu du lịch gửi quà tặng và viết tên lên sản phẩm của mình. Sau đó, tôi ra nhà sách đặt mua lịch, thuê in lên dòng chữ: “Công ty Sơn Hải, kem đánh răng Dạ Lan kính biếu”. Cứ mỗi quầy bán tạp hóa, tặng vài cuốn lịch kèm 10 ống kem đánh răng Dạ Lan.

Thời điểm đó, có một quyển lịch rất quý, người ta tranh nhau nhận kem đánh răng chỉ để có cuốn lịch. Sau đó, có người đã tìm đến chúng tôi, sau 10 ngày sản phẩm của chúng tôi được bán hết. Đó có lẽ là kỉ niệm mà cả cuộc đòi tôi chẳng thể nào quên được. Cũng từ đó, sản phẩm Dạ Lan bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc”, ông Trịnh Thành Nhơn chia sẻ.

Theo ông chủ Dạ Lan, khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, luôn bị khó khăn bủa vây, vì thế, sự kiên trì, nỗ lực theo đuổi ngành nghề lựa chọn là điều vô cùng quan trọng. Ông cũng khuyên nhà khởi nghiệp, không có gì dễ dàng và nếu dễ dàng có, cũng sẽ dễ dàng mất.

Giai đoạn năm 1993 – 1994, Dạ Lan hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường kem đánh răng nội địa, nắm trong tay tới 70% thị phần cả nước, riêng từ Đà Nẵng trở vào là 90% thị phần. Nhờ vậy, Dạ Lan được xem là “công thần” số một trong việc đánh đuổi kem Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Không chỉ được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam, kem Dạ Lan còn được xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận vào năm 1995, thị trường kem đánh răng nội địa bị đảo lộn do những “ông lớn” ngành hóa mỹ phẩm thế giới là Unilever và Colgate Palmolive đặt chân tới Việt Nam.

“Xiêu lòng” trước Colgate và cái kết

Trả lời cho câu hỏi khi Dạ Lan đang ở giai đoạn phát triển và đã có thành tựu, lý do gì khiến thương hiệu này sát nhập với Colgate, liệu đây có phải là một quyết định sai lầm như trước đây ông Nhơn từng phát biểu hay không, ông chủ Dạ Lan lý giải, đó là bước đi đúng thời điểm.

Dạ Lan phát triển trong bối cảnh đất nước khi đó vẫn còn khó khăn về cơ chế và điều luật với kinh doanh tư nhân. “Khi tôi nghe đến chuyện khởi nghiệp ngày nay của các bạn trẻ, thật sự tôi thấy đó là một điều hạnh phúc mà thời kì chúng tôi không có được”, ông Nhơn nói.

Theo ông Nhơn, ở thời kỳ hoàng kim, mỗi sáng, trước cửa nhà máy luôn là hàng dài người xếp hàng chờ mua sản phẩm Dạ Lan, doanh nghiệp tựa như một “cô gái đẹp” và nhận được nhiều lời “dụ dỗ” và đã “xiêu lòng” trước Colgate.

Năm 1995, công ty quốc tế Colgate Palmolive đặt vấn đề liên doanh với Sơn Hải, công ty sở hữu nhãn hiệu Dạ Lan. Ban đầu, ông Nhơn không đồng ý với Colgate Palmolive, nhưng việc Công ty Phong Lan tuyên bố bán lại P/S, thương hiệu kem đánh răng “anh em” với Dạ Lan, cho Unilever với giá 5 triệu USD đã khiến ông phải cân nhắc.

Khi đó Dạ Lan và P/S đang cùng nhau độc chiếm thị trường kem đánh răng, việc P/S về tay Unilever – một doanh nghiệp lớn ngành hóa mỹ phẩm thế giới, khiến vị trí dẫn đầu của Dạ Lan bị đe dọa. Chưa kể, Colgate đã tỏ rõ tham vọng tấn công vào thị trường dù không đạt được liên doanh với Dạ Lan.

“Thời điểm đó, chúng tôi có thương hiệu được nhiều người biết đến, có dây chuyền công nghệ khoa học kỹ thuật, tương tự chúng tôi, P/S cũng được Unilever tìm đến và dụ dỗ với nhiều chính sách và đãi ngộ tốt.

Ở thập niên 90, chính sách chỉ cho doanh nghiệp nước ngoài vào liên doanh và nếu P/S liên doanh với Unilever thì đó sẽ là một nguy cơ lớn cho Dạ Lan. Chưa kể Colgate vẽ ra một bức tranh tốt đẹp trong nhiều năm tới, nhãn hiệu của chúng tôi được mua lại với giá cao rất nhiều lần.

Lúc đó tôi đã bị dao động, đây không phải là vì tiền mà là tôi đang tìm được một người giúp cho công ty tôi phát triển”, ông Nhơn cho biết.

Nhìn lại quyết định bắt tay với Colgate, ông Nhơn cho rằng, đó là quyết định đúng ở thời điểm khi mà ông đã tìm được đối tác có thể giúp công ty đi xa hơn.

Tuy nhiên, đáng tiếc là Colgate đã không phát triển nhãn hàng Dạ Lan tốt hơn lên như cách Unilever đã làm với P/S. Chỉ sau 1 tháng thay đổi chiến lược sản xuất, sản phẩm bị khách hàng và thương nhân từ chối đón nhận. Không lâu sau đó, Colgate dẹp bỏ Dạ Lan vì không có lợi nhuận.

Chưa hết, năm 1998, phía Colgate Palmolive còn quyết định giải thể luôn công ty này vì thua lỗ. Tuy nhiên, ông Nhơn cho biết, sau 3 năm liên doanh với Dạ Lan, Colgate Palmolive đã chiếm được 10% thị phần, tương đương với 30 triệu USD.

Khát vọng “hồi sinh”

Khẳng định lựa chọn đối tác không sai, ông Nhơn cho rằng, doanh nghiệp và người làm chủ cần có kinh nghiệm trong hợp tác kinh doanh, trong trường hợp, kinh doanh một lĩnh vực không thành công, cần tìm một hướng rẽ hoặc ngõ hẹp phù hợp để chuyển hướng.

“Khi họ vẽ một bức tranh quá tốt mà vô tình không biết rằng đó chính là cái bẫy của họ, khi mình đã vướng vào bẫy rồi thì có thể rút chân làm sao được… May mắn cho tôi, vì tôi vẫn có thể tiếp tục phát triển thương hiệu Dạ Lan bởi Colgate Palmolive mua thương hiệu Dạ Lan nhưng không đăng ký bảo hộ độc quyền.

Năm 2009, 10 năm sau khi hợp đồng liên doanh giữa Dạ Lan và Colgate hết hiệu lực, ông Nhơn từ Canada trở về Việt Nam tiếp tục đăng kí và phát triển lại thương hiệu Dạ Lan và thành lập Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế (ICC). Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, kem Dạ Lan vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng ở thị trường. Đã 10 năm trôi qua, mục tiêu tìm lại hào quang xưa cho Dạ Lan của ông Nhơn vẫn còn rất xa.

“Tôi nghĩ cho dù chúng ta chọn ngành nghề gì thì mình phải nỗ lực hết lòng, hết sức và có tâm huyết với nó thì mới có thể có hy vọng thành công. Ngay cả bản thân tôi ngày hôm nay có được một thương hiệu như thế này cũng đã bỏ ra rất là nhiều tâm huyết trong suốt hơn 40 năm. Có những lúc tôi nhớ lại cái thời mà năm thập niên 70, những ngày khi đó từng có lúc trở về hai bàn tay trắng, chỉ còn duy nhất một can dầu dừa với mục tiêu là cố gắng gầy dựng lại từ đống tro tàn. Cho đến giờ, tôi đã 60 tuổi, tôi vẫn tiếp tục kiên trì để có thể giành lại thị phần mà Dạ Lan đã từng có trước đây.

Tôi cũng từng nói với các con tôi là nếu như không may bố không thể đeo đuổi được thì các con sẽ là người nối nghiệp. Mỗi ngày qua đi tôi đều phải nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, khi ngủ tôi cũng mơ đến. Tôi muốn các bạn biết rằng, chẳng có gì dễ dàng cả, và nếu dễ dàng có cũng sẽ dễ dàng mất. Nếu chúng ta không kiên trì, không nỗ lực theo đuổi thì cái hoàn cảnh khó khăn sẽ cứ đeo đuổi chúng ta trên hành trình mà chúng ta khởi nghiệp”, ông chủ Dạ Lan kết lại.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DĐDN

19 website giúp bạn thông minh hơn, thành công hơn

Đây là danh sách 19 trang web thực sự sẽ khiến bạn sử dụng thời gian trực tuyến của mình hiệu quả và thông mình hơn.

Sau đây là danh sách 19 trang web thực sự sẽ khiến bạn sử dụng thời gian trực tuyến của mình hiệu quả và thông mình hơn.

Bạn có đang mệt mỏi với việc lãng phí thời gian vào việc xem những đoạn video nhàm chán hay lăn chuột vô thức liên tục trên bảng tin Facebook? Bạn muốn trở nên hiệu quả hơn trong lần lên mạng tiếp theo?

Digital Photography School: Hãy đọc những bài viết tại mỏ vàng này để cải thiện kỹ năng chụp ảnh của bạn. Chúng thực sự hữu ích thậm chí nếu bạn là tay mơ mới bắt đầu chụp ảnh. Đây cũng một diễn đàn hay, nơi bạn có thể tìm được cộng động các nhiếp ảnh gia khác để kết nối với họ.

Duolingo: Hãy rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ của bạn với trang web thú vị này với nhiều trò chơi gây nghiện. Đây thực sự là một nền tảng giáo dục đại học chất lượng mà không mất đồng học phí nào. Nếu bạn đang tìm kiếm tài liệu để học ngoại ngữ miễn phí hơn, bạn có thể thử vào BBC Languages .

Factsie: Bạn có biết một con thằn lằn có thể bắn máu của mình thông qua tuyến lệ? Hãy truy cập vào trang web này để tìm ra những sự thật thú vị, bất thường về lịch sử, khoa học, cùng với các nguồn liên kết khác. Một trang web thú vị khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm là Today I Found Out.

Fast Company’s 30-Second MBA: Đây là nguồn dữ liệu các đoạn clip ngắn do các giám đốc điều hành thực hiện. Bạn sẽ học được nhiều từ những lời khuyên kinh doanh, bài học cuộc sống tuyệt vời và thực sự nhanh chóng.

Freerice: Giúp bạn mở rộng vốn từ vựng nhanh chóng như việc bạn ăn khi đói. Đây là cách tốt nhất để bạn tự cảm nhận về bản thân và học những từ vựng bạn có thể sử dụng trong phần còn lại cuộc đời.

Gibbon: Đây là nơi tổng hợp danh sách nguồn học tập. Người dùng thu thập các bài viết, video giúp ích cho việc học mọi thứ từ chương trình iOS cho đến những câu chuyện kể hiệu quả.

Instructables: Thông qua những đoạn video hài hước, hướng dẫn đơn giản, bạn có thể học làm bất cứ thứ gì từ bệ phóng bóng tennis đến pháo đài ngay sân sau nhà. Bạn cũng có thể gửi những sáng tạo của bản thân và chia sẻ những thứ bạn tạo ra với thế giới. Nếu bạn còn muốn học nhiều hơn nữa, hãy thử ghé trang eHow , đây cũng là nguồn rộng rãi chia sẻ các kỹ năng, từ nấu ăn, trang trí, làm vườn, sửa chữa hay thậm chí là tiết kiệm.

Investopedia: Đây là nguồn thông tin mà bạn muốn tìm hiểu về thế giới đầu tư, thị trường và tài chính cá nhân.

Khan Academy: Bạn không chỉ học được từ kho khổng lồ các chủ đề thông qua các video hữu ích mà còn sẽ có cơ hội thực hành chúng, theo dõi thống kê quá trình học của bạn. Đây là con đường tuyệt vời để bạn vun đắp sâu hơn những nội dung kiến thức bạn đã học hoặc học hỏi thêm điều gì đó mới. Một số trang web thú vị khác có thể kể đến như: Udacity, Coursera, AcademicEarth, Memrise, và edX.

Lifehacker: Đây là trang web rất hữu ích, bạn sẽ tìm thấy những mẹo, thủ thuật và tải về những nội dung để hoàn thành nhiều việc trong cuộc sống.

Lumosity: Trang web này đào tạo bộ não của bạn với những trò chơi thiết kế thú vị, khoa học. Bạn có thể xây dựng cho riêng mình chương trình đào tạo cá nhân để cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung cũng như theo dõi tiến trình của mình.

Powersearching with Google: Không phải ai cũng biết cách tìm kiếm Google hiệu quả. Hãy học cách tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn bằng việc cải thiện kỹ năng tìm kiếm Google của mình từ đây. Và bạn cũng có thể đọc thêm bài viết về 100 mẹo tìm kiếm Google.

Quora: Hãy để những câu hỏi của bạn nhận được câu trả lời từ những người thông minh hoặc đọc những câu hỏi của mọi người và trả lời giúp họ. Bạn có thể học bất kỳ điều gì từ thủ thuật tăng hiệu quả làm việc đến danh sách những thực phẩm tốt nhất mọi thời đại.

Recipe Puppy: Nhập tất cả những nguyên liệu bạn có trong bếp và công cụ tìm kiếm tuyệt vời này sẽ đem đến cho bạn danh sách tất cả những món ăn mà bạn có thể tạo ra với những gì bạn có. Đây là một phương pháp thú vị để học nấu ăn mà không cần mua hết tất cả mọi thứ trước khi bạn bắt tay vào. Bạn có thể mở rộng thực đơn của mình tại trang AllRecipes .

Spreeder: Đây là phần mềm đọc trực tuyến miễn phí giúp cải thiện tốc độ đọc hiểu của bạn. Chỉ cần dán đoạn văn bạn muốn đọc vào, phần còn lại đã có Spreeder xử lý giúp bạn.

StackOverflow: Đây là trang web hỏi đáp dành cho các lập trình viên, về cơ bản nó sẽ là người bạn tốt nhất đối với các coder. Những nguồn tuyệt vời khác để học lập trình gồm Learn X in Y Minutes, Codeacademy, và W3Schools.

TED-Ed: Đây là một sáng kiến mới được khởi xướng bởi TED với ý tưởng những bài học giá trị từ chia sẻ. Trang web này khơi dậy sự tò mò với người học toàn thế giới bằng cách tạo ra một thư viện các bài học, trao đổi của các chuyên gia giáo dục, nhà biên kịch,… Bạn có thể tạo ra những bài học của chính mình và gửi đến thế giới bằng cách bổ sung những câu hỏi, chủ đề thảo luận và các nguồn tư liệu bổ sung khác như video từ YouTube.

Unplug The TV: Trang web thú vị này gồm những đoạn video cung cấp thông tin cho bạn thay vì xem TV. Những nội dung tại đây khá phong phú, bao gồm các chủ đề như tìm hiểu về con đường tơ lụa,…

Vsauce: Đây là một kênh YouTube cung cấp các sự thật thú vị tốt nhất internet, nơi bạn sẽ nhận ra thế giới của chúng ta kỳ lạ đến thế nào. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thế giới ngừng quay? Tại sao chúng ta lại cảm thấy buồn chán? Hãy theo dõi các video và tìm ra đáp án cho những thắc mắc của bạn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Buộc Google và Facebook chia sẻ doanh thu liệu Australia có cứu được báo chí?

Bộ quy tắc bắt buộc đối với Google và Facebook yêu cầu các ông lớn quảng cáo digital phải thương lượng thành tâm về cách thức trả tiền cho các cơ quan báo chí để sử dụng nội dung của họ.

Sunraysia Daily là một nhật báo khổ nhỏ được phát hành tại khu vực Sunraysia, tây bắc bang Victoria của Australia, kể từ năm 1920. Nhân viên của tờ báo này đang mong mỏi đến dấu mốc kỷ niệm 100 năm ra đời tờ báo vào cuối năm nay, thì đùng một cái vào ngày 24/3 vừa qua, họ được triệu tập họp để nghe hung tin rằng số báo ngày 28/3 sẽ là số báo cuối cùng. Ít ra là cho tới khi có thông báo tiếp  theo.

Các giám đốc và quản lý cấp cao thông báo với nhân viên rằng họ sẽ phải từ nhiệm vì công ty ngừng tất cả hoạt động báo in truyền thống tại các thành phố Mildura, Swan Hill và Kerang do tác động kinh tế khủng khiếp của đại dịch COVID-19.

Số phận tương tự cũng ập lên đầu các phóng viên của tờ báo Yarram Standard, đóng tại khu vực Gippsland của bang Victoria và gần đây đã phải đóng cửa sau hơn 120 năm hoạt động. Nhiều nơi khác tại Australia, tập đoàn News Corp đã ngừng bản in của hơn 60 tờ báo địa phương, trong đó có các tờ Manly Daily, Wentworth Courier, Brisbane News và Mornington Peninsula Leader.

Quảng cáo chiếm 70% doanh thu của các tờ báo này, và trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ do COVID-19, nguồn thu quảng cáo nhanh chóng bốc hơi, khiến cho ngày càng nhiều chủ báo địa phương phải đắng lòng chấm dứt hoạt động.

Giờ đây, Chính phủ Australia quyết định thực thi các biện pháp nhằm giúp lĩnh vực kinh doanh báo chí tồn tại. Ngày 19/4 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg đã chỉ đạo cơ quan giám sát cạnh tranh – Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) – xây dựng một bộ quy tắc ứng xử bắt buộc đối với Facebook và Google.

Vốn theo kế hoạch là phải hoàn tất vào tháng 11/2020, bộ quy tắc này yêu cầu các ông lớn quảng cáo digital phải thương lượng thành tâm về cách thức trả tiền cho các cơ quan báo chí để sử dụng nội dung của họ, báo trước cho các cơ quan báo chí về những thay đổi thuật toán có thể ảnh hưởng đến việc xếp hạng nội dung, hỗ trợ nội dung thông tin gốc trong kết quả tìm kiếm và chia sẻ dữ liệu với các cơ quan báo chí. Giờ đây, bộ quy tắc này sẽ phải hoàn tất vào cuối tháng Bảy, và chính phủ tỏ rõ quyết tâm sớm phê duyệt ngay sau đó.

Bộ quy tắc bắt buộc đối với Google và Facebook yêu cầu các ông lớn quảng cáo digital phải thương lượng thành tâm về cách thức trả tiền cho các cơ quan báo chí để sử dụng nội dung của họ.

Luke Taylor, nhà sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành của công ty ngăn chặn quảng cáo lừa đảo TrafficGuard, khẳng định nếu không có bộ quy tắc này và không có sự can thiệp của chính quyền, thì Google và Facebook sẽ không đời nào tự nguyện chi trả cho nội dung một cách công bằng.

“Báo chí có tầm quan trọng vô cùng lớn,” ông nói với trang The Drum, bổ sung thêm rằng phán quyết gần đây ở Pháp (ngày 9/4, cơ quan giám sát cạnh tranh tại đây tuyên bố rằng Google phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Pháp cũng như các hãng thông tấn vì đã tái sử dụng nội dung của họ) “có khả năng sẽ đóng một vai trò không nhỏ.”

“Sự kỳ vọng ở đây là phương thuốc áp dụng ở châu Âu cũng sẽ được thực thi với báo chí Australia. Ủng hộ nỗ lực ở châu Âu sẽ tăng thêm sức mạnh cho cả các đồng nghiệp ở đó lẫn ở đây.”

Thực thi bộ quy tắc ứng xử này chắc chắn sẽ mang lại cơ hội về nguồn thu mới đối với các cơ quan báo chí, những nơi đang tạo ra nội dung thông tin chất lượng cao và tin cậy trong thời buổi nội dung quá dễ tiếp cận và trôi qua nhanh chóng, còn nội dung câu khách và tin giả đã trở thành thứ tràn lan.

Mitchell Greenway, giám đốc phụ trách phát triển quan hệ với báo chí Australia và New Zealand tại hãng quảng cáo OpenX, cho rằng bộ quy tắc này có thể dẫn đến sự thay đổi trong cách các nền tảng công nghệ định nghĩa về “nội dung tốt,” giúp cho cách làm báo chuyên nghiệp và chất lượng cao sẽ chiếm ưu thế trước loại nội dung gây sốc câu view và giúp cho nhiều cơ quan báo chí tăng thêm thu nhập mà họ xứng đáng được hưởng.

“Làm như vậy sẽ cho phép các cơ quan báo chí tập trung sản xuất nội dung chất lượng,” ông giải thích. “Rốt cục những biện pháp đó sẽ giúp đảm bảo một hệ sinh thái bền vững cho các nhà xuất bản tin tức trên toàn bộ không gian mở của Internet.”

Trong khi đó, Darren Woolley, nhà sáng lập và là giám đốc điều hành của hãng tư vấn TrinityP3, lo ngại rằng ngoài những tập đoàn báo chí lớn như News Corp và Nine Entertainment hay các kênh truyền hình quốc gia khác như Kênh 10 và Kênh 7, hàng trăm tờ báo nhỏ hoặc báo phục vụ các cộng đồng địa phương chưa chắc đã được lợi gì từ bộ quy tắc này. Ông nói không khéo khoản doanh thu này chỉ rơi vào túi các cơ quan báo chí lớn mà thôi.

Cũng phải thừa nhận một thực tế rằng nhiều người lên Facebook và Google để đọc tin, nhưng chính các cơ quan báo chí cũng dựa vào Facebook và Google để có độc giả. Victor Condogeorges, giám đốc phụ trách nghiên cứu và dữ liệu của công ty Orchard nhận xét: “Loại bỏ tin tức khỏi nền tảng của hai ông khổng lồ này thì người dùng sẽ tìm kiếm ở nơi khác.

Vì thế câu hỏi ở đây là ai sẽ thua thiệt nhiều hơn? Chính là những cơ quan báo chí sử dụng kênh mạng xã hội để thu hút mọi người đến với website của họ hay các kênh phân phối mạng xã hội sử dụng tin tức để thu hút người dùng đến với nền tảng của họ?”

Cũng phải thừa nhận một thực tế rằng nhiều người lên Facebook và Google để đọc tin, nhưng chính các cơ quan báo chí cũng dựa vào Facebook và Google để có độc giả.

Simon Larcey – Giám đốc điều hành Viztrade dự đoán rằng Facebook và Google sẽ chẳng có cách nào khác ngoài việc chấp nhận bộ quy tắc ứng xử của Australia, nếu không sẽ bị cấm sử dụng tin tức. Nhưng ông nói không nên lạc quan quá vì thực tế việc phân chia doanh thu quảng cáo chỉ được áp dụng với phần nội dung không phải do các nền tảng này tạo ra. “Tôi nghĩ nó chẳng ảnh hưởng mấy đến Facebook hay Google.

Hãy so sánh tỷ lệ giữa tin tức với nội dung do người dùng khởi tạo mà xem. Mọi điều tùy thuộc vào mức độ nội dung mà các cơ quan báo chí phân phối trên các nền tảng này.”

Nói cho công bằng thì các ông lớn quảng cáo digital đang cố gắng cứu các cơ quan báo chí quy mô nhỏ trên toàn thế giới khỏi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, vì các tòa soạn lớn có khả năng sáng tạo để vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Google đã lập một quỹ cứu trợ khẩn cấp để hỗ trợ các tòa soạn nhỏ với niềm tin rằng các cơ quan báo chí địa phương là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để kết nối người dân trong cộng đồng, và còn có trách nhiệm lớn lao hơn vào giai đoạn thực thi giãn cách xã hội và mọi người phải ở nhà. Google cũng miễn phí cho các cơ quan báo chí sử dụng công cụ Ad Manager trong 5 tháng.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các biện pháp này có giúp được gì cho những tờ báo như Sunraysia Daily và Yarram Standard sống sót qua đại dịch COVID-19 hay không. Giờ đây, họ chỉ biết trông chờ vào bộ quy tắc ứng xử.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VietnamPlus

Unilever đang tìm cách để giảm chi phí quảng cáo vì Covid-19 đang làm chậm tăng trưởng

Gã khổng lồ FMCG này đang tạm dừng các hoạt động sản xuất quảng cáo lớn trong quá trình xem xét tất cả chi tiêu trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.

Unilever đang ngừng sản xuất quảng cáo và đồng thời tìm kiếm các phương tiện truyền thông rẻ hơn trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.

Giám đốc điều hành khổng lồ của FMCG này, Alan Jope cho biết: công ty sẽ tạm dừng sản xuất các chiến dịch quảng cáo lớn và xem xét tất cả các chi tiêu để có hiệu quả.

Một phần của quá trình đánh giá này là sự thay đổi trong chi tiêu từ quảng cáo ngoài trời và các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, tập trung vào các khu vực khác đang có ROI tăng mạnh như kinh doanh chăm sóc da, các thiết bị gia dụng…nơi có doanh số tăng hơn 2,4% trong ba tháng đầu năm 2020.

Công ty đã chứng kiến ​​sự gia tăng doanh số bán hàng các sản phẩm vệ sinh và thực phẩm, nhưng đã ảnh hưởng đến dịch vụ thực phẩm và kinh doanh kem trong quý đầu tiên của năm, khi mọi người ở nhà trong thời gian cách ly toàn cầu.

Doanh thu trong ba tháng tính đến tháng 3 không đổi ở mức 10,8 tỷ bảng, trong khi doanh thu của các thương hiệu thực phẩm và giải khát Unilever đã giảm 1,7%.

Sự sụt giảm khối lượng lớn nhất là ở các sản phẩm kem, thường sẽ thấy sự gia tăng trong những tháng mùa hè do du lịch tăng và thời tiết tốt hơn.

Unilever lưu ý rằng họ đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài về hành vi của người tiêu dùng vì nó đánh giá tác động của đại dịch đối với chi tiêu.

Những thay đổi trong xu hướng thị trường và tiêu dùng

Công ty lưu ý bốn thay đổi quan trọng cho đến nay. Đầu tiên là sự gia tăng mạnh về lượng mua do dự trữ vào tháng 3, mặc dù Jope đã nhanh chóng lưu ý các mô hình dự trữ là một sự thay đổi trong mô hình mua thay vì tăng tiêu thụ.

Thứ hai, sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng khi mọi người nấu ăn tại nhà và đồ gia dụng cũng tăng khi mọi người ở nhà và dọn dẹp nhiều hơn.

Thứ ba, giảm việc gội đầu, tạo kiểu và khử mùi, và cuối cùng là chuyển kênh từ offline sang online. Tại Trung Quốc, Unilever chứng kiến ​​doanh số bán hàng trực tuyến tăng 34%, trong khi doanh số offline giảm ở mức hai con số.

Chúng tôi đang thích nghi với các mô hình nhu cầu mới và đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài trong hành vi của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia, khi chúng tôi thoát khỏi khủng hoảng và hồi phục, ông Jope nói thêm.

“Unilever đã được xây dựng cho khoảng thời gian như thế này. Nhiều quốc gia của chúng tôi có công cụ theo dõi để quản lý các cuộc khủng hoảng, nơi chúng tôi đã thể hiện không chỉ khả năng quản lý khủng hoảng mà còn thể hiện với nhiều lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi sẽ “nổi lên” từ các cuộc khủng hoảng này để từ đó có vị thế tốt hơn trong tương lai”.

Cùng thời điểm, P&G cho biết họ đã tăng gấp đôi nỗ lực về marketing khi họ đối mặt với nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng.

CFO của P&G, Ông Jon Moeller cho biết: “Đại dịch Covid-19 là thời điểm thích hợp để P&G nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu của họ và lợi ích của họ thay vì cắt giảm chi tiêu marketing“.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Google ra mắt mẹo tìm kiếm khi truy vấn không mang lại kết quả mong muốn

Với Tips mới này của Google, bạn có thể thấy một thông báo mới trong tìm kiếm của Google có nội dung “có vẻ như không có kết quả phù hợp nào cho tìm kiếm của bạn”.

 

 

Google ra mắt mẹo tìm kiếm khi truy vấn không mang lại kết quả mong muốn

Google cho biết họ sẽ ra mắt một tính năng mới nhằm mục đích cố gắng để giúp bạn gõ lại truy vấn (từ khoá tìm kiếm) của mình khi công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy kết quả có liên quan trên hệ thống website của Google. Một tin nhắn mới sẽ thông báo đến bạn với mục đích cho bạn biết khi nào Google đã tìm thấy được bất cứ điều gì phù hợp với tìm kiếm của bạn.

Ai sẽ thấy thông báo này. Google cho biết bạn không thể thấy thông báo này vì đối với hầu hết các truy vấn, Google hy vọng sẽ cung cấp cho bạn kết quả tìm kiếm tuyệt vời nhất. Nhưng đối với một tỷ lệ truy vấn nhỏ khác, bạn có thể thấy thông báo này xuất hiện. Thông báo sẽ cho bạn lời khuyên về cách thay đổi truy vấn của bạn để tìm kết quả tốt hơn. Bạn có thể xem hình ở trên để có thể hình dung tốt hơn.

Có thể hỗ trợ COVID-19 . Cập nhật này có thể hữu ích cho sự tăng đột biến trong các tìm kiếm liên quan đến COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Vì thông tin và lời khuyên xung quanh COVID-19 luôn thay đổi, kết quả tìm kiếm có thể không khả dụng. Bây giờ, đây là một tính năng khác có thể giúp người tìm kiếm tìm thấy kết quả tốt hơn cho các truy vấn liên quan đến COVID-19.

Tại sao chúng ta phải quan tâm đến thay đổi này. Nếu bạn thấy hộp thông báo này xuất hiện đến bất kỳ khách hàng nào của bạn với các cụm từ khoá, trong phân tích của họ, trong báo cáo hiệu suất và trong danh sách từ khóa của họ, bạn có thể muốn xem xét lại chiến lược của mình cho những từ khóa đó. Có thể bạn cần xây dựng thêm nội dung xung quanh các truy vấn hoặc cũng có thể bạn cần xem xét liệu những người tìm kiếm các từ khóa đó có đang tạo ra chuyển đổi (conversion) trên trang web của bạn hay không. Còn có thể có thêm một cơ hội khác cho bạn ở đây là SEO (Search Engine Optimization).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Grab được bình chọn là công ty công nghệ có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020

Grab vừa được ITviec.com, chuyên trang việc làm dành cho giới công nghệ, bình chọn là “Công ty công nghệ có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020″.  

grab-vietnam-marketingtrips

Bảng xếp hạng của ITviec.com dựa trên đánh giá, trải nghiệm khách quan, minh bạch của hơn 11.000 người đang làm việc tại các công ty công nghệ trên khắp Việt Nam, dựa trên các tiêu chí như chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc (bao gồm cả văn phòng, không gian làm việc), văn hóa công ty, mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với nhân viên, chế độ làm thêm ngoài giờ (OT), cùng một số yếu tố khác.

Năm nay, Grab vinh dự tiếp tục có mặt trong Top 15 và đã vươn lên vị trí số 1 từ vị trí số 4 của năm 2019, với điểm tổng quan là 4,8/5 với 97% khuyến nghị nên làm việc tại Grab.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc điều hành Grab Việt Nam chia sẻ Grab sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Việt Nam, đồng thời đầu tư vào các tài năng công nghệ để giải quyết những thách thức lớn nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, qua đó giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế kỹ thuật số”.

Năm 2017, Grab đã thành lập trung tâm R&D đặt tại TP.HCM nhằm thu hút và phát huy năng lực của các tài năng công nghệ trong nước, hướng đến tạo ra những trải nghiệm người dùng dành riêng cho khách hàng Việt Nam và gia tăng trải nghiệm cho người dùng khắp Đông Nam Á.

Grab hiện có khoảng 1.000 nhân viên đang làm việc tại Việt Nam, và cung cấp một hệ sinh thái siêu ứng dụng bao gồm các dịch vụ thiết yếu cho người dùng Việt Nam như di chuyển (GrabCar/GrabBike/GrabTaxi), giao nhận hàng hóa và thức ăn (GrabExpress/GrabFood/GrabKitchen), thanh toán không dùng tiền mặt (thông qua ví điện tử của đối tác Moca), đặt phòng khách sạn (liên kết với Agoda và Booking.com)

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Coca-Cola tạm dừng chi tiêu cho Marketing vì không đạt ROI

Coca-Cola cho biết: Đầu tư marketing vào các nhãn hàng ít có hiệu quả hơn trong khi lệnh đóng cửa vẫn đang còn hiệu lực do đại dịch coronavirus, mặc dù Coca-cola đang đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động marketing qua môi trường số (Digital).

Coca-Cola đã tạm dừng chi tiêu marketing trên toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của mình vì họ thấy hiệu suất ROI (return on invest) giảm do sự bùng phát của coronavirus và các lần đóng cửa (lockdown) sau đó.

Giám đốc điều hành James Quincey đã nói với các nhà đầu tư sau khi công bố kết quả quý đầu tiên của mình rằng “gã khổng lồ nước giải khát” đã chứng kiến ​​một tác động quan trọng và sâu sắc đối với doanh nghiệp của mình do hậu quả của đại dịch Covid-19, dẫn đến sự tạm dừng của nhiều hoạt động marketing của họ.

Quincey cho biết: Nhiều thị trường đã tạm dừng khi chúng tôi tập trung vào các cộng đồng và các ưu tiên khác. Cho dù các thị trường này có hồi phục lại đi chăng nữa thì cũng phải mất rất nhiều thời gian.

Quyết định rút lại từ chi tiêu marketing được đưa ra khi công ty cho biết họ đã phát hiện ra rằng trong giai đoạn đầu tiên, các phản ứng của chính phủ đối với sự bùng phát này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hiệu quả của hoạt động marketing.

Với suy nghĩ này, chúng tôi đã giảm các hoạt động truyền thông đến người tiêu dùng trực tiếp, tạm dừng các chiến dịch marketing lớn trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng và sẽ tham gia lại khi thời điểm thích hợp, Quincey giải thích.

Giám đốc tài chính của Coca-cola John Murphy cũng cho biết thêm: những cân nhắc về ROI cũng là lý do dẫn đến việc tạm dừng và cắt giảm ngân sách marketing trong giai đoạn này, sau những ảnh hưởng của Covid-19.

Phương pháp tiếp cận marketing của Coca-Cola ngược lại với nhiều thương hiệu khác trong lĩnh vực FMCG là đang tiếp tục đầu tư. Hãng P&G (Procter và Gamble) đang đầu tư vào marketing khi nhu cầu đang tăng cao, họ nói rằng thời điểm hiện tại không phải là lúc để tạm dừng, trong khi công ty thực phẩm đông lạnh Birds Eye tin rằng họ có “trách nhiệm” về việc phải giữ các hoạt động quảng cáo.

Tuy nhiên, Coca-Cola cho biết họ sẽ mở rộng quy mô marketing trở lại, với cách tiếp cận chính xác các hoạt động trên thị trường. Công ty đang cố gắng tạo ra tính linh hoạt và tính tùy chọn của người dùng trên toàn bộ doanh nghiệp để duy trì sự nhanh nhẹn trước sự tiến triển chưa từng có của Covid-19 cũng như các phản ứng từ phía chính phủ.

Coca-cola đang đầu tư vào đâu? phần lớn chi tiêu của Coca-cola đang dịch chuyển sang trên nền tảng số nơi mà Ông Quincey cho rằng: “Chuyển đổi số là phương án tốt nhất có thể giúp hoạt động kinh doanh của họ được tốt hơn, ít nhất là ở thời điểm hiện tại”.

Doanh số bán hàng của Coca-Cola đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi Covid-19, đặc biệt là lĩnh vực đồ uống đang chiếm khoảng một nửa hoạt động kinh doanh của hãng này. Cụ thể, khối lượng toàn cầu giảm 25% kể từ đầu tháng Tư. Việc đóng cửa các nhà hàng và rạp chiếu phim dự kiến ​​sẽ có tác động đáng kể hơn dự kiến ​​đối với kết quả quý hai của Coca-cola.

Trong quý đầu tiên, doanh thu thuần giảm 1% mỗi năm xuống còn $ 8,6 tỷ. Công ty cho biết họ đã bước vào năm 2020 với đà tăng trưởng và doanh số bán hàng tăng 3% (không bao gồm Trung Quốc) cho đến cuối tháng Hai trước khi bị ảnh hưởng từ dịch.

Họ nói rằng còn quá sớm để biết tác động đầy đủ của coronavirus đối với hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù họ tin rằng áp lực sẽ là tạm thời và rất lạc quan về sự cải thiện trong nửa cuối năm tài chính của mình.

Tăng trưởng trong thương mại điện tử

Mặc dù doanh số giảm, nhưng công ty đã nhận thấy nhu cầu tăng cao từ các cửa hàng tạp hóa và kênh thương mại điện tử phần lớn là do nhu cầu dự trữ vào tháng ba.

Mặc dù Coca-Cola thừa nhận rằng nhu cầu đã bị suy yếu bởi coronavirus, nhưng điều đó được khuyến khích bằng cách tăng gấp đôi doanh số thương mại điện tử ở một số thị trường.

Ông Quincey cho biết: Chúng tôi sẽ nắm bắt sự chuyển dịch của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử và chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp chúng tôi có được sự tăng tốc bền vững.

Ông nói thêm rằng mặc dù chỉ đơn giản là quá sớm để ước tính chính xác những gì có thể xảy ra trước đó, công ty đang lên kế hoạch cho ba giai đoạn ứng phó với đại dịch.

Giai đoạn đầu tiên là nơi mà hầu hết các quốc gia hiện đang có các biện pháp phân tán xã hội nghiêm ngặt. Thứ hai, một thời kỳ sau đó, sẽ thấy các nhà hàng và doanh nghiệp bắt đầu mở cửa dần; và cuối cùng là thời kì bình thường mới (new normal) với nhiều điều có vẻ sẽ không giống lắm với bình thường vốn có.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn có nghĩa là Coca-Cola phải được chuẩn bị cho một loạt các sự kiện. Có rất nhiều thứ sẵn sàng để chống lại những thứ khác nhau sắp xảy ra.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Ẩn ý đằng sau chữ ‘i’ trên iPhone, iPad của Apple

Chữ “i” trên thiết bị Apple ban đầu được Steve Jobs dùng cho các sản phẩm có kết nối Internet, nhưng sau này sử dụng để nhận diện thương hiệu.

Apple đã có một loạt thiết bị với chữ “i” đứng đầu, bao gồm iPhone, iPad, iPod hay iMac. Một số sản phẩm đã bị “khai tử” như máy tính xách tay iBook hay phần mềm iTunes cũng có tiền tố “i”.

Trở lại năm 1998, Steve Jobs đã giới thiệu iMac, mẫu máy tính cá nhân với lớp vỏ nhựa trong suốt màu kẹo, ưu tiên trải nghiệm người dùng, bộ xử lý tốc độ cao nhất thời bấy giờ và đặc biệt là khả năng truy cập Internet. Trong buổi ra mắt, Jobs cũng xác nhận “i” chính là “Internet” và “số một”. “Chúng tôi đang nhắm mục tiêu là số một của người dùng, là một chiếc máy tính để truy cập Internet”, Jobs nói.

Tuy nhiên, sau đó Jobs cũng nhấn mạnh chữ “i” còn đứng trước bốn từ có ý nghĩa khác, gồm Individual (cá nhân), Instruct (gợi ý), Inform (thông báo) và Inspire (truyền cảm hứng).

Tuy nhiên, khi Apple tạo ra những sản phẩm tốt hơn cả kỳ vọng, mục tiêu “kết nối Internet” ban đầu của Jobs không còn phù hợp. Những thiết bị sau này hầu hết đều có tiền tố “i” và theo Reader Digest, giờ đây nó được sử dụng để nhận diện thương hiệu của Apple. Thực tế, iPod đời đầu (ra mắt 2001) không có khả năng kết nối mạng, nhưng nó vẫn được đặt tên theo các “đàn anh”.

Dù vậy, theo Mashable, nhiều thiết bị đời sau, như MacBook, hoặc mới hơn có đồng hồ Apple Watch, loa thông minh HomePod không có chữ “i”. Gần đây, iTunes cũng bị phân tách thành các dịch vụ là Music, Podcast, TV với cách đặt tên mới. Một số ý kiến cho rằng nhiều khả năng đây là những thương hiệu đã bị đăng ký bản quyền, hoặc có thể Apple muốn đổi mới chính mình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Phó GĐ Marketing Biti’s – Hùng Võ: “Để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng Việt cần một lý do, ý nghĩa lớn hơn là câu chuyện phong cách”

Phó giám đốc Marketing Biti’s cho rằng chính lúc khủng hoảng này lại là nền để những giá trị tích cực của dân tộc Việt Nam tỏa sáng rực rỡ, niềm tự hào ấy chưa khi nào đạt mức cao đến thế trong 10 năm qua.

2020, năm khởi đầu của cả một thập kỉ và cũng là năm mà Hùng Võ (Phó Tổng Giám đốc Marketing của Biti’s và Tổng Giám Đốc điều hành ở Dentsu Redder) có nhiều dự định thú vị.

Nếu bạn còn nhớ, Hùng Võ chính là chủ dự án phim hoạt hình “Con Rồng Cháu Tiên” thu về lượt view khủng, gây tiếng vang không ngờ cho Biti’s vào năm 2017. Và thật thiếu sót khi không nhắc đến cú nhảy của Biti’s Hunter với loạt MV mang chủ đề xuyên suốt “Đi để trở về” cùng các ngôi sao giải trí như Sơn Tùng M-TP hay Soobin Hoàng Sơn làm sống dậy sức trẻ của một thương hiệu Việt có hơn 30 năm tuổi đời.

Anh cũng là người sáng lập cuộc thi Young Marketers, sân chơi tìm kiếm những gương mặt ưu tú cho ngành marketing; có thâm niên 16 năm hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo tiếp thị.

Anh Hùng Võ.

Chúng tôi kết nối với Hùng Võ vào thời điểm Sài Gòn vừa trải qua 22 ngày giãn cách xã hội cực kì nghiêm túc, các hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí hay đi lại bị hạn chế.

Là một người giỏi dự đoán thị trường song chính Hùng Võ cũng phải thốt lên một điều khi nói về 4 tháng đầu năm vừa trôi qua: “Thật không ngờ! Covid-19 không chỉ là 1 đại dịch nguy hiểm, gây ra khủng hoảng về y tế và suy thoái kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn, mà còn là 1 nút bấm xác lập lại thế giới với trạng thái bình thường mới (new normal)”.

Dịch bệnh đẩy doanh nghiệp vào chỗ khó khăn nhưng cuộc chiến sau dịch sẽ còn dài và cam go hơn cả. Một doanh nghiệp “cây đa cây đề” như Biti’s đang có suy nghĩ gì và kế hoạch comeback của họ sẽ thế nào trong bối cảnh “xác lập lại thế giới” khi con người đặt vấn đề no bụng lên hàng đầu – hơn cả mặc đẹp và di chuyển?

Đó hẳn là vấn đề những người kinh doanh khác cũng đang rất nóng lòng muốn biết.

Khủng hoảng là nền cho lòng tự tôn tỏa sáng rực rỡ, người Việt dùng hàng Việt là xu hướng tất yếu

Đây là lúc mỗi tập thể, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia sẽ cần nhìn nhận lại, để đương đầu và nắm bắt, trong một mối liên kết chặt chẽ với nhau, điều mà có lẽ trước đại dịch được xem là quá hiển nhiên và không được chú trọng đúng mức.

Hùng Võ nói, anh chọn nhìn về phía cơ hội hơn là những khó khăn vì Covid.

Quay trở lại với thời điểm cách đây 1 tháng, khi mà chúng ta ở trong thời kì bất ổn với cả 1 thế hệ. Tin tức tiêu cực khắp thế giới dồn dập và liên tiếp xuất hiện, nền kinh tế dường như đóng băng với những hệ lụy tới an sinh xã hội. Đó là lúc mà chúng ta thấy rõ hành vi tiêu dùng có sự chuyển dịch lớn, với nhu cầu tăng vọt dành cho các mặt hàng nhu yếu phẩm (đặc biệt là thực phẩm và vệ sinh).

Hàng loạt hoạt động truyền thông của cả các công ty nội địa lẫn các tập đoàn đa quốc gia bị cắt giảm, điều mà một cách logic có thể hiểu được. Tuy nhiên, trong nguy ắt có cơ, Hùng cùng đội ngũ của mình nhìn nhận lại và thấy được 2 cơ hội:

Chính lúc khủng hoảng này lại là nền để những giá trị tích cực và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam tỏa sáng rực rỡ, trong chính lòng tự tôn của mỗi người dân, và trong sự đánh giá của bạn bè quốc tế. Đó là cơ hội để những thương hiệu lớn, đặc biệt là những thương hiệu quốc dân như Biti’s đứng lên để kết nối và lan tỏa, để không chỉ góp chút sức lực trong cuộc chiến trường kì, mà còn xây chắc thêm tình yêu giữa người tiêu dùng và thương hiệu.

Hành vi của người tiêu dùng rất khó thay đổi nếu như không có sự chủ động tiếp cận và tác động sáng tạo từ thị trường và các thương hiệu, đặc biệt khi mà Covid-19 đã đưa nhóm ngành thời trang ra khỏi danh sách nhu cầu được ưu tiên. Do vậy, trong lúc thị trường thời trang “ngủ đông”, việc Biti’s đẩy mạnh truyền thông và kinh doanh sẽ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, duy trì được hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất, và quan trọng là tạo đà để thương hiệu mạnh mẽ bật trở lại khi nền kinh tế dần phục hồi.

Và đương nhiên sẽ đi cùng với một cách tiếp cận đột phá, sáng tạo và hợp thời hơn, để thuyết phục người tiêu dùng, định nghĩa lại nhu cầu, tại sao tôi phải mua những sản phẩm thời trang như Biti’s vào thời điểm này. Cần bán cho họ một lý do, một ý nghĩa lớn hơn câu chuyện phong cách trước đây.

Ở công ty quảng cáo của mình, Hùng không chỉ hợp tác với các thương hiệu Việt lớn mạnh, mà quan trọng là Hùng có thể nhanh chóng kết nối các thương hiệu này với nhau để nhân rộng sức ảnh hưởng.

Khi mà Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, không quốc gia nào tránh khỏi những hệ lụy của nó, xu hướng ủng hộ tiêu dùng nội địa (domestic consumption) sẽ thành xu thế ở mọi quốc gia, và đương nhiên không ngoại lệ ở Việt Nam: Việc người tiêu dùng Việt sẽ ủng hộ hàng Việt , đặc biệt khi tự hào về quốc gia chưa bao giờ đạt được mức cao đến thế trong 10 năm vừa qua ở toàn bộ tầng lớp xã hội (ngoài câu chuyện bóng đá chúng ta đang chứng kiến 2 năm gần đây).

Biti’s trở thành một trong những thương hiệu nổi bật của làn sóng khơi dậy niềm tự hào người Việt dùng hàng Việt, điển hình nhất là khi ra mắt phiên bản Biti’s Hunter Street tháng 7/2019. Hàng loạt thương hiệu hàng đầu như Canifa, Boo, Minh Long, Thiên Long, VinID… và các local brand khác cũng đã nhiệt tình hưởng ứng chiến dịch ấy, tạo nên một tác động cộng hưởng cực kỳ đồng bộ và mạnh mẽ góp phần đưa hàng Việt lên một tầm cao mới.

Đại dịch giống như 1 chiếc lò xo đang co lại chờ thời điểm để bung sức

Hùng Võ dự đoán rằng trong năm 2020, sẽ còn những chiến dịch được tiếp nối để tiếp tục lan tỏa niềm tự hào rất riêng của người Việt, với những khía cạnh đa dạng và khác biệt hơn. Điển hình như là ngành du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ngủ yên vì đại dịch, giống như 1 chiếc lò xo đang co lại chờ thời điểm để bung sức.

Bàn về con đường mà các doanh nghiệp Việt chọn để nắm bắt được những cơ hội thời kì hậu Covid-19, thích nghi với trạng thái bình thường mới, Hùng Võ nhấn mạnh không nên bỏ qua những dấu hiệu sẽ là cơ hội vàng để vực dậy sau đây:

Sự đánh giá cao của cả thế giới dành cho Việt Nam về khả năng kiểm soát dịch bệnh, sự nhân văn hay tích cực của cộng đồng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu. Cơ hội cho ngành du lịch nói riêng và cả nền kinh tế nói chung một phần đến từ đây.

Ngoài ra, sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi thị trường Trung Quốc đến các thị trường có kinh tế ổn định và có kinh nghiệm đối phó với các khủng hoảng sẽ cùng là một điểm sáng cơ hội cho thị trường Việt Nam.

Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh và tối ưu quy trình, đặc biệt trong thời kỳ sống chung với Covid-19 dự kiến sẽ có khả năng kéo dài đến hết năm 2020; quan trọng là kết hợp với những yếu tố đặc thù của Việt Nam và câu chuyện truyền tải tới người tiêu dùng.

Nếu cần một cái nhìn tổng quan nhất và cũng là lạc quan nhất vào lúc này, Hùng Võ vẫn tin tưởng rằng nếu mỗi doanh nghiệp lấy sự BỀN VỮNG làm giá trị nền tảng thì chắc chắn sẽ nhận thấy Covid vừa tạo ra một sân chơi mới cho những thương hiệu nhanh chóng thích nghi, nhanh chóng chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Bị chặn ở Trung Quốc, Facebook vung tiền vào Ấn Độ

Trong thông báo công bố ngày 22/4, Facebook đạt được thoả thuận đầu tư trị giá 5,7 tỷ USD để sở hữu 9,9% cổ phẩn công ty Jio Platform của Ấn Độ.

facebook-marketingtrips-

Đây là một trong những thương vụ đầu tư lớn nhất của Facebook, chứng minh sự quyết tâm đối với thị trường đất nước tỷ dân. Đồng thời là dấu hiệu cho thấy các ông lớn công nghệ bắt đầu hoạt động lại sau đại dịch.

Jio Platforms là công ty con của Reliance Industries, một trong những doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất Ấn Độ và là nhà cung cấp chính các dịch vụ di động, Internet tại đất nước này.

Jio có tham vọng lấn sân vào lĩnh vực thương mại điện tử, xây dựng data center, phát triển Internet cáp quang, phân phối dịch vụ y tế và giáo dục từ xa bằng các cải tiến công nghệ thông tin.

“Ấn Độ đang trong thời kỳ chuyển đổi kỹ thuật số, các công ty như Jio đóng vai trò lớn trong việc đưa hàng trăm triệu người dân và doanh nghiệp tiếp cận Internet”, Mark Zuckerberg, CEO Facebook viết trên trang cá nhân.

Tiềm năng của thị trường 1,3 tỷ dân

Facebook cho biết bước đi này là lời cam kết của họ với thị trường Ấn Độ. Đặc biệt khi Jio sở hữu lượng người dùng dịch vụ Internet lên tới con số 388 triệu người.

WhatsApp đã dành nhiều năm phát triển công cụ quản lý và hệ thống thanh toán cho các doanh nghiệp nhỏ. Facebook cũng đang xây dựng cửa hàng trực tuyến để người dùng thực hiện giao dịch trên nền tảng này.

“Đồng bộ hoá với JioMart, WhatsApp sẽ tạo ra một trải nghiệm liền mạch khi người dùng có thể kết nối với doanh nghiệp và mua hàng ngay trên ứng dụng”, David Fischer, Giám đốc Doanh thu và Ajit Mohan, Giám đốc Facebook tại thị trường Ấn Độ chia sẻ.

Có khoảng 400 triệu người dùng đang sử dụng WhatsApp và hàng chục triệu doanh nghiệp nhỏ lựa chọn ứng dụng này để liên lạc tại Ấn Độ. “Làm sao để giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp này tới lượng người dùng khổng lồ của Jio?”, Mohan đặt câu hỏi đồng thời đưa ra câu trả lời.

Thương vụ mang lại lợi ích cho đôi bên

Đây không phải lần đầu tiên Facebook tiếp cận thị trường Ấn Độ. Vài năm trước,Facebook từng muốn cung cấp Internet miễn phí với chương trình Free Basic.

Tuy nhiên, dự án phải dừng lại vào năm 2016 vì nhà quản lý lo lắng về yếu tố cạnh tranh không công bằng giữa các đơn vị cung cấp.

Gần đây, Facebook liên tục gặp vấn đề với Ấn Độ khi chính phủ quốc gia này yêu cầu WhatsApp mã hoá một số đoạn thông tin của người dùng và WhatsApp từ chối hợp tác. Ngược lại, các cơ quan quản lý được cho là trì hoãn việc cấp phép cho WhatsApp thực hiện dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Jio được thành lập vào năm 2016 bởi Mukesh Ambani, một nhà tài phiệt giàu có của Ấn Độ. Công ty này cung cấp các cuộc gọi miễn phí và dữ liệu 4G siêu tốc.

Từ đó, Jio trở thành nhà mạng lớn nhất Ấn Độ với khoảng 400 triệu người đăng ký. Sự phát triển của Jio giúp giảm chi phí Internet di động tại Ấn Độ xuống mức thấp nhất thế giới, với cước dữ liệu và cuộc gọi gần như không giới hạn mà chỉ tốn vài USD một tháng.

Tuy nhiên, ông Ambani phải chịu khoản nợ khổng lồ để xây dựng Jio như hôm nay. Những chi phí đó là gánh nặng cho các công ty khác của tập đoàn Reliance Industries.

Nguồn tiền từ Facebook được dự đoán sẽ giúp Reliance giảm bớt một phần nợ và có thể tái đầu tư vào các dự án dài hạn khác.

Ông Ambani được biết là người có tiếng nói mạnh mẽ trong việc xây dựng đường lối phát triển của các cơ quan quản lý Ấn Độ.

Ông thể hiện quan điểm ủng hộ với các công ty địa phương và đề nghị áp đặt nhiều quy định lên công ty nước ngoài như Facebook, Amazon. Ông từng chia sẻ quan điểm dữ liệu người dùng Ấn Độ phải được thu thập và kiểm soát bởi người Ấn Độ.

“Các công ty có quan điểm khác nhau về một số vấn đề, nhưng điều đó không ngăn cản họ làm việc cùng nhau trong những lĩnh vực khác”, Anshuman Thakur, Giám đốc Chiến lược của Jio nói.

Thoả thuận đầu tư của Facebook có thể khiến thị trường viễn thông Ấn Độ trở thành cuộc đua song mã giữa Jio và Airtel. Khi nhà mạng Vodafone Idea đang đứng trước nguy cơ phá sản với quyết định truy thu hàng tỷ USD tiền thuế từ Toà án Tối cao Ấn Độ.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing