Với sự phát triển mạnh của video dạng dọc từ TikTok, YouTube đã công bố sẽ sớm tung ra công cụ giúp Shorts bắt kịp xu thế.
Video dọc đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều, vì vậy YouTube vừa công bố sẽ sớm ra mắt công cụ giúp các nhà sáng tạo chuyển video của họ thành nội dung dọc.
Theo đó, YouTube thông báo sẽ bắt đầu sử dụng các công cụ mới và quá trình thử nghiệm sẽ kéo dài trong vài tuần. Khi nhà sáng tạo nội dung chọn một video ngang, họ sẽ có tùy chọn điều chỉnh bố cục, thu phóng và cắt một phân đoạn cụ thể của video.
Các nhà sáng tạo sẽ có quyền truy cập vào tùy chọn chia đôi màn hình giúp lưu các phần quan trọng của video dạng dọc.
Đây không phải là điều quá mới mẻ vì có nhiều công cụ chỉnh sửa video đã cho phép làm điều này. Nhưng việc YouTube tung ra tính năng này có nghĩa không chỉ các nhà sáng tạo nội dung mà ngay cả người dùng bình thường cũng sẽ có được một lựa chọn không kém các công cụ chuyên dụng.
Một tính năng nữa sắp có trên YouTube là Cộng tác (Collab) sẽ được thêm vào Remix. Collab sẽ cung cấp định dạng các video Shorts của người dùng sẽ nằm cạnh một video dọc hoặc ngang khác. Tính năng này đã được triển khai cho iOS và sẽ sớm có trên Android.
YouTube cũng đang nghiên cứu các nhãn dán mới mà người dùng có thể thêm vào video của mình tương tự Instagram của Meta, ví dụ hình dán Hỏi & Đáp (Q&A) hay nhiều hình khác để tạo sự nổi bật, tăng tương tác từ người xem.
Một tính năng được kỳ vọng thu hút nhiều nhà sáng tạo và người xem là phát trực tiếp các video dọc trong nguồn cấp dữ liệu Shorts. YouTube dự kiến sẽ bắt đầu triển khai các tính năng này trong những tháng sắp tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng quảng cáo của Microsoft, Microsoft Advertising vừa thông báo ra mắt Microsoft Performance Max mới, một định dạng quảng cáo tập trung vào tận dụng năng lực của AI (trí tuệ nhân tạo).
Cũng tương tự như Performance Max của Google Ads, Microsoft Performance Max mới là định dạng quảng cáo hướng tới mục tiêu tự động hoá quảng cáo và nâng cao hiệu suất quảng cáo nhờ vào việc tận dụng sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo).
Microsoft Performance Max là gì?
Theo giới thiệu từ Microsoft Advertising:
“Microsoft Advertising luôn cam kết giúp khách hàng của mình tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) theo những cách dẫn đầu thị trường hướng tới mục tiêu tiết kiệm thời gian và xây dựng doanh nghiệp theo cách hiệu quả hơn.
Khi hành trình của người tiêu dùng (Customer Journey) trở nên năng động và được cá nhân hóa hơn nhiều hơn, những người làm marketing chuyên nghiệp đang đòi hỏi nhiều hơn về cách tiếp cận khách hàng từ nền tảng của chúng tôi.
Đây là lý do tại sao chúng tôi giới thiệu giải pháp quảng cáo mới Microsoft Performance Max, một loại chiến dịch mới giúp tối đa hoá sự kết hợp giữa việc nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting) và sáng tạo quảng cáo theo cách tự động hoá.”
Microsoft Performance Max hay Chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất được thiết kế để có khả năng tìm kiếm và chuyển đổi nhiều khách hàng hơn trên toàn bộ mạng lưới hiển thị của Microsoft.
Microsoft Performance Max hoạt động ra sao?
Để tối đa hoá hiệu suất quảng cáo cho các thương hiệu hay nhà quảng cáo, Microsoft Performance Max sẽ tiến hành ghép nối các nội dung quảng cáo phù hợp với các thông số nhắm mục tiêu tương ứng để từ đó liên tục tạo ra các cặp kết hợp mới cho đến khi hệ thống xác định được mẫu quảng cáo hiệu quả nhất.
Nhà quảng cáo chỉ cần chọn chiến lược hay mục tiêu quảng cáo và nhập nội dung quảng cáo của mình, Microsoft Performance Max sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của Microsoft để thực hiện các phần còn lại.
Microsoft Performance Max hiện đã có sẵn bản beta trên toàn cầu.
Những lợi ích chính của Microsoft Performance Max.
Theo công bố của Microsoft, dưới đây là những lợi ích chính của Microsoft Performance Max so với các định dạng quảng cáo khác:
Tự động phân phối quảng cáo ở bất cứ nơi đâu trên mạng lưới.
Dựa trên thông tin đầu vào của nhà quảng cáo, Microsoft sẽ phân phối nhiều loại quảng cáo khác nhau trên Bing, AOL, Yahoo, MSN, Edge, Outlook, v.v.
Tìm và thu hút những đối tượng mục tiêu có tiềm năng cao nhất.
Với sức mạnh của AI, chiến dịch quảng cáo mới này sẽ phân phối quảng cáo phù hợp cho đúng nhóm khách hàng mục tiêu một cách thông minh.
Đơn giản hóa quy trình xây dựng quảng cáo.
Tự động hóa giúp giải phóng thời gian của nhà quảng cáo trong khi họ vẫn nhận được báo cáo ở cấp độ chiến dịch và nội dung trong suốt quá trình thực hiện.
Bạn có thể xem thêm về cách cài đặt và bắt đầu sử dụng loại chiến dịch Microsoft Performance Max tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cuộc cách mạng làm việc từ xa (Remote) được cho là bắt đầu kết thúc khi Zoom yêu cầu nhân viên phải đến văn phòng ít nhất hai ngày một tuần, nếu có thì mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Work) sẽ là phù hợp nhất.
“Chúng tôi tin cách tiếp cận hỗn hợp, tức yêu cầu nhân viên sống gần văn phòng phải có mặt tại công ty là cách hiệu quả nhất để tương tác với nhóm, mang lại hiệu quả làm việc tốt nhất cho công ty”, Business Insider dẫn lời người phát ngôn của Zoom.
Xu hướng làm việc từ xa đã bùng nổ trong đại dịch với sự vươn lên của các nền tảng họp học trực tuyến, nổi bật nhất là Zoom. Khi đó, giới chuyên gia cho rằng hình thức này sẽ tiếp tục kéo dài kể cả khi Covid-19 kết thúc.
Tuy nhiên, sau khi đại dịch qua đi, hàng loạt công ty công nghệ đã yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng, lần lượt từ bán thời gian đến toàn thời gian. Sự thay đổi của Zoom – thành trì cuối cùng của cuộc cách mạng làm việc từ xa – đã tạo sự chú ý lớn. Với công cụ của mình, Zoom đóng vai trò quan trọng trong xu hướng làm việc mà không cần đến văn phòng.
Năm 2020, công cụ kết nối online của Zoom phổ biến đến mức người dùng đã lấy tên công ty để mô tả một cuộc họp trực tuyến. Cổ phiếu Zoom tăng ít nhất 6 lần khi hàng triệu người mắc kẹt tại nhà và doanh số bán hàng của công ty tăng vọt. Nhưng đến 2021, doanh thu nền tảng tăng trưởng chậm lại, giá cổ phiếu lao dốc khiến giá trị của Zoom giảm ít nhất 100 tỷ USD.
Năm nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng và dịch vụ phòng họp trực tuyến của Zoom cũng dần bị người dùng lãng quên.
Trước đó, một khảo sát do công ty thực hiện chỉ ra 43% người lao động tin làm việc linh hoạt không phải đặc quyền cơ bản. 70% nói họ sẽ cân nhắc rời chuyển việc nếu công ty không cho phép làm việc linh hoạt.
Tuy nhiên giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. Khủng hoảng kinh tế lan rộng khắp thế giới, làn sóng thất nghiệp càn quét từ công ty khởi nghiệp đến các tập đoàn lớn.
Người lao động phải cạnh tranh nhau để giữ được công việc của mình trong khi các công ty ngày càng đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn. Các tài liệu tiếp thị cho thấy giờ đây ưu tiên của người lao động là tiền lương chứ không phải yêu cầu được làm việc từ xa.
Một loạt các nghiên cứu khác cũng cho thấy nhân viên làm việc tại nhà ít sáng tạo và lười biếng hơn so với làm việc tại văn phòng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khác với các nền tảng khác, các xu hướng diễn ra trên TikTok với tốc độ nhanh hơn và kéo dài ngắn hơn, tham khảo ngay một vài xu hướng Marketing trên TikTok trong 2023.
Kể từ lúc được ra mắt, TikTok là một trong những nền tảng mạng xã hội có tốc độ phát triển nhanh nhất về cả lượng người dùng lẫn thời gian trên trang (trong ứng dụng).
Trong khi trong những năm gần đây, TikTok gắn liền với nhiều tín hiệu tiêu cực như nội dung bẩn tràn lan, nội dung độc hại trở thành xu hướng, đây vẫn là nền tảng với nhiều hứa hẹn tiềm năng cho người làm marketing trong năm 2023.
Mặc dù các xu hướng trên mạng xã hội TikTok thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn, bằng cách tận dụng sớm các xu hướng này, thương hiệu có nhiều cách hơn để nổi bật với khách hàng và khác biệt với đối thủ.
Kết thúc năm 2022, TikTok không chỉ là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất mà cả trẻ em cũng dành thời gian để xem video TikTok nhiều nhất, nhiều hơn đến 62% so với YouTube.
Ngoài ra, nếu Gen Z là nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu, với khoảng trên 60% người dùng trong độ tuổi này truy cập TikTok mỗi ngày, đó thực sự là cơ hội lớn.
Dưới đây là một số xu hướng marketing mà bạn có thể theo dõi và ứng dụng trên TikTok trong 2023.
1. TikTok đang trở thành trung tâm bán hàng cho cả thương hiệu và người có ảnh hưởng.
Theo một Nghiên cứu từ ConvertSocial, số liệu cho thấy rằng tổng giao dịch bán hàng (GMV) thông qua nền tảng của TikTok đã tăng gần 400%.
Một phần của sự gia tăng doanh số lớn này là do những người có ảnh hưởng (influencer) đang tận dụng tối đa các cơ hội quảng cáo và bán hàng trên nền tảng, tiếp thị liên kết và mối quan hệ đối tác trả phí là những phương thức phổ biến nhất.
Đối với các thương hiệu vốn tập trung vào nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi, bên cạnh việc sử dụng TikTok để gia tăng mức độ tiếp cận và xây dựng thương hiệu, đây còn là nơi họ có thể mở rộng các tệp khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp.
Theo số liệu mới đây, người dùng trong độ tuổi từ 10-19 hiện đang chiếm khoảng 32,5% người dùng TikTok, trong khi đó những người ở độ tuổi từ 20-39 chỉ chiếm dưới 46%. Điều này có nghĩa là với các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị thấp hơn thì dễ thành công hơn TikTok và ngược lại, với các sản phẩm có giá trị cao sẽ khó khăn hơn.
2. Đa phần người dùng TikTok là nữ và cũng là người trực tiếp ra quyết định mua hàng.
Trong một cuộc khảo sát của Statista vào tháng 1 năm 2023, khoảng 54% người dùng TikTok toàn cầu được xác định là nữ.
Với hơn 1 tỷ người dùng và 670 triệu lượt tải xuống vào năm 2022, đây là một thị trường khổng lồ mà hầu hết các thương hiệu dường như chưa thể khai thác hết.
Theo một nghiên cứu khác, chỉ có khoảng 18% những người làm marketing coi TikTok như là một kênh quảng cáo.
Tuy nhiên, với một lượng đông đảo những người có ảnh hưởng trên nền tảng (Social Media Influencer) sẵn sàng hợp tác với các thương hiệu trong các chiến dịch marketing hay truyền thông tích hợp, các marketer nên chú trọng hơn đến TikTok trong 2023.
3. Những người có ảnh hưởng đang tìm cách phát triển thu nhập trên nền tảng và điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng Marketing trên TikTok trong 2023.
Bởi một lý do đơn giản là vì doanh số quảng cáo trên TikTok khá thấp (khoảng 10 tỷ USD so với con số hơn 100 tỷ USD của Facebook) nên mặc dù TikTok cũng có ra mắt một số quỹ sáng tạo để hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung, các nhà sáng tạo TikTok không mấy hài lòng với nguồn thu của mình nếu so sánh với các nhà sáng tạo trên YouTube.
Với các nền tảng mạng xã hội, ngoài việc sử dụng quảng cáo trực tiếp từ thương hiệu, hay đơn giản là tận dụng các bài đăng tự nhiên, những người có ảnh hưởng đóng một vai trò khá lớn trong việc kết nối giữa thương hiệu với người tiêu dùng, tuy nhiên, điều này hiện vẫn chưa đúng với TikTok.
Dữ liệu gần đây của ConvertSocial cho thấy thu nhập của các TikToker từ mối quan hệ đối tác thương hiệu (brand partnerships) đã tăng khoảng 58% trong năm 2022, điều này có nghĩa là các nhà sáng tạo sẽ sớm nhận ra rằng đây là cách mà họ có thể thúc đẩy nguồn thu nhập của mình.
Triển vọng tiềm năng Marketing của TikTok trong 2023.
Vào năm 2023, một trong những điều quan trọng nhất mà thương hiệu nên cân nhắc đó là tiềm năng chi tiêu trên TikTok sẽ có thể tăng mạnh hơn.
Một lượng lớn người dùng TikTok có thể thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ mà họ nhìn thấy trên nền tảng, vì vậy các thương hiệu có thể và nên tận dụng điều này như một kênh bán hàng thay vì chỉ là marketing thương hiệu (Brand Marketing).
Trong khi vẫn còn nhiều rủi ro với TikTok ở phía trước khi ngày càng nhiều quốc gia cấm TikTok trước những lo ngại về an toàn dữ liệu, bằng cách nghiên cứu, thử nghiệm và tận dụng sớm các xu hướng marketing mới, thương hiệu có khả năng tạo ra nhiều lợi thế hơn trong 2023 và xa hơn nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta sẽ sớm hỏi người dùng châu Âu về việc liệu họ có đồng ý nhận các quảng cáo được nhắm mục tiêu hay không (Ad Targeting), động thái được dự báo là có thể hạn chế khả năng cá nhân hóa quảng cáo của các marketer trên nền tảng.
Meta theo đó sẽ sớm thông báo đến người dùng châu Âu về cách họ có thể kiểm soát và tiếp nhận các quảng cáo được nhắm mục tiêu (targeted advertising), động thái được dự báo là có thể hạn chế khả năng cá nhân hóa quảng cáo của các marketer trên nền tảng.
Trước đây, chủ sở hữu của Instagram, Facebook và cả Threads, tuyên bố rằng sẽ xử lý dữ liệu của người dùng theo cách hợp pháp nhất để phân phối các quảng cáo được cá nhân hoá, tuy nhiên, thep các quy định mới, Meta sẽ phải thay đổi.
Trong một thông báo, Meta cho biết nền tảng sẽ hỏi ý kiến và xin sự đồng ý của người dùng trước khi được phép nhắm mục tiêu quảng cáo đến họ.
Điều này tuân theo phán quyết từ Ủy viên bảo vệ dữ liệu (DPC) của Ireland vào tháng 1, cơ quan này đóng vai trò là cơ quan quản lý chính của Meta tại EU, yêu cầu Meta đánh giá lại cơ sở pháp lý về cách nhắm mục tiêu quảng cáo.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Meta mang về hơn 60 tỷ USD doanh thu quảng cáo trên toàn cầu và doanh thu từ quảng cáo chiếm đến 97% doanh thu của toàn Meta trong năm 2022.
Liên quan đến việc Meta sẽ phải thay đổi cách nhắm mục tiêu quảng cáo, các chuyên gia nhận định rằng, thế giới làm marketing sẽ phải thực hiện một bước chuyển cần thiết từ các chiến lược tập trung vào dữ liệu sang tương tác với khách hàng dựa trên niềm tin.
Thay vì tập trung hay phụ thuộc vào dữ liệu của bên thứ ba (Third Party Data), marketer sẽ phải chuyển hướng sang khai thác và tối ưu dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data).
Trong khi việc liệu người dùng có chấp nhận để Meta phân phối quảng cáo cá nhân hoá hay không vẫn là một dấu chấm hỏi, nhiều dự báo cho rằng “phần lớn họ sẽ từ chối khi các quảng cáo trên nền tảng hiện chứa quá nhiều yếu tố độc hại”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sprout Social vừa thông báo chính thức mua lại Tagger Media, nền tảng chuyên về Influencer Marketing và dữ liệu mạng xã hội (social intelligence).
Với hầu hết những ai làm marketing, Sprout Social là cái tên không còn xa lạ, cùng với những nền tảng khác như HubSpot hay Hootsuite, đây là nền tảng chuyên về thu thập, lắng nghe và phân tích dữ liệu (Social Listening) trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
Với thoả thuận mua lại mới, Sprout Social có thể giúp cho việc quản lý các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của các thương hiệu trở nên toàn diện và hiệu quả hơn. Tính đến năm 2023, ngành công nghiệp người có ảnh hưởng (Influencer Industry) có giá trị hơn 21,1 tỷ USD.
Theo thông tin được công bố, Sprout Social mua lại Tagger Media với giá 140 triệu USD.
Về phía Tagger Media, đây là doanh nghiệp cung cấp giải pháp SaaS cho các thương hiệu và agency, cho phép marketer đo lường tác động của các chiến dịch Influencer Marketing đến sức khoẻ doanh nghiệp thông qua các báo cáo ROI và xu hướng kinh doanh. Tagger Media cũng cho phép các thương hiệu phân tích các chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Ông Justyn Howard, CEO của Sprout Social cho biết: “Bằng cách đưa phần mềm Influencer Marketing của Tagger vào bộ giải pháp của Sprout, chúng tôi có cơ hội cung cấp nhiều dữ liệu và hiểu biết (Insights) hơn cho khách hàng của mình để họ có thể thúc đẩy chiến lược kinh doanh và đo lường ROI một cách đầy đủ.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong khi nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về dòng vốn kinh doanh trong sáu tháng cuối năm 2023.
Nửa đầu năm 2023 chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của thị trường F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam. Đa số doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực ghi nhận doanh thu giảm hoặc giữ nguyên so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo khảo sát 137 chủ nhà hàng/quán cà phê tại nhiều tỉnh thành trên cả nước về thị trường kinh doanh ẩm thực sáu tháng đầu năm 2023 do iPOS.vn thực hiện, có tới hơn 40,1% doanh nghiệp F&B ghi nhận doanh thu giảm.
Nếu xét trên quy mô, doanh nghiệp F&B lớn (có từ 150 chỗ ngồi trở lên) có mức ảnh hưởng rõ rệt nhất khi có tới 63,6% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu giảm.
Thị trường F&B đang chứng kiến những cuộc rời đi lặng lẽ của các thương hiệu lớn tại khu vực đắt giá, điển hình như sự ra đi của những cái tên như Mellower Coffee, Cafe Saigon La Poste, Saigon Casa,…ở những vị trí trung tâm Sài Gòn.
“Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện những tín hiệu tốt từ nhiều mô hình kinh doanh mới, được định vị ở phân khúc (segment) bình dân”, ông Vũ Thanh Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP iPOS.vn cho biết.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 10,2% doanh nghiệp thừa nhận phải đóng cửa ít nhất một chi nhánh trong sáu tháng qua. Đồng thời, có 26,3% doanh nghiệp ghi nhận mở được thêm chi nhánh mới.
Bên cạnh đó, thị trường F&B cũng được dịp sôi động với danh sách nhà hàng được gắn sao Michelin.
Bất chấp những khăn của kinh tế, người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, có tới 47,5% khách hàng thừa nhận rằng mức chi tiêu sáu tháng đầu năm đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, độ tuổi từ 23 – 25 tuổi là những đối tượng có tỷ lệ tăng mức chi nhiều nhất.
Với sự phát triển của các cửa hàng ăn uống, khách hàng ngày càng có xu hướng đi ăn ngoài nhiều hơn. Trong 200 thực khách được khảo sát, có tới 35,5% người cho rằng họ đi ăn ngoài từ 3 – 4 ngày/tuần. Theo sau đó là con số từ 1 – 2 ngày/tuần chiếm tỷ trọng 34%.
Tuy vậy, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó là làn sóng sa thải của nhiều doanh nghiệp, mức chi tiêu của khách hàng cũng có những sự biến động. Có tới 32% người được khảo sát cho rằng họ đã giảm mức chi tiêu, trong đó đối tượng có độ tuổi từ 26 – 31 tuổi có tỉ lệ giảm chi tiêu nhiều nhất với 52,6%.
30.000 – 45.000 đồng là mức chi tiêu phổ biến mà khách hàng sẵn sàng chi cho một bữa ăn trưa/tối. Đồng thời, 41.000 – 70.000 đồng là chi phí khách hàng thường dành để “đi café”.
Nhìn chung, mức chi tiêu phổ biến của thực khách không có quá nhiều sự thay đổi so với năm 2022. Tuy nhiên, phân khúc cao cấp có sự chuyển biến rõ rệt. 9,5% và 7% thực khách sẵn sàng chi tiêu từ 60.000 đồng cho 1 bữa ăn trưa/tối, và từ 70.000 đồng trở lên cho 1 lần đi café.
Kỳ vọng tín hiệu khả quan hơn.
Mặc dù có tới 38,4% chủ nhà hàng/quán café nhận định thị trường kinh doanh ẩm thực sẽ khó khăn hơn nhưng cũng có 40,1% doanh nghiệp F&B được hỏi kỳ vọng vào những tín hiệu khả quan hơn của thị trường cuối năm.
Về phía thực khách, trước những đánh giá không mấy khả quan về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2023 thì có tới 50% thực khách sẽ giữ nguyên mức chi tiêu. Thậm chí, 17,5% thực khách mong muốn chi tiêu mạnh tay hơn để có thể trải nghiệm.
Dù vậy, vẫn có khoảng 32,5% thực khách sẽ giảm mức chi tiêu trong năm 2023. So với con số chỉ 22,84% được đưa ra trong báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực năm 2022, tỉ lệ này có phần tăng trưởng rõ rệt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các công cụ mới của Google giúp tìm và yêu cầu xóa liên hệ, hình ảnh cá nhân khỏi bộ máy tìm kiếm.
Sự tồn tại của internet đang khiến nhiều người khổ sở vì những hình ảnh riêng tư xuất hiện công khai ở một nơi nào đó trong thế giới mạng.
Bên cạnh làm người dùng xấu hổ, nó còn dẫn đến khả năng bị trộm cắp danh tính để lừa đảo. Chính vì vậy Google vừa công bố những cải tiến mới trong kết quả tìm kiếm để giải quyết phần nào sự lo lắng này.
Trong một bài đăng trên blog mới đây, Google cho biết đang cố gắng giúp người dùng tìm và loại bỏ các thông tin cá nhân xuất hiện trong tìm kiếm dễ dàng hơn. Gã khổng lồ tìm kiếm đã giới thiệu các công cụ và tính năng bảo mật mới được thiết kế để giúp bảo vệ thông tin cá nhân tốt hơn.
Đầu tiên là trang tổng quan mới dành cho tính năng có tên là Kết quả về bạn (Results about you). Ra mắt năm 2022, tính năng này cho phép người dùng theo dõi mọi chi tiết cá nhân xuất hiện trong kết quả tìm kiếm để có thể yêu cầu Google xóa chúng.
Với cập nhật mới, bảng điều khiển sẽ không chỉ giúp tìm thấy những chi tiết đó mà còn cho phép người dùng yêu cầu xóa chúng thông qua cùng một công cụ. Tính năng này cũng sẽ cảnh báo nếu các chi tiết mới về họ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm công khai.
Người dùng có thể truy cập trang tổng quan từ web bằng cách truy cập trang web Kết quả về bạn (https://myactivity.google.com/results-about-you) hoặc từ ứng dụng Google dành cho thiết bị di động bằng cách nhấn vào ảnh tài khoản > chọn Kết quả về bạn.
Tại màn hình này, bấm tìm kiếm Google cho tên của bạn, có thể cần bao gồm thành phố và khu vực sinh sống để thu hẹp kết quả.
Nếu tìm kiếm tiết lộ địa chỉ email, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà riêng, người dùng có thể yêu cầu Google xóa dữ liệu bằng cách nhấn vào biểu tượng ba chấm và chọn Xóa kết quả > chọn lý do tại sao bạn muốn xóa dữ liệu, cuối cùng hoàn thành các bước rồi gửi yêu cầu tới Google.
Google sẽ xem xét có đáp ứng các yêu cầu của chính sách để xóa hay không. Quá trình này có thể mất vài ngày. Nếu yêu cầu được chấp thuận, Google sẽ xóa kết quả cụ thể mà người dùng đã trích dẫn.
Người dùng cũng có thể kiểm tra các yêu cầu của mình tại bảng điều khiển, tại đây hiển thị tất cả các loại yêu cầu như đang thực hiện, đã được phê duyệt, bị từ chối và chưa hoàn thành.
Dù vậy việc xóa các mục khỏi tìm kiếm của Google sẽ không giúp nội dung biến mất hoàn toàn trên internet. Mọi người vẫn có thể tìm thấy nó bằng cách truy cập trực tiếp vào website nguồn hoặc bằng cách sử dụng một công cụ tìm kiếm khác.
Google từ lâu cho phép người dùng yêu cầu xóa các hình ảnh khiêu dâm, không có sự đồng thuận xuất hiện về họ trong các kết quả tìm kiếm công khai. Như một ví dụ được trích dẫn trong bài đăng trên blog, có thể người dùng đã tạo và tải nội dung không phù hợp lên một website rồi xóa nội dung đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tờ BI cho biết, Apple đang trên đà xóa sạch gần 60 tỷ USD giá trị sau khi cho biết doanh số bán iPhone đã giảm trong ba tháng tính đến ngày 1/7.
Cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã giảm 1,7% khi các nhà đầu tư phản ứng với báo cáo kết quả kinh doanh kém khả quan được công bố.
Apple đã công bố lợi nhuận ròng tăng, trong khi doanh thu của hãng giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn kỳ vọng của Phố Wall.
Tuy nhiên, họ cũng tiết lộ rằng doanh số phần cứng đã giảm trong quý. Doanh số iPhone, chiếm gần một nửa doanh thu của Apple, giảm hơn 2%, trong khi doanh số iPad giảm 1/5.
Theo các nhà phân tích, dữ liệu yếu kém kể trên đã khiến các cổ đông lo lắng và có thể có những tác động rộng lớn hơn đối với thị trường (market) bằng cách cho thấy khả năng mức chi tiêu của người Mỹ sẽ chậm lại.
Nhà phân tích Sophie Lund-Yates của Hargreaves Lansdown cho biết: “Apple vượt kỳ vọng về tổng thể, nhưng doanh số bán iPhone giảm 2% đã khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và bán tháo mạnh”.
“Sự phân nhánh rộng hơn đối với tâm lý người tiêu dùng đã gây ra sự chao đảo trên các thị trường, vào thời điểm mà người ta căng thẳng chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng”, Sophie nói thêm.
Theo tính toán của Insider, giá trị của Apple sẽ giảm 58 tỷ USD nếu đà giảm cổ phiếu của ngày thứ sáu kéo dài cho đến kết phiên.
Cổ phiếu của nhà Táo khuyết đã có một năm 2023 xuất sắc, tăng gần 53% nhờ sự phục hồi của công nghệ do AI thúc đẩy và các nhà đầu tư muốn nắm giữ các cổ phiếu vốn hóa lớn an toàn hơn trong thời kỳ kinh tế bất ổn.
Rosenblatt Securities đã hạ cấp cổ phiếu Apple xuống mức trung lập, nói rằng báo cáo hỗn hợp “làm nổi bật giai đoạn giảm tốc mà Apple hiện đang trải qua.
Mặc dù hoạt động kinh doanh Services của công ty đang tăng tốc, nhưng sự chậm lại ở thị trường Mỹ dường như sẽ kéo dài cho đến khi một danh mục sản phẩm mới quan trọng được áp dụng”.
Nhà phân tích Barton Crockett coi triển vọng này là “không chắc chắn cả về thời gian và thành công, không có lý do gì để ủng hộ các cổ phiếu hiện đang giao dịch gần mức tuyệt đối và tương đối cao nhất”.
Dẫu vậy, phản ứng đối với kết quả của Apple không hoàn toàn tiêu cực và Citi rất lạc quan về hướng đi của công ty trong thời gian tới. Công ty đã đặt Apple vào danh sách có thể tăng giá trong 90 ngày trước khi phát hành loạt iPhone 15 dự kiến vào tháng 9.
Apple vào tháng 6 đã trở thành công ty đầu tiên có giá trị 3 nghìn tỷ USD. Cổ phiếu này đã tăng 47% từ đầu năm đến thứ năm trong bối cảnh các nhà đầu tư hy vọng rằng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể mang lại một động lực mới cho tăng trưởng cho công ty.
Nguồn: BI
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dữ liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường GFK trong tháng 6 năm 2023 cho thấy, Xiaomi đã vượt qua hàng loạt nhà sản xuất để trở thành thương hiệu smartphone có thị phần về quy mô sản phẩm lớn thứ 2 tại Việt Nam với 19,2%.
Đây là minh chứng rõ nét cho nỗ lực cải tiến công nghệ không ngừng nghỉ cũng như sự tin yêu mà người dùng Việt Nam dành cho các sản phẩm của Xiaomi.
Chia sẻ về thành tích kinh doanh ấn tượng nói trên, ông Patrick Chou, Tổng giám đốc Xiaomi Việt Nam cho biết: “Ngay từ ngày đầu đặt chân đến thị trường Việt Nam, Xiaomi đã luôn nỗ lực thực hiện cam kết đồng hành lâu dài, nghiêm túc nghiên cứu nhằm mang đến các sản phẩm di động tốt nhất cho người dùng.
Quả ngọt này cho thấy nỗ lực của chúng tôi đã bắt đầu được đền đáp. Tôi xin thay mặt Xiaomi cảm ơn người tiêu dùng đã luôn tin yêu sản phẩm của Xiaomi. Sự ủng hộ của người dùng là động lực để Xiaomi tiếp tục bứt phá, hướng đến những mục tiêu cao hơn trong tương lai”.
Trước đó, theo báo cáo của Canalys vào tháng 5.2023, Xiaomi cũng đã được công nhận là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 tại Việt Nam về quy mô sản phẩm.
Với việc bứt phá ngoạn mục về thị phần trong nửa đầu năm 2023, Xiaomi đã củng cố vững chắc vị thế của mình tại thị trường Việt Nam.
Thành tích kể trên không phải là điều quá bất ngờ bởi hàng loạt sản phẩm ra mắt gần đây của Xiaomi đều đã lập được những kỷ lục doanh số ấn tượng.
Trong đó phải kể đến Redmi Note 12 với 22.000 đơn đặt hàng chỉ trong tuần đầu mở bán và hiện đã đạt hơn 150.000 sản phẩm bán ra hay Redmi 12 với 45.000 đơn hàng sau 2 tuần mở bán và hiện đã đạt hơn 100.000 sản phẩm bán ra.
Riêng các phiên bản khác nhau của hai dòng sản phẩm này đã chiếm 4 vị trí trong Top 5 sản phẩm bán chạy nhất của Xiaomi trong nửa đầu năm 2023.
Vị trí còn lại thuộc về Redmi 12C với doanh số vượt trội ở cả các hệ thống bán lẻ hàng đầu lẫn sàn thương mại điện tử (eCommerce).
Bên cạnh đó là Redmi 12, thiết bị gây ấn tượng với mặt lưng kính bóng bẩy, sang trọng, đi kèm cụm camera vô cực hoàn toàn mới.
Hiệu năng của máy là điểm cộng lớn khi được trang bị vi xử lý chuyên game MediaTek Helio G88 mạnh mẽ, CPU xung nhịp lên đến 2 GHz, cho phép người dùng sử dụng mọi tác vụ một cách mượt mà, kể cả các tựa game đồ họa nặng.
Redmi 12 cũng sở hữu màn hình DotDisplay 6,79 inch FHD+ với tốc độ quét màn hình 90 Hz, tạo nên trải nghiệm giải trí mượt mà.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các thông tin về thuật ngữ CV (CV là viết tắt của Curriculum Vitae tiếng Việt có nghĩa là “hồ sơ xin việc” hoặc “sơ yếu lý lịch”) như: CV là gì, một bản CV xin việc bao gồm những gì, phân biệt CV với Resume, các mẫu CV xin việc mới phổ biến nhất năm 2025 có thể chinh phục mọi nhà tuyển dụng, cách thức viết một đơn (Thư) xin việc (Cover Letter), những lưu ý cần biết để viết một bản CV xin việc đơn giản mà thành công và hơn thế nữa.
Với hầu hết những ứng viên đi xin việc làm, để có thể chạm được đến bước phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, họ phải trải một giai đoạn gọi là sàng lọc hồ sơ. Trong khi mỗi ngành nghề, doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng có những tiêu chí khác nhau khi chấm điểm ứng viên, một bản hồ sơ xin việc phù hợp chính là điểm quyết định liệu ứng viên có được đi vào vòng phỏng vấn hay không hay bị loại từ vòng xét duyệt hồ sơ. Các bản hồ sơ xin việc này được gọi tắt là CV (Curriculum Vitae). Vậy CV là gì và ứng viên cần hiểu những gì về CV, hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Các nội dung sẽ được phân tích trong bài viết về chủ đề “CV là gì” bao gồm:
CV là gì?
Một bản CV đầy đủ thường bao gồm những nội dung gì?
Cách viết CV có thể chinh phục nhà tuyển dụng.
Phân biệt CV với Resume?
Các mẫu CV phổ biến hiện nay là gì?
Cách thức viết một đơn (thư) xin việc hoàn chỉnh.
Những lưu ý chính cần biết khi viết CV.
Những lỗi hay sai lầm lầm cần tránh khi viết CV.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
CV là gì?
CV là từ viết tắt trong tiếng Anh của “Curriculum Vitae” (tiếng Latinh gốc) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Hồ sơ ứng tuyển” hoặc “Hồ sơ xin việc”.
CV xin việc là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, đó là nơi mà một cá nhân làm nổi bật những nội dung như: các thông tin cá nhân (tên, tuổi, quê quán, địa chỉ đang tạm trú…), lịch sử học tập, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng, hay các thành tích đã đạt được trong quá khứ.
Một hồ sơ ứng tuyển hay CV cũng có thể bao gồm thông tin như các giải thưởng, học bổng, khóa học, dự án nghiên cứu hay các ấn phẩm đã được thực hiện.
Một bản CV tiêu chuẩn thường dài 2 hoặc 3 trang, tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng ngành nghề hay vị trí ứng tuyển mà CV có thể được viết ngắn hoặc dài hơn (ví dụ CV của vị trí Giám đốc với nhiều kinh nghiệm có thể dài hơn CV của một sinh viên mới ra trưởng).
Một bản CV (Curriculum Vitae) đầy đủ thường bao gồm những nội dung gì?
Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, vị trí ứng tuyển, hay thậm chí là tuỳ vào yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp mà các bản CV có thể cần thể hiện các nội dung hay thông tin khác nhau.
Tuy nhiên, một CV hoàn chỉnh thông thường sẽ có các nội dung dưới đây.
Thông tin liên lạc: Các thông tin cá nhân như: tên, số điện thoại, email, địa chỉ…
Lịch sử học tập: Các trường lớp hay khoá học (có thể được cấp chứng chỉ hoặc không) đã hoàn thành.
kinh nghiệm làm việc chuyên môn: Đã từng làm việc ở đâu với vị trí gì, và công việc chính là gì?
Trình độ và kĩ năng: Các bằng cấp hay chứng chỉ liên quan.
Giải thưởng hay Thành tích: Trong quá trình làm việc ứng viên đã đạt được những thành tựu gì, cho cá nhân lẫn cho tổ chức (doanh nghiệp).
Các ấn phẩm đã thực hiện: Với các ngành nghề ví dụ như thiết kế đồ hoạ, ứng viên có thể cần phải đính kèm các ấn phẩm hay thiết kế đã làm.
Sở thích và mối quan tâm (không bắt buộc): Liệt kê các sở thích cá nhân như Bơi lội, ca hát hay đọc sách.
Như đã phân tích ở trên, tuỳ thuộc vào từng vị trí, cấp độ hay yêu cầu riêng của doanh nghiệp mà ứng viên có thể cần phải tập trung vào những phần nội dung quan trọng nhất.
Một bản CV xin việc được viết tốt hay phù hợp khi ứng viên hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng mà họ đang ứng tuyển.
Ngoài ra, theo nhận định của CEO một công ty tuyển dụng lớn, một bản CV xin việc hoàn hảo cần thể hiện các nội dung sau đây:
Nó dễ đọc.
Nó kể một câu chuyện rõ ràng về sự tiến bộ của bản thân bạn.
Trách nhiệm công việc được phản chiếu bằng thành tích.
Nó không hề phóng đại hoặc nói sai sự thật.
Nó sử dụng động từ mang tính hành động thay vì những lời nói sáo rỗng.
Nó có một lời giới thiệu.
Cách viết CV xin việc có thể chinh phục mọi nhà tuyển dụng.
Một khi bạn đã bắt đầu quyết định viết hay làm mới CV xin việc của mình, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo:
1. Hãy mở đầu CV với các thông tin liên hệ cá nhân.
Đóng vai trò như những “giấy phép thông hành”, CV hay các Hồ sơ ứng tuyển trước tiên phải thể hiện các thông tin cá nhân cơ bản, thứ có thể giúp doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng biết họ đang giao tiếp với ai.
Các thông liên liên hệ cá nhân nên bao gồm: họ và tên đầy đủ, số điện thoại và địa chỉ email và nơi ở hiện tại.
2. Hãy chi tiết về lịch sử học tập cá nhân.
Sau khi biết được ứng viên là ai, nhà tuyển dụng cũng cần biết ứng viên đó đã trải qua quá trình học tập và rèn luyện ra sao, phần này đặc biệt quan trọng trong CV của các vị trí cấp cao hay các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao.
Phần này có thể bao gồm các thông tin về trường học (Đại học, Cao đẳng…), chương trình học sau Đại học như Tiến sĩ, Thạc sỹ hay các chương trình cao học khác.
Như đã đề cập, tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể mà mức độ quan tâm của nhà tuyển dụng tới lịch sử học của ứng viên xin việc là khác nhau, vì thông thường họ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm làm việc thực tế.
3. Trình bày chi tiết và rõ ràng về kinh nghiệm chuyên môn.
Trong hầu hết các doanh nghiệp hiện đại ngày nay, kinh nghiệm làm việc (work experience) là một trong những phần thông tin quan trọng nhất trong một bản CV. Thậm chí, phần này còn quan trọng hơn cả phần Lịch sử học tập vì suy cho cùng bạn học gì không quan trọng, quan trọng là bạn đã và có thể làm được gì.
Ở phần này của CV xin việc, ứng viên nên liệt kê cụ thể về tên doanh nghiệp, ngày bắt đầu và ngày kết thúc, vị trí đảm nhận (ví dụ Trưởng phòng Marketing), cuối cùng là các công việc cụ thể và thành tích đã đạt được với vai trò đó.
Lời khuyên cho bạn khi viết phần này là hãy viết ngắn gọn và rõ ràng. Các đầu mục công việc và thành tích có thể bắt đầu bằng những dấu chấm hoặc gạch đầu dòng để nhà tuyển dụng dễ theo dõi.
Một lời khuyên khác là, nếu bạn đã từng làm việc tại nhiều doanh nghiệp, bạn chỉ cần liệt kê ra một vài doanh nghiệp (ít nhất là 3) gần nhất thay vì phải kể ra tất cả các doanh nghiệp đã từng làm. Hãy đảm bảo rằng, doanh nghiệp mới nhất được thể hiện trước, các doanh nghiệp cũ thể hiện sau.
Với phần thành tích, bạn nên thể hiện bằng con số thay vì là gạch đầu dòng các công việc hay nhiệm vụ đã làm. Như đã lưu ý, bạn làm gì không quan trọng, quan trọng là nó mang lại giá trị gì hay có sức ảnh hưởng ra sao tới doanh nghiệp.
Ví dụ, nếu CV xin việc của bạn đang ứng tuyển cho một vị trí về Digital Marketing, những con số như giúp website đạt hơn 100.000 lượt truy cập mỗi tháng, tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hàng tháng là 20% hay ROAS 20% thường có sức nặng hơn nhiều so với việc bạn đã thực hiện những công việc gì.
Mỗi cá nhân xuất sắc đều gắn liền với các câu chuyện truyền cảm hứng và có sức ảnh hưởng, hãy tận dụng nó vào phần này của CV.
4. Các bằng cấp và kỹ năng liên quan.
Để có thể tối ưu giá trị của các bằng cấp hay kỹ năng tới nhà tuyển dụng và cũng là giúp bạn có cơ hội được nhận việc cao hơn đó là hãy tìm hiểu kỹ về yêu cầu công việc trong bản mô tả công việc (JD).
Nhiệm vụ của bạn là hãy liệt kê các bằng cấp hay kỹ năng (kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) thực sự liên quan đến vị trí đã ứng tuyển.
5. Liệt kê các danh hiệu và giải thưởng.
Nội dung này trong CV là một nội dung mở rộng khác của phần “Thành tích làm việc” đã được liệt kê trong mục kinh nghiệm làm việc.
Ứng viên có thể sử dụng phần này để phác thảo tên các giải thưởng, thời gian được trao tặng, tổ chức trao tặng và hơn thế nữa.
6. CV xin việc cũng cần đính kèm các ấn phẩm hay tài liệu có liên quan.
Nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí như Thiết kế đồ hoạ (Graphics Designer), content marketing hay những vị trí mà sản phẩm tạo ra có thể in ra hay thể hiện trực quan được thì việc đính kèm các tài liệu, ấn phẩm đã hoàn thành hay các bài viết đã thực hiện cũng rất cần thiết.
Ví dụ nếu bạn ứng tuyển cho vị trí thiết kế đồ hoạ, nhà tuyển dụng khó có thể hình dung được phong cách thiết kế (màu sắc, cách phối…) của bạn, không biết liệu phong cách đó của bạn có phù hợp với định hướng của thương hiệu của họ hay không, việc xem trực tiếp sản phẩm là cách hiệu quả nhất cho điều này.
7. Liệt kê các sở thích cá nhân.
Mặc dù đây là phần thường ít quan trọng hơn trong các bản CV xin việc thông thường, tuy nhiên nếu bạn có các “tài lẻ” đặc biệt hay các sở thích cá nhân này gián tiếp hỗ trợ công việc chuyên môn, nó cũng mang lại những lợi ích đáng kể.
Những sở thích cá nhân thường được các ứng viên trình bày là đọc sách, bơi lội, chạy bộ hay nghe nhạc.
8. Soát lỗi CV của bạn.
Bước cuối cùng cần có trong CV và cũng không kém phần quan trọng đó là hãy kiểm tra lỗi trong toàn bộ các phần nội dung mà bạn đã trình bày.
Dù đó là lỗi về ngữ pháp, chính tả hay định dạng văn bản, nó đều có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Một số mẫu CV xin việc đáng chú ý.
Khi nói đến cách viết CV xin việc hay các mẫu CV, CV của những doanh nhân nổi tiếng luôn gây được sự chú ý lớn, CV của Elon Musk là một trong số đó.
Ngày nay, Elon Musk được kết hợp với những cái tên như SpaceX, Tesla, PayPal, eBay, Boring Company và nhiều thương hiệu khác đã thu hút sự quan tâm của Ông trước đây.
Bản sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việc (CV) nêu bật Elon Musk là ứng cử viên cho một công ty tương lai nào đó mà có lẽ chính ông sẽ xây dựng, hiện đang trở thành nguồn cảm hứng cho những người tìm việc trên khắp thế giới.
CV của Elon Musk
Bản CV trước đó cũng đề cập đến thời gian làm việc của Elon Musk tại Zip2, X.com và PayPal. Dưới đây là sơ lược về bản CV cũ:
Mặc dù thành tích công việc, học tập và thậm chí phi học tập quan trọng trong hồ sơ xin việc, nhưng sở thích cá nhân của một ứng viên cho biết về các phân khúc khác nhau mà bạn có thể có năng lực và làm tốt.
Sở thích của Elon Musk bao gồm vật lý, năng lượng thay thế, tính bền vững, không gian kỹ thuật, hoạt động từ thiện, đọc sách, trò chơi điện tử, AI, cuộc sống ngoài trái đất (vì Ông hy vọng một ngày nào đó sẽ di cư con người lên sao Hỏa).
Phân biệt CV (Hồ sơ xin việc) với Resume (Sơ yếu lý lịch)?
Khi tìm hiểu các khái niệm hay thông tin về thuật ngữ CV, không ít người vẫn thường nhầm lẫn khái niệm này với Resume (trong tiếng Việt có nghĩa là Sơ yếu lý lịch).
CV hay Hồ sơ xin việc là gì?
Như đã phân tích rất chi tiết ở trên, CV là từ viết tắt của “Curriculum Vitae” trong tiếng Latinh dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Hồ sơ ứng tuyển” hoặc “Hồ sơ xin việc”.
CV là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, đó là nơi mà một cá nhân làm nổi bật những nội dung như: các thông tin cá nhân (tên, tuổi, quê quán, địa chỉ đang tạm trú…), lịch sử học tập, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng, hay các thành tích đã đạt được trong quá khứ.
Resume hay Sơ yếu lý lịch là gì?
Khác với CV là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Latin, Resume hay Résumé là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp và trong tiếng Việt có nghĩa là Sơ yếu lý lịch.
Sơ yếu lý lịch là một tài liệu chính thức cung cấp một cái nhìn tổng quan về nền tảng chuyên môn và các kỹ năng liên quan của một cá nhân nào đó.
Các phần nội dung tiêu chuẩn thường có trong sơ yếu lý lịch bao gồm quá trình làm việc, trình độ học vấn, tóm tắt chuyên môn và danh sách các kỹ năng mềm khác.
Sự khác nhau giữa CV và Resume là gì?
Mặc dù CV và Resume đều là những bản tài liệu hay hồ sơ chính thức có mục tiêu giới thiệu tổng thể về quá trình học vấn và kinh nghiệm làm việc của một cá nhân nào đó, chúng cũng có những điểm khác nhau về mục đích sử dụng.
Nếu như CV được sử dụng rộng rãi trong phạm vi học thuật và việc làm mang tính chuyên môn cao (hẹp) thì các bản Resume hay Sơ yếu lý lịch lại được sử dụng rộng rãi trong nhiều công việc khác nhau (bao gồm cả những công việc phổ thông).
Ví dụ, một Kỹ sư dùng CV để ứng tuyển vào một ví trí nào đó, nhưng một người công nhân lao động phổ thông bình thường lại dùng Sơ yếu lý lịch.
Trong khi CV tập trung vào yếu tố chuyên môn học thuật thì Resume tập trung vào các kỹ năng và kinh nghiệm.
Ngoài ra, CV và Resume cũng khác nhau về bố cục trình bày. Nếu như phần “Giáo dục” hay “Bằng cấp” thường xuất hiện đầu tiên trong các bản CV xin việc thì với Resume, chúng lại xuất hiện gần cuối cùng, phần đầu tiên trong Resume thường là các thông tin cá nhân bao gồm cả các mối quan hệ gia đình.
Một số lỗi hay sai lầm cần tránh khi viết CV xin việc.
Theo nghiên cứu tổng hợp từ các nhà tuyển dụng hàng đầu trong quá trình xem xét và đánh giá CV của ứng viên, dưới đây là những lỗi phổ biến thường thấy:
CV có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
CV không đúng với sự thật: Ứng viên cố tình thể hiện nhiều hơn các khả năng mà họ có trong thực tế.
Định dạng của CV (CV Format) ít được quan tâm và trau chuốt.
Sử dụng hình ảnh đại diện không phù hợp: Vì CV là loại tài liệu được sử dụng trong môi trường chuyên nghiệp, nó cần thể hiện được tính chuyên nghiệp. Các hình ảnh cá nhân thiếu sự chuyên nghiệp thường không phù hợp.
CV không tập trung vào các thành tích cụ thể: Thay vì khiến cho các bản CV xin việc hay Hồ sơ ứng tuyển trở nên có giá trị hơn với các thành tích đã đạt được, ứng viên lại cung cấp quá nhiều thông tin về công việc hay nhiệm vụ được giao (Task). Các công việc sẽ không có giá trị nếu chúng không mang lại các kết quả cụ thể.
CV quá dài: Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, một CV tiêu chuẩn chỉ nên dài tối đa 2 hoặc 3 trang.
CV không sử dụng phần “Giới thiệu” (references): Đây là phần ứng viên thể hiện rằng họ tự tin với hình ảnh cá nhân của họ dưới góc nhìn của các nhà lãnh đạo hay cấp trên ở các tổ chức hay doanh nghiệp mà họ từng làm việc. Ứng viên càng tự tin với các lời giới thiệu tử các cấp trên cũ trước đây thì họ càng có năng lực hoặc ít nhất họ là người chính trực và trung thực, đức tính rất quan trọng với nhiều nhà tuyển dụng.
CV sử dụng các thông tin cá nhân không phù hợp: Một sai lầm hãy lỗi phổ biến khác trong các bản CV xin việc đó là ứng viên sử dụng các địa chỉ email không phù hợp. Tốt nhất, các ký tự trong email nên chuyên nghiệp và KHÔNG sử dụng các câu từ không phù hợp với môi trường làm việc.
Kết luận.
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về thuật ngữ CV là gì.
Trong khi tuỳ vào từng bối cảnh tuyển dụng hay xin việc cụ thể mà các bản CV cần được viết và trình bày theo những cách khác nhau, bằng cách hiểu bản chất thực sự của CV là gì hay những thông tin cơ bản cần có trong một CV xin việc, bạn có nhiều cơ hội hơn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, có được việc làm và thăng tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bà Philomena Tan – Giám đốc ngành hàng MILO và Sữa (Nestlé Việt Nam) cho biết doanh nghiệp hướng đến mục tiêu xây dựng thế hệ ý chí, bắt đầu từ việc đồng hành cùng phụ huynh trên hành trình giúp con rèn ý chí qua thể thao.
Thể thao là nơi rèn ý chí trong trẻ.
Vì sao NestléMILOlựa chọn“Có chí thì nên” làm thông điệp truyền thông cho chiến dịch năm nay, thưa bà?
Bà Philomena Tan: Người Việt Nam có câu “Có chí thì nên”, nói về tầm quan trọng của ý chí trong cuộc sống. Việc rèn ý chí chưa bao giờ dễ dàng, nhất là với trẻ em ngày nay, khi cuộc sống hiện đại và thuận tiện hơn khiến trẻ ít được va chạm với thực tế.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh thông điệp này để nâng cao nhận thức của các bà mẹ về tầm quan trọng của ý chí trong sự phát triển của trẻ, từ đó khuyến khích và chung tay cùng các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ để truyền cảm hứng cho trẻ em xây dựng ý chí cùng thể thao ngay từ nhỏ.
Cũng là một người mẹ, bà đã khuyến khích con của mình rèn ý chí ra sao?
Bà Philomena Tan: Tôi từng trải qua khó khăn tương tự các bà mẹ hiện nay khi giúp con học được cách chấp nhận thất bại và không bỏ cuộc. Trước đây khi tham gia các hoạt động thể thao ở trường, thằng bé dễ bỏ cuộc vì quá trình luyện tập quá khó và nặng nề.
Người lớn có thể hiểu ta sẽ trưởng thành hơn khi trải qua thất bại, nhưng đứa trẻ mới 7, 8 tuổi thì không. Vì vậy, thay vì giải thích bằng lời, tôi khuyến khích con thử nhiều bộ môn hơn để tìm ra thứ con cảm thấy thích và phù hợp.
Con đã thử bóng đá, bóng rổ, cầu lông… và cuối cùng tìm thấy tình yêu với môn thể thao vua. Giờ đây con đã học được cách chấp nhận thất bại, kiên trì đến cùng và có thể chất tốt hơn.
Qua hành trình này, tôi thực sự thấy con trai mình đã trưởng thành. Không chỉ riêng tôi, các bậc phụ huynh cũng sẽ cần nhiều sức lực và tâm huyết để đồng hành cùng con rèn ý chí qua thể thao.
Là nhãn hàng truyền cảm hứng thể thao hơn 25 năm qua tại Việt Nam, Nestlé MILO luôn đồng hành cùng họ chinh phục mục tiêu này. Bằng cách mang đến nhiều sân chơi và hoạt động thể thao đa dạng, chúng tôi tạo ra các cơ hội giúp các bậc phụ huynh cùng con rèn ý chí qua thể thao, từ đó khám phá năng lực bản thân với bộ môn thể thao trẻ yêu thích.
Cam kết xây dựng “thế hệ ý chí” vững bền.
Một trong những khái niệm được Nestlé MILOgọi tên tại Việt Nam trong năm nay là “Thế hệ Ý chí”,vậy bà định nghĩa như thế nào về khái niệm này?
Bà Philomena Tan: Thế hệ Ý chí là một thế hệ sẵn sàng chấp nhận thử thách, học hỏi từ những thất bại, sáng tạo và trở nên bền bỉ thông qua thể thao mỗi ngày. Mục tiêu chúng tôi hướng đến là xây dựng thế hệ ý chí cho tương lai Việt Nam, bắt đầu bằng việc thay đổi thế hệ Alpha.
Thế hệ Alpha, còn được gọi là thế hệ kính (Glass Generation) có xu hướng dễ bỏ cuộc trước trở ngại cuộc sống do hiện tại có nhiều thứ thuận tiện, đủ đầy.
Chúng ta đều biết rằng bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ, do đó xây dựng sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm không bỏ cuộc cho trẻ từ sớm sẽ góp phần giúp con tự lập hơn trên hành trình theo đuổi thành công.
Đó là sứ mệnh mà MILO hướng tới, và cũng là lý do tại sao bạn thấy câu chuyện Thế hệ Ý chí được MILO lựa chọn để lan tỏa và tạo nên những tác động tích cực.
Nestlé MILO đã có chương trình hay chiến dịch cụ thể nào giúp mọi người nâng cao nhận thức và cùng tham gia vào Thế hệ Ý chí không?
Bà Philomena Tan: Nestlé MILO đang nỗ lực để đồng hành và hỗ trợ các bậc phụ huynh cùng con khám phá nhiều môn thể thao khác nhau trong hành trình trẻ lớn khôn.
Chẳng hạn như các giải đấu thể thao học đường như Giải Bóng rổ học sinh TP. HCM, Giải Bóng đá nhi đồng U11 toàn quốc và Giải Vovinam Việt Võ Đạo Cúp Nestlé MILO… và gần đây nhất là Trại Hè Năng Lượng Nestlé MILO – Trung tâm Rèn Ý chí – nơi chúng tôi đã hợp tác cùng 20 trung tâm thể thao để mang thể thao tiếp cận gần hơn đến 20.000 trẻ em trên khắp cả nước.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn triển khai Ngày hội đi bộ MILO trên các thành phố lớn khắp cả nước như TP. HCM, Hà Nội, Bắc Giang, và gần đây nhất là ở Nghệ An với hơn 7.000 em nhỏ tham gia.
Không chỉ dừng lại ở các hoạt động trực tiếp, Nestlé MILO cũng tạo ra phiên bản Ngày hội đi bộ MILO trực tuyến và phối hợp cùng các huấn luyện viên chuyên nghiệp để xây dựng chuỗi bài tập thể thao trực tuyến như Học viện Thể thao MILO Activ.
Sáng kiến này cho phép các em tham gia các hoạt động rèn luyện ngay tại nhà ngay trong khi trẻ đang xem thứ gì đó trên màn hình.
Chiến dịch chung tay xây dựng Thế hệ Ý chí – “Có Chí Thì Nên” của Nestlé MILOnăm nay đã và đang có những hoạt động gì, thưa bà?
Bà Philomena Tan: Trong chiến dịch “Có Chí Thì Nên”, chúng tôi đề cao vai trò của thể thao trong việc giúp trẻ rèn ý chí, chung tay cùng phụ huynh vun đắp nên thế hệ ý chí cho tương lai Việt Nam.
Chúng tôi bắt đầu hành trình này với những câu chuyện vươn đến thành công trong thể thao với ý chí bền bỉ của các vận động viên SEA Games; cho đến chuỗi chiến dịch truyền thông nhằm phủ sóng thông điệp “Có chí thì nên” đến nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ về những hoạt động sắp diễn ra.
Nổi bật trong chuỗi hoạt động phải kể đến Bức Tường Ý Chí lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, thành công thu hút 10.000 gia đình cùng con tham vào Thế Hệ Ý Chí.
Thông qua hoạt động này, Nestlé MILO muốn vinh danh những nỗ lực, cố gắng trong thể thao dù là nhỏ nhất của trẻ, từ đó truyền cảm hứng để các bậc phụ huynh cùng con bắt đầu hành trình rèn ý chí qua thể thao.
Đó là những giá trị to lớn từ nỗ lực chung tay của Nestlé MILO và các bên liên quan có thể mang lại cho cộng đồng, xã hội và mỗi cá nhân.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với khoản doanh thu hơn 10 tỷ USD và đạt mức tăng trưởng hơn 22% trong quý 2 năm 2023, Amazon đang chứng minh rằng thị trường quảng cáo kỹ thuật số đang phục hồi mạnh mẽ.
Theo đó, Amazon đã mang về 10,683 tỷ USD từ các dịch vụ quảng cáo của mình trên nền tảng trong quý 2 năm 2023, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Amazon là minh chứng hữu hình cho việc thị trường quảng cáo trực tuyến (Online Ads) đang phục hồi đầy tích cực kể từ khi suy thoái kinh tế và lạm phát đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng và kéo theo đó là các nhà quảng cáo liên tục cắt giảm ngân sách quảng cáo và thu hẹp phạm vi kinh doanh.
Hầu hết các nền tảng quảng cáo đều báo cáo tăng trưởng trong quý 2 năm 2023.
Không chỉ Amazon, cách đây vài ngày, các nền tảng quảng cáo lớn như Meta (Instagram, Facebook, WhatsApp, Instagram Threads…), Google hay Microsoft cũng đã công bố cáo cáo thu nhập quý 2, tất cả các nền tảng đều báo cáo tăng trưởng.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt ở đây là, nếu như các nền tảng vẫn được biết là nền tảng quảng cáo như Google hay Meta lại có mức tăng trưởng khá khiêm tốn, thì Amazon, vốn là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) tại có mức tăng trưởng rất ấn tượng.
Theo nhận định của MarketingTrips, điều này chủ yếu đến từ 2 lý do, thứ nhất là bản thân Amazon gần đây đã liên tục công bố tích hợp các tính năng AI tổng quát vào nền tảng khiến cho việc tìm kiếm và mua sắm trở nên dễ dàng hơn.
Lý do thứ hai là, sau khủng hoảng và suy thoái, các nhà bán lẻ trực tuyến dường như đang đầu tư nhiều hơn vào Retail Media nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp và nhanh hơn.
Mới đây, chính Amazon cũng cho biết, các công nghệ mới của nền tảng đang cho phép người làm marketing tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn ngay cả khi không sử dụng mã theo dõi (cookies) của bên thứ ba.
Bạn có thể xem chi tiết báo cáo kinh doanh quý 2 năm 2023 của Amazon tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đầu tháng 7, CEO Meta hé lộ “sản phẩm” được đánh giá là quan trọng nhất trong lịch sử công ty: Mark Zuckerberg phiên bản mới.
Vài tuần qua trên Instagram, Zuckerberg bắt đầu khoe hình ảnh mới mẻ: thân hình sáu múi, lên đai xanh môn Jiu-jitsu và đã đồng ý đấu tay đôi trong lồng sắt với Elon Musk. Tỷ phú 39 tuổi nhiều lần kể chuyện rèn luyện thể lực, nói bị đánh rất nhiều, nhưng cũng gây áp lực cho đối thủ trên thảm đấu.
Trong công việc, ông cũng khiến đối thủ dè chừng khi tung ra Threads – bản sao của Twitter giữa lúc mạng xã hội của Musk đang bị xáo trộn.
Ông cũng tỏ ra không khoan nhượng với công ty mình khi sẵn sàng sa thải hàng chục nghìn người một cách lạnh lùng và có tính toán.
“Nhìn từ bên ngoài, sự biến đổi này giống như một thứ gì đó bước ra từ trong truyện”, Business Insider dẫn nhận xét từ hàng chục cựu nhân viên Meta. “Sự lột xác về mặt cá nhân của Zuckerberg cho thấy phản ứng sống còn của ông đối với giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử 20 năm Facebook“.
Khi Mark Zuckerberg sợ hãi.
Trong giai đoạn đổi tên từ Facebook sang Meta, công ty của Zuckerberg liên tiếp vấn đề. Tham vọng vũ trụ ảo metaverse cuốn bay của mạng xã hội ít nhất 40 tỷ USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Từng là công ty yêu thích của phố Wall, giá trị Meta sụt 700 tỷ USD chỉ từ mùa thu 2021 đến cuối 2022.
“Ông ấy đang sợ hãi”, một nguồn tin nội bộ Meta nói. “Ông ấy coi bản thân như một vấn đề bị mã hóa cần được giải quyết, bằng cách đưa vào tính cách mới dựa trên kiểu lãnh đạo mà ông tin công ty cần phải có để tồn tại”.
Nguồn tin cho biết trong lần thay đổi này, Zuckerberg đã tự mô phỏng mình theo kiểu CEO đặc trưng ở phố Wall hơn là Thung lũng Silicon: một người biết lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn quản lý, ủng hộ sa thải hơn nghe “tâm tư” của nhân viên và đặt hiệu quả lên hàng đầu.
“Nhân viên bắt đầu gọi ông ấy là McKinsey Zuck”, người này nói, đề cập đến công ty tư vấn McKinsey.
Một năm trước, Zuckerberg từng thừa nhận ông “như bị đấm vào bụng” khi thức dậy mỗi sáng. Nhưng sau đó, những cú đấm đã luyện được trên cả võ đài lẫn từ bên ngoài đang có tác động lớn đến không chỉ công ty ông, mà còn đối với bối cảnh rộng lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ. “Ông ấy đang bật chế độ thời chiến – chế độ cứu công ty”, một cựu nhân viên cấp cao của Meta cho hay.
Những phiên bản của Mark Zuckerberg.
Zuckerberg từ lâu khẳng định ông luôn là chính mình. “Mỗi người có một bản tính”, ông nói vào năm 2009, vài năm sau khi rời Đại học Harvard. “Nếu bạn bè, đồng nghiệp và người khác nhìn vào bạn và nhận thấy hình ảnh khác, mọi thứ có lẽ kết thúc khá nhanh. Người có từ hai bản tính là một ví dụ về sự thiếu chính trực”.
Nhưng thực tế, Zuckerberg được cho là đã có ít nhất ba lần thay đổi. Phiên bản đầu tiên là “Harvard Zuck” – một sinh viên trẻ mặc áo hoodie được cộng đồng thần tượng khi đồng sáng lập Facebook năm 2004 trong ký túc xá vào năm hai đại học.
“Harvard Zuck” là gã mọt sách thuần túy nhưng đầy nhiệt huyết và sự táo bạo. Ông thậm chí tuyên bố “người trẻ ngày càng thông minh”, viết trên danh thiếp “I’m CEO… bitch”.
Sau này, CEO Meta mô tả giai đoạn đó là “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”. Suốt giai đoạn này, sự nhiệt huyết là thứ mà “Harvard Zuck” có được, dù thời gian sau đó có một số cập nhật nhỏ cho tính cách của mình.
Từ 2009, ông bắt đầu đeo cà vạt, mặc áo vest đi làm thay vì chỉ áo phông như trước. Khi đó, ông giải thích mình đã trở nên nghiêm túc. “Bản nâng cấp đầy đủ” có tên “Silicon Valley Zuck” ra mắt vào 2012. Ngày 18/5 năm đó, Facebook thực hiện IPO. Một ngày sau, Zuckerberg kết hôn với người bạn gái lâu năm Priscilla Chan.
Phong cách của Zuckerberg thay đổi. Ông tự tay giết dê làm món ăn khi nhà đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey tới chơi. Ông không ngừng thâu tóm các đối thủ tiềm năng nhưng cũng thách thức bản thân gặp gỡ một người mới và viết những lời cảm ơn mỗi ngày.
Năm 2014, Zuckerberg tuyên bố thay đổi phương châm từ “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” thành “di chuyển nhanh dựa trên sự chắc chắn, ổn định”.
“Silicon Valley Zuck là một người chồng và người cha có di sản phải xây dựng và bảo vệ bằng mọi giá”, Business Insider bình luận.
Nỗ lực của ông chủ Facebook giai đoạn này khiến nhiều người thậm chí nghĩ ông sẽ nghiêm túc tranh cử Tổng thống Mỹ.
Thế nhưng, đây cũng là khi mạng xã hội vấp phải hàng loạt rắc rối: thông tin sai lệch, thu thập và sử dụng dữ liệu trái phép với đỉnh điểm là bê bối Cambridge Analytica buộc ông phải điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ năm 2018.
Nhưng trong giai đoạn từ 2012 đến 2021, “Silicon Valley Zuck” vẫn giúp giá trị Facebook đi từ 100 tỷ USD lên 1.000 tỷ USD, còn số người dùng hàng tháng trên toàn bộ nền tảng đã tăng từ 1 tỷ lên 3,5 tỷ.
Tháng 4/2021, Apple cập nhật iOS 14.5, cho phép người dùng ngăn các ứng dụng như Facebook, Instagram và WhatsApp theo dõi hoạt động. Tính năng này đánh thẳng vào đế chế kinh doanh của Facebook, vốn thu thập và sử dụng dữ liệu cho quảng cáo cá nhân hóa.
“Tình hình Facebook khi Apple ra chính sách mới tệ hơn những gì có thể tưởng tượng với Zuckerberg”, một cựu nhân viên Meta nói. “Một mối đe dọa hiện hữu nhưng không có cách giải quyết”.
Facebook cố gắng đáp trả bằng chiến thuật: Khi gặp trở ngại, hãy vượt qua nó. Theo một nhân viên cũ, công ty đã nỗ lực củng cố tính năng mua sắm trực tuyến của nền tảng. Trên lý thuyết, nếu người dùng mua sắm trên ứng dụng đủ lâu, một số dữ liệu quan trọng có thể sẽ được cung cấp. Nhưng kế hoạch không thành công.
Ban đầu, Zuckerberg không hoàn toàn nhận rõ nguy cơ, thậm chí phớt lờ cảnh báo của nhân viên. Trong giai đoạn này, ông tiếp tục đổi công ty từ Facebook thành Meta, một phần là để né những bê bối bị cựu nhân viên Frances Haugen phơi bày.
Khi “Silicon Valley Zuck” tập trung vào metaverse từ tháng 9/2021, quy mô công ty tăng vọt từ dưới 50.000 nhân viên đầu 2020 lên gần 90.000 giữa 2022. Một cựu nhân viên nói ông đã tăng ít nhất 10 cấp lên quản lý. “Mọi thứ phình ra rất lớn”, người này nói.
Zuckerberg tiếp tục thúc đẩy tuyển dụng. Nhưng khi công ty đi xuống, các giám đốc giàu kinh nghiệm ồ ạt rời khỏi Meta sau đó, gồm cả Sheryl Sandberg – người ở Facebook 14 năm. “Bà ấy không muốn tham gia vào metaverse”, theo một cựu nhân viên.
Tiếp đó, những người làm việc trên 10 năm khác là giám đốc công nghệ Mike Schroepfer và giám đốc kinh doanh Marne Levine cũng nghỉ việc.
Sự ra đi khiến Zuckerberg nắm quyền kiểm soát mọi ngóc ngách của Meta theo cách vững chắc hơn bao giờ hết, nhưng cũng bị cô lập hơn. “Ông ấy nhận ít thông tin hơn, và cũng không rõ toàn bộ những chuyện đang xảy ra”, theo tiết lộ của một nhân viên.
Ông chủ Meta tiếp tục tự tin rằng hàng tỷ USD mà ông chi cho metaverse là xứng đáng. Ông cũng lặng lẽ thuê Bain & Company nhằm phân tích tài chính công ty – điểm hình thành nên “Zuckerberg thế hệ thứ ba”.
Mark Zuckerberg phiên bản 3.0
Tháng 5/2022, Meta công bố Bain & Company là đối tác, sau đó thông báo đóng băng tuyển dụng. Đến tháng 7, Meta yêu cầu các quản lý lập danh sách xác định những người có thành tích thấp. Tháng 7 năm đó, “McKinsey Zuck” xuất hiện và điều hành công ty theo hướng thực tế hơn dựa trên tình hình hiện có.
“Giờ đây, ông ấy yêu cầu nhân viên cần hoàn thành nhiều việc hơn, còn một số nhóm nhất định sẽ bị thu hẹp”, một cựu giám đốc cấp cao của Meta tiết lộ. Sự thận trọng có tính toán này hoàn toàn trái ngược với “Silicon Valley Zuck” trước đó.
Tháng 11/2022, Zuckerberg thông báo Meta sa thải 11.000 nhân viên, tương đương 13% nhân sự. Tháng 3 năm nay, ông tiếp tục cho thôi việc 10.000 người, đồng thời nhấn mạnh hành động này chưa dừng lại. “Ông ấy không hề lo lắng khi mọi người rời đi”, một cựu nhân viên nói. “Lúc này, Zuckerberg thực sự chỉ nghĩ về Meta trong dài hạn”.
Tháng 6, Meta yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng. Một tháng sau, công ty tuyên bố việc thăng tiến giờ sẽ khó khăn hơn. “Tôi không ngạc nhiên khi chứng kiến một cuộc cải tổ giám đốc khác vào cuối năm”, một người nói.
Tập trung vào hiệu quả, “McKinsey Zuck” dần lấy lại thiện cảm từ các cổ đông – yếu tố mà Meta coi trọng nhất – bằng nhiều hành động, như xuất hiện nhiều hơn trên truyền thông, hay gần đây là ra mắt Instagram Threads với tính năng tương tự X. “Ông ấy chọn mục tiêu cụ thể và tập trung vào nó. Đây chính xác là những gì các nhà đầu tư muốn thấy”, nhà phân tích Mark Shmulikcủa của công ty nghiên cứu Bernstein nhận xét.
Cổ phiếu của Meta đã tăng 150% trong hơn nửa năm và tiếp tục đạt mốc mới. Ngay cả những người ủng hộ Zuckerberg ở Phố Wall cũng ngạc nhiên trước tốc độ này.
“Siêu tăng trưởng giờ đã kết thúc. Ông ấy biết mình vẫn cần phát minh lại một số thứ, nhưng theo thứ tự ưu tiên thay vì ồ ạt. Trước đây, tôi không nghĩ ông ấy sẽ làm điều đó”, một nhà đầu tư có cổ phần tại Meta nói.
Một số người thậm chí so sánh hình ảnh mới của Zuckerberg với Augustus – vị hoàng đế La Mã nổi tiếng khôn ngoan không từ thủ đoạn nào để đánh bại kẻ thù của mình.
“Trong hiện thân mới, quyền lực của Zuckerberg tại Meta cũng tuyệt đối như quyền lực của Augustus ở Rome. Từ giờ, dù có làm gì, Zuckerberg đều thể hiện rõ rằng một mình ông ấy xứng đáng nhận được công lao, hoặc bị đổ lỗi”, Business Insider bình luận.
(theo Business Insider)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
ChatGPT vừa thông báo cập nhật một loạt các tính năng mới, bao gồm cả tính năng hỗ trợ người làm marketing phân tích dữ liệu.
Theo đó, OpenAI, công ty sở hữu chatbot AI, ChatGPT, vừa công bố một loạt các tính năng mới trong phiên bản mới nhất hướng tới mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác sâu hơn nữa với người dùng.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một chatbot AI (Generative AI) hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn được OpenAI phát triển dựa trên phiên bản công nghệ GPT-3.5.
ChatGPT hiện có thể được xem như là một công cụ hỏi đáp có khả năng ghi nhận câu hỏi và đưa ra các câu trả lời tức thời với các nội dung tương ứng bằng ngôn ngữ tự nhiên (natural language).
Khác với các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google hay Bing, ChatGPT đưa ra các câu trả lời cụ thể thay vì là các liên kết (links) để dẫn người dùng đến một trang web thứ ba nào đó trên trang kết quả tìm kiếm.
Các tính năng mới nhất của ChatGPT.
1. Các lời nhắc mẫu.
Việc bắt đầu một cuộc trò chuyện mới với ChatGPT giờ đây trở nên thú vị và trực quan hơn nhờ vào các lời nhắc mẫu.
Trong khi đối với không ít người dùng, để bắt đầu trò chuyện thường là một thứ gì đó khó khăn vì không biết nên bắt đầu từ đâu. Để giảm thiểu điều này, ChatGPT sẽ cung cấp những lời nhắc mẫu khi người dùng bắt đầu một cuộc trò chuyện mới.
2. Câu trả lời được đề xuất.
Một tính năng mới khác là ‘những câu trả lời được đề xuất’. OpenAI tìm cách làm phong phú thêm cuộc đối thoại bằng cách đưa ra các tùy chọn thích hợp để người dùng tiếp tục cuộc thảo luận.
Người dùng có thể khám phá sâu hơn về một chủ đề chỉ bằng một cú nhấp chuột.
3. GPT-4 là mô hình mặc định.
Theo OpenAI, ChatGPT cũng đang được cập nhật phiên bản mới nhất là GPT-4, đây sẽ là mô hình mặc định cho những người dùng có trả phí (ChatGPT Plus) với giới hạn 50 lời nhắc cho sau mỗi 3 giờ.
4. Tải lên 10 tập tin tới phần Trình dịch mã (Code Interpreter).
Code Interpreter là tính năng biên dịch mã (code) hiện đang chạy bản thử nghiệm (beta) cho tất cả người dùng bản Plus (có trả phí), tính năng này hiện cho phép người dùng tải lên tối đa 10 tệp tin khác nhau.
Với tính năng này, người làm marketing có thể thực hiện các tác vụ ví dụ như tải lên các tập dữ liệu nghiên cứu từ khoá (ví dụ dạng file csv) từ các công cụ phân tích từ khoá và yêu cầu ChatGPT phân tích.
Code Interpreter là công cụ cho phép marketer phân tích dữ liệu marketing chuyên sâu và khai thác nhiều hơn các dữ liệu có được.
5. Phím tắt ChatGPT.
Cuối cùng, ChatGPT cũng giới thiệu các phím tắt mới, chẳng hạn như ⌘ (Ctrl) + Shift + C để sao chép một đoạn mã (code).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Coca-Cola® Bắt Tay Cùng Siêu Sao Châu Á Win Metawin; Triển Khai Chiến Dịch Mới Nhất “A Recipe For Magic” (Tạm Dịch: Sự Kết Hợp Diệu Kỳ) Tại Châu Á.
Ngày 02 tháng 08 năm 2023 – Coca-Cola® giới thiệu Đại sứ thương hiệu đầu tiên của khu vực Đông Nam Á – siêu sao, diễn viên và người mẫu châu Á, Win Metawin cho chiến dịch ‘A Recipe for Magic‘ (Tạm dịch: Sự Kết hợp Diệu kỳ) – chiến dịch quảng bá thương hiệu mới nhất của Coca-Cola.
Chiến dịch quảng bá làm nổi bật sự kỳ diệu của những bữa ăn sum vầy với mục đích truyền cảm hứng cho mọi người trong việc cùng nhau tạo ra những khoảnh khắc ý nghĩa trong các bữa ăn.
Chiến dịch ‘A Recipe for Magic’ (Tạm dịch: Sự Kết hợp Diệu kỳ) tôn vinh điều kỳ diệu của những bữa ăn và sự gắn kết tuyệt vời khi chúng ta quây quần cùng nhau thưởng thức bữa ăn.
Coca-Cola mong muốn truyền cảm hứng để mọi người xích lại gần nhau hơn và chia sẻ cho nhau không chỉ là những món ăn ngon, mà còn là những khoảnh khắc thú vị và say mê diệu kỳ thông qua trải nghiệm ăn uống của mình – cùng Đại sứ thương hiệu khu vực Đông Nam Á của Coca-Cola, Win Metawin, cũng là người tiên phong trải nghiệm.
Đại sứ thương hiệu khu vực Đông Nam Á của Coca-Cola, Win Metawin chia sẻ: “Các bữa ăn chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi. Trong suốt khoảng thời gian thơ ấu, tôi nhớ mãi những buổi tối hạnh phúc khi gia đình tôi quây quần bên nhau trên bàn ăn.
Những khoảnh khắc quý giá khi tôi sum họp cùng gia đình và bạn bè chính là lúc mà tôi háo hức lắng nghe những điều thú vị đang diễn ra trong cuộc sống của họ. Bữa ăn thực sự là những khoảnh khắc kỳ diệu đối với tôi.”
Trong chiến dịch này, Win – một tín đồ ẩm thực chính hiệu – sẽ hợp tác cùng Coca-Cola® để ra mắt Sự Kết hợp Diệu kỳ cho người hâm mộ nói riêng và khán giả nói chung. Chiến dịch với nhiều hoạt động thú vị bao gồm quảng bá, tương tác trên các nền tảng mạng xã hội và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
Để đánh dấu lần ra mắt đầu tiên tại thị trường Đông Nam Á, chiến dịch hợp tác giữa Coca-Cola và Win sẽ được triển khai tại Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Chiến dịch hợp tác này dựa trên triết lý thương hiệu toàn cầu “Real Magic“, bắt nguồn từ niềm tin những khoảnh khắc trong bữa ăn sẽ trở nên kỳ diệu khi chúng ta cùng nhau thưởng thức. Tất cả mọi thứ chúng ta cần chỉ là sự kết hợp đơn giản giữa các yếu tố phù hợp – thức ăn ngon, sự quây quần và lon Coca-Cola mát lạnh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của L’Oréal vừa được công bố vào ngày 27/7 vừa qua và không có gì ngạc nhiên khi công ty Pháp đã đưa ra những con số ấn tượng. Theo đó, doanh thu của L’Oréal đã tăng lên 20,57 tỷ Euro, tương đương 22,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước.
Kết quả báo cáo cũng cho thấy hoạt động kinh doanh ở thị trường châu Âu đang bùng nổ, Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục đạt được những thành tựu.
Ngoài mức tăng trưởng ấn tượng, bộ phận xa xỉ của thương hiệu thậm chí còn thành công hơn, thị trường nước hoa cao cấp tăng trưởng với mức hai con số”.
Ngày 1/8, Prada đã tiết lộ bộ sưu tập trang điểm và chăm sóc da rất được mong đợi, những sản phẩm làm đẹp đầu tiên ngoài các sản phẩm nước hoa của hãng trong hơn 20 năm qua.
Hai năm sau khi thỏa thuận cấp phép với L’Oréal có hiệu lực, bộ sưu tập mỹ phẩm của Prada bao gồm son môi, son dưỡng, phấn mắt, kem nền, kem ngày và đêm, huyết thanh, sữa rửa mặt và nước tẩy trang – hầu hết đều theo cơ chế có thể nạp lại được khi dùng hết.
Giá dao động từ gần 400 USD cho kem dưỡng và 90 USD cho phấn mắt. Động thái này diễn ra trong bối cảnh lĩnh vực làm đẹp đang tăng trưởng mạnh mẽ và giúp củng cố vị trí của Prada trong liên minh các thương hiệu lớn.
Theo tờ Business of Fashion, ngoài việc tập trung vào hợp tác và cấp phép mảng làm đẹp cho các hãng thời trang như YSL, Valentino và bây giờ là Prada, L’Oréal gần đây đã chuyển sang danh mục đầu tư của riêng mình với hy vọng tạo ra thương hiệu làm đẹp sang trọng lớn tiếp theo.
Tập đoàn này đang đầu tư mạnh vào việc hồi sinh các dòng sản phẩm chăm sóc da đã bị lãng quên, bao gồm Helena Rubenstein, thương hiệu được mua lại vào những năm 80 và Carita, một dòng sản phẩm được thành lập vào năm 1952 nhắm tới xã hội thượng lưu.
Trong khi đó, Coty – công ty làm đẹp đa quốc gia của Mỹ – đang thực hiện một cách tiếp cận tương tự với Lancaster, dòng sản phẩm chăm sóc da từng được Công nương Grace của Monaco sử dụng nhưng sau đó kinh doanh thất bại.
Vào tháng 3, Coty đã ra mắt lại bộ sưu tập đắt nhất của Lancaster, Ligne Princière, tại Trung Quốc. Sau đó, tại buổi dạ tiệc ngay trước Liên hoan phim Cannes năm nay, tập đoàn đã công bố ra mắt loại nước hoa sang trọng, Infiniment Coty Paris và một loại huyết thanh mới dưới nhãn hiệu “siêu cao cấp” Orveda.
Thoạt nhìn, một số những dòng xa xỉ cũ mà các “đại gia” làm đẹp muốn hồi sinh khá mờ nhạt. Liệu mọi người sẽ quan tâm đến một thương hiệu được sử dụng bởi hoàng gia Monaco hơn 60 năm trước hay một thương hiệu trang điểm bắt đầu từ năm 1902?
Trong khi mọi thứ vẫn còn ở phía trước, trước mắt sẽ có một giải pháp thay thế. Trong vòng chưa đầy một năm, L’Oréal và Kering đã mua thương hiệu Aesop và Creed với giá lần lượt là 2,5 tỷ USD và 3,83 tỷ USD, còn Estée Lauder trước đó đã chi 3 tỷ USD để có thể giữ quyền kiểm soát ngành hàng làm đẹp của TomFord.
Tuy người tiêu dùng luôn hứng thú với các thương hiệu mới, cuộc chơi ở phân khúc cao cấp đặt ra không ít thách thức với những nhãn hiệu chưa gây dựng được lòng tin ở khách hàng.
Mang nhiều lợi thế là vậy, các nhãn hàng lớn cũng đối mặt với khó khăn khi phải lựa chọn ra danh mục hàng hóa phù hợp nhất để chuyển đổi sang phân khúc tầm cao.
Vậy nên, một trong những đối thủ đáng gờm nhất trên thương trường là các thương hiệu làm đẹp uy tín lâu đời. Họ chỉ việc mở rộng sang phân khúc cao cấp trong đúng lĩnh vực của họ.
Mặc dù sở hữu hai trong số những thương hiệu đại chúng quyền lực nhất thế giới — L’Oréal Paris và Maybelline, mỹ phẩm xa xỉ có lẽ là ưu tiên lớn nhất của L’Oréal vào lúc này.
Vào năm 2022, phân khúc xa xỉ đã chiếm gần 40% hoạt động kinh doanh của L’Oréal, là động lực thúc đẩy doanh số bán hàng lớn nhất trong toàn doanh nghiệp.
Hơn bao giờ hết, các chiến lược hỗ trợ các thương hiệu nhỏ hơn hoặc không còn tồn tại ở phân khúc cao cấp là điều hợp lý. Với sự đầu tư đúng đắn, đội ngũ phù hợp và ngân sách quảng cáo không giới hạn, điều mà L’Oréal chắc chắn có, sự hồi sinh thành công có thể trở thành hiện thực.
Bên cạnh đó, mỹ phẩm vốn được xếp vào nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, và các thương hiệu lớn trong ngành như L’Oréal, Estée Lauder, hay Nivea thường duy trì được quyền định giá bất chấp lạm phát.
Đồng thời, các khách hàng đa số vẫn trung thành với những thương hiệu quen thuộc thay vì chuyển sang mua mỹ phẩm giá rẻ.
Một phần lớn danh mục sản phẩm của L’Oréal như Lancôme, Maybelline, NYX Cosmetics và Garnier hiện hướng tới nhóm khách tiêu dùng giàu có. Các đối tượng này nhìn chung vẫn duy trì được năng lực tài chính và nhu cầu chi tiêu xuyên suốt thời kỳ suy thoái kinh tế.
Có thể nói, dù là thương hiệu làm đẹp bình dân, xa xỉ hay siêu xa xỉ, đổi mới sáng tạo luôn là việc cần làm để thích ứng và phát triển lâu dài.
Có thể thấy, các thương hiệu cao cấp hàng đầu như Chanel, Dior hay Tom Ford đều đã thực hiện bước chuyển dịch. Để tham gia vào thị trường làm đẹp cao cấp, thương hiệu cần có những thay đổi nhất định, có thể xem vừa là thách thức vừa là cơ hội để đổi mới và phát triển.
Bên cạnh đó, tối ưu hóa hoạt động phân phối cũng giúp đảm bảo trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.
Ngoài hợp tác với cửa hiệu cao cấp, tiếp cận trực tiếp tới khách hàng thông qua tận dụng cửa hàng hiện có hoặc mở điểm bán mới là cách tốt nhất để đảm bảo một hành trình mua sắm trọn vẹn. Các nhãn hiệu mỹ phẩm truyền thống cũng cần đầu tư hình thức bán lẻ mới nhằm thu hút tệp khách hàng tầm cao.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
AudioCraft là AI cho phép người dùng tạo ra các bản nhạc hoặc âm thanh chuyên nghiệp chỉ từ đoạn văn bản đầu vào mô tả nội dung cần thực hiện.
“Hãy tưởng tượng một nhạc sĩ chuyên nghiệp có thể khám phá tác phẩm mới mà không cần chơi một nốt nào trên nhạc cụ, hay một thương hiệu muốn thêm nhạc nền vào video quảng cáo mới nhất. Đó là khi AudioCraft phát huy tác dụng”, đại diện Meta cho biết.
Theo Meta, AudioCraft tích hợp ba nền tảng AI của hãng gồm MusicGen, AudioGen và EnCodec. MusicGen là AI do Meta phát triển từ năm ngoái với khả năng tạo âm nhạc từ văn bản đầu vào, trong khi AudioGen chuyên về về hiệu ứng âm thanh và cũng tạo âm thanh từ văn bản, chẳng hạn mô phỏng tiếng chó sủa, còi xe, bước chân trên sàn gỗ.
EnCodec là bộ giải mã âm thanh dựa trên AI được giới thiệu tháng 10/2022, hỗ trợ nén và giải nén các tệp âm thanh mà không làm giảm chất lượng.
AudioCraft AI cũng cho phép tạo nhạc chất lượng cao mà không cần sử dụng lượng văn bản đầu vào lớn. Tất cả được gói gọn trong AudioCraft, giúp tạo âm thanh chất lượng cao, tính nhất quán lâu dài và dễ sử dụng.
Meta cho biết EnCodec đã được đào tạo từ cơ sở dữ liệu hơn 20.000 giờ âm nhạc. Tất cả do Meta sở hữu hoặc được cấp phép đặc biệt cho mục đích huấn luyện AI.
Đến nay, các công cụ AI tổng quát đã có thể tạo ra hình ảnh và video với độ chân thực rất cao từ văn bản. Tuy nhiên, lĩnh vực âm thanh đang tụt lại phía sau do độ khó cao hơn.
Các công cụ AI tạo âm nhạc, ảnh, video hiện nhận phản ứng trái chiều. Trong khi một số nghệ sĩ sử dụng để giảm thời gian cho công việc, đa phần chỉ trích vì hành vi vi phạm bản quyền.
Ở lĩnh vực âm nhạc, bài hát Heart on My Sleeve do AI tạo đã gây sốt với hơn 20 triệu lượt nghe hồi tháng 4, nhưng bị các hãng đĩa cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ. Ngày 17/4, hầu hết nền tảng như Apple, Spotify, Soundcloud, Deezer đã xóa ca khúc khỏi hệ thống của mình.
Theo giới chuyên gia, sự xuất hiện của các mô hình AI tạo sinh đặt ra thách thức lớn đối với ngành công nghiệp âm nhạc khi các hãng phải vật lộn với vấn đề phức tạp về bản quyền.
Đầu tháng 4, Financial Times đưa tin hãng thu âm Universal Music Group đã gửi thông báo cho các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify và Apple với mục đích kêu gọi chặn dịch vụ AI lấy giai điệu và lời bài hát từ các ca khúc đang nắm bản quyền.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong danh sách 10 người giàu nhất thế giới của Forbes năm 2023 mới đây, số lượng tỷ phú Mỹ “áp đảo” với tỷ lệ là 9/10.
Theo tạp chí Forbes, giá trị tài sản ròng của 10 người giàu nhất thế giới đã vượt Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của nhiều quốc gia và tài sản của họ chủ yếu tập trung trong các ngành công nghệ, tài chính và bán lẻ. Mỹ là nước có nhiều người giàu nhất thế giới với 724 tỷ phú.
Tỷ phú Elon Musk đang là người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng đạt 240,7 tỷ USD. Người giàu thứ hai trên thế giới với giá trị tài sản ròng vào khoảng 231,4 tỷ USD là tỷ phú Bernard Arnault. Đứng ở vị trí thứ ba là ông Jeff Bezos với giá trị tài sản ròng 154,9 tỷ USD.
Trong danh sách này, “ông chủ” của Oracle, Larry Ellison và Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, xếp ở vị trí thứ 4 và 5, với giá trị tài sản ròng lần lượt là 146,1 tỷ USD và 119,3 tỷ USD.
Tiếp theo là ông trùm kinh doanh và đầu tư Warren Buffett của Berkshire Hathaway, với giá trị tài sản ròng đạt 117,4 tỷ USD; nhà sáng lập Meta sở hữu mạng xã hội Facebook nổi tiếng Mark Zuckerberg (115,2 tỷ USD); hai nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin nắm giữ lượng tài sản lần lượt là 111,9 tỷ USD và 106,2 tỷ USD.
Xếp cuối danh sách là CEO Microsoft Steve Ballmer, với tài sản ròng 103,4 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tập đoàn giải trí Warner Bros. Discovery mất gần 2 triệu người đăng ký (Subscriber) giữa bối cảnh doanh nghiệp này thực hiện tái nhận diện thương hiệu từ HBO Max thành Max.
Theo báo cáo thu thập quý 2 năm 2023 mới đây, Warner Bros. Discovery, một Tập đoàn giải trí hàng đầu thế giới, tiết lộ rằng doanh nghiệp đã mất 1,8 triệu người đăng ký có trả phí (Subscriber) trên các nền tảng như HBO, Discovery+ và dịch vụ phát nội dung trực tuyến kết hợp mới là Max. Doanh nghiệp hiện có tổng cộng 95,8 triệu người dùng, so với con số 97,6 triệu trong quý đầu tiên cùng năm.
Max là tên gọi thương hiệu mới của HBO Max, được ra mắt vào ngày 23 tháng 5 mới đây, trong tuần đầu tiên ra mắt, 70% người đăng ký HBO Max hiện tại đã chuyển sang Max.
Trong khi vẫn chưa có thông tin cụ thể là liệu việc mất người dùng có phải là do người dùng cũ không chuyển đổi sang nền tảng mới hay không, đại diện Warner Bros. Discovery cho biết sự sụt giảm người dùng là do sự chồng chéo giữa dịch cũ và dịch vụ mới khi nền tảng mới có sự kết hợp về dịch vụ.
Tổng doanh thu trong quý 2 của Warner Bros. Discovery là 10,36 tỷ USD, so với 10,7 tỷ USD trong quý 1. Các nhà phân tích Phố Wall từng dự báo doanh thu là 10,46 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi Website và Web Application là 2 khái niệm khác nhau, có không ít người bao gồm cả các Digital Marketer lại hiểu nhầm nó.
Người dùng cuối thường sẽ không phân biệt được những điểm giống và khác nhau của Website và Web Application (Web App). Họ chỉ việc nhập URL và sử dụng kết quả tìm kiếm là được.
Nhưng với những người làm chuyên môn, bao gồm các Digital Marketer, vì bạn sử dụng các nền tảng này để giao tiếp với khách hàng, việc nắm bắt được sự khác nhau này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc.
Website là gì?
Website là một tập hợp các trang web có liên quan chứa hình ảnh, văn bản, âm thanh, video và hơn thế nữa. Nó có thể bao gồm một trang hoặc nhiều trang và nó cung cấp cả nội dung trực quan và văn bản. Có rất nhiều loại website khác nhau hiện tại trang web giáo dục, cộng đồng, tìm kiếm, viết blog,…
Một số website phổ biến như Wikipedia, Google hay Amazon.
Đặc điểm của một Website.
Thân thiện với người dùng
Có thể dễ dàng tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm
Hiển thị nội dung chất lượng
Có một bố cục dễ điều hướng
Khi nào bạn cần dùng đến website?
Bạn có thể cần một trang web để giới thiệu sản phẩm của mình
Trang web giúp bạn thiết lập sự hiện diện của thương hiệu
Giúp tạo ra bằng chứng xã hội để người khác có thể thấy những gì bạn đã và đang làm
Sử dụng nó để quảng cáo và nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình
Web Application (Web App) là gì?
Web Application là một phần của phần mềm có thể được truy cập bởi các trình duyệt ví dụ như Chrome hay Safari. Nói cách khác, Web Application là website có nhiều chức năng và các yếu tố mang tính tương tác.
Các Web Application có khả năng tùy biến cực cao và có thể thực hiện nhiều tác vụ và chức năng khác nhau. Chúng thường phức tạp hơn và khó xây dựng hơn, đồng thời chúng cần một đội ngũ phát triển phần mềm có kinh nghiệm để tạo ra chúng.
Một số Web Application phổ biến hiện nay như Twitter, Facebook, TikTok, Gmail, Adobe CC hay YouTube.
Đặc điểm của Web Application.
Đa nền tảng
Dễ dàng thử nghiệm với các bài kiểm tra tự động.
Được lưu trữ trên đám mây
Bạn sử dụng Web Application để làm gì?
Có thể sử dụng trên mọi nền tảng vì chúng hỗ trợ tất cả các trình duyệt hiện đại
Bạn không cần phê duyệt từ cửa hàng ứng dụng để có một web app
Người dùng có thể truy cập chúng bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ đâu
Có thể sử dụng trên cả thiết bị di động hoặc máy tính để bàn để truy cập dữ liệu
Dễ hiểu hơn vì sử dụng cùng một bộ mã trong toàn bộ ứng dụng
Sự khác biệt chính giữa Website và Web Application.
Sự tương tác của người dùng.
Website cung cấp nội dung văn bản và hình ảnh mà người dùng có thể xem và đọc, nhưng điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của trang web hay website.
Với Web Application, người dùng không chỉ xem nội dung trên trang mà còn thao tác dữ liệu. Người dùng có thể tương tác từng người một bằng cách điền vào biểu mẫu hoặc cung cấp dữ liệu cần thiết để tương tác với ứng dụng.
Vấn đề xác thực.
Xác thực không phải lúc nào cũng cần thiết cho các website dựa trên thông tin. Người dùng có thể được yêu cầu đăng ký nhận các bản cập nhật thường xuyên để truy cập các tùy chọn bổ sung, và thế là xong.
Các web app cần xác thực vì chúng cung cấp phạm vi tùy chọn và chức năng/tương tác rộng hơn nhiều so với một trang web. Điều này có nghĩa là bạn phải có tên người dùng và mật khẩu để truy cập vào tài khoản của mình.
Tasks và sự linh hoạt.
Một website sẽ chỉ hiển thị dữ liệu và thông tin được thu thập trên một trang cụ thể khi người dùng đã tìm kiếm.
Trong một web app, các chức năng cao hơn và phức tạp hơn so với các chức năng của một trang web.
Mục đích sáng tạo.
Một website chủ yếu bao gồm những nội dung tĩnh. Điều này có nghĩa là thông tin có thể truy cập công khai cho tất cả khách truy cập.
Web app được thiết kế để tương tác với người dùng cuối. Điều này có nghĩa là nếu không có thông tin đăng nhập bắt buộc, bạn có thể không truy cập được vào bất kỳ dữ liệu nào.
Deployment (Thực thi).
Khi xử lý một website, những thay đổi nhỏ không bao giờ yêu cầu biên dịch lại và triển khai đầy đủ. Bạn chỉ cần cập nhật mã HTML và mọi thứ sẽ được cập nhật.
Trong khi với web app, bạn cần phải biên dịch lại và triển khai lại ứng dụng bất cứ khi nào bạn thực hiện thay đổi.
Phát triển một website là một quá trình tương đối đơn giản. Nhưng việc tạo một web application đòi hỏi kiến thức sâu hơn, nhiều kinh nghiệm hơn và lập kế hoạch nhiều hơn.
Do đó, nắm rõ sự khác biệt giữa chúng giúp bạn hiểu rõ mình cần làm gì và phát triển như thế nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể cáo buộc rằng ứng dụng chỉnh sửa video CapCut của ByteDance đang thu thập dữ liệu từ hơn 200 triệu người dùng đang hoạt động mà không có sự đồng ý.
Theo đó, vụ kiện được đệ trình ở Illinois, Mỹ, tuyên bố rằng CapCut thuộc ByteDance vi phạm Đạo luật bảo mật thông tin sinh trắc học (BIPA) khi ứng dụng chỉnh sửa video này thu thập các dữ liệu của người dùng bằng cách quét qua khuôn mặt và dấu vân tay mà không thông báo cho người dùng hoặc được người dùng chấp thuận.
Ứng dụng này cũng bị cáo buộc thu thập thông tin chi tiết về vị trí, ngày sinh và giới tính của người dùng cũng như hình ảnh và video cá nhân của họ. Phần lớn dữ liệu trong số này được cho là phục vụ cho việc phân phối các quảng cáo được nhắm mục tiêu (ad targeting).
Hơn nữa, vụ kiện chỉ ra rằng, vì ByteDance có trụ sở chính tại Bắc Kinh nên nền tảng có thể buộc phải chia sẻ dữ liệu CapCut với chính phủ Trung Quốc, điều này một lần nữa lại dấy lên những lo ngại khác về bảo mật dữ liệu.
Mặc dù kể từ năm ngoái, TikTok đã bắt đầu chuyển tất cả các dữ liệu của người dùng Mỹ đến các máy chủ của Oracle tại Mỹ, tuy nhiên, một số tiểu Bang tại Mỹ ví dụ như Montana cũng đã ra quyết định cấm TikTok vĩnh viễn.
Các nguyên đơn đã yêu cầu tòa án buộc ByteDance phải xóa mọi dữ liệu người dùng và nội dung mà ứng dụng đã thu thập được một cách bất hợp pháp thông qua CapCut.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mức độ thành công của các hoạt động quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH Advertising) vốn phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
Trong thế giới marketing, có một câu nói nổi tiếng là “Khi bạn hiểu khách hàng của mình, khách hàng cũng sẽ biết điều đó”.
Tưởng chừng như là điều gì đó khá rõ ràng và hiển nhiên, để thực hiện được nó là cả một chặng đường dài, thậm chí là bất khả thi với nhiều thương hiệu.
Hầu hết các chiến dịch marketing hay quảng cáo thành công đều bắt đầu bằng việc có được sự hiểu biết sâu sắc về mong muốn, nhu cầu hay nỗi đau của khách hàng, mà thường vẫn gọi chung là đối tượng mục tiêu.
Việc xây dựng các nội dung quảng cáo phù hợp với sở thích, mối bận tâm và trải nghiệm của đối tượng mục tiêu (target audience) cho phép nhà quảng cáo khởi chạy các chiến dịch có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tốt hơn cũng như thúc đẩy mức độ liên quan và tương tác cao hơn.
Ngoài ra, việc hiểu hành vi của đối tượng mục tiêu cũng cho phép các marketer tiếp cận người xem một cách có chiến lược bằng những thông điệp thương hiệu có sức ảnh hưởng theo từng giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng (Customer Jorney), với các điểm chạm khác nhau, khách hàng sẽ mong đợi các nội dung khác nhau.
Trước đây, quảng cáo ngoài trời (OOH – Out of Home) vốn được xem là một trong các hình thức quảng cáo truyền thống, giống như với TV hay Báo in (Print Ad).
Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, với sự phát triển và hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, các quảng cáo ngoài trời dần được phủ lên một lớp công nghệ, khái niệm D-OOH (Digital Out of Home) cũng ra đời và phát triển như là một hình thức quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) quan trọng trong các chiến dịch IMC của thương hiệu.
Với D-OOH, các mẫu quảng cáo ngoài trời giờ đây không chỉ là để xem mà còn có thể tương tác lại, nhà quảng cáo cũng nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting) dựa trên các dữ liệu của đối tượng và hơn thế nữa.
Dưới đây là một số chiến lược mà marketer có thể tận dụng bằng cách tích hợp dữ liệu đối tượng vào các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH) để tiếp cận đối tượng mục tiêu bằng những thông điệp có sức ảnh hưởng cao nhất.
Các loại dữ liệu đối tượng chính có trong quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời – Digital OOH Advertising.
Dữ liệu mẫu hành vi.
Nói về hành vi hay tâm lý của con người, nhà tâm lý học G. Stanley Hall từng nói: “Con người là một sinh vật của các thói quen. Họ có xu hướng tuân theo những khuôn mẫu hành vi tương đối dễ đoán trong cuộc sống hàng ngày, từ nơi họ làm việc, đến nơi họ vui chơi, tập thể dục hoặc bất cứ nơi nào khác.”
Thông qua việc sử dụng dữ liệu vị trí thụ động được ẩn danh (anonymized passive location data), các nhà tiếp thị có thể khai thác các mẫu hành vi này để hiểu sâu hơn về cách người tiêu dùng di chuyển trong suốt cả ngày.
Sử dụng thông tin này, nhà quảng cáo có thể xây dựng các tập đối tượng dựa trên những địa điểm mà các nhóm người tiêu dùng khác nhau ghé thăm và sau đó kích hoạt quảng cáo D-OOH phù hợp dựa trên nơi những đối tượng đó có nhiều khả năng đến nhất vào bất kỳ thời điểm nào.
Dữ liệu hộ gia đình.
Việc phân tích các dữ liệu mua hàng (purchase data) của người tiêu dùng có thể cung cấp cho các thương hiệu những thông tin có giá trị về nhân khẩu học, đặc tính kinh tế xã hội của hộ gia đình và cả những sản phẩm mà họ có khả năng mua trong tương lai.
Sử dụng loại dữ liệu này, các marketer có thể xây dựng nên các tệp đối tượng dựa trên các hộ gia đình đã mua một loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trong quá khứ và sau đó kích hoạt màn hình D-OOH dựa trên các địa điểm mà những người mua đó thường lui tới.
Khi các thương hiệu tìm cách mang lại nhiều giá trị hơn từ người tiêu dùng và tối đa hóa lợi tức chi tiêu marketing (ROMI), dữ liệu của bên thứ nhất (hoặc dữ liệu từ khách hàng) là một tài sản vô giá.
Theo các nghiên cứu, trung bình, những người tiêu dùng đã từng mua hàng từ một thương hiệu có khả năng mua lại một lần nữa cao hơn đến 67%, tiếp cận lại (tiếp thị lại) theo đó là một giải pháp mà các thương hiệu không thể bỏ qua.
Các dữ liệu của bên thứ nhất khi được kết hợp với quảng cáo D-OOH có khả năng mang lại một cách thức hiệu quả để thu hút những người có khả năng mua hàng cao, vào thời điểm và địa điểm quan trọng nhất.
Sử dụng D-OOH để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Như đã phân tích ở trên, với bất cứ hoạt động marketing hay quảng cáo nào, việc có được những sự hiểu biết nhất định về khách hàng hay đối tượng mục tiêu là nền tảng cốt lõi, với D-OOH cũng vậy.
Bằng cách xây dựng đối tượng D-OOH dựa trên lịch sử mua hàng, thói quen mua sắm và đặc điểm nhân khẩu học, nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu một cách hiệu quả tới những người tiêu dùng có tiềm năng cao bằng những thông điệp có sức ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến nhu cầu của họ.
Việc hiểu được các kiểu hành vi cụ thể của những đối tượng này cũng cho phép nhà quảng cáo kích hoạt các màn hình D-OOH vào đúng thời điểm, dữ liệu một lần nữa lại là chìa khoá thành công của thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu như các yếu tố kỹ thuật liên quan đến việc đo lường chuyển đổi quảng cáo có thể khiến không ít marketer e ngại thì cập nhật mới đây của Microsoft sẽ giúp giải quyết bớt phần nào.
Theo đó, theo thông báo mới đây của nền tảng quảng cáo của Microsoft, Microsoft Advertising, các nhà quảng cáo của Microsoft hiện có thể cài đặt chuyển đổi mà không cần phải sử dụng mã code như trước đây.
Cụ thể, thông qua kiểu chiến dịch thông minh (Smart Campaigns), các nhà quảng cáo toàn cầu của Microsoft hiện có thể bấm nút lựa chọn mục tiêu chuyển đổi thay vì phải thêm các đoạn code vào website thường khá phức tạp và mất thời gian.
Trong quá trình cài đặt chiến dịch, nhà quảng cáo chỉ cần chọn “Enable Microsoft Clarity” ở phần cài đặt mục tiêu của chiến dịch và thực hiện các bước đơn giản sau đó là có thể sử dụng tính năng mới này.
Bạn cũng có thể xem chi tiết về cách thức hoạt động và cài đặt tính năng tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta nêu rõ bắt đầu từ 1/8, người dùng Facebook và Instagram tại Canada sẽ không truy cập được vào các liên kết tin tức và nội dung do các nhà xuất bản và đài truyền hình trong nước đăng tải.
Ngày 1/8, tập đoàn công nghệ Meta đã chặn người dùng tại Canada truy cập các trang tin tức trên mạng xã hội Facebook và Instagram nhằm phản ứng với một đạo luật mới áp dụng với các tập đoàn công nghệ lớn.
Theo đó, các tập đoàn như Meta và Google phải trả tiền cho các hãng tin để đăng tải bài viết trên nền tảng của mình.
Trong tuyên bố, Meta nêu rõ người dùng Facebook và Instagram tại Canada sẽ không truy cập được vào các liên kết tin tức và nội dung do các nhà xuất bản và đài truyền hình trong nước đăng tải.
Ngoài ra, người dùng cũng sẽ không thể xem và chia sẻ những tin tức được đăng trên các trang báo nước ngoài trên hai nền tảng nêu trên.
Meta lưu ý rằng những thay đổi này bắt đầu từ ngày 1/8 và sẽ được triển khai trong một vài tuần tới.
Đạo luật Tin tức Trực tuyến (Luật C-18) của Canada quy định các tập đoàn như Meta và Google phải đàm phán thỏa thuận thương mại và trả tiền để có được những nội dung từ các nhà xuất bản.
Quy định này tương tự nội dung đạo luật mang tính đột phá được Australia đưa ra hồi năm 2021.
Quốc hội Canada chính thức thông qua luật trên hồi tháng 6 năm nay, trong bối cảnh ngành truyền thông Canada đang gặp khó khăn khi hàng trăm ấn phẩm phải dừng phát hành trong thập niên qua.
Theo báo cáo được Cơ quan Giám sát Ngân sách Quốc hội Canada công bố hồi tháng 10/2022, ước tính luật mới sẽ giúp các cơ quan truyền thông Canada thu được khoảng 330 triệu CAD (250 triệu USD)/năm từ các nền tảng số.
Tuy nhiên, Meta cho rằng luật này còn thiếu sót và dựa trên “giả thuyết không chính xác về việc Meta được hưởng lợi không công bằng từ nội dung tin tức được chia sẻ trên nền tảng.”
Thay vào đó, các đơn vị báo chí mới là đối tượng được hưởng lợi từ việc chia sẻ tin tức trên Facebook, Instagram nhằm thu hút độc giả, tăng lợi nhuận. Meta nhấn mạnh người dùng không tìm đến họ để truy cập vào tin tức.
Chính giới Canada đã lên tiếng chỉ trích động thái trên của Meta. Bộ trưởng Di sản Canada Pascale St-Onge đánh giá việc chặn người dùng truy cập tin tức là “vô trách nhiệm,” trong khi 80% tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Canada đổ về Meta và Google.
Trong khi đó, đài truyền hình CBC của Canada cho biết đang kêu gọi Meta “hành xử có trách nhiệm,” theo đó khôi phục quyền truy cập tin tức của người dùng ở Canada.
Australia là nước đầu tiên trên thế giới công bố Bộ quy tắc Thương lượng Truyền thông Mới vào năm 2021, buộc Google và Meta trả tiền cho tin tức trên nền tảng.
Ban đầu hai tập đoàn này phản đối bộ quy tắc do lo ngại ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh, nhưng sau khi được sửa đổi, bộ quy tắc trên đã được Quốc hội Australia thông qua.
Điều này tạo khuôn khổ cho các cuộc đàm phán thiện chí giữa các công ty công nghệ và các hãng truyền thông, cũng như một quy trình trọng tài công bằng và cân bằng để giải quyết các tranh chấp./.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng Marketing tăng trưởng và Digital Marketing AdRoll vừa thông báo hợp tác với nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở WooCommerce nhằm mục tiêu cung cấp một giải pháp Marketing tích hợp cho thương hiệu.
Thông qua hợp tác mới, AdRoll và WooCommerce sẽ mang đến những giải pháp marketing và quảng cáo mang tính tích hợp và đồng nhất cho các nhà bán hàng thương mại điện tử (eCommerce) trên nền tảng.
AdRoll, được biết đến là nền tảng hỗ trợ các hoạt động marketing trên môi trường số, trong khi đó, WooCommerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở (Open Source) chuyên dành cho WordPress (nền tảng thiết kế website).
Các nhà bán hàng hiện sử dụng nền tảng này theo đó sẽ có thể theo dõi và tiếp cận người mua sắm trực tuyến trên nhiều kênh thông qua các chiến dịch phối hợp.
Mục tiêu chính khi AdRoll liên kết với WooCommerce là giúp các thương hiệu tăng cường chuyển đổi và thúc đẩy doanh thu bán hàng (Sales) bằng cách nhắm mục tiêu (targeting) thẳng đến những khách hàng tiềm năng trên các website, mạng xã hội và các nền tảng khác.
Tăng cường tương tác với khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi là mục tiêu khi AdRoll tích hợp với WooCommerce.
Việc AdRoll tích hợp với WooCommerce cho phép người bán hàng thương mại điện tử (eCommerce merchants) thêm các mã pixel theo dõi vào website của họ một cách dễ dàng và thuận tiện hơn (như cách bạn thêm Facebook Pixel hay TikTok Pixel).
Sau khi thêm mã, nhà bán hàng có thể theo dõi các hành động của khách hàng truy cập vào website như như thêm các mặt hàng vào giỏ hàng hay xem trang thanh toán theo thời gian thực.
Người bán cũng có thể sử dụng dữ liệu được thu thập này để xây dựng thành các tập chân dung khách hàng dựa trên hành trình mua sắm của họ, phục vụ cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo sau này.
Việc tích hợp với WooCommerce cũng còn cho phép AdRoll kéo các sản phẩm từ WooCommerce qua nền tảng, điều này cho phép người bán hiển thị các mẫu quảng cáo giới thiệu các sản phẩm mà khách hàng đã thể hiện sự quan tâm trước đó.
Việc hợp tác cũng giúp thiết lập hoạt động tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation).
Việc AdRoll tích hợp với WooCommerce cho phép các marketer thiết lập và khởi chạy các chiến dịch marketing được cá nhân hóa mà không cần sự hỗ trợ của nhà phát triển (dev) hay các yếu tố kỹ thuật phức tạp khác.
Quảng cáo cũng có thể được hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Pinterest và cả email để tác động đến hành vi mua hàng của người mua sắm trên môi trường trực tuyến.
Hiện quá trình tích hợp đã được hoàn tất do đó các thương hiệu hay marketer đã có thể bắt đầu sử dụng để khởi chạy chiến dịch.
Bạn có thể xem thông tin về quá trình tích hợp tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads đã bị báo cáo là lỗi hiển thị quảng cáo, hiển thị nhiều hơn số lượng các mẫu quảng cáo thông thường.
Theo báo cáo của các nhà quảng cáo Google Ads, Google Tìm kiếm (Search) đang hiển thị nhiều hơn các mẫu quảng cáo so với thông thường, cụ thể Google hiển thị đến 5 mẫu quảng cáo trong khi theo thông thường thì chỉ có tối đa 4 mẫu quảng cáo được hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) cho một từ khoá.
Trong khi nhiều nhà quảng cáo cho rằng Google đang thêm các kết quả quảng cáo thì đại diện phụ tách sản phẩm quảng cáo của Google xác nhận rằng đây chỉ là “lỗi kỹ thuật” và đội ngũ của Google đã xử lý nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
X (tên cũ là Twitter) vừa thông báo ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, một cách khác để gia tăng thu thập.
Theo đó, X đã chính thức triển khai chương trình chia sẻ doanh thu từ quảng cáo với những nhà sáng tạo sau một khoảng thời gian dự định.
Tính năng mới của X cho phép nền tảng chia sẻ doanh thu thông qua số lần hiển thị quảng cáo từ các tài khoản của những nhà sáng tạo đã được xác minh, quảng cáo sẽ hiển thị ở các câu trả lời trên các bài đăng.
Theo X, công cụ mới này là một phần sứ mệnh của X nhằm cho phép mọi người kiếm thêm thu thập bằng cách đăng bài và tương tác trên mạng xã hội này.
Chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo của X với nhà sáng tạo được áp dụng ra sao?
Theo X, để đủ điều kiện xem xét tham gia chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, tài khoản của nhà sáng tạo phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Đã đăng ký Twitter Blue (gói có trả phí của Twitter) hoặc gói dành cho tổ chức (Verified Organizations).
Có ít nhất 15 triệu lượt hiển thị trên các bài đăng được tích lũy trong vòng 3 tháng qua.
Có ít nhất 500 người theo dõi.
Nếu tài khoản của nhà sáng tạo đáp ứng đủ các điều kiện này, nhà sáng tạo sẽ có thể tạo tài khoản và được thanh toán qua Stripe.
Nhà sáng tạo có thể tham khảo điều kiện về chương trình tại đây hoặc các tiêu chuẩn về chính sách kiếm tiền tại đây.
Theo X:
“Chúng tôi muốn quy trình trở nên đơn giản nhất có thể, vì vậy tất cả những người đăng ký X Blue (Twitter Blue) và Tổ chức đã được xác minh đều có quyền đăng ký chương trình miễn là họ đáp ứng đủ các tiêu chí tham gia.”
“Người dùng sẽ có thể đăng ký cả chương trình Tính năng đăng ký của nhà sáng tạo (Creator Subscriptions) và Chia sẻ doanh thu quảng cáo (Ads Revenue Sharing) bằng cách truy cập mục Kiếm tiền (Monetization) trong phần Cài đặt.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bạn đang ngồi trước máy tính, nhìn vào màn hình, nhấn phím, di chuột, gửi email, báo cáo, họp online. Bạn làm điều đó hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Bạn có công việc, bạn có tiền, bạn có địa vị. Nhưng bạn có hạnh phúc? Bạn có cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa? Bạn có cảm thấy mình đang “sống” trong công việc của mình?
Nếu câu trả lời là không, bạn có thể đang bị rơi vào trạng thái “Jobless Employed” – hiện tượng “thất nghiệp” ngay cả khi có công việc. Đây là một hiện tượng ngày càng phổ biến và nguy hiểm, ảnh hưởng đến hàng triệu người lao động trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Vậy Jobless Employed là gì? Nguyên nhân và hậu quả của nó là gì? Làm thế nào để đối phó với nó? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
1. Vậy Jobless Employed là gì?
Jobless Employed là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người có công việc nhưng không thực sự làm gì cả, hoặc làm rất ít. Năng suất, độ hiệu quả, đóng góp của những người này cho công việc rất thấp.
Họ chỉ đi làm để nhận lương, không vì đam mê, sở thích hoặc mục tiêu. Cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân hoặc tạo ra giá trị cho xã hội của họ cũng rất hạn chế. Họ chỉ là những “kẻ lười biếng” trong hệ thống, không có khả năng sáng tạo.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Jobless Employed, ví dụ như:
Bạn chọn công việc không phù hợp với bản thân, sở trường, sở thích, mục tiêu của mình. Bạn không có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng, chỉ theo đuổi những công việc “dễ chịu”, “dễ kiếm tiền”, “không cần nỗ lực”. Bạn không biết mình muốn gì và cần gì trong công việc.
Văn hóa công ty không phù hợp với bạn. Mỗi công ty đều có một văn hóa riêng, bao gồm những giá trị, tôn chỉ, quy tắc, phong cách làm việc. Nếu bạn không phù hợp với văn hóa công ty, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bất mãn, căng thẳng trong công việc. Sự gắn kết, tương tác, hợp tác của bạn với đồng nghiệp và cấp trên cũng không tốt.
Không có cơ hội thăng tiến. Một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sự hài lòng và động lực trong công việc là cơ hội thăng tiến. Nếu bạn không có cơ hội được đánh giá, ghi nhận, thưởng lương hoặc thăng chức cho những thành tích của mình, bạn sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, bất công trong công việc. Sự tiến bộ và thành tựu của bạn trong công việc cũng không có.
Áp lực quá ít. Một số công việc không đòi hỏi bạn phải làm việc nhiều, có nhiều trách nhiệm hay thử thách. Bạn chỉ phải làm những việc đơn giản, lặp đi lặp lại, không có tính sáng tạo hay khám phá. Bạn không có thời gian, không gian, tài nguyên để học hỏi, nâng cao kỹ năng, kiến thức của mình. Bạn bị chán nản, thiếu động lực trong công việc.
Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2020, có khoảng 22% số người lao động trên thế giới là Jobless Employed. Tại Việt Nam, theo một khảo sát của CareerBuilder năm 2019, có khoảng 58% số người lao động không hài lòng với công việc hiện tại của mình.
Đây là những con số đáng báo động về tình trạng Jobless Employed ở Việt Nam và trên thế giới. Bạn có thể nghĩ rằng Jobless Employed chỉ là một vấn đề cá nhân, không ảnh hưởng đến ai khác. Nhưng bạn đã biết những hậu quả tiêu cực của Jobless Employed đối với tổ chức và xã hội chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.
2. Hậu quả tiêu cực của Jobless Employed.
Jobless Employed không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn đến tổ chức và xã hội. Dưới đây là một số hậu quả tiêu cực của Jobless Employed:
Đối với cá nhân: Jobless Employed làm mất đi niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. Sự hạnh phúc, sức khỏe, năng lực và đóng góp cho xã hội của người bị Jobless Employed rất thấp. Họ chỉ sống để làm việc, không phải làm việc để sống. Họ trở thành một người “sống” nhưng không “sống”. Họ làm việc vì tiền, vì sợ thất nghiệp, vì không có lựa chọn khác. Họ không biết mình đang làm gì và vì sao mình làm điều đó.
Đối với tổ chức: Jobless Employed làm tổ chức mất đi hiệu quả hoạt động, uy tín và thương hiệu. Những người bị Jobless Employed không có sự gắn kết, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc. Họ chỉ làm việc để hoàn thành nhiệm vụ, không để tạo ra giá trị. Họ có thể gây ra những sai sót, lỗi lầm, tranh chấp trong công việc. Họ cũng có thể gây ra sự thoái trào, nghỉ việc hoặc chuyển việc thường xuyên. Điều này làm tăng chi phí đào tạo và thay thế nhân viên cho tổ chức. Ngoài ra, Jobless Employed cũng làm mất uy tín và thương hiệu của tổ chức trong mắt khách hàng, đối tác và xã hội.
Đối với xã hội: Jobless Employed làm gây lãng phí nguồn lực nhân lực, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, làm sinh ra các vấn đề xã hội. Những người bị Jobless Employed không có sự đóng góp và tạo ra giá trị cho xã hội. Họ chỉ là những người tiêu dùng, không phải là những người sản xuất. Họ không có sự sáng tạo, đổi mới, khởi nghiệp và phát triển. Họ cũng có thể gây ra các vấn đề xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng, bạo lực, tội phạm,..
Như vậy, Jobless Employed là một hiện tượng nghiêm trọng và nguy hiểm, ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức và xã hội. Bạn có thể nghĩ rằng Jobless Employed là một vấn đề không thể giải quyết được. Nhưng bạn đã biết những giải pháp để đối phó với Jobless Employed chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.
3. Giải pháp để đối phó với Jobless Employed.
Để đối phó với Jobless Employed, cần có sự nỗ lực và hợp tác của cả cá nhân, tổ chức và xã hội. Dưới đây là một số giải pháp để đối phó với Jobless Employed:
Đối với cá nhân: Bạn cần có sự tự nhận thức và tự quyết định về công việc của mình. Bạn cần tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng và đam mê của mình, không chỉ theo đuổi những công việc “hot”, “dễ kiếm tiền”, “được người khác khen”. Bạn cần nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn để có thể thích ứng với thị trường lao động thay đổi liên tục. Bạn cần xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên để có được sự hỗ trợ và giao tiếp tốt hơn trong công việc. Bạn cần tạo ra mục tiêu và kế hoạch phát triển bản thân để có được sự tiến bộ và thành tựu trong công việc. Bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tìm kiếm những niềm vui và ý nghĩa khác ngoài công việc.
Đối với tổ chức: Tổ chức cần có sự cải thiện chính sách nhân sự để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng. Tổ chức cần tạo ra môi trường làm việc tích cực và sáng tạo để khuyến khích nhân viên phát huy khả năng của mình. Tổ chức cần đánh giá và ghi nhận công lao của nhân viên để tăng cường sự gắn kết và trách nhiệm trong công việc. Tổ chức cũng cần tạo ra những cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội cho nhân viên. Tổ chức cũng cần quan tâm đến sức khỏe, nhu cầu, mong muốn của nhân viên, lắng nghe và giải quyết những vấn đề, khó khăn của họ trong công việc.
Đối với xã hội: Xã hội cần có sự nâng cao ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc có một công việc ý nghĩa và hài lòng cho cuộc sống của mỗi cá nhân và xã hội. Xã hội cần phát triển các dịch vụ hướng dẫn nghề nghiệp và tư vấn tâm lý cho những người đang gặp khó khăn trong công việc. Xã hội cũng cần thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ giữa các tổ chức và cá nhân để tạo ra những giá trị mới cho xã hội.
Như vậy, Jobless Employed là một hiện tượng có thể được đối phó bằng những giải pháp phù hợp của cả cá nhân, tổ chức và xã hội.
Bạn không phải là người duy nhất đang gặp phải Jobless Employed. Bạn không phải là người duy nhất đang “sống” mà không “sống”. Bạn có thể làm được nhiều điều hơn để “sống” trong công việc của mình.
Việc có một công việc ý nghĩa và ưng ý là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sự hạnh phúc, sức khỏe, năng lực và đóng góp của bản thân cho xã hội. Nếu bạn đang bị Jobless Employed, đừng để tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi TikTok Shop đã vượt qua Lazada, vươn lên trở thành sàn thương mại điện lớn thứ 2 tại Việt Nam trong quý 2/2023 với tốc độ tăng trưởng thần tốc, thì Tiki và Sendo đang tụt lại với doanh thu, cũng như thị phần èo uột.
Theo báo cáo của nền tảng dữ liệu Metric, doanh thu NMV – tổng giá trị các đơn hàng giao thành công qua hình thức thương mại điện tử (eCommerce) tại Việt Nam đã đạt khoảng 93.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng 46% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, sau khi quý 2/2023 kết thúc, TikTok Shop đã vượt qua Lazada và vươn lên thành sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Shopee. Theo Metric, thị phần doanh thu quý này của TikTok Shop và Lazada lần lượt là 20% và 16%, còn Shopee chiếm 63%.
Từ đầu năm tới nay, thị phần của Shopee tại Việt Nam gần như không thay đổi, đồng nghĩa với việc TikTok Shop đang lấy đi thị phần (Market Share) từ các sàn thương mại điện tử khác với một tốc độ tăng trưởng thần tốc.
Thời điểm mới ra mắt được 4 tháng, doanh thu TikTok Shop của TikTok đã tương đương với 80% doanh thu của Lazada trong quý 4/2022. Tới quý 1/2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu và nhanh chóng vượt qua Lazada trong quý 2 vừa rồi.
Trong khi đó, 2 sàn thương mại điện tử nội là Tiki và Sendo có doanh số khá khiêm tốn. Tiki đạt khoảng 1.600 tỷ đồng doanh thu, bán ra 5,8 triệu sản phẩm. Sendo đạt 112,3 tỷ đồng tổng doanh thu, bán ra hơn 500.000 sản phẩm.
Sự tụt lại của 2 sàn thương mại điện tử Việt Nam, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của TikTok Shop là minh chứng cho xu hướng mua sắm qua video trực tuyến, vốn đang là trào lưu bắt nguồn từ các mạng xã hội ở Trung Quốc.
Theo thống kê của Metric, mua sắm qua video trực tuyến đang là loại hình phổ biến nhất của hoạt động livestream tại Việt Nam, với 62% số người được khảo sát cho biết mục tiêu xem livestream của họ là mua sắm. Ngoài ra có 49% xem để giải trí.
Khi được hỏi về thời gian trung bình xem livestream mỗi tuần, 1-3 giờ là câu trả lời phổ biến nhất với 38% đáp viên lựa chọn. Tiếp đó, 33% cho biết họ dành dưới 1 giờ mỗi tuần để xem livestream. Đáng chú ý, có tới 18% nói rằng họ dành 3-5 giờ và 7% dành 5-7 giờ.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31%, chạm mốc 49 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ tiếp tục duy trì mức độ này trong khu vực Đông Nam Á ở giai đoạn 2025 – 2030 ở mức 19%.
Sự tăng trưởng ấn tượng và vững chắc của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm vừa qua có một phần không nhỏ đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử khi ngành này chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam.
Bộ Công Thương đánh giá, thương mại điện tử sẽ là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Mặc dù còn nhiều tiềm năng, nhưng theo các chuyên gia, thương mại điện tử Việt Nam đã bước qua giai đoạn tăng trưởng nóng.
Báo cáo công bố hồi tháng 12/2022 bởi công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey cho rằng, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đang ở ngưỡng cửa giai đoạn thứ hai (10 năm tiếp theo tính từ chu kỳ đầu tiên 2013-2023).
Dù 2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử, nhưng mọi thứ dường như không dễ dàng bởi các “cơn gió ngược” như: lãi suất tăng và áp lực lạm phát cao.
Hoàn cảnh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, bài toán cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến mô hình phát triển ưu tiên tính bền vững thay vì chỉ ganh đua những chỉ số ngắn hạn hay coi chiến lược giá rẻ là chìa khoá cạnh tranh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Biểu tượng quen thuộc dùng để phân biệt các bài đăng được ‘quảng cáo’ và ‘tự nhiên’ trên X (tên gọi cũ là Twitter) là ‘Promoted’ đang được thay thế bằng ‘Ad’.
Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên của một mẫu quảng cáo, biểu tượng ‘Ad’ trên X đã được thay thế cho ‘Promoted’ cũ (trên Twitter).
Về cơ bản nhận diện mới trông có vẻ tự nhiên hơn so với thẻ ‘Promoted’ vốn được xuất hiện dưới mỗi bài đăng được quảng cáo trên Twitter cũ.
Thay đổi của X hay Twitter dường như đi theo hướng khác so với Google cách đây không lâu, công cụ tìm kiếm đã thay thế từ thẻ ‘Quảng cáo’ (Ad) thành ‘Được tài trợ’ (Sponsored).
Ở khía cạnh liên quan đến Luật quảng cáo của Mỹ, FTC quy định rằng tất cả các mẫu quảng cáo phải được báo hiệu “rõ ràng và dễ thấy” trong ứng dụng hay trên các nền tảng.
Mặc dù vậy, trên thực tế, theo quan sát của MarketingTrips, các nền tảng luôn tìm cách để khiến người dùng khó phân biệt giữa các nội dung được quảng cáo và nội dung tự nhiên, ví dụ như với công cụ tìm kiếm Bing, bạn sẽ mất một khoảng thời gian mới có thể thấy được biểu tượng ‘Ad’ được xen lẫn trong các nội dung quảng cáo.
Trong khi việc X thay đổi cách nhận diện các nội dung quảng cáo có thể là vì yêu cầu từ phía FTC hoặc không, một thứ dường như chắc thay đổi đó là cách người dùng tương tác với bài đăng (tỷ lệ nhấp chuột), hiển nhiên là nó có thể Tốt hơn hoặc Xấu hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh ngành Marketing, những cụm từ như khác biệt hoá, độc đáo hay riêng biệt vốn là những khái niệm quen thuộc, nhưng liệu chúng có phải là giống nhau hay nếu có thì khác nhau ra sao.
Trong thế giới làm marketing (và cũng như trong nhiều lĩnh vực khác), về cơ bản là marketer không nên bị mắc kẹt bởi các thuật ngữ, trái lại, các thuật ngữ càng dễ hiểu thì các hành động sau đó càng rõ ràng và chính xác.
Tuy nhiên, không lạm dụng thuật ngữ không đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng bất cứ cụm từ nào để nói về một mục đích, chỉ định một khái niệm hay ý tưởng nào đó.
Nếu các thuật ngữ được giải thích một cách rõ ràng, người làm marketing có nhiều cơ hội để thấu hiểu bản chất của vấn đề và sau đó là tìm ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề có liên quan tương ứng.
Một trong số này là sự khác biệt giữa “khác biệt hoá” (Differentiation), “sự riêng biệt” (distinctiveness) hay “sự duy nhất” (Uniqueness).
Trong khi, các thuật ngữ này có thể được định nghĩa theo những cách tương tự nhau về mặt ngôn ngữ, tuy nhiên ở khía cạnh marketing, nó lại bao hàm những ý nghĩa khác nhau, thứ có thể làm thay đổi cách bạn xây dựng các chiến lược marketing cho thương hiệu (Brand).
Khác biệt hoá không có nghĩa là độc nhất vô nhị.
Khi nói đến sự khác biệt hoá, nhiều marketer nghĩ ngay đến việc là phải khiến thương hiệu của họ trở nên “Độc nhất vô nhị” hay một thứ gì đó kiểu “Duy nhất” (Unique), tuy nhiên lại không thể giải thích được cuối cùng thì sự độc nhất đó liên quan như thế nào đến ngành nghề (sản phẩm và dịch vụ) mà họ đang kinh doanh hay nói cách khác, chúng có giá trị khác biệt ra sao với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thứ cuối cùng sẽ khiến khách hàng chọn thương hiệu này thay vì thương hiệu kia.
Trong khi việc tìm kiếm một thứ gì đó thực sự “Unique” gần như là rất khó hoặc không thể (cũng giống như bản chất của thuật ngữ Sáng tạo, là không phải tạo ra một thứ mới hoàn toàn chưa từng có mà chỉ đơn giản là sắp xếp lại những thứ vốn đã tồn tại nhưng theo một trật tự khác), cái mà các marketer thực sự cần và nên làm để xây dựng sự khác biệt hoá đó là tìm ra những thứ mà họ có thể làm tốt hơn đối thủ cùng phân khúc (segment) của mình.
Tốt hơn có thể được hiểu là nhiều hơn, mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng hay đơn giản là trải nghiệm tốt hơn cho các sản phẩm dù là tương tự.
Để tìm kiếm sự khác biệt này, người làm marketing nên tập trung vào người tiêu dùng hay tập khách hàng mục tiêu của họ, mà chính xác là những thứ có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, những thứ này hiếm khi là những thứ duy nhất hay chỉ có một thương hiệu nào đó nghĩ ra, thay vào đó, nếu có, thì thương hiệu chỉ có thể làm nhiều hơn và tốt hơn.
Khác biệt hoá một lần nữa không phải là sự độc đáo hay duy nhất, mà là sự khác biệt, người tiêu dùng căn cứ vào đó để phân biệt giữa các thương hiệu hiện có (cùng phân khúc) hay họ nên chọn mua thương hiệu nào từ các sự khác biệt đó.
Sự duy nhất hay độc đáo theo đó về cơ bản là không mang lại bất cứ giá trị gì nếu nó không tạo ra sự khác biệt giữa thương hiệu với các đối thủ còn lại trên thị trường.
Sẽ là hoàn hảo nếu chiến lược khác biệt hoá của thương hiệu được xây dựng từ sự duy nhất hay độc đáo với sự khác biệt.
Trong các lý thuyết về định vị thương hiệu, mỗi thương hiệu về bản chất là chỉ có thể đại diện cho một điều gì đó, ví dụ “sự an toàn” là của Volvo hay “sự êm ái” là dành cho Mercedes.
Mặc dù có không ít marketer hay thương hiệu luôn tìm cách để thêm càng nhiều thứ được coi là “khác biệt” vào thương hiệu của họ với mục tiêu có thêm nhiều “lợi thế bán hàng”, tuy nhiên, ở khía cạnh của người tiêu dùng, thì điều đó lại hiếm khi xảy ra.
Trong khi sự độc nhất (Unique) có thể không mang lại sự khác biệt hoá cho thương hiệu và ngược lại, một chiến lược hoàn hảo có thể là sự kết hợp giữa sự khác biệt và thứ gì đó độc đáo hay duy nhất.
Liên quan đến điều này với các chiến lược truyền thông (tới khách hàng), một một sai lầm thường thấy là các thương hiệu luôn tìm cách để truyền tải càng nhiều thông điệp càng tốt, họ cố gắng nói tất cả những gì mà họ muốn nói về thương hiệu.
Sự thật là, như đã phân tích (và như cách bạn thấy ở các thương hiệu lớn), tính nhất quán là chìa khoá của bất cứ chiến lược định vị nào.
Thay vì nói về rất nhiều thứ, thương hiệu chỉ cần tập trung vào một hoặc một số ít thuộc tính, truyền tải nó một cách nhất quán và thường xuyên đến khách hàng mục tiêu (thông qua các nền tảng mà họ thường xuyên sử dụng), sự khác biệt của thương hiệu sẽ sớm được hình thành.
Kết luận.
Khác biệt hóa là tạo ra sự khác biệt tương đối để trở nên tốt hơn hoặc nổi tiếng hơn về một điều gì đó xuất phát từ nhu cầu và tâm lý của người tiêu dùng.
Thương hiệu chỉ nên chọn một hoặc một vài thuộc tính chính để quảng cáo và truyền thông tới người tiêu dùng, cùng với đó là xây dựng một mạng lưới hẹp các liên tương tưởng của thương hiệu (Brand Association) thay vì là cố gắng nói tất cả những gì mà thương hiệu muốn nói.
Theo thời gian, như cách bạn thấy ở các thương hiệu lớn, tâm lý của người tiêu dùng sẽ là lựa chọn các thương hiệu tốt nhất và gắn bó lâu dài hơn (hãy nghĩ về Volvo hay Mercesdes như ví dụ ở trên).
Đây chính là cách marketer xây dựng sự nổi tiếng về điều gì đó tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong khi nó lại giúp mang lại sự khác biệt cho thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một bài phát biểu nội bộ, CEO Mark Zuckerberg của Meta cho biết Threads đã mất hơn 50% số người dùng truy cập vào ứng dụng chỉ trong vài tuần kể từ khi ra mắt và đạt đỉnh hơn 100 triệu người đăng ký.
Dù vậy, CEO Mark Zuckerberg cho rằng sự suy giảm này là “chuyện bình thường” sau khi có hàng trăm triệu người đăng ký dịch vụ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, ông cũng yêu cầu các nhân viên của mình tại Instagram Threads tập trung vào việc duy trì tỷ lệ người dùng, đồng thời nói rằng khi công ty bổ sung nhiều chức năng mới cho ứng dụng, tỷ lệ này có thể tăng lên.
Giám đốc sản phẩm của Meta Chris Cox gần đây cho biết công ty đang xem xét bổ sung nhiều tính năng có thể thu hút người dùng ở lại, chẳng hạn như Threads có thể nhìn thấy trên Instagram.
Báo cáo từ Reuters nói các tính năng mà Meta có thể mang đến Threads bao gồm nội dung được cá nhân hóa, thông báo và phần thưởng khi sử dụng ứng dụng.
Về cơ bản, tuyên bố của Zuckerberg xác nhận sự suy giảm mà các nghiên cứu trước đó đã đưa ra. Nghiên cứu gần đây từ SimilarWeb và Sensor Tower cho thấy số lượng người dùng hoạt động hằng ngày của Threads đã giảm gần một nửa, từ 49 triệu xuống còn 23,6 triệu chỉ sau vài tuần. Đây là sự sụt giảm lớn về mức độ tương tác của người dùng và thời gian dành cho ứng dụng.
Có một số lý do khiến Threads mất hơn một nửa số người dùng truy cập trong vòng vài tuần, bao gồm ứng dụng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng truyền thông xã hội lâu đời như Twitter và Facebook, hay như người dùng có thể do dự khi chuyển sang một nền tảng mới khi đã cảm thấy thoải mái với mạng xã hội hiện tại của mình.
Ngoài ra, Threads có thể không cung cấp đủ các tính năng độc đáo để thu hút và giữ chân người dùng. Việc ứng dụng tập trung vào nhắn tin riêng tư và danh sách bạn bè thân thiết có thể không đủ để phân biệt với các nền tảng truyền thông Mạng xã hội khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa xác nhận rằng, việc liên kết bài viết hay website đến các website khác có tính thầm quyền cao (DA, PA…) hay uy tín không giúp cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm (SEO).
Đối với nhiều người làm SEO hay tối ưu hoá thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, có một quan niệm tồn tại bấy lâu rằng, việc xây dựng các liên kết (backlink) tới các website có mức độ thẩm quyền cao, uy tín hay có lượng truy cập (traffic) lớn sẽ giúp cho website của họ được đánh giá cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, đại diện của Google mới đây đã xác nhận rằng, việc liên kết này sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm hay nói cách khác là sẽ không giúp cho website có được thứ hạng cao hơn các website không có các liên kết đó.
Khi được cộng đồng làm SEO hỏi là liệu việc liên kết từ một website nhỏ hơn đến một website phổ biến có thẩm quyền cao như Wikipedia hoặc CNN có thể giúp ích cho việc xếp hạng tìm kiếm của website nhỏ đó hay không.
Câu trả lời được đưa ra là “sẽ không có điều gì xảy ra cả”, đây là một niềm tin sai lầm của các chuyên gia SEO trong nhiều thập kỷ.
Các liên kết chỉ có giá trị cho trải nghiệm người dùng chứ không phải là giúp SEO.
Phía Google cho biết, các liên kết (link) đóng vai trò như “nội dung” (content), tức là thứ mà người dùng cần tìm và mang lại giá trị cho người dùng.
Các liên kết này có chức năng cung cấp những giá trị bổ sung cho người dùng về một từ khoá hay chủ đề nào đó.
Trong khi có không ít người lầm tưởng rằng việc liên kết đến các website có thẩm quyền cao sẽ tự động cải thiện thứ hạng cho website của họ, sự thật là các công cụ tìm kiếm chỉ quan tâm đến trải nghiệm và giá trị của người dùng thông qua các nội dung có liên quan và giá trị. Điều cần làm là, nên tập trung vào việc liên kết đến các website thực sự có giá trị cho người dùng.
Tóm lại, nếu các liên kết không mang lại giá trị bổ sung cho người dùng, nó dường như vô nghĩa với cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm và ngược lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube lại xóa hàng nghìn video về nhân vật sói Wolfoo với lý do bản quyền Peppa Pig, nhưng nhà sản xuất nói không vi phạm.
Sconnect, nhà sản xuất Việt Nam đứng sau nhân vật hoạt hình sói Wolfoo, cho rằng YouTube đã xóa nội dung “trái luật”, khiến các kênh của công ty này trên YouTube bị mất hơn 3.000 nghìn video với hàng tỷ lượt xem.
Trong báo cáo gửi lên các cơ quan chức năng tại Việt Nam cuối tháng 7, Sconnect cho biết các video bị nền tảng của Google gỡ bỏ với lý do vi phạm bản quyền hình ảnh và âm thanh. Bên thực hiện “đánh bản quyền” là Entertainment One (EO), công ty đứng sau nhân vật hoạt hình lợn Peppa.
Cụ thể, vào tháng 4, EO báo lên YouTube rằng “khung cảnh và bối cảnh trong Peppa Pig đã bị sao chép” để dùng trong video Wolfoo. Tháng 7, EO tiếp tục báo cáo bản quyền nhiều video Wolfoo với lý do sử dụng âm thanh của Peppa Pig. Phần âm thanh bị cho là vi phạm là các câu cảm thán như “oh”, “wow”, “hmm” kéo dài khoảng một giây mỗi video.
Theo Sconnect, trong cả hai đợt, EO và YouTube đều không đưa ra bằng chứng rõ ràng thể hiện các video Wolfoo vi phạm hình ảnh, âm thanh trong video nào của Peppa Pig. Ngoài ra, đây đều là những hình ảnh, âm thanh phổ biến, dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.
“Việc EO báo vi phạm bản quyền và YouTube chấp nhận để xóa video Wolfoo là không có căn cứ và không hợp pháp”, đại diện Sconnect nói.
Đơn vị này cũng cho biết đã gửi thông tin đến đại diện YouTube từ tháng 6, nhưng sau hơn một tháng vẫn chưa nhận được phản hồi. Trong khi đó, số lượng video bị xóa và không thể khôi phục vẫn tiếp tục tăng, nhiều kênh không thể đăng video mới, gây thiệt hại “đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo dữ liệu từ hệ thống SocialBlade, riêng kênh Wolfoo Family đã mất khoảng 2,4 tỷ lượt xem sau khi bị xóa video vào tháng 5.
Trong đơn gửi đến Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông, Sconnect đề nghị các cơ quan hỗ trợ, trao đổi với Google và YouTube để nền tảng “ngừng chấp thuận yêu cầu đánh bản quyền video Wolfoo thiếu căn cứ từ phía EO”.
YouTube và EO chưa đưa ra bình luận về sự việc lần này.
Sói Wolfoo và lợn Peppa đều là nhân vật hoạt hình nổi tiếng trên YouTube, xuất hiện trên nhiều kênh cho trẻ em với hàng chục triệu lượt đăng ký và hàng tỷ lượt xem trên thế giới. Năm ngoái, Sconnect từng bị EO kiện về “phong cách nghệ thuật và âm thanh đặc trưng”.
EO sau đó dùng đơn kiện này để báo cáo với YouTube, khiến nhiều video và kênh sói Wolfoo bị ẩn khỏi nền tảng. Sự việc đã được giải quyết đầu năm nay khi YouTube xem xét lại và khôi phục nhiều video và kênh Wolfoo. Tuy nhiên, EO tiếp tục gửi lên YouTube cáo buộc mới, khiến nhiều kênh vừa mở đã bị khóa trở lại.
Trong sự việc năm ngoái, YouTube khẳng định nền tảng không làm trung gian cho các vụ khiếu nại bản quyền, mà chỉ đưa ra cho các bên công cụ để tự bảo vệ.
EO cũng cho rằng các bên sử dụng dịch vụ của YouTube tức đã đồng ý với điều khoản của nền tảng. “Hành động của YouTube cho thấy chúng tôi đã khiếu nại đúng quy định”, EO khẳng định khi đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi AI (trí tuệ nhân tạo) được xem là xu hướng công nghệ tiếp theo ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau trong đó có marketing, không ít các doanh nghiệp hiện đang tận dụng AI để tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh và hơn thế nữa.
Để có thể hiểu rõ hơn về cách doanh nghiệp đã ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào các hoạt động marketing mà chính xác là Digital Marketing, hãy tìm hiểu câu chuyện dưới đây từ Economy Car Rentals Group, một doanh nghiệp chuyên cho thuê xe hơi.
Về bản chất, trong thế giới VUCAnày, trong khi không có bất cứ ai có thể dự đoán chắc chắn về tương lai, với tư cách là người làm marketing, hơn ai hết bạn hiểu rõ về nhu cầu và lợi ích của việc dự báo và phân tích.
Tại Economy Car Rentals Group, doanh nghiệp này tận dụng mạnh mẽ các yếu tố công nghệ như AI để xây dựng chiến lược tiếp cận marketing, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất của các hoạt động quảng cáo và hơn thế nữa.
Bối cảnh chiến lược.
Trong thời gian trở lại đây, dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, tỷ lệ huỷ đơn hàng cho thuê xe của Economy Car Rentals (ECR) ngày càng tăng cao, trong khi điều này không phải là mới trong thế giới cho thuê xe, tỷ lệ huỷ tại nhiều cửa hàng (showroom cho thuê xe) của doanh nghiệp đã tăng lên hơn 30% và ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu.
Bài toán đặt ra cho ECR là phải tìm kiếm một giải pháp hiệu quả và linh hoạt để giảm tỷ lệ huỷ đơn và thúc đẩy ROAS (doanh thu trên chi tiêu quảng cáo).
Thay vì tập trung ngay vào các chiến thuật ngắn hạn và tức thời như giảm chi tiêu quảng cáo hay thay đổi giá thầu quảng cáo (Bidding), ECR muốn dự báo toàn bộ quá trình chuyển đổi khách hàng ngay tại thời điểm khách hàng liên hệ (Booking).
Xây dựng một mô hình AI để dự đoán giá trị và khả năng hủy bỏ đơn hàng.
Hiện ECR vận hành và quảng cáo tại hơn 120 quốc gia khác nhau trên toàn cầu và điều này cũng đặt ra những thách thức riêng. Bộ dữ liệu (data sets) của ECR có thể sai lệch và khá phức tạp khi các đơn đặt hàng (booking) đã được thực hiện nhiều tháng trước đó.
Đặc biệt là khi các đơn hàng bị hủy sau hơn vài tháng, những chuyển đổi (conversion) đó sẽ không còn được tính (gán) cho mục tiêu ROAS nữa.
Khi xem xét việc xây dựng các mô hình dự đoán chuyển đổi trong tương lai, ECR dần nhận ra rằng với cách tiếp cận dữ liệu hiện tại thì doanh nghiệp sẽ khó có thể đạt được mục tiêu của mình.
Các cách làm thủ công có thể dự báo khá hiệu quả các chuyển đổi trong ngắn hạn và thậm chí là trung hạn, tuy nhiên nó lại không thể giúp ECR tìm kiếm các khách hàng tiềm năng có giá trị cao mới, cũng như các khu vực rất tiềm năng (thị trường ngách) nhưng vẫn còn bỏ ngõ.
ECR sau đó đã hợp tác với các đối tác để xây dựng một giải pháp nhằm thu hẹp những khoảng cách này, từ khả năng dự báo trong dài hạn đến việc tìm kiếm khách hàng mới.
Với dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) có được, ECR đã xây dựng một mô hình AI cho phép dự đoán chính xác hơn xác suất của tất cả những lần hủy đơn hàng theo thời gian thực.
Mô hình được xây dựng thông qua cấu trúc hạ tầng AI của Google Cloud và phân tích các điểm dữ liệu thu thập được như tuổi của khách hàng, số ngày tính từ lúc liên hệ cho đến khi nhận xe (hoàn tất việc thuê xe), số tiền đã thanh toán (paid amount), tổng số đơn đặt hàng, loại xe, khu vực sinh sống của khách hàng và hơn thế nữa.
Với các dữ liệu đầu vào này, AI sẽ tiến hành phân tích và sau đó đưa ra các dự báo về tỷ lệ huỷ đơn có thể xảy ra trong tương lai.
Về phía ECR, điều này cho phép doanh nghiệp chỉ định các giá trị trong chiến lược đặt giá thầu quảng cáo và mở rộng phạm vi tiếp cận của các chiến dịch Google Ads.
Đặt giá thầu quảng cáo dựa trên giá trị của Google Ads là một chiến lược đặt giá thầu giúp nhà quảng cáo tối ưu hóa giá trị chuyển đổi, trong trường hợp của ECR, hệ thống của Google sẽ giảm bớt hoặc loại bỏ việc phân phối quảng cáo tới những khách hàng được dự báo là sẽ huỷ đơn.
Mô hình AI này không chỉ cho phép ECR dự đoán các lần hủy đơn một cách hiệu quả dựa trên dữ liệu lịch sử mà còn chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới mà doanh nghiệp chưa từng khai thác trước đó.
Từ suy thoái đến hồi phục: Đạt độ chính xác dự báo lên tới 99%.
Với mô hình dự báo mới được tích hợp vào Google Ads trên tất cả các tài khoản và thị trường khác nhau — ECR đã đạt được những bước tiến tích cực, tỷ lệ dự báo chính xác đơn đặt hàng tăng 20% — và đối với các đơn đặt hàng ngắn hạn, độ chính xác lên tới 99%.
Phạm vi tiếp cận quảng cáo hiệu quả hơn có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn.
Cũng với mô hình mới, ECR có thể đưa ra những quyết định hiệu quả hơn trong việc đặt giá thầu (Ad Bidding). Khi ROAS mục tiêu (target ROAS – giá trị trung bình có được trên mỗi đồng chi tiêu quảng cáo) được nới ra 10%–15%, ECR cũng có được một lượng người dùng tiềm năng lớn hơn.
Từ các khoản ngân sách tiết kiệm được, ECR đã mở rộng sang các thị trường mới với mức độ tự tin cao hơn nhiều.
Tương lai của các hoạt động quảng cáo và marketing trong kỷ nguyên AI.
Ngoài việc tận dụng AI để tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo, ECR hiện cũng áp dụng AI cho nhiều hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp như bảo mật dữ liệu, tối ưu hoá quy trình vận hành kinh doanh và hơn thế nữa.
ECR cũng thành lập mới một đội nhóm chuyên tìm kiếm các cơ hội mới, những thứ mà doanh nghiệp chưa từng biết đến trước khi ứng dụng AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với những sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo), khi các ứng dụng như ChatGPT hay Google Bard đang nỗ lực để thay đổi hoạt động tìm kiếm thông tin của người dùng, nhiều người bao gồm cả marketer đang tự hỏi thế giới tìm kiếm sẽ thay đổi ra sao, Google có bị thay thế hay không, hay cách hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) sẽ bị tác động như thế nào.
Kể từ khi được ra mắt và trở nên phổ biến, các chatbot AI như ChatGPT và Google Bard là nguyên nhân của những dự báo cho rằng thế giới của hoạt động tìm kiếm sẽ có những thay đổi tương đối lớn trong tương lai.
Trong thế giới VUCA này, cho dù mọi dự báo về tương lai đều có thể sai, tuy nhiên, các dự báo dựa trên những dữ liệu hay bằng chứng có cơ sở lại không thể không có đối với các doanh nghiệp nếu muốn phát triển bền vững.
Dưới đây là một số góc nhìn về những gì đang diễn ra và tương lai của nó.
OSO hay Tối ưu hóa tìm kiếm tự nhiên sẽ thay thế cho SEO (Search Engine Optimization).
Từ lâu, từ khoá SEO hay còn được gọi là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là thuật ngữ được sử dụng để mô tả quá trình một SEOer hay Marketer nói chung thực hiện nhiều các hoạt động khác nhau để giúp website của thương hiệu có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của các công cụ tìm kiếm (Search Engine) như Google, Bing hay Yahoo.
Mục tiêu tiếp theo của hoạt động này là giúp website có được nhiều người dùng truy cập hơn (web traffic) với mục đích cuối cùng về mặt lý tưởng đó là giúp doanh nghiệp có nhiều khách hàng và doanh số hơn.
Tuy nhiên trong bối cảnh mới, nhờ vào các chatbot AI vốn dựa trên những nền tảng công nghệ như AI tổng quát (Generative AI), các mô hình ngôn ngữ lớn (ví dụ như PaLM2), công nghệ máy học (machine learning), khi các nền tảng mạng xã hội (ví dụ như Instagram hay TikTok) hay thậm chí là các nền tảng thương mại điện tử cũng tích hợp các tính năng tìm kiếm trên ứng dụng, thuật ngữ SEO với ý nghĩa vốn có của nó sẽ phải được thay thế bằng một cụm từ khác liên quan hơn.
Bên cạnh đó, kể từ khi chính Google cho biết cũng sẽ sớm ra mắt Search Generative Experience (SGE), tương lai của các hoạt động tìm kiếm về cơ bản đã được xác định.
Thay vì làm SEO người làm marketing hay doanh nghiệp sẽ bắt đầu làm OSO (Organic Search Optimization), nói cách khác, việc tối ưu tìm kiếm giờ đây sẽ không còn chỉ là tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là thứ hạng.
Tư duy về hoạt động tối ưu hoá tìm kiếm cần phải thay đổi.
Với tư cách là người làm marketing, bạn hiểu rằng thương hiệu hay doanh nghiệp phát triển được là thông qua việc có được nhiều khách hàng hơn.
Mặc dù đó dường như là điều hiển nhiên, nhưng từ đây bạn thấy rằng rõ ràng là doanh nghiệp không phát triển chỉ từ cái gọi là lưu lượng truy cập hay thứ hạng từ khoá.
Là người làm OSO trong bối cảnh mới (của tương lai), thay vì suy nghĩ làm thế nào để có được thứ hạng cao hơn (trên các công cụ tìm kiếm) bạn cần suy nghĩa làm sao để có thêm được nhiều khách hàng hơn hay tiếp cận khách hàng từ nhiều hoạt động tìm kiếm tự nhiên hơn, bạn cũng cần khiến cho doanh nghiệp dễ nhớ và dễ tìm hơn.
Bỏ qua việc một doanh nghiệp hoàn toàn có thể thành công mà không cần “làm SEO” trên các công cụ tìm kiếm ngoài việc người dùng tự tìm kiếm từ khoá thương hiệu để kiểm chứng mức độ tin cậy của doanh nghiệp, marketer cần hướng tới một mục tiêu lớn hơn đó là tối ưu hoá tìm kiếm tự nhiên, trong thế giới của AI.
Tìm kiếm tự nhiên vốn không gói gọn trong các công cụ tìm kiếm như Google.
Như đã phân tích ở trên, mục tiêu của các hoạt động tối ưu tìm kiếm (bao gồm cả SEO) vốn không phải là traffic hay thứ hạng từ khoá, mà là tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) và sau đó là doanh số.
Nhưng thế giới tìm kiếm đang phát triển và không ngừng thay đổi. Người dùng giờ đây không chỉ sử dụng các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google, họ cũng sử dụng các chatbot AI (ứng dụng riêng như ChatGPT hoặc các công cụ được tích hợp sẵn trên các ứng dụng liên quan), các nền tảng mà họ trải nghiệm như YouTube, TikTok, Reels hay thậm chí là các nền tảng thương mại điện tử như Amazon.
Rõ ràng là, hoạt động tối ưu hoá tìm kiếm sẽ không mất đi giá trị, mà chỉ là nó được thay đổi theo một cách thức khác, tối ưu hoá tìm kiếm tự nhiên đa kênh, thay vì là thứ hạng từ khoá như nó vốn từng.
Đội ngũ tối ưu tìm kiếm cần làm việc chặt chẽ hơn với marketing để xây dựng các mạng lưới tìm kiếm tự nhiên bền vững.
Cuối cùng, như bạn thấy, trong khi SEO sẽ dần mất đi ý niệm vốn có của nó và thay vào đó là OSO, nhiệm vụ của bạn giờ đây sẽ lớn và rộng hơn nhiều.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và hơn thế nữa mà một doanh nghiệp có thể cần một cơ cấu tổ chức marketing khác nhau để thúc đẩy thương hiệu và doanh nghiệp, hãy cùng tham khảo một trong số các công thức đó trong bài viết này.
Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, công thức này sẽ được dựa trên hình ảnh của một chiếc roi da, các bộ phận trên cây roi da sẽ là nền tảng để thương hiệu xây dựng cấu trúc bộ phận marketing với mục tiêu thúc đẩy thương hiệu.
Trước hết, hãy tìm hiểu sơ bộ về cây roi da.
Cơ chế hoạt động của một cây roi da.
Một cây Roi sẽ tạo ra lực bằng cách sử dụng động lượng (năng lượng) của một vòng dây di chuyển dọc theo một dải da thon. Khi nó di chuyển, năng lượng được tập trung vào một cấu trúc ngày càng thu hẹp. Điều này giúp khuếch đại năng lượng để đẩy phần đầu dây nhanh hơn đến 30 lần so với chuyển động ban đầu trong phần tay cầm của cây roi.
Cơ chế hoạt động của cây roi này liên quan như thế nào đến cấu trúc marketing của doanh nghiệp?
Trong hầu hết các tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường ngày nay, Marketing là bộ phận quan trọng và mang tính thách thức hàng đầu.
Cấu trúc của bộ phận marketing càng hiệu quả thì các kết quả có được càng tức thời và bền vững, có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường và ngược lại.
Đối chiếu điều này với cơ cấu các bộ phận của cây roi da nói trên, dưới đây là một số điểm chính được rút ra.
Người quản lý thương hiệu sẽ cầm roi.
Thông thường, với các doanh nghiệp vừa và lớn (hay thậm chí là ở các doanh nghiệp nhỏ nhưng có cấu trúc chuyên nghiệp), người quản lý thương hiệu là CMO (Giám đốc Marketing), với trọng tâm là Marketing. Trong các công ty khởi nghiệp, vai trò này cũng có thể là do chính người sáng lập (Founder) đảm nhận.
Ở một số doanh nghiệp khác, người đứng đầu bộ phận này có thể là CGO (Chief Growth Officer), tức là Giám đốc Tăng trưởng.
Khi người quản lý thương hiệu vung roi, sức mạnh và ảnh hưởng của thương hiệu sẽ đi qua từng bộ phận trực thuộc, dẫn dắt tất cả các chiến lược và chuyển động theo cùng một hướng.
Phần tay cầm.
Phần tay cầm của roi da có thể được so sánh với chính bản thân thương hiệu (Brand), nơi lưu trữ tất cả mọi tài sản như giá trị thị trường, các nền tảng của thương hiệu (bao gồm những thứ như hệ tư tưởng, bản sắc thương hiệu, định vị thương hiệu, văn hóa thương hiệu…) và hơn thế nữa.
Đây cũng chính là điểm xuất phát để các thương hiệu bắt đầu xây dựng hay thiết lập nhận diện trên thị trường, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu (Brand Awareness) và thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Chỉ với một chuyển động nhỏ nhất từ phía đầu tay cầm, người quản lý thương hiệu có thể truyền năng lượng vào tay cầm, năng lượng này sẽ truyền xuống roi da, khuếch đại và tạo ra các tiếng vang lớn trên thị trường.
Phần dây (phần thân dây).
Phân dây hay phần thân của cây roi hoạt động như các nhóm chức năng trong bộ phận marketing. Cũng giống như các sợi dây trong cây roi, các nhóm này liên kết và đan xen với nhau để hỗ trợ lẫn nhau với mục tiêu là tối đa hoá hiệu suất cuối cùng (thường là hiệu suất bán hàng hoặc các chỉ số gắn liền với bán hàng).
Vì các nhóm này hoạt động đan xen và ảnh hưởng đến nhau. Nếu một đội nhóm hoạt động càng rời rạc không hiệu quả (giống như một sợi dây bị đứt), hiệu ứng cuối cùng hay lực mà sợi dây tạo ra sẽ giảm dần đi.
Các đội nhóm này có thể là bán hàng, tài chính, sáng tạo, truyền thông, Content Marketing, SEO, Digital Marketing, Social Media hoặc bất kỳ đội nhóm nào nào khác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thương hiệu tiếp cận thị trường.
Điểm gần cuối phần dây lớn (Hitch).
Có thể hiểu phần này như là các hoạt động cụ thể của các bộ phận chức năng nói trên ví dụ như quảng cáo, tổ chức sự kiện, Digital Marketing hay trade marketing.
Nếu các hoạt động này được thực hiện không thành công, mọi nỗ lực bán hàng sau đó càng trở nên khó khăn hơn.
Phần dây nhỏ và mỏng gần cuối dây (Fall).
Đây chính là nơi mà tất cả các hoạt động marketing đã được chuyển đổi dưới dạng công cụ bán hàng dù là trong thị trường kỹ thuật số hoặc tại các cửa hàng (truyền thống).
Các công cụ bán hàng được thiết kế để thu hút và tương tác (trực tiếp) với người tiêu dùng mục tiêu, bao gồm những thứ như khuyến mãi bán hàng, tương tác với khách hàng các phương tiện truyền thông mạng xã hội, website, POSM, OOH…
Phần điểm cuối cùng của dây (Popper).
Phần cuối cùng này chính là quá trình chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu hay khách hàng tiềm năng sang khách hàng (giai đoạn bán hàng tới khách hàng).
Doanh nghiệp càng thiết kế quá trình này trở nên thuận tiện và dễ dàng thì quá trình chuyển đổi khách hàng càng hiệu quả và ngược lại.
Với tư cách là người bán hàng (tiếp xúc với khách hàng), mỗi một lần bán là một cơ hội để làm tăng thêm (hoặc giảm đi) giá trị của thương hiệu, làm cho lần bán hàng tiếp theo trở nên dễ dàng hơn (hoặc khó khăn hơn).
Cũng tương tự như cách hoạt động của cây roi, để sau khi phần lực được tạo ra hay phần dây di chuyển không chạm ngược lại vào người cầm roi (Tác động không mong muốn), thương hiệu cần phải thực hiện cái gọi là chăm sóc khách hàng sau bán hàng (Hậu mãi).
Chăm sóc khách hàng là quá trình quyết định đến mức độ khó hay dễ của lần bán hàng tiếp theo với chính khách hàng đó hoặc các khách hàng khác (bao gồm cả những ảnh hưởng từ người mua hàng trước đó tới những người chưa mua hàng).
Một số bài học được rút ra.
Như bạn có thể thấy, để vận hành cây roi một cách trơn tru, bạn cũng cần phải tuân theo các cơ chế nhất định và các phần trên cây roi lại có tác động lẫn nhau, cũng như cách thức cấu trúc của các bộ phận chức năng trong marketing.
Để bộ phận này hoạt động một cách hiệu quả và mang lại kết quả cao nhất, dưới đây là một số điểm quan trọng bạn phải ghi nhớ.
Đảm bảo người cầm roi là người có hiểu biết toàn diện về tổ chức hay doanh nghiệp, với khả năng sắp xếp các phòng ban chức năng trực thuộc và tạo ra sự phát triển bền vững.
Hãy tập trung vào tầm nhìn và giá trị của thương hiệu. Đảm bảo rằng thương hiệu là điểm cốt lõi hay mục tiêu của mọi đội nhóm chức năng, có vai trò hướng dẫn tất cả các bộ phận hay hoạt động đi theo một hướng nhất định.
Vì các đội nhóm chức năng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất marketing tổng thể và bán hàng cuối cùng. Hãy đảm bảo rằng bộ phận đang được lấp đầy bởi các cá nhân có năng lực.
Để khiến cho quá trình bán hàng trở nên hiệu quả hơn, hãy tập trung xây dựng các hệ thống hay công cụ bán hàng, bao gồm cả các công cụ hỗ trợ tự động.
Liên tục quan sát, phân tích và hành động dựa trên các thông tin và insights có được từ thị trường. Các phản hồi của khách hàng và dữ liệu thị trường luôn đóng vai trò quan trọng đến việc tối ưu hoá chiến lược marketing.
Tóm lại, hiệu quả của marketing (và bán hàng) đến từ việc thiết kế và xây dựng một cấu trúc phòng ban marketing phù hợp, hoạt động chéo và hỗ trợ lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng là khách hàng.
Cấu trúc này càng mượt mà và thông suốt thì càng hiệu quả và ngược lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Không có thứ gì tự nhiên có. Cái gì cũng phải build – phải xây, phải bảo trì, phải update, phải upgrade – nâng cấp kiên trì và liên tục thì mới ra được thành tựu. OK hôn? OK thì mình chia sẻ với nhau những thói quen sau đây.
(Bài viết được trích lại từ Blog Cô Nguyễn Phi Vân)
Có người sinh ra chỉ muốn tới đó thôi, vậy thôi, làng nhàng, trôi trôi theo dòng đời đưa đẩy tới đâu hay tới đó. OK, đó là lựa chọn của mỗi người. Và khi đã lựa chọn như vậy rồi thì cũng đừng nhìn sang nhà hàng xóm và mơ giấc mơ của họ đúng không?
Cũng có người, không thích làng nhàng, muốn tiến thân, muốn thành công, muốn đủ thứ, nhưng mà hổng làm gì hết. Ủa kỳ vậy? Nếu bạn muốn thứ bạn chưa bao giờ có thì bạn phải làm thứ bạn chưa bao giờ làm chớ.
Ở đâu ra cái xử sở thần tiên nào mà hông làm gì hết tự nhiên mọi thứ nó hiện ra? Quên đi nghen! Và cũng đừng vì tham lam, lười biếng mà bị lùa gà thì rằng là cứ đóng tiền vào đây, không làm gì hết tự nhiên tiền nó mọc ra overnight cái thành người giàu.
Điên loạn! Làm gì có cái thứ logic phản logic nào như vậy. Đó chẳng qua chỉ là cách manipulation – thao túng tâm lý của những người ham hố chuyện làm giàu nhanh, dễ, lười biếng mà thôi. Cho nên, đừng có sụp vô cái ổ đó nữa nha. Đời này hông có cái cơ hội gì cho người lường biếng đâu. Đừng có đu bám vào những giấc mơ huyễn hoặc đó.
Giờ, nếu bạn thật sự muốn hết làng nhàng, thật sự muốn thành công thì phải tạo cho mình những thói quen tốt để xây dựng từ từ cái con đường thành công phía trước.
Không có thứ gì tự nhiên có. Cái gì cũng phải build – phải xây, phải bảo trì, phải update, phải upgrade – nâng cấp kiên trì và liên tục thì mới ra được thành tựu. OK hôn? OK thì mình chia sẻ với nhau những thói quen sau đây:
Tập trung.
Sự tập trung chính là ngoại tệ của bạn đấy. Không ai làm gì ra ngô ra khoai mà thiếu sự tập trung. Ai mà cứ lang mang, lơ mơ, lơ ngơ, quẹo ngang rẽ dọc hoài mà không kiên trì bám theo mục tiêu thì sẽ cứ lòng vòng cả đời chẳng đến được đâu.
Cho nên, phải học cách tập trung vào 20% công việc sẽ tạo ra 80% kết quả cho bản thân, rồi bám trụ vào đó, dành thời gian cố định cho nó, dẹp hết mọi sự sao nhãng đi, tư duy sâu và làm việc sâu với nó. Khi bạn tập trung, bạn tạo ra kết quả chất lượng.
Còn khi bạn sao nhãng thì làm cái gì nó cũng lơ tơ mơ, bị phốt, làm sai, làm không tới nơi tới chốn. Vậy thì làm sao mà trở thành người xuất sắc cho được?
Cho nên, nói gì nói, cứ phải tập trung thật xịn sò thì việc gì nó cũng nở hoa. Nói nghe dễ nhưng làm được chuyện này thì cực khó, vì đời này quá nhiều thứ có thể làm cho người ta sao nhãng. Nội chuyện bạn cứ lướt lướt qua Facebook và TikTok nhà người ta không thôi là cũng đã hết ngày, lấy đâu ra thời gian mà suy nghĩ sâu và làm việc chất lượng?
Có điều, bạn hãy nhớ rằng, nếu bạn tập trung được thì bạn đang qua mặt 90% những người làng nhàng hãy còn đang quẹt quẹt điện thoại và chưa có khả năng tập trung.
Tối ưu hoá thời gian.
Ai cũng hỏi sao chị lấy đâu ra thời gian mà làm dữ vậy. Ủa, thời gian của tôi và của bạn là bằng nhau mà, đều là tài sản của trời ban cho. Vậy tại sao có người thì giàu mà có người thì nghèo thời gian chất lượng?
Chuyện đó chẳng phải là do cách mỗi người sử dụng thời gian của mình hay sao? Người biết quý thời gian thì sẽ luôn tìm cách làm một việc gì đó trong thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất có thể, rồi thời gian còn lại họ sắp xếp làm chuyện khác. Tối ưu hoá là như thế, nghĩ cách để làm mọi thứ một cách hiệu quả nhất về mặt thời gian lẫn nguồn lực, vậy thôi.
Ai càng tối ưu hoá được thời gian càng có nhiều thời gian, càng làm được nhiều thứ và tạo ra nhiều giá trị. Con người ta chỉ khác nhau ở đó, chớ thời gian thì ai cũng có như nhau.
Nhận dạng và giải quyết vấn đề.
Đời này không có vấn đề gì là không giải quyết được, chỉ là giải quyết làm sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh tại thời điểm đó mà thôi. Ai mà cứ khư khư vấn đề là vấn đề là vấn đề và nó rơi đùng xuống đầu bạn là tại xui nên bạn cứ ngời đó ôm đầu khóc hoài thì chịu.
Vấn đề nó không tự nhiên sinh ra và mất đi, nó cứ ngồi chồm hổm ở đó lỏ con ngươi ra nhìn mình. Nếu mình tránh nó thì nó đi theo kéo áo hoài. Nếu mình tìm cách giấu nó thì có bữa nó cũng vùng ra mà cào áo mình.
Thành ra, thay vì tìm cách lẩn tránh thì mình cứ đối diện và giải quyết nó thôi. Thay vì mình tiêu cực, đau khổ, chán chường than thở thì mình có thể đặt câu hỏi mà, ví dụ:
Mình có thể làm được gì trong khả năng hiện tại?
Mình có thể làm gì tốt hơn?
Mình có thể cải tiến chuyện này ngay bây giờ như thế nào
Thay vì ngồi chờ ai đó giúp hay chờ cho đủ nguồn lực thì tự thân vận động đi chứ. Ở đời làm gì có chuyện ông Bụt bỗng dưng hiện ra đưa cho bạn tất cả những gì bạn cần để mà giải quyết vấn đề? Bạn chỉ có một thứ có sẵn thôi, đó là tư duy và khả năng tự giải quyết vấn đề, hết. Xài nó đi, đừng có mơ màng chuyện ai đó tới cứu mình, nha.
Biết cách xoay sở.
Thời này rồi, muốn kiếm cái gì, muốn biết cái gì có khó khăn gì nữa đâu? Đừng la làng là tại em không biết, tại không ai dạy em, tại không ai hỗ trợ em. Ai ở đâu rảnh mà hỗ trợ? Bạn chịu trách nhiệm cuộc đời bạn mà.
Không biết thì google, thì đọc sách, thì đi kiếm người hỏi. Thật ra sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ, người biết xoay sở thì sao cũng tìm ra, còn người đã thụ động rồi thì sao cũng than thở được, kiếm ra đủ 1001 cách để biện minh cho cái sự thiếu khả năng của mình.
Người mà đã không biết tự thân vận động, tự xoay sở thì không có cách nào vươn lên trong cuộc đời này, không có cách nào thành công. Thành công chỉ đến với những người biết tự mình tạo ra nó thay vì ngồi chờ ai đó mang dâng tận miệng.
Xây dựng network quan hệ.
Không ai trong đời thành công mà một mình hết. Ai muốn làm gì cho tới cũng cần quan hệ, đặc biệt là những quan hệ niềm tin, chất lượng, kết nối sâu. Mà muốn có những quan hệ như vậy thì phải dành thời gian đầu tư chớ ở đâu ra?
Đừng có tưởng bạn có nhiều bạn trên tóp tóp là có quan hệ. Tào lao! Mấy thứ lướt lướt đó nó chỉ làm cho người ta ngày càng trở nên hời hợt mà thôi. Quan hệ kết nối sâu cần thời gian chất lượng, cần trao đổi chất lượng, cần những trải nghiệm sâu cùng nhau. Mà thứ đó thì trên ba cái thứ thế giới ảo kia không có.
Xem lại nha, xem bạn có quan hệ niềm tin và chất lượng không, tại sao không, làm sao để bắt đầu xây dựng?
Chăm sóc bản thân.
Làm gì làm, thân tâm trí của mình thì mình phải lo. GIữ cái thân khoẻ mạnh, giữ cái tâm trong veo, giữ cho cái trí sáng ngời thì mới có thể đi đường dài mà xây dựng sự thành công cho được. Đâm đầu vô làm hoài mà cuộc sống trống rỗng, vô vị, nhàm chán, không còn thời gian enjoy thì làm để làm gì?
Cuộc đời sinh ra đâu phải để làm cho đến chết rồi thôi. Mình sinh ra là để sống cho đã đời, sống thật ý nghĩa, sống cho hoàn thành giá trị và mục đích sống của bản thân rồi check out. Không vui, không hạnh phúc thì sống chi cho nó phí?
Cho nên, đừng hy sinh cái gì hết á. Cứ phải vừa thành công, vừa vui, vừa hạnh phúc, vừa enjoy cuộc hành trình của mình thôi.
Đọc sách.
Một cuốn sách hay, nó chứa đựng cả cuộc đời, cả một hành trình, cả một triết lý thu gọn lại của một ai đó. Chỉ cần đọc được một cuốn sách hay thôi là bạn học được bao nhiêu là bài học, tránh được bao nhiêu là lỗi lầm có thể tránh, nghĩ ra được bao nhiêu là ý tưởng mới. Vậy mà không đọc nữa thì học ở đâu?
Người thành công không ai thiếu sách trong đời. Còn bạn muốn làng nhàng thì thôi, khỏi đọc, ở đó lướt lướt cho nó nhanh rồi mụ cả người ra. Lựa chọn là của bạn thôi, vì thời gian là của bạn mà, xài nó sao cho hoàn vốn hiệu quả nhất cũng là quyết định của bạn.
Thôi vậy đi ha. Làng nhàng hay không làng nhàng chẳng qua chỉ là lựa chọn của mỗi chúng ta, không có đúng sai gì ở đây. Có điều, nếu không muốn làng nhàng thì có khi mình phải làm nhiều thứ khác đi, ngay từ lúc này….
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cả 2 sàn thương mại điện tử Shein và Temu đều đang trong cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ.
Vụ kiện Temu-Shein đệ trình hồi tháng 7 tại tòa án liên bang Massachusetts (Mỹ) đã nhấn mạnh diễn biến leo thang trong cuộc chiến pháp lý kéo dài suốt nhiều tháng giữa hai công ty thời trang mới nổi. Họ cùng nhau cáo buộc các thủ đoạn của đối thủ, trong đó có việc ép các bên cung cấp chọn phe và vi phạm bản quyền.
Theo WSJ, tranh chấp cũng đang diễn ra ở Trung Quốc – nơi Temu và Shein đặt hầu hết chuỗi cung ứng và văn phòng hỗ trợ.
Các công ty đều đấu tranh giành nhà cung cấp và nhân công để có được hàng hóa giá rẻ phục vụ phân khúc người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm tại Mỹ.
Cả Shein và Temu đều tìm cách tách mình khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng còn giới lập pháp Mỹ thúc đẩy lệnh cấm toàn diện đối với các ứng dụng Trung Quốc.
Shein vội chuyển trụ sở chính từ thành phố Nam Kinh đến Singapore, trong khi Temu ‘thủ tiêu’ khỏi trang web các đề cập liên quan đến công ty mẹ PDD có trụ sở tại Thượng Hải.
Trong vụ kiện gần đây nhất của Temu chống lại Shein tại tòa án liên bang Boston, công ty cáo buộc hãng bán lẻ thời trang trực tuyến ký thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất quần áo Trung Quốc ký, thậm chí đe doạ phạt họ nếu chuyển sang làm việc với Temu.
Temu cũng cho rằng Shein ngấm ngầm gửi thông báo vi phạm bản quyền giả mạo để làm gián đoạn hoạt động bán hàng của đối thủ.
Đáp lại, đại diện Shein cho biết: “Chúng tôi tin rằng vụ kiện này là vô căn cứ và chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ chính mình”.
Tham vọng độc quyền đã từng là thông lệ của một số gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc. Vào năm 2021, cơ quan quản lý nước này đã áp đặt mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD đối với Alibaba và 533 triệu USD đối với gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan, cáo buộc rằng hai gã khổng lồ này vi phạm hoạt động chống độc quyền. Cả hai khi đó đều chấp nhận án phạt.
Shein, ra mắt lần đầu tại Mỹ vào năm 2017, đã nổ phát súng pháp lý đầu tiên vào tháng 12 tại tòa án liên bang ở Illinois, cáo buộc rằng Temu đánh cắp nhãn hiệu và hình ảnh có bản quyền của Shein, thậm chí mạo danh Shein trên mạng xã hội.
Hãng cũng kiện Temu, cho rằng Temu thuê KOL “đưa ra thông tin sai lệch” về Shein để quảng bá hàng hóa của mình. Ví dụ như: “Shein không phải là lựa chọn giá rẻ duy nhất cho quần áo! Hãy đến Temu.com, các lựa chọn sẽ rẻ hơn và chất lượng hơn”.
Phía Temu “bác bỏ mạnh mẽ mọi cáo buộc”. “Các cuộc tấn công leo thang của Shein khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi công ty, bao gồm quyền của những thương nhân cũng như quyền của người tiêu dùng”, đại diện Temu nói.
Ngoài ra, trong đơn khiếu nại, Temu cũng cáo buộc phía đối thủ nhiều lần vi phạm bản quyền “làm gián đoạn việc bán các sản phẩm được trưng bày trên Temu”. Kết quả là hơn 10.000 sản phẩm đã rút khỏi sàn thương mại của Temu kể từ tháng 10 năm ngoái.
“Những vụ kiện ăn miếng trả miếng giữa Shein và Temu đã làm suy yếu nỗ lực của cả hai nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, Kevin Xu, một nhà đầu tư công nghệ nói.
Shein, giao hàng tới hơn 150 quốc gia, gần đây được định giá 66 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ khi Temu xuất hiện, Shein liên tục để mất thị phần (Market Share) tại Mỹ.
Dẫu vậy, theo Phó chủ tịch điều hành Donald Tang, tăng trưởng doanh số bán hàng của Shein đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Shein cũng ghi nhận thu nhập nửa đầu năm cao nhất trong lịch sử phát triển.
Thành công của Shein bắt nguồn từ chuỗi cung ứng linh hoạt, đặt hàng số lượng nhỏ để kiểm tra nhu cầu của thị trường và chỉ bổ sung khi có lượng cầu cần thiết.
Gần đây, hãng đã mạo hiểm vượt ra ngoài lĩnh vực thời trang & phong cách sống, đồng thời áp dụng mô hình thị trường tương tự Temu cho các mặt hàng giá trị lớn và sản phẩm gia dụng.
Trong khi đó, cơ sở người dùng hàng tháng của Temu tại Mỹ đã tăng gấp 3 lần so với Shein, theo công ty tư vấn chuyên sâu về thiết bị di động GWS. Người dùng Temu dành ra trung bình 23 phút/ngày cho ứng dụng, trong khi người dùng Shein là 15 phút.
Hai nền tảng ráo riết săn tìm nhân tài của nhau, đặc biệt là những lao động từng đảm nhận các vị trí vận hành và chuỗi cung ứng. Số lượng nhân viên của PDD, bao gồm Temu và nền tảng chị em Trung Quốc Pinduoduo, là 13.000 người vào cuối năm 2022. Trong khi đó, Shein có hơn 11.000 công nhân.
Có thể nói, Shein và Temu đang dần đánh bại những ông lớn trong ngành như Zara và H&M bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm kỹ lưỡng cùng rất nhiều mặt hàng đa dạng.
Theo phân tích từ Bloomberg Second Measure, Shein đã vượt qua hai gã khổng lồ Zara và H&M tại thị trường Mỹ trong thời kỳ đại dịch, trong khi Temu giành được một vị trí vững chắc dù mới ra mắt năm ngoái.
Theo các chuyên gia, 10 năm trở lại đây, tất cả các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đều sử dụng chiến lược giá thấp để bước đầu thâm nhập thị trường nước ngoài dựa trên lợi thế chuỗi cung ứng trong nước. Mục đích chủ yếu là giành được thị phần lớn nhất có thể trong thời gian ngắn.
Amazon vốn là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) với sản phẩm rất đa dạng. Công ty có hậu cần, kho bãi, song lại không thể quản lý chuỗi cung ứng thời trang nhanh một cách hiệu quả. Trong khi đó, các đối thủ của nền tảng đang làm rất tốt nhiệm vụ này.
Theo: CNN, WSJ
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer