Skip to main content

Thẻ: bán hàng

Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024

Vào năm mới 2024 này, những người làm marketing tập trung nhiều hơn vào công nghệ dường như có thể tạo ra nhiều lợi thế hơn cả. Năng lực ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp theo đó cũng sẽ là môt thách thức lớn. Cùng theo dõi các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) trong năm 2024 trong bài viết này.

Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024
Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024

Với sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ cùng với đó là sự thay đổi về hành vi sử dụng với các nền tảng mạng xã hội mới nổi, hoạt động marketing đã thay đổi chóng mặt trong những năm gần đây. Thay vì phải đầu tư rất nhiều kinh phí cho các chiến lược marketing hoàn tránh, một vài chiến dịch ngân sách thấp nhưng đầy tính sáng tạo cũng có thể thúc đẩy đáng kể sự hiện diện của thương hiệu và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Nhận định chung về các xu hướng Marketing trong năm 2024

Nhìn lại lịch sử, nhờ vào sự phát triển của các nền tảng mới vốn được hỗ trợ bởi yếu tố công nghệ, cách một doanh nghiệp tìm kiếm và tiếp cận khách hàng đã không ngừng thay đổi trong những năm lại đây.

Nếu như trước đây, doanh nghiệp thường tập trung vào các kênh marketing truyền thống như TV, radio hay thậm chí là báo in để tiếp cận khách hàng và bán hàng. Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) ngày nay trở thành sự lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhờ vào sự thúc đẩy của làn sóng AI (trí tuệ nhân tạo) vào năm 2023, năm mới 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này để tối ưu hoá cách tiếp cận khách hàng, tương tác với họ và hơn thế nữa.

Từ cá nhân hoá các hoạt động marketing, tận dụng mạnh hơn các nền tảng mạng xã hội, đến các chiến lược marketing có mục đích, đều là những xu hướng sẽ được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Dưới đây là Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024.

1. Chiến lược Marketing cá nhân hóa.

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, đã qua rồi cái thời khi mà cả gia đình cùng quây quần trước chiếc TV để xem một chương trình nào đó và hiển nhiên là sẽ “trải nghiệm” luôn các nội dung quảng cáo được phát trong chương trình. Trong nhiều năm trở lại đây, các marketer đang tập trung nhiều hơn vào chiến lược nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn là sử dụng một cách tiếp cận rộng rãi.

Nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI, vào năm 2024, các thương hiệu hàng đầu sẽ tiếp tục tiến thêm một bước nữa trong cách tiếp cận cá nhân hoá tới khách hàng của họ dựa trên những thông tin mà thương hiệu có được.

Dù cho thương hiệu sử dụng công cụ nào hay chiến lược cụ thể ra sao, mục tiêu của việc cá nhân hoá là làm cho nội dung trở nên phù hợp hơn với từng khách hàng hay nhóm khách hàng cụ thể.

2. Những trải nghiệm và nội dung tương tác.

Tiếp đó, xu hướng truyền thông marketing tương tác cũng đang được đẩy mạnh. Để tận dụng lợi thế của phương thức marketing này, người làm marketing có thể sử dụng các yếu tố như các cuộc thăm dò ý kiến hay trò chơi để tạo ra những kết nối mạnh mẽ hơn với Facebook

Trong khi các hình ảnh về sản phẩm hay video đơn giản có thể không còn đủ để khiến cho thương hiệu trở nên nổi bật. Thương hiệu có thể sử dụng các công nghệ mới nổi như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ theo cách sáng tạo và khác biệt hơn.

3. Tận dụng mạng xã hội nhưng theo cách sáng tạo và khác biệt hơn.

Mạng xã hội hay làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok hiển nhiên không còn là một phương thức mới đối với hầu hết các Digital Marketer.

Marketing và quảng cáo trên mạng xã hội từ lâu đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Nhờ vào sự thuận tiện của các nền tảng mạng xã hội, lượng người dùng lớn, có thể tiếp cận dù với một khoản ngân sách nhỏ và hiệu quả tức thời, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn coi mạng xã hội là trọng tâm của các chiến lược của họ.

Tuy nhiên, việc tận dụng mạng xã hội có thể sẽ chứng kiến nhiều cách khác hơn. Trong khi nội dung video ngắn, social commerce hay kể chuyện thương hiệu (Storytelling) vẫn sẽ được sử dụng như là phương thức để thúc đẩy tương tác và doanh số bán hàng, cách thể hiện nó theo hướng ưu tiên tính sáng tạo sẽ là chìa khoá.

4. Tiếp cận công nghệ mới.

Như đã đề cập, năm 2023 chính là tiền đề của năm 2024. Vào năm 2023, khi các chatbot AI như ChatGPT đang tạo ra một cuộc cách mạng về cách doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ để giao tiếp với khách hàng. Vào năm 2024 mới này, việc sử dụng AI để nghiên cứu thị trường, xây dựng nội dung, cải thiện trải nghiệm (cá nhân hoá) với người dùng…không còn là xu hướng mà là hoạt động bắt buộc.

Về mặt giao tiếp, các chatbot được hỗ trợ bởi AI sẽ cho phép doanh nghiệp tương tác cá nhân hoá và liên tục với khách hàng, điều này có thể thúc đẩy đáng kể khả năng được khám phá và bán hàng của doanh nghiệp. Tìm kiếm bằng giọng nói và các công nghệ điều khiển bằng giọng nói khác cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp (lớn) vào năm 2024.

5. Xây dựng cộng đồng và nội dung do người dùng tạo ra.

Sự phát triển không ngừng của công nghệ và mạng xã hội đã và đang tạo ra một nhu cầu khác đó là những cộng đồng nhỏ, nơi các nhóm khách hàng có thể giao tiếp với thương hiệu theo cách là một con người thực sự (thay vì chỉ là khách hàng hay người hàng).

Cũng bởi chính điều này, nhu cầu về các nội dung do những người tiêu dùng hay người có ảnh hưởng tạo ra (UGC) ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Người tiêu dùng dường như ngày càng có ít sự tin tưởng hơn về các tuyên bố một chiều từ thương hiệu, hay vào đó, họ lắng nghe nhiều hơn từ những người từng sử dụng sản phẩm hoặc những cá nhân có sức ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của họ (KOL, người có ảnh hưởng…).

6. Tính bền vững và Marketing dựa trên mục đích.

Người tiêu dùng ngày nay mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu mà họ yêu thích. Họ không muốn các thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận hay bán hàng đến họ.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn các doanh nghiệp có mục đích lớn hơn, chẳng hạn như các cam kết về môi trường hoặc xã hội (CSR) hay tính bền vững (Sustainability).

Để có thể có được lòng tin của người tiêu dùng và bán được nhiều hàng hơn, các thương hiệu giờ đây cần làm nổi bật cách hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến các yếu tố về môi trường, xã hội và cộng đồng. Khi người tiêu dùng ngày càng trở thành những người tiêu dùng có ý thức, chiến lược này sẽ càng trở nên quan trọng hơn.

7. Tích hợp đa kênh.

Một chiến lược Marketing khác có thể giúp tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp trong năm 2024 đó là ứng dụng chiến lược tích hợp đa kênh.

Mặc dù các thương hiệu có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận các đối tượng khác nhau, thông điệp Marketing phải phù hợp với các điểm tiếp xúc đó. Vì khách hàng có thể sẽ nhìn thấy nội dung của thương hiệu ở những nơi khác nhau, tính nhất quán trong thông điệp sẽ là chìa khoá để kết nối với khách hàng theo cách liền mạch và có ý nghĩa.

Tóm lại, năm 2024 dường như sẽ trở nên hứa hẹn hơn với các thương hiệu sẵn sàng ứng dụng và tận dụng yếu tố công nghệ vào chiến lược marketing của mình. Từ các nội dung tương tác, kể chuyện thương hiệu, tối đa hoá sự sáng tạo trên mạng xã hội, coi trọng nội dung do người dùng tạo ra, đến việc hướng tới các mục đích lớn hơn cho cộng đồng sẽ là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tìm hiểu về kỹ năng bán hàng cho người không chuyên

Trừ khi bạn không đi làm tại môi trường doanh nghiệp. Còn nếu đã đi làm, dù là công ty tổ chức thương mại hay phi thương mại gì thì bạn cũng phải, vào một lúc nào đó, nói về, chia sẻ, trình bày cho ai đó về tổ chức, về sản phẩm dịch vụ, nhiệm vụ, hay thương hiệu, chương trình của tổ chức đó. Vậy, có nghĩa là bạn đang phải bán một ý tưởng, một khái niệm, hoặc một sản phẩm dịch vụ cụ thể.

Học hỏi kỹ năng bán hàng cho người không chuyên
Học hỏi kỹ năng bán hàng cho người không chuyên

Và cho dù bạn đang ở phòng ban nào đi chăng nữa, dù không hề được gắn mác phòng bán hàng hay marketing đi chăng nữa, bạn cũng phải có kỹ năng bán hàng. Người càng giữ vị trí cao, quan trọng, cốt lõi trong công ty càng phải giỏi kỹ năng bán hàng.

Nếu ngay cả sản phẩm dịch vụ của công ty, tổ chức mình mà bạn còn không bán hàng được thì bạn ở đó để làm gì, khi điều cơ bản nhất đòi hỏi khi tham gia vào một công ty, tổ chức là trở thành đại sứ thương hiệu của công ty, tổ chức đó?

Vì vậy, tất cả mọi người phải hiểu một cách rất rõ ràng rằng, tất cả nhân sự trong công ty, dù đang nắm giữ vị trí gì, ở phòng ban nào, đều phải có trong bản mô tả công việc của mình khả năng bán hàng và xúc tiến thương hiệu. Giờ, thử hỏi nếu phải giải thích và bán sản phẩm dịch vụ công ty mình trong vòng 3 câu thì bạn sẽ nói gì?

Hầu hết mọi người sẽ rất lúng túng khi bị hỏi câu này, đơn giản vì chưa bao giờ bản thân bị ép phải bán hàng một cách áp lực như vậy. Và hầu hết sẽ nói dài dòng văn tự, diễn giải đủ thứ mà có khi nghe xong cũng chưa hiểu bạn muốn bán gì hay thứ bạn bán có liên quan gì đến cuộc đời người đối diện. Vậy thì coi như thất bại rồi.

Càng ngày, con người càng thiếu kiên nhẫn, và họ chỉ có 7-10 giây đầu tiên là còn quan tâm và tập trung. Nếu bạn nói không vào trọng tâm và không tạo sự chú ý thì, bạn sẽ mất họ ngay tại đó. Và rồi dù bạn có nói gì hay ho sau đó đi chăng nữa, họ cũng sẽ không hứng thú với việc lắng nghe bạn.

Cho nên, bán hàng là một kỹ năng, và đã là kỹ năng thì nó cần được rèn luyện liên tục trong suốt hành trình sự nghiệp. Kỹ năng này càng giỏi, bạn càng trở thành tài sản quý giá của công ty, tổ chức. Làm gì làm, cũng phải bán được hàng đã, rồi thì mới nói được những câu chuyện hay ho như xây dựng kiến tạo tổ chức này nọ.

Cho người bán hàng mới, bạn nên tự mình tìm ra cách bản thân cảm thấy thoải mái nhất khi bán hàng, để rèn cấp độ bán như không bán.

Chứ nếu bán hàng mà dí người ta vào tường, ép người ta đến khó chịu thì nói làm gì, sau này gặp bạn người ta sẽ tránh như tránh tà, ai dám lại gần nữa? Bạn có thể bắt đầu bán hàng bằng cách hỏi các câu hỏi dưới đây.

Họ cần gì? Nỗi đau của họ là gì?

Có bao giờ bạn đi bán thứ người khác không cần không? Nếu có thì hẳn là bạn đang đi vào ngõ cụt chứ không phải đi bán hàng.

Thứ người ta không cần ai để ý làm gì. Nhưng nếu đó chính là thứ họ cần thì lướt qua một cái là họ nắm bắt được ngay, vì cây ăng ten của họ đang thu sóng cực mạnh đối với những vấn đề họ quan tâm. Ví dụ, nếu đang có vấn đề về rụng tóc thì bất cứ thứ gì liên quan đến cách giải quyết vấn đề này sẽ được đặc biệt lưu ý.

Nếu vấn đề là muốn đầu tư tạo ra thêm nguồn thu nhập nhưng chỉ có số vốn ít ỏi thì bất cứ mô hình nào đòi hỏi vốn đầu tư thấp sẽ trở nên thu hút sự chú ý. Bao giờ cũng vậy, vấn đề – giải pháp là cặp bài trùng trong bất kỳ việc gì bạn cần làm. Nếu tìm ra nỗi đau, tìm ra vấn đề của người đối diện thì bạn sẽ tìm ra giải pháp tương ứng cho họ.

Như vậy, mỗi người có thể có nỗi đau rất khác nhau nhưng vẫn có thể mua cùng một sản phẩm, vì sản phẩm của bạn có thể cung cấp những chức năng khác nhau chứ không chỉ là một chức năng.

Như vậy, việc lựa chọn sử dụng chức năng nào, lý tính hay cảm tính để trình bày là tuỳ vào đối tượng, không phải ai cũng nói đúng một bài, không phải ai cũng nói tràng giang đại hải tất cả các chức năng.

Đôi khi, chỉ cần tập trung vào một thứ mà người ta quan tâm nhất là được, vì đó chính là thứ đang giải quyết nỗi đau hay vấn đề của họ. Vậy, có bao nhiêu cách bán hàng cho cùng một sản phẩm? Với tôi, câu trả lời là vô số, vì kịch bản bán hàng phải linh hoạt theo vấn đề, nỗi đau của người đối diện.

Bạn cần học cách đặt câu hỏi, cách quan sát, cách quan tâm, thấu cảm để hiểu, để tìm ra vấn đề của họ trước đã. Đừng xông vào bán hàng mà không biết người ta có cần không, tại sao cần giải pháp của mình.

Đâu là tính năng, giải pháp của sản phẩm, dịch vụ có khả năng giải quyết nỗi đau cho họ?

Khi đã hiểu người đối diện cần gì rồi, đang đau chỗ nào rồi thì mình mới đi tìm giải pháp cho họ từ chính sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nhớ là, mới sản phẩm, dịch vụ đều tạo ra nhiều lợi ích khác nhau, có khi là 3, là 5, là 7, vv. Nhưng đừng bao giờ đứng đó kể lể dài dòng.

Chỉ cần bạn kết nối đúng một tính năng sản phẩm nào đó có thể trở thành giải pháp, giải quyết được vấn đề, nỗi đau của họ là được, Mọi thứ còn lại nghe cho vui, thêm lợi ích, là hoa lá cành phụ hoạ vào chứ không cần đặt để ngang hàng với tính năng chính mà bạn vừa lựa chọn để giải quyết vấn đề cho họ.

Như vậy, với mỗi đối tượng mục tiêu khác nhau, có nỗi đau khác nhau, bạn sẽ cần phải linh hoạt lựa chọn tính năng khác nhau làm thông điệp chính để chia sẻ, trình bày. Nghệ thuật là ở đó, không phải cứ bấm nút là phát cùng một bài như đã ghi âm trước.  

Người biết bán hàng là nhà thiết kế. Cũng là một sản phẩm thôi, nhưng họ biết cách đóng gói nó lại theo những cách khác nhau, tuỳ theo nhu cầu của người đối diện. Nguyên tắc thể hiện rõ tư duy thiết kế (Design Thinking), thấu hiểu – xác định vấn đề – tìm giải pháp.

Chỉ cần vận dụng một nguyên tắc này thôi thì đưa cho bạn bất kỳ sản phẩm gì bạn cũng có thể bán hàng. Nguyên tắc là như nhau, chỉ có kiến thức về ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ là thứ bạn cần phải học.

Vậy, thì dù đi làm cho công ty nào, sản phẩm dịch vụ là gì bạn cũng có thể trở thành người bán hàng giỏi. Chỉ cần chịu khó rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và thiết kế giải pháp như trên.

Họ còn lăn tăn gì không?

Đôi khi, vấn đề giải quyết rồi, nhưng đâu đó vẫn có thể còn vài thứ lăn tăn, dù rất phụ nhưng cũng ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định.

Đây là lúc bạn cần quan tâm, theo dõi, phát hiện ra những lăn tăn có thể có đúng lúc để giải quyết dứt điểm, rồi dẹp bỏ hết mọi lăn tăn cho họ để “close the deal” – hoàn thành việc trao đổi, mua bán.

Cho dù trước đó mọi thứ rất thuận lợi, nếu thiếu sự theo dõi và kết thúc quá trình bán hàng này, mọi thứ vẫn hoàn toàn có thể lệch ra khỏi quỹ đạo, nhất là khi người đối diện là người dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến từ người khác, thông tin từ nguồn khác….

Bạn không nên ép quá đà, nhưng vẫn cứ phải theo dõi và can thiệp đúng lúc để giúp cho người đối diện cảm thấy thoải mái nhất, tin tưởng nhất vào giải pháp mà cả hai đã thiết kế củng nhau. Và rồi, làm gì làm, cũng cứ phải ký kết đã, tiền trao cháo múc đã mới tính là chuyện mua bán hợp tác đã xong.

Lời hứa hẹn không được tính là giao dịch, vì hứa hẹn là thứ có thể tan theo mây gió bất cứ lúc nào. Đừng vội vui mừng khi hợp đồng chưa ký và tiền chưa vào tài khoản.

Tôi có đang bán hàng bất chấp?

Một trong những điều khiến tôi thường thất vọng ở các bạn bán hàng là, chỉ biết bán cho xong cái hợp đồng đó, không hề biết cân nhắc liệu đó có phải là giải pháp tốt nhất cho khách hàng chưa.

Tìm được một khách hàng đã khó, xây dựng được niềm tin của họ càng khó hơn. Cho nên, điều quan trọng nhất lúc này là, làm sao giữ được khách hàng đã tin tưởng mình, xây dựng quan hệ lâu dài với họ, để có thể bán hàng bền vững.

Ở góc nhìn thiển cận, một khách hàng có thể chỉ là một cái hợp đồng. Ở góc nhìn bền vững, bạn cần hiểu khái niệm giá trị trọn đời (Customer Lifetime Value) của một người khách hàng.

Họ không chỉ là một cái hợp đồng. Họ có thể là một quan hệ tạo ra vô số deal, với giá trị ngày càng lớn hơn, nếu bạn biết vun đắp và tạo ra giá trị ngày càng tốt hơn cho mối quan hệ đó. Cho nên, bán hàng rồi biến mất, bỏ chạy là hành vi gian lận.

Bán hàng thực thụ là khi bạn xây dựng được một mối quan hệ vững bền, tạo ra nhiều giá trị theo thời gian, cùng với cấp độ tin tưởng ngày càng nâng cao theo thời gian.

Ở đây, bạn biết điều gì cần, điều gì tốt cho người đối diện, và bạn không bao giờ đánh đổi, bán hàng bất chấp nếu đó không phải là thứ tốt nhất dành cho họ. Niềm tin không được xây dựng từ vài kỹ xảo qua mặt.

Niềm tin chỉ có thể được xây dựng từ sự chân thành, từ sự chính trực trong quan hệ. Nếu một thứ gì đó không tốt cho họ, bạn có khi phải quyết định bỏ hợp đồng, không bán. Thà là như thế để giữ gìn quan hệ, còn hơn là bán bất chấp để rồi mất đi một cơ hội vững bền.

Dù chúng ta không phải là những người bán hàng chuyên nghiệp. Nhưng kỹ năng bán hàng lại là kỹ năng cơ bản nhất của tất cả mọi nhân sự, trong mọi phòng ban.

Do đó, nếu nhận thức được điều này, thì dù bạn đang làm gì, ở đâu, cũng nên học và rèn luyện kỹ năng bán hàng. Chắc chắn là với kỹ năng này, bạn sẽ giúp bản thân phát triển lên một cấp độ mới và sẽ được trọng dụng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nguồn: Nguyễn Phi Vân

Đừng bán hàng tới Gen Z (thay vào đó hãy làm những điều này)

Những cách thức làm marketing truyền thống dường như không mấy hiệu quả với Gen Z, những digital natives vốn quen thuộc với các yếu tố công nghệ.

Đừng chỉ bán hàng cho Gen Z
Đừng bán hàng tới Gen Z (thay vào đó hãy làm những điều này)

“Giây phút bạn đang cố gắng hết sức để bán hàng cho Gen Z, đó cũng là thời điểm họ muốn nói Good Bye tới bạn”.

Đó là phát biểu của Bà Dahye Jung, nhà phân tích chiến lược tại Sid Lee, một agency sáng tạo toàn cầu hiện đang hợp tác với các tên tuổi lớn như Dos Equis hay The North Face.

Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.

Nhiều Gen Z đã chứng kiến những sự khó khăn về tài chính của bố mẹ và những người anh chị em ruột của họ, và từ đó họ có ý thức về tài chính tốt hơn Gen Y. Họ có xu hướng tiết kiệm tiền và xem sự ổn định về kinh tế là một yếu tố thiết yếu trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ.

Được sinh ra khi internet đã thực sự phát triển, họ được xem là những người bản địa số (digital natives) đầu tiên của nhân loại. Không có trải nghiệm của cuộc sống nếu thiếu internet, họ xem các công nghệ kỹ thuật số là một phần không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Trong khi không có bất cứ thế hệ nào có thể được tóm tắt một cách thống nhất (như nhiều marketers vẫn cố gắng làm), Gen Z hay thế hệ Z có một số khuôn mẫu nhất định: Họ có ý thức xã hội, hiểu biết về công nghệ (tech-savvy) và họ đơn giản là không thích ‘bị bán’ hay ‘phải mua’ một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Theo như ông Eric Jones, chuyên gia chuyên theo dõi hành vi của Gen Z cho biết: “Họ không muốn ‘mua’ từ một thương hiệu. Thay vào đó, họ muốn hợp tác hay đồng hành với thương hiệu đó. Họ muốn có một mối quan hệ; họ muốn sự trung thực.”

Về bản chất, thay vì việc mua một món hàng, Gen Z muốn có những cộng đồng. Hơn cả việc mua hàng đơn thuần, họ chọn nơi muốn thuộc về.

Đây cũng là lý do mà công ty quỹ đầu tư First Round Capital cho biết 80% các nhà sáng lập của các công ty công nghệ tin rằng “xây dựng cộng đồng là con đường mới của những người làm marketing và kinh doanh”.

Khi nói đến việc xây dựng các cộng đồng, một điểm quan trọng mà các thương hiệu cần lưu ý đó là xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu về cơ bản không giúp ích gì cho Gen Z, thay vào đó các thương hiệu phải tìm đến họ – và để họ trở thành một phần không thể thiếu của cộng đồng đó.

Thay vì cố gắng kiểm soát chặt chẽ cộng đồng này, các thương hiệu nên thả lỏng và tin tưởng nhiều hơn vào sự hiện diện của các thành viên.

Trích lời của các Gen Z: “Chúng tôi lớn lên trong thời đại của truyền hình thực tế, những trò đùa giả mạo trên YouTube và cả những quảng cáo được trau cuốt kỹ lưỡng ở khắp mọi nơi.

Vì nội dung không thành thật này, chúng tôi hướng tới những thương hiệu có thể mang đến cho chúng tôi trải nghiệm chân thực hơn.”

Dựa trên suy nghĩ này, dưới đây là một số cách mà người làm marketing có thể sử dụng để kết nối sâu hơn nữa với nhóm những người tiêu dùng này.

1. Đừng chỉ nói về sản phẩm.

Fenty Beauty, một đơn vị thuộc đế chế ngành thời trang LVMH là một trong những câu chuyện thành công khi kết nối với Gen Z.

Đứng trước bối cảnh khi mà yếu tố thế hệ đang trở nên vô cùng đa dạng tại Mỹ, Fenty đã ra mắt dòng sản phẩm trang điểm với 40 sắc thái kem nền khác nhau, chiến lược này đã tạo nên một làn sóng mới thực sự về tính đa dạng trong ngành làm đẹp.

Vào năm 2020, khi phong trào Black Lives Matter (người da màu đáng được sống) đang trở nên rầm rộ, sự đa dạng của thương hiệu (đủ các màu da) càng trở nên có giá trị hơn.

Trên Instagram của Fenty, họ cho phép người dùng chia sẻ bất kỳ thông điệp nào họ muốn và không cần đề cập đến sản phẩm. Thay vì cố gắng bán hàng, Fenty muốn khách hàng đừng về phía họ (ít nhất là ở những thời điểm cần thiết).

2. Hãy đồng hành và hỗ trợ cho các sở thích của họ.

Twitch, nền tảng phát trực tuyến (live-streaming) được ra mắt vào năm 2011 nhằm mục tiêu hướng tới các nhà sáng tạo video, những người có thể tương tác với cộng đồng và kiếm tiền từ kênh của họ. Nền tảng này tập trung chủ yếu vào Gen Z và lấy kết nối xã hội (social connection) làm trọng tâm của thương hiệu.

Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của Harvard Business Review, Twitch không giống các nền tảng khác như Instagram, nền tảng này đã đầu tư rất sâu vào cộng đồng của mình khi mở rộng quy mô.

Bà Erin Wayne, giám đốc cấp cao về tiếp thị nhà sáng tạo và cộng đồng tại Twitch cho biết: “Chúng tôi muốn tạo ra một cộng đồng nơi mọi người muốn chia sẻ những sở thích của họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi không xây dựng chỉ một danh mục sở thích cho người dùng, chúng tôi mở rộng thêm các yếu tố khác như nghệ thuật, âm nhạc, nấu ăn, v.v.”

Trích lời một Gen Z phát biểu: “Twitch đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong sự nghiệp của tôi. Là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ mới chớm nở, tôi không chỉ tìm thấy một lượng khán giả lớn trên Twitch mà còn theo dõi nền tảng này hàng ngày để tìm ra những cách tốt nhất trong việc tương tác với cộng đồng của mình.”

3. Học ngôn ngữ của họ.

Để làm cho món khoai tây chiên của mình trở nên thú vị hơn trong mắt Gen Z, McDonald’s đã hợp tác với Fanbytes, một công ty chuyên về tiếp thị và tiếp thị người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.

Nhóm của Fanbytes đã quyết định bắt đầu trên TikTok. Sau quá trình phân tích, họ xác định được các bài hát và âm thanh đang thịnh hành (trending) tại thời điểm đó để tạo ra những giai điệu ấn tượng nhất với đối tượng mục tiêu, họ cũng đã biên đạo một điệu nhảy liên quan đến hành động nghiền khoai tây.

Bên cạnh đó, Fanbytes còn phân tích và xác định một số TikTokers nổi tiếng để từ đó đưa vào chiến dịch với mục tiêu lan toả sức ảnh hưởng.

Kết quả là, video đầy tính tươi mới và bắt kịp xu hướng này đã tạo ra 14 triệu lượt xem. Theo lời của nhà sáng lập Fanbytes: “Gen Z lớn lên cùng với mạng xã hội và do đó họ có thể dễ dàng khuếch đại mọi thứ mà họ thích.”

4. Hãy bắt gặp họ ở những nơi họ thường lui tới.

Trước cuộc bầu cử năm 2020, Sid Lee, một agency chuyên về sáng tạo muốn hướng dẫn các cử tri về quy trình bầu cử sắp diễn ra. Tuy nhiên ‘giáo dục công dân’ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng với những người dưới 18 tuổi.

Phó giám đốc sáng tạo của Sid Lee cho biết: “Hiểu được điều này, chúng tôi đã bắt đầu đặt tâm trí vào cách họ nghĩnơi họ ở“.

Cuối cùng họ đã chọn Minecraft, một nền tảng trò chơi trực tuyến, nơi Sid Lee đã thiết kế các cuộc bầu chọn thành các trò chơi (Game) dễ tương tác và hấp dẫn với người dùng.

Kết quả là gì, 85% trẻ em đã bắt đầu chơi và hoàn thành bài tập của mình, và cũng từ đây công ty mẹ của nền tảng này là Microsoft đã biến nó thành một nền tảng giáo dục miễn phí cho mọi giáo viên ở Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm

Một trong những tư duy thường thấy của người làm marketing nói chung khi nói đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) đó là đẩy mạnh các hoạt động Performance hay cụ thể là Performance Marketing, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây là một tư duy sai lầm.

Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm
Marketing: Muốn tăng Sales nhưng chỉ đẩy Performance là một sai lầm

Dù với tư cách là người làm marketing hay là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) hiển nhiên là nhiệm vụ sống còn, để làm điều này, các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

Trong khi có không ít các thương hiệu tiếp cận theo hướng bền vững dài hạn và toàn diện, một số khác lại giới hạn tiềm năng kinh doanh của chính họ trên thị trường bởi các tư duy ngắn hạn.

Tiếp cận theo hướng dài hạn nghĩa là doanh nghiệp không ngừng xây dựng các tài sản gắn liền với thương hiệu và ngược lại theo hướng ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ tập trung vào các hoạt động thúc đẩy bán hàng trực tiếp.

Một trong những tài sản được coi là nền tảng của các thương hiệu đó là mức độ nhận biết của thương hiệu hay nhận thức của khách hàng về thương hiệu trên thị trường.

Nhận thức về thương hiệu đề cập đến mức độ phổ biến (được biết và nhớ) của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Nó cũng có thể được hiểu là tần suất thương hiệu hoặc tên sản phẩm của doanh nghiệp xuất hiện trong các cuộc trò chuyện của khách hàng và người tiêu dùng.

Nhận thức về thương hiệu càng cao thì cơ hội tạo ra sự quan tâm và bán hàng của thương hiệu càng lớn. Nếu doanh nghiệp không ngừng đầu tư vào loại tài sản này, doanh số bán hàng sẽ ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Nhận thức về thương hiệu là gì?

Nhận thức về thương hiệu hay còn được gọi là Độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành marketing, được sử dụng để mô tả mức độ quen thuộc của một cá nhân (người tiêu dùng) với một thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp cụ thể.

Các nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ biết và tin tưởng.

Nói một cách đơn giản, nhận thức về thương hiệu là những gì bạn làm để tạo ra những kết nối cảm xúc với người tiêu dùng mục tiêu, tác động đến quyết định mua hàng, sở thích và lòng trung thành của họ.

Nằm trong hành trình mua hàng tổng thể, nhận thức về thương hiệu hay biết về thương hiệu là giai đoạn đầu tiên của mọi quyết định mua hàng.

Nhận thức về thương hiệu mạnh sẽ thúc đẩy hiệu suất bán hàng trong tương lai bằng cách đảm bảo rằng các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng sẽ luôn biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu trước khi họ tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu.

Khi nói đến giá trị hay sức ảnh hưởng của nhận thức về thương hiệu, bạn cần hiểu là nhận thức về thương hiệu chỉ thực sự có ý nghĩa (đặc biệt là vế khía cạnh bán hàng) khi áp dụng cho các nhóm khách hàng hay đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Bạn cứ hình dung là, nếu bạn là thương hiệu hàng xa xỉ thì việc người có thu nhập thấp có nhận thức tốt về nó cơ bản cũng không thể mang lại lợi nhuận cho bạn.

Điều cuối cùng cũng quan trọng không kém, nhận thức thương hiệu chỉ có chức năng hỗ trợ bán hàng chứ không phải là yếu tố quyết định.

Suy cho cùng, thương hiệu của bạn có phổ biến đến mức nào nhưng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng thì cũng khó mà tồn tại được.

Các thương hiệu như Mercedes hay BMW không chỉ có cái gọi là “thương hiệu“, sản phẩm của họ thực sự chất lượng.

Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu.

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng thương hiệu đó là trở thành một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh được bắt đầu từ sự nhận biết rộng rãi, không chỉ với các nhóm khách hàng mục tiêu, những người có nhiều khả năng mua sản phẩm, mà còn cả với những người dùng khác.

Nhận thức được giá trị này, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chỉ sử dụng chiến thuật Performance Marketing ngắn hạn để thúc đẩy doanh số, đã đến lúc bạn cần thay đổi.

Dưới đây là một số lợi ích chính khi doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện của thương hiệu:

Tăng doanh số bán hàng.

Như đã đề cập ở trên, doanh số bán hàng khó hoặc hiếm khi chỉ đến từ các chiến thuật ngắn hạn hoặc trực tiếp, đặc biệt với các sản phẩm B2B thì điều này càng bất khả thi hơn.

Người tiêu dùng về cơ bản là sẽ tìm hiểu và mua các sản phẩm ít nhất là họ đã biết hoặc cao hơn là tin tưởng về thương hiệu đó.

Khi sự phổ biến là nền tảng của niềm tin, thúc đẩy nhận biết về thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy doanh số bán hàng.

Hãy đầu tư nguồn lực để thiết lập một hình ảnh thương hiệu vững chắc.

Nhận thức về thương hiệu tốt có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Khi khách hàng trở nên trung thành hơn, họ có nhiều khả năng mua hàng lặp lại hơn, và như bạn đã biết chi phí để bạn có được một khách hàng cao hơn nhiều lần so với duy trì khách hàng cũ.

Tuy nhiên, là con người, lòng trung thành cũng bị thay đổi theo thời gian, điều này có nghĩa là, ở một thời điểm nào đó khách hàng mua hàng và trung thành với thương hiệu của bạn không có nghĩa họ cũng sẽ trung thành trong tương lai.

Khi hành vi và nhận thức của khách hàng thay đổi, cùng với đó là sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác trên thị trường, bạn cần liên tục xây dựng và củng cố mức độ nhận biết của thương hiệu hay cách khách hàng biết về thương hiệu.

Về bản chất, khi các khách hàng mới (khách hàng tiềm năng) nghe và biết càng nhiều về thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông, họ cũng có nhiều khả năng trở thành người mua trung thành trong tương lai.

Nhận thức về thương hiệu cũng có thể thúc đẩy nhận diện sản phẩm tốt hơn.

Khi mọi người quen thuộc với thương hiệu của bạn, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Nếu mọi người không nhận ra tên và logo công ty của bạn, họ sẽ khó mà nhớ đến điều gì đó khiến bạn trở nên độc đáo hoặc tại sao họ nên chọn sản phẩm của bạn thay vì một doanh nghiệp khác trên thị trường.

Khi khách hàng càng biết đến và tin tưởng thương hiệu của bạn, họ sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng của bạn.

Điều bạn cần làm là xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ của thương hiệu trong thị trường mục tiêu của mình thông qua các nỗ lực marketing và quảng cáo, bạn cần có được một mức độ nhận biết cao.

Kết luận.

Là người làm marketing, hơn ai hết bạn hiểu rằng người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc, thay vì logic. Với ý nghĩ đó, xây dựng nhận thức về thương hiệu hay các bản sắc của thương hiệu là một cách hiệu quả để tiếp cận người tiêu dùng ở cấp độ cảm xúc.

Nếu được thực hiện một cách chính xác, nó có thể thuyết phục người tiêu dùng rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp của bạn xứng đáng với số tiền mà họ phải bỏ ra.

Trong khi như MarketingTrips đã đề cập là có vô số cách để marketing một thương hiệu, xây dựng nhận thức về thương hiệu luôn là con đường đúng đắn và bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chạy nước rút – Chiến lược thúc đẩy bán hàng mà mọi doanh nghiệp đều nên biết

Trong những năm trở lại đây, các thuật ngữ liên quan đến cụm từ “Agile” đã trở nên quá quen thuộc với những người làm kinh doanh nói chung, từ Agile Team đến Agile Marketing. Khi các đội nhóm hay hành động phải trở nên nhanh và linh hoạt hơn, việc sử dụng các chiến lược chạy nước rút trở nên phổ biến hơn khi nó có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào các ưu tiên sẽ mang lại kết quả. Trọng tâm của chiến lược này là nhịp độ của các cuộc họp hàng tuần hay cách thức phối hợp giữa người quản lý và nhân viên bán hàng.

Chạy nước rút - Chiến lược thúc đẩy bán hàng mà mọi doanh nghiệp đều nên biết
Chạy nước rút – Chiến lược thúc đẩy bán hàng mà mọi doanh nghiệp đều nên biết

Được thúc đẩy bởi một thế giới kỹ thuật số đang thay đổi và phát triển nhanh chóng, các tổ chức bán hàng (và marketing) đang đầu tư nhiều nguồn lực và năng lượng hơn cho các sáng kiến mang tính chiến lược.

Cho dù những thay đổi này liên quan đến việc cơ cấu lại cách tổ chức đội nhóm, hay áp dụng các yếu tố công nghệ mới vào hoạt động bán hàng, rào cản chính thường thấy là các đội nhóm hay doanh nghiệp không thể đạt được hiệu quả thực thi.

Đối với các nhóm bán hàng (Sales), việc thực hiện các chiến lược mới có thể khá khó khăn, đặc biệt khi bán hàng là một công việc đa diện, vốn đòi hỏi sự linh hoạt trong từng tình huống cụ thể, việc áp dụng các khuôn mẫu có sẵn càng trở nên phức tạp hơn.

Từ những sự đòi hỏi hay yêu cầu mới từ khách hàng, giám đốc bán hàng hay giám đốc marketing (CMO) hay cả những sự thay đổi bất ngờ về yếu tố công nghệ cũng có thể đẩy một nhân viên bán hàng đi theo những hướng mới.

Như một kết quả tất yếu, hiệu suất bán hàng ngày càng trở nên sa sút khi cả nhân viên bán hàng lẫn những người quản lý của họ không còn cùng làm việc trên cùng một chiến tuyến mang tính hỗ trợ.

Trong bối cảnh này, một giải pháp đã giúp nhiều đội nhóm bán hàng thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi đó là chiến lược “chạy nước rút” – khi người quản lý và nhân viên bán hàng phải tương tác trực tiếp trong một khoảng thời gian ngắn hơn và thường xuyên hơn.

Ý tưởng là chia nhỏ các chiến lược và mục tiêu thành các nhiệm vụ nhỏ, dễ quản lý hơn để từ đó giúp các nhân viên bán hàng có thể tập trung nhiều hơn và làm việc có trách nhiệm hơn.

Mục tiêu của chiến lược chạy nước rút trong hoạt động bán hàng là vừa thường xuyên cải tiến các quy trình gia tăng giá trị cho khách hàng vừa thúc đẩy doanh số bán hàng.

Mặc dù thuật ngữ Chạy nước rút dường như khá đơn giản và dễ hiểu, việc triển khai nó một cách thành công lại là một câu chuyện khác.

Chiến lược này hoạt động tốt nhất khi doanh nghiệp có một hệ thống các chương trình quản lý bán hàng thống nhất (có thể được hỗ trợ bởi các nền tảng công nghệ) bao gồm quy trình bán hàng (sales pipeline), thiết lập mục tiêu, huấn luyện và phần thưởng.

Hơn nữa, các nhà quản lý bán hàng phải cộng tác với các đồng nghiệp của họ trong toàn doanh nghiệp để có thêm những hiểu biết và kinh nghiệm cho chiến lược.

Thực thi chiến lược chạy nước rút trong hoạt động bán hàng.

Nằm trong tổng thể các chiến lược bán hàng, có rất nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, một trong số đó là chiến lược bán hàng “từ trong ra ngoài”, khi doanh nghiệp đơn giản là bán những cái mình có, các nhân viên bán hàng hoạt động như vai trò của những người vận đơn, nhận đơn đặt hàng theo những gì doanh nghiệp đang có.

Ở khía cạnh ngược lại, với chiến lược bán hàng “từ ngoài vào trong”, khi doanh nghiệp, nhân viên bán hàng hay thậm chí là người làm marketing tập trung vào việc tìm kiếm các khách hàng hay thị trường mới, dự báo các xu hướng thị trường để từ đó tối ưu hoá sản phẩm và dịch vụ của mình, tư duy bán những cái mình có được chuyển thành bán những cái mà khách hàng và thị trường thực sự cần.

Với chiến lược chạy nước rút, các nhà quản lý bán hàng và nhân viên bán hàng phải tập trung vào các cơ hội và nhu cầu của từng khách hàng. Trong các cuộc họp thường kỳ (thường là hàng tuần), mục tiêu chính phải của họ là phải thảo luận sâu về chủ đề này.

Dưới đây là một số câu hỏi hay nội dung mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Chuyện gì đã xảy ra với khách hàng và thị trường? Kế hoạch đề ra đã được thực thi ra sao và kết quả là gì? Chúng ta đã học được gì về khách hàng và thị trường?
  • Hành động hay chiến thuật tiếp theo sẽ là gì? Ví dụ, những nhu cầu và nhóm khách hàng nào chúng ta nên tập trung vào tuần tới? Chúng ta nên làm gì? Những ưu đãi và giá trị nào chúng ta cần truyền tải? Khách hàng của chúng ta đang tìm kiếm điều gì?
  • Là nhân viên bán hàng, bạn cần người quản lý của mình hỗ trợ những gì? Người quản lý có thể làm gì để hỗ trợ các nỗ lực đã được lên kế hoạch cho tuần tới? hay các phòng ban khác trong doanh nghiệp cần hỗ trợ ra sao?

Như bạn có thể thấy, với chiến lược chạy nước rút bán hàng, các nhà quản lý bán hàng đã sử dụng các cuộc trò chuyện mang tính “nước rút” để giúp nhân viên bán hàng của họ chia nhỏ các chiến lược bán hàng lớn hơn và phức tạp hơn.

Ví dụ: trong thị trường dọc A, bán giải pháp B, cho khách hàng C, bằng cách gặp gỡ người ra quyết định D và tận dụng đề xuất giá trị E.

Trong chiến lược chạy nước rút, nhiều doanh nghiệp cũng chuyển hướng tập trung vào tập khách hàng có tiềm năng tăng trưởng cao nhất, cùng với đó là sự phối hợp đồng bộ giữa bán hàng, marketing và các bộ phận liên quan khác như chăm sóc khách hàng.

Các nền tảng công nghệ hỗ trợ như CRM (Customer Relationship Management) hay CDP (Customer Data Platform) cũng rất cần thiết.

Tại sao các chiến lược chạy nước rút lại hiệu quả.

Với những gì đã phân tích ở trên, bạn có thể đã hình dung được về những giá trị mà chiến lược chạy nướt rút trong hoạt động bán hàng có thể mang lại, dưới đây là một số điểm lợi thế khác của chiến lược (Strategy).

  • Chuyển từ chiến lược sang thực thi: Trong khi các chiến lược năm hay quý vẫn có thể chỉ nằm đó trên lý thuyết. Chiến lược tiếp cận kiểu nước rút làm cho các kế hoạch trở nên năng động và có thể thực hiện được.
  • Sự phối hợp trong toàn doanh nghiệp: Trong khi các phòng ban khác ngoài đội nhóm bán hàng có thể “thờ ơ’ với hoạt động bán hàng vốn là mục tiêu cuối cùng giúp một doanh nghiệp tồn tại, với chiến lược mới, khi nhóm bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng, sản phẩm…trên cùng một chiến tuyến và thường xuyên tương tác, mọi thứ chắc chắn sẽ khác.
  • Kết nối các thông tin hay hiểu biết có được thành các hành động cụ thể: Nếu như các chiến lược tiếp cận khác có thể khá chung chung. Chạy nước rút giúp tổ chức cập nhật thông tin nhanh hơn về thị trường và tập trung vào các hành động ưu tiên cụ thể sẽ được thực hiện ngay (những ngày tới), cuối cùng, các nhân viên bán hàng có nhiều cơ hội hơn để đạt được mục tiêu của mình.
  • Tập trung vào khách hàng: Từng cuộc trò chuyện với khách hàng và những gì có được là những thông tin quý giá, khi các thông tin này được thảo luận thường xuyên và có sự kết hợp với nhiều bộ phận hay đội nhóm bán hàng khác nhau, các nhân viên bán hàng lẫn doanh nghiệp sẽ hiểu khách hàng của họ nhiều hơn.

Khi nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng trong thế giới kỹ thuật số luôn thay đổi nhanh chóng, các chiến lược chạy nước rút bán hàng nên là ưu tiên hàng đầu (hoặc ít nhất là rất đáng để thử nghiệm).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online

Chính quyền Thâm Quyến, Trung Quốc tham vọng biến thành phố trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online, thứ sẽ đóng vai trò kích cầu tiêu dùng và thu về doanh thu 300 tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.

Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online
Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online

Là thủ phủ công nghệ cao của Trung Quốc, thành phố Thâm Quyến mới đây vừa công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm livestream bán hàng điện tử mới, có quy mô ảnh hưởng toàn cầu. Chính quyền thành phố tham vọng dự án này sẽ kích cầu tiêu dùng và thu về 300 tỷ nhân dân tệ (43,7 tỷ USD) doanh thu vào năm 2025.

Theo SCMP, với mục tiêu mở rộng ngành công nghiệp bán hàng online qua livestream ở địa phương, Thâm Quyến kỳ vọng có thể tự xây dựng hoặc thu hút ít nhất 100 doanh nghiệp hàng đầu đến hợp tác trong vòng 3 năm tới, đồng thời xây dựng 50 tòa nhà để phục vụ cho lĩnh vực này, tạo thành một “khu công nghiệp” riêng cho lĩnh vực này.

Khu công nghiệp livestream sẽ trở thành điểm đến có tất cả trong một, bao gồm thiết bị để phát sóng trực tiếp, thiết kế bối cảnh, khu chỉnh sửa hậu kỳ nội dung và trình bày sản phẩm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán quần áo, mỹ phẩm, trang sức hay các mặt hàng công nghệ sẽ là bên được lợi lớn nhất từ chính sách hỗ trợ chuỗi cung ứng.

Thành phố sẽ hỗ trợ các nhãn hàng, doanh nghiệp xây dựng các địa điểm trưng bày sản phẩm nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và các phòng, ban thương mại, đồng thời rút ngắn quá trình đi từ chuỗi cung ứng, sản xuất đến phân phối hàng hóa.

“Livestream bán hàng là một mô hình kinh doanh mới nhưng có tầm quan trọng rất lớn trong việc khôi phục nền kinh tế bền vững và thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ”, Hiệp hội Thương mại thành phố Thâm Quyến cho biết.

Với mục tiêu táo bạo này, Thâm Quyến đang cố bắt kịp những khu vực đang phát triển lĩnh vực bán hàng qua livestream trong cả nước, SCMP nhận định.

Hàng Châu là địa bàn của các nền tảng thương mại điện tử (e-Commerce) lớn tại Trung Quốc như Alibaba, với hơn 69.000 người livestream bán hàng. Thành phố này thu về 503 tỷ nhân dân tệ (73 tỷ USD) doanh thu chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021.

Trong khi đó, Thâm Quyến chỉ có khoảng 9.260 người dẫn chương trình livestream tính đến cuối tháng 11/2022, đạt 152 tỷ nhân dân tệ (22 tỷ USD) kể từ đầu năm, Shenzhen Economic Daily cho biết.

Do đó, với kế hoạch mới, thủ phủ công nghệ mong muốn sẽ lôi kéo được 50 người dẫn chương trình trong các buổi livestream bán hàng đến làm việc tại các nhà đài của thành phố, đồng thời kêu gọi thêm 3.000 livestreamer và 10.000 nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác để mở rộng thị trường thương mại điện tử.

Chính quyền được phương cũng góp sức giúp các nền tảng thương mại điện tử mở trụ sở hoạt động mới ở Thâm Quyến và tìm ra những công nghệ mới như AI, idol ảo, metaverse cho lĩnh vực livestream.

Chính quyền thành phố cũng cam kết sẽ đặt ra những quy định, điều luật cụ thể cho thị trường và siết luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Trước đó, năm 2020, Thâm Quyến từng công bố kế hoạch phát triển ngành mua sắm qua sóng livestream bằng cách đào tạo 1.000 influencer và 10 “trụ sở” livestream khác nhau.

Theo SCMP, với sự bùng nổ của thương mại điện tử sau đại dịch Covid-19, giới chức Trung Quốc đang tăng cường giám sát và quản lý lĩnh vực này để khôi phục tiêu dùng nội địa đang có dấu hiệu giảm sút.

Tháng 12/2022, doanh số bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng trên toàn quốc đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 4.000 tỷ nhân dân tệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Top 3 chiến lược để tăng năng suất Bán hàng và Marketing

Khi nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực cắt giảm chi phí trong bối cảnh khi nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, một số chiến lược thúc đẩy năng suất bán hàng và marketing dưới đây sẽ là rất cần thiết.
3 chiến lược để tăng năng suất Bán hàng và Marketing
3 chiến lược để tăng năng suất Bán hàng và Marketing

Đối với nhiều người làm marketing, có một thứ gần như là hiển nhiên đó là để tăng doanh thu họ cần phải tăng chi phí quảng cáo và bán hàng, chi phí và doanh thu về cơ bản là luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau.

Với tư duy này, các đội nhóm bán hàng và marketing đều tin rằng họ không thể duy trì được mức độ hiệu quả của công việc nếu cắt giảm đi chi phí (trong một khoảng thời gian nhất định).

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới đây từ Bain & Co, đây là một niềm tin có hại cho doanh nghiệp, ít nhất là trong vô số các trường hợp.

Để chứng minh cho luận điểm này, số liệu chính mà các nhà nghiên cứu tập trung vào là “năng suất thương mại” (commercial productivity), chỉ số đo lường doanh thu (hoặc lợi nhuận gộp) có được trên mỗi đồng chi phí thương mại (commercial cost), sau đó đánh giá việc doanh thu sẽ tăng nhanh hơn bao nhiêu so với tốc độ tăng chi phí bán hàng và marketing.

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá xem liệu niềm tin rằng muốn tăng doanh thu thì phải tăng chi phí marketing và bán hàng và chúng phải tỷ lệ thuận với nhau có đúng hay không.

Các nghiên cứu sau đó đã được thực hiện.

Để bắt đầu, các nhà nghiên cứu đã phân tích 1.254 công ty đại chúng (B2B) trong 10 ngành hàng khác nhau trên toàn thế giới từ năm 2017 đến năm 2021.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các doanh nghiệp trung bình có năng suất thương mại không đổi trong các năm, doanh thu của doanh nghiệp tăng cùng với tốc độ của chi phí bán hàng và marketing (tiếp thị).

Khoảng 19% doanh nghiệp đã cải thiện năng suất thương mại hơn 10% trong hầu hết các năm, nhưng hầu hết sau đó lại suy giảm sau từng năm. Chỉ 5% các doanh nghiệp có thể đạt được mức tăng năng suất thương mại trong mỗi 3 của 4 năm.

Các doanh nghiệp ưu tú này được xem là những “người đi đầu về năng suất bền vững”. Chỉ số tổng lợi tức của cổ đông (TSR) hàng năm của doanh nghiệp cao hơn đáng kể so với các công ty khác cùng ngành, với mức chênh lệch trung bình là 12%.

Nghiên cứu đã xác định rằng việc cố gắng tăng năng suất thương mại bằng cách chỉ tập trung vào chi phí (quảng cáo và marketing) có thể cản trở sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn.

Trong các trường hợp khác, với những doanh nghiệp chủ yếu dựa vào phần mềm marketing và bán hàng hoặc các công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) chưa được chứng minh là ảnh hưởng đến doanh số lại chứng kiến mức chi phí tăng nhưng doanh thu lại không tăng với mức tương xứng.

Ở không ít các doanh nghiệp khác, khi doanh nghiệp đưa ra mức tăng năng suất một cách vô lý (thiếu cơ sở) vào kế hoạch kinh doanh (Business Plan) của họ mà không có lộ trình rõ ràng để đạt được chúng, hệ quả là các nhân viên bán hàng mất đi động lực, hiểu nhầm về mục tiêu và cuối cùng là nghỉ việc.

Các doanh nghiệp đi đầu hay các nhà lãnh đạo năng suất đã làm gì?

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các doanh nghiệp đi đầu trong năng suất thương mại theo đuổi mục tiêu một cách có hệ thống, trong nhiều năm, dựa trên 3 đòn bẫy chính.

Thứ nhất, họ không ngừng tinh chỉnh mô hình tiếp cận thị trường (go-to-market) của mình.

Thứ hai, họ nâng cao năng suất ở nhóm tiếp cận trực tiếp với khách hàng cho mục tiêu bán hàng. Và cuối cùng, họ xác định một cách hiệu quả mức độ hỗ trợ của marketing đến hoạt động bán hàng (Sales).

Tinh chỉnh mô hình tiếp cận thị trường.

Quá trình này liên quan đến việc đánh giá cách triển hoạt động bán hàng và marketing theo cách sẽ tạo ra được mức lợi nhuận cao nhất.

Phần lớn các doanh nghiệp thường dựa vào những dữ liệu bán hàng cũ hoặc các mô hình đã lỗi thời để xác định số lượng nhân bán hàng cần thiết cũng như phân bổ cách các nhân viên này tiếp cận thị trường.

Điều các doanh nghiệp nên làm đó là phân bổ nguồn lực dựa trên chi tiêu dự kiến trong tương lai của khách hàng và chỉ định phạm vi tiếp cận của các nhân viên bán hàng.

Các doanh nghiệp hàng đầu không ngừng điều chỉnh mức độ ưu tiên theo các phân khúc khách hàng của họ và tiếp cận thị trường theo cách có lợi hơn, sử dụng cách tiếp cận có mức chi phí thấp hơn, chẳng hạn như sử dụng thương mại điện tử (eCommerce).

Nâng cao năng suất của đội nhóm bán hàng tuyến đầu.

Để nâng cao năng suất bán hàng của đội ngũ bán hàng tuyến đầu, tức những nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đào tạo và huấn luyện nhân viên của họ, đặc biệt là với những người mới.

Nghiên cứu của Bain & Co đã phát hiện ra rằng những nhân viên bán hàng có hiệu suất cao nhất thường xuyên tương tác với người quản lý của họ (và người quản lý cũng có các quy trình đánh giá nhân viên rõ ràng), những nhân viên bán hàng có hiệu suất thấp thì ngược lại, họ rất ít khi làm điều này.

Xác định mức độ hỗ trợ của Marketing đến Bán hàng.

Để có thể tối ưu hóa mức độ hỗ trợ của các hoạt động marketing đến bán hàng, doanh nghiệp phải tìm đúng công cụ hỗ trợ và dễ đo lường.

Có thể doanh nghiệp cần mở rộng số lượng phân khúc khách hàng và xây dựng nhiều đề xuất bán hàng phù hợp hơn cho từng phân khúc (Segmennt).

Điều này bao gồm việc phân khúc lại khách hàng dựa trên cơ hội và nhu cầu mới, tăng cường sử dụng các phương pháp tiếp cận thị trường với chi phí thấp hơn, đồng thời không ngừng tìm mới các nhân tài phù hợp.

Những câu hỏi đúng mà các nhà lãnh đạo cần hỏi trong thời kỳ suy thoái.

Để có thể thúc đẩy năng suất thương mại và phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo như CFO, CMO, COO hay CEO phải tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau:

  • Đâu là những yếu tố có thể thúc đẩy năng suất thương mại của doanh nghiệp?
  • Chúng ta cần tăng năng suất ở đâu – với mức độ nào – và khi nào?
  • Những chiến thuật nào có thể được sử dụng để tạo ra một con đường khả thi đến với các mục tiêu?
  • Cấu trúc tổ chức và mô hình kinh doanh của chúng ta có phù hợp với hiện tại không?
  • Ai sẽ là người chịu trách nhiệm hiện thực hóa mục tiêu lợi nhuận? và người (bộ phận) này có liên quan như thế nào đến những người (bộ phận) khác?

Việc duy trì tăng năng suất thương mại có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong bất kỳ ngành nào và ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp ngày nay, để tăng năng suất thương mại, các doanh nghiệp phải có một sự đánh đổi lành mạnh giữa các hành động tiết kiệm chi phí và để có được mức lợi nhuận cao nhất, sự đánh đổi sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong tương lai và phát triển bền vững hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

AI Marketing: Cách sử dụng AI để điều chỉnh Marketing và Sales

Cùng khám phá cách các doanh nghiệp có thể sử dụng AI Marketing để điều chỉnh cách thức phối hợp giữa bộ phận Marketing và Sales.

AI Marketing
AI Marketing: Cách sử dụng AI để điều chỉnh Marketing và Sales

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, tại sao một số doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn và nhanh hơn những doanh nghiệp khác trong việc điều chỉnh cách sử dụng dữ liệu khách hàng của họ để đáp ứng với các điều kiện Marketing không ngừng thay đổi? Một lý do chung giữa hầu hết các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả này là họ đã sử dụng các mô hình AI để dự đoán kết quả ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng.

Các công ty này sử dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) để dự đoán khách hàng nào có khả năng rời bỏ, trong khi các đối thủ cạnh tranh của họ phản ứng sau khi khách hàng đã rời đi. Và khi những dự đoán của họ đi sai hướng do những thay đổi khách quan bên ngoài hoặc do điều kiện thị trường, họ sẽ sử dụng chính các phản hồi đó để nhanh chóng định hướng lại và chuyển hướng các nỗ lực Marketing và Sales (Bán hàng) của mình.

Trên thực tế, việc sử dụng các mô hình AI để dự đoán các phản ứng của khách hàng đã giúp các doanh nghiệp này phản ứng nhanh hơn với những sự thay đổi của thị trường nhanh so với các doanh nghiệp không sử dụng. Và mặc dù các công cụ AI không phải là không thể sai lầm, chúng có thể định hình lại cách các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định trong các bộ phận chức năng như Marketing và Sales.

Trong những năm trở lại đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp hơn đặt ra câu hỏi là liệu các khoản đầu tư Marketing của họ có thực sự mang lại hiệu quả. Nhiều cuộc tranh cãi cũng đã xảy ra giữa các nhà lãnh đạo marketing (CMO) với CEO (Giám đốc điều hành) hay cả CFO (Giám đốc Tài chính).

Một lý do muôn thuở cũng đã được đưa ra đó là các doanh nghiệp không thể liên kết các khoản đầu tư marketing của họ với những thay đổi từ thị trường hay từ khách hàng.

Trong thế giới kỹ thuật số (Digital), mà chính xác là Digital Marketing, một cách phổ biến thường thấy để lý giải về cách các hoạt động marketing tác động đến thương hiệu hay doanh số bán hàng đó là chạy một số lượng lớn các thử nghiệm (A/B Testing) với nhiều tham số khác nhau, căn cứ vào các phản ứng của khách hàng, doanh nghiệp hay người làm marketing đưa ra các dự báo liên quan.

Như một kết quả tất yếu, vì doanh nghiệp phải theo dõi các phản ứng của khách hàng trong suốt hành trình khách hàng từ giai đoạn tìm kiếm đến nhấp chuột và rồi mua hàng, một lượng lớn dữ liệu về khách hàng đã được thu thập.

Một câu hỏi đặt ra là tại sao một số doanh nghiệp lại tốt hơn và nhanh hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác trong việc điều chỉnh cách sử dụng dữ liệu khách hàng của họ để có thể đáp ứng nhanh với các điều kiện Marketing liên tục thay đổi.

Trong các giai đoạn suy thoái kể từ năm 2021 đến nay, điều này càng thể hiện rõ hơn khi các doanh nghiệp phải liên tục dịch chuyển để thích nghi với các điều kiện mới của thị trường, khi hành vi và ưu tiên mua hàng của khách hàng đã thực sự thay đổi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một điểm chung giữa các doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt hơn, nhanh nhạy hơn là họ sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI Models) để dự báo các kết quả đầu ra tại nhiều giai đoạn khác nhau trong hành trình mua sắm của khách hàng (Customer Journey).

ví dụ: doanh nghiệp sử dụng AI để phân tích dữ liệu hành vi trước đây của người tiêu dùng và từ đó dự đoán khả năng khách hàng sẽ phản hồi tích cực với một chiến dịch Marketing cụ thể nào đó.

Trong khi các đối thủ cạnh tranh yếu thế phản ứng một cách thụ động với các hành động của khách hàng, các doanh nghiệp ứng dụng AI Marketing tiếp cận vấn đề một cách chủ động, từ việc xây dựng chiến lược đến thiết lập mối quan hệ với khách hàng.

Họ sử dụng AI để dự đoán khách hàng nào có khả năng rời bỏ và họ nên làm gì để hạn chế trình trạng đó, trong khi đối thủ cạnh tranh lại phản ứng sau khi khách hàng đã rời đi.

Và khi những dự đoán của họ đi sai hướng do những thay đổi khách quan bên ngoài hoặc do điều kiện thị trường, họ sẽ sử dụng chính các phản hồi đó để nhanh chóng định hướng lại và chuyển hướng các nỗ lực Marketing và Sales (Bán hàng) của mình.

Trên thực tế, việc sử dụng các mô hình AI để dự đoán các phản ứng của khách hàng đã giúp các doanh nghiệp này phản ứng nhanh hơn với những sự thay đổi của thị trường nhanh so với các doanh nghiệp không sử dụng.

AI Marketing là gì?

AI Marketing hiểu đơn giản là cách ứng dụng các công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) vào hoạt động Marketing với mục tiêu là tối đa hoá trải nghiệm khách hàng, tối ưu ngân sách marketing và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Dưới đây là chi tiết cách AI đã làm thay đổi thế giới Marketing và Bán hàng.

Các mô hình dự báo (Prediction Models) đang thay đổi cách thức hoạt động của chiến lược (Strategy).

Trong ví dụ về một công ty thương mại toàn cầu đang tìm nguồn cung và phân phối sản phẩm hoá chất số lượng lớn. Vào đầu năm 2019, công ty này đã bắt đầu sử dụng các mô hình dự báo (dự đoán) dựa trên AI để hiểu các cơ hội kinh doanh thông qua các giai đoạn khác nhau trong quy trình mua hàng dựa trên yêu cầu của khách hàng.

Công ty này đã rút ra được một kết luận rằng các yếu tố liên quan đến chất lượng đóng vai trò quyết định trong việc họ có được lựa chọn hay không. Họ bắt đầu sử dụng thông tin này để theo đuổi các cơ hội tiềm năng.

Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2020, các dự báo về mô hình AI của công ty này đã được chứng minh là sai. Phân tích sâu hơn cho thấy rằng các điều khoản liên quan đến giao hàng mới là yếu tố quyết định chính.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trước đây vốn thu thập thông tin về các vấn đề thông qua dữ liệu kinh tế vĩ mô hiện đã đã có thể sử dụng AI để dự đoán kết quả thông qua quy trình mua hàng của khách hàng, cũng từ đây, họ có thể nhanh chóng chuyển đổi hoạt động Marketing và bán hàng theo cách phù hợp hơn với những thay đổi trên thị trường.

Một nghiên cứu khác đã được phân tích tại một doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn ở Vương quốc Anh. Các dữ liệu có được vào vào tháng 1 năm 2020 cho thấy rằng, vì khả năng cho thuê mới là rất thấp, họ cần thận trọng trong việc đưa ra các ưu đãi cho các doanh nghiệp hiện đang thuê.

Phân tích tiếp tục cho thấy việc cho thuê không gian làm việc linh hoạt (flexible workspaces) cũng đang có mức lợi nhuận khá thấp.

Vào cuối tháng 2 năm 2020, trong giai đoạn đầu của đại dịch, một mô hình AI đã được đưa vào sử dụng, mô hình này đề xuất tăng 30% diện tích không gian làm việc linh hoạt đồng thời đưa ra các ưu đãi tốt hơn để thu hút những người thuê hiện tại.

Những đề xuất này khiến doanh nghiệp bắt đầu thay đổi chiến lược marketing và bán hàng của mình vào giữa tháng 3, nhanh hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh hiện vẫn đang dựa vào sản lượng quý đầu tiên (kết thúc vào tháng 3) của các mô hình Marketing và bán hàng truyền thống của họ.

Vị trí dẫn đầu trong một tháng hoặc thậm chí một tuần cũng có thể tạo ra nhiều sự khác biệt đáng kể trong các thị trường cạnh tranh cao.

Tóm lại, vốn được đào tạo bằng cách sử dụng các dữ liệu lịch sử, các mô hình AI có thể cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều thông tin phức tạp hơn và nhanh nhạy hơn về mối liên hệ giữa hành động của họ với thị trường hoặc với phản ứng của khách hàng.

Thấu hiểu vai trò của các vòng phản hồi.

Các hoạt động Marketing và bán hàng theo cách truyền thống vốn thiếu cách tiếp cận với cái gọi là vòng phản hồi, thứ được áp dụng rất phổ biến trong thế giới kỹ thuật số.

Các vòng phản hồi cho phép các hệ thống thay đổi hỗn hợp đầu vào và các đặc điểm của hệ thống để nâng cao chất lượng đầu ra.

Các hành động Marketing chậm trễ, hay nói một cách dễ hiểu hơn là họ không hiểu được các phản ứng của khách hàng là kết quả của việc doanh nghiệp ngay từ đầu đã không xây dựng một vòng phản hồi liên tục và rõ ràng.

Chính việc thiếu vòng phản hồi này đã hạn chế khả năng của các doanh nghiệp trong việc đánh giá ROI (lợi tức đầu tư) của các nỗ lực Marketing và bán hàng của họ.

Việc không thiết lập các vòng phản hồi cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất kết nối giữa việc xây dựng chiến lược theo từng giai đoạn (với các cấp quản lý) và việc thực thi ở các cấp thấp hơn.

Các mô hình dự báo dựa trên AI có thể nắm bắt các xu hướng ở cấp độ chi tiết, chẳng hạn như ở cấp độ các giao dịch bán hàng riêng lẻ.

Thông tin có được do các mô hình này cung cấp có thể được sử dụng để cập nhật và điều chỉnh chiến lược Marketing và bán hàng theo cách nhanh hơn và liên tục hơn, điều này cũng cho phép các doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi.

Hãy xem xét ví dụ chi tiết này.

Một công ty sản xuất 200 năm tuổi ở Bắc Mỹ đã đầu tư đáng kể các hoạt động Marketing với mục tiêu xây dựng khách hàng tiềm năng (Lead), tuy nhiên, kết quả có được vẫn không như mong đợi, mức tăng doanh thu có được vẫn không đáng kể.

Doanh nghiệp này cho rằng họ đang gặp phải một vấn đề Marketing (marketing problem) nào đó.

Để có được câu trả lời, doanh nghiệp đã sử dụng một mô hình AI để phân tích dữ liệu và nhận thấy rằng, mức chi tiêu Marketing tăng lên thực sự đã mang lại kết quả tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tuy nhiên lại ít tác động đến doanh thu tổng thể.

Các phân tích sau đó tiết lộ rằng nguồn lực bán hàng hạn chế của nhà sản xuất là một phần của vấn đề. Đội ngũ bán hàng đã chọn những khách hàng tiềm năng tốt nhất từ các khoản chi tiêu marketing tăng lên, nhưng lại bỏ qua một số lượng khách hàng tiềm năng tương ứng mà lẽ ra họ phải theo đuổi.

Doanh nghiệp từ đây đã hiểu rằng họ gặp vấn đề về năng lực bán hàng chứ không phải là vấn đề Marketing. Nếu không có các mô hình phân tích dữ liệu, có lẽ mọi thứ đã khác.

Sự thay đổi trong quá trình phân khúc thị trường (Phân khúc khách hàng).

Vì các mô hình AI tập trung vào vòng phản hồi, việc sử dụng các mô hình này cũng đang làm thay đổi cách doanh nghiệp phân khúc thị trường.

Về mặt lý thuyết, phân khúc (segmentation) được định nghĩa là quá trình xác định một nhóm khách hàng có chung nhu cầu (để phát triển một sản phẩm, dịch vụ, hay các giải pháp duy nhất để phục vụ riêng cho phân khúc đó), những người có chung đặc điểm nhận dạng (để có thể xác định chính xác khách hàng trong phân khúc mục tiêu) và khả năng phản ứng của doanh nghiệp (để thiết kế các chiến lược tiếp cận và khai thác lợi ích kinh tế theo quy mô).

Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp trong thế giới phi công nghệ đều tập trung vào hai phần đầu tiên của định nghĩa, tức là tập hợp các nhu cầu chung và các đặc điểm chung.

Về bản chất, cách tiếp cận này mang hình thức theo kiểu từ ngoài vào trong, tức chỉ là một chiều từ phía khách hàng và thị trường, trong khi một chiều khác cũng quan trọng không kém đó là từ trong ra ngoài (chiều ngược lại).

Nói một cách dễ hiểu hơn, việc hiểu khách hàng hay xem họ thực sự cần gì không phải là điều duy nhất trong quá trình phân khúc, mà doanh nghiệp cần phải tập trung vào quá trình thiết các kế sản phẩm và dịch vụ phù hợp theo cách tối ưu hơn đối thủ cạnh tranh.

Trong các mô hình dự báo dựa trên AI, việc thực hành phân khúc tập trung vào phần thứ ba của định nghĩa nói trên, tức là khả năng phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề của khách hàng, và khả năng phản ứng của khách hàng với các chiến dịch marketing và bán hàng của doanh nghiệp.

Ví dụ: các mô hình dự báo dựa trên AI có thể trả lời cho câu hỏi nhóm khách hàng nào sẽ phản ứng tốt hơn với các chương trình giảm giá, và nhóm nào tỏ ra phấn khích hơn với các chương trình tặng quà.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng những dự báo từ các mô hình AI để sắp xếp các nguồn lực Marketing và bán hàng sao cho phù hợp với từng cơ hội nhu cầu.

Điều này đặc biệt đúng trong một môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, nơi các điều kiện thị trường và hành vi của khách hàng có thể thay đổi nhanh hơn nhiều so với khả năng phản ứng hay năng lực tiếp cận của doanh nghiệp.

Các mô hình dự báo dựa trên AI đang đi về đâu?

Trong thế giới mới, với sự sẵn có của các dữ liệu cụ thể của khách hàng, khả năng của trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng máy học, các doanh nghiệp buộc phải tận dụng các mô hình dự báo để tối ưu hoá hiệu suất của các hoạt động marketing và bán hàng.

Lý tưởng nhất là điều này vừa giúp các tổ chức tạo ra được thêm lợi nhuận, vừa có thể mang lại những trải nghiệm khách hàng vượt trội.

Hãy xem xét một ví dụ tiếp theo.

Một nhà sản xuất lớn muốn cải thiện bộ phận Marketing của mình bằng cách sử dụng các mô hình AI tập trung vào việc ưu tiên các cơ hội bán hàng.

Tuy nhiên, các phân tích dữ liệu của doanh nghiệp lại cho thấy rằng, xét về mức chi phí, những nỗ lực của đội ngũ bán hàng trong việc giữ chân các đối tác kênh hiện tại có tác động lớn hơn đến doanh thu so với số tiền tương tự chi cho Marketing.

Trên thực tế, việc tối ưu hóa chi tiêu trên toàn bộ các hoạt động như giữ chân đối tác kênh (đại lý), Marketing và bán hàng có tác động lớn hơn đến KPI tổng thể của doanh nghiệp so với mức có thể đạt được nếu chỉ tập trung vào các cơ hội bán hàng.

Các phương pháp tiếp cận AI tiên tiến có thể giúp doanh nghiệp xác định các con đường hoàn toàn mới từ các hoạt động bán hàng và Marketing truyền thống theo cách có khả năng tác động đến KPI tổng thể của doanh nghiệp cũng như việc cân bằng nguồn lực một cách tối ưu giữa các hoạt động đó.

Trong khi các doanh nghiệp có lợi thế về công nghệ có thể đạt nhiều thành công hơn và nhanh chóng hơn trong việc việc tích hợp các mô hình AI, các doanh nghiệp truyền thống vốn ít có năng lực công nghệ sẽ gặp phải một số trở ngại lớn và thậm chí là tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường.

Đầu tiên là bản chất hoạt động rời rạc của các đội ngũ bán hàng, Marketing và hỗ trợ trong doanh nghiệp, điều này sẽ cản trở việc tích hợp các chức năng chung hướng tới khách hàng trên toàn doanh nghiệp.

Trở ngại thứ hai thuộc về năng lực của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ không biết cách các mô hình dự báo dựa trên AI có thể xác định lại cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng và phân khúc thị trường.

Nếu bạn thắc mắc rằng liệu máy móc hay AI sẽ thay thế hay đảm nhận các chức năng của Marketing và bán hàng? Thì câu trả lời là KHÔNG. Hoạt động Marketing và bán hàng sẽ không được vận hành hoàn toàn bằng máy móc.

Doanh nghiệp vẫn cần con người để đưa ra những quyết định cụ thể dựa trên các bối cảnh cụ thể. Khi nói đến việc cập nhật chiến lược, yếu tố con người sẽ luôn cần thiết để đảm bảo tính hợp lệ của các đề xuất do AI tạo ra trước khi thực hiện chúng.

Con người cũng là nền tảng chính để theo dõi các kết quả trên cơ sở liên tục cung cấp những phản hồi (nguyên liệu đầu vào) cho các mô hình AI.

Hãy nhớ rằng, bất chấp tất cả các điểm mạnh vốn có của nó, các công cụ AI không thể hoạt động độc lập. AI tốt nhất nên là một công cụ giúp nâng cao năng lực của con người và có thể định hình lại cách con người đưa ra quyết định trong các chức năng như Marketing, bán hàng, hay duy trì lợi thế cạnh tranh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sales trong Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi hoạt động bán hàng

Metaverse có thể hiểu là thế giới mà mọi người hoạt động trong không gian ảo trực tuyến. Theo nghiên cứu của ABeam Consulting, sự xuất hiện của Metaverse sẽ đem lại một thay đổi về giá trị con người.

Sales trong Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi hoạt động bán hàng
Sales trong Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi hoạt động bán hàng

Giá trị con người thay đổi thông qua Metaverse.

Nghiên cứu của ABeam Consulting dự báo trong 10 – 20 năm tới, Metaverse có thể thay đổi giá trị của con người theo 3 hướng: từ các thuộc tính nhân khẩu học đến tâm lý học, từ quy chuẩn đến sáng tạo và từ quản lý sang tự chủ.

Từ các thuộc tính nhân khẩu học đến tâm lý học.

Khi mọi người giao tiếp thông qua hình đại diện (avatars) trong một không gian trực tuyến như Metaverse, họ có thể hình thành cộng đồng với những người có chung sở thích và mối quan tâm của họ, không bị ràng buộc như khu vực dân cư, giới tính hoặc tuổi tác.

Nói cách khác, trong Metaverse, cộng đồng được hình thành dựa trên chủ đề, sở thích thay vì giới tính, tuổi tác hay vị trí địa lý của người dùng.

Trong dự báo này, Metaverse đang tiếp cận các cộng đồng được hình thành quan tâm tới các sự kiện thể thao điện tử. Giới tính hay đội tuổi của người chơi không được biết đến vì chỉ có avatar của người dùng được hiển thị trong vũ trụ ảo Metaverse.

Theo báo cáo, điều này thể hiện việc giao tiếp có thể được bắt đầu dựa trên các thuộc tính tâm lý học trong thế giới ảo hơn là các thuộc tính nhân khẩu học trong thế giới thực.

Từ quy chuẩn đến sáng tạo.

Trong Metaverse, mọi người có thể tạo địa điểm và nhân vật tự do hơn thông qua avatars. Điều này là do Metaverse cung cấp không gian mở hơn nhiều, trong khi các phòng thiết kế bị hạn chế bởi các điều kiện vật chất và chuẩn mực xã hội trong thế giới thực.

Trong tình huống như vậy, mọi người có thể tìm thấy nhiều giá trị hơn khi họ sáng tạo ra một thứ gì đó thay vì phải thích ứng với các điều kiện nhất định.

Dự kiến trong tương lai, Metaverse cũng cố gắng đưa thêm phụ kiện “ảo” vào để xây dựng mối quan hệ khi gặp một tuyển thủ thể thao điện tử nổi tiếng qua avatar.

Điều này cho thấy rằng có thể dễ dàng thiết kế các địa điểm và nhân vật tự do hơn theo mục đích giao tiếp trong Metaverse.

Từ quản lý sang tự chủ.

Dữ liệu hành vi có thể được tích lũy và phân tích trong không gian trực tuyến dễ dàng hơn so với dữ liệu ngoại tuyến. Dữ liệu hành vi của người tiêu dùng, chẳng hạn như lịch sử truy cập trang web, được thu thập và phân tích theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Có hai hướng đi khả thi trong trường hợp này. Thứ nhất là các nhà quản lý phân tích dữ liệu tích lũy và tăng cường quản lý.

Một hướng khác là để mỗi cá nhân tự hành động dựa trên sự hiểu biết rằng các hành động của họ được ghi lại dưới dạng dữ liệu mở cho các bên thứ ba.

Những nhà sáng lập Metaverse có thể đi theo bất kỳ hướng nào. Tuy nhiên, theo DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung), triết lý của Metaverse và Web 3.0, báo cáo của ABeam Consulting mong đợi hướng đi cho sự tự chủ của từng cá nhân.

Doanh số bán bảo hiểm của tương lai.

Metaverse có thể thay đổi đáng kể quy trình bán bảo hiểm dựa trên kịch bản tưởng tượng.

Trên thực tế, một số công ty bảo hiểm đã bắt đầu hợp tác với các công ty từ các ngành khác để tiến hành PoC (Proof-of-Concept) liên quan đến Metaverse.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa tiếp xúc với Metaverse hàng ngày. Hơn nữa, ngay cả khi Metaverse thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của mọi người, vẫn cần phải phân loại các vấn đề như phê duyệt sản phẩm và các quy định liên quan đến trình độ đại lý bán hàng để tiến hành bán bảo hiểm.

Theo đó, sự chuyển đổi giá trị của con người thông qua Metaverse sẽ giúp chuẩn bị cho việc bán bảo hiểm trong tương lai.

Tổ chức và quy trình theo chủ đề.

Tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận các cộng đồng được hình thành dựa trên các chủ đề có sẵn và các thuộc tính tâm lý học có trong Metaverse. Điều này làm cho xu hướng này thậm chí còn rõ rệt hơn.

Do đó, các bộ phận bán hàng (Sales Team) có thể được tổ chức theo các chủ đề và đặc điểm của cộng đồng trong khi hiện nay thường được tổ chức theo khu vực.

Đối với các hoạt động bán hàng, nhân viên có thể tiếp cận khách hàng ngay trong thế giới ảo, nơi các chủ đề dễ nắm bắt và sau đó chuyển sang tương tác trong không gian thực.

Đánh giá cao kỹ năng thiết kế.

Ngoài kiến thức về sản phẩm và khả năng đưa ra đề xuất, tính cách và khả năng tạo bầu không khí thoải mái rất quan trọng đối với nhân viên bán hàng hiện tại.

Tuy nhiên, kỹ năng thiết kế có thể trở nên quan trọng hơn và trở thành một kỹ năng thiết yếu khi vận dụng trong các dự án Metaverse. Người dùng sẽ phải thể hiện khả năng thông qua việc thiết kế avatar và địa điểm.

Với việc số hóa các hoạt động bán hàng, các hoạt động liên tục được giám sát để nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số của nhân viên.

Ngoài việc thích ứng với các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại thông minh và các ứng dụng, khả năng thiết kế các thành phần bán hàng trong không gian kỹ thuật số có thể trở nên quan trọng hơn như kỹ năng bán hàng cơ bản.

Quản trị tự động.

Các hoạt động do nhân viên bán hàng thực hiện có thể tự động hiển thị bằng cách được ghi dưới dạng dữ liệu trong Metaverse.

Tuy nhiên, vai trò của quản lý bán hàng có thể được thay đổi dựa trên giả định rằng mỗi cá nhân trong tổ chức hành động một cách tự chủ.

Thay vì liên tục giám sát các hoạt động và kết quả của nhân viên, mọi thứ sẽ được tự động ghi lại dưới dạng dữ liệu. Từ đó, quản lý bán hàng (Sales Manager) có thể xem và đưa ra lời khuyên đúng đắn về các bước hành động tiếp theo của một dự án hoặc chiến dịch nào đó.

Cuối cùng, một tổ chức tự trị không có người quản lý sẽ dần trở thành hiện thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Netflix chọn Microsoft làm đối tác quảng cáo và bán hàng toàn cầu mới

Netflix chính thức chọn Microsoft làm đối tác quảng cáo và bán hàng mới với mục tiêu thúc đẩy mức tăng trưởng khách hàng và doanh số.

Phía Microsoft cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được chọn là đối tác công nghệ quảng cáo (Adtech) và bán hàng của Netflix với mục tiêu hỗ trợ nền tảng trong việc thúc đẩy lượng khách hàng đăng ký mới và cũng như các yếu tố về công nghệ.”

Khi hợp tác, người tiêu dùng sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn để truy cập các nội dung (Content) trên Netflix, đặc biệt là những nội dung từng đoạt giải thưởng của Netflix.

Các nhà marketer sử dụng các giải pháp quảng cáo của Microsoft sẽ có quyền truy cập vào các nhóm đối tượng của Netflix cũng như khoảng không quảng cáo chất lượng cao từ những chiếc TV được kết nối (premium connected TV inventory).

Từ đây, tất cả các quảng cáo được phân phối trên Netflix sẽ chỉ có sẵn thông qua hệ sinh thái của Microsoft.

“Chúng tôi rất vui khi được cung cấp những giá trị cấp cao mới cho hệ sinh thái của các nhà tiếp thị và đối tác của chúng tôi, đồng thời giúp Netflix cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng của họ.”

Theo Ông Greg Peters, COO của Netflix:

“Vào tháng 4, chúng tôi đã thông báo rằng chúng tôi sẽ giới thiệu gói đăng ký mới có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported subscription) với giá thấp hơn cho người dùng, bên cạnh các gói cơ bản, tiêu chuẩn và cao cấp không có quảng cáo hiện có của chúng tôi.

Hôm nay, chúng tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã chọn Microsoft làm đối tác bán hàng và công nghệ quảng cáo toàn cầu của mình.”

Bên cạnh các giải pháp về công nghệ quảng cáo, Microsoft còn cung cấp các giải pháp nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho tất cả người dùng của Netflix.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

CRM là gì? Tất cả những gì cần biết về CRM trong Marketing

Cùng tìm hiểu tất cả các khái niệm về nền tảng quản trị mối quan hệ khách hàng CRM (Customer Ralationship Management) như: CRM là gì, vai trò của các phần mềm CRM đối với doanh nghiệp là gì, các nền tảng CRM phổ biến nhất trên thế giới và hơn thế nữa.

crm là gì
CRM là gì? Tất cả những gì cần biết về CRM trong Marketing

CRM là gì? CRM là một nền tảng quản trị mối quan hệ với khách hàng. Trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ đang chi phối ngày càng nhiều các hành vi của người tiêu dùng, khi người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn và cũng ít trung thành hơn, CRM (Customer Ralationship Management) dần trở thành một chiến lược quan trọng của hầu hết các thương hiệu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • CRM là gì?
  • Phần mềm CRM là gì?
  • CRM được sử dụng cho ai.
  • Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.
  • Vai trò của CRM với doanh nghiệp là gì?
  • Một nền tảng hay hệ thống CRM hoàn chỉnh sẽ làm những công việc gì?
  • Ưu điểm của các nền tảng CRM dựa trên đám mây (cloud-based CRM).
  • Phân tích CRM là gì?
  • Lợi ích của việc phân tích CRM là gì?
  • Các số liệu phân tích chính có trong CRM.
  • Phân tích CRM trước bán hàng (Pre-Sale CRM Analytics) là gì?
  • Phân tích CRM sau bán hàng (Post-Sale CRM Analytics) là gì?
  • Các phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới.
  • Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng CRM là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CRM là gì?

CRM là từ viết tắt của Customer Relationship Management trong tiếng Việt có nghĩa là Quản trị mối quan hệ khách hàng.

CRM là khái niệm đề cập đến các hệ thống hay công nghệ quản trị mối quan hệ và tương tác với khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng.

Những gì mà các hệ thống CRM hướng tới là cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp hay thương hiệu với khách hàng để từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi nói đến thuật ngữ CRM hay khi được hỏi “CRM là gì?”, cả những người làm marketing nói riêng hay người làm kinh doanh nói chung thường đề cập đến các nền tảng hay hệ thống CRM, chính là những công cụ có thể giúp doanh nghiệp quản trị các danh sách khách hàng, quản trị các hoạt động bán hàng và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, các CRM còn được sử dụng với nhiều sứ mệnh hơn chẳng hạn như việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu với toàn bộ vòng đời của khách hàng (customer lifecycle) thông qua các hoạt động marketing, dịch vụ khách hàng (CS), bán hàng, thương mại điện tử và vô số các điểm chạm khác trong suốt hành trình mua sắm của khách hàng.

Theo Salesforce, một giải pháp CRM hoàn chỉnh là giải pháp tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng ở góc độ cá nhân với mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm, giữ chân và làm hài lòng khách hàng.

CRM trong tiếng Anh có nghĩa là Customer Relationship Management.

Phần mềm CRM là gì?

Khi nói đến các khái niệm xoay quanh thuật ngữ CRM, phần mềm CRM là một trong số các thuật ngữ được quan tâm nhiều nhất, vậy phần mềm CRM là gì?

Phần mềm CRM ngày nay còn có các tên gọi khác như nền tảng CRM, ứng dụng CRM hay hệ thống CRM, trong khi trước đây CRM là những phần mềm được cài đặt tại chỗ, ngày nay phần lớn CRM chạy trên nền tảng Cloud (điện toán đám mây).

Do đó, cụm từ phần mềm CRM dần không còn được phổ biến mà thay vào đó là hệ thống CRM, nơi các doanh nghiệp có thể đăng nhập, cấu hình và sử dụng hoàn trên nền tảng web mà không cần phải cài đặt qua máy chủ vật lý.

Những ai sử dụng CRM hay CRM dành cho ai?

Như đã phân tích ở trên, CRM không phải là hệ thống riêng lẻ dành cho bộ phận marketing hay bán hàng (sales), CRM theo đó được sử dụng bởi rất nhiều các bộ phận khác trong doanh nghiệp như kế toán, tuyển dụng, dịch vụ khách hàng, công nghệ, phân phối, phát triển kinh doanh và hơn thế nữa.

Một hệ thống CRM được sử dụng hiệu quả là khi doanh nghiệp hay trong nhiều trường hợp là các marketer dùng nó để lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng (và khách hàng tiềm năng), xác định các cơ hội bán hàng, xác định các nỗi đau hay vấn đề của khách hàng hay quản lý tất cả các chiến dịch marketing tại cùng một điểm duy nhất.

Ngoài ra, những dữ liệu có được trong CRM cần phải được chia sẻ đến tất cả những ai trong doanh nghiệp cần và có liên quan đến nó.

Khi những người có liên quan có thể thấy được cách khách hàng đã tương tác, cách họ mua hàng và hơn thế nữa, họ có thêm thông tin cho các quyết định chiến lược của mình.

Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.

crm là gì
Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ công ty nghiên cứu thị trường GrandviewResearch, ngân sách chi tiêu toàn cầu cho CRM sẽ đạt mức hơn 114 tỷ USD vào năm 2027 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là hơn 13%.

Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng các chiến lược phát triển xoay quanh khách hàng trong tương lai, CRM là những gì bạn cần.

Để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về tầm quan trọng của các hệ thống CRM, bạn cứ thử hình dung rằng, bằng cách nào bạn có thể chuyển đổi tất cả các dữ liệu từ bộ phận bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing hay Social Media thành các cơ hội kinh doanh?

Hệ thống CRM có thể đưa ra những thông tin tổng quan về khách hàng.

Với CRM, bạn có thể xem lại tất cả các lịch sử tương tác hay bán hàng trước đây của khách hàng với thương hiệu, tình trạng đơn hàng của họ, mọi vấn đề về dịch vụ khách hàng còn tồn động hay những nhu cầu chưa được thoả mãn.

Những người làm marketing từ đây có thể sử dụng giải pháp CRM để quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch cũng như bắt đầu tiếp cận khách hàng từ góc nhìn dữ liệu (data driven marketing), đồng thời hiểu rõ hơn về các quy trình bán hàng sắp tới.

Một bức tranh đầy đủ về “đường đi” của khách hàng sẽ được thể hiện trên CRM.

CRM giúp doanh nghiệp hướng đến sự toàn diện.

Nếu doanh nghiệp của bạn coi khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động, bạn không nên xem các CRM như là một công cụ bán hàng và marketing, thay vào đó hãy đưa chúng vào sâu hơn trong các hoạt động vận hành của doanh nghiệp – từ tài chính đến dịch vụ khách hàng hay quản lý chuỗi cung ứng.

Mặc dù các hệ thống CRM vốn được sử dụng làm công cụ bán hàng và marketing, những dịch vụ và hoạt động hỗ trợ khách hàng trong suốt hành trình khách hàng hay phễu bán hàng (Sales Funnel) là một giá trị to lớn khác.

Ở một góc nhìn chiến lược khác, khi khách hàng hiện đại ngày càng tìm kiếm, di chuyển và tương tác với thương hiệu trên rất nhiều kênh và điểm chạm khác nhau, một hệ thống hay công nghệ có thể tập trung và kết nối tất cả chúng lại với nhau chính là những gì mà CRM đang thể hiện tầm quan trọng của mình.

Vai trò của CRM đối với doanh nghiệp là gì?

Qua các phân tích ở trên hẳn là bạn đã có thể hiểu cơ bản về giá trị và ý nghĩa hay những gì mà một hệ thống CRM có thể mang lại, dưới đây là vai trò của nó đối với toàn bộ doanh nghiệp và thương hiệu.

CRM giúp kết nối tất cả các điểm kinh doanh rời rạc.

Theo các nghiên cứu, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều thừa nhận rằng các điểm kinh doanh rời rạc hay sự tách biệt giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp là một nguyên nhân lớn làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, đặc biệt là với các trải nghiệm của khách hàng.

Với các hệ thống CRM, khi các dữ liệu và thông tin được chia sẻ một cách xuyên suốt và liền mạch với nhau, tất cả các nhân viên hay bộ phận kinh doanh khác nhau có thể xem và quản lý tất cả các mối quan hệ với khách hàng, xem cách các bộ phận khác đã tương tác với họ và hơn thế nữa.

Chính vì những điều này, những tác động tiêu cực từ các điểm kết nối rời rạc có thể dần được cải thiện thông qua chính các CRM.

Đối với các doanh nghiệp hiện đang bán hàng đa kênh (Omni Channel), CRM cũng đóng vai trò kết nối và đánh giá hiệu suất từ các kênh hay điểm chạm khác nhau.

CRM giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi được áp dụng một cách bài bản và có chiến lược, dưới đây là những số liệu cho thấy cách các hệ thống CRM đã có thể tác động đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ Salesforce, những gì CRM mang lại là:

Đối với hoạt động bán hàng:
  • Tỷ lệ chuyển đổi tăng 30%.
  • Giá trị đơn hàng tăng 15%.
  • Tỷ lệ chốt đơn thành công tăng 22%.
Đối với Marketing:
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tăng 24%.
  • Tỷ lệ xác nhận khách hàng có nhu cầu tăng 31%.
  • Mức độ hiệu quả của các chiến dịch tăng 36%.
Đối với dịch vụ khách hàng (CS).
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 27%.
  • Tỷ lệ hài lòng của khách hàng tăng 30%.
Đối với các hoạt động bán hàng trực tuyến.
  • Doanh thu trực tuyến tăng 15%.
  • Lượng thời gian cần để xây dựng các chiến lược mới giảm 28%.

CRM giúp xác định và phân loại khách hàng tiềm năng (Lead).

CRM là gì? Cách CRM giúp xác định và phân loại khách hàng tiềm năng (Lead).

Một vai trò tiếp theo mà các hệ thống CRM có thể giúp doanh nghiệp đó là xác định và thêm khách hàng tiềm năng mới một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời phân loại chúng một cách chính xác nhất.

Ví dụ, khi doanh nghiệp của bạn đã xây dựng nên một loat các thông số để xác định một người dùng nào đó là khách hàng tiềm năng, CRM có thể ghi nhận và lưu trữ các thông tin đó, ngoài ra khi doanh nghiệp của bạn cũng phân chia thành khách hàng thành các danh mục khác nhau, bạn cũng có thể chỉ định nó từ trong chính CRM.

Bằng cách tập trung vào các khách hàng tiềm năng phù hợp hoặc có nhu cầu cao nhất (theo thứ tự ưu tiên), các bộ phận bán hàng có thể nhanh chóng kết nối với các khách hàng có khả năng mua hàng cao trong khi marketing cũng xác định được khách hàng nào cần được nuôi dưỡng nhiều hơn.

Khi tất cả các thông tin về khách hàng tiềm năng được tập hợp và phân loại tại một nơi duy nhất, toàn bộ các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp có thể tự xác định và đưa ra những giải pháp riêng hướng tới mục tiêu là chuyển đổi khách hàng.

CRM giúp gia tăng giá trị trọn đời của khách hàng (CLV).

Khi bạn có thể có được những bức tranh đầy đủ nhất về một khách hàng nào đó, xem cách họ mua hàng, số lượng mua hay tần suất mua, bạn có thể có thêm các giải pháp mới để duy trì và gia tăng giá trị cộng thêm từ họ.

Với khả năng tiếp cận tốt hơn, bạn cũng sẽ có thể khiến khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ tốt hơn. Theo một số các nghiên cứu, những khách hàng hài lòng có khả năng trở thành khách hàng trung thành với sức mua tăng lên đến 33%.

CRM giúp doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.

Ngày nay, khi khách hàng ngày càng đòi hỏi hay kỳ vọng nhiều hơn từ các thương hiệu, từ các dịch vụ liền mạch đến các hoạt động hỗ trợ tức thời (real-time), việc nhanh chóng nắm bắt các vấn đề của khách hàng hay hỗ trợ cá nhân có thể giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng nhiều hơn với những sự hỗ trợ tốt hơn.

CRM giúp cải thiện các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp.

Một hệ thống CRM tốt là hệ thống sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp của bạn và hơn thế nữa, từ các chiến dịch quảng cáo trên Facebook hay Google đến các nền tảng khác.

Bằng cách này, CRM có thể hoạt động như một công cụ lắng nghe khách hàng (Social Listening), cung cấp cho thương hiệu những hiểu biết sâu sắc chưa từng có về cách khách hàng nghĩ và những gì họ đang nói về thương hiệu.

Từ đây, doanh nghiệp có nhiều cách hơn để cải thiện mình, không chỉ là về sản phẩm hay dịch vụ mà còn là về các chiến lược kinh doanh tổng thể.

Một nền tảng hay hệ thống CRM hoàn chỉnh sẽ làm những công việc chính là gì?

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng hệ thống hay phần mềm CRM khác nhau (do doanh nghiệp lựa chọn hoặc xây dựng) mà nó có thể làm những công việc khác nhau, dưới đây là những điểm chính mà một nền tảng quản trị khách hàng có thể làm.

CRM thu thập dữ liệu và tìm kiếm khách hàng.

Khi được tích hợp vào hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, các CRM sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như website, email, điện thoại, các nền tảng mạng xã hội của khách hàng – và hơn thế nữa – trên nhiều nguồn và kênh khác.

CRM cũng giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, xây dựng mối quan hệ với họ và giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp.

CRM lưu trữ các thông tin về khách hàng.

Bên cạnh việc thu thập và tìm kiếm khách hàng, một CRM tốt phải có thể lưu trữ nhiều thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng, chẳng hạn như sở thích cá nhân hay hành vi trực tuyến của họ.

Những gì mà các công việc này của CRM mang lại là xây dựng nên một chân dung khách hàng mục tiêu, những người mà thương hiệu mong muốn được tiếp cận và bán hàng.

Với những cái nhìn tổng hợp về mọi khách hàng tiềm năng, hệ thống CRM sau đó được sử dụng để quản lý các hoạt động và tương tác hàng ngày của khách hàng.

CRM thúc đẩy các hoạt động nhắm mục tiêu của Marketing.

Từ góc nhìn marketing, một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của các CRM đó là giúp họ đưa ra những thông điệp thương hiệu phù hợp, vào đúng thời điểm, thông qua đúng kênh và đúng khách hàng.

Đối với bộ phận bán hàng, khi họ có thể xem được cách mà từng khách hàng được marketing, họ cũng chủ động đưa ra các giải pháp bán hàng mới phù hợp hơn với từng nhóm khách hàng.

Ví dụ, họ có thể đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hơn đến các nhóm khách hàng tương tác nhiều với các thông điệp khuyến mãi.

CRM kết nối với các nền tảng hay công cụ kinh doanh khác.

Nhiều hệ thống CRM mới ngày này có thể được tích hợp hay kết nối (API) đến các công cụ kinh doanh khác, chẳng hạn như kế toán hay phân phối, từ đó doanh nghiệp có thể có được những góc nhìn toàn cảnh hơn về khách hàng của mình.

CRM và AI.

crm
Mối quan hệ giữa CRM và AI là gì?

Một công việc cũng hết sức quan trọng khác mà các nền tảng CRM có thể làm đó là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thực thi các tác vụ một cách tự động như nhập liệu hay chấm điểm khách hàng tiềm năng dựa trên dữ liệu (Lead Scoring).

Những Customer Insights được tạo tự động giúp các nhà tiếp thị hiểu khách hàng của mình nhiều hơn hay thậm chí là có thể dự báo cách khách hàng có thể phản ứng với các chiến dịch trong tương lai.

Ưu điểm của các nền tảng CRM dựa trên đám mây (cloud-based CRM).

Đứng về mặt kỹ thuật, CRM có thể được phân thành 2 loại đó là CRM tại chỗ (on-premises CRM) và CRM chạy trên nền tảng điện toán đám mây (cloud-based CRM).

On-premises CRM là gì?

on-premises CRM được hiểu đơn giản là các hệ thống CRM được cài đặt và lữu trữ bởi hệ thống server (máy chủ) của doanh nghiệp.

Mặc dù việc sử dụng các on-premises CRM có những lợi thế như tự chủ về dữ liệu hay toàn quyền chỉnh sửa khi cần thiết, kiểu CRM lại có vô số các bất lợi như phí bảo dưỡng cao hay khả năng tích hợp đa kênh yếu.

Cloud-based CRM là gì?

Ngược lại với các hệ thống CRM tại chỗ, các CRM được chạy trên nền tảng điện toán đám mây là một cuộc cách lớn trong ngành công nghệ nói chung và kinh doanh nói riêng.

Bằng cách có thể truy cập dữ liệu một cách thức thời ở bất cứ nơi đâu, tính tích hợp linh hoạt cũng như khả năng mở rộng “không giới hạn”, các tổ chức hay doanh nghiệp trên toàn thế giới đang tận dụng sức mạnh của công nghệ điện đám mây như là một động lực tăng trưởng mới.

Hầu hết các nền tảng thương mại điện tử như Amazon hay công nghệ như Microsoft đều sử dụng công nghệ Cloud để thu thập và lưu trữ dữ liệu.

Dưới đây là một số ưu điểm mà các cloud-based CRM có được:

Cloud-based CRM giúp bạn làm việc từ bất cứ nơi đâu.

Chỉ cần truy cập vào hệ thống từ các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính xách tay, bạn có thể có được toàn bộ các dữ liệu của CRM.

Cloud-based CRM giúp giảm chi phí (thiết lập và bảo trì).

Trái ngược lại với các nền tảng CRM tại chỗ như đã phân tích ở trên, các CRM dựa trên đám mây không cần cài đặt và không cần thiết lập phần cứng, chính những điều này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn rất nhiều.

Khả năng động bộ hay tích hợp dữ liệu của các Cloud-based CRM.

Vì tất cả các dữ liệu được lưu trữ trên các đám mây, khả năng tích hợp với các công cụ cộng tác khác cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Phân tích CRM là gì?

Phân tích CRM là gì?
Phân tích CRM là gì?

Phân tích CRM hay Customer relationship management Analytics là quá trình thu nhập, sắp xếp và đồng bộ dữ liệu của khách hàng trên toàn bộ doanh nghiệp hay tổ chức với mục tiêu cuối cùng là giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải thông qua các công cụ báo cáo, trang phân tích tổng quan hoặc các phương pháp khác.

Phân tích CRM bao gồm 3 giai đoạn hay quá trình quan trọng nhất đó là phân tích marketing, phân tích bán hàng (sales) và cuối cùng là phân tích dịch vụ khách hàng.

Lợi ích chính của việc phân tích CRM là gì?

Như đã đề cập ở trên, việc phân tích CRM còn quan trọng hơn cả việc doanh nghiệp có đang sử dụng CRM hay không, vì nó quyết định trực tiếp đến những giá trị hay những gì mà CRM có thể mang lại.

  • Xác định tỷ lệ chuyển đổi của các tệp khách hàng.

Các báo cáo có được từ phân tích CRM chỉ ra phần trăm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đã chuyển đổi thành doanh số bán hàng. Dữ liệu này cũng sẽ giúp thương hiệu dự đoán doanh thu tiềm năng trong tương lai.

  • Xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Trong bất kỳ phân khúc hay ngành nghề kinh doanh nào, việc xác định các cơ hội kinh doanh, đặc biệt là các cơ hội có tiềm năng cao có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp — cũng như giúp các đội nhóm bán hàng chuyển hướng tập trung sang các cơ hội mới còn chưa được khám phá.

  • Đánh giá các dịch vụ khách hàng một cách tốt hơn.

Trong các báo cáo phân tích CRM, bạn sẽ có thể đi sâu vào những gì khách hàng đang nghĩ về đội ngũ bán hàng của bạn. Từ những kết quả này, bạn có thể chủ động đưa ra các dịch vụ mới hoặc cải thiện các dịch vụ hiện có.

  • Có được những dữ liệu chính xác từ khách hàng.

Trước khi thực hiện bất cứ chiến dịch marketing nào, điều doanh nghiệp cần là hiểu được họ đang tiếp cận tới ai. Thông qua những dữ liệu chính xác từ CRM, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận đúng người với đúng thông điệp.

  • Hiểu hành trình chuyển đổi khách hàng.

Một giá trị khác mà hoạt động phân tích CRM có thể mang lại đó là doanh nghiệp có được một bức tranh toàn cảnh hơn về hành trình của khách hàng, từ lúc khách hàng biết về thương hiệu đến lúc chuyển đổi bán hàng.

Chính những sự hiểu biết này có thể giúp các đội nhóm bán hàng và marketing xác định nơi hay giai đoạn mà khách hàng thường dễ “rơi” nhất.

  • Giám sát hiệu quả công việc của nhân viên.

Thông qua các báo cáo từ CRM, bạn sẽ có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của các nhân viên ở từng giai đoạn chuyển đổi khác nhau.

Chẳng hạn nếu bạn đang là người quản lý của một doanh nghiệp nào đó có hàng ngàn khách hàng mới mỗi tháng, thay vì bạn sử dụng các cách thức thủ công để xem báo cáo, bạn có thể sử dụng CRM để xem kết quả tức thì của từng nhân viên khác nhau.

Các số liệu phân tích chính trong CRM.

Tuỳ vào từng nền tảng hay công cụ CRM khác nhau, các số liệu được thể hiện có thể khác nhau, dưới đây là những số liệu chính bạn cần theo dõi trong CRM.

  • Doanh thu có được từ khách hàng.

Việc đánh giá doanh thu có được từ các khách hàng cũng như doanh thu cơ hội bị mất từ các khách hàng rời bỏ (customer churn) đều quan trọng với doanh nghiệp.

Trong khi việc phân tích các khách hàng rời bỏ trong CRM có thể khiến bạn không mấy dễ chịu, nó cho phép bạn đưa ra các chiến lược mới để hạn chế tỷ lệ rời bỏ của khách hàng.

Doanh thu của khách hàng có thể được tính hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay toàn bộ vòng đời của khách hàng (CLV).

  • Net Promoter Score (NPS).

Không chỉ đối với phạm vi phân tích CRM, chỉ số NPS cũng hết sức quan trọng với hoạt động marketing nói chung, vậy NPS là gì?

NPS được viết tắt từ Net Promoter Score, là chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ hiện có của doanh nghiệp.

Thông thường, NPS được thu thập thông qua các bảng câu hỏi nghiên cứu khách hàng về khả năng mà một khách hàng nào đó sẵn sàng giới thiệu thương hiệu với người khác, cụ thể là bạn bè, đồng nghiệp hay người thân của họ.

Những câu hỏi này được đánh giá trên thang điểm 10.

  • Tỷ lệ gia hạn hoặc ký lại.

Số liệu này cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ thanh toán theo tháng hay thuê bao (subscription-based).

Tỷ lệ gia hạn là chỉ số đo lường số lượng khách hàng đăng ký lại dịch vụ.

Mặc dù cách tính chỉ số này hết sức đơn giản, nó là số liệu cho thấy mức độ phù hợp của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đối với một hoặc môt nhóm khách hàng cụ thể, hoặc cho doanh nghiệp thấy mức độ giá trị (trọn đời) của từng tệp khách hàng.

  • Chi phí duy trì hay giữ chân khách hàng (Retention Cost).

Giữ chân khách hàng là một trong những thước đo quan trọng nhất của CRM hay chính xác là những gì mà CRM có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Gartner ước tính rằng gần 80% doanh thu của một doanh nghiệp chỉ đến từ 20% nhóm khách hàng (lý tưởng) hiện tại của họ.

Điều này cho thấy rằng việc nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng hiện tại là vô cùng quan trọng và chiến lược tìm kiếm khách hàng mới không phải lúc nào cũng là chiến lược tốt nhất.

Phân tích CRM trước bán hàng (Pre-Sale CRM Analytics) là gì?

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới luôn là bước đi đầu tiên mang tính quyết định đến toàn bộ quá trình chuyển đổi và bán hàng.

Để có thể thu hút các tệp khách hàng mới, dưới đây là một số hạng mục bạn cần phân tích:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới: Thông qua các kênh khác nhau như Facebook Ads hay Google Ads, các đội nhóm bán hàng và marketing bắt đầu tìm kiếm các tương tác với khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ chuyển đổi, ít nhất là thành MQL (Marketing Qualified Lead) là số liệu quan trọng ở giai đoạn này.
  • Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng có cơ hội bán hàng (Sales Qualìied Lead): Từ các khách hàng tiềm năng hiện có, các đội nhóm bán hàng và marketing đã chuyển đổi họ như thế nào.

Phân tích CRM sau bán hàng (Post-Sale CRM Analytics) là gì?

Như đã phân tích ở trên, giữ chân khách hàng là một trong những thách thức lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là một khi khách hàng đã bắt đầu mua các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, bạn cần theo dõi và phân tích các hoạt động của họ sau đó.

Dưới đây là những gì bạn cần phân tích và theo dõi trong CRM.

  • Theo dõi vấn đề. Đơn giản là bạn cần theo dõi các vấn đề mà khách hàng hiện đang gặp phải. Giúp họ giải quyết các vấn đề đó và hạn chế các vấn đề tương tự trong tương lai.
  • Bán hàng bổ sung. Bạn phải luôn kiểm tra xem khách hàng của mình liệu có đang mua hàng bổ sung hay không. Việc phân tích các doanh số bán hàng cộng thêm cũng có thể giúp thương hiệu gia tăng doanh số bán hàng từ các chương trình mới.
  • Mô hình chi tiêu. Nếu khách hàng chỉ tiêu trong một phạm vi hay định mức nhất định, bạn nên tìm hiểu lý do tại sao khách hàng lại có hành vi đó hay điều gì có thể giúp khách hàng của mình chi tiêu nhiều hơn.

Các phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới.

Nếu bạn thử tìm kiếm trên Google, có vô số các phần mềm hay hệ thống CRM khác nhau, bao gồm cả những CRM nội địa lẫn các CRM ở quy mô toàn cầu.

Dưới đây là Top 5 CRM lớn nhất trên thế giới tính đến năm 2022.

  • 1 – Salesforce: Khi nói đến các hệ thống CRM, Salesforce là cái tên cần nói đến đầu tiên. Tính đến hết năm 2021, Salesforce có hơn 56.000 nhân viên toàn cầu với doanh số vượt mức 20 tỷ USD (Theo Statista). Hiện Salesforce chiếm hơn 20% thị phần CRM toàn cầu.
Biểu đồ doanh thu của Salesforce CRM qua các năm.
  • 2 – Microsoft Dynamics CRM: Nằm trong hệ sinh thái công nghệ của gã khổng lồ Microsoft, hiện Microsoft Dynamics CRM đang chiếm khoảng hơn 15% thị phần CRM toàn cầu.
  • 3 – Zoho CRM: Zoho CRM là một trong những hệ thống CRM hàng đầu được phát hành vào năm 2005 bởi Sridhar Vembu và Tony Thomas tại Ấn Độ. Với hơn 360.000 khách hàng trên toàn thế giới và mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 15,1%, Zoho CRM đứng ở Top 5 CRM lớn nhất trên thế giới.
  • 4 – SugarCRM: Được ra mắt tại California, Mỹ vào năm 2004 bởi Clint Oram, Jacob Taylor và John Roberts, SugarCRM luôn đứng trong danh sách các công ty và hệ thống CRM tốt nhất toàn cầu. Tính đến năm 2021, doanh số của SugarCRM vượt mức 72,8 triệu USD và con số này không ngừng tăng lên.
  • 5 – Oracle CRM: Oracle CRM là hệ thống CRM của gã khổng lồ Oracle với doanh thu hàng năm khoảng hơn 40 tỷ USD. Oracle CRM là một trong những phần mềm CRM dựa trên điện toán đám mây được thiết kế bởi Tập đoàn Oracle vào năm 1998.

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng CRM.

  • CRM là từ viết tắt của chữ cái gì?

CRM được viết tắt từ Customer Ralationship Management, có nghĩa là quản trị mối quan hệ với khách hàng.

  • CRM Software là gì?

CRM Software là các phần mềm CRM, khái niệm đề cập đến các nền tảng hay hệ thống (CRM System) quản trị mối quan hệ với khách hàng.

Saleforce hay Zoho chính là các CRM Software phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Kết luận.

Hy vọng thông qua bài viết tương đối sâu nói trên của MarketingTrips, bạn có thể hiểu được CRM là gì, vai trò to lớn của các hệ thống CRM với doanh nghiệp, cùng nhiều nội dung khác xoay quanh nền tảng quản trị khách hàng CRM.

Bằng cách xây dựng cho doanh nghiệp của mình những nền tảng CRM tối ưu ngay từ đầu, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để hiểu và kết nối với khách hàng, để từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Google ra mắt bản hướng dẫn thúc đẩy doanh số bán lẻ và khách hàng mới 2022

Bản hướng dẫn mới của Google bao gồm tất cả những nội dung cần thiết để các thương hiệu có thể thúc đẩy doanh số bản lẻ và khách hàng mới trong 2022.

Ngày nay, người tiêu dùng đang mua sắm theo những cách chưa từng có trước đây khi họ bắt đầu kết hợp các trải nghiệm mua sắm trực tuyến và tại cửa hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

Một trong những thách thức lớn nhất của các thương hiệu đó là gặp gỡ khách hàng ở bất cứ nơi nào họ thích mua sắm, đặt họ vào vị trí trung tâm của hoạt động Marketing và trải nghiệm khách hàng (customer centric marketing).

Với bản hướng dẫn mới từ Google, những người làm marketing hay thương hiệu sẽ học cách để kết nối tốt hơn với khách hàng trong suốt hành trình khách hàng và từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn.

Toàn bộ bản hướng dẫn sẽ có 6 phần lớn.

1. Mọi người đang sử dụng Google để tìm kiếm và mua sắm.

Mỗi ngày, có hàng trăm triệu người sử dụng Google để khám phá và mua sắm những gì họ quan tâm. Hãy tìm hiểu cách bạn có thể gặp gỡ khách hàng của mình ở mọi thời điểm trong hành trình mua sắm.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Google Research and Buy

2. Xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng mới.

Là một thương hiệu, điều quan trọng là bạn phải xuất hiện ở những nơi mà khách hàng tiềm năng đang trải nghiệm. Hãy tìm hiểu cách bạn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu và khác biệt hoá thương hiệu của mình với những đối thủ còn lại.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Branding

3. Thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến và trong ứng dụng.

Khách hàng đang mua sắm trực tuyến và trong các ứng dụng (in-app) nhiều hơn bao giờ hết. Dưới đây là cách bạn có thể tạo ra các trải nghiệm mua sắm liền mạch và tiếp cận khách hàng mới để thúc đẩy doanh số bán hàng của mình.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Grow Sales.

4. Thúc đẩy lượt ghé thăm cửa hàng và doanh số tại cửa hàng.

Đối với các thương hiệu có cửa hàng thực (vật lý), bạn cần cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm trực tuyến liền mạch, được tối ưu hóa theo địa phương. Để thúc đẩy doanh số, bạn cần hiểu cách làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật trên Google và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn đến cửa hàng của bạn.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Drive Traffic & Sales

5. Sử dụng Insights để cung cấp thông tin cho chiến lược và cải thiện hiệu suất.

Các thương hiệu hiện đang sử dụng nhiều hơn các insights và dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) để thúc đẩy việc ra quyết định của họ đạt được hiệu suất cao hơn.

Tìm hiểu về thông tin chi tiết, công cụ và giải pháp mà chúng tôi đã phát triển để giúp bạn định hình chiến lược tiếp thị và bán hàng của mình.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Insights for Performance.

6. Luôn sẵn sàng cho những lễ hội mua sắm.

Mọi người đang bắt đầu mua sắm trong kỳ nghỉ sớm hơn và nó kéo dài vài tháng. Hãy chuẩn bị để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời điểm mua sắm cao điểm này bằng cách khai thác thông tin chi tiết mới nhất về người tiêu dùng và các đề xuất sản phẩm.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: seasonal shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài xu hướng thương hiệu nổi bật trong 2022 (Phần cuối)

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá chiến lược thương hiệu của mình trong 2022, một số xu hướng nổi bật dưới đây rất đáng để bạn tham khảo.

xu hướng thương hiệu trong 2022

3. Các hoạt động củng cố thương hiệu và bán hàng nên song hành với nhau.

Tiếp thị thương hiệu (brand marketing) và tiếp thị hiệu suất (performance marketing) sẽ cần được cân bằng vào năm 2022 nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững hơn.

Số liệu từ Kantar cho thấy rằng tiếp thị hiệu suất sẽ chứng kiến mức độ cạnh tranh cao hơn vào 2022, điều này có nghĩa là ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng cao hơn nữa nhằm mục tiêu gia tăng mức độ tương tác trên các nền tảng khác nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có không ít các thương hiệu đã và đang chọn cách tập trung nhiều hơn vào các chiến dịch xây dựng thương hiệu của họ.

Airbnb là một ví dụ điển hình cho điều này, bằng cách cắt giảm chi tiêu tiếp thị hiệu suất và đầu tư nhiều hơn vào các chiến dịch thương hiệu, lưu lượng truy cập của thương hiệu đã tăng lên 15% sau chiến dịch.

4. Các Marketers sẽ sớm chứng kiến một tương lai không có cookies – và chiến lược của họ sẽ cần phải thích nghi với điều này.

Mặc dù Google sẽ không loại cookies của bên thứ ba cho đến giữa năm 2023, những người làm marketing cần phải sớm lập kế hoạch để thu thập và sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất mà không cần đến sự hỗ trợ của cookies (mã theo dõi).

Việc sớm hình thành tư duy chiến lược thương hiệu không cần cookies có thể giúp bạn hiểu được đâu là nơi bạn sẽ mất nhiều dữ liệu nhất và đâu là nơi bạn cần đầu tư để thu thập nhiều nhất, bên cạnh đó, bạn cũng sẽ hiểu các quảng cáo được cá nhân hóa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào với cách tiếp cận mới này.

Trong khi việc thiếu đi dữ liệu có thể khiến cho các chiến dịch của thương hiệu có phần kém liên quan hơn, hãy đảm bảo bạn có các công cụ (thay thế) phù hợp mới.

5. Trải nghiệm của khách hàng là một phần quan trọng trong giá trị thương hiệu.

Vì trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu càng gần gũi thì nó càng phản ánh những giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải đến họ, các xu hướng tăng cường trải nghiệm khách hàng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Những trải nghiệm càng thể hiện được mức độ chân thực và yếu tố con người, nó càng có khả năng cao hơn trong việc xây dựng tính liên kết với các nhóm đối tượng mục tiêu. Các nỗ lực marketing của thương hiệu sẽ cần phải phù hợp với chiến lược và giá trị thương hiệu tổng thể.

6. Người tiêu dùng sẽ ngày càng coi trọng trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường – nhưng không hoàn toàn dựa vào nó trước các quyết định mua hàng.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu hiện nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng người tiêu dùng. Người tiêu dùng không ngại đánh giá hoặc thậm chí là chỉ trích các doanh nghiệp dựa trên các tác động của họ với môi trường.

Theo dữ liệu khảo sát xu hướng toàn cầu của Ipsos năm 2021, 63% người được hỏi coi việc các thương hiệu có thể làm giảm được tác động đến môi trường còn quan trọng hơn cả trách nhiệm của họ về các khoản thuế.

Tuy nhiên, trong khi phần lớn người tiêu dùng coi trọng yếu tố môi trường và bền vững, họ lại không hoàn toàn phụ thuộc vào nó trước các quyết định mua hàng.

Điều này có nghĩa là, ngay cả khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, các quyết định mua hàng của họ vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố khác như giá cả và sự tiện lợi.

7. Các hoạt động Marketing trong ngành B2B sẽ phải chọn cách tiếp cận theo hướng “always-on”.

Forrester đã dự báo rằng 70% các nhà tiếp thị B2B sẽ bước vào năm 2022 với chiến lược tương tác kỹ thuật số “always-on” (các chiến dịch sẽ được chạy liên tục), trong đó đầu tư vào các nền tảng công nghệ là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, nếu không có đủ các thông tin chi tiết chính xác và phong phú về người mua (consumer insights), Forrester tin rằng sẽ có đến 75% các nỗ lực marketing sẽ không thể đạt được các mục tiêu lợi nhuận (ROI) đặt ra.

8. Yếu tố cảm xúc sẽ đóng vai trò thúc đẩy sự tương tác và lòng trung thành với thương hiệu.

Khi tương tác trực tuyến tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây, song song với đó là các áp lực từ đại dịch Covid-19, cảm xúc sẽ là yếu tố then chốt thúc đẩy sự kết nối của người tiêu dùng với thương hiệu.

Cách các đối tượng mục tiêu cảm nhận về thương hiệu qua các điểm tương tác cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc (tích cực hoặc tiêu cực) của họ với thương hiệu.

Bằng cách khám phá cảm xúc của khách hàng và điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với họ, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tốt hơn và sâu hơn.

Bạn cũng cần nhớ rằng, hành trình kỹ thuật số không chỉ là về việc bán hàng – mà còn là về các kết nối và phát triển lòng trung thành của khách hàng sau bán hàng.

9. Tiếp thị người ảnh hưởng (influencer marketing) sẽ chuyển mục tiêu từ mức độ tương tác sang ROI.

xu hướng Influencer Marketing trong 2022

Theo nhận định từ Ogilvy, tiếp thị người có ảnh hưởng sẽ chuyển từ các mục tiêu như mức độ tương tác sang tỷ suất lợi nhuận có được trên các nguồn lực đầu tư (ROI) vào năm 2022.

Đối với các nỗ lực định vị thương hiệu, điều này có nghĩa là các marketers cần phải đảm bảo rằng các đại sứ thương hiệu của họ có thể mang lại các khoản lợi nhuận cụ thể (về doanh số bán hàng) thay vì chỉ là các tương tác đơn thuần khác.

10. Tương lai cần bắt đầu từ bây giờ.

Metaverse, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và hơn thế nữa là các công nghệ sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2022.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến cách các thương hiệu có thể cải thiện cuộc sống của họ thông qua các công nghệ hoặc ứng dụng mới trong tương lai.

Khi Metaverse được dự báo là có khả năng đạt giá trị khoảng 800 tỷ USD vào năm 2024, các thương hiệu cần phải nghiên cứu xem những công nghệ trong tương lai có thể được kết hợp như thế nào để tăng thêm giá trị cộng hưởng và trải nghiệm cho khách hàng.

Mặc dù tương lai được xem là VUCA, việc các thương hiệu sớm nắm bắt và thích ứng nhanh với các xu hướng mới có thể đảm rằng họ có thêm nhiều cơ hội hơn để kết nối và hỗ trợ khách hàng của mình.

Hết phần cuối!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

05 xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong 2021

Mua sắm kết hợp giải trí, mua sắm hàng bách hoá trực tuyến, kinh doanh trực tuyến, đầu tư vào logistics nội bộ và hoạt động vì cộng đồng là những xu hướng thương mại điện tử nổi bật năm 2021.

xu hướng thương mại điện tử 2021
Getty Images

Trong giai đoạn 2020 – 2021, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi tích cực về thói quen mua sắm trực tuyến, tạo nên những xu hướng mới.

Báo cáo toàn cảnh ngành thương mại điện tử do Lazada thực hiện cho thấy, có năm xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2021.

Thứ nhất, mua sắm kết hợp giải trí đã thâm nhập một cách hiệu quả vào thói quen của người tiêu dùng trực tuyến và trở thành xu hướng dẫn đầu trên thương mại điện tử năm 2021 nhờ các trải nghiệm tương tác phong phú.

Hình thức này được đánh giá là chiến lược chinh phục trái tim và tâm trí người dùng trên hành trình trải nghiệm số với các hoạt động tương tác như: phát sóng trực tiếp, trò chơi với phần thưởng là các voucher mua sắm hoặc xu để quy đổi thành tiền và khấu trừ trực tiếp trên đơn hàng.

Không chỉ mang đến trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng, ở chiều ngược lại, mua sắm kết hợp giải trí cũng mang lại lợi ích cho nhà bán hàng bằng cách cho phép họ có không gian để tương tác với khách hàng tiềm năng và phát triển kinh doanh hiệu quả.

Theo báo cáo quý III/2021 của Lazada Việt Nam cũng là thời điểm giãn cách xã hội, kênh LazLive trên ứng dụng Lazada đã ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng về doanh số bán hàng và khách hàng mới.

Cụ thể, trong lễ hội mua sắm 9/9, tổng doanh thu thông qua LazLive tăng hơn tám lần so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức doanh thu kỷ lục 700 triệu đồng chỉ trong vòng hai giờ.

So với trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam, doanh số hằng ngày ghi nhận từ những buổi phát trực tiếp tăng gấp năm lần; lượng người mua trung bình mỗi ngày thông qua buổi phát trực tiếp tăng hơn 120%; và số lượt xem trung bình mỗi ngày tăng gấp hai lần.

Thứ hai, mua sắm hàng bách hoá chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến. 

Theo báo cáo của Deloitte, bách hoá trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định kể từ khi đại dịch bắt đầu xảy ra ở Việt Nam.

Theo báo cáo của iPrice, lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa bách hóa trực tuyến tăng 223% trong quý II/2021.

Lượt tìm kiếm trong tháng 7 tăng 11 lần so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6– ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh thành.

Các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, trước đây vốn được tiêu thụ chủ yếu thông qua các kênh truyền thống, giờ đã trở thành mặt hàng trực tuyến bán chạy nhất trong thời kỳ giãn cách xã hội.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google,Temasek, Bain & Company, trong số các ngành hàng trên thương mại điện tử, bách hoá trực tuyến dự kiến sẽ là động lực phát triển chính cho nền thương mại điện tử của Đông Nam Á trong vài năm tới.

Theo đó, 58% người tiêu dùng Việt được khảo sát cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và 53% người tiêu dùng Việt thừa nhận rằng mua hàng bách hoá trực tuyến đã trở thành một phần trong thói quen của họ.

Thứ ba, mô hình kinh doanh trực tuyến trở nên thịnh hành và gia tăng mạnh mẽ hơn dưới tác động của Covid-19.

Giai đoạn cao điểm của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam, Lazada cho biết ghi nhận lượng nhà bán hàng đăng ký lên nền tảng này tăng gấp 1,5 lần trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm trước.

Việc xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến nói chung và kinh doanh trên thương mại điện tử nói riêng được cho là sẽ giúp thu hẹp khoảng cách vật lý giữa nhà bán hàng và khách hàng tiềm năng, thiết lập kênh kinh doanh hiệu quả, thông suốt, rút ngắn khoảng cách cung – cầu bằng cách theo dõi dữ liệu cụ thể và tận dụng các công cụ kỹ thuật số linh hoạt.

Thứ tư, logistics nội bộ là chìa khoá tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. 

Trước Covid-19, phần lớn các nền tảng thương mại điện tử và nhà bán lẻ thường chọn hình thức giao hàng bởi các đối tác logistics để tiết kiệm chi phí và đầu tư vào các hạng mục công nghệ khác.

Tuy nhiên, Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và địa phương, thách thức sự phối hợp giữa người bán và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, kho bãi và hậu cần trong việc cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trước những thách thức này, bên cạnh việc duy trì hợp tác với các đối tác logistics, các nền tảng cũng dành mối quan tâm và đầu tư lớn hơn vào việc phát triển dịch vụ logistics nội bộ nhằm đảm bảo trải nghiệm khách hàng luôn được thông suốt.

Thứ năm, hoạt động vì cộng đồng giúp các thương hiệu nâng cao giá trị và kết nối với người tiêu dùng. 

Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng lựa chọn các thương hiệu tạo ra giá trị khác biệt và có ý nghĩa trong cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch.

Báo cáo “Global Marketing Trends 2020” của Deloitte cho thấy, các công ty có nhiều hoạt động, sáng kiến vì cộng đồng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn, cả về thị phần và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm, đồng thời đạt được sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cao hơn.

Một báo cáo toàn cầu gần đây của HavasMedia Group cũng chỉ ra, các công ty công nghệ đã nâng cao giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch bằng cách cung cấp dịch vụ giao hàng bách hóa nhanh chóng, giá cả phải chăng và không ngừng sáng tạo ra các cách thức mới để kết nối với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Thương mại điện tử Việt Nam tăng 4 lần trong năm 2021

Những dịch chuyển về hành vi tiêu dùng, nhu cầu mua sắm cũng như xu hướng của thương mại điện tử được Lazada chia sẻ trong báo cáo mới nhất.

Thương mại điện tử Việt Nam tăng 4 lần trong năm 2021

Báo cáo “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19” của Lazada Việt Nam tổng hợp những dữ liệu cùng sự tham vấn của ông Nguyễn Thanh Sơn – Chuyên gia cấp cao Tư vấn chiến lược kinh doanh và Truyền thông doanh nghiệp và ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc Điều hành MiBrand.

Động lực giúp thương mại điện tử bứt tốc trong năm 2021.

Báo cáo của Lazada Việt Nam khái quát về thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á và Việt Nam năm 2021 – nơi TMĐT đã thúc đẩy và đóng góp mạnh vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

Theo đó, bất chấp những thách thức từ đại dịch Covid-19, năm 2021 được xem là một năm khởi sắc với nền kinh tế số trên toàn Đông Nam Á, trong đó TMĐT là động lực tăng trưởng chính.

Theo Statista, giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD năm 2015 lên 120 tỷ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Lý giải cho sự tăng trưởng này, báo cáo ghi nhận động lực đến từ xu hướng mua sắm hàng bách hóa trên sàn TMĐT, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới (đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nhà bán mong muốn phát triển kinh doanh trên kênh online), và sự hưởng ứng của người dân dành cho các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí).

Đặc biệt, sự đầu tư mạnh vào các hệ thống logistics (hậu cần) nội bộ đã giúp các nền tảng TMĐT giải được bài toán đứt gãy chuỗi cung ứng hóc búa trong năm qua.

Năm 2021, người dân đã thay đổi nhiều thói quen và hành vi tiêu dùng. “Nhìn chung, độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn TMĐT đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, và sẵn sàng đặt đơn hàng có số lượng và giá trị lớn hơn”, báo cáo nhận định.

Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hoá trên nền tảng TMĐT bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019.

Lazada cũng ghi nhận giá trị một đơn hàng cao nhất lên đến 300 triệu đồng và 50 triệu đồng trên LazMall – hệ thống gian hàng chính hãng trong năm 2021.

Phân tích những thay đổi trong đối tượng nhà bán hàng, báo cáo nhận thấy, các nền tảng TMĐT thu hút nhiều nhà bán hàng hơn, đặc biệt từ ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG.

Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam, cho thấy, số lượng nhà bán hàng trong quý II/2021 đã tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước và con số này tiếp tục tăng hơn 1,5 lần trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm trước.

Quý III cũng chứng kiến các thương hiệu thực phẩm và đồ uống (F&B) lớn tham gia kinh doanh trên Lazada. Điều này đã góp phần mang đến mức tăng trưởng cao nhất về số lượng người bán trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) vào năm 2021.

Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng mới ở các khu vực phi thành thị cũng tăng đáng kể trong năm qua. Theo thống kê mới nhất của Lazada trong 11 tháng đầu năm 2021, có tới 40% nhà bán hàng mới trên nền tảng này đến từ các khu vực phi thành thị. Trong khi số lượng nhà bán hàng mới đến từ Hà Nội và TP HCM lần lượt là 29% và 31%.

Các chuyên gia cũng phân tích sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline) chính là trải nghiệm và kết nối.

Không giống với mua sắm ngoại tuyến, người mua có thể “sờ tận tay, nhìn tận mắt” sản phẩm, môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng.

Shoppertainment – chiến lược mua sắm kết hợp giải trí – với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, đánh giá sản phẩm thực tế, chính là “chìa khóa” giúp thương hiệu và nhà bán hàng tháo gỡ được nút thắt này, từ đó thúc đẩy doanh thu.

Minh chứng là ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội cao điểm năm 2021, trò chơi LazGame “Lazzie Star” đã thu hút hơn 750.000 người chơi và doanh thu từ LazLive tăng 22 lần.

Còn trong Lễ hội mua sắm 11.11 của Lazada, đại nhạc hội SuperShow đã ghi nhận được 26 triệu lượt xem và doanh số bán hàng qua SuperShow tăng 20 lần.

Năm qua, logistics tiếp tục là yếu tố tạo sự khác biệt giữa các nền tảng TMĐT. Điều này đến từ việc đầu tư bài bản vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics nội bộ, hay các sáng kiến hướng tới mục đích xã hội và cộng đồng.

Lazada Logistics đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm duy trì sự ổn định và nâng cao tốc độ của quá trình giao hàng; từ đó đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân.

Để thích ứng với tình hình giãn cách xã hội trên diện rộng và kéo dài hơn 4 tháng tại TP HCM, Lazada đã linh hoạt mở thêm 5 trung tâm phân loại hàng hóa vệ tinh tại các quận Tân Phú, quận 4, thành phố Thủ Đức và huyện Hóc Môn để đảm bảo nguồn hàng được phân phối kịp thời. Công nghệ AI cũng được ứng dụng vào khâu giao hàng để đảm bảo tuyến đường giao vận ngắn nhất.

Trong Lễ hội mua sắm 11.11 năm 2021, Lazada đạt kỷ lục với đơn hàng giao nhanh nhất – chỉ trong vòng 30 phút kể từ lúc đơn hàng được ghi nhận đến khi giao thành công cho khách hàng. Ấn tượng hơn, trong Lễ hội mua sắm 12.12, đơn hàng được giao nhanh nhất của Lazada chỉ mất 8 phút.

5 xu hướng bán hàng của tương lai số.

Báo cáo cũng đưa ra những dự đoán về xu hướng của ngành TMĐT trong thời gian tới, để từ đó, các nền tảng TMĐT có thể nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn và nhà bán hàng có thể tận dụng để tăng trưởng doanh thu, phục hồi kinh tế trong “bình thường mới”.

Thứ nhất, Social commerce được dự đoán sẽ lên ngôi trong năm 2022. Theo đó, các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động shoppertainment (giải trí kết hợp mua sắm) sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Xu hướng thứ hai phải kể đến là sự thúc đẩy nội dung do người dùng sáng tạo (user generated content).

Với sự gia tăng của nhiều nền tảng mạng xã hội tương tác cao và xu hướng để lại bài đánh giá (review), việc thu hút người dùng tạo nội dung liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ giúp tối ưu hóa kết nối và hỗ trợ quá trình quyết định mua hàng.

Thứ ba, đa kênh là hình thức bán lẻ mới. Tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống bằng cách tham gia các nền tảng thương mại điện tử, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn, gói hỗ trợ giao hàng và hỗ trợ người bán từ sàn thương mại điện tử là những cách giúp nhà bán tiết kiệm chi phí khi mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Thứ tư, cá nhân hóa hành trình mua sắm của khách hàng. Điều chỉnh cá nhân hóa nội dung và điểm chạm trong hành trình mua sắm sẽ là chìa khóa để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng.

Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada đã đầu tư vào AI và công nghệ để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thấu hiểu khách hàng hơn và thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.

Thứ năm, đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại sự tiện lợi và đảm bảo an toàn. Để tăng cường tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (CoD) trong thời gian tới.

Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan cho biết, Lazada đã quan sát được nhiều sự dịch chuyển đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh về thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm qua.

“Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các tổ chức và cá nhân quan tâm tìm hiểu về những tác động của Covid-19 đến thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, chuyển đổi số trong năm vừa qua cũng như những dự đoán về xu hướng của thị trường này trong năm 2022, qua đó, giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều dữ liệu để củng cố định hướng phát triển của mình trong thời gian tới”, ông nói.

Vị đại diện Lazada cũng nhận định, TMĐT tiếp tục là “mảnh đất màu mỡ” cho sự phát triển của nền kinh tế số, là nơi để người dùng có thể mua sắm bất cứ lúc nào và giúp nhà bán hàng đến gần với người dùng hơn.

Không nằm ngoài những động lực phát triển và xu hướng của TMĐT, Lazada sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ, logistics, shoppertainment và các hoạt động hỗ trợ nhà bán hàng để phục vụ và chinh phục người dùng khắp Đông Nam Á.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh vào mùa mua sắm 2021

Theo ghi nhận số liệu từ thị trường Mỹ của Adobe, người tiêu dùng Mỹ đã chi tiêu khoảng 204.5 tỷ USD trên các nền tảng mua sắm trực tuyến trong tháng 11 và 12.

https://marketingtrips.com/marketing/3-meo-nho-de-xay-dung-mot-chien-dich-nguoi-co-anh-huong-thanh-cong/

Theo số liệu này, tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Mỹ đạt 8.6%.

Dưới đây là một số ghi nhận chính rất đáng tham khảo cho những người làm kinh doanh và marketing nói chung.

Tháng 11 và 12 giáp Tết là thời điểm ghi nhận mức chi tiêu cao nhất.

Các hoạt động chi tiêu thương mại điện tử của người tiêu dùng chủ yếu phát sinh vào thời điểm giáp Tết, tức tháng 11 và tháng 12.

Ví dụ: trong những tuần trước tháng 11, mức chi tiêu đã tăng con số khổng lồ 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khoảng thời gian diễn ra sự kiện “Cyber Week” (tuần lễ mua sắm trên mạng), chi tiêu đã giảm 1,4% so với năm trước. Doanh số bán hàng đã tăng trở lại trong những tuần sau ngày 30 tháng 11, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứt gãy chuỗi cung ứng không phải là vấn đề lớn.

Mặc dù chuỗi cung ứng liên tục đứt gãy trong suốt thời gian xảy ra đại dịch, các hoạt động mua sắm dường như không mấy chịu ảnh hưởng. Điều này được thể hiện qua việc số tiền chi tiêu cho thương mại điện tử vẫn tăng kỷ lục.

Theo nghiên cứu của Adobe, mức mua sắm năm 2021 cao hơn 253% so với năm 2019 và cũng cao hơn 10% so với năm ngoái.

Giảm giá ít hơn.

Người mua sắm trực tuyến vẫn sẵn sàng mua hàng mặc dù mức giảm giá có phần giảm hơn so với các năm trước đó. Ví dụ, trong ngành hàng điện tử, mức giá chỉ giảm khoảng 8%, so với mức giảm trung bình 21% vào năm 2020. Ngành hàng máy tính được giảm giá 10% vào năm 2021 so với mức giảm 22% vào năm 2020.

Hình thức mua trước trả sau (BNPL) tăng trưởng mạnh.

Hình thức BNPL đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.

Doanh thu từ BNPL đã tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái và số lượng đơn đặt hàng tăng 10%. Trung bình, người mua sắm chi 224 USD cho mỗi đơn đặt hàng, với khoảng 3 mặt hàng trong giỏ hàng của họ.

Người làm Marketing cần chú ý điều gì trước các xu hướng này.

Trong khi thương mại điện tử vẫn sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, những người làm marketing cần nhanh chóng thích nghi và tận dụng các cơ hội kinh doanh có được.

Về thời điểm triển khai các chiến dịch, các marketers hay thương hiệu nên triển khai sớm hơn, tốt nhất là vào vài tuần trước các ngày hội hay lễ mua sắm.

Bên cạnh đó việc triển khai các chiến dịch đa kênh (omni-channel), tích hợp BNPL hay các hình thức giao hàng thuận tiện hơn là những chiến thuật khác các doanh nghiệp cần lưu ý.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

AirAsia ra mắt dịch vụ giao hàng trọn gói khi thương mại điện tử bùng nổ

Tập đoàn AirAsia dưới sự điều hành của nhà tài phiệt Malaysia Tony Fernades vừa ra mắt dịch vụ giao hàng trọn gói để tận dụng cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại điện tử đang bùng nổ ở Đông Nam Á và kỳ vọng giúp bù lỗ của mảng kinh doanh hàng không.

CEO tập đoàn AirAsia, Tony Fernandes. Ảnh: YOSHIKAZU SUNO/AFP VIA GETTY IMAGES / FORBES

Tập đoàn AirAsia dưới sự điều hành của nhà tài phiệt Malaysia Tony Fernades vừa ra mắt dịch vụ giao hàng trọn gói để tận dụng cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại điện tử đang bùng nổ ở Đông Nam Á và kỳ vọng giúp bù lỗ của mảng kinh doanh hàng không.

Dịch vụ AirAsia Xpress là hoạt động kinh doanh mới nhất của công ty khi mở rộng sang kinh doanh kỹ thuật số để giúp tăng doanh thu của hãng hàng không vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID – 19.

Dịch vụ sẽ được cung cấp ở Kuala Lumpur và các khu vực khác xung quanh Klang Valley đông đúc dân cư, trước khi mở rộng ra các khu vực khác của Malaysia và Đông Nam Á.

Với sự hậu thuẫn của Teleport — đơn vị hậu cần của tập đoàn — AirAsia Xpress cung cấp cho người dùng siêu ứng dụng hai lựa chọn: giao hàng ngay lập tức trong chưa đầy một giờ hoặc giao hàng trong ngày trong vòng sáu giờ.

Hoạt động kinh doanh mới cùng với các dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn của hãng hàng không là các sáng kiến nhằm xây dựng siêu ứng dụng để cạnh tranh với những công ty khổng lồ công nghệ của Đông Nam Á như GoTo của Indonesia, Grab và Sea Group của Singapore.

Lim Ben-Jie, trưởng bộ phận giao hàng thương mại điện tử trên siêu ứng dụng AirAsia, cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch. Chúng tôi tin mọi người vẫn lựa chọn các dịch vụ giao hàng hiệu quả và giá cả phải chăng — một trong những điểm mạnh cốt lõi của AirAsia.

Kết hợp giữa tính tiện dụng và mạng lưới rộng khắp ASEAN cũng như ở các khu vực khác trên thế giới, AirAsia Xpress sẽ hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ giao hàng nhanh chóng và thuận tiện.”

Theo một nghiên cứu mới được Google, Temasek và Bain & Company đồng thực hiện và công bố vào tháng này, Đông Nam Á là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, với tổng giá trị hàng hóa (GMV) từ nền kinh tế kỹ thuật số tăng 49% lên 174 tỉ USD trong năm nay so với trước đó.

Khi người tiêu dùng trong khu vực ngày càng sử dụng thương mại điện tử và các nền tảng kỹ thuật số khác, nghiên cứu dự đoán GMV sẽ tăng lên 363 tỉ USD vào năm 2025 và vượt qua 1 nghìn tỉ USD vào năm 2030.

Quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ này báo trước tín hiệu tốt cho AirAsia, doanh nghiệp đang tìm cách tăng mảng kinh doanh kỹ thuật số lên 50% doanh thu của tập đoàn vào năm 2025. Tập đoàn đã chuyển hướng sang kinh doanh kỹ thuật số sau khi các lệnh hạn chế đi lại do COVID-19 khiến lượng hành khách và hàng hóa giảm sút.

AirAsia vừa báo cáo doanh thu quý 3 giảm 37% so với năm ngoái xuống 296 triệu ringgit (70 triệu USD). Raymond Choo, nhà phân tích của Kenanga Research ở Kuala Lumpur, ước tính thu nhập cả năm của AirAsia giảm khoảng 17%, xuống mức lỗ ròng 2,41 tỉ ringgit.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý III, Tony Fernandes, CEO AirAsia, cho biết: “Là tập đoàn, chúng tôi tận dụng thời gian tạm ngưng các chuyến bay để đa dạng hóa các nguồn thu mới và hoàn toàn chuyển đổi thành công ty cổ phần đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và phục vụ đời sống.”

Ông cho biết thêm siêu ứng dụng của AirAsia, cùng với sự hỗ trợ của Teleport và đơn vị fintech BigPay của tập đoàn, đang tạo được sức hút và xây dựng được vị thế quan trọng trong những thị trường chính.

Tony Fernandes và đối tác kinh doanh, Kamarudin Meranun, đã mua lại AirAsia vào năm 2001 để xây dựng hãng hàng không giá rẻ giúp nhiều người có thể di chuyển bằng máy bay.

Tony đã ra khỏi Danh sách 50 người Malaysia giàu nhất năm 2021 của Forbes, cũng đầu tư trong các lĩnh vực khác như nghỉ dưỡng, bảo hiểm và giáo dục.

Biên dịch: Gia Nhi – Forbes

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đội ngũ Marketing và Sales có đang ở trên cùng một chiến tuyến

Khi đội ngũ marketing và bán hàng (sales) phối hợp chặt chẽ với nhau, không chỉ doanh nghiệp có hiệu suất cao hơn mà chính họ cũng có thể phát triển nhanh hơn, giải quyết các vấn đề sáng tạo hơn và gắn bó lâu hơn. 

Đội ngũ marketing và bán hàng có đang ở trên cùng một chiến tuyến
Đội ngũ marketing và bán hàng có đang ở trên cùng một chiến tuyến. MicroStockHub | Getty Images

Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, các doanh nghiệp buộc phải liên tục chuyển đổi và thích ứng khi nhu cầu và sở thích của khách hàng không ngừng thay đổi.

Sự chuyển đổi này sẽ trở nên khó khăn hơn khi doanh nghiệp thiếu sự liên kết giữa các bộ phận thường xuyên tương tác với khách hàng tiềm năng: bộ phận bán hàng và marketing.

Khi đội ngũ bán hàng và marketing thiếu đi sự phối hợp, không chỉ cả hai bộ phận này mà còn cả doanh nghiệp đều phải gánh chịu hậu quả, trên thực tế, theo số liệu từ SuperOffice sự mất liên kết này có thể tiêu tốn của doanh nghiệp hàng tỷ đô mỗi năm (số liệu tham chiếu trên phạm toàn cầu không tính riêng theo khu vực).

Sự thiếu phối hợp dẫn đến sự thiếu tin tưởng và hiểu biết giữa hai bộ phận, điều này khiến cho quá trình cộng tác cùng nhau trở nên khó khăn hơn và do đó, mọi thứ “xấu” hơn.

Xác định điểm liên kết và thiếu liên kết.

Bởi vì sự liên kết giữa sales và marketing có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận ra sự liên kết và thiếu liên kết trong thực tế được thể hiện như thế nào.

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét sự thiếu phối hợp xoay quanh các mục tiêu. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng một nhân viên bán hàng đang trò chuyện với một khách hàng tiềm năng về những sự thay đổi trong nhu cầu mua hàng của họ – nhưng nhân viên này lại không chia sẻ thông tin có được một cách nhanh chóng với đội nhóm marketing.

Nếu marketing không cập nhật kịp những nhu cầu mới của khách hàng tiềm năng (Lead), họ không thể tạo ra những nội dung hoặc chiến dịch có thể giải quyết những nỗi đau này của khách hàng một cách kịp thời.

Và kết quả là, doanh nghiệp không hoặc bán được ít hàng hơn.

Ngược lại ở khía cạnh xuất phát từ marketing. Nếu đội ngũ marketing có được những thông tin mới cập nhật từ phía người dùng thông qua các công cụ phân tích trực tuyến, nhưng họ lại không truyền đạt những thông tin này cho đội ngũ bán hàng, một sự thật hiển nhiên là nhân viên tư vấn bán hàng không thể chia sẻ đến khách hàng những thông tin hay giải pháp mới nhằm giải quyết các nỗi đau một cách tốt hơn.

Trong cả hai ví dụ, dù cho là xuất phát từ bộ phận nào, việc thiếu giao tiếp và phản hồi hiệu quả đang khiến cả hai đội nhóm đánh mất đi nhiều cơ hội có thể giúp họ bán được nhiều hàng hơn.

Nếu doanh nghiệp có thể khiến cả hai đội nhóm này phối hợp chặt chẽ hơn với nhau, dưới đây là một số lợi ích mà doanh nghiệp có được:

  • Cải thiện về tốc độ thích ứng và thay đổi: Khi hai đội nhóm liên kết và cộng tác thường xuyên với nhau, việc thực hiện các thay đổi của chiến lược sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi một vòng phản hồi nhất quán được thiết lạp, cả hai đội đều có đủ bối cảnh cần thiết để bắt đầu trò chuyện với khách hàng một cách hiệu quả.
  • Giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo hơn: Thông thường, những nhân viên bán hàng và marketing có quan điểm và cách suy nghĩ rất khác nhau. Khi họ buộc phải phối hợp với nhau dựa trên những mục tiêu chung, họ sẽ phải đóng góp những quan điểm khác nhau để cùng giúp giải quyết mọi vấn đề chung, điều này khiến cho các giải pháp của họ có nhiều sự sáng tạo hơn.
  • Nhân viên gắn bó lâu hơn: Các nhân viên bán hàng không muốn làm việc ở những nơi họ thiếu đi sự hỗ trợ từ các hoạt động marketing; họ vốn xem sự hỗ trợ đó là cần thiết để thành công trong vai trò của họ. Điều tương tự xảy ra trong chiều ngược lại. Do đó, việc có thể đảm bảo sự liên kết, tin cậy và tôn trọng giữa hai bộ phận là động lực để mỗi bên có thể cố gắng và gắn bó lâu hơn.

Phối hợp các hoạt động tiếp thị và bán hàng.

Theo số liệu từ LinkedIn, 90% các chuyên gia bán hàng và tiếp thị cho biết luôn tồn tại sự thiếu phối hợp về chiến lược, quy trình, văn hóa và nội dung trong tổ chức của họ và gần như tất cả các chuyên gia này đều tin rằng nó gây hại cho doanh nghiệp và khách hàng.

Thêm vào đó, 97% trong số những người được hỏi cho biết họ gặp nhiều khó khăn với những nội dung và thông điệp tiếp thị; họ cho rằng nội dung (content) chỉ được tạo ra từ marketing mà thiếu đi đóng góp từ bộ phận bán hàng là thiếu chính xác, nội dung do marketing đưa ra chỉ đóng vai trò là đẩy sản phẩm thay vì cần phải giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng tiềm năng.

Nói tóm lại, những nội dung và thông điệp đó rất khó để chuyển khách hàng tiềm năng thành những người mua hàng.

Để giải quyết những mâu thuẫn này, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng đội ngũ bán hàng và tiếp thị cần phải làm việc vì mục tiêu chung – họ phải thường xuyên hỗ trợ và đóng góp ý kiến với nhau. Dưới đây là những chiến thuật doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Kiểm tra nội dung xem nó có thể giúp tạo ra doanh thu không.

Đại dịch đã làm thay đổi đáng kể hành vi của khách hàng nói chung, cả B2B lẫn B2C, khi khoảng 1/3 (theo số liệu từ TrustRadius) người mua hàng dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu sản phẩm trước khi mua hàng.

Đội ngũ bán hàng và marketing cần suy nghĩ sâu hơn về những nội dung mà họ đang gửi cho người mua liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang cung cấp vì cơ bản người mua sẽ chủ yếu dựa vào các thông tin (được cung cấp) trong quá trình ra quyết định.

Dưới đây là một số câu hỏi mà sales và marketing cần làm việc cùng nhau để tìm ra các câu trả lời chung:

  • Bạn có bất cứ nội dung nào đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bán hàng không?
  • Nội dung nào đã không còn phù hợp với khách hàng và bối cảnh hiện tại và cần sửa đổi?
  • Những câu hỏi mà khách hàng và khách hàng tiềm năng thường hỏi đội nhóm bán hàng là gì?
  • Nội dung hiện tại dành cho ai? Và ai hiện đang đọc nó? Bạn có thể tạo ra những nội dung gì để thu hút sự chú ý của người đọc?
  • Nhóm bán hàng có nên tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp những insights cho nội dung không?

Mục tiêu chính của quá trình này là lập bản đồ nội dung (content mapping) của bạn theo các mục tiêu để từ đó bạn có thể biết nội dung nào là phù hợp và hiệu quả, nội dung nào không thể đáp ứng được cả kỳ vọng của bán hàng lẫn marketing.

2. Các thành viên marketing cần theo dõi các cuộc gọi bán hàng.

Theo định kỳ, các thành viên trong đội ngũ marketing cần theo dõi (thực hiện cuộc gọi hoặc lắng nghe lại) các cuộc gọi bán hàng để có thể đảm bảo rằng cả bán hàng và marketing đều đang ở trên cùng một chiến tuyến.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Yêu cầu các thành viên marketing lắng nghe các cuộc gọi bán hàng theo chu kỳ thường xuyên, chẳng hạn như mỗi tuần một lần.
  • Marketing cần tham gia các cuộc họp bán hàng cùng với đội ngũ bán hàng hoặc các đội nhóm liên quan đến bán hàng khác trong tổ chức.
  • Mang các cuộc gọi bán hàng vào quy trình đào tạo cho các nhân sự marketing mới.

3. Thường xuyên tổ chức các buổi brainstorming với các thành viên trong nhóm bán hàng và marketing.

Mục tiêu của các buổi brainstorm có thể là thảo luận về các triển vọng bán hàng, các lỗ hổng trong quy trình bán hàng hoặc phát triển các chủ đề nội dung mới cho thương hiệu.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể đưa ra để thảo luận:

  • Đâu là những câu hỏi phổ biến nhất mà khách hàng thường xuyên hỏi?
  • Những câu hỏi nào có thể trả lời ngay và câu hỏi nào cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn?
  • Những rào cản phổ biến đối với khách hàng tiềm năng trong quá trình chuyển đổi bán hàng là gì?
  • Nhân viên bán hàng thường gửi email, tin nhắn…cho khách hàng với nội dung ra sao?
  • Loại nội dung nào nhân viên bán hàng cần nhưng tìm mãi chưa thấy?
  • Đội ngũ bán hàng đang mô tả về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ với khách hàng tiềm năng ra sao?

Mục tiêu chính của các buổi brainstorm này là khám phá những insights mới có thể giúp cải thiện doanh số bán hàng trong tương lai.

4. Cung cấp cho đội nhóm bán hàng những kiến thức cần thiết về khách hàng, thứ họ có thể sử dụng trong các cuộc gọi bán hàng.

Về bản chất, dù cho đội ngũ bán hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều hơn, nhưng bộ phận có thể hiểu sâu nhất về khách hàng lại là marketing.

Bằng cách có trong tay nhiều công cụ phân tích hơn, marketing hiện có nhiều dữ liệu về khách hàng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số thông tin về khách hàng tiềm năng mà marketing nên cung cấp cho bán hàng.

  • Cách khách hàng tiềm năng tìm hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ. Một trong những sai lầm lớn nhất khi nhân viên bán hàng liên hệ với khách hàng là không nói rõ bằng cách nào họ có được thông tin về khách hàng. Nếu khách hàng để lại thông tin qua website hay các nền tảng mạng xã hội, marketing cần chia sẻ thông tin đó với nhân viên bán hàng (sẽ tiện hơn nếu doanh nghiệp đang sử dụng CRM). Nguồn để lại thông tin sẽ làm sáng tỏ ý định và khả năng sẵn sàng mua của khách hàng tiềm năng.
  • Nội dung mà khách hàng tiềm năng tương tác trước khi để lại thông tin là gì. Điều này có thể cho đội nhóm bán hàng biết những giải pháp mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm nhất và họ hiện đã có được những thông tin gì. Ngoài ra, để xây dựng tính liên quan trong những giây đầu tiên khi liên hệ với khách hàng, hiểu được bối cảnh tương tác của họ cũng là một cách thông minh.
  • Những thông tin mà khách hàng tiềm năng để lại là gì (marketing có thể chia sẻ sẵn nếu cả hai bộ phận sử dụng chung CRM). Ngoài tên, số điện thoại hay email liên hệ, có thể có nhiều thông tin yêu cầu khác mà khách hàng để lại trước khi tư vấn, marketing cần chia sẻ đầy đủ những thông tin này với nhân viên bán hàng. Trong trường hợp thông tin được để lại qua các nền tảng mạng xã hội mà đội ngũ bán hàng không thể truy cập được, bằng cách nào đó (cập nhật lên hệ thống CRM) marketing cần phải chia sẻ.

Cuối cùng, sự phối hợp giữa bán hàng và marketing thường bắt đầu bằng việc xây dựng một nền văn hóa hợp tác chung dựa trên các mục tiêu chung của tổ chức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

5 bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS

Tìm hiểu cách thương hiệu có thể nổi bật hơn trong đám đông SaaS (software-as-a-service) trong khi vẫn có thể nhắm mục tiêu đúng khách hàng.

bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS
Source: HRZone

Mỗi năm trôi qua, số lượng người dùng chuyển sang sử dụng Internet để giải quyết các vấn đề và mua hàng ngày càng nhiều lên, riêng đối với năm 2021, do những tác động từ đại dịch, nhu cầu này tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh này, việc các doanh nghiệp chuyên cung cấp các phần mềm dịch vụ (SaaS) phát triển rầm rộ cũng không mấy khó hiểu.

Khi thị trường ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp hơn, cạnh tranh diễn ra mạnh hơn, việc giữ được các lợi thế cho doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn – và xây dựng thương hiệu là một cách để thực hiện điều đó.

Dưới đây là một số cách mà các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp cung cấp phần-mềm-như-là-dịch-vụ (SaaS) có thể tham khảo.

Lưu ý về cách đặt tên thương hiệu (brand name).

Tên thương hiệu có thể thúc đẩy khả năng tìm kiếm và ngược lại, khả năng tìm kiếm có thể thúc đẩy và xây dựng tên thương hiệu.

Khi bạn đang tìm kiếm một tên gọi cho doanh nghiệp SaaS của mình, bạn cần lưu ý rằng nó phải dễ phát âm, dễ viết và dễ nhơ, những tín hiệu này giúp đối tượng mục tiêu của bạn dễ dàng hơn trong việc ghi nhận và tìm kiếm nó khi cần thiết.

Giữ cho tên thương hiệu ngắn gọn và gắn liền với các từ hay kí hiệu độc đáo cũng là một ý kiến hay. Nếu tên thương hiệu nghe qua tương tự như một cái tên sẵn có nào đó, nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn và thiếu sự chú ý đến khách hàng.

Một lưu ý khác về cách đặt tên đó là sử dụng các thuật ngữ liên quan đến ngành (tính liên tưởng thương hiệu) để tăng cường tính liên kết và ghi nhớ thương hiệu gắn liền với một ngành nào đó. Ví dụ doanh nghiệp của bạn liên quan đến các hoạt động thiết kế, có sử dụng logo, design, hay các từ viết tắt khác trong tên gọi thương hiệu…là một đề xuất.

Đừng chỉ biết chạy theo xu hướng – hãy chủ động tạo ra xu hướng.

Hình ảnh (visual) là một trong những thành phần quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu hiệu quả.

Cách bạn thiết kế hình ảnh của mình, cách bạn gửi thông điệp hay cách bạn trao đổi cũng như trò chuyện với đối tượng mục tiêu, giúp hoạt động marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn và tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Bạn hãy thử nhìn lại các doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm dịch vụ như Skype, WhatsApp, Zoom, Facebook Messenger, hay Google Meet chẳng hạn, về cơ bản họ cung cấp các dịch vụ tương tự nhau thay vì khác nhau hoàn toàn.

Điều này có nghĩa là bản chất không phải (hoặc không chỉ) dịch vụ, mà chính hình ảnh thương hiệu (brand image/brand visual) mới là yếu tố cốt lõi xác định một công ty SaaS thành công. Thương hiệu của bạn được hiểu và cảm nhận như thế nào thậm chí còn quan trọng hơn những gì mà nó có thể mang lại.

Các ngành công nghiệp khác nhau có những cách cảm nhận khác nhau về khái niệm hình ảnh, từ màu sắc đến phông chữ đến logo và nhiều thứ khác.

Điều quan trọng cho doanh nghiệp lúc này là nghiên cứu và tìm ra cho mình một cách hiển thị khác, một hình ảnh khác so với những thứ hiện có ngoài kia.

Nếu bạn làm đúng, thay vì cố gắng cạnh tranh với tư cách là người theo sau (follower), bạn có thể chủ động tạo ra những xu hướng, làm chủ cuộc chơi và định hình bạn là một nhà lãnh đạo (leader) thực sự trong ngành.

Tiếp thị truyền miệng – Word of mouth Marketing.

Khi nói đến doanh nghiệp SaaS thành công với tiếp thị truyền miệng, Slack là một trong số đó. Slack là một trong những thương hiệu SaaS phát triển nhanh nhất mọi thời đại và chiến lược tiếp thị truyền miệng đã giúp họ làm được điều đó.

Trước khi khởi động dự án Slack, hay trước đó là Glitch, Butterfield đã nổi danh trong công đồng khởi nghiệp khi là co-founder của trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nổi tiếng Flickr.

Tận dụng lợi thế này, khi ra mắt Slack, ông đã gửi lời mời dùng thử tới các mối liên hệ và kết nối công việc của mình, khuyến khích họ trải nghiệm và đưa ra nhận xét cho sản phẩm mới này.

Thấy được sự hiệu quả của Slack trong việc giao tiếp và trao đổi thông tin, những người được trải nghiệm sản phẩm không ngừng giới thiệu cho người thân và đối tác của mình.

Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, số người dùng tạo tài khoản trên ứng dụng đã chạm ngưỡng 8000. Con số này ngay lập tức được tăng lên gấp đôi chỉ sau 2 tuần kế tiếp.

Chính nhờ sự thành công thần kì của chiến lược này vì thế, Slack hoàn toàn không sở hữu bất kỳ nhân viên Sales nào trong một khoảng thời gian dài.

Có đến 97% khách hàng mới của Slack biết đến ứng dụng này thông qua người quen, từ đồng nghiệp hiện tại hoặc tiếp tục sử dụng từ công ty cũ.

Tiếp thị truyền miệng không chỉ là kỹ thuật marketing tiết kiệm chi phí nhất mà còn có thể thúc đẩy thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng nhất, đặc biệt là trong những ngày đầu xây dựng thương hiệu.

Tất cả chúng ta đều có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến một dịch vụ nếu một người mà chúng ta tin tưởng (có chuyên môn) đã trải nghiệm và đánh giá cao nó.

Kết nối cảm xúc.

Các thương hiệu SaaS không chỉ nên kết nối với khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) dựa trên nhu cầu (về sản phẩm, dịch vụ) mà còn cần kết nối thông qua yếu tố cảm xúc.

Google Apps kết nối cảm xúc thông qua những đội nhóm chuyên nghiệp hay ZenDesk, Salesforce và Concur, tập hợp các chuyên gia hỗ trợ khách hàng, bán hàng và tài chính làm việc thường xuyên với nhau như là những đồng nghiệp thực sự.

Xây dựng thương hiệu thành công có nghĩa là doanh nghiệp phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và tận dụng những cảm xúc có liên quan đến nhu cầu đó để thúc đẩy họ sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

“Biết mình” nên được ưu tiên trước, sau đó mới nói đến “biết người”.

Thay vì dành quá nhiều thời gian cho đối thủ cạnh tranh, hãy dành nhiều thời gian cho chính khách hàng và doanh nghiệp của mình.

Phân tích kỹ những gì bạn phải cung cấp và cách nó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng, nên là ưu tiên hàng đầu.

Con đường khôn ngoan nhất để phát triển các thương hiệu SaaS thành công là hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản và nền tảng nhất. Bằng cách đó, bạn có thể tự tin vào khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng – và khách hàng cũng sẽ phản ứng tương tự với bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Xu hướng “điên cuồng mua sắm” cuối năm giúp doanh nghiệp bứt tốc

Dù mua sắm vì thói quen hay chỉ đơn giản là để giải tỏa sau giãn cách, người dùng đều thấy thỏa mãn vì được tiêu xài, theo Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam.

Từ tháng 10, người dùng Việt có xu hướng mua sắm “điên cuồng” dù vừa trải qua hơn 4 tháng liền giãn cách xã hội với nhiều hạn chế và ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

Theo nhận định của ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam, nhiều người dùng chọn cách thỏa mãn nhu cầu mua sắm bị dồn nén suốt thời giãn cách bằng những đơn hàng online thả ga.

Song song đó, các chương trình khuyến mãi lớn từ các sàn thương mại điện tử, ưu đãi sâu kích cầu mua sắm từ thương hiệu, gian hàng online… cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu mua sắm.

Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, tận dụng trợ lực từ các sàn thương mại điện tử để bứt phát doanh thu, bù đắp lại quãng thời gian nền kinh tế ảm đạm, trì trệ do dịch bệnh.

Mua sắm để thỏa mãn nhu cầu, sở thích.

Hồng Ngọc (28 tuổi, quận 9) cho biết từ tháng 10 đến nay đã chi hơn 15 triệu đồng cho việc mua sắm online các sản phẩm đa dạng ngành hàng.

Ngay từ khi shipper được phép hoạt động lại bình thường, chị đã đặt ngay 15 đơn hàng các sản phẩm từ gia dụng nhà bếp, nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm lẫn quần áo, nội thất…

Dù trong 4 tháng giãn cách, chị chỉ nhận 50% lương do làm tại nhà, tuy nhiên vẫn dành phân nửa thu nhập để mua sắm vì muốn “mua cho đã tay”.

Tương tự Ngọc, Quốc Phong (31 tuổi, quận 7) cũng đổ hàng triệu đồng vào mua sắm trên thương mại điện tử từ tháng 10 đến nay. Những mặt hàng Phong đã mua là đồ điện gia dụng, thiết bị công nghệ và nội thất.

Thay vì mua sắm dàn trải cả năm, anh thường để dành mua những món giá trị cao như laptop, điện thoại, phụ kiện công nghệ… vào dịp cuối năm vì nhiều ưu đãi, mã giảm giá.

“Những năm gần đây tôi đều có thói quen chờ đến lễ hội mua sắm 10/10, 11/11 hay 12/12, canh sale rồi mua một lượt. Có đợt tôi tiết kiệm đến vài triệu đồng nhờ ‘săn’ mã giảm giá hay canh giờ vàng săn sale”, Phong cho hay.

Hồng Ngọc hay Quốc Phong là hai trong số nhiều người dùng Việt mạnh tay mở hầu bao mua sắm ngay khi vừa hết lệnh giãn cách tại TP HCM.

Điều đó phần nào cho thấy sức mua của người dùng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đồng thời, họ ngày càng chi tiêu thông minh hơn khi tận dụng tối đa ưu đãi từ nhà bán hàng, thương hiệu và sàn thương mại điện tử để mua sắm.

Cơ hội đi kèm thách thức.

Liên đoàn bán lẻ Mỹ mới đây đã đưa ra dự đoán doanh thu bán lẻ tại nước này có thể tăng khoảng 6,5-8,2% trong năm 2021. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2004, bất kể những ảnh hưởng từ đại dịch.

Tại Việt Nam, báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố thương mại điện tử năm 2021 đạt giá trị 13 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 39 tỷ USD.

Với những số liệu tích cực trên, đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp đón đầu xu hướng từ cả hai nhóm người tiêu dùng mua sắm vì “trả thù” lẫn thói quen. Song, đi cùng với cơ hội luôn có thách thức.

Để đáp ứng làn sóng nhu cầu bùng nổ nhanh chóng và mạnh mẽ này, cả doanh nghiệp bán lẻ lẫn thương mại điện tử cần có chiến lược và định hướng rõ ràng trong cả hiện tại lẫn tương lai.

“Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, hệ sinh thái thương mại điện tử với hậu thuẫn là nền tảng công nghệ vững chắc, sẽ là chìa khóa giúp tháo gỡ “nút thắt” này cho các doanh nghiệp”, vị Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam khẳng định.

Trợ lực từ thương mại điện tử.

Một trong những mục tiêu lớn nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ và nhà bán hàng online tập trung hiện tại là cải thiện và tối ưu trải nghiệm mua sắm cho người dùng.

Hiện người dùng Việt đã dần quen với việc mua sắm online, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm dù không cần thấy tận mắt, sờ tận tay.

Tuy nhiên để có thể đạt hiệu quả cao hơn, doanh nghiệp cần chú trọng dịch vụ. Trải nghiệm mua sắm vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Thương mại điện tử hiện là một trong những kênh bán online tiềm năng và ổn định tăng trưởng cho doanh nghiệp. Song họ cũng cần biết cách tận dụng các công cụ, chính xác hỗ trợ từ các sàn để tối ưu doanh thu hiệu quả nhất.

Ông Hoàng cho biết với sàn thương mại điện tử Lazada, đơn vị luôn phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhiệt tình những thương hiệu và nhà bán hàng đối tác.

Doanh nghiệp có thể thoải mái tiếp cận nguồn khách hàng sẵn có của các sàn, nhận sự hỗ trợ tiếp thị qua các chương trình, lễ hội mua sắm; đồng thời kết nối vận chuyển hàng từ doanh nghiệp đến tận tay người dùng.

Quá trình giao hàng kết hợp cùng thương mại điện tử như Lazada nhanh chóng và dễ dàng hơn bởi Lazada luôn không ngừng cải tiến về mặt công nghệ.

Ứng dụng AI, tự động hóa quy trình và giúp thiết kế tuyến đường vận chuyển hợp lý nhất. Đây là lợi thế to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp.

Thêm vào đó, hình thức mua sắm kết hợp giải trí – Shoppertainment – cũng dần nổi lên như một hiện tượng và được người dùng Việt hưởng ứng nhiệt tình.

Nhất là trong thời gian giãn cách xã hội, các hoạt động giải trí online ngay trên ứng dụng thương mại điện tử như livestream, minigame… đều ghi nhận lượt truy cập và theo dõi kỷ lục.

Cụ thể, trong “Lễ hội mua sắm 11.11” của Lazada, kênh LazLive ghi nhận doanh thu tăng gấp bảy lần so với cùng kỳ năm ngoái. Kênh mua sắm này cũng trở thành một trong những công cụ được nhà bán hàng và thương hiệu tận dụng triệt để với số lượng tham gia tăng gấp 1,6 lần.

Qua đó, ông Nguyễn Huy Hoàng đã đưa ra kết luận rằng dù người tiêu dùng “điên cuồng” mua sắm vì thói quen hay do tâm lý “trả thù” dịch bệnh, điểm chung của xu hướng mới này vẫn là mang lại cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc trong thời bình thường mới.

Tận dụng tốt cơ hội này, doanh nghiệp không chỉ sớm quay lại “đường ray” tăng trưởng mà còn góp phần bù đắp thất thoát do kinh tế “đóng băng”.

Thêm vào đó, “Lễ hội mua sắm 12/12 – Sale cuối năm wow 90%” của Lazada diễn ra từ 12-14/12 đang khởi động rầm rộ. Đây cũng là lần đầu tiên Lazada áp dụng mức giảm giá đến 90%, hưởng ứng “Tháng khuyến mại tập trung 2021” do Bộ Công Thương phát động.

Với các ưu đãi lớn chưa từng có này, không chỉ người dùng mà cả các doanh nghiệp nhà bán hàng cũng có thể tận dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế mau chóng phục hồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

95% các nhà lãnh đạo công nghệ cho rằng AI sẽ “thống trị” sự đổi mới trong tương lai

Dựa vào những bối cảnh đang diễn ra và cả những xu hướng ứng dụng công nghệ mới, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ cho rằng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ góp phần quan trọng vào sự đổi mới trong tương lai.

95% các nhà lãnh đạo công nghệ cho rằng AI sẽ "thống trị" sự đổi mới trong tương lai
iStock

Theo một cuộc khảo sát mới đây được công bố từ tổ chức kỹ thuật phi lợi nhuận IEEE, khoảng 1/5 người được hỏi cho rằng AI (trí tuệ nhân tạo) và máy học (machine learning) (21%), điện toán đám mây (cloud computing) (20%) và 5G (17%) sẽ là những công nghệ quan trọng nhất trong những năm tới.

Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các công nghệ quan trọng nhất vào năm 2022 và các ngành dự kiến sẽ bị tác động nhiều nhất bởi công nghệ cũng như các xu hướng công nghệ mới được dự đoán trong thập kỷ tới.

Những ngành nào dự kiến sẽ bị tác động nhiều nhất bởi yếu tố công nghệ trong năm tới?

Các nhà lãnh đạo công nghệ được khảo sát cho biết những ngành công nghiệp dự kiến sẽ chịu tác động lớn nhất bao gồm: sản xuất (25%), dịch vụ tài chính (19%), chăm sóc sức khỏe (16%) và năng lượng (13%).

Khi nói về các xu hướng công nghệ chính được mong đợi nhất, đa số (95%) đồng ý và 66% hoàn toàn đồng ý rằng AI sẽ thúc đẩy phần lớn sự đổi mới trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp trong 1 đến năm 5 tới.

Hơn nữa, 81% đồng ý rằng, trong 5 năm tới, 1/4 những gì con người đang làm sẽ được thay thế hoặc hỗ trợ nâng cao bởi rô bốt và 77% đồng ý rằng, rô bốt sẽ được triển khai diện rộng trên toàn bộ tổ chức của họ để nâng cao gần như mọi chức năng kinh doanh.

Từ bán hàng và nhân sự đến marketing và công nghệ thông tin. Đa số người được hỏi đồng ý (78%) rằng trong 10 năm tới, một nửa hoặc nhiều hơn những gì họ làm sẽ được nâng cao bởi robot.

Source: IEEE

Để có được những dữ liệu nói trên (và có đủ trong báo cáo theo đường link bên dưới) IEEE đã khảo sát 350 CIO (giám đốc thông tin), CTO (giám đốc công nghệ), CITO (giám đốc công nghệ thông tin) và các nhà lãnh đạo công nghệ khác ở Mỹ, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ và Brazil tại các tổ chức có hơn 1.000 nhân viên trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dịch vụ tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng, giáo dục, điện tử, kỹ thuật, năng lượng, chính phủ, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, bán lẻ, công nghệ và viễn thông.

Các cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 8 đến ngày 20 tháng 10 năm 2021.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo tại: AI Report

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Apple sử dụng chiến lược này để “kéo” 365 tỷ USD doanh số

Một trong những cách đơn giản nhất để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu nhưng cũng lại thường bị bỏ qua nhiều nhất.

Apple sử dụng chiến lược này để "kéo" 365 tỷ USD doanh số
Source: The Japan Times

Apple từ lâu đã là một trong những thương hiệu đình đám và có giá trị vốn hoá lớn toàn cầu với hơn 2000 tỷ USD.

Những người hâm mộ hay khách hàng trung thành của Apple sẵn sàng xếp hàng dài trên các con phố chỉ để trở thành những người đầu tiên sở hữu các phiên bản mới nhất và với tổng doanh thu hàng năm được báo cáo là 365,8 tỷ USD cho năm 2021, rõ ràng sự đúng đắn trong chiến lược phát triển thương hiệu của Apple là không thể chối từ.

Tuy nhiên, thành công của Apple không chỉ đơn giản là nhờ vào những thiết kế bắt mắt, cách tiếp cận tối giản với các công nghệ tiên tiến hay thậm chí là khoản ngân sách quảng cáo hàng năm với gần 2 tỷ USD. Thay vào đó, nó nằm ở cách công ty này xây dựng yếu tố con người và đội ngũ (đội ngũ chăm sóc khách hàng và bán hàng).

Đối với nhiều doanh nghiệp khác, theo cách thông thường, họ sẽ tuyển dụng những người có xu hướng yêu thích hay là “fans hâm mộ” của doanh nghiệp, ngược lại với Apple, họ tuyển dụng chính khách hàng của họ.

Nếu bạn đang muốn tăng trưởng, đừng chỉ tuyển những người yêu thích doanh nghiệp của bạn.

Bí quyết để xây dựng đội ngũ dịch vụ khách hàng thành công của Apple là tuyển dụng những người là khách hàng của họ bởi vì suy cho cùng, khách hàng hiểu khách hàng.

Với cách tiếp cận đó, Apple sẽ có thể đảm bảo cung cấp các sản phẩm hay loại hình dịch vụ mà khách hàng của họ (cũng chính là nhân viên của họ) yêu thích nhất. Chiến lược nhân sự đơn giản mà vô cùng hiệu quả này cùng với những lý thuyết đơn giản đằng sau nó ngược lại thường không được áp dụng chính xác cho các bộ phận hay phòng ban khác, chẳng hạn như kỹ thuật, phát triển và bán hàng.

Lấy ví dụ về bộ phận bán hàng, mọi người thường có một suy nghĩ sai lầm rằng một đại diện bán hàng tuyệt vời sẽ phải là người hâm mộ lớn nhất của thương hiệu.

Tuy nhiên, điều này không đúng. Người đại diện bán hàng giỏi nhất không phải (hoặc không nhất thiết) là người hâm mộ lớn nhất – mà là những người xác định chính xác và có mối quan hệ chặt chẽ nhất với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Trên thực tế, những người cổ vũ lớn nhất (năng động nhất) của doanh nghiệp không phải là những nhân viên bán hàng giỏi nhất – họ cũng không phải là những người đổi mới tốt nhất của thương hiệu.

Tính khách quan giữa nhu cầu tăng trưởng và sự phát triển.

Người hâm mộ thương hiệu không nhìn mọi thứ theo cách giống những người khác. Và do đó, những người này không thể bán hàng cho những người chưa từng mua hàng hoặc cải tiến cho một sản phẩm nào đó, vì trong mắt họ, các sản phẩm hiện có đã rất hoàn hảo.

Vì vậy, mặc dù những người hâm mộ có khả năng kết nối rất tốt với những người hâm mộ khác, nhưng họ lại thường đánh mất đi tính khách quan – một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Về mặt tâm lý, khi ai đó là một người hâm mộ, đặc biệt là những người hâm mộ cuồng nhiệt (fans cuồng), chúng ta biết rằng lòng trung thành của họ có thể khiến họ trở nên mù quáng trước những lựa chọn thay thế khác.

Nói cách khác, vào một thời điểm nào đó, khi chúng ta hâm mộ một thứ gì đó có nghĩa là chúng ta đặt một thứ lên mọi thứ (ngay cả khi nó là điều không đúng đắn).

Với sự quan tâm hay yêu thích cao độ này, chúng ta không chỉ đánh mất đi tính khách quan mà còn mất đi tính xác thực và tính hợp lý của các nhận định.

Trong bán hàng, điều này có thể khiến một thông điệp bán hàng của thương hiệu trở nên “dối trá”, quá trau chuốt và thiếu sự thật, và kết quả là, khách hàng tiềm năng của thương hiệu mất đi sự hứng thú hay lòng tin với thương hiệu.

Trong đổi mới, điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp có ít sự cải tiến hơn và tỷ lệ thu hút khách hàng mới thấp hơn vì các sản phẩm do người hâm mộ tạo ra có xu hướng được xây dựng chỉ dành cho những người tương tự như họ.

Hãy tuyển dụng những người hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Làm thế nào để có tuyển dụng những người này vào đội ngũ của doanh nghiệp? Thông thường, những khách hàng lý tưởng hoặc những người nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu là những người phù hợp nhất.

Điều này là do họ có thể hiểu lý do tại sao một người nào đó không phải là một người hâm mộ trung thành, sự do dự của họ hay cả nỗi đau của họ. Họ hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu bởi vì chính họ cũng là một trong số đó.

Những chiến lược tưởng chừng như đơn giản nhưng đó chính là cách Apple vươn lên dẫn đầu trong một thị trường đầy cạnh tranh, các sản phẩm của Apple luôn được nhiều người tiêu dùng chào đón.

Đó là cách Apple bán trước được gần 1 triệu chiếc đồng hồ vào ngày đầu tiên ra mắt và cũng là chiến lược mà các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể sử dụng để xây dựng sự đổi mới và tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Cuộc đua thương mại điện tử giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia

Tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu, khi chiếm hơn một nửa tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn đa ngành.

Source: Pexels

Shopee có lượng truy cập nhiều nhất ở cả ba thị trường.

Theo số liệu quý III/2021 từ iPrice và SimilarWeb, Shopee – thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore – là nền tảng thương mại điện tử đa ngành có thị phần về lượt truy cập cao nhất ở cả ba nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Cụ thể, tại Việt Nam, sau nhiều quý liên tiếp dẫn đầu, cho đến nay, Shopee vẫn là đối thủ khó vượt mặt khi chiếm 57% tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn thương mại điện tử đa ngành.

Lazada Việt Nam và Tiki lần lượt chiếm 16% và 13%. Các nền tảng khác chia đều 14% còn lại trong bảng xếp hạng.

Tại Malaysia, lượt truy cập website Shopee chiếm đến 71% tổng số lượt truy cập, theo sau đó Lazada Malaysia với 18% và PG Mall là 9%.

Trong khi đó, bản đồ thương mại điện tử Thái Lan về thị phần về lượt truy cập cho thấy sự phân chia giữa Shopee Thái Lan và Lazada Thái Lan, khi hai nền tảng này lần lượt chiếm là 57% và 35%. Theo sau đó là nền tảng Central Online chỉ với 2%.

Một xu hướng thú vị được thấy ở cả ba quốc gia là các trang thương mại điện tử nội địa đều lọt tốp 3 trang thương mại điện tử đa ngành hàng đầu của mỗi nước.

Tiki (Việt Nam), PGMall (Malaysia) và Central Online (Thái Lan) đã làm khá tốt trong việc tạo dựng thương hiệu tại các thị trường tương ứng.

Người dùng Việt tương tác thường xuyên fanpage thương mại điện tử.

iPrice nghiên cứu sự tham gia của người dùng vào các hoạt động truyền thông xã hội trên tốp ba trang Facebook thương mại điện tử đa ngành ở mỗi quốc gia từ Buzzsumo. Kết quả cho thấy người Việt tương tác thường xuyên cao hơn người Thái, nhưng ít hơn người Mã.

Cụ thể, Việt Nam chiếm 36% người dùng tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử. Dữ liệu cho thấy người dùng có xu hướng thả “like”, “love” và “haha” khi tương tác.

Malaysia có tỷ lệ tương tác cao nhất là 44% và thấp nhất là Thái Lan với chỉ 20%. Người Thái khi tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử thường có xu hướng “like”, “share” và “love”. Điều này khá tương đồng với hành vi tương tác của người Malaysia với xu hướng lần lượt là “like”, “share” và “comment”.

Một báo cáo của Napoleon Cat cho biết hơn 8)% dân số Việt Nam là người dùng Facebook tính đến tháng 10 năm 2021, cho thấy Facebook nắm giữ vai trò thiết yếu trong việc giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả tại Việt Nam.

Việt Nam – ngôi sao trên thị trường thương mại điện tử khu vực.

Theo dữ liệu từ iPrice Group, tổng lượt truy cập trung bình tốp 10 trang thương mại điện tử của Việt Nam đã gấp 2 lần Thái Lan, và gần 3 lần Malaysia trong quý III/2021.

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore), Google và công ty tư vấn quản lý Bain & Company công bố gần đây cho biết thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 13 tỷ USD trong năm 2021.

Ước tính, con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 32%, tiến tới mức 39 tỷ USD trong năm 2025. Quy mô này sẽ giúp Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia.

Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành một trong những “ngôi sao” trong thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á.

Bước vào kỷ nguyên hậu Covid-19, tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) đã trở thành một nếp sống mới và các nhà bán hàng kỹ thuật số ngày càng nhiều, đã tác động tích cực tới quy mô thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Vì sao hàng hiệu mua đi bán lại giá vẫn cao ngất ngưởng

Chính sách giới hạn số lượng mua sản phẩm của một số nhãn hàng xa xỉ đã phần nào khiến nảy sinh việc nhiều người cố gắng săn hàng hiệu về và bán lại với giá ngất ngưởng.

Cre: Sourcing Journal

Chính sách hạn chế số lượng mua hàng nhằm duy trì tính độc quyền của thương hiệu. Khách hàng “ruột” sẽ không mấy vui với chính sách hạn chế này của các thương hiệu cao cấp.

Tuy nhiên đối với những người chuyên buôn hàng hiệu chuyên nghiệp, đây có thể sẽ là lúc để mua hết hàng, “ôm hàng”, tránh tình trạng “cháy hàng”.

Thậm chí, một số người còn có tâm lý “găm hàng” để sau có thể bán lại với giá cao hơn. Xếp hàng hàng giờ để săn đồ ở những cửa hàng thời trang không là chuyện xa lạ với nhiều người.

“Trong lúc thiên hạ còn ngái ngủ thì bọn tôi đã đứng xếp hàng ở store rồi. Nếu mua trúng cái túi hiệu nào đang hot, rao trên mạng bán cũng kiếm được lời”, một tài khoản mạng bình luận.

“Bản thân tôi đã từng nản lòng vì phải chờ đợi hàng tháng trời để được mua được một đôi giày bóng rổ phiên bản giới hạn. Cuối cùng đành phải từ bỏ và mua lại từ các bạn bán hàng trên mạng với giá cao hơn hẳn”, một tài khoản khác chia sẻ.

“Giờ muốn mua hàng phiên bản giới hạn tại các store thì không có rồi, mà trên mạng thì giá cả ngất ngưởng, cao hơn từ 10 – 15%. Đấy là mua lại hàng đã qua sử dụng đấy nhé!”, một tài khoản khác bày tỏ.

“Hỗn loạn” giá cả trong việc mua đi bán lại, những người yêu thích đồ hiệu đôi khi phải mua những mặt hàng “bán lại” hoặc đã qua sử dụng với mức giá đắt hơn giá bình thường nhiều lần. Thậm chí nếu không may, khách hàng có thể mua trúng hàng giả được nhái một cách siêu tinh vi trên các trang mạng xã hội.

Mặc dù những người mua “gián tiếp” này có thể giúp các thương hiệu tăng doanh số bán hàng trong một thời gian ngắn, nhưng về đường dài, có thể làm tổn hại đến các thương hiệu trên toàn cầu trong việc xác định người tiêu dùng trung thành lẫn chia sẻ trải nghiệm mua hàng với họ.

“Việc giới hạn mua hàng này chỉ làm tăng thêm phần “hỗn loạn” giá cả trên thị trường”, một tài khoản mạng nhận định.

“Chính sự khan hiếm tạo tâm lý như là dịp may để khách hàng mua được sản phẩm mình yêu thích, cùng với nỗi sợ để vuột mất cơ hội đó vào tay người khác. Kiểu hội chứng Fomo”, một tài khoản bình luận.

“Dù có là đồ “bán lại” hay đồ mới, bản chất của các mặt hàng xa xỉ vốn khan hiếm, nên chung quy lại khách hàng luôn là người chịu thiệt khi muốn chịu chơi thì phải chịu chi”, một tài khoản khác cho hay.

Khác với phương châm của phần đông nhãn hàng là “khi khách hàng muốn là chúng ta có mặt”, một số thương hiệu xa xỉ, theo cách nói vui của nhiều tín đồ là đang tạo độ “chảnh” riêng khi chỉ giới hạn rất ít số lượng sản phẩm đặc biệt của mình.

Với họ, “Khi cần là có” chắc gì đã hay. Chính sách này về cơ bản là khuyến khích khách mua hàng sớm hơn và có thể mua nhiều hơn bình thường các sản phẩm khác của hãng mình.

Hiển nhiên, hiệu quả của marketing dựa vào cảm giác khan hiếm tuy không thể chối cãi, nhưng khách hàng sẽ dễ dàng nản lòng và thắt chặt chi tiêu nếu thấy sản phẩm liên tục được giới hạn và phải mua lại với giá có thể đắt hơn nhiều lần từ những người bán lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Một cách mới khi nghĩ về vai trò của video trực tuyến trong phễu bán hàng

Mọi người đang chuyển sang video trực tuyến để khám phá các thương hiệu mới, giúp họ đưa ra quyết định và thậm chí là thực hiện các hành động. Đã đến lúc những người làm marketing cần nhận thức đúng về vai trò của video.

vai trò của video trực tuyến trong phễu bán hàng
Source: AppleInsider

Tất cả chúng ta đều nhận ra rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới thực mới: Người tiêu dùng ngày nay hoàn toàn kiểm soát được hành trình mua hàng của họ và số lượng các điểm tiếp xúc (touchpoint) của họ với thương hiệu cũng ngày càng nhiều lên.

Mọi người di chuyển liên tục trên các kênh và thiết bị khác nhau – từ khám phá đến cân nhắc và rồi đến chuyển đổi – theo các cách của riêng họ.

Các video trực tuyến hiện đang đóng vai trò hết sức quan trọng với người tiêu dùng. Nó có thể giúp tạo ra và đáp ứng nhu cầu của phần lớn khách hàng.

Vai trò của các video trực tuyến.

  • Hơn 90% mọi người nói rằng họ khám phá các thương hiệu hoặc sản phẩm mới trên YouTube. (Theo Google).
  • Hơn một nửa số người mua sắm cho biết video trực tuyến đã giúp họ quyết định nên mua thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể nào. (Theo Google).
  • Hơn 40% người mua sắm trên toàn cầu cho biết họ đã mua các sản phẩm mà họ đã khám phá được trên YouTube. (Theo Google).

Thành công trong các hoạt động marketing luôn phụ thuộc vào việc xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng. Nhưng để đạt được điều đó – phần lớn nó được thúc đẩy bởi hành vi của người tiêu dùng, những thứ vốn không ngừng thay đổi và phát triển.

Dưới đây là 3 mẹo giúp bạn phản ứng tốt hơn với những thay đổi đó.

Tiếp cận các mục tiêu thương hiệu (brand) và mục tiêu hiệu suất (performance) một cách toàn diện.

Một video tuyệt vời có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu (brand awareness), đồng thời cũng cung cấp những hướng dẫn rõ ràng trên con đường hướng tới việc mua hàng. Hãy cùng tham khảo một chiến dịch thông minh của Marley Spoon, một đơn vị cung cấp dịch vụ tại Berlin, Đức.

Trong nỗ lực của thương hiệu này nhằm nâng cao nhận thức và thu hút khách hàng mới, Marley Spoon đã thử nghiệm phương pháp tiếp cận chỉ dùng video trực tuyến.

Thương hiệu đã phát triển các nội dung sáng tạo để giới thiệu thương hiệu và giải thích cụ thể về dịch vụ của họ. Sau đó, họ thêm yếu tố phản hồi trực tiếp vào video của mình thông qua các lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng, hướng người dùng đến website và các trang đăng ký sử dụng dịch vụ.

Kết quả của Marley Spoon rất ấn tượng, với mức tăng 25% về nhận thức về thương hiệu và mức tăng 49% về mức độ ghi nhớ quảng cáo (ad recall), lượng tìm kiếm về thương hiệu tăng gần 10 lần và tăng 52% về tỉ lệ chuyển đổi.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuật kể chuyện với các định dạng phản hồi trực tiếp trong video là một trong số các bí kíp thành công của họ.

Xác định tệp khách hàng phù hợp nhất.

Quảng cáo video hấp dẫn, truyền cảm hứng cho khách hàng để thực hiện các hành động có thể giúp bạn trở nên thành công hơn.

Tuy nhiên, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội nếu bạn không tiếp cận đúng người. Việc phát triển một bản kế hoạch nhằm tận dụng các tín hiệu về ý định của đối tượng mục tiêu sẽ giúp đảm bảo điều này không xảy ra.

Trong chiến dịch của Axis Bank, một ngân hàng có trụ sở tại Mumbai nhằm mục tiêu tiếp cận những khách hàng tiềm năng có các mối quan tâm cụ thể về ngân hàng.

Để xây dựng mối quan tâm của khách hàng đến một ứng dụng kỹ thuật số mới, ngân hàng này đã nghiên cứu các từ khóa và câu hỏi phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời phát triển một loạt các video trực tuyến nhằm chứng minh cách ứng dụng của họ có thể giúp khách hàng của mình: thanh toán dễ dàng hóa đơn qua thiết bị di động, mở tài khoản đặt cọc cố định, thực hiện các giao dịch mua hàng, v.v.

Axis cũng đã tạo các tệp đối tượng khách hàng tùy chỉnh với các ý định khác nhau dựa trên hành vi tìm kiếm các từ khóa có liên quan, điều này giúp đảm bảo rằng các nội dung của thương hiệu đang được tiếp cận đúng người vào đúng thời điểm.

Kết quả là Axis nhận được mức tăng 93% về lượng tìm kiếm thương hiệu và hơn 30% lượng khách hàng đăng ký mới.

Gặp gỡ khách hàng ở bất cứ nơi đâu họ có mặt.

Về cơ bản, khách hàng thường ấn định những con đường mua hàng phù hợp với sở thích hiện có của họ, nhưng với video trực tuyến sáng tạo và hấp dẫn, bạn có thể “chèo lái” họ theo những con đường mới.

Gần đây, Adidas đã áp dụng cách tiếp cận này để giới thiệu đến mọi người một mẫu giày đá bóng mới. Thương hiệu sử dụng công cụ sắp xếp trình tự quảng cáo video của YouTube để tiếp cận mọi người ở các điểm tiếp xúc khác nhau theo thời gian, dựa trên hành vi và mức độ tương tác của chính họ.

Trình tự bao gồm 2 video dạng dài, một đoạn quảng cáo đệm không thể bỏ qua (unskippable bumper) dài 6 giây và một video về sản phẩm.

Việc cung cấp một đường dẫn đơn giản cho những người xem muốn tương tác đã giúp mang lại các mục tiêu về thương hiệu và hiệu suất cho Adidas. Mức độ nhận thức thương hiệu và ghi nhớ quảng cáo, cũng như mức độ quan tâm đến sản phẩm tăng 317%.

Ấn tượng nhất là tỷ lệ xem qua trung bình (average view-through rate) tăng 20%.

Như cách mà các thương hiệu này đã làm, các mục tiêu về thương hiệu và hiệu suất rõ ràng là có thể được giải quyết đồng thời với các video trực tuyến.

Bằng cách tạo ra một chiến lược video toàn diện, bạn có thể giúp thương hiệu đạt được các mục tiêu hiệu suất ngắn hạn nhưng cũng mang lại các giá trị thương hiệu trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Google: Cách ứng dụng mô hình Marketing Mix vào thế kỷ mới

Mô hình Marketing Mix (MMM) hay tiếp thị hỗn hợp là một phương pháp đã được chứng minh về mức độ hiệu quả theo thời gian để đo lường sức ảnh hưởng của hoạt động marketing của bạn.

Google CEO Sundar Pichai

Đó là cách nhiều thương hiệu hàng đầu đã tìm ra những gì đang hoạt động trên các kênh khác nhau và đó cũng là công cụ quan trọng để người làm marketing có thể đưa ra các quyết định về ngân sách đúng đắn.

Tuy nhiên, với hầu hết các thương hiệu, MMM không được thiết lập để cung cấp thông tin chi tiết có thể hành động khi nói đến việc ứng dụng vào kỹ thuật số (Digital).

Ví dụ: nhiều thương hiệu vẫn đang gặp khó khăn trong việc xem xét quảng cáo kỹ thuật số (digital ads) như cách họ làm trên TV, với một tỉ lệ ROI cho ‘Tìm kiếm’ (Search) và một ROI khác cho video trực tuyến.

Thoáng qua thì điều này có vẻ hợp lý – nhưng nó không nắm bắt được nhiều định dạng quảng cáo (ad formats) và chiến thuật có sẵn trong tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing).

Đó là lý do tại sao đã đến lúc các nhà marketer nên nắm bắt các sắc thái khác nhau của kỹ thuật số trong việc đo lường mức độ hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện theo các bước sau để có được những thông tin chính xác hơn và có thể tận dụng tốt hơn các nỗ lực kỹ thuật số của bạn.

1. Đánh giá phương tiện truyền thông của bạn theo thị trường và địa lý.

Với quảng cáo trên TV, nó có thể tiếp cận phạm vi rộng lớn trên toàn quốc, nhưng quảng cáo kỹ thuật số có thể phân phối theo yêu cầu tại từng khu vực cụ thể kèm với việc cung những bản báo cáo đầy đủ và chi tiết.

Thu thập và thiết lập mô hình dữ liệu của bạn theo thị trường để giúp bạn có thêm các điểm dữ liệu giúp mô hình của bạn trở nên hiệu quả hơn khi nó mang tính đại diện hơn.

Ông Jeff Shatz, Phó Chủ tịch phụ trách hiệu quả tiếp thị tại Nielsen giải thích lý do tại sao điều này lại quan trọng:

“Dữ liệu càng chi tiết, mô hình thống kê càng có thể thu thập được nhiều biến thể hơn và khả năng tìm ra các động cơ của sự tăng trưởng càng nhiều hơn.

Nếu chỉ sử dụng dữ liệu tiếp thị ở cấp độ vĩ mô (cấp quốc gia), mô hình sẽ không thể tính đến được những ảnh hưởng quan trọng ở cấp độ thị trường (market level) làm ảnh hưởng đến việc mua hàng”.

2. Phân biệt rõ ràng với các nền tảng video.

Các đội nhóm marketing không nên ‘đối xử giống nhau’ với tất cả các lần hiển thị video trực tuyến. Thay vào đó, hãy chia nhỏ video theo nền tảng để mô hình của bạn có thể cung cấp một chỉ số riêng lẻ trên mỗi nền tảng.

Các chất lượng như thời gian xem, khả năng nghe và khả năng xem rất khác nhau trên các nền tảng video và tùy thuộc vào những gì bạn đang cố gắng đạt được, nó sẽ có tác động khác nhau đến hiệu quả của các phương tiện truyền thông của bạn.

Theo một nghiên cứu mới đây của Google thực hiện với Nielsen, họ phát hiện ra rằng khi mô hình ‘marketing mix’ của các công ty hàng tiêu dùng đóng gói (CPGs) đánh giá các nền tảng video một cách độc lập thay vì tổng hợp chung, tỉ suất lợi nhuận đầu tư mang lại trên quảng cáo (ROAS – return on ad spend) dao động tới 48%.

3. Xem xét các thành tố khác nhau của kế hoạch truyền thông của bạn.

Đánh giá các thành tố khác nhau của kế hoạch truyền thông marketing theo kênh, bao gồm định dạng quảng cáo, phân khúc đối tượng, phạm vi tiếp cận và tần suất chiến dịch của bạn.

Từ đó, bạn có thể tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa những nỗ lực trực tuyến và bán hàng ngoại tuyến (offline) của mình.

Nhóm marketing của Hershey đã thực hiện điều này bằng cách yêu cầu các đối tác truyền thông và agency của họ cung cấp dữ liệu trực tiếp cho đối tác đo lường mô hình ‘marketing mix’ của họ, giúp đảm bảo việc dữ liệu được chia nhỏ chính xác theo từng thương hiệu và định dạng quảng cáo.

Trên YouTube, dữ liệu được bóc tách chi tiết giúp nhóm của họ hiểu được YouTube TrueView, Google Preferred và quảng cáo đệm sáu giây (bumper ads) là các định dạng hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng cho Reese’s Peanut Butter Cups (một nhãn hàng về kẹo của họ).

4. Xác thực những gì bạn học được thông qua các bản thử nghiệm.

Mô hình Marketing Mix vốn dĩ là mô hình phức tạp – và chúng không hoàn toàn hoàn hảo.

Trước khi thực hiện các thay đổi lớn đối với chiến lược truyền thông của bạn, hãy chạy các bản thử nghiệm nâng cao để kiểm tra mức độ tác động của chúng đến doanh số bán hàng.

Ví dụ: Frito-Lay Bắc Mỹ, một bộ phận của PepsiCo, đã sử dụng MMM cùng với các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng (sales lift) và thương hiệu (brand lift) để đánh giá mức độ hiểu quả trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược truyền thông hiện tại của mình.

Frito-Lay Bắc Mỹ đã sử dụng những bài học này để trau dồi chiến lược YouTube hiện tại của mình trong 3 năm.

Giờ đây, thương hiệu đang chạy một tổ hợp các định dạng quảng cáo cụ thể và tối đa hóa theo các phân khúc đối tượng hoạt động tốt nhất để tối ưu hiệu quả đầu tư trên YouTube của mình.

5. Kiểm tra các chiến thuật sáng tạo của bạn.

Có vô số cách để kể câu chuyện thương hiệu của bạn trên kỹ thuật số.

Frito-Lay Bắc Mỹ sử dụng MMM – được bổ sung với các thử nghiệm riêng biệt – để kiểm tra tác động của quảng cáo được cá nhân hóa mà nó đã phát triển cho YouTube.

Ví dụ: khi nhóm tiếp thị của họ tập trung vào các giải pháp như YouTube Director Mix (một công cụ cho phép bạn tạo video tùy chỉnh trên quy mô lớn), họ nhận thấy rằng quảng cáo được cá nhân hóa nhiều hơn đang thúc đẩy doanh số bán hàng gia tăng cao hơn.

“Chúng tôi muốn cung cấp cho người tiêu dùng những nội dung phù hợp nhất dựa trên những gì khiến họ đang quan tâm. Chúng tôi đã thấy một số tín hiệu ban đầu cho thấy các công cụ như YouTube Director Mix cho phép chúng tôi tiến gần hơn đến mục tiêu đó mà không ảnh hưởng lớn đến chi phí truyền thông.”

Hãy khám phá những gì thực sự hiệu quả trong chiến lược truyền thông kỹ thuật số (digital marketing) của bạn.

Với sự linh hoạt và khả năng tùy biến mà tiếp thị kỹ thuật số có thể mang lại, việc thiết lập đầu vào dữ liệu phù hợp ngay từ đầu các chiến dịch của bạn có nghĩa là bạn đang đo lường một cách hiệu quả hơn, và có thể hành động được ở dữ liệu đầu ra.

Đảm bảo bạn đang đánh giá các chiến dịch của mình ở mức độ chi tiết phù hợp để tận dụng tối đa việc đầu tư vào những phương tiện truyền thông thực sự hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Long Trần | MarketingTrips 

Chìa khóa mới về ‘tiếp thị số’ cho doanh nghiệp trong mùa dịch

70% dân số dành thời một phần ba thời gian mỗi ngày để truy cập Internet trong mùa dịch – “mỏ vàng” cho tiếp thị số doanh nghiệp.

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thâm nhập Internet lớn trên thế giới.

Với dân số khoảng 98 triệu người, độ tuổi trẻ, lượng người truy cập Internet tại nước ta lên tới 70% dân số với 155 triệu thuê bao di động, đứng thứ 5 toàn cầu về tỷ lệ thuê bao trên dân số cả nước.

Nhờ chi phí Internet thấp nhưng tốc độ kết nối cao, thời gian người dân dành thời gian lên mạng rất nhiều và diễn ra thường xuyên.

Năm 2019, trung bình mỗi người Việt dành khoảng 6,5 tiếng một ngày truy cập Internet. Covid-19 diễn ra, các hình thức giải trí ngoài trời bị hạn chế càng khiến cho lượng thời gian này tăng lên tới gần 7 tiếng mỗi ngày.

Toàn cảnh thị trường tiếp thị số tại Việt Nam

Cùng với đó, thị trường thiết bị di động tại nước ta đã phát triển vô cùng ấn tượng với 97% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập bằng các thiết bị di động theo báo cáo từ We are Social.

Đại dịch Covid-19 kéo dài đi kèm những đợt giãn cách xã hội bất ngờ đã khiến nhu cầu sở hữu và sử dụng thiết bị truy cập Internet để làm việc, học tập, giải trí tại nhà tăng cao.

Nhờ những điều kiện trên, Internet dễ dàng trở thành một thứ “quốc dân” tại Việt Nam. Người dân có khả năng truy cập các nền tảng kỹ thuật số mọi lúc mọi nơi.

Trong bối cảnh đó, lời giải cho bài toán tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn để đón đầu và bứt phá trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt phải là tiếp thị số.

Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam bước vào thời kỳ vàng.

Covid-19 tuy gây ra không ít khó khăn nhưng cũng là cú hích lớn cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong năm vừa qua.

Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Nguyên nhân cho sự tăng trưởng đột phá này là do quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ đã khiến người tiêu dùng phải tìm cách thích nghi với việc mua sắm từ xa mà không phải bước chân ra khỏi nhà.

Tỷ lệ khách hàng Digital mới so với tổng khách hàng dịch vụ tại SEA

Theo báo cáo từ Adsota ghi nhận, 41% là con số ghi nhận tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng TMĐT tại Việt Nam.

Ngạc nhiên hơn, có tới 91% trong số đó quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT này kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch.

Với mức tăng trưởng ấn tượng đó, Việt Nam nhanh chóng trở thành “miếng bánh hấp dẫn” hàng đầu cho TMĐT tại khu vực Đông Nam Á.

Trong bối cảnh đó, thói quen và hành vi người tiêu dùng cũng đã thay đổi để kịp thời thích nghi với việc mua bán trao đổi hàng hóa theo kiểu mới.

Vì vậy, để làm quen, tiếp cận và đưa sản phẩm tới cho họ đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thấu hiểu và tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng trong sự “bình thường mới” này.

Trong báo cáo “Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2021:

Chiến lược đón đầu và đột phá” được Adsota phát hành mới đây, rất nhiều doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc thấu hiểu và tiếp cận người dân trong mùa dịch, một trong số đó phải kể tới những tên tuổi lớn như Lazada, Bộ Y Tế, Daikin hay PizzaHome.

Từ việc Lazada áp dụng nhuần nhuyễn Influencer Marketing, tới việc triển khai các Video âm nhạc đạt số người xem kỷ lục, hay việc chuyển đổi số nhanh chóng từ Daikin, hoặc việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại PizzaHome được liên tục đổi mới sáng tạo.

Những kinh nghiệm thực chiến của các nhãn hàng trên đã đưa đến nhiều giải pháp thông minh, sáng tạo, hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt để đương đầu với Covid-19.

Hành vi mua sắm thay đổi, giá cả không còn là mối quan tâm hàng đầu.

Trước ảnh hưởng của đại dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đã có những sự thay đổi nhất định.

Các hoạt động mua sắm bên ngoài như siêu thị, cửa hàng hay chợ truyền thống được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, thay vào đó, họ có xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà.

Những mặt hàng có mức chi tiêu tăng trưởng mạnh trong mùa dịch là các mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thực phẩm), dịch vụ Internet, nhà ở & tiện ích và chăm sóc sức khỏe.

Trái ngược với xu hướng gia tăng này, việc chi tiêu cho các sản phẩm/dịch vụ làm đẹp và giải trí giảm mạnh do những biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ để hạn chế khả năng lan rộng của dịch bệnh.

Sự thay đổi của các kế hoạch chi tiêu hàng tháng trong gia đình dưới tác động của đại dịch

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng không còn là yếu tố hàng đầu trong việc ra quyết định mua sắm.

Thời điểm này, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, nhưng thay vì lựa chọn những mặt hàng giá rẻ họ lại quan tâm tới những sản phẩm có chất lượng tốt và có lợi cho sức khỏe.

Ví dụ, đối với mặt hàng thực phẩm, số liệu khảo sát cho thấy hơn 60% hộ gia đình Việt Nam sử dụng đồ uống không đường hoặc ít đường.

Các sản phẩm thay thế sữa hoặc không có sữa cũng đang dần phổ biến ví dụ như “sữa hạt” – đồ uống làm từ các loại hạt được cho là bổ dưỡng hơn đối với sức khỏe tim mạch so với sữa thông thường.

Cùng với đó, giá cả vẫn là yếu tố quan trọng đối với các mặt hàng điện tử. Tuy nhiên 2 tiêu chí khiến khách hàng “xuống tiền” cho mặt hàng này lại là chất lượng cao và thương hiệu uy tín lâu đời.

Influencer Marketing “lên ngôi”, video ngắn “cưa đổ” người dùng.

Tình trạng giãn cách cách xã hội đã khiến người dân phải giảm thiểu tối đa những hoạt động ngoài trời và tìm kiếm nguồn giải trí và tương tác trực tuyến thay thế.

Xem livestream nổi lên như một phương thức giải trí được ưa chuộng bởi khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao mà ít công cụ giải trí tại nhà nào có thể đáp ứng được.

69% người tham gia khảo sát cho biết họ xem các nội dung streaming tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Ngoài ra, chỉ trong gần nửa tháng kể từ khi có lệnh cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể.

Cụ thể: tổng lượt xem tăng tới 81,37% và cán mốc 119,7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79.6% và 50%.

Số liệu từ 7Saturday’s Report cho thấy tới 90% người mua hàng Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer, trong khi đó chỉ có 33% tin tưởng vào quảng cáo từ các nhãn hàng.

Trên thực tế, Covid-19 đã tạo ra ảnh hưởng lớn tới cộng đồng Influencer, bởi phần đông người dùng đến với họ do yêu thích những trải nghiệm phong phú và mới lạ.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành “con cưng” của rất nhiều ngành hàng, điển hình là FMCG, Công nghệ, Làm đẹp, Thương mại điện tử,…

Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều mục đích và quy mô doanh nghiệp.

Qua số liệu từ báo cáo, Adsota cũng ghi nhận các nội dung video ngắn (short-video) đang trở nên rất phổ biến.

Bằng chứng là nền tảng TikTok – siêu ứng dụng đăng tải và xem các video ngắn trong năm vừa qua ghi nhận tới 1,65 tỷ lượt tải về chiếm gần một phần năm dân số thế giới mặc dù chỉ mới ra đời được 4 năm.

Cùng với đó, Instagram – ứng dụng nổi tiếng cho phép chia sẻ hình ảnh và video miễn phí đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt tính năng Reels – thứ cho phép người dùng đăng tải các video ngắn với độ dài dưới 30 giây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách sử dụng Storytelling để bán tầm nhìn và thương hiệu

Mọi người hay khách hàng của bạn sẽ nhớ cách bạn khiến họ cảm nhận được chứ không phải là những thông tin mà bạn cung cấp cho họ.

Cách sử dụng 'Storytelling' để bán tầm nhìn và thương hiệu của bạn
Cách sử dụng Storytelling để bán tầm nhìn và thương hiệu

Tại sao ‘Kinh thánh’ là một trong những cuốn sách bán chạy nhất hàng năm, đơn giản là vì nó cung cấp các bài học dưới dạng một chuỗi các câu chuyện.

Mọi người luôn cố gắng để lắng nghe những câu chuyện và liên hệ chúng tới cuộc sống của chính họ. Các tôn giáo trên thế giới đã tìm ra điều này từ rất nhiều năm trước đây, đó là lý do tại sao họ đều sử dụng các câu chuyện để kể cho các ‘tín đồ’ của họ.

Các câu chuyện, nó chỉ đơn giản là cách tốt nhất có thể để chuyển thông tin vào tâm trí người khác và khiến nó trở nên gắn bó hơn với họ.

Và đây cũng là bài học bạn cần rút ra: “Mọi người hay khách hàng của bạn sẽ nhớ cách bạn khiến họ cảm nhận được (yếu tố cảm xúc) chứ không phải là những thông tin mà bạn cung cấp cho họ (yếu tố thông tin)”.

Là một doanh nhân, người làm marketing hay kinh doanh, bạn có trách nhiệm thay đổi cách mọi người hay nói gần hơn là khách hàng mục tiêu nhìn nhận về thế giới và khiến họ sẵn sàng mua tầm nhìn và thương hiệu của doanh nghiệp.

Để điều đó có thể xảy ra trong tương lai, bạn cần họ nhớ đến bạn và bạn cần có khả năng thay đổi trạng thái cảm xúc đó của họ. Bạn cần sử dụng chiến thuật storytelling.

Quan điểm, Câu chuyện và Phép ẩn dụ.

Bạn có thể xem: Quan điểm, Câu chuyện và Phép ẩn dụ là một công thức để vận dụng chiến thuật kể chuyện.

Quan điểm thì rất đơn giản: Bạn chỉ cần nêu trực tiếp bài học của bạn. Ví dụ, tôi luôn nói với mọi người rằng “Lãnh đạo luôn là vấn đề và lãnh đạo luôn là giải pháp”. Quan điểm của bạn phải đơn giản và trực tiếp, như vậy là quá đủ.

Tiếp theo là Câu chuyện. Câu chuyện cần chỉ ra hậu quả tiêu cực của việc không tuân theo quan điểm và sau đó chỉ ra kết quả tích cực của việc tuân theo nó.

Trở lại khoảng năm 2013, công việc nhượng quyền kinh doanh (franchise) của tôi đang khá hỗn loạn.

Tôi có những nhân viên đang cố gắng ‘chống lại’ công việc kinh doanh của tôi, và ngay cả những người vốn không chống lại tôi cũng đang làm việc đầy cẩu thả và lười biếng.

Lúc đó, tôi tự nhủ đó là lỗi của họ. Nhưng sau nhiều thời gian suy nghĩ, tôi nhận ra rằng tất cả sự hỗn loạn đó là do lỗi của tôi. Tôi đã quá nhút nhát với tư cách là nhà lãnh đạo và tôi đã cho phép mọi người làm việc dưới tiêu chuẩn thấp.

Cuối cùng, tôi đã quyết định sa thải tất cả những người tôi cần sa thải, bao gồm cả những đối tác kinh doanh của tôi.

Tôi đặt ra những kỳ vọng cao hơn cho bản thân và cho đội nhóm của mình. Nói cách khác, tôi bắt đầu hành động như một nhà lãnh đạo thực sự.

Điều này cũng dẫn chúng ta đến phép ẩn dụ. Phép ẩn dụ một lần nữa cần thể hiện quan điểm, nhưng ở một góc độ khác. Ví dụ, phép ẩn dụ về lãnh đạo mà tôi luôn sử dụng là sự khác biệt giữa một vị tướng quân đội tồi và một người tốt.

Một vị tướng giỏi sẽ đưa ra những quyết định chắc chắn, trao đổi rõ ràng với quân của mình và tự tin nói về những câu chuyện để quân của họ tin rằng họ đang trên con đường đến chiến thắng.

Một vị tướng tồi sẽ xoay đi xoay lại các quyết định của mình, họ khiến quân của họ cảm thấy hoảng sợ vì quân của họ luôn cảm thấy hầu như không ai thực sự chịu trách nhiệm về những quyết định hay tương lai chung cả.

Bạn có thể đưa bất kỳ thông điệp nào vào công thức ‘Quan điểm’, ‘Câu chuyện’ và ‘Phép ẩn dụ’. Nó được thiết kế để không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà còn làm cho họ cảm thấy tự tin về những thông tin đó.

Tại sao Storytelling hay thuật kể chuyện cần có ở mọi cấp độ.

Là một doanh nhân hay người làm marketing, bạn có thể sử dụng công thức ‘Quan điểm’, ‘Câu chuyện’ và ‘Phép ẩn dụ’ để bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho thị trường.

Bạn không cần phải quá lo lắng hay ngạc nhiên về điều này bởi vì hầu như tất cả các hệ thống bán hàng đã được chứng minh là thành công đều dựa trên công thức này hoặc một công thức ‘kể chuyện’ nào đó tương tự.

Tuy nhiên, nó không chỉ dừng lại ở đó: Bạn cũng cần sử dụng công thức này trong suốt quá trình từ tuyển dụng và đào tạo đến việc thu hút và giữ những nhân tài tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Bạn không nên để những nhân viên của mình làm việc chỉ để nhận lương, làm việc ở mức tối thiểu, làm việc mà luôn chăm chăm nhìn vào đồng hồ.

Thay vào đó, bạn nên để họ tạo ra sức ảnh hưởng, chịu trách nhiệm và không ngừng làm việc để mang lại kết quả tốt hơn cho khách hàng của bạn.

Thành thật mà nói, những người đó rất hiếm, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng bạn có thể thu hút họ đến với doanh nghiệp của mình bằng cách kể một câu chuyện hấp dẫn về lý do tại sao doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn khác biệt.

Những người giỏi luôn muốn làm việc cho một doanh nghiệp có các giá trị nội tại mạnh mẽ với những thông điệp đầy cảm hứng – bởi vì nó tương tự như cuộc sống của chính họ.

Ngoài ra, kể một câu chuyện đầy cảm hứng cũng sẽ giúp bạn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khác cũng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như bạn.

“Nếu tôi không có câu chuyện nào cả; tôi nên làm gì tiếp theo?”.

Có, bạn luôn có. Đây là lúc những gì bạn cần phải làm để tìm ra câu chuyện của mình:

Trước tiên, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại chọn trở thành một doanh nhân hay tại sao bạn lại chọn bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Bạn vốn sẽ đã có nhiều sự lựa chọn khác để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình vậy tại sao bạn chọn cái này (mà không phải cái kia)?

Khi bạn có câu trả lời, hãy tự hỏi lại bản thân tại sao. Sau đó hỏi lại tại sao. Tiếp tục tự hỏi bản thân tại sao và viết ra câu trả lời của bạn.

Khi bạn có ở đâu đó khoảng từ 5 đến 10 lý do sâu sắc khác nhau, bạn sẽ có câu chuyện của riêng mình.

Cho dù bạn nghĩ câu chuyện của mình kỳ lạ hay khác biệt như thế nào, bạn chắc chắn sẽ khám phá ra những người đồng điệu với nó khi bạn bắt đầu chia sẻ.

Và khi bạn thu hút những người đó trở thành khách hàng của bạn, trở thành thành viên trong đội nhóm của bạn và trở thành đối tác kinh doanh của bạn, bạn sẽ xây dựng nền tảng vững chắc của một đế chế kinh doanh thực sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

4 chiến lược bán hàng sẽ giúp bạn tăng trưởng bền vững trong kinh doanh

Hãy luôn nhớ, tất cả mọi thứ nằm ở khách hàng của bạn, chứ không phải bạn !

Khi nói đến việc xây dựng doanh nghiệp của bạn, có được một lượng khách hàng mới ổn định có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất. Đặc biệt nếu bạn không có nền tảng về bán hàng và marketing.

Nếu bạn đang muốn thay đổi những điều này, dưới đây là 04 chiến lược bán hàng hàng đầu mà các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã áp dụng để phát triển lượng khách hàng của họ trong thị trường.

1. Hiểu khách hàng của bạn một cách chân thành.

Có một thực tế là, không ít các chủ doanh nghiệp hay cả người làm marketing, thực sự không hiểu rõ về những gì khách hàng của họ muốn và cần.

Để có thể xây dựng được lợi thế cạnh tranh, bạn cần tìm hiểu những hy vọng, nỗi sợ hãi, ước mơ, thất vọng và nguyện vọng của khách hàng của bạn là gì.

Khi bạn đã hiểu rõ về cảm giác của họ, bạn nên tiếp tục giữ vững điều đó một cách thường xuyên. Nếu bạn bỏ qua bước này, khách hàng của bạn sẽ có thể thắc mắc: “Bạn có còn quan tâm đến tôi nữa hay không?”

Hãy nhớ rằng, tất cả mọi cảm giác hay cảm nhận ở đây không phải là về bạn, mà là về khách hàng của bạn.

2. Luôn phát biểu từ quan điểm và nhu cầu của khách hàng tiềm năng của bạn.

Chiến lược thứ hai liên quan đến cách bạn cấu trúc nội dung bán hàng, các cuộc gọi bán hàng và cách tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ của họ bằng cách giải thích lý do tại sao chúng rất tuyệt vời và đáng mua. Họ tập trung vào lý do tại sao họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh và tại sao họ nghĩ rằng bạn nên mua hàng của họ.

Nhưng ở góc độ của khách hàng, không lý do nào trong số đó có thể hợp lý cả. Thông thường, lý do khách hàng mua hàng của bạn là hoàn toàn khác những gì bạn nghĩ.

Vì vậy, bằng cách xem xét sử quy trình và nội dung bán hàng của bạn theo quan điểm của khách hàng tiềm năng, bạn sẽ có thể nắm bắt được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và chốt được nhiều doanh thu hơn.

3. Bán cho đúng người.

Kể từ khi bắt đầu công việc kinh doanh và sau hàng loat các chiến dịch marketing khác nhau, bạn có thể đã tích lũy được một danh sách các khách hàng tiềm năng nhất định nào đó, một số trong số đó là tiềm năng và hiển nhiên, một số đông khác thì không.

Một số có thể quan tâm đến một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, trong khi những người khác không quan tâm đến dòng sản phẩm cụ thể đó.

Một số cần thêm thông tin trước khi quyết định mua trong khi những người khác đang đợi cho đến khi họ có đủ khả năng mới đưa ra quyết định.

Cách bạn bán cho từng nhóm khách hàng tiềm năng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong lợi nhuận của bạn, vì vậy đừng ngại phân khúc thông điệp marketing của bạn thành các nhóm khác nhau để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

4. Vẽ ra hành trình bán hàng và hệ thống hóa các nỗ lực theo đuổi khách hàng của bạn.

Một yếu tố chiến lược quan trọng khác bạn cần xây dựng đó là “hành trình bán hàng”: Đây là quy trình bán hàng mà bạn sử dụng để đưa khách hàng của mình đi qua các giai đoạn từ thời điểm họ được xác định là khách hàng tiềm năng đến giai đoạn tư vấn, đến thời điểm họ trở thành khách hàng đã trả tiền.

Sau khi bạn xem xét các bước trên, bước tiếp theo là vạch ra và tự động hóa hoặc hệ thống hóa quy trình càng nhiều càng tốt.

Bằng cách đó, bạn có thể xử lý luồng khách hàng tiềm năng của mình một cách tự động và ít tốn kém hơn, cho dù đó là 10 hay 10.000 khách hàng mới mỗi tuần.

Theo thời gian, bạn sẽ liên tục tìm hiểu thêm về khách hàng của mình, các quy trình và hệ thống bán hàng này sẽ thay đổi một cách tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Theo báo cáo: “Ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, ngành thương mại điện tử trên di động đang tăng trưởng nhanh chóng, dự báo năm 2021 sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD và có xu hướng sẽ vượt qua nền tảng desktop (máy tính để bàn) trong vài năm tới.

thương mại điện tử

Thương mại điện tử trên di động đang phổ biến hơn máy tính.

Năm 2020, thị trường TMĐT đang có mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua của ngành do tác động từ đại dịch Covid-19, khiến cho mức chi tiêu của người dùng cũng bị sụt giảm.

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.

Xét theo tỉ lệ giao dịch, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ so với desktop khi chiếm đến 62% số lượng giao dịch, trong khi desktop chỉ chiếm 38%.

Một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới là JP Morgan đã đưa ra số liệu về doanh thu thương mại điện tử qua di động Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2020 với mức tăng trưởng bình quân 18,6% mỗi năm.

Dự kiến năm 2021 doanh thu thương mại điện tử trên di động sẽ đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD.

Việt Nam có 49 triệu người dùng mua sắm trực tuyến độ tuổi từ 15 trở lên.

Năm 2020, Việt Nam có 49 triệu người dùng (so với 46 triệu năm 2019), cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia (137 triệu) và Philippines (57 triệu) người dùng.

Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 65% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam và khá khiêm tốn so với Malaysia (83%), Singapore (79%) và Philippines (74%).

Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của thị trường thanh toán và thương mại điện tử cả về số lượng người dùng lẫn giá trị mua hàng ở Việt Nam trong những năm tới vẫn còn tiềm năng.

Cũng theo báo cáo, nhóm khách hàng thế hệ Millennials và Gen X đang là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát, trong khi đó thế hệ Z chỉ chiếm 70,6%.

Điều này có thể lý giải bởi việc thế hệ Z mặc dù là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm online nhưng hiện nay nhóm khách hàng trung niên cũng đã quá quen với hình thức này và việc họ sở hữu tài chính ổn định khiến đây chính là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến cần được lưu tâm.

Cuộc chiến thu hút người dùng của các nền tảng thương mại điện tử.

Shopee tiếp tục dẫn đầu là nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập cao nhất trên nền tảng website, là sàn TMĐT duy nhất giữ được sự tăng trưởng lượt truy cập xuyên suốt trong năm 2020.

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Ngoài Shopee, Lazada cũng có được sự tăng trưởng nhẹ so với đầu năm 2020 với khoảng 20,8 triệu lượt truy cập trong quý IV. Hai sàn thương mại điện tử nội địa là Tiki và Sendo đều chứng kiến sự suy giảm trong lượt truy cập.

Năm 2020 là năm Lazada có sự đầu tư rất mạnh trong hoạt động kinh doanh và marketing bằng việc hợp tác với các KOLs nổi tiếng nhằm cạnh tranh với đối thủ Shopee. Điều này đã giúp Lazada dẫn đầu về độ phủ của thương hiệu.

Nếu như Shopee dẫn đầu trên nền tảng web thì Lazada đã có bước tiến lớn trên nền tảng di động. Cụ thể, 3 quý đầu năm, Shopee vượt trội về số lượt tải nhưng trong Quý 4, Lazada đã có sự bứt phá, và vượt lên trên Shopee về lượt tải kể từ tháng 11/2020.

Giới chuyên gia cho rằng TMĐT là “cuộc chơi” dài hơi dành cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Nói cách khác, đây là cuộc đua đường dài, không thể có thành quả trong ngày một ngày hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Omni Channel là gì? Phân biệt OmniChannel và MultiChannel

Tìm hiểu các khái niệm như Omni Channel là gì, Multi Channel là gì, sự khác biệt giữa OmniChannel và MultiChannel, vai trò của Omni Channel trong kinh doanh và hơn thế nữa.

omni channel là gì
Omni Channel là gì? Phân biệt Omni Channel và Multi Channel

Omni Channel hay Bán hàng đa kênh hay là gì?

Omni Channel là mô hình tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất, liên tục và đồng bộ của hệ thống bán hàng.

Omni Channel được ứng dụng hiệu quả để tăng doanh số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Khi áp dụng mô hình Omni Channel, doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch và nhất quán dù ở cửa hàng thực tế hay trên môi trường trực tuyến.

Vai trò và ý nghĩa của Omni Channel trong kinh doanh là gì?

  • Trong tình hình hiện nay, trải nghiệm đa kênh đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng hài lòng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
  • Khách hàng có mặt khắp mọi nơi trên môi trường trực tuyến, nếu không tiếp cận đa kênh, bạn có thể là kẻ thua cuộc.

Do đó, các doanh nghiệp dù qui mô nhỏ hay lớn đều phải tăng cường áp dụng mô hình Omni Channel để tiếp cận và tăng tính kết nối với khách hàng.

Phân biệt OmniChannel và MultiChannel.

Omni-channel vs Multi channel. Nguồn: Midesk

Trên thực tế, người ta vẫn thường sử dụng thuật ngữ Omni Channel và Multi Channel với ý nghĩa là mô hình bán hàng đa kênh. Tuy nhiên, về bản chất hai mô hình này có sự khác biệt tương đối lớn.

Hiểu về Multi Channel.

  • Multi Channel là mô hình công ty sử dụng nhiều kênh (ví dụ như mạng xã hội, website, email) để thu hút khách hàng của họ.
  • Các công ty sử dụng các phương pháp này để áp dụng hai hay nhiều kênh để đưa sản phẩm mình đến với khách hàng của họ, tuy nhiên, hạn chế của Multi Channel là những thông tin không liền mạch và nhất quán khi bán hàng ở nhiều kênh khác nhau.
  • Nếu đơn vị kinh doanh sở hữu trên một cửa hàng thì điều này vô cùng khó, khi những mặt hàng còn hay đã bán, những thay đổi về giá khi thực hiện chương trình khuyến mại thì nhân viên không biết được hoặc trên trang chủ không cập nhật kịp.
  • Tất nhiên điều này có thể làm được nhưng tốn thời gian và rất nhiều tiền bạc để điều hành trơn tru hệ thống với rất nhiều cửa hàng như vậy. Và đơn vị kinh doanh có thể mất khách hàng khi những thông tin này không chính xác và không nhất quán với nhau.

Hiểu về Omni Channel.

  • Omni Channel là giải pháp trọn bộ cho việc kinh doanh, quản lý bán hàng từ website, các trang mạng thông tin xã hội (Facebook, Instagram…) cho đến chuỗi cửa hàng, sẽ giúp các công ty kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa việc bán hàng ở từng kênh bán và tăng trải nghiệm cho khách hàng.
  • Trong khi nhiều công ty sử dụng nhiều kênh để quản lí và thu hút khách hàng của họ bằng hệ thống Multi Channel nhưng với giải pháp bán hàng đa kênh Omni Channel đã tạo ra sự khác biệt của mình với các yếu tố như tính nhất quán, tập trung vào việc tương tác và trải nghiệm của khách hàng; từ đó việc quản lí trở nên đơn giản hơn.
  • Với hệ thống bán hàng đa kênh Omni Channel, khách hàng nhận được sự trải nghiệm mua hàng thông qua các kênh một cách dễ dàng đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí, nhân sự cho doanh nghiệp.

OmniChannel Marketing là gì?

OmniChannel Marketing là việc ứng dụng các hoạt động tương tác với khách hàng và bán hàng đa kênh vào marketing với mục tiêu cuối cùng là tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng với các hoạt động truyền thông nói chung của thương hiệu.

Omni Channel eCommerce là gì?

Cũng tương tự như khái niệm OmniChannel Marketing, Omni Channel eCommerce là hoạt động ứng dụng trải nghiệm đa kênh vào các kênh thương mại điện tử (eCommerce).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Sales Funnel là gì? Quy trình tạo Phễu bán hàng cần biết

Cùng tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Sales Funnel (Phễu bán hàng) như: sales funnel là gì, các mô hình sales funnel phổ biến, những giai đoạn có trong một sales funnel điển hình theo hàng trình của khách hàng (customer journey) là gì và hơn thế nữa.

sales funnel là gì
Sales Funnel là gì? Quy trình tạo Phễu bán hàng cần biết

Sales Funnel có nghĩa là phễu bán hàng, khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm đến lúc mua hàng. Khi xây dựng được một Sales Funnel phù hợp, doanh nghiệp có thể tự động hóa hoạt động Marketing của mình đồng thời giúp mở rộng quy mô khi cần thiết.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • Sales Funnel là gì?
  • Các mô hình Sales Funnel phổ biến.
  • Các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Sales Funnel là gì?

Sales Funnel trong tiếng Việt có nghĩa là Phễu bán hàng.

Một trong những khái niệm cốt lõi trong ngành tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) là phễu bán hàng hay còn gọi là Sales Funnel.

Sales Funnel có nghĩa là phễu bán hàng, khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm (Awareness), thích thú sản phẩm (Interest), khao khát sản phẩm (Desire) đến lúc ra quyết định mua hàng (Action).

Khái niệm cốt lõi duy nhất này có thể đưa một doanh nghiệp từ gần như không tồn tại và chưa được biết đến thành một cỗ máy tiếp thị trị giá hàng triệu đô la dường như chỉ sau một đêm.

Nếu bạn đang tự hỏi Sales Funnel là gì, hãy đơn giản hình dung một cái phễu trong thế giới thực. Ở đầu phễu, khi bạn đổ vào một thứ gì đó, chất này sẽ tiếp tục chảy xuống những phần tiếp theo.

Trong bán hàng, điều này cũng xảy ra tương tự.

Ở trên cùng, rất nhiều người dùng có thể truy cập kênh của bạn. Tuy nhiên, không giống như phễu trong thế giới thực, không phải tất cả những người từng truy cập vào đầu phễu trên cùng thì cũng sẽ xuất hiện ở phần cuối cùng của phễu.

Trong lĩnh vực tự động hóa tiếp thị (marketing automation), phễu bán hàng được mô tả là một quy trình đa phương thức gồm nhiều bước để chuyển người dùng từ một khách hàng tiềm năng (Potential/Lead) thành người mua hàng (Customer/Buyer).

Có một sự thật là hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ không mua hàng từ các kênh bán hàng của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, đặc biệt nếu họ chỉ mới biết đến bạn.

Do đó, phễu là một quá trình đa phương thức, có nhiều trải nghiệm xảy ra (touch point) qua nhiều giai đoạn trong suốt hành trình.

Phần lớn điều này nằm trong tâm lý mua hàng. Các nhà marketer giỏi nhất trên thế giới biết rằng có một quá trình tâm lý phức tạp phải xảy ra để một khách hàng tiềm năng có thể biến thành người mua hoặc thậm chí là người mua trung thành.

sales funnel là gì
Sales Funnel là gì – Cách xây dựng một ‘cỗ máy’ bán hàng tự động

Để hiểu rõ hơn về khái niệm phễu bán hàng và cách bạn có thể triển khai nó trong công việc kinh doanh của riêng mình, hãy cùng xem hình ảnh trên đây.

Ở phía bên trái của hình ảnh, bạn thấy một nam châm.

Nam châm đó đang thu hút khách hàng.

Từ viết blog trên website, sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội đến quảng cáo có trả phí và mọi thứ khác, cách người dùng truy cập đến website của bạn sẽ có một số tác động nhất định đến sự thành công của kênh của bạn.

Các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình là gì?

Giai đoạn 1: Nhận biết – Brand Awareness.

Điều quan trọng nhất về phễu bán hàng là điều gì sẽ xảy ra sau khi những khách truy cập đó (chúng ta có thể gọi họ là khách hàng tiềm năng) đến.

Thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như đăng ký bản tin qua email, tải xuống một tài liệu, để lại thông tin tư vấn…, những khách hàng tiềm năng đó sẽ tham gia vào phễu bán hàng của bạn.

Mục tiêu của toàn bộ kênh truyền thông và nền tảng bán hàng của bạn là giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng.

Khi bạn biết vấn đề của họ và bạn xây dựng nội dung để thu hút họ, sau đó cung cấp cho họ một sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp để giải quyết các vấn đề đó, đó là lúc điều kỳ diệu thực sự sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, để đến được giai đoạn đó bạn cần phải nỗ lực và thu hút được sự chú ý từ họ, họ cần nhận biết được thương hiệu của bạn trước khi hành động bất cứ điều gì.

Khi khách hàng tiềm năng đã ở trong phễu, bạn đã nâng cao nhận thức của họ. Đó là giai đoạn đầu tiên của phễu. Tuy nhiên, để một khách hàng tiềm năng biết đến bạn không phải là điều đơn giản.

Tùy thuộc vào cách họ đến website của bạn (tự nhiên hoặc có trả phí), những khách hàng đó có thể xem kênh của bạn theo các cách khác nhau và tỷ lệ chuyển đổi khi này cũng khác nhau.

Ví dụ: khi khách hàng tìm thấy bạn một cách tự nhiên thông qua tìm kiếm trên Google chẳng hạn, điều đó có nghĩa là bạn rất có thể được chọn. Khi này bạn thực sự xây dựng được niềm tin ở họ.

Khi bạn có được niềm tin từ họ, khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng sẽ tham gia vào phễu của bạn hơn vì họ biết rằng nếu họ thấy bạn một cách tự nhiên và phù hợp, thì bất cứ thứ gì bạn đang cung cấp đều phải có giá trị lớn.

Đây là bản chất của SEO và tìm kiếm tự nhiên.

Tất nhiên, bất kể họ tham gia vào phễu của bạn bằng cách nào, mục tiêu của bạn với tư cách là người làm marketing là chuyển họ qua nhiều giai đoạn để đưa họ từ khách hàng tiềm năng sang người mua.

Để làm được điều này, bạn cần thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể đã lôi kéo họ bằng một lời đề nghị tuyệt vời (cục nam châm) để có được thông tin của họ, nhưng thực sự việc chuyển họ qua các bước khác nhau là một thách thức lớn hơn nhiều.

Sự thật? Con người rất thông minh. Họ không chỉ đơn giản là sẽ mua bất cứ thứ gì từ bất kỳ ai trừ khi họ cảm thấy có đủ một lượng lớn giá trị ở đó.

Do đó, phễu bán hàng của bạn cần phải xây dựng và cộng hưởng giá trị đó, sử dụng nó thông qua nhiều phương tiện khác nhau.

Giai đoạn 2: Thích thú – Brand Interest.

Bạn xác định vị trí của mình như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, nhưng thông điệp của bạn cần phải nhất quán trong toàn bộ quảng cáo của bạn và nó cần phải đi sâu vào các sự thật.

Câu chuyện của bạn, và cách bạn truyền tải điều đó qua các phương thức marketing khác nhau là điều quyết định.

Trước tiên, bạn cần phát triển những câu chuyện của mình, sau đó quyết định xem bạn sẽ truyền tải những câu chuyện đó như thế nào và với tốc độ ra sao.

Ví dụ: một hoặc hai email đầu tiên của bạn có thể được gửi đi vào ngày họ đăng ký lần đầu tiên, sau đó một email mỗi ngày có thể được gửi đi sau đó.

Bao nhiêu trong số đó sẽ dựa trên câu chuyện và bao nhiêu sẽ là quảng cáo?

Trong một cuộc trò chuyện với Perry Belcher, đồng sáng lập của Native Commerce Media, ông nói: “Bạn cũng cần đào tạo những khách hàng tiềm năng của mình để họ nhấp vào các liên kết, bạn cần làm họ hứng thú với nó”.

Ví dụ: bạn có thể yêu cầu họ nhấp vào liên kết mà họ quan tâm hoặc liên kết họ với một bài đăng trên blog hoặc cuối cùng dẫn họ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán, nhưng bạn cần huấn luyện họ xây dựng thói quen nhấp vào những liên kết đó ngay từ những ngày đầu.

Giai đoạn 3: Ra quyết định – Brand Decision.

Giai đoạn tiếp theo là quyết định. Để khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định của mình thực sự không dễ dàng. Cách tốt nhất để bạn có thể đưa họ đến đó là gì?

Ngoài nghệ thuật kể chuyện, viết quảng cáo và xây dựng thói quen nhấp vào liên kết, bạn cần có rất nhiều đánh giá và lời chứng thực của khách hàng.

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất mà bạn có thể khiến mọi người khác cũng hành động theo.

Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí, bạn cũng có thể sử dụng nhắm mục tiêu lại trên Facebook và Google để giữ mức độ nhận biết và mức độ quan tâm cao của họ.

Đặc biệt nếu họ đã vào phễu bán hàng của bạn, thì đây là một cách rất hiệu quả để khiến họ hành động.

Ví dụ: bạn có thể hiển thị cho họ những quảng cáo nhắm mục tiêu lại có video chứng thực hoặc đánh giá của những khách hàng khác chẳng hạn.

Nếu bạn có các bài báo, các bên thứ 3 đã viết về bạn, bạn có thể tận dụng cơ hội đó để làm nổi bật những gì bạn muốn nói.

Bạn cũng có thể sử dụng 6 nguyên tắc sau của Robert Cialdini để đưa họ vượt qua giai đoạn này:

  • Nguyên tắc có đi có lại – Điều này đạt được bằng cách cung cấp rất nhiều giá trị, thông qua bất cứ điều gì mà bạn đã cung cấp cho họ dưới dạng đề nghị miễn phí (cục nam châm) ngay từ đầu.
  • Nguyên tắc cam kết & nhất quán – Khi mọi người cam kết với điều gì đó, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần khiến họ đồng ý với điều gì đó chẳng hạn như ưu đãi hoặc miễn phí giao hàng.
  • Nguyên tắc ‘Thích’ – Khi mọi người thích bạn (tức là họ liên quan đến câu chuyện của bạn), họ có nhiều khả năng mua thứ gì đó từ bạn. Việc bạn xây dựng câu chuyện của mình và truyền tải điều đó đến khách hàng tiềm năng tốt như thế nào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc họ có quyết định hành động hay không.
  • Nguyên tắc về tính có thẩm quyền – Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng hoặc những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực đó không?Các nghiên cứu khoa học có đang ủng hộ nó? Bạn có phải là một chuyên gia với nó?
  • Nguyên tắc bằng chứng xã hội – Bạn có bằng chứng xã hội nào không? Mọi người trên mạng xã hội có đang tán dương hoặc nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tuyệt vời như thế nào không? Bạn có một số loại bằng chứng xã hội nào khác không? Bạn nên trình bày điều này với khách hàng tiềm năng nếu bạn có họ.
  • Nguyên tắc về sự khan hiếm – Một lần nữa, mọi người đều thông minh, nhưng khi bạn áp dụng nguyên tắc khan hiếm, chẳng hạn như chỉ có một số lượng giới hạn nhất định, nó sẽ lôi kéo mọi người hành động.

Giai đoạn 4: Hành động – Brand Action.

Giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng là hành động mà bạn đang dự định họ sẽ thực hiện.

Trong hầu hết các trường hợp, đây chính là giao dịch mua hàng.

Ví dụ: nếu 100 người nhấp vào phiếu mua hàng của bạn và 10 người vào phễu bán hàng của bạn nhưng chỉ có một người mua, thì bạn có 1% chuyển đổi.

Bạn cần biết giá trị của các chuyển đổi và điều chỉnh kênh bán hàng của mình.

Nếu bạn biết rằng, bằng cách đầu tư 1 USD, bạn sẽ nhận lại được 3 USD, bạn sẽ đầu tư 1 USD này với vòng xoay vô thời hạn.

Tuy nhiên, để đến được giai đoạn này không hề đơn giản. Nó cần một lượng lớn công việc và nỗ lực trong việc tối ưu và đo lường.

Bằng cách triển khai các phần mềm phễu bán hàng, bạn chắc chắn có thể giảm bớt sự căng thẳng, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Bạn vẫn phải tối ưu từng giai đoạn trong suốt hành trình, đừng cố gắng đi tắt hoặc cắt bỏ bất cứ giai đoạn nào, hãy dành thời gian nếu bạn muốn gặt hái được những lợi ích.

Kết luận.

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, việc hiểu các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng được xem là ưu tiên hàng đầu.

Bằng cách thấu hiểu khái niệm Sales Funnel là gì, các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình hay các mô hình Sales Funnel phổ biến, người làm marketing hay doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược đáp ứng phù hợp để từ đó gia tăng tỷ lệ mua hàng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

adidas: Doanh số bán hàng tăng 150% ở Trung Quốc bất chấp nạn tẩy chay

adidas cho biết doanh số bán hàng của thương hiệu tại Trung Quốc đã tăng 156% trong ba tháng đầu năm 2021.

adidas đang rất tự tin về doanh số bán hàng của mình trong năm nay khi ghi nhận mức nhu cầu cao hơn mong đợi đối với các sản phẩm trên toàn thế giới, bất chấp nạn tẩy chay của người tiêu dùng ở Trung Quốc.

Nhà bán lẻ đồ thể thao đến từ Đức này hy vọng doanh số bán hàng sẽ tăng khi tỷ lệ “người thanh thiếu niên” tăng cao trong năm nay, với sự tăng tốc “đáng kể” đã được chứng kiến trong quý thứ hai.

adidas cho biết trong một tuyên bố:

“Sự tăng tốc này sẽ được thúc đẩy bởi một loạt các sản phẩm sáng tạo sẽ được ra mắt.”

Ngoài ra, các sự kiện thể thao lớn, chẳng hạn như UEFA Euro và Copa America cũng sẽ hỗ trợ công việc kinh doanh của adidas.

Công ty này cho biết, 502 triệu euro (605 triệu USD) là thu nhập ròng (net income) trong quý đầu tiên của năm nay, tăng từ mức 26 triệu euro vào năm 2020. Doanh số bán hàng cũng đã tăng 27% trong giai đoạn này.

Sự kiện tẩy chay tại thị trường Trung Quốc.

Công ty cho biết doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc đã tăng 156% trong ba tháng đầu năm 2021.

Điều này diễn ra bất chấp nạn tẩy chay của một số người tiêu dùng Trung Quốc đối với các thương hiệu quốc tế liên quan đến cách đối xử với một trong những dân tộc thiểu số của Trung Quốc ở vùng Tân Cương, nơi hiện đang có nhiều đồn điền trồng bông.

Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs) là một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở phía tây Trung Quốc, tộc người này đã được Liên hợp quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh xác định là ‘một nhóm người đang bị đàn áp’.

Vào tháng 3, Canada, Anh và Mỹ đã ban hành một tuyên bố chung bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc và liên tục” về nạn cưỡng ép lao động và các hành vi ngược đãi khác đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Cũng vào tháng 3, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc mà họ cho là chịu trách nhiệm chính về các hành vi ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ.

adidas trước đây cũng đã nói rằng họ có “cách tiếp cận không khoan nhượng đối với chế độ nô lệ và nạn buôn bán người”.

Trong một tuyên bố từ tháng 10 năm 2019, Adidas nói rằng: “khi biết được các cáo buộc chống lại một số công ty tìm nguồn cung ứng từ Tân Cương, Trung Quốc, nơi người dân tộc thiểu số bị cho là bị cưỡng ép lao động trong các nhà máy kéo sợi, chúng tôi đã yêu cầu rõ ràng với các nhà cung cấp vải của mình không được lấy bất kỳ loại sợi nào từ Tân Cương.”

adidas nói thêm: “Adidas chưa bao giờ sản xuất hàng hóa ở Tân Cương và không có quan hệ hợp đồng với bất kỳ nhà cung cấp Tân Cương nào cả.”

adidas và các thương hiệu phương Tây khác, bao gồm Nike và H&M, đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc sau những bình luận của họ về tình hình ở Tân Cương.

Một số người tiêu dùng Trung Quốc đã tẩy chay các thương hiệu và thay vào đó chọn mua sản phẩm từ các công ty trong nước.

Tuy nhiên trái ngược lại với những điều này.

Ông Kasper Rorsted, Giám đốc điều hành của adidas, nói với CNBC rằng ông vẫn kỳ vọng “tăng trưởng rất mạnh” từ Trung Quốc trong năm nay.

“Vì vậy, chúng tôi vẫn rất tự tin sẽ tiếp tục xây dựng vị thế của mình tại Trung Quốc, vốn là thị trường lớn nhất đối với chúng tôi.

Tất nhiên đây là một chủ đề nhạy cảm và chúng tôi đang làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo quyền con người sẽ được bảo vệ.”

Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi, Ông Rorsted cho biết ông không nghĩ rằng sẽ có một sự thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng của công ty.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: Cách mở khoá tiềm năng trực tuyến của thương hiệu thông qua đối tác chiến lược

Khi ngân sách marketing đang bị cắt giảm, làm thế nào một nhà bán lẻ có thể mở ra nhiều cơ hội trực tuyến hơn khi đối mặt với những biến đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng?

Một trong những cách hiệu quả về chi phí để có được khách hàng mới đó là khám phá các mối quan hệ đối tác thương hiệu tiềm năng (brand partnerships).

Một nghiên cứu gần đây của Forrester cho thấy 49% người được hỏi báo cáo rằng doanh thu của họ đã tăng lên sau khi thực hiện các chương trình hợp tác với đối tác, trong khi 45% trong số họ cũng nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong nhận thức về thương hiệu.

Tóm lại, các chương trình hợp tác với các đối tác chiến lược (strategic partnerships) có thể thúc đẩy lợi nhuận cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của bạn.

Những chiến lược hợp tác này có lẽ có tác động mạnh hơn bao giờ hết, vì chúng cho phép bạn tiếp cận một phân khúc người dùng hoàn toàn mới mà bạn có thể không tiếp cận được – hoặc ít nhất là sẽ phải mất một ngân sách marketing đáng kể mới có được.

Mở ra cơ hội mới thông qua sự cộng tác.

Khi nói đến những hợp tác chiến lược thành công, sức mạnh tổng hợp của thương hiệu là chìa khóa chính.

Bằng cách hợp tác với một công ty có danh tiếng trong ngành của bạn, thương hiệu của bạn có thể được hưởng lợi từ những hiệu ứng hào quang của thương hiệu đó.

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nhiều thương hiệu thậm chí còn cởi mở hơn trong việc hợp tác, vì chúng cung cấp một cách mới để tập hợp các nguồn lực với một công ty ngang hàng trong những thời gian đầy thách thức này.

Cách tiếp cận mới này mở ra cơ hội, chẳng hạn như phát triển trải nghiệm sản phẩm độc đáo cho phép bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Bạn có thể thu hút đối tượng đã có của mình theo một cách mới, đồng thời tiếp cận khách hàng mới thông qua các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ khác nhau, đồng thời bạn cũng có thể mở rộng sang các khu vực và thị trường mới.

Quan hệ đối tác thương hiệu cũng là một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng cho sự đổi mới của thương hiệu.

Điều này có thể đặc biệt thú vị khi các thương hiệu từ hai ngành dọc khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra một ưu đãi, sản phẩm hoặc chiết khấu mà nếu không có sự kết hợp đó thì sẽ không có sẵn những trải nghiệm tương tự cho người tiêu dùng.

Cách đánh giá xem mối quan hệ đối tác thương hiệu có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không.

Trước khi bạn tiếp cận bất kỳ công ty nào, có 04 điều chính sau đây bạn cần xem xét khi tìm hiểu xem liệu mối quan hệ đối tác đó có phù hợp với thương hiệu hay KPIs kinh doanh của bạn hay không.

1. Tìm ra sự phù hợp tốt cho nhận diện thương hiệu của bạn.

Thương hiệu này có phù hợp với mục tiêu và giá trị của thương hiệu của bạn không?

Tiến hành nhiều nghiên cứu xem về cách các đối tác tiềm năng của bạn được đối tượng mục tiêu của chính họ nhìn nhận như thế nào.

Đọc blog công ty hay sản phẩm của họ để kiểm tra về những gì quan trọng đối với họ và khách hàng của họ, cũng như các kênh truyền thông mạng xã hội của họ.

Quan hệ đối tác sẽ giúp nâng cao thương hiệu của bạn chứ không phải làm tổn hại nó.

  • Có bất kỳ hoạt động hay tương tác nào mà bạn không muốn thương hiệu của mình được kết hợp với đối tác không?
  • Việc hợp tác với họ có thể làm tổn hại thương hiệu của bạn theo bất kỳ cách nào không?

Duy trì hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu là điều rất quan trọng, nhưng an toàn thương hiệu là bước quan trọng đầu tiên thường bị bỏ qua.

Hành động bạn nên làm: Nghiên cứu thương hiệu để xem liệu nó có phù hợp với các giá trị kinh doanh và danh tiếng thương hiệu của bạn hay không.

2. Sự hợp tác này có ý nghĩa đối với khách hàng của bạn không?

Khai thác nhóm đối tượng mới của đối tác chiến lược được cho là lợi ích trọng tâm đối với các chương trình quan hệ đối tác, do đó, việc đảm bảo rằng đối tượng của bạn phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

Xét cho cùng, sẽ chẳng có ích gì khi hợp tác cùng nhau nếu nhân khẩu học của bạn khác xa nhau. Những sự cộng tác có đối tượng trùng lặp tự nhiên có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất, vì vậy đừng ép buộc mọi thứ chỉ để làm cho nó trở nên hiệu quả hơn.

  • Nỗi đau hay mối quan tâm của khách hàng của bạn là gì?
  • Có bất kì sự giao thoa nào với khách hàng của đối tác không? Sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ cung cấp giá trị gia tăng nào cho khách hàng của bạn?

Hành động bạn nên làm: Cân nhắc xem mối quan hệ hợp tác này có được khách hàng của bạn hoan nghênh hay không và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có phù hợp với họ hay không.

3. Mở khóa các kênh truyền thông mới.

Xây dựng một kênh truyền thông mới có thể rất tốn kém. Bạn cần có thời gian, nỗ lực và đầu ra nội dung thường xuyên để thiết lập và phát triển bất kỳ kênh nào.

Việc khai thác vào những kênh đối tác hiện có cho phép bạn mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu với mức chi tiêu tiết kiệm nhất cho thương hiệu của mình.

Hãy nghiên cứu xem đối tác của bạn đang sử dụng những kênh marketing nào để thu hút khách hàng của họ. Phạm vi tiếp cận của mỗi kênh là gì và các chỉ số về mức độ tương tác của họ là như thế nào?

Hành động bạn nên làm: Khám phá những kênh marketing mới mà sự hợp tác này có thể mở ra cho thương hiệu của bạn.

4. Đo lường thành công của bạn.

Có nhiều cách để xác định một mối quan hệ đối tác thành công, nhưng dù cho bạn chọn cách nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn và đối tác của mình phù hợp với nhau về hình thức thành công.

Hãy nhớ rằng ROI không phải lúc nào cũng cần chuyển trực tiếp thành doanh số bán hàng, mà chúng có thể được đo lường bằng phạm vi tiếp cận của chiến dịch, mức độ tương tác của khách hàng, các phương tiện truyền thông tự nhiên mà khách hàng nói về bạn (earned media), mạng xã hội hoặc thậm chí mở rộng sang các thị trường mới.

Bạn cũng nên suy nghĩ xem liệu bạn có nhận được kết quả và tác động tương tự hay không nếu nó được thực hiện độc lập thay vì sự cộng tác với đối tác.

Hành động bạn nên làm: Đặt KPIs rõ ràng, xem xét thành công như thế nào về ROI và cách bạn xác định xem đây có phải là quan hệ đối tác một lần hay cộng tác lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

6 cách để thuyết phục khách hàng làm những điều bạn muốn

Nếu bạn muốn nhận được từ “Yes” từ người tiêu dùng, hãy tham khảo những chiến lược dưới đây từ những nhân viên bán hàng và doanh nhân hàng đầu của thế giới.

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, từ “influencer” được sử dụng rất nhiều, nhưng thực sự, sức mạnh của sự thuyết phục được phát huy tác dụng như thế nào?

Một nghiên cứu mới của Everreach giải thích các yếu tố mà các doanh nghiệp sử dụng để tác động đến khách hàng từ đó đạt được mục tiêu.

Đối với kinh doanh, các nguyên tắc như “có đi có lại” và “sự khan hiếm” là những yếu tố lớn để tạo ra sự thuyết phục.

Chẳng hạn, khách hàng có xu hướng đánh giá cao doanh nghiệp của bạn khi bạn tặng họ một thứ gì đó mang tính cá nhân hóa hoặc bất ngờ.

Cũng tương tự, họ có xu hướng muốn những thứ ‘độc nhất’, đó là lý do tại sao những ưu đãi có thời hạn lại có xu hướng có thể bán được nhiều hàng hơn.

Khách hàng của bạn cũng muốn cảm thấy tự tin. Doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng một mối quan hệ lâu dài bằng cách nhấn mạnh “kiến thức chuyên môn” và “tính có thẩm quyền” của bạn trong ngành của mình.

Dưới đây là 06 yếu tố phổ biến sẽ hướng dẫn bạn thực hiện những điều đó:

1. Có đi có lại.

Có đi có lại được định nghĩa là nghĩa vụ bạn nên trả lại những gì tương ứng với thứ bạn đã nhận từ người khác.

Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng nếu một người phục vụ cho khách hàng một viên kẹo bạc hà vào cuối bữa ăn, tiền ‘tip’ của anh ta sẽ tăng lên 3% và nếu là hai viên anh ta sẽ được ‘tip’ 14%.

Chìa khóa để sử dụng kỹ thuật này đó là bạn phải là người đầu tiên đưa ra quyền lợi và đảm bảo rằng nó được cá nhân hóa cũng như có tính bất ngờ.

2. Sự khan hiếm.

Khi British Airways thông báo rằng họ sẽ không có hơn 2 chuyến bay một ngày từ London đến New York vì nó không mang lại lợi nhuận, doanh thu ngày hôm sau của hãnh này đã tăng vọt.

Khi bạn chỉ nói với mọi người những lợi ích mà họ sẽ nhận được là chưa đủ, bạn cũng cần phải làm nổi bật những gì là duy nhất và những gì khách hàng có thể mất.

3. Tính có thẩm quyền.

Mọi người có xu hướng sẽ theo dõi các chuyên gia mà họ có độ tin cậy cao.

Ví dụ, các nhà vật lý trị liệu có thể thuyết phục hầu hết bệnh nhân của họ chấp nhận chẩn đoán của họ bằng các văn bằng được dán trên tường trong văn phòng của họ.

Điều quan trọng là bạn phải chỉ ra cho người khác điều gì khiến bạn đáng tin cậy và là người có thẩm quyền về điều đó trước khi bạn cố gắng gây ảnh hưởng đến họ.

4. Tính nhất quán.

Trên một con phố, rất ít người sẵn sàng tham gia ủng hộ chiến dịch lái xe an toàn. Nhưng trên một con phố tương tự, hơn một nửa số người muốn làm điều đó.

Tại sao lại có sự khác biệt này?

Bởi vì với con phố có quá bán người ủng hộ đó, 10 ngày trước họ đã đồng ý đặt một tấm thẻ nhỏ trên cửa sổ nhà của họ để ủng hộ chiến dịch. Cái thẻ nhỏ đó chính là cam kết ban đầu dẫn đến mức tăng trưởng trong việc thực hiện.

Khi tìm cách gây ảnh hưởng bằng cách sử dụng nguyên tắc nhất quán, bạn nên tìm kiếm những cam kết tự nguyện, tích cực và công khai.

5. Tính cảm thông.

Mọi người thích nói có với những người thích họ. Vậy thực chất, điều gì khiến người này thích người kia?

Trong một loạt các nghiên cứu từ hai trường kinh doanh, một nhóm sinh viên MBA được yêu cầu nằm lòng câu “thời gian là tiền bạc” và bắt đầu đàm phán ngay lập tức.

Kết quả là, 55% sinh viên có thể đạt được thỏa thuận với người dân.

Nhóm thứ hai được yêu cầu trao đổi một số thông tin với người dân trước khi bắt đầu đàm phán, đồng thời các sinh viên này cũng được yêu cầu cần tìm các điểm chung giữa họ với người dân trên những thứ mà họ chia sẻ.

Kết quả là, 90% sinh viên có được thoả thuận.

6. Sự đồng thuận.

Mọi người thường rất thích xem hành động của người khác.

Các khách sạn thường đặt những tấm thẻ nhỏ trong phòng tắm để thuyết phục khách sử dụng lại khăn tắm. Điều này được thực hiện bằng cách thông báo cho họ về những lợi ích đối với môi trường.

Chiến lược này dẫn đến mức hơn 30% khách hàng đồng thuận. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu trên thẻ ghi rằng 75% khách hàng sử dụng lại khăn tắm?

Thay đổi một vài từ về những gì khách hàng khác đã làm là một trong những thông điệp hiệu quả nhất.

Khoa học chứng minh rằng thay vì dựa vào khả năng thuyết phục người khác của bản thân, chúng ta có thể nhắm mục tiêu vào những gì người khác đang làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thương mại điện tử Việt Nam đạt mức 11,8 tỷ USD

Theo Google, Temasek và Bain&Company, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng 29% trong giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD vào năm 2025.

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề với nền kinh tế toàn cầu, các hoạt động sản xuất, cung ứng, thông thương… đều bị đình trệ, gián đoạn và không ít doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, giải thể, hoặc thu hẹp quy mô sản xuất.

Tuy nhiên, đây lại là cú huých đáng kể với thương mại điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp trước đây chưa từng bán trực tuyến nay bán trực tuyến, nhiều người chưa bao giờ mua hàng trực tuyến nay mua hàng trực tuyến.

Các doanh nghiệp sản xuất nằm trong nhóm lớn nhất cả nước đều đưa thương mại điện tử vào chiến lược phát triển dài hạn để đối phó với khủng hoảng và xây dựng kênh phân phối mới, theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số.

Đặc biệt ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 cũng ghi nhận trên 113 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến của Online Friday, thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60h, tăng 267% so với cùng kỳ.

Những tín hiệu tích cực trên đã giúp thương mại điện tử Việt Nam đạt kết ấn tượng và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.

Tất nhiên, mức tăng trên vẫn thấp hơn nhiều so với các nhận định trước đó ở mức 25-30%.

Ngoài ra, quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 như con số được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số công bố – 11,8 tỷ USD, cũng thấp hơn nhiều so với dự báo của nhiều tổ chức trước đó, khi cho rằng có thể đạt khoảng 14-15 tỷ USD.

Các phân tích của GlobalData’s E-Commerce Analytics cho thấy với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 18% hiện nay, dự kiến vào năm 2024 quy mô thị trường có thể đạt 26,1 tỉ USD.

Còn theo tính toán của Google, Temasek và Bain&Company, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết để tạo môi trường phát triển lành mạnh, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử, đơn vị quản lý đang khẩn trương hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

Mới đây, dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về quản lý thương mại điện tử đang được Bộ Công thương lấy ý kiến được cho là có nhiều sửa đổi để phù hợp với bối cảnh phát triển mới, tuy nhiên, đang nhận nhiều phản hồi trái chiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Làm 4 điều này để website của bạn bán được nhiều hàng hơn

Website vốn được xem là ‘cửa ngõ’ của một doanh nghiệp. Với tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẵn có, Instagram và Facebook là những nền tảng quảng bá tuyệt vời.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát hay hạn chế đối với những gì bạn có thể đăng khi sử dụng các kênh này. Một tên miền riêng sẽ giúp bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung bạn muốn khách hàng xem và cách bạn muốn thương hiệu của mình được đại diện.

Các trang mạng xã hội cũng mất dần tính phổ biến trong những năm qua. Myspace là nền tảng phổ biến nhất từ ​​năm 2005 đến 2008 với hầu hết mọi người nổi tiếng trên diễn đàn.

Tuy nhiên, đến ngày hôm nay đích đến của Myspace chỉ là một mạng lưới trực tuyến, sự sụp đổ của nó chứng tỏ rằng bất kỳ nền tảng truyền thông mạng xã hội nào cũng có thể trở nên lỗi thời theo thời gian.

Mọi khách hàng đều cần những thông tin để hiểu rằng một doanh nghiệp XYZ nào đó là hợp pháp. Website của riêng bạn cung cấp một trong những đảm bảo tốt nhất cho điều này.

Dưới đây là một số hướng dẫn đã được kiểm nghiệm bạn có thể tham khảo.

1. Hãy chào đón.

Nếu bạn đang bán hàng ở một cửa hàng (physical store), bạn sẽ bỏ qua khách hàng khi họ bước lại và xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn chứ? Chắc là không rồi.

Thay vào đó, bạn sẽ chào đón họ một cách nồng nhiệt, hỏi họ về những gì họ đang tìm kiếm, hướng dẫn họ xem cửa hàng, v.v.

Với website, bạn cũng cần có một cách tiếp cận tương tự trong việc chào đón người dùng của mình. Điều đó có thể đạt được bằng cách bạn thiết kế một trang đích đảm bảo với khách truy cập rằng họ đã đến đúng nơi họ muốn đến.

2. Xây dựng niềm tin.

Niềm tin là một phần không thể thiếu trong mọi mối quan hệ. Vì vậy, một khi bạn đã chào đón nồng nhiệt người dùng của mình, đã đến lúc bạn phải xây dựng niềm tin ở họ.

Các công ty xây dựng niềm tin cho người dùng vào website của họ bằng cách cung cấp những lời chứng thực nào đó. Nó có thể là những câu tuyên ngôn, lời cam kết, giấy chứng nhận kinh doanh hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng thêm tin về thương hiệu.

Hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính đàm thoại và trung thực thay vì nghe có vẻ “bán hàng”.

Và bạn đừng bao giờ nói dối về bất cứ điều gì.

3. Tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Khách hàng cần được cung cấp thông tin khách quan về công ty của bạn cũng như các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi đưa ra thông tin, chúng đòi hỏi bạn phải có niềm tin sâu sắc vào sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng nhận thức của khách hàng và nhân viên của bạn vì thành công lâu dài là không thể nếu bạn không tin vào các giải pháp mà bạn đang bán.

4. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Hãy xây dựng một nơi để khách hàng của bạn có thể phản hồi sau khi mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích website để hiểu thêm về hành vi của người dùng trên website của mình.

Khách hàng của bạn xem những trang nội dung nào, ở lại bao lâu. Họ làm gì trước khi quyết định đến trang mua hàng.

Có một số lượng đáng kể người dùng đi trực tiếp từ trang “Sản phẩm” của bạn đến trang “Trợ giúp” không?

Tốt nhất bạn nên theo dõi thường xuyên những hành vi đó để có cách tối ưu hành trình trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm

Unilever tập trung vào D2C khi doanh số bán hàng trực tuyến tăng mạnh

Gã khổng lồ FMCG Unilever tiết lộ doanh số bán hàng thương mại điện tử đã tăng vọt trong năm ngoái, chiếm 9% tổng doanh số bán hàng do người tiêu dùng bị ‘mắc kẹt’ ở nhà.

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Unilever đã phát triển nhanh chóng vào năm 2020 khi tập trung vào nhu cầu trực tuyến, vốn tăng lên do Covid-19.

Unilever hiện có kế hoạch tiếp tục nâng cấp hoạt động D2C (direct to consumer) – một trong năm trụ cột chiến lược để tăng trưởng của công ty – hiểu biết sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng để tối ưu hoá các kênh bán hàng.

Cụ thể, thương mại điện tử đã tăng 61% vào năm ngoái và hiện chiếm 9% hoạt động kinh doanh của Unilever.

Phát biểu trong cuộc gọi nhà đầu tư vào sáng 4 tháng 2 để đánh dấu kết quả tài chính năm 2020 của công ty, Giám đốc tài chính của Unilever, Ông Graeme Pitkethly cho biết thương mại điện tử “tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, vượt trội hơn đáng kể so với thị trường”.

Chẳng hạn, doanh số thương mại điện tử cho danh mục thương hiệu cao cấp của hãng Prestige, chẳng hạn như Dermalogica, Murad và Kate Somerville, đã tăng hơn 50%.

Ông Pitkethly cho biết công ty đã “xoay vòng nhanh chóng” các nguồn lực để phù hợp với việc tiêu thụ thực phẩm tại nhà.

Họ đã đưa ra các ý tưởng mới để hỗ trợ dịch vụ giao hàng tận nhà ‘Ice cream now’, giúp việc kinh doanh kem trực tuyến của họ tăng gấp đôi vào năm 2020.

Nhìn chung, doanh số bán kem tại nhà đã tăng 17% trong năm ngoái, giúp bù đắp cho sự sụt giảm 20% của doanh số bán bên ngoài (out-of-home).

Mặc dù Unilever đã rút bớt chi tiêu marketing khi đại dịch tấn công, ngừng tất cả các quảng cáo lớn trong nửa đầu năm 2020, nhưng nó đã đầu tư mạnh vào nửa cuối năm, với khoản đầu tư lên tới 160 triệu euro (140 triệu bảng Anh) trong cả năm 2020.

Chúng tôi tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào BMI (đầu tư thương hiệu và tiếp thị) trong nửa cuối năm bằng các chiến dịch thương hiệu và đổi mới sản phẩm được điều chỉnh để phù hợp với môi trường mới.” Phía Unilever cho biết.

5 trụ cột chiến lược của Unilever.

Unilever đã đề ra năm trụ cột chiến lược cho sự phát triển trong tương lai, bao gồm định vị thương hiệu trong các danh mục có lợi cho sự phát triển trong tương lai. Điều này cũng sẽ được sử dụng như một hướng dẫn cho đầu tư tự thân, mua lại, cũng như thanh lý.

Gã khổng lồ FMCG coi thương mại điện tử là một động lực tăng trưởng chính khác và cho biết họ sẽ tìm cách phát triển trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của người tiêu dùng bằng cách sử dụng “thông tin chi tiết về người mua hàng nâng cao” để bắt kịp với hành vi thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.

Là một phần của trọng tâm liên tục vào tính bền vững, Unilever cũng sẽ tiếp tục định vị các thương hiệu của mình với slogan: “force for good, powered by purpose and innovation”, tạm dịch là “Nỗ lực vì những thứ tốt nhất, hướng tới mục tiêu và sự đổi mới”.

Cuối cùng, công ty đặt mục tiêu “xây dựng một tổ chức có mục đích, phù hợp với tương lai và văn hóa tăng trưởng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Sales: 10 yếu tố để “buôn may bán đắt”

Cách chinh phục khó nhằn của công việc kinh doanh. 10 yếu tố hoàn thiện bản thân trở thành người bán hàng (Sales Person) chuyên nghiệp và thành công.

Trở thành người bán hàng xuất sắc là mong muốn của bất kỳ cá nhân nào đang hoạt động buôn bán. Bán hàng không chỉ dừng lại ở việc mua và bán.

Người bán cần dung hòa nhiều yếu tố, bí quyết khác nhau để tạo thương hiệu riêng, tăng và duy trì doanh số.

1/ Tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng

Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là thứ khó quên nhất. Hãy cho khách hàng vào tình thế buộc phải nhớ toàn những điều tốt đẹp về bạn.

Người bán hàng chuyên nghiệp cần có những cách gây ấn tượng với khách hàng riêng của mình để không bị nhầm lẫn với người khác. Tạo cho khách hàng sự tin tưởng thông qua cách giao tiếp, ăn mặc, đúng giờ,…

2/ Người bán hàng cần có kiến thức, hiểu biết

Kiến thức, hiểu biết về sản phẩm và lĩnh vực sản phẩm giúp bạn có chế độ tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt nhất. Kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau thể hiện trình độ và sự hiểu biết của người bán hàng. Nhờ đó, niềm tin của khách hàng về bạn và sản phẩm bạn bán được củng cố vững chắc.

3/ Khả năng hòa nhập, thích ứng tốt

Công việc bán hàng có đặc thù phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Người bán cần là một con tắc kè hoa với nghệ thuật hòa nhập điêu luyện. Sự hòa nhập, tạo nên sự gần gũi giữa người bán và người mua.

4/ Tính nhạy cảm của một người bán hàng

Khả năng đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được điều họ muốn. Nắm bắt được tâm lý khách hàng là điều kiện để bạn đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất. Sự lắng nghe, quan tâm khách hàng dễ tạo được thiện cảm dù là với khách hàng khó tính nhất.

Sự nhiệt tình thể hiện cái tâm của người bán hàng với khách. Người bán hàng không chỉ đơn thuần là đưa sản phẩm đi tiêu thụ và còn mang cho mình trách nhiệm song phương, đóng vai trò là người giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm để giải quyết nhu cầu của họ.

5/ Người bán hàng phải biết thăm dò ý kiến

Thăm dò những điều khách hàng mong muốn hoặc nhận xét về mình là điều hết sức quan trọng. Việc thăm dò nên được triển khai với tất cả khách hàng.

Kết quả phản hồi cho phép bạn có cơ sở hoàn thiện bản thân, hoàn thiện sản phẩm của mình, xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng, thậm chí là chiến lược kinh doanh mới.

6/ Lòng tự trọng của một người bán hàng

Lòng tự trọng đi đôi với đạo đức của một người kinh doanh. Người bán thể hiện sự tôn trọng nghề nghiệp của mình bằng việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm mình bán hơn là lợi nhuận thu được.

Không bán những sản phẩm không rõ chất lượng, không bán những sản phẩm kém chất lượng để trục lợi nhiều hơn. Chịu trách nhiệm với sản phẩm mình bán ra cũng là cách thể hiện cái tâm bán hàng.

Dù hoạt động trong bất kì ngành nghề nào, người không có đạo đức nghề nghiệp luôn đem đến  kết quả không tốt cho người đó.

7/ Tập trung truyền thông quảng bá

Muốn thành công phải có truyền thông! Khi bạn đã tự tin về chất lượng sản phẩm và chế độ của kênh bán hàng của mình, việc cần làm là làm cho thật nhiều người biết đến bạn. Hãy tận dụng tất cả các các kênh truyền thông bạn có thể, tập trung quảng bá điểm khác biệt giữa bạn và những bạn hàng khác.

Ở thời buổi hiện tại, truyền thông qua mạng xã hội mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Hãy tận dụng các trang này, đầu tư vào nội dung quảng bá để đưa sản phẩm của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng.

8/ Óc khôi hài

Sự hài hước chính là một điểm cộng cho công việc của bạn. Nếu bạn may mắn là một người “có muối”, hãy tận dụng triệt để nó cho việc truyền thông sản phẩm và giao tiếp với khách hàng. Cuộc tư vấn sản phẩm thú vị và hài hước có thể tăng suy nghĩ tích cực từ khách hàng về bạn. Khả năng bạn “câu” được những khách hàng tiềm năng cũng tăng cao.

9/ Óc sáng tạo

Sáng tạo tạo nên sự khác biệt. Những sự khác biệt tích cực thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng hơn. Sở hữu những đặc tính riêng biệt, độc quyền khiến sản phẩm của bạn nổi bật, trở thành sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng.

10/ Khả năng tạo dựng mối quan hệ

Tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng giúp bạn có một kênh truyền thông hiệu quả bậc nhất. Một khách hàng có thể mang đến cho bạn nhiều khách hàng khách nhờ cách truyền miệng.

So với các cách thức truyền thông khác, niềm tin khách hàng sẽ lớn hơn khi lời quảng cáo đến từ những người thân quen đã từng sử dụng sản phẩm. Mặt khác, những khách hàng cũ sẽ tiếp tục tin dùng sản phẩm từ bạn nếu bạn giữ được mối quan hệ giữa 2 bên.

Bán hàng có thể được xem như 1 môn nghệ thuật hết sức đặc sắc. Bán hàng là một công việc hết sức phức tạp, khó khăn nhưng cũng không kém phần hấp dẫn và thú vị.

Bên cạnh đó, tiềm năng về mức lợi nhuận kếch xù từ việc bán hàng có thể là một lý do khiến bạn có thể cân nhắc công việc này. Nếu bán hàng là câu trả lời cho câu hỏi nghề nghiệp của bạn, vậy hãy thật nỗ lực chinh phục lĩnh vực đầy lý thú này nhé.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Nhà tâm lý học: Bạn có thể bán bất cứ thứ gì khi áp dụng 04 quy tắc này

Nắm vững nghệ thuật thuyết phục là điều cần thiết khi thiết lập một doanh nghiệp thành công. Dưới đây là cách khai thác tâm lý con người và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

Các nhà làm marketing thông thái và nổi tiếng nhất trên thế giới xem marketing không phải là một “hình thức nghệ thuật”, mà là một ngành khoa học chính xác.

Điều này là do marketing, giống như khoa học, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm từ những ‘buổi bình minh’ đơn giản đến phức tạp như hiện tại.

Làm marketing là phải nghiên cứu đến mức chúng ta có thể dự đoán chính xác những gì có hoặc sẽ không hoạt động.

Dưới đây là 4 quy tắc vàng từ nhà tâm lý học giúp bạn bán bất cứ thứ gì.

1. Quy tắc giải pháp: Chứng tỏ sản phẩm của bạn là câu trả lời cho các vấn đề của họ.

Mọi người không mua sản phẩm. Họ chỉ mua các giải pháp. Và nếu bạn có thể thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm của bạn là giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào họ có thể gặp phải, bạn sẽ kích thích sự quan tâm của họ và khi ấy bạn đã ‘bật công tắc’ quan trọng nhất cần thiết để bán hàng.

Lấy ví dụ, một video bán hàng được thiết kế cho một doanh nghiệp internet. Là một doanh nhân trực tuyến, điều gì khiến việc mua video bán hàng từ một đơn vị có triển vọng thú vị cho website của bạn?

Đó có phải là sự sáng tạo và thông minh được lồng vào một video bán hàng đáng nhớ không? Hay chỉ là sự quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để làm ra nó?

Tất nhiên, đó không phải là những điều này, bởi vì sự phấn khích thực sự không liên quan gì đến các tính năng của video mà là khách hàng tiềm năng, đó là lượng khách hàng tiềm năng mà video bán hàng có thể tạo ra.

Vì vậy, đừng marketing sản phẩm của bạn. Hãy marketing nguồn hứng thú của khách hàng của bạn.

2. Quy tắc tin tưởng: Hãy xây dựng sự uy tín.

Niềm tin hay sự tin tưởng là một thành phần thiết yếu để bán hàng và cho dù đó là ý thức hay tiềm thức, tất cả khách hàng đều muốn biết rằng họ đang mua hàng từ một nguồn hợp pháp và uy tín.

Chìa khóa để chuyển đổi niềm tin của khách hàng là thuyết phục họ rằng bạn là một nhân vật có thẩm quyền – một người được tin tưởng như một chuyên gia trong lĩnh vực này.

Để minh họa mức độ mạnh mẽ của quy tắc này, hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn đến gặp bác sĩ và tự hỏi bản thân tại sao bạn và hầu hết mọi người bạn biết đều tin tưởng người bác sĩ của mình.

Đó là bởi vì khi nói đến sức khỏe và y học, bác sĩ được coi là những nhân vật có thẩm quyền tối cao.

Vì vậy, khi các bác sĩ nói với chúng ta rằng chúng ta nên dùng những loại thuốc như vậy để khắc phục những vấn đề sức khỏe như vậy, chúng ta lắng nghe họ vì chúng ta tin tưởng họ – không phải vì chúng ta nhất thiết phải hiểu lý do y tế đằng sau những đề xuất của họ.

Sự thật này làm nổi bật lý do tại sao sự tin tưởng là một sức thuyết phục mạnh mẽ như vậy. Thời điểm chúng ta tin tưởng ai đó như một nhân vật có thẩm quyền, chúng ta ‘bị bán’ dựa trên bất cứ điều gì họ nói với chúng ta.

3. Quy tắc dễ mến: Hãy làm bạn với khách hàng.

Chúng ta cộng hưởng với những người chia sẻ niềm tin và hệ tư tưởng của chúng ta, và chúng ta gặp khó khăn khi liên quan đến những người không chung niềm tin.

Tương tự, khách hàng thích mua hàng của những người họ thích. Đó là lý do tại sao những cơn ác mộng PR như vụ tràn dầu BP và sự cố đặt trước quá tải của United Airlines luôn kéo theo sự sụt giảm đáng kể trong kinh doanh.

Và đó cũng là lý do tại sao các công ty thường thích công khai các hành động từ thiện của họ. Quy tắc dễ mến hoạt động ở cấp độ cao liên quan đến hình ảnh của công ty, nhưng nó thậm chí còn mạnh hơn khi được áp dụng ở cấp độ khách hàng.

Khách hàng muốn cảm thấy rằng bạn thực sự sẵn sàng giúp đỡ họ và bạn đang lắng nghe những gì họ nói với bạn.

Điều này thường có nghĩa là bạn cần cố gắng để hiểu khách hàng của bạn và điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn từ đó giải quyết các vấn đề duy nhất của họ.

Bằng cách kết bạn với người tiêu dùng và xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ, bạn nâng tầm bản thân lên trên phần còn lại của đối thủ cạnh tranh bởi vì khách hàng coi bạn không phải là một công ty tham lam mà là một người bạn.

4. Quy tắc chứng minh: Khách hàng cần chứng minh, không cần lời hứa.

Mọi người thường hoài nghi về việc liệu họ có thực sự nhận ra những lợi ích mà họ hy vọng nhận được từ việc mua hàng của họ hay không.

Chính sự không chắc chắn này đã khiến họ gặp khó khăn vì có thể rất khó xác định chất lượng và hiệu quả của những gì bạn đang cố gắng bán trước khi thực sự mua hàng.

Trong thâm tâm của họ, khách hàng đang tự đặt cho mình rất nhiều câu hỏi: Liệu việc tham gia khóa học bán hàng này có thực sự khiến tôi trở thành một nhân viên bán hàng bậc thầy và thu nhập của tôi tăng gấp ba lần không?

Liệu mua trang phục mới này có thực sự gây ấn tượng với tất cả bạn bè của tôi không? Liệu việc trả tiền cho dịch vụ viết sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp này có thực sự tăng gấp đôi số lượng phỏng vấn tôi nhận được không?

Đây chính là cơ hội dành cho bạn. Hãy cung cấp cho người tiêu dùng tiềm năng những lý luận logic, dữ liệu định lượng hoặc lời chứng thực của khách hàng để xác thực những gì họ hy vọng là đúng từ đầu.

Hãy chứng minh cho họ bằng chứng chắc chắn rằng họ sẽ gặt hái được tất cả những lợi ích mà họ mong muốn từ sản phẩm của bạn và bạn sẽ dễ dàng thu phục họ với tư cách là những người hỗ trợ nhiệt huyết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

  • 1
  • 2