Glass Lewis – công ty dịch vụ tư vấn ủy quyền – kêu gọi cổ đông Tesla từ chối gói thưởng kỷ lục của Elon Musk do quy mô quá lớn.
Gói thưởng của tỷ phú Elon Musk trị giá khoảng 56 tỷ USD. Đây là gói thù lao lớn nhất cho một CEO ở công ty Mỹ nếu được thông qua, theo Reuters.
Báo cáo trích dẫn những lý do như “quy mô quá lớn” của gói thù lao, tác động suy giảm tới giá cổ phiếu khi thực hiện và sự tập trung quyền sở hữu. Tài liệu cũng đề cập đến “danh sách các dự án cực kỳ tốn thời gian” mà Musk đã đầu tư, như việc mua lại Twitter, hiện được gọi là X.
Gói thưởng này được đề xuất bởi ban giám đốc Tesla, vốn nhiều lần bị chỉ trích vì mối quan hệ chặt chẽ với Musk.
Tại Tesla, tỷ phú giàu thứ hai thế giới – Elon Musk sở hữu tài sản ước tính gần 200 tỷ USD. Ông không nhận lương hay thưởng trực tiếp.
Theo thỏa thuận với các cổ đông năm 2018, Musk sẽ nhận gói thu nhập gồm quyền chọn mua 304 triệu cổ phiếu đến 2028, nếu Tesla đạt các mục tiêu về kết quả kinh doanh và vốn hóa. Trong đó, vốn hóa mục tiêu của công ty này là 650 tỷ USD. Tỷ phú sẽ phải giữ số cổ phiếu này trong 5 năm trước khi bán.
Giá cổ phiếu Musk được mua là 23,33 USD, thấp hơn nhiều so với mức đóng cửa 179,24 USD của cổ phiếu Tesla cuối tuần này. Hiện, Musk đã được nhận toàn bộ 12 đợt quyền chọn, tuy nhiên ông chưa thực hiện một quyền chọn nào.
Tháng 1, thẩm phán Kathaleen McCormick của Tòa án Delaware ra phán quyết vô hiệu hóa gói thù lao này. Sau đó, Musk tìm cách chuyển trụ sở công ty của Tesla từ Delaware đến Texas.
Glass Lewis cũng chỉ trích đề xuất chuyển đến Texas là mang lại “những lợi ích không chắc chắn và rủi ro bổ sung” cho các cổ đông.
Tesla đã kêu gọi các cổ đông tái khẳng định sự chấp thuận của họ về khoản thưởng. Trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng này, Robyn Denholm – Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) Tesla nói với Financial Times, rằng Musk xứng đáng được trả gói thù lao vì công ty đã đạt được các mục tiêu đầy tham vọng về doanh thu và giá cổ phiếu.
Musk trở thành Giám đốc điều hành Tesla vào 2008. Tỷ phú giúp hãng cải thiện kết quả kinh doanh, lãi 15 tỷ USD vào năm ngoái, từ mức lỗ 2,2 tỷ USD năm 2018. Lượng xe sản xuất cũng tăng gấp 7 lần.
Tháng 11/2022, Musk cho biết tiền thù lao trong gói thưởng này sẽ được ông dùng để cấp vốn cho dự án vũ trụ. “Có cách đưa con người lên Sao Hỏa. Tesla có thể hỗ trợ đạt được điều đó”, ông cho biết.
Công ty tư vấn của Mỹ cũng khuyến nghị các cổ đông bỏ phiếu chống lại việc tái đắc cử thành viên HĐQT của Kimbal Musk, anh trai của Elon Musk. Trong khi đó, Glass Lewis đề nghị tái tranh cử cựu Giám đốc điều hành 21st Century Fox James Murdoch vào HĐQT Tesla.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tuần này có thể nói là khoảng thời gian tồi tệ đối với nhà sản xuất ô tô điện Tesla. Công ty này không chỉ công bố những kết quả kinh doanh đáng thất vọng mà họ còn đối mặt với đợt thu hồi Cybertruck do lỗi.
Kết quả là, họ đã phải công bố đợt sa thải 10% tổng lao động trên toàn thế giới (khoảng 14.000 người). Đáng nói, trong đợt sa thải lần này, Tesla đã quyết định sa thải toàn bộ nhân viên phòng tiếp thị sản phẩm chỉ sau 4 tháng thành lập.
Từ trước đến nay, Tesla nổi tiếng là công ty nói không với quảng cáo, marketing sản phẩm. Tuy nhiên, vào năm ngoái, CEO Elon Musk bất ngờ tuyên bố rằng Tesla sẽ “thử quảng cáo một chút và xem kết quả thế nào”.
Tuy nhiên, có vẻ như kết quả không được như mong đợi và hiện Elon Musk vừa sa thải toàn bộ phòng “Phát triển nội dung” (Growth Content) tại Mỹ. Phòng này vốn phụ trách các vấn đề tiếp thị sản phẩm, có khoảng 40 nhân viên và do quản lý cấp cao Alex Ingram dẫn dắt.
Trong một bài đăng X, một người dùng cho biết Tesla “có thể đã làm quảng cáo tốt hơn”. Ngay lập tức Musk đã đáp lời: “Đúng vậy, quảng cáo quá chung chung – có thể là bất kỳ chiếc ô tô nào”.
Việc cắt giảm toàn bộ phòng marketing đánh dấu sự rút lui khỏi các sáng kiến quảng cáo non trẻ của Tesla. Nhà sản xuất ô tô này từ lâu đã tránh xa các quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo in hoặc trực tuyến – và đã xây dựng một thương hiệu đáng gờm chủ yếu thông qua truyền miệng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngày càng kêu gọi Musk tập trung nhiều hơn vào tiếp thị khi doanh số bán xe điện toàn cầu tăng trưởng chậm lại và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.
Việc Tesla tham gia quảng cáo cũng trùng hợp với việc Musk mua lại Twitter. Nền tảng truyền thông xã hội này đã tìm cách ngăn chặn sự sụt giảm mạnh về doanh thu quảng cáo, do các thương hiệu lớn không hài lòng về việc kiểm duyệt nội dung và các bài đăng đôi khi gây tranh cãi của chính Musk.
Giờ đây, Tesla hy vọng sẽ tìm ra những cách mới để thu hút người mua mới vào thương hiệu, vốn đang phải đối mặt với hàng loạt thông tin tiêu cực. Tuần này, công ty đang phải vật lộn với đợt thu hồi đáng xấu hổ đối với sản phẩm chủ lực Cybertruck của mình do lỗi bàn đạp ga. Công ty cũng lên kế hoạch cho một mẫu xe giá cả phải chăng, điều này có thể thu hút những người chấp nhận xe điện miễn cưỡng tham gia.
Hiện không rõ đường hướng quảng cáo trong tương lai của Tesla sẽ đi về đâu và Elon Musk có tiếp tục “thử một chút” với nỗ lực tiếp thị hay không.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vài tuần sau khi xuất hiện thông tin lượng xe Tesla bàn giao sụt giảm, start-up xe điện của Elon Musk mới đây đã quyết định sa thải hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu. Điều này có nghĩa là có ít nhất 14.000 trong số 140.473 nhân viên của Tesla sẽ bị ảnh hưởng. Nói với Bloomberg, nguồn tin nội bộ cho biết mức cắt giảm có thể lên tới gần 20% ở một số bộ phận.
“Đây là điều tôi ghét phải làm nhất, nhưng vẫn phải làm”, CEO Elon Musk nói trong email gửi đến nhân viên. Trong một bài đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Musk nói rằng cứ khoảng 5 năm một lần, ông cần tái cơ cấu và và sắp xếp công ty cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Theo Bloomberg, ngay cả Phó chủ tịch cấp cao của Tesla, Drew Bagliano, cũng sẽ rời đi. Làm việc tại công ty hơn 18 năm, ông phụ trách phát triển kỹ thuật và công nghệ cho pin, động cơ và các sản phẩm năng lượng của hãng. Ông từng đồng tổ chức các buổi báo cáo doanh thu và đứng chung sân khấu với Elon Musk tại nhiều sự kiện, bao gồm cả ngày hội đầu tư của Tesla cách đây chỉ một năm trước
Ngoài ra, nhân sự kỳ cựu 18 năm của công ty còn rời đi cùng với Rohan Patel, Phó chủ tịch phụ trách mảng chính sách và phát triển kinh doanh của nhà sản xuất ôtô điện. Patel cũng xác nhận sự ra đi của mình trên X và Musk đáp lại bằng cách cảm ơn cả hai giám đốc điều hành.
Musk đã công bố quyết định cắt giảm số lượng nhân sự trong email gửi đến nhân viên. Con số bị ảnh hưởng có thể lên tới hơn 14.000 người trong bối cảnh doanh số bán xe điện đang xấu đi. Trong email, CEO đã đề cập đến việc nhiều vị trí trong nội bộ đang bị trùng lặp và cắt giảm chi phí là điều cần thiết
“Khi chúng tôi chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của công ty, điều quan trọng hàng đầu là phải xem xét mọi khía cạnh để giảm chi phí và tăng năng suất”, ông viết.
Theo nguồn tin nội bộ, các nhà lãnh đạo tại Tesla đã được giao phải hoàn thành các chỉ tiêu đầy áp lực để cắt giảm chi phí trong nội bộ. Họ được phép xử lý mạnh tay để đạt các mục tiêu này, bao gồm cả việc cắt giảm sâu hơn cả con số Elon Musk đưa ra.
Tuy nhiên, sự ra đi của Phó chủ tịch cấp cao Baglino có nguy cơ khiến một số nhà đầu tư thêm lo ngại về kế hoạch kế nhiệm tại Tesla. Giữ chức CEO từ năm 2008, Elon Musk đang lãnh đạo 6 công ty và không thể dành toàn bộ thời gian hay sự chú ý cho nhà sản xuất ôtô điện giá trị nhất thế giới. Đầu năm nay, Musk cũng cho biết rằng nếu không được trao 25% quyền kiểm soát biểu quyết, ông thích sáng tạo sản phẩm ở nơi khác hơn.
The Verge nhận định thông báo sa thải cũng là động thái mới nhất trong chuỗi tin xấu đối với Tesla. Ngay trước thềm báo cáo tài chính, Tesla công bố số lượng xe giao cho khách hàng quý I/2024 đã lần đầu tiên sụt giảm sau gần 4 năm và không đạt kỳ vọng của Phố Wall. Hãng từng dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh số sẽ chậm lại vào tháng 1 khi họ chuẩn bị ra mắt các loại xe thế hệ tiếp theo.
Tesla cũng được cho là đã từ bỏ kế hoạch sản xuất Model 2 – dòng xe giá rẻ 25.000 USD – để chuyển sang tập trung sản xuất một chiếc taxi robot mới. Thay đổi này này xảy ra khi công ty phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ nhu cầu suy yếu đối với xe điện và những chiếc ôtô giá cả phải chăng của các nhà sản xuất Trung Quốc.
Năm ngoái, Tesla đã vuột mất danh hiệu nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới vào tay BYD của Trung Quốc. Hãng sản xuất 3,02 triệu xe điện, gấp rưỡi so với con số 1,81 triệu của Tesla.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hiệu suất cổ phiếu lao dốc và cạnh tranh gia tăng trên thị trường xe điện đang khiến Tesla phải thay đổi chiến lược. CEO Elon Musk, vốn nổi tiếng không mấy mặn mà với marketing, giờ đây đang chấp nhận chi tiền cho quảng cáo nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
Theo Wall Street Journal, trích dẫn dữ liệu từ Vivvix (công ty con của nền tảng theo dõi quảng cáo MediaRadar), Tesla đã chi khoảng 6,4 triệu USD cho quảng cáo trên nền tảng số vào năm ngoái. Con số này cao hơn rất nhiều so với ước tính 175.000 USD mà Vivvix đưa ra cho chi tiêu quảng cáo của Tesla vào năm 2022.
Theo báo cáo của Sensor Tower, một công ty chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích thị trường, thì trong quý đầu năm 2024, Tesla đã chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số nhắm mục tiêu tại Mỹ gấp 900 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sensor Tower báo cáo rằng chi tiêu quảng cáo của Tesla chủ yếu tập trung trên YouTube, nhưng cũng bao gồm các chiến dịch trên Facebook, Instagram, Google và cả nền tảng X do chính Musk sở hữu, theo phân tích dữ liệu công khai.
Nhiều quảng cáo trong chiến dịch này đang tập trung vào mẫu xe Model Y, với lời kêu gọi mua xe trước khi giá tăng vào ngày 1/4. Một số quảng cáo khác thì nhấn mạnh các tính năng của Tesla như Autopilot (hệ thống lái tự động) và không gian chứa đồ rộng rãi, trong khi một số khác lại cho thấy cảnh các gia đình sử dụng màn hình cảm ứng để chơi game hoặc xem video trực tuyến.
Musk và Tesla từ trước đến nay vốn không mấy mặn mà với các hình thức quảng cáo truyền thống. Thay vào đó, họ dựa vào việc truyền miệng, các chương trình giới thiệu và “sức hút ngôi sao” từ vị giám đốc điều hành để thu hút khách hàng. CEO Tesla trước đây từng tuyên bố rằng số tiền bỏ ra cho các chiến dịch quảng cáo nên được dùng vào những việc khác.
“Tesla không quảng cáo hoặc trả tiền cho những người nổi tiếng giới thiệu sản phẩm. Thay vào đó, chúng tôi dùng số tiền đó để cải tiến sản phẩm,” ông viết trong một bài đăng trên X (trước đây là Twitter), vào năm 2019.
Tuy nhiên, sự lao dốc gần 30% của cổ phiếu Tesla kể từ tháng 1 và sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc gần đây đã khiến Musk cởi mở hơn với quảng cáo. Trả lời một câu hỏi tại cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5 năm ngoái, Musk cho biết Tesla sẽ “[thử] quảng cáo một chút và xem kết quả như thế nào”.
Sự thay đổi quan điểm về quảng cáo của công ty diễn ra trong bối cảnh quý đầu tiên của năm sắp kết thúc và các nhà phân tích đang chuẩn bị cho những gì có thể là một quý không mấy khả quan đối với nhà sản xuất xe điện này.
Một số nhà phân tích đã hạ thấp ước tính của họ về lượng xe giao hàng trong quý đầu tiên (gần tương đương với doanh số bán hàng) sau khi Bloomberg đưa tin vào tuần trước rằng Tesla đang cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở Trung Quốc.
Hôm 17/3, theo một ghi chú, đơn vị phân tích Wedbush Securities đã cắt giảm ước tính doanh số xe Tesla từ 475.000 xe xuống 425.968 chiếc. Nhà phân tích của Wedbush, ông Dan Ives, cũng đã cắt giảm mục tiêu giá cổ phiếu Tesla từ 315 USD/cp xuống còn 300 USD/cp.
Một email nội bộ được gửi đến nhân viên gần đây cho thấy Musk không chỉ dựa vào quảng cáo kỹ thuật số mà còn cả việc khuyến mãi tích cực để thúc đẩy doanh số bán gói thuê bao phần mềm “lái tự động hoàn toàn” trị giá 12.000 USD/năm.
Trong một email nội bộ bị rò rỉ vào tuần này, Musk cho biết nhân viên Tesla được yêu cầu cho khách hàng tiềm năng trải nghiệm thử nhanh gói thuê bao này trong khi họ đang nhận xe.
“Tôi biết điều này sẽ làm chậm quá trình giao hàng, nhưng dù sao đây vẫn là một yêu cầu bắt buộc,” ông viết trong email nội bộ.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ford kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị Pro sẽ tăng lên mức 8 – 9 tỷ USD trong năm nay, khẳng định hoạt động kinh doanh này là hướng đi mới cho ngành ô tô.
Giám đốc điều hành Ford Motor, Jim Farley hôm 15/2 đã tuyên bố Phố Wall nên dừng coi Tesla và hệ thống hỗ trợ người lái FSD của hãng này là tương lai của ngành công nghiệp ô tô. Thay vào đó, ông cho rằng các nhà đầu tư nên tập trung vào hoạt động kinh doanh đội xe “Pro” của Ford – nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Detroit.
Farley đã so sánh đơn vị này, vốn đã tăng gần gấp đôi thu nhập trước thuế vào năm ngoái lên 7,2 tỷ USD, với vị thế của tập đoàn Deere & Co 7 năm trước. Cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp này đã tăng khoảng 235% kể từ đó.
Tại hội nghị Wolfe Research, CEO Ford nói rằng: “Nếu bạn đang tìm kiếm tương lai của ngành ô tô, đừng nhìn vào FSD và Tesla. Mà hãy nhìn Ford Pro. Chúng tôi có đến nửa triệu người đăng ký với tỷ suất lợi nhuận gộp 50%”.
Ford Pro là gì?
Theo CNBC, Ford Pro bao gồm các hoạt động kinh doanh truyền thống của hãng sản xuất ô tô, hoạt động kinh doanh thương mại cũng như các hoạt động viễn thông, logistics và nhiều bộ phận kết nối khác dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Đầu tháng này, Ford kỳ vọng thu nhập trước thuế của đơn vị Pro sẽ tăng lên mức 8 – 9 tỷ USD trong năm nay. Hãng cũng đặt mục tiêu về thu nhập đối với doanh nghiệp truyền thống “Blue” là khoảng 7 tỷ USD đến 7,5 tỷ USD và khoản lỗ dự kiến trong hoạt động kinh doanh Model e EV là từ 5 tỷ USD đến 5,5 tỷ USD.
Trong khi đó, Tesla không công bố doanh thu hoặc thu nhập từ phần mềm hỗ trợ người lái cao cấp FSD, được tiếp thị dưới dạng Beta tự lái hoàn toàn. Nhiều nhà phân tích Phố Wall suy đoán rằng phần mềm này có thể mang lại hàng chục tỷ USD mỗi năm cho Tesla trong năm 2030.
Doanh thu từ viễn thông và các dịch vụ đăng ký phi truyền thống khác được cho là sẽ tăng lên 2.000 USD/xe mỗi năm (tương đương khoảng 167 USD/tháng) cho Ford Pro trong những năm tới.
Farley nhấn mạnh hôm 15/2 rằng 20% tổng doanh thu của Pro vào năm 2026 dự kiến sẽ đến từ các dịch vụ trên.
“Một phiên bản khác của Ferrari”
Trưởng bộ phận nghiên cứu ô tô và không gian tại Morgan Stanley, ông Adam Jonas tuần trước đã gọi Ford Pro là “Ferrari” của hãng, ám chỉ nhà sản xuất xe thể thao hạng sang cực kỳ sinh lời nhưng lại bị định giá thấp trước khi được tách khỏi tập đoàn Fiat Chrysler vào năm 2016.
Tại cuộc họp báo thu nhập hàng quý của Ford hồi đầu tháng 2, Jonas bình luận rằng: “Tôi nhớ khi Ferrari vẫn thuộc của sở hữu Fiat và nó được định giá khoảng 4 tỷ USD. Giờ đây, Ferrari trị giá tới 80 tỷ USD và khi nằm dưới sự quản lý của Fiat, doanh nghiệp này hoàn toàn bị phớt lờ bởi các nhà đầu tư”.
Ông Jonas, một người ủng hộ Tesla lâu năm, cho rằng hoạt động kinh doanh của Ford Pro bị bỏ qua vì lợi nhuận từ dịch vụ này đang được dùng để tài trợ cho “dự án nghiên cứu xe điện” của Ford.
Giám đốc điều hành của Ford trước đây từng thảo luận về khả năng Ford trở thành đối thủ cạnh tranh của Tesla về phương tiện và công nghệ của hãng, nhưng điều đó nhìn chung vẫn chưa xảy ra.
Công ty hiện đang trong quá trình phát triển xe điện thế hệ tiếp theo mà họ hứa hẹn sẽ có lãi trong vòng 1 năm kể từ khi được bán ra.
Được biết các hoạt động Pro là một phần quan trọng trong kế hoạch tái cơ cấu và phát triển “Ford+” của Farley.
CEO này nói rằng: “Chúng tôi luôn có một doanh nghiệp chuyên nghiệp siêu thành công nhưng chưa thực sự được chú ý. Tôi nghĩ mọi người mới bắt đầu nhìn nhận chúng tôi rõ hơn”.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhà sáng lập Tập đoàn Xiaomi, tỷ phú Lei Jun đã tiết lộ chiếc xe điện đầu tiên của công ty, trực tiếp thể hiện tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu toàn cầu trong 15 đến 20 năm và cạnh tranh với Tesla và Porsche, theo Bloomberg.
Mẫu xe SU7, viết tắt của Speed Ultra, đã lăn bánh lên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh sau bài khi bài thuyết trình của CEO Lei Jun kết thúc.
Trước đó, vị tỷ phú đã dành hàng giờ để trình bày chi tiết các tính năng của chiếc xe, trong đó có phạm vi di chuyển lên tới 800 km trong một lần sạc, các cánh gió có thể điều chỉnh, dải màu đa dạng và tốc độ tối đa 265 km/h.
Chiếc sedan 5 chỗ sẽ được sử dụng pin từ các công ty dẫn đầu thị trường Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology và BYD, tùy thuộc vào cấu hình động cơ đơn hay kép.
Màn ra mắt xe điện của Xiaomi là một cuộc đánh cược trị giá 10 tỷ USD của tỷ phú Lei Jun vào ngành ô tô. Ông có niềm tin rằng công ty sẽ tiếp tục tạo ra tiếng vang như cách họ đã làm với điện thoại thông minh một thập kỷ trước. Nhà sáng lập Xiaomi đã coi đây là lần mạo hiểm cuối cùng trên hành trình kinh doanh của ông.
“Mục tiêu của Xiaomi là tạo ra một chiếc ô tô mơ ước, tốt như Porsche và Tesla”, ông Lei Jun nói.
Tờ Bloomberg nhận định hành trình xe điện của Xiaomi sẽ có một vài trở ngại. Trong bối cảnh pháp lý và sự cạnh tranh ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể.
Theo đó, chính quyền Bắc Kinh đã hạn chế giấy phép sản xuất đối với những đơn vị mới tham gia thị trường, điều đó có nghĩa là Xiaomi phải hợp tác với công ty thuộc sở hữu nhà nước là Beijing Automotive Group, để sản xuất xe điện của mình.
Năm ngoái, chính quyền cũng đã ngừng các khoản trợ cấp hoàn lại cho người tiêu dùng số tiền lên tới 60.000 nhân dân tệ (8.440 USD) khi mua xe điện.
SU7 của Xiaomi cũng đang phải cạnh tranh để giành được sự chú ý trong một thị trường có hàng trăm mẫu xe điện đến từ hàng chục thương hiệu khác nhau.
Tuy vậy, CEO Xiaomi vẫn giữ vững quan điểm SU7 sẽ cạnh tranh với Taycan Turbo của Porsche về hiệu suất và Model S của Tesla về tính năng công nghệ. Model S có giá khởi điểm 698.900 nhân dân tệ và Taycan ở mức 898.000 nhân dân tệ, cao hơn nhiều so với khung giá trung bình từ 200.000 nhân dân tệ đến 300.000 nhân dân tệ mà nhiều người kỳ vọng ở SU7.
Xiaomi vẫn chưa công bố giá của SU7. Tuy vậy, tỷ phú Lei Jun úp mở rằng những chiếc xe có cùng thông số kỹ thuật thường có giá từ 400.000 nhân dân tệ trở lên.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Ô tô Trung Quốc, Tesla đã bán được chưa đến 200 chiếc xe Model S tại Trung Quốc kể từ khi tân trang lại trong năm nay, trong khi Porsche đã giao khoảng 3.600 chiếc xe điện dòng Taycan vào năm 2023.
Theo công bố, SU7 sẽ được bán ra vào năm 2024. Chiếc xe này có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 2,78 giây với một động cơ có tốc độ 21.000 vòng quay một phút. Tỷ phú Lei Jun tin rằng thông số này cao hơn Model S và Taycan Turbo. Nhà máy của Xiaomi cũng sử dụng phương pháp sản xuất gigacasting do Tesla tiên phong và phát triển.
Xiaomi, từng được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đang nỗ lực duy trì tăng trưởng trong một thị trường toàn cầu ngày càng bão hòa và ổn định. Giờ đây, họ đang tìm cách thách thức không chỉ các nhà sản xuất xe điện khác mà còn cả những đối thủ mới hơn như Huawei Technologies.
CEO Lei Jun cho biết ông đã lái 150 chiếc xe khác nhau kể từ khi cam kết sản xuất SU7. Ngoài ra, vị tỷ phú tiết lộ Xiaomi sẽ không theo đuổi chiến lược cạnh tranh giá. Ông cho biết, chiếc xe này hướng tới những người có thiên hướng về công nghệ, hiệu suất và gu thẩm mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gần đây, một số người dùng nhận thấy ứng dụng Disney+ đã biến mất trong hệ thống giải trí Tesla Theatre trên xe Tesla. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Elon Musk và Giám đốc điều hành Disney Bob Iger.
Trước đó, Elon Musk đã chia sẻ nội dung mang tính bài Do Thái trên mạng xã hội X, dẫn đến làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng và nhiều đối tác lớn, trong đó có Disney. Disney sau đó đã đi đến quyết định tạm ngừng các hoạt động quảng cáo trên X. Mặc dù sau đó Elon Musk đã lên tiếng xin lỗi, nhưng mối quan hệ với Disney vẫn bị ảnh hưởng.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Elon Musk đã công khai chỉ trích Disney, cáo buộc công ty bị ảnh hưởng bởi “bệnh virus tư duy thức tỉnh” (woke mind virus) và thậm chí có phát ngôn thô tục nhắm tới Iger.
Gần đây nhất, theo nguồn tin từ Electrek, Tesla đã thông báo gỡ bỏ ứng dụng giải trí Disney+ khỏi Tesla Theatre nhưng không nêu rõ lý do cụ thể.
Ban đầu, thông tin cho rằng ứng dụng sẽ bị gỡ bỏ hoàn toàn trên tất cả xe Tesla. Tuy nhiên, sau đó Tesla đã điều chỉnh và chỉ gỡ bỏ Disney+ với những xe chưa từng sử dụng ứng dụng này trước đó.
Hiện tại, một số chủ xe Tesla cho biết họ không còn thấy ứng dụng Disney+ trong hệ thống, trong khi một số khác, có thể là những người đã dùng ứng dụng, vẫn thấy Disney+ khả dụng.
Việc gỡ bỏ Disney+ có thể là một động thái mang tính biểu tượng phản ứng của Elon Musk đối với Disney. Tuy nhiên, cũng có khả năng Tesla đang cân nhắc lại chiến lược hợp tác với các dịch vụ giải trí trực tuyến và sẽ đưa ra thông báo chính thức trong thời gian tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù không phải tên tuổi lâu đời trong ngành ô tô, song việc sớm chuyển hướng sang mảng xe điện đã giúp BYD trở thành ông lớn trong ngành xe điện toàn cầu, vượt qua cả những tên tuổi lâu đời như Volkswagen hay Toyota.
BYD mới bắt đầu sản xuất ô tô vào năm 2003 và là một trong những công ty đầu tiên sử dụng hệ thống truyền động điện, cũng như loại bỏ dần các mẫu xe trang bị động cơ đốt trong, theo Rest of World.
Trong quý đầu năm 2023, BYD chiếm 12% tổng doanh số bán xe du lịch tại Trung Quốc, qua đó chấm dứt 15 năm thống trị của Volkswagen tại thị trường tỷ dân. Nếu tính cả xe plug-in hybrid, BYD đã trở thành công ty xe điện có doanh số bán hàng lớn nhất thế giới.
Ngày nay, BYD đang cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra ngoài biên giới Trung Quốc. Kể từ năm 2021, công ty đã giới thiệu các mẫu xe của mình tới 52 thị trường, đầu tư vào các nhà máy và cơ sở chế biến lithium ở nước ngoài, đồng thời mua các đội tàu chở hàng để vận chuyển xe đi khắp thế giới.
BYD đã đạt được thành công nhất định ở một số thị trường, tiêu biểu như Thái Lan. Việc giá nhiên liệu tăng cao cũng như chính phủ tung ra các chính sách trợ giá khi mua xe điện đã giúp Thái Lan trở thành thị trường xe điện lớn nhất Đông Nam Á, chiếm hơn 3/4 tổng doanh số bán xe điện trong khu vực.
Mặc dù BYD mới chỉ bắt đầu bán ô tô tại Thái Lan vào tháng 11 năm ngoái, song mẫu xe điện Atto 3 vẫn là mẫu xe điện được bán chạy nhất tại Thái Lan trong nửa đầu năm 2023.
Tuy nhiên, điều đáng nói là dù tổng doanh số bán hàng tại nước ngoài của BYD đã tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 7, nhưng con số đó vẫn chỉ chiếm khoảng 7% tổng doanh số bán hàng của công ty.
Điều này nói lên rằng phần lớn sản phẩm của BYD vẫn được bán tại thị trường quê nhà Trung Quốc. So sánh với Tesla, công ty xe điện lớn nhất thế giới, có doanh số bán xe ngoài nước Mỹ chiếm khoảng 60% tổng doanh số bán xe của công ty.
BYD phải đối mặt với những trở ngại lớn ở thị trường nước ngoài, nơi Tesla, Volkswagen và một số hãng xe lâu đời khác đã thiết lập được chỗ đứng nhất định.
BYD cần phải giải quyết những nghi ngờ của người dùng về ô tô Trung Quốc, đặc biệt ở ba thị trường ô tô lớn nhất thế giới sau Trung Quốc là Mỹ, Ấn Độ và châu Âu.
Zhang Xiang, một giảng viên tại Đại học Bách khoa Huanggang ở Hồ Bắc, Trung Quốc, nói với Rest of World: “BYD khó có thể thống trị thị trường toàn cầu như ở quê nhà. BYD có thể dẫn đầu về công nghệ xe điện, nhưng họ chưa có câu trả lời cho tất cả các vấn đề của mình”.
BYD vốn có ưu thế về pin.
Các nhà phân tích cho rằng bí quyết thành công của BYD là công nghệ pin, cho phép hãng cạnh tranh cả về giá cả lẫn hiệu suất. Ví dụ, Atto 3 được trang bị “pin lưỡi” của BYD, sử dụng cấu trúc cải tiến để tăng mật độ năng lượng của công nghệ lithium iron phosphate.
Bằng cách này, nó có thể cạnh tranh với các loại pin sử dụng lithium, coban và niken, có mật độ năng lượng cao hơn nhưng cũng đắt hơn. Pin phiến hoạt động tốt đến mức ngay cả các nhà sản xuất ô tô hàng đầu như Tesla cũng bắt đầu sử dụng chúng.
Thành công về pin của BYD gắn liền với người sáng lập công ty, Wang Chuanfu. Sinh năm 1966, ông Wang tốt nghiệp chuyên ngành hóa lý luyện kim và sau đó làm việc tại một viện nghiên cứu của nhà nước.
Năm 1993, viện nghiên cứu này đẫ cử ông đến Thâm Quyến để quản lý một công ty liên kết sản xuất pin. Hai năm sau, ông Wang quyết định nghỉ việc và thành lập công ty pin của riêng mình: Biyadi, nền móng cho sự ra đời của BYD.
Đầu những năm 2000, ông Wang xác định xe điện là cơ hội tăng trưởng quan trọng. Chính phủ Trung Quốc cũng quan tâm đến việc phát triển xe điện. Các quan chức nhận thấy rằng việc chuyển hướng khỏi xe xăng mang đến cơ hội nghìn năm có một để các công ty Trung Quốc vượt qua các nhà sản xuất ô tô nước ngoài.
Đó là một canh bạc lớn.
Vào thời điểm đó, vẫn chưa rõ liệu xe điện có trở thành xu hướng phổ biến hay không, và thậm chí còn chưa rõ liệu BYD, nhà sản xuất pin, có phải là công ty biến điều đó thành hiện thực hay không.
Bất chấp sự phản đối từ ban lãnh đạo của BYD, ông Wang đã quyết định mua lại một nhà sản xuất ô tô trong nước đang gặp khó. Giá cổ phiếu BYD sau đó đã giảm hơn 1/4 giá trị. Các nhà đầu tư tại Mỹ đã gọi điện cho ông Wang, yêu cầu ông hủy bỏ thương vụ.
Dù vậy, ông vẫn kiên quyết thực hiện tới cùng. “Tôi đã quyết định nửa sau cuộc đời mình là thời gian dành cho ô tô”, người đứng đầu BYD Wang Chuanfu chia sẻ vào thời điểm đó.
Năm 2008, sau khi tung ra một số mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong, BYD đã cho ra mắt mẫu xe plug-in hybrid đầu tiên trên thế giới được sản xuất hàng loạt, chiếc F3DM, sử dụng pin của chính công ty sản xuất.
Ông Wang có những tham vọng lớn về xe điện. Chính những tham vọng này đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Đầu năm đó, Berkshire Hathaway của nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett đã mua lại 10% cổ phần của BYD.
BYD nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc.
Ngoài năng lực về pin, BYD còn nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ Trung Quốc. Việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc có nghĩa là BYD ban đầu gặp khó khăn trong việc bán xe điện cho người tiêu dùng.
Thay vào đó, họ bán xe buýt và taxi điện cho chính phủ. Thành phố thủ phủ của BYD là Thâm Quyến đã mua 200 xe buýt điện đầu tiên từ công ty này vào năm 2011.
BYD dường như hợp tác chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc để thúc đẩy việc áp dụng xe điện. Vào năm 2014, State Council – nội các của Trung Quốc – đã công bố hướng dẫn 30 điểm về thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện, bao gồm cung cấp trợ cấp và giảm thuế.
Kể từ đó, Trung Quốc đã hỗ trợ các nhà sản xuất xe điện theo nhiều cách khác nhau. Vào năm 2021, BYD đã nhận được 5,87 tỷ nhân dân tệ (820 triệu USD) trợ cấp của chính phủ. Năm 2022, công ty nhận được gần gấp đôi số tiền đó.
Với những ưu đãi này, thị trường xe điện của Trung Quốc đã bùng nổ trong 4 năm qua. Trong số hàng trăm nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc, BYD chính là cái tên để lại dấu ấn lớn nhất.
BYD cung cấp nhiều sản phẩm, thậm chí có những chiếc xe có giá chỉ khoảng 11.000 USD. Sun Fangyuan, cố vấn và một người có ảnh hưởng trong ngành ô tô, nói với Rest of World: “Cứ như thể chỉ sau một đêm, mọi người dân Trung Quốc đều muốn mua một chiếc xe điện. Đối với những người có ngân sách hạn chế, về cơ bản BYD là lựa chọn duy nhất”.
Chi phí lao động thấp và khả năng cung cấp các mẫu xe điện giá rẻ.
Tiêu chuẩn lao động thấp cũng giúp giảm chi phí của BYD. China Labour Watch, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại New York, đã khảo sát điều kiện lao động tại BYD vào năm 2011 và 2020.
Họ phát hiện ra rằng người lao động tại BYD nhận được mức lương tương đối thấp. Li Qiang, người đứng đầu China Labour Watch, nói với Rest of World rằng các điều kiện của người lao động tại BYD phần lớn tương tự như các nhà sản xuất ô tô và điện tử khác ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, vị này cho biết công ty chịu ít áp lực phải cải thiện hơn so với các nhà cung cấp của các thương hiệu toàn cầu, chẳng hạn như Foxconn, vì họ bán hầu hết sản phẩm của mình trong nước. Phía BYD không đưa ra bình luận về vấn đề này.
Giờ đây, khi đã trở thành ông vua xe điện Trung Quốc, BYD đang tìm cách tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài và cải thiện tỷ suất lợi nhuận của mình. Một tổ chức cố vấn trực thuộc chính phủ Trung Quốc ước tính lợi nhuận trên mỗi chiếc xe bán ra của công ty chỉ bằng khoảng 12% so với Tesla vào năm ngoái.
Mấu chốt của vấn đề này là vì giá bán của BYD. Chẳng hạn, tại Thái Lan, một chiếc Atto 3 có giá bán chỉ gần bằng một nửa so với mẫu Tesla Model Y, dù hai chiếc xe có kích thước tương đương nhau.
BYD thậm chí còn giới thiệu tới thị trường một số mẫu xe điện có giá thấp hơn, qua đó đánh bại các đối thủ cùng phân khúc trong cuộc chiến về giá cả trên thị trường xe điện.
Tỷ phú Elon Musk từng hứa hẹn vào năm 2020 rằng Tesla có thể sẽ tạo ra những mẫu xe điện có giá 25.000 USD, nhưng điều này vẫn chưa thành hiện thực. Trong khi đó, người tiêu dùng ở Thái Lan có thể mua mẫu hatchback nhỏ gọn BYD Dolphin với giá chỉ khoảng 20.000 USD.
BYD có thể vẫn còn gặp khó khăn ở một số thị trường, song công ty vẫn được coi là đối thủ đáng gờm trên thị trường xe điện. “BYD rất, rất mạnh”, CEO Volkswagen Oliver Blume nhấn mạnh tại triển lãm ô tô Thượng Hải vào tháng Tư.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cổ phiếu của VinFast đã tăng vọt trong phiên ra mắt trên Nasdaq với hơn 23 tỷ USD, con số này lại tiếp tục tăng ở các phiên sau đó.
Theo đó, cổ phiếu mở cửa ở mức 22 USD, cao hơn gấp đôi so với mức 10 USD trên mỗi cổ phiếu đã được thỏa thuận với Black Spade Acquisition, đối tác SPAC của VinFast, điều này đưa mức vốn hoá của VinFast ở mức hơn 23 tỷ USD.
Kết thúc phiên, mức giá dừng lại ở 37,06 USD và định giá nhà sản xuất xe điện này ở mức 85 tỷ USD, cao hơn nhiều so với vốn hóa thị trường của Ford ở mức 48 tỷ đô la hay 46 tỷ USD của General Motors (GM) hay 68 tỷ USD của BMW.
Theo dữ liệu của Refinitiv, khoảng 185 triệu USD giá trị cổ phiếu của công ty đã được trao đổi.
Giám đốc tài chính David Mansfield của VinFast nói với Reuters: “Chúng tôi có một số nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tổ chức đang rất muốn đầu tư. Chúng tôi dự kiến sẽ công bố một số hình thức huy động vốn mới trong vòng 18 tháng tới, chắc chắn là như vậy”.
Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết công ty này đang thay đổi mô hình phân phối dựa trên cách tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C) của Tesla và dự kiến sẽ hợp tác với các đại lý ở thị trường nước ngoài.
VinFast được thành lập với tư cách là một đơn vị trực thuộc tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup. Vingroup và các công ty con đã đầu tư khoảng 9,3 tỷ USD vào dự án này, theo một hồ sơ được công bố.
Về tình hình kinh doanh, doanh thu quý đầu tiên của VinFast giảm 49% so với năm trước và công ty lỗ ròng 598 triệu USD. Vào năm 2022, công ty đã lỗ 2,1 tỷ USD (Theo số liệu từ Nikkei).
VinFast đang thâm nhập thị trường Mỹ và châu Âu vào thời điểm giá xe điện đang chịu áp lực lớn, dẫn đầu là Tesla và một loạt công ty khác của Trung Quốc.
Xe VF8 của VinFast có giá khởi điểm 46.000 USD tại California, Mỹ so với 47.740 USD của Tesla Model Y (trước khi tính khoản tín dụng thuế liên bang 7.500 USD cho Tesla.).
Bà Thủy cho biết, VinFast dự kiến sẽ đưa mẫu xe điện VF9 EV lớn hơn của mình đến thị trường Mỹ vào cuối năm nay và đang trong quá trình lấy chứng nhận xe của cơ quan quản lý an toàn châu Âu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“Thị trường xe điện ở Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, ông Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết.
Theo công ty nghiên cứu Canalys, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất thế giới với 5,9 triệu xe được bán vào năm 2022, chiếm 59% số xe điện được bán trên toàn cầu.
Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy các thương hiệu nội địa chiếm 81% thị trường xe điện tại quốc gia tỷ dân với các thương hiệu lớn như BYD, Wuling, Chery, Changan và GAC.
“Các thương hiệu nội địa Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường trong việc phát triển và triển khai các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến. Các công ty đang tận dụng tốt lợi thế gia nhập sớm trong lĩnh vực xe điện và xe thông minh”, báo cáo của Canalys cho biết.
“Những thương hiệu này có lợi thế hơn so với các liên doanh khác trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hệ thống lái xe thông minh”, báo cáo nhận định thêm.
Công ty nghiên cứu thị trường BofA Securities trong một báo cáo hồi tháng 5 cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường xe điện lớn nhất thế giới vào năm 2025, chiếm 40% -45% thị phần xe điện toàn cầu.
“Các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang tăng tốc trên nhiều phương diện trong đó nổi bật là đổi mới công nghệ”, các nhà phân tích của BofA Securities cho biết.
Nhóm này cũng nhấn mạnh, các sản phẩm xe điện của Trung Quốc cạnh tranh hơn nhiều so với trước đây và thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục chứng kiến sự thâm nhập thị trường của mạnh mẽ của các dòng xe EV.
Tất nhiên, những tập đoàn sản xuất ô tô toàn cầu cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Thứ Sáu tuần trước, BMW Trung Quốc thông báo, công ty này đang tăng tốc phát triển các tính năng lái xe tự động rảnh tay, còn được gọi là tính năng Cấp độ 3 hoặc L3.
BMW Trung Quốc có kế hoạch tung ra những mẫu xe này vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, trong đó sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương.
Lái xe tự động L3 chưa được phê duyệt rộng rãi ở Trung Quốc, mặc dù một số công ty bao gồm nhà sản xuất xe điện nội địa Xpeng đã được phép thử nghiệm công nghệ này.
Tuần trước, Volkswagen cho biết họ đang đầu tư khoảng 700 triệu USD vào công ty sản xuất xe điện nội địa Xpeng và nắm giữ 4,99% cổ phần của công ty.
Ông Ralf Brandstätter, thành viên hội đồng quản trị Volkswagen AG tại Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi hiện đang đẩy nhanh việc mở rộng danh mục đầu tư xe điện tại đây, đồng thời chuẩn bị cho bước đổi mới tiếp theo.
Volkswagen và Xpeng cùng phát triển hai mẫu xe điện mới, tích hợp phần mềm hỗ trợ người lái tiên tiến cho thị trường Trung Quốc và đặt mục tiêu tung ra thị trường vào năm 2026.
Thị trường xe điện cạnh tranh khốc liệt.
Tesla và các thương hiệu xe điện Trung Quốc đang quảng bá công nghệ tự lái để thu hút người mua với mục tiêu là lái xe tự động hoàn toàn.
Thương hiệu xe điện BYD cho biết, đang hợp tác với hãng sản xuất chip tiên tiến Nvidia và Horizon Robotics để phát triển công nghệ lái xe tự động.
Đầu tháng 7, BYD cũng tung ra một chiếc SUV điện mới mang tên Denza N7. Đây được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với Model Y của Tesla
“Denza N7 là chiếc SUV hạng sang đầu tiên thâm nhập thị trường của BBA”, công ty khẳng định trong lễ ra mắt hoàn toàn bằng tiếng Anh. BBA đề cập đến bộ ba thương hiệu cao cấp của Đức là Benz, BMW và Audi.
Việc BYD cho ra mắt SUV Denza N7 diễn ra trong bối cảnh thị trường xe điện Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.
Theo số liệu, Tesla đã bán được khoảng 42.500 chiếc tại Trung Quốc vào tháng 5. BYD đã bán được 128.196 xe chở khách chạy bằng pin trong tháng 6, tăng 84% so với một năm trước.
Đầu tuần này, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Leapmotor nói truyền thông rằng, công ty đã phát triển một nền tảng mới và nhằm mục đích cấp phép cho các nhà sản xuất ô tô khác để sản xuất xe điện thông minh.
Cùng ngày, hãng xe Nhật Bản Toyota cho biết họ sẽ đẩy mạnh phát triển công nghệ xe điện, nhằm cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.
“Thị trường xe điện ở Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, ông Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết.
“Bằng cách thúc đẩy sản xuất tại các địa phương, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển và cung cấp các sản phẩm cạnh tranh, có thể làm hài lòng khách hàng Trung Quốc với tốc độ nhanh”, ông Ueda nói thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chủ tịch điều hành hãng xe Ford Motor, ông Bill Ford mới đây đã nhận định rằng Mỹ vẫn “chưa sẵn sàng để cạnh tranh” với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất xe điện (EV).
Phát biểu trên chương trình “Fareed Zakaria GPS” của kênh truyền hình CNNngày 18/6, ông Ford nhận định Trung Quốc đã phát triển rất nhanh trên quy mô lớn đối với mảng công nghệ xanh và hiện đang tích cực xuất khẩu.
“Hiện tại, họ không ở Mỹ, nhưng chắc chắn sớm thôi họ sẽ đến đây và chúng tôi sẽ cần phải sẵn sàng cho sự đổ bộ mạnh mẽ đó”, ông Bill Ford cho hay.
Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành một trong những nhà xuất khẩu xe cá nhân hàng đầu thế giới, với khả năng định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và làm lung lay sự thống trị của các đối thủ khác.
Các lô hàng ô tô tại Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2020 và đạt hơn 2,5 triệu chiếc vào năm 2022, thách thức các nhà xuất khẩu ô tô truyền thống như Đức.
Trung Quốc đã tham gia sâu vào lĩnh vực ô tô điện ở châu Âu. Hầu hết các mẫu xe điện Tesla được bán tại đây đều do Trung Quốc sản xuất.
Các thương hiệu châu Âu trước đây hiện thuộc sở hữu của Trung Quốc như Volvo và MG, và các mẫu xe khác như Dacia Spring hay BMW iX3, cũng đang được sản xuất độc quyền tại Trung Quốc.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg đã đề cập đến thách thức từ Trung Quốc và nói rằng Mỹ phải ưu tiên thực hiện nhiều biện pháp để cắt giảm lợi thế của Trung Quốc, đặc biệt là về pin xe điện.
Cụ thể hơn, nước này đang muốn dập tắt các lợi thế của Trung Quốc về khả năng tiếp cận kinh tế, khả năng thực hiện bảo vệ môi trường cũng như gia tăng các bất ổn về mặt địa chính trị.
Trước đó, hồi tháng 2, Ford đã công bố kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất pin EV tại Michigan (Mỹ) trong một thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng công nghệ từ Công ty Sản xuất Pin CATL (Trung Quốc).
Bill Ford, chắt của người sáng lập Henry Ford, cho biết nhà máy pin ở Michigan là cơ hội để các kỹ sư của công ty này học hỏi công nghệ và sau đó tự mình ứng dụng.
Hồi tháng 5, CEO Ford Jim Farley cho biết các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là đối thủ chính của họ và Ford cần có thương hiệu đặc biệt hoặc giá thành thấp hơn để đánh bại các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
“Chúng tôi coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, không phải GM hay Toyota. 70% lượng xe điện trên thế giới đều xuất phát từ Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc về ô tô”, ông Farley cho hay.
Hồi đầu năm, Elon Musk từng lên tiếng ca ngợi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là những người làm việc “chăm chỉ và thông minh nhất”. Tỷ phú người Mỹ cũng xem các hãng ô tô Trung Quốc là đối thủ khó khăn nhất trong lĩnh vực xe điện.
Tham khảo: Bloomberg, Reuters
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tiếp đà thành công tại thị trường trong nước, BYD, nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc do nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hậu thuẫn, đang liên tục mở rộng và thâm nhập thị trường các khu vực như châu Á, châu Âu và châu Mỹ Latinh với tốc độ chóng mặt.
Trong quý I/2023, BYD, hãng xe điện được đầu tư bởi Berkshire Hathaway Inc. của tỷ phú Warren Buffett đã vượt qua BMW AG, Renault SA cùng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc khác là Zhejiang Geely Holding Group Co., Hozon New Energy Automobile Co. để trở thành nhà sản xuất ô tô “sạch” hàng đầu tại Brazil, Colombia, Israel và Thái Lan.
Chưa dừng lại ở đó, BYD đang tiếp tục mở rộng ra thị trường quốc tế với tốc độ chóng mặt. Năm 2021, doanh nghiệp này đã xuất khẩu xe năng lượng sạch sang Na Uy, đồng thời tiến hành bán các dòng xe tương tự từ Singapore sang Thuỵ Điển, Mexico, Tây Ban Nha và Anh.
Bên cạnh đó, hãng đang lên kế hoạch thâm nhập vào Ý bằng một bữa tiệc ra mắt tại Turin, nơi khai sinh ra hãng xe Fiat.
Được điều hành bởi Chủ tịch Wang Chuanfu, tỷ phú xe điện có xuất thân từ gia đình nhà nông, BYD (viết tắt của cụm “Build Your Dreams”) ra đời nhằm mục đích thực hiện những giấc mơ chưa đạt được. Từ một doanh nghiệp “tay trắng” vào năm 1995, BYD ghi nhận doanh thu đạt mức 424 tỷ NDT (tương đương 60 tỷ USD) vào năm 2022.
Theo đó, năm ngoái BYD đã bán được 1,86 triệu xe năng lượng xanh, nhiều hơn doanh số 4 năm trước đó cộng lại nhờ doanh số bán hàng tại thị trường nước ngoài được đẩy lên cao.
Với những sản phẩm đã được bán tại 53 quốc gia và khu vực trên thế giới, BYD đang là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu.
Mặc dù gần đây hãng xe bắt đầu tập trung hơn vào thị trường quốc tế, song BYD vẫn thu được hơn ¾ doanh thu trong nước. Năm nay, BYD chia sẻ doanh nghiệp đặt mục tiêu bán được 3,7 triệu xe chạy hoàn toàn bằng điện và xe plug-in hybrid.
Trước khi vươn ra quốc tế, dữ liệu từ China Automotive Technology cho thấy BYD đã có một thời gian “làm mưa làm gió” ở thị trường trong nước.
BYD hiện trở thành hãng xe điện bán chạy nhất tại Trung Quốc, đây vốn là vị trí được Volkswagen nắm giữ trong hơn 10 năm trở lại đây. Hiện tại, các dòng xe “xanh” nhà BYD đang chiếm 39% doanh số bán xe năng lượng mới (xe điện hoặc xe hybrid).
Các sản phẩm của hãng xe Trung Quốc được biết tới ngày một nhiều nhờ sở hữu các mẫu mã đẹp, đa dạng với mức giá phù hợp.
Dòng xe điện hatchback mới nhất của BYD, Seagull, có thể chạy tới 300km chỉ trong một lần sạc, tốc độ tối đa đạt 80 dặm/giờ với mức giá khởi điểm từ 10.400 USD. Ngoài ra, hãng cũng có những phân khúc cao cấp hơn như chiếc SUV Yangwang U8 với giá bản khoảng 154.000 USD.
Một trong những điểm mạnh của xe điện BYD là chiến thuật bán hàng của hãng. Ban lãnh đạo tập đoàn tin rằng muốn giữ chi phí sản phẩm ở mức tốt thì BYD cần chủ động sản xuất được nhiều linh kiện hơn.
Vì thế, doanh nghiệp bắt đầu tập trung nhiều nguồn lực cho việc sản xuất các bộ phận xe điện. BYD hiện đang sở hữu pin xe điện và chất bán dẫn của riêng mình, đồng thời cũng là đơn vị có nhà sản xuất linh kiện xe điện lớn thứ 2 trên thế giới. Hãng xe cũng là một trong những đơn vị không bị ảnh hưởng bởi nguồn cung trong đại dịch Covid 19.
Trước đó, nhắc tới xe điện, Tesla luôn được nghĩ tới đầu tiên với vị trí nhà sản xuất xe điện top đầu toàn cầu. Thế nhưng trên thực tế, hãng xe của tỷ phú Elon Musk phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” hơn dự tính, thậm chí tại một số quốc gia, Tesla gần như đánh mất thị phần hoàn toàn.
“Những gì họ đã làm được trong khoảng thời gian vừa qua là quá ấn tượng. Xuất phát điểm từ con số 0, BYD của Trung Quốc đang vươn mình trở thành một trong những công ty xe điện lớn trên thế giới. Họ có thể đã vượt qua Tesla trong một vài khía cạnh”, Steve Westly, cựu giám đốc Tesla nhận định.
BYD đang ngày càng được săn đón bởi chính phủ các quốc gia từ châu Âu đến Đông Nam Á. Doanh nghiệp hiện đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Pháp và Việt Nam, đại diện BYD cũng đã tiến hành đàm phán cùng lãnh đạo các quốc gia này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vinh dự này thuộc về Productboard, một startup về phần mềm. Productboard đã thực hiện gọi vốn thành công với định giá 1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nó đã chính thức trở thành một Kỳ lân thứ 1.000.
“Kỳ lân” là từ thường được dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp (startup) được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…
Năm 2015, thế giới có khoảng 80 Kỳ lân, thì tới cuối năm 2020 số lượng startup Kỳ lân là 569. Một năm sau đó, con số này tăng gần gấp đôi. Đáng chú ý, trong năm 2021, 621 tỷ USD vốn đầu tư đã được đổ vào các startup, cao gấp đôi so với năm 2020.
Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…
Những ngày đầu năm 2022, thế giới đón nhận tin vui, khi danh sách startup Kỳ lân thế giới đón thành viên thứ 1.000, với tổng giá trị của các công ty này lên đến gần 3.300 tỷ USD, theo số liệu của CB Insights.
Vinh dự này thuộc về Productboard, một startup về phần mềm. Productboard đã thực hiện gọi vốn thành công với định giá 1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nó đã chính thức trở thành một Kỳ lân.
Còn theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hurun, số lượng startup Kỳ lân trên thế giới thực ra đã vượt 1.000 từ cuối năm 2021. Trong đó, Mỹ dẫn đầu thế giới khi chiếm 487 Kỳ lân, chiếm 46%. Riêng trong năm 2021, nước này có thêm 254 Kỳ lân.
Đứng thứ hai là Trung Quốc với 301 công ty, chiếm 28%. Năm 2021, nước này có thêm được 74 “kỳ lân” mới. Ấn Độ, nước có thêm 33 công ty vào danh sách năm nay, đưa tổng số lên 54, xếp thứ ba.
“Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thống trị, với ba phần tư số ‘kỳ lân’ được biết đến trên thế giới, mặc dù chỉ chiếm một phần tư dân số thế giới”, Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu của báo cáo, cho biết.
Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới cũng đang phát triển mạnh mẽ, với thị phần “kỳ lân” nâng từ 17% hai năm trước lên 26% trong năm nay.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Douyin, là Kỳ lân giá trị nhất hành tinh, với mức định giá 350 tỷ USD. Với việc TikTok đạt được 3 tỷ người dùng hàng ngày, ByteDance hiện đã phát triển để trở thành một đối thủ nặng ký với Facebook.
Được định giá 150 tỷ USD, nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến Ant Group giữ vị trí thứ hai sau khi các nhà quản lý Trung Quốc chặn niêm yết của họ vào năm ngoái và ra lệnh cải tổ các hoạt động thanh toán và cho vay của công ty.
Trong khi đó, SpaceX, được thành lập bởi Elon Musk của Tesla, dẫn đầu các “kỳ lân” của Mỹ với mức định giá 100 tỷ USD, đứng vị trí lên thứ ba thế giới. Công ty hàng không vũ trụ tư nhân này đã huy động được 6,6 tỷ USD trong 51 vòng tài trợ kể từ năm 2002.
Ba công ty công nghệ tài chính là Stripe (Mỹ), Klarna (Thụy Điển) và Revolut (Anh) cũng vào top 10 các “kỳ lân” giá trị nhất.
Hurun gọi năm 2021 là năm thành công nhất với các công ty khởi nghiệp. Họ được hỗ trợ bởi sự hiện diện của hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm những doanh nhân giàu có, các trường đại học đẳng cấp thế giới và quan trọng hơn là các nhà đầu tư mạo hiểm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Phong cách thiết kế website của Ford và Tesla chứa đựng những bài học cho người làm marketing về sức mạnh của sự hiện diện kỹ thuật số – Branding.
Theo dữ liệu từ Salesforce, từ các mặt hàng đơn giản như quần áo đến các sản phẩm công nghệ cao hay thậm chí là xe hơi, hơn 87% hành trình của người mua bắt đầu trực tuyến.
Cũng bởi lý do này, ngay cả các thương hiệu lớn trên toàn cầu vẫn không ngừng đầu tư vào sự hiện diện trực tuyến của họ (bên cạnh các khoản chi tiêu lớn khác cho kênh ATL như quảng cáo truyền hình, quảng cáo tạp chí hay bảng quảng cáo).
Tuy nhiên, trong khi các thương hiệu “mới nổi” tỏ ra nhanh nhạy hơn và sáng tạo hơn, các thương hiệu lâu đời hơn thể hiện sự quá chậm chạp trong việc nhận biết và tận dụng các cơ hội mới.
Lấy Ford là một ví dụ: Mặc dù từng là thương hiệu tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô, nhà sản xuất này vẫn tập trung quá mức vào các kênh ATL, và hầu như bỏ ngỏ khoảng không kỹ thuật số cho Tesla, một thương hiệu còn khá non trẻ trên thị trường.
Để có một cái nhìn tổng quan hơn về khả năng hiện diện trực tuyến của hai thương hiệu và cách họ hiểu đối tượng mục tiêu của mình, dưới đây là một số phân tích cụ thể.
Điểm nhanh về hành vi mua xe hơi của người dùng lúc bấy giờ.
Theo số liệu nghiên cứu năm 2020 từ DataReportal, “người Mỹ trung bình dành 7 giờ 11 phút để xem màn hình mỗi ngày”, cao hơn mức trung bình của toàn cầu (4-6 giờ).
Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch, khi hầu hết các cửa hàng (bao gồm cả các showroom ô tô) phải đóng cửa và hoạt động trực tuyến, khoảng thời gian được sử dụng trên các nền tảng trực tuyến còn tăng cao hơn nhiều.
Điều này có ý nghĩa gì với các thương hiệu xe hơi?
Internet rõ ràng là nơi người tiêu dùng bắt đầu quá trình khám phá các thương hiệu và hình thành những ‘thành kiến’ nhất định với các thương hiệu họ tìm thấy, (và cũng là nơi họ thực hiện các hành vi mua sắm ngay cả với các sản phẩm xa xỉ như xe hơi).
Trên thực tế, theo số liệu từ tờ The New York Times, thế hệ millennials (Gen Y) của Mỹ đã vượt qua thế hệ “cha anh” (baby boomers) của mình trong việc mua sắm xe hơi.
Trong khi đó, Gen Z đang nhanh chóng nổi lên như những người có ảnh hưởng quan trọng đến sở thích và quyết định mua hàng của các đồng nghiệp của họ.
Mặc dù thế hệ này chưa phải là phân khúc mục tiêu của các thương hiệu xe hơi nhưng rõ ràng vì họ là những “người bản địa kỹ thuật số”, các hành vi mua sắm sau này của họ sẽ được xây dựng ngay từ bây giờ, trên các nền tảng trực tuyến.
Nếu 2021 website của Ford vẫn là một phòng trưng bày, đội ngũ bán hàng của thương hiệu này có lẽ đã phải gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong thế giới trực tuyến, website được ví như là ‘cánh cửa đa năng’ của thương hiệu.
Tương tự như các phòng trưng bày (showroom) ngoại tuyến, website có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng tiềm năng về thương hiệu và khả năng họ tương tác với nó.
Lướt nhanh qua trang chủ (homepage): Sau một hình ảnh đại diện lớn của thương hiệu, các tầng nội dung được sắp xếp theo kiểu các lớp hay khối xếp sát vào nhau và được tách biệt nhau bởi những đường gạch, về bản chất, cách thiết kế này chỉ hướng được người dùng lướt nhanh và xem ảnh chứ không có nhiều động cơ để tương tác hay nhấp vào.
Về phần nội dung, Ford sử dụng CTA với tên gọi “Join the Electric Revolution” (tham gia cuộc cách mạng xe điện cùng chúng tôi), đọc qua thì CTA này có vẻ hấp dẫn nhưng thực chất không mang lại giá trị gì cho người dùng (không có bất cứ sự khác biệt nào).
Một CTA hay lời kêu gọi hành động hiệu quả là tiêu đề gợi lên được yếu tố cảm xúc của người đọc, phải càng cụ thể càng tốt (và hãy nhớ rằng chưa tới 20% người dùng mong muốn đọc một đoạn văn bản dài trên landing page).
Lướt đến phần menu có lẽ là phần khó chịu nhất, thay vì rê chuột và xem nội dung (con) trước khi nhấp chuột, Ford bắt người dùng phải nhấp vào mới có thể xem được nội dung.
Có lẽ Ford chưa hiểu rằng người dùng không muốn nhấp chuột quá nhiều lần khi tương tác với các mẫu nội dung trên trang.
So sánh với thiết kế của Tesla (hiện có thứ hạng cao hơn Ford).
Mặc dù là “tay chơi mới nổi” trên thị trường xe hơi, website của Tesla có phần hiện đại hơn “đàn anh” Ford của mình.
Các CTA rõ ràng và có mục tiêu điều hướng người dùng qua các hành động kế tiếp, điều này cho phép người dùng tiếp tục hành trình của mình một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi cũng cao hơn.
Ở phần trang đích (landing page) bán hàng, ngoài một loạt các hình ảnh và video trải nghiệm, cũng như các mô tả ngắn gọn về sản phẩm, tính năng trò chuyện là một cách hay ho khác để kết nối nhiều hơn với người tiêu dùng.
Thay vì chỉ thiết kế như một phòng trưng bày một chiều, Tesla xây dựng website của họ như một cửa hàng hai chiều, nơi người dùng có thể hỏi và trò chuyện với nhân viên bán hàng bất cứ khi nào họ muốn.
Khi kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng tăng, khoảng cách giữa thế giới thực tế ảo và vật lý không còn quá lớn, sự hiện diện kỹ thuật số của thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Không chỉ đối với các công ty khởi nghiệp mà ngay cả với các thương hiệu lớn, tất cả mọi vị thế đều có thể bị thay đổi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong năm nay, Elon Musk trở thành người đầu tiên sở hữu 300 tỷ USD và là tâm điểm truyền thông với những phát ngôn sốc trên mạng xã hội.
Được tạp chí Time bình chọn là “nhân vật của năm”, Elon Musk đã có một năm 2021 đáng nhớ. “Rất ít người có sức ảnh hưởng với sự sống trên Trái Đất, thậm chí là ngoài Trái Đất, hơn Elon Musk.
Trong năm nay, ông không chỉ là người giàu nhất thế giới, mà có thể còn là ví dụ rõ nét nhất về sự chuyển dịch trong xã hội của chúng ta”, Tổng biên tập Edward Felsenthal nhận xét.
Năm 2021 đáng nhớ với Elon Musk trước hết vì hàng loạt biến động tài sản. Túi tiền của tỷ phú không phải là chủ đề xa lạ với báo giới và nhà quan sát thị trường. Nhưng có thể nói, diễn biến “núi tiền” của người đàn ông giàu nhất hành tinh trong năm nay trở thành đề tài sôi nổi bậc nhất.
Cuối tháng 10, thị giá cổ phiếu của hãng xe điện Tesla bức tốc giúp tỷ phú 50 tuổi trở thành người đầu tiên sở hữu 300 tỷ USD. Đà tăng của cổ phiếu Tesla tiếp diễn trong đầu tháng 11, startup này tiến vào câu lạc bộ vốn hoá nghìn tỷ USD.
heo đó, tài sản của Elon Musk ngày càng dâng cao. Có thời điểm, tài sản của CEO Tesla vượt Jeff Bezos khoảng 143 tỷ USD và giàu gấp ba lần Warren Buffett.
“Cây thông Noel” cho thị giá cổ phiếu Tesla vào đầu tháng 11 không vươn được quá cao khi trung tuần cùng tháng, vốn hóa công ty mất đi 12%. Nguyên nhân là Elon Musk mở cuộc thăm dò ý kiến trên Twitter về việc có nên bán 10% cổ phiếu hay không.
Sự vụ khiến tổng tài sản của ông vơi đi 50 tỷ USD trong hai phiên đầu tuần, trở thành mức giảm hai ngày mạnh nhất từng được Bloomberg Billionaires Index ghi nhận.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, tỷ phú Elon Musk đã bán 6,4 triệu đơn vị, thu về hơn 6,9 tỷ USD. Con số này chỉ chiếm dưới 4% số cổ phiếu mà ông trực tiếp nắm giữ tại Tesla, hoặc ít hơn 3% nếu tính tất cả quyền chọn mà CEO sở hữu để mua thêm cổ phiếu. Động thái này trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của giới kinh doanh đến tận hôm nay.
Dù vậy, tính chung cả năm, tài sản của người giàu nhất hành tinh vẫn tăng 70%. Chia sẻ trên Bloomberg, nhà phân tích từ Morgan Stanley dự báo Elon Musk sẽ trở thành người đầu tiên trên thế giới sở hữu khối tài sản 1.000 tỷ USD nhờ tiềm năng của SpaceX.
Công ty do ông thành lập đã lần đầu thực hiện chuyến bay đầu tiên đưa du khách và không có phi hành gia chuyên nghiệp lên quỹ đạo quanh Trái Đất.
Khối tài sản khổng lồ của người giàu nhất hành tinh không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà quan sát và truyền thông. Cuối tháng 10, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) kêu gọi các tỷ phú giàu nhất thế giới ủng hộ tiền nhằm ứng phó với nạn đói toàn cầu.
Giám đốc David Beasley cho rằng, 6 tỷ USD có thể giúp 42 triệu người thoát nguy cơ chết đói. Khoản tiền này chỉ chiếm khoảng 2% trong giá trị tài sản ròng của CEO Tesla.
Ông sau đó yêu cầu WFP đưa bằng chứng rõ rằng 2% tài sản của ông được sử dụng thế nào cho mục đích trên. Nếu chính xác, ông sẽ bán cổ phiếu ngay lập tức.
WFP đã giải trình công khai trên Twitter và Elon Musk cũng đã bán cổ phiếu. Nhưng đến nay vẫn chưa rõ tỷ phú này có thật sự giữ lời hứa hay không.
Twitter không chỉ tạo ra sự biến động cho giá trị tài sản ròng của Elon Musk, mà còn trở thành nơi “gây bão” của tỷ phú Mỹ – vốn là một người hoạt động khá năng nổ trên không gian ảo. Trong bài viết về ông, Tổng biên tập tạp chí Time cũng đề cập đến 66,5 triệu người theo dõi Elon Musk. Felsenthal nhấn mạnh vào tính “thích tìm niềm vui từ chia rẽ và chế nhạo” của tỷ phú này.
Trong số vô vàn dòng tweet gây tranh cãi của CEO Tesla, người ta chú ý nhiều hơn cả đến những lần chạm trán của ông với các doanh nhân và doanh nghiệp lớn. Elon Musk từng chế nhạo Jeff Bezos chỉ là “kẻ về nhì” về độ giàu có, bên dưới bài đăng của ông chủ Amazon về sự thành công của nền tảng thương mại điện tử này.
Tỷ phú Mỹ còn có màn khẩu chiến trực diện với ông chủ sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới Binance về lệnh ngừng rút tiền Dogecoin “mờ ám” trong suốt nửa cuối tháng 11.
Gần đây, Elon Musk tiếp tục làm dậy sóng dư luận khi khuyên người dùng đừng chi 19 USD cho miếng vải lau của Applevà cáo buộc App Store đang đánh thuế toàn cầu với Internet.
Bên cạnh những dòng tweet gây tranh cãi, tài khoản mạng xã hội của ông không ít lần trở thành động lực chính cho diễn biến giá cả của các đồng tiền số.
Hồi đầu tháng 10, nhờ Elon Musk đăng tấm ảnh về chú cún cưng, giá trị Shiba Inu tăng vọt khoảng 367% trong bảy ngày. Tỷ phú Mỹ cũng từng khiến các loại tiền số tương tự tăng giá khi đặt tên cho chó cưng là “Floki” trùng với tên của đồng Shiba Floki, hay ông từng đề cập tới Dogecoin trên các bài đăng của mình.
Nhiều người cho rằng Elon Musk đã cố tình “lái” giá các tiền số và dần không còn tin tưởng vào những tweet của ông.
Nhưng trong một lần hiếm hoi, tỷ phú này đã khiến thị giá một đồng tiền mất đà tăng trưởng nóng. Hồi tháng 5, ông viết trên Twitter rằng Tesla sẽ tạm dừng mua xe bằng Bitcoin, vì lo ngại việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để khai thác đồng tiền số này đang gia tăng nhanh chóng.
Trong 24 giờ, thị giá Bitcoin mất hơn 12%, có thời điểm lùi về dưới ngưỡng 50.000 USD. Dẫu vậy, đến giữa tháng 6, Elon Musk lại tuyên bố hãng xe điện có thể chấp nhận lại Bitcoin khiến thị giá tiền số này tăng gần 17%.
Có nhiều tranh cãi quanh việc Elon Musk sử dụng mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng người đàn ông 50 tuổi này vẫn còn rất trẻ con với lối hành xử bốc đồng.
Chính vì thế, danh hiệu “nhân vật của năm” xướng tên CEO Tesla cũng nhận về nhiều bình luận trái chiều. The Guardian thậm chí còn dẫn lời các nhà phê bình cho rằng, đây là “lựa chọn tồi tệ nhất từ trước đến nay” của Time.
Tất Đạt
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo dự báo của Allied Market Research, vào hai năm trước, thị trường xe điện toàn cầu có giá trị khoảng 162 tỷ USD và dự kiến đạt 803 tỷ USD vào năm 2027. VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu
VinFast, đơn vị sản xuất ô tô của một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam, đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ nhằm mục tiêu gia tăng doanh số bán xe điện (EV), tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng xe điện của VinFast sẽ gặp khó khăn khi bán ra bên ngoài thị trường nội địa (Việt Nam) do sự nhận diện kém về tên tuổi và thương hiệu.
Hội đồng quản trị của công ty mẹ Vingroup đã chuẩn bị cho đợt IPO vào cuối năm tới bằng cách chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Hải Phòng, VinFast Vietnam sang VinFast Singapore, một công ty nước ngoài có quyền truy cập hợp pháp vào các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, một người phát ngôn của Vingroup cho biết.
Theo Reuters, VinFast đang đặt mục tiêu huy động ít nhất 3 tỷ USD và đạt được mức định giá (valuation) khoảng 60 tỷ USD.
Theo một phát biểu từ Vingroup:
“Đợt IPO sẽ đánh dấu ‘một bước quan trọng trong chiến lược trở thành một thương hiệu toàn cầu của công ty’. Nếu việc niêm yết thành công, VinFast sẽ trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán lớn nhất thế giới.
Điều này sẽ góp phần củng cố lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu đồng thời mở đường cho công ty tiếp tục tiếp thị, mở rộng, và đưa sản phẩm của mình đến với thị trường rộng lớn này.”
Ông Ryan Citron, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường Guidehouse Insights cho biết:
“Các đợt IPO của các công ty xe điện thường là thành công. Hiệu suất và chi phí được cải thiện của xe điện đã thúc đẩy yếu tố công nghệ từ sự thích ứng với các dòng xe hiện có của các nhà sản xuất ô tô và công ty liên doanh khởi nghiệp thành các tiêu chuẩn của tương lai — các nhà đầu tư đã chấp nhận xu hướng này và đang đặt cược vào quỹ đạo của thị trường ô tô theo hướng điện khí hóa.”
VinFast cho biết họ đã để mắt đến thị trường Mỹ khi khai trương trụ sở chính ở Mỹ tại Los Angeles vào tháng 11 vừa qua, đồng thời ra mắt hai mẫu ô tô điện là VF e35 và VF e36 tại Triển lãm ô tô Los Angeles 2021 (Los Angeles Auto Show) vào tháng trước. VinFast hiện cũng có các chi nhánh tại Canada, Pháp, Đức và Hà Lan.
Các nhà phân tích tin rằng, những nhà sản xuất ô tô trong nước vốn được biết đến với tư cách là đơn vị sản xuất xe không chạy bằng điện (xe ô tô chạy bằng xăng, dầu bình thường) sẽ rất khó có thể thâm nhập thị trường nước ngoài, bao gồm cả Mỹ.
Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Infocus Mekong Research tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thiếu độ nhận diện về tên tuổi (mặc dù VinFast chi rất mạnh cho Paid Media) và VinFast chỉ đang làm những hoạt động Marketing “mờ nhạt” tại Mỹ.
Ông Chris Robinson, nhà phân tích cấp cao của công ty phân tích thị trường Lux Research, cho biết, thị trường ô tô của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện, thua xa các cường quốc sản xuất như Trung Quốc. Nhiều mẫu xe điện hàng đầu của Trung Quốc sẽ được tung ra thị trường Mỹ trong năm nay.
Theo dự báo của Allied Market Research, vào hai năm trước, thị trường xe điện toàn cầu có giá trị khoảng 162 tỷ USD và dự kiến đạt 803 tỷ USD vào năm 2027.
VinFast đã tuyển dụng các giám đốc điều hành từ Tesla, BMW, Porsche, Toyota và Nissan nhằm mục tiêu hướng tới một công ty ô tô điện thông minh toàn cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Phát hiện những hành vi độc hại này từ các nhân viên có thể bảo vệ doanh nghiệp chống lại một môi trường làm việc với nhiều mâu thuẫn.
Năm 2007, vị giáo sư danh tiếng Robert Sutton của Stanford đã viết cuốn sách The No A-hole Rule, một cuốn sách được xuất phát từ một bài luận mà ông từng viết cho Harvard Business Review ba năm trước đó.
Nội dung của Sutton nói về sự xuất hiện của các “quy tắc không lỗ hổng” liên quan đến những hành vi độc hại tại nơi làm việc vốn đang làm hủy hoại tinh thần, năng suất và sự cộng tác của nhân viên. Ông viết:
“Khi nói đến việc tuyển dụng và thăng chức cho nhân viên nói chung, một ý tưởng tuy đơn giản nhưng lại mang tính cách mạng đang được áp dụng trong hàng ngũ quản lý: “quy tắc không lỗ hổng. Các tổ chức không nên tha thứ cho những kẻ đang mang lại sự sợ hãi và xấu xí trong tổ chức.”
Quy tắc không lỗ hổng của Elon Musk.
Với những gì mà quy tắc này có thể mang lại, nó đang dần trở nên thịnh hành đối với những người sáng lập của các công ty khởi nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo sự phù hợp về văn hóa của tổ chức. Elon Musk, CEO của SpaceX và Tesla, là một trong số đó.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008 về quốc gia đổi mới của Henry Ford, người phỏng vấn Barry Hurd đã hỏi Elon Musk rằng: “Bạn sẽ tìm kiếm điều gì ở một người hay nhân viên nào đó?” và đây là những gì mà Elon Musk đã trả lời:
“Nói chung, tôi tìm kiếm một người có thái độ tích cực, dễ dàng khi làm việc với họ và cũng tự hỏi mọi người có muốn làm việc với người đó không?
Điều rất quan trọng là bạn phải thích những người bạn làm việc cùng, nếu không thì công việc và cuộc sống của bạn sẽ khá khốn khổ.
Và trên thực tế, chúng tôi áp dụng chính sách không lỗ hổng một cách nghiêm ngặt tại SpaceX. Chúng tôi sa thải mọi người nếu họ vi phạm. Tất nhiên, trước đó chúng tôi sẽ đưa ra một ít cảnh báo cho họ. Nhưng nếu họ tiếp tục là một lỗ hổng, thì họ sẽ bị sa thải.”
Elon Musk nổi tiếng là người có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ với khả năng đánh giá tài năng và tuyển chọn người phù hợp để làm việc cho mình. Và chính sách không có bất cứ lỗ hổng nào trong tổ chức của ông vẫn là một khía cạnh quan trọng mà ông dựa vào để tuyển dụng, thăng tiến và sa thải nhân viên.
Chủ tịch của SpaceX, Bà Gwynne Shotwell, người đã tham gia cùng Elon Musk từ những năng 2002 nói: “Những loại người này – một lỗ hổng – sẽ làm gián đoạn những người khác, họ tạo ra một môi trường với nhiều mâu thuẫn và sự thù hận, nơi mà sẽ không ai muốn đóng góp cho tổ chức.”
Dưới đây là những dấu hiệu của “một lỗ hổng”.
1. Chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi.
Một câu nói phổ biến thoát ra từ một nhân viên độc hại hay một lỗ hổng có thể là: “Đó không phải là trách nhiệm của tôi…hay Tôi không có trách nhiệm…” Họ muốn tách mình ra khỏi cụm từ trách nhiệm và đổ lỗi cho nơi khác để bảo vệ mình bằng mọi giá.
Việc thừa nhận những sai lầm, điều thực sự có lợi cho họ trong việc xây dựng sự kết nối và tăng cường lòng tin với các đồng nghiệp, là một khái niệm rất xa lạ.
2. Chần chừ.
Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng sự trì hoãn hay chần chừ dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng theo nhiều nghiên cứu, những người hay trì hoãn thường nói dối với chính bản thân họ để né tránh trách nhiệm, điều này làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
3. Người thích nói chuyện phiếm.
Những câu chuyện phiếm mang tính xã hội được truyền tải một cách thân thiện ở nơi làm việc là điều hết sức bình thường, nhưng có quá nhiều câu chuyện phiếm sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả những cá nhân có liên quan lẫn tổ chức nói chung.
Rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đang nỗ lực để hạn chế những lỗ hổng này trong tổ chức của họ. Bạn cần để ý tới những nhóm nhân viên bất mãn đang tích cực giải quyết những nỗi bất hạnh đầy độc hại của họ.
4. Những hành vi đáng xấu hổ.
Trong cuốn Toxic Workplace, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng, những hành vi xấu hổ đang mang lại nhiều sự độc hại tại nơi làm việc.
Những hành vi xấu hổ bao gồm sự sỉ nhục, mỉa mai, nói xấu và móc lỗi. Những hành vi được xem là các lỗ hổng này được xem là những rào cản làm cản trở các doanh nghiệp trong việc tạo ra một môi trường tôn trọng lẫn nhau, một môi trường mà ở đó mọi người luôn nỗ lực để tạo ra những kết quả kinh doanh tích cực.
Với tư cách là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần nâng cao nhận thức về vấn đề, chủ động lên tiếng để xử lý những ai vi phạm, tạo ra một nền văn hóa tích cực và bền vững.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sử dụng hình ảnh cá nhân của bạn để hỗ trợ thương hiệu của bạn có thể có tác dụng mạnh hơn bất kỳ hình thức quảng cáo truyền thống nào.
Một số thương hiệu lâu đời nhất và mang tính biểu tượng nhất đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, thậm chí qua nhiều thế kỷ – hoạt động như những thương hiệu vô danh.
Các thương hiệu này có tên thương hiệu và một logo phổ biến, và mặc dù nó vẫn tiếp tục hiệu quả đối với họ, điều đó không có nghĩa là bạn cũng nên áp dụng phương pháp tương tự khi nói đến doanh nghiệp của mình.
Bạn có biết ai đã thành lập McDonald’s không? Nike không? Chevrolet thì sao? Mặc dù một số người có thể biết, nhưng họ sẽ không thể liên kểt khuôn mặt đó với các tên gọi của thương hiệu.
Ngày nay, nhiều thương hiệu lớn nhất trên thế giới có thể được so sánh hoặc liên kết trực tiếp đến các gương mặt đại diện của họ.
Elon Musk đồng nghĩa với Tesla hay Jack Ma đồng nghĩa với Alibaba. Việc các thương hiệu lớn có các gương mặt gắn liền với họ cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn, cho dù đó là giám đốc điều hành cấp cao cấp hay là nhà sáng lập.
Dưới đây là một số lý do cho điều này.
Người tiêu dùng mong muốn kết nối với một nhân cách nào đó hơn là một thương hiệu vô danh.
Rõ ràng là đã có rất nhiều thay đổi trong những năm qua, đặc biệt là cách các thương hiệu tương tác với người tiêu dùng của họ.
30 năm trước, có rất ít cách để quảng cáo – TV, đài phát thanh và báo in là những phương tiện phân phối chính cho quảng cáo.
Các thông điệp gửi qua tin nhắn cũng rất ‘đơn giản’. “Đây là sản phẩm của chúng tôi, và đây là những gì nó có thể làm được…”
Các thương hiệu thúc đẩy sự quen thuộc của thương hiệu thông qua việc sử dụng logo và tagline với hy vọng nó sẽ chuyển thành doanh số bán hàng trong tương lai.
Ngày nay, một logo thậm chí không phải là một vấn đề quan trọng. Nhiều thương hiệu thành công thậm chí đã ngày càng đơn giản hoá logo của họ để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và hiểu nó.
Việc xây dựng thương hiệu và quảng cáo có thể hoạt động trực tiếp và tạo ra chuyển đổi ngay lập tức thông qua các hoạt động mua sắm trực tuyến.
Với mục tiêu tạo ra những kết nối nhanh chóng, nhiều thương hiệu đã bắt đầu sử dụng một gương mặt thân quen để thiết lập mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Người tiêu dùng kết nối và tin tưởng một thương hiệu gắn liền với hình ảnh của một con người cụ thể hơn là thương hiệu vô danh.
Tesla sẽ có câu chuyện thành công tương tự không nếu sử dụng một người phát ngôn ngẫu nhiên là người nổi tiếng nào đó thay vì Elon Musk? Rõ ràng là không ai có thể kể câu chuyện về họ tốt hơn từ chính họ.
Mọi hành vi của Elon Musk đều gắn liền với Tesla. Và mặc dù, Elon Musk không phải là người ‘đẻ’ ra Tesla, nhưng sự thật là ông là người có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn bộ thương hiệu Tesla trên thị trường.
Có bất kỳ ai khác có thể truyền tải những tin tức nóng hổi, những diễn biến thú vị và giải thích hướng đi của doanh nghiệp tốt hơn ‘chính chủ’ không? Hẳn là không ai cả, và điều tương tự cũng sẽ áp dụng được cho bạn và thương hiệu của bạn.
Mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện riêng và những thương hiệu tìm ra cách để kể nó một cách chân thực (authentic) nhất, mang đậm yếu tố con người (human-based) nhất sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Người tiêu dùng thích nghe những “lý do” đằng sau các thương hiệu. Có rất nhiều doanh nghiệp ngoài kia có những câu chuyện rất hấp dẫn tuy nhiên người tiêu dùng không bao giờ được nghe vì chúng không bao giờ được kể.
Tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của bạn là bản tuyên ngôn mạnh mẽ nhất mà bạn có thể làm.
Trở thành một doanh nhân của thời hiện đại, là một doanh nhân thực sự có sức ảnh hưởng.
Đó là tuyên ngôn mạnh mẽ nhất mà một doanh nhân có thể đưa ra cho người tiêu dùng của họ – trở thành gương mặt đại diện cho doanh nghiệp mà bạn thành lập có nghĩa là đặt bản thân bạn ra ngoài kia, tương tác với khách hàng và thị trường chứ không chỉ gói gọn trong những bối cảnh văn phòng hay giấy tờ.
Điều đó có nghĩa là bạn cần phải tập trung toàn lực vào thương hiệu của mình và cam kết để mang đến những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Sẽ không có bất cứ mẫu quảng cáo hoặc sự chứng thực của người nổi tiếng được trả phí nào có thể phù hợp hơn với mức độ tin cậy hoặc cam kết đó của thương hiệu.
Người tiêu dùng biết rằng các thương hiệu sẽ phải đối mặt với những thách thức và không phải mọi thứ sẽ luôn thuận buồm xuôi gió, đó là một lý do khác khiến họ tôn trọng động thái này của bạn, họ cần những mối liên hệ cá nhân.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Có vẻ như hầu hết những doanh nhân thành công nhất đều có những ‘siêu năng lực’ nào đó. Tuy nhiên, bạn cũng có thể học hỏi từ những thành công và thất bại của họ để đưa công việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.
Hẳn là đa số chúng ta không xa lạ gì với những cái tên như Elon Musk, Jeff Bezos, Branson, Bill Gates hay cả nhiều doanh nhân nổi tiếng khác.
Vậy điều gì làm cho những nhà lãnh đạo hay doanh nhân này thành công đến như vậy?
Đằng sau mỗi doanh nhân, có nhiều câu chuyện với nhiều sắc thái thành công và thất bại khác nhau. Những bài học kinh nghiệm đó là yếu tố chính đã giúp họ trở thành những người quyền lực nhất hiện nay.
Bằng cách đi sâu vào lịch sử của họ, bạn cũng có thể ‘đánh cắp’ những ‘siêu năng lực’ của họ và áp dụng chúng vào cuộc sống cũng như sự nghiệp của chính bạn.
Travis Kalanick, nhà đồng sáng lập Uber, từng được biết đến là người thất bại. Ông theo học Đại học California ở Los Angeles, nhưng sau đó bỏ học mà không có bằng cấp.
Ông là đồng sáng lập với hai công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ khác trước khi gia nhập Uber đó là Scour và RedSwoosh. Khi Scour bị kiện vì vi phạm bản quyền, ông đã phải nộp đơn xin phá sản.
‘Siêu năng lực’ của Kalanick là sự bền bỉ: Bất chấp những gì có thể sẽ là thất bại phía trước, Kalanick vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Ông đã không để sự thất bại trong sự nghiệp đại học hay sự phá sản của công ty đầu tiên ngăn cản mình.
Trong khi những người khác có thể sẽ từ bỏ, Kalanick biết rõ ông đang cần một điều gì đó lớn lao hơn, điều này cuối cùng đã khiến ông thành lập Uber, nền tảng sau đó đã góp phần phá vỡ mô hình taxi truyền thống trên thế giới.
Tại thời điểm tháng 7 năm 2021, Uber có giá trị thị trường gần 100 tỷ USD.
2. Elon Musk: SpaceX và Tesla.
Elon Musk có một lịch sử làm kinh doanh từ rất sớm. Ông là đồng sáng lập một công ty dịch vụ ngân hàng trưc tuyến (X.com) mà sau này trở thành PayPal. Sau đó, ông thành lập Zip2, đồng sáng lập Tesla, sáng lập SpaceX và mua lại SolarCity.
Đối với Elon Musk, vấn đề chính không phải chỉ là tiền. Ông từng đã tự hỏi bản thân: “Tôi muốn cống hiến công việc của cuộc đời mình cho điều gì?” và câu trả lời sau đó là “để tạo ra tương lai của nhân loại.”
Trong suốt tất cả những nỗ lực của ông, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mục tiêu cuối cùng này – từ việc khởi động chuyến bay thương mại đầu tiên lên vũ trụ, cho phép mọi người chuyển sang ô tô điện đến việc phát triển SolarCity thành doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất ở Mỹ nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Chắc chắn, tiền là một phần trong các dự án kinh doanh của ông, nhưng chúng được sử dụng cho mục đích cốt lõi lớn hơn, và điều đó đã tạo nên sự khác biệt.
3. Brene Brown: Giáo sư nghiên cứu, tác giả và CEO.
Brene Brown, một giáo sư nghiên cứu tại Trường công tác xã hội của Đại học Houston, chưa bao giờ đặt mục tiêu để trở thành một doanh nhân.
Công việc của bà là nghiên cứu về sự hổ thẹn (xấu hổ), tính dễ bị tổn thương, sự xứng đáng và lòng dũng cảm, điều đã giúp bà xây dựng nên hai cuốn sách bán chạy nhất của New York Times.
Và cũng từ đó, công việc kinh doanh của bà đã bước sang một trang mới.
Bà hiện là giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc học tập (CLO) của The Daring Way.
Nếu suy nghĩ xa hơn. Nhiều doanh nhân thành công là bởi vì họ đã dám đi đến những nơi mà những người khác chưa từng đi.
Họ nghĩ xa hơn hiện những thứ ở thực tại. Brown chuyên nghiên cứu về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến tâm lý bởi vì bà biết rằng có những bài học cuộc sống rất lớn cần phải học, những bài học ấy đã biến bà từ một nhà giáo sư và tác giả thành một doanh nhân.
Jeff Bezos hiện giữ vị trí số 1 trong danh sách những người có tải sản ròng lớn nhất hành tinh của Forbes với giá trị gần 200 tỷ USD.
Nhà sáng lập Amazon không phải lúc nào cũng có được thành công như hình ảnh mà nhiều người vẫn thấy; ông đã chứng kiến rất nhiều thất bại trong các dự án kinh doanh của mình.
Ông bắt đầu công việc kinh doanh của mình trong nhà để xe tồi tàn của một ngôi nhà ở Seattle vào năm 1994, là nơi ông trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại.
Tuy vậy, Jeff Bezos luôn có tầm nhìn rõ ràng, có kế hoạch cho những tham vọng của mình.
Ông đã từng tuyên bố rằng một ngày nào đó ông sẽ cung cấp mọi cuốn sách đến trong tầm tay của bạn chỉ trong vòng 60 giây.
Giờ đây, Amazon Kindle là một trong những thiết bị đọc sách điện tử phổ biến nhất trên thị trường và dĩ nhiên, ông đã thực hiện tốt lời hứa của mình.
Từ nhà để xe vào năm 1994 cho đến một trong những người thành công nhất trên thế giới, Jeff Bezos đang ở được nơi mà ông muốn bởi vì ông rất rõ ràng về mục tiêu và kiên định với tầm nhìn của chính mình.
Với bạn thì sao? ‘siêu năng lực’ mà bạn đang xây dựng là gì? Có một điều mà cả bạn và tôi đều cần phải biết đó là: Chấp nhận thất bại và kiên định với mục tiêu dài hạn của mình là một trong những thành phần không thể thiếu để thành công !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đối với tỷ phú Elon Musk, mỗi công việc chính là mỗi dự án phụ. Ông là một trong số ít những người cho rằng làm nhiều việc khác nhau sẽ tốt hơn là chỉ làm duy nhất một công việc (fulltime).
Trong một cuộc phỏng vấn tại Mobile World Congress ở Barcelona. Elon Musk đã nói về sự phát triển và triển khai Starlink.
Nếu bạn chưa biết, Starlink là một kế hoạch lớn của Elon Musk để ‘trải thảm bầu trời’ bằng các vệ tinh quỹ đạo thấp để tiếp cận các khu vực dân cư thưa thớt với Internet tốc độ cao.
Trong buổi phỏng vấn, Elon Musk nói:
“Cần có kết nối ở những nơi không có ngay bây giờ, hoặc những nơi mà các kết nối đang rất hạn chế và tốn kém.”
Đó có thể là một phát biểu khá nhẹ nhàng, tuy nhiên, rõ ràng là Elon Musk có những kế hoạch đầy tham vọng cho công ty của mình đằng sau các ý định đó.
Ông nói tiếp:
“Chúng tôi đang trên đường đạt được vài trăm nghìn người dùng – và có thể hơn 500.000 người dùng trong vòng 12 tháng”.
Khi nghe phát biểu này, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc quyết tâm của Elon Musk lớn đến như thế nào, chúng ta có thể nghĩ đây là một dự án chính và nó sẽ chiếm hầu hết thời gian của ông.
Nhưng trên thực tế, chính xác mà nói, đó chỉ là một dự án phụ nằm trong một dự án phụ khác của Elon Musk – SpaceX, công ty về không gian mà Elon Musk làm CEO.
Chắc chắn, SpaceX và Starlink đều mang những sứ mệnh thú vị và to lớn, tuy nhiên điều đó không thay đổi một thực tế rằng về cơ bản đó là những công việc phụ.
Đến đây, nhiều người lại có thể nghĩ đến Tesla, nhà sản xuất xe điện và năng lượng mặt trời này là công việc chính của ông. Nhưng một lần nữa, Elon Musk không phải là CEO toàn thời gian (fulltime) tại Tesla.
Đôi khi làm nhiều việc lại tốt hơn rất nhiều so với chỉ làm duy nhất một công việc.
Một số người có thể cống hiến hoàn toàn cho một sự nghiệp hoặc công việc nào đó. Điều đó thật cao quý, nhưng nó chắc chắn không phải là cách mà tất cả mọi người đều áp dụng và thậm chí nó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho nhiều người.
Đặc biệt là đối với các doanh nhân hay những người có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao.
Các doanh nhân có xu hướng có nhiều ý tưởng lớn hơn là những gì họ có thể phù hợp với một công ty hoặc một dự án nhất định. Nó thường đi kèm với những sự sáng tạo và động lực để đưa các ý tưởng ra khỏi đầu của họ và chạm vào thế giới thực.
Rất nhiều điều thực sự tuyệt vời đã xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới dưới dạng các dự án phụ như: Gmail, Pixar, Slack và ngay cả Nike.
Bây giờ, hãy thử nhìn đối thủ chính của Elon Musk cho danh hiệu “người đàn ông giàu nhất thế giới”, Jeff Bezos.
Chắc chắn, Bezos được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhà sáng lập và và CEO của Amazon, nhưng ông cũng là chủ sở hữu của Blue Origin, một nỗ lực khác tập trung vào không gian, cũng như The Washington Post, một trong những trang tin hàng đầu.
Một trong những lý do chính mà Jeff Bezos rời bỏ vị trí CEO là để ông có thể dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích khác.
Chắc chắn, bạn có thể tranh luận rằng các tỷ phú như Elon Musk hay Jeff Bezos có lợi thế hơn hẳn mọi người khác vì họ có đủ sự giàu có để lựa chọn, nhưng nhiều người lại cho rằng chính sự lựa chọn của họ đã khiến họ có thể thành công ngay từ đầu.
Các dự án phụ và trí tuệ xảm xúc.
Khi xem các công việc nào đó chỉ là các dự án phụ, bạn có những lợi thế nhất định. Trong trường hợp của Elon Musk, ông sẵn sằng thử tất cả mọi thứ vì ông vốn coi nó hay những công việc khác chỉ là những dự án phụ.
Đây chính là một phần của người có trí tuệ cảm xúc cao. Khi một cái gì đó là dự án phụ của bạn, bạn xử lý nó khác rất nhiều so với các công việc toàn thời gian hàng ngày của bạn.
Điều quan trọng ở đây là vì các công việc hay dự án đó không phải là công việc (được giao) đơn thuần, mà vì đó là thứ bạn yêu thích (để làm).
Khi bạn làm điều gì đó vì bạn yêu thích nó, nó sẽ giúp bạn nỗ lực hết mình. Bạn sẵn sàng hy sinh và chấp nhận mọi rủi ro nếu có thay vì đổ lỗi cho người khác vì những áp đặt.
Tất nhiên, thật tuyệt vời nếu các dự án phụ của bạn kiếm được tiền.
Điều tuyệt vời khi có một dự án phụ là nó cung cấp cho bạn một lối thoát để bạn tự thôi thúc chính bản thân mình làm một điều gì đó khác biệt.
Nó cung cấp cho bạn một nơi để định hướng lại năng lực sáng tạo của bạn, giúp bạn dễ dàng tập trung vào những việc bạn phải làm hơn.
Điều này đưa chúng ta quay trở lại với Elon Musk, người rõ ràng là một trong những doanh nhân sáng tạo nhất trong thế hệ của mình.
Trong cuôc sống, chắn chắn không ai có thể biết được ‘chắc chắn mình là ai’ ngay từ đầu.
Thế nên, đừng hạn chế bản thân mình thử bất cứ điều gì mới, miễn là bạn yêu thích nó !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Elon Musk, nhà sáng lập Tesla và SpaceX khuyên các CEO: Hãy tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất có thể, tìm kiếm những phản hồi tiêu cực của khách hàng và bớt họp hành hoặc trình chiếu PowerPoints.
Tại buổi hội nghị dành cho các CEO, WSJ CEO Summit. Khi được hỏi rằng “Các CEO từ các tập đoàn ở Mỹ có đủ tập trung vào việc cải tiến sản phẩm không?” Elon Musk trả lời: “Tôi nghĩ là không”.
Theo Elon Musk, các CEO nên dành ít thời gian hơn vào những thứ như tài chính và dành nhiều thời gian hơn để “cố gắng làm cho các sản phẩm của bạn tuyệt vời nhất có thể”.
Musk kêu gọi các CEO nên tự hỏi: “Sản phẩm của chúng ta có tuyệt vời như vậy không?” “Chắc có lẽ là không? Chúng ta nên làm gì để biến nó trở nên tuyệt vời hơn?”
Tại hội nghị WSJ CEO Summit, Elon Musk nói:
“Tôi thực lòng muốn nói cho bất kỳ ai đang lắng nghe … hãy dành ít thời gian hơn trong các cuộc họp, ít thời gian hơn trên các bài thuyết trình PowerPoint, ít thời gian hơn trên bảng tính và nhiều thời gian hơn tại các nhà máy hoặc thời gian với khách hàng.”
“Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là nên trở thành một ‘người hoàn hảo tuyệt đối nhất về các sản phẩm hoặc dịch vụ chúng ta tạo ra’, tìm kiếm những phản hồi tiêu cực từ mọi góc độ … từ khách hàng … thậm chí là từ những người không phải là khách hàng.”
“Ngay cả khi một giám đốc điều hành không chuyên về đổi mới sản phẩm, Elon Musk cho biết kỹ năng này ‘có thể học được’. Đó không phải là điều gì đó quá bí ẩn.”
Elon Musk nói tiếp:
“Trên thực tế, vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ ngày nay có thể là có ‘quá nhiều doanh nghiệp đang được điều hành bởi những người có bằng MBA'”.
* MBA: viết tắt của Master of Business Administration, Bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc vừa thông báo kế hoạch khởi động kinh doanh xe điện và đầu tư hẳn 10 tỷ USD trong 10 năm tới.
Theo CNBC, Xiaomi sẽ thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Xiaomi và đầu tư giai đoạn một 10 tỷ RMB (1,52 tỷ USD) để sản xuất xe điện thông minh. Công ty con này sẽ tiếp tục do CEO Xiaomi – ông Lei Jun trực tiếp dẫn đầu.
“Xiaomi hy vọng cung cấp các phương tiện thông minh chạy bằng điện để mọi người trên thế giới có thể tận hưởng cuộc sống thông minh, khắp mọi nơi”, công ty cho biết trong một tuyên bố.
Công ty công nghệ Xiaomi hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 trên thế giới, đã bất ngờ thông báo nhảy sang một lĩnh vực cạnh tranh cao ở Trung Quốc.
Không chỉ Xiaomi đang cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất ôtô nội địa có thâm niên như Geely và BYD do Warren Buffet đầu tư, mà còn phải đối đầu với các hãng mới thành lập như Nio và Xpeng Motors.
Bên cạnh đó, các công ty công nghệ chuyên về lĩnh vực Internet cũng đang bước vào đấu trường xe điện thông minh.
Gã khổng lồ tìm kiếm của Trung Quốc Baidu đã khởi động công ty xe điện độc lập vào tháng 1. Năm ngoái, công ty này đã thuê giám đốc điều hành quản lý doanh nghiệp.
Ở thị trường Trung Quốc, ôtô điện đã gặt hái được những thành công nhờ các hỗ trợ chính sách mạnh mẽ từ Bắc Kinh, bao gồm cả trợ cấp.
Dù một số trợ cấp đã bị cắt giảm, công ty nghiên cứu Canalys dự đoán vẫn sẽ có 1,9 triệu chiếc xe điện sẽ được bán tại Trung Quốc trong năm 2021, cho mức tăng trưởng hàng năm tăng lên 51%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Elon Musk – Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tesla có một điểm mạnh chính yếu mà hầu hết chúng ta nên áp dụng.
Elon Musk là một trong những người thông minh nhất, giàu có nhất và quyền lực nhất thế giới, và ông cũng không ngại ngùng thể hiện năng khiếu bẩm sinh của mình khi tham gia các dự án mới.
Người đứng sau những cái tên như SpaceX, Tesla và Boring Company nổi tiếng này là một người làm việc chăm chỉ, dành 85 giờ mỗi tuần làm việc cho các dự án và doanh nghiệp mà mình đam mê.
Elon Muskcó một sự theo đuổi không ngừng nghỉ về kiến thức và tài năng trong việc áp dụng việc học của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông vốn được mệnh danh là một ‘đa tài năng tinh túy hiện đại’.
Khi nói về việc truyền cảm hứng cho bạn khi theo đuổi những tham vọng của riêng mình.
Đây là chìa khoá mà Elon Musk đưa ra để học hỏi và lưu giữ thông tin mới:
“Điều quan trọng là phải xem kiến thức như một loại cây ngữ nghĩa – hãy đảm bảo rằng bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản, tức là xây dựng phần thân và cành lớn trước khi bạn đi sâu vào các chi tiết hay lá cây nếu không chúng sẽ không có gì để bám vào.”
Tuyên bố của Elon Musk đi ngược lại với nhiều lời khuyên truyền thống rằng để trở nên thành công, bạn phải chuyên môn hóa và trở nên thành thạo trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó.
Tuy nhiên, Elon Musk đã nhiều lần chứng minh rằng việc khái quát hóa kiến thức hay trở thành một người đa năng không chỉ khả thi mà còn giúp mang lại lợi thế cao hơn.
Theo định nghĩa, một ‘người đa năng’ là người có khả năng đạt được kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực, ngành, kỹ năng và chủ đề khác nhau.
Những người đa năng trong suốt lịch sử, chẳng hạn như Leonardo da Vinci, Thomas Edison và Nikola Tesla, đã tạo ra sự đổi mới thông qua những kiến thức rộng lớn như vậy.
Là một người đa kiến thức hiện đại, Elon Musk chứng minh rằng việc nghiên cứu rộng rãi trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau có thể mang lại cho bạn lợi thế rất lớn để thúc đẩy sự đổi mới.
Elon Musk có thể tích hợp sự kết hợp độc đáo giữa các kỹ năng và kiến thức và chuyển giao việc học tập của mình qua các lĩnh vực khác nhau.
Bạn có thể không có thời gian và năng lượng để dành 85 giờ mỗi tuần để trau dồi kỹ năng và kiến thức, nhưng bạn vẫn nên đầu tư một chút nỗ lực để phát triển hay thăng tiến.
Khái niệm “cây ngữ nghĩa” của Elon Musk.
Khái niệm “cây ngữ nghĩa” là tất cả những thứ về việc giải mã kiến thức thành các nguyên tắc cơ bản để bạn có thể xây dựng việc học của mình trên một nền tảng vững chắc hơn.
Elon Musk đã đọc rất nhiều từ thời còn niên thiếu để thỏa mãn ‘cơn khát’ kiến thức cũng như tham vọng của mình.
Sau đây là quy trình 04 bước đơn giản để bạn tiếp cận một chủ đề mới:
Xác định chủ đề của bạn. Tìm một số bài học giới thiệu hoặc nguồn của một số bài luận cơ bản như sách giáo khoa đại học hoặc các bài báo trên tạp chí có uy tín, để bạn có thể có được cái nhìn tổng quan đáng tin cậy về các nguyên tắc cơ bản.
Ghi chép. Tóm tắt các sự kiện và ý tưởng chính bằng lời lẽ của riêng bạn để đảm bảo rằng bạn hiểu những gì bạn đã đọc. Đọc lại ghi chú của bạn nhiều lần cho đến khi chúng thực sự có ý nghĩa với bạn.
Mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn. Khi bạn đã nắm vững được các nguyên tắc cơ bản, hãy tìm kiếm các nguồn bổ sung cao hơn bằng cách kiểm tra các tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn từ tài liệu gốc của bạn (nếu có).
Tự kiểm tra. Nếu thông tin bạn đã học là thực tế, hãy thử nó trong cuộc sống thực. Nếu nó là lý thuyết, hãy cố gắng giải thích nó bằng những thuật ngữ đơn giản cho bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình để kiểm tra sự hiểu biết của bạn.
Mở rộng sự hiểu biết của bạn về các lĩnh vực khác nhau có thể là phần thưởng cá nhân lẫn nghề nghiệp lớn nhất bạn nên có.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vài ngày trước khi ra mắt chính thức, Kia đã tiết lộ những bức hình đầu tiên về mẫu xe điện EV6 (EV6 model) của mình.
Vào hôm 15/3 vừa rồi, nhà sản xuất ô tô đến từ Hàn Quốc Kia Motors đã tiết lộ những bức hình đầu tiên của mẫu xe KIA EV6, chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của hãng.
Mẫu xe thiết kế với trọng lượng khá nhẹ, được vận hành bởi nền tảng e-GMP mới, dành riêng cho các loại xe chạy bằng pin.
Ông Karim Habib, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc trung tâm thiết kế toàn cầu của hãng xe cho biết:
“EV6, là chiếc xe điện đầu tiên của KIA với nền tảng chuyên dụng, là sự hiện diện của phong cách thiết kế tiến bộ lấy con người và sức mạnh điện khí hóa làm trọng tâm.
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng EV6 sẽ là một mẫu xe đầy hấp dẫn và phù hợp với thị trường xe điện mới.”
Các chi tiết kỹ thuật của xe vẫn chưa được công bố, nhưng được biết công nghệ e-GMP cho phép tăng tốc lên 100 km/h trong khoảng 3,5 giây.
Ngoài ra, nó có thể vân hành khoảng 500 km cho mỗi lần sạc lại năng lượng.
Mặc dù thiết kế bên ngoài của chiếc xe có thể được mô tả là tương lai, nhưng EV6 trông cũng không quá xa hoa như các mẫu xe điện khác.
So với các mẫu xe điện khác, KIA EV6 có không gian bên trong rộng rãi hơn. Ghế của nó được bọc bằng vải làm từ nhựa tái chế và được làm nổi bật với màn hình cong của công nghệ mới nhất của Kia.
Ngoài ra KIA EV6 cũng được trang bị hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí.
Mẫu xe mới này sẽ là tiền đề để Kia giới thiệu một loạt các kiểu xe điện mới tiếp theo của hãng. Tên thương hiệu “EV” là chữ cái viết tắt của “electric vehicle” tức xe điện trong tiếng Anh.
Sự kiện ra mắt toàn cầu của Kia EV6 dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng này thông qua một sự kiện ảo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mẫu concept Tesla Model π đã nhanh chóng gây được sự chú ý khi đồng hộ hóa với Starlink, kết nối điện não – máy tính và còn có thể sử dụng để khai thác Marscoin của Elon Musk.
Elon Musk giờ đây đã trở thành một biểu tượng để học hỏi của nhiều người, và những người hâm mộ CEO Tesla cũng không bao giờ có thể đoán được tỷ phú công nghệ 49 tuổi này sẽ làm gì trong tương lai.
Mới đây nhất, Elon Musk đã bất ngờ công bố một video giới thiệu concept của chiếc smartphone mới trên website Tesla.
Chiếc điện thoại di động thông minh này có tên tạm gọi là Model π (hay Model Pi), hiển thị mốc thời gian 21:59 ngày 1/2/2021 trên màn hình đề xuất, có vẻ như đó cũng là video mới nhất từ ông chủ Tesla.
Theo đoạn video giới thiệu, mẫu smartphone của Tesla có thể được kết nối với mạng vệ tinh Starlink, kết nối giao diện não-máy tính, hệ thống khai thác Marscoin, với tính năng sạc bằng năng lượng mặt trời. Ngoài ra nó cũng có thể chụp ảnh với tốc độ cao, tích hợp sẵn điều khiển xe điện…
Mẫu điện thoại ý tưởng này có thiết kế khá giống với iPhone 12. Ở mặt trước, có camera dạng lỗ đục, với biểu tượng phím tắt gọi và chụp ảnh ở cuối màn hình chờ.
Mặt sau màu xám nhạt, được cho là sử dụng năng lượng mặt trời, có chức năng mở khóa bằng vân tay siêu âm dưới màn hình ở mặt trước, mặt sau được trang bị camera với 4 thấu kính.
Chức năng kết nối của Tesla Model π và hệ thống Starlink của Elon Musk có thể được thấy từ video với tốc độ Upload/Download đã đạt tới con số gấp đôi 210M.
Về khả năng điều khiển xe điện, đây có thể là tính năng độc quyền mà Musk đã tính toán để gắn liền với các mẫu xe của Tesla.
Chức năng kết nối hệ thống giao diện máy tính – não trên Tesla Model π được sử dụng để thay thế một số chức năng bị mất do chấn thương não của con người, đồng thời truyền thông tin để điều khiển điện thoại di động hoặc các thiết bị khác và chức năng lưu trữ bộ nhớ trong tương lai.
Thông thường, chức năng chụp hình sẽ là điểm nhấn của các smartphone hiện đại. Máy ảnh của Model π hiện được trang bị 4 ống kính nhưng các chức năng cụ thể không được giới thiệu. Tuy nhiên, video cho thấy chức năng chụp bầu trời đầy sao bằng một cú nhấp chuột.
Đây là chức năng mà không phải máy ảnh được trang bị trên điện thoại di động chuyên nghiệp nào cũng có được.
Bởi để đạt được những bức ảnh phơi sáng theo thời gian dài, người ta thường phải sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp có chân máy, điều này cho thấy các chức năng chụp ảnh mạnh mẽ của Model π trong điều kiện thiếu sáng.
Ngoài ra, chức năng chụp ảnh tốc độ cao cũng là điểm nhấn đáng kể của mẫu smartphone này.
Về thông số cấu hình cụ thể, video từ ông chủ Tesla không đề cập chi tiết. Tuy nhiên, với chức năng khai thác coin có sẵn, không khó để tưởng tượng Model π sở hữu cấu hình mạnh đến mức độ nào.
Trên thực tế, ai cũng biết rằng khai thác coin bằng PC tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn và yêu cầu GPU khá cao cấp, để có thể biến chiếc smartphone thành một trạm đào tiền ảo, chắc chắn Elon Musk sẽ trang bị cho Model π cấu hình “siêu khủng”.
Mẫu concept Model π được thiết kế bởi Antonio De Rosa, được biết đến với các ý tưởng sản phẩm Apple, nhằm vinh danh Starlink của Tesla và SpaceX.
Ngay khi ý tưởng ban đầu của mẫu máy này được phát hành trên blog của De Rosa, nó đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý từ dư luận, trong đó bao gồm cả Elon Musk.
Kể từ khi những chiếc iPhone đầu tiên ra mắt, cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là các tín đồ công nghệ đã chịu nhiều tác động lớn.
Trong những năm gần đây, điện thoại thông minh của Apple cũng như nhiều nhà sản xuất khác đã không có nhiều thay đổi về chất.
Chiếc smartphone sắp tới này nếu có thể ra mắt, nó được kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi mang tính cách mạng cho các dòng điện thoại di động thông minh hiện tại.
Khi nhân loại (điển hình là Elon Musk với SpaceX) tăng tốc tiến vào một tương lai của du hành vũ trụ, phương tiện không khí thải và hy vọng sẽ sớm có Apple Car, chiếc điện thoại ý tưởng này đặt ra một câu hỏi quan trọng:
Liệu một ngày nào đó Tesla sẽ tham gia thị trường điện thoại thông minh không?
Theo ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, Apple nên nối bước Tesla tham gia vào thị trường tiền điện tử chứ không phải sản xuất xe điện.
Tối 8/2, Tesla, công ty xe điện do tỷ phú Elon Musk điều hành tiết lộ đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin. Công ty này cũng cho biết họ có thể chấp nhận thanh toán xe điện của mình bằng Bitcoin trong tương lai gần. Thông tin này đẩy giá Bitcoin lên tới 16%, đạt mức kỷ lục 44.220 USD cùng ngày.
Sau đó, ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets nhận định Apple nên theo chân Tesla tham gia vào thị trường tiền điện tử chứ không phải sản xuất xe điện.
“Nhà sản xuất iPhone có thể tạo ra thị trường mới để tăng trưởng nếu họ phát triển ứng dụng Apple Wallet thành sàn giao dịch tiền điện tử. Đây rõ ràng là cơ hội tỷ USD của Apple”, chuyên gia phân tích Mitch Steves từ RBC Capital Markets nhận định.
Ông Mitch cho rằng các công ty tài chính như Square, Paypal cùng những sàn giao dịch tiền điện tử uy tín kiểu Coinbase đã chứng minh ý tưởng trên là hoàn toàn có thể. “Ngoài ra, hệ sinh thái Apple sẽ cho khả năng bảo mật cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh”, ông nói thêm.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh cổ phiếu Apple giảm nhẹ 0,5% hôm 7/2, sau khi đạt mức tăng trưởng 70% vào năm 2020. Trong khi đó, Paypal đã tăng gần 40% giá trị cổ phiếu kể từ khi công bố cho phép người dùng mua, bán và giữ tiền điện tử trực tiếp từ tài khoản công ty.
Cũng theo RBC Capital Markets, ngoài việc xây dựng sàn giao dịch riêng, Apple có thể cân nhắc đầu tư Bitcoin hoặc một số loại tiền điện tử khác.
Trước đó, hôm 7/2, Wall Street Journal cho biết cuộc đàm phán về dự án hợp tác sản xuất xe giữa Hyundai, Kia và Apple đã thất bại. Cả 2 hãng xe đều tuyên bố: “Không đàm phán với Apple về phát triển xe tự hành”. Giá cổ phiếu của cả Hyundai và Kia đều lao dốc sau đó.
Trái ngược với những nhận định chung của giới quan sát, RBC tỏ ra ít lạc quan về viễn cảnh Apple sẽ tham gia vào ngành công nghiệp ôtô. “So với việc tham gia vào thị trường tiền điện tử, sản xuất ôtô mang đến cho Apple nhiều rủi ro hơn”, RBC Capital Market cho hay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một cách đơn giản để xây dựng một đội nhóm mạnh hơn, hòa nhập hơn. Và là một nhà lãnh đạo thông minh hơn về mặt cảm xúc.
Hãy nghĩ về Steve Jobs và bạn nghĩ về người biết điều gì là tốt nhất cho Apple. Hãy nghĩ về Elon Musk và bạn nghĩ về người biết điều gì tốt nhất cho Tesla và SpaceX. Hãy nghĩ về Jeff Bezos, và bạn nghĩ về người biết điều gì tốt nhất cho Amazon.
Điều này cũng đúng với bạn: Là một nhà lãnh đạo, bạn là người quản lý một công ty, một nhóm hoặc một dự án.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn biết rõ nhất bạn là ai và bạn cần làm gì.
Mặc dù vậy, đôi khi quyết định tốt nhất bạn có thể đưa ra là sử dụng cái mà đạo diễn từng đoạt giải Oscar Ron Howard gọi là ‘quy tắc 6 và 1’ – Hãy sử dụng ý tưởng của người khác thay vì của mình.
Như Howard nói trong loạt video MasterClass của mình:
“Bất kể có bao nhiêu người khác tham gia vào, khẩu vị, tầm nhìn và quyết định của đạo diễn sẽ hướng dẫn mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kết quả cuối cùng. Bộ phim là đứa con của chính người đạo diễn.”
Tuy nhiên, như Howard nói, “nếu bạn cố gắng thực thi điều đó quá cứng nhắc, bạn sẽ đánh mất tất cả tính tự phát và sự sáng tạo tự nhiên mà những người xung quanh bạn phải cung cấp đến bạn.
Đến với sự hiểu biết đó là bước khởi đầu của một quy tắc mà tôi chỉ cần gọi đơn giản là quy tắc sáu trong một.”
Làm thế nào để quy tắc đó hoạt động? Các giám đốc dẫn dắt một nhóm cộng tác viên chủ chốt. Diễn viên. Các nhà văn. Các nhà soạn nhạc. Các nhà thiết kế. Các nhà quay phim.
Dù vậy, Howard nói:
Công việc của bạn với tư cách là người kể chuyện, với tư cách là đạo diễn, giống như bạn là người lưu giữ câu chuyện.
Nhưng nếu ai đó đưa ra một đề xuất, một người tài năng nào đó mà bạn phải kính trọng, người bạn đủ tôn trọng để tuyển và họ đến với bạn với một gợi ý mà họ hiểu ở cấp độ trực quan, cấp độ cơ bản .. .
Nếu lựa chọn đó vẫn đạt được mục tiêu của bối cảnh hoặc thời điểm trong câu chuyện, thì tốt hơn nhiều là hãy để người đó sử dụng lựa chọn của họ.
Đó là quy tắc sáu và một.
Tại sao?
Khi phán đoán của chúng ta được coi trọng. Khi cách của chúng ta, ít nhất là vào thời điểm này, được thừa nhận là cách tốt nhất.
Nhân viên gắn bó có ý tưởng; bạn tước đi cơ hội để họ đưa ra đề xuất, hoặc ngay lập tức bỏ qua ý tưởng của họ mà không cần cân nhắc, và họ ngay lập tức rút lui.
Bạn phát triển mức độ tin tưởng sâu sắc hơn với người đó. Như Howard nói, khi bạn sẵn sàng nói có, mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận hơn khi bạn nói không.
Trí tuệ cảm xúc và ‘quy tắc 6 và 1’.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng xác định, hiểu và quản lý cảm xúc.
Và quy tắc 6 và 1 là một ví dụ hoàn hảo.
Khi nhân viên đưa ra ý tưởng hoặc đưa ra đề xuất, họ dễ bị tổn thương. Họ đã đặt trí thông minh của họ – và nói rộng ra, chính họ đang đăt mình vào vị trí cần được đánh giá.
Nói không quá nhanh hoặc quá thường xuyên, mà không cần dành thời gian để giải thích tại sao sẽ khiến mọi người nhanh chóng nản chí và từ đó hạn chế đề xuất.
Bạn hãy dành một chút thời gian để quyết định xem ý tưởng của người đó sẽ đạt được mục tiêu thiết yếu hay yếu tố gì.
Nếu ý tưởng tốt thì hãy sử dụng sự lựa chọn của họ.
Bởi vì đôi khi quyết định quan trọng nhất bạn có thể đưa ra là ai sẽ quyết định. Vì vậy, thường xuyên nhất có thể, đặc biệt là khi tạo ra môi trường cộng tác và làm việc theo nhóm, hãy đảm bảo rằng người đó không phải là bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Elon Musk nổi tiếng với việc tự mình giải quyết các khiếu nại của khách hàng từ tài khoản Twitter của mình.
Mặc dù được cho là không còn bộ phận PR để trả lời các câu hỏi từ các phóng viên, nhưng có vẻ như Tesla đang tuyển một người nào đó để thực hiện một phần các công việc liên quan đến social media nhắm vào Elon Musk.
Với vị trí công việc là “Bán hàng và hỗ trợ khách hàng”, bạn là Chuyên gia hỗ trợ khách hàng năng lượng từ xa.
“Các chuyên gia hỗ trợ năng lượng của Tesla xử lý nhiều vấn đề khác nhau của khách hàng trong khi cung cấp dịch vụ khách hàng đẳng cấp thế giới”.
“Vai trò của một chuyên gia là giải quyết hoặc leo thang các khiếu nại thông qua các kênh thích hợp và giải quyết các vấn đề trên mạng xã hội nhắm vào CEO với tư duy phản biện.”
Elon Musk nổi tiếng với sự xuất hiện ồn ào trên Twitter. Đối với 42,6 triệu người theo dõi của mình, Musk thường đăng tweet cập nhật sản phẩm, ý kiến về giá cổ phiếu Tesla, các thông tin nóng hổi và phản hồi với khách hàng về các sản phẩm Tesla của họ.
Không rõ liệu vị trí mới này sẽ loại bỏ một số nhiệm vụ đó khỏi Musk hay chỉ đơn thuần là bổ sung cho các bài viết của ông, cũng như liệu các vai trò tương tự đã tồn tại trong công ty hay không, tài khoản nào mà các chuyên gia hỗ trợ khách hàng này sẽ đăng và điều gì đã thúc đẩy nhu cầu này vai trò.
Một tài khoản “Hỗ trợ Tesla” đã được xác minh đã tham gia Twitter vào tháng 6 năm 2016 nhưng không có tweet nào kể từ khi viết bài này.
Người trong cuộc đã liên hệ với Tesla để làm rõ, mặc dù không chắc sẽ nhận được phản hồi do rõ ràng là thiếu bộ phận PR.
Việc Musk sẵn sàng tương tác cởi mở và thường xuyên với khách hàng đã khiến ông được cả chủ sở hữu và người không phải chủ Tesla theo dõi cuồng nhiệt.
Và bởi vì ông liên tục tweet lập trường hay công ty của ông về các vấn đề kinh tế và xã hội, các nhà báo thường được đại diện PR của Musk re-tweet khi được hỏi để làm rõ. Theo nghĩa này, bộ phận PR trở nên thừa khi bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra dòng thời gian của mình.
Tuy nhiên, nhiều khả năng hơn, có vẻ như vai trò mới này sẽ liên quan đến việc tích cực tìm kiếm trên mạng xã hội các khiếu nại của khách hàng và giải quyết chúng, vì mọi người giờ đã quen với việc tweet trực tiếp vào Musk khi họ gặp vấn đề.
Kể từ khi viết bài này, tài khoản Twitter chính thức của Tesla dường như không trả lời những lo ngại của khách hàng.
Mặc dù không rõ liệu chuyên gia mới này sẽ đăng bài từ tài khoản công ty hay tài khoản khác, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều công ty có các nhóm chuyên gia quan hệ khách hàng giải quyết các mối quan tâm của khách hàng trên mạng xã hội.
Tương tự như tài khoản Tesla Support hiện đang bị bỏ trống, các công ty như FedEx và Amazon cũng có các chuyên gia chuyên dụng để tương tác với khách hàng trên Twitter.
Bạn có thể xem danh sách việc làm của Tesla tại đây. Các tiêu chuẩn của vị trí bao gồm kết nối internet tốt, nơi làm việc yên tĩnh, ít nhất một năm kinh nghiệm tổng đài và dễ tiếp thu phản hồi mang tính xây dựng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sony cho biết họ đã có kế hoạch tiếp tục công việc phát triển xe điện và thực hiện các thử nghiệm ở các khu vực nhất định.
Theo đó, Sony đã bắt đầu thử nghiệm xe điện Vision-S của mình trên các con đường công cộng, và gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản này tuyên bố rằng quá trình phát triển của chiếc xe nguyên mẫu đã “đạt đến giai đoạn tiếp theo”.
Trong một thông báo được đưa ra tại sự kiện công nghệ CES 2021 diễn ra vào tuần này, công ty cho biết việc thử nghiệm chiếc xe này đã bắt đầu ở Áo vào tháng trước để xem cái mà họ mô tả là “đánh giá kỹ thuật” nhằm cải thiện độ an toàn của nó.
Sắp tới, Sony cho biết họ có kế hoạch tiếp tục phát triển xe và thực hiện các thử nghiệm ở các khu vực khác.Theo Sony, hai động cơ 200 kilowatt – đặt ở phía trước và phía sau – cung cấp năng lượng cho chiếc xe bốn chỗ, nặng 5.180 pound, tương đương 2.350 kg.
Xe sử dụng 40 cảm biến để giám sát an toàn và đảm nhận một loạt nhiệm vụ chẳng hạn như đỗ xe tự động.
Trên một trang web phác thảo dự án và các thông số kỹ thuật của mình, Sony mô tả cả nội dung và phương tiện nguyên mẫu này là “nhằm minh họa các khái niệm tương lai của chúng tôi trong lĩnh vực di chuyển”.
Để thực hiện dự án, Sony đã hợp tác với nhà sản xuất xe Magna Steyr. Thật vậy, trong một video khác do Sony công bố, Frank Klein, chủ tịch của Magna Steyr, đã mô tả phiên bản Vision-S “chỉ là điểm khởi đầu của sự hợp tác chung của chúng tôi”.
Bước đột phá của Sony vào lĩnh vực này xảy ra vào thời điểm khi các công ty thành danh trong lĩnh vực này đang tìm cách tăng cường cung cấp xe điện và thách thức Tesla của Elon Musk, công ty đã giao 499.550 xe vào năm 2020.
Cũng theo diễn biến này, Tập đoàn Volkswagen cho biết thương hiệu Xe du lịch Volkswagen của họ đã bán được gần 134.000 xe điện chạy bằng pin vào năm 2020, tăng từ 45.117 xe vào năm 2019.
Ngoài ra, hãng cũng bán được 78.000 xe hybrid vào năm ngoái, so với 37.053 xe vào năm 2019. Tesla cho biết họ cũng đã giao 180.570 xe trong quý 4 năm 2020.
Trong một tuyên bố, Ralf Brandstätter, Giám đốc điều hành của Volkswagen Passenger Cars rất lạc quan về triển vọng của công ty trong tương lai.
Ông nói: “Chúng tôi đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu thị trường về xe điện chạy bằng pin“.
Bên cạnh những điều chúng tôi biết rõ – nói thẳng ra là chế tạo những chiếc ô tô đáng mơ ước nhất thế giới – có hai xu hướng công nghệ mà chúng tôi đang nhân đôi: điện khí hóa và số hóa”, ông nói thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Người giàu nhất thế giới mới vừa có kế hoạch giúp đỡ sinh viên trên toàn cầu.
Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, Elon Musk, đã quyên góp 5 triệu USD cho Học viện Khan, một tổ chức phi lợi nhuận sử dụng nội dung kỹ thuật số từ YouTube, các ứng dụng di động và trang web để theo dõi tiến độ và đưa ra các bài tập thực hành.
Khoảng 20 đến 30 triệu sinh viên trên toàn thế giới sử dụng Học viện Khan mỗi tháng và người sáng lập công ty, Ôn Salman Khan, đã cảm ơn Elon Musk trong một video trên YouTube, nói rằng:
“Điều này sẽ thúc đẩy nội dung khoa học của chúng tôi, cho phép chúng tôi làm được nhiều hơn khi học sớm hơn, cho phép chúng tôilàm cho phần mềm và bài tập thực hành trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với hàng triệu sinh viên và giáo viên trên khắp thế giới”.
Bản thân Ông Khan đã được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất do Tạp chí TIME bình chọn vào năm 2012 do các mục tiêu rộng lớn của học viện.
Nền tảng này có sẵn bằng tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.Trong khi đó, Elon Musk đã gây chú ý khi vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới theo Bloomberg, tăng tài sản của ông thêm 166 tỷ USD chỉ trong một năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sự gia tăng này diễn ra sau khi WhatsApp cập nhật thỏa thuận điều khoản dịch vụ về việc sẽ chia sẻ dữ liệu với công ty mẹ Facebook.
Lượt tải xuống các ứng dụng nhắn tin tập trung vào quyền riêng tư Signal và Telegram đã tăng lên khi người dùng tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho WhatsApp do Facebook sở hữu vì lo ngại về những thay đổi đối với chính sách bảo mật của dịch vụ.
Cụ thể, theo Sensor Tower, Signal đã chứng kiến mức khoảng 7,5 triệu lượt cài đặt trên toàn cầu thông qua Apple App Store và cửa hàng Google Play từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 10 tháng 1.
Con số đó gấp 43 lần so với tuần trước.Đây là số lượt cài đặt theo tuần hoặc thậm chí hàng tháng cao nhất cho Signal trong lịch sử ứng dụng.
Trong khi đó, Telegram đạt mức 5,6 triệu lượt tải xuống trên toàn cầu từ thứ Tư đến Chủ nhật, theo Apptopia.
Signal tuyên bố có “mã hóa end-to-end hiện đại” như một phần của dịch vụ của mình, giúp ngăn không cho những người không phải là người nhận dự định đọc tin nhắn.
Lượt tải xuống của hai ứng dụng này tăng đột biến sau khi WhatsApp phát hành bản cập nhật cho chính sách quyền riêng tư của mình vào ngày 4 tháng 1.
Kể từ năm 2016, WhatsApp đã chia sẻ một số dữ liệu nhất định với Facebook.Nhưng người dùng trước đây đã có cơ hội chọn không tham gia điều này.
Nhưng bắt đầu từ ngày 8 tháng 2, người dùng sẽ được nhắc trong ứng dụng buộc phải chấp nhận các điều khoản cập nhật để tiếp tục sử dụng WhatsApp.
Người dùng ở Châu Âu và Vương quốc Anh sẽ thấy một thông báo khác do các quy tắc bảo vệ dữ liệu trong các khu vực pháp lý đó.Tuy nhiên, tin nhắn WhatsApp được mã hóa, có nghĩa là Facebook sẽ không thể xem nội dung của chúng.
Nhưng WhatsApp thu thập rất nhiều dữ liệu khác có thể được chia sẻ với công ty mẹ của nó.Dữ liệu này bao gồm thông tin đăng ký tài khoản như số điện thoại của bạn, dữ liệu giao dịch, thông tin liên quan đến dịch vụ, thông tin về cách bạn tương tác với những người khác, bao gồm cả các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ và thông tin thiết bị di động.
Trong một tuyên bố ngày 11.1, WhatsApp cho biết bản cập nhật này không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của các tin nhắn được gửi cho bạn bè và gia đình.
Ứng dụng này làm rõ rằng bản cập nhật sẽ bao gồm “những thay đổi liên quan đến việc nhắn tin cho một doanh nghiệp trên WhatsApp, là tùy chọn và cung cấp thêm tính minh bạch về cách chúng tôi thu thập và sử dụng dữ liệu”.
WhatsApp cho biết dữ liệu được chia sẻ với Facebook được sử dụng để giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy an toàn và bảo mật và tinh chỉnh các dịch vụ bằng cách đưa ra đề xuất hoặc cá nhân hóa các tính năng và nội dung.
Điều này cũng có thể bao gồm sự tích hợp giữa các sản phẩm mang thương hiệu Facebook và WhatsApp.
Sau thông báo này, Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk đã kêu gọi những người theo dõi Twitter của mình vào tuần trước là “hãy sử dụng Signal”.
Cũng trong tuần trước, Signal đã báo cáo rằng mã xác minh được gửi tới người dùng qua tin nhắn văn bản để bắt đầu sử dụng ứng dụng đã bị trì hoãn vì nhu cầu cao.
Signal cho biết họ đã thêm các máy chủ bổ sung để xử lý làn sóng người dùng mới. Signal cho biết trong một tweet: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến mức lưu lượng truy cập và tăng dung lượng khi ngày càng có nhiều người chấp nhận mức độ họ không thích các điều khoản mới của Facebook”. “Nếu gần đây bạn không thể tạo nhóm mới, vui lòng thử lại. Các máy chủ mới đã sẵn sàng phục vụ bạn ”.
Theo Ông Adam Blacker, phó chủ tịch phụ trách thông tin chi tiết của Apptopia, mặc dù có sự gia tăng về lượt tải xuống Signal và Telegram, nhưng WhatsApp không hề suy giảm.
“Nó quá ăn sâu.Tôi đoán là có một số lượng rất nhỏ những người sử dụng WhatsApp hàng ngày gần đây đang xóa nó ”.
“Ngay cả những người đang tải xuống và sử dụng Signal hoặc Telegram sẽ tiếp tục sử dụng WhatsApp vì đó là nơi hầu hết bạn bè và gia đình của họ đang ở.
Họ có thể bắt đầu nói chuyện với một số người nhất định trên Signal nhưng vẫn trò chuyện với mẹ của họ trên WhatsApp”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi đóng tài khoản Facebook, giờ đây Elon Musk bỏ cả WhatsApp và chuyển sang Signal, một ứng dụng nhắn tin có tính bảo mật cao hơn.
Hôm 7/1, nhà sáng lập Tesla công khai chỉ trích Facebook trong việc thay đổi chính sách về quyền riêng tư trên WhatsApp và kêu gọi mọi người chuyển sang dùng Signal. Bài viết này đã được CEO Twitter Jack Dorsey đăng lại.
Không lâu sau đó, Signal thông báo họ đang làm việc tích cực để giải quyết tình trạng gia tăng đột ngột số lượng người dùng đăng ký mới, động thái cho thấy lời kêu gọi của Elon Musk đã có ảnh hưởng nhất định.
Đây không phải là lần đầu tiên CEO Tesla lời qua tiếng lại với Facebook về vấn đề quyền riêng tư. Năm 2018, Musk không chỉ xóa Facebook cá nhân mà còn đóng trang của các công ty Tesla và SpaceX.
Cả 2 ứng dụng nhắn tin WhatsApp và Signal đều từng có những vấn đề về bảo mật. Tuy nhiên, nền tảng thuộc sở hữu của Facebook công khai thu thập thông tin cá nhân của người dùng để chia sẻ với tập đoàn mẹ, trong khi Signal lại phản đối việc này, thậm chí cho phép nhắn tin ẩn danh.
Signal là ứng dụng mã nguồn mở được cung cấp miễn phí bởi tổ chức phi lợi nhuận Signal Foundation. Nền tảng này có tính bảo mật chặt chẽ, được những người đề cao về quyền riêng tư như Edward Snowden tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.
Signal sử dụng số điện thoại để định danh và mã hóa đầu cuối mọi thông tin nhằm bảo mật khi liên lạc. Theo công bố của đơn vị phát triển, họ không lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào của người dùng trên máy chủ.
Chức năng chính của Signal là gửi tin nhắn văn bản, video, âm thanh và hình ảnh được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối. Người dùng cũng có thể sử dụng Signal để thực hiện các cuộc gọi thoại và video, một với một hoặc nhiều người.
Ngoài ra, Signal còn hỗ trợ đặt mật khẩu truy cập ứng dụng, không hiển thị nội dung trong thông báo tin nhắn đến trên màn hình, tự động xóa tin nhắn.
Với sự xác nhận của Musk và Dorsey, sẽ có thêm nhiều người dùng “dọn nhà” từ các ứng dụng khác (như WhatsApp) sang nền tảng này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Elon Musk đã trở thành người giàu nhất hành tinh, vượt qua Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos, nhờ giá cổ phiếu Tesla tiếp tục tăng. Elon Musk hiện có giá trị khoảng 188 tỷ USD, theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg.
“Thật kỳ lạ,” Musk đã tweet hôm thứ Năm. “Chà, quay lại làm việc thôi …”
Việc Elon Musk làm lu mờ khối tài sản khoảng 187 tỷ USD của chính Jeff Bezos, đánh dấu bước phát triển mới nhất trong cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều năm giữa hai ông trùm công nghệ – một cuộc chiến thường tập trung vào thành tựu của các doanh nghiệp tương ứng.
Jeff Bezos được cho là rất ghen tị với thành công của Elon Musk trong việc đảm bảo gói ưu đãi trị giá 1,3 tỷ USD cho Tesla’s Gigafactory ở Nevada.
Bezos có một công ty bay vũ trụ ở Blue Origin cũng giống như Musk làm với SpaceX. Hai ‘ông trùm’ cũng đã trao đổi ngớ ngẩn về tên lửa của họ và thậm chí tranh giành bất động sản của NASA.
Musk chỉ mới vượt qua Bill Gates vào tháng 11 để trở thành người giàu thứ hai thế giới. CEO Tesla đã chứng kiến khối tài sản cá nhân của mình tăng vọt vào năm 2020 lên tới hơn 150 tỷ USD, một phần lớn là do Musk sở hữu rất nhiều cổ phiếu Tesla – thực tế là khoảng 20% công ty.
Với việc cổ phiếu của Tesla cũng đã tăng vượt ngưỡng trong khoảng năm ngoái, khi Musk đưa công ty thoát khỏi cái gọi là “địa ngục sản xuất” và tăng đáng kể doanh số bán xe điện của mình, nhờ vào mẫu sedan Model 3 và Model Y giá cả phải chăng hơn SUV.
Điều đó trùng hợp với sự gia tăng đáng kinh ngạc của các nhà đầu tư bán lẻ, những người sẵn sàng mua toàn bộ ‘câu chuyện’ của Tesla hơn nhiều người ở Phố Wall trước đây.
Lượng cổ phiếu của vị CEO tỷ phú này tiếp tục tăng, đặc biệt là sau khi ông ký một gói bồi thường 10 năm với công ty vào năm 2018, điều này giúp gắn chặt hơn nữa thu nhập của ông với giá cổ phiếu và mục tiêu doanh thu của Tesla.
Ông được trao một loạt các ‘quyền chọn mua’ cổ phiếu của công ty mỗi khi đạt được một cột mốc quan trọng mới; đợt đầu tiên mà Ông nhận được vào đầu năm nay, trị giá khoảng 800 triệu USD.
Giống như hầu hết các tỷ phú, Musk chỉ thấy khối tài sản tổng thể của mình tăng lên trong thời kỳ đại dịch coronavirus.
Nhưng không giống như nhóm đồng nghiệp đó, Musk tuyên bố trước tòa là “nghèo tiền mặt” và “kém thanh khoản về tài chính” vào năm 2019 và nói năm ngoái rằng ông sẽ bán “hầu hết tất cả tài sản vật chất”, bao gồm cả các biệt thự của mình.
Ông nhận các khoản vay đối với cổ phiếu khiến Ông trở nên giàu có và đổ lại số tiền đó vào các công ty của mình, như khi Ông đã từng đổ khoảng 100 triệu USD vào The Boring Company vào năm 2018.
Musk có một lịch sử lâu dài trong việc sử dụng tài sản cá nhân của mình để hỗ trợ cho những nỗ lực mới, cũng như Ông đã tài trợ cho Tesla và SpaceX sau khi trở thành triệu phú điều hành Zip2 và PayPal.
Musk hiện có thể nói là người giàu nhất hành tinh theo tiêu chuẩn của các trang web tập trung vào tiền như Bloomberg và Forbes, mặc dù họ có xu hướng tập trung vào việc tính toán các tài sản có thể nhận biết được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
QuantumScape, một startup có sự hậu thuẫn của Bill Gates, tiết lộ kết quả thử nghiệm dòng pin thể rắn mới của công ty. Đây có thể là đối thủ tiềm năng của Tesla.
QuantumScape, nhà phát triển pin xe điện có trụ sở tại San Jose, California, đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Theo WSJ, công ty này hứa hẹn sẽ cho ra mắt phiên bản pin xe điện chứa nhiều năng lượng với chi phí thấp hơn. Nếu thành công, công ty của tỷ phú Elon Musk, Tesla, sẽ phải đối mặt với các thách thức mới.
QuantumScape là công ty khởi nghiệp lĩnh vực pin xe điện mới nổi vào cuối năm 2020. Theo WSJ, công ty này hiện có giá trị thị trường lớn hơn Ford, đồng thời có sự hậu thuẫn cả Volkswagen lẫn Bill Gates. Hiện tại, công ty được giới đầu tư định giá khoảng 44 tỷ USD.
Kể từ khi công khai vào tháng 11/2020, cổ phiếu của QuantumScape liên tục nhảy vọt. Đầu tháng 12, công ty lần đầu tiên tiết lộ kết quả thử nghiệm phiên bản pin xe điện thể rắn.
Từ lâu, pin thể rắn đã được coi là xương sống của ngành sản xuất xe điện, giúp lĩnh vực công nghệ này vượt qua những hạn chế về hiệu suất.
Hiện nay, hầu hết smartphone, xe điện Tesla hay BMW i3 đều sử dụng pin ion-lithium. Tuy nhiên, lượng chất lỏng điện phân bên trong thường tiềm ẩn nguy cơ quá nhiệt.
Sau khi xảy ra 5 vụ cháy động cơ vào tháng 11/2020, General Motors đã phải thu hồi gần 69.000 chiếc xe điện Chevrolet Bolt.
Sự ra đời của pin thể rắn sẽ giúp ngành xe điện giảm bớt nguy cơ cháy nổ. Bên cạnh đó, thành phần lithium-metal giúp giảm bớt khối lượng pin, đồng thời cung cấp nhiều năng lượng với chi phí thấp hơn.
Pin năng lượng vốn là yếu tố kìm hãm sự phát triển của xe điện. Chi phí của chúng tương đối cao và đắt hơn các loại động cơ đốt trong tương đương.
Ở trạng thái rắn, pin năng lượng sẽ có tuổi thọ cao và sạc nhanh hơn. Tháng 12, QuantumScape cho biết phiên bản pin lithium-metal chỉ mất 15 phút để sạc đầy 80%.
Ngay cả sau 800 lần sạc, pin năng lượng vẫn có độ bền hơn 80%. Nhờ công nghệ mới, các khách hàng sẽ có nhiều cơ hội sở hữu xe điện hơn.
Theo WSJ, pin thể rắn được đánh giá là công nghệ năng lượng xe điện triển vọng nhất trong tương lai. Tuy nhiên, CEO của Tesla, Elon Musk, là một ngoại lệ.
Trong sự kiện Battery Day của của Tesla, công nghệ pin thể rắn hiếm khi được đem ra thảo luận. Theo tỷ phú Elon Musk, khả năng tiết kiệm không gian của pin thể rắn không lý tưởng như công bố.
Trong công nghệ của Tesla, các pin năng lượng hình trụ được hình thành từ các tế bào cuộn. Trong khi đó, những đối thủ cạnh tranh của Tesla thường ưa chuộng pin hình lăng trụ. Vì các tế bào dạng rắn giòn hơn ở dạng lỏng, chúng có thể dễ dàng xếp chồng lên nhau so với cuộn lại.
Theo Graeme Purdy, lãnh đạo của Ilika, công ty hợp tác với Jaguar Land Rover, công nghệ của Tesla đang trở thành điểm bất lợi trong cuộc đua cạnh tranh. Tuy nhiên, công ty của tỷ phú Elon Musk vẫn có nhiều cơ hội để xem xét lại kế hoạch.
Hiện tại, QuantumScape dự kiến sẽ không có doanh thu trước năm 2026, cũng không có gì đảm bảo công nghệ của công ty sẽ vượt trội hơn so với những thương hiệu khác. Kết quả thử nghiệm mà QuantumScape công bố tháng 12 là dòng pin một lớp.
Trong khi đó, công ty khởi nghiệp tư nhân Solid Power tại Mỹ đang sản xuất các loại pin nhiều lớp ở Louisville.
“Quá trình sản xuất sẽ trở nên khó khăn hơn theo cấp số nhân khi bạn chuyển sang pin nhiều lớp,” Mark Newman, nhà phân tích tại công ty môi giới Bernstein, người có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp pin cho biết.
Việc định giá những công ty như Tesla hay QuantumScape đòi hỏi giới đầu tư phải phóng tầm mắt xa hơn. Nếu kế hoạch của QuantumScape thành công, Tesla sẽ trở thành một trong những công ty gặp nhiều vấn đề nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tesla được cho là đang bổ sung các dịch vụ âm nhạc trong xe hơi của mình ngoài Spotify, sẽ thêm Jay Z’s Tidal, Apple Music, Amazon Music và Amazon’s Audible.
Hầu hết các ô tô đều cung cấp nhạc và các dịch vụ phát trực tuyến khác bằng cách sử dụng Bluetooth để kết nối với điện thoại thông minh của người lái xe.
Tuy nhiên, nhà sản xuất ô tô điện này đã xây dựng các ứng dụng trực tiếp vào màn hình trung tâm của ô tô. Tesla đã tích hợp Spotify vào năm ngoái.
CEO Tesla, Ông Elon Musk trước đây đã từng nói rằng công ty sẽ sớm tích hợp dịch vụ phát nhạc trực tuyến toàn cầu Tidal, theo Electrek.
Sự rò rỉ thông, được công bố trên Twitter hôm thứ Bảy (26 tháng 12), cũng cho thấy rằng Amazon Music, Amazon’s Audible và Apple Music cũng có thể được tích hợp.
“Giải trí sẽ rất quan trọng với ô tô tự lái”, Elon Musk chia sẻ.
Cũng theo MacRumors đưa tin, mẫu Taycan chạy điện hoàn toàn của Porsche là chiếc xe duy nhất hiện nay được tích hợp trực tiếp Apple Music.
Apple có thể sẽ cạnh tranh trực tiếp với Tesla trong lĩnh vực ô tô tự hành bằng “iCar”, có thể ra mắt vào năm 2024. Apple có hơn 190 tỷ USD tiền mặt mà họ có thể sử dụng cho nghiên cứu và phát triển và các dòng sản phẩm mới.
Theo một nghiên cứu của PYMNTS phối hợp với Visa thực hiện, cho thấy hiện chỉ 30% người tiêu dùng sở hữu một chiếc ô tô được kết nối, điều này cũng cho thấy một cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ ô tô.
Nghiên cứu trên 9.500 người tiêu dùng cho thấy rằng thời gian đi làm của người lái xe càng dài, họ càng muốn được kết nối hơn.
Hơn nữa, 39% người đi làm cho biết họ sẽ khám phá ‘trợ lý giọng nói’ để thanh toán hóa đơn.
Nghiên cứu của PYMNTS cũng chỉ ra rằng một người đi làm trung bình sở hữu và sử dụng gần sáu thiết bị được kết nối và họ sử dụng chúng gần như hàng ngày.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Elon Musk gắn liền với những cái tên như SpaceX, Tesla, PayPal, eBay, Boring Company và nhiều thương hiệu khác. CV (Curriculum Vitae) của ông cũng chứa đựng nhiều thứ thú vị.
Elon Musk được cho là một trong số ít người trên trái đất có tác động to lớn đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta.
Có thể là công nghệ vũ trụ, giao thông vận tải, hay thậm chí là thanh toán trực tuyến, Musk đã hình dung và sau đó thực hiện tất cả.
Ngày nay, Elon Musk được kết hợp với những cái tên như SpaceX, Twitter, Tesla, PayPal, eBay, Boring Company và nhiều thương hiệu khác đã thu hút sự quan tâm của Ông trước đây.
Bản sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việc (CV) nêu bật Elon Musk là ứng cử viên cho một công ty tương lai nào đó mà có lẽ chính ông sẽ xây dựng, hiện đang trở thành nguồn cảm hứng cho những người tìm việc trên khắp thế giới.
Tóm tắt kinh nghiệm làm việc trong sơ yếu lý lịch không phải là thứ chúng ta chưa biết, nhưng điều khiến người ta chú ý ở đây là phần ‘Thành tích & Chứng chỉ’, Elon Musk mô tả Ông là “Người giàu thứ 53 trên thế giới”.
Elon Musk cũng được phong tặng tư cách thành viên danh dự của IEEE (Hội Kỹ sư Điện và Điện tử) dành riêng cho những người đã đóng góp vào lĩnh vực mà IEEE quan tâm. Ông cũng được tạp chí Fortune trao giải ‘Doanh nhân của năm’ vào năm 2013.
Đối với những người muốn nói chuyện riêng với Ông, thậm chí có thể quay số được đề cập ở góc trên bên phải.
Mặc dù thành tích công việc, học tập và thậm chí phi học tập quan trọng trong sơ yếu lý lịch, nhưng sở thích cá nhân của một ứng viên cho biết về các phân khúc khác nhau mà bạn có thể có năng lực và làm tốt.
Sở thích của Elon Musk bao gồm vật lý, năng lượng thay thế, tính bền vững, không gian kỹ thuật, hoạt động từ thiện, đọc sách, trò chơi điện tử, AI, cuộc sống ngoài trái đất (vì Ông hy vọng một ngày nào đó sẽ di cư con người lên sao Hỏa).
Tuy vậy, bản sơ yếu lý lịch này không liên quan đến cuộc sống ban đầu của ông, vốn đã gây xôn xao như trước. Điều này là do Novoresume đã cập nhật lý lịch của Musk để lọc những chi tiết không còn liên quan nhiều như những chi tiết hiện được đề cập.
Bản CV trước đó cũng đề cập đến thời gian làm việc của Elon Musk tại Zip2, X.com và PayPal. Dưới đây là sơ lược về bản CV cũ:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Danh sách 4 tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhanh nhất năm nay gồm 3 người đến từ Mỹ, và một doanh nhân Trung Quốc.
2020 là năm đầy khó khăn với nhiều người khắp thế giới. Covid-19 tàn phá vô số doanh nghiệp, khiến khoảng 19 triệu người Mỹ phải nhận trợ cấp thất nghiệp.
Nhưng Covid-19 cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp công nghệ.
Việc cách ly xã hội ở nhiều nước khiến mọi người mua sắm trực tuyến nhiều hơn, việc hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng khiến doanh số bán xe của Tesla tăng, giá cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện cũng tăng vọt.
Dưới đây là danh sách các tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhiều nhất trong năm nay, theo Bloomberg bình chọn.
Theo Bloomberg, tính từ đầu năm đến ngày 21/12, Musk đã “bỏ túi” 140 tỷ USD, nâng tổng giá trị tài sản ròng lên 167 tỷ USD. Con số này đã giúp ông leo lên vài chục bậc trong bảng xếp hạng tỷ phú, vượt qua Bill Gates để giành vị trí thứ hai kể từ tháng 11.
Đầu năm 2020, giá trị tài sản ròng của Musk đạt gần 30 tỷ USD. Nhờ Tesla lập kỷ lục bán hàng mới và báo cáo quý thứ năm liên tiếp có lãi, cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện này đã tăng hơn 650% kể từ đầu năm tới nay.
Musk hiện nắm trong tay khoảng 20% cổ phần của Tesla, trị giá hơn 125 tỷ. Tỷ phú công nghệ này cũng sở hữu cổ phần trong công ty hàng không vũ trụ SpaceX với giá trị cổ phiếu được định giá hơn 15 tỷ USD.
2. Jeff Bezos, CEO Amazon
Bezos bắt đầu năm 2020 với tư cách người giàu nhất thế giới. Nhờ doanh thu của Amazon tiếp tục tăng trong năm nay, ông giữ vững ở vị trí này và là người có tài sản tăng mạnh thứ 2 trong năm, với 72 tỷ USD.
Bezos đang sở hữu hơn 50 triệu cổ phiếu Amazon, trị giá hơn 170 tỷ USD. Mùa hè năm nay, Bezos là người giàu nhất trong lịch sử, khi giá trị tài sản ròng của ông vượt mốc 200 tỷ USD.
3. Colin Huang, nhà sáng lập Pinduoduo
Colin Huang, 40 tuổi, đã có thêm 33 tỷ USD vào tài sản ròng của mình năm qua, nâng tổng tài sản hiện có lên gần 53 tỷ USD. 2020 là năm ông thôi giữ chức CEO công ty Pinduoduo với mong muốn “giao nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý hơn cho các đồng nghiệp trẻ”, để duy trì “tinh thần kinh doanh” tại một công ty khác đang phát triển.
Ông vẫn là chủ tịch của công ty và sở hữu 29,4% cổ phần của Pinduoduo, trị giá hơn 50 tỷ USD.
Được thành lập vào năm 2015, Pinduoduo là nền tảng thương mại điện tử, cho phép các nhóm người chia sẻ chi phí mua hàng.
Nền tảng này có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh hơn các doanh nghiệp đối thủ ở Trung Quốc, như JD.com và Alibaba.
Năm 2018, Pinduoduo chính thức lên sàn chứng khoán, giúp Huang trở thành tỷ phú.
Giống Amazon và các gã khổng lồ thương mại điện tử khác, Pinduoduo hưởng lợi lớn từ nhu cầu mua sắm trực tuyến trong năm 2020.
Xếp ngay sau các tỷ phú công nghệ giàu nhanh nhất năm nay là nhà đồng sáng lập kiêm CEO Facebook, Mark Zuckerberg.
Năm 2020, tài sản của Zuckerberg tăng hơn 26 tỷ USD, lên tổng 105 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới, theo Bloomberg.
Số tài sản này gắn liền với 375 triệu cổ phiếu Facebook mà Zuckerberg đang nắm giữ. Kể từ đầu năm đến nay, giá trị cổ phiếu của Facebook đã tăng gần 30%, bất chấp vụ kiện chống độc quyền gần đây của chính phủ liên bang.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hôm 22/12, thông tin về việc Apple sản xuất xe điện xuất hiện trở lại. Theo Reuters, kế hoạch của Apple là sản xuất ôtô điện mang thương hiệu hãng sớm nhất vào năm 2024.
Trước đó, giới công nghệ lan truyền nhiều tin đồn về dự án xe tự lái của Táo khuyết mang tên Project Titan nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể.
Trong khi Apple chưa có phản hồi gì về thông tin này, thì tỷ phú Elon Musk lại tiết lộ một thông tin bất ngờ. Trên Twittercá nhân, ông cho biết từng muốn bán Tesla cho Apple.
“Trong những ngày đen tối nhất giữa đợt phát triển Model 3, tôi đã tiếp cận Tim Cook để bàn về khả năng Apple mua lại Tesla (với giá 1/10 hiện tại).
Ông ấy đã từ chối gặp mặt”, Elon Musk cho biết. Giá trị thị trường của Tesla hiện tại là hơn 600 tỷ USD. Như vậy, vào năm 2017, Elon Musk có lẽ đã đề nghị Tim Cook mua lại Tesla với giá 60 tỷ USD.
Đây là câu trả lời của Elon Musk cho một người dùng Twitter khác, khi người này dẫn các thông tin từ bài viết của Reuters về dự án xe Apple.
Trước đó, Musk cho biết công nghệ pin mà Apple đang theo đuổi đã được ứng dụng trên các xe Tesla sản xuất ở nhà máy Thượng Hải, và thiết kế pin “monocell” mà Táo khuyết muốn thực hiện về lý thuyết là bất khả thi.
Model 3 là mẫu xe điện rẻ nhất của Tesla, được hãng công bố vào năm 2016 và bán ra lần đầu năm 2017.
Khi đó Tesla đã gặp nhiều khó khăn để có thể đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất cũng như nhu cầu các đơn đặt hàng. Ngay sau khi ra mắt, công ty này đã nhận được hơn 300.000 đơn đặt trước mẫu Model 3.
Đó là giai đoạn khó khăn nhất của Tesla, khi Elon Musk cho rằng công ty này chỉ có thể tồn tại trong chưa đầy 10 tuần.
Mọi nguồn lực của Tesla đều được dồn vào dây chuyền sản xuất Model 3. Cuối cùng thì mẫu xe này đã thành công, và Tesla sau đó còn ra mắt thêm một số xe khác như Model Y hay Cybertruck.
Vào năm 2015, khi tin đồn về xe tự lái của Apple lần đầu xuất hiện, Musk từng đùa rằng Apple là “mồ chôn cho cựu kỹ sư Tesla”. Khi đó, nhiều kỹ sư tài năng rời bỏ Tesla để đầu quân cho Apple.
Tuy nhiên, Elon Musk cũng nhận xét rằng xe điện là “nước đi hợp lý tiếp theo” đối với Apple và bản thân Tim Cook.
Trong năm nay, giá trị cổ phiếu của Tesla tăng mạnh, khiến tài sản của Elon Musk, vốn phần lớn là cổ phiếu Tesla, tăng tới hơn 100 tỷ USD.
Theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaire Index, nhà sáng lập Tesla hiện có khối tài sản 155 tỷ USD, chỉ đứng sau Jeff Bezos (188 tỷ USD) trong danh sách người giàu nhất thế giới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Zoox, Công ty xe tự lái của Amazon đang hoàn thành các công việc còn lại của mình cho việc ra mắt robotaxi – mẫu xe tự lái đầu tiên của công ty này.
Theo đó, Zoox vào ngày 14/12 đã ra mắt một chiếc xe hoàn toàn không người lái chạy bằng điện.
Đây là ô tô “kiểu xe ngựa”, nghĩa là hành khách quay mặt vào nhau và không có chỗ cho người lái hoặc ghế hành khách vì không có tay lái. Nó có không gian cho tối đa bốn hành khách.
Amazonđã mua lại công ty khởi nghiệp 6 năm tuổi vào tháng 6 và vào thời điểm đó, Công ty này cũng đã đưa ra một số chi tiết về cách họ dự định sử dụng công nghệ của Zoox.
Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos trước đây đã bày tỏ sự hào hứng xung quanh ngành công nghiệp ô tô và công ty đã sử dụng xe tải tự lái để vận chuyển một số hàng hóa nhất định.
Theo thời gian, những phương tiện tự lái như những phương tiện mà Zoox hình dung có thể phù hợp với mạng lưới vận chuyển rộng lớn của Amazon, bằng cách làm cho việc giao hàng ở chặng cuối rẻ hơn và nhanh hơn trước đây gấp nhiều lần.
Robotaxi có một số tính năng giúp nó khác biệt với các đối thủ như Alphabet’s Waymo, GM’s Cruise, Uber và Tesla. Nó có khả năng lái hai chiều, cho phép nó thay đổi hướng mà không cần phải lùi và điều hướng trong không gian nhỏ hẹp.
Một loạt các camera, cảm biến radar và nắp đậy được gắn trên tất cả bốn góc của xe, loại bỏ “điểm mù điển hình” và mang lại cho xe trường quan sát 270 độ trên đường. Chiếc xe có thể di chuyển lên đến 75 dặm một giờ và có thể chạy lên đến 16 giờ sau mỗi lần sạc duy nhất. Nó cũng được trang bị hệ thống túi khí trên cả bốn chỗ ngồi.
Chiếc xe được thiết kế để đi xe trong môi trường đô thị. Zoox cho biết nó hiện đang thử nghiệm ở ba thành phố – Las Vegas, Nevada; Thành phố Foster, California; và San Francisco, California.
Công ty cũng có kế hoạch tung ra dịch vụ chia sẻ xe dựa trên ứng dụng. Zoox cho biết các thị trường mục tiêu đầu tiên của họ sẽ là San Francisco và Las Vegas.
“Zoox là lần đầu tiên trong ngành công nghiệp để giới thiệu một lái xe, mục đích xây dựng robotaxi khả năng hoạt động lên đến 75 dặm một giờ,” công ty này trao đổi với CNBC trong một tuyên bố.
“Mặc dù phương tiện của chúng tôi chưa sẵn sàng để sử dụng cho mục đích thương mại, nhưng điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với tầm nhìn của chúng tôi về việc xây dựng đội xe rô bốt tự động và dịch vụ gọi xe.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vào hôm qua ngày 6.11, Toyota cho biết họ dự kiến sẽ bán được khoảng 7,5 triệu xe và tạo ra lợi nhuận hoạt động là 1,3 nghìn tỷ yên, tương đương khoảng 12,6 tỷ USD cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2021.
Trong cuộc họp báo cáo doanh thu của Toyota Motors vào thứ Sáu vừa rồi, các giám đốc điều hành của công ty này đã trả lời các câu hỏi về cách họ dự định sẽ cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện đang phát triển mạnh và đồng thời cũng đưa ra những nhận xét của họ đối với đối thủ Tesla.
Chủ tịch Toyota, Ông Akio Toyoda thừa nhận rằng mức định giá khoảng 400 tỷ USD của Tesla là ‘một định giá cao ngất trời’, vượt quá so với cả 7 nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cộng lại.
Ông cũng cho biết Toyota có thể học hỏi từ thành công của Tesla với các nhà đầu tư và mô hình kinh doanh của nó, bao gồm doanh thu từ xe điện, phần mềm và các sản phẩm năng lượng tái tạo khác.
Tuy nhiên, Ông tiếp tục so sánh hoạt động kinh doanh của Tesla như một nhà hàng vẫn đang trong giai đoạn quảng bá công thức nấu ăn của mình, trong khi Toyota giống một nhà hàng đã phục vụ cho một lượng lớn khách hàng.
Ông Toyoda nói: “Tôi rất do dự khi nói điều này – doanh nghiệp của Tesla, nếu bạn muốn sử dụng phép loại suy, nó giống như một nhà bếp và một đầu bếp”.
“Họ vẫn chưa tạo ra được một doanh nghiệp thực sự trong thế giới thực. Họ đang cố gắng để giao dịch các công thức nấu ăn. Người đầu bếp đang nói rằng ‘Công thức của chúng tôi sẽ trở thành tiêu chuẩn của thế giới trong tương lai.
Tại Toyota, chúng tôi có một nhà bếp thực thụ và một đầu bếp thực thụ, và đang tạo ra các món ăn. Có những khách hàng, họ rất kén chọn món mình thích ăn, nhưng khi họ ngồi trước chúng tôi, họ đã ăn một cách ngon lành các món đó”.
Toyoda lưu ý rằng công ty của ông sản xuất và bán số lượng xe đa dạng cao hơn nhiều so với Tesla, tương đương với 100 triệu xe Toyota thuộc sở hữu của cá nhân, đội xe và các khách hàng khác hiện nay. Toyota dự kiến sẽ bán được khoảng 7,5 triệu xe trong năm tài chính 2021 bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2020.
Tesla dự kiến sẽ bán được 500.000 xe điện vào năm 2020.
Ông Toyoda gọi Toyota là nhà bếp chuyên cung cấp các “dòng sản phẩm với thực đơn đầy đủ”, đề cập đến sự kết hợp của công ty giữa động cơ đốt trong, hybrid, xe chạy bằng pin truyền thống và xe chạy bằng pin nhiên liệu.
Toyota đã phổ biến xe điện hybrid với dòng Prius, bắt đầu được bán vào năm 1997. Hãng cũng sản xuất một số lượng rất hạn chế những chiếc RAV-4 chạy bằng pin, bao gồm cả chiếc RAV-4 chạy điện thế hệ thứ hai mà hãng này hợp tác sản xuất với Tesla.
Nhưng Toyota đã không cam kết sản xuất một lượng lớn xe điện chạy bằng pin cho đến cuối năm ngoái. Đó là khi công ty công bố liên doanh với một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Teslatrên thị trường toàn cầu, Công ty BYD ở Trung Quốc.
Mặc dù lợi nhuận của Toyota giảm trong quý gần đây nhất, nhưng công ty này cũng đã chứng kiến sự phục hồi doanh số bán hàng cao hơn 3% so với mức trung bình của ngành ô tô vốn đang phục hồi sau khi đại dịch làm giảm doanh số bán hàng ở Trung Quốc trong nửa đầu năm nay.
Với những dấu hiệu phục hồi sắp tới, Toyota cũng tăng hơn gấp đôi so với dự báo cả năm. Công ty hiện dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận hoạt động là 1,3 nghìn tỷ yên, tương đương khoảng 12,6 tỷ USD cho năm đến tháng 3 năm 2021.
(Trước đây, công ty dự kiến sẽ đạt lợi nhuận 500 tỷ yên).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link