Skip to main content

Traveloka: Từ công cụ tìm kiếm “Metasearch” đến siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á

Khởi đầu là công cụ tìm kiếm dữ liệu (Metasearch) – so sánh vé máy bay trực tuyến, Traveloka nay đã trở thành một Siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á cung cấp các giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Traveloka: Từ công cụ tìm kiếm "Metasearch" đến siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á

Trong suốt 10 năm hoạt động, Traveloka đã có nhiều sáng kiến công nghệ để đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu của người dùng.

Từ một công cụ tìm kiếm, Traveloka đã phát triển thành Siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á với hơn 20 sản phẩm dịch vụ trong ba mảng chính: du lịch, dịch vụ địa phương và dịch vụ tài chính.

Ông Albert – nhà đồng sáng lập Traveloka, chia sẻ “Sự đổi mới chính là động lực thúc đẩy chúng tôi phát triển không ngừng và thích ứng để cung cấp những giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu về du lịch và phong cách sống của khách hàng.

Trong một thập kỷ qua, chúng tôi đã cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ cho hơn 40 triệu người dùng.

Bên cạnh đó, Traveloka cũng đồng hành, hợp tác với hàng triệu đối tác và các bên liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.

Với mục tiêu phát triển bền vững và mang niềm tự hào của Indonesia vươn xa khắp thế giới, Traveloka đã trở thành “kỳ lân công nghệ” nội địa đầu tiên phát triển hoạt động kinh doanh bên ngoài lãnh thổ quốc gia vạn đảo.

Kể từ năm 2015, Traveloka đã mở rộng thị trường ra khắp Đông Nam Á. Cụ thể, Traveloka đã có mặt tại các quốc gia Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự ra mắt của dịch vụ “Buy Now Pay Later” vào năm 2018, là một trong những sáng kiến trong nỗ lực không ngừng đổi mới của Traveloka. “Buy Now Pay Later” với mục tiêu đơn giản hóa quá trình tiếp cận các dịch vụ tài chính và hỗ trợ người dùng quản lý nguồn tài chính cá nhân một cách tốt hơn.

Hơn nữa, Traveloka còn tạo nên bước đột phá khi là đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á công bố “PayLater Virtual Number”- tiện ích dịch vụ trả góp không cần thẻ tín dụng.

Trong suốt giai đoạn ngành du lịch và lữ hành phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, Traveloka đã nỗ lực đưa ra nhiều sáng kiến kịp thời nhằm hỗ trợ giảm thiểu sự lây lan của đại dịch.

Cụ thể, Traveloka đã thành lập Trung tâm Tiêm chủng Traveloka và cung cấp các dịch như: dịch vụ xét nghiệm COVID-19, hỗ trợ đặt phòng khách sạn cách ly và cho ra mắt dịch vụ “Traveloka Clean Partners”- huy hiệu được gắn trên ứng dụng dành cho các cơ sở lưu trú tuân thủ đúng các quy trình vệ sinh do Chính Phủ và Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến nghị.

Hơn nữa, trong nỗ lực hỗ trợ các đối tác kinh doanh phải chịu ảnh hưởng của đại dịch, Traveloka đã tổ chức chương trình “EPIC Sale” vào năm 2021 giúp thúc đẩy số lượng giao dịch của hơn 84.000 đối tác lên gấp 4,5 lần.

Trong suốt hành trình một năm qua, Traveloka tiếp tục khẳng định vị thế của mình là một Siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á bằng việc đa dạng hoá, mở rộng các sản phẩm và dịch vụ nhằm cung cấp các giải pháp trọn gói (end-to-end) cho người dùng.

Trong mảng kinh doanh Du lịch, Traveloka Holiday Stays hiện đã ra mắt tính năng đặt phòng hoàn toàn riêng tư với đầy đủ tiện nghi, ngoài ra, dịch vụ Traveloka QuickRide cho phép người tiêu dùng đặt taxi trên ứng dụng Traveloka.

Bên cạnh đó, các dịch vụ “Giao thức ăn”, “Sức khỏe và Trải nghiệm Trực tuyến” được triển khai trong mảng kinh doanh Dịch vụ địa phương.

Mảng kinh doanh Dịch vụ Tài chính cũng được phát triển từ hai ứng dụng Traveloka Gold, Traveloka PayLater Virtual Numbers nhằm giúp cho các sản phẩm bảo hiểm có mức chi trả bao quát hơn.

Kỷ niệm chặng đường 10 năm đầu tiên.

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật 10 năm, Traveloka có nhiều hoạt động tri ân người dùng, nổi bật chương trình khuyến mãi Salebrat10n – “Sinh nhật 10 năm, nổ trăm deal xịn”.

Với Salebrat10n, khách hàng có cơ hội nhận các ưu đãi trực tiếp lên đến 50% với nhiều mã giảm giá khi đặt vé máy bay, khách sạn, vé vui chơi Xperience, dịch vụ cho thuê ô tô và đưa đón sân bay trong thời gian từ ngày 25/02 đến 03/03/2022.

Đồng thời, chương trình Flash Sale diễn ra vào khung giờ 10:00 – 11:00 hàng ngày sẽ mang đến cho người dùng nhiều ưu đãi với đa dạng mức chiết khấu, người dùng có thể sử dụng kết hợp nhiều ưu đãi để đạt được mức chiết khấu tốt nhất.

Nhân dịp đặc biệt này, Traveloka cũng cho ra mắt Traveloka Explore, một sản phẩm mới cho phép người dùng chia sẻ những khoảnh khắc, trải nghiệm du lịch và phong cách sống với bạn bè và mọi người trên ứng dụng Traveloka.

Ông Albert chia sẻ: “Chúng tôi rất biết ơn sự ủng hộ và tin tưởng đến từ người dùng, những đơn vị đối tác, chính phủ và các bên liên quan khác đã đồng hành cùng Traveloka trên con đường chinh phục những thành tựu trong suốt 10 năm qua.

Chặng đường phía trước hẳn còn dài, cùng với sự đồng hành của các đối tác, chúng tôi sẽ tiếp tục hiện thực hóa cam kết xây dựng, đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng”.

Về Traveloka.

Traveloka, Siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á là nền tảng hỗ trợ người dùng khám phá và đặt mua đa dạng các sản phẩm và dịch vụ về du lịch, phương tiện đưa đón, đặt phòng lưu trú, và dịch vụ tài chính.

Danh mục sản phẩm toàn diện của Traveloka bao gồm đặt phương tiện di chuyển như vé máy bay, xe buýt, tàu hỏa, thuê ô tô, đưa đón sân bay, cũng như tiếp cận danh sách các điểm lưu trú lớn nhất Đông Nam Á bao gồm khách sạn, căn hộ, nhà khách, homestay, khu nghỉ dưỡng và biệt thự.

Tất cả đã giúp Traveloka trở thành nền tảng đặt chỗ với các lựa chọn đa dạng nhất về nơi ở và gói dịch vụ.

Traveloka còn là đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp dịch vụ đặt chỗ cho hàng loạt các địa điểm tham quan và hoạt động vui chơi của địa phương, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, trải nghiệm ẩm thực cũng như dịch vụ giao đồ ăn.

Đồng thời, Traveloka mang đến các giải pháp tài chính, thanh toán và bảo hiểm giúp người tiêu dùng Đông Nam Á đáp ứng mọi nhu cầu về tiện ích sống. Traveloka cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7 bằng tiếng địa phương, cùng hơn 40 tùy chọn thanh toán trong khu vực.

Siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống Traveloka đến thời điểm hiện tại đã đạt hơn 60 triệu lượt tải về, trở thành ứng dụng đặt chỗ du lịch và tiện ích sống phổ biến nhất Đông Nam Á.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Học miễn phí Google Analytics 4 căn bản từ LinkedIn

LinkedIn vừa cung cấp khoá học miễn phí Google Analytics 4 căn bản cho những người làm Digital Marketing.

Học miễn phí Google Analytics 4 căn bản từ LinkedIn

Nhằm mục tiêu giúp cho những người làm tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) hiểu thêm về công cụ phân tích dữ liệu web mới của Google, Google Analytics 4, khoá học cung cấp những kiến thức căn bản nhất từ việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu đến cách sử dụng GA4 vào các mục tiêu phân tích dữ liệu cụ thể.

Khoá học được chia làm 9 phần bao gồm:

  • Phần 1: Phân biệt Google Analytics 4 (GA4) với Universal Analytics (bản tiêu chuẩn cũ của Google).
  • Phần 2: Cài đặt GA4 và sử dụng Google Tag Manager.
  • Phần 3: Những nền tảng căn bản của GA4.
  • Phần 4: Giới thiệu giao diện và báo cáo trong GA4.
  • Phần 5: Cách lọc và phân khúc dữ liệu.
  • Phần 6: Báo cáo vòng đời sản phẩm (Product Life Circle).
  • Phần 7: Báo cáo nhân khẩu học và sở thích của người dùng.
  • Phần 8: Giới thiệu Analysis Hub.
  • Phần 9: Cách thiết lập mục tiêu và đo lường nâng cao.

Bạn có thể tham gia khoá học miễn phí ngay tại: Free Google Analytics 4 Basic

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bí quyết thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng FMCG

Kiến trúc sư thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng FMCG

Tương tự như kiến trúc sư xây dựng, công việc của những nhà thiết kế thương hiệu đều xoay quanh cách giúp khách hàng giải mã được những thông điệp từ thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong đó, kiến trúc sư thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Vì sự bối rối này có thể dẫn đến hệ quả là người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm của đối thủ có nhận diện thân thiện hơn.

Riêng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG, Richard Taylor – chuyên gia tư vấn của Brandon, công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và tư vấn thương hiệu cho các doanh nghiệp tại Anh Quốc nhìn nhận xu hướng liên tục “tung ra” sản phẩm mới là thách thức cho hình ảnh thương hiệu của mỗi công ty.

Cụ thể, theo Richard Taylor, các giám đốc kinh doanh luôn muốn đa dạng hóa danh mục sản phẩm của công ty.

Vì vậy, định kỳ, họ lại đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Ý muốn này được tiếp sức bởi những marketer trẻ, những người đang tìm kiếm cơ hội để tạo dấu ấn trên thị trường.

Chinh phục doanh số là “thỏi nam châm” chi phối kế hoạch marketing của mỗi công ty. Từ đó, các quyết định chiến lược thường được đưa ra nhanh chóng, với mong muốn đạt được mục tiêu doanh số trước thời hạn dự kiến.

Mặt trái của chiến lược kinh doanh này là khách hàng dễ bị rối, nhầm lẫn trong nhận diện thương hiệu chung của công ty.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần có một nhân sự có đủ chuyên môn như kiến trúc sư thương hiệu. Đây là người có nhiệm vụ nhìn xuyên qua nhiều mảnh ghép sản phẩm để tìm ra hình ảnh đồng nhất cho thương hiệu của công ty. Từ đây, họ có thể truyền thông để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt các dòng sản phẩm nhánh.

Ngày nay, sự dễ dàng trong việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới có thể góp phần phá vỡ sự cân bằng vốn có của một thương hiệu.

Richard Taylor nhìn nhận thực tế phổ biến là những quyết định về danh mục sản phẩm của công ty được đưa ra mà không xem xét kỹ sức tác động đến hình ảnh chung của thương hiệu.

Vị chuyên gia này cho biết công ty Brandson thường nhận được các bản yêu cầu từ khách hàng rằng “chúng tôi muốn tạo ra một dòng thương hiệu nhánh”.

Trong nhiều trường hợp, công ty Brandson đã khuyên khách hàng hãy lùi lại một bước để tìm hiểu xem ý định này có phải là hành động tốt nhất không.

Tạo ra những dòng thương hiệu phụ luôn tạo cảm giác hào hứng và hấp dẫn cho các marketer lẫn người thiết kế. Song, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về sự đồng nhất trong hình ảnh thương hiệu của mình nơi tâm trí của người tiêu dùng hiện tại lẫn tương lai.

Không phải sản phẩm mới nào cũng sẽ thành công. Coca-Cola Life là một ví dụ về sự thất bại ngay từ ý định. Coca-Cola Life là dòng sản phẩm đầu tiên Coca-Cola thử nghiệm pha trộn thêm cỏ ngọt vào thành phần tạo độ ngọt cho nước uống.

Sự kết hợp này tạo ra những lon nước có ít năng lượng lẫn lượng đường thấp hơn 45% so với sản phẩm truyền thống.

Tuy nhiên, về nhận diện thương hiệu, Coca-Cola Life bị mắc kẹt giữa dòng sản phẩm truyền thống và các sản phẩm không đường như Diet Coke, Coke Zero.

Coca-Cola Life không giúp người tiêu dùng có thêm giá trị mới hoặc dễ lựa chọn hơn. Kết quả là không chỉ thất bại về doanh số, Coca-Cola Life còn tạo ra sự bối rối nơi người tiêu dùng.

Ngoài ra, khi vươn xa ra khỏi dòng sản phẩm chủ lực, doanh nghiệp cũng rất dễ rơi vào trạng thái từ một thương hiệu quen thuộc thành một thương hiệu không ai biết đến.

Như trường hợp Colgate chuyển từ lĩnh vực chăm sóc nha khoa sang sản phẩm đông lạnh với dòng lasagna thịt bò. Hay như hãng Mondelez, sau khi mua lại thương hiệu Cadbury vào năm 2010, đã cho ra mắt dòng kem phô mai Philadelphia với một phần chất liệu từ chocolate của Cadbury.

Tuy rằng sản phẩm này có vị ngon, nhưng việc hai thương hiệu vốn có hệ thống nhận diện riêng được kết hợp lại thì gây ra cảm giác bối rối nơi người tiêu dùng.

Tóm lại, Richard Taylor chia sẻ một cách đơn giản để bạn áp dụng khi quyết định ra một dòng sản phẩm mới. Với những giải pháp thương hiệu được đưa ra, hãy tự hỏi:

“Liệu bà của mình có hiểu được ngay những nhận diện này không?”. Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy quay lại bàn làm việc để tìm thêm giải pháp khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo DNSG)

Tìm hiểu “cỗ máy” quảng cáo 150 tỷ USD của Google

Với vốn hóa hơn 1.700 tỷ USD, Alphabet – công ty mẹ Google – là một trong những công ty đại chúng giá trị nhất hành tinh.

nền tảng quảng cáo 150 tỷ USD của Google

Ra đời từ cuộc đại cơ cấu năm 2015, Alphabet về cơ bản là công ty mẹ của Google, đóng góp gần như toàn bộ doanh thu và lợi nhuận.

Google luôn mô tả bản thân như một hãng công nghệ và đầu tư vào nhiều lĩnh vực như tìm kiếm Internet, di động, trí tuệ nhân tạo, xe tự hành, công nghệ y tế.

Dù vậy, mảng kinh doanh chính của Google vẫn là quảng cáo trực tuyến. Năm 2020, Alphabet ghi nhận 183 tỷ đồng USD doanh thu, trong đó 147 tỷ USD – hơn 80% – đến từ bộ phận quảng cáo.

Google là người dẫn đầu thị trường quảng cáo trực tuyến trong hơn một thập kỷ và dự kiến chiếm gần 29% thị phần chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số năm 2021, theo hãng nghiên cứu eMarketer.

Trong nhiều năm, Google xây dựng và mua lại một số công cụ quảng cáo, cho phép người mua quảng cáo tìm kiếm loại đối tượng mà họ hướng đến trên Google Search, YouTube, Maps và các website khác.

Dù Search và các tài sản khác vẫn chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo Google, mảng quảng cáo của YouTube – tăng trưởng 50% trong quý I – ngày càng cạnh tranh gắt gao hơn với quảng cáo truyền hình truyền thống.

Tìm kiếm và các tài sản Google khác.

Tìm kiếm là mảng sinh lời nhất của Google. Năm 2020, công ty tạo ra 104 tỷ USD doanh thu từ “tìm kiếm và các hoạt động khác”, chiếm 71% doanh thu quảng cáo của Google và 57% tổng doanh thu của Alphabet.

Số liệu “tìm kiếm và hoạt động khác” bao gồm doanh thu phát sinh từ các tài sản tìm kiếm của Google, cùng với quảng cáo trên các sản phẩm khác do Google sở hữu như Gmail, Maps và Google Play.

Các nhà quảng cáo sử dụng sản phẩm Google có thể đấu giá từ khóa tìm kiếm, chính là các từ/cụm tự cụ thể để quảng cáo của họ hiển thị trước mắt người dùng mục tiêu trong kết quả tìm kiếm.

Mỗi nhà quảng cáo lại được lựa chọn từ nhiều chiến lược đấu giá khác nhau. Nếu họ muốn tăng lưu lượng truy cập đến website, họ có thể chọn đặt giá thầu “cost-per-click” (CPC – chi phí mỗi lượt nhấp) để trả tiền dựa trên mỗi lần ai đó nhấp chuột vào quảng cáo. Họ sẽ đặt một giá thầu chi phí tối đa cho mỗi lượt nhấp (CPC tối đa).

Theo chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số Joe Balestrino, ngành nào càng cạnh tranh và mở rộng, giá thầu ngành đó càng đắt đỏ.

“Chẳng hạn, nếu bạn là một luật sư và giải quyết các vụ tai nạn cần cẩu… Bạn muốn thu về hàng triệu USD trong một vụ kiện, khi đó bạn có thể chi hàng trăm USD cho một lượt nhấp chuột.

Nếu bạn đang điều hành một dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, bạn có thể chỉ trả 7 USD cho mỗi lượt nhấp chuột vì chi phí trung bình chỉ là 50 USD.

Vì vậy, phụ thuộc vào mức độ ngách và số tiền một chủ doanh nghiệp muốn kiếm được, giá các từ khóa cũng khác nhau”, ông giải thích.

Google cũng cho phép các nhà quảng cáo đặt mục tiêu địa điểm, ngôn ngữ hay khán giả. Chẳng hạn, người quan tâm đến mua sản phẩm, dịch vụ liên quan tới tài chính hay những người đi thuê nhà/cho thuê nhà.

Google chủ yếu hiển thị quảng cáo trên các tìm kiếm thương mại, đồng nghĩa với khoảng 80% tìm kiếm không tạo ra thu nhập thông qua quảng cáo.

Tuy nhiên, khi xu hướng mua sắm có xu hướng chuyển lên không gian mạng nhiều hơn, các nhà phân tích dự báo ngân sách quảng cáo cũng dịch chuyển từ truyền hình và tiếp thị trực tiếp sang tìm kiếm.

Trong khi đó, các sản phẩm như Maps (bản đồ) ngày càng quang trọng về khía cạnh quảng cáo. Sử dụng bản đồ Google, các nhà quảng cáo có thể mua quảng cáo cho các địa điểm “ghim” và danh sách doanh nghiệp địa phương.

Bản đồ mới cho phép quảng cáo từ năm 2019, có hơn 1 tỷ người dùng tích cực hàng tháng.

Theo một số chuyên gia, bản đồ là một trong các sản phẩm chưa được khai thác nhiều nhất của Google. Nhà phân tích Brian Nowak của Morgan Stanley dự đoán quảng cáo trên Maps trị giá 11 tỷ USD vào năm 2023.

YouTube.

Theo báo cáo kinh doanh năm 2020, YouTube đóng góp ít nhất trong ba nguồn thu quảng cáo lớn nhất của Google, đem về gần 20 tỷ USD doanh thu, tương đương 13%. Song, YouTube đang phát triển nhanh hơn bất kỳ nguồn thu quảng cáo nào khác của hãng.

Nếu các tác giả YouTube muốn kiếm tiền từ kênh của mình và đủ điều kiện, họ có thể bật quảng cáo video và chia sẻ doanh thu quảng cáo với Google. Ngược lại, YouTube cũng chạy quảng cáo trên video từ các kênh chưa nằm trong danh sách chương trình đối tác.

Các tác giả cũng có thể kiếm tiền bằng những cách khác như cài đặt thành viên trên kênh, bán hàng hóa hay nhận hoa hồng khi thành viên YouTube Premium xem video của họ.

Một nhà tiếp thị muốn mua quảng cáo trên YouTube có nhiều lựa chọn, bao gồm quảng cáo trong luồng có thể/không thể bỏ qua, quảng cáo khám phá video, quảng cáo đệm, quảng cáo ngoài luồng phát, quảng cáo trên đầu trang chủ.

Những tháng qua, YouTube thông báo vài tính năng thử nghiệm, không chỉ xác định sản phẩm trong video mà còn lập danh sách các mặt hàng đó. Thuật toán gợi ý video liên quan khi người dùng cuộn chuột cũng là công cụ kiếm tiền tiềm năng.

Myles Younger, Giám đốc cấp cao hãng nghiên cứu MightyHive, nhận định, dù đã lớn mạnh, YouTube giống như một gã khổng lồ đang say giấc bên trong hệ sinh thái Google.

Các nhà quảng cáo vô cùng chuộng video, đặc biệt nếu họ mua chúng một cách tự động bằng dữ liệu ở quy mô hơn.

Google Network và công nghệ quảng cáo cho nhà xuất bản.

Chân kiềng thứ ba trong doanh thu quảng cáo của Google là Google Network, đóng góp 23 tỷ USD doanh thu năm 2020. Nó bao gồm doanh thu phát sinh từ bán quảng cáo bên ngoài Google.

Nói cách khác, các nhà xuất bản hay phát triển ứng dụng có thể sử dụng nền tảng của Google như AdSense, Google Ad Manager, AdMob để cung cấp các suất quảng cáo cho nhà quảng cáo. Các nhà xuất bản và Google phân chia doanh thu theo các tỉ lệ khác nhau, phụ thuộc vào công việc của mỗi bên.

Hiện nay, hơn 2 triệu nhà xuất bản nội dung là khách hàng của AdSense. Họ sẽ nhập mã Google lên website hoặc video, sau đó nhà quảng cáo đấu thầu để mua quảng cáo.

Nếu nội dung của nhà xuất bản hiển thị quảng cáo qua AdSense, họ sẽ nhận được 68% doanh thu mà Google công nhận liên quan đến dịch vụ.

Họ cũng có thể đặt quảng cáo tìm kiếm lên website hoặc ứng dụng để kiếm doanh thu khi độc giả bấm chuột, rồi nhận về 51% doanh thu từ AdSense cho tìm kiếm.

Ngoài ra, Google sở hữu một số sản phẩm khác cho đủ loại đối tượng trên thị trường quảng cáo trực tuyến.

Chúng bao gồm Google Ads, nền tảng giúp nhà quảng cáo chạy quảng cáo tìm kiếm, hiển thị, video, ứng dụng, mua sắm và địa phương mà không mất chi phí tối thiểu; Google Marketing Platform dành cho các nhà quảng cáo lớn, đi cùng những công cụ phân tích cho doanh nghiệp nhỏ.

Với sự đầu tư không ngừng nghỉ vào công nghệ quảng cáo, chỗ đứng của Google trên thị trường dường như khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn (Theo ICT News)

YouTube tạm thời ngừng tính năng kiếm tiền từ các kênh ở Nga

Trước những bất ổn giữa Nga và Ukraine trong những ngày gần đây, YouTube thông báo tạm thời ngừng hoạt động kiếm tiền của các kênh YouTube ở Nga và hạn chế quyền truy cập các kênh này ở Ukraine.

YouTube tạm thời ngừng tính năng kiếm tiền từ các kênh ở Nga
Cre: Getty Images

Sau hàng loat các hành động can thiệp của Facebook và cả Twitter với các kênh truyền thông ở Nga, YouTube cho biết họ đang tạm thời ngừng hiển thị quảng cáo và tắt tính năng kiếm tiền trên các kênh YouTube của Nga, đồng thời nền tảng này cũng hạn chế người dùng ở Ukraine truy cập các kênh của Nga.

Theo thông báo của YouTube, hành động của họ nhằm mục tiêu trừng phạt Nga trước các hành động của nước này với Ukraine, YouTube sẽ tạm ngưng quyền truy cập một số kênh, tắt tính năng kiếm tiền và hạn chế đề xuất các kênh của Nga.

YouTube cũng cho biết, để đáp lại yêu cầu trước đó của chính phủ Ukraine về việc chặn các kênh tiếng Nga sử dụng YouTube để “tuyền truyền thông tin” liên quan đến những bất ổn giữa Nga với Ukraine, YouTube đã thực hiện hành động này.

Theo tờ Reuters, chỉ trong 2 năm 2017 và 2018, Nga đã kiếm được khoảng từ 7 triệu đến 32 triệu USD doanh thu quảng cáo trên 26 kênh YouTube do nhà nước quản lý (hoặc hỗ trợ).

Không chỉ Google, Facebook và Instagram cũng bắt đầu hạn chế các tài khoản của Nga thu lợi trên nền tảng của họ sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Ông Nathaniel Gleicher, Trưởng bộ phận chính sách bảo mật tại Meta cho biết Facebook đang cấm các kênh truyền thông của nhà nước Nga chạy quảng cáo hoặc tạo doanh thu trên các nền tảng của họ ở bất kỳ đâu trên toàn cầu.

Với Twitter, nền tảng này cho biết họ đang tạm dừng các hoạt động quảng cáo ở Ukraine và Nga để “đảm bảo mức độ an toàn của thông tin và không để quảng cáo làm ảnh hưởng tới các thông tin đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

CPM là gì? Hiểu về chỉ số CPM trong Quảng cáo

Cùng tìm hiểu các thông tin về thuật ngữ CPM (Cost Per Mille) như: CPM là gì, CPM được hiểu như thế nào trong phạm vi Digital Marketing và Quảng cáo, CPM khác với CPC và CPA ra sao, những rủi ro trong cách tính CPM và hơn thế nữa.

cpm là gì
CPM là gì? Tìm hiểu về chỉ số Cost Per Mille trong Digital Marketing và Quảng cáo

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến và làm việc nhiều với các chiến dịch quảng cáo, việc thấu hiểu khái niệm CPM hay hiểu CPM là gì không chỉ giúp họ có được những cái nhìn khách quan hơn về các chỉ số đánh giá hiệu quả mà còn biết được doanh nghiệp nên đầu tư ngân sách vào đâu trong các chiến dịch digital marketing nói chung.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • CPM là gì?
  • Quảng cáo CPM là gì?
  • CPM Facebook là gì?
  • Những thông tin Marketer cần hiểu về thuật ngữ CPM.
  • Thấu hiểu khái niệm CPM là gì?
  • Thuật ngữ CPM khác gì so với CPC và CPA.
  • Phân biệt số lần hiển thị với số lần xem trang và số lần tiếp cận.
  • Những rủi ro cho chủ yếu khi tính theo CPM là gì?
  • Một số chỉ số đo lường hiệu suất quảng cáo khác ngoài CPM.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề CPM.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CPM là gì?

CPM là từ viết tắt của Cost Per Mille hoặc Cost Per Thousand, là mức chi phí mà nhà quảng cáo phải chi trả trên mỗi một ngàn lần quảng cáo của họ được hiển thị và đó cũng là những gì mà các nền tảng quảng cáo nhận được.

Nếu bạn là nhà xuất bản trang web (publisher) và bạn tính phí CPM là 2 USD chẳng hạn, điều này có nghĩa là nhà quảng cáo phải trả cho bạn 2 USD với mỗi một ngàn lần hiển thị quảng cáo.

Ngược lại, nếu bạn chạy quảng cáo trên các nền tảng như Google hay Facebook và bạn nhận thấy CPM đang là 3 USD, khi này bạn phải trả 3 USD cho họ để quảng cáo của bạn được hiển thị 1000 lần.

Chữ “M” trong CPM đại diện cho từ “Mille”, trong tiếng Latinh nó có nghĩa là “hàng nghìn”, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bạn cũng có thể sử dụng “Thousand” thay cho “Mille”.

Quảng cáo CPM là gì?

CPM là chữ viết tắt của “cost per 1000 impressions” (giá mỗi 1000 lần hiển thị). Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả phí mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.

Đối với các nhà xuất bản, điều này đồng nghĩa với doanh thu trong tài khoản của bạn mỗi khi quảng cáo CPM được phục vụ cho trang của bạn.

Quảng cáo CPM cạnh tranh với quảng cáo trả cho mỗi nhấp chuột (hoặc CPC, giá mỗi nhấp chuột) trong phiên đấu giá quảng cáo. Nhà quảng cáo cần phải đặt giá thầu CPM cao hơn quảng cáo CPC hiện tại để hiển thị.

Quảng cáo CPM có thể là quảng cáo văn bản hoặc quảng cáo hình ảnh và luôn được nhắm mục tiêu theo vị trí.

CPM Facebook là gì?

Cũng như các nền tảng quảng cáo khác, dù cho mục tiêu các nhà quảng cáo chọn cho các chiến dịch là gì, dù cho bạn có đạt được mục tiêu như kỳ vọng hay không, Facebook vẫn sẽ tính phí khi quảng cáo chính thức được duyệt và hiển thị.

Tuỳ theo một số yếu tố khác nhau như dung lượng hay độ lớn của đối tượng mục tiêu (volume), phạm vi nhắm mục tiêu quảng cáo hay mục tiêu của chiến dịch (chuyển đổi, khách hàng tiềm năng, tương tác…), giá cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo (CPM) trên Facebook có thể rất khác nhau.

Thông thường, tệp đối tượng càng lớn thì giá CPM càng thấp và ngược lại, CPM trung bình trên Facebook giao động từ khoảng 20.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ.

Những thông tin Marketer cần hiểu về thuật ngữ CPM.

  • CPM là một thuật ngữ được sử dụng trong marketing dùng để chỉ mức chi phí mà một nhà quảng cáo phải trả cho mỗi một nghìn lần quảng cáo được hiển thị trên website hoặc ứng dụng (của bên thứ 3).
  • Lần hiển thị (impression) là số liệu tính số lượt xem quảng cáo hoặc tương tác của người xem mà một quảng cáo nhận được.
  • CPM là một trong một số phương pháp được sử dụng để định giá quảng cáo trực tuyến; các phương pháp khác có thể bao gồm CPC (chi phí trên mỗi lần nhấp chuột) và CPA (chi phí trên mỗi hành động).
  • Nhược điểm của việc sử dụng CPM là nó liên quan đến các cách tính không chính xác của cái gọi là “số lần hiển thị” do các lượt xem trùng lặp, quảng cáo không tải được hoặc các hành vi gian lận trong quảng cáo.
  • Những gì mà CPM đại diện chỉ là lượt hiển thị trong khi mục tiêu của doanh nghiệp có thể cần nhiều hơn.

Thấu hiểu khái niệm CPM là gì?

Với nhiều nền tảng quảng cáo khác nhau, CPM là phương pháp phổ biến nhất để định giá quảng cáo trên các website (hoặc ứng dụng) trong tiếp thị kỹ thuật số.

Phương pháp này dựa trên cách tính số lần hiển thị, là số liệu tính số lượt xem hoặc tương tác kỹ thuật số cho một mẫu quảng cáo cụ thể.

“Số lần hiển thị” (Impressions) còn được gọi là “lượt xem quảng cáo” (ad views). Các nhà quảng cáo phải trả cho chủ sở hữu website (hoặc ứng dụng) một khoản phí cố định cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo.

Mặc dù một lần hiển thị đo lường số lần một quảng cáo được hiển thị trên một nền tảng, nhưng nó không đo lường liệu quảng cáo đó có được nhấp vào hay không hay người dùng đã hành động gì sau đó.

Để đo lường tỷ lệ nhấp chuột vào các quảng cáo, nhà quảng cáo sử dụng chỉ số CTR (click through rate), nó thể hiện tỷ lệ phần trăm số người xem quảng cáo đã nhấp vào.

Ví dụ: một quảng cáo nhận được 2 lần nhấp chuột cho mỗi 100 lần hiển thị thì CTR là 2%.

Tuy nhiên, bản thân nhà quảng cáo hay doanh nghiệp cũng không thể đo lường những gì mà một chiến dịch có thể mang lại chỉ bằng CTR bởi vì một quảng cáo mà người dùng xem nhưng không nhấp vào vẫn có thể mang lại những tác động nhất định trong suốt quá trình ra quyết định mua hàng của họ.

Thuật ngữ CPM khác gì so với CPC và CPA.

Ngoài cách tính CPM thông thường, các nền tảng quảng cáo có thể sử dụng các phương thức định giá quảng cáo khác là giá trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), trong đó nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi có một người dùng nào đó nhấp vào quảng cáo.

Phương thức chỉ tính phí cho nhà quảng cáo khi quảng cáo được nhấp vào gọi là PPC (pay per click). Để hiểu rõ hơn về cách tính này, bạn có thể nhìn vào hệ thống quảng cáo của Google, Google Ads, rõ ràng là nhà quảng cáo chỉ trả tiền quảng cáo khi có ai đó nhấp vào quảng cáo được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Ngoài hai cách tính phổ biến trên, CPA cũng là một phương thức định giá quảng cáo khác, nhà quảng cáo chỉ trả phí khi người dùng thực hiện các hành động nhất định sau khi nhấp vào quảng cáo. Hành động đó có thể là mua hàng hoặc đăng ký tư vấn.

Trong khi CPM nên được sử dụng đối với các chiến dịch tập trung vào việc nâng cao nhận thức về thương hiệu (brand awareness) hoặc truyền tải một thông điệp cụ thể, CPC hoặc CPA lại tập trung vào các kết quả cụ thể.

Nếu nhà quảng cáo đang tập trung vào các khách hàng đang ở giai đoạn đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel), CPM là hợp lý, tuy nhiên nếu đó là các giai đoạn giữa (MoFu) và đặc biệt là cuối (BoFu), các cách tính theo CPA hoặc CPC tỏ ra hiệu quả hơn.

Phân biệt số lần hiển thị với số lần xem trang và số lần tiếp cận.

Số lần hiển thị quảng cáo có thể khác với số lượng người dùng truy cập vào website hiển thị quảng cáo hoặc số người xem quảng cáo.

Ví dụ: Có đến 2 mẫu quảng cáo hiển thị trên mỗi Trang (webpage), khi này số lượt hiển thị quảng cáo là 2 tuy nhiên chỉ có 1 lần xem Trang.

Ngoài ra, quảng cáo có thể hiển thị nhiều lần tuy nhiên lại chỉ có một số ít các người xem (lượt tiếp cận quảng cáo) vì một người có thể xem quảng cáo nhiều lần. Trong một chiến dịch, số lượt hiển thị (Impression) luôn cao hơn số lượt tiếp cận (Reach).

Những rủi ro cho chủ yếu khi tính theo CPM là gì?

Những rủi ro cho chủ yếu khi tính theo CPM là gì?
Những rủi ro cho chủ yếu khi tính theo CPM là gì?

Liên quan đến cách tính theo số lượt hiển thị quảng cáo, không ít các nhà quảng cáo đặt ra câu hỏi liệu họ có được tính phí một cách công bằng hay không, có gian lận gì không từ phía các nền tảng (nơi quảng cáo được hiển thị).

Mặc dù các nền tảng quảng cáo liên tục cập nhật các thuật toán nhằm mục tiêu phát hiện các gian lận có thể xảy ra trong suốt quá trình ‘Mua-Bán’, tuy nhiên trên thực tế vẫn có những rủi ro nhất định.

Những lần hiển thị quảng cáo trùng lặp, việc các nền tảng sử dụng Bots để gian lận lượt xem (traffic) hay quảng cáo được hiển thị cho nhiều tài khoản ảo (đối với các nền tảng mạng xã hội) vẫn là những gì mà các nhà quảng cáo vẫn phải đối mặt.

Ngoài ra, khi một quảng cáo không tải được hoặc tải không đầy đủ, thì những quảng cáo này vẫn được tính vào số lần hiển thị trong khi đáng ra nó không nên được tính.

Để có thể phát triển xa hơn trong nghề marketing nói chung và digital marketing nói riêng, những gì các nhà quảng cáo hay người làm marketing cần là hiểu “tường tận” các chỉ số đánh giá hiệu suất quảng cáo, tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh khác nhau, họ có thể lựa chọn các chỉ số đo lường phù hợp.

Một số chỉ số đo lường hiệu suất quảng cáo khác ngoài CPM.

Trong khi phần lớn các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay TikTok tính phí cho các nhà quảng cáo theo hình thức CPM, dưới đây là một số cách tính khác liên quan đến việc đánh giá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo.

  • Impressions: Tổng số lượt quảng cáo được hiển thị.
  • Reach: Tổng số người quảng cáo tiếp cận được. 1 Reach có thể có nhiều Impressions. Reach > Impressions.
  • CPM: Chi phí bỏ ra trên 1000 lần hiển thị (impressions).
  • CPC: Chi phí trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột. CTR=Click/Impressions. Quảng cáo có CTR càng cao thì càng hiệu quả. Tuỳ vào từng định dạng, nền tảng, ngành hàng, sản phẩm hay những gì nhà quảng cáo thể hiện…CTR có thể khác nhau.
  • Conversion rate: Tỷ lệ chuyển đổi, với các quảng cáo nhắm mục tiêu là chuyển đổi trực tiếp hoặc gián tiếp qua landing page, CPC thấp hay CTR cao cũng không phải là yếu tố quyết định hay chứng minh là hiệu quả, tỷ lệ chuyển đổi cuối cùng (Lead hoặc Sales) mới là điểm quyết định.
  • Benchmark: Điểm tiêu chuẩn dùng làm hệ quy chiếu để so sánh mức độ hiệu quả giữa các chỉ số. Ví dụ Benchmark về tỷ lệ chuyển đổi từ Lead thành Qualified Lead của ngành BĐS giá từ 1.5-2 tỷ là khoảng 60%. Benchmark là con số trung bình của ngành (từ nhiều doanh nghiệp khác) tại một thời điểm nhất định.

* Lưu ý: Khi đánh giá mức độ hiệu quả của các chỉ số cần dựa trên 2 thứ: Benchmark và mức độ hiệu quả của số liệu kinh doanh (Revenue, SQL…)

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề CPM.

  • CPM là từ viết tắt của từ gì?

Thuật ngữ CPM được viết tắt từ Cost Per Mille hoặc Cost Per Thousand, có nghĩa là chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị.

  • Chỉ số CPM là gì?

CPM đơn giản chỉ là một số liệu giúp các nhà quảng cáo đo lường chi phí hay mức độ hiệu quả của các quảng cáo.

Kết luận.

Hy vọng với bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ thực chất CPM là gì, phân biệt CPM với các chỉ số còn lại, những hạn chế với cách tính CPM và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài toán tăng trưởng của Startup trong đại dịch

Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu muốn sống sót và tăng trưởng, các startup phải có kế hoạch tài chính cho 12-18 tháng tiếp theo, do vốn mạo hiểm đang có xu hướng giảm.

Bài toán tăng trưởng của Startup trong đại dịch

Đầu tư startup giảm lượng tăng chất.

Năm 2021, số lượng các thương vụ đầu tư vào startup Việt có xu hướng giảm. Nguyên nhân là bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đúng thời điểm làn sóng khởi nghiệp ở Việt Nam và thế giới đang sôi nổi, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sáng tạo.

Hàng loạt sự kiện, hội thảo lớn về công nghệ… đều phải chuyển sang online hoặc bị hoãn lại. Đằng sau đó là dấu hiệu của sự suy giảm lượng vốn đầu tư. Câu hỏi đặt ra là, nếu không có những nguồn vốn này, liệu startup có đủ sức để đi tiếp?

Thực tế, việc sụt giảm đầu tư đang là tình hình chung của thế giới, không riêng Việt Nam. Rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu muốn sống sót, startup phải có kế hoạch tài chính cho 12-18 tháng tiếp theo, do vốn mạo hiểm đang có xu hướng giảm.

Thời gian tới, các quỹ cũng sẽ tìm cách tái cơ cấu các hạng mục đầu tư, chuyển sang những đối tượng sinh lời nhiều hơn. Chắc chắn, sẽ có một số startup hưởng lợi, nhưng không phải tất cả.

Giới chuyên gia cho rằng, thời điểm này rất phù hợp để phát triển thị trường vốn trong nước. Các nhà đầu tư thiên thần ở trong nước sẽ có động thái mạnh hơn, giúp các startup Việt ít phải lệ thuộc vào dòng vốn bên ngoài.

Sự xuất hiện của Covid-19 khiến cả thế giới phải đối mặt với những vấn đề giống nhau. Các startup Việt Nam có thể vươn ra khu vực, thậm chí vươn ra thế giới nhanh chóng nếu kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề chung mang tính toàn cầu.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, bên cạnh việc chủ động kế hoạch ứng phó với đại dịch, tận dụng tư vấn từ các cổ đông, nhà đầu tư, startup cần có các nguồn lực hỗ trợ tích cực khác.

Với các startup đang ở giai đoạn đầu phát triển, việc định hình lại chiến lược, mô hình kinh doanh, xây dựng đội ngũ trong thời gian này là rất quan trọng.

Dưới tác động của đại dịch, các start-up trong lĩnh vực truyền thống sử dụng công nghệ thông tin, vận hành theo mô hình O2O (online to offline) như dịch vụ bán hàng, tuyển dụng nhân sự thời vụ, nền tảng du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ giáo dục theo mô hình offline… chịu ảnh hưởng đáng kể nhất.

Trong khi đó, các startup công nghệ triển khai trên điện toán đám mây, cung cấp các nền tảng giao tiếp trực tuyến, dịch vụ thiết yếu như tư vấn sức khoẻ trực tuyến, dịch vụ giao thực phẩm đến tay người dùng… lại thu hút sự quan tâm.

Sau cuộc khủng hoảng bong bóng dotcom (năm 2000), các start-up công nghệ lần đầu tiên gặp phải khủng hoảng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử với quy mô toàn cầu, nên hầu như chưa hề chuẩn bị kế hoạch đối phó rủi ro.

Trải qua hơn 2 năm đối mặt với đại dịch, có thể thấy, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể đóng góp cho xã hội, đều có cơ hội và không nhất thiết phải cạnh tranh nếu tìm ra được hướng đi riêng.

Riêng việc đối mặt với thiếu vốn và tiền mặt thì cách tốt nhất vẫn là cắt giảm chi phí và tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khai thác thế mạnh của mình nhằm tối ưu hóa dòng tiền.

Tăng trưởng nóng hay bền vững?

Có một câu hỏi đặt ra khiến các startup phải lựa chọn, đó là: Phát triển bùng nổ, nhanh chóng nắm bắt cơ hội hay đi con đường dài hướng tới mục tiêu bền vững trong đại dịch?

Thực tế cho thấy, với thế hệ doanh nhân trước đây, đa số tạo lập doanh nghiệp là để xây dựng một tương lai, thậm chí “sống chết” cùng doanh nghiệp trong một giai đoạn rất dài.

Tuy nhiên thế hệ tiếp theo có rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt trong giới startup công nghệ và các ngành tương tự, mục tiêu vì thế cũng được xác định rất khác, đó là tăng trưởng rất nhanh, gọi vốn nhanh. Phải chăng xu hướng tăng trưởng nóng đang là xu hướng thịnh hành ngày nay, hay đó là xu hướng của cuộc chơi ngắn hạn?

Ông Bùi Thành Đô – Nhà sáng lập và điều hành Think Zone Ventures cho biết: “Các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã trải qua đến thế hệ thứ 4.

Trong các thế hệ đó, nhiều doanh nghiệp muốn có khoản lợi nhuận tích luỹ lâu dài và tái cấu trúc tăng trưởng, bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp đi theo làn sóng liên tục đốt tiền, nhưng đến bây giờ thì rất nhiều startup đã tập trung vào giá trị cốt lõi nhiều hơn, thay vì tạo ra một mô hình mua bán đơn thuần, sử dụng tiền của các quỹ đầu tư để tăng trưởng”.

Cũng theo ông Đô, startup vẫn có thể vừa tăng trưởng nóng vừa tăng trưởng bền vững, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các case study tìm được chìa khóa.

Ông Đô khẳng định: “Không có doanh nghiệp nào tăng trưởng bền vững lại có siêu lợi nhuận. Vì các nhà đầu tư có khẩu vị khác nhau, các startup cần xác định rất rõ những vấn đề cần sự hỗ trợ để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp”.

Với các startup tăng trưởng quá nhanh thì theo ông Đô, sẽ rất dễ chạm trần và không còn room tăng trưởng. Như vậy, mô hình của startup có thể bền vững trong một vài năm đầu nhưng 4-5 năm nữa sẽ đi ngang, điều này có nghĩa không thể tăng trưởng nhanh nữa.

Chính vì thế, ông Nguyễn Chí Thanh – Phó tổng giám đốc Viettel Telecom nhận định, hầu hết các startup đã cẩn trọng hơn và lựa chọn các mô hình phát triển bền vững.

Họ tập trung vào các giá trị lõi để tạo ra các giá trị khác biệt mà không chạy theo xu thế của thị trường và các giá trị cốt lõi mà các DN phần lớn đang hướng đến chính là công nghệ.

Bên cạnh đó là startup Cyradar, ngay từ ngày đầu thành lập, công ty này đã áp dụng công nghệ mới để giải quyết các bài toán công nghệ cũ và hướng tới công nghệ mới. Và con đường họ chọn đi cũng là hướng phát triển bền vững.

Một con số thực tế cho thấy, cứ 10 startup thì có đến 8 startup đã đóng cửa. Tại Việt Nam cũng có nhiều startup như The Kafe, Soya Garden từng là những startup thành công có mức độ tăng trưởng nóng, nhưng cuối cùng đã phải… đóng cửa.

Theo ông Thanh, một số startup tăng trưởng nóng bằng cách đốt tiền thì mô hình đó rủi ro.

Vì duy trì doanh nghiệp bằng cách đốt tiền để lấy khách hàng thì tăng trưởng nhanh nhưng khi thị trường biến động thì các nhà đầu tư có xu thế thận trọng hơn trong việc đầu tư mạo hiểm. Khi đó, nguồn đầu tư vào các dự án đó cũng giảm xuống.

Theo ông Thanh, thế mạnh của người Việt là linh hoạt và “đánh du kích” cho nên startup cần chọn thế mạnh và lối đi ngách để tìm hướng đi an toàn, bền vững thì sẽ phù hợp hơn là đốt tiền.

Đồng quan điểm, ông Đô cho rằng, tâm lý của các startup luôn luôn đi theo mô hình mới, mà mô hình mới thì yếu tố rủi ro cao hơn rất nhiều.

Một số startup đưa ra mô hình kinh doanh, dịch vụ đơn giản, sau đó đưa ra chính sách chiết khấu giá cao, chấp nhận đốt tiền để thu hút khách hàng, với kỳ vọng khi khách hàng ở lại, họ có thể đẩy thêm các dịch vụ khác, gia tăng số người dùng, nhưng nếu tính toán không đủ tốt thì startup sẽ bị hụt hơi.

Bên cạnh đó tại Việt Nam, các startup cũng ít nguồn lực hỗ trợ so với thị trường khác nên tỷ lệ thất bại cũng là dễ hiểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn (Theo The Leader)

Hiệu quả đặc biệt của thương hiệu 4.0

Theo quan điểm của thương hiệu 4.0, một thương hiệu không đơn thuần là một thứ bạn tạo ra, mà là thứ bạn có thể kiểm soát.

thương hiệu 4.0

Trong quá khứ, thương hiệu được xem là một đối tượng, hay một khái niệm. Và chỉ bạn – chủ thương hiệu mới có mối quan hệ với thương hiệu. Cách nghĩ này cần được thay đổi: Thương hiệu, theo quan điểm mới, chính là các mối quan hệ.

Lịch sử khái niệm thương hiệu.

Ban đầu, thương hiệu đơn thuần chỉ là một dấu hiệu nhận biết. Như người chủ nông trại sẽ đánh dấu gia súc của mình để khẳng định quyền sở hữu.

Vẫn có thể thấy mô hình “thương hiệu là đối tượng” trong định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ: “Tên, thời hạn, thiết kế, biểu tượng, hoặc bất kỳ tính năng nào xác định sản phẩm/dịch vụ của người này khác biệt với những người khác”. Theo quan điểm này, thương hiệu là một thứ do bạn tạo ra (1.0).

Trong làn sóng tiếp theo, thương hiệu chuyển từ một tính năng sang nhận thức. Từ một đối tượng sang một ý tưởng – thương hiệu 2.0.

Al Ries và Jack Trout đã nắm bắt được bản chất của mô hình này và thể hiện nó trong cuốn sách kinh điển của họ: Battle for Your Mind (tạm dịch: Cuộc chiến trong tâm trí khách hàng). Họ định nghĩa thương hiệu là “một ý tưởng hay khái niệm mà bạn sở hữu trong tâm trí khách hàng tiềm năng”.

Theo quan điểm này, một thương hiệu không phải là một thứ bạn tạo ra, mà là thứ bạn kiểm soát.

Làn sóng tiếp theo tập trung vào thương hiệu như một trải nghiệm – thương hiệu 3.0. Sergio Zyman từng nói trong cuốn The End of Marketing (Cái kết của marketing): “Một thương hiệu về cơ bản là một container chứa tất cả các trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm hay một công ty nào đó”.

Theo đó, thương hiệu không phải là thứ bạn quản lý theo thời gian, đó là thứ bạn truyền tải đến khách hàng vào một thời điểm nhất định.

Kinh nghiệm làm việc với nhiều công ty sáng tạo cho thấy, họ không chỉ định nghĩa lại cách các thương hiệu của họ được quan sát, nhận thức, và trải nghiệm, mà họ còn xác định lại bản chất mối quan hệ với khách hàng.

Nếu ba làn sóng đầu tiên xem thương hiệu như đối tượng, ý tưởng và trải nghiệm, thì làn sóng mới nhất định nghĩa thương hiệu là mối quan hệ – thương hiệu 4.0.

Hiệu quả đặc biệt của thương hiệu 4.0.

Cách xây dựng thương hiệu như một mối quan hệ là xác định các vai trò và trách nhiệm của công ty và khách hàng. Trước đây, mối quan hệ đó được mặc định là quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đó là một mối quan hệ đơn giản một chiều và không đối xứng: Công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, và khách hàng sử dụng nó.

Khái niệm thương hiệu sáng tạo đi theo xu hướng tạo ra nhiều mối quan hệ khác nhau, thay vì chỉ là mối quan hệ giao dịch và một chiều thì các bên có sự cộng tác và đối ứng hơn.

Ví dụ, trong ngành khách sạn hầu hết các thương hiệu hoạt động với vai trò của chủ và khách. Đó là một chiều, không đối xứng, và chỉ là giao dịch.

Airbnb đã phá vỡ mô hình này. Với sứ mệnh “tạo sự thân thuộc”, Airbnb đã gieo trồng một mối quan hệ “hàng xóm láng giềng” trên quy mô toàn cầu. Đó là mối quan hệ đối ứng, đối xứng, và hợp tác.

Ngành dịch vụ taxi và cho thuê xe, taxi và dịch vụ cho thuê xe hoạt động với mô hình tài xế và hành khách. Một lần nữa, đó là một chiều, không đối xứng và giao dịch.

Hai hãng Uber và Lyft đã tạo nên sự khác biệt bằng cách tạo ra mối quan hệ hai chiều. Đầu tiên là sự thay đổi từ tài xế và hành khách thành bạn bè và bạn bè.

Ví dụ, hành khách của Lyft được khuyến khích “ngồi lên phía trước”, nếu họ đặt chuyến đi từ một người bạn. Theo Kira Wampler – Giám đốc Marketing của Lyft, “khẩu hiệu ban đầu của chúng tôi là “chiếc xe và những người bạn”, cả hành khách và tài xế sẽ cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm thú vị khi chọn Lyft”.

Một khái niệm mới khác, thương hiệu là mối quan hệ giữa doanh nhân và người ủng hộ. Uber khuyến khích các tài xế có tiềm lực “xây dựng doanh nghiệp” trên ứng dụng của Uber.

Amy Friedlander – Trưởng phòng Marketing trải nghiệm của Uber mô tả: “Uber đáp ứng các nhu cầu của tài xế, như lịch trình chạy xe linh hoạt và liên tục hoặc kiếm thêm thu nhập. Uber là nền tảng hoàn toàn phù hợp với phong cách sống của họ”.

Ngành công nghiệp hàng không, các nhà sáng tạo cũng đã định nghĩa lại vai trò của thương hiệu. Thay vì mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ bay và hành khách như các hãng United và Delta.

Nhưng Southwest là hãng đã phá vỡ khuôn khổ với các tiếp viên biết ca hát và mối quan hệ đó được mô tả là “những người bạn vui vẻ”.

Hãng JetBlue, với đồ ăn nhẹ miễn phí và sứ mệnh “Cảm hứng nhân văn” tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa con người và con người.

Khái niệm về thương hiệu như mối quan hệ cũng giúp giải thích sự nổi lên của các thương hiệu đứng đầu thị trường hiện nay.

Như American Express xác định lại thương hiệu của mình, từ mối quan hệ giữa nhà phát hành thẻ và chủ thẻ thành câu lạc bộ và các thành viên.

Trong lĩnh vực công viên giải trí, Disney đã thay đổi từ nhà điều hành và hành khách thành các diễn viên và khách mời. Và Starbucks không chỉ định nghĩa lại vai trò của người phục vụ là bồi bàn thành người pha chế cà phê, mà còn cả vai trò của quán cà phê, từ nhà hàng trở thành trung tâm cộng đồng.

Chiến lược tái xây dựng thương hiệu.

Những người quen thuộc với các thương hiệu kiểu cũ có thể thấy một số điểm tương đồng với cách tiếp cận mới này. Có khác biệt là thương hiệu kiểu cũ tập trung vào các thuộc tính trong khi mô hình mới tập trung vào mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.

Theo kiểu cũ, Nike là một thương hiệu “anh hùng” vì nó tập trung vào sự chiến thắng. Nhưng Nike được mô tả tốt nhất là quan hệ giữa huấn luyện viên và vận động viên.

Các nhà tiếp thị có cơ hội xác định lại vai trò của thương hiệu trong mọi lĩnh vực. Phương tiện truyền thông được định nghĩa là đài truyền hình và người xem trong nhiều thập kỷ. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được xác định bởi bác sĩ và bệnh nhân.

Ngành giáo dục là giáo viên và học sinh… Tất cả các lĩnh vực này đều có cơ hội tạo ra những mối quan hệ mới dựa trên sự hợp tác và sáng tạo.

Để bắt đầu, hãy nghĩ về mối quan hệ khách hàng có với thương hiệu của bạn ngay từ bây giờ. Câu trả lời dựa trên những mối quan hệ trong xã hội.

Ví dụ, nếu bạn là một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tất nhiên mối quan hệ thương hiệu là bác sĩ và bệnh nhân. Bây giờ hãy nghĩ về các mối quan hệ khác bên ngoài lĩnh vực của bạn.

Trong việc chăm sóc sức khỏe có những khía cạnh của mối quan hệ giáo viên và học sinh (để giáo dục), huấn luyện viên và vận động viên (để khuyến khích), hoặc người hướng dẫn và du khách (để điều hướng).

Hãy đảm bảo tính đối xứng của các vai trò, giống như bạn bè với bạn bè, hàng xóm với hàng xóm hoặc các đồng tác giả với nhau.

Một chiến lược khác là làm ngược lại, bắt đầu từ mối quan hệ bạn muốn có. Hãy nghĩ về những giá trị và lợi ích của sản phẩm.

Sau đó, hình dung các mối quan hệ mang lại các lợi ích đó. Ví dụ, độ cảm biến nhiệt độ Nest sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ theo ý thích của bạn, và thiết bị dò khói hướng dẫn bạn đến nơi an toàn trong trường hợp có hỏa hoạn.

Thay vì vai trò thông thường của một nhà sản xuất thiết bị là nhà sản xuất và người mua, Nest đã tạo ra vai trò của thương hiệu là trở thành một thành viên trong gia đình, luôn chăm sóc và bảo vệ an toàn cho cả gia đình bạn.

“Thay vì nghĩ về “ngôi nhà thông minh” như George Jetson (một vai diễn trong phim khoa học viễn tưởng The Jetsons), chúng tôi tưởng tượng ngôi nhà là một nhân bản chăm sóc tất cả các thành viên sống bên trong nó và cả thế giới xung quanh nó”, Doug Sweeny – Giám đốc Marketing của Nest nói.

Tóm lại, hãy tìm cách thay đổi vai trò thương hiệu của bạn từ một mối quan hệ một chiều, không đối xứng và giao dịch thành đối ứng, đối xứng, và cá nhân.

Những vai trò này sẽ làm cho câu chuyện thương hiệu của bạn trở nên gần gũi và ý nghĩa hơn để chia sẻ với khách hàng.

Nếu những nhà sáng tạo thương hiệu ngày nay là người hướng dẫn, thì sự khác biệt lớn hơn, sự tham gia và lòng trung thành từ khách hàng nhiều hơn sẽ là kết quả.

Nội dung trên được dịch từ bài viết Build Your Brand as a Relationship của hai tác giả Mark Bonchek và Cara Frank đăng trên trang Harvard Business Review.

Mark Boncheck là nhà sáng lập và CEO của Shift Thinking. Ông thường làm việc với các nhà lãnh đạo và các tổ chức, cập nhật những suy nghĩ của họ trong thời đại kỹ thuật số.

Cara Frank là CEO của The Sage Group – công ty marketing và tư vấn cho các công ty khu vực Vịnh San Francisco, đồng thời là nhà sáng lập trang Maketers that Matter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Cơ hội lớn cho các Startup Việt trong đại dịch

Vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam đã đạt gần 1,4 tỷ USD, kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Cơ hội lớn cho các startup Việt trong đại dịch
iStock

Theo thống kê từ Tech in Asia, trong năm 2021, Đông Nam Á ghi nhận tổng số Kỳ lân (các startup định giá trên 1 tỷ USD) bằng 7 năm trước cộng lại. Nhiều công ty khởi nghiệp thành doanh nghiệp tỷ USD nhờ nguồn vốn từ thị trường cổ phần tư nhân.

Có đến 19 công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đã tăng định giá lên trên 1 tỷ USD, theo báo cáo mới đây của Credit Suisse về các công ty khởi nghiệp thuộc khối ASEAN.

Trong đó, các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, với khả năng áp dụng các công nghệ mới, góp phần mở ra cơ hội nuôi dưỡng các thế hệ Kỳ lân tiếp theo.

“Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, nhờ đó chất lượng của thị trường startup ở Việt Nam cũng được nâng lên”, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ KH&ĐT đánh giá.

Dẫn chứng cho lập luận này, ông Vũ Quốc Huy cho biết, trong 5 năm trở lại đây, hệ sinh thái ĐMST Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và hiện đang dần hoàn thiện với các thành tố cơ bản, chủ yếu như: startup; mạng lưới chuyên gia, trí thức; các tổ chức ươm tạo khởi nghiệp, hỗ trợ đổi mới sáng tạo; tổ chức tài chính, quỹ đầu tư…

Đặc biệt, môi trường pháp lý cho đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng được hoàn thiện. Trung tâm Đổi mới sáng tạo ngày càng thể hiện rõ nét vai trò trong việc kết nối các nguồn lực nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm.

Dù năm 2021 được nhận định là năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo ra thách thức lớn trong việc duy trì kết quả phát triển kinh tế, nhưng vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam vẫn đạt gần 1,4 tỷ USD – kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Số lượng startup cũng không ngừng phát triển với 3.800 startup, hơn 200 quỹ đầu tư và hơn 100 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cơ sở ươm tạo đang hoạt động.

Đại dịch đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên cũng mang lại nhiều cơ hội lớn. Dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập và hành vi người tiêu dùng nhưng lại tạo ra cơ hội và điều kiện phát triển cho các mô hình kinh doanh mới.

Trước đó, những mô hình như: đi chợ công nghệ, học tập và làm việc trực tuyến, dịch vụ y tế trực tuyến,… phải mất nhiều năm để thuyết phục khách hàng sử dụng, nhưng nay “nhờ”… đại dịch mà sự chuyển đổi trở nên nhanh chóng hơn.

Trong quá khứ, nhiều “kỳ lân” công nghệ đã được sinh ra trong khủng hoảng, điển hình nhất là AirBnb, Uber, Grab,… Khi thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, vai trò của nền kinh tế chia sẻ trở nên quan trọng hơn.

Khảo sát của nhà đầu tư được NIC và Quỹ Đầu tư mạo hiểm Do Ventures thực hiện cho thấy, “khẩu vị” của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi.

Dòng tiền đổ vào Startup Việt có thể đạt kỉ lục 1 tỷ USD

Những ngành có lợi từ đại dịch thì có mức tăng trưởng rất đột phá, như: Thương mại điện tử, Công nghệ tài chính (Fintech); Công nghệ giáo dục (EdTech), Công nghệ y tế (MedTech), Truyền thông trực tuyến (Online media), Công nghệ hậu cần (LogTech),…

Song để thành công, các startup cần rất nhiều yếu tố như: Thời cơ, ý tưởng, môi trường, mô hình kinh doanh, vốn, đội ngũ, sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan… để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp. Nếu thiếu một yếu tố cũng làm cho cơ hội thành công của startup giảm xuống đáng kể.

Thực tế, ở cả các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay cả các thị trường nhỏ và mới nổi như Đông Nam Á, các startup non trẻ vẫn hoàn toàn có cơ hội trước những làn sóng công nghệ mới.

“Chúng ta có thể nói về những ví dụ sinh động như: Facebook vượt qua Yahoo, Apple; Samsung vượt qua “tượng đài” Nokia và Blackberry. Có thể nói, cơ hội luôn có ở mọi nơi, mọi thời điểm cho các startup tận dụng tốt thời cơ”, lãnh đạo NIC chia sẻ.

Do đó, đối với thị trường Việt Nam, các startup nội vẫn có những lợi thế so với những “ông lớn” quốc tế. Việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất, bên cạnh yếu tố nguồn vốn, nhân sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo The Leader)

Cơ quan quản lý truyền thông của Nga sẽ “hạn chế một phần quyền truy cập” vào Facebook

Theo cáo buộc từ cơ quan này, họ “đã ghi nhận được 23 trường hợp bị Facebook kiểm duyệt các tài nguyên Internet và truyền thông Nga” kể từ tháng 10 năm 2020.

Getty Images

Vào ngày 25/2 vừa qua, Cơ quan quản lý các phương tiện truyền thông của Nga cho biết họ sẽ bắt đầu “hạn chế một phần quyền truy cập” vào Facebook sau khi nền tảng này đã nhiều lần hạn chế các tài khoản của các hãng truyền thông Nga (thuộc quản lý của nhà nước) từ năm 2020.

Theo đó, Facebook đã hạn chế các tài khoản của 4 hãng truyền thông Nga bao gồm kênh Zvezda TV, hãng thông tấn RIA Novosti, Lenta.ru và Gazeta.ru.

Mặc dù Roskomnadzor (cơ quan hành pháp liên bang Nga chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng của Nga) cho biết hành động của Facebook đã vi phạm luật liên bang của Nga, tuy nhiên, phía công ty mẹ Meta đã phớt lờ yêu cầu này.

Roskomnadzor cho biết các hành động của họ tuân theo thỏa thuận của Văn phòng công tố và Bộ Ngoại giao trong việc “xem mạng xã hội Facebook có liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người, cũng như các quyền và tự do của công dân Nga.”

Đáp lại những yêu cầu của phía cơ quan Nga, Ông Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta cho biết: “Meta hy vọng người dân Nga có thể thể hiện được tiếng nói của mình thông qua các nền tảng của chúng tôi, họ có quyền chia sẻ những gì đang xảy ra thông qua Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen (Theo CNBC)

Nielsen & TikTok SEA Report: Định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok trong 2022

Nielsen vừa kết hợp với TikTok cho ra mắt báo cáo định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok trong 2022 và hơn thế nữa.

Nielsen & TikTok SEA Report: Định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok 2022
ShutterStock

Theo số liệu từ TikTok và Nielsen, vào năm 2021, TikTok có hơn 240 triệu người dùng tại khu vực Đông Nam Á (SEA), tạo ra hơn 800 triệu video và hơn một nghìn tỷ lượt xem trên nền tảng mỗi tháng.

Nắm bắt được điều này, những người làm marketing đã bắt đầu tận dụng được các cơ hội để nâng cao nhận thức về thương hiệu cũng như mức độ tương tác với người tiêu dùng của họ.

Bằng cách sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) và phân tích theo hướng dữ liệu (data-driven insights), TikTok đã kết hợp với Nielsen nhằm mục tiêu khám phá ra cách các thương hiệu có thể tối ưu hoá tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên chi tiêu quảng cáo (ROAS).

Tại sao ROAS lại quan trọng.

ROAS (return-on-advertising spend) là thước đo hiệu quả truyền thông cho biết mức doanh thu tăng thêm có được trên mỗi đơn vị ngân sách quảng cáo đã được chi tiêu.

ROAS là chỉ số chính mà người làm marketing hay quảng cáo sử dụng để đo lường tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) cho các chiến dịch quảng cáo, họ sử dụng chỉ số này để xem liệu các chiến dịch hay ngân sách mà họ đã chi tiêu có thực sự mang lại doanh số bán hàng cho doanh nghiệp hay không.

Theo báo cáo “Dự báo các xu hướng tiêu dùng chính trong năm 2022” của GWI, một trong những thách thức lớn nhất của các marketer trong năm 2022 là dành được sự chú ý ngày càng giảm của người tiêu dùng trong bối cảnh mới.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số hay số hoá doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh này sẽ ngày càng gay gắt hơn, và khi này, doanh nghiệp sẽ tập trung theo dõi ROAS nhiều hơn để đảm bảo các chiến lược truyền thông của họ đang được triển khai một cách hiệu quả.

Những mẹo nhỏ mà các nhà quảng cáo hay nhà tiếp thị có thể sử dụng để tối đa hóa ROAS trên TikTok.

Theo dữ liệu báo cáo của Nielsen, các thương hiệu có thể khám phá nhiều giá trị mới trên TikTok để thúc đẩy tăng trưởng vào năm mới 2022.

Cụ thể, các hình thức quảng cáo có trả phí (paid media) trên TikTok mang lại ROAS cao hơn 1,6 lần so với các nền tảng khác. Điều quan trọng ở đây là hãy nghĩ về TikTok như một nền tảng có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh thông qua phương thức tiếp cận toàn kênh (full funnel marketing).

Các nhà quảng cáo hay thương hiệu cần nhìn xa hơn các chỉ số như nhận thức về thương hiệu (brand awareness) hay mức độ tương tác, đồng thời lập chiến lược cho các hoạt động marketing tại các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng như ‘Cân nhắc’, ‘Mua hàng’ và cả ‘Ủng hộ’ (sau mua hàng), với các chiến dịch quảng cáo đa định dạng.

Trên thực tế, số liệu phân tích của Nielsen cũng chỉ ra rằng ROAS của các thương hiệu có thể tăng gấp đôi từ các chiến dịch quảng cáo có trả phí với định dạng ‘Thử thách gắn hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge – HTC).

HTC là một trong những định dạng quảng cáo đã thúc đẩy ROAS tốt nhất tại khu vực Đông Nam Á trong những năm vừa qua và khiến nó trở thành tùy chọn quảng cáo được ưu tiên số một khi nói đến các mục tiêu gia tăng doanh số bán hàng.

Các mẹo chính mà nhà quảng cáo có thể sử dụng:

Bằng cách kết hợp nhiều định dạng quảng cáo trong chiến dịch, các thương hiệu có thể chứng kiến mức tăng ROAS lên tới 12%.

Để có thể tận dụng được sức mạnh tổng hợp của phương pháp tiếp cận “đa sắc thái quảng cáo”, nhà quảng cáo thể kết hợp các chiến dịch HTC với các quảng cáo hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) để tối đa hóa khả năng tiếp cận và tương tác với người dùng.

Vào năm 2021, TikTok đã ra mắt một loạt các định dạng quảng cáo mới như quảng cáo bộ sưu tập (Collection Ads) hay quảng cáo động (Dynamic Showcase Ads), bạn có thể xem thêm tại Link.

Tiếp đó, cũng theo dữ liệu phân tích, Nielsen nhận thấy rằng các chiến dịch quảng cáo kéo dài hơn 7 tuần đã có thể thúc đẩy ROAS cao hơn đến 14%, đồng thời, các thương hiệu chạy ít nhất từ 2 đến 3 chiến dịch HTC trong 1 năm có ROAS cao hơn 20% so với các thương hiệu chỉ chạy một chiến dịch (hoặc không chạy).

Bạn có thể tải đầy đủ bản báo cáo tại: Nielsen & TikTok SEA Report 2022

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thấu hiểu hành vi khách hàng – chìa khóa thành công trong bán hàng

Thấu hiểu hành vi khách hàng (consumer behavior) là nhân tố quyết định thành bại của các chiến lược marketing.

hành vi khách hàng

Hành vi khách hàng.

Thuật ngữ “hành vi khách hàng” trong marketing dùng để chỉ các chuỗi phản ứng về mặt tâm lý như suy nghĩ, cân nhắc và hành động của người tiêu dùng kể từ khi họ nghe nói đến một sản phẩm cho đến khi kết thúc quá trình giao dịch và mua sản phẩm đó.

Chuỗi phản ứng tâm lý này có thể gặp ở nhiều đối tượng khách hàng, cũng như có khuynh hướng lặp đi lặp lại đối với nhiều sản phẩm khác nhau.

Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của cá nhân khi thực hiện quyết định mua sắm, sử dụng hay loại bỏ sản phẩm, dịch vụ.

Chẳng hạn, nghiên cứu hành vi tiêu dùng bia trên một địa bàn để biết được khách hàng uống bia chủ yếu thuộc đối tượng nào (nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, thu nhập bình quân…), họ thường chọn nhãn hiệu bia nào, tại sao họ chọn nhãn hiệu đó (theo thói quen, đang có khuyến mãi hay tin rằng nhãn hiệu đó chất lượng tốt hơn), hình thức đóng gói nào thường được khách hàng dùng nhiều nhất (chai hay lon), khi nào thường dùng (đột xuất, thời gian nào trong ngày, dịp cuối tuần hay lễ, Tết), tần suất dùng (bình quân bao lâu uống một lần), dùng ở đâu (ở nhà, quán vĩa hè, quán nhậu…).

Các yếu tố tác động.

Các yếu tố tác động đến cách ra quyết định của khách hàng rất đa dạng và phức tạp. Rất khó đưa ra được những nguyên tắc đơn giản có thể giải thích cách thức dẫn đến quyết định lựa chọn và mua sắm hàng hóa của họ.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ các yếu tố tác động đến quá trình đó, vẫn có thể trả lời được câu hỏi vì sao khách hàng mua món hàng này và vì sao không.

Trước tiên, cần hiểu rằng khách hàng mua sắm là nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc của những người liên quan.

Đó có thể là những nhu cầu cơ bản, nhu cầu sử dụng hoặc đơn giản chỉ là nhu cầu được sở hữu, nhìn ngắm hay phô trương những thứ họ mong muốn và ao ước.

Trong giai đoạn này, yếu tố tâm lý nội tại như động cơ mua sắm, nhận thức, niềm tin và thái độ của mỗi cá nhân tác động rất lớn đến nhu cầu và ý định mua sắm.

Các yếu tố cá nhân khác như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, và các yếu tố bối cảnh như gia đình, vai trò và địa vị xã hội, nền tảng văn hóa, khu vực địa lý… cũng đóng góp vào quyết định và hành vi mua sắm của mỗi cá nhân.

Trong thời đại thông tin hiện nay, các nhóm tham khảo là yếu tố quan trọng mà những nhà quản trị marketing cần lưu ý.

Thông tin khuyến khích người tiêu dùng có thể đến từ các mối quan hệ bên ngoài của khách hàng, như người thân, bạn bè, đồng nghiệp, người đồng trang lứa…

Những tác nhân này có thể xuất phát từ quảng cáo, marketing truyền miệng, những người có khả năng gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của những người xung quanh (opinion leaders), như chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, những người nổi tiếng, người của công chúng…

Chìa khóa thành công.

Việc thấu hiểu khách hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý cũng như khuynh hướng lựa chọn sản phẩm và thương hiệu của họ.

Trên cơ sở đó, doanh nghiệp phát triển chiến lược xác định sản phẩm phù hợp, đề ra chiến lược về sản phẩm, giá cả, xúc tiến thương mại hiệu quả hơn.

Khi nghiên cứu những dữ liệu về hành vi mua sắm của khách hàng trong quá khứ, các nhà quản trị có thể ước lượng và dự báo được doanh số của công ty trong tương lai, cũng như có cơ hội hiểu sâu hơn về cách mà khách hàng tiềm năng có thể bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài.

Hiểu biết vững vàng về hành vi khách hàng là cần thiết để triển khai chiến lược marketing phù hợp.

Đối với chiến lược sản phẩm, việc nghiên cứu khách hàng giúp nhà quản trị nắm bắt được nhu cầu, khao khát của khách hàng, phát triển sản phẩm mới có nhiều tiện ích phù hợp với ước muốn của họ, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đến đúng đối tượng trong một không gian và thời gian thích hợp.

Cũng thông qua nghiên cứu khách hàng, doanh nghiệp sẽ có phương thức định giá phù hợp, đặc biệt tìm ra những mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả.

Hơn nữa, việc hiểu biết thói quen mua sắm của khách hàng là cơ sở để xác định địa điểm, thời gian, cách thức cung ứng sản phẩm đến tay họ một cách tốt nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Shopify cho phép hơn 7000 nhân viên làm việc online vĩnh viễn

Bất chấp những ảnh hưởng từ Covid-19, nền tảng thương mại điện tử Shopify đã cho phép hơn 7000 nhân viên của công ty làm việc online vĩnh viễn.
Shopify cho phép hơn 7000 nhân viên làm việc online vĩnh viễn
Nếu Amazon có biệt danh là “cửa hàng trực tuyến bán mọi thứ”, thì Shopify lại muốn trở thành cửa hàng ở khắp mọi nơi.

Từ tháng 2/2021, công ty thương mại điện tử Shopify Inc đã thay thế đường dẫn địa chỉ công ty từ “Ottawa, Canada” thành “Internet, everywhere”. Thông cáo phát đi đã gây khó hiểu cho cả những thành viên công ty vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, sau gần hai năm hoạt động theo mô hình không cần văn phòng vật lý, Shopify từ một công ty công nghệ khiêm tốn đã thực sự trở thành ông lớn trong ngành thương mại điện tử toàn cầu.

Shopify và chiến lược nhân sự ảo.

Người sáng lập kiêm CEO của Shopify, Tobi Lütke được cho là người có xu hướng nhìn nhận các vấn đề tồn tại một cách khách quan với logic cứng rắn.

Vào tháng 5/2020, khi đại dịch còn chưa thực sự bùng phát mạnh ở châu Mỹ, Lütke đã đưa ra quyết định có vẻ hấp tấp là chấm dứt hợp đồng thuê các văn phòng ở Ottawa và 6 thành phố khác.

Vị thuyền trưởng tuyên bố rằng toàn bộ nhân viên gồm 7.000 người của công ty sẽ mãi mãi hoạt động trên không gian “ảo”. Lütke kết luận, Shopify hiện đã có mặt khắp nơi cùng với các nhân viên và khách hàng của mình trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số.

Địa chỉ trụ sở công ty là “Internet, everywhere” (Internet, mọi nơi) có vẻ khá kỳ lạ nhưng kết quả kinh doanh, thị phần,…. sau gần hai năm thay đổi của Shopify đã chứng minh quyết định của Lütke là đúng đắn.

Mô hình kinh doanh của Shopify là phát triển và duy trì hoạt động các website bán hàng cho các đơn vị kinh doanh, một trong số đó là hai gã khổng lồ bán lẻ như Staples Inc. và Chipotle Mexican Grill Inc.

Các công ty quốc tế có mức độ phổ biến cực cao khác như hãng giày Allbirds Inc. và nhà sản xuất sản phẩm tẩy tế bào chết Figs cũng đã phát triển website bán hàng trên nền tảng này. “Kênh bán lẻ” của Kylie Jenner, Taylor Swift, Lady Gaga và những người nổi tiếng khác cũng đều do Shopify đảm nhận.

Từ một tên tuổi vô danh tới ông trùm thương mại điện tử.

Làm việc với các đối tác lớn song ảnh hưởng lớn nhất có thể thấy của Shopify là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, những startup, doanh nhân chân ướt chân ráo tham gia kinh doanh, buôn bán.

Cũng giống như gì Zoom làm được vào thời kỳ đầu của đại dịch, Shopify tác động sâu sắc tới các chủ doanh nghiệp nhỏ. Nhiều người trong số họ thậm chí chưa bao giờ bán trực tuyến một sản phẩm nào cho tới khi tìm đến các dịch vụ hỗ trợ từ Shopify.

Vào thời điểm đó, Shopify vẫn còn là một công ty ít được biết đến với khoảng 1 triệu người bán, có nhiều khả năng bị nhầm lẫn với dịch vụ âm nhạc Spotify hơn là tên tuổi trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tuy vậy, khi các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi phải đóng cửa hàng loạt, Shopify đã trang bị cho người kinh doanh những công cụ để chuyển đổi trở thành cửa hàng trực tuyến tức thì.

Trong khi danh tiếng của Amazon bị ảnh hưởng bởi những cuộc điều tra của quốc hội Mỹ thì Shopify bất ngờ nổi lên nhanh chóng.

Vốn hóa thị trường của công ty từ 46 tỷ USD vào đầu năm 2020 đã tăng lên 177 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Tính đến năm 2020, doanh thu của Shopify đã tăng lên 2,9 tỷ USD, tăng 86% so với năm 2019.

Trong ngày Thứ Sáu đen năm ngoái, các thương gia trên Shopify đã mang về doanh số 6,3 tỷ USD, tăng tới 23% so với một năm trước đó.

Hiện nay, công ty là doanh nghiệp có giá trị nhất của Canada, chiếm 8,6% doanh số thương mại điện tử của Mỹ vào năm 2020 (sau Amazon 39% nhưng trước Walmart và Ebay).

“Cuộc nổi dậy” chống lại sức ảnh hưởng của Amazon.

CEO Shopify Tobi Lütke – người đã quyết định phát triển các công cụ cơ bản để xây dựng những trang web bán lẻ sau khi phải đóng cửa cửa hàng ván trượt tuyết trực tuyến của mình khi mới 24 tuổi. Hiện ông là người giàu thứ hai Canada, theo Bloomberg.

Trong giới công nghệ và bán lẻ, ông trở thành một nhân vật nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Người đàn ông 41 tuổi được miêu tả với dáng gầy, hói đầu và luôn đội mũ nhưng đó là một tỷ phú, một doanh nhân tài năng không ngại thử thách.

Theo một nghĩa nào đó, Lütke và các đồng nghiệp của ông đối lập với đội quân tư bản kỹ thuật của Jeff Bezos. Nói cách khác, Amazon có biệt danh là “cửa hàng trực tuyến bán mọi thứ”, thì Shopify lại muốn trở thành cửa hàng ở khắp mọi nơi.

Một vài năm trước, Lütke nhận thấy có lợi thế khi so sánh Shopify với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất thế giới trong thương mại điện tử. Ông nhận xét: “Amazon đang cố gắng xây dựng một đế chế và Shopify đang cố gắng vũ trang cho quân nổi dậy”.

Dĩ nhiên, rất khó để bảo vệ quan điểm khi vốn hóa thị trường còn quá nhỏ. Để giữ cho liên minh nổi dậy còn nguyên vẹn, Lütke phải làm cho Shopify trở nên hữu ích hơn đối với các nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, đồng thời giúp các nhà bán lẻ nhỏ hơn đang vướng vào tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng và lạm phát.

Không chỉ vậy, ông cũng phải đối mặt với các khó khăn tại quê nhà. Câu hỏi đặt ra là liệu Shopify có nên tham gia vào khía cạnh tốn nhiều công sức nhất của thương mại điện tử là vận chuyển hay không.

Thu hút hàng loạt các nhà bán lẻ bằng cách cung cấp cho họ một sân chơi, nền tảng kinh doanh trực tuyến đơn giản và chắc chắn hóa ra lại là một phần dễ dàng.

“Tôi có những điểm mù rất lớn chỉ vì, ý tôi là, tôi lớn lên như một kẻ mọt sách, suốt ngày lập trình và dành toàn bộ tuổi 20 của mình để xây dựng Shopify”, Lütke nói trong một cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ ở Ottawa trước đây.

Thực tế, nhiều người tiếp xúc cho rằng Lütke là một người khá kỳ lạ vì khi trao đổi với ông, người ta như bước vào hành trình “nguy hiểm” với mê cung trí tuệ được xây dựng từ những cuốn sách quản lý và suy nghĩ rời rạc nhưng khác biệt.

Ông đã liên túc thử nghiệm lý thuyết trên chính công ty của mình, tránh những cuộc họp định kỳ không cần thiết, thậm chí thử nghiệm công cụ kết nối làm việc từ xa bằng cách cho tất cả nhân viên làm việc tại nhà 1 tháng từ năm 2017.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thu Phương

Lượng đơn đăng ký nhãn hiệu Metaverse ở Trung Quốc lên tới 16.000

Các công ty Trung Quốc vẫn đang “điên cuồng” về khái niệm metaverse, vốn được coi là sự lặp lại tiếp theo của internet, bất chấp cảnh báo của chính phủ.

Lượng đơn đăng ký nhãn hiệu metaverse ở Trung Quốc lên tới 16.000
Image: ipopba/Adobe Stock

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến Metaverse ở Trung Quốc đã đạt đến tầm cao mới với 16.000 đơn, theo báo cáo hôm 22.2 từ kênh truyền thông địa phương Thepaper.cn có trụ sở tại Thượng Hải, trích dẫn dữ liệu từ Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc.

Con số trên gần gấp đôi lượng đơn được ghi nhận cách nay hai tháng, khi cả Trung Quốc có tổng cộng 8.534 đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến Metaverse, theo công ty theo dõi đăng ký nhãn hiệu Tianyancha.

Mặc dù ngày càng có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu gắn với khái niệm Metaverse, hay còn gọi là yuanyuzhou trong tiếng Quan Thoại, nhưng cho đến nay cơ quan chính phủ vẫn chỉ chấp thuận một số đơn đăng ký.

Giới chức trách cũng cảnh báo việc “lạm dụng” quy trình đăng ký nhãn hiệu, cam kết từ chối đăng ký nhãn hiệu “độc hại” nhằm mục đích thổi phồng khái niệm Metaverse hơn là để sử dụng thực tế. Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền Bắc Kinh cam kết hạn chế đầu cơ trái chiều.

Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc về Vòng đồng thuận Metaverse, hiệp hội mới được nhà nước hậu thuẫn bao gồm hơn 100 công ty, hôm 22.2 đã ban hành hướng dẫn, nêu rõ rằng ngành công nghiệp này cần ngăn chặn tình trạng đầu cơ và bong bóng thị trường.

“Các hoạt động tài chính bất hợp pháp, chẳng hạn như chế tạo dự án đầu tư Metaverse giả mạo và phát hành tiền ảo Metaverse, nên được ngăn lại”.

Metaverse đề cập đến một thế giới ảo sống động như thật, nơi mọi người có thể gặp gỡ, làm việc và giải trí trực tuyến bằng các thiết bị như kính thực tế ảo (VR) và thiết bị thực tế tăng cường (AR).

Những người ủng hộ coi Metaverse là lần lặp lại tiếp theo của internet. Các công ty công nghệ Trung Quốc đã cố gắng đăng ký nhãn hiệu Metaverse như bước đầu tiên để tìm hiểu khái niệm này.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding đã nộp 31 đơn đăng ký nhãn hiệu Metaverse vào tháng 9.2021 thông qua công ty con tại Singapore, bao gồm một số đơn đăng ký gắn liền với tên công ty và các đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như AliCloud, Taobao và DingTalk.

Theo nền tảng theo dõi đăng ký kinh doanh Qichacha, ByteDance cũng nộp đơn đăng ký 6 nhãn hiệu vào tháng 10.2021. Công ty trò chơi điện tử và truyền thông mạng xã hội khổng lồ Tencent Holdings đã nộp 99 đơn liên quan đến Metaverse kể từ tháng 9.2021.

Theo dữ liệu từ Tianyancha, nhà chức trách Trung Quốc đã từ chối một số đơn đăng ký nhãn hiệu trong những tháng gần đây, bao gồm cả những đơn đăng ký từ công ty trò chơi điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc NetEase, nhà cung cấp video trực tuyến iQiyi thuộc sở hữu của Baidu và nhà điều hành nền tảng thương mại điện tử xã hội Xiaohongshu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chiến lược trải nghiệm khách hàng sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi ưu tiên, từ tập trung cho sản phẩm sang tập trung cho khách hàng. Trong bối cảnh đó, không ít lãnh đạo doanh nghiệp đang tự đặt ra câu hỏi: “Liệu chiến lược trải nghiệm khách hàng sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2022?”.

chiến lược trải nghiệm khách hàng năm 2022

Đại dịch đã mở ra một kỷ nguyên mới cho trải nghiệm khách hàng. Dịch vụ khách hàng đã vươn đến nhiều kênh khác nhau và tiếp tục phát triển những cách thức mới để tiếp cận tệp khách hàng lớn hơn nữa.

Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư vào trải nghiệm khách hàng để tạo nên sự khác biệt trong thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh ở cùng ngành và cùng phân khúc khách hàng.

Theo dự đoán về Trải nghiệm khách hàng trong năm 2022 của Zoho Corporation: Quá trình chuyển đổi số đã diễn ra trong nhiều năm, riêng hai năm qua thế giới đã chứng kiến tốc độ chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết.

Điều này không chỉ đơn giản là nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT để tối ưu hóa các hoạt động nội bộ nữa, mà đã mở rộng ra toàn bộ hệ sinh thái của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng thói quen tiếp nhận thông tin và hành vi mua sắm của khách hàng.

Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển mình rất mạnh mẽ, đặc biệt khi giờ đây khách hàng ngày càng thích tương tác qua các kênh trực tuyến hơn.

Kết quả “Khảo sát Người tiêu dùng Việt Nam: Kiên cường trước khó khăn” do Deloitte thực hiện chỉ ra rằng người Việt Nam thích mua sắm đa dạng nhiều sản phẩm khác nhau trên các kênh thương mại điện tử và cửa hàng trực tuyến.

Sự chuyển dịch từ mô hình thương mại truyền thống sang các kênh trực tuyến đã phản ánh một phần những cách làm việc và sinh hoạt mới mà người tiêu dùng Việt Nam áp dụng trong thời đại dịch.

Do đó, trong năm 2022, chuyển đổi số và phát triển chiến lược kinh doanh luôn song hành cùng nhau. Đại dịch đã đẩy mạnh việc áp dụng Cơ chế hỗ trợ ra quyết định BizOps trong doanh nghiệp.

Đây là cơ chế định hướng chiến lược nhằm hợp nhất thông tin từ các phòng ban chức năng khác nhau như Sales, Marketing, Chăm sóc khách hàng, để việc ra quyết định được dựa trên nhiều nguồn thông tin chứ không bị bó hẹp trong phạm vi riêng.

Dự báo trong năm 2022, cũng cho rằng, BizOps sẽ được khai thác tối đa về mặt chiến lược nhằm tối ưu hóa quy trình vận hành nội bộ.

Với cách thức vận hành như hiện nay của các doanh nghiệp, BizOps sẽ đóng vai trò hỗ trợ, hoàn thiện bộ máy Kinh doanh và Công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả các thay đổi nội bộ và mang đến cho khách hàng những thay đổi tích cực.

Năm 2022 cũng sẽ chứng kiến sự khởi đầu của Zero UI, những giao diện người dùng vô hình được kích hoạt bằng các cử chỉ tự nhiên như chuyển động, giọng nói và cử chỉ.

Từ góc độ người tiêu dùng, việc Zero UI được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị gia đình thông minh cho thấy kỳ vọng rõ ràng của người tiêu dùng về những sản phẩm ứng dụng công nghệ này trong thời gian tới.

Trong bối cảnh các ứng dụng phổ biến nhất ngày càng được tích hợp với nhau, những nền tảng hợp nhất sẽ trở thành tiêu chuẩn, đóng vai trò “một cửa” cho phép doanh nghiệp thực hiện nhiều chức năng, như tham khảo chéo ngữ cảnh của khách hàng , tự động hóa, ghi nhận và phân tích dữ liệu… tất cả trên một nền tảng duy nhất.

Vì thế, các doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực phù hợp để tạo dựng trải nghiệm khách hàng liền mạch, nhằm cạnh tranh trong bối cảnh bình thường mới.

Về lâu dài, một nền tảng hợp nhất sẽ giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn về công nghệ và tài chính, so với khi triển khai các giải pháp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Tuy một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã hành động mạnh mẽ trong việc đặt khách hàng vào trọng tâm chiến lược phát triển, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa trong nhận thức và triển khai trải nghiệm khách hàng ở Việt Nam so với các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, năm 2022 sẽ chứng kiến những nỗ lực vươn mình của các doanh nghiệp Việt Nam để đưa trải nghiệm khách hàng lên một tầm cao mới.

Khi kỳ vọng và hành vi của khách hàng đã thay đổi, doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa để trải nghiệm số của khách hàng trở nên hoàn hảo nhất có thể.

Nhìn chung, ở giai đoạn này, các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng thích nghi và đối diện với những thay đổi chóng mặt.

Năm 2022 được kỳ vọng sẽ là một năm quan trọng để tiếp tục thực hiện, đơn giản hóa, và gắn kết những hoạt động trải nghiệm khách hàng tốt nhất đã diễn ra trên hành trình chuyển đổi số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những vị trí nhân sự được săn lùng trong năm 2022

Các vị trí nhân sự được tìm kiếm nhiều sẽ đi theo xu hướng số hóa và làm việc từ xa, cũng như dựa trên tình hình chuyển đổi kinh doanh của doanh nghiệp.

Những vị trí nhân sự được săn lùng năm 2022

Những xu hướng đáng chú ý.

Với chiến lược linh hoạt để thích ứng với bình thường mới, nền kinh tế đang có dấu hiệu lạc quan, kéo theo thị trường tuyển dụng nhộn nhịp trở lại.

Khảo sát “Xu hướng lương thưởng và phúc lợi năm 2022” của nhà cung ứng nhân sự Adecco Việt Nam cho thấy nhu cầu tuyển dụng và chính sách phúc lợi có xu hướng tốt hơn trong năm nay.

Nhiều lĩnh vực sẽ tìm kiếm và bổ sung nhân tài hơn, như công nghệ và truyền thông, sản xuất và kỹ thuật, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe, năng lượng.

Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng của đầu tư nước ngoài nhờ lực lượng lao động trẻ, dồi dào, và có khả năng thích ứng cao.

Thêm vào đó, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực gần đây như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ giúp nền kinh tế có thêm triển vọng phát triển, kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng vọt.

Ngoài ra, làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trong khu vực sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động chất lượng cao trong thời gian tới.

Adecco cho biết các nhà tuyển dụng cũng đang tìm kiếm các vị trí mới dựa trên tình hình chuyển đổi kinh doanh.

Xu hướng số hóa và làm việc từ xa sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các vị trí công nghệ và dữ liệu. Bên cạnh đó, khi tương tác trực tuyến ngày càng phổ biến, các vị trí sáng tạo liên quan đến trực quan và trải nghiệm trực tuyến như thiết kế đồ họa, thiết kế UI/UX hoặc tiếp thị kỹ thuật số đang được đặc biệt quan tâm.

Tương tự, các công việc liên quan đến sự thích ứng của doanh nghiệp như chiến lược và chuyển đổi, tạo giá trị hoặc tham mưu cũng đang có xu hướng gia tăng.

Một năm của chuyển đổi mạnh mẽ.

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến 2021 trở thành một năm đầy thách thức đối với nhiều doanh nghiệp, đồng thời định hình lại tương lai việc làm.

Theo Adecco Việt Nam, mặc dù phải đối mặt với những gián đoạn do dịch bệnh gây ra, các doanh nghiệp không chỉ nỗ lực để duy trì hoạt động, mà còn đặt con người là ưu tiên hàng đầu.

Các nhu cầu về an toàn của nhân viên, như làm việc từ xa, trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân, hoặc giảm số nhân sự tại chỗ, đã nhanh chóng được đáp ứng.

Ngoài ra, trong bối cảnh hơn 96% nhân sự sẵn sàng tham gia các hoạt động đào tạo lại – theo báo cáo hồi tháng 8/2021, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư một cách khôn ngoan vào các hoạt động đào tạo và phát triển trực tuyến.

Dù chú trọng hoạt động đào tạo lại kỹ năng hay các chương trình phúc lợi, những nỗ lực của doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện sự gắn kết (employee engagement) và hiệu suất của nhân viên, cũng như giữ chân nhân tài và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng đáng mơ ước.

“Tất cả các yếu tố này đều mang lại lợi ích sau cùng là đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu dài và ổn định”, Adecco nhấn mạnh.

Đại dịch cũng đã thúc đẩy sự thay đổi trong quy trình tuyển dụng khi các ứng viên dần quen với việc tìm việc, ứng tuyển và phỏng vấn trực tuyến, và các nhà tuyển dụng cũng triển khai rộng rãi hơn hình thức tuyển dụng trực tuyến.

Cuộc khảo sát “Việc làm cho tân cử nhân trong đại dịch Covid-19” chỉ ra rằng 62,5% nhà tuyển dụng chuyển sang quy trình tuyển dụng ảo giữa tình hình dịch bệnh phức tạp.

Tuy nhiên, phương án thay thế này vẫn có những mặt trái nhất định. Các ứng viên thường gặp khó khăn trong việc đánh giá môi trường làm việc và định hướng tương lại thông qua màn hình máy tính.

Trong khi đó, nhà tuyển dụng cũng gặp trở ngại khi đánh giá ứng viên, ví dụ như khó quan sát ngôn ngữ cơ thể và phản ứng của ứng viên đối với văn hóa làm việc.

Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các bài đánh giá kỹ năng trực tuyến. Ngoài việc kiểm tra tham chiếu thường thấy, đánh giá tâm lý cũng đang trở nên phổ biến hơn để xác định trình độ chuyên môn và khả năng phục hồi của ứng viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo The Leader)

Google Ads ra mắt Enhanced Conversions for Leads

Nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo đo lường dễ dàng hơn các chuyển đổi ngoại tuyến (offline), Google Ads vừa thông báo ra mắt tính năng ‘Enhanced Conversions for Leads‘.

Google Ads ra mắt 'Enhanced Conversions for Leads'

Enhanced Conversions for Leads hay tính năng chuyển đổi nâng cao cho khách hàng tiềm năng hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và là giải pháp thay thế cho phương pháp đo lường chuyển đổi ngoại tuyến hiện có của Google, Google Click ID-based.

Google Ads ra mắt Enhanced Conversions for Leads

‘Enhanced Conversions for Leads’ mang lại điều gì cho nhà quảng cáo.

Với tính năng mới này, nhà quảng cáo có thể cấu hình trực tiếp từ tài khoản Google Ads của họ (thay vì CRM như trước đây) nên có thể dễ dàng áp dụng hơn, cho phép nhiều nhà quảng cáo theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của họ.

Với những dữ liệu có được, hệ thống của Google có thể đưa ra những quyết định đấu giá tốt hơn, điều này có nghĩa là các chiến dịch sẽ hiệu quả và có lượng chuyển đổi tốt hơn.

Thiết lập ‘Enhanced Conversions for Leads’.

Tính năng chuyển đổi nâng cao cho khách hàng tiềm năng có thể được cấu hình trực tiếp thông qua Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager) miễn là nhà quảng cáo đã thiết lập tính năng theo dõi chuyển đổi trong Google Ads và bật tính năng tự động gắn thẻ (auto-tagging).

Ngoài ra, nhà quảng cáo cũng có thể cấu hình bằng cách sử dụng thẻ global site tag trực tiếp trên website nếu đã thiết lập tính năng đo lường chuyển đổi.

‘Enhanced Conversions for Leads’ hoạt động như thế nào.

Khi một khách hàng tiềm năng (Lead) điền vào một biểu mẫu khách hàng tiềm năng (lead form) nào đó trên website của nhà quảng cáo, những dữ liệu có được từ khách hàng sẽ được ghi lại bởi các thẻ theo dõi chuyển đổi, và sau đó được gửi đến Google.

Khi khách hàng tiềm năng đó chuyển đổi thành công (thành khách hàng), nhà quảng cáo có thể tải lên thông tin của khách hàng và Google sẽ kết nối những thông tin đó với các quảng cáo có khả năng mang về nhiều khách hàng nhất (tương tự).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Meta công bố giá trị doanh nghiệp mới

CEO Meta Mark Zuckerberg vừa công bố giá trị doanh nghiệp mới nhằm theo đuổi những chiến lược và tham vọng mới trong tương lai.

Meta công bố giá trị doanh nghiệp mới

Nhằm mục tiêu định vị lại giá trị và hình ảnh của doanh nghiệp, CEO Mark Zuckerberg vừa công bố các giá trị thương hiệu mới nhấn mạnh tầm nhìn của Meta đến tương lai.

Khi nhắc đến Facebook, một trong những phương châm phát triển hàng đầu của nền tảng này là “Move fast and break things” (Tạm dịch: Di chuyển nhanh và làm gián đoạn mọi thứ), và giờ đây khi đổi tên thành Meta, sứ mệnh này vẫn không hề thay đổi.

Theo công bố từ CEO Mark Zuckerberg, dưới đây sẽ là những giá trị doanh nghiệp mới của Meta trong bối cảnh mới.

  • Di chuyển nhanh (và ‘phá vỡ’ mọi thứ).
  • Tập trung vào những tác động lâu dài.
  • Xây dựng nên những điều tuyệt vời.
  • Sống trong tương lai.
  • Tôn trọng đồng nghiệp của bạn.
  • Meta, Metamates, Me.

Để có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về những giá trị doanh nghiệp mới của mình, dưới đây là lời giải thích từ CEO Meta.

Giá trị doanh nghiệp mới của Meta.

Di chuyển nhanh (Move Fast).

Giá trị này nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp sẽ nỗ lực loại bỏ mọi rào cản hay trở ngại có thể cản trở các sáng kiến với mức độ ưu tiên cao.

Zuckerberg cũng đề cao tinh thần đội nhóm khi ‘di chuyển nhanh’ và không phải ai cũng có thể tự hành đông theo một cách riêng.

Ông nói:

“Move Fast giúp chúng tôi xây dựng và học hỏi nhanh hơn bất kỳ đối thủ nào khác. Điều này có nghĩa là sẽ ưu tiên hành động khẩn cấp thay vì chờ đợi.

Ở quy mô của chúng tôi, điều này cũng có nghĩa là liên tục làm việc để tăng tốc độ ứng dụng của các sáng kiến mới bằng cách loại bỏ mọi rào cản có thể có. Đó là việc cùng nhau đi nhanh theo một hướng duy nhất theo tinh thần đội nhóm chứ không phải cá nhân.”

Tập trung vào những tác động lâu dài.

Giá trị này giúp Meta luôn tập trung vào các mục tiêu cần có thời gian để đạt được và không bị phân tâm bởi những lợi nhuận hay lợi ích ngắn hạn.

“Tập trung vào những tác động lâu dài nhấn mạnh đến tư duy dài hạn và khuyến khích chúng tôi kéo dài những ảnh hưởng hay giá trị mà chúng tôi có thay vì tối ưu hóa để đạt được những chiến thắng trong ngắn hạn.

Chúng ta nên đương đầu với những thách thức có tác động lớn nhất, ngay cả khi để đạt được nó chúng ta phải mất rất nhiều năm.”

Xây dựng nên những điều tuyệt vời.

Mark Zuckerberg muốn xây dựng những sản phẩm tuyệt vời và ‘tốt hơn” hơn là ‘tốt’ đơn thuần. Giá trị này phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp là cung cấp các sản phẩm có thể truyền cảm hứng đến cho mọi người dùng.

“Mục tiêu xây dựng nên những điều tuyệt vời thúc đẩy chúng tôi tạo ra những thứ không chỉ tốt mà còn rất tuyệt vời. Chúng tôi đã tạo ra các sản phẩm hữu ích cho hàng tỷ người, tuy nhiên, trong những năm tiếp tới đây, chúng tôi cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc truyền cảm hứng cho mọi người.”

Sống trong tương lai.

Theo quan điểm của Zuckerberg, tương lai nơi các cơ hội không bị giới hạn bởi những vị trí vật lý (physical location) của một người. Giá trị này nhấn mạnh tầm nhìn của Meta đến vũ trụ ảo Metaverse, nơi dường như ‘không có’ rào cản giữa thế giới thực và thế giới ảo.

“Sống trong tương lai là kim chỉ nam chỉ đường cho chúng tôi xây dựng tương lai theo những cách mà chúng tôi mong muốn, nơi những cơ hội sẽ không còn bị giới hạn bởi địa lý.

Chúng tôi mong muốn, dù cho bạn và người thân của mình đang ở đâu, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được sự hiện diện của nhau ở bất cứ lúc nào.”

Tôn trọng đồng nghiệp của bạn.

“Tôn trọng đồng nghiệp của bạn là điều kiện cần thiết để tạo ra một nền văn hóa nơi chúng ta có thể thẳng thắn và sẵn sàng trò chuyện với nhau trước bất cứ khó khăn nào.”

Meta, Metamates, Me.

Zuckerberg muốn tất cả các nhân viên của Meta được gọi chung với cái tên là “Metamates”. Giá trị này hướng tới mục tiêu các nhân viên cần cảm thấy thuộc về và gần gũi với nhau trong cùng một tổ chức.

“Meta, Metamates, Me giúp chúng tôi hướng tới một sứ mệnh chung. Đó là về tinh thần trách nhiệm mà chúng tôi có đối với thành công của tập thể và đối với nhau như những người đồng đội thực sự. Đó là về việc chúng tôi cần quan tâm đến nhau nhiều hơn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen (Theo Mark Zuckerberg)

Chiến lược chinh phục các thương hiệu lớn cho startup B2B

Nếu startup muốn thành công trong lĩnh vực du lịch, đừng chỉ trở thành đối thủ bé nhỏ của những “ông lớn” như Airbnb. Thay vào đó, hãy giúp các doanh nghiệp lớn thành công hơn.

Chiến lược chinh phục các thương hiệu lớn cho startup B2B

Trong vài năm gần đây, số lượng startup toàn cầu đã gia tăng lên mức chưa từng có trong lịch sử. Riêng khu vực châu Á đã có hơn 47.000 startup thuộc danh sách angel.co, website kết nối nhân sự và nhà đầu tư cho startup toàn cầu. Nhiều startup trong danh sách này được đầu tư vì có khả năng giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể cho các công ty lớn.

Trong bối cảnh đó, Simon Akeroyd  – Phó chủ tịch Amadeus Asia Pacific, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy sự thay đổi trong tư duy thuê ngoài của các tập đoàn đa quốc gia.

Cụ thể, “trước đây, các doanh nghiệp lớn đa phần tự xử lý các vấn đề kinh doanh, gần như “kín cổng cao tường” với các công ty B2B. Hiện tại, sự phát triển của công nghệ đang thúc đẩy các doanh nghiệp này quyết định thuê ngoài nhiều hơn”, Akeroyd cho biết.

Đất chật, startup đông.

Từ kinh nghiệm tư vấn cho hơn 30 startup công nghệ trong lĩnh vực du lịch tại châu Á – Thái Bình Dương, Akeroyd nhận thấy có một chiếc bẫy mà rất nhiều startup trong lĩnh vực này mắc phải. Đó chính là cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, với ước mong trở thành một Airbnb hoặc Grab tiếp theo.

Thực tế đã cho thấy có nhiều startup B2C mang ý tưởng tuyệt vời, công nghệ hiện đại lẫn giải pháp sáng tạo vào ngành du lịch. Song không phải tất cả startup này đều cất cánh, đặc biệt đối với những người lần đầu khởi nghiệp, vì hai nguyên nhân sau:

Một là, chọn con đường B2C, startup phải xây dựng được một chiến lược marketing đủ mạnh để cạnh tranh với những tên tuổi lớn đang thống trị ngành du lịch B2C.

Startup phải giành được sự chú ý của các khách hàng tiềm năng trước những đối thủ có ngân sách marketing khổng lồ, thương hiệu ổn định và các dịch vụ chất lượng như TripAdvisor, MakeMyTrip, Expedia hay Ctrip…

Phần lớn các thương hiệu này đã đứng vững trên thị trường du lịch với lượng khách hàng riêng. Việc thu hút khách hàng trung thành của họ là một thử thách thực sự cho startup.

Hai là, các nhà đầu tư không hứng thú với nhiều startup B2C vì họ muốn đầu tư vào doanh nghiệp B2B nhiều hơn.

Khởi nghiệp B2C có thể là làn sóng hào nhoáng trên truyền thông đại chúng. Song theo CB thống kê, năm 2016 chỉ có 25 startup kỳ lân toàn cầu, giảm 68% so với năm 2015.

“Nước lên, thuyền lên”.

Trong khi đó, Akeroyd nhìn nhận khởi nghiệp B2B đang có nhiều ưu điểm do sự thay đổi của thị trường.

Cụ thể, công nghệ phát triển nhanh đã làm các doanh nghiệp lớn bắt đầu nhìn ra bên ngoài nguồn lực nội bộ để tìm kiếm những đối tác mới, những công ty có thế mạnh riêng có thể giúp họ giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Các công ty du lịch lớn vẫn có một danh sách dài các vấn đề, thử thách cần xử lý theo thứ tự ưu tiên khác nhau. Song, thời gian và nguồn lực nội bộ không đủ để họ vừa giải quyết hết các vấn đề phát sinh, vừa tận dụng được cơ hội kinh doanh mới.

Vì vậy, ở mỗi giai đoạn, các công ty này chỉ tập trung vào danh sách 20, 50 hoặc 100 vấn đề cấp bách cần giải quyết trước. Các dự án, kế hoạch nằm ngoài danh sách này phải xếp lại sau.

Và các vấn đề kinh doanh xếp thứ 21, 51 hay 101 là những cơ hội hợp tác “ngọt ngào” đối với startup B2B.

Phân tích rõ hơn về cơ hội này, Akeroyd lấy ngành khách sạn làm ví dụ. Để gia tăng ưu thế cạnh tranh trên thị trường, các khách sạn một mặt phải cắt giảm hóa đơn giặt ủi, tìm ra cách dọn phòng hiệu quả nhất để có thể cung cấp dịch vụ check-in sớm và check-out trễ cho khách.

Mặt khác, phải tạo ra những trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời giúp tăng sự gắn kết của khách hàng. Bên cạnh đó, cải thiện hệ thống quản lý công việc của nhân viên, lẫn kiểm soát chuỗi cung ứng hiệu quả cũng là hai gạch đầu dòng quan trọng của nhà quản lý khách sạn.

Nếu một startup có thể mang đến giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào trong danh sách này, startup đó sẽ trở thành đối tác gia tăng giá trị cho khách sạn. Sự hợp tác đồng thời mang đến cơ hội thành công cho cả hai bên.

Vì vậy, đừng trói buộc mình trở thành một ké phá bĩnh cuộc chơi của những “ông lớn” như Airbnb. Thay vào đó hãy khám phá cách startup của bạn có thể mang đến giải pháp B2B nào cho “ông lớn” ấy.

Có thể, vấn đề bạn đang tiếp cận không phải là ưu tiên hàng đầu của họ lúc này, hoặc đội ngũ R&D của họ cũng đang nghiên cứu. Nhưng hãy kiên trì tiếp cận.

Hãy chứng minh cho họ thấy bạn có thể giải quyết vấn đề đó và tạo ra tác động đến kết quả kinh doanh của họ ra sao. Cái bắt tay hợp tác từ họ chính là điểm khởi đầu cho thành công của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo e27.co)

Làm mới thương hiệu: Bài toán không dễ của các hãng nổi tiếng

Tạo ra một thương hiệu có khi chỉ cần vài ngày, nhưng làm cho cái “hiệu” đó được “thương” đôi khi phải mất rất nhiều năm. Làm mới thương hiệu cũng vậy.

Làm mới thương hiệu
Getty Images

Khách hàng lại luôn cần điều mới, thương hiệu cần thay đổi, làm mới mình. Đổi mới thương hiệu là điều không hề dễ dàng khi thương hiệu đã có một chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Từ những tờ séc triệu đô bị “đốt”.

Ngày 4/10/2010, logo mới của thương hiệu thời trang danh tiếng GAP của Mỹ được tung ra trên trang web của hãng. Theo đại diện truyền thông của GAP, đây là một sự thay đổi lớn, chuyển mình từ “cổ điển và nghiêm túc” sang “hiện đại, gợi cảm và trẻ trung”.

Tuy nhiên, khách hàng quay lưng lại với thương hiệu, các nhà chuyên môn phân tích rằng logo mới quá giống của đối thủ cạnh tranh. Sự thay đổi quá đột ngột và ô vuông đặc màu xanh của giới tài chính ngân hàng đã làm cho sự “chuyển mình” này thất bại.

Chỉ sau 7 ngày được tung ra, cổ phiếu của hãng đã bị mất giá và tờ séc 100 triệu đô chi cho cuộc thay đổi này đã tan tành mây khói. Cuối cùng, GAP quyết định quay lại với logo xưa cũ của mình.

Làm mới thương hiệu

Đó là chuyện thay đổi logo. Thông thường, khách hàng luôn cần cái mới, thích cái mới. Nhưng đôi khi, họ không như vậy. Khách hàng là thượng đế, mà thượng đế ít khi cho chúng ta biết “ngài” có ý định gì?

Khi sản phẩm của bạn được khách hàng tin dùng, quen dùng đến nỗi họ không muốn thay đổi thì nếu có cố gắng bơi ngược dòng, quả đắng là cái bạn nhận được dù trước đó đã thận trọng đến cỡ nào.

Một trường hợp khác là New Coke – sản phẩm mới của Coca Cola ra đời với hy vọng làm khách hàng bất ngờ thích thú. Trước đó, một khoản ngân sách khổng lồ đã được chi ra để nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường.

Đừng nói là Coca Cola không hiểu khách hàng của họ? Ấy thế mà New Coke của Coca Cola đã thất bại và đi vào các bài giảng marketing như một ví dụ của việc không ai biết trước, khách hàng sẽ thích gì.

Đến những bài học thận trọng hơn khi cân nhắc làm mới thương hiệu.

Việc thay đổi logo, slogan hay sản sinh ra các nhãn hiệu mới trong gia đình thương hiệu của các nhãn hàng tùy theo thời cuộc là một hoạt động làm mới thương hiệu lành mạnh. Tuy nhiên, nó cần được tiến hành một cách thận trọng với các nguyên tắc sau:

1. Thay đổi từ từ.

Bộ não của con người được ‘‘thiết kế’’ tối ưu sao cho các quyết định được đưa ra nhanh nhất và cần ít năng lượng nhất.

Người ta có xu hướng vào một cửa hàng quen, mua của người quen và tìm đến những thương hiệu quen. Nếu sự thay đổi diễn ra từ từ thì con người sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Làm mới thương hiệu

2. Xây dựng logo mới có tính kế thừa.

Logo của hãng BP đã được thay đổi như thế. 211 triệu đô la là giá trị của tờ séc mà Công ty Dầu khí BP đã phải chi trả để thiết kế lại logo mới, từ một lá chắn thành một bông hoa nhiều cánh màu xanh lá cây, như một lời hứa hẹn thân thiện với môi trường của thương hiệu này.

Làm mới thương hiệu - bp

Những yếu tố nên kế thừa là gì? Đó nên là triết lý, đặc tính, lời hứa thương hiệu. Là màu sắc, đường nét nhận diện.

Đôi khi cũng có thể thay đổi phông chữ, nhưng không nên thay đổi hoàn toàn phong cách của phông chữ. Đặc biệt, không nên thay đổi ngành hàng hoặc xây dựng một phong cách mới hoàn toàn so với thương hiệu hiện hữu.

Hãng Colgate khó có thể chuyển sang bán bánh mì kẹp. Điều này cũng khó nếu như McDonald’s chuyển sang bán ô tô.

Điều này không có nghĩa là bạn phải bám chặt đến sản phẩm, dịch vụ hiện tại mà không xê dịch tí nào. Sản phẩm, dịch vụ mới phải có liên quan tới giá trị cốt lõi của thương hiệu bạn.

Amazon tuyên bố hướng tới trở thành công ty biết lắng nghe khách hàng nhất trên thế giới và xây dựng một nơi mà người ta có thể tìm thấy, nhìn thấy bất cứ cái gì họ muốn mua trực tuyến (online).

Chính vì thế, ngoài việc là công ty bán hàng trên mạng lớn nhất thế giới, Amazon còn kinh doanh nền tảng đám mây (cloud), giúp cho việc buôn bán, giao dịch online trở nên dễ dàng với giá cả phải chăng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 tại APAC

Báo cáo mới nhất của YouGov cho thấy ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm qua.

Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 tại APAC

YouGov là công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế có trụ sở chính tại Anh, hiện có mặt tại hơn 40 quốc gia.

Báo cáo “Best Buzz 2021” của công ty này cho thấy sàn thương mại điện tử Shopee dẫn đầu trong bảng xếp hạng các thương hiệu được đề cập nhiều nhất trong năm 2021, xét trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương APAC (gồm Australia, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam). Nhiều tên tuổi lớn cũng góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng của YouGov đo lường độ nhận diện thương hiệu thông qua nhiều chỉ số và câu hỏi khảo sát người dùng:

“Nếu bạn nghe tên của thương hiệu này trong vòng hai tuần qua, trên quảng cáo, phương tiện truyền thông hoặc truyền miệng, thông tin đó là tích cực hay tiêu cực?”. Điểm số của thương hiệu bằng phần trăm số phản hồi tích cực trừ phần trăm phản hồi tiêu cực.

Tại Việt Nam, thứ hạng các thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 có thay đổi. Trong đó, Shopee cán đích vị trí thứ hai với 52,5 điểm – cách thương hiệu về nhất 3,5 điểm. Nếu xét riêng trong lĩnh vực TMĐT, Shopee nắm giữ vị trí cao nhất.

Bảng xếp hạng còn có sự góp mặt của các sàn TMĐT khác trong top 10, cho thấy vai trò của các nền tảng này trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân.

Nhất là trong thời kỳ giãn cách xã hội, các sàn TMĐT giữ vai trò duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô.

Trong đó, Shopee giữ vị trí hàng đầu nhờ những đóng góp trong việc đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến tại nhà, thanh toán không tiền mặt và nỗ lực vì cộng đồng.

Điều này tương thích với kết quả “Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á” do Google, Temasek và Bain and Company công bố năm 2021, cho thấy TMĐT tăng trưởng 53% so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo cũng dự đoán nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam ​tăng trưởng 31% – lên 21 tỷ USD, khả năng đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Theo báo cáo “Best Buzz”, ngoài vị trí quán quân khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nền tảng Shopee cũng đứng số 1 tại Indonesia, Malaysia, Singapore và số 2 tại Philippines, Thái Lan.

Kết quả này cho thấy sức ảnh hưởng của Shopee trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, công nhận những đóng góp của nền tảng TMĐT này trong việc hỗ trợ người dùng thích ứng với bình thường mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

5 thành phần trọng yếu của một doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng

Cho dù doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong ngành hàng gì và ở quy mô bao nhiêu, dưới đây là 5 thành phần quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng.

doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng

Tất cả mọi chủ doanh nghiệp đều muốn đạt được một mục tiêu chung – thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt ở các giại đoạn đầu tiên của quá trình thành lập và phát triển, sự tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp còn có thể giúp họ thoát khỏi 2 số liệu thống kê “không mấy vui vẻ” dưới đây:

  • Hơn 1/2 số doanh nghiệp mới không tồn tại qua mốc 5 năm.
  • Chỉ 1/3 số doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh vào năm thứ 10.

Nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình rơi vào những tình huống nói trên, việc xây dựng một nền tảng vững chắc với đầy đủ các yếu tố cần thiết để tăng trưởng (nhanh và bền) là yếu tố sống còn. Và dưới đây là 5 cách để bạn làm điều đó.

1. Xác định đâu là thứ làm bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh (USP).

Bằng cách phân tích từ các yếu tố môi trường bên ngoài đến nội bộ doanh nghiệp, bạn cần tìm ra những điều đặc biệt khiến bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và sau đó sử dụng những lợi thế đó làm bàn đạp cho sự tăng trưởng.

Tuỳ vào từng quy mô hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các mô hình phân tích khác nhau để tìm ra được các nhân tố nói trên. Ma trận SWOT là một gợi ý mà bạn có thể tham khảo.

2. Xác định đúng tệp khách hàng lý tưởng.

Trong khi sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể bán cho nhiều nhóm đối tượng hay nhiều người ở các phân khúc thị trường khác nhau, khái niệm khách hàng lý tưởng đề cập đến một khía cạnh hoàn toàn khác.

Một khách hàng (tệp khách hàng) được cho là lý tưởng hay nhóm khách hàng mục tiêu chính (key/target customer) là những người có khả năng mua cao nhất các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ nếu bạn là chủ doanh nghiệp và đang bán sản phẩm hàng xa xỉ chẳng hạn, rõ ràng là có rất nhiều người muốn và có thể sử dụng nó, tuy nhiên những người có đủ khả năng chi trả và sẵn sàng mua thì là một câu chuyện khác. Có thể khách hàng lý tưởng của bạn là những người có thu nhập cao, sống ở thành thị và giao tiếp nhiều chẳng hạn.

Nếu bạn không thực sự hiểu khách hàng lý tưởng của mình là ai, bạn có thể nghiên cứu các khách hàng của các đối thủ cùng phân khúc hoặc hỏi chính các khách hàng đã từng mua các sản phẩm bạn.

Bạn cũng cần hiểu thêm rằng, với từng nhóm khách hàng với các chân dung khác nhau họ cần những giải pháp khác nhau (ngay cả cùng sử dụng một sản phẩm), do đó sau khi đã xác định các nhóm khách hàng lý tưởng và các nhóm khách hàng khác, bạn có thể cần thiết kế các chiến lược marketing khác nhau để tiếp cận họ.

3. Thấu hiểu các chỉ số hiệu suất chính (KPIs/OKRs).

Để tăng trưởng, bạn cần hiểu điều gì đang hiệu quả và điều gì không, điều gì có thể thúc đẩy các mục tiêu chính của doanh nghiệp và điều gì đang kìm hãm nó.

Mỗi doanh nghiệp về cơ bản sẽ có những bộ chỉ số đo lường hiệu quả khác nhau và nếu bạn không thể xác định chính xác những chỉ số đó là gì, đo lường và tối ưu hóa nó, mục tiêu tăng trưởng hay mở rộng quy mô của bạn vẫn sẽ là thứ gì đó rất xa vời.

Có một sai lầm thường gặp đối với không ít các doanh nghiệp khi xác định các chỉ số (KPIs/OKR) này là trong khi các mục tiêu đặt ra (Os) đã quá rõ ràng (chẳng hạn như doanh số bao nhiêu, thị phần bao nhiêu…) thì các chỉ số hiệu suất chính (KRs) lại rất mơ hồ và hầu như không liên quan đến các mục tiêu.

Bạn cần hiểu rằng khi bạn đạt được các KRs thì Os cũng phải đạt, ngược lại, nếu KRs đạt mà Os vẫn chưa thì bạn cần xem xét lại các KRs của mình.

4. Thấu hiểu bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

Nếu bạn không thể hiểu rõ những con số của mình, việc bạn đạt được mục tiêu có thể khiến bạn mất đi nhiều thứ hơn bạn nghĩ, hoặc bạn không thể đạt được các mục tiêu đề ra vì thiếu nguồn lực.

Có thể sau khi tìm hiểu, bạn sẽ cần cắt bỏ ngân sách ở một số khâu nhất định và thêm ngân sách ở các phạm vi quan trọng hơn, vì tăng trưởng là câu chuyện của dài hạn, bức tranh tài chính của bạn cũng cần được đánh giá và nhìn nhận theo góc nhìn đó.

Thiếu vốn là một trong những nguyên chính dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp trước khi họ bắt đầu bán được hàng và tăng trưởng.

5. Tìm kiếm và đầu tư vào nhóm nhân tài.

Cho dù doanh nghiệp của bạn có nguồn lực tài chính mạnh đến đâu, hệ thống sản phẩm tốt đến mức nào, mọi mục tiêu tăng trưởng sẽ không bao giờ được hoàn thành nếu doanh nghiệp thiếu đi các nhóm nhân tài.

Khi toàn cầu đang phải chứng kiến những “cuộc di cư vĩ đại” trong ngành nhân sự, quá trình tìm kiếm và giữ chân nhân viên sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Ngoài việc đáp ứng các mục tiêu về lương thưởng hay mô hình làm việc kết hợp (hybrid workplace), doanh nghiệp của bạn còn cần phải khiến cho nhân viên có cảm giác thuộc về, quan tâm đến đời sống tinh thần của họ (ngay cả ngoài giờ làm việc) và giúp họ hoàn thành các mục tiêu phát triển bản thân trong chính doanh nghiệp.

Đặc biệt, nếu bạn là một công ty khởi nghiệp, khi lương thưởng là một điều hết sức khó khăn, việc tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, hướng tới cộng đồng là một phần giá trị to lớn ảnh hưởng đến các quyết định của ứng viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Performance Benchmark: Hiệu suất của một số nền tảng mạng xã hội

Những báo cáo mới cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa một số nền tảng mạng xã hội về điểm hiệu suất tiêu chuẩn (benchmark).

Benchmarks của một số mạng xã hội
Performance Benchmark: Hiệu suất của một số nền tảng mạng xã hội

Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích mạng xã hội Rival IQ, bằng cách phân tích hơn 150 doanh nghiệp ở các nhóm ngành khác nhau với hơn 200,000 thương hiệu, nền tảng này đã tìm ra được tỷ lệ tương tác trung bình giữa các thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram hay Twitter.

Theo giải thích của Rival IQ:

“Các doanh nghiệp được chọn là những cái tên có sự hiện diện tích cực trên Facebook, Instagram và Twitter kể từ tháng 1 năm 2021, những Trang này có số lượng người hâm mộ Facebook (followers/fans) từ 25.000 đến 1.000.000 và 5000 với Instagram và Twitter.

Điều này có nghĩa là các số liệu bên dưới chủ yếu được rút ra dựa trên các thương hiệu lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn (SMEs) có thể có lượng tương tác lớn hơn vì cộng đồng tương đối nhỏ và hạn chế của họ.”

Rival IQ cũng lưu ý thêm rằng dữ liệu của họ ở đây dựa trên các tương tác tích lũy của cả những bài đăng tự nhiên lẫn bài đăng có trả phí bao gồm lượt thích, nhận xét, lượt yêu thích, lượt retweet, lượt chia sẻ, phản ứng (react) và những cách thức tương tác khác.

Tổng số lượng tương tác sẽ là số tổng của tất cả các lần tương tác trên bài đăng, ví dụ nếu bài đăng của bạn có 3 nhận xét, 5 lượt thích và 1 lượt chia sẻ, thì số lượng tương tác của bạn sẽ là 9, và khi này tỷ lệ tương tác (engagement rate) sẽ được tính bằng cách lấy tổng số lượt tương tác chia cho tổng số lượng người theo dõi của Trang.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ Benchmark, bạn có thể xem tại: benchmark là gì

Trước hết, trên Facebook – theo phát hiện của Rival IQ, tỷ lệ tương tác trung bình trên tất cả các ngành dọc là rất nhỏ, chỉ khoảng 0,064%.

Benchmarks của một số mạng xã hội facebook

Để so sánh với con số này, vào năm 2019 và 2020, mức độ tương tác tương tự của Facebook theo cùng một báo cáo là 0,09%, trước khi giảm xuống 0,08% vào năm ngoái.

Về cơ bản, tỷ lệ tương tác trên tất cả các bài đăng ở hầu hết các ngành hàng và thương hiệu trên Facebook đều giảm dần qua các năm.

Về tần suất đăng bài, trung bình hiện tại mỗi thương hiệu đăng 5,87 bài mỗi tuần.

Tiếp theo là Instagram, cũng theo chân Facebook theo một cách còn tệ hơn, tỷ lệ tương tác giảm từ 0,98% vào năm 2021 xuống còn 0,67% trong báo cáo mới này. Nhìn lại năm 2020, con số này là 1,22%.

Benchmarks của một số mạng xã hội instagram

Theo dữ liệu của Rival IQ, các thương hiệu đăng lên Instagram 4,55 lần mỗi tuần.

Cuối cùng là mạng xã hội Twitter, cũng đã giảm từ 0,045% vào năm 2020, xuống còn 0,037% hiện nay và các thương hiệu đăng 5 bài mỗi tuần trên Twitter.

Benchmarks của một số mạng xã hội twitter

Bạn cũng có thể xem chi tiết báo cáo tại: Social Platforms Benchmarks 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhiều quốc gia mới buộc Facebook và Google trả tiền cho báo chí

Bộ luật được ban hành vào năm 2021 của Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho nhà xuất bản để được chia sẻ tin tức. Nhiều quốc gia đang học tập bước đi của nước này.

Nhiều quốc gia mới buộc Facebook và Google trả tiền cho báo chí

Theo CNET, bộ luật Thương lượng Bắt buộc Nền tảng Kỹ thuật số và Truyền thông Tin tức được chính phủ Australia thông qua vào tháng 2/2021.

Theo quy định mới, Google và Facebook phải đàm phán với các nhà xuất bản để đạt được thỏa thuận cấp phép tin bài xuất hiện trên trang tìm kiếm Google và nguồn cấp dữ liệu của Facebook.

Cách tiếp cận này của Australia đang sắp được áp dụng cho Anh, Canada và Mỹ.

Nhiều nước học theo Australia.

Trang Insider cho rằng nhiều quốc gia bị ấn tượng bởi áp lực Australia gây ra với những gã khổng lồ công nghệ, khiến họ “khiếp sợ”.

Trong bài phỏng vấn gần đây với Sunday Times, Bộ trưởng Văn Hóa Vương quốc Anh, Nadine Dorries bày tỏ sự hào hứng với triển vọng xây dựng một hệ thống thương lượng tương tự ở Australia. Theo Press Gazette, các nhà xuất bản Anh cũng ủng hộ ý tưởng này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã cam kết giới thiệu một hệ thống tương tự ở đất nước này.

Tại Mỹ, Liên minh Truyền thông Tin tức, đại diện của hơn 2.000 tổ chức báo chí trên đất nước đã kêu gọi các nhà lập pháp thông qua Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí (JCPA). Quy định của đạo luật cũng sẽ buộc Google, Facebook chia sẻ doanh thu với báo chí tại địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Reuters tại Đại học Oxford, việc sao chép bước đi của Australia không hẳn là điều tốt.

“Nếu người ta cố gắng dùng chính sách công để làm cho báo chí hoạt động bền vững thì vốn đã có những công cụ khác như giảm thuế, trợ cấp của chính phủ, đầu tư có mục tiêu…”, ông Nielsen nói.

Theo chuyên gia thuộc đại học Oxford, vấn đề của những phương cách này là tốn kém tiền bạc. Do đó, báo chí gây áp lực lên chính trị gia, yêu cầu họ đưa ra quyết định.

Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho báo chí.

Theo một báo cáo từ AlphaBeta, doanh thu ngành báo chí Australia đã giảm từ 4,4 tỷ USD năm 2002 xuống còn 3 tỷ USD vào 2018.

Trong khi đó, báo cáo điều tra cạnh tranh cho thấy Facebook và Google chiếm hơn 80% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở nước này.

“Những nền tảng này đã xây dựng tệp người dùng dùng bằng cách sử dụng nội dung từ các nhà xuất bản”, Nick Shelton, Giám đốc Điều hành Tạp chí văn hóa trực tuyến Bradsheet nói với Insider.

“Facebook và Google đã phổ cập tin tức bằng thuật toán mang lại lợi nhuận cho nền tảng”, ông trùm truyền thông Rupert Murdoch nói vào năm 2018.

Đến tháng 7/2020, chính phủ Australia đưa ra dự thảo đầu tiên, buộc Google và Facebook phải trả tiền trực tiếp cho nhà xuất bản để hiển thị nội dung tin tức trên trang tìm kiếm và nguồn cung bảng tin.

Nhà chức trách đưa ra thời hạn 3 tháng để những gã khổng lồ công nghệ thương lượng cùng các nhà xuất bản.

Google mô tả đề xuất này là “không thể thực hiện được”. Trong khi đó, Facebook phản ứng bằng cách tắt nguồn cấp dữ liệu tin tức tại Australia trong 6 ngày.

Cuối cùng, Australia từ chối các đề xuất sửa đổi bộ luật. Facebook và Google buộc phải thỏa hiệp bằng cách đàm phán những thỏa thuận hàng triệu USD với các nhà xuất bản lớn như ABC, News Corp.

Không phải cơ quan báo chí nào cũng nhận được tiền.

Sau khi áp dụng quy định mới, các nhà xuất bản lớn nhận được tiền của Google, Facebook, nhưng những doanh nghiệp nhỏ thì không. “Họ thực hiện giao dịch với hầu hết nhà xuất bản lớn. Nhưng họ không đàm phán với công ty của tôi”, Nick Shelton nói.

Broadsheet vẫn được hưởng lợi từ lượng truy cập Facebook và Google. Nhưng không giống như những công ty báo chí lớn, họ không nhận được tiền từ nền tảng.

Nick Shelton cho rằng kết quả thể hiện sức mạnh của Google và Facebook với truyền thông. “Thực tế, chính họ chọn ra người thắng, kẻ thua trong cuộc chiến này. Người nhận được tiền thì hài lòng, những kẻ bị bỏ lơ thì tức giận”, ông nói thêm.

Theo Insider, các quan chức Australia sẽ xem xét lại bộ quy tắc vào tháng 3 để cải thiện điều luật.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Gucci ‘bội thu’ trong năm 2021

Hãng Gucci đã có một năm doanh thu đạt kỷ lục so với trước đại dịch, đẩy doanh thu tập đoàn xa xỉ Kering lên 17,7 tỷ euro (20,1 tỷ USD); tăng 35,2% so với năm trước.

Gucci 'bội thu' năm 2021

Gucci – thương hiệu thời trang giá trị nhất trong đế chế hàng xa xỉ Kering – đã mang lại doanh thu 9,7 tỷ euro (11,02 tỷ USD) cho tập đoàn này; tăng 31,2% so với năm 2020, vượt mức trước đại dịch.

 Sự ra mắt của bộ sưu tập Gucci’s Aria vào tháng 9, sau đó bộ phim House of Gucci khuấy đảo giới điện ảnh vào tháng 11 đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong quý 4, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Forbes, sự hợp tác của Gucci với các thương hiệu như The North Face đã giúp ích rất nhiều nhưng sự thèm muốn người tiêu dùng sau đại dịch có thể là yếu tố lớn nhất thúc đẩy sự tăng trưởng.

Trong báo cáo năm 2021, Kering cho biết 6 tháng đầu tiên của năm đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số bán hàng toàn cầu, đẩy hoạt động kinh doanh xuống gần 18% vào năm 2020. Nhưng đến năm ngoái, các thương hiệu của họ bắt đầu bùng nổ khi người tiêu dùng lại háo hức mua hàng xa xỉ.

“Tất cả các cơ sở kinh doanh của chúng tôi đã phục hồi doanh số mạnh mẽ, vượt qua năm 2019. Đồng thời chúng tôi cũng củng cố tính độc quyền trong phân phối và nâng cao hơn nữa giá trị thương hiệu của mình”, tỷ phú François-Henri Pinault – Chủ tịch kiêm CEO Kering, cho biết.

Doanh thu của Yves Saint Laurent – một thương hiệu khác thuộc sở hữu của Kering – đạt 2,5 tỷ euro (2,8 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 45% so với năm 2020. Giống như Gucci, quý 4 của hãng là quý tăng trưởng mạnh nhất, tăng hơn 60%.

Bottega Veneta – thương hiệu thời trang duy nhất của Kering đã tăng trưởng trong thời kỳ đỉnh dịch vào năm 2020 – tiếp tục đà đi lên của mình, với mức tăng 24% vào năm 2021.

Những thương hiệu khác của tập đoàn xa xỉ Pháp như Balenciaga, Alexander McQueen và Boucheron cũng tăng trưởng mạnh.

Khi các thương hiệu của đối thủ LVMH như Louis Vuitton thông báo tăng giá trên toàn cầu để bù đắp chi phí, Chủ tịch Kering Pinault cho biết việc tăng giá của hãng sẽ được đánh giá theo từng trường hợp trước mỗi lần ra mắt bộ sưu tập.

Ông nói thêm giá trung bình các sản phẩm thuộc thương hiệu của Kering có thể sẽ tăng do chi phí, thuế nhập khẩu và chênh lệch ngoại tệ.

“Mọi người cứ nói về những đợt tăng giá xa xỉ này như thể chúng là một điều thảm khốc, nhưng cuối cùng thì ai quan tâm chứ?”, Giám đốc tài chính Jean-Marc Duplaix của Kering nói. “Không ai mua Balenciaga để được giảm giá – những người mua phần lớn là miễn nhiễm về giá”.

Sarah Davis, người sáng lập trang web bán lại đồ xa xỉ Fashionphile, chỉ ra rằng xu hướng tăng giá này không có gì mới. “Hermès, Louis Vuitton, Gucci và Chanel đã tăng giá theo cùng một phong cách kể từ những năm 1980.

Trước đây, giá túi xách và phụ kiện sang trọng đã tăng lần lượt 2% đến 4% và 7% đến 10% mỗi năm”, Davis nói. Tuy nhiên bà lưu ý tỷ lệ phần trăm tăng và tần suất tăng giá đã tăng mạnh hơn vào năm 2021.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo NDH)

3 bài học đơn giản để trở thành Giám đốc Marketing xuất sắc

Theo doanh nhân Keith Ferrazzi, để làm tốt vai trò thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp, có 3 bài học đơn giản mà một Giám đốc Marketing (CMO) cần phải nắm vững. 

bài học đơn giản để trở thành giám đốc Marketing xuất sắc

Keith Ferrazzi là nhà sáng lập, CEO của công ty tư vấn và đào tạo Ferrazzi Greenlight, đồng thời là tác giả của quyển sách Never eat alone (tựa Việt: Đừng bao giờ đi ăn một mình).

Ngoài ra, doanh nhân 54 tuổi này còn là cây bút thường xuyên cộng tác với nhiều tạp chí kinh doanh uy tín như Harvard Business Review, Forbes, Fortune

Dưới đây là bài viết của Ferrazzi trên tạp chí Harvard Business Review, chia sẻ những lời khuyên dành cho các giám đốc marketing (CMO).

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty tư vấn và tìm kiếm nguồn nhân sự cấp cao Spencer Stuart, 2018 là năm sa thải CMO của hàng loạt công ty. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, đây không phải là điều bất ngờ đối với tôi.

Trong thời gian làm công tác huấn luyện cho ban điều hành của nhiều doanh nghiệp hay khi đảm nhận vị trí CMO tại Deloitte Consulting và Starwood Hotels & Resorts, tôi đã chứng kiến nhiều tập thể lâm vào thế bế tắc chỉ vì CMO.

Mặc dù vai trò của một CMO ngày càng được mở rộng và biến đổi theo thời gian, nhưng dường như các thành viên ban điều hành vẫn giữ nguyên quan niệm rằng, CMO phải là người thấu suốt từng một ngóc ngách có liên quan đến vai trò của mình. Dẫu vậy, trong phần lớn trường hợp, cách suy nghĩ này lại chính là con đường dẫn đến thất bại.

Thay vì phải nắm bắt mọi thứ, một CMO nếu muốn mang đến thành công cho tổ chức, cần làm tốt vai trò thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp, và quản trị tốt 4 đòn bẩy thiết yếu đối với sự tăng trưởng dưới đây.

Quản trị thương hiệu: Quản trị, phát triển thương hiệu doanh nghiệp là vai trò và trách nhiệm cơ bản của một CMO.

Ngoài nhiệm vụ xây dựng chiến lược và khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường, CMO còn cần là người khơi nguồn sáng tạo, cũng như đề ra lộ trình phát triển rõ ràng cho thương hiệu: nó đang ở đâu, sẽ đi đến đâu và đến đó như thế nào.

Tiếp thị sản phẩm: Để làm tốt hoạt động này, CMO cần sở hữu năng lực nắm bắt thông tin, báo cáo phân tích từ tất cả các nguồn ghi nhận trải nghiệm khách hàng của doanh nghiệp. Qua đó, xây dựng các giải pháp phù hợp và cụ thể, hỗ trợ đắc lực cho bộ phận phát triển sản phẩm.

Xử lý dữ liệu và báo cáo phân tích: Nổi lên nhanh chóng trong những thời gian qua, nhìn chung, đây là kỹ năng đôi lúc đi ngược lại với vai trò sáng tạo truyền thống của một CMO. Đòi hỏi sự chính xác, chặt chẽ, đây là vai trò thiên về con số và nguồn dữ liệu, mà nhiều trong số chúng thậm chí còn không tồn tại cho đến vài năm gần đây.

Thúc đẩy doanh số: Thông thường, đây không phải công việc chính của CMO, mà là trách nhiệm thuộc về duy nhất đội ngũ bán hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thất bại trong việc thúc đẩy doanh số lại trở thành “mồ chôn” đối với CMO; vì đơn giản, lợi nhuận và doanh số bán hàng luôn luôn là ưu tiên số một.

Đó cũng là lý do vì sao tại một số doanh nghiệp, phòng kinh doanh hoàn toàn phớt lờ hoạt động marketing và kiểm soát mọi thứ, chỉ để lại vai trò quản trị thương hiệu dành cho marketer mà thôi.

Và, khi quan sát nguyên nhân dẫn đến sự sa thải các CMO, tôi đã đúc kết được 3 bài học lớn, cần thiết cho một CMO như sau:

1. Nhận thức đúng về trách nhiệm của mình.

Bạn có thể sẽ dành nhiều thời gian và nỗ lực cho một hoặc hai nội dung được liệt kê trong bảng mô tả công việc – thường là những thứ mà bạn cảm thấy mình thực sự giỏi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, bạn phải chịu trách nhiệm với toàn bộ chúng.

Nghĩa là, bạn phải đảm bảo sao cho mọi thứ được vận hành một cách đầy đủ, trơn tru, song không nhất thiết phải tự tay hoàn thành tất cả. Cố gắng làm mọi thứ một mình thường chỉ dẫn đến thất bại mà thôi.

Bạn không cần lúc nào cũng phải đích thân chỉ đạo cái này hay định hướng cái kia. Nếu điều phối tốt, giải pháp sẽ đến từ các thành viên khác.

Điều này nghe có vẻ khó chịu, tùy theo cái tôi của bạn lớn đến bao nhiêu. Song, một người bạn của tôi từng nói thế này, giống như khi chơi golf, chẳng ai quan tâm đến số gậy bạn tính toán để đưa banh vào lỗ cả; vì bạn đến đích như thế nào không quan trọng, quan trọng là bạn đến được đích.

2. Xây dựng đội ngũ bổ trợ lẫn nhau.

Là một CMO hiện đại, đội ngũ của bạn nên bao gồm trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng kinh doanh, trưởng ban chiến lược, nhân viên xử lý, phân tích dữ liệu, cũng như các cá nhân sáng tạo nhất công ty và có nhận thức về thương hiệu doanh nghiệp. Và đương nhiên, không thể thiếu CEO.

Thành công thực sự của một nhà điều hành không đến từ những bản báo cáo, mà dựa trên năng lực xây dựng đội ngũ và khả năng dẫn dắt thành viên khác thông qua quyền lực mềm.

Tôi có khá nhiều người bạn làm CMO đang phải đối diện với nguy cơ bị sa thải. Một trong số họ rất giỏi việc xây dựng khách hàng tiềm năng, hỗ trợ marketing cũng như phân tích dữ liệu, nhưng lại thiếu năng lực hợp tác trong xây dựng chiến lược và phát triển sản phẩm sáng tạo.

“Tử huyệt” này lẽ ra đã không tồn tại, nếu như cô ấy biết cách phối hợp với trưởng phòng sản xuất để bù đắp cho những thiếu sót của mình.

Rất nhiều nhà điều hành cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự và chẳng mảy may nhận ra rằng, điều họ thiếu không phải kỹ năng, mà là sự hợp tác với những người sở hữu kỹ năng có thể bù đắp cho thiếu sót của họ.

3. Chấp nhận sự khác biệt của những thành viên khác.

Tôi thường chứng kiến nhiều CMO gặp thất bại, rồi đổ lỗi cho cách làm việc của những thành viên khác. Trở thành người giảng hoà bất đắc dĩ giữa giám đốc kinh doanh, giám đốc sản phẩm với CMO là chuyện thường xuyên xảy đến với tôi.

Có thể nói, việc ai là người giữ vị trí dẫn dắt doanh nghiệp tăng trưởng không quan trọng; quan trọng là bạn làm tốt nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng của mình.

Dù người dẫn dắt có là CEO, giám đốc kinh doanh, hay giám đốc sản phẩm, thì trách nhiệm của bạn vẫn giữ nguyên và công việc của bạn cũng chẳng hề thay đổi.

Thêm vào đó, họ vẫn là những người đồng đội của bạn. Hãy học cách chấp nhận và làm quen với sự khác biệt của các thành viên trong tổ chức – những người vốn cần sự huấn luyện, khuyến khích và động viên ở mức độ khác nhau.

Và, nhiệm vụ của bạn là phải biết lấy lòng cũng như tương tác với họ. Rất đơn giản để người ta chỉ trích và đổ lỗi, song thành thực mà nói, đó là hành động khắt khe với người khác, mà dễ dãi với bản thân.

Hãy học cách chấp nhận và đừng đề cao bản thân, thay vào đó, hãy luôn nghĩ xem mình có thể làm được gì.

Hãy tự hỏi bản thân, phải làm thế nào xây dựng mối quan hệ và lấy lòng các thành viên khác, để nhờ đó mà mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp? Làm cách nào để tôi thực sự có thể lãnh đạo đội ngũ của mình?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những xu hướng F&B nổi bật 2022

Việc tái khôi phục, nắm được xu hướng thị trường và duy trì động lực cộng đồng là điều quan trọng đối với quá trình hồi sinh của F&B, đặc biệt là trong giai đoạn sớm mở cửa trở lại vào 2022.

xu hướng F&B 2022
Những xu hướng F&B nổi bật 2022

Hai năm diễn ra đại dịch Covid-19 đã gây những tác động nặng nề đến các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành F&B.

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp với năng lực thích ứng linh hoạt đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế, cơ hội trong nguy nan và chuyển mình nhanh chóng để trụ vững qua sóng gió và phục hồi, phát triển sau đại dịch.

Nhiều xu hướng trong đó được các chuyên gia ngành F&B như ông Yosuke Masuko (Pizza 4P’s), ông Vincent Mourou (Marou Chocolate), ông Công Ông (Good Food), ông Taiki Mori (Capichi Vietnam), ông Taku Tanaka (Kamereo), ông Timen Swijtink (Lacàph)… trong sự kiện “Ẩm thực và đồ uống Việt Nam 2022” dự báo vẫn sẽ tiếp tục.

Dưới đây là một số xu hướng chính của ngành F&B trong năm 2022.

Trân trọng sức sáng tạo và năng lượng của người trẻ.

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam hiện có gần 25% dân số trong độ tuổi từ 16 đến 30. Đây được xem là nguồn tài nguyên đáng giá hứa hẹn đem đến sự độc nhất và sáng tạo cho ngành F&B.

Thế hệ trẻ là những người thiết lập nên xu hướng mới trong ngành thực phẩm và cũng là những cá nhân có lượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ F&B nhiều nhất.

Đáng chú ý, theo báo cáo của của Decision Lab, Gen Z (sinh năm 1997-2012) là thế hệ mà ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cần phải tập trung và chú ý.

Dù thu nhập không quá cao nhưng thế hệ Z vẫn sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho việc đi ăn ngoài, với tổng số tiền gần 900 nghìn đồng mỗi tháng. Luôn sẵn sàng chào đón những điều mới mẻ và thú vị, thế hệ Z được xem là nhóm đối tượng mục tiêu hàng đầu của các tụ điểm ẩm thực quốc tế.

Nhu cầu sống lành mạnh tiếp tục tăng mạnh.

Với áp lực từ đại dịch, người tiêu dùng càng có thêm động lực để chi trả cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính kích thích sự gia tăng của xu hướng ăn kiêng mới, tiêu biểu là chế độ ăn gluten-free hay keto.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành F&B có thể tận dụng thói quen ăn uống của người Việt như thích rau xanh, yêu các món ăn vặt lành mạnh hay “không đi ăn một mình”.

Bên cạnh sức khỏe của bản thân, người tiêu dùng giờ đây cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về môi trường xung quanh để từ đó đưa ra những lựa chọn thương hiệu F&B phù hợp với các giá trị mà mình theo đuổi.

Sự thay đổi này đã khuyến khích ngành F&B cần phải tập trung hướng đến các giá trị mang tính tốt đẹp và bền vững hơn.

Đồng thời đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho những người trong ngành. Họ cần phải cẩn trọng hơn trong quá trình xây dựng dấu ấn cho thương hiệu – từ việc tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, cho đến quy cách đóng gói sản phẩm.

Chuyển dịch trong thói quen thanh toán của người tiêu dùng.

Trước tác động của đại dịch, người tiêu dùng trên toàn thế giới đã áp dụng các phương thức kỹ thuật số vào trong công việc cũng như đời sống hằng ngày.

Nhiều người đã bắt đầu xây dựng thói quen thanh toán qua mã QR, điện thoại di động hoặc công nghệ thẻ không tiếp xúc thay vì sử dụng tiền mặt như trước.

Theo khảo sát “Chỉ số thanh toán mới 2021″ của Mastercard, 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy việc tiếp cận các hình thức thanh toán mới nổi của họ đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó, có đến 88% đã sử dụng ít nhất một loại hình thanh toán mới nổi trong năm ngoái.

Có tới 2/3 số người được khảo sát, trong đó có 75% thuộc thế hệ Y (những người sinh năm 1981 – 1996), chia sẻ rằng họ đã thử các phương thức thanh toán mới mà họ nghĩ rằng mình sẽ không sử dụng nếu không có đại dịch.

Ngoài ra, có đến 60% người tiêu dùng cho biết họ sẽ “sẵn sàng nói lời tạm biệt” đối với những địa điểm không chấp nhận các hình thức thanh toán điện tử.

Bà Winnie Wong, Giám đốc quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và Lào của Mastercard, cho biết, đại dịch đã thúc đẩy ‘thói quen số’ tại Việt Nam và thói quen này sẽ còn tồn tại lâu dài.

Đây chính là lý do khiến người tiêu dùng hiện nay đang kỳ vọng có nhiều trải nghiệm số đa kênh và liền mạch hơn trong quá trình tương tác với các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực F&B.

“Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải số hoá và đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu.

Đây là điều vô cùng cấp thiết để doanh nghiệp giảm thiểu tác động của đại dịch và đi trước các đối thủ”, bà Winnie Wong nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

(Theo The Leader)

Chiến lược ‘Point of life’ – nền tảng để Masan tiếp tục tăng trưởng

Hệ sinh thái “Point of life” của Masan giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời mang đến các trải nghiệm mua sắm phù hợp sở thích cá nhân.

Năm 2019, ít ai nghĩ rằng một công ty chuyên sản xuất nước tương, nước mắm chiếm khoảng 70% thị phần còn dư địa để tăng trưởng hay bứt phá trong chiến lược kinh doanh.

Tuy nhiên từ cuối năm 2019, Masan tái xác lập tầm nhìn chiến lược với lộ trình 10 năm.

Chặng đường 2020-2030 được đánh dấu bằng thương vụ sáp nhập VinCommerce (nay là WinCommerce), chấp nhận khoản lỗ trước mắt hàng trăm triệu USD, thành lập The CrownX, chuyển hóa The CrownX thành nền tảng “Point of life”.

Năm 2021, Masan đạt kết quả kinh doanh tích cực và hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay.

Ưu tiên xây dựng nền móng hơn tốc độ.

Sau khi nhận thêm mảng mới, Masan bắt tay tái cấu trúc hệ thống bán lẻ, đóng cửa hơn 700 điểm kinh doanh không hiệu quả, tái cấu trúc chuỗi cung ứng để tăng hiệu quả quy trình vận chuyển, tinh gọn danh mục hàng hóa để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đặt trọng tâm vào người tiêu dùng thay vì thúc đẩy doanh số.

Triển khai đồng bộ, nhất quán và xuyên suốt tái thiết toàn hệ thống chuỗi bán lẻ giúp WinCommerce (WCM) đạt EBITDA hòa vốn trong quý IV/2020, có lãi sau 7 quý dưới trướng Masan.

Quý III/2021 là quý đầu tiên WCM ghi nhận mức lợi nhuận thuần phân bố cho cổ đông dương (đạt 137 tỷ đồng), được thúc đẩy bởi doanh thu thuần tăng trưởng 21,2% và biên EBITDA đạt 5,5% so với mức âm 3% cùng kỳ năm 2020.

Với việc nhanh chóng biến các điểm mua sắm thuần túy thành điểm đến đa tiện ích, xuyên suốt từ online đến offline, kết thúc năm 2021, EBITDA của WCM cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020.

Tiền đề để mở rộng kinh doanh.

Sau 3 năm tiếp quản WCM, nền tảng bán lẻ hiện đại trên quy mô toàn quốc để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng được thiết lập.

Việc mở rộng lĩnh vực bán lẻ tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức 1% ngân sách tiêu dùng (wallet-share) lên gần 25%.

Theo kế hoạch 5 năm tới, Masan sẽ xây dựng mô hình hiệu quả để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng; phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng do tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác những tiệm tạp hóa gia đình, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và đối tác; xây dựng mô hình chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hệ thống phân phối thông qua ứng dụng công nghệ và khả năng tiếp cận trên quy mô toàn quốc.

Bên cạnh đó, tập đoàn cũng phát triển danh mục nhãn hàng riêng trên cơ sở hợp tác các nhà cung cấp chiến lược để phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt ở nông thôn, với các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý; xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ online đến offline để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng.

Hệ sinh thái đa trải nghiệm, đa tiện ích sau khi được áp dụng tại một số WinMart+ thí điểm chứng minh hiệu quả hoạt động và được nhân rộng trên toàn quốc.

Cửa hàng hiện đại trở thành điểm đến “tất cả trong một” (one-stop shop) phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo đó, hệ sinh thái “Point of life” giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong một lần có thể mua sắm hàng nhu yếu phẩm (VinMart+), thức uống trà, cà phê (Phúc Long), dịch vụ tài chính ngân hàng tự động (Techcombank), chăm sóc sức khỏe (Phano Vmart) và mạng di động (Reddi).

Hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ của Masan đặt niềm tin vào các mô hình kinh doanh mới có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo và nhãn hiệu mạnh, mang đến cho người tiêu dùng các trải nghiệm mua sắm phù hợp sở thích cá nhân; không lôi kéo khách hàng bằng khuyến mại và giảm giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

70% những người có ảnh hưởng tin rằng Metaverse sẽ thay thế Social Media

Đối với nhà sáng tạo, Metaverse cung cấp nhiều cơ hội mới để kết nối với người hâm mộ và kiếm tiền. Và đối với nhiều người có ảnh hưởng, Metaverse sẽ thay thế Social Media.

metaverse sẽ thay thế social media
Getty Images

Kể từ tháng 10, khi Facebook đổi thương hiệu thành Meta và công bố kế hoạch xây dựng “metaverse”, khái niệm này đã trở thành đề tài nóng của ngành công nghệ.

Bên cạnh Meta, các công ty khác – chẳng hạn như Microsoft và gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent – cũng đã và đang đầu tư vào việc tạo ra các metaverse của riêng mình, và thậm chí các công ty lâu đời như JPMorgan cũng đã gia nhập.

Theo một báo cáo gần đây, ngân hàng này dự đoán rằng metaverse mang đến cơ hội trị giá hơn 8000 tỷ USD cho các doanh nghiệp.

Vào cuối năm 2021, để tìm hiểu xem kỳ vọng của người dùng internet, đặc biệt là các nhà sáng tạo nội dung (content creator) về những thứ xoay quanh metaverse, công ty tiếp thị người có ảnh hưởng IZEA bắt đầu thực hiện các khảo sát đánh giá từ người dùng.

Mẫu người dùng nằm trong khảo sát bao gồm những người dùng Internet ở Mỹ từ 18 tuổi trở lên. 62% người được hỏi cho biết họ là người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, trong khi 23% là những “người có ảnh hưởng” (influencer) và 15% cho biết họ không sử dụng mạng xã hội.

Dưới đây là 5 kết quả chính được rút ra từ dữ liệu nghiên cứu.

metaverse sẽ thay thế social media

56% những người có ảnh hưởng nói rằng họ hiện đang tham gia vào Metaverse.

Chỉ 11% người dùng mạng xã hội thường xuyên cho biết họ sử dụng metaverse, trái ngược với con số 56% của những người có ảnh hưởng.

Ông Murphy, Giám đốc điều hành của IZEA cho biết ông thực sự bất ngờ trước số lượng những người có ảnh hưởng nói rằng họ tin tưởng và sẽ tham gia vào metaverse.

Ông nói: “Tôi không nói chuyện đúng sai ở đây, mọi người đều có ý kiến hay quan điểm ​​riêng về những điều thực sự có ý nghĩa với mình, họ muốn trở thành một phần của nó và tìm ra ý nghĩa của nó đối với cuôc sống của họ.”

60% những người có ảnh hưởng nói rằng họ muốn tham gia vào Metaverse với tư cách là “nhà sáng tạo nội dung”.

Không có gì quá ngạc nhiên khi những nhà sáng tạo nội dung nói chung lại háo hức tham gia metaverse. Khi một ai đó trở thành nhà sáng tạo trong metaverse, nó cho phép họ trải nghiệm những tương tác “chân thực hơn” và đa chiều hơn, đồng thời họ có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn so với các nền tảng riêng lẻ khác.

Kiếm tiền với tư cách là nhà sáng tạo trong metaverse có thể có nghĩa là họ có thể tạo ra nhiều thứ, chẳng hạn như tạo ra các trải nghiệm giúp xây dựng thương hiệu, mặc hoặc sử dụng các đồ vật có thương hiệu, tổ chức các sự kiện ảo như buổi hòa nhạc hay bữa tiệc, và nhiều hoạt động quảng cáo khác.

90% những người có ảnh hưởng ủng hộ mối quan hệ đối tác với thương hiệu trong thế giới ảo.

Ông Murphy nói: “Tôi nghĩ rằng vẫn còn hơi sớm khi nói về cơ hội cho những người có ảnh hưởng và thương hiệu có thể chuyển nguồn lực của họ từ các nền tảng khác sang metaverse.

Tuy nhiên, thương hiệu vẫn nên hiểu được sức mạnh mà quảng cáo có thể có trong metaverse. Những người trả lời khảo sát cho biết họ đã xem các quảng cáo “metaverse” từ Chipotle, Coca-Cola, Marvel, Nike và Red Bull, và họ rất hài lòng với nó.

49% người dùng muốn được thanh toán bằng tiền số nếu họ kiếm được tiền từ Metaverse.

Tiền điện tử hay tiền số là lựa chọn thanh toán ưa thích hàng đầu trong metaverse. Chỉ 31% những người có ảnh hưởng cho biết họ muốn được trả bằng đồng đô la Mỹ.

70% những người có ảnh hưởng tin rằng Metaverse sẽ thay thế Social Media.

Trong khi chỉ có 41% người dùng mạng xã hội thường xuyên cho rằng metaverse sẽ thay thế mạng xã hội, những người có ảnh hưởng lại tự tin hơn rất nhiều.

Ông Murphy nói: “Có thể mất ít nhất là một thập kỷ để điều này trở thành hiện thực, metaverse vẫn còn rất sơ khai và các công ty công nghệ vẫn đang miệt mài với nó”.

Một phát hiện thú vị khác từ nghiên cứu là: Đối với những người chọn không tham gia vào metaverse, lý do phổ biến nhất mà họ đưa ra là “cái giá mà họ phải cho các công cụ để truy cập vào metaverse vẫn còn khá đắt đỏ”, họ phải chi đến hơn 800 USD cho một tai nghe VR (thực tế ảo) đơn thuần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu

Vào ngày 22.2 vừa qua, theo công bố từ nhà sáng lập Mark Zuckerberg, Facebook Reels chính thức được ra mắt trên toàn cầu.

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu
Facebook Reels được ra mắt trên toàn cầu.

Theo thông báo chính thức, Facebook Reels đã có mặt tại hơn 150 quốc gia nhằm mục tiêu giúp những nhà sáng tạo trên khắp thế giới phát triển cộng đồng của riêng họ.

Ngoài việc mở rộng sự hiện diện của nền tảng, Facebook cho biết họ đồng thời cũng ra mắt một loạt các công cụ kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo, nhiều công cụ sáng tạo và quảng cáo mới.

Định dạng nội dung đang phát triển nhanh nhất.

Hơn 1/2 thời gian người dùng ở lại trên Facebook và Instagram là để xem video và Reels là định dạng nội dung hiện đang phát triển nhanh nhất của Meta.

Theo Facebook: “Chúng tôi sẽ khiến Reels trở thành nơi tốt nhất để nhà sáng tạo khám phá, kết nối với khán giả và kiếm tiền. Chúng tôi cũng muốn làm cho mọi người có thể dễ dàng tìm thấy và chia sẻ những nội dung giải trí và có liên quan nhất”.

Thêm nhiều cách hơn để kiếm tiền từ Facebook Reels.

“Chúng tôi đang tạo ra nhiều cơ hội hơn để các nhà sáng tạo kiếm tiền từ những nội dung của họ trên nền tảng.

Thông qua chương trình Reels Play với khoản đầu tư đến 1 tỷ USD, chúng tôi sẽ chi trả cho những nhà sáng tạo đủ điều kiện lên tới 35.000 USD một tháng dựa trên lượt xem các câu chuyện đủ điều kiện của họ.

Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng chương trình đến nhiều quốc gia hơn để nhiều nhà sáng tạo hơn có thể nhận được các phần thưởng từ những câu chuyện mà cộng đồng của họ ưa thích.”

Facebook cho biết ngoài những công cụ kiếm tiền thông qua các quảng cáo trong luồng (in-stream ads) và ‘Ngôi sao’ (Stars), nền tảng này cũng đang xây dựng các tùy chọn kiếm tiền trực tiếp khác Reels thông qua việc chia sẻ doanh thu quảng cáo và các hoạt động ‘hỗ trợ’ từ phía người hâm mộ.

Hiện Facebook đang chạy các chương trình thử nghiệm với định dạng quảng cáo Overlay Ads (quảng cáo bao phủ video) trên Facebook cho tất cả các nhà sáng tạo tại Mỹ, Canada và Mexico trước khi áp dụng rộng rãi tới các quốc gia khác trên toàn cầu.

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu

Theo Facebook: “Bất kỳ nhà sáng tạo nào ở Mỹ, Canada và Mexico tham gia chương trình quảng cáo trong luồng của chúng tôi đều đủ điều kiện để kiếm tiền từ video được chia sẻ công khai của họ.”

Vào khoảng giữa tháng 3 sắp tới, những thử nghiệm này sẽ được mở rộng cho tất cả những nhà sáng tạo ở gần như tất cả các quốc gia có sẵn quảng cáo trong luồng. Vê chương trình này, nhà sáng tạo có thể tham khảo thêm tại: Meta for Creators.

Ngoài ra Facebook cũng sẽ sớm thử nghiệm tính năng Stars (phần thưởng mà người hâm mộ có thể sử dụng để ‘ủng hộ’ nhà sáng tạo của họ) trên Reels.

Các tính năng chỉnh sửa và sáng tạo khác.

Ngoài các tính năng mà Facebook đã công bố cho Reels vào năm ngoái, những nhà sáng tạo trên khắp thế giới còn có thể sử dụng các tính năng mới như:

  • Phối lại: Tạo ra các reel mới từ các reel hiện có và được chia sẻ công khai trên Facebook.
  • Reels dài 60 giây: Người dùng có thể tạo các video dài tới 60 giây.
  • Bản nháp: Người dùng sẽ sớm có thể tạo một reel và chọn “Lưu dưới dạng bản nháp”.
  • Cắt video: Trong những tháng tới, Facebook dự định tung ra các công cụ cắt video để giúp những nhà sáng tạo có thể xuất bản video trực tiếp hoặc video dài.

Tạo và khám phá Reels ở nhiều nơi hơn.

Trong những tuần tới, Facebook sẽ tung ra các bản cập nhật sau để giúp việc tạo và khám phá Reels trở nên dễ dàng hơn:

  • Reels trong Stories: Người dùng có thể chia sẻ các Reels công khai lên Stories trên Facebook. Và cũng có thể tạo các reel mới từ các stories công khai hiện có.
  • Reels trong Facebook Watch: Người dùng sẽ có thể xem các reel trực tiếp trong tab Watch.
  • Đầu ‘Bảng tin’: Facebook sẽ thêm nhãn dán Reels mới ở đầu ‘Bảng tin’ để người dùng có thể dễ dàng tạo và xem các reel chỉ trong một vài cú nhấp chuột.
  • Các Reels được đề xuất trong ‘Bảng tin’: Ở một số quốc gia được chọn, Facebook bắt đầu đề xuất các Reels mà người dùng có thể thích trong ‘Bảng tin” từ cả những người mà họ chưa chọn theo dõi.
Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu
Trải nghiệm Reels trực tiếp từ ‘Bảng tin’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bảng xếp hạng các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Bằng cách căn cứ vào tổng số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), dưới đây là các nền tảng mạng xã hội (social network) lớn nhất toàn cầu tính đến hết năm 2021.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Đâu là nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới?

Facebook hiện vẫn là ‘market leader’ của không gian mạng xã hội hơn 2,89 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Ngoài Facebook, công ty mẹ Meta hiện cũng sở hữu 4 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu khác, tất cả đều có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng: Facebook (nền tảng cốt lõi), WhatsApp, Facebook Messenger và Instagram.

Trong quý 3 năm 2021, Facebook cho biết họ có hơn 3,58 tỷ người dùng đang sử dụng các sản phẩm trong “gia đình ứng dụng” của mình.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Số liệu từ Statista 2021

Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia hiện sở hữu nhiều nền tảng mạng xã hội lớn nhất.

Hầu hết các mạng xã hội đều có nguồn gốc từ Mỹ, tuy nhiên các nền tảng khác đến từ Trung Quốc như WeChat, TikTok, QQ hay ứng dụng chia sẻ video Douyin cũng thu hút được sự hấp dẫn không kém.

Hiện có bao nhiêu người đang sử dụng mạng xã hội?

Một trong những đặc điểm quan trọng hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội đó là chúng thường có sẵn nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và do đó cho phép người dùng có thể kết nối với bạn bè hoặc mọi người ở khắp các khu vực trên toàn cầu.

Vào năm 2022, tổng số lượng người dùng sử dụng mạng xã hội được ước tính sẽ đạt mức 3,96 tỷ và con số này vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên khi việc sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội di động ngày càng có được sức hút ở các thị trường mới nổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

5 cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm

Vì sao nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm.

 cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm

Với 25 năm kinh nghiệm làm việc tại các thương hiệu hàng đầu thế giới như Sony và Frito-Lay, Denise Lee Yohn là chuyên gia về lĩnh vực tái định vị thương hiệu.

Denise hiện là nhà tư vấn, diễn giả, và tác giả của quyển sách What Great Brands Do: The Seven Brand-Building Principles that Separate the Best from the Rest (tạm dịch: Điều các thương hiệu vĩ đại thực hiện: 7 nguyên tắc xây dựng thương hiệu nổi bật giữa đám đông).

Trong bài viết chia sẻ trên trang Harvard Business Review, Denise đã phân tích cách thức doanh nghiệp có thể đưa chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm (customer-centric) vào văn hóa doanh nghiệp.

Cụ thể, theo Denise nhận định, một trong những thách thức của kế hoạch tích hợp này là khối lượng, tốc độ tăng trưởng và mức độ đa dạng trong dữ liệu khách hàng đang vượt quá khả năng xử lý của nhiều công ty.

Trong khi đó, một vài doanh nghiệp này không có đủ các hệ thống và công nghệ cần thiết để phân khúc và lập danh sách khách hàng hiệu quả.

Vài doanh nghiệp khác thì thiếu những quy trình và khả năng vận hành cần thiết để truyền thông và tạo ra các trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cho khách hàng mục tiêu.

Nhưng rào cản phổ biến, và có lẽ là lớn nhất, trong việc áp dụng chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm chính là sự thiếu hụt về văn hóa tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm.

Tại phần lớn các công ty, văn hóa doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu quảng bá sản phẩm, thúc đẩy doanh số bán hàng. Và văn hóa tập trung vào khách hàng được nhìn nhận như một tính năng cần thiết trong chiến lược marketing.

Để triển khai chiến lược khách hàng trọng tâm và mô hình vận hành hiệu quả, công ty cần có một văn hóa đồng bộ với chiến lược này.

Giới lãnh đạo cần quan tâm đến các hoạt động phát triển năng lực cho những nhân viên có tư duy và giá trị phù với văn hóa này.

Để tạo dựng văn hóa khách hàng là trọng tâm, lãnh đạo doanh nghiệp có thể tiến hành các cách sau:

1. Hoạt động trên nền tảng thấu cảm với khách hàng.

Thấu cảm là một trong những từ rất đẹp nhưng thực tế rất ít công ty thực sự nắm bắt được ý nghĩa của từ này cũng như đưa vào thực tế hoạt động.

Để thấu cảm trở thành giá trị xuất hiện trong mọi hoạt động vận hành của doanh nghiệp, các lãnh đạo cần hành động nhiều hơn là những bài phát biểu trước nhân viên.

Thực tế, thấu cảm với khách hàng là khả năng xác định nhu cầu cảm xúc của một khách hàng, thấu hiểu lý do phía sau nhu cầu đó, và đáp ứng nhu cầu ấy một cách hiệu quả, phù hợp. Theo thống kê từ PwC, chỉ có 38% người tiêu dùng tại Mỹ cho rằng nhân viên bán hàng hiểu được nhu cầu của họ khi cả hai tương tác với nhau.

Slack, công ty phần mềm truyền thông trong doanh nghiệp, là một trong những đơn vị đang vận hành dựa trên sự thấu cảm.

Các nhân viên của Slack dành nhiều thời gian để đọc các tin nhắn từ khách hàng, quan sát và cố gắng nhận biết điều khách hàng muốn và cần là gì.

Các chuyên gia hỗ trợ khách hàng được khuyến khích để nghiên cứu và tạo ra các cách thức giúp khách hàng sử dụng Slack tốt hơn.

Ngoài ra, với những đối tác thiết kế ứng dụng trên nền tảng của Slack, công ty này cũng giới thiệu 9 cách tốt nhất để đối tác đưa “thấu cảm” vào văn hóa làm việc.

2. Tuyển nhân sự định hướng khách hàng.

Từ những lần gặp đầu tiên khi tuyển nhân viên mới, doanh nghiệp nên trao đổi rõ quan điểm về người tiêu dùng và nhu cầu của doanh nghiệp với từng ứng viên tiềm năng.

Tại Hootsuite, platform hỗ trợ quản trị mạng xã hội, các giám đốc marketing và giám đốc nhân sự sẽ cùng hợp tác để thực hiện điều này.

Cụ thể, trong suốt quá trình phỏng vấn, các quản lý nhân sự được yêu cầu hỏi từng ứng viên, bất kể vị trí ứng tuyển là gì, một câu hỏi để đo lường cách ứng viên đang hình dung về khách hàng.

Cách làm trên mang đến hai lợi ích. Một mặt, doanh nghiệp có thể thẩm định và đảm bảo bất cứ nhân viên mới nào cũng sẽ có cùng một quan điểm về văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm.

Mặt khác, điều này còn truyền đi một thông điệp rất rõ ràng đến tất cả nhân viên về tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng trong chiến lược kinh doanh của công ty.

3. Chia sẻ các thông tin tổng quan về khách hàng.

Để mọi nhân viên đều tiếp nhận tư duy lấy khách hàng làm trọng tâm thì từng người trong số họ cần hiểu rõ chân dung khách hàng hiện tại của công ty.

Gần đây, Adobe Systems đã mở kênh truy cập thông tin về các nhu cầu của khách hàng để tất cả nhân viên công ty đều có thể tìm hiểu.

Cụ thể, công ty này đã tạo ra một phòng ban mới, kết hợp giữa đội ngũ chăm sóc khách hàng và quản lý nhân viên, để tạo ra những chương trình thúc đẩy nhân viên thấu hiểu khách hàng.

Bộ phận này thiết lập những trạm tương tác, nơi các nhân viên có thể truy cập trực tuyến hay ngay tại văn phòng của Adode để lắng nghe các cuộc gọi từ bộ phận chăm sóc khách hàng. Trong mỗi buổi họp toàn đội ngũ, các lãnh đạo thường cập nhật về những trải nghiệm mới mà công ty vừa cung cấp cho khách hàng gần đây.

4. Thúc đẩy những tương tác trực tiếp với khách hàng.

Công ty cần phát triển những cách khác nhau để nhân viên có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, ngay cả những bộ phận mang tính chất “hậu cần”.

Vì trên thực tế, bất cứ bộ phận nào trong công ty cũng có những ảnh hưởng nhất định đến trải nghiệm của khách hàng, dù rằng là tác động gián tiếp.

Vì vậy, tất cả nhân viên sẽ có thêm nhiều chất liệu hữu ích để cải thiện công việc, nếu họ được hiểu thêm về chân dung khách hàng, cũng như những điều bộ phận của họ đã làm được hoặc cần nỗ lực hơn.

Airbnb xem những chủ nhà, người đăng tải căn hộ cho thuê trên nền tảng Airbnb, là những khách hàng của họ. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình tương tác giữa nhân viên và khách hàng, Airbnb yêu cầu các nhân viên phải lưu trú tại một trong những căn hộ đang là đối tác của Airbnb khi đi công tác.

Công ty này cũng mời các chủ nhà ở lại trong các văn phòng của Airbnb khi họ đến văn phòng tham gia các cuộc họp dành cho khách hàng.

Ngoài ra, các nhân viên Airbnb còn tham gia vào những sự kiện thường niên do công ty tổ chức, cùng với các chủ nhà, để cả hai có thời gian trao đổi những điều đã làm được trong năm qua cũng như xác định các kế hoạch cần thực hiện cho năm tiếp theo.

Với phần lớn các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đặc thù, không thể tạo điều kiện để nhân viên tương tác trực tiếp với khách hàng như Airbnb, thì vẫn có thể mở ra các cơ hội để nhân viên: quan sát các cuộc phỏng vấn khách hàng của phòng marketing, lắng nghe các cuộc gọi từ phòng bán hàng và chăm sóc khách hàng, mời khách hàng đến thăm văn phòng, tổ chức các sự kiện khách hàng…

5. Kết nối văn hóa nội bộ với chiến lược trải nghiệm khách hàng.

Có câu: “bạn không thể quản lý điều bạn không đo lường được”. Các cấp quản lý sẽ được truyền động lực và kỹ năng để nuôi dưỡng văn hóa lấy khách hàng là trọng tâm nếu họ biết cách đo lường hiệu quả cho hoạt động này.

Temkin Group, một công ty tư vấn trải nghiệm khách hàng, đã phát triển mô hình dự đoán tác động của trải nghiệm khách hàng có thể cải thiện lợi nhuận trong những ngành công nghiệp khác nhau ra sao.

Trung bình, theo ước tính của Temkin, một công ty 1 tỷ USD điển hình có thể thu được 775 triệu USD trong vòng ba năm thông qua những cải tiến như giảm thời gian khách hàng chờ đợi hay tạo ra quy trình thanh toán thuận tiện hơn cho người tiêu dùng.

Theo Diane Gherson – Giám đốc Nhân sự của IBM, những nhân viên trung thành chiếm hai phần ba trong tổng số các yếu tố tạo nên trải nghiệm khách hàng của công ty cô.

Gherson và đội ngũ của cô đã hiểu được điều cốt yếu, rằng: nếu nhân viên hài lòng về IBM, thì khách hàng cũng sẽ như thế.

Các lãnh đạo doanh nghiệp đang bắt đầu nhận thấy văn hóa và chiến lược cần song hành với nhau. Chỉ khi các chiến lược đặt khách hàng làm trọng tâm được hậu thuẫn và phát triển trên nền tảng văn hóa công ty thì doanh nghiệp mới thật sự có được tầm nhìn bền vững về chiến lược này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Một vài xu hướng Digital Marketing bạn không thể bỏ qua trong 2022

Bằng cách tập trung vào các xu hướng mà người dùng quan tâm trong 2022, người làm Digital Marketing có thể đánh bại đối thủ và mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng hơn trong dài hạn.

xu hướng Digital Marketing 2022
Xu hướng Digital Marketing 2022

Bắt kịp các xu hướng digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) mới dường như cũng không mấy dễ dàng tuy nhiên đó lại là điều hết sức cần thiết đối với cả người làm marketing lẫn chủ doanh nghiệp.

Trong khi các digital marketers phải cố gắng tận dụng triệt để các cơ hội mới, các chủ doanh nghiệp cũng cần có các chiến lược khác để có thể thích ứng tốt hơn với các hành vi đang thay đổi nhanh chóng từ phía người dùng.

Với sự bùng nổ của thương mại điện tử (eCommerce) và giáo dục trực tuyến, dưới đây là một số xu hướng digital marketing hàng đầu mà bạn không thể bỏ qua trong năm mới 2022.

1. Video Marketing.

Với sự trỗi dậy của ứng dụng video dạng ngắn TikTok, video giờ đây có thể lan truyền rộng rãi hơn nhiều và điều này cho phép các thương hiệu có nhiều cách hơn để tận dụng nó.

Bằng cách chủ động tạo ra những xu hướng mới cộng với việc sử dụng chiến lược nội dung do người dùng tạo ra (UGC), các nhà sáng tạo nội dung có thể giúp thương hiệu xây dựng độ nhận biết một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của TikTok, việc Instagram tập trung vào Reels, và YouTube liên tục cải tiến Shorts là những bằng chứng khác cho thấy video sẽ tiếp tục là định dạng ưu tiên hàng đầu của các nền tảng trong 2022.

Ngoài TikTok, Instagram Reels hay YouTube, Pinterest và LinkedIn cũng đang đầu tư nhiều hơn vào các tính năng video nhằm bắt kịp các xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng.

Tuy nhiên, có một lầm tưởng khác mà không ít các marketers mắc phải đó là, trong khi nghĩ đến video marketing họ thường nghĩ đến các chiến dịch tốn kém và trau chuốt, những câu chuyện mang tính xác thực cao và gần gũi lại nhận được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng.

2. Niche Marketing.

Niche Marketing hay phương thức làm marketing bằng cách tập trung vào các thị trường ngách (nhỏ và hẹp) luôn thể hiện được sức mạnh kết nối vốn có với người tiêu dùng.

Tập trung vào một (hoặc một vài) thị trường ngách cho phép thương hiệu hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, dễ dàng hơn trong việc định vị mình là chuyên gia ngành và mức độ trung thành của người tiêu dùng là cao hơn.

Niche Marketing còn có khả năng phát triển nhanh hơn, ít tốn kém hơn và thâm nhập tốt hơn khi thương hiệu đã ở vị thế dẫn đầu ở các thị trường hay phân khúc nhỏ hơn.

Với một nhóm khách hàng nhỏ hơn, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tập trung vào chất lượng, dịch vụ khách hàng và xây dựng mối quan hệ, điều có thể mang lại cho thương hiệu nhiều rào cản gia nhập hơn với các đối thủ mới.

Ngoài ra, khi khách hàng ngày càng có xu hướng tin tưởng hơn với những “nhà lãnh đạo tư tưởng ngành“, thương hiệu càng thể hiện được tính có thẩm quyền của mình thì càng có nhiều cơ hội hơn để bán các giải pháp của họ tới công chúng.

3. Sự bùng nổ của các nền tảng thương mại điện tử.

Thương mại điện tử đang phát triển ở một tốc độ chưa từng có và được dự kiến ​​là sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.

Theo Statista, giá trị thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD năm 2015 lên 120 tỷ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Dựa trên những xu hướng này, các nhà bán lẻ và doanh nghiệp có thể “nương tựa” vào các nền tảng thương mại điện tử để gia tăng mức độ hiển thị và thúc đẩy nhiều hơn nữa nhận thức về thương hiệu.

Cho dù thương hiệu của bạn vốn bán hàng trực tiếp thông qua các cửa hàng (vật lý), một sự hiện diện mạnh mẽ trên các nền tảng trực tuyến cũng có thể mang lại những giá trị không hề nhỏ.

4. Mobile Marketing cũng là xu hướng Digital Marketing sẽ phát triển mạnh trong 2022.

Một số chiến lược mobile marketing hay tiếp thị di động mà thương hiệu có thể tận dụng tốt trong 2022 là tiếp thị qua SMS, tiếp thị trong ứng dụng (in-app marketing), tiếp thị truyền thông mạng xã hội (social media marketing), tiếp thị dựa trên vị trí (location-based marketing) và tiếp thị ở các khu vực lân cận (proximity marketing).

Theo Google Consumer Insights, 61% giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện trên các thiết bị điện thoại thông minh từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019, với mức tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY).

Hơn một nửa lưu lượng truy cập các website và ứng dụng đến từ thiết bị di động và người mua sắm cũng đang sử dụng thiết bị di động của họ để nghiên cứu sản phẩm và mua hàng trực tuyến.

Khi nói đến các chiến lược tiếp thị di động, ‘thân thiện’ là từ khoá chính mà những người làm marketing cần lưu ý, điều này có nghĩa là bạn cần làm cho các nền tảng của mình chạy nhanh hơn, dễ điều hướng hơn và luôn đảm bảo có thể hiển thị trong tầm mắt những gì mà khách hàng tìm kiếm.

5. Marketing Automation.

Trong những năm qua, các nền tảng lớn như HubSpot hay SalesForce đã chỉ ra rằng những doanh nghiệp có sử dụng các công cụ tự động hoá trong quá trình nuôi dưỡng khách hàng có thể mang lại lượng khách hàng tiềm năng chất lượng cao hơn theo thời gian.

Bằng cách ứng dụng yếu tố tự động hoá vào quá trình gửi email, quản lý khách hàng (CRM) hay phản hồi tự động (chatbots), thương hiệu có thể kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân cao hơn và nhanh hơn.

Bên cạnh đó, thông qua việc cá nhân hoá nội dung tới từng đối tượng mục tiêu trên các nền tảng, thương hiệu cũng có thể chứng kiến tỷ lệ chuyển cao hơn.

Trong khi đầu năm thường là khoảng thời gian các doanh nghiệp xem xét lại các chiến lược cũ và phát triển chiến lược mới, khai thác nhanh và sâu những xu hướng digital marketing có thể phát triển mạnh trong 2022 giúp mang lại cho thương hiệu nhiều lợi thế và cơ hội tăng trưởng dài hạn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

5 chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc nhất 2021

Thế giới đã trải qua một năm 2021 đầy biến động, đa số các ngành nghề đều chịu tác động của đại dịch COVID-19, trong đó có lĩnh vực quảng cáo, truyền thông. Tuy nhiên vẫn có không ít các chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc được trao nhiều giải thưởng trong 2021.

chiến dịch quảng cáo ngoài trời 2021
5 chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc nhất năm 2021

Điểm lại hoạt động quảng cáo, truyền thông của năm 2021, bảng xếp hạng Sáng tạo Thế giới đã hợp tác với nền tảng Twitch để tìm ra danh sách các thương hiệu, agency cùng các cá nhân sáng tạo đã cống hiến hết mình và giành được nhiều giải thưởng tôn vinh trong năm 2021 vừa qua.

Đóng góp một phần không nhỏ cho hoạt động sáng tạo của thế giới, quảng cáo ngoài trời (OOH) trong năm 2021 đã có nhiều chiến dịch xuất sắc để quảng bá thương hiệu, mang tới những ý tưởng độc đáo, hỗ trợ giải quyết các khó khăn vì dịch bệnh, cũng như làm nổi bật các vấn đề được cho là điều cấm kỵ, khó nói.

Dưới đây là 5 chiến dịch quảng cáo ngoài trời giành được nhiều giải thưởng tôn vinh nhất năm 2021.

1. Heineken: Shutter Ads.

Dịch bệnh kéo dài với những diễn biến phức tạp đã khiến Heineken mất gần như 70% doanh thu vì không thể bán được hàng.

Bên cạnh đó, đối tác quan trọng của Heineken là các quán bar trên toàn quốc cũng buộc phải đóng cửa và gặp khó khăn trong việc duy trì kinh doanh. Điều đáng buồn hơn là không chỉ doanh thu giảm mà độ nhận diện thương hiệu của Heineken cũng bị suy giảm mạnh.

Để khắc phục tình trạng này, thương hiệu đã hợp tác agency Publicis Italya để triển khai chiến dịch “Shutter Ads” – quảng cáo trên những cánh cửa đóng kín của các quán bar trên toàn quốc. Heineken đã trả tiền cho các cửa hàng và quán bar ở Argentina, Đức, Indonesia, Ý và Tây Ban Nha để sơn lên 5.000 cánh cửa cuốn.

Ý tưởng này không chỉ giúp Heineken duy trì nhận diện thương hiệu mà còn giúp đỡ các quan bar có thêm một phần ngân sách để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Chiến dịch OOH của Heineken truyền đi những thông điệp tích cực để động viên mọi người cùng vượt qua thời điểm khó khăn và chờ đợi ngày được cùng nhau thưởng thức những cốc bia mát lạnh ngay tại quán bar yêu thích của mình.

“Shutter Ads” còn giúp Heineiken và Publicis thắng giải Grand Prix hạng mục Quảng cáo ngoài trời tại Liên hoan sáng tạo Cannes Lions 2021.

2. adidas: The Liquid Billboard.

Tháng 6/2021, chiến dịch “Beyond The Surface” được adidas triển khai tại Dubai để quảng bá cho bộ sưu tập đồ bơi Full-cover mới nhất của mình.

Tại một trong những bãi biển được ghé thăm nhiều nhất Dubai, adidas đã biến mọi phụ nữ trở thành đại sứ cho bộ sưu tập đồ bơi của mình bằng cách tạo ra “The Liquid Billboard” – một billboard khổng lồ chứa đầy nước và có thể bơi được. Đây chính là bảng quảng cáo đầu tiên trên thế giới mà phụ nữ có thể bơi lội.

Trong một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường YouGov được adidas ủy quyền thực hiện, trên toàn cầu có 32% phụ nữ không cảm thấy thoải mái khi bơi lội ở nơi công cộng, còn ở Trung Đông thì con số này lên tới 88%.

Lý giải cho điều này là bởi các chị em cảm thấy tự ti về cơ thể cũng như việc thiếu sự riêng tư và không có những bộ đồ bơi không thích hợp với họ. Do đó dẫn đến việc có ít phụ nữ muốn theo đuổi các môn thể thao chuyên nghiệp dưới nước.

“The Liquid Billboard” là nỗ lực của adidas trong việc nâng cao sự tự tin của phụ nữ khi diện đồ bởi để thoải mái tham gia các môn thể thao dưới nước.

Ý nghĩa của chiến dịch nằm ở việc khuyến khích mọi người vượt qua mọi định kiến xã hội cũng như đề cao sự tự do của phái nữ khi ở dưới nước, không phân biệt hình dáng, sắc tộc, tôn giáo.

3. Burger King: Moldy Whopper là chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc 2021 tiếp theo.

Khi các vấn đề về sức khoẻ và dinh dưỡng được đặt lên hàng đầu, nhiều người tỏ ra lo ngại trước các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều năng lượng xấu cũng như chất bảo quản.

Các thương hiệu thức ăn nhanh đứng trước nguy cơ bị sụt giảm doanh thu, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh.

Để giải quyết điều này, năm 2020, Burger King đã tung ra một video quay với thời lượng 45 giây quay lại quá trình chiếc bánh Whoppe trở nên mốc meo, xấu xí sau 34 ngày.

Ý tưởng này như một lời khẳng định chắc nịch của Burger King về việc không sử dụng chất bảo quản để đem lại những sản phẩm lành mạnh cho người tiêu dùng.

“Chiếc bánh mốc meo” của Burger King đã xuất hiện trên đường phố thông qua những bảng quảng cáo khổng lồ khiến người đi đường ngạc nhiên, tò mò, nhưng khi nhận ra ý nghĩa đằng sau mọi người đều dành nhiều thiện cảm cho thương hiệu thức ăn nhanh này.

Với ý tưởng táo bạo và đi ngược lại với thông thường, chiến dịch “Moldy Whopper” lan toả mạnh mẽ với khoảng 8,4 tỷ lượt hiển thị tự nhiên trên các phương tiện truyền thông.

Trên nền tảng Facebook, tổng thời gian phát sóng video đạt gần 1,4 triệu phút, với 39% trong tổng số người đã xem trọn vẹn hết cả 45 giây của video.

Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen của giới chuyên môn, quảng cáo của Burger King không tránh khỏi những ý kiến tranh cãi vì mọi người cho rằng ý tưởng này đã đi ngược lại với các chiến dịch quảng bá thực phẩm thông thường.

Bên cạnh xuất hiện trong top 5 chiến dịch OOH xuất sắc nhất 2021 thì “Moldy Whopper” còn là chiến dịch đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách 200 quảng cáo sáng tạo được trao giải nhiều nhất năm 2021.

4. Ezaki Glico: Pocky The Gift.

Sản phẩm bánh que Pocky của Ezaki Glico là một trong những món ăn vặt bán chạy nhất Nhật Bản. Phần lớn tệp khách hàng chính của sản phẩm chính là trẻ em và thanh thiếu niên, thế nhưng tệp khách hàng này lại đang dần suy giảm.

Để giải quyết vấn đề này, Ezaki Glico đã hợp tác với agency Dentsu Tokyo để triển khai chiến dịch sáng tạo mang tên “Pocky The Gift”.

Dentsu đã ra mắt bao bì mới đầy phong cách và màu sắc để hướng đến việc tiếp cận giới trẻ. Sản phẩm được trưng bày tại các cửa hàng cao cấp và khu mua sắm kèm theo những bảng quảng cáo cỡ lớn nổi bật và thu hút.

Đồng thời, Ezaki Glico còn tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng cáo Pocky như một món quà thời trang vừa ngon lại vừa đẹp mắt, phù hợp với tiêu chí của người tiêu dùng trẻ hiện nay.

5. Relate: Let’s Talk The Joy of Later Life Sex cũng là một trong số các chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc 2021.

Chủ đề tình dục và sự thân mật ở những người cao tuổi là vấn đề vô cùng nhạy cảm, có tới 60% những người trên 65 tuổi cảm thấy khó có thể chia sẻ cởi mở khi nói về vấn đề này (theo khảo sát của tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu 3Gem). Đã đến lúc phá bỏ điều cấm kỵ lâu đời đó.

Tổ chức từ thiện Relate đã kết hợp với Ogilvy để triển khai chiến dịch “Let’s Talk The Joy of Later Life Sex” tại Vương quốc Anh để đưa vấn đề này ra trước ánh sáng và xoá bỏ sự kỳ thị của mọi người về chủ đề bất thành văn này.

Relate đã kết hợp với nhiếp ảnh gia nổi tiếng Rankin để ghi lại hình ảnh của 5 cặp vợ chồng lớn tuổi với những khoảnh khắc thân mật của họ.

Chiến dịch được khởi động trên các tờ báo chủ nhật lớn của Vương quốc Anh, thông qua việc khai thác thói quen đọc báo cuối tuần của người Anh. Đồng thời, các biển quảng cáo tấm lớn đã được dựng lên khắp đất nước để đông đảo mọi người biết đến.

Chiến dịch đã giúp mọi người có cái nhìn cởi mở hơn và thấu hiểu hơn về đời sống tình dục của người cao tuổi, cũng như nâng cao sức khoẻ của họ thông qua sự kết nối thân mật, gần gũi với người bạn đời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

3 cách để thương hiệu luôn đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, nếu một khách hàng cảm thấy không hài lòng với sản phẩm, dịch vụ hoặc một mức giá mà một thương hiệu đưa ra, sẽ có hằng hà sa số những lựa chọn khác đang chờ đợi họ.

đáp ứng kỳ vọng của khách hàng

Vậy làm cách nào để các thương hiệu luôn đáp ứng được mức kỳ vọng đang ngày càng tăng cao ở khách hàng? Dưới đây là gợi ý từ các chuyên gia marketing:

1. Mang đến những trải nghiệm cá nhân.

Cách đây không lâu, các thương hiệu có thể quảng cáo cùng một cách giống nhau đối với nhiều đối tượng người xem, bất chấp sự khác biệt của họ về sở thích cá nhân. Nhưng ngày nay, khách hàng thích một cái gì đó mang đậm tính cá nhân hơn.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 1.500 người tiêu dùng Mỹ từ 18 – 54 tuổi, có 63% người kỳ vọng các thương hiệu tận dụng lịch sử mua hàng của họ để mang đến cho họ các trải nghiệm mang tính cá nhân.

Jeremy Hull – Phó chủ tịch bộ phận sáng tạo tại Công ty digital marketing iProspect

2. Cung cấp một trải nghiệm mua hàng liền mạch.

Khách hàng di chuyển liên tục trên các nền tảng khác nhau. Một nghiên cứu của tôi cho thấy, khi nghiên cứu sản phẩm trước khi mua, có 80% người nói rằng họ thường xuyên chuyển qua chuyển lại giữa các kênh, lúc thì qua video, lúc thì qua tìm kiếm trực tuyến.

Để đáp ứng được kỳ vọng ngày càng tăng cao của khách hàng, các thương hiệu cần tạo ra được trải nghiệm liền mạch thông qua các kênh này.

Dù khách hàng mua sắm tại cửa hàng thực hay trên kênh trực tuyến, hoặc họ sử dụng phần mềm nhận diện giọng nói…, các thương hiệu cũng phải cung cấp cho họ một trải nghiệm liên tục, thuận tiện.

Jerri Devard – Giám đốc bộ phận khách hàng của Office Depot

3. Tận dụng xu hướng video marketing.

Video không phải là điều gì mới mẻ, nhưng điều mới mẻ ở đây là, đang có rất nhiều khách hàng yêu thích nó.

Chẳng hạn, nhiều người nghĩ rằng mọi người chỉ tìm đến với YouTube để xem về những người nổi tiếng và những người có tầm ảnh hưởng, nhưng thực tế, đó chưa phải là toàn bộ bức tranh.

Trong một nghiên cứu gần đây của chúng tôi, có 70% người mua hàng nói rằng họ thích mở YouTube để tìm hiểu về sản phẩm của các thương hiệu.

Video đang ngày càng quan trọng hơn. Nó là một cách để giúp khách hàng tương tác với chúng ta. Họ đang dùng nhiều thời gian hơn để xem video và tương tác với chúng ta sâu hơn.

Ann Bair – Giám đốc kỹ thuật số của Nationwide.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Shopee đang bỏ xa Tiki, Lazada và Sendo

Dường như “miếng bánh” thương mại điện tử sẽ không chia đều cho tất cả tay chơi, nhất là trong bối cảnh cuộc đua giành thị phần giữa các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam đang ngày một trở nên khốc liệt.

Shopee đang bỏ xa Tiki, Lazada và Sendo
iStock

Tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 chỉ ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV – Gross Merchandise Value), đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Khảo sát nhanh cho thấy, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, “miếng bánh” thương mại điện tử sẽ không chia đều cho tất cả tay chơi, nhất là trong bối cảnh cuộc đua giành thị phần giữa các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam đang ngày một trở nên khốc liệt.

Theo thống kê của iPrice Group trong Q4/2021, Shopee hiện là đơn vị dẫn đầu về sự phổ biến với gần 89 triệu lượt truy cập. Trên các mạng xã hội như: Instagram, Facebook, YouTube, sự hiện diện của ông lớn TMĐT này là rất vượt trội.

Đáng chú ý, lượng truy cập của Shopee nhiều hơn gấp đôi con số mà các đối thủ trực tiếp như Tiki, Lazada và Sendo cộng lại.

Lazada hiện chỉ xếp thứ 4 với 20,6 triệu lượt truy cập, theo sau là vị trí thứ 5 của Tiki với 17,8 triệu lượt truy cập. Còn Sendo tụt xuống vị trí thứ 11 với gần 5 triệu lượt truy cập.

Dù cuộc đua thương mại điện tử chưa ngã ngũ, nhưng có thể thấy rõ sự đuối sức từ các tay chơi nội. Tiki hiện được cho là đang “khát vốn” khi xuất hiện nguồn tin cho rằng, công ty đang đàm phán với Shinbank Bank cho một đợt đầu tư mới trị giá khoảng 40 triệu USD.

Cuối năm ngoái, Tiki đã huy động thành công 258 triệu USD trong vòng đầu tư do AIA Insurance Inc dẫn dắt. Mục đích là nhằm mở rộng thị phần thương mại điện tử, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai.

Trước đó, để bổ sung dòng tiền, Tiki từng huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ, kỳ hạn 2 năm với lãi suất 13%/năm. Mức lãi suất chào bán trái phiếu của sàn thương mại điện tử Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trên thị trường hiện nay.

Còn về phía Sendo, từ nửa cuối năm 2020 đến nay, công ty chưa thông báo thêm bất kì vòng gọi vốn nào thành công. Từng có thông tin công ty đang huy động vòng gọi vốn series D. Hoạt động này diễn ra ngay sau khi tin đồn Sendo sáp nhập với Tiki thất bại.

Đổi lại, các thương hiệu bán lẻ như Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, FPT Shop hay CellphoneS đều có thứ hạng cao cho mình.

Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh lần lượt chiếm vị trí thứ 2 và 3 trên bảng xếp hạng với 59 triệu và 24 triệu lượt truy cập. FPT Shop và CellphoneS lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 với 9,3 và 8,7 triệu lượt truy cập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Mạng xã hội Truth Social của Donald Trump chính thức ra mắt

Truth Social – mạng xã hội “không bị kiểm duyệt” của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump – dự kiến ra mắt trên kho ứng dụng của Apple vào ngày 21/2.

Mạng xã hội Truth Social ra mắt

“Chúng tôi đang chuẩn bị phát hành trên App store vào ngày 21/2”, Reuters dẫn lại bài đăng của giám đốc sản xuất Truth Social.

Thông tin này được đưa ra vào hôm 18/2 khi tài khoản Billy B., đã được xác minh là của giám đốc mạng xã hội này, trả lời câu hỏi từ những người được mời sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm ứng dụng.

Việc ra mắt mạng xã hội mới sẽ đánh dấu sự trở lại của ông Trump trên các phương tiện truyền thông xã hội, sau hơn một năm bị những nền tảng như Facebook, Twitter và YouTube “cấm cửa”.

Động thái này diễn ra sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1/2021, sự kiện mà cựu tổng thống bị cáo buộc đã đăng tin nhắn kích động những người ủng hộ ông.

Vào ngày 15/2, con trai cả của ông Trump, Donald Jr, đã đăng trên Twitter ảnh chụp màn hình tài khoản của cha mình @realDonaldTrump trên mạng xã hội Truth Social, cùng bài đăng: “Hãy sẵn sàng! Tổng thống yêu thích của bạn sẽ sớm thấy bạn!”.

Các câu trả lời khác của giám đốc sản phẩm trong phiên hỏi đáp hôm 18/2 cho thấy các tính năng của mạng xã hội mới sẽ giống với Twitter.

Ngoài bài đăng tiết lộ ngày ra mắt ngày 21/2, các ảnh chụp màn hình mà Reuters thu thập được cũng cho thấy ứng dụng hiện đã ở phiên bản 1.0, sẵn sàng để phát hành ra công chúng. Vào cuối ngày 16/2, mạng xã hội mới ở phiên bản 0.9, theo hai người có quyền truy cập vào phiên bản này.

Trước đó, cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Devin Nunes, người điều hành Tập đoàn Truyền thông & Công nghệ Trump (TMTG), từng cho biết mạng xã hội dự kiến được ra mắt cuối tháng 3.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Mỹ đưa sàn TMĐT của Tencent và Alibaba vào danh sách đen

Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo đưa các website thương mại điện tử của hai công ty Trung Quốc là Alibaba và Tencent vào danh sách đen do bán hàng giả, hàng nhái hoặc tạo điều kiện để hàng giả lan tràn.

Mỹ đưa sàn TMĐT của Tencent và Alibaba vào danh sách đen

Danh sách gồm 42 nền tảng bán hàng trực tuyến và 35 nền tảng bán hàng trực tiếp tại cửa hàng được xác định có tham gia hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho hành vi làm giả nhãn hiệu hoặc vi phạm bản quyền với quy mô đáng kể.

“Lần đầu tiên hệ sinh thái thương mại điện tử AliExpress và WeChat, hai nền tảng trực tuyến quan trọng có trụ sở tại Trung Quốc, bị xác định là tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi làm giả nhãn hiệu với quy mô đáng kể”, trích tuyên bố từ văn phòng USTR.

Các nền tảng bán hàng trực tuyến khác có trụ sở tại Trung Quốc như Baidu Wangpan, DHGate, Pinduoduo và Taobao cũng tiếp tục nằm trong danh sách đen của các nhà chức trách Mỹ.

Ngoài ra, 9 nền tảng bán hàng thông qua các cửa hàng (vật lý) nằm trên đại lục cũng “được biết đến là nơi sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng giả.”

Alibaba cho biết công ty sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các lo ngại về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng của mình.

Trong khi đó, các hiệp hội trong ngành như Hiệp hội Giày dép và Quần áo Mỹ (AAFA), Hiệp hội điện ảnh đã bày tỏ hoan nghênh với báo cáo trên của USTR.

Theo một báo cáo riêng ngày 16/2, USTR cho rằng Mỹ cần theo đuổi những chiến lược mới cũng như cập nhật các công cụ thương mại nội địa để đối phó với “chính sách và hành vi phi thị trường” của Trung Quốc.

Theo Reuters

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nhóm Big Tech đang trỗi dậy mạnh mẽ

Giữa thời điểm môi trường kinh doanh có nhiều dấu hiệu tiêu cực, các ông lớn công nghệ vẫn đạt mức tăng trưởng đáng ganh tỵ, hứa hẹn một sự trỗi dậy mạnh mẽ trong tương lai gần.

Nhóm Big Tech đang trỗi dậy mạnh mẽ

Thời gian gần đây, nhiều công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ gặp khó khăn trên thị trường chứng khoán. Một số chỉ có biến động nhẹ, giá cổ phiếu của Apple và Google sụt giảm hơn 6%, trong khi Netflix và Meta – tập đoàn mẹ của Facebook, đã mất khoảng 1/3 giá trị.

Theo New York Times, cổ phiếu nhóm doanh nghiệp công nghệ là động lực tăng trưởng quan trọng của thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm 2021.

Vì vậy, sự suy giảm này kéo theo sắc đỏ ở nhiều sàn giao dịch lớn. Chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 7% kể từ đầu năm.

Trỗi dậy từ hỗn loạn.

Các nhà đầu tư có lý do để lo lắng. Sự bùng phát của chủng Omicron, tình trạng lạm phát, khả năng lãi suất, nguy cơ xảy ra chiến tranh ở Ukraine, biểu tình kéo dài của người Canada… có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Các ông lớn công nghệ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực.

Tuy nhiên, trong vài tuần qua, khi một số tập đoàn lần lượt công bố kết quả kinh doanh những tháng cuối năm 2021, có thể nhận thấy dấu hiệu của cuộc trỗi dậy vừa bắt đầu xuất hiện.

Amazon, Apple, Google và Microsoft – 4 công ty Mỹ thuộc nhóm có giá trị hơn 1.000 tỷ USD, trong đó Microsoft trên 2.000 tỷ USD và Apple gần 3.000 tỷ USD – đã công bố mức tăng trưởng đáng ghen tị trong năm 2021.

Ngay cả với cái tên “gây thất vọng” là Facebook, lợi nhuận của họ trong năm 2021 cũng tăng 35%.

Sau tất cả những gì xảy ra khi đại dịch Covid-19 bùng phát, có vẻ như các ông lớn công nghệ đã sẵn sàng mở rộng phạm vi tiếp cận và tầm ảnh hưởng của mình đối với phần còn lại của nền kinh tế.

Nhiều người không bất ngờ về việc các công ty công nghệ hoạt động tốt trong đại dịch. Covid-19 khiến chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho thiết bị, sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Tuy nhiên, quy mô tăng trưởng của họ vẫn đáng kinh ngạc.

Theo The Verge, doanh thu của Apple trong năm 2021 đạt 350 tỷ USD, tăng hơn 90 tỷ USD (tương đương 33%) so với cùng kỳ, bất chấp tình trạng thiếu chip bán dẫn tác động xấu đến ngành công nghệ toàn cầu.

Doanh số bán hàng của Amazon trong năm 2021 tăng 67% so với năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch. Tương tự, doanh thu của Google cũng tăng hơn 60% sau 2 năm.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng những tập đoàn có quy mô khổng lồ như Apple, Amazon, không thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng quá cao trong thời gian dài, theo “quy luật số lớn”. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy họ tiếp tục “phạm luật”.

Sau khi chạm mốc vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD vào năm 2018, Apple tiếp tục tăng trưởng phi mã, hướng đến con số 3.000 tỷ USD trong năm nay. Các ông lớn công nghệ khác trong nhóm nghìn tỷ cũng chưa có dấu hiệu chững lại.

Dư địa phát triển còn lớn.

Điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng kinh ngạc của những gã khổng lồ công nghệ? Theo New York Times, nguyên nhân không chỉ dừng lại ở chỗ đại dịch làm gia tăng việc sử dụng công nghệ, một vấn đề lớn hơn là nó đã minh chứng cho chúng ta thấy còn nhiều tiềm năng bổ sung công nghệ vào cuộc sống hàng ngày.

Mảng kinh doanh Dịch vụ của Apple là một ví dụ. Bộ phận này bao gồm App Store, Apple Pay, iCloud, Music và Apple TV.

Mô hình hoạt động cốt lõi của Táo khuyết từ trước đến nay là bán phần cứng. Họ đã thu lợi nhuận khổng lồ từ việc này. Tuy nhiên, doanh số iPhone sẽ giảm sau một thời gian nhất định.

Chu kỳ nâng cấp đối với người dùng đang kéo dài ra, trong khi mỗi thế hệ ra mắt sau chỉ có một số cải tiến nhỏ. Trong quý cuối năm 2021, Apple bán được số iPhone nhiều hơn cùng kỳ 9%, không còn cao ở mức 2 con số như những năm trước.

Do đó, Apple ngày càng chú trọng phát triển các dịch vụ trực tuyến khác để duy trì tăng trưởng. Theo báo cáo năm 2020, doanh thu trên App Store tăng 24%.

Giám đốc Tài chính Apple, Luca Maestri tiết lộ công ty có 785 triệu người dùng trả phí cho các gói dịch vụ khác nhau, tăng 165 triệu trong năm 2021. Để so sánh, dịch vụ xem phim Netflix hiện có 222 triệu thuê bao.

Điều tương tự cũng đang diễn ra đối với các gã khổng lồ công nghệ khác. Họ tìm cách thu hút thêm khách hàng ở mảng kinh doanh truyền thống, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực khác.

Giờ đây, Amazon không chỉ là sàn thương mại điện tử khổng lồ, mà còn là nhà cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây lớn nhất thế giới.

Bộ phận Amazon Web Services mang lại 71 tỷ USD mỗi năm. Hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ cũng tạo ra 31 tỷ USD trong năm 2021.

Con số 31 tỷ USD chỉ là một phần nhỏ, chưa đến 10% doanh thu hàng năm của Amazon, nhưng nếu so với các công ty công nghệ có mô hình kinh doanh dựa phần lớn vào quảng cáo như Snap hay Pinterest, nó gấp hàng chục lần.

Dan Ives và John Katsingris, chuyên gia phân tích tại công ty đầu tư Wedbush Securities, cho rằng những gì chúng ta đang thấy chỉ là khởi đầu cho sự tăng trưởng bùng nổ trong thời gian dài của các ông lớn công nghệ.

Họ ước tính, các công ty trên toàn cầu sẽ chi 1.000 tỷ USD cho các dịch vụ đám mây trong những năm tới. Điều đó có nghĩa là còn dư địa rất lớn để các tập đoàn công nghệ tiếp tục phát triển và lớn mạnh.

Theo đánh giá của Ives, chỉ riêng mảng Dịch vụ của Apple có thể trị giá đến 1.500 tỷ USD trong tương lai. Ông và các chuyên gia khác gọi sự bùng nổ đầu tư sắp tới vào lĩnh vực công nghệ chính là biểu hiện rõ ràng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Nguyễn Hiếu – Theo New York Times

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cách xây dựng một thương hiệu khiến khách hàng quan tâm và muốn kết nối

Sau nhiều năm lăn lộn trong ngành quảng cáo và thương hiệu, tôi nhận ra rằng xây dựng một câu chuyện thương hiệu sâu sắc có thể mang lại nhiều thành quả to lớn cho doanh nghiệp.

Getty Images

Khi được bổ nhiệm vào vị trí xây dựng chiến lược (brand strategist) cho một công ty quảng cáo, tôi được giao nhiệm vụ gặp gỡ và phỏng vấn khách hàng về cảm nhận của họ với một vài thương hiệu (đồ uống) do tôi phụ trách.

Sau nhiều lần xem xét các đánh giá và cảm nhận của khách hàng với nhóm sáng tạo, tôi nhận ra rằng lắng nghe những gì khách hàng nghĩ là hoạt động vô cùng có ý nghĩa với tư cách là một người làm marketing.

Bằng cách lắng nghe, tôi bắt đầu khám phá ra những thứ mà mình chỉ có thể hiểu được nếu đi sâu vào các cuộc trò chuyện với khách hàng, những thứ tôi sẽ mãi không bao giờ có được nếu chỉ ngồi đó và phân tích dữ liệu.

Tôi cũng dần hiểu ra rằng làm marketing là giúp người khác nói lên tâm tư, suy nghĩ và cảm xúc của họ, còn ‘thương hiệu thực ra chỉ mang tính đại diện để truyền đạt’.

Để có thể giúp khách hàng kết nối sâu hơn với thương hiệu theo những cung bậc cảm xúc thực sự, những câu chuyện thương hiệu có ý nghĩa và hướng tới cộng đồng thường đóng vai trò quyết định.

Tuy nhiên có một sự thật tôi nhận ra là, trong khi không ít các marketer vẫn cho rằng những câu chuyện truyền cảm hứng tốt nhất và có khả năng kết nối tốt nhất là những câu chuyện được trau chuốt nhất, đẹp đẽ nhất, những câu chuyện có sức ảnh hưởng thực sự tới quyết định của khách hàng lại là những câu chuyện THẬT nhất, và thường thì nó đơn giản, ít trau chuốt và gần gũi nhất.

Suy cho cùng, vì doanh nghiệp được tạo nên từ con người, việc khai thác những yếu tố cảm xúc của con người là một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng niềm tin với khách hàng, thứ có thể giúp thương hiệu kết nối sâu và lâu dài hơn với họ.

Dưới đây là một vài cách mà tôi đã học được bạn có thể tham khảo.

Ghi lại những khoảnh khắc quan trọng trong hành trình kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu.

Trong quá trình trao đổi với khách hàng hay nghiên cứu và phát triển (R&D), bạn có khám phá ra bất cứ điều gì mới mẻ hay đặc biệt không?

Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, có bất cứ câu chuyện nào mà bạn có thể kể lại với các nhóm đối tượng mục tiêu hay không?

Hay trong quá trình phát triển, thương hiệu đã thay đổi như thế nào về văn hóa công sở, cách làm việc với con người, cách “đối xử” với những tài năng trong doanh nghiệp và cả những cải thiện về sản phẩm hay dịch vụ của mình?

Dù cho doanh nghiệp của bạn đang ở đâu, vì doanh nghiệp sẽ luôn cần thay đổi và hoàn thiện, những thay đổi đó chính là nguồn cảm hứng và chất liệu cho những câu chuyện thương hiệu mà bạn có thể kể cho khách hàng, những người sẵn lòng muốn biết “bạn là ai” trước khi ra quyết định.

Bạn cần hiểu rằng, một thương hiệu sống là thương hiệu luôn luôn vận động và thay đổi.

Xây dựng một bản đồ nhận diện thương hiệu.

Tất cả các doanh nghiệp hay thương hiệu đều có những yếu tố thẩm mỹ hay bản đồ nhận diện thương hiệu riêng, đây không chỉ là logo, slogan hay các bản phối màu của thương hiệu, nó còn bao gồm cả yếu tố văn hóa, sứ mệnh của thương hiệu hay quy trình vận hành của doanh nghiệp.

Thông qua các nền tảng như website hay mạng xã hội, thương hiệu có thể sử dụng những hình ảnh để truyền tải các cảm xúc mà sản phẩm hay dịch vụ muốn đại diện.

Cho đến khi khách hàng cảm nhận được những giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải, doanh nghiệp khó có thể bán hàng cho họ.

Liên tục chạy các chương trình thử nghiệm với người dùng.

Trong khi những chuyên gia hay cố vấn có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu có thể mang lại cho bạn nhiều lời khuyên có giá trị, người dùng hay khách hàng cũng đóng các vai trò tương tự đối với sự phát triển bền vững của thương hiệu.

Bằng cách chọn ra những khách hàng lý tưởng (người có khả năng mua hàng cao nhất) của thương hiệu và xem xét những phản hồi của họ tới các tính năng của sản phẩm hay các chiến dịch quảng cáo mà bạn đã chạy, bạn có thể đảm bảo rằng bạn có thể truyền tải những thứ mà khách hàng của mình mong muốn được nghe nhất và sản phẩm mà họ sẵn lòng mua nhất.

Bên cạnh những ý kiến thẳng thắn mà khách hàng đã chia sẻ, cộng với những dữ liệu mà bạn đã thu thập được từ các nền tảng khác, bạn có đủ “nguyên liệu đầu vào” để xây dựng nên những câu chuyện thương hiệu có khả năng cộng hưởng cao nhất.

Cuối cùng, khi nói đến việc xây dựng thương hiệu, lắng nghe và trao đổi trực tiếp với khách hàng chưa bao giờ mất đi giá trị vốn có của nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn