Skip to main content

Khi vị thế thống trị của Google bị thách thức

Đây là động thái pháp lý lớn nhất của Mỹ đối với một công ty công nghệ kể từ năm 1998, khi Bộ Tư pháp nước này khởi kiện Microsoft với cáo buộc tương tự.

Cách đây hơn 20 năm, khi Google lần đầu tiên ra mắt thế giới Internet, trang tìm kiếm này đã tạo được ấn tượng khá tốt với người dùng nhờ giao diện tối giản: chỉ gồm một thanh tìm kiếm và một vài nút tính năng. Thời điểm đó, các công cụ tìm kiếm khác như AltaVista, Yahoo! và Lycos đều phủ đầy màn hình với một loạt quảng cáo và liên kết.

Từ một công cụ tìm kiếm trên mạng Internet thời kỳ sơ khai, sau hơn 20 năm, Google đã phát triển thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất thế giới bằng cách tận dụng công cụ tìm kiếm của mình cho một mạng lưới các dịch vụ như bản đồ, email, mua sắm và du lịch.

Nhưng, giống như từng xảy ra với những “người khổng lồ” khác, vị thế thống trị thị trường của Google đã làm dấy lên những câu hỏi và cáo buộc về hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Để rồi vào ngày 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã chính thức kiện Google dựa trên các cáo buộc về hành vi giảm khả năng phát triển và cạnh tranh của các công ty sáng tạo mới.

Đây là động thái pháp lý lớn nhất của Mỹ đối với một công ty công nghệ kể từ năm 1998, khi Bộ Tư pháp nước này khởi kiện Microsoft với cáo buộc tương tự.

Sự “bành trướng” lặng lẽ của Google

Nếu trong thời gian đầu, người dùng yêu thích giao diện nhanh, gọn, nhẹ của Google. Thì hai thập kỷ sau, trải nghiệm của họ với Google đã khác đi đáng kể. Giao diện của Google vào năm 2020 về cơ bản vẫn đơn giản như ngày trước, nhưng người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trong “vũ trụ” của tập đoàn này.

Khi sử dụng Internet, người dùng có thể đang tương tác với Google mà không hề nhận ra. Đó là bởi vì hầu hết các trang web đều chứa các công nghệ quảng cáo của Google và âm thầm theo dõi quá trình lướt web của người dùng.

Khi họ tải một bài báo trên web có chứa quảng cáo do Google đính kèm, tập đoàn sẽ lưu giữ hồ sơ về trang web đó – ngay cả khi người dùng không nhấp vào quảng cáo.

Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, trong năm 2019, Google và Facebook nhận 59% khoản tiền mà các doanh nghiệp chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số. Trong “miếng bánh” đó, Google chiếm 63%.

Công nghệ quảng cáo của Google cũng bao gồm các mã phân tích vô hình chạy trong nền của nhiều trang web có tên Google Analytics. Theo một phân tích của một công ty chuyên về công cụ tìm kiếm trực tuyến khác là DuckDuckGo, khoảng 74% các trang web đều chạy công cụ này.

Với những người dùng các thiết bị di động, sự thống trị của Google là không thể bàn cãi, đặc biệt là Android – hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới.

Các thiết bị Android chắc chắn phải tải xuống ứng dụng từ cửa hàng Google Play, bao gồm các ứng dụng quan trọng như bản đồ, email và thanh tìm kiếm. Trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói Google Assistant cũng là một phần trong các thiết bị Android.

Ngay cả khi người dùng sở hữu một chiếc iPhone của Apple, sự hiện diện của Google vẫn rất lớn. Google là thanh tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của iPhone từ năm 2007.

Gmail là dịch vụ email phổ biến nhất trên thế giới với hơn 1,5 tỷ người dùng, vì vậy nhiều người vẫn sử dụng nó trên iPhone của mình. Và người dùng rất khó tìm được một ứng dụng khác ngoài YouTube để xem video.

Ngoài smartphone, Google cũng là một thế lực thống trị trên máy tính cá nhân. Theo một số ước tính, hơn 65% người dùng Internet sử dụng trình duyệt web Chrome của Google, chưa kể đến ứng dụng trực tuyến khác của “đại gia” này.

Google cũng có sự hiện diện không hề nhỏ trên thị trường thiết bị kết nối Internet cho nhà ở thông mình. Công ty này có Google Home, một trong những sản phẩm loa thông minh phổ biến nhất và được tích hợp trợ lý ảo Google Assistant.

Đồng thời, Google cũng sở hữu Nest, công ty chuyên sản xuất camera an ninh, báo động cháy và bộ điều nhiệt được kết nối Internet cho các ngôi nhà thông minh.

Người dùng cũng tương tác với Google ngay cả khi họ dùng một ứng dụng không có kết nối rõ ràng với công ty. Đó là bởi Google cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây hoặc công nghệ máy chủ cho phép truyền phát video trực tuyến và tải dữ liệu.

Như với ứng dụng TikTok ở Mỹ, những video của họ được lưu trữ trên đám mây của Google (dù TikTok có thể sớm chuyển sang dịch vụ khác theo thỏa thuận với Oracle.)

Vị thế thống trị bị thách thức

Sức mạnh thống trị của Google đã đưa công ty đến một thời điểm quan trọng: Vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ. Lập luận của phía Chính phủ Mỹ tập trung vào công cụ tìm kiếm của Google và cách công ty này xây dựng vị thế độc quyền thông qua các hợp đồng và thỏa thuận kinh doanh nhằm chặn bước các đối thủ.

Trong một bài đăng trên Twitter ngay sau đó, Google cho rằng vụ kiện là một “sai lầm sâu sắc.” Công ty nói thêm: “Mọi người sử dụng Google vì lựa chọn của họ, không phải do bị ép buộc hay họ không thể tìm ra các lựa chọn thay thế.”

Không thể phủ nhận rằng Google cung cấp các dịch vụ được đánh giá cao trên toàn thế giới mà không yêu cầu trả phí trực tiếp từ người dùng. Nhưng theo giới chức, các dịch vụ “miễn phí” này vẫn có thể gây hại.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, bằng cách hạn chế sự cạnh tranh, Google đã gây hại cho người dùng một phần bằng cách giảm chất lượng dịch vụ tìm kiếm, bao gồm cả các khía cạnh như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và sử dụng dữ liệu của họ. Đây là một phần quan trọng, cho thấy rằng giá cả không phải là vấn đề duy nhất cần được chú ý.

Logic đằng sau tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ là các công cụ tìm kiếm khác có lịch sử bảo vệ quyền riêng tư người dùng tốt hơn Google, ví dụ DuckDuckGo đáng lẽ đã thành công hơn.

Hoặc nói theo cách khác, Google vốn phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn về mặt bảo vệ quyền riêng tư cho khách hàng, thay vì áp đặt các điều khoản làm suy giảm quyền lợi nêu trên theo cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ.

Nếu Google bị phát hiện vi phạm lệnh cấm độc quyền theo Đạo luật Sherman, “đại gia” này có thể phải đối mặt với các khoản tiền phạt và yêu cầu bồi thường thiệt hại đáng kể tại Mỹ. Nhưng có lẽ mối quan tâm lớn hơn đối với Google sẽ là viễn cảnh Bộ Tư pháp tìm cách phân tách các hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Google sở hữu một loạt các dịch vụ rất thành công, bao gồm công cụ tìm kiếm Google Search, trình duyệt web Google Chrome, hệ điều hành Android và nhiều dịch vụ công nghệ quảng cáo khác. Vị thế của Google và quyền truy cập vào dữ liệu của một doanh nghiệp được cho là mang lại lợi thế lớn cho Google trong các hoạt động kinh doanh này.

Các luật sư của Chính phủ Mỹ đã nhắc lại vụ kiện Microsoft từ hai thập kỷ trước đó. Mặc dù khi đó Washington đã thất bại trong việc buộc hãng này phân tách hoạt động kinh doanh, song vụ kiện đó đã mang đến một môi trường công nghệ cởi mở hơn đáng kể vì các đối thủ cạnh tranh không còn phải hoạt động dưới cái bóng của Microsoft nữa.

Giới quan sát cho rằng vụ kiện có thể kéo dài nhiều năm và hiện chưa rõ Chính phủ Mỹ sẽ tìm kiếm giải pháp nào cho vụ kiện này. Nhưng dù kết quả ra sao, giới phân tích hy vọng vụ kiện sẽ giúp mở ra một giai đoạn mới cho thị trường công nghệ, nơi những “người khổng lồ” phải học cách cạnh tranh lành mạnh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TTXVN

Sắp có smartphone Yahoo! giá chỉ 50 USD

ZTE Blade A3Y là smartphone mang thương hiệu Yahoo!, hợp tác sản xuất cùng hãng viễn thông Trung Quốc.

Nhà mạng Verizon giới thiệu mẫu điện thoại Yahoo Mobile ZTE Blade A3Y, smartphone đầu tiên của Yahoo!, hợp tác sản xuất cùng hãng ZTE của Trung Quốc.

Yahoo Mobile ZTE Blade A3Y được trang bị màn hình 5,45 inch với độ phân giải HD, camera sau 8MP cùng đèn flash LED kép, camera trước 5MP đèn flash LED, cảm biến mở khóa vân tay và tính năng nhận diện khuôn mặt.

Bên trong của điện thoại chạy Android 10 là bộ vi xử lý lõi tứ, RAM 2 GB, pin dung lượng 2.660 mAh và bộ nhớ 32 GB có thể mở rộng lên tới 2 TB bằng thẻ nhớ microSD.

Về thiết kế, điện thoại mang phong cách hoài cổ khi có viền trên và viền dưới của màn hình khá dày, giống với các smartphone những năm trước đây. Hiện tại, Verizon chỉ giới thiệu phiên bản màu xanh tím cho mẫu điện thoại mới này.

Guru Gowrappan, Giám đốc điều hành Verizon, cho biết khách hàng mua điện thoại không chỉ được cài sẵn một số ứng dụng của Yahoo! như mail, tin tức, thể thao, tài chính và thời tiết, mà còn có thể được cung cấp dịch vụ email không quảng cáo và Wi-Fi Hotspot không giới hạn.

Yahoo Mobile ZTE Blade A3Y hiện được bán với mức giá 50 USD tại thị trường Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Nokia 6300 và Nokia 8000 sắp ‘hồi sinh’

Tin đồn gợi ý HMD Global chuẩn bị hồi sinh hai mẫu điện thoại Nokia cổ điển là 6300 và 8000 nhưng trang bị tính năng hiện đại hơn bản gốc. 

HMD Global hy vọng khơi lại hoài niệm của những người yêu thích các sản phẩm di động đời cũ của Nokia. Nokia 6300 là một trong hai mẫu máy có khả năng “hồi sinh”.

Với kiểu dáng cổ điển và thân máy làm từ thép không rỉ chắc chắn, Nokia 6300 khá phổ biến với giới doanh nhân tại thời điểm ra mắt và thuộc phân khúc tầm trung.

Mẫu còn lại dường như chỉ lấy cảm hứng từ Nokia 8000 series. Máy nổi tiếng với bàn phím trượt và vỏ bảo vệ bàn phím cũng như chất lượng hoàn thiện.

Chẳng hạn, Nokia 8910i dùng thân máy titan, 8000 Gold Arte lại được dát vàng 18 karat, còn Sapphire Arte được khảm đá quý… Đây đều là những máy xa xỉ trước khi Vertu ra đời.

Không rõ Nokia 6300 và Nokia 8000 khi xuất hiện trở lại sẽ dùng hệ điều hành KaiOS như các dòng máy hiện nay của HMD Global hay không. Dù vậy, một điều chắc chắn là chúng thông minh hơn bản gốc. Cả 2 đều trang bị kết nối 4G LTE và có thể chính thức xuất hiện trong vài tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Chưa cần bầu cử – Donald Trump đã thắng trên mạng xã hội

Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ sẽ chỉ được công bố sớm nhất vào ngày 4/11. Tuy nhiên, nếu xét về sự yêu thích trên mạng, chiến thắng rõ ràng đã thuộc về một người.

Trong nhiều cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đều vượt trội so với tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, sự yêu thích đối với 2 nhân vật này trên mạng xã hội lại hoàn toàn khác biệt.

Những con số vượt trội của ông Trump

Twitter là mạng xã hội mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng nhiều nhất. Ông Trump đã hoạt động trên Twitter từ năm 2009. Hiện tại, tài khoản Twitter chính thức của ông có 87,3 triệu lượt theo dõi.

Con số này cao hơn rất nhiều so với 11,8 triệu người theo dõi ứng viên tổng thống Joe Biden trên Twitter. Khi còn là phó tổng thống dưới thời ông Barack Obama, ông Biden còn sử dụng một tài khoản khác có tên “Phó tổng thống Biden”, do chính quyền quản lý với 2,5 triệu người theo dõi. Tổng cả hai tài khoản này thì lượt theo dõi vẫn chỉ bằng 1/5 ông Trump.

Ông Trump có thể xếp vào nhóm “nghiện” Twitter, khi mỗi ngày đều đặn đăng hàng chục bài viết lên mạng xã hội này. Theo thống kê của trang web Trump Twitter Archive, giai đoạn trước khi tranh cử tổng thống Mỹ ông đăng khoảng 22 bài viết mỗi ngày.

Số lượng này giảm đi một chút khi ông bắt đầu tranh cử (15 bài), giảm rõ rệt trong quá trình chờ nhậm chức và năm đầu tiên làm tổng thống (5-9 bài/ngày). Tuy nhiên, từ giữa năm 2018 thì lượng tweet mỗi ngày của ông Trump tăng dần, và đạt tới 33 bài viết/ngày trong khoảng tháng 1-6/2020.

Thống kê của Tweet Binder cho thấy tài khoản của ông Trump đã đăng tổng cộng 45.000 bài viết. Trong khi đó, tài khoản của ông Biden dù tạo sớm hơn (từ năm 2007) chỉ đăng khoảng 5.400 bài, và chủ yếu là đăng lại (retweet).

Trên Facebook, lượng theo dõi tài khoản ông Trump cũng đạt 30 triệu, vượt trội so với 3,7 triệu của ông Joe Biden.

Ai là người thắng trên mạng?

Lượng theo dõi cao hơn hẳn cũng giúp cho ông Trump có được tương tác tốt hơn. Theo dựa trên dữ liệu của CrowdTangle, công ty phân tích dữ liệu thuộc Facebook, trong 30 ngày qua tài khoản Facebook của ông Trump có tới 130 triệu lượt tương tác.

Con số của ông Biden trong cùng khoảng thời gian chỉ là 18 triệu. Sự chênh lệch này cao hơn nhiều so với 1 tháng trước đó, khi ông Trump đạt 86 triệu lượt tương tác so với 10 triệu của đối thủ.

Trên Instagram, tổng thống Mỹ đương nhiệm cũng có tới 60 triệu lượt tương tác những bài viết trong 30 ngày gần nhất, so với 34 triệu của ông Joe Biden.

Một trong những thông số quan trọng nhất, nhưng không được Facebook công khai, là lượng tiếp cận (reach). Con số này có thể cho thấy sự hiệu quả khi các ứng viên truyền đi thông điệp của mình, nhất là khi lượng chia sẻ trực tiếp trên Facebook ngày càng giảm.

Trong bài viết trên The Conversation, nghiên cứu sinh tiến sĩ Tristan Hotham cho rằng lượt xem video có thể là chỉ dấu hiệu quả thay thế cho lượt tiếp cận, bởi video trên Facebook được chạy tự động.

Số liệu của CrowdTangle cho thấy lượng xem video đăng trên trang ông Biden là hơn 130.000, ít hơn nhiều con số hơn 440.000 của ông Trump.

Xét kỹ hơn về các lượt tương tác, tỷ lệ “thả tim” cho các nội dung của ông Trump đã tăng trong khoảng thời gian 2016-2020. Trong khi đó, bài viết của ông Biden giảm cả về tỷ lệ thả tim và tức giận, nhưng lại có nhiều cảm xúc “buồn” hơn.

“Lượt tương tác trên Facebook vẫn rất quan trọng, và ở cuộc đua này ông Trump lại một lần nữa chiến thắng”, ông Hotham kết luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Facebook ‘tiết lộ’ về hiệu suất quảng cáo dựa trên tần suất (Frequency)

Khi bạn phác thảo các chiến dịch quảng cáo của mình, phạm vi tiếp cận (reach) rõ ràng là một trong các yếu tố chính, nhưng tần suất (frequency) hay số lần mỗi người dùng được hiển thị quảng cáo của bạn cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc và có thể có tác động đáng kể đến phản hồi và hiệu suất quảng cáo.

Khi nói đến quảng cáo Facebook hay Facebook Ads – nhà quảng cáo nên hiển thị quảng cáo của họ cho khách hàng tiềm năng bao nhiêu lần để tối đa hóa mức độ tương tác?

Đó là một câu hỏi khó trả lời, bởi vì nó rõ ràng điều này còn phụ thuộc vào sản phẩm, sự sáng tạo – và còn nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn.

Nhưng để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của điều này, Facebook gần đây đã tiến hành phân tích 2.439 chiến dịch để đo lường phản ứng của người dùng và mức độ tương tác với quảng cáo bắt đầu giảm dựa trên số lần hiển thị lặp lại.

Facebook đã sử dụng phương pháp Brand Lift (mức độ ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông lên sức khỏe thương hiệu) để đo lường kết quả – Brand Lift sử dụng phương pháp thăm dò ý kiến ​​và các công cụ đo lường nhận thức về thương hiệu khác để hiểu rõ hơn giá trị thực của một quảng cáo.

Dựa trên điều này, Facebook nhận thấy rằng nhiều lần hiển thị hơn có tương quan với “ý định hành động và tỷ lệ ghi nhớ quảng cáo” tốt hơn, mặc dù điều này cũng có giới hạn.

“Điều này có xu hướng khá ổn định, với kết quả tích cực không còn tăng đáng kể sau một số lần hiển thị nhất định. Mặc dù số lần hiển thị chính xác có thể biến đổi, nhưng thông tin chi tiết quan trọng là thực sự kết quả sẽ giảm dần khi hiển thị ngày càng nhiều.”

Vậy bao nhiêu là quá nhiều? Như bạn có thể thấy trong biểu đồ này, sau 5 hoặc 6 lần hiển thị, kết quả bắt đầu giảm dần, ngay cả đối với những quảng cáo có hiệu suất tốt.

Nhưng như đã lưu ý, điều đó cũng liên quan đến chính quảng cáo đó – một quảng cáo tốt, hấp dẫn sẽ có hiệu suất tốt hơn quảng cáo trung bình.

Dữ liệu Brand Lift của Facebook cũng có thể tiết lộ một số thông tin chi tiết ở đây – dựa trên phản hồi của người dùng trong tập dữ liệu của mình, Facebook cũng có thể phân chia các phân đoạn quảng cáo dựa trên tỷ lệ phản hồi.

Vì vậy, về cơ bản, Facebook có thể đo lường phản hồi dựa trên nội dung quảng cáo tốt hay xấu bằng cách đo lường phản hồi của mọi người.

Như bạn có thể thấy, tỷ lệ phản hồi cho các chiến dịch tương tác cao nhìn chung cao hơn đáng kể, nhưng ngay cả với các chiến dịch hoạt động trung bình, chúng ta vẫn thấy tỉ lệ phản hồi tăng lên đáng kể sau bốn hoặc năm lần quảng cáo được hiển thị.

Kết quả cho thấy chất lượng quảng cáo của bạn vẫn là yếu tố then chốt, nhưng tần suất vẫn nên được xem xét trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào.

Theo tổng kết của Facebook:

“Một người xem quảng cáo nhiều lần hơn sẽ có kết quả tốt hơn, nhưng sau một thời điểm, thương hiệu ngày càng nhận được ít lợi ích hơn.”

Chính xác là để xác định “điểm” đó sẽ nằm ở đâu trong chiến dịch của bạn thì bạn sẽ cần phải tiến hành nghiên cứu riêng, tuy nhiên, dữ liệu thực sự chỉ ra rằng tần suất là quan trọng và có thể thúc đẩy tỉ lệ phản hồi được tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nokia trên đường trở lại top 3 hãng smartphone hàng đầu thế giới

Google chính là mắt xích quan trọng để Nokia có thể trở lại top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới.

Một tài liệu từ HMD Global – công ty được cấp phép độc quyền sản xuất và bán điện thoại Nokia – đã tiết lộ kế hoạch tương lai của công ty đối với thương hiệu này.

Theo GSMArena, thông tin cho thấy kế hoạch của HMD là đưa Nokia lọt vào top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới trong 3-5 năm tới. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì Nokia cần có mối quan hệ chặt chẽ với Google.

Google và Qualcomm đã đầu tư một khoản tiền vào thương hiệu Nokia cách đây 2 tháng, vì vậy sẽ không ngạc nhiên nếu những smartphone sắp ra mắt của Nokia được tích hợp nhiều công nghệ, tính năng mới của Google.

Điểm mấu chốt trong chiến lược bán hàng của HMD chính là mang các thiết bị Nokia trở thành “dòng Pixel cho mọi phân khúc” với hệ điều hành Android gốc mượt mà, ít ứng dụng cài sẵn.

Tài liệu còn đề cập đến nguyên tắc cần tuân thủ trong các sự kiện tiếp theo của Nokia, chính là không được so sánh điện thoại của hãng này với các thương hiệu khác.

Cuối cùng, tài liệu đã tiết lộ các thị trường trọng điểm mà Nokia cần tập trung là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Indonesia, Anh, Đức, Nam Phi, Mexico và Mỹ.

Theo Counterpoint, có tổng cộng 12,2 triệu điện thoại Nokia được bán ra trong quý II. Doanh số smartphone của hãng giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng 50% so với quý trước. Nokia tiếp tục nắm giữ 0,5% thị phần, xếp thứ 15 trên thị trường smartphone toàn cầu. 5 hãng smartphone lớn nhất thế giới hiện nay lần lượt là Samsung, Huawei, Xiaomi, Apple và Oppo.

Các mẫu điện thoại phổ thông của Nokia có doanh số tăng 41% so với quý trước, chiếm 16% thị phần và xếp thứ 2 sau iTel (23%).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

[Download] Báo cáo Audience Insights for B2B Marketing 2020

Báo cáo 2020 Audience Insights for B2B Marketing là những số liệu chi tiết về xu hướng sử dụng các phương tiện truyền thông (Media) từ hơn 11 triệu người ra quyết định dựa trên 20 ngành công nghiệp khác nhau.

Báo cáo xem xét các chủ đề, xu hướng và các điểm đáng chú ý gây được tiếng vang với các chuyên gia B2B vào năm 2020: ‘năm của sự gián đoạn’.

Báo cáo miễn phí chuyên sâu này có dữ liệu của các nhóm đối tượng chưa từng được công bố trước đây của hơn 11 triệu người ra quyết định, trên 22 ấn phẩm và 20 ngành hàng.

Được xây dựng nhằm mục đích dành cho các người làm marketing, những thông tin chi tiết độc quyền của bản báo cáo có thể cung cấp những thông tin về các chiến lược marketing và các hướng dẫn đầu tư nhiều hơn vào mảng nội dung.

Điểm nổi bật:

  • Tìm hiểu những gì các nhà lãnh đạo ngành đang ưu tiên và cách họ ứng phó với những thách thức của năm 2020.
  • Đạt được POV (point of view) tổng thể với việc phân tích các xu hướng chung giữa các ngành.
  • Có thêm ý tưởng mới cho thị trường ngách của bạn với bảng phân tích ngành về định dạng nội dung, từ khóa và phương pháp tiếp cận thông điệp hiệu quả.

Bạn có thể download bản full về Audience Insights for B2B Marketing tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

[Infographic] Cách tạo nên sức mạnh của thương hiệu

Nếu bạn đang trong quá trình thành lập doanh nghiệp mới? Hay đơn giản là bạn đang muốn tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu thành công? Bài viết này dành cho bạn !

Có 04 nền tảng để xây dựng nên một thương hiệu dưới đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Apple, Google và cú bắt tay chi phối thế giới Internet

Câu chuyện phía sau thỏa thuận tỷ USD giúp Google và Apple thống trị thế giới Internet được bắt đầu từ một bữa tối ở California, Mỹ.

Năm 2017, bức ảnh Tim Cook và Sundar Pichai ăn tối tại một nhà hàng Việt Nam ở California (Mỹ) khiến giới công nghệ quan tâm về mối liên kết giữa Apple và Google – 2 công ty quyền lực nhất Thung lũng Silicon.

Bữa tối ấy diễn ra khi 2 công ty chuẩn bị bắt tay nhau đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và những sản phẩm của Apple. Với giá trị hàng tỷ USD, thỏa thuận này giúp Apple và Google củng cố vị thế là những hãng công nghệ hàng đầu thế giới.

Thuật ngữ kỳ lạ tại Thung lũng Silicon

Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết ấy có nguy cơ bị phá vỡ. Ngày 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện Google lên Tòa án Liên bang Washington, cho rằng công ty này đã có những hành vi chống cạnh tranh, chèn ép đối thủ và duy trì thế độc quyền trong thị trường truy vấn thông tin.

Để kiện Google, chính phủ phải lật lại bản hợp đồng được ký lần đầu cách đây 15 năm, giúp Apple và Google trở thành liên minh mà không đối thủ nào có thể lật đổ.

“Có một thuật ngữ kỳ lạ tại Thung lũng Silicon là hợp tác. Ngoài sự cạnh tranh khốc liệt, bạn cũng cần hợp tác”, Bruce Sewell, cố vấn cho Apple giai đoạn 2009-2017, chia sẻ.

Apple và Google là minh chứng cho sự hợp tác ấy, dù Tim Cook từng nói mô hình quảng cáo của Google là giám sát người dùng, còn Steve Jobs tuyên bố sẽ có “chiến tranh” khi biết tin Google phát triển hệ điều hành cạnh tranh với iPhone.

Apple và Alphabet – công ty mẹ của Google – có tổng giá trị vốn hóa hơn 3.000 tỷ USD, cả 2 cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực từ smartphone, bản đồ đến laptop. Họ cũng biết cách làm hài lòng nhau, đơn cử như thỏa thuận giúp Google Search xuất hiện mặc định trên iPhone.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, gần 50% lưu lượng tìm kiếm của Google đến từ thiết bị Apple. Khi người dùng iPhone tìm kiếm bằng Google, họ cũng tiếp cận với quảng cáo và những dịch vụ như YouTube. Việc mất đi thỏa thuận với Táo khuyết sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho Google.

Một cựu giám đốc Google thừa nhận mất đi hợp đồng với Apple là “viễn cảnh đáng sợ” đối với công ty này.

Các công tố viên cho rằng thỏa thuận này là chiến thuật bất hợp pháp mà công ty có trụ sở tại Mountain View sử dụng để “bành trướng” mô hình kinh doanh. Mặc dù là 2 đối thủ cạnh tranh ở Thung lũng Silicon, Apple đang hứng chịu chỉ trích vì tạo điều kiện cho hành vi chống cạnh tranh, góp phần đưa Google trở thành trung tâm của Internet.

Những đối thủ nhỏ như Yelp, Expedia thường phàn nàn sự thống trị của Google khiến họ bị chèn ép. Microsoft cũng từng nói nếu bộ máy tìm kiếm Bing được cài mặc định trên iPhone và iPad, doanh thu quảng cáo của họ sẽ cao hơn.

‘Làm việc như thể chúng ta là một’

Tim Cook và Sundar Pichai từng gặp lại vào năm 2018 để bàn về cách tăng doanh thu tìm kiếm. “Tầm nhìn của chúng ta là làm việc như thể cùng trong một công ty”, trích lời nhân viên cấp cao của Apple vào năm 2018 sau cuộc gặp giữa 2 CEO.

Google được cho đã trả cho Apple 8-12 tỷ USD mỗi năm để Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và iPad, tăng mạnh so với 1 tỷ USD của năm 2014. Đây là khoản chi lớn nhất mà Google từng thanh toán cho đối tác, chiếm 14-21% lợi nhuận hàng năm của Apple. Vậy nên với Táo khuyết, họ cũng không muốn để mất khoản tiền này.

Nếu phải chấm dứt thỏa thuận, Apple sẽ mất khoản tiền lớn mà Google trả hàng năm. Nhưng với Google, đó là điều nghiêm trọng hơn bởi dường như không có phương án thay thế lưu lượng truy cập bị mất.

Điều này cũng có thể khiến Apple phát triển công cụ tìm kiếm riêng. Đối với nhân viên Google, họ tin rằng Apple đủ khả năng tạo ra công cụ tìm kiếm cạnh tranh trực tiếp với Google.

Tuy khoản tiền trả cho Apple liên tục tăng, Google luôn nói lưu lượng truy cập cao vì họ được người dùng yêu thích chứ không phải “mua chuộc”. Công ty lập luận rằng Bộ Tư pháp đang vẽ bức tranh không hoàn chỉnh, việc hợp tác với Apple chẳng khác gì Coca-Cola trả tiền cho siêu thị để có kệ hàng nổi bật cả.

Những công cụ tìm kiếm như Bing của Microsoft cũng chia sẻ doanh thu với Google để xuất hiện dưới dạng tùy chọn tìm kiếm phụ trên iPhone. Google nói Apple cho phép người dùng đổi công cụ tìm kiếm mặc định, dù ít người sẽ làm vậy bởi họ vẫn thích Google hơn.

Về phía Apple, công ty này khá kín tiếng về thỏa thuận với Google. Bernstein Research phát hiện rằng trong báo cáo tài chính đầu năm của Apple, nó được gọi là “doanh thu cấp phép”.

Ngay cả lãnh đạo Apple cũng đề cao Google Search. Năm 2018, CEO Tim Cook tuyên bố Google Search là tốt nhất. Ông nói rằng Apple đã làm nhiều cách hạn chế việc thu thập dữ liệu của Google, bao gồm chế độ duyệt web ẩn danh trên trình duyệt Safari.

Tuy nhiên thỏa thuận không chỉ áp dụng cho Safari, Google Search còn là công cụ tìm kiếm mặc định của trợ lý ảo Siri, ứng dụng Google và trình duyệt Chrome trên iOS.

Tham vọng khó thực hiện nếu thiếu Google

Mối quan hệ giữa Apple và Google đã chuyển từ thân thiện, đối đầu trong quá khứ sang hợp tác. Khi Google mới thành lập, 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin xem Steve Jobs là cố vấn thân cận, luôn có nhau để bàn về tương lai công nghệ.

Năm 2005, Apple và Google đã ký thỏa thuận đưa Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của Mac OS X. Một cựu giám đốc Apple (giấu tên) nói rằng Tim Cook, lúc ấy là cấp dưới của Jobs, đã nhận thấy tiềm năng của thỏa thuận.

Google đã gửi tiền, việc của Táo khuyết là đưa công cụ tìm kiếm mà người dùng ưa thích vào nền tảng của họ.

Thỏa thuận được mở rộng vào năm 2007 khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt. Lúc ấy, Steve Jobs đã mời CEO Google, Eric Schmidt lên sân khấu để nói về sự hợp tác.

Mối quan hệ giữa 2 bên từng gặp sóng gió khi Google âm thầm phát triển Android, hệ điều hành di động cạnh tranh với iOS khiến Steve Jobs nổi giận. Năm 2010, Apple đã kiện một nhà sản xuất smartphone vì sử dụng Android.

“Tôi sẽ phá nát Android đến hơi thở cuối cùng nếu cần”, Jobs nói với người viết cuốn tiểu sử cho ông, Walter Isaacson. Một năm sau, Apple giới thiệu trợ lý ảo Siri, sử dụng Microsoft Bing thay vì Google Search.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Apple và Google chưa từng chấm dứt. Một cựu giám đốc Apple tiết lộ 2 bên sẽ đàm phán định kỳ về thỏa thuận và mỗi lần như vậy, Apple lại nhận từ Google nhiều tiền hơn.

Đúng như vậy, thỏa thuận được gia hạn vào năm 2017. Lúc ấy, Google đang chật vật vì lượt nhấp vào quảng cáo trên di động tăng trưởng thấp, trong khi Apple cũng không hài lòng với Bing trên Siri.

Tim Cook đặt ra mục tiêu 50 tỷ USD doanh thu dịch vụ đến năm 2020, một tham vọng được cho sẽ rất khó đạt được nếu Apple thiếu khoản tiền đóng góp của Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo Zing

‘Bật mí’ 21 nguồn tìm kiếm thông tin Marketing Insights Report

Tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nơi những người làm digital marketing có thể tìm kiếm các báo cáo về thị trường, insight khách hàng, các bản phân tích hay dữ liệu về thị trường. Cùng MarketingTrips khám phá các thông tin hữu ích cho Marketer ở bài viết bên dưới nhé.

'Bật mí' 21 nguồn tìm kiếm thông tin Insights Report
‘Bật mí’ 21 nguồn tìm kiếm thông tin Insights Report

1. GLOBAL WEB INDEX

(Highly recommend)
Là một platform “cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về người tiêu dùng của bạn hơn bất kỳ công ty nghiên cứu nào khác.” Trang thông tin Resources của Global Web Index là một trong những nguồn mà DAM rất thường xuyên sử dụng để tham khảo những thông tin về Insight hay Media.

2. MERKLE

(Highly recommend)
Là một trang web bạn không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu tổng thể về Data Driven Marketing từ data, technology, đến analytics với ecosystem các sản phẩm, dịch vụ của Markle. Bên cạnh đó trang web của Markle thường xuyên public các tài liệu và những Case study thực tế ứng dụng các báo cáo nghiên cứu, solution vào triển khai các hoạt động của doanh nghiệp mà marketing là một trong những trọng tâm.

3. COMSCORE

(Highly recommend)
https://www.comscore.com/Insi…/Presentations-and-Whitepapers
Khá quen thuộc với những người trong ngành. Trang insights của Comscore cũng thường xuyên release các report về khu vực và riêng Việt Nam với nhiều chủ đề khác nhau sẽ là nơi bạn muốn cập nhật đến. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

4. HOOTSUITE

(Highly recommend)
Nói đến Social Media thì không thể bỏ qua Hootsuite, thông tin cô động và có tính ứng dụng cao dành cho các bạn triển khai trên các kênh mạng xã hội. Từ các Research và Trends mới nhất đến các Case study rất hữu ích cho bạn.

5. WE ARE SOCIAL

(Highly recommend)
Một global agency chuyên triển khai các ý tưởng, chiến dịch trên các social platform. Với thông điệp “tin tưởng vào Social Insights sẽ mang đến Business Value”.
Đây là một trang bạn có thể tham khảo thêm các idea triển khai các chiến dịch trên social và những insights trên các nền tảng mạng xã hội. Khuyên bạn nên subscribe newsletter của We Are Social để có thêm nhiều thông tin gửi về mail nhé.

6. STATISTA

(Highly recommend)
Dành cho các bạn làm research, nghiên cứu và tìm kiếm số liệu để lên kế hoạch, chiến lược hay làm presentation pitching cho khách hàng. Nền tảng trả phí phải gọi là đáng đồng tiền cho các bạn. Bên cạnh đó thì cũng có những research được public free nhé các bạn. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

7. JUNIPER RESEARCH

(Highly recommend)
Chỉ riêng trang Whitepapers (miễn phí) sẽ khiến bạn mất thời gian để nghiền ngẫm và đọc hết đấy. Bên cạnh đó cũng check qua phần Blog nữa nhé.

8. GARTNER

(Highly recommend)
Trang tổng hợp báo cáo, phân tích về rất nhiều ngành lĩnh vực, bao gồm các báo cáo chi tiết và các bài phân tích về những nội dung cụ thể. Thông tin khá sâu và phân tích chi tiết ở cấp độ chiến lược và thực thi cho từng ngành. Link ad để đây là cho Marketing nhé.

9. MARKETINGCHARTS

(Highly recommend)
Cái tên nói lên tất cả, trang này cung cấp các bạn các số liệu phân tích tổng hợp từ các nguồn khác nhưng dưới dạng chart. Nếu bạn không muốn tìm đâu xa từ nhiều nguồn thì đây là nơi bạn có thể tham khảo. Cũng tương tự Data Analysis for Marketing nhé.

10. NRF

(Highly recommend)
Tất tần tật những gì liên quan đến Retail. Để bạn tự khám phá nhé. Cho ngay cái Highly recommend ngay và luôn.

11. THE CMO SURVEY

(Highly recommend)
Đây là nơi bạn có thể tìm kiếm những thông tin từ chính các CMO trên toàn thế giới về các chủ đề. Knowhow bạn get được từ đây là rất nhiều nhé. Về tất cả những khía cạch trong ngành được khảo sát ý kiến của các CMO. Vẫn là khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

12. DATA REPORTAL

(Highly recommend)
Nơi tổng hợp tất cả report được phối hợp giữa Hootsuite và We Are Social. Rất dễ tìm kiếm theo khu vực và lĩnh vực, cực chất cho các bạn đang tìm các research và report nhé. Trang này cung cấp Digital Report hằng năm nổi tiếng mà các bạn luôn ngóng mỗi năm đây.

13. Q&Me

(Highly recommend)
Là một research agency tại Việt Nam, thường xuyên có public những báo cáo nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, trends, platform,… bạn có thể tham khảo đấy. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.
Trang web dạng blog cung cấp cho bạn nhiều thông tin về Social Media từ tương tác với khách hàng, hành vi trên social media đến social commerce và những thông tin khác. Bạn sẽ tìm thấy các bài viết phân tích sâu và cung cấp nhiều knowhow cho bạn trong quá trình triển khai trên các kênh mạng xã hội.

15. IDC – International Data Corporation

Là nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu về thông tin thị trường, dịch vụ tư vấn với những thông tin bổ ích từ kinh nghiệm triển khai cho các khách hàng trên toàn thế giới, trang blog của IDC sẽ là nơi bạn tìm thấy rất nhiều bài học có thể ứng dụng vào những hoạt động Data-Driven Marketing của mình đấy.
Cung cấp các report (có phí) các ngành và bao gồm nhiều quốc gia có cả Việt Nam. Report và Webinar là điều mà bạn cần follow ở trang web này. Thường xuyên cung cấp những webinar về nhiều nội dung hay và kiến thức bổ ích dành riêng cho các Marketer.

17. OUR WORLD in DATA

Trang này khá to và nhiều thông tin ở tất cả các ngành, xã hội, chính trị,… Như quyển từ điển toàn thư số liệu toàn thế giới. Thích hợp cho bạn tìm kiến những thông tin chung nhất. Nhưng nếu có kỹ năng research và sử dụng web này bạn có thể tìm được những thông tin mình cần đấy.

18. REPORT LINKER

“Công nghệ và dữ liệu ngày nay sẽ giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong ngành của họ” Trang này có phí bạn nhé. 89$/ tháng. Cung cấp những số liệu report data cho bạn về từng ngành chi tiết. Nếu bạn thật sự cần thì đây là nơi bạn tìm và mua những data online nhé.
Tổ chức các khóa học chuyên về Data Science, bạn có thể tìm những thông tin chuyên sâu về Data-Driven tại đây. Chuyên sâu về Code và ứng dụng Data.

20. CBRE – Trang thông tin thị trường Bất động sản.

Digital Marketing & PR Agency tại Đông Nam Á. Vero thường xuyên cung cấp những tin tức, insights, whitepapers cập nhật mới nhất về lĩnh vực MarCom. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên

Chắc chắn rằng khi đi làm, bất kỳ ai cũng phấn đấu hết mình vì mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít người được đạt mục tiêu này và số đông còn lại, trong đó có tôi, cứ mãi vụt mất cơ hội dù đã nỗ lực không ngừng.

Không ít lần tôi thầm ghen tị và tự thất vọng với bản thân, vì sao cùng một xuất phát điểm nhưng bạn tôi đã có sự thăng tiến trong sự nghiệp là được làm sếp còn tôi cứ mãi giậm chân tại chỗ với vị trí nhân viên quèn. Và khi ngồi lại trò chuyện với người bạn ấy, tôi đã tìm ra nguyên nhân là gì.

Chỉ hoàn thành công việc của mình là chưa đủ.

Chúng ta thường cho rằng, hoàn thành tốt phần công việc của mình là xong và thay vì chủ động tìm kiếm hạng mục mới, ta lại nghỉ ngơi và chờ đợi người khác giao việc.

Chúng ta cũng thường do dự và né tránh những nhiệm vụ phát sinh vì cho rằng đó là những công việc không lương và bản thân cũng không muốn hoàn thành nó bởi vì không phải là nghĩa vụ của mình.

Đây cũng là một phần lý do khiến chúng ta mãi không vươn lên được một chức vụ cao hơn mà chỉ là một nhân viên quèn.

Để trở thành sếp, đòi hỏi rất nhiều ở vốn hiểu biết, kinh nghiệm không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chuyên môn. Chúng ta thường né tránh những công việc phát sinh bới chúng không mang lại phần lương “bonus” vào thời điểm đó.

Chúng ta chẳng thể nào nhìn thấy những giá trị vô hình mà những công việc phát sinh mang lại vì nó là những vốn kiến thức và kỹ năng mới (có lẽ bản thân còn thiếu).

Để tạo nên sự khác biệt với những người khác và có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc thì những giá trị vô hình đó thực sự là cần thiết vì nó tăng khả năng uy tính và tinh thần trách nghiệm cao trong công việc.

Thiếu trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.

Việc tuân thủ giờ giấc làm việc của công ty, có mặt đúng giờ, ra về đúng giờ dường như luôn được lý tưởng hóa trong suy nghĩ của mỗi nhân viên. Nhưng đôi khi thực tế lại khác so với suy nghĩ.

Có những công việc phát sinh vào lúc cuối giờ, nhưng chúng ta vẫn bỏ về vì nghĩ đã hết giờ làm việc và dự định hoàn thành chúng vào ngày mai.

Việc này khiến chúng ta mất điểm rất nhiều trong mắt sếp lẫn đồng nghiệp và cũng là lý do mà sự thăng tiến trong sự nghiệp của bạn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, sự thăng tiến cũng bị ảnh hưởng khi ta chỉ biết ghi nhận, lắng nghe mà không bao giờ đưa ra ý tưởng mới hoặc có ý tưởng nhưng không chia sẻ với mọi người.

Những điều này sẽ khiến cấp trên nghĩ rằng chúng ta thiếu tinh thần làm việc nhóm, không sáng tạo, không bứt phá.

Đừng giới hạn sự phát triển của bản thân vì những rụt rè và tinh thần thiếu trách nhiệm; hãy đóng góp ý kiến khi bạn có ý tưởng biết đâu rằng những đóng góp đó lại mang lại kết quả đáng kinh ngạc.

Bạn đã thực sự nỗ lực và có mục tiêu rõ ràng?

Từ trước đến này, chúng ta thường nghĩ rằng thăng tiến sẽ dựa vào thâm niên làm việc, dựa vào những gì cống hiến cho công ty. Thậm chí, dù biết ta đang thiếu chuyên môn, cần được trau dồi nhưng vẫn không cố gắng mà cứ làm việc nhằm mục đích để lấy số thâm niên ra oai.

Với cách nghĩ này, thì dù có làm 5 năm hay 10 năm, chúng ta cũng mãi là nhân viên và bị người khác lấy mất cơ hội.

Vì vậy, thay vì mãi làm việc với thái độ làm lâu sẽ được thăng chức, chúng ta hãy làm việc vì đam mê và hăng say cống hiến. Trước hết, hãy đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu rõ ràng và phân tích xem đâu là thứ chúng ta chưa có và cần học hỏi thêm.

Đừng tự biến mình thành những cỗ máy lạc hậu và làm việc rập khuôn, nhàm chán. Sếp sẽ chỉ trao cơ hội khi thấy rằng chúng ta có tư duy hoạch định tốt, làm việc hiệu quả và quan trọng là không phải làm cho có.

Thái độ quyết định tất cả.

Có mấy ai giữ được sự khiêm tốn và chịu hạ cái tôi của mình khi quá tự tin vào năng lực của bản thân?

Chúng ta thường đánh giá mình có năng lực hơn người khác nên không muốn lắng nghe ý kiến và khó chịu nếu như làm việc dưới quyền của người khác. Ngay cả đồng nghiệp nhìn vào điều này cũng khó lòng ủng hộ chúng ta, chứ chưa nói đến sếp.

Vì thế, bên cạnh việc chứng tỏ mình là người có mục tiêu, có năng lực, trách nhiệm thì việc thể hiện thái độ tôn trọng, khiêm nhường cũng như kỹ năng giao tiếp khéo léo cũng là yếu tố giúp cho cơ hội thăng tiến sự nghiệp mở rộng với chúng ta.

Và nếu bạn giống tôi ở một hoặc tất cả điều trên, thì đã hiểu vì sao chúng ta cứ ngồi đấy làm nhân viên và nhìn bạn bè ngày một thăng tiến rồi đấy! Hãy “reset” lại bản thân và nỗ lực gấp đôi từ bây giờ để bù lại khoản thời gian mà chúng ta đã phung phí.

Mặc dù, nhận ra trễ nhưng còn hơn là mãi mãi không hiểu mình đã sai ở đâu. Chúng ta hãy nắm bắt cơ hội này mà cùng thay đổi sự nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google chi 12 tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm độc quyền trên iPhone

Để hưởng vị thế độc quyền với tư cách là công cụ tìm thông tin trên các sản phẩm của Apple, mỗi năm Google trả cho Apple 12 tỷ USD để duy trì vị thế công cụ tìm thông tin mặc định.

Bộ Tư pháp Mỹ vừa đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Google, tuyên bố rằng công ty có trụ sở tại Mountain View đã sử dụng các hoạt động chống cạnh tranh và loại trừ trong thị trường tìm kiếm và quảng cáo để duy trì độc quyền bất hợp pháp.

Trước đó, vào năm 2017, Apple đã cập nhật một thỏa thuận để tích hợp công cụ tìm kiếm của Google làm tùy chọn tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của công ty này. Tờ New York Times báo cáo rằng, để đổi lại điều này thì Google phải trả cho Apple số tiền là 8-12 tỷ USD mỗi năm.

Đây là khoản thanh toán lớn nhất mà Google thực hiện cho bất kỳ đối tác nào và nó cũng đã chiếm từ 14 đến 21 phần trăm lợi nhuận hàng năm của Apple. Đó không phải là số tiền mà Apple sẵn sàng để từ bỏ.

Các công tố viên cho rằng, thỏa thuận này là đại diện cho các chiến thuật bất hợp pháp được sử dụng để bảo vệ độc quyền của Google và kìm hãm sự cạnh tranh. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, gần một nửa lưu lượng tìm kiếm của Google hiện nay đến từ các thiết bị của Apple.

Apple cũng đang bị chỉ trích vì tạo điều kiện cho hành vi chống cạnh tranh bằng cách chấp nhận thỏa thuận này. Mặc dù là 2 đối thủ cạnh tranh ở Thung lũng Silicon, nhưng thỏa thuận được cho là một phần của “một liên minh khó có thể xảy ra giữa các đối thủ”.

Nếu chính quyền Mỹ can thiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của Apple và Google cũng sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. “Gã khổng lồ” tìm kiếm dường như không có phương án nào để thay thế lưu lượng truy cập sẽ đánh mất. New York Times dự đoán sau khi mối quan hệ tan rã, Apple sẽ xây dựng công cụ tìm kiếm cho riêng mình và cạnh tranh trực tiếp với Google.

Là một phần của thỏa thuận, Google cũng là công cụ tìm kiếm mặc định cho Siri và tìm kiếm hệ thống, thay thế thỏa thuận mà Apple đã ký với Microsoft vào năm 2017.

Apple không cung cấp cách để người dùng chuyển đổi công cụ tìm kiếm trong quá trình thiết lập ban đầu cho thiết bị của mình. Apple cũng không gợi ý cho người dùng rằng có thể chuyển đổi công cụ tìm kiếm khi lần đầu tiên sử dụng trình duyệt Safari trên thiết bị Apple.

Dù vậy, Apple cho biết, ngoài việc có thể thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định sau khi thiết lập, người dùng có thể truy cập ứng dụng tìm kiếm của bên thứ ba, ứng dụng trợ lý giọng nói của bên thứ ba hoặc truy cập trang web của công cụ tìm kiếm khác.

Vào năm 2019, Phó chủ tịch phụ trách mảng luật doanh nghiệp của Apple, Kyle Andeer đã phát biểu trước một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ rằng công ty “đã tiến hành một cuộc cạnh tranh mở để xem chúng tôi nghĩ điều gì sẽ tốt nhất cho người tiêu dùng của mình và người tiêu dùng luôn sử dụng Google”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Cách đây mấy ngày, mạng xã hội chuyên nghiệp này đã báo cáo rằng hiện lượng người dùng đã lên tới 722 triệu thành viên và đồng thời chứng kiến mức độ tương tác kỷ lục trong suốt vài tháng qua.

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Cũng chính điều này đã đặt LinkedIn vào vị trí duy nhất để giúp kết nối mọi người với những vai trò mới – và tuần này, nền tảng này đã công bố một loạt công cụ mới để hỗ trợ người tìm việc được đào tạo và khám phá trực tiếp trong ứng dụng.

Phần bổ sung chính là một công cụ mới có tên gọi LinkedIn Career Explorer sẽ chỉ cho bạn những con đường sự nghiệp tiềm năng dựa trên những kỹ năng bạn có.

LinkedIn ra mắt công cụ khám phá chi tiết về con đường nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng

Theo giải thích của LinkedIn:

“Đôi khi sẽ không có một con đường rõ ràng nào ở phía trước. Công cụ Career Explorer mới của chúng tôi có thể khám phá những nghề nghiệp mà bạn có thể chuyển đổi và có thể không cân nhắc bằng cách đối chiếu các kỹ năng bạn có với hàng nghìn chức danh công việc hiện tại.

Explorer sẽ nêu bật các kỹ năng bổ sung mà bạn có thể cần và các khóa học trên LinkedIn Learning sẽ giúp bạn có được chúng”.

Công cụ này tham chiếu đến hơn 36.000 kỹ năng nghề nghiệp và 6.000 chức danh công việc khác nhau để cung cấp các kết quả phù hợp chéo có liên quan dựa trên dữ liệu hồ sơ.

Những công cụ như thế này là nơi mà tập dữ liệu chuyên nghiệp của LinkedIn thực sự trở thành một sức mạnh riêng biệt – không có nền tảng hoặc công ty nào khác có thể cung cấp cùng mức độ sâu sắc và thông tin chi tiết về tiến trình sự nghiệp dựa trên trải nghiệm và hồ sơ của người thực.

Thông tin chi tiết được cung cấp phản ánh chính xác cách mọi người phát triển sự nghiệp của họ và điều đó có thể cực kỳ có giá trị trong quá trình tìm kiếm việc làm của chính bạn – hoặc thậm chí chỉ để có được một số góc nhìn về vị trí của bạn và cách các kỹ năng của bạn liên quan đến các vai trò khác.

Nó thậm chí có thể giúp bạn trong các nỗ lực Marketing – ví dụ: nếu bạn muốn nhắm mục tiêu các chuyên gia nhân sự bằng quảng cáo của mình, bạn có thể nhập một vai trò liên quan, sau đó để công cụ hiển thị cho bạn các vai trò tương tự khác mà bạn cũng có thể thêm vào mục tiêu của mình, điều mà bạn có thể đã không xem xét đến.

Trình khám phá hướng nghiệp hay Career Explorer của LinkedIn hiện đã có trong bản thử nghiệm, bạn có thể kiểm tra nó cho chính mình ở đây: Link

Ngoài ra, LinkedIn cũng đã xuất bản một báo cáo mới về các kỹ năng đang thịnh hành nhất của các chuyên gia:

Danh sách dựa trên các kỹ năng được thêm vào hồ sơ thành viên trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 – vì vậy nó không dựa trên danh sách việc làm.

Nhưng nó cũng cung cấp một số thông tin chi tiết về nơi mọi người đang tìm cách xây dựng kỹ năng của họ để đạt được các vai trò mới trong sự nghiệp.

Theo dữ liệu của LinkedIn, 05 kỹ năng phát triển nhanh nhất hiện tại là:

  • Lập trình – Programming
  • Tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing
  • Dự báo tài chính – Financial Forecasting
  • Phân tích dữ liệu – Data Analysis
  • Quản lý dự án – Project Management

Ngoài trọng tâm về kỹ năng, LinkedIn cũng đã thêm nhiều đánh giá kỹ năng hơn để người dùng có thể thể hiện mức độ thành thạo của họ trong nhiều yếu tố hơn trên hồ sơ LinkedIn của họ.

LinkedIn đã bổ sung các bài đánh giá kỹ năng vào tháng 9 năm ngoái – quy trình kiểm tra kiến thức của bạn trong một lĩnh vực cụ thể, sau đó cung cấp cho bạn huy hiệu hồ sơ để thể hiện sự hiểu biết đã được chứng minh của bạn.

LinkedIn nói rằng các bài đánh giá kỹ năng đã được chứng minh có giá trị là:

“Những ứng viên hoàn thành đánh giá kỹ năng LinkedIn và hiển thị huy hiệu trên hồ sơ của họ có khả năng được tuyển dụng cao hơn tới 20% so với những người không làm.”

Giờ đây, có nhiều huy hiệu kỹ năng hơn được cung cấp, đây có thể là một lựa chọn khác cho những người tìm việc.

LinkedIn cũng đang tìm cách thêm nhiều tùy chọn kết nối hơn với khung hồ sơ mới sẽ cho phép các nhà tuyển dụng giới thiệu rằng họ đang tuyển dụng cho một vai trò mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Mất tài khoản Facebook vì bấm vào quảng cáo

Ngày 29/10, một fanpage với dấu tick xanh đăng tải một tệp tin chứa mã độc. Bài đăng này được mua quảng cáo Facebook để tiếp cận nhiều người.

Nội dung mẩu quảng cáo kêu gọi người dùng tải xuống một tập tin có tên Adobe Photoshop CC 2020 “hoàn toàn miễn phí”. Tuy vậy, tập tin này có chứa mã độc để khởi chạy file Demo.jpeg.

“Trong file này có thể chứa chương trình keylog, cookies reader hoặc cho phép người tấn công chiếm quyền điều khiển máy tính”, Đăng Khôi, chuyên gia bảo mật máy tính cho biết.

Theo ông Khôi, khi khởi chạy file này, những gì người dùng nhập vào máy tính bằng bàn phím sẽ được gửi thẳng đến hacker, các thông tin như email, tài khoản Facebook, ngân hàng… đều thuộc diện bị tấn công.

Trong phần minh bạch trang, fanpage F-Doerig **** đang được điều hành bởi nhóm quản trị viên người Việt. Bên cạnh mua quảng cáo lan truyền file mã độc, fanpage trên còn nhận chạy quảng cáo chiết khấu cho người bán hàng online. “Nhiều khả năng mã độc này được phát tán nhằm chiếm tài khoản quảng cáo của các chủ doanh nghiệp”, ông Khôi nhận định.

Theo ông Huỳnh Đông, chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo digital, dân trong ngành gọi việc hack tài khoản Facebook người khác rồi dùng chạy quảng cáo là invoice (hóa đơn), nói ngắn gọn là “voi”.

Theo đó, các tài khoản quảng cáo của các công ty, tập đoàn lớn, thường là của nước ngoài sẽ bị hacker chiếm quyền truy cập. Sau đó, những tài khoản này sẽ được bán lại cho những shop online tại Việt Nam với chiết khấu rẻ hơn.

“Dễ hiểu là nếu cần chạy quảng cáo 100 triệu đồng. Bạn sẽ chỉ trả cho hacker 30 triệu để mua lại các tài khoản mà họ hack được từ các công ty lớn”, ông Đông cho biết.

Để tiện chi tiêu cho các công ty lớn, Facebook hỗ trợ mua quảng cáo trước, trả tiền sau. Tuy vào lịch sử chi tiêu và tín nhiệm của công ty, Facebook sẽ cho họ những ngưỡng tài khoản quảng cáo khác nhau. Có ngưỡng quảng cáo lên đến vài triệu USD.

“Nhiều khả năng trang F-Doerig **** đang cố tình phát tán mã độc để chiếm quyền truy cập càng nhiều tài khoản Facebook càng tốt. Nếu trong số những tài khoản bị hack, có người cầm quyền quản trị các fanpage, các trang này sẽ lọt vào tay hacker”, ông Đông nói thêm.

Thông thường, những quảng cáo dạng mã độc này thường nhắm đến người dùng ở các nước châu Âu hoặc Mỹ. Thực tế, mẩu quảng cáo được mua bởi fanpage F-Doerig **** cũng là tiếng Anh.

“Đa phần hacker Việt thường nhắm vào các công ty nước ngoài bởi họ mới giữ những tài khoản quảng cáo có tín dụng lớn. Có thể, trang F-Doerig **** đã quên cài đặt vị trí nên mới hướng tới người dùng Việt’, ông Đông phân tích.

Sau khi được các nhóm cộng đồng Facebook cảnh báo, đến 18h ngày 29/10, trang F-Doerig **** đã biến mất khỏi Facebook. “Lỗ hổng lớn nhất ở đây là việc Facebook cho phép quảng cáo file có chứa mã độc mà không qua kiểm duyệt. nếu điều này tiếp diễn thì việc lan truyền virus trong thời gian tới sẽ rất phức tạp”, chuyên gia bảo mật Đăng Khôi nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo Zing

Nhảy việc thời điểm cuối năm và những điều bạn nên biết

Bạn đang muốn nhảy việc vào thời điểm cuối năm? Bạn muốn tìm một môi trường mới tốt hơn? Nhưng liệu có nên nhảy việc vào thời điểm cuối năm hay không? Và bạn cần chuẩn bị những gì nếu muốn nhảy việc vào thời điểm này?

Nhảy việc vào bất kỳ thời điểm nào cũng cần có sự chuẩn bị và nhất là giai đoạn cuối năm. Bạn từ bỏ công việc đã làm từ đầu năm đến nay, từ bỏ mức lương thưởng đang được nhận để tìm đến môi trường mới. Vậy bạn có biết mình sắp phải đương đầu với những gì hay không? Bạn đã sẵn sàng để đối mặt với những tình trạng mà đa số những ai nhảy việc cuối năm đều vướng phải?

1. Có thể bị “ép” giá vì tình hình thị trường 

Vào thời điểm cuối năm, đa số các công ty đều không có sự biến động lớn về tình hình nhân sự, chính vì vậy mà cơ hội nghề nghiệp cũng dần ít đi. Tuy cũng có một số công ty tuyển dụng nhưng thông thường là công việc không có tính ổn định lâu dài.

Đặc biệt, sau thời gian dài bị ảnh hưởng do đại dịch Covid – 19 khiến nhiều công ty rất ngại chi thêm khoản tiền lớn vào việc tuyển dụng. Vì thế, họ sẽ ưu tiên chọn một ứng viên phù hợp yêu cầu nhưng chi trả mức lương thấp hơn.

Tuy nhiên, mặt tích cực của vấn đề nhảy việc cuối năm chính là việc tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn giữa các ứng viên.Theo một báo cáo của VietnamWorks, tại TP. Hồ Chí Minh, để có việc làm, 1 lao động phải “chọi” với 48 người khác. Trong đó, những ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao là hành chính/thư ký, tiếp theo là kế toán, sản xuất, cấp quản lý điều hành.

Vì thế, có thể nói thời điểm cuối năm giúp bạn giảm tỷ lệ chọi của mình xuống thấp, đặc biệt là ở các vị trí cấp quản lý.

Do đó, nếu bạn quyết định nhảy việc trong thời gian này, bạn phải chứng minh được mình là người có ích cho công ty mới và họ phải tuyển dụng bạn, như thế bạn mới có thể thương lượng được mức lương như mong muốn.

Để làm được như vậy, bạn cần phải tự luyện tập trước vòng phỏng vấn và chuẩn bị một số cách để thu hút nhà tuyển dụng. Thay vì sợ hãi, hãy tự tin thể hiện bản thân mình và khẳng khái đưa ra mức lương mà bạn nghĩ là xứng đáng để không bị ép giá.

2. Tài chính của bản thân bị ảnh hưởng 

Khi từ bỏ công ty đang làm ở thời điểm cuối năm, đồng nghĩa với việc bạn sẽ vứt bỏ khoản lương thưởng tháng 13, thậm chí 14, 15 và 16. Những nỗ lực trong cả năm của bạn cũng không được đáp đền xứng đáng vì quyết định này.

Hơn thế, thời gian xin việc có thể sẽ kéo dài trong khoảng 1 đến 3 tháng thậm chí đến 6 tháng do tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng kinh tế của năm nay. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị một khoản tiền để trang trải trong thời gian đó, nếu không áp lực đặt lên tìm việc và cuộc sống sẽ đè nặng lên bạn.

Còn chưa kể đến khi chuyển đến một nơi mới, bạn có chắc mình sẽ êm đềm vượt qua 2 tháng thử việc không hay sẽ phải tiếp tục hành trình xin việc ở nơi khác?

Vậy nên, hãy suy nghĩ thật cẩn trọng, đừng vì giây phút bốc đồng mà đưa ra quyết định nghỉ việc. Bởi có thể bạn sẽ gánh lấy hậu quả cho những lúc nóng nảy thế đấy!

3. Rạn nứt trong mối quan hệ 

Quả thật không dễ dàng khi đưa ra quyết định thôi việc vào thời điểm cuối năm, bởi không chỉ đối mặt với thị trường nhân sự hay tài chính cá nhân, mà bạn còn phải đương đầu với đồng nghiệp.

Bởi đồng nghiệp sẽ phải gánh vác thêm phần công việc của bạn khi bạn rời đi, điều này khiến họ không mấy dễ chịu. Do đó, bạn hãy ôn tồn bàn giao công việc và nhờ mọi người giải quyết tiếp giúp mình.

Cho dù bạn không thích họ, bạn vẫn nên niềm nở, cư xử lịch sự đến ngày cuối cùng và không được đánh mất thiện cảm từ mọi người. Vì trái đất này rất tròn, biết đâu bạn và họ sẽ lại một lần nữa là đồng nghiệp ở một nơi khác.

Tóm lại, nếu bạn đã có suy nghĩ nhảy việc vào cuối năm, bạn hãy cân nhắc cẩn thận những vấn đề trên, đừng vội vàng đưa ra quyết định. Và nếu đã sẵn sàng, thì hy vọng rằng bạn sẽ tìm được một công việc như những bạn mong muốn.

Hãy chứng minh bản thân là người có lựa chọn thông minh để con đường sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ và thăng tiến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

LinkedIn đạt hơn 722 triệu người dùng – Tốc độ tăng trưởng đạt mức kỷ lục

Với việc ngày càng có nhiều người đang tìm việc làm giữa đại dịch COVID-19, không có gì ngạc nhiên khi LinkedIn chứng kiến lượng sử dụng ngày càng tăng, công ty mẹ Microsoft báo cáo rằng ‘mạng xã hội chuyên nghiệp’ này đã tăng trưởng vượt mức 31%.

Theo Công ty mẹ Microsoft:

“Nhu cầu của các nhà quảng cáo trên LinkedIn đã trở lại gần mức COVID trước đó, tăng 40% so với năm ngoái, khi các nhà làm marketing sử dụng các công cụ của chúng tôi để kết nối với các chuyên gia sẵn sàng kinh doanh”.

Cần lưu ý rằng, hồi tháng 7, LinkedIn đã cắt giảm 6% lực lượng lao động toàn cầu của mình – tương đương khoảng 960 vị trí  trong bộ phận bán hàng toàn cầu do sự suy thoái hoạt động do COVID-19.

LinkedIn vào thời điểm đó giải thích rằng nhu cầu đơn giản là không đủ để duy trì hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực này.

Microsoft cũng báo cáo rằng LinkedIn hiện có 722 triệu thành viên trên toàn thế giới, tăng từ con số 675 triệu được báo cáo vào tháng 1 đầu năm nay.

Như mọi khi, cần phải làm rõ rằng ‘thành viên’ và ‘người dùng tích cực’ không giống nhau – LinkedIn không chia sẻ số lượng người dùng hoạt động hàng tháng hoặc hàng ngày, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá mức sử dụng so sánh thực tế của ứng dụng.

Các ước tính trước đây cho thấy rằng dữ liệu người dùng đang hoạt động của LinkedIn thường chiếm khoảng một nửa tổng số lượng người dùng của nó, tức là hiện LinkedIn sẽ có khoảng 361 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Cùng với đó, Twitter đã báo cáo là có khoảng 330 triệu MAU.

Microsoft lưu ý rằng trong khoảng thời gian này, LinkedIn đã cho ra mắt bản giao diện mới và thêm mục ‘Stories’ cho hầu hết nhóm người dùng.

LinkedIn đã dành rất nhiều thời gian trong việc triển khai tính năng này. Mặc dù phía LinkedIn chưa chia sẻ cụ thể về các số liệu hay lợi ích từ tính năng này, tuy nhiên theo dự báo của nhiều chuyên gia thì điều này cũng sẽ sớm được tiết lộ khi ‘mọi thứ đã sẵn sàng’.

“Nhiều chuyên gia đang chuyển sang sử dụng LinkedIn Learning để tăng vốn kiến thức của họ, xem hơn một triệu giờ nội dung mỗi tuần, nhiều hơn gấp đôi so với số lượng một năm trước đây”. LinkedIn chia sẻ.

Một lần nữa điều này thể hiện sức mạnh rất lớn của nền tảng này. Microsoft chia sẻ rằng họ đang kỳ vọng mức tăng trưởng doanh thu của LinkedIn sẽ tiếp tục tăng khi thị trường quảng cáo đang được cải thiện và mức độ tương tác mạnh mẽ.

Marketer cần lưu ý gì

Những số liệu của LinkedIn cho thấy một cơ hội mới cho các chiến dịch quảng cáo của bạn – nếu bạn đang muốn tiếp cận các chuyên gia, nhà đầu tư hay lĩnh vực B2B thì chắc chắn LinkedIn sẽ là một nền tảng quảng cáo mà bạn rất đáng để cân nhắc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Shopify hợp tác với ứng dụng TikTok

Khi Shopify hợp tác với TikTok, người dùng TikTok chỉ cần nhấp chuột vào các quảng cáo bằng video là có thể mua các sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên Shopify.

Công ty thương mại điện tử Shopify của Canada ngày 27/10 thông báo thỏa thuận hợp tác với ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, theo đó hơn một triệu nhà bán lẻ trực tuyến của công ty này có thể quảng cáo sản phẩm trên nền tảng video ngắn tập trung vào giới trẻ của Trung Quốc.

Thỏa thuận đạt được sau trong bối cảnh TikTok đang chịu sức ép và một tòa án Mỹ trong tháng tới sẽ ra phán quyết về tương lai của TikTok tại Mỹ, nơi ứng dụng này có hơn 100 triệu người dùng hàng tháng.

Phó chủ tịch Shopify, Satish Kanwar, cho biết công ty vui mừng trở thành đối tác đầu tiên hoan nghênh TikTok tham gia vào thế giới thương mại, đặc biệt là ngay vào lúc này, khi các nhà bán lẻ chuẩn bị cho mùa mua sắm trực tuyến bận rộn.

Shopify là nơi hiện diện của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đối với nhiều nhà bán lẻ và Shopify đang trở thành một sự thay thế cho Amazon.

Khi Shopify hợp tác với TikTok, người dùng TikTok chỉ cần nhấp chuột vào các quảng cáo bằng video là có thể mua các sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên Shopify.

Hai công ty cho biết cũng sẽ hợp tác để thử nghiệm các tính năng thương mại mới trong những tháng tới.

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo TTXVN

Tính năng mới của Facebook Messenger và Instagram bị phản đối

Tính năng mới giúp tài khoản Instagram nhắn tin với người dùng Messenger và ngược lại, khiến không ít người dùng tỏ ra khó chịu.

Sau một thời gian thử nghiệm, người dùng Instagram và Messenger đã được cập nhật rộng rãi tính năng “nhắn tin liên ứng dụng” cho phép họ nhắn tin lẫn nhau giữa 2 dịch vụ.

Ngoài việc gửi tin nhắn liên thông, giao diện nhắn tin trong Instagram được tích hợp tính năng đổi màu nền giống Messenger, trong khi người dùng có thể chọn đồng bộ thông tin giữa 2 ứng dụng gồm tên và ảnh đại diện.

Sau khi bản cập nhật được phát hành rộng rãi, không ít người dùng Internet cảm thấy bất ngờ khi biểu tượng Direct Messages trên Instagram biến thành Messenger, một số người bày tỏ thái độ khó chịu.

“Facebook đã sa thải người lên ý tưởng hợp nhất tin nhắn của Instagram và Messenger chưa vậy?”, tài khoản Twitter @janbein chia sẻ. Trong khi đó, người dùng tên Masa cho biết hợp nhất tin nhắn của Instagram và Messenger là “động thái tệ nhất của Facebook”.

“Tại sao tin nhắn trên Instagram và Messenger lại hợp nhất vậy. Đây là bản cập nhật tệ hại”, “Tôi từng nhận nhiều cuộc gọi lạ trên Messenger nên gỡ nó 2 năm trước, giờ lại được hợp nhất với Messenger”, “Ý tưởng quá tệ” là bình luận của người dùng Twitter liên quan đến tính năng “nhắn tin liên ứng dụng” mà Facebook thực hiện trên Instagram và Messenger.

Ngược lại, một số người cho rằng động thái này là hợp lý bởi nếu nhiều dịch vụ được gộp, dung lượng ứng dụng sẽ giảm.

Người dùng Facebook cũng bình luận về tính năng “nhắn tin liên ứng dụng”. Khi bật Instagram và Messenger, hộp thoại hiện ra thông báo về sự thay đổi kèm nút chấp nhận sử dụng tính năng mới. Những ý kiến bày tỏ sự khó hiểu với quyết định của Facebook, hoặc hối hận vì nhấn nút sử dụng.

Trong thử nghiệm, tính năng mới cho phép người dùng Messenger nhắn tin với người dùng Instagram và ngược lại. Khi nhắn tin từ ứng dụng nào, tin nhắn sẽ hiện trong ứng dụng đó còn người kia sẽ nhận tin nhắn trong ứng dụng đích.

Ví dụ khi tôi dùng Messenger gửi tin nhắn cho người bạn sử dụng Instagram, tin nhắn đó sẽ hiện trong Messenger của tôi và Instagram của bạn. Khi người đó trả lời, tin nhắn của họ sẽ hiện trong Instagram còn tôi sẽ nhận tin nhắn ấy trong Messenger. Tin nhắn gửi cho dịch vụ kia sẽ được tách thành cuộc trò chuyện riêng, không gộp cho cả 2.

Điều đó nghĩa là “nhắn tin liên ứng dụng” của Instagram và Messenger hiện chỉ mới đồng bộ tài khoản, tin nhắn được gửi và nhận ở đâu vẫn hiện trong ứng dụng tương ứng, trạng thái nhận/đọc tin nhắn được đồng bộ chứ chưa đồng bộ nội dung tin nhắn. Tính năng gọi điện cũng chưa hoạt động khi nhắn tin giữa 2 ứng dụng khác nhau.

Việc cho tài khoản Instagram nhắn tin với Messenger là một phần trong kế hoạch của Facebook nhằm liên thông 3 ứng dụng nhắn tin là Messenger, tin nhắn trong Instagram và WhatsApp. Mỗi dịch vụ này vẫn sẽ tồn tại ở dạng ứng dụng độc lập, tuy nhiên Facebook sẽ thay đổi nền tảng và cho phép nhắn tin từ một ứng dụng sang 2 ứng dụng còn lại.

Theo thông tin từ những người liên quan, việc hợp nhất khiến cho hàng nghìn kỹ sư của Facebook phải điều chỉnh lại cách hoạt động của WhatsApp, Instagram và Messenger ở tầng cơ bản nhất. Tất cả tin nhắn cũng sẽ được mã hóa đầu cuối. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra lo ngại rằng dữ liệu của người dùng có thể bị chia sẻ để nhà quảng cáo dễ tiếp cận hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

[Infographic] Social Media: Dự báo 10 xu hướng HOT nhất trong 2021

Social Media Marketing hay Tiếp thị truyền thông mạng xã hội sẽ thay đổi như thế nào vào năm 2021?

Với những sự kiện của năm nay, dường như không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng có một số xu hướng và sự thay đổi rõ ràng đang xuất hiện, điều này sẽ tác động đến cách chúng ta tiến hành các hoạt động marketing của mình trong tương lai.

Để thu thập một số thông tin chi tiết về vấn đề này, Talkwalker đã hợp tác với HubSpot để phỏng vấn 70 chuyên gia toàn cầu và các chuyên gia tuyến đầu về suy nghĩ và dự đoán của họ trong những năm tới.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google ‘tiết lộ’ thói quen tìm kiếm của người Việt

Với 68 triệu người dùng Internet, nền kinh tế Internet của Việt Nam phát triển nhanh thứ hai trong khu vực, tăng trưởng 39% mỗi năm kể từ năm 2015.

Trong báo cáo “Tìm kiếm cho ngày mai của Việt Nam” của Google, hãng công nghệ này đã xem xét các xu hướng tìm kiếm của người dân và khám phá cách họ tích hợp kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Sự gia tăng của người tiêu dùng kỹ thuật số vùng nông thôn

Theo báo cáo của Google, mặc dù các khu vực thành thị tiếp tục thống trị trên “bản đồ trực tuyến” về chi tiêu, nông thôn Việt Nam là một thị trường chủ chốt cho tăng trưởng, sẵn sàng cho mức tăng trưởng nhanh gấp đôi các thành phố lớn.

Đây là nơi cư trú của hơn một nửa dân số cả nước, một thị trường chưa được khai thác với mức độ thâm nhập của mạng Internet ngày càng tăng.

Cụ thể, 77% khu vực nông thôn Việt Nam hiện có truy cập Internet và 91% truy cập web hàng ngày. Internet đã trở thành cầu nối của những người dùng lần đầu tiên tiếp cận đến các tài nguyên, sản phẩm và dịch vụ.

Người dân nông thôn đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng Internet để liên lạc, học tập, phát triển bản thân và giải trí. Theo đó, các nhà tiếp thị có thể đưa thông điệp của mình gắn liền với các lĩnh vực này, tận dụng các nguyện vọng của những người dùng này bằng nội dung hữu ích và phù hợp để tạo ra một mạch kết nối cảm xúc.

Nội dung phù hợp và dễ tiếp cận của YouTube thu hút người dân nông thôn, với 97% sử dụng nền tảng này hàng tuần và 62% xem nội dung trên đó hàng ngày.

Nhưng khi đưa ra quyết định mua hàng, Google Tìm kiếm là lựa chọn hàng đầu với 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm so với các phương tiện truyền thống (24%) và mạng xã hội (27%).

Kết quả cho thấy 77% người tiêu dùng nông thôn Việt Nam đã nhấp vào quảng cáo tìm kiếm vì dòng tiêu đề có liên quan.

Sự trỗi dậy của nền kinh tế theo yêu cầu

Hầu hết thế giới đều bị “đóng cửa” bởi đại dịch, dẫn đến lượng người tiêu dùng đến các cửa hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, bất chấp việc giãn cách nghiêm ngặt ở Việt Nam đã được dỡ bỏ, người tiêu dùng Việt vẫn chưa cảm thấy thoải mái khi ra khỏi nhà, dẫn đến việc phục hồi lượng khách đến cửa hàng chậm hơn nhiều.

Ngay cả trước đại dịch Covid-19, nền kinh tế Internet đang trên đà phát triển với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến với những hy vọng có một lối sống tiện lợi và không phiền nhiễu.

Trong năm qua, Google nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong sở thích tìm kiếm trên nhiều danh mục. Ví dụ: sự quan tâm tìm kiếm đối với các nền tảng video phát trực tuyến (livestreaming) đã tăng gấp 2 lần trong nửa đầu năm nay.

Sự quan tâm Tìm kiếm trên YouTube tăng lên đối với nội dung truyền thống, chẳng hạn như “tin tức”, cũng như nội dung trực tuyến độc đáo, như “asmr” và “xe buýt trẻ em”.

Tương tự như vậy, giáo dục và quản lý tiền bạc cũng có sự gia tăng ổn định trong lượt tìm kiếm. Cứ 3 người thuộc thế hệ Z thì có một người đã sử dụng Internet chỉ trong tháng trước để học hỏi và phát triển nền tảng kiến thức của họ.

Ngoài ra, người tiêu dùng ở Việt Nam cũng đang ngày càng chuyển từ các chi nhánh vật lý sang phương tiện trực tuyến để phục vụ nhu cầu tài chính của họ, dẫn đến lượt tải xuống các ứng dụng tài chính tăng 33% và lượt tìm kiếm “ứng dụng cho vay trực tuyến” tăng 300% trong năm qua.

Những người mua sắm thông minh

Khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích hợp các dịch vụ kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày, Google nhận thấy họ đang khám phá nhiều kênh và lựa chọn khác nhau trên hành trình mua hàng của mình.

Hành trình mua hàng đã phát triển đáng kể do Covid-19 và truy cập Internet tăng, 83% người Việt hiện dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng. Ra quyết định trực tuyến và mua hàng ngoại tuyến là hành vi chủ đạo trên các danh mục chính.

Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi được cá nhân hóa hơn. Google nhận thấy sự gia tăng ổn định về các sở thích tìm kiếm dành riêng cho nhu cầu và mong muốn của từng người tiêu dùng.

Hành trình của người tiêu dùng Việt Nam cũng đang dịch chuyển nhiều hơn trên các phương tiện trực tuyến và ngoại tuyến vì 75% giao dịch mua hàng được thực hiện ngoại tuyến, nhưng 62% nghiên cứu về các giao dịch mua này được thực hiện trực tuyến.

Người Việt Nam quan tâm đến sức khỏe của mình

Đối với người Việt Nam, không gì quan trọng hơn một lối sống lành mạnh và nhiều người đã tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ để cải thiện lối sống cũng như thói quen tiêu dùng của họ.

Chất lượng không khí là mối quan tâm chung trong cả nước khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm kiếm “ô nhiễm không khí” (tăng 80%) và “máy lọc không khí” (tăng gấp 2 lần). Google nhận thấy lượng tìm kiếm các sản phẩm giúp cải thiện môi trường gia đình tăng đáng kể.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe, điều này thể hiện qua sự gia tăng trong lượt tìm kiếm “thiết bị đeo cho sức khỏe (đồng hồ thông minh)” tăng 55% và “tập luyện tại nhà” tăng 60%, cũng như mức tăng 38% trong lượt tải xuống “ứng dụng thể dục”.

Trên thực tế, thời gian dành cho mỗi khách truy cập trên các ứng dụng hoặc trang web liên quan đến thể dục/chế độ ăn uống cũng tăng 62%.

Người dùng Internet Việt cũng cho thấy sự gia tăng quan tâm đối với việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ và tốt cho sức khỏe mặc dù giá cao hơn. Theo Google, có sự gia tăng trong tìm kiếm về thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như “nước kiềm” (tăng 80%), “bia không cồn” (tăng 250%) và “ít đường” (tăng 100%).

Người ta cũng tập trung nhiều hơn vào chế độ ăn uống và ăn uống lành mạnh, với mức tăng 80% lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến chế độ ăn uống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

50 triệu USD và giấc mơ lớn phía sau The Coffee House, Juno, Haravan… của Đinh Anh Huân

Mới đây nguồn tin từ TechinAsia cho biết, quỹ đầu tư Ficus được thành lập bởi đồng sáng lập Thế giới di động Đinh Anh Huân vừa được một quỹ đứng sau bởi tỷ phú Jack Ma rót vốn 50 triệu USD. Thương vụ gọi vốn này sẽ góp phần giúp ông Huân thực hiện được giấc mơ đưa sản phẩm công nghệ, dịch vụ Việt Nam ra thế giới.

Thông tin từ tờ Techinasia cho biết quỹ Ficus thu hút được 50 triệu USD từ EWTP Capital. Đây là quỹ trị giá 600 triệu USD được chống lưng bởi Alibaba và Ant Financial. Thương vụ đầu tư này được thực hiện thông qua quỹ Redefine Capital Fund có trụ sở ở Singapore.

Từ đầu năm 2020 với việc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia vẫn phong tỏa khiến hạn chế cơ hội hợp tác và giới đầu tư đang ngày một cẩn trọng hơn. Trong bối cảnh trên, việc Ficus gọi vốn thành công 50 triệu USD (tương đương hơn 1.150 tỷ đồng) là điểm sáng đối với giới startup Việt Nam.

Chúng tôi có cuộc trao đổi nhanh với ông Đinh Anh Huân- nhà sáng lập quỹ Ficus đồng thời là nhà sáng lập CTCP Seedcom (đơn vị đang đầu tư và tham gia vận hành nhiều startup có tiếng tại Việt Nam như The Coffee House, Juno, Haravan,…)

Giấc mơ xuất khẩu công nghệ, dịch vụ Việt Nam

Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn tầm nhìn của mình về Seedcom trong 3-5 năm tới không?

Ông Đinh Anh Huân: Hình ảnh Seedcom vào năm 2025 mà chúng tôi đang nỗ lực hiện thực hoá là một công ty có khả năng học tập, vận hành hiệu suất cao, ứng dụng các thế mạnh về công nghệ và AI để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Liệu giấc mơ đưa sản phẩm, công nghệ dịch vụ Việt Nam ra thế giới của anh có cơ sở thực tế nào không?

Ông Đinh Anh Huân: Ngay từ những ngày đầu thành lập từ 2014, chúng tôi nhận thấy rằng Việt Nam có nhiều sản phẩm có thế mạnh để xây dựng thành những thương hiệu toàn cầu như cà phê, quần áo, giày dép và phần mềm.

Với cà phê, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Robusta. Về quần áo giày dép, Việt Nam nằm trong số top 4 quốc gia trên thế giới về sản lượng gia công quần áo, giày dép. Về sản xuất phần mềm, đi khắp các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chúng tội nhận thấy rất nhiều kỹ sư phần mềm người Việt Nam làm việc trong các công ty phần mềm và gia công phần mềm.

Để biến ước mơ thành hiện thực, Seedcom tập trung làm tốt các thương hiệu trong nước để được khách hàng tin yêu và sử dụng.

Hiện chúng tôi phát triển nhanh về quy mô để từ đó có thể tích luỹ các nguồn lực về con người và năng lực về công nghệ, sản phẩm, thương hiệu và tài chính; để vào năm 2025 nhiều sản phẩm và dịch vụ của Seedcom được phân phối, có năng lực cạnh tranh mạnh đến nhiều thị trường quốc gia khác.

Việt Nam vốn nổi tiếng với việc xuất khẩu nông lâm thủy sản, nói đến xuất khẩu công nghệ liệu có đủ tự tin? Người Việt Nam liệu có năng lực để làm được điều này không?

Ông Đinh Anh Huân: Tại Mỹ, Singapore, ở những công ty công nghệ lớn như Google, Amazon,… chúng tôi thấy đội ngũ hàng trăm kỹ sư Việt Nam đang góp phần xây dựng những phần mềm cho hàng tỉ người sử dụng. Tại Việt Nam, chúng tôi thấy có những công ty phần mềm có thể xây dựng đội ngũ hàng chục ngàn kỹ sư phần mềm làm gia công cho khách hàng khắp thế giới.

Với Seedcom, chúng tôi đang xây dựng những phần mềm để cung cấp cho khách hàng thị trường toàn cầu theo mô hình SaaS. Tại Việt Nam, có nhiều mô hình bán lẻ truyền thống (brick-n-mortar) kết hợp với công nghệ đã thành công và Huân đã có kinh nghiệm. Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng giải pháp, mở rộng quy mô và xuất khẩu cho các thị trường nước ngoài tương tự.

Seedcom và các công ty khác trong hệ sinh thái Seedcom đóng vai trò gì trong giấc mơ này?

Ông Đinh Anh Huân: Ở Seedcom, mỗi công ty có một mục tiêu cụ thể trong việc xây dựng một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ để cung cấp đến khách hàng. Ví dụ như với Juno, chúng tôi luôn cải tiến để tạo ra những đôi giày ngày càng bền và đẹp hơn, xây dựng kênh phân phối để đưa sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời xây dựng thương hiệu để được khách hàng biết đến.

Thông qua đó chúng tôi có thể tích luỹ được các khả năng về sản xuất, xây dựng công nghệ cho vận hành. Việc tích luỹ kinh nghiệm, phát triển con người và quy mô vận hành để trong vài năm tới, chúng tôi có thể bước ra cung cấp giày nữ mang thương hiệu Juno đến khách hàng khắp thế giới.

Tương tự như thế, chúng ta có thể mơ ước nhìn thấy nhiều cửa hàng The Coffee House trên thế giới và sản phẩm trà và cà phê được bày bán ở các cửa hàng này.

Ông Đinh Anh Huân: Đây là một giấc mơ lớn nên một mình Huân không thể hiện thực hoá giấc mơ này và Huân cần rất nhiều người đồng hành cùng mình để xây dựng điều này đặc biệt là đội ngũ nhân tài Việt Nam từ nhiều quốc gia trên thể giới như Singapore, Úc và Mỹ.

Khi Huân chia sẻ giấc mơ của mình các bạn thích thú và đồng hành cùng Huân để một ngày có cơ hội đưa sản phẩm hay dịch vụ của Việt Nam ra thế giới. Đây cũng chính là tư tưởng và suy nghĩ của tất cả các bạn đang đồng hành cùng Huân ở Việt Nam hay nước ngoài.

Ở Seedcom có văn hoá, share & growth (chia sẻ và phát triển) mỗi bạn đều có khả năng, sở trường riêng nên sẽ cùng chia sẻ để cùng nhau học hỏi và phát triển. Hiện các bạn có thể ngồi tại văn phòng ở Việt Nam hoặc ngay tại nước các bạn đang sinh sống. Mặt địa lý không làm cản trở cách mọi người làm việc ngay cả khi trước Covid-19 xảy ra.

Anh có e ngại những đối thủ đã có sẵn ngay tại thị trường Đông Nam Á như Grab không?

Ông Đinh Anh Huân: Cây cổ thụ khổng lồ đều bắt nguồn từ những hạt giống nhỏ. Nỗ lực mỗi ngày của từng con người trong tập thể sẽ giúp công ty liên tục thay đổi và phát triển. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi đặt tên công ty là ”Công ty Hạt Giống”, chúng tôi tin rằng công ty sẽ vươn mình để một ngày nào đó từ những hạt giống nhỏ biến thành những cây cổ thụ vươn tán rộng ra thị trường thế giới.

Muốn giấc mơ thành hiện thực không thể thiếu tiền

Mới đây thông tin từ TechinAsia đưa tin quỹ Ficus vừa nhận đầu tư 50 triệu USD từ quỹ ReDefine Capital, hiện tại đang được định giá là 370 triệu USD theo Venture’s Caps, Ficus khá kín tiếng với mọi người dù đã đi cùng Seedcom 3-4 năm. Anh có thể cung cấp một số thông tin về Ficus không?

Ông Đinh Anh Huân: Ficus là quỹ đầu tư quốc tế có trụ sở ở Singapore. Quỹ đầu tư này hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp đang ở mô hình truyền thống (brick and motar) tại Singapore hoặc Đông Nam Á để chuyển đổi mô hình cụ thể là mô hình New retail.

Mô hình New retail là mô hình đang được áp dụng nhiều nơi dù chưa gọi tên ra như tại Amazon. Việc học hỏi các mô hình từ các nước đã phát triển hay đang phát triển cũng là yếu tố quan trọng để kết hợp với năng lực hiệu thị trường bản địa để Seedcom thực hiện giấc mơ.

Hiện thực hoá giấc mơ mang sản phẩm và dịch vụ Việt Nam ra thế giới là không dễ dàng nên Huân cần huy động nguồn lực tài chính và kinh nghiệm từ nhiều đối tác khác nhau vì cuộc chơi này rất lớn, vượt khỏi tầm của một cá nhân. May mắn của Huân là họ tin vào những định hướng, quyết định và trao quyền cho Huân cùng đội ngũ điều hành chủ động thực hiện những dự định của mình

Nhiều người đang hiểu vai trò của Ficus được thành lập để gọi vốn cho riêng Seedcom, sự thật có phải thế không?

Ông Đinh Anh Huân: Nằm ở trung tâm tài chính của Đông Nam Á. Ficus đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tài chính, tuyển dụng nhân tài và phân phối sản phẩm ra nhiều thị trường khác.

Vai trò của Đinh Anh Huân tại Ficus và Seedcom có gì giống và khác nhau?

Ông Đinh Anh Huân: Tôi là thành viên hội đồng quản trị của các công ty trong hệ sinh thái của Seedcom và tham gia hỗ trợ công việc hàng ngày ở một số công ty, để hỗ trợ các công ty ứng dụng các bài học tại các quốc gia khác, tìm kiếm nhân tài và đưa được sản phẩm và dịch vụ của mình ra thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Google Analytics 4: Có gì mới mà Digital Marketers cần biết

Theo đó, Google Analytics 4 hay GA4 là bản cập nhật có rất nhiều điều mới mẻ so với các bản cập nhật trước đây.

Phần lớn cơ sở hạ tầng và logic của Google Analytics hiện tại dựa trên Urchin, một nền tảng phân tích mà Google mua lại vào năm 2005. “Điều đó có nghĩa là rất nhiều tổ chức đã đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên công nghệ đã có tuổi đời 15 năm, công nghệ được thiết kế từ thời mà web còn là một thứ gì đó khác biệt.

Bản cập nhật mới của Google là một “bước đi táo bạo” để cung cấp những cái nhìn thống nhất về hành vi của người dùng trên các thiết bị cũng như trải nghiệm của họ, đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của người dùng ở cấp độ chi tiết.

“Yếu tố chính ở đây là sự thống nhất. “Có những nền tảng phân tích chỉ dành cho thiết bị di động như AppsFlyer, nhưng khi bạn muốn thống nhất việc theo dõi đó trên các trang web thì có lẽ bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn”.

Trước đây, người dùng Google Analytics có thể triển khai Google Analytics “thông thường” trên ứng dụng dành cho thiết bị di động. Nhưng khi Firebase xuất hiện, người dùng đã phải thực hiện các giải pháp thay thế. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Khi bạn thực hiện phân tích người dùng rời rạc trên nhiều nền tảng khác nhau thì rõ ràng bạn cũng rất khó trong việc đồng bộ và phân tích tính logic của dữ liệu. Tuy nhiên, Google đã nhận ra vấn đề này và đã chuyển sang giải quyết tất cả những vấn đề này bằng một giải pháp và giải pháp đó chính là Google Analytics 4.

Ba khả năng tạo nên sự khác biệt của GA4

Google Analytics 4 (GA4) cung cấp tốt hơn hành vi của người dùng, đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của người dùng và cho phép bạn dành ít thời gian hơn để thu thập dữ liệu. GA4 tối đa hóa lợi ích của ba công nghệ mà Google đã phát triển trong vài năm qua:

Firebase Analytics: Tận dụng mô hình dữ liệu hướng sự kiện để mô tả tốt hơn hành vi, đo lường mức độ tương tác của người dùng và dữ liệu tổng hợp trên các trang web và ứng dụng di động.

Google Signals: Cho phép bạn sử dụng phần mềm nhận dạng của Google để nhận dạng những người dùng chưa đăng nhập.

Global site tag: Cho phép bạn bật các tính năng yêu cầu thay đổi mã cho trang web mà không cần sửa đổi thẻ.

Google Analytics 4 là một công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ hơn nhiều so với phiên bản kế thừa. “Các báo cáo ‘Trung tâm phân tích’ trước đây chỉ dành cho người dùng GA360 hiện được cung cấp miễn phí và chúng đã được cải tiến rất nhiều để bạn có thể dễ dàng khám phá dữ liệu, phân tích từng người dùng, tạo kênh chuyển đổi tùy chỉnh (custom conversion funnels), so sánh các phân khúc (segments) và tiến hành kiểm tra phân tích.”

Gắn thẻ tốt hơn, Đồng bộ hóa Di động / Web tốt hơn

Nhiều ‘sự cố’ Google Analytics trong quá khứ sẽ được cung cấp mới bằng các giải pháp tiềm năng do GA4 cung cấp:

Gắn thẻ – Tagging

Các phiên bản cũ của Google Analytics yêu cầu rất nhiều thẻ tùy chỉnh.

Google Analytics mới giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng thẻ ‘global site tag’ với một tính năng được gọi là Đo lường nâng cao. Điều này cho phép các nhà làm marketing theo dõi từ giao diện người dùng mà không cần bất kỳ cập nhật thẻ nào, bao gồm: cuộn màn hình, phát video và tải xuống tệp.”

Tổng hợp Di động / Web

Những ai cần trải nghiệm cả ứng dụng web và ứng dụng dành cho thiết bị di động (App) thường thấy các phiên bản cũ của Google Analytics bị thiếu hụt.

GA4 giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng Firebase Analytics. Điều này có nghĩa là tất cả dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng cùng một lược đồ (schema), bất kể nó đến từ một trang web hay ứng dụng di động.

Do đó, các thương hiệu tương tác với khách hàng trên nhiều điểm tiếp xúc cuối cùng có thể phân tích hành vi trên nhiều thiết bị và các marketer cũng có thể theo dõi hiệu suất chiến dịch cho những người dùng tương tác trên nhiều thiết bị.”

Sự phân chia – Bifurcation

GA4 mới cho phép người dùng truy cập dữ liệu thô của họ miễn phí với tích hợp BigQuery.

Điều này có nghĩa là nhóm phân tích có thể dễ dàng sử dụng GA4 chỉ để thu thập dữ liệu, trong khi nhóm khoa học dữ liệu có thể kết nối trực tiếp với dữ liệu thô bằng R hoặc Python và nhóm kinh doanh có thể tự do xây dựng báo cáo bằng Tableau, Domo, Datorama hoặc bất cứ công cụ nào do họ chọn.”

Chiến thắng lớn nhất đối với những người làm marketing có thể là giờ đây họ có thể phân tích người dùng trên các nền tảng để hiểu cách khách hàng tương tác với thương hiệu của họ thay vì chỉ trang web và / hoặc chỉ ứng dụng.

Google Analytics 4 cải tiến ở chỗ giờ đây các digital marketer có thể xem dữ liệu web và ứng dụng (App) cạnh nhau trong cùng một báo cáo.

Cập nhật lên GA4 như thế nào

  • Đăng nhập Google Analytics -> Chọn Admin -> Chọn Property -> chọn Upgrade to GA4

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

One Mount Group và tầm nhìn tiên phong xây dựng hệ sinh thái số toàn diện tại Việt Nam

Tập đoàn One Mount (One Mount Group), đối tác chiến lược của Techcombank, khẳng định mục tiêu tiên phong kiến tạo hệ sinh thái công nghệ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam.

Theo đó, One Mount Group kỳ vọng sẽ là nơi kết nối người dân và doanh nghiệp thông qua sự kết hợp giữa nền tảng công nghệ và giải pháp tài chính nhằm đem lại trải nghiệm cuộc sống số xuyên suốt cho người Việt.

Xây dựng dựa trên mô hình Hệ sinh thái số toàn diện, các công ty thành viên thuộc One Mount Group tập trung phát triển và cung cấp hệ thống giải pháp công nghệ xung quanh giá trị cốt lõi của tập đoàn, nhằm tối ưu hóa các giai đoạn trong hành trình cuộc sống của người Việt ngày càng xuyên suốt, từ những giao dịch tiêu dùng hàng ngày đến những tài sản có giá trị lớn trên nền tảng số hoá dịch vụ.

Hệ sinh thái số này không chỉ giúp cuộc sống của người dân Việt Nam trở nên dễ dàng hơn, mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế chung.

One Mount Group và năng lực công nghệ cốt lõi

Số hóa các dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm sống dành cho con người đang là xu hướng diễn ra trên toàn thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, dịch vụ số hóa vẫn còn nhiều hạn chế khiến trải nghiệm của cả người dân và doanh nghiệp bị gián đoạn.

Trước thách thức đó, One Mount Group đã tiên phong triển khai các giải pháp công nghệ đa dạng, tiên tiến cho người Việt, như kết nối chuỗi cung ứng từ các nhà sản xuất tới cửa hàng tạp hoá thông qua ứng dụng Vinshop, hay mua sắm tiện lợi hàng ngày trên ứng dụng VinID, đến nền tảng giao dịch mua bán nhà ở toàn diện (one-stop-shop) sắp ra mắt là OneHousing.

Những nỗ lực này nhằm đem lại trải nghiệm khách hàng xuyên suốt trên cả hành trình giao dịch số hóa, từ tiêu dùng đến các giải pháp tài chính toàn diện. Thông qua các giải pháp, dịch vụ số mà One Mount Group đang triển khai, hành trình giao dịch của khách hàng sẽ trở nên nhanh chóng, đơn giản và tiện lợi hơn.

Hệ sinh thái số đang dần hoàn thiện của One Mount Group không chỉ khẳng định chiến lược giải quyết những trở ngại trong hành trình trải nghiệm cuộc sống số của người Việt, mà còn hướng đến việc tối ưu hóa các quy trình kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm đạt được tầm nhìn lớn là chung tay thúc đẩy sự phát triển vượt trội của nền kinh tế Việt Nam.

Với năng lực cốt lõi là công nghệ và giải pháp tài chính, One Mount Group sẽ đồng hành và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới khách hàng, gia tăng lợi nhuận, đồng thời tiếp cận các sản phẩm tài chính dễ dàng hơn.

Hợp tác chiến lược tạo giá trị mới

Dựa trên năng lực công nghệ vượt trội, One Mount đang xây dựng tầm nhìn tương lai cùng hai tập đoàn lớn của Việt Nam là Techcombank, với mục tiêu tạo ra những cơ hội mở rộng cho mọi doanh nghiệp và người dân Việt.

Bà Nguyễn Thị Dịu, Tổng giám đốc One Mount Group, chia sẻ: “Mục tiêu của chúng tôi là không ngừng nỗ lực thúc đẩy, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thông qua xây dựng nền tảng hạ tầng công nghệ cho các doanh nghiệp; Từ đó, giúp họ tạo dựng và nâng cao giá trị cho người tiêu dùng với các sản phẩm và dịch vụ có chi phí cạnh tranh hơn.

Vì vậy, các hoạt động hợp tác chiến lược sẽ giúp One Mount Group tối ưu hoá các nguồn lực để kiến tạo những dịch vụ số lý tưởng cho người Việt”.

Được nâng tầm từ quan hệ đối tác chiến lược với Techcombank, One Mount kỳ vọng sẽ mang đến các giải pháp tài chính ưu việt cho mọi người dân Việt Nam. Thông qua việc áp dụng kỹ thuật số và liên tục đổi mới công nghệ, Techcombank và One Mount sẽ chung tay mang đến sản phẩm, dịch vụ riêng biệt cho mỗi nhu cầu tài chính cá nhân của từng khách hàng.

Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank, chia sẻ: “Công nghệ ngày nay cho phép cung cấp các giải pháp số với chi phí tối ưu nhất, từ đó đại chúng hóa các sản phẩm tài chính phức tạp hướng đến trải nghiệm vượt trội cho từng khách hàng.

Là ngân hàng đảm nhận vai trò dẫn dắt quá trình số hóa thị trường tài chính Việt Nam, Techcombank đã lựa chọn One Mount Group là đối tác chiến lược để cùng đồng hành xây dựng các giải pháp số ưu việt cho hành trình trải nghiệm khách hàng, tạo điều kiện cho mọi người dân Việt Nam được tận hưởng các dịch vụ tài chính số bảo mật, hiện đại, nhanh chóng và tiện ích nhất, với chi phí tối ưu nhất”.

Điển hình như ứng dụng Vinshop, việc hợp tác chiến lược giữa One Mount Group và Techcombank đem đến các giải pháp tài chính như thanh toán trực tuyến, bán hàng trả chậm, ứng vốn kinh doanh đối với các chủ tiệm tạp hóa nhỏ lẻ, góp phần trợ sức để các cửa hàng tạp hoá truyền thống có thể mở rộng và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Sắp tới, One Mount Group sẽ cho ra mắt Nền tảng Giao dịch mua bán nhà ở toàn diện (one-stop-shop) OneHousing với các giải pháp linh hoạt trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ kết nối người mua với người bán; tư vấn, giới thiệu sản phẩm; cho đến cung cấp nguồn vốn tín dụng vay mua nhà để ở.

OneHousing sẽ là đơn vị đầu tiên có năng lực tích hợp toàn bộ quá trình tư vấn, mua bán nhà ở trên một nền tảng duy nhất từ trực tuyến đến trực tiếp (O2O), kỳ vọng đem đến trải nghiệm minh bạch, nhanh chóng, tiện lợi và đáng tin cậy cho khách hàng.

Tiền đề cho sự phát triển tương lai

Để thực hiện được chiến lược cốt lõi là xây dựng hệ sinh thái kỹ thuật số toàn diện nhất Việt Nam, One Mount Group không ngừng củng cố năng lực thông qua quan hệ đối tác chiến lược, công nghệ, dữ liệu cùng đội ngũ nhân sự kinh nghiệm, tài năng đến từ các công ty hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Uber, Grab…

Khi Việt Nam ngày càng phát triển và vươn ra tầm thế giới, One Mount Group tin rằng việc xây dựng các sản phẩm và giải pháp dựa trên sự thấu hiểu về nhu cầu thực tế của khách hàng sẽ là chiến lược tiên quyết để hướng tới mục tiêu tiên phong thiết lập chuẩn mực mới cho cuộc sống người Việt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo tuoitrethudo

Facebook ra mắt khoá học Chứng Nhận Quản lý Cộng đồng mới

Facebook đã tạo ra một Chương trình Chứng nhận Quản lý Cộng đồng Facebook mới dành cho người dùng thông qua nền tảng Facebook Blueprint.

Là một phần trong những nỗ lực nhằm hỗ trợ các nhà quản lý cộng đồng, Facebook đã công bố Chương trình Chứng nhận Người quản lý Cộng đồng Facebook mới.

Khóa học trực tuyến hoàn toàn miễn phí thông qua nền tảng Facebook Blueprint, nhưng có tính phí cho kỳ thi lấy chứng chỉ thực tế.

Khóa học được tạo ra cho các nhà quản lý cộng đồng “trên nhiều loại hình kinh doanh, từ Agency, thương hiệu đến tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức phi chính phủ”. Chứng chỉ “sẽ đo lường sự hiểu biết và áp dụng các phương pháp và tiêu chuẩn tốt nhất để quản lý cộng đồng trực tuyến.”

Huy hiệu chứng nhận Facebook Blueprint được công nhận trên nhiều ngành khác nhau và có thể giúp các nhà quản lý cộng đồng nổi bật hơn với tư cách là các chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Các chủ đề chứng nhận trong khóa học bao gồm:

  • Xác định và thiết lập cộng đồng: Xây dựng cộng đồng trực tuyến, các mục tiêu của cộng đồng và các nguyên tắc hướng dẫn cộng đồng.
  • Phát triển các chiến lược và quy trình cộng đồng: Các phương pháp hay nhất để quản lý đối tượng mục tiêu, khai thác nền tảng, xây dựng thương hiệu, vận hành hiệu quả, xây dựng và hỗ trợ đội nhóm của bạn, nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác bền chặt và phát triển các quy trình hoạt động hiệu quả.
  • Đưa ra các quyết định nội dung chiến lược cho cộng đồng: Cung cấp nội dung phù hợp, theo dõi các xu hướng và lập kế hoạch các hoạt động hướng tới mục tiêu.
  • Tương tác và kiểm duyệt cộng đồng: Hiểu quy trình giới thiệu thành viên mới, hoạt động của cộng đồng, kết nối giữa thành viên với thành viên, chiến thuật tăng tương tác, tiêu chuẩn cộng đồng và điều khoản dịch vụ, cũng như xử lý khủng hoảng và xung đột một cách an toàn và chu đáo.
  • Đo lường và phân tích thành công của cộng đồng: Hiệu suất nội dung, thu thập phản hồi, báo cáo dữ liệu và tính bền vững.

Khi hoàn thành bài kiểm tra chứng nhận, các chuyên gia sẽ nhận được huy hiệu chứng nhận họ về năng lực quản lý cộng đồng và huy hiệu có giá trị trong 24 tháng.

Những cá nhân đạt được chứng nhận cũng có quyền truy cập vào các Nhóm Facebook độc quyền, nơi bạn có thể kết nối với những người quản lý cộng đồng được chứng nhận khác.

Chứng nhận có sẵn bằng tiếng Anh trên Facebook Blueprint và sẽ sớm có bằng các ngôn ngữ khác.

Bạn có thể xem chi tiết khoá học tại: Facebook Community Management

Facebook đang gặp lỗi hiển thị News Feed nghiêm trọng

Tối 26/10, nhiều người dùng phản ánh tình trạng Trang chủ (News Feed) gặp lỗi khiến nhiều bài đăng không bình thường.

Khoảng 22 giờ tối 26/10, nhiều người dùng cho biết News Feed trên Facebook của họ bị lỗi trên giao diện máy tính lẫn điện thoại.

Theo đó, News Feed bỗng dưng hiển thị bài viết từ những người lạ, rất ít hoặc không bao giờ tương tác.

Thậm chí, nhiều người dùng phản ánh những bài đăng chứa nhiều ảnh lại bị tách ra thành từng bài viết gồm một ảnh. Các bài viết được hiển thị theo thứ tự thời gian từ mới đến cũ, không phải dựa vào tài khoản thường xuyên tương tác như trước.

Không dừng lại ở đó, Facebook còn hiển thị lặp đi lặp lại một bài đăng từ một nhóm hoặc trang fanpage ngẫu nhiên khi người dùng lướt News Feed.

“Không hiểu sao mình nhìn bài đăng của một người liên tục trên News Feed thấy rất phiền phức”, chị Trang (một người dùng facebook ở Trương Định, Hà Nội) bức xúc chia sẻ.

Anh Kiên, một người dùng Facebook khác cho biết từ khoảng 22 giờ tối nay, anh liên tục thấy bạn bè mình đăng đi đăng lại một bài viết nhiều lần. “Mình tải lại trang liên tục vẫn gặp tình trạng như trên,” anh Kiên phàn nàn.

Trên trang DownDetector, một trang web chuyên nhận báo cáo về lỗi, lượng báo cáo lỗi trên Facebook tăng vọt từ 22 giờ đêm với hơn 390 lượt báo cáo. Website này cũng thể hiện rằng Facebook đang có vấn đề ở nhiều quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á.

Hiện Facebook vẫn chưa đưa ra phản hồi về lỗi này. Trong thời gian gần đây, Facebook liên tục gặp nhiều lỗi khiến người dùng hết sức khó chịu.

Cách đây 5 ngày (21/10) nhiều người dùng trên Facebook cho biết họ không thể bình luận trên trang cá nhân của bạn bè hay chính của mình.

Dù đã được thử nghiệm trong nhiều tháng, thuật toán hiển thị News Feed mới của Facebook vẫn bị chỉ trích do không có lựa chọn trở về cách hiển thị cũ.

Những thay đổi mới trong cách hiển thị News Feed được đưa ra sau khi Facebook vướng hàng loạt bê bối liên quan đến kiểm duyệt bài viết, đặc biệt là những nội dung thù địch, gây chia rẽ từ các chính trị gia.

Một số nhóm chính trị cũng trở thành tầm ngắm của Facebook trong thời gian gần đây, đặc biệt khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần khiến thông tin sai lệch xuất hiện càng nhiều.

Đại diện Facebook đã chính thức lên tiếng về vụ việc người dùng không thể bình luận (comment) trên trang cá nhân khi đăng tải từ 2 ảnh trở lên và khẳng định đây chỉ là lỗi hệ thống./.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tinh thần của Huawei: Phẩm chất lính – Tinh thần “sói”

Từ một công ty nhỏ tại Trung Quốc đến một tập đoàn toàn cầu doanh thu hơn 100 tỷ USD mỗi năm, Huawei, cho đến nay, vẫn là hiện tượng bí ẩn.

Các nhà sản xuất trong lĩnh vực viễn thông được chia thành 3 nhóm chính. Nhóm đầu tiên là những con sử tử, gồm các công ty đến từ phương Tây, như Ericsson, Alcatel, Nokia.

Họ có ưu thế về công nghệ, sản phẩm, vốn và quản trị. Nhóm thứ hai – những con báo gấm – là các công ty địa phương liên kết với nước ngoài và có lợi thế ở quy trình sản xuất, công nghệ hay sự hỗ trợ của chính phủ. Điển hình trong nhóm này là ZTE, một công ty công nghệ quốc doanh của Trung Quốc.

Nhóm thứ ba – những con sói – là những công ty tư nhân “đơn thân độc mã” như Huawei. Công ty không có nền tảng công nghệ tiên tiến từ ban đầu, cũng không có nguồn lực tài chính dồi dào, nhưng sức sống luôn mạnh mẽ với ý chí quyết tâm cao nhất. Công ty luôn tìm cách sinh tồn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Phẩm chất lính, tinh thần “sói”

Huawei được thành lập tại đặc khu kinh tế Thâm Quyến với số vốn chỉ vỏn vẹn 3.300 USD vào năm 1987. Sau hơn 2 thập niên, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã tạo nên một tập đoàn có doanh thu hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD.

Năm 2019, doanh thu của tập đoàn đạt gần 127 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm trước đó. Từ một doanh nghiệp tư nhân không có cơ sở vật chất, không tài nguyên và thiếu vốn, Huawei đã vượt qua nhiều công ty phương Tây có lịch sử cả trăm năm để có mặt tại hơn 170 quốc gia.

Huawei còn hợp tác với khoảng 1.500 đối tác nhằm cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn tới 1/3 dân số thế giới.

Thành công của Huawei khiến giới công nghệ và các đối thủ nhớ về câu nói năm nào của ông Nhậm Chính Phi: “10 năm sau, nếu chia ngành thương mại công nghệ thông tin điện tử thế giới thành ba phần, Huawei sẽ chiếm một phần”. Dự đoán này, nay đã thành sự thật.

Từ khi mới thành lập, ông Nhậm Chính Phi đã xác định Huawei sẽ “chiến đấu” trên thương trường với “tinh thần sói” bất khuất và can trường, tạo nên một nền văn hoá giúp công ty lớn mạnh thần kỳ. “Một con sói cô độc không bao giờ chiến thắng sư tử.

Nhưng một đàn sói đoàn kết, chấp nhận hi sinh sẽ quật ngã sư tử một cách dễ dàng”, ông Nhậm Chính Phi từng nói với đội ngũ cộng sự những ngày đầu thành lập Huawei.

Huawei đến nay vẫn hoạt động theo “tinh thần sói”, coi loài sói là tấm gương học tập cho tất cả nhân viên.

Loài sói có ba đặc trưng: một là khứu giác nhạy cảm, hai là tinh thần tấn công không biết mệt mỏi và không bao giờ bỏ cuộc, ba là ý thức tập thể luôn được đề cao. Một doanh nghiệp muốn lớn mạnh và mở rộng nhanh cần phải có ba đặc trưng này. Trong đó, mỗi nhân viên giống mỗi “con sói”, luôn tồn tại tinh thần chiến binh kiên cường

Trong nền văn hóa này, nhân viên Huawei được rèn phẩm chất người lính với sự kiên nhẫn, kỷ luật, chính xác đến từng giây. Chiến lược quản trị này ảnh hưởng từ môi trường quân đội mà ông Nhậm Chính Phi đã trải qua trong nhiều năm, khi còn làm kỹ sư tại Quân đội Nhân dân giải phóng Trung Quốc.

Thời gian đầu, nhân viên Huawei làm việc 24/24 tại văn phòng, ăn ngủ tại chỗ. Ngoài không gian làm việc, toà nhà Huawei còn có bếp ăn và giường đệm cho nhân viên chợp mắt tại chỗ.

Với tinh thần làm việc bền bỉ như một chiến binh dẻo dai, Huawei đã trở thành một nhà cung cấp các sản phẩm viễn thông hàng đầu với nhiều sản phẩm công nghệ cao, như bộ chuyển mạch Ethernet, Bộ định tuyến AR, WLAN, các sản phẩm an ninh mạng, và các dịch vụ đám mây. Hiện tại, Huawei còn được coi là nhà cung cấp các giải pháp về công nghệ 5G số một thế giới.

Ngoài ra, chế độ quản lý của Huawei cũng mang bóng dáng quân đội nhằm mang đến tính chấp hành, hiệu suất cao và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Các nhân viên R&D (Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm) phải tuân thủ quy tắc bảo mật nghiêm khắc, như không được lên mạng khi làm việc, không được nhận và gửi thư không liên quan đến công việc, không thể lấy tài liệu mang đi và cũng không thể chia sẻ thông tin với người ngoài.

Hay thời gian đi làm của nhân viên cũng được quy định rõ ràng, chỉ cần chậm 1 phút sẽ tính là đi muộn và nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị phạt.

Tuy môi trường làm việc gắt gao và áp lực, đổi lại nhân viên Huawei luôn nhận được phần thưởng xứng đáng với mức lương hậu hĩnh và cổ phiếu thưởng có giá trị cao. Đồng thời, mỗi nhân viên được thụ hưởng chính sách đào tạo và phát triển nhân tài giúp họ tiến xa trong sự nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Facebook bị tố vi phạm luật cạnh tranh

FTC đang hoàn tất cáo trạng sau hơn một năm điều tra Facebook, nhấn mạnh mạng xã hội lợi dụng sự thống trị của mình để đè bẹp đối thủ.

Các công tố viên tại Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho biết, Facebook đã vi phạm luật cạnh tranh khi hạn chế hoặc loại các công ty khởi nghiệp dùng tính năng “Liên kết ứng dụng với Facebook” do mạng xã hội này cung cấp.

Facebook hiện cung cấp tính năng cho phép hàng nghìn ứng dụng bên thứ ba kết nối với mạng xã hội. Chẳng hạn, các ứng dụng như Spotify hoặc Tinder có thể “quét” những người đang sử dụng dịch vụ của họ trên Facebook, từ đó đưa ra các gợi ý về nội dung hoặc kết bạn.

Tuy nhiên, những phần mềm khác như Vine – ứng dụng video thuộc sở hữu của Twitter, hay dịch vụ chat nổi tiếng MessageMe đã bị Facebook thu hồi quyền này. Nguyên nhân được cho là do Mark Zuckerberg coi những ứng dụng trên là “mối đe dọa” với hoạt động kinh doanh.

Một báo cáo từ chính phủ Mỹ tháng này tuyên bố rằng, Facebook đã “vũ khí hóa” tính năng cho phép bên thứ ba kết nối với nền tảng của mình. Một số email nội bộ do ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Hạ viện Mỹ công bố cách đây hai năm cho thấy, khi được hỏi liệu Facebook có nên “cắt đứt” với Vine hay không, Zuckerberg đã trả lời “Đúng vậy, hãy làm đi”.

Ngược lại, mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng tỏ ra ưu ái hơn với Instagram và WhatsApp, hai ứng dụng mà họ mua lại nhiều năm trước. Chẳng hạn, công ty cho phép người dùng Facebook trao đổi tin nhắn liên thông với chủ tài khoản Instagram.

Luật cạnh tranh của Mỹ có điều khoản cho phép truy tố một công ty nếu họ sử dụng cái gọi là “từ chối giao dịch” với các đối thủ nếu mục đích là duy trì sự độc quyền. Điều này có thể khiến Facebook sắp phải đối mặt với các động thái pháp lý từ chính phủ Mỹ.

Facebook hiện là mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2,7 tỷ người dùng. Với cơ sở dữ liệu khổng lồ này, việc được quyền truy cập vào tính năng “Liên kết ứng dụng với Facebook” được coi là yếu tố quan trọng cho bất cứ phần mềm mới phát triển nào.

Nếu không có, nhà phát triển chỉ còn cách yêu cầu người dùng tự tạo danh sách bạn bè theo cách thủ công trên ứng dụng mới, hoặc dựa vào danh bạ được lưu trong smartphone.

FTC từng kỳ vọng sẽ “đưa Facebook ra ánh sáng” trước cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra tháng 11, sớm nhất là cuối tháng 10. Tuy nhiên, những bất đồng nội bộ đã khiến việc công bố bị trì hoãn.

Theo một số nguồn tin, các hành vi của Facebook có thể được công bố sớm nếu năm ủy viên phụ trách cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ quyết định tiến hành. Tuần trước, những ủy viên được cho là đã gặp nhau để thảo luận các vấn đề, bao gồm việc liệu Facebook có mua Instagram và WhatsApp để duy trì vị thế thống trị hay không.

Ngày 21/10, Bộ Tư pháp Mỹ cùng 11 tiểu bang cũng đã đệ đơn kiện Google, cáo buộc công ty độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo. Google đã bác bỏ các tuyên bố và nói rằng vụ kiện là “thiếu sót sâu sắc”.

Ngày 28/10 tới, Zuckerberg sẽ cùng Jack Dorsey (CEO Twitter) và Sundar Pichai (CEO Google) ra điều trần trước Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ. Cả ba sẽ phải trả lời các nội dung liên quan đến vấn đề kiểm duyệt trên nền tảng của mình. Phiên điều trần dự kiến diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Chính phủ Mỹ quyết cấm ứng dụng TikTok vì ‘an ninh quốc gia’

Chính phủ Mỹ ngày 25/10 đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok tại Mỹ do những mối lo ngại về an ninh quốc gia.

 

Chính phủ Mỹ ngày 25/10 đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok tại Mỹ do những mối lo ngại về an ninh quốc gia.

Tuyên bố trên được đưa ra trong một hồ sơ pháp lý mới trước khi một tòa án liên bang tại thủ đô Washington xem xét tính hợp pháp trong nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm cấm ứng dụng TikTok – thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc) – hoạt động tại Mỹ từ ngày 12/11.

Chính phủ Mỹ đang tìm cách thuyết phục thẩm phán trong vụ kiện này cho phép xúc tiến các quy định hạn chế đối với ứng dụng chia sẻ video TikTok.

Trước đó, ngày 27/9, Thẩm phán Tòa án liên bang tại Washington (Mỹ) Carl Nichols đã ban hành một phán quyết tạm thời ngăn không cho Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu các công ty Apple Inc và Alphabet Inc gỡ bỏ ứng dụng TikTok khỏi các kho ứng dụng của các công ty này.

Theo lệnh cấm này, người dùng sẽ không thể tải mới ứng dụng TikTok, nhưng vẫn được phép sử dụng ứng dụng này cho đến ngày 12/11, thời điểm việc sử dụng và tải mới đều bị chặn.

Vào thời điểm đó, TikTok đã đệ đơn xin tạm dừng lệnh cấm trên song bị từ chối. Tuy nhiên, tòa án vẫn đang xem xét giá trị của các lập luận pháp lý về việc liệu nền tảng xã hội này có nên được hiện diện ở Mỹ hay không.

TikTok đã nhiều lần tự bảo vệ mình trước các cáo buộc chuyển giao dữ liệu cho Chính phủ Trung Quốc khi cho biết các máy chủ nơi lưu trữ thông tin người dùng được đặt tại Mỹ và Singapore.

TikTok cũng cho rằng lệnh cấm là không cần thiết vì các cuộc đàm phán đang được tiến hành để cơ cấu lại quyền sở hữu TikTok nhằm giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia mà chính phủ Mỹ nêu ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Marketers đang đánh giá thấp các dấu hiệu trong hành vi khách hàng

Đại dịch Covid-19 đã phơi bày những yếu kém của khoa học hành vi và cho thấy các nhà marketer đang đánh giá thấp tầm quan trọng của các dấu hiệu khi tìm hiểu hành vi của khách hàng.

Theo đó, những người làm marketing đang “đánh giá thấp” tầm quan trọng của các dấu hiệu cung cấp cái nhìn sâu sắc (insight) về hành vi của khách hàng bởi vì họ không quan sát được chúng.

Đó là lập luận của chuyên gia xây dựng thương hiệu và người sáng lập Passionbrand, Bà Helen Edwards, người dang kêu gọi các nhà tiếp thị nên bớt dựa vào khoa học và hãy chú ý nhiều hơn đến các manh mối cho thấy hành vi của khách hàng đang phát triển như thế nào.

Tôi không nói về các ký hiệu học thương hiệu và những gì thế giới thương mại sử dụng về việc đọc các dấu hiệu và biểu tượng lớn mà chúng tôi đưa ra với tư cách là nhà tiếp thị. Điều tôi đang nói ở đây là những dấu hiệu và manh mối nhỏ sẽ quay trở lại với chúng ta từ mọi người nếu chúng ta quan tâm đến chúng”. Bà Edwards phát biểu trong ngày khai mạc Lễ hội Tiếp thị (Festival of Marketing) vào ngày 5 tháng 10 vừa rồi.

Edwards lập luận: “Đối với tôi, dường như hành vi của con người quá linh hoạt, quá cá nhân để có thể liên kết với từ “khoa học ”.

Bà cũng chỉ ra thực tế rằng phần lớn khoa học hành vi (behavioural science) “phụ thuộc nhiều vào các thí nghiệm nổi tiếng”, điều mà Bà lưu ý rằng nó không thể được sử dụng khi áp dụng trong một phạm vi lớn hơn.

Đã đến lúc chúng ta phải dừng lại lối suy nghĩ đó và phản ứng nhanh hơn với những người tiêu dùng đang thúc giục chúng ta.

“Quan điểm cho rằng có một thứ gọi là ‘khoa học tiếp thị’ với tất cả sự chắc chắn về mặt tri giác là điều tôi ngày càng cảm thấy khó hiểu”. Bà Edwards chia sẻ thêm.

Trong Marketing, cũng như trong y học, việc quan sát các dấu hiệu chỉ là điểm khởi đầu và đòi hỏi sự phân tích phức tạp, có cấu trúc để hiểu những gì chúng nói về khách hàng, cũng như ý nghĩa của chúng đối với thương hiệu của bạn, Bà Edwards nói.

Để hiểu rõ cảm giác của người tiêu dùng, Edwards và nhóm của Bà gần đây đã thực hiện một nghiên cứu dân tộc học toàn cầu về áo phông có khẩu hiệu, dựa trên ý tưởng rằng chúng nói lên điều gì đó về suy nghĩ của người mặc. Những chiếc áo phông mang chủ đề xoay quanh cá nhân, đoàn kết, tự do và nữ quyền.

Với định hướng này, nhóm đã tạo ra các bản mô phỏng của 08 chiếc áo phông, có các khẩu hiệu phổ biến trên đường phố. Sau đó, 1.000 người từ 18 đến 40 tuổi được hỏi, nếu họ được trả một khoản tiền nhỏ để mặc một chiếc, họ sẽ chọn cái nào? Các khẩu hiệu đại diện cho các khía cạnh khác nhau từ cộng đồng đến cá nhân, từ tự do đến kiềm chế.

Sự lựa chọn lớn nhất được thực hiện là “Hãy đi theo cách của riêng bạn”, theo sau là “Điều này cũng sẽ qua” và “Tự do là tất cả”. Hai lựa chọn cuối cùng là “Chơi an toàn” và “Lỗ hổng là sức mạnh”.

“Tôi thực sự ngạc nhiên khi đa số lựa chọn hướng đến tính cá nhân và tự do, vì vậy bạn có thể muốn nghĩ về điều đó nếu bạn là một thương hiệu sắp nhảy vào nhóm cộng đồng. Bạn có thể muốn nghĩ về cách mà một cá nhân đóng vai trò trong thế giới đó”.

Xu hướng đang diễn ra…

Bà cho rằng nếu xu hướng tiêu dùng đã xuất hiện trước đại dịch và đã được tạo ra “động lực của Covid”, thì khả năng thay đổi hành vi là vừa lớn vừa lâu dài.

Một trong những xu hướng đó là sự chuyển dịch sang chủ nghĩa địa phương. Quay trở lại năm 2012, một phân tích của Millward Brown cho thấy sự ưa thích của khách hàng đối với các thương hiệu quốc gia cao hơn các lựa chọn thay thế quốc tế.

Edwards cũng trích dẫn nghiên cứu từ Kantar cho thấy đại dịch đã thúc đẩy sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sản phẩm địa phương, với 65% người tiêu dùng trên toàn cầu nói rằng họ thích hàng hóa và dịch vụ từ đất nước của họ.

Bà thừa nhận rằng đối với các thương hiệu toàn cầu, chủ nghĩa địa phương đặt ra một thách thức đáng kể.

“Manh mối để các thương hiệu toàn cầu đối mặt với những thách thức địa phương nằm trong dữ liệu của Millward Brown đó. Nếu bạn hiểu rõ về thương hiệu, chỉ số vốn được tạo thành từ ba thành phần – sự nổi bật, ý nghĩa và sự khác biệt”. Edwards giải thích.

“Các thương hiệu địa phương dễ dàng giành được sự chú ý và ý nghĩa, nhưng các thương hiệu toàn cầu có thể chống lại sự khác biệt đó nhờ sự đổi mới. Ở Trung Quốc, đó là lý do duy nhất khiến các thương hiệu toàn cầu có được sức hút đối với dân địa phương.

Bà Edwards kêu gọi các nhà tiếp thị toàn cầu làm mọi cách để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của họ thông qua đổi mới về sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, bao bì, mô hình kinh doanh và cả cơ chế phân phối.

Trong khi việc cải tiến nhà cửa trở thành xu hướng phổ thông thì các công ty như B&M và Dunelm càng có nhiều cơ hội hơn để cải tiến bao bì, vì người tiêu dùng cũng có thể thu hút các sản phẩm trông đẹp mắt trong nhà của họ.

Xu hướng cuối cùng được Bà Edwards thảo luận là ‘sự bỏ mặc khách hàng’ dưới vỏ bọc của Covid-19, vì nhân viên đổ lỗi cho trải nghiệm khách hàng kém là do đại dịch.

“Đây có thể là một dấu hiệu đơn giản của một vấn đề đơn giản, với một giải pháp thực sự đơn giản. Đó là về mức độ tương tác với thương hiệu của nhân viên kém, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn, trải nghiệm khách hàng không tốt và cần phải khắc phục. Cũng có thể có điều gì đó khác đang diễn ra”. Bà Edwards đề xuất.

“Nó có thể là một dấu hiệu của một tình trạng bất ổn sâu hơn với tác động tiêu dùng thảm hại hơn nhiều? Nó có thể là một dấu hiệu của sự bất mãn nghiêm trọng của nhân viên do phản ứng của quản lý? ”

Bà lập luận rằng với tình trạng thất nghiệp hàng loạt đang diễn ra, bây giờ là thời điểm thích hợp để phục hồi ‘thương hiệu nhà tuyển dụng’ của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Thu thuế người kiếm tiền trên Google và YouTube thế nào?

Các chuyên gia cho rằng cơ quan thuế cần phối hợp với hệ thống ngân hàng, đồng thời áp dụng công nghệ để quản lý, thu thuế các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube.

Tổng cục Thuế cho biết, vừa qua cơ quan thuế đã mời cá nhân tên Trần Đức Phương lên làm việc, truy thu và phạt tổng cộng hơn 4 tỷ đồng tiền thuế. Người này kiếm được hơn 41 tỷ đồng từ Google.

Nói về vấn đề truy thu thuế với người có doanh thu phát sinh từ Google, Facebook, YouTube, ông Nguyễn Nam Bình, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết Cục Thuế đang phải thu thập dữ liệu của các cá nhân này qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng, các công cụ tính lượng truy cập để kiểm tra, giám sát.

Quá trình quản lý gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và nền tảng số nói chung thường không có văn phòng đại diện và không đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ông Bình mong muốn đẩy mạnh tuyên truyền để các cá nhân có thu nhập từ những nguồn này tự giác kê khai, nộp thuế, chứ không phải chờ cơ quan thuế phát hiện và xử lý.

Dưới góc độ của luật sư, ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, nhìn nhận việc thu thuế với người có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube đang không gặp khó khăn bởi luật mà chủ yếu phụ thuộc vào năng lực, trình độ và công nghệ.

Luật đã quy định rõ các cá nhân kinh doanh có nguồn thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên và các thu nhập từ Google, YouTube, Facebook đều thuộc đối tượng chịu thuế. Hơn nữa, giao dịch chủ yếu thông qua tài khoản ngân hàng, ứng dụng, có nhiều căn cứ để cơ quan quản lý theo dõi, đánh giá.

Ngân hàng nắm đầy đủ dữ liệu về những giao dịch bất thường. Cơ quan thuế cần phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng để truy soát các dòng tiền chi trả từ nước ngoài. Từ đó, áp dụng công nghệ kỹ thuật để quản lý, xác định đâu là giao dịch mua bán kinh doanh, thanh toán, tặng cho… Muốn vậy, cần đầu tư máy móc, nâng cao năng lực, trình độ người quản lý.

“Ngân hàng là mấu chốt của các giao dịch và được hưởng lợi rất lớn khi là kênh trung gian chuyển tiền, do đó cần phải có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu quản lý”, luật sư Trương Thanh Đức nói.

Đối với cá nhân không tự giác kê khai nộp thuế, ông Đức cho rằng nếu chưa biết, cần có quá trình tuyên truyền, vận động rồi hỗ trợ, tư vấn; còn cố tình chây ì thì phạt hành chính và bêu tên rộng rãi. Cơ quan thuế có thể cân nhắc công khai số tiền nộp thuế của từng cá nhân để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.

Còn theo ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Chính sách thuế (Tổng cục Thuế), quan trọng nhất là sự phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để truy xuất dòng tiền thu nhập bất thường của các cá nhân, doanh nghiệp qua các nền tảng mạng xã hội.

Đồng thời, cần có giải pháp, cơ chế để các tập đoàn đa quốc gia như Google, Facebook, YouTube phối hợp cung cấp thông tin giao dịch, dòng tiền chi trả cho các cá nhân ở Việt Nam. Từ đó, cơ quan thuế có thể tổng hợp, theo dõi một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cần có sự vào cuộc của Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông để giám sát, quản lý thu thuế thương mại điện tử hiệu quả.

Ngày 20/10, tại buổi họp báo về chống buôn lậu quý III của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ thanh tra kiểm tra (Tổng cục Thuế), cho biết cơ quan thuế đã yêu cầu 45 ngân hàng thương mại cung cấp thông tin để ngành có dữ liệu quản lý. Tại Hà Nội, hiện có 18.304 tổ chức, cá nhân có hoạt động bán hàng online với tổng thu nhập 1.462 tỷ đồng từ Google, Facebook, YouTube. Số tiền đã kê khai nộp thuế và truy thu là 13,9 tỷ đồng.

Cơ quan thuế khẳng định đang đẩy mạnh việc truy thu với các cá nhân này. Sắp tới, ngành thuế áp dụng biện pháp nghiệp vụ để thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đối với những trường hợp chây ì không kê khai và nộp thuế. Đặc biệt, sẽ phối hợp với công an phường, xã xác minh nơi cư trú để nắm thông tin về đối tượng cố tình không nộp thuế.

Trước đó, Tổng cục Thuế khẳng định Việt Nam có thu thuế giá trị gia tăng (VAT) với các tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua thuế nhà thầu nước ngoài. Trong đó, Google, Facebook, Netflix… có thu nhập tại Việt Nam thì các doanh nghiệp này đều phải nộp cả thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

“Chính sách Việt Nam đã có rồi và thực tế các doanh nghiệp đã kê khai và nộp thuế thông qua một đại diện tại Việt Nam. Thông qua đó, tổ chức phía Việt Nam sẽ nộp thuế phần thu nhập mà tổ chức nước ngoài nhận được ở Việt Nam”, ông Cường khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

TikTok sẽ cho người dùng biết lý do video bị xóa

Thay vì xóa video và chỉ đưa ra lý do không rõ ràng thì từ bây giờ TikTok sẽ đưa ra nguyên nhân cụ thể cho người dùng khi tiến hành xóa video.

TikTok từ trước đến nay không giải thích lý do tại sao công ty xóa video của người dùng khỏi nền tảng. Người dùng chỉ nhận được thông báo lý do xảy ra điều đó vì đã vi phạm “nguyên tắc cộng đồng” của công ty theo một cách nào đó.

Nhưng từ bây giờ, TikTok cho biết sẽ cung cấp cho người dùng ít nhất một lý do cụ thể tại sao video “biến mất”, bằng cách đặt tên cho vi phạm. Cách làm việc này khá giống với một số công ty khác hiện tại áp dụng.

Như trước đây, bạn sẽ có thể gửi kháng nghị về việc bị xóa video. TikTok cho biết họ đã thử nghiệm những thông báo vi phạm trong một vài tháng và số lượng phản hồi thực sự giảm 14%.

Và đây là động thái được nhiều người dự đoán trước vì vào tháng 7/2020 công ty phát hành các báo cáo mang tính minh bạch lần thứ hai, tiết lộ các lý do cụ thể xóa từng video.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Thanh Niên

Unilever đầu tư sâu hơn vào Digital Marketing

Unilever, một trong những cái tên lớn nhất thị trường trong lĩnh lực FMCG vừa công bố kế hoạch sẽ chi tiêu nhiều hơn nhằm cải thiện những nỗ lực kinh doanh với Digital Marketing. Thông báo được CEO Alan Jope công bố trong một cuộc họp kinh doanh Quý 3 vừa rồi.

unilever digital marketing
Unilever đầu tư sâu hơn vào Digital Marketing

Một số chi tiêu sẽ dành cho đầu tư vào thương hiệu và marketing truyền thống, trong khi công ty cũng sẽ tìm cách đầu tư mạnh hơn vào các chương trình tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing. CEO Jope cho biết.

Ông nhấn mạnh tính hiệu quả của các chiến dịch digital của Unilever, cho biết công ty đã thực hiện các bước để đảm bảo quảng cáo của họ được nhìn thấy trong một môi trường an toàn thương hiệu bởi người thực, chứ không phải bot.

Doanh số bán hàng cơ bản của Unilever tăng 4,4% trong quý 3 so với một năm trước đó, trong khi tổng doanh số được báo cáo giảm 2,4% xuống còn 15,3 tỷ USD và eCommerce tăng 76%, theo báo cáo hàng quý.

Theo danh mục sản phẩm, Unilever báo cáo tăng trưởng 19% trong các sản phẩm vệ sinh, 12% trong các sản phẩm gia đình và 4% trong sản phẩm giặt là, trong khi doanh số bán hàng tại nhà hàng và cửa hàng tạp hóa giảm 16% và chăm sóc cá nhân giảm 2%.

Unilever có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động digital marketing của mình là một phần của cam kết lớn hơn nhằm giúp nhân viên phát triển các bộ kỹ năng cho cái mà CEO Jope mô tả là “thế giới tiếp thị sử dụng nhân lực chuyên sâu”.

Sự thay đổi đó phản ánh sự hiện diện của công ty ở các thị trường mới nổi hơn là ở các nước phát triển, không giống như một số đối thủ.

Với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi áp dụng công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là điện thoại thông minh có gói dữ liệu, Unilever đang đáp ứng bằng việc đầu tư có kế hoạch vào con người và các nguồn lực tiếp thị khác để kết nối với khách hàng.

Cắt giảm chi tiêu cho mạng xã hội là chiến lược đầu tiên của Unilever với Digital Marketing.

Khi thảo luận về các nỗ lực digital marketing của mình, ban lãnh đạo công ty cũng mô tả cách họ tập trung vào an toàn thương hiệu (brand safety) và tránh mất tiền vào các mạng bot lừa đảo.

Trong quý này, Unilever nằm trong số hàng trăm công ty tham gia vào việc tạm dừng chi tiêu với một số công ty truyền thông mạng xã hội, bao gồm cả Facebook.

Trong số những điểm nổi bật khác từ Quý 3, Unilever báo cáo sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Bắc Mỹ khi người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu mạnh tay hơn cho các thương hiệu thực phẩm đóng gói như mayonnaise Hellmann, gia vị Sir Kensington và kem Talenti.

Sự tồn tại của đại dịch ở nhiều vùng của Mỹ đã khiến mọi người mua nhiều sản phẩm vệ sinh cá nhân hơn như xà phòng Dove và nước rửa tay Suave.

Bộ phận chăm sóc cá nhân của công ty cũng phát triển trên toàn thế giới khi mọi người mua dầu gội và đồ tắm, mặc dù doanh số bán sản phẩm khử mùi, tạo kiểu tóc và chăm sóc da sụt giảm do nhiều người tiêu dùng vẫn ở nhà.

Unilever sẽ tập trung vào Marketing theo hướng dữ liệu và cá nhân hoá.

Trong khi đại dịch tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động của Unilever, đặc biệt là ở các thị trường chủ chốt như Brazil và Ấn Độ, kế hoạch đặt cược lớn hơn vào kỹ thuật số của công ty là một phần của chiến lược kinh doanh dài hạn.

Gần hai năm trước, CEO Jope đã thảo luận về cách Unilever sẽ tái cấu trúc hoạt động để nâng cao hiệu quả và đầu tư vào các chương trình digital marketing.

Unilever cũng đã bắt đầu tích cực tuyển người cho các trung tâm kỹ thuật số để quản lý các chương trình marketing theo hướng dữ liệu (Data Driven Marketing) và cá nhân hóa nhiều hơn, báo hiệu một sự gia tăng trong các nỗ lực marketing có thể tiết kiệm chi phí hơn trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

‘Khách hàng số’ của ngân hàng – Ví điện tử tăng vọt

Báo cáo 9 tháng của VPBank cho biết, số lượng khách hàng số (digital user) tại ngân hàng mẹ đã đạt gần 1,7 triệu vào cuối quý III, tương đương tăng 33% so với cuối 2019. Một trong những động lực đến từ định danh điện tử (eKYC) mà ngân hàng này triển khai từ hồi tháng 7.

Trước đó, các ngân hàng tham gia thí điểm eKYC cũng cho biết kết quả khả quan trong tháng đầu triển khai. Sau một tháng triển khai, đến tháng 9, HDBank có 35.000 khách hàng mới đăng ký trên ứng dụng và 15.000 tài khoản đã xác thực thông tin trực tuyến.

Cùng thời gian này, TPBank ghi nhận đã xử lí thành công cho gần 30.000 lượt đăng kí mới thông qua phương thức mở tài khoản trực tuyến và định danh khách hàng điện tử.

Đánh giá về sự đón nhận tốt đối với eKYC, Payoo – một trung gian thanh toán lớn tại Việt Nam lý giải rằng hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian xử lý, giảm sai sót chủ quan do con người, giảm chi phí nhân sự… Về phía người dùng, eKYC giúp họ tiết kiệm thời gian và được trải nghiệm tốt hơn những tiện ích mà quá trình này mang lại.

“Trước đây việc định danh người dùng có thể mất đến 24 giờ nếu nhân sự xử lý thủ công. Tuy nhiên, hiện nay công tác này có thể được xử lý tức thời nhờ giải pháp eKYC ứng dụng công nghệ AI”, Đại diện Payoo, đánh giá.

Không chỉ nhờ eKYC, Covid-19 cũng là động lực thúc đẩy lượng “khách hàng số” của các ngân hàng, và cả ví điện tử. Đến tháng 9/2020, Ví Việt – nền tảng ngân hàng số của LienVietPostBank có 3 triệu người dùng và 50.000 đại lý.

“Covid-19 là thách thức nhưng cũng là cơ hội rất lớn cho ngành ngân hàng. Trong một thời gian rất ngắn, chúng ta đi được bước tiến dài so với trước”, ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank, nhận xét.

Ông Nguyễn An Nguyên, Nhà sáng lập và CEO Trusting Social, nhà dịch vụ hạ tầng giải pháp tài chính và hiện cung cấp giải pháp eKYC cho 50% ngân hàng ở Việt Nam, đánh giá lĩnh vực ngân hàng số (Digital Banking) 9 tháng qua phát triển “mãnh liệt”.

“Chúng tôi mất 6 năm để hợp tác được khoảng 50% ngân hàng bán lẻ và công ty tài chính nhưng chỉ trong vài tháng nay, chúng tôi đã có thêm sự hợp tác của 50% khách hàng”, ông Nguyên nói.

Các ví điện tử cũng nhộn nhịp đón thêm người dùng mới. Tháng trước, MoMo cán mốc 20 triệu người dùng, gấp đôi con số 10 triệu của năm 2019. Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch MoMo cho biết, đại dịch giúp họ có thêm 10 triệu khách hàng trong thời gian ngắn, lượng người dùng mà trước đó mất 9 năm để có được.

Hay như SmartPay, một ví điện tử chỉ mới “chào sân” hồi tháng 5/2019 cũng đã sở hữu được 1,5 triệu người dùng cá nhân và 300.000 tiểu thương, theo số liệu công bố vào tháng trước.

Để tận dụng lợi thế của nhau trong việc thu hút và phát triển “khách hàng số”, ngân hàng và ví điện tử có xu hướng bắt tay hơn đối đầu. LienVietPostBank đã hợp tác với một ví điện tử để triển khai dịch vụ nhận kiều hối; CIMB cho phép đăng ký mở tài khoản trên một ví điện tử, Bản Việt cũng cho phép người dùng một ví điện tử đăng kí mở tài khoản tiết kiệm trên ứng dụng ví đó.

“Tôi nghĩ mỗi bên đều có thế mạnh riêng, tại sao lại không tận dụng lẫn nhau. Đây là một đại dương xanh, mỗi bên đều có phân khúc của mình, nếu kết hợp với nhau thì rất tốt và tối đa hóa tiềm năng”, ông Huỳnh Ngọc Huy, nhận định.

Ông Nguyễn Bá Diệp nói MoMo có một năm tăng trưởng vượt dự đoán. Theo ông, Covid-19 mang lại cho công ty nhiều lợi ích hơn là nguy cơ. Trong đó, các ngân hàng cũng trở nên “thân thiện” hơn. “Ngày xưa, chúng tôi đến từng nơi thuyết phục họ. Giờ thì ngược lại, họ thuyết phục chúng tôi làm nhanh hơn”, ông nói.

Ông Marek E. Forysiak, Chủ tịch SmartPay, không cho rằng có sự cạnh tranh hay cản trở về công nghệ đối với bộ 3 ví điện tử, Mobile Banking và cả Mobile Money (tiền di động). Ông nói vấn đề chỉ nằm ở hành vi của người dùng.

Theo ông, khoảng 90% thói quen giao dịch của người Việt là dùng tiền mặt nên đây là một thị trường rất lớn cho cả 2 loại hình dịch vụ thanh toán phi tiền mặt kể trên.

“Chúng ta cần tất cả những hình thức đó để chuyển hóa từ giao dịch tiền mặt sang phi tiền mặt. Càng có nhiều giải pháp thì càng có cơ hội gia tăng giao dịch phi tiền mặt.

Vấn đề tôi quan tâm là cơ quan quản lý cần gỡ bỏ hơn nữa các rào cản của quá trình chuyển hóa sang phi tiền mặt”, ông Marek E. Forysiak, chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Số lượng người dùng của Snapchat vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các quý

Snap Inc., công ty mẹ của Snapchat, đã công bố báo cáo thu nhập mới nhất của mình, cho thấy sự gia tăng của số lượng người dùng và cải thiện triển vọng doanh thu, khi mức độ tương tác với ứng dụng tăng lên trong bối cảnh COVID-19.

Số lượng người dùng của Snapchat vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các quý
Số lượng người dùng của Snapchat vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các quý

Trước hết, về số lượng người dùng – Snapchat đã có thêm 11 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) trong Quý 3, nâng tổng thể số lượng người dùng ứng dụng này lên đến hơn 249 triệu.

Vào thời điểm năm ngoái, nhiều người cho rằng Snap đã phải vật lộn với sự trỗi dậy của Instagram, và cụ thể là Instagram Stories, được Facebook sao chép từ Snap. Tuy nhiên với lệnh đóng cửa do COVID-19 buộc mọi người phải tìm kiếm các tùy chọn giải trí thay thế, Snapchat đã thu được thêm 20 triệu lượt kích hoạt hàng ngày trong năm nay.

Trong bối cảnh đó, nền tảng Twitter hiện có 186 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAUs) có thể kiếm tiền, một số liệu hơi khác, nhưng có liên quan để tham khảo.

Phần lớn tốc độ tăng trưởng người dùng của Snap nằm trong danh mục ‘Phần còn lại của thế giới’, vốn được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​quyết định nâng cấp ứng dụng Android của Snap vào tháng 4 năm ngoái.

Cụ thể, Snapchat đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể ở Ấn Độ, nơi bị thống trị bởi các thiết bị Android. Trong một thời gian dài, Snap đã phần lớn bỏ qua ứng dụng Android của mình, nhưng nhu cầu phục vụ cho nhiều người dùng hơn đã thúc đẩy suy nghĩ lại vào năm 2018, điều này hiện đã dẫn đến các cơ hội phát triển quan trọng cho nền tảng này.

Snapchat cũng lưu ý rằng người dùng Ấn Độ ngày càng sử dụng những nội dung Khám phá truyền thống (Discover) của nền tảng:

“Số lượng người dùng của Snapchat trung bình hàng ngày ở Ấn Độ xem nội dung ‘Khám phá’ đã tăng liên tiếp gần 50% trong Quý 3 năm 2020.”

Tổng thời gian hàng ngày mà Snapchatters dành để xem ‘Chương trình’ (Shows) cũng đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này phản ánh vị trí của Snapchat như một công ty dẫn đầu về phương tiện truyền thông mới, với chương trình tập trung vào Gen Z, thiết lập thói quen mới của người xem và củng cố hơn nữa vị trí của Snap như một nền tảng chính để kết nối với khán giả nhỏ tuổi.

Snapchat nói rằng hơn 40% dân số thế hệ Z của Mỹ đã xem nội dung ‘Thể thao Khám phá’ trên Snapchat vào tháng trước.

Mặc dù đã có lúc có vẻ như Snap có thể bị nhấn chìm bởi kẻ tung hoành Facebook, nhưng nền tảng này đã tiếp tục tăng gấp đôi nền tảng của nó và kết nối của nó với khán giả và sở thích của họ, đây là chìa khóa để giữ cho ứng dụng đi trước một bước trong mắt người dùng trẻ hơn (Gen Z).

Điều đó cũng được phản ánh trong số liệu thống kê sử dụng của mình – Snap nói rằng số Snaps trung bình hàng ngày được tạo ra đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi gần đây nó đã có một cú hit AR khác với Lens ‘Anime’, biến người dùng thành các nhân vật theo phong cách Anime .

Hiệu ứng hình ảnh đã “thu hút 3 tỷ lần trong tuần đầu tiên” và một lần nữa đã thúc đẩy nhiều người tải xuống và mở ứng dụng, một chiến thắng lớn khác cho các công cụ AR đang phát triển của Snap.

Và thật thú vị, theo báo cáo của Fast Company, Lens hay ‘Ống Kính Tự Quay’ đã thực sự đã gây được tiếng vang lớn trên TikTok, với việc người dùng thêm tính năng này trên Snap, sau đó đăng lại trong các clip TikTok của họ.

Về doanh thu, Snap Inc. đã tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái lên 679 triệu USD trong quý 3.

Đây quả là một bước nhảy đáng kể, với thu nhập của ứng dụng ở Bắc Mỹ tăng vọt trong quý. Cổ phiếu Snap đã tăng 20% trong giao dịch sau giờ làm việc sau thông báo.

Giám đốc điều hành Snap, Ông Evan Spigel cho rằng doanh thu tăng trưởng là nhờ sự tập trung mới vào các sản phẩm và dịch vụ quảng cáo của mình.

“Hai năm trước, chúng tôi đã chuyển đổi hoạt động kinh doanh của mình bằng cách không ngừng tập trung chú ý vào việc mang lại lợi tức đầu tư cho các nhà quảng cáo và xây dựng các sản phẩm và trải nghiệm mới để phục vụ cộng đồng của chúng tôi.

Doanh thu và sự phát triển cộng đồng mà chúng tôi đã tạo ra nhờ những nỗ lực này đã mang lại cho chúng tôi cơ hội để tăng gấp đôi và đổi mới hơn nữa, đặc biệt là về máy ảnh và nền tảng thực tế tăng cường của chúng tôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Facebook chặn bình luận nhiều bài đăng tại Việt Nam

Nhiều người dùng phàn nàn việc Facebook chặn tính năng bình luận và tương tác khi bài đăng có hai ảnh trở lên.

Trưa ngày 21/10, nhiều người dùng mạng xã hội Facebook phản ánh tình trạng không thể tương tác được với bài viết đăng trên trang cá nhân. Trên một số diễn đàn, hội nhóm Facebook, nhiều người dùng cho biết họ không thể bình luận hay tương tác với các bài viết.

Trường hợp này ban đầu chỉ được phản ánh bởi những tài khoản Facebook bán hàng trên trang cá nhân. Nhiều giả thuyết ngay sau đó đã được đặt ra.

Người dùng cho rằng Facebook vừa cập nhật tính năng mới nhằm hạn chế các việc bán hàng trên trang cá nhân. Theo đó, nếu người dùng đăng bán các mặt hàng trên trang cá nhân hoặc sử dụng cái từ khóa liên quan như “sản phẩm, giá tiền, bán” sẽ bị siết tương tác.

Tuy nhiên, lỗi này không chỉ xảy ra với những bài đăng bán hàng. Nhiều người dùng chỉ đăng ảnh bình thường cũng bị chặn tương tác, bình luận.

“Mình không bán hàng. Tự mình đăng thì bình luận được chứ người khác thì không thể like hoặc không xuất hiện chức năng bình luận”, người dùng Facebook Phuong Quan Nguyen cho biết.

Trong khi đó, các bài đăng về tình hình lũ lụt miền Trung chứa 2 ảnh trở lên đều không thể bình luận, tương tác. Điều này khiến nhiều người dùng bức xúc bởi tình hình thiên tai đang rất cần được cập nhật kịp thời.

Hiện, Facebook không có thông báo nào về lỗi này. Trên Downdetector, nhiều người dùng cũng phản ánh lỗi tương tự cũng xảy ra tại các quốc gia khác như Nhật Bản, Indonesia…

Một số người dùng đã thử nghiệm đăng các nội dung như chữ, một ảnh, nhiều ảnh lên Facebook. Kết quả, chỉ những bài đăng chứa 2 hình trở lên, lỗi tắt bình luận và tương tác mới xảy ra.

Lỗi này cũng xảy ra trên các trang của người nổi tiếng. Trang nhân của diễn viên Kim Tuyến hiện có hơn 100.000 lượt theo dõi. Trung bình các bài đăng người này có từ 500-1.000 lượt tương tác. Tuy nhiên, trong bài đăng gần nhất vào chiều ngày 21/10, số lượng tương tác chưa đến 20.

Đến 18h20 cùng ngày, Facebook đã sửa lỗi trên. Tuy vậy, mạng xã hội này không đưa ra thông báo về nguyên nhân lỗi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

3 câu hỏi Jeff Bezos đặt ra trước khi tuyển người vào Amazon mà mọi người nên cân nhắc

Nếu bạn muốn làm việc tại Amazon hay tìm hiểu về nguồn nhân lực của người sáng lập ra nó? Điều này sẽ làm bạn khá thích thú đấy.

Một trong những nhân viên đầu tiên của Amazon cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 1999, Jeff Bezos phụ trách phỏng vấn các ứng viên và người này cũng từ đó đã nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng cho các ứng viên của mình.

Tuy nhiên, lịch trình của Bezos ngày càng trở nên nặng nề hơn cùng với sự phát triển của công ty và tất nhiên ông không còn phụ trách nhân sự của công ty nữa, nhưng thông qua một lá thư viết vào năm 1998, ông đã nêu rõ các tiêu chuẩn tuyển dụng cao mà Amazon phải có và ba câu hỏi chính cho những người nộp đơn.

Trong một bài báo cho CNBC, mặc dù những câu hỏi này đã được viết cách đây 22 năm, nhưng chúng có giá trị vượt thời gian và cần được lưu ý bởi tất cả mọi người, nhà tuyển dụng và ngay cả ứng viên.

Trong các cuộc họp tuyển dụng của mình, Bezos sẽ yêu cầu nhân viên trả lời ba câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định:

1. Bạn sẽ ngưỡng mộ người này chứ?

“Nếu bạn nghĩ về những người mà cuộc đời bạn ngưỡng mộ, họ có thể là những người mà bạn có thể học hỏi hoặc lấy một tấm gương. Về phần mình, tôi luôn cố gắng chỉ làm việc với những người mà tôi ngưỡng mộ, và tôi khuyến khích mọi người ở đây cũng đòi hỏi cao. Cuộc sống chắc chắn là ngắn ngủi để làm khác, ”Bezos nói trong bức thư của mình.

2. Liệu người này có làm tăng mức độ hiệu quả trung bình của nhóm mà họ tham gia không?

“Chúng tôi muốn chiến đấu để đi lên liên tục. Tôi yêu cầu mọi người hình dung về công ty 5 năm nữa. Tại thời điểm đó, mỗi người trong chúng ta nên nhìn xung quanh và nói: “Các tiêu chuẩn bây giờ cao quá”.

Trong phần này, người sáng lập Amazon đề cập đến việc họ phải luôn nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng.

3. Người này có thể trở thành ‘siêu sao’ trong lĩnh vực nào?

“Nhiều người có những kỹ năng, sở thích và quan điểm độc đáo làm phong phú thêm môi trường làm việc cho tất cả chúng ta. Thường thì đó là những thứ thậm chí không liên quan đến công việc của họ”. Điều này phải được các nhà tuyển dụng lưu ý để cải thiện chất lượng môi trường làm việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Vinamilk tiếp tục năm thứ 3 dẫn đầu doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.

Danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020 do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố tối 22/10 cho biết, Vinamilk tiếp tục được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.

Tiếp đến trong top 5 theo thứ tự là Vietcombank, Nestlé Việt Nam, Viettel và Abbott Laboratories GmbH. Khảo sát được thực hiện với 559 doanh nghiệp, thuộc 20 ngành nghề với sự tham gia của 71.460 người đi làm có kinh nghiệm.

Ở hạng mục nơi làm việc tốt nhất theo ngành nghề, có thể kể đến một số doanh nghiệp nổi bật như: Manulife Việt Nam với 3 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bảo hiểm, GreenFeed Việt Nam lần đầu đứng đầu nơi làm việc tốt nhất ngành nông – lâm – thuỷ sản; VinaCapital bứt phá trở thành nơi làm việc tốt nhất ngành dịch vụ tài chính.

Bảng xếp hạng năm nay tiếp tục có tên các doanh nghiệp lớn thuộc nhiều ngành như Suntory PepsiCo Việt Nam, KPMG Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam, Techcombank…Bên cạnh đó, nhiều công ty thăng hạng trong năm nay như FWD Việt Nam, Acecook Việt Nam, Perfetti Van Melle Việt Nam, British American Tobacco Việt Nam, NutiFood, PNJ Group, Dai-ichi Việt Nam…

Những doanh nghiệp lần đầu vào Top 100 có thể kể đến như: Hưng Thịnh, VNPT, Brother International Việt Nam, Nam Long, Lixil Việt Nam, Zuellig Pharma Việt Nam, La Vie, Gamuda Land Việt Nam, Maersk Việt Nam, Lazada Việt Nam…

Cùng với danh sách nơi làm việc tốt nhất, nghiên cứu trên còn đưa ra top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn, ghi nhận dấu ấn của các doanh nghiệp Việt như; DatVietVAC, NutiFood, Yeah1 Group, Chứng khoán Bản Việt…

Ngoài ra, lần đầu tiên, nghiên cứu khảo sát còn công bố 10 doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc năm 2020 gồm: Acecook Việt Nam, GreenFeed Việt Nam, Generali Việt Nam, Chubb Life Việt Nam, Daikin Việt Nam, Xây dựng Hòa Bình, Sài Gòn Food, VNPAY, Fecon.

Theo các khảo sát được thực hiện trong giai đoạn tháng 4-9/2020 của Anphabe, khi Covid-19 ập đến, 40% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận chi phí trả công lao động là gánh nặng lớn nhất. Trong 6 tháng kể từ khi đại dịch bắt đầu, đến 51% nguồn nhân lực bị ảnh hưởng bởi các hình thức cắt giảm mạnh tay của doanh nghiệp.

Cụ thể, 37% người lao động bị giảm lương, 32% nhân sự bị mất việc, 11% nhân viên tại các công ty bị chuyển vị trí toàn thời gian sang lao động tự do, thời vụ. Trong nửa cuối năm nay, xu hướng “tinh giảm nhân lực theo lộ trình” vẫn diễn ra một cách chủ động để giảm thiểu chi phí.

Cùng với cắt giảm, khảo sát ghi nhận 6 xu hướng chuyển đổi đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ bao gồm: làm việc từ xa; thay đổi yêu cầu về công việc và nhân lực; tái cấu túc theo hướng phẳng và gọn; đẩy nhanh chuyển đổi số; học tập trực tuyến, đẩy mạnh phát triển thị trường mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Facebook sẽ ra nhiều ‘đạo luật’ nhằm hạn chế việc mua bán Likes, Account và Followers

Facebook tiếp tục tăng cường nhiều hành động pháp lý nhằm chống lại các doanh nghiệp đang lạm dụng hệ thống của mình. Cụ thể các ‘đạo luật’ mới này sẽ chống lại những kẻ bán Likes, Followers và Engagement ảo trên nền tảng.

Theo giải thích của Facebook:

“Hôm nay, chúng tôi đã đệ trình các vụ kiện riêng biệt lên tòa án liên bang nhằm chống lại các cá nhân cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tăng lượt thích, người theo dõi và tương tác ảo trên tài khoản Instagram.

Không chỉ những người theo dõi giả mạo sẽ không bao giờ tham gia hoặc thực sự mua hàng từ công ty của bạn, mà những dịch vụ như thế này còn phá hủy những phân tích của bạn, khiến tất cả dữ liệu của bạn trở nên vô dụng. Và một khi bị phát hiện, chúng có thể hủy hoại danh tiếng của bạn và / hoặc khiến tài khoản của bạn bị cấm vĩnh viễn.

Bạn có thể muốn tăng lượng người xem của mình để hiện diện trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt là khi bạn mới gia nhập ngành. Nhưng ‘cái giá phải trả’ có thể rất nặng nề, và nói chung là không đáng với những rủi ro hoặc thiệt hại có thể gây ra.

Thật tốt khi thấy Facebook tiếp tục ‘đàn áp’ những đơn vị chuyên cung cấp các số liệu ảo này – và cũng như đã lưu ý, Facebook vẫn luôn cố gắng làm điều này trong nhiều năm qua.

Đầu năm ngoái, Bộ trưởng Tư pháp New York đã ra quyết rằng việc bán những người theo dõi và lượt thích giả trên các trang mạng xã hội về cơ bản là bất hợp pháp.

Kể từ phát hiện đó, Facebook đã sử dụng điều đó như một tiền lệ để thực hiện hành động chống lại nhiều công ty có những hành động tương tự.

Vào tháng 3 năm 2019, Facebook đã đưa một công ty có trụ sở tại Trung Quốc ra tòa vì việc bán tài khoản, lượt thích và người theo dõi giả mạo.

Vào tháng 6 năm 2020, Facebook đã công bố các thủ tục chống lại công ty có trụ sở tại Tây Ban Nha có tên gọi ‘MGP25 Cyberint Services’ về việc phân phối lượt thích và bình luận giả mạo trên Instagram.

Vào tháng 8 năm 2020, Facebook đã đệ đơn kiện một công ty có tên là ‘Nakrutka’ về việc sử dụng phần mềm tự động hóa để phân phối lượt thích, bình luận, lượt xem và người theo dõi giả mạo trên Instagram.

Tuy nhiên, ngay cả như vậy, vẫn có nhiều công ty cung cấp lượt thích và người theo dõi miễn phí, nhưng Facebook đang dần tăng cường việc thực thi và xử lý một số nhà cung cấp được biết đến nhiều hơn.

Ngoài ra, Facebook cũng đã vô hiệu hóa vô số các tài khoản của một số doanh nghiệp lừa đảo người dùng Facebook thông qua các quảng cáo lừa đảo.

“Mỗi công ty đều sử dụng Facebook và Instagram để đăng quảng cáo cho các sản phẩm tiêu dùng. Khi ai đó nhấp vào liên kết trong quảng cáo để mua sản phẩm, người dùng được chuyển hướng đến trang web của bên thứ ba để hoàn tất việc mua hàng của họ.

Sau khi thanh toán cho mặt hàng, người dùng chưa bao giờ nhận được mặt hàng hoặc nhận được một mặt hàng khác với mặt hàng được mô tả trong quảng cáo. Trong mọi trường hợp, mọi người không thể trả lại mặt hàng hoặc nhận được tiền hoàn lại”.

Facebook cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ chuyển sang ‘trừng phạt’ nhiều doanh nghiệp đang lạm dụng các trang Thương mại điện tử để lợi dụng hoặc lừa đảo thông qua việc sử dụng nền tảng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Cựu CEO Google: Mạng xã hội là chiếc loa cho kẻ ngốc

Thay vì quy trách nhiệm cho Google, cựu CEO công ty cho rằng giới chức Mỹ cần hành động quyết liệt hơn đối với các nền tảng mạng xã hội.

Vào ngày 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ trình đơn kiện Google lên Tòa án Liên bang Washington, cáo buộc công ty này lợi dụng vị thế của mình để gây thiệt hại cho các khách hàng cũng như đối thủ.

Ngay sau đó, Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành Google, đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này, đồng thời cho rằng giới chức Mỹ đã chọn nhầm “mục tiêu”.

“Chúng tôi không hề dự định biến mạng xã hội trở thành bộ khuếch đại cho những kẻ ngốc và điên rồ. Ngành công nghiệp này nên hợp tác với nhau một cách thông minh hơn để tạo ra các quy định”, ông Schmidt chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến do Wall Street Journal tổ chức hôm 21/10.

Cựu CEO cho biết sự có mặt thừa thãi của mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh nền tảng Internet trong tương lai.

Tuy đã rời khỏi hội đồng quản trị Alphabet (công ty mẹ của Google), Schmidt vẫn là một cổ đông lớn. Theo ông, các nền tảng mạng xã hội mới là nơi các nhà lập pháp Mỹ nên nhắm đến.

Theo BloombergYouTube và Google đã cố gắng hạn chế những nguồn thông tin sai lệch về dịch bệnh Covid-19 cũng như chính trị Mỹ trong nhiều năm qua. Hai mạng xã hội lớn trên thế giới là Facebook và Twitter cũng hứng chịu không ít chỉ trích khi để các thông điệp sai lệch lan truyền thời gian gần đây.

Cựu CEO công ty lập luận rằng sự thành công của Google đến từ sự lựa chọn của người dùng, chứ không phải do công ty chèn ép các hoạt động của đối thủ nhỏ hơn.

Quay lại năm 2006, Schmidt là người chủ trì thương vụ mua lại nền tảng YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Sau đó, ông nắm giữ cương vị CEO của Google cho đến năm 2011 và là chủ tịch điều hành của Alphabet cho đến năm 2018.

“Tôi sẽ cẩn thận khi nói về những vấn đề này. Đơn giản là tôi không đồng ý với những cáo buộc. Thị phần của Google không phải là 100%”, ông Schmidt nhận định khi được hỏi về vụ kiện mà Google đang phải đối mặt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

Mỹ điều tra chống độc quyền với Google

Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn kiện chống độc quyền với Google với cáo buộc công ty sử dụng sức ảnh hưởng với thị trường để chống lại các đối thủ.

Vụ kiện có sự tham gia của 11 bang tại Mỹ và quy mô lớn tương tự hai vụ kiện chống độc quyền nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử là với Microsoft năm 1998 và AT&T năm 1974 từng khiến “đế chế” viễn thông, điện thoại di động của Bell System sụp đổ.

Đơn kiện khẳng định Google đã hành động bất hợp pháp để duy trì vị thế của mình trong lĩnh vực quảng cáo và dịch vụ tìm kiếm trên Internet. “Nếu không có sự can thiệp của tòa án, Google sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược chống lại sự cạnh tranh, làm tê liệt quy trình cạnh tranh, giảm lựa chọn của người tiêu dùng và cản trở sự đổi mới”, nội dung có đơn có đoạn.

Theo cáo buộc, hãng tìm kiếm số một thế giới đang chiếm tới hơn 90% thị phần dịch vụ tìm kiếm nói chung tại Mỹ và với riêng thiết bị di động là trên 95%.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, ông William Barr cho biết các nhà điều tra đã phát hiện Google không cạnh tranh về chất lượng kết quả tìm kiếm mà thay vào đó, họ mua quyền xuất hiện mặc định công cụ của mình trên các thiết bị công nghệ. “Kết quả cuối cùng là không ai có thể thách thức sự thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo”, Barr nói.

“Người tiêu dùng và các nhà quảng cáo là những bên chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ có ít sự lựa chọn, phải trả giá quảng cáo cao, kém cạnh tranh hơn”, đơn kiện viết và nói việc yêu cầu tòa án phá vỡ sự kìm kẹp của Google là để tăng sức cạnh tranh và duy trì sự đổi mới.

Khi được hỏi về hướng giải quyết cho vấn đề độc quyền của Google, như tách lẻ các mảng hoạt động của công ty này, Ryan Shores, một quan chức của Bộ Tư pháp nói biện pháp sẽ được đưa ra bởi tòa án sau khi nhận được đầy đủ các bằng chứng.

Đại diện của Google nói vụ kiện là một “thiếu sót sâu sắc” và “mọi người sử dụng Google vì họ chọn, không phải vì họ bắt buộc phải làm như thế hay không thể tìm được các lựa chọn thay thế khác”. Tuyên bố đầy đủ công ty dự kiến sẽ được công bố trong hôm nay.

Vụ kiện liên bang khởi xướng ngày 20/10 đánh dấu mốc hiếm hoi mà chính quyền của ông Trump có chung quan điểm với đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ Mỹ, thành viên của đảng Dân chủ, bà Elizabeth Warren trước đó đã ủng hộ lập trường này trên Twitter bằng chia sẻ “hãy hành động nhanh chóng, tích cực”, kèm hashtag #BreakUpBigTech. Trong khi đó, đảng Cộng hòa từ lâu duy trì quan điểm các công ty truyền thông xã hội như Google, phải hành động để giảm sự lan truyền của các quan điểm bảo thủ trên nền tảng của họ. Cả 11 bang tham gia vụ kiện đều có Tổng chưởng lý là người thuộc đảng Cộng hòa.

Tuy nhiên, sau thông tin vụ kiện sắp diễn ra, cổ phiếu của Alphabet bất ngờ tăng 1%. Neil Campling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu viễn thông và truyền thông công nghệ tại Mirabaud Securities, cho rằng các nhà lập pháp của Washington khó có thể thống nhất với nhau về cách thức, hành động chống lại Google.

“Nó giống như bạn cố gắng ngăn chặn điều gì đó đã xảy ra nhưng lại quá muộn để tránh thiệt hại. Google đã có vị thế độc quyền, đã đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng, AI, công nghệ, phần mềm và nhân sự. Bạn không thể giải quyết các vấn đề đã diễn ra hàng thập kỷ một cách đơn giản”, Neil nói.

Vụ kiện diễn ra hơn một năm sau khi Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) bắt đầu điều tra chống độc quyền với 4 “ông lớn” về công nghệ của nước này gồm Amazon, Apple, Facebook và Google.

Google gần đây phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý tương tự ở nước ngoài. Năm 2019, Liên minh châu Âu phạt công ty 1,7 tỷ USD vì ngăn các trang web sử dụng công cụ tìm kiếm của đối thủ để liên hệ với các nhà quảng cáo.

Năm 2017, hãng cũng bị phạt 2,6 tỷ USD vì “ưu ái gà nhà” trong kết quả tìm kiếm về lĩnh vực mua sắm. Năm 2018, với lý do ngăn các đối thủ xuất hiện trên hệ điều hành Android, công ty cũng bị phạt 4,9 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress