TikTok đang là kênh được nhiều người dùng trẻ như Gen Z sử dụng để khám phá thông tin trên Internet thay vì Google như trước.
Đối với đa số người dùng Internet, Google vẫn là điểm đến đầu tiên trong việc tìm kiếm thông tin gì. Công cụ này phổ biến đến mức tên của nó đồng nghĩa với hành động tìm thông tin trực tuyến.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi.
“Cảm nhận của tôi về Google đang thay đổi sâu sắc. Khi mới tiếp cận Internet, tôi coi Google là công cụ để tra cứu mọi thứ. Nhưng hiện nó không còn là trung tâm về tìm kiếm nữa”, Clint Choi, một nhà tiếp thị 26 tuổi ở London, nói.
Thực tế, Google vẫn thống trị thị trường tìm kiếm với hơn 90% thị phần, theo thống kê của công ty phân tích dữ liệu trực tuyến SimilarWeb, và điều này sẽ khó thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, người dùng Gen Z (sinh từ 1997 đến 2012) đang tìm đến những nền tảng có thể tra cứu thông tin khác.
Theo Cloudflare – công ty dịch vụ DNS và chuyên theo dõi lưu lượng toàn cầu, mạng xã hội TikTok đã soán ngôi Google để trở thành tên miền phổ biến được truy cập nhiều nhất thế giới từ cuối 2021.
Trong khi đó, theo một khảo sát do Google thực hiện đầu năm ngoái, 40% người dùng thuộc thế hệ Gen Z nói họ đã truy cập TikTok hoặc Instagram, không phải Google, khi muốn tìm kiếm các điểm ăn trưa gần đó.
Hồi tháng 9/2022, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết một phần ba số người xem TikTok ở Mỹ thường dùng ứng dụng để tìm thông tin về các sự kiện.
Theo Washington Post, Google dường như nhận thức được vấn đề này và đang bổ sung một số chức năng AI cho công cụ của mình. Tuy nhiên, những thay đổi đó có thể không giải quyết được vấn đề cơ bản đằng sau sự suy giảm.
Theo các chuyên gia, nền tảng đang xuất hiện hàng loạt vấn đề. Ví dụ, việc đẩy quảng cáo ưu tiên lên vị trí cao trong thời gian dài đã khiến những kết quả tìm kiếm hữu ích bị tụt xuống phía dưới.
Nền tảng cũng bị ảnh hưởng bởi nội dung SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) rác – những thứ thường do AI tạo ra hoặc thông tin kém chất lượng nhưng được thiết kế phù hợp với thuật toán xếp hạng của Google.
“Kết quả tra cứu từ Google chủ yếu là những gì Google muốn bạn nhìn thấy hơn là nội dung phù hợp với bạn”, Ed Zitron, CEO EZPR, công ty quan hệ truyền thông, nhận xét. “Google đã thất bại trong vai trò quản lý web trong 10-15 năm qua. Gần như bạn phải ‘lừa’ công cụ này cung cấp những gì bạn mong muốn”.
“Bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho Google. Nó từng giúp bạn có thông tin cần thiết, sau đó bạn rời đi nhanh chóng. Nhưng giờ đây, bạn cần chọn lọc từ khóa, phải cuộn nhiều hơn bởi các kết quả hiển thị đầu tiên đều là spam”, Will Linker, cộng tác viên của một tổ chức phi lợi nhuận ở Baltimore, nói.
Người dùng tìm đến các lựa chọn thay thế.
Trải nghiệm không liền mạch là lý do của những người rời bỏ Google. Trong đó, Wikipedia và TikTok đang được nhiều người nhắm tới.
“Wikipedia là một trong những điều kỳ diệu của Internet”, James Vincent, biên tập viên của The Verge, bình luận. Còn Annie Rauwerda, một nhà sáng tạo nội dung, cho rằng Wikipedia đã đáp ứng yếu tố tra cứu và tham khảo như Google Search.
“Wikipedia được cập nhật liên tục và có tiêu chuẩn về nguồn tin, nên hiếm khi nội dung SEO chất lượng thấp được trích dẫn trên đó”, Rauwerda nói. “Google đáng lẽ phải đơn giản, nhưng đã bị SEO và những thứ ngẫu nhiên được viết bởi AI tiêu diệt dần”.
Trong khi đó, Sid Raskind, người sáng tạo nội dung ở Los Angeles, nói không còn thói quen truy cập Google như trước.
“Giờ đây, khi tìm nội dung nào đó, tôi có xu hướng vào TikTok hơn. Xem nhanh một điều gì đó đang diễn ra bằng TikTok sẽ dễ dàng và dễ hiểu hơn so với sàng lọc nhiều thông tin để tìm ra câu trả lời bằng Google”, Raskind cho hay.
Alex Stevens, giáo viên lịch sử tại một trường trung học ở Wisconsin, cho biết ngày càng nhiều học sinh của ông không thể tìm kiếm thứ gì đó hiệu quả trên Google nữa.
“Thay vào đó, học sinh tìm thông tin dưới dạng video, thường là trên YouTube hoặc TikTok”, Stevens nói. “Học sinh ít khi phân biệt được nguồn đáng tin cậy hoặc hữu ích, và cũng không sẵn sàng phân tích thông tin hay tham gia vào quá trình tổng hợp thông tin”.
Washington Post đã phỏng vấn những người từ bỏ Google và đa phần cho biết không có kế hoạch quay lại nền tảng. “Tất nhiên, ở đâu cũng có đúng sai và việc của người dùng là chọn lọc. Nhưng trên Google, mọi thứ đang bị thao túng”, Elan Ullendorff tại Đại học Pennsylvania nói.
Trong khi đó, một số chuyên gia đánh giá xu hướng người dùng rời Google đến nay vẫn chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ. Nhưng nếu như không thay đổi, công cụ tìm kiếm này sẽ càng mất nhiều người dùng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với mục tiêu thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu đồng thời mở rộng Barbie không chỉ giới hạn ở thế giới đồ chơi, công ty mẹ Mattel Inc, thông qua bộ phim “Nàng Barbie” đã tạo nên một chiến lược Marketing sáng tạo rất thành công.
Thông qua chiến lược Marketing đầy sức sáng tạo với bộ phim hài giả tưởng mang tên “Nàng Barbie” được lấy cảm hứng từ búp bê thời trang Barbie, công ty mẹ Mattel Inc không chỉ giúp Barbie thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu mà còn mở rộng nó ra khỏi thế giới đồ chơi thông thường.
Barbie là gì?
Theo giới thiệu trên website chính thức của công ty mẹ Mattel, Barbie là thương hiệu đồ chơi được sản xuất riêng để trở nên phù hợp hơn với nhiều loại cơ thể, màu da hay cơ thể có các khuyết tật khác nhau.
Với hơn 250 bộ đồ chơi mang tính truyền cảm hứng khác nhau, Barbie gắn liền với nhiều câu chuyện chưa bao giờ dừng lại.
Thương hiệu búp bê Barbie thuộc sở hữu của công ty mẹ Mattel Inc, được ra mắt lần đầu năm 1959 bởi nhà sáng lập là Bà Ruth Handler.
Vào năm 2022, doanh thu của Mattel đạt mức hơn 5 tỷ USD.
Chiến lược Marketing của Barbie và mục tiêu của công ty mẹ Mattel Inc.
Được nổi lên trong thời gian gần đây và gắn liền với “cơn sốt màu hồng” trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram, Facebook hay Twitter, chiến lược marketing cho bộ phim “Nàng Barbie” không chỉ giúp tạo nên thành công đáng kể cho công ty mẹ đang sở hữu thương hiệu đồ chơi Barbie là Mattel mà đối với những người làm marketing nói chung, thành công của chiến dịch cũng mang lại nhiều insights thú vị.
Trước ngày bộ phim được công chiếu chính thức tại Mỹ, Mattel đã thực hiện một chiến dịch marketing sản phẩm (Product Marketing) chớp nhoáng bằng việc trưng bày hơn 100 thương hiệu được phủ màu hồng ở tất cả mọi nơi.
Từ các băng ghế xe buýt, những bộ quần áo màu hồng trong các cửa hàng thời trang, đến các chương trình giải trí như XBox của Microsoft.
Các cửa hàng kiểu popup trưng bày các sản phẩm theo chủ đề Barbie cũng đã được mọc lên tại những địa điểm sầm uất nhất nước Mỹ như Manhattan.
Thậm chí là gã khổng lồ đặt phòng trực tuyến Airbnb cũng thiết kế nên những khu nhà cho thuê mang đậm phong cách của Barbie.
Bên dưới là một sản phẩm khác của chiến lược cộng tác thương hiệu (Brand Collaborations) giữa Barbie và thương hiệu thời trang Gap.
Ngoài ra, sự xuất hiện của các ngôi sao điện ảnh như Margot Elise Robbie hay Ryan Thomas Gosling trong bộ phim cũng là điểm nhấn lớn cho sự thành công của chiến dịch.
Cơn sốt màu hồng sau đó đã tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ khiến vô số các thương hiệu khác cũng muốn trở thành một phần của chiến dịch.
Nhiều nhà hàng tại Mỹ đã cho ra mắt loại cocktail màu hồng, các cửa hàng thiết kế nội thất thì cũng ra mắt bộ sưu tập màu hồng cho các sản phẩm của họ.
Ngay cả với I Support the Girls, một tổ chức phi lợi nhuận cũng đã sử dụng hình ảnh là búp bê Barbie cho các chiến dịch truyền thông.
Marc Rosenberg, một chuyên gia Marketing cho nhiều thương hiệu toàn cầu chia sẻ: “Với bất kỳ thương hiệu nào màu hồng, tôi nghĩ đó là một điều tốt, nhiều người ở khắp mọi nơi đều đang muốn một thứ gì đó màu hồng”.
Nhiều tín đồ yêu thích màu hồng sau đó đã sở hữu từ búp bê Barbie, áo ngủ Barbie, áo thun Barbie, đến các phụ kiện khác mang thương hiệu Barbie.
Là sản phẩm phim đầu tiên của Barbie, bộ phim được ra mắt trong thời điểm doanh số bán hàng của Barbie đang đối mặt với nhiều thách thức, từ suy thoái kinh tế, cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trên thị trường, đến cả việc đã từng bị chỉ trích “vì đã áp đặt tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế cho các bé gái và đánh mất sự phù hợp vốn có”.
Barbie hiện chiếm 1/3 doanh thu của Mattel. Để gia tăng doanh thu, thương hiệu cũng đã đa dạng hóa búp bê với nhiều màu da hơn, cùng với đó là các sản phẩm gắn liền với các điểm khuyết tật khác nhau như phiên bản có chân giả, xe lăn và máy trợ thính. Vào đầu năm 2023, Barbie cũng đã cho ra mắt con búp bê mắc hội chứng Down đầu tiên.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Circana, Barbie hiện vẫn là thương hiệu búp bê thời trang hàng đầu trong 4 năm qua tại Mỹ cũng như ở 12 quốc gia khác mà Circana đang theo dõi.
Tính đến thời điểm hiện tại, chiến lược marketing của Barbie vẫn đang tạo ra rất nhiều hiệu ứng tích cực cho cả bộ phim lẫn thương hiệu Barbie.
Một vài số liệu chứng minh cho sự thành công của Barbie trong chiến lược Marketing mới.
Theo số liệu thống kê từ công cụ phân tích từ khoá và SEO, Semrush, chiến lược marketing sáng tạo của Barbie đã tạo nên thứ gọi là “Hiện tượng Barbie” trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram hay Twitter với lượng tương tác khá lớn.
Tăng hơn 119% lượng tương tác trong 60 ngày trên Instagram.
Tăng hơn 182% lượng tương tác trong 60 ngày trên Facebook.
Tăng hơn 661.000 lượt theo dõi trong 60 ngày trên Instagram.
Tăng hơn 14.000 lượt theo dõi trong 60 ngày trên Facebook.
Hơn 400.000 lượt tương tác trên Twitter tính từ thời điểm ra mắt tài khoản.
494.000 backlink mới website barbiethemovie.com trong vòng 1 tháng.
2.6 triệu lượt tìm kiếm mỗi tháng cho từ khoá (keyword) “barbie”.
440.000 lượt tìm kiếm cho từ khoá “barbie the movie”.
Cùng với đó là hàng tỷ lượt xem (và nghe) cho các video về Barbie trên TikTok và nền tảng âm nhạc Spotify.
Một loạt các chiến thuật Marketing được sử dụng trong chiến lược của Barbie.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều dự án mạo hiểm của Elon Musk và các mối quan hệ giữa chúng đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng khi Giám đốc điều hành Tesla tiếp tục bổ sung thêm vào danh sách dài của mình.
Trong buổi họp báo cáo kết quả kinh doanh của Tesla vào thứ tư, nhà phân tích William Stein của Truist đã hỏi Musk về một liên doanh công nghệ khác mà ông mới thành lập và thành lập ở Nevada có tên: xAI.
Gần đây, Musk đã nói rằng công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo này nhằm mục đích cạnh tranh với Google Bard hoặc ChatGPT của OpenAI vào một ngày nào đó và có kế hoạch hợp tác với Tesla về phần mềm cũng.
Stein đã đặt câu hỏi: “Đối với các nhà đầu tư nghĩ rằng có thể có khá nhiều giá trị trong các tính năng và sản phẩm AI của Tesla, có thể sẽ lo ngại khi thấy anh theo đuổi một nỗ lực khác trong đó AI là trọng tâm.
Anh có thể nói rõ hơn về cách xAI có thể vượt trội, cạnh tranh với Tesla hoặc bằng nào nào liên doanh này có thể nâng cao giá trị của những gì Tesla làm không?”
Musk tuyên bố rằng xAI và trí tuệ nhân tạo nói chung mà liên doanh này tập trung vào sẽ mang lại một số giá trị cho Tesla và nói về việc tuyển dụng làm ví dụ.
“Chỉ có một số kỹ sư và nhà khoa học AI giỏi nhất thế giới sẵn sàng tham gia vào một công ty khởi nghiệp nhưng họ không sẵn sàng gia nhập một công ty lớn, tương đối lâu đời như Tesla”, Musk nói. “Vì vậy, tôi đã nghĩ, được rồi, tốt hơn hết đó là một công ty khởi nghiệp do tôi điều hành hơn là để họ đi làm ở nơi khác. Đó là nguồn gốc ra đời của xAI”.
Bổ sung thêm ví dụ về xAI, Musk nói rằng ông chỉ có thể lôi kéo một kỹ sư khoa học vật liệu hàng đầu rời bỏ công việc của anh ấy tại Apple với lời hứa rằng cậu ấy có thể làm việc đồng thời cho SpaceX và Tesla.
Vị kỹ sư được Musk đề cập đến có tên Charles Kuehmann, đã gia nhập Tesla vào cuối năm 2015 và hiện có chức danh Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật vật liệu của SpaceX và Tesla, báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành.
Vấn đề về Musk và nhiều dự án kinh doanh của ông cũng được đưa ra vào đầu tháng này, khi Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren kêu gọi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch điều tra các mối quan hệ với Twitter và các vấn đề quản trị doanh nghiệp liên quan.
Musk đã dẫn đầu thương vụ mua lại công ty truyền thông xã hội trị giá 44 tỷ USD vào năm ngoái và tạm thời bổ nhiệm mình làm Giám đốc điều hành.
Ông hiện là cổ đông kiểm soát, CTO và chủ tịch điều hành của Twitter trong khi giữ vai trò CEO ở cả Tesla và công ty hàng không vũ trụ SpaceX. Ông cũng là người sáng lập và cấp vốn cho công ty khởi nghiệp giao diện não-máy tính Neuralink và liên doanh đào hầm The Boring Co.
Tesla là công ty đại chúng duy nhất trong số đó. Và hãng xe điện này chưa bao giờ tiết lộ cho các cổ đông chính xác bao nhiêu nhân viên, thời gian và tiền bạc mà họ đã dành để giúp đỡ Musk trong các dự án kinh doanh khác của ông.
Công ty này cũng chưa từng giải thích hợp lý việc gửi nhân viên tới Twitter làm việc trong thời gian đầu Elon Musk tiếp quản. Trước đây, Musk đã thuê các nhân viên của Tesla, SpaceX và The Boring Co. để hỗ trợ ông tiếp quản Twitter.
Ít nhất một nhân viên cấp cao của Tesla đã chuyển sang làm việc cho X Corp. của Musk, công ty mẹ của Twitter. Hồ sơ tòa án tiết lộ rằng Dhruv Batura, người đã làm việc tại Tesla từ cuối năm 2013 và là Giám đốc cấp cao về Tài chính ở đó, hiện là giám đốc cấp cao về tài chính của X Corp. Batura đã đăng quảng cáo việc làm cho X Corp. trên Twitter vào ngày diễn ra cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của Tesla.
Trong hồ sơ ủy quyền vào tháng 5/2023, Tesla đã tiết lộ một số chi tiết về các giao dịch với bên liên quan của mình.
Trong số này, Tesla tiết lộ rằng: “Twitter là bên tham gia một số thỏa thuận thương mại và hỗ trợ nhất định với Tesla. Theo các thỏa thuận này, Twitter đã phát sinh chi phí tổng cộng khoảng 1 triệu USD vào năm 2022 và 0,4 triệu USD vào năm 2023 tính đến hết tháng hai”. Tesla đã không nói chính xác những gì Twitter đang mua từ công ty.
Rủi ro bao gồm sự thiếu tập trung, kiệt sức của nhân viên
Theo Giáo sư về Hành vi Tổ chức của Trường Kinh tế Luân Đôn Randall S. Peterson: “Musk đang đưa ra một lập luận phức tạp khi nói rằng ‘Tôi đang giúp Tesla bằng cách ngăn cản những người tuyệt vời này tham gia làm việc tại một đối thủ cạnh tranh’”.
Peterson lưu ý rằng hầu hết các công ty khởi nghiệp đều thất bại và những người muốn thành lập công ty khởi nghiệp có lẽ sẽ không tham gia vào các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Tesla trong ngành ô tô.
Peterson cho biết nhiều dự án mạo hiểm của Musk có thể tạo ra rủi ro cho Tesla và các cổ đông nên tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.
Peterson nói: “Thật khó để tập trung và vượt trội vào bất kỳ thứ gì khi bạn điều hành nhiều công ty. Đó là một rủi ro xung quanh chính CEO. Liệu cổ đông của hầu hết các công ty có chấp nhận việc Giám đốc điều hành của họ điều hành nhiều công ty khác cùng một lúc không? Câu trả lời cho điều đó có lẽ là không.
Vì vậy, điều đó đặt ra câu hỏi rằng hội đồng quản trị Tesla đang làm gì, liệu họ có độc lập ở bất kỳ cấp độ nào không, hay họ đang say mê Musk đến mức không chỉ chấp nhận cách làm việc khác thường của anh ấy mà còn có thể bỏ lỡ những vấn đề cơ bản quan trọng miễn là vẫn có tiền”.
Ông lưu ý rằng hội đồng quản trị tại các công ty đã rơi vào khủng hoảng, như Enron và Ngân hàng Hoàng gia Scotland, do không thể kiềm chế các CEO của họ mặc dù có dấu hiệu của các vấn đề trong nhiều quý.
Peterson nói, một rủi ro khác là các nhân viên của Musk có thể cảm thấy áp lực phải làm việc đồng thời trên nhiều dự án khác, ngoài Tesla.
Trong nỗ lực làm hài lòng Musk hoặc tích lũy kinh nghiệm làm việc mới, họ có thể không hồi phục sau công việc và kiệt sức. Peterson nói, kiệt sức có thể dẫn đến sự tiêu hao cao hoặc hiệu suất kém.
Cuối cùng, vị giáo sư lưu ý, Musk có thể đang tạo ra sự phân tâm, cản trở sự tập trung của các nhân viên của mình, ngay cả khi ý định của anh ấy là giao lưu chéo giữa các doanh nghiệp của mình.
“Bạn cần phải tập trung cao độ để trở thành người giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó, cả với tư cách cá nhân và tập đoàn. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy xu hướng chuyển từ các tập đoàn lớn vào những năm 70 sang các công ty tập trung hơn hiện nay”, giáo sư nói.
Tuy nhiên, Musk dường như đang tăng gấp đôi sự hợp tác không khoan nhượng giữa các công ty trong đế chế đang phát triển của mình.
Trong buổi báo cáo kết quả kinh doanh gần đây, Musk được yêu cầu cập nhật tiến độ của Tesla trong việc phát triển một robot hình người có tên là Optimus.
Ông nói về tương lai và cho rằng một ngày nào đó Tesla có thể hợp tác với Neuralink để tạo ra cánh tay và chân giả để giúp những người tàn tật có khả năng vận động trở lại hoặc sự khéo léo hoàn toàn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Practice Theory, một agency về thiết kế và xây dựng thương hiệu vừa chính thức mở văn phòng tại TP.HCM sau khi ghi nhận nhu cầu đang ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Bối cảnh truyền thông thay đổi không ngừng là một tiềm năng lớn cho sự phát triển và kết hợp các phương pháp đổi mới thực tiễn cho các thương hiệu.
Ông Randy Yeo, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Sáng tạo của Practice Theory nhận định, Việt Nam đang phát triển với tốc độ vượt bậc. Ông cho rằng, TP.HCM là thành phố thú vị nhất trong khu vực hiện nay.
Là một trong những agency độc lập về xây dựng thương hiệu có tiếng tại Singapore nhưng khi vào Việt Nam, Practice Theory cũng phải đối mặt với những bài toán lớn mà nếu không giải được thì khó chinh phục được các thương hiệu trong nước.
Thứ nhất là góc nhìn bản địa với lăng kính quốc tế. Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tìm các giải pháp thiết kế và xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding) vừa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế vừa gây dựng được tiếng vang với công chúng địa phương.
Ngoài ra, một nhu cầu vốn có khác của các doanh nghiệp này là cần có đối tác về thiết kế, xây dựng thương hiệu đủ nhạy cảm và hiểu sâu sắc về bối cảnh, văn hoá của châu Á.
Thứ hai là nhu cầu khác biệt hoá thương hiệu. Thị trường Việt Nam ngày càng cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm các chiến lược thiết kế và xây dựng thương hiệu giúp họ trở nên khác biệt với đối thủ.
Chính điều đó đã làm dấy lên nhu cầu xây dựng những bản sắc thương hiệu sáng tạo và khác biệt, không chỉ chiếm cảm tình của người tiêu dùng mà còn tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
Thứ ba là sứ mệnh định hình văn hoá. Văn hoá không chỉ là một thuật ngữ thông dụng mà còn đóng vai trò là nền tảng cho nguồn cảm hứng, phương thức tiếp cận, và góc nhìn chiến lược của Practice Theory.
Những yếu tố này đóng vai trò như “người quan sát” sắc sảo và là “người tham gia” tích cực vào văn hoá, đóng góp vào sự đi lên trong bối cảnh thay đổi không ngừng.
Văn hoá cũng bắt nguồn sâu xa từ các thông lệ, thói quen và quy tắc chung, từ đó hình thành bản sắc của xã hội hay tổ chức. Bằng cách đặt văn hoá lên hàng đầu, các giá trị và hành vi của tổ chức sẽ tự nhiên theo sau tương ứng.
Thứ tư là nâng tầm tiêu chuẩn thiết kế và cống hiến cho cộng đồng. Tuy sở hữu đội ngũ quốc tế mang trong mình nhiều góc nhìn độc đáo, Practice Theory nhận ra rằng việc am hiểu về văn hoá và sắc thái của địa phương là vô cùng quan trọng.
Ông Randy cho biết, để đạt được điều đó, Practice Theory đã thành lập đội ngũ nhân sự cao cấp tại TP.HCM với những nhà thiết kế bản địa có kỹ năng chuyên sâu, và giám đốc điều hành dày dặn kinh nghiệm.
Để phục vụ thị trường Việt Nam, ông Handy cho biết, Practice Theory có kế hoạch mở rộng quy mô ngay sau khi độ nhận diện của họ gia tăng. Khi gia nhập thị trường Việt Nam, Practice Theory tìm cách xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt, hợp tác với các thương hiệu và tổ chức.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một nghiên cứu do Apple ủy quyền thực hiện, trong 15 năm qua, người dùng Apple đã tải xuống các ứng dụng hơn 370 tỷ lần, còn các nhà phát triển ứng dụng kiếm được hơn 320 tỷ USD trên App Store. Nền kinh tế ứng dụng của Apple theo đó cũng thu về một khoản khá lớn.
15 năm trước, vào ngày 10/7/2008, hãng công nghệ Mỹ ra mắt App Store, một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử của iPhone cũng như của kỷ nguyên điện thoại thông minh.
Trước khi có App Store, iPhone có thể là một sản phẩm mang tính bước ngoặt về thiết kế cũng như giao diện người dùng, nhưng chưa có những tính năng như sau này. Việc giải phóng sức sáng tạo của các nhà phát triển ứng dụng thuộc bên thứ ba được cho là chìa khóa để khai phóng toàn bộ tiềm năng của iPhone.
Dù người sáng lập Apple, ông Steve Jobs, ban đầu được cho là phản đối các ứng dụng do bên thứ ba phát triển trên iPhone, nhưng sau đó Apple nhanh chóng chấp nhận ý tưởng này. Tới đầu năm 2009, công ty hoàn toàn xem hệ sinh thái ứng dụng như một phần không thể thiếu trong trải nghiệm iPhone. Một quảng cáo nổi tiếng của iPhone thậm chí có khẩu hiệu “Luôn có một ứng dụng cho việc đó”.
15 năm qua, các ứng dụng di động đã thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp, chơi game, hẹn hò, nghe nhạc và làm vô số việc khác, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho các nhà phát triển ứng dụng độc lập trên khắp thế giới.
Theo một nghiên cứu do Apple ủy quyền thực hiện, trong 15 năm qua, người dùng Apple đã tải xuống các ứng dụng hơn 370 tỷ lần, còn các nhà phát triển ứng dụng kiếm được hơn 320 tỷ USD trên App Store.
Tuy nhiên, nếu tính tất cả những thứ mà người dùng mua, đặt trước hoặc đặt hàng qua các ứng dụng trên App Store, nền kinh tế ứng dụng của Apple thậm chí còn lớn hơn thế.
Theo nhóm phân tích của nghiên cứu trên, App Store của Apple đã tạo ra hơn 1.100 tỷ USD doanh thu và hóa đơn bán hàng trong năm ngoái, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2019 khi con số này là 519 tỷ USD.
Biều đồ dưới đây thể hiện các cấu phần trong nền kinh tế ứng dụng của Apple, bao gồm đơn hàng mua ứng dụng và mua trong ứng dụng (gồm gói đăng ký) sử dụng phương thức thanh toán trong ứng dụng của Apple, cũng như doanh thu từ hàng hóa và dịch vụ thực được thực hiện qua các ứng dụng iOS.
Trong đó, bán lẻ nói chung chiếm tỷ trọng lớn nhất với doanh thu và hóa đơn bán hàng khoảng 621 tỷ USD, bởi ngày càng nhiều người dùng sử dụng thiết bị di động để mua sắm, tiếp đó là quảng cáo trong ứng dụng với 109 tỷ USD hay gọi xe là 52 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong những năm trở lại đây, các thuật ngữ liên quan đến cụm từ “Agile” đã trở nên quá quen thuộc với những người làm kinh doanh nói chung, từ Agile Team đến Agile Marketing. Khi các đội nhóm hay hành động phải trở nên nhanh và linh hoạt hơn, việc sử dụng các chiến lược chạy nước rút trở nên phổ biến hơn khi nó có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào các ưu tiên sẽ mang lại kết quả. Trọng tâm của chiến lược này là nhịp độ của các cuộc họp hàng tuần hay cách thức phối hợp giữa người quản lý và nhân viên bán hàng.
Được thúc đẩy bởi một thế giới kỹ thuật số đang thay đổi và phát triển nhanh chóng, các tổ chức bán hàng (và marketing) đang đầu tư nhiều nguồn lực và năng lượng hơn cho các sáng kiến mang tính chiến lược.
Cho dù những thay đổi này liên quan đến việc cơ cấu lại cách tổ chức đội nhóm, hay áp dụng các yếu tố công nghệ mới vào hoạt động bán hàng, rào cản chính thường thấy là các đội nhóm hay doanh nghiệp không thể đạt được hiệu quả thực thi.
Đối với các nhóm bán hàng (Sales), việc thực hiện các chiến lược mới có thể khá khó khăn, đặc biệt khi bán hàng là một công việc đa diện, vốn đòi hỏi sự linh hoạt trong từng tình huống cụ thể, việc áp dụng các khuôn mẫu có sẵn càng trở nên phức tạp hơn.
Từ những sự đòi hỏi hay yêu cầu mới từ khách hàng, giám đốc bán hàng hay giám đốc marketing (CMO) hay cả những sự thay đổi bất ngờ về yếu tố công nghệ cũng có thể đẩy một nhân viên bán hàng đi theo những hướng mới.
Như một kết quả tất yếu, hiệu suất bán hàng ngày càng trở nên sa sút khi cả nhân viên bán hàng lẫn những người quản lý của họ không còn cùng làm việc trên cùng một chiến tuyến mang tính hỗ trợ.
Trong bối cảnh này, một giải pháp đã giúp nhiều đội nhóm bán hàng thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi đó là chiến lược “chạy nước rút” – khi người quản lý và nhân viên bán hàng phải tương tác trực tiếp trong một khoảng thời gian ngắn hơn và thường xuyên hơn.
Ý tưởng là chia nhỏ các chiến lược và mục tiêu thành các nhiệm vụ nhỏ, dễ quản lý hơn để từ đó giúp các nhân viên bán hàng có thể tập trung nhiều hơn và làm việc có trách nhiệm hơn.
Mục tiêu của chiến lược chạy nước rút trong hoạt động bán hàng là vừa thường xuyên cải tiến các quy trình gia tăng giá trị cho khách hàng vừa thúc đẩy doanh số bán hàng.
Mặc dù thuật ngữ Chạy nước rút dường như khá đơn giản và dễ hiểu, việc triển khai nó một cách thành công lại là một câu chuyện khác.
Chiến lược này hoạt động tốt nhất khi doanh nghiệp có một hệ thống các chương trình quản lý bán hàng thống nhất (có thể được hỗ trợ bởi các nền tảng công nghệ) bao gồm quy trình bán hàng (sales pipeline), thiết lập mục tiêu, huấn luyện và phần thưởng.
Hơn nữa, các nhà quản lý bán hàng phải cộng tác với các đồng nghiệp của họ trong toàn doanh nghiệp để có thêm những hiểu biết và kinh nghiệm cho chiến lược.
Thực thi chiến lược chạy nước rút trong hoạt động bán hàng.
Nằm trong tổng thể các chiến lược bán hàng, có rất nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, một trong số đó là chiến lược bán hàng “từ trong ra ngoài”, khi doanh nghiệp đơn giản là bán những cái mình có, các nhân viên bán hàng hoạt động như vai trò của những người vận đơn, nhận đơn đặt hàng theo những gì doanh nghiệp đang có.
Ở khía cạnh ngược lại, với chiến lược bán hàng “từ ngoài vào trong”, khi doanh nghiệp, nhân viên bán hàng hay thậm chí là người làm marketing tập trung vào việc tìm kiếm các khách hàng hay thị trường mới, dự báo các xu hướng thị trường để từ đó tối ưu hoá sản phẩm và dịch vụ của mình, tư duy bán những cái mình có được chuyển thành bán những cái mà khách hàng và thị trường thực sự cần.
Với chiến lược chạy nước rút, các nhà quản lý bán hàng và nhân viên bán hàng phải tập trung vào các cơ hội và nhu cầu của từng khách hàng. Trong các cuộc họp thường kỳ (thường là hàng tuần), mục tiêu chính phải của họ là phải thảo luận sâu về chủ đề này.
Dưới đây là một số câu hỏi hay nội dung mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Chuyện gì đã xảy ra với khách hàng và thị trường? Kế hoạch đề ra đã được thực thi ra sao và kết quả là gì? Chúng ta đã học được gì về khách hàng và thị trường?
Hành động hay chiến thuật tiếp theo sẽ là gì? Ví dụ, những nhu cầu và nhóm khách hàng nào chúng ta nên tập trung vào tuần tới? Chúng ta nên làm gì? Những ưu đãi và giá trị nào chúng ta cần truyền tải? Khách hàng của chúng ta đang tìm kiếm điều gì?
Là nhân viên bán hàng, bạn cần người quản lý của mình hỗ trợ những gì? Người quản lý có thể làm gì để hỗ trợ các nỗ lực đã được lên kế hoạch cho tuần tới? hay các phòng ban khác trong doanh nghiệp cần hỗ trợ ra sao?
Như bạn có thể thấy, với chiến lược chạy nước rút bán hàng, các nhà quản lý bán hàng đã sử dụng các cuộc trò chuyện mang tính “nước rút” để giúp nhân viên bán hàng của họ chia nhỏ các chiến lược bán hàng lớn hơn và phức tạp hơn.
Ví dụ: trong thị trường dọc A, bán giải pháp B, cho khách hàng C, bằng cách gặp gỡ người ra quyết định D và tận dụng đề xuất giá trị E.
Trong chiến lược chạy nước rút, nhiều doanh nghiệp cũng chuyển hướng tập trung vào tập khách hàng có tiềm năng tăng trưởng cao nhất, cùng với đó là sự phối hợp đồng bộ giữa bán hàng, marketing và các bộ phận liên quan khác như chăm sóc khách hàng.
Các nền tảng công nghệ hỗ trợ như CRM (Customer Relationship Management) hay CDP (Customer Data Platform) cũng rất cần thiết.
Tại sao các chiến lược chạy nước rút lại hiệu quả.
Với những gì đã phân tích ở trên, bạn có thể đã hình dung được về những giá trị mà chiến lược chạy nướt rút trong hoạt động bán hàng có thể mang lại, dưới đây là một số điểm lợi thế khác của chiến lược (Strategy).
Chuyển từ chiến lược sang thực thi: Trong khi các chiến lược năm hay quý vẫn có thể chỉ nằm đó trên lý thuyết. Chiến lược tiếp cận kiểu nước rút làm cho các kế hoạch trở nên năng động và có thể thực hiện được.
Sự phối hợp trong toàn doanh nghiệp: Trong khi các phòng ban khác ngoài đội nhóm bán hàng có thể “thờ ơ’ với hoạt động bán hàng vốn là mục tiêu cuối cùng giúp một doanh nghiệp tồn tại, với chiến lược mới, khi nhóm bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng, sản phẩm…trên cùng một chiến tuyến và thường xuyên tương tác, mọi thứ chắc chắn sẽ khác.
Kết nối các thông tin hay hiểu biết có được thành các hành động cụ thể: Nếu như các chiến lược tiếp cận khác có thể khá chung chung. Chạy nước rút giúp tổ chức cập nhật thông tin nhanh hơn về thị trường và tập trung vào các hành động ưu tiên cụ thể sẽ được thực hiện ngay (những ngày tới), cuối cùng, các nhân viên bán hàng có nhiều cơ hội hơn để đạt được mục tiêu của mình.
Tập trung vào khách hàng: Từng cuộc trò chuyện với khách hàng và những gì có được là những thông tin quý giá, khi các thông tin này được thảo luận thường xuyên và có sự kết hợp với nhiều bộ phận hay đội nhóm bán hàng khác nhau, các nhân viên bán hàng lẫn doanh nghiệp sẽ hiểu khách hàng của họ nhiều hơn.
Khi nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng trong thế giới kỹ thuật số luôn thay đổi nhanh chóng, các chiến lược chạy nước rút bán hàng nên là ưu tiên hàng đầu (hoặc ít nhất là rất đáng để thử nghiệm).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
PhoneFarm, kết hợp hàng chục điện thoại với nhau, là công cụ đứng sau dịch vụ tăng lượt xem và tương tác trên Facebook và TikTok tại Việt Nam.
Với chiếc hộp PhoneFarm “thần thánh” này, người dùng có thể ‘làm đẹp’ bài đăng trên YouTube, TikTok, Facebook hay mạng xã hội bất kỳ chi phí rẻ hơn so với mua quảng cáo trên nền tảng.
PhoneFarm là thiết bị không quá xa lạ, đã xuất hiện ở Trung Quốc từ 2018 với mục đích tăng tương tác mạng xã hội. Tuy nhiên trước đây, “trang trại” điện thoại chứa hàng trăm smartphone và thao tác thủ công. Còn hiện nay, mọi thứ được thu gọn và dễ điều khiển hơn.
Các hộp PhoneFarm thế hệ mới có thiết kế nhỏ gọn, không cần đặt lên giàn như trước. Chúng chỉ tương đương lò vi sóng, bên trong chứa 15-20 smartphone, số lượng tăng lên tùy yêu cầu lắp đặt.
Những điện thoại này được tách màn hình và pin, chỉ còn bo mạch, bất kể thiết bị mới hoặc cũ miễn là hoạt động được. Điều này giúp hạn chế tình trạng cháy nổ do pin, cũng như tiêu tốn năng lượng do hoạt động của màn hình.
Các bo mạch điện thoại được kết nối với một mạch chủ thông qua USB-C hoặc micro-USB nếu là máy cũ, với vai trò vừa cấp nguồn vừa kết nối dữ liệu. Trên mỗi chân cắm có đèn LED báo kết nối thành công hay thất bại. Toàn bộ sẽ được nối với máy tính và điều khiển bằng phần mềm riêng.
Sau khi tạo tài khoản Facebook, TikTok, Instagram… tự động cho điện thoại, phần mềm sẽ kích hoạt số điện thoại cần sử dụng cho chiến dịch, tăng view cho video, “thả” reaction cho nội dung mạng xã hội, bình luận ngẫu nhiên dựa trên các câu soạn sẵn, hay thậm chí seeding – thuật ngữ nói đến hoạt động trò chuyện và để lại bình luận ảo có chủ ý trong bài viết nhằm tạo hiệu ứng, lôi kéo sự quan tâm hoặc gây tranh cãi.
Một hộp PhoneFarm chứa 20 smartphone có giá khoảng 15 triệu đồng nếu dùng bo mạch điện thoại cũ và cấu hình thấp. Giá bán sẽ tăng lên nếu dùng bo mạch mới và điện thoại mới hơn, cao nhất 35 triệu đồng cho mẫu dùng máy cao cấp.
Khi vẫn còn nhiều người xem trọng lượt view, lượt like. Khi một người đăng bài nào cũng có cả nghìn like, nhìn vào sẽ tạo cảm giác tin tưởng, thu hút hơn so với Facebook chỉ có vài chục tương tác, các dịch vụ như PhoneFarm sẽ còn tiếp diễn.
Trên không gian mạng xã hội, PhoneFarm thường xuyên thu hút sự chú ý lớn. Nhiều hội nhóm Facebook trong lĩnh vực này có hơn 200.000 thành viên, với hơn 50 bài viết mỗi ngày. Đa số chủ đề liên quan đến mua bán, kinh nghiệm cài đặt và vận hành box.
Có thể nhận biết lượng tương tác bằng PhoneFarm (hoặc các công cụ ảo khác).
Người dùng có thể dễ dàng nhận biết nội dung được tương tác tự động bằng PhoneFarm nếu nó có lượng tương tác cao bất thường dù nội dung bài đăng không có gì nổi bật, hay một bình luận lặp lại bởi nhiều tài khoản khác nhau. Ngoài ra, khi bấm vào các tài khoản này, không có nội dung nào được chia sẻ trên đó.
Dịch vụ like ảo, view ảo nhiều lần bị Facebook siết trên nền tảng vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng và có thể bị khóa tài khoản. Trong khi đó, điều khoản của các nền tảng như YouTube, TikTok cũng cấm sử dụng bot để tăng lượt xem và bình luận.
Tuy nhiên, tương tự Facebook, vấn đề vẫn tồn tại và chưa được xử lý triệt để do các chương trình phần mềm cũng liên tục được cập nhật để qua mặt máy quét.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây, Alibaba vừa rót thêm 845 triệu USD vào Lazada để đua với Shopee và TikTok Shop trong cuộc chiến dành thị phần thương mại điện tử.
Lazada được xem là ‘cánh tay nối dài’ của Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử ở thị trường Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Alibaba còn có khoản đầu tư đáng chú ý tại The CrownX – nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan.
Theo Bloomberg, Alibaba Group (Alibaba) đã rót thêm 845 triệu USD vào nền tảng thương mại điện từ Lazada. Hoạt động rót vốn được tiết lộ trong một hồ sơ nộp tại Singapore hôm 19/7. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã rót nhiều tỷ USD vào Lazada kể từ khi thâu tóm doanh nghiệp này vào năm 2016.
Năm ngoái, Alibaba dự tính sẽ huy động ít nhất 1 tỷ USD cho Lazada song các cuộc đàm phán với những nhà đầu tư tiềm năng được cho là đã rơi vào bế tắc. Alibaba sau đó tạm dừng việc gọi vốn và chia tách Lazada, thay vào đó, họ quyết định bơm thêm tiền vào nền tảng thương mại điện tử này.
Lazada là mảnh ghép quan trọng đối với Alibaba, sau khi tập đoàn do Jack Ma sáng lập chia tách thành 6 công ty nhằm tăng khả năng huy động vốn và thực hiện IPO. Theo đó, Alibaba sẽ chia nhỏ tập đoàn thành các công ty thành viên, phụ trách các mảng từ thương mại điện tử, truyền thông, tới điện toán đám mây.
Khoản đầu tư mới nhất của Alibaba vào Lazada diễn ra trong bối cảnh mảng kinh doanh bán lẻ (retail) của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ Shopee của Sea Limited và Amazon.com ở Đông Nam Á.
Sự hậu thuẫn về tài chính của Alibaba được xem là ‘lợi thế lớn’ cho Lazada so với các sàn thương mại điện tử khác trong khu vực.
Tờ Nikkei Asia từng dẫn lời CEO Lazada James Dong cho biết: “Sự khác biệt lớn nhất và cũng là rào cản gia nhập trong dài hạn [đối với các nền tảng thương mại điện tử] là công nghệ. Thứ nữa, tất nhiên, là nguồn vốn”.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2023 do Momentum Works công bố mới đây, tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) của các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) ở Đông Nam Á đã tăng 1,8 lần trong giai đoạn 2020 – 2022, ước đạt khoảng 100 tỷ USD.
Trong đó, Shopee và Lazada là 2 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở hầu hết các quốc gia, ngoại trừ Indonesia. Ở nhóm sau, TikTok Shop của mạng xã hội TikTok cũng cho thấy sự bứt phá đáng nể.
Tại Việt Nam, Lazada dường như đã tìm được đối tác phù hợp, thông qua khoản đầu tư 400 triệu USD của Alibaba và đối tác rót vào The CrownX – thành viên của Masan Group.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo chia sẻ mới đây từ Reuters, đại diện Google đã bắt đầu trao đổi với các nhà xuất bản (publisher) về kế hoạch cho phép các nhà báo sử dụng công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) để hỗ trợ viết bài.
Theo người phát ngôn của Google, Google đang khám phá việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp nhà báo viết bài, đại diện của Google cũng đã bắt đầu quá trình đàm phán với các nhà xuất bản hay tổ chức cung cấp tin tức về kế hoạch này.
Mặc dù người phát ngôn không nêu tên các nhà xuất bản, tuy nhiên tờ New York Times báo cáo rằng Google đã tổ chức các cuộc thảo luận với Washington Post, chủ sở hữu Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) News Corp và cả New York Times.
Người phát ngôn của Google cho biết, các công cụ AI có thể hỗ trợ các nhà báo với các tùy chọn như viết tiêu đề hoặc viết theo các phong cách khác nhau theo cách “nâng cao công việc và năng suất của họ”, đồng thời cho biết thêm rằng đó là “giai đoạn đầu của quá trình khám phá các ý tưởng”.
“Đơn giản là những công cụ này không nhằm mục đích và không thể thay thế vai trò thiết yếu của các nhà báo trong việc đưa tin, tạo và kiểm tra tính chính xác của tin.”
Theo tờ New York Times, công cụ AI được Google giới thiệu có tên là Genesis vốn được sử dụng trong nội bộ Google.
Người phát ngôn của News Corp từ chối bình luận về báo cáo của New York Times hoặc công cụ AI, nhưng cho biết: “Chúng tôi có mối quan hệ thân thiết với Google và chúng tôi đánh giá cao cam kết lâu dài của CEO Sundar Pichai với nghề báo.”
Thông tin này xuất hiện vài ngày sau khi Associated Press (Hãng tin AP của Anh) cho biết rằng hãng này sẽ hợp tác với OpenAI, chủ sở hữu của ChatGPT để khám phá việc sử dụng AI tổng quát trong quá trình xây dựng tin tức.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi phải cạnh với các nền tảng mới nổi như TikTok và Reels của Meta, cùng với đó là suy thoái kinh tế khiến các nhà quảng cáo cắt giảm chi tiêu, bức tranh doanh thu quảng cáo của YouTube đang trở nên mờ nhạt.
Báo cáo kết quả tài chính quý 1 năm 2023 của Alphabet cho thấy, doanh thu quảng cáo của YouTube trong ba tháng đầu năm 2023 là 6,69 tỷ USD, giảm từ 6,87 tỷ USD, tương ứng với mức giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tất nhiên, việc doanh thu giảm chưa bao giờ là một tín hiệu tốt cả.
Giám đốc tài chính Ruth Porat của Alphabet cho biết trong một cuộc họp báo cáo thu nhập với các nhà đầu tư, phân tích công nghệ rằng, sự sụt giảm doanh thu quảng cáo của YouTube chủ yếu phản ánh sự sụt giảm hơn nữa trong chi tiêu của các nhà quảng cáo.
Còn Philipp Schindler, giám đốc kinh doanh của Alphabet, cho biết động thái rút lui của một số nhà quảng cáo trên YouTube đã làm chậm mức phát triển doanh thu quảng cáo trực tuyến (Digital Ads) nói chung của Alphabet, thực trạng này chủ yếu đến từ các ngành dịch vụ tài chính, bảo hiểm, cho vay, thế chấp và tiền điện tử.
Ông khẳng định sự thoái lui của các nhà quảng cáo đã ảnh hưởng đặc biệt đến YouTube trong những quý vừa qua. Có thể thấy, hoạt động kinh doanh quảng cáo bị thu hẹp của YouTube là một dấu hiệu đáng ngại cho thị trường quảng cáo trực tuyến đang bị vùi dập nghiêm trọng.
Với doanh thu quảng cáo bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn, Alphabet đang tìm kiếm những cách khác để bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình.
Google đã đóng cửa nhiều dự án khác nhau, bao gồm cả vườn ươm khởi nghiệp công nghệ nội bộ Area 120 và dịch vụ trò chơi video trực tuyến Stadia. Thế hệ tiếp theo của máy tính xách tay Pixelbook cũng đã bị hủy bỏ. Hướng tới việc thu hẹp quy mô, Giám đốc điều hành Sundar Pichai cho biết công ty sẽ tập trung tăng năng suất hơn 20%.
Công ty có gần 187.000 nhân viên này có kế hoạch hạn chế tuyển dụng dưới 7.000 người trong thời gian còn lại của năm và việc thắt lưng buộc bụng này sẽ tiếp tục kéo dài sang năm tới.
Ưu tiên số một của YouTube là Shorts — đối thủ của TikTok — khi Giám đốc điều hành mới Neal Mohan muốn đảo ngược doanh thu quảng cáo đang giảm.
Doanh thu quảng cáo của YouTube vẫn đang giảm, nhưng YouTube Shorts, công cụ mà nền tảng lưu trữ video nhất hành tinh này có được hy vọng sẽ giúp nó tăng trưởng trở lại.
YouTube Shorts, nền tảng video dạng ngắn của Google, đang thu hút người dùng, nhà quảng cáo và người sáng tạo. Shorts cũng là lĩnh vực trọng tâm “số một” cho “sự phát triển dài hạn của YouTube”, Philipp Schindler, giám đốc kinh doanh của Google cho biết trong một cuộc họp nội bộ, chỉ ra vị thế ngày càng tăng của dịch vụ này trong một hệ sinh thái người sáng tạo và có đầy chiến lược đa định dạng của chính YouTube.
Schindler cho biết: “Mọi người đang tương tác và chuyển đổi quảng cáo trên các video ngắn với tốc độ ngày càng tăng”, đồng thời trích dẫn sự tăng trưởng về “thời gian xem” cũng như khả năng kiếm tiền từ các video clip dạng ngắn.
Và những nhà sáng tạo nội dung đang ngày càng quan tâm đến các video ngắn hơn: Theo YouTube, số lượng kênh tải lên các video ngắn hàng ngày đã tăng 80% trong quý đầu tiên của năm 2023 so với quý của ba tháng cuối năm 2022.
Và Google đã mở rộng một số cách để các nhà tiếp thị đưa quảng cáo của họ vào trong Youtube Shorts, công ty Google cho biết.
Động lực cho YouTube Shorts xuất hiện khi Giám đốc điều hành mới của YouTube, Neal Mohan, nắm quyền điều hành công ty sau nhiệm kỳ chín năm của Susan Wojicki ở vị trí hàng đầu này. Trong thời gian ngắn đứng đầu gã khổng lồ video, Mohan đã ưu tiên rất nhiều cho Shorts, xác định sản phẩm là tương lai để phát triển người sáng tạo, cộng đồng và đa dạng hóa nội dung.
Tính ưu việt của YouTube với tư cách là trung tâm thống trị video trực tuyến gần đây đã bị thách thức bởi TikTok, ứng dụng chia sẻ video phổ biến và doanh thu quảng cáo của YouTube đã giảm trong ba quý liên tiếp vừa qua.
Với Shorts, YouTube đang cố gắng làm giảm đà phát triển của TikTok bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng và người sáng tạo dịch vụ cung cấp, lưu trữ video dạng ngắn của riêng họ.
Dự báo doanh thu quảng cáo của YouTube sẽ đạt 30,4 tỷ USD vào hết năm 2023
Theo báo cáo của WARC, YouTube, nền tảng vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy thoái của thị trường quảng cáo kỹ thuật số, vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Nó tiếp cận một nửa số người dùng Internet trên toàn cầu (2,07 tỷ) và chiếm một vị trí vững chắc trong thị trường quảng cáo video trực tuyến.
Với dự báo doanh thu quảng cáo sẽ đạt 30,4 tỷ đô la (28,3 tỷ euro) trên toàn cầu đến hết năm nay, nền tảng video thuộc sở hữu của Alphabet đang tích cực tìm cách tạo kết nối sâu hơn với người xem, người sáng tạo và thương hiệu thông qua các chiến lược video đa định dạng.
YouTube đang ưu tiên các video ngắn và tăng mức độ tương tác với các TV thông minh được kết nối, đồng thời đổi mới với quảng cáo để giúp các thương hiệu hay người làm marketing tương tác với khán giả trên các màn hình, và đạt được cả mục tiêu về hiệu suất và xây dựng thương hiệu.
Báo cáo mới của WARC Media cung cấp thông tin tổng quan về các điểm dữ liệu chính mà nhà quảng cáo cần biết về YouTube, bao gồm thông tin chi tiết về đầu tư, mức tiêu thụ và hiệu suất quảng cáo.
Alex Brownsell, Trưởng bộ phận Nội dung, WARC Media, cho biết: “Khoảng thời gian 12 tháng qua là cực kỳ khó khăn đối với YouTube, YouTube đang ngày càng phải chiến đấu trên hai mặt trận, chống lại các nền tảng video dạng ngắn như TikTok cũng như các trình phát nội dung dạng ngắn khác trên thế giới.
Tuy nhiên, khi các điều kiện giao dịch trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số được cải thiện, YouTube có thể mong đợi mức tăng trưởng doanh thu được cải thiện theo.
“Trong báo cáo Thông tin chi tiết về nền tảng YouTube của WARC Media, chúng tôi xem xét kỹ hơn về YouTube để cung cấp cho marketer thông tin chi tiết dựa trên bằng chứng về những thách thức và cơ hội mà nền tảng này mang lại vào thời điểm mà các định dạng và công nghệ quảng cáo đang phát triển nhanh chóng và việc thấu hiểu khán giả ngày càng trở nên quan trọng hơn”, báo cáo nêu rõ thêm.
Chung quy lại, có thể thấy sự chậm lại trong đầu tư quảng cáo kỹ thuật số trên toàn thế giới đã có tác động đến toàn ngành. Tuy nhiên, YouTube đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn hầu hết. Doanh thu quảng cáo thì sụt giảm liên tục các quý, đồng thời Youtube phải chiến đấu chống lại TikTok, Instagram Reels và tính năng chống theo dõi ATT của Apple.
Đến hết năm nay, doanh thu quảng cáo của YouTube dự kiến sẽ tăng 4% đạt tổng cộng 30,4 tỷ USD với doanh thu quảng cáo dự kiến sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ông Niklas Myhr, Giáo sư về Marketing tại Đại học Chapman, cho biết Meta đã ra mắt Instagram Threads vào thời điểm hoàn hảo để tạo cơ hội cho nền tảng mới này thay thế Twitter.
Với việc đạt được hơn 30 triệu lượt đăng ký chỉ trong vòng 18 giờ kể từ khi ra mắt, Threads nổi lên như một mối đe dọa đầu tiên đối với nền tảng mạng xã hội Twitter thuộc sở hữu của Elon Musk.
Mạng xã hội Threads hay Instagram Threads của Meta Platform (công ty mẹ của Facebook) đã tận dụng được quyền tiếp cận hàng tỷ người dùng Instagram và sở hữu giao diện tương tự như đối thủ của mình. Câu hỏi là liệu Threads có cơ hội lật đổ Twitter.
Phản ứng của Twitter.
Trang web chuyên về tin tức công nghệ Semafor ngày 6/7 đưa tin Twitter đã đe dọa kiện Meta trong một lá thư gửi tới Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg. Đại diện cho cả Meta và Twitter đều không ngay lập tức bình luận về thông tin này.
Trong bức thư, luật sư của phía Twitter đã cáo buộc Meta “đánh cắp bí mật thương mại và sở hữu trí tuệ của Twitter”. Phía Twitter chỉ trích Meta tuyển dụng hàng chục cựu nhân viên của Twitter khi họ đã và vẫn tiếp cận được những bí mật thương mại cùng thông tin tối mật khác của Twitter.
Về phần mình, tuy không trực tiếp nhắc tới bức thư, người phát ngôn của Meta Andy Stone cho biết trong một bài đăng trên Threads rằng: “Không ai trong nhóm kỹ thuật của Threads là cựu nhân viên Twitter”.
Một loạt đối thủ cạnh tranh với Twitter đã nổi lên sau khi Elon Musk chi 44 tỷ USD mua lại nền tảng truyền thông xã hội này vào năm ngoái, rồi đưa ra một loạt các quyết định gây hỗn loạn, khiến cả người dùng và các nhà quảng cáo xa lánh Twitter. Động thái mới nhất của Elon Musk khiến người dùng phản ứng tiêu cực là việc giới hạn số lượng bài đăng (tweet) mà họ có thể đọc mỗi ngày.
Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh trước đây của Twitter chỉ ghi nhận những thành công hạn chế. Mastodon, một ứng dụng giống Twitter khác, chỉ có 1,7 triệu người dùng hoạt động hàng tháng theo thống kê của trang web này. Còn nền tảng Bluesky của người đồng sáng lập Twitter, ông Jack Dorsey, chỉ có khoảng 265.000 người dùng hàng tháng.
Trong báo cáo trước khi Elon Musk chính thức mua lại nền tảng này, Twitter có 229 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tính đến tháng 5/2022.
Lợi thế của Instagram Threads.
Ông Niklas Myhr, Giáo sư về Marketing tại Đại học Chapman, cho biết Meta đã ra mắt Threads vào thời điểm hoàn hảo để tạo cơ hội cho nền tảng mới này lật đổ Twitter.
Theo ông, Threads có cơ sở để thành công nhờ nền tảng người dùng khổng lồ của Instagram. Mặc dù Threads là một ứng dụng độc lập, người dùng có thể đăng nhập bằng thông tin tài khoản Instagram của họ. Điều này giúp Threads trở thành một sự bổ sung dễ dàng cho hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram.
Một khi người dùng chấp nhận Threads, các nhà quảng cáo sẽ theo sát phía sau.
Hiện tại không có quảng cáo nào được hiển thị trên ứng dụng Threads. CEO Meta cho biết nền tảng sẽ chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền khi có lộ trình rõ ràng để đạt được mục tiêu 1 tỷ người dùng.
Bà Pinar Yildirim, Phó Giáo sư về Marketing tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết các mối quan hệ quảng cáo hiện có từ Instagram và Facebook sẽ giúp ích cho doanh thu của Threads sau này.
Theo bà, Facebook là một đặt cược chắc chắn hơn so với Twitter trong khi cũng là “một người chơi” lớn hơn trên thị trường quảng cáo trực tuyến.
Một số nhà phân tích cho biết Threads gợi nhớ đến thành công của Meta trong việc tích hợp các tính năng quan trọng của những nền tảng khác như Snapchat và TikTok thành tính năng Stories và Reels trên Instagram.
Những hạn chế hiện thời của Threads.
Dù sự ra mắt của mạng xã hội Threads rõ ràng là một mối đe dọa tới Twitter, ứng dụng này hiện vẫn thiếu những tính năng hấp dẫn như đối thủ của mình.
Threads không có hashtag và chức năng tìm kiếm theo từ khóa, đồng nghĩa người dùng không thể theo dõi các sự kiện theo thời gian thực như trên Twitter.
Nó cũng chưa có chức năng nhắn tin trực tiếp và thiếu phiên bản dành cho máy tính để bàn (PC) mà một số người dùng nhất định, chẳng hạn như các tổ chức kinh doanh ưa thích.
Bên cạnh đó, một số người dùng bao gồm cả nhà đánh giá công nghệ Marques Brownlee đã đăng bài về nhu cầu chỉ hiển thị bài đăng từ những tài khoản mà người dùng theo dõi. Người dùng hiện có ít quyền kiểm soát đối với trang chủ hiển thị tin bài (homefeed) của mình.
Sau khi ra mắt, không phải khu vực nào cũng sẽ có quyền truy cập ngay lập tức Threads. Theo tờ Bloomberg, một số khu vực nhất định – bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU) sẽ bị loại trừ khi ứng dụng chính thức ra mắt thị trường, giữa lúc Meta tìm cách đáp ứng những quy định về chia sẻ dữ liệu giữa Threads và ứng dụng Instagram của mình.
Trong một thông cáo báo chí, Meta cho biết họ sẽ tiếp tục thêm nhiều tính năng hơn vào Threads để giúp người dùng tiếp tục khám phá các chủ đề và nhà sáng tạo nội dung mà họ quan tâm.
Giới quan sát chỉ ra rằng đây không phải là lần đầu tiên Meta cố gắng bắt chước sản phẩm của đối thủ dưới thương hiệu riêng của mình.
Công ty đã đạt được thành công khi đưa tính năng Reels giống như TikTok và Stories tương tự Snapchat lên Instagram. Nhưng Threads là một nền tảng mới, không phải là một tính năng.
Trước đây, Meta cũng từng thất bại trong những thử nghiệm như vậy. Ứng dụng phát trực tiếp dành cho nhóm người có sức ảnh hưởng tên Super và dịch vụ hẹn hò của Meta đã sớm bị hủy bỏ sau khi không được người dùng đón nhận.
Những lo ngại về hạn chế khu vực và giới hạn tính năng của Threads đã làm nổi bật những thách thức mà Meta phải đối mặt với ứng dụng mới nhất của mình. Tuy nhiên, những phản hồi ban đầu từ người dùng khá tích cực và Threads cũng có nền tảng để tự tin vào khả năng phát triển vượt bậc hơn trong tương lai.
Việc Threads cạnh tranh ra sao trong bối cảnh không ngừng phát triển của các nền tảng mạng xã hội chắc chắn sẽ là một quá trình thu hút nhiều sự chú ý của giới công nghệ toàn cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Không chỉ là mạng xã hội video, TikTok hiện là nguồn cấp tin tức hay nội dung phổ biến nhất cho nhóm người dùng từ 12 đến 15 tuổi.
Theo đó, bỏ qua những yếu tố độc hại của nền tảng, nghiên cứu mới đây cho thấy TikTok đã vượt qua các nền tảng khác như Facebook hay Instagram để trở thành nguồn cấp tin tức phổ biến nhất.
Báo cáo mới nhất của Ofcom (Cơ quan quản lý truyền thông của Anh) về mức tiêu thụ nội dung tin tức (news consumption) ở Vương quốc Anh cho thấy mạng xã hội TikTok là nguồn cung cấp tin tức được sử dụng nhiều nhất trên tất cả các nền tảng dành cho nhóm người dùng thiếu niên từ 12-15 tuổi, tiếp theo là YouTube và Instagram.
Một trong những thứ khiến TikTok trở nên phổ biến và có sức lan truyền cao đó là thuật toán phân phối nội dung trên nền tảng. Thuật toán của TikTok, vốn khác với các mạng xã hội khác như Facebook, tập trung vào việc cá nhân hoá video theo từng sở thích của người dùng, đồng thời chủ động đề xuất các video xu hướng mới mà người dùng có thể thích (dựa trên các tài khoản tương tự).
Nghiên cứu cho thấy rằng đối với trẻ em từ 12-15 tuổi, TikTok hiện là nguồn cấp tin tức được sử dụng nhiều nhất trên tất cả các nền tảng với 28%, tiếp theo là YouTube và Instagram với 25% cho mỗi nền tảng.
Ofcom nhận thấy rằng những người trẻ từ 16 đến 24 tuổi (Gen Z) có khả năng xem tin tức qua mạng xã hội trên điện thoại của họ cao hơn 30% so với Gen X và Gen Y và cũng có nhiều khả năng xem tin tức trực tuyến hơn.
Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi này cũng ít truy cập các trang web tin tức truyền thống hơn (6% so với 26%) khi so sánh với người lớn và có nhiều khả năng truy cập mạng xã hội hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng TikTok với tư cách là một nguồn cấp tin tức đã trở nên phổ biến hơn đối với người lớn, cứ 10 người lớn thì có 1 người sử dụng nó để cập nhật tin tức.
Đối với người lớn, nghiên cứu tiết lộ rằng tin tức truyền hình (TV) là nguồn phổ biến nhất, được sử dụng bởi 70% người trưởng thành ở Vương quốc Anh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng tự xây dựng website Wix (website builder) thông báo ra mắt tính năng Wix AI Site Generator, cho phép người dùng sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để xây dựng website, từ văn bản, hình ảnh đến giao diện.
Với những công nghệ mới nhờ tận dụng sức mạnh của AI, Wix AI Site Generator có thể giúp những người dùng dù không có hiểu biết sâu về công nghệ cũng có thể tự hoàn thiện cho mình một website hoàn chỉnh (và riêng biệt).
Trình tạo website Wix là gì?
Wix, cũng tương tự một số nền tảng khác như WordPress hay Medium, cho phép người dùng tự xây dựng các website hay landing page mà không cần phải có kiến thức về mã (code) hay lập trình chuyên sâu.
Khi sử dụng trình tạo website Wix, người dùng chỉ cần “kéo và thả” và thực hiện một số thao tác đơn giản khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, Wix là một trong những nền tảng giúp tự tạo website (Website Builder) lớn nhất thế giới.
Trình tạo website Wix AI Site Generator có gì mới?
Theo công bố từ Wix, nền tảng tạo website (Wix AI Website Builder) này sẽ tích hợp thêm 4 tính năng AI mới bao gồm:
AI Site Generator (Trình tạo website bằng AI)
AI Assistant (Công cụ trợ lý AI cho doanh nghiệp)
AI Page and Section Creator (Trình tạo các trang và chuyên mục bằng AI)
Object Eraser (Công cụ xóa đối tượng).
1. Wix AI Site Generator (Trình tạo website bằng AI)
AI Site Generator hay Trình tạo website bằng AI là tính năng giúp người dùng tạo một trang web hoàn chỉnh cho mọi loại hình kinh doanh, từ các cửa hàng thương mại điện tử đến nhà hàng, khách sạn v.v.
Sau khi trang web được xây dựng, chủ cửa hàng có thể tùy chỉnh trang web bằng các công cụ AI đã được tích hợp sẵn.
2. Wix AI Assistant (Công cụ trợ lý AI cho doanh nghiệp).
Wix AI Assistant (Công cụ trợ lý AI cho doanh nghiệp) là công cụ giúp chủ doanh nghiệp lên chiến lược hành động dựa trên các dữ liệu thực tế của doanh nghiệp và website.
Theo Wix:
“Wix AI Assistant được sử dụng để quản lý doanh nghiệp, tính năng sẽ đề xuất các cải tiến cho doanh nghiệp đồng thời xây dựng các chiến lược được cá nhân hóa dựa trên xu hướng của website (cách website được sử dụng) và các phân tích có được.”
3. Wix AI Page and Section Creator (Trình tạo các trang và chuyên mục bằng AI).
Khách hàng của Wix hiện cũng có thể tạo các trang (webpage) hoặc một phần của trang web bằng cách mô tả những gì họ cần và công cụ sau đó sẽ làm những thứ còn lại, từ thiết kế giao diện đến xây dựng hình ảnh và hơn thế nữa.
4. Wix Object Eraser (Công cụ xóa đối tượng).
Wix Object Eraser là công cụ xử lý hình ảnh dựa trên AI có thể thay đổi hình ảnh, chẳng hạn như xoá các chủ thể hay đối tượng nhất định từ hình ảnh.
Wix AI Site Generator – Công cụ trí tuệ nhân tạo giúp xây dựng website nhanh và tiện của Wix.
Một trong những điểm nổi bật về các công cụ AI mới của Wix là mức độ hữu ích và toàn diện của chúng.
Ông Avishai Abrahami, CEO của Wix, cho biết:
“Chúng tôi hoàn toàn cam kết mang đến cho người dùng những đổi mới toàn diện nhất, với Wix AI Site Generator, người dùng có thể xây dựng nên một website thế hệ mới với ít nguồn lực nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
Khi AI (trí tuệ nhân tạo) tiếp tục phát triển, chúng tôi sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn nữa để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh của họ, hiệu quả và sáng tạo hơn.”
Wix AI Website Builder for Business – Trình tạo website bằng AI dành cho doanh nghiệp.
Từ lâu, Wix được biết đến là doanh nghiệp vận hành theo mô hình SaaS (Software as a Service) giúp các doanh nghiệp lẫn cá nhân dễ dàng tạo các trang web hấp dẫn mà không cần phải suy nghĩ về yếu tố công nghệ hoặc SEO.
Với trình tạo website được tích hợp AI, Wix đang đưa các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến lên một cấp độ mới, sử dụng AI để phân tích xu hướng người dùng tương tác hay phản ứng với website là một trong số đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để có thể giúp người làm marketing có nhiều thông tin hơn khi xây dựng chiến lược trên YouTube trong 2023, Google vừa chia sẻ một số insights mới.
Khi mọi người thuộc mọi thế hệ, dù là Gen X, Gen Y hay Gen Z hiện đang dành ít thời gian hơn để xem TV và thay vào đó dành nhiều thời gian hơn để trực tuyến (trung bình mỗi người dùng sử dụng từ 2-3h mỗi ngày để trải nghiệm các nền tảng mạng xã hội), các nền tảng xem video như YouTube đang là lựa chọn thay thế hàng đầu.
Người xem đến với YouTube vì nhiều lý do: từ để giải trí, xem video mới từ những nhà sáng tạo nội dung mà họ yêu thích, hay thậm chí là học một cái gì đó mới.
Theo nghiên cứu mới đây từ Google và Carat (Media Agency), người dùng cũng đến với YouTube để theo dõi lại các sự kiện đã phát trước đó, tham khảo các ý kiến phân tích của các chuyên gia và hơn thế nữa.
Đối với người dùng Gen Z (nhóm người dùng đông đảo và tích cực nhất trên mạng xã hội), các nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng này đến với YouTube vì những nhà sáng tạo (Content Creator) mà họ yêu thích.
Như bạn có thể thấy, dù là người dùng đến với YouTube hay bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác vì lý do gì, với tư cách là người làm marketing, khi thấu hiểu đối tượng mục tiêu là gốc rễ của mọi chiến dịch thành công, việc có được các thông tin về cách họ sử dụng nền tảng là vô cùng cần thiết.
Cũng tương tự như một số nền tảng mạng xã hội khác, YouTube cho phép người dùng trở thành trung tâm của các xu hướng văn hoá và truyền thông trên nền tảng.
YouTube mang đến những cơ hội để các thương hiệu hiểu được hành vi, sở thích và xu hướng văn hóa của đối tượng mục tiêu, sau đó sử dụng những hiểu biết này để lập bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey) và tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch ở mọi giai đoạn có trong hành trình mua hàng.
YouTube có sức ảnh hưởng lớn nhất với nhóm người dùng Gen Z, 68% thế hệ này (theo khảo sát của Google) đồng ý rằng các nhà sáng tạo chính là lý do khiến họ tiếp tục quay lại với YouTube.
Là một marketer, điều này có nghĩa là, thay vì chỉ tập trung xuất bản nội dung từ phía thương hiệu, bạn cần kết nối với những nhà sáng tạo hay người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy nhiều hơn nữa các mối liên hệ có ý nghĩa với khách hàng.
Sức mạnh của cộng đồng là chìa khoá.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, yếu tố cộng đồng (bao gồm cả các nhóm cộng đồng nhỏ) luôn mang một ý nghĩa lớn trong việc xây dựng thương hiệu.
Người tiêu dùng giờ đây không chỉ tương tác đơn lẻ với thương hiệu, mà dưới sức ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội, họ cũng coi trọng ý kiến của các cộng đồng người dùng khác, đặc biệt là những cộng đồng mà họ tin tưởng.
Cộng đồng người sáng tạo trên YouTube cũng hoạt động theo cách tương tự, đó chính là cách để các thương hiệu đưa nội dung của mình đến với khách hàng mục tiêu một cách có ý nghĩa nhất.
Lời khuyên cho các thương hiệu là luôn xuất hiện ở những nơi mà khách hàng của mình có mặt và phản ứng lại với họ theo những gì thực sự quan trọng với họ.
Tiếp cận chính xác theo từng ngách cụ thể.
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, mọi người truy cập YouTube để tương tác với các chủ đề mà họ đam mê và tìm kiếm các quan điểm khác nhau.
YouTube không chỉ là nơi để giải trí; người dùng còn sử dụng nó để mở rộng cách họ nhìn nhận thế giới và suy nghĩ về các vấn đề mà họ quan tâm.
Là thương hiệu, thay vì tìm cách tiếp cận họ bằng những thông điệp chung chung và không rõ ràng, hãy xác định các chủ đề chính mà khách hàng thực sự quan tâm và có liên quan đến thương hiệu, sau đó tìm cách đào sâu các chủ đề đó.
Trong bối cảnh mới, bạn cần nhớ rằng, vai trò của bạn không chỉ là bán hàng mà còn tạo ra các cảm xúc và kết nối, những thứ có thể giúp hình thành ý định mua hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google, một trong những công ty dịch vụ Internet lớn nhất thế giới, đang cho hàng nghìn nhân viên làm việc mà không cần kết nối mạng nhằm giảm rủi ro bị tấn công.
Google cho biết chương trình đang được thử nghiệm với 2.500 nhân viên và sẽ tiếp tục mở rộng. Họ sẽ sử dụng máy tính để bàn đã bị vô hiệu hóa Internet, trừ một số công cụ chạy trên web nội bộ hay các dịch vụ thuộc sở hữu của hãng như Google Drive hay Gmail.
Google cũng không cho phép nhân viên chạy các lệnh quản trị máy tính hay cài thêm phần mềm vào máy của mình tại công ty. Nhân viên có quyền từ chối tham gia chương trình trên.
Theo tài liệu nội bộ, chương trình nhằm giảm nguy cơ tấn công mạng do nhân viên của công ty đang trở thành mục tiêu bị hacker nhắm đến. Nếu thiết bị của nhân viên Google bị xâm nhập, kẻ tấn công có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu người dùng cũng như mã cơ sở hạ tầng, dẫn tới sự cố lớn và làm giảm lòng tin từ người dùng.
Người phát ngôn của Google cho biết việc đảm bảo an toàn cho người dùng và các sản phẩm của hãng là ưu tiên hàng đầu. Do đó, hãng thường xuyên tìm cách củng cố hệ thống nội bộ của mình nhằm đối phó với tấn công mạng.
Chương trình được đưa ra giữa bối cảnh các công ty ngày càng phải đối mặt với những cuộc tấn công tinh vi. Tuần trước, Microsoft cho biết tin tặc Trung Quốc đã chiếm được một trong những mã khóa kỹ thuật số của họ, cũng như khai thác lỗ hổng trong mã nguồn xác thực để thực hiện chiến dịch gián điệp mạng. Tuy nhiên, Microsoft chưa xác định bằng cách nào hacker có được mã khóa đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng video trực tuyến Netflix đang xoá bỏ gói đăng ký giá rẻ không có quảng cáo (ad-free) cho những người dùng đăng ký mới tại Mỹ và Anh.
Theo đó, gói cơ bản (Basic) không có hiển thị quảng cáo hiện đã không còn khả dụng cho những người dùng đăng ký mới tại thị trường Mỹ và Anh. Với những người dùng đang sử dụng gói này, họ vẫn có thể tiếp tục sử dụng tài khoản cho đến khi họ chọn chuyển đổi gói hoặc hủy hoàn toàn tài khoản của mình.
Những người đăng ký mới hiện bị giới hạn ở gói tiêu chuẩn có quảng cáo, tiêu chuẩn không có quảng cáo và Premium không có quảng cáo.
Netflix muốn hiển thị nhiều quảng cáo hơn.
Kể từ thời điểm được áp dụng tại Canada, nhiều dự báo đã sớm cho rằng gói giá rẻ không có quảng cáo (ads) sẽ tiếp tục được mở rộng nhiều hơn tại các thị trường khác, giờ đây thì Mỹ và Anh là những thị trường tiếp theo (và sẽ tiếp tục lan rộng sang các thị trường khác).
Theo những thông tin được Netflix phát hành trong báo cáo doanh thu, kể từ khi ra mắt gói có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported) vào tháng 11 năm 2022 tại Canada, Mỹ và một số quốc gia khác, số người đăng ký và doanh thu của Netflix đã tăng lên.
Điều này cũng có nghĩa là Netflix sẽ muốn hiển thị nhiều quảng cáo hơn nữa, hơn là thúc đẩy người dùng đăng ký gói giá rẻ không có quảng cáo.
Cùng với hành động mới đây là xoá bỏ việc chia sẻ mật khẩu, các nhà phân tích cho rằng tình hình kinh doanh của Netflix sẽ trở nên khả quan hơn trong thời gian tới (sau một khoảng thời gian khá dài bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và suy thoái kinh tế).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây, VinFast, đơn vị sản xuất xe điện của Việt Nam sẽ bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy tại Mỹ vào tuần tới.
Nhà sản xuất ô tô điện Việt Nam VinFast cho biết doanh nghiệp này sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất xe điện trị giá 4 tỷ USD ở Bắc Carolina, Mỹ vào tuần tới, đây được xem là nỗ lực mở rộng của VinFast tại thị trường Mỹ.
Là công ty con của Tập đoàn Vingroup, VinFast bắt đầu hoạt động vào năm 2019 và sau đó cũng đã từng công bố kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ vào năm ngoái. VinFast nhắm mục tiêu bắt đầu sản xuất vào năm 2025, muộn hơn một năm so với kế hoạch ban đầu.
Theo Bà Thủy Lê, Giám đốc VinFast Auto, cho biết: “Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ là nhà cung cấp xe điện chính của VinFast cho thị trường Bắc Mỹ.”
Giai đoạn đầu tiên của dự án bao gồm khoản đầu tư trị giá 2 tỷ USD vào một nhà máy có khả năng sản xuất khoảng 150.000 xe mỗi năm.
VinFast là một trong số các công ty khởi nghiệp trong ngành ô tô điện hiện đang đấu tranh để duy trì chỗ đứng trước những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường như Tesla của Mỹ và BYD của Trung Quốc.
VinFast đã từng nộp đơn chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ với hy vọng tìm kiếm nguồn vốn cho nhà máy ở Bắc Carolina, tuy nhiên không lâu sau đó, vào tháng 5, doanh nghiệp này đã thay đổi chiến lược khi tìm cách phát hành cổ phiếu thông qua việc sáp nhập với đơn vị chuyên mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC) có tên là Black Spade Acquisition Co.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta vừa kết hợp với Microsoft giới thiệu Llama 2, mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) mới với nhiều khả năng hơn so với mô hình Llama (Large Language Model Meta AI) cũ, vậy Llama 2 là gì và có gì mới so với các thế hệ trước đó.
Theo đó, khi các mô hình AI tổng quát (Generative AI) không ngừng phát triển, Meta vừa kết hợp với Microsoft cho ra mắt Llama 2, một mô hình AI thế hệ mới với nhiều năng lực mới hơn so với phiên bản tiền nhiệm trước đó là Llama.
Llama 2 là gì? Mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) Llama 2 của Meta có gì mới?
LLama là từ viết tắt của Large Language Model Meta AI, có nghĩa là mô hình ngôn ngữ lớn do Meta AI thuộc Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram, WhatsApp, Threads…phát triển) phát triển. Llama 2 là phiên bản mới nhất của Llama.
Theo giới thiệu từ chính Meta, Llama 2 là mô hình AI thế hệ mới được đào tạo dựa trên sự kết hợp của các dữ liệu có sẵn công khai, Meta tuyên bố rằng hiệu suất của Llama 2 hiện mạnh hơn đáng kể so với thế hệ Llama trước đó.
Llama 2 là thế hệ tiếp theo của Llama — một tập hợp các mô hình AI có thể được sử dụng để tạo văn bản (text) hay các đoạn mã (code) khi chúng nhận được cái gọi là “lời nhắc” (hoạt động tương tự như cách người dùng nhập các từ khoá vào thanh tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm).
Trái ngược với các mô hình AI khác hiện có, mô hình AI Llama 2 của Meta sẽ được cung cấp miễn phí cho hoạt động nghiên cứu và sử dụng cho mục đích thương mại, điều này có nghĩa là thay vì chỉ được sử dụng riêng cho Meta, các cá nhân và tổ chức khác đều có quyền truy cập vào Llama 2 để vừa sử dụng, nghiên cứu lẫn phát triển (mã nguồn mở).
Ngoài ra, nhờ vào mối quan hệ đối tác với Microsoft, Meta cho biết Llama 2 cũng được tối ưu hóa cho Windows, điện thoại thông minh và PC thông qua hệ thống chip Snapdragon của gã khổng lồ Qualcomm. (Qualcomm cho biết nền tảng sẽ đưa Llama 2 lên các thiết bị chạy bằng chip Snapdragon vào năm 2024.)
Sự khác biệt giữa mô hình AI mới Llama 2 và mô hình tiền nhiệm Llama.
Theo sách trắng (whitepaper) được Meta công bố, Llama 2 có hai phiên bản là Llama 2 và Llama 2-Chat, trong đó Llama 2-Chat được tối ưu cho các cuộc trò chuyện hai chiều. Llama 2 và Llama 2-Chat cũng được chia nhỏ thành các phiên bản có độ phức tạp khác nhau gồm 7 tỷ tham số, 13 tỷ tham số và 70 tỷ tham số.
(“Tham số” được Meta định nghĩa là các phần của mô hình được học từ dữ liệu được sử dụng để huấn luyện. Tham số cũng được sử dụng để xác định kỹ năng giải quyết vấn đề của mô hình mà trong trường hợp này là tạo văn bản.)
Llama 2 hiện đã được đào tạo trên 2 triệu mã thông báo (tokens), trong đó “mã thông báo” đại diện cho văn bản thô — ví dụ: “fan”, “tas” và “tic” cho từ văn bản “fantastic”, con số này cao gần gấp đôi so với thế hệ Llama cũ. Theo Meta, mô hình AI càng có nhiều mã thông báo, thì càng hoạt động hiệu quả.
So sánh với các mô hình khác trên thị trường, hiện mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hàng đầu của Google là PaLM 2, được báo cáo là đã được đào tạo trên 3.6 triệu mã thông báo hay GPT-4 (được sử dụng trong ChatGPT của OpenAI) cũng được đào tạo trên hàng triệu mã thông báo).
Mặc dù Meta không tiết lộ các nguồn cụ thể của những dữ liệu được sử dụng để đào tạo mô hình, tuy nhiên nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng dữ liệu đó chủ yếu là từ hệ thống web mở (Open Web) và bằng tiếng Anh.
Liên quan đến các nguồn dữ liệu mà các mô hình AI sử dụng để đào tạo hệ thống, hiện có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc bảo vệ bản quyền, cho rằng các chatbot AI như ChatGPT đang đánh cắp dữ liệu (sách, báo, nội dung từ trang web…) mà chưa có sự cho phép của các bên sở hữu.
Các thông tin do mô hình AI Llama 2 của Meta cung cấp có chính xác không?
Theo thừa nhận của chính Meta, Llama 2 về cơ bản cũng giống như tất cả các mô hình AI tổng quát khác, tức vẫn có những sai lệch nhất định do sự bất cân bằng và thiếu chính xác của các nội dung đầu vào (dữ liệu được sử dụng để đào tạo AI).
Tuy nhiên, thông qua mối quan hệ đối tác với Microsoft, Llama 2 đang sử dụng Azure AI Content Safety, một tính năng được thiết kế để phát hiện các nội dung “không phù hợp” trên các hình ảnh và văn bản do AI (Artificial intelligence) tạo ra, đây chính là chìa khoá giúp Llama 2 giảm thiểu các nội dung sai lệch và độc hại.
Meta cũng nhấn mạnh trong sách trắng rằng người dùng Llama 2 phải tuân thủ các điều khoản của Meta, trong đó phải chấp nhận các nguyên tắc liên quan đến “sự phát triển an toàn” của Llama 2.
Meta cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc chia sẻ công khai các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ giúp cho các hệ thống AI tổng quát trở nên an toàn và hữu ích hơn. Chúng tôi mong muốn được xem Llama 2 chính là kết quả của những gì mà thế giới phát triển được.”
Mặc dù vậy, các mô hình mã nguồn mở (open source models) hiện vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro nhất định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với nhiều doanh nghiệp, khi xây dựng các tập chân dung khách hàng tiềm năng, đa phần vì quá tập trung vào các yếu tố như độ tuổi, sở thích hay khu vực mà quên đi một thành phần rất quan trọng khác đó là tính cấp thiết của nhu cầu.
Để có thể giúp người làm marketing hay doanh nghiệp có những kiến thức cơ bản về chủ đề này, bài viết sẽ phân tích quy trình phân khúc khách hàng dựa trên các loại nhu cầu, đồng thời đưa ra những gợi ý để xây dựng chiến lược bán hàng dựa trên dữ liệu này.
Về tổng thể, trong khi phần lớn marketer hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều tin rằng họ hoàn toàn hiểu khách hàng mục tiêu của họ. Để xây dựng sự hiểu biết hay có được cái gọi là insights của khách hàng, họ đã đầu tư không ít thời gian để xây dựng “chân dung khách hàng”, chân dung khách hàng là bản mô tả rất chi tiết về khách hàng với các thông số như tuổi, trình độ học vấn, sở thích hay đơn giản là khu vực sinh sống.
Mặc dù những đặc điểm này là rất quan trọng, nhưng người làm marketing nói chung lại bỏ qua một đặc điểm quan trọng không kém khác (và trong nhiều trường hợp là quan trọng nhất): tính cấp thiết của nhu cầu (nhu cầu cấp bách).
4 phân khúc chính của nhu cầu (Demand Segments).
Để xây dựng chiến lược marketing và bán hàng dựa trên loại nhu cầu này, doanh nghiệp hay marketer phải phân khúc khách hàng tiềm năng thành 4 phân khúc (Segment) chính:
Nhu cầu cấp bách (Thiết yếu). Khách hàng nhận ra rằng họ muốn sử dụng sản phẩm hay dịch vụ ngay lập tức.
Nhu cầu không khẩn cấp. Khách hàng nhận ra nhu cầu, nhưng đó không phải là nhu cầu ưu tiên (ít nhất là vào thời điểm hiện tại).
Nhu cầu hiện đã được áp ứng nhưng có thể muốn thay đổi. Khách hàng tin rằng họ đã có một giải pháp phù hợp có thể giải quyết nhu cầu (cũ) của họ tuy nhiên họ cũng nhận ra rằng đó có thể không phải là một giải pháp tối ưu nhất (về lâu dài).
Không có nhu cầu. Khách hàng chỉ đơn giản là không có nhu cầu với các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và cũng không mong đợi nhu cầu đó sớm nảy sinh.
Trong khi việc tập trung vào nhu cầu khách hàng hay nhu cầu cấp bách nghe tưởng chừng như là điều hiển nhiên, không ít các doanh nghiệp vẫn chưa thể hiểu và ứng dụng nó một cách bài bản.
Dưới đây là quy trình mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
Xác định khách hàng mới.
Để tìm kiếm hay xác định các tập khách hàng tiềm năng (Lead) mới ngoài tập khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, ngoài cách làm truyền thống là marketer có thể sử dụng các nội dung quảng cáo cung cấp các giải pháp gắn liền với các nhu cầu cụ thể.
Có vô số các nguồn dữ liệu khác có thể được khai thác để xác định tập khách hàng mới dựa trên các nhu cầu mang tính cấp bách.
Ví dụ: nếu một doanh nghiệp bán các giải pháp quản lý hàng tồn kho, thì nguồn dữ liệu có giá trị có thể là dữ liệu sáp nhập và mua lại trong ngành sản xuất, dữ liệu này có thể cho thấy các doanh nghiệp hiện đang có nhu cầu cấp thiết trong việc phải thay đổi hoặc hợp nhất các hệ thống chẳng hạn như hệ thống quản lý hàng tồn kho.
Nếu một doanh nghiệp bán các giải pháp quản lý chất lượng, nguồn dữ liệu có giá trị có thể là các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng hay rắc rối vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kém trên mạng xã hội.
Theo cách tư duy tương tự, doanh nghiệp sẽ tìm thấy vô số các tập khách hàng mới chất lượng.
Thu thập những thông tin hay dữ liệu cần thiết.
Với tư cách là người làm marketing chuyên nghiệp, để xác định nhu cầu cấp bách thực sự của khách hàng, điều này đòi hỏi bạn phải nhìn xa hơn những thông tin cơ bản như độ tuổi, sở thích cá nhân hay khu vực sinh sống.
Bạn cần phải tiếp cận để nói chuyện với khách hàng, bao gồm những khách hàng đã sử dụng sản phẩm và những khách hàng tiềm năng mới.
Mục đích chính của quá trình này là đặt ra những câu hỏi để xác định các tham số khách hàng mục tiêu mới, thứ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cấp bách của họ:
Dưới đây là một số tham số bạn có thể tham khảo:
Sự thất vọng. Mức độ cấp thiết của nhu cầu phải giải quyết những bức xúc hay sự thất vọng đó ra sao? Sự thất vọng nào mà nếu được giải quyết thì khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng nhất sẽ trở thành khách hàng.
Mục tiêu. Mục tiêu của khách hàng có rõ ràng và nhất quán không, có thể đo lường được không? Gần đây mục tiêu đó có thay đổi gì không?
Rào cản. Điều gì khiến khách hàng không đạt được mục tiêu của họ? Mức độ ảnh hưởng của những rào cản này là gì?
Đánh giá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp dựa trên các loại hay cấp độ nhu cầu của khách hàng.
Một khi doanh nghiệp đã coi việc tiếp cận khách hàng từ khía cạnh nhu cầu là chiến lược, doanh nghiệp cần tìm cách trả lời các câu hỏi gắn liền với cơ hội và khả năng đáp ứng của từng cấp độ nhu cầu. Những dữ liệu có được sẽ quyết định đến chiến lược bán hàng và marketing, mức độ đầu tư và cả hoạt động phân bổ nguồn lực.
Cấp độ 1. Nhu cầu cấp bách.
Các câu hỏi có thể là:
Làm thế nào doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh nhất có thể (ít nhất là nhanh hơn đối thủ)? Làm thế nào có thể phục vụ họ một cách tốt nhất? Cơ hội thị trường có đủ lớn để chỉ tập trung vào những tập khách hàng tiềm năng này hay không?
Với mức độ khẩn cấp của khách hàng, làm thế nào doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm của mình để tối ưu hóa lợi nhuận mà không làm tổn hại đến các mối quan hệ hiện có?
Cấp độ 2. Nhu cầu không khẩn cấp.
Các câu hỏi có thể là:
Doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng rằng nhu cầu của họ thực sự cấp bách hơn những gì họ đang nghĩ hay không? Làm thế nào để doanh nghiệp giữ liên lạc với khách hàng một cách hiệu quả để doanh nghiệp luôn là Top of Mind khi họ nhận thấy rằng nhu cầu của họ đã trở nên cấp bách hơn trước?
Cấp độ 3. Nhu cầu hiện đã được đáp ứng (nhưng có thể muốn thay đổi).
Các câu hỏi có thể là:
Doanh nghiệp có nên bỏ qua tập khách hàng này hay không? Nếu vậy, khi nào và bằng cách nào doanh nghiệp cần tiếp cận lại họ để xem nhu cầu (cũ) của họ đã thay đổi hay chưa hay liệu có cần một giải pháp mới khác tối ưu hơn hay không?
Và nếu điều nảy xảy ra, cách tiếp cận tốt nhất để khiến khách hàng phải xem xét và đánh giá lại tình hình hiện tại của họ và nhận ra nhu cầu (mới) thực sự cũng như tính cấp bách của họ là gì?
Cấp độ 4. Không có nhu cầu.
Các câu hỏi có thể là:
Có bất cứ nhu cầu nào khác mà doanh nghiệp có thể giúp họ giải quyết hay không — hoặc cũng có thể giải quyết bằng một sản phẩm (mới) khác? Doanh nghiệp có nên tiếp tục tương tác và thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng này hay không?
Về bản chất, những khách hàng lý tưởng là những người hiểu rõ và nhận ra rằng họ có nhu cầu cấp thiết đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu cơ hội đó không đủ để đáp ứng mục tiêu doanh số bán hàng của doanh nghiệp thì có thể đã đến lúc doanh nghiệp cần mở rộng nỗ lực tới các cấp độ khác của nhu cầu (chuyển đổi cấp độ).
Tối ưu thông điệp bán hàng.
Một khi đã xác định và thấu hiểu các loại hay cấp độ nhu cầu khác nhau của khách hàng, bạn cũng cần phải tối ưu lại thông điệp bán hàng — nó không chỉ là cách đội nhóm marketing sử dụng ngôn ngữ trong các chiến dịch truyền thông mà cũng chính là ngôn ngữ mà đội nhóm bán hàng sử dụng khi tương tác với khách hàng.
Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào độ lớn của tập khách hàng lý tưởng (khách hàng có nhu cầu cấp bách) mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đẩy mạnh các thông điệp thể hiện tính cấp thiết của sản phẩm và dịch vụ gắn liền với nhu cầu cấp bách của khách hàng.
Các nhân viên bán hàng cũng cần học cách đọc và phản ứng với từng cấp độ nhu cầu khác nhau của khách hàng tiềm năng và điều chỉnh ngôn ngữ của họ một cách thích hợp.
Bằng cách tăng thêm tính cấp thiết trong nhu cầu khi tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp có thể có nhiều cách hơn để phân biệt các sản phẩm và dịch vụ của mình với đối thủ.
Đặc biệt trong những thời điểm kinh tế khó khăn, khi người tiêu dùng sẽ tìm cách thắt chặt chi tiêu, việc khai thác tính cấp thiết trong nhu cầu còn trở nên quan trọng hơn khi nó là yếu tố chính để khách hàng ra quyết định mua hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hiện thế khó của cả Tiki và Sendo là nguồn lực tài chính và khả năng gia tăng thị phần. Điểm cốt lõi của 2 sàn này là đều tập trung vào người dùng cuối – thị trường vốn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các tay chơi ngoại.
Theo báo cáo mới đây của Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) toàn khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 đã cán mốc 99,5 tỷ USD, với sự đóng góp chính từ thị trường thương mại điện tử Indonesia (chiếm hơn 52% GMV).
Xét chung toàn khu vực, Shopee của SEA Group và Lazada của Alibaba vẫn là 2 cái tên thống trị thị trường thương mại điện tử. Trong năm 2022, Shopee đạt tới 47,9 tỷ USD GMV, gấp đôi đơn vị thứ 2 là Lazada với 20,1 tỷ USD GMV.
Ngoài Shopee và Lazada, Tokopedia của Tập đoàn GoTo cũng đang bám đuổi rất sát với GMV đạt hơn 18 tỷ USD trong năm 2022.
Đáng chú ý, “tay chơi mới” trên thị trường là TikTok Shop được Momentum Works dự báo sẽ sớm chiếm thị phần lớn trong khu vực, nhất là khi nền tảng TikTok chiếm ưu thế trong lĩnh vực mạng xã hội và video ngắn.
Tại Việt Nam, bức tranh thị trường thương mại điện tử không có nhiều khác biệt so với khu vực. Trong khi các sàn ngoại là Shopee và Lazada vẫn vững vàng ở ngôi đầu, thì các công ty trong nước như Tiki và Sendo đang dần đánh mất thị phần.
Cụ thể, theo ước tính của Momentum Works, Tiki và Sendo hiện chỉ chiếm lần lượt 6% và 4%. Điều này trái ngược hoàn toàn so với những thống kê của iPrice Group trong năm 2021, khi lượng truy cập vào sàn Tiki vẫn bám sát Lazada với gần 18 triệu lượt truy cập.
Có giả thuyết cho rằng, cánh cửa đang dần “khép lại” với Tiki và Sendo tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Với việc duy trì được lượng truy cập lớn từ người dùng, nhưng không tạo ra doanh thu khiến các doanh nghiệp này ngày càng đánh mất thị phần (market share) vào tay đối thủ ngoại.
Thực tế, tình hình của các sàn thương mại điện tử nội như Tiki cũng không mấy khả qua. Trong báo cáo của VNG – đơn vị từng đầu tư vào Tiki ghi nhận, giá trị đầu tư của VNG vào Tiki Global đã về 0 tính đến cuối năm 2022.
Trong khi đó, đại diện Sendo từng tiết lộ, nếu chỉ tính vận hành thuần túy, sàn này đã có lãi. Khác với các đối thủ, chiến lược của Sendo từ trước đến nay là tập trung vào khách hàng ở tất cả vùng miền chứ không chỉ thành phố lớn.
Hiện thế khó của cả Tiki và Sendo là nguồn lực tài chính và khả năng gia tăng thị phần. Điểm cốt lõi của 2 sàn này là đều tập trung vào người dùng cuối – thị trường vốn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các tay chơi ngoại.
Một mô hình có thể “xoay chuyển” cục diện này, chính là thương mại điện tử B2B. Không giống như B2C, người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn. Giá trị đơn hàng trung bình của giao dịch B2B theo tính toán của Forrester rơi vào khoảng 491 USD, so sánh với mức khá bé 147 USD của mô hình B2C.
Trong khi giao dịch B2C có rủi ro huỷ đơn hàng lớn, thì người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của thương mại điện tử khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.
Mặc dù thị trường e-B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới 150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, các giải pháp hậu cần kỹ thuật số và đô thị được triển khai bởi những doanh nghiệp e-B2B đã mang lại một bước ngoặt đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị.
Điển hình như VinShop đang trở thành điểm sáng của thị trường B2B, đánh dấu bước chuyển mình của hàng vạn cửa hàng tạp hóa. Telio – nền tảng thương mại điện tử B2B được VNG đầu tư tới 22,5 triệu USD đã mở rộng tại 26 tỉnh, thành trên khắp cả nước.
Một ứng cử viên khác là startup Kilo được thành lập vào năm 2020 đã huy động thành công 5 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A. Trong ngành F&B, Losupply – một dịch vụ mới của Loship cũng hướng tới mảng TMĐT B2B trong việc giao nguyên vật liệu sỉ cho các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng kinh doanh ăn uống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều nội dung mới được bổ sung tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP, đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến.
Tại tờ trình dự thảo Nghị định trình Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết ngày 7/7/2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 5032/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tưởng Trần Lưu Quang, yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế bảo đảm chất lượng, theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Thủ tướng trong tháng 10/2023.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế dựa trên dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung đã trình Chính phủ và bổ sung thêm một số nội dung mới để phù hợp với thực tiễn quản lý, không phát sinh thêm chính sách mới.
Các nội dung mới được bổ sung vẫn thuộc 06 chính sách đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 193/NQ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ (theo trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
XÁC THỰC TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG MẠNG XÃ HỘI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Nội dung đầu tiên được đề xuất bổ sung trong dự thảo nghị định thay thế là bổ sung quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam.
Tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng đã có quy định các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm “Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số” và “cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”.
Tuy nhiên, do chưa có quy định hướng dẫn Luật An ninh mạng về nội dung này nên các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội trong và ngoài nước chưa thể triển khai quy định này.
Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng cần thiết phải bổ sung quy định mạng xã hội trong nước và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam phải xác thực tài khoản người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam khi đăng ký thiết lập tài khoản mạng xã hội.
Quy định này có tính khả thi khi hiện nay đa phần các mạng xã hội trong và ngoài nước đều đã yêu cầu xác thực bằng số điện thoại người dùng. Việc bổ sung quy định này sẽ cụ thể hóa hình thức này và tạo sự đồng bộ trong việc xác thực người dùng đối với cả mạng xã hội trong và ngoài nước.
Cũng liên quan đến người dùng Internet, dự thảo bổ sung quy định khóa tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung.
Cơ quan soạn thảo cho biết, bên cạnh việc bổ sung quy định tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, thì việc đề xuất bổ sung thêm quy định yêu cầu các mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.
Quy định này sẽ giúp giải quyết cơ bản nguồn vi phạm, cũng như giảm thời gian và nguồn lực của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chặn gỡ từng nội dung vi phạm như hiện nay.
Bên cạnh đó là bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Đây là biện pháp xử lý nhanh với những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ internet để cung cấp nội dung chống phá Đảng và Nhà nước trên môi trường mạng, nhất là sử dụng dịch vụ livestream trên các mạng xã hội.
Theo đó, dự thảo bổ sung quy định yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định yêu cầu mạng xã hội trong nước và mạng xã hội xuyên biên giới phải cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung trên nền tảng mạng xã hội của mình theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông để tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên không gian mạng.
ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ GAME ONLINE
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết ngày 26/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1994/QĐ-TTg Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2020-2025, trong đó có phương án bãi bỏ toàn bộ thủ tục hành chính về cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng và cấp chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng.
Vì vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ trình Chính phủ tại Tờ trình số 119/TTr-BTTTT ngày 29/12/2021, cơ quan soạn thảo đã thực hiện việc bỏ các điều kiện về kỹ thuật, thủ tục liên quan đến cấp giấy phép G1, cấp giấy chứng nhận G2, G3, G4 và chỉ giữ lại thủ tục cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 (đối với từng game) nhưng có điều chỉnh tên của thủ tục thành giấy phép phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng đối với từng game; cấp giấy xác nhận thông báo đối với G2, G3, G4 nhưng có điều chỉnh tên của thủ tục thành giấy chứng nhận đăng ký phát hành G2, G3, G4, đồng thời có bổ sung các điều kiện về kỹ thuật trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phát hành game G1 và cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành G2, G3, G4.
Tuy nhiên, qua rà soát thực tế, cơ quan soạn thảo nhận thấy mặc dù dự thảo Nghị định đã cắt bỏ, không quy định các điều kiện, thủ tục liên quan đến cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 và Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2,G3, G4 trên mạng nhưng lại gộp các điều kiện này vào hồ sơ cấp Giấy phép phát hành đối với từng game tại dự thảo Nghị định.
Điều này sẽ khiến doanh nghiệp phải kê khai lặp đi lặp lại về các điều kiện về tài chính, nhân sự, kỹ thuật, hệ thống thanh toán phục vụ việc phát hành game, trong khi đó đối với các quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp chỉ phải khai báo 01 lần.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng như vậy, vô hình chung sẽ lại tăng thêm điều kiện, làm phát sinh thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tiếp tục duy trì hai loại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, gồm: Giấy phép/Giấy chứng nhận cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng G1/G2,G3, G4 (giúp cơ quan quản lý tiền kiểm điều kiện hạ tầng, kỹ thuật của doanh nghiệp) và Quyết định/Giấy xác nhận phát hành cho trò chơi G1/G2,G3,G4 để thẩm định, kiểm ra nội dung, kịch bản của trò chơi trước khi phát hành ra thị trường (sau khi doanh nghiệp đã có giấy phép/giấy chứng nhận) sẽ phù hợp hơn với thực tế quản lý hiện nay.
Do đó, cơ quan soạn thảo đề xuất vẫn giữ nguyên quy định cấp 02 loại Giấy phép như hiện nay, nhưng có chỉnh sửa, loại bỏ một số điều kiện để vẫn đảm bảo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định số 1994/QĐ-TTg.
Đồng thời, bổ sung quy định về phân cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương thực hiện các thủ tục hành chính về cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng và Giấy xác nhận phát hành cho trò chơi G2, G3, G4 trên mạng để tăng cường và nâng cao vai trò quản lý của địa phương đối với lĩnh vực này.
Liên quan đến lĩnh vực trò chơi trực tuyến, dự thảo bổ sung quy định không cấp phép cho dòng game bài giải trí. Cụ thể là không cấp phép đối với trò chơi điện tử trên mạng có nội dung, kịch bản mô phỏng các trò chơi có thưởng trong các cơ sở kinh doanh casino, các trò chơi sử dụng hình ảnh lá bài vào dự thảo Nghị định thay thế.
MẠNG XÃ HỘI CÓ GIẤY PHÉP MỚI ĐƯỢC CUNG CẤP DỊCH VỤ LIVESTREAM
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hiện nay, trên các mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam xuất hiện tính năng “livestream” là tính năng cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực.
Thực tế cho thấy đây là hình thức thông tin tác động, ảnh hưởng nhanh tới xã hội, cơ quan soạn thảo nhận thấy cần phải bổ sung quy định để quản lý tính năng này, bao gồm:
Thứ nhất, chỉ các mạng xã hội có Giấy phép mạng xã hội (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream);
Thứ hai, các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng mạng xã hội, và đảm bảo quy định được thực hiện công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Theo đó, (1), mạng xã hội phải công khai mô tả quy trình, phương thức phân phối nội dung trên nền tảng của mình để người dùng được biết và cân nhắc sử dụng (đây là một trong những tính năng của sản phẩm, các mạng xã hội cần phải minh bạch hóa tính năng sản phẩm khi cung cấp đến người dùng); (2), mạng xã hội (Social Network) phải có bộ phận tiếp nhận, xử lý các khiếu nại của người dùng; (3), bổ sung quy định bảo vệ trẻ em khi sử dụng mạng xã hội.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tham gia quản lý không gian mạng.
Đồng thời không quy định nội dung liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP để chuyển sang dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) và Nghị định mới hướng dẫn Luật Viễn thông.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta đang tăng cường sức mạnh của video trên Facebook, tập trung nội dung vào một tab Video mới, đồng thời đẩy mạnh việc tích hợp với Instagram Reels để thúc đẩy phạm vi tiếp cận.
Theo một cập nhật mới đây, Meta cho biết sẽ tập trung phát triển nhiều hơn nữa năng lực video trên Facebook, cho phép người dùng xem và tương tác với video một cách dễ dàng hơn.
“Cho dù là đăng video cho bạn bè và gia đình xem, hay cố gắng tiếp cận những người có cùng sở thích, các công cụ chỉnh sửa video mới của Facebook sẽ giúp mọi người thể hiện bản thân theo những cách mới thông qua Reels hoặc video dạng dài.”
Công cụ chỉnh sửa video được nâng cấp.
Các bản cập nhật mới nhất cho Reels bao gồm các tính năng chỉnh sửa mới cho phép người dùng kết hợp âm thanh, nhạc và văn bản một cách liền mạch để tạo ra các video hấp dẫn.
Giờ đây, người dùng có thể biến hoá các video bằng cách tăng tốc, đảo ngược hoặc hoán đổi chúng. Ngoài ra tính năng sử dụng âm thanh cũng đã được cải tiến, cho phép người dùng kết hợp các bài hát, ghi lại giọng nói và thậm chí là giảm những tiếng ồn không mong muốn xung quanh.
Một tab video chuyên dụng.
Facebook về cơ bản là đang thay đổi cách người dùng tìm và tương tác với video trên nền tảng của mình. Tab xem video Facebook Watch sẽ được đổi tên thành tab Video.
Tab này sẽ kết hợp tất cả các nội dung video trên Facebook vào một nơi, bao gồm cả từ Reel, video dài và luồng phát trực tiếp (live streams).
Mục tiêu của Meta là tạo ra một điểm đến tập trung duy nhất để người dùng có thể khám phá và xem các định dạng video khác nhau có sẵn trên Facebook.
Meta giải thích:
“Tab Video sẽ quen thuộc hơn là Watch – bạn có thể cuộn theo chiều dọc để xem tất cả các video được cá nhân hoá – nhưng bạn cũng sẽ có các phần cuộn ngang vốn được sử dụng để làm nổi bật các Reels được đề xuất, vì vậy bạn có thể nhanh chóng chuyển sang xem Reels bất cứ lúc nào”.
Khám phá các video thịnh hành.
Meta cũng đang tung ra phiên bản cập nhật cho tính năng Khám phá (Explore) dành cho video.
Phiên bản mới sẽ kết hợp các video do người dùng chọn với các video phổ biến do thuật toán đề xuất dựa trên sở thích của người dùng.
Mục tiêu là giúp mọi người dễ dàng khám phá các video và chủ đề mới mà họ có thể thích xem.
Tích hợp Instagram Reels.
Cuối cùng, Meta cũng đang tăng cường việc tích hợp giữa Instagram Reels và Facebook.
Giờ đây, người dùng có thể xem và tương tác trực tiếp với nội dung Instagram Reels ngay trên Facebook mà không cần chuyển đổi giữa các ứng dụng.
Mục tiêu là giúp những nhà sáng tạo nội dung trên Instagram tiếp cận được nhiều người hơn bằng cách hiển thị Reels của họ trên Facebook.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển nhiều công cụ hơn nữa cho nhà sáng tạo để họ có thể thể hiện bản thân, phát triển đối tượng người xem và gia tăng thu thập. Cùng với đó, chúng tôi cũng thúc đẩy yếu tố cá nhân hóa để người dùng có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trải nghiệm của họ trên ứng dụng.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Grab và GoTo là những công ty khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á trước khi niêm yết cổ phiếu, lấy cảm hứng từ WeChat của Tencent, siêu ứng dụng Trung Quốc phổ biến nhất thế giới, với hơn một tỷ người dùng.
Thu hẹp tham vọng.
Grab, có trụ sở tại Singapore và GoTo của Indonesia đã dành phần lớn thời gian trong thập niên qua để tích hợp các dịch vụ tiêu dùng từ gọi xe đến giao đồ ăn vào một ứng dụng duy nhất hay còn gọi là siêu ứng dụng. Giới đầu tư toàn cầu đã hào hứng bơm tiền hai công ty này khi đặt cược vào triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của siêu ứng dụng.
Hai công ty này kỳ vọng, nhờ lực lượng người dùng trẻ và am hiểu công nghệ ở Đông Nam Á cũng như nhu cầu giao dịch trên không gian trực tuyến trỗi dậy từ đại dịch Covid-19, Grab và GoTo có thể tái tạo thành công của các siêu ứng dụng ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong 12 tháng qua, Grab, có cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq ở Mỹ và GoTo, niêm yết tại Jakarta buộc phải giảm tham vọng siêu ứng dụng thông qua động thái sa thải hàng ngàn việc làm và giảm hoạt động của các đơn vị kinh doanh không cốt lõi. Giá cổ phiếu của hai công ty này đang ở mức thấp hơn 60% so với giá lúc mới niêm yết.
Các nhà phân tích cho biết, kỷ nguyên huy động vốn giá rẻ đã chấm dứt khi lãi suất liên tục tăng trên toàn cầu, buộc các công ty công nghệ dựa vào tốc độ “đốt tiền” để mở rộng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng phải dừng lại và kiểm tra xem liệu mô hình kinh doanh của họ có mang lại lợi nhuận và bền vững hay không.
“Covid-19 đã mang lại cho GoTo và Grab sự tăng trưởng phi thường. Các công ty này vẫn duy trì mô hình siêu ứng dụng nhưng đã phải cắt giảm quy mô đáng kể. Họ không thể vung tiền chi tiêu quá tay như trước đây mà cần kiếm được lợi nhuận”, Angus Mackintosh, người sáng lập CrossASEAN Research nói.
Grab và GoTo là những công ty khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á trước khi niêm yết cổ phiếu, lấy cảm hứng từ WeChat của Tencent, siêu ứng dụng Trung Quốc phổ biến nhất thế giới, với hơn một tỷ người dùng.
Với WeChat, người dùng có thể nhắn tin, thanh toán trực tuyến, mua sắm thương mại điện tử, hội họp video, chơi game điện tử, chia sẻ ảnh và thực hiện một loạt chức năng khác.
Thành công của WeChat đã tạo ra một cuộc cách mạng siêu ứng dụng trong khu vực từ Hàn Quốc đến Indonesia, nơi người tiêu dùng trực tuyến đột nhiên có thể tiếp cận các dịch vụ mà trước đây không thể có, bao gồm cả dịch vụ tín dụng vi mô.
SoftBank, KKR, Temasek, Warburg Pincus, Microsoft, Google và Tencent nằm trong số những nhà đầu tư lớn đã rót tiền hỗ trợ GoTo và Grab.
Các kỳ vọng lên đến đỉnh điểm trong thương vụ niêm yết cổ phiếu bom tấn của Grab thông qua vụ sáp nhập kỷ có giá trị kỷ lục giá 40 tỉ đô la với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt ở New York hồi năm 2021.
Hãng gọi xe Gojek và tập đoàn thương mại điện tử Tokopedia ở Indonesia cũng sáp nhập để về chung một mái nhà với tên gọi GoTo. Năm, 2022, GoTo niêm yết ở Jakarta với mức định giá 32 tỉ đô la.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Giờ đây, mô hình siêu ứng dụng, vốn dựa vào nỗ lực thu hút khách hàng bằng các ưu đãi tốn kém như giao hàng miễn phí, giảm giá và quà tặng để chiếm lĩnh thị trường từ Thái Lan đến Philippines, đang phải đối mặt với sự điều chỉnh khắc nghiệt.
Ngoài việc sa thải 11% lực lượng lao động, tương đương hơn 1.000 người, vào tháng trước, Grab cũng cắt giảm hoạt động kinh doanh của dịch vụ nhà bếp đám mây (GrabKitchen), giảm trợ cấp trong các lĩnh vực như giao đồ ăn và dành ít thời gian hơn cho tham vọng mở rộng sang các mảng kinh doanh khác như sự giải trí.
Người sáng lập Grab, Anthony Tan, cho biết quyết định cắt giảm việc làm không phải là “con đường tắt” để tìm kiếm lợi nhuận. Công ty đang trên đà hòa vốn vào cuối năm nay. Tuy nhiên, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều và số lượng giao dịch của khách hàng cũng đi xuống.
Grab báo cáo khoản lỗ 244 triệu đô la trong ba tháng đầu năm 2023, giảm 43% so với mức lỗ của cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) trên ứng dụng Grab chỉ tăng trưởng 3%, so với mức 24% cho cả năm 2022.
GoTo cũng báo cáo khoản lỗ thu hẹp trong quí đầu tiên của năm nay, với mức lỗ ròng 3,9 nghìn tỷ rupiah (260 triệu đô la). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của tập đoàn công nghệ này cũng chậm lại, với GMV (Gross Merchandise Volume) trong quí đầu tiên chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, lên 149 nghìn tỉ rupiah.
Con số đó giảm mạnh với mức tăng trưởng 33% cho cả năm 2022 và mức tăng trưởng 18% hàng năm trong quí cuối cùng của năm ngoái.
GoTo cũng đã thực hiện một số đợt cắt giảm việc làm và loại bỏ một số mảng kinh doanh dịch vụ theo yêu cầu như GoClean (dọn dẹp nhà cửa) và GoMassage (gọi nhân viên mát xa đến tận nhà).
Tháng trước, GoTo bổ nhiệm Patrick Walujo, một doanh nhân và nhà đầu tư nổi tiếng ở Indonesia vào chức vụ CEO. Một số nhà đầu tư cho rằng đây là động thái báo hiệu GoTo có thể đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc.
Shane Chesson, đối tác sáng lập của Openspace, một nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư sớm vào Gojek, cho biết mô hình siêu ứng dụng vẫn “có ý nghĩa” trong việc nắm bắt hoạt động hàng ngày của khách hàng.
“Grab và GoTo đã tập trung vào những thứ thiết yếu và loại bỏ những dịch vụ phù phiếm”, Chesson nói.
Đối mặt sự cạnh tranh của TikTok và Shopee.
Một lãnh đạo giấu tên của Grab, cho biết dù các hoạt động kinh doanh đã được sắp xếp hợp lý hơn nhưng công ty vẫn tin rằng, có thể cung cấp nhiều dịch vụ và có lợi nhuận tương tự như Uber, ứng dụng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn và di chuyển. Uber, công ty có trụ sở tại San Francisco, là cũng là nhà đầu tư của Grab, báo cáo thu nhập cao kỷ lục trong quí 1.
Những chuyên gia khác vẫn hoài nghi về việc liệu các siêu ứng dụng ở Đông Nam Á có thể mang lại lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư hay không. Trong khi GoTo và Grab tuyên bố có cơ hội rất lớn vì mức độ thâm nhập thị trường vẫn còn thấp ở Đông Nam Á, nhiều đối thủ cạnh tranh đang xuất hiện.
Các đối thủ Trung Quốc giàu tiềm lực tài chính như TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance đã lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử trong 12 tháng qua.
Tập đoàn Sea, công ty mẹ của Shopee và được Tencent của Trung Quốc hậu thuẫn, cũng là một đối thủ cạnh tranh đang phát triển nhanh khác với nhiều hoạt động kinh doanh.
Shopee đã lấn sân sang lĩnh vực giao đồ ăn và cũng đang cạnh tranh gay gắt trong các dịch vụ tài chính, một lĩnh vực mà Grab và GoTo đặt kỳ vọng lớn cho tăng trưởng trong tương lai. Một số nhà đầu tư cho rằng GoTo và Grab có thể bị dàn trải nguồn lực do tham qua quá nhiều lĩnh vực kinh doanh.
“Các công ty này vẫn cung cấp nhiều dịch vụ hơn trên một ứng dụng so với Uber và đối mặt rất nhiều sự cạnh tranh. Tôi không nghĩ rằng mô hình siêu ứng dụng đã đủ trưởng thành để tạo ra một tương lai bền vững.
Rốt cục, bạn phải lựa chọn giữa tăng trưởng hoặc lợi nhuận. Bạn không thể có được cả hai”, một nhà đầu tư toàn cầu, người đã quyết định không đầu tư vào Gojek vào năm 2019 nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngoài các công cụ phân tích từ khoá và nội dung phổ biến, các marketer có thể sử dụng các công cụ AI tổng quát (Generative AI) để tìm kiếm các từ khoá mà đối thủ còn chưa nhắm tới, thu hút các tập khách hàng rộng lớn hơn và hơn thế nữa.
Là người làm marketing nói chung, bạn thấy rằng việc có được các thứ hạng cao cho các từ khoá phổ biến (thường là có dung lượng tìm kiếm lớn) không phải là một công việc dễ dàng, trong khi đó việc có được thứ hạng cao cũng không đồng nghĩa với việc bạn giúp doanh nghiệp có thêm được khách hàng hay bán được nhiều hàng hơn.
Trong khi các công cụ phân tích từ khoá phổ biến như Ahrefs hay Semrush thường chỉ cung cấp cho bạn các từ khoá phổ biến (có sẵn), tức đối thủ của bạn cũng có thể làm theo cách tương tự, bạn cần tìm một cách khác để tách biệt mình khỏi các thương hiệu còn lại.
Đó là khi khái niệm SEO tiếp tuyến có thể trở nên hữu ích.
SEO tiếp tuyến là gì?
SEO tiếp tuyến là một chiến lược SEO, trong đó thương hiệu hay người làm marketing chủ động tiếp cận khách hàng với các từ khóa không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, nhưng vẫn có liên quan đến đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
Một trong những lợi ích chính của SEO tiếp tuyến là thương hiệu có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn so với việc nhắm mục tiêu trực tiếp vào các từ khóa kinh doanh truyền thống.
Một lợi ích khác của SEO tiếp tuyến là giúp tăng số lượng các chủ đề nội dung mà thương hiệu có thể viết. Cũng từ đây, nội dung của thương hiệu sẽ liên tục được mở rộng với vô số các ý tưởng khác nhau.
Để có thể hình dung rõ hơn, bạn có thể hiểu thế này, nếu doanh nghiệp của bạn chuyên cung cấp các khoá học trực tuyến, thay vì bạn chỉ tối ưu và xây dựng nội dung xoay quanh những gì liên quan đến các khóa học trực tuyến, bạn có thể viết về các chủ đề khác liên quan đến đối tượng mục tiêu như “những công việc bạn có thể làm mà không cần bằng cấp”, với logic ở đây là những người tìm kiếm về các khoá học trực tuyến rất có thể không muốn đến các trường đại học hoặc lấy bằng cấp từ trường đại học.
Cách tiếp cận này về cơ bản là áp dụng được cho mọi ngành nghề và thị trường ngách, dù doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh cái gì.
Các bước sử dụng SEO tiếp tuyến để xây dựng nội dung?
Như đã phân tích ở trên, mục đích chính khi sử dụng SEO tiếp tuyến là bạn cần tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng thay vì chỉ là các nhóm khách hàng có nhu cầu trực tiếp, chính vì điều này mà các công cụ phân tích từ khoá SEO thông thường hiếm khi là công cụ hữu ích.
Khi sử dụng phương pháp xây dựng SEO tiếp tuyến, dưới đây là một số bước chính bạn có thể làm:
Sử dụng phần “Mọi người cũng hỏi” (People also ask) để xây dựng tính liên quan của nội dung.
Trong khi với các cách làm truyền thống, bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhờ vào các công cụ AI như ChatGPT hay Google Bard, bạn có thể tiết kiệm được nhiều giai đoạn hơn.
Về tổng thể, bạn chỉ cần làm 2 bước.
Viết và tinh chỉnh lời nhắc cho công cụ.
Cung cấp nội dung đầu vào bằng các từ khoá.
Bước 1: Viết lời nhắc
Nếu bạn đã từng sử dụng các chatbot AI, lời nhắc hoạt động như các từ khoá (keyword) hay còn được gọi là truy vấn tìm kiếm mà bạn nhập vào Google với mong muốn tìm kiếm một thông tin hay nội dung gì đó. Các lời nhắc chính là cách bạn tương tác với các công cụ AI tổng quát (Generative AI).
Cũng hoạt động theo cách tương tự, chất lượng của các thông tin hay câu trả lời có được phụ thuộc vào cách bạn đưa ra lời nhắc cho công cụ (cũng giống như chất lượng từ khoá mà bạn nhập vào các công cụ tìm kiếm sẽ ảnh hưởng đến các trang kết quả có được).
Để có thể tối đa hoá chất lượng của các lời nhắc, dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể làm.
“Mạo danh” và thiết lập bối cảnh (ngữ cảnh).
Việc nhập vào các từ khoá hay lời nhắc ngắn dường như không phải là cách thức hiệu quả để bạn làm việc với các công cụ AI.
Thay vào đó bạn cần cung cấp các yếu tố đầu vào bao gồm ngữ cảnh hay “mạo danh” bạn (AI) thành các vai trò cụ thể.
Ví dụ trong trường hợp này, bạn có thể thiết lập lời nhắc bao gồm các ngữ cảnh như: “Với tư cách là một nhà tâm lý học và nhà tư vấn giáo dục, bạn hãy….”
Thiết lập mục tiêu cho các lời nhắc.
Sau khi thiết lập bối cảnh và “mạo danh”, bạn cũng cần cung cấp cho các công cụ AI về loại kết quả mà bạn mong muốn nhận được.
Ví dụ lời nhắc có thể là “Hãy xây dựng một danh mục nội dung tiếp tuyến”.
Bạn cần lưu ý rằng, bạn càng nhập vào nhiều yêu cầu trong một câu thì câu trả lời càng kém chính xác, do đó, bạn cần đưa ra các yêu cầu cụ thể.
Lời nhắc hỗ trợ.
Trong bước cuối cùng này, bạn có thể tập trung vào việc xác định lý do hay cơ sở nào khiến AI đưa ra các câu trả lời.
Ví dụ, lời nhắc có thể là: “Hãy đưa ra một danh sách bao gồm các lý do giải thích tại sao bạn chọn danh mục này…”
Mục tiêu của bạn khi này là xác định xem:
Danh mục nội dung mà AI đưa ra có phù hợp với nhóm khách hàng của thương hiệu không?
Có phải khách hàng đang tìm kiếm loại chủ đề nội dung đó hay không?
Bước 2: Thêm từ khóa vào lời nhắc.
Trong bước này, bạn cần đưa ra các yếu tố mang tính định hướng cho AI liên quan đến hoạt động kinh doanh và từ khóa cốt lõi của doanh nghiệp.
Cũng với ví dụ nói trên về chủ đề “các khóa học trực tuyến”, dưới đây là ví dụ về lời nhắc bao gồm cả từ khóa và mô tả doanh nghiệp:
“Từ khóa là các khóa học đào tạo cá nhân. Với phương pháp kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp, chúng tôi sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích rõ rệt, giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu sự nghiệp mới của mình một cách tiện lợi hơn nhiều.”
Trong lời nhắc này, bạn nên tập trung vào cách doanh nghiệp của bạn tự phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh còn lại trên thị trường, càng có nhiều điểm riêng biệt thì học viên hay đối tượng mục tiêu càng có nhiều lý do để chọn.
Tìm ra các từ khóa mà không có công cụ phân tích từ khoá nào tìm được.
Sử dụng AI ngoài việc có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian nghiên cứu đối tượng vì AI được đào tạo với hàng tỷ điểm dữ liệu khác nhau. Bạn cũng có thể tìm thấy vô số các từ khoá hay chủ đề nội dung mà đối tượng mục tiêu có thể quan tâm.
Nội dung này như đã phân tích chúng không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp, thay vào đó liên quan nhiều hơn đến đối tượng mục tiêu, những người có khả năng mua các sản phẩm của doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sự sụp đổ của startup bán giày tỷ USD Allbirds: ‘Nổ’ những đôi giày làm từ… len đủ sức đọ với Nike, Adidas rồi rơi vào hỗn loạn, giá cổ phiếu chỉ còn 1,28 USD.
Allbirds trở nên nổi tiếng với đôi giày thể thao len thân thiện với môi trường được loạt nhân vật có sức ảnh hưởng ở thung lũng Silicon Valley như ông Barack Obama và nhiều người khác sử dụng.
Vào năm 2021, các nhân viên Allbirds đã tập trung tại trụ sở chính ở San Francisco để cùng xem sản phẩm lớn tiếp theo của hãng: Quần legging len.
Khi một người mẫu thử mẫu quần mới, nhân viên nhận thấy vải bị xuyên thấu. “Tôi có thể nhìn thấy đồ lót của anh”, một người thốt lên. Lúc đó, Allbirds đã đặt hàng sản xuất hàng chục ngàn chiếc quần nhưng theo một nguồn tin giấu tên, nhiều trong số đó không thể bán được.
Dù mẫu quần legging len đã bị ngừng một năm sau đó, nhưng việc tung ra mẫu quần này là một trong hàng loạt sai lầm của công ty khởi nghiệp từng là biểu tượng một thời. Giờ đây, Allbirds trở thành ví dụ nổi bật về một công ty “hot” một thời đi lạc lối.
Allbirds đang phải thắt lưng buộc bụng khi doanh thu dần thu hẹp và khối tiền mặt giảm dần. Cổ phiếu của Allbirds đã mất hơn 95% giá trị kể từ đợt IPO vào tháng 11/2021 và vào thứ sáu đóng cửa ở mức 1,28 USD/1 cổ phiếu.
Công ty được thành lập vào năm 2016, khai thác ý tưởng rằng các doanh nghiệp có thể kiếm tiền, sáng tạo và làm tốt trên thế giới, đặc biệt là khi nói đến vấn đề môi trường.
Với mong muốn “giúp đỡ” Trái Đất, những người đồng sáng lập Allbirds gồm Joey Zwillinger và Tim Brown tin rằng người tiêu dùng sẽ không dừng mua hàng, mà họ chỉ cần những thứ đó phải được làm khác đi.
Allbirds dựa vào sự phổ biến của mình để theo đuổi một mô hình tăng trưởng siêu nhanh được tiên phong bởi những công ty trực tuyến khác như Warby Parker bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, thật không may là hóa ra không phải ai cũng muốn mặc đồ len từ đầu đến chân, mặc dù việc này tốt hơn cho môi trường so với nylon hoặc polyester. Khách hàng phàn nàn về lỗ hổng trong giày thể thao của họ vài tháng sau khi mua chúng.
Sau thành công ban đầu của đôi giày đầu tiên có tên The Wool Runner, Allbirds đã cố gắng mở rộng ra ngoài nhóm những người 30 và 40 tuổi để thu hút khách hàng trẻ tuổi với giày chạy bộ kỹ thuật hơn và giày thể thao khác có màu sắc tươi sáng hơn và hoa văn sắc sảo hơn. Họ cũng đẩy mạnh vào các danh mục mới – đồ lót, áo khoác puffer và giày chơi gôn – nhưng phải vật lộn để tái tạo thành công của đôi giày đầu tiên.
Sau đó, một số khách hàng trung thành của Allbirds, bao gồm cả đám đông ở Thung lũng Silicon, đã từ bỏ thương hiệu. Những vấp ngã của Allbirds đã mở ra cánh cửa cho những đôi giày thể thao khác trong số những người tạo ra xu hướng công nghệ và thời trang, chẳng hạn như On và Hoka.
Đối với Zwillinger và Brown, những người đã trở thành triệu phú nhiều lần trên giấy tờ khi Allbirds lên sàn, đó là một trải nghiệm khiêm tốn.
Zwillinger nói trong một cuộc phỏng vấn rằng những người mua sắm đến Allbirds để mua giày ban đầu chưa sẵn sàng mua các thiết bị kỹ thuật như giày chạy bộ hoặc quần áo tập luyện từ thương hiệu.
Ông thừa nhận có vấn đề với quần legging và quần áo tập luyện khác. “Bạn phải làm ra những sản phẩm phù hợp”, ông nói. Brown, trong một cuộc phỏng vấn riêng, nói thêm: “Khi cố gắng mở rộng và phát triển thương hiệu, chúng tôi đã tạo ra những sản phẩm chưa hoàn toàn đáp ứng được như cầu”.
Cho đến gần đây, Zwillinger và Brown, cả hai đều 42 tuổi, từng là đồng CEO, làm việc tại các bàn đối diện nhau trong một văn phòng có sơ đồ sàn mở.
Tuy nhiên, vào tháng 5 năm nay, Allbirds đã từ bỏ quyền quản lý chung và bổ nhiệm Zwillinger làm Giám đốc điều hành duy nhất. Brown hiện giám sát quan hệ đối tác, nhận thức về thương hiệu và văn hóa với tư cách là giám đốc đổi mới.
Những người đồng sáng lập Allbirds cho biết mô hình CEO kép ban đầu hoạt động vì họ có kỹ năng bổ sung. Zwillinger, một kỹ sư công nghiệp có bằng MBA giám sát tài chính, hoạt động và công nghệ.
Brown, người chơi bóng đá chuyên nghiệp, học thiết kế đồ họa ở trường đại học và lấy bằng MBA, tập trung vào thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tiếp thị.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, khi công việc kinh doanh khó khăn, những bất đồng nảy sinh. Cũng trong tháng 5, công ty cho biết họ đã sa thải 9% nhân viên công ty tại Mỹ, đợt cắt giảm việc làm thứ hai trong vòng chưa đầy một năm.
Ý tưởng giày len.
Năm 2008, Brown bắt đầu suy nghĩ về việc tạo ra một loại giày thể thao khác – một loại không có logo hoặc làm từ vật liệu tổng hợp. Ý tưởng này được kết tinh trong một lớp học kinh doanh mà anh tham gia vào năm 2013 tại Trường Quản lý Kellogg của Đại học Northwestern.
Carter Cast, một cựu giám đốc điều hành của PepsiCo và Walmart, người đã dạy lớp học, đã cố gắng thuyết phục anh từ bỏ ý tưởng này. “Tôi đã nói với anh ấy rằng giày là một thể loại cạnh tranh khốc liệt”, Cast nói.
Tuy nhiên, Cast đã rất ấn tượng với nguyên mẫu mà Brown tạo ra, với sự giúp đỡ của một khoản tài trợ nghiên cứu từ Hiệp hội len New Zealand, đến nỗi ông đã thúc giục Brown đưa ý tưởng của mình lên nền tảng gây quỹ cộng đồng Kickstarter. Brown đã huy động được 120.000 USD trong năm ngày.
Brown và Zwillinger gặp nhau thông qua vợ của họ, những người bạn cùng phòng ở Đại học Dartmouth. Zwillinger đã phát triển các nguồn năng lượng tái tạo tại một công ty công nghệ sinh học ở San Francisco.
Brown, lúc đó đang sống ở London, đã bay đến Bay Area để gặp Zwillinger và nhận lời khuyên của anh về những việc cần làm sau thành công của chiến dịch Kickstarter. Họ quyết định hợp tác.
“Tôi tự hỏi liệu có cơ hội nào để giúp tạo ra một thương hiệu có thể thay đổi cách mọi người nghĩ về tiêu dùng hay không”, Zwillinger nói.
Allbirds đã cất cánh khi những lo ngại về môi trường đang lên đến đỉnh điểm với các đám cháy rừng ngoài tầm kiểm soát ở California, những bão san bằng các khu vực của Florida và các nhà khoa học cảnh báo rằng thời gian không còn nhiều để đảo ngược tác động của sự nóng lên toàn cầu.
Brown và Zwillinger cho biết họ đặt tên cho công ty là Allbirds vì khi New Zealand lần đầu tiên được con người định cư, động vật hoang dã bao gồm chủ yếu là chim, không phải động vật có vú.
Đôi giày đầu tiên của họ nhanh chóng tích lũy được một lượng người theo dõi lớn vì sự thoải mái và vật liệu thân thiện với môi trường. Phần trên của Wool Runner được làm từ len merino, đế giữa từ xốp được sản xuất từ mía và dây buộc từ chai nhựa tái chế.
Lúc đầu, Allbirds chỉ bán hàng hóa của mình trực tuyến. Sau đó, họ đã mở cửa hàng vật lý đầu tiên vào năm 2017. Trong một quan hệ đối tác ban đầu, Allbirds đã thành lập cửa hàng bên trong Shake Shack ở thành phố New York trong một ngày vào năm 2018 và bán giày thể thao phiên bản giới hạn.
Mọi người xếp hàng xung quanh khu phố để mua giày, khiến một số nhân viên của Allbirds so sánh lực hấp dẫn của công ty với Supreme, thương hiệu thời trang đường phố nổi tiếng.
Vào thời điểm Allbirds lên sàn vào tháng 11/2021, họ có giá trị thị trường là 4 tỷ USD. Trong cả năm 2021, họ đã báo cáo khoản lỗ 45,4 triệu USD trên doanh thu 277,5 triệu USD.
Với mong muốn mở rộng, Allbirds đã ra mắt đôi giày thể thao thứ hai vào năm 2020, có tên Tree Dasher, được làm từ sợi cây bạch đàn. Họ tiếp thị đây như một đôi giày chạy bộ đủ sức đọ với những gã khổng lồ trong ngành Nike, Adidas… Allbirds tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vào hoạt động kinh doanh hai năm sau đó với The Tree Flyer.
Nhưng doanh số của The Tree Flyer rất đáng thất vọng. Một số khách hàng cho biết đôi giày này thiếu sự hỗ trợ và đệm cần thiết cho việc chạy. Nó cũng đắt hơn, có giá 160 USD, so với 95 USD cho 1 đôi Wool Runner khi ra mắt.
“Người tiêu dùng chưa sẵn sàng bỏ ra 160 USD cho một sản phẩm hiệu suất chạy kỹ thuật từ chúng tôi, vì đó không phải là đặc tính của công ty”, Zwillinger nói với các nhà phân tích vào tháng ba.
Chưa dừng lại ở đó, Allbirds gặp vấn đề với một dòng quần áo tập luyện làm từ len merino. Allbirds cho biết len tự nhiên phù hợp để tập thể dục, bởi vì nó hấp thụ độ ẩm và điều chỉnh nhiệt độ.
Nhưng đáng tiếc đó không phải lúc nào cũng là trải nghiệm của khách hàng. Edward Yruma, một nhà phân tích nghiên cứu cao cấp tại Piper Sandler đã chụp một bức ảnh của mình vào năm ngoái sau khi mặc một trong những chiếc áo phông Allbirds và gửi nó cho giám đốc điều hành công ty. “Nó ướt đến nỗi trông như thể tôi đang tắm với chiếc áo sơ mi”, Yruma nói
Pacer, một đôi giày thể thao làm từ da nhân tạo được giới thiệu vào năm 2022 cũng không đáp ứng được kỳ vọng.
Các loại quần áo khác mà Allbirds giới thiệu như áo khoác puffer 250 USD và váy 88 USD, cũng được làm từ len merino, không thu hút khách hàng và phải giảm giá. Kể từ đó, công ty đã ngừng sản xuất quần legging và quần áo biểu diễn khác và thanh lý quần áo chưa bán được với chi phí khoảng 13 triệu USD.
Có một vấn đề lớn với những sản phẩm của công ty: Các lỗ hổng. Sarah Mattina đang đi đôi giày hiệu Allbirds thứ 3 của mình có tên Tree Dasher – nhận được như một món quà Giáng sinh vào tháng 12 năm ngoái.
Đến tháng tư, cả hai ngón chân cái của cô đều bị lòi ra. Hai đôi giày trước đó của cô thì có tuổi thọ lâu hơn một chút – khoảng một năm – trước khi chúng cũng cũng xuất hiện những lỗ hổ.
Mattina cho biết cô đã chấm dứt với thương hiệu Allbirds. “Đôi giày thể thao tiếp theo của tôi sẽ không phải là Allbirds”, Mattina, giám đốc tiếp thị của một tổ chức phi lợi nhuận cho biết. “Có lẽ tôi sẽ mua Hoka hoặc ON, đó là những đôi giày hot mới”.
Nguồn: WSJ
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trái ngược với những phản ứng có phần thất vọng ban đầu, bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk đang trở thành một trào lưu trên mạng xã hội, đây được xem là một trong những chiến lược marketing thành công nhất của Vinamilk.
Chiến lược tái định vị thương hiệu được âm thầm chuẩn bị trong 1 năm.
CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã: VNM) đã chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới sau gần 5 thập kỷ. Đây là sản phẩm đến từ đội ngũ sáng tạo gồm 55 thành viên và được âm thầm chuẩn bị trong khoảng một năm.
Đại diện Vinamilk cho biết trong dự án định vị thương hiệu lần này, công ty đã làm việc với những chuyên gia thiết kế, từng có kinh nghiệm làm việc với nhiều thương hiệu toàn cầu như Apple, AirBnb, Starbucks… Theo bà Mai Kiều Liên – CEO Vinamilk, đội ngũ chuyên gia quốc tế đã soạn thảo bản kế hoạch dài tới 500 trang, mô tả chi tiết về dáng dấp của thương hiệu Vinamilk mới.
Trong ngày đầu tiên xuất hiện, bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk đã nhận nhiều ý kiến từ người tiêu dùng khi cho rằng nó đơn giản và nhàm chán. Tuy nhiên, nếu quan sát có thể thấy đơn giản hoá đang là xu hướng thiết kế logo của những thương hiệu nổi tiếng trong vài năm gần đây.
Chẳng hạn hồi năm 2021, Xiaomi đã tiêu tốn 2 triệu nhân dân tệ, tương đương 7 tỷ đồng để đổi logo. Trong đó,nhà thiết kế Nhật Bản nổi tiếng Kenya Hara – giáo sư Đại học Mỹ thuật Musashino, là người chắp bút.
Logo mới của Xiaomi được thay đổi từ hình dạng vuông sang bo tròn các góc, mềm mại hơn và bị nhận xét là “thay như không thay”. Tuy nhiên, những tranh luận về việc tiêu tốn tiền đổi logo của Xiaomi đã trở thành thành công của hãng, khi cái tên Xiaomi đã được nhắc đến trên khắp mạng xã hội cũng như các mặt báo.
Tại Việt Nam, trong 2-3 năm trở lại đây, nhiều đơn vị cũng trình làng mẫu nhận diện thương hiệu mới với phong cách tối giản hơn rất nhiều.
Đơn cử, năm ngoái BIDV đã đưa vào sử dụng nhận diện thương hiệu mới với hình ảnh ngôi sao là trung tâm được cách điệu với những đường nét viền mở và chuyển động. Font chữ nhìn sáng sủa và gọn gàng hơn.
Cuối năm 2019, MB Bank cũng đã tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu trong lần kỷ niệm 25 năm hoạt động.
Thay vì chữ MB cách điệu, giờ đây logo của MB Bank đơn giản chỉ gồm hai chữ MB cùng biểu tượng. Theo CEO Lưu Trung Thái hình ảnh nhận diện thương hiệu mới nhằm thể hiện sứ mệnh của ngân hàng là trở thành ngân hàng thông minh, ngân hàng số và chuyên nghiệp.
Tương tự, quay lại câu chuyện của Vinamilk, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc marketing cho biết công ty cần một sự đổi mới để bắt kịp với những chuyển biến rất nhanh của môi trường xã hội, thói quen tiêu dùng cũng như cách người tiêu dùng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện nay.
“Lần tái định vị lần nay, Vinamilk muốn mang tới một diện mạo mới, phù hợp hơn với đối tượng người tiêu dùng mới”, ông Trí chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc hợp tác với các chuyên gia thiết kế trên thế giới cũng là động thái cho thấy thương hiệu sữa quốc dân của Việt Nam kỳ vọng vào tính hiện đại và “hợp trend” mà đội ngũ này mang đến.
Và đúng như kỳ vọng, tối 9/7, Vinamilk đã tạo ra một trend mới cho người dùng mạng xã hội hưởng ứng. Trên Fanpage chính thức, hãng sữa đã tung ra bộ công cụ giúp người dùng sáng tạo logo tùy ý với phong cách mới của Vinamilk.
Chiến lược marketing của Vinamilk rất đơn giản khi cung cấp một công cụ giúp tạo ra những mẫu logo giống với bộ nhận diện thương hiệu mới. Người dùng nhập tên (từ 6 – 10 ký tự) kèm năm sinh, sau đó bấm nút “Trình làng”, website sẽ tạo ra mẫu logo theo tên giống logo thương hiệu.
Ngay sau đó, mạng xã hội tại Việt Nam được phủ kín bởi màu xanh dương và font chữ của Vinamilk.
Logo càng đơn giản, giá trị vốn hoá càng cao.
Apple, Starbucks hay Nike đều là những ông lớn trong từng lĩnh vực mà họ kinh doanh. Đặc biệt là Apple – công ty có giá trị nhất thế giới, chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD.
Nếu nhìn vào lịch sử chuyển mình của thương hiệu này, có thể thấy bộ nhận diện đã được tinh giản đi rất nhiều theo từng giai đoạn.
Có thể thấy, càng về sau này, thiết kế logo của Apple càng đơn giản, tinh tế, hiện đại và ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
Ban đầu, logo của Apple là hình ảnh Issac Newton ngồi đọc sách dưới cây táo, được thiết kế bởi Ronald Wayne.
Tuy nhiên, kể từ phiên bản quả táo bị cắn dở – mang ý nghĩ rằng công ty chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới để đạt được những điều tốt hơn, của Rob Janoff, hình ảnh Apple trong mắt công chúng đã dần được định hình và ngày càng tối giản đi theo từng thời kỳ để phù hợp với triết lý mà hãng Táo khuyết đưa vào từng sản phẩm của mình.
Hiện, giá trị vốn hoá của Apple đã cán mốc 3.000 tỷ USD và là công ty đầu tiên trong lịch sử đạt được điều này.
Với Nike hay Starbucks, xu hướng tối giản hóa nhận diện cũng diễn ra. Từ thiết kế có phần rườm rà ban đầu, lược bỏ nhiều chi tiết để trở nên gọn gàng hơn.
Người đồng sáng lập, Nike Phil Knight mong muốn logo của công ty là một thiết kế đơn giản, uyển chuyển và truyền tải chuyển động và tốc độ. Biểu tượng Swoosh của Nike được cho là tượng trưng cho đôi cánh của nữ thần chiến thắng Hy Lạp – Nike, người được các vận động viên tôn thờ.
Hiện tại, Nike có giá trị hơn 160 tỷ USD, là một trong những công ty hàng đầu về thời trang thể thao. Trong khi đó, Starbucks với hình ảnh nàng tiên cá đặc trưng của mình đã trở thành chuỗi đồ uống lớn nhất toàn cầu, có giá trị hơn 130 tỷ USD.
Đây là một trong những biểu tượng trong ngành F&B và các món phụ kiện đi kèm logo nàng tiên cá của Starbucks cũng thu hút một lượng fan nhất định, mang lại khoản thu lớn cho Starbucks, bên cạnh việc bán trà, cà phê và các món đá xay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một dự báo mới đây của Morgan Stanley, Ấn Độ sẽ là thị trường trọng điểm của Apple, quốc gia này sẽ đóng góp 20% lượng tăng trưởng người dùng cho Apple trong 5 năm tới.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley theo đó cho biết rằng Ấn Độ sẽ là động lực chính để tăng trưởng doanh thu và lượng người dùng cho Apple trong 5 năm tới, dự báo được đưa ra trong bối cảnh Apple đang mở rộng đầu tư sản xuất vào Ấn Độ cùng với đó là “sự bùng nổ kinh tế” của quốc gia này.
Với động lực mới, Morgan Stanley cũng tăng mức dự báo cho giá cổ phiếu của Apple từ mức 190 USD lên 220 USD, và đà tăng có thể kéo lên mức 270 USD.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng dự đoán rằng trong 5 năm tới, Ấn Độ có thể chiếm 15%-20% tăng trưởng doanh thu của Apple — trái ngược với mức chỉ 2% trong 5 năm qua và 6 tỷ USD hiện nay. Mức tăng trưởng doanh thu cụ thể mà Morgan Stanley dự báo là 40 tỷ USD trong 10 năm tới.
Để chứng minh cho dự báo của mình, ngoài các dấu hiệu cụ thể như Apple đang đầu tư mạnh hơn vào hoạt động sản xuất và bán lẻ, một cuộc khảo sát do Morgan Stanley ủy quyền cũng cho thấy người tiêu dùng Ấn Độ hiện có mong muốn và khả năng mua iPhone ngày càng tăng.
Về bản chất, nếu Trung Quốc từng là động lực chính của Apple trong những năm vừa qua thì trong 5 năm tới đó chính là Ấn Độ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Demis Hassabis, CEO DeepMind, mảng chuyên nghiên cứu và phát triển AI (trí tuệ nhân tạo) của Google cho biết nền tảng đang phát triển một hệ thống có tên là Gemini hướng tới mục tiêu khai thác các thuật toán mới, thứ có thể làm lu mờ các chatbot AI như ChatGPT.
Dẫn lại ví dụ từ một chương trình trí tuệ nhân tạo có tên AlphaGo từ phòng thí nghiệm DeepMind AI của Google đã từng làm nên lịch sử khi nó đã đánh bại một kỳ thủ vô địch cờ vây.
Giờ đây, Demis Hassabis, nhà đồng sáng lập và CEO của DeepMind (đã được Google mua lại vào năm 2014) cho biết các kỹ sư của Google đang sử dụng các kỹ thuật từ AlphaGo để tạo ra một hệ thống AI mới có tên là Gemini, AI sẽ đánh bại chatbot AI ChatGPT của OpenAI.
Theo mô tả, Gemini là một mô hình ngôn ngữ lớn hoạt động chủ yếu với văn bản (text) vốn có bản chất tương tự như GPT-4 hiện đang được tích hợp trong ChatGPT.
Tuy nhiên, Gemini sẽ không chỉ dừng lại ở đó, nó sẽ còn được kết hợp với các kỹ thuật khác trong AlphaGo, với mục tiêu mang lại những năng lực mới cho hệ thống như khả năng lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề.
CEO Hassabis nói: “Ở cấp độ cao, bạn có thể coi Gemini là sự kết hợp một số điểm mạnh của các hệ thống kiểu AlphaGo với khả năng sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời của các mô hình ngôn ngữ lớn.”
AlphaGo dựa trên một kỹ thuật mà DeepMind là đơn vị tiên phong có tên là học tăng cường (reinforcement learning), trong đó hệ thống sẽ học cách xử lý các vấn đề khó vốn đòi hỏi phải chọn loại hành động nào nên được thực hiện (như cách đưa ra nước đi trong môn cờ vây), bằng cách liên tục lặp lại quá trình học hỏi và theo dõi hiệu suất (kết quả được tạo ra từ các quyết định khác nhau).
CEO này cũng cho biết Gemini vẫn đang trong quá trình phát triển và dự kiến sẽ tiêu tốn hàng trăm triệu USD. CEO Sam Altman của OpenAI cũng từng tiết lộ rằng việc tạo ra GPT-4 đã tiêu tốn của công ty hơn 100 triệu USD.
Gemini được xem là “át chủ bài” của Google trong cuộc đua AI.
Khi Gemini hoàn thành, nó sẽ giúp Google hạn chế các mối đe doạ từ phía đối thủ, thậm chí là nó có thể làm lu mờ các chatbot AI như ChatGPT.
Kể từ khi ChatGPT ra mắt, Google đã gấp rút tung ra chatbot AI có tên là Bard cùng với đó là tích hợp AI tổng quát vào hàng loạt sản phẩm như công cụ tìm kiếm (Google Search) hay Google Ads (đơn vị quảng cáo của Google).
Đội nhóm mới của Google DeepMind theo đó cũng đang tăng cường nghiên cứu các năng lực và kỹ thuật mới của hệ thống AI của Google.
Xây dựng những tư duy mới.
Việc đào tạo một mô hình ngôn ngữ lớn như GPT-4 của OpenAI liên quan đến việc cung cấp một lượng lớn văn bản (text) được chọn làm dữ liệu đầu vào từ sách, hệ thống các trang web mở và các nguồn khác, sau đó đưa các dữ liệu này vào phần mềm học máy được gọi là máy biến áp (transformer).
Ngoài một số kỹ thuật cơ bản như sắp xếp và dự báo ký tự, một bước bổ sung quan trọng khác trong việc tạo ra các chatbot AI như ChatGPT (và các mô hình ngôn ngữ có khả năng tương tự khác) là sử dụng phương pháp học tăng cường (reinforcement learning) dựa trên những phản hồi từ con người đối với các câu trả lời để từ đó tối ưu hệ thống.
Kinh nghiệm sâu sắc của DeepMind với kỹ thuật học tăng cường được dự báo là có thể cho phép các kỹ sư tạo ra cho Gemini nhiều loại năng lực mới hơn.
CEO Hassabis cũng cho biết thêm rằng việc các mô hình ngôn ngữ lớn tìm hiểu thế giới một cách gián tiếp thông qua văn bản (text) chính là điểm hạn chế lớn nhất.
Từ góc nhìn này, các nhà nghiên cứu của Google DeepMind hiện đang tìm cách kết nối từ rô-bốt đến khoa học thần kinh vào hệ thống AI của mình.
Khả năng học hỏi từ trải nghiệm thực tế của thế giới, giống như con người và động vật, được cho là chìa khoá có thể khiến cho các mô hình AIcó nhiều khả năng hơn (và sát với thực tế hơn).
Tương lai của AI vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
Trong khi những tiến bộ mới đây của AI đã giúp tạo ra không ít sự lạc quan về công nghệ này, nhiều chuyên gia trong ngành, bao gồm cả những người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng thuật toán (Algorithm) cũng đặt ra câu hỏi là liệu AI có bị sử dụng cho mục đích xấu hay không, hay liệu nó có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát hay không.
Một số người trong ngành công nghệ thậm chí đã kêu gọi tạm dừng việc phát triển các thuật toán mạnh hơn để tránh tạo ra những điều gì đó nguy hiểm hơn.
CEO Hassabis cho biết rằng với những gì mà AI có thể mang lại và quá trình phát triển nó gần như không thể dừng lại, nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ là công nghệ có lợi nhất cho nhân loại từ trước đến nay.
CEO này cũng cho biết một trong những nguyên nhân lớn khác khiến nhiều người lo ngại về AI đó là vì các doanh nghiệp hiện đang tự phát triển nó một cách riêng biệt, khi các giới học thuật hay cơ quan kiểm soát không thể tìm hiểu và can thiệp.
Ngược lại, Google DeepMind có thể làm cho các hệ thống của mình dễ tiếp cận hơn (và minh bạch hơn) với các nhà khoa học bên ngoài. Các nhà nghiên cứu ngoài doanh nghiệp có thể tìm hiểu những tính năng mới nhất của AI.
“Tôi rất muốn thấy giới học thuật sớm tiếp cận với các mô hình tiên phong này.” CEO Google DeepMind nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Na Uy cho biết Meta đã sử dụng các thông tin như vị trí của người dùng, nội dung họ thích và những bài đăng của họ cho mục đích tiếp thị, cụ thể là nhắm mục tiêu quảng cáo.
Ngày 17/7, Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Na Uy (Datatilsynet) tuyên bố sẽ cấm Meta sử dụng thông tin cá nhân của người dùng để nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting).
Datatilsynet nêu rõ Meta – Công ty mẹ của Facebook và Instagram, đã sử dụng các thông tin như vị trí của người dùng, nội dung họ thích và những bài đăng của họ cho mục đích tiếp thị (marketing).
Datatilsynet coi hành động này của Meta là bất hợp pháp và do đó áp đặt lệnh cấm tạm thời với hoạt động quảng cáo dựa trên hành vi của người dùng trên Facebook và Instagram.
Lệnh cấm sẽ bắt đầu vào ngày 4/8 và kéo dài 3 tháng để Meta có thời gian điều chỉnh. Nếu không tuân thủ lệnh cấm, Meta sẽ đối mặt với mức phạt 1 triệu kroner/ngày (tương đương 100.000 USD/ngày).
Người phát ngôn của Meta Matthew Pollard cho hay công ty sẽ xem xét yêu cầu trên, khẳng định thông báo của nhà chức trách sẽ chưa có tác động ngay lập tức đối với các hoạt động của công ty.
Những lo ngại về quyền riêng tư khiến các công ty công nghệ lớn của Mỹ nằm trong tầm ngắm của giới chức châu Âu và đối mặt với các án phạt lớn trong những năm gần đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các mô hình AI tổng quát (Generative AI) đã góp phần xoá bỏ thế hệ web cũ và đang đấu tranh để thay thế bằng thế hệ web mới.
Có thể nói 2023 là một năm với đầy những biến động lớn, từ cuộc khủng hoảng toàn cầu do lạm phát gia tăng đến sự ra mắt và trỗi dậy của các nền tảng AI như ChatGPT.
AI (trí tuệ nhân tạo) cũng đang tạo ra vô số những sự thay đổi với các nền tảng công nghệ. Google đang tìm cách thay đổi trải nghiệm tìm kiếm, Amazon tìm cách tích hợp công cụ tìm kiếm bằng AI vào nền tảng, TikTok thì muốn lấn sân sâu hơn vào thương mại điện tử để cạnh tranh trực tiếp với Lazada và Shopee, các nền tảng tưởng chừng như không hề liên quan hay không phải là đối thủ của nhau.
ChatGPT, trước khi Instagram Threads của Meta ra đời thì nó là ứng dụng có lượng tăng trưởng người dùng nhanh nhất mọi thời đại, đạt hơn 100 triệu người dùng chỉ sau hơn 2 tháng ra mắt, người dùng cũng đang sử dụng chính nó để tạo ra vô số các nội dung rác, tin tức giả mạo và hơn thế nữa.
Trong khi vấn đề “truy xuất nguồn gốc” hay đánh giá bản quyền vẫn còn là một chặng đường dài với các công cụ hay nền tảng AI, các nền tảng web hay thậm chí là bách khoa toàn thư Wikipedia cũng không thể tránh khỏi việc bị đánh cắp nội dung.
Trải nghiệm tìm kiếm và thu thập thông tin đang thay đổi, thế hệ web cũ cũng dần được thay thế bằng thế hệ web mới.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang lấn át khả năng mở rộng của Internet.
Khi nói đến khái niệm web, thậm chí là tính đến thời điểm hiện tại, nó là nơi các cá nhân hay tổ chức tạo ra nội dung, trong khi tuỳ thuộc vào từng mục đích khác nhau, nội dung được sử dụng theo những cách khác nhau, từ để bán hàng, cung cấp tin tức (báo chí) hay đơn giản là nơi để mọi người có thể trò chuyện với nhau (diễn đàn), bản thân người tạo ra nội dung phải tiêu tốn rất nhiều thời gian dù đó là văn bản, hình ảnh hay video.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh và mạnh của AI, khi các nền tảng như ChatGPT đang cho phép người dùng tạo ra nội dung (văn bản, hình ảnh, video, âm thanh…) với một tốc độ chưa từng có với một chi phí cực thấp, các mô hình web đang dần thay đổi.
Trong khi chất lượng nội dung do các ứng dụng AI tạo ra vẫn đang còn là một chủ để gây tranh cãi, bản chất là các nội dung đó được xây dựng và đào tạo dựa trên các nội dung trước đó của hệ thống web mở.
Không ít các web mới hay doanh nghiệp thông qua AI để thu thập thông tin từ web mở, tinh chỉnh nó với chi phí thấp hơn. Thậm chí, các nội dung mới còn được sử dụng để cạnh tranh với chính các nội dung gốc tạo ra nó.
Để hạn chế việc bị lạm dụng thu thập dữ liệu, các nền tảng như Reddit hay mạng xã hội Twitter đang bắt đầu thu phí với những người dùng sử dụng API của nền tảng để đấu nối dữ liệu (và sử dụng để đào tạo mô hình AI riêng của họ).
Như một hệ quả tất yếu, việc thu thập thông tin từ các nền tảng web mở sẵn có vừa là cơ hội vừa là mối đe doạ với các thế hệ web cũ, các web hay ứng dụng phải suy nghĩ lại về tính mở của nền tảng của họ.
Trước khi được Google trả phí, bách khoa toàn thư Wikipedia cũng bị chính Google và các công cụ tìm kiếm khác sử dụng miễn phí nội dung.
Tuy nhiên, nền tảng này cũng đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu người dùng sử dụng AI để viết và chỉnh sửa nội dung thay vì tự viết.
Trong khi lợi thế của AI là tốc độ và chi phí, việc bịa đặt nội dung từ các nội dung sẵn có hay do chính AI tự “nghĩ” ra vẫn là một thách thức lớn với nhiều rủi ro.
Rủi ro đối với Wikipedia là mọi người có thể hạ thấp chất lượng của nó bằng cách đưa vào nó những thứ mà chính họ (hoặc AI) cũng không thể kiểm chứng được.
Trong khi ChatGPT tạo ra nhiều nội dung sai lệch và chưa được kiểm chứng, nó vẫn luôn đưa ra câu trả lời và nghe có vẻ rất phù hợp.
Như đã phân tích ở trên, trong khi chất lượng và vấn đề bản quyền của các nội dung do AI tạo ra vẫn là chủ đề gây tranh cãi, và các nền tảng web mở như Reddit hay Twitter đang tìm cách hạn chế việc ứng dụng bị thu thập dữ liệu miễn phí.
Tuy nhiên, tất cả những thay đổi đó về bản chất là không có mấy ý nghĩa với những gì diễn ra ở Google, vốn là công cụ tìm kiếm đang chi phối phần lớn nền kinh tế của web hiện đại, phân phối hầu hết lượng truy cập và doanh thu (tạo ra và chia sẻ lại doanh thu) cho phần lớn thế giới internet.
Dưới những áp lực do ChatGPT và Bing của Microsoft tạo ra, thách thức về một trải nghiệm tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI, thách thức khi người dùng thay đổi hành vi tìm kiếm trực tuyến của họ, Google cũng đang cập nhật và thay đổi trải nghiệm tìm kiếm của mình.
Thay vì người dùng nhập các từ khoá bất kỳ vào thanh tìm kiếm và nhận được hàng loạt liên kết đến các web mở có chứa các thông tin liên quan, Google sẽ sử dụng AI để cung cấp các câu trả lời ngắn gọn ở đầu trang kết quả tìm kiếm, sau đó người dùng có thể ra quyết định là liệu có nên tiếp tục nhấp chuột vào các web liên quan hay không.
Nhiều nhà biên tập cho rằng thực chất Google đang đạo văn, tức sử dụng các thông tin có sẵn từ hệ thống web mở để đưa ra câu trả lời.
Nếu mô hình tìm kiếm mới này trở thành tiêu chuẩn mới của công cụ tìm kiếm, nó có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống web mở hiện có. Các trang web bị hạn chế về doanh thu có thể sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường và bản thân Google hiển nhiên cũng không thể tồn tại nếu thiếu các hệ thống web này.
Trong khi các trang web có thể tự bảo vệ mình bằng cách khóa quyền truy cập (sẽ không còn là web mở nữa) và tính phí truy cập, tuy nhiên điều này có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạnh mới về nền kinh tế web. Cuối cùng, Google có thể giết chết hệ sinh thái vốn đã giúp tạo ra giá trị của nó.
Nội dung do AI tạo ra thường sai một cách tinh vi.
Để kiểm tra tính chính xác và có giá trị của các nội dung do AI tạo ra, nhiều nghiên cứu đã được thử nghiệm và kết quả là các ứng dụng AI không thể hiểu cái được gọi là sự thật, chúng xếp hạng các thương hiệu có sự hiện diện lớn hơn trên các nền tảng web (nhiều view) hơn là các thương hiệu chất lượng và có giá trị.
Nhìn chung, AI đưa ra rất nhiều thông tin, nhưng ngoài chữ viết ra thì chúng lại ít có cái gọi là kiến thức, nó nghe có vẻ rất trôi chảy và cũng thuyết phục, nhưng không dựa trên những kinh nghiệm trong thế giới thực.
Ở khía cạnh ngược lại, ngay cả khi các hệ thống web mở tràn ngập những nội dung rác được tạo ra bởi AI, nó vẫn có thể mang lại những lợi ích đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ web mới.
Ví dụ: nếu Google liên tục cung cấp cho người tìm kiếm các kết quả rác trong tìm kiếm (được lấy từ những website rác do AI viết nội dung), thì bạn với tư cách là người sở hữu các trang web chất lượng lại có thể có xu hướng được trả tiền nhiều hơn cho các nguồn nội dung chất lượng mà bạn tạo ra.
Về cơ bản, đây là một cuộc chiến giành thông tin — về việc ai tạo ra thông tin đó, cách bạn (người dùng) truy cập thông tin và ai sẽ được trả tiền (hay được chia sẻ ra sao).
Tương lai của thế giới trải nghiệm tìm kiếm trực tuyến vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số từ lâu đã không còn là một thuật ngữ mới, tuy nhiên điều đó cũng không đồng nghĩa với việc các Marketer hiện đang xây dựng và thực thi nó một cách thành thạo, nhiều lỗi cơ bản vẫn đang xảy ra.
Với hầu hết các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp lớn hay công ty khởi nghiệp, Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số hiện đang là con đường tối ưu để tăng khả năng tiếp cận, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng mới.
Theo một nghiên cứu mới đây, 1/3 khách hàng khám phá các thương hiệu mới thông qua mạng xã hội, đối tượng khách hàng càng trẻ thì tỷ lệ này càng cao. Dữ liệu của Google cũng cho thấy 49% người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm sản phẩm mới.
Một khảo sát khác cũng cho thấy, hơn 80% người làm marketing hiện đang khai thác các hoạt động Digital Marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Mặc dù không còn là thuật ngữ mới, điều này không đồng nghĩa với việc các marketer đang thực thi Digital Marketing một cách đúng đắn, nhiều sai lầm cơ bản vẫn đang hiện hữu.
Dưới đây là một số sai lầm cơ bản phổ biến bạn có thể tham khảo (và tránh sai phạm).
1. Không xác định được chính xác đối tượng mục tiêu và nỗi đau của họ.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất đầu tiên thường thấy đó là các doanh nghiệp quá tập trung vào các chiến thuật hay kênh triển khai mà không có những ý định thực sự rõ ràng về đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thông thường, doanh nghiệp cho rằng khách hàng mục tiêu của họ là một nhóm người ở một độ tuổi nào đó và có khả năng sẽ mua sản phẩm của họ, đây thực sự là một tư duy sai lầm có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn rất nhiều ngân sách.
Doanh nghiệp nên hiểu rằng, để mua một sản phẩm hay để có thể được xem là khách hàng mục tiêu, độ tuổi hay khả năng có thể chi trả không phải là yếu tố quyết định, nhiều yếu tố khác như mối liên hệ với thương hiệu, các giải pháp của thương hiệu có thể giải quyết được một cách tối ưu nỗi đau của khách hàng và hơn thế nữa.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi cùng một sản phẩm có vô số các đối thủ hay nhà cung cấp khác nhau, việc có sản phẩm phù hợp với nhu cầu chưa hẳn là giúp doanh nghiệp bán được hàng mà sản phẩm đó có tối ưu hay không so với các đối thủ cùng phân khúc khác.
Giải pháp cho doanh nghiệp là hãy xây dựng bản mô tả chân dung khách hàng một cách chi tiết, cách các giải pháp của doanh nghiệp giải quyết tối ưu các nỗi đau của khách hàng và các chiến lược tiếp cận cho từng giải pháp đó.
2. Bỏ qua những điều cơ bản: Tối ưu website và nội dung trên website.
Một sai lầm nữa là trong khi doanh nghiệp quá chú trọng các yếu tố bên ngoài như kênh quảng cáo, chi phí quảng cáo hay phương án thử nghiệm và tối ưu quảng cáo mà quên đi gốc rễ của hầu hết các chiến dịch Digital Marketing đó là website hay landing page của thương hiệu, nơi khách hàng bắt đầu tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Dù là bạn đang làm Performance Marketing hay Brand Marketing, có đẩy trực tiếp người dùng về website hay không thì khách hàng vẫn phải trải qua quá trình truy cập nơi mà họ có thể kiểm chứng, nghiên cứu, so sánh và đối chiếu thương hiệu với các sản phẩm khác trên thị trường.
Một chiến dịch Digital Marketing được thực hiện một cách bài bản theo đó cũng không có ý nghĩa gì nếu cuối cùng khách hàng không thể tìm thấy những thứ mà họ có thể sử dụng để ra quyết định.
Khi một chiến dịch thất bại, thậm chí không ít marketer còn chỉ đổ lỗi dựa trên các điểm tiếp xúc là quảng cáo hay điểm tiếp xúc trực tiếp mà quên rằng hành trình khách hàng của khách hàng của họ không chỉ dừng lại ở đó.
3. Chưa khai thác tiềm năng tự động hóa và cá nhân hóa.
Một sai lầm phổ biến khác mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi xây dựng chiến lược Digital Marketing đó là bỏ qua yếu tố tự động hóa và cá nhân hóa.
Theo nghiên cứu của McKinsey, có đến 71% khách hàng hiện đang mong đợi nhận được các tương tác cá nhân hoá với thương hiệu.
Với sự phát triển của AI và các nền tảng công nghệ hỗ trợ, việc thiết lập các hoạt động như tự động gửi email marketing, tự động trò chuyện hay cá nhân hoá nội dung khi tương tác với khách hàng hiện đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp giờ đây là xác định tất cả các điểm tiếp xúc giữa thương hiệu với khách hàng mà họ có thể tự động hoá và cá nhân hoá được, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu xem mức độ mong muốn được tương tác tự động với các điểm tiếp xúc đó từ phía khách hàng, cuối cùng mới bắt tay xây dựng hệ thống tự động.
4. Bỏ qua bằng chứng xã hội (Social Proof).
Nếu bạn là người làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội, hy vọng là bạn đã hiểu rõ khái niệm bằng chứng xã hội (Social Proof), thuật ngữ được dùng để mô tả cách một khách hàng bị ảnh hưởng bởi những gì mà họ nhìn thấy trên các nền tảng (bao gồm cả trên các nền tảng như website của thương hiệu), đặc biệt là những nơi mà họ tin tưởng hay có sức ảnh hưởng đến họ.
Theo một nghiên cứu mới đây, khi mua một thương hiệu mới trên mạng, có đến 95% mọi người đã đọc các nhận xét của các khách hàng trước đó. Đây là lý do tại sao việc hiển thị những lời chứng thực, xếp hạng (đánh giá) hay những trải nghiệm chân thực của các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm lại có vai trò vô cùng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Thay vì thương hiệu chạy các chiến dịch Digital Marketing và tự nói về mình, hãy để các bằng chứng xã hội thể hiện điều đó.
Một cuộc khảo sát của Statista cho thấy 45% người tiêu dùng từ 18 đến 34 tuổi đã dùng thử các sản phẩm do những người có ảnh hưởng (Influencer) giới thiệu, 27% thậm chí cho biết họ đã mua hàng trực tiếp sau khi xem bài đăng.
5. Không có chiến lược tối ưu rõ ràng.
Một sai lầm cuối cùng mà nhiều doanh nghệp cũng mắc phải trong các chiến lược Digital Marketing của họ đó là không có đường lối tối ưu rõ ràng hay có quá nhiều mục tiêu trong cùng một chiến dịch.
Dù là bạn đang triển khai trên Facebook, TikTok hay Google, bản chất là bạn chỉ có thể tối ưu 1 hoặc 1 vài chỉ số trên cùng một chiến dịch, điều này có nghĩa là để có thể có được các chiến dịch có hiệu suất cao bạn cần đưa ra các chỉ số mục tiêu cụ thể thay vì là mong muốn tất cả mọi thứ từ một chiến dịch.
Tiếp đó, sự thành công của Digital Marketing vốn nằm ở kỹ thuật tối ưu (A/B Testing), với tư cách là một Digital Marketer, bạn cần phác thảo luồng tối ưu cho từng chiến dịch hoặc chiến lược với mục tiêu là không bỏ lỡ các cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi.
S.M.A.R.T cũng có thể là công thức để bạn xây dựng các mục tiêu tối ưu.
Bằng cách xác định các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và dựa trên từng khoảng thời gian nhất định, bạn có thể có nhiều cách hơn để đạt được mục tiêu đề ra của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ ngành F&B Monster Beverage Corp đã được chấp thuận để mua lại Bang Energy – một đối thủ cũ của Monster với giá 362 triệu USD.
Theo đó, thương vụ mua bán giữa những gã khổng lồ nước tăng lực đã bắt đầu diễn ra vào ngày 30 tháng 6, trong khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) chưa hoàn tất việc xem xét thương vụ thì vào ngày 3 tháng 7, Monster và Bang đã ký kết một thỏa thuận mua bán tài sản, trước khi Tòa án Phá sản chấp thuận thoả thuận.
Đại diện của Bang trước đó đã nói rằng họ sẽ phải thanh lý tài sản và 700 nhân sự của doanh nghiệp sẽ mất việc nếu thương vụ bán lại cho Monster thất bại.
Bang Energy là thương hiệu nước tăng lực lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2012 dưới thời nhà sáng lập Jack Owoc, với công ty mẹ là Vital Pharmaceuticals. Một số nhãn hàng tiêu biểu của Bang Energy có thể kể đến như “Birthday Cake Bash” và “Radical Skadattle.”
Vào tháng 5 năm 2020, IRI Worldwide báo cáo rằng Bang đã đạt doanh thu 300 triệu USD. Doanh số của thương hiệu đồ uống này đạt đỉnh vào năm 2021 và đến quý 3 năm 2022, đã giảm 27%, theo Food Navigator.
Bang và Vital Pharmaceuticals tuyên bố phá sản vào tháng 10 năm 2022 với mục tiêu “giúp doanh nghiệp phục hồi sau những thách thức gần đây”, theo FoodDive.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn diện các thông tin về thuật ngữ Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) như: Chỉ số giá tiêu dùng là gì, khái niệm chỉ số giá tiêu dùng nên được hiểu như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, công thức tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát, ví dụ về chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam qua các thời kì, và hơn thế nữa.
Là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và đặc biệt là liên quan trực tiếp đến chỉ số lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) là chỉ số có khả năng báo hiệu các tín hiệu về sức khoẻ của nền kinh tế trong một thời điểm hay khoảng thời gian nhất định. Dù chỉ số giá tiêu dùng cao hay thấp thì nó cũng đều có các tác động trực tiếp đến kinh tế và để lại những hậu quả nhất định.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:
Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số giá tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng nên được hiểu như thế nào?
Các loại chỉ số giá tiêu dùng chính.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và Lạm phát là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng cao là tốt hay xấu?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng trong tiếng Anh có nghĩa là Consumer Price Index và thường được viết tắt là CPI.
Được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi về giá tiêu dùng của các hàng hoá và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng là một trong những thước đo để tính toán tình hình lạm phát và giảm phát của nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.
Vì là chỉ số đo lường mức giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng có mối liên hệ trực tiếp đến tình hình lạm phát hay giảm phát của nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng cao có nghĩa là người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho một sản phẩm cụ thể nào đó điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ lạm phát cũng cao, ngược lại, chỉ số giá tiêu dùng thấp có nghĩa là tình hình lạm phát đã hạ nhiệt.
Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index).
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi tổng thể của giá tiêu dùng dựa trên một rổ hàng hóa và dịch vụ mang tính đại diện theo thời gian.
Trong nền kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng là thước đo lạm phát gắn liền với các nhà hoạch định chính sách (chính phủ), thị trường tài chính, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng dù cao hay thấp thì cũng được sử dụng để điều chỉnh chi phí sinh hoạt hay mức giá của các loại sản phẩm và dịch vụ nhất định.
Như đã phân tích, chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số thống kê trung bình mang tính đại diện (không tính cụ thể cho từng sản phẩm) được thu thập và theo dõi thường xuyên.
Chỉ số giá tiêu dùng cao có nghĩa là tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) cao và ngược lại.
Chỉ số giá tiêu dùng cao theo đó tỷ lệ nghịch với năng lực mua hay sức mua (Purchasing Power), chỉ số giá tiêu dùng cao có nghĩa là giá bán của các sản phẩm và dịch vụ tăng cao, điều này cũng có nghĩa là cùng với một số tiền nhất định, người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hoá hơn. Chỉ số giá tiêu dùng càng cao thì sức mua càng thấp và ngược lại.
Các loại chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) phổ biến?
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số gắn liền với từng nền kinh tế (quốc gia) trong từng khoảng thời gian nhất định và liên hệ trực tiếp với chỉ số lạm phát (Inflation), chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia mạnh như Mỹ lại có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi các thông báo hay quyết định của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ), lại tác động trực tiếp đến phần lớn các quốc gia khác bao gồm cả Việt Nam.
Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) tính toán 2 loại chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng của tất cả người tiêu dùng sống tại thành thị (CPI-U) và chỉ số giá tiêu dùng của người làm công ăn lương và nhân viên văn phòng ở thành thị (CPI – W).
Trong khi CPI-U là cơ sở của chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cho các báo cáo và có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tài chính, CPI-W được sử dụng để điều chỉnh các khoản thanh toán An sinh xã hội cũng như các phúc lợi và chi phí sinh hoạt khác.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index).
Như đã đề cập ở trên, chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số mang tính đại diện cho các rổ hàng (các sản phẩm và dịch vụ) được mua và sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng như gạo, sữa hay chi phí nhà ở.
Về tổng thể, chỉ số giá tiêu dùng được tính toán theo công thức sau:
Chỉ sô giá tiêu dùng = Giá trị của các rổ hàng của thời điểm hiện tại / Giá trị của các rổ hàng ở thời kỳ trước đó * 100.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng cũng có thể được tính toán theo:
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) = Chi phí hiện tại / Chi phí của thời kỳ trước đó * 100 (Chi phí hiện tại tức là giá của một mặt hàng ở hiện tại, ví dụ: giá gạo hiện là 50 nghìn/kg so với giá gạo của năm trước đó là 40 nghìn/kg).
Sau khi tính toán được chỉ số giá tiêu dùng, các cơ quan liên quan (chính phủ) sẽ sử dụng nó để tính toán chỉ số lạm phát với mục tiêu là đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp. Tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng theo công thức sau:
Tỷ lệ lạm phát = (chỉ số giá tiêu dùng mới – chỉ số giá tiêu dùng cũ / chỉ số giá tiêu dùng cũ) * 100.
Từ công thức bạn có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng (hiện tại) càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (sức mua giảm) và ngược lại. Để giảm bớt sức ép lạm phát, các cơ quan liên quan phải tìm cách giảm chỉ số giá tiêu dùng, hay nói cách khác, giảm giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng thấp hay giảm là tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng rộng rãi bởi những người tham gia vào thị trường tài chính để đánh giá tình hình lạm phát, trong khi đó các cơ quan của chính phủ (ví dụ như FED) sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để đưa ra các quyết định liên quan như sản xuất, mua sắm hay tiết kiệm. Vì chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi trong sức mua của người tiêu dùng, nó thường là yếu tố chính liên quan mật thiết đến chính sách tiền lương.
Dưới đây là cách một số tổ chức khác nhau ứng dụng chỉ số giá tiêu dùng.
Cục Dự trữ Liên bang (FED).
Fed sử dụng dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng để xác định các chính sách kinh tế. Ví dụ, với tỷ lệ lạm phát mục tiêu giảm xuống còn 2%, Fed có thể ban hành chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế nếu thị trường tăng trưởng chậm lại, hoặc ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh.
Để đối phó với tỷ lệ lạm phát cao (tức giá tiêu dùng tăng lên) có thể xảy ra trong tương lai, Fed thường sẽ tăng lãi suất cho vay.
Nhà ở.
Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng và chính phủ ban hành các thay đổi chính sách để giảm lạm phát, tỷ lệ lãi suất thế chấp (mortgage rate) thường tăng. Chủ nhà hay người cho thuê có thể sử dụng thông tin chỉ số giá tiêu dùng để đánh giá đầy đủ mức tăng tiền thuê nhà hàng năm đối với người thuê nhà.
Thị trường tài chính.
Chỉ số giá của thị trường tài chính thường được thúc đẩy bởi vô số các yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố kỹ thuật lẫn tâm lý. Một trong số đó là chỉ số giá tiêu dùng, vì các chính sách tiền tệ của chính phủ tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng cao thường có nghĩa là chính sách của chính phủ sẽ nghiêm ngặt hơn. Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn hoặc giảm đi có thể cho thấy chính phủ sẽ nới lỏng chính sách giúp thúc đẩy nền kinh tế.
Thị trường lao động.
Chỉ số giá tiêu dùng và các thành phần của nó cũng được sử dụng làm công cụ để tính toán mức thu thập.
Khi chỉ số giá tiêu dùng càng cao, tức giá tiêu dùng của các sản phẩm và dịch vụ tăng lên, người lao động ở từng ngành nghề nhất định có thể được tăng lương hay mức thu thập để đảm bảo cuộc sống.
Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).
Chỉ số giá tiêu dùng là thuật ngữ đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.
Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về giá cả (Price), tức đồng tiền mất giá và giảm sức mua theo thời gian.
Khi lạm phát xảy ra, tốc độ giảm sức mua (Purchasing Power) có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.
Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng càng cao đồng nghĩa với việc chỉ số giá tiêu dùng càng cao, tức người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một lượng hàng hoá cụ thể, điều này báo hiệu lạm phát cũng đang tăng cao và ngược lại.
Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp là gì?
Theo nghĩa rộng nhất, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng thấp, tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng trong mọi nền kinh tế.
Ví dụ, để đối phó với đại dịch COVID-19, một số tổ chức đã thực hiện các hành động giám sát và điều tiết chưa từng có để kích thích nền kinh tế.
Cũng từ hành động này, trong khi thị trường lao động được củng cố trở lại, gói kích thích này đã dẫn đến kết quả là chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.
Vì chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, các hành động tăng lãi suất đã được áp dụng với mục tiêu hạn chế việc chi tiêu. Một mặt, các biện pháp này nhằm mục đích làm chậm tăng trưởng kinh tế, khiến người tiêu dùng phải gánh một khoản nợ cao hơn.
Mặt khác, điều này cũng có thể tạo gánh nặng cho các hộ gia đình và khiến các doanh nghiệp có ít lợi nhuận hơn, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp lại tăng ngoài ý muốn.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Chỉ số giá tiêu dùng cao là tốt hay xấu?
Như đã phân tích, chỉ số giá tiêu dùng tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát, điều này có nghĩa là về cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng cao sẽ gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế khi sức mua giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Chỉ số giá tiêu dùng hiện tại là gì?
Là chỉ số giá tiêu dùng được tính tại thời điểm hiện tại so với chỉ số giá tiêu dùng trước đó (trong các thời kì trước).
Theo công thức tính chỉ số giá tiêu dùng, so sánh dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng quá khứ và hiện tại là cách để dự báo lạm phát cũng như tính toán mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về chỉ số giá tiêu dùng hay còn được gọi tắt là CPI (Consumer Price Index). Việc hiểu rõ về khái niệm chỉ số giá tiêu dùng là gì hay mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá tiêu dùng với các chỉ số khác của nền kinh tế như lạm phát không chỉ giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô đến tình hình kinh doanh của mình mà còn giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh các chính sách bán hàng sao cho phù hợp.
Với khía cạnh người tiêu dùng, theo dõi chỉ số giá tiêu dùng cũng giúp họ có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm phù hợp hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Financial Times, CEO Yahoo, Jim Lanzone nói rằng mục tiêu của ông là một lần nữa đưa công ty quay trở lại sàn chứng khoán – đây được xem là một phần trong màn tái xuất của công ty internet đình đám một thời.
CEO Jim Lanzone nói: “Yahoo đã sẵn sàng về mặt tài chính, công ty có bảng cân đối kế toán tuyệt vời, chúng tôi đang có lãi”. Ông Lanzone cho biết kế hoạch trở lại này cho phép công ty thực hiện những thay đổi cần thiết về cấu trúc, tạo ra các đơn vị kinh doanh mới.
Verizon đã mua lại Yahoo và AOL vào năm 2015 và 2017. Sau đó, bán cả hai cho tập đoàn cổ phần tư nhân Apollo trong một thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD vào tháng 9/2021 sau khi các công ty này thua lỗ nặng nề.
Vụ việc Verizon bán Yahoo cho thấy sự thất bại của tên tuổi từng lừng lẫy một thời khi đánh mất thị phần internet vào tay các đối thủ như Google và Facebook.
Yahoo lần đầu tiên niêm yết vào tháng 4/1996 và nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng biến nhất đối với người dùng internet trên toàn thế giới. Công ty cung cấp dịch vụ kết hợp giữa tìm kiếm và email. Trước khi bán mình cho Verizon, Yahoo từng từ chối đề nghị 47 tỷ USD từ Microsoft vào năm 2008.
Theo CEO Jim Lanzone, Yahoo vẫn đứng trong top 5 toàn cầu về tổng lưu lượng truy cập kể cả khi quá khứ của ông lớn internet một thời đã lùi xa. Yahoo vẫn có nhiều đơn vị kinh doanh ví dụ như tài chính, thể thao, tin tức và mail.
CEO Jim Lanzone cho rằng Yahoo được hưởng lợi từ một thương hiệu tên tuổi và luôn là “người hướng dẫn đáng tin cậy của mọi người trong thế giới kỹ thuật số đầy hỗn loạn của Internet”.
“Cho dù đó là tài chính, thể thao hay tin tức, đó vẫn là những gì chúng tôi làm và là lý do tại sao chúng tôi là luôn đứng đầu hoặc thứ hai”, ông nói. Mặc dù công ty đã gặp khó khăn ở những thời điểm khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn có lưu lượng truy cập rất lớn. Tương lai vẫn ở còn ở phía trước”, CEO Yahoo tin tưởng.
Yahoo sẽ tìm kiếm cơ hội M&A trong các lĩnh vực mà công ty chưa có hoạt động kinh doanh. Gần đây, Yahoo đã mua lại ứng dụng đặt cược thể thao Wagr để bổ sung cho mảng kinh doanh thể thao của mình.
CEO Yahoo cho biết công ty vẫn nằm trong top 3 về mảng công cụ tìm kiếm song còn quá nhỏ vào thời điểm này để cạnh tranh với Google và Bing của Microsoft. “Hy vọng rằng chúng ta có thể quay trở lại. Tôi khá lạc quan về những gì chúng ta có thể làm. Và tôi nghĩ AI mang đến một cơ hội mới”,Jim Lanzone chia sẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội Twitter vừa đăng tải công khai một số thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng với mục tiêu minh bạch hoá cho mạng xã hội. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thuật toán của Twitter trong bài viết này.
Hôm 31/3, Twitter công bố một số mã nguồn liên quan đến thuật toán đề xuất nội dung, cho phép người dùng và các lập trình viên kiểm tra và đưa ra ý kiến điều chỉnh.
Trong một bài viết trên blog, Twitter thông báo tải mã nguồn lên 2 kho lưu trữ trên nền tảng chia sẻ Github. Chúng chứa nhiều phần của Twitter, bao gồm thuật toán đề xuất các tweet hiển thị trên dòng thời gian (Tường) của người dùng.
Động thái này được thực hiện theo lệnh của Elon Musk. Tỷ phú cho rằng mã nguồn minh bạch sẽ gia tăng niềm tin của người dùng và thúc đẩy cải tiến sản phẩm.
Đồng thời, việc công bố mã nguồn cũng góp phần giải quyết mối quan tâm của công chúng và các nhà lập pháp về cách các thuật toán chọn nội dung xuất hiện trên nền tảng.
Cùng ngày, Elon Musk cho biết các bên thứ 3 hiện có thể phân tích mã nguồn mở và “xác định, với độ chính xác hợp lý, những gì sẽ hiển thị cho người dùng”.
Elon Musk nói về thuật toán đề xuất nội dung của Twitter trong một bài đăng:
“Việc lần đầu công khai thuật toán chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề, mọi người có thể phát hiện thấy lỗi, thậm chí là nhiều lỗi, tuy nhiên chúng tôi có thể sửa nó rất nhanh.
Ngay cả khi bạn không đồng ý với điều gì đó từ cách thuật toán hoạt động, ít nhất bạn cũng sẽ biết lý do tại sao bạn được đề xuất các nội dung mà bạn đã thấy trên nền tảng, và hiển nhiên, không ai thao túng được bạn nữa cả.”
Ông cũng cho biết thuật toán đề xuất sẽ được điều chỉnh dựa trên góp ý của người dùng sau khoảng 24-48h.
Tuy nhiên, mã nguồn công khai không bao gồm phần liên quan đến tính năng đề xuất quảng cáo của Twitter hay Twitter sử dụng dữ liệu từ đâu để huấn luyện cho nền tảng. Mạng xã hội cũng giữ kín các dòng code có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, quyền riêng tư của người dùng hoặc tính năng chống lạm dụng trẻ em.
Theo thông báo trực tiếp từ Twitter:
“Chúng tôi đã loại trừ bất kỳ mã nào có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và quyền riêng tư của người dùng hoặc khả năng bảo vệ nền tảng của chúng tôi khỏi những kẻ xấu.”
Bên dưới là sơ đồ thể hiện cách thuật toán (Algorithm) của Twitter hoạt động hay cách nền tảng đề xuất nội dung cho người dùng.
“Twitter sẽ liên tục tìm kiếm các đề xuất từ cộng đồng, không chỉ là về các lỗi mà còn về cách thuật toán của Twitter hoạt động.”
Trong một bài đăng trên blog kỹ thuật, Twitter cũng tiết lộ thêm về thuật toán đề xuất (Twitter recommendation system) mà nền tảng đang sử dụng:
“Chúng tôi cố gắng trích xuất 1.500 tweet hay nhất từ nhóm hàng trăm triệu bài đăng khác nhau… Hiện tại, Tường (For You) của người dùng sẽ bao gồm trung bình khoảng 50% tweet từ những người họ không theo dõi và khoảng 50% tweet từ những người đã chọn theo dõi, mặc dù điều này có thể khác nhau tùy theo từng người dùng.”
Tất nhiên, người dùng Twitter sẽ không nhìn thấy toàn bộ 1.500 tweet. Chúng sẽ được lọc theo các tiêu chí khác về nội dung, chẳng hạn như liệu các tweet đó có dấu hiệu “phản hồi tiêu cực” hay không hay chúng có chủ yếu đến từ cùng một người dùng Twitter hay không, các nội dung đến từ những người dùng đã từng bị khoá (Blocked) cũng sẽ bị hạn chế.
Bạn có thể xem chi tiết về cách thuật toán của Twitter đề xuất nội dungtại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn đang tìm kiếm các ý tưởng hay chiến thuật Social Media Marketing cho thương hiệu trong 2023, tham khảo ngay một số gợi ý bên dưới từ MarketingTrips.
Với hơn 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu và không ngừng tăng trưởng, việc xây dựng các chiến lược và chiến thuật marketing trên các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram hay TikTok được xem là ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu sâu hơn về những gì bạn cần làm với Social Media Marketing trong 2023, bạn cần hiểu rõ về bản chất của Social Media Marketing.
Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing hiểu một cách đơn giản nhất đó là việc sử dụng các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) như Facebook hay TikTok để đạt được các mục tiêu Marketing hay những gì mà thương hiệu mong muốn.
Khi áp dụng Social Media Marketing, các doanh nghiệp hay thương hiệu chọn cách đưa các sản phẩm và dịch vụ của họ đến với các nhóm đối tượng mục tiêu thông qua mạng xã hội.
Với những tiến bộ của các yếu tố công nghệ, các hoạt động Social Media Marketing cũng có thể được theo dõi và đo lường một cách chi tiết từ đó giúp những người làm marketing luôn có thể kiểm soát được các nguồn lực hay ngân sách của họ.
Theo một định nghĩa từ Wikipedia, Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội là việc sử dụng các website hay nền tảng mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.
Khi sử dụng Social Media Marketing, các thương hiệu cho phép khách hàng hay người dùng đăng tải các nội dung do chính họ tạo ra (User-generated Content) thay vì liên tục đẩy các nội dung được sản xuất bởi thương hiệu.
Các chiến thuật Social Media Marketing cho 2023.
Thấu hiểu đối tượng mục tiêu.
Cũng tương tự như trước khi thực hiện bất cứ quyết định marketing nào, dù đó là chiến lược quảng cáo hay phát triển nội dung, điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu và thấu hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu, các chiến thuật được xây dựng sau đó sẽ hướng đến việc đáp ứng các nhu cầu và sở thích của họ.
Điều này không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng mới hơn mà còn làm tăng mức độ tương tác với những khách hàng hiện tại. Một trong những cách để làm điều này là tiến hành nghiên cứu thị trường.
Bạn sẽ cần liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng, tiến hành khảo sát và phân tích các dữ liệu có được từ khách hàng, mục tiêu của bạn khi này là xác định những gì mà khách hàng kỳ vọng hay tìm kiếm từ thương hiệu, cách họ muốn giao tiếp với thương hiệu và hơn thế nữa.
Các công cụ thu thập dữ liệu và phân tích phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Listening) cũng sẽ là trợ lý đắc lực cho bạn trong quá trình này.
Hãy bắt đầu các hoạt động Social Media Marketing trong 2023 với một chiến lược.
Dù đó là trên các nền tảng mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, bạn cần hiểu rõ mục tiêu của thương hiệu là gì, thương hiệu sẽ nhận được những gì khi tiếp cận khách hàng trên các nền tảng hay mức độ phù hợp của các nền tảng với thương hiệu.
Từ các mục tiêu như cải thiện dịch vụ khách hàng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng (Lead) hay thúc đẩy doanh số bán hàng, điều cần thiết là bạn nên bắt đầu với một mục tiêu, định hướng hay chiến lược cụ thể.
Nếu không có chiến lược, những gì bạn nhận được chỉ là sự lãng phí về thời gian và tiền bạc, ví dụ: nếu đối tượng mục tiêu của bạn là người lớn tuổi, việc đầu tư quá nhiều thời gian vào mạng xã hội có thể không phải là con đường khôn ngoan.
Hãy xây dựng một chiến lược nội dung.
Với tư cách là những người làm marketing nói chung, bạn hiểu rằng, dù cho bạn đang nhắm mục tiêu đến khách hàng như thế nào hay chạy trên kênh gì, cuối cùng, những gì khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung (Content).
Thay vì thay đổi nội dung liên tục một cách mơ hồ thông qua các chiến dịch quảng cáo khác nhau, bạn cần một chiến lược nội dung tổng thể phù hợp với thương hiệu, với mục tiêu kinh doanh và cả mục tiêu marketing.
Khi nói đến chiến lược nội dung (Content Strategy), bạn cũng cần lưu ý đến các định dạng nội dung bao gồm văn bản (text), hình ảnh, video, audio hay các định dạng kết hợp khác.
Bạn phải hiểu rõ khách hàng của mình đang mong đợi những nội dung kiểu nào, thông điệp ra sao, đó là những nội dung nêu bật các lợi ích của sản phẩm, các nội dung liên quan đến cộng đồng hay các câu chuyện truyền cảm hứng từ thương hiệu (Brand Storytelling).
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các nội dung trực quan (Visual Content) như video hay hình ảnh (Photo) có khả năng thúc đẩy ghi nhớ và hiệu quả cao hơn nhiều lần so với nội dung văn bản.
Tận dụng các công cụ tự động hóa (Marketing Automation).
Các công cụ như Hootsuite, Buffer và Sprout Social cho phép bạn lên lịch trước cho các bài đăng của mình, theo dõi, phân tích cũng như đánh giá mức độ tương tác của thương hiệu cũng như các đối thủ.
Những công cụ này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn cung cấp nhiều insight có giá trị về khách hàng, điều cuối cùng sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định Social Media Marketing một cách hiệu quả và tức thời hơn.
Thường xuyên chủ động tương tác với khách hàng.
Có lẽ vì tương tác trực tuyến đang là cách thức giao tiếp chủ đạo nên nhiều khi các marketer không nhận ra rằng “người dùng” cũng là những con người thực với nhiều cảm xúc khác nhau.
Họ đến với thương hiệu không chỉ để xem mà còn là để tương tác, để đưa ra ý kiến và nhận được các phản hồi (một cách nhanh chóng nhất) từ thương hiệu.
Bằng cách thường xuyên trả lời và ghi nhận đóng góp từ khách hàng, sử dụng các công cụ khảo sát để thu thập dữ liệu, người làm marketing sẽ có nhiều cơ hội hơn để xây dựng các chiến lược nội dung phù hợp.
Ngoài ra, thương hiệu cũng cần cân nhắc sử dụng các chiến dịch có thể khuyến khích khách hàng tương tác lại với thương hiệu, trong bối cảnh kinh doanh mới, thương hiệu cần xem khách hàng như là một nhà sáng tạo nội dung hơn chỉ là một người mua hàng.
Sử dụng Influencer Marketing.
Mặc dù không còn là một khái niệm mới, tiếp thị người có ảnh hưởng hay Influencer Marketing vẫn sẽ tiếp tục tạo ra nhiều giá trị và là một phần quan trọng trong chiến lược Social Media Marketing tổng thể trong 2023.
Bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng trong ngành (Influencer), các doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng hay xây dựng niềm tin với các nhóm khách hàng mục tiêu, so với việc thương hiệu chủ động “quảng cáo” về chính mình, những thông tin được cung cấp từ một bên thứ ba như những người có ảnh hưởng thường có sức ảnh hưởng cao hơn.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ vốn bị bạn chế bởi ngân sách marketing, những khách hàng từng sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu cũng có thể được sử dụng như một người có ảnh hưởng thực thụ.
Nhiều thương hiệu hiện coi những đánh giá (review) hay ý kiến phản hồi sau khi trải nghiệm sản phẩm là “tài sản marketing” vô giá.
Ngoài việc tận dụng tối đa các bài đăng tự nhiên để gia tăng mức độ tiếp cận và tương tác, thương hiệu cũng cần coi trọng các hoạt động quảng cáo có trả phí, các nền tảng như Facebook hay TikTok hiện cung cấp nhiều tùy chọn cho phép thương hiệu nhắm mục tiêu (Targeting) cụ thể đến từng nhóm đối tượng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng xã hội cũng chịu sự ảnh hưởng lớn từ các định dạng quảng cáo, chẳng hạn như quảng cáo hình ảnh, quảng cáo video hay quảng cáo quay vòng, v.v..
Tuỳ thuộc vào từng định dạng quảng cáo khác nhau, hiệu suất quảng cáo có thể rất khác nhau, và bạn có thể xác định được điều này thông qua các chiến thuật thử nghiệm quảng cáo (A/B Testing).
Ngoài ra, dựa trên các mục tiêu kinh doanh khác nhau, thương hiệu cũng cần lựa chọn các mục tiêu quảng cáo khác nhau như tối đa hoá lưu lượng truy cập (traffic), tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mức độ tương tác hay chuyển đổi bán hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các thông tin về thuật ngữ CPI (Consumer Price Index), tiếng Việt có nghĩa là “Chỉ số giá tiêu dùng” như: CPI là gì, khái niệm CPI nên được hiểu như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, công thức tính CPI (Consumer Price Index), mối quan hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát, ví dụ về CPI, chỉ số CPI tại Việt Nam qua các thời kì, Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và hơn thế nữa.
Là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và đặc biệt là liên quan trực tiếp đến chỉ số lạm phát, chỉ số CPI (Consumer Price Index) hay còn được gọi là Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số có khả năng báo hiệu các tín hiệu về sức khoẻ của nền kinh tế trong một thời điểm hay khoảng thời gian nhất định. Dù chỉ số CPI cao hay thấp thì nó cũng đều có các tác động trực tiếp đến kinh tế và để lại những hậu quả nhất định.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:
CPI là gì?
Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số CPI.
Chỉ số CPI nên được hiểu như thế nào?
Các loại chỉ số CPI chính.
Công thức tính CPI.
Việt Nam tính toán chỉ số CPI như thế nào?
Chỉ số CPI được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Mối quan hệ giữa chỉ số CPI và Lạm phát là gì?
Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số CPI.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
CPI (Consumer Price Index) là gì?
CPI là từ viết tắt của Consumer Price Index trong tiếng Việt có nghĩa là Chỉ số giá tiêu dùng.
Được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI đo lường sự thay đổi về giá tiêu dùng của các hàng hoá và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Sự thay đổi của chỉ số CPI là một trong những thước đo để tính toán tình hình lạm phát và giảm phát của nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.
Vì là chỉ số đo lường mức giá tiêu dùng, CPI có mối liên hệ trực tiếp đến tình hình lạm phát hay giảm phát của nền kinh tế. Chỉ số CPI cao có nghĩa là người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho một sản phẩm cụ thể nào đó điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ lạm phát cũng cao, ngược lại, chỉ số CPI thấp có nghĩa là tình hình lạm phát đã hạ nhiệt.
Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số CPI (Consumer Price Index).
Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường sự thay đổi tổng thể của giá tiêu dùng dựa trên một rổ hàng hóa và dịch vụ mang tính đại diện theo thời gian.
Trong nền kinh tế vĩ mô, CPI là thước đo lạm phát gắn liền với các nhà hoạch định chính sách (chính phủ), thị trường tài chính, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Chỉ số CPI dù cao hay thấp thì cũng được sử dụng để điều chỉnh chi phí sinh hoạt hay mức giá của các loại sản phẩm và dịch vụ nhất định.
Như đã phân tích, CPI là chỉ số thống kê trung bình mang tính đại diện (không tính cụ thể cho từng sản phẩm) được thu thập và theo dõi thường xuyên.
CPI cao có nghĩa là tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) cao và ngược lại.
CPI cao theo đó tỷ lệ nghịch với năng lực mua hay sức mua (Purchasing Power), CPI cao có nghĩa là giá bán của các sản phẩm và dịch vụ tăng cao, điều này cũng có nghĩa là cùng với một số tiền nhất định, người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hoá hơn. CPI càng cao thì sức mua càng thấp và ngược lại.
Các loại chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) phổ biến?
Mặc dù CPI là chỉ số gắn liền với từng nền kinh tế (quốc gia) trong từng khoảng thời gian nhất định và liên hệ trực tiếp với chỉ số lạm phát (Inflation), chỉ số CPI của các quốc gia mạnh như Mỹ lại có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi các thông báo hay quyết định của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ), lại tác động trực tiếp đến phần lớn các quốc gia khác bao gồm cả Việt Nam.
Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) tính toán 2 loại chỉ số CPI. Chỉ số CPI của tất cả người tiêu dùng sống tại thành thị (CPI-U) và chỉ số CPI của người làm công ăn lương và nhân viên văn phòng ở thành thị (CPI – W).
Trong khi CPI-U là cơ sở của chỉ số CPI được sử dụng cho các báo cáo và có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tài chính, CPI-W được sử dụng để điều chỉnh các khoản thanh toán An sinh xã hội cũng như các phúc lợi và chi phí sinh hoạt khác.
Công thức tính chỉ số CPI (Consumer Price Index).
Như đã đề cập ở trên, chỉ số CPI là chỉ số mang tính đại diện cho các rổ hàng (các sản phẩm và dịch vụ) được mua và sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng như gạo, sữa hay chi phí nhà ở.
Về tổng thể, chỉ số CPI được tính toán theo công thức sau:
CPI (Consumer Price Index) = Giá trị của các rổ hàng của thời điểm hiện tại / Giá trị của các rổ hàng ở thời kỳ trước đó * 100.
Công thức tính CPI cũng có thể được tính toán theo:
CPI (Consumer Price Index) = Chi phí hiện tại / Chi phí của thời kỳ trước đó * 100 (Chi phí hiện tại tức là giá của một mặt hàng ở hiện tại, ví dụ: giá gạo hiện là 50 nghìn/kg so với giá gạo của năm trước đó là 40 nghìn/kg).
Sau khi tính toán được chỉ số CPI, các cơ quan liên quan (chính phủ) sẽ sử dụng nó để tính toán chỉ số lạm phát với mục tiêu là đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp. Tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa trên chỉ số CPI theo công thức sau:
Tỷ lệ lạm phát = (CPI mới – CPI cũ / CPI cũ) * 100.
Từ công thức bạn có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng CPI (hiện tại) càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (sức mua giảm) và ngược lại. Để giảm bớt sức ép lạm phát, các cơ quan liên quan phải tìm cách giảm chỉ số CPI, hay nói cách khác, giảm giá tiêu dùng. CPI thấp hay giảm là tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
Việt Nam tính chỉ số giá tiêu dùng CPI như thế nào?
Theo phương pháp luận của thống kê quốc tế, Tổng cục Thống kê triển khai xác định:
(1) Danh mục hàng hóa đại diện gồm các loại hàng hóa là sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng phổ biến cho sinh hoạt hàng ngày của người dân trong một giai đoạn nhất định.
Danh mục này được sử dụng để thu thập thông tin phản ánh biến động về giá của các hàng hóa đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Thời kỳ 2020-2025 danh mục CPI bao gồm 752 mặt hàng.
(2) Quyền số tính CPI của các nhóm hàng hóa trong Danh mục hàng hóa đại diện là tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hóa (vật chất và dịch vụ) trong tổng chi tiêu của dân cư.
Tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hoá trong tổng chi tiêu của dân cư thường thay đổi theo thời gian. Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhiều hơn sẽ chiếm tỷ trọng cao trong danh mục hàng hóa tính CPI.
Như vậy, chỉ tiêu CPI không chỉ phụ thuộc vào mức độ biến động về giá của các loại hàng hóa đại diện mà còn phụ thuộc vào Danh mục hàng hóa đại diện và Quyền số của các nhóm hàng hóa đại diện.
Hằng tháng, 63 địa phương tổ chức thu thập giá các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện theo 3 kỳ. Toàn quốc có khoảng 40.000 điểm điều tra giá với địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các loại hình kinh tế.
Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã triển khai điều tra giá tiêu dùng bằng thiết bị điện tử CAPI tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giúp nâng cao chất lượng số liệu điều tra, minh bạch quá trình điều tra, rút ngắn thời gian sản xuất số liệu và tiến tới hội nhập với thống kê thế giới.
Chỉ số CPI được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI được sử dụng rộng rãi bởi những người tham gia vào thị trường tài chính để đánh giá tình hình lạm phát, trong khi đó các cơ quan của chính phủ (ví dụ như FED) sử dụng CPI để điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng sử dụng chỉ số CPI để đưa ra các quyết định liên quan như sản xuất, mua sắm hay tiết kiệm. Vì CPI đo lường sự thay đổi trong sức mua của người tiêu dùng, nó thường là yếu tố chính liên quan mật thiết đến chính sách tiền lương.
Dưới đây là cách một số tổ chức khác nhau ứng dụng chỉ số CPI.
Cục Dự trữ Liên bang (FED).
Fed sử dụng dữ liệu CPI để xác định các chính sách kinh tế. Ví dụ, với tỷ lệ lạm phát mục tiêu giảm xuống còn 2%, Fed có thể ban hành chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế nếu thị trường tăng trưởng chậm lại, hoặc ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh.
Để đối phó với tỷ lệ lạm phát cao (tức giá tiêu dùng tăng lên) có thể xảy ra trong tương lai, Fed thường sẽ tăng lãi suất cho vay.
Nhà ở.
Khi CPI tăng và chính phủ ban hành các thay đổi chính sách để giảm lạm phát, tỷ lệ lãi suất thế chấp (mortgage rate) thường tăng. Chủ nhà hay người cho thuê có thể sử dụng thông tin CPI để đánh giá đầy đủ mức tăng tiền thuê nhà hàng năm đối với người thuê nhà.
Thị trường tài chính.
Chỉ số giá của thị trường tài chính thường được thúc đẩy bởi vô số các yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố kỹ thuật lẫn tâm lý. Một trong số đó là chỉ số CPI, vì các chính sách tiền tệ của chính phủ tương ứng với chỉ số CPI sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.
Chỉ số CPI cao thường có nghĩa là chính sách của chính phủ sẽ nghiêm ngặt hơn. Mặt khác, CPI thấp hơn hoặc giảm đi có thể cho thấy chính phủ sẽ nới lỏng chính sách giúp thúc đẩy nền kinh tế.
Thị trường lao động.
CPI và các thành phần của nó cũng được sử dụng làm công cụ để tính toán mức thu thập.
Khi CPI càng cao, tức giá tiêu dùng của các sản phẩm và dịch vụ tăng lên, người lao động ở từng ngành nghề nhất định có thể được tăng lương hay mức thu thập để đảm bảo cuộc sống.
Mối liên hệ giữa chỉ số CPI (Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).
CPI là thuật ngữ đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.
Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về giá cả (Price), tức đồng tiền mất giá và giảm sức mua theo thời gian.
Khi lạm phát xảy ra, tốc độ giảm sức mua (Purchasing Power) có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.
Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ.
Chỉ số CPI càng cao đồng nghĩa với việc chỉ số giá tiêu dùng càng cao, tức người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một lượng hàng hoá cụ thể, điều này báo hiệu lạm phát cũng đang tăng cao và ngược lại.
Mối liên hệ giữa CPI và tỷ lệ thất nghiệp là gì?
Theo nghĩa rộng nhất, chỉ số giá tiêu dùng CPI và tỷ lệ thất nghiệp thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, có nghĩa là CPI càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng thấp, tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng trong mọi nền kinh tế.
Ví dụ, để đối phó với đại dịch COVID-19, một số tổ chức đã thực hiện các hành động giám sát và điều tiết chưa từng có để kích thích nền kinh tế.
Cũng từ hành động này, trong khi thị trường lao động được củng cố trở lại, gói kích thích này đã dẫn đến kết quả là chỉ số CPI tăng cao.
Vì CPI tăng cao, các hành động tăng lãi suất đã được áp dụng với mục tiêu hạn chế việc chi tiêu. Một mặt, các biện pháp này nhằm mục đích làm chậm tăng trưởng kinh tế, khiến người tiêu dùng phải gánh một khoản nợ cao hơn.
Mặt khác, điều này cũng có thể tạo gánh nặng cho các hộ gia đình và khiến các doanh nghiệp có ít lợi nhuận hơn, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp lại tăng ngoài ý muốn.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số CPI.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI cao là tốt hay xấu?
Như đã phân tích, chỉ số giá tiêu dùng CPI tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát, điều này có nghĩa là về cơ bản, chỉ số CPI cao sẽ gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế khi sức mua giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Chỉ số CPI hiện tại là gì?
Là chỉ số giá tiêu dùng được tính tại thời điểm hiện tại so với chỉ số giá tiêu dùng trước đó (trong các thời kì trước).
Theo công thức tính chỉ số CPI, so sánh dữ liệu CPI quá khứ và hiện tại là cách để dự báo lạm phát cũng như tính toán mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về chỉ số CPI (Consumer Price Index). Việc hiểu rõ về khái niệm CPI là gì hay mối quan hệ tương quan giữa CPI với các chỉ số khác của nền kinh tế như lạm phát không chỉ giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô đến tình hình kinh doanh của mình mà còn giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh các chính sách bán hàng sao cho phù hợp.
Với khía cạnh người tiêu dùng, theo dõi chỉ số CPI cũng giúp họ có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm phù hợp hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hơn một năm ra mắt thị trường Việt Nam, TikTok Shop đang tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trên chiến địa thương mại điện tử, tạo ra nhiều dấu ấn so với các đối thủ trong ngành. Đặc biệt là mô hình shoppertainment giúp hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tăng trưởng doanh số.
Tháng 4/2022, mạng xã hội video TikTok bắt đầu triển khai mảng thương mại điện tử (eCommerce) của mình tại Việt Nam với khoảng 50 triệu người dùng.
Khác với sàn thương mại điện tử truyền thống khi người mua tự tìm đến nếu họ có nhu mua sắm một thứ gì đó, TikTok chọn đầu tư vào mô hình kết hợp giữa nhu cầu giải trí và mua sắm bằng thuật ngữ “shoppertainment“.
Ông Shant Oknayan, Giám đốc Kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi của TikTok chia sẻ: “Ngày nay, nhờ vào sự phổ biến của tính sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến như TikTok, ngày càng có người tiêu dùng tham gia vào quá trình đánh giá các thương hiệu, sản phẩm”.
Theo đó, mô hình shoppertainment đánh vào tính giải trí, khả năng quyết định mua hàng bằng cảm xúc của người dùng thông qua các video ngắn được phát trên TikTok. Nói cách khác, sáng tạo nội dung đóng vai trò chính trong việc khiến người xem quyết định chọn mua sản phẩm.
Xu hướng chuyển dịch lên TikTok Shop.
Theo nghiên cứu do Toluna thực hiện tại Đông Nam Á, 81% người dùng TikTok quyết định thực hiện việc mua sắm trực tuyến trong mùa mua sắm năm 2023.
Tại khu vực Đông Nam Á, người dùng đang tìm kiếm những nội dung, video truyền cảm hứng và trải nghiệm mua sắm liền mạch trong mùa Mega Sales kéo dài từ tháng 9 đến cuối năm.
Tương tự, báo cáo của TikTok chỉ ra khả năng người dùng mua sản phẩm mà họ khám phá ngay trên nền tảng cao hơn gấp 1,5 lần so với các sàn thương mại điện tử thông thường.
Khả năng khám phá sản phẩm trên TikTok cũng cao hơn gấp 1,7 lần. Nhờ lợi thế này, TikTok được đánh giá là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Bán hàng nhờ livestream và KOL.
Theo dữ liệu từ YouNet Media, từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, tổng lượng influencer (người có sức ảnh hưởng, trên 20.000 người theo dõi) hoạt động trên nền tảng TikTok đã tăng đến 90,6%, nhảy vọt từ 40.644 lên 77.480 influencers.
Phía YouNet Media đánh giá nhờ lực lượng influencers hùng hậu mà chỉ sau 3 tháng, chiến dịch “7/7 Siêu Sale Livestream” của TikTok Shop đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Theo đó, tính riêng tháng 7/2022, có 53.697 người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội tăng gấp đôi so với tháng 6. Mô hình mua sắm thông qua livestream trên TikTok Shop tiếp tục gặt hái thành công trong 9 tháng tiếp theo.
TikTok Shop chỉ cần tổng cộng 10 tháng để vượt qua Sendo và Tiki để chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam theo bảng xếp hạng YMI của YouNet Media.
Đến tháng 3/2023, tổng lượng người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội đã đạt 321.587 người, nhiều gấp 4,7 lần so với lượng người thảo luận về sàn Tiki.
Lượng người quan tâm tăng vọt giúp TikTok Shop nhanh chóng thu hút một lượng lớn TikTok Seller gia nhập vào nền tảng. Dữ liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 5/2023, lưu lượng truy cập vào trang quản lý gian hàng trên website của TikTok Shop tăng 282%, đạt 4,2 triệu lượt truy cập/tháng (web traffic).
Như vậy, TikTok Shop hiện đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ hai thị trường, sau Shopee.
“Vừa thu hút người tiêu dùng, vừa tăng số lượng nhà sáng tạo nội dung trên sàn, kết quả doanh thu của TikTok Shop nhờ đó cũng đạt những bước nhảy ấn tượng.
Mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) trên nền tảng này đã tăng gấp 11 lần, cùng với đó thì số lượng đơn hàng tăng gấp 6 lần”, ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Bộ phận Market Insights của Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI, phân tích.
Báo cáo mới nhất của công ty tư vấn Momentum Works chỉ ra rằng, kể từ khi ra mắt vào năm 2021 cho tới nay, TikTok Shop đã tăng GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa) ở khu vực Đông Nam Á từ mốc 600 triệu USD năm 2021 lên 4,4 tỷ USD vào năm ngoái – tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các đối thủ như Shopee của Sea, Lazada của Alibaba và GoTo thuộc Tokopedia.
Hồi giữa tháng 6, CEO TikTok, ông Chou Zi Chew đã tiết lộ công ty này sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới. TikTok sẽ tiếp tục rót nguồn vốn khủng cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử, bán hàng liên kết.
“TikTok nhìn thấy cơ hội tăng trưởng tốt tại đây và chúng tôi quyết định sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới”, CEO TikTok tuyên bố.
Tại khu vực Đông Nam Á, TikTok hiện diện ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Khỏa sát mới nhất của TikTok cho biết, 79% doanh nghiệp nói rằng TikTok đã giúp họ chuyển đổi từ các kênh tiếp thị ngoại tuyến sang trực tuyến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có công bố chính thức về chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame có trong sản phẩm đồ uống không đường của Coca Cola và Pepsi.
Hãng tin CNBC cho hay cảnh báo mới đây của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về chất tạo ngọt nhân tạo có trong các sản phẩm nước ngọt không đường như Diet Coke, Coke Zero, Pepsi Zero Sugar hay Diet Mountain Dew có thể gây ung thư sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường F&B nói chung, thậm chí khiến các doanh nghiệp phải thay đổi công thức.
Trên thực tế, lượng tiêu thụ nước ngọt có ga đã liên tục sụt giảm trong 20 năm qua khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn, chuyển sang uống nước lọc hoặc chọn những đồ uống ít đường.
Nắm bắt được tình hình này, nhiều hãng nước ngọt như Coca Cola hay Pepsi đã tung ra những sản phẩm nước ngọt không đường, qua đó đánh vào tâm lý của các khách hàng béo phì, ăn kiêng hay muốn giảm cân.
Hiện mảng nước ngọt không đường đang chiếm đến 1/4 tổng doanh số của thị trường nước ngọt có ga nói chung. Hàng loạt những cái tên như Diet Coke, Coke Zero, Pepsi Zero Sugar hay Diet Mountain Dew đã trở thành mỏ vàng mới cho các tập đoàn nước giải khát.
Thế nhưng một báo cáo nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) trực thuộc WHO cho thấy mối liên quan giữa chất tạo ngọt nhân tạo (Aspartame) có trong những đồ uống này với bệnh ung thư gan đã làm đảo lộn tất cả.
Mặc dù WHO đã chính thức cảnh báo nhưng cũng đồng thời cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm về tác động của Aspartame với bệnh ung thư.
Theo Fortune, chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm và đồ uống hiện nay, từ Coca không đường (Diet Coke), kẹo cao su không đường cho đến sữa chua ít đường của Dannon Activia. Thậm chí chất này còn được dùng trong một số loại thuốc ho ngọt không đường cùng một số kem đánh răng.
Đánh giá của IARC khiến WHO phải xem xét Aspartame là chất gây ung thư không nói rõ liều lượng dùng an toàn hàng ngày mà một cơ thể có thể hấp thụ. Đây là điều mà Ủy ban chuyên gia về thực phẩm (JECFA) trực thuộc Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) và WHO sẽ phải làm việc.
Lần cuối cùng WHO có nghiên cứu về Aspartame là vào năm 1981 với kết quả liều dùng hàng ngày có thể chấp nhận được không vượt quá 40mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên những nghiên cứu mới sẽ được thực hiện dựa trên những kết quả thí nghiệm mới của IARC.
Trong một báo cáo cùng ngày của JECFA, một người trưởng thành nặng 70kg nếu uống 9-14 lon nước ngọt không đường dùng chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame mỗi ngày trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Bởi vậy, việc uống 1 lon Coca không đường mỗi ngày hay nhai kẹo cao su có Aspartame sẽ chẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe trừ phi tiêu thụ với lượng cực kỳ lớn mỗi ngày trong thời gian dài.
Mặc dù vậy, một số nghiên cứu khác như của PLOS Medicine trên hơn 100.000 người Pháp công bố năm 2022 cho thấy những người uống chưa đến 1 lon nước ngọt không đường mỗi ngày có tỷ lệ bị ung thư cao hơn 15% so với những người không sử dụng.
Các thương hiệu F&B có thể phải thay đổi công thức.
Theo CNBC, mặc dù báo cáo của WHO không nhắm đến những người tiêu thụ lượng nhỏ nước ngọt không đường dùng Aspartame nhưng chúng sẽ tác động đến tâm lý người tiêu dùng, gây giảm doanh số và thậm chí dẫn đến khả năng phải thay đổi công thức sản phẩm.
Số liệu của TD Cowen cho thấy nước ngọt không đường thường được dùng phổ biến trong giới có thu nhập cao và đây lại là những đối tượng cực kỳ quan tâm đến sức khỏe.
Trong khi đó, chuyên gia Gerald Pascarelli của Wedbush nhận định các tập đoàn nước giải khát rất nhanh thích nghi với môi trường kinh doanh và sẵn sàng làm mọi thứ có thể để duy trì thương hiệu của mình.
Chất Aspartame đã được dùng trong Diet Pepsi vào năm 2015 nhưng bị ngừng sử dụng sau 1 năm vì phản ứng quyết liệt từ người tiêu dùng. Thế nhưng điều này không tồn tại được lâu khi hãng quyết định đưa Aspartame trở lại Diet Pepsi vào năm 2020, trong khi dòng Pepsi Zero Sugar thì vẫn đang liên tục dùng chất tạo ngọt nhân tạo này.
Với Coca Cola, các sản phẩm như Diet Coke hay Coke Zero của hãng đều dùng Aspartame từ đầu, tuy nhiên họ có thể đổi công thức sang dùng cây cỏ ngọt (Stevia) trong tương lai nếu thành phần chất tạo ngọt nhân tạo gây phản ứng trên thị trường.
Tuy nhiên quyết định thay đổi công thức này chưa chắc đã xảy ra khi Aspartame ngọt gấp 200 lần so với đường thông thường, giúp hãng có thể sử dụng liều lượng cực ít mà vẫn tạo được độ ngọt cho đồ uống, qua đó giảm lượng Calories để tạo nên sản phẩm không đường cho người ăn kiêng. Đây là điều mà không nhiều thành phần có thể làm được nếu muốn giữ nguyên hương vị.
Hãng tin CNBC cho biết hiện Aspartame được sử dụng trong hơn 6.000 sản phẩm khắp thế giới. Chất tạo ngọt nhân tạo này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1965 và ngay từ khi được phê duyệt lần đầu đã gây nên tranh cãi cực kỳ lớn về tác hại của chúng đến sức khỏe con người.
Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) lần đầu tiên phê duyệt Aspartame vào năm 1974 như một chất phụ gia trong một số thực phẩm nhất định, nhưng đã tạm dừng quyết định này trong nhiều năm do các tranh cãi liên quan đến khả năng gây ung thư não.
Cuối cùng vào năm 1981, FDA đã kết luận chắc chắn rằng Aspartame không phải nguyên nhân gây ung thư não và cấp phép thông qua cho chất phụ gia này. Đến năm 1996, Aspartame được phê duyệt trở thành chất tạo ngọt nhân tạo đa năng được dùng cho hàng loạt sản phẩm.
Hiện FDA cho biết đang theo dõi tiếp tình hình về Aspartame.
Kiện cáo và đền bù.
Tờ Fortune cho biết tuyên bố của WHO là đòn mới nhất từ tổ chức này đến các sản phẩm tạo ngọt nhân tạo. Vào tháng trước, chính WHO đã khuyến cáo người dùng ngừng sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo cho việc kiểm soát cân nặng vì nó chẳng có hiệu quả giảm cân.
Tuy nhiên hướng dẫn này không chỉ ra bất kỳ rủi ro sức khỏe nào có thể xảy ra nếu người tiêu dùng sử dụng Aspartame.
Trong khi đó, những báo cáo gây ung thư của IARC đã có tiền lệ khiến các doanh nghiệp phải lao đao. Năm 2015, tổ chức này đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và phát hiện ra rằng chất Glyphosate trong thuốc diệt cỏ gây ung thư.
Đến năm 2021, công ty kinh doanh thuốc trừ sâu của Đức là Bayer đã thua trong lần kháng cáo thứ 3 tại Mỹ khi bị các khách hàng cáo buộc sản phẩm của họ khiến người dùng gây ung thư, qua đó yêu cầu bồi thường thiệt hại 86 triệu USD.
Quay trở lại câu chuyện, báo cáo của IARC cũng như tuyên bố của WHO đang làm xôn xao giới truyền thông và người nổi tiếng khi vô số người tiêu dùng hiện nay chuộng các sản phẩm không đường nhưng sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo.
Những cái tên như Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, tỷ phú Elon Musk, tài tử Tom Hanks hay Ben Affleck đều được biết là thích dùng Coca không đường. Thậm chí Cựu Tổng thống Donald Trump được cho là có hẳn một nút riêng để gọi đồ uống Coca không đường trên bàn làm việc ở Nhà Trắng khi còn tại vị.
Theo khảo sát của hãng nghiên cứu Mintel, khoảng 43% số người lớn được hỏi cho biết chất tạo ngọt nhân tạo có hại cho sức khỏe người dùng, khoảng 70% số phụ huynh có con dưới 18 tuổi nhận định tương tự.
*Nguồn: CNBC, Bloomberg, Fortune
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thái độ “đắc thắng” của Mark Zuckerberg, CEO Meta, gần đây cho thấy ông đang quay về phong cách quyết liệt và táo bạo như thời mới điều hành Facebook.
Đối với Mark Zuckerberg, sự ra mắt của InstagramThreads đầu tháng 7 đặc biệt quan trọng.
Không chỉ cạnh tranh với Twitter, mạng xã hội này còn là nỗ lực của CEO Meta trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo trong bối cảnh Meta ở giai đoạn khó khăn nhất khi tham vọng metaverse thất bại cùng hàng chục nghìn nhân viên bị sa thải.
WSJ dẫn nguồn tin nội bộ cho thấy thái độ đắc thắng bên ngoài của CEO Meta cũng phản ánh bản thân ông phía sau hậu trường: một con người trở nên táo bạo hơn, hành động có chủ ý và đưa ra các quyết định có phần quyết đoán giống như những năm đầu điều hành Facebook.
Xây dựng Instagram Threads trong vài tháng.
Vào tháng 1, dưới sự chỉ đạo của Zuckerberg và người đứng đầu Instagram Adam Mosseri, Meta thành lập Dự án 92 (Project 92). Đây chính là tên mã của Threads, dù ý nghĩa của con số 92 chưa được tiết lộ.
Nhóm nhân viên được cho là đã làm việc cật lực và bí mật. Nhiệm vụ của họ là tạo ra một dịch vụ giống Twitter nhưng vẫn phù hợp với mảng ứng dụng hiện có của Meta, gồm Facebook, Instagram, Messenger và WhatsApp.
Động lực được thúc đẩy một phần sau khi Elon Musk mua lại Twitter giá 44 tỷ USD nhưng liên tục có những quyết định bất ngờ khiến người dùng và nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng.
“Bên trong Meta, ý tưởng về một nền tảng có thể cung cấp cho người dùng cách chia sẻ thông tin dạng văn bản ngắn và đa phương tiện bắt đầu nảy sinh, nhất là khi Twitter rơi vào hỗn loạn”, nguồn tin cho hay.
Hầu hết nhân viên không hay biết về sự tồn tại của Dự án 92. Đầu tháng đó, Chris Cox, Giám đốc sản phẩm của Meta, mới hé lộ một phần trong cuộc họp nội bộ.
Ông nói Meta đã tham khảo những người sáng tạo nội dung và người nổi tiếng trên Twitter về những gì họ mong muốn ở nền tảng cũng như suy nghĩ của họ trước các hành động của Musk. Câu trả lời Meta nhận được là muốn Twitter “hoạt động lành mạnh”.
Đội ngũ lãnh đạo gồm Zuckerberg, Mosseri và Cox đã lên kế hoạch ra mắt Dự án 92 cuối tháng 7. Tuy nhiên, ngày 2/7, Elon Musk thông báo giới hạn số tweet một tài khoản có thể đọc mỗi ngày. Meta lập tức hành động. Ngày 3/7, Threads được đưa lên cửa hàng ứng dụng Apple và ngày 5/7 chính thức trình làng.
Năm ngày sau, ứng dụng cán mốc 100 triệu người dùng, tốc độ nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử Internet, xô đổ kỷ lục trước đó của ChatGPT là 2 tháng.
“Threads đã ra mắt đúng thời điểm. Đó là sự thúc đẩy tinh thần rất cần thiết cho công ty”, Sam Saliba, người từng là trưởng nhóm tiếp thị thương hiệu toàn cầu tại Instagram, nhận định
Sự trở về của “Mark Zuckerberg ngày xưa”.
Khi Dự án 92 được tiến hành, Zuckerberg đang phải đối mặt với những thách thức trong hoạt động kinh doanh của Meta. Doanh thu quý I/2023 tăng trưởng nhẹ, nhưng lợi nhuận tiếp tục giảm.
Threads chỉ mất sáu tháng hoàn thành. Tốc độ này gợi nhớ đến phong cách “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” trước đây của Facebook. Hiện còn quá sớm để khẳng định Threads có thể trở thành Facebook thứ hai, nhưng thành công ban đầu của nó đang giúp che lấp một phần sai lầm của CEO Meta thời gian qua.
Hai năm qua, Mark Zuckerberg gần như thất bại với tham vọng metaverse, còn doanh thu từ quảng cáo trên các nền tảng của công ty cũng không mấy tích cực. Trong khi đó, họ gần như không được nhắc đến trong cuộc đua AI tổng quát mới.
Đây được xem là những lý do chính khiến Meta cắt giảm hơn 21.000 nhân viên chỉ trong vài tháng. Đầu tháng 6, công ty ra mắt kính thông minh Meta Quest 3, nhưng nhanh chóng bị lu mờ trước đối thủ Vision Pro từ Apple.
Với đời sống cá nhân, hình ảnh Zuckerberg cũng trở nên tích cực hơn trong mắt người dùng. Ông thường xuyên đăng ảnh gia đình, tham gia các cuộc đấu võ Ju-jitsu và đạt huy chương. Tháng trước, ông chấp nhận lời thách đấu trong lồng sắt của Musk.
Business Insider ước tính Threads có thể tạo doanh thu 5 tỷ USD khi được Meta khai thác thương mại. Con số này không đáng kể nếu so với mức 113,6 tỷ USD doanh thu quảng cáo của công ty năm 2022.
Tuy nhiên, theo Justin Patterson, nhà phân tích truyền thông kỹ thuật số của KeyBanc Capital Markets, do tập trung ban đầu vào trải nghiệm người dùng, việc tạo doanh thu của Threads “có thể không quan trọng” trong thời gian tới.
Điều quan trọng là Threads cho thấy sự năng nổ trở lại của Zuckerberg. “Thành công mang lại cho Zuckerberg tiếng nói nhiều hơn trong giới công nghệ, như cách ông thể hiện hình ảnh chiến thắng sau mỗi trận đấu võ Ju-jitsu”, WSJ bình luận.
“Nó cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược của ông vẫn còn rất hiệu quả, là lời đáp trả cho những người đã yêu cầu ông từ chức trước đó”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer