Skip to main content

Tác giả: Community

Bill Gates – Hỏi 2 câu hỏi này để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự

Bạn học hỏi càng nhiều, bạn càng có khả năng dẫn dắt và lãnh đạo tốt hơn.

Lãnh đạo một doanh nghiệp rất khó. Dẫn dắt bất cứ điều gì ở thời điểm hiện tại càng phức tạp hơn.

Không ai trong chúng ta từng trải qua một đại dịch toàn cầu như thế này, và những ảnh hưởng của nó ‘vô tình’ đã tạo ra những thách thức đáng kể.

Một trong những thách thức đó là cố gắng để ‘chèo lái’ doanh nghiệp, đội nhóm hoặc gia đình của bạn thông qua những gì chỉ có thể được mô tả là những thời điểm ‘bất ổn’.

Vấn đề thực sự ở đây là gì?

Khởi nghiệp – hay làm bất cứ điều gì, thực sự – đầy rẫy sự bất ổn.

Bạn không biết khi nào bạn nên bắt đầu và bạn sẽ kết thúc ở đâu.

Bạn có một ý tưởng và hy vọng rằng bạn sẽ có một kế hoạch, nhưng có rất nhiều tình huống và biến số không lường trước được xuất hiện như thể rằng bạn đã có tất cả các câu trả lời.

Điều đó có thể là một hiện thực khó khăn đối với các nhà lãnh đạo vốn quen với việc chịu trách nhiệm phải tìm ra tất cả các giải pháp.

May mắn thay, Bill Gates có một gợi ý, Ông chia sẻ hai câu hỏi mà mọi nhà lãnh đạo nên hỏi.

Kể từ khi tôi còn là một thiếu niên, tôi đã giải quyết mọi vấn đề lớn theo cùng một cách: bắt đầu bằng hai câu hỏi. Tôi đã sử dụng kỹ thuật này tại Microsoft, và tôi vẫn sử dụng nó cho đến ngày nay … Đây là: Ai đã giải quyết tốt vấn đề này? Và chúng ta có thể học được gì từ họ?

Đầu tiên, nó đòi hỏi bạn phải thừa nhận rằng bạn chưa tìm ra tất cả mọi thứ bạn cần biết. Điều đó không sao cả, bởi vì hãy thành thật mà nói, bạn không thể làm được điều đó.

Bất kể bạn đang xây dựng cái gì, rất có thể có một người khác đang có thông tin rất hữu ích cho bạn.

Có nhiều khả năng người khác đã thành công trong lĩnh vực đó và điều thông minh nhất bạn có thể làm là tìm ra họ là ai.

Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân xem họ đã làm gì mà bạn có thể học hỏi được từ đó.

Điều này đôi khi thậm chí còn khó khăn hơn đối với một nhà lãnh đạo, nhưng nó rất quan trọng vì nó cho bạn cơ hội để tận dụng tốt nhất những gì đã làm và cải thiện nó.

Thay vì phát minh ra thứ gì đó, bạn có thể dành nguồn lực của mình để đổi mới và tinh chỉnh những gì vốn đã hiệu quả và biến nó thành của riêng bạn.

Tuy nhiên, phần lớn khi tạo thói quen đặt hai câu hỏi đó sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Đó là bởi vì hai khía cạnh quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo là định hướng và ảnh hưởng đến mọi người làm việc theo định hướng đó.

Hai câu hỏi này giúp bạn làm tốt hơn cả hai vì nó không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng đi nào sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội thành công tốt nhất mà còn chỉ ra thông tin và kinh nghiệm bạn cần để đạt được điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

4 lý do tại sao Social Proof thực sự cần thiết để xây dựng thương hiệu

Từ việc thiết lập uy tín đến xây dựng niềm tin của người tiêu dùng, thể hiện mọi tương tác của người dùng đến thương hiệu và ngược lại đều quan trọng.

Social Proof

Social Proof hay bằng chứng xã hội là các thành tố của mọi cuộc đàm thoại của thương hiệu với người tiêu dùng, là điều từ đó có thể xác minh thương hiệu của bạn.

Từ những lời chứng thực của khách hàng đến các cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông và thậm chí cả lượng nội dung đã được bạn đóng góp, bằng chứng xã hội của thương hiệu được xây dựng dựa trên mọi tương tác bạn thực hiện khi thay mặt hay đại diện cho thương hiệu của mình.

Ngay cả khi bạn mới bắt đầu hoặc đang dịch chuyển sang một thị trường mới, một trong những trọng tâm chính của bạn nên là xây dựng và duy trì một mức độ bằng chứng xã hội ở cấp độ cao.

Hãy coi đó là cách bạn duy trì mối quan hệ với những người mong muốn được kinh doanh với bạn.

Dưới đây là 4 cách Social Proof có thể giúp bạn tăng nhận thức về thương hiệu từ đó tăng thêm lợi nhuận.

Bằng chứng xã hội thiết lập uy tín của thương hiệu với tư cách là một cơ quan có thẩm quyền trong ngành.

Không ai muốn làm việc với một người mới. Họ muốn đầu tư hay làm việc với các cá nhân hoặc doanh nghiệp mà họ biết có thể mang lại kết quả mà họ cần.

Khi ngành của bạn được tìm kiếm hoặc được đề cập, thương hiệu của bạn phải ở đầu (TOP) trong các đề xuất trong ngành của bạn.

Bạn có thể xây dựng uy tín của mình với tư cách là cơ quan có thẩm quyền trong ngành bằng cách tập trung vào các nhà lãnh đạo khác, chia sẻ thông tin chi tiết về các chủ đề đang thịnh hành trong ngành của bạn và mang lại cho đối tượng mục tiêu các giá trị mỗi khi họ tương tác với thương hiệu của bạn.

Bằng chứng xã hội giúp ‘đánh dấu’ bạn là một chuyên gia trong một chủ đề nào đó.

Nổi bật như một nguồn lực trong lĩnh vực chuyên môn của bạn sẽ tạo ra một sự khác biệt nhất định. Bạn đã hoàn thành công việc. Bạn có kinh nghiệm.

Các chuyên gia về một chủ đề nào đó hầu hết biết nhiều hơn về một điều cụ thể. Họ luôn cập nhật các xu hướng, thay đổi, khả năng và những gì đang diễn ra hiện tại.

Khi bạn tập trung vào việc đi trước một bước so với phần còn lại khi nói đến lĩnh vực kiến ​​thức chuyên môn của bạn, đối tượng mục tiêu của bạn, thậm chí cả đồng nghiệp của bạn sẽ nhận thấy bạn là một chuyên gia thực sự.

Bằng chứng xã hội cho thấy kết quả của việc bạn đã giúp khách hàng và những điều khách hàng đạt được.

Truyền miệng (WOM) dưới hình thức bằng chứng xã hội là vàng. Khi bạn có thể chia sẻ công khai với đối tượng mục tiêu của bạn về việc công việc hoặc sản phẩm của bạn đã tạo ra những sự chuyển biến như thế nào đối với những người kinh doanh hay làm việc với bạn, như một cách tự nhiên, mọi người sẽ có xu hướng chú ý đến bạn nhiều hơn.

Sự phấn khích về thương hiệu xảy ra sau khi giá trị được cung cấp. Khi bạn đã tạo ra những người hâm mộ cuồng nhiệt của mình vì bạn đã giúp họ đạt được mục tiêu, sự phấn khích của họ sẽ trở nên dễ lây lan (viral) hơn.

Bạn lọt vào tầm ngắm của những người có thể chưa biết đến sự tồn tại của thương hiệu của bạn. Mọi người sẽ bắt đầu muốn biết liệu dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn có mang lại kết quả thuận lợi cho họ hay không.

Và ở mức tối thiểu, bạn sẽ bắt đầu nhận được sự chú ý từ truyền miệng (word-of-mouth).

Bằng chứng xã hội giúp tạo dựng được niềm tin ngay lập tức với khách hàng tiềm năng.

Có thể nói Internet là người bạn tốt nhất của mọi người mua sắm. Đó là thư viện chứa hầu hết mọi thứ bạn cần biết về một thương hiệu.

Trong xã hội ngày nay, một tìm kiếm đơn giản có thể ảnh hưởng đến quyết định thực hiện hành động hoặc tiếp tục xem nội dung của người mua.

Khi tên doanh nghiệp và kết quả của bạn dễ dàng được tìm thấy và chia sẻ, mọi người sẽ chú ý đến doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Bạn được coi là đáng tin cậy vì bạn có khả năng hiển thị và đó là bằng chứng xã hội có thể hỗ trợ bạn.

Bằng chứng xã hội của bạn là thứ giúp đẩy khách hàng tiềm năng từ người theo dõi thành người mua một cách nhanh chóng. Khi bạn thu hút được nhiều người mua hơn, dấu ấn thương hiệu của bạn sẽ được mở rộng.

Nếu bạn thực hiện một cuộc khảo sát về đối tượng mục tiêu (Target Audience) hiện tại của mình, bạn có thể nhận thấy rằng bạn có một kho tàng bằng chứng xã hội mà bạn có thể sử dụng để giúp tăng nhận thức về thương hiệu của mình.

Hãy sáng tạo. Hãy ưu tiên thu thập nhiều thông tin nhất có thể về thương hiệu của bạn để bạn có thể xác định vị trí của mình trên thị trường. Sự phát triển của thương hiệu của bạn phụ thuộc vào điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

7 chiến thuật Marketing du kích giúp tăng trưởng doanh nghiệp với ngân sách thấp

Marketing du kích là một trong những phương thức marketing có chi phí thấp trong khi vẫn tạo ra được kết quả tốt nhất. Cùng tham khảo một số chiến thuật đáng được thử nhất.

chiến thuật marketing du kích
7 chiến thuật Marketing du kích giúp tăng trưởng doanh nghiệp với ngân sách thấp

Thời buổi kinh tế khó khăn đang đòi hỏi ngày càng nhiều chủ doanh nghiệp nói chung và người làm marketing nói riêng phải tìm ra những cách thức sáng tạo mới để duy trì sự phát triển và tiến về phía trước.

Nhiều người nghĩ rằng trong những thời kỳ khó khăn này, các doanh nghiệp nên thu hẹp quy mô hay giảm bớt ngân sách marketing – nhưng đây là một sai lầm lớn.

Nếu bạn bắt đầu ‘thắt chặt’ quy mô hoạt động marketing của mình, các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ ‘tranh thủ’ để giành lấy thị phần đó và đương nhiên, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ sớm gặp rất nhiều khó khăn.

Bản chất đằng sau marketing du kích là sử dụng thời gian, năng lượng, trí tưởng tượng và những ý tưởng độc đáo để tạo ra được những kết quả tốt hơn.

Dưới đây là 07 chiến thuật marketing du kích đã được thử nghiệm và thành công để bạn cân nhắc và bổ sung cho các chiến lược marketing của mình.

1. Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học hoặc một thị trường ngách cụ thể.

Một trong những cách nhanh nhất và rẻ nhất để có được kết quả tốt hơn là phân tích nhóm đối tượng mục tiêu và tìm hiểu cụ thể hơn về nhóm đối tượng đó.

Hãy thử suy nghĩ…

Nếu bạn đang sở hữu một trung tâm giữ trẻ và nhắm mục tiêu vào các bậc cha mẹ trong vòng bán kính từ 5 đến 10 km của trung tâm của bạn, điều này có thể giúp mang lại chi phí marketing và quảng cáo của bạn thấp hơn nhiều.

Nhưng nếu bạn muốn thu hẹp bán kính thấp hơn và cụ thể hơn về các loại cha mẹ bạn muốn – chẳng hạn như cha mẹ quan tâm đến việc học bằng giáo cụ trực quan – kích thước đối tượng mục tiêu nhỏ hơn, thông điệp của bạn sẽ được tập trung hơn và bạn có thể chỉ cần đầu tư ít ngân sách hơn mà vẫn hiệu quả.

2. Xây dựng một blog với nội dung hấp dẫn.

Blog là một cách tuyệt vời để đưa thông điệp của bạn đến với công chúng. Chúng không chỉ miễn phí mà còn có thể được cập nhật thường xuyên theo cách bạn muốn.

Một blog có thể được sử dụng để chia sẻ suy nghĩ của bạn, những cập nhật mới nhất về thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hoặc tốt nhất đó là những nội dung hữu ích cho đối tượng mục tiêu và liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

3. Sử dụng mạng xã hội để kết nối với các khách hàng tiềm năng.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội mặc dù không phải là mới, nhưng nó vẫn tiếp tục là một trong những nơi miễn phí tốt nhất để xây dựng sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn trên một phạm vi rộng lớn.

Chìa khóa tốt nhất để tận dụng sức mạnh của các nền tảng mạng xã hội là trở nên khác biệt và nổi bật.

Điểm khác biệt của bạn trong bán hàng là gì (USP)? Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt so với hàng trăm doanh nghiệp hay đối thủ khác trên các trang mạng xã hội như Facebook.

Điều gì sẽ khiến mọi người chú ý đến bạn?

Để các nỗ lực marketing trên mạng xã hội của bạn giúp tạo ra hiệu quả và lợi nhuận, điều quan trọng là bạn phải thực hiện từng bài đăng một cách chính xác và có ý nghĩa.

Bạn nên có hai mục tiêu với mỗi bài đăng: thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu của bạn và hướng họ thực hiện một hành động cụ thể nào đó.

Khách hàng tiềm năng của bạn luôn cần được dẫn dắt theo đúng cách để họ luôn sẵn sàng nói “có” với bạn.

4. Tìm những người có ảnh hưởng tại địa phương (local influencers) cho các chiến dịch content marketing của bạn.

Bất kể bạn đang kinh doanh loại hình kinh doanh nào, vẫn có những nhà quản lý nội dung trực tuyến hay người có ảnh hưởng (Influencer) khác nhau trên các nền tảng khác nhau.

Họ đã có sẵn nhóm đối tượng bạn mà muốn và sẵn sàng quảng bá doanh nghiệp của bạn để đổi lấy những nội dung liên quan hay một khoản ngân sách nào đó.

Giả sử bạn sở hữu một nhà hàng ở trung tâm HCM và bạn đang muốn triển khai chiến lược marketing này.

Hãy tìm kiếm trên Facebook, YouTube và Instagram xem ai đang sản xuất các nội dung liên quan đến các khu vực đó, hoặc tốt nhất là nội dung về đồ ăn ở các khu vực đó.

Tiếp cận họ và xem họ sẵn sàng làm gì cho bạn và cho bạn. Từ đó bạn có thể điều phối các chiến dịch nội dung. Điều rất quan trọng là nội dung trông giống như nội dung gốc hơn là một quảng cáo.

5. Tham gia các chuyên gia, nhóm hoặc hiệp hội có liên quan đến chủ đề kinh doanh hoặc thị trường ngách của bạn.

Một trong những điều giá trị nhất mà tôi từng làm cho doanh nghiệp của mình là tham gia các hiệp hội công nghiệp và chủ sở hữu.

Chúng tôi hoán đổi các câu chuyện kinh doanh của nhau, xem xét điều gì hiệu quả hoặc điều gì không, và thậm chí giới thiệu công việc kinh doanh với nhau.

Mặt khác, các hiệp hội đặt tôi trước những triển vọng mới của mình. Với một khoản đầu tư nhỏ, tôi có thể nhanh chóng xuất hiện trước khán giả của họ bằng sự tín nhiệm.

6. Tham gia vào cộng đồng bằng cách tình nguyện hoặc quyên góp cho các hoạt động có liên quan đến bạn.

Bạn nhận được những gì mà bạn chú tâm vào. Thời gian và tiền bạc là hai nguồn lực quý giá nhất mà các doanh nhân có, vì vậy điều quan trọng là phải đầu tư chúng vào những nguyên nhân mà bạn tin tưởng sâu sắc.

Đối với tôi, sự tham gia của cộng đồng đã giúp tôi gặp gỡ rất nhiều người tuyệt vời tại các sự kiện khác nhau.

Tôi đã tiếp tục hợp tác với một số cá nhân này, và thậm chí đã thuê những người từ những cuộc gặp gỡ này.

7. Cung cấp quà tặng hoặc hàng mẫu.

Tôi thích tham dự các buổi biểu diễn trong nhà. Đặc biệt, tôi yêu các gian hàng và đơn vị bán hàng. Và một điều mà hầu hết mọi gian hàng đều có điểm chung là gì? Chúng có một số loại freebie, sample hoặc giveaway để thu hút bạn.

Một số thậm chí còn thuê những người thuyết trình chuyên nghiệp để tổ chức toàn bộ buổi biểu diễn cho đám đông.

Miễn phí là từ khoá số một trong ngành Marketing. Hãy nghĩ về tất cả những lần bạn bị một trò chơi hay món quà miễn phí nào đó thu hút và bạn cũng sẽ muốn bắt đầu sử dụng nó trong công việc kinh doanh của mình.

Đây chỉ là một vài trong số các chiến thuật marketing du kích ít tốn kém, nhưng có thể tạo ra kết quả và lợi nhuận như bạn chưa từng thấy trước đây.

Khi được triển khai chính xác, đối thủ cạnh tranh của bạn thậm chí sẽ không biết điều gì đã tấn công họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Grab có thể IPO với định giá 40 tỷ USD

Grab gần đây đã công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu thông qua sáp nhập với Altimeter Growth của Altimeter Capital.

15 năm trước, Hooi Ling Tan là chuyên gia phân tích của hãng tư vấn McKinsey. Bà luôn sợ bắt taxi tại Kuala Lumpur sau mỗi đêm làm việc muộn nhưng không có nhiều lựa chọn. Thủ đô của Malaysia nổi tiếng với một trong các hệ thống taxi tệ nhất thế giới.

Nếu tự lái xe, bà cũng không có cảm giác an toàn vì e ngại có thể ngủ gật trên vô lăng. Vì vậy, bà tự tạo ra một hệ thống theo dõi GPS thủ công với mẹ của mình.

Đó chính là mỗi khi lên xe, bà sẽ nhắn tin về cho mẹ, nêu thông tin chi tiết về biển số, tên tài xế, giấy phép hoạt động của taxi. Khi đến một tòa nhà nào đó, bà cũng nhắn về để mẹ biết cô sắp về đến nơi hay chưa.

“Mỗi đêm, mẹ đều ngủ trên ghế bành chờ tôi trở về”, đồng sáng lập Grab chia sẻ. Sau này, Grab – startup gọi xe mà Hooi Ling Tan cùng sáng lập cùng Anthony Tan sẽ IPO với định giá gần 40 tỷ USD.

Tuy nhiên, kế hoạch IPO của Grab không hề được trải hoa hồng, dù được coi là một startup mang tính toàn cầu. Không như các doanh nghiệp tại Mỹ hay Trung Quốc, các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á như Grab bị cho là vẫn đang thiếu những lựa chọn phù hợp để gọi vốn.

Trong bối cảnh đó, SPAC với những ưu điểm của mình được dự báo sẽ là một xu hướng mới của các doanh nghiệp.

Cụ thể, Grab đã công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu thông qua sáp nhập với Altimeter Growth của Altimeter Capital.

Theo thỏa thuận, Grab sẽ nhận được 4 tỷ USD đầu tư tư nhân vào vốn công cộng (PIPE). Các nhà đầu tư PIPE bao gồm: BlackRock, Fidelity, T. Rowe Price Group và Morgan Stanley. Ngoài ra, startup cũng có thêm 4,5 tỷ USD tiền mặt để đầu tư vào tăng trưởng người dùng và dịch vụ tương lai.

Sau khi lên sàn chứng khoán, Grab sẽ tiếp tục tập trung vào Đông Nam Á thay vì mở rộng tại Mỹ vì Hooi Ling Tan tin rằng họ mới chỉ chạm tới bề nổi của thị trường này.

SPAC là viết tắt của cụm Special Purpose Acquisition Company, tạm dịch là công ty thâu tóm, sáp nhập với mục đích đặc biệt.

SPAC là một công ty rỗng, không có hoạt động thương mại, được thành lập để niêm yết trên sàn chứng khoán và huy động một lượng tiền mặt lớn từ một nhóm nhà đầu tư. Sau đó, SPAC sẽ dùng số tiền này để mua một startup có tiềm năng và đưa doanh nghiệp này lên sàn.

Được thành lập vào năm 2012, Grab Holdings Inc có trụ sở tại Singapore là một trong số những công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất Đông Nam Á, hoạt động tại 8 quốc gia và 398 thành phố trên thế giới.

Theo hãng PitchBook, Grab được định giá khoảng 15 tỷ USD sau vòng gọi vốn gần đây nhất vào tháng 10/2019.

Công ty này đang mở rộng dịch vụ từ gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn cho tới dịch vụ tài chính, và đang đẩy mạnh sang lĩnh vực bảo hiểm và cho vay tại khu vực gồm 650 triệu dân này.

Các thương vụ SPAC lớn gần đây khác phải kể đến như thương vụ sáp nhập trị giá 16 tỷ USD giữa UMW Holdings Corp với một SPAC do tỷ phú Alec Gores hậu thuẫn, và thỏa thuận trị giá 24 tỷ USD mà nhà sản xuất xe điện hạng sang Lucid Motors đã ký với SPAC do nhà tài phiệt Michael Klein điều hành.

Vụ IPO của Grab sẽ mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư quốc tế thâm nhập vào một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới. Điều này cũng mở ra một chương mới cho nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực.

Dấu mốc này cũng có thể giúp các “kỳ lân” khác (các start up được định giá từ 1 tỷ USD) của khu vực tiếp bước, giữa bối cảnh Đông Nam Á đang thách thức sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với các công ty kỹ thuật số ngày càng được công nhận rộng rãi.

Theo nghiên cứu của Google, Temasek Holdings và Bain & Co., tổng giá trị thương mại của nền kinh tế Internet khu vực này dự kiến sẽ tăng lên 300 tỷ USD vào năm 2025, gấp ba lần so với mức tương ứng năm 2020. Nhưng cho đến nay, hầu hết các nhà đầu tư đều thiếu cách tiếp cận thị trường này.

Trước Grab, vụ IPO đáng chú ý duy nhất của một công ty công nghệ Đông Nam Á là SEA, công ty thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến có trụ sở tại Singapore và được niêm yết tại thị trường chứng khoán New York.

Giá cổ phiếu của SEA đã tăng gần gấp 5 lần trong năm 2020, cho thấy sự ham muốn rất lớn của các nhà đầu tư đối với các công ty công nghệ đang phát triển ở Đông Nam Á và phản ánh sự khan hiếm các khoản đầu tư thay thế.

Tại Indonesia, đối thủ của Grab là Gojek và gã khổng lồ thương mại điện tử Tokopedia đang thảo luận về việc sáp nhập và khả năng niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ và Indonesia.

Công ty dịch vụ du lịch trực tuyến của Indonesia là Traveloka cũng đang xem xét việc thực hiện IPO thông qua việc sáp nhập với SPAC giống Grab.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bạn không phải là nhà lãnh đạo cho đến khi bạn đối diện những thách thức này

Dưới đây là 05 thách thức mà mọi nhà lãnh đạo đều phải trải qua, tại sao chúng lại khó khăn đến vậy và tại sao chúng lại cần thiết để tạo ra công việc kinh doanh mơ ước của bạn.

nhà lãnh đạo

Không phải lúc nào mọi nhà lãnh đạo hay người chủ doanh nghiệp trên toàn cầu đều phải đối mặt với cùng một thách thức trong cùng một khoảng thời gian.

Mặc dù Covid-19 tấn công các doanh nghiệp khác nhau theo nhiều cách khác nhau – một số doanh nghiệp ở một số ngành hàng nhất định khó khăn hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp khác.

Dù có hay không có đại dịch này, việc các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những trở ngại hay nỗi đau là điều không thể tránh khỏi, và đây cũng là lúc để họ thể hiện sứ mênh cao cả của mình, ‘chèo lái’ doanh nghiệp.

Dưới đây là 05 thách thức hay nỗi đau lớn nhất mà một nhà lãnh đạo sẽ phải chịu đựng và tìm cách vượt qua.

1. Nỗi đau bị từ chối ngày càng lớn.

Là con người, hay kể cả là động vật, đều có chung một xu hướng đó là tìm cách để ‘né tránh’ những nỗi đau hay phiền toái trong cuộc sống.

Chân lý này cũng được áp dụng trong kinh doanh. Trong kinh doanh, nỗi đau bị từ chối có thể đến từ nhiều hình thức khác nhau.

Bạn đã bao giờ bị ‘phớt lờ’ sau khi giới thiệu dự án cho một khách hàng tiềm năng lớn chưa? Bạn có bao giờ thực hiện một cuộc gọi bán hàng và được kết thúc bằng câu “không” lạnh lùng chưa?

Bạn cần thực sự sẵn sàng để mở ra cánh cửa khả năng, cơ hội để cải thiện và học hỏi từ những thất bại, và phát triển sự tự tin.

Xem xét lại lý do của những sự từ chối và hãy xem rằng đó là một phần ‘không thể thiếu’ của hoạt động kinh doanh.

Thay vì lo lắng về một khoản lỗ tiềm ẩn và để nó làm bạn bất an, hãy xem xét tất cả các giải pháp khác nhau để sẵn sàng vượt qua ở những lần từ chối tiếp theo.

2. Nỗi đau ngày càng tăng của những tình huống khó chịu.

Không giống như sự từ chối, bộ não của chúng ta thường hướng chúng ta ra khỏi những tình huống không thoải mái trong cả trong kinh doanh và cuộc sống.

Bộ não của chúng ta coi sự lo lắng hoặc căng thẳng là một mối nguy tiềm ẩn.

Khi chúng ta bước vào một tình huống mà chúng ta đang đối mặt với một mối nguy hay sự khó chịu nào đó, não bộ sẽ nghĩ ra ngay một câu chuyện để xác định sự khó chịu đó là xấu hay tiêu cực.

Theo nhà nghiên cứu Brené Brown, tâm trí của chúng ta không tính đến lợi ích của việc rơi vào những tình huống khó khăn.

Thay vì né tránh các tình huống khó khăn, hãy tạo ra các tiêu chuẩn và giá trị giúp bạn dễ dàng giải quyết chúng hơn khi chúng phát sinh.

3. Nỗi đau ngày càng lớn của những cuộc đàm thoại đầy khó khăn.

Nói đến những tình huống không thoải mái, những chủ doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo có xu hướng né tránh sự khó chịu cũng chính là những người đã bỏ qua những cuộc đàm thoại quan trọng họ cần có.

Khả năng lãnh đạo luôn tồn tại với những cuộc đàm thoại hay thảo luận khó khăn.

Hãy nghĩ về nó từ góc độ của bậc làm cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên né tránh nói chuyện với con cái về những điều khó nói, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ như thế nào? Chắn chắn là không thể trở nên tốt hơn được phải không?

Chúng sẽ bị tước đi cơ hội được học hỏi, phát triển và được hướng dẫn, cuối cùng là làm ‘mờ nhạt’ tiềm năng của chúng.

Đối với các mối quan hệ trong kinh doanh cũng vậy. Cho dù đó là một khách hàng đang vượt quá giới hạn của họ hay một thành viên trong đội nhóm không phát huy hết tiềm năng của họ, một nhà lãnh đạo cần đủ can đảm để thực hiện sứ mệnh của họ – lãnh đạo.

Thay vì để những thách thức lấn át, hãy sắp xếp thời gian để giải quyết nó và dẫn dắt một cách tích cực, tử tế và trung thực.

Khi các nhà lãnh đạo thành thạo những kỹ năng này, họ sẽ nâng cao tiềm năng lãnh đạo của mình lên một tầm cao mới!

4. Nỗi đau khi yêu cầu sự giúp đỡ.

Dictionary.com định nghĩa doanh nhân (entrepreneur) là người tổ chức và quản lý bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là một doanh nghiệp có những sáng kiến ​​và rủi ro đáng kể.

Theo nghĩa đen, họ là những người bắt đầu tự lập, những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Vậy đâu là dấu hiệu để phân biệt một doanh nhân với một nhà lãnh đạo? Sự khiêm tốn khi biết họ không thể đi một mình.

Nếu bạn thích kiểm soát và muốn tự mình làm mọi thứ.

Kết quả là bạn sẽ bị giới hạn về tiềm năng của mình về mặt tài chính, tình cảm và cả thời gian.

Mặc dù chúng ta có thể kinh doanh cho chính mình, nhưng chúng không có nghĩa là kinh doanh một mình.

Để mở rộng quy mô cả doanh nghiệp của bạn và tiềm năng của chính bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo, nó đòi hỏi bạn phải có đội nhóm.

Cho dù đó là việc tuyển một thành viên trong nhóm để giúp bạn thoát khỏi những công việc kinh doanh hàng ngày, tuyển một người cố vấn để chỉ cho bạn con đường đến những cấp độ tiếp theo của bạn hay thậm chí là nhờ một thành viên trong gia đình giúp đỡ bạn khi cần thiết, thì yêu cầu được giúp đỡ không phải là một dấu hiệu của sự yếu kém, đó là một dấu hiệu của sự trưởng thành.

5. Nỗi đau ngày càng tăng khi phải điều chỉnh lại cuộc sống của bạn.

Hầu hết các nhà lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp đều ở trạng thái mở cửa với ý thức về khả năng của họ.

Một dấu hiệu chắc chắn của sự lãnh đạo là họ sẵn sàng bám rễ vào thực tế để tìm cách giải quyến một vấn đề nào đó. Một số câu hỏi hữu ích bạn có thể tự hỏi là:

Mục tiêu này sẽ dẫn đến tầm nhìn cá nhân hay doanh nghiệp của tôi?

Quyết định này có phù hợp với các giá trị của tôi không?

Mô hình kinh doanh hiện tại có hỗ trợ cho tầm nhìn dài hạn của tôi không?

Công việc tôi đang làm (và cách tôi đang làm) có phù hợp với tôi không hay cần phải thay đổi điều gì đó?

Sau đây là chia sẻ của môt doanh nhân về cách vượt qua nỗi đau này.

Tôi có một anh bạn (cũng là khách hàng của tôi) đến với tôi cách đây nhiều năm với công việc kinh doanh hiện tại đang rất thành công. Rất có lợi nhuận và văn hóa đội nhóm mạnh.

Khi tôi hỏi anh ấy tầm nhìn của anh ấy là gì cho cuộc sống của mình, anh ấy nói về việc được ở bên con cái nhiều hơn, lịch trình linh hoạt và có nhiều thời gian rãnh để viết sách.

Nhưng khi mở tài liệu và xem mô hình kinh doanh của anh ấy, anh ấy phải ‘chạy lòng vòng’ khắp đất nước để gặp gỡ khách hàng.

Lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào thời gian cá nhân của anh ấy dành cho từng khách hàng và không có chiến lược nào được đưa ra để thay đổi điều đó cả.

Anh ta đang làm việc như thể công ty chỉ có một mình anh ta.

Chúng tôi đã ngồi xuống và thực hiện một sự điều chỉnh lại chuyên sâu hơn với mục tiêu là hướng anh ấy đạt được những mục tiêu trong cuộc sống, và sau đó tạo ra một lộ trình mới – bao gồm một mô hình kinh doanh mới – để đảm bảo rằng anh ấy sẽ đạt được điều đó.

Vài năm sau, mọi thứ có vẻ rất khác đối với anh ấy và cả công ty của anh ấy khi anh ấy đã có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và đã viết xong hai cuốn sách rất thành công.

Đó là cơ hội để anh ấy trở thành nhà lãnh đạo thực sự và điều đó cũng đã trở thành chất xúc tác cho sự phát triển của bản thân và công ty anh mãi về sau này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn cung cấp dữ liệu mới về cách tối ưu các chiến dịch InMail

LinkedIn đã xuất bản một bản phân tích mới về các chiến thuật thực hiện một chiến dịch InMail hiệu quả nhất, điều đang được các nhà tuyển dụng trên khắp thế giới sử dụng.

chiến dịch linkedin

Bản phân tích dựa trên ‘hàng chục triệu’ InMails (một tin nhắn riêng tư đến hoặc từ một thành viên LinkedIn không phải là một kết nối của bạn) được gửi bởi các nhà tuyển dụng trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021.

Và trong khi những thông tin chi tiết tập trung vào việc tuyển dụng thông qua những chiến dịch InMail cụ thể, chúng có thể liên quan đến tất cả phạm vi tiếp cận InMail, xu hướng sử dụng trên nền tảng và cách người dùng phản hồi tin nhắn trong ứng dụng.

Bản phân tích làm nổi bật 04 yếu tố chính liên quan đến hiệu suất InMail tối ưu – và dưới đây là những gì nhóm của LinkedIn đã tìm thấy.

Trước hết, LinkedIn nói rằng các InMails ngắn hơn hoạt động tốt hơn đáng kể so với các InMails dài hơn.

Theo LinkedIn:

“Tỷ lệ phản hồi với các InMail từ 201 đến 400 ký tự cao hơn 16% so với tỷ lệ trung bình.

Nói cách khác, các InMail ngắn hơn này có nhiều khả năng nhận được phản hồi hơn 16% so với InMail có độ dài trung bình.”

Nhìn chung, LinkedIn nói rằng các InMails ngắn (từ 400 ký tự trở xuống) hoạt động tốt hơn 41% so với InMails dài (hơn 1.400 ký tự).

LinkedIn cũng lưu ý rằng hiện có ít hơn 10% trong số tất cả các InMails có độ dài dưới 400 ký tự và phần lớn nằm trong khoảng 400 đến 1.000 ký tự.

chiến dịch linkedin

“Đó có thể là lý do tại sao các InMails ngắn hơn lại rất hiệu quả: Chúng nổi bật so với 90% các InMails khác chỉ đơn giản là bởi sự ngắn gọn của chúng.

Một lý do có khả năng khác liên quan đến các ứng viên – đặc biệt là các ứng viên thụ động – khi họ có thể bận rộn, dễ đọc và phản hồi nhanh hơn đến một tin nhắn ngắn hơn.”

Như bạn có thể thấy từ biểu đồ ở trên, InMail càng dài, tỷ lệ phản hồi càng thấp.

Điều đó chắc chắn đáng được lưu ý trong kế hoạch tiếp cận của bạn.

LinkedIn cũng đã cung cấp ví dụ dưới đây về một InMail dưới 400 ký tự để làm nổi bật một tin nhắn InMail ngắn gọn và tối ưu là như thế nào.

Tiếp theo, LinkedIn nói rằng các ngày làm việc trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6) là tốt nhất để gửi InMail, với tỷ lệ phản hồi tương tự trong suốt cả tuần.

“Thứ Hai là ngày tốt nhất trong tuần để gửi InMail. Và tỉ lệ này hầu như giảm dần vào những ngày cuối tuần.”

Mặc dù như bạn thấy, không ai muốn đọc InMail vào thứ Bảy hay Chủ Nhật – vì vậy nếu bạn đang lập kế hoạch cho một chiến dịch InMail, hãy tránh những ngày này.

LinkedIn cũng nhận thấy rằng các InMails được cá nhân hóa hoạt động tốt hơn khoảng 20% ​​so với các InMails được viết hoặc gửi hàng loạt.

Tất nhiên, việc gửi thư điện tử hàng loạt sẽ tiết kiệm thời gian, nhưng vì trong tuyển dụng, điều quan trọng là bạn cần tạo được kết nối ban đầu và đảm bảo ứng viên cảm thấy có giá trị với vị trí đang tuyển dụng nên điều này tỏ ra rất không hiệu quả.

chien-dich-inmail-linkedin

Và cuối cùng, LinkedIn phát hiện ra rằng các thành viên sử dụng ký hiệu “Open to Work” (sẵn sàng làm việc) trên tài khoản của họ có khả năng phản hồi cao hơn 75% so với những người khác.

Được ra mắt vào tháng 6 năm ngoái, là một phần trong nỗ lực của LinkedIn nhằm giúp những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 tìm được công việc mới, tính năng hồ sơ ‘Open to Work’ giúp làm nổi bật với những nhà tuyển dụng mà bạn sẵn sàng nhận lời mời v.v.

Ngoài việc tuyển dụng, các thương hiệu có thể sử dụng tính năng InMail của LinkedIn cho các chiến dịch quảng cáo tin nhắn, và với những gợi ý ở trên, chắc chắn bạn cũng sẽ tìm được những cách cải thiện và tối đa hóa phản hồi trong các chiến dịch của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Louis Vuitton, Prada và Cartier thử nghiệm blockchain để chống hàng giả

LVMH, Prada và Cartier đang cùng hợp tác để cung cấp giải pháp blockchain cho khách hàng muốn tìm kiếm thêm tính xác thực cho sản phẩm. 

Theo Bloomberg, liên minh các thương hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới mới đây cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ đang tiến hành dự án Aura Blockchain để cung cấp giải pháp hỗ trợ công nghệ chuỗi khối cho tất cả các thương hiệu cao cấp, đảm bảo với khách hàng về tính xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách minh bạch.

Các thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuiton, Prada và Cartier thường phải đối mặt với rủi ro mất hàng tỷ USD doanh thu vào tay thị trường hàng giả.

Theo công ty nghiên cứu Frontier Economics, hoạt động buôn bán hàng giả trên toàn cầu sẽ đạt 991 tỷ USD vào năm 2022, gần gấp đôi con số của năm 2013. Ước tính này bao gồm hàng xa xỉ, sản phẩm tiêu dùng và các danh mục khác như dược phẩm.

Trong một cuộc phỏng vấn, Giám đốc điều hành LVMH Antonio Belloni nói rằng công nghệ chuỗi khối blockchain là phương thức kỹ thuật số để xác nhận giao dịch bằng cách cung cấp các chứng chỉ bảo đảm hàng thật được mã hóa cho sản phẩm.

Ngoài ra, các đối thủ sẽ không truy cập được dữ liệu khách hàng được mã hóa trên blockchain. “Niềm tin là chìa khóa duy nhất mà ngành công nghiệp chúng tôi hình thành và cũng là điều chúng tôi thực sự muốn gìn giữ”, ông Belloni nói.

Theo ông Belloni, liên minh mới là cách để thiết lập một tiêu chuẩn ngành thay vì để mỗi thương hiệu thời trang phát triển giải pháp đảm bảo của riêng họ.

Aura Blockchain đang liên hệ thêm các nhóm thương hiệu xa xỉ khác, nhưng ông Belloni từ chối tiết lộ chi tiết.

Giám đốc điều hành Cartier Cyrille Vigneron nói:

Cartier đã thử nghiệm tính năng trả lại các sản phẩm trực tuyến, cho phép người mua hàng chụp và tải ảnh sản phẩm lên blockchain để chứng minh rằng tình trạng của sản phẩm họ trả lại không bị thay đổi giữa thời điểm họ nhận được hàng và thời điểm họ chuyển nó trở lại thương hiệu.

“Đó là việc dường như rất đơn giản nhưng nó có nghĩa là sự tin tưởng giữa hai bên được nâng cao hơn.”

Mặc dù công nghệ mới được kích hoạt bởi blockchain, nhưng không chấp nhận thanh toán hàng hóa bằng tiền điện tử.

Microsoft và ConsenSys là đơn vị giúp các tập đoàn thời trang xa xỉ phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cho giải pháp này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Facebook sẽ ra mắt tiền điện tử ‘Diem’ vào cuối năm nay

Đồng tiền kỹ thuật số có tên gọi là Diem này được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong ngành tài chính.

Đây là đơn vị tiền tệ mới do tổ chức phi lợi nhuận Hiệp hội Diem của Thụy Sĩ chịu trách nhiệm giám sát và phát triển. Đây được cho là một loại tiền ảo gắn liền với USD và sẽ chính thức được phát hành rộng rãi trong năm 2021.

Được biết, dự án thí điểm ban đầu sẽ áp dụng ở quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung vào các giao dịch giữa người dùng cá nhân. Theo nhận định của Micheal Casey, giám đốc nội dung của CoinDesk, đây là một cách tiếp cận hấp dẫn.

Còn với Ran Goldi, CEO Digital Assets Group, công nghệ của Diem “đã trải qua những thay đổi to lớn trong năm vừa qua, từ một chuỗi khối đơn giản đến một chuỗi rất phức tạp”.

Hiện Hiệp hội Diem đang xây dựng cơ sở hạ tầng để cho phép các tổ chức tài chính chấp nhận đồng tiền này như một trong những phương thức thanh toán.

Tất nhiên, Diem cũng phải đương đầu với những thử thách để hợp thức hóa về mặt pháp lý.

Hiệp hội Diem cũng đang tiến hành đàm phán với cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ để xin giấy phép thanh toán. Đây là bước quan trọng giúp tổ chức này tiến thêm một bước trên con đường khởi động dự án tiền kỹ thuật số.

Theo Michael Gronager, Giám đốc điều hành của công ty phân tích blockchain Chainalysis, khả năng Diem sẽ sớm được thông qua trong năm nay.

Ông cũng nói thêm: “Đây là một trong những động thái tương tự như việc Tesla mua số Bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD. Nó chỉ là một phần của xu hướng chung, không phải xu hướng mới.

Diem đã trải qua một quá trình chuyển đổi hoàn toàn và cũng đã củng cố đội ngũ lãnh đạo bằng cách thuê Stuart Levey, người từng là Giám đốc pháp lý của HSBC, làm Giám đốc điều hành.

Tháng trước, Christian Catalini, giám đốc tài chính của Diem tiết lộ các cuộc đàm phán với cơ quan quản lý đang được đẩy nhanh tiến độ.

Đồng thời, Diem cũng sẽ có các chức năng được ứng dụng trong từng trường hợp và từng giai đoạn ở những lĩnh vực khác nhau dựa trên cơ sở pháp luật, tránh bị lợi dụng trong các tình huống rửa tiền.

“Sau khi vượt qua bài đánh giá, chúng tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm với một số lượng nhỏ người dùng”, Christian cho biết.

Mục đích của giai đoạn thử nghiệm là để đảm bảo rằng công nghệ và hệ thống dự trữ hoạt động như mong đợi. Tuy nhiên các thông tin về đối tác thử nghiệm của Diem trong thời gian tới không được tiết lộ.

Với sự hỗ trợ từ Facebook, một lợi thế quan trọng của Diem chính là “hiệu ứng mạng” do gã khổng lồ mạng xã hội mang lại.

Bên cạnh đó là hậu thuẫn của gã khổng lồ thương mại điện tử xuyên biên giới Shopify (Canada) cũng như nền tảng truyền thông Spotify và hàng loạt công ty lớn khác như Uber…

“Các loại tiền kỹ thuật số được hỗ trợ bởi những công ty như Facebook sẽ dễ dàng phân phối và nhanh chóng trở nên phổ biến hơn.

Chúng tôi sẽ đánh giá cụ thể mối quan tâm của người dùng trong quá trình thử nghiệm để có những thay đổi phù hợp nhất”, Micheal Casey nói.

Trên thực tế, Diem không hoàn toàn là đồng tiền kỹ thuật số mới. Đơn vị tiền tệ này trước đây được biết tới như GlobalCoin hay Facebook Coin và gần đây nhất là Libra được hé lộ vào thời điểm giữa năm 2019.

Facebook trước đây đã thành lập Libra Association để giám sát loại tiền này, bao gồm 28 thành viên ban đầu, trong đó có Mastercard và Uber, đồng thời được bảo đảm bởi các tài sản tài chính bao gồm chứng khoán Kho bạc trong nỗ lực tránh biến động.

Theo Facebook, đồng tiền này sẽ được chuyển sang chế độ blockchain công khai sử dụng thuật toán bằng chứng sở hữu (proof-of-stake) trong vòng 5 năm.

Dự án trước đó của Facebook đã phải đối mặt với sự chỉ trích và phản đối từ các ngân hàng trung ương. Phiên bản đầu tiên dự kiến sẽ được phát hành vào năm 2020.

Tuy nhiên, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Dân chủ Thượng viện vào ngày 18/9/2019, giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã nói với các nhà lập pháp rằng Libra sẽ không được phát hành tại bất cứ nơi nào trên thế giới mà không có sự chấp thuận trước từ các nhà quản lý Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

10 cách để phát triển sức mạnh tinh thần và đạt được mục tiêu

Xây dựng một sức mạnh tinh thần ‘thép’ có thể có tác động lớn đến cuộc sống, sự nghiệp và mục tiêu của bạn trong tương lai.

Nếu bạn muốn nâng những vật nặng hơn, bạn cần nhiều thể lực hơn. Một bắp tay to và lưng chắc khỏe sẽ giúp bạn thực hiện những điều này được dễ dàng hơn.

Điều tương tự cũng sẽ xảy ra các ‘cơ bắp’ tinh thần của bạn. Nếu bạn muốn có thể giải quyết những thách thức lớn hơn và vượt qua nhiều chướng ngại vật hơn, bạn cần nhiều sức mạnh tinh thần hơn.

Cũng giống như các cơ bắp thể chất, cơ bắp tinh thần của bạn cũng đòi hỏi sự luyện tập.

Và dưới đây là 10 bài tập có thể giúp bạn bắt đầu phát triển sức mạnh tinh thần để đạt được mục tiêu của mình.

1. Kìm hãm những suy nghĩ tiêu cực.

Nếu bạn đang có những suy nghĩ ‘tồi tệ’ kiểu như “Điều này sẽ không bao giờ hiệu quả”, thì hãy thay thế chúng bằng một điều gì đó thực tế hơn, chẳng hạn như “Nếu tôi làm việc chăm chỉ, tôi sẽ cải thiện được nó và có nhiều cơ hội thành công hơn.”

Đúng là ai cũng có thể có những ngày tồi tệ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng bằng cách tìm kiếm những kỳ vọng tích cực và thực tế, bạn có thể loại bỏ những suy nghĩ bi quan tai hại này và trang bị cho mình nhiều kỹ năng để vượt qua chúng.

2. Tạo mục tiêu.

Thật đáng vui mừng khi chúng ta đặt những mục tiêu cao và ước mơ lớn. Nhưng việc đặt tầm nhìn của bạn quá cao sẽ có thể dẫn đến sự thất vọng.

Thay vì đặt ra mục tiêu giảm 10 kg, hãy tập trung vào việc giảm 1 kg trước. Khi bạn đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ có động lực hơn để giảm 5 kg tiếp theo và tiếp tục như thế.

Mỗi mục tiêu bạn đạt được đều cho bạn niềm tin vào khả năng thành công của chính mình.

Điều này cũng sẽ giúp bạn xác định mục tiêu nào là không đủ thách thức và mục tiêu nào là tham vọng phi thực tế so với khả năng của bản thân.

3. Thiết lập bản thân cho sự thành công.

Bạn không cần phải chịu đựng những cám dỗ hàng ngày để giữ cho tinh thần của mình được vững vàng. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể sửa đổi môi trường của mình. Làm cho cuộc sống của mình dễ dàng hơn một chút.

Đặt đôi giày thể thao chạy bộ của bạn cạnh giường nếu bạn muốn tập thể dục vào mỗi buổi sáng.

Loại bỏ đồ ăn vặt khỏi tủ đựng thức ăn nếu mục tiêu của bạn là ăn uống lành mạnh hơn.

Những điều nhỏ nhặt như vậy sẽ giúp bạn không bị cạn kiệt năng lượng bởi sự chịu đựng hay cám dỗ và chuẩn bị bản thân cho sự thành công được dễ dàng hơn.

4. Làm ít nhất một việc khó mỗi ngày.

Sự tiến bộ không đến một cách tình cờ. Bạn cần phải thử thách bản thân một cách có mục đích. Tuy nhiên, hãy đảm bảo việc xem xét ranh giới của chính bạn vì mọi người đều có ý tưởng khác nhau về những gì được xem là thách thức.

Hãy can đảm để chọn một thứ gì đó hơi nằm ngoài ranh giới này. Và sau đó thực hiện từng bước nhỏ mỗi ngày.

Luôn thúc đẩy bản thân để ngày hôm nay luôn tốt hơn một chút so với ngày hôm qua.

5. Chịu đựng sự khó chịu cho một mục tiêu lớn hơn.

Cảm giác khó chịu thường có thể khiến mọi người bỏ cuộc hoặc tìm kiếm những con đường tắt ‘không lành mạnh’.

Khi bạn cảm thấy khó chịu, hãy nhắc nhở bản thân về một bức tranh toàn cảnh hơn với mục tiêu xa hơn.

Hãy cố gắng hoàn thành và vượt qua sự khó chịu đó ngay cả khi bạn mệt mỏi.

6. Cân bằng cảm xúc của bạn với tư duy logic.

Nếu bạn luôn logic 100%, bạn có thể sẽ sống một cuộc sống tẻ nhạt, không có thời gian giải trí, niềm vui hoặc thậm chí là tình yêu.

Nhưng nếu bạn đưa ra tất cả các quyết định của mình dựa trên cảm xúc, bạn có thể tiêu hết tiền vào những việc vui chơi, thay vì tiết kiệm để nghỉ hưu sớm hoặc đầu tư.

Để đưa ra quyết định tốt nhất, bạn cần cân bằng giữa logic và cảm xúc.

Vì vậy, bất kể quyết định đó là nhỏ hay lớn trong cuộc sống của bạn, hãy kiểm tra bản thân để đảm bảo rằng bạn đang cân bằng giữa cảm xúc của mình với logic.

Lo lắng, tức giận hoặc phấn khích quá mức có thể khiến bạn đưa ra những quyết định theo cảm tính. Vì vậy, hãy viết ra danh sách những ưu và nhược điểm cho mỗi quyết định bạn đưa ra.

Sau đó, xem lại danh sách này sẽ nâng cao phần logic của não bộ và giúp cân bằng cảm xúc của bạn.

7. Thực hiện mục đích của bạn.

Thật khó để theo đuổi một nghề nghiệp nào đó (marketing chẳng hạn) trừ khi bạn biết mục đích cuối cùng của mình là gì. Tại sao bạn muốn theo đuổi nó?

Viết ra một tuyên bố sứ mệnh rõ ràng và ngắn gọn về những gì bạn muốn hoàn thành trong cuộc sống.

Khi bạn đấu tranh để thực hiện bước tiếp theo, hãy nhắc nhở bản thân tại sao điều quan trọng là phải tiếp tục.

Tập trung vào các mục tiêu hàng ngày của bạn, nhưng hãy đảm bảo rằng những bước bạn đang thực hiện sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu lớn hơn trong tương lai dài hạn.

8. Tìm kiếm lời giải thích, không phải đổ lỗi.

Bạn đã không đạt được mục tiêu của mình? Sau đó bạn xem xét các lý do. Thay vì bào chữa hay đổ lỗi cho hành vi của chính bạn, bạn hãy tìm kiếm một lời giải thích có thể giúp bạn làm nó tốt hơn vào lần sau.

Bạn nên học cách chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất kỳ sai sót nào mà không đổ lỗi.

Khi bạn đối mặt và thừa nhận những sai lầm của mình, bạn có thể học hỏi từ chúng và tránh lặp lại chúng trong tương lai được tốt hơn.

9. Sử dụng ‘quy tắc 10 phút’.

Sức mạnh tinh thần có thể giúp bạn làm việc hiệu quả ngay cả khi bạn cảm thấy không thích nó.

Nhưng nó không phải là ‘cây đũa thần’ để khiến bạn luôn cảm thấy có động lực.

Có một quy tắc 10 phút rất hữu ích khi bạn muốn bỏ qua một việc quan trọng nào đó.

Nếu bạn đang dự định mình sẽ chạy trong vòng 3 km chẳng hạn, thì hãy tự nhủ mình chỉ di chuyển trong vòng 10 phút.

Nếu tâm trí của bạn vẫn đang chiến đấu tốt với cơ thể sau 10 phút, thì bạn có thể cho phép mình đi tiếp tới mục tiêu tiếp theo.

Bắt đầu hầu như luôn là phần khó khăn nhất, nhưng thông qua các kỹ năng đã học được, bạn có thể tự giúp hoặc tìm cách để bạn có thể tiếp tục.

10. Chứng minh mình sai.

Lần tới khi bạn nghĩ rằng mình không thể làm được điều gì đó, hãy chứng minh mình đã sai. Hãy cam kết đạt được mục tiêu bán hàng của bạn trong tháng này hoặc rút ngắn thời gian bạn có thể chạy trong 10 km.

Theo thời gian, não của bạn sẽ ngừng đánh giá thấp tiềm năng của chính bạn.

Xây dựng ‘cơ bắp’ tinh thần của chính bạn.

Bạn sẽ không thể phát triển trí lực trong một sớm một chiều được. Bạn cần có thời gian để phát triển mạnh mẽ hơn và trở nên tốt hơn.

Với việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày, bạn có thể xây dựng sức mạnh tinh thần cần thiết để đạt được mục tiêu và sống một cuộc đời như bạn hằng mơ ước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Google: 2 lý do này khiến nội dung của bạn bị xoá khỏi kết quả tìm kiếm

Google coi đây là hai trường hợp mà nó có thể cần xóa nội dung của bạn ra khỏi trang kết quả từ công cụ tìm kiếm.

Google: 2 lý do này khiến nội dung của bạn bị xoá khỏi kết quả tìm kiếm

Chuyên gia tìm kiếm Danny Sullivan giải thích hai lý do khiến nội dung của bạn có thể bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm.

Theo Ông Sullivan, Google hướng tới việc cung cấp quyền truy cập mở đến thông tin, nhưng đôi khi nội dung phải bị xóa để bảo vệ người dùng hoặc tuân thủ luật pháp.

Xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm không phải là một hành động mà Google thực hiện thường xuyên trên nền tảng.

Ngay cả khi các website vi phạm các quy tắc của Google thông qua SEO mũ đen (black hat) cũng không bị xóa chỉ mục (de-indexed) vĩnh viễn.

Vậy điều gì sẽ khiến Google xóa nội dung của bạn ra khỏi kết quả tìm kiếm?

Xóa nội dung để tuân thủ Luật.

Google sẽ xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm khi các điều luật của mình yêu cầu phải làm như vậy.

Vì các nghĩa vụ pháp lý của Google liên quan đến luật về quyền riêng tư và ‘nội dung phỉ báng’ của từng quốc gia và điều này là khác nhau giữa các quốc gia.

Ông Sullivan cho biết Google luôn tự giữ mình ở một tiêu chuẩn cao khi đáp ứng các yêu cầu pháp lý này để xóa các trang và nội dung ra khỏi kết quả tìm kiếm.

Trong nhiều trường hợp, Google không thể tự phát hiện các nội dung vi phạm pháp luật.

Google sẽ dựa vào người dùng và các cơ quan chức năng để báo cáo nội dung có thể cần bị xóa vì những lý do pháp lý.

Bất kỳ ai cũng có thể gửi yêu cầu xóa nội dung mà họ cho rằng chúng vi phạm pháp luật bằng cách điền vào biểu mẫu này.

Google sẽ xem xét yêu cầu và đưa ra quyết định về việc liệu nội dung đó có đáp ứng các yêu cầu pháp lý trên nền tảng để bị xóa hay không.

Khi có thể, Google sẽ thông báo cho chủ sở hữu website về các yêu cầu xóa nội dung thông qua công cụ Search Console.

Xóa nội dung để bảo vệ người dùng.

Google có thể xóa nội dung, ngay cả khi luật pháp không yêu cầu, khi nội dung đó có chứa thông tin mang tính cá nhân cao.

Ví dụ: khi nội dung đó bao gồm thông tin tài chính hoặc y tế, ID do chính phủ cấp và ‘hình ảnh thân mật’ được xuất bản mà không có sự đồng ý của bên thứ 3.

Do khả năng bị tổn hại là rất cao khi những thông tin cá nhân rơi vào tay kẻ xấu, Google cung cấp cho mọi người dùng khả năng yêu cầu xóa nội dung ra khỏi kết quả tìm kiếm.

Người dùng cũng có thể yêu cầu xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm của Google khi các trang nội dung về chính họ xuất hiện trên các website mang tính lợi dụng.

Quyết định xóa nội dung được xác định bằng cách đánh giá xem liệu các tác hại tiềm ẩn mà nội dung đó có thể gây ra có lớn hơn giá trị mà nội dung đó mang lại cho người tìm kiếm hay không.

Sử dụng những thông tin chi tiết để giải quyết vấn đề trên quy mô lớn.

Việc xóa các trang riêng lẻ khỏi kết quả tìm kiếm không mở rộng theo quy mô của website.

Tuy nhiên, Google sẽ sử dụng thông tin chi tiết từ các yêu cầu xóa đó để thiết kế hệ thống giải quyết các vấn đề trên tất cả các kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: nếu một website nhận được lượng lớn yêu cầu xóa nội dung do vi phạm luật bản quyền, thì Google sẽ giảm thiểu sự xuất hiện của website đó trong kết quả tìm kiếm.

Các biện pháp tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các website nhận được nhiều yêu cầu xóa đối với các trang chứa thông tin cá nhân.

Ông Sullivan nhắc nhở mọi người rằng mặc dù nội dung bị xóa khỏi Google nhưng nó vẫn có thể được tồn tại trên website.

“Cuối cùng, điều quan trọng cần nhớ là ngay cả khi chúng tôi xóa nội dung khỏi ‘Google Tìm kiếm’, nội dung đó vẫn có thể tồn tại trên website và chỉ chủ sở hữu website đó mới có thể xóa hoàn toàn nội dung.

Tuy nhiên, chúng tôi đấu tranh chống lại tác hại của việc những thông tin cá nhân nhạy cảm xuất hiện trong kết quả của chúng tôi và thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo chúng tôi tuân thủ luật pháp ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

P&G – Sự đổi mới cho phép thích nghi tốt với nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng

P&G (Procter & Gamble) đã chứng kiến mức tăng doanh thu 5% và ghi nhận điều này liên quan đến việc công ty đã “tăng gấp đôi” về hoạt động marketing và đổi mới trong năm qua.

P&G tin rằng nó “có vị trí tốt để phục vụ nhu cầu cao hơn và hành vi mới hơn của người tiêu dùng” nhờ vào các nền tảng mà nó đã đặt ra trước cuộc khủng hoảng và đầu tư liên tục vào sự đổi mới.

Phát biểu trong một cuộc gọi với các nhà phân tích sau kết quả quý 3, Giám đốc tài chính (CFO) Jon Moeller cho biết:

“Chúng tôi sẽ quản lý tốt những gì có thể là biến động từ ngắn hạn đến trung hạn, nhất quán với chiến lược mà chúng tôi đã vạch ra, ưu tiên đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhân viên, tối đa hóa sự sẵn có của các sản phẩm của chúng tôi để phục vụ nhu cầu vệ sinh và sức khỏe, từ đó giúp xã hội vượt qua thách thức của cuộc khủng hoảng này.”

Gã khổng lồ FMCG cho biết chiến lược tập trung vào “tính ưu việt, năng suất, phá vỡ những cái cũ, cải thiện tổ chức và văn hóa của P&G” của họ đang giúp mang lại mức “tăng trưởng cân bằng” và tạo ra giá trị lâu dài.

Moeller lạc quan tuyên bố P&G đã “nâng tầm” về mọi mặt để trở nên “vượt trội” hơn so với các đối thủ, Ông nói:

“Chúng tôi đang tiến về phía trước, chúng tôi đang nỗ lực gấp đôi để phục vụ người tiêu dùng và cộng đồng của chúng tôi.”

Ví dụ, công ty đã đầu tư vào việc làm mới bao bì của các sản phẩm hiện có và tung ra những sản phẩm mới.

Moeller cho biết gã khổng lồ FMCG đang tập trung vào việc thúc đẩy sản xuất các danh mục sản phẩm sử dụng hàng ngày, nơi “hiệu suất đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thương hiệu”.

Ông cho biết những đổi mới này đã góp phần vào tăng trưởng thị trường hơn 35% cho một số danh mục trực tuyến.

Ví dụ, P&G đã cải thiện khả năng thấm hút và sự thoải mái của dòng sản phẩm tã dán Pampers, được chuyển tải đến người tiêu dùng thông qua bao bì và trưng bày tại cửa hàng.

“Chúng tôi đang tiến lên, chúng tôi đang tăng gấp đôi nhiều thứ để phục vụ người tiêu dùng và cộng đồng của chúng tôi. Chúng tôi đang làm điều này vì lợi ích của chúng tôi, lợi ích của xã hội và lợi ích của các cổ đông dài hạn của chúng tôi.”

Thương mại điện tử tăng vọt.

P&G ghi nhận doanh số thương mại điện tử đã tăng khoảng 50% và hiện chiếm 14% doanh số toàn cầu của công ty.

Tuy nhiên, Moeller cho rằng các cửa hàng truyền thống vẫn rất quan trọng để đảm bảo các thương hiệu của mình vẫn cạnh tranh được trong các thị trường đang nới lỏng các hạn chế của Covid-19.

Nhưng công ty cho biết họ sẽ tiếp tục đổi mới trong lĩnh vực thương mại điện tử (eCommerce) để đảm bảo duy trì tính lợi thế về cạnh tranh.

Ông Moeller nói:

“Chúng tôi cần điều chỉnh các dịch vụ theo cách phục vụ tốt nhất cho thương mại điện tử và thương mại kỹ thuật số.

Một ví dụ về một trong những điều chúng tôi đang làm là đóng gói, đặc biệt là đối với các sản phẩm dạng lỏng, chúng tôi đảm bảo những sản phẩm đó được bảo vệ tốt trong hành trình đến nhà của người tiêu dùng.”

Doanh thu thuần trong quý của P&G đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 18,1 tỷ USD (khoảng 13 tỷ bảng Anh), nhờ doanh số bán hàng tự nhiên tăng 4%.

Các sản phẩm làm đẹp là yếu tố thúc đẩy doanh số bán hàng cao nhất, với tốc độ tăng trưởng 9%, nhóm sản phẩm về vải và chăm sóc gia đình tăng 8% do nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm làm sạch theo đơn đặt hàng tại nhà.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 ‘chìa khoá’ để giữ cho doanh nghiệp của bạn luôn tăng trưởng

Thu hút và trao quyền cho nhân tài để nắm bắt nỗi đau của khách hàng từ đó cung cấp các sản phẩm giúp giải tỏa những nỗi đau đó một cách kịp thời.

tăng trưởng

Trong thế giới kinh doanh, phần thưởng luôn dành cho các doanh nghiệp liên tục nỗ lực tăng trưởng và trừng phạt sẽ dành cho phần còn lại.

Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa số ít các doanh nghiệp luôn giữ doanh thu tăng trưởng trên 20% một năm và phần còn lại?

Dưới đây là 05 chìa khóa để giữ cho doanh nghiệp của bạn luôn tăng trưởng.

1. Trao quyền cho những nhân sự gần gũi nhất với khách hàng.

Khi một doanh nghiệp yêu cầu tất cả các quyết định liên quan đến khách hàng đều phải được xem xét và giám sát bởi các giám đốc điều hành hàng đầu trước khi chúng có thể được thực hiện, nó sẽ mang lại nguy cơ là doanh nghiệp của bạn có thể bị mất vị thế trước các đối thủ cạnh tranh khi họ trao thẳng quyền cho những nhân sự tiếp xúc gần nhất với khách hàng để ra quyết định và hành động.

Một công ty đang tăng trưởng nhanh chóng và trao quyền cho mọi người là Jumio, một nhà cung cấp dịch vụ xác minh danh tính kỹ thuật số có trụ sở tại Palo Alto, California.

Theo một cuộc phỏng vấn với Giám đốc điều hành Robert Prigge.

Jumio đã huy động được 150 triệu USD vào tháng 3 năm 2021 trong khi mức doanh thu hơn 100 triệu USD của nó tăng đã hơn 50% một năm.

Văn hóa của Jumio coi trọng việc trao quyền, cùng với việc các mục tiêu được truyền đạt một cách rõ ràng.

Như Ông Prigge giải thích: “Từ viết tắt của văn hóa của chúng tôi là IDEAL (Integrity – Chính trực, Diversity – Đa dạng, Empowerment – Trao quyền, Accountability – Trách nhiệm giải trình và Leading Innovation – Dẫn đầu sự đổi mới).

Mọi người cần được trao quyền và tất cả chúng ta cần phải ‘ở trên cùng một thuyền’ về sứ mệnh, mục tiêu và các chỉ số hiệu suất chính – tất cả đều phải được truyền đạt rõ ràng.

Bản chất của việc trao quyền tại Jumio tùy thuộc vào từng trường hợp.

“Trong những trường hợp khẩn cấp, chúng tôi trao quyền cho các đội nhóm làm những gì tốt nhất cho khách hàng. Ở trạng thái ổn định hơn, nhóm và đội ngũ lãnh đạo khoảng từ 30 đến 40 trở lên sẽ cùng tham gia để đưa ra giải pháp.” ông nói.

2. Thu hút, tạo động lực và khen thưởng nhân tài.

Nếu bạn tuyển dụng, tạo động lực và thưởng cho những tài năng tốt nhất hiện có, bạn sẽ có thể giành được khách hàng môt cách hiệu quả hơn so với các đối thủ làm yếu hơn.

Jumio đang hướng tới việc có một đội nhóm thành công. Ông Prigge chia sẻ:

“Tài sản số một của chúng tôi vốn là con người. Trong các cuộc phỏng vấn, chúng tôi tìm kiếm những người có văn hóa thực sự phù hợp.

Chúng tôi không có một quy tắc cụ thể nào. Để tạo ra một sự hợp tác tốt, họ nên cho chúng tôi biết họ là ai, tại sao họ sẽ phát triển ở đây và làm thế nào họ làm điều đó.”

Hãy xây dựng một đội ngũ tài năng để nâng cao khả năng duy trì sự tăng trưởng nhanh chóng của bạn.

3. Phát minh ra những sản phẩm mới mà khách hàng ‘khao khát’.

Trao quyền cho những tài năng hàng đầu có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong sự phát triển dài hạn nếu những tài năng đó tạo ra những sản phẩm mới mà khách hàng yêu thích.

Một trong những chìa khóa để làm tốt nhất điều này là để những tài năng của doanh nghiệp ‘sống’ với khách hàng.

Wiz – một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng chuyên về bảo mật điện toán đám mây có trụ sở tại Tel Aviv đã huy động được 100 triệu USD trong vòng 9 tháng tính từ lúc hoạt động  đang làm rất tốt điều này.

Như giám đốc công nghệ (CTO) Ami Luttwak của Wiz đã nói:

“Chúng tôi có thể thấy khách hàng muốn gì và cung cấp nó cho họ. Tất cả chúng tôi cùng làm việc với khách hàng vì một mục tiêu chung, cảm nhận được nỗi đau của khách hàng và lập tức giải quyết vấn đề đó.

Mọi người tại Wiz đều ở trong cùng một vòng lặp ‘quyết định và hành động’ nên nó thường được xử lý ngay lập tức. Chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi không đánh mất điều này ngay cả khi chúng tôi mở rộng quy mô.”

4. Giữ cho mọi người luôn có trách nhiệm.

Các doanh nghiệp đang chịu áp lực không ngừng để đạt được những kết quả đầy tham vọng. Nếu họ có thể đặt ra những mục tiêu lớn và bắt mọi người phải chịu trách nhiệm về việc đáp ứng chúng, họ có thể liên tục tăng trưởng nhanh chóng.

908 Devices – một nhà sản xuất máy quang phổ có trụ sở tại Boston đang tăng trưởng 50% mỗi năm hiện có một hệ thống để mọi người tự chịu trách nhiệm.

Như CEO Kevin Knopp đã nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi sử dụng mục tiêu và kết quả chính (OKR) của Google để thực thi và quản lý điều này.

Có những mục tiêu ngắn hạn như doanh thu cũng phải làm hài lòng khách hàng và đáp ứng lộ trình R&D của chúng tôi. Các nhà quản lý, giám đốc và chủ tịch phải chia sẻ chúng với đội nhóm của họ. Chúng thúc đẩy sự giao tiếp xung quanh các mục tiêu của chúng tôi. ”

5. Chống bệnh quan liêu.

Đối với một tổ chức lớn, để duy trì sự nhanh nhạy của một công ty nhỏ, nó cần đảm bảo rằng các quy trình không thể quan trọng hơn việc đạt được các mục tiêu của công ty.

Jumio đang nỗ lực để ngăn chặn bộ máy hành chính của mình không được ảnh hưởng đến ‘cuộc sống ‘của chính nó.

“Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào mục tiêu hơn là bộ máy hành chính. Chúng tôi đưa ra quyết định với 70% đến 80% thông tin. Chúng tôi muốn hoàn thành mọi thứ. Chúng tôi không làm việc theo quy trình.” CEO của Jumio chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google ra mắt ‘Thử nghiệm quảng cáo video’ để giúp tối đa hoá hiệu quả marketing

Với sự tăng trưởng và đầu tư ngày càng mạnh vào tiếp thị video, đây có thể là một trợ giúp lớn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận và tối đa hoá các nỗ lực quảng cáo của bạn.

quảng cáo video

Google đã thông báo rằng họ đang thêm trình thử nghiệm quảng cáo video mới vào Google Ads, điều này sẽ cho phép các thương hiệu thử nghiệm và so sánh các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm tối ưu hiệu quả tiếp thị video của họ.

Theo giải thích của Google:

“Khi hiểu được tác động quá lớn của quảng cáo trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng, chúng tôi sẽ khởi chạy các thử nghiệm quảng cáo video trên toàn cầu trong Google Ads trong vài tuần tới.

Những thử nghiệm này dễ thiết lập và nhanh chóng mang lại kết quả mà bạn có thể thực hiện được. Vì vậy, cho dù bạn đang tìm hiểu tác động của các quảng cáo video đến thương hiệu (Brand Lift), chuyển đổi hoặc CPA, bạn cũng có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn để cải thiện kết quả của mình trên YouTube.”

Trình thử nghiệm quảng cáo video (Video Ad experiments) sẽ được thêm vào trong trang tổng quan Google Ads của bạn – trong tab ‘Bản nháp & Thử nghiệm’, bạn sẽ sớm thấy tùy chọn ‘Thử nghiệm video’ mới ở đây.

Tại đây, bạn sẽ có thể tạo các thử nghiệm video mới để kiểm tra xem quảng cáo video nào của bạn hiệu quả hơn trên nền tảng YouTube.

“Với ‘thử nghiệm video’, bạn có thể thử nghiệm các quảng cáo video khác nhau với cùng một nhóm đối tượng và sau đó sử dụng kết quả của thử nghiệm để xác định quảng cáo nào mang lại hiệu quả lớn hơn với nhóm đối tượng đó của bạn.”

Sau đó, kết quả sẽ có trên trang tổng quan Google Ads của bạn:

quảng cáo video

Theo Google, điều này có thể có tác động rất lớn đến thương hiệu.

“Trong các nghiên cứu toàn cầu mà chúng tôi thực hiện vào năm 2019 và 2020, những nhà quảng cáo đã sử dụng thành công thử nghiệm video để tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo ở những phần cuối cùng của phễu bán hàng (BoFu) đã thấy giá mỗi chuyển đổi trung bình thấp hơn 30% so với quảng cáo khác trên YouTube.

Và những người đã sử dụng thử nghiệm video để tối ưu hóa quảng cáo ở những phần trên cùng của phễu bán hàng (ToFu) đã chứng kiến ​​khả năng ghi nhớ quảng cáo cao hơn 60% so với những quảng cáo khác.”

Có nhiều cách khác nhau mà bản cập nhật mới này có thể được sử dụng để cải thiện cách tiếp cận quảng cáo video của bạn.

Google cũng đã đưa ra 03 ví dụ về các thử nghiệm tiềm năng:

  • Phóng to văn bản: Việc làm cho các thành phần văn bản (bao gồm cả logo) lớn hơn có thúc đẩy nhận thức về thương hiệu nhiều hơn hay không?
  • Phóng to đối tượng: Việc phóng to các đối tượng quan trọng, cho dù đó là con người hay sản phẩm, có thúc đẩy sự cân nhắc cao hơn từ phía khách hàng không?
  • Mua hàng dễ dàng hơn: Việc đặt lời gọi hành động (CTA) ở đầu video có thúc đẩy nhiều chuyển đổi hơn so với đặt ở cuối video không?

Chìa khóa tối ưu nằm ở việc hạn chế các tham số đối chiếu của bạn, để hiểu rõ ràng hơn về tác động của mỗi thay đổi.

Vì vậy, nếu bạn đang chạy một thử nghiệm, điều lý tưởng là bạn sẽ không thay đổi ba hoặc bốn tham số cùng một lúc, bằng cách thử từng tham số một, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về tác động mà mỗi tham số đó có thể ảnh hưởng.

Các thử nghiệm quảng cáo video mới của Google sẽ sớm có trong trình quản lý Google Ads.

Bạn có thể đọc thêm về cách thiết lập thử nghiệm quảng cáo video tại: Video Ad Experiment.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P2)

Cùng tìm hiểu về sức mạnh của content marketing dựa trên sản phẩm để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng và chuyển đổi tự nhiên.

Product-Led Content Marketing

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc nhận ra tiềm năng kinh doanh, tìm ra nội dung lõi và cách bạn có thể biến các vấn đề của khách hàng trở thành trọng tâm của chiến lược content marketing của mình.

Lợi ích của chiến lược tiếp cận này:

  • Định vị công cụ hoặc phần mềm của bạn là giải pháp không thể thay thế cho các vấn đề của khách hàng.
  • ‘Giáo dục’ khách hàng tiềm năng về cách sử dụng công cụ của bạn và những lợi ích mà họ có thể mong đợi.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mới khi cải thiện được mức độ nhận thức và hiểu biết của người dùng.
  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng khi bạn hướng dẫn được người dùng hiện tại về cách họ có thể sử dụng các công cụ của bạn một cách sáng tạo.

Hiểu về tăng trưởng được dẫn dắt bởi sản phẩm.

Tăng trưởng được dẫn dắt hay dựa trên sản phẩm (Product-led growth) là chiến lược tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng mới bằng cách tập trung vào sản phẩm của bạn.

Sự tăng trưởng này của bạn đến từ việc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn (và nói về sản phẩm đó) chứ không phải từ lượt tải xuống một cuốn ebook miễn phí hay xem một trang nội dung đơn thuần nào đó.

Thay vì tập trung vào ba giai đoạn của phễu bán hàng (ToFu, MoFu, BoFu), bạn sẽ tập trung vào tiềm năng kinh doanh của từng hoạt động marketing.

Đó là một cách tiếp cận hiệu quả mà các công ty nổi tiếng với chiến lược tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã dùng như: Slack, Dropbox, Typeform, MailChimp và Loom.

Product-led content marketing (Tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm) nằm ở giao điểm của content marketing (tiếp thị nội dung), phát triển sản phẩm và thành công của khách hàng.

Giám đốc Marketing của Ahrefs, Ông Tim Soulo nói:

“Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh. Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là ‘Điểm tiềm năng kinh doanh’ (Business Potential Score).

Chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu đến các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề đó”.

Ba cấp độ của ‘điểm tiềm năng kinh doanh’ là:

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Các bước thực hiện chiến lược tiếp cận Product-Led Content Marketing.

Quá trình này được diễn ra trong 5 bước sau:

  1. Nghiên cứu vấn đề.
  2. Xác định nội dung lõi.
  3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
  4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
  5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

Xem lại Phần 1: Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.

Đối với bước này, bạn hãy tập trung vào những bài viết mà bạn đã chọn cho lõi nội dung (content core) của mình.

Hãy nhớ lại quy mô tiềm năng kinh doanh từ Ahrefs?

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Đối với mỗi ý tưởng, hãy chọn tầm quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ của riêng bạn.

Hãy tách những ý tưởng nội dung mà sản phẩm của bạn là sản phẩm không thể thay thế được với những ý tưởng mà sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề.

Về cơ bản, đây là chúng ta đang tinh chỉnh cốt lõi nội dung của mình và ưu tiên lịch nội dung của mình khi xuất bản.

Ưu tiên hàng đầu của chúng ta vẫn sẽ là những ưu tiên mà sản phẩm hay dịch vụ của mình là giải pháp duy nhất và không thể thay thế cho vấn đề mà khách hàng đang đối mặt.

4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.

Khi phác thảo nội dung cho khách hàng của mình, bạn nên bao gồm các thông tin sau:

  • Những từ khoá chính và hỗ trợ.
  • Loại nội dung và độ dài ước tính của bài viết (số từ).
  • Đề xuất tiêu đề.
  • Đề xuất liên kết nội bộ (Internal link).

Đối với một bài viết về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn sẽ muốn tập trung vào cách đưa sản phẩm của mình vào các câu chuyện.

Điều này được thực hiện tốt nhất bằng cách tinh chỉnh dàn bài các tiêu đề của bạn.

Dưới đây là một vài lời khuyên bạn có thể tham khảo:

  • Khi cần đưa ra ví dụ, hãy đảm bảo nó phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Khi giải thích một nguyên tắc hoặc khái niệm, hãy luôn thêm một trường hợp sử dụng cụ thể có liên quan đến khách hàng của bạn.
  • Khi tạo quy trình từng bước (sử dụng sản phẩm), hãy đảm bảo thêm ảnh chụp màn hình, video và ví dụ về cách khách hàng có thể thực hiện điều này bằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Đảm bảo rằng bạn không nên sử dụng hay điều hướng nội dung sang việc bán hàng khi thực hiện việc này.

Đây không phải là trang bán hàng của bạn và bài viết phải đáp ứng được mục đích tìm kiếm và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.

Nội dung về việc mua hàng không phải là những gì khách hàng đang tìm kiếm ở đây.

5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

Nội dung được viết dựa trên sản phẩm là cơ hội tuyệt vời cho các CTA nội tuyến (in-line CTAs/native advertising) phát huy tác dụng.

Đảm bảo rằng các bài viết của bạn nên có ít nhất một CTA nội tuyến hoặc pop-up hoặc các nút sau đoạn đầu tiên và cuối cùng của bài viết.

Những CTA này phải luôn dẫn đến sản phẩm của bạn và bạn cũng cần đảm bảo rằng các tính năng hoặc sản phẩm bạn dẫn khách hàng đến phải phù hợp với những gì bạn đã nói.

Hãy quay lại một ví dụ của Ahrefs.

Trong bài viết nghiên cứu từ khóa của họ, Ahrefs đã sử dụng CTA để liên kết đến tính năng “Trình khám phá từ khóa” trong bộ sản phẩm của họ thay vì là trang bán hàng.

Bạn cũng nên làm như vậy, chỉ nên điều hướng khách hàng của mình đến những trang với từng giai đoạn phù hợp trong hành trình tìm kiếm thông tin của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook lỗi News Feed, hiển thị bất thường

Nhiều người phản ánh tình trạng News Feed trên Facebook gặp lỗi khiến việc hiển thị bài đăng không như bình thường.

Khoảng 21h tối 19/4, nhiều người dùng Facebook trên di động cho biết News Feed bị lỗi hiển thị. Ở giao diện máy tính, lỗi có xuất hiện nhưng vấn đề ít nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, nền tảng này hiển thị bài đăng từ những tài khoản, trang lạ, mà người dùng rất ít hoặc không bao giờ tương tác.

Trong khi đó, những bài đăng chứa nhiều ảnh lại bị tách ra thành từng bài viết gồm một ảnh. Các bài viết được hiển thị theo thứ tự thời gian từ mới đến cũ, không phải dựa vào tài khoản thường xuyên tương tác như trước.

Không dừng lại đó, Facebook còn hiển thị lặp đi lặp lại một bài đăng từ một nhóm hoặc trang fanpage ngẫu nhiên khi người dùng lướt News Feed.

“Đang lướt Facebook trên điện thoại, mục News Feed của tôi đột nhiên xuất hiện ảnh lẻ được tách ra từng những bài đăng album ảnh. Đáng nói, những hình ảnh này lại từ những trang tôi rất ít tương tác. Có lẽ Facebook gặp lỗi thuật toán”, Lâm Trọng, người dùng ở Bình Thạnh,TP.HCM chia sẻ.

Theo số liệu từ DownDetector, lượng báo cáo lỗi trên Facebook tăng vọt. Website này cũng thể hiện rằng Facebook đang có vấn đề ở nhiều quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á.

Cuối tháng 10/2020, nhiều người dùng từng gặp lỗi đọc được bài đăng từ những tài khoản đã hủy kết bạn hoặc ngưng theo dõi từ trước đó.

Trước đó, News Feed trên ứng dụng Facebook cho di động đã được cập nhật với cách hiển thị mới, những bài đăng bình thường sẽ hiện trong mục Trang chủ, trong khi phần Yêu thích chứa những bài từ các tài khoản được người dùng lựa chọn, trong khi mục Gần đây sẽ hiện bài viết theo thứ tự thời gian. Thay đổi này khiến nhiều người dùng cảm thấy khó chịu.

Dù đã được thử nghiệm trong nhiều tháng, thuật toán hiển thị News Feed mới của Facebook vẫn bị chỉ trích do không có lựa chọn trở về cách hiển thị cũ.

Những thay đổi mới trong cách hiển thị News Feed được đưa ra sau khi Facebook vướng hàng loạt bê bối liên quan đến kiểm duyệt bài viết, đặc biệt là những nội dung thù địch, gây chia rẽ từ các chính trị gia.

Ở các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, người dùng cho biết họ không thể truy cập mục Market Place. “Tôi đã thử xóa ứng dụng và tải lại nhưng sự cố vẫn không hề được khắc phục”, tài khoản Dawn Capper cho hay.

Theo thống kê của DownDetector, 47% lỗi được người dùng báo cáo liên quan đến News Feed, 39% là sự cố về đăng nhập, 13% còn lại là các vấn đề khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Instagram chia sẻ cách làm Influencer Marketing hiệu quả trên nền tảng

Bạn đang tìm cách khai thác sức mạnh của Influencer Marketing để tối đa hóa nỗ lực marketing của mình trên các nền tảng mạng xã hội?

Influencer Marketing

Mối quan hệ đối tác với ‘người có ảnh hưởng’ có thể có tác động rất lớn đến thành công của một chiến dịch, đặc biệt là trên các nền tảng có tính trực quan và sáng tạo cao.

Việc hiểu rõ bản chất của mỗi người dùng và điều gì sẽ gây được tiếng vang với người hâm mộ (Fans) là những gì mà ‘người có ảnh hưởng’ phải có được.

Sự hợp tác phù hợp có thể mang lại cho thương hiệu của bạn một sự thúc đẩy rất lớn không chỉ về mặt nhận biết hay ảnh hưởng thương hiệu mà còn về cả doanh số bán hàng.

Hiểu được vấn đề này, Instagram gần đây đã kết hợp với Tribe (một nền tảng chuyên về influencer marketing) chia sẻ một số mẹo quan trọng có thể rất hữu ích với bạn.

1. Khai thác sự sáng tạo của khách hàng.

Ông Jules Lund, Nhà sáng lập của Tribe khuyên rằng các thương hiệu nên tìm cách sử dụng nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và nội dung của ‘người có ảnh hưởng’ thông qua các chiến dịch của họ để tăng cường sự tương tác và cộng hưởng thương hiệu.

Rất nhiều người đã đăng nội dung trực tuyến của họ hàng ngày, chỉ cần bạn cho họ những thông tin, định hướng hay chương trình cụ thể, nó có thể mạng lại giá trị cộng hưởng rất lớn cho các nỗ lực quảng cáo của bạn.

Theo Ông Lund:

“Nội dung này là xác thực, từ những người thực và vì vậy nó sẽ rất hiệu quả – bởi vì làm gì có ai tốt hơn để tạo ra nội dung khiến khách hàng yêu thích hơn là chính khách hàng.”

2. Hãy tìm những khách hàng đã hạnh phúc nhất với thương hiệu và chia sẻ câu chuyện của họ.

Ông Lund cũng khuyên rằng các thương hiệu nên tôn vinh những khách hàng đã cảm thấy rất hạnh phúc của họ (khách hàng có thể đã sử dụng sản phẩm hoặc chưa), bằng cách sử dụng những câu chuyện của họ để kết nối và giao tiếp tốt hơn với doanh nghiệp.

Các thương hiệu nên nắm bắt những câu chuyện này và sau đó, có thể trả phí để biến chúng thành các chương trình quảng cáo.

“Tôi sẽ trả phí để chia sẻ câu chuyện đó. Tôi sẽ chuyển nội dung của họ thành những quảng cáo từ tài khoản thương hiệu và từ tài khoản của ‘người có ảnh hưởng’ và sau đó tôi sẽ so sánh cả hai.

Tôi sẽ sử dụng các phương thức tối ưu để kiểm tra và học hỏi từ các nhóm đối tượng khác nhau, các định dạng nội dung và quảng cáo khác nhau, các mục tiêu khác nhau và khi tôi tìm thấy được phương án hiệu quả nhất, tôi sẽ cắt các phần còn lại và công thêm phần ngân sách đó vào phương án hiệu quả nhất này.”

3. Sử dụng quảng cáo nội dung có thương hiệu (Branded Content Ads).

Mẹo quan trọng cuối cùng liên quan đến Influencer Marketing được ông Lund chia sẻ đó là sử dụng quảng cáo nội dung có thương hiệu của Facebook để tối đa hóa thông điệp.

Ông Lund nói rằng:

“Quảng cáo nội dung có thương hiệu của Facebook và Instagram có khả năng là định dạng quảng cáo hiệu quả nhất mà chúng tôi từng thấy.

Bởi vì nó kết hợp sự cộng hưởng của các bài đăng của ‘người có ảnh hưởng’ với các công cụ nhắm mục tiêu quảng cáo của nền tảng, từ đó mang lại cho bạn tính xác thực của những thông điệp trong quảng cáo.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 chiến lược để xây dựng một thương hiệu toàn cầu

Từ những sai lầm trong ngôn ngữ đến việc hiểu sai các chuẩn mực văn hóa, chuyên gia xây dựng thương hiệu Barbara E. Kahn sẽ chia sẻ những sai lầm chính khi tung ra một thương hiệu xuyên biên giới.

xây dựng thương hiệu

1. Hiểu hành vi của khách hàng.

Mỗi người tiêu dùng có những sở thích hoặc thói quen mua hàng nhất định trong một nền văn hóa, tuy nhiên, những sở thích đó không hẳn là phổ biến.

Chuyên gia xây dựng thương hiệu, Bà Barbara E. Kahn nói: “Thật đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều nhà bán lẻ không hiểu được điều đó vì họ chưa từng nghiên cứu cách người tiêu dùng mua sắm trên nền tảng”.

Trong cuốn sách Global Brand Power (Sức mạnh thương hiệu toàn cầu), Bà Kahn cũng đã trích dẫn sai lầm của Walmart khi chọn địa điểm mở siêu thị ở Trung Quốc gần các khu công nghiệp trong khi người tiêu dùng vốn quen mua sắm gần nhà.

2. Định vị đúng cách.

Định vị thương hiệu (brand positioning) tốt bao gồm việc thực sự hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn và sau đó là xem xét các lợi thế cạnh tranh (USP) của chính bạn.

Nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự mà bạn bán ở quốc gia này là ai? Và họ có thể không phải là các nhà cung cấp ở thị trường Mỹ.

Ví dụ: nếu bạn bán quần áo thể thao, hãy xem nơi mọi người đang mua quần áo thể thao của họ. Đó có thể là từ các cửa hàng chuyên dụng, nhà bán lẻ trực tuyến hoặc cửa hàng đồ thể thao thông thường.

Nếu bạn có một thương hiệu cao cấp và bạn đang muốn gia nhập vào một thị trường mà địa điểm mua hàng ưa thích của khách hàng ở đó là các nhà bán lẻ thường giảm giá, thì chiến lược đó có thể khác với chiến lược bạn sử dụng ở Mỹ, khi khách hàng lại quan trọng hơn về mặt thương hiệu.

Điều cốt lõi ở đây là bạn cần hiểu cách mọi người mua sắm và cách thức thương hiệu của bạn sẽ trở nên ‘vừa vặn’ với họ.

3. Biết cách đặt tên thương hiệu phù hợp.

Một thương hiệu hoặc tên sản phẩm ở một ngôn ngữ cụ thể này rất có thể chuyển thành một sai lầm ‘đáng xấu hổ’ ở một ngôn ngữ khác.

Ví dụ: thương hiệu pho mát của Pháp tên là Kiri đã đổi tên thành Kibi ở Iran vì tên cũ đó có nghĩa là “thối” hoặc “xếp hạng” trong tiếng Farsi (Tiếng Ba Tư).

Ngoài việc đảm bảo rằng thương hiệu của bạn có thể được dịch tốt sang các ngôn ngữ khác, hãy xem xét những màu nào được ưa chuộng trên các thị trường khác nhau.

Chẳng hạn, ở Mỹ, màu xanh lam và xanh lục được ưa chuộng, trong khi màu đỏ và vàng thường được sử dụng ở một số quốc gia Mỹ Latinh.

4. Suy nghĩ toàn cầu.

Vì công ty của bạn có thể cần mở rộng sang việc cung cấp các sản phẩm mới dựa trên nhu cầu của các thị trường khác nhau, điều quan trọng là tên công ty của bạn phải đủ rộng để đáp ứng những thay đổi đó.

Chuyên gia thương hiệu, Bà Kahn nói: “Boston Chicken đã đổi tên thành Boston Market vì nó đã mở rộng sang các loại thực phẩm khác. Ví dụ: nếu tên công ty của bạn là Brian’s Computers, hãy cân nhắc xem liệu điều đó có bị hạn chế ở các thị trường khác hay không nếu bạn cũng bán các thiết bị ngoại vi và dịch vụ khác”.

5. Tìm đối tác tốt.

Hãy làm việc với các luật sư của bạn để bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn ở nước ngoài, nộp hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu và bằng sáng chế thích hợp ở Mỹ và các nơi khác, nếu có.

Tìm các đại diện thương mại được giới thiệu từ các đồng nghiệp hoặc các văn phòng thương mại của tiểu bang hoặc liên bang, vì họ có nhiều khả năng có uy tín hơn.

Nếu bạn quyết định cấp giấy phép tên sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp ở nước ngoài, hãy thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng nhà cung cấp đó có uy tín và sẽ không lạm dụng hoặc sử dụng sai tên thương hiệu của bạn và sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng của bạn.

Bà Kahn nói: “Khi bạn đặt tên thương hiệu của mình vào một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn cần truyền tải được sự nhất quán khi mọi người có nó, họ cần hiểu được giá trị của thương hiệu của bạn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Nhắm đúng khách hàng mục tiêu với 5 cách đơn giản

Thay vì cố gắng thành công bằng cách marketing cho mọi người, hãy xác định đúng khách hàng mục tiêu của bạn trước khi hành động.

khách hàng mục tiêu

Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình đó là cố gắng để thu hút và bán hàng cho tất cả mọi người.

Sự thật là, thay vì cố gắng thành công bằng cách marketing cho mọi người, bạn hãy xác định đối tượng khách hàng hay thị trường mục tiêu chính của riêng bạn.

Biết được động cơ của khách hàng mục tiêu là điều cần thiết để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ, nỗ lực marketing của bạn từ đó đáp ứng nhu cầu của họ và đây cũng là một trong những cách nhanh nhất để thành công.

Mặc dù nghe có vẻ khó khăn khi cố gắng để làm marketing đến đối tượng mục tiêu, nhưng sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn biết mình phải làm gì.

Dưới đây là 05 cách thực sự đơn giản sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu đúng đối tượng và thành công hơn những gì bạn tưởng tượng.

1. Các cuộc thăm dò trên mạng xã hội (Polls).

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn là những con đường hiệu quả để khảo sát khách hàng mục tiêu của bạn.

Các cuộc thăm dò trên mạng xã hội vốn là một trong những cách phổ biến và đơn giản nhất để tìm hiểu thêm về khách hàng của bạn. Bạn có thể đặt những câu hỏi đóng hoặc mở tuỳ ý về vấn đề mà bạn đăng cần biết phản ứng của khách hàng.

Các cuộc thăm dò này cung cấp cho bạn những thông tin về nhóm tuổi, vị trí, nghề nghiệp của đối tượng và còn nhiều hơn thế nữa.

2. Khảo sát trực tuyến và khảo sát qua email.

Các cuộc khảo sát đúng chắc chắn sẽ giúp bạn dẫn đầu những cuộc chơi. Các cuộc khảo sát là phương thức hoàn hảo cho một cách tiếp cận thực tế để luôn luôn cập nhật những gì người tiêu dùng đang suy nghĩ.

Phần quan trọng nhất của việc thực hiện các cuộc khảo sát trực tuyến là bạn phải biết rõ bạn muốn ‘học’ điều gì từ mỗi câu hỏi và giữ cho các câu hỏi được ngắn gọn và dễ trả lời.

Bạn cũng có thể tạo các chiến dịch email để khảo sát khách hàng hiện tại của mình và có được thông tin chi tiết có giá trị về họ.

Đối với các cuộc khảo sát khách hàng, ClickInsights hay Survey Monkey là những công cụ bạn không thể bỏ qua.

3. Phân tích khách hàng hiện tại.

Khách hàng hiện tại của bạn bao nhiêu tuổi? Họ sống ở đâu? Đối tượng của bạn chủ yếu là nam hay nữ? Thu nhập trung bình của họ là bao nhiêu?

Nghề nghiệp của họ là gì? Sở thích của họ như thế nào? Đây là một số câu hỏi bạn cần hỏi để hiểu ai hiện đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Và từ đó, hãy tự hỏi bản thân bạn đang tiếp cận họ như thế nào.

Bạn có đang kiếm được nhiều khách hàng hơn thông qua mạng xã hội không? Nếu vậy, nền tảng truyền thông mạng xã hội nào của bạn đang hiệu quả nhất?

Phân tích khách hàng hiện tại sẽ giúp bạn hướng những nỗ lực marketing và bán hàng của mình đến đúng đối tượng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm lượng thời gian cần thiết để bán hàng hơn.

Ông Brian Lischer, Giám đốc điều hành và Nhà sáng lập của Ignyte Brands cho rằng đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc nhắm mục tiêu và thông điệp:

“Đừng bỏ qua khách hàng của bạn. Bạn phải hiểu đối tượng mục tiêu của mình để nói chuyện với họ một cách có ý nghĩa.

Trên thực tế, chúng ta sẽ không bao giờ thành công nếu chúng ta từ chối phần nghiên cứu đối tượng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu của mình”.

4. Phân tích cạnh tranh.

Rất có thể bạn đã biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, nhưng việc tìm hiểu thêm về thói quen marketing của họ sẽ cho bạn thấy những ‘khoảng trống’ trên thị trường là ở đâu và bạn có thể lấp đầy nó như thế nào.

Hãy thực hiện nghiên cứu những từ khóa liên quan đến ngành của bạn và tìm ra thương hiệu hay doanh nghiệp nào đang xếp hạng cho những từ khóa đó.

Tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết về các dịch vụ, sản phẩm và nỗ lực marketing của họ để tìm ra những gì hiệu quả và không hiệu quả, từ đó bạn có thể xây dựng và tối ưu một phiên bản ‘hoàn hảo’ hơn cho riêng mình.

5. Xây dựng ‘buyer personas’.

Trước khi bắt đầu chạy mọi chiến dịch, bạn cần thiết lập ‘buyer personas’ hay chân dung người mua hàng của bạn, tính cách người mua hàng của mình là gì? và điều gì là quan trọng hàng đầu đối với họ.

Hãy xây dựng những câu chuyện chi tiết và ý nghĩa xoay quanh các tính cách của người mua và động cơ của người này là gì.

Bạn càng bao gồm nhiều chi tiết, bạn càng có nhiều khả năng nhắm mục tiêu đến đúng đối tượng cụ thể này trong khi thực hiện chiến lược thương hiệu của mình.

Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu và xây dựng ‘chân dung người mua’, bạn sẽ có thể xác định các cơ hội tiềm năng thông qua các kênh marketing và bán hàng của mình.

Hãy nhớ rằng, nhắm mục tiêu là một quá trình liên tục cần được tối ưu và đánh giá lại thường xuyên để đảm bảo bạn luôn cập nhật đúng đối tượng mà bạn muốn kết nối.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook ra mắt ‘luật’ mới nhằm chống lại việc lạm dụng tên miền để lừa đảo

Facebook đã công bố những hành động pháp lý mới nhất của mình nhằm ngăn chặn việc nhiều người đang lạm dụng nền tảng và thương hiệu của mình.

Lần này, Facebook tập trung vào một công ty đã mua các tên miền giống Facebook với ý định lừa đảo người dùng thông qua các trò gian lận.

Theo giải thích của Facebook:

“Tuần này, chúng tôi đã đệ đơn kiện ở Pennsylvania nhằm chống lại New Ventures Services Corp (NVSC), NVSC đã đăng ký hàng trăm tên miền được sử dụng để lừa dối mọi người bằng cách mạo danh Facebook, Instagram và WhatsApp.”

Như bạn có thể thấy ở trên, tên miền địa chỉ email này là ‘facbook.com’ chứ không phải ‘Facebook.com’.

Đối với những người dùng web có kinh nghiệm, đây là một trò lừa đảo khá rõ ràng, tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn bị lừa bởi điều đó và cuối cùng họ sẽ vô tình chuyển thông tin cá nhân của họ tới những nhóm tổ chức lừa đảo đó.

Trong trường hợp cụ thể này, Facebook nói rằng NVSC đã mua một loạt tên miền sao chép, bao gồm ‘instagram-login.com’, ‘facebooked.net’ và ‘installwhatsapps.com’.

Để hạn chế các nạn lừa đảo đang diễn ra trên nền tảng, Facebook gần đây đã thêm các công cụ như tab ‘Các email gần đây từ Facebook‘ để kiểm tra kỹ mọi thông tin liên lạc được gửi từ phía công ty mình.

Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo vẫn sẽ tiếp tục, và do đó, những hành động pháp lý mới này là một bước quan trọng trong việc chống lại những âm mưu tương tự.

Đây là hành động mới nhất trong chuỗi các hành động pháp lý liên tục của Facebook nhằm chống lại việc lạm dụng nền tảng, đồng thời thiết lập tiền lệ pháp lý rõ ràng cho các hình phạt xung quanh các hình thức tội phạm mạng đang phát triển.

Nếu Facebook có thể truy tố những người thực hiện các hoạt động như vậy (NVSC), điều đó sẽ giúp ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đồng thời cung cấp cho Facebook những cơ sở pháp lý rõ ràng để thực thi tốt hơn các quy tắc nền tảng của mình.

Về phần bạn, hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ về những trò gian lận tương tự như vậy và kiểm tra những email đó một cách thận trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Hopin – Startup non trẻ được định giá 5,6 tỷ USD

Ra mắt chưa tròn 2 năm, giữa thời điểm Covid-19 bùng phát, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Anh đã được định giá 5,6 tỷ USD.

Cha đẻ Hopin muốn tạo ra phần mềm hội nghị trực tuyến tốt hơn. Ảnh: Hopin.

Tháng 6/2019, Johnny Boufarhat thành lập Hopin dựa trên một ý tưởng đơn giản: tại sao không có thứ gì đó giúp các cuộc họp và sự kiện trực tuyến chất lượng cao hơn?

Hopin ra đời, cung cấp nền tảng để người dùng dễ dàng tổ chức mọi thứ thông qua Internet, từ triển lãm thương mại đến các sự kiện xã hội, bắt đầu với giá 99 USD/tháng.

hopin
Hopin là nền tảng hội nghị trực tuyến có mức tăng trưởng ấn tượng. Ảnh: Hopin.

Chưa đầy 2 năm, các hội nghị quy mô lớn đã chuyển sang trực tuyến và Hopin được định giá 5,6 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc.

Cùng với những tên tuổi lớn như Zoom và Netflix, startup này là người chiến thắng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu và nhiều công ty phải chuyển sang làm việc từ xa.

“Tôi luôn tin rằng mình sẽ làm được điều gì đó gây tiếng vang”, Boufarhat nói với Business Insider trong cuộc phỏng vấn. “Với Hopin, chúng tôi muốn trở thành doanh nghiệp công nghệ lớn nhất ở châu Âu”.

Ý tưởng ra đời sau khi mắc bệnh.

Theo hồ sơ, Boufarhat vẫn là cổ đông chính của Hopin, giúp chàng trai 26 tuổi này trở thành một người cực kỳ giàu có trên giấy tờ.

Sinh ra trong gia đình gốc Lebanon sống ở Australia, Boufarhat có một thời thơ ấu “bán du mục”. Anh từng ở nhiều nơi như Dubai, Papua New Guinea và Los Angeles.

Boufarhat luôn quan tâm đến phần mềm và mã hóa, lập ra công ty đầu tiên của mình khi còn là sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí tại Đại học Manchester.

Ứng dụng mang tên Universe, một mạng xã hội kết nối sinh viên với các nhà hàng và quán ăn trong thành phố để được giảm giá.

Tuy nhiên, Boufarhat cảm thấy việc học đại học, sau đó làm trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và tư vấn quản lý, không phải là điều anh mong muốn nên đã cân nhắc đến việc bỏ học.

Tiếp đến, Boufarhat được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn dịch (Autoimmune disease). Điều này khiến anh không thể thường xuyên ra khỏi nhà. Chính vào thời điểm này, ý tưởng về việc tạo ra phần mềm tốt hơn cho các cuộc họp trực tuyến đã xuất hiện.

Kể từ đó, Hopin có hành trình phát triển thần tốc, theo Boufarhat. Nhà sáng lập rất lạc quan về doanh nghiệp của mình. Anh nhiều lần tuyên bố đây là công ty khởi nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Tăng trưởng vượt bậc.

Vào tháng 2/2020, khoảng 8 tháng sau khi được thành lập, Hopin đã thu hút khoản đầu tư 6,5 triệu USD và bắt đầu gây chú ý.

Thời điểm đó, Boufarhat và nhóm nhỏ của mình cố gắng duy trì sản phẩm. “Từ con số 0 đến khi có 20 người làm việc, tôi đã viết hầu hết đoạn mã”, anh chia sẻ. Khi công ty có 40 nhân viên, nhà sáng lập 26 tuổi này vẫn phải đi tiếp thị và đảm nhận một số việc khác.

Hopin được xây dựng từ xa hoàn toàn. Đội ngũ nhân viên tăng từ 6 người vào tháng 2/2020 lên hơn 400 người hiện nay.

Sau hơn một năm, Hopin huy động tổng cộng 571,4 triệu USD, thu hút nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, bao gồm IVP, Salesforce Ventures, Northzone, Accel, Tiger Global, Coatue. Gần đây nhất là Andreessen Horowitz và General Catalyst đến từ Mỹ.

Đặc biệt, Boufarhat là nhà sáng lập duy nhất của Hopin, đi ngược lại thói quen đổ tiền vào startup do nhiều người tạo ra của các quỹ đầu tư.

“Tự khởi nghiệp, phát triển công ty từ xa và cố gắng học hỏi về khả năng quản lý khiến quá trình xây dựng Hopin rất khó khăn. Việc phải đưa ra những quyết định lớn với thời gian ngắn khiến tôi không thể ngủ”, Boufarhat nói.

Nhà sáng lập Hopin cũng không tìm được lời khuyên hoặc học hỏi mô hình đi trước, vì chưa từng có công ty nào gây dựng theo kiểu tương tự.

Định giá gấp 80 lần doanh thu.

Vào tháng 11/2020, Hopin được các nhà đầu tư định giá 2,1 tỷ USD. Vài tháng sau, con số này tăng gấp gần 3 lần. Theo thống kê của Dealroom, định giá tăng chóng vánh đã giúp Hopin trở thành startup phát triển nhanh nhất châu Âu từ trước đến nay.

Các nhà đầu tư mạo hiểm định giá startup bằng cách so sánh với công ty tương tự trên sàn chứng khoán, sau đó tính toán bội số thích hợp dựa doanh thu hàng năm và những yếu tố khác.

Zoom, một ông lớn công nghệ tăng trưởng nhanh chóng trong đại dịch, được định giá gấp 26,6 lần doanh thu hàng năm (ARR).

Hopin có khoảng 80.000 khách hàng, ARR 70 triệu USD và khoảng 440 nhân viên. Số vốn đầu tư khổng lồ giúp họ đủ tiền mua lại công ty tổ chức sự kiện Topi hồi tháng 12/2020 và nền tảng phát trực tuyến StreamYard vào đầu năm 2021.

Với mức định giá 5,61 tỷ USD, Hopin có bội số gấp 80 lần doanh thu hàng năm. Theo Business Insider, đây là con số đáng kinh ngạc, ngay cả trong thời điểm nhiều công ty đại chúng được định giá cao chót vót.

“Johnny đã sớm nhận ra cơ hội này”, Sonali De Rycker, từ quỹ đầu tư mạo hiểm Accel, đánh giá. “Đây là tốc độ tăng trưởng chúng tôi chưa từng thấy. Vẫn còn một con đường dài phía trước và thị trường rộng lớn dành cho Hopin”.

“Một tháng theo giờ Hopin giống như một năm trong thời gian bình thường”, chuyên gia Jules Maltz của quỹ đầu tư IVP cho biết. “Chúng tôi chưa từng rót vốn liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Tôi nghĩ Hopin là một trong những khoản đầu tư lớn nhất từ ​​trước đến nay”.

Câu hỏi đặt ra là sức hút của startup này có thể kéo dài bao lâu. Hiện tại thế giới đang dần trở lại sống bình thường trong bối cảnh vaccine bắt đầu được phân bổ rộng rãi.

Boufarhat khẳng định công ty đang có lãi và tăng trưởng bền vững. Tình hình tài chính của Hopin vẫn chưa được công bố rộng rãi, tuy nhiên startup này sẽ công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

Cùng tìm hiểu về sức mạnh của content marketing dựa trên sản phẩm để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng và chuyển đổi tự nhiên.

Product-Led Content Marketing
Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc nhận ra tiềm năng kinh doanh, tìm ra nội dung lõi và cách bạn có thể biến các vấn đề của khách hàng trở thành trọng tâm của chiến lược content marketing của mình.

Lợi ích của chiến lược tiếp cận này:

  • Định vị công cụ hoặc phần mềm của bạn là giải pháp không thể thay thế cho các vấn đề của khách hàng.
  • ‘Giáo dục’ khách hàng tiềm năng về cách sử dụng công cụ của bạn và những lợi ích mà họ có thể mong đợi.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mới khi cải thiện được mức độ nhận thức và hiểu biết của người dùng.
  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng khi bạn hướng dẫn được người dùng hiện tại về cách họ có thể sử dụng các công cụ của bạn một cách sáng tạo.

Hiểu về tăng trưởng được dẫn dắt bởi sản phẩm.

Tăng trưởng được dẫn dắt hay dựa trên sản phẩm (Product-led growth) là chiến lược tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng mới bằng cách tập trung vào sản phẩm của bạn.

Sự tăng trưởng này của bạn đến từ việc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn (và nói về sản phẩm đó) chứ không phải từ lượt tải xuống một cuốn ebook miễn phí hay xem một trang nội dung đơn thuần nào đó.

Thay vì tập trung vào ba giai đoạn của phễu bán hàng Sales Funnel (ToFu, MoFu, BoFu), bạn sẽ tập trung vào tiềm năng kinh doanh của từng hoạt động marketing.

Đó là một cách tiếp cận hiệu quả mà các công ty nổi tiếng với chiến lược tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã dùng như: Slack, Dropbox, Typeform, MailChimp và Loom.

Product-led content marketing (Tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm) nằm ở giao điểm của content marketing (tiếp thị nội dung), phát triển sản phẩm và thành công của khách hàng.

Giám đốc Marketing của Ahrefs, Ông Tim Soulo nói:

“Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh. Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là ‘Điểm tiềm năng kinh doanh’ (Business Potential Score).

Chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu đến các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề đó”.

Ba cấp độ của ‘điểm tiềm năng kinh doanh’ là:

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Các bước thực hiện chiến lược tiếp cận Product-Led Content Marketing.

Quá trình này được diễn ra trong 5 bước sau:

  1. Nghiên cứu vấn đề.
  2. Xác định nội dung lõi.
  3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
  4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
  5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

1. Bắt đầu với việc nghiên cứu vấn đề.

Sản phẩm của bạn tồn tại bởi vì nó đang giải quyết một vấn đề nào đó trong thị trường mục tiêu của bạn.

Vì vậy, hành trình mua hàng của khách hàng của bạn cũng luôn bắt đầu từ đó: Là vấn đề của họ.

Hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ nhận thức được vấn đề của họ đang gặp phải.

Khi bắt đầu nghiên cứu, họ chuyển từ giai đoạn nhận thức về vấn đề sang nhận thức về giải pháp và cuối cùng là nhận thức về sản phẩm với thương hiệu cụ thể.

Để bắt đầu với cách làm marketing dựa trên sản phẩm, bạn hãy suy nghĩ về các vấn đề mà khách hàng của bạn đang hoặc có thể gặp phải.

Có một số kỹ thuật khác nhau có thể giúp bạn làm được điều này:

  • SEO: Thực hiện nghiên cứu từ khóa và xác định khối lượng tìm kiếm như là một điểm đại diện cho sự quan tâm trên thị trường.
  • Tập trung vào khách hàng: Phỏng vấn khách hàng của bạn để tìm ra các vấn đề chung.

Ở giai đoạn này của quá trình, mọi ý tưởng đều là một ý tưởng tốt. Chúng ta nên muốn thu thập càng nhiều ý tưởng nội dung càng tốt mà không cần phải lọc quá nhiều.

2. Xác định cốt lõi nội dung (Content Core) của bạn.

Thuật ngữ “cốt lõi nội dung” được đặt ra bởi Garrett Moon từ Coschedule (một công cụ chuyên về lập lịch nội dung trên phương tiên truyền thông mạng xã hội).

Khái niệm này tập trung vào việc kết nối ý tưởng nội dung của bạn với các định vị giá trị của doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.

“Cốt lõi nội dung của bạn kết nối các dấu chấm giữa những gì khách hàng của bạn quan tâm và những gì bạn phải cung cấp cho họ. Những gì ‘khách hàng’ của bạn quan tâm, chứ không phải những gì ‘khán giả’ của bạn quan tâm”.

Có một sự khác biệt ở đây bạn cần lưu ý. Bởi vì nếu bạn thực sự muốn tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi lưu lượng truy cập của mình, bạn phải hiểu sâu sắc về những khách hàng đã trả tiền cho bạn chứ không phải chỉ là người đọc nội dung của bạn.

Hãy viết ra các tính năng và điểm giá trị (USP) cho sản phẩm của bạn.

Và tìm hiểu xem liệu có cách nào để đưa các đặc điểm và điểm giá trị khác biệt đó vào bài viết một cách tự nhiên không?

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Mark Cuban & Steve Jobs: Tất cả những gì bạn biết về ‘tìm kiếm đam mê’ đều sai

Niềm đam mê có thể khơi dậy sự nỗ lực. Nhưng sự nỗ lực cũng có thể khơi dậy niềm đam mê – đặc biệt là ở các doanh nhân.

đam mê

Steve Jobs tỏ ra tin tưởng vào việc tìm thấy niềm đam mê của bạn như ông đã từng nói, “Bạn phải tìm thấy những gì bạn yêu thích. Cách duy nhất để làm những công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm.”

Mark Cuban lại không đồng ý với quan điểm này.

Ông nói: “Một trong những lời nói dối tuyệt vời nhất của cuộc sống này là ‘hãy theo đuổi đam mê của bạn. Và đây cũng là lời khuyên tồi tệ nhất mà bạn có thể đưa ra hoặc nhận được.”

Vậy đâu mới là quan điểm đúng đắn bạn nên học hỏi? Nhưng có một điều chắc chắn, cả hai đều là những người làm kinh doanh rất thành công.

Đối với Steve Jobs, niềm đam mê dường như là yếu tố đi đầu:

“Bạn phải có rất nhiều niềm đam mê cho những gì bạn làm, và lý do là nếu bạn không có, bạn sẽ rất dễ dàng khi từ bỏ nó.”

Bạn phải làm điều đó (xây dựng công ty chẳng hạn) trong một khoảng thời gian dài. Nếu bạn không thực sự yêu thích nó, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra.”

Đối với Cuban, niềm đam mê là thứ đến sau:

“Rất nhiều người nói về đam mê, nhưng đó thực sự không phải là điều bạn cần tập trung.

Khi bạn nhìn vào nơi bạn bỏ ra rất nhiều thời gian, nơi bạn bỏ ra rất nhiều sự nỗ lực, nó chính là nơi bạn có xu hướng trở nên giỏi nhất. Và nếu bạn dành đủ thời gian, bạn có xu hướng trở nên thực sự giỏi.

Và khi bạn thực sự giỏi, tôi sẽ bật mí cho bạn một bí mật nhỏ: Không ai từ bỏ bất cứ điều gì họ giỏi cả, bởi vì nó là niềm vui bất tận khi được trở nên tốt.

Không có gì tốt bằng khi trở thành một trong những người giỏi nhất. Nhưng để trở thành một trong những người giỏi nhất, bạn phải nỗ lực.

Vì vậy, đừng theo đuổi những đam mê của bạn. Hãy theo đuổi sự nỗ lực.”

Mặc dù phát biểu của Steve Jobs và Mark Cuban thoạt nhìn có thể khác nhau, tuy nhiên, trên thực tế, cách tiếp cận của họ lại rất giống nhau.

Trước khi thành lập Apple, Steve Jobs rất đam mê những thứ như huyền bí học Phương Đông (Eastern mysticism), thư pháp và khiêu vũ. Tất cả đều không phải là công nghệ.

Vậy nên, khi ông hợp tác với Woz để bán bộ mạch máy tính cho những người có sở thích, công việc kinh doanh của ông lúc này chỉ như là một ‘cơ hội kiếm thêm’.

Khi một doanh nhân địa phương tên là Paul Terrell nói với Steve Jobs rằng ông ta sẽ mua 50 chiếc máy tính được lắp ráp hoàn chỉnh với giá 500 USD mỗi chiếc, Steve Jobs cũng chỉ đơn giản là đang chớp lấy cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn nữa.

Steve Jobs đã phát hiện ra cơ hội, theo đuổi cơ hội đó và trong quá trình này, ông đã tìm thấy ‘công việc kinh doanh để đời’ của mình chứ không còn là ‘việc kiếm thêm’ như trước.

Và đây cũng là những gì Mark Cuban đã làm. Sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học.

Theo Cuban, “Những tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới đến từ một người nào đó thành thạo A.I. và tất cả các công cụ liên quan của nó, và áp dụng nó theo những cách mà chúng ta chưa từng nghĩ tới.”

Đó là lý do tại sao ông đã hoàn thành các hướng dẫn máy học của Amazon. Đó là lý do tại sao ông đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống của riêng mình.

Đó là lý do tại sao, có thời điểm, ông đã giữ cuốn sách Machine Learning for Dummies trong phòng tắm của mình.

“Càng hiểu về A.I., tôi càng thấy hứng thú với nó”, Cuban nói.

Cả Jobs và Cuban đều không đợi cho đến khi họ khám phá ra niềm đam mê của mình.

Thay vào đó, họ đã phát triển chúng.

Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Academy of Management Journal, quy trình phát triển tương tự cũng thường xảy ra ở các doanh nhân.

Trong khi hầu hết mọi người, và hầu hết các khuôn khổ lý thuyết khác đều cho rằng niềm đam mê kinh doanh thúc đẩy mọi nỗ lực kinh doanh, nghiên cứu mới này lại cho thấy điều ngược lại: ‘Niềm đam mê kinh doanh sẽ tăng lên cùng với sự nỗ lực.’

Các nhiều công việc các doanh nhân phải làm khi phát triển doanh nghiệp của họ thì họ càng trở nên hăng hái hơn với công việc kinh doanh của mình.

Khi họ có động lực, có kỹ năng và tận hưởng những thành công nhỏ thì niềm đam mê của họ sẽ lớn dần lên.

Niềm đam mê có thể khơi dậy sự nỗ lực. Nhưng ngược lại, sự nỗ lực có thể khơi dậy niềm đam mê bất tận.

Và đến một ngày bạn thức dậy và nhận ra rằng bạn đang làm những gì bạn yêu thích.

Mặc dù bạn không bắt đầu với nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google Ads sẽ ra mắt tính năng ‘danh sách loại trừ động’ trong tuần tới

Danh sách loại trừ động (dynamic exclusion lists) từ Google Ads có thể giúp thương hiệu của bạn tránh hiển thị quảng cáo gần những nội dung không mong muốn một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

google ads

An toàn thương hiệu (Brand safety) là từ khoá được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm trong những năm qua và ‘danh sách loại trừ động’ mới của Google sẽ giúp các nhà quảng cáo tránh hiển thị quảng cáo gần những nội dung mà họ muốn tránh.

Theo một thông báo từ phía Google:

“Sau khi nhà quảng cáo tải danh sách loại trừ động lên tài khoản Google Ads, họ có thể lập lịch cập nhật tự động khi các website hoặc tên miền mới được thêm vào, điều này đảm bảo rằng danh sách loại trừ của họ vẫn hiệu quả và được cập nhật. Tính năng này sẽ có sẵn cho tất cả các tài khoản quảng cáo trong vài tuần tới.”

Các nhà quảng cáo đã từng sử dụng ‘advertiser controls’ (kiểm soát nhà quảng cáo) trước đây.

Trước khi có bản cập nhật này, tùy chọn “kiểm soát nhà quảng cáo” trong Google Ads đã cho phép các nhà quảng cáo tìm kiếm loại trừ các trang web, loại nội dung và toàn bộ chủ đề nhất định ra khỏi chiến dịch của mình.

Tuy nhiên, với tính năng này, nhiều nhà quảng cáo – và đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đã không thể theo kịp vì họ không đủ nguồn lực để theo dõi và cập nhật liên tục.

Ông Alejandro Borgia, Giám đốc về quyền riêng tư và an toàn quảng cáo của Google cho biết:

“Chúng tôi đã nghe từ một số đối tác quảng cáo của mình rằng các công cụ loại trừ hiện tại đang yêu cầu rất nhiều nguồn lực và phải cập nhật thường xuyên.

Điều này có thể đặt ra nhiều thách thức cho bất kỳ nhà quảng cáo nào, đặc biệt là những nhà quảng cáo nhỏ với đội ngũ nhân viên nội bộ và chuyên môn còn hạn chế.”

Giờ đây, các nhà quảng cáo và agency có thể tạo danh sách loại trừ của riêng họ hoặc sử dụng danh sách từ các bên thứ ba đáng tin cậy, chẳng hạn như các tổ chức an toàn thương hiệu và các nhóm ngành khác nhau.

Tại sao chúng ta phải quan tâm.

Khi nội dung trên internet thay đổi và phát triển, điều quan trọng là các nhà quảng cáo phải tuân thủ mọi loại trừ mà họ cần để đảm bảo thương hiệu của họ không hiển thị gần những nội dung không phù hợp với thông điệp của họ.

Danh sách loại trừ động có thể giúp thương hiệu của bạn thực hiện điều đó một cách dễ dàng hơn trong khi đòi hỏi ít thời gian và nguồn lực chuyên môn của nhà quảng cáo hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Instagram lại thử nghiệm ẩn bộ đếm lượt thả tim

Mạng xã hội Instagram sẽ ẩn bộ đếm lượt thả tim công khai để làm thí nghiệm kiểm tra mức độ hạnh phúc của người dùng khi không quan tâm đến số lượt tương tác của người theo dõi.

Theo Slashgear, Instagram đang có kế hoạch ẩn bộ đếm lượt thả tim công khai trên mạng xã hội này. Theo họ, việc hiển thị số lượng tim có thể dẫn đến những nỗi lo lắng về mức độ nổi tiếng của người dùng.

Instagram bắt đầu thử nghiệm từ năm 2019, trong đó người dùng có thể ẩn số lượt thả tim trên các bài đăng, nhưng hiện công ty đang mở rộng phạm vi thử nghiệm.

Những tài khoản được thử nghiệm có thể cài đặt các khả năng hiển thị khác nhau. Ngoài xem được số lượt thả tim trên bài đăng, họ có thể tắt bộ đếm công khai lượt thả tim.

Ngoài ra, họ có thể tắt công khai lượt thích trên tất cả bài đăng của mọi người trên dòng thời gian của họ.

Theo Instagram, đây là cuộc thử nghiệm bất ngờ và ngoài ý muốn vào đầu năm nay. Mạng xã hội này đã kích hoạt tính năng ẩn số lượt thả tim cho một số lượng lớn người dùng. Điều này đã dấy lên những lo ngại rằng Instagram đang chuẩn bị loại bỏ chỉ số này hoàn toàn.

Sau đó, Instagram đã khôi phục lại hiển thị lượt thả tim cho người dùng. Tuy nhiên, họ vẫn cho rằng việc hiển thị số lượt thả tim trên bài đăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng.

Trường hợp này xảy ra với đối tượng người dùng chủ yếu là giới trẻ. Dù các điều khoản và điều kiện không cho phép người dùng dưới 13 tuổi, những lo ngại về việc giới trẻ dùng Instagram để theo đuổi sự nổi tiếng trên mạng xã hội, thậm chí bắt đầu nghiện online.

Instagram báo cáo rằng họ đang nghiên cứu phát triển ứng dụng dành cho người dùng dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, họ không đảm bảo sẽ ra mắt ứng dụng này.

Công ty cho biết những tính năng như công khai lượt thả tim và tin nhắn trực tiếp có thể không có mặt trên ứng dụng để bảo vệ người dùng nhỏ tuổi.

Với các thí nghiệm của Instagram, người tham gia thường không biết mình tham gia lúc nào, cũng không nhận được lời mời tham gia. Công ty cho biết họ sẽ nghiên cứu và thử nghiệm tính năng tương tự trên Facebook dù không báo cáo chi tiết hiệu quả thí nghiệm.

Facebook có thể sẽ khai trừ bộ đếm lượt thả tim và phản hồi, cho phép chủ bài đăng đọc các bình luận nhưng ẩn khỏi những người khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Các chuyên gia sức khoẻ trẻ em đang kêu gọi Facebook từ bỏ kế hoạch ra mắt ‘Instagram for Kids’

‘Instagram for Kids’ – Một phiên bản Instagram mới dành cho trẻ em sẽ là một điều tốt hay nó có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của giới trẻ thông qua sự ‘áp đặt’ của các thuật toán?

instagram for kids

Để đáp lại cho việc ra mắt ứng dụng Instagram dành riêng cho trẻ em dưới 13 tuổi, một liên minh quốc tế gồm 35 nhóm người tiêu dùng và bảo vệ trẻ em đã kêu gọi Facebook tạm dừng mọi kế hoạch cho việc ra mắt đồng thời các tổ chức cũng đã nêu ra nhiều mối lo ngại khác nhau xung quanh đề xuất này.

Theo báo cáo của New York Times, liên minh này – bao gồm ‘Liên đoàn Người tiêu dùng Hoa Kỳ’ (Consumer Federation of America) và ‘Hội đồng Truyền thông và Truyền hình dành cho Cha Mẹ (Parents Television and Media Council) nói rằng:

“Dự án này không chỉ khiến những người trẻ hiện đang hoạt động trong ứng dụng chính chuyển sang sử dụng phiên bản ứng dụng an toàn dành cho trẻ em, mà nó còn có thể tác động tiêu cực đến nhiều trẻ em hơn thông qua các quy trình hay thuật toán được thiết lập sẵn của Facebook.”

Bức thư kêu gọi nêu ra một loạt tác hại tiềm ẩn có thể gây ra bởi ứng dụng “Instagram for Kids”, đặc biệt đối với thanh thiếu niên đang ở giai đoạn phát triển quan trọng:

“Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc sử dụng quá nhiều thiết bị kỹ thuật số và phương tiện truyền thông mạng xã hội có hại cho thanh thiếu niên.

Cụ thể, Instagram khai thác nỗi sợ hãi của những người trẻ tuổi (FOMO) đồng thời khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên liên tục kiểm tra màn hình điện thoại của mình và chia sẻ nội dung với những người theo dõi của họ.

Sự tập trung không ngừng của nền tảng vào các yếu tố bên ngoài (ngoại hình), thể hiện bản thân và xây dựng thương hiệu cá nhân đặt ra những thách thức đối với quyền riêng tư và phúc lợi của thanh thiếu niên.”

Hiện Facebook vẫn chưa quyết định có tung ra ‘Instagram for Kids’ hay không, nhưng đây chắc chắc là dự án đang được thử nghiệm, khi CEO Instagram Adam Mosseri gần đây đã lưu ý rằng họ đang khám phá nhiều tùy chọn mới để phục vụ cho người dùng nhỏ tuổi.

Theo một nghiên cứu, hàng chục nghìn trẻ vị thành niên không chỉ hoạt động trong ứng dụng mà còn tiết lộ thông tin cá nhân của họ, thường là ‘vô tình’ trong quá trình tìm hiểu sử dụng các công cụ mở rộng trong ứng dụng.

Theo phát hiện của nhà nghiên cứu David Stier, một số trẻ em đang chuyển tài khoản Instagram cá nhân của mình sang tài khoản doanh nghiệp để có thể truy cập các công cụ phân tích chuyên sâu của nền tảng và khi làm như vậy, các em cũng chia sẻ những thông tin liên hệ và đăng thông tin công khai, điều này là rất nguy hại.

Bức thư chỉ trích từ các tổ chức cũng nói thêm về cách tiếp cận kinh doanh của Facebook dựa trên việc thu thập dữ liệu.

“Mặc dù việc thu thập những dữ liệu của gia đình và ‘nuôi dưỡng’ thế hệ người dùng của Instagram có thể tốt cho lợi nhuận của Facebook, nhưng điều đó có thể sẽ làm tăng việc sử dụng Instagram của trẻ nhỏ, những người đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các tính năng lợi dụng và thao túng của nền tảng.”

Một báo cáo khác từ Reveal cho thấy các nhân viên của Facebook gọi những đứa trẻ đã sử dụng hàng nghìn đô la từ thẻ tín dụng để mua hàng trong các trò chơi (in-game purchases) là “cá voi”, a thuật ngữ sòng bạc sử dụng để phân loại những người chơi sinh lợi cao.

Những tài liệu tham khảo này chắc chắn không vẽ nên một bức tranh tốt đẹp về Facebook và khả năng ưu tiên bảo vệ người dùng trẻ tuổi của công ty này.

Mặc dù Instagram gần đây đã bổ sung một loạt giới hạn mới để bảo vệ người dùng nhỏ tuổi, bao gồm cả việc chặn hoàn toàn người dùng lớn tuổi gửi tin nhắn trực tiếp cho bất kỳ người dùng nào dưới 18 tuổi nếu không theo dõi họ.

Tuy nhiên, nó là một phần của cuộc thảo luận đang diễn ra xung quanh các vấn đề bảo vệ thanh thiếu niên.

Và dù bằng cách nào, đây cũng là vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là khi các nền tảng mạng xã hội trở thành một yếu tố không thể thiếu trong bối cảnh truyền thông của chúng ta.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Inside Google Marketing: Giá trị của influencer marketing

Khi influencer marketing ngày càng phát triển, thì nhu cầu cần chứng minh tác động của nó cũng tăng theo.

influencer marketing

Ông Tobias Rauscher, hiện là Influencer Marketing Lead tại Google dưới đây sẽ chia sẻ cách để nâng cao hiệu quả của loại hình marketing này, đồng thời biến nó trở thành một thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (marketing mix) của bạn.

“Tại Google, về cơ bản, chúng tôi tin tưởng vào giá trị của những ‘người có ảnh hưởng’ (influencer).

Nhưng để những ‘người có ảnh hưởng’ trở thành một phần đáng tin cậy trong hỗn hợp marketing của chúng tôi, chúng tôi cần phải chứng minh được giá trị hay lợi nhuận của nó bên cạnh các chỉ số phù phiếm thường thấy khác.

Ông Marvin Chow, Phó Chủ tịch phụ trách marketing toàn cầu của Google nói:

“Không còn nghi ngờ gì nữa, influencer marketing sẽ làm được điều gì đó. Nhưng để thoải mái hơn trong việc chi tiêu và dành nguồn lực cho nó, chúng tôi cần hiểu rõ hơn về ROI của nó, đặc biệt là trong bối cảnh so sánh với các kênh marketing khác.”

Và sự thật là, chúng tôi thực sự đã thành công. 04 điểm sau đây phác thảo cách chúng tôi đã làm điều đó – và những gì những người làm marketing khác có thể học hỏi.

1. Ngừng coi trọng số lần hiển thị (impressions) và lượt thích (Likes).

Chắc chắn, số lần hiển thị là yếu tố cần thiết để truyền tải thông tin, nhưng chúng nói rất ít về việc liệu thông điệp marketing của bạn có thực sự đột phá hay không và nếu có, thì thông điệp đó gây được ‘tiếng vang’ với đối tượng mục tiêu của bạn như thế nào.

Chúng tôi đã mời những ‘người có ảnh hưởng’ để ra mắt các sự kiện (trước đại dịch) và tính toán phạm vi tiếp cận ước tính của các bài đăng của họ để chứng minh sự thành công hay sức ảnh hưởng của họ đến các sự kiện.

Tuy nhiên, rất hiếm những bài đăng đó truyền đạt được thông điệp marketing như dự định, khiến những kết quả có được là không đáng tin cậy.

“Số lần hiển thị là yếu tố cần thiết để chứng minh sự phổ biến của việc truyền tải thông tin, nhưng chúng nói rất ít về việc liệu thông điệp marketing có thực sự đột phá hay không và nó gây được tiếng vang như thế nào cho thương hiệu.”

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì số liệu về lượt ‘bình luận’ (comments) có phần mang lại nhiều sắc thái hiệu quả hơn.

Chúng tôi đánh giá cao các đề cập (mentions) rõ ràng về thương hiệu nhưng nhận thấy rất ít hoặc không có mối tương quan nào giữa việc thể hiện cảm xúc của những bài đăng đó với mức độ ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ thương hiệu (Brand lift).

Đề cập thương hiệu (Brand mentions) trong phần ‘bình luận’ có thể đóng vai trò là điểm chứng minh rằng thông điệp của bạn đã đột phá nhưng không có nghĩa là chúng đại diện cho toàn bộ mức độ hiệu quả.

Điểm mấu chốt: Chúng ta có thể theo dõi rất nhiều thứ, nhưng đừng để các chỉ số phù phiếm đánh giá ROI của bạn khi sử dụng influencer marketing.

2. Tận dụng lợi ích của ‘long-form content’.

Long-form content (những nội dung dài và chuyên sâu) mang lại cho những thông điệp marketing của chúng ta nhiều không gian hơn.

“Khi những nhà sáng tạo trên YouTube sử dụng định dạng nội dung này để sản xuất nội dung của họ, chúng tôi hoàn toàn tự tin khi nói rằng họ rất phù hợp với các chương trình đối tác thương hiệu của chúng tôi.”

3. Tập trung vào ‘brand lift’ để tách biệt mức độ tác động của chiến dịch.

YouTube BrandConnect, nhóm nội dung có thương hiệu nội bộ của YouTube giúp tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa nhà sáng tạo và thương hiệu, đồng thời áp dụng các phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu (data driven marketing) để đối sánh và đo lường nhà sáng tạo trên nền tảng.

Thông qua các công cụ đo lường và thông tin chi tiết của Google như Brand Interest Lift (Tăng cường sự quan tâm đến thương hiệu) hay chuyển đổi xem qua tự nhiên (organic view-through conversions), YouTube BrandConnect giúp các thương hiệu có thể đo lường được mức độ tác động và hiệu quả của influencer marketing.

4. Ngữ cảnh hóa kết quả trong hỗn hợp tiếp thị rộng lớn hơn.

Khi chúng tôi bắt đầu chuẩn hóa các chỉ số báo cáo cho mối quan hệ đối tác với các nhà sáng tạo – bằng cách tập trung vào các mức tăng tuyệt đối, tổng số người tăng và chi phí tăng lên cho mỗi người – chúng tôi có thể so sánh các kênh với nhau một cách hiệu quả.

Việc hỗ trợ các mối quan hệ đối tác của chúng tôi với những con số cụ thể đã giúp chúng tôi nâng tầm INFLUENCER MARKETING lên một kênh đáng tin cậy HƠN trong hỗn hợp MARKETING.

Điều này cũng đã cấp cho chúng tôi những hiểu biết mới về quy mô và hiệu quả của influencer marketing.

Ví dụ: chúng tôi nhận thấy rằng một số nhà sáng tạo hàng đầu đã giúp chúng tôi đạt được quy mô quảng cáo với chi phí thấp hơn đáng kể so với những người khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok sắp ra mắt tuỳ chọn quảng cáo và hiển thị sản phẩm mới

TikTok sẽ tung ra một loạt các sản phẩm quảng cáo mới tập trung vào thương mại điện tử nhằm mục tiêu tối đa hóa tiềm năng doanh thu của mình.

quảng cáo

Theo báo cáo của Business Insider, TikTok đang tìm cách bổ sung một loạt các công cụ mua sắm trong luồng (in-stream shopping) mới khi họ tiếp tục khám phá tiềm năng thương mại điện tử của mình.

quảng cáo

Quảng cáo bộ sưu tập – Collection Ads.

Tùy chọn mới đầu tiên là ‘Quảng cáo bộ sưu tập’, sẽ cho phép các thương hiệu kết hợp danh sách các danh mục sản phẩm và video có thương hiệu của họ để hướng người dùng đến các sản phẩm có liên quan từ video.

TikTok cũng đang tìm cách thêm ‘Quảng cáo sản phẩm động’ (Dynamic Product Ads), sẽ tự động nhắm mục tiêu lại người dùng bằng các sản phẩm có liên quan theo hoạt động của họ trong ứng dụng và website của nhà quảng cáo.

quảng cáo tiktok

Bên cạnh đó, tuỳ chọn ‘Promo Tiles’ sẽ cho phép các nhà quảng cáo thêm thông báo khuyến mãi và bán hàng có thể tùy chỉnh vào quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của họ.

Và ‘Showcase Tiles’ sẽ cho phép những nhà sáng tạo quảng cáo sản phẩm trong video của họ với một liên kết sản phẩm có liên quan ở phần dưới cùng của màn hình.

Một số tuỳ chọn này tương tự như các sản phẩm thương mại điện tử của TikTok trong phiên bản tiếng Trung ‘Douyin’ tại thị trường Trung Quốc.

quảng cáo tiktok

Phần lớn doanh thu của TikTok đến từ thương mại điện tử trong ứng dụng.

Douyin hiện tạo ra phần lớn doanh thu của mình từ các hoạt động thương mại trong ứng dụng thay vì bán quảng cáo, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy TikTok đang tìm cách thêm những thứ tương tự cũng như việc tích hợp thêm hoạt động mua sắm và khám phá sản phẩm vào ứng dụng.

Trong một ghi chú kèm theo, TikTok nói rằng 47% người dùng của họ đã mua một thứ gì đó mà họ đã thấy trên TikTok, trong khi nền tảng này cũng tuyên bố rằng hoạt động kinh doanh quảng cáo tại Mỹ của họ đã tăng trưởng hơn 500% trong năm qua.

Tất nhiên, điều này còn liên quan đến tốc độ tăng trưởng người dùng ứng dụng của nó – TikTok cũng lưu ý rằng hiện tại ứng dụng này có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) ở Mỹ và 732 triệu trên toàn cầu.

Phần lớn người dùng của TikTok ở độ tuổi dưới 24 (chiếm khoảng 59% và 17% người dùng từ 13 đến 17 tuổi. Điều này hứa hẹn mang lại cho TikTok một cơ hội để trở thành ‘ứng cử viên sáng giá’ trong thị trường truyền thông mạng xã hội .

Đây là lý do tại sao Facebook đang rất ‘quan tâm’ đến TikTok, khi TikTok chiếm được lượng người dùng ở độ tuổi trẻ như vậy, TikTok sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển liên tục.

Theo một nghiên cứu, đối tượng trẻ tuổi cũng đang có tác động rất lớn đến chi tiêu, họ sẽ cho phép TikTok tạo cơ hội chia sẻ doanh thu tốt hơn và đảm bảo những nhà sáng tạo hàng đầu của mình được ‘trả phí’ một cách xứng đáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Trung Quốc phạt Alibaba của tỉ phú Jack Ma với mức ‘khủng’ 2,8 tỉ USD

Trung Quốc đã áp mức phạt 18,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 2,8 tỉ USD sau cuộc điều tra chống độc quyền. Đây được xem là cơn ác mộng của tỉ phú Jack Ma trong bối cảnh chính quyền siết chặt quy định dành cho các đại gia công nghệ.

Mức phạt 2,8 tỉ USD này tương đương với 4% doanh số nội địa của Alibaba năm 2019, theo một tuyên bố từ Cơ quan giám sát thị trường Trung Quốc (SAMR) ngày 10-4.

Alibaba ngoài ra cũng bị yêu cầu thực hiện “những biện pháp khắc phục toàn diện”, bao gồm tăng cường kiểm soát nội bộ, duy trì cạnh tranh công bằng, bảo vệ các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng trên nền tảng của mình.

Đại gia công nghệ này cũng sẽ phải nộp báo cáo về khả năng tự điều chỉnh cho cơ quan có thẩm quyền trong ba năm liên tiếp.

Alibaba trong một tuyên bố cùng ngày 10-4 cho biết họ chấp nhận hình phạt và sẽ tuân thủ một cách “chân thành”.

“Chúng tôi sẽ tăng cường hoạt động theo luật, thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng hệ thống tuân dựa trên sáng tạo và phát triển, đồng thời hoàn thành tốt hơn nữa những trách nhiệm xã hội”, tuyên bố của Alibaba nêu.

Hành vi độc quyền được hiểu là cách các doanh nghiệp triệt tiêu sự cạnh tranh của đối thủ bằng cách buộc khách hàng phải chọn “một trong hai”. Trong trường hợp của Alibaba, công ty này bị cáo buộc ép người bán hàng phải bán sản phẩm độc quyền trên nền tảng của họ.

Nếu người vừa đăng sản phẩm lên nền tảng của Alibaba, vừa đăng sản phẩm lên một nền tảng khác có thể sẽ bị trừng phạt bằng cách chặn lượt truy cập, theo báo South China Morning Post của Hong Kong.

Hãng tin Bloomberg nhận định hình phạt này là một phần trong chiến dịch siết chặt quy định của chính quyền, một chiến dịch khiến tương lai của đế chế công nghệ trong tay tỉ phú Jack Ma bị đặt dấu hỏi.

Alibaba đã phải chịu áp lực ngày càng lớn từ các nhà chức trách Trung Quốc kể từ khi ông Jack Ma, người sáng lập Alibaba, hồi tháng 10 năm ngoái đã lên tiếng phản đối cách tiếp cận trong quy định của chính quyền đối với lĩnh vực tài chính.

Những bình luận từ phía ông Ma cũng bị xem là nguyên cớ cho việc nhà cầm quyền mạnh tay hơn với Alibaba và các nhánh hoạt động khác, bao gồm sự kiện ngăn chặn kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trị giá 35 tỉ USD của Ant Group – nhánh công nghệ tài chính của công ty.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Google Ads: Google chia sẻ insights mới về xu hướng tiêu dùng đang gia tăng

Khi COVID-19 đã gây ra nhiều thay đổi đáng kể trong hành vi mua sắm trực tuyến, những người làm marketing ngày càng khó khăn hơn trong việc bắt kịp những xu hướng của thị trường và tối ưu hóa chiến dịch của họ sao cho phù hợp.

google ads

Và đây cũng là lý do tại sao Google đang bổ sung những insights mới về xu hướng mới nổi trong Google Ads, dựa trên hoạt động tìm kiếm của Google.

Bổ sung này sẽ cho phép các nhà marketers hiểu rõ những thay đổi liên quan đến mua sắm và khám phá trong lĩnh vực của họ, từ đó họ có thể cập nhật chiến lược quảng cáo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu.

Như bạn có thể thấy ở đây, các biểu đồ xu hướng mới sẽ làm nổi bật các sở thích tìm kiếm ngày càng tăng trong lĩnh vực của bạn, cùng với các chi tiết bổ sung của các yếu tố cụ thể có thể giúp bạn tận dụng các cơ hội mới một cách tốt nhất.

Theo giải thích của Google:

“Nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục thay đổi và điều quan trọng hơn bao giờ hết là những người làm marketing phải theo kịp.

Ví dụ: khi bắt đầu đại dịch, các tìm kiếm cho “nhận hàng ở lề đường”đã tăng hơn 3000%. Đầu năm nay, chúng tôi đã chứng kiến ​​sự gia tăng đối với “chỗ ở” và hiện tại, chúng tôi đang chứng kiến ​​sự gia tăng cho “Xem tiệc”.

Chúng tôi đã nhận được phản hồi từ nhiều người trong số các bạn rằng bạn cần thêm những thông tin chi tiết như thế này để cung cấp cơ sở về các quyết định marketing và kinh doanh của mình.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã triển khai trang thông tin chi tiết (Insights page) vào năm ngoái ở một số quốc gia để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng mới nổi.

Bây giờ, trang thông tin chi tiết này đã có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu.”

Bài học từ Petco.

Vào lúc bắt đầu đại dịch COVID-19, Petco nhận thấy khách hàng tích trữ đồ cho thú cưng của mình.

Dựa vào trang thông tin chi tiết, nhà bán lẻ sản phẩm dành cho thú cưng này nhận thấy số lượt tìm kiếm cụm từ “curbside pick-up” (nhận hàng ở lề đường) tăng vọt, nên đã đẩy mạnh kế hoạch phục vụ nhận hàng ở lề đường trong vài tuần.

Nhờ đó, doanh thu thương mại điện tử của Petco đã tăng 100% so với cùng kỳ năm trước.

Bài học từ Getting Personal (một nhà bán lẻ quà tặng trực tuyến).

Họ đã dựa vào xu hướng trên trang thông tin chi tiết để đưa ra các quyết định sáng suốt cho bản in quảng cáo, truyền thông xã hội và khoảng không quảng cáo của mình.

Nhờ đó, lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo của thương hiệu này đã tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Josh Haynes, Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số tại Getting Personal cho biết rằng:

“Trang thông tin chi tiết giúp chúng tôi nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng và tìm ra các ý tưởng mới cho sản phẩm.

Ngay khi nhận thấy số lượt tìm kiếm cụm từ “chocolate” (sô cô la) tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm trước, chúng tôi đã phát triển sản phẩm thanh sô cô la và giỏ quà tặng đáp ứng nhu cầu của từng người.” 

Việc có nhiều nhà quảng cáo hơn đã thành công trong bản thử nghiệm của công cụ mới này đã thúc đẩy Google ra mắt nó rộng rãi hơn trên toàn cầu.

Dựa trên điều này, Google khuyến nghị các nhà quảng cáo nên:

  • Xem xét các đề xuất về từ khóa, ngân sách và chiến lược đặt giá thầu để tối ưu hóa tài khoản của bạn dựa trên các xu hướng mới nổi.
  • Sử dụng kiểu khớp mở rộng và chiến lược Đặt giá thầu thông minh để tiếp cận khách hàng phù hợp với giá thầu phù hợp.
  • Sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa để có ý tưởng từ khóa trong tài khoản của bạn dựa trên các xu hướng mới nổi.
  • Lập kế hoạch cho khoảng không quảng cáo, chương trình khuyến mại và các trang đích dựa trên mức độ quan tâm trong hoạt động tìm kiếm thịnh hành.

Ngoài ra, Google cũng bổ sung một quy trình mới cho phép các nhà quảng cáo tự động áp dụng các đề xuất tối ưu hóa cho các chiến dịch của họ dựa trên các xu hướng và hành vi mới nổi.

Như bạn có thể thấy ở đây, quy trình mới sẽ cho phép các nhà quảng cáo chọn một loạt các tính năng tối ưu hóa tự động, sau đó Google sẽ áp dụng cho các chiến dịch của bạn.

“Điều này có nghĩa là mỗi khi các thuật toán của chúng tôi phát hiện cơ hội để cải thiện chiến dịch, các thương hiệu có thể triển khai các đề xuất này ngay lập tức, giúp chúng nhanh chóng và hữu ích hơn cho người tiêu dùng đồng thời chúng còn giúp tiết kiệm thời gian cho nhà quảng cáo.”

Mức độ hiệu quả thực sự sẽ phụ thuộc vào thử nghiệm và sẽ thay đổi theo từng chiến dịch, nhưng hệ thống của Google luôn cải tiến và có thể xác định một loạt các yếu tố chính có thể mang lại cơ hội mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

5 “chiến thuật” thương lượng lương mà bạn cần biết

Thương lượng lương cũng như đánh trận, bạn không biết cách bày binh bố trận thì rất dễ rơi vào “lưới giặc” đấy!

Một thực tế mà chúng ta ai cũng hiểu rõ, nhảy việc là cơ hội để tăng lên mức lương mà bản thân mong chờ đã lâu.

Nhưng nếu bạn bước vô vòng phỏng vấn mà vẫn “gà mờ”, chưa nắm rõ các chiến thuật khi thương lượng lương thì đừng mong lần nhảy việc mới này sẽ đạt được mức lương kịch trần nhé!

Và các bạn đang muốn “yên bình” bước qua mùa nhảy việc bằng cách ngồi yên một chỗ cũng đừng cho rằng bản thân không cần phải thỏa thuận lương.

Nếu bạn không chủ động đề xuất và thương lượng để được tăng lương, thì hãy tự ngẫm xem sau một thời gian, liệu mức lương của bạn đang giảm đi bao nhiêu phần trăm nhé!

Đừng vội “Say yes” ngay lần đầu

Ngay sau khi nhận được offer từ nhà tuyển dụng trong lần đầu, bạn cần trả lời email sớm nhất có thể. Tuy nhiên, đừng vội Say Yes. Thay vào đó, email này mang tính chất thông báo rằng bạn đã nhận được thông tin và hẹn sẽ hồi đáp lại trong vòng 1-2 ngày tới.

Trong thời gian đó, bạn sẽ suy nghĩ thật nghiêm túc về JD và mức lương đã được đề xuất xem đã thực sự phù hợp với bản thân hay chưa.

Nếu cảm thấy chưa thật sự thỏa mãn, bạn có thể đề xuất trực tiếp hoặc 1 cuộc hẹn khác để trao đổi cùng người quản lý cũng như đơn vị tuyển dụng để thương lượng lương với mức mà bạn cho là hợp lý hơn.

Không chia sẻ mức lương nếu chưa được hỏi 

Nhiều ứng viên thật thà đến nỗi chia sẻ thẳng thắn mức lương ngay trong “buổi dạo đầu” của cuộc phỏng vấn, thậm chí ngay cả khi người tuyển dụng còn chưa đề cập đến mức lương.

Bạn biết không, lương của bạn phải được cộng hưởng từ cả 2 phía: phía của bạn và phía của nhà tuyển dụng.

Vì thế, hãy cùng nhau ngồi trao đổi để nắm các thông tin về nhau. Sau đó, đàm phán lương mới là công việc cuối cùng sau khi bạn đã hiểu rõ về yêu cầu của công ty và khả năng đáp ứng cũng như tạo ra giá trị của chính bạn thân mình khi làm việc tại đó.

Kiểm soát được cảm xúc của bạn 

Công cuộc đàm phán lương quả thực còn căng thẳng hơn cả lúc công ty “tra hỏi” về chuyên môn của bạn.

Bởi lương, trong văn hóa của người Việt, có thể vẫn còn làm một yếu tố nhạy cảm và bản thân người ứng tuyển vẫn còn thái độ khá rụt rè khi đề cập đến vấn đề ngày cùng nhà tuyển dụng.

Trong buổi đàm phán, bạn không nên để lộ sự thiếu tự tin khiến cho nhà tuyển dụng nắm thóp được điểm yếu. Bạn cũng không nên quá cứng nhắc và đẩy giá trị bản thân lên đến con số vô lý khiến họ cảm thấy ngán ngẩm.

Nói tóm lại, điều bạn cần là giữ một thái độ thực sự thiện chí, vui vẻ, tích cực và đôi bên công bằng. Ngay cả khi không thỏa thuận được như mong đợi, bạn cũng đừng tỏ ra bực dọc hay thể hiện sự mất hứng thú vì như thế thật sự rất thiếu chuyên nghiệp.

Đừng quên những chính sách và phúc lợi ngoài lương 

Đúng! Lương rất quan trọng. Nhưng nếu chưa thể thỏa thuận đến mức lương như bạn kỳ vọng, nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng đáp ứng những phúc lợi vượt sự mong đợi của bạn. Và điều đó thực sự rất quan trọng.

Những ngày nghỉ có lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cá nhân và người thân, cơ hội được đào tạo miễn phí, khoản thưởng vào các ngày Lễ Tết hoặc thưởng hiệu quả kinh doanh, thời gian xem xét tăng lương…

Đấy chính là những chính sách và phúc lợi mà nếu cộng hưởng vào thì có thể còn hơn cả mức lương mà bạn đề xuất cùng với nhà tuyển dụng đấy.

Tìm điểm chung giữa những gì bạn đáng có được và những gì công ty có thể chi trả cho bạn 

Đàm phán lương cần giữa trên một nguyên tắc: sự hợp lý. Hợp lý ở đây là gì? Là mức lương hợp lý với giá trị của bạn. Là mức lương hợp lý với định mức của công ty.

Bạn không nên làm việc ở một nơi mà nhà tuyển dụng không đánh giá đúng giá trị của bạn và luôn kỳ kèo với những đóng góp thật sự có ý nghĩa. Thế nhưng bạn cũng không thể đòi hỏi một mức lương quá cao so với những gì mình có thể làm được.

Chỉ cần bạn hiểu rõ chính mình, xác định chính xác giá trị của mình, định hướng sự nghiệp tương lai và hiểu rõ thứ tự ưu tiên là bạn đã xác định được phần nào mức lương phù hợp.

Còn ở buổi phỏng vấn, đây chỉ là cơ hội để bạn nắm bắt hạn mức chi lương của công ty như thế nào? Kết hợp cùng 5 “chiến thuật” trên, bạn sẽ có thể đưa ra một con số hợp lý khiến nhà tuyển dụng có khả năng xem xét lại và đồng ý tiếp tục thương thảo cùng bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook thử nghiệm ứng dụng “hẹn hò” mới

Nhóm thử nghiệm sản phẩm mới của Facebook đã bắt đầu thử nghiệm ứng dụng hẹn hò với tên gọi là ‘Sparked’, sẽ cho phép người dùng sử dụng video dài 4 phút để tìm kiếm những mối quan hệ phù hợp.

Như bạn có thể thấy ở đây, ứng dụng không hướng đến thao tác ‘vuốt chọn’ (trái hoặc phải) như những ứng dụng hẹn hò khác và thay vào đó là cung cấp các kết quả phù hợp cụ thể hơn dựa trên các đặc điểm mà bạn đã lưu ý trên nền tảng.

Sau đó, bạn có tùy chọn để thực hiện các cuộc trò chuyện video ngắn với các kết quả tiềm năng phù hợp, đây cũng chính là lúc ‘cả hai’ sẽ quyết định có đi tiếp hay không.

Theo thông tin phía The Verge, Sparked nêu bật các tính năng chính của nó là “không có hồ sơ công khai, không vuốt chọn, không gửi tin nhắn trực tiếp”, một lần nữa đây cũng là cách để phân biệt Sparked với Tinder và các nền tảng hẹn hò phổ biến khác.

Facebook đã xác nhận rằng ứng dụng hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm beta nhỏ.

Và hiện chưa có kế hoạch chạy rộng rãi ở giai đoạn này.

Hẹn hò là một yếu tố thú vị để Facebook khám phá, đặc biệt là xem xét tất cả dữ liệu mà Facebook có về sở thích, thói quen, sở thích của mọi người, v.v.

Không rõ Sparked sẽ kết nối như thế nào với sự hiện diện thường xuyên trên Facebook của bạn, nhưng với chiều sâu thông tin có được, về mặt lý thuyết, Facebook có thể cung cấp cho bạn nhiều kết quả phù hợp hơn bất kỳ ứng dụng nào khác.

Sparked cũng đang tìm cách tăng cường nhấn mạnh vào ‘lòng tốt’ trong quá trình xây dựng ứng dụng hiện tại, bằng cách yêu cầu người dùng trả lời câu hỏi liên quan trước khi được Facebook phê quyệt sử dụng ứng dụng.

Ứng dụng mới này được thử nghiệm bởi nhóm phát triển sản phẩm mới của Facebook – ‘New Product Experimentation’ (NPE).

Nhiệm vụ chính của nhóm NPE của Facebook về cơ bản là ném tất cả các ý tưởng có thể vào thực tế và xem liệu nó có bất cứ điều gì phù hợp hay không.

Điều này có nghĩa là khi khởi chạy một ứng dụng, bên cạnh việc tập trung phát triển và mở rộng chính ứng dụng đó thì nhóm này cũng có một mục tiêu khác đó là sử dụng những điều học được từ ứng dụng mới vào các sản phẩm khác hiện có của Facebook.

Gọi điện bằng video đã trở thành một tiêu điểm lớn trong nhiều trong năm qua, với đại dịch đã thúc đẩy việc mọi người phải tìm những cách khác nhau để kết nối, điều này cũng đã có tác động lớn đến bối cảnh hẹn hò hiện tại.

Việc kết nối và hẹn họ qua video như thế này cũng có thể cung cấp một giải pháp thay thế an toàn hơn cho các buổi gặp mặt trực tiếp, điều này có thể mang lại sự đảm bảo và thoải mái hơn nữa cho cả hai phía.

Sparked sẽ chỉ là bổ sung cho Facebook Dating hay là một ứng dụng hẹn hò tách biệt với Facebook thì vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Tất cả chúng ta sẽ phải chờ xem điều gì sẽ đến với Sparked trong giai đoạn tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok chia sẻ mẹo chiến lược quảng cáo mới

Với sự phát triển ngày càng mạnh và hướng tới đạt 1 tỷ người dùng, TikTok là nền tảng được ngày càng nhiều người làm marketing tìm kiếm và tích hợp vào các nỗ lực quảng cáo của họ.

quảng cáo tiktok

Để thu thập thêm Insights về vấn đề này, TikTok gần đây đã ủy quyền cho Kantar (công ty nghiên cứu thị trường của Anh) thực hiện một nghiên cứu mới để đánh giá cách quảng cáo trên TikTok được cảm nhận so với các nền tảng quảng cáo khác.

Để cung cấp đủ thông tin về điều này, Kantar đã phỏng vấn hơn 25.000 người tham gia, trên 20 quốc gia khác nhau, từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.

Và sau đây là những gì nghiên cứu có được:

1. Quảng cáo trên TikTok đang truyền cảm hứng.

Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi nhận thấy quảng cáo trên TikTok là nguồn ‘truyền cảm hứng’, chỉ số này cao nhất trên tất cả các nền tảng.

“Người dùng TikTok có tư duy khám phá khi cuộn qua nguồn cấp dữ liệu của phần ‘For You’, đồng thời họ cũng đang hài lòng khi tiếp nhận những video mới và đầy cảm hứng từ những nhà sáng tạo cũng như thương hiệu”.

Tất nhiên, điều đó sẽ liên quan trực tiếp đến các yếu tố sáng tạo của chính quảng cáo đó của nhà quảng cáo – nếu quảng cáo của bạn phù hợp với các đặc tính của TikTok và trông có vẻ tự nhiên trong nguồn cấp dữ liệu, điều đó cũng có thể dẫn đến việc mua hàng.

TikTok đã nhiều lần lưu ý rằng các nhà quảng cáo không nên tạo quảng cáo mà thay vào đó hãy tạo TikTok, tức hãy truyền cảm hứng cho người dùng.

Hiển thị sản phẩm với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn có thể dẫn đến những phản hồi mua hàng mạnh mẽ thông qua các chương trình khuyến mãi trên TikTok.

2. Quảng cáo trên TikTok đang thiết lập xu hướng.

Theo báo cáo:

“So với quảng cáo trên các nền tảng khác, mọi người coi những quảng cáo trên TikTok có khả năng thiết lập xu hướng nhiều hơn đến 21%.

Với các định dạng quảng cáo sáng tạo như ‘thử thách gắn thẻ hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge), các thương hiệu trên TikTok hiện có nhiều công cụ để trở thành một phần của văn hóa, cho phép đối tượng mục tiêu của họ tạo ra các xu hướng dựa trên âm thanh của thương hiệu (Branded Sounds), hành động, hiệu ứng hoặc câu chuyện liên quan đến thương hiệu và hơn thế nữa.”

Một lần nữa, điều này lại nhắc nhở các nhà quảng cáo hãy ‘make TikToks – not make Ads‘ – tập trung vào sự tương tác được đơn giản hóa với các xu hướng phổ biến giúp thương hiệu và người dùng cá nhân dễ dàng tiếp cận những thứ mới nhất.

Bằng cách tập trung vào các yếu tố phổ biến trong các video trên TikTok, bạn có thể trở thành một phần của văn hóa, có thể có tác động tích cực đến thương hiệu của mình.

3. Sự hài hước và lạc quan là chìa khóa.

TikTok nói rằng người dùng đến với nền tảng của mình để khám phá những nội dung nâng cao tinh thần từ cộng đồng TikTok, điều này rất có ý nghĩa với các nhà quảng cáo.

“8 trong số 10 người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng TikTok rất thú vị, hài hước.”

Điều này cũng đã ‘vô tình’ chỉ ra trọng tâm của cách tiếp cận chiến dịch TikTok của bạn và những gì người dùng mong đợi trên nền tảng.

4. Quảng cáo TikTok thu hút được sự chú ý.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quảng cáo TikTok rất tốt trong việc thu hút sự chú ý, với 67% người được hỏi đồng ý rằng quảng cáo trên nền tảng này sẽ thu hút được sự tập trung của họ – chỉ số này cao hơn 7% so với các nền tảng khác.

TikTok cũng lưu ý rằng các tùy chọn vị trí đặt quảng cáo như ‘TopView’ hoặc video đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi mở ứng dụng sẽ giải quyết được vấn đề “ngay tại thời điểm họ dễ tiếp thu và chú ý nhất” cho thương hiệu.

5. Người dùng TikTok dễ xem quảng cáo hơn.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dùng TikTok xem quảng cáo trong ứng dụng một cách thuận lợi hơn so với các nền tảng quảng cáo khác.

“Kết hợp nhiều yếu tố, quảng cáo trên TikTok cho thấy khả năng tiếp nhận quảng cáo trung bình tốt hơn 10% so với các nền tảng khác được thử nghiệm.

Hơn nữa, nhiều thuộc tính quảng cáo được thử nghiệm cho thấy rằng quảng cáo trên TikTok đã tìm ra những cách để trở thành một phần của cộng đồng với những điều chân thực và mới mẻ.”

Trên đây là một số lưu ý tốt mà bạn có thể cân nhắc trong các chiến lược quảng cáo của mình, giờ đây bạn có nhiều cách hơn để hiểu và thử nghiệm nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P2)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P2)

5 mẹo phân tích dữ liệu từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội để tăng ROI?

Trong phần nội dung này, hãy cùng xem một số mẹo giúp bạn thu thập những thông tin sâu sắc nhất từ dữ liệu mạng xã hội của mình và sau đó, giúp tăng doanh thu của bạn.

1. Xác định KPIs chính trên tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội của bạn.

Đối với những người làm digital marketing có kinh nghiệm, điều này không cần phải bàn.

Bạn phải tìm ra các chỉ số hiệu suất cốt lõi (core performance) được chia sẻ trên tất cả các tài khoản mạng xã hội đang hoạt động của mình.

Điều này sẽ cho phép bạn so sánh hiệu suất của các chiến dịch marketing của mình giữa các nền tảng này.

Ví dụ: nếu bạn phân tích giữa Twitter và Instagram, bạn có thể dễ dàng phân biệt được nền tảng nào mà các bài đăng của bạn có hiệu quả tốt nhất về ‘lượt thích’ của người dùng.

Snapchat lại không có tính năng “thích” theo cách tương tự, vì vậy nó sẽ không nằm trong danh mục KPIs phổ biến cụ thể là ‘lượt thích’ này.

2. Thu thập dữ liệu và các chỉ số đặc biệt trên từng nền tảng.

Trái ngược hoàn toàn với quan điểm trước đây, các chỉ số cụ thể trên nền tảng là những chỉ số chỉ tồn tại trên một nền tảng truyền thông nhất định.

Điều này có thể là do sự khác biệt về các tính năng, bố cục và các hành động có sẵn của người dùng.

Ví dụ: Hành động trên trang (Actions on Page) là một ví dụ về các chỉ số dành riêng cho Facebook Analytics vì nó cho thấy nơi người dùng đang nhấp vào trang của bạn, bao gồm cả số lần nhấp vào website, số điện thoại và cả nút kêu gọi hành động (CTA).

Các chỉ số thông thường nên được sử dụng cùng với các chỉ số dành riêng cho từng nền tảng để từ đó bạn có cái nhìn tổng thể hơn về hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing) của mình.

MẸO: Để làm cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn thành công hơn, bạn nên sử dụng dữ liệu để phân khúc dữ liệu (khách hàng) và làm cho quá trình giao tiếp với khách hàng của bạn được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của họ, điều này sẽ dẫn đến việc cải thiện kênh bán hàng và ROI marketing của bạn cao hơn.

3. Sử dụng Google và Adobe Analytics để bổ sung cho quá trình phân tích dữ liệu của bạn.

Ngoài các công cụ vốn có trên các nền tảng mạng xã hội, Google Analytics là một công cụ rất hữu ích khi nói đến việc đối chiếu dữ liệu.

Là một công cụ nâng cao, bạn có thể tận dụng sức mạnh của nó để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, doanh số bán sản phẩm, thời lượng truy cập website, tải xuống tài nguyên và hơn thế nữa.

Bạn có thể kết nối các trang mạng xã hội của mình với nhau để có được những thông tin chi tiết giúp bạn tìm ra nền tảng nào đang mang về cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng và doanh thu nhất.

Và một khi bạn được trang bị dữ liệu đó, bạn có thể tối ưu hay đưa ra những hành động phù hợp hơn để tăng hiệu suất của mình.

Adobe Analytics cũng là một công cụ hữu ích cho những người muốn có được báo cáo chuyên sâu hơn. Nó không chỉ theo dõi những số liệu mà Google Analytics có sẵn mà còn có thêm nhiều số liệu nâng cao hơn, điều mà Google Analytics chưa làm được.

Adobe Analytics cũng tính các chuyển đổi (conversions) theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi của bạn phụ thuộc vào việc người dùng hoặc khách truy cập bấm xem video trên website của bạn và bạn có một người dùng truy cập xem 3 video trong một lượt truy cập trang.

Khi này, Google Analytics sẽ tính nó chỉ là 01 chuyển đổi, nhưng Adobe Analytics sẽ tính nó là 03. Đối với Adobe, điều quan trọng không chỉ là ‘hành động’, mà là số lần người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên trang của bạn.

4. Sử dụng dữ liệu để phân khúc đối tượng của bạn.

Đến lúc này, bạn đã nên có ý tưởng về cách thu thập những dữ liệu quan trọng từ nhiều tài khoản mạng xã hội của mình và thậm chí là kiểm tra cả chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một cách quan trọng để sử dụng dữ liệu đó: phân khúc đối tượng.

Như đã phân tích ở trên, những thông tin chi tiết bạn có được bằng cách sử dụng dữ liệu sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về nhân khẩu học, sở thích và danh tính của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bạn có thể tách biệt những thông tin như giới tính, độ tuổi, vị trí, nghề nghiệp, xu hướng chính trị và tình trạng kinh tế, đồng thời sử dụng các điểm dữ liệu này để tạo những nội dung hoặc quảng cáo phù hợp với từng phân khúc.

Việc phân tích đối tượng cho phép bạn xác định chính xác những gì thu hút từng phân khúc đối tượng của bạn và từ đó bạn tạo ra những nội dung thu hút trực tiếp đến họ.

5. Tận dụng thông tin chi tiết về hành vi để phân phối nội dung hấp dẫn hơn.

Người dùng nữ của bạn có thích bình luận về những nội dung mang tính trực quan như infographics hoặc hình ảnh minh họa không?

Những người trẻ tuổi có thường dành thời gian để xem hết các video có thương hiệu của bạn không? Phụ đề của bạn có thúc đẩy tương tác không? Đây là một số câu hỏi được trả lời bằng thông tin chi tiết về hành vi dựa trên dữ liệu.

Các chỉ số như lượt truy cập trang, thời lượng xem video trung bình, số lần hiển thị, lượt thích tự nhiên và tổng phạm vi tiếp cận là rất quan trọng để tinh chỉnh chất lượng nội dung của bạn theo từng bài đăng.

Bằng cách hiểu cách người dùng tương tác với nội dung của bạn, bạn có thể xác định bất kỳ thiếu sót nào để cải thiện nó.

Ví dụ: nếu bài đăng hình ảnh trên Instagram của bạn có chú thích dài và chi tiết có mức độ tương tác thấp hơn bài đăng có chú thích ngắn gọn, thì điều đó có thể báo hiệu rằng đối tượng mục tiêu của bạn thích ngắn gọn và linh hoạt hơn là ‘những thứ dài lê thê’.

Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để phục vụ cho chiến lược nội dung nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của mình.

Có rất nhiều công cụ SEO trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để xây dựng bộ từ khoá phù hợp với sở thích nội dung của đối tượng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Tư duy ngoại biên – Lối tư duy được Elon Musk và Steve Jobs ‘ôm chặt’

Tư duy ngoại biên hay Lateral Thinking giúp bạn phá vỡ những kiểu mẫu của lối tư duy cũ và thay vào đó bằng lối tư duy mới sáng tạo và đột phá hơn.

tư duy ngoại biên

Sẽ thật là điên rồ nếu bạn muốn đổi mới, nhưng bạn cứ làm đi làm lại một việc dựa trên bộ tiêu chuẩn cũ của mình, và cứ như thế, bạn ngồi đó và mong đợi một kết quả khác.

Nếu bạn thực sự muốn tạo ra một cái gì đó độc đáo hay khác biệt, tư duy ngoại biên là một sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Tư duy ngoại biên (Lateral Thinking) là gì?

Tư duy ngoại biên đơn giản có nghĩa là tìm ra giải pháp với logic hoặc suy luận khác thường, điều mà ban đầu bạn có thể không dễ nhìn thấy.

Đó có nghĩa là sự tu duy “vượt trội” và cũng là điều vô giá. Nó có thể khuyến khích bạn chấp nhận những rủi ro cần thiết, chấp nhận sự thay đổi để cải thiện văn hóa của tổ chức của bạn.

Tư duy ngoại biên tại nơi làm việc.

Hãy lấy ví dụ về cách một doanh nghiệp áp dụng tư duy ngoại biên để thúc đẩy sự tăng trưởng của một doanh nghiệp trong thế giới thực.

Để áp dụng tư duy này, họ quyết định sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức truyền thống, tức là thay vì tách biệt các bộ phận như marketing, bán hàng, phát triển…thành các bộ phận riêng biệt, họ tổ chức mọi thứ chạy xung quanh các kênh hoặc luồng kinh doanh khác nhau.

Họ phá vỡ những thứ thường được tập trung hóa và đưa mọi nhân viên vào cùng guồng quay của các đơn vị kinh doanh hoặc dòng sản phẩm mới.

Theo cách tương tự, nếu bạn muốn đảm bảo rằng công việc kinh doanh của chính bạn thành công hoặc trở nên phù hợp hơn, thì đã đến lúc bạn nên thay đổi.

Học cách phá vỡ những khuôn mẫu.

Tư duy ngoại biên, cũng giống như các kỹ năng khác, là điều bạn có thể học được theo thời gian. Và một chìa khóa quan trọng để làm được điều này là bạn chỉ cần cố gắng quan sát tốt và có ý thức hơn.

Suy cho cùng bạn sẽ không nhìn thấy cơ hội, trừ khi bạn xem xét tất cả các khía cạnh khác nhau trong ngành hoặc cuộc sống của mình và từ đó bạn cân nhắc xem có thể áp dụng những gì trong các lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ, trẻ em thường suy nghĩ theo chiều hướng dễ dàng, bởi vì chúng không có nhiều kinh nghiệm hoặc nhiều quy tắc quy định điều gì “nên” hay ‘không nên’.

Sự quan sát và nhận thức của bạn cần tiếp tục ngay cả khi bạn đã bắt đầu thực hiện các thay đổi. Khi này, bạn có thể thấy rằng rủi ro là điều bạn có thể tránh được.

Trong các trường hợp khác, bạn có thể nhìn và hiểu rằng những gì bạn đang làm đang thực sự hiệu quả. Đó là lúc bạn cần ‘copy’ chúng.

Nói rõ hơn, tư duy ngoại biên không có nghĩa là bạn phải dốc toàn lực. Điều đó có thể quá ‘đường đột’ và dẫn đến rất nhiều sự phản kháng từ đội nhóm của bạn.

Thay vào đó, bạn hãy thử nghiệm liên tục trên quy mô nhỏ. Thực hiện các thay đổi thường xuyên, nhỏ và không có nhiều rủi ro và rồi từ đó xem liệu những thay đổi đó có thể thành công hay không.

Sau đó, nếu các quan sát của bạn cho thấy rằng có một cơ hội to lớn của sự thay đổi, bạn có thể theo đuổi nó trên quy mô lớn hơn.

Tư duy ngoại biên giúp xác định các nhà lãnh đạo tài ba trong thế giới ngày nay.

Hầu hết các tỷ phú trên thế giới hiện nay – ví dụ như Elon Musk, Steve Jobs – đều suy nghĩ theo lối tư duy ngoại biên.

Họ cực kỳ giỏi trong việc đặt câu hỏi về hệ thống hoặc cách thực hiện đồng thời họ liên tục ‘ném’ các phương pháp dù cho đó là hay ho nhất vào ‘thùng rác’ để tránh sự tự mãn.

Bạn có thể học cách tư duy theo cách họ làm.

Nó chỉ đơn giản là yêu cầu một thái độ chấp nhận sự linh hoạt. Đặt câu hỏi về mọi thứ, quan sát và thử những gì bạn có thể từng chút một.

Những nghề nghiệp nào nên sử dụng phương pháp tư duy ngoại biên?

Quảng cáo.

Những người làm quảng cáo nên sử dụng kiểu tư duy này để thuyết phục khách hàng của mình mua sản phẩm.

Việc sử dụng lối tư duy này sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng làm những quảng cáo mới lạ, ấn tượng và khác biệt khiến khách hàng luôn ghi nhớ về thương hiệu của mình.

Marketing.

Đặc thù nghề nghiệp của những người làm marketing là thường phải nghĩ ra những cách mới hoặc sáng tạo để quảng bá sản phẩm và dịch vụ hay đưa ra những chiến dịch truyền thông mới hiệu quả hơn, tạo ra những xu hướng mới cho sản phẩm.

Phương pháp tư duy ngoại biên sẽ rất hữu hiệu nếu bạn biết cách sử dụng để tìm thêm những ý tưởng mới cho mình.

Liên quan đến truyền thông.

Làm việc trong lĩnh vực truyền thông , bạn có thể phải sử dụng những kỹ năng tư duy này để truyền tải thông điệp một cách sáng tạo.

Cho dù bạn là nhà báo, nhà làm phim hay người viết thông cáo báo chí, lối tư duy này đều có ích cho bạn rất nhiều.

Khám phá tình huống hay ho về tư duy ngoại biên.

TH: Nếu bạn đang lái xe khi trời giông bão, đúng lúc này bạn đang gặp 3 người đang đứng bên lề đường, một người là bà lão đang cần trợ giúp gấp, người kia là anh bạn bạn từng mang ơn vì đã cứu mạng sống của bạn, người thứ ba còn lại là người bạn yêu.

Nếu bạn là người lái xe trong trường hợp này và bạn chỉ có thể chở được một người thì bạn sẽ chọn ai?

Gợi ý bằng cách sử dụng tư duy ngoại biên: Bạn giao chìa khoá xe cho anh bạn kia chở bà lão, còn bạn sẽ ở lại cùng cô gái kia chờ xe Bus.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Khoảng 68% người dùng iPhone sẽ chặn theo dõi quảng cáo

Có 68% số người dùng iPhone chọn cách từ chối ứng dụng theo dõi quảng cáo khi Apple triển khai tính năng này trên iOS 14.5.

Kết quả nghiên cứu được AppsFlyer – một công ty chuyên về tiếp thị di động – đưa ra sau khi phân tích 300 ứng dụng phổ biến được cài trên iPhone của 2.000 người.

Trong đó, chỉ có 32% số người đồng ý cho phép kích hoạt App Tracking Transparency, tính năng buộc ứng dụng phải xin phép người dùng nếu muốn kích hoạt IDFA (Identifier for Advertisers) – mã số riêng trên mỗi iPhone, iPad, giúp doanh nghiệp triển khai quảng cáo cá nhân hóa.

Cũng theo AppsFlyer, người dùng iPhone sử dụng các ứng dụng phổ biến và có mức độ quan tâm cao có tỷ lệ chấp nhận quảng cáo nhiều hơn, khoảng 40%. Đối với những ứng dụng ít phổ biến hơn, tỷ lệ chấp nhận chỉ từ 0 đến 20%.

Theo BGR, với tỷ lệ từ chối App Tracking Transparency cao, các công ty cung cấp ứng dụng dựa trên quảng cáo có thể gặp khó khăn do không thể đề xuất quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên thói quen người dùng thông qua IDFA.

Điều này có thể khiến mô hình ứng dụng miễn phí biến mất – điều mà CEO Facebook Mark Zuckerberg từng lo ngại.

Trade Desk, công ty chuyên về quảng cáo kỹ thuật số, cho biết có khoảng 10% trong 12 triệu quảng cáo tiềm năng mỗi giây được liên kết trực tiếp với IDFA.

Nếu số lượng người dùng iPhone kích hoạt App Tracking Transparency quá lớn, các quảng cáo hướng đối tượng gần như sẽ không thực hiện được trên nền tảng của Apple, từ đó gây thiệt hại không nhỏ đến các nhà phát triển ứng dụng.

Loch Rose, Giám đốc công ty tiếp thị Epsilon, cho rằng các nhà phát triển ứng dụng iOS sẽ giảm tới 50% lợi nhuận trên mỗi CMP – chi phí để quảng cáo hiển thị 1.000 lần.

Một thống kê khác cho thấy, có tới 58% các nhà quảng cáo và phát triển ứng dụng đang có kế hoạch rời hệ sinh thái Apple để đầu tư vào các nền tảng khác có lợi nhuận cao hơn, như Android hoặc TV.

Số khác cho biết sẽ chuyển các ứng dụng sang hình thức trả phí, nhưng chỉ kỳ vọng đạt doanh thu trong ngắn hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P1)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

mạng xã hội

Kể từ khi những phương tiện truyền thông mạng xã hội bùng nổ phổ biến, nhiều người làm marketing đã đặt ra câu hỏi về tính hữu ích của nó như một phương tiện marketing và nguồn dữ liệu vô tận từ người dùng.

Với những câu hỏi như “Bài đăng trên Facebook của tôi từ tuần trước thực sự đã tạo ra bao nhiêu doanh thu?” hay “Tweet của tôi đã kiếm được bao nhiêu khách hàng từ việc kinh doanh?”, thật khó để định lượng được lợi ích thực sự của các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Mặc dù một số hoài nghi này là chính đáng, nhưng phương tiện truyền thông mạng xã hội vẫn là tài sản vô giá đối với thương hiệu của bạn – và trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét ‘tại sao?”.

Chúng ta sẽ cùng xem xét cách tận dụng những thông tin chi tiết từ dữ liệu của phương tiện mang xã hội để tăng tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của doanh nghiệp và đo lường những lợi nhuận đó.

Dữ liệu từ phương tiện mạng xã hội là gì?

Dữ liệu từ những phương tiện truyền thông mạng xã hội bao gồm các chỉ số khác nhau về hành vi, sở thích và mức độ tương tác của người dùng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Nói một cách đơn giản hơn, đó là thông tin được tổng hợp từ các tài khoản mạng xã hội khác nhau, điều sẽ cho bạn biết cách khán giả chia sẻ, xem và tương tác với những nội dung của bạn.

Dạng dữ liệu từ mạng xã hội khách quan nhất thường ở dạng số liệu. Các chỉ số này có thể khác nhau trên các nền tảng khác nhau và bao gồm những thứ như:

  • Bình luận.
  • Người theo dõi.
  • Chia sẻ.
  • Thích/không thích.
  • Đề cập.
  • Số lần hiển thị.
  • Lượt xem video.
  • Lượt nhấp chuột.
  • Sử dụng thẻ hashtag.
  • Phân tích và từ khóa được sử dụng.
  • Lượt truy cập mới từ Trang.

Trong khi vẫn có một số chỉ số khác có thể xem xét, nhưng trên đây là những chỉ số dữ liệu chính cốt lõi cho chiến lược marketing của bạn.

Mặc dù việc chuẩn bị càng nhiều chỉ số dữ liệu càng tốt, nhưng không phải lúc nào chúng cũng hữu ích. Đây cũng chính là sự phân tách ranh giới giữa dữ liệu hay chỉ số truyền thông có ý nghĩa và các chỉ số ‘phù phiếm’ khác.

Chỉ số ‘phù phiếm’ là các chỉ số nhìn bề ngoài thì có vẻ ấn tượng nhưng thực chất chúng không cung cấp bất cứ thông tin hay căn cứ nào để đánh giá mức độ hiệu quả.

Ví dụ: số lượng người theo dõi của bạn trên mạng xã hội Twitter hay Facebook có thể đang tăng lên, nhưng điều này sẽ không hữu ích lắm nếu không có sự gia tăng tương ứng trong các chỉ số tương tác như ‘bình luận’ và ‘lượt tiếp cận’.

Khai thác dữ liệu trên mạng xã hội có thể tăng ROI của bạn như thế nào?

Nhiều người làm marketing hiểu rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) thực sự hữu ích với các chiến dịch marketing hiệu quả nhưng vẫn phải vật lộn để gắn những lợi ích này trực tiếp đến ROI của doanh nghiệp.

Bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp của bạn vô số thông tin chi tiết, dữ liệu từ mạng xã hội có thể được tận dụng để tăng ROI trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Dưới đây là một số cách mà dữ liệu thu thập được từ các tài khoản mạng xã hội có thể giúp tăng ROI của bạn:

  • Thông qua lượt thích, nhấp chuột, chia sẻ, bình luận, v.v., dữ liệu này cung cấp cho bạn hiểu biết sâu sắc hơn về cách người dùng tương tác với nội dung của bạn.
  • Việc hợp nhất các tập dữ liệu này có thể giúp bạn hợp lý hóa các nỗ lực marketing của mình, loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết hay có các số liệu hiệu suất rõ ràng có thể đo lường được cho khách hàng, đối tác và nhà đầu tư (nếu có).

Ví dụ: bằng cách nhận ra rằng Instagram có giá trị hơn đối với thị trường ngách sản phẩm của bạn so với Twitter, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào quảng cáo Instagram có trả phí và ít hơn vào các chiến dịch trên Twitter.

  • Dữ liệu giúp doanh nghiệp của bạn luôn cập nhật các xu hướng sản phẩm và dịch vụ mới nổi, điều này đảm bảo rằng bất kể ngành của bạn đang chuyển theo hướng nào, bạn sẽ không bao giờ bị bỏ lại ở phía sau.
  • Dữ liệu là cơ sở để bạn không ngừng tối ưu và cải thiện mọi khía cạnh của chiến lược – từ các chỉ số như chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), tỉ lệ chuyển đổi (CR)… đến xây dựng thương hiệu, marketing, nội dung…để từ đó giúp giảm chi phí và tăng ROI v.v.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Nghiên cứu của Google cho thấy người Sếp giỏi thường làm hai điều này

Các nhà quản lý làm việc cho đội nhóm của họ chứ không phải ngược lại.

google

Google không phải lúc nào cũng đánh giá cao những người quản lý của mình.

Quay trở lại vào năm 2002, Google đã thực hiện một thử nghiệm để xem liệu các nhà quản lý có thực sự cần thiết với Google hay không bằng cách loại bỏ các vị trí đó ra khỏi biểu đồ tổ chức lúc bấy giờ của mình.

Và kết quả là, bài thử nghiệm không diễn ra như Google nghĩ. Google không chỉ nhận thấy rằng các nhà quản lý là yếu tố quan trọng trong tổ chức mà còn xác định được danh sách các thuộc tính làm cho một người Sếp trở nên hiệu quả và năng suất hơn.

Dưới đây là hai thuộc tính có giá trị về cách người quản lý có thể trao quyền cho đội nhóm của họ.

Có năng suất và định hướng kết quả.

Google nhận thấy rằng một trong những vai trò quan trọng nhất mà người quản lý có thể thực hiện là dự đoán các rào cản tiềm ẩn và chủ động loại bỏ nó cho đội nhóm của họ.

“Huấn luyện, giao tiếp tốt và hợp tác là tất cả những điều quan trọng, nhưng nếu vào cuối ngày, nếu bạn không thể mang lại kết quả, thì không có kỹ năng nào khác trong số chúng có thể quan trọng.”

Để đảm bảo rằng các đội nhóm của họ luôn đi đúng hướng, những người quản lý của Google đạt điểm cao nhất đã phát triển các thói quen sau:

  • Giữ cho đội nhóm tập trung vào kết quả.
  • Ưu tiên việc giúp đỡ đội nhóm.
  • Loại bỏ các rào cản.
  • Rõ ràng về việc ai làm hay chịu trách nhiệm về điều gì.
  • Là một người chăm chỉ; thiết lập tốc độ cho đội nhóm.

Khi các đội nhóm bị lôi cuốn vào những vấn đề phụ, nhỏ lẻ hay bổ sung, mục tiêu chính ban đầu của họ sẽ giảm dần theo thời gian.

Thoạt nghe thì đây có vẻ không phải vấn đề lớn, nhưng trước khi bạn biết điều đó, bạn có thể nhận ra rằng bạn đã không đạt được bất cứ sự tiến bộ nào so với mục tiêu chính của mình ngoài những mục tiêu nhỏ lẻ kia.

Các nhà quản lý giỏi ngăn chặn điều này xảy ra bằng cách giữ cho đội nhóm của họ luôn tập trung. Họ giúp nhân viên của mình nói không với những điều kém quan trọng và loại bỏ những trở ngại cản đường họ.

Có đủ kỹ năng chuyên môn để cố vấn cho đội nhóm.

Để các nhà quản lý trở nên đáng tin cậy hơn đối với đội nhóm của họ, họ phải có khả năng nhảy vào và giải quyết các vấn đề chuyên môn khi có bất trắc xảy ra. Các nhà quản lý của Google thường xuyên thể hiện những hành vi này:

  • Làm việc cùng với đội nhóm của họ.
  • Hiểu những thách thức của từng công việc.
  • Giúp nhân viên giải quyết các vấn đề dựa trên kỹ năng và kiến thức chuyên môn của họ.

Thông điệp mà những hành vi này gửi đi là người quản lý không phải là người ‘chỉ tay năm ngón’. Nó báo hiệu rằng công việc là ưu tiên quan trọng nhất chứ không phải vị trí hay chức vụ.

Google đã tổng kết điều này bằng cách đưa ra một tuyên ngôn mạnh mẽ: “Các nhà quản lý làm việc cho đội nhóm của họ chứ không phải điều ngược lại”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: Đầu tư vào sáng tạo – Điểm mấu chốt để chuyển đổi doanh nghiệp

Bà Susie Walker, hiện là trưởng ban giải thưởng của ‘Liên hoan Sáng tạo Quốc tế LIONS’ chia sẻ sự cần thiết của chuyển đổi sáng tạo cho sự tăng trưởng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong thời kỳ số.

sáng tạo

Khi chúng ta nghĩ về sự chuyển đổi kinh doanh, chúng ta có thể không liên hệ ngay nó với sự sáng tạo.

Trong khi thế giới marketing và quảng cáo đang thích nghi dần với martech (marketing technology) và adtech (advertising technology), ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên hệ nội tại giữa sự sáng tạo và thành công trong kinh doanh.

Trong một nghiên cứu của Forrester nhằm mục tiêu kiểm tra ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) của sự sáng tạo so với việc áp dụng martech và adtech, họ phát hiện ra rằng việc chuyển 19 tỷ USD đầu tư từ công nghệ sang sáng tạo trong sáu năm sẽ làm tăng ROI lên đến 18% – lợi nhuận tiềm năng là 66 tỷ USD.

Mặc dù nghiên cứu được thực hiện ở thị trường Mỹ, tuy nhiên, xét về mặt logic thì kết quả này có thể được kỳ vọng tương tự ở những nơi khác trên thế giới.

Sự sáng tạo là động lực lớn nhất của sự phát triển không ngừng nghĩ. Khi được thực hiện tốt, tác động của nó đối với doanh nghiệp có thể được cảm nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau;

Nó cải thiện sức khỏe thương hiệu về lâu dài, hỗ trợ tăng doanh số bán hàng, thay đổi hành vi của người tiêu dùng hoặc nhận thức về thương hiệu.

Sáng tạo và hiệu quả marketing.

Vài năm trước, McKinsey đã cùng với Cannes LIONS thực hiện nghiên cứu mối liên hệ giữa sự sáng tạo và kết quả kinh doanh.

Cùng với nhau, họ đã phát triển chỉ số ACS (Awards Creativity Score – tạm dịch là chỉ số sáng tạo được công nhận và trao giải), như một cách để hiểu các doanh nghiệp đoạt giải thưởng hoạt động như thế nào ở các thị trường khác nhau.

Tóm lại, nhóm nghiên cứu sẽ cho điểm một thương hiệu dựa trên sự sáng tạo của họ.

Khi McKinsey xem xét kết quả tài chính của các công ty có điểm ACS cao, họ nhận thấy những công ty này vượt trội hơn hẳn so với các công ty cùng ngành về mức độ tăng trưởng doanh thu hữu cơ và biên lợi nhuận.

Điều này có thể rút ra kết luận rằng đầu tư vào sáng tạo chất lượng cao có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận của một doanh nghiệp nhất định.

Hãy hình dung lại vai trò của sự sáng tạo.

Chuyển đổi kinh doanh sáng tạo là sự sáng tạo thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên – tư duy sáng tạo làm thay đổi cách doanh nghiệp tổ chức, cách mọi người làm việc và cách khách hàng tương tác với họ.

Chúng ta đang nhận thấy rằng các doanh nghiệp đang trải qua quá trình thay đổi và sáng tạo lại các hoạt động nội bộ để tạo ra hiệu quả và cải thiện năng suất.

Họ tăng cường sự trung thành và kết nối với người tiêu dùng theo những cách mà chúng ta có thể chưa từng thấy trước đây.

Họ đang đầu tư vào những cách làm việc mới để chứng minh cho sự phù hợp của doanh nghiệp của họ trong tương lai – từ dịch vụ khách hàng, trải nghiệm của nhân viên, đến mô hình kinh doanh đều đang được tái cơ cấu lại để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.

Quay trở lại vào năm 2018, Giám đốc điều hành của WPP, Mark Read, đã chia sẻ rằng họ “về cơ bản định vị lại WPP như một công ty chuyển đổi sáng tạo”, trong khi Accenture Interactive (một công ty tư vấn thuộc Top Fortune Global 500) tuyên bố rằng họ đang “hình dung lại hoạt động kinh doanh thông qua trải nghiệm”.

Sự sáng tạo thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Trong vài năm qua, chúng ta đã bắt đầu thấy những tác phẩm xuất hiện tại Cannes LIONS thể hiện sự thay đổi kinh doanh hữu hình này.

Chẳng hạn như tác phẩm Today at Apple, công ty đã nhận được giải Titanium Lion và giải Brand Experience & Activation Grand Prix vào năm 2018, hay Volts by Volvo, đều là những ví dụ tuyệt vời về việc các thương hiệu đang thực hiện chuyển đổi bền vững các chức năng kinh doanh cốt lõi của họ.

Để khuyến khích cách tiếp cận này, Cannes LIONS cũng sẽ trao giải LIONS cho việc chuyển đổi kinh doanh sáng tạo lần đầu tiên trong các liên hoan của mình.

Tại LIONS Live, Giám đốc sáng tạo của DDB, Ari Weiss cho biết, “Tôi nghĩ rằng sự hỗn loạn là cách thế giới giữ cho chúng ta trung thực và buộc chúng ta sử dụng sự sáng tạo để phát triển. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trên đà chứng kiến ​​một số giải pháp sáng tạo nhất mà thế giới chưa từng thấy trước đây ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Samsung vẫn đứng đầu thế giới mà không cần thị trường Trung Quốc

thương hiệu sản xuất smartphone số một thế giới nhưng Samsung chỉ có 1% thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê của Strategy Analytics, trong tháng 2/2021, Samsung – hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc – đã soán ngôi Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Với hơn 23,1% thị phần, Samsung đã xuất xưởng 24 triệu chiếc smartphone trong tháng 2.

Tuy là thương hiệu sản xuất smartphone thường xuyên dẫn đầu thị phần trên thế giới, theo thống kê của Statista, Samsung chỉ có 1% thị phần ở Trung Quốc. Trái ngược với Apple, luôn tìm cách lấy lòng đất nước tỷ dân.

Hiện nay, các công ty như Xiaomi, Oppo, Huawei mới là những ông lớn thống trị thị trường đất nước tỷ dân.

Sự trỗi dậy của thương hiệu nội địa.

Điện thoại Samsung từ lâu đã xuất hiện phổ biến tại Trung Quốc. Có thời điểm, theo CNN, cứ 5 người dùng smartphone tại Trung Quốc lại có một người sử dụng smartphone Samsung.

Thống kê của Statista cho biết vào năm 2013, thị phần smartphone Samsung chiếm gần 19%, dẫn đầu các thương hiệu tên tuổi nhất trên thị trường nội địa.

Mặc dù vậy, khoảng cách này nhanh chóng bị thu hẹp khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển mạnh không chỉ tại quê nhà mà trên toàn thế giới.

Từ 12,1% thị phần nắm giữ năm 2014, chỉ một năm sau, ảnh hưởng của Samsung tại Trung Quốc suy giảm nhanh chóng. Với chưa đầy 1% thị phần vào năm 2015, Samsung dường như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường smartphone Trung Quốc.

Kể từ năm 2015, các thương hiệu tiêu biểu như Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi đều mở rộng thị phần nội địa của mình. Tính đến năm 2020, Huawei hiện nắm 41,4% thị phần trong tay, Vivo chiếm 17,8%, Oppo chiếm 16,6% còn Xiaomi chiếm 13% thị phần.

Tuy không có chung số phận như Samsung, thị phần của Apple tại Trung Quốc vẫn giảm mạnh, từ 13,6% vào năm 2015 xuống còn 8,3% vào năm 2020.

“Với số tiền bỏ ra cho một chiếc điện thoại Samsung, người ta có thể mua một chiếc iPhone. Khi nói đến sự tương xứng với giá tiền, các thương hiệu nội địa như Huawei rõ ràng đang trở nên tốt hơn”, một bài đăng phổ biến trên Weibo được SCMP đề cập.

Theo Park Sung-soon, nhà phân tích đến từ công ty Cape Investment & Securities, người Trung Quốc có xu hướng nghiêng về thương hiệu nội địa hoặc các dòng smartphone cao cấp của Apple.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc giúp người dùng có nhiều lựa chọn ở mọi mức giá, đặc biệt trong phân khúc bình dân.

Những cái tên mới nổi như Xiaomi dễ dàng chiếm được thiện cảm của người dùng nhờ tung ra nhiều mẫu smartphone hiệu suất tốt với giá thành rẻ.

Bên cạnh đó, các thương hiệu nội địa có ưu thế hơn hẳn Samsung khi sở hữu mạng lưới phân phối, bán lẻ rộng khắp.

Không chỉ có dân số lớn, Trung Quốc còn có nhiều thành phố, thị trấn bao phủ khắp cả nước. Theo SCMP, các thành phố “nhỏ” của Trung Quốc là thị trường lớn.

So với Samsung, các nhà sản xuất smartphone nội địa dễ dàng tiếp cận khách hàng tại nhiều nơi hơn.

Cả Vivo và Oppo đều sở hữu mạng lưới đối tác bán lẻ trên khắp Trung Quốc, nhất là ở những khu vực nông thôn.

Mạng lưới này cho phép các công ty nội địa kết nối trực tiếp với nhiều khách hàng vốn không có thói quen mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, Trung Quốc là đất nước có 100 thành phố trên 1 triệu dân. Vì vậy, việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.

Samsung không ‘lấy lòng’ Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng pin năm 2016 là “giọt nước tràn ly” ảnh hưởng đến những thành tựu mà Samsung gây dựng trước đó.

Vào thời điểm đó, một số người dùng trên thế giới phản ánh tình trạng mẫu Galaxy Note 7 phát nổ do pin quá nóng. Samsung nhanh chóng thông báo thu hồi 2,5 triệu sản phẩm này trên 10 thị trường. Tuy nhiên, đợt thu hồi này không bao gồm Trung Quốc.

Samsung cho biết tại Trung Quốc, hãng sử dụng dòng pin khác trang bị trên Note 7. Do vậy, dòng sản phẩm này hiện an toàn và không thuộc diện phải thu hồi.

Theo ZDnet, tình trạng Galaxy Note 7 nổ pin bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc sau một thời gian mở bán. Tuy nhiên, hãng cho biết những sự cố cháy nổ của Note 7 tại Trung Quốc chỉ do tác động bên ngoài. Sự cố này khiến nhiều người dùng Trung Quốc phẫn nộ.

Flora Tang, nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết phản ứng chậm trễ của Samsung trước tình huống đó đã dẫn đến sự mất niềm tin nghiêm trọng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, SCMP phản ánh tình trạng nhiều người dùng Trung Quốc phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Samsung.

“Tôi không thấy Samsung nỗ lực làm hài lòng người dùng Trung Quốc”, một người dùng khác chia sẻ với SCMP.

Cuối năm 2019, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, miền nam Trung Quốc. Trước tình hình doanh số và thị phần nội địa giảm mạnh, Samsung phải đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và đặt mục tiêu vào các thị trường hứa hẹn hơn.

“Quyết định đóng cửa nhà máy Samsung Electronics Huệ Châu là một trong những nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất của hãng, đây đồng thời là quyết định khó khăn của Samsung”, thương hiệu Hàn Quốc tuyên bố.

Cũng trong thời gian này, website tin tức địa phương Zhiwei Tech đăng tải video trên Weibo quay lại cảnh các công nhân Samsung nhận điện thoại miễn phí. Chiếc điện thoại này là món quà chia tay dành tặng những nhân viên đã gắn bó với nhà máy trong hơn 10 năm.

Vào thời hoàng kim, khu phức hợp sản xuất của Samsung ở Huệ Châu đảm nhiệm 1/5 số lượng điện thoại thông minh bán tại Trung Quốc.

Năm 2011, khi doanh số bán smartphone của Samsung đứng đầu thế giới, 2 nhà máy của công ty ở Huệ Châu và Thiên Tân lần lượt sản xuất 70,14 triệu và 55,64 triệu chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, trong quý I/2019, dữ liệu thuộc hải quan Trung Quốc cho biết doanh số xuất khẩu smartphone của Samsung tại nhà máy Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Giờ đây, Samsung đang nỗ lực mở rộng sản xuất tại các thị trường mới nổi.

Theo công ty nghiên cứu Canalys, khoảng 60% điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực mà Samsung hướng tới.

“Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung ở Đông Nam Á và Ấn Độ có vẻ khả quan hơn so với ở Trung Quốc”, Flora Tang nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 cách đơn giản để tạo ra “Wow Moment” cho khách hàng của bạn

Học cách cung cấp nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi và bạn sẽ ‘thu phục’ được họ để từ đó bạn tạo ra vô số những khách hàng trung thành.

Wow Moments

Trong thế giới cạnh tranh đầy ồn ào như hiện tại, gây được sự chú ý của khách hàng đã khó, khiến họ WOW còn khó hơn, bài toàn đặt ra cho người làm marketing là làm thế nào để không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn đáp ứng vượt mức họ mong đợi.

Khách hàng mong đợi những dịch vụ tốt, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ ngạc nhiên với những dịch vụ đặc biệt, vượt xa những gì họ mong đợi?

Bằng việc tạo ra điều này bạn sẽ giữ chân khách hàng quay lại và khiến họ trở thành những người hâm mộ suốt đời, những người sẽ giới thiệu bạn với nhiều khách hàng hơn.

Để tạo ra những khoảnh khắc “Wow”, bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy họ là những người quan trọng nhất trong thế giới của bạn.

Hãy cho họ biết bạn sẽ tìm đủ mọi cách để làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.

Tất cả những điều đó chính là trải nghiệm khách hàng tổng thể.

Sau đây là 05 cách bạn có thể tạo ra “Wow Moment” cho mọi khách hàng bằng cách vượt ra ngoài sự mong đợi của họ đồng thời bạn cũng sẽ cung cấp những giá trị bổ sung mà họ có thể chưa từng nghĩ đến nó trước đó.

1. Làm những gì bạn hứa rằng bạn sẽ làm, không có ngoại lệ.

Làm những gì bạn hứa, bạn nói sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đủ tâm huyết để xây dựng hệ thống xung quanh những khoảnh khắc “Wow”.

Khi mục tiêu của bạn là gây ấn tượng với khách hàng, bạn sẽ luôn tìm cách để đi xa hơn.

Điều quan trọng là bạn phải đưa toàn bộ đội nhóm của mình tham gia vào quá trình này để đảm bảo rằng tất cả họ đều theo dõi và đáp ứng kịp thời tất cả những gì có thể xảy ra.

Mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì họ mong đợi cũng có thể đến dưới hình thức là một món quà miễn phí hoặc nhiều sự giúp đỡ hay hỗ trợ hơn.

Mọi người đều thích nhận được những giá trị đặc biệt. Ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tạo ra những khoảnh khắc “Wow” đặc biệt.

2. Thừa nhận sai lầm và khắc phục sự cố khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.

Khi gặp sự cố xảy ra, nếu bạn không biết cách xử lý, chúng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sự hài lòng của khách hàng, khả năng giữ chân và thành công trong kinh doanh của bạn.

Trên thực tế, chúng ta đã gặp phải quá nhiều dịch vụ kém chất lượng, nhiều đến mức chúng ta có thể xem xu hướng đó như là điều hiển nhiên. Tuy nhiên điều này thật điên rồ!

Tại sao khách hàng lại phải tiếp tục chi tiền cho một công ty hay thương hiệu yếu kém trong việc phục vụ họ?

Một số sai lầm lớn nhất về dịch vụ khách hàng bao gồm việc hứa hẹn quá mức, tuyển sai người, không trao quyền và đào tạo đội nhóm đúng mức, coi trọng chính sách khách hàng hơn khách hàng và không yêu cầu khách hàng phản hồi.

Đừng mắc phải những sai lầm này tại doanh nghiệp của bạn!

3. Nhận được sự tôn trọng từ khách hàng thông qua việc nhận phản hồi.

Mọi người trong tổ chức của bạn phải luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Điều đó bao gồm cả việc nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình. Khách hàng có xu hướng thích những doanh nghiệp biết nhận ra những sai lầm của họ và thực hiện các bước cần thiết để sửa chữa chúng.

Trên thực tế, các mối quan hệ với khách hàng thường trở nên bền chặt hơn khi một vấn đề xảy ra và được xử lý tốt.

Để liên tục cải thiện những điều này, bạn cần không ngừng thu thập ý kiến từ khách hàng.

Hãy khảo sát khách hàng của bạn một cách thường xuyên kèm theo một ‘offer’ gì đó cho họ khi thực hiện khảo sát.

Tiếp nhận phản hồi của khách hàng cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường của mình và đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là một nguồn thông tin tuyệt vời, họ có thể giúp bạn, và thậm chí nhiều hơn thế, khi bạn đặt những câu hỏi phù hợp.

Ví dụ: Bạn có thể hỏi “Chúng tôi có thể làm gì để lần sau phục vụ bạn tốt hơn?” Hoặc hỏi câu hỏi tương tự chi tiết hơn: “Hãy cho chúng tôi biết về trải nghiệm yêu thích nhất mà bạn đã có với chúng tôi.”

4. Nếu khách hàng đó không thực sự là khách hàng của bạn về lâu dài, hãy để họ ra đi.

Khách hàng đôi khi có thể trở thành một cơn các mộng của bạn vì họ thiếu tôn trọng giá trị của bạn.

Khi điều này xảy ra, bạn cần biết khi nào nên để họ ‘ra đi’.

Mặc dù đây là một quyết định rất khó khăn vì công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc vào thu nhập từ khách hàng đó.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cảm thấy khó khăn khi để khách hàng hoặc khách hàng xấu ‘ra đi’. Họ sợ mất doanh thu hoặc cảm thấy thất bại.

Nhiều lúc chúng ta gặp khó khăn khi nói “không” với những cơ hội khi không phục vụ họ được tốt.

Nhưng từ chối các cơ hội với những ‘khách hàng xấu’ cho phép bạn bảo vệ sự tôn trọng và phẩm giá mà bạn xứng đáng có được.

Hãy nhớ về quy tắc 80/20, tập trung vào 20% khách hàng hàng đầu của thị trường lý tưởng của bạn để có được 80% doanh thu có giá trị nhất.

5. Luôn luôn ‘theo dõi’ khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để ‘săn đuổi’ khách hàng mới, nhưng rồi họ lại để mất khách hàng sau lần giao dịch đầu tiên hoặc thứ hai vì họ không theo dõi hoặc không chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng.

Nếu khách hàng của bạn không cảm thấy được đánh giá cao, họ có khả năng tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn thay vì mua lại sản phẩm hay vụ của bạn.

Khi khách hàng đã có trải nghiệm tốt khi làm việc với bạn, việc khiến họ quay lại mua hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc theo đuổi những khách hàng tiềm năng mới.

Bạn nên nhớ ! Chi phí để có được một khách hàng mới thường cao hơn gấp 5 lần so với việc khiến khách hàng cũ quay lại hoặc tiếp tục mua hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips