Skip to main content

Mô hình C2C là gì? Ví dụ về mô hình kinh doanh C2C

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nội dung như: C2C là gì, các đặc điểm của mô hình C2C, các thức hoạt động và hơn thế nữa.

mô hình c2c
C2C là gì? Tìm hiểu về mô hình kinh doanh C2C

Được sinh ra và phát triển trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, mô hình C2C được xem là mô hình kinh doanh có khả năng thúc đẩy tăng trưởng mạnh cho doanh nghiệp trong tương lai.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài:

  • Mô hình C2C hay khái niệm C2C là gì?
  • Một số nội dung cần hiểu về mô hình C2C.
  • Mô hình C2C hoạt động như thế nào.
  • Các kiểu vận hành chính của mô hình C2C.
  • Doanh số và sự tăng trưởng của mô hình C2C.
  • C2C khác gì so với B2C.
  • Một số nền tảng C2C lớn toàn cầu.
  • Những lợi ích chính khi kinh doanh theo mô hình C2C.
  • Những hạn chế của mô hình kinh doanh C2C là gì?
  • Một số mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến khác ngoài C2C.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Mô hình C2C là gì?

C2C là từ viết tắt của Customer to Customer hoặc Consumer to Consumer, là mô hình kinh doanh trong đó các khách hàng là người mua và người bán có thể tự kinh doanh hay giao dịch với nhau thông qua một nền tảng thứ ba, C2C chủ yếu phát triển dưới môi trường trực tuyến hay thương mại điện tử.

Theo Wikipedia, C2C là loại hình thương mại điện tử được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những gì họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau.

Một số thông tin cần hiểu thêm về mô hình C2C.

  • C2C là một mô hình kinh doanh cho phép các khách hàng (cá nhân) giao dịch với nhau và thường xuyên trong môi trường trực tuyến.
  • Các doanh nghiệp C2C xuất hiện cùng với công nghệ thương mại điện tử và nền kinh tế chia sẻ (sharing economy).
  • Các nền tảng C2C trực tuyến phổ biến như Craigslist, Etsy và eBay, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua hệ thống phân loại hoặc đấu giá.
  • Một trong những hạn chế lớn nhất của mô hình C2C là khó kiểm soát chất lượng và đảm bảo thanh toán.

Mô hình C2C hoạt động như thế nào.

C2C là khái niệm đại diện cho một thị trường nơi một khách hàng có thể mua hàng hóa từ một khách hàng khác bằng cách sử dụng nền tảng hoặc doanh nghiệp của bên thứ ba nhằm mục tiêu làm cho quá trình giao dịch trở nên thuận tiện hơn.

Các doanh nghiệp hay nền tảng C2C phát triển mạnh cùng với công nghệ thương mại điện tử và nền kinh tế chia sẻ.

Với C2C, khách hàng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh về sản phẩm và có thể tìm thấy cả những mặt hàng mà họ rất khó có thể thấy ở những nơi khác.

Ngoài ra, vì các khách hàng trên nền tảng có thể kinh doanh với nhau mà không cần đến các nhà bán lẻ hoặc bán buôn khác, tỷ suất lợi nhuận có được thường cao hơn các nền tảng kinh doanh truyền thống khác.

Các mô hình C2C thường có tiềm năng tăng trưởng lớn và phát triển rất nhanh vì không cần đến cửa hàng truyền thống, người bán liệt kê các sản phẩm của họ trực tuyến và người mua chỉ cần truy cập vào và mua hàng.

Các kiểu vận hành chính của mô hình C2C.

Đấu giá.

Hiện tại, đấu giá đang là xu hướng thịnh hành trong thương mại điện tử.

Các hoạt động trao đổi mua bán sản phẩm, dịch vụ,…được thực hiện trên các sàn đấu giá trực tiếp. Hình thức và cách thức cũng tương tự như phiên đấu giá ngoài đời thực, hồ sơ dự thầu của ai cao hơn thì sẽ đấu giá thành công.

Một vài trang web của dạng mô hình này là: eBay, amazon.com, Yahoo, …Trong đó sẽ có hai dạng web chính là web trung gian hoặc web chuyên dụng.

Bên cạnh đó trang greatshop.com còn cung cấp thêm phần mềm để tạo ra các cộng đồng bán giá ngược trực tuyến.

Giao dịch trao đổi.

Đây là hình thức cả hai người dùng sẽ trao đổi sản phẩm hoặc thông tin tương đương giá trị nhau mà không có sự can thiệp của đồng tiền. Ví dụ như trang targetbarter.com.

Giao dịch hỗ trợ.

Mô hình này như một kênh uy tín làm công cụ trung gian trong các việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, thanh toán sản phẩm,…Paypal là một ví dụ cho loại hình giao dịch này.

Giao dịch tài sản ảo.

Mua bán các vật phẩm trong trò chơi điện tử là cách mà giao dịch tài sản ảo hoạt động. Các game thủ sẽ tham gia và những gì họ nhận được các phần thưởng, rồi mua bán sản phẩm trong game như một trao đổi mua bán trong thế giới ảo.

Tuy nhiên vì là trò chơi điện tử nên vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề này và dễ phát sinh mâu thuẫn. Nên nhà sản xuất đã có những điều chỉnh phù hợp với trò chơi để có thể mang đến cho người dùng những trải nghiệm tối ưu.

Doanh số và sự tăng trưởng của mô hình C2C.

Các nền tảng (website hoặc ứng dụng) C2C kiếm tiền từ việc tính phí cho người bán để niêm yết các sản phẩm hay dịch vụ của họ lên nền tảng.

Các giao dịch C2C thường liên quan đến các sản phẩm đã qua sử dụng được bán thông qua hệ thống phân loại hoặc đấu giá.

Thị trường C2C được dự đoán là sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai vì tính hiệu quả về chi phí của nó. Chi phí sử dụng nền tảng của các bên thứ ba đang giảm dần và số lượng sản phẩm được bán ngược lại đăng tăng lên nhanh chóng.

C2C khác gì so với B2C.

mô hình c2c

Trong khi cả hai mô hình kinh doanh này đều hướng các sản phẩm đến người tiêu dùng là khách hàng cá nhân (C-ustomer), B2C thì phân phối các sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng, còn C2C thì các khách hàng tự trao đổi mua bán với nhau.

Vì B2C không phải thông nền tảng của bên thứ 3 như C2C, mô hình này cũng có nhiều điểm lợi thế khác biệt như:

  • Bên tham gia của mô hình kinh doanh B2C có sự xuất hiện của doanh nghiệp, nhà sản xuất…
  • Người bán và người mua cũng có sự thay đổi.
  • Độ tin cậy sản phẩm cao hơn.
  • Sản phẩm được sản xuất chuyên nghiệp hơn về mẫu mã, màu sắc…
  • Đa dạng hình thức mua bán, thanh toán…

Một số nền tảng C2C lớn toàn cầu.

Khi nói đến các nền tảng hoạt động theo mô hình C2C, Tokopedia là một trong số những cái tên sáng giá nhất. Từ quý 2 năm 2018 đến quý 2 năm 2019, Tokopedia là website thương mại điện tử hàng đầu của Indonesia, mang lại 140,4 triệu lượt truy cập.

Cái tên tiếp theo trong mô hình này là Etsy, nền tảng cho phép các chủ sở hữu doanh nghiệp tạo website tùy chỉnh theo ý muốn của riêng họ để phục vụ cho mục tiêu marketing và bán hàng tới tay người tiêu dùng.

Các đơn vị bán hàng trên Etsy có thể quản lý các đơn đặt hàng, danh sách và truy vấn của khách hàng một cách hiệu quả thông qua “Sell on Etsy”.

Ngoài Tokopedia và Etsy, eBay cũng là một trong số những nền tảng lớn nhất toàn cầu hoạt động theo mô hình C2C.

Những lợi ích chính khi kinh doanh theo mô hình C2C.

Hiện nay khi nhìn vào những sàn thương mại điện tử, điển hình là Shopee, nền tảng là minh chứng rõ ràng nhất cho những lợi ích mà mô hình C2C có thể mang lại.

Mặc dù mỗi sàn thương mại điện tử lại có một mô hình kinh doanh riêng, không phải tất cả đều là C2C. Tuy nhiên chúng đều có mục đích chung là trở thành cầu nối trung gian giữa người bán và người mua.

Xét riêng về mô hình C2C, những lợi ích mà mô hình này mang lại có thể kể đến như:

  • Đăng tin rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng.

Có những món đồ bạn mua về nhưng không có nhu cầu sử dụng tới, hoặc đã từng qua sử dụng nhưng còn cần thiết nữa, tất cả đều có thể được rao bán dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử C2C.

Điều này giúp bạn tận dụng được giá trị của món đồ một cách triệt để nhất. Ngoài ra, bạn có thể thoải mái rao bán bao nhiêu món hàng tùy thích, không bị giới hạn về số lượng.

  • Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán.

Một số trang web hoạt động theo mô hình C2C, điển hình là Facebook là nơi được nhiều người tìm đến để rao bán sản phẩm. Người mua có thể đăng tin tìm người mua hàng, từ đó người bán có thể tìm được món hàng cần mua dễ dàng hơn.

Nhờ vậy mà tăng được khả năng người bán tìm được khách hàng phù hợp, còn người mua tìm được sản phẩm theo mong muốn.

  • Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới.

Như đã đề cập ở phía trên, mô hình C2C giúp cho giá bán không bị ảnh hưởng bởi cách định giá truyền thống, khi không còn sự xuất hiện của phía nhà sản xuất, nhà bán buôn. Người mua và người bán được kết nối trực tiếp với nhau để giao dịch.

Nhờ vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, phía người bán không phải chiết khấu doanh thu cho phía bên thứ 3, nhờ vậy tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Về phía người mua cũng được hưởng lợi vì giá mua sẽ rẻ hơn mức giá thông thường.

Những hạn chế của mô hình kinh doanh C2C là gì?

  • Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Bản chất của mô hình kinh doanh C2C là giữa cá nhân và cá nhân và không có sự can thiệp của bên thứ ba nào khác.

Điều này có nghĩa rằng không ai có thể kiểm tra cũng như đánh giá về chất lượng sản phẩm. Điều này khiến quyền lợi của người tiêu dùng không thể được đảm bảo chắc chắn.

  • Dễ bị “bom hàng”.

Giao dịch và đẩy đơn trên 1 kênh thứ 3 nghĩa là bạn không thể đảm bảo được khả năng người mua sẽ thanh toán cho mình nếu đó là ship COD. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể bị “bom hàng” với những lý do vô cùng “trời ơi đất hỡi”.

  • Bảo mật thông tin.

Mua hàng online là một hình thức vô cùng tiện lợi nhưng cũng mang lại nhiều trở ngại cho người tiêu dùng. Một trong những vấn đề hàng đầu chính là trong bảo mật thông tin.

Nguy cơ lộ thông tin cá nhân đến từ quá trình thanh toán online và địa chỉ được cung cấp trên các kênh bán thứ 3. Cả người mua và người bán đều không thể kiểm soát được các nguy cơ có thể xảy ra nếu an ninh mạng không đảm bảo.

Một số mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến khác ngoài C2C.

B2B – Business to Business.

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) là các giao dịch trực tuyến giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia vào mô hình B2B chủ yếu là các công ty sản xuất, nhà bán sỉ, và nhà phân phối.

Ví dụ nổi bật thương mại điện tử theo mô hình B2B là Alibaba.com.

Bạn cần phải trả lời 3 câu hỏi sau đây trước khi khởi đầu kinh doanh B2B

  1. Khách hàng và thị trường mục tiêu của bạn có thường muốn đặt hàng, mua hàng với số lượng lớn hay không?
  2. Khách hàng của bạn có yêu cầu riêng về vật liệu cụ thể, kích thước hoặc các thông số kỹ thuật đặc biệt không?
  3. Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì?

B2C – Business to Customer.

Thương mại điện tử B2C là một mô hình thương mại điện tử truyền thống mà hầu hết các doanh nghiệp đều quen thuộc.

Trong hình thức B2C, các doanh nghiệp và nhà bán lẻ online sẽ marketing và bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kinh doanh B2C rất đơn giản, trong khi B2B có thể phức tạp hơn.

Các nhà bán lẻ trực tuyến B2C phục vụ nhiều đối tượng và ưu tiên các chiến lược tiếp thị và bán hàng hiện đại như tiếp thị dựa trên quảng cáo, tiếp thị dựa trên người ảnh hưởng (KOL) và truyền thông xã hội.

Doanh nghiệp TMĐT B2C sẽ tập trung nguồn lực và thời gian vào việc tối ưu lượng khách truy cập website, gia tăng các chiến lược marketing và tăng doanh số mua hàng từ người tiêu dùng hơn là thương lượng hợp đồng, báo giá, thực hiện hoạt động sản xuất và hoàn thành đơn hàng như trong hình thức B2B.

Các sàn thương mại điện tử theo mô hình B2C ở Việt Nam như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki.

D2C – Direct to Consumer.

D2C – Direct To Consumer là một mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng (qua cửa hàng chính hãng, website, thương mại điện tử) mà không cần qua bất kì một kênh phân phối nào cả.

Ở mô hình D2C, khách hàng sẽ mua trực tiếp tại các gian hàng của thương hiệu hoặc truy cập vào link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng, nhân viên sau khi nhận order sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng và chuyển trạng thái thành đặt hàng thành công.

D2C được xem là mô hình tối ưu chi phí và mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhằm thiết lập và xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của mình.

Kết luận.

Bằng cách thấu hiểu các mô hình C2C hay khái niệm C2C là gì, bạn có thể tham gia vào cuộc chiến cạnh tranh trên các nền tảng thương mại điện tử, thêm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua các mô hình kinh doanh mới và hơn thế nữa.

Bạn có thể xem các mô hình kinh doanh phổ biến trên toàn cầu tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

“Google của nước Nga” Yandex rơi vào khủng hoảng

Yandex, tập đoàn công nghệ được mệnh danh là “Google của Nga” đang bị các nhà đầu tư phương Tây và đối tác quan trọng dừng hợp tác.

"Google của nước Nga" Yandex rơi vào khủng hoảng

Được xem là “viên ngọc quý” của ngành công nghệ nước Nga, Yandex đã xây dựng vị thế vững chắc tại quê nhà, có tham vọng phát triển ra nước ngoài khi mở dịch vụ tại Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, thành lập các trung tâm nghiên cứu ở Thung lũng Silicon…

Từ khi xung đột nổ ra, các tập đoàn công nghệ phương Tây hợp tác với Yandex như dịch vụ gọi xe Uber, nền tảng giao đồ ăn Grubhub và công cụ tìm kiếm DuckDuckGo đã chấm dứt hợp tác với công ty có trụ sở tại Moscow.

Nhiều công ty dừng hợp tác với Yandex.

Ngày 28/2, Uber cho biết 3 lãnh đạo công ty sẽ rút khỏi hội đồng quản trị của Yandex.Taxi, liên doanh giữa Uber Nga với Yandex từ năm 2017. Kế hoạch bán 29% cổ phần của Uber tại Yandex cũng được đẩy nhanh do “các sự kiện diễn ra gần đây”.

Tháng 8/2021, dịch vụ giao đồ ăn Grubhub công bố thỏa thuận với Yandex để cung cấp robot giao hàng tại các trường đại học Mỹ.

Nói với FT, đại diện Grubhub xác nhận dừng hợp tác với tập đoàn Nga do tình hình xung đột căng thẳng, cung cấp lựa chọn thay thế cho các trường học.

Website tìm kiếm tập trung vào quyền riêng tư DuckDuckGo ngày 1/3 tuyên bố tạm ngừng sử dụng Yandex trong việc cung cấp liên kết không phải tin tức trên kết quả tìm kiếm tại Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

“Trước đợt tấn công của Nga với nền dân chủ tại Ukraine, chúng tôi đã tạm dừng hợp tác với Yandex”, Katie McInnis, trưởng bộ phận chính sách của DuckDuckGo tại Mỹ cho biết.

Theo FT, hơn 75% giá trị của Yandex bị xóa sổ trong 6 tháng, giảm mạnh nhất khi quân đội Nga tiến vào Ukraine. Hoạt động giao dịch của công ty trên sàn chứng khoán Nasdaq tại New York đã bị tạm dừng từ ngày 28/2.

“Google của Nga” trước nguy cơ vỡ nợ.

Được thành lập từ 1997, Yandex dành nhiều năm xây dựng hình ảnh tốt đẹp trước các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq từ tháng 5/2011. Tháng 11 năm ngoái, vốn hóa thị trường của Yandex vượt mốc 30 tỷ USD, gấp 4,3 lần so với giá trị chưa đến 7 tỷ USD hiện nay.

Yandex hiện là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Nga với lượng truy cập chiếm hơn 60%. Đây cũng là trang web phổ biến thứ 8 thế giới, xếp trước nhiều website như TikTok, Netflix hay Amazon, SEJ đưa tin.

Ảnh: The Moscow Times.

“Chúng tôi sửng sốt với những thứ đang xảy ra… Không ai nghĩ Nga sẽ tham chiến. Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhanh chóng và nặng nề, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của chúng tôi”, đại diện Yandex nói với FT.

Tuy không có biện pháp trừng phạt cụ thể nhắm vào ban lãnh đạo hay công ty con của Yandex, đại diện tập đoàn nhận định động thái dừng hợp tác đồng loạt có thể khiến Yandex không vận hành bình thường trong tương lai.

Với năng lực công nghệ hiện nay, Yandex có thể hoạt động bình thường trong 1-1,5 năm, với điều kiện không bị gián đoạn nguồn cung ứng.

“Nếu bị ngừng cung cấp phần cứng, phần mềm hoặc công nghệ trong kinh doanh, hoạt động của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo thời gian trong trường hợp không thể đảm bảo nguồn cung thay thế”, đại diện Yandex nhận định.

Nền kinh tế Nga đối mặt thách thức lớn từ khi chiến sự nổ ra. Theo Yandex, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của tập đoàn.

Dựa trên quy định khoản vay chuyển đổi đến năm 2025, trong trường hợp cổ phiếu loại A của Yandex dừng giao dịch trên Nasdaq trong hơn 5 ngày, chủ sở hữu trái phiếu có thể kích hoạt quyền yêu cầu tập đoàn mua lại cổ phiếu kèm lãi phát sinh, số tiền gốc hiện ở mức 1,25 tỷ USD.

Dự trữ tiền mặt của Yandex tương đương 615 triệu USD, gồm 370 triệu USD nằm ngoài nước Nga. Nếu quyền mua cổ phiếu được kích hoạt, tập đoàn này thừa nhận không đủ tiền chi trả. Ngay cả khi trả xong, Yandex vẫn phải đảm bảo nguồn tài chính để tiếp tục hoạt động. “Google của Nga” đứng trước nguy cơ vỡ nợ nếu không thể giao dịch.

Theo các nhà phân tích, việc nhiều công ty phương Tây vội vàng dừng hợp tác khiến Yandex “vỡ mộng” trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của ngành công nghệ toàn cầu.

Kế hoạch cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cho khách hàng châu Âu, gồm khoản đầu tư 30 triệu USD tại Đức dự kiến diễn ra trong năm nay của Yandex cũng bị tạm hoãn.

Nhiều nhân viên tố cáo Yandex.

Phát ngôn viên Yandex từ chối bình luận về động thái dừng hợp tác từ bên thứ ba, không đánh giá về tình hình kinh doanh trong tương lai của các chi nhánh Yandex tại Nga và nước ngoài.

“Hiện tại, đây không phải vấn đề kinh doanh… Chúng tôi đang bảo vệ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hàng chục triệu người Nga, bao gồm điện, nước và Internet… Taxi phải đến đúng chỗ, hàng hóa cần được giao, cơ sở hạ tầng cần hoạt động.

Mục tiêu chính của chúng tôi là đảm bảo khả năng tiếp cận, vận hành chúng”, phát ngôn viên của Yandex nói.

Dù công ty không đưa ra tuyên bố liên quan đến xung đột, CEO Tigran Khudaverdyan của Yandex đã viết trên Facebook rằng tình hình “rất khủng khiếp” và “không thể chịu nổi”. Theo ông, giá cổ phiếu và đồng rúp giảm khiến nhiều người trong số 18.000 nhân viên Yandex rơi vào trạng thái gần như “hoảng loạn”.

Những người trong cuộc cho biết hành động của chính phủ Nga gây phẫn nộ. Ngoài ra, thuật toán chọn lọc tin tức của Yandex cũng khiến nhiều nhân viên bất bình.

Lev Gershenzon, cựu Giám đốc Tin tức Yandex cho biết dù không phải kênh truyền thông nhà nước, bộ lọc tin tức của Yandex đang tuyên truyền quan điểm của Điện Kremlin đến hàng chục triệu người mỗi ngày, đưa ra bức tranh không chính xác về tình hình tại Ukraine.

“Tôi xem hành động của công ty là tội ác, đồng lõa chiến tranh và giết người, tôi không muốn là một phần của họ nữa”, Ruslan Musaev, nhân viên của Yandex viết trong thông báo từ chức trên Facebook.

Nhiều nhân viên khác cũng tố cáo công ty do thuật toán hiển thị tin tức trên các trang web có lượng truy cập lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Hàng loạt các nền tảng quảng cáo dừng hoạt động tại Nga

Ngoài các lệnh trừng phạt về chính trị và kinh tế, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến nhiều nhà quảng cáo phải tạm dừng các hoạt động của họ tại Nga.

dừng quảng cáo tại Nga

Các hành động xâm lược của Nga ở Ukraine đã khiến hầu hết các nền tảng quảng cáo lớn trên toàn cầu phải tạm dừng hoạt động, điều đã làm cho không ít người làm marketing cũng phải tạm gác lại các hoạt động tiếp cận khách hàng của họ tại Nga.

Cụ thể, từ thời điểm ban đầu, các nền tảng quảng cáo như Google, Microsoft và Facebook đã bắt đầu hạn chế quảng cáo từ các phương tiện truyền thông được quản lý hoặc liên quan đến nhà nước Nga, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các nền tảng này tiếp tục hạn chế các quảng cáo từ các nơi khác muốn phân phối đến người dùng đang sinh sống tại Nga.

Dưới đây là danh sách các nền tảng và chính sách quảng cáo của họ:

Các công cụ tìm kiếm.

dừng quảng cáo tại Nga

Google và Microsoft Bing, hai công cụ tìm kiếm hàng đầu trên toàn cầu đã tạm dừng tất cả các hoạt động bán quảng cáo tại Nga.

  • Google: Vào ngày 27 tháng 2, Google đã tạm dừng quảng cáo trên các hãng truyền thông thuộc sở hữu nhà nước của Nga. Vào ngày 3 tháng 3, nền tảng này tiếp tục tạm dừng tất cả các quảng cáo phân phối cho người dùng Nga.
  • Microsoft: Vào ngày 28 tháng 2, Microsoft đã cấm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga. Vào ngày 4 tháng 3, lệnh cấm đã được mở rộng sang tất cả các sản phẩm và dịch vụ mới của Microsoft (không chỉ quảng cáo) tại Nga.

Mặc dù Apple không vận hành công cụ tìm kiếm, nhưng Apple cũng đã tạm dừng quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm trên App Store ở Nga.

dừng quảng cáo tại Nga

Riêng Yandex, nền tảng có trụ sở chính tại Moscow và là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ hai tại Nga thì vẫn đang hoạt động bình thường.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Không chỉ các công cụ tìm kiếm, hầu hết các nền tảng mạng xã hội cũng đã áp dụng biện pháp tạm dừng quảng cáo tại Nga.

  • Meta: Công ty mẹ của Facebook đã tạm dừng các quảng cáo nhắm mục tiêu đến người dùng ở Nga vào ngày 4 tháng 3.
  • LinkedIn: LinkedIn thuộc sở hữu của Microsoft và do đó nằm trong lệnh cấm bán các sản phẩm và dịch vụ của mình tại Nga.
  • Twitter: Vào ngày 25 tháng 2, Twitter đã tạm dừng việc phân phối quảng cáo cho người dùng ở Ukraine và Nga với lý do “cần giữ cho thông tin đúng với ý nghĩa thực của nó và không để bị ảnh hưởng bởi quảng cáo”.
  • Reddit: Vào ngày 2 tháng 3, Reddit thông báo rằng họ không chấp nhận các quảng cáo “nhắm mục tiêu đến Nga hoặc có nguồn gốc từ bất kỳ tổ chức, chính phủ hoặc doanh nghiệp nào có trụ sở tại Nga.”
  • Snap Inc.: Theo thông báo từ ngày 1/3, Công ty mẹ của ứng dụng Snapchat cũng đã dừng tất cả quảng cáo đang chạy ở Nga, Belarus và Ukraine.
  • TikTok: TikTok đã hạn chế quyền truy cập vào các tài khoản truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát, tuy nhiên một phần quảng cáo vẫn đang được chạy tại đây.

Tại sao các nền tảng quảng cáo và thương hiệu lại dừng các hoạt động quảng cáo.

Để ứng phó với cuộc xung đột ở Ukraine, hành động tạm dừng quảng cáo như là một phương án để giảm thiểu tối đa những thông tin sai lệch cũng như các hoạt động nhằm trục lợi từ xung đột.

Với các thương hiệu, để giữ cho thương hiệu của mình được an toàn (Brand Safety), họ cũng chọn cách ít xuất hiện hơn tới người dùng ở những khu vực đang có những diễn biến phức tạp nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn không mong muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

McDonald’s đóng cửa hơn 800 cửa hàng tại Nga

Đồng loạt hưởng ứng với nhiều doanh nghiệp khác trên toàn cầu, McDonald’s vừa thông báo đóng cửa hết 847 cửa hàng của mình tại Nga.

McDonald’s đóng cửa  tại Nga

CEO Chris Kempczinski cho biết: “McDonald’s đang tạm thời đóng cửa tất cả 847 cửa hàng ở Nga để đáp trả lại cuộc tấn công của Nga vào Ukraine”.

Hành động này của McDonald’s diễn ra trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng trong việc các doanh nghiệp phương Tây phải hành động nhằm mục tiêu chống lại cuộc xâm lược của Nga tới Ukraine.

Trong một email gửi đến nhân viên và các đơn vị nhượng quyền, CEO Chris Kempczinski cho biết rằng McDonald’s sẽ tiếp tục trả lương cho 62.000 nhân viên của mình ở Nga và sẽ trả đầy đủ lương cho nhân viên ở Ukraine sau khi tạm thời đóng cửa các cửa hàng ở đó.

Kempczinski cho biết thêm là chiến sự đang diễn ra kịch liệt ở Ukraine và hậu quả là “tất cả những người dân vô tội phải gánh chịu hết hậu quả”.

Theo một thông tin được đưa ra, McDonald’s sở hữu khoảng 84% cửa hàng ở Nga, Nga và Ukraine chiếm khoảng 9% doanh thu toàn cầu của McDonald’s.

Những áp lực từ nhiều phía.

Trước thông báo ngừng các hoạt động kinh doanh tại Nga, McDonald’s đã bị chỉ trích nhiều vì hàng loạt các doanh nghiệp phương Tây khác như Pepsi, Starbucks và Burger King đã hành động đáp trả Nga trước đó.

Kiểm soát viên Thomas DiNapoli của bang New York hiện cũng đã gửi một lá thư tới hầu hết các doanh nghiệp “chưa có hành động cụ thể” ở Nga, yêu cầu và thúc giục họ ngừng kinh doanh tại Nga càng sớm càng tốt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng ngay trong đại dịch

Samsung, Tefal, vivo, Bobby và nhiều doanh nghiệp đều nỗ lực tham gia vào chiến dịch dành cho các thương hiệu chính hãng, với những giải pháp xây dựng riêng cho từng nhãn hàng.

doanh nghiệp tăng trưởng ngay trong đại dịch

Năm 2021 với những tác động mạnh của đại dịch khiến nhiều thương hiệu phải thay đổi chiến lược kinh doanh để duy trì phát triển, kể cả doanh nghiệp sớm mở rộng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) từ trước.

Với sự cạnh tranh ngày càng cao, nhiều “ông lớn” không chỉ kinh doanh online đơn thuần mà đầu tư mạnh cho những chiến dịch kết hợp đa dạng giải pháp mua sắm, giải trí nhằm tiếp cận người dùng trên TMĐT.

Nổi bật trong đó, các thương hiệu tập trung nguồn lực và đầu tư mạnh cho chiến dịch Super Brand Day (Ngày siêu thương hiệu) trên Lazada, nhằm làm mới nhãn hàng cũng như tiếp cận người dùng trong giai đoạn thử thách.

“Ngày siêu thương hiệu” được phối hợp tổ chức bởi các nhãn hàng và Lazada, mang đến ưu đãi độc quyền dành cho người dùng trong 24 giờ cùng loạt hoạt động mua sắm kết hợp giải trí đặc sắc.

Chiến lược này tiếp cận trúng tâm lý và nhu cầu người dùng, đồng thời được đánh giá như một trong những bệ phóng quan trọng để doanh nghiệp phát triển trên nền tảng trực tuyến.

Khi những “ông lớn” gặp sóng to.

Dù không phải lần đầu làm quen TMĐT, song không ít doanh nghiệp bỡ ngỡ bởi quá trình chuyển đổi trong thời gian ngắn với nhiều khác biệt tạo ra thử thách lớn.

Ông Harvendra Singh, Giám đốc bộ phận Thương mại điện tử Samsung Việt Nam, cho rằng cách doanh nghiệp này vận hành tại Việt Nam năm 2021 phải thay đổi bởi bối cảnh dịch bệnh cũng như sự chuyển dịch trong hành vi tiêu dùng.

Vị giám đốc nhận định có 2 nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng từ cơn sóng dịch bệnh. Nhóm đầu chịu tác động về kinh tế, thu nhập giảm.

Nhóm hai có thu nhập tăng nhờ tích lũy, tiết kiệm do không thể ra ngoài chi tiêu trong khi nguồn ngân sách chính không chịu nhiều ảnh hưởng.

“Thực tế tạo ra thách thức buộc chúng tôi tái định vị thương hiệu, đảm bảo luôn hiện diện trước mắt khách hàng, cả nhóm thu nhập thấp lẫn phân khúc trung và cao cấp”, ông Harvendra Singh nhấn mạnh.

Ông Phillip Lim, Giám đốc Thương mại Groupe Seb Vietnam (Tefal), nhớ lại vào thời điểm áp dụng chỉ thị giãn cách, bài toán vận hành logistics (hậu cần), vận chuyển khó tìm lời giải. Doanh nghiệp loay hoay tìm cách giao hàng đến tay người dùng trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng, một số trường hợp vận chuyển đứt gãy vì không đủ shipper, đơn hàng giao kéo dài 3 tuần, thậm chí cả tháng.

Khâu tiếp cận khách hàng trên kênh bán mới, quá trình vận hành logistics, bài toán đảm bảo hàng giao đến tay người dùng trong thời gian ngắn nhất trở thành rào cản ngăn bước nhiều doanh nghiệp.

Đó là lý do đa phần doanh nghiệp đều nhìn thấy nhu cầu thị trường, hành vi mua sắm online tăng mạnh nhưng không phải ai cũng tận dụng được cơ hội này.

Đứng trước sóng lớn, cả Samsung và Tefal chọn cách đẩy mạnh nguồn lực kinh doanh trên sàn TMĐT uy tín, có tiềm lực mạnh.

Đại diện Tefal khẳng định điểm sáng duy nhất trong bối cảnh dịch Covid-19 căng thẳng là sự tăng trưởng của nhãn hàng trên các nền tảng online, đặc biệt tại Lazada.

Trong khi đó, Samsung vốn có nhiều kinh nghiệm bán hàng online và hợp tác Lazada cũng tiếp tục triển khai nhiều mô hình chương trình cùng nền tảng TMĐT này, với khoảng giá khác nhau, từ đó tiếp cận đa dạng phân khúc hơn.

“Tăng nhận diện với người dùng online là thách thức lớn nhất và cũng là lý do chúng tôi tiếp tục hợp tác Lazada để tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu”, giám đốc bộ phận thương mại điện tử của Samsung Việt Nam khẳng định.

Với thế mạnh về công nghệ và cơ sở hạ tầng logistics, Lazada trở thành cầu nối đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng cả trong giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển khó khăn. Nhờ đó, không ít doanh nghiệp, nhà bán hàng duy trì hoạt động.

Nhưng không chỉ có thế, nền tảng này mang đến những giải pháp “thức thời”, đặc biệt là chiến dịch “Ngày siêu thương hiệu”. Chương trình thể hiện cam kết song hành phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trên Lazada, giúp thương hiệu lội ngược dòng về doanh thu và mở rộng tệp khách hàng trong thời gian khó khăn.

Những cú “twist” giữa đại dịch.

Là một trong những thương hiệu đầu tiên thực hiện ”Ngày siêu thương hiệu” cùng Lazada, đại diện Samsung cho biết chương trình luôn nằm trong kế hoạch chủ chốt của nhãn hàng.

Quyết định gắn bó này không khiến doanh nghiệp thất vọng khi mang về kết quả đáng nể với doanh thu trên Lazada tăng 4 lần trong thời gian diễn ra chiến dịch.

Ông Harvendra Singh chỉ ra ba yếu tố làm nên thành công trong 24 giờ sale của “Ngày siêu thương hiệu” gồm: Vị trí hiển thị, ưu đãi và chiến lược marketing.

Vị giám đốc lý giải Lazada đề xuất những giải pháp affiliate (tiếp thị liên kết) và on-site (quảng bá nội sàn) phù hợp giúp thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Đại diện Tefal cũng bày tỏ tự hào với lượng theo dõi gian hàng trên Lazada tăng 42.000 người trong một ngày diễn ra “Ngày siêu thương hiệu”.

Không chỉ tác động đến doanh thu, chiến dịch là cơ hội cho doanh nghiệp mang sản phẩm cải tiến, cao cấp đến tay người dùng mới một cách dễ dàng.

Trong đó, Tefal giới thiệu đồ dùng nhà bếp, dụng cụ nấu ăn sản xuất tại Pháp với lớp phủ titan chống dính, chống chầy giúp việc ở nhà thời dịch trở nên nhàn rỗi và thú vị hơn.

Sản phẩm chất lượng kết hợp các hoạt động mua sắm sôi nổi, ưu đãi độc quyền dành cho người tiêu dùng trong “Ngày siêu thương hiệu” được ông Phillip Lim khẳng định chính là “chìa khóa” tạo thành tích kinh doanh khả quan cho doanh nghiệp.

Ngoài Samsung hay Tefal, nhiều “ông lớn” khác đồng thời nhận ra lợi thế lẫn sức hút của ”Ngày siêu thương hiệu”, trong đó có vivo và Bobby.

Không khó để lý giải dấu ấn của “Ngày siêu thương hiệu” khi nhìn vào con số mà các thương hiệu cán mốc. Đơn cử trong một ngày diễn ra chương trình, Bobby tăng trưởng doanh thu 800% so với ngày thường.

Ông Satoru Hoshino, Giám đốc kênh Bán hàng hiện đại Unicharm Việt Nam, cho biết kết quả này giúp Bobby đạt vị trí “Nhãn hiệu tã số 1 về thị phần và doanh thu trên Lazada”.

“Thông qua ‘Ngày siêu thương hiệu’, khách hàng có cơ hội trải nghiệm và sử dụng sản phẩm cải tiến tốt nhất của Bobby một cách tiện lợi, dễ dàng và an toàn dù trong giai đoạn đại dịch căng thẳng.

TMĐT thực sự góp phần đảm bảo lưu thông hàng hóa, cơ bản ổn định cuộc sống ở thời kỳ khó khăn”, ông Satoru Hoshino nhận định.

Khác với nhiều “ông lớn” từng tham gia chiến dịch trước đó, năm 2021 đánh dấu lần đầu vivo tham gia Super Brand Day.

Nước đi này khiến hãng điện thoại bất ngờ bởi chỉ trong 5 phút đầu mở bán, hơn 3.000 smartphone đã được đặt hàng, tập trung vào thiết bị cận cao cấp và cao cấp có giá từ 10 triệu đồng trở lên. Đặc biệt, lượng truy cập vào gian hàng tăng 3 lần so với ngày thường.

Ông Hubo, Giám đốc bộ phận Thương mại điện tử vivo Việt Nam, cho rằng những con số này có được nhờ sự nỗ lực của tập thể doanh nghiệp cũng như hỗ trợ từ Lazada.

Nền tảng TMĐT này cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng kịp thời. Ở bối cảnh vận chuyển gián đoạn trong khi nhu cầu tăng mạnh, tiềm lực logistics được xem là lợi thế khác biệt làm nên thành công.

Sau những gì có được tại “Ngày siêu thương hiệu”, các nhãn hàng đều khẳng định đã lên kế hoạch tiếp tục hợp tác chiến lược cùng Lazada trong năm 2022.

Theo đó, sự hợp tác này hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến trải nghiệm mua sắm thú vị và nhiều chương trình ưu đãi độc đáo cho người tiêu dùng.

Sức tăng trưởng của nhãn hàng nhờ chương trình này cũng được kỳ vọng mạnh mẽ hơn khi xu hướng mua hàng online duy trì và phát triển mạnh.

Chiến lược làm nên tên tuổi ”Ngày siêu thương hiệu”.

Yếu tố cốt lõi làm nên sức hút của “Ngày siêu thương hiệu” phải kể đến loạt chiến lược, giải pháp phù hợp bối cảnh thực tế thời dịch, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Ông Kenny Cai, Giám đốc bộ phận Tiếp thị tích hợp Lazada Việt Nam, khẳng định chiến dịch đã hỗ trợ các thương hiệu và đối tác, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn, duy trì kinh doanh cũng như tạo ra bước đột phá cả về độ nhận diện lẫn sự yêu thích của người tiêu dùng.

Vi giám đốc phân tích 3 yếu tố giúp các thương hiệu kinh doanh khả quan, mở rộng tệp khách hàng cũng như tên tuổi Super Brand Day ngày càng được khẳng định gồm: Độc quyền, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất (GMP) và đặt mình vào vị trí đồng đầu tư cùng các thương hiệu.

Trong đó, chiến dịch được xây dựng phù hợp từng thương hiệu với ý tưởng và kế hoạch truyền thông riêng. Chính yếu tố “độc quyền”, linh hoạt này giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.

Lazada cũng định hướng triển khai những chính sách khuyến mại hấp dẫn bởi đây là một trong những sự kiện lớn nhất của các thương hiệu trên sàn, quy tụ ưu đãi tốt, đề cao yếu tố mới mẻ và lợi ích dành cho người dùng.

Song song đó, chiến lược đặt mình vào vị trí đồng đầu tư cùng các doanh nghiệp thúc đẩy Lazada phát triển nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm tối ưu hiệu quả “Ngày siêu thương hiệu”.

Hai bên hợp tác chặt chẽ để triển khai chính sách tốt, tạo điều kiện tiếp xúc đa kênh trong hoạt động marketing cũng như cho ra đời các chương trình mua sắm kết hợp giải trí độc đáo. Điều này giúp “Ngày siêu thương hiệu” ngày một khẳng định vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của thương hiệu trên TMĐT.

Từ tiềm lực về công nghệ của Lazada cũng như xu hướng thị trường, ông Kenny kỳ vọng “Ngày siêu thương hiệu” năm nay sẽ đón chào nhiều thương hiệu từ các lĩnh vực. Từ đó, người dùng có thể chờ đợi sản phẩm chất lượng, đa dạng lựa chọn.

Song song đó, những thương hiệu đã gặt hái thành công tiếp tục đồng hành, mang lại trải nghiệm và ưu đãi mới để kích hoạt hành vi tiêu dùng, duy trì mức tăng trưởng ổn định trên Lazada.

Giám đốc bộ phận Tiếp thị tích hợp tại Lazada Việt Nam cũng tiết lộ trong năm nay, nhiều công cụ, sự kiện, giải pháp sẽ được tối ưu nhằm tăng tương tác giữa nhà bán hàng và người tiêu dùng. “Chúng tôi sẽ luôn đổi mới, cải thiện, nâng cấp giải pháp cho các thương hiệu đồng hành.

Lazada sẽ hỗ trợ những thương hiệu mới về các gói dịch vụ đa dạng, tạo điều kiện sử dụng công cụ, giúp họ phát triển nhanh hơn, thúc đẩy doanh thu”, ông Kenny khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Một vài lý do khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại

Trong khi có rất nhiều lý do khiến một chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại, dưới đây là một số lý do chính bạn có thể tham khảo.

quảng cáo facebook thất bại

Khi nói đến các kênh quảng cáo có trả phí (Paid Media), quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) là một trong những nền tảng được ưu tiên hàng đầu.

Với gần 3 tỷ người dùng trên toàn cầu (khoảng hơn 60 triệu người dùng tại thị trường Việt Nam), khả năng nhắm mục tiêu tương đối chính xác cùng vô số các mục tiêu chuyển đổi khác nhau đáp ứng nhiều nhu cầu từ phía doanh nghiệp, Facebook đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đầu vào của người làm marketing.

Tuy nhiên, trong khi là nền tảng tiềm năng, quảng cáo trên Facebook không chỉ đơn giản là “chạy quảng cáo” và tiếp cận người dùng mục tiêu, ngược lại, những thất bại trong quá trình triển khai là điều hết sức bình thường.

Dưới đây là một số lý do cơ bản phổ biến khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại.

1. Không có kế hoạch thử nghiệm chiến dịch (Testing) rõ ràng.

Với những bạn trong ngành, ngay cả những bạn mới, việc khởi chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook hay bất cứ nền tảng quảng cáo nào khác là việc không quá khó khăn.

Kể từ khi được ra mắt, giao diện và cách tương tác với trình quản lý quảng cáo của Facebook đã được cập nhật tương đối nhiều. Thay vì để người dùng phải khó khăn tìm cách cài đặt, giao diện quảng cáo ngày càng trở nên trực quan và thân thiện hơn.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, trong khi người dùng hay nhà quảng cáo khá dễ dàng để tạo các chiến dịch, hiệu quả có được từ các chiến dịch đó là một chuyện hoàn toàn khác.

Với số lượng người dùng khổng lồ đi kèm với các hành vi và sở thích liên tục thay đổi, song song với đó là có vô số các sản phẩm tương tự cũng đang tìm cách tiếp cận người tiêu dùng, việc phân phối các sản phẩm đến đúng đối tượng mục tiêu cũng không thể đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể bán được hàng.

Nếu bạn nghĩ rằng, bạn chỉ cần khởi chạy một vài chiến dịch và phân phối quảng cáo đến những đối tượng phù hợp là bạn nắm chắc cơ hội thì thất bại là điều khó tránh khỏi.

Bởi vì không một nhà quảng cáo nào có thể chắc chắn biết được thứ mà khách hàng của họ thực sự cần, các chiến thuật thử nghiệm phân tách (A/B Testing) hoặc thử nghiệm đa biến là điều kiện tiên quyết.

Thông thường, khi nói đến việc thử nghiệm quảng cáo, một sai lầm thường thấy là nhiều nhà quảng cáo thử nghiệm theo những góc nhìn chủ quan của chính họ và cho rằng quảng cáo nào có hiệu suất tốt hơn thì quảng cáo đó là hiệu quả (cuối cùng), trong khi sự thật là quảng cáo hiệu quả đến từ những thử nghiệm có chủ đích theo các góc nhìn khác nhau từ phía khách hàng.

Để có thể đảm bảo các chiến dịch quảng cáo của bạn là hiệu quả và thành công, thất bại vài lần hay thậm chí nhiều hơn là điều khó tránh khỏi.

2. Thể hiện sai giá trị cũng là nguyên nhân khiến các chiến dịch quảng cáo thất bại.

Như đã phân tích ở trên, đừng bao giờ cho rằng mình hiểu được khách hàng trừ khi khách hàng phản hồi với bạn thông qua các số liệu cụ thể.

Để có thể hiểu được thứ mà khách hàng thực sự muốn và thích được tương tác, tất cả các nội dung quảng cáo từ hình ảnh, màu sắc, video, văn bản hay thậm chí là các lời kêu gọi hành động (CTA) đều cần được thử và tối ưu liên tục.

Có một thực tế là, không ít nhà quảng cáo hay người làm marketing tự đưa ra những giá trị và cho rằng đó là thứ mà khách hàng muốn có được, họ tập trung vào những gì họ nghĩ và muốn hơn là khách hàng của chính họ.

Bằng cách thử nghiệm và làm nổi bật nhiều giá trị khác nhau từ phía thương hiệu và đo lường phản ứng của người dùng hoặc thậm chí là thực hiện phỏng vấn trực tiếp các khách hàng hiện tại (hoặc tiềm năng), bạn có thể đảm bảo mình đang cung cấp những gì khách hàng cần.

3. Nhắm mục tiêu đến những nhóm đối tượng nhỏ.

Một nguyên nhân thường gặp khác khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại đó là nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quá chi tiết đến một nhóm đối tượng nhỏ.

Trong khi “nhắm mục tiêu chính xác” (Targeting) đến “đúng đối tượng khách hàng tiềm năng” là chiến thuật được nhiều nhà quảng cáo ưu tiên, đó lại chính là một trong những nguyên nhân khiến họ thất bại.

Bạn cần hiểu rằng, để một khách hàng nào đó ra quyết định mua hàng, họ thường phải trải qua một quá trình cân nhắc tương đối dài, từ giai đoạn nhận biết, quan tâm, cân nhắc rồi mới đến mua hàng dựa trên nhiều sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.

Bởi lý do này mà bạn không thể chỉ nhắm đến họ ở giai đoạn cuối cùng (một tệp khách hàng khá nhỏ) và hy vọng họ có thể được chuyển đổi, thay vào đó bạn cần tiếp cận họ từ những giai đoạn bắt đầu, tức những nhóm đối tượng rộng lớn hơn.

Điều này cũng đặc biệt đúng khi bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook, vì bạn cần tiếp cận một nhóm người dùng lớn hơn và bạn cũng cần hiểu sâu hơn về họ, nhắm mục tiêu hẹp hay chọn đối tượng quá nhỏ sẽ làm cho chiến dịch của bạn kém hiệu quả hơn.

4. Chỉ tập trung vào những kết quả trong ngắn hạn.

Đối với nhiều người mới, họ nghĩ rằng họ có thể bán được hàng ngay thông qua những chiến dịch phản hồi trực tiếp (chuyển đổi, nhắn tin…), hoặc họ phải bán được hàng sau một vài chiến dịch hoặc một khoảng thời gian ngắn.

Trong khi điều này có thể xảy ra đối với một số doanh nghiệp nhất định (đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử), đối với hầu hết các doanh nghiệp hay sản phẩm khác, mọi thứ không đơn giản như vậy.

Quay trở lại với hành vi của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội, họ đến với Facebook không phải là để mua hàng cũng càng không phải thấy quảng cáo là nhấp vào tìm hiểu và mua hàng, có đến 42% người dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để thu thập thông tin và hơn 60% sử dụng để lấy cảm hứng mua sắm.

Thay vì tập trung vào những kết quả trong ngắn hạn, các thương hiệu nên ưu tiên tiếp cận khách hàng và truyền cảm hứng “tìm hiểu thêm” đến họ, song song với đó là kết hợp các chiến dịch chuyển đổi bán hàng trong một khoảng thời gian dài hơn.

Cuối cùng, dù cho đó là quảng cáo trên Facebook hay các nền tảng quảng cáo khác, để có thể tránh được tối đa các thất bại, đừng bao giờ chỉ tập trung vào các số liệu có được, hãy tìm nhiều cách hơn để tương tác trực tiếp với khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Social eCommerce: Cách người dùng mạng xã hội nhìn nhận về thương mại điện tử

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (eCommerce) song song với đó là xu hướng tiêu dùng mới của người dùng mạng xã hội, thương hiệu hiện có nhiều cách hơn để thúc đẩy hoạt động bán hàng.

người dùng mạng xã hội nhìn nhận về thương mại điện tử

Khi doanh số thương mại điện tử liên tục tăng trưởng trong những năm qua, các nền tảng truyền thông mạng xã hội (social media platforms) cũng đã dần thay đổi để thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới.

Từ việc cập nhật các công cụ mua sắm khi phát trực tiếp (livestream shopping) đến việc mua sắm trong ứng dụng (in-app purchase), người dùng mạng xã hội hiện có nhiều cách hơn để tiến hành mua sắm mà không cần đến các nền tảng thứ ba.

Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là, liệu người tiêu dùng có thực sự quan tâm đến việc mua những thứ được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của họ? Và liệu việc tích hợp thương mại điện tử với mạng xã hội (social commerce) có thực sự mang lại giá trị tăng thêm cho các nền tảng?

Để có thể làm rõ câu trả lời cho các câu hỏi này, các đội nhóm đến từ Bazaarvoice và Influenster Community đã tiến hành kháo sát ý kiến đóng góp từ hơn 14.000 người tiêu dùng về suy nghĩ của họ liên quan đến hoạt động mua sắm trong ứng dụng.

Dưới đây là một số thông tin chính từ nghiên cứu.

Cách người dùng mạng xã hội sử dụng ứng dụng để mua sắm.

Thông qua khảo sát, có đến 76% người tiêu dùng cho biết hành vi mua sắm của họ bị ảnh hưởng bởi các nền tảng mạng xã hội.

  • 65% cho biết họ sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm cảm hứng mua sắm.
  • 61% cho biết họ có xu hướng mua sắm khi xem thông tin từ Bảng tin và Câu chuyện.
  • 60% cho biết họ mua sắm khi được những người có ảnh hưởng (influencer) khuyên sử dụng hoặc chia sẻ nội dung.
  • 60% mua sắm từ những thương hiệu họ theo dõi.
  • 55% mua sắm khi được bạn bè và gia đình giới thiệu.
  • 42% sử dụng mang xã hội để thu thập thông tin về sản phẩm, thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Và đây là cách các nền tảng mạng mạng xã hội chính ảnh hưởng đến họ.

Tiếp đó, các danh mục sản phẩm khác nhau cũng được mua sắm theo những cách khác nhau.

Phân bổ mua sắm trong ứng dụng hoặc tại cửa hàng từ các danh mục sản phẩm khác nhau.

Truyền tải những gì người mua sắm muốn trên mạng xã hội.

Để có thể khai thác sức mạnh của các nền tảng mạng xã hội, các thương hiệu hay nhà bán lẻ nên tận dụng tiếp thị truyền miệng từ mỗi người dùng trên nền tảng, bên cạnh đó hãy liên tục thử nghiệm và học hỏi để tìm hiểu xem đâu là những trải nghiệm mua sắm mà họ yêu thích nhất.

Trong khi các nền tảng liên tục thay đổi và hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, ‘thử nghiệm liên tục’ được cho là chiến lược ưu tiên hàng đầu mà các thương hiệu cần thích nghi và phát triển.

Bạn cũng có thể xem chi tiết báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Gen Z sẽ nắm giữ tương lai tiêu dùng

Theo Anphabe, hãng tuyển dụng hàng đầu châu Á, khác với các thế hệ trước, có tới 81% những người trẻ gen Z (thế hệ sinh ra từ giữa thập niên 90 và đầu những năm 2000) tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì.

Gen Z sẽ nắm giữ tương lai tiêu dùng

Hiện nay, thế hệ gen Z dần trở thành lực lượng thống trị thị trường lao động, là thế hệ chủ động tạo ra sân chơi cho chính mình, thay vì phải theo đuổi một cuộc chơi đã được sắp đặt sẵn. Do đó, việc nhìn lại chiến lược kinh doanh là hành động tối quan trọng của các tập đoàn sau khi Covid-19 bùng phát.

Thử thách đã cho thấy, những thương hiệu thay đổi nhanh chóng và thích ứng với các trào lưu của gen Z sẽ sống sót tốt hơn, trong khi những thương hiệu với tư duy cũ kỹ sẽ bị bỏ lại phía sau.

NHỮNG ƯU TIÊN CỦA THẾ HỆ TRẺ.

Theo nghiên cứu “Thế hệ Z – người tiêu dùng tương lai” của Nielsen, hơn 70% số người trả lời nói rằng họ có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình, như các hoạt động ngoài trời hoặc giải trí, đồ gia dụng, quần áo, đồ ăn và thức uống…

Trưởng thành trong một thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế, những người thuộc thế hệ Z nhìn chung đều vui vẻ hơn, lạc quan hơn, nhưng không có nghĩa là họ dễ dãi.

Họ định nghĩa về mình là những người tiêu dùng “sáng tạo”, “kết nối” và “đầy đủ thông tin”. Thêm vào đó, ngoài những giá trị sản phẩm thông thường, gen Z còn quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội, môi trường và bình đẳng giới.

Bà Rani Patel Williams, đối tác kết nối các thương hiệu như Google, Nike, Netflix và Depop, với những nhà sáng tạo, nhà quảng cáo và nhà hoạt động trẻ, nhận định: “Những lớp người đầu tiên của thế hệ luôn là đại diện cho sự đổi thay và tiến bộ.

Đặc biệt, những người thuộc gen Z đang chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu và hơn 40% cơ sở khách hàng của ngành thời trang.

Giá trị và niềm tin của họ đang định hình hành vi tiêu dùng hiện đại, dẫn đến nhu cầu lớn hơn về các sản phẩm bền vững, sự minh bạch trong hoạt động, kỳ vọng cao về giá trị và các phong trào xã hội, cũng như trải nghiệm trực tuyến tốt”.

Bây giờ là lúc thích hợp nhất để các công ty tạo nên sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người trẻ, để họ có thể chuyển đổi thành người tiêu dùng trung thành.

Theo kết quả khảo sát năm 2021 từ Jam, trên 550.000 thanh niên độ tuổi 20 – 25, một bộ phận nhỏ thuộc giới trẻ siêu giàu có thể chi trả lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn đô la cho một bộ trang phục hay phụ kiện nào đó và tổng giao dịch một năm có thể ở mức hàng trăm nghìn đô la mỗi năm.

Theo số liệu từ Statista, doanh thu năm vừa qua của ngành công nghiệp thời trang có tới 19% đến từ các khách hàng ở độ tuổi 20.

Song, nếu được chọn lựa thì những người tiêu dùng trẻ này sẽ ưu tiên cho các mặt hàng xa xỉ nào? Theo kết quả thu được, thứ tự ưu tiên sẽ lần lượt là: quần áo (30%), trang sức (22%) và đồ da thuộc (20%). Tiếp đó chính là những sản phẩm công nghệ.

Những chiếc điện thoại, máy tính bảng cao cấp dường như là vật bất ly thân của thế hệ trẻ hiện nay.

Đó là đặc trưng của thế hệ từ gen Z cho đến gen Alpha, khi mà họ lớn lên ở thời đại bùng nổ công nghệ thông tin cùng với sự xuất hiện dày đặc của các nền tảng mạng xã hội.

Để phục vụ nhóm khách hàng gen Z, các nhãn hàng xa xỉ thậm chí đã tạo ra một làn sóng tuyển dụng nhân tài trẻ về làm việc cho công ty.

Thế hệ Z hiểu kỳ vọng của thế hệ mình và do đó, họ sẽ có những ý kiến, đóng góp phù hợp. Hãng Gucci là một thương hiệu đã thành công khi áp dụng chiến lược này.

Bằng cách thành lập một hội đồng cố vấn ngầm gồm những nhân tài dưới 30 tuổi từ năm 2015, công ty đã liên tục tạo ra được những chiến lược thu hút và giữ được liên hệ mạnh mẽ với người tiêu dùng trẻ tuổi, mặc cho tuổi đời của thương hiệu đã hơn 100 năm.

HÀNG XA XỈ CHƯA BAO GIỜ TRỞ NÊN NHÀM CHÁN.

Một trong những điều cần lưu ý là, các con số về doanh thu của các ngành hàng xa xỉ tăng lên chóng mặt trong những năm gần đây ở nhóm khách hàng trẻ châu Á.

Nhiều khảo sát chỉ ra rằng sự chịu chi của giới trẻ châu Á hiện nay hơn hẳn các tầng lớp đang đi làm và có thu nhập.

Tại Trung Quốc, theo Bloomberg, những đứa trẻ từ sinh ra từ khoảng năm 1997 đến 2012 có thể bỏ ra trung bình lên tới hàng chục nghìn đô la cho các sản phẩm xa xỉ và hầu như số tiền này đến từ sự chu cấp của các bậc cha mẹ.

Điều này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của ngành hàng xa xỉ, khi mà nó sẽ tái định hướng và phân chia lại phân khúc khách hàng của ngành công nghiệp này.

Đặc biệt là trong năm 2022, khi dịch bệnh vẫn đang còn tiếp diễn, các ông lớn sẽ dần tiến tới việc thực hiện chuyển đổi các hoạt động mua hàng truyền thống sang các nền tảng số để vực lại doanh thu. Khách hàng trẻ lại là đối tượng tiềm năng của những nền tảng số này.

Tuy nhiên, với lớp người tiêu dùng trẻ, sự sang trọng là để cung cấp những trải nghiệm độc đáo. Do đó, sáng tạo và có ảnh hưởng là điều quan trọng nhất đối với một thương hiệu xa xỉ. Để gen Z bị thu hút bởi tính độc đáo và năng lượng truyền cảm hứng, các thương hiệu giờ đây đã dùng chính những người trẻ để tiếp cận khách hàng trẻ, mà Tiffany & Co. là một ví dụ.

Thương hiệu này đã mời những ngôi sao mới nổi như Zo Kravitz và Elle Fanning cũng như “nữ hoàng nhạc pop” Lady Gaga trở thành những người phụ nữ đại diện cho phong cách sống hiện đại.

Bvlgari thì chọn Bella Hadid (siêu mẫu nổi tiếng sở hữu hơn 23 triệu người theo dõi trên Instagram) trở thành gương mặt đại diện của thương hiệu.

Trong khi đó, De Beers lựa chọn blogger Christie Tyler (sở hữu tài khoản nycbambi với hơn 313.000 lượt theo dõi ở Instagram) là đối tác truyền thông xã hội.

Pomellato, thương hiệu trang sức thuộc sở hữu của Tập đoàn Kering, gần đây hợp tác với Chiara Ferragni của thương hiệu The Blonde Salad (với hơn 763.000 lượt theo dõi ở Instagram).

Sabina Belli, CEO của Pomellato cho biết: “Thế hệ Z có thể chỉ là khách hàng tiềm năng hôm nay, nhưng sẽ là khách hàng thật sự vào ngày mai.

Mỗi ngày, khi một nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội có thể kể lại trải nghiệm độc đáo của họ cho 12 triệu người theo dõi thì đó vừa là bằng chứng, vừa là tài sản quý giá. Một trong số họ sẽ trở thành thế hệ khách hàng tiếp theo”.

Tóm lại, đối với gen Z, những thương hiệu đích thực là những thương hiệu mang đến sức mạnh và giá trị phù hợp. Đây là một tin xấu đối với các nhãn hàng có giá trị thương hiệu yếu và không biết cách dẫn dắt, gây ngạc nhiên hay tạo ra sự khao khát.

Đó là lý do công ty chiến lược Équité dự đoán sẽ có tới 50% các thương hiệu xa xỉ không thể tồn tại trong thập kỷ này – thập kỷ của gen Z.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo VnEconomy)

Netflix tạm ngừng dịch vụ tại Nga

Theo xác nhận của CNBC, Netflix tạm ngừng cung cấp dịch vụ tại Nga nhằm mục tiêu đáp lại hành động của Nga tới Ukraine trong những ngày gần đây.

Netflix tạm ngừng dịch vụ tại Nga

Theo đó, Netflix đang tạm rút các dịch vụ của mình ở Nga sau khi đất nước này xâm lược Ukraine, công ty xác nhận với CNBC.

Người phát ngôn của Netflix cho biết: “Với tình hình thực tế hiện tại, chúng tôi đã quyết định tạm ngừng dịch vụ của mình tại Nga.”

Theo số liệu từ CNBC, thị trường Nga chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng số lượng người dùng của Netflix. Hiện Netflix có khoảng 1 triệu người đăng ký (subscribers) tại Nga, so với tổng số 222 triệu thành viên có trả phí trên toàn cầu.

Hành động này của Netflix chủ yếu nhằm đáp lại việc Nga đã bắt đầu chiến lược xâm lược Ukraine trong thời gian gần đây.

Cũng tương tự như Netflix, hãng phim hàng đầu thế giới Disney đã thông báo rằng họ sẽ tạm ngừng tất cả các bộ phim mới ra mắt tại Nga, bao gồm cả bộ phim mới của Pixar “Turning Red”.

Các hãng khác như Warner Bros, Sony, Paramount Pictures và Universal cũng đã theo sau quyết định này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Qualcomm hợp tác với ByteDance phát triển Metaverse

Hai công ty sẽ hợp tác về phần cứng, phần mềm và bản đồ công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái toàn cầu cho các công nghệ thực tế mở rộng.

Qualcomm hợp tác với ByteDance phát triển Metaverse

Theo South China Morning Post, hãng bán dẫn Mỹ Qualcomm đã hợp tác với kỳ lân công nghệ Trung Quốc ByteDance để theo đuổi tiến bộ trong công nghệ thực tế mở rộng (XR) sẵn sàng cho siêu vũ trụ ảo – metaverse.

“Chúng tôi đang hợp tác về phần cứng và phần mềm để tạo ra hệ sinh thái XR toàn cầu”, ông Cristiano Amon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Qualcomm, nói trong cuộc họp báo diễn ra bên lề triển lãm thương mại MWC Barcelona 2022 ở Tây Ban Nha hồi đầu tuần này.

XR là thuật ngữ bao trùm cho các công nghệ nhập vai như VR và thực tế tăng cường (AR). Cả VR và AR đều được coi là nền tảng để phát triển metaverse.

Giám đốc điều hành ByteDance Liang Rubo đã xuất hiện trong thông báo của Qualcomm để bày tỏ “cam kết xây dựng giải pháp trao quyền cho các nhà phát triển và người sáng tạo với Qualcomm”.

Ngoài hợp tác phần cứng và phần mềm, ông Liang cho biết ByteDance và Qualcomm sẽ làm việc về “bản đồ công nghệ để kích hoạt hệ sinh thái cho Pico”.

“Chúng tôi mong đợi thiết bị Pico trong tương lai được hỗ trợ bởi nền tảng phát triển Snapdragon Spaces XR”, ông Liang đề cập đến chương trình dành cho nhà phát triển của Qualcomm đối với các ứng dụng hỗ trợ XR.

Được biết, chủ sở hữu của ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok hiện sản xuất kính thực tế ảo (VR) Pico Interactive. Quan hệ đối tác với Qualcomm nhiều khả năng sẽ giúp ByteDance bắt kịp với các đối tác internet lớn khác trong những phát triển liên quan đến metaverse.

Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, dẫn đầu bởi gã khổng lồ internet Tencent Holdings và Baidu, chiếm hơn một nửa trong số 10 công ty nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho công nghệ VR và AR hàng đầu thế giới trong hai năm qua, theo báo cáo tháng 1.2022 của cổng thông tin IPRdaily, trích dẫn dữ liệu từ nhà cung cấp phân tích nghiên cứu và phát triển PatSnap.

Các công ty công nghệ Trung Quốc khác lọt vào top 10 bao gồm Oppo, Ping An Insurance, Huawei Technologies và công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime.

Việc ByteDance mua lại Pico vào tháng 8.2021 được nhiều người xem là bước tiến quan trọng vào metaverse, nhưng hãng công nghệ Trung Quốc đã cố gắng tránh xa những lời quảng cáo thổi phồng.

Sau khi kết thúc thương vụ đó, ông Alex Zhu, người đứng đầu sản phẩm và chiến lược của ByteDance, cho biết công ty chỉ đơn giản là nhận ra giá trị của công nghệ VR và AR.

Tháng 1.2022, Douyin, phiên bản TikTok ở đại lục, đã tung ra ứng dụng xã hội Paiduidao, cho phép người dùng tương tác trong một cộng đồng ảo thông qua ảnh đại diện.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Douyin vào thời điểm đó nói rằng ứng dụng này “không liên quan gì đến metaverse”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Thanh Niên)

Cách xây dựng chiến lược Marketing sử dụng những điểm khác biệt

Để có thể trở nên khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, một chiến lược marketing được xây dựng dựa trên những điểm khác biệt chính là kim chỉ nam.

xây dựng chiến lược marketing

Trong thị trường kinh doanh bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố công nghệ như hiện tại, sẽ rất khó khăn để các doanh nghiệp trở nên khác biệt (hoặc khác biệt hoàn toàn) với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Thành công của doanh nghiệp giờ đây phụ thuộc vào mức độ khác biệt có chủ đích mà họ có được từ góc nhìn của khách hàng so với các doanh nghiệp khác.

Ngoài việc phải liên tục phát triển sản phẩm, cải thiện dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp còn cần phải tập trung vào quá trình tạo ra một định vị bền vững, đặc biệt giúp họ ngày càng trở nên dễ phân biệt hơn.

Dưới đây là cách các thương hiệu có thể xây dựng một chiến lược marketing và truyền thông hiệu quả dựa trên những điểm khác biệt đó.

Xác định các nội dung liên quan đến thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Những điểm khác biệt mà một thương hiệu có thể có bao gồm một tập hợp các lợi ích duy nhất (unique) giúp doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để đưa ra các giải pháp của riêng bạn, hãy tham khảo quy trình dưới đây:

1. Đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ. Họ có thể làm gì tốt hơn không? Họ thiếu hụt ở điểm nào? Cách họ làm quảng cáo ra sao. Chúng có gì nổi bật không?

Bạn có thể sử dụng ma trận SWOT để hỗ trợ cho quá trình này.

2. Liệt kê những lợi ích của bạn, những điểm tương đồng và điểm khác biệt.

Hãy tự hỏi tại sao khách hàng nên mua các sản phẩm hay hợp tác với doanh nghiệp của bạn thay vì với đối thủ cạnh tranh? Bạn có thể cung cấp những gì mà đối thủ cạnh tranh không có? Bạn với họ có những điểm gì giống và khác nhau?

3. Đặt mình vào vị trí của khách hàng.

Sau khi xác định được các điểm khác biệt của bạn, bạn nên thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem liệu có mong muốn những điểm khác biệt đó hay không.

Để có thể hiểu rõ hơn về khách hàng bạn cần xác định tất cả các bước mà khách hàng có thể trải qua trong suốt hành trình mua hàng, từ giai đoạn nhận thức đến cân nhắc và cuối cùng là ra quyết định mua hàng.

Bạn cũng có thể tự hỏi khách hàng của bạn mong đợi điều gì và làm thế nào để bạn đáp ứng vượt hơn cả những kỳ vọng đó? Điều gì thúc đẩy hành vi mua hàng của họ? Nỗi đau (painpoint) của họ là gì? Họ có chấp nhận những giá trị của bạn không?

Xếp hạng và xây dựng.

Sau khi đã xác định được tất cả các điểm khác biệt bạn cần đánh giá: Mức độ quan trọng của từng điểm khác biệt đối với khách hàng mục tiêu và mức độ dễ dàng (về mặt thời gian, nguồn lực tài chính, con người…) để đạt được và duy trì những sự khác biệt đó.

Những điểm khác biệt được xếp hạng (cho điểm) càng cao thì càng cần được ưu tiên sớm.

Thông điệp và chân dung khách hàng.

Giờ đây, khi bạn đã xây dựng được một bộ các điểm khác biệt, bạn có thể đưa chúng vào quá trình xây dựng nội dung và thông điệp thương hiệu.

Bạn cần lưu ý là tất cả các nội dung đều phải đối chiếu theo ngôn ngữ và cảm nhận ngôn ngữ của khách hàng mục tiêu chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của những người làm marketing.

Khi nói đến việc xây dựng và xuất bản nội dung có thương hiệu, tính nhất quán là ưu tiên số 1 bạn cần phải đảm bảo, tất cả những nội dung từ website, tài liệu quảng cáo hay trên các nền tảng mạng xã hội đều phải thống nhất với nhau.

Tiếp đó, bạn cũng cần đánh giá về chân dung khách hàng (personas). Chân dung khách hàng giúp bạn tìm ra các cách tiếp cận hiệu quả dựa trên những gì quan trọng nhất đối với họ, từ đó giúp các chiến dịch marketing và PR luôn thoả mãn tính gắn kết của nó.

Trong khi bạn có thể có nhiều cách khác nhau để xây dựng nên các điểm khác biệt, những điểm khác biệt tỏ ra hiệu quả nhất và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhất đến từ sự kết hợp giữa sứ mệnh của thương hiệu (hoặc mục đích kinh doanh) với chân dung của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok bị Mỹ điều tra vì đầu độc giới trẻ

Mạng xã hội chia sẻ video dạng ngắn với hơn 1 tỷ người dùng TikTok bị cáo buộc ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

TikTok đầu độc giới trẻ

Tổng chưởng lý nhiều bang ở Mỹ bao gồm California, Florida, Kentucky, Massachusetts… vừa đồng loạt yêu cầu điều tra TikTok vì gây tổn hại lên sức khỏe thể chất và tinh thần của giới trẻ.

Theo bà Maura Healey, Tổng chưởng lý bang Massachusetts, quá trình điều tra sẽ xem xét những hậu quả tiềm ẩn TikTok để lại trên sức khỏe trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Chia sẻ nội dung độc hại dành cho trẻ em.

TikTok bị điều tra vì những nội dung được gợi ý đến người dùng có thể sẽ đe dọa sức khỏe thế chất và tâm lý giới trẻ.

Các nhà bảo vệ trẻ em cũng cho rằng thuật toán của TikTok liên quan đến các nguy cơ về rối loạn ăn uống, ngược đãi bản thân và thậm chí tự tử ở trẻ em.

Nền tảng này lại sở hữu 1 tỷ người dùng hàng tháng và phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, theo AP.

“Trẻ em và thanh thiếu niên đang phải đối mặt với chứng lo âu, trầm cảm. Do đó, chúng tôi không thể tiếp tục để các mạng xã hội gây tổn hại lên sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng”, bà Maura Healey cho biết.

Tháng trước, Texas cũng vừa mở một cuộc điều tra TikTok về vi phạm quyền riêng tư của trẻ em và tiếp tay cho hành vi buôn người.

“Tội phạm sử dụng TikTok để lừa đảo tuyển dụng thanh thiếu niên, đồng thời buôn người và thuốc phiện”, Ken Paxton, Tổng chưởng lý bang Texas chia sẻ vào tháng 2.

“Bọn trẻ đang phải lớn lên trong thời đại của mạng xã hội. Nhiều đứa trẻ thậm chí còn học theo những con người được TikTok ‘tô hồng’”, Rob Bonta, Tổng chưởng lý bang California cho biết. Ông Bonta cho rằng điều này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng lên tâm lý và thể chất của trẻ.

Về phần mình, TikTok cho rằng nền tảng tập trung vào các trải nghiệm dành riêng cho các nhóm tuổi, trong đó giới hạn tính năng gửi tin nhắn trực tiếp (Direct Message) đối với trẻ em. Công ty cũng tích hợp sẵn các công cụ như giới hạn thời gian sử dụng để bố mẹ dễ dàng kiểm soát con mình sử dụng mạng xã hội chia sẻ video này.

Thuật toán của TikTok quyết định những nội dung mà người dùng sẽ tiếp nhận. Chính điều này đã khiến ngày càng nhiều người khó thoát khỏi mạng xã hội này, The Verge đánh giá.

Tuy nhiên, cách thức nền tảng này hoạt động hiện vẫn còn nhiều ẩn số. Do đó, cuộc điều tra của Tổng chưởng lý 8 bang tại Mỹ tập trung xem xét “nguyên lý và kỹ thuật” TikTok đã dùng để tăng tương tác, thời gian giới trẻ dùng để “lướt” mạng xã hội này.

Những bê bối trong quá khứ.

Trước đó, TikTok cũng từng vướng phải nhiều cuộc chiến pháp lý liên quan đến phân bổ nội dung cho người trẻ. ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã phải chịu mức phạt kỷ lục 5,7 triệu USD vì Musical.ly, tiền thân của TikTok, thu thập thông tin của trẻ em dưới 13 tuổi mà không có sự đồng ý của cha mẹ.

Án phạt yêu cầu TikTok hạn chế nội dung và tương tác từ người dùng là trẻ em dưới 13 tuổi. Gần đây, nhiều nhà khoa học cũng cảnh báo với số lượng người dùng khổng lồ của TikTok, hiện có quá ít nghiên cứu về ảnh hưởng của nền tảng lên sức khỏe người dùng.

Trả lời phỏng vấn của The Verge, Ben Rathe, đại diện TikTok cho biết công ty hoan nghênh quan tâm của các Tổng chưởng lý lên sự an toàn của người dùng trẻ. “Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về bảo vệ an toàn và bảo mật cho trẻ em của mình”, đại diện chia sẻ.

Cuộc điều tra không chỉ ảnh hưởng đến TikTok. Các công ty khác như Meta và Snapchat cũng học hỏi nền tảng chia sẻ video ngắn này để bổ sung các tính năng mới cho mạng xã hội của mình.

Meta ước tính thời gian trẻ em dùng để lướt TikTok gấp đôi thời gian của chúng cho Instagram. Một báo cáo khác cũng chỉ ra người Android tại Mỹ xem TikTok nhiều hơn các video của YouTube.

Tuy nhiên, việc học theo TikTok sẽ khiến các nền tảng này lọt vào tầm ngắm của giới quan chức Mỹ tương tự TikTok.

Theo New York Times, các nhà quản lý hiện rất chú ý đến an toàn của trẻ em trên thế giới mạng. Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa yêu cầu Quốc hội thông qua luật về quyền riêng tư và quảng cáo của trẻ em.

Facebook và Instagram còn bị tố sử dụng các phần mềm theo dõi hoạt động lướt web của trẻ vị thành niên, đồng thời sử dụng các dữ liệu này cho thuật toán quảng cáo.

Tháng 11/2021, một loạt bang tại Mỹ cũng mở cuộc điều tra chung nhằm vào Meta vì đe dọa an toàn và sức khỏe của trẻ.

Theo một cuộc điều tra nội bộ của Meta, việc sử dụng Instagram có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên, trong đó bao gồm chứng trầm cảm, rối loạn ăn uống và tự tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

TikTok ngừng dịch vụ phát trực tiếp và đăng nội dung mới tại Nga

Ngày 6-3, ứng dụng video dạng ngắn TikTok thông báo ngừng đăng tải tất cả các nội dung video từ Nga nhằm đảm bảo an toàn cho các nhân viên của hãng, cũng như tuân thủ quy định mới của Matxcơva về chống tin giả.

tiktok ngừng dịch vụ tại Nga

Theo thông báo được đăng tải trên Twitter, TikTok nêu rõ liên quan đến luật chống tin giả mới của Nga, nền tảng này sẽ ngừng dịch vụ phát trực tiếp (livestreaming) cũng như đăng tải những nội dung video mới trong khi đánh giá các tác động an toàn của Luật mới.

TikTok cho biết thêm rằng dịch vụ nhắn tin trong ứng dụng của nền tảng này sẽ không bị ảnh hưởng. TikTok nhấn mạnh sẽ tiếp tục đánh giá tình hình tại Nga để quyết định thời điểm nối lại hoàn toàn các dịch vụ.

Vào ngày 4-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật áp dụng các án phạt tù lên đến 15 năm đối với những cá nhân bị buộc tội đăng tải tin tức sai lệch về quân đội Nga trong bối cảnh Matxcơva đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo luật mới vừa được tổng thống Nga phê duyệt, hành vi tung tin giả về quân đội sẽ bị phạt từ 700.000 đến 1,5 triệu rúp hoặc bị phạt tù từ 3 năm.

Nếu sử dụng chức vụ quyền hạn để tung tin giả hoặc tung tin giả để kiếm lợi sẽ bị phạt 5 triệu rúp hoặc bị phạt tù từ 5-10 năm.

Nếu hành vi phát tán tin giả về quân đội Nga gây hậu quả nghiêm trọng, đối tượng thực hiện hành vi này sẽ bị phạt tù giam từ 10-15 năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Các xu hướng M&A toàn cầu 2022

Nối tiếp những xu hướng năm 2021, thị trường mua bán & sáp nhập (M&A) được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, bất chấp các biến động thị trường.

xu hướng M&A 2022

Báo cáo mới nhất của PwC về Các Xu hướng M&A Toàn cầu 2022 đã điểm lại những kết quả ấn tượng trong năm 2021 của hoạt động giao dịch toàn cầu nói chung, và tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng.

Báo cáo chỉ ra các xu hướng chính ảnh hưởng đến sự lạc quan của thị trường trong tương lại gần: dòng giao dịch mạnh mẽ, nguồn vốn sẵn có dồi dào và nhu cầu tăng cao đối với các tài sản kỹ thuật số và dữ liệu.

2021 là năm kỷ lục cho hoạt động M&A.

Năm 2021 ghi nhận tổng khối lượng và giá trị giao dịch thương vụ đạt mức kỷ lục. Tổng số thương vụ được công bố toàn cầu vượt ngưỡng 62.000, tăng 24% so với năm 2020.

Giá trị thương vụ được công bố đạt mức 5.1 nghìn tỉ USD, bao gồm 130 giao dịch quy mô lớn (megadeal) trị giá hơn 5 tỉ USD, cao hơn 57% so với năm 2020 và vượt kỷ lục 4.2 nghìn USD của năm 2007.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã ghi nhận tổng khối lượng giao dịch tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

xu hướng M&A 2022
Khối lượng và giá trị giao dịch 2019-2021. Ảnh: PwC.

Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity) dần chiếm vị thế chủ chốt.

Quỹ đầu tư tư nhân tiếp tục ghi nhận tần suất và giá trị giao dịch cao. Gần 40% các giao dịch trong năm 2021 có liên quan đến các quỹ này, tăng mạnh so với chỉ hơn 25% cho 5 năm về trước.

Các quỹ đầu tư tư nhân cũng đã tham gia vào các thương vụ mang giá trị cao hơn, chiếm 45% trong tổng giá trị giao dịch năm 2021, so với chỉ 30% trong 5 năm qua.

Hướng tới năm 2022, các quỹ đầu tư tư nhân đã và đang tăng cường năng lực giao dịch của mình. Tổng nguồn vốn của các quỹ tư nhân toàn cầu đạt 2.3 nghìn tỉ USD vào cuối năm 2021, cao hơn 14% so với đầu năm – mang lại nguồn động lực lớn thúc đẩy các hoạt động M&A trong năm 2022.

Tuy nhiên, thách thức dành cho các quỹ này chính là tìm ra phương pháp đem lại giá trị trước áp lực về lãi suất và hệ số tăng cao, cùng với những áp lực liên quan đến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).

Xu hướng chính trong thị trường M&A 2022: Thoái vốn và ESG.

Về phía doanh nghiệp, việc chuyển đổi mang tính chiến lược sang các mô hình kinh doanh kỹ thuật số, sáng tạo và đột phá sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình ra quyết định M&A.

Trong điều kiện thị trường toàn cầu đòi hỏi tư duy tạo ra giá trị, các CEO có khả năng sẽ tập trung thoái vốn nhằm cân bằng danh mục đầu tư, đảm bảo tăng trưởng và sinh lời trong dài hạn.

ESG cũng sẽ ngày càng ảnh hưởng đến chiến lược M&A trong năm 2022 khi các nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí này để đánh giá rủi ro và xác định các cơ hội kiến tạo giá trị.

Với cam kết về giảm phát thải carbon của nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư tư nhân, theo dự đoán của PwC, nguồn vốn gia tăng sẽ được huy động đầu tư cho quá trình chuyển đổi sang những nguồn năng lượng xanh, tạo cơ hội cho hoạt động M&A sôi nổi

Triển vọng tích cực trong năm 2022 bất chấp những biến động.

Khi sự lạc quan về kinh tế vẫn ở mức cao, thị trường M&A toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng mạnh vào năm 2022.

Đại dịch đã gây ra nhiều gián đoạn đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời, dẫn đến nhiều rào cản về cơ cấu cũng như tài chính đối với các giao dịch trong năm 2022, bao gồm lãi suất cao, lạm phát tăng, thuế tăng và quy định ngày một thắt chặt hơn.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dường như không nản lòng trước biến động kinh tế vĩ mô, kết quả từ Khảo sát CEO toàn cầu thường niên lần thứ 25 của PwC cho thấy 77% các CEO kỳ vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ được cải thiện trong năm tới.

Hơn nữa, hơn 50% các CEO thể hiện sự lạc quan cao đối với tăng trưởng doanh thu trong doanh nghiệp của họ trong 12 tháng tới; đứng đầu là các CEO của các Quỹ đầu tư tư nhân (67%) và các công ty công nghệ (64%), vốn là hai lĩnh vực có khối lượng và giá trị giao dịch M&A cao nhất trong năm 2021.

Ông Ong Tiong Hooi, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, kiêm Lãnh đạo ESG Dịch vụ Tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam, chia sẻ: “Các giao dịch thương vụ toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng dự kiến sẽ tiếp tục nhộn nhịp vào năm 2022.

Các nhà giao dịch thương vụ nên đề phòng những yếu tố tiềm ẩn trong giao dịch như sự biến động của thị trường tài chính và nền kinh tế vĩ mô.

6 đến 12 tháng tới có thể là khoảng thời gian sôi động cho hoạt động giao dịch M&A tại Việt Nam nhờ vào các chính sách và quy định hỗ trợ của Chính phủ.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

B2B Content Marketing: Những mẹo đo lường tiếp thị nội dung B2B

Theo các nhà tiếp thị B2B, các công cụ phân tích, hệ thống CRM và giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing).

đo lường tiếp thị nội dung B2B
Cre: iStock

“Nếu tôi tạo ra nội dung B2B tuyệt vời nhưng không thể đo lường được thì liệu nó có tạo ra tác động không?” là câu hỏi mà các nhà tiếp thị thường xuyên hỏi. Tác động là gì? Tôi có nắm bắt được tất cả các tác động không? Làm cách nào để tối ưu hóa hiệu suất?

Đo lường tác động của tiếp thị nội dung cho phép các nhà tiếp thị B2B tối ưu hóa các chiến dịch để tương tác tốt hơn và phân bổ ROI hiệu quả hơn.

Nhưng các chiến lược, chiến thuật và xu hướng đằng sau việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung cho các nhà tiếp thị B2B là gì?

Để giúp trả lời những câu hỏi này về việc đo lường hiệu suất nội dung B2B, Ascend2 và KoMarketing Associates đã thực hiện Khảo sát đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 2 năm 2021. 193 chuyên gia tiếp thị B2B đã tham gia cuộc khảo sát.

Nghiên cứu xem xét những gì các nhà tiếp thị B2B đang làm để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung. Kết quả khảo sát có sẵn trong báo cáo nghiên cứu, Đo lường Hiệu suất Tiếp thị Nội dung: Quan điểm của Nhà tiếp thị B2B .

Dưới đây là những phát hiện chính từ nghiên cứu về việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung B2B.

1. Xác định ROI là thách thức hàng đầu đối với các nhà tiếp thị B2B khi đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Đo lường lợi tức đầu tư (ROI) của tiếp thị nội dung là rất quan trọng để tối ưu hóa chiến lược, nhưng gần một nửa (46%) các chuyên gia tiếp thị B2B coi việc xác định ROI là một thách thức hàng đầu khi đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

44% các nhà tiếp thị B2B cũng phải đối mặt với việc thiếu ngân sách và nguồn lực cần thiết để đo lường thành công chiến lược một cách hiệu quả.

Xác định ROI, thiếu ngân sách / nguồn lực và không đủ dữ liệu là 3 thách thức hàng đầu để đo lường hiệu quả tiếp thị nội dung.

Tại sao rất khó xác định ROI? Phép toán rất đơn giản: doanh thu tạo ra theo nội dung, chia cho chi phí (chi phí sản xuất + chi phí phân phối).

Nhưng đối với các nhà tiếp thị B2B, bạn tính toán doanh thu tạo ra như thế nào? Bạn có chỉ định số doanh thu cho mỗi khách hàng tiềm năng được tạo không?

Bạn có nhìn vào doanh thu bán hàng tổng thể không? Tiếp thị nội dung của bạn đã tác động đến doanh số bán hàng như thế nào? Làm thế nào để bạn đánh giá các hoạt động như nhấp chuột vào email, chia sẻ, xem trang, thời gian trung bình trên trang, v.v.?

Làm cách nào để bạn theo dõi các số liệu bạn cần và chuyển đổi chúng thành một số tiền có thể thực hiện thành một phép tính ROI?

Dưới đây là cách vượt qua thử thách xác định ROI:

  • Vạch ra chiến lược về những chỉ số bạn cần theo dõi
  • Tìm ra công nghệ bạn cần để theo dõi các chỉ số đó
  • Pul kéo dữ liệu lại thành một công cụ phân tích dễ sử dụng
  • Quyết định cách bạn sẽ chỉ định giá trị / doanh thu cho các chỉ số của mình
  • Theo dõi chi phí của bạn.

Bắt đầu đơn giản và xây dựng khi bạn học hỏi từ dữ liệu bạn thu thập.

2. 66% nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn khi đo lường hiệu suất của chiến lược tiếp thị nội dung.

Hai phần ba (66%) các nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn khi đo lường hiệu suất của chiến lược tiếp thị nội dung số với một phần ba (34%) cho rằng chiến lược này vừa phải hoặc cực kỳ dễ dàng.

57% mô tả khó khăn này là vừa phải, trong khi một phần tư khác (25%) trong số những người được khảo sát báo cáo rằng việc đánh giá hiệu quả của tiếp thị nội dung là vừa phải.

57% các nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn vừa phải trong việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Đừng từ bỏ nhu cầu của bạn để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung. Tiếp thị nội dung là một khoản đầu tư tác động đến chiến lược kinh doanh, quản lý thương hiệu, tương tác với khán giả và khả năng lãnh đạo tư tưởng của bạn.

Tất cả chúng ta đều có thể tìm thấy các trường hợp về cách tiếp thị nội dung đã tạo ra tác động đáng kể đến một giao dịch lớn, giảm chi phí bán hàng hoặc mở rộng ảnh hưởng thương hiệu của bạn.

Có thể khó, nhưng điều quan trọng là phải tìm ra những cách nhất quán để đo lường và thể hiện tác động đối với đội ngũ lãnh đạo của bạn.

2. 37% các nhà tiếp thị B2B đang sử dụng 3-5 công cụ để đo lường hiệu content marketing.

Tiếp thị nội dung thường liên quan đến việc sử dụng nhiều kênh trong một chiến lược tiếp thị tổng thể. Một phần năm (21%) các nhà tiếp thị B2B báo cáo sử dụng sáu công cụ trở lên để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

37% khác trong số những người được khảo sát nói rằng họ sử dụng từ ba đến năm công cụ và 29% đang đo lường hiệu suất bằng hai công cụ hoặc ít hơn.

Các nhà lãnh đạo tiếp thị cần nắm bắt công nghệ. Một hệ thống công nghệ mạnh mẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về đối tượng, khách hàng (cá nhân hoặc công ty) và tác động của các chiến dịch của bạn.

Công nghệ cũng cho phép bạn hiệu quả hơn, có tổ chức và nhanh nhẹn hơn khi bạn theo dõi hiệu suất và báo cáo hiệu suất cho nhóm.

4. Các công cụ phân tích, hệ thống CRM và các giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Các nhà tiếp thị B2B đang tìm những loại công cụ nào để có hiệu quả nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung? Hơn một nửa (53%) trong số những người được khảo sát đặt các công cụ phân tích ở đầu danh sách.

Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và công nghệ tự động hóa tiếp thị cũng rất quan trọng đối với thành công nói chung, theo tương ứng là 38% và 34% nhà tiếp thị B2B.

Theo các nhà tiếp thị B2B, các công cụ phân tích, hệ thống CRM và giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Tiếp thị nội dung dựa trên dữ liệu . Bắt đầu với một thiết lập chắc chắn về Google Analytics của bạn. Tập trung vào bốn lĩnh vực chính: lưu lượng truy cập, điều hướng, tìm kiếm không phải trả tiền và chuyển đổi.

5. Tỷ lệ chuyển đổi là số liệu đo lường tiếp thị nội dung quan trọng nhất, theo 50% B2B Marketer.

Khoảng một nửa số nhà tiếp thị B2B đồng ý rằng tỷ lệ chuyển đổi (50%) và lưu lượng truy cập trang web (46%) là một trong những số liệu quan trọng nhất cần xem xét khi đo lường hiệu suất tổng thể của chiến lược tiếp thị nội dung.

Mức độ tương tác trên các kênh truyền thông xã hội cũng được xếp hạng cao trong danh sách các thước đo quan trọng đối với 39% những người được khảo sát.

Theo các nhà tiếp thị B2B, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập trang web và mức độ tương tác trên mạng xã hội là 3 số liệu quan trọng hàng đầu.

Đừng đoán về hiệu suất của tiếp thị nội dung của bạn; thay vào đó, hãy xác định dữ liệu quan trọng nhất đối với thành công của bạn.

Theo dõi và phân tích hiệu suất để xác định xu hướng và điều chỉnh chiến lược của bạn dựa trên những phát hiện của bạn. Tối ưu hóa tiếp thị không bao giờ hoàn thành; nó là một quá trình liên tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Thành Đàm | MarketingTrips

Yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử Việt bứt phá năm 2022

Social commerce, sáng tạo nội dung, đa dạng phương thức thanh toán, cá nhân hóa… là những xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn sẽ lên ngôi trong năm 2022.

thương mại điện tử 2022
Cre: iStock

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á khi chỉ trong nửa đầu năm 2021, cả nước có đến 74% người dân sử dụng internet hàng ngày cùng hơn 8 triệu người dùng thương mại điện tử mới, theo dữ liệu Google.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả khi hoạt động mua sắm truyền thống đã trở lại trong thời bình thường mới, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục bứt phá với các xu hướng mới. Giới chuyên gia nhận định đây sẽ là những yếu tố trọng yếu góp phần định hình thị trường ngành này trong năm 2022.

Song song đó, theo báo cáo toàn cảnh thương mại điện tử và xu hướng thị trường với chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021:

Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19″ của Lazada Việt Nam, các ngành hàng bùng nổ doanh số nhờ sự chuyển dịch thói quen tiêu dùng trong năm qua cũng được dự đoán sẽ tiếp tục thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của các thương hiệu, nhà bán hàng.

Social commerce – tận dụng mạng xã hội thành kênh thương mại tiềm năng.

Một trong những xu hướng bùng nổ từ cuối 2021 đến đầu 2022 là hình thức kết hợp giữa thương mại điện tử với mạng xã hội.

Việc tận dụng các nền tảng lớn với lượng người dùng truy cập “khủng” mỗi ngày như Facebook, Instagram, Twitter, hay gần đây nhất là TikTok, giúp nhà bán hàng, thương hiệu tăng sự gắn kết với khách hàng.

Theo khảo sát của Remarkable Commerce, hơn 90% người dùng mạng xã hội truy cập các nền tảng yêu thích của họ bằng thiết bị di động. Trong đó có đến 54% sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm và mua sắm.

Thông qua các hoạt động bình luận, livestream, mua sắm đánh giá sản phẩm trực tiếp trên bài đăng mạng xã hội kèm hình ảnh trực quan sinh động, người dùng dễ dàng tìm được món hàng chất lượng ưng ý.

Ngược lại, phía nhà bán hàng và thương hiệu có cơ hội tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng tệp khách hàng, tăng độ phổ biến. Từ đó, các chương trình, chiến dịch ưu đãi cũng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, việc tận dụng tốt các công nghệ hiện đại và thu hút người dùng như hình ảnh 3D, video 360 độ, trí thông minh nhân tạo AI hay tính năng livestream trên mạng xã hội… có thể giúp nhà bán hàng và thương hiệu khiến giao diện mua sắm thân thiện, gần gũi hơn với người dùng.

“Sân chơi” của những nhà sáng tạo nội dung (content creator).

Theo một báo cáo của Nielsen, có đến 63% người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua sắm trực tuyến trong bình thường mới, ngay cả khi các hoạt động bán hàng truyền thống trở lại như cũ.

Nhiều người dùng cho biết họ duy trì thói quen mua hàng online vì ưu điểm tiện lợi, tiết kiệm thời gian, ưu đãi sâu và diễn ra dày đặc quanh năm.

Các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí – shoppertainment cũng ngày càng đa dạng, giúp người tiêu dùng có thể vừa mua sắm, vừa giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc ngay tại nhà.

Không chỉ các nhà bán hàng nhỏ lẻ, những thương hiệu lớn trong nước lẫn quốc tế cũng dần nắm bắt thị hiếu này. Trong đó, hoạt động livestream giới thiệu sản phẩm, chia sẻ trải nghiệm tiêu dùng trong năm qua đã giúp nhiều nhãn hàng đạt kỷ lục doanh số.

Chỉ riêng trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to” triển khai từ ngày 5-14/1/2022, Lazada ghi nhận số lượng người dùng sẵn sàng chi tiêu trên livestream tăng 2,5 lần. Số lượng đơn hàng bán ra trên kênh LazLive cũng tăng gấp 4 lần.

Lượt xem livestream tăng hơn gấp 4 lần cho thấy người dùng rất hào hứng với các nội dung giải trí trong Hội Xuân Online như Gala Tết, Lô Tô Sale, Chém Giá… Đồng thời, LazLive cũng ghi nhận doanh số bán ra tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Các số liệu trên phần nào cho thấy người tiêu dùng ngày càng tận hưởng các nội dung giải trí trên thương mại điện tử và các buổi phát sóng trực tiếp (livestream).

Chuỗi nội dung tự sáng tạo của livestreamer, nhà bán hàng và thương hiệu cũng trở thành trợ thủ đắc lực của kênh kinh doanh trên thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, ngoài các buổi livestream, người dùng có thể chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm qua các dạng bài đánh giá, video ngắn, “đập hộp” (unboxing), hướng dẫn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới trên trang cá nhân của mình… Điều này trở thành hình thức tiếp thị mới mẻ, không chỉ giúp thúc đẩy doanh số và kích cầu mua sắm, mà còn hỗ trợ người dùng đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn trong chi tiêu.

Cá nhân hóa để mang lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Trong các xu hướng thương mại điện tử dự đoán lên ngôi năm nay, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng được xem là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp ngành này lẫn nhà bán hàng, đối tác thương hiệu tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Báo cáo của Remarkable Commerce cho thấy có đến 80% người dùng ưu tiên mua sắm sản phẩm từ những thương hiệu, sàn thương mại điện tử có yếu tố cá nhân hóa và ưu đãi hấp dẫn. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng trên các nền tảng mua hàng trực tuyến ưu tiên cá nhân hóa trải nghiệm người dùng cũng tăng đến 20%.

Theo báo cáo toàn cảnh thương mại điện tử và xu hướng thị trường 2022 của Lazada Việt Nam, mục đích của việc cá nhân hóa chính là để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Với sự cho phép từ khách hàng, các thông tin liên quan đến trải nghiệm mua sắm đa kênh được tổng hợp và đóng vai trò nòng cốt, giúp nền tảng thương mại điện tử và các nhà bán hàng cải thiện hành trình mua sắm của người dùng.

Việc ứng dụng công nghệ AI cũng góp phần giúp hành trình này hoàn thiện hơn khi hỗ trợ thu thập và xử lý thông tin, cho ra những kết quả gần sát nhất với thói quen tiêu dùng và sở thích của mỗi người dùng.

Qua các kết quả thu thập được, nền tảng thương mại điện tử có thể thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó thiết kế những trải nghiệm riêng phù hợp nhu cầu, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công.

Ngoài ra, việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cũng giúp các sàn nắm bắt được thói quen chi tiêu.

Việc đa dạng hóa phương thức thanh toán bao gồm chi trả qua ví điện tử, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng hay bằng tiền mặt khi nhận hàng (Cash on Delivery – COD) cũng bắt nguồn từ các yếu tố cá nhân này, đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng.

Ngành hàng thiết bị điện tử, tiêu dùng nhanh lên ngôi.

Dịch bệnh không chỉ thay đổi thói quen tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến doanh số của các ngành hàng hiện hữu trên sàn thương mại điện tử.

Trong làn sóng Covid-19 thứ tư năm 2021, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ. Sự bùng nổ này không chỉ nằm ở lượng đơn hàng, doanh số bán ra mà còn thể hiện qua số nhà bán hàng mới lên sàn.

Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam đều cho thấy số lượng nhà bán hàng mới quý II/2021 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Con số này vẫn tăng hơn 1,5 lần trong quý III/2021 và duy trì tăng trưởng đến hết năm.

Nhiều thương hiệu thực phẩm, đồ uống, nhà hàng thuộc lĩnh vực F&B cũng hưởng ứng xu hướng chuyển đổi số, tham gia kinh doanh trên Lazada trong năm vừa qua.

Ngoài các đối tác quen thuộc như Nestlé, Vinamilk… những nhãn hàng mới như Star Kombucha cũng liên tục xô đổ kỷ lục doanh số, đơn hàng.

Xu hướng chuyển dịch kinh doanh trên thương mại điện tử đã dẫn đến mức tăng trưởng cao nhất về số lượng người bán của ngành hàng này năm qua.

Ngoài ra, các ngành hàng thời trang, nhà cửa & đời sống và điện tử… cũng cho thấy sức hút với lượng nhà bán hàng và doanh số ấn tượng.

Nổi bật trong số thương hiệu đạt doanh số “khủng” trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to” vừa qua trên Lazada có thương hiệu Cô Cự, do anh Lê Đức Duy sáng lập.

Anh Duy cho biết, trong chiến dịch Tết vừa qua, thương hiệu Cô Cự đã tham gia các chương trình “Deal đồng giá Lộc Phát 68k, đại phát 88k”, Freeship Max… với kết quả tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Nhờ đó, doanh số lẫn lượng đơn bán ra tăng gấp ba lần.

Mặt khác, gian hàng Inuka Store của anh Phạm Minh Hoàng cũng ghi nhận tăng gấp đôi doanh số trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to”. Anh cho biết tốc độ tăng trưởng gian hàng mỗi tháng ở mức 20-30%. Vào những đợt chiến dịch lớn, con số này có thể gấp 3-4 lần ngày thường.

Qua các số liệu ghi nhận bởi Lazada Việt Nam trong năm 2021, ngành thương mại điện tử 2022 hứa hẹn bùng nổ với loạt xu hướng mới.

Đại diện Lazada cho biết nền tảng sẽ tiếp tục hỗ trợ các thương hiệu và nhà bán hàng đối tác chinh phục những thách thức mới, đồng thời từng bước tối ưu trải nghiệm của người dùng thông qua các chiến dịch ưu đãi và lễ hội mua sắm.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyen | (Theo VnExpress)

TikTok đang ‘giành’ người dùng của Facebook

Nghiên cứu mới từ Q&Me thực hiện đầu năm 2022 với một nhóm người dùng từ 18 – 44 tuổi cho thấy, mạng xã hội ngày càng được nhiều người Việt sử dụng.

TikTok đang 'giành' người dùng của Facebook

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế Internet năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ dân số sử dụng mạng Internet ở mức cao.

Theo một con số thống kê, tỷ lệ người Việt sử dụng Internet chiếm tới hơn 70% dân số. Cũng theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Google, Temasek và Bain & Company công bố, từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, trong đó có hơn một nửa đến từ các khu vực không phải thành phố lớn với mức độ thâm nhập cao của các ứng dụng, mạng xã hội.

Nghiên cứu mới từ Q&Me thực hiện đầu năm 2022 với một nhóm người dùng từ 18 – 44 tuổi cho thấy, mạng xã hội ngày càng được nhiều người Việt sử dụng.

Theo đó, 84% người dùng cho biết dùng mạng xã hội để kết nối với bạn bè; 79% người sử dụng để giải trí; 72% người dùng đọc các tin tức mới.

Tỷ lệ người dùng mạng xã hội để mua sắm là 44% và 41% sử dụng cho mục đích học tập, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn.

Thời gian sử dụng mạng xã hội trải ra các giờ trong ngày, nhưng cao điểm nhất là thời gian từ 18h – 22 giờ hàng ngày.

Theo kết quả khảo sát đối với những người dùng trong độ tuổi từ 18 – 44 tuổi cho thấy, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất đang được sử dụng tại Việt Nam.

Theo đó, tỷ lệ người dùng đang sử dụng Facebook đạt 97%, trong đó 94% là người dùng hàng ngày, tăng 1% so với năm ngoái.

Sau Facebook, 86% người dùng sử dụng YouTube, trong đó 81% người dùng hàng ngày, tương đương so với năm ngoái. Ứng dụng này có mức độ phổ biến cao hơn trong giới trẻ.

Có 87% người sử dụng mạng xã hội dùng Zalo, với mức độ phổ biến cao hơn ở nữ và độ tuổi từ 26 – 44. Trong đó, tỷ lệ người dùng hàng ngày lên tới 88%, tăng 4% so với năm ngoái.

TikTok là ứng dụng có mức tăng trưởng tốt nhất khi tỷ lệ người dùng đang sử dụng tăng từ 49% lên 62%. Lượng người dùng ứng dụng này hàng ngày là 74%, tăng lên 8% so với trước đó.

Cùng với mức độ phổ biến, Facebook vẫn là mạng xã hội được yêu thích nhất nhưng tỷ lệ này đã sụt giảm đáng kể so với năm ngoái. Số liệu cho thấy, tỷ lệ yêu thích mạng xã hội này sụt giảm từ 56% xuống 46%.

Trong khi đó, mức độ yêu thích của TikTok tăng lên mạnh, từ 5% lên 14%, tương đương với mức độ phổ biến tăng lên thời gian qua. Người dùng TikTok tập trung cao ở độ tuổi từ 18 – dưới 30 tuổi.

Nền tảng mạng xã hội với định dạng video ngắn, nhiều bộ lọc hình ảnh, âm thanh độc đáo này ngày càng trở nên phổ biến với giới trẻ khi tạo được các “trend” (xu hướng).

Trước đó, hãng nghiên cứu thị trường này cũng đã công bố nghiên cứu cho thấy các ứng dụng được sử dụng trên điện thoại di động hàng ngày của người Việt tăng cao, trong đó có cả các mạng xã hội.

Theo đó, số lượng ứng dụng trên điện thoại năm 2021 tăng lên với con số 25,7 so với 22,1 ứng dụng của năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng nhiều ứng dụng cũng tập trung ở nhóm người dưới 26 tuổi.

Người dùng Việt dành 1/5 thời gian sử dụng mỗi ngày dành cho các ứng dụng mạng xã hội, xem video, tin nhắn/cuộc gọi trực tuyến. Thời gian sử dụng còn lại dành cho các ứng dụng chơi game, tìm kiếm hay mua sắm online.

Năm 2021 có nhiều ứng dụng di động hơn, tuy nhiên, các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Facebook, YouTube, Zalo, TikTok, Facebook Messenger, Shopee. Các ứng dụng này chiếm tới 60% thời gian sử dụng của người dùng điện thoại tại Việt Nam.

TikTok tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành ứng dụng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng ứng dụng này tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng ứng dụng này tăng lên gấp đôi, từ 4% lên 8% trong năm 2021. Zalo có mức tăng trưởng từ 7% lên 8%.

Ở chiều ngược lại, thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam giảm từ 25% (năm 2020) xuống còn 20% (năm 2021).

Trước đó, số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy các mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Theo thống kê, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu người dùng.

Nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đều tăng lên trong năm qua.

Những người sử dụng ứng dụng trên di động đã tăng lên tới 68% so với con số 61% của năm 2020, trong đó, Shopee và MoMo là các ứng dụng dẫn đầu của những xu hướng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Các thương hiệu xa xỉ dừng kinh doanh ở Nga

Tập đoàn LVMH cùng nhiều thương hiệu thời trang cao cấp khác tuyên bố sẽ đóng cửa hàng ở Nga sau lệnh trừng phạt của Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu.

Các thương hiệu xa xỉ dừng kinh doanh ở Nga

Reuters đưa tin nhiều thương hiệu cao cấp hàng đầu thế giới tạm thời đóng cửa và dừng kinh doanh tại Nga.

Hermès, Richemont là những công ty đầu tiên công bố động thái này. Theo sau đó, LVMH, Kering và Chanel cũng tuyên bố việc tạm ngừng kinh doanh.

Các thương hiệu phải đưa ra quyết định đóng cửa bởi Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đang áp dụng các lệnh trừng phạt sâu rộng với Nga sau khi lực lượng quân sự của nước này đưa quân vào Ukraine.

Trong một thông báo đăng trên LinkedIn, thương hiệu xa xỉ Pháp cho biết: “Trước những bất ổn ngày càng gia tăng, Chanel đã quyết định tạm dừng hoạt động kinh doanh tại Nga”.

Tập đoàn LVMH, sở hữu các thương hiệu như Dior, Givenchy, Kenzo… sẽ đóng cửa 124 cửa hàng ở Nga từ ngày 6/3. Công ty cho biết họ vẫn trả lương cho 3.500 nhân viên.

Công ty đa quốc gia Kering của Pháp, đang sở hữu những thương hiệu như Gucci, Saint Laurent, Bottega Veneta… có 2 cửa hàng và 180 nhân viên. Richemont tuyên bố đình chỉ các hoạt động thương mại ở Nga vào ngày 3/3.

Thời gian gần đây, nhóm người giàu của Nga đang quan tâm đến hàng xa xỉ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ doanh số bán hàng hiệu được tạo ra từ công dân Nga là nhỏ so với Trung Quốc và Mỹ.

Ngân hàng đầu tư Jefferies ước tính rằng số tiền người Nga bỏ ra cho hàng xa xỉ chiếm khoảng 9 tỷ USD doanh thu bán hàng năm. Con số này tương đương với 6% chi tiêu của Trung Quốc, 14% số tiền người Mỹ bỏ ra cho hàng hiệu.

Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ, Swatch Group, cho biết họ tiếp tục hoạt động tại Nga. Công ty đang tạm dừng xuất khẩu “vì tình hình chung khó khăn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Leader không bỏ lơ

Có lẽ cái thế học bị động từ thời ngồi trong trường lớp tại Việt Nam đã tạo ra những thế hệ bị động trong công việc.

Leader

Giao việc tới thì làm chứ không tự tư duy, suy nghĩ về việc cần làm gì để hoàn thành xuất sắc nhất trách nhiệm và vị trí công việc mà mình đang đảm nhiệm.

Việc thì loanh quanh giải quyết tới trách nhiệm trong khuôn khổ của mình thôi, đụng chạm tới người khác hay phòng ban khác là chuyện của họ không liên quan gì tới tôi. Lỡ họ không làm gì hay làm không đúng là lỗi của họ, cứ thế mà đổ.

Còn chuyện họ làm không xong, không đúng mà có ảnh hưởng gì đến sự thất bại trong công việc của tôi thì đương nhiên không phải lỗi của tôi, là lỗi của họ.

Tiếp nhận công việc bị động, giải quyết một cách bị động, hợp tác bị động, chỉ có đá banh và đổ thừa là cực kỳ chủ động.

Ủa, cuối cùng công việc, cuộc đời, sự nghiệp của bạn là ngồi đó bị động chờ cho tới khi may mắn vô tình trượt chân ngã vào nhà hay do bản thân tự chủ, tự dấn thân, tự hành động mà ra?

Thành công hay thất bại, phát triển hay dậm chân tại chỗ, làm tướng hay làm lính chỉ cách nhau có bấy nhiêu thôi. Kẻ bị động thì cả đời cứ loanh quanh ở đó chờ chờ, đá banh và đổ thừa. Còn người thành công họ không cho phép bất kỳ thứ gì cản đường họ tiến tới.

Họ đã tiếp nhận, đã nhúng tay vào, đã xem chuyện gì là chuyện mình cần làm rồi thì không đưa kiếm họ cũng chém, cũng phát quang đường tiến về phía trước, và không bao giờ cho phép bản thân dừng lại nửa chừng trong bất kỳ việc gì, dù nhỏ hay lớn, dù liên quan hay không liên quan tới người khác, dù có liên quan đến cả cấp trên.

Trong người họ sục sôi ý chí làm cho hoàn thành, hoàn thành tốt nhất, xuất sắc nhất, đóng góp giá trị hiệu quả nhất, thể hiện thương hiệu & uy tín cá nhân cao nhất, no matter what – bất kể ngoài kia thời thế ra sao. Leader không bỏ lơ.

Đã mang máu leader trong người, thì dù có đang làm lính họ cũng thể hiện tinh thần, tâm thế, bản lĩnh của một leader. Ngược lại, người có chức có quyền mà vận hành như con gà bị cột đằng chái bếp thì muôn đời cũng chỉ là cốt lính, kêu đâu đánh đó.

Trong cuộc đời đi làm thuê của mình, tôi sống và làm việc đã đời như thế, chưa một ngày khuất phục, chưa một lần chịu thua, chưa bao giờ bỏ lơ việc đã mang vào, và đặc biệt không bao giờ để cho bất kỳ ai khác, bất kỳ phòng ban nào khác, hay cả sếp của mình ngăn cản mình hoàn thành việc cần làm, nên làm, phải làm, vì nó tốt cho tổ chức, vì nó đóng góp tích cực cho sự phát triển của tổ chức, vì nó quan trọng đối với tương lai. Đương nhiên, muốn làm được như thế thì phải có khả năng và bản lĩnh.

Khả năng là thứ giúp mình có tầm nhìn, hiểu về hiện tại và tương lai, hoạch định được chiến lược, triển khai được kế hoạch, quản trị được chi tiết và đạt được kết quả.

Trong phim cuộc đời của bọ – A bug’s life có một câu rất hay – The first rule of management, everything is your fault – Nguyên tắc quản trị đầu tiên cần học, mọi thứ đều qui về lỗi của bạn.

Đã là người đứng mũi chịu sào, điều binh khiển tướng, chịu trách nhiệm một mặt trận, thì thua là tại mình thôi.

Không cần biết lý do thất bại là gì, tại ai do ai, vì nông nỗi thế nào. Tướng thua trận là tướng thua trận, không phân chia thua vì lý do gì và có cần được thông cảm hay không.

Ai chơi vậy rất hèn. Một là mình bước tới, nhận lãnh trách nhiệm, chiến đấu hết mình để cả đội chạm vào vinh quang. Hai là thua tơi tả, trách nhiệm tự nhận lãnh, không đổ thừa cho ai, nhất là nhân viên, đội ngũ của mình.

Anh là tướng. Anh không có khả năng chỉ huy thì anh thua chứ liên quan gì mấ đứa lính. Còn nếu anh đổ thừa lính, thì anh đang thông báo với thế giới rằng anh không biết xài người, thể hiện khả năng quản trị nhân sự kém. Vậy thôi! Cho nên, đánh thì đánh cho thắng. Thua thì lui về kiểm điểm lại bản thân.

Có chơi có chịu. Đừng hèn hạ đưa tay lên chỉ trỏ vào ai khác. Biết cách quản trị sự thua cuộc cũng là bản lĩnh. Thua để rồi học được bài học và chỉnh lại binh pháp, để lại ra trận và chiến thắng thì người đó có bản lĩnh, đáng được làm tướng, đáng được trân trọng.

Leader muốn chạm level này thì đương nhiên đụng chạm không ít, từ nhân sự, đồng nghiệp tới các kiểu sếp. Nhưng được cái họ không bao giờ sợ.

Không có khả năng mới sợ chứ người đã có khả năng thì cơ hội của họ đầy rẫy, chỗ này không dung họ thì họ tìm đất khác dụng binh. Tâm thế như vậy nên không bao giờ biết sợ.

Thứ họ sợ duy nhất là sợ mất uy tín, sợ làm hư thương hiệu cá nhân xuất sắc của chính mình. Do đó họ cực kỳ tận tâm, cực kỳ cam kết, và fearless – không hề biết sợ.

Cho nên, nói gì nói, leader thực thụ trước hết phải là người có khả năng giỏi nhờ biết không ngừng học hỏi và phát triển bản thân, sau đó là sở hữu tinh thần làm chủ và cam kết xuất sắc trong mọi tình huống.

Dù là sếp nhỏ hay sếp lớn, nếu đã có mộng làm lãnh đạo, nếu đã có ý định làm lãnh đạo thành công, thì tư duy leader không bỏ lơ là thứ đầu tiên bạn cần sở hữu. Khi đã biết điểm đến, mọi thứ còn lại chỉ là giải quyết vấn đề. Có gì đâu mà khó?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Blog Nguyễn Phi Vân)

Điều bí mật để các quảng cáo trên Facebook mang lại lợi nhuận

Nội dung này dành cho những ai đang gặp khó khăn trong việc tạo ra một quảng cáo trên Facebook để hướng tới các khách hàng tiềm năng và bán được hàng.

quảng cáo trên facebook mang lại lợi nhuận

Đây là những kinh nghiệm của nhà đồng sáng lập, CEO WebmetrixGroup – tổ chức đi đầu trong việc phân tích và hỗ trợ tiếp thị kỹ thuật số Imran Tariq.

Bạn có biết rằng cá vàng chỉ có thể tập trung chú ý trong vòng 9 giây? Với chúng ta, khoảng thời gian này thậm chí còn ngắn hơn, chúng ta chỉ có thể tập trung sự chú ý vào một điều gì đó trong tối đa 8 giây!

Vậy nên, khi đề cập đến việc tạo sự chú ý tới một khách hàng tiềm năng, bạn cần phải thật nhanh, hấp dẫn và tập trung vào vấn đề chính.

Và đó là khi Facebook Ads xuất hiện. Đây là kênh liên kết lý tưởng để các công ty nhanh chóng tạo được sức ảnh hưởng cho việc kinh doanh.

Để trở thành tác giả của tác phẩm bán chạy nhất Amazon với tên How To Turn Your Digital Footprint Into Leads, tôi đã làm việc với hàng trăm doanh nhân.

Điều bất ngờ nhất tôi nhận ra là tất cả họ đều gặp chung một vấn đề: sự thiếu nhất quán trong việc tập trung vào các khách hàng tiềm năng.

Và cho những ai đang gặp phải vấn đề tương tự, dưới đây là các bước để nhanh chóng khiến quảng cáo trên Facebook tạo lợi nhuận cho công ty của bạn:

Làm khảo sát.

Bạn cần phải tìm ra những điểm khó khăn, đau khổ của khách hàng tiềm năng. Họ cần gì? Điều họ muốn là gì? Rất nhiều doanh nhân chỉ giả định các khó khăn đó mà không thực sự khảo sát các dữ liệu thực tế để chứng minh cho các giả định đó.

Đừng làm vậy! Thay vào đó, bằng việc khảo sát các nhu cầu của khách hàng, cùng với việc tìm hiểu những nỗi sợ hãi và lo lắng của họ, bạn có thể hình dung gần đúng các phản hồi từ mỗi quảng cáo mà bạn chạy.

Để tìm được những điểm khó khăn, hãy xem các bài đánh giá của các đối thủ trên internet, hãy học tập điều hay từ các diễn đàn và dĩ nhiên, đơn giản nữa là hãy hỏi mọi người.

Đây là bước quan trọng nhất để bạn “vẽ” chân dung khách hàng.

Hãy sáng tạo.

Mọi người sẽ bỏ lỡ quảng cáo của bạn nếu nó nhàm chán. Nó cần phải nổi bật và khiến người dùng Facebook dừng lại và thực hiện các hành động tương ứng với quảng cáo.

Khi bắt đầu tạo một quảng cáo và khi chọn phong cách cho nó, tôi đã nhận ra rằng những bức ảnh riêng lẻ sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn là một loạt nhiều bức ảnh.

Tôi thích việc tô thêm chút màu sắc vào viền của chúng, như màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng, để tạo sự chú ý tới người dùng. Còn với các video quảng cáo, điều quan trọng là phải có hành động (vì chẳng ai thích một người nào đó chỉ nói chuyện trên màn hình của họ).

Hãy luôn nhớ rằng dù loại quảng cáo mà bạn đang tạo ra là gì, thì phong cách sáng tạo cần được đồng nhất – từ các bản sao để tiếp thị tới các thư quảng cáo từ website của bạn.

Tất cả là ở dòng tiêu đề.

Nên nhớ, bạn chỉ có ít hơn 3 giây để lôi kéo ai đó và khiến họ quyết định đọc phần còn lại của tờ quảng cáo. Để làm vậy, bạn cần một dòng tiêu đề mạnh mẽ.

Nó cần nhận diện được khách hàng lý tưởng và thể hiện được điều đau khổ lớn nhất của họ.

Hãy dùng luật phân cực để đẩy lùi những ai không nằm trong thị trường mục tiêu của bạn và tập trung vào việc lôi cuốn những ai sẽ cộng hưởng với thông điệp của bạn, muốn biết nhiều hơn về những điều mà bạn đang đưa ra.

Một trong những cách yêu thích của tôi để tạo một ấn tượng ở dòng tiêu đề là đặt một câu hỏi mà đa số khách hàng mục tiêu của bạn sẽ trả lời theo cùng một cách.

Thiết kế lôi cuốn.

Có rất nhiều cuốn sách hay về quảng cáo – như Hypnotic Writing, Tested Advertising Methods, Breakthrough Copywriting, nhưng cuốn mà tôi yêu thích nhất là PSO System, được viết bởi Gallant Dill.

Ông đã chia nhỏ một quảng cáo thành 3 điểm: đau khổ, giải pháp, và chào hàng. Và giúp người đọc hiểu được điều đau khổ của khách hàng là gì, lôi kéo họ với một giải pháp và đính kèm việc chào hàng.

Ngoài ra, điều quan trọng luôn phải nhớ là trong thời đại ngày nay, lưu lượng truy cập bằng điện thoại đã vượt lên và làm lu mờ lưu lượng truy cập bằng máy tính.

Vì vậy, bạn cần chú ý giữ cho quảng cáo của bạn nhỏ gọn (và hình ảnh cũng nên như vậy).

Để chắc rằng quảng cáo của bạn hiển thị tốt trên điện thoại giống như khi nó được hiển thị trên màn hình máy tính, hãy dùng các công cụ preview của Facebook.

Lời mời không thể cưỡng lại.

Như đã đề cập ở trên, quảng cáo của bạn cần có một sự chào hàng, điều mà các khách hàng đã bị lôi cuốn thì sẽ khó mà bỏ đi được. Dưới đây là một số ví dụ:

Đề nghị giảm giá

Đưa ra một khoản thưởng thêm hoặc một số tiền thưởng

Kết hợp các mặt hàng với nhau

Đảm bảo loại trừ rủi ro (ví dụ: đảm bảo hoàn tiền 100% )

Thêm cảm giác khẩn cấp

Luôn giữ tính đơn giản

Đừng dùng các từ ngữ khó hiểu, phức tạp hoặc các giải thích dài dòng. Những quảng cáo tốt nhất đều được viết cho một người học lớp 4 không cần nghĩ nhiều để đọc chúng.

Bằng các bước này, bạn có thể tạo một quảng cáo tuyệt vời để chuyển đổi, tạo lập các khách hàng tiềm năng và tạo doanh thu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nga chặn Facebook và Twitter

Nga chặn hoàn toàn quyền truy cập Facebook và một phần Twitter sau khi các nền tảng này hạn chế nội dung từ các kênh truyền thông nhà nước Nga.

Nga chặn Facebook và Twitter

Cơ quan quản lý truyền thông nhà nước Nga Roskomnadzor ngày 4/3 cho biết Facebook bị chặn vì “phân biệt đối xử” với các kênh truyền thông nhà nước.

Cụ thể, Roskomnadzor cáo buộc Facebook 26 lần hạn chế các kênh này kể từ tháng 10/2020, gồm đài Russia Today (RT), Sputnik và hãng thông tấn RIA Novosti gần đây.

Tuần trước, Nga cũng giới hạn hoạt động của Facebook vì cho rằng mạng xã hội này vi phạm “quyền và tự do của công dân Nga”.

Trong khi đó, theo Interfax của Nga, Twitter không thể truy cập tại nước này từ 4/3. Tuy nhiên, hãng thông tấn Tass ghi nhận mạng xã hội chỉ bị hạn chế một phần và vẫn hoạt động dù tốc độ chậm.

Nick Clegg, người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, cho biết công ty sẽ làm mọi cách để khôi phục dịch vụ tại Nga.

“Chẳng bao lâu nữa, hàng triệu người Nga sẽ thấy mình bị cắt đứt các nguồn thông tin đáng tin cậy, bị tước đi các kết nối hàng ngày với gia đình và bạn bè và im lặng không nói ra”, Clegg viết trên Twitter sáng nay.

Theo Statista, Facebook có 66 triệu người dùng ở Nga. Trung bình, mỗi người dùng châu Âu mang lại cho mạng xã hội này 19,68 USD năm ngoái.

Do đó, Forbes ước tính, công ty của Mark Zuckerberg có thể thiệt hại 3,6 triệu USD mỗi ngày, hay 1,3 tỷ USD trong năm, nếu không thể tiếp tục hoạt động tại Nga.

Big Tech dừng bán sản phẩm tại Nga.

Hôm 1/3, Apple thông báo: “Chúng tôi quyết định ngừng mọi hoạt động nhập sản phẩm vào các kênh bán hàng ở Nga. Apple Pay và các dịch vụ khác đã bị hạn chế. Ứng dụng RT News và Sputnik News không còn có sẵn để tải xuống từ App Store bên ngoài nước Nga”.

Đến 4/3, Microsoft cũng tuyên bố dừng bán sản phẩm và dịch vụ tại đây. Theo Chủ tịch Microsoft Brad Smith, hành động này nhằm tuân theo lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ.

Trước đó, hãng cũng gỡ các ứng dụng di động của RT khỏi Windows App Store và cấm quảng cáo đối với các kênh thuộc sở hữu nhà nước Nga.

Cùng ngày, Google cho biết đã đình chỉ tất cả các nền tảng quảng cáo, gồm loạt dịch vụ quảng cáo trên trang Google Search, Goole Image và YouTube tại nước này.

Đến 5/3, Samsung trở thành hãng công nghệ mới nhất ngừng bán sản phẩm tại Nga, trong đó có smartphone, chip xử lý và các thiết bị điện tử tiêu dùng.

“Do diễn biến địa chính trị hiện tại, các lô hàng tới Nga đã bị tạm dừng. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để xác định các bước tiếp theo”, đại diện Samsung cho biết.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Microsoft hoàn tất thương vụ mua lại Nuance

Sau khi giải quyết tất cả rào cản pháp lý cần thiết, Microsoft đã hoàn tất việc mua lại Nuance Communications với giá 20 tỉ USD.

Microsoft mua lại Nuance

Theo TechCrunch, thỏa thuận được công bố lần đầu tiên vào tháng 4.2021 đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của Microsoft vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Trong một tuyên bố qua video, CEO Satya Nadella của Microsoft cho biết, Nuance là công ty tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nói ông rất mong được thấy những gì hai công ty có thể kết hợp lại với nhau.

Ông nói: “Cùng nhau, chúng ta sẽ mở ra một tương lai của AI dựa trên kết quả, nơi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể dành nhiều thời gian hơn cho bệnh nhân và ít thời gian hơn cho việc lập hồ sơ.

Làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ giúp chuyển các quy trình công việc quan trọng của ngành công nghệ lên đám mây một cách an toàn, và chúng ta sẽ cùng nhau sử dụng sức mạnh của AI để giúp các tổ chức trong mọi ngành tạo ra trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa”.

Nội dung tuyên bố của ông Nadella ám chỉ mạnh mẽ rằng Microsoft dự định sử dụng công nghệ Nuance rộng rãi hơn so với trọng tâm ban đầu là chăm sóc sức khỏe.

Điều này đạt được bằng cách tận dụng nguồn lực khổng lồ của Microsoft để xây dựng các giải pháp hiện có và đưa chúng đến các ngành dọc khác như dịch vụ tài chính, bán lẻ và viễn thông.

Việc Microsoft được chấp thuận cho phép mua lại Nuance được xem là thành công lớn cho công ty trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn thuộc nhóm Big Tech đang bị các chính phủ xem xét chặt chẽ trong các thương vụ mua lại nhằm tránh tác động tiêu cực đến cạnh tranh.

Được biết, Microsoft phải được thông qua bởi Bộ Tư pháp Mỹ vào năm ngoái, sau đó đến lượt Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA).

Trong số này, CMA là cơ quan mới phê duyệt thỏa thuận trong tuần này sau khi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy sự kết hợp của hai công ty có tác động tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường chăm sóc sức khỏe.

Được biết, đây là thương vụ lớn thứ hai mà Microsoft đã hoàn tất dưới kỷ nguyên của Nadella, chỉ đứng sau thương vụ mua lại LinkedIn với giá 26 tỉ USD vào năm 2016.

Vào tháng 1.2022, công ty đã công bố kế hoạch mua lại Activision Blizzard với giá 69 tỉ USD, nhưng thỏa thuận này vẫn đang trong quá trình phê duyệt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Shopee rút lui khỏi Pháp sau vỏn vẹn 4 tháng

Sau 4 tháng hoạt động, sàn thương mại điện tử Shopee thông báo rời khỏi Pháp. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy những khó khăn Tập đoàn SEA phải đối mặt ở thị trường nước ngoài.

Trên website chính thức, Shopee thông báo sẽ đóng cửa tại Pháp vào ngày 6/3. Tuy nhiên, các đơn hàng của người dùng đã đặt trước đó vẫn sẽ được giải quyết và hoàn thành.

“Trong ngắn hạn, chúng tôi quyết định dừng cung cấp dịch vụ Shopee tại Pháp. Các thị trường khác không bị ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận cởi mở và có kỷ luật để khám phá thêm những thị trường mới”, Shopee cho biết.

Theo Straits Times, Pháp từng là một trong những thị trường mới tiềm năng đối với tập đoàn mẹ SEA có trụ sở ở Singapore, đặc biệt trong bối cảnh Shopee đang tích cực đẩy mạnh phát triển ra ngoài phạm vi Đông Nam Á. Nền tảng thương mại điện tử còn có mặt tại Tây Ban Nha và Ba Lan.

Sau khi rút khỏi quốc gia châu Âu, sàn thương mại điện tử này có thể chuyển trọng tâm sang các thị trường trọng điểm khác như Mỹ Latinh.

Trước đó SEA đối mặt với rắc rối lớn ở thị trường Ấn Độ. Sau khi chính quyền New Delhi đột ngột cấm tựa game di động nổi tiếng Free Fire, cổ phiếu SEA sụt giảm mạnh và giá trị vốn hóa nhanh chóng bay hơi hơn 16 tỷ USD.

Theo công cụ theo dõi App Annie, Free Fire là trò chơi di động có doanh thu cao nhất Ấn Độ vào quý III/2021. Một số nhà đầu tư lo ngại lệnh cấm chỉ là sự khởi đầu cho những rắc rối của SEA.

Theo Bloomberg, hàng loạt quỹ lớn như Franklin Dynatech Fund và Blackrock Capital Appreciation Fund bắt đầu cắt giảm lượng cổ phần nắm giữ tại SEA vào tháng 1.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Growth Hacking là gì? Case Study điển hình về Growth Hacking

Nếu bạn đang quan tâm đến việc tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp theo những cách khác biệt và chưa biết Growth Hacking là gì, hay các Case Study điển hình về Growth Hacking (Tăng trưởng đột phá), bài viết này từ MarketingTrips là dành cho bạn. Trong phạm vi bài viết này, MarketingTrips sẽ phân tích các khái niệm về thuật ngữ Growth Hacking (Tiếng Việt có nghĩa là “Tăng trưởng đột phá”), các chiến lược và ví dụ về Growth Hacking và hơn thế nữa.

growth hacking là gì
Growth Hacking là gì? Hiểu đầy đủ về thuật ngữ Growth Hacking (Hack tăng trưởng hoặc Tăng trưởng đột phá).

Digital Marketing là sự kết hợp giữa marketing truyền thống và yếu tố kỹ thuật số (Digital), khi một trong hai thành tố này thay đổi, người làm marketing nói chung lại có thêm những thuật ngữ mới, và điều này liên tục được diễn ra.

Được sinh ra trong bối cảnh các doanh nghiệp chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của tiếp thị kỹ thuật số cũng như các ứng dụng của yếu tố công nghệ vào hoạt động marketing, Growth Hacking là làn gió mới thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Vậy thực chất Growth Hacking là gì và nó nên được hiểu như thế nào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Growth Hacking là gì?
  • Growth Hacking và Growth Hacker.
  • Cách thức hoạt động của Growth Hacking là gì?
  • Lịch sử hình thành của Growth Hacking.
  • Những tư duy tăng trưởng cần có khi thực hiện chiến lược Growth Hacking là gì?
  • Những ví dụ điển hình về một số doanh nghiệp đã ứng dụng thành công chiến lược Growth Hacking.
  • Các bước cơ bản để triển khai một chiến lược Growth Hacking là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Growth Hacking là gì?

Growth Hacking trong tiếng Việt có nghĩa là Hack tăng trưởng hoặc Tăng trưởng Đột phá.

Mặc dù được hình thành từ những năm 2010, câu hỏi “Growth Hacking là gì” đến nay vẫn còn là một khái niệm chưa thưc sự rõ ràng và được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp.

Theo Wikipedia, Growth Hacking là một thuật ngữ sử dụng trong tiếp thị Internet (Digital Marketing) đề cập đến các chiến lược tập trung vào yếu tố tăng trưởng mà cụ thể tăng trưởng nhanh, tăng trưởng vượt bậc.

Các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu thường áp dụng chiến lược Growth Hacking với mục tiêu chung là thu hút càng nhiều người dùng càng tốt với một nguồn lực ngân sách hạn chế trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo khái niệm này, Growth Hacking đề cập đến 3 yếu tố chính là cách thức đạt được mục tiêu (phi truyền thống), nguồn lực đầu tư (ít sử dụng nguồn lực) và thời gian (chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn).

Một đội nhóm Growth Hacking tiêu chuẩn thường bao gồm các thành viên từ các bộ phận marketing, phát triển sản phẩm, kỹ sư (công nghệ và kỹ thuật) và quản lý sản phẩm, và mục tiêu chính của đội nhóm này là xây dựng và thu hút khách hàng.

Một trong những người được coi là “cha đẻ” của thuật ngữ Growth Hacking là Ông Sean Ellis, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của GrowthHackers, một nền tảng chuyên cung cấp những công cụ thử nghiệm ý tưởng và học hỏi.

Theo Sean Ellis, Growh Hacking là một khái niệm lớn bao trùm cho các chiến lược chỉ tập trung vào tăng trưởng. Nó thường được sử dụng cho các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu, những doanh nghiệp cần tăng trưởng mạnh trong thời gian ngắn với ngân sách nhỏ.

Mục tiêu chính yếu của các chiến lược Growh Hacking là thu hút được càng nhiều người dùng hoặc khách hàng nhất càng tốt với ít nguồn lực nhất.

Growth Hacking và Growth Hacker.

Cũng tương tự như những người làm Digital Marketing được gọi là Digital Marketer, những người chuyên phát triển và thực thi các chiến lược Growth Hacking được gọi là Growth Hacker.

Thuật ngữ Growth tức tăng trưởng thì khá dễ hiểu, vậy Hacker là gì?

Nếu như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Hacker là người hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính để làm thay đổi, chỉnh sửa nó với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau.

Hacker trong thuật ngữ Growth Hacking, tức trong lĩnh vực kinh doanh, được hiểu là người quan tâm đến mục tiêu đạt được hơn là những gì cần làm để đạt được mục tiêu. Họ không bị gò buộc theo một phương thức nào có sẵn, do vậy, hacker thường đưa ra nhiều cách thức rất sáng tạo để đạt được mục tiêu.

Thay vì mục tiêu của các Hacker trong lĩnh vực công nghệ là lợi dụng những lỗ hỏng bảo mật để xâm nhập (trái phép) vào một hệ thống mạng nào đó, mục tiêu của Growth Hacker chính là tăng trưởng số lượng người dùng cho một sản phẩm cụ thể.

Ở góc độ Marketing, khác với những gì mà các Marketer thường nghĩ đến, Growth Hacker là người dám vứt bỏ hết những khái niệm hay lý thuyết của tiếp thị truyền thống (traditional marketing) và thay thế nó bằng những cách thức khác có thể đo lường được, kiểm tra được và mở rộng được.

Trong khi những marketer truyền thống theo đuổi những khái niệm mơ hồ như thương hiệu và tâm trí khách hàng, những growth hacker không ngừng theo đuổi lượng người dùng và sự tăng trưởng, những người này có thể giúp các công ty khởi nghiệp đi từ “không thành có” (0-1) theo những cách nhanh và tiết kiệm nhất.

Cách thức hoạt động của Growth Hacking là gì?

Cách thức hoạt động của Growth Hacking là gì?
Cách thức hoạt động của Growth Hacking là gì?

Nếu như ở từng doanh nghiệp khác nhau, Growth Hacking được hiểu và ứng dụng theo những cách khác nhau, bản chất của cách tiếp cận chiến lược này là tập trung vào trả lời câu hỏi “Doanh nghiệp tăng trưởng khi nào” hay “Tại sao doanh nghiệp tăng trưởng” và từ đó tập trung tìm ra những cách thức để khiến các phương án đó trở thành hiện thực.

Đối với các công ty khởi nghiệp, khi phần lớn trong số họ đều có những hạn chế nhất định về nguồn lực, các Growth Hacker tiếp cận marketing với trọng tâm là sự đổi mới, khả năng mở rộng và kết nối người dùng.

Tuy nhiên, các hoạt động marketing trong Growth Hacking không tách rời các bộ phận như thiết kế sản phẩm và hiệu quả sản phẩm.

Trọng tâm của các hoạt động Growth Hacking là tiềm năng phát triển của sản phẩm bao gồm số người dùng quay lại, khả năng sinh lời, khả năng duy trì khách hàng và khả năng lan truyền của sản phẩm.

Lịch sử hình thành của Growth Hacking.

Thuật ngữ Growth Hakcking hay “Hacker tăng trưởng” được phát triển bởi Sean Ellis năm 2010, Ellis định nghĩa hacker tăng trưởng là “một người mà mục tiêu duy nhất là tăng trưởng. Tất cả mọi thứ họ làm được xem xét kỹ lưỡng bởi tác động tiềm năng của nó đối với khả năng tăng trưởng.

Sau Sean Ellis, Andrew Chen đã giới thiệu thuật ngữ này rộng rãi hơn trong một bài đăng trên blog: “Hacker tăng trưởng là Giám đốc Marketing mới” và lấy trường hợp của Airbnb kết hợp với Craigslist làm ví dụ điển hình.

Andrew Chen cho rằng các hacker tăng trưởng “là sự kết hợp giữa các marketer và lập trình viên, một người nhìn vào nhiệm vụ marketing truyền thống ‘Làm sao thu hút được khách hàng?’ và trả lời bằng cách thực hiện hàng loạt hoạt động như A/B testing, phân tích landing page, các yếu tố giúp lan truyền nội dung, khả năng gửi email và Open Graph.

Năm 2012, Aaron Ginn định nghĩa một hacker tăng trưởng trên TechCrunch là ” một tư duy về dữ liệu, tính sáng tạo và sự tò mò”.

Trong cuốn sách “Hack tăng trưởng”, Chad Ridderen và Raymond Fong định nghĩa một Hacker tăng trưởng là “một nhà tiếp thị sáng tạo và tháo vát, tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng cao”.

Năm 2015, Sean Ellis và Everette Taylor đã lập ra GrowthHackers – cộng đồng trang web lớn nhất dành riêng cho hack tăng trưởng và hiện đang tổ chức Hội nghị GrowthHacker hàng năm.

Những tư duy tăng trưởng cần có khi thực hiện chiến lược Growth Hacking là gì?

Những tư duy tăng trưởng cần có khi thực hiện chiến lược Growth Hacking là gì?
Những tư duy tăng trưởng cần có khi thực hiện chiến lược Growth Hacking là gì?

Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng đã trở thành một trong những từ rất thông dụng với nhiều người ngày nay và là điều kiện cần để thực hiện các chiến lược Growth Hacking.

Tuy nhiên, trong khi nhiều người vẫn thảo luận về khái niệm này, chỉ một số ít có thể hiểu được thực chất Growth Mindset là gì.

Bạn có thể xem chi tiết nội dung Growth Mindset là gì tại đây: Growth Mindset là gì?

Những ví dụ điển hình về một số doanh nghiệp đã ứng dụng thành công chiến lược Growth Hacking.

HubSpot.

Những người sáng lập Hubspot đã tập trung vào việc xây dựng nội dung và các công cụ có thể tạo ra các khách hàng tiềm năng dẫn đến bán hàng.

Để đạt được mục tiêu này, họ đã đầu tư rất nhiều vào các bài đăng trên blog, sách điện tử và các công cụ giáo dục khác dành cho các marketer.

Họ cũng đã tung ra các công cụ chấm điểm trên trang web và mạng xã hội, đồng thời đầu tư vào các hội thảo trên web (webinars) và hoạt động giảng dạy.

HubSpot có doanh thu 883 triệu USD vào năm 2020 sau khi bắt đầu chỉ với ba nhân viên vào năm 2006.

Bài học rút ra: Giáo dục, gắn kết và trở nên hữu ích.

Slack.

Ứng dụng nhắn tin nhóm Slack đã tăng từ 15.000 người dùng lên hơn 12 triệu vào năm 2020.

Để có được kết quả đó, họ đã sử dụng linh hoạt nhiều chiến lược khác nhau. Họ tự định nghĩa mình là một công cụ thực sự cần thiết, họ thuyết phục các văn phòng rằng họ không thể sống thiếu nó và họ chỉ tập trung cung cấp chính xác những gì cần thiết.

Một cách tiếp cận khác của ứng dụng này là không tính phí. Sau khi sử dụng miễn phí và thấy được các công dụng và tính năng của nền tảng này, hơn 30% số người dùng đã chuyển sang sử dụng các phiên bản có trả phí.

Mô hình kinh doanh này có tên là freemium và cũng đã được sử dụng bởi Spotify, LinkedIn và GitHub.

Bài học rút ra: Cho đi luôn là chiến lược thông minh (ít nhất là ở giai đoạn đầu).

Tinder.

Tinder là một ứng dụng khác đã sử dụng Growth Hacking để tăng trưởng một cách nhanh chóng về lượng người dùng.

Với hơn 66 triệu người dùng với 30 ngôn ngữ khác nhau và 5.9 triệu người dùng có trả phí, Tinder là một trong những ứng dụng hẹn hò lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Khác với những gì mà các nền tảng khác vẫn làm tức là tìm đủ mọi cách để thu hút phụ nữ tham gia, những người sáng lập Tinder đã tìm đến các ‘nhà nữ sinh’ và khuyến khích phụ nữ tham gia bằng cách cung cấp cho họ những món quà tặng hữu ích.

Không chỉ các công ty khởi nghiệp ở các giai đoạn đầu, các công ty và tập đoàn lớn như Twitter, Facebook, Dropbox, Pinterest, YouTube, Groupon, Udemy, Instagram và Google đều đã và đang các kỹ thuật growth hacking để xây dựng thương hiệu và tăng lợi nhuận.

Các bước cơ bản để triển khai một chiến lược Growth Hacking là gì?

Growth Mindset và Fixed Mindset
Các bước cơ bản để triển khai một chiến lược Growth Hacking là gì?

Bất kể ngành nghề kinh doanh của bạn là gì hoặc các kênh bán hàng của bạn là gì, bạn có thể triển khai chiến lược Growth Hacking theo những bước dưới đây.

1. Tập trung vào việc xây dựng sản phẩm.

Một trong những chiến thuật chính của chiến lược Growth Hacking là xây dựng sản phẩm cho một nhóm khách hàng đã có sẵn.

Hãy xem xét đến câu chuyện của Instagram. Khởi đầu là một ứng dụng dùng để check-in trên mạng xã hội có tên là Burbn. Trong khi người dùng chưa được sử dụng các tính năng này, những người sáng lập đã tập trung vào việc phân tích ứng dụng để xem ứng dụng của họ đang được sử dụng (bởi người dùng) như thế nào.

Sự thật là, thay vì coi đó là một ứng dụng dùng để check-in, mọi người yêu thích và xem nó như là một công cụ chia sẻ ảnh. Sau khi cập nhật lại các tính năng của sản phẩm và đổi tên thành Instagram, công ty này đã bán lại nó với giá 1 tỷ USD cho Facebook vào năm 2012.

Tập trung vào những gì khách hàng nhìn nhận và mong muốn là chiến lược xây dựng sản phẩm thành công của Instagram.

2. Đảm bảo bạn có thể mở rộng quy mô.

Sau khi sản phẩm của bạn đã có thể thoả mãn được nhu cầu của người dùng, bạn cần tự đặt ra câu hỏi liệu bạn có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình lên không?

Giả sử rằng công suất của bạn đang là phục vụ 50 khách hàng mỗi ngày, điều gì sẽ xảy ra nếu con số đó tăng lên 100 hoặc nhiều hơn. Bạn có thể thực sự đáp ứng được mức tăng trưởng đó không?

Nếu bạn muốn áp dụng chiến lược Growth Hacking, hãy đảm bảo rằng bạn có cơ sở hạ tầng hay nền tảng đủ tốt để đáp ứng được các kết quả đó.

3. Thiết lập mục tiêu cho chiến lược Growth Hacking.

Như đã phân tích ở trên, các mục tiêu của một Growth Hacker cần phải đo lường được và được xác định trong những khoảng thời gian rõ ràng.

4. Thử nghiệm, thử nghiệm và thử nghiệm.

Cũng như bất cứ chiến thuật digital marketing nào, Growth Hacking cần nhiều các thử nghiệm và được diễn ra một cách liên tục.

Trong khi sáng tạo và khác biệt là những ưu tiên hàng đầu, bạn sẽ không thể biết liệu chúng có thực sự thành công hay không nếu không thử nghiệm và đo lường chúng qua các chiến dịch cụ thể.

5. Phân tích và tối ưu hóa.

Bước cuối cùng trong quá trình xây dựng một chiến lược Growth Hacking là chú ý đến các chỉ số của bạn, như cách Instagram đã từng phát hiện ra, người dùng của bạn sẽ cho bạn biết những gì bạn cần làm với sản phẩm của mình.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về Growth Hacking. Bằng cách hiểu đầy đủ và toàn diện về khái niệm Growth Hacking hay Growh Hacking là gì, bạn có thể có nhiều cách hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng tự nhiên và bền vững của doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Meta nhọc nhằn với Metaverse

Meta thừa nhận tham vọng vũ trụ ảo Metaverse của công ty chưa thể thành hiện thực trong tương lai gần do tốc độ mạng chưa đảm bảo.

Mark Zuckerberg công bố nhiều slogan mới cho Facebook

“Nếu nhìn vào sự đổi mới ở mảng viễn thông so với các lĩnh vực khác, thật khó để có thể tiến nhanh”, Dan Rabinovitsj, Phó chủ tịch phụ trách kết nối tại Meta, phát biểu tại MWC 2022 hôm 2/3. “Một trong những điều chúng tôi đã cố gắng thay đổi là quỹ đạo của sự đổi mới”.

Theo Rabinovitsj, những thay đổi của Meta đang chỉ dừng lại ở việc tối ưu hóa kết nối dựa trên tốc độ Internet hiện có. Đồng thời, hãng cũng phối hợp với một số đối tác di động, nhưng kết quả chưa rõ ràng.

Rabinovitsj đánh giá metaverse thực sự chưa tồn tại, các dự án ban đầu chưa thể cung cấp trải nghiệm liền mạch. Ngay cả kính VR – thiết bị được ca ngợi là cánh cổng dẫn đến trải nghiệm metaverse – cũng bị giới hạn. Những người đã sử dụng kính đều có chung nhận xét rằng họ cần độ trễ thấp và tốc độ tải dữ liệu nhanh hơn nữa.

Cuối tháng trước, CEO Meta Mark Zuckerberg cũng đánh giá tốc độ mạng là yếu tố cần thiết cho metavesre. “Việc tạo ra cảm giác hiện diện thực sự trong thế giới ảo bằng kính thông minh cần đòi hỏi những tiến bộ lớn trong công nghệ kết nối”, ông nhận định.

Theo người đứng đầu Meta, tăng tốc kết nối Internet cần được quan tâm “nhiều hơn bất kỳ thay đổi nào trước đây”. Ông nhấn mạnh, chỉ khi tốc độ Internet được nâng lên cấp độ mới, metaverse mới bắt đầu mang lại trải nghiệm như ý muốn.

Trong khi đó, Marc Allera, người đứng đầu bộ phận tiêu dùng của nhà mạng BT (Anh), cho rằng ngành viễn thông đang chi hàng tỷ USD cho công nghệ kết nối mới. Tuy nhiên, ông lưu ý những thứ như metaverse sẽ gây ra sự quá tải cho các hệ thống mạng hiện tại.

Theo David Christopher, Phó chủ tịch nhà mạng AT&T, 5G đang được triển khai nhanh hơn 4G với độ trễ thấp, tốc độ ổn định và độ truyền tải dữ liệu cao.

“Tốc độ mạng sẽ ngày càng được cải thiện để hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề, bao gồm cả trải nghiệm nhập vai trong thế giới ảo và các hình thức tương tự”, Christopher nói với CNBC. “Việc metaverse phát triển sẽ phụ thuộc vào sự đổi mới và khả năng tương tác trên nhiều lĩnh vực, với 5G là yếu tố thiết yếu”.

Theo Fiercewireless, mạng 5G và sau này là 6G sẽ giúp người dùng trải nghiệm nội dung ảo trực tuyến liền mạch.

Trong tương lai, metaverse có thể bao gồm trải nghiệm nhập vai thông qua hình ảnh ba chiều, phục vụ cho không chỉ giải trí mà còn các hoạt động khác như mua sắm trực tuyến, nơi người khách hàng cảm thấy như đang thực sự ở trong một cửa hàng. Dù vậy, mục tiêu này có thể phải một thập kỷ nữa mới đạt được.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo VnExpress

LinkedIn ra mắt ‘Recharge Your Marketing’ nhằm hỗ trợ Marketer trong 2022

‘Recharge Your Marketing 2022’ bao gồm các cuộc phỏng vấn với chuyên gia, những mẹo tương tác dựa trên các thông tin chi tiết trên nền tảng, các công cụ hữu ích và hơn thế nữa.

LinkedIn ra mắt 'Recharge Your Marketing

Trải qua một năm với vô vàn khó khăn và ảnh hưởng từ đại dịch, khi những người làm marketing đang tìm kiếm những cách thức mới để nhanh chóng phục hồi, LinkedIn vừa xuất bản một tạp chí kỹ thuật mới với mục tiêu cung cấp một loạt các thông tin chi tiết và xu hướng chính giúp Marketer xây dựng và cải thiện chiến lược tiếp cận của họ.

‘Recharge Your Marketing 2022’ bao gồm các cuộc phỏng vấn với chuyên gia, những mẹo tương tác dựa trên các thông tin chi tiết trên nền tảng, các công cụ hữu ích và hơn thế nữa.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Với những gì đã trải qua, hẳn là bạn và đội nhóm của bạn đã có thể nhận thấy rằng vai trò và sứ mệnh của mình đã thay đổi.

Hiệu suất và sự nhanh nhạy vẫn là những yếu tố quan trọng, nhưng mục đích của doanh nghiệp hay cách thương hiệu cần kết nối với thế giới hậu đại dịch cũng quan trọng không kém. Đã đến lúc bạn cần đảm bảo rằng bạn đang chuẩn bị đủ cho những gì sắp tới.”

Ngoài những nội dung nói trên, nghiên cứu của LinkedIn cũng tập trung vào các thương hiệu B2B trong năm 2022, những dự báo về tương lai của các nhà lãnh đạo marketing trong lĩnh vực B2B.

Bạn có thể tải xuống tạp chí ‘Recharge Your Marketing 2022’ của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok bị hàng loạt bang của Mỹ điều tra

Tổng chưởng lý nhiều bang ở Mỹ công bố cuộc điều tra nhằm vào TikTok, liên quan đến tác động của mạng chuyên về video ngắn này tới trẻ em.

TikTok bị Mỹ điều tra
Ảnh: NYPost

Những bang tham gia gồm California, Florida, Kentucky, Massachusetts, New Jersey, Nebraska, Tennessee và Vermont.

Cuộc điều tra nhắm đến các kỹ thuật tương tác với người dùng của TikTok và những rủi ro nền tảng này có thể gây ra đối với sức khỏe tâm thần của giới trẻ.

Tổng chưởng lý Vermont TJ Donovan nhấn mạnh cuộc điều tra nhằm bảo vệ trẻ em. “Như nhiều bậc cha mẹ và người yêu trẻ, tôi lo ngại về tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ em và vị thành niên”, Donovan nói. “Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ thanh thiếu niên Vermont khỏi các tác hại trực tuyến”.

“Khi trẻ em và thanh thiếu niên đã phải vật lộn với các vấn đề về lo lắng, áp lực xã hội và trầm cảm, chúng ta không thể cho phép mạng xã hội làm tổn hại thêm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng”, Tổng chưởng lý Massachusetts Maura Healey, nói.

Một mối lo ngại trên TikTok được nhắc đến là “cách thức lan truyền liều lĩnh” và các bang tham gia muốn xem xét những gì TikTok thu thập về trẻ em, cũng như họ đã làm gì để giữ chân chúng trực tuyến.

Đại diện TikTok khẳng định luôn giới hạn tính năng theo độ tuổi trên nền tảng của mình, cung cấp các công cụ và tài nguyên để phụ huynh quản lý con mình. Các chính sách của nền tảng cũng lưu tâm đến sức khỏe của người trẻ tuổi.

Đầu tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng kêu gọi các nền tảng công nghệ cần có trách nhiệm hơn và tránh coi trẻ em là mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.

Tháng 11/2021, các nền tảng của Meta là Facebook và Instagram cũng bị điều tra với lý do tương tự. Trước đó, vào tháng 5/2020, 44 Tổng chưởng lý cũng yêu cầu Meta dừng kế hoạch tạo phiên bản Instagram cho người dưới 13 tuổi vì lo ngại các tác động tiêu cực.

Bảo Lâm (theo CNBC)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo VnExpress

[Báo cáo] Thông tin chi tiết về hoạt động Marketing Game năm 2022

Được cung cấp bởi Facebook Gaming, báo cáo chỉ ra những bước phát triển trong hệ sinh thái quảng cáo game ngày càng phức tạp, cũng như cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn cách thực hiện cho những tháng sắp tới.

Thông tin chi tiết về hoạt động Marketing Game năm 2022

Giới thiệu nhanh về báo cáo.

Chào mừng bạn đến với báo cáo thường niên Thông tin chi tiết về hoạt động marketing game năm thứ 3 của Facebook Gaming.

Do năm nay chúng ta hướng đến một mô hình marketing game mới, nên chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết, cũng như nêu những điều nhà tiếp thị game cần đáp ứng và các yếu tố chúng tôi kỳ vọng ở người tiên phong trong năm 2022.

Chúng tôi muốn phân tích để nhà tiếp thị game đúc rút được cách thức kinh doanh phù hợp với hệ sinh thái game đã thay đổi đáng kể. Với mục đích này, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu mới để không chỉ nắm được sự thay đổi của người chơi trên toàn cầu so với năm 2020, mà còn hiểu rõ họ hơn nữa – từ sự kỳ vọng của họ ở các công ty game cho đến điều họ đánh giá cao trong trải nghiệm chơi game.

Chúng ta sẽ tìm hiểu xem đối tượng chơi game trên toàn cầu đã trở nên đa dạng đến mức nào, cũng như thảo luận về tầm quan trọng của sự phản ánh chân thực, sự hòa nhập trong kỷ nguyên coi trọng tính đa dạng của game và việc giả định không còn mang lại giá trị thực tế. Thu hút được hàng tỷ người chơi, xem và phát trực tiếp, ngành game đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm chuyển mình: các hạn chế mà chiến dịch Phản hồi trực tiếp (DR) phải đối mặt đang tác động đến các phương thức marketing chung và đòi hỏi phải có sự thay đổi.

Do đó, ở phần sau của báo cáo này, chúng tôi sẽ giả thiết cách doanh nghiệp game có thể điều chỉnh cơ cấu tổ chức để thành công trong bối cảnh dữ liệu bên thứ ba trở nên hạn chế hơn, đồng thời mối quan hệ kết nối có ý nghĩa với người chơi sẽ là yếu tố mang lại thành công.

Ông Tim Lion, Trưởng bộ phận Marketing Game ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Meta cho biết:

“Báo cáo Thông tin chi tiết về hoạt động marketing game năm 2022 của chúng tôi sẽ đề cập đến nhiều chủ đề hơn những năm trước.

Thông qua báo cáo này, chúng tôi muốn nhấn mạnh những bước phát triển trong hệ sinh thái quảng cáo game ngày càng phức tạp, cũng như cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn cách thực hiện cho những tháng sắp tới.”

Kết luận của báo cáo.

Chơi game tiếp tục là một trong những hình thức tiêu thụ nội dung nghe nhìn phổ biến nhất và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Tuy nhiên, vào năm 2022, ngành game cần phải thay đổi một điểm quan trọng. Người chơi trở nên đa dạng và phức tạp hơn, ngày càng kỳ vọng nhiều về quyền riêng tư và sự phản ánh.

Điều đó cho thấy đã đến lúc nhà quảng cáo phải thích ứng với mô hình marketing game mới. Những nhà quảng cáo sẵn sàng và có thể xây dựng mối quan hệ với người chơi, tạo ra trải nghiệm chân thực bên trong và bên ngoài game, cũng như triển khai phương thức marketing dựa trên thông tin chi tiết về đối tượng sẽ đạt được thành công.

2022 sẽ là một năm dịch chuyển mạnh mẽ và Facebook Gaming cam kết luôn hỗ trợ các đối tác trong suốt hành trình của họ để đạt được thành công ở hiện tại, cũng như chuẩn bị cho tương lai.

Chúng tôi mang sứ mệnh kết nối các cộng đồng chơi game trên thế giới với nhau và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển cũng như kiếm tiền từ game của họ ở hiện tại và trong những năm sắp tới.

Bạn có thể tải báo cáo đầy đủ tại: Facebook Gaming Insight 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Học miễn phí SEO căn bản từ LinkedIn

LinkedIn vừa cung cấp khoá học miễn phí SEO Foundations căn bản cho những người làm Digital Marketing.

Học miễn phí SEO căn bản từ LinkedIn

Nhằm mục tiêu giúp cho những người làm tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) hiểu thêm về cách tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), khoá học SEO Foundations cung cấp những kiến thức căn bản nhất từ khái niệm tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, phân tích từ khoá, đo lường hiệu suất đến cách kết hợp SEO vào thương mại điện tử.

Khoá học được chia làm 8 phần bao gồm:

  • Phần 1: Tổng quan về SEO.
  • Phần 2: Thấu hiểu về từ khoá – nền tảng căn bản của SEO.
  • Phần 3: Tối ưu hoá nội dung cho công cụ tìm kiếm.
  • Phần 4: Tối ưu hoá nội dung bằng các kỹ thuật nâng cao.
  • Phần 5: Lập kế hoạch Content dài hạn.
  • Phần 6: Chiến lược xây dựng backlinks.
  • Phần 7: Đo lường mức độ hiệu quả của SEO.
  • Phần 8: Thấu hiểu SEO và thương mại điện tử.
  • Làm bài kiểm tra: Test

Bạn có thể tham gia khoá học miễn phí ngay tại: SEO Foundations

Xem thêm:

Hàn Quốc đầu tư ‘khủng’ vào Metaverse

Bộ Khoa học Công nghệ thông tin và Kế hoạch Tương lai Hàn Quốc cam kết sẽ chi ít nhất 223,7 tỉ Won (186,7 triệu USD) vào hệ sinh thái Metaverse quốc gia.

Hàn Quốc đầu tư vào Metaverse

Nhờ đó, người sáng tạo nội dung sẽ được hỗ trợ trên nhiều phương diện để thu hút tài năng, có khả năng giúp xây dựng nền tảng metaverse vững mạnh.

Bộ Khoa học Công nghệ thông tin và Kế hoạch Tương lai Hàn Quốc (Bộ KH, CNTT & KHTL) cho biết sẽ tổ chức các hoạt động sáng tạo hướng tới cộng đồng, bao gồm một cuộc thi dành cho các nhà phát triển metaverse và một cuộc thi hackathon.

Giám đốc điều hành của Hashed, nhóm các chuyên gia và nhà xây dựng blockchain có trụ sở tại Seoul (Hàn Quốc) và Thung lũng Silicon (Mỹ), ông Simon Kim đã chỉ ra rằng nền tảng metaverse mới đặc biệt tập trung vào việc thúc đẩy mở rộng thương mại bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính cho những người tham gia.

Trao đổi với Cointelegraph hôm 28.2, ông Kim cho rằng không có vấn đề gì trong quá trình cấp vốn đối với chính phủ vì “khu vực tư nhân cũng đang tích cực đầu tư vào thị trường metaverse”. Tuy nhiên vẫn còn đó những rào cản về quy định, pháp lý mà chính phủ Hàn Quốc cần xem xét thêm.

“Quy định là vấn đề mà chính phủ nên quan tâm hơn. Ở Hàn Quốc, việc xuất bản các trò chơi NFT bị cấm và việc phát hành token cũng bị cấm”, ông Simon Kim bày tỏ về những hạn chế trong quy định của Hàn Quốc.

Park Yungyu, người đứng đầu bộ phận truyền thông và chính sách của Bộ KH, CNTT & KHTL Hàn Quốc, cho biết sáng kiến ​​xây dựng nền tảng metaverse này là một phần của “Thỏa thuận mới kỹ thuật số” ở Hàn Quốc.

Theo ông Park, Thỏa thuận mới kỹ thuật số là một tập hợp các chính sách được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. “Điều quan trọng là phải tạo ra một hệ sinh thái metaverse đẳng cấp thế giới như là điểm khởi đầu để thúc đẩy mạnh mẽ một ngành công nghiệp siêu kết nối mới”, ông Park nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ KH, CNTT & KHTL Hàn Quốc cũng kỳ vọng metaverse của họ sẽ có phạm vi toàn cầu có khả năng tiếp cận liền mạch với các công ty Hàn Quốc theo thời gian.

Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc còn có kế hoạch cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp qua hình thức hỗ trợ tài chính và phát triển công nghệ.

Trong bối cảnh vũ trụ số bùng nổ, Hàn Quốc mạnh dạn tiên phong với kế hoạch đô thị thông minh Metaverse Seoul – phiên bản metaverse của thủ đô Seoul.

Theo kế hoạch Metaverse Seoul, chính quyền Seoul sẽ mở cửa “Trung tâm Metaverse 120” (tên dự kiến) – một trung tâm hành chính công ảo – trong năm 2023.

Ở đây, các viên chức công vụ trong môi trường metaverse sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn và giải quyết các vấn đề dân sự – những điều mà từ trước đến giờ vẫn phải đến trực tiếp tại Tòa thị chính thành phố.

Không những vậy, một số không gian ảo metaverse còn phục vụ các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ tài chính (fintech)… và lĩnh vực văn hóa, du lịch với các lễ hội “ảo” cũng sẽ được hình thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Các thuật toán xếp hạng nội dung mới của Instagram năm 2022

Để có thể giúp người làm marketing hiểu rõ hơn về cách các thuật toán xếp hạng nội dung của mình hoạt động, Instagram vừa cập nhật các nội dung mới nhất trong 2022.

thuật toán instagram 2022
Các thuật toán xếp hạng nội dung mới của Instagram năm 2022

Từ thời điểm tháng 6 năm 2021, Instagram đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về cách các thuật toán hoạt động trên nền tảng và giờ đây với những cập nhật mới trong 2022, Instagram chia sẻ những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc xếp hạng nội dung trên Bảng tin, Câu chuyện và cả trên Reels.

Dưới đây là những nội dung chính trong thuật toán của Instagram 2022.

Các thuật toán xếp hạng chính trên Bảng tin (News Feed) và Câu chuyện (Stories).

  • Những thông tin về bài đăng – Đây là những tín hiệu thể hiện mức độ phổ biến của một bài đăng nhất định – Có bao nhiêu người đã thích, bình luận hay chia sẻ bài đăng đó, nó được đăng khi nào, nếu nó là video thì thời lượng của nó là bao lâu, người dùng xem hết bao nhiêu phần trăm nội dung. Theo thuật toán mới của Instagram thì lượng tương tác có được càng cao, bài đăng càng được ưu tiên hiển thị và đề xuất.
  • Thông tin về người đăng bài – Để giúp người dùng có được những thông tin có giá trị và hữu ích nhất, Instagram xem xết mức độ thú vị của người đăng bài với người dùng tiềm năng của họ, các tín hiệu như số lần mọi người đã tương tác với người đó trong vài tuần qua, hay mức độ phổ biến của người đó với cộng đồng của họ là những yếu tố xếp hạng chính.
  • Các hoạt động gần đây của người dùngInstagram căn cứ vào những gì mà người dùng đã quan tâm trước đó (số lượng bài đã thích, các nội dung đã thích…) để đề xuất những nội dung phù hợp nhất.
  • Lịch sử tương tác của người dùng với một tài khoản cụ thể – Ngoài việc thể hiện mức độ quan tâm đến một số tài khoản hay nội dung cụ thể, thuật toán của Instagram còn căn cứ vào các mức độ tương tác cụ thể như bình luận hay chia sẻ, khi người dùng càng tương tác nhiều với một tài khoản nào đó, những nội dung mới nhất từ tài khoản đó sẽ xuất hiện sớm nhất trên Bảng tin của họ.

Với Reels, để có thể cạnh tranh với đối thủ TikTok, Meta đã thiết kế cho nó một thuật toán riêng bạn có thể xem thêm tại đây.

Một số cập nhật mới về thuật toán của Instagram trong 2022.

  • Hoạt động của người dùng – Khi Instagram Reels là một trong những ưu tiên hàng đầu của Instagram và Facebook trong 2022, Instagram sử dụng các tín hiệu như các reel (thước phim) người dùng đã thích hay reel người dùng đã nhận xét và đã tương tác gần đây để xếp hạng và cung cấp những nội dung có liên quan.
  • Lịch sử tương tác của người dùng với người đã đăng bài – Cũng giống như trong phần ‘Khám phá’, người dùng có thể nhìn thấy những nội dung hay tài khoản mà họ chưa từng biết trước đó, nếu người dùng đã tương tác với những nội dung tương tự, Instagram sẽ chủ động đề xuất những nội dung mới mà người dùng có thể thích.
  • Những thông tin liên quan đến Reels – Đây là các tín hiệu liên quan trực tiếp đến nội dung bên trong video, chẳng hạn như những đoạn âm thanh, hiểu video dựa trên pixels (độ phân giải) và toàn bộ khung hình, cũng như mức độ phổ biến của video đó.
  • Thông tin về người đã đăng – Ngoài các yếu tố nói trên, Instagram cũng coi mức độ phổ biến là dấu hiệu chính để phân phối nội dung, giúp nhà sáng tạo kết nối nhiều hơn với người dùng tiềm năng của họ.

Bạn có thể xem thêm các bài viết về thuật toán của Instagram tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Apple ngừng bán hàng tại Nga

Apple thông báo dừng bán mọi sản phẩm, cũng như giới hạn quyền truy cập đến các dịch vụ kỹ thuật số của hãng tại Nga.

Apple ngừng bán hàng tại Nga

“Chúng tôi quyết định ngừng mọi hoạt động nhập sản phẩm vào các kênh bán hàng ở Nga. Apple Pay và các dịch vụ khác đã bị hạn chế. Ứng dụng RT News và Sputnik News không còn có sẵn để tải xuống từ App Store bên ngoài nước Nga”, Apple cho biết ngày 1/3.

“Chúng tôi cũng vô hiệu hóa tính năng về giao thông theo thời gian thực trên Apple Maps ở Ukraine như một biện pháp phòng ngừa và an toàn cho công dân Ukraine”.

Ngày 26/2, trên tài khoản Twitter, Mykhailo Fedorov, Phó thủ tướng Ukraine, cho biết đã liên hệ Tim Cook, CEO Apple, kêu gọi hãng ngừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tại Nga, đồng thời chặn quyền truy cập từ Nga vào kho ứng dụng App Store.

Ông Fedorov hoan nghênh quyết định mới nhất của Apple, nhưng tiếp tục thúc giục công ty chặn quyền truy cập App Store ở Nga.

Trước đó, từ cuối tháng 2, Google Maps cũng đã vô hiệu hóa tính năng cập nhật tình hình giao thông theo thời gian thực tại Ukraine. Google không giải thích nguyên nhân, nhưng trả lời Reuters hôm 27/2, hãng cho biết sẽ “hành động vì sự an toàn của cộng đồng tại Ukraine” sau khi tham vấn các nguồn, gồm cả chính quyền địa phương.

Facebook và Instagram cũng bắt đầu hạn chế nội dung từ Nga. Các kênh truyền thông của nhà nước Nga bị hạ cấp trong nguồn dữ liệu của Facebook và không được thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng.

Ngược lại, Nga cũng đã giới hạn truy cập vào Facebook và Instagram ở nước này sau khi mạng xã hội lớn nhất thế giới từ chối việc ngừng dán nhãn cảnh báo và kiểm duyệt nội dung của các kênh truyền thông thuộc chính phủ.

Như Phúc (theo CNN)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Các cửa hàng truyền thống sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2022

Với sự phát triển mạnh mẽ của yếu tố công nghệ và sức ảnh hưởng từ đại dịch, không ít các dự báo cho rằng, bán hàng tại cửa hàng sẽ bị xoá sổ bởi thương mại điện tử, tuy nhiên sự thật lại có thể diễn ra theo một cách ngược lại.

Bán hàng tại cửa hàng sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2022
Getty Images

Mặc dù trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến hầu hết các sản phẩm, nền tảng phân tích Moody’s kỳ vọng doanh số bán hàng tại các cửa hàng (vật lý) sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2022.

Dưới đây là 5 lý do chính cho điều này.

1. Không có trải nghiệm nào có thể thay thế được trải nghiệm trực tiếp tại các cửa hàng.

Thương mại điện tử mang lại nhiều sự tiện lợi không gì sánh được. Các chiến dịch quảng cáo thông minh trên các nền tảng kỹ thuật số cũng hoàn toàn có thể tác động đến hành vi và nhận thức của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, không có bất cứ trải nghiệm thương hiệu nào có sức ảnh hưởng và gần gũi hơn các trải nghiệm thực tại các cửa hàng, trực tiếp xem sản phẩm và tương tác với nhân viên bán hàng.

Thay vì có được sự tiện lợi từ thương mại điện tử hay những cảm xúc chóng vánh của các quảng cáo kỹ thuật số, các cửa hàng thực hay cửa hàng truyền thống có thể mang lại nhiều hơn thế.

Khi yếu tố công nghệ ngày càng phát triển, khách hàng có nhiều cách hơn để trải nghiệm sản phẩm tại các cửa hàng, động lực mua sắm tại cửa hàng sẽ càng tăng lên.

Đối với ngành bán lẻ nói chung, những công nghệ như VR, AR, cảm biến hay trí tuệ nhân tạo sẽ là những yếu tố then chốt làm tăng trải nghiệm thực của khách hàng, trong khi khách hàng đến cửa hàng, họ không chỉ tương tác trực tiếp với nhân viên bán hàng, họ còn có cơ hội trải nghiệm hàng loạt các công nghệ hỗ trợ khác.

2. Phần lớn các giao dịch mua bán vẫn diễn ra tại cửa hàng.

Như đã đề cập, trong khi thương mại điện tử có thể rút ngắn tối đa thời gian mua sắm, hầu hết các hàng hoá là thành phẩm (hàng hoá đã được sản xuất nhưng chưa được tiêu thụ hoặc phân phối cho người dùng cuối cùng) sẽ được mua bán trực tiếp tại các cửa hàng.

Mặc dù thương mại điện tử đã liên tục tăng trưởng trong những năm qua, thị phần của nó chỉ chiếm khoảng 13% tổng doanh số toàn ngành bán lẻ trong quý 3 năm 2021.

Khi người tiêu dùng vẫn tiếp tục muốn nhìn thấy, chạm thử và trải nghiệm sản phẩm trước khi ra các quyết định mua hàng, những trải nghiệm thực tế vẫn thể hiện được sức ảnh hưởng của mình.

Thử điểm qua một vài ngành hàng như ô tô, đồ nội thất, quần áo, hay thậm chí là thực phẩm, hầu hết các giao dịch mua hàng diễn ra tại cửa hàng.

3. Các cửa hàng có thể xây dựng lòng trung thành tốt hơn và chuyển đổi cao hơn.

Những ảnh hưởng trực tiếp từ nhân viên bán hàng và những gì khách hàng “chứng kiến” tại cửa hàng có thể là sự khác biệt lớn nhất giữa một cửa hàng trực tuyến và cửa hàng truyền thống.

Trong khi yếu tố con người có mức độ ảnh hưởng khác nhau ở từng ngành hàng khác nhau, ngành bán lẻ và nhà hàng (dịch vụ) lại có sự phụ thuộc lớn hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vì nhân viên bán hàng tại cửa hàng có khả năng quan sát và hiểu khách hàng tốt hơn, hoặc xử lý nhanh nhạy hơn các vấn đề của khách hàng, khách hàng có xu hướng tin tưởng và trung thành hơn với thương hiệu.

Ngoài ra, trong khi có vô số các câu hỏi hay băn khoan, thứ mà khách hàng không thể (hoặc không muốn) tìm kiếm trực tuyến, những giải đáp trực tiếp và trực quan từ nhân viên bán hàng là những ưu điểm khác của các cửa hàng.

4. Tính năng động của các cửa hàng.

Khác với ý tưởng, khi thương mại điện tử phát triển, các cửa hàng vật lý sẽ bị xoá sổ, các cửa hàng trực tuyến giờ đây đóng vai trò bổ sung cho các trải nghiệm của khách hàng trước khi mua hàng.

Khách hàng có thể kiểm tra tính sẵn có của một mặt hàng cụ thể nào đó, tham khảo giá, xem qua các chủng loại hay thậm chí là các chương trình khuyến mãi trước khi quyết định đến cửa hàng.

Để có thể thúc đẩy doanh số bán hàng, ngoài việc các thương hiệu cần có sự kết hợp liền mạch giữa các trải nghiệm trực tuyến với trải nghiệm ngoại tuyến, những ứng dụng như tính năng định vị địa lý, thực tế tăng cường hay phiếu giảm giá độc quyền cũng có thể giúp nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

5. Mối liên hệ mật thiết giữa các cửa hàng truyền thống với yếu tố giá trị và trải nghiệm.

Nếu với thương mại điện tử hay các cửa hàng trực tuyến, thứ duy nhất mà khách hàng có được chỉ có thể là sản phẩm (hàng hoá), khi khách hàng có thể xem, thử và trải nghiệm không gian tại cửa hàng, thứ mà khách hàng nhận được lại nhiều hơn rất nhiều.

Bằng cách cung cấp những không gian nơi khách hàng có thể phối hợp hình ảnh cá nhân của họ với hình ảnh thương hiệu, hay đưa ra những hoạt động thực tế giúp khách hàng cảm nhận rõ hơn về giá trị của thương hiệu, mức độ gắn kết của họ với thương hiệu có thể được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, khi yếu tố giá cả và dịch vụ sản phẩm giữa các nhà bán lẻ là tương đồng nhau, những trải nghiệm bán lẻ tại các cửa hàng thực tế là thứ tách biệt doanh nghiệp khỏi các cửa hàng bán hàng trực tuyến khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

[Download] Vietnam Insight Collection 2022 – Những ảnh hưởng của đại dịch đến thị trường Việt Nam và hơn thế nữa

Kantar Vietnam vừa công bố báo cáo “Vietnam Insight Collection 2022′, nêu bật những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hành vi người tiêu dùng, những xu hướng mới trong tương lai và hơn thế nữa.

tải Vietnam Insight Collection 2022

Tóm tắt nhanh về báo cáo:

Sự bùng phát mạnh của COVID-19 vào năm 2022 đã mang lại nhiều những thách thức đáng kể cho cả người dân và thị trường Việt Nam.

Đại dịch đã khiến các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của Việt Nam đối mặt với muôn vàn các khó khăn khi phải chứng kiến mức giảm GDP lớn nhất sau hơn 2 thập kỷ.

Với những ảnh hưởng nặng nề đó, sự phục hồi của thị trường Việt Nam có thể sẽ diễn ra từ từ khi mọi người bắt đầu hướng đến một cuộc sống bình thường mới vào những năm tới.

Khi phần lớn người tiêu dùng tiếp tục dành nhiều thời gian hơn ở nhà, họ tiếp tục thay đổi và thích nghi với những thói quen tiêu dùng mới, điều này một lần nữa có thể mang lại những cơ hội mới cho các doanh nghiệp nói chung.

3 nội dung chính của báo cáo.

Với “Vietnam Insight Collection 2022″, Kantar cung cấp đến những người làm marketing nói riêng và người làm kinh doanh nói chung 3 nội dung chính:

(1) những tác động của đại dịch đối với các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), (2) ngành bán lẻ đã phát triển như thế nào trong suốt thời gian giãn cách và (3) những thay đổi nào trong các dịp Tết sắp tới cũng như những xu hướng mới tương lai.

Báo cáo cũng tập trung vào những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng (consumer) và người mua sắm (shopper), đặc biệt là trong những thời điểm chưa từng có và đầy bất ổn.

Bạn có thể tải đầy đủ báo cáo tại: Vietnam Insight Collection 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Vì sao doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân

Nếu bạn thực sự muốn nổi bật giữa đám đông và tạo dựng khoảng không riêng trong lĩnh vực đang kinh doanh, bạn phải đầu tư vào thương hiệu cá nhân.

doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân

Bất kể sản phẩm kinh doanh của bạn là thực phẩm hay siêu xe, thì bạn đều cần quan tâm đến việc thương hiệu công ty đang liên kết với điều gì trong hình dung của người tiêu dùng.

Người dùng có cảm thấy tin tưởng khi nghe đến tên thương hiệu của công ty bạn không? Điều này phụ thuộc vào danh tiếng trước đó của công ty bạn.

Song, trong bối cảnh hiện đại, câu chuyện không đơn thuần là một thương hiệu chung của doanh nghiệp mà còn liên quan đến thương hiệu của mỗi cá nhân.

Thông qua tạo dựng một thương hiệu cá nhân đáng tin cậy, bạn sẽ có được lợi thế vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh mà khó ai có thể tước đi được.

Ngoài ra, thương hiệu cá nhân còn giúp bạn tìm được những công việc và khách hàng tiềm năng vì bạn khẳng định được vị thế chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định.

“Một thương hiệu cá nhân được định vị tốt đi cùng một chiến lược marketing hiệu quả sẽ tạo ra sức mạnh cho thương hiệu cá nhân của bạn trên thị trường.

Thương hiệu cá nhân sẽ mang đến lợi ích cho cả bạn lẫn công ty. Đây sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên mối quan hệ giữa bạn và các đối tác trong cùng ngành”, Renan Gohino – CEO và đồng sáng lập của Flirtar Inc. nhìn nhận.

Thương hiệu cá nhân của một doanh nhân sẽ giúp người ấy không bị đóng khung chỉ trong một vai trò nhất định. Vị doanh nhân này có thể tạo ra sức ảnh hưởng đến đối tác lẫn người tiêu dùng đang hoạt động trong lĩnh vực ấy”, Gohino nói thêm.

Khi bạn thích hoặc không thích một điều gì đó về một thương hiệu, bạn sẽ kể lại trải nghiệm của mình với những người xung quanh, thông qua những cuộc trò chuyện trực tiếp hoặc trên mạng xã hội. Đây gọi là marketing truyền miệng.

Nếu bạn thực sự muốn nổi bật giữa đám đông và tạo dựng khoảng không riêng trong lĩnh vực đang kinh doanh, bạn phải đầu tư vào thương hiệu cá nhân. Thiếu công cụ này, tăng trưởng vượt bậc là điều rất khó xảy ra.Vì bất kể bạn chọn phân khúc nào, bạn cũng sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh nhất định. Một thương hiệu cá nhân vững chắc sẽ hỗ trợ bạn giành chiến thắng trên thương trường.

Sở hữu một thương hiệu cá nhân sẽ cho bạn cơ hội được khách hàng nhắc đến trong mỗi lần họ tương tác với bạn. Bạn càng được nhắc đến nhiều thì sẽ càng định vị rõ hình ảnh của bạn trong lĩnh vực đang kinh doanh.

Cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu cá nhân là thông qua việc kết nối với nhiều chuyên gia cùng ngành và duy trì mạng lưới quan hệ này.

“Điều quan trọng là chất lượng của những mối quan hệ bạn có. Ví dụ như một trong những thần tượng của tôi là ông Ajay Piramal – Chủ doanh nghiệp nhiều tỷ đô tại Ấn Độ, công ty Piramal. Ông giữ một kỷ lục đáng kinh ngạc về lượng cổ đông giàu có trong vòng 3 thập niên qua.

Từ những mối quan hệ tạo lập được trên thương trường, ông có thể mang về nhiều thương vụ giá trị cho công ty”, Soumya Malani – CEO của ShareBazaar chia sẻ.

“Bên cạnh đó, những nhà bán lẻ, nhà phân phối, khách hàng lẫn người tiêu dùng tạo dựng được mối quan hệ với ông cũng được bảo chứng về thương hiệu cá nhân của họ.

Từ đó, các bên có thể tạo ra được những hợp tác kinh doanh tiềm năng, thông qua chiến lược marketing truyền miệng và chiến lược PR tốt”, Malani nói thêm.

Thương hiệu cá nhân không đơn thuần là “hét toáng” tên của bạn lên giữa đám đông. Bạn cần phát triển kỹ năng của bản thân trong một lĩnh vực nhất định, và xây dựng các mối quan hệ để dần tạo lập vị thế chuyên gia cho mình.

Để làm được điều này, bạn cần xác định rõ thế mạnh của bản thân có thể giúp người khác như thế nào và sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng của mình.

Theo thời gian, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ đủ vững chắc để mang đến những khách hàng tiềm năng lẫn thu hút sự chú ý từ những nhà đầu tư.

“Đối với thương hiệu cá nhân, mạng xã hội và internet là những kênh tốt nhất để tạo dựng. Hãy chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm của bạn với người đọc.

Điều này cũng sẽ giúp bạn gia tăng sự hiện diện trong mắt các nhà đầu tư”, Shweta Agrawal –  Sáng lập của Voodly chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok mở rộng độ dài của video lên tới 10 phút

Với những hạn chế về doanh thu quảng cáo mà các video dạng ngắn gặp phải, TikTok vừa cho phép người dùng tạo video dài đến 10 phút thay vì 5 phút như trước đây.

TikTok mở rộng độ dài của video lên tới 10 phút

Sau những đợt thử nghiệm với các video dài đến 5 phút từ tháng 10 (trước đó chỉ là 3 phút), nền tảng video dạng ngắn lớn nhất thế giới vừa cho biết hiện người dùng có thể tạo các video dài tối đa đến 10 phút.

Theo người phát ngôn của TikTok:

“Chúng tôi luôn suy nghĩ về những cách thức mới để mang lại giá trị cho cộng đồng của mình và làm phong phú thêm các trải nghiệm TikTok của họ.

Năm ngoái, chúng tôi đã giới thiệu các video dài hơn, giúp cộng đồng của chúng tôi có nhiều thời gian hơn để sáng tạo và giải trí trên nền tảng.

Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng khi thông báo rằng người dùng hiện có thể tải lên các video có thời lượng lên đến 10 phút, với cập nhật mới này, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra nhiều khả năng sáng tạo hơn nữa cho những nhà sáng tạo trên khắp thế giới.”

Nói đến các nền tảng video dạng ngắn, một trong những hạn chế lớn nhất của nó là khả năng sáng tạo bị giới hạn và doanh thu quảng cáo mang về thấp. Trong khi lượng người dùng của TikTok bằng khoảng 1/3 Facebook, doanh thu quảng cáo của Facebook cao hơn đến 10 lần.

Với những video dài hơn, TikTok có nhiều khả năng hơn để cạnh tranh tốt hơn với YouTube (vốn là nền tảng video dạng dài) cũng như thu hút những người dùng lớn tuổi hơn và tăng lượng thời gian tương tác tổng thể trên ứng dụng.

Trong khi hàng loạt các nền tảng như Instagram hay YouTube và thậm chí là Snapchat với Spotlight vẫn không ngừng ra mắt các định dạng video ngắn nhằm cạnh tranh với TikTok, những nội dung dạng dài hơn dễ kiếm tiền hơn và có thể giữ chân mọi người trên nền tảng lâu hơn.

Tuy nhiên, khác với các nền tảng như Facebook hay YouTube, giao diện của TikTok được cho là kém thân thiện với các video dài hơn. Hiện TikTok vẫn chưa thông báo chi tiết về các thay đổi nếu có trên nền tảng hiển thị của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chanel ‘mất giá’ ở Hàn Quốc

Dù đã tăng giá 4 lần trong năm 2021, các sản phẩm của Chanel ngày càng đại trà và kém hấp dẫn trong mắt người giàu Hàn Quốc.

Chanel 'mất giá' ở Hàn Quốc

Chanel, một trong những thương hiệu thời trang cao cấp được yêu thích của người Hàn Quốc, đã giảm vị thế trong những tháng gần đây, do có quá nhiều người sở hữu túi xách và các mặt hàng khác của hãng, theo The Korea Times.

Trước đây, không nhiều người sở hữu những món đồ hiệu của Chanel. Các sản phẩm đắt đỏ và gần như chỉ dành cho tầng lớp giàu có.

Tuy nhiên, thu nhập trung bình của người Hàn Quốc đã phần nào tăng lên trong thập kỷ qua. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 khiến nhiều người tiết kiệm được một khoản tiền do không thể đi du lịch nước ngoài và thúc đẩy việc “mua sắm trả thù”, dốc tiền vào hàng hiệu.

Nhiều người trẻ cũng không còn e ngại khi chi hàng nghìn USD cho một món đồ xa xỉ. Một số người coi túi Chanel như một tài sản đầu tư vì hãng này đã liên tục tăng giá, tạo ra thị trường mua đi bán lại.

Mọi người đổ xô đến các cửa hàng Chanel trong nước mỗi khi có tin đồn trên mạng rằng hãng thời trang Pháp chuẩn bị tăng giá. Năm 2021, Chanel đã 4 lần tăng giá. Hiện, tất cả mẫu túi xách classic đều có giá hơn 10 triệu won/chiếc.

Tuy nhiên, các sản phẩm Chanel ngày càng kém hấp dẫn, đặc biệt với khách hàng giàu có. Túi dòng Classic Medium Flap trên thị trường bán lại đã giảm giá 3 triệu won trong thời gian gần đây, từ 14 triệu won xuống còn 11 triệu won.

“Hàng hiệu trở nên xa xỉ khi chỉ một số ít người sở hữu nó. Nếu ai cũng có một chiếc túi Chanel trong tay, mọi người sẽ không còn muốn mua sản phẩm nữa”, một quan chức trong ngành thời trang xa xỉ cho biết.

“Sự khan hiếm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hàng xa xỉ. Đó là lý do Hermès chỉ bán những chiếc túi Birkin đặc trưng của mình cho một số lượng hạn chế khách hàng VIP”.

Trên thị trường bán lại túi Chanel, hiện cung đang lớn hơn cầu. Một quan chức của cửa hàng bách hóa lớn ở Hàn Quốc cho biết hơn 70% túi Chanel có sẵn ở đây được mua bởi người bán lại.

“Vì có rất nhiều túi Chanel có sẵn trên các nền tảng bán lại trực tuyến, hình ảnh sang trọng của thương hiệu đã trở nên mờ nhạt.

Chanel gần đây đã quyết định không bán sản phẩm của mình cho những người bán lại ghé thăm cửa hàng quá thường xuyên hoặc mua nhiều sản phẩm cùng lúc, nhưng điều đó có lẽ không hiệu quả”, người này cho hay.

Chanel Hàn Quốc nói rằng họ không thể bình luận về vấn đề này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh ( Theo Zing)

Product Life Cycle là gì? Ví dụ về Product Life Cycle

Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Product life cycle: Product life cycle là gì, các giai đoạn của một product life cycle, phân tích product life cycle là gì, các chiến lược về mô hình product life cycle và hơn thế nữa.

Product Life Cycle là gì
Product Life Cycle là gì? Ví dụ về Product Life Cycle

Nếu bạn thử nhìn lại quá khứ, từ những băng đài cát-xét (Cassette) đến những chiếc TV đen trắng, tất cả những sản phẩm này đều đã trải qua những Product Life Cycle của riêng nó, xuất hiện và rồi dần bị thay thế bởi những sản phẩm tốt hơn.

Khi một sản phẩm được đưa vào thị trường, cho dù người tiêu dùng có biết hay sử dụng nó hay không, nó vẫn bắt đầu một chu kỳ sống của riêng mình, xuất phát là một sản phẩm mới với nhiều đặc tính hữu dụng và đến cuối cùng cũng sẽ dần biến mất khỏi thị trường.

Quá trình này thường diễn ra liên tục và các sản phẩm cứ thế chuyển từ giai đoạn giới thiệu đến phát triển, rồi đến trưởng thành và cuối cùng là suy tàn.

Trong khi khái niệm Product Life Cycle nghe qua thì khá dễ hiểu, bản chất hay cách nó vận hành lại tương đối phức tạp, bài viết này của MarketingTrips sẽ tập trung phân tích Product Life Cycle là gì cũng như cách các doanh nghiệp có thể sử dụng nó để tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Product Life Cycle là gì?
  • Các giai đoạn chính có trong một Product Life Cycle là gì?
  • Một vài ví dụ điển hình về khái niệm hay mô hình Product Life Cycle.
  • Phân tích Product Life Cycle là gì?
  • Làm thế nào doanh nghiệp có thể sử dụng Product Life Cycle để xây dựng lợi thế?
  • Các chiến lược định giá theo Product Life Cycle phổ biến trên thế giới là gì?
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Product Life Cycle.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Product Life Cycle là gì?

Product Life Cycle là quá trình một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trải qua từ khi nó được đưa vào thị trường lần đầu tiên cho đến khi nó suy giảm hoặc bị loại bỏ hẳn khỏi thị trường.

Một Product Life Cycle điển hình thường có 4 giai đoạn chính: Giới thiệu, tăng trưởng (phát triển), trưởng thành và suy tàn.

Trong khi một số sản phẩm có thể tồn tại lâu hơn ở giai đoạn trưởng thành, hầu hết các sản phẩm cuối cùng cũng sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường do một số yếu tố khách quan khác như tính bão hòa, cạnh tranh gia tăng, nhu cầu sụt giảm và doanh số bán hàng mất dần.

Để có thể kéo dài thời gian tồn tại (tuổi thọ) của một sản phẩm, những gì doanh nghiệp cần làm là phân tích mô hình Product Life Cycle nhằm mục đích đưa ra các chiến lược phù hợp hoặc tuỳ chỉnh sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng.

4 giai đoạn chính của một Product Life Cycle là gì?

Một khi sản phẩm được xây dựng, nó thường trải qua 4 giai đoạn của Product Life Cycle — từ giai đoạn giới thiệu đến suy tàn — trước khi bị loại bỏ khỏi thị trường.

4 giai đoạn chính của một Product Life Cycle là gì?
4 giai đoạn chính của một Product Life Cycle là gì?

1. Giai đoạn giới thiệu.

Khi một sản phẩm được hoàn thiện, nó bắt đầu một Product Life Cycle của chính nó với giai đoạn giới thiệu. Trong giai đoạn này, sản phẩm lần đầu tiên được tung ra thị trường.

Với hầu hết các sản phẩm, giới thiệu là một trong những giai đoạn tốn kém nhất, doanh nghiệp thường phải chi nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo và marketing đồng thời cũng tiêu tốn không ít nguồn lực vào việc thay đổi nhận thức sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.

Trong bài thuyết trình ra mắt sản phẩm nổi tiếng của Apple, iPhone, thương hiệu này nêu bật các tính năng mới của sản phẩm so với các sản phẩm (đối thủ) trước đó.

Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, giai đoạn này cũng là thời điểm để các doanh nghiệp xem xét những phản ứng của họ đối với sản phẩm của mình, họ có thích sản phẩm này hay không, không thích ở điểm nào và hơn thế nữa.

Mục tiêu chính của giai đoạn giới thiệu là xây dựng nhu cầu về sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với kỳ vọng là sản phẩm sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi.

2. Giai đoạn tăng trưởng.

Trong giai đoạn tăng trưởng, người tiêu dùng bắt đầu nhận biết và mua thử sản phẩm. Sản phẩm được xem là thành công khi sau giai đoạn giới thiệu, nó được đón nhận rộng rãi, trở nên phổ biến trên thị trường và doanh thu tăng dần lên.

Khi doanh thu tăng dần lên và sản phẩm gây được sự chú ý từ thị trường, doanh nghiệp hiểu rằng sản phẩm đó có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai.

Nếu doanh nghiệp gặp phải các đối thủ cạnh tranh (thậm chí là nhiều đối thủ mạnh), họ vẫn sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo và khuyến mãi để đánh bại các đối thủ đó bằng bất cứ giá nào.

Do sản phẩm ngày càng tăng trưởng và phát triển, bản thân thị trường của nó cũng có xu hướng mở rộng ra. Các sản phẩm khi này thường được tinh chỉnh để cải thiện hơn nữa các tính năng và lợi ích đối với khách hàng.

Khi thị trường ngày càng được mở rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, doanh số bán hàng cũng tăng lên, các doanh nghiệp thường sẽ đầu tư mạnh vào marketing ở giai đoạn này nhằm phát triển và chiếm lĩnh thị phần.

3. Giai đoạn trưởng thành.

Khi một sản phẩm đến thời kỳ trưởng thành (chín muồi), doanh số bán hàng của nó có xu hướng chậm lại và báo hiệu một thị trường đang dần trở nên bão hoà. Tại thời điểm này, doanh số bán hàng của không ít sản phẩm có thể bắt đầu sụt giảm.

Vì ở giai đoạn này, nhu cầu của khách hàng với sản phẩm bắt đầu đi xuống, yếu tố cạnh tranh về giá cũng bắt đầu nổi lên, biên độ lợi nhuận của sản phẩm ngày càng bị thu hẹp.

Để có thể chống lại sự cạnh tranh, các doanh nghiệp thường sẽ đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động marketing, phát triển các sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm để tiếp cận các phân khúc thị trường khác nhau.

Với các thị trường có mức độ bão hoà cao, các đối thủ yếu hơn thường bị đẩy ra khỏi cuộc chơi luôn trong giai đoạn này và hình thành nên khái niệm “điểm rung chuyển”, nơi các đối thủ buộc phải rời khỏi thị trường dù chưa hề mong muốn.

Giai đoạn trưởng thành có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm. Đối với một số thương hiệu và sản phẩm — như Coca-Cola chẳng hạn – giai đoạn trưởng thành của nó thường kéo rất dài và đầy hấp dẫn.

4. Giai đoạn suy tàn.

Giai đoạn cuối cùng trong Product Life Cycle là giai đoạn suy tàn.

Mặc dù các doanh nghiệp thường cố gắng giữ cho các sản phẩm hay dịch vụ của họ tồn tại càng lâu càng tốt trong giai đoạn trưởng thành, sự suy tàn là không thể tránh khỏi đối với hầu hết mọi sản phẩm.

Trong giai đoạn suy tàn, doanh số bán hàng giảm đáng kể và hành vi của người tiêu dùng cũng đã thay đổi do nhu cầu về sản phẩm đó ngày càng ít hơn. Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng mất thị phần và kém hấp dẫn trên thị trường.

Ở giai đoạn này, các hoạt động marketing thường rất hạn chế hoặc chỉ nhắm vào những tệp khách hàng trung thành kèm với các chính sách ưu đãi về giá.

Cuối cùng, sản phẩm có thể bị loại bỏ hoàn toàn hay biến mất khỏi thị trường nếu không được thiết kế lại sao cho phù hợp với các nhu cầu mới của khách hàng.

Một vài ví dụ điển hình về khái niệm hay mô hình Product Life Cycle.

Máy đánh chữ.

Một trong những ví dụ điển hình về Product Life Cycle là máy đánh chữ.

Khi lần đầu tiên được giới thiệu vào cuối thế kỷ 19, máy đánh chữ đã dần trở nên phổ biến như một công nghệ mới đầy tính hữu hiệu.

Tuy nhiên, đứng trước các công nghệ điện tử mới như máy tính, máy tính xách tay và thậm chí là cả điện thoại thông minh, chúng đã dần bị thay thế khi nhu cầu về máy đánh chữ ngày một sụt giảm.

Ngày nay, khi cả thế giới sử dụng máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để đánh máy, các sản phẩm này đang trải qua các giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành của Product Life Cycle của chính nó.

Xe điện.

Sau giai đoạn giới thiệu cách đây vài năm trở về trước, xe điện hiện vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng của Product Life Cycle và xe xăng thì dần trải qua giai đoạn trưởng thành và cuối cùng cũng sẽ suy tàn.

Mặc dù các doanh nghiệp như Tesla đã tận dụng nhu cầu ngày càng tăng trong nhiều năm, những thách thức gần đây từ phía thị trường lẫn đối thủ cạnh tranh có thể khiến mọi thứ đảo lộn trong tương lai.

Các sản phẩm liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong khi AI (trí tuệ nhân tạo) đã được phát triển (và ứng dụng) trong nhiều năm, ngành công nghiệp này vẫn liên tục vượt qua ranh giới và phát triển các sản phẩm mới trong giai đoạn giới thiệu của Product Life Cycle.

Vì những sản phẩm này vẫn đang được người tiêu dùng thử nghiệm và thích nghi, nó vẫn đang ở trong giai đoạn giới thiệu.

Phân tích Product Life Cycle là gì?

Phân tích Product Life Cycle là gì?
Phân tích Product Life Cycle là gì?

Phân tích Product Life Cycle là quá trình kiểm tra có mục đích một sản phẩm (hoặc dịch vụ) nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định thiết kế chiến lược, định giá và marketing để tối ưu hóa sản phẩm cho từng giai đoạn khác nhau trong vòng đời của sản phẩm.

Tiến hành quá trình phân tích Product Life Cycle có thể giúp các doanh nghiệp xác định xem liệu sản phẩm của họ có đang phục vụ thị trường mục tiêu một cách hiệu quả hay không hay họ cần phải làm gì để thúc đẩy và duy trì tăng trưởng.

Bằng cách đối chiếu và so sánh sản phẩm của mình với thị trường, đối thủ cạnh tranh, phân tích doanh số bán hàng và chi phí, các doanh nghiệp chủ động ra những quyết định tốt hơn để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường.

Ngoài ra, phân tích Product Life Cycle còn có thể giúp các doanh nghiệp xác định xem họ có cần phát triển các sản phẩm mới để tiếp tục tạo ra doanh số bán hàng hay không, đặc biệt nếu phần lớn các sản phẩm của họ đang trong giai đoạn trưởng thành hoặc suy tàn.

Các chiến lược định giá theo Product Life Cycle phổ biến trên thế giới là gì?

Định giá hớt váng (Price Skimming).

Định giá hớt váng là chiến lược trong đó doanh nghiệp chọn cách định giá cao ở giai đoạn ban đầu, sau đó hạ dần xuống để “hớt váng” các nhóm người tiêu dùng khác khi thị trường ngày càng rộng thêm.

Với những sản phẩm mới, những sản phẩm lần đầu tiên ra mắt, có một nhóm những người tiêu dùng nhất định sẵn sàng chi trả cao hơn để được sử dụng (hoặc sử dụng sớm) nó.

Khi nhu cầu của nhóm này đã được thỏa mãn, giá bán sẽ được hạ dần xuống để thu hút nhu cầu từ những nhóm người tiêu dùng mới hơn, nhạy cảm hơn về giá.

Định giá thâm nhập (Price Penetration).

Định giá thâm nhập là chiến lược doanh nghiệp chọn cách đặt giá bán ban đầu của sản phẩm thấp hơn để có thể thâm nhập thị trường càng nhanh càng tốt.

Doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược giá này để xây dựng nhanh nhận thức của khách hàng về sản phẩm, thúc đẩy nhanh nhu cầu và mở rộng thị phần.

Làm thế nào doanh nghiệp có thể sử dụng Product Life Cycle để xây dựng lợi thế?

Hầu hết các doanh nghiệp thường gặp khó khăn với Product Life Cycle vì họ không thể phân biệt hay nhận diện được các giai đoạn khác nhau.

Bên cạnh yếu tố giá cả, doanh nghiệp cũng nên kiểm tra các yếu tố khác như hiệu suất quảng cáo và bao bì để xem liệu sản phẩm có đang đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu của thị trường mục tiêu không?

Nếu doanh số bán hàng thấp, nhiều doanh nghiệp chọn cách chuyển chiến lược marketing của họ và tập trung vào những nhóm nhân khẩu học mới, khi này doanh nghiệp cần giới thiệu sản phẩm của họ đến các phân khúc khách hàng (Segment) khác hiện có trên thị trường.

Tiến hành phân tích thường xuyên Product Life Cycle có thể giúp các doanh nghiệp nhận biết được khi nào họ cần phải tuỳ chỉnh hay làm mới lại sản phẩm của mình hoặc cũng có thể là phát triển theo một hướng hoàn toàn mới.

Hãy nhìn vào Netflix, nền tảng phát video trực tuyến hàng đầu thế giới này đã chuyển đổi sản phẩm của họ từ dịch vụ phân phối băng đĩa DVD sang phát trực tiếp phim và các chương trình trực tuyến, và như bạn thấy ngày nay, họ là một trong những nền tảng lớn nhất thế giới với hơn 200 triệu người dùng có trả phí.

Kết luận.

Như đã phân tích, khi mỗi sản phẩm đều có một vòng đời nhất định, bằng cách hiểu Product Life Cycle là gì cũng như các lý thuyết xoay quanh nó, thương hiệu có thể chủ động nhiều hơn trong các quyết định hay chiến lược của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Danh sách Startup Kỳ lân thế giới đón thành viên thứ 1.000

Vinh dự này thuộc về Productboard, một startup về phần mềm. Productboard đã thực hiện gọi vốn thành công với định giá 1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nó đã chính thức trở thành một Kỳ lân thứ 1.000.

thế giới startup có 1000 kỳ lân

“Kỳ lân” là từ thường được dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp (startup) được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…

Năm 2015, thế giới có khoảng 80 Kỳ lân, thì tới cuối năm 2020 số lượng startup Kỳ lân là 569. Một năm sau đó, con số này tăng gần gấp đôi. Đáng chú ý, trong năm 2021, 621 tỷ USD vốn đầu tư đã được đổ vào các startup, cao gấp đôi so với năm 2020.

Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…

Những ngày đầu năm 2022, thế giới đón nhận tin vui, khi danh sách startup Kỳ lân thế giới đón thành viên thứ 1.000, với tổng giá trị của các công ty này lên đến gần 3.300 tỷ USD, theo số liệu của CB Insights.

Vinh dự này thuộc về Productboard, một startup về phần mềm. Productboard đã thực hiện gọi vốn thành công với định giá 1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nó đã chính thức trở thành một Kỳ lân.

Còn theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hurun, số lượng startup Kỳ lân trên thế giới thực ra đã vượt 1.000 từ cuối năm 2021. Trong đó, Mỹ dẫn đầu thế giới khi chiếm 487 Kỳ lân, chiếm 46%. Riêng trong năm 2021, nước này có thêm 254 Kỳ lân.

Đứng thứ hai là Trung Quốc với 301 công ty, chiếm 28%. Năm 2021, nước này có thêm được 74 “kỳ lân” mới. Ấn Độ, nước có thêm 33 công ty vào danh sách năm nay, đưa tổng số lên 54, xếp thứ ba.

“Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thống trị, với ba phần tư số ‘kỳ lân’ được biết đến trên thế giới, mặc dù chỉ chiếm một phần tư dân số thế giới”, Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu của báo cáo, cho biết.

Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới cũng đang phát triển mạnh mẽ, với thị phần “kỳ lân” nâng từ 17% hai năm trước lên 26% trong năm nay.

ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Douyin, là Kỳ lân giá trị nhất hành tinh, với mức định giá 350 tỷ USD. Với việc TikTok đạt được 3 tỷ người dùng hàng ngày, ByteDance hiện đã phát triển để trở thành một đối thủ nặng ký với Facebook.

Được định giá 150 tỷ USD, nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến Ant Group giữ vị trí thứ hai sau khi các nhà quản lý Trung Quốc chặn niêm yết của họ vào năm ngoái và ra lệnh cải tổ các hoạt động thanh toán và cho vay của công ty.

Trong khi đó, SpaceX, được thành lập bởi Elon Musk của Tesla, dẫn đầu các “kỳ lân” của Mỹ với mức định giá 100 tỷ USD, đứng vị trí lên thứ ba thế giới. Công ty hàng không vũ trụ tư nhân này đã huy động được 6,6 tỷ USD trong 51 vòng tài trợ kể từ năm 2002.

Ba công ty công nghệ tài chính là Stripe (Mỹ), Klarna (Thụy Điển) và Revolut (Anh) cũng vào top 10 các “kỳ lân” giá trị nhất.

Hurun gọi năm 2021 là năm thành công nhất với các công ty khởi nghiệp. Họ được hỗ trợ bởi sự hiện diện của hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm những doanh nhân giàu có, các trường đại học đẳng cấp thế giới và quan trọng hơn là các nhà đầu tư mạo hiểm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Google Maps tạm thời vô hiệu hóa dữ liệu ở Ukraine để bảo vệ công dân

Theo Reuters, Google hôm 27.2 xác nhận đã tạm thời vô hiệu hóa một số công cụ Google Maps cung cấp thông tin trực tiếp về tình trạng giao thông và mức độ đông đúc tại các địa điểm khác nhau ở Ukraine.

Google Maps vô hiệu hóa dữ liệu ở Ukraine

Sau khi tham khảo ý kiến từ các nguồn liên quan bao gồm chính quyền khu vực, hãng công nghệ Mỹ đã vô hiệu hóa trên toàn cầu lớp giao thông trên Google Maps và thông tin trực tiếp về mức độ đông đúc tại những địa điểm như cửa hàng và nhà hàng ở Ukraine, vì sự an toàn của cộng đồng địa phương nước này.

Một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury của California cho biết Google Maps đã giúp ông theo dõi một “vụ tắc đường”, nhưng thực chất là sự di chuyển của quân đội Nga về phía biên giới trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine.

Theo Google, hiện thông tin giao thông trực tiếp vẫn có sẵn cho các tài xế sử dụng tính năng điều hướng từng chặng trong khu vực.

Các công ty công nghệ lớn khác đang nỗ lực thực hiện thêm nhiều biện pháp mới để bảo vệ an ninh của người dùng tại Ukraine và khu vực lân cận.

YouTube, Apple, Google những ngày qua đã đồng loạt đưa ra nhiều hạn chế quảng cáo, truyền thông đối với Nga.

Dịch vụ trực tuyến và trang truyền thông xã hội cũng được các nhà nghiên cứu khai thác tối đa để kết hợp thông tin về hoạt động xung quanh xung đột quân sự Nga – Ukraine.

Ukraine đang phải trực tiếp đối mặt với chiến dịch quân sự từ phía lực lượng của Nga từ ngày 24.2. Khi tên lửa rơi xuống các thành phố của Ukraine, gần 400.000 dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã phải di tản sang các nước láng giềng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh