Skip to main content

Google đã xóa 3,1 tỷ quảng cáo do vi phạm chính sách vào năm 2020

Gã khổng lồ công nghệ quảng cáo Google đã tiết lộ con số này trong bản báo cáo về tính minh bạch trong quảng cáo hàng năm của mình.

Google tiết lộ rằng họ đã xóa 3,1 tỷ quảng cáo do vi phạm các chính sách của mình về thông tin sai lệch, ngôn từ gây kích động thù địch và gian lận trong năm qua khi thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có.

Trong số này, 99 triệu quảng cáo bị xóa do có liên quan cụ thể đến “các sự kiện nhạy cảm” bao gồm COVID-19 và cuộc bầu cử ở Mỹ.

Cũng giống như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, Google đã nhanh chóng cấm quảng cáo cho các ‘sản phẩm ăn theo’ khi bắt đầu đại dịch vào tháng 3 năm ngoái, chẳng hạn như nước rửa tay, khẩu trang và giấy vệ sinh, để cứu người tiêu dùng trước nạn đầu cơ giá.

Khi khủng hoảng kéo dài, Google đã tạo ra một chính sách mới cấm các quảng cáo đề cập đến những âm mưu và thông tin sai lệch về COVID-19.

Ông Scott Spencer, Phó chủ tịch về quyền riêng tư và an toàn của quảng cáo cho biết.

“Khi chúng tôi nhận được thêm thông tin về Covid-19 và các tổ chức y tế đã ban hành những hướng dẫn mới, chúng tôi đã phát triển chiến lược thực thi của mình cho phép các nhà cung cấp dịch vụ y tế, tổ chức y tế, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đáng tin cậy cung cấp các bản cập nhật quan trọng và nội dung có thẩm quyền, trong khi vẫn ngăn chặn các hành vi lạm dụng cơ hội.”

Bên cạnh đó, một lĩnh vực khác mà Google đã tăng cường kiểm duyệt là xung quanh cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ.

Google đã tạm dừng hơn 5 triệu quảng cáo bầu cử ở Mỹ trước ngày bầu cử, đã xác minh 5.400 nhà quảng cáo bầu cử và chặn quảng cáo từ hơn 3 tỷ truy vấn tìm kiếm sau cuộc bầu cử nhằm tuyên truyền những thông tin sai lệch.

Quảng cáo bị hạn chế.

Google cũng đã hạn chế 6,4 tỷ quảng cáo vào năm ngoái mà họ cho là “nhạy cảm về mặt pháp lý hoặc văn hóa”.

Trong số đó, có hơn 550 triệu quảng cáo bị hạn chế vì đã vi phạm các yêu cầu pháp lý, 80 triệu trong số đó là các thương hiệu rượu.

Ông Spencer chia sẻ:

“Việc hạn chế quảng cáo cho phép chúng tôi điều chỉnh cách tiếp cận của mình dựa trên địa lý, luật địa phương… để các quảng cáo được chấp thuận chỉ hiển thị ở những nơi thích hợp, được quy định và hợp pháp.”

“Ví dụ: chúng tôi yêu cầu các hiệu thuốc trực tuyến phải hoàn thành chương trình chứng nhận và sau khi được chứng nhận, chúng tôi chỉ hiển thị quảng cáo của họ ở các quốc gia cụ thể nơi cho phép bán thuốc theo toa trực tuyến.”

Kiểm duyệt nội dung.

Google đã thêm và cập nhật 40 chính sách dành cho nhà quảng cáo cũng như nhà xuất bản (publishers) vào năm 2020, điều này cũng dẫn đến việc Google đã loại bỏ quảng cáo khỏi 1,3 tỷ trang của nhà xuất bản, con số này vào năm 2019 là 21 triệu.

Google đã ngừng hiển thị quảng cáo trên hơn 1,6 triệu tên miền (domain), bao gồm 981 triệu URL hiển thị nội dung khiêu dâm, 168 triệu trang bị coi là “nguy hiểm hoặc xúc phạm” và 114 triệu trang quảng cáo vũ khí.

Google Ads cũng ngăn chặn những hành vi gian lận từ các nhà quảng cáo đang tìm cách quảng bá các doanh nghiệp vốn không còn tồn tại hoặc lừa đảo.

Để giúp hỗ trợ quá trình này, Google đã giới thiệu chương trình xác minh danh tính nhà quảng cáo và chương trình xác minh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có thể phát hiện những hành vi vi phạm.

Sau sự thay đổi này, Google đã làm tăng hơn 70% số tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hoá do vi phạm chính sách vào năm 2020, từ mức 1 triệu trước đó lên hơn 1,7 triệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Instagram tiếp tục tăng cường công cụ bảo vệ trẻ em

Instagram vừa ra mắt công nghệ ngăn chặn trẻ nhỏ mở tài khoản bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. 

Ứng dụng Instagram đã ra mắt công nghệ nhằm ngăn chặn trẻ nhỏ mở tài khoản, đồng thời chặn người lớn tiếp xúc với những người dùng trẻ tuổi khi không quen biết nhau.

Đây là biện pháp mới nhất của Instagram nhằm đáp lại những lo ngại về các tiếp xúc không phù hợp giữa người trưởng thành với trẻ em trên nền tảng này, nơi ấn định tuổi tối thiểu để truy cập hầu hết các dịch vụ là 13 tuổi.

Trong thông báo hôm qua, Facebook cho biết sẽ không để xảy ra tình trạng người trẻ khai man ngày sinh bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Bên cạnh đó, Facebook sẽ đưa vào sử dụng một giao diện mới ngăn chặn người lớn gửi tin nhắn tới trẻ dưới 18 tuổi không phải là người đang theo dõi tài khoản của họ nhằm ngăn chặn các tiếp xúc không mong muốn.

Instagram cũng sẽ cảnh báo người dùng trẻ về hành vi khả nghi của người lớn, bao gồm cả hành động gửi một lượng lớn tin nhắn riêng tư.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VTV

Google giảm 50% phí trên Google Play

Google đã cắt giảm phí dịch vụ cho các nhà phát triển Android đang bán các dịch vụ và hàng hóa kỹ thuật số trong ứng dụng trên Google Play.

Cụ thể, Google Play sẽ giảm phí dịch vụ từ 30% xuống 15% cho 1 triệu USD doanh thu đầu tiên mà mỗi nhà phát triển kiếm được mỗi năm từ ứng dụng.

Google cho biết:

“Với thay đổi này, 99% nhà phát triển trên toàn cầu bán hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số với Google Play sẽ được giảm 50% phí.

Đây là những hỗ trợ có thể giúp các nhà phát triển mở rộng quy mô ở giai đoạn quan trọng của sự phát triển của họ bằng cách tuyển thêm kỹ sư, bổ sung thêm nhân viên marketing, tăng công suất máy chủ và hơn thế nữa.”

Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Sensor Tower cho thấy Google Play đã kiếm được khoảng 38,6 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.

Google cho biết: “Đối với hàng nghìn nhà phát triển ở Ấn Độ đã sử dụng Google Play để bán hàng hóa kỹ thuật số, họ có thể bắt đầu nhận được những lợi ích của thay đổi này ngay sau khi nó có hiệu lực vào tháng 7.”

Google cho biết những khoản hỗ trợ này là quan trọng nhất khi các nhà phát triển đang trong giai đoạn tăng trưởng, việc mở rộng quy mô ứng dụng không dừng lại khi đối tác đạt doanh thu 1 triệu USD.

Google chia sẻ thêm:

“Chúng tôi đã nghe từ các đối tác của mình, dù họ kiếm được 2 triệu USD, 5 triệu USD và thậm chí 10 triệu USD mỗi năm thì họ vẫn đang trên con đường duy trì, chưa lợi nhuận.

Do đó, chúng tôi sẽ giảm khoản phí này trên 1 triệu USD đầu tiên trong tổng doanh thu kiếm được mỗi năm cho mọi nhà phát triển sử dụng hệ thống thanh toán của Google Play, bất kể quy mô nào.”

Khi các nhà phát triển xác nhận một số thông tin cơ bản để giúp google hiểu bất kỳ tài khoản liên kết nào mà họ có và đảm bảo Google áp dụng đúng mức 15%, khoản chiết khấu này sẽ tự động gia hạn mỗi năm.

Năm ngoái, Google đã làm rõ các yêu cầu trong chính sách thanh toán của Google Play, trong đó họ giải thích rằng phí dịch vụ cho Google Play chỉ áp dụng cho các nhà phát triển bán dịch vụ và hàng hóa kỹ thuật số trong ứng dụng.

Hiên tại, có hơn 97% ứng dụng trên toàn cầu không bán hàng hóa kỹ thuật số và do đó họ không phải trả bất kỳ khoản phí dịch vụ nào kể cả cho Google Play.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P2)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định marketing tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

3. Monthly Recurring Revenue (MRR).

MRR hay doanh thu định kỳ hàng tháng là tất cả doanh thu định kỳ của bạn được chuẩn hóa thành số tiền hàng tháng.

Đây là số liệu thường được sử dụng trong các công ty chuyên về bán dịch vụ có khách hàng đăng ký như Netflix và các công ty về bán dịch vụ phần mềm SaaS.

Sự khác biệt chính giữa MRR và NR (Net Revenue – doanh thu thuần) là MRR được chuẩn hóa, có nghĩa là nó đại diện cho doanh thu chứ không phải bất kỳ khoản thu nhập nào. Doanh thu thuần là doanh thu thực tế thu được.

Doanh thu thuần NR có thể cao hơn hoặc thấp hơn MRR tùy thuộc vào điều khoản thanh toán và lịch trình các gói của bạn.

Ví dụ: Một tháng công ty có số lượng đăng ký gói hàng năm cao sẽ khiến doanh thu thuần cao hơn MRR, điều này đang chuẩn hóa gói hàng năm thành số tiền hàng tháng.

Doanh thu định kỳ MRR là mạch máu của bất kỳ SaaS nào. Đó là điều khiến việc xây dựng một SaaS trở nên hấp dẫn.

Nếu bạn phải lo lắng khi bán hàng một lần vì khác hàng đó có thể mãi mãi không quay lại với bạn. Thì với sản phẩm có doanh thu đình kỳ, khách hàng tự động quay lại trả phí, mỗi tuần, mỗi tháng…theo cách tính phí của doanh nghiệp. Hãy coi Netflix là một ví dụ.

Nói chung, mặc dù đây là một chỉ số đơn giản, nhưng nó lại rất có ý nghĩa với doanh nghiệp, về mô hình kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp.

MRR sẽ được tính như thế nào?

MRR = Số lượng khách hàng x Số tiền trung bình trên mỗi hoá đơn.

Chẳng hạn, 10 khách hàng trả cho bạn trung bình 100 USD mỗi tháng có nghĩa là MRR= 10×100 = 1.000 USD.

Và nếu bạn muốn tính doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) của mình là bao nhiêu, bạn chỉ cần nhân MRR hiện tại của bạn với 12 (tháng).

Cách tính MRR mới hàng tháng.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, điều quan trọng là bạn phải theo dõi không chỉ MRR cao nhất mà còn cả những yếu tố tạo nên sự thay đổi trong MRR của bạn so với những tháng trước đó.

Nếu bạn đã có thêm 1.000 USD trong MRR mới, bạn sẽ muốn biết số tiền đó đến từ đâu, phải thế không?

Tính toán chỉ số này cũng tương đối dễ dàng khi sử dụng 3 yếu tố sau:

  • MRR mới: MRR được bổ sung thêm từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR được cộng thêm từ khách hàng hiện tại.
  • MRR rời bỏ (Churned MRR): MRR bị mất do khách hàng hủy dịch vụ hoặc hạ cấp dịch vụ từ đó làm giảm gói chi tiêu.

Khi này MRR thực mới (Net New MRR) = MRR mới + MRR mở rộng – MRR rời bỏ.

4. Churn Rate.

Churn Rate đề cập đến số lượng khách hàng hoặc người đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Tỷ lệ rời bỏ hàng năm (annual churn rate – ACR) của bạn là tỷ lệ phần trăm mà bạn đang mất người dùng của mình, tức những khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ của bạn.

Bạn cần lưu ý, ngay cả một tỷ lệ churn này nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến doanh thu của bạn theo thời gian.

Mặc dù bạn không thể tránh khỏi sự rời bỏ này – bạn sẽ mất người dùng, và bạn sẽ phải kiếm thêm khách hàng mới khác – đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn lập kế hoạch cho việc mở rộng công ty của mình.

Khách hàng rời bỏ thường bị bỏ qua vì cho rằng việc mang lại nhiều khách hàng mới hơn sẽ làm mất sự ảnh hưởng hay tác động của nó, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ rời bỏ cao sẽ khiến công ty bạn không bền vững và sẽ có tác động kép theo thời gian.

Nó cũng cho thấy các vấn đề có thể  là gốc rễ sâu hơn của vấn đề như sản phẩm, dịch vụ, thị trường, giá cả hoặc sự kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi.

Churn Rate sẽ được tính như thế nào?

Churn Rate thường được trình bày dưới dạng phần trăm doanh thu hoặc khách hàng bị mất trong một khung thời gian nhất định.

Người dùng rời bỏ (User churn) đại diện cho số lượng khách hàng bị mất trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó, doanh thu bị mất (revenue churn) biểu thị phần doanh thu bị mất do người dùng rời bỏ trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì doanh thu là mục tiêu cuối cùng, nên có thể lập luận rằng thay đổi doanh thu quan trọng hơn và phải là trọng tâm thực sự của doanh nghiệp.

User Churn (Khách hàng rời bỏ) = (Khách hàng đã hủy trong 30 ngày qua ÷ Khách hàng đang hoạt động 30 ngày trước) x 100.

Revenue Churn (Doanh thu bị mất) = (MRR bị mất hoặc giảm gói dịch vụ trong 30 ngày qua ÷ MRR 30 ngày trước) x 100.

Ví dụ:

User Churn Rate bằng 5% có nghĩa là 5% tổng số khách hàng mà bạn có 30 ngày trước đã hủy trong vòng 30 ngày qua.

Revenue Churn Rate bằng 5% có nghĩa là bạn đã mất năm phần trăm MRR của mình trong 30 ngày qua.

Lý tưởng nhất là một doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ rời bỏ dưới 5%, nhưng tỷ lệ rời bỏ cao hơn có thể được ‘điều hoà’ với lượng khách hàng mới và doanh thu mở rộng cao.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok và tương lai đầy chông gai

Tham vọng đưa TikTok trở thành ứng dụng toàn cầu của Zhang Yiming tiếp tục gặp nhiều khó khăn dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Thoạt nhìn, phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của trang web ByteDance (công ty mẹ của TikTok) trông tương tự.

Cả hai đều đăng tải những hình ảnh lạc quan, vui vẻ của nhân viên văn phòng và một người cha rạng rỡ nhìn vào màn hình smartphone cùng con trai. Tuy nhiên, nếu kéo xuống cuối trang, sẽ có những khác biệt đáng kể.

Phiên bản tiếng Anh có phần hiển thị 5 thành viên hội đồng quản trị của ByteDance.

Bốn trong số đó là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, gồm: Susquehanna International Group (SIG), General Atlantic, Coatue Management và công ty liên doanh Sequoia Capital. Tiếp đó là sơ đồ tổ chức các pháp nhân nước ngoài quản lý hoạt động của TikTok ở thị trường Mỹ, Australia, Singapore và Anh.

Danh sách thành viên hội đồng quản trị và sơ đồ tổ chức này không xuất hiện trên trang web phiên bản tiếng Trung. Khác biệt này thể hiện những khó khăn ByteDance gặp phải trên con đường toàn cầu hóa.

Thoạt nhìn giao diện Web của ByteDance phiên bản tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng một số chi tiết cho thấy nhiều định hướng quan trọng. Ảnh: SCMP.

Cuộc đấu tranh của ByteDance với sự tồn tại của TikTok và Douyin sẽ là hình mẫu cho các công ty Trung Quốc muốn vươn ra thị trường quốc tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.

Trong khi ByteDance đặt trụ sở ở Trung Quốc, phần lớn doanh thu quảng cáo họ kiếm được lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, làm hài lòng cả hai là điều không hề dễ dàng.

Mặc dù nguy cơ TikTok bị “trục xuất” khỏi Mỹ đã lắng xuống sau khi Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng, ByteDance cũng tạm gác thương vụ bán TikTok tại Mỹ, kịch tính vẫn có thể kéo dài trong tương lai.

“Chính quyền Biden thích một giải pháp toàn thể về cách các công ty Trung Quốc hoạt động tại Mỹ cũng như những lo ngại về việc xử lý dữ liện người dùng”, Paul Triolo, nhà phân tích chính sách công nghệ tại công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group nói.

Triolo cho rằng có nhiều khía cạnh trong cuộc đàm phán hiện có giữa các bên. Biden muốn xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ sự chấp thuận nào.

Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch nào được chính phủ Mỹ đưa ra đều có thể được đón nhận rất khác ở quê nhà TikTok.

Năm ngoái, khi TikTok nỗ lực đạt được các thoả thuận trong thương vụ với Oracle và nhận được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Donald Trump, người Trung Quốc tức giận cho rằng, Zhang Yiming đã “quỳ gối” dưới áp lực của Mỹ.

Đáp lại cơn thịnh nộ của người dân, ByteDane hứa sẽ giữa quyền kiểm soát với hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Zhang Yiming cũng nói sẽ không chuyển giao thuật toán của TikTok sau khi Bắc Kinh bổ sung danh mục kiểm soát xuất khẩu công nghệ.

Trong khi thương vụ chưa đến hồi kết, ông Trump không đắc cử, TikTok vẫn tiếp tục tìm kiếm một thoả thuận, chuẩn bị cho tương lai khó khăn.

Trong thời gian tạm lắng, sự phổ biến của TikTok tại Mỹ đã tăng trở lại. Số lượt tải xuống tăng 33% vào tháng 12/2020, tăng 5,7 triệu lượt so với tháng trước đó. Các nhà quảng cáo cũng đã quay lại với ByteDance sau khi Biden thắng cử.

Ở châu Âu, TikTok cũng đã tăng gần gấp đôi quy mô nhân sự trong những tháng qua và thiết lập văn phòng mới ở London bên cạnh hai văn phòng trước đó.

Trái với những tín hiệu khả quan ở thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh của ByteDance ở Trung Quốc vẫn thấp hơn doanh thu ở các thị trường khác.

TikTok đang có những tháng ngày khá “yên ổn”, nhưng đó không phải tương lai lâu dài.

Chỉ vài ngày sau lễ nhậm chức, chính quyền Biden đã phát đi thông điệp về việc đối đầu Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. “Chính quyền Biden rõ ràng sẽ tập trung vào các rủi ro bảo mật do công nghệ đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Biden sẽ làm tốt hơn về chính sách với những vấn đề rủi ro đến từ ứng dụng nước ngoài”, Justin Sherman, thành viên của tổ chức Sáng kiến Cyber Statecraft của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.

Chuyên gia Dev Lewis của tổ chức nghiên cứu Digital Asia Hub cho rằng chừng nào mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc còn căng thẳng, ByteDance vẫn là mục tiêu bị nhắm tới.

“Dù TikTok có cố gắng tuân thủ bao nhiêu quy định và minh bạch dữ liệu đến mức nào, họ vẫn luôn bị gắn mác một công ty Trung Quốc”, Lewis nói.

Giấc mộng toàn cầu hoá của ByteDance còn trở thành cơn ác mộng khi TikTok chính thức bị Ấn Độ cấm vào tháng 6/2020.

ByteDance đã sa thải hàng trăm nhân viên và tìm cách bán các hoạt động của mình tại thị trường này.

TikTok đang bị kẹt vào nhiều vấn đề phức tạp trong một cuộc chơi không do mình làm chủ. Tham vọng của Yang Zhing khi chọn công ty bằng tiếng Anh thay vì tiếng Trung đang chông gai hơn những gì ông hình dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Thương mại điện tử Việt Nam đạt mức 11,8 tỷ USD

Theo Google, Temasek và Bain&Company, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng 29% trong giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD vào năm 2025.

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề với nền kinh tế toàn cầu, các hoạt động sản xuất, cung ứng, thông thương… đều bị đình trệ, gián đoạn và không ít doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, giải thể, hoặc thu hẹp quy mô sản xuất.

Tuy nhiên, đây lại là cú huých đáng kể với thương mại điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp trước đây chưa từng bán trực tuyến nay bán trực tuyến, nhiều người chưa bao giờ mua hàng trực tuyến nay mua hàng trực tuyến.

Các doanh nghiệp sản xuất nằm trong nhóm lớn nhất cả nước đều đưa thương mại điện tử vào chiến lược phát triển dài hạn để đối phó với khủng hoảng và xây dựng kênh phân phối mới, theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số.

Đặc biệt ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 cũng ghi nhận trên 113 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến của Online Friday, thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60h, tăng 267% so với cùng kỳ.

Những tín hiệu tích cực trên đã giúp thương mại điện tử Việt Nam đạt kết ấn tượng và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.

Tất nhiên, mức tăng trên vẫn thấp hơn nhiều so với các nhận định trước đó ở mức 25-30%.

Ngoài ra, quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 như con số được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số công bố – 11,8 tỷ USD, cũng thấp hơn nhiều so với dự báo của nhiều tổ chức trước đó, khi cho rằng có thể đạt khoảng 14-15 tỷ USD.

Các phân tích của GlobalData’s E-Commerce Analytics cho thấy với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 18% hiện nay, dự kiến vào năm 2024 quy mô thị trường có thể đạt 26,1 tỉ USD.

Còn theo tính toán của Google, Temasek và Bain&Company, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết để tạo môi trường phát triển lành mạnh, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử, đơn vị quản lý đang khẩn trương hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

Mới đây, dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về quản lý thương mại điện tử đang được Bộ Công thương lấy ý kiến được cho là có nhiều sửa đổi để phù hợp với bối cảnh phát triển mới, tuy nhiên, đang nhận nhiều phản hồi trái chiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Kích thước hình ảnh chuẩn trên Social Media trong 2021

Hình ảnh là yếu tố chính của bất kỳ chiến lược truyền thông mạng xã hội thành công nào, với hình ảnh hoặc video phù hợp, bạn có thể thu hút sự chú ý và ngăn cản việc người dùng bỏ qua quảng cáo của bạn.

Nhưng để đảm bảo bạn nhận được những phản hồi tốt nhất cho hình ảnh của mình, bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh của bạn trông đẹp nhất trên mỗi nền tảng.

Điều đó có nghĩa là kiểm tra xem mỗi hình ảnh bạn tải lên có phù hợp với kích thước chuẩn và các yêu cầu khác của từng mạng xã hội riêng lẻ hay không.

Mỗi nền tảng đều có mỗi kích thước tối ưu riêng cho nội dung của họ và việc tuân thủ các thông số này sẽ giúp nội dung trực quan của bạn trông sắc nét, rõ ràng và hiệu quả hơn trong từng ứng dụng.

Dưới đây là những kích thước của từng nền tảng riêng lẻ được cập nhật trong năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Hootsuite

Giám đốc Marketing – Chuyển đổi vai trò để tăng trưởng (P2)

Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe kép của năm 2020, vai trò của giám đốc marketing (CMO) cũng đã trở nên phức tạp hơn.

5 kiểu mẫu của vị trí giám đốc marketing – CMO

Vậy CMO phải làm gì? Vì giám đốc marketing không thể làm tất cả mọi việc cùng một lúc, nên tốt nhất bạn nên tập trung vào điểm mạnh của bạn và kỳ vọng của doanh nghiệp.

Deloitte đã thử nghiệm năm kiểu mẫu khác nhau có thể giúp các CMO thực hiện điều đó.

Để làm được điều này bạn cũng cần trao đổi và bàn bạc với CEO cũng như ban quản trị công ty của bạn từ đó hiểu được nguyên vọng và mong muốn của họ với vị trí CMO.

Sau những gì bạn tìm hiểu bạn sẽ chọn ra kiểu mẫu nào sẽ giúp công ty của bạn thành công hơn. Dưới đây là chi tiết từng kiểu mẫu bạn có thể tham khảo:

1. Kiểu ‘chiều chuộng’ khách hàng.

Công ty của bạn có cần CMO của mình trở thành người ủng hộ khách hàng, người dẫn đầu luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng dữ liệu, hỗ trợ và thông tin chi tiết khi cần không?

Kiểu CMO này tập trung vào việc cung cấp những trải nghiệm vượt trội, được cá nhân hóa cho khách hàng của họ, xây dựng các chiến dịch trao quyền cho khách hàng và từ đó mang lại những kết quả có thể đo lường được.

2. Kiểu tập trung vào tăng trưởng.

Hay CMO của bạn nên là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp của bạn, không ngừng tập trung vào việc mang lại sự tăng trưởng bền vững cho tổ chức, với các chiến dịch giúp tăng khả năng thu hút khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng lượng khách hàng tiềm năng?

3. Kiểu hướng đến sự đổi mới.

Hội đồng quản trị của công ty bạn có muốn CMO của mình trở thành chất xúc tác của sự đổi mới, tập trung vào việc xây dựng các dịch vụ đột phá cho khách hàng, thử nghiệm công nghệ, dữ liệu và kỹ thuật mới không?

Kiểu CMO này luôn tìm cách để thay đổi trải nghiệm của khách hàng đồng thời cải thiện các quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

4. Kiểu xây dựng năng lực cạnh tranh.

Đối với một số công ty, đặc biệt là các công ty mới thành lập (startups) hoặc các công ty kế thừa nhưng ở chế độ cần khởi động lại chiến lược, CMO cần phải là người xây dựng năng lực, phát triển khả năng marketing mạnh mẽ và tuyển dụng các đội nhóm tuyệt vời có chuyên môn sâu về dữ liệu và phân tích.

5. Kiểu ‘người kể chuyện’.

Cuối cùng, nhiều hội đồng quản trị của bạn mong đợi các CMO của họ trở thành những người kể chuyện tài ba, người có thể tạo ra những câu chuyện quảng bá thương hiệu của công ty thông qua nội dung hấp dẫn.

Đối với các công ty khởi nghiệp, CMO cần phải là người xây dựng năng lực cạnh tranh.

Bạn có thể ‘đóng 2 vai’ cùng một lúc, nhưng bạn không thể là tất cả chúng.

Hãy phối hợp với CEO và hội đồng quản trị (BOD) của bạn để hiểu những gì công ty bạn cần bây giờ là bước đầu tiên bạn cần làm.

Bây giờ là lúc để sắp xếp lại trách nhiệm của CMO.

Trong môi trường hiện tại, một số giám đốc marketing cảm thấy họ có quyền loại bỏ các quy trình hoặc cách suy nghĩ trong quá khứ và thay vào đó là khám phá những ý tưởng và con đường phát triển mới, chẳng hạn như chuyển đổi số.

Do đó, hầu hết các CMO nên tập trung hơn hết vào việc đổi mới và tăng trưởng – vào việc xây dựng dữ liệu. Vào việc marketing dựa trên thông tin chi tiết về khách hàng trên quy mô lớn và từ đó biến chúng thành hành động một cách nhanh chóng.

Trong một thị trường đầy năng động như hiện tại, đó là nơi các CMO có thể giúp các tổ chức phát triển và duy trì khả năng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Bạn còn chần chờ gì nữa…Bây giờ chính là thời điểm để bạn tỏa sáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok cung cấp tài nguyên kinh doanh mới cho dân marketing

Để tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh quảng cáo, TikTok đã ra mắt một nền tảng mới cung cấp một loạt các mẹo và hướng dẫn kinh doanh để giúp người làm marketing tối đa hoá hiệu suất của thương hiệu trên nền tảng.

Như bạn có thể thấy ở trên, nền tảng tài nguyên mới cung cấp thông tin về các yếu tố khác nhau của việc xây dựng thương hiệu trên nền tảng, bao gồm các yếu tố về sáng tạo, chiến lược quảng cáo, xu hướng chính và hơn thế nữa.

Mỗi yếu tố sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan cùng với đó là các nghiên cứu điển hình và hướng dẫn qua những ví dụ cụ thể.

Tài nguyên hướng dẫn cũng phác thảo các yếu tố chính khác nhau một cách chi tiết hơn, có thể hữu ích trong việc giúp bạn vạch ra những phương pháp tiếp cận tốt hơn.

Nếu bạn đang muốn biến TikTok trở thành trọng tâm chiến lược hoặc đang xem xét cách bạn có thể khai thác nền tảng này để làm marketing thì đây là tài nguyên rất hữu ích mà bạn không thể không tham khảo.

Mặc dù không phải tất cả những tài nguyên này sẽ được áp dụng cho thương hiệu của bạn, nhưng sự đa dạng của các ví dụ cũng như các mẹo hữu ích chắc chắn sẽ truyền cảm hứng và giúp bạn thiết lập phương pháp tiếp cận TikTok của mình hiệu quả hơn.

Bạn có thể xem chi tiết các tài nguyên mới này mới tại: TikTok for Business

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo TikTok

3 xu hướng thương mại điện tử chính trong năm 2021

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng sự đổi mới trong chiến lược bán hàng được dự báo sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử năm nay.

Đại dịch Covid-19 diễn ra thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến, đây là xu hướng sẽ tiếp tục trong thời kỳ bình thường mới.

Việc mua sắm trực tuyến phát triển từ trải nghiệm giao dịch thuần túy dần sang trải nghiệm mang tính xã hội hơn, các nền tảng thương mại điện tử tích hợp nhiều yếu tố tương tác như trò chơi và livestream để gia tăng kết nối với người dùng.

Cùng với những tiến bộ công nghệ, sự gia tăng độ phủ của internet và xu hướng trẻ hóa dân số với một thế hệ trẻ am hiểu công nghệ và những gia đình có thu nhập mức trung bình trở lên, do đó, thương mại điện tử được kì vọng sẽ đóng một vai trò tích hợp trong cách sống, kết nối và kinh doanh.

Ông Trần Tuấn Anh, CEO Shopee Việt Nam cho rằng, thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của năm nay.

Thanh toán kỹ thuật số đi vào cuộc sống

Thanh toán kỹ thuật số là phương thức đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử, theo đó, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng trở thành động lực thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt tại các cửa hàng.

Theo ghi nhận, tổng số đơn hàng Shopee được thanh toán qua ví điện tử AirPay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần.

Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết các thị trường là nhóm người dùng trên 50 tuổi, minh chứng cho tính dễ tiếp cận của ví AirPay đối với độ tuổi thường được xem là khó thích ứng với kỹ thuật số.

Trong bối cảnh chính phủ đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt, cùng tác động của dịch bệnh đã thúc đẩy quá trình này ở một số khu vực thường có các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt.

Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp đã nhanh chóng chấp nhận thanh toán kỹ thuật số với mục đích mang lại sự tiện lợi và tính bảo mật cao hơn.

Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng là đối tác tại Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán này tác như 7-Eleven, MyKingdom và Guardian cũng tăng trưởng 2 lần trong năm 2020.

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của năm 2021

Dịch vụ hậu cần chính là huyết mạch

Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng.

Tại Việt Nam, sức tiêu thụ các mặt hàng liên quan đến Thực phẩm, Sức khỏe và Gia đình đã tăng gấp 2 lần, cho thấy dịch vụ hậu cần đã trở nên quan trọng khi người tiêu dùng dần chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử và có mong đợi nhiều hơn về việc giao hàng hiệu quả.

Việc khai thác mạng lưới rộng lớn và tích hợp của các nền tảng thương mại điện tử được xem là một phương thức hiệu quả giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng tận dụng công nghệ để tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa với chi phí tiết kiệm.

Các sàn thương mại điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô và tập trung vào tăng trưởng một cách hiệu quả, bằng cách cung cấp toàn bộ quá trình từ kiểm duyệt đến giao hàng, bao gồm cả việc liên tục củng cố mạng lưới kho hàng và năng lực hậu cần.

Năm ngoái, các dịch vụ vận chuyển liên tục mở rộng phạm vi hoạt động để tiếp cận nhiều người dùng hơn, bao gồm cả người dùng ở khu vực nông thôn.

Shopee ghi nhận ​​nhiều doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần vào năm 2020.

Chiến lược dành cho các nhà bán hàng

Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp, thương hiệu ở mọi quy mô đẩy mạnh các chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng hiệu quả hơn.

Khi kênh trực tuyến trở thành một kênh doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng theo những cách riêng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến của những thương hiệu và nhà bán hàng này.

Một ví dụ cụ thể, Shopee đã hợp tác với thương hiệu POND’S để tích hợp giải pháp công nghệ làm đẹp được hỗ trợ bởi AI, Skin Advisor Live vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

Điều này cho phép người mua hàng trải nghiệm quá trình phân tích chăm sóc da được cá nhân hóa trực tuyến miễn phí và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.

POND’s cũng tận dụng những công cụ tương tác sẵn có của Shopee như hình thức livestream để tương tác với khách hàng mục tiêu của thương hiệu này.

Cơn sốt livestream và chơi mini game trên các ứng dụng thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục trong năm nay.

Tại lễ hội mua sắm đón Tết Tân Sửu hồi tháng trước, tổng lượt xem Lazlive trên Lazada tăng hơn 6 lần so với lễ hội mua sắm Tết 2020.

Cùng với đó, hoạt động livestream trong 48h kết hợp giữa các tập Siêu Hội Chém Giá và đại nhạc hội Lazada Super Show đã thu hút hơn 15 triệu lượt xem.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo The Leader

Giá trị Tencent mất gần 62 tỷ USD vì nỗi ám ảnh Ant Group

Các nhà đầu tư đang bán tháo cổ phiếu Tencent do lo ngại gã khổng lồ Internet của Trung Quốc sẽ bị kiềm tỏa tương tự Ant Group.

Trong phiên giao dịch 15/3, cổ phiếu của Tencent đã có ngày thứ hai liên tiếp mất giá. Những phiên mất giá liên tiếp khiến cho đế chế Internet và game của Trung Quốc mất 62 tỷ USD giá trị chỉ trong vài ngày.

Theo Bloomberg, Tencent là một trong 2 công ty bị đưa vào tầm ngắm của chính quyền Trung Quốc khi kinh doanh dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ. Công ty còn lại, Ant Group, đã chịu thiệt hại nặng nề sau khi không thể IPO vào tháng 11/2020.

Tính toán của các nhà phân tích tại Bernstein cho thấy mảng tài chính và thanh toán của Tencent có giá trị 105-120 tỷ USD. Giống như Ant, Tencent sẽ buộc phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cho vay và bảo hiểm trong các dịch vụ của mình.

“Chúng tôi cho rằng mảng tài chính của Tencent giờ đây có thể coi là giá trị đã về không”, bài phân tích của Bernstein về đà mất giá của cổ phiếu Tencent ghi rõ.

Mối lo ngại đối với các nhà đầu tư là những đòn hạn chế của Trung Quốc sẽ không chỉ nhắm đến mảng tài chính của Tencent.

Ở cuộc họp Quốc hội Trung Quốc đầu tháng này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định sẽ điều chỉnh các công ty tài chính trên nền tảng công nghệ và kiểm soát tình trạng độc quyền.

Cũng tại kỳ họp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về mối lo ngại thế hệ trẻ Trung Quốc nghiện game. Tencent là nhà phát hành game lớn nhất nước này.

Vào ngày 12/3 vừa qua, Tencent cũng nhận hình phạt vì quá trình gọi vốn và mua lại công ty trong quá khứ.

Tuy nhiên, theo phân tích của Bernstein, Tencent sẽ không phải nhận mức độ trừng phạt đã xảy ra với Alibaba và Ant Group, 2 công ty gắn liền với hình ảnh của tỷ phú Jack Ma.

“Chúng tôi cho rằng nguy cơ Tencent đối mặt với các hình phạt là khác hẳn so với Alibaba. Việc những lãnh đạo công ty này không có hình ảnh quá nổi bật trong mắt công chúng lại là điểm hay.

Quan trọng hơn, chúng tôi cho rằng khả năng cạnh tranh của Tencent trong lĩnh vực kinh doanh chính của họ vẫn rất tốt, không có nhiều đối thủ mạnh”, các chuyên gia của Bernstein nhận định trong báo cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Theo Zing

Giám đốc Marketing – Chuyển đổi vai trò để tăng trưởng (P1)

Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe kép của năm 2020, vai trò của giám đốc marketing (CMO) cũng đã trở nên phức tạp hơn.

Trung bình, CMO là vị trí có thời gian ‘tại vị’ ngắn nhất của C-suite (Các vị trị cấp độ giám đốc). Hội đồng quản trị của doanh nghiệp thường yêu cầu sự tuyệt đối từ họ.

Họ được kỳ vọng sẽ là những nhà vô địch có thể chiến thắng khách hàng, những người bảo vệ hàng đầu của thương hiệu, những người quản lý tinh thần và văn hóa nội bộ, đồng thời cũng là động lực chính để thúc đẩy các sáng kiến ​​phát triển của công ty.

Tuy nhiên, theo thực tế số liệu từ Deloitte năm 2019, chỉ có 26% CMO được mời tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị một cách thường xuyên. Kỳ vọng thì cao, nhưng khả năng tiếp cận và mức độ ảnh hưởng lại thấp, ít quyền hành.

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, những thách thức này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi các doanh nghiệp đang nỗ lực để sáng tạo lại các chiến lược sản phẩm, kênh, thương hiệu… trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, các CMO cần phải sẵn sàng để mang lại sự tăng trưởng và tạo ra các kế hoạch marketing linh hoạt.

Và một câu hỏi được đặt ra là: Vai trò của CMO có cần thay đổi gì không?

Dưới đây là những thông tin chỉ ra những cách mà các CMO có thể điều chỉnh lại vị trí của mình và trở thành những nhà lãnh đạo tương lai trong nền kinh tế số.

Những điều gì đã thay đổi đối với vị trí giám đốc marketing – CMO?

Có một điều chắc chắn đến tận hôm nay vẫn không thay đổi: Phát triển doanh nghiệp vẫn là mục tiêu của giám đốc marketing. Như một CMO đã từng nói, “vai trò của CMO ngày nay thực sự là một giám đốc tăng trưởng cho công ty.”

CMO đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc xây dựng và quản lý chiến lược để đạt được sự tăng trưởng bền vững và có lợi nhuận.

Trong một tuần hoặc tháng nhất định, các CMO dành nhiều thời gian để làm việc với các nhóm để điều hành công việc, giải quyết vấn đề, hỗ trợ các cơ hội phát triển ngắn hạn và dài hạn có thể mang lại thành công trong tương lai.

Thời gian còn lại của họ thường dành để quản lý và hỗ trợ cấp dưới của họ.

Điều đã thay đổi ở đây là làm thế nào để đạt được sự tăng trưởng kinh doanh đó. Đặc biệt khi COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thay đổi đáng kể mô hình mua sắm.

Những người làm marketing phải thích ứng nhanh chóng hơn, tạm dừng hoặc hủy bỏ một số chiến dịch, tìm kiếm những thông điệp mới phù hợp hơn với thời cuộc, đồng thời điều chỉnh theo một thực tế mới, trong đó các hành vi mua sắm kỹ thuật số và không tiếp xúc được xem là chiến lươc mục tiêu.

Các nhà bán lẻ từ lâu đã tăng cường các giải pháp thương mại điện tử, nhưng đại dịch đã dẫn đến việc hàng triệu người tiêu dùng mới chuyển sang mua sắm trực tuyến, tương tác với thương hiệu số, thanh toán không tiếp xúc và các phương thức tương tác đa kênh.

Khi hoạt động mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục chuyển sang trực tuyến, các CMO đang đẩy nhanh các nỗ lực trước đây từ đó tận dụng các cơ hội tăng trưởng của mô hình DTC – bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Một người đứng đầu bộ phận marketing của một công ty bán lẻ cho biết: “COVID-19 đã thúc đẩy các xu hướng hiện có trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi về cơ bản đã có kế hoạch này từ lâu, chỉ là bây giờ chúng tôi phải đẩy nhanh nó hơn nữa.”

Đối với lĩnh vực ô tô, những thay đổi này đã làm nổi bật hơn vai trò của việc phân tích với vị trí CMO. COVID-19 đã làm tăng tốc mua sắm trực tuyến, mua sắm kỹ thuật số, v.v.

CMO của một thương hiệu ô tô cho biết.

“Covid-19 cũng đã thúc đẩy sự tập trung vào tầm quan trọng của việc phân tích dữ liệu, điều có thể giúp người làm marketing có được những thông tin chi tiết hữu ích để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức”.

Bất kể ngành nào, trong khi nhiều CMO đã có sự cam kết về tính đa dạng và hòa nhập hơn, hiện họ vẫn đang thực hiện nhiều bước hơn nữa để tập trung vào những đầu tư dài hạn từ đó có thể phản ánh được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Điều này bao gồm những nỗ lực nhằm cải thiện khả năng giữ chân khách hàng, tăng tính đa dạng trong phương thức lãnh đạo và tập trung vào các chiến lược tuyển dụng toàn diện.

Vào năm 2020, các CMO nhận thấy mình phải đối mặt với việc xây dựng khả năng phục hồi cho tổ chức của họ không chỉ để tồn tại trong ngắn hạn mà còn để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong một tương lai đầy biến động.

Với những thay đổi mang tính ưu tiên này, một điều quan trọng nữa đối với các CMO ngày nay là phải thể hiện được bản thân họ trước ban lãnh đạo, quản lý được sự kì vọng, đồng thời phải xây dựng nhiều hơn nữa sức ảnh hưởng của họ với tư cách là một C-suite.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

10 ‘bí mật’ về thương hiệu cá nhân (P1)

Nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn là hoạt động kiểm soát hình ảnh và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng con người mà bạn muốn hướng tới.

Cũng giống như mọi thứ khác về bạn, thương hiệu cá nhân của bạn là duy nhất. Nâng cao thương hiệu là việc kiểm soát hình ảnh của bạn và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng bạn là ai, bạn đã ở đâu và bạn đang đi đâu.

Thương hiệu cá nhân sẽ tạo cho người khác một ấn tượng thực sự về giá trị, niềm tin, tài năng và ý tưởng của bạn.

Ông Dave Kerpen, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Likable Local, đã xây dựng thương hiệu của mình từ những ngày còn học đại học, trong thời gian đó, ông đã được công nhận nhờ các chiến lược bán hàng độc đáo của mình.

Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân hàng đầu của Dave Kerpen về cách tạo bản sắc cá nhân cũng như cách xây dựng tiếng vang cho chính bạn.

1. Thương hiệu giúp bạn có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Theo Ông Kerpen, công việc sẽ đến và đi một cách tự nhiên, nhưng thương hiệu cá nhân của bạn là mãi mãi. Theo ông, thương hiệu cá nhân giúp bạn phát triển một cá tính mạnh mẽ và mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Ông giải thích:

“Trước hết hãy tập trung vào thương hiệu và mục đích cá nhân của bạn. Sau đó, tìm ra những gì bạn cần bán hoặc phát triển để đáp ứng mục đích và thương hiệu đó.”

2. Xác định bạn là ai thông qua một tuyên bố sứ mệnh.

Các thương hiệu cá nhân tốt nhất thường xây dựng những mô tả mà theo đó người khác sẽ kết nối với bạn.

Bắt đầu xây dựng thương hiệu của bạn bằng cách soạn ra một tuyên bố sứ mệnh để giúp mọi người nhanh chóng hiểu được giá trị cốt lõi và niềm tin của bạn.

Ông Kerpen chia sẻ trong một bài đăng trên LinkedIn.

“Nếu tuyên bố sứ mệnh của bạn dài hơn lời cầu nguyện của Chúa thì hãy nghĩ đến việc rút ngắn nó.” Tuyên bố sứ mệnh nên ngắn gọn và chính xác, điều sẽ giúp người khác nhanh chóng nắm bắt và nhớ về bạn hơn.

3. Giải thích cách quá khứ của bạn phù hợp với hiện tại của bạn.

Không ai trong chúng ta sẽ kết thúc chính nơi chúng ta đã bắt đầu. Theo thời gian, sự nghiệp và sở thích của bạn có thể thay đổi và phát triển theo nhiều hướng.

Một phần của việc xác định bản thân bạn chính là giải thích sự tiến bộ của bạn bằng cách phát triển những câu chuyện của riêng mình.

Câu chuyện về thương hiệu của bạn, theo như ông Kerpen mô tả, thì đó là một tuyên bố ngắn gọn giải thích sự tiến bộ tổng thể của bạn trong sự nghiệp, sở thích và cuộc sống.

Điều quan trọng là bạn phải tập trung vào việc những trải nghiệm trước đây của bạn mang lại giá trị như thế nào cho con người của bạn bây giờ.

Câu chuyện của bạn phải luôn nhất quán với quá khứ của mình.

4. Tạo một kiểu chữ ký độc đáo.

Theo ông Kerpen, một cách khác để bạn nổi bật hơn giữa đám đông theo đúng nghĩa đen là phát triển một phong cách chữ ký.

Đây có thể là một cái gì đó đơn giản kiểu như luôn mặc một màu nhất định hoặc đeo một phụ kiện nhất định.

Bất cứ thứ gì thu hút được sự chú ý sẽ có hiệu quả, chẳng hạn như khăn quàng cổ, đồng hồ, mũ hoặc vòng tay chẳng hạn.

Đối với ông Kerpen, sự nổi bật của ông được tạo ra bởi màu cam. Ông sở hữu hàng chục đôi giày màu cam và đi một cái gì đó màu cam mỗi ngày.

5. Để lại ấn tượng với một “lời chào hấp dẫn”.

Theo Jeff Bezos, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon đã từng nói: “Thương hiệu của bạn là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt ở trong phòng.”

Mục tiêu của bất kỳ thương hiệu cá nhân nào là để lại những ấn tượng ban đầu mạnh mẽ và một trong những cách tốt nhất để bạn có thể làm điều đó chính là thông qua các cuộc gặp mặt trực tiếp.

Khi kết nối trực tiếp, một cách đơn giản để tạo ra ấn tượng ban đầu tuyệt vời đó là phát triển một câu chào hấp dẫn, đó là một câu nói ngắn gọn thể hiện được con người của bạn.

Mặc dù tính xác thực là quan trọng, nhưng tuyên bố cũng nên đáng nhớ và mạnh mẽ.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Do đâu Huawei đang mờ nhạt dần trên thị trường

Hàng loạt cửa hàng bán lẻ sản phẩm Huawei tại Trung Quốc đang dần đóng cửa vì nguồn cung khan hiếm, bắt nguồn từ những lệnh trừng phạt của Mỹ.

Một cửa hàng Huawei rộng 158 mét vuông được dựng lên ở vị trí đắc địa tại trung tâm thương mại Donlim Emperor Court ở thành phố Phật Sơn, miền nam Trung Quốc.

Logo Huawei khổng lồ trên tường cho thấy tầm quan trọng của thương hiệu này, đến mức công ty quản lý trung tâm thương mại đã đưa nó vào tài liệu quảng cáo để thu hút khách.

Tuy nhiên, cửa hàng này gần đây gần như bị bỏ trống, chỉ còn một cây thông Giáng sinh nhỏ cùng vài món đồ nội thất bên trong. Cửa bị khóa kín. Nó đã ngừng hoạt động ngay trước Tết Nguyên đán 2021, chỉ 8 tháng sau khi khai trương.

Việc đóng cửa nhanh chóng là dấu hiệu cho thấy hàng loạt vấn đề đang xảy ra với Huawei – hãng sản xuất smartphone hàng đầu của Trung Quốc, khi năng lực sản xuất của họ bị suy giảm nghiêm trọng vì những lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ.

Trong đó, Huawei không thể tiếp cận phần cứng, phần mềm và dịch vụ có nguồn gốc từ Mỹ.

Hãng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc dự báo sản lượng smartphone trong năm nay sẽ giảm 60% so với năm 2020. Đây là đòn đánh nặng nề vào các nhà phân phối bán lẻ sản phẩm của Huawei.

Eddie Chen, quản lý cho thuê mặt bằng tại Donlim Emperor Court, cho biết Huawei thừa nhận là nguồn cung thiết bị đã cạn kiệt. Công ty từng vận hành 30 cửa hàng trong giai đoạn cao điểm, nhưng đã phải đóng cửa ít nhất 9 trong số này.

Vấn đề này không chỉ diễn ra ở Phật Sơn. Thông tin nguồn cung cho sản phẩm Huawei cạn dần đang được ghi nhận khắp Trung Quốc những tháng gần đây. Các nhà bán lẻ cũng đang chuyển dần sang những thương hiệu khác, như Oppo, Vivo và Realme.

Huawei không bình luận về thông tin trên.

Các cửa hàng bán thiết bị Huawei từng “mọc lên như nấm”

Thương hiệu này được các nhà bán lẻ nội địa ưa chuộng một phần bởi sản phẩm của họ mang lại lợi nhuận cao hơn các hãng smartphone Trung Quốc khác.

Một chiếc điện thoại Huawei có thể bán với giá cao hơn 154 USD so với chi phí đầu vào, gấp ba lần những thương hiệu khác, Tony Zhang, một chủ cửa hàng điện thoại ở Phật Sơn, cho hay.

Nhu cầu mua điện thoại Huawei cũng từng tăng vọt nhờ tinh thần dân tộc trong bối cảnh căng thẳng Trung – Mỹ leo thang. Với nhiều người Trung Quốc, Huawei được coi là biểu tượng của niềm tự hào quốc gia.

Hồi mùa hè năm ngoái, Huawei từng vượt mặt Samsung để trở thành hãng bán smartphone hàng đầu thế giới, trong đó doanh số tại Trung Quốc giúp bù đắp suy giảm trên toàn cầu.

Huawei hồi tháng 10/2020 từng thông báo số lượng “cửa hàng bán lẻ trải nghiệm” tại Trung Quốc đã vượt 10.000, đồng thời đây cũng là thương hiệu smartphone bán chạy nhất ở Trung Quốc trong quý IV cùng năm, theo công ty nghiên cứu Canalys.

Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc bắt đầu đối mặt các lệnh cấm vận của Mỹ từ năm 2019, nhưng ban đầu vẫn đủ sức sản xuất smartphone bằng linh kiện bán dẫn tích trữ được mua từ các nhà cung cấp Mỹ và thúc đẩy hợp đồng với TSMC.

Nhưng biện pháp trừng phạt tăng cường hồi năm ngoái đã ngăn các nhà sản xuất chip bán sản phẩm dùng công nghệ Mỹ cho Huawei khi chưa có sự đồng ý từ Washington. Động thái này gần như đã cắt đứt Huawei khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Mở cửa hàng bán lẻ Huawei vào năm 2020 là tính toán sai lầm của nhà đầu tư

Huawei được dự báo chỉ sản xuất được 70 đến 80 triệu điện thoại trong năm nay, thấp hơn nhiều so với con số 189 triệu chiếc hồi năm ngoái. Họ có thể chỉ xuất xưởng được 20% so với năm 2020, theo chuyên gia phân tích Ethan Qi tại tổ chức Counterpoint Research.

“Phần lớn cửa hàng bán lẻ đã cạn kho. Huawei đã đánh giá các nhà phân phối dựa trên thành tích bán hàng của họ từ tháng 9/2020.

Ngay cả những cửa hàng lớn giờ đây cũng phải vật lộn để duy trì nguồn cung, trong khi các doanh nghiệp nhỏ không có cơ hội bổ sung kho hàng”, Qi nói.

Ít nhất 5 cửa hàng tại chợ điện tử Huaqiangbei ở Thâm Quyến không có điện thoại Mate X2 ra mắt tháng trước. Một hãng bán lẻ giấu tên cho biết nhiều khách hàng đang tìm kiếm những mẫu smartphone cao cấp của Huawei, như Mate X2, bởi chúng quá khan hiếm.

“Ít người mua loại điện thoại màn gấp này để dùng, phần lớn đều coi đó là món quà để tặng. Giá bán đã tăng từ gần 2.800 USD lên hơn 3.600 USD”, đại diện hãng này cho hay.

Ngay cả những sản phẩm tầm trung, như Mate 40 Pro cũng đang dần hết hàng. “Chúng tôi chỉ còn một hoặc hai chiếc Mate 40 Pro màu vàng”, chủ một cửa hàng bán lẻ tiết lộ.

Nhiều cửa hàng phân phối sản phẩm Huawei đã không thể tồn tại.

Một chủ cửa hàng họ Đặng đã ghi lại hành trình dài 9 tháng từ khi khai trương đến lúc đóng cửa hàng Huawei ở tỉnh Tứ Xuyên.

Đặng hồi tháng trước còn đăng video thu hút hơn 400.000 lượt xem, nay cho biết cửa hàng đã phá sản, dù anh “đổ hết tâm huyết” vào nó.

Sự tuyệt vọng hiện tại hoàn toàn trái ngược với tâm lý lạc quan khi Đặng mở cửa hàng hồi tháng 5/2020, khi anh hy vọng về cuộc sống và công việc kinh doanh mới.

Nguồn cung thiết bị cho cửa hàng của Đặng bắt đầu xuống dốc từ tháng 9/2020. Có những gian đoạn, anh không nhận được lô hàng nào trong hơn 10 ngày.

Đặng dần chán nản với cách Huawei quản lý nguồn hàng, cho rằng không có cách nào để biết khi nào cửa hàng có thể nhận điện thoại mới.

Đặng bị lỗ hơn 15.000 USD trước khi chấm dứt kinh doanh.

Nguồn dự trữ chip Kirin 9000 được dùng cho mẫu P40 có thể vẫn đủ cho dòng P50 và Mate 50 sắp ra mắt, trong khi dây chuyền sản xuất phần lớn điện thoại tầm trung và giá rẻ đã chấm dứt.

Sự khan hiếm đã tạo ra “chợ đen” cho sản phẩm Huawei

Ben Xu – một cư dân thành phố Quảng Châu – từng hứa tặng điện thoại Huawei cho nhân viên hồi năm ngoái, cho biết ông phải trả thêm 76 USD cho mỗi sản phẩm. “Không có cách nào để mua điện thoại Huawei qua kênh thông thường”, Xu nói.

Điện thoại Huawei vẫn có sự ủng hộ từ những người hâm mộ nhiệt thành, trong đó, mẫu Mate X2 bán hết chỉ trong một phút kể từ khi mở bán trên mạng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo Huawei có thể sớm mất lợi thế trước những thương hiệu cạnh tranh.

“Oppo và Vivo đã có chiến lược bán lẻ ngoại tuyến rất mạnh. Họ có thể là những bên hưởng lợi nhiều nhất từ cảnh ngộ hiện tại của Huawei. Realme cũng cho thấy đà tiến rất mạnh và có thể trở thành cái tên quan trọng trên thị trường”, Qi đánh giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Xây dựng thương hiệu là gì? Ví dụ về xây dựng thương hiệu

Cùng tìm hiểu những lý thuyết nền tảng quan trọng về xây dựng thương hiệu (Brand Building) như: xây dựng thương hiệu là gì, ví dụ về cách xây dựng thương hiệu, các chiến lược xây dựng thương hiệu, mục tiêu của quá trình xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp là gì và hơn thế nữa.

Xây dựng thương hiệu và những nền tảng cơ bản bạn nên biết
Xây dựng thương hiệu và những nền tảng cơ bản bạn nên biết

Xây dựng thương hiệu là khái niệm đề cập đến các hoạt động truyền thông với mục tiêu là xây dựng các giá trị của thương hiệu ví dụ như độ nhận biết thương hiệu hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Một chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Việc hiểu toàn diện về bản chất của xây dựng thương hiệu theo đó là yêu cầu ưu tiên hàng đầu của người làm thương hiệu, marketing hay với cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là khái niệm đề cập đến các hoạt động truyền thông với mục tiêu là xây dựng mọi cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Vì thương hiệu là thứ nằm trong tâm trí của người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu còn được coi là cuộc chiến nhằm chiếm lấy một vị trí nào đó trong tâm trí của họ.

Khi nói đến khái niệm xây dựng thương hiệu, người ta sẽ nói đến việc xây dựng các giá trị hay tài sản xoay quanh một thương hiệu cụ thể nào đó chẳng hạn như độ nhận biết của thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu, tình cảm với thương hiệu, giá trị thương hiệu hay sức mạnh của thương hiệu trên thị trường.

Mục tiêu cuối cùng của quá trình xây dựng thương hiệu chính là doanh số bán hàng.

Thương hiệu là gì?

Nói một cách dễ hiểu, thương hiệu của bạn chính là lời hứa của bạn với khách hàng của mình. Nó cho khách hàng của bạn biết những gì họ có thể mong đợi từ các sản phẩm và dịch vụ của bạn đồng thời nó còn phân biệt sản phẩm của bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Thương hiệu của bạn bắt nguồn từ việc bạn là ai, bạn muốn trở thành ai và mọi người nhìn nhận về bạn như thế nào.

Bạn có phải là người sáng tạo hay đổi mới trong ngành của bạn không? Hay bạn có phải là người có kinh nghiệm và đáng tin cậy không?

Sản phẩm của bạn định vị chi phí cao, chất lượng cao hay là tùy chọn giá rẻ, giá trị cao? Bạn không thể là cả hai, và bạn không thể là tất cả đối với tất cả mọi người.

Bạn là ai ở một mức độ nào đó nên dựa trên việc khách hàng mục tiêu của bạn muốn và cần bạn trở thành ai.

Nền tảng của thương hiệu của bạn là logo của bạn, website của bạn, bao bì và tài liệu quảng cáo – tất cả đều phải tích hợp với logo của bạn – truyền đạt thương hiệu của bạn.

Bạn có thể xem thương hiệu là gì để hiểu sâu hơn về thương hiệu.

Chiến lược và giá trị thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu của bạn là cách thức, cái gì, ở đâu, khi nào và với ai mà bạn dự định sẽ truyền tải thông điệp thương hiệu của mình.

Nơi bạn quảng cáo là một phần trong chiến lược thương hiệu của bạn. Các kênh phân phối (distribution channels) của bạn cũng là một phần trong chiến lược thương hiệu của bạn.

Và những gì bạn truyền đạt bằng hình ảnh, bằng lời hay video cũng là một phần trong chiến lược thương hiệu của bạn.

Thương hiệu nhất quán là chiến lược dẫn đến giá trị thương hiệu mạnh, điều này có nghĩa là giá trị gia tăng mang lại cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn cho phép bạn tính phí cho thương hiệu của mình nhiều hơn so với những sản phẩm giống hệt nhưng không có thương hiệu.

Ví dụ rõ ràng nhất về điều này là Coca-Cola so với một loại soda thông thường. Bởi vì Coca-Cola đã xây dựng được giá trị thương hiệu mạnh mẽ, nên họ có thể tính phí nhiều hơn cho sản phẩm của mình – và khách hàng đương nhiên sẽ chấp nhận trả mức giá đó.

Giá trị gia tăng nội tại của tài sản thương hiệu thường đến dưới dạng chất lượng cảm nhận hoặc sự gắn bó cảm xúc từ phía khách hàng.

Ví dụ, Nike liên kết sản phẩm của mình với các vận động viên ngôi sao, hy vọng khách hàng sẽ chuyển sự gắn bó tình cảm của họ từ vận động viên sang sản phẩm.

Xác định thương hiệu của bạn.

Xác định thương hiệu của bạn giống như một hành trình khám phá bản thân của doanh nghiệp. Nó có thể khó khăn, tốn thời gian và không mấy thoải mái. Nó yêu cầu bạn trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Nhiệm vụ của công ty bạn là gì?
  • Những lợi ích và tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  • Khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn đã nghĩ gì về công ty của bạn?
  • Những phẩm chất nào bạn muốn chúng liên kết với công ty của bạn?

Hãy thực hiện nghiên cứu thị trường của bạn. Tìm hiểu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại và cả tương lai của bạn. Đừng dựa vào những gì bạn nghĩ họ nghĩ. Đừng suy đoán. Hãy chắc chắn biết họ nghĩ gì.

Khi bạn đã xác định được thương hiệu của mình, làm cách nào để bạn truyền tải điều này? Dưới đây là một số mẹo đơn giản bạn có thể tham khảo:

  • Một logo tuyệt vời. Đặt nó ở khắp mọi nơi.
  • Viết ra thông điệp thương hiệu của bạn. Thông điệp chính mà bạn muốn truyền đạt về thương hiệu của mình là gì? Mọi nhân viên nên biết về các thuộc tính thương hiệu của bạn.
  • Tích hợp thương hiệu. Thương hiệu liên quan đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn – cách bạn trả lời điện thoại, những gì bạn hoặc nhân viên bán hàng của bạn giao tiếp trong các cuộc gọi bán hàng, chữ ký email của bạn, tất cả mọi thứ…
  • Tạo “tiếng nói” phản ánh thương hiệu của bạn. Tiếng nói (brand voice) này nên được áp dụng cho tất cả các hình thức giao tiếp dù đó là trực tuyến hay ngoại tuyến. Thương hiệu của bạn có thân thiện không? Nó có đồng cảm không? Nó có sang trọng không?
  • Phát triển khẩu hiệu (tagline).Hãy viết một tuyên bố ngắn gọn, có ý nghĩa và đáng nhớ, thể hiện được bản chất của thương hiệu của bạn.
  • Thiết kế các mẫu và tạo các tiêu chuẩn thương hiệu cho các tài liệu marketing của bạn. Bạn nên sử dụng cùng một bảng màu, vị trí logo, giao diện xuyên suốt. Bạn không cần phải cầu kỳ nhưng phải đồng bộ và nhất quán.
  • Hãy trung thực với thương hiệu của bạn. Khách hàng sẽ không quay lại với bạn – hoặc giới thiệu bạn với người khác nếu bạn không thực hiện lời hứa thương hiệu của mình với họ.
  • Hãy nhất quán. Nếu bạn không thể làm điều này, mọi nỗ lực của bạn trong việc thiết lập và xây dựng một thương hiệu đều trở nên vô nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Google: kết quả tìm kiếm được cập nhật tính năng ‘Full Coverage’

Google đang cập nhật các kết quả tìm kiếm bằng tính năng toàn cảnh ‘Full Coverage’ mà trước đây vốn chỉ dành riêng cho Google News.

‘Google Tìm kiếm’ đang có tính năng Full Coverage (nội dung toàn cảnh) cho các kết quả tin tức nóng hổi, từ đó cung cấp nhiều ngữ cảnh hơn về các câu chuyện từ nhiều nguồn.

Full Coverage được giới thiệu lần đầu tiên trong ‘Google Tin tức’ vào năm 2018. Từ đó, Google đã hứa sẽ triển khai rộng rãi hơn cho các kết quả tìm kiếm thông thường vào năm 2019, nhưng điều đó vẫn chưa bao giờ được thực hiện cho đến hiện tại.

Nếu bạn không phải là người dùng thường xuyên của ứng dụng Google News, bạn có thể chưa bao giờ thấy tính năng Full Coverage trước đây. Dưới đây là những thông tin thêm mà bạn có thể tham khảo.

Tính năng Full Coverage của Google là gì?

Tính năng Full Coverage của Google sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để kết nối các câu chuyện liên quan với nhau trong thời gian thực.

Như tên gọi của chính nó, Full Coverage được thiết kế để cung cấp cho người dùng những cái nhìn đầy đủ nhất về cách một câu chuyện được đưa tin từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này sẽ giúp người dùng theo dõi câu chuyện nhanh hơn khi có tin tức mới liên quan.

Đây không phải là một tính năng có sẵn cho mọi tin bài. Full Coverage chủ yếu được sử dụng chủ yếu cho các câu chuyện được phát triển trong một khoảng thời gian.

Ví dụ: việc ra mắt iPhone mới không có khả năng kích hoạt tính năng Full Coverage của Google vì đó là sự kiện chỉ xảy ra một lần và sau đó sẽ kết thúc.

Ngược lại, một sự kiện như đại dịch COVID-19 có nhiều khả năng sẽ kích hoạt tính năng này vì đó là một câu chuyện sẽ được phát triển theo thời gian, tức sẽ tái diễn nhiều lần.

Tính năng này sẽ giúp hiển thị nhiều nguồn tin hơn trong kết quả tìm kiếm cho một số câu chuyện nhất định, từ đó nó có khả năng thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập hơn.

AI của Google có khả năng hiểu con người, địa điểm và những thứ liên quan đến một câu chuyện cũng như cách chúng liên quan với nhau. Full Coverage có tác dụng sắp xếp các bài viết thành một cốt truyện khi sự kiện tin tức xảy ra.

Full Coverage trông như thế nào?

Khi tìm kiếm thông tin về một tin bài nóng hổi, người dùng sẽ thấy nút View Full Coverage sau khi cuộn đến cuối băng chuyền của những tin bài hàng đầu.

Bạn cũng có thể tìm thấy nút này bằng cách chọn “Thêm tin tức về…” ngay bên dưới băng chuyền của tin bài hàng đầu.

Google cho biết tính năng này trong kết quả tìm kiếm tiên tiến hơn tính năng trong Google News, vì nó có thể phát hiện các tin bài dài trong nhiều ngày:

“Với lần ra mắt này, chúng tôi đang giới thiệu công nghệ mới có thể phát hiện các tin bài dài kỳ kéo dài trong nhiều ngày.

Sau đó, chúng tôi tổ chức trang Full Coverage để giúp mọi người dùng dễ dàng tìm thấy những tin tức hàng đầu cùng với nội dung bổ sung như người đưa tin và tin tức địa phương hữu ích để hiểu những câu chuyện phức tạp này.”

Full Coverage hiện có sẵn trong kết quả tìm kiếm trên điện thoại di động của Google bằng tiếng Anh (Mỹ).

Tính năng này sẽ sớm được triển khai ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo Google

‘Vốn hóa Apple có thể đạt 3.000 tỷ USD’

Các nhà phân tích dự đoán giá trị vốn hóa của Apple có thể đạt mốc 3.000 tỷ USD nhờ xe tự lái và iPhone mới.

Theo Bloomberg, dự đoán được đưa ra bởi các nhà phân tích từ hãng tài chính Citigroup và công ty đầu tư Wedbush.

Cụ thể, giá cổ phiếu Apple được dự đoán sẽ tăng gần 50% so với mức hiện nay. Trong phiên giao dịch gần nhất, vốn hóa của Apple vẫn đạt trên 2.000 tỷ USD, là công ty có giá trị cao nhất thế giới hiện nay trên sàn chứng khoán.

Jim Suva, nhà phân tích của Citigroup cho rằng việc phát triển xe hơi Apple Car có thể giúp doanh thu Táo khuyết tăng 10-15% sau năm 2024.

Đến năm 2025, Suva nhận định thị trường xe điện trên toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh hơn cả smartphone, máy tính, tablet và thiết bị đeo thông minh cộng lại.

Trong khi đó, nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush nhận định cổ phiếu Apple có thể đạt 175 USD, nâng giá trị vốn hóa công ty lên 3.000 tỷ USD.

Trong báo cáo ngày 10/3, Ives cho biết việc giá cổ phiếu Apple sụt giảm là “cơ hội vàng” để mua chúng, đồng thời đặt kỳ vọng vào dòng iPhone 13 với nhiều tính năng mới.

Cổ phiếu Apple đã giảm khoảng 17% từ khi đạt mức cao kỷ lục vào cuối tháng 1. Trong phiên giao dịch đầu ngày 12/3, cổ phiếu hãng giảm 1,8% do lợi suất trái phiếu tăng mạnh, gây sức ép lên việc giao dịch của các hãng công nghệ.

Apple đã vượt qua đại dịch Covid-19 với nhiều thành tích. iPhone 12, thế hệ iPhone 5G được mong đợi, có doanh thu tốt.

Chiếc MacBook đầu tiên chạy con chip do hãng tự sản xuất nhận được nhiều đánh giá tích cực. Apple còn là công ty đầu tiên của Mỹ đạt giá trị vốn hóa 2.000 tỷ USD.

Kính thực tế ảo, xe tự lái và iPhone gập là 3 sản phẩm được kỳ vọng nhất trong thập niên tới của Táo khuyết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

Google bị kiện vì chế độ ẩn danh

Google đã thất bại trong vụ kiện cáo buộc hãng bí mật thu thập dữ liệu internet ngay cả khi người dùng duyệt ở chế độ Incognito (ẩn danh) để giữ bí mật hoạt động tìm kiếm của họ.

Theo Bloomberg, người dùng đã nộp đơn kiện tập thể cáo buộc, ngay cả khi họ tắt tính năng thu thập dữ liệu trong Chrome, các công cụ khác của công ty này được các trang web sử dụng vẫn thu thập thông tin cá nhân của họ.

“Tòa án kết luận rằng Google đã không thông báo cho người dùng Google tham gia vào việc thu thập dữ liệu khi người dùng đang ở chế độ duyệt web riêng tư”, thẩm phán quận Lucy Koh ở San Jose, California (Mỹ) viết trong phán quyết của mình.

Phán quyết được đưa ra khi Google và Apple phải đối mặt với sự giám sát gắt gao của các nhà lập pháp đối với các hoạt động thu thập dữ liệu của họ.

Google cho biết vào năm tới họ sẽ loại bỏ cookie của bên thứ ba giúp các nhà quảng cáo theo dõi hoạt động web của người dùng và sẽ không sử dụng các phương pháp thay thế để theo dõi cá nhân.

Ba người dùng Google đã nộp đơn khiếu nại vào tháng 6 qua, tuyên bố công ty thực hiện “hoạt động kinh doanh theo dõi dữ liệu phổ biến”.

Google thu thập lịch sử duyệt web và dữ liệu hoạt động web khác ngay cả sau khi người dùng sử dụng các biện pháp để bảo vệ dữ liệu của họ, chẳng hạn như sử dụng chế độ duyệt web riêng tư “ẩn danh”.

Đơn khiếu nại cho biết “Google biết bạn bè của bạn là ai, sở thích của bạn là gì, bạn thích ăn gì, bạn xem phim gì, bạn thích mua sắm ở đâu và khi nào, điểm đến trong kỳ nghỉ yêu thích của bạn, màu sắc yêu thích và thậm chí là nơi thân thiết nhất…

Những thứ có thể khiến bạn bối rối khi duyệt web trên internet – bất kể bạn có làm theo lời khuyên của Google để giữ các hoạt động của mình ‘riêng tư’ hay không”

Google lập luận rằng các nguyên đơn đã đồng ý với chính sách bảo mật của mình, trong đó công ty tiết lộ rõ ràng các hoạt động thu thập dữ liệu.

Google cũng nói rõ “ẩn danh” không có nghĩa là “vô hình” và hoạt động của người dùng trong phiên đó có thể hiển thị với các trang web họ truy cập và bất kỳ dịch vụ phân tích hoặc quảng cáo nào của bên thứ ba mà các trang web đã truy cập sử dụng”, Google cho biết.

Hiện tại Google chưa đưa ra bình luận về phán quyết của tòa án.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo Thanh Niên

Warren Buffett: Đây là 3 cách khôn ngoan để đầu tư vào bản thân

Theo Buffett, bạn đạt được thành công là nhờ đưa ra các quyết định đầu tư thông minh. Nhưng những quyết định đó đôi khi lại không liên quan gì đến cổ phiếu hay trái phiếu cả.

Warren Buffett | Bloomberg | Getty Images

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với tổng biên tập Andy Serwer của Yahoo Finance, Buffett từng nói: “Cho đến nay, khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện là đầu tư vào chính bản thân mình.”

Và đây cũng có thể là bài học có giá trị nhất trong tất cả các bài học đến từ ‘Nhà tiên tri xứ Omaha’ này.

Để tận dụng tối đa khoản đầu tư của bạn, bận cần không ngừng thu nạp kiến ​​thức – loại kiến ​​thức giúp bạn hoàn thiện hơn với tư cách là một con người toàn diện chứ không chỉ với tư cách là một nhà đầu tư.

Dưới đây là 03 cách để bạn làm điều đó:

1. Đầu tư vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Trong một video được đăng trên LinkedIn, Buffett nói:

“Nếu bạn không thể giao tiếp, nó giống như việc bạn nháy mắt với một cô gái trong bóng tối – sẽ không có bất cứ điều gì xảy ra cả. Bạn có thể có tất cả năng lực trí tuệ trên thế giới, nhưng bạn phải có khả năng truyền tải nó. Và sự truyền tải đó chính là sự giao tiếp.”

Ông nói thêm rằng đầu tư vào việc phát triển các kỹ năng giao tiếp của bạn – cả bằng chữ viết lẫn gặp trực tiếp – “có thể làm tăng giá trị của bạn lên ít nhất 50%.”

2. Đầu tư vào việc cải thiện kỹ năng lãnh đạo.

Buffett có rất nhiều lời khuyên về những nhà lãnh đạo thành công. Ông từng nói về tầm quan trọng của một đặc điểm không thể thiếu mà bạn nên tìm thấy ở mọi nhà lãnh đạo: đó là tính chính trực.

Nhà tiên tri xứ Omaha đã từng nói:

“Chúng tôi tìm kiếm ba điều khi chúng tôi tuyển người. Chúng tôi tìm kiếm trí thông minh, chúng tôi tìm kiếm sáng kiến ​​hoặc năng lượng, và chúng tôi tìm kiếm sự chính trực.

Tony Simons trong cuốn The Integrity Income từng lập luận rằng tính chính trực là đặc điểm nổi bật “chạm đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn.”

Simons cho biết, khi được thực hành thường xuyên, tính chính trực sẽ giúp nâng cao giá trị của doanh nghiệp và thúc đẩy lợi nhuận.

3. Đầu tư vào việc cải thiện các mối quan hệ kinh doanh.

Một trong những chiến lược tốt nhất để thành công đó là giao thiệp với những người phù hợp. Buffett từng nói với sinh viên đại học cách đây vài năm:

“Bạn sẽ đi theo hướng của những người mà bạn kết giao. Vì vậy, điều quan trọng là phải kết hợp với những người tốt hơn bạn.”

Bạn nên đảm bảo kết hợp với những người khác trên con đường có khả năng giúp bạn học hỏi những điều mới, phát triển và thăng tiến sự nghiệp của bạn.

Chiến lược theo đuổi suốt đời của Buffett là học hỏi và đầu tư vào bản thân, điều mà ông từng chia sẻ với các đối tác lâu năm ở Berkshire Hathaway “là gia vị bí mật cho thành công” của ông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Snapchat: Cách Gen Z sẽ hình thành xu hướng thị trường mới trong tương lai

Bằng cách hợp tác với Oxford Economics, Snapchat đã công bố một nghiên cứu mới về vai trò của Gen Z trong việc thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch và cách thế hệ này sẽ trở thành trọng tâm chính của các nhà marketer trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu từ Oxford đã phỏng vấn mọi người trên 06 thị trường: Úc, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh và Mỹ – đồng thời bổ sung thêm dữ liệu khảo sát của riêng mình với nhiều nguồn khác để am hiểu tốt hơn ảnh hưởng ngày càng tăng của thế hệ Z.

Nghiên cứu nhấn mạnh các xu hướng và sự thay đổi chính trong nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi, bao gồm sự phụ thuộc ngày càng tăng của họ vào các nền tảng kỹ thuật số và khả năng kết nối trong hầu hết các khía cạnh tương tác của họ.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Oxford đã phát hiện ra rằng:

  • Gen Z sẽ đóng góp 3,1 nghìn tỷ USD chi tiêu trên các thị trường được nghiên cứu vào năm 2030, từ đó giúp thúc đẩy nền kinh tế mạnh mẽ.
  • Thị trường AR (thực tế ảo tăng cường) toàn cầu dự kiến sẽ mở rộng gấp 4 lần vào năm 2023.
  • Công nghệ và COVID-19 đòi hỏi những kỹ năng mới, với phần lớn các công việc đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật số nâng cao.
  • Thế giới sẽ tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng như sự nhanh nhẹn, tò mò, sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, những kỹ năng này phát huy thế mạnh tự nhiên của Gen Z.

Về cơ bản, báo cáo nhấn mạnh sự thay đổi kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng và vốn đã trở nên cấp thiết hơn hơn bởi tác động của đại dịch, từ đó cũng chỉ ra cách điều đó sẽ định hình lại tương lai theo nhiều cách khác nhau.

“AR nổi lên như một trong những công nghệ kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong đại dịch, cung cấp cho mọi người một nền tảng mới để thể hiện, giải trí, tiện ích và thông tin.

AR phát triển có nghĩa là nó có tiềm năng thúc đẩy những nhu cầu về kỹ năng kỹ thuật số trong những thập kỷ tới, tương tự như hiệu ứng ảnh hưởng của các nền tảng truyền thông mạng xã hội trong những năm 2010.”

Nghiên cứu chỉ ra những tác động khác nhau của sự thay đổi AR sắp tới, việc sử dụng các công cụ AR trong bán lẻ sẽ ngày càng rộng rãi hơn khi mọi người đang tìm cách tạo lại trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng thực tốt nhất có thể.

Điều này cũng sẽ dẫn đến những cơ hội mới trong marketing và kết nối thương hiệu, đồng thời sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử kết nối với người tiêu dùng theo những cách hiệu quả, hấp dẫn và tương tác mạnh mẽ hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, đặc biệt là khi bạn đang tập trung vào nhóm đối tượng mục tiêu là Gen Z, bạn cần phải xem xét lại cách tiếp cận nội dung và marketing trong tương lai của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Nhảy việc thường xuyên không gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp như bạn tưởng

Khi nhắc đến nhảy việc, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đây là việc tiêu cực, sẽ chẳng đem lại lợi ích gì hoặc ảnh hưởng xấu cho sự nghiệp thế nhưng bên cạnh đó nó vẫn có những ưu điểm nhất định nếu ai biết tận dụng thì chắc chắn sẽ có lợi cho bản thân.

Tôi đã nghe hầu hết những ý kiến khuyên bảo những người trẻ về chuyện đổi việc trong những năm đầu sự nghiệp, trong đó có kiểu như: “Nếu bạn làm một công việc nào đó dưới một năm, đừng dại mà viết vào hồ sơ xin việc. Hãy trụ lại ở một công ty ít nhất 02 năm. Đừng thay đổi nếu không bạn sẽ không bao giờ có thể thăng tiến được đâu”.

Tôi ở đây để nói cho các bạn biết một điều là chẳng có lời tuyên bố nào là sự thật cả.

Tôi đã thay đổi vai trò công việc của mình 4 lần trong 05 năm vừa qua và biết chắc rằng những lời khuyên hoa mỹ xung quanh chuyện nhảy việc đều sai – đặc biệt là ý kiến cho rằng những người lao động trẻ trong khoảng 25 – 34 tuổi nên tập trung trung bình khoảng 2,8 năm cho một công việc.

Và 55% số nhà tuyển dụng nói họ không có vấn đề gì với việc tuyển những ứng viên thường xuyên nhảy việc cả.

Vấn đề nằm ở chỗ nhảy việc mới sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về năng lực bản thân, tự tin hơn và sẽ nâng cao vị thế của chính bạn trong sự nghiệp. Nên thay vì lo sợ hồ sơ xin việc của bạn bị ảnh hưởng xấu thì tôi khuyên bạn nên mở lòng đón lấy những cơ hội mới.

Dưới đây là những lý do tại sao nhảy việc lại tốt cho sự nghiệp của bạn, thay vì ảnh hưởng xấu khiến bạn chết chìm giữa biển người.

Đổi công việc giúp bạn thoát ra khỏi vùng an toàn

Khi bạn quá thoải mái ở một vị trí nhất định, lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ quên đi việc phải học tập, trau dồi.

Điều này có nghĩa là, một khi bạn đã tìm hiểu rõ tính chất công việc, trải qua muôn vàn khó khăn và dành được những kết quả khả quan sau một thời gian thì đến lúc này, bạn sẽ đi vào trạng thái thoải mái, mọi sự sáng tạo trong người bỗng bốc hơi đi đâu mất.

Đây chính là thời điểm cần phải thay đổi, dù cho chỉ đơn giản là đảm nhiệm một vị trí mới trong công việc hiện tại, nhất định bạn phải nhận lấy thử thách mới. Đừng sợ, hãy bắt đầu học thêm bất cứ điều gì để trau dồi bản thân.

Với tôi, chuyển đổi công việc không những gây ảnh hưởng xấu mà đã kéo tôi ra khỏi vùng an toàn, điều này đã dạy tôi thành công trong một số vài trò và ngành nghề khác nhau.

Càng linh động, tôi lại càng trở nên tự tin và có kỹ năng hơn để hiểu được khách hàng muốn gì, nghĩ ra các chiến lược mới, chủ động lên tiếng và thay đổi.

Trải nghiệm môi trường làm việc khác nhau giúp bạn học được những thứ cần thiết để phát triển mạnh

Tôi học được điều này khi làm việc cho một công ty không mấy cởi mở trong chuyện trải nghiệm những thứ mới lạ. Lúc đó, tôi hồn nhiên nghĩ rằng: “Chỉ cần mình tiếp tục đưa ra ý tưởng mới, đến thời điểm nào đó, họ sẽ nhìn nhận và sẵn sàng thử một cái gì khác biệt hơn”. 

Nhưng rồi tôi cũng nhanh chóng nhận ra thay đổi không phải là một phần của văn hóa công ty này, song, tôi thậm chí còn nhận về một điều giá trị hơn: tôi hiểu được đâu mới là môi trường làm việc phù hợp mà tôi cần để phát triển bản thân.

Trải nghiệm ở nhiều môi trường làm việc khác nhau, bạn sẽ biết cách đánh giá các nhà tuyển dụng như cách họ từng đánh giá bạn

Sau mỗi lần thay đổi công việc, bạn sẽ nhìn ra công ty nào không hỗ trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu cá nhân và thay vì tốn thời gian 8 tiếng một ngày cho một công ty như thế, bạn sẽ lựa chọn được bến đỗ có thể giúp bạn vươn lên dẫn đầu trong nghề nghiệp.

Trung thực sẽ giúp sự nghiệp thuận lợi

– Đừng giả vờ chỉ để có được một công việc tạm bợ: Bạn phải là chính bạn, điều đó rất quan trọng. Hãy tự đặt ra thật nhiều câu hỏi để biết chắc là công việc bạn đang hướng tới sẽ phù hợp.

Và nếu công ty không muốn tuyển dụng vì bạn là chính mình thì chắc chắn đó không phải là nơi bạn muốn cống hiến đâu. Bạn càng thành thật với bản thân bao nhiêu thì sẽ càng có nhiều cơ hội để được hạnh phúc trong công việc.

– Hiểu mình muốn gì từ công việc sẽ khiến bạn trung thực với bản thân và nhà tuyển dụng: Càng biết rõ yếu tố giúp bạn tiến nhanh trong công việc bao nhiêu, bạn sẽ càng thoải mái hơn khi đề cập nhu cầu của mình với nhà tuyển dụng hiện tại và trong tương lai.

– Sống đúng với bản thân sẽ khiến bạn tự tin hơn, đây là điều rất tốt cho sự phát triển chuyên nghiệp: Khi những nhà quản lý tuyển dụng nhận thấy tôi từng nhảy việc nhiều, tôi đã chuẩn bị tất cả để giải thích cho họ hiểu từng bước đi, từng thay đổi của mình.

Kết quả là không có ai phản đối niềm tin cốt lõi của tôi rằng nếu không học tập được gì từ một công việc thì đó là lúc cần ra đi.

Tự tin là chìa khóa mở rộng cánh cửa sự nghiệp

Khi tự tin với con đường chuyên nghiệp mình đã chọn, bạn sẽ tìm được lối đi. Bạn sẽ biết cách trả lời bất cứ câu hỏi hay lời bình luận nào liên quan đến kinh nghiệm nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng đề cập. Điều tương tự cũng đúng với công việc hiện tại của bạn.

Không có gì sai khi nói với sếp rằng bạn đã chán và muốn có điều gì đó mới lạ, muốn được thử thách ở dự án mới, chắc chắn một người sếp tốt khi nghe thấy bạn đề cập như thế, sẽ không bao giờ tỏ thái độ tiêu cực hoặc gây ảnh hưởng xấu đến bạn cả.

Nhưng nếu ai đó sẵn sàng từ chối bạn chỉ vì lịch sử nhảy việc thì có lẽ họ đã giúp bạn rất nhiều. Bởi đây không phải là mẫu quản lý quan tâm đến người thích tìm kiếm những thứ khác nằm ngoài khuôn khổ sự nghiệp.

Và nếu giống tôi, bạn hãy cứ tiếp tục chăm chỉ làm việc đi, quý nhân sẽ đến giúp bạn phát huy hết khả năng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

adidas công bố chiến lược 5 năm mới – tập trung vào kỹ thuật số và tính bền vững

Thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới adidas đã tiết lộ chiến lược mới tập trung vào hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC).

Theo một tuyên bố với báo chí, các khoản đầu tư của adidias vào phát triển sản phẩm, marketing, tài trợ và số hóa doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể trong 5 năm tới.

Cụ thể, adidas có kế hoạch đầu tư thêm khoảng 1,1 tỷ USD vào thương hiệu trong năm 2025 so với năm 2021.Đến năm 2025, nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của công ty cũng sẽ được thúc đẩy bởi khoản đầu tư hơn 1,1 tỷ USD.

Phía adidas cũng cho biết hoạt động kinh doanh DTC của họ dự kiến ​​chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu thuần của công ty vào năm 2025 và tạo ra hơn 80% mức tăng trưởng doanh thu mục tiêu của toàn công ty.

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của adidas cũng được dự báo sẽ tăng gấp đôi từ 4,7 tỷ USD ở hiện tại lên mức từ 9,5 tỷ USD đến 10 tỷ USD.

Ngoài ra, adidas còn cho biết họ sẽ tập trung vào các thị trường như Trung Quốc, EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) và cả Bắc Mỹ trong tương lai, dự kiến ​​các thị trường này sẽ chiếm khoảng 90% tăng trưởng doanh số bán hàng cho đến năm 2025.

Theo adidas, họ sẽ tiếp tục đầu tư vào thương mại điện tử (eCommerce) và mở rộng chương trình thành viên (membership programme) như một phần của quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp tập trung vào mô hình DTC (direct-to-consumer).

Điều này xảy ra trong bối cảnh công ty ngày càng nhận thấy rằng người tiêu dùng mong đợi nhận được một thương hiệu và trải nghiệm mua sắm phù hợp với sở thích của họ, với các dịch vụ được cá nhân hóa trong cả không gian kỹ thuật số lẫn tại các cửa hàng thực.

Vào năm 2025, adidas đặt mục tiêu tăng gấp ba số lượng thành viên trong chương trình thành viên của mình từ mức hiện tại là hơn 150 triệu lên khoảng 500 triệu.

Ngoài ra, các cửa hàng bán lẻ của chính adidas cũng sẽ được số hóa với khả năng bán hàng đa kênh.

Dần dần sau đó, quá trình này cũng sẽ được áp dụng cho cả các cửa hàng nhượng quyền nhằm đảm bảo trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng trên tất cả các điểm chạm với thương hiệu.

Về mặt kỹ thuật số, adidas cho biết các quy trình cốt lõi của họ trên toàn bộ chuỗi giá trị sẽ được số hóa.

Vào năm 2025, adidas cho biết phần lớn doanh thu của họ sẽ được tạo ra từ các kênh bán hàng trực tuyến.

Để đạt được điều này, công ty sẽ mở rộng cả về chuyên môn dữ liệu lẫn công nghệ trong nội bộ cũng như việc tăng quy mô đội ngũ công nghệ của mình.

Riêng trong năm 2021, adidas sẽ tuyển hơn 1.000 tài năng mới trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số. Công ty cũng đang đầu tư vào hệ thống như ERP mới, SAP Business Suite 4 SAP HANA (S / 4HANA).

Chiến lược tập trung vào kỹ thuật số mới của adidas được đưa ra chỉ vài tháng sau khi bổ nhiệm Bà Sanchita Johri, một cựu nhân sự chuyên về marketing và nội dung của Johnson & Johnson, làm giám đốc kích hoạt kỹ thuật số cho các thị trường mới nổi.

Theo thông tin trên LinkedIn của Bà Johri, các thị trường mới nổi bao gồm Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel…

Bên cạnh việc phát triển năng lực kỹ thuật số, adidas cũng đã lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu bền vững của mình.

Thương hiệu thể thao này cho biết đến năm 2025, công ty sẽ tâp trung vào ba chu kì: chu kì tái chế (làm từ vật liệu tái chế), chu kì xoay vòng (sản phẩm được làm lại) và chu kì tái sinh (được làm bằng vật liệu tự nhiên và tái tạo).

Hiện tại, 6 trong số 10 sản phẩm của adidas được làm từ vật liệu bền vững.

adidas nói thêm rằng họ đã nghiên cứu các vật liệu có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy sinh học được một thời gian và đặt mục tiêu chỉ sử dụng vật liệu tái chế trong mọi sản phẩm của mình từ năm 2024 trở đi.

adidas cho biết họ cũng đặt mục tiêu đạt được sự trung hòa về khí hậu trong các hoạt động của chính mình vào năm 2025 và trung hòa về khí hậu tổng thể vào năm 2050.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Quyền lực của Facebook và Google sẽ sớm biến mất

Tim Berners-Lee đề xuất bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.

Theo Reuter, nhà phát minh World Wide Web Tim Berners-Lee cho biết ông cảm thấy quyền lực về Internet của những công ty công nghệ lớn chỉ là xu hướng nhất thời. Ông hiện là Giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Oxford.

Facebook và Google là hai công ty thống lĩnh thị trường quảng cáo số hiện tại, tác động lớn trên nhiều mặt đời sống, thậm chí khiến chính phủ nhiều nước e ngại.

Mâu thuẫn giữa Facebook và Australia dẫn đến việc mạng xã hội chặn tin tức ở quốc gia này khiến nhiều người dân lẫn chính phủ phải xem xét lại mối quan hệ với các ông lớn mạng xã hội.

“Tôi có thái độ lạc quan với vấn đề này, vì trước đây trên Internet cũng có vài xu hướng thoáng qua rồi biến mất. Mọi người đều nhận thức được rằng tất cả cần phải thay đổi”, ông nói, đồng thời cho rằng nhiều nỗ lực đang diễn ra nhằm ngăn chặn nạn khai thác dữ liệu cá nhân.

Tim Berners-Lee nhiều lần lên tiếng về việc giữ cho môi trường Internet lành mạnh, đi đúng định hướng. Theo ông, các công ty như Facebook, Google dần trở thành nền tảng giám sát hơn là kết nối mọi người.

Nhờ nắm giữ các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến lớn như Instagram, Whatsapp hay YouTube, Facebook và Google kiểm soát hơn 3/4 lưu lượng truy cập trên Internet.

Tim cũng đề xuất về bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.

Cụ thể, các bên phải tôn trọng dữ liệu và quyền riêng tư người dùng, đồng thời phát triển công nghệ hỗ trợ môi trường web là nơi truy cập miễn phí

Sự hòa hợp giữa chính sách nhà nước với công nghệ có thể giúp người dùng kiểm soát dữ liệu, tự bảo vệ cuộc sống trực tuyến của bản thân.

Giáo sư 65 tuổi hiện xây dựng phần mềm Solid có mã nguồn mở. Khác Facebook, ở nền tảng này, người dùng có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Ông cũng đề cập về các mối đe dọa cơ hội phát triển của người trẻ. “Một phần ba số dân số trong nhóm tuổi 15-24 hiện nay không có cơ hội tiếp xúc với Internet”, ông nói.

Tim cho rằng cần công nhận Internet là một quyền cơ bản, như khi điện xuất hiện, quyền sử dụng điện đã trở thành đặc quyền cần thiết trong đời sống con người. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới ngày càng được định hình bởi những người có quyền truy cập web.

“Bao nhiêu bộ óc xuất sắc trẻ tuổi bị kìm hãm bởi việc thiếu kết nối Internet? Bao nhiêu giọng nói của những nhà lãnh đạo tương lai bị chặn lại trên môi trường Internet độc hại?

Cứ một người trẻ tuổi không thể truy cập Internet, sẽ có một ý tưởng giúp ích cho nhân loại bị mất đi”, Tim bày tỏ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Bảng xếp hạng quảng cáo số của Nielsen bắt đầu triển khai cho YouTube CTV

YouTube và Nielsen triển khai các phương pháp đo quảng cáo mới khi lượng người xem YouTube CTV  tiếp tục tăng trưởng.

Vào năm 2020, nhiều người hơn bao giờ hết đã phát trực tuyến YouTube trên TV (CTV).

Điều này một phần là do mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà do đại dịch, dẫn đến nhiều người hơn chọn xem YouTube trên màn hình TV.

Theo dữ liệu nội bộ của YouTube, vào tháng 12 năm 2020, có 1/4 số người xem YouTube trên màn hình TV.

Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây của Google cũng đã chỉ ra rằng các chiến dịch trên YouTube CTV đang thúc đẩy ngày càng nhiều lượng người xem hơn so với máy tính để bàn và thiết bị di động.

Sau khi tận dụng YouTube CTV cho một chiến dịch gần đây, Bà Christina Seidner, Giám đốc thương hiệu cấp cao (Senior Brand Manager) của Kimberly-Clark lưu ý:

“Chúng tôi tin rằng YouTube CTV sẽ thúc đẩy chiến dịch ‘Pull-Up’ của chúng tôi theo cách tiết kiệm chi phí khi khách hàng của chúng tôi ngày càng chuyển sự quan tâm từ TV truyền thống sang các nền tảng phát trực tuyến.

Những gì chúng tôi nhận thấy đúng cho YouTube nói chung và đúng cho YouTube CTV nói riêng – điều này cũng mang đến một phạm vi tiếp cận độc đáo hơn cho TV.”

Lượng người xem ngày càng tăng của CTV tạo cơ hội mới cho các nhà quảng cáo.

Tuy nhiên, chũng ta có thể hiểu được rằng, nhiều nhà quảng cáo vẫn còn sự lưỡng lự về quảng cáo trên CTV do những khó khăn trong việc đo lường và phân bổ.

YouTube đã thừa nhận tầm quan trọng của việc đo lường trên CTV và do đó, giờ đây đã cho phép các nhà quảng cáo có thể tận dụng bảng số liệu xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen để đo lường các chiến dịch trên YouTube CTV của họ.

Điều này xảy ra sau thông báo của Nielsen vào tháng 10 năm 2020 rằng họ sẽ bắt đầu đo lường YouTube CTV vào đầu năm 2021.

Bảng xếp hạng quảng cáo Nielsen là gì?:

“Xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen cung cấp cái nhìn toàn diện về đối tượng của quảng cáo trên máy tính, thiết bị di động cũng như các thiết bị được kết nối theo cách có thể so sánh với bảng xếp hạng TV của Nielsen.

Được hỗ trợ bởi bộ dữ liệu người tiêu dùng lớn nhất trên thế giới, bảng xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen là tiêu chuẩn ngành mới để đo lường những đối tượng kỹ thuật số.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P1)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

1. Lead Velocity Rate (LVR).

Mục tiêu đầu tiên của bạn với tư cách là những người làm marketing hay nhà phát triển ứng dụng là liên tục tăng số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện của mình.

Lead Velocity Rate là tỷ lệ của tốc độ tăng trưởng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong một tháng so với tháng tham chiếu trước đó.

Khi được đo lường từ tháng này sang tháng khác, LVR có thể là một công cụ dự đoán mạnh mẽ về quỹ đạo kinh doanh, về cả doanh thu và lượng tăng trưởng người dùng.

Các chỉ số khác (ngay cả những chỉ số mà chúng ta sẽ thấy bên dưới) có xu hướng là các chỉ số tụt hậu ở chỗ chúng không đáng tin cậy trong việc dự đoán tăng trưởng kinh doanh.

Mặt khác, Lead Velocity Rate là một thước đo thời gian thực về hiệu suất bán hàng thực tế, đặc biệt khi nó được đo lường dựa trên các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

Nói chung, về cơ bản, nếu Lead Velocity Rate được sử dụng làm một trong những KPIs chính của tổ chức bán hàng của bạn và được áp dụng thường xuyên hàng tháng, thì đó là một chỉ báo mạnh mẽ về hiệu quả bán hàng của bạn cũng như sự tăng trưởng kinh doanh trong tương lai.

Cách tính LVR như thế nào?

Tính toán LVR đơn giản như tính toán phần trăm tăng trưởng:

LVR = (Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng này – Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước) ÷ Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước x 100

Từ đó, nếu bạn có 11 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng này và 10 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước, thì LVR hay tỷ lệ tốc độ tăng trưởng khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn là 10%.

2. Lead Conversion Rate.

Tương tự như LVR, số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện chuyển đổi thành khách hàng có trả tiền cũng rất quan trọng đối với khả năng phát triển của doanh nghiệp bạn.

Lead Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng là thước đo số lượng khách hàng tiềm năng được chuyển đổi thành khách hàng, thường là trong khoảng thời gian 30 ngày liên tục.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tốt hay xấu sẽ thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh của bạn. Ví dụ: một ứng dụng freemium có thể có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thấp hơn nhiều so với một ứng dụng có bản dùng thử miễn phí trong hai tuần.

Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc bạn đo lường nó một cách có chủ ý và nỗ lực để cải thiện số lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.

Bạn có thể cải thiện chỉ số này thông qua những trải nghiệm tương tác tốt hơn, nội dung định hướng hay giáo dục khách hàng tốt hơn…từ đó giúp khách hàng tiềm năng của mình tìm thấy và tận dụng những giá trị của ứng dụng của bạn tốt hơn.

Khi bạn có một số lượng khách hàng tiềm năng phù hợp, việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi có thể là một chặng đường dài thông qua việc bạn tối ưu hoá mọi trải nghiệm của khách hàng.

Cách tính LCR như thế nào?

Việc tính toán Lead Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng rất đơn giản miễn là bạn có khung thời gian phù hợp:

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng = (Số lượng khách hàng mới trong 30 ngày qua ÷ Số lượng khách hàng tiềm năng trong 30 ngày qua) x 100

Giả sử, nếu bạn có 12 khách hàng mới (Customer) trong 30 ngày qua và 100 khách hàng tiềm năng (Lead) trong 30 ngày qua, thì tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn sẽ là 12%.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google ra mắt khoá học cấp chứng chỉ nghề nghiệp mới

Google hiện đang mở lớp đăng ký cho 03 khóa học cấp chứng chỉ nghề nghiệp mới bao gồm: data analytics (phân tích dữ liệu), project management (quản lý dự án) và user experience (thiết kế trải nghiệm người dùng – UX).

Cả ba khóa học này đều có trả phí, hiện có sẵn trên nền tảng học trực tuyến Coursera cho phép mọi người có thể kiếm được bằng cấp tương đương với bốn năm học chỉ trong vòng sáu tháng.

Hiện tại, Google đang cung cấp các chương trình trong ba lĩnh vực là Phân tích dữ liệu, quản lý dự án và thiết kế trải nghiệm người dùng (UX).

Cùng với việc mở đăng ký các khóa học này, Google cũng sẽ công bố các cách thức mới để những người có các chứng chỉ này có được đặc quyền khi tuyển dụng đồng thời cải tiến trải nghiệm tìm việc trong Google tìm kiếm.

Google Career Certificates – Chứng chỉ nghề nghiệp của Google.

Hiện bạn có thể đăng ký học chứng chỉ nghề nghiệp của Google trong các lĩnh vực sau:

  • Data Analyst (Nhà phân tích dữ liệu): Mức lương trung bình hàng năm là 66000 USD. Khoá học sẽ hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng các công cụ và nền tảng để xử lý, phân tích, trực quan hóa và thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu.
  • Project Manager (Quản lý dự án): Mức lương trung bình hàng năm 93000 USD. Khoá học tập trung tìm hiểu những nền tảng của quản lý dự án truyền thống và hiểu sâu hơn về quản lý những dự án nhanh nhạy.
  • UX Designer (Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng): Mức lương trung bình hàng năm 75000 USD. Khoá học sẽ tìm hiểu nền tảng của thiết kế và nghiên cứu UX, xây dựng các thiết kế, thử nghiệm…

Các khóa học có mức phí là 39 USD mỗi tháng, có nghĩa là tổng chi phí của khoá học phụ thuộc vào tốc độ hoàn thành mỗi khóa học.

Cung cấp nhiều cách hơn để được tuyển dụng.

Google cam kết giúp những người có chứng chỉ này sẽ được tuyển dụng tốt hơn.

Hơn 130 nhà tuyển dụng đã tham gia tổ hợp nhà tuyển dụng của Google và được cho là rất mong muốn tuyển những người đạt được các chứng chỉ này.

Sau khi hoàn thành khóa học ‘Chứng chỉ nghề nghiệp của Google’, sinh viên tốt nghiệp có thể chia sẻ trực tiếp hồ sơ của mình với các nhà tuyển dụng như Anthem, Verizon, Bayer, Deloitte, SAP, Better.com, Accenture, Walmart, Infosys…

Bên cạnh đó, Google cũng đang tìm cách tuyển những người hoàn thành các khóa học của chính mình. Trên thực tế, Google tin tưởng vào các khóa học này đến mức sử dụng chúng để nâng cao kỹ năng và đào tạo lại những nhân viên hiện tại của Google.

Bạn có thể tham khảo thêm các khoá học tại: Google Career Certificates

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

24% là mức thuế mà YouTube tính cho người sáng tạo trên nền tảng

Dự kiến vào tháng 6 năm 2021, YouTube sẽ bắt đầu khấu trừ thuế từ các khoản thanh toán của người sáng tạo bên ngoài lãnh thổ Mỹ.

Một trong những thông tin đáng lo ngại cho những người sáng tạo trên YouTube ở Ấn Độ và bên ngoài Mỹ đó là gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Google cho biết rằng họ sẽ bắt đầu khấu trừ thuế từ các khoản thanh toán của người sáng tạo vào tháng 6 năm 2021 đối với những người sáng tạo bên ngoài lãnh thổ Mỹ.

Theo đó, thu nhập từ người xem ở Mỹ thông qua lượt xem quảng cáo, YouTube Premium, Super Chat, thành viên của kênh… sẽ phải chịu thuế.

Google cho biết họ sẽ sớm cập nhật các điều khoản dịch vụ dành cho những người sáng tạo bên ngoài Mỹ, nơi thu nhập của bạn từ YouTube sẽ được coi là tiền bản quyền theo quan điểm thuế của Mỹ.

Google cho biết trong một email gửi tới người sáng tạo:

“Trong vài tuần tới, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn gửi thông tin thuế của mình trong AdSense để xác định số thuế chính xác cần khấu trừ, nếu có.

Nếu thông tin thuế của bạn không được cung cấp trước ngày 31 tháng 5 năm 2021, Google có thể sẽ khấu trừ tới 24% tổng thu nhập của bạn trên toàn thế giới.”

Chương trình Google AdSense cho phép một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn để hiển thị các quảng cáo Google có liên quan trên các trang kết quả của bạn.

Động thái này cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của cộng đồng những người sáng tạo trên YouTube (YouTuber) ở Ấn Độ và các quốc gia khác. Theo một dữ liệu mới nhất, hiện có hơn 1700 kênh YouTube ở Ấn Độ với hơn 1 triệu người đăng ký.

Cộng đồng người sáng tạo bắt buộc phải làm gì bây giờ?

Người khổng lồ phát trực tuyến YouTube đã yêu cầu người sáng tạo gửi thông tin thuế của họ cho AdSense để xem số tiền khấu trừ thuế chính xác.

Để giải thích thêm, YouTube đã đưa ra một ví dụ rằng nếu một người sáng tạo ở Ấn Độ kiếm được 1.000 USD doanh thu từ YouTube trong một tháng. Trong tổng doanh thu 1000 USD, kênh của họ đã tạo ra 100 USD từ người xem ở Mỹ.

Sau đó, đây là các tình huống khấu trừ có thể xảy ra:

  • Người sáng tạo không gửi thông tin thuế: Khoản khấu trừ cuối cùng là 240 USD, tức là tương đương 24% tổng thu nhập. Điều này có nghĩa là cho đến khi Google có thông tin thuế hoàn chỉnh của bạn, Google sẽ khấu trừ tối đa 24% tổng thu nhập của bạn trên toàn thế giới – không chỉ thu nhập tại Mỹ của bạn.
  • Người sáng tạo gửi thông tin thuế: Khoản khấu trừ thuế cuối cùng là 15 USD. Điều này là do Ấn Độ và Mỹ có mối quan hệ hiệp ước thuế giúp giảm thuế suất xuống còn 15% thu nhập từ người xem ở Mỹ.
  • Người sáng tạo gửi thông tin thuế nhưng không đủ điều kiện tham gia hiệp định thuế: Đối với những người sáng tạo thuộc nhóm đối tượng này, khoản khấu trừ thuế cuối cùng sẽ là 30 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo CNBC

Thuật toán Instagram dắt lối người dùng đến tin giả?

Theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội Instagram có xu hướng dẫn dắt người dùng đến thông tin sai lệch về Covid-19.

CCDH, tổ chức phi lợi nhuận chống lại hành vi gây thù địch trên Internet cho rằng mạng xã hội Instagram dưới quyền Mark Zuckerberg đưa ra những khuyến nghị sai lệch về Covid-19, chống lại việc tiêm vaccine và ủng hộ thuyết âm mưu QAnon.

Bằng cách sử dụng một số tài khoản thử nghiệm, CCDH phát hiện thuật toán gợi ý trong tính năng Suggested Post (Bài viết được đề xuất) và Explore page (Khám phá trang tin) khuyến khích người dùng xem các thông tin sai lệch, từ đó đưa họ đến với nhiều nội dung cực đoan.

“Nếu một người dùng theo phe chống vaccine, họ sẽ nhận được bài viết về QAnon, các thuyết âm mưu và kích động thù địch”, CCDH cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã tạo 15 hồ sơ Instagram và theo dõi nhiều tài khoản khác nhau, từ các cơ quan y tế cho đến những người chống vaccine. Họ đăng nhập vào tài khoản Instagram mỗi ngày, ghi lại các đề xuất nhận được.

Vì tính năng Suggested Post không kích hoạt đối với tài khoản mới, chưa tương tác, nên các nhà nghiên cứu lướt qua News Feed và Explore page, đồng thời thích những bài viết ngẫu nhiên để tạo nội dung đề xuất.

Sau đó, họ chụp ảnh màn hình các đề xuất nhận được trong khoảng thời gian từ 14/9-16/11/2020.

Tổng cộng, Instagram đã đề xuất 104 bài viết chứa thông tin sai lệch. Hơn một nửa trong số đó là về Covid-19, 1/5 về vaccine và 1/10 nội dung liên quan bầu cử Tổng thống Mỹ.

Người dùng cũng nhận được đề xuất các bài viết lan truyền thuyết âm mưu QAnon và nội dung thù địch. Chỉ có duy nhất một tài khoản không xuất hiện các gợi ý tương tác với thông tin sai lệch.

“Nghiên cứu cho thấy thông tin sai lệch được chia sẻ và nhận nhiều quan tâm hơn sự thật trên mạng xã hội”, Imran Ahmed, Giám đốc điều hành của CCDH đánh giá.

“Tệ hơn nữa, số lượng tương tác cao làm tăng khả năng lôi kéo những trung lập. Đối với Instagram và thuật toán của họ, mọi cú nhấp chuột đều là chiến thắng, bất kể nội dung gì”.

CCDH đã gửi một thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc Điều hành của Facebook, công ty sở hữu Instagram, kêu gọi ông vô hiệu hóa và sửa chữa “thuật toán bị hỏng”.

Đáp lại, người phát ngôn của Facebook cho biết nghiên cứu đã lỗi thời 5 tháng và dựa trên “kích thước mẫu cực kỳ nhỏ” gồm 104 bài viết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh

Theo Zing

5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Có một cách để bạn có thể xây dựng thị trường của mình mà không cần tốn quá nhiều tiền vào quảng cáo và marketing – đó chính là xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu. Vậy làm sao để xây dựng cộng đồng, xây dựng cộng đồng cần bắt đầu từ đâu và các bước chính để xây dựng cộng đồng là gì? Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu trong bài viết này.

cách xây dựng cộng đồng
5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Trong 03 năm đầu tiên kinh doanh, công cụ quản lý mạng xã hội Hootsuite đã tăng từ 0 lên ba triệu người dùng.

Đó là một thành tích khá ấn tượng đối với bất kỳ công ty nào, đặc biệt là với các công ty startup, nhưng điều đáng chú ý hơn nữa là họ đã làm như vậy mà hầu như không có ngân sách quảng cáo hoặc marketing nào.

Thay vào đó, họ phát triển nhờ xây dựng cộng đồng. Theo CEO Ryan Holmes, một nhóm gồm 18 nhân viên và 100 người có ảnh hưởng (influencer) đã phát triển công ty nhờ vào sự tham gia của cộng đồng.

Dưới đây là 05 cách mà bạn có thể sử dụng để phát triển thương hiệu hoặc doanh nghiệp của mình bằng cách coi việc xây dựng cộng đồng cho thương hiệu như là một chiến lược quan trọng hàng đầu.

Trước khi xem các nội dung chi tiết về xây dựng cộng đồng cho thương hiệu, bạn có thể tìm hiểu chuyên sâu về thuật ngữ thương hiệu tại: thương hiệu là gì

1. Xác định thương hiệu của bạn là gì và nó đại diện cho điều gì là bước đầu tiên khi xây dựng cộng đồng.

Trước khi bạn có thể xây dựng một cộng đồng cho thương hiệu của mình, bạn phải biết thương hiệu đó thực chất là gì. Bạn có một tuyên bố về sứ mệnh của nó không?

Bạn có biết chính xác đối tượng và cộng đồng mục tiêu của mình là ai không? Bạn có sẵn sàng xây dựng nội dung để thu hút cộng đồng này mỗi ngày không?

Bạn muốn kiểu người nào trong cộng đồng của mình và quan trọng hơn, bạn không muốn bao gồm những người nào? Bạn chỉ nên chuyển sang bước tiếp theo sau khi bạn đã trả lời những câu hỏi này.

2. Tìm những cách phù hợp để kết nối với cộng đồng của bạn.

Khi bạn đã xác định được thương hiệu của mình đại diện cho điều gì và đối tượng bạn muốn nhắm mục tiêu tới là ai, bước tiếp theo sẽ là ‘địa điểm’ và ‘cách thức’. Bạn sẽ kết nối với khách hàng của mình ở đâu và bằng cách thức nào.

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần chọn những nền tảng phù hợp dựa trên những tiêu chí như:

  • Quy mô đối tượng mục tiêu của bạn
  • Cách họ thích tương tác
  • Các tính năng bạn cần
  • Trình độ hay kỹ năng kỹ thuật của bạn
  • Ngân sách của bạn

Khi bạn mới bắt đầu, bạn nên nghĩ nhỏ và đơn giản. Một diễn đàn cơ bản có thể là đủ hay sử dụng các nhóm miễn phí của Facebook nếu người dùng của bạn truy cập nó qua thiết bị di động và mạng xã hội.

Hãy nhớ rằng, phạm vi tiếp cận tự nhiên của Facebook đang bị ‘bóp’ với tốc độ nhanh chóng, vì vậy nhóm (Group) sẽ là cách lý tưởng để bạn tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn mà không cần bất cứ khoản chi phí nào.

3. Làm cho những thành viên trong cộng đồng đó của thương hiệu có giá trị và mang tính độc quyền.

Có 05 yếu tố khiến việc tham gia cộng đồng có giá trị đối với khách hàng:

  • Ranh giới
  • An toàn về mặt cảm xúc
  • Cảm giác thân thuộc và nhận diện
  • Đầu tư cá nhân
  • Một hệ thống ký hiệu chung.

Các thành viên trong cộng đồng của bạn cần cảm thấy an toàn khi chia sẻ với những người khác trong nhóm của bạn.

Họ cần cảm thấy rằng họ được chấp nhận và họ đã ‘giành được’ vị trí của mình trong cộng đồng. Họ cũng cần có khả năng hiểu các chuẩn mực xã hội của nhóm và cách giao tiếp như một “người trong cuộc”.

Làm thế nào bạn có thể xây dựng những yếu tố này trong cộng đồng của mình? Các chiến lược khả thi bạn có thể tham khảo như:

  • Xác định rõ ràng và thực thi các tiêu chuẩn kiểm duyệt.
  • Giới hạn tư cách thành viên đối với một nhóm được chọn đã đạt được trạng thái nhất định.
  • Khuyến khích phát triển các câu chuyện và ‘meme’ độc quyền trong nhóm.
  • Mang lại cho người dùng những lợi ích – ngay cả khi đó chỉ là các biểu tượng để sử dụng trong các bài đăng biểu thị trạng thái của họ hoặc các sản phẩm miễn phí, giảm giá, lời mời tham gia các sự kiện bí mật, v.v. Nói cách khác, hãy biến nó trở nên độc quyền, tức chỉ khi là thành viên của nhóm mới có thể nhận được nó.

4. Hãy để cộng đồng tự nói chuyện với nhau.

xây dựng cộng đồng
5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Mọi cộng đồng nào trước khi thành công cũng sẽ trải qua một giai đoạn khó khăn, khi mà các cuộc trò chuyện sẽ bị cảm thấy hơi gượng ép và mọi người không tự bắt đầu cuộc trò chuyện.

Tuy nhiên, mọi thứ đó sẽ dần trôi qua. Tiếp tục xây dựng cộng đồng của bạn từng người một, và cuối cùng cộng đồng sẽ bắt đầu ‘mượt mà’ một cách tự nhiên.

Đừng nản lòng vì thiếu sự tham gia hoặc phản hồi – Nếu bạn có khách hàng trong cộng đồng, họ đang xem nội dung của bạn và tiếp nhận nội dung đó, họ cũng phải cần một khoảng thời gian nào đó để làm quen. Chìa khóa là gì ư? Hãy tiếp tục cung cấp giá trị.

5. Cho nhiều hơn những gì bạn nhận được cũng nên là ưu tiên khi xây dựng cộng đồng cho thương hiệu.

Cuối cùng, tại sao người dùng của bạn sẽ tiếp tục là một phần của cộng đồng của bạn nếu họ không nhận được bất kỳ giá trị nào từ nó?

Về phần bạn, hãy đầu tư bất kỳ nguồn lực nào bạn có thể để tạo ra những trải nghiệm cộng đồng ấn tượng.

Cung cấp các nguồn thông tin hữu ích. Trả lời câu hỏi. Cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào bạn có để làm hài lòng các thành viên trong cộng đồng của bạn.

Những nỗ lực của bạn sẽ trở lại với bạn dưới dạng ‘những người theo dõi sẽ bắt đầu tương tác’, sẽ mua hàng của bạn trong tương lai và cũng có thể, họ chính là những người giới thiệu đầy tiềm năng của bạn.

Kết luận.

Nếu bạn là một Brand Marketer, bạn muốn xây dựng một thương hiệu vững mạnh nhưng không muốn tập trung hoặc phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động quảng cáo vốn không bền vững, xây dựng nên một cộng đồng thương hiệu (Brand Community) mạnh là cách mà bạn nên thử và tối ưu cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Quan điểm của Steve Jobs về người thông minh

Trí nhớ tốt có thể là biểu hiện của sự thông minh. Nhưng với Steve Jobs, cách liên kết và giải quyết vấn đề mới là điều cần có của người thông minh.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những người thông minh có dấu hiệu thích dành thời gian một mình. Số khác lại nói rằng người thông minh sẽ tinh ý với những dấu hiệu nhỏ và đưa ra được nhiều kết luận khác nhau. Jeff Bezos từng chia sẻ người thông minh là người sẵn sàng thay đổi suy nghĩ.

Steve Jobs lại có cách nhìn khác về sự thông minh. Theo đó, ông cho rằng việc đánh giá một người thông minh phần lớn liên quan đến bộ nhớ. Nhưng quan trọng hơn hết là khả năng nhìn xa trông rộng.

“Cũng giống như việc bạn đang nhìn toàn bộ thành phố từ tầng 80. Trong khi người khác cố gắng đi từ điểm A đến B, vừa đi vừa đọc bản đồ, bạn có thể thấy mọi thứ trước mắt. Bạn kết nối được công việc vì bạn nhìn thấy tất cả”, Steve Jobs chia sẻ trong bài nói chuyện vào năm 1982.

Đối với Jobs, dấu hiệu của sự thông minh dựa trên khả năng kết nối các mấu chốt và tìm ra hướng giải quyết cho một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta lại thường nhận thức sự việc rất muộn màng.

Các thể loại trí thông minh.

Nếu phân chia một cách khoa học, ta sẽ có 8 loại trí thông minh khác nhau. Nhưng có 2 yếu tố mà chúng ta cần quan tâm.

Điều đầu tiên là khả năng ghi nhớ kiến thức. Một người có thể tiếp nhận và lưu trữ thông tin tốt thường được đánh giá là tài giỏi. Tuy nhiên, một số người “học thức cao” chưa chắc đã thông minh lanh lợi.

Tích lũy tri thức cần đi đôi với việc áp dụng xử lý tình huống hiệu quả. Và đây cũng là yếu tố thứ 2, khả năng tương tác thực tiễn.

Trong cuộc sống thường ngày, rất hiếm khi xuất hiện một người có cả 2 yếu tố trên. Lý giải điều này, các nhà khoa học nhận định là do quá trình phát triển của chúng rất khác nhau.

Đối với khả năng ghi nhớ kiến thức. Đây là một loại trí thông minh cứng, phát triển qua quá trình giáo dục và học tập. Bạn học càng sâu, bạn biết càng nhiều.

Mặt khác, khả năng tương tác thực tiễn, loại trí thông minh mềm, lại khó phát triển hơn. Cụ thể, nó phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên và sự trải nghiệm.

Nếu muốn cải thiện khả năng này, bạn phải học sâu nhiều lĩnh vực và duy trì chúng trong một thời gian dài. Điều này giúp kiến thức bạn học được chuyển thành kinh nghiệm.

Cả 2 quá trình này đều là những dạng phát triển thần kinh giúp vỏ não dày lên. Tuy nhiên, sau vài tuần đầu tiên, độ dày của vỏ não sẽ giảm về mức cơ bản. Kết quả, khi bạn đã quá quen với một việc nào đó, não bộ của bạn sẽ ngừng hoạt động chăm chỉ.

Do đó, để có được khả năng kết nối sự việc linh động như Steve Jobs đề cập, bạn cần phải giữ não bộ luôn hoạt động miệt mài. Tiếp tục học những điều mới, thử thách bản thân tại nơi làm việc, ở nhà và bất cứ đâu.

Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trở nên thông minh hơn.

Trí thông minh bền vững.

Bằng cách duy trì việc làm trên, bạn sẽ liên tục tiếp nhận thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới. Não bộ cũng nhờ đó sẽ dày hơn và phát triển được các neuron.

Trên thực tế, những người thông minh là người có đủ kinh nghiệm giải quyết một vấn đề tiến thoái lưỡng nan theo cách độc đáo.

Để tạo được sự đổi mới, bạn có thể thử kết hợp những kiến thức đã học vào những lĩnh vực tưởng chừng không liên quan.

Điều này cũng tương tự như cách Steve Jobs áp dụng kiến thức thư pháp vào quá trình sáng tạo kiểu chữ ban đầu của Apple. Hay việc Kevin Plank sử dụng kinh nghiệm chơi bóng để phát triển sản phẩm may mặc thể thao Under Armour.

Steve Jobs, cùng các nhà khoa học tin rằng càng trải nghiệm nhiều, bạn càng có khả năng liên kết kiến ​​thức cũ vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều này cũng giúp cải thiện trí nhớ và giúp bạn thông minh hơn vốn có.

Giang Nguyễn

Google: Doanh nghiệp đang tập trung nhiều hơn vào xây dựng thương hiệu

Google cho biết doanh nghiệp đang chi tiêu nhiều hơn để xây dựng thương hiệu trên các nền tảng của mình khi họ muốn giữ cho thương hiệu của họ luôn xuất hiện và nhận được ‘top-of-minds’ từ phía người dùng.

Theo Google, những người làm marketing đang bơm thêm tiền vào quảng cáo để xây dựng thương hiệu nhằm hướng tới sự phục hồi sau những ảnh hưởng ban đầu của đại dịch.

Nhiều thương hiệu đã phải cắt bỏ chi tiêu cho thương hiệu sau đại dịch năm ngoái, cắt giảm ngân sách marketing và tập trung vào các hoạt động chiến thuật ngắn hạn.

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Marketing Week và Econsultancy, khoảng 43,9% các nhà marketer đang làm việc tại Anh cho biết cho biết họ đã lên kế hoạch giảm ngân sách trong nửa cuối năm 2020 so với sáu tháng đầu năm.

Phát biểu trong một cuộc họp quý IV của Alphabet (công ty mẹ của Google), Ông Philipp Schindler, giám đốc kinh doanh tại công ty này thừa nhận đã có một sự thụt lùi đáng kể về chi tiêu thương hiệu cho các dịch vụ của Google kể từ khi đại dịch xảy ra.

Gã khổng lồ công nghệ cũng đã tiết lộ doanh thu quảng cáo đã tăng từ 37,9 tỷ USD (27,4 tỷ bảng Anh) vào năm 2019 lên mức 46,2 tỷ USD (33,8 tỷ bảng Anh) vào cuối quý 4 năm 2020.

Ở mảng kinh doanh quảng cáo kết hợp của Google, YouTube chiếm 81% doanh thu trong quý 4, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Google chỉ ra rằng “có một sự gia tăng đáng kể chi tiêu của thương hiệu trên YouTube”, nền tảng phát video này đã chứng kiến ​​doanh thu quảng cáo tăng 46% lên 6,9 tỷ USD.

Ông Schindler cho biết thêm: “Các nhà marketers nhận ra rằng ngay cả khi nhu cầu của người tiêu dùng có giảm sút trong ngắn hạn, họ vẫn cần nỗ lực để thương hiệu của mình xuất hiện trước mọi người khi chi tiêu tăng trở lại”.

Khẳng định của ông Schindler cũng phù hợp với bối cảnh nhiều thương hiệu toàn cầu khác đang quay trở lại xây dựng thương hiệu.

Ví dụ gần đây là thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc Huawei, đã coi trọng tâm của nhóm marketing toàn cầu là xây dựng thương hiệu để đối phó với những thay đổi do đại dịch mang lại.

Google đã nêu bật thương hiệu L’Oréal như một tấm gương sáng trong việc thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Ông Schindler cho biết thương hiệu này đã tạo nên một bước ngoặt mạnh mẽ cho thương mại điện tử và công cụ True View của YouTube khi mà nếu quảng cáo bị bỏ qua thì nhà quảng cáo vẫn không bị tính phí.

“Bằng cách làm cho các quảng cáo video hiện tại trở nên hợp thời hơn và dễ hành động hơn, thương hiệu Kiehl’s US của họ đã thúc đẩy lượt truy cập kỷ lục vào website của mình từ YouTube, nhiều hơn gấp 04 lần cho mỗi đô la chi tiêu.

Họ cũng đang hợp tác với Google để mang lại những trải nghiệm AR (thực tế ảo) cho mỹ phẩm của họ trên các Dịch vụ của Google, bao gồm cả YouTube và Tìm kiếm.”

 

Giang Nguyễn

LinkedIn cung cấp khoá học miễn phí cho phụ nữ nhân ngày 8.3

Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính trong lực lượng lao động, nhưng nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại.

Theo thông tin từ LinkedIn:

“Báo cáo của Hiệp hội các nhà quảng cáo quốc gia (ANA) năm 2020 cho thấy rằng mặc dù nhìn chung, phụ nữ vẫn tiếp tục đạt được những bước tiến dài trong việc đạt được các vị trí lãnh đạo cấp cao – 52% CMO (Giám đốc Marketing) hiện nay là phụ nữ.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được sự bình đẳng về chủng tộc.

Lần đầu tiên vào năm ngoái, báo cáo của ANA đã cung cấp dữ liệu về giới tính và chủng tộc, dữ liệu cho thấy rằng các CMO nữ và những người tương đương là người da trắng đang giữ một tỉ lệ áp đảo.”

Với những nỗ lực để giải quyết ít nhất một phần của vấn đề này và cũng mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ nói chung, LinkedIn đã cung cấp 5 khóa học LinkedIn Learning phổ biến dành cho phụ nữ miễn phí trong thời gian có hạn.

Các khóa học cung cấp các bài học về lãnh đạo doanh nghiệp, lập kế hoạch nghỉ việc để lo việc gia đình và các chiến lược giúp phụ nữ thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp chuyên môn của họ.

LinkedIn cũng cung cấp khóa học miễn phí để giúp nam giới hiểu rõ hơn về định kiến giới tính cũng như vai trò của họ trong việc hỗ trợ phụ nữ phát huy tối đa tiềm năng của họ.

Theo ghi nhận của LinkedIn:

“Những thành kiến và rào cản ngăn cản phụ nữ khỏi các vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực marketing vẫn tồn tại như một ‘thành trì’, nhưng không phải là không thể phá vỡ.”

Bằng cách cung cấp thêm giáo dục về vấn đề này, LinkedIn hy vọng sẽ đóng một vai trò nhỏ trong việc thúc đẩy các cuộc thảo luận và kết quả là mở rộng cơ hội cho tất cả phụ nữ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các khóa học LinkedIn Learning miễn phí này tại: Here

 

Giang Nguyễn

Elon Musk và Tesla sẽ lấn sân sang lĩnh vực smartphone?

Mẫu concept Tesla Model π đã nhanh chóng gây được sự chú ý khi đồng hộ hóa với Starlink, kết nối điện não – máy tính và còn có thể sử dụng để khai thác Marscoin của Elon Musk.    

Elon Musk giờ đây đã trở thành một biểu tượng để học hỏi của nhiều người, và những người hâm mộ CEO Tesla cũng không bao giờ có thể đoán được tỷ phú công nghệ 49 tuổi này sẽ làm gì trong tương lai.

Mới đây nhất, Elon Musk đã bất ngờ công bố một video giới thiệu concept của chiếc smartphone mới trên website Tesla.

Chiếc điện thoại di động thông minh này có tên tạm gọi là Model π (hay Model Pi), hiển thị mốc thời gian 21:59 ngày 1/2/2021 trên màn hình đề xuất, có vẻ như đó cũng là video mới nhất từ ông chủ Tesla.

Theo đoạn video giới thiệu, mẫu smartphone của Tesla có thể được kết nối với mạng vệ tinh Starlink, kết nối giao diện não-máy tính, hệ thống khai thác Marscoin, với tính năng sạc bằng năng lượng mặt trời. Ngoài ra nó cũng có thể chụp ảnh với tốc độ cao, tích hợp sẵn điều khiển xe điện…

Mẫu điện thoại ý tưởng này có thiết kế khá giống với iPhone 12. Ở mặt trước, có camera dạng lỗ đục, với biểu tượng phím tắt gọi và chụp ảnh ở cuối màn hình chờ.

Mặt sau màu xám nhạt, được cho là sử dụng năng lượng mặt trời, có chức năng mở khóa bằng vân tay siêu âm dưới màn hình ở mặt trước, mặt sau được trang bị camera với 4 thấu kính.

Chức năng kết nối của Tesla Model π và hệ thống Starlink của Elon Musk có thể được thấy từ video với tốc độ Upload/Download đã đạt tới con số gấp đôi 210M.

Về khả năng điều khiển xe điện, đây có thể là tính năng độc quyền mà Musk đã tính toán để gắn liền với các mẫu xe của Tesla.

Chức năng kết nối hệ thống giao diện máy tính – não trên Tesla Model π được sử dụng để thay thế một số chức năng bị mất do chấn thương não của con người, đồng thời truyền thông tin để điều khiển điện thoại di động hoặc các thiết bị khác và chức năng lưu trữ bộ nhớ trong tương lai.

Thông thường, chức năng chụp hình sẽ là điểm nhấn của các smartphone hiện đại. Máy ảnh của Model π hiện được trang bị 4 ống kính nhưng các chức năng cụ thể không được giới thiệu. Tuy nhiên, video cho thấy chức năng chụp bầu trời đầy sao bằng một cú nhấp chuột.

Đây là chức năng mà không phải máy ảnh được trang bị trên điện thoại di động chuyên nghiệp nào cũng có được.

Bởi để đạt được những bức ảnh phơi sáng theo thời gian dài, người ta thường phải sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp có chân máy, điều này cho thấy các chức năng chụp ảnh mạnh mẽ của Model π trong điều kiện thiếu sáng.

Ngoài ra, chức năng chụp ảnh tốc độ cao cũng là điểm nhấn đáng kể của mẫu smartphone này.

Về thông số cấu hình cụ thể, video từ ông chủ Tesla không đề cập chi tiết. Tuy nhiên, với chức năng khai thác coin có sẵn, không khó để tưởng tượng Model π sở hữu cấu hình mạnh đến mức độ nào.

Trên thực tế, ai cũng biết rằng khai thác coin bằng PC tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn và yêu cầu GPU khá cao cấp, để có thể biến chiếc smartphone thành một trạm đào tiền ảo, chắc chắn Elon Musk sẽ trang bị cho Model π cấu hình “siêu khủng”.

Mẫu concept Model π được thiết kế bởi Antonio De Rosa, được biết đến với các ý tưởng sản phẩm Apple, nhằm vinh danh Starlink của Tesla và SpaceX.

Ngay khi ý tưởng ban đầu của mẫu máy này được phát hành trên blog của De Rosa, nó đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý từ dư luận, trong đó bao gồm cả Elon Musk.

Kể từ khi những chiếc iPhone đầu tiên ra mắt, cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là các tín đồ công nghệ đã chịu nhiều tác động lớn.

Trong những năm gần đây, điện thoại thông minh của Apple cũng như nhiều nhà sản xuất khác đã không có nhiều thay đổi về chất.

Chiếc smartphone sắp tới này nếu có thể ra mắt, nó được kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi mang tính cách mạng cho các dòng điện thoại di động thông minh hiện tại.

Khi nhân loại (điển hình là Elon Musk với SpaceX) tăng tốc tiến vào một tương lai của du hành vũ trụ, phương tiện không khí thải và hy vọng sẽ sớm có Apple Car, chiếc điện thoại ý tưởng này đặt ra một câu hỏi quan trọng:

Liệu một ngày nào đó Tesla sẽ tham gia thị trường điện thoại thông minh không?

 

Huy Lâm

Theo ICTNews

Checklist: Đánh giá nhanh ý tưởng qua các câu hỏi

Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời cho một sản phẩm hoặc dịch vụ? Hãy sử dụng danh sách kiểm tra này để giúp bạn đánh giá ý tưởng từ đó xác định xem bạn có nên bắt đầu kinh doanh mới đó hay không.

Princeton Creative Research đã phát triển một danh sách kiểm tra các tiêu chí tuyệt vời để đánh giá các ý tưởng, danh sách câu hỏi này đặc biệt phù hợp với doanh nhân.

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau khi đánh giá ý tưởng kinh doanh hoặc sản phẩm.

  • Bạn đã xem xét tất cả các ưu điểm hoặc lợi ích của ý tưởng chưa? Có nhu cầu thực sự cho nó không?
  • Bạn đã xác định chính xác các vấn đề hay nỗi đau mà ý tưởng của bạn dự kiến ​​sẽ giải quyết chưa?
  • Ý tưởng của bạn là một khái niệm mới, nguyên bản hay là một sự kết hợp hoặc chuyển thể mới?
  • Có thể lường trước được những lợi ích hoặc kết quả ngay lập tức không?
  • Lợi nhuận dự kiến ​​có đủ lớn không? Dung lượng thị trường như thế nào? Các yếu tố rủi ro có được chấp nhận không?
  • Những lợi ích dài hạn nào có thể được dự đoán?
  • Tần suất khách hàng sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ mà ý tưởng của bạn giải quyết như thế nào?
  • Bạn đã kiểm tra ý tưởng để tìm lỗi hoặc hạn chế chưa?
  • Có bất kỳ vấn đề nào mà ý tưởng có thể tạo ra không? Những thay đổi liên quan là gì?
  • Việc thực hiện hoặc triển khai ý tưởng đó sẽ đơn giản hay phức tạp như thế nào?
  • Bạn có thể tìm ra một số biến thể mới của ý tưởng không? Bạn có thể đưa ra những ý tưởng thay thế không?
  • Ý tưởng của bạn có hấp dẫn doanh số bán hàng không?
  • Thị trường đã sẵn sàng cho nó chưa? Khách hàng có thể mua được không? Họ sẽ mua nó chứ? Yếu tố thời gian có phải là vấn đề không?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì trong lĩnh vực này? Công ty của bạn có thể cạnh tranh được không?
  • Bạn đã xem xét khả năng phản kháng hoặc khó khăn từ phía người dùng chưa?
  • Ý tưởng của bạn có đáp ứng được nhu cầu thực sự hay nhu cầu đó phải được tạo ra thông qua các nỗ lực quảng cáo và khuyến mãi khác?
  • Trong bao lâu ý tưởng có thể được đưa vào hoạt động?

Như bạn có thể thấy qua các ví dụ được đề cập ở trên, có rất nhiều phương pháp hay câu hỏi có sẵn để đánh giá ý tưởng của bạn.

Bạn nên lựa chọn các tiêu chí phù hợp nhất với nhu cầu của bạn, tùy thuộc vào loại hình công ty, loại sản phẩm bạn đang tìm kiếm để đánh giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Người Mỹ tin tưởng Google hơn cả Facebook và TikTok

Một khảo sát cho thấy các nền tảng kỹ thuật số đáng tin cậy nhất và ít được tin cậy nhất của Mỹ. Nó cũng tiết lộ một số thông tin chi tiết mới lạ về cách người dùng nghĩ về cách làm việc của Google.

Trong một thế giới của tin tức giả mạo và những thông tin sai lệch, 1.057 người dân Mỹ đã được hỏi về cảm nhận của họ đối với mạng xã hội và các nền tảng tìm kiếm.

Cuộc khảo sát do SEO Clarity thực hiện đã phát hiện ra mức độ tin tưởng của người dùng vào các công ty công nghệ, điều khiến Google dường như có nhiều lợi thế hơn.

Google được người Mỹ tin tưởng nhiều nhất.

Mặc dù 65,7% người trả lời khảo sát cho biết họ tin tưởng Google nhất và 1/5 người tham gia đồng ý rằng họ sẽ ‘luôn’ tin tưởng vào kết quả của gã khổng lồ công nghệ này, nhưng không phải tất cả các câu trả lời đều tích cực.

29% người tham gia khảo sát cho biết họ không nghĩ rằng Google đủ minh bạch hoặc đủ rõ ràng khi liệt kê một quảng cáo, ngay cả khi với biểu tượng ‘QUẢNG CÁO’ được hiển thị trên danh sách tìm kiếm.

69% người được hỏi lo lắng về dữ liệu mà Google thu thập.

Khi được hỏi họ sẽ cảm thấy thế nào nếu phát hiện ra Google thu thập một số mẩu dữ liệu nhất định, những mối lo ngại lớn nhất xoay quanh việc gã khổng lồ biết địa chỉ nhà riêng, vị trí trong quá khứ và hiện tại, số điện thoại và nơi làm việc của họ.

Người Mỹ ít tin tưởng Facebook và TikTok.

TikTok rất ít được tin tưởng, với chỉ 28% người được hỏi coi nền tảng xã hội này là đáng để tin cậy.

Facebook và Twitter có kết quả tốt hơn một chút, với lần lượt là 37,8% và 42,9% người Mỹ được khảo sát nói rằng họ tin tưởng chúng.

Dù lý do là gì, 73% người được hỏi cho rằng cả nền tảng tìm kiếm lẫn mạng xã hội nên được quản lý nhiều hơn.

Ý kiến phổ biến nhất là nên có sự tham gia của một cơ quan quản lý độc lập nào đó gồm các chuyên gia hoặc nếu khác thì họ nên tự điều chỉnh nhiều hơn.

Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng 73% người được hỏi muốn các công ty khổng lồ có trách nhiệm hơn đối với việc nội dung nên được kiểm tra thực tế.

Cuộc khảo sát cho thấy rằng các biện pháp hiện tại không đủ để giảm bớt mối lo ngại về tin tức giả và sai lệch, với 67% người kêu gọi việc các nền tảng nên chỉ định khi nào nội dung được xem là giả.

Người Mỹ cần được hướng dẫn nhiều hơn về các nền tảng hay kiến thức số.

Thống kê đáng lo ngại nhất đến từ cuộc khảo sát cho thấy 61% người được hỏi cho rằng các chuyên gia y tế xác minh tất cả nội dung y tế mà họ tìm thấy trên Google.

Mặc dù thuật toán của Google được hiểu là hiển thị thông tin đáng tin cậy nhất có thể trong SERPs, nhưng thật nguy hiểm khi mọi người nghĩ rằng mọi thông tin y tế được tìm thấy qua Google đều đã được chuyên gia y tế xác minh.

50% người được hỏi cũng tin rằng các website có quyền kiểm soát vị trí website của họ xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm SERPs. Điều chưa bao giờ xảy ra ở thế giới thực.

68% người Mỹ được khảo sát cũng tin rằng màu sắc tươi sáng có một số tác động đến thứ hạng và hai trong số năm người tham gia không tin rằng lịch sử tìm kiếm ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.

Có lẽ mức độ tin tưởng cao hơn vào Google đối với các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác bắt nguồn từ sự hiểu nhầm về cách thông tin được thu thập và hiển thị trong SERPs.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P7)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Bạn có thể làm ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng phải tốt hơn.

Chúng ta có thể sẽ thấy rất nhiều người làm marketing hướng đến cách tiếp cận làm ít hơn và tốt hơn. Họ dường như sẽ quay trở lại các nguyên tắc cơ bản của việc phát triển nội dung.

Rất nhiều thương hiệu hiện đang buộc phải xem xét lại điều gì khiến họ trở nên độc đáo và cách tạo nội dung mà khách hàng của họ muốn hơn là ưu tiện tạo những thứ mà đội nhóm marketing muốn.

Tiếp thị nội dung sẽ trải qua quá trình chuyển đổi lớn nhất từ trước đến nay. Vào năm 2020, khi đại dịch đã trở thành một phần của đa số mọi người, tiếp thị nội dung sẽ phải nắm bắt cuộc sống của mọi người một cách cụ thể hơn, phản ánh đời sống chân thực hơn.

Năm 2021 là năm Content Marketing trở lại với những điều cơ bản. Điều đó có nghĩa là tạo ra nội dung thực sự hữu ích, nhiều thông tin, giải trí và hấp dẫn để kết nối với khách hàng lý tưởng của bạn mà không phải là một chiêu trò bán hàng bóng bẩy.

AI sẽ giải quyết các thách thức về nội dung và ROI.

Hầu hết các công ty đều muốn xuất bản nhiều nội dung nhất có thể trừ khi họ bị hạn chế bởi nguồn lực và ngân sách.

Bạn có thể xuất bản nhiều hơn nhưng không được làm mất đi tính toàn vẹn của tiếng nói và quan điểm thương hiệu của mình.

Sự tin tưởng và sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào quá trình tạo và tối ưu hóa nội dung sẽ ngày càng tăng và được áp dụng rộng rãi hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung sẽ phải học cách nắm bắt và sử dụng AI như một phương tiện trợ giúp trong quá trình tạo nội dung của họ.

Cá nhân hóa có lẽ là chìa khóa thành công của ngành hàng công nghiệp B2B. Theo như nhiều dự đoán, tiếp thị nội dung sẽ được định hướng theo cá tính và các nhà content marketers có thể tạo ra các nội dung được cá nhân hóa cao dựa trên nền tảng của AI.

Nội dung sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân để tăng mức độ tương tác theo cấp số nhân.

Trí tuệ nhân tạo sẽ giải quyết các vấn đề ROI của tiếp thị nội dung hay content marketing.

Họ có thể sử dụng AI để hiểu rõ hơn suy nghĩ của người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch từ đó mang lại kết quả kinh doanh như số lượng khách hàng tiềm năng hay chuyển đổi một cách hiệu quả hơn.

Và điều này cũng sẽ dẫn đến một lượng ngân sách lớn hơn sẽ dành cho toàn bộ hoạt động tiếp thị nội dung.

Hãy kết nối với công nghệ.

Chúng ta cũng sẽ thấy sự gia tăng trong việc sử dụng những công nghệ mới. Người dùng trực tuyến sẽ yêu cầu không chỉ những cách tương tác tốt hơn mà còn mới hơn.

Việc chuyển đổi sang làm việc tại nhà đã thúc đẩy nhanh chóng đến các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số, điều này dẫn đến một điều tất yếu cho các nhà tiếp thị nội dung là phải thích ứng nhanh với việc sử dụng các công nghệ mới.

Vào năm 2021, các Content Marketer nên mong đợi sẽ sử dụng nhiều trí thông minh hơn được tích hợp với công nghệ của mình để chiến lược nội dung ngày càng gần gũi với khách hàng mục tiêu hơn.

Hết phần 7!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

5 thói quen giúp nhà lãnh đạo tăng trưởng doanh nghiệp của mình

Phát triển một doanh nghiệp đòi hỏi sự cam kết liên tục từ không chỉ nhân viên mà còn là từ chính các nhà lãnh đạo.

Nhiều nhà lãnh đạo tin rằng điều tách biệt một doanh nghiệp gặp khó khăn và những doanh nghiệp khác phát triển mạnh mẽ là sự khác biệt giữa những cam kết hàng ngày và những thói quen mà các nhà lãnh đạo tạo ra để giúp những người khác hướng tới tiềm năng lớn nhất của họ.

Dưới đây là 05 thói quen hàng ngày sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn phát triển mạnh mẽ hơn.

Cam kết lắng nghe.

Lắng nghe là một siêu năng lực. Bạn cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển khả năng lắng nghe tích cực của bạn, đặc biệt là khi bạn lãnh đạo một nhóm cá nhân.

Mọi người trong nhóm của bạn là duy nhất và sở thích giao tiếp của họ cũng vậy.

Một số người thích được cổ vũ bằng những lời khẳng định tích cực. Những người khác lại thích nói chuyện thẳng thắn và đi thẳng vào vấn đề.

Là người lãnh đạo, một phần công việc của chúng ta là lắng nghe và học hỏi cách các thành viên trong nhóm giao tiếp và điều chỉnh phong cách giao tiếp của chúng ta để phù hợp với họ.

Trách nhiệm của chúng ta là lắng nghe, khám phá những điều khiến mỗi cá nhân muốn phấn đấu và nâng cao niềm đam mê của họ, giúp họ tạo ra những hiệu suất làm việc tốt hơn.

Cam kết giao tiếp

Cách chúng ta nói chuyện với đội nhóm của mình rất quan trọng. Đặc biệt là vì bạn đang ở vị trí có tầm ảnh hưởng, lời nói của bạn có trọng lượng hơn những người khác.

Bất kỳ dấu hiệu nào của việc nói xấu một thành viên trong nhóm cuối cùng đều có thể làm xói mòn mối quan hệ công việc – và nó có thể diễn ra nhanh chóng.

Khi bạn cung cấp phản hồi, điều quan trọng là luôn lưu tâm đến thông điệp của bạn.

Ví dụ: Tôi đã từng gặp tình huống trong đó nhóm của tôi đẩy lùi ngày giao hàng cho một dự án, vì vậy tôi quyết định tham gia và hỗ trợ.

Thay vì chỉ bày tỏ sự thất vọng, tôi đã chia sẻ những gì tôi biết và lý do chính xác.

Sau đó, tôi đưa ra các ghi chú của mình để chỉnh sửa và tập trung vào việc đóng khung mọi thứ theo hướng tích cực.

Cam kết học hỏi

Bạn nên dành thời gian để đào sâu kiến ​​thức chuyên môn của bạn. Thông tin có mặt ở khắp mọi nơi và việc nâng cao trình độ học vấn hay phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực của chúng ta chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.

Chúng ta hãy liên tục đọc về các sự kiện hiện tại, xu hướng trong ngành, theo dõi các đồng nghiệp và nhà lãnh đạo tư tưởng khác, tìm cách tiếp tục khám phá các chiến lược mới sẽ giúp chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn.

Cam kết với hệ thống.

Hơn bao giờ hết, ở thời đại bây giờ, tốc độ là chiến thắng. Và cách thiết yếu nhất để trở nên hiệu quả hơn khi ra quyết định của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo đó là tạo ra các hệ thống linh hoạt.

Bạn càng hiểu rõ các cơ chế giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động, thì nó càng cho phép bạn lặp lại và tối ưu hệ thống của mình tốt hơn.

Từ cách bạn tuyển dụng, chia sẻ thông tin liên lạc nội bộ, triển khai thông báo ra bên ngoài, đến cách bạn cấu trúc toàn bộ tổ chức của mình, gần như mọi thứ trong doanh nghiệp của bạn phải được đưa vào một hệ thống và liên tục được tối ưu hóa.

Bằng cách có một quy trình trơn tru, bạn có thể theo dõi và xác định chính xác mắt xích đang kém hiệu quả.

Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người liên tục cam để kết tạo ra các hệ thống hiệu quả hơn.

Cam kết với chính bạn

Bạn không thể lãnh đạo một nhóm người và phát triển doanh nghiệp nếu bạn không biết cách rèn luyện và cam kết với bản thân.

Hãy chăm sóc bản thân bằng cách ngủ đúng mức, luôn ăn sáng, để giữ vững cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn.

Cách tốt nhất bạn có thể làm để giữ sức khỏe tinh thần và thể chất đó là lập lịch trình trong ngày của bạn càng chi tiết càng tốt.

Các cam kết nhỏ rất quan trọng, và chúng sẽ dần trở thành thói quen theo thời gian.

Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, hãy bắt đầu bằng việc lãnh đạo chính bản thân mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Làm 4 điều này để website của bạn bán được nhiều hàng hơn

Website vốn được xem là ‘cửa ngõ’ của một doanh nghiệp. Với tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẵn có, Instagram và Facebook là những nền tảng quảng bá tuyệt vời.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát hay hạn chế đối với những gì bạn có thể đăng khi sử dụng các kênh này. Một tên miền riêng sẽ giúp bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung bạn muốn khách hàng xem và cách bạn muốn thương hiệu của mình được đại diện.

Các trang mạng xã hội cũng mất dần tính phổ biến trong những năm qua. Myspace là nền tảng phổ biến nhất từ ​​năm 2005 đến 2008 với hầu hết mọi người nổi tiếng trên diễn đàn.

Tuy nhiên, đến ngày hôm nay đích đến của Myspace chỉ là một mạng lưới trực tuyến, sự sụp đổ của nó chứng tỏ rằng bất kỳ nền tảng truyền thông mạng xã hội nào cũng có thể trở nên lỗi thời theo thời gian.

Mọi khách hàng đều cần những thông tin để hiểu rằng một doanh nghiệp XYZ nào đó là hợp pháp. Website của riêng bạn cung cấp một trong những đảm bảo tốt nhất cho điều này.

Dưới đây là một số hướng dẫn đã được kiểm nghiệm bạn có thể tham khảo.

1. Hãy chào đón.

Nếu bạn đang bán hàng ở một cửa hàng (physical store), bạn sẽ bỏ qua khách hàng khi họ bước lại và xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn chứ? Chắc là không rồi.

Thay vào đó, bạn sẽ chào đón họ một cách nồng nhiệt, hỏi họ về những gì họ đang tìm kiếm, hướng dẫn họ xem cửa hàng, v.v.

Với website, bạn cũng cần có một cách tiếp cận tương tự trong việc chào đón người dùng của mình. Điều đó có thể đạt được bằng cách bạn thiết kế một trang đích đảm bảo với khách truy cập rằng họ đã đến đúng nơi họ muốn đến.

2. Xây dựng niềm tin.

Niềm tin là một phần không thể thiếu trong mọi mối quan hệ. Vì vậy, một khi bạn đã chào đón nồng nhiệt người dùng của mình, đã đến lúc bạn phải xây dựng niềm tin ở họ.

Các công ty xây dựng niềm tin cho người dùng vào website của họ bằng cách cung cấp những lời chứng thực nào đó. Nó có thể là những câu tuyên ngôn, lời cam kết, giấy chứng nhận kinh doanh hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng thêm tin về thương hiệu.

Hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính đàm thoại và trung thực thay vì nghe có vẻ “bán hàng”.

Và bạn đừng bao giờ nói dối về bất cứ điều gì.

3. Tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Khách hàng cần được cung cấp thông tin khách quan về công ty của bạn cũng như các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi đưa ra thông tin, chúng đòi hỏi bạn phải có niềm tin sâu sắc vào sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng nhận thức của khách hàng và nhân viên của bạn vì thành công lâu dài là không thể nếu bạn không tin vào các giải pháp mà bạn đang bán.

4. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Hãy xây dựng một nơi để khách hàng của bạn có thể phản hồi sau khi mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích website để hiểu thêm về hành vi của người dùng trên website của mình.

Khách hàng của bạn xem những trang nội dung nào, ở lại bao lâu. Họ làm gì trước khi quyết định đến trang mua hàng.

Có một số lượng đáng kể người dùng đi trực tiếp từ trang “Sản phẩm” của bạn đến trang “Trợ giúp” không?

Tốt nhất bạn nên theo dõi thường xuyên những hành vi đó để có cách tối ưu hành trình trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm

Đã đến lúc bạn nên dùng ’emoji’ đúng cách

Sau hơn 20 năm phát triển, các biểu tượng cảm xúc dần trở thành một ngôn ngữ mới khi giao tiếp trên mạng. Ý nghĩa của chúng theo thời gian cũng thay đổi ít nhiều.

Ngày nay, những biểu tượng cảm xúc (emoji) đã trở nên thân thuộc với người dùng Internet.

Nhiều người thậm chí còn xem nó như một dạng chữ tượng hình trong giao tiếp. Chúng ta sử dụng emoji để dễ dàng thể hiện cảm xúc hơn. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên khó xử.

Việc hiểu ý nghĩa của emoji sẽ giúp ta có được cách biểu đạt tốt nhất, tránh gây hiểu lầm. Trang web Emojipedia chính là công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn tìm hiểu về cách sử dụng hơn 3.521 emoji.

Về cơ bản, Emojipedia như một bách khoa toàn thư về biểu tượng cảm xúc. Trang web này sắp xếp emoji thành tám danh mục tương tự Facebook Messenger.

Chỉ cần nhấp vào một emoji, bạn có thể biết được ý nghĩa, lịch sử ra đời của nó. Người dùng còn có thể xem thiết kế của emoji trên mỗi hệ điều hành sẽ khác nhau thế nào.

Bộ emoji được cập nhật gần đây nhất là phiên bản 13.1 ra mắt vào tháng 10/2020. Theo CNET, tại phiên bản iOS 14.5 sắp ra mắt sẽ có 217 emoji được làm mới.

Bắt đầu từ biểu tượng mặt cười đơn giản xuất hiện vào những năm 1980, emoji dần bùng nổ thành trào lưu và phát triển với nhiều sắc thái, ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ, biểu tượng quả đào không thực sự nói đến một loại trái cây. Nó được dùng để ám chỉ mông của con người, hoặc trong một số ngữ cảnh còn thể hiện cho sự luận tội.

Hiện tại, Unicode Standard là bên chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tạo các emoji. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đóng góp ý tưởng cho những thiết kế biểu tượng mới.

Vào ngày 17/6 hàng năm, Emojipedia sẽ tổ chức Giải thưởng Biểu tượng cảm xúc Thế giới để trao giải cho cha đẻ của những emoji phổ biến. Biểu tượng “cười ra nước mắt” là một trong 10 emoji được sử dụng nhiều nhất trong những năm 2014-2018.

Năm 2020, biểu tượng dành chiến thắng là nắm đấm da nâu (✊🏿) đại diện cho hàng chục cuộc biểu tình đòi công bằng chủng tộc và phong trào Black Lives Matter tại Mỹ. Xếp thứ 2 là biểu tượng vi khuẩn (🦠) dành cho đại dịch Covid-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Theo Zing

Cách thúc đẩy sự đa dạng hoá doanh nghiệp của bạn từ các thương hiệu lớn (P2)

Tất cả chúng ta đều biết: sự đa dạng trong các tổ chức dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, ý tưởng mạnh mẽ hơn, mức độ tương tác của khách hàng lớn hơn và hiệu quả tài chính cao hơn.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty nằm trong top đầu về tính đa dạng giới tính hoặc chủng tộc hay sắc tộc đều có nhiều khả năng có lợi nhuận tài chính cao hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia của họ.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các công ty có sự bình đẳng cao hơn ở nơi làm việc của họ có tư duy kinh doanh sáng tạo và phát triển hơn đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo xem xét các bước để thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức của họ, điều quan trọng là họ phải biết rằng có vô số công ty khác đang vật lộn với những quyết định tương tự.

Tại Google và các công ty toàn cầu lớn khác như Amazon, Ford, Omnicom, Nestlé, Accenture và GSK cũng không là ngoại lệ.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu từ các thương hiệu toàn cầu được chia sẻ bởi Google có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng đó mà bạn có thể tham khảo:

Tip #3: Hãy trao quyền cho đội nhóm của bạn bằng cách hỗ trợ.

Nhân viên của bạn sẽ không cảm thấy được trao quyền để thúc đẩy bản thân trừ khi họ cảm thấy mình đang được hỗ trợ trong tổ chức.

Một đồng minh duy nhất là tốt. Nhưng một mạng lưới hỗ trợ lớn hơn sẽ tốt hơn.

Người quản lý có thể không cung cấp phản hồi và hỗ trợ thường xuyên cho tất cả các nhân viên, nhưng họ có thể khuyến khích các thành viên trong đội nhóm cùng hỗ trợ, đưa ra những lời cố vấn hoặc thành lập các nhóm nhỏ để hỗ trợ đồng nghiệp.

Bà Meredith Herman, nhà lãnh đạo tiếp thị toàn cầu tại GSK Consumer Healthcare cho biết:

“Một số lời khuyên mà tôi đã đưa ra cho mọi người là hãy nhờ ai đó mà bạn tin tưởng, người thường xuyên có mặt trong các cuộc họp của bạn và họ cũng lắng nghe bạn.”

Bà cho biết thêm:

“Phản hồi theo thời gian thực rất quan trọng, các đồng nghiệp trong tổ chức, ngoài các nhà quản lý, là một lựa chọn tuyệt vời để nhờ sự hỗ trợ thường xuyên mang tính xây dựng.”

Giám đốc Tiếp thị (CMO) Toàn cầu của Nestlé, Bà Aude Gandon cũng có lời khuyên tương tự.

“Nói chuyện với những người xung quanh bạn. Đôi khi nếu bạn tự nghi ngờ chính bản thân, điều này sẽ giúp bạn tiếp tục trấn an bản thân mình nhiều hơn”.

Tip #4: Thường xuyên lắng nghe.

Các giám đốc điều hành của Ford đã đối phó với đại dịch vào năm 2020 bằng cách tổ chức các buổi lắng nghe nội bộ. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng nó đã tạo ra sự khác biệt lớn.

Bà Rekha Wunnava, Giám đốc toàn cầu về thiết kế ô tô và công nghệ của Ford cho biết:

“Tất cả các lãnh đạo cấp cao đã tiến hành các buổi lắng nghe. Thật đáng kinh ngạc khi bạn có thể thu thập được một số lượng thông tin chi tiết, và mọi người thực sự cảm thấy rằng họ đang được quan tâm và lắng nghe theo những cách mà họ chưa từng có trước đây”.

Sáng kiến này đã phát triển thành quy trình hai tuần một lần giữa quản lý và nhân viên để chia sẻ thông tin và kết nối về các vấn đề quan tâm chung.

Tip #5: Hãy trao thưởng.

Một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng và động lực cho đội nhóm của bạn?

Ông Peter Horgan, Giám đốc điều hành của Omnicom Media Group AUNZ cho biết:

“Hãy tôn vinh những tấm gương tuyệt vời mà bạn có được trong lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là phụ nữ, những người đã phát triển trong hàng ngũ để lãnh đạo các nhân tố lớn của doanh nghiệp. Hãy khuyến khích họ tham gia các cuộc thi mang tính cạnh tranh trong kinh doanh.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips