Bên cạnh TikTok với 150 triệu người dùng hàng tháng, nhiều ứng dụng Trung Quốc như CapCut, Temu hay Lemon8 cũng đạt hàng triệu lượt tải.
Những năm gần đây, TikTok nổi lên như một ứng dụng được giới trẻ toàn cầu, trong đó có Mỹ, ưa chuộng.
Tuy nhiên, nền tảng video của ByteDance cũng trở thành tâm điểm của các nhà lập pháp và quan chức tình báo Mỹ vì lo ngại nó có thể được sử dụng để theo dõi người dùng Mỹ. CEO TikTokShou Zi Chew đã phải điều trần trước quốc hội nước này hồi tháng 3, trong khi một số bang đang xem xét cấm ứng dụng.
Dù vậy, không chỉ TikTok, các ứng dụng khác của Trung Quốc cũng đang trở nên phổ biến rộng rãi ở nước này. Theo Insider Intelligence, ứng dụng mua sắm Temu, thuộc sở hữu của PDD Holdings, đứng thứ hai trên App Store Mỹ tính đến cuối tháng 5, vượt những cái tên của Mỹ như Kohl’s, Wayfair, Nordstrom.
Trong khi đó, TikTok và CapCut, đều do ByteDance phát triển, giữ vị trí thứ tư và thứ năm trên bảng xếp hạng App Store của Mỹ. Shein, thương hiệu thời trang nhanh Trung Quốc, giữ vị trí thứ mười bốn.
Lemon8, nền tảng tương tự Pinterest và Instagram và cũng thuộc ByteDance, đạt gần một triệu lượt tải chỉ trong một tuần cuối tháng 3 đầu tháng 4, ngay sau khi ông Chew điều trần. Ứng dụng hiện có 1,8 triệu người dùng hàng tháng tại Mỹ.
Số người tải về các ứng dụng Trung Quốc cũng đang tăng mạnh ở Mỹ. Từ khi ra mắt, TikTok đạt 415 triệu lượt tải xuống, CapCut có 99 triệu lượt còn Temu 67 triệu lượt, theo Apptopia.
Shein thậm chí vượt TikTok với 855 triệu lượt tải, dù số lượng người dùng hoạt động hàng tháng ít hơn với 22 triệu tài khoản.
Ứng dụng Trung Quốc nở rộ tại Mỹ diễn ra giữa bối cảnh chính quyền nước này đang có động thái ngăn chặn TikTok với lý do nền tảng có thể chuyển dữ liệu của người dùng Mỹ về Trung Quốc, từ đó gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia.
“Một ứng dụng có một nghìn hoặc một triệu người dùng Mỹ không gây rủi ro an ninh như một ứng dụng có hàng chục triệu người dùng”, Lindsay Gorman, thành viên cấp cao của Liên minh Bảo mật (ASD) thuộc quỹ German Marshall Fund, nói.
Theo bà Gorman, khi Mỹ nhắm mục tiêu đến TikTok, nước này cũng cần đưa ra một khuôn khổ chung về cách đánh giá rủi ro đối với ứng dụng Trung Quốc có nhiều người dùng.
Các yếu tố cần được xét tới là loại ứng dụng, khả năng lan truyền và truyền bá thông tin cùng một số chi tiết khác.
Dựa trên tiêu chí đó, những cái tên như CapCut gây rủi ro thấp hơn cả, do ứng dụng có mục đích chỉnh là sửa video. Đối với nền tảng thương mại điện tử như Temu hoặc Shein, nguy cơ phát tán thông tin sai lệch có thể không cao như với mạng xã hội.
Nhưng Mỹ vẫn có lý do lo ngại. Theo một báo cáo gần đây của CNN, nền tảng “chị em” của Temu là Pinduoduo – ứng dụng mua sắm phổ biến ở Trung Quốc – có chứa phần mềm độc hại. Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung Quốc sau đó trích dẫn báo cáo này khi đánh giá rủi ro dữ liệu của Temu.
Trong khi đó, Shein cũng bị Shut Down Shein – nhóm tự giới thiệu là liên minh gồm các cá nhân, thương hiệu Mỹ và tổ chức nhân quyền – tố đã thu thập dữ liệu của người dùng trái phép, dù không đưa ra bằng chứng.
“Tôi hiểu người Mỹ thích sự tiện lợi từ thương mại điện tử và các công cụ sáng tạo của Trung Quốc, nhưng mọi người cần tính đến thực tế rằng những công ty đó cuối cùng phải tuân theo yêu cầu từ phía Trung Quốc”, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Mark Warner nói.
Hồi tháng 3, ông Warner và thượng nghị sĩ Cộng hòa John Thune đã soạn một dự luật có tên Hạn chế mối đe dọa bảo mật gây rủi ro công nghệ thông tin và truyền thông (RESTRICT).
Dự luật sẽ “giải quyết toàn diện mối đe dọa từ công nghệ của các đối thủ nước ngoài, như TikTok”, theo thông cáo của văn phòng ông Warner ngày 6/3.
Andy Yen, CEO công ty dịch vụ email và VPN Proton, cho rằng những nền tảng như TikTok cần bị giới hạn tại Mỹ. Tuy nhiên, các điều khoản của RESTRICT quá rộng để thực hiện mà không gây hậu quả.
Theo Yen, giải pháp để tạo ra thị trường kỹ thuật số cạnh tranh ở Mỹ không phải là cho phép các công ty Trung Quốc hoạt động tràn lan, mà cần sân chơi bình đẳng, cho phép doanh nghiệp Mỹ, châu Âu hoặc bất kỳ nơi nào khác cạnh tranh công bằng ở Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một trong những bất bình lớn nhất của nhiều cấp trên với Gen Z tại Mỹ (ở mức 39%) là chuyên môn cứng không đạt yêu cầu. Theo tờ New York Post, 21% các sếp tin rằng quyền lợi cũng là một vấn đề.
Không giống các thế hệ trước, Gen Z ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn mọi thứ.
Trong cuộc khảo sát với 1.300 quản lý, các nhà nghiên cứu nhận thấy cứ 4 người thì có 3 người đồng ý rằng Gen Z khó làm việc hơn so với các thế hệ khác.
65% nhà quản lý sẵn sàng đưa nhóm này lên đầu danh sách sa thải và 12% từng đuổi việc nhân viên trẻ chưa đầy một tuần sau ngày bắt đầu, theo Yahoo News.
Một trong những bất bình lớn nhất của nhiều cấp trên với thế hệ Z tại Mỹ (ở mức 39%) là chuyên môn cứng (Technical Skills) không đạt yêu cầu. Tờ New York Post, lại cho rằng 21% các sếp tin rằng quyền lợi cũng là một vấn đề lớn.
Không ít nhân sự Gen Z đã làm rõ mục đích duy nhất của họ tại công ty là hoàn thành nhiệm vụ và ra về. Thay vì xây dựng sự gắn bó với vai trò của mình, họ ưu tiên mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn mọi thứ.
Các chuyên gia cho rằng suy nghĩ đó được hình thành ở những người sinh từ năm 1996 trở về sau và thậm chí cả Millennials (Gen Y) là vì 2 thế hệ này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các biến động lớn như khủng hoảng chi phí sinh hoạt, biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, làn sóng sa thải diện rộng.
“Không nhất thiết các thế hệ phải có chung thái độ về công việc. Với Gen Z và Gen Y, họ đã chứng kiến hai cuộc suy thoái liên tiếp.
Đây là một trải nghiệm rất khác trên thị trường lao động so với những gì cha mẹ và ông bà của họ gặp phải”, Sarah Damaske, phó giáo sư tại Đại học Pennsylvania, nói với Vox.
Theo tờ Insider, những lao động trẻ không lười biếng, đòi hỏi đặc quyền hay thích chểnh mảng. Họ chỉ đơn giản là chọn từ chối một số thông lệ mà các thế hệ trước buộc phải chấp nhận.
Tháng 2/2023, Deloitte và PwC, hai gã khổng lồ trong ngành kiểm toán toàn cầu, thông báo họ đang cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho những nhân viên mới ở Anh để nhóm này sớm thích nghi với văn hóa công sở.
Các nhà tâm lý chỉ ra rằng những khó khăn tại nơi làm việc thường đi đôi với sự rối loạn bên trong. Từ năm 2005 đến năm 2017, lúc Gen Z bước sang tuổi 20, tỷ lệ lo lắng và trầm cảm ở thanh niên Mỹ đã tăng 63%.
Đặc biệt khi Covid-19 cướp đi “thời điểm vàng” để sinh viên mới ra trường phát triển sự nghiệp, phần lớn nhóm này bị rơi vào trạng thái mất cân bằng và cảm thấy hoang mang về tương lai phía trước.
Sự cô đơn cộng với thiếu hụt kỹ năng dẫn đến nhân sự Gen Z dễ mất việc trước khi họ nhận được khoản lương đầu tiên.
Một số chuyên gia nhận xét thế hệ Alpha (sinh từ sau năm 2010) có thể bị tác động kéo dài bởi “đại dịch kiệt sức” từ Gen Z. Điều này được coi là tác dụng phụ của tham vọng tạo ra sự thay đổi trong công việc và xã hội.
Dan Schawbel, quản lý đối tác tại Cơ quan nghiên cứu Workplace Intelligence, cho biết Gen Alpha thậm chí sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ người sử dụng lao động so với Gen Z và thế hệ Millennials.
“Nhóm nhân khẩu học này sẽ không làm việc cho một công ty không phù hợp với các giá trị của họ và không đưa ra sản phẩm có lợi cho xã hội.
Bên cạnh đó, thế hệ Alpha sẽ chọn nơi nào có lịch trình linh hoạt, chính sách hỗ trợ sức khỏe, thể chất, tinh thần dù mức lương thấp còn hơn là thu nhập cao nhưng làm đến cạn kiệt năng lượng”, Schawbel nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây từ Nikkei Asia, đại diện Tập đoàn LEGO cho biết, trong bối cảnh các nhà máy liên tục chuyển sang thị trường Việt Nam nhằm đa dạng hoá chuỗi cung, các doanh nghiệp phải ngừng đặt yếu tố lợi nhuận lên trên yếu tố môi trường.
Phát biểu tại một diễn đàn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn LEGO Việt Nam, ông Preben Elnef cho biết ông không đồng tình với việc các doanh nghiệp ấn định kết quả kinh doanh trong ngắn hạn chỉ vì cho rằng họ phải chịu chi phí sản xuất xanh,
“Đã có rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc tìm một nơi sản xuất rẻ để có thể bán sản phẩm với lợi nhuận cao nhất. Nhưng chúng ta phải thay đổi điều đó”, vị lãnh đạo Tập đoàn LEGO Việt Nam nhấn mạnh.
Theo đó, công ty hiện đang xây dựng một nhà máy trung hòa carbon trị giá 1 tỷ USD ở Việt Nam. Ông Elnef chia sẻ, khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bảo vệ môi trường và LEGO đã chọn tỉnh Bình Dương dựa trên các điều kiện về xử lý rác thải, tiết kiệm nước và năng lượng mặt trời.
“Chúng ta cần phải hết sức nghiêm túc về các mục tiêu môi trường của mình”, ông Elnef cho hay. Đồng thời, ông cho biết thêm rằng công ty “sẽ theo dõi” tiến độ đáp ứng các mục tiêu liên quan đến môi trường.
Ngoài ra, vị lãnh đạo Tập đoàn LEGO Việt Nam thông tin, công ty cũng đang tìm cách thu hút và hỗ trợ cho người lao động.
Ông cho biết, những người lao động nhập cư thường sống trong những ngôi nhà tạm bợ hoặc gặp khó khăn trong việc đăng ký cho trẻ em đi học, và Lego đã đề nghị địa phương hỗ trợ cho những đối tượng này.
Theo ông Preben Elnef, cách tiếp cận của Lego ban đầu đã gây ngạc nhiên.
“Rất nhiều người cũng như một số lãnh đạo Việt Nam đã cảm thấy ngạc nhiên khi LEGO đề xuất các thoả thuận liên quan đến năng lượng tái tạo và hỗ trợ người lao động thay vì giảm thuế”, ông Preben Elnef cho hay.
Bởi lẽ, họ đã quen với việc các công ty đưa ra các thoả thuận đầu tư bằng việc đề xuất những thỏa thuận ưu đãi thuế đặc trong 10 – 20 năm hoặc một số hình thức hỗ trợ tài chính khác “, ông nói.
Tính đến năm 2022, doanh thu hàng năm của Tập đoàn LEGO đạt mức gần 10 tỷ USD.
Nguồn: Nikkei Asia
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa tung bản cập nhật AI dành cho Gmail trên các thiết bị di động, hứa hẹn rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện tác vụ tìm kiếm trong ứng dụng.
Theo đó, việc tìm kiếm trong ứng dụng, chẳng hạn như một email cũ, địa chỉ liên hệ hay những con số cụ thể đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Gã khổng lồ tìm kiếm cho biết, trong khoảng 2 tuần tới, ứng dụng Gmail sẽ xuất hiện mục mới có tên “Kết quả tìm kiếm hàng đầu” (top result) khi người dùng cuối thực hiện tác vụ tìm kiếm trong Hộp thư (Inbox).
Mục mới này chạy trên nền tảng máy học của Google, có khả năng phân tích các từ khoá tìm kiếm, những email gần đây nhất hoặc “các yếu tố tương đương” để xác định tin nhắn nào phù hợp nhất với truy vấn mà khách hàng đưa ra.
Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực thay đổi chiến lược dành cho dịch vụ email, bao gồm một chính sách cập nhật gây tranh cãi được đưa ra vào tháng trước, về việc Google có thể xoá bỏ hoàn toàn dữ liệu và nội dung của những tài khoản không có hoạt động trong hai năm trở lại đây.
Trong tháng 2, Google đã hoàn thành việc phát hành giao diện người dùng mới của ứng dụng Gmail, nhấn mạnh vào việc tái thiết kế và trọng tâm là các công cụ cải thiện năng suất.
Điều này phù hợp với chiến lược chung của CEO Sundar Pichai, nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động, đưa gã khổng lồ tìm kiếm cải thiện “20% năng suất”.
Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất của Alphabet, các giám đốc điều hành công ty đã thảo luận kế hoạch phân bổ nguồn lực cho những lĩnh vực bao gồm AI và tìm kiếm.
Trong bài đăng trên blog, Google nói rằng tính năng cập nhật mới “được nhiều người dùng yêu cầu” và sẽ phát hành có sẵn cho tất cả chủ tài khoản và khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cổ đông của Alphabet yêu cầu Google minh bạch về AI (trí tuệ nhân tạo) và các thuật toán đề xuất nội dung, nhưng công ty này từ chối.
Cổ đông của Alphabet yêu cầu Google minh bạch về AI (trí tuệ nhân tạo) và các thuật toán đề xuất nội dung, nhưng công ty này từ chối.
Yêu cầu được quỹ Trillium Asset Management, cổ đông của Alphabet, đưa ra tại cuộc họp thường niên năm 2023 do công ty mẹ của Google tổ chức tuần này.
Trillium nêu ra những lo ngại về cách thuật toáncó thể dẫn đến những kết quả nguy hiểm trong những lĩnh vực như tư pháp, y học.
Ví dụ năm 2019, một điều tra từng cho thấy thuật toán đề xuất nội dung trên YouTube của Google đã làm thúc đẩy tính cực đoan liên quan đến một cuộc bạo động tại New Zealand.
“Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong trí tuệ nhân tạo là điều cần thiết để biết liệu công nghệ này có an toàn cho xã hội”, Trillium lập luận.
Cổ đông này đang sở hữu 135 triệu USD cổ phiếu của công ty. Năm ngoái, quỹ cũng đưa ra yêu cầu tương tự với Alphabet, trước khi cơn sốt ChatGPT nổi lên.
Tuy nhiên, Google phản đối yêu cầu trên. Hãng khẳng định đã tiết lộ thông tin về thuật toán của mình một cách công khai trên website, như thông tin về cách thuật toán YouTube sắp xếp nội dung.
Tuy nhiên, với các thuật toán độc quyền, đây là nền tảng cho các hoạt động kinh doanh của công ty và ngoài ra, chúng có thể bị lạm dụng nếu rơi vào tay kẻ xấu.
“Bất kỳ việc xem xét nào về tính minh bạch của thuật toán cũng cần tính đến các rủi ro nghiêm trọng mà thông tin có thể bị khai thác bởi kẻ xấu, quyền riêng tư của người dùng có thể bị ảnh hưởng và thông tin nhạy cảm về mặt thương mại có thể bị lộ”, Google giải thích lý do phản đối.
CEO Google Sundar Pichai đánh giá AI sẽ có khả năng tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm y tế và công ty đang tiếp cận AI một cách có trách nhiệm.
“Chúng tôi đã trải qua 7 năm trong hành trình của một công ty AI-first (ưu tiên AI) và đã làm việc trong thời gian dài để đưa AI vào các sản phẩm của mình, để làm cho chúng trở nên hữu ích hơn”, Pichai nói.
Yêu cầu minh bạch được Trillium được nêu ra trong bối cảnh các công nghệ AI gây nhiều lo ngại với giới công nghệ.
Hồi tháng 5, một trong những người tiên phong về AI Geoffrey Hinton đã rời Google và đưa ra cảnh báo công khai về sự nguy hiểm của các chatbot dựa trên AI thế hệ mới.
Trước đó, năm 2020, Timnit Gebru, lãnh đạo nhóm AI của Google, cũng bị sa thải sau khi phát hiện các thuật toán của Google tồn tại sự phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đại diện cơ quan thẩm tra, ông Lê Quang Huy – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, OTT về bản chất là dùng Internet để cung cấp phần mềm ứng dụng, như Zalo, Viber, Telegram. Theo kinh nghiệm quốc tế, về cơ bản, OTT được chia thành hai loại chính, gồm OTT viễn thông và OTT cung cấp nội dung thông tin.
OTT có chức năng hội thoại, họp trực tuyến, chat, tin nhắn không thu phí. Đặc điểm này dẫn đến việc sử dụng dịch vụ OTT phát triển rất nhanh, ảnh hưởng lớn đến doanh thu tin nhắn và thoại truyền thống của doanh nghiệp viễn thông nhiều quốc gia, trong đó có thị trường Việt Nam.
Quản lý OTT viễn thông sẽ là chính sách quan trọng, có tác động lớn đến người dân, doanh nghiệp, đến công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất quản lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tránh tình trạng bảo hộ ngược giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đến người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, với dịch vụ OTT viễn thông có thu cước, nhà cung cấp trong nước phải có giấy phép, còn nhà cung cấp xuyên biên giới phải thông qua thỏa thuận thương mại với một nhà cung cấp được cấp phép trong nước.
Trường hợp dịch vụ OTT viễn thông không thu cước, nhà cung cấp cần thông báo, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Riêng nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có quy mô lớn tại Việt Nam, ví dụ theo số người sử dụng, phải có thỏa thuận thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến quyền lợi người sử dụng và tuân thủ pháp luật.
Thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ OTT tại Việt Nam hiện không có liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Một số khu vực, quốc gia ở châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc đã phân loại dịch vụ này là dịch vụ viễn thông và thực hiện quản lý theo pháp luật về viễn thông.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới đây từ TikTok, nền tảng này đang thử nghiệm một chatbot AI mới có tên là Tako, động thái được xem là tuyên bố gia nhập cuộc đua AI (trí tuệ nhân tạo) của TikTok.
Theo xác nhận của TikTok, Tako được phát triển bằng công nghệ của bên thứ ba (third-party technology) và hiện đang được thử nghiệm cho một số người dùng TikTok được chọn ở Philippines.
TikTok cũng cho biết Tako đang ở giai đoạn đầu của quá trình khám phá công nghệ mà TikTok theo đuổi với mục tiêu hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm và khám phá trên ứng dụng (TikTok).
Theo thông tin từ Reuters, Tako có những tính năng có thể đề xuất video hoặc các nhà sáng tạo nội dung dựa trên những gì người dùng đang xem.
Tako cũng đóng vai trò như các chatbot khác, có thể trả lời các câu hỏi của người dùng theo hình thức hội thoại (conversational).
TikTok ra mắt Tako trong bối cảnh các chatbot AI hay công nghệ AI tổng quát (Generative AI) đang là xu hướng công nghệ nóng nhất trên thị trường, trong đó ChatGPT của OpenAI và Google Bard của Google đang dẫn đầu cuộc đua.
Ở khía cạnh tổng thể, trong khi có không ít các nhà lãnh đạo công nghệ tỏ ra thận trọng và lo ngại với sự phát triển của AI, người sáng lập Microsoft Bill Gates đã hoan nghênh AI vì những tác động có thể có của nó đối với xã hội, cho rằng công nghệ này có thể được sử dụng để cải thiện năng suất lao động và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người Trung Quốc mê trà nhưng Starbucks không những không bị khai tử mà còn mở hơn 6000 cửa hàng, doanh thu năm 2022 lên tới 2,5 tỷ USD: Tất cả là nhờ vào 1 chiến lược thâm nhập thị trường đặc biệt. Cùng khám phá phương thức Starbucks thâm nhập vào thị trường trung Quốc trong bài viết này.
Nếu có một công ty đồ uống đáng lẽ phải thất bại ở Trung Quốc, thì đó chính là Starbucks. Trung Quốc vốn là quốc gia có văn hóa uống trà kéo dài hàng ngàn năm lịch sử.
Khi bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1999, nhiều người nghi ngờ về khả năng thành công của Starbucks ngay cả khi đây là một gã khổng lồ trong ngành.
Không ai nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ thay đổi thói quen đi vào tiềm thức đó để uống cà phê. Thế mà, Starbucks lại đang làm rất tốt điều đó tại đất nước tỷ dân. Không những thế, họ còn biến nơi này trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Mỹ.
Theo CNBC, nhu cầu về cà phê Starbucks ở Trung Quốc tăng mạnh đến mức vào năm 2017, cứ 15 phút lại có một cửa hàng mới được mở trên khắp đất nước tỷ dân để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của người tiêu dùng.
Năm 2019, Starbucks báo cáo doanh thu tăng 92% tại Trung Quốc.
Năm 2022, thị trường Trung Quốc đã đóng góp 2,5 tỷ USD trong tổng doanh thu toàn cầu 32 tỷ USD của Starbucks.
Vào tháng 9 cùng năm, Starbucks đã mở cửa hàng thứ 6.000 tại Trung Quốc. Starbucks cũng sẽ mở một nhà máy rang trị giá 130 triệu USD trong năm nay tại thành phố Côn Sơn.
Đây sẽ là nhà máy rang đầu tiên tại châu Á của Starbucks.
Trong báo cáo chiến lược phát triển đến năm 2025 của Starbucks chi nhánh Trung Quốc, họ đặt mục tiêu mở thêm 3.000 quán trong tổng số 6.019 chi nhánh đang hoạt động hiện nay.
Điều này có nghĩa là cứ mỗi 9 tiếng Starbucks sẽ lại mở một quán mới ở Trung Quốc.
Với kế hoạch này, CEO Schultz đã khẳng định rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của hãng trên thế giới vào năm 2025.
Vậy từ chỉ sống thành công bằng 0, Starbucks đã làm như thế nào để có thể lật ngược tình thế và biến Trung Quốc trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất? Tất cả xuất phát từ một chiến lược thâm nhập được tính toán kỹ lưỡng bao gồm nhiều yếu tố:
1. Suy nghĩ khác biệt là yếu tố đầu tiên mà Starbucks cần khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Khi Starbucks lần đầu tiên mở cửa tại Trung Quốc vào năm 1999, văn hóa uống cà phê ở quốc gia này hầu như không tồn tại. Trong khi đó, văn hóa uống trà của Trung Quốc đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và rất ít người quan tâm đến việc thử một cái gì đó mới.
Để thâm nhập vào thị trường này với Starbucks là một thách thức lớn. Tuy nhiên, họ không để sự hoài nghi về khả năng thành công kìm hãm mình.
Họ nghiên cứu và tìm thấy cơ hội cho mình. Một nghiên cứu thị trường cho thấy rằng sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc tạo cơ hội cho Starbucks mang trải nghiệm cà phê phương Tây đến đất nước tỷ dân – nơi mọi người có thể trò chuyện với bạn bè trong khi thưởng thức uống đồ uống yêu thích của họ.
Sau hơn 20 năm lăn lộn tìm chỗ đứng tại Trung Quốc, Starbucks thực sự đã tạo ra nhu cầu đó. Ngày nay, người ta có thể tìm thấy một quán cà phê Starbucks trên hầu hết các con phố lớn của Trung Quốc.
Theo một khảo sát , tỷ lệ người Trung Quốc uống cà phê sau bữa ăn thay vì trà đã tăng lên đáng kể. Starbucks thực sự đã cách mạng hóa nhận thức của người Trung Quốc và khiến họ uống và yêu thích cà phê hơn.
Starbucks đã phải tìm cách làm cho cà phê hấp dẫn khẩu vị của người Trung Quốc. Họ đã làm điều này bằng cách tạo ra một thực đơn đồ uống cà phê độc đáo kết hợp hương vị truyền thống của Trung Quốc.
Ngày nay, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks có hơn 3.700 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và là chuỗi cà phê hàng đầu của quốc gia này. Nhờ S
2. Chiến lược Marketing thông minh của Starbucks khi thâm nhập vào Trung Quốc.
Sau khi quyết định thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Starbucks đã áp dụng một chiến lược thâm nhập thị trường khôn ngoan. Thay vì khiến người Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa bởi văn hóa uống trà của họ, các chiến dịch quảng cáo của họ tập trung vào việc chọn những địa điểm có nhiều người qua lại, dễ thấy để xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Tiếp theo, Starbucks tận dụng văn hóa uống trà của người tiêu dùng Trung Quốc, giới thiệu đồ uống được làm bằng các nguyên liệu phổ biến của địa phương như trà xanh.
Chiến lược này đã giúp thương hiệu đồ uống ngoại này biến trở ngại thành một lợi thế một cách hiệu quả. Người tiêu dùng Trung Quốc nhanh chóng yêu thích cà phê Starbucks, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công của Starbucks tại Trung Quốc.
Một trong những chiến lược marketing quan trọng của Starbucks là cung cấp cho khách hàng trải nghiệm độc đáo. Starbucks xây dựng cửa hàng với nội thất trang nhã, hiện đại và không gian âm nhạc, sôi động thoải mái.
Từ đó, không chỉ tạo nên sự khác biệt giữa Starbucks so với các đối thủ cạnh tranh mà còn thu hút mạnh mẽ thế hệ trẻ, những người coi văn hóa cà phê phương Tây là biểu tượng của lối sống hiện đại.
Nhiều người đến Starbucks không chỉ để uống một ly Frappuccino mà còn để cảm nhận “trải nghiệm Starbucks” khiến họ cảm thấy sành điệu và thời thượng hơn. Cũng chính vì thế mà cà phê của Starbucks đã trở thành một trong những thức uống phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc.
3. Quốc tế hóa thương hiệu.
Biết được giá trị của thương hiệu quốc tế của mình, Starbucks đã thực hiện một số bước để duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu.
Một trong những cách tốt nhất là cử những nhân viên pha chế giỏi nhất của họ ở những thị trường lâu đời đến những thị trường mới và đào tạo nhân viên mới.
Những nhân viên pha chế này đóng vai trò là đại sứ thương hiệu, giúp thúc đẩy văn hóa Starbucks tại các cửa hàng mới, đảm bảo dịch vụ tại mỗi cửa hàng tuân theo tiêu chuẩn quốc tế của họ.
Nhìn chung, các thương hiệu phương Tây nổi tiếng về sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời họ có lợi thế cạnh tranh so với các công ty Trung Quốc trong việc khẳng định mình là thương hiệu cao cấp.
Tuy nhiên, Shaun Rein, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của China Market Research Group, chỉ ra rằng có quá nhiều thương hiệu phương Tây đang giảm giá để giành thị phần, đây là một chiến lược thất bại vì họ sẽ không bao giờ có thể “rút ruột” các đối thủ địa phương Trung Quốc thông qua cuộc chiến về giá cả.
Thương hiệu quốc tế không có nghĩa là “sản phẩm quốc tế” hay “nền tảng quốc tế”. Starbucks đã nội địa hóa cao đồ uống của mình để phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Họ tiến hành rất nhiều phân tích về thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc và kết hợp một cách sáng tạo thị hiếu phương Đông và phương Tây.
Starbucks thậm chí còn cho phép mỗi chi nhánh linh hoạt lựa chọn trong danh mục đồ uống đa dạng của mình để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng địa phương.
Để các thương hiệu quốc tế thành công ở Trung Quốc, họ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với thị trường địa phương. Đó là những gì Starbucks làm.
4. Cộng tác nội địa hóa.
Trung Quốc không phải là một thị trường đồng nhất mà có nhiều “Trung Quốc”. Văn hóa ở miền bắc Trung Quốc rất khác so với ở phía đông. Sức tiêu thụ của các thành phố nội địa không thể so sánh với các thành phố ven biển.
Để giải quyết vấn đề phức tạp này tại thị trường Trung Quốc, Starbucks đã chọn ba đối tác trong khu vực như một phần trong kế hoạch mở rộng của mình.
Ở phía bắc, Starbucks liên doanh với Công ty Cà phê Meida Bắc Kinh. Ở phía đông, Starbucks đang hợp tác với Uni-President Enterprises của Đài Loan (Trung Quốc).
Ở phía Nam, đối tác của Starbucks là Hong Kong Maxim’s Food Co., Ltd. Mỗi đối tác đều có những thế mạnh và kiến thức nhất định về địa phương, giúp Starbucks hiểu được thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc tại địa phương.
Làm việc với các đối tác phù hợp có thể hiểu người tiêu dùng địa phương một cách hiệu quả và đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mà không cần trải qua một lộ trình học tập dài và quanh co.
5. Thâm nhập vào thị trường Trung Quốc là nỗ lực và chiến lược lâu dài của Starbucks.
Trước khi thập nhập vào thị trường (Market Penetration) Trung Quốc, Starbucks hiểu rằng thị trường này không phải là thị trường có thể phát triển dễ dàng mà cần nỗ lực lâu dài. Một chiến lược quan trọng là đầu tư vào nhân viên. Starbucks thực hiện xuất sắc công việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên của mình.
Đó là một chiến lược đôi bên cùng có lợi vì nhân viên là trung tâm của việc mang lại “trải nghiệm Starbucks” cho khách hàng. Họ là những đại sứ tiếp thị tốt nhất của công ty.
Nỗ lực lâu dài cũng có nghĩa là kiên nhẫn. Khai thác thị trường và giành được lòng trung thành của khách hàng cần có thời gian. Các công ty thực hiện đầu tư dài hạn chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận đáng kể.
Nếu Starbucks có thể thành công ở một trong những thị trường ít có khả năng thành công nhất, thì không có lý do gì các công ty khác, dù lớn hay nhỏ, không thể thành công ở Trung Quốc. Suy nghĩ khác biệt, có chiến lược phù hợp, phục vụ thị trường địa phương và cam kết lâu dài là những bước quan trọng để biến điều đó thành hiện thực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
MoMoTravel (Du lịch – Đi lại) là nền tảng du lịch trực tuyến thuần Việt duy nhất xuất hiện trong Bảng xếp hạng thương hiệu du lịch năm 2023 (Travel Brand Ranking 2023) do Decision Lab – đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam – vừa công bố.
MoMoTravel giữ vị trí thứ 8 trong top 10 thương hiệu du lịch được người Việt cân nhắc lựa chọn nhiều nhất; đồng thời giữ vị trí thứ 3 trong top 5 thương hiệu du lịch có chỉ số cải thiện nhiều nhất, chỉ xếp sau 2 hãng hàng không là Vietnam Airlines và Bamboo Airways.
Đây là năm đầu tiên Decision Lab công bố Bảng xếp hạng thương hiệu du lịch năm 2023. Bảng xếp hạng được thực hiện trong thời gian từ ngày 24.5.2022 – 23.5.2023, so với cùng kỳ năm trước đó.
Các thương hiệu được xếp hạng dựa trên chỉ số “cân nhắc tích cực” (positive consideration). Với chỉ số này, người tham gia khảo sát được hỏi: “Trong lần tới khi mua các sản phẩm du lịch hoặc vé máy bay, bạn sẽ cân nhắc đến thương hiệu nào?”.
Dẫn đầu 10 thương hiệu du lịch được người Việt cân nhắc lựa chọn nhiều nhất là các hãng hàng không, công ty du lịch và nền tảng du lịch trực tuyến (Online Travel Agency).
Điều này cho thấy đây là những yếu tố được quan tâm hàng đầu của người Việt khi lên kế hoạch du lịch, đi lại.
Riêng với nền tảng du lịch trực tuyến, MoMoTravel là thương hiệu Việt duy nhất đứng cùng bảng với những cái tên quốc tế như Traveloka, Agoda, Booking.com…
Báo cáo cũng cho biết, tính đến tháng 5.2023, MoMoTravel đã tăng nhanh 3 bậc để tiến vào top 10 thương hiệu du lịch được người Việt cân nhắc lựa chọn nhiều nhất. Kết quả này cũng đưa MoMo vào top 5 thương hiệu du lịch có chỉ số cải thiện nhiều nhất (tăng 1,7 điểm) so với thời điểm tháng 5.2022.
Sự góp mặt của MoMoTravel trong bảng xếp hạng này không đơn thuần cho thấy tốc độ phát triển của các siêu ứng dụng tại thị trường Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, mà còn phản ánh sự dịch chuyển trong thói quen đặt vé máy bay, tàu xe và các sản phẩm du lịch của người Việt.
Sau 3 năm chính thức ra mắt (từ tháng 12.2020), MoMoTravel phổ biến và trở thành cái tên quen thuộc với người Việt, đặc biệt là nhóm người dùng yêu thích du lịch hoặc có tần suất di chuyển liên tỉnh cao. Theo đó, MoMoTravel “chinh phục” người dùng bằng chính nền tảng siêu ứng dụng “tất cả trong một” (all-in-one).
Người dùng chỉ cần mở MoMoTravel là có thể trải nghiệm từ tìm kiếm và so sánh giá vé, giá phòng, thời gian khởi hành; đặt vé máy bay, vé xe khách, vé tàu hỏa; thuê xe tự lái, khách sạn đến quản lý cả chuyến đi một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO của OpenAI, Sam Altman đã có chuyến thăm châu Âu, gặp gỡ người đứng đầu các chính phủ và cộng đồng khởi nghiệp để chia sẻ về các quy định của AI, ChatGPT và hơn thế nữa.
Trong lần xuất hiện trên sân khấu tại Station F ở Paris, Altman đã trả lời các câu hỏi của các doanh nhân địa phương và chia sẻ quan điểm của mình về trí tuệ nhân tạo (AI).
Vài ngày trước cuộc thảo luận, Altman đã gặp tổng thống Pháp, Emmanuel Macron . Đầu tiên, giám đốc Station F, Roxanne Varza hỏi Altman về nội dung của cuộc trò chuyện.
Đúng như dự đoán, cuộc thảo luận chủ yếu xoay quanh quy định liên quan đến AI. “Thật tuyệt vời, chúng tôi đã trò chuyện về việc cân bằng giữa việc sử dụng AI một cách an toàn và cách để AI phát triển hơn nữa trong tương lai” Altman nói.
Altman đã liệt kê một số lý do khiến anh hào hứng với tình trạng trí tuệ nhân tạo hiện tại. Theo vị CEO này, AI đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực chứ không chỉ riêng một lĩnh vực nào.
Chẳng hạn, AI có thể hữu ích khi được ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và chúng ta có thể sắp chứng kiến có một sự thay đổi lớn trong giáo dục trên toàn thế giới.
CEO này cũng đề cập đến cách GPT và các mô hình AI khác hữu ích như thế nào để cải thiện năng suất trong nhiều loại công việc, bao gồm cả phát triển phần mềm.
Vài ngày trước, tại một sự kiện tương tự ở Đại học College London, Altman đã cảnh báo rằng việc vi phạm quá mức quy định của châu Âu có thể dẫn đến việc OpenAI bị cấm ở lục địa này hoàn toàn.
Tuy nhiên sau đó, Altman đã đăng một tweet trên Twitter nói rằng “Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục hoạt động ở đây và tất nhiên chúng tôi không có kế hoạch rời đi”.
“Chúng tôi có kế hoạch tuân thủ, chúng tôi thực sự thích châu Âu và chúng tôi muốn cung cấp dịch vụ của mình ở châu Âu nhưng chúng tôi chỉ muốn đảm bảo rằng chúng tôi có khả năng về mặt kỹ thuật” Altman giải thích cho những dòng tweet của mình.
Trong phiên hỏi đáp này, Altman thể hiện sự lạc quan vào trí tuệ nhân tạo. Anh chia sẻ rằng sẽ có một số đột phá công nghệ lớn (đặc biệt là xung quanh phản ứng tổng hợp hạt nhân) sẽ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong tương lai gần.
Tương tự như vậy, vị CEO cũng đã trả lời nhiều câu hỏi hóc búa từ khán giả và vẫn tin rằng lợi ích của trí tuệ nhân tạo vượt trội hơn rất nhiều so với những nhược điểm của nó.
“Cuộc thảo luận đã tập trung quá nhiều vào những điều tiêu cực” Altman nói. “Có vẻ như sự cân bằng giữa ưu và nhược điểm đã bị mất đi do tất cả giá trị mà mọi người đang nhận được từ những công cụ này ngày nay”.
Altman một lần nữa yêu cầu một “khuôn khổ pháp lý toàn cầu” tương tự như quy định về hạt nhân hoặc công nghệ sinh học dành cho AI.
“Tôi nghĩ rằng khuôn khổ pháp lý toàn cầu sẽ giúp AI trở nên tốt đẹp hơn. Điều quan trọng là chúng ta cần làm rõ ràng về những quy định này”.
CẠNH TRANH & CẢI THIỆN MÔ HÌNH.
Thành công của OpenAI và ChatGPT cũng dẫn đến nhiều cạnh tranh hơn. Có những công ty và phòng thí nghiệm AI khác đang tiến hành thử nghiệm trên các mô hình ngôn ngữ lớn và AI tổng quát nói chung. Nhưng Altman lại coi cạnh tranh là một điều tốt.
“Mọi người cạnh tranh với nhau để tạo ra những mô hình ngày càng tốt hơn, đó là điều tuyệt vời”. “Miễn là chúng ta không cạnh tranh theo cách có thể gây rủi ro cho sự an toàn, nếu chúng ta tạo ra các mô hình cạnh tranh trong khi vẫn có thể nâng cao tiêu chuẩn về an toàn thì tôi nghĩ đó là một điều tốt”.
Trên thực tế, sẽ không có một mô hình nào thống trị tất cả. Một số mô hình sẽ trở nên chuyên dụng hơn. Một số mô hình sẽ tốt hơn ở một số nhiệm vụ so với những mô hình khác. “Sẽ có rất nhiều mô hình được phát minh trên thế giới trong tương lai.
Tôi nghĩ quỹ đạo mà chúng tôi đang đi sẽ trở thành nền tảng cơ bản cho phép công nghệ phát triển” Altman nói.
AI NHƯ LÀ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ VÀ THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG CỦA CON NGƯỜI.
Altman coi AI là một công cụ mà con người có thể tận dụng để tạo ra những thứ mới, khai phá tiềm năng và thay đổi cách chúng ta nên suy nghĩ về các vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, Altman không tin rằng AI gây rủi ro cho thị trường việc làm.
“Sự lo lắng rằng trí tuệ nhân tạo sẽ phát triển đến mức mà con người không có việc gì để làm hoặc mất việc làm chưa bao giờ ảnh hưởng đến tôi” Altman nói. “Sẽ có một số người chọn không làm việc và tôi nghĩ điều đó thật tuyệt.
Tôi nghĩ đó nên là một lựa chọn đúng đắn và có rất nhiều cách khác để tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy bằng chứng thuyết phục rằng những công cụ AI này có thể thay thế con người ở những việc mà họ làm tốt”.
Khi nói về báo chí, Altman nói rằng AI có thể giúp các nhà báo tập trung vào những gì họ làm tốt nhất, chẳng hạn như điều tra, khảo sát nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn để tìm kiếm thông tin mới đáng chia sẻ.
Và đây có lẽ là hiệu ứng chóng mặt nhất của làn sóng AI hiện nay. Theo suy nghĩ của Altman, trí tuệ nhân tạo sẽ thích ứng với nhu cầu của con người và con người sẽ thích ứng với những gì trí tuệ nhân tạo có thể làm.
“Công nghệ AI và xã hội sẽ cùng phát triển. Mọi người sẽ sử dụng nó theo những cách khác nhau và vì những lý do khác nhau” Altman nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Competitive insight là khái niệm mô tả việc luôn theo dõi và thấu hiểu đối thủ cạnh tranh, từ góc độ làm kinh doanh hay marketing, điều này có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn theo sát các diễn biến trên thị trường, nhìn nhận mọi thứ từ góc nhìn của đối thủ và hơn thế nữa.
Khi xem xét đến khái niệm Competitive insight, người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngầm hiểu rằng, để có được cái gọi là lợi thế cạnh tranh trên thị trường, điều cần thiết là phải nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của đối thủ cạnh tranh (Competitor).
Nhiều chuyên gia trong ngành marketing và phân tích cạnh tranh đề cao việc sử dụng Competitive insight hay Sự hiểu biết sâu sắc về đối thủ, coi đây là một bước tiến từ trí thông minh cạnh tranh (competitive intelligence) trong kinh doanh.
Khi các nhà lãnh đạo không coi trọng đối thủ cạnh tranh, họ sẽ dần mất cảnh giác và không thể hành động hoặc phản ứng một cách hiệu quả trước đối thủ.
Về mặt tổng thể, Competitive insight bao gồm 4 phần với mục tiêu cuối cùng là biến các dữ liệu (Data) có được thành các hành động cụ thể.
Phần đầu tiên được gọi là thông tin tình báo cạnh tranh tiêu chuẩn: xem xét các báo cáo hàng năm, báo cáo doanh thu, lợi nhuận… của đối thủ cạnh tranh.
Sau khi có được các dữ liệu này, phần thứ hai liên quan đến việc hiểu những công cụ mà đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng để đưa ra các lựa chọn mang tính chiến lược với dữ liệu đó.
Phần thứ ba, khi phân tích đối thủ, điều quan trọng là phải hiểu về bản thân những người ra quyết định bằng cách xem xét hành động của họ trong quá khứ.
Một CEO có kiến thức nền tảng về Marketing sẽ đưa ra những lựa chọn rất khác so với một CEO vốn xuất thân và mạnh về tài chính.
Cuối cùng, các doanh nghiệp nên đưa ra những dự đoán ngắn hạn về cách đối thủ cạnh tranh có thể hành động và nhanh chóng thay đổi hướng đi nếu chúng được chứng minh là sai. Điều này cũng tương tự khi bạn chơi cờ vua — bạn luôn cần đi trước đối thủ một hoặc hai bước, suy nghĩ và chuẩn bị cho nước đi tiếp theo của họ và luôn sẵn sàng thay đổi nếu họ thay đổi chiến thuật (không theo cách bạn dự đoán).
Nếu bạn đoán đúng, điều đó cho thấy rằng bạn đang đi đúng hướng trong việc hiểu đối thủ cạnh tranh của mình, khi này bạn cần tiếp tục duy trì.
Ngược lại, nếu những gì bạn dự báo là sai, hãy nhanh chóng tìm hiểu lý do tại sao và thay đổi hướng đi nhanh nhất có thể.
Một khi bạn biết được sai lầm của mình nằm ở đâu, bạn có thể thay đổi cách bạn thu thập thông tin về đối thủ để từ đó đưa ra những dự đoán tốt hơn trong tương lai. Dự đoán của bạn sẽ ngày càng tốt hơn theo thời gian khi bạn lặp lại quy trình này.
Đừng tin tưởng hoàn toàn vào AI khi phân tích Competitive insight.
Trong những tháng trở lại đây, mà chính xác là kể từ khi các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard ra đời, thuật ngữ AI càng trở nên “bình dân” hơn bao giờ hết.
Trong khi khó có thể phủ nhận vai trò của AI trong việc thu thập, phân tích và tổ chức dữ liệu, không phải mọi hoạt động kinh doanh đều có thể tin tưởng và giao phó cho AI.
Vấn đề ở đây là, các đối thủ cạnh tranh không phải lúc nào cũng tuân theo các khuôn mẫu có thể dự đoán được và AI thì hiện vẫn thiếu yếu tố trực giác của con người.
Trong trường hợp này, cách tiếp cận đúng cho các doanh nghiệp nên là khai thác năng lực chuyên môn của con người (nhân viên) từ nhiều khía cạnh khác nhau, những kết luận đúng đắn nên hài hoà giữa yếu tố công nghệ và trực giác của con người.
Biến sự hiểu biết thành hành động.
Về bản chất, việc có được những sự hiểu biết sâu sắc về đối thủ hay Competitive insight sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không thực sự ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp ra quyết định. Doanh nghiệp có thể khai thác các dữ liệu có được theo 3 cách: thông qua con người, quy trình và hiệu suất.
Với yếu tố con người, hãy xem xét việc doanh nghiệp nên tuyển ai, họ cần có những năng lực gì và doanh nghiệp cần bao nhiêu người.
Yếu tố quy trình liên quan đến việc tìm kiếm các phương pháp, nền tảng hay cách thức tiếp cận đúng cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, yếu tố hiệu suất đề cập đến việc đo lường những giá trị mà doanh nghiệp có được khi theo dõi và thấu hiểu về đối thủ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và loại bỏ những sản phẩm lỗi và hư hỏng ở các trung tâm hoàn thiện đơn hàng, từ đó, giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng. Amazon cho biết công nghệ này phát hiện hàng lỗi hiệu quả gấp 3 lần so với nhân viên nhà kho.
Amazon đang triển công nghệ AI ở hàng chục nhà kho lớn nhất để sàng lọc các mặt hàng bị hư hỏng trước khi đóng gói đơn hàng để giao cho khách hàng.
Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) kỳ vọng AI có thể cắt giảm số lượng mặt hàng hư hỏng được gửi cho khách hàng và cuối cùng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của nền tảng nhằm tự động hóa nhiều hoạt động hoàn thiện đơn hàng hơn.
Nhân viên kho hàng của Amazon chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa để tìm dấu hiệu sản phẩm bị hỏng (chẳng hạn như méo mó hoặc bị rách, xước) trước khi đóng gói trong khi vẫn đáp ứng mục tiêu số lượng đơn hàng họ xử lý mỗi giờ.
Jeremy Wyatt, Giám đốc khoa học ứng dụng của Amazon Robotics, đơn vị tự động hóa của Amazon cho biết việc kiểm tra hàng hóa lỗi có thể tốn thời gian do hầu hết các mặt hàng đều ở trong tình trạng tốt.
Wyatt nói: “Điều đó tốn nhiều công sức vì rõ ràng bạn đang tìm kiếm thứ gì đó hiếm xảy ra và đó không phải là công việc chính của bạn”.
Amazon ước tính trung bình, có ít hơn một trong số 1.000 mặt hàng mà công ty xử lý bị hư hỏng, mặc dù tổng số hàng lỗi sẽ rất đáng kể vì Amazon xử lý khoảng 8 tỉ gói hàng mỗi năm.
Amazon đang tăng cường sử dụng AI vào thời điểm các nhà bán lẻ, nhà điều hành chuỗi cung ứng và nhà sản xuất phần mềm chạy đua ứng dụng AI để tăng tốc quy trình làm việc và đơn giản hóa việc ra quyết định trong chuỗi cung ứng.
Amazon đang đẩy mạnh tự động hóa ở các kho hàng khi hoạt động tuyển dụng nhân viên đang trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, nền tảng này cũng tìm cách chuyển một số công việc đơn giản, lặp đi lặp lại ở kho hàng cho các thiết bị robot.
Việc triển khai AI của Amazon là một phần trong nỗ lực thúc đẩy rộng lớn hơn trên toàn thế giới doanh nghiệp nhằm đưa nhiều công nghệ AI hơn vào các hoạt động hậu cần (Logistics) khi doanh nghiệp cố gắng quản lý chuỗi cung ứng phức tạp trong khi vẫn đảm bảo việc hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và đáng tin cậy.
Rueben Scriven, Giám đốc nghiên cứu về lĩnh vực tự động hóa kho hàng tại Công ty nghiên cứu Interact Analysis, cho biết các nhà điều hành kho hàng đang phát triển các công nghệ có thể đảm nhận những công việc thường đơn giản đối với con người, từ chọn, đóng gói hàng hóa cho đến kiểm tra xem chúng có bị hư hại hay không.
Đối với Amazon, việc giảm số lượng hàng hóa hư hỏng cho những gói hàng được giao là điều rất quan trọng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Cho đến nay, Amazon đã triển khai hệ thống AI phát hiện hàng lỗi ở hai trung tâm hoàn thiện đơn hàng và có kế hoạch triển khai hệ thống này tại 10 nhà kho khác ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Christoph Schwerdtfeger, Giám đốc phát triển phần mềm của Amazon, cho biết công ty nhận thấy AI có hiệu quả gấp ba lần trong việc xác định hàng lỗi so với một nhân viên kho hàng.
AI kiểm tra các mặt hàng trong quá trình chọn và đóng gói hàng. Hàng hóa được chọn cho các đơn đặt hàng riêng lẻ, rồi được đặt vào các thùng di chuyển qua trạm hình ảnh, nơi chúng được kiểm tra để xác nhận đúng sản phẩm đã được chọn.
Trạm hình ảnh đó giờ đây được trang bị thêm công nghệ AI để đánh giá xem có bất kỳ sản phẩm nào bị hư hỏng hay không.
Nếu phát hiện hàng lỗi, thùng hàng đó sẽ chuyển qua nhân viên kho hàng để xem xét kỹ hơn. Nếu mọi thứ đều ổn, thùng hàng sẽ được chuyển đi để đóng gói và giao cho khách hàng.
Schwerdtfeger cho biết Amazon đã đào tạo hệ thống AI phát hiện hàng lỗi bằng cách so sánh hình ảnh của các mặt hàng không hư hại với các mặt hàng lỗi.
Bằng cách này, hệ thống có thể nhận ra sự khác biệt và báo sản phẩm bị lỗi nếu hình ảnh không hoàn hảo như mong đợi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook vừa giới thiệu một số giải pháp quảng cáo mới, bao gồm quảng cáo chuyên dành cho các chương trình khuyến mãi và quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Generation).
Theo thông báo từ Meta, nền tảng này đã bắt đầu thử nghiệm một định dạng quảng cáo mới được gọi là quảng cáo khuyến mãi (promotional ads) hướng tới mục tiêu giúp người dùng dễ dàng sử dụng hay tương tác với các chương trình khuyến mãi của nhà quảng cáo.
Meta cũng tiết lộ rằng Facebook sẽ sớm có công cụ quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới (Lead Generation).
Khi sử dụng các quảng cáo khuyến mãi, người dùng Facebook có thể nhấp trực tiếp vào quảng cáo để yêu cầu nhận ưu đãi, ưu đãi này sẽ tự động được áp dụng tại thời điểm mua hàng. Nếu việc mua hàng không được thực hiện, khách hàng sẽ nhận được một thông báo nhắc nhở trước khi giao dịch kết thúc.
Với định dạng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, Meta sẽ làm mới cách khách hàng có thể gửi biểu mẫu (Lead Form), trải nghiệm này sẽ được cá nhân hoá nhiều hơn và việc thu thập thông tin khách hàng cũng sẽ trở nên liền mạch hơn.
Theo Meta, các định dạng quảng cáo mới hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, và sẽ có sẵn trước tại Mỹ, Vương quốc Anh, Ấn Độ và Canada trước khi mở rộng tới các khu vực khác trên toàn cầu.
Bà Helen Ma, giám đốc sản phẩm cấp cao của Meta cho biết: “Trong môi trường kinh tế ngày nay, điều quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp là tìm đúng khách hàng và khách hàng cũng tìm thấy các sản phẩm phù hợp.”
Đối với các quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các biểu mẫu câu hỏi và câu trả lời sẽ dễ dàng được tùy chỉnh (cá nhân hoá) hơn với khả năng cập nhật tự động thông tin khách hàng theo từng tình huống cụ thể.
Cuối cùng, Meta hiện đang thử nghiệm nhiều tính năng quảng cáo mới với sự hỗ trợ của AI, AI Sandbox là một trong số đó và hiện đang được một số nhà quảng cáo được chọn thử nghiệm.
Bạn có thể xem thêm về các định dạng quảng cáo mới của Facebook tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một phỏng vấn mới đây, CEO của gã khổng lồ ngành FMCG, P&G, Jon Moeller đã chia sẻ rằng chìa khoá cho thành công của P&G là luôn tập trung vào niềm vui và sự hài lòng của khách hàng, đồng thời ông cũng nói thêm là marketing đã thay đổi hoàn toàn trong những năm trở lại đây.
Procter & Gamble hay còn được gọi tắt là P&G bắt đầu bán xà phòng và nến từ năm 1837, gần hai thế kỷ sau, đây là một trong 20 công ty đại chúng lớn nhất thế giới.
Theo số liệu mới nhất từ Yahoo Finance, tính đến hết quý 1 năm 2023, P&G là công ty FMCG lớn thứ 2 trên thế giới với giá trị vốn hoá hơn 337 tỷ USD.
Một câu hỏi được đặt ra là, bằng cách nào mà từ một công ty nhỏ lẻ bán xà phòng, P&G lại có thể trở thành gã khổng lồ sau chừng ấy năm?
Trong một phỏng vấn mới đây giữa CEO Jon Moeller và Giáo sư Charles Fine của trường kinh doanh MIT, vị CEO này đã chia sẻ nhiều câu chuyện về P&G, từ chiến lược tập trung vào khách hàng đã giúp công ty thành công rực rõ, theo đuổi tính bền vững đến việc luôn hướng tới các chiến lược marketing mới trong một thị trường luôn không ngừng thay đổi.
Dưới đây là chi tiết nội dung của câu chuyện.
Thu hẹp lại để phát triển.
Cách đây chừng 10 năm, P&G đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ, giảm quy mô danh mục sản phẩm của mình từ 225 thương hiệu xuống còn 65. Đồng thời, công ty cũng đã giảm mức đầu tư từ 22 danh mục sản phẩm xuống chỉ còn 10.
CEO Moeller cho biết: “Chúng tôi tập trung vào các danh mục sản phẩm vốn được sử dụng hàng ngày. Chúng tôi quay trở lại với những giá trị cốt lõi, với những thứ mà chúng tôi thực sự có năng lực cạnh tranh.”
Kết quả là, P&G chứng kiến sự tăng trưởng của vốn hóa thị trường từ mức 150 tỷ USD năm 2009 lên hơn 300 tỷ USD ngày nay. Công ty cũng đã cắt giảm và đơn giản hóa cơ cấu tổ chức của mình.
P&G trước đây được chia thành ba nhánh: thương hiệu toàn cầu (Global), khu vực (Regional) và chức năng (functional).
Tuy nhiên, theo CEO Moeller, cơ cấu này đã khiến mọi người thường trốn tránh trách nhiệm giải trình khi có sự cố xảy ra. Trong trường hợp khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, cũng khó có thể nhận biết được chính xác là ai đã hoàn thành tốt những gì.
CEO Moeller khẳng định rằng việc một doanh nghiệp được chia tách thành các bộ phận riêng lẻ thực sự mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không thể nhìn thấy được một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp của họ. Điều này khiến cho việc ra quyết định trở nên vô cùng khó khăn.
Cuối cùng, P&G đã bắt đầu tích hợp các bộ phận khác nhau của toàn bộ chuỗi cung ứng thành một tổ chức duy nhất, các bộ phận giờ đây làm việc xuyên suốt và liên kết chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới một mục tiêu chung.
Các hoạt động Marketing đã thay đổi nhanh chóng trong nhiều năm qua và P&G theo đó cũng không ngừng chuyển mình.
CEO Moeller cho biết rằng bên cạnh những thay đổi cơ bản về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, yếu tố công nghệ cũng đang làm thay đổi cách P&G làm kinh doanh và marketing.
Trong khi các sản phẩm như tã giấy hoặc các sản phẩm trị ho đã từng được quảng cáo trên các kênh truyền hình (TV) quốc gia, tiếp cận cả những người không có con hoặc không bị ho, với quảng cáo trực tuyến ngày nay, khả năng nhắm mục tiêu (Targeting) trở nên chính xác hơn nhiều.
Các công nghệ mới cũng đang làm tăng tính linh hoạt của quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm, điều này càng trở nên rõ ràng hơn sau cú sốc trong chuỗi cung ứng và sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch.
Nếu việc phát triển một công thức mới cho chất tẩy rửa của Tide từng phải mất đến hai tháng, thì giờ đây nó có thể được điều chỉnh lại trong thời gian thực tùy thuộc vào chi phí nguyên vật liệu và tính sẵn có. “Chúng tôi nhanh hơn và có khả năng hơn với những sự đổi mới mà chúng tôi mang đến thị trường.”
Mặc dù công nghệ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, CEO P&G cũng chia sẻ rằng doanh nghiệp “không nên say mê với công nghệ.”
Ông gợi ý rằng công nghệ là phương tiện để đạt được mục đích, chứ bản thân nó không phải là mục đích. “Hãy say mê với việc theo đuổi niềm vui và nhu cầu của người tiêu dùng thay vì là công nghệ.”
Tính bền vững là chìa khoá.
CEO Moeller cho biết P&G không chỉ phục vụ khách hàng, doanh nghiệp còn phải phục vụ nhân viên, các cổ đông lẫn các cộng đồng trong xã hội.
Trước hết, P&G đang cố gắng để giảm bớt các tác động đến môi trường. Ví dụ, lượng phát thải khí nhà kính của công ty đã giảm 57% kể từ năm 2010, và công ty hiện đang theo đuổi mục tiêu không phát thải.
Thứ hai, P&G đang cố gắng giúp người tiêu dùng giảm lượng khí thải carbon của họ. Bằng cách tạo ra những loại bột giặt có thể khiến quần áo bền lâu hơn, P&G đang giúp giảm lượng quần áo cũ được thải ra môi trường, hiện đây là một gánh nặng đối với môi trường, không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh thời trang mà còn cả với các doanh nghiệp liên quan như P&G.
CEO Moeller nói tiếp rằng P&G “không thể đánh đổi niềm vui của người tiêu dùng với sự bền vững của môi trường. Mọi thứ theo đó cần phải được cân bằng.”
Cuối cùng, P&G cũng đang phát triển một quy trình tái chế mới để loại bỏ các sắc tố và mùi ra khỏi polypropylene tái chế.
“Chúng tôi đang bắt đầu suy nghĩ rất khác về mục tiêu của sự đổi mới, nó phải là thứ gì đó hoạt động như các mã nguồn mở, công khai và minh bạch.
Nếu bạn nghĩ về nó theo cách này, bạn không chỉ đang giúp đỡ chính bản thân mình mà còn đang giúp đỡ cho cả thế giới vì mục tiêu chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng (Reputa) trong báo cáo về ngành fintech công bố có dẫn dự báo của Robocas Group rằng thị trường fintech Việt Nam có thể cán mốc 18 tỷ USD vào năm 2024.
Báo cáo của Reputa cho biết, trong tháng 1/2023, Blockchain có tỷ lệ thảo luận vượt trội hơn so với các thảo luận khác, gấp 17 lần so với thanh toán điện tử. Diễn biến thảo luận ngành có xu hướng tăng lên vào các ngày cuối tháng 1 và đạt đỉnh với 12,715 thảo luận.
Độ tuổi thảo luận nhiều nhất từ 25 đến 34 tuổi, chiếm 54% trong tổng số người dùng thảo luận về fintech. Đây cũng là đối tượng sử dụng các ứng dụng Fintech như thanh toán điện tử nhiều nhất.
Tuy có sự giảm nhẹ 1,5 lần so với tháng 12/2022, trên “sân chơi” fintech, ví điện tử MoMo vẫn giữ vững ngôi vị đầu bảng xếp hạng với Total Score đạt 128,19. Trong tháng 1, MoMo nhận về 2,357,607 tổng tương tác từ các bài viết trên nền tảng Facebook.
Trong đó, bài viết minigame “Sáng tạo mã QR-Mê say rước lộc về nhà liền!” với tổng giải thưởng lên tới 50 triệu đồng, được người dùng hưởng ứng nhiệt tình nhận về hơn 13.390 tương tác.
ZaloPay bất ngờ vượt lên 4 bậc, đạt vị trí top 2 với Total Score tăng gấp 9,5 lần tháng 12/2022. Với những minigame tăng tương tác như “Chia sẻ story này đi” hay “Tương tác đón lộc ví vàng” cùng nhiều lì xì hấp dẫn cho dịp đầu xuân năm mới.
Trong tháng qua, MB Bank tiếp tục đứng top 1 bảng xếp hạng ngân hàng số theo mức độ phổ biến trên Mạng xã hội, với điểm Total Score đạt 6,1 tăng 23.9%. Nổi bật nhất với bài viết chúc mừng năm mới trên fanpage MB Bank thu về 741 lượt tương tác.
Nhìn chung, top 5 Bảng xếp hạng tháng 2/2023 lượng thảo luận đang có chiều hướng tăng lên. TP Bank vượt lên top 2, tăng 32%, đạt 5,72 điểm Total Score thông qua các bài viết nổi bật như minigame “Năm MÈO mong …” nhận về 8,523 lượt tương tác. Bên cạnh đó Vietcombank có sự sụt giảm mạnh, giảm 93,1% so với tháng trước.
Về lượng thảo luận của 3 loại hình fintech, lượng thảo luận của 3 loại hình đều giảm đi so với tháng trước. Cụ thể, “thanh toán điện tử” ghi nhận giảm 36,26%, “mô hình gọi vốn” giảm 27,42% và các loại hình khác giảm 13,6% đến từ người dùng mạng xã hội.
Trong các yếu tố người dùng quan tâm khi sử dụng, người dùng các sản phẩm Fintech thường quan tâm nhiều đến các hoạt động quảng bá từ KOL và các sự kiện, chiếm hơn 66% lượng quan tâm. Trong khi đó, lỗi bảo mật là yếu tố mà người dùng quan tâm trong trải nghiệm chăm sóc khách hàng, chiếm 80,85% lượng thảo luận.
Dựa trên kết quả thống kê từ Social Listening của Reputa, tháng qua BIDV ra mắt BIDV Smart Kids dịch vụ ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam cho phép trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, Grab hợp tác cùng ZaloPay cùng nhau thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt lên một tầm cao mới. Đến cuối tháng 1, VNPay lọt vào top 1 ứng dụng miễn phí được tìm kiếm và sử dụng nhiều nhất trên cửa hàng ứng dụng App Store.
“Sự lạnh lẽo trên thị trường vốn mạo hiểm trong năm 2022 kéo theo sự ảm đạm chung của thị trường khởi nghiệp thế giới. Tuy nhiên, fintech vẫn là một điểm sáng, ghi nhận mức tăng trưởng đầu tư cao nhất trong năm.
Theo dự báo của Robocas Group, thị trường fintech Việt Nam có thể cán mốc 18 tỷ USD vào năm 2024”, báo cáo của Reputa nhấn mạnh.
Theo thống kê, hiện Việt Nam đang có khoảng hơn 40 ví điện tử và thị trường được đánh gia đang trong giai đoạn bùng nổ với 90% thị phần thuộc về 3 ví Momo, Moca và ZaloPay. Tiếp đến là các ví ShopeePay (AirPay), ViettelPay và VNPT Pay.
6 ví điện tử này cùng nhau chiếm tổng cộng 99% thị trường. Theo nghiên cứu của Decision Lab, cuối năm 2021, 56% dân số Việt Nam sử dụng Momo, ShopeePay (17%), ZaloPay (14%), ViettelPay (8%), Moca (2%) và VNPT Pay (1%).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Bloomberg, Amazon đang đàm phán với các nhà mạng Verizon, Dish và T-Mobile (Mỹ) để cung cấp dịch vụ di động giá rẻ.
Bloomberg đưa tin Amazon cân nhắc cung cấp dịch vụ di động giá rẻ cho các thuê bao Prime của mình. Tin tức này đẩy giá cổ phiếu của các hãng viễn thông sụt giảm trong phiên giao dịch ngày 2/6. Ngay đầu phiên, cổ phiếu Verizon giảm hơn 4%, T-Mobile giảm 7%, AT&T giảm hơn 5%, song Dish lại tăng hơn 14%.
Theo Bloomberg, gã khổng lồ ngành bán lẻ muốn bán lại dịch vụ của Verizon, T-Mobile và Dish cho các thành viên Prime ở mức giá thấp hơn, thậm chí miễn phí. Các cuộc đàm phán đã diễn ra được khoảng 6 đến 8 tuần, bao gồm cả AT&T, song có thể mất vài tháng trước khi hoàn thiện kế hoạch.
Dù vậy, người phát ngôn Amazon cho biết, công ty luôn tìm cách mang đến nhiều lợi ích hơn cho thành viên Prime nhưng chưa có kế hoạch bổ sung dịch vụ di động vào lúc này.
Trước đây, Amazon từng thử sức trong mảng di động với mẫu điện thoại “yểu mệnh” Fire Phone ra mắt tháng 7/2014 và bị khai tử một năm sau đó.
Gần đây, công ty tập trung vào Internet tốc độ cao thông qua chương trình Kuiper với mục tiêu xây dựng mạng lưới 3.236 vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Một gói cước di động sẽ giúp Amazon thu hút nhiều người đăng ký Prime hơn. Được tung ra năm 2005, Amazon Prime thu phí 139 USD mỗi năm để đổi lấy các quyền lợi như giao hàng miễn phí trong 2 ngày, truy cập chương trình và phim độc quyền, đặc quyền giao hàng Grubhub…
Hãng đang đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ chương trình khách hàng trung thành Walmart+ của Walmart, trong khi tăng trưởng người dùng cũng chậm lại. Tính đến tháng 4/2021, đã có hơn 200 triệu người dùng Prime.
Hợp tác với một nhà mạng như Verizon hay Dish, Amazon về cơ bản hoạt động như một nhà khai thác mạng riêng ảo (MVN). Thay vì sở hữu mạng di động riêng, họ sẽ mua dữ liệu từ một nhà mạng lớn hơn rồi bán lại cho khách hàng.
(Theo CNBC)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sự kiện trò chơi Meta Quest 2023 đã tiết lộ một loạt trò chơi nổi tiếng sắp ra mắt phiên bản VR (thực tế ảo) vào cuối năm nay.
Theo Engadget, Meta đã công bố một danh sách các trò chơi sắp ra mắt cho các kính VR độc lập của hãng, trong đó có cả Meta Quest 3 sắp ra mắt.
Apple dự kiến sẽ tham gia lĩnh vực thiết bị đeo thực tế ảo vào tuần tới, vì vậy Meta hy vọng sẽ tạo được ấn tượng lớn với người hâm mộ với hàng loạt tựa game VR sắp ra mắt từ các thương hiệu được yêu thích, nổi bật là Assassin’s Creed, Stranger Things, Ghostbusters và Attack on Titan.
Meta đã xác nhận rằng Assassin’s Creed Nexus VR sẽ ra mắt trên Meta Quest Store vào cuối năm nay. Nhưng các chi tiết còn lại chưa được tiết lộ và phải chờ đến sự kiện Ubisoft Forward được tổ chức vào ngày 12.6.
Một cái tên gây chú ý khác trong danh sách game VR sắp ra mắt là Stranger Things, phiên bản VR của trò chơi được phát triển bởi Tender Claws và từng được tiết lộ vào cuối năm 2022. Nhiều khả năng Stranger Things VR sẽ ra mắt vào mùa thu này trên các nền tảng VR lớn như Meta Quest Pro/ 3 / 2.
Bên cạnh đó, cũng có một IP mang tính biểu tượng được người hâm mộ mong chờ là Ghostbusters: Rise of the Ghost Lord. Trò chơi từng được công bố vào cuối năm 2022.
Ngoài những tên tuổi lớn, nền tảng thực tế ảo của Meta cũng sẽ chứng kiến nhiều trò chơi khác xuất hiện như The 7th Guest, Bulletstorm, PowerWash Simulator VR, I Expect You to Die 3: Cog in the Machine, Ghost Signal: A Stellaris Game, Underdogs, Silent Slayer: Vault of the Vampire, bản làm lại của Dreamcast Samba de Amigo.
Không dừng lại ở đó, các bản cập nhật lớn cho trò chơi có sẵn cũng sắp được phát hành. Chẳng hạn như game FPS Onward sắp nhận được bản cập nhật lớn 1.11 và nhiều hơn nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo mới nhất của Counterpoint Research, ngành công nghiệp điện thoại di động vẫn chưa thể thoát khỏi sự suy thoái do sụt giảm doanh thu. Năm 2023 nhiều khả năng ngành này sẽ tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn.
Dữ liệu mới nhất của Counterpoint Research cho thấy, tổng doanh số của ngành công nghiệp điện thoại di động toàn cầu trong quý I/2023 là 280,2 triệu chiếc, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái (326,4 triệu trong quý I/2022).
Ngành công nghiệp di động đã bước vào giai đoạn trưởng thành và rất khó để các nhà sản xuất sử dụng hệ điều hành Android có khả năng bứt phá.
Sự suy thoái của ngành công nghiệp di động không phải là một chủ đề mới. Ngay từ trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, ngành công nghiệp này đã phải đối mặt với sự sụt giảm doanh số bán hàng.
Hiện nay, toàn bộ ngành công nghiệp điện thoại di động đã trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng và bước vào thời kỳ bão hòa.
Điện thoại di động đã trở thành sản phẩm phổ biến, khó có thể xảy ra những đổi mới lớn, hướng cập nhật về cơ bản là cố định, không gì khác ngoài việc nâng cấp các kích thước hiện có như màn hình, chip và công nghệ hình ảnh để mang lại trải nghiệm tốt hơn.
Nếu không có những thay đổi quá lớn, người tiêu dùng sẽ không có lý do gì phải thay sang một chiếc điện thoại mới trong khi cái đang sử dụng vẫn dùng tốt.
Theo báo cáo của Counterpoint, năm 2023 nhiều khả năng không phải là thời kỳ tốt đẹp của ngành công nghiệp di động.
Đứng trước tình cảnh trên, các nhà sản xuất điện thoại di động liên tục tìm cách phá vỡ tình thế, tung ra các chiêu thức quảng cáo khác nhau trên thị trường điện thoại di động và sự ra đời liên tục của các sản phẩm điện thoại di động đều phản ánh sự lo lắng của các thương hiệu.
Lý do chính dẫn đến sự sụt giảm của ngành là tốc độ tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, xét theo góc độ của thị trường chứng khoán, điện thoại di động vẫn là sản phẩm điện tử tiêu dùng lớn nhất trên thị trường hiện tại và tương lai, với số lượng xuất xưởng hằng năm trên 1 tỷ chiếc, đủ khiến các ngành khác phải ghen tị.
Bất chấp sự xuất hiện của các khái niệm mới như kính thông minh và AR/VR, chúng vẫn không thể làm lay động được vị trí của điện thoại di động. Ngay cả khi tương lai là một thế giới có ngôi nhà thông minh và mọi thứ được kết nối, thì điện thoại di động rất có thể vẫn là thiết bị trung tâm quan trọng nhất.
Nghĩ tích cực hơn thì trong năm 2023, các nhà sản xuất điện thoại sẽ tiếp tục nỗ lực cho ra sản phẩm, liên tục đổi mới cấu hình, giá bán không ngừng tăng.
Chúng ta có thể không mua được những sản phẩm điện thoại đột phá và sáng tạo lý tưởng, nhưng chúng ta có thể có những lựa chọn với cấu hình sang trọng hơn và hiệu suất cao hơn. Đối với những người tiêu dùng thực tế, đây chắc chắn là một tin vui.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ella Irwin, Giám đốc phụ trách kiểm duyệt nội dung và chính sách tại Twitter và là một trong những nhân sự ủng hộ Elon Musk tích cực nhất, đã từ chức.
Với tư cách là người đứng đầu bộ phận Tin cậy và An toàn, Irwin trực tiếp giám sát các chính sách của Twitter về quấy rối, ngôn từ kích động thù địch và nội dung bạo lực.
Những quy tắc này đã được nới lỏng dưới thời Elon Musk, và trong khi nhiều nhân viên và cựu nhân viên Twitter phản đối cách làm này, Irwin ủng hộ.
Cựu Giám đốc cũng là người trực tiếp đình chỉ nhiều tài khoản và đưa ra phản hồi công chúng về việc chặn tài khoản người dùng.
Fortune đưa tin Irwin từ chức ngày 2/6. Cựu Giám đốc sau đó đã xác nhận thông tin này với báo chí.
Theo Bloomberg, những người đã và đang làm việc tại Twitter cho biết Irwin là một trong những quản lý cấp cao được Musk tin cậy nhất, do sẵn sàng thực hiện và bảo vệ các quyết định của tỷ phú về kiểm duyệt nội dung và quản lý công ty, trong khi nhiều nhóm nhân sự bất mãn với việc sa thải hàng loạt và thay đổi các chính sách liên quan đến nội dung và vận hành.
Sự trung thành này đã làm tăng vị thế của Irwin tại Twitter, nhưng chính sách nội dung dưới tay Musk và Irwin khiến một số nhà quảng cáovà người dùng xa lánh nền tảng, với lý do Twitter ngày càng xuất hiện nhiều nội dung thù địch. Kể từ tháng 10/2022, doanh thu quảng cáo của Twitter đã giảm 50%, Musk cho biết vào tháng 3.
Irwin là người thứ hai phụ trách bộ phận Tin cậy và An toàn tại Twitter từ chức kể từ khi Musk tiếp quản. Người đầu tiên, Yoel Roth, rời đi vào tháng 11/2022.
Sau khi rời đi, Roth là người chỉ trích mạnh mẽ các chính sách mới của Twitter về nội dung, thậm chí nói rằng với cách điều hành theo cảm tính của Musk, vị trí này tại Twitter là vô nghĩa.
Theo TechCrunch, Roth xung đột với Musk về cách tiếp cận kiểm duyệt nội dung, cho rằng cách làm của sếp mới là tùy tiện, trong khi Irwin tỏ ra phù hợp với lý tưởng của Musk trong việc nới lỏng kiểm duyệt phát ngôn thù địch.
Chưa rõ lý do Irwin từ chức. Cựu Giám đốc bắt đầu làm việc tại mạng xã hội Twitter vào tháng 6/2022, một vài tháng trước khi thương vụ mua lại trị giá 44 tỷ USD của Musk khép lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mong muốn tương tác trực tiếp với thương hiệu ngay cả khi họ mua hàng trực tuyến, tiếp cận bán hàng đa kênh (omni channel) là chiến lược ưu tiên hàng đầu.
Theo số liệu mới đây từ Google, có đến 59% người tiêu dùng muốn đến cửa hàng để xem hoặc chạm vào sản phẩm ngay cả khi họ sẽ mua hàng trực tuyến, con số này cao hơn so với năm 2022.
Trong khi khách hàng hiện đại ngày nay mua sắm trên web, ứng dụng (app) và cả tại cửa hàng, họ mong đợi những trải nghiệm nhất quán trên mỗi kênh.
Đối với các thương hiệu hay người làm marketing, điều này có nghĩa là để thúc đẩy doanh số bán hàng cả trực tuyến (online) lẫn ngoại tuyến (offline), một chiến lược marketing đa kênh là ưu tiên hơn cả.
Hãy giúp khách hàng trực tuyến tìm thấy cửa hàng một cách dễ dàng.
Ngay cả khi người mua sắm có ý định mua hàng tại cửa hàng, họ vẫn thường truy cập các nền tảng trực tuyến của thương hiệu để cập nhật và tìm kiếm các thông tin cần thiết như các chương trình khuyến mãi hay địa chỉ cửa hàng.
Bằng cách tiếp cận khách hàng trực tuyến và cho họ thấy bạn có những thứ mà họ đang tìm kiếm, bạn có thể thúc đẩy hơn nữa doanh số bán hàng tại các cửa hàng.
Cập nhật đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp trên Google (Google Business Profile) và các sản phẩm tại cửa hàng (in-store).
Doanh nghiệp có thể giúp những người mua sắm trên Google Search và Google Maps bằng cách cập nhật đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp (Google Business) với các thông tin cơ bản như giờ mở cửa, vị trí, hình ảnh, v.v.
Bạn cũng có thể cập nhật và giới thiệu các sản phẩm hiện có tại cửa hàng của mình từ tài khoản doanh nghiệp, điều này giúp khách hàng xác định được những sản phẩm đang khả dụng trước khi ghé thăm cửa hàng.
Sử dụng quảng cáo kỹ thuật số để thúc đẩy doanh số tại cửa hàng.
Để thúc đẩy doanh số bán hàng tại cửa hàng, bạn có thể sử dụng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến (Digital Ads) với các công cụ và chiến lược phù hợp, gửi đúng thông điệp tới đúng người mua sắm vào đúng thời điểm họ trực tuyến.
Tận dụng kiểu chiến dịch tối đa hóa hiệu suất cho mục tiêu cửa hàng.
Các kiểu chiến dịch tối đa hoá hiệu suất (Performance Max) cho mục tiêu cửa hàng hiện có trong Google Ads có thể giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng trên quy mô lớn và tăng số lượt ghé thăm cửa hàng từ hầu hết các nền tảng của Google như Google Search, Gmail, YouTube, Google Maps và cả GDN (mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google).
Nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng công cụ lập kế hoạch hiệu suất để xây dựng kế hoạch chi tiêu quảng cáo đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc điều chỉnh chiến dịch đến các chỉ số chính và hiệu suất tổng thể.
Khai thác quảng cáo kho hàng tại địa phương.
Có đến 50% người tiêu dùng tại các thị trường được khảo sát cho biết họ đã kiểm tra tình trạng còn hàng hay không của sản phẩm trước khi đến cửa hàng.
Kiểu chiến dịch quảng cáo kho hàng tại địa phương (Local Inventory Ads) giúp giới thiệu các sản phẩm còn hàng tại cửa hàng cho những người mua sắm tìm kiếm trên Google.
Bằng cách sử dụng kiểu quảng cáo này, các marketer có thể giúp những người mua sắm tại địa phương xác nhận rằng các cửa hàng mà họ sẽ đến hiện đang có (chính xác) những gì mà họ cần.
Sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh cho lượt ghé thăm cửa hàng hoặc lượt chuyển đổi bán hàng tại cửa hàng.
Nếu ưu tiên của bạn là tăng lượng người ghé thăm cửa hàng, thì hãy sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh cho lượt ghé thăm cửa hàng trong các kiểu Chiến dịch tìm kiếm, Chiến dịch mua sắm và Chiến dịch thúc đẩy hành động qua video.
Để tăng doanh số bán hàng tại các cửa hàng, hãy sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh cho doanh số bán hàng tại cửa hàng (Store Sales) để tối ưu hóa giá thầu cho các giao dịch thực tế tại cửa hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua một hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Meta, công ty mẹ của Facebook đã chia sẻ một số insights mới về hiệu suất quảng cáo video.
Nghiên cứu mới của Meta hướng tới việc xem xét hiệu quả ngắn hạn và dài hạn của các chiến dịch quảng cáo video trên Facebook, bao gồm cả định dạng video ngắn Reels.
Bằng cách hợp tác của Nielsen, Meta đã phân tích hàng hoạt các thương hiệu FMCG ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) trong khoảng thời gian 3 năm, mục tiêu chính là tìm hiểu xem cách các quảng cáo của Meta đã giúp các doanh nghiệp tăng trưởng, cũng như tối đa hoá chi tiêu quảng cáo.
Dưới đây là một số điểm đáng chú ý từ nghiên cứu:
Quảng cáo của Meta tạo ra lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao hơn 30% so với chiến dịch quảng cáo trên TV.
Định dạng quảng cáo video mang lại lợi tức chi tiêu quảng cáo cao nhất, trong đó Reels và các video ngắn mang lại hiệu suất tương tác tốt nhất.
Video ngắn hơn 15 giây hoạt động rất hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo với nội dung khuyến mãi.
ROAS trong ngành hàng F&B (Food & Beverage) từ Meta cao hơn 40% so với quảng cáo trên TV, với ngành hàng chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp và 18%.
Để giúp các nhà quảng cáo có thể tối đa hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo video trên Meta, Nielsen cũng đã nhận diện và phân tích mức độ ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong cách xây dựng nội dung và phân phối quảng cáo:
Nhắm mục tiêu (Targeting) rộng theo đối tượng có thể giúp tăng thêm 2+% hiệu quả. Các nhóm tuổi nên có ít nhất là 3 nhóm.
Tần suất phân phối quảng cáo > 2.25 có thể tăng thêm 80% hiệu quả.
Vị trí hiển thị quảng cáo (placement) từ 6 nơi trở lên có thể giúp tăng thêm 3% hiệu suất.
Các chiến dịch quảng cáo dài hơn (từ 7+ tuần) giúp tăng thêm 17% hiệu quả.
Quảng cáo video có âm thanh giúp tăng thêm 53% hiệu suất.
Các video ngắn (dưới 15 giây) có thể giúp tăng thêm 76% hiệu quả.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng thể hiện rằng, cách tiếp cận theo hướng Marketing Mix có thể giúp tối đa hoá hiệu quả của các hoạt động marketing.
Meta, công ty mẹ của Facebook cho biết sẽ chặn người dùng ở California chia sẻ link báo chí nhằm phản đối đề xuất các mạng xã hội phải trả tiền cho nhà xuất bản.
Ngày 31/5, Meta cho biết công ty sẽ chặn bất cứ liên kết báo chí nào được chia sẻ lên các nền tảng của hãng như Facebook và Instagram nếu Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí California được phê duyệt.
Dự luật được bang California đề xuất từ năm ngoái, yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải trả “phí sử dụng báo chí” cho nhà cung cấp tin tức.
“Chúng tôi sẽ xem xét việc xóa liên kết tin tức khỏi nền tảng nếu dự luật được thông qua”, Andy Stone, người phát ngôn của Meta, cho biết.
Trên Twitter cùng ngày, Stone nói dự luật chủ yếu mang lại lợi ích cho các công ty truyền thông “dưới chiêu bài hỗ trợ các nhà xuất bản ở California”.
“Dự luật không công nhận thực tế rằng các nhà xuất bản lẫn đài truyền hình đang tự đưa nội dung của họ lên nền tảng của chúng tôi. Trong khi đó, lĩnh vực tin tức tại California đã có từ lâu, rất lâu trước khi Facebook được sử dụng rộng rãi ở đây”, ông viết.
Tháng 2/2021, Facebook cũng từng chặn hiển thị các trang tin tức tại Australia để phản đối Quốc hội nước này xem xét thông qua dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức, trong đó yêu cầu Google, Facebook trả tiền cho báo chí Australia.
Khi đó, các nhà xuất bản, cơ quan báo chí ở Australia không thể đăng link lên Facebook, còn người dùng nước này cũng không thể chia sẻ và xem tin bài, kể cả trong nước và quốc tế trên Facebook. Sau thời gian ngắn, Facebook bỏ chặn khi đạt được thỏa thuận với chính phủ Australia.
Đầu năm nay, Meta lại dọa cấm người dùng Canada chia sẻ liên kết báo chí lên nền tảng nếu Đạo luật Tin tức trực tuyến (C-18) của nước này được chấp thuận.
Động thái của Meta được đánh giá có thể phản tác dụng. “Đó là chiến thuật gây sợ hãi mà Meta đang cố gắng triển khai, nhưng có thể không thành công ở mọi quốc gia”, Buffy Wicks, thành viên đảng Dân chủ và hiện phục vụ trong chính quyền bang California, nói.
“Thật nghiêm trọng khi một trong những công ty giàu có nhất thế giới thà chặn báo chí hơn là đối mặt với các quy định”.
“Cấm nội dung là sự thua cuộc đối với cả mạng xã hội Facebook lẫn nhà xuất bản”, Jasmine Enberg, nhà phân tích truyền thông xã hội của Insider Intelligence, nhận xét. “Tin tức tạo ra rất nhiều tương tác trên Facebook và mang lại cho họ tiền quảng cáo”.
Meta được đánh giá đang trong giai đoạn “dễ bị tổn thương” khi doanh thu liên tục giảm do các công ty thắt chặt chi tiêu quảng cáo trên Facebook và Instagram cũng như quy định mới về quyền riêng tư từ Apple hạn chế người dùng tiếp cận quảng cáo.
Ngoài ra, chiến lược theo đuổi metaverse của CEO Mark Zuckerberg cũng gây thiệt hại hàng chục tỷ USD. Từ nửa cuối năm ngoái đến nay, công ty đã sa thải hơn 20.000 nhân viên, đồng thời dự báo “thách thức kinh tế vẫn còn tiếp diễn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Doanh nghiệp do người Việt nắm 51% cổ phần song lại được các “công ty liên quan” ở nước ngoài liên tục cho vay hàng nghìn tỷ đồng không lãi suất; càng mở rộng quy mô càng thua lỗ nhưng vẫn chuyển hàng trăm tỷ đồng phí bản quyền, phí quản lý ra nước ngoài cho các “công ty liên quan”… là những vấn đề đáng chú ý tại Grab Việt Nam.
Grab Việt Nam – Càng mở rộng, càng thua lỗ.
Trong số báo ra ngày 22/5/2023, Báo Đầu tư Chứng khoán đăng tải bài viết “Đằng sau khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng của Grab Việt Nam”, phản ánh câu chuyện kinh doanh của Công ty TNHH Grab (gọi tắt là Grab, Grab Việt Nam), công ty liên quan của “ông lớn” công nghệ GrabTaxi Holdings Pte Ltd (trụ sở chính ở Singapore).
Theo đó, từ một công ty có doanh thu 1,5 tỷ đồng vào năm 2014, đến năm 2022, Grab đã có quy mô 6.384 tỷ đồng doanh thu, đồng thời thống lĩnh thị trường xe công nghệ tại Việt Nam, với trên 70% thị phần gọi xe đến từ hơn 30 triệu khách hàng, chưa kể các mảng giao đồ ăn nhanh, giao hàng, đi chợ hộ…
Trong khi không ngừng mở rộng quy mô, thống lĩnh thị trường, “ông lớn” xe công nghệ này ngày càng thua lỗ. Tại thời điểm cuối năm 2022, Grab có khoản lỗ luỹ kế hơn 4.036 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 4.016 tỷ đồng, gấp hơn 200 lần vốn điều lệ.
Vì sao Grab Việt Nam thua lỗ và vì sao lỗ lớn nhưng vẫn mở rộng được?
Lần theo dấu dòng tiền của Công ty TNHH Grab thì thấy rằng, tuy vốn góp chủ sở hữu chỉ 20 tỷ đồng, song Công ty vẫn có nguồn vốn “khủng” để hoạt động – chủ yếu đến từ các khoản cho vay không lãi suất của Công ty GrabTaxi Holdings Pte Ltd (trụ sở ở Singapore) và Grab Inc (trụ sở tại Cayman Island, nước Anh). Báo cáo tài chính các năm của Grab thể hiện hai công ty này là “công ty liên quan”.
Nếu như cuối năm 2018, tổng giá trị khoản vay là 2.705 tỷ đồng thì sang năm 2019, con số tăng lên 5.711 tỷ đồng, năm 2020 là 5.189 tỷ đồng, năm 2021 là 4.278 tỷ đồng và cuối năm 2022 là 4.388 tỷ đồng.
Với nguồn vốn dồi dào, lại không phải trả lãi suất, Grab Việt Nam tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, thúc đẩy bán hàng nên doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm.
Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn đã khiến “ông lớn” xe công nghệ liên tục thua lỗ. Giai đoạn 2018 – 2022, chi phí này lần lượt là 1.816 tỷ đồng, 3.145 tỷ đồng, 2.280 tỷ đồng, 2.339 tỷ đồng và 3.722 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, một số tiền khá lớn gọi là “phí quản lý”, “phí bản quyền”, “phải trả khác” được Grab Việt Nam trả cho GrabTaxi Holdings Pte. Ltd và Grab Inc, lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đơn cử, năm 2019, phí bản quyền phải trả là 25 tỷ đồng; năm 2021, phí bản quyền là 67,58 tỷ đồng, ngoài ra còn có phí quản lý 314,4 tỷ đồng và phải trả khác 37 tỷ đồng…
Báo cáo tài chính của Grab Việt Nam cho thấy, hiện Công ty chỉ nộp một số khoản thuế gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài, thuế trả hộ tài xế.
Theo đà tăng trưởng “thần tốc” của Grab, các khoản thuế này tăng nhanh qua các năm: Năm 2017 là 198 tỷ đồng, năm 2019 là 814 tỷ đồng, năm 2021 là 1.035 tỷ đồng… Về bản chất, đây là những khoản thuế có tính chất thu hộ do Grab thu từ khách hàng, tài xế, nhân viên, nhà thầu rồi nộp cho cơ quan thuế Việt Nam.
Grab Việt Nam chưa nộp khoản thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% do quy định, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nào có lãi thì được kết chuyển lỗ từ các năm trước sang, trong thời hạn tối đa 5 năm.
Vì thế, trong suốt 9 năm hoạt động tại Việt Nam (thành lập tháng 2/2014), chỉ có 2 năm Grab có lãi là năm 2020 (lãi 243,4 tỷ đồng) và năm 2022 (lãi 329 tỷ đồng).
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong 5 năm gần đây (2018 – 2022) cho thấy, doanh nghiệp không phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.
Công ty liên quan “ưu ái” bất ngờ.
Grab Việt Nam có hoạt động đáng chú ý. Thứ nhất, ông Nguyễn Tuấn Anh, trước đây là Chủ tịch Hội đồng thành viên (sau này chuyển nhượng vốn cho bà Lý Thụy Bích Huyền) góp vốn 10,2 tỷ đồng, đủ để nắm tỷ lệ sở hữu 51%, sau đó cả hai người này đều vay lại Công ty TNHH Grab đúng số tiền đã góp vốn đó.
Đây là hai cá nhân còn khá trẻ, bà Bích Huyền chỉ là lãnh đạo cấp thấp của Grab Việt Nam (Trưởng phòng Kinh doanh).
Cơ sở nào để GrabTaxi Holdings Pte. Ltd và Grab Inc cho vay vài nghìn tỷ đồng không lãi suất để vận hành một công ty càng kinh doanh càng lỗ?
Thứ hai, thường xuyên thua lỗ nhưng Grab Việt Nam vẫn chuyển hàng trăm tỷ đồng phí bản quyền, phí quản lý, phải trả khác ra nước ngoài cho GrabTaxi Holdings Pte. Ltd và Grab Inc.
Bình luận về việc này, luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Grab Việt Nam không phải công ty đại chúng nên không có nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính hàng năm.
Grab cũng không thuộc đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ban đầu là công ty 100% sở hữu của người Việt, sau đó nhà đầu tư nội chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm dưới 51% cổ phần) nên không phải xin giấy phép đầu tư, không thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán hàng năm. Đây là lý do khó kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp này”.
Còn theo một chuyên gia kiểm toán, việc Grab Việt Nam chuyển hàng trăm tỷ đồng về cho công ty mẹ hoặc công ty liên quan trong khi thua lỗ nặng nề là một dấu hiệu đáng chú ý.
Việc chuyển một số tiền lớn ra khỏi công ty liên quan đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, nên cần làm rõ những khoản đó có hợp lý, hợp lệ không?
Cơ quan thuế có ý kiến gì khi thanh kiểm tra công ty này không? Chuyện doanh nghiệp chuyển vay ngoại hối về và chuyển tiền ra ngoài, ngân hàng quản lý thế nào?”, vị chuyên gia nêu vấn đề.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tài sản của CEO Tesla Elon Musk vượt ông chủ LVMH Bernard Arnault sau khi cổ phiếu LVMH giảm 2,6% phiên hôm qua.
Theo Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk hiện sở hữu 192 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD sau phiên giao dịch 31/5. Trong khi đó, ông trùm hàng xa xỉ Bernard Arnault chỉ có 187 tỷ USD, giảm 5,25 tỷ USD. Nguyên nhân là cổ phiếu LVMH giảm 2,6% trên sàn Paris hôm qua.
Ông chủ Twitter theo đó đã lấy lại ngôi giàu nhất thế giới từ tay Arnault. Tài sản của Arnault vượt lên từ tháng 12/2022, do nhóm cổ phiếu công nghệ lao dốc vì lãi suất cao và thế giới dần quay về trạng thái bình thường sau đại dịch.
Trong khi đó, nhóm hàng xa xỉ lại trụ vững trong thời kỳ lạm phát cao. LVMH sở hữu nhiều thương hiệu tên tuổi như Louis Vuitton, Fendi và Hennessy.
Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu gần đây có nhiều dấu hiệu chậm lại, đặc biệt là tại Trung Quốc, niềm tin vào động lực của hàng xa xỉ dần đi xuống. Cổ phiếu LVMH đã giảm 10% kể từ tháng 4. Có thời điểm, tài sản của Arnault giảm 11 tỷ USD chỉ trong một ngày.
Châu Á và Mỹ hiện là các thị trường quan trọng của ngành hàng xa xỉ châu Âu. Theo báo cáo năm ngoái của LVMH, châu Á (trừ Nhật Bản) đóng góp 30% doanh thu cho hãng. Tỷ lệ này của Mỹ là 27%.
Ngược lại, Musk đã có hơn 55,3 tỷ USD năm nay, chủ yếu nhờ Tesla. Cổ phiếu hãng xe điện đóng góp 71% tài sản cho tỷ phú. Mã này đã tăng 66% năm nay.
Musk tuần này có chuyến công tác tại Trung Quốc. Từ khi đặt chân đến Bắc Kinh hôm 30/5, ông đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Công nghiệp Trung Quốc. Ông cũng ăn tối với Zeng Yuqun – Chủ tịch hãng sản xuất pin CATL.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo mở rộng chương trình huấn luyện các kỹ năng kỹ thuật số dành cho SMEs (các doanh nghiệp vừa và nhỏ), cung cấp những sự hỗ trợ và tư vấn về Digital Marketing miễn phí cho các doanh nghiệp tại Mỹ.
Theo Google, mục tiêu chính của chương trình là kết nối các SMEs với các chuyên gia trong khu vực của họ, nhằm giúp họ điều hướng các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh trực tuyến và tối đa hóa nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).
Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019, Google hiện đang mở rộng chương trình tới nhiều các khu vực mới như Georgia, Iowa, Michigan, North Carolina, Ohio, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, South Carolina và Virginia.
Theo giải thích của Google:
“Những huấn luyện viên sẽ làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp ở khu vực của họ, tập trung vào những doanh nghiệp hoạt động ở các khu vực nhỏ và cộng đồng nông thôn.
Các buổi hội thảo sẽ được tổ chức liên tục với các chủ đề được thiết kế hướng tới mục tiêu giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển tốt hơn, bao gồm cả việc sử dụng Digital Marketing để kết nối với khách hàng, bán hàng trực tuyến và cải thiện năng suất – tất cả đều là miễn phí.”
Tất nhiên, lợi ích mà Google có được là doanh nghiệp sẽ chi tiêu quảng cáo nhiều hơn nếu nó thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Google cho biết cho đến nay, nền tảng đã giúp hơn 160.000 doanh nghiệp nhỏ đạt được các kỹ năng mới và việc mở rộng mới này có thể giúp con số đó tăng lên nhanh chóng hơn, giúp nhiều doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình Grow with Google Digital Coaches tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Doanh nghiệp, nhất là startup, muốn thành công khi tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, cần quan tâm đến hai yếu tố then chốt nhất, đó là thời điểm và tốc độ. Tuy nhiên, không phải cứ chạy thật nhanh và đúng thời điểm là đã đủ, vì mọi nỗ lực là vô ích nếu chạy không đúng hướng hay nói cách khác là sai chiến lược.
Với tư cách là những người làm marketing, việc tìm ra được phương án điều hướng, xác định thị trường tiềm năng để tìm đúng “sân chơi” là rất cần thiết.
Dù vậy, xác định cơ hội hoặc nhóm cơ hội thị trường tiềm năng không dễ, khi công việc này đòi hỏi kỹ năng quan sát, thực nghiệm và cả xây dựng mối quan hệ để có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng cũng như biết cách thỏa mãn chúng. Trong khi cải thiện các kỹ năng này, công cụ điều hướng cơ hội thị trường là một lựa chọn tốt nhất.
Được xây dựng bởi Marc Gruber và Sharon Tal, công cụ này giúp trả lời ba câu hỏi: Có những cơ hội thị trường nào? Đâu là cơ hội thị trường tiềm năng nhất? Nên tập trung vào cơ hội thị trường nào?
Tương ứng với ba câu hỏi này là ba bước trọng tâm, gồm lập nhóm cơ hội thị trường, đánh giá mức độ hấp dẫn của từng cơ hội, lập kế hoạch kinh doanh linh hoạt.
Lập nhóm cơ hội thị trường.
Có hai bước cần thực hiện để tạo lập các nhóm cơ hội thị trường tiềm năng:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần hiểu rõ năng lực hoặc thế mạnh công nghệ mà mình sở hữu, bởi đó là nền tảng cho quy trình tìm kiếm và tạo lập cơ hội thị trường.
Theo hai tác giả của bộ công cụ trên, việc suy nghĩ cũng như mô tả thế mạnh công nghệ và năng lực sẽ giúp doanh nghiệp nghĩ ra được nhiều cách ứng dụng hơn, đồng thời nâng cao sự linh hoạt trong tư duy của người làm kinh doanh.
Một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc nhìn nhận đúng bản chất của năng lực và thế mạnh công nghệ, qua đó tìm được cơ hội mới, là trường hợp của Flickr. Thành lập năm 2002, Flickr tung ra sản phẩm là một trò chơi điện tử trực tuyến cho phép người chơi tương tác qua tin nhắn theo thời gian thực.
Một tính năng nổi bật của nó là người chơi có thể chia sẻ hình ảnh khi trò chuyện. Tính năng này ngày càng cho thấy giá trị và đã trở nên phổ biến hơn cả chính trò chơi mà nó thuộc vào. Kết quả, Flickr đã ngừng phát hành trò chơi để tập trung phát triển một website hoàn toàn mới dùng để chia sẻ hình ảnh.
Thứ hai, hãy suy nghĩ xem năng lực và thế mạnh công nghệ đã liệt kê ở bước thứ nhất được sử dụng vào việc gì, bằng cách kết hợp chúng hoặc với công nghệ khác. Một ví dụ cho thấy tiềm năng ứng dụng bằng cách kết hợp các thế mạnh công nghệ là Fujifilm.
Ban đầu, tập đoàn này sản xuất phim chụp ảnh tại Nhật Bản và phát triển chủ yếu dựa trên việc kinh doanh sản phẩm này. Qua nhiều thập niên, mọi thứ liên quan đến phim chụp ảnh, từ nguyên liệu thô, quy trình đến hệ thống sản xuất, Fujifilm đã trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác thuộc ngành công nghệ vật liệu. Kết hợp thế mạnh này với những công nghệ mới, Fujifilm đã dấn thân vào ngành dược phẩm, mỹ phẩm, y tế và đều thành công.
Sau khi đã khám phá ra các ứng dụng trên, hãy trả lời câu hỏi “Ai cần đến những ứng dụng này?”, từ đó xác định nhóm khách hàng. Các nhóm khách hàng có thể được chia nhỏ hơn để tìm kiếm thêm cơ hội bán hàng.
Theo đó, sợi dây liên kết giữa những ứng dụng vừa tìm được và nhóm khách hàng chính là cơ hội thị trường. Và nhóm cơ hội thị trường sẽ là đối tượng được đánh giá mức độ hấp dẫn ở bước kế tiếp.
Đánh giá mức độ hấp dẫn của cơ hội.
Sau khi đã hoàn thành việc tạo lập nhóm cơ hội thị trường, doanh nghiệp cần tiếp tục đánh giá mức độ hấp dẫn của chúng dựa trên tiềm năng và thách thức.
Mỗi khía cạnh ấy bao gồm ba tiêu chí tương ứng, đi cùng một danh sách câu hỏi để làm rõ vấn đề, sau đó tổng hợp lại để xếp loại chung cuộc cho từng cơ hội thị trường.
Theo Gruber và Tal, những tiêu chí nói trên sẽ mang đến góc nhìn toàn diện về những yếu tố chính khi đánh giá mức độ hấp dẫn của một cơ hội thị trường.
Sau khi trả lời những câu hỏi thuộc về mỗi tiêu chí trong hai khía cạnh, hãy cho điểm đánh giá theo thang từ “thấp” đến “rất cao”.
Về “tiềm năng”, có ba tiêu chí cần quan tâm: lý do thuyết phục mua sản phẩm, quy mô thị trường, khả năng phát triển kinh doanh.
Đầu tiên, nếu “lý do thuyết phục mua sản phẩm” yếu, hãy mạnh dạn lựa chọn phương án khác. Và để đánh giá được sức mạnh của lý do thuyết phục mua sản phẩm, có ba câu hỏi cần lời đáp: Có nhu cầu nào chưa được đáp ứng?
Có thể cung cấp giải pháp hiệu quả cho nhu cầu chưa được đáp ứng hay không? Giải pháp ấy có thể tốt hơn (nhiều) các giải pháp hiện tại không?
Thứ hai, thỏa mãn nhu cầu thực tế là điều kiện quan trọng để tạo ra giá trị sản phẩm, song “quy mô thị trường” sẽ quyết định việc bán sản phẩm tới mức độ nào.
Để hiểu quy mô thị trường, cần ước tính có bao nhiêu khách hàng cần nhu cầu này trong tương lai gần, cùng số tiền họ sẵn sàng chi trả. Đồng thời, chính thị trường sẽ cung cấp chỉ báo cho thấy cơ hội thị trường lớn hay nhỏ.
Dù vậy, cần biết rằng, một thị trường không lớn vẫn có thể là một lựa chọn thú vị, đặc biệt nếu nó có thể trở thành bàn đạp hướng tới một thị trường lớn hơn sau này. Để đánh giá tiêu chí này, hãy tìm lời đáp cho hai câu hỏi: Quy mô thị trường hiện tại là bao nhiêu? Quy mô thị trường sẽ tăng bao nhiêu theo thời gian?
Thứ ba, “khả năng phát triển kinh doanh” đề cập đến các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của cơ hội thị trường. Tại thời điểm đánh giá, việc lập kế hoạch tài chính chi tiết (có ước tính lãi lỗ trong 3-5 năm) thường không khả thi, do phần lớn thông tin cho một kế hoạch như vậy là quá mơ hồ.
Thay vào đó, có thể hiểu về khả năng phát triển kinh doanh của một cơ hội thị trường bằng cách trả lời ba câu hỏi: Lợi nhuận có lớn không? Khách hàng có được tài trợ tốt để trả giá không? Khách hàng sẽ trung thành như thế nào?
Ngược lại, về khía cạnh “thách thức”, ba tiêu chí cần quan tâm, gồm trở ngại trong khi triển khai, thời gian chờ doanh thu, nguy cơ từ bên ngoài.
Để đánh giá những “trở ngại trong khi triển khai”, có ba câu hỏi quan trọng cần giải đáp: Khó khăn như thế nào khi phát triển sản phẩm? Khó khăn như thế nào khi tiếp cận thị trường? Khó khăn như thế nào trong việc gây quỹ cho lựa chọn này?
Với “thời gian chờ doanh thu”, cần khẳng định, việc sở hữu dòng tiền dương chắc chắn là chìa khóa để sống sót khi khởi nghiệp. Do đó, tốc độ để tạo ra dòng tiền thông qua bán hàng là vấn đề cần nhiều sự quan tâm.
Để ước tính thời gian mang lại doanh thu cho một cơ hội thị trường, cần xem xét ba câu hỏi: Thời gian ước tính để phát triển là bao lâu? Có cần đợi đến khi thị trường sẵn sàng cho sản phẩm? Chu kỳ bán hàng dự kiến kéo dài bao lâu?
Thứ tư, tiêu chí phải xem xét là “nguy cơ từ bên ngoài”. Để nắm bắt mức độ rủi ro từ bên ngoài, hãy trả lời ba câu hỏi: Bị đe dọa bởi sự cạnh tranh? Phụ thuộc như thế nào vào các công ty hoặc “người chơi” khác? Giải quyết thế nào trước các rào cản?
Sau khi hoàn tất đánh giá, hãy cho điểm theo thang từ “thấp” đến “rất cao”. Đánh giá mức độ hấp dẫn sẽ giúp tối ưu hóa việc lựa chọn cơ hội thị trường.
Kết hợp với nhóm cơ hội thị trường đã được tạo lập từ bước một, doanh nghiệp có thể nắm được bản chất của từng cơ hội và so sánh chúng với nhau, từ đó dự đoán được khả năng tăng trưởng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với hình thức thanh toán qua ví điện tử và trả góp, Apple đã chọn MoMo là đối tác chính thức và trở thành fintech Việt Nam duy nhất được đồng hành cùng Apple tại Việt Nam.
Sau nhiều ngày chờ đợi của người tiêu dùng, Apple Store (Cửa hàng trực tuyến của Apple) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Apple Store trực tuyến cung cấp đầy đủ các danh mục sản phẩm để người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến, bao gồm: iPhone, Macbook, iPad, Airpod,… cùng nhiều phụ kiện, dịch vụ giải trí khác mang thương hiệu Apple.
Bên cạnh các sản phẩm mang thương hiệu Apple, lần ra mắt Apple Store trực tuyến còn gây chú ý khi có một fintech Việt Nam được lọt vào “mắt xanh” của công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Cụ thể, sau khi chọn mua các sản phẩm trên Apple Store trực tuyến, người dùng sẽ tới bước thanh toán gồm các hình thức: trả thẳng (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử, thẻ ATM), và trả góp.
Với hình thức thanh toán qua ví điện tử và trả góp, Apple đã chọn MoMo là đối tác chính thức và trở thành fintech Việt Nam duy nhất được đồng hành cùng Apple tại thị trường Việt Nam.
Với hình thức trả qua ví điện tử, người dùng thao tác qua ví MoMo như bình thường.
Với hình thức trả góp, người dùng có thể lựa chọn các kỳ hạn thanh toán như: 6, 12, 18 và 24 tháng với mức trả trước chỉ 20% và lãi suất thấp.
Ngoài ra, người dùng có thể dùng thêm tính năng “Thu cũ đổi mới” để chuyển sản phẩm cũ của mình cho Apple và nhận tiền về MoMo. Số tiền nhận được tương đương với giá trị của sản phẩm cũ mà Apple định giá.
Trong đó, hạn mức trả góp được MoMo công bố lên đến 100 triệu đồng, dễ dàng sở hữu các sản phẩm chính hãng của Apple tại Apple Store trực tuyến như iPhone, iPad, Mac hay Apple Watch ngay khi có nhu cầu.
Được biết, trước khi có Apple Store trực tuyến, từ năm 2019, MoMo là ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam trở thành phương thức thanh toán trên kho ứng dụng App Store.
Chia sẻ về sự kiện lần này, ông Đỗ Quang Thuận – Phó Tổng Giám đốc cấp cao, phụ trách Khối dịch vụ tài chính của MoMo cho biết: “Chúng tôi vui mừng mang đến cho người dùng Việt những lựa chọn thanh toán linh hoạt để mua các sản phẩm Apple yêu thích và dễ dàng quản lý, cân đối tài chính của mình”.
MoMo hiện cũng là fintech dẫn đầu xu hướng Mua sắm trước – Trả tiền sau, phối hợp cùng các ngân hàng cho ra mắt sản phẩm tín dụng tiêu dùng là ví trả sau, sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng hiện đại trên thế giới.
Nhờ sự tiện lợi và dễ tiếp cận, chỉ trong thời gian ngắn ra mắt, sản phẩm đã chiếm được cảm tình của người dùng đặc biệt là những người trẻ thích nghi và nhạy bén với công nghệ, yêu thích mua sắm online.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từng bỏ ra đến 44 tỷ USD để mua lại, Twitter của Elon Musk hiện chỉ còn giá trị khoảng 15 tỷ USD, tức mất đến 2/3 giá trị.
Kể từ khi Elon Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD vào năm ngoái, có không ít chuyên gia đã cho rằng CEO này đã trả giá quá cao so với những gì mà Twitter có.
Theo định giá mới đây từ Fidelity, Twitter hiện chỉ có giá trị khoảng 33% so với số tiền mà Elon Musk đã bỏ ra ban đầu. Cụ thể, giá trị của Twitter chỉ rời vào khoảng 15 tỷ USD.
Bất chấp những tuyên bố gần đây của Elon Musk về việc Twitter sẽ sớm hòa vốn hoặc thậm chí có lãi, triển vọng của mạng xã hội lại không mấy khả quan.
Mạng xã hội Twitter đã mất khoảng một nửa số nhà quảng cáo lớn nhất kể từ khi Elon Musk tiếp quản. Trong số này, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quay lại nền tảng, các doanh nghiệp hiện đang quảng cáo cũng đã cắt giảm chi tiêu đáng kể.
Để bù đắp cho những “mất mát” này, Twitter sau đó đã cho ra mắt dịch vụ Twitter Blue, gói xác minh (cấp tick xanh) có trả phí của Twitter.
Twitter Blue hiện có giá từ 8 USD mỗi tháng đi kèm với các tính năng nâng cao, chẳng hạn như số ký tự tweet và video dài hơn, bên cạnh đó, tài khoản đăng ký cũng được cấp dấu tick xanh.
Theo dữ liệu từ Travis Brown, hiện có chưa đến 1% lượng người dùng hoạt động hàng tháng của Twitter đã đăng ký Twitter Blue (Twitter hiện có hơn 350 triệu người dùng toàn cầu).
Để tiếp tục xoay chuyển tình thế, Elon Musk mới đây cũng đã bổ nhiệm Bà Linda Yaccarino làm CEO mới của Twitter, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành quảng cáo.
Elon Musk tỏ ra khá lạc quan với tương lai của Twitter sau quyết định mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
LinkedIn vừa ra mắt chiến dịch quảng cáo mới với tên gọi ‘Find Your In’, hướng mục tiêu trực tiếp đến mảng tìm kiếm việc làm trên nền tảng.
Với chiến dịch quảng cáo mới, LinkedIn không xuất hiện với tư cách là một mạng xã hội mà là nền tảng tìm kiếm việc làm, nơi các ứng viên có thể tìm thấy nhiều cơ hội để phát triển bản thân và con đường sự nghiệp mơ ước của họ.
Thông qua chiến dịch quảng cáoFind Your In, thông điệp chính của LinkedIn là nền tảng này có thể mở khóa nhiều khả năng mới, do đó, bạn có thể trở thành bất cứ điều gì bạn tưởng tượng hay mơ ước với sự trợ giúp của LinkedIn.
Chiến dịch được bắt đầu với hình ảnh một cô bé đang ở trong một tiệm giặt là. Tuy nhiên, đằng sau bối cảnh hết sức bình thường này lại ẩn chứa nhiều điều hết sức bất ngờ.
Từ một thông báo trên LinkedIn, cô bé bắt đầu tìm thấy cảm hứng của chính mình, nhận ra mình có thể là thứ gì đó rất khác so với nơi mà cô đang ở, cô hoàn toàn có nhiều cơ hội để khai thác tiềm năng tiềm ẩn của chính mình.
Tương lai của cô bé bỗng chốc trở nên sống động hơn, tràn ngập cơ hội hơn và nhiều cách để khám phá hơn.
Không chỉ là mạng xã hội chuyên nghiệp, nơi người dùng có thể tìm thấy những kết nối phù hợp, LinkedIn đang tìm cách để hỗ trợ những người có ảnh hưởng và nhà sáng tạo trên nền tảng, đồng thời giúp người dùng khám phá thêm các cơ hội nghề nghiệp mới.
Chiến dịch sẽ được chạy trên nhiều nền tảng khác nhau trong những tuần tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phiên giao dịch sáng 30/5 (giờ Mỹ), cổ phiếu của Nvidia tăng 4%, lên mức 404,9 USD. Có thời điểm, giá liên tục được giao dịch trên mức 410 USD. Điều này đã giúp Nvidia đạt được mức vốn hóa trên 1.000 tỷ USD, lọt top những công ty của Mỹ có mức vốn hóa thị trường (Market Cap) cao nhất, bao gồm cả Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft.
Nvidia đã trở thành nhà sản xuất chip và bộ xử lý đồ họa đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường một nghìn tỷ USD. Doanh thu của công ty được dự báo sẽ bùng nổ nhờ vào việc tập trung nghiên cứu sản phẩm bổ trợ cho công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Trong phiên giao dịch sáng 30/5 (giờ Mỹ), cổ phiếu của Nvidia tăng 4%, lên mức 404,9 USD. Có thời điểm, giá liên tục được giao dịch trên mức 410 USD.
Điều này đã giúp công ty đạt được mức vốn hóa trên 1.000 tỷ USD, lọt top những công ty của Mỹ có mức vốn hóa thị trường cao nhất, bao gồm Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft.
Ngoài ra, chỉ có 9 công ty trên toàn cầu từng đạt được mức vốn hóa nghìn tỷ USD.
“Lý do Nvidia thu hút nhiều nhu cầu và đạt được mức tăng trưởng này là vì họ thực sự đang cung cấp công nghệ cần thiết nhằm phục vụ làn sóng đổi mới. Họ đang sở hữu vị thế rất tốt”, Zeno Mercer, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại ROBO Global cho biết.
Bloomberg nhận định cột mốc mới của Nvidia là ví dụ minh chứng cho niềm đam mê của Phố Wall đối với những thứ liên quan đến AI.
Vốn hóa thị trường của Nvidia, công ty sản xuất chip cần thiết cho các tác vụ điện toán AI phức tạp, đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay. Mức tăng đột biến này đã giúp họ có thêm 600 tỷ USD tính đến cuối tuần trước.
Trong một bài thuyết trình kéo dài 2 giờ vào ngày 29/5, Giám đốc điều hành của Nvidia, Jensen Huang đã tiết lộ một số sản phẩm liên quan đến AI. Dòng sản phẩm đa dạng bao gồm thiết kế robot mới, trò chơi, dịch vụ quảng cáo và hệ thống mạng.
Hơn nữa, ông Huang cũng tiết lộ một nền tảng siêu máy tính AI có tên DGX GH200, có thể giúp các công ty công nghệ tạo ra nhiều phiên bản tương tự như ChatGPT. Microsoft, Meta và Google dự kiến nằm trong số những khách hàng đầu tiên của Nvidia.
Mặc dù cổ phiếu đã liên tục tăng trong năm nay, chất xúc tác chỉ thực hiện xuất hiện sau khi Nvidia đưa ra dự báo doanh thu. Công ty có trụ sở tại California cho biết họ dự kiến tạo ra doanh thu khoảng 11 tỷ USD trong quý tài chính thứ hai, hơn nhiều so với mức 7,2 tỷ USD mà các nhà phân tích.
“Trong hơn 15 năm làm công việc phân tích, chúng tôi chưa bao giờ thấy một dự báo nào giống như cách mà Nvidia vừa đưa ra”, nhà phân tích Stacy Rasgon của Sanford C. Bernstein cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2022, IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) tính GDP bình quân đầu người cho các nước trên thế giới. Trong đó, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới. Với con số này, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 sẽ nhảy 7 bậc so với năm 2021 và 56 bậc so với năm 2000 trên quy mô thế giới.
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58 USD, xếp thứ 7/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 173/200 trên thế giới.
Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.718 USD, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 124 trên thế giới.
Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam từ vị trí thứ 173 lên thứ 124, nhảy 49 bậc trong bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người thế giới giai đoạn 2000 – 2021 . Cùng với đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng hơn 7 lần trong giai đoạn 2000 – 2021.
Năm 2022, IMF tính GDP bình quân đầu người cho các nước trên thế giới. Trong đó, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới . Với con số này, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 sẽ nhảy 7 bậc so với năm 2021 và 56 bậc so với năm 2000 trên quy mô thế giới.
Xét riêng các nước trong khu vực Đông Nam Á, năm 2022, Singapore là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trong khu vực, đạt khoảng 79.426,14 USD, xếp thứ 6 trên thế giới. Bruneicó GDP bình quân đầu người đạt khoảng 42.939,4 USD, xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 23 trên thế giới.
Cùng với đó, Malaysia có GDP bình quân đầu người đạt khoảng 13.108 USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 65 trên thế giới. Thái Lan có GDP bình quân đầu người xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 86 trên thế giới, đạt khoảng 7.631 USD vào năm 2022.
GDP bình quân đầu người của Indonesia đạt khoảng 4.691,24 USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 113 trên thế giới. Với Việt Nam, GDP bình quân đầu người được IMF xếp thứ 6 trong khu vực, xếp trên Phlippines, Lào, Đông Timor, Campuchia và Myanmar.
Phlippines, Lào, Đông Timor, Campuchia và Myanmar có chỉ số GDP bình quân đầu người đạt lần lượt là 3.597 USD; 2.172,15 USD; 1.792,71 USD ; 1.771,38 USD và 1.104,75USD trong năm 2022.
Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2050, mục tiêu phát triển đến năm 2030, về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 – 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.
Giai đoạn 2031-2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5-7,5%/năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000-32.000 USD.
Nghị quyết nêu rõ, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; quản trị xã hội trên nền tảng xã hội số hoàn chỉnh.
Cùng với đó, Việt Nam thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á; là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái giá trị cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới.
Trên thế giới, các nước có GDP bình quân cao đều có các ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao ngoại trừ Singapore, Hông Kông (Trung Quốc). Ví dụ như công nghiệp cơ khí chế tạo, hóa chất, công nghiệp vật liệu mới… là những ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo ra nội lực cho nền kinh tế.
Với Việt nam, nền công nghiệp của Việt Nam hiện được đóng góp rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Cùng với đó, doanh nghiệp nội địa chưa thực sự có tác động lớn tới các ngành công nghiệp cốt lõi.
Thực tế, FDI tạo ra tới 70% xuất khẩu của Việt Nam và 70% này phụ thuộc chủ yếu vào ngành sản xuất. Chính vì thế, FDI gần như là chiếm tới 70 % sản xuất hàng công nghiệp của Việt Nam.
Khi các doanh nghiệp nội địa tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn trong ngành công nghiệp lõi thì không chỉ tăng trưởng mà cả GDP bình quân của Việt Nam sẽ cao trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều nhà sáng tạo nội dung TikTok liên tục khiến dư luận bức xúc về việc làm nội dung xấu, độc hại và quảng cáo tràn lan. Trước thực trạng trên, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho biết không chỉ TikTok, các nền tảng xuyên biên giới không hợp tác với cơ quan quản lý sẽ bị xử lý nghiêm.
Quảng cáo làm lố, nội dung tranh cãi liên tục xuất hiện trên TikTok.
Theo thống kê của eMarketer tính đến tháng 7.2022, các nhãn hàng đã bỏ ra tới hơn 2,2 tỉ USD để chi cho những hoạt động quảng cáo trên Instagram, con số này ở YouTube – TikTok – Facebook lần lượt là 948 triệu USD, 774 triệu USD và 739 triệu USD.
Ở Việt Nam, hiện các nhãn hàng ở mọi lĩnh vực ráo riết tìm kiếm các hot TikToker để chi tiền, mời họ trải nghiệm và làm clip giới thiệu sản phẩm cho mình.
Với mức độ chịu chi của các shop và nhãn hàng, nhận quảng cáo sản phẩm trở thành nguồn thu nhập không hề nhỏ cho các TikToker. Từ đó, sản sinh ra nhiều công ty quản lý của các hot TikToker nhận hợp đồng quảng cáo lố về để PR nhằm kiếm tiền, trục lợi.
Một TikToker có hơn 1 triệu lượt theo dõi có thể kiếm được hợp đồng quảng cáo từ 5 triệu đến vài chục triệu đồng/tháng tuỳ vào năng lực, thời gian và lợi nhuận họ mang lại cho nhãn hàng.
Ngoài ra, còn tuỳ vào hiệu quả của các màn PR sản phẩm mà họ có thể được trả thêm phần trăm hoa hồng.
Trên TikTok, nhiều TikToker khoe mình từng kiếm được vài trăm triệu đến cả tỉ đồng một tháng nhờ quảng cáo, PR, bán hàng cho các nhãn hàng.
Nhưng mọi chuyện đều có 2 mặt, thu nhập cao ngất ngưởng trở thành nguyên nhân khiến nhiều TikToker nhận quảng cáo bất chấp.
Để có lượt theo dõi cao để nhận quảng cáo, thường một số TikToker lại làm những nội dung bẩn câu view như: Chê bai vùng miền, thoá mạ người khác, những trend độc hại cho sức khoẻ đang tràn lan trên mạng thu hút lượt tương tác cao.
Hiện tại, trên TikTok không hiếm bắt gặp những bài review các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc… tràn lan.
Xử lý nghiêm hoặc cấm TikTok nếu không hợp tác.
Tại Hội thảo kết nối mạng lưới quản lý đa kênh (MCN), các công ty truyền thông và nhà sáng tạo nội dung số do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức vừa qua, Cục trưởng Lê Quang Tự Do đã đưa ra nhận định về tình hình cũng như phương hướng giải quyết với các nền tảng không tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.
Theo ông Lê Quang Tự Do, TikTok nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung nếu thiếu sự hợp tác, tự cho rằng có tiêu chuẩn cộng đồng toàn cầu riêng, không tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại vì là tập đoàn đa quốc gia… thì sẽ bị hạn chế.
Trước đó, tại cuộc họp đầu tháng 4.2023, Bộ TTTT đã công bố 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam. Trong đó, Bộ có cảnh báo về việc TikTok không có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thuốc kích dục…
Luật sư Hoàng Hà – Văn phòng luật L&P, TP Hồ Chí Minh cho biết với các TikToker hoặc công ty quản lý nhận quảng cáo sai sự thật, phổi phồng công dụng sản phẩm, có thể căn cứ vào khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo sẽ bị xử phạt từ 60 – 80 triệu đồng.
Theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội quảng cáo gian dối, với mức phạt tiền lên đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giới chuyên gia Mỹ mới đây cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng đối với giới trẻ nước này, mà ở đó, các nền tảng mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chính. Sự lan truyền nhanh chóng và khó kiểm soát của các tin tức có nội dung xấu, độc, giả mạo trên không gian mạng đang đặt ra vấn đề về trách nhiệm pháp lý của các hãng công nghệ đối với người dùng.
Việc sử dụng không an toàn mạng xã hội gây ra những tác động tiêu cực cho người dùng, nhất là với thanh, thiếu niên và trẻ em.
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, 95% thanh, thiếu niên tại nước này đang sử dụng mạng xã hội, và có tới một phần ba trong số này sử dụng với tần suất liên tục.
Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy nhấn mạnh, mạng xã hội ẩn chứa những nội dung cực đoan, độc hại với các em như việc “bình thường hóa” hành vi tự làm hại bản thân hay tự sát.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các đề xuất từ thuật toán của YouTube đã thúc đẩy việc gửi những video bạo lực và hình ảnh về súng đạn cho trẻ em.
Trong khi đó, theo Ngân hàng TSB của Anh, số vụ lừa đảo trên các nền tảng trực tuyến của Meta, gồm Facebook, WhatsApp và Instagram, chiếm tới 80% tổng số vụ lừa đảo theo hình thức mạo danh, mua hàng và đầu tư trên mạng xã hội mà ngân hàng này thống kê.
Trước những số liệu đáng báo động này, một lần nữa, câu chuyện về trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến trong kiểm soát chặt chẽ nội dung lại được nhắc đến.
Các hãng công nghệ lớn từng có một thời kỳ đỉnh cao với lợi nhuận và doanh thu vượt trội trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng nổ. Song cũng chính trong giai đoạn này, những nguy cơ tiềm ẩn đối với người dùng mạng lại bộc lộ rõ nét. Chỉ riêng từ tháng 10 đến tháng 12/2020, Facebook đã phải xóa 1,3 tỷ tài khoản giả mạo.
Ý thức được những hệ lụy và mối nguy hiểm từ không gian mạng, hàng loạt quốc gia có bước đi quyết liệt trong quản lý các nền tảng trực tuyến.
Hồi tháng 3/2023, Utah trở thành bang đầu tiên của Mỹ ban hành luật yêu cầu các trang mạng xã hội tăng cường quyền giám sát các tài khoản của người dùng dưới 18 tuổi cho các bậc cha mẹ. Ðộng thái này của Xứ Cờ hoa đã gia tăng áp lực với các nền tảng mạng xã hội trong việc xác minh tuổi của người dùng.
Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy Ðạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), với các quy định hướng tới cấm hoạt động quảng cáo có chủ đích nhằm vào trẻ em hoặc dựa trên các dữ liệu nhạy cảm như tôn giáo, giới tính; buộc các nền tảng quyết liệt chống thông tin sai lệch…
Nếu không tuân thủ DSA, các công ty công nghệ sẽ phải đối mặt mức phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu. Ở châu Á, trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, Indonesia kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác chặt chẽ chống tin giả.
Trước sức ép gia tăng từ chính phủ các nước, phần lớn các nền tảng trực tuyến có động thái tăng cường tính minh bạch thông tin, đẩy mạnh việc đóng các tài khoản giả mạo và chặn hành vi lan truyền thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nhiều người vẫn là nạn nhân của các hành vi phạm tội trên không gian mạng, đòi hỏi các nền tảng này cần hành động quyết liệt và có trách nhiệm hơn nữa.
Mới đây, thông tin về việc Twitter quyết định rút khỏi Ðạo luật DSA của EU đã dấy lên không ít tranh cãi. Giới chức EU cho rằng, mức độ lan truyền thông tin sai lệch trên Twitter đang ngày càng gia tăng và gây khó chịu cho người dùng.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc quản lý chặt chẽ các nền tảng trực tuyến, Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của EU Thierry Breton khẳng định, quy mô hoạt động lớn phải đi kèm với trách nhiệm lớn.
Những án phạt tài chính đối với các mạng xã hội liên quan sai phạm thời gian qua cho thấy mức độ tin cậy của các nền tảng này vẫn còn bấp bênh. Các công ty công nghệ cần tiếp tục thực hiện những chính sách nghiêm ngặt để hướng tới xây dựng môi trường mạng an toàn cho tất cả mọi người, vốn là nhu cầu cấp thiết trong thời đại mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube thông báo tính năng Stories trên YouTube sẽ ngừng hoạt động vào ngày 26.6 tới. Nền tảng xem video hàng đầu muốn tập trung vào các tính năng khác như Shorts, bài đăng trên mục Cộng đồng và video trực tiếp.
YouTube Stories đã mất đi sức hút vì sự trỗi dậy của TikTok. Nhiều dịch vụ đang áp dụng định dạng video dạng ngắn như TikTok thay vì sử dụng Stories của YouTube.
Trước đó, Netflix từng thử nghiệm một tính năng tương tự Stories có tên là “Extras”, cho phép chia sẻ video và ảnh từ các chương trình nổi tiếng trong ứng dụng dành cho thiết bị di động. Không lâu sau đó, Netflix đã chuyển sang sử dụng video dọc và ra mắt tính năng video hài dạng ngắn “Fast Laughs”.
LinkedIn cũng đã từ bỏ tính năng Stories của mình vào năm 2021.
Tuy nhiên vào tháng 3, Spotify lại ra mắt một tính năng tương tự Stories tên là “Spotify Clips”, cho phép các nghệ sĩ thêm video 30 giây vào hồ sơ của họ.
Chủ kênh có thể sử dụng Stories để tương tác với người xem bằng cách đăng các trích đoạn hậu trường, vlog, tiết lộ các video sắp tới. Lưu ý chỉ những người sáng tạo nội dung có trên 10.000 người theo dõi mới được sử dụng Stories.
Khác biệt với Stories của Instagram và Snapchat – chỉ hiển thị trong vòng 24 giờ, YouTube Stories sẽ biến mất sau 7 ngày, nhưng người dùng không thể lưu lại nó ở mục profile như khi sử dụng 2 mạng xã hội kia.
Bên cạnh đó YouTube còn có Community Tab (tạm dịch: tab cộng đồng) – nơi cho phép người dùng chia sẻ thông tin, quảng bá nội dung hoặc trò chuyện với người hâm mộ.
Công ty thừa nhận các bài đăng trên tab thu hút được nhiều lượt like và comment hơn hẳn Stories. Quan trọng hơn, những người sáng tạo nội dung chỉ cần đạt hơn 500 người theo dõi để đăng bài trên tab cộng đồng.
Công ty cho biết Shorts mang lại cho các kênh YouTube nhiều lượt theo dõi hơn Stories. Điều này dẫn đến việc số đông người dùng không mấy “mặn mà” với YouTube Stories.
Người phát ngôn của YouTube nói người dùng hưởng lợi nhiều hơn từ tính năng Shorts, vì vậy Stories sẽ ngừng hoạt động để công ty có thể ưu tiên đầu tư vào việc giúp nhà sáng tạo nội dung phát triển và kết nối với khán giả của họ.
YouTube sẽ thông báo về việc ngừng hoạt động đến những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thông qua các diễn đàn, tin nhắn trên ứng dụng và lời nhắc trong YouTube Studio. Ngoài ra, sẽ có thông báo trực tiếp trong Stories nếu người sáng tạo truy cập tính năng này trước ngày 26.6.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CTCP VNG (MCK: VNZ – UPCoM) vừa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 sau khi bị đưa cổ phiếu vào diện hạn chế giao dịch. Theo đó, VNG mang về gần 8.000 tỷ doanh thu năm 2022 nhưng vẫn lỗ triền miên.
Cụ thể, sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế ghi nhận giảm thêm 16,61% so với trước kiểm toán, tương ứng giảm 218,48 tỷ đồng, về lỗ 1.533,92 tỷ đồng so với trước kiểm toán chỉ lỗ 1.315,44 tỷ đồng.
Trong đó, biến động đáng chú ý sau kiểm toán là lợi nhuận gộp giảm 23,39 tỷ đồng, về 3.437,03 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 35,92 tỷ đồng, về 26,33 tỷ đồng; lỗ công ty liên kết tăng thêm 58,73 tỷ đồng, lên mức lỗ 181,21 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 129,95 tỷ đồng, lên 1.578,94 tỷ đồng và các biến động khác.
Như vậy, luỹ kế năm 2022, VNG ghi nhận doanh thu đạt 7.800,52 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 1.533,92 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 71 tỷ đồng, tức lỗ tăng thêm 1.462,92 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 46,3%, về còn 44,1%.
Với lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ ghi nhận lỗ 1.077,14 tỷ đồng trong năm 2022, tính tới 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VNG đã giảm từ 6.648,3 tỷ đồng, về 5.092,95 tỷ đồng.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa Quyết định đưa cổ phiếu VNZ vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 25/5 do Công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin. Như vậy, cổ phiếu VNZ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Được biết, ngày 5/1/2023, VNG đã đăng ký giao dịch 35,8 triệu cổ phiếu trên UPCoM với giá tham chiếu là 240.000 đồng/cổ phiếu, đạt mức định giá khoảng 8,59 nghìn tỷ đồng (366,42 triệu USD) vào thời điểm đó.
Cổ phiếu này đã đạt đỉnh vào ngày 15/2 tại mức giá 1.358.700 đồng/cổ phiếu, tăng 4,66 lần so với giá chào sàn, nhưng sau đó đã liên tục giảm và tính tới ngày 26/5 chỉ còn 740.000 đồng/cổ phiếu (cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, chỉ giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần và phiên thứ 6 gần nhất là ngày 26/5), thấp hơn 45,5% so với đỉnh ngày 15/2.
Trước đó, trong quý I/2023, CTCP VNG ghi nhận doanh thu đạt 1.852,5 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty ghi nhận tiếp tục lỗ 40,5 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 15,9 tỷ đồng, tức giảm 24,6 tỷ đồng.
Kinh doanh thua lỗ, VNG muốn huy động thêm 100 triệu USD.
Theo các nguồn tin của Reuters, VNG đã tiếp cận các quỹ đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư doanh nghiệp để tham gia vào vòng cấp vốn mới nhất và lên kế hoạch sử dụng số tiền thu được để mở rộng hơn nữa.
Các nguồn tin cho biết sau khi kết thúc huy động vốn, kế hoạch dài hạn của VNG là niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Một trong những nguồn tin cho biết thời điểm niêm yết có thể sớm nhất là vào năm sau.
Vòng cấp vốn diễn ra vào thời điểm các công ty internet và công nghệ trên toàn cầu đang đối mặt với những thách thức về huy động vốn khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không chắc chắn, lãi suất tăng và thị trường niêm yết đang đầy biến động.
Công ty dịch vụ thanh toán Stripe vào tháng 3 đã huy động được 6,5 tỷ USD trong vòng cấp vốn với mức định giá còn 50 tỷ USD, giảm mạnh so với mức định giá kỷ lục 95 tỷ USD vào năm 2021.
Được thành lập vào năm 2004, VNG được xem là công ty kỳ lân và công ty khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam được định giá từ 1 tỷ USD trở lên và VNG đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ vào năm 2017 để tiến hành IPO, nhưng hiện chưa rõ liệu công ty có tiến hành IPO lên sàn Nasdaq hay không.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong vô số các cách thức mà doanh nghiệp hay người làm marketing có thể thực hiện để gia tăng lợi nhuận, trở nên nổi bật hơn trên các nền tảng trực tuyến là phương thức không thể bỏ qua.
Theo số liệu mới đây của Google, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ (retail e-commerce) toàn cầu năm 2023 được dự báo là khoảng 10,4% với mức tăng 0,7 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng của năm 2022.
Khi thương mại điện tử (eCommerce) toàn cầu được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển trong năm nay, việc trở nên nổi bật hơn trong một thị trường đông đúc để thúc đẩy chuyển đổi và bán hàng có lẽ là ưu tiên hàng đầu với hầu hết các nhà bán lẻ.
Với tư cách là một marketer, điều này đòi hỏi bạn phải thực sự có được những cái nhìn hay hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của khách hàng (Insights), cùng với đó là các kế hoạch đáp ứng nhằm mục tiêu tương tác với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và linh hoạt trên nhiều nền tảng khác nhau.
Hãy luôn linh hoạt và tương tác với người tiêu dùng trên các kênh khác nhau (Multi-channel).
Với sức mạnh của công nghệ mà cụ thể hơn là của trí tuệ nhân tạo (AI), các nền tảng quảng cáo như Google có thể giúp thương hiệu tiếp cận những người mua sắm ngay cả khi họ đang trong quá trình nghiên cứu về sản phẩm, đồng thời cũng nhận thức được nhu cầu đang thay đổi nhanh chóng của họ.
Dưới đây là một số chiến thuật mà thương hiệu có thể áp dụng.
Sử dụng kiểu chiến dịch tối đa hóa hiệu suất.
Các chiến dịch Tìm kiếm (Search) và Tối đa hoá hiệu suất (Performace Max) khi được kết hợp với nhau chúng được xem là “bộ đôi quyền lực thúc đẩy hiệu suất quảng cáo” giúp nhà quảng cáo tiếp cận và tìm kiếm được nhiều khách hàng có giá trị hơn, với số lượt chuyển đổi cao hơn, trong khi chi phí trên mỗi hành động (CPA) dường như rất ít biến động.
Với chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất (Performance max campaign), nhà quảng cáo có thể khai thác tất cả các khoảng không quảng cáo (Ad Inventory) của Google như Tìm kiếm (Search), YouTube, Hiển thị (GDN), Khám phá (Discover), Gmail và cả Google Maps, tất cả đều có trong một chiến dịch duy nhất (thay vì phải thiết lập nhiều chiến dịch riêng lẻ như trước đây).
Nếu thương hiệu sử dụng các nền tảng thương mại điện tử như Shopify, WooCommerce hay PrestaShop, bạn có thể dễ dàng đồng bộ hóa sản phẩm và khởi chạy Performance Max ngay từ các nền tảng đó.
Thúc đẩy các mối quan hệ sâu sắc với khách hàng thông qua ứng dụng (App).
Bằng cách cung cấp các tính năng như tự thanh toán hay các chương trình khách hàng thân thiết, các ứng dụng (app) được chứng minh là giúp thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) tốt hơn khi các trải nghiệm mua sắm trở nên liền mạch hơn.
Trên thực tế, theo số liệu từ Google, 87% nhà bán lẻ đồng ý rằng người dùng ứng dụng của họ trung thành hơn và có giá trị trọn đời cao hơn (CLV) so với những người không sử dụng.
Dưới đây là một số chiến thuật mà thương hiệu có thể ứng dụng.
Kết nối web với ứng dụng.
Đối với những khách hàng đã sử dụng ứng dụng của thương hiệu, Web to App Connect giúp tạo ra một trải nghiệm liền mạch từ web đến ứng dụng (app) bằng cách hướng người dùng đến đúng nội dung trong ứng dụng để nhanh chóng hoàn tất giao dịch mua hàng.
Tính năng này giúp người làm digital marketing thiết lập các đo lường chuyển đổi trong ứng dụng và đặt giá thầu quảng cáo một cách hiệu quả nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.
Tính trung bình, Kết nối trực tiếp từ web đến app mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn gấp 2 lần so với việc truy cập web trên thiết bị di động (mobile web).
Tính năng này hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2023, nhà quảng cáo có thể đăng ký trải nghiệm thử tại đây.
Người làm Marketing cần khác biệt hoá doanh nghiệp để xây dựng lòng tin và giá trị.
Trong một thị trường đông đúc như hiện nay, khi doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các nền tảng quảng cáo hơn bao giờ hết, sự khác biệt về thương hiệu (USP) lại trở nên cấp thiết và có giá trị hơn.
Các thương hiệu có khả năng củng cố những giá trị sản phẩm có nhiều ý nghĩa sẽ dễ dàng thu hút khách hàng mới và khách hàng hiện tại hơn.
Cụ thể, những người mua sắm theo khảo sát của Google cho biết chất lượng của một mặt hàng chiếm 46% và ưu đãi/khuyến mãi chiếm 45% ưu tiên mua sắm của họ.
Dưới đây là một số chiến thuật để xây dựng sự khác biệt.
Sự khác biệt của doanh nghiệp (người bán).
Hãy cho khách hàng thấy bạn có thể vận chuyển nhanh chóng hơn, chi phí vận chuyển thấp hơn (hoặc thậm chí là miễn phí), cũng như các chương trình hoàn tiền (nếu có).
Nếu có bất cứ sự khác biệt nào về khu vực bán hàng, hãy thêm mức giá theo từng khu vực và tình trạng còn hàng để khách hàng dễ dàng theo dõi.
Tận dụng các insights từ Merchant Center.
Với tính năng báo cáo cạnh tranh, thương hiệu nên tìm hiểu kỹ xu hướng thị trường và bối cảnh cạnh tranh trong ngành.
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng API báo cáo (Reporting API) để thu thập và phân tích dữ liệu từ các báo cáo này cũng như các báo cáo khác của Merchant Center.
Các công cụ báo cáo khác.
Trang Thông tin chi tiết (Insights Page) giúp thương hiệu xác định xu hướng trong thị trường và thấu hiểu hiệu suất hiện tại. Phần này được tích hợp với các đề xuất và điểm tối ưu hóa để cải thiện các chiến dịch quảng cáo.
Bằng cách đánh giá kỹ các thông tin này, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để tối ưu hoá hiệu suất tổng thể, từ quảng cáo đến chuyển đổi bán hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chủ tịch của gã khổng lồ công nghệ Microsoft, Brad Smith cho biết lo ngại lớn nhất của ông trong kỷ nguyên AI (trí tuệ nhân tạo) là công nghệ Deepfake khi AI ngày càng trở nên phổ biến và mạnh hơn.
Ông cũng khẳng định cần phải có ai đó chịu trách nhiệm cho các nội dung do AI tạo ra để bảo vệ con người trước những nguồn thông tin giả mạo, tránh bị lừa đảo bởi công nghệ cao.
Câu chuyện được ông Smith nhắc tới trong buổi tọa đàm tại Bảo tàng Planet World, ở Washington hôm 25/5 về chủ đề làm thế nào để siết luật AI giữa bối cảnh công nghệ này đang ngày càng lan rộng sau cơn sốt ChatGPT.
Tại sự kiện, Chủ tịch Microsoft kêu gọi giải pháp để người dùng nhận biết một hình ảnh hay đoạn video bất kỳ là thật hay do AI tạo dựng cho những mục đích bất chính.
Siết các điều luật liên quan đến AI.
“Chúng ta cần phải giải quyết những vấn đề liên quan đến deepfake, đặc biệt là đối với các tổ chức không gian mạng bên ngoài lãnh thổ”, ông nói. Brad Smith cho rằng cần có những hành động cụ thể để bảo vệ mọi người trước những nguồn thông tin giả mạo, tránh bị lừa đảo bởi những công cụ AI.
Theo ông, các cơ quan chức năng cần ra mắt những bộ luật cho AI để phòng ngừa mọi nguy cơ về an ninh quốc gia và an ninh mạng.
“Chúng ta cần có những quy định quản lý xuất khẩu mới, ít nhất là phải cải tiến so với bộ quy tắc hiện tại. Điều này nhằm đảm bảo rằng những sản phẩm công nghệ mới không bị đánh cắp hoặc bị lợi dụng để vi phạm điều luật quốc gia”, Chủ tịch Microsoft nói.
Chia sẻ của Brad Smith được đưa ra ngay sau khi Sam Altman, CEO của công ty OpenAI, bày tỏ ủng hộ việc lập khung pháp lý để kiểm soát trí tuệ nhân tạo (AI) và giảm thiểu nguy cơ AI can thiệp vào các kỳ bầu cử tại buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ ngày 16/5.
Ông Altman cho rằng sự phát triển của AI hiện nay có thể tạo ra những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng tại các kỳ bầu cử. “Trí tuệ nhân tạo có khả năng cải thiện mọi lĩnh vực trong đời sống chúng ta, nhưng nó cũng tạo ra những mối lo nghiêm trọng mà chúng ta phải cùng nhau giải quyết”, ông nói.
Gần đây, phát biểu tại hội nghị CEO Council Summit do WSJ tổ chức ở London (Anh), Eric Schmidt, cựu CEO Google, lo ngại khả năng trí tuệ nhân tạo (AI) gây rủi ro cho nhân loại.
“Rủi ro này định nghĩa rằng rất, rất, rất, rất nhiều người bị làm hại hoặc bị giết”, Schmidt cho biết. Ông nhận định chính phủ các nước cần đảm bảo công nghệ này không bị kẻ xấu lợi dụng.
Dán nhãn, nâng cao an ninh đối với nội dung AI.
Do đó, trong buổi tọa đàm tại Washington, Chủ tịch Microsoft Brad Smith tiếp tục bày tỏ những lo ngại về AI và khẳng định cần phải có ai đó chịu trách nhiệm cho những vấn đề của công nghệ này.
Ông kêu gọi phải thực thi các biện pháp an ninh đối với các hệ thống AI liên quan đến những cơ sở hạ tầng quan trọng như lưới điện, cấp nước để chắc chắn rằng có sự giám sát của con người.
Để giữ tính minh bạch của các công nghệ AI, Smith đề xuất các nhà phát triển nên tạo ra một hệ thống có tên “Know Your Customer” để kiểm soát cách những công nghệ này được sử dụng và truyền đạt thông tin với công chúng như thế nào.
Cách làm này sẽ giúp quy trình nhận dạng các nội dung sai sự thật trở nên dễ dàng hơn.
Các công ty công nghệ như Adobe, Google, Microsoft cũng đang dần nghiên cứu để dán nhãn nội dung (Content Labeling) nhằm phân biệt nội dung AI.
Theo Ars Technica, deepfake là một chủ đề được Microsoft nghiên cứu trong suốt nhiều năm qua. Hồi tháng 9/2022, Giám đốc phòng khoa học Eric Horvitz đã đệ trình một bài báo nghiên cứu về nguy cơ của deepfake tương tác và sự xuất hiện của các cứ liệu lịch sử máy tạo. Đây là bằng chứng cho sự nỗ lực phát hiện và ngăn chặn deepfake dùng sai cách của Microsoft.
Cùng lúc đó, hãng công nghệ cũng đang liên tục đẩy mạnh tích hợp công nghệ AI tạo sinh dựa trên văn bản và hình ảnh vào các sản phẩm của mình như Office và Windows.
Sự ra mắt vội vã đối với chatbot Bing hồi tháng 2 đã nhận về nhiều phản ứng cả tích cực lẫn tiêu cực từ người dùng. Sự xuất hiện ngày một nhiều của các chatbot AI đã làm dấy lên lo ngại rằng tương lai trí tuệ nhân tạo xâm chiếm xã hội loài người không còn xa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong thế giới marketing di động ngày càng cạnh tranh và nhiều biến chuyển, các nhà phát triển ứng dụng và người làm marketing cần đặc biệt coi trọng việc tìm ra hướng đi để tạo nên sự khác biệt. Để làm được điều này, một trong những hướng đi mới và khuấy đảo cộng đồng nhất là vận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tổng quát, chẳng hạn như ChatGPT – một công cụ mạnh mẽ có thể khai thác theo nhiều cách, từ việc hình thành ý tưởng cho tính năng của ứng dụng và phát triển mã cho đến tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO) và sáng tạo nội dung. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những cách sử dụng ChatGPT mà bạn có thể áp dụng để xây các ứng dụng hấp dẫn và tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một chatbot AI được OpenAI giới thiệu vào tháng 11 năm 2022. Chatbot này được xây dựng trên cơ sở các mô hình ngôn ngữ lớn GPT-3 của OpenAI và đã được điều chỉnh một cách tỉ mỉ bằng cách kết hợp kỹ thuật học có giám sát và học tăng cường. ChatGPT được thiết kế để bắt chước cuộc trò chuyện của con người.
Nhờ sự trợ giúp của các kỹ thuật điện toán tiên tiến và lượng dữ liệu đồ sộ, ChatGPT có thể dự đoán và xâu chuỗi các từ lại với nhau một cách chính xác và có ý nghĩa, tiếp cận một mảng từ vựng và thông tin đa dạng, đồng thời hiểu nghĩa của từ trong ngữ cảnh sử dụng.
ChatGPT còn có khả năng độc đáo, đó là gợi lại những lời nhắc trước đó trong cùng một cuộc trò chuyện. Phần mềm này cũng cực kỳ đa năng và có thể thực hiện đa dạng tác vụ, bao gồm:
Viết và gỡ lỗi chương trình máy tính
Tóm tắt văn bản bằng các ý chính
Xây dựng ý tưởng mới
Giải thích những chủ đề phức tạp
Trích xuất dữ liệu từ văn bản
Tiến hành phân tích cảm xúc
Soạn nhạc
Viết kịch, thơ, lời bài hát và bài luận
Lợi ích của việc sử dụng ChatGPT để marketing ứng dụng.
Tăng hiệu suất: ChatGPT có thể tự động hóa nhiều tác vụ marketing, chẳng hạn như tạo bài đăng trên mạng xã hội, soạn bài viết trên blog và phản hồi câu hỏi từ khách hàng. Nhờ đó, đội ngũ marketing có thời gian rảnh để tập trung vào những nhiệm vụ phức tạp như xây dựng chiến lược và phân tích.
Cá nhân hóa: Bạn có thể sử dụng ChatGPT để tạo thông điệp marketing được cá nhân hóa cho từng khách hàng, chẳng hạn như đề xuất sản phẩm tùy chỉnh hoặc chiến dịch marketing qua email được điều chỉnh phù hợp.
Xây dựng ý tưởng: Nhờ khả năng tạo ý tưởng mới và đưa ra quan điểm mới mẻ về hành vi của khách hàng, ChatGPT có thể hỗ trợ đội ngũ marketing có được những suy nghĩ đột phá và phát triển chiến lược marketing sáng tạo.
Phân tích nhanh: ChatGPT có thể trích xuất và phân tích dữ liệu từ văn bản, giúp bạn xác định xu hướng và thông tin về đối tượng mục tiêu (Target Audience) dễ dàng hơn.
Điều cần lưu ý trước khi sử dụng ChatGPT để marketing ứng dụng.
Thông tin không chính xác và sai lệch: Đôi khi, ChatGPT tạo ra các phản hồi có vẻ hợp lý nhưng không chính xác, sai lệch hoặc vô lý. Để tránh sai sót, bước xác minh dữ kiện và đảm bảo tính chính xác và cập nhật của nội dung đóng vai trò rất quan trọng.
Dễ bị ảnh hưởng từ những thay đổi: Mô hình này dễ bị ảnh hưởng từ các thay đổi về cách diễn đạt thông tin đầu vào hoặc lặp lại chính xác cùng một lời nhắc nhiều lần. Ngoài ra, ChatGPT thường lạm dụng một số cụm từ cụ thể.
Thiếu tính độc đáo và chất lượng thiếu ổn định: ChatGPT còn thiếu khả năng hiểu ngữ cảnh, tính độc đáo và lối diễn đạt tự nhiên. Chất lượng của câu trả lời phụ thuộc vào chất lượng của câu hỏi được đưa ra.
Cách sử dụng ChatGPT để hình thành ý tưởng cho ứng dụng di động.
Quá trình hình thành ý tưởng và phát triển ứng dụng di động có thể phức tạp và đầy thách thức. Tuy nhiên, nhờ sự trợ giúp của ChatGPT, quá trình này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ hình thành ý tưởng cho ứng dụng fintech và xây dựng chiến dịch marketing cho ứng dụng đó. Bạn cần làm theo những bước sau:
Nghiên cứu thị trường.
Công tác nghiên cứu thị trường là bước khởi đầu quan trọng trước khi xây dựng một ứng dụng di động thành công và phù hợp với người dùng. Bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình, nhu cầu của đối tượng và đối thủ của bạn đang làm gì.
Bạn có thể hỏi ChatGPT về các xu hướng, các ông lớn trong ngành, thị phần, thách thức và lĩnh vực hứa hẹn liên quan đến ngành của ứng dụng của bạn.
Ví dụ bạn có thể sử dụng lời nhắc sau: “Các lĩnh vực phát triển mới, thách thức và xu hướng chính trong ngành ứng dụng di động fintech là gì?” Bạn có thể nhận được phản hồi gồm 4 ý chính về xu hướng, thách thức và lĩnh vực phát triển mới. Các xu hướng gồm có ví điện tử, AI và công nghệ máy học, kỹ thuật ngân hàng mở và tiền điện tử.
AI đã đề cập đến các thách thức về bảo mật, tuân thủ quy định, quyền riêng tư của dữ liệu và niềm tin của người tiêu dùng. Cuối cùng, về lĩnh vực phát triển mới, chatbot đưa thông tin về tài chính nhúng (embedded finance), tính bền vững, danh tính số và ngân hàng thuần số (Neo-bank).
Phân tích đối thủ.
Phân tích đối thủ là một bước quan trọng khác trong quá trình hình thành ý tưởng cho ứng dụng di động. Quá trình này đòi hỏi xác định và đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu (SWOT) của những ứng dụng hiện có tương tự như ứng dụng đang được phát triển.
Thông qua quá trình phân tích này, chúng ta sẽ thu được thông tin hữu ích về thị trường và sở thích của người dùng.
Ví dụ bạn có thể hỏi: “Đơn vị nào là đối thủ lớn trên thị trường ứng dụng tiết kiệm tiền và điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ là gì?”. Câu trả lời bạn nhận được là các điểm mạnh và điểm yếu của năm ứng dụng đầu tư và lập ngân sách phổ biến nhất.
Hình dung tính năng.
Xác định những tính năng cần thiết cho ứng dụng của bạn trước khi lập ngân sách là bước rất quan trọng. ChatGPT có thể là một công cụ hữu ích, giúp khám phá các triển vọng của tính năng và lấy cảm hứng cho những tính năng mới. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu về dài, giúp phát triển ứng dụng thành công.
Ví dụ: “Tôi đang phát triển một ứng dụng di động tiết kiệm tiền tích hợp cơ chế game. Tôi cần đưa tính năng nào vào ứng dụng này?” AI gợi ý đưa vào các tính năng như mục tiêu tiết kiệm, phần thưởng, thử thách, tính năng xã hội, cá nhân hóa và giáo dục.
Đặt tên cho ứng dụng.
Bạn cũng có thể sử dụng ChatGPT để lên ý tưởng đặt tên cho ứng dụng của mình sao cho dễ nhớ.
Ví dụ bạn có thể sử dụng lời nhắc: “Cho tôi 10 cái tên khác nhau để đặt cho ứng dụng tiết kiệm tiền tích hợp cơ chế game.”
Cách sử dụng ChatGPT để phát triển ứng dụng di động.
ChatGPT là phần mềm miễn phí, vì vậy bạn nên sử dụng công nghệ tiên tiến nhất của ChatGPT trong quá trình xây dựng ứng dụng.
Công nghệ máy học có thể viết mã. Hiện tại, công nghệ sẽ đáp ứng tốt hơn với những yêu cầu đơn giản và có lẽ điều này sẽ chỉ được cải thiện theo thời gian. Theo NewScientist, ChatGPT cũng có thể nhanh chóng tìm và sửa lỗi mã, giúp nhà phát triển ứng dụng tiết kiệm thời gian quý báu của mình.
Ngôn ngữ lập trình của ChatGPT gồm có:
Java
Python
JavaScript
C++
C#
PHP
Go
Ruby
R
5 cách sử dụng ChatGPT mà bạn có thể áp dụng để thúc đẩy hoạt động marketing di động.
Những người làm marketing ứng dụng di động có thể sử dụng ChatGPT để tăng hiệu quả chiến dịch của mình. Sau đây là 5 cách sử dụng chatbot AI mà bạn có thể áp dụng:
Nghiên cứu đối tượng.
Nghiên cứu đối tượng giúp người làm marketing xác định, hiểu và nhắm đúng đối tượng cho ứng dụng của họ. Điều chỉnh thông điệp marketing sao cho phù hợp và cải thiện quá trình tăng trưởng người dùng là rất quan trọng.
Ví dụ bạn có thể hỏi ChatGPT: “Mô tả đối tượng mục tiêu, bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học chính, cho các ứng dụng tiết kiệm tiền tích hợp cơ chế game.”
Bạn cũng có thể xác định chân dung đối tượng mục tiêu cho ứng dụng của mình.
Chọn kênh.
ChatGPT là công cụ hữu ích để xác định kênh mà bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu và quảng bá ứng dụng của mình.
Ví dụ bạn có thể hỏi chatbot AI: “Tôi nên sử dụng kênh nào để tiếp cận đối tượng mục tiêu và quảng bá ứng dụng của mình?”
Mô tả trên cửa hàng ứng dụng.
ChatGPT có thể cải thiện đáng kể ASO thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả tối ưu hóa cùng với bản địa hóa từ khóa và thẻ metadata. Bạn có thể sử dụng ChatGPT để nhanh chóng tạo những đoạn mô tả gây ấn tượng cho ứng dụng nhằm đảm bảo đạt điểm tin cậy cao.
Về nội dung mô tả trên cửa hàng ứng dụng, ví dụ bạn có thể hỏi: “Tạo năm đoạn mô tả hấp dẫn trên cửa hàng ứng dụng cho ứng dụng tiết kiệm tiền tích hợp cơ chế game. Ứng dụng đó sẽ giúp người dùng tìm hiểu về việc lập ngân sách và theo dõi chi phí qua việc chơi game.
Bằng cách này, người dùng có thể tùy chỉnh các mục tiêu tiết kiệm và tạo ra những thử thách cho riêng mình. Người dùng sẽ nhận được phần thưởng khi đạt mục tiêu hoặc hoàn thành thử thách. Người dùng cũng có thể chia sẻ với cộng đồng ứng dụng về tiến trình cũng như bí quyết và thủ thuật giúp họ tiết kiệm nhiều tiền hơn.”
Nghiên cứu từ khóa SEO.
ChatGPT cũng có thể hỗ trợ ứng dụng của bạn chọn từ khóa tốt nhất bằng cách xem xét những yếu tố như số lượt tìm kiếm cho một từ khóa nhất định và từ khóa cạnh tranh.
Để nghiên cứu từ khóa cho ứng dụng mẫu của mình, bạn có thể sử dụng lời nhắc: “Tạo danh sách liệt kê từ khóa liên quan cho ứng dụng tiết kiệm tiền tích hợp cơ chế game.
Ứng dụng này chú trọng giúp người dùng tìm hiểu về việc lập ngân sách với những tính năng sau: mục tiêu tiết kiệm và thử thách trong game có thể tùy chỉnh, phần thưởng sau khi đạt mục tiêu, bảng xếp hạng, chuyên mục cộng đồng để chia sẻ những bí quyết và thủ thuật tiết kiệm.”
Sáng tạo nội dung.
Một hướng sử dụng ChatGPT để sáng tạo nội dung là yêu cầu ChatGPT đưa ra ý tưởng chủ đề. Bạn có thể cho một ý tưởng chung chung hoặc một từ khóa cụ thể, rồi chatbot sẽ tạo danh sách liệt kê những chủ đề liên quan để bạn tìm hiểu.
Đây có thể là cách rất hữu ích để xây dựng ý tưởng nội dung mới và tìm cảm hứng cho bài đăng trên blog, bài viết hoặc video sau này.
Bạn cũng có thể sử dụng ChatGPT để tự tạo nội dung. Chatbot này có thể giúp bạn viết tiêu đề, phần giới thiệu và toàn bộ nội dung về một chủ đề. Mặc dù có thể chất lượng nội dung được tạo ra không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhưng bạn có thể dựa vào đây để viết bài và tiết kiệm được thời gian cũng như công sức bỏ ra.
Ví dụ: trước hết, để xây dựng ý tưởng cho bài đăng trên blog, bạn có thể sử dụng lời nhắc sau: “Cho tôi năm ý tưởng bài đăng trên blog về việc tiết kiệm tiền trong thời kỳ suy thoái kinh tế.”
Tiếp đó, bạn có thể sử dụng một trong những đề xuất đó để tạo bài đăng trên blog. Ví dụ bạn có sử dụng lời nhắc: “Tạo bài đăng trên blog với tiêu đề ‘Chuẩn bị hành trang để đối mặt với suy thoái kinh tế: Cách xây dựng mạng lưới an toàn tài chính.’
Bài đăng này sẽ đưa ra lời khuyên về việc chuẩn bị hành trang để đối mặt với suy thoái kinh tế bằng cách xây dựng mạng lưới an toàn tài chính, chẳng hạn như lập quỹ khẩn cấp và thanh toán dứt điểm nợ đọng.”
Phương pháp sử dụng ChatGPT tốt nhất.
Điều chỉnh lời nhắc.
Chất lượng của phản hồi từ ChatGPT sẽ phụ thuộc vào chất lượng của lời nhắc do bạn cung cấp. Trước khi gửi, hãy đảm bảo lời nhắc phải rõ ràng và cụ thể. Trau chuốt lời nhắc đến khi đủ cô đọng và súc tích. Nhờ đó, ChatGPT có thể hiểu rõ ngữ cảnh hơn.
Kiểm thử với các lời nhắc khác nhau.
ChatGPT có thể tạo phản hồi dựa trên nhiều kiểu lời nhắc. Tức là bạn có thể thử nghiệm để biết đâu là lời nhắc mang lại kết quả tốt nhất. Hãy thử sử dụng các cấu trúc câu, từ khóa và mức độ cụ thể khác nhau để tạo ra phản hồi hữu ích nhất.
Cung cấp thêm ngữ cảnh.
ChatGPT có thể tạo phản hồi dựa trên ngữ cảnh của lời nhắc. Chính vì vậy, quan trọng là hãy cung cấp càng nhiều ngữ cảnh càng tốt.
Trong đó có thể bao gồm thông tin liên quan về chủ đề, đối tượng và kết quả mong muốn. Bạn càng cung cấp nhiều ngữ cảnh, khả năng nhận được phản hồi hữu ích và phù hợp sẽ càng tăng.
Gửi góp ý.
Là một mô hình học máy nên ChatGPT có thể cải thiện nhờ góp ý. Nếu bạn nhận được các phản hồi không chính xác hoặc không phù hợp, hãy góp ý cho hệ thống. Thông qua việc góp ý này, ChatGPT có thể học hỏi từ những sai sót và cải thiện câu trả lời cho những lần tương tác tiếp theo.
Liên kết ChatGPT với những công cụ và kỹ thuật khác.
ChatGPT là công cụ mạnh mẽ nhưng chỉ là một trong số nhiều công cụ hiện thời. Hãy cân nhắc kết hợp ChatGPT với những công cụ và kỹ thuật khác để đạt được kết quả tốt nhất.
Ví dụ: bạn có thể sử dụng ChatGPT để tạo ý tưởng nội dung rồi sử dụng công cụ phân tích nội dung để trau chuốt thêm.
5 lý do để tích hợp ChatGPT vào ứng dụng di động của bạn.
Với những tính năng ChatGPT đem lại cho ứng dụng, bạn có thể tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn cải thiện được trải nghiệm người dùng. Cân nhắc các đề xuất mà ChatGPT có thể giúp ích cho ứng dụng di động của bạn khi tích hợp.****
Chatbot nâng cao: Nhờ sử dụng kỹ thuật Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NPL), ChatGPT cung cấp giao diện trò chuyện (CI) để xác định nhu cầu của người dùng. Trong quá trình trò chuyện, ChatGPT sẽ tương tác với người dùng thông qua trò chuyện, đàm thoại và những yếu tố NPL khác như menu, hình ảnh, video, v.v. NPL giúp chatbot hiểu ngôn ngữ thường nhật của người dùng và phản hồi một cách phù hợp, góp phần tạo nên một chatbot thông minh.
Hỗ trợ khách hàng: Để mô hình AI trả lời những câu hỏi được người dùng quan tâm nhất và giúp giải quyết mọi vấn đề, kể cả những vấn đề phức tạp hoặc đòi hỏi nhiều bước xử lý. Nhờ vậy sẽ tiết kiệm các nguồn lực chính và vẫn đảm bảo khách hàng được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ ngay tức thì.
Trải nghiệm cá nhân hóa: Với khả năng học hỏi nhanh về sở thích của người dùng, chatbot có thể cung cấp những phản hồi được điều chỉnh phù hợp và sử dụng Công cụ đề xuất nhằm đưa ra đề xuất cụ thể cho người dùng dựa trên những hành động trước đó mà họ thực hiện trong ứng dụng.
Chuyển ngữ: ChatGPT có thể dịch văn bản đầu vào từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác cho các ứng dụng đa ngôn ngữ. Lưu ý: khả năng này khá hữu ích nhưng vẫn đang trong giai đoạn triển khai ban đầu và hiện tại chỉ nên sử dụng tính năng này trong các cuộc trò chuyện cơ bản, ít yếu tố phức tạp.
Chức năng tìm kiếm nâng cao: Việc tích hợp chức năng này với ứng dụng sẽ giúp tăng cường kết quả tìm kiếm của người dùng nhờ thông tin từ các nguồn và cơ sở dữ liệu bên ngoài.
Cách triển khai ChatGPT trong ứng dụng di động của bạn.
Nếu bạn thấy hợp lý, hãy làm theo ba bước sau để tích hợp ChatGPT vào ứng dụng của mình.
Thiết lập tài khoản để nhận khóa API GPT-3 cung cấp quyền truy cập vào các ứng dụng GPT-3.
Xác định chiều hướng trò chuyện của người dùng và sử dụng GPT để viết kịch bản.
Đào tạo mô hình với dữ liệu dành riêng cho doanh nghiệp để có câu trả lời chính xác và thích hợp hơn.
Tương lai của marketing ứng dụng với sự hiện diện của ChatGPT và AI khác.
Ngoài khả năng đáng chú ý trong việc tạo phản hồi giống con người, ChatGPT còn có tiềm năng phát triển và củng cố hiệu suất hơn nữa trong tương lai. Điều này có thể đạt được thông qua quá trình đào tạo dữ liệu đa dạng và chuyên sâu để ChatGPT có thể tạo ra phản hồi tự nhiên và ứng đáp sát với ngữ cảnh hơn.
ChatGPT3 có tiềm năng tác động rất lớn đến ngành marketing và quảng cáo. ChatGPT đang thay đổi hoạt động marketing ứng dụng bằng cách cung cấp cho người làm marketing những hướng đi mới nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện tỷ lệ duy trì và tối đa hóa doanh thu.
ChatGPT có thể tạo các chiến dịch nhắm mục tiêu với độ chuẩn xác cao và tiếp cận đúng người dùng vào đúng thời điểm nhờ xác định sở thích và hành vi của người dùng thông qua quá trình phân tích dữ liệu. Dựa trên dữ liệu này, có thể đưa ra các đề xuất và thông báo cá nhân hóa cho người dùng, giúp họ luôn cảm thấy có sự kết nối khi dùng ứng dụng.
ChatGPT mới chỉ là bước khởi đầu và chắc hẳn sẽ có nhiều công cụ marketing được AI hỗ trợ, với đặc điểm tiên tiến và đổi mới hơn nữa trong tương lai. Notion – một ứng dụng ghi chú và năng suất – đã giới thiệu AI của mình sau khi ChatGPT ra mắt.
Google Bard là công cụ chatbot AI mới của Google và hiện cũng đang được tung ra thị trường, cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT. Thật nóng lòng muốn xem màn so tài giữa các chatbot AI tạo sinh và hướng biến chuyển cũng như ảnh hưởng của những chatbot AI này đối với ngành marketing ứng dụng di động.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cuộc đua AI giúp Nvidia đạt giá trị vốn hóa gần một nghìn tỷ USD nhờ bán chip đắt tiền cho các hệ thống huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI Training).
Tuần qua, Nvidia báo cáo tài chính quý I/2023, nhắc đến “sự gia tăng đáng kinh ngạc” về nhu cầu chip xử lý cho các hệ thống AI thế hệ mới, đồng thời dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý tiếp theo. Sau thông báo, vốn hóa thị trường (Market Cap) của Nvidia tăng 24% từ 750 tỷ USD lên 935 tỷ USD.
Tính đến cuối 27/5, giá cổ phiếu công ty đạt 390 USD, nâng vốn hóa lên gần 970 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 400 tỷ USD hồi tháng 1.
Chỉ trong 5 tháng, công ty chip Mỹ đã vượt Tesla và Facebook (lần lượt là 584,7 tỷ USD và 647,6 tỷ USD), đồng thời được dự đoán sớm gia nhập CLB nghìn tỷ USD với các “ông lớn” công nghệ Apple, Google, Microsoft và Amazon, cùng công ty dầu mỏ Saudi Aramco.
Nvidia thành lập năm 1993 bởi ba kỹ sư Jensen Huang, Chris Malachowsky và Curtis Priem – những người dự đoán khi máy tính phát triển sẽ cần những bộ xử lý đồ họa (GPU) phức tạp hơn. Ván cược được đền đáp khi đến năm 2000, công ty giành hợp đồng lớn đầu tiên: sản xuất chip cho máy chơi game Xbox của Microsoft.
Kể từ đó, Nvidia được chú ý hơn nhờ các sản phẩm GPU cho máy tính. Khi làn sóng khai thác tiền số diễn ra những năm qua, công ty Mỹ lại tiếp tục hưởng lợi nhờ cơn khát card đồ họa.
Cùng thời gian này, một số công ty trong lĩnh vực AI cũng mua chip của Nvidia để huấn luyện các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Tuy nhiên, hãng chỉ thực sự trở thành ngôi sao sáng từ nửa đầu năm nay khi cơn sốt siêu AI bùng nổ và hàng loạt công ty lớn nhỏ săn tìm hai mẫu chip A100 và H100.
“Việc đào tạo mô hình AI cần đòi hỏi các mẫu chip có khả năng xử lý đồng thời dữ liệu lớn với tần suất cao. Nvidia tình cờ lại là công ty duy nhất đáp ứng được nhu cầu đó”, Greg Osuri, người sáng lập công ty tư vấn Akash Networks, nhận xét.
Đa số công ty lớn nhỏ nếu muốn xây dựng mô hình AI tổng quát (Generative AI) đều cần chip của Nvidia. “Khi một doanh nghiệp muốn tìm ra mô hình kinh doanh dựa trên AI, việc đầu tiên là gửi séc cho Jensen”, David Luan, cựu kỹ sư Google và là người đồng sáng lập Adept Labs, nói tại sự kiện AI cho startup hồi tháng 3 ở Mỹ, ám chỉ việc phải trả tiền mua chip cho CEO Nvidia Jensen Huang.
Theo Osuri, một bộ tám chip tiên tiến nhất của Nvidia – mức tối thiểu cho một hệ thống đào tạo AI – có thể lên tới 300.000 USD. Nhưng để xây cỗ máy huấn luyện siêu AI sẽ cần hàng nghìn chip. Theo Business Insider, Elon Musk gần đây được cho là đã mua 10.000 chip Nvidia để phục vụ tham vọng AI mới của mình.
Giới chuyên gia đánh giá, Nvidia được lợi kể từ sau khi ChatGPT của OpenAI bùng nổ cuối năm ngoái. Về cơ bản, ChatGPT giống như phát súng khởi động cho cuộc đua vũ trang về AI. Trong cuộc họp với các nhà đầu tư giữa tuần trước, Colette Kress, Giám đốc tài chính Nvidia, gọi sự xuất hiện của chatbot AI ChatGPT là “khoảnh khắc iPhone”.
Sự phụ thuộc vào GPU của Nvidia là lý do để giới phân tích tin công ty Mỹ sớm gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ USD thời gian tới. Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 2,5 lần.
Dù vậy, tương lai Nvidia sẽ vấp phải sự cạnh tranh lớn vì Google, Microsoft và Amazon đều đã phát triển chip riêng để xử lý dữ liệu AI, giống như cách Apple đã tạo chip cho iPhone, MacBook để không bị phụ thuộc bên thứ ba. Hai đối thủ lớn AMD và Intel cũng đều đã mở rộng dòng GPU.
Tuy nhiên, trong giai đoạn vài năm, Nvidia vẫn sẽ là cái tên thống trị thị trường GPU. Kiến trúc chip của công ty được đánh giá khó bị sao chép vì nó liên quan đến hàng loạt yếu tố như thiết kế phần mềm, thư viện, thuật toán, tích hợp và tối ưu hóa thành một hệ thống duy nhất.
“Tôi nghĩ sự thống trị của Nvidia sẽ còn tiếp tục”, CJ Muse, nhà phân tích của công ty nghiên cứu bán dẫn Evercore, nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Decision Lab, ba cái tên lần lượt dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam là MoMo, ZaloPay và ViettelPay, trong khi Moca bất ngờ rơi xuống vị trí thứ 6.
Cách đây hơn 3 năm, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam.
Nghiên cứu bước đầu cho thấy, Momo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. Đồng thời, ba ví này chiếm tới 90% thị phần người dùng ví điện tử.
Đáng chú ý, ở năm 2020 – thời điểm Cimigo công bố nghiên cứu, tần suất người dùng Việt Nam sử dụng 3 ví điện tử MoMo, Moca và ZaloPay là ngang nhau, thì tới năm 2023 những con số này đã có sự thay đổi rõ rệt.
Cụ thể, theo báo cáo “Người tiêu dùng số – The Connected Consumer” công bố bởi Decision Lab và Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam trong quý 1/2023, 6 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam tiếp tục là MoMo, Moca, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay và VNPay.
Tuy nhiên, 3 ví điện tử thông dụng hàng đầu đã không còn cái tên Moca. Ví điện tử nằm trong hệ sinh thái Grab Việt Nam đã bất ngờ tụt xuống vị trí thứ 6, với mức độ thâm nhập thị trường chỉ là 7%, theo Decision Lab.
Ba cái tên lần lượt dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam là MoMo, ZaloPay và ViettelPay. So với 3 năm trước, bảng xếp hạng này được bổ sung thêm ví điện tử ShopeePay xếp thứ 4, và xếp thứ 5 là ví điện tử VNPay – Kỳ lân thứ 2 của Việt Nam.
Xét trên độ tuổi người tiêu dùng, MoMo dẫn đầu ở cả ba thế hệ Gen X, Gen Y và Gen Z. Đặc biệt, MoMo có mức độ yêu thích cao hơn 50% đối với hai nhóm người dùng Gen Z (từ 16-25 tuổi) và Gen Y (từ 26-41 tuổi), với tỷ lệ lần lượt là 51% và 54%.
Tương tự với góc độ truyền thông, bảng xếp hạng ngành fintech năm 2022 được Reputa – Hệ thống giám sát và phân tích thông tin trên môi trường mạng ghi nhận, MoMo hiện đứng số 1 bảng xếp hạng công ty thanh toán điện tử theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm cao nhất.
Số điểm mà MoMo có được cao gấp gần 4 lần so với đơn vị xếp thứ hai – Shopee Pay. Ở vị trí thứ ba là VNPay, theo sau lần lượt là VTC Pay và Viettel Money.
Những con số nói trên không chỉ cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường ví điện tử Việt Nam, mà còn phần nào phản ánh thói quen sử dụng các công cụ thanh toán không tiền mặt của người Việt đã có sự cải thiện.
Báo cáo của Q&Me gần đây ghi nhận, 75% người dùng điện thoại thông minh sử dụng ứng dụng thanh toán di động hoặc ứng dụng ngân hàng trực tuyến.
Điều này cho thấy trong vài năm gần đây, thói quen quản lý tài chính và thanh toán của người Việt đã thay đổi đáng kể. Hầu hết người Việt chuộng xu hướng thanh toán không tiền mặt và các giải pháp đầu tư – tích lũy trên các ứng dụng di động.
Khảo sát của Visa cho thấy phần lớn người tiêu dùng Châu Á – Thái Bình Dương (55%) có khả năng sẽ sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại, mặc dù các phương thức này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trong khu vực.
Trong khi đó, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng trong việc sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán trong những năm gần đây, với hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, và hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer