Skip to main content

Market Penetration là gì? Chiến lược Thâm nhập thị trường trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết nền tảng của thuật ngữ Market Penetration (Tiếng Việt có nghĩa là Thâm nhập thị trường) trong Marketing như: Market Penetration là gì? Thấu hiểu khái niệm Market Penetration trong bối cảnh Marketing và kinh doanh, các chiến lược Market Penetration, ví dụ về Market Penetration và hơn thế nữa.

Market Penetration là gì
Market Penetration là gì? Các chiến lược Market Penetration

Trong bối cảnh kinh doanh và marketing, mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là tăng trưởng, cả về doanh số, khách hàng tiềm năng và thị phần. Trong khi đối với một số doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu, họ chỉ cần chiếm thêm thị phần, mở rộng sản phẩm hay tệp khách hàng tiềm năng ở một thị trường nhất định, với một số doanh nghiệp thì nó lại có nghĩa là họ cần tiến vào một số thị trường mới ngoài thị trường hiện có. Đây chính là lúc khái niệm Market Penetration ra đời.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Market Penetration là gì?
  • Thấu hiểu về khái niệm Market Penetration trong bối cảnh marketing và kinh doanh.
  • Công thức tính mức độ hay tỷ lệ Market Penetration.
  • Sự khác biệt giữa Market Penetration và phát triển thị trường là gì?
  • Các chiến lược Market Penetration phổ biến hiện nay là gì?
  • Một số ví dụ về phương thức Market Penetration.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Market Penetration là gì?

Market Penetration trong tiếng Việt có nghĩa là Thâm nhập thị trường.

Trong bối cảnh kinh doanh và marketing, Market Penetration được định nghĩa là phần trăm hay số lượng các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho khách hàng so với tổng thị trường ước tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Market Penetration là chỉ số giúp doanh nghiệp xác định quy mô của thị trường (Market Size) tiềm năng để từ đó định hướng phát triển chiến lược tăng thị phần của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó.

Một số điểm cần hiểu về thuật ngữ Market Penetration.

  • Market Penetration là thước đo lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đang được khách hàng mục tiêu sử dụng so với tổng thị trường ước tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng.
  • Market Penetration cũng liên quan đến số lượng khách hàng tiềm năng đã mua sản phẩm của một doanh nghiệp hay thương hiệu cụ thể thay vì là sản phẩm (tương tự) của đối thủ cạnh tranh.
  • Phát triển thị trường (Market Development) là chiến lược cần thiết để tăng thị phần hoặc Market Penetration.
  • Các chiến lược Market Penetration phổ biến bao gồm việc giảm giá, mua lại đối thủ cạnh tranh, nhắm mục tiêu đến các thị trường mới hoặc giới thiệu sản phẩm mới.
  • Bởi sự khác biệt về văn hoá và hành vi của người tiêu dùng ở từng thị trường hay khu vực khác nhau, việc Market Penetration cũng có thể gây hại cho thương hiệu (giá thị và hình ảnh của thương hiệu) và khách hàng hiện tại.

Thấu hiểu khái niệm Market Penetration.

Như đã đề cập ở trên, khái niệm Market Penetration có thể được sử dụng để xác định quy mô hay dung lượng của thị trường tiềm năng.

Nếu tổng thị trường này là lớn, các doanh nghiệp sẽ Market Penetration với mục tiêu là giành lấy thị phần (Market Share) hoặc một tỷ lệ phần trăm (đủ lớn) khách hàng tiềm năng nào đó hiện có trong ngành.

Ví dụ: nếu có 300 triệu người trong một quốc gia và 65 triệu người trong số họ sở hữu điện thoại di động, thì tỷ lệ Market Penetration của điện thoại di động sẽ là khoảng gần 22% (65/300).

Về mặt lý thuyết, vẫn còn 235 triệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm điện thoại di động trong thị trường (Market) này, hay hơn 78% dân số vẫn chưa được khai thác, đây rõ ràng là một động lực vô cùng lớn để các doanh nghiệp thâm nhập vào.

Theo cách hiểu tương tự, thuật ngữ Market Penetration có thể được sử dụng để đánh giá toàn bộ ngành nhằm xác định tiềm năng giành thị phần hoặc tăng doanh thu thông qua khả năng bán hàng.

Liên quan đến khái niệm Market Penetration, bạn cũng cần hiểu về các chỉ số liên quan đó là tỷ lệ Market Penetration và mức độ Market Penetration.

  • Market Penetration Rate là gì?

Khi quyết định thâm nhập vào bất cứ thị trường nào, doanh nghiệp sẽ phải định lượng khả năng thâm nhập của họ hay Market Penetration rate.

Market Penetration rate đơn giản là một tỷ lệ so sánh hiệu suất của một doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường.

Market Penetration rate đặc biệt quan trọng vì nó cho phép doanh nghiệp so sánh vị trí hiện tại, vị trí đã đến và vị trí họ muốn đạt được trong tương lai, bao gồm cả việc đánh giá xem đối thủ cạnh tranh của họ đang hoạt động như thế nào trên thị trường đó.

  • High Market Penetration là gì?

Khi nói đến Market Penetration, rõ ràng là doanh nghiệp nào cũng sẽ muốn có được một mức độ thâm nhập cao (cao nhất có thể). Mức độ thâm nhập càng cao, doanh nghiệp càng được hưởng lợi.

Ví dụ, trong thị trường giày thể thao, Nike có thể nói là thương hiệu có mức độ Market Penetration cao nhất. Bởi lý do này, nếu bạn từng ghé thăm các cửa hàng bán đồ thể thao lớn (hàng hiệu) hay thậm chí là gian hàng bán giày thể theo (Sneaker) ở các siêu thị, Nike thường chiếm một không gian lớn (POSM).

Điều này khá dễ hiểu khi nhà bán hàng hiểu rằng, khách hàng thường chọn mua Nike và Nike theo đó có khả năng mang lại doanh thu cao nhất cho họ.

Sự nổi tiếng và thương hiệu mạnh của Nike cũng là bảo chứng cho điều này. Đây chính là kết quả của mức độ Market Penetration cao của Nike.

Ngoài các lợi ích này, mức độ Market Penetration cao cũng có nghĩa là:

  • Thương hiệu là một nhà lãnh đạo ngành (Market Leader).
  • Thương hiệu được công nhận rộng rãi.
  • Thương hiệu có khả năng hiện diện và nhận biết tốt trên thị trường.
  • Thương hiệu có giá trị cao.
  • Khả năng bán được nhiều hàng hơn và mang về doanh số cao hơn.

Ngoài ra, Market Penetration cao cũng mang lại nhiều lợi thế về Marketing, giảm bớt áp lực về các chiến lược bán hàng trực tiếp (Performance Marketing) và có nhiều cơ hội hơn để phát triển hay thúc đẩy giá trị của thương hiệu.

Cách tính mức độ hay tỷ lệ Market Penetration.

Mức độ thâm nhập thị trường (Market penetration) có thể được định lượng như một tỷ lệ mô tả tỷ lệ thị trường đã bị “chiếm” bởi doanh nghiệp.

Để tính toán mức độ thâm nhập thị trường, doanh nghiệp phải biết được số lượng khách hàng mà doanh nghiệp có được so với tổng quy mô của thị trường.​

Công thức tính Market Penetration Rate sẽ được tính như sau:

Market Penetration Rate = Số lượng khách hàng (doanh nghiệp có được) / Tổng tuy mô của thị trường x 100%

Số lượng khách hàng: là những khách hàng mà doanh nghiệp đã hoặc đang có được. Trong khi một số doanh nghiệp coi những khách hàng này là những người mua hàng lặp lại (trung thành hoặc mua nhiều lần), một số doanh nghiệp khác coi đó là những người đã từng mua hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Tổng quy mô thị trường: là biến có thể khó xác định hơn. Tổng quy mô thị trường không nhất thiết phải là dân số của một khu vực cụ thể; thay vào đó, nó là tổng số khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể có (trong một phân khúc thị trường nào đó).

Trong không ít các trường hợp, số lượng khách hàng không phải là biến quan trọng nhất với doanh nghiệp mà là giá trị (tính bằng tiền) mang về.

Nói một cách dễ hiểu, thay vì cố gắng làm Market Penetration để giành lấy nhiều khách hàng, doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng có giá trị cao nhất, điều này đặc biệt đúng với ngành hàng B2B (business-to-business).

Sự khác biệt giữa Market Penetration và Market Development là gì?

Về cơ bản, Market Penetration và Market Development là 2 thuật ngữ thường đi kèm với nhau. Market Development hay Phát triển thị trường là một chiến lược hoặc hành động cần thiết nếu doanh nghiệp muốn tăng thị phần hoặc tăng mức độ Market Penetration.

Để tăng khả năng Market Penetration, trước tiên doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc phát triển thị trường.

Để có thể hình dung rõ hơn về điều này, bạn có thể xem chi tiết ở ví dụ bên dưới.

ABC là một thương hiệu giày thể thao cao cấp dành cho Nam giới. Để tăng mức độ thâm nhập vào thị trường, thương hiệu này đang cân nhắc một thị trường nhỏ hơn nhưng rất tiềm năng — giày thể thao dành cho trẻ em.

Mặc dù sản phẩm mới không phải là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp, nhưng nó lại vừa bổ sung dòng sản phẩm vừa mang lại một lượng khách hàng mới.

Rõ ràng là, để thâm nhập vào một thị trường rộng lớn hơn, ABC trước tiên đã phát triển thêm một thị trường nhỏ vốn chưa được khai thác trước đó.

Các chiến lược Market Penetration phổ biến nhất hiện nay là gì?

Chiến lược Market Penetration là chiến lược khi một doanh nghiệp hướng tới mục tiêu có được thị phần cao hơn bằng cách khai thác các sản phẩm hiện có cũng trên các thị trường hiện có (đã tồn tại).

Chiến lược Market Penetration là 1 phần có trong mô hình ma trận Ansoff bao gồm 4 chiến lược tăng trưởng như: chiến lược Market Penetration (sử dụng sản phẩm hiện có trên thị trường hiện tại), chiến lược phát triển thị trường (sử dụng sản phẩm hiện có cho một thị trường mới), chiến lược phát triển sản phẩm (sử dụng sản phẩm mới cho thị trường hiện có), chiến lược đa dạng hoá (sử dụng sản phẩm mới tới một thị trường mới).

Một khi doanh nghiệp chọn Market Penetration làm chiến lược của mình, dưới đây là các chiến lược mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Thay đổi chiến lược định giá.

Trong marketing, giá bán là một trong những yếu tố nhạy cảm nhất đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ và hơn thế nữa. Để thực thi Market Penetration, doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược định giá theo hướng giảm hoặc tăng giá bán cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó.

2. Cải tiến hoạt động Marketing.

Với các phân khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp cần có những chiến lược tiếp cận khác nhau. Để làm Market Penetration, bạn cần phải xây dựng lại các bản kế hoạch hay chiến lược marketing (Marketing Plan) hiện tại của mình.

3. Xác định nhu cầu về một sản phẩm mới, sản xuất và tung nó ra thị trường.

Với chiến lược Market Penetration này, các marketer có thể khảo sát và phân tích khách hàng cũng như các nhóm đối tượng mục tiêu để xác định nhu cầu về một sản phẩm (hoặc tính năng) mới. Sau đó, tập trung sản xuất và bán nó.

4. Cải tiến hoặc thay đổi sản phẩm (tính năng) hiện có cũng là một chiến lược Market Penetration hiệu quả.

Để thâm nhập sâu hơn vào thị trường, doanh nghiệp có thể chọn cách giải quyết các nỗi đau của khách hàng bằng cách cập nhật, cải tiến hoặc thay đổi các sản phẩm (tính năng) hiện có.

5. Tìm kiếm các khu vực mới sau đó tự phát triển hoặc nhượng quyền thương hiệu.

chiến lược này, doanh nghiệp có thể mở cửa hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) ở những khu vực mới. Doanh nghiệp có thể tự mở rộng hoặc nhượng quyền thương hiệu cho các đối tác khác.

6. Mua lại một doanh nghiệp hoặc đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Nếu bạn tìm hiểu, bạn thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp lớn như Facebook, Google, hay Microsoft đều không ngừng thực hiện chiến lược mua lại các nền tảng hay doanh nghiệp khác (thường là cùng ngành). Facebook mua lại mạng xã hội Instagram hay Microsoft mua lại LinkedIn là những ví dụ tiêu biểu.

Thay vì phải xây dựng từ đầu, bằng cách mua lại các đối thủ, doanh nghiệp hiển nhiên có thêm vô số các khách hàng mới (và thị trường mới).

7. Cung cấp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Nếu bạn là người làm marketing, có thể bạn đã biết rằng chi phí để có được một khách hàng mới thường cao hơn nhiều lần so với việc giữ chân khách hàng cũ, điều này cũng đúng với chiến lược Market Penetration.

Bằng cách đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hay các chương trình khách hàng thân thiết khác, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), khiến khách hàng cũ quay lại mua hàng, khách hàng hiện có mua nhiều hơn và cũng có thêm khách hàng mới gia nhập.

8. Phát triển các chiến dịch Marketing mới cũng là chiến lược thông minh để làm Market Penetration.

Doanh nghiệp có thể xây dựng và khởi chạy các chiến dịch hoặc sáng kiến marketing mới để quảng bá các sản phẩm hiện có theo cách độc đáo và mới lạ hơn mà khách hàng chưa từng thấy trước đây (so với đối thủ).

9. Thúc đẩy các hoạt động bán hàng.

Chiến lược Market Penetration cuối cùng mà doanh nghiệp có thể tham khảo đó là đầu tư nhiều hơn vào bộ phận bán hàng (Sales). Khuyến khích các nhân viên bán hàng tăng số lượng tương tác với các khách hàng tiềm năng cao và hơn thế nữa.

FQAs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Market Penetration.

  • Penetration rate là gì?

Penetration rate hay viết đầy đủ là Market Penetration rate có nghĩa là Tỷ lệ thâm nhập thị trường, là một tỷ lệ so sánh hiệu suất của một doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường.

Market Penetration rate đặc biệt quan trọng vì nó cho phép doanh nghiệp so sánh vị trí hiện tại, vị trí đã đến và vị trí họ muốn đạt được trong tương lai, bao gồm cả việc đánh giá xem đối thủ cạnh tranh của họ đang hoạt động như thế nào trên thị trường đó.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Market Penetration trong bối cảnh kinh doanh và marketing.

Trong khi bạn có thể sử dụng nhiều chiến lược Market Penetration khác nhau, bằng cách hiểu rõ bản chất vốn có của nó, hiểu Market Penetration là gì, các chiến lược thâm nhập thị trường tiềm năng có thể áp dụng hay công thức tính Market Penetration rate, giờ đây bạn có nhiều kiến thức và cơ hội hơn để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Reddit sẽ sớm thu phí cho các bên sử dụng API Reddit

Reddit đã phát hành API miễn phí từ nhiều năm trước nhưng vì mô hình kinh doanh không thu nhiều lợi nhuận nên đã quyết định thu phí những bên truy cập API Reddit.

Reddit sẽ sớm thu phí cho các bên sử dụng API Reddit
Reddit sẽ sớm thu phí cho các bên sử dụng API Reddit

Những ngày vừa qua là thời gian khủng hoảng của Reddit khi hơn 100 subreddit bị xóa sổ, trong đó có 5 subreddit phổ biến nhất trên nền tảng bắt đầu đóng cửa từ ngày 12/6.

Bên cạnh đó, hàng nghìn hội nhóm và loạt bài viết trên trang chủ nhằm phản đối chính sách thu tiền API (giao diện lập trình ứng dụng) xuất hiện, trang theo dõi Reddark cho biết.

Là một trong những diễn đàn lớn nhất Internet, Reddit sở hữu lượng người dùng khổng lồ, lên đến 57 triệu lượt truy cập hàng ngày.

Nền tảng đã phát hành API miễn phí từ nhiều năm trước nhưng vì mô hình kinh doanh không thu nhiều lợi nhuận nên đã quyết định thu phí những bên truy cập API Reddit.

Không có tiền khi phát hành API miễn phí.

Theo Digital Trends, API miễn phí có nghĩa là bất cứ lập trình viên nào cũng có thể Reddit cung cấp dữ liệu để phát triển app của riêng mình.

Nhiều người làm ứng dụng bằng chính ngôn ngữ giao diện của mình và thêm những tính năng mình mong muốn, sau đó dùng API của Reddit để phổ biến những tính năng này thông qua thông tin subreddit, bài đăng, bình luận, hồ sơ người dùng…

Để làm được điều này, mỗi lần sử dụng, ứng dụng sẽ gửi yêu cầu đến API. Đơn cử như người dùng muốn xem một bài viết, hệ thống sẽ gửi yêu cầu bài viết đó đến Reddit hay khi muốn bình luận, hệ thống sẽ gửi bình luận đó đến API.

API không phải là một ứng dụng riêng biệt nên bất kỳ app nào cũng có thể truy cập dữ liệu của Reddit mà không để lộ hệ thống bên trong.

Trên thực tế, cách làm của Reddit không hề mới. Trước đó, tỷ phú Elon Musk sau khi thâu tóm Twitter đã quyết định thu phí truy cập API, khiến hàng chục ứng dụng bên thứ 3 ngừng hoạt động. Mua API, nhà phát triển sẽ phải trả tiền cho mỗi lần truy cập kể trên. Do đó, ứng dụng càng nổi tiếng, số lượt yêu cầu càng nhiều, càng tốn tiền hơn.

Một nhà phát triển tiết lộ Reddit dự kiến thu 12.000 USD cho 50 triệu lượt yêu cầu hoặc 0,24 USD cho 1.000 yêu cầu.

Tưởng chừng như ít nhưng với những tên tuổi lớn như Apollo – nhà phát triển ứng dụng đọc Reddit trên iPhone – nhận hơn 7 tỷ yêu cầu/tháng, tương đương phải chi 2 triệu USD/tháng và 20 triệu USD/năm cho API của Reddit.

Giá này cũng đắt đỏ so với những ứng dụng khác. Lập trình viên chỉ trả khoảng 166 USD cho 50 triệu lượt truy cập API đến ứng dụng đăng ảnh Imgur.

Người dùng phẫn nộ.

Sau khi thông báo chính thức đưa ra, người dùng phản đối quyết liệt yêu cầu các nhà phát triển phải trả tiền để sử dụng API. Sự phẫn nộ bao trùm cộng đồng suốt nhiều ngày qua và phản hồi của CEO Steve Huffman lại càng “đổ dầu vào lửa” cho sự kiện này.

Trong mục Ask Me Anything, vị CEO cho biết giá thuê API là 0,24 USD cho 1.000 yêu cầu API. Nhưng những ứng dụng có ít hơn 100 yêu cầu/tháng sẽ được sử dụng API miễn phí. Những ứng dụng này chiếm đến 90% tổng số ứng dụng bên thứ 3 của Reddit.

Vị CEO đã phải chịu không ít chỉ trích từ người dùng. Nhiều người đã để lại bình luận khiếm nhã, gọi ông là kẻ hèn hạ. Những chủ sở hữu subreddit và app bên thứ 3 của Reddit nói rằng họ đã mất lòng tin ở CEO Huffman và bộ phận lãnh đạo của Reddit.

Nhà phát triển Christian Selig của ứng dụng Apollo – một trong những bên đi đầu trong chiến dịch phản đối Reddit – nói rằng CEO Huffman đã nói dối một cách trơ trẽn với chủ sở hữu các subreddit. Chủ subreddit r/videos cho biết mục hỏi đáp của ông chỉ toàn những câu trả lời nhảm nhí ghép lại với nhau.

Đa số subreddit đều tuyên bố sẽ chỉnh quyền riêng tư cho các chủ đề trong vòng 2 ngày tới để người dùng không truy cập được. Đơn cử như cộng đồng subreddit r/videos cho biết họ sẽ khóa diễn đàn vĩnh viễn.

Trong khi đó, r/ModCoord nói rằng cuộc biểu tình phản đối sẽ kết thúc khi Reddit giải quyết vấn đề liên quan đến chính sách API mới, cải thiện khả năng truy cập cho người khiếm thị và hạn chế chia sẻ các nội dung nhạy cảm, không lành mạnh cho người xem.

Đe dọa khóa tài khoản hàng loạt.

Khi người dùng Merari01 đặt câu hỏi tại sao Reddit không thử nghiệm thay đổi mới với một số người dùng và nhà quản lý subreddit trước, CEO Huffman trả lời công ty đã bắt đầu thông báo điều này từ tháng 4.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, thông tin của Reddit không hề đề cập đến giá mua API và việc sẽ chặn các app bên thứ 3 hiển thị nội dung nhạy cảm.

Do đó, sau khi Steve Huffman trả lời câu hỏi trên mục Ask Me Anything, chủ các subreddit còn tức giận hơn trước. Diễn đàn r/iPhone nổi tiếng với hơn 3,8 triệu người dùng cho biết kế hoạch ban đầu của họ là chỉ khóa subreddit trong vòng 48 giờ. Nhưng thái độ của vị CEO đã khiến họ thay đổi quyết định hoàn toàn.

“Sau phần Ask Me Anything của CEO Reddit, chúng tôi nhận thấy việc họ thay đổi chính sách không hề có ý tốt. Ông ta sẵn sàng nói lời giả dối và nói xấu các nhà phát triển bên thứ 3 nên chúng tôi nghĩ rằng mình càng nên quyết liệt”, đại diện subreddit nói.

Hiện mục r/iPhone đã bị chuyển quyền riêng tư cá nhân, không cho phép truy cập từ bên ngoài. Tương tự, r/Music – một trong những subreddit lớn nhất nền tảng” tuyên bố sẽ khóa diễn đàn kể từ ngày 12/6 cho đến khi “Reddit thu hồi lại chính sách API của mình”.

Với 3,8 triệu người dùng, r/Music cũng tỏ ra tán đồng với cách làm quyết liệt này. “Chừng nào lãnh đạo Reddit thay đổi kế hoạch thu phí AI, khi đó chúng tôi mới mở khóa tài khoản.

Hôm 12/6, một bài viết đăng trên r/ModCoord cho biết đã có 4.500 diễn đàn trên Reddit sẵn sàng khóa tài khoản để bày tỏ sự phản đối.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thâm nhập thị trường là gì? Các chiến lược thâm nhập cần biết

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết nền tảng của thuật ngữ Thâm nhập thị trường (tiếng Anh là Market Penetration) trong Marketing như: Thâm nhập thị trường là gì? Thấu hiểu khái niệm Thâm nhập thị trường trong bối cảnh Marketing và kinh doanh, các chiến lược thâm nhập thị trường, ví dụ về thâm nhập thị trường và hơn thế nữa.

Thâm nhập thị trường là gì
Thâm nhập thị trường là gì? Các chiến lược thâm nhập thị trường

Trong bối cảnh kinh doanh và marketing, mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là tăng trưởng, cả về doanh số, khách hàng tiềm năng và thị phần. Trong khi đối với một số doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu, họ chỉ cần chiếm thêm thị phần, mở rộng sản phẩm hay tệp khách hàng tiềm năng ở một thị trường nhất định, với một số doanh nghiệp thì nó lại có nghĩa là họ cần tiến vào một số thị trường mới ngoài thị trường hiện có. Đây chính là lúc khái niệm Thâm nhập thị trường ra đời.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Thâm nhập thị trường là gì?
  • Thấu hiểu về khái niệm thâm nhập thị trường trong bối cảnh marketing và kinh doanh.
  • Công thức tính mức độ hay tỷ lệ thâm nhập thị trường.
  • Sự khác biệt giữa thâm nhập thị trường và phát triển thị trường là gì?
  • Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay là gì?
  • Một số ví dụ về phương thức Thâm nhập thị trường.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thâm nhập thị trường là gì?

Trong bối cảnh kinh doanh và marketing, thâm nhập thị trường (Market Penetration) được định nghĩa là phần trăm hay số lượng các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho khách hàng so với tổng thị trường ước tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Thâm nhập thị trường là chỉ số giúp doanh nghiệp xác định quy mô của thị trường (Market Size) tiềm năng để từ đó định hướng phát triển chiến lược tăng thị phần của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó.

Một số điểm cần hiểu về thuật ngữ thâm nhập thị trường.

  • Thâm nhập thị trường hay còn được gọi là Mức độ thâm nhập thị trường là thước đo lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đang được khách hàng mục tiêu sử dụng so với tổng thị trường ước tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng.
  • Thâm nhập thị trường cũng liên quan đến số lượng khách hàng tiềm năng đã mua sản phẩm của một doanh nghiệp hay thương hiệu cụ thể thay vì là sản phẩm (tương tự) của đối thủ cạnh tranh.
  • Phát triển thị trường là chiến lược cần thiết để tăng thị phần hoặc thâm nhập thị trường.
  • Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến bao gồm việc giảm giá, mua lại đối thủ cạnh tranh, nhắm mục tiêu đến các thị trường mới hoặc giới thiệu sản phẩm mới.
  • Bởi sự khác biệt về văn hoá và hành vi của người tiêu dùng ở từng thị trường hay khu vực khác nhau, việc thâm nhập thị trường cũng có thể gây hại cho thương hiệu (giá thị và hình ảnh của thương hiệu) và khách hàng hiện tại.

Thấu hiểu khái niệm thâm nhập thị trường.

Như đã đề cập ở trên, khái niệm thâm nhập thị trường có thể được sử dụng để xác định quy mô hay dung lượng của thị trường tiềm năng.

Nếu tổng thị trường này là lớn, các doanh nghiệp sẽ thâm nhập thị trường với mục tiêu là giành lấy thị phần (Market Share) hoặc một tỷ lệ phần trăm (đủ lớn) khách hàng tiềm năng nào đó hiện có trong ngành.

Ví dụ: nếu có 300 triệu người trong một quốc gia và 65 triệu người trong số họ sở hữu điện thoại di động, thì tỷ lệ thâm nhập thị trường của điện thoại di động sẽ là khoảng gần 22% (65/300).

Về mặt lý thuyết, vẫn còn 235 triệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm điện thoại di động trong thị trường (Market) này, hay hơn 78% dân số vẫn chưa được khai thác, đây rõ ràng là một động lực vô cùng lớn để các doanh nghiệp thâm nhập vào.

Theo cách hiểu tương tự, thuật ngữ thâm nhập thị trường có thể được sử dụng để đánh giá toàn bộ ngành nhằm xác định tiềm năng giành thị phần hoặc tăng doanh thu thông qua khả năng bán hàng.

Liên quan đến khái niệm Thâm nhập thị trường, bạn cũng cần hiểu về các chỉ số liên quan đó là tỷ lệ thâm nhập thị trường và mức độ thâm nhập thị trường.

  • Tỷ lệ thâm nhập thị trường là gì?

Khi quyết định thâm nhập vào bất cứ thị trường nào, doanh nghiệp sẽ phải định lượng khả năng thâm nhập của họ hay tỷ lệ thâm nhập thị trường.

Tỷ lệ thâm nhập thị trường đơn giản là một tỷ lệ so sánh hiệu suất của một doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường.

Tỷ lệ thâm nhập thị trường đặc biệt quan trọng vì nó cho phép doanh nghiệp so sánh vị trí hiện tại, vị trí đã đến và vị trí họ muốn đạt được trong tương lai, bao gồm cả việc đánh giá xem đối thủ cạnh tranh của họ đang hoạt động như thế nào trên thị trường đó.

  • Mức độ thâm nhập thị trường cao là gì?

Khi nói đến việc thâm nhập thị trường, rõ ràng là doanh nghiệp nào cũng sẽ muốn có được một mức độ thâm nhập cao (cao nhất có thể). Mức độ thâm nhập càng cao, doanh nghiệp càng được hưởng lợi.

Ví dụ, trong thị trường giày thể thao, Nike có thể nói là thương hiệu có mức độ thâm nhập thị trường cao nhất. Bởi lý do này, nếu bạn từng ghé thăm các cửa hàng bán đồ thể thao lớn (hàng hiệu) hay thậm chí là gian hàng bán giày thể theo (Sneaker) ở các siêu thị, Nike thường chiếm một không gian lớn (POSM).

Điều này khá dễ hiểu khi nhà bán hàng hiểu rằng, khách hàng thường chọn mua Nike và Nike theo đó có khả năng mang lại doanh thu cao nhất cho họ.

Sự nổi tiếng và thương hiệu mạnh của Nike cũng là bảo chứng cho điều này. Đây chính là kết quả của mức độ thâm nhập thị trường cao của Nike.

Ngoài các lợi ích này, mức độ thâm nhập thị trường cao cũng có nghĩa là:

  • Thương hiệu là một nhà lãnh đạo ngành (Market Leader).
  • Thương hiệu được công nhận rộng rãi.
  • Thương hiệu có khả năng hiện diện và nhận biết tốt trên thị trường.
  • Thương hiệu có giá trị cao.
  • Khả năng bán được nhiều hàng hơn và mang về doanh số cao hơn.

Ngoài ra, khả năng thâm nhập thị trường cao cũng mang lại nhiều lợi thế về Marketing, giảm bớt áp lực về các chiến lược bán hàng trực tiếp (Performance Marketing) và có nhiều cơ hội hơn để phát triển hay thúc đẩy giá trị của thương hiệu.

Cách tính mức độ hay tỷ lệ thâm nhập thị trường.

Mức độ thâm nhập thị trường có thể được định lượng như một tỷ lệ mô tả tỷ lệ thị trường đã bị “chiếm” bởi doanh nghiệp.

Để tính toán mức độ thâm nhập thị trường, doanh nghiệp phải biết được số lượng khách hàng mà doanh nghiệp có được so với tổng quy mô của thị trường.​

Công thức tính tỷ lệ thâm nhập thị trường sẽ được tính như sau:

Tỷ lệ thâm nhập thị trường = Số lượng khách hàng (doanh nghiệp có được) / Tổng tuy mô của thị trường x 100%

Số lượng khách hàng: là những khách hàng mà doanh nghiệp đã hoặc đang có được. Trong khi một số doanh nghiệp coi những khách hàng này là những người mua hàng lặp lại (trung thành hoặc mua nhiều lần), một số doanh nghiệp khác coi đó là những người đã từng mua hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Tổng quy mô thị trường: là biến có thể khó xác định hơn. Tổng quy mô thị trường không nhất thiết phải là dân số của một khu vực cụ thể; thay vào đó, nó là tổng số khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể có (trong một phân khúc thị trường nào đó).

Trong không ít các trường hợp, số lượng khách hàng không phải là biến quan trọng nhất với doanh nghiệp mà là giá trị (tính bằng tiền) mang về.

Nói một cách dễ hiểu, thay vì cố gắng thâm nhập thị trường để giành lấy nhiều khách hàng, doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng có giá trị cao nhất, điều này đặc biệt đúng với ngành hàng B2B (business-to-business).

Sự khác biệt giữa thâm nhập thị trường và phát triển thị trường là gì?

Về cơ bản, thâm nhập thị trường và phát triển thị trường là 2 thuật ngữ thường đi kèm với nhau. Phát triển thị trường là một chiến lược hoặc hành động cần thiết nếu doanh nghiệp muốn tăng thị phần hoặc tăng mức độ thâm nhập thị trường.

Để tăng khả năng thâm nhập thị trường, trước tiên doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc phát triển thị trường.

Để có thể hình dung rõ hơn về điều này, bạn có thể xem chi tiết ở ví dụ bên dưới.

ABC là một thương hiệu giày thể thao cao cấp dành cho Nam giới. Để tăng mức độ thâm nhập vào thị trường, thương hiệu này đang cân nhắc một thị trường nhỏ hơn nhưng rất tiềm năng — giày thể thao dành cho trẻ em.

Mặc dù sản phẩm mới không phải là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp, nhưng nó lại vừa bổ sung dòng sản phẩm vừa mang lại một lượng khách hàng mới.

Rõ ràng là, để thâm nhập vào một thị trường rộng lớn hơn, ABC trước tiên đã phát triển thêm một thị trường nhỏ vốn chưa được khai thác trước đó.

Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay là gì?

Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược khi một doanh nghiệp hướng tới mục tiêu có được thị phần cao hơn bằng cách khai thác các sản phẩm hiện có cũng trên các thị trường hiện có (đã tồn tại).

Chiến lược thâm nhập thị trường là 1 phần có trong mô hình ma trận Ansoff bao gồm 4 chiến lược tăng trưởng như: chiến lược thâm nhập thị trường (sử dụng sản phẩm hiện có trên thị trường hiện tại), chiến lược phát triển thị trường (sử dụng sản phẩm hiện có cho một thị trường mới), chiến lược phát triển sản phẩm (sử dụng sản phẩm mới cho thị trường hiện có), chiến lược đa dạng hoá (sử dụng sản phẩm mới tới một thị trường mới).

Một khi doanh nghiệp chọn thâm nhập thị trường làm chiến lược của mình, dưới đây là các chiến lược mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Thay đổi chiến lược định giá.

Trong marketing, giá bán là một trong những yếu tố nhạy cảm nhất đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ và hơn thế nữa. Để thâm nhập thị trường, doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược định giá theo hướng giảm hoặc tăng giá bán cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó.

2. Cải tiến hoạt động Marketing.

Với các phân khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp cần có những chiến lược tiếp cận khác nhau. Để thâm nhập thị trường, bạn cần phải xây dựng lại các bản kế hoạch hay chiến lược marketing (Marketing Plan) hiện tại của mình.

3. Xác định nhu cầu về một sản phẩm mới, sản xuất và tung nó ra thị trường.

Với chiến lược thâm nhập thị trường này, các marketer có thể khảo sát và phân tích khách hàng cũng như các nhóm đối tượng mục tiêu để xác định nhu cầu về một sản phẩm (hoặc tính năng) mới. Sau đó, tập trung sản xuất và bán nó.

4. Cải tiến hoặc thay đổi sản phẩm (tính năng) hiện có cũng là một chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả.

Để thâm nhập sâu hơn vào thị trường, doanh nghiệp có thể chọn cách giải quyết các nỗi đau của khách hàng bằng cách cập nhật, cải tiến hoặc thay đổi các sản phẩm (tính năng) hiện có.

5. Tìm kiếm các khu vực mới sau đó tự phát triển hoặc nhượng quyền thương hiệu.

chiến lược này, doanh nghiệp có thể mở cửa hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) ở những khu vực mới. Doanh nghiệp có thể tự mở rộng hoặc nhượng quyền thương hiệu cho các đối tác khác.

6. Mua lại một doanh nghiệp hoặc đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Nếu bạn tìm hiểu, bạn thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp lớn như Facebook, Google, hay Microsoft đều không ngừng thực hiện chiến lược mua lại các nền tảng hay doanh nghiệp khác (thường là cùng ngành). Facebook mua lại mạng xã hội Instagram hay Microsoft mua lại LinkedIn là những ví dụ tiêu biểu.

Thay vì phải xây dựng từ đầu, bằng cách mua lại các đối thủ, doanh nghiệp hiển nhiên có thêm vô số các khách hàng mới (và thị trường mới).

7. Cung cấp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Nếu bạn là người làm marketing, có thể bạn đã biết rằng chi phí để có được một khách hàng mới thường cao hơn nhiều lần so với việc giữ chân khách hàng cũ, điều này cũng đúng với chiến lược thâm nhập thị trường.

Bằng cách đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hay các chương trình khách hàng thân thiết khác, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), khiến khách hàng cũ quay lại mua hàng, khách hàng hiện có mua nhiều hơn và cũng có thêm khách hàng mới gia nhập.

8. Phát triển các chiến dịch Marketing mới cũng là chiến lược thông minh để thâm nhập thị trường.

Doanh nghiệp có thể xây dựng và khởi chạy các chiến dịch hoặc sáng kiến marketing mới để quảng bá các sản phẩm hiện có theo cách độc đáo và mới lạ hơn mà khách hàng chưa từng thấy trước đây (so với đối thủ).

9. Thúc đẩy các hoạt động bán hàng.

Chiến lược thâm nhập thị trường cuối cùng mà doanh nghiệp có thể tham khảo đó là đầu tư nhiều hơn vào bộ phận bán hàng (Sales). Khuyến khích các nhân viên bán hàng tăng số lượng tương tác với các khách hàng tiềm năng cao và hơn thế nữa.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về Thâm nhập thị trường.

  • Thâm nhập thị trường tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, thâm nhập thị trường có nghĩa là Market Penetration, được định nghĩa là phần trăm hay số lượng các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho khách hàng so với tổng thị trường ước tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

  • Thâm nhập thị trường muộn là gì?

Thâm nhập thị trường muộn đề cập đến việc một doanh nghiệp gia nhập trễ vào một ngành nghề kinh doanh nào đó.

Khi thị trường đã đến giai đoạn bão hoà, khi các đối thủ đã quá đông và phát triển mạnh trên thị trường, khi các đối thủ gia nhập trước đó (thâm nhập thị trường sớm) đã xây dựng nên rất nhiều rào cản thâm nhập (cho các doanh nghiệp mới) hay khi hầu hết lượng khách hàng tiềm năng đã trung thành với thương hiệu (của đối thủ).

Kết luận.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Thâm nhập thị trường trong bối cảnh kinh doanh và marketing.

Trong khi bạn có thể sử dụng nhiều chiến lược thâm nhập thị trường khác nhau, bằng cách hiểu rõ bản chất vốn có của nó, hiểu thâm nhập thị trường là gì, các chiến lược thâm nhập tiềm năng có thể áp dụng hay công thức tính tỷ lệ thâm nhập thị trường, giờ đây bạn có nhiều kiến thức và cơ hội hơn để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

YouTuber Việt Nam hiện đang phải đóng 2 lần thuế (ngoài Mỹ)

Hội Truyền thông số Việt Nam đã gửi văn bản kiến nghị tới Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các nhà sáng tạo nội dung Việt trên nền tảng số.

YouTuber Việt Nam hiện đang phải đóng 2 lần thuế
YouTuber Việt Nam hiện đang phải đóng 2 lần thuế

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho rằng hiện nay các doanh nghiệp, người sáng tạo nội dung số đang gặp phải một số vấn đề vướng mắc liên quan đến chính sách thuế.

Do đó, hiệp hội này kiến nghị áp dụng nguyên tắc tránh đánh thuế 2 chiều với nguồn thu nhập từ các quốc gia đã ký kết hiệp định với Việt Nam đối với tổ chức/cá nhân kinh doanh nội dung số trên những nền tảng xuyên biên giới.

Hiệp hội cũng kiến nghị chính phủ thúc đẩy để Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ sớm được thực thi.

Thứ hai, đối với các nội dung số sản xuất kinh doanh phục vụ cho thị trường nước ngoài, cho người xem nước ngoài, VDCA kiến nghị áp dụng thuế suất VAT là 0% (với cả cá nhân và doanh nghiệp).

Với thu nhập từ lượt xem tại Việt Nam, cá nhân được kiến nghị áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 1% và với doanh nghiệp VAT là 10% (theo Thông tư 40/2021/TT-BTC).

Theo văn bản từ VDCA, YouTube hiện quy định những người sáng tạo nội dung số ở các quốc gia khác ngoài Mỹ khi đăng ký với cơ quan thuế của Mỹ sẽ chỉ chịu khấu trừ 30% thuế thu nhập đối với các lượt xem đến từ Mỹ và không phải chịu thuế khi lượt xem tới từ các quốc gia khác.

Nếu không thực hiện đăng ký với cơ quan thuế của Mỹ, những nhà sáng tạo nội dung số này sẽ phải chịu khấu trừ 24% thuế thu nhập trên tổng lượt xem.

Tuy nhiên theo quy định tại Việt Nam, các nhà sáng tạo nội dung số cá nhân sẽ phải nộp thêm 7% (5% VAT và 2% thuế thu nhập cá nhân) và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sẽ nộp thêm 30% (10% VAT và 20% thuế thu nhập doanh nghiệp).

Đặc biệt, với thuế VAT theo quy định hiện hành đánh thuế 10% trên doanh thu nhận về của doanh nghiệp. Theo VDCA, điều này không phù hợp với nguyên tắc điểm đến, tiêu dùng ở đâu, đánh thuế ở đấy với sắc thuế VAT.

Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trên YouTube tại Việt Nam đang phải chịu 2 lần thuế đối với khoản doanh thu từ lượt xem tại Mỹ (do phía Mỹ đã thu thuế).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo Zing 

Quản lý cấp cao của Samsung ăn cắp công nghệ và đẩy sang Trung Quốc

Một cựu quản lý cấp cao của Samsung Electronics đã bị bắt và bị truy tố vì ăn cắp bí mật thương mại để xây dựng một nhà máy sản xuất chip y hệt ở Trung Quốc.

Quản lý cấp cao của Samsung ăn cắp công nghệ và đẩy sang Trung Quốc
Quản lý cấp cao của Samsung ăn cắp công nghệ và đẩy sang Trung Quốc

Văn phòng Công tố quận Suwon cho biết cựu quản lý 65 tuổi, được giấu tên, bị buộc tội vi phạm luật bảo vệ công nghệ công nghiệp và luật ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh, theo The Korea Times.

Sếp cũ Samsung bị cáo buộc cố gắng xây dựng một nhà máy bán dẫn ở Trung Quốc “sao y bản chính” của Samsung, sau khi đã mua trái phép dữ liệu bí mật của Samsung bao gồm dữ liệu kỹ thuật cơ bản của nhà máy chip (BED) và các bản vẽ thiết kế và bố trí quy trình trong khoảng thời gian 2018-2019.

Các công tố viên Hàn Quốc cũng truy tố 6 người khác, gồm một nhân viên của nhà thầu đối tác Samsung Electronics và 5 nhân viên của một nhà sản xuất chip Trung Quốc do vị này thành lập, về tội thông đồng trong vụ rò rỉ công nghệ, theo Yonhap.

BED là công nghệ cần thiết để đảm bảo tạp chất không tồn tại trong các cơ sở sản xuất chất bán dẫn, chứa thông tin sơ đồ mặt bằng và kích thước của 8 quy trình cốt lõi của nhà máy để sản xuất chất bán dẫn.

Những bí mật thương mại này, cần thiết cho việc sản xuất DRAM dưới 30 nano và chip flash NAND, được Hàn Quốc coi là công nghệ cốt lõi của quốc gia.

Theo các công tố viên, vị quản lý bị truy tố đã tìm cách sử dụng các công nghệ và dữ liệu đánh cắp để xây dựng nhà máy bản sao chỉ cách nhà máy của Samsung Electronics ở Tây An (Trung Quốc) 1,5 km. Tuy nhiên, kế hoạch của vị này đã không thành hiện thực khi một công ty Đài Loan rút lại thỏa thuận đầu tư 6,2 tỷ USD.

Để bù lại, người này được cho là đã nhận khoản đầu tư trị giá hơn 350 triệu USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc để tạo ra các sản phẩm thử nghiệm từ một nhà máy sản xuất chip được xây dựng trên nền tảng công nghệ của Samsung ở Thành Đô vào năm ngoái.

Nhà máy chip Trung Quốc của vị này đã thuê khoảng 200 người từ Samsung và SK Hynix. Ông bị cáo buộc đã hướng dẫn nhân viên của mình lấy và sử dụng dữ liệu thiết kế chất bán dẫn của Samsung cũng như các bí mật thương mại khác, và những nhân viên này bị coi là đã tham gia phạm tội, các công tố viên cho biết. Ước tính Samsung bị thiệt hại ít nhất 230 triệu USD do rò rỉ công nghệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Sự tiến bộ của AI và vấn đề đạo đức của người làm Marketing

Những tiến bộ công nghệ mà chúng ta chứng kiến ​​trong vài thập kỷ qua đã làm thay đổi cách các doanh nghiệp làm marketing và giao tiếp với người tiêu dùng.

Sự tiến bộ của AI và vấn đề đạo đức của người làm Marketing
Sự tiến bộ của AI và vấn đề đạo đức của người làm Marketing

AI (trí tuệ nhân tạo) đang thúc đẩy một sự thay đổi lớn khác trong ngành marketing. Ban đầu, người dùng nghi ngờ về tiềm năng của ChatGPT có thể thay thế sự sáng tạo của con người trong việc xây dựng nội dung. Tuy nhiên, sau khi người dùng tự mình dùng thử, họ đã rất ngạc nhiên về chất lượng của những nội dung do ChatGPT tạo ra.

Trong một cuộc phỏng vấn của CNN , tác giả của cuốn sách Program or Be Programmed, Douglas Rushkoff, thừa nhận rằng ChatGPT có thể viết tốt hơn sinh viên của ông. Do đó, khả năng viết tốt khiến ChatGPT trở thành một công cụ có giá trị cho các marketer đang tìm cách hợp lý hóa quy trình tạo nội dung của họ.

Theo Báo cáo của AI Marketing Benchmarking năm 2023, 61,4% người làm marketing đã áp dụng AI hoặc có kế hoạch sử dụng công cụ này. Bên cạnh đó, 41,4% người sử dụng công cụ này để làm tiếp thị nội dung.

Mặc dù lợi ích tiết kiệm thời gian và hiệu quả của AI là rõ ràng, nhưng điều quan trọng là phải xem xét các rủi ro tiềm ẩn và ý nghĩa đạo đức khi sử dụng ChatGPT hay các công cụ AI khác. Với việc AI còn tương đối mới và thiếu các hướng dẫn cũng như quy định rõ ràng, AI hiện là “Miền Tây hoang dã” của giới công nghệ.

Người làm marketing cần phải cảnh giác với AI.

Với bất kỳ công nghệ mới nào, chúng ta phải nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nó. Tuy nhiên, một số nhà tiếp thị có thể ưu tiên lợi ích của AI hơn những rủi ro tiềm ẩn này, dẫn đến việc thiếu nhận thức và giáo dục về các cân nhắc đạo đức liên quan đến AI.

Một ví dụ về việc AI được sử dụng phi đạo đức trong marketing là việc tạo ra các bài đánh giá trực tuyến hoặc bài đăng trên mạng xã hội giả mạo.

Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago và Đại học California, San Diego, đã tạo ra một hệ thống AI có khả năng tạo ra các bài đánh giá (Review) Yelp giả gần như không thể phân biệt được với các bài đánh giá thật.

Thực tiễn này có thể đánh lừa người tiêu dùng và gây hại cho họ bằng cách khiến họ đưa ra các quyết định mua hàng dựa trên những thông tin sai lệch.

Điều quan trọng đối với các nhà tiếp thị là nhận ra các vấn đề đạo đức xung quanh việc sử dụng AI trong tiếp thị và thực hiện các bước để đảm bảo họ đang sử dụng nó một cách có trách nhiệm.

Bằng cách đó, các nhà tiếp thị có thể khai thác các lợi ích của AI mà không phải hy sinh lòng tin và thiện chí của khách hàng. Họ có trách nhiệm đảm bảo AI được sử dụng theo cách minh bạch, công bằng và có lợi cho mọi người tham gia.

THÔNG TIN KHÔNG CHÍNH XÁC

Trí tuệ nhân tạo được đào tạo trên một tập dữ liệu cố định, có nghĩa là chúng có thể không nhận thức được những diễn biến hoặc sự kiện gần đây đã xảy ra.

Ngoài ra, ngôn ngữ tự nhiên thường mơ hồ và ý nghĩa của một câu có thể phụ thuộc vào các yếu tố ngữ cảnh có thể bị hiểu sai và dẫn đến phản hồi không chính xác.

Các marketer và chuyên gia PR thường hợp tác chặt chẽ với các phương tiện truyền thông và nội dung của họ sản xuất không phải lúc nào cũng được kiểm chứng thực tế.

Việc sử dụng nội dung do AI tạo ra có thể làm tăng khả năng xảy ra thông tin sai lệch và không chính xác. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác minh và kiểm tra tính xác thực của tất cả nội dung, bất kể nội dung (content) đó bắt nguồn từ đâu.

Mặc dù AI có thể là một công cụ có giá trị, nhưng điều quan trọng là phải thận trọng và không chỉ dựa vào nội dung do AI tạo mà không có sự giám sát của con người.

CÔNG KHAI VÀ MINH BẠCH

Khi sử dụng AI trong sáng tạo nội dung trở nên phổ biến hơn, câu hỏi được đặt ra: “Công chúng có cần được biết nội dung họ tiếp cận có được tạo ra bởi AI hay không ?”.

Mặc dù không có luật hoặc quy định cụ thể nào yêu cầu tiết lộ việc sử dụng nội dung do AI tạo ra, nhưng vẫn có những luật và quy định hiện hành có thể áp dụng trong một số bối cảnh nhất định.

Ví dụ: FTC, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, đã ban hành các hướng dẫn về quảng cáo và tiếp thị yêu cầu tiết lộ các mối liên hệ quan trọng giữa nhà quảng cáo và người xác nhận. Những nguyên tắc này cũng áp dụng cho nội dung do AI tạo ra trong quảng cáo hoặc tiếp thị, nếu nội dung đó đang được sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Đối với các nhà tiếp thị và nhà báo, tính minh bạch là rất quan trọng để duy trì niềm tin với khán giả của họ. Khi công nghệ AI tiến bộ, có thể các quy định mới sẽ được phát triển để giải quyết các mối lo ngại về tính minh bạch.

Trong thời gian chờ đợi, việc minh bạch về việc sử dụng AI trong sáng tạo nội dung là cách tốt nhất để duy trì lòng tin và sự chính trực với khán giả.

QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA NGƯỜI DÙNG

Tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cá nhân của khách hàng là rất quan trọng đối với các nhà tiếp thị. Điều này có nghĩa là nếu nội dung do AI tạo ra có liên quan đến việc thu thập, xử lý hoặc sử dụng dữ liệu cá nhân thì các nhà tiếp thị phải xin phép người dùng theo luật và quy định bảo vệ dữ liệu.

Để có được sự đồng ý từ khách hàng, họ cần cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về cách dữ liệu được thu thập và sử dụng trong nội dung do AI tạo ra.

Điều này không chỉ đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý mà còn tạo niềm tin với khách hàng bằng cách chứng minh rằng họ coi trọng quyền riêng tư của họ.

Bằng cách ưu tiên quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng trong việc tạo và triển khai nội dung do AI tạo ra, các nhà tiếp thị có thể củng cố lòng tin với khách hàng và tránh các rủi ro về vi phạm dữ liệu tiềm ẩn hoặc vi phạm quyền riêng tư.

THAO TÚNG TÂM LÝ KHÁCH HÀNG

Các nhà tiếp thị phải chú ý đến những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng nội dung do AI tạo ra, đặc biệt là khi nói đến chatbot hoặc trợ lý ảo. Những công cụ này có thể được lập trình để cung cấp thông tin sai lệch, cố tình hướng khách hàng đến các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và thậm chí lừa dối họ.

Hơn thế nữa, các bài đăng hoặc quảng cáo trên mạng xã hội do AI tạo ra có thể được thiết kế để thao túng hành vi của khách hàng bằng cách khơi gợi phản ứng cảm xúc để khuyến khích mua hàng. Những chiến thuật này là phi đạo đức và có thể làm tổn hại đến niềm tin cũng như danh tiếng của một thương hiệu.

Do đó, các nhà tiếp thị phải ưu tiên sự công bằng và minh bạch khi sử dụng nội dung do AI tạo ra. Họ phải đảm bảo những công nghệ này không được sử dụng để đánh lừa hoặc thao túng khách hàng, mà là để nâng cao trải nghiệm của họ và cung cấp cho họ thông tin chính xác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nền kinh tế số Đông Nam Á dự báo đạt 1.000 tỷ USD trong 2030

Nền kinh tế số của Việt Nam, cùng với các quốc gia khác trong nhóm ASEAN-6 như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan được dự đoán sẽ tăng trưởng 6% mỗi năm và đạt 1.000 tỷ USD trong 2030.

Nền kinh tế số Đông Nam Á dự báo đạt 1.000 tỷ USD trong 2030
Nền kinh tế số Đông Nam Á dự báo đạt 1.000 tỷ USD trong 2030

Đông Nam Á được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng tăng trưởng kinh tế số, với hơn 460 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số, dân số trẻ và am hiểu công nghệ, cũng như tỷ lệ sử dụng internet ngày càng tăng.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 mới nhất do Google, Temasek và Bain & Company vừa phát hành, dự đoán thị trường kinh tế số (Digital Economy) của Đông Nam Á có thể đạt tới 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Trong đó, nền kinh tế kỹ thuật số của 6 quốc gia trong khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – được gọi là ASEAN-6 và bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – được dự đoán sẽ tăng trưởng 6% mỗi năm.

Mặc dù được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ song báo cáo cho biết vẫn còn rất nhiều rào cản. Từ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn cho đến trình độ hiểu biết về kỹ thuật số thấp, khu vực này sẽ tiếp tục phải vật lộn với những thách thức có thể kìm hãm sự tăng trưởng đó.

Anthony Toh, nhà phân tích nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, một think-tank thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, cho biết: “Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN đang mở rộng, nhưng vẫn có khoảng cách kỹ thuật số.

Singapore là thành viên ASEAN số hóa cao nhất. Đối với Malaysia, Indonesia, Brunei, Thái Lan và Việt Nam, các nước này có xu hướng thiếu một số chỉ số trong khi Myanmar, Lào và Campuchia thiếu triển vọng số hóa”.

“ĐỂ THAM GIA VÀO NỀN KINH TẾ SỐ, ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI CÓ CÁC KHUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN”

Theo báo cáo Chỉ số tích hợp kỹ thuật số ASEAN, Singapore và Malaysia có kết quả tốt trên một số chỉ số tích hợp kỹ thuật số. Báo cáo cho biết Brunei, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đang thiếu một hoặc nhiều chỉ số.

Một số chỉ số bao gồm bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, thanh toán kỹ thuật số, cũng như kỹ năng kỹ thuật số, đổi mới, tinh thần kinh doanh và sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng.

Campuchia, Lào và Myanmar đạt điểm dưới trung bình trên tất cả các chỉ số và còn rất nhiều cơ hội để bắt kịp các nỗ lực hội nhập kỹ thuật số của khu vực.

“Myanmar sẽ tụt hậu xa hơn so với tất cả các quốc gia ASEAN khác”, Toh nói về cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở Myanmar. Hai năm kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021, Myanmar vẫn chìm trong xung đột sâu sắc khiến đất nước bị chia cắt.

Kenddrick Chan, một thành viên tại Viện Portulans, một viện nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Washington, cho biết: “Để tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số, điều rất quan trọng là phải có các khung pháp lý cơ bản”.

“Lý do đằng sau sự phát triển không đồng đều này là sự phân bổ không đồng đều các lợi ích của nền kinh tế kỹ thuật số. Đó là bởi vì các quốc gia khác nhau đang ở các giai đoạn phát triển khung pháp lý khác nhau”, Chan nói.

ASEAN đã đưa ra các chính sách và khuôn khổ quan trọng — chẳng hạn như Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 — để phác thảo các hành động hướng dẫn hợp tác kỹ thuật số của các chính phủ.

Tuy nhiên, “những mục tiêu này sẽ yêu cầu nghiên cứu chi tiết, hoạch định chính sách có tầm nhìn xa và sự ủng hộ đáng kể từ các bên liên quan trong khu vực”, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Chan nói: “Cuối cùng, ít nhất họ cần phải có những ý tưởng hoặc quy định giống nhau để truyền dữ liệu xuyên biên giới. Singapore có luật đảm bảo quyền riêng tư của người dùng, chuyển thông tin tài chính qua biên giới một cách an toàn, nhưng Campuchia thì không”.

James Tan, đối tác quản lý của công ty đầu tư mạo hiểm Quest Ventures có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Các quy định thường tụt hậu so với đổi mới và phải có luật mới, hiệu quả đối với các lĩnh vực như bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư khi bối cảnh phát triển.

KHOẢNG CÁCH SỐ GIỮA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN

Ngoài ra còn có sự phân chia kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn trong mỗi quốc gia. Ngoại trừ Singapore, Malaysia và Brunei, các quốc gia Đông Nam Á khác có hơn 40% dân số sống ở khu vực nông thôn, dựa trên ước tính năm 2021 của Ngân hàng Thế giới.

Trong khi Indonesia đã chứng kiến tốc độ thâm nhập internet nhanh chóng mỗi năm, quốc gia này vẫn trải qua khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn cao. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số làm tăng nguy cơ khiến một số cộng đồng nông thôn bị bỏ lại phía sau.

“Trước đại dịch, khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn ở Indonesia là 24,8 điểm phần trăm. Khoảng cách giảm nhẹ xuống 22,5 điểm phần trăm vào năm 2021 sau Covid”, theo Viện Cạnh tranh Châu Á tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, trích dẫn dữ liệu của Cục Thống kê Indonesia.

“Ngoài Singapore, một số quốc gia có kỹ năng hiểu biết về kỹ thuật số kém. Hãy nhìn vào dân số Campuchia – họ vẫn sống trong các ngôi làng”, Toh nói. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy 75% dân số Campuchia đang sống ở khu vực nông thôn.

Mặc dù ASEAN có tỷ lệ sử dụng internet cao trên 70% và hầu hết dân số sở hữu điện thoại thông minh, nhưng điều đó không có nghĩa là hiểu biết về kỹ thuật số.

“Người Đông Nam Á không thiếu điện thoại di động”, Chan nói. “Đối với họ, internet là điện thoại di động. Nhưng vấn đề chính là mọi người chủ yếu sử dụng điện thoại và internet cho mạng xã hội”.

“Họ có thể không truy cập trình duyệt web. Cách họ sử dụng Internet luôn thông qua Facebook, Instagram, TikTok — vì vậy, để họ tham gia vào toàn bộ nền kinh tế kỹ thuật số đòi hỏi phải có nhiều hiểu biết về kỹ thuật số hơ”, Chan nói.

Toh cho biết khoảng cách kỹ thuật số của Đông Nam Á là vấn đề đáng lưu ý nhất đối với tiến trình kỹ thuật số của khu vực. “Tôi không thấy nó được nâng lên một tiêu chuẩn tốt hơn. Thay vào đó, ngay bây giờ, khoảng cách kỹ thuật số đang ngày càng rộng hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter sẽ sớm chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo

Theo thông báo mới đây từ CTO Twitter Elon Musk, mạng xã hội này sẽ sớm chia sẻ doanh thu với các nhà sáng tạo nội dung từ các quảng cáo hiển thị trong phần trả lời (Reply).

Twitter sẽ sớm chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo
Twitter sẽ sớm chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo

Theo giải thích của cựu CEO Elon Musk, Twitter sẽ sớm bắt đầu chia sẻ doanh thu với những nhà sáng tạo nội dung cho các quảng cáo được hiển thị trong phần phản hồi bài đăng (tweet) của họ.

Trước hết, như Elon Musk lưu ý, chỉ những người đăng ký Twitter Blue (gói có trả phí của Twitter) mới đủ điều kiện tham gia chương trình.

Tiếp đó, chỉ những quảng cáo được phân phối trong phần trả lời (Reply) của người dùng đã xác minh (Verify) mới được tính vào phần doanh thu để bắt đầu chia sẻ.

Theo Twitter, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng Twitter ở Mỹ là (hoặc đã từng là) 12 USD mỗi quý, với phần lớn thu nhập đến từ việc hiển thị quảng cáo.

Twitter Blue hiện có khoảng 700.000 người đăng ký, dựa trên những số liệu này, có nghĩa là Twitter Blue sẽ mang lại khoảng 21 triệu USD mỗi quý cho Twitter.

Khác với các nền tảng như YouTube hoặc Instagram, doanh thu của nhà sáng tạo trực tiếp đến từ những nội dung của họ trong ứng dụng, Twitter hiện đưa ra một cách thức kiếm tiền khá mới (và cũng khá “khiêm tốn” xét trên khía cạnh thu nhập).

Liên quan đến điều này, một thách thức đặt ra là liệu các nhà sáng tạo có bất chấp mọi cách để xây dựng các nội dung dễ tạo ra nhiều tương tác (bình luận) hơn hay không, và liệu nó có tạo ra nhiều tiêu cực hơn không?

Theo một nghiên cứu từ hơn 65 nghìn bài đăng trực tuyến của Harvard Business Review, các bài đăng có số lượng tương tác (bình luận, trả lời…) lớn là những bài đăng với nội dung gợi lên những cảm xúc có tính kích thích cao, chẳng hạn như sự tức giận, hạnh phúc hay cả sự sợ hãi.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những cảm xúc tiêu cực góp phần làm tăng tính lan truyền (viral) của các nội dung trên các nền tảng (mạng xã hội).

Điều này làm dấy lên lo ngại với cách chia sẻ doanh thu mới của Twitter cũng như các mạng xã hội khác vốn dựa trên lượng tương tác của nội dung.

Thuật toán News Feed của Facebook đã từng phải đối diện với điều này và đó là lý do tại sao Meta hiện đang cố gắng điều chỉnh lại thói quen của người dùng khỏi các nội dung gây tranh cãi (hạn chế các nội dung được sản xuất với mục đích này hoặc kêu gọi người dùng thực hiện điều này).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Script Generator: Công cụ AI tạo nội dung mới của TikTok

Theo thông báo mới đây từ TikTok, công cụ tạo nội dung được hỗ trợ bởi AI Script Generator sẽ cho phép thương hiệu hay nhà sáng tạo nội dung xây dựng nội dung cho video của TikTok.

TikTok Script Generator: Công cụ AI tạo nội mới của TikTok
TikTok Script Generator: Công cụ AI tạo nội mới của TikTok

Thông qua Script Generator hiện đã có sẵn trong TikTok Creative Center, các thương hiệu hay nhà sáng tạo nội dung trên TikTok có thể tìm thấy các ý tưởng xây dựng nội dung hay kịch bản cho các video ngắn trên TikTok.

Bằng cách nhập vào công cụ các thông tin đầu vào như ngành kinh doanh, tên sản phẩm, mô tả mặt hàng hay bất kỳ từ khóa nào khác có liên quan nào mà bạn muốn, công cụ sau đó sẽ tạo ra các kịch bản video tương ứng, bao gồm cả nút CTA (lời kêu gọi hành động), hay các tín hiệu âm thanh và hình ảnh khác.

Theo giải thích của TikTok:

“…chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời hứa hoặc sự đảm bảo nào về những nội dung do Script Generator tạo ra.

Bạn sẽ là người quyết định liệu có nên sử dụng và/hoặc xuất bản những nội dung được hỗ trợ bởi các công cụ AI tương tự hay không, hay các mẫu quảng cáo có nên dùng nội dung do AI viết hay không.

Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất kỳ nội dung nào được tạo bằng TikTok Script Generator, bao gồm cả việc đảm bảo rằng các nội dung đó là chính xác và tuân thủ các điều luật và quy định hiện hành, đồng thời những nội dung này cũng không được TikTok chứng thực, tài trợ hoặc phê duyệt.”

TikTok cũng cho biết rằng hệ thống Script Generator được hỗ trợ bởi AI của họ được xây dựng thông qua nhà cung cấp bên thứ ba, vì vậy mọi thứ đầu vào bạn cung cấp sẽ được chuyển qua nền tảng đó.

Cũng tương tự như ChatGPT hay hầu hết các công cụ xây dựng nội dung bằng AI khác, TikTok Script Generator nên được sử dụng như là công cụ hỗ trợ xây dựng (ý tưởng) hơn là chính xác những gì mà bạn cung cấp cho người dùng (vì tính xác thực của nó).

Để thử nghiệm công cụ mới này, bạn cần đăng nhập TikTok for Business để sử dụng TikTok Creative Center, Script Generator hiện đã có sẵn ở đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Lượng người dùng có trả phí của Netflix tăng đột biến sau khi chặn chia sẻ mật khẩu

Mặc dù ban đầu người dùng Netflix tỏ ra khá bất bình với quyết định chặn chia sẻ mật khẩu của Netflix, thậm chí không ít người còn tuyên bố tẩy chay nền tảng này, kết quả sau đó lại khiến Netflix bất ngờ.

Lượng người dùng có trả phí của Netflix tăng đột biến sau khi chặn chia sẻ mật khẩu
Lượng người dùng có trả phí của Netflix tăng đột biến sau khi chặn chia sẻ mật khẩu

Ngày 23/5, Netflix bắt đầu thông báo không cho các tài khoản đăng ký dịch vụ của mình tại Mỹ chia sẻ mật khẩu và quyền truy cập dịch vụ với người không ở cùng một nhà. Washington Post ghi nhận trên mạng xã hội Twitter và Facebook, nhiều người than phiền, thậm chí tuyên bố từ bỏ Netflix, chuyển sang ứng dụng thoáng hơn như Disney Plus và Max.

Tuy nhiên, theo thống kê của công ty theo dõi thuê bao Antenna, từ 24 đến 27/5, Netflix đã có bốn ngày tăng trưởng người dùng cao nhất trong trong bốn năm, khi có 100.000 lượt đăng ký mới mỗi ngày tính riêng ở Mỹ.

Sau đó, số đăng ký mới trung bình hàng ngày vẫn đạt 73.000 lượt, tăng 102% so với 60 ngày trước đó. Mức này còn cao hơn giai đoạn bị phong tỏa trong Covid-19 hồi tháng 3 và 4/2020. Tuy nhiên, số người hủy tài khoản Netflix cũng tăng 25,6% so với trung bình hai tháng trước.

Ngoài việc đăng ký mới, người dùng Netflix cũng có thể bổ sung thành viên vào tài khoản của mình với giá 7,99 USD mỗi tháng.

Các số liệu trên có lợi cho Netflix, nhưng đây mới là thống kê của bên thứ ba là Antenna, chưa phải từ phía Netflix. Các gói dịch vụ của nền tảng vốn cho phép tạo tối đa năm hồ sơ để dùng chung giữa các thành viên gia đình.

Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng chính sách này để bán tài khoản cho người lạ, khiến hãng thất thu. Hãng cho biết hơn 100 triệu người đang sử dụng dịch vụ bằng tài khoản của người thân, bạn bè.

Nhằm đánh giá phản ứng của người dùng, Netflix đã nhiều lần “rào trước” về kế hoạch chặn chia sẻ, cho biết họ sẽ nhận biết việc sử dụng lậu dựa trên địa chỉ IP, thông tin thiết bị và hoạt động của tài khoản.

Netflix hiện là “Market Leader” của ngành streaming video với hơn 230 triệu người dùng có trả phí (Paid Subscriber) toàn cầu và giá trị thị trường (market cap) hơn 180 tỷ USD.

Hiện có một số dịch vụ với tính năng tương tự vẫn cho phép người dùng chia sẻ tài khoản, nhưng giới chuyên gia cảnh báo họ có thể tiếp bước Netflix trong tương lai. “Netflix đang tiên phong và tôi nghĩ các nền tảng khác sẽ hành động tương tự”, Alicia Reese, chuyên gia phân tích của Wedbush, nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi

Công ty mẹ của Gojek là Tập đoàn GoTo vừa bổ nhiệm ông Patrick Walujo vào vị trí CEO, với mong muốn hướng tới mục tiêu kinh doanh có lãi.

Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi
Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi

Gojek là một trong những siêu ứng dụng nổi tiếng nhất Đông Nam Á. Startup Indonesia này từng được định giá trên 10 tỷ USD trước khi sáp nhập với sàn thương mại điện tử Tokopedia thành GoTo Group hồi tháng 5/2021.

Sau 4 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Gojek cùng với Grab và be là 3 hãng gọi xe chiếm thị phần lớn nhất. Dù vậy, cho đến nay Gojek Việt Nam vẫn chưa đạt được những thành công như nhiều người mong đợi.

Nếu như ở Indonesia, Gojek cung cấp khoảng 20 dịch vụ khác nhau thì tại Việt Nam hiện mới có một số dịch vụ cơ bản là GoRide; GoFood; GoSend và GoCar.

Ông Patrick Walujo từng làm việc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ và là đối tác quản lý của công ty cổ phần tư nhân Northstar Group.

Công ty mẹ của Gojek là Tập đoàn GoTo vừa bổ nhiệm ông Patrick Walujo vào vị trí CEO, với mong muốn hướng tới mục tiêu có lãi.

Cựu CEO Andre Soelistyo – người đã đồng hành cùng công ty trong 8 năm qua, sẽ từ chức và được thay thế bởi ông Patrick Walujo – đối tác quản lý của công ty cổ phần tư nhân Northstar Group.

Northstar là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Gojek – công ty tiên phong trong lĩnh vực gọi xe, sau này đã sáp nhập với nhà cung cấp thương mại điện tử địa phương Tokopedia để tạo thành GoTo.

Ông Walujo từng làm việc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ. Không rõ lý do dẫn đến xáo trộn nhân sự cấp cao tại GoTo, dù vậy, dường như việc rút lui khỏi vị trí CEO là quyết định của cá nhân Soelistyo.

Sau khi từ chức CEO, ông Soelistyo vẫn giữ vai trò thành viên ban quản trị, phụ trách giám sát và cố vấn chiến lược cho công ty.

Tân CEO Walujo cho biết, sẽ chủ động hơn để đưa GoTo đến mục tiêu lợi nhuận thông qua đẩy nhanh tiến độ của các đơn vị kinh doanh, tối ưu hóa chiến lược lợi nhuận và củng cố nền móng của tăng trưởng lâu dài.

GoTo dưới thời của Soelistyo thu hẹp nhiều khoản lỗ nhờ cắt giảm lao động, chi phí quảng cáo, thắt chặt dòng tiền. Lần cắt giảm nhân sự gần nhất là vào tháng 3 với 600 người, nâng tổng số lên 1.600 lao động bị cắt giảm việc làm, tính từ năm 2022.

Theo báo cáo của GoTo, quy trình cắt giảm nhân sự giúp tiết kiệm 20% chi phí trong hai tháng đầu năm. Công ty đặt ra mục tiêu sinh lợi trong năm.

Ngay cả trong bối cảnh kinh tế bấp bênh và người tiêu dùng giảm chi tiêu cho mua sắm, giải trí, giao thức ăn và gọi xe, GoTo và các công ty trong lĩnh vực Internet vẫn đặt cược vào khả năng tăng trưởng của các dịch vụ trực tuyến.

Tập đoàn Sea (công ty mẹ của Shopee) của Singapore vừa ghi nhận quý lãi đầu tiên trong quý 4/2022 và đánh dấu bước ngoặt lớn cho tập đoàn này.

Đầu năm nay, Gojek cũng bổ nhiệm ông Sumit Rathor làm Tổng giám đốc của Gojek tại Việt Nam thay ông Phùng Tuấn Đức, đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Gojek Việt Nam từ năm 2020. Sau gần 5 năm làm việc tại công ty, ông Đức đã quyết định rời Gojek.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader 

Đồng sáng lập Twitter: Elon Musk đang đẩy Twitter vào vết xe đổ của Yahoo

Sau thời gian dài im lặng, đồng sáng lập Twitter Ev Williams lần đầu lên tiếng về việc Elon Musk thâu tóm và điều hành mạng xã hội này.

Đồng sáng lập Twitter: Elon Musk đang đẩy Twitter vào vết xe đổ của Yahoo
Đồng sáng lập Twitter: Elon Musk đang đẩy Twitter vào vết xe đổ của Yahoo

Chia sẻ trên chương trình “The Circuit” của Bloomberg, Ev Williams nói rằng ông cảm thấy buồn sau khi Twitter bị bán cho tỷ phú Elon Musk. Kể từ đó, ông không nhìn thấy triển vọng phát triển tại Twitter.

Các khó khăn tài chính liên tục bao vây mạng xã hội này, bao gồm việc sụt giảm doanh thu quảng cáo đến 59% trong giai đoạn 5 tuần gần đây so với cùng kỳ năm rồi.

Nhiều người tin rằng CEO mới, bà Linda Yaccarino, sẽ mang các nhà quảng cáo trở lại nhưng chính nhân viên của Twitter cũng hoài nghi.

Theo nguồn tin của New York Times, nội bộ Twitter lo rằng khách hàng sẽ hoảng sợ trước những thay đổi gây tranh cãi, cũng như việc xuất hiện ngày càng nhiều quảng cáo tiêu cực.

“Tôi không nghĩ ông ấy đánh giá đúng”, Williams nhận định trên Bloomberg, đồng thời cảnh báo rằng khả năng khôi phục thương hiệu của Twitter khó khăn hơn nhiều vì nó đã “gắn bó chặt chẽ với hình ảnh của Elon Musk”.

Williams nói rằng chính khả năng lãnh đạo kém đã khiến các nền tảng nổi tiếng một thời như Yahoo và MySpace thất bại. Vì vậy, việc so sánh tình hình của mạng xã hội Twitter hiện nay với Yahoo là có cơ sở.

Theo ông, mặc dù Yahoo vẫn tồn tại, nhưng cả về giá trị, quy mô lẫn về mặt danh tiếng, nó rất khác. Dường như Elon Musk đang kéo Twitter vào con đường này.

Nhận xét của Williams được đưa ra vài tháng sau khi đồng sáng lập, cựu CEO Jack Dorsey cho rằng Elon Musk không phải là một nhà lãnh đạo lý tưởng đối với Twitter. Khi một người dùng bày tỏ “thật đáng buồn khi mọi thứ đã đi xuống”, liên quan đến việc Elon Musk thâu tóm Twitter, Dorsey trả lời đơn giản: “Vâng”.

Ý kiến này trái ngược hoàn toàn sự ủng hộ mạnh mẽ trước đó của ông. Vào tháng 4/2022, Jack Dorsey không tiếc lời ca ngợi Elon Musk trên Twitter: “Tôi tin sứ mệnh của ông ấy là mở rộng ánh sáng của sự hiểu biết”.

Trong một bài viết khác trước khi thương vụ diễn ra, đồng sáng lập Twitter khẳng định: “Elon Musk là giải pháp duy nhất mà tôi tin tưởng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Meta chia sẻ cách nhắm mục tiêu quảng cáo theo đối tượng

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hóa quảng cáo trên FacebookInstagram, nhưng bạn chưa biết cách nhắm mục tiêu quảng cáo sao cho hiệu quả, những chia sẻ mới đây của Meta có thể khá hữu ích.

Meta chia sẻ cách nhắm mục tiêu quảng cáo theo đối tượng
Meta chia sẻ cách nhắm mục tiêu quảng cáo theo đối tượng

Thông qua chia sẻ mới, Meta đưa ra một số mẹo để nhà quảng cáo có thể xây dựng đối tượng quảng cáo dựa trên mục tiêu của chiến dịch quảng cáo. Tuỳ thuộc các mong muốn khác nhau mà nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo (ad targeting) theo những cách khác nhau.

Trong khi nhà quảng cáo có thể sử dụng cách thức khác nhau để nhắm mục tiêu và xây dựng đối tượng khách hàng tiềm năng, Meta cho rằng việc hiểu được các nguyên lý nền tảng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu suất quảng cáo.

Đối tượng mục tiêu là gì hay họ là ai?

Đối tượng mục tiêu là một nhóm khách hàng cụ thể, những người sẽ thấy quảng cáo dựa trên độ tuổi, giới tính, nhân khẩu học, sở thích hay thói quen mua hàng.

Liên quan đến khái niệm đối tượng mục tiêu, bạn cũng nên phân biệt nó với thị trường mục tiêu, được định nghĩa là nơi có chứa nhiều các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.

Về bản chất, thị trường mục tiêu là khái niệm rộng hơn được người làm marketing xác định sau quá trình phân khúc thị trường (Market Segmentation), từ các thị trường mục tiêu có được, người làm marketing sẽ tiếp tục phân chia nó thành các đối tượng mục tiêu khác nhau để phục vụ cho các chiến lược marketing khác nhau.

Nếu thị trường mục tiêu bao gồm tất cả những người có thể quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đối tượng mục tiêu là những nhóm người cụ thể, những người có nhiều khả năng nhất để mua các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Cách tìm kiếm và sử dụng đối tượng mục tiêu?

Nếu mục tiêu của nhà quảng cáo là tìm kiếm khách hàng mới, hãy sử dụng nhóm đối tượng khách hàng tuỳ chỉnh (Custom Audiences) trong trình quản lý quảng cáo (Ad Manager) để xây dựng các nhóm đối tượng tương tự (lookalike) với những khách hàng đã từng mua hàng hay tương tác với thương hiệu.

Nếu mục tiêu của nhà quảng cáo là có nhiều chuyển đổi (Conversion) hơn, hãy sử dụng Meta (Facebook) Pixel để thấu hiểu động cơ mua hàng hay các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng.

Hãy tiếp cận những khách hàng thực sự tiềm năng, những người muốn lắng nghe và tương tác lại với thương hiệu.

Với quảng cáo trên Meta, bạn là người quyết định ai sẽ xem quảng cáo và xem ở đâu.

Hãy xây dựng đối tượng trực tuyến theo cách tiếp cận rộng dựa trên những đặc điểm của những người mà bạn muốn họ xem quảng cáo của mình và sau đó thu hẹp dần đối tượng của quảng cáo theo sở thích, giới tính hoặc vị trí, đồng thời sử dụng thêm các chiến thuật nhắm mục tiêu quảng cáo khác để tìm những người có nhiều khả năng thực hiện hành động nhất.

Sau khi quảng cáo bắt đầu chạy, hệ thống quảng cáo của Meta sẽ tìm hiểu ai đang tương tác với các mẫu quảng cáo và theo thời gian, bạn có thể thu hẹp đối tượng để chỉ tiếp cận những người phù hợp nhất.

Bạn cũng nên tận dụng đối đa phần thông tin chi tiết về đối tượng (Audience Insights) để hiểu sâu hơn về những người đang tương tác nhiều nhất với thương hiệu.

Việc sử dụng chiến thuật nhắm mục tiêu chi tiết, chẳng hạn như nhắm mục tiêu theo sở thích (Interest Targeting) có thể dẫn đến lượng đối tượng tiếp cận tiềm năng nhỏ hơn nhưng cũng có thể giúp nhắm mục tiêu quảng cáo tốt hơn đến những đối tượng có nhiều khả năng phản hồi lại với quảng cáo hơn.

Meta khuyên nhà quảng cáo chỉ nên sử dụng cách nhắm mục tiêu theo sở thích nếu đối tượng có ít nhất là 2 triệu người.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Open Applications: Giải pháp kết nối giữa thương hiệu với nhà sáng tạo

TikTok vừa thông báo ra mắt TikTok Open Applications, giải pháp kết nối giữa thương hiệu với các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok.

TikTok Open Applications
TikTok Open Applications: Giải pháp kết nối giữa thương hiệu với nhà sáng tạo

Theo đó, TikTok hiện đã bổ sung thêm một giải pháp mới được gọi là Open Applications cho phép các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng kết nối hiệu quả hơn với các thương hiệu. Thương hiệu có thể chia sẻ hay mô tả về các chiến dịch sắp tới của họ và các nhà sáng tạo quan tâm sẽ phản hồi lại các yêu cầu đó.

Vốn được thử nghiệm từ tháng 2 với một số ít người dùng, Open Applications hiện đã được mở rộng đến nhiều người dùng hơn.

Theo giải thích của TikTok:

“Mỗi Open Applications bao gồm một đoạn giới thiệu ngắn (Pitch) hoặc những mô tả liên quan đến các chiến dịch mà thương hiệu sắp triển khai, ví dụ như các video TikTok có liên quan mà thương hiệu đã từng xây dựng, thông tin liên hệ với thương hiệu hoặc mức ngân sách mà doanh nghiệp dự kiến sẽ chi tiêu cho chiến dịch.

Bằng cách cho phép các nhà sáng tạo TikTok hiểu nhiều hơn về chiến dịch, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tìm thấy các nhà sáng tạo phù hợp, những người hiện sở hữu nhiều tài năng chuyên biệt hay đơn giản là đã có nhiều kết nối với thương hiệu.”

Thương hiệu sau đó sẽ nhận được tất cả các phản hồi từ nhà sáng tạo trực tiếp trong ứng dụng (như hình bên dưới).

“Để giúp thương hiệu tìm ra những nhà sáng tạo phù hợp nhất một cách nhanh nhất, Open Applications cũng sẽ bao gồm các bộ lọc và câu hỏi sàng lọc khác nhau.”

Bạn có thể lựa chọn các nhà sáng tạo tiềm năng theo nhân khẩu học, số lượng người theo dõi, vị trí, mối quan hệ với thương hiệu, hay các trải nghiệm có liên quan khác, v.v.

Để sử dụng giải pháp mới này, trước tiên các thương hiệu cần xác minh tài khoản TikTok Creator Marketplace, sau đó tạo chiến dịch Open Applications.

Bạn có thể xem chi tiết về tính năng mới tại: Open Applications.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Kỹ sư AI của Google có thể nhận lương đến 700.000 USD mỗi năm

Các kỹ sư ở cấp độ ba – mức thấp nhất của Google dành cho kỹ sư – có thể kiếm được từ 130.000 USD đến 280.000 USD hàng năm. Đối với kỹ sư cao cấp, con số có thể đạt 300.000 USD, hoặc lên tới 700.000 USD trở lên gồm tiền mặt và cổ phiếu công ty.

Kỹ sư AI của Google có thể nhận lương đến 700.000 USD mỗi năm
Kỹ sư AI của Google có thể nhận lương đến 700.000 USD mỗi năm

Kỹ sư công nghệ tại tập đoàn hàng đầu như Apple, Meta, Google, Amazon có thu nhập hàng trăm nghìn USD mỗi năm, đặc biệt là kỹ sư AI.

Sau thời gian phát triển mạnh mẽ, hàng loạt công ty công nghệ hàng đầu đang đứng trước áp lực thắt chặt chi tiêu. Nhiều trong số đó như Meta, Google hay Amazon đã sa thải hàng chục nghìn nhân viên chỉ sau thời gian ngắn, dù trước đó vẫn tuyển dụng ồ ạt.

Tuy nhiên, kỹ sư công nghệ, đặc biệt là những người làm trong mảng AI, tại Big Tech vẫn được trả lương cao. Điều này một phần nhờ cơn sốt AI tổng quát (Generative AI) thời gian qua. Dữ liệu bảng lương từ nền tảng tổng hợp Levels.fyi và do Business Insider thu thập cho thấy họ vẫn nhận mức lương thưởng hậu hĩnh.

Google.

Các kỹ sư ở cấp độ ba – mức thấp nhất của Google dành cho kỹ sư – có thể kiếm được từ 130.000 USD đến 280.000 USD hàng năm. Đối với kỹ sư cao cấp, con số có thể đạt 300.000 USD, hoặc lên tới 700.000 USD trở lên gồm tiền mặt và cổ phiếu công ty.

Trong đó, một kỹ sư AI tại Google nhận trung bình 254.700 USD. Tuy nhiên, với người giỏi, mức thu nhập có thể tới 535.000 USD mỗi năm.

Một nhân viên Google cho biết ông hiện nhận lương cơ bản 265.000 USD kèm 270.000 USD tiền thưởng cổ phiếu dựa trên thành tích đã đạt được.

Google đã đóng băng tuyển dụng đầu năm nay sau khi sa thải 12.000 người. Tuy nhiên, công ty cho biết vẫn tiếp tục thuê kỹ sư ở một số lĩnh vực quan trọng.

Microsoft.

Hãng phần mềm Mỹ trả cho một kỹ sư cấp cao (trên 8 năm kinh nghiệm) số tiền lên đến 400.000 USD. Với một kỹ sư mới, mức lương từ 130.000 đến 250.000 USD, kèm khoản thưởng khoảng 200.000 USD tùy mục tiêu đạt được.

Microsoft hiện dẫn đầu và là trung tâm trong cuộc chạy đua AI sau khoản đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI. Ở lĩnh vực này, công ty vẫn tuyển dụng hàng trăm kỹ sư, dù cắt giảm các mảng khác.

Apple.

Các kỹ sư gia nhập Apple bắt đầu ở cấp độ ba trong thang thâm niên. Họ nhận khoảng 160.000 USD mỗi năm, nhưng có thể thêm khoản thưởng từ 200.000 đến 250.000 USD nếu đạt được mục tiêu nhất định.

Trong khi đó, kỹ sư cấp bốn và cấp năm với nhiều năm kinh nghiệm hơn có thể đạt thu nhập từ 330.000 đến 500.000 USD mỗi năm. Họ sẽ nhận lương cơ bản 200.000 USD kèm khoản phụ cấp bằng cổ phiếu thưởng, thường trên 100.000 USD.

Với AI , Apple trả lương cao hơn. Một kỹ sư về công nghệ máy học (Machine Learning) cấp bốn có thể có thu nhập 505.000 USD, gồm 235.000 USD tiền mặt và 270.000 USD từ cổ phiếu và thưởng.

Meta.

Đội ngũ kỹ sư phần mềm Meta bắt đầu ở cấp độ ba (mới bắt đầu), tối đa ở cấp độ 8 (cho kỹ sư cao cấp và có thâm niên nhất). Một người mới vào sẽ nhận mức lương khoảng 170.000 USD mỗi năm.

Tuy nhiên, ở cấp độ bốn, kỹ sư Meta có nhiều khoản hơn. Ngoài lương kể trên, họ còn có thể nhận 80.000 USD dưới dạng cổ phiếu hạn chế và tiền thưởng mục tiêu hàng năm là 15.000 USD.

Trong khi đó, kỹ sư cấp độ sau có thể đạt được 500.000 USD, nhất là nếu có liên quan đến mảng máy học. Người ở cấp độ 7 và 8 với nhiều năm kinh nghiệm có thể nhận từ 1,5 triệu USD đến 2 triệu USD, nhưng chỉ một phần rất nhỏ đạt mức thu nhập này.

Amazon.

Thu nhập của nhân viên gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon phụ thuộc nhiều vào cổ phiếu thưởng. Chẳng hạn, kỹ sư chuyên về máy học và AI có tổng thu nhập hàng năm tối đa khoảng 300.000 USD, gồm 200.000 USD tiền mặt và 120.000 USD cổ phiếu.

Theo một nhân viên Amazon ở mảng trợ lý ảo Alexa, người mới vào chưa có kinh nghiệm (thường là sinh viên mới ra trường) bắt đầu với kỹ sư cấp bốn, tổng thu nhập khoảng 180.000 USD. Người có bằng tiến sĩ nhận từ 250.000 đến 300.000 USD. Các kỹ sư cấp cao nhất từ 350.000 đến 500.000 USD.

Nvidia.

Nhà sản xuất chip đồ họa Nvidia đang có sự phát triển mạnh mẽ nhờ cơn sốt AI tổng quát, với vốn hóa gần 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, kể cả khi AI chưa bùng nổ, công ty vẫn trả lương cao cho kỹ sư công nghệ so với mặt chung, với mức cơ bản 200.000 USD mỗi năm.

Trong khi đó, kỹ sư phần mềm của Nvidia chuyên về AI và máy học có thể đạt thu nhập trung bình 285.000 USD.

Theo thống kê của Salary.com tính đến 25/5, kỹ sư công nghệ tại Mỹ có lương trung bình 77.433 USD một năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Quy mô Highlands Coffee gấp 4.5 lần Phúc Long nhưng doanh thu mỗi cửa hàng chỉ bằng 1/2

Bán lẻ luôn là một thị trường sôi động và cạnh tranh tại Việt Nam nhờ tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và đặc biệt là sự tham gia của các tập đoàn lớn. 

Quy mô Highlands Coffee gấp 4.5 lần Phúc Long nhưng doanh thu mỗi cửa hàng chỉ bằng 1/2
Quy mô Highlands Coffee gấp 4.5 lần Phúc Long nhưng doanh thu mỗi cửa hàng chỉ bằng 1/2

Q&me đã thực hiện một tính toán để thống kê về doanh thu trung bình mỗi ngày của các thương hiệu nổi bật trong từng ngành tại Việt Nam. Số liệu dựa trên doanh thu năm, số lượng cửa hàng tính đến tháng 6/2023.

Theo đó, với ngành bán lẻ thực phẩm, 3 cái tên nổi bật là Bách Hóa Xanh, WinMart và WinMart+.

Với doanh thu năm 2022 đạt hơn 27.000 tỷ đồng và quy mô 1.728 chi nhánh, mỗi siêu thị Bách Hóa Xanh thu về khoảng 44,65 triệu đồng/ngày.

Trong khi đó, mỗi siêu thị WinMart mang về hơn 209,1 triệu đồng/ngày, gấp 4,68 lần so với Bách Hóa Xanh. Còn mô hình siêu thị nhỏ  WinMart + mang về trung bình 18,8 triệu đồng/ngày/cửa hàng.

Với các thương hiệu F&B, hai ông lớn trên thị trường phải kể đến là Highlands Coffee và Phúc Long Coffee & Tea. Chuỗi Highlands Coffee đang cho thấy sự áp đảo về quy mô, với 605 cửa hàng, gấp 4,5 lần so với Phúc Long.

Tuy nhiên, doanh thu trên từng cửa hàng của chuỗi Phúc Long – do Masan điều hàng đang vượt trội hơn đối thủ. Mỗi ngày, mỗi cửa hàng Phúc Long thu về 32,9 triệu đồng, gấp đôi Highlands Coffee.

Còn tại ngành bán lẻ dược phẩm là cuộc chiến giữa Long Châu (thuộc FPT Retail) và An Khang (thuộc MWG). Hai chuỗi này đã tăng tốc mở rộng vào nửa đầu năm 2022 nhưng sau đó “giảm tốc” do dự báo tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn.

Long Châu hiện có 937 cửa hàng, trong khi An Khang đang dừng lại ở con số 500. Doanh thu mỗi cửa hàng mỗi ngày của Long Châu cũng vượt trội hơn hẳn so với An Khang, lần lượt đạt 28,2 triệu đồng và 9,4 triệu đồng.

Cùng với đó, ngành bán lẻ điện tử – điện lạnh cũng chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa FPT Retail và MWG.

Theo tính toán của Q&me, chuỗi Thế Giới Di Động đang có 1.190 cửa hàng, trong khi đối thủ FPT Shop có 786 cửa hàng. Tuy nhiên, doanh thu trung bình ngày của hai chuỗi này không chênh lệnh quá nhiều: Thế Giới Di Động đạt 79,9 triệu đồng/cửa hàng/ngày, FPT Shop đạt hơn 72,8 triệu đồng/cửa hàng/ngày.

Ngoài ra, chuỗi Điện Máy Xanh cũng là trụ cột của MWG khi đóng góp doanh thu 84,6 triệu đồng/cửa hàng/ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hoàng Thuỳ | Markettimes 

Tầm nhìn của CEO Meta Mark Zuckerberg với AI (trí tuệ nhân tạo)

Trong một chia sẻ mới đây qua podcast, Giám đốc điều hành của Meta Mark Zuckerberg đã bày tỏ quan điểm và kế hoạch của Meta với AI (trí tuệ nhân tạo), từ việc biến AI trở thành trợ lý ảo trực tuyến đến sử dụng AI để tạo quảng cáo.

Tầm nhìn của CEO Meta Mark Zuckerberg với AI (trí tuệ nhân tạo)
Tầm nhìn của CEO Meta Mark Zuckerberg với AI (trí tuệ nhân tạo)

Mở đầu, CEO Meta cho biết, không giống như các mô hình GPT của OpenAI (ChatGPT), Meta sẽ triển khai một loạt các Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) khổng lồ và đa dạng, được điều chỉnh phù hợp với các nhu cầu và hoạt động kinh doanh khác nhau. Và một trong số những nhu cầu đó là “một người bạn đồng hành”.

“Hầu hết mọi người có thể không có nhiều bạn bè như cách họ muốn. Và chúng tôi sẽ luôn nỗ lực để giúp mọi người kết nối với nhau. Bạn hãy nghĩ về các trợ lý AI, “người” sẽ luôn đồng hành cùng với bạn, nhắc nhở bạn về ngày sinh nhật của bạn bè của bạn cũng như đưa ra các lời khuyên về việc bạn nên làm vào những ngày đó.”

Về bản chất, nó giống như một trợ lý xã hội, có thể cập nhật cho bạn về những gì đang diễn ra trong cuộc sống, cách bạn phản hồi và tương tác một cách hiệu quả, cũng như cách bạn có thể trở thành một người bạn tốt hơn.

CEO Zuckerberg cho biết các trợ lý AI của Meta sẽ đảm nhận các vai trò như là “một người cố vấn, một huấn luyện viên trong cuộc sống, một người cổ vũ có thể giúp bạn vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.”

CEO này cho rằng AI là một dạng công nghệ xã hội có thể giúp bạn “thể hiện bản thân tốt hơn với mọi người trong nhiều tình huống khác nhau.”

Và trong khi ngôn ngữ (language) có thể không phải là cách hoàn hảo nhất để giúp mọi người thể hiện ý tưởng của họ, các mô hình ngôn ngữ được hỗ trợ bởi AI có thể giúp họ cải thiện và vượt qua những rào cản đó.

“Không chỉ là với trẻ con, khi chúng rất khó để thể hiện được mong muốn của chúng với bố mẹ (chúng chỉ biết khóc). Rất nhiều người lớn chúng ta cũng cảm thấy thất vọng vì không thể diễn đạt mọi thứ.”

“Với các công nghệ mới, nó sẽ giúp bạn thể hiện tốt hơn những gì bạn đang cảm nhận và suy nghĩ, và tôi nghĩ điều đó nói chung là tốt.”

Zuckerberg cũng gợi ý rằng thông qua sự kết hợp giữa các mô hình hình ảnh và ngôn ngữ của Meta, các thương hiệu sẽ không cần phải thuê ngoài các công ty quảng cáo (Agency) để tạo quảng cáo.

“Trong tương lai, nếu bạn sử dụng quảng cáo trên các dịch vụ của chúng tôi, bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian cho việc tạo quảng cáo. Những gì bạn cần làm là cho chúng tôi biết những gì bạn mong muốn và chúng tôi sẽ làm những điều còn lại. Bạn chỉ cần đặt ra mục tiêu. Những mẫu quảng cáo tốt nhất sẽ được tự động tạo ra.”

CEO Meta cũng chia sẻ về quan điểm phát triển các hệ thống AI, trong đó ưu tiên tính cởi mở và tiếp cận theo hướng học thuật trong suốt quá trình phát triển.

Về cơ bản, quan điểm này đi ngược lại với OpenAI khi nền tảng này (ChatGPT) đã không tiết lộ cách các mô hình AI của họ được đào tạo và bộ dữ liệu (dataset) nào được sử dụng để đào tạo chúng.

“Hiện có nhiều lo ngại về việc sử dụng các công cụ AI để làm những việc gì đó có hại. Đó sẽ là những thách thức lớn mà các doanh nghiệp như chúng tôi phải đối mặt. Bất kể liệu có một cuộc khủng hoảng nào đó có xảy ra hay không.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI trong Campaign Manager

Mạng xã hội LinkedIn đang thử nghiệm việc cho phép nhà quảng cáo tạo quảng cáo bằng AI (generative AI) trong trình quản lý quảng cáo Campaign Manager.

LinkedIn thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI trong Campaign Manager
LinkedIn thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI trong Campaign Manager

Theo đó, với thử nghiệm mới, tùy chọn AI tổng quát (Generative AI) của LinkedIn sẽ sử dụng trang doanh nghiệp (Company Page), các thông tin chi tiết từ các chiến dịch quảng cáo và AI để đề xuất ra nhiều biến thể quảng cáo mới (tiêu đề và nội dung quảng cáo).

Nhà quảng cáo cũng sẽ nhận được nhiều đề xuất quảng cáo từ hệ thống AI của LinkedIn vốn sử dụng công nghệ từ ChatGPT của OpenAI (hiện là đối tác của Microsoft, công ty mẹ của LinkedIn).

LinkedIn cho biết AI sẽ tính đến một loạt các yếu tố như mục tiêu quảng cáo, tiêu chí nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) hay đối tượng mục tiêu mà nhà quảng cáo đang muốn tiếp cận, để tinh chỉnh các đề xuất quảng cáo, lý tưởng nhất là sẽ giúp nhà quảng cáo đạt được tốt hơn các mục tiêu quảng cáo như lượng người dùng truy cập website hay khách hàng tiềm năng (Lead).

Ở khía cạnh khác, liên quan đến việc cho phép người dùng LinkedIn sử dụng AI tổng quát (Generative AI) để tạo CV, theo dữ liệu của LinkedIn, có 56% người dùng muốn sử dụng AI tổng quát để có thể tạo ra nhiều nội dung hơn trong thời gian ngắn hơn.

LinkedIn cho biết thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI từ Campaign Manager (trình quản lý quảng cáo) đang khả dụng tại Bắc Mỹ, trước khi mở rộng sang nhiều khu vực khác trên toàn cầu trong những tháng tới.

Bạn cũng có thể xem chi tiết về cập nhật mới của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ

Cùng MarketingTrips khám phá cách xây dựng một chiến lược marketing căn bản cho các doanh nghiệp nhỏ trong bối cảnh mới.

Cách xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp nhỏ
Cách xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp nhỏ

Theo một nghiên cứu mới đây về mức độ ảnh hưởng của quảng cáo đến thương hiệu, số liệu cho thấy rằng, quảng cáo có tác động trực tiếp đến quy mô của thương hiệu.

Cụ thể, nếu thương hiệu càng được biết đến rộng rãi và nổi tiếng, nó càng có nhiều sức ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng và hơn thế nữa. Điều này cũng có nghĩa là thương hiệu cần bắt đầu với một chiến lược marketing đúng đắn, trong đó coi khách hàng là nền tảng cốt lõi.

Trong khi phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi yếu tố nguồn lực (cả về con người lẫn tài chính) là một rào cản lớn, việc có được một chiến lược hoàn chỉnh có thể áp dụng được vào thực tế lại càng trở nên khó khăn hơn.

Dưới đây là một số gợi ý về cách bạn có thể sử dụng để hoàn thiện chiến lược marketing cho doanh nghiệp (nhỏ) của mình.

Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ: Cần thống nhất các mục tiêu.

Trước khi bắt tay vào xây dựng chiến lược marketing, đầu tiên, người làm marketing hay doanh nghiệp cần phải có một sự đồng thuận về cái gọi là chiến lược.

Một số quan điểm cho rằng chiến lược là “tận dụng các điểm mạnh để làm điều gì đó thực sự khó, hay ngoài khả năng đối với một số cá nhân hay doanh nghiệp khác.”

Nhà chiến lược hàng đầu thế giới, Michael Porter lại cho rằng “chiến lược là việc lựa chọn những gì không cần làm”. Chiến lược về bản chất là sẽ trả lời các câu hỏi ví dụ như: chúng ta sẽ nhắm mục tiêu đến ai? Vị trí (Position) của chúng ta hiện tại là gì? Và mục tiêu của chúng ta đối với những người chúng ta nhắm mục tiêu là gì?

Tuy nhiên, dù cho bạn đang định nghĩa về chiến lược như thế nào thì có một điều dường như chắc chắn đó là việc có được một chiến lược vững chắc sẽ giúp bạn xác định rõ hơn về những gì cần làm, từ chỗ lạc lối không mục tiêu, đến các quyết định mang đầy tính định hướng.

Trong phần lớn các bản kế hoạch chiến lược cơ bản, “chẩn đoán, chiến lược và chiến thuật” là 3 phần quan trọng nhất.

Bản chất ở đây là, bạn cần thực sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng của mình, biết bạn muốn tiếp cận ai, với thông điệp gì và bạn đang hy vọng đạt được điều gì, và sau đó áp dụng chiến lược marketing mix 4P (hoặc 7P) cho từng phân khúc.

Khi nói đến việc thiết lập mục tiêu chiến lược, có một sự phân biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Ở trong các doanh nghiệp nhỏ, mục tiêu marketing và mục tiêu kinh doanh thường là một.

Vấn đề lớn ở đây là, các doanh nghiệp nhỏ thường coi mục tiêu là những gì họ muốn hơn là những gì sát với thực tế hay những gì họ có thể làm được (phù hợp). SMART là công thức mà doanh nghiệp có thể áp dụng.

Một sai lầm khác trong cách đặt mục tiêu của các doanh nghiệp nhỏ trong chiến lược marketing của họ đó là các mục tiêu đưa ra không liên quan đến doanh thu.

Các mục tiêu như tăng 20% lượng người dùng truy cập website (website traffic) hay có được thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm nghe qua tưởng chừng như là phù hợp nhưng thực tế ngay cả khi bạn đạt được các chỉ số đó thì mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp (kinh doanh) vẫn chỉ là con số không.

Để mọi thứ trở nên có liên quan hơn, bạn nên chia mục tiêu thành 2 phần, các chỉ số gián tiếp ảnh hưởng đến doanh thu và doanh thu (các chỉ số ảnh hưởng trực tiếp).

Một lời khuyên khác đó là mục tiêu marketing cần có sự đóng góp của tất cả các phòng ban (liên quan) trong doanh nghiệp thay vì chỉ là “mong muốn” chủ quan từ những người làm marketing.

Vai trò của Marketing.

Một khi bạn đã thống nhất về các mục tiêu cần đạt được, bước tiếp theo bạn cần làm đó là đánh giá xem marketing có thể giúp đạt được chúng như thế nào.

Bây giờ là lúc bạn cần đưa ra các yếu tố then chốt của chiến lược như: bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề gì, bạn giải quyết vấn đề đó cho ai và vị trí hiện tại của bạn đối với họ.

Marketing theo đó = các vấn đề của khách hàng + giải pháp của doanh nghiệp + các chương trình truyền thông (marketing mix).

Điều bạn cần ghi nhớ ở đây là, mọi chiến lược marketing đều phải được bắt đầu từ khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ giúp khách hàng như thế nào, thay đổi cuộc sống của họ ra sao (theo cách tối ưu hơn đối thủ) và hơn thế nữa.

Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra xem mọi người muốn gì ở bạn và họ nghĩ gì trước và sau khi mua và sử dụng sản phẩm.

Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ: Định vị thương hiệu.

Bước tiếp theo của chiến lược đó là định vị thương hiệu hay nói cách khác là bạn muốn định hình một hình ảnh và vị trí như thế nào trong tâm trí của khách hàng (mục tiêu).

Công thức mà bạn có thể sử dụng ở đây là “chúng tôi là thương hiệu duy nhất trong [danh mục sản phẩm] có thể giải quyết [nhu cầu] cho [phân khúc khách hàng mục tiêu] mà [các sản phẩm thay thế khác hiện có] không thể làm được.”

Khi định vị thương hiệu (hay với bất kỳ hoạt động xây dựng thương hiệu nào khác), tính nhất quán là chìa khoá.

Dù là bạn đang ở đâu, trên mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, thông qua video hay hình ảnh, bạn cũng cần xuất hiện với những hình ảnh giống nhau.

Bạn cũng cần lưu ý là, tính nhất quán không đồng nghĩa với việc bạn lặp đi lặp lại một thông điệp, màu sắc hay hình ảnh duy nhất, sự sáng tạo và khác biệt hoá là cần thiết, thứ cuối cùng bạn cần là khách hàng có thể nhận ra bạn ngay khi bạn xuất hiện.

Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ: Chiến thuật hành động.

Bước cuối cùng trong chiến lược marketing của bạn là các chiến thuật hành động.

Để đạt được các mục tiêu ở trên, hay để tiếp cận các phân khúc khách hàng như bạn đã đưa ra, bạn cần làm những công việc cụ thể là gì.

Bạn cần tối ưu hoá hoá thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm (SEO), chạy quảng cáo có trả phí (Paid Ads) với các từ khoá liên quan, hay quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và TikTok.

Liên quan đến việc lựa chọn các chiến thuật hành động, bạn cũng cần tìm hiểu về hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey) từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm (Awareness), tìm hiểu và cân nhắc mua hàng (Consideration) đến việc mua hàng (Buying) và ủng hộ (Advocate).

Hành trình khách hàng đến với sản phẩm và ra quyết định mua hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bổ nguồn lực marketing trên các kênh hay phương tiện khác nhau.

Tuy nhiên, dù cho bạn chọn như thế nào, điều quan trọng ở đây là bạn phải giải thích được lý do tại sao bạn sẽ sử dụng chúng và bạn đo lường chúng như thế nào.

Trong khi sẽ không có bất cứ một khuôn mẫu chung nào cho các chiến lược marketing ở các bối cảnh và ngành hàng khác nhau, bằng cách tìm hiểu nhiều thành phần khác nhau của chiến lược cũng như cách hình thành chiến lược, bạn có nhiều cách hơn để hoàn thiện chiến lược của riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Đế chế một thời Nokia: Từ bỏ điện thoại di động để làm công nghệ

Từ bỏ “hào quang” một thời ở mảng điện thoại, Nokia chuyển hướng làm công nghệ cho doanh nghiệp, cam kết hỗ trợ cách mạng 4.0 ở Việt Nam.

Đế chế một thời Nokia: Từ bỏ điện thoại di động để làm công nghệ
Đế chế một thời Nokia: Từ bỏ điện thoại di động để làm công nghệ

Tổng Giám đốc Nokia Việt Nam Ruben Flores cho biết mỗi khi ông nói rằng đang làm việc tại Nokia, mọi người đều hỏi về mảng điện thoại – thứ đã làm nên tên tuổi của Tập đoàn đến từ Phần Lan này.

Khi tôi nói với một số người rằng tôi đang làm việc tại Nokia, họ thường hỏi rằng điều gì đã xảy ra với mảng điện thoại.

Chúng tôi luôn tự hào về lịch sử, nhưng đó đã là quá khứ. Giờ đây, Nokia đã bước sang chương mới, không chỉ tiếp tục phương châm kết nối thế giới, mà chúng tôi còn giúp thế giới cùng nhau hành động”, ông Ruben Flores – Tổng Giám đốc Nokia Việt Nam cho biết.

Chia sẻ trên được ông Flores phát biểu trong khuôn khổ sự kiện “Amplify Vietnam” diễn ra tại Hà Nội hôm 6/6. Tại đây, phía Nokia đã nêu định hướng mới về công nghệ, cũng như chiến lược mới của Tập đoàn nhằm thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ tiến trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Cái tên Nokia trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam nhờ những chiếc điện thoại di động đời đầu nổi tiếng vì độ bền. Tuy nhiên, tròn 30 năm trước, Nokia cũng là đơn vị hỗ trợ dự án mạng 2G cho Mobifone, sau đó là cho VNPT vào năm 1996.

Về giải pháp liên quan đến mạng 2G, 3G rồi 4G, Nokia đã đồng hành cùng tất cả các nhà mạng lớn ở Việt Nam như VNPT, Viettel và Mobifone.

Khi Việt Nam công bố vùng phủ sóng 5G ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành hồi năm 2020, Nokia cũng đồng hành với họ để xây dựng các trạm phát sóng, đặc biệt là ở Hà Nội như khu vực hồ Hoàn Kiếm”, ông Hoàng Ngọc Thức – Giám đốc Công nghệ Nokia Việt Nam cho hay.

Sau khi từ bỏ mảng sản xuất điện thoại gần 10 năm trước, chiến lược mới của Nokia chính là trở thành tập đoàn hàng đầu về đổi mới công nghệ cho khách hàng doanh nghiệp (B2B), tiên phong phát triển các giải pháp mạng tiên tiến và tạo ra những tiến bộ về công nghệ B2B.

Để khẳng định sự chuyển mình và thay đổi định vị thương hiệu Nokia với khách hàng về việc Nokia vẫn sản xuất điện thoại, Tập đoàn đã công bố logo mới hồi cuối tháng 2. Giờ đây, Nokia là một thương hiệu mới tập trung vào hệ thống mạng lưới thông tin và ngành công nghiệp số hóa.

Phía Nokia cho biết họ mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (CSP) Việt Nam để mở ra những tiềm năng số của họ, cũng như nắm bắt đầy đủ các cơ hội mà tiến trình chuyển đổi số mang lại.

Ông Hoàng Ngọc Thức chỉ ra rằng 5G sẽ là hạ tầng quan trọng với quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, có thể đóng góp tới 7,34% vào tăng trưởng GDP của đất nước đến năm 2025.

Ngoài ra, Nokia cũng hoạt động rất tích cực cùng các đối tác ở Việt Nam để sản xuất các thiết bị 5G, tạo ra những sản phẩm “Made in Vietnam” xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài. Hiện nay, Nokia sản xuất cả các thiết bị băng rộng cố định và băng rộng di động.

Khi thời điểm thương mại hóa dịch vụ 5G đến gần, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên chuyển đổi.

Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn của tiến trình số hóa đối với đất nước. Do đó, chúng tôi cam kết hỗ trợ hệ sinh thái Việt Nam trong việc nắm bắt và thúc đẩy cơ hội này trong tất cả các ngành.

Với chiến lược thương hiệu mới, chúng tôi có vị thế sẵn sàng hơn bao giờ hết để hợp tác với khách hàng và đối tác nhằm khai phóng tiềm năng to lớn của hạ tầng mạng của họ, tạo ra tác động lâu dài”, ông Ruben Flores nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Anh | Markettimes

Apple và bản hợp đồng tài trợ với Messi

Nhà sản xuất iPhone đóng vai trò quan trọng thỏa thuận Lionel Messi thi đấu dưới màu áo Inter Miami, bao gồm cả việc trực tiếp trả tiền cho cầu thủ này.

Hàng loạt nguồn tin khẳng định thương vụ đưa Messi tới thi đấu tại Giải bóng đá Nhà nghề Mỹ (MLS) có sự can thiệp sâu của ban điều hành giải đấu cùng 2 nhà tài trợ lớn: Adidas và Apple.

“MLS và Apple đã thảo luận về việc trả cho Messi một phần doanh thu từ những người đăng ký dịch vụ MLS Season Pass, gói thuê bao phát trực tuyến của giải đấu trên Apple TV+”, The Athletic trích dẫn các nguồn tin nắm rõ tình hình thương vụ tiết lộ.

Điều kiện này được đặt lên bàn đàm phán và trở thành yếu tố then chốt đưa đến quyết định chọn bến đỗ mới của Lionel Messi. Ngoài Inter Miami, trước đó cũng có thông tin về việc ngôi sao người Argentina cân nhắc trở lại Barcelona hoặc sang Saudi Arabia.

Apple và MLS đều coi việc Messi chơi bóng tại Mỹ sẽ mang đến lợi ích lớn cho giải đấu. Hai bên đã ký thỏa thuận 10 năm, trị giá 2,5 tỷ USD vào đầu năm nay. Hôm 6/6, Apple công bố một bộ phim tài liệu gồm 4 phần, ghi lại 5 lần tham dự World Cup của Messi sẽ được phát sóng trên AppleTV+.

Trong mùa giải đầu tiên sau hợp đồng với Apple TV+, giá thuê bao của MLS Season Pass là 14,99 USD/tháng hoặc 99 USD/mùa. Mức giá giảm xuống còn 12,99 USD/tháng hoặc 79 USD/mùa đối với người dùng đã đăng ký Apple TV+. Để so sánh, giá thuê bao dịch vụ Netflix cơ bản tại Mỹ là 9,99 USD/tháng.

Dịch vụ truyền hình trực tuyến của Apple ngày càng tham gia sâu vào lĩnh vực thể thao. Đầu năm nay, Apple TV+ gây tiếng vang bằng bộ phim tài liệu Real Madrid: Until The End.

Dấu ấn mới nhất là thương vụ đưa Messi tới thi đấu tại Mỹ.

Song song đó, adidas – nhà tài trợ của Messi từ khi anh còn rất trẻ – cũng đề nghị chia sẻ một phần lợi nhuận thu được từ tăng trưởng doanh thu sau khi cầu thủ này đến MLS.

Adidas đồng thời là nhà tài trợ rất quan trọng của MLS. Trang phục thi đấu của tất cả 29 đội trong giải đều do hãng sản xuất.

Những câu chuyện bên trong Apple

Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn với chiến thuật Storytelling.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Microsoft Store Ads: Giải pháp quảng cáo của Microsoft Advertising

Tại sự kiện mới đây Microsoft Build 2023, nền tảng quảng cáo của Microsoft, Microsoft Advertising, đã giới thiệu các tính năng mới của Microsoft Store Ads, giải pháp quảng cáo của Microsoft.

Microsoft Store Ads: Giải pháp quảng cáo của Microsoft Advertising
Microsoft Store Ads: Giải pháp quảng cáo của Microsoft Advertising

Microsoft Build là sự kiện thường niên của Microsoft, nơi cập nhật và giới thiệu các giải pháp kỹ thuật số mới. Tại sự kiện năm nay, công nghệ và quảng cáo (advertising) là 2 chủ đề trọng tâm khi cả hai đều đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc.

Với nhiều cải tiến mới, Microsoft Store Ads sẽ giúp các nhà quảng cáo của Microsoft trên toàn cầu tiếp cận những khách hàng mới với sự hỗ trợ tích cực từ AI.

Microsoft Store Ads là giải pháp quảng cáo mang tính đổi mới của Microsoft Advertising.

Tại Microsoft Build 2022, Microsoft đã lần đầu công bố Microsoft Store Ads, một sản phẩm quảng cáo chuyên biệt được thiết kế để giúp các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng (apps) và trò chơi (Games) tới đúng đối tượng khách hàng vào đúng thời điểm.

Tại Microsoft Build 2023, Microsoft chính thức công bố Microsoft Store Ads sẽ được mở rộng phạm vi hoạt động đến hơn 150 khu vực trên toàn thế giới.

Giờ đây, các nhà quảng cáo Microsoft sẽ có nhiều tùy chọn hơn để tiếp cận khách hàng với Premium Search Ads trong Microsoft Store Ads và trên trang tìm kiếm của Bing.com.

Microsoft Store Ads 2023 được tích hợp nhiều tính năng mới.

Đối với hầu hết các nhà quảng cáo, thời gian là một trong những yếu tố mang tính sống còn, từ việc phải nhanh chóng khiến khách hàng nhận biết các sản phẩm đến việc thúc đẩy họ hành động, chẳng hạn như mua hàng.

Để giải quyết vấn đề này, Microsoft Store Ads hiện đã được tích hợp thêm nhiều tính năng và giải pháp mới, các nhà quảng cáo giờ đây có thể thiết lập các vị trí đặt quảng cáo (ad placements) bắt mắt và hơn thế nữa, để dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng ngay khi họ xuất hiện.

Premium Search Ads là giải pháp quảng cáo mới là Microsoft vừa giới thiệu. Hiện đã có sẵn trong Microsoft Store Ads, Premium Search Ads cung cấp các tuỳ chọn vị trí nâng cao để hiển thị quảng cáo.

Một cập nhật khác mà Microsoft vừa công bố liên quan đến công cụ tìm kiếm Bing, với hơn 14 tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện hàng tháng trên phạm vi toàn cầu.

Cụ thể, thay vì chỉ khả dụng trên Microsoft Store, Microsoft Store Ads hiện đã được mở rộng đến các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) trên công cụ tìm kiếm Bing.

Để kích hoạt tính năng mới này, nhà quảng cáo chỉ cần tạo chiến dịch quảng cáo Microsoft Store Ads trong Microsoft Advertising và chọn “Tất cả” ở phần kiểm soát phân phối quảng cáo (Ad Distribution Controls).

Để tiết kiệm thời gian của các nhà quảng cáo, khi nhà quảng cáo đăng ký quảng cáo Microsoft Store Ads, Microsoft cũng cung cấp tuỳ chọn liên kết nhanh ứng dụng chỉ trong một vài cú nhấp chuột.

Dễ dàng tìm kiếm thông tin của nhà phát hành và theo dõi hiệu suất quảng cáo.

Giờ đây, việc tra cứu các thông tin về ứng dụng sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhà quảng cáo chỉ cần tìm kiếm theo tên ứng dụng hoặc ID cửa hàng (store ID). Đối với thông tin của nhà phát hành (Publisher), nhà quảng cáo sẽ chỉ cần tìm kiếm theo tên nhà phát hành hoặc ID người bán (Seller ID).

Ngoài ra, với SDK của Microsoft Advertising, nhà quảng cáo cũng sẽ có thêm tùy chọn theo dõi và phân tích lượt cài đặt ứng dụng (app installations), mua hàng trong ứng dụng (in-app purchases) và mức độ tương tác của khách hàng ngay trong ứng dụng.

Nhà quảng cáo cũng có thể nhắm mục tiêu lại (Re – Targeting) đối tượng trên mạng lưới quảng cáo của Microsoft (Microsoft Network).

Bạn có thể tìm hiểu thêm về quảng cáo trên Microsoft Store tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Hơn 88.000 doanh nghiệp “nghỉ game” và rời khỏi thị trường trong 5 tháng qua

Đã có hơn 88.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng qua của 2023, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022, ghi nhận con số cao kỷ lục các doanh nghiệp tạm dừng lại các mục tiêu kinh doanh, thoái lui khỏi khỏi trường.

Hơn 88.000 doanh nghiệp "tạm nghỉ game" và rời khỏi thị trường trong 5 tháng qua
Hơn 88.000 doanh nghiệp “tạm nghỉ game” và rời khỏi thị trường trong 5 tháng qua

Đáng chú ý, hơn 55.000 doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh và có đến gần 25.500 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, thứ tự tăng tăng 20,3% và tăng 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái…

Những cuộc rời đi đầy lặng lẽ….

Ngành chế biến gỗ vốn có thế mạnh ở tỉnh Bình Định, nhưng nhiều doanh nghiệp hoạt động ngành này đang rơi vào tình trạng cắt giảm, sa thải lượng lớn lao động hoặc đóng cửa xưởng sản xuất, tạm rời thị trường.

Trao đổi với KTSG Online, ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Bình Định, cho biết trên địa bàn tỉnh có hơn 80 doanh nghiệp hoạt động ngành này xuất khẩu, nhưng khoảng một nửa lượng doanh nghiệp phải đóng cửa vì sụt giảm đơn hàng kéo dài và không còn đơn hàng sản xuất.

Theo ông Thiện, tình trạng sụt giảm, thậm chí mất hẳn đơn hàng ở các thị trường chính như Mỹ, EU, Anh… là vấn đề khó khăn ngành gỗ địa phương đang đối mặt, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và người lao động.

Hiện hơn 40 doanh nghiệp chế biến gỗ duy trì hoạt động nhưng theo ông Thiện, phần lớn  chỉ sản xuất cầm chừng với lượng đơn hàng giảm hơn phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí một số doanh nghiệp chỉ sản xuất khoảng 20% so với năng lực.

Không riêng doanh nghiệp đồ gỗ ở Bình Định mà các địa phương có nhiều doanh nghiệp chế biến đồ gỗ khác như Bình Dương, TPHCM,… cũng gặp nhiều khó khăn khi bị sụt giảm mạnh đơn hàng xuất khẩu.

Dù đã nỗ lực duy trì hoạt động nhưng không ít doanh nghiệp hiện nay cho biết đã đuối sức, lâm vào tình trạng buộc phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất ở quy mô lớn.

Trên thực tế việc đóng cửa nhà máy hoặc cắt giảm nhiều lao động không chỉ xảy ra với doanh nghiệp đồ gỗ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh trong những tháng qua và đang có chiều hướng đuối sức khi đơn hàng không còn hoặc bị sụt giảm nhiều.

Đáng chú ý là doanh nghiệp da giày bị sụt giảm mạnh đơn hàng từ giữa năm ngoái đến nay, nhiều nhà máy phải ngừng dây chuyền sản xuất, đóng cửa.

Trao đổi với KTSG Online gần đây, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hội Da giày TPHCM cũng cho rằng tình hình doanh nghiệp ngành da giày trong nhiều tháng qua thiếu đơn hàng trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp trong tình trạng “lên bờ xuống ruộng” vì không có đơn hàng xuất khẩu.

Cũng theo ông Khánh, hiện nay đơn hàng xuất khẩu giảm tới 60-70% và tình hình thị trường nội địa cũng không ngoại lệ. “Nhiều năm trước, ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ có đơn hàng đến tháng 7, tháng 9 nhưng tại thời điểm này hầu như không có.

Một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, thậm chí một số nơi đã ầm thầm đóng cửa, không công bố”, ông Khánh chia sẻ thêm.

Nhiều doanh nghiệp ngành da giày trước đây dự đoán đến hết quí 2 này, tình hình đơn hàng sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, tình hình đến nay cho thấy dự báo này khó có thể trở thành hiện thực khi mà mới đây ngay cả những “đại gia” ngành da giày tiếp tục áp dụng biện pháp sa thải đến hàng ngàn lao động hoặc rút đi.

Do đó theo ông Khánh tình hình không thể đoán định đơn hàng lúc này, tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngành da giày đang khó khăn hơn bao giờ hết. “Chúng tôi khuyến khích chủ doanh nghiệp đi nhiều hơn, tham gia các hội chợ để tìm đơn hàng, tìm đối tác, chuyển hướng sang châu Á, thậm chí cả châu Phi…”, ông Khánh nói.

… và “thoi thóp” vì đơn hàng tiếp tục sụt giảm.

Tình hình khó khăn này cũng đang xảy ra tương tự với doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, điện tử, thủy sản, …

Liên quan đến ngành dệt may, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM (AGTEK), cho rằng khó khăn tiếp tục kéo dài khi mà các doanh nghiệp của hội ghi nhận hiện tại chưa có tín hiệu nào để cho thấy niềm hy vọng đơn hàng có thể quay trở lại sớm.

Nỗi khó khăn sụt giảm mạnh và thiếu đơn hàng sản xuất của doanh nghiệp kéo dài gần một năm qua đã dẫn đến 10-20% lượng doanh nghiệp hội viên buộc phải đóng cửa rời thị trường. Cũng theo chia sẻ của ông Chủ tịch AGTEK, hiện lượng đơn hàng sản xuất của các doanh nghiệp còn trụ lại chỉ ở mức 60-70%.

“Tình hình là doanh nghiệp rất khó khăn khi thiếu đơn hàng và lượng doanh nghiệp có thể rời thị trường còn cao hơn. Tuy nhiên vì mấu chốt là giữ chân công nhân, tạo việc làm cho người lao động,… nên hầu hết các doanh nghiệp vẫn gồng mình cao nhất cố gắng duy trì sản xuất khi còn có thể”, ông Hồng chia sẻ.

Báo cáo mới nhất của S&P Global cũng cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong tháng 5 vừa qua khi tình trạng nhu cầu tiếp tục yếu kém. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn khi các công ty giảm việc làm và hoạt động mua hàng tương ứng. Trong khi đó, niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm.

Có nhiều báo cáo cho thấy tình trạng nhu cầu khách hàng yếu kém trong kỳ khảo sát mới nhất. Ảnh hưởng của điều này có thể cảm nhận rõ ràng nhất với số lượng đơn đặt hàng mới khi chỉ số này đã giảm nhanh thành mức giảm lớn nhất trong vòng 20 tháng nay. Những khó khăn trong việc duy trì doanh thu cũng được ghi nhận ở các thị trường xuất khẩu khi số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài giảm tháng thứ ba liên tiếp.

Với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, các công ty cũng giảm sản lượng vào thời điểm giữa quí 2 của năm. Sản lượng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp và tốc độ giảm là đáng kể và là nhanh nhất kể từ tháng 1. Sản lượng đã giảm ở cả ba lĩnh vực sản xuất, với mức giảm mạnh nhất là ở lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian.

Báo cáo của S&P Global nhìn nhận, sự yếu kém của nhu cầu tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin kinh doanh khi chỉ số này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trở thành mức yếu nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Theo nhận định của S&P Global, bất kỳ sự lạc quan nào còn lại thường là dựa vào hy vọng rằng quá trình hồi phục của ngành sản xuất sẽ diễn ra trong những tháng tới. Một số công ty giảm số lượng nhân viên do khối lượng công việc giảm. Điều này, cộng với một số trường hợp nghỉ việc tự nguyện, đã khiến việc làm tiếp tục giảm trong tháng 5, mặc dù mức độ giảm là nhẹ hơn so với kỳ khảo sát trước.

Bình luận về PMI của Việt Nam, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho rằng số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong tháng 5 cho thấy sự lo ngại ngành sản xuất của Việt Nam có thể trải qua thời kỳ suy giảm kéo dài chứ không phải chỉ là một giai đoạn giảm tạm thời.

Các công ty đã có động thái đối phó tương ứng bằng cách giảm cả sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng. Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm đã giảm những áp lực còn lại với chuỗi cung ứng, nhờ đó thời gian giao hàng đã rút ngắn và chi phí đầu vào giảm…

Đánh giá về thị trường xuất khẩu hàng hóa 5 tháng qua, Bộ Công Thương mới đây cũng nhận định, nhìn chung các ngành hàng đều gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, nhất là đối với hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu.

Do vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 cả nước sang các thị trường chủ lực đều giảm, tuy nhiên mức độ tác động đến xuất khẩu từng ngành hàng có sự khác nhau.

Facebook chia sẻ một số mẹo tối ưu quảng cáo mới

Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram vừa chia sẻ một số mẹo mới giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng.

Facebook chia sẻ một số mẹo tối ưu quảng cáo mới
Facebook chia sẻ một số mẹo tối ưu quảng cáo mới

Khi Meta tiếp tục phát triển các hệ thống quảng cáo (Meta Ads System) với sự hỗ trợ của AI, nền tảng này đang tìm nhiều cách hơn để thu hút các nhà quảng cáo trong bối cảnh việc thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Mới đây, nền tảng đã chia sẻ một số mẹo giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo trên cả Facebook lẫn Instagram.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

1. Đơn giản hóa tài khoản quảng cáo.

Meta cho biết việc đơn giản hóa tài khoản là yếu tố mang tính nền tảng của phương pháp tối ưu hoá quảng cáo mà Meta gọi là Performance 5, điều này cho phép hệ thống quảng cáo của Meta hiểu nhanh hơn trong giai đoạn tìm hiểu quảng cáo (ad learning phase).

Theo Meta:

“Khi một nhà quảng cáo bắt đầu một chiến dịch quảng cáo trên nền tảng của chúng tôi, chiến dịch sẽ trải qua một giai đoạn tìm hiểu trong đó hệ thống phân phối quảng cáo của chúng tôi sẽ bắt đầu khám phá và tìm hiểu xem đối tượng (Audience) và vị trí (Placement) nào là tốt nhất cho quảng cáo.

Và khi chúng tôi tiếp tục sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để giúp các nhà quảng cáo tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo, thì việc đơn giản hóa tài khoản quảng cáo (Ad Account) trở nên quan trọng hơn, các đề xuất mà AI của chúng tôi đưa ra sẽ dựa trên nhiều dữ liệu đầu vào hơn.”

Về cơ bản, bằng cách sử dụng cấu trúc quảng cáo (ad structure) đơn giản hơn, nhà quảng cáo đang cho phép hệ thống dễ xác định xu hướng hiệu suất hơn để từ đó tối đa hóa kết quả tốt hơn (và nhanh hơn).

2. Tận dụng các công cụ tự động hóa.

Với bộ công cụ Advantage+, Meta tận dụng tối đa AI để nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các xu hướng và phản hồi của người dùng được xác định bằng thuật toán.

Nhiều nhà quảng cáo đã nhận thấy mức độ hiệu quả của các công cụ tự động hóa của Meta, các hệ thống của Meta sẽ có nhiều khả năng hơn để hiển thị quảng cáo cho các nhóm đối tượng mục tiêu đã xác định, đồng thời cải thiện quá trình học tập và phát triển tổng thể dựa trên AI.

3. Tạo sự khác biệt cho quảng cáo.

Với hầu hết các hệ thống quảng cáo, các biến thể quảng cáo (Ad Variations) đóng vai trò rất quan trọng. Meta khuyến nghị các nhà quảng cáo nên tạo ra nhiều mẫu quảng cáo khác nhau với các thông điệp khác nhau để tiếp cận khách hàng.

“Bằng cách liên tục phát triển và tinh chỉnh sự sáng tạo trong quảng cáo của mình, các nhà quảng cáo hay người làm marketing có thể sử dụng quảng cáo như một cách tiếp cận mới để nhắm mục tiêu với các thông điệp riêng biệt phù hợp với các nhu cầu hoặc sở thích khác nhau của khách hàng.”

Meta khuyến nghị các nhà quảng cáo nên đa dạng hóa quảng cáo theo các khía cạnh như: ý niệm (concept), thông điệp và hình ảnh (visual), đồng thời tìm hiểu xem các loại quảng cáo khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến phạm vi tiếp cận (Reach), tỷ lệ chuyển đổi (Conversion) và hơn thế nữa.

4. Sử dụng API chuyển đổi (Conversions API).

Meta cũng khuyến nghị các nhà quảng cáo nên sử dụng Conversion API để thúc đẩy các chiến dịch trên nền tảng bằng dữ liệu của riêng thương hiệu (First Party Data).

“Bằng cách sử dụng API chuyển đổi, các doanh nghiệp có thể tạo ra những kết nối trực tiếp giữa dữ liệu marketing của thương hiệu và hệ thống của Meta để cải thiện hiệu suất và đo lường chiến dịch.

Ngoài việc triển khai API chuyển đổi, chúng tôi khuyên các marketer nên duy trì kết hợp các sự kiện chất lượng cao (Ad Event) để đảm bảo rằng thương hiệu đang xác định đúng những khách hàng tiềm năng với các hành động tương ứng.

5. Tận dụng phương thức đo lường Conversion Lift.

Cuối cùng, Meta khuyên các nhà quảng cáo nên sử dụng Conversion Lift để đo lường hiệu suất quảng cáo.

“Chúng tôi khuyên các doanh nghiệp nên sử dụng Conversion Lift để đo lường tác động gia tăng của quảng cáo, lập mô hình Marketing Mix để định lượng giá trị của quảng cáo và thử nghiệm A/B (A/B Testing) để so sánh hiệu quả của các chiến lược khác nhau.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok đặt tham vọng 20 tỷ USD GMV với TikTok Shop trong 2023

Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ rằng ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần quy mô tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trên toàn cầu của TikTok Shop, lên mức 20 tỷ USD riêng trong năm 2023. Vào 2022, chỉ số GMV của nền tảng đạt 4,4 tỷ USD chỉ sau một năm ra mắt.

TikTok đặt tham vọng 20 tỷ USD GMV với TikTok Shop
TikTok đặt tham vọng 20 tỷ USD GMV với TikTok Shop

Với thuật toán cuốn người xem vào những video như vô tận, TikTok Shop đang cho thấy mình có khả năng vượt đối thủ ở mảng thương mại điện tử.

Mới ra mắt năm 2021 nhưng TikTok Shop nhanh chóng nhận được sự chú ý lớn. Với thuật toán lan truyền và giữ chân người dùng của TikTok, ngày càng nhiều người bị cuốn vào các video và những buổi livestream (phát trực tiếp) mà họ không thể rời mắt.

Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ rằng ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đặt mục tiêu tăng gấp bốn lần quy mô tổng giá trị hàng hóa giao dịch (Gross Merchandise Volume) trên toàn cầu của TikTok Shop, lên mức 20 tỷ USD riêng trong năm nay. Năm ngoái, chỉ số GMV của nền tảng đạt 4,4 tỷ USD chỉ sau 1 năm ra mắt.

Theo nguồn tin, TikTok đang đặt cược nhiều nhất vào thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Indonesia – nơi những người có ảnh hưởng (Influencer) trên nền tảng bán mọi thứ từ quần áo đến son môi trong các buổi livestream.

Mỹ và châu Âu cũng đang là những nơi TikTok nhắm tới, dù thị phần dự kiến chiếm phần rất nhỏ trong mục tiêu 20 tỷ USD.

Nếu triển khai TikTok Shop ở Mỹ, đây có thể là nơi nền tảng này gặp khó khăn nhất dù đang có 150 triệu người dùng hàng tháng.

Nền tảng đứng trước nguy cơ bị cấm hoặc bị giới hạn ở một số bang. Chính quyền Mỹ cũng cân nhắc loại bỏ mạng video ngắn này do lo ngại “đe dọa an ninh quốc gia” – điều mà công ty Trung Quốc nhiều lần phản đối.

ByteDance thành lập cách đây hơn một thập kỷ và nhanh chóng phát triển thành đế chế Internet trị giá 200 tỷ USD nhờ mạng xã hội TikTok và Douyin, trong đó TikTok dành cho thị trường quốc tế và Douyin cho riêng Trung Quốc.

Mô hình bán hàng trên nền tảng cũng đã được triển khai trên Douyin trước đó và thu về nhiều thành công tại quê nhà.

Với khả năng “kết hợp giải trí với mua hàng chớp nhoáng”, TikTok Shop cho phép người dùng chọn mua nhanh chóng món hàng mình thích qua việc cuộn vô số video ngắn và phát trực tiếp trên ứng dụng.

Tính năng này được đánh giá là thuận tiện hơn nhiều so với Shopee của Sea Limited hay Amazon nhờ vào cơ sở dữ liệu rộng lớn và thuật toán đề xuất tối ưu, dù các nền tảng kể trên cũng có tính năng phát trực tiếp.

Hiện TikTok vẫn là mạng xã hội gây nghiện nhiều nhất. Theo Data.ai, trung bình mỗi tháng tại Mỹ năm ngoái, người dùng bỏ ra 28,7 tiếng để lướt TikTok, cao hơn mức 22,8 tiếng năm 2021. Trong khi đó, chỉ số của Facebook là 15,5 tiếng (2022) và 16,8 tiếng (2021).

Do mới ra đời hai năm, TikTok Shop chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu 80 tỷ USD của ByteDance năm ngoái. Chỉ số GMV của nền tảng cũng thấp hơn nhiều so với mức 73,5 tỷ USD của Sea Limited.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, TikTok Shop nếu thành công có thể giúp ByteDance chứng minh mô hình bán hàng qua video ngắn đang trở nên phù hợp hơn với người dùng. Thậm chí, hình thức này có thể sớm đuổi kịp và vượt qua thói quen mua sắm trực tuyến truyền thống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mạng xã hội Instagram đang thử nghiệm chatbot AI mới

Theo một thông tin mới đây, trong cuộc đua xây dựng chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard, mạng xã hội hình ảnh Instagram của Meta hiện đang thử nghiệm chatbot AI mới.

Mạng xã hội Instagram đang thử nghiệm chatbot AI mới
Mạng xã hội Instagram đang thử nghiệm chatbot AI mới

Với chatbot AI mới, người dùng Instagram có thể hỏi và nhận được câu trả lời như cách họ tương tác với các công cụ tìm kiếm như Google mà chính xác hơn là giống với các chatbot AI như ChatGPT và Google Bard.

Chatbot AI của Instagram có thể “trả lời câu hỏi và đưa ra lời khuyên” đồng thời giúp “truyền cảm hứng cho sự sáng tạo của bạn, giúp bạn tìm ra những cách thức tốt nhất để thể hiện bản thân và giúp bạn xây dựng nội dung“.

Và trên hết, người dùng Instagram có thể chọn từ 30 loại tính cách AI khác nhau (AI personalities) để thể hiện cá tính.

Instagram hiển nhiên không phải là nền tảng xã hội đầu tiên ra mắt chatbot AI. Trước đó, Snapchat đã giới thiệu chatbot AI được hỗ trợ bởi ChatGPT, hay với mạng xã hội video ngắn TikTok, nền tảng này cũng đang thử nghiệm Tako, một chatbot AI cho phép người dùng TikTok hỏi, tìm kiếm và tương tác trực tiếp trong ứng dụng.

Theo góc nhìn của MarketingTrips, nếu cũng tương tự như cách Social Commerce đã làm thay đổi cách mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử (eCommerce), thì Social Search có thể là tương lai tiếp theo của hoạt động tìm kiếm.

Dĩ nhiên, các công cụ tìm kiếm như Google có thể sẽ phải đối mặt với nhiều bất lợi trong bối cảnh mới này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cẩm nang của CMO: Cách lập mô hình Marketing Mix

Google vừa giới thiệu cẩm nang mới hướng dẫn cách lập mô hình Marketing Mix trong doanh nghiệp, đây chính là hành trang của bất kỳ người làm marketing nào, đặc biệt là với các CMO.

Cẩm nang của CMO: Cách lập mô hình Marketing Mix
Cẩm nang của CMO: Cách lập mô hình Marketing Mix

Trong khi khái niệm Marketing Mix hiển nhiên không phải là mới với hầu hết những người làm marketing chuyên nghiệp, bản chất các mô hình Marketing Mix lại không ngừng thay đổi dựa trên hành vi của người tiêu dùng lẫn các quy định có liên quan.

Với bối cảnh mới, khi quyền riêng tư của người tiêu dùng đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, tức việc thu thập dữ liệu sẽ ngày càng khó khăn hơn (với các nền tảng quảng cáo), việc tìm ra một phương pháp tối ưu để đo lường hiệu quả của các hoạt động truyền thông ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Trước đây, các mô hình Marketing Mix thường được sử dụng bởi các thương hiệu đa kênh (Omni Channel) hoặc với các thương hiệu có ngân sách lớn, xem đó như là một cách thức hiệu quả để xác định sức ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông khác nhau lên kết quả kinh doanh (cả trực tuyến và ngoại quyến).

Tuy nhiên, mọi thứ hiện đã thay đổi, ngay cả với các thương hiệu mới hay sử dụng ít ngân sách marketing, họ cũng đang bắt đầu xây dựng các mô hình Marketing Mix với mục tiêu tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn về hiệu quả của các phương tiện hay chương trình truyền thông của thương hiệu.

Đó là lý do tại sao Google cho ra mắt cuốn sổ tay về cách lập mô hình Marketing Mix, nó là những nền tảng giúp marketer hiểu những gì cần làm, cách bắt đầu và hơn thế nữa.

Bạn có thể tải xuống cẩm nang hướng dẫn tại: Marekting Mix Modelling.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Shop sau 1 năm: GMV tăng 11 lần và lượng Seller vượt cả Lazada và Tiki

TikTok Shop chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào tháng 4/2022, ngay lập tức thừa hưởng 49,9 triệu người dùng mạng xã hội TikTok. Tới nay, TikTok Shop đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng (Seller) hoạt động trong tháng cao thứ 2 thị trường, chỉ sau Shopee.

TikTok Shop sau 1 năm: GMV tăng 11 lần và lượng Seller vượt cả Lazada và Tiki
TikTok Shop sau 1 năm: GMV tăng 11 lần và lượng Seller vượt cả Lazada và Tiki

Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử (eCommerce) YouNet E-commerce Intelligence (YouNet ECI) mới đây kết hợp cùng công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội YouNet Media để phân tích các số liệu tăng trưởng của TikTok Shop, sau hơn 1 năm nền tảng này được triển khai tại Việt Nam.

Tăng trưởng thần tốc nhờ lực lượng influencer và online seller (TikTok Seller).

Một trong những số liệu đáng chú ý được lấy từ nền tảng SocialLift của YouNet Media, cho thấy từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, tổng lượng influencer (những người có tầm ảnh hưởng sở hữu trên 20.000 follower) hoạt động trên TikTok đã tăng đến 90,6%, nhảy vọt từ 40.644 lên 77.480 influencer.

Theo YouNet ECI và YouNet Media, chính lực lượng influencer ngày càng hùng hậu này đã góp phần làm nên 12 tháng tăng trưởng nóng cho TikTok Shop.

Chẳng hạn như tháng 7/2022, TikTok Shop trở thành chủ đề thu hút 53.697 người thảo luận trên các mạng xã hội, tăng gấp đôi so với tháng trước đó nhờ chiến dịch “7/7 Siêu Sale Livestream”.

Những màn livestream kết hợp giữa các influencer và TikTok Shop tiếp tục ghi dấu ấn suốt 9 tháng sau đó. Tháng 1/2023, phiên livestream dài 24 giờ của KOL Phạm Thoại tiêu thụ 76.000 sản phẩm. Tháng 3/2023, phiên livestream bán hàng đầu tiên của KOL Võ Hà Linh thu hút 80.000 người xem.

Nhờ tiếng vang mà các influencer mang lại, TikTok Shop chỉ cần 10 tháng để vượt qua Sendo và Tiki, vươn lên vị trí thứ 3 trong danh sách các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng của YouNet Media.

Đến tháng 3/2023, tổng lượng người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội đã đạt 321.587 người, nhiều gấp 4,7 lần so với Tiki.

Số người quan tâm tăng vọt giúp TikTok Shop nhanh chóng thu hút một lượng lớn TikTok Seller – các nhà bán hàng online gia nhập nền tảng.

Dữ liệu từ YouNet ECI cho thấy trong 4 tháng đầu năm nay, lưu lượng truy cập (web traffic) vào trang quản lý gian hàng trên website của TikTok Shop tăng vọt 282%, đạt 4,2 triệu lượt truy cập/tháng.

Như vậy, TikTok Shop hiện đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ 2 thị trường, chỉ sau Shopee.

Vừa thu hút người tiêu dùng, vừa tăng số lượng nhà sáng tạo nội dung trên sàn, kết quả doanh thu của TikTok Shop nhờ đó cũng đạt những bước nhảy ấn tượng:

Mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) trên nền tảng đã tăng gấp 11 lần, số lượng đơn hàng tăng gấp 6 lần”, ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Bộ phận Market Insights của YouNet ECI, phân tích.

Những cuộc khủng hoảng truyền thông.

Mặc dù đạt được hàng loạt con số tăng trưởng ấn tượng, TikTok Shop lại vướng vào những cuộc khủng hoảng truyền thông, thậm chí gây nghi ngại về chất lượng hàng hóa.

Tháng 12/2022, thời điểm đáng ra là cao điểm mua sắm trực tuyến, đà tăng trưởng của TikTok Shop Seller chững lại do vướng khủng hoảng truyền thông liên quan đến các nhãn hàng Estee Lauder Vietnam, MAC Cosmetics và KOL Trương Nhã Dinh.

Theo dữ liệu của YouNet Media, sự vụ kéo dài xuyên suốt tháng 12, thu hút hơn 6.000 thảo luận và tạo nên các tranh luận không hồi kết về nguồn gốc hàng hóa trên TikTok Shop.

Không chỉ có nguy cơ về nguồn gốc hàng hóa, việc thả nổi hoạt động kinh doanh trên sàn cho KOL còn chứa đựng nhiều nguy cơ khác cho nhãn hàng về chất lượng giao vận, nội dung quảng cáo, chính sách đổi trả hàng, chăm sóc khách hàng… Các nhãn hàng vì vậy rất cần có biện pháp kiểm soát chặt hoạt động của các đại lý, KOL và nhà bán trên sàn thương mại điện tử”, ông Nguyễn Phương Lâm cho biết.

Tới tháng 4/2023, TikTok Shop gặp phải khủng hoảng truyền thông lớn nhất kể từ lúc ra mắt tại thị trường Việt Nam.

Sự việc xuất phát từ KOL Võ Hà Linh và dược phẩm Hoa Linh đã kéo dài xuyên suốt tháng, thu hút đến 113.794 lượt thảo luận cả trên mạng xã hội và các trang báo.

Theo YouNet ECI và YouNet Media, sự cố trên càng khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng và tuân thủ một chính sách giá bán lẻ trên kênh thương mại điện tử nói chung và TikTok Shop nói riêng. Các thương hiệu cần cân bằng giữa lợi ích hấp dẫn cho khách hàng và quyền lợi của các kênh phân phối.

Mỗi ngày hệ thống của YouNet ECI đang soát xét trung bình 100 – 150 triệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, bao gồm cả TikTok Shop.

Số lượng sản phẩm cực lớn này đang khiến hoạt động kiểm tra, giám sát giá bán của các doanh nghiệp gặp không ít trở ngại.

Đây là chỗ mà một giải pháp phân tích dữ liệu thương mại điện tử sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data) sẽ phát huy sức mạnh”, ông Nguyễn Phương Lâm nhìn nhận.

Hồi tháng 11/2022, trong một sự kiện về Sales và Marketing, ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện TikTok Việt Nam thừa nhận TikTok Shop còn một số vấn đề, nhưng đội ngũ vận hành đang nỗ lực vừa làm vừa sửa chữa.

Bên cạnh đó, ông cho biết mạng xã hội TikTok đang cố gắng giảm số lượng đơn hàng bán ra, bởi không muốn tăng trưởng quá nóng.

Ông Thanh nhấn mạnh điều quan trọng là TikTok Shop đã tạo ra cơ hội chia đều cho tất cả. Ngay cả sinh viên hay những người đi làm công giờ đây cũng có thể bán hàng online mỗi tối.

Tôi không biết câu chuyện này sẽ đi đến đâu, nhưng rõ ràng nó đã thay đổi hoàn toàn bức tranh của ngành bán lẻ.

Các nhà bán lẻ chuyên nghiệp sẽ phải suy nghĩ tới việc tham gia vào câu chuyện này như thế nào trước sự thay đổi của khách hàng“, Đại diện TikTok Việt Nam nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Minh Anh | Markettimes

Meta Lattice: Hệ thống quảng cáo nâng cao được hỗ trợ bởi AI

Những tiến bộ mới về AI (trí tuệ nhân tạo) có thể thúc đẩy mạnh mẽ hiệu suất và hiệu quả của hệ thống quảng cáo Meta, Meta Lattice là một trong số đó.

Meta Lattice: Hệ thống quảng cáo nâng cao được hỗ trợ bởi AI
Meta Lattice: Hệ thống quảng cáo nâng cao được hỗ trợ bởi AI

AI (trí tuệ nhân tạo) từ lâu đã là một thành phần quan trọng trong Hệ thống quảng cáo của Meta (Meta Ads System), một mô hình mạng thần kinh sâu (deep neural network) với hàng nghìn tỷ tham số.

Mỗi mô hình được tối ưu hóa độc lập cho các mục tiêu khác nhau — chẳng hạn như cải thiện chất lượng quảng cáo để cung cấp những trải nghiệm quảng cáo tốt hơn cho người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) hay cải thiện lợi tức đầu tư trên quảng cáo (ROAS) cho nhà quảng cáo.

Trong kỷ nguyên AI, Meta đang tập trung khai thác các mô hình AI mới với mục tiêu nâng cao hiệu suất của hệ thống quảng cáo trên nhiều loại quảng cáo và nền tảng quảng cáo khác nhau.

Theo đó, Meta vừa giới thiệu Lattice, một kiến trúc mô hình mới có thể học cách dự đoán hiệu suất của quảng cáo trên nhiều bộ dữ liệu và mục tiêu tối ưu hóa khác nhau.

Về cơ bản, Meta Lattice tăng cường hệ thống quảng cáo của Meta theo các cách sau:

  • Hiệu suất tốt hơn. Meta Lattice có khả năng cải thiện hiệu suất của hệ thống quảng cáo của Meta một cách toàn diện. Thông qua các tính năng mới, hệ thống quảng cáo có thể hiểu sâu hơn và rộng hơn về các khái niệm và mối quan hệ mới giữa các bộ dữ liệu, đồng thời giúp các nhà quảng cáo tối ưu hóa một số lượng lớn các mục tiêu khác nhau.
  • Cải thiện hiệu quả ứng dụng của AI. Việc duy trì và phát triển các mô hình AI mới giúp hệ thống quảng cáo của Meta trở nên linh hoạt hơn trong việc ứng dụng các cải tiến mới của AI trong tương lai.
  • Khả năng thích ứng nhanh hơn với bối cảnh thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Trong tương lai, khi các quy định về dữ liệu của người dùng sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ hơn, Meta Lattice được thiết kế để có thể thúc đẩy hiệu suất của nhà quảng cáo trong môi trường quảng cáo kỹ thuật số mới (digital advertising). Ngoài ra, Lattice cũng có khả năng khái quát hóa khả năng học hỏi trên các phạm vi (domains) và mục tiêu khác nhau, điều này đặc biệt quan trọng khi các mô hình máy học (AI) có ít dữ liệu hơn để học hỏi.

Meta Lattice: Kiến trúc mô hình kiểu mới.

Meta Lattice: Kiến trúc mô hình kiểu mới.
Meta Lattice: Kiến trúc mô hình kiểu mới.

Trước khi Meta Lattice ra đời, không gian mô hình quảng cáo của Meta (Meta Ads model) được dự đoán là sẽ phải thay đổi đáng kể trong những năm tới khi các yêu cầu và sản phẩm của nhà quảng cáo liên tục thay đổi.

Việc duy trì một không gian mô hình lớn (và phức tạp) thường dẫn đến sự phát triển chậm hơn của các đổi mới AI đồng thời khả năng tính toán cũng kém hiệu quả hơn.

Để vượt qua những thách thức này, Lattice của Meta đã tập trung xây dựng các thành phần chính dưới đây:

  • Hiểu biết toàn diện về mục tiêu của cả nhà quảng cáo và người dùng. Thông qua khả năng học hỏi đa nhiệm (multi-domain, multi-task learning), Meta Lattice có thể hiểu các mục tiêu lẫn các cách tương tác giữa người dùng và nhà quảng cáo từ những nguồn dữ liệu không đồng nhất (đơn lẻ và phức tạp). Với cơ chế này, người dùng Meta có thể nhận được các đề xuất quảng cáo phù hợp hơn ngay cả khi hệ thống có ít dữ liệu hơn để học hỏi.
  • Ghi nhớ các phản hồi của người dùng. Về bản chất, các tương tác giữa người dùng và quảng cáo có thể kéo dài từ vài giây (ví dụ: nhấp chuột hay bấm thích) đến vài ngày (ví dụ: cân nhắc mua hàng, thêm vào giỏ hàng và sau đó thực hiện mua hàng từ trang web hoặc ứng dụng). Thông qua mô hình đa phân phối với khả năng nhận thức về thời gian, Meta Lattice không chỉ có thể nắm bắt được ý định của người dùng theo thời gian thực mà còn với cả những tín hiệu cũ trong quá khứ.
  • Cân bằng nhiều phạm vi và mục tiêu. Meta Lattice có thể cân bằng hiệu suất quảng cáo trên nhiều phạm vi và mục tiêu khác nhau.
  • Nhân rộng mô hình nâng cao. Meta Lattice có hàng nghìn tỷ tham số, được đào tạo trên hàng trăm tỷ ví dụ từ hàng nghìn miền dữ liệu khác nhau, bao gồm các nền tảng của Meta lẫn sản phẩm của nhà quảng cáo.

Meta Lattice giúp mở ra một kỷ nguyên mới của quảng cáo do AI cung cấp.

Khi các doanh nghiệp hay người làm marketing phải đối mặt với những sự thay đổi liên tục trong hành vi của người tiêu dùng, suy thoái kinh tế và cả những thay đổi liên quan đến quy định về việc sử dụng dữ liệu của người dùng, Meta đang tích cực xây dựng các hệ thống AI thông minh hơn, linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của nhà quảng cáo.

Giờ đây, Meta Lattice, hệ thống quảng cáo được hỗ trợ bởi AI mới sẽ liên tục tìm hiểu các tín hiệu để tối ưu hoá quảng cáo trên nhiều khía cạnh, mục tiêu và loại quảng cáo khác nhau. Trong tương lai, Meta Lattice sẽ lại tiếp tục được cập nhật mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Series: Người dùng TikTok phải trả phí để xem nội dung

TikTok vừa thông báo mở rộng tính năng có tên gọi là TikTok Series tới nhiều nhà sáng tạo hơn, người dùng TikTok theo đó phải trả phí để xem các nội dung độc quyền từ nhà sáng tạo.

TikTok Series
TikTok Series: Người dùng TikTok phải trả phí để xem nội dung độc quyền từ nhà sáng tạo

Với tên gọi là “TikTok Series”, lần đầu tiên được TikTok công bố vào tháng 3, đây là tính năng cho phép các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok tính tiền cho người dùng nếu muốn xem các nội dung độc quyền của họ.

Về cơ bản, tính năng này tương tự như mô hình thuê bao (Subscription) trên các nền tảng như Netflix, người dùng phải trả phí để được truy cập nội dung.

Theo TikTok, tính năng mới hiện chỉ được áp dụng cho các nhà sáng tạo được chọn tại một số thị trường nhất định.

Nhà sáng tạo cũng có thể định giá nội dung của họ trong khoảng từ 1 USD đến 190 USD đồng thời có thể tải lên video dài tối đa 20 phút, tức gấp đôi với mức thông thường.

Cách thức kiếm tiền mới được áp dụng cho các nhà sáng tạo được chọn từ 18 tuổi trở lên, có tối thiểu 10.000 người theo dõi và đã đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc khác.

Với các nhà sáng tạo có ít hơn 10.000 người theo dõi nhưng đáp ứng được các yêu cầu khác cũng có thể đăng ký tham gia chương trình bằng cách hiển thị những nội dung độc quyền (Exclusive Content) mà họ đã bán được ở các nơi khác, mặc dù TikTok cũng có thể từ chối các tài khoản này.

TikTok ra mắt chương trình kiếm tiền mới trong bối cảnh các cách thức hiện tại như TikTok Beta hay TikTok Creator Fund không đáp ứng được nhu cầu tăng thu nhập của các nhà sáng tạo, ít nhất là so với các nhà sáng tạo trên YouTube.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Top 3 chiến lược để tăng năng suất Bán hàng và Marketing

Khi nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực cắt giảm chi phí trong bối cảnh khi nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, một số chiến lược thúc đẩy năng suất bán hàng và marketing dưới đây sẽ là rất cần thiết.
3 chiến lược để tăng năng suất Bán hàng và Marketing
3 chiến lược để tăng năng suất Bán hàng và Marketing

Đối với nhiều người làm marketing, có một thứ gần như là hiển nhiên đó là để tăng doanh thu họ cần phải tăng chi phí quảng cáo và bán hàng, chi phí và doanh thu về cơ bản là luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau.

Với tư duy này, các đội nhóm bán hàng và marketing đều tin rằng họ không thể duy trì được mức độ hiệu quả của công việc nếu cắt giảm đi chi phí (trong một khoảng thời gian nhất định).

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới đây từ Bain & Co, đây là một niềm tin có hại cho doanh nghiệp, ít nhất là trong vô số các trường hợp.

Để chứng minh cho luận điểm này, số liệu chính mà các nhà nghiên cứu tập trung vào là “năng suất thương mại” (commercial productivity), chỉ số đo lường doanh thu (hoặc lợi nhuận gộp) có được trên mỗi đồng chi phí thương mại (commercial cost), sau đó đánh giá việc doanh thu sẽ tăng nhanh hơn bao nhiêu so với tốc độ tăng chi phí bán hàng và marketing.

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá xem liệu niềm tin rằng muốn tăng doanh thu thì phải tăng chi phí marketing và bán hàng và chúng phải tỷ lệ thuận với nhau có đúng hay không.

Các nghiên cứu sau đó đã được thực hiện.

Để bắt đầu, các nhà nghiên cứu đã phân tích 1.254 công ty đại chúng (B2B) trong 10 ngành hàng khác nhau trên toàn thế giới từ năm 2017 đến năm 2021.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các doanh nghiệp trung bình có năng suất thương mại không đổi trong các năm, doanh thu của doanh nghiệp tăng cùng với tốc độ của chi phí bán hàng và marketing (tiếp thị).

Khoảng 19% doanh nghiệp đã cải thiện năng suất thương mại hơn 10% trong hầu hết các năm, nhưng hầu hết sau đó lại suy giảm sau từng năm. Chỉ 5% các doanh nghiệp có thể đạt được mức tăng năng suất thương mại trong mỗi 3 của 4 năm.

Các doanh nghiệp ưu tú này được xem là những “người đi đầu về năng suất bền vững”. Chỉ số tổng lợi tức của cổ đông (TSR) hàng năm của doanh nghiệp cao hơn đáng kể so với các công ty khác cùng ngành, với mức chênh lệch trung bình là 12%.

Nghiên cứu đã xác định rằng việc cố gắng tăng năng suất thương mại bằng cách chỉ tập trung vào chi phí (quảng cáo và marketing) có thể cản trở sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn.

Trong các trường hợp khác, với những doanh nghiệp chủ yếu dựa vào phần mềm marketing và bán hàng hoặc các công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) chưa được chứng minh là ảnh hưởng đến doanh số lại chứng kiến mức chi phí tăng nhưng doanh thu lại không tăng với mức tương xứng.

Ở không ít các doanh nghiệp khác, khi doanh nghiệp đưa ra mức tăng năng suất một cách vô lý (thiếu cơ sở) vào kế hoạch kinh doanh (Business Plan) của họ mà không có lộ trình rõ ràng để đạt được chúng, hệ quả là các nhân viên bán hàng mất đi động lực, hiểu nhầm về mục tiêu và cuối cùng là nghỉ việc.

Các doanh nghiệp đi đầu hay các nhà lãnh đạo năng suất đã làm gì?

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các doanh nghiệp đi đầu trong năng suất thương mại theo đuổi mục tiêu một cách có hệ thống, trong nhiều năm, dựa trên 3 đòn bẫy chính.

Thứ nhất, họ không ngừng tinh chỉnh mô hình tiếp cận thị trường (go-to-market) của mình.

Thứ hai, họ nâng cao năng suất ở nhóm tiếp cận trực tiếp với khách hàng cho mục tiêu bán hàng. Và cuối cùng, họ xác định một cách hiệu quả mức độ hỗ trợ của marketing đến hoạt động bán hàng (Sales).

Tinh chỉnh mô hình tiếp cận thị trường.

Quá trình này liên quan đến việc đánh giá cách triển hoạt động bán hàng và marketing theo cách sẽ tạo ra được mức lợi nhuận cao nhất.

Phần lớn các doanh nghiệp thường dựa vào những dữ liệu bán hàng cũ hoặc các mô hình đã lỗi thời để xác định số lượng nhân bán hàng cần thiết cũng như phân bổ cách các nhân viên này tiếp cận thị trường.

Điều các doanh nghiệp nên làm đó là phân bổ nguồn lực dựa trên chi tiêu dự kiến trong tương lai của khách hàng và chỉ định phạm vi tiếp cận của các nhân viên bán hàng.

Các doanh nghiệp hàng đầu không ngừng điều chỉnh mức độ ưu tiên theo các phân khúc khách hàng của họ và tiếp cận thị trường theo cách có lợi hơn, sử dụng cách tiếp cận có mức chi phí thấp hơn, chẳng hạn như sử dụng thương mại điện tử (eCommerce).

Nâng cao năng suất của đội nhóm bán hàng tuyến đầu.

Để nâng cao năng suất bán hàng của đội ngũ bán hàng tuyến đầu, tức những nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đào tạo và huấn luyện nhân viên của họ, đặc biệt là với những người mới.

Nghiên cứu của Bain & Co đã phát hiện ra rằng những nhân viên bán hàng có hiệu suất cao nhất thường xuyên tương tác với người quản lý của họ (và người quản lý cũng có các quy trình đánh giá nhân viên rõ ràng), những nhân viên bán hàng có hiệu suất thấp thì ngược lại, họ rất ít khi làm điều này.

Xác định mức độ hỗ trợ của Marketing đến Bán hàng.

Để có thể tối ưu hóa mức độ hỗ trợ của các hoạt động marketing đến bán hàng, doanh nghiệp phải tìm đúng công cụ hỗ trợ và dễ đo lường.

Có thể doanh nghiệp cần mở rộng số lượng phân khúc khách hàng và xây dựng nhiều đề xuất bán hàng phù hợp hơn cho từng phân khúc (Segmennt).

Điều này bao gồm việc phân khúc lại khách hàng dựa trên cơ hội và nhu cầu mới, tăng cường sử dụng các phương pháp tiếp cận thị trường với chi phí thấp hơn, đồng thời không ngừng tìm mới các nhân tài phù hợp.

Những câu hỏi đúng mà các nhà lãnh đạo cần hỏi trong thời kỳ suy thoái.

Để có thể thúc đẩy năng suất thương mại và phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo như CFO, CMO, COO hay CEO phải tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau:

  • Đâu là những yếu tố có thể thúc đẩy năng suất thương mại của doanh nghiệp?
  • Chúng ta cần tăng năng suất ở đâu – với mức độ nào – và khi nào?
  • Những chiến thuật nào có thể được sử dụng để tạo ra một con đường khả thi đến với các mục tiêu?
  • Cấu trúc tổ chức và mô hình kinh doanh của chúng ta có phù hợp với hiện tại không?
  • Ai sẽ là người chịu trách nhiệm hiện thực hóa mục tiêu lợi nhuận? và người (bộ phận) này có liên quan như thế nào đến những người (bộ phận) khác?

Việc duy trì tăng năng suất thương mại có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong bất kỳ ngành nào và ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp ngày nay, để tăng năng suất thương mại, các doanh nghiệp phải có một sự đánh đổi lành mạnh giữa các hành động tiết kiệm chi phí và để có được mức lợi nhuận cao nhất, sự đánh đổi sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong tương lai và phát triển bền vững hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CEO Apple: ChatGPT sở hữu nhiều ứng dụng riêng biệt

CEO của Apple, Tim Cook đã sử dụng ChatGPT và cho biết chatbot AI này sở hữu nhiều ứng dụng độc đáo và riêng biệt (Unique).

CEO Apple: ChatGPT sở hữu nhiều ứng dụng riêng biệt
CEO Apple: ChatGPT sở hữu nhiều ứng dụng riêng biệt

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với ABC, CEO Appe Tim Cook thừa nhận rằng sau khi sử dụng chatbot AI ChatGPT, ông nhận thấy chatbot này sở hữu nhiều ứng dụng độc đáo, đồng thời nói thêm rằng Apple luôn theo sát ChatGPT.

Ông nói tiếp, các mô hình ngôn ngữ lớn hay các công cụ AI như ChatGPT của OpenAI và Google Bard cho thấy nhiều tiềm năng hứa hẹn, tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro như sự thiên vị, thông tin sai lệch [và] hơn thế nữa.

CEO của Apple cũng đồng ý với quan điểm cần có những quy định rõ ràng đối với AI (trí tuệ nhân tạo), tuy nhiên cũng sẽ gặp nhiều trở ngại khi AI thực sự đang phát triển rất nhanh.

“Các quy định sẽ gặp khó khăn vì nó diễn ra quá nhanh. Vì vậy, tôi nghĩ rằng các đơn vị phát triển AI cũng phải tự điều chỉnh chính mình.”

Tuyên bố của Tim Cook được đưa ra một ngày sau bài phát biểu của ông tại hội nghị các nhà phát triển hàng năm của Apple, WWDC.

Apple đã giới thiệu các ứng dụng máy học mới cho iPhone, iPad và Mac, chẳng hạn như các mô hình AI có thể đưa ra những lời nhắc thông minh cho người dùng về các mục tạp chí tiềm năng, các công cụ AI tự động sửa lỗi và đọc chính tả, và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Meta thử nghiệm cách kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo trên Reels

Meta vừa thông báo mở rộng quảng cáo trên Reels đồng thời sẽ thanh toán dựa trên hiệu suất Reels (xem video) của nhà sáng tạo thay vì doanh thu từ quảng cáo hiển thị trên Reels.

Meta thử nghiệm cách kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo trên Reels
Meta thử nghiệm cách kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo trên Reels

Theo đó, Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram cho biết hiện đang cập nhật và mở rộng các thử nghiệm quảng cáo trên Reels để nhiều nhà sáng tạo nội dung hơn có thể kiếm tiền bằng cách tạo và chia sẻ Reels (video ngắn).

Nhiều nhà sáng tạo trên Facebook đã được mời tham gia chương trình thử nghiệm mới này, đồng thời các thử nghiệm tương tự cũng sẽ được Meta thử nghiệm trên Instagram trong những tuần tới.

Theo Meta, thông qua thử nghiệm, nền tảng này sẽ bắt đầu trả tiền cho nhà sáng tạo dựa trên hiệu suất của chính các Reels của họ thay vì là từ doanh thu của các quảng cáo được hiển thị trên Reels.

Điều này có nghĩa là nhà sáng tạo có thể tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra những nội dung sáng tạo và hấp dẫn trong khi Meta sẽ tối ưu hóa trải nghiệm quảng cáo cho nhà quảng cáo và người dùng.

Nhà sáng tạo Reels sẽ kiếm tiền như thế nào.

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, giờ đây, Reels của nhà sáng tạo hoạt động càng tốt thì họ càng có thể kiếm được nhiều tiền (không phụ thuộc vào doanh thu từ quảng cáo hiển thị trên Reels của họ).

Trong khi các biến số liên quan đến quảng cáo như số lượt xem quảng cáo hay mức độ liên quan của quảng cáo đến nội dung vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà sáng tạo, với mô hình trả tiền dựa trên hiệu suất, nhà sáng tạo có thể tập trung nhiều hơn vào những nội phù hợp với đối tượng người xem của họ.

Điều này cũng có nghĩa là nhà quảng cáo có thể truy cập vào nhiều khoảng không quảng cáo (ad inventory) hơn để tiếp cận nhiều người hơn.

Tất cả những nhà sáng tạo tham gia thử nghiệm sẽ tự động được thêm vào mô hình thanh toán mới và trong những tuần tới.

Tiếp đó, Meta sẽ bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên Instagram Reels với mô hình thanh toán tương tự, tức dựa trên hiệu suất của Reels.

Định dạng quảng cáo trong luồng (in-stream ads) trên Facebook cũng sẽ được thử nghiệm với mô hình thanh toán này (cho một số nhà sáng tạo được chọn).

Nhà sáng tạo có thể tham gia bằng cách nào?

Để đủ điều kiện tham gia, nhà sáng tạo phải sống ở một trong 52 quốc gia được chọn.

Sau khi được thêm vào thử nghiệm, để có thể bắt đầu kiếm tiền từ quảng cáo trên Reels, người sáng tạo phải hoàn tất quy trình bao gồm việc chấp nhận các điều khoản sử dụng và cung cấp chi tiết thông tin thanh toán.

Để kiểm tra xem bạn có tham gia chương trình hay không, hãy truy cập Trang tổng quan (Professional Dashboard) và chuyển đến phần Công cụ kiếm tiền (Monetization Tools).

Nếu được mời, bạn sẽ thấy phần Quảng cáo trên Reels (Ads on Reels) và bạn có thể chọn Thiết lập để bắt đầu tham gia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Spotify sa thải thêm 200 nhân viên thuộc mảng podcast

Spotify vừa cho biết nền tảng này sẽ cắt giảm 200 nhân viên khỏi bộ phận podcast trong đợt sa thải nhân sự mới, khi công ty tái cấu trúc hoạt động kinh doanh sau nhiều năm đầu tư lớn.

Spotify sa thải 200 nhân viên thuộc mảng podcast
Spotify sa thải 200 nhân viên thuộc mảng podcast

Cổ phiếu của công ty có trụ sở tại Thụy Điển đã tăng khoảng 0,5% trong giao dịch sớm, vượt trội so với thị trường.

Spotify đã chi mạnh tay để xây dựng hoạt động kinh doanh podcast của mình trong những năm gần đây, với hy vọng mức độ tương tác cao hơn do định dạng này mang lại sẽ thu hút nhiều nhà quảng cáo hơn.

Nhưng điều đó đã dẫn đến sự gia tăng chi phí hoạt động của công ty. Lãi suất tăng và lạm phát cao đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cũng đang giảm chi tiêu cho quảng cáo.

Đáp lại, Spotify đã cắt giảm 6% lực lượng lao động vào đầu năm 2023 và thông báo về sự ra đi của Dawn Ostroff.

Sahar Elhabashi, người đứng đầu mảng kinh doanh podcast, cho biết hôm thứ Hai rằng công ty đã “đưa ra quyết định khó khăn nhưng cần thiết để thực hiện tái tổ chức chiến lược”.

Spotify cũng cho biết họ sẽ hợp nhất các studio Parcast và Gimlet của mình thành một bộ phận Spotify Studios duy nhất.

Elhabashi cho biết giờ đây công ty sẽ thực hiện một cách tiếp cận phù hợp cho từng chương trình và người sáng tạo, so với cách tiếp cận thống nhất trước đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Việt Nam là thị trường bán lẻ trọng điểm ở APAC

Báo cáo mới đây của WGSN cho thấy Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhãn hàng. Trong đó, thương hiệu nội địa đang chiếm được cảm tình lớn từ người tiêu dùng.

Việt Nam là thị trường bán lẻ trọng điểm ở APAC
Việt Nam là thị trường bán lẻ trọng điểm ở APAC

Trong báo cáo mới công bố, công ty dự báo xu hướng tiêu dùng WGSN gọi Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đối với các thương hiệu và nhà bán lẻ trong năm 2023.

Đơn vị này cho biết Việt Nam đã nổi lên như điểm đến ưa thích của các công ty đa quốc gia vì ít xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất trong thời kỳ đại dịch. Số lượng công ty khởi nghiệp cũng đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu dịch Covid-19 đến giữa năm 2022.

Cùng với đó, những cải tiến về cơ sở hạ tầng logistics góp phần thúc đẩy ngành thương mại điện tử (eCommerce) của Việt Nam ước đạt giá trị 49 tỷ USD vào năm 2025.

Theo các chuyên gia của WGSN, Việt Nam sẽ sớm trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và là một trong những quốc gia có kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trong năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6,2%.

Đáng chú ý, khảo sát của McKinsey & Company hồi đầu năm cũng cho biết có đến 70% người trẻ thuộc Gen Y (những người sinh năm 1981-1996) ở Việt Nam tỏ ra lạc quan về tương lai kinh tế của đất nước. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia châu Á mà đơn vị này khảo sát.

“Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các nhãn hiệu và sản phẩm nội địa với 76% số người thích hàng hóa mang thương hiệu ‘Made in Vietnam’ hơn là các thương hiệu nước ngoài.

Do đó, các thương hiệu cần đầu tư vào các sáng kiến nhằm tôn vinh cộng đồng địa phương và giúp kết nối với giới trẻ Việt”, bà Helen Sac, Giám đốc tư vấn khu vực APAC của WGSN, nhìn nhận.

Với việc Gen Y và Gen Z (những người sinh năm 1996-2010) chiếm gần một nửa dân số Việt Nam, các chuyên gia dự báo người tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục có lối sống theo hướng số hóa. Nhóm đối tượng này sẽ mong muốn có được trải nghiệm đa kênh ngày càng linh hoạt và thuận tiện, cũng như thanh toán số dễ dàng.

Tuy nhiên, trong khi chi tiêu hộ gia đình năm nay được dự báo tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, người tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng cường tiết kiệm trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái.

Theo các báo cáo trước đó của WGSN, mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam bao gồm hai yếu tố đặc trưng. Một mặt là theo đuổi sự hài lòng ngay tức thì, mặt khác là nỗ lực tăng cường tiết kiệm.

“Để giữ chân người mua sắm trong năm 2023, các thương hiệu và doanh nghiệp nên kết hợp các kênh trực tiếp và trực tuyến một cách liền mạch bằng cách đầu tư vào hiện diện trực tuyến, khám phá hình thức dịch vụ ‘click and collect’ (đặt hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng), thanh toán tại cửa hàng cho các đơn hàng trực tuyến và nâng cấp đa dịch vụ”, báo cáo của WGSN khuyến nghị.

Người tiêu dùng Việt Nam đang đón nhận sự tiện lợi và dễ dàng của thanh toán số. Vì vậy, các thương hiệu cần bắt đầu tích hợp dịch vụ này để giảm thiểu những vấn đề phát sinh và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Ngoài ra, việc tăng giá trị của một thương hiệu thông qua các chương trình thành viên hoặc quan hệ đối tác khách hàng thân thiết cũng sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp đáp ứng mô hình chi tiêu bán lẻ (Retail) của người tiêu dùng Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Elon Musk chính thức thôi vị trí CEO của Twitter (sớm hơn 2 tuần)

Theo thông báo mới đây, Elon Musk chính thức thôi giữ vai trò CEO của mạng xã hội Twitter, CEO mới, Bà Yaccarino theo đó sẽ nhận nhiệm vụ sớm hơn 2 tuần so với dự kiến trước đó.

Elon Musk chính thức thôi vị trí CEO của Twitter
Elon Musk chính thức thôi vị trí CEO của Twitter

Elon Musk theo đó đã không còn là CEO của Twitter khi CEO mới là Bà Linda Yaccarino đã bắt đầu công việc tại Twitter từ ngày 5/6.

Điều này cũng có nghĩa là CEO mới đã nhận việc sớm hơn 2 tuần so với thông báo lần đầu của cựu CEO Elon Musk.

Elon Musk cho biết: “Vai trò của tôi sẽ chuyển sang làm chủ tịch điều hành & CTO (Giám đốc Công nghệ) của Twitter, công việc chủ yếu tập trung giám sát và phát triển sản phẩm, phần mềm và hệ thống.”

Elon Musk bổ nhiệm nhanh chóng CEO mới trong bối cảnh mạng xã hội Twitter hiện đã mất đi khoảng 70% giá trị so với khoản ngân sách 44 tỷ USD bỏ ra ban đầu để mua lại.

Theo thông tin từ báo cáo của The New York Times, doanh thu quảng cáo của Twitter tại Mỹ giảm đến 59% so với cùng kỳ năm ngoái – và hiện đang liên tục giảm.

Với CEO mới là Bà Yaccarino, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong mảng kinh doanh quảng cáo ở các tập đoàn lớn, Elon Musk kỳ vọng sẽ làm thay đổi bối cảnh kinh doanh ảm đạm hiện tại của Twitter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Những nghịch lý kinh tế xoay quanh sự ra đời của ChatGPT

Có một nghịch lý là ChatGPT đang tạo ra rất nhiều dịch vụ có giá trị cao, nhưng gần như không có chi phí và đặc biệt là có chi phí cận biên bằng không.

Những nghịch lý kinh tế xoay quanh sự ra đời của ChatGPT
Những nghịch lý kinh tế xoay quanh sự ra đời của ChatGPT

Trong những năm gần đây, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã dẫn đến một làn sóng công nghệ mới đang có tác động mang tính cách mạng làm thay đổi phương thức sống và làm việc của con người.

Một trong những dấu ấn quan trọng nhất của AI là sự phát triển của chatbot – một mô hình ngôn ngữ sử dụng máy học để tạo ra văn bản tương tác với con người, điển hình là ChatGPT do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã thu hút số lượng lớn người dùng.

Ra đời từ tháng 11/2022, Chat GPT chỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng gây sốt trên toàn cầu với hơn một triệu người đăng kí chỉ sau một tuần ra mắt, và tính đến ngày cuối tháng 1/2023 đã cán mốc hơn 100 triệu người dùng.

Trong khi đó, theo thống kê của Sensor Tower, Facebook phải mất gần 2 năm, nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok cần 9 tháng, Instagram mất tới 2,5 năm, còn ứng dụng dịch Google Translate phải mất hơn 6 năm mới đạt con số 100 triệu người dùng.

ChatGPT cũng như sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã dẫn đến một làn sóng công nghệ mới đang có tác động mang tính cách mạng làm thay đổi phương thức sống và làm việc của con người.

Tác động lớn nhất của trí tuệ nhân tạo sẽ là giúp con người thực hiện những khám phá mà con người không thể tự mình thực hiện được.

ChatGPT sử dụng thông tin mà con người “có” để tạo thông tin mà con người rất khó có thể có được, đặc biệt là trong lĩnh vực dự đoán. Trên phương diện “kinh tế”, ChatGPT có tác động như thế nào?

ChatGPT có mang lại “cuộc cách mạng hóa nền kinh tế truyền thống”?

Trong nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, ChatGPT có thể giúp mở rộng chuyên môn và khả năng của những người không phải là chuyên gia, chẳng hạn các nhà kinh tế có ít kiến thức về các công cụ máy học phức tạp, có được một công cụ tìm kiếm tài liệu, tức là có thể mang máy học đến với các kinh tế.

Để xác định mức đóng góp cụ thể của AI vào GDP, cần xem xét nhiều yếu tố, bao gồm tốc độ phát triển của công nghệ AI, đầu tư và sự áp dụng của công nghệ này trong các ngành công nghiệp khác nhau, sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo AI và chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Mặc dù chưa có các nghiên cứu đầy đủ về đóng góp kinh tế của AI, một báo cáo của Goldman Sachs được công bố vào tháng 4 năm 2023, cho thấy rằng AI có thể tăng GDP toàn cầu thêm 7% trong thập kỷ tới.

Bất chấp còn có những do dự và lúng túng từ phía các doanh nghiệp, công nghệ AI được dự đoán sẽ tạo ra gần 16.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới vào năm 2030.

Đó cũng là lý do nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng cường mức độ chi tiêu cho công nghệ này. Một số nhà kinh tế cũng nhận định rằng nếu có chính sách ứng dụng, phát triển công nghệ AI, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á sẽ thu về những món lợi trị giá hàng tỷ USD từ trí tuệ nhân tạo.

Tại Đông Nam Á, công nghệ AI được dự đoán sẽ đóng góp 1.000 tỷ USD vào GDP của các quốc gia trong khu vực vào năm 2030. Trong đó, AI được kỳ vọng đóng góp 92 tỷ USD cho GDP Philippines, đối với Indonesia, công nghệ AI có thể bổ sung 366 tỷ USD vào GDP nước này trong thập kỷ tới.

Trong những năm gần đây, AI đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam thông qua các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, bán lẻ, sản xuất và nông nghiệp. Nếu phát triển một cách tối ưu, AI có thể đóng góp một phần lớn vào GDP Việt Nam trong những năm tới, tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực kinh tế.

Tuy nhiên, đằng sau những con số “bằng tiền” ấy, trí tuệ nhân tạo mà cụ thể là ChatGPT đang tạo ra những phúc lợi mà kinh tế học truyền thống đã không tính đến, cũng giống như các dịch vụ thông tin và dữ liệu miễn phí Wikipedia, dịch vụ email như Gmail, bản đồ kỹ thuật số như Google Maps, và mạng xã hội TikTok.

Các sản phẩm này đều có giá trị kinh tế khổng lồ, các dịch vụ mang lại phúc lợi rất lớn, tuy nhiên về cơ bản lại không được tính trong hệ thống tài khoản quốc gia.

Có một nghịch lý là ChatGPT đang tạo ra rất nhiều dịch vụ có giá trị cao, nhưng gần như không có chi phí và đặc biệt là có chi phí cận biên bằng không. Trong nền kinh tế số (Digital Economy), dữ liệu đang ngày càng trở thành nhân tố sản xuất quan trọng, tuy nhiên rất khó để đo lường chính xác giá trị của tài sản vô hình ngoài việc xác định sự tồn tại của chúng.

Do vậy, một thách thức đặt ra mang tính cách mạng đối với các mô hình kinh tế truyền thống hiện nay là làm thế nào để kết hợp được yếu tố “dữ liệu” với các yếu tố truyền thống, đặc biệt là vốn nhân lực, vốn con người, để đánh giá được đầy đủ và chính xác hơn các nguồn tăng trưởng và đóng góp của từng nhân tố.

ChatGPT có giải được bài toán “”Nghịch lý năng suất Solow”?

Paul Krugman đã nhận định rằng năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài nó hầu như là tất cả đối với khả năng cải thiện mức sống của một quốc gia theo thời gian.

Mặc dù tăng trưởng năng suất được coi là yếu tố quyết định để các quốc gia trở nên giàu có và thịnh vượng hơn, nhưng điều không may mắn là quá trình này đã trở nên ảm đạm ở Mỹ và hầu hết các nền kinh tế tiên tiến (Vương quốc Anh và Nhật Bản là những trường hợp cụ thể) từ những thập niên 1980.

Năm 1987, Robert Solow, người đã đoạt giải Nobel năm đó nhờ giải thích cách thức đổi mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đã có câu nói nổi tiếng: “Bạn có thể thấy thời đại máy tính ở mọi nơi, ngoại trừ trong các số liệu thống kê về năng suất”.

“Nghịch lý năng suất Solow” này đề cập đến hiện tượng trong những năm 1980 và 1990, mặc dù có sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin, tăng trưởng năng suất ở Mỹ là không đáng kể.

Các cuộc thảo luận và tranh luận giữa các nhà kinh tế về nghịch lý này liệu có xảy ra với AI hay không cho thấy đã có những lo lắng rằng các nhà phát triển AI đang có những nhận định và đánh giá hơi lạc quan về công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Hai năm trước, người ta đã dự đoán sự bùng nổ năng suất từ AI và các công nghệ kỹ thuật số khác, và ngày nay người ta lại tiếp tục lạc quan về tác động của các mô hình AI mới. Phần lớn sự lạc quan này đến từ niềm tin rằng các doanh nghiệp có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc sử dụng AI như ChatGPT để mở rộng dịch vụ và cải thiện năng suất lao động.

Với những nền kinh tế có tốc độ phát triển AI như hiện nay thì phần lớn nhân lực sẽ là công nhân tri thức và công nhân thông tin. Câu hỏi đặt ra là vậy thì khi nào thì mức tăng năng suất sẽ được cải thiện cơ bản?

Câu trả lời mang tính “nguyên lý” cho đến nay là điều đó phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể tìm ra cách sử dụng công nghệ mới nhất và khác với trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp trong thời đại máy tính trước đây hay không.

Phần lớn các nhà kinh tế hiện nay cho rằng, cần sự kiên nhẫn khi số liệu thống kê hiện tại vẫn cho thấy trí tuệ nhân tạo và các công nghệ kỹ thuật số khác đang có tác động khá chậm một cách đáng ngạc nhiên trong việc cải thiện tăng trưởng kinh tế.

Lý do là cho đến nay, các công ty mới chỉ sử dụng AI để thực hiện các nhiệm vụ “tốt hơn một chút” mà thôi.

Tuy nhiên, với hy vọng ChatGPT và các chatbot AI khác hiện nay chủ yếu là tự động hóa công việc nhận thức, nó khác với các yêu cầu đòi hỏi đầu tư vào thiết bị và cơ sở hạ tầng, nên việc tăng năng suất được kỳ vọng có thể diễn ra nhanh hơn nhiều so với cuộc cách mạng công nghệ thông tin trước đây.

Mặc dù phán quyết về thời điểm gia tăng năng suất sẽ xảy ra với AI vẫn chưa chắc chắn, nhưng một số nhà kinh tế đã dự đoán rằng có thể thấy năng suất sẽ gia tăng mạnh hơn vào cuối năm 2024.

GS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo MarketTimes

Apple ra mắt Vision Pro dựa trên công nghệ thực tế ảo (VR)

Vision Pro của Apple được trang bị công nghệ EyeSight cho phép nhìn không gian xung quanh. Đây là tai nghe thực tế hỗn hợp (mixed reality), kết hợp công nghệ thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR.

Apple ra mắt Vision Pro dựa trên công nghệ thực tế ảo (VR)
Apple ra mắt Vision Pro dựa trên công nghệ thực tế ảo (VR)

Tại sự kiện WWDC 2023 diễn ra rạng sáng nay ở California, Apple giới thiệu mẫu kính Vision Pro. Đây là tai nghe thực tế hỗn hợp (mixed reality), kết hợp công nghệ thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR.

Khi đeo kính, người dùng sẽ thấy giao diện hệ điều hành visionOS hiển thị trong không gian. Kính tích hợp hệ thống 12 camera, 5 cảm biến và 6 micro để nhận dạng khi người dùng tương tác với nội dung bằng giọng nói và cử chỉ tay, như sử dụng ngón tay để cuộn trang web. Kính cũng theo dõi chuyển động của mắt để biết người dùng đang nhìn vào nội dung nào.

Do đó, người đeo kính có thể xem phim, chơi game, tham gia họp trực tuyến, chụp ảnh và quay video cũng như nhiều hoạt động khác thông qua màn hình độ phân giải cao. Theo Apple, mỗi bên mắt kính sử dụng màn hình micro LED 23 triệu điểm ảnh, mật độ cao hơn TV 4K.

“Vision Pro có thể xem là một loại máy tính mới giúp tăng cường trải nghiệm thực tế bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn thế giới thực với thế giới kỹ thuật số”, CEO Apple Tim Cook nói.

“Bạn có thể nhìn, nghe và tương tác với nội dung kỹ thuật số như đang trong không gian vật lý. Bạn không còn bị giới hạn bởi màn hình và môi trường xung quanh trở thành một khung hình vô tận”.

Apple Vision Pro VR được thiết kế hiện đại và tiện dụng hơn.

Apple Vision Pro được thiết kế hiện đại và tiện dụng hơn.
Apple Vision Pro được thiết kế hiện đại và tiện dụng hơn.

Vision Pro được làm bằng khung nhôm, mặt trước bằng kính và phía sau là đệm vải. Trái với các sản phẩm VR phổ biến khác như HTC Vive hay Meta Quest, kính Apple không đi kèm bộ điều khiển cầm tay. Thay vào đó, người dùng vận hành thiết bị bằng tay, mắt và giọng nói.

Trong khi Vive và Quest được đeo bằng nhiều dây đai và qua đầu, Vision Pro sử dụng dây đeo duy nhất, giúp giảm cảm giác vướng víu. Dù vậy, theo The Verge, thiết kế này có thể khiến phần lớn trọng lượng kính đè xuống phần mũi gây khó chịu.

Apple chưa công bố trọng lượng Vision Pro, nhưng theo Techradar, sản phẩm sẽ nhẹ hơn nhiều so với đối thủ từ Meta, Sony hay HTC nhờ phần pin được làm rời thay vì tích hợp vào thân máy. Điểm trừ là nó không thuận tiện khi di chuyển.

EyeSight – tính năng điểm nhấn của Vision Pro.

Khác với hầu hết kính VR khiến người đeo không nhìn thấy và tách biệt với môi trường bên ngoài, Vision Pro duy trì kết nối với thế giới thật thông qua tính năng EyeSight. Khi có người ở gần, chức năng này sẽ thông báo và đưa họ vào tầm nhìn của người dùng.

“Đôi mắt là chỉ báo quan trọng về kết nối và cảm xúc của mỗi người”, Alan Dye, Phó chủ tịch mảng giao diện con người tại Apple, nói. “EyeSight không chỉ hiển thị đôi mắt của bạn với người đối diện. Nó còn cung cấp tín hiệu quan trọng cho người khác về những gì bạn đang tập trung”.

Theo Business Insider, phải tới 2024, kính mới có mặt trên thị trường nên hiện còn quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của EyeSight. Tuy nhiên, trang này nhận định việc cho phép người dùng nhận biết môi trường xung quanh là bước đi đúng hướng, khác biệt với đối thủ.

Trải nghiệm tốt hơn.

Vision Pro trang bị chip M2 để xử lý tác vụ về thị giác máy tính, đồ họa, cùng một chip mới là R1 xử lý ảnh và âm thanh đầu vào. Sản phẩm chạy hệ điều hành visionOS hoàn toàn mới, được Apple gọi là “nền tảng đầu tiên được thiết kế cho điện toán không gian”, có thể chạy hầu hết ứng dụng iOS và iPadOS hiện tại, giúp người dùng không bị giới hạn mới khi trải nghiệm – điểm yếu của hầu hết thiết bị VR và AR trên thị trường.

Bên cạnh đó, kính được thiết kế để hoạt động với máy Mac như một màn hình bổ sung. Cùng với khả năng kết nối thiết bị ngoại vi như Magic Keyboard và Magic Trackpad, người dùng có thể thiết lập không gian làm việc trên Vision Pro với vai trò một màn hình 4K di động.

Kính cũng có thể theo dõi chuyển động của mắt qua hệ thống camera hồng ngoại để nhận biết người dùng đang muốn nhìn, tương tác với nội dung nào – điều hầu hết sản phẩm đối thủ chưa có.

Một điểm yếu của kính VR và AR hiện nay là cảm giác chóng mặt sau một thời gian đeo. Apple cho biết đã cải thiện vấn đề này với R1 – chip mới do hãng sản xuất, được thiết kế để loại bỏ độ trễ, truyền hình ảnh đến màn hình “nhanh hơn tám lần so với đối thủ và hơn cả cái chớp mắt”.

Sử dụng Vision Pro thế nào.

Tại sự kiện, Apple không mô tả chi tiết cách sử dụng Vision Pro. Chance Miller, phóng viên của 9to5mac và là một trong những người trải nghiệm sớm, cho biết sau khi đeo, kính sẽ thực hiện quá trình thiết lập gọi là Spatial Audio, gồm quét khuôn mặt, tinh chỉnh âm thanh hai bên tai. Với người dùng có các vấn đề về thị lực, kính tự động kiểm tra để chỉnh màn hình hiển thị sao cho chuẩn xác nhất.

Sau khi khởi động, màn hình hiển thị giao diện chính Home View với các ứng dụng có thiết kế icon giống của iOS, nhưng được làm tròn và hiển thị dạng tổ ong như Apple Watch.

Các thao tác như liếc mắt hay cử chỉ ngón tay như chọn, phóng to, thu nhỏ, vuốt được mô phỏng chính xác, dù hơi có độ trễ. Nếu chọn sai, có thể điều hướng trở lại màn hình chính bằng cách nhấn nút Digital Crown trên thân kính.

Miller đã xem phiên bản 3D của Avatar 2 và đánh giá “tốt hơn mong đợi, cảm giác như đang xem trong một rạp hát chuyên dụng tại nhà”. Ông đã xem hơn 30 phút nhưng không có cảm giác chóng mặt như khi dùng các mẫu kính VR và AR khác. Chất lượng âm thanh trên sản phẩm cũng “tốt hơn AirPods”, dù không nhắc đến phiên bản nào.

Ai sẽ mua Vision Pro mới của Apple?

Vision Pro sẽ có giá 3.500 USD, ngang với HoloLens 2 của Microsoft và tương đương một chiếc MacBook Pro cấu hình mạnh. Apple cho biết sản phẩm đóng vai trò song hành cùng máy Mac và iPhone trong tương lai, thay vì cạnh tranh trực tiếp.

Independent dẫn nguồn tin nội bộ rằng Apple đặt mục tiêu “khiêm tốn” với 150.000-250.000 chiếc Vision Pro được bán trong năm đầu (từ 2024), tức doanh thu 525 triệu USD – nhỏ bé nếu so với iPhone nhưng vẫn vượt trội đối thủ.

Trước đó, theo hãng nghiên cứu TrendForce, Apple có thể sẽ sản xuất không quá 300.000 kính thông minh năm nay, thay vì mục tiêu hàng triệu trước đó. Lý do là chi phí cao, khó sản xuất, cũng như sản phẩm giai đoạn đầu sẽ chủ yếu hướng tới nhà phát triển hơn là người dùng phổ thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Trung Quốc sở hữu nhiều ứng dụng phổ biến toàn cầu

Bên cạnh TikTok với 150 triệu người dùng hàng tháng, nhiều ứng dụng Trung Quốc như CapCut, Temu hay Lemon8 cũng đạt hàng triệu lượt tải.

Trung Quốc sở hữu nhiều ứng dụng phổ biến toàn cầu
Trung Quốc sở hữu nhiều ứng dụng phổ biến toàn cầu

Những năm gần đây, TikTok nổi lên như một ứng dụng được giới trẻ toàn cầu, trong đó có Mỹ, ưa chuộng.

Tuy nhiên, nền tảng video của ByteDance cũng trở thành tâm điểm của các nhà lập pháp và quan chức tình báo Mỹ vì lo ngại nó có thể được sử dụng để theo dõi người dùng Mỹ. CEO TikTok Shou Zi Chew đã phải điều trần trước quốc hội nước này hồi tháng 3, trong khi một số bang đang xem xét cấm ứng dụng.

Dù vậy, không chỉ TikTok, các ứng dụng khác của Trung Quốc cũng đang trở nên phổ biến rộng rãi ở nước này. Theo Insider Intelligence, ứng dụng mua sắm Temu, thuộc sở hữu của PDD Holdings, đứng thứ hai trên App Store Mỹ tính đến cuối tháng 5, vượt những cái tên của Mỹ như Kohl’s, Wayfair, Nordstrom.

Trong khi đó, TikTok và CapCut, đều do ByteDance phát triển, giữ vị trí thứ tư và thứ năm trên bảng xếp hạng App Store của Mỹ. Shein, thương hiệu thời trang nhanh Trung Quốc, giữ vị trí thứ mười bốn.

Lemon8, nền tảng tương tự Pinterest và Instagram và cũng thuộc ByteDance, đạt gần một triệu lượt tải chỉ trong một tuần cuối tháng 3 đầu tháng 4, ngay sau khi ông Chew điều trần. Ứng dụng hiện có 1,8 triệu người dùng hàng tháng tại Mỹ.

Số người tải về các ứng dụng Trung Quốc cũng đang tăng mạnh ở Mỹ. Từ khi ra mắt, TikTok đạt 415 triệu lượt tải xuống, CapCut có 99 triệu lượt còn Temu 67 triệu lượt, theo Apptopia.

Shein thậm chí vượt TikTok với 855 triệu lượt tải, dù số lượng người dùng hoạt động hàng tháng ít hơn với 22 triệu tài khoản.

Ứng dụng Trung Quốc nở rộ tại Mỹ diễn ra giữa bối cảnh chính quyền nước này đang có động thái ngăn chặn TikTok với lý do nền tảng có thể chuyển dữ liệu của người dùng Mỹ về Trung Quốc, từ đó gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia.

“Một ứng dụng có một nghìn hoặc một triệu người dùng Mỹ không gây rủi ro an ninh như một ứng dụng có hàng chục triệu người dùng”, Lindsay Gorman, thành viên cấp cao của Liên minh Bảo mật (ASD) thuộc quỹ German Marshall Fund, nói.

Theo bà Gorman, khi Mỹ nhắm mục tiêu đến TikTok, nước này cũng cần đưa ra một khuôn khổ chung về cách đánh giá rủi ro đối với ứng dụng Trung Quốc có nhiều người dùng.

Các yếu tố cần được xét tới là loại ứng dụng, khả năng lan truyền và truyền bá thông tin cùng một số chi tiết khác.

Dựa trên tiêu chí đó, những cái tên như CapCut gây rủi ro thấp hơn cả, do ứng dụng có mục đích chỉnh là sửa video. Đối với nền tảng thương mại điện tử như Temu hoặc Shein, nguy cơ phát tán thông tin sai lệch có thể không cao như với mạng xã hội.

Nhưng Mỹ vẫn có lý do lo ngại. Theo một báo cáo gần đây của CNN, nền tảng “chị em” của Temu là Pinduoduo – ứng dụng mua sắm phổ biến ở Trung Quốc – có chứa phần mềm độc hại. Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung Quốc sau đó trích dẫn báo cáo này khi đánh giá rủi ro dữ liệu của Temu.

Trong khi đó, Shein cũng bị Shut Down Shein – nhóm tự giới thiệu là liên minh gồm các cá nhân, thương hiệu Mỹ và tổ chức nhân quyền – tố đã thu thập dữ liệu của người dùng trái phép, dù không đưa ra bằng chứng.

“Tôi hiểu người Mỹ thích sự tiện lợi từ thương mại điện tử và các công cụ sáng tạo của Trung Quốc, nhưng mọi người cần tính đến thực tế rằng những công ty đó cuối cùng phải tuân theo yêu cầu từ phía Trung Quốc”, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Mark Warner nói.

Hồi tháng 3, ông Warner và thượng nghị sĩ Cộng hòa John Thune đã soạn một dự luật có tên Hạn chế mối đe dọa bảo mật gây rủi ro công nghệ thông tin và truyền thông (RESTRICT).

Dự luật sẽ “giải quyết toàn diện mối đe dọa từ công nghệ của các đối thủ nước ngoài, như TikTok”, theo thông cáo của văn phòng ông Warner ngày 6/3.

Andy Yen, CEO công ty dịch vụ email và VPN Proton, cho rằng những nền tảng như TikTok cần bị giới hạn tại Mỹ. Tuy nhiên, các điều khoản của RESTRICT quá rộng để thực hiện mà không gây hậu quả.

Theo Yen, giải pháp để tạo ra thị trường kỹ thuật số cạnh tranh ở Mỹ không phải là cho phép các công ty Trung Quốc hoạt động tràn lan, mà cần sân chơi bình đẳng, cho phép doanh nghiệp Mỹ, châu Âu hoặc bất kỳ nơi nào khác cạnh tranh công bằng ở Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nghiên cứu: Gen Z bị sa thải vì thiếu chuyên môn cứng và thái độ hợp tác

Một trong những bất bình lớn nhất của nhiều cấp trên với Gen Z tại Mỹ (ở mức 39%) là chuyên môn cứng không đạt yêu cầu. Theo tờ New York Post, 21% các sếp tin rằng quyền lợi cũng là một vấn đề.

Nghiên cứu: Gen Z bị sa thải vì thiếu chuyên môn cứng và thái độ hợp tác
Nghiên cứu: Gen Z bị sa thải vì thiếu chuyên môn cứng và thái độ hợp tác

Không giống các thế hệ trước, Gen Z ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn mọi thứ.

Trong cuộc khảo sát với 1.300 quản lý, các nhà nghiên cứu nhận thấy cứ 4 người thì có 3 người đồng ý rằng Gen Z khó làm việc hơn so với các thế hệ khác.

65% nhà quản lý sẵn sàng đưa nhóm này lên đầu danh sách sa thải và 12% từng đuổi việc nhân viên trẻ chưa đầy một tuần sau ngày bắt đầu, theo Yahoo News.

Một trong những bất bình lớn nhất của nhiều cấp trên với thế hệ Z tại Mỹ (ở mức 39%) là chuyên môn cứng (Technical Skills) không đạt yêu cầu. Tờ New York Post, lại cho rằng 21% các sếp tin rằng quyền lợi cũng là một vấn đề lớn.

Không ít nhân sự Gen Z đã làm rõ mục đích duy nhất của họ tại công ty là hoàn thành nhiệm vụ và ra về. Thay vì xây dựng sự gắn bó với vai trò của mình, họ ưu tiên mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn mọi thứ.

Các chuyên gia cho rằng suy nghĩ đó được hình thành ở những người sinh từ năm 1996 trở về sau và thậm chí cả Millennials (Gen Y) là vì 2 thế hệ này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các biến động lớn như khủng hoảng chi phí sinh hoạt, biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, làn sóng sa thải diện rộng.

“Không nhất thiết các thế hệ phải có chung thái độ về công việc. Với Gen Z và Gen Y, họ đã chứng kiến ​​hai cuộc suy thoái liên tiếp.

Đây là một trải nghiệm rất khác trên thị trường lao động so với những gì cha mẹ và ông bà của họ gặp phải”, Sarah Damaske, phó giáo sư tại Đại học Pennsylvania, nói với Vox.

Theo tờ Insider, những lao động trẻ không lười biếng, đòi hỏi đặc quyền hay thích chểnh mảng. Họ chỉ đơn giản là chọn từ chối một số thông lệ mà các thế hệ trước buộc phải chấp nhận.

Tháng 2/2023, Deloitte và PwC, hai gã khổng lồ trong ngành kiểm toán toàn cầu, thông báo họ đang cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho những nhân viên mới ở Anh để nhóm này sớm thích nghi với văn hóa công sở.

Các nhà tâm lý chỉ ra rằng những khó khăn tại nơi làm việc thường đi đôi với sự rối loạn bên trong. Từ năm 2005 đến năm 2017, lúc Gen Z bước sang tuổi 20, tỷ lệ lo lắng và trầm cảm ở thanh niên Mỹ đã tăng 63%.

Đặc biệt khi Covid-19 cướp đi “thời điểm vàng” để sinh viên mới ra trường phát triển sự nghiệp, phần lớn nhóm này bị rơi vào trạng thái mất cân bằng và cảm thấy hoang mang về tương lai phía trước.

Sự cô đơn cộng với thiếu hụt kỹ năng dẫn đến nhân sự Gen Z dễ mất việc trước khi họ nhận được khoản lương đầu tiên.

Một số chuyên gia nhận xét thế hệ Alpha (sinh từ sau năm 2010) có thể bị tác động kéo dài bởi “đại dịch kiệt sức” từ Gen Z. Điều này được coi là tác dụng phụ của tham vọng tạo ra sự thay đổi trong công việc và xã hội.

Dan Schawbel, quản lý đối tác tại Cơ quan nghiên cứu Workplace Intelligence, cho biết Gen Alpha thậm chí sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ người sử dụng lao động so với Gen Z và thế hệ Millennials.

“Nhóm nhân khẩu học này sẽ không làm việc cho một công ty không phù hợp với các giá trị của họ và không đưa ra sản phẩm có lợi cho xã hội.

Bên cạnh đó, thế hệ Alpha sẽ chọn nơi nào có lịch trình linh hoạt, chính sách hỗ trợ sức khỏe, thể chất, tinh thần dù mức lương thấp còn hơn là thu nhập cao nhưng làm đến cạn kiệt năng lượng”, Schawbel nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips