Trong loạt thử nghiệm mới từ YouTube, người dùng miễn phí sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục mà không có tùy chọn bỏ qua.
Người dùng YouTube miễn phí sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục mà không được bỏ qua
Nhiều bài đăng từ các diễn đàn và mạng xã hội ghi nhận phản ánh của người dùng về việc YouTube đang thử nghiệm tăng số lượng quảng cáo trước video, thậm chí người xem không còn lựa chọn bỏ qua.
Cụ thể, trong thử nghiệm mới, YouTube sẽ hiển thị loạt 5-10 quảng cáo ở đầu mỗi video, tổng thời lượng kéo dài khoảng 30 giây. Thử nghiệm chỉ diễn ra ở một nhóm nhỏ người dùng và chưa triển khai tại thị trường Việt Nam.
Trong những năm gần đây, người dùng YouTube miễn phí thường phải xem các quảng cáo ở đoạn mở đầu hoặc giữa video kéo dài khoảng 13-15 giây.
Thông thường sau 5 giây đầu, người dùng hoàn toàn có thể tắt đoạn quảng cáo để bắt đầu xem nội dung yêu thích.
Trước hình thức thử nghiệm trên, nhiều người dùng quốc tế đã bày tỏ sự khó chịu với loạt quảng cáo. “Ai đó có thể giải thích tại sao tôi phải xem đến 8 mẫu quảng cáo liên tục hay không”, chủ tài khoản tên @Neonprotoart chia sẻ trên Twitter.
Nhiều người dùng quốc tế nhận định hình thức thử nghiệm này của YouTube nhằm mục đích ép người dùng phải chi tiền để nâng cấp tài khoản lên YouTube Premium.
Phía dưới phần bình luận, nhiều ý kiến trái chiều cũng được đưa ra xoay quanh vấn đề trên.
Trong hơn 2.000 lượt tương tác, nhiều chủ tài khoản đã đưa ra nhiều biện pháp “lách luật” như sử dụng trình mở rộng chặn quảng cáo hoặc cài đặt ứng dụng giúp xem YouTube không có quảng cáo.
Theo tài khoản @Krishanu07 trên Twitter, doanh nghiệp nào cũng cần có lợi nhuận để hoạt động. Vì vậy người dùng nên nhân cơ hội này để nâng cấp tài khoản cho trải nghiệm tốt hơn mà không vướng phải quảng cáo.
“Cứ tưởng tượng về công suất hoạt động cũng như khả năng mà các máy chủ phải làm việc để phát hàng tỷ nội dung độ nét cao trong suốt 24 giờ một ngày, bạn sẽ muốn mua YouTube Premium. Doanh nghiệp không thể sống mà không có lợi nhuận”, chủ tài khoản này chia sẻ.
Tuy nhiên, phần lớn người dùng cho rằng việc phải xem tới 10 quảng cáo liên tục khiến YouTube trở nên kém hấp dẫn và làm giảm hiệu quả quảng cáo của các nhãn hàng.
Ngay sau phản ứng tiêu cực từ người dùng, đội ngũ truyền thông từ YouTube đã phản hồi và gọi đây là loạt quảng cáo đệm (bumper ads).
Theo đó, tuy số lượng quảng cáo có tăng nhưng tổng thời lượng của các quảng cáo chỉ nằm trong khoảng 30 giây, hoàn toàn không vi phạm quy định.
YouTube cũng cho biết doanh nghiệp vẫn đang thu thập thêm phản hồi của người tiêu dùng để cải thiện hình thức quảng cáo trên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm và kiến thức căn bản nhất về thuật ngữ Keyword (Tiếng Việt có nghĩa là Từ khoá): Keyword là gì? Các loại Keyword chính trong SEO Web? Cách tìm và sử dụng Keyword (Từ khoá) hiệu quả? Vai trò của việc nghiên cứu Keyword với hoạt động SEO là gì? Và nhiều thông tin khác.
Keyword là gì? Cách tìm và xác định Từ khoá trong SEO
Khi nói đến các hoạt động Inbound Marketing nói chung và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) nói riêng, một trong những nhiệm vụ mà các thương hiệu cần đảm bảo đó là cung cấp những nội dung mà người tiêu dùng của họ đang tìm kiếm và quan tâm nhất.
Để đáp ứng được mục tiêu này, việc hiểu keyword là gì, cùng với đó là quá trình nghiên cứu và phân tích keyword một cách kỹ lưỡng là chiến lược ưu tiên hàng đầu.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Keyword là gì?
Một số khái niệm phổ biến về thuật ngữ Keyword trong phạm vi SEO.
SEO là gì?
Inbound Marketing là gì?
Các loại Keyword chính có thể được sử dụng trong SEO.
Short-tail Keyword là gì?
Long-tail Keyword là gì?
Vai trò của việc nghiên cứu và phân tích Keyword với thương hiệu nói chung và hoạt động SEO nói riêng là gì?
Mối quan hệ giữa Keyword – Nội dung (Content) và SEO.
Các công cụ phân tích Keyword phổ biến hiện có trên thị trường.
Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Keyword là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Keyword là gì?
Keyword trong tiếng Việt có nghĩa là Từ khoá, là các từ hay cụm từ dùng để biểu thị hay đại diện cho một điều gì đó. Trong ngành SEO (Search Engine Optimization), Keyword là các từ mà người làm SEO muốn tối ưu hoá thứ hạng trên các trang tìm kiếm (SERPs) của công cụ tìm kiếm.
Keyword là một từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào một công cụ hay phần mềm nào đó, sau đó công cụ hay phần mềm sẽ tìm kiếm và trả về tất cả các thông tin liên quan đến từ khoá đang được từ kiếm (Theo từ điển Cambridge).
Keyword còn có một tên gọi khác là Search Query, chính là các truy vấn tìm kiếm, ví dụ như “seo là gì” hay “quảng cáo là gì“.
SEO Keyword là gì?
SEO Keyword đơn giản là các từ khoá mà người làm SEO hoặc Marketing sử dụng để tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là tăng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Một số khái niệm phổ biến về thuật ngữ Keyword trong phạm vi SEO.
Keyword là gì theo góc nhìn của Yoast.
Theo Yoast, Keyword là một từ hay cụm từ mà thương hiệu muốn xếp hạng (Ranking) cho một trang (webpage) nhất định.
Vì vậy, khi mọi người tìm kiếm Keyword tức các cụm từ đó trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác, họ sẽ tìm thấy website của thương hiệu.
Giả sử bạn đang có một website về đàn piano và bạn bán tất cả các kiểu đàn. Bạn cập nhật nhiều nội dung lên website về các chủ đề liên quan đến các thông tin mà người mua đàn có thể cần.
Khi họ nhập các Keyword lên công cụ tìm kiếm, họ sẽ có thể thấy bạn. Để có thể tối ưu hoá các Keyword từ tìm kiếm, dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể tự vấn trước khi xây dựng nội dung.
Kiểu tìm kiếm nào bạn muốn người dùng thấy bạn.
Đâu là Keyword mà bạn nghĩ rằng khách hàng có thể sử dụng để tìm thấy bạn?
Truy vấn tìm kiếm sẽ trông như thế nào (chẳng hạn như ngắn hay dài)?
Keyword là gì theo góc nhìn của Ahrefs.
Ahrefs định nghĩa từ khoá cũng khá đơn giản, Keyword là những từ và cụm từ mà mọi người nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm những gì mà họ cần.
Ngoài tên gọi là Keyword, những từ và cụm từ này cũng còn được gọi là Google Searchs hoặc Truy vấn (Queries).
Keyword mang ý nghĩa chính là gì với Moz.
Theo nền tảng phân tích SEO Moz, Keyword là những ý tưởng và chủ đề, những thứ có thể tiết lộ về nội dung của một Trang hay website nào đó.
Về mặt SEO, chúng là những từ và cụm từ mà người tìm kiếm nhập vào các công cụ tìm kiếm, và còn được gọi là “truy vấn tìm kiếm”.
Một số nền tảng khác như HubSpot hay Semrush cũng có các định nghĩa tương tự.
SEO là gì?
SEO là gì. Keyword là một phần của SEO và SEO là một phần của Inbound Marketing.
Như đã phân tích ở trên, trong khi khái niệm Keyword có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức và mang các ý nghĩa khác nhau, thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng trong phạm vi SEO tức liên quan đến việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (và bài viết này cũng sẽ tập trung nói về chủ đề này).
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.
Khái niệm SEO là gì?
Để có thể dễ dàng hiểu bản chất của SEO hay SEO là gì, bạn có thể xem hình ảnh ở trên.
Khi bạn lên các công cụ tìm kiếm như Google và bạn nhập một truy vấn hay Keyword vào ô tìm kiếm, chẳng hạn như trong trường hợp này là marketing là gì, bạn có thể thấy một kết quả tìm kiếm trả về là một bài viết về chủ đề Marketing của MarketingTrips.
Các trang kết quả được trả về từ công cụ tìm kiếm này được gọi là SERPs (Search Engine Results Pages).
Inbound Marketing là gì?
Về mặt tổng thể, Keyword liên quan đến các hoat động SEO, và SEO là một phần của bức tranh lớn hơn là Inbound Marketing.
Inbound Marketing là phương thức marketing trong đó các marketer sử những nội dung và trải nghiệm có giá trị để thu hút khách hàng, những gì các nhà tiếp thị cần làm và hướng tới đó là giữ chân người dùng và xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu.
Trong khi Outbound Marketing có thể làm phiền khách hàng vì những nội dung không mong muốn, Inbound Marketing sẽ xây dựng những thứ mà họ tìm kiếm nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề mà họ đang có.
Các loại Keyword chính có thể được sử dụng trong SEO.
Mặc dù tuỳ theo cách gọi và phân loại, Keyword có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, có 04 kiểu hay loại Keyword chính liên quan đến ý niệm hay ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:
Informational Keyword: Người dùng sẽ sử dụng Keyword này nếu họ muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu.
Navigational Keyword: Là Keyword được sử dụng trong trường hợp người dùng tìm các thông tin liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể.
Commercial Keyword: Thương hiệu có thể sử dụng kiểu Keyword này trong trường hợp người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm của đối thủ.
Và cuối cùng là Conversion Keyword – Transactional Keyword: Người dùng sử dụng loại Keyword này khi họ đã sẵn sàng để mua hàng.
Short-tail Keyword là gì?
Short-tail Keyword là những từ khoá chỉ chứa 1 hoặc vài từ (Word). Mặc dù không có bất cứ một quy định nào về số lượng từ có trong Short-tail Keyword, kiểu Keyword này thường được xem là những từ khoá có tối đa khoảng 3 từ, ví dụ “SEO là gì“.
Về mặt ý nghĩa, Short-tail Keyword là những từ khoá chung chung với ý niệm tìm kiếm (Search Intent) của người dùng là tìm nhiều thông tin liên quan nhất có thể.
Ở khía cạnh mua hàng, khách hàng thường ít khi mua hàng với các Short-tail Keyword mà chỉ là thu thập và tham khảo thêm thông tin.
Thông thường, từ khoá càng ngắn thì có dung lượng tìm kiếm (Search Volume) càng cao và ngược lại với các từ khoá dài.
Long-tail Keyword là gì?
Long-tail Keyword có nghĩa là từ khoá dài, là những từ khoá có nhiều từ xuất hiện trong từ khoá, thường là từ khoảng 4 từ trở lên.
Ngược lại với các Short-tail Keyword, các Long-tail Keyword thường có dung lượng tìm kiếm ít hơn và có tỷ lệ chuyển đổi thành hành động cao hơn.
Vì giờ đây mục tiêu của khách hàng không chỉ là tìm kiếm thông tin, mà là hướng tới việc ra các quyết định cụ thể, các thương hiệu có thể tập trung khai thác kiểu từ khoá này nếu muốn bán được nhiều hàng hơn.
Ví dụ, một khách hàng tìm kiếm “mua điện thoại iphone ở tphcm” thường sẽ có ý định mua hàng cao hơn nhiều so với “điện thoại”.
Vai trò của việc nghiên cứu Keyword với thương hiệu nói chung và hoạt động SEO nói riêng là gì?
Vai trò của việc nghiên cứu Keyword với thương hiệu nói chung và hoạt động SEO nói riêng là gì?
Một khi doanh nghiệp hay thương hiệu xem SEO là một phần của chiến lược truyền thông marketing tổng thể (IMC), việc nghiên cứu và phân tích Keyword là những gì cần làm.
Dưới đây là một số vai trò chính của Keyword hay nói cách khác là những giá trị mà thương hiệu có thể có được thông qua việc phân tích và thấu hiểu Keyword.
Keyword giúp gửi thông báo đến các công cụ tìm kiếm.
Như đã đề cập ở trên, Keyword gắn liền với việc tối ưu hoá thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, MSN, hay tại Việt Nam là Cốc Cốc.
Ngoài ra với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram hay YouTube cũng đã trở thành những công cụ tìm kiếm phục vụ cho nhiều mục đích tìm kiếm khác nhau.
Bạn cứ thử hình dung rằng, khi người dùng nhập một từ khoá hay truy vấn vào các nền tảng nói trên, điều gì sẽ xảy ra?
Các nền tảng sau đó, sẽ sử dụng các thuật toán riêng để “trả về” các thông tin liên quan đến Keyword mà người dùng đã nhập vào.
Từ góc nhìn này, việc thương hiệu sử dụng Keyword gì trên website (hay từ các kênh của thương hiệu) đóng vai trò quyết định đến việc website có khả năng hiển thị khi người dùng tìm kiếm hay không.
Chẳng hạn như khi MarketingTrips sử dụng Keyword “Brand Marketer” để tối ưu cho một Trang (bài viết) trên website của mình, MarketingTrips đang gửi một tín hiệu thông báo đến các công cụ tìm kiếm như Google rằng, khi ai đó nhập Keyword hay từ khoá này vào công cụ tìm kiếm, hãy xếp hạng và trả về Trang có gắn từ khoá đó của MarketingTrips.
Ngược lại, nếu MarketingTrips không sử dụng Keyword để tối ưu nội dung, về cơ bản là cơ hội để MarketingTrips được Google xếp hạng gần như là bằng 0.
Keyword giúp thương hiệu thấu hiểu khách hàng (tiềm năng) của mình (Customer Insights).
Từ khía cạnh thấu hiểu khách hàng mục tiêu thông qua phương thức tiếp cận là Inbound Marketing, thay vì thương hiệu chủ quan giả định về những gì khách hàng quan tâm, với Keyword, thương hiệu có thể nhận biết đâu là vấn đề mà khách hàng đang băn khoăn tìm kiếm để từ đó có thể chủ động sản xuất ra những nội dung phù hợp.
Ví dụ khi người dùng tìm kiếm Keyword “xe hơi cũ có dễ hư không”, Keyword này giúp các thương hiệu hay doanh nghiệp mua bán xe hơi cũ hiểu rằng, khách hàng của họ rất sợ xe hơi cũ bị hư hỏng.
Thấu hiểu được điều đó, thương hiệu sẽ xây dựng nhiều nội dung liên quan hơn đến chủ đề và Keyword này với mục tiêu là giúp khách hàng vượt qua được các rào cản đang gặp.
Keyword giúp thương hiệu có thêm cơ hội thúc đẩy lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng.
Như đã phân tích ở ý đầu tiên, vì thông qua việc phân tích Keyword, marketer có thể tối ưu hoá nội dung theo những gì mà người dùng đang nhập vào công cụ tìm kiếm.
Công với một số chiến thuật SEO khác, thương hiệu có cơ hội có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm và cuối cùng, website có nhiều người dùng truy cập hơn và nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Về bản chất, dựa trên các thuật toán xếp hạng nội dung của các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ hiếm có cơ hội xuất hiện trước mắt người dùng nếu nội dung bạn xây dựng không liên quan đến các Keyword mà người dùng đang sử dụng.
Keyword đóng vai trò ánh xạ hay phản ánh những gì mà người dùng cần.
Cũng theo cách này, từ các Keyword có được, ngoài việc sử dụng các Keyword đó để tối ưu nội dung với công cụ tìm kiếm và có thứ hạng cao hơn, thương hiệu cũng cơ thêm cơ hội để nghiên cứu và sản xuất nhiều nội dung hơn nhằm giải quyết những “nỗi đau” mà khách hàng đang gặp phải.
Thương hiệu càng hiểu khách hàng thì càng bán được nhiều hàng.
Mối quan hệ giữa Keyword – Nội dung (Content) và SEO.
Khi nói đến thuật ngữ SEO hoặc Keyword, Nội dung (Content) là yếu tố không thể bỏ qua.
Như đã phân tích ở trên, về bản chất, trong khi bạn có Keyword và chiến thuật SEO tốt thì bạn vẫn không thể có được thứ hạng tốt trên trang kết quả tìm kiếm nếu không có những nội dung chất lượng.
Với mỗi Keyword được nhập vào thanh tìm kiếm (Search Bar), thứ mà người tìm kiếm quan tâm là những nội dung mà họ có thể có được, dù cho bằng một cách nào đó bạn có được thứ hạng cao tuy nhiên điều này cũng sẽ không có ý nghĩa gì với người dùng.
Bạn có thể xem Content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
Các công cụ phân tích và kiểm tra thứ hạng Keyword phổ biến hiện có trên thị trường.
Hiện nay có rất nhiều công cụ phân tích và nghiên cứu Keyword khác nhau, và phần lớn trong số này là công cụ có trả phí.
Dưới đây là một số công cụ mà bạn có thể tham khảo.
Ahrefs.
Semrush.
Moz.
Yoast.
Google Keyword Planner.
Keywordtool.io
Google Trends.
Google Search Console.
Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Keyword là gì?
Keyword là gì?
Nói một cách dễ hiểu nhất, Keyword là những gì mà người tìm kiếm nhập vào các công cụ tìm kiếm như Google hay trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay YouTube.
Thương hiệu nên sử dụng Long-tail Keyword hay Short-tail Keyword?
Như đã phân tích qua ở trên, mỗi Keyword dù ngắn (short-tail) hay dài (long-tail) đều có những giá trị riêng, căn cứ vào chiến lược tổng thể của thương hiệu trong từng giai đoạn mà bạn có thể chọn kiểu Keyword phù hợp.
Ví dụ, bạn có thể chọn Short-tail Keyword nếu muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) hay Long-tail Keyword nếu muốn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Keyword Density là gì?
Keyword Density là mật độ từ khoá. Mặc dù không có công thức chính xác về tỷ lệ từ khoá lặp lại trong bài viết, và mật độ từ khoá còn phụ thuộc vào mức độ “duy nhất” của bài viết cũng như nhiều yếu tố khác, mật độ khuyến nghị nên là khoảng 0.5% đến 1.5%. Có nghĩa là với bài viết dài 1000 từ, bạn có thể lặp lại từ khoá từ 5 đến tối đa 15 lần.
Keyword Research là gì?
Keyword Research là Nghiên cứu từ khoá, là hoạt động phân tích và lựa chọn các Keyword phục vụ cho các mục tiêu SEO và Marketing khác nhau của doanh nghiệp.
Google Keyword Planner là một trong những công cụ nghiên cứu Keyword miễn phí phổ biến nhất do Google cung cấp.
Keyword classification là gì?
Keyword classification có nghĩa là Phân loại từ khoá, là quá trình thương hiệu phân chia từ khoá (keyword) thành các nhóm từ khoá theo các mục đích khác nhau chẳng hạn như: từ khoá thông tin, từ khoá mua hàng, từ khoá so sánh với đối thủ và hơn thế nữa.
Keyword Sets là gì?
Keyword Sets hay Bộ từ khoá hay còn được gọi là nhóm từ khoá, chính là một tập hợp gồm nhiều từ khoá khác nhau (và thường được nhóm theo một chủ đề nào đó, tức các từ khoá có trong cùng một bộ từ khoá sẽ tương tự nhau).
Ví dụ, Keyword Sets về giày chạy bộ sẽ bao gồm nhiều từ khoá khác nhau liên quan đến chủ đề giày chạy bộ (chẳng hạn như: giày chạy bộ giá rẻ, giày chạy bộ nam…), tuỳ theo cách phân loại, các bộ từ khoá cũng sẽ được nhóm theo các cách khác nhau.
SEO Keyword là gì?
SEO Keyword đơn giản là các từ khoá mà người làm SEO hoặc Marketing sử dụng để tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là tăng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Negative Keyword là gì?
Negative Keyword là Từ khoá phủ định, nó chính là các Keyword mà khi nhà quảng cáo thêm nó vào nhóm quảng cáo, các mẫu quảng cáo sẽ không xuất hiện khi người dùng tìm kiếm Keyword đó.
Semantic Keyword là gì?
Trong ngành SEO, vấn đề cốt lõi không phải là xác định hay tìm kiếm Keyword mà là đáp ứng mục tiêu của người tìm kiếm đằng sau mỗi Keyword.
Semantic Keyword đề cập đến các ý định của người dùng với mỗi Keyword, tức là thứ họ sẽ muốn nhận được sau khi nhập nó lên công cụ tìm kiếm.
Brand Keyword là gì?
Là từ khoá thương hiệu. Các Brand Keyword gắn liền với tên gọi của một thương hiệu, sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó chẳng hạn như Pepsi, Unilever hay MarketingTrips.
Keyword Ranking là gì?
Là thứ hạng từ khoá, nó chính là vị trí hay thứ tự xuất hiện của từ khoá trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).
Ví dụ khi bạn tìm kiếm một từ khoá gì đó, Keyword Ranking sẽ được mô tả bằng cách là bài viết (hoặc chuyên mục, website…) chứa từ khoá đó đang nằm ở trang nào (thứ mấy) trên công cụ tìm kiếm, xuất hiện ở vị trí đầu tiên sẽ tương đương với Keyword Ranking là Top 1 và tương tự cho các vị trí khác.
Educational hay Informational Keyword là gì?
Là những từ khoá chung chung thường nằm ở phần đầu của phễu bán hàng (Seles Funnel) hay hành trình khách hàng, “iphone” là một kiểu Informational Keyword.
Transactional hay Commercial Keyword là gì?
Là những từ khoá thường nằm ở các phần cuối của phễu bán hàng, người dùng sử dụng từ khoá này để đưa ra các cân nhắc mua hàng. “mua iphone” là một kiểu Transactional Keyword.
Short-term fresh Keyword là gì?
Là những từ khoá nổi lên theo từng thời điểm nhất định, sau đó rơi dần theo thời gian.
Ví dụ, trong thời điểm bộ phim bom tấn Avatar ra mắt, thì “Avatar” hay những keyword tương tự được gọi là Short-term fresh Keyword.
Long-term evergreen Keyword là gì?
Là kiểu keyword ngược lại với Short-term fresh Keyword, tức các keyword này không tăng và sụt giảm nhanh theo từng đợt mà là bền vững theo thời gian.
Dynamic Keyword là gì?
Dynamic Keyword có nghĩa là từ khoá động, khái niệm gắn liền với quảng cáo động (Dynamic Ads), có nghĩa là tuỳ vào từng keyword hay truy vấn tìm kiếm khác nhau mà quảng cáo sẽ tự động hiển thị các nội dung (mẫu quảng cáo) khác nhau.
Keyword Matching là gì?
Là đối sánh từ khoá, là cách nhà quảng cáo kích hoạt hiển thị các mẫu quảng cáo của họ, tuỳ vào từng tuỳ chọn Keyword Matching khác nhau mà khi một người dùng nhập một cụm từ bất kỳ vào ô tìm kiếm, các mẫu quảng cáo có được kích hoạt hiển thị hay không.
Competitor Keyword là gì?
Là keyword của đối thủ. Ví dụ khi bạn tìm kiếm Lazada nhưng bạn lại thấy mẫu quảng cáo của Shopee.
Focus Keyword và Sub Keyword là gì?
Focus keyword là keyword chính (keyword tập trung), là keyword mà người làm SEO ưu tiên xếp hạng đầu tiên, trong khi với sub keyword tức keyword phụ, nó có thể được xếp hạng hoặc không, vì nó đóng vai trò chính là bổ sung cho Focus keyword. Focus keyword thường có lưu lượng tìm kiếm lớn hơn sub keyword.
Keyword driven Content Marketing là gì?
Là chiến lược Content Marketing được định hướng bởi Keyword, sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược Content Marketing theo Keyword và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.
Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.
Related Keyword là gì?
Là những từ khoá liên quan, khái niệm mô tả các từ khoá tương tự, gần giống… đến từ khoá mà bạn làm SEO hoặc đang tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Ví dụ “chiến lược marketing” là Related Keyword đến từ khoá “kế hoạch marketing” hoặc “marketing”.
Suggested Keyword là gì?
Suggested Keyword là các từ khoá đề xuất. Trên các công cụ tìm kiếm như Google, khi người dùng tìm kiếm một từ khoá hay keyword gì đó, Google sẽ đề xuất các keyword mà mọi người cũng tìm kiếm và thường là những keyword có liên quan đến keyword hay topic (chủ đề nội dung) mà người dùng đang tìm.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về thuật ngữ keyword. Trong các hoạt động SEO nói riêng và Inbound Marketing nói chung, Keyword được xem là nền tảng của mọi hành động mà thương hiệu cần phân tích và nghiên cứu.
Bằng cách hiểu keyword là gì, có những loại keyword nào hay sử dụng những công cụ nào để phân tích keyword, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm, cung cấp cho khách hàng nhiều nội dung có liên quan hơn và từ đó bán được nhiều hàng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế như: Khủng hoảng kinh tế là gì, khủng hoảng là gì, các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế và hơn thế nữa.
Khủng hoảng kinh tế là gì? Các lý thuyết về khủng hoảng
Khủng hoảng kinh tế là gì? Cũng có phần tương tự như thuật ngữ Suy thoái kinh tế, Khủng hoảng kinh tế là khái niệm đề cập đến sự suy thoái hay sụt giảm của một nền kinh tế, đó là khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ giảm và nhiều hệ quả đi kèm khác.
Các nội dung chính sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Khủng khoảng kinh tế là gì?
Phân biệt Khủng hoảng và Suy thoái.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?
Một số cuộc khủng hoảng kinh tế lớn toàn cầu.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ một sự suy thoái hay sụt giảm nghiêm trọng và kéo dài của một nền kinh tế.
Trong phạm vi kinh tế học, Khủng hoảng thường được định nghĩa là một cuộc suy thoái (Recession) mang ý nghĩa rất tiêu cực, kéo dài từ 3 năm trở lên, nó chính là nguyên nhân dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục giảm (giảm với tỷ lệ lớn, thường là trên 10%).
Trong một khoảng thời gian nhất định, khủng hoảng kinh tế xảy ra ít hơn so với Suy thoái kinh tế, và có xu hướng đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp cao và lạm phát thấp.
Khủng hoảng là gì?
Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Khủng hoảng (Depression) có nhiều nghĩa khác nhau như Trầm cảm (một thuật ngữ mô tả một cảm xúc không hạnh phúc hay tiêu cực của con người), một bề mặt trũng hơn so với các phần còn lại, hay một số định nghĩa khác.
Tuy nhiên, trong bài viết này, Khủng hoảng sẽ được phân tích dưới góc nhìn kinh tế (vĩ mô).
Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế là khái niệm dùng để chỉ sự suy giảm của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ sụt giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.
Theo Wikipedia, tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, khái niệm Suy thoái có thể được hiểu theo những cách khác nhau.
Ví dụ, tại Mỹ, Suy thoái được định nghĩa là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường, kéo dài hơn một vài tháng, và thường là chứng kiến sự sụt giảm về GDP.”
Thấu hiểu khái niệm khủng hoảng kinh tế.
Khi nói đến khái niệm khủng hoảng kinh tế, người ta thường quan tâm đến các hệ quả hay những dấu hiệu nhận biết về một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Nói cách khác, khủng hoảng kinh tế mang lại những hậu quả xấu là gì?
Trong thời kỳ khủng hoảng, khi niềm tin của người tiêu dùng và các khoản đầu tư bắt đầu giảm xuống khiến nền kinh tế dần trở nên tê liệt. Các dấu hiệu hay hậu quả đặc trưng của nó có thể bao gồm:
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đáng kể.
Giảm hạn mức tín dụng khả dụng (Credit).
Giảm sản lượng và năng suất.
Tăng trưởng GDP liên tục âm.
Phá sản xảy ra ở nhiều ngành nghề và doanh nghiệp.
Nợ công (nợ chính phủ, nợ nhà nước) không trả được.
Giảm khả năng kinh doanh và thương mại toàn cầu.
Thị trường chứng khoán suy giảm.
Biến động giá tài sản cao và giá trị tiền tệ giảm.
Lạm phát (Inflation) thấp đến không, hoặc thậm chí là xảy ra trình trạng giảm phát (Deflation).
Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm tăng cao.
Trong khi một số tổ chức cho rằng, Khủng hoảng kinh tế gắn liền với các đợt suy giảm kéo dài từ 3 năm, một số nhà kinh tế khác không đồng ý với mốc thời gian này.
Họ cho rằng khủng hoảng kinh tế nên chỉ bao gồm các dấu hiệu về suy giảm hay suy thoái, các đợt khủng hoảng này kéo dài cho đến thời điểm khi mà hầu hết các hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường.
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ khủng hoảng kinh tế là gì?
Dấu hiệu rõ nét nhất của Khủng hoảng kinh tế là sự suy thoái (downturn) mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế cùng với sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng, việc làm và sản xuất.
Khủng hoảng thường được xác định là cuộc suy thoái kéo dài hơn 3 năm hoặc dẫn đến tỷ lệ giảm GDP hàng năm ít nhất là 10%.
So với thuật ngữ Suy thoái, Khủng hoảng mang nhiều ý nghĩa tiêu cực hơn và được lặp lại với tần suất thấp hơn nhiều, lấy ví dụ về Mỹ, nền kinh tế hàng đầu toàn cầu, trong khi lịch sử quốc gia này có khá nhiều cuộc Suy thoái, tuy nhiên, họ chỉ chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.
Phân biệt Khủng hoảng và Suy thoái.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù đều là những thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm, suy thoái về kinh tế, Khủng hoảng xảy ra với tần suất ít hơn, mức độ ảnh nghiêm trọng hơn và diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn so với Suy thoái.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?
Một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?
Trong khi có nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến nền kinh tế và sản xuất bị suy giảm nghiêm trọng và sau đó dẫn đến khủng hoảng. Trong trường hợp của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ là nguyên nhân chính.
Sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, đồng thời bơm nhiều tiền vào nền kinh tế để khuyến khích chi tiêu.
Những hành động này sau đó đã gây ra tình trạng giảm phát lớn, giá cả giảm khoảng 10% mỗi năm và người tiêu dùng, vì biết rằng giá cả hàng hoá sẽ tiếp tục giảm, họ tỏ ra e dè và kiềm chế hơn đối với các hoạt động mua sắm.
Một số cuộc khủng hoảng kinh tế lớn toàn cầu.
Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế năm 1640 – The General Crisis of 1640.
Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế (Great Depression) lớn nhất mọi thời đại xảy ra trong cuộc tổng khủng hoảng. Một tỉnh lớn của Trung Quốc bị phá sản và một số quốc gia ở Châu Âu xảy ra trình trạng nội chiến.
Đại khủng hoảng kinh tế năm 1837 – Great Depression of 1837.
Cuộc khủng hoảng này được thừa nhận là một cuộc Đại khủng hoảng tồi tệ hơn so với cuộc Đại khủng hoảng sau đó của những năm 1930.
Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn này bắt đầu ở Mỹ do Cơn sốt vàng ở California (California Gold Rush) và khi Mỹ đã tăng mức dự trữ vàng lên đến 10 lần.
Cũng như hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn khác, cuộc khủng hoảng năm 1837 xảy ra sau một khoảng thời gian là 30 năm kể từ khi nền kinh tế Mỹ phát triển bùng nổ, chính là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra vào những năm 1850.
Cuộc hoảng loạn kinh tế năm 1837 – Panic of 1837.
Cuộc hoảng loạn kinh tế năm 1837 là một cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, xảy ra do trình trạng đầu cơ bất động sản.
Bong bóng đầu cơ này vỡ vào ngày 10 tháng 5 năm 1837 tại thành phố New York, khi mọi ngân hàng ngừng thanh toán bằng tiền vàng và bạc.
Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài – Long Depression.
Bắt đầu với việc áp dụng chế độ bản vị vàng ở Anh và Mỹ, Long Depression kéo dài từ những năm 1873 đến năm 1896 và ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhiều người từng trải qua cuộc khủng hoảng này cho rằng nó còn tồi tệ hơn cả giai đoạn khủng hoảng ở những năm 1930.
Đại khủng hoảng – Great Depression.
Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế diễn ra ở những năm 1930 đã làm ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu với sự sụp đổ của Phố Wall (thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu) năm 1929, và sau đó lan sang các nền kinh tế của nhiều quốc gia khác.
Từ năm 1929 đến năm 1933, tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của Mỹ giảm 33% trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 25%.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù Khủng hoảng kinh tế là khái niệm được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô và do đó ít khi là mối bận tâm trực tiếp của các cá nhân.
Với tư cách là những người làm kinh doanh hay marketing, bằng cách hiểu khủng hoảng kinh tế là gì, những hậu quả gắn liền với sự kiện này trong quá khứ, bạn có thể chuẩn bị nhiều hơn các chiến lược ứng phó cho doanh nghiệp (hoặc cá nhân) của mình trong tương lai và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đã công bố báo cáo Facebook Marketing Game 2022, tổng hợp những thông tin chi tiết về hoạt động Marketing Game năm 2022.
Facebook Marketing Game 2022
Tim Lion, Trưởng bộ phận Marketing Game của Meta cho biết:
“Facebook Marketing Game 2022 của chúng tôi sẽ đề cập đến nhiều chủ đề hơn những năm trước. Thông qua báo cáo này, chúng tôi muốn nhấn mạnh những bước phát triển mới trong hệ sinh thái quảng cáo game ngày càng phức tạp, cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn và hướng dẫn cách thực hiện cho những tháng sắp tới.”
Giới thiệu về báo cáo Facebook Marketing Game 2022 của Meta.
Facebook Marketing Game là báo cáo thường niên của Facebook Gaming về các hoạt động marketing trong ngành game.
Trong năm 2022, khi toàn cầu đang hướng tới một mô hình marketing game mới, Facebook sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn, cách các nhà marketer có thể đáp ứng các yêu cầu mới cũng như cách các thương hiệu có thể làm để trở thành người dẫn đầu trong ngành.
Với mục đích này, Facebook đã tiến hành một số nghiên cứu mới để không chỉ nắm được sự thay đổi của người chơi trên toàn cầu trong năm 2022 so với năm 2020, mà còn hiểu rõ họ nhiều hơn nữa – từ sự kỳ vọng của họ ở các công ty game cho đến cách họ đánh giá các trải nghiệm trong game.
Thông qua báo cáo, người làm marketing có thể tìm hiểu xem đối tượng chơi game trên toàn cầu đã trở nên đa dạng đến mức nào, tầm quan trọng của sự chân thực trong quảng cáo, sự hòa nhập trong kỷ nguyên coi trọng tính đa dạng của ngành game và hơn thế nữa.
Các nội dung chính có trong báo cáo Facebook Marketing Game 2022 của Meta.
Báo cáo sẽ có 3 nội dung chính:
Bối cảnh của ngành game đã thay đổi.
Sự đa dạng trong game.
Tạo dựng mối quan hệ kết nối có giá trị.
Kết luận.
Vào năm 2022, ngành game cần phải thay đổi một điểm quan trọng. Người chơi trở nên đa dạng và phức tạp hơn, ngày càng kỳ vọng nhiều về quyền riêng tư và sự phản ánh.
Điều đó cho thấy đã đến lúc nhà quảng cáo phải thích ứng với mô hình marketing game mới. Những nhà quảng cáo sẵn sàng và có thể xây dựng mối quan hệ với người chơi, tạo ra trải nghiệm chân thực bên trong và bên ngoài game, cũng như triển khai phương thức marketing dựa trên thông tin chi tiết về đối tượng sẽ đạt được nhiều thành công hơn.
2022 sẽ là một năm dịch chuyển mạnh mẽ và Facebook Gaming cam kết luôn hỗ trợ các đối tác trong suốt hành trình của họ để đạt được thành công ở hiện tại, cũng như chuẩn bị cho tương lai.
TikTok vừa thông báo ra mắt TikTok Now, một tính năng nhắc nhở hay thông báo (notifications) tương tự nền tảng BeReal.
TikTok vừa ra mắt TikTok Now
Theo đó, TikTok thông báo tới người dùng là đã ra mắt tính năng thông báo mới mới trong ứng dụng, về cơ bản, đây là một tính năng sao chép của BeReal, một ứng dụng mạng xã hội khá phổ biến của Pháp được ra mắt từ 2020.
BeReal mời người dùng chụp ảnh sử dụng camera trước và sau vào một thời điểm ngẫu nhiên mỗi ngày, đó là những bức ảnh chân thực phản ánh những khoảnh khắc đáng ghi nhớ nhất trong ngày.
Snapchat và Instagram cũng đã ra mắt các tính năng tương tự.
Trên Blog, TikTok cho biết:
“TikTok Now mời bạn và bạn bè của bạn ghi lại những gì thú vị nhất mà bạn đang làm trong từng thời điểm bằng cách sử dụng camera trước và sau.
Bạn sẽ nhận được lời nhắc hàng ngày để quay video 10 giây hoặc hình ảnh tĩnh và sau đó chia sẻ nó với bạn bè của mình.”
TikTok cho biết trong khi tính năng này hiện đã có sẵn trong ứng dụng cho người dùng tại Mỹ, tuy nhiên với các khu vực khác, TikTok Now có thể được tải xuống dưới dạng một ứng dụng độc lập.
Về chính sách bảo mật và dữ liệu, TikTok Now sẽ có thể giống với TikTok, tức với những người dùng dưới 16 tuổi đăng ký ứng dụng TikTok Now độc lập, tài khoản của họ sẽ được đặt ở chế độ riêng tư theo mặc định.
Ngoài ra, người dùng phải đủ 18 tuổi mới có thể chia sẻ bài đăng TikTok Now của họ trên nguồn cấp dữ liệu của mục khám phá (Explore Feed).
Đối với người dùng từ 13 đến 15, chỉ bạn bè của bạn – những người bạn theo dõi, những người theo dõi lại bạn – mới có thể nhận xét về bài đăng.
Ngay cả đối với người dùng trên 18 tuổi, cài đặt mặc định sẽ chỉ cho phép bạn bè xem bài đăng (mặc dù họ có thể thay đổi cài đặt để chia sẻ với mọi người nếu họ muốn).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Spotify là dịch vụ phát nhạc trực tuyến đầu tiên trên thế giới tham gia vào nền tảng vũ trụ ảo Metaverse trên nền tảng Roblox.
Spotify gia nhập Metaverse với Spotify Island trên nền tảng Roblox
Theo Engadget, có nhiều công ty đã tham gia vào Metaverse theo nhiều cách khác nhau. Và một cái tên lớn vừa thực hiện bước đi mới của mình, Spotify thông báo đã bước vào Metaverse thông qua một không gian tương tác trên Roblox được gọi là Spotify Island.
Đây là một cài đặt mới cho phép người dùng có thể tạo ra âm nhạc, thư giãn tại các địa điểm ảo và có quyền truy cập vào các mặt hàng ảo độc quyền.
Spotify đã mang đến cho hòn đảo Spotify Island của họ một thiết kế với gam màu chủ đạo là xanh lá cây, tương tự như biểu tượng thường thấy của ứng dụng nghe nhạc.
Biểu tượng này cũng là một phần của trò chơi, bạn có thể thu thập các biểu tượng ‘Like’ hình trái tim cho hàng hóa miễn phí.
Nói về các mặt hàng kỹ thuật số, Spotify cho biết hàng hóa ảo độc quyền trong trò chơi sẽ mang đến cho các nghệ sĩ cơ hội kết nối với người hâm mộ và cũng là một cách để kiếm thêm tiền. Công ty giải thích rằng một phần doanh thu sẽ thuộc về các nghệ sĩ.
Các nhiệm vụ chính trên Spotify Island là đi chơi với các nghệ sĩ, hoàn thành nhiệm vụ và truy cập nội dung độc quyền. Công ty cho biết họ đã mang vào thế giới ảo rất nhiều trứng Phục sinh để người dùng tìm thấy trong quá trình trải nghiệm.
Những ai ưa thích việc sáng tạo cũng có thể tự tạo ra nhạc và âm thanh của riêng mình thông qua các trạm beat-maker được cung cấp bởi Soundtrap, nền tảng ghi âm trực tuyến mà Spotify mua lại vào năm 2017.
Spotify cho biết K-Park, ‘trải nghiệm theo chủ đề – themed experience’ đầu tiên của họ, sẽ ra mắt sau vài tuần nữa. K-Park sẽ cung cấp cho người dùng khả năng tương tác với các nghệ sĩ Stray Kids và SUNMI của K-Pop.
Và người dùng cũng không cần phải đợi cho đến khi K-Park ra mắt để có thể mua sắm hàng hóa ảo. Những mặt hàng của SUNMI sẽ được bán từ ngày 3.5, và các mặt hàng dành cho Stray Kids sẽ sớm ra mắt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức nền tảng quan trọng cần biết xoay quanh thuật ngữ Brand (tiếng Việt có nghĩa là Thương hiệu) như: Brand là gì, khái niệm Brand trong marketing, các giai đoạn phát triển của thuật ngữ Brand, vai trò của Brand đối với cá nhân hay doanh nghiệp là gì, phân biệt Brand với Trademark, một số quan điểm sai lầm nhất về khái niệm Brand và nhiều hơn thế nữa.
Brand là gì? Tất cả những gì cần biết về Brand trong Marketing
Brand trong tiếng Việt có nghĩa là thương hiệu, là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing và truyền thông nói riêng hay kinh doanh nói chung. Trong khi được nhắc đến tương đối phổ biến, Brand vẫn chưa có được những quan điểm đúng đắn.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Một số lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Brand?
Vai trò của Brand đối với cá nhân hay doanh nghiệp là gì?
Phân biệt khái niệm Brand và Personal Brand?
Sự khác biệt chính giữa Brand với Label là gì?
Mối quan hệ giữa Brand và Marketing.
Một số quan điểm sai lầm nhất về Brand là gì?
Các loại Brand chính hiện nay là gì?
Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Brand là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Brand là gì?
Brand là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing và truyền thông nói riêng hay kinh doanh nói chung. Trong khi được nhắc đến tương đối phổ biến, Brand vẫn chưa có được những quan điểm đúng đắn.
Ở góc nhìn tổng thể, khái niệm Brand có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.
Cũng tương tự như thuật ngữ Marketing, các khái niệm về Brand cũng được phát triển và thay đổi qua các thời kì khác nhau gắn liền với các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, thị trường và người tiêu dùng.
Brand có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love).
Dưới đây là một số định nghĩa khác về Brand.
Theo Investopedia, thuật ngữ Brand đề cập đến một ý tưởng trong phạm vi kinh doanh và marketing được sử dụng để giúp mọi người xác nhận một sản phẩm, cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể.
Brand là vô hình, có nghĩa là bạn không thể sờ hay chạm vào được nó mà chỉ có thể cảm nhận hay ghi nhớ về nó trong tâm trí.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu thường sử dụng các điểm nhận diện riêng để tạo ra các bản sắc thương hiệu trên thị trường, những gì thương hiệu hướng tới là lợi thế cạnh tranh so với các thương hiệu hay doanh nghiệp khác hiện có để từ đó bán được nhiều hàng hơn.
Một định nghĩa khác từ Wikipedia thì cho rằng Brand là một tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán này với hàng hóa hoặc dịch vụ của những người bán khác.
Brand được sử dụng trong kinh doanh, marketing và quảng cáo với mục tiêu là tạo ra và lưu giữ các giá trị như tài sản thương hiệu (brand equity) cho đối tượng mục tiêu, vì lợi ích của khách hàng, chủ sở hữu và cả những người có nắm giữ thương hiệu.
Tên thương hiệu (brand name) đôi khi được phân biệt với các thương hiệu chung chung (generic brands) hoặc cửa hàng.
Còn theo góc nhìn ngôn ngữ của Cambridge, Brand là một kiểu sản phẩm được sản xuất bởi một doanh nghiệp cụ thể và được bán dưới một tên gọi cụ thể. Chẳng hạn như “thương hiệu kem yêu thích của tôi là Wall’s.”
Một trong những mục tiêu của các chiến dịch truyền thông marketing hay thương hiệu là xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (brand loyalty).
Như đã phân tích ở trên, về bản chất, cũng tương như các khái niệm về marketing, không có bất cứ một khái niệm nào được cho là đúng hoặc toàn diện nhất về thương hiệu hay Brand.
“Brand là con người do đó một khi hành vi và tâm lý của con người thay đổi, thương hiệu cũng cần phải thay đổi”, MarketingTrips.
Để có thể hiểu rõ hơn về Brand là gì, hay các giai đoạn lịch sử phát triển của thuật ngữ Brand, hãy xem tiếp nội dung dưới đây.
Brand là gì trong Marketing? Phân biệt Brand với Trademark.
Trong ngành marketing hay phạm vi doanh nghiệp, Brand được hiểu là những gì mà khách hàng hay người tiêu dùng biết, hiểu và hình dung về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó của doanh nghiệp.
Bạn cũng cần hiểu rằng, về mặt pháp lý, Brand không thuộc phạm vi được bảo hộ như Trademark, mà nó chỉ là những gì “tồn tại trong tâm trí của người tiêu dùng”.
Brand trong Marketing là thuật ngữ trái ngược với Personal Brand, khái niệm dùng để chỉ thương hiệu của một cá nhân nào đó (thay vì là của sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp).
Về tổng thể, ở khía cạnh marketing và kinh doanh, các cụm từ như “có brand” hay “có thương hiệu” thường dùng để chỉ các sản phẩm hay dịch vụ được nhiều người biết đến, xuất hiện phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng và hơn thế nữa.
Tuỳ thuộc vào chất lượng sản phẩm hay mức độ cảm nhận (được xây dựng qua các hoạt động marketing) của khách hàng mà một sản phẩm nào đó được coi là “có Brand” hay “Brand tốt”, và ngược lại.
Local Brand là gì?
Local Brand có nghĩa là thương hiệu địa phương, khái niệm đề cập đến các sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu được cung cấp trong một khu vực hay địa phương nhỏ nhất định.
Khác với Icon Brand là những thương hiệu phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, Local Brand ít phổ biến hơn đối với phần đông người tiêu dùng.
National Brand là gì?
National Brand là những Brand (thương hiệu) hay nhãn hàng được công nhận, đánh giá và bình chọn ở phạm vi quốc gia chẳng hạn như Mỹ hay Việt Nam.
National Brand là thương hiệu của các sản phẩm được phân phối trên toàn quốc dưới tên thương hiệu do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối sở hữu, thay vì là các thương hiệu địa phương (Local Brand) chỉ được phân phối ở một số khu vực nhỏ của quốc gia và nhãn hiệu riêng mang thương hiệu do nhà bán lẻ sở hữu chứ không phải của nhà sản xuất.
Làm Brand là làm gì?
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, thuật ngữ “làm Brand” sẽ bao hàm tất cả các công việc liên quan đến xây dựng nên một thương hiệu trên thị trường như: xây dựng hình ảnh thương hiệu (Brand Image), độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), tình cảm với thương hiệu (Brand Love), tin tưởng về thương hiệu (Brand Trust), lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty)…để cuối cùng tạo nên một tài sản gọi là “tài sản thương hiệu” (Brand Equity) hay “giá trị thương hiệu” (Brand Value).
Các giai đoạn phát triển của thuật ngữ Brand.
Như đã phân tích, Brand là khái niệm gắn liền với bối cảnh kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, khi các yếu tố về bối cảnh này thay đổi, các định nghĩa về Brand cũng thay đổi theo.
Từ Marketing 1.0 đến Marketing 5.0.
Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Brand, hãy nhìn lại sự phát triển của ngành marketing qua các thời kỳ kinh tế khác nhau.
Marketing 1.0: Marketing 1.0 chính là thuật ngữ đầu tiên gắn liền với sự ra đời của ngành marketing, Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm và doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào sản phẩm (Product) để bán được hàng.
Marketing 2.0: Marketing 2.0 có một sự thay đổi tích cực hơn về cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng. Theo quan điểm của Marketing 2.0, người tiêu dùng ra quyết định mua hàng không chỉ dựa trên các yếu tố về sản phẩm mà còn gắn liền với các hành vi cảm tính khác. Khách hàng cũng mua hàng dựa trên cảm xúc.
Marketing 3.0: Theo Giáo sư Philip Kotler, Marketing 3.0 sẽ tập trung vào khách hàng và coi khách hàng với tư cách là một con người toàn diện, từ các nhu cầu về vật chất đến các nhu cầu về tinh thần và cả nhu cầu xã hội.
Marketing 4.0: Marketing 4.0 ra đời và gắn liền với các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số (Digital), bằng cách áp dụng các yếu tố công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ máy học (Machine Learning), người làm marketing cần thấu hiểu khách hàng của họ nhiều hơn thông qua các dữ liệu thu thập được, từ đó cung cấp những thông điệp, sản phẩm hay nội dung cho đúng người vào đúng thời điểm họ cần nhất.
Marketing 5.0: Được công bố vào đầu năm 2021 bởi “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler, Marketing 5.0 xác định marketing trong bối cảnh hiện đại mới sẽ sử dụng nhiều các công nghệ bắt chước con người (human-mimicking technologies) để tạo ra, giao tiếp, cung cấp và nâng cao giá trị trong suốt hành trình của khách hàng (customer journey) với thương hiệu.
Thuật ngữ Brand xuất hiện và thay đổi song song với sự thay đổi của các phương thức tiếp cận marketing.
Quay trở lại vào những năm 2009, khi xã hội đang vận hành theo quy luật cung cầu, mọi người (cả người mua lẫn người bán) “trao đổi hàng hoá” với nhau để có được những thứ họ cần, tiền thân của ngành Marketing được hình thành từ đây.
Tuy nhiên, khi quy luật cung cầu thay đổi, cụ thể là số lượng hàng hoá hay người bán chênh lệch lớn hơn so với người mua, mô hình “trao đổi hàng hoá” được phát triển thành “mua bán hàng hoá”.
Vào những thời điểm ban đầu này, khi khái niệm Brand chưa xuất hiện hay “brand là gì” vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn, “Đặt tên” là công cụ duy nhất dùng để phân biệt các hàng hoá với nhau đồng thời xác định mối liên kết giữa người bán với tâm trí của người mua, phần lớn các tên gọi khi này là tên người bán.
Ngoài việc “Đặt tên”, một số người bán còn sử dụng các “Biểu tượng” như màu sắc hay kiểu dáng để minh hoạ cho các sản phẩm của họ về mặt hình ảnh, xây dựng nhận thức trong tâm trí của người mua, thứ có thể giúp họ thâm nhập thị trường nhanh hơn.
Từ việc đặt tên và biểu tượng này, thuật ngữ Brand chính thức xuất hiện.
Brand là gì trong Marketing 1.0: Trong Marketing 1.0, Brand hay thương hiệu được nâng từ các điểm nhận dạng cũ lên thành khái niệm “Nhãn hiệu”. Khi người tiêu dùng gắn bó với một Brand, họ tin tưởng và tập trung vào chất lượng của sản phẩm và khi niềm tin này tăng lên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bán những sản phẩm có thương hiệu hơn. Brand khi này được xem như là một công cụ để xây dựng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hay doanh nghiệp.
Brand trong Marketing 2.0: Trong Marketing 2.0, khi người tiêu dùng không chỉ lựa chọn các sản phẩm hiện có trên thị trường mà còn đòi hỏi các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của họ. Khái niệm Brand khi này không còn chỉ là các nhãn hiệu hay điểm nhận dạng đơn thuần, nó còn là các liên kết giá trị của sản phẩm với người tiêu dùng. Người tiêu dùng xem Brand là tất cả những gì khiến họ kết nối với thương hiệu một cách có ý nghĩa hơn.
Brand trong Marketing 3.0: Marketing 3.0 ra đời trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay YouTube phát triển mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, khái niệm Brand đã phát triển đến một giai đoạn cao hơn, Brand không chỉ là những gì liên quan đến điểm nhận dạng sản phẩm hay nhu cầu của cá nhân người tiêu dùng, Brand còn liên quan đến các yếu tố cộng đồng và xã hội. Cũng trong giai đoạn này, Philip Kotler định nghĩa Brand sẽ bao gồm 3 yếu tố chính: nhận diện thương hiệu (brand identity), tính trung thực của thương hiệu (brand integrity) và hình ảnh thương hiệu (brand image).
Brand trong Marketing 4.0 hay Thương hiệu 4.0: Brand 4.0 là giai đoạn phát triển cao nhất của khái niệm Brand khi Brand không chỉ liên quan đến các yếu tố kinh doanh như sản phẩm hay nhu cầu. Brand 4.0 xem Brand là con người và tập trung vào cuộc sống nói chung. Giá thị của Brand = Giá trị chia sẻ (với người tiêu dùng và xã hội) + Giá trị độc nhất (xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ).
Thông qua các phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, khái niệm của Brand hay Brand là gì không nằm tách biệt khỏi các bối cảnh kinh doanh và marketing, thương hiệu phát triển song song với sự phát triển chung của xã hội và xem người tiêu dùng là trọng tâm.
Brand cũng là một khái niệm lớn trong bối cảnh kinh doanh gồm 2 phần: Phần nhìn thấy được và Phần không nhìn thấy được.
Một số lý thuyết hay khái niệm chính xoay quanh thuật ngữ Brand?
Trong khi thuật ngữ Brand liên tục thay đổi, có một số khái niệm gắn liền với Brand nói chung, dưới đây là một số khái niệm phổ biến nhất.
Brand Image.
Brand Image là toàn bộ những gì về thương hiệu xuất hiện trong tâm trí của người tiêu dùng, nó là cách người tiêu dùng nghĩ và liên tưởng đến thương hiệu, là những ý tưởng, niềm tin và ấn tượng mà họ có với thương hiệu.
Thông qua các tương tác và trải nghiệm khác nhau giữa người tiêu dùng với Brand, Brand Image sẽ không ngừng thay đổi theo thời gian.
Brand Identity.
Brand Identity hay còn gọi là bản sắc thương hiệu là khái niệm bao gồm tất cả những yếu tố có thể giúp một người tiêu dùng phân biệt một thương hiệu với các thương hiệu còn lại.
Brand Identity có 2 thành phần chính là phần hữu hình bao gồm các yếu tố có thể nhìn thấy được như logo, icon, màu sắc, slogan, bao bì…và các yếu tố vô hình như giá trị hay nhân cách của thương hiệu.
Brand Loyalty.
Brand Loyalty có nghĩa là lòng trung thành với thương hiệu, đề cập đến cách người tiêu dùng gắn bó với thương hiệu theo thời gian.
Người tiêu dùng thường thể hiện lòng trung thành với thương hiệu thông qua các hành động như mua hàng lặp lại nhiều hơn, khó chuyển sang sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của đối thủ hơn hay tương tác lâu dài hơn với thương hiệu.
Brand Value.
Brand Value là giá trị bằng tiền của một thương hiệu nhất định.
Nếu thương hiệu được mua lại bởi một doanh nghiệp khác và họ muốn sử dụng tên, biểu tượng và đặc điểm nhận dạng của thương hiệu đó để bán sản phẩm hoặc dịch vụ, Brand Value sẽ là số tiền họ sẽ trả để được hưởng quyền đó.
Ví dụ Apple là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới với hơn 300 tỷ USD.
Liên quan đến khái niệm Brand Value có một khái niệm khác mà không ít người nhầm lẫn đó là Giá trị vốn hoá thị trường của thương hiệu (Brand Market Cap).
Cũng với ví dụ của Apple, trong khi giá trị thương hiệu của Apple chỉ hơn 300 tỷ USD, nhưng giá trị vốn hoá thị trường của nó là hơn 3000 tỷ USD.
Brand Equity/Assets.
Brand Equity là tải sản thương hiệu. Từ tất cả các giá trị hữu hình như logo, màu sắc, giá trị thương hiệu…đến các giá trị vô hình như liên kết thương hiệu, hình ảnh thương hiệu hay nhận thức thương hiệu đều được coi là Brand Equity.
Brand Positioning.
Brand Positioning là Định vị thương hiệu, là khái niệm mô tả cách một thương hiệu khác biệt so với các đối thủ khác hiện có trên thị trường.
Brand Positioning bao gồm cách một thương hiệu thiết kế hình ảnh và đề xuất với mục tiêu cuối cùng là chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong tâm trí của khách hàng và thị trường.
Ví dụ: Định vị thương hiệu của BMW là “Cỗ máy di chuyển tối thượng” đề cập đến tính mạnh mẽ và thể thao của nó, trong khi với Volvo là “Thương hiệu xe hơi an toàn nhất thế giới”.
Brand Management.
Cũng tương tự như quản trị marketing, Brand Management hay quản trị thương hiệu là một quá trình bắt đầu từ việc xây dựng Brand, phát triển Brand đến duy trì và bảo vệ Brand.
Vai trò của Brand đối với doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Brand đối với doanh nghiệp là gì?
Như đã phân tích ở trên, ở giai đoạn hiện tại khi Brand là “yếu tố sống còn” của mọi doanh nghiệp, khi Brand không chỉ còn liên quan đến các sản phẩm hay giá trị hữu hình, thương hiệu hiện đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
Brand giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Trong bối cảnh khi doanh nghiệp ngày càng chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn từ phía thị trường, Brand là thứ có thể giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, tạo ra nhiều rào cản cạnh tranh hơn và phát triển bền vững hơn.
Brand giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.
Khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hay dịch vụ “có thương hiệu”, những sản phẩm hay dịch vụ có thể đáp ứng được cả nhu cầu về tinh thần lẫn chức năng hay những sản phẩm và dịch vụ mà họ tin tưởng, thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn và tăng trưởng tốt hơn.
Brand giúp khách hàng gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.
Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng hay người tiêu dùng giờ đây không chỉ cần sản phẩm hay các lợi ích chức năng từ sản phẩm, họ cần một Brand hiểu và tương tác nhiều hơn hay thậm chí là cá nhân hoá hơn với họ, Brand là thứ giúp họ kết nối với doanh nghiệp và ở lại lâu hơn với doanh nghiệp.
Brand giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các khủng hoảng.
Một khi người tiêu dùng đã tin tưởng và trung thành với thương hiệu, họ trở thành người ủng hộ, bảo vệ hay thậm chí là “người đưa tin tích cực” miễn phí cho Brand.
Khi Brand của bạn gặp các sự cố hay khủng hoảng không mong muốn, trừ khi các sự cố đó có phạm vi ảnh hưởng quá lớn, họ vẫn sẽ tin tưởng và tiếp tục ủng hộ Brand, hay ít nhất họ cũng sẽ không nói xấu về Brand.
Brand giúp doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ với giá tốt hơn.
Nếu bạn còn thắc mắc về việc Brand tác động như thế nào đến giá bán của các sản phẩm hay dịch vụ, bạn hãy nhìn vào các sản phẩm gọi là “hàng Brand” (có thương hiệu) với các sản phẩm tương tự nhưng không có thương hiệu, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Trong khi với một cốc cafe thông thường bạn chỉ có thể bán với giá 1-2 USD, tuy nhiên cùng một nguyên liệu hay giá thành tương tự, với Starbucks họ có thể bán (và người tiêu dùng chấp nhận) với giá 5-10 USD.
Phân biệt khái niệm Brand và Personal Brand.
Mặc dù cùng có liên quan đến thuật ngữ thương hiệu, trong khi Brand nói chung được sử dụng cho các sản phẩm hay dịch vụ cụ thể đồng thời gắn liền với các doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể. Personal Brand liên quan đến một người nào đó.
Ví dụ Brand có thể là Coca-Cola hay Pepsi, và Personal Brand có thể là tất cả những gì mà mọi người hay công chúng cảm nhận về Steve Jobs hay Elon Musk. Personal Brand khi này gắn liền với cá nhân Elon Musk hay Steve Jobs.
Sự khác biệt chính giữa Brand với Label/Trademark là gì?
Trong khi cả Brand và Label hay Trademark đều có thể là tài sản của một doanh nghiệp cụ thể, 2 khái niệm này cũng có không ít các điểm khác biệt nhau.
Khác biệt về yếu tố nhận diện: Với Trademark, vì nó là yếu tố hữu hình nên bạn có thể thấy hay thậm chí là sờ được nó. Ngược lại với Brand, nó bao gồm cả các yếu tố hữu hình như logo hay màu sắc nhưng nó cũng chưa nhiều các yếu tố vô hình như giá trị thương hiệu hay cảm nhận thương hiệu.
Khác biệt về yếu tố bảo hộ theo pháp luật: Trong khi Label được đăng ký và bảo hộ bởi pháp luật, Brand thì không. Brand được hình thành thông qua quá trình xây dựng lâu dài và nó nằm ở trong tâm trí của người tiêu dùng.
Khác biệt về mặt định giá hay giá trị: Vì là có thể được đăng ký, Label thường dễ định giá hơn, ngược lại với Brand, mặc dù Brand có thể có giá trị lớn hơn nhưng lại không được định giá theo những cách bình thường hay nói cách khác là khó định lượng giá trị hơn.
Khác biệt về giá trị cảm nhận: Trong khi Brand bao gồm nhiều yếu tố cảm xúc, thứ mà người tiêu dùng lưu giữ trong tâm trí của họ, họ ít hoặc không có cảm xúc với các Label.
Khác biệt về quy mô: Brand thường là khái niệm lớn hơn bao trùm cả các nhãn hiệu nhỏ hơn. Ví dụ bạn có thể biết đến P&G nhưng P&G lại có vô số các nhãn hiệu con khác nhau như Downy, Tide hay Rejoice.
Mối quan hệ giữa Brand và Marketing.
Mối quan hệ giữa Brand và Marketing là gì?
Nằm trong bức tranh rộng lớn hơn là Marketing, Brand vừa là một phần vừa là mục tiêu của các hoạt động hay chiến lược marketing tổng thể.
Marketing về mặt tổng thể được hiểu là tất cả các hoạt động được một doanh nghiệp thực hiện với mục tiêu cuối cùng là quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của họ tới khách hàng mục tiêu.
Mặc dù marketing có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong nhiều giai đoạn và thời điểm khác nhau, nó cũng chỉ là khái niệm đề cập đến các hoạt động.
Ngược lại với marketing, Brand, dù cho đó là yếu tố vô hình hay hữu hình thì nó không phải là hoạt động hay quá trình, nó đơn giản là những gì doanh nghiệp có hay sở hữu được sau nhiều quá trình xây dựng và làm marketing khác nhau.
Ở góc độ mục tiêu tổng thể, Marketing có thể được phân thành Brand Marketing và Performance Marketing.
Brand Marketing đề cập đến các hoạt động marketing nhằm mục tiêu xây dựng Brand (và những tài sản xoay quanh Brand), Performance Marketing chủ yếu tập trung vào việc quảng bá và bán hàng.
Ngoài ra, cũng tuỳ vào từng cách phân loại hay cấu trúc của từng doanh nghiệp, Brand và Marketing có thể nằm tách biệt nhau hoặc nằm dưới hoặc trên nhau.
Một số quan điểm sai lầm thường thấy nhất về Brand là gì?
Brand là Logo hay Slogan.
Như đã phân tích ở trên, cả logo và slogan đều chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể các giá trị hữu hình lẫn vô hình của Brand.
Mặc dù cũng cùng là một phần của bức tranh tổng thể marketing, quảng cáo và thương hiệu là 2 thuật ngữ hoàn hoàn khác nhau và thương hiệu không chỉ có được từ quảng cáo.
Trong khi quảng cáo có thể giúp cho khách hàng nhận biết hay thậm chí là ghi nhớ về một Brand nào đó, để có được Brand, doanh nghiệp cần làm nhiều hơn các hoạt động marketing tổng thể (bao gồm cả quảng cáo) chứ không chỉ là quảng cáo.
Từ các hoạt động xây dựng cấu trúc Brand, định vị Brand đến quản trị Brand, quảng cáo sẽ không mang lại ý nghĩa hay giá trị gì liên quan đến thương hiệu nếu doanh nghiệp không có một chiến lược xây dựng Brand đúng đắn.
Một lần nữa, cũng tương tự như marketing, quảng cáo là các hoạt động, còn Brand là cái còn lại hay cái doanh nghiệp có được.
Xây dựng Brand là nhiệm vụ của bộ phận marketing hay thương hiệu trong doanh nghiệp.
Như đã phân tích ở trên, Brand là toàn bộ những giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận được trong quá trình tương tác với doanh nghiệp trong suốt hành trình mua hàng.
Bất cứ điểm tiếp xúc nào của khách hàng với doanh nghiệp đều cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà một khách hàng nghĩ hay cảm nhận về Brand.
Theo cách tiếp cận này, ngoài bộ phận marketing hay thương hiệu, tất cả các nhân viên hay phòng ban khác của doanh nghiệp đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Brand hay thương hiệu.
Brand chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn.
Cũng một phần ảnh hưởng từ việc các doanh nghiệp lớn thường sở hữu hay gắn liền với các Brand lớn, không ít quan điểm cho rằng doanh nghiệp nhỏ không cần làm Brand.
Sự thật là khái niệm Brand không liên quan gì đến quy mô hay mức độ lớn bé của doanh nghiệp, Brand cũng không gắn liền với các mức doanh số có được (mặc dù thương hiệu lớn thường có doanh số lớn).
Brand ngược lại gắn liền nhiều hơn với tư duy tiếp cận của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu họ coi trọng thương hiệu, họ sẽ tập trung xây dựng thương hiệu và ngược lại.
Xây dựng Brand là một khoản phí.
Như đã phân tích rõ ở trên, với nhiều giá trị mà Brand hay thương hiệu có thể mang lại như lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp, sự phát triển bền vững hay cả việc gia tăng doanh số bán hàng với các sản phẩm có thương hiệu, doanh nghiệp nên xem Brand hay xây dựng Brand là một khoản đầu tư hơn là chi phí.
Tuy nhiên, vì quá trình xây dựng và có được Brand sẽ mất nhiều thời gian hơn, mức độ ảnh hưởng của nó đến doanh số bán hàng sẽ không nhanh hoặc tức thời như marketing hay quảng cáo.
Khi nói đến việc xây dựng Brand, doanh nghiệp nên hướng tới các mục tiêu dài hạn và bền vững hơn là bán hàng trong ngắn hạn.
Các loại Brand chính hiện nay là gì?
Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể cần xây dựng các kiểu hay loại Brand khác nhau. Dưới đây là một số kiểu Brand phổ biến nhất.
Corporate Brand: Thương hiệu công ty hay thương hiệu doanh nghiệp là khái niệm đề cập đến việc các doanh nghiệp làm marketing cho chính doanh nghiệp hay công ty của họ với mục tiêu là xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Personal Brand: Như đã đề cập ở trên, Personal Brand gắn liền với các cá nhân cụ thể. Trong bối cảnh của doanh nghiệp khi mạng xã hội ngày càng phát triển và có sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng, Personal Brand của những người có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như các nhà sáng lập cũng góp phần rất lớn đến các thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ, có thể bạn chưa biết hay tin tưởng thương hiệu Tesla nhưng vì bạn tin tưởng vào Personal Brand của CEO của nó là Elon Musk, bạn cũng có xu hướng tin thương hiệu Tesla.
Product Brand: Product Brand là Thương hiệu sản phẩm hay còn được gọi là thương hiệu hàng hóa, loại Brand gắn liền với một sản phẩm cụ thể chẳng hạn như Nike hay Starbucks. Xây dựng Brand cho một sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu sâu về thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu thích hợp.
Service Brand: Là loại thương hiệu áp dụng cho các dịch vụ cụ thể khi người tiêu không thể sờ hay chạm vào nó như một phần (hữu hình) của các thương hiệu sản phẩm.
Cấu trúc các thành phần giúp xây dựng nên một Brand.
Khi nhắc đến thuật ngữ Brand, dù cho Brand đó là mạnh hay yếu, dù cho đó là Apple hay một cái tên mới nổi nào đó, Brand được cấu trúc từ 2 nhóm thành phần chính đó là thành phần hữu hình và thành phần vô hình.
Bạn hãy thử nghĩ về Brand xe hơi hàng đầu thế giới Mercedes, liệu bạn có chỉ nghĩ về các logo, kí hiệu, kiểu dáng hay màu sắc của nó, tức những thứ bạn có thể nhìn thấy được hay bạn đang liên tưởng nó hoặc nghĩa về nó bởi những giá trị vô hình khác như thể thao, mạnh mẽ, lịch lãm, chất lượng hoặc sang trọng.
Dù cho bạn đang nghĩ về nó bằng cách nào, dù là thông qua các yếu tố các bạn có thấy thấy được hoặc các yếu tố không thấy được (chỉ cảm nhận) thì nếu thiếu đi một trong hai, khái niệm “Brand” có lẽ không tồn tại.
Nếu từ lúc xuất hiện trên thị trường, tất cả những gì bạn biết hay hiểu được về Mercedes chỉ là logo “ngôi sao ba cánh” hay kiểu dáng của nó mà không cảm nhận hay liên tưởng đến bất cứ giá trị vô hình nào khác, bạn có thích hay muốn sở hữu nó không, câu trả lời có thể là không hay nếu có thì cũng chỉ là một trong số các phương án khác như Toyota hay Honda.
Từ các phân tích ở trên, Một “Brand” hay nói đúng hơn là một “Brand mạnh theo đúng nghĩa hàng Brand” sẽ phải cần bao gồm 2 nhóm yếu tố: Hữu hình và vô hình.
Các yếu tố hữu hình của Brand: Là tất cả những yếu tố mà người tiêu dùng có thể thấy được về thương hiệu (sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức của doanh nghiệp) như logo, màu sắc, slogan, bao bì, kiểu dángdáng, thiết kế hay đóng gói. Mặc dù các yếu tố hữu hình cũng sẽ nằm một phần trong tâm trí của khách hàng, tuy nhiên nó chủ yếu đến từ doanh nghiệp, doanh nghiệp sở hữu và có thể chỉnh sửa nó bất cứ lúc nào.
Các yếu tố vô hình của Brand: Trái ngược gần như hoàn toàn với các yếu hữu hình nói trên, yếu tố vô hình về thương hiệu không thuộc sở hữu chủ quan của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng không thể hoặc rất khó thay đổi nó (hoặc không thể thay đổi ngay bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn). Giá trị vô hình của Brand chủ yếu nằm trong tâm trí của khác hàng và doanh nghiệp có được giá trị này thông qua quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài từ nhiều chiến lược truyền thông marketing và thương hiệu khác nhau. Cũng ví dụ về Mercedes, nếu doanh nghiệp sở hữu nó là Mercedes-Benz Group không thực hiện bất cứ hoạt động marketing hay thương hiệu nào mà chỉ sở hữu logo hay kiểu dáng, liệu cái gọi là “Thương hiệu” mà bạn nghĩ sẽ như thế nào?
Top các Brands có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.
Theo số liệu từ Statista, dưới đây là Top 10 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu 2023.
Top các Thương hiệu (Brand) có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.
Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Brand là gì?
Brand trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, Brand có nghĩa đơn giản là Thương hiệu.
Brand là gì trong Marketing?
Trong ngành Marketing, Brand có thể là một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể hoặc cũng có thể là một doanh nghiệp.
Ví dụ, Honda vừa là một Brand vừa là một doanh nghiệp, trong khi TikTok là một Brand thuộc công ty mẹ ByteDance.
Brand Spirit là gì?
Nằm trong tập hợp các giá trị hay nhận diện thương hiệu (Brand Identity), Brand Spirit hay tinh thần thương hiệu chính là thứ cảm xúc mà thương hiệu muốn người tiêu dùng mục tiêu cảm nhận khi nhắc đến các sản phẩm hay dịch vụ của họ.
Ví dụ, khi nhắc đến nước tăng lực Red Bull, Brand này sẽ muốn khách hàng cảm nhận được tinh thần hứng khởi và mạnh mẽ. Hay khi nhắc đến Apple, có thể bạn sẽ nghỉ ngay đến tinh thần khác biệt.
Brand Authenticity là gì?
Brand Authenticity có nghĩa là tính xác thực của thương hiệu, là cơ sở niềm tin của người tiêu dùng với một thương hiệu nào đó.
Thay vì thương hiệu chọn cách truyền tải những thông tin một chiều thiếu tính kiểm chứng, họ chọn cách đưa ra các bằng chứng hay hành động cụ thể.
Icon Brand là gì?
Icon Brand là những thương hiệu mang tính biểu tượng, khái niệm đề cập đến các thương hiệu lớn (thường là lâu năm) và được nhiều người biết đến. Apple hay Coca-Cola là những ví dụ điển hình cho Icon Brand.
Brand Attributes là gì?
Brand Attributes có nghĩa là thuộc tính thương hiệu, là những gì đặc trưng cho thương hiệu mà không cần nhìn vào những gì doanh nghiệp đang làm hoặc bán.
Brand Attributes là các giá trị và đặc điểm cốt lõi của thương hiệu. Đó là những gì người tiêu dùng nhìn thấy khi nhìn tổng thể về thương hiệu.
Local Brand là gì?
Local Brand có nghĩa là thương hiệu địa phương, khái niệm đề cập đến các sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu được cung cấp trong một khu vực hay địa phương nhỏ nhất định.
Khác với Icon Brand là những thương hiệu phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, Local Brand ít phổ biến hơn đối với phần đông người tiêu dùng.
Brand New là gì?
Brand New đơn giản là thương hiệu mới, một sản phẩm, dịch vụ hay nhãn hàng lần đầu tiên có mặt trong một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.
Generic Brand là gì?
Generic Brand có nghĩa là thương hiệu không tên tuổi, khái niệm dùng để chỉ một loại sản phẩm tiêu dùng trên thị trường mà không có tên, hoặc logo không phổ biến rộng rãi vì không được quảng cáo và xây dựng thương hiệu.
Brand Share là gì?
Brand Share hay còn được gọi là Share of Brand có nghĩa là thị phần của thương hiệu, chính là doanh số bán hàng của một Brand nào đó trong tổng doanh số của một danh mục sản phẩm cụ thể.
Ví dụ trong danh mục giày thể thao Nam tại thị trường Việt Nam, doanh số của Brand giày A nào đó là 1 tỷ và tổng toàn thị trường (của danh mục giày thể thao Nam) là 10 tỷ, Brand Share của A khi này là 1/10 = 10%.
Brand Search là gì?
Là các từ khoá tìm kiếm gắn liền với tên gọi của các thương hiệu cụ thể chẳng hạn như MarketingTrips hay Pepsi.
Business Brand là gì?
Tất cả những lý thuyết được phân tích ở trên đều là về Business Brand tức thương hiệu doanh nghiệp, trên thực tế, khái niệm Brand thường mang ý nghĩa là Business Brand.
Ngược lại với Business Brand là Personal Brand, tức thương hiệu cá nhân, tuy nhiên Personal Brand hiếm khi được gọi là Brand mà phải gọi đầy đủ là Personal Brand.
Good Brand là gì?
Là thương hiệu tốt, hiểu đơn giản là các thương hiệu có độ phủ sống rộng, chiếm được sự tin tưởng và lòng trung thành của người tiêu dùng và hơn thế nữa.
Brand Footprint là gì?
Được sử dụng phổ biến trong ngành hàng FMCG, chỉ số hay dữ liệu Brand Footprint cho thấy người tiêu dùng đang mua sắm các thương hiệu như thế nào, đồng thời nêu bật những cơ hội còn lại để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy thương hiệu của họ.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ lý thuyết về thuật ngữ Brand hay trong tiếng Việt có nghĩa là Thương hiệu. Bằng cách hiểu brand là gì hay những giá trị mà Brand có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn trong dài hạn, bạn sẽ chủ động đầu tư nhiều hơn và bài bản hơn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi Digital Economy (Nền kinh tế kỹ thuât số) và Creator Economy (Nền kinh tế nhà sáng tạo) tiếp tục là những chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, dưới đây là một số insights mới được công bố từ MIT.
Theo đó, 3 insight mới bao gồm sự trỗi dậy của nền tảng video dạng ngắn TikTok, năng lực (và mối nguy) từ các nền tảng mạng xã hội (Social Media) và sự kỳ vọng về trí tuệ nhân tạo (AI).
Sự trỗi dậy của nền tảng video dạng ngắn TikTok.
Trong một cuộc thảo luận dài mới đây, Ông Scott Galloway, hiện là giáo sư, tác giả và người dẫn chương trình podcast của Đại học New York cho biết “TikTok đang vượt qua Netflix và các phương tiện truyền thông mạng xã hội khác.”
“Những gì mà Netflix đã từng làm với các rạp chiếu phim và ngành công nghiệp truyền thông, TikTok hiện đang làm điều tương tự với Netflix.” (Netflix đã mất gần một triệu người dùng tính từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2022.)
Người dùng đã dành 9 nghìn tỷ phút trên Netflix vào năm ngoái, so với 22 nghìn tỷ phút trên TikTok. Ngoài ra, khoảng 55% người dùng TikTok tải lên nội dung, điều này đã tạo ra một tài nguyên nội dung miễn phí (Free Content) khổng lồ cho TikTok.
Vị giáo sư này nói tiếp: “TikTok thực sự là công ty truyền thông của thế giới hiện nay. Mọi người có thể không nhận ra sức mạnh của nó nhưng tôi nghĩ rằng ngành công nghiệp phát trực tuyến (streaming) đang bị gián đoạn (Disruption) bởi TikTok.”
Năng lực (và mối nguy) từ các nền tảng mạng xã hội (Social Media).
Bà Maria Ressa, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình nói: “Chúng ta đã rơi xuống vực thẳm. Có 2 xu hướng chính ở đây. Đầu tiên là các nền tảng truyền thông mạng xã hội, nó giống như “một quả bom phát nổ trong hệ sinh thái thông tin của chúng ta.”
Xu hướng thứ hai được gọi là “hoài niệm về sự cai trị độc tài.” Trong các giai đoạn thay đổi, các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy (populist) sử dụng những thay đổi về nhân khẩu học theo kiểu lãnh đạo “chúng tôi” thay vì “họ”.
Bà này nói tiếp: “Hệ sinh thái thông tin này thực sự ưu tiên cho sự dối trá, tức giận, ghét bỏ sự thật và suy nghĩ chậm.”
Bà Frances Haugen, một kỹ sư dữ liệu và nhà khoa học, kêu gọi các nền tảng cần tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch hơn cho các nền tảng truyền thông mạng xã hội của họ.
Từng là giám đốc sản phẩm của Facebook, bà cho biết các thuật toán của mạng xã hội mang lại nhiều mối nguy lớn – đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, những người có tỷ lệ sử dụng mạng xã hội rất cao (khoảng hơn 3h mỗi ngày).
Các giải pháp được đề xuất của Bà Haugen bao gồm cấm các quảng cáo được nhắm mục tiêu cho trẻ em dưới 16 tuổi và giảm bớt tỷ lệ quảng cáo trên các ứng dụng.
Sự kỳ vọng về trí tuệ nhân tạo (AI).
Ông Gary Marcus, một nhà khoa học và người sáng lập Robust.AI, đã kêu gọi thay đổi cách mọi người nghĩ về trí tuệ nhân tạo (AI).
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng rủi ro lớn nhất hiện nay đối với nhân loại là chúng ta đặt ngày càng nhiều quyền lực vào các hệ thống không phải là trí tuệ nhân tạo nói chung và không đáng tin cậy.”
Mọi người muốn sử dụng công nghệ mới, nhưng cũng có những rủi ro thiên vị đáng kể, mức độ an toàn và thông tin sai lệch.
“Mối quan tâm trước mắt của tôi không phải là, liệu robot (hay AI) có xâm chiếm thế giới hay không – điều mà hiện tại chưa xảy ra – mà là chúng ta sẽ sử dụng các công cụ đó như thế nào và có hữu ích không. Và tôi cá là không.
Sẽ có rất nhiều rủi ro đang chờ ở phía trước”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chỉ trong vòng ít tháng mới đây, Meta, công ty sở hữu Facebook đã đồng ý bồi thường cho các nạn nhân trong 2 vụ theo dõi vị trí và thu thập dữ liệu người dùng trái phép.
Reuters ngày 26/8 đưa tin Meta, công ty sở hữu Instagram và Facebook đã đồng ý dàn xếp bồi thường tại tòa án San Francisco với tố cáo mạng xã hội này vi phạm quy tắc người dùng.
Theo hồ sơ tòa án, một đơn kiện tập thể được gửi lên tòa án San Francisco vào tháng 11/2018 với nội dung cáo buộc Facebook vi phạm quyền riêng tư cá nhân khi chia sẻ dữ liệu người dùng cho các bên thứ ba.
Đơn kiện cũng nhắc đến bê bối quyền riêng tư của Cambridge Analytica năm 2018, công ty tư vấn chính trị tại Anh đã dùng dữ liệu từ 87 triệu người dùng trái phép.
Sự việc này khiến Facebook sau đó bị Ủy ban Thương mại Mỹ phạt 5 tỷ USD, mức phạt kỷ lục dành cho một công ty.
Dù đồng ý bồi thường nhưng đại diện Meta từ chối nhận sai trong việc thu thập dữ liệu người dùng và không đưa ra bình luận nào.
Các điều khoản của thỏa thuận không được tiết lộ. Dự kiến trễ nhất đến 20/9, số tiền bồi thường sẽ đến tay các nạn nhân đã kiên trì đấu tranh suốt 4 năm qua.
Đây cũng là vụ kiện thứ hai mà phía Meta chấp nhận bồi thường trong tuần này. Trước đó vào ngày 24/8, Faceboook cũng đồng ý trả 37,5 triệu USD để bồi thường vụ kiện tố mạng xã hội này theo dõi vị trí người dùng qua điện thoại kể cả khi đã tắt định vị.
Các nạn nhân cho biết mặc dù không muốn chia sẻ vị trí của mình với Facebook, công ty vẫn theo dõi họ thông qua địa chỉ IP.
Thông tin này sau đó sẽ được mạng xã hội thu thập, phân loại đối tượng để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo mới đây, Google đã cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi tháng 9 năm 2022 (2022 Google Core Algorithm Update).
Google cập nhật thuật toán lõi tháng 9 năm 2022
Theo đó, Google đã công bố bản cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi (Google Core Algorithm) tháng 9 năm 2022. Quá trình cập nhật dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 này.
Theo thông báo từ Google:
“Chúng tôi đã chính thức phát hành bản cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi tháng 9 năm 2022. Quá trình triển khai có thể mất khoảng 2 tuần.”
Thuật toán tìm kiếm lõi (Core Algorithm) là gì?
Theo thông tin trực tiếp từ Google, các bản cập nhật thuật toán lõi là những thay đổi mà Google thực hiện để cải thiện chất lượng tìm kiếm tổng thể và bắt kịp với sự thay đổi bản chất của nền tảng web.
Mặc dù các bản cập nhật thuật toán lõi không áp dụng cụ thể cho bất kỳ trang web nào, nó có thể tạo ra nhiều thay đổi với cách mà một trang web bất kỳ hoạt động (hiệu suất hiển thị tìm kiếm).
Thuật toán tìm kiếm lõi của Google được cập nhật thường niên.
Cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi của Google tháng 9 năm 2022.
Bản cập nhật thuật toán lõi được Google công bố khi các thay đổi được thực hiện sẽ có ảnh hưởng đủ lớn trực tiếp đến các nhà xuất bản (sở hữu website) và nhà tiếp thị tìm kiếm (Search Marketer).
Các bản cập nhật thuật toán lõi là một phần thay đổi trong thuật toán tìm kiếm tổng thể của Google. Mặc dù thuật toán của Google sẽ liên tục thay đổi (qua các tháng và năm), các bản cập nhật thuật toán lõi thường có xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm hơn vì nó cụ thể và rõ ràng hơn.
Các thay đổi về hiệu suất tìm kiếm sẽ được nhìn thấy đến cuối tháng 9.
Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 9 có liên quan như thế nào đến thuật toán Helpful Content mới đây.
Như MarketingTrips đã đề cập ở bài viết mới đây liên quan đến thuật toán Google Helpful Content 2022, bản cập nhật thuật toán lõi mới được công bố chỉ sau vài ngày khi thuật toán này chính thức hoàn thành.
Theo thông tin từ Google:
“Nếu chỉ riêng Helpful Content là không đủ để có sức ảnh hưởng trên quy mô lớn và sâu, nhưng khi chúng tôi thực hiện kèm các bản cập nhật khác như cập nhật thuật toán lõi hay đánh giá sản phẩm, nó có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng hơn…”
Về cơ bản, Helpful Content là một phần nhỏ trong thuật toán lõi của Google và nó sẽ liên tục được “chạy” và làm ảnh hưởng đến các website (đặc biệt là các website mới).
Những người làm Marketing nói chung và làm SEO nói riêng có thể làm gì với các bản cập nhật thuật toán của Google.
Trong khi các thông tin được công bố từ Google luôn là những thứ không quá rõ ràng (nhằm tránh bị spam từ các SEOer), cách tốt mà bạn có thể làm là không vi phạm các hướng dẫn về chính sách nội dung của Google, xây dựng nội dung nhiều giá trị tập trung vào người tìm kiếm (Search Intent) đồng thời kiểm tra hiệu suất của website sau mỗi lần cập nhật từ Google.
Kết quả tìm kiếm sẽ bị ảnh hưởng nhiều trong vài tuần tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chỉ hai năm sau, doanh thu của Highlands Coffee vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Báo cáo kết quả kinh doanh lập đỉnh trong giai đoạn 2019-2020. Tuy nhiên, năm 2021, chuỗi tăng trưởng liên tục của thương hiệu này bị phá vỡ khi doanh thu giảm gần 20%, chỉ còn hơn 1.700 tỷ đồng.
Doanh thu của Highlands Coffee đạt mức hơn 1700 tỷ năm 2021
Chủ Highlands Coffee – chuỗi F&B dẫn đầu về doanh thu và số cửa hàng tại Việt Nam ghi nhận lợi nhuận âm 19 tỷ năm 2021, lần đầu kể từ năm 2014.
Mô hình chuỗi cà phê bùng nổ những năm gần đây và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, tác động từ đại dịch Covid-19 và sức ép cạnh tranh từ tên tuổi mới đang phả hơi nóng vào những cái tên đứng đầu như Highlands Coffee.
Xét về quy mô doanh thu, Highlands Coffee vẫn là chuỗi đứng đầu thị trường, nhưng kết quả kinh doanh của thương hiệu này đang có dấu hiệu đi xuống.
Doanh thu của Công ty cổ phần Dịch vụ cà phê Cao Nguyên – chủ sở hữu chuỗi cà phê Highlands Coffee đã tăng liên tục nhờ chiến lược mở rộng sự hiện diện tại các thành phố lớn, lần đầu vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng vào năm 2017.
Chỉ hai năm sau, doanh thu của Highlands Coffee vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh lập đỉnh trong giai đoạn 2019-2020.
Tuy nhiên, năm 2021, chuỗi tăng trưởng liên tục của thương hiệu này bị phá vỡ khi doanh thu giảm gần 20%, chỉ còn hơn 1.700 tỷ đồng. Đồng thời, Highlands Coffee cũng báo lỗ hơn 19 tỷ đồng. Lần gần nhất trước đó chuỗi này lỗ là năm 2014.
So với những chuỗi khác trên thị trường, quy mô biên lãi gộp của Highlands luôn ở nhóm cao nhất, duy trì khoảng 70% trong ba năm gần đây. Tuy nhiên, lợi nhuận của chuỗi này tương đối khiêm tốn do chi mạnh tay cho chi phí bán hàng.
Theo báo cáo doanh thu, lãi ròng của Công ty Dịch vụ cà phê Cao Nguyên ghi nhận gần 100 tỷ đồng trong hai năm 2017 và 2018, giảm xuống còn 55-80 tỷ trong hai năm tiếp theo dù doanh thu lập kỷ lục. Năm 2021, công ty này báo lỗ.
Cuối năm 2021, Highlands Coffee liên tiếp vướng lùm xùm với một số chủ mặt bằng khi chuỗi này bị tố nợ tiền thuê nhiều tháng, tới hàng tỷ đồng.
Công ty cổ phần Nhà Hòa Bình đã gửi đơn tố cáo vì bị Công ty cổ phần Dịch vụ cà phê Cao Nguyên nợ gần 5 tháng tiền mặt bằng tại tòa nhà Pax Sky (đường Ung Văn Khiêm).
Trước khi xảy ra tranh chấp với Nhà Hòa Bình, chuỗi cà phê này cũng từng nợ 6 tháng tiền thuê mặt bằng tại tòa nhà Artemis (Thanh Xuân, Hà Nội) trên một tỷ đồng.
Trả lời báo chí, Highlands Coffee xác nhận có thuê mặt bằng và gặp khó khăn về kinh doanh trong giai đoạn các thành phố áp dụng giãn cách.
Thương hiệu Highlands Coffee ra đời từ năm 1999, khởi đầu với sản phẩm cà phê đóng gói tại Hà Nội.
Năm 2002, thương hiệu này bắt đầu mở rộng sang mô hình chuỗi cà phê, với quán Highlands Coffee đầu tiên ra đời tại TP HCM.
Kể từ đó, chuỗi này không ngừng phát triển, trở thành thương hiệu cà phê nổi tiếng, không chỉ hoạt động trong nước mà còn lấn sân sang thị trường quốc tế.
Năm 2012, Highlands Coffee được mua lại bởi Jollibee Foods – một tập đoàn nhà hàng tại Philippines. Cuối năm 2016, Jollibee Foods Corp (JFC) và đối tác là Công ty Việt Thái Quốc tế (VTI) lên kế hoạch niêm yết chuỗi cửa hàng Highlands Coffee lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay, ý định này vẫn chưa được thực hiện.
So với những đối thủ khác trên thị trường F&B (Food and Beverage), Highlands Coffee đi lên nhờ đánh vào tính bao phủ, không gian phù hợp để làm việc thay vì khẩu vị của khách hàng.
Duy trì một thực đơn đồ uống đơn giản, dễ chọn nhưng Highlands len lỏi khắp các tòa nhà lớn và trung tâm thương mại, hiện diện ở những vị trí đắc địa. Đặc trưng này của Highlands Coffee cũng phần nào phản ánh qua các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dù số lượng cửa hàng chỉ bằng một nửa, doanh thu năm 2021 của gã khổng lồ F&B Starbucks Việt Nam là 555 tỷ đồng, cao hơn mức 475 tỷ đồng của The Coffee House.
Không mở rộng ồ ạt như nhiều chuỗi cafe khác, số lượng cửa hàng của Starbucks khá nhỏ nếu so sánh với Highlands Coffee, Trung Nguyên hay The Coffee House.
Công ty vận hành Starbucks tại Việt Nam lỗ gần 102 tỷ đồng vào năm ngoái. Thay vì chọn những vị trí đắc địa như trước đây, chuỗi cafe này đang mở những cửa hàng nhỏ hơn cũng như bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.
Starbucks là một trong những chuỗi cafe nổi tiếng nhất thế giới với hơn 33.000 cửa hàng tại hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương hiệu Mỹ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2/2013, ở ngã sáu Phù Đổng (Q1, TP HCM).
Chiến lược ban đầu của Starbucks Việt Nam là mở quán tại những nơi có vị trí đắc địa và chú trọng vào việc đem lại không gian trải nghiệm cho khách hàng. Không mở rộng ồ ạt như nhiều chuỗi cafe khác, Starbucks xác định đi theo hướng “chậm mà chắc”.
Theo số liệu Statista cập nhật đến tháng 4 năm nay, Starbucks hiện có 76 cửa hàng tại Việt Nam – đứng trong Top những chuỗi có số lượng cửa hàng nhiều nhất.
Tuy nhiên con số này vẫn khá nhỏ nếu so sánh với các đối thủ như Highlands Coffee (478), Trung Nguyên (454) và The Coffee House (146). Quy mô của Starbucks Việt Nam cũng kém xa chuỗi này tại một số nước Đông Nam Á khác như Indonesia (487 cửa hàng) hay Thái Lan (425) (số liệu của Statista tính đến tháng 10/2021).
Dù số lượng cửa hàng chỉ bằng một nửa, doanh thu năm 2021 của Starbucks Việt Nam là 555 tỷ đồng -cao hơn mức 475 tỷ đồng của The Coffee House.
Giống như nhiều thương hiệu cafe khác, doanh thu của cả hai chuỗi trên đều có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Đại dịch Covid-19 buộc các chuỗi thức ăn và đồ uống phải đóng cửa trong một thời gian dài để thực hiện quy định về giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp ngành F&B Việt Nam phải chật vật để tồn tại trong hơn 2 năm qua.
Năm 2021, Highlands Coffee – chuỗi cafe lớn nhất về quy mô và doanh thu tại Việt Nam – ghi nhận khoản lỗ 19 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên Highlands báo lỗ trong 8 năm qua.
Trong khi đó, theo số liệu mà Người Đồng Hành có được, công ty vận hành Starbucks tại Việt Nam lỗ gần 102 tỷ đồng vào năm ngoái.
Lợi nhuận sau thuế năm 2019 và 2020 của chuỗi lần lượt là gần 39 tỷ đồng và 4,3 tỷ đồng. Hết năm 2021, vốn chủ sở hữu của công ty này là âm 51,8 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận gộp của Starbucks Việt Nam năm 2019 vào khoảng 19,3% và đến năm 2021 chỉ là 1,3%. Tỷ lệ này khá thấp nếu so sánh với Highlands Coffee hay The Coffee House.
Biên lợi nhuận gộp của Highlands Coffee nằm trong khoảng 60-70% trong 3 năm gần đây. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là Starbucks Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu thô – khiến giá vốn chiếm phần lớn doanh thu.
Tháng 10 năm ngoái, chuỗi này đã đóng cửa Starbucks Rex, chi nhánh nằm trong khách sạn Rex tại đường Nguyễn Huệ (Q1, TP HCM) và đến cuối năm, đóng thêm cửa hàng Starbucks Press Club, nằm tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Tháng 7 vừa qua, Starbucks Lan Viên – quán đầu tiên mở tại Hà Nội cũng ngừng hoạt động. Điểm chung của 3 cơ sở này là đều nằm ở những vị trí “vàng” tại các thành phố lớn.
“Sở dĩ chúng tôi đóng cửa Starbucks ở khách sạn Rex là vì nó không mang lại hiệu quả rõ rệt và không thuận lợi cho vận hành. Địa điểm không thuận lợi cho logistics vì câu chuyện làm đường và kẹt xe ở khu vực đó trong vài năm qua.
Vì Covid-19 nên khách du lịch cũng không nhiều như trước kia và xung quanh khu vực đó cũng có rất nhiều cửa hàng Starbucks.
Trong kinh doanh chuỗi F&B, đóng hay mở cửa hàng nào đó là điều hết sức bình thường và không có gì to tát”, bà Patricia Marques – Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam nói với truyền thông trong một sự kiện đầu năm nay.
Thực tế, dù đóng cửa các cơ sở có mặt tiền đắc địa nhưng Starbucks không hề thu hẹp quy mô mà đang tiếp tục mở rộng tại Việt Nam.
Chuỗi này đóng 3 cửa hàng trong năm 2021 nhưng mở thêm 9 địa điểm mới. Riêng giai đoạn chuyển giao giữa năm ngoái và năm nay (tức tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay), họ mở thêm 6 cửa hàng với 3 ở Hà Nội, 2 tại TP HCM và một tại Bình Dương.
Mô hình của Starbucks Việt Nam hiện hướng đến sự tinh gọn, mở thêm các cửa hàng nhỏ, săn tìm các mặt bằng xa trung tâm, các khu đô thị mới, cao ốc hay các cộng đồng địa phương – thay vì tập trung vào những địa điểm đẹp nhưng chi phí tốn kém như trước kia.
“Chúng tôi có mở những cửa hàng nhỏ hơn, phục vụ khách hàng chỉ mua đi chứ không ngồi lại. Nhưng định hình của Starbucks vẫn là không gian nơi khách hàng đến trải nghiệm, thưởng thức cùng gia đình và bạn bè.
Nguyên tắc đó sẽ không đổi”, Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ về chiến lược của Starbucks trong năm 2022.
Bên cạnh đó, công ty này cũng đẩy mạnh bán online trên nền tảng giao hàng trực tuyến như ShopeeFood hay Grab.
Starbucks cũng mở gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee để tập trung bán các sản phẩm đi kèm như cốc, bình đựng nước, túi vải…
Có thể thấy dù chưa thật sự bùng nổ, Starbucks đã đạt được những thành công nhất định tại thị trường Việt Nam. Trước đó, nhiều chuỗi cafe ngoại rất nổi tiếng nhưng đã sớm phải nói lời dừng cuộc chơi.
Vì sao Starbucks thành công khắp thế giới nhưng chưa bùng nổ tại Việt Nam.
Năm 2019, CNBC từng có bài viết lý giải tại sao Starbucks thành công khắp thế giới nhưng chỉ chiếm chưa tới 3% thị phần cafe ở Việt Nam.
Trang này đưa ra 3 lý do. Thứ nhất là người Việt Nam có quá nhiều lựa chọn địa phương để thưởng thức cà phê. Thứ hai là hầu hết các cửa hàng cà phê phương Tây phục vụ cà phê làm từ hạt Arabica – loại chiếm tới 75% cà phê thế giới.
Cà phê Việt Nam được ủ bằng hạt cà phê Robusta, có vị đắng hơn, ngon hơn và hàm lượng caffeine cao hơn so với hạt Arabica, và rẻ hơn.
Lý do thứ ba được CNBC đưa ra là người Việt Nam đã quá trung thành với lối thưởng thức cũ để thử thứ gì đó mới, và thậm chí là tự phục vụ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khoản vay này từ sẽ Deutsche Bank sẽ là tiềm lực tài chính vững mạnh giúp Be Group đẩy mạnh chiến lược hiện thực hóa mục tiêu hướng đến trở thành nền tảng tiêu dùng số 1 dành cho người Việt.
Deutsche Bank rót 100 triệu USD vào ứng dụng Be
Công ty Cổ phần Be Group, đơn vị sở hữu và phát triển nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be, và Ngân Hàng Deutsche Bank đã tổ chức buổi lễ ký kết và tiếp nhận khoản vay trị giá 100 triệu USD.
Be Group sẽ sử dụng nguồn vốn vay này để mở rộng và nâng cao ba dịch vụ chính của mình: gọi xe trực tuyến (xe 4 bánh và 2 bánh), giao đồ ăn và ngân hàng số Cake by VPBank cũng như mở rộng các thị trường mới, dịch vụ mới.
Khoản vay này sẽ là tiềm lực tài chính vững mạnh giúp Be Group đẩy mạnh chiến lược hiện thực hóa mục tiêu hướng đến trở thành nền tảng tiêu dùng số 1 dành cho người Việt, đồng thời khẳng định mạnh mẽ vị thế dẫn đầu thị trường trong nước của nền tảng tiêu dùng Việt.
Chưa đến 4 năm kể từ khi ra mắt, Be đã nhanh chóng phát triển hệ sinh thái công nghệ mở bao gồm dịch vụ vận chuyển, giao hàng, giao đồ ăn, mua sắm, bảo hiểm, viễn thông và lĩnh vực tài chính, đồng thời mở rộng hoạt động tại 28 tỉnh thành trên toàn quốc, đạt hơn 20 triệu lượt tải ứng dụng.
Be là nền tảng phát triển nhất của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải công nghệ.
Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu của Be tại thị trường trọng điểm là TP. HCM đã tăng gấp 2 lần. Toàn thị trường đã vượt hơn 1,5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng có giao dịch trên nền tảng này trong quý 1.
Đặc biệt hơn, công ty bắt đầu có lãi góp dương từ Quý 3/2022. Bên cạnh đó, Be cũng hợp tác chặt chẽ với ngân hàng số Cake by VPBank để lần đầu tiên ra mắt sản phẩm cho vay tiêu dùng dành cho tài xế trên ứng dụng tài xế và sắp tới sẽ tiếp tục phối hợp với Cake by VPBank để giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng phê duyệt ngay lập tức cho khách hàng.
Cake by VPBank cũng là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính thiết yếu bao gồm thanh toán, tiết kiệm, cho vay, đầu tư vi mô và thẻ tín dụng, đã thu hút hơn 2 triệu khách hàng trong chưa tới 2 năm hoạt động.
Bà Vũ Hoàng Yến – CEO Be Group cho biết: “Với nguồn vốn vay huy động này cùng với định hướng tăng trưởng bền vững và tầm nhìn của các nhà đầu tư hiện tại, bất chấp bối cảnh cạnh tranh nhiều thách thức, tôi tin rằng Be Group luôn được truyền cảm hứng và hỗ trợ để có thể hiện thực hóa tham vọng trung và dài hạn với tư cách là một trong những công ty công nghệ hàng đầu trong nước”.
Deutsche Bank có phạm vi hoạt động rộng khắp tại Châu Á Thái Bình Dương trên 14 thị trường và năm nay Ngân hàng này sẽ kỷ niệm 150 năm thành lập.
Bên cạnh đó vào năm 2022, Deutsche Bank được vinh danh là nhà lãnh đạo thị trường nói chung trong APAC FX (Euromoney) và là ngân hàng được xếp hạng hàng đầu về Tài trợ và Kinh doanh Tín dụng APAC FIC.
Ông Sreenivasan Iyer, Giám đốc Điều hành kiêm Giám đốc đầu tư Khu vực Đông Nam Á và khởi tạo tài chính tại Trung Quốc, Ấn Độ – Deutsche Bank, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Be Group.
Deutsche Bank đã có mặt tại Việt Nam hơn 30 năm và thông qua các hoạt động tài chính này chứng tỏ cam kết bền vững của ngân hàng đối với khách hàng tại Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, chúng tôi cũng ngày càng nhận thấy nhiều cơ hội hợp tác với khách hàng để hỗ trợ sự phát triển của họ. Chúng tôi tự hào đóng góp vào quá trìnhtăng trưởng của Việt Nam”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính năng Chat cộng đồng (Community Chats) sẽ được ra mắt trên Messenger lẫn Facebook Groups cho phép người dùng trao đổi trực tiếp theo nhóm ngay trên ứng dụng và theo từng chủ đề.
Community Chats: Facebook giới thiệu tính năng Chat cộng đồng mới
Theo thông tin trực tiếp từ trang Facebook cá nhân của CEO Mark Zuckerberg, Chat cộng đồng hay Community Chats sẽ được thử nghiệm trên Facebook Messenger trước khi mở rộng sang dành cho các nhóm (Groups) trên nền tảng Facebook trong vài tuần tới.
Với tính năng mới, người dùng Messenger hay Facebook Groups có thể tự tạo các nhóm trò chuyện bằng văn bản hoặc kênh âm thanh, mời người khác tham gia ngay trên phần mềm.
Trải nghiệm này được cho là kết hợp giữa Messenger lẫn Facebook Group, nhưng không sinh ra để thay thế nhau, ít nhất tại thời điểm ban đầu.
Hiện có nhiều lựa chọn để người dùng bắt đầu một nhóm Chat cộng đồng như theo chủ đề cụ thể, trò chuyện theo sự kiện, kênh thông tin chỉ dành để xem các thông báo (không có trao đổi) hay giữ phần nói chuyện giữa quản trị viên và người điều hành ở dạng riêng tư, các thành viên khác không thể xem…
Ngoài ra, quản trị viên (Admin) cũng có thể tạo kênh âm thanh cho phép thành viên chia sẻ bình luận trực tiếp hoặc nhận hỗ trợ theo thời gian thực. Họ cũng có lựa chọn bật video khi đang trong kênh này.
Theo Meta, Community Chats sẽ phát hành cùng một bộ công cụ nhằm giúp người quản trị nhóm quản lý trải nghiệm trò chuyện (văn bản) cũng như âm thanh dễ dàng hơn.
Nền tảng này cũng cho biết bộ công cụ này có khả năng chặn thành viên gia nhập, cấm chat, mời khỏi nhóm hay xóa tin nhắn… cùng nhiều tính năng hỗ trợ quản trị Admin Assist.
Admin Assist được đánh giá mang nhiều tiện ích khi cho phép quản trị viên tạo ra các bộ lọc để tự động đình chỉ (treo) thành viên, gỡ bỏ tin nhắn bị báo cáo vi phạm, chặn nội dung bị cấm trước khi bị gửi đến nhóm.
Về phía thành viên, họ có quyền báo cáo tin nhắn vi phạm tới người quản trị hoặc trực tiếp cho Meta, chặn người dùng khác cũng như rời nhóm bất kỳ khi nào họ muốn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ông John Le, CEO Propzy (công ty chuyên về công nghệ bất động sản tại TP HCM) đã gửi thư đến toàn thể nhân viên thông báo về việc đóng cửa. Ông John Le xác nhận Propzy chính thức đình chỉ mọi hoạt động tại Việt Nam và đóng cửa từ ngày 12/9.
Được thành lập vào năm 2016, Propzy là startup proptech (đơn vị khởi nghiệp công nghệ bất động sản) chuyên về nhà phố tại TP HCM, cung cấp nền tảng dịch vụ trọn gói để người dùng tiếp cận nhà đất an toàn, hiệu quả, từng được mệnh danh là uber bất động sản Việt Nam.
Chia sẻ từ những ngày đầu ra mắt, ông John Le cho biết Propzy được ghép từ Property và Easy, có nghĩa là làm cho bất động sản trở nên dễ dàng hơn.
Với giải pháp đưa công nghệ vào toàn bộ quá trình giao dịch mua, bán nhà phố lẻ, mảng miếng được cho là xương xẩu vì quy trình và thủ tục pháp lý phức tạp, Propzy sau đó mở rộng hoạt động thêm mảng cho thuê và vượt qua một số vòng gọi vốn thành công.
Tuy nhiên đến nay, đơn vị khởi nghiệp này không chống chọi được trước cơn bão Covid và bất ổn tài chính toàn cầu.
Trong thư thông báo đóng cửa, CEO Propzy cho biết, sau khi huy động được 25 triệu USD vào giữa năm 2020, công ty ngay lập tức gặp phải khó khăn do đại dịch kéo dài, kế đến là sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Những nỗ lực duy trì hoạt động kinh doanh trong suốt chặng đường dài này đã dẫn đến nhiều thiệt hại đến mức không thể khắc phục được do các đợt phong tỏa tại Việt Nam.
“Việc chúng tôi không thể gọi vốn trong bối cảnh môi trường toàn cầu không chắc chắn là ‘nhát dao’ cuối cùng trong quá trình khởi nghiệp”, ông John Le nhìn nhận.
Đến ngày 14/9, phần lớn nhân sự tại Propzy đã nghỉ việc, chỉ còn lại bộ phận giải quyết thủ tục thanh lý và giải thể. Một nhân viên của công ty cho hay, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc gọi vốn từ đầu năm 2022 đến đến nay.
Với giới đầu tư công nghệ bất động sản tại TP HCM, động thái đóng cửa hiện nay của Propzy không phải là diễn biến bất ngờ khó đoán.
Bởi từ giữa tháng 6, Công ty TNHH Dịch vụ Propzy (Propzy Services), một đơn vị thành viên của Propzy Việt Nam, cũng đã thông báo giải thể.
Trước đó, từ tháng 9/2021, Propzy đã cắt giảm 50% nhân sự, được công bố đây là bước tái cấu trúc mô hình kinh doanh, chuyển sang sản phẩm mới để tiếp tục gọi vốn.
Theo Tech in Asia, trong suốt quá trình hoạt động, Propzy đã kêu gọi thành công 30 triệu USD vốn đầu tư từ các nhà đầu tư: Gaw Capital Partners và SoftBank Ventures Asia.
Theo Savills, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho việc phát triển Proptech với đại đa số người dân đều xem bất động sản như một kênh đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn.
Bên cạnh các công ty startup (khởi nghiệp), nhiều ông lớn ngành địa ốc (cả chủ đầu tư lẫn môi giới) cũng đang phát triển các loại hình công nghệ bất động sản đa dạng từ dự án nhà ở, thương mại cho đến văn phòng, khu công nghiệp.
Đến năm 2022, các ứng dụng Proptech đã bắt đầu hỗ trợ người dùng Việt Nam ở một số khâu nhất định song vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt là ở chức năng hỗ trợ thông tin, dữ liệu cho người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cũng như nhiều yếu tố khác, màu sắc có ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích và tâm lý của não bộ con người, tuỳ vào từng màu sắc khác nhau, họ tương tác theo những cách khác nhau, và đây chính là lý do khiến chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất trong Marketing và thương hiệu.
Cách chọn màu sắc cho chiến dịch Marketing
Trong khi màu sắc có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của các chiến dịch marketing cũng như cách người tiêu dùng tương tác với thương hiệu, không ít Marketer vẫn xem thường yếu tố này khi nói đến việc tối ưu chiến dịch.
Dưới đây là một số màu sắc, đi kèm đó là những cảm xúc hay tâm lý có liên quan của người tiêu dùng mà thương hiệu có thể học hỏi.
Màu đỏ – Red.
Về mặt cá nhân hay cảm xúc, màu đỏ gọi lên cảm xúc mạnh mẽ, khao khát, thúc đẩy niềm đam mê và sức mạnh (quyền lực).
Trong ngành Marketing, màu đỏ có khả năng thúc đẩy khách hàng hành động, mua hàng một cách “bốc đồng” và tạo cảm giác “khan hiếm” hoặc “cấp thiết”.
Một số thương hiệu tiêu biểu sử dụng màu đỏ như Coca-Cola, H&M, thương hiệu thức ăn nhanh McDonald’s, Red Bull, hay Honda.
Màu xanh dương (xanh da trời) – Blue.
Về mặt cảm xúc cá nhân, màu xanh dương mang lại cảm giác êm ái, nhẹ nhàng và yên tĩnh, nó cũng khuyến khích sự nghỉ ngơi trong khi lại hạn chế sự thèm khát.
Trong Marketing, màu xanh da trời hay xanh dương có khả năng thúc đẩy sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu, xây dựng nên tâm lý bảo mật (an toàn) và trung thành.
Một số thương hiệu tiêu biểu sử dụng màu đỏ như Facebook, Twitter hay hãng xe Ford.
Màu vàng – Yellow.
Về mặt cảm xúc hay cá nhân, màu vàng mang lại cảm giác ấm áp và hạnh phúc. Màu vàng khích lệ não bộ hoạt động, và khuyến khích sự giao tiếp.
Trong Marketing, màu vàng giúp khách hàng cảm thấy lạc quan, minh bạch và có khả năng thu hút sự chú ý cũng như sự hân hoan của đối tượng mục tiêu.
Một số thương hiệu tiêu biểu sử dụng màu đỏ như Ikea, Nikon, hay thương hiệu FMCG Subway.
Màu cam – Orange.
Về mặt cảm xúc hay cá nhân, màu cam biểu trưng cho sự khích lệ, phấn khích và nhiệt huyết. Màu cam cũng cho thấy sự ấm áp bên cạnh đó là thông báo về một sự cẩn trọng nào đó.
Trong Marketing, màu vàng giúp khách hàng cảm thấy thân thiện và vui mừng, giúp khách hàng ra những quyết định một cách cảm xúc hơn.
Một số thương hiệu tiêu biểu sử dụng màu đỏ như Master Card, thương hiệu đồ uống Fanta, hay gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon (vàng cam).
Màu xanh rêu (xanh lá cây) – Green.
Về mặt cảm xúc hay cá nhân, màu xanh lá cây tạo cảm giác yên bình, tươi mới, và sức khoẻ. Xanh lá cây cũng tượng trưng cho sự thịnh vượng, tiền bạc, gần gũi với tự nhiên và thân thiện với môi trường.
Trong Marketing, màu xanh lá cây hay xanh rêu giúp khách hàng cảm thấy thoái mái và đầy đủ, màu xanh cũng thường được các thương hiệu thực phẩm sạch (Organic) hay thương hiệu bền vững sử dụng.
Một số thương hiệu tiêu biểu sử dụng màu đỏ như BP, thương hiệu thời trang (bền vững) Lacoste, hay thương hiệu đồ uống Sprite.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google bị cáo buộc lạm dụng quyền lực, cạnh tranh không lành mạnh khiến ngành xuất bản ở châu Âu bị thiệt hại.
Google đối diện án phạt 25 tỷ USD vì lạm dụng công nghệ quảng cáo
Guardian dẫn lời Damien Geradin, đại diện công ty luật Geradin Partners của Bỉ, rằng: “Từ lâu các nhà xuất bản và phương tiện truyền thông từ địa phương đến cấp quốc gia đã bị tổn hại bởi hành vi phản cạnh tranh của Google”.
Ông cho rằng các nhà xuất bản đóng vai trò quan trọng trong xã hội và đã đến lúc hãng dịch vụ tìm kiếm Mỹ phải chịu toàn bộ trách nhiệm, đền bù thiệt hại vì những gì họ gây ra.
Thông điệp được đưa ra trong bối cảnh Anh và Liên minh Quảng cáo kỹ thuật số châu Âu đang tiến hành các vụ kiện với trị giá 25 tỷ USD nhắm vào Google.
Công ty bị cáo buộc lạm dụng quyền lực của mình trong thị trường công nghệ quảng cáo (Advertising Technology – Adtech), cụ thể là trong việc điều phối bán không gian quảng cáo trực tuyến giữa nhà xuất bản và nhà quảng cáo.
Công ty luật Humphries Kerstetter (Anh) dự kiến bắt đầu vụ kiện tháng tới. Nỗ lực này nhằm khôi phục doanh thu quảng cáo giảm sút của các nhà xuất bản “do hành vi phản cạnh tranh của Google trong thời gian dài”.
Nạn nhân là các trang web tin tức trên toàn quốc và hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc doanh thu quảng cáo. Ước tính tổng thiệt hại của bị đơn là 8 tỷ USD.
Ở Anh, khiếu nại chung sẽ đại diện cho các bên bị ảnh hưởng, họ tự động được coi là một phần nguyên đơn và có quyền “chọn không tham gia”. Còn ở châu Âu, những người được cho là bị ảnh hưởng cần nộp đơn để điền tên vào danh sách “bị hại”.
Theo ước tính từ các bên đại diện pháp lý, tổng tiền bồi thường có thể lên đến 25 tỷ USD. Các vụ kiện đang được hỗ trợ bởi các công ty luật ở Anh và Hà Lan. Họ sẽ khấu trừ chi phí vào tiền bồi thường Google trả sau mỗi vụ kiện thành công.
Phản hồi thông tin trên, người phát ngôn của Google nói: “Chúng tôi đang tích cực làm việc với các nhà xuất bản khắp châu Âu. Các công cụ quảng cáo của chúng tôi và nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này đang giúp hàng triệu trang web, ứng dụng được quảng cáo.
Hơn nữa, chúng tôi cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tiếp cận khách hàng mới một cách hiệu quả”.
Theo đại diện Google, dịch vụ của họ đã phát triển và thích ứng với các nhà xuất bản trong suốt thời gian dài. “Những vụ kiện trên mang đậm tính đầu cơ và cơ hội. Chúng tôi sẽ sẽ đấu tranh đến cùng khi nhận được đơn khiếu nại”, người này nói.
Trước đó vào năm 2020, Google từng hứa chi hơn một tỷ USD cho các hãng tin tức để đưa sản phẩm lên nền tảng mới có tên News Showcase.
Theo CNN, hãng đã ký các thỏa thuận hợp tác với 200 báo, ấn phẩm tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên thời gian gần đây, Google liên tục vướng vào các vụ kiện với các nhà xuất bản địa phương liên quan đến việc cạnh tranh không lành mạnh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook (Meta) vừa công bố ra mắt Creators of Tomorrow, chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ các nhà sáng sáng tạo nội dung kỹ thuật số (Digital Creator) trên nền tảng.
Facebook ra mắt Creators of Tomorrow nhằm hỗ trợ các nhà sáng tạo
Giới thiệu về Facebook (Meta) Creators of Tomorrow.
Thông qua Creators of Tomorrow, Facebook sẽ giới thiệu hàng loạt các nhà sáng tạo nội dung kỹ thuật số (Digital Content Creator) đến từ nhiều quốc gia khác nhau, những người đang hằng ngày thể hiện các phương pháp tiếp cận đầy sáng tạo đối với các nội dung video và giải trí trên nền tảng.
Trong 2022 và 2023, Facebook sẽ hợp tác chặt chẽ với những nhà sáng tạo này nhằm mục tiêu giúp họ phát triển lượng khán giả mục tiêu, xây dựng doanh nghiệp và truyền cảm hứng cho những ý tưởng mới đối với các sản phẩm của Facebook (Meta).
Facebook (Meta) Creators of Tomorrow hiện được ra mắt trên nhiều khu vực khác nhau.
Theo thông tin từ Facebook, Creators of Tomorrow hiện đang được triển khai trên khắp Châu Âu, Trung Đông và cả Châu Phi.
Công ty mẹ Meta cho biết:
“Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với những nhà sáng tạo này để giúp họ gia tăng lượng khán giả và biến niềm đam mê của họ thành một nghề nghiệp thực sự thông qua các công nghệ của chúng tôi.”
Bạn có thể xem danh sách đầy đủ các nhà sáng tạo tại đây và trên các nền tảng mạng xã hội khác với hashtag #CreatorsOfTomorrow.
Facebook (Meta) Creators of Tomorrow hướng tới mục tiêu làm nổi bật một thế hệ nhà sáng tạo nội dung trong tương lai.
“Facebook Creators of Tomorrow sẽ có nhiều sứ mệnh hấp dẫn ở phía trước. Những nhà sáng tạo được chọn trong Creators of Tomorrow là những người không ngừng nỗ lực với công việc sáng tạo của họ, những người được nhiều khán giả công nhận và họ cũng không ngừng tương tác trên đa định dạng – Đó là những phẩm chất sáng tạo mà chúng tôi tin rằng sẽ không thể thiếu trong sự phát triển của vũ trụ ảo Metaverse.”
Khi các xu hướng văn hóa tiếp tục được khuếch đại thông qua các nội dung kỹ thuật số và có nhiều cách hơn để kiếm tiền trên các nền tảng, những nhà sáng tạo đang trải qua nhiều sự phát triển thú vị với nhiều cơ hội mới cho tương lai của Internet.
Facebook nói thêm:
“Khi chúng tôi liên tục nỗ lực để tiến tới Metaverse, chúng tôi sẽ tiếp tục nuôi dưỡng sự nghiệp của các nhà sáng tạo, cung cấp cho họ quyền truy cập vào các công cụ, nền tảng giáo dục và nhiều tài nguyên khác để họ luôn đi đầu trong các cơ hội và sáng tạo mới.”
Các chương trình và sự kiện trực tiếp.
Facebook Creators of Tomorrow sẽ bao gồm nhiều sự kiện trực tuyến và ngoại tuyến (trực tiếp).
“Hôm nay, chúng tôi tổ chức sự kiện ra mắt tại văn phòng với sự góp mặt của nhiều nhà sáng tạo nội dung khác nhau.
Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ liên tiếp triển khai các chương trình và trải nghiệm với mục tiêu tích hợp họ vào văn hóa chung của doanh nghiệp, làm nổi bật tài năng của họ và nuôi dưỡng sự nghiệp đang phát triển của họ.
Để đảm bảo những nhà sáng tạo luôn cập nhật các công nghệ và công cụ mới, chúng tôi sẽ tổ chức các phiên họp cũng như các hội thảo trực tiếp dành riêng cho từng người.”
Facebook cho biết tất cả tất cả các nhà sáng tạo được chọn trong Creators of Tomorrow sẽ được tụ họp lại trong sự kiện Meta Creator Week được tổ chức vào tháng 11 năm 2022 tại Tate Modern (trung tâm triển lãm nghệ thuật) của London, Vương Quốc Anh.
Tại đây, các nhà sáng tạo sẽ cùng học hỏi lẫn nhau và tiếp tục tìm cảm hứng sáng tạo cho công việc của họ trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các tính năng mới của YouTube Search Insights có trong Creator Studio sẽ cung cấp thêm dữ liệu về những gì khán giả của kênh đang quan tâm, dựa trên hoạt động tìm kiếm và tương tác của họ cũng như cách họ tương tác với các chủ đề khác nhau trên ứng dụng.
YouTube cập nhật tính năng mới cho YouTube Search Insights
Lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 4 năm ngoái, YouTube Search Insights là tính năng phân tích của YouTube có trong trình phân tích Creator Studio, thông qua tính năng này, các chủ sở hữu kênh hay thương hiệu có thể khám phá các nội dung mà khán giả của họ đang quan tâm để từ đó xây dựng các chiến lược nội dung.
YouTube cập nhật tính năng mới cho YouTube Search Insights
Hiện tại, YouTube thông báo đã cập nhật thêm một số tính năng mới tập trung vào dữ liệu tìm kiếm (Search Insights) của đối tượng mục tiêu trên ứng dụng.
Tính năng mới đầu tiên là Watch Interest hay Sở thích xem.
Theo giải thích của YouTube:
“Hiện tại, YouTube Search Insights chỉ hiển thị những gì người xem đang tìm kiếm, nhưng bây giờ, chúng tôi đang thêm tính năng mới Watch Activity (Hoạt động xem video) cho một chủ đề nhất định.
Giờ đây, các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hay thương hiệu có thể xem lại các video hàng đầu, video mới nổi hoặc video gần đây trong một chủ đề, từ đó có thể xác định đâu là những thứ mới trong cùng một chủ đề.”
Về cơ bản, thương hiệu giờ đây có thể hiểu rõ hơn về các xu hướng tương tác thực tế từ các video trên YouTube, không chỉ dựa trên các từ khoá tìm kiếm mà còn dựa trên những gì mọi người đang xem và cách họ chuyển từ video này sang video khác dựa trên các đề xuất.
Đới với những người làm nội dung (chẳng hạn như Content Marketer), điều này có thể giúp họ khám phá và xây dựng các nội dung mới, những thứ mà người dùng của họ mong muốn trong khi họ chưa từng đáp ứng trước đây.
YouTube cũng thêm các thông tin tìm kiếm mới dựa trên các chủ đề cụ thể.
YouTube cũng thêm các thông tin tìm kiếm mới dựa trên các chủ đề cụ thể.
Như bạn có thể thấy ở trên, dữ liệu sẽ hiển thị cho bạn các nội dung liên quan (Content Gaps) mà bạn quan tâm về một chủ đề nhất định, điều này có thể giúp định hướng cho việc lập kế hoạch chiến lược dựa trên những gì mà đối tượng mục tiêu đang quan tâm.
Cuối cùng, YouTube thêm các insights được cá nhân hoá mới dựa trên từng sở thích riêng biệt của khán giả mục tiêu.
Nói tóm lại, các cập nhật mới của YouTube tới Search Insights hướng tới mục tiêu khám khá chi tiết từng mối quan tâm cụ thể của người tìm kiếm và các thương hiệu nên xây dựng nội dung dựa trên các thông tin này thay vì đơn giản là tự đưa ra các nội dung mà họ nghĩ rằng khách hàng của họ sẽ quan tâm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cựu giám đốc từng tố giác Facebook còn đổ lỗi cho Mark Zuckerberg và cho rằng ông không thừa nhận sai lầm của mình.
Meta đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Frances Haugen, cựu Giám đốc sản phẩm Facebook, tố cáo động thái hời hợt của Facebook trong việc xử lý nội dung bẩn trên nền tảng. Tuy nhiên, Haugen cho rằng những đổi mới này của tập đoàn vẫn chưa đủ.
“Họ vẫn chưa học được bài học thích đáng”, cựu giám đốc chia sẻ tại Code Conference của Vox Media.
Lỗi thuộc về Mark Zuckerberg.
Trước đó, tháng 10/2021, Frances Haugen đã gây ra không ít sóng gió cho Facebook khi chia sẻ loạt tài liệu nội bộ của Facebook cho giới báo chí, nói về sự độc hại của nền tảng đã khiến nhiều trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm và thái độ hời hợt của hãng trong việc giải quyết vấn đề này.
Haugen cho biết Facebook luôn ưu tiên lợi nhuận thay vì sự an toàn của người dùng. Công ty này luôn giữ sự mờ ám trước người dùng và cơ quan quản lý về các hành động của mình.
Một trong những tài liệu gây tranh cãi nhất mà Haugen từng tiết lộ liên quan đến việc stagram đã làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý ám ảnh về hình thể của thanh thiếu niên.
Cụ thể, một nghiên cứu của hãng đã chỉ ra 13% trẻ vị thành niên ở Anh và 6% trẻ vị thành niên ở Mỹ có suy nghĩ tự sát vì Instagram.
Kể từ cáo buộc này, các đạo luật về mạng xã hội và trẻ em đã liên tục được đề xuất và thông qua. Instagram cũng ra mắt tính năng mới giúp phụ huynh có thêm quyền kiểm soát của phụ huynh với con cái trên mạng xã hội.
Theo Haugen, đây là một “thay đổi đầy ý nghĩa” của Meta. Nhưng tập đoàn vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính công bằng của các cuộc bầu cử, đồng thời ít đầu tư, quan tâm đến trí tuệ nhân tạo, cựu giám đốc khẳng định.
“Mọi người đã cảnh báo Facebook từ rất lâu. Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Nhưng một khi vỡ lở, mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn”, Haugen chia sẻ.
Theo cô, Meta chưa nhận thức được vai trò của mình trên Internet nói riêng và trên thế giới nói chung nên chưa có biện pháp hiệu quả. “Tôi nghĩ rằng họ vẫn chưa học được bài học thích đáng”, Haugen nói.
Trong hội nghị, cựu giám đốc đổ lỗi về vấn đề này cho vị CEO đồng thời là nhà sáng lập Mark Zuckerberg và nhân viên của ông.
“Họ không thừa nhận rằng cách vận hành của họ đang gây ra nhiều vấn đề cho Facebook”, Haugen chia sẻ. Cô cho rằng Mark Zuckerberg là người thiếu trách nhiệm, luôn cho rằng mình là “nạn nhân” của vụ việc.
Theo Haugen, Zuckerberg nên giảm quyền lực giám sát tại Meta, đồng thời Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) nên buộc ông bán bớt cổ phần của mình. Khi đó, quyền lực tại công ty sẽ được cân bằng và tác động tốt đến hoạt động kinh doanh.
Facebook đã sai khi bắt chước TikTok.
Ngoài ra người từng tố cáo Facebook cũng không ủng hộ nỗ lực bắt chước TikTok của Meta. “Quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm duyệt nội dung. Tôi cho rằng đây là một ý tưởng tồi tệ”, cô nói.
Hồi tháng 7, Meta đã đổi mới giao diện Facebook. Cụ thể, mạng xã hội sẽ chia phần Bảng tin của mình thành hai mục (tab) là Feeds và Home.
Trang chủ Facebook giờ đây đã sự xuất hiện của cả Facebook Stories và Instagram Reels. Thay đổi này đã biến Facebook trông giống TikTok hơn.
Trong khi đó, Instagram lại tập trung phát triển và đề xuất các video ngắn cho người dùng nhưng lại vấp phải sự phản đối của hàng loạt người nổi tiếng như Kylie Jenner và Kim Kardashian.
Thuật toán của TikTok tiềm ẩn nhiều độc hại.
Thuật toán của TikTok tiềm ẩn nhiều độc hại.
Theo Cnet, TikTok vốn nổi tiếng vì thuật toán “Dành cho bạn” (For You) đề xuất những video phù hợp với sở thích của người dùng.
Tuy nhiên, thuật toán của TikTok đã gây ra không ít tranh cãi vì nhiều người lo ngại nó sẽ khiến con người lún sâu vào những nội dung vô bổ, độc hại.
Haugen còn cho biết để giải quyết tình trạng bắt nạt, quấy rối trên TikTok, nền tảng này đã cấm những bài đăng của nhóm người yếu thế trong xã hội như LGBTQ, khuyết tật…
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu Facebook hiển thị nhiều nội dung từ bạn bè, gia đình và trang đã theo dõi, người dùng sẽ ít tiếp cận với các nội dung độc hại và bạo lực hơn.
Deloitte Insights vừa công bố 2022 Global Marketing Trends, tổng hợp những xu hướng Marketing toàn cầu nổi bật nhất trong 2022.
[Download] 2022 Global Marketing Trends: Những xu hướng Marketing toàn cầu 2022Ý tưởng lớn nhất của 2022 Global Marketing Trends là xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua chiến lược tập trung vào khách hàng (Customer Centric).
Giới thiệu về 2022 Global Marketing Trends.
2022 Global Marketing Trends là báo cáo phân tích tổng hợp các xu hướng vĩ mô từ việc tích hợp các kênh kỹ thuật số (digital channels) và kênh vật lý (physical channels) để thúc đẩy sự đa dạng đến sự thay đổi của các chức năng Marketing sao cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới.
Báo cáo cũng chỉ ra cách các thương hiệu có thể học hỏi từ các đối thủ và đối tác đang phát triển nhanh nhất trong ngành của họ để thúc đẩy thương hiệu của mình.
Phương thức nghiên cứu của báo cáo.
Để đảm bảo yếu tố toàn cầu của các số liệu được đưa ra trong báo cáo, và mức độ đa liên quan về Marketing và trải nghiệm khách hàng (CX), Deloitte đã tiến hành khảo sát một số nghiên cứu với các nhân sự cấp cao trên toàn cầu.
Họ là những giám đốc điều hành, Giám đốc Marketing (CMO), các nhà quản lý, điều hành, pháp lý và nguồn nhân lực (HR).
Vì báo cáo này tập trung vào các nhà lãnh đạo Marketing và trải nghiệm khách hàng, 50% số người được hỏi là các Giám đốc Marketing hoặc những người có chức danh tương tự (chẳng hạn như Head of Marketing, Marketing Director hoặc các vị trí C-suite khác).
Để đảm bảo tính khách quan, 2022 Global Marketing Trends cũng đã thăm dò ý kiến của hơn 11.500 người tiêu dùng toàn cầu, từ 18 tuổi trở lên ở nhiều thị trường khác nhau.
Tất cả những thông tin hay hiểu biết sâu sắc có được chính là chìa khóa để khám phá các xu hướng Marketing có trong báo cáo này.
Những xu hướng chính sẽ được phân tích trong 2022 Global Marketing Trends.
Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 vừa công bố đã dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm trước.
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt 16.4 tỷ USD
Năm 2021, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định. Với mức tăng trưởng 20%, có thể thấy, trong suốt 7 năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%.
Cụ thể, nếu như năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 5 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước thì đến năm 2018, con số này đã đạt mức 8,06 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2017).
Sang năm 2019, thương mại điện tử Việt Nam chính thức vượt mốc 10 tỷ USD, đạt 11,8 tỷ USD vào năm 2020, tiếp tục tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021.
Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể sẽ chạm mốc 60 triệu. Giá trị mua sắm trực tuyến của một người dùng sẽ tiếp tục tăng mạnh, dự báo sẽ đạt 260- 285 USD/người trong năm nay.
Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước sẽ vượt mốc 7% của năm 2021, đạt từ 7,2%- 7,8%.
Với 75% người dân sử dụng Internet, Việt Nam có 74,8% người người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến.
Quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; sách, hoa, quà tặng và thực phẩm… là những loại hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất. Điện thoại di động tiếp tục là phương tiện chủ yếu thường được người tiêu dùng sử dụng để đặt hàng trực tuyến (chiếm 91%).
Thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong 2022 và cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025.
Mức tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được các hãng dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ 2 sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang bằng Singapore.
Tổng doanh thu kinh tế Internet Việt Nam đến năm 2025 dự báo đạt mức 57 tỷ USD, chỉ đứng sau Indonesia. Việt Nam cũng có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Singapore.
Theo Báo cáo “Digital 2022 global overview report” của We are social & Hootsuite, tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng tuần Việt Nam đứng thứ 11 trong số các quốc gia (58,2%), ngang bằng với mức trung bình toàn cầu, cao hơn Mỹ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Đức nhưng thấp hơn Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Indonesia và Anh.
Trong toàn khu vực Đông Nam Á, Báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2021” của Google, Temasek và Bain & Company dự báo doanh thu thương mại điện tử sẽ tăng từ 120 tỷ USD vào năm 2021 lên mốc 234 tỷ USD vào năm 2025.
Dự báo giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của người tiêu dùng trực tuyến sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ, từ mức 381 USD/người năm 2021 lên 671 USD/người vào năm 2026. Với tỷ lệ 49%, người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam chỉ đứng sau Singapore (53%), cao hơn Indonesia và Malaysia.
Trên toàn cầu, dự báo doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2022 sẽ đạt mức 5.545 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 12,7%.
Dự báo đến năm 2025, con số này sẽ cán mốc 7.385 tỷ USD. Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ thị phần thương mại điện tử lớn nhất thế giới (hơn 52%), theo sau là Hoa Kỳ (19%), Anh (4,8%), Nhật Bản (3%) và Hàn Quốc (2,5%).
Dự báo doanh thu thương mại điện tử B2C của Trung Quốc sẽ đạt gần 2.900 tỷ USD năm 2022 và đạt mức 3.786 tỷ USD vào năm 2025.
Đặc biệt, doanh thu thương mại điện tử toàn cầu qua mạng xã hội năm 2022 ước đạt 751 tỷ USD nhưng sẽ tiếp tục tăng trưởng bùng nổ trong những năm tới, tăng gấp đôi vào năm 2025 (1.590 tỷ USD) và sẽ cán mốc 3.370 tỷ USD vào năm 2028.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông tin từ Reuters, Brazil hiện đã cấm Apple bán iPhone tại thị trường nếu không bán kèm cục sạc pin.
Sau khi lệnh cấm của Brazil được ban hành, Apple Inc cho biết họ sẽ kháng cáo lệnh cấm của Brazil cấm bán những chiếc iPhone không có bộ sạc pin.
Apple cũng bị cho rằng là hiện thương hiệu này đang bán các sản phẩm chưa hoàn chỉnh ra thị trường khi điện thoại lại không đi kèm với cục sạc pin.
Bộ Tư pháp của Brazel đã phạt Apple 12,275 triệu reais (tương đương 2,38 triệu USD) và yêu cầu công ty này hủy bán iPhone 12 và các mẫu mới hơn, bên cạnh việc đình chỉ bán bất kỳ mẫu iPhone nào không đi kèm bộ sạc.
Trong lệnh cấm được công bố của quốc gia này, Bộ Tư pháp lập luận rằng iPhone được bán khi đang thiếu một thành phần thiết yếu theo cách “phân biệt đối xử có chủ ý đối với người tiêu dùng.”
Các nhà chức trách Brazil đã bác bỏ lập luận của Apple rằng hoạt động này nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon, và nói thêm rằng không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc bán điện thoại thông minh thiếu bộ sạc lại có thể cung cấp các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường.
Apple cho biết họ sẽ tiếp tục kháng cáo quyết định này.
“Chúng tôi tự tin rằng khách hàng của mình nhận thức được các tùy chọn khác nhau để sạc và kết nối thiết bị của họ và do đó chúng tôi sẽ nỗ lực để giải quyết vấn đề này”, Apple cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chính sách mới của Google sẽ tập trung đánh giá chất lượng của các nguồn truy cập (Traffic Quality), trừng phạt các website có lưu lượng truy cập không hợp lệ (invalid traffic).
Google Invalid Traffic: cập nhật chính sách đánh giá chất lượng lưu lượng truy cập mới
Một trong những ví dụ về lưu lượng truy cập không hợp lệ là việc nhà quảng cáo sử dụng các yếu tố lừa đảo hay gian lận theo cách mà người dùng bị lừa nhấp vào các quảng cáo mà họ không không hề có ý định truy cập hay tương tác.
Invalid traffic là gì?
Theo định nghĩa từ Google, Invalid Traffic hay Lưu lượng truy cập không hợp lệ là “bất kỳ hoạt động nào được thực hiện từ một người không thực muốn hay quan tâm đến hành động đó. Nó có thể bao gồm các nhấp chuột tình cờ, do nhà quảng cáo cố tình đánh lừa người dùng nhấp chuột, nhấp chuột gian lận của các nhà quảng cáo cạnh tranh khác, lượt nhấp từ bot và hơn thế nữa.”
Google cập nhật chính sách mới cho Invalid Traffic.
Ở thời điểm hiện tại Google có tổng cộng 12 mẫu ví dụ về những truy cập sẽ được tính là không hợp lệ, ngoài các mẫu sẵn có, Google vừa thêm 5 mẫu vi phạm mới:
Những nhấp chuột tình cờ (Accidental clicks).
Quảng cáo bị ẩn.
Quảng cáo bị xếp chồng (hiển thị chồng chéo).
Clickjacking: Clickjacking là một kỹ thuật độc hại của nhà quảng cáo nhằm đánh lừa người dùng nhấp vào một thứ gì đó (điểm đến sau khi nhấp chuột sẽ khác hoàn toàn với những gì người dùng mong đợi), điều này có thể dẫn đến việc người dùng bị mất thông tin cá nhân, máy tính bị xâm nhập và nhiều thứ khác.
Pop-under ad: Cũng là một hình thức Spam Ads khác trong đó nhà quảng cáo buộc người dùng nhấp vào các quảng cáo không mong muốn, trong một số trường hợp nhấp vào quảng cáo là cách duy nhất mà người dùng có thể làm để xoá bỏ hiển thị quảng cáo.
Theo báo cáo của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, thuật ngữ Metaverse xuất hiện với tần suất dày đặc, tuy nhiên, liệu Metaverse có là tương lai của Internet.
Tương lai nào cho vũ trụ ảo Metaverse
Theo báo cáo của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ, chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm 2022, chữ “metaverse” xuất hiện khoảng hơn 1.100 lần trong các hồ sơ (regulatory filings) của các công ty trên sàn chứng khoán. Một năm trước đó, con số này mới chỉ là 260 lần, và chỉ khoảng hơn chục lần trong 20 năm trước đây.
Cuộc đua… vào vũ trụ ảo Metaverse.
Hiện nay, Amazon, Apple, Google, Microsoft, Nvidia, Tencent – sáu trong các công ty lớn nhất thế giới – đang đua nhau xây dựng metaverse.
Hồi tháng 1-2022, Microsoft thông báo chi trả khoản tiền 75 triệu đô la Mỹ cho công ty chuyên về trò chơi điện tử Activision Blizzard để công ty này hỗ trợ xây dựng metaverse.
Theo ước tính của McKinsey & Company thì tổng số vốn đầu tư liên quan tới metaverse lên tới 120 tỉ đô la Mỹ chỉ trong vòng năm tháng đầu năm nay.
Metaverse là gì? Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một thế giới “kéo dài” của thế giới thực, trong đó mỗi cá nhân sẽ được thể hiện qua dạng avatar, và sống trong một không gian ba chiều (3D).
Điều đó có nghĩa là người tham gia metaverse có thể tự do lựa chọn hình ảnh đại diện, tương tác với các thành viên khác hay cũng có thể di chuyển trong thế giới ảo, nhờ vào kính thực tế ảo và nhiều công cụ hỗ trợ khác. Metaverse có thể hướng tới nhiều mục đích khác nhau, như giải trí, giáo dục, công việc hay kinh doanh.
Ý tưởng về metaverse đã tồn tại từ cả thế kỷ nay, nhưng thuật ngữ metaverse xuất hiện cách đây chỉ khoảng 30 năm, đầu tiên là trong các tiểu thuyết… khoa học viễn tưởng.
Trong cuốn Snow Crash (1992), tác giả Neal Stephenson miêu tả một thế giới hiện tại ảo (virtual reality-VR).
Đó là một thế giới metaverse do máy tính tạo ra, con người giao tiếp, làm việc và giải trí trong thế giới này, nhờ vào kính ảo và kết nối Internet.
Metaverse nghe có vẻ rất giống Matrix, thế giới ảo trong bộ phim nổi tiếng cùng tên, nhưng Matrix lại là một vũ trụ giả lập mà hầu như tất cả mọi người sống cả cuộc đời ở đây.
Metaverse là thế giới ảo tồn tại song song với thế giới thực, nơi người ta có thể lựa chọn kết nối với nó, hay không.
Hiện nay, lợi ích kinh tế của metaverse là không thể phủ nhận. Theo Citi and KPMG, metaverse sẽ đạt giá trị doanh thu 13 tỉ đô la Mỹ/năm vào năm 2030.
Tất nhiên, ở thời điểm này, vũ trụ ảo metaverse chưa thực sự định hình, và đối với phần lớn chúng ta, nó vẫn còn khá vô hình.
Nhưng phải thừa nhận rằng thế giới của chúng ta hiện nay đang thay đổi một cách chóng mặt nhờ vào công nghệ. Chúng ta chuyển nhanh từ máy tính bàn kết nối Internet tới di động rồi tới công nghệ đám mây.
Hiện nay, Internet tồn tại ở mọi quốc gia, với khoảng 40.000 mạng máy tính, hàng triệu ứng dụng, hàng tỉ máy chủ, khoảng hơn hai tỉ trang web cũng như hàng chục tỉ thiết bị. Những công nghệ nói trên đều có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu, hoặc kết nối với nhau.
Theo tờ Time, hiện nay, khoảng 20% nền kinh tế thế giới được coi là “số hóa”, trong khi 80% còn lại cũng vận hành nhờ vào thế giới số.
Cuộc cách mạng tiếp theo rất dễ có thể là một thế giới ảo, nơi chúng ta có thể tồn tại dưới dạng không gian ba chiều, chứ không chỉ “đứng ngoài” như hiện nay.
Tuy nhiên, để xây dựng và vận hành metaverse- nơi có số lượng khổng lồ người tham gia tương tác, thì hệ thống hiện nay chưa đáp ứng được, cũng như cần vô số các thiết bị điện tử mới để có thể tham gia vào metaverse như ta hình dung.
Hiện nay, phiên bản gần nhất với metaverse là trò chơi Second Life, với khoảng hơn một triệu người chơi vào năm 2008, tuy nhiên, nó chỉ mới ở dạng không gian 2 chiều (2D) mà thôi.
Metaverse liệu sẽ “tái tạo tương lai”?
Metaverse liệu sẽ “tái tạo tương lai”?
Vậy chúng ta liệu có thể dự đoán tương lai “metaverse” sẽ là thế nào? Một ngày kia, một thế giới ảo tồn tại song song với thế giới thật sẽ có thể “kiểm soát” cả thế giới thật của chúng ta?
David Chalmers, triết gia, giáo sư về khoa học thần kinh của trường New York University cho rằng metaverse sẽ dần trở thành “hiện thực”. Cùng quan điểm với ông, không ít chuyên gia cũng dự đoán rằng metaverse sẽ “tái tạo tương lai”.
Theo nghiên cứu của Pew Research Center, 54% các chuyên gia được phỏng vấn (gồm các chuyên gia về công nghệ, chuyên gia phần mềm, các nhà lãnh đạo về chính sách và kinh doanh, nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội) cho rằng tới năm 2040 thì metaverse sẽ trở nên hoàn hoàn “đắm chìm” (immersive – có nghĩa là ở không gian ba chiều nơi người sử dụng có thể tương tác và cảm giác như thật) và sẽ có thể vận hành mọi thao tác của đời sống hàng ngày của hàng trăm triệu người.
Ví dụ, nhiều chuyên gia dự đoán rằng metaverse trong tương lai sẽ làm thay đổi cách giáo dục. Thay vì xem một đoạn video Apollo 15 và thí nghiệm mà phi hành gia David Scott thực hiện trên mặt trăng, học sinh có thể trực tiếp làm thí nghiệm trên mặt trăng, trong thế giới ảo.
Thay vì giải phẫu một con ếch, học sinh có thể đi thăm cơ quan nội tạng của nó với từng chi tiết chính xác. Cho dù học sinh đó ở đâu, ở Mỹ hay ở Việt Nam, thì đều có thể tiếp cận được với phương pháp giáo dục này.
Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, thì rất khó có thể dự đoán vai trò của metaverse trong tương lai. Liệu metaverse có chỉ dừng lại ở vị trí “giải trí”, là một trò chơi giả tưởng không hơn không kém?
Nếu nhìn vào tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay, thì ta có thể thấy rõ rằng xã hội con người đã thay đổi sâu rộng như thế nào từ sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số.
Metaverse hoàn toàn có thể là “kỷ nguyên thứ 4”, sau sự xuất hiện của máy tính lớn (mainframe) từ những năm 1950, tiếp theo là máy tính cá nhân và Internet từ những năm 1980 và của thiết bị di động và điện toán đám mây mà chúng ta đang dùng ngày nay.
Tất nhiên, một số người vẫn hy vọng rằng metaverse chỉ dừng lại ở trò chơi giả tưởng. Theo họ, các ông lớn công nghệ đã và đang có ảnh hưởng quá lớn tới cuộc sống của chúng ta, và metaverse sẽ là một bước kiểm soát khác sâu rộng hơn nhiều.
Tim Sweeney, nhà sáng lập, giám đốc điều hành của Epic Games từng nói rằng “nếu một công ty giành được quyền kiểm soát metaverse, thì họ sẽ có quyền lực hơn bất kỳ chính phủ nào”.
Hiện nay, lợi ích kinh tế của metaverse là không thể phủ nhận. Theo Citi and KPMG, metaverse sẽ đạt giá trị doanh thu 13 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030.
Jensen Huang, nhà sáng lập của Nvidia thì tin rằng GDP của metaverse một ngày nào đó sẽ “vượt cả GDP của thế giới thực”.
MoMo và Starbucks Vietnam vừa chính thức công bố hợp tác, theo đó, MoMo là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán tại tất cả các cửa hàng Starbucks trên toàn quốc.
Dưới tác động của đại dịch trong suốt hơn 2 năm qua, chuyển đổi số đã và đang trở thành xu hướng tất yếu đối với hầu hết doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực F&B nhằm phục vụ người dùng đa kênh (Omni-channel), đáp ứng tiện ích thanh toán mới, chuyển đổi số còn là cách để doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.
Thêm vào đó, xu hướng hợp tác giữa các doanh nghiệp F&B và các Fintech trong lĩnh vực thanh toán cũng trở thành động lực thúc đẩy xã hội thanh toán không tiền mặt an toàn và hiện đại.
Tại Việt Nam, MoMo là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán của chuỗi Starbucks Vietnam (bằng hình thức mã thanh toán).
Như vậy, bên cạnh hình thức thanh toán tiền mặt và thẻ, từ nay, khách hàng Starbucks Vietnam đã có thể trải nghiệm phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và tiệm cận lối sống không tiền mặt đã phát triển tại nhiều quốc gia.
Hợp tác này là bước khởi đầu trong mục tiêu mang đến một trải nghiệm hiện đại, thuận tiện và an toàn cho người dùng.
Thông qua hợp tác với MoMo, Starbucks Vietnam có thể ngay lập tức kết nối với hệ sinh thái hàng chục triệu người dùng tích cực của MoMo và khách hàng có thể dễ dàng thanh toán tại Starbucks bằng MoMo.
Dự kiến trong tương lai gần, hai bên sẽ nghiên cứu, triển khai thêm nhiều dịch vụ, cải tiến tính năng mới, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Chia sẻ về hợp tác, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Vietnam cho biết: “Hiện nay, với nhu cầu ngày càng tăng về tính tiện dụng trong việc thanh toán thì ví điện tử là một trong những tiêu chí mà Starbucks Vietnam mong muốn có tại các cửa hàng để tạo thêm sự thuận tiện hơn cho khách hàng.
Với MoMo, chúng tôi đã tìm được một đối tác lý tưởng không chỉ về mặt ứng dụng công nghệ mà còn về sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người tiêu dùng tại Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng thông qua việc hợp tác này có thể nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ tại chuỗi Starbucks Vietnam”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Xu hướng chi quảng cáo của các nhà phát triển và chính sách cập nhật của Apple năm ngoái đã tác động trực tiếp đến vị thế của những ông lớn trên thị trường.
hiểu lầm quảng cáo
Theo nghiên cứu mới đây của Appsumer, Apple tiếp tục tham vọng chen chân vào thị trường quảng cáo trực tuyến, trong bối cảnh Google và Facebook đang khốn đốn với mảng kinh doanh này.
Vị thế độc quyền của hai ông lớn trong ngành đang đứng trước nguy cơ tan rã.
Nghiên cứu này dựa trên phân tích ngân sách quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) của hơn 100 công ty ứng dụng tiêu dùng khác nhau, từ đó chỉ ra rằng mảng kinh doanh quảng cáo của Apple đã được hưởng lợi từ bản cập nhật chính sách bảo mật iOS hồi năm ngoái.
Cụ thể, tính năng App Tracking Transparency (ATT) được Apple trang bị trên iOS 14.5 cho phép người dùng quyết định các ứng dụng nào có thể giám sát hoạt động, thu thập dữ liệu IDFA của mình.
Thống kê của Appsumer cho thấy, trong quý II vừa qua, tỷ lệ chấp nhận nhà quảng cáo xuất hiện trên App Store đã tăng gần 4% so với năm ngoái, lên 94,8%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Google và Facebook đều giảm lần lượt 2% và 3%.
Apple đã “bước vào lĩnh vực độc quyền của Facebook và Google, đồng thời chiếm vị trí đầu bảng về sự chấp nhận của nhà quảng cáo”, Appsumer nhận định.
Shumel Lais, Tổng giám đốc Appsumer, cho rằng vị thế của Apple được cải thiện một phần do ngày càng nhiều nhà phát triển ứng dụng sẵn sàng chi trả mạnh tay hơn để tăng cường lượt tải xuống.
Đồng thời, việc cập nhật tính năng ATT cũng gây trở ngại cho các công ty như Facebook, Google trong việc theo dõi người dùng và đưa ra quảng cáo phù hợp.
“Đáng chú ý, các giới hạn thu thập dữ liệu ATT phổ biến không áp dụng theo cách tương tự với Apple”, Lais nói. Điều đó có nghĩa là “Apple có thể có khả năng hiển thị tốt hơn một chút hoặc có lợi thế hơn so với các kênh khác trên iOS”.
Xét về tổng chi tiêu của nhà phát triển ứng dụng trên “miếng bánh chung” thì Google vẫn đứng đầu với 34% thị phần, Facebook đứng thứ hai với 28%, tiếp theo là Apple với 15%.
Ở phân khúc thị trường thấp hơn, TikTok đã vượt qua Snap với 3% thị phần, nhưng bị giảm gần 7% tỷ lệ chấp nhận ứng dụng trong quý thứ II.
Lais cho biết các nhà phát triển ứng dụng vẫn đang cố gắng tìm kiếm cách quảng cáo tối ưu trên nền tảng của các video ngắn.
Thật ra, các dữ liệu đều không quá tệ cho Facebook, khi thị phần công ty đã tăng lên 28%, cho thấy công ty đang có “dấu hiệu phục hồi”.
Vào tháng 7, Meta, công ty mẹ của Facebook đã báo cáo doanh thu quý II sụt giảm nhanh hơn dự kiến và cho biết doanh số bán hàng sẽ giảm trở lại so với cùng kỳ năm trước trong quý III.
Lais cho biết Facebook được hưởng lợi từ sự ngẫu nhiên của quảng cáo, so với Google và Apple, những công ty sắp xếp quảng cáo dựa trên các cụm từ khoá tìm kiếm.
“Facebook vẫn có những đặc tính rất độc đáo để người dùng khám phá, vì vậy, công ty vẫn còn cơ hội,” Lais nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về các nội dung như thương mại điện tử là gì, các mô hình kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) chính, các sàn thương mại điện tử lớn trên toàn cầu và nhiều nội dung khác.
Thương mại điện tử là gì? Hiểu về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là gì? Trong bối cảnh khi mà nền kinh tế chịu sự chi phối ngày càng lớn của các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số (digital), các hoạt động kinh doanh hay thương mại theo đó cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trên môi trường trực tuyến (internet), khái niệm thương mại điện tử cũng được ra đời từ đây.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Một số lưu ý về khái niệm thương mại điện tử mà bạn nên hiểu.
Ưu điểm của thương mại điện tử là gì?
Nhược điểm của thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử được ra đời trong bối cảnh nào.
Sự khác biệt giữa thương mại điện tử và doanh nghiệp điện tử (eBusiness) là gì?
Thấu hiểu thuật ngữ thương mại điện tử.
Website hay ứng dụng (App) thương mại điện tử là gì?
Các số liệu thống kê chính về thương mại điện tử toàn cầu bạn cần theo dõi trong 2022 là gì?
Phân tích một số mô hình thương mại điện tử phổ biến trên toàn cầu.
Một số câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Dưới đây là nội dung chi tiết.
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là khái niệm được dùng để chỉ một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp, thương hiệu hay thậm chí là cá nhân mua bán hàng hóa và dịch vụ qua môi trường trực tuyến (Internet).
Các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu diễn ra thông qua 4 mô hình chính bao gồm: B2C (Business to Consumer), B2B (Business to Business), C2C (Customer to Customer) và C2B (Customer to Business).
Vì mọi sản phẩm và dịch vụ đều có thể được mua bán thông qua mô hình thương mại điện tử, đây được xem là một trong những mô hình kinh doanh mang tính đột phá và có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.
Theo Wikipedia, thương mại điện tử là tất cả những gì liên quan đến hoạt động mua hoặc bán sản phẩm theo phương thức điện tử trên các nền tảng trực tuyến hoặc qua Internet.
Thương mại điện tử hoạt động dựa trên các công nghệ như thương mại di động (mobile commerce), chuyển tiền điện tử (electronic transfer), quản lý chuỗi cung ứng, internet marketing, xử lý giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và hệ thống thu thập dữ liệu tự động.
Những tiến bộ của các yếu tố công nghệ và ngành công nghiệp điện tử là nền tảng và tiền đề cho sự phát triển của thương mại điện tử.
Thương mại điện tử trong tiếng Anh có nghĩa Electronic Commerce.
eCommerce Enabler là gì?
eCommerce Enabler là doanh nghiệp cung cấp các giải pháp đầu cuối cho các thương hiệu kinh doanh thương mại điện tử.
Các dịch vụ này có thể bao gồm việc quản lý các cửa hàng chính thức, cung cấp dịch vụ digital marketing, dịch vụ sáng tạo, quản lý dịch vụ khách hàng, quản lý và thực hiện chuỗi cung ứng.
Nói một cách dễ hiểu, các eCommerce Enabler giúp các thương hiệu bán hàng trực tuyến hoạt động xuyên suốt và hiệu quả hơn trên thị trường thương mại điện tử.
Thương mại là gì?
Thương mại là khái niệm dùng để đề cập đến việc các bên mua và bán tham gia vào quá trình trao đổi hàng hoá. Thay vì với thương mại điện tử, các bên mua bán hàng hoá trên môi trường trực tuyến, Thương mại chỉ quan đến việc mua bán hàng hoá.
Thương mại di động là gì?
Thuật ngữ Thương mại di động (Mobile Commerce) hoặc Mobile eCommerce lần đầu được đặt ra vào năm 1997 bởi Kevin Duffey tại buổi ra mắt Diễn đàn Thương mại Di động Toàn cầu.
Thương mại di động đề cập đến “năng lực thương mại điện tử trong việc phân phối hàng hoá trực tiếp đến tay người tiêu dùng, ở bất kỳ đâu, thông qua công nghệ không dây.”
Một số lưu ý về khái niệm thương mại điện tử mà bạn nên hiểu.
Thương mại điện tử chỉ đơn giản là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua môi trường Internet.
Các giao dịch thương mại điện tử chủ yếu được tiến hành trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị thông minh khác.
Hầu hết mọi thứ đều có thể được mua bán thông qua thương mại điện tử.
Thương mại điện tử hoàn toàn có thể thay thế cho các cửa hàng truyền thống, mặc dù một số doanh nghiệp chọn cách duy trì song song cả hai mô hình.
Thương mại điện tử hoạt động chủ yếu trên 4 phân khúc thị trường chính bao gồm B2B (bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp), B2C (bán hàng từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng), C2C (bán hàng từ người tiêu dùng tới người tiêu dùng) và C2B (bán hàng từ người tiêu dùng tới doanh nghiệp.
Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình thương mại điện tử.
Mặc dù được xem là một trong những mô hình kinh doanh của tương lai, bản thân eCommerce cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm của thương mại điện tử là gì?
Khi nói đến thương mại điện tử, thuận tiện là một trong những ưu điểm hay lợi thế lớn nhất. Trong khi ở các mô hình kinh doanh truyền thống, bạn chỉ có thể mua bán hay giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, với thương mại điện tử, bạn có thể liên tục giao dịch 24h mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần.
Nhiều sự lựa chọn là một lợi thế tiếp theo trên thương mại điện tử. Vì vốn không có sự giới hạn về không gian trưng bày như các mô hình truyền thống hay tại các cửa hàng vât lý, các cửa hàng thương mại điện tử có thể cung cấp cho người tiêu dùng vô số các sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
Người tiêu dùng thậm chí có thể tìm thấy các sản phẩm chỉ có trên các sàn giao dịch thương mại điện tử mà không tìm thấy ở bất cứ đâu khác.
Nhược điểm của thương mại điện tử là gì?
Dịch vụ khách hàng bị hạn chế là nhược điểm đầu tiên của các nền tảng thương mại điện tử. Nếu bạn mua máy tính trực tuyến, bạn không thể yêu cầu nhân viên trực tiếp kiểm tra các tính năng mà bạn mong muốn được xem.
Mặc dù với những ứng dụng của các yếu tố công nghệ, người dùng có thể trò chuyện bất cứ khi nào với các nền tảng, yếu tố trực tiếp là không thể thay thế.
Nhược điểm tiếp theo của các mô hình thương mại điện tử là tính tức thời trong quá trình mua bán hay giao dịch. Khi bạn mua một món hàng nào đó trực tuyến, bạn phải đợi một khoảng thời gian nhất định trước khi tận tay chạm lấy nó.
Thiếu khả năng trải nghiệm sản phẩm cũng là một hạn chế của thương mại điện tử. Thay vì với các mô hình kinh doanh truyền thống (bán hàng trực tiếp tại cửa hàng), bạn có thể thoải mái trải nghiệm các sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.
Với thương mại điện tử, mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Mặc dù ở môt số ngành hàng ở một số quốc gia nhất định, thông qua các công nghệ như VR và AR, người dùng có thể thử các sản phẩm trực tuyến, tuy nhiên mọi thứ vẫn còn rất hạn chế.
Thương mại điện tử được ra đời trong bối cảnh nào.
Thương mại điện tử được ra đời trong bối cảnh nào.
Ngày nay, hầu hết chúng ta đã từng mua sắm trực tuyến một thứ gì đó tại một thời điểm nào đó, điều này có nghĩa là chúng ta đã tham gia vào ngành thương mại điện tử.
Trong khi thương mại điện tử có mặt ở khắp mọi nơi, chỉ một số ít người biết rằng thương mại điện tử đã xuất hiện trước cả khi internet bắt đầu.
Các hoạt động thương mại điện tử chính thức được bắt đầu từ những năm 1960 khi các doanh nghiệp sử dụng một hệ thống điện tử được gọi là “Trao đổi dữ liệu điện tử” (Electronic Data Interchange) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao tài liệu.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1994 mới có giao dịch thương mại điện tử đầu tiên.
Giao dịch liên quan đến việc bán đĩa CD giữa những người dùng với nhau thông qua một website bán lẻ trực tuyến có tên là NetMarket.
Kể từ giao dịch đầu tiên này, ngành công nghiệp thương mại điện tử đã trải qua rất nhiều thay đổi khác nhau và không ngừng phát triển.
Trong bối cảnh mới, khi thương mại điện tử dần trở thành một phương thức mua sắm được nhiều tiêu dùng bình chọn, các nhà bán lẻ truyền thống buộc phải dần tìm cách thích nghi mới có thể cạnh tranh với những cái tên như Alibaba, Amazon, eBay, Etsy hay Shopee.
Bởi những lợi thế vô cùng lớn như dễ dàng mua sắm, mua sắm không giới hạn, giao hàng miễn phí, giảm chi phí cho người tiêu dùng, ngành thương mại điện tử nói chung đang dần trở thành xu hướng của tương lai.
Sự khác biệt giữa thương mại điện tử và doanh nghiệp điện tử (eBusiness) là gì?
Thương mại điện tử là khái niệm đề cập đến tất cả những gì liên quan đến việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trên môi trường trực tuyến (internet) và nó thực sự chỉ là một phần của doanh nghiệp điện tử (eBusiness).
Doanh nghiệp điện tử ngược lại liên quan đến toàn bộ quá trình điều hành một doanh nghiệp trực tuyến, dĩ nhiên, bán hàng (trực tuyến) chỉ là một phần của doanh nghiệp bên cạnh các bộ phận hay chức năng khác như công nghệ, tài chính, marketing hay nhân sự.
Thấu hiểu thuật ngữ thương mại điện tử là gì?
Như đã phân tích ở trên, thương mại điện tử là quá trình mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường trực tuyến.
Để một giao dịch thương mại điện tử được xảy ra, có khá nhiều bên sẽ cùng tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu, vận chuyển hàng hoá (logistics) và cả thanh toán (thông thường là từ các bên thứ 3).
Thương mại điện tử là một phần của ngành công nghiệp lớn hơn được gọi là kinh doanh điện tử hay doanh nghiệp điện tử (eBusiness), bao gồm tất cả các quy trình cần thiết để điều hành một doanh nghiệp trực tuyến (không chỉ là bán hàng trực tuyến).
Thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp (đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ) tiếp cận và thiết lập sự hiện diện rộng rãi hơn trên thị trường bằng cách cung cấp các kênh phân phối rẻ hơn và hiệu quả hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Website hay ứng dụng (App) thương mại điện tử là gì?
Các website hay ứng dụng thương mại điện tử là bất kỳ nền tảng nào cho phép người dùng mua và bán các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Những cái tên như Amazon, Alibaba, Shopee, Lazada, Tiki là các ví dụ cụ thể về nền tảng thương mại điện tử.
Phân tích một số mô hình thương mại điện tử phổ biến trên toàn cầu.
B2C – Business to Consumer.
B2C thường được mô tả gắn liền với các hoạt động mua sắm ở trung tâm thương mại, siêu thị, ăn uống tại nhà hàng và một số hình thức mua sắm tại chỗ khác.
Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Internet, một mô hình kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình thức thương mại điện tử được gọi là B2C eCommerce đã được hình thành.
B2C eCommerce là mô hình đề cập những gì liên quan đến việc một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng là cá nhân.
Hãy hình dung việc bạn mua một món hàng nào đó chẳng hạn như một đôi giày từ một nhà bán lẻ trực tuyến.
Khi một doanh nghiệp bán một hàng hóa hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác, mô hình này được gọi là B2B, nơi các doanh nghiệp trực tuyến trao đổi hàng hóa với nhau.
Ví dụ, khi một nhà sản xuất bán hàng hóa của mình cho một nhà bán buôn khác, đơn vị này sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ khác. Trong trường hợp này, nhà sản xuất và nhà bán buôn đang hoạt động theo mô hình B2B.
C2C – Consumer to Consumer.
Khi một người tiêu dùng bán một hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng khác.
Mô hình thương mại điện tử C2C (C2C eCommerce) cho phép một cá nhân bán các sản phẩm của họ trực tuyến, chẳng hạn như những chiếc xe đạp hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho những người khác.
Khi một người mua nào đó quan tâm đến sản phẩm của bạn, họ có thể xem thông tin chi tiết về sản phẩm và liên hệ với bạn thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Ví dụ: bạn bán đồ nội thất cũ của mình trên eBay cho một người tiêu dùng khác.
C2B – Consumer to Business.
Khi một người tiêu dùng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác, nó được gọi là mô hình C2B.
Ví dụ, Một người có ảnh hưởng nào đó (Influencer/KOL) “bán” lượng người theo dõi họ cho một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó để đổ lấy một khoản phí.
G2B – Government to Business.
Khi các tổ chức chính phủ sử dụng các nền tảng trực tuyến để cung cấp một dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp, đây được gọi là mô hình G2B hay G2B eCommerce.
B2G – Business to Government.
Ngược lại với mô hình G2B, B2G cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo chiều ngược lại.
C2G – Consumer to Government.
Khi chính phủ cho phép người tiêu dùng cung cấp các phản hồi tới chính phủ thông qua các nền tảng trực tuyến, mô hình C2G hay C2G eCommerce được hình thành.
Ví dụ, khi bạn thanh toán hóa đơn tiền điện thông qua website trực tuyến của chính phủ, đây cũng là một hình thức kinh doanh thương mại điện tử.
B2E – Business to Employee.
Đây là hình thức mà doanh nghiệp sử dụng một mạng lưới nội bộ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhân viên của mình.
Các số liệu thống kê chính về thương mại điện tử toàn cầu bạn cần theo dõi trong 2022 là gì?
Các số liệu thống kê chính về thương mại điện tử toàn cầu bạn cần theo dõi trong 2022 là gì?
Theo số liệu thống kê thương mại điện tử của 99Firms cho năm 2022, thị trường thương mại điện tử toàn cầu không chỉ phát triển mạnh mẽ mà còn dự kiến hơn 95% tất cả các giao dịch mua bán sẽ được thực hiện thông qua các nền tảng thương mại điện tử vào năm 2040.
Dưới đây là những gì bạn cần quan tâm về thương mại điện tử 2022 (eCommerce 2022):
21,8% dân số trên toàn thế giới mua sắm trực tuyến.
Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp của bạn là gì với thương mại điện tử, bạn có thể có các chiến lược tiếp cận khác nhau, tuy nhiên khi hơn 1/5 dân số toàn cầu chuyển sang mua sắm trực tuyến, bạn cũng cần suy nghĩ lại về việc dịch chuyển mô hình kinh doanh của mình.
Doanh số bán lẻ thương mại điện tử trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt hơn 5 nghìn tỷ USD vào năm 2022.
Đàn ông dành nhiều thời gian mua sắm trực tuyến hơn phụ nữ.
Trung bình, nam giới chi 220 USD cho mỗi giao dịch. Ngược lại, phụ nữ có xu hướng chi khoảng 151 USD cho mỗi giao dịch.
Gen X là những người sinh ra từ đầu những năm 1960 đến đầu những năm 1980.
Theo các số liệu dự báo, Gen X vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên các giao dịch thương mại điện tử, sau đó là đến Gen Y và Gen Z.
85% người mua hàng dựa vào các bài đánh giá và nghiên cứu trực tuyến khi ra quyết định mua hàng.
Trước khi ra các quyết định mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, ngoài các yếu tố liên quan trực tiếp đến sản phẩm như giá cả hay khuyến mãi, người tiêu dùng coi các đánh giá (review) và các nội dung họ có được khi nghiên cứu trực tuyến là cơ sở để ra quyết định mua hàng.
Hơn một nửa số người dùng trực tuyến thừa nhận rằng họ xem các đánh giá trước khi mua bất cứ thứ gì.
Hơn 69% người mua sắm từ bỏ giỏ hàng của họ.
Dịch vụ vận chuyển, thuế, phí và các chi phí phụ khác là những lý do chính khiến mọi người từ bỏ giỏ hàng của họ.
Các cửa hàng trực tuyến hoạt động tích cực trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media) có doanh số bán hàng nhiều hơn 32%.
Không chỉ áp dụng với các thế hệ trẻ hơn như Gen Y hay Gen Z. Các số liệu thống kê thương mại điện tử cho thấy 75% khách hàng thừa nhận rằng họ sử dụng mạng xã hội như là một phần của quá trình mua hàng.
Cũng bởi lý do này, hầu hết các nền tảng như Facebook, TikTok hay Instagram đã phát triển các tính năng mua sắm trong ứng dụng trong những năm gần đây.
Social Commerce hay thương mại xã hội từ đó trở thành một xu hướng mua sắm phổ biến trên toàn cầu.
30% khách hàng thích mua hàng từ những nơi họ đã mua sắm trước đó.
Thói quen mua sắm từ lâu vốn đã rất khó thay đổi, đặc biệt với thương mại điện tử, thói quen này cũng không phải là ngoại lệ.
Khi khách hàng tin tưởng vào một thương hiệu nào, họ có xu hướng mua sắm lặp lại bởi họ có cảm giác an tâm hơn với những giá trị vốn quen thuộc.
Một số câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Thương mại điện tử trong luồng là gì?
Thương mại điện tử trong luồng là hình thức thương mại điện tử trong đó người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ các video (chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook) mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.
Thương mại điện tử xã hội là gì?
Thương mại điện tử xã hội (Social eCommerce) là tính năng thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
Khi người dùng ngày càng không chỉ xem mạng xã hội là nơi để giải trí hay tương tác với bạn bè mà còn là để mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng đã sớm tích hợp tính năng Thương mại điện tử xã hội để cho phép người dùng mua sắm trực tiếp trong ứng dụng.
Thương mại điện tử FMCG là gì?
Thương mại điện tử FMCG là khái niệm đề cập đến việc kinh doanh ngành hàng FMCG trên các nền tảng thương mại điện tử. Khi thương mại điện tử bùng nổ và người tiêu dùng bắt đầu chọn mua sắm các sản phẩm FMCG từ các trang trực tuyến, thuật ngữ Thương mại điện tử FMCG bắt đầu xuất hiện.
Kết luận.
Khi thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ cán mốc hơn 5000 tỷ USD vào năm 2022 (Theo Shopify), và sau đó sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, việc đầu tư vào các hoạt động thương mại điện tử là không thể tranh khỏi.
Để có thể nhanh chóng thích nghi với bối cảnh mới, những gì doanh nghiệp hay thương hiệu cần làm là tối ưu lại toàn bộ hệ thống, dịch chuyển (một phần hoặc toàn bộ) sang thương mại điện tử và đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao.
Hy vọng với những phân tích ở trên, các bạn có thể hiểu bản chất thực sự của thương mại điện tử là gì, những ưu và nhược điểm của nó và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Instagram hiện đang thử nghiệm tính năng chia sẻ lại (Repost), cho phép người dùng Instagram đăng lại các bài đăng của họ.
Instagram Repost: Instagram đang thử nghiệm tính năng chia sẻ lại
Được công ty mẹ Meta công bố vào ngày 8/9, tính năng đăng lại bài đăng hiện đang được thử nghiệm với một số người dùng được chọn.
Instagram Repost là gì?
Instagram Repost là tính năng cho phép người dùng chia sẻ lại bài đăng của người dùng khác trên Instagram lên tài khoản chính của họ.
Hiện tính năng này không khả dụng với người dùng Instagram.
Như bạn có thể thấy ở trên, tính năng đăng lại cũng sẽ xuất hiện ngay phần giao diện chính của tài khoản, phần này sẽ lưu lại tất cả các bài đăng mà người dùng đã từng chia sẻ từ các tài khoản khác.
Cập nhật với một số nền tảng khác.
Trong khi tính năng chia sẻ lại (Repost) trên Instagram đang được thử nghiệm trước khi mở rộng cho tất cả người dùng, nền tảng này đã cho phép người dùng chia sẻ các bài đăng trong câu chuyện (Stories) của họ (thay vì là lên nguồn cấp dữ liệu News Feed).
Twitter từ lâu đã có tính năng này với nút Retweet, cho phép người dùng chia sẻ lại các tweet từ người dùng khác lên nguồn cấp dữ liệu Twitter của họ.
TikTok cũng tương tự hiện đang thử nghiệm tính năng chia sẻ lại, tuy nhiên tính năng này không khả dụng với tất cả người dùng, đồng thời cũng bị giới hạn bởi một số loại nội dung bài đăng nhất định.
Đăng lại (Repost) bài đăng trên Instagram thông qua bên thứ 3.
Tính đến thời điểm hiện tại, người dùng Instagram phải sử dụng các ứng dụng của bên thứ 3 để có thể đăng lại nội dung từ các tài khoản khác.
Việc kết nối với các ứng dụng của bên thứ 3 với bất kỳ tài khoản nào cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền riêng tư và các vấn đề bảo mật về dữ liệu.
Bằng cách thêm tính năng đăng lại hay chia sẻ lại, người dùng Instagram có thể loại bỏ các ứng dụng bên thứ 3 không mong muốn, đồng thời cho phép họ chia sẻ lại các nội dung trực tiếp trong nguồn cấp dữ liệu thay vì chỉ là trong Câu chuyện (Stories).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một số kỹ sư cấp cao tại Facebook cho biết là hiện không có bất kỳ ai đang làm việc tại Facebook biết rõ dữ liệu của người dùng đang được giữ ở đâu.
Kỹ sư Facebook: Không ai tại công ty biết rõ dữ liệu đang được giữ ở đâu
Theo đó, 2 kỹ sư lâu năm của Meta đã nói về cách nền tảng này lưu trữ và theo dõi dữ liệu người dùng và tiết lộ rằng họ không tin có bất kỳ ai trong công ty có thể biết chính xác dữ liệu hiện được lưu trữ ở đâu.
Hai kỹ sư này đã bị thẩm vấn trong một phiên tòa liên quan đến vụ kiện về quyền riêng tư của người dùng xoay quanh vụ bê bối Cambridge Analytica năm 2018.
Cuộc thẩm vấn được dẫn dắt bởi một chuyên gia kỹ thuật do tòa án chỉ định, người đang cố gắng xác định chính xác các thông tin mà Facebook thu thập từ người dùng và tất cả thông tin đó hiện được lưu giữ ở đâu.
Một trong những kỹ sư đó là Eugene Zarashaw, hiện đã làm việc tại Meta, công ty mẹ của Facebook được 9 năm.
Người thứ hai là Steven Elia, anh là một giám đốc kỹ thuật phần mềm đã có 11 năm làm việc tại Facebook.
Trước đây, khi được hỏi về những thông tin mà Facebook đã lưu từ người dùng, Facebook cho biết là họ sử dụng công cụ “Tải xuống thông tin của bạn” (Download Your Information), tuy nhiên theo khảo sát thì công cụ này được phát hiện là không chứa tất cả thông tin mà tòa án muốn kiểm tra.
Tiếp đó, khi được hỏi là ai tại Facebook có thể biết rõ nơi lưu trữ tất cả những thông tin của một người dùng nhất định.
Zarashaw trả lời: “Tôi không tin rằng có ai đó tại Facebook biết chính xác điều này.”
Khi bị nhấn mạnh về việc liệu dữ liệu và hoạt động của người dùng có được lưu trữ trong hệ thống quảng cáo hay không, Elia cho biết:
“Tôi cũng đồng ý rằng không có một cá nhân nào tại Facebook có thể nhận biết rõ tất cả những thứ này hoặc đủ quen thuộc với chúng.”
Người phát ngôn của Meta cho biết rằng sẽ không có gì là ngạc nhiên cả khi các kỹ sư riêng lẻ không thể xác định nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu của một người dùng trên các hệ thống của công ty.
Người phát ngôn nói thêm:
“Chúng tôi đã thực hiện – và tiếp tục đầu tư đáng kể để đáp ứng các cam kết và nghĩa vụ về quyền riêng tư của mình, bao gồm cả việc kiểm soát dữ liệu với nhân viên.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple, Samsung và các hãng viễn thông để duy trì vị thế công cụ tìm kiếm số 1 thị trường.
Luật sư Kenneth Dintzer của Bộ Tư pháp Mỹ không tiết lộ số tiền Google bỏ ra để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên hầu hết trình duyệt và điện thoại di động Mỹ, song mô tả đây là “con số khổng lồ”.
Trả lời thẩm phán Amit Mehta trong phiên điều trần tại Washington mới đây, Dintzer cho biết: “Google đầu tư hàng tỷ USD để mọi người không thay đổi nó. Họ mua sự độc quyền mặc định vì sự mặc định rất quan trọng”.
Các hợp đồng của Google là cơ sở cho vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ với Google. Bộ cáo buộc công ty tìm cách duy trì độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến theo cách vi phạm luật chống độc quyền. Các Tổng chưởng lý bang cũng đang theo đuổi một vụ kiện tương tự với “gã khổng lồ” này.
Phiên tòa chính thức có thể phải đợi đến năm sau, song buổi điều trần hôm 8/9 là phần cơ bản đầu tiên của một vụ kiện, kéo dài cả ngày, nơi mỗi bên đưa ra quan điểm của mình về việc kinh doanh của Google.
Đơn kiện Google được đệ trình trong những ngày cuối của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Đây là nỗ lực lớn đầu tiên của chính phủ nhằm siết quản lý các hãng công nghệ lớn và tiếp diễn dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Nhà Trắng hôm qua cũng tổ chức hội nghị bàn tròn với các chuyên gia để “mổ xẻ” tác hại của các nền tảng công nghệ lớn tới kinh tế và sức khỏe trẻ em.
Luật sư John Schimidtlein của Google cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ và các bang đã hiểu sai về thị trường và tập trung quá mức vào các đối thủ nhỏ hơn của họ như Bing của Microsoft, DuckDuckGo.
Thay vào đó, Google còn phải đối diện với cạnh tranh từ hàng tá công ty khác như TikTok của ByteDance, Meta, Amazon, Grubhub và các website khác, nơi mọi người truy cập để tìm kiếm thông tin.
“Bạn không phải lên Google để tìm kiếm trên Amazon. Bạn không phải lên Google để mua vé máy bay trên Expedia. Cạnh tranh khác nhau trên mỗi truy vấn không đồng nghĩa Google không phải đối diện với cạnh tranh khốc liệt”, ông nêu quan điểm.
Theo các luật sư của Bộ Tư pháp, các bang và cả Google, có được dữ liệu mới về truy vấn của người dùng vô cùng quan trọng với thành công của một công cụ tìm kiếm. Google sở hữu Chrome, trình duyệt web phổ biến nhất hiện nay và Android, hệ điều hành di động phổ biến thứ hai của Mỹ.
Trong bản trình bày của mình, luật sư Dintzer nhấn mạnh vào cơ chế của công cụ tìm kiếm Google và các hợp đồng mặc định đã ảnh hưởng đến đối thủ tiềm năng ra sao.
Trên di động, Google ký hợp đồng với Apple, Samsung, Motorola…, hầu hết các trình duyệt và ba nhà mạng Mỹ để bảo đảm công cụ tìm kiếm của họ là mặc định và cài sẵn trên thiết bị mới. Công cụ tìm kiếm Bing mặc định trên trình duyệt Edge của Microsoft và máy tính bảng Fire của Amazon.
Các hợp đồng của Google biến Google thành “cánh cổng” cho mọi người tìm kiếm website trên Internet, ngăn cản các đối thủ đạt được quy mô cần thiết để thách thức Google.
Luật sư Schmidtlein cho biết công ty đã ký hợp đồng với Apple và các trình duyệt như Mozilla từ đầu những năm 2000. Bộ Tư pháp và các bang không giải thích được vì sao bây giờ các thương vụ lại là vấn đề.
Những giao dịch chia sẻ doanh thu mà Google đề nghị với các trình duyệt vô cùng cần thiết với những công ty như Mozilla vì họ cho người dùng sử dụng miễn phí.
“Lý do họ hợp tác với Google không phải vì họ phải làm như vậy mà vì họ muốn vậy”, Schmidtlein khẳng định.
Công cụ tìm kiếm phổ biến phổ biến thứ 4 trên thế giới vào năm 2022, Yahoo, vừa thông báo mua lại nền tảng đánh giá chất lượng nội dung dựa trên thuật toán (algorithm-driven) The Factual.
Yahoo mua lại The Factual, nền tảng đánh giá chất lượng nội dung dựa trên thuật toán
Yahoo đã công bố thỏa thuận mua lại The Factual, công ty chuyên về hoạt động đánh giá tin tức và chấm điểm thiên vị cũng như độ tin cậy của các phương tiện truyền thông.
Yahoo sẽ tận dụng chỉ số này để cung cấp cho người dùng những cái nhìn sâu sắc hơn về độ chính xác và độ tin cậy của nội dung mà họ tiếp cận được.
Phía Yahoo cho biết:
“Việc mua lại The Factual tiếp tục cam kết của Yahoo trong việc đưa tin tức và thông tin đáng tin cậy đến gần 900 triệu người dùng của nền tảng trên toàn thế giới và xây dựng tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp dựa trên tin tức.”
Các điều khoản tài chính của thỏa thuận hiện chưa được tiết lộ.
Việc Yahoo mua lại The Factual thể hiện cam kết chống lại những thông tin sai lệch.
Sau khi được mua lại, tất cả các nhân viên của The Factual đều sẽ tham gia vào Yahoo news và tiếp tục sứ mệnh của họ.
Những thông tin sai lệch và tin giả đang trở thành mối quan tâm ngày càng lớn trong một môi trường khi mà mạng xã hội đã trở nên quá phổ biến với một lượng thông tin khổng lồ.
Yahoo sẽ sử dụng hệ thống tính điểm của The Factual như là một “phân tích đầu tiên về các câu chuyện tin tức”, điều này thậm chí còn đi xa hơn các sáng kiến xác minh tính xác thực của Google, Facebook và YouTube đưa ra.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Yahoo Home Ecosystem, Matt Sanchez cho biết:
“Sự kết hợp giữa tính báo chí của Yahoo và nội dung của các đối tác xuất bản của chúng tôi với thuật toán xếp hạng tin tức của The Factual sẽ mang lại một mức độ minh bạch mới cao hơn cho người dùng Yahoo, cho phép họ đưa ra những quyết định sáng suốt về các nguồn tin tức của mình.”
The Factual hiện chấm điểm hơn 10.000 bài báo bằng tiếng Anh mỗi ngày, cung cấp thứ hạng trên bản tin hàng ngày và một trang web hiển thị các chủ đề thịnh hành trực tiếp.
Thuật toán chấm điểm Tin tức của The Factual sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
The Factual được ra mắt vào năm 2019, sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để chấm điểm các câu chuyện tin tức trên thang điểm 100 bằng cách sử dụng 4 tiêu chí:
Chất lượng trang web, theo dõi lịch sử sản xuất các bài báo có nguồn gốc tốt và chất lượng cao.
Mức độ chuyên môn của tác giả viết bài, xem xét kiến thức chuyên môn của tác giả về một chủ đề dựa trên các bài viết trước đó.
Giọng điệu của bài viết, xem xét quan điểm thực sự đằng sau ngôn ngữ đang sử dụng.
Chất lượng nguồn tin, đo lường chất lượng và sự đa dạng của các nguồn và các trích dẫn trực tiếp.
Những điểm số này sau đó được sử dụng để tạo ra một điểm trọng số trung bình, được hiển thị cho người đọc, cùng với các ghi chú liên quan khác.
Điểm thấp hơn cho thấy độ tin cậy thấp hơn, trong đó các ý kiến đưa ra không nhất thiết phải được hỗ trợ bởi bằng chứng thực tế. Mặt khác, điểm số cao hơn cho thấy một bài báo có khả năng đáng tin cậy hơn.
Mặc dù những điểm số này ban đầu sẽ chỉ xuất hiện trên Yahoo News nhưng trong tương lai, nó có khả năng cung cấp cho hàng triệu người dùng của nhiều trang tin khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Influencer nói chung và KOL nói riêng hiện đang trở thành một trong những công việc được khao khát nhất của cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, mọi thứ được tô hồng trên mạng khiến họ có kỳ vọng không thực tế.
Nhiều trẻ em ảo tưởng làm KOL vì quá đam mê mạng xã hội
Khi lên 4 tuổi, các con của Benjamin Burroughs, giáo sư về truyền thông tại Đại học Nevada Las Vegas (Mỹ), bị ám ảnh bởi kênh YouTube Ryan’s World.
Trong mỗi video, đứa trẻ tên Ryan sẽ đập hộp loạt đồ chơi và khiến người xem cảm thấy như đang ngồi chơi cùng cậu bé.
Nỗi ám ảnh về “thế giới của Ryan” đã vượt ra ngoài màn ảnh. Gần như ngay lập tức, các con của Burroughs đều hỏi liệu chúng có thể trở thành YouTuber hay không.
“Vợ chồng tôi đã nói không”, Burroughs nói.
Họ cảm thấy kỳ lạ khi kiếm tiền từ con cái và không muốn cung cấp thêm thông tin cá nhân của những đứa trẻ cho các nền tảng mạng xã hội.
Bằng kinh nghiệm của mình, Burroughs bắt đầu nghiên cứu về thế giới hấp dẫn, sinh lợi và đôi khi có vấn đề về mặt đạo đức của những người có ảnh hưởng là trẻ em, theo VOX.
KOL hay Influencer – Nghề rất hấp dẫn.
Influencer hiện là một trong những con đường sự nghiệp được mong muốn nhất với cả trẻ em và người lớn. Cuộc thăm dò của Morning Consult cho thấy 54% người Mỹ 13-38 tuổi sẽ trở thành KOL nếu có cơ hội.
Nghiên cứu của Harris Poll với 3.000 trẻ em cho thấy ở cả Mỹ và Anh, nếu lựa chọn giữa giáo viên, vận động viên chuyên nghiệp, nhạc sĩ, phi hành gia hoặc YouTuber, gần 30% xếp YouTuber là lựa chọn hàng đầu.
Vậy đâu là ranh giới giữa việc đưa ra quyết định an toàn, sáng suốt hay phá nát ước mơ của trẻ thơ?
“Một mặt, cha mẹ có thể hỏi ‘Vì sao tôi phải kìm hãm sự sáng tạo của con mình?’. Họ muốn chia sẻ điều gì đó với thế giới. Nhưng sau khi trở thành công việc, lựa chọn này trở thành một vùng xám”, Burroughs nói.
Vị giáo sư khuyên các bậc phụ huynh nên suy nghĩ về tình huống mà họ và con cái sẵn sàng xử lý.
“Khuôn mặt của đứa trẻ sẽ xuất hiện trên máy quay không? Chúng có đang diễn xuất không? Cha mẹ có giới thiệu công việc họ đã làm không?”, ông nói.
Đây là những điều mà Sarah Zeiler tự hỏi khi con gái Ellie bắt đầu tạo video trên YouTube khi còn là thiếu niên.
“Tôi đã khích lệ con bé. Tôi nghĩ nếu yêu thích, con nên tự sáng tạo nội dung thay vì chỉ xem của người khác”, cô nói.
Zeiler thiết lập một số quy tắc: không mặc bikini, không trang điểm và không khoe khoang về những thứ bản thân có.
Nhưng khi bạn học ở trường bắt đầu thích thú với video của Ellie, chủ yếu là về thời trang và sở thích của các cô gái tuổi teen, cô đã từ bỏ.
Dù có trở thành người có ảnh hưởng hay không, vẫn có cảm xúc không thể tránh khỏi từ việc nhận về phản hồi liên tục từ xung quanh, cả trực tuyến lẫn ngoài đời.
Sau đó, trong thời gian ở nhà cách ly, Ellie bắt đầu đăng lên TikTok clip nhảy, hát nhép và mặc trang phục dễ thương. Người xem chủ yếu bị cuốn hút bởi cô rất giống ngôi sao Charli D’Amelio.
Trong vòng 2 tuần, Zeiler đã nhận được lời mời hợp tác từ các công ty tiếp thị và người quản lý. Tuy nhiên, nhờ kiến thức nền tảng về PR và quảng cáo, người mẹ biết rằng cô và con gái cần phải dành thời gian trước khi ký bất kỳ hợp đồng nào. Điều này cũng tốt cho Ellie, đang học trung học, khi những cơ hội này ập đến.
“Con bé đã đủ trưởng thành và thực sự hiểu những gì đang diễn ra. Chúng tôi đợi 6 tháng, khi Ellie có 3 triệu người theo dõi, để ký hợp đồng đầu tiên”, cô nói.
Kỳ vọng không thực tế.
Hiện, Ellie 18 tuổi. Zeiler hy vọng cha mẹ của những người có ảnh hưởng đầy tham vọng sẽ đảm bảo rằng con cái của họ không cho rằng chúng sẽ nổi tiếng hoặc nếu có, thì điều đó sẽ tồn tại mãi mãi.
“Điều tôi muốn nói là đừng bỏ học hay công việc hàng ngày cho đến khi thực sự có thể kiếm sống không chỉ vài tháng, mà là nhiều năm, nhờ nghề sáng tạo nội dung”, cô nói.
Ngay cả khi được thuật toán ưu ái, điều quan trọng là làm KOL không phải toàn bộ cuộc sống của trẻ em.
“Hãy dành thời gian cho những việc khác vì nghề này không có gì đảm bảo. Tôi luôn muốn Ellie cảm thấy như con bé có quyền lựa chọn”, cô chia sẻ.
Thực tế, thanh thiếu niên dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội có thể khó hiểu rằng cơ hội kiếm sống từ việc đăng nội dung là rất nhỏ.
Các con của Burroughs muốn trở thành người có ảnh hưởng vì bị lôi cuốn bởi lối sống sinh lợi được cho là vui vẻ, tự thiết lập lịch trình và nhận nhiều thứ miễn phí. Tuy nhiên, phân tích năm 2018 cho thấy 85% lưu lượng truy cập YouTube chỉ dành cho 3% kênh và hơn 96% người dùng YouTube kiếm được ít hơn mức nghèo của liên bang Mỹ.
Ngay cả khi tiền không phải là động lực, việc trẻ em nhận biết và thần tượng đứa trẻ trông giống chúng là điều hiển nhiên. Trớ trêu thay, đó là cách Ryan của Ryan’s World trở thành YouTuber. Cậu bé xem những đứa trẻ khác đăng video và cũng muốn điều tương tự.
Burroughs cảnh báo rằng việc tung hô quá mức nghề influencer có thể khiến trẻ em có kỳ vọng sai lầm về cuộc sống thực.
“Cha mẹ nên trò chuyện với con cái để giúp chúng nhận thức được rằng chúng đang bị ảnh hưởng bởi những KOL trên mạng. Họ làm cho mọi chuyện có vẻ như hoàn toàn bình thường khi trẻ em liên tục mở đồ chơi cả ngày”, ông nói.
Có lẽ không phải kỳ vọng cụ thể vào về nghề influencer hay KOL, điều mà trẻ em và thanh thiếu niên mong mỏi đơn giản chỉ là sự phấn khích, hào nhoáng, cuộc sống không có bài tập về nhà, nơi thế giới chỉ được tạo nên từ những kỳ nghỉ và thời gian vui chơi. Rốt cuộc, ai không muốn sự thảnh thơi này?
HoSE cho biết cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thể bị hủy niêm yết nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục lỗ sau thuế của công ty mẹ hoặc vốn chủ sở hữu âm.
Cổ phiếu của Vietnam Airlines có thể bị hủy niêm yết
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa có thông báo gửi Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) để lưu ý về khả năng hủy niêm yết với cổ phiếu doanh nghiệp này.
Cụ thể, HoSE cho biết đầu tháng 6, cơ quan này đã có quyết định giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines do vốn chủ sở hữu hãng hàng không này đã âm 2.160 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất quí 1-2022 và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính kiểm toán hai năm gần nhất (2020-2021) cũng báo số âm.
Vì vậy, cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết của HoSE.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2022, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ Vietnam Airlines tiếp tục báo số âm 5.167,6 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30-6 âm 28.904,2 tỉ đồng và vốn chủ sở hữu âm 4.897,4 tỉ đồng.
Theo quy định tại Nghị định 155/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán năm 2019, cổ phiếu của công ty đại chúng sẽ bị hủy bỏ niêm yết khi kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Do đó, HoSE lưu ý công ty về khả năng cổ phiếu bị hủy niêm yết nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu bị âm. Nguy cơ bị hủy niêm yết của Vietnam Airlines là khá lớn.
Bởi trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào tháng 6 vừa qua, Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu công ty mẹ 45.252 tỉ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù doanh thu tăng nhưng công ty vẫn dự kiến sẽ lỗ ròng 9.335 tỉ đồng trong năm nay, giảm 23,5% so với khoản lỗ năm trước. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ âm 9.335 tỉ đồng.
Kế hoạch kinh doanh lỗ được xây dựng trên cơ sở năm nay hãng hàng không quốc gia lên kế hoạch vận chuyển 17 triệu khách cùng 271.200 tấn hàng hóa.
Trước đó, bên kiểm toán cũng cho biết, khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê.
Những điều kiện này, cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty.
Trên thị trường, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines sau giai đoạn ngắn phục hồi từ giữa tháng 6 đến nay đã đảo chiều suy giảm.
Tính trong một tuần gần nhất, thị giá cổ phiếu này đã giảm gần 6%, hiện giao dịch ở mức 16.100 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, thị giá HVN cũng đã giảm hơn 30%.
Trong năm nay, Vietnam Airlines đã và đang đàm phán với các ngân hàng thương mại để có thêm hạn mức tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tại ngày 30-6, tổng hạn mức tín dụng mà Vietnam Airlines đã ký với các ngân hàng thương mại là khoảng 18.549 tỉ đồng, trong đó hạn mức tín dụng của các khoản vay ngắn hạn chưa sử dụng là khoảng 10.354 tỉ đồng.
Tổng Công ty cũng đã tìm kiếm các nguồn thu khác bao gồm thanh lý tàu bay, động cơ tàu bay và các khoản đầu tư tài chính.
Đến ngày lập báo cáo soát xét 30-8, Vietnam Airlines đã thanh lý một tàu bay, bán quyền mua và thuê lại một động cơ tàu bay, thanh lý khoản đầu tư vào hãng hàng không Cambodia Angkor Air (K6) và đã thu được một phần giá trị hợp đồng với số tiền khoảng 861 tỉ đồng.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng chuẩn bị các điều kiện để phát hành cổ phiếu tăng vốn. Qua một số phân tích cũng cho thấy khả năng cổ phiếu của Vietnam Airlines bị huỷ niêm yết là khá cao.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi thương mại điện tử là ưu tiên phát triển chính của TikTok, nền tảng này vừa chia sẻ một số thông tin chi tiết mới về sự bùng nổ của thương mại điện tử (eCommerce) trong ứng dụng.
Như MarketingTrips đã từng phân tích ở trong rất nhiều bài viết trước đây, khi vấn đề kiếm tiền từ quảng cáo thông qua các video ngắn vẫn còn là một vấn đề khó khăn của TikTok, thương mại điện tử sẽ tiếp tục là mục tiêu tăng trưởng của nền tảng này.
Cũng tương tự tuỳ chọn mua sắm trong ứng dụng mà công ty mẹ ByteDance đã rất thành công với phiên bản Douyin tại thị trường Trung Quốc, TikTok cũng đang muốn có được thành công đó ở nhiều các thị trường khác.
Theo quan điểm của TikTok:
“Thương mại điện tử không còn là tương lai của hoat động mua sắm – nó hiện chính là mua sắm. Trong bối cảnh mới này, các thương hiệu phải theo kịp hành vi mua sắm trực tuyến luôn thay đổi của người tiêu dùng – và TikTok đang không ngừng nỗ lực để theo đuổi kỷ nguyên mua sắm mới này.”
Để cung cấp thêm một số góc nhìn về vấn đề này, TikTok vừa chia sẻ một số thông tin chi tiết mới về cách người dùng tương tác với các hoạt động mua sắm trong luồng (in-stream shopping) và những xu hướng mới này đang giúp định hình sự phát triển của ứng dụng như thế nào.
Người tiêu dùng tỏ ra thích thú khi mua sắm trực tuyến nhiều hơn gấp 2 lần so với mua sắm truyền thống.
So với các cách thức mua sắm trên các nền tảng mua sắm trực tuyến khác, người mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội (Social Commerce) có xu hướng mua nhanh hơn 1.2 lần và mua để giải toả yếu tố về tinh thần nhiều hơn 1.3 lần.
Khi TikTok là một phần trong hành trình mua sắm của khách hàng (Customer Journey), 51% người tiêu dùng thích khám phá các sản phẩm từ quảng cáo trên TikTok, 87% có xu hướng xem phát trực tuyến khi cân nhắc mua hàng và 76% xem các bài đăng có hashtag xu hướng trước khi mua hàng.
37% người tiêu dùng sẽ mua sắm trên TikTok khi nội dung của thương hiệu có thể giải trí họ, 21% mua hàng vì các nội dung và sản phẩm “được sản xuất ra là để dành riêng cho họ” và 20% sẽ mua hàng khi việc mua hàng có thể khiến họ trở nên tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với khối tài sản trị giá khoảng 250 tỷ USD và là người giàu nhất thế giới tính đến năm 2022, cùng với đó là hơn 100.000 nhân viên toàn cầu, Elon Musk có thể được coi là một trong số những nhà lãnh đạo thành công nhất mọi thời đại.
Học hỏi 3 quy tắc quản trị hàng đầu từ Elon Musk
Không chỉ là người giàu nhất thế giới và nắm trong tay nhiều nhân viên, Elon Musk còn gắn liền với nhiều quy tắc lãnh đạo, là những bài học có giá trị cho nhiều nhà lãnh đạo khác, dưới đây là 3 quy tắc trong số đó.
Quản lý vi mô và trong một số trường hợp là quản lý siêu vi mô.
Vào năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal, Elon Musk tự mô tả mình là một “nhà quản lý nano”, tức quản lý nhân viên theo kiểu chi tiết.
Một cựu Trưởng bộ phận Nhân sự tại SpaceX (công ty do Elon Musk quản lý) nhận xét:
“Chỉ có áp lực mới tạo ra kim cương, và Elon Musk là một nhà chế tạo kim cương bậc thầy”.
“Anh ấy biết nó không mấy dễ chịu, nhưng anh ấy cũng biết bạn sẽ vượt quá mức mong đợi của chính mình nếu anh ấy tiếp tục nhiệt tình và ủng hộ.”
Một kỹ sư phần mềm của Tesla nói thêm: “Anh ấy thách thức mọi người và thúc đẩy họ làm những điều mà họ không nghĩ là họ có thể làm được, và mọi thứ sau đó quá tuyệt vời.”
Khi được cho rằng là quá mất thời gian và công sức khi phải quản lý mọi người theo kiểu vi mô, Elon Musk nói rằng “Tôi không thể tìm được người để ủy quyền.”
Họp ít hơn và ngắn hơn.
Elon Musk cũng chia sẻ triết lý quản trị của mình với các nhân viên Tesla trong một email, trong đó ông viết rằng, nên có ít các cuôc hợp hơn và các cuộc họp nên ngắn hơn đồng thời những người không có đóng góp ý kiến gì thì không nên tham dự.
Ông nói: “Hãy rời khỏi các cuộc họp ngay khi bạn thấy rõ rằng bạn đang không giúp gia tăng giá trị cho các cuộc hợp hay gia trị của bản thân. Rời đi không phải là thô lỗ nhưng bắt mọi người ở lại và lãng phí thời gian của họ là không thể chấp nhận.”
Ông cũng nói rằng nhân viên nên sử dụng biệt ngữ và bỏ qua các chuỗi mệnh lệnh để cải thiện giao tiếp.
Ông viết: “Nếu việc tuân theo các ‘quy tắc của công ty’ làm bạn bực bội và giảm hiệu suất trong một số tình huống cụ thể nào đó, thì quy tắc đó nên thay đổi.”
Trong một email gửi cho nhân viên, Elon Musk nói với các nhân viên Tesla rằng ông không ngại gì nếu họ nghe nhạc trong nhà máy hoặc thêm “bất kỳ điểm nhấn nhỏ nào khiến công việc trở nên thú vị hơn.”
Elon Musk khó tính trong cách quản trị.
Một giám đốc kỹ thuật cấp cao của Tesla từng nói rằng:
“Nếu bạn nói sai điều gì đó hoặc mắc một sai lầm nào đó, anh ấy sẽ quyết định rằng bạn là một tên ngốc và không có gì có thể làm thay đổi suy nghĩ đó của anh ấy.”
Các nhân viên Tesla cho biết rằng Elon Musk có thể đòi hỏi rất cao và khó đoán.
“Về cơ bản Elon Musk làm những gì mà anh ấy muốn, bất cứ khi nào anh ấy muốn.”
Khi được cho rằng từng có những hành động là các “phản hồi quá gay gắt và chế nhạo nhân viên” của mình, Elon Musk cho rằng “Tôi chỉ là đưa ra các phản hồi một cách rõ ràng và thẳng thắn, và có thể điều này đang được hiểu là chế nhạo hay gay gắt.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi có không ít các ý kiến cho rằng các thương hiệu lớn ít hoặc không chi tiêu nhiều cho quảng cáo, sự thật lại diễn ra theo cách ngược lại.
Top những thương hiệu chi tiêu nhiều nhất cho quảng cáo trong 2021
Vào năm 2021, gã khổng lồ ngành FMCG, Procter & Gamble (P&G) là nhà quảng cáo lớn nhất trên toàn thế giới, đã chi tiêu đến 8,1 tỷ USD vào các hoạt động quảng cáo.
Amazon đứng thứ hai trong danh sách với số tiền chi cho quảng cáo là 4,8 tỷ USD, trong khi Unilever đứng ở vị trí thứ ba với mức chi 4,7 tỷ USD, Apple cũng chi tới 2,7 tỷ USD cho quảng cáo.
Tổng chi tiêu cho quảng cáo toàn cầu đạt mức 722,84 tỷ USD trong năm 2021.
Microsoft là thương hiệu ít chi tiêu cho quảng cáo khi công ty này chỉ bỏ ra 1,1 tỷ USD cho các hoạt động quảng cáo trong 2021.
Mức ngân sách chi tiêu cho quảng cáo cụ thể như sau (theo số liệu từ Statista):
Đơn vị tính: Tỷ USD.
Về mặt bằng chung, các thương hiệu thuộc mảng FMCG, F&B hay bán lẻ chi tiêu mạnh nhất cho quảng cáo, tiếp sau đó là các thương hiệu nhóm công nghệ, các thương hiệu xe hơi như Nissan, Volkswagen hay Ford cũng chi tiêu tương đối mạnh.
Theo những thông tin mới đây, sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á Shopee đã huỷ bỏ nhiều hồ sơ tiếp nhận ứng viên trong bối cảnh công ty mẹ Sea Group liên tục báo cáo thua lỗ.
Theo thông tin từ Reuters, một nhóm WeChat gồm khoảng 60 người báo cáo rằng thư mời nhận việc của họ đã bị Shopee rút lại chỉ trong vài ngày trước ngày nhận việc.
Một kỹ sư đã nghỉ việc tại công ty mẹ của TikTok, ByteDance, trước khi nộp đơn vào Shopee cho biết:
“Tôi đã nghĩ đó là một cuộc gọi lừa đảo … cho đến khi tôi nhận ra đó là một đợt hủy bỏ thư mời nhận việc trên diện rộng của Shopee.”
Một đại diện của Shopee cho biết:
“Do những điều chỉnh mới trong kế hoạch tuyển dụng cho một số nhóm công nghệ, một số vị trí tại Shopee đã không còn nữa. Chúng tôi đang nỗ lực để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng.”
Động thái này của Shopee diễn ra sau các đợt cắt giảm việc làm khác gần đây tại công ty mẹ Sea Group.
Các nhân viên tại Booyah!, một ứng dụng phát trực tiếp trò chơi, thuộc mảng trò chơi Garena của Sea cũng đã được thông báo rằng họ sẽ phải nghỉ việc và ứng dụng sẽ không còn được cập nhật nữa, các dự án phát triển khác của Sea cũng sẽ dừng hoạt động.
Những tín hiệu u ám từ Sea Group.
Vào đầu tháng 3, Sea từng cho biết là họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Shopee nhằm mục tiêu cạnh tranh với Lazada thuộc Alibaba Group Holding, và sự tăng trưởng của Shopee vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên gần đây, Sea đã rút lại dự báo tăng trưởng cho sàn thương mại điện tử trong bối cảnh thị trường ngày càng bất ổn và có nhiều thay đổi.
Sea đã chứng kiến giá trị thị trường (market value) của mình tăng vọt lên mức hơn 200 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái khi mảng game Garena phát triển bất chấp đại dịch, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn khoảng 27 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo mới đây từ Google, tính năng điều chỉnh giá thầu “top content bids” hiện có trong Google Ads sẽ ngừng hoạt động từ tháng 10.
Tính năng điều chỉnh giá thầu “top content bids” sẽ ngừng hoạt động từ tháng 10
Theo đó, bắt đầu từ tháng 10 tới, các nhà quảng cáo Google Ads sẽ không thể điều chỉnh giá thầu dựa trên những nội dung mà Google cho là phổ biến và có lưu lượng truy cập cao.
Tính năng điều chỉnh giá thầu (bid adjustments) là gì trong Google Ads.
Điều chỉnh giá thầu là việc tăng hoặc giảm giá thầu theo tỷ lệ phần trăm. Mức điều chỉnh giá thầu cho phép bạn hiển thị quảng cáo của mình với tần suất nhiều hơn hoặc ít hơn dựa trên vị trí, thời điểm và cách mọi người tìm kiếm.
Ví dụ: đối với bạn, đôi khi một lượt nhấp sẽ có giá trị hơn nếu nó đến từ điện thoại thông minh, tại một thời điểm nhất định trong ngày hoặc từ một vị trí cụ thể.
Bạn cũng có thể điều chỉnh giá thầu dựa trên hiệu suất của quảng cáo, nhờ đó cải thiện lợi tức đầu tư (ROI).
Số tiền chi tiêu cho từng lượt nhấp có thể khác nhau vì giá thầu tăng hoặc giảm theo hệ số điều chỉnh mà bạn đặt, nhưng tổng ngân sách trung bình hằng ngày sẽ không thay đổi.
Tính năng điều chính giá thầu Top content bids trong Google Ads.
Top content bids hay Giá thầu cho các nội dung hàng đầu là tính năng điều chỉnh giá thầu (Bids) cho phép nhà quảng cáo đặt điều chỉnh giá thầu cho những nội dung được Google cho là phổ biến, những nội dung có số lần hiển thị lớn, đồng thời nhận được mức lưu lượng truy cập và mức độ tương tác của người xem cao.
Các điều chỉnh giá thầu này có thể được thêm vào ở cấp nhóm quảng cáo (Ad groups) và hiện chỉ có sẵn từ 0% đến + 500%.
Nếu bạn muốn thêm công cụ sửa đổi phủ định (negative modifier), tùy chọn khả dụng duy nhất sẽ là thêm website làm vị trí phủ định.
Kể từ tháng 10 sắp tới, tất cả các điều chỉnh giá thầu cho nội dung hàng đầu sẽ mặc định trở về 0%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn ngồi đó và cuộn màn hình chỉ để xem nội dung, điều đó không hẳn là xấu nhưng nhìn chung nó không mang lại lợi ích tích cực từ mạng xã hội vốn được tạo ra để xây dựng mối quan hệ.
Tập trung xây dựng mối quan hệ.
Có mặt với tư cách khách mời trong một chương trình podcast gần đây mang tên Joe Rogan Experience, Mark Zuckerberg – CEO Tập đoàn Meta cho biết ông nghĩ rằng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram… có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần của người dùng nhưng chủ yếu chỉ khi họ sử dụng để kết nối với người khác.
“Nếu bạn ngồi đó và cuộn màn hình chỉ để xem nội dung, điều đó không hẳn là xấu nhưng nhìn chung nó không mang lại lợi ích tích cực từ mạng xã hội vốn được tạo ra để xây dựng mối quan hệ”, tỷ phú công nghệ nói.
Hầu hết mọi người đều biết câu chuyện về sự ra đời của mạng xã hội Facebook ở phòng ký túc xá. Mark Zuckerberg cho biết nền tảng để tạo ra Facebook ban đầu vào năm 2004 không phải là vì mình bỏ học đại học hay do từ bỏ bất kỳ sở thích nào khác.
Thay vào đó, CEO của Meta cho biết đó là do những mối quan hệ cá nhân mà ông đã tạo ra khi còn đi học.
Theo Zuckerberg, giao lưu với ai tại trường đại học “là quyết định quan trọng nhất” mà một sinh viên có thể đưa ra, vì “bạn sẽ trở thành người giống như những người xung quanh bạn”. Tỷ phú công nghệ nói: “Tôi cho rằng, nhìn chung nhiều người đang quá tập trung vào mục tiêu mà không đầu tư đủ nhiều cho các mối quan hệ mà họ đang gây dựng”.
Vào đầu những năm 2000, Mark Zuckerberg đã gặp Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz, Chris Hughes và Andrew McCollum khi cả 5 người đang là sinh viên tại Đại học Harvard.
Dự án khởi nghiệp của các nhà đồng sáng lập Facebook (nay đổi tên thành Meta) đã cách mạng hóa mạng xã hội và trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay. Tính tới tháng 7/2022, Meta có vốn hóa thị trường khoảng 562 tỷ USD.
Mặc dù nhóm các nhà sáng lập chia tay không mấy êm đẹp, nhưng đến nay Mark Zuckerberg cho biết vẫn giữ quan điểm ưu tiên tập trung xây dựng các mối quan hệ hơn là tập trung vào các mục tiêu. Ông áp dụng điều này cả khi tuyển dụng.
Mark cho biết, khi đánh giá một ứng viên, ông tưởng tượng sẽ thế nào nếu làm việc cùng người ấy, thay vì chỉ là ông chủ.
Chiến lược để tạo ra môi trường làm việc vừa gắn kết vừa hiệu quả, theo CEO Meta là làm việc cùng những người có chung quan điểm giá trị trên bình diện con người.
Như vậy, bạn sẽ có khả năng đạt được các mục tiêu trong công việc hơn. Điều quan trọng không phải là chọn bạn bè hay đối tác, mà là tìm kiếm sự phù hợp.
Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích khi được sử dụng đúng mục đích.
Theo thông tin được tiết lộ, mặc dù Mark Zuckerberg dành phần lớn thời gian của mình trên mạng xã hội, nhưng ông không lướt một cách vô thức. Đó là bởi vì Zuckerberg cho rằng mạng xã hội tốt nhất khi được sử dụng để giao tiếp.
Mark Zuckerberg cũng không phải là người duy nhất không khuyến khích việc sử dụng mạng xã hội quá mức. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều có thể dẫn đến trầm cảm và lo lắng ở một số người dùng.
Các chuyên gia cho rằng, điều đó chỉ xảy ra nếu người dùng đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội để chỉ “cuộn” màn hình xem nội dung, thay vì tương tác với người khác.
Việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên vào các mục đích chẳng hạn như “phản hồi nội dung mà người khác chia sẻ” hằng ngày thực sự có liên quan đến tâm lý tích cực và sức khỏe tâm thần tổng thể của người dùng, một nghiên cứu năm 2019 do các nhà khoa học của Đại học Harvard thực hiện cho thấy.
Tuy nhiên, điều ngược lại sẽ trở thành sự thật khi mọi người quá phụ thuộc vào mạng xã hội hoặc kết nối một mối quan hệ không lành mạnh.
Nếu mọi người chỉ “kiểm tra ứng dụng quá mức” vì sợ bỏ lỡ điều gì đó, cảm thấy thất vọng hoặc cảm thấy mất kết nối với bạn bè thì không nên đăng nhập vào mạng xã hội, điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ, Mesfin Awoke Bekalu – một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu giải thích.
Trong thực tế, Mark Zuckerberg là đối tượng của rất nhiều lời chỉ trích về chủ đề này. Các nhà phê bình cho rằng, Facebook và Instagram là “chất gây nghiện” và có hại, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên và trẻ em.
Để đáp lại những lập luận đó, các nền tảng này đã tung ra tính năng đồng hồ đo thời gian người dùng dành cho các ứng dụng mạng xã hội, hiển thị thông báo nhắc nhở hoặc thậm chí buộc đăng xuất sau một khoảng thời gian nhất định.
Đó là lý do tại sao Mark Zuckerberg tuyên bố mục tiêu của Facebook và mô hình vũ trụ ảo metaverse trong tương lai không phải là khiến mọi người dành nhiều thời gian hơn trên Internet. Thay vào đó là để làm cho thời gian của mọi người trên Internet trở nên hấp dẫn hơn và đầy tính tương tác.
Zuckerberg nói: “Tôi không nhất thiết muốn mọi người dành nhiều thời gian trên màn hình máy tính. Tôi chỉ muốn thời gian mà mọi người dành cho mạng xã hội trở nên tốt hơn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link