Skip to main content

Thẻ: Instagram

Cách sử dụng hashtag để phát triển thương hiệu trong năm 2021 (P2)

Bạn có biết cách sử dụng thẻ hashtag sao cho hiệu quả để có thể giúp phát triển thương hiệu? Dưới đây là những gì về hashtag mà bạn nên biết trong 2021.

Cách sử dụng hashtags để phát triển thương hiệu trong năm 2021

Cho dù thương hiệu của bạn đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội như thế nào trong chiến lược truyền thông mạng xã hội, thì việc biết cách sử dụng thẻ hashtag (#) cũng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội của thương hiệu.

Hashtag là gì?

Khi nói đến khái niệm hashtag hay muốn hiểu hashtag là gì, có hai thứ mà bạn cần hiểu, thứ nhất là về mặt hiển thị và thứ hai là về mặt bản chất (tính kỹ thuật).

Về mặt hiển thị, hashtag là thuật ngữ dùng để chỉ những từ hay cụm từ nằm đằng sau dấu thăng “#”, ví dụ những từ như #marketingtrips, #marketing, #facebook, #hashtag hay #hashtaglagi chính là những hashtag.

Về mặt kỹ thuật, theo định nghĩa của Wikipedia, hashtag là những thẻ siêu dữ liệu (metadata) được ký hiệu bằng dấu thăng “#”. Hashtag được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube hay TikTok.

Một trong những tính năng phổ biến nhất của các thẻ hashtag trên các nền tảng là chúng cho phép người dùng tìm kiếm những nội dung tương tự hoặc cùng nói về một chủ để.

Top những hashtag phổ biến nhất 2021.

Các thẻ hashtag phổ biến nhất không nhất thiết phải là các thẻ tốt nhất.

Ví dụ, hashtag #followme có hơn 575 triệu bài đăng trên Instagram.

Hashtag này có thể không thu hút được sự chú ý hay tương tác với người theo dõi (followers) của bạn cũng như không thêm bất kỳ ý nghĩa nào cho bài đăng của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng bỏ qua các thẻ hashtag phổ biến này.

Ví dụ: các hashtag #throwbackthursday hoặc #flashbackfriday có thể là những cách thú vị để thương hiệu của bạn tham gia vào các cuộc trò chuyện chung đang diễn ra trên mạng xã hội rộng lớn.

Tính đến tháng 6 năm 2021, một số hashtag phổ biến nhất mọi thời đại trên nền tảng Instagram bao gồm:

  1. #love (2,1 tỷ bài đăng).
  2. #instagood (1,3 tỷ bài đăng).
  3. #fashion (972 triệu bài đăng).
  4. #photooftheday (931M bài đăng).
  5. #photography (769 triệu bài đăng).
  6. #beautiful (749 triệu bài đăng).
  7. #instagram (691 triệu bài đăng).
  8. #picoftheday (655 triệu bài đăng).
  9. #nature (639 triệu bài đăng).
  10. #happy (639 triệu bài đăng)

Tất nhiên, các thẻ hashtag phổ biến là khác nhau tùy thuộc vào nền tảng mạng xã hội bạn đang sử dụng. Trên LinkedIn, các hashtag phổ biến nhất mọi thời đại là #leadership và #productivity.

Mặc dù có hàng triệu – thậm chí là hàng tỷ bài đăng sử dụng các hashtag phổ biến. Chúng không cụ thể cho một ngành hoặc một chủ đề nhất định.

Và khi nói đến các hashtag phổ biến, đừng nói nhiều về tên thương hiệu của bạn.

Tốt nhất, bạn hãy cố gắng xác định các thẻ hashtag thích hợp có liên quan đến thương hiệu và những gì thương hiệu của bạn đang đại diện.

Chẳng hạn như khi bạn đang tìm cách xây dựng một hashtag phổ biến cho thương hiệu xe hơi Mercedes, hashtag đó nên là #Luxury, #power hay #dulcet (êm ái) chẳng hạn.

6 cách để tìm các thẻ hashtag tốt nhất.

Để tìm các thẻ hashtag cụ thể cho thương hiệu, ngành hàng và đối tượng mục tiêu của bạn, bạn sẽ cần phải thực hiện một số nghiên cứu nhỏ.

1. Theo dõi đối thủ và người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.

Bạn nên bắt đầu bằng cách thực hiện một phân tích cạnh tranh nhỏ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh của bạn và bất kỳ người có ảnh hưởng (influencer) nào có liên quan đến thị trường ngách (niche) của thương hiệu của bạn.

Ghi lại những thẻ hashtag mà họ đã sử dụng thường xuyên nhất và họ sử dụng bao nhiêu thẻ khác nhau trong mỗi bài đăng của mình.

Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách đối thủ cạnh tranh của bạn đang tương tác với đối tượng mục tiêu và những từ khóa họ đang có xu hướng sử dụng nhiều.

2. Sử dụng Hashtagify.me.

Hashtagify.me giúp bạn tìm các thẻ hashtag trên Twitter hoặc trên Instagram tốt nhất cho thương hiệu của bạn.

Với công cụ này, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ hashtags nào và xem mức độ phổ biến của nó.

Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm mức độ phổ biến của thẻ #springtime, bạn sẽ nhận được kết quả hiển thị cho mức độ phổ biến tổng thể của thẻ này, mức độ phổ biến gần đây cũng như xu hướng trong tháng và tuần.

3. Biết những thẻ hashtag nào đang thịnh hành (trending).

RiteTag tạo các đề xuất hashtag đang thịnh hành dựa trên nội dung của bạn.

Bạn sẽ thấy các thẻ hashtag tốt nhất để sử dụng trong các bài đăng của bạn, cũng như thẻ để bài đăng của bạn được hiển thị tốt nhất theo thời gian.

Nhấp vào “Nhận Báo cáo” (Get Report) để phân tích chi tiết về các thẻ mà nó hiển thị.

4. Sử dụng một công cụ lắng nghe trên mạng xã hội (social listening).

Một số công cụ như Hootsuite cho phép thương hiệu của bạn sử dụng các luồng tìm kiếm để khám phá những thẻ hashtag nào là tốt nhất cho tất cả các nền tảng mạng xã hội mà thương hiệu đang sử dụng.

5. Tìm các thẻ hashtag có liên quan.

Nếu bạn đã nắm rõ những thẻ hashtag nào đang hoạt động tốt cho thương hiệu của mình, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các thẻ hashtag có liên quan.

Những thẻ này có thể cụ thể hơn một chút so với các thẻ phổ biến mà bạn đang sử dụng, điều này cũng có thể giúp bạn kết nối với nhiều đối tượng được nhắm mục tiêu hơn.

Trên Instagram, các thẻ hashtag có liên quan hiển thị ngay phía trên tab “Top” và “Recent” khi bạn đang ở trong phần “Explore”.

Trên LinkedIn, bạn có thể tìm thêm các hashtags đề xuất (recommendations) sau khi bạn nhấp vào một hashtag. Sau đó chọn “Khám phá thêm hashtags”.

6. Phân tích những thẻ hashtag nào đã thành công nhất trên các bài đăng trước đây.

Theo dõi những thẻ hashtag bạn đã sử dụng trên các bài đăng trước đây. Phân tích bài đăng nào là phổ biến nhất, sau đó xem có xu hướng gì với các thẻ này hay không.

Nếu bạn nhận thấy một số bài đăng phổ biến nhất của mình luôn chứa một vài thẻ hashtag giống nhau, hãy cân nhắc về việc đưa những thẻ đó vào các bài đăng của bạn trong tương lai.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thuật toán của Instagram cho Digital Marketers trong 2023

Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật toán của Instagram, cách Instagram quyết định nội dung nào sẽ hiển thị cho từng người dùng cá nhân và làm thế nào nhà sáng tạo nội dung và người làm marketing có thể sử dụng thuật toán đó để xây dựng lợi thế cho riêng mình trong 2023?

thuật toán của instagram
Thuật toán của Instagram hoạt động như thế nào

Theo giải thích mới đây của Instagram:

“Chúng tôi muốn làm tốt hơn trong việc giải thích cách hoạt động của Instagram. Có rất nhiều quan niệm sai lầm đã được hiểu và chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để giúp mọi người hiểu về những gì chúng tôi đã làm.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ để làm sáng tỏ hơn về cách hoạt động của công nghệ và thuật toán của Instagram, đồng thời, cũng chia sẻ cách nó tác động đến những trải nghiệm mà mọi người có trên ứng dụng.”

Các nội dung sẽ được đề cập trong bài bao gồm:

  • Thuật toán của Instagram là gì?
  • Thuật toán là gì?
  • Các tính hiệu chính của thuật toán của Instagram.
  • Instagram xếp hạng nội dung dựa trên những thuật toán chính là gì?
  • Thuật toán của Instagram Reels.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán của Instagram là gì?

Thuật toán của Instagram trong tiếng Anh có nghĩa là Instagram Algorithm, khái niệm đề cập đến cách Instagram thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được Instagram sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.

Thuật toán là gì?

Như đã phân tích ở trên, Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithm.

Được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ và máy tính, khái niệm thuật toán đề cập đến nhiều tác vụ hay quy trình xử lý khác nhau để giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một phép tính nào đó.

Các thuật toán hoạt động như một danh sách chính xác bao gồm các hướng dẫn thực hiện các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm. Các thuật toán được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính, phần mềm.

Bạn có thể xem thuật toán là gì để hiểu toàn diện về khái niệm thuật toán.

Sẽ không có duy nhất một thuật toán toàn diện.

Trước tiên, Instagram lưu ý rằng các quy trình hoạt động của nó không được xác định bởi một thuật toán duy nhất, vì vậy ý ​​tưởng về ‘một thuật toán’ là hơi thiếu sót.

“Instagram không có một thuật toán giám sát những gì mọi người làm và không thấy trên ứng dụng. Chúng tôi sử dụng nhiều thuật toán, sử dụng bộ phân loại và quy trình, mỗi thuật toán có một mục đích riêng.

Chúng tôi muốn tận dụng tối đa thời gian của bạn trên nền tảng, và chúng tôi tin rằng sử dụng công nghệ để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn là cách tốt nhất để làm được điều đó.”

Instagram giải thích rằng, cũng giống như Facebook, nó đã triển khai một thuật toán mới vì luồng nội dung đã trở nên quá nhiều để mỗi người dùng có thể ‘tiêu thụ’.

“Đến năm 2016, mọi người đã bỏ lỡ khoảng 70% tổng số bài đăng của họ trong ‘Nguồn cấp dữ liệu’ (Feed), bao gồm gần một nửa số bài đăng từ các mối quan hệ thân thiết của họ.

Vì vậy, chúng tôi đã phát triển và giới thiệu một ‘Nguồn cấp dữ liệu xếp hạng các bài đăng dựa trên những gì bạn quan tâm nhiều nhất.'”

Đó là lý do tại sao trọng tâm của nguồn cấp dữ liệu và thuật toán của ‘Câu chuyện’ (stories) của Instagram nói chung là liên quan nhiều đến ‘bạn bè’, trong khi mục ‘Khám phá’ (Explore) và Reels lại tìm kiếm các chủ đề phù hợp hơn dựa trên xu hướng, sở thích…

Thuật toán của Instagram 2023: Những tín hiệu chính.

Instagram nói rằng các thuật toán của họ đều sử dụng các tín hiệu chính, với các tín hiệu đó là khác nhau tùy thuộc vào từng yếu tố.

Instagram lưu ý rằng có “hàng nghìn” tín hiệu mà hệ thống của nó có thể rút ra, nhưng phần lớn, các chỉ số chính trên ‘Nguồn cấp dữ liệu’ và ‘Câu chuyện’ theo thứ tự là:

  • Thông tin về bài đăng – Đây là những tín hiệu về mức độ phổ biến của một bài đăng, có bao nhiêu người đã thích bài đăng đó, thông tin cụ thể về chính nội dung đó như thời điểm nó được đăng, thời lượng (nếu nó là một video) và những thứ liên quan đến vị trí.
  • Thông tin về người đã đăng bài – Điều này giúp chúng tôi biết người đó có thể thú vị như thế nào đối với bạn và bao gồm các tín hiệu như số lần mà bạn đã tương tác với người đó trong vài tuần qua.
  • Hoạt động của bạn – Điều này giúp chúng tôi hiểu những gì bạn có thể quan tâm và bao gồm các tín hiệu như số lượng bài đăng bạn đã thích.
  • Lịch sử tương tác của bạn với ai đó – Điều này cho chúng tôi biết mức độ quan tâm của bạn khi xem các bài đăng từ một người cụ thể nào đó. Đơn cử một ví dụ là bạn có từng nhận xét về bài đăng của nhau hay không.

Đây là các mã nhận dạng thuật toán chung, tương tự như ‘Bảng tin’ (News Feed) của Facebook, với các yếu tố chính là loại bài đăng mà bạn đã tương tác và mối quan hệ của bạn với người tạo ra chúng.

Nếu bạn tương tác với video thường xuyên hơn, bạn sẽ thấy nhiều video hơn, nếu bài đăng nhận được nhiều tương tác, bạn có nhiều khả năng sẽ xem nó hơn, nếu bạn nhấn ‘Thích’ trên một bài đăng nhất định, đó là một dấu hiệu thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của bạn.

Nói thêm về điều này, Instagram cũng lưu ý rằng xếp hạng cho nguồn cấp dữ liệu cũng sẽ dựa trên lịch sử tương tác của mỗi người dùng:

“Trong nguồn cấp dữ liệu, 05 tương tác mà chúng tôi xem xét kỹ nhất là: khả năng bạn dành vài giây cho một bài đăng, nhận xét về bài đăng đó, thích bài đăng đó, lưu nó và nhấn vào ảnh hồ sơ.

Bạn càng có nhiều khả năng thực hiện một hành động thì chúng tôi càng coi trọng hành động đó, tức là bạn sẽ thấy các bài đăng tương tự càng cao.”

Thuật toán của Instagram: Xếp hạng mục ‘Khám phá’.

Tab khám phá của Instagram thì có một chút khác biệt, với thuật toán của mục khám phá tập trung vào việc hiển thị cho bạn những nội dung khác mà bạn có thể thích, dựa trên những người bạn đã theo dõi và lịch sử tương tác của bạn.

“Để tìm ảnh và video bạn có thể quan tâm, chúng tôi xem xét các tín hiệu như những bài đăng bạn đã thích, đã lưu và nhận xét trong quá khứ. Giả sử gần đây bạn đã thích một số ảnh của đầu bếp Cathay Bi của San Francisco.

Sau đó, chúng tôi xem xét những người khác cũng thích ảnh của Cathay Bi, sau đó xem những tài khoản khác mà những người đó đã quan tâm. Có thể những người thích Cathay Bi cũng sẽ thích Dragon Beaux (một nhà hàng).

Trong trường hợp đó, lần sau khi bạn mở tab khám phá, chúng tôi có thể cho bạn xem ảnh hoặc video từ Dragon Beaux.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là nếu bạn quan tâm đến bánh bao, bạn có thể xem các bài đăng về các chủ đề liên quan, điều mà chúng tôi không nhất thiết phải hiểu nội dung cụ thể của mỗi bài đăng.”

Vì vậy, ý tưởng ở đây là thuật toán của Instagram sẽ tìm cách hiển thị nội dung cho các nhóm người có liên quan dựa trên các cụm từ.

Nếu bạn thường xuyên tương tác với một tài khoản thường chia sẻ nội dung câu cá, thì có khả năng những người khác đang tương tác với cùng một tài khoản đó cũng đang tìm kiếm các tài khoản câu cá khác, điều mà bạn cũng có thể quan tâm.

Đây là lúc mà thẻ hashtag (#) có thể giúp cải thiện khả năng khám phá nội dung của bạn, bằng cách hiển thị tài khoản của bạn cho những người đang tìm kiếm các chủ đề nhất định.

Nếu sau đó họ tương tác với các bài đăng của bạn, điều đó sẽ giúp tăng cơ hội cho các bài đăng của bạn được hiển thị với các mối quan hệ của họ, v.v.

“Khi chúng tôi đã tìm thấy một nhóm ảnh và video mà bạn có thể quan tâm, sau đó chúng tôi sắp xếp chúng theo mức độ quan tâm mà chúng tôi nghĩ rằng bạn cũng thế, cũng giống như cách chúng tôi xếp hạng ‘Nguồn cấp dữ liệu’ và ‘Câu chuyện’.

Cách tốt nhất để dự đoán mức độ quan tâm của bạn là dự đoán vào khả năng bạn thực hiện một điều gì đó với bài đăng. Các hành động quan trọng nhất mà chúng tôi dự đoán gồm lượt thích, lượt lưu và lượt chia sẻ.”

Thuật toán của Instagram: Xếp hạng Reels.

Yếu tố giúp xác định thuật toán mới nhất của Instagram là “đặc biệt tập trung vào những gì có thể giúp bạn giải trí.”

“Chúng tôi khảo sát mọi người và hỏi xem liệu họ có thấy một câu chuyện cụ thể nào đó thú vị hay hài hước, đồng thời học hỏi từ các phản hồi để tìm ra cách giải trí tốt hơn cho mọi người, hướng đến những nhà sáng tạo nhỏ hơn trên nền tảng.

Những dự đoán quan trọng nhất mà chúng tôi đưa ra là khả năng bạn có thể xem tất cả các video và nói rằng nó thực sự thú vị hoặc hài hước.”

Đối với Reels, Instagram nói rằng dưới đây là bốn yếu tố chính cần tập trung trong thuật toán của nó:

  • Hoạt động của bạn – Chúng tôi xem xét những thứ như video mà bạn đã thích, đã nhận xét và đã tương tác gần đây. Những tín hiệu này giúp chúng tôi hiểu nội dung nào có thể liên quan đến bạn.
  • Lịch sử tương tác của bạn với những người đã đăng – Giống như trong mục ‘Khám phá’, có thể video được tạo bởi một người mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến, nhưng nếu bạn đã tương tác với họ, điều đó nói cho chúng tôi biết bạn có thể quan tâm đến những gì họ đã chia sẻ.
  • Thông tin về video – Đây là những tín hiệu về nội dung bên trong video, chẳng hạn như đoạn âm thanh, hiểu video dựa trên pixel (độ phân giải) cũng như mức độ phổ biến của video đó.
  • Thông tin về người đã đăng – Chúng tôi coi mức độ phổ biến sẽ là yếu tố giúp bạn tìm thấy những nội dung hấp dẫn từ nhiều người đồng thời cho mọi người cơ hội tìm thấy đối tượng mục tiêu của họ.

Trên đây là một số gợi ý hữu ích về cách các thuật toán của Instagram hoạt động và cách nó hiển thị những nội dung nhất định cho người dùng vào năm 2023.

Bằng cách hiểu được các thuật toán này, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc nhắm mục tiêu cũng như có chiến lược phù hợp hơn với các nội dung trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Nguồn: MarketingTrips

Top 10 lý do tại sao doanh nghiệp của bạn cần marketing trên Instagram

Tại sao các biển quảng cáo ngoài trời ở các đại lộ hoặc các con phố đông đúc lại ‘đắt khách’ đến vậy? Đơn giản vì marketing và quảng cáo thành công nhất xảy ra ở nơi mà nhiều người dành nhiều thời gian của họ nhất.

Top 10 lý do tại sao doanh nghiệp của bạn cần marketing trên Instagram

Hàng tỷ người dùng trên toàn cầu đang sử dụng ứng dụng để chia sẻ hình ảnh mỗi tháng và các doanh nghiệp thích ứng nhanh đang gặt hái được không ít lợi ích.

Dưới đây là 10 lý do tại sao bạn nên bắt đầu ưu tiên sự hiện diện doanh nghiệp của mình trên mạng xã hội Instagram ngay từ hôm nay.

#10. Hơn 1.2 tỷ người đang sử dụng Instagram.

Instagram hiện có hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên toàn cầu, tức là chỉ đứng sau Facebook và YouTube về lượng người dùng.

63% người dùng Instagram kiểm tra ứng dụng hàng ngày.

Nếu bạn muốn đưa thương hiệu, nội dung và sản phẩm của bạn đến với một lượng lớn khách hàng tiềm năng thì Instagram và lượng người dùng khổng lồ của nó là điều bạn không nên bỏ qua.

#9. 28 phút là lượng thời gian trung bình mà mỗi người dùng Instagram ở trên nền tảng mỗi ngày.

Ở Mỹ, người dùng Instagram dành trung bình 28 phút trên nền tảng này mỗi ngày. Con số này đã không ngừng được tăng lên mỗi năm kể từ năm 2016.

Mặc dù sự cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người dùng trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều rất khốc liệt, tuy nhiên, nghĩ đến cách kể chuyện thương hiệu thông qua hình ảnh và video, Instagram vẫn là một nền tảng rất mạnh.

#8. Instagram là nền tảng có lượng lớn người dùng trẻ tuổi. 

Nếu thương hiệu của bạn đang tìm cách tiếp cận nhóm đối tượng trẻ tuổi, thì Instagram là nơi hết sức phù hợp. Theo đơn vị nghiên cứu thị trường Pew, 73% người từ 18 đến 24 tuổi có sử dụng Instagram.

#7. Instagram là nền tảng hàng đầu cho tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing).

92% những người có ảnh hưởng nói rằng Instagram là nền tảng được họ lựa chọn để cung cấp các hoạt động liên quan đến marketing. Các doanh nghiệp đã chi khoảng 69% ngân sách influencer marketing của họ cho các chiến dịch người có ảnh hưởng trên Instagram.

Theo nghiên cứu, trung bình, các thương hiệu đang thu được khoảng 5,20 USD cho mỗi USD chi tiêu với influencer marketing.

Hiện tại, riêng mảng tiếp thị người có ảnh hưởng trên Instagram đã có giá trị khoảng 1,7 tỷ USD và con số này ngày càng phát triển khi nhiều doanh nghiệp hơn đang bắt đầu cảm nhận được sức mạnh đáng kể của nó với thương hiệu.

#6. Instagram có tỷ lệ tương tác cao hơn đáng kể so với các nền tảng mạng xã hội khác.

Tỷ lệ tương tác trung bình (engagement rate) trên Instagram hiện là 1,22%, so với mức 0,09% của Facebook.

Nói một cách đơn giản, các bài đăng về thương hiệu của bạn trên Instagram có cơ hội nhận được lượng tiếp cận (reach), lượt thích (like) và bình luận (comment) cao hơn so với các bài đăng trên Facebook.

#5. Ngày càng nhiều người hơn muốn tương tác với thương hiệu trên Instagram.

Trong một cuộc khảo sát của Facebook, 66% người dùng cho biết rằng họ sử dụng Instagram để tương tác với các thương hiệu. Các số liệu khác cũng đã chứng minh cho phát hiện này: 90% các tài khoản trên Instagram đang theo dõi ít nhất một thương hiệu.

Hơn 200 triệu người dùng Instagram truy cập ít nhất một tài khoản doanh nghiệp hàng ngày và một phần ba trong số các ‘Câu chuyện’ (Stories) trên Instagram được xem nhiều nhất là từ các doanh nghiệp.

Mọi người không chỉ sử dụng Instagram để theo dõi gia đình và bạn bè của họ; họ cũng rất quan tâm đến những cập nhật mới nhất của các thương hiệu mà họ yêu thích.

#4. Các hoạt động mua sắm đang tăng trưởng mạnh trên Instagram.

Nếu bạn đang quan tâm đến thương mại điện tử, Instagram gần đây đã giúp bạn dễ dàng hơn trên nền tảng của họ bằng cách phát hành tính năng Shops.

Nó cho phép người dùng xem và mua trực tiếp từ các thương hiệu họ yêu thích ngay trong ứng dụng.

Trong một cuộc khảo sát của Facebook, 83% người dùng Instagram cho biết họ sử dụng Instagram để khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới và 80% trong số họ sử dụng nó để giúp họ ra quyết định có nên mua một thứ gì đó hay không.

#3. Quảng cáo trên Instagram ngày càng phổ biến.

Hơn hai triệu doanh nghiệp đã quảng cáo trên Instagram, tạo nên mức doanh thu 20 tỷ USD của nền tảng này vào năm ngoái.

Bạn có thể quảng cáo trên Instagram ở dạng hình ảnh, video hoặc bộ sưu tập trong nguồn cấp dữ liệu (feeds), ‘Câu chuyện’ hoặc phần ‘Khám phá’.

Một lần nữa, nếu bạn đang muốn tiếp cận nhóm đối tượng trẻ tuổi, có mức độ tương tác cao, thì quảng cáo Instagram nên là một thành phần quan trọng trong chiến lược của bạn.

#2. Thông qua sự hiện diện trên Instagram, thương hiệu của bạn có nhiều sức thuyết phục hơn. 

Một cuộc khảo sát của Facebook cho thấy 78% người dùng Instagram cho rằng các thương hiệu nên có mặt trên nền tảng phổ biến này. 74% người dùng xem những thương hiệu này là “có liên quan” và 77% xem chúng là “sáng tạo”.

Chỉ cần có sự hiện diện trên Instagram, bạn có thể củng cố sự quan tâm của người dùng đối với thương hiệu của mình.

#1. Nhắn tin trên Instagram đang dễ dàng hơn bao giờ hết.

Facebook hiện đã cho phép các nhà phát triển sử dụng API Messenger để hỗ trợ nhắn tin trên Instagram. Điều này có nghĩa là thương hiệu hiện có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng tiềm năng và khách hàng trên quy mô lớn, thông qua việc nhắn tin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

4 xu hướng Social Media Marketing bạn nên tham khảo cho chiến lược năm 2021

Social Media Marketing hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội và xu hướng marketing đã không ngừng thay đổi. Dưới đây là 04 xu hướng mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho chiến lược của mình trong năm 2021.

4 xu hướng Social Media Marketing bạn nên tham khảo cho chiến lược năm 2021

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mạng xã hội, các hoạt động marketing đang được tận dụng theo nhiều cách trên các nền tảng này.

Hiện nay, có ít nhất 91% doanh nghiệp đang làm marketing trên mạng xã hội.

Và như đã trình bày, trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết, chúng ta, với tư cách là những người làm marketing cần phải nhận thức được các xu hướng mới nhất trên nền tảng để từ đó có thể tận dụng tối đa khả năng tương tác của thương hiệu.

Dưới đây là 04 xu hướng social media marketing bạn có thể tham khảo trong 2021.

1. Sự gia tăng của các ‘Câu chuyện’ – Stories.

Trong một động thái gần đây, LinkedIn cũng đã nhảy vào cuộc đua của ‘Câu chuyện’ trên nền tảng của mình trong bối cảnh ngày càng có nhiều người chọn xem các ‘Câu chuyện’ hơn là ‘Nguồn cấp dữ liệu’ (newsfeed).

Các ‘Câu chuyện’ thường thú vị hơn, một phần vì chúng chỉ được cập nhật tạm thời nhanh nhất và một phần vì chúng mang lại nhiều góc nhìn hơn về cuộc sống bình thường hàng ngày của mọi người.

Yếu tố khan hiếm (Chỉ một số lượng nhất định được hiển thị), kết hợp với những yếu tố tự nhiên của con người, mang đến cho những ‘Câu chuyện’ sức mạnh tối thượng để hình thành một mối liên kết mang tính cá nhân hơn.

Bạn đã bao giờ từng theo dõi một doanh nhân hoặc một người có ảnh hưởng cụ thể nào đó trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội trong một thời gian dài và sau đó nhìn thấy họ trong cuộc sống thực chưa?

Với ‘Câu chuyện’ bạn gần như có thể cảm nhận được sự gần gũi đó. Chọn dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn cho những ‘Câu chuyện’ là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ thân thiết với đối tượng mục tiêu của bạn.

2. Kể những câu chuyện dưới dạng ngắn (Short-form storytelling).

Trong một thế giới đầy sự bất ổn như hiện nay, đặc biệt là sau Covid-19, nhiều người trong chúng ta chỉ đơn giản là không có thời gian hoặc sự kiên nhẫn để xem một video dài từ 5 đến 10 phút liên tục.

Việc cô đọng nội dung của bạn xuống còn 90 giây hoặc thậm chí ít hơn là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu của bạn, điều sẽ khiến họ đủ hứng thú để không ‘lướt qua’ nội dung của bạn.

Và đây cũng là lý do chính khiến Instagram Reels và TikTok đang trở nên đáng giá hơn bao giờ hết – chúng ngắn gọn, mang tính giải trí và dễ tiếp nhận.

3. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi quảng cáo.

Tất cả chúng ta đều biết rằng công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt.

Khi phần lớn các doanh nghiệp chi tiền cho quảng cáo, rất nhiều thời gian và nguồn lực của họ đã được đổ vào việc tối ưu hóa để đảm bảo họ có thể vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình mà không phải mất nhiều tiền quảng cáo hơn.

Đây là lúc mà AI thực sự có thể tỏa sáng.

Với khả năng đọc dữ liệu nhanh hơn con người hàng nghìn lần, việc theo dõi bằng AI có thể đưa việc tối ưu hóa quảng cáo của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo từ một Agency quảng cáo hàng đầu của Úc, tỉ suất lợi nhuận đầu tư trên chi tiêu cho quảng cáo (ROAS) của khách hàng của họ đã tăng 25% kể từ khi triển khai theo dõi quảng cáo bằng AI.

Bằng cách tối ưu hóa quảng cáo của bạn với AI, bạn sẽ giảm đáng kể chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng và cuối cùng, bạn kiếm được nhiều doanh thu hơn.

4. Kết nối và cộng đồng.

Nếu đại dịch đã dạy chúng ta một thứ gì đó, thì đó có thể là con người chúng ta đang khao khát sự kết nối hơn chúng ta từng nghĩ.

Duy trì kết nối với cộng đồng của chúng ta là điều cần thiết và hầu hết các thương hiệu và nhà làm marketing đều biết rằng cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu đó là tạo ra một cộng đồng thực sự mạnh đằng sau nó.

Con người khao khát sự ý nghĩa và ý nghĩa đó thường xuất phát từ việc trở thành một phần của cộng đồng trực tuyến.

Họ có thể tham gia một buổi phát trực tiếp của một người mà họ ngưỡng mộ nào đó hoặc tham gia một nhóm Facebook gồm những cá nhân có cùng chí hướng chẳng hạn, vì vậy hãy đặt những điều này lên hàng đầu trong tâm trí và chiến lược marketing của bạn.

Thế giới marketing nói chung và marketing thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội nói riêng luôn thay đổi từng ngày.

Nếu bạn không sẵn sàng để liên tục học hỏi và phát triển thì có lẽ, một ngày không xa, bạn sẽ phải dừng cuộc chơi và nhường sân cho các đối thủ có thể làm nó tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

CEO Instagram chia sẻ thông tin mới về cách tăng độ tiếp cận và thuật toán trên nền tảng

Mới đây, Ông Adam Mosseri, CEO của Instagram đã chia sẻ những thông tin chi tiết mới về cách tăng trưởng độ tiếp cận (reach), cách thuật toán của Instagram hoạt động và nhiều thông tin khác.

CEO Instagram chia sẻ thông tin mới về cách tăng độ tiếp cận và thuật toán trên nền tảng
Adam Mosseri | CEO Instagram

Theo đó, ông Mosseri cung cấp một loạt thông tin chi tiết, bao gồm:

  • Chúng tôi không thể đảm bảo phạm vi tiếp cận ổn định do các thay đổi liên tục trong thuật toán của Instagram. Mosseri lưu ý rằng khi ngày càng có nhiều người sử dụng Instagram, sự cạnh tranh về phạm vi tiếp cận luôn thay đổi, có nghĩa là người dùng sẽ thấy những biến động liên tục trong thống kê phạm vi tiếp cận của họ.
  • Về các phương pháp tiếp cận hay nhất trên nền tảng, Mosseri nói rằng bạn nên tập trung vào video, với hai giây đầu tiên là rất quan trọng để thu hút người xem. Mosseri cũng lưu ý rằng thẻ hashtag vẫn có nhiều giá trị trong việc nội dung được khám phá và góp phần xây dựng thương hiệu về lâu dài.
  • Mosseri nói rằng việc phát hành Reels trên toàn cầu đã bị trì hoãn do việc cấp phép âm nhạc ở một số khu vực chưa hoàn thành.
  • Mosseri giải thích rằng việc xác minh (Verify) trên Instagram là để cung cấp thông tin nhận dạng cho những người có nhiều khả năng bị mạo danh hơn và việc xác minh thường được đánh giá dựa trên các đề cập trên các phương tiện truyền thông báo chí (PR) của người nộp đơn.
  • Instagram đang làm nhiều thứ hơn đối với việc thanh toán trực tiếp cho nhà sáng tạo vì nó mang lại cho nhà sáng tạo nhiều mối quan hệ trực tiếp hơn với người hâm mộ (Fans).
  • Nền tảng này cũng đang xem xét các mô hình chia sẻ doanh thu mới cho video, bao gồm cả việc kiếm tiền từ Reels.
  • Đừng mua những người theo dõi giả mạo (fake followers). Mosseri nói rằng hệ thống của Instagram đang được cải thiện dựa trên nhiều yếu tố và việc mua người theo dõi giả mạo có thể khiến tài khoản của bạn gặp nhiều rủi ro đáng kể.

Ở một khía cạnh khác, khi nói về đối thủ ‘nặng ký’ TikTok. Mosseri nói rằng TikTok hiện làm tốt hơn trong việc tìm kiếm các tài năng trẻ và xu hướng mới, điều mà Instagram đang tìm cách cải thiện.

Theo Mosseri:

“Bạn biết rằng khi bạn nhấn vào TikTok và bạn sẽ ngay lập tức mỉm cười và cảm thấy được giải trí trên nền tảng. Đó là một điểm rất thú vị .”

Mosseri nói rằng Instagram đang nỗ lực để cải thiện thuật toán Instagram Reels của mình để cung cấp những trải nghiệm tương tự hoặc lý tưởng hơn, tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, TikTok đã làm video dạng ngắn lâu hơn và vẫn đang dẫn đầu về việc giải trí trên nền tảng.

Thuật toán của TikTok rất thông minh, đó là lý do tại sao khi bạn xem một video thì bạn rất dễ cuộn liên tục hàng giờ trên nền tảng để xem tiếp mà ‘không thoát ra được’.

Điểm mà TikTok thực sự thắng với các đối thủ cạnh tranh khác đó là nó đã đào tạo các thuật toán của mình dựa trên các yếu tố phù hợp để thu hút sự quan tâm của người dùng.

Việc hiển thị toàn màn hình (full-screen) các clip của TikTok cũng cung cấp cho nó nhiều lợi thế hơn để thu hút bạn.

Mosseri nói rằng, Instagram hiện tập trung vào việc cung cấp giá trị cho nhà sáng tạo về lâu dài – điều có thể giúp hàng triệu nhà sáng tạo kiếm tiền trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Đây cũng có thể coi là cách Instagram đang ‘kìm hãm’ sự tăng trưởng của TikTok – trong khi TikTok vẫn đang phát triển nhanh chóng, nó vẫn chưa thiết lập được ưu thế cho việc kiếm tiền của nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

Kiếm tiền từ nội dung dạng ngắn vốn rất khó, vì bạn không thể bỏ qua quảng cáo ở giữa (mid-roll) hoặc đầu video (pre-roll) trên các video chỉ dài vài giây.

Nhưng trên Instagram, nhà sáng tạo có thể kiếm tiền từ nội dung và sự hiện diện của họ rộng rãi hơn, theo nhiều cách hơn, đồng thời áp dụng các xu hướng mới như nội dung dạng ngắn cho nhiều đối tượng hơn.

Nếu Instagram có thể cung cấp nhiều tiềm năng kiếm tiền hơn, đó có lẽ là điều sẽ mang lại cho nền tảng này nhiều sức hút để cạnh tranh nhiều hơn với TikTok.

Như Mosseri lưu ý, không có bất cứ ‘trò ảo thuật’ nào có thể giúp bạn quảng bá mọi bài đăng đến hàng triệu người, nhưng bằng cách ghi lại các mẹo mà nhóm của Instagram nêu bật với những giải thích cụ thể được cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố chính cho một chiến lược tiếp cận hiệu quả trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Instagram thông báo chương trình liên kết mới cho nhà sáng tạo trên nền tảng

Instagram đã công bố một số tùy chọn kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo, bao gồm một chương trình tiếp thị liên kết mới, giúp nhà sáng tạo (Creator) dễ dàng kiếm tiền hơn từ các hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình.

Trước hết, nói về chương trình liên kết mới của mình – Instagram cho biết trong những tháng tới, họ sẽ bắt đầu thử nghiệm một ‘công cụ liên kết tự nhiên’ (native affiliate tool) mới, cho phép nhà sáng tạo khám phá các sản phẩm mới có sẵn để mua trong ứng dụng, sau đó chia sẻ chúng với người theo dõi và kiếm tiền hoa hồng từ bất kỳ giao dịch mua hàng nào mà liên kết của họ đã tạo ra sau đó.

Instagram thông báo chương trình liên kết mới cho nhà sáng tạo trên nền tảng

Như bạn có thể thấy ở trên, quy trình mới sẽ cho phép nhà sáng tạo đăng ký chương trình liên kết (Affiliate Program) mới, sau đó sẽ cho phép họ chọn các sản phẩm có sẵn trong ứng dụng của Instagram để thêm vào bài đăng của họ.

Nếu người dùng nhấn vào bài đăng của họ và tiếp tục mua hàng, nhà sáng tạo sẽ nhận được tiền hoa hồng.

Về cơ bản, đây là một quy trình tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) mà nhà sáng tạo không cần phải thực hiện bất kỳ thương lượng hoặc công việc nào với người bán lẫn nhà quảng cáo.

Bản cập nhật mới của Instagram chắc chắn sẽ mở ra những con đường kiếm tiền mới, một trọng tâm chính cho mọi nền tảng mạng xã hội trong bối cảnh thương mại điện tử đang nổi lên và tiếp tục chứng kiến nhiều sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, điều này có vẻ cũng tiềm ẩn không ít các rủi ro. Thông qua quá trình này, bản thân các thương hiệu sẽ không có bất kỳ tiếng nói trực tiếp nào về việc quyết định ai sẽ là ‘người có ảnh hưởng’ tiếp thị sản phẩm của họ.

Instagram nói rằng họ sẽ thử nghiệm tùy chọn mới này với một nhóm nhỏ các nhà sáng tạo và doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ trước khi tung ra rộng rãi toàn cầu.

Instagram cũng đã bổ sung một tùy chọn mới cho phép người dùng đính kèm cửa hàng hiện có của họ vào hồ sơ cá nhân, song song với tài khoản doanh nghiệp hoặc tài khoản nhà sáng tạo của họ.

Instagram thông báo chương trình liên kết mới cho nhà sáng tạo trên nền tảng

Điều này có thể sẽ mang lại nhiều con đường hơn để quảng bá trực tiếp, mở rộng nhiều phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu hơn trên nền tảng.

Bên cạnh đó, Instagram cũng đang bổ sung một tùy chọn cửa hàng khác sẽ cho phép những nhà sáng tạo có dòng sản phẩm của riêng họ dễ dàng thiết lập một cửa hàng mới bằng cách liên kết tài khoản của họ với một trong bốn đối tác bán hàng: Bravado/UMG, Fanjoy, Represent và Spring).

Instagram thông báo chương trình liên kết mới cho nhà sáng tạo trên nền tảng

Và cuối cùng, Instagram cũng đang thêm một số yếu tố khích lệ mới vào hệ thống quyên góp ‘Ngôi sao’ cho nhà sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc cung cấp các tùy chọn thanh toán cho những người phát trực tiếp (live-stream) trong ứng dụng.

Các tùy chọn mới về cơ bản sẽ cung cấp một số yếu tố bổ sung nhằm tạo thêm động lực tài chính cho nhà sáng tạo phát trực tiếp thường xuyên hơn.

Trong ảnh chụp màn hình ở trên, Instagram lưu ý rằng một nhiệm vụ sẽ thưởng cho nhà sáng tạo 150 USD tiền thưởng nếu họ kiếm được 5.000 ‘Ngôi sao’. Trong khi ở thời điểm hiện tại, 5.000 ‘Ngôi sao’ chỉ tương đương với khoảng 50 USD.

Ở cùng bối cảnh, TikTok vẫn tiếp tục tăng trưởng và là ứng dụng số 1 về nội dung video dạng ngắn trên thế giới, bỏ xa Reels của Facebook.

Mặc dù TikTok vẫn đang phát triển các công cụ kiếm tiền của mình cho nhà sáng tạo, tuy nhiên, nếu ở một thời điểm nào đó, khi nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nhận ra rằng họ nên kiếm tiền từ nội dung của mình trong nhiều ứng dụng khác, thì đây có thể là một trong những điểm mấu chốt mà các nền tảng ‘kế cận’ như Instagram có thể phát triển.

Mọi thứ vẫn đang ở phía trước và chưa biết chắc chắn đâu sẽ là nền tảng số 1 cho các nhà sáng tạo trong việc tối đa hoá doanh thu của họ trong ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Instagram thay đổi thuật toán sau các cáo cuộc về kiểm duyệt nội dung mới

Nền tảng mạng xã hội đứng thứ 5 trên thế giới này cho biết sẽ bắt đầu xếp hạng một cách công bằng giữa nội dung gốc và nội dung được chia sẻ lại.

Instagram thay đổi thuật toán sau các cáo cuộc về kiểm duyệt nội dung
Instagram co-founder Kevin Systrom

Instagram, nền tảng mạng xã hội được sở hữu bởi Facebook đã thực hiện các thay đổi đối với thuật toán của mình sau khi một nhóm nhân viên của họ phàn nàn rằng người dùng không thể xem được nội dung ủng hộ người Palestine trong cuộc xung đột ở Gaza.

Theo thông thường, thuật toán của Instagram sẽ hiển thị nội dung gốc trong các ‘câu chuyện’ (Stories) của mình trước khi đăng lại nội dung lên nguồn cấp dữ liệu (Feeds), nhưng bây giờ nền tảng sẽ bắt đầu cân bằng trọng số cho cả hai, công ty đã xác nhận với The Verge vào ngày 30.5 vừa rồi.

Theo báo cáo của BuzzFeed NewsFinancial Times, nhóm nhân viên của Instagram đã đưa ra nhiều khiếu nại về nội dung được kiểm duyệt bởi hệ thống kiểm duyệt tự động của Instagram, chẳng hạn như các bài đăng về nhà thờ hồi giáo al-Asqa đã bị ‘xoá nhầm’.

Theo Financial Times, các nhân viên của Instagram không tin rằng việc xoá nhầm là có chủ ý, nhưng một người nói rằng “việc kiểm duyệt đang có yếu tố thiên vị”.

Người phát ngôn của Facebook cho biết trong email gửi The Verge, sự thay đổi này không chỉ để đáp lại những lo ngại về nội dung ủng hộ người Palestine, mà công ty đã nhận ra có những ‘lỗi thời’ trong cách thức hoạt động của ứng dụng – đăng tải các bài đăng mà họ tin rằng người dùng của họ quan tâm nhất.

Twitter, Facebook và Instagram đều đã bị chỉ trích trong vài tuần qua về cách các ứng dụng này đăng tải và xếp hạng nội dung xung quanh cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Đầu tháng này, Twitter đã hạn chế tài khoản của một nhà văn người Palestine, điều mà sau đó ứng dụng nói là đã được thực hiện “do nhầm lẫn”.

Và Instagram đã xin lỗi sau khi nhiều tài khoản không thể đăng nội dung liên quan đến Palestine trong vài giờ vào ngày 6 tháng 5, một động thái mà người đứng đầu Instagram Adam Mosseri đã tweet là do “lỗi kỹ thuật”.

Instagram cho biết họ đã nhiều lần nhận được phản hồi từ những người dùng nói rằng họ quan tâm đến những câu chuyện gốc từ những người bạn thân hơn là nhìn những người chia sẻ lại ảnh và bài đăng của người khác.

Người phát ngôn của Instagram cho biết:

“Không chỉ bây giờ mà còn trong quá khứ, số lượng người chia sẻ lại các bài đăng đang tăng dần lên, tuy nhiên những nội dung được chia sẻ lại này không nhận được phạm vi tiếp cận mà mọi người mong đợi và đó không phải là một trải nghiệm tốt”.

Người phát ngôn nói thêm rằng Instagram vẫn tin rằng người dùng muốn xem nhiều câu chuyện gốc hơn, vì vậy nền tảng đang xem xét cách để tập trung nhiều hơn vào nội dung gốc thông qua các công cụ mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Hãy xem các thương hiệu có thể học hỏi được gì từ mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer – D2C) đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Đại dịch đã thúc đẩy nhanh chóng mô hình này tại các doanh nghiệp: từ việc sở hữu các kênh của riêng họ, đến việc xây dựng các cộng đồng riêng biệt được siêu cá nhân hoá.

Vẫn là một điều dễ hiểu, Trung Quốc là thị trường trọng tâm của những sự thay đổi này.

Điều này được thể hiện rõ trong sự tiên phong của các doanh nghiệp tại thị trường này đối với các đối tác bán lẻ điện tử, vốn là tiền thân của thị trường D2C toàn cầu ngày nay.

Quan hệ đối tác nhà bán lẻ điện tử (E-retailerer Partnerships) ở thị trường Trung Quốc.

Năm 2014, Nike là một trong những thương hiệu toàn cầu đầu tiên tạo ra ‘khu vực thương hiệu’ (brand zone) với TMall của Alibaba – điều mà Nike muốn chứng minh rằng họ có thể kiểm soát mọi hình ảnh của mình trong một thị trường thương mại điện tử quá đông đúc và phức tạp, khi mà hàng giả vẫn chưa được kiểm soát trên nền tảng.

Ngày nay, thành công của Nike tại Trung Quốc phần lớn là nhờ vào mối quan hệ đối tác liên tục của họ với Tmall, với danh mục sản phẩm ngày càng phát triển được hỗ trợ bởi hơn 5000 video nhỏ mỗi năm.

TMall Global và JD.com đang trong một “cuộc chiến giữa các thương hiệu” khốc liệt nhằm tạo ra các không gian độc quyền, tối đa hóa dữ liệu hành vi và chiến lược định giá.

Từ các thương hiệu Huggies và Head & Shoulders đến Louis Vuitton, JD.com cung cấp các trang tùy chỉnh để chuyển hướng đến, các chương trình nhỏ của WeChat và các trang chính thức khác để hoàn tất giao dịch.

Trong khi đó, chương trình Luxury Pavillion của Tmall (được xây dựng từ năm 2017) cung cấp một thị trường xa xỉ phẩm (luxury marketplace) nơi họ chỉ chia sẻ dữ liệu về hành vi và lối sống của người tiêu dùng với các thương hiệu của họ, chẳng hạn như Bang & Olufsen, Burberry và Maserati.

Sự thích nghi ở thị trường Đông Nam Á.

Các nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã trở thành một phương tiện giúp các thương hiệu thu hút khách hàng trực tiếp hơn chỉ là gián tiếp.

Trước khi đóng cửa do đại dịch, BMW đã xây dựng một mối quan hệ đối tác độc quyền để tung ra dòng xe 1 Series của mình trên Lazada thuộc sở hữu của Alibaba ở Đông Nam Á.

Ngày nay, bạn có thể lái thử và thuê trọn dòng BMW trong một môi trường nhập vai hoàn toàn — tất cả đều có trên nền tảng Lazada.sg, nền tảng thường được biết đến với hàng tạp hóa và điện tử.

Thay vì hoàn toàn nâng cấp và chuyển đổi “những gì đang hoạt động hiệu quả” ở Trung Quốc, các nền tảng ở thị trường Đông Nam Á (SEA) đang làm theo cách riêng của họ.

Shopee có trụ sở tại Singapore (được ra mắt năm 2015) với đội ngũ siêu bản địa hóa, ưu tiên hàng đầu trên thiết bị di động, tập trung vào cấu trúc và nội dung, hiện đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Shopee đã đưa ra hai chương trình để tối đa hóa sự phát triển trực tuyến của họ.

Đầu tiên, là chương trình ‘Regional Champion Brands’ (tạm dịch: những thương hiệu quán quân theo khu vực) đã được khởi động vào đầu năm nay cho 16 thương hiệu đang nhận được sự hỗ trợ ưu tiên (marketing, đổi mới và insights), bao gồm cả Adidas, Amorepacific và P&G.

Thứ hai, là chương trình ‘100 Million Dollar Club’ (tạm dịch: câu lạc bộ 100 triệu đô la).

Shopee sẽ thưởng cho 10 thương hiệu đầu tiên đạt được 100 triệu USD tổng giá trị hàng hóa (Gross merchandise value- GMV) trong vòng một năm với nhiều đặc quyền kinh doanh.

Với AliExpress, thị trường trực tuyến dành cho người mua sắm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc của Alibaba, thì có kế hoạch tuyển dụng một ‘đội quân khổng lồ’ gồm 1 triệu người có ảnh hưởng toàn cầu (global influencers) vào năm 2023 để mở rộng tham vọng toàn cầu của mình.

Những người có ảnh hưởng (influencer) sẽ giúp các thương hiệu trên AliExpress quảng bá thông qua YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và các nền tảng phổ biến khác.

Sở hữu kênh riêng của bạn.

Điểm hay của việc sử dụng mô hình bán hàng D2C là bất kể quy mô thương hiệu của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn có được phần lớn quyền kiểm soát.

Nike và Louis Vuitton (LV) đã áp dụng chiến lược D2C ở Trung Quốc trong cả phân phối lẫn truyền thông trên các kênh do thương hiệu của họ sở hữu. Michael Kors đã chọn con đường này thông qua WeChat và Weibo.

Các chương trình nhỏ của WeChat (WeChat Mini Programs) rất dễ tiếp cận, có thể chia sẻ liên tục và được nhắm mục tiêu cao. Thực tế là chúng có tính chất ‘xuyên lục địa’, với ít hạn chế hơn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng cả bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Thương hiệu Selfridges của Vương quốc Anh và cửa hàng thuốc Tsuruha của Nhật Bản là những ví dụ tuyệt vời về điều này.

Mua sắm qua video cũng đang đạt được sức hút rất lớn. Các ứng dụng video dạng ngắn như TikTok hay Instagram Reels đã bắt đầu tích hợp các tính năng thương mại điện tử để kết nối tốt hơn giữa thương hiệu với những nhà sáng tạo nội dung trên tền tảng.

Người tiêu dùng có thể sử dụng video trực tiếp để xem và mua sản phẩm cũng như việc đặt câu hỏi trực tiếp cho chủ sở hữu của thương hiệu.

Sự gia tăng của các nền tảng và thương hiệu riêng của người có ảnh hưởng.

Những thương hiệu riêng của những người có ảnh hưởng hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Ava Foo và Nikki Min, những người mẫu thời trang đã ra mắt dòng quần áo ‘Ava & Nikki’ và bán độc quyền trên Taobao.

Dòng quần áo và sản phẩm của họ đã bán hết nhanh chóng, vượt quá mong đợi.

Và những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã phát triển từ việc tạo ra các thương hiệu của riêng họ đến việc tạo ra các studio sáng tạo hoàn chỉnh của riêng mình.

Hãy lấy ví dụ về người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang Peter Xu, người đã khai trương studio sáng tạo của riêng mình vào năm 2016.

Ông cung cấp tất cả các dịch vụ mà một thương hiệu cần để kết nối với khách hàng của mình, bao gồm sản xuất ảnh và video cho các thương hiệu, các chương trình thương mại và nhãn thời trang riêng cho những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng khác.

Những người có ảnh hưởng này đang ‘phá vỡ’ thị trường nói chung thông qua việc tung ra thị trường các sản phẩm của riêng họ.

Melissa Koh, một blogger về phong cách sống và người mẫu thương hiệu thời trang ở Đông Nam Á, đã ra mắt hai cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Run After, một dòng quần áo và Some Days At Home, một thị trường thương mại điện tử cho các thương hiệu có quy mô nhỏ trong khu vực.

Một số thương hiệu đã làm được tất cả những điều trên.

Perfect Diary là một ví dụ hoàn hảo về sự hoàn thiện của mô hình D2C ở Trung Quốc để vươn ra toàn cầu: Trong 5 năm, thương hiệu này đã chuyển từ việc bắt đầu kinh doanh trực tuyến trên Taobao & Tmall sang WeChat, Pop-up, và với kế hoạch hiện tại là có 600 cửa hàng ngoại tuyến (offline) trong vòng ba năm tới.

Sau khi ra mắt trên Sở giao dịch chứng khoán New York (thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Trung Quốc), doanh thu đã tăng 72% và lợi nhuận gộp tăng lên 199 + triệu USD.

Thành công này được hình thành thông qua việc áp dụng mô hình D2C theo hướng dữ liệu của họ (data-driven D2C).

Vào tháng 10 năm 2020, Perfect Diary đã bổ nhiệm Troye Sivan (một YouTuber) làm đại sứ thương hiệu mới nhất của mình.

Mặc dù chiến dịch này chính thức được quảng bá ở Trung Quốc, tuy nhiên các video của chiến dịch đã được tải lên khắp các nền tảng trực tuyến khác như Twitter, YouTube và Instagram.

Những ví dụ ở trên phản ánh một thế giới kinh doanh màu mỡ đáng kể ở Trung Quốc tiếp tục truyền cảm hứng cho các chủ sở hữu thương hiệu khác trên toàn thế giới. D2C vẫn đang là mô hình tăng trưởng đầy ấn tượng, cả Trung Quốc lẫn thị trường toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

11 ứng dụng giúp phát triển Instagram cho SMBs

Instagram đang là một phương tiện truyền thông được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Nó là nơi có tập khách hàng vô cùng tiềm năng cả cho hiện tại lẫn tương lai, hơn nữa những khách hàng khi tham gia mạng xã hội này đều tự khắc họa bản thân một cách khá rõ nét.

11 ứng dụng giúp phát triển Instagram cho SMBs

Hiện nay, Instagram được xem là một trong những nền tảng làm marketing đem về hiệu quả kinh doanh khá tốt, có thể sánh ngang với Facebook hoặc YouTube.

Tuy nhiên, nếu có sự trợ giúp của các ứng dụng sau đây, thì việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển Instagram đến mức tối đa là điều khá dễ dàng.

Instagram là ứng dụng có giao diện dễ dàng sử dụng, lại tiết kiệm, hoàn toàn thích hợp để các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp lớn phát triển hoạt động của mình.

Công cụ này được giúp người dùng thường xuyên chia sẻ ảnh và video, vậy nên tính sáng tạo, hình ảnh đẹp mắt và nội dung thu hút chính là những điều làm nên sức hấp dẫn của Instagram.

  • Những công cụ chỉnh sửa ảnh.

VSCO

Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và có thể sử dụng dễ dàng trên cả 2 hệ điều hành lớn nhất hiện nay.

Những màu sắc chỉnh sửa của VSCO đã và đang trở thành “hot trend”, không chỉ được mọi người sử dụng mà còn chia sẻ cho nhau những tips để có màu ảnh chất lượng.

Với khối tài nguyên khổng lồ, chỉ với chiếc điện thoại thông minh, VSCO mang đến cho bạn khả năng sáng tạo hình ảnh vô tận.

Snapseed

Nếu như Instagram chỉ cho phép bạn chỉnh sửa toàn bộ hình ảnh, thì Snapseed lại cho phép bạn chỉnh sửa các chi tiết trong mỗi bức ảnh. Nó còn giúp bạn lưu các bộ lọc màu  theo nhóm, để dễ dàng tìm kiếm và dùng theo sở thích, vừa đáp ứng nhu cầu lại vừa tiết kiệm thời gian.

Afterlight

Mang tính chuyên nghiệp hơn, Afterlight cho bạn nhiều lựa chọn khác nhau để tùy ý chỉnh sửa hình ảnh theo mong muốn. Nó còn bao gồm 15 công cụ khác nhau bạn làm mọi thứ đến khi thực sự hài lòng.

Với giao diện đẹp và đơn giản, Afterlight thực sự là sự lựa chọn nhất định phải có để làm ảnh Instagram trở nên nổi bật.

Photoshop

Với các đối tượng sáng tạo và chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp, Photoshop đã là cái tên quá đỗi quen thuộc.

Bạn có thể cắt xén một cách chi tiết, thay đổi vùng sáng, vùng mờ khéo léo và màu sắc ở bất kỳ nơi nào trên bức ảnh mà bạn muốn. Đây là trợ thủ đắc lực cho những doanh nghiệp muốn đầu tư lâu dài và có đội ngũ lành nghề.

Boomerang

Được tích hợp sẵn trong Instagram, Boomerang được dùng để tạo một số hình động vui nhộn hay các video dài 1 giây.

Ưu điểm của Boomerang là nó không đòi hỏi quá nhiều về độ đặc sắc của hình ảnh hay lời thoại, nhưng bạn có thể thoải mái sáng tạo và tạo được sự thú vị để thu hút người xem.

  • Công cụ để đo hiệu suất.

Sprout Social

Sprout Social là nền tảng quản lý các phương tiện social media được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

Nó cung cấp những phân tích trang Instagram chi tiết về việc làm thế nào bài viết mới nhất của bạn sẽ lan tỏa tốt.

Ngoài ra, công cụ này còn giúp doanh nghiệp theo dõi sự tham gia của khách hàng và so sánh độ thành công của các tài khoản Instagram mà bạn quản lý.

Iconosquare

Bạn có thể theo dõi các dữ liệu từ người “theo dõi”, nhấn “thích” và các thống kê cụ thể về vị trí và mức độ ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội đến họ.

Đồng thời, Iconosquare cũng giúp bạn so sánh hiệu suất so với đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp bạn có được ý tưởng phù hợp hơn để tăng định vị thương hiệu.

Websta

Là một trong những công cụ miễn phí nhưng có hiệu quả khá tốt, Websta giúp bạn quản lý tài khoản Instagram và nhận những phân tích dễ hiểu về sự phát triển của doanh nghiệp.

Websta tập hợp tất cả các hashtag, cho phép bạn tìm kiếm và theo dõi các hashtags được lan tỏa tốt nhất trong nhóm khách hàng mục tiêu.

  • Công cụ lập kế hoạch bài viết.

Schedugram

Schedugram bao gồm một loạt các tính năng, kể cả lên lịch web dựa trên trình duyệt, giúp các chiến dịch hiệu quả hơn nhiều.

Không chỉ vậy, nó còn đi kèm với tính năng chỉnh sửa ảnh rộng, giúp bạn có thể điều chỉnh hình ảnh ngoài bộ lọc mặc định của Instagram.

Later

Với sự nâng cấp gần đây, Latergramme đã đi kèm với một tập hợp đa dạng các tính năng cho kế hoạch thực hiện các chiến dịch.

Nó bao gồm các dữ liệu về sự khám phá và chia sẻ hashtags của người dùng, để doanh nghiệp tạo ra nội dung phù hợp. Sau đó, còn cho phép bạn tạo ra bài viết và được xem bài viết của bạn trên Instagram trước khi đăng tải.

Hootsuite

Hootsuite là một nền tảng quản lý phương tiện truyền thông xã hội mạnh mẽ, chuyên được sử dụng ở các tập đoàn. Bởi ngoài Instagram, nó còn hỗ trợ một loạt các ứng dụng như Facebook, Twitter, LinkedIn, WordPress, Google+…

Với sự đang dạng các nền tảng, HootSuite giúp bạn quản lý, theo dõi và phân tích tổng thể các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của doanh nghiệp và cả đối thủ cạnh tranh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Instagram mở rộng thử nghiệm quảng cáo trên Reels tới nhiều quốc gia hơn

Sau khi thử nghiệm ở một số khu vực trong tháng qua, Instagram hiện đang mở rộng quảng cáo Reels sang nhiều quốc gia hơn, đây có thể là tuỳ chọn tiềm năng mới của Instagram.

Như bạn có thể thấy ở hình dưới đây, tương tự như quảng cáo trên TikTok, quảng cáo trên Reels xuất hiện giữa các video Reels khác trong nguồn cấp dữ liệu (feeds) của bạn và bao gồm thẻ ‘Được tài trợ’ (‘Sponsored’ tag) bên dưới để biểu thị rằng chúng là một phần của quảng cáo có trả phí.

Instagram lần đầu tiên ra mắt quảng cáo Reels ở Ấn Độ, Brazil, Đức và Úc vào cuối tháng trước và theo báo cáo của AdWeek, hiện nền tảng này đang mở rộng Reels Ads sang Canada, Pháp, Anh và Mỹ.

Động thái này là một phần trong những nỗ lực nhằm tiếp tục tạo ra một hệ sinh thái Reels bền vững hơn, điều này cũng sẽ đảm bảo rằng những nhà sáng tạo trên nền tảng sẽ được trả phí cho những nỗ lực của Reels của họ.

Phía Instagram chưa chia sẻ bất kỳ con số chính thức nào về việc sử dụng Reels, nhưng CEO Instagram, Ông Adam Mosseri đã lưu ý rằng tùy chọn này đang tăng trưởng cả về lượng người chia sẻ lẫn lượng người đang sử dụng.

Instagram cũng đã chia sẻ rằng Reels đã chứng kiến được động lực tăng trưởng ở Ấn Độ, nơi TikTok đã bị cấm vào tháng 6 năm ngoái (và Reels đã được tung ra chỉ vài ngày sau đó)

Theo một báo cáo gần đây cho thấy rằng người dùng hiện đang dành nhiều thời gian hơn trên TikTok so với Facebook hoặc Instagram. Đây chắc chắn vừa là động lực cũng vừa là áp lực rất lớn cho Instagram và Reels.

Facebook chắc chắn sẽ vẫn tập trung nhiều vào việc thúc đẩy việc sử dụng Reels khi lượng người dùng vẫn đang ‘đổ xô’ ngày càng nhiều vào TikTok.

Ở một khía cạnh khác, Instagram sẽ tiếp tục trả phí cho các nhà sáng tạo để họ đăng những nội dung độc đáo lên nền tảng (tương tự như chương trình Spotlight của Snapchat).

Điều này sẽ khuyến khích nhiều nhà quảng cáo hơn nữa cũng đăng ký và hiển thị quảng cáo của họ giữa các video trên Reels.

Về cơ bản, việc mở rộng lần này của Instagram nhằm mục tiêu là bắt kịp TikTok và tìm cách phát triển Reels nhiều hơn, về mọi mặt.

Nếu Instagram và Reels là một nền tảng quảng cáo tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn việc mở rộng quyền truy cập quảng cáo lần này và trong tương lai có thể sẽ là điều rất đáng mong đợi để thử nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Người dùng hiện đã có thể ẩn lượt like trên Facebook và Instagram

Facebook vừa triển khai tính năng cho phép người dùng hiển thị hoặc ẩn số lượt thích bài đăng trên hai nền tảng Facebook và Instagram.

Ở cả hai nền tảng, người dùng có thể chọn không hiển thị số lượt thích trên bài đăng của người khác và của chính mình. Tính năng kiểm soát này áp dụng cho tất cả các post trên Newsfeed.

Trong Instagram, người dùng truy cập tùy chọn Posts trong phần Setting, sau đó nhấn vào Hide Like Count để ẩn lượt thích. Hiện tính năng này đã được triển khai cho hầu hết người dùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó, trên Facebook, người dùng vào Settings & Privacy > Settings > Reaction Counts > Reaction Preferences để chọn ẩn hoặc hiện số lượt thích.

Tuy nhiên, tính năng hiện chỉ triển khai tại một số thị trường nhất định. Tại Việt Nam, công cụ này sẽ có mặt trong vài tuần tới.

Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể lựa chọn ẩn số lượt thích trước khi chia sẻ một nội dung nào đó, cũng như có thể mở/tắt tùy chọn, kể cả khi nội dung đã được đăng tải.

“Mọi người có thể lựa chọn ẩn trên các bài đăng của chính mình để người khác không thấy được bài đăng đó có bao nhiêu người thích.

Nhờ đó, mọi người có thể tập trung vào trải nghiệm các nội dung như hình ảnh hay video được chia sẻ thay vì quan tâm tới số lượt thích”, đại diện Facebook cho biết.

Một số chuyên gia đánh giá, việc tắt tính năng đếm like là điều nên làm.

Một chuyên gia cho biết:

“Loại bỏ bộ đếm giúp giảm căng thẳng, lo lắng và nhiều cảm xúc tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội, bởi không ít người thường đố kỵ nhau thông qua lượt thích bài viết. Tắt bộ đếm cũng giúp người dùng tập trung vào nội dung bài viết nhiều hơn”.

Trên mạng xã hội, đa số ý kiến đồng tình với động thái của Facebook. “Ủng hộ việc bỏ lượt thích vì sẽ hạn chế tình trạng ‘sống ảo’ hiện nay, nhất là với các nội dung câu like phản cảm”, thành viên Minh Thành bình luận.

“Các dịch vụ tăng like, mua bán like cũng sẽ giảm bớt”. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng tùy chọn ẩn lượt thích có thể khiến họ không thể đánh giá được mức độ hấp dẫn của các bài viết.

Tính năng ẩn lượt thích từng được Facebook thử nghiệm từ năm ngoái trên Instagram và nhận được phản hồi tích cực.

Vào năm 2019, mạng xã hội cũng thử nghiệm việc ẩn lượt thích cho Facebook nhưng chỉ riêng tại Australia.

Khi đó, người dùng vẫn thấy số lượt thích trên các bài viết của chính mình, nhưng những người khác chỉ có thể xem nội dung đó được phản hồi như thế nào thông qua các biểu tượng Reaction. Nếu muốn biết cụ thể số lượt, cách duy nhất là đếm thủ công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Snapchat cán mốc 500 triệu người dùng

Snapchat đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và tỷ lệ người dùng lên tới 90% trong độ tuổi 13-24 tuổi, 75% ở độ tuổi 13-34.

Ngày 21/5, Snapchat – mạng xã hội nổi tiếng với giới trẻ dùng điện thoại thông minh, thông báo đã cán mốc 500 triệu người dùng hàng tháng trên khắp thế giới.

Phát biểu khai mạc hội nghị lãnh đạo đối tác của công ty mẹ Snap, Giám đốc Điều hành (CEO) Snapchat, ông Evan Spiegel cho biết:

“Giờ đây chúng tôi đã đạt tới ngưỡng hơn 500 triệu người dùng hàng tháng, tức là cứ hai người dùng điện thoại thông minh tại Mỹ thì có gần một người sử dụng Snapchat.”

Theo ông, tại Mỹ, Pháp, Anh, Australia và Hà Lan, Snapchat đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Tỷ lệ người dùng lên tới 90% trong độ tuổi 13-24 tuổi, và 75% ở độ tuổi 13-34.

Snapchat đã chứng kiến sự tăng trưởng nóng trong năm qua, khi nhiều khách hàng phải ở trong nhà do đại dịch.

Ông Spiegel cho biết cộng đồng Snapchat bên ngoài Bắc Mỹ và châu Âu đang gia tăng nhanh chóng. Khoảng 40% số người dùng mạng xã hội này hiện ở ngoài hai khu vực trên.

Con số 500 triệu người dùng nói trên cao hơn bất kỳ ước tính nào trước đó, cho thấy sự gia tăng mạnh mức độ sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đồng thời cho thấy nỗ lực chạy đua của Snapchat trước các đối thủ như TikTok và Instagram của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok và ứng dụng video ngắn khuấy động thị trường Việt

Bước qua giai đoạn giãn cách xã hội cho đến thời điểm hiện tại với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường ứng dụng di động Việt đã và đang hình thành nên nhiều xu hướng mới trong đó có sự trỗi dậy của TikTok và ứng dụng video ngắn.

Chính thức ra mắt tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2019, TikTok nhanh chóng trở thành một trong những mạng xã hội được người dùng đặc biệt ưa chuộng.

Theo báo cáo Ứng dụng di động 2021 do Appota vừa phát hành, TikTok Việt đã chứng tỏ sức hút khi ghi nhận 16 triệu lượt tải và đạt mức tăng trưởng 160% lượt tải trên iOS trong năm 2020.

Xét trên bảng xếp hạng ứng dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam vừa qua, TikTok đã nhanh chóng chiếm ngôi thứ tư ngay sau Facebook, Zalo và Instagram.

15 giây video ngắn của TikTok đã thực sự làm nên cuộc cách mạng sáng tạo nội dung trên toàn cầu. Tại đây, người dùng có thể thỏa thích thể hiện và tìm kiếm mọi nội dung từ giải trí, học tập cho đến các chiến dịch, xu hướng “viral”.

Năm 2020, TikTok Việt bùng nổ kéo theo sự lên ngôi của video ngắn và tạo ra một sân chơi sáng tạo không giới hạn cho người dùng.

Theo thống kê từ We Are Social, các ứng dụng mạng xã hội và xem video là những ứng dụng phổ biến nhất trong tập người dùng từ 16-64 tuổi tại Việt Nam.

Nhận thấy tiềm năng siêu khủng từ TikTok, cuộc đua gắt gao của các gã khổng lồ công nghệ trên thế giới trong mảng video giải trí ngắn chính thức khởi xướng.

Theo đó, Instagram và YouTube cũng lần lượt ra mắt các tính năng tương tự như TikTok. Hiện nay, Instagram Reels đã chính thức update tính năng video ngắn tại Việt Nam, còn YouTube Shorts đang trong quá trình thử nghiệm.

Với lợi thế tích hợp sẵn trên nền tảng vốn đã nổi tiếng và sở hữu tập người dùng đông đảo cùng số lượng nhà sáng tạo nội dung lớn, tính năng video ngắn của YouTube và Instagram dù gia nhập thị trường muộn nhưng chắc chắn sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với TikTok.

Với tốc độ phát triển vũ bão, TikTok trở thành một miếng bánh quảng cáo hấp dẫn đối với các thương hiệu, nhãn hàng.

Thay vì những cách tiếp cận truyền thống, các chiến dịch quảng cáo dưới hình thức video ngắn ngay trên TikTok kết hợp tính năng hashtag challenge và kho hiệu ứng phong phú để tương tác trực tiếp với khách hàng.

Nhờ đó lôi cuốn người dùng trở thành một phần trong câu chuyện của thương hiệu, góp phần tạo nên hiệu ứng truyền thông lâu dài với tỉ lệ chuyển đổi thực tốt hơn.

Theo khảo sát của Statista năm 2020 về độ hiệu quả của quảng cáo trên mạng xã hội, TikTok lọt top 3 mạng xã hội có hiệu quả quảng cáo cao nhất Việt Nam, sau Facebook và YouTube.

Bên cạnh đó, TikTok Ads cũng là mạng quảng cáo nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nửa đầu năm 2020.

Số tỷ lệ lượt tải chuyển đổi qua nền tảng TikTok Ads đã gia tăng 175% trong năm vừa qua và đặc biệt dẫn đầu về tỷ lệ chuyển đổi cho nhóm ứng dụng game và non-game.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Report: Xu hướng tương tác trên nền tảng Instagram năm 2021

Điều gì đang hoạt động hiệu quả trên Instagram vào năm 2021 và bạn nên thêm những yếu tố nào vào phương thức marketing trên Instagram của mình?

Xu hướng tương tác trên nền tảng Instagram

Đây là điều mà Mention, một nền tảng ‘lắng nghe mạng xã hội’ (social Listening) đã tìm kiếm và chia sẻ trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình.

Bằng cách hợp tác với Hubspot để phân tích hơn 100 triệu bài đăng công khai, từ một triệu người dùng, Mention đã tìm hiểu các xu hướng và thay đổi chính trong mức độ tương tác của người dùng trên Instagram.

Các xu hướng tương tác là khác nhau tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể, vì vậy không phải mọi xu hướng này đều sẽ phù hợp với những gì mà bạn đang nhìn thấy.

Nhưng bằng cách hiểu những thay đổi mới nhất này, bạn có thể cập nhật chiến lược của mình – hoặc ít nhất, bạn có thể thử nghiệm với các tùy chọn mới để xem liệu chúng có cải thiện kết quả của bạn hay không.

Dưới đây là một vài phát hiện chính:

  • Các bài đăng dạng băng chuyền (Carousel posts) là loại bài đăng có mức độ hấp dẫn và tương tác cao nhất.
  • Độ dài của đoạn chú thích (caption) có mức độ tương tác nhiều nhất nằm trong khoảng từ 1.000 đến 2.000 ký tự.
  • Trung bình, các tài khoản liên quan đến lĩnh vực làm đẹp và mỹ phẩm nhận được nhiều lượng tương tác nhất.

Một số xu hướng trong số này có thể đúng như những gì bạn mong đợi, nhưng không ít trong số đó có thể tạo ra những ý tưởng mới cho cách tiếp cận của bạn.

Bạn có thể tải xuống đầy đủ báo cáo tương tác trên Instagram của Mention x Hubspot năm 2021 tại đây.

Dưới đây là tóm tắt những xu hướng và thông tin mà bạn có thể tham khảo.

  • Tỷ lệ tương tác trung bình của tất cả các kiểu bài đăng trong năm 2021 giảm 0.84% xuống còn 1.42%.
  • Bài đăng dạng băng chuyền (Carousel posts) có lương tương tác lớn nhất trên nền tảng với trung bình là 62 lượt thích và 5 lượt bình luận trên mỗi bài đăng. Trong năm 2020, định dạng có lượng tương tác lớn nhất thuộc về bài đăng dạng video.
  • Những tài khoản Instagram nhỏ đang phát triển nhanh chóng. Tổng số tài khoản có lượng theo dõi (followers) dưới 1.000 chiếm 53.6%.
  • Độ dài của đoạn chú thích (Caption) có lượng tương tác tốt nhất nằm trong khoảng từ 1.000 đến 2.000 ký tự. Điều này có nghĩa là kể chuyện (story-telling) có thể thúc đẩy nhiều lượng tương tác hơn với các hình thức khác.

Cách cải thiện sự hiện diện của bạn trên Instagram.

  • Đảm bảo tài khoản Instagram của bạn được bổ sung đầy đủ các thông tin, kèm các từ khoá liên quan đến ngành nghề kinh doanh của bạn.
  • Sử dụng Stories một cách thường xuyên.
  • Tương tác nhanh với cộng đồng: Đảm bảo bạn phản hồi đầy đủ các thắc mắc, bình luận, tin nhắn của khách hàng.
  • Đăng nhiều định dạng bài viết khác nhau (Video, Hình ảnh, Carousel…) để đa dạng hoá nội dung của bạn với khách hàng mục tiêu. Tránh việc khách hàng mục tiêu trở nên quá nhàm chán với những gì bạn chia sẻ.

Bạn có thể tải xuống đầy đủ báo cáo tương tác trên Instagram năm 2021 do Mention và Hubspot thực hiện tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Mạng xã hội là kênh thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á

44% thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đến từ các mạng xã hội như Facebook, WhatsApp, Line hay Instagram.

Thương mại điện tử đã trở thành cứu cánh cho các nền kinh tế khi duy trì tiêu dùng không bị gián đoạn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và các lệnh giãn cách xã hội.

Hoạt động thương mại điện tử diễn ra đặc biệt mạnh mẽ ở những nền kinh tế năng động như Trung Quốc hay khu vực Đông Nam Á.

Nhiều doanh nghiệp cũng gặp hái được thành công lớn nhờ vào khởi nghiệp trong lĩnh vực cung ứng kênh thương mại điện tử, từ 2 ông lớn toàn cầu là Amazon và Alibaba cho tới những ông trùm khu vực như Shopee, Tiki, Tokopedia…

Tuy nhiên, theo Bloomberg, thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á diễn ra tương đối khác biệt so với Mỹ và Trung Quốc, khi 44% hoạt động diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.

Trong đó, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu xu thế với tỷ trọng thương mại điện tử trên mạng xã hội chiếm 65%, tiếp sau là Thái Lan với khoảng 50%.

Xu thế thương mại ở Đông Nam Á này khiến không chỉ những cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà cả nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua mạng xã hội.

Bloomberg bình luận, sự phổ biến của các mạng xã hội trong thương mại điện tử có thể được giải thích bởi trải nghiệm mua hàng mang tính cá nhân hóa, được xây dựng từ những cuộc giao tiếp và tương tác giữa người với người.

Mặt khác, người bán hàng được đánh giá là đáng tin cậy hơn khi nói chuyện trực tiếp với khách hàng thay vì sử dụng các công cụ trả lời tự động, theo bà Pimnara Hirankasi, Quyền trưởng phòng Phân tích và nghiên cứu Ngân hàng Ayudhya.

Trang web của doanh nghiệp đầy đủ thông tin cũng góp phần tạo ra niềm tin cho khách hàng trên mạng xã hội.

Ông Alessandro, đối tác của Bain&Co tại Singapore cho biết, các quốc gia Đông Nam Á rất phù hợp với mô hình thương mại điện tử như vậy, với nhóm dân số trẻ, biết sử dụng công nghệ và có tinh thần kinh doanh cao.

Tuy nhiên, các mạng xã hội chưa quá tập trung vào phát triển công cụ hỗ trợ thương mại điện tử, đặc biệt là về phương thức thanh toán, do đó người tiêu dùng phải sử dụng các nền tảng thanh toán qua ngân hàng, ví điện tử hoặc thanh toán trực tiếp khi nhận hàng.

Những góc khuất còn tồn tại.

Dẫn đầu xu thế khu vực với 65% thị phần thương mại điện tử được thực hiện thông qua mạng xã hội, tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa thực sự có cách quản lý hiệu quả cho thị trường này.

Cụ thể, các cơ quan chức năng khó có thể xác định được người nộp thuế, doanh thu cũng như quy mô hoạt động. Điều này không chỉ làm thất thu thuế của Nhà nước mà còn gây ra sự thiếu công bằng giữa các loại hình kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhiều đối tượng xấu cũng lợi dụng tính dễ lan truyền của mạng xã hội để tổ chức các hoạt động buôn bán lừa đảo với quy mô lớn, gây hại cho người tiêu dùng.

Mới đây, sau phản ánh của một số cơ quan báo chí, cơ quan chức năng đã tiến hành vào cuộc xử lý một nhóm các công ty với quy mô lên tới hàng trăm người, mạo danh bệnh viện, phòng khám, y bác sĩ để bán thực phẩm chức năng.

Nhiều khách hàng đã bị sập bẫy, mua thực phẩm chức năng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh nhưng không có tác dụng, lại làm trễ quá trình điều trị bệnh, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.

Một trong những hiện tượng tiêu cực nữa là mạng xã hội trở thành kênh phân phối công khai cho hàng giả, hàng nhái.

Tháng 3 vừa qua, lực lượng quản lý thị trường đã triệt phá một kho hàng giả tại Ninh Bình, chuyên phân phối qua hình thức phát trực tiếp (livestream) qua Facebook, với khoảng 1.000 đơn hàng mỗi ngày.

Những hoạt động kinh doanh phi pháp, trái lương tâm như vậy khiến không chỉ người tiêu dùng mà cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chân chính cũng chịu nhiều thiệt hại.

Bình luận về các hiện tượng tiêu cực, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử, Bộ Công thương thừa nhận, vấn đề nổi cộm đặt ra là làm sao để thúc đẩy thương mại điện tử trên mạng xã hội nhưng cũng phải quản lý hiệu quả, đặc biệt trong công tác chống lừa đảo, bảo vệ quyền khiếu nại của người mua hàng.

Trong giai đoạn 2021 – 2025 là giai đoạn bước ngoặt để phát triển ngành thương mại điện tử, Bộ Công thương sẽ chủ trì đề xuất và thực thi nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng thị trường thay vì mở rộng quy mô như trước đây, đồng thời ứng dụng nền tảng tín nhiệm để bảo vệ quyền lợi của cả người mua và người bán.

Tuy nhiên, khi các thủ đoạn bán hàng lừa đảo trên mạng ngày càng trở nên tinh vi, người tiêu dùng cũng cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động tham khảo kỹ thông tin để tránh “tiền mất tật mang”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Mặc dù các ứng dụng mạng xã hội âm thanh (audio social network) có thể đang là ‘trending’ ở thời điểm hiện tại, các ‘bản sao’ của TikTok tiếp tục đạt được sức hút trên YouTube, Snapchat và Instagram. 

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Thì TikTok vẫn giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống dụng hàng tháng của Sensor Tower cho tháng 4 năm 2021.

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Mặc dù các ứng dụng mạng xã hội âm thanh (audio social network) có thể đang là ‘trending’ ở thời điểm hiện tại, các ‘bản sao’ của TikTok tiếp tục đạt được sức hút trên YouTube, Snapchat và Instagram, thì TikTok vẫn giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống dụng hàng tháng của Sensor Tower cho tháng 4 năm 2021.

Như bạn có thể thấy ở trên, TikTok đã tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng tải xuống trong ứng dụng về tổng thể.

Mặc dù đang bị cấm ở Ấn Độ, vốn là thị trường người dùng lớn nhất của nó tại thời điểm nó bị loại bỏ và một lượng lớn những đối thủ đã nhanh chóng phát triển ứng dụng để thay thế, ngày càng nhiều người dùng vẫn tiếp tục sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này.

Theo giải thích của Sensor Tower:

“TikTok là ứng dụng (Không bao gồm ứng dụng Game) được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào tháng 4 năm 2021 với hơn 59 triệu lượt cài đặt. Các quốc gia có số lượt cài đặt TikTok lớn nhất là Brazil với 13%, tiếp theo là Douyin ở Trung Quốc với 12%.”

Sự phát triển của TikTok là đáng kể, đặc biệt là khi đang phải đối mặt với hàng loạt mối ‘quan ngại’ và tranh cãi đang diễn ra, và như đã lưu ý, nhiều đối thủ hơn cũng đang nhanh chóng phát triển các ứng dụng video dạng ngắn tương tự.

Đầu tiên có lẽ là YouTube, gần đây đã báo cáo rằng Shorts (phiên bản ứng dụng video dạng ngắn của YouTube) của họ hiện đang tạo ra 6,5 ​​tỷ lượt xem mỗi tháng.

Tiếp đó, Spotlight của Snapchat hiện đã có được khoảng 125 triệu người dùng hàng tháng và Instagram Reels vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý.

Tuy nhiên, ngay cả khi các video dạng ngắn khác đang phát triển, động lực của TikTok vẫn được duy trì, đây là một dấu hiệu tích cực cho nền tảng khi nó liên tục cập nhật tính năng để phát triển sang giai đoạn tiếp theo, bao gồm nhiều công cụ tạo doanh thu và kinh doanh hơn cho nhà sáng tạo.

Danh sách các ứng dụng hàng đầu của Sensor Tower hầu như không thay đổi so với tháng trước, với sự bổ sung đáng chú ý duy nhất là ứng dụng phát trực tuyến (Streaming) của Ấn Độ ‘Hotstar’ lọt top 10 ứng dụng có lượt tải xuống nhiều nhất của Google Play.

Với Facebook, vẫn thống trị bảng xếp hạng tổng thể với việc sở hữu 4 trong số 10 ứng dụng hàng đầu ở tất cả các hạng mục.

Nếu trước đây bạn không coi trọng TikTok, thì có lẽ giờ đây đã đến lúc bạn nên đánh giá và xem xét lại các tùy chọn quảng cáo của nó trong chiến lược truyền thông tiếp thị mạng xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook thử nghiệm tuỳ chọn quảng cáo video mới

Facebook vừa công bố các tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo chủ đề mới cho quảng cáo trong luồng (in-stream ads), đồng thời thử nghiệm giai đoạn đầu tiên của quảng cáo trong Instagram Reels.

Facebook thử nghiệm tuỳ chọn quảng cáo video mới

Bổ sung mới đầu tiên là danh mục nhắm mục tiêu quảng cáo trong luồng (in-stream ad), sẽ được bổ sung nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu hơn cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.

Như bạn có thể thấy ở trên, các danh mục được chia thành các chủ đề nhỏ hơn nhằm hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn.

Theo giải thích của Facebook:

“Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học (machine learning), hơn 20 chủ đề video sẽ có sẵn khi bạn chọn vị trí quảng cáo là ‘Chỉ trong luồng’ và mục tiêu thương hiệu cho chiến dịch.

Điều này mang lại cho các nhà quảng cáo nhiều lựa chọn hơn về nội dung mà họ muốn quảng cáo của mình xuất hiện.”

Facebook hy vọng rằng tuỳ chọn này sẽ cung cấp khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo video chính xác hơn cho sản phẩm quảng cáo trong luồng của mình với hơn 2 tỷ người xem video đủ điều kiện trên nền tảng mỗi tháng.

Với Instagram, lần đầu tiên quảng cáo Reels sẽ được xuất hiện với mục tiêu mang đến cho các thương hiệu một cách khác để khai thác mức độ tiếp cận trên nền tảng video ngắn tương tự TikTok.

Như bạn có thể thấy ở đây, quảng cáo Reels sẽ tương tự với định dạng Reels tự nhiên nhưng có thêm thẻ ‘Được tài trợ’ để tạo sự minh bạch và nút CTA ‘Mua ngay’ ở dưới cùng.

Quảng cáo Reels sẽ được hiển thị giữa các video Reels tự nhiên và có thể dài tối đa 30 giây.

Quảng cáo Reels lần đầu tiên được thử nghiệm với các thương hiệu ở Ấn Độ, Brazil, Đức và Úc, với kế hoạch mở rộng tới các quốc gia khác trong những tháng tới.

Cuối cùng, Facebook cũng đang bổ sung thêm các quảng cáo nhãn dán (sticker ads) mới cho Facebook Stories.

Theo giải thích của Facebook:

“Trong những tuần tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm quảng cáo nhãn dán được tùy chỉnh cho ‘Câu chuyện’ trên Facebook với một số nhà quảng cáo và nhà sáng tạo được chọn.

Những quảng cáo này sẽ cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ với quảng cáo có hình nhãn dán (Stickers).

Các thương hiệu sẽ tạo nhãn dán theo yêu cầu riêng và nhà sáng tạo có thể chủ động đặt các quảng cáo nhãn dán này trong ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ.”

Về cơ bản, đây chỉ là một cách khác để nhà sáng tạo thể hiện mối quan hệ cộng tác với các thương hiệu, nhà sáng tạo có thể quảng bá thương hiệu nhiều hơn nữa bằng các quảng cáo có hình thức tự nhiên hơn trong nội dung ‘Câu chuyện’ của họ.

Các bản cập nhật mới đang được thử nghiệm với một loạt các thương hiệu từ tuần này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Nếu influencer marketing đã hoặc sẽ là một phần quan trọng trong kế hoạch digital marketing tổng thể của bạn, những insight dưới đây có thể rất đáng để bạn tham khảo.

influencer marketing insight
Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Khi ngày càng nhiều các nền tảng và định dạng mới được ra đời, việc bắt kịp các xu hướng mới nhất và đảm bảo rằng bạn đang tối đa hóa thông điệp (brand message) của mình trên mỗi nền tảng cũng đang trở nên khó khăn hơn.

Điều này đặc biệt đúng với một số ứng dụng kiểu như TikTok, ứng dụng này thực sự đòi hỏi kiến ​​thức và sự hiểu biết về những nhóm đối tượng cụ thể để tận dụng tính tự nhiên của ứng dụng đồng thời kết nối tốt hơn với đối tượng mục tiêu của ứng dụng đó.

Theo TikTok, các chiến dịch quảng cáo tốt nhất là những chiến dịch phù hợp nhất với cách người dùng thường tương tác – và trừ khi bạn thực sự ‘active’ trên nền tảng này hàng ngày, điều này có thể rất khó xảy ra.

Vậy đâu là thủ thuật thành công nhất mà các nhà tiếp thị kỹ thuật số (digital marketer) thường thấy ở các chiến dịch influencer marketing và các agency có kinh nghiệm đang tìm cách phân bổ ngân sách của họ trong năm nay như thế nào?

Để làm sáng tỏ điều này, Linqia (một nền tảng influencer marketing) gần đây đã khảo sát hơn 163 nhà tiếp thị doanh nghiệp và chuyên gia tại các agency từ nhiều ngành khác nhau để tìm hiểu thêm về việc sử dụng những người có ảnh hưởng của họ và cách họ tìm cách phát triển chiến lược của mình trong năm tới.

Trước hết, Linqia nhận thấy rằng phần lớn những người được khảo sát cho biết rằng họ đang tìm cách tăng ngân sách influencer marketing của mình vào năm 2021.

Theo báo cáo:

“71% nhà tiếp thị doanh nghiệp nói rằng ngân sách influencer marketing của họ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 sau những thành công đã được chứng minh trong năm 2020.

Nhìn lại số liệu của năm 2020, con số này chỉ dừng lại ở mức 57%.”

Dữ liệu cho thấy rằng ngày càng có nhiều thương hiệu nhìn thấy được kết quả từ các nỗ lực influencer marketing của họ.

influencer marketing insight

Điều này nhấn mạnh một thực tế là mọi người dùng trên mạng xã hội đang cảm thấy họ liên quan đến những người khác nhiều hơn là họ với các thương hiệu, đây thực sự là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong các kế hoạch của bạn.

Linqia cũng phát hiện ra rằng những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencers) – những người có từ 5.000 đến 100.000 người theo dõi – là trọng tâm phổ biến nhất cho các chiến dịch thương hiệu.

influencer marketing insight
Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

“Những người có ảnh hưởng nhỏ (vi mô) luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những người làm marketing trong cuộc khảo sát hàng năm của chúng tôi, nhưng năm nay, nhu cầu đối với ‘nhóm quyền lực’ này thậm chí còn tăng trưởng hơn nhiều.

Trong cuộc khảo sát năm nay, 90% nhà marketer nói rằng họ muốn làm việc với những người có ảnh hưởng nhỏ, con số này tăng từ 80% vào năm 2020.”

Mặc dù những người nổi tiếng hay những ‘tên tuổi lớn’ là lý tưởng, nhưng đó không phải là mục tiêu đối với hầu hết các thương hiệu.

Những người có ảnh hưởng với các nhóm đối tượng nhỏ hơn có xu hướng không chỉ tiết kiệm chi phí hơn mà còn có thể có kết nối mạnh mẽ hơn với cộng đồng của họ, điều mà họ đã xây dựng thông qua sự tương tác trực tiếp nhiều hơn.

Linqia cũng nhận thấy rằng hầu hết các chiến dịch có ảnh hưởng sử dụng từ 5 đến 10 người có ảnh hưởng cùng một lúc sẽ giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu đi xa hơn.

Và trong khi Instagram vẫn là nền tảng trọng tâm chính, hãy xem TikTok đã tăng trưởng như thế nào trong 12 tháng qua.

Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Trên đây là một số thông tin có thể rất hữu ích với bạn – Bạn đã sẵn sàng để xây dựng và tối ưu các chiến dịch influencer marketing của mình ngay từ bây giờ chưa?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook đang bổ sung công cụ mới trên Instagram nhằm giúp nhà sáng tạo kiếm thêm thu nhập

Facebook đang có kế hoạch bổ sung nhiều công cụ hơn để giúp nhà sáng tạo trên Instagram kiếm tiền từ những nỗ lực của họ, bao gồm cửa hàng dành cho nhà sáng tạo, quảng cáo nội dung có thương hiệu, và nền tảng người có ảnh hưởng cũng được cải thiện để kết nối tốt hơn giữa người dùng với thương hiệu.

Bản phác thảo mới đã được CEO Facebook, Mark Zuckerberg chia sẻ trong một cuộc trò chuyện trực tiếp với giám đốc Instagram, Adam Mosseri, trong đó họ đã thảo luận về nền kinh tế nhà sáng tạo đang phát triển bùng nổ và những nỗ lực của Facebook nhằm ‘chào đón’ nền kinh tế này, đặc biệt là đối với “Nhóm nhà sáng tạo trung lưu”.

Theo Zuckerberg, các cửa hàng nhà sáng tạo (Creator Shops) cũng sẽ tương tự như các cửa hàng Instagram và Facebook hiện có cho thương mại điện tử, nhưng sẽ mở cửa cho nhiều người dùng hơn, thay vì chỉ là những tài khoản doanh nghiệp.

Theo Zuckerberg:

“Chúng tôi thấy rất nhiều nhà sáng tạo cũng thiết lập cửa hàng và một phần của việc trở thành mô hình kinh doanh của nhà sáng tạo nội dung là bạn tạo ra nội những dung tuyệt vời và sau đó bạn có thể bán nội dung đó và vì vậy việc có cửa hàng cho những nhà sáng tạo sẽ thật là tuyệt vời”.

YouTube đã cung cấp các công cụ tương tự dành cho nhà sáng tạo, bao gồm một “kệ” sản phẩm để làm nổi bật hàng hóa có thương hiệu cho người xem video.

Instagram hiện có vẻ cũng đang đi theo hướng tương tự, cung cấp các công cụ quảng cáo mới để thêm nhiều cách hơn cho nhà sáng tạo trong việc thiết lập kết nối với khán giả và tạo ra nhiều thu nhập hơn từ những nỗ lực của họ.

Zuckerberg cũng lưu ý rằng họ đang tìm cách thiết lập một dịch vụ quảng cáo tích hợp mới, cho phép nhà sáng tạo được trả phí trực tiếp cho việc quảng cáo sản phẩm trong ứng dụng.

“Nhà sáng tạo nên nhận được một phần thu nhập từ doanh số bán những thứ mà họ đề xuất và chúng tôi nên xây dựng một thị trường liên kết để cho phép điều đó xảy ra.”

Hiện tại, hầu hết các giao dịch giữa thương hiệu với nhà sáng tạo đều xảy ra bên ngoài nền tảng và không có sự tham gia của Instagram hoặc Facebook, nhưng Facebook dường như đang tìm cách cải thiện điều đó bằng cách cung cấp một giải pháp mới, tích hợp sẵn để chia sẻ doanh thu, cung cấp một nguồn doanh thu khác và xây dựng nhiều niềm tin hơn cho nhà sáng tạo.

Và cuối cùng, Zuckerberg cũng lưu ý rằng Instagram đang nỗ lực không ngừng để cải thiện thị trường nội dung có thương hiệu nhằm tìm cách kết hợp các thương hiệu và nhà sáng tạo có liên quan để quảng cáo.

Như bạn có thể thấy ở trên, Brand Collabs Manager cung cấp một loạt dữ liệu phân tích kênh chuyên sâu và thông tin chi tiết về đối tượng để giúp các thương hiệu và nhà sáng tạo liên kết với nhau.

Theo Zuckerberg, hiện họ đang tìm cách cải thiện vấn đề này, đồng thời mở rộng công cụ này cho nhiều nhà sáng tạo trên Instagram hơn để một lần nữa mang đến nhiều cơ hội kiếm tiền hơn cho nhiều người dùng hơn.

Với việc TikTok tiếp tục tăng trưởng mạnh, cuộc đua giữa các đối thủ hiện đang diễn ra nhằm thiết lập quy trình tốt nhất để giúp nhà sáng tạo kiếm tiền từ công việc của họ, từ đó có thể thu hút những người sáng tạo hàng đầu và khán giả của họ đến với mỗi nền tảng.

Ví dụ, Snapchat hiện đang trực tiếp trả tới 1 triệu USD mỗi ngày cho các video clip ngắn hay nhất trong nguồn cấp dữ liệu, trong khi Twitter đang nghiên cứu một loạt các tùy chọn ‘Super Follow’ mới có thể giúp người dùng kiếm tiền sự hiện diện của họ.

LinkedIn cũng được cho là đang nỗ lực với các công cụ tạo doanh thu cho nhà sáng tạo, trong khi TikTok cũng đang phát triển các tùy chọn thương mại điện tử, bao gồm một quy trình cho phép người dùng “chia sẻ liên kết đến sản phẩm và tự động kiếm tiền hoa hồng trên bất kỳ doanh số bán hàng nào”.

Trận chiến này cuối cùng sẽ nghiêng về những người có nhiều nguồn lực hơn, có thể đó là YouTube và mạng xã hội Facebook.

Nhưng một sự thật là, thông qua việc cải thiện khả năng kiếm tiền của nhà sáng tạo, mỗi ứng dụng có thể duy trì tính cạnh tranh theo cách riêng của nó và giữ cho những ‘ngôi sao’ lớn nhất của nó không ‘lạc’ đến những ‘bầu trời’ khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Instagram chia sẻ cách làm Influencer Marketing hiệu quả trên nền tảng

Bạn đang tìm cách khai thác sức mạnh của Influencer Marketing để tối đa hóa nỗ lực marketing của mình trên các nền tảng mạng xã hội?

Influencer Marketing

Mối quan hệ đối tác với ‘người có ảnh hưởng’ có thể có tác động rất lớn đến thành công của một chiến dịch, đặc biệt là trên các nền tảng có tính trực quan và sáng tạo cao.

Việc hiểu rõ bản chất của mỗi người dùng và điều gì sẽ gây được tiếng vang với người hâm mộ (Fans) là những gì mà ‘người có ảnh hưởng’ phải có được.

Sự hợp tác phù hợp có thể mang lại cho thương hiệu của bạn một sự thúc đẩy rất lớn không chỉ về mặt nhận biết hay ảnh hưởng thương hiệu mà còn về cả doanh số bán hàng.

Hiểu được vấn đề này, Instagram gần đây đã kết hợp với Tribe (một nền tảng chuyên về influencer marketing) chia sẻ một số mẹo quan trọng có thể rất hữu ích với bạn.

1. Khai thác sự sáng tạo của khách hàng.

Ông Jules Lund, Nhà sáng lập của Tribe khuyên rằng các thương hiệu nên tìm cách sử dụng nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và nội dung của ‘người có ảnh hưởng’ thông qua các chiến dịch của họ để tăng cường sự tương tác và cộng hưởng thương hiệu.

Rất nhiều người đã đăng nội dung trực tuyến của họ hàng ngày, chỉ cần bạn cho họ những thông tin, định hướng hay chương trình cụ thể, nó có thể mạng lại giá trị cộng hưởng rất lớn cho các nỗ lực quảng cáo của bạn.

Theo Ông Lund:

“Nội dung này là xác thực, từ những người thực và vì vậy nó sẽ rất hiệu quả – bởi vì làm gì có ai tốt hơn để tạo ra nội dung khiến khách hàng yêu thích hơn là chính khách hàng.”

2. Hãy tìm những khách hàng đã hạnh phúc nhất với thương hiệu và chia sẻ câu chuyện của họ.

Ông Lund cũng khuyên rằng các thương hiệu nên tôn vinh những khách hàng đã cảm thấy rất hạnh phúc của họ (khách hàng có thể đã sử dụng sản phẩm hoặc chưa), bằng cách sử dụng những câu chuyện của họ để kết nối và giao tiếp tốt hơn với doanh nghiệp.

Các thương hiệu nên nắm bắt những câu chuyện này và sau đó, có thể trả phí để biến chúng thành các chương trình quảng cáo.

“Tôi sẽ trả phí để chia sẻ câu chuyện đó. Tôi sẽ chuyển nội dung của họ thành những quảng cáo từ tài khoản thương hiệu và từ tài khoản của ‘người có ảnh hưởng’ và sau đó tôi sẽ so sánh cả hai.

Tôi sẽ sử dụng các phương thức tối ưu để kiểm tra và học hỏi từ các nhóm đối tượng khác nhau, các định dạng nội dung và quảng cáo khác nhau, các mục tiêu khác nhau và khi tôi tìm thấy được phương án hiệu quả nhất, tôi sẽ cắt các phần còn lại và công thêm phần ngân sách đó vào phương án hiệu quả nhất này.”

3. Sử dụng quảng cáo nội dung có thương hiệu (Branded Content Ads).

Mẹo quan trọng cuối cùng liên quan đến Influencer Marketing được ông Lund chia sẻ đó là sử dụng quảng cáo nội dung có thương hiệu của Facebook để tối đa hóa thông điệp.

Ông Lund nói rằng:

“Quảng cáo nội dung có thương hiệu của Facebook và Instagram có khả năng là định dạng quảng cáo hiệu quả nhất mà chúng tôi từng thấy.

Bởi vì nó kết hợp sự cộng hưởng của các bài đăng của ‘người có ảnh hưởng’ với các công cụ nhắm mục tiêu quảng cáo của nền tảng, từ đó mang lại cho bạn tính xác thực của những thông điệp trong quảng cáo.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Instagram lại thử nghiệm ẩn bộ đếm lượt thả tim

Mạng xã hội Instagram sẽ ẩn bộ đếm lượt thả tim công khai để làm thí nghiệm kiểm tra mức độ hạnh phúc của người dùng khi không quan tâm đến số lượt tương tác của người theo dõi.

Theo Slashgear, Instagram đang có kế hoạch ẩn bộ đếm lượt thả tim công khai trên mạng xã hội này. Theo họ, việc hiển thị số lượng tim có thể dẫn đến những nỗi lo lắng về mức độ nổi tiếng của người dùng.

Instagram bắt đầu thử nghiệm từ năm 2019, trong đó người dùng có thể ẩn số lượt thả tim trên các bài đăng, nhưng hiện công ty đang mở rộng phạm vi thử nghiệm.

Những tài khoản được thử nghiệm có thể cài đặt các khả năng hiển thị khác nhau. Ngoài xem được số lượt thả tim trên bài đăng, họ có thể tắt bộ đếm công khai lượt thả tim.

Ngoài ra, họ có thể tắt công khai lượt thích trên tất cả bài đăng của mọi người trên dòng thời gian của họ.

Theo Instagram, đây là cuộc thử nghiệm bất ngờ và ngoài ý muốn vào đầu năm nay. Mạng xã hội này đã kích hoạt tính năng ẩn số lượt thả tim cho một số lượng lớn người dùng. Điều này đã dấy lên những lo ngại rằng Instagram đang chuẩn bị loại bỏ chỉ số này hoàn toàn.

Sau đó, Instagram đã khôi phục lại hiển thị lượt thả tim cho người dùng. Tuy nhiên, họ vẫn cho rằng việc hiển thị số lượt thả tim trên bài đăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng.

Trường hợp này xảy ra với đối tượng người dùng chủ yếu là giới trẻ. Dù các điều khoản và điều kiện không cho phép người dùng dưới 13 tuổi, những lo ngại về việc giới trẻ dùng Instagram để theo đuổi sự nổi tiếng trên mạng xã hội, thậm chí bắt đầu nghiện online.

Instagram báo cáo rằng họ đang nghiên cứu phát triển ứng dụng dành cho người dùng dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, họ không đảm bảo sẽ ra mắt ứng dụng này.

Công ty cho biết những tính năng như công khai lượt thả tim và tin nhắn trực tiếp có thể không có mặt trên ứng dụng để bảo vệ người dùng nhỏ tuổi.

Với các thí nghiệm của Instagram, người tham gia thường không biết mình tham gia lúc nào, cũng không nhận được lời mời tham gia. Công ty cho biết họ sẽ nghiên cứu và thử nghiệm tính năng tương tự trên Facebook dù không báo cáo chi tiết hiệu quả thí nghiệm.

Facebook có thể sẽ khai trừ bộ đếm lượt thả tim và phản hồi, cho phép chủ bài đăng đọc các bình luận nhưng ẩn khỏi những người khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Các chuyên gia sức khoẻ trẻ em đang kêu gọi Facebook từ bỏ kế hoạch ra mắt ‘Instagram for Kids’

‘Instagram for Kids’ – Một phiên bản Instagram mới dành cho trẻ em sẽ là một điều tốt hay nó có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của giới trẻ thông qua sự ‘áp đặt’ của các thuật toán?

instagram for kids

Để đáp lại cho việc ra mắt ứng dụng Instagram dành riêng cho trẻ em dưới 13 tuổi, một liên minh quốc tế gồm 35 nhóm người tiêu dùng và bảo vệ trẻ em đã kêu gọi Facebook tạm dừng mọi kế hoạch cho việc ra mắt đồng thời các tổ chức cũng đã nêu ra nhiều mối lo ngại khác nhau xung quanh đề xuất này.

Theo báo cáo của New York Times, liên minh này – bao gồm ‘Liên đoàn Người tiêu dùng Hoa Kỳ’ (Consumer Federation of America) và ‘Hội đồng Truyền thông và Truyền hình dành cho Cha Mẹ (Parents Television and Media Council) nói rằng:

“Dự án này không chỉ khiến những người trẻ hiện đang hoạt động trong ứng dụng chính chuyển sang sử dụng phiên bản ứng dụng an toàn dành cho trẻ em, mà nó còn có thể tác động tiêu cực đến nhiều trẻ em hơn thông qua các quy trình hay thuật toán được thiết lập sẵn của Facebook.”

Bức thư kêu gọi nêu ra một loạt tác hại tiềm ẩn có thể gây ra bởi ứng dụng “Instagram for Kids”, đặc biệt đối với thanh thiếu niên đang ở giai đoạn phát triển quan trọng:

“Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc sử dụng quá nhiều thiết bị kỹ thuật số và phương tiện truyền thông mạng xã hội có hại cho thanh thiếu niên.

Cụ thể, Instagram khai thác nỗi sợ hãi của những người trẻ tuổi (FOMO) đồng thời khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên liên tục kiểm tra màn hình điện thoại của mình và chia sẻ nội dung với những người theo dõi của họ.

Sự tập trung không ngừng của nền tảng vào các yếu tố bên ngoài (ngoại hình), thể hiện bản thân và xây dựng thương hiệu cá nhân đặt ra những thách thức đối với quyền riêng tư và phúc lợi của thanh thiếu niên.”

Hiện Facebook vẫn chưa quyết định có tung ra ‘Instagram for Kids’ hay không, nhưng đây chắc chắc là dự án đang được thử nghiệm, khi CEO Instagram Adam Mosseri gần đây đã lưu ý rằng họ đang khám phá nhiều tùy chọn mới để phục vụ cho người dùng nhỏ tuổi.

Theo một nghiên cứu, hàng chục nghìn trẻ vị thành niên không chỉ hoạt động trong ứng dụng mà còn tiết lộ thông tin cá nhân của họ, thường là ‘vô tình’ trong quá trình tìm hiểu sử dụng các công cụ mở rộng trong ứng dụng.

Theo phát hiện của nhà nghiên cứu David Stier, một số trẻ em đang chuyển tài khoản Instagram cá nhân của mình sang tài khoản doanh nghiệp để có thể truy cập các công cụ phân tích chuyên sâu của nền tảng và khi làm như vậy, các em cũng chia sẻ những thông tin liên hệ và đăng thông tin công khai, điều này là rất nguy hại.

Bức thư chỉ trích từ các tổ chức cũng nói thêm về cách tiếp cận kinh doanh của Facebook dựa trên việc thu thập dữ liệu.

“Mặc dù việc thu thập những dữ liệu của gia đình và ‘nuôi dưỡng’ thế hệ người dùng của Instagram có thể tốt cho lợi nhuận của Facebook, nhưng điều đó có thể sẽ làm tăng việc sử dụng Instagram của trẻ nhỏ, những người đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các tính năng lợi dụng và thao túng của nền tảng.”

Một báo cáo khác từ Reveal cho thấy các nhân viên của Facebook gọi những đứa trẻ đã sử dụng hàng nghìn đô la từ thẻ tín dụng để mua hàng trong các trò chơi (in-game purchases) là “cá voi”, a thuật ngữ sòng bạc sử dụng để phân loại những người chơi sinh lợi cao.

Những tài liệu tham khảo này chắc chắn không vẽ nên một bức tranh tốt đẹp về Facebook và khả năng ưu tiên bảo vệ người dùng trẻ tuổi của công ty này.

Mặc dù Instagram gần đây đã bổ sung một loạt giới hạn mới để bảo vệ người dùng nhỏ tuổi, bao gồm cả việc chặn hoàn toàn người dùng lớn tuổi gửi tin nhắn trực tiếp cho bất kỳ người dùng nào dưới 18 tuổi nếu không theo dõi họ.

Tuy nhiên, nó là một phần của cuộc thảo luận đang diễn ra xung quanh các vấn đề bảo vệ thanh thiếu niên.

Và dù bằng cách nào, đây cũng là vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là khi các nền tảng mạng xã hội trở thành một yếu tố không thể thiếu trong bối cảnh truyền thông của chúng ta.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P2)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P2)

5 mẹo phân tích dữ liệu từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội để tăng ROI?

Trong phần nội dung này, hãy cùng xem một số mẹo giúp bạn thu thập những thông tin sâu sắc nhất từ dữ liệu mạng xã hội của mình và sau đó, giúp tăng doanh thu của bạn.

1. Xác định KPIs chính trên tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội của bạn.

Đối với những người làm digital marketing có kinh nghiệm, điều này không cần phải bàn.

Bạn phải tìm ra các chỉ số hiệu suất cốt lõi (core performance) được chia sẻ trên tất cả các tài khoản mạng xã hội đang hoạt động của mình.

Điều này sẽ cho phép bạn so sánh hiệu suất của các chiến dịch marketing của mình giữa các nền tảng này.

Ví dụ: nếu bạn phân tích giữa Twitter và Instagram, bạn có thể dễ dàng phân biệt được nền tảng nào mà các bài đăng của bạn có hiệu quả tốt nhất về ‘lượt thích’ của người dùng.

Snapchat lại không có tính năng “thích” theo cách tương tự, vì vậy nó sẽ không nằm trong danh mục KPIs phổ biến cụ thể là ‘lượt thích’ này.

2. Thu thập dữ liệu và các chỉ số đặc biệt trên từng nền tảng.

Trái ngược hoàn toàn với quan điểm trước đây, các chỉ số cụ thể trên nền tảng là những chỉ số chỉ tồn tại trên một nền tảng truyền thông nhất định.

Điều này có thể là do sự khác biệt về các tính năng, bố cục và các hành động có sẵn của người dùng.

Ví dụ: Hành động trên trang (Actions on Page) là một ví dụ về các chỉ số dành riêng cho Facebook Analytics vì nó cho thấy nơi người dùng đang nhấp vào trang của bạn, bao gồm cả số lần nhấp vào website, số điện thoại và cả nút kêu gọi hành động (CTA).

Các chỉ số thông thường nên được sử dụng cùng với các chỉ số dành riêng cho từng nền tảng để từ đó bạn có cái nhìn tổng thể hơn về hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing) của mình.

MẸO: Để làm cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn thành công hơn, bạn nên sử dụng dữ liệu để phân khúc dữ liệu (khách hàng) và làm cho quá trình giao tiếp với khách hàng của bạn được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của họ, điều này sẽ dẫn đến việc cải thiện kênh bán hàng và ROI marketing của bạn cao hơn.

3. Sử dụng Google và Adobe Analytics để bổ sung cho quá trình phân tích dữ liệu của bạn.

Ngoài các công cụ vốn có trên các nền tảng mạng xã hội, Google Analytics là một công cụ rất hữu ích khi nói đến việc đối chiếu dữ liệu.

Là một công cụ nâng cao, bạn có thể tận dụng sức mạnh của nó để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, doanh số bán sản phẩm, thời lượng truy cập website, tải xuống tài nguyên và hơn thế nữa.

Bạn có thể kết nối các trang mạng xã hội của mình với nhau để có được những thông tin chi tiết giúp bạn tìm ra nền tảng nào đang mang về cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng và doanh thu nhất.

Và một khi bạn được trang bị dữ liệu đó, bạn có thể tối ưu hay đưa ra những hành động phù hợp hơn để tăng hiệu suất của mình.

Adobe Analytics cũng là một công cụ hữu ích cho những người muốn có được báo cáo chuyên sâu hơn. Nó không chỉ theo dõi những số liệu mà Google Analytics có sẵn mà còn có thêm nhiều số liệu nâng cao hơn, điều mà Google Analytics chưa làm được.

Adobe Analytics cũng tính các chuyển đổi (conversions) theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi của bạn phụ thuộc vào việc người dùng hoặc khách truy cập bấm xem video trên website của bạn và bạn có một người dùng truy cập xem 3 video trong một lượt truy cập trang.

Khi này, Google Analytics sẽ tính nó chỉ là 01 chuyển đổi, nhưng Adobe Analytics sẽ tính nó là 03. Đối với Adobe, điều quan trọng không chỉ là ‘hành động’, mà là số lần người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên trang của bạn.

4. Sử dụng dữ liệu để phân khúc đối tượng của bạn.

Đến lúc này, bạn đã nên có ý tưởng về cách thu thập những dữ liệu quan trọng từ nhiều tài khoản mạng xã hội của mình và thậm chí là kiểm tra cả chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một cách quan trọng để sử dụng dữ liệu đó: phân khúc đối tượng.

Như đã phân tích ở trên, những thông tin chi tiết bạn có được bằng cách sử dụng dữ liệu sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về nhân khẩu học, sở thích và danh tính của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bạn có thể tách biệt những thông tin như giới tính, độ tuổi, vị trí, nghề nghiệp, xu hướng chính trị và tình trạng kinh tế, đồng thời sử dụng các điểm dữ liệu này để tạo những nội dung hoặc quảng cáo phù hợp với từng phân khúc.

Việc phân tích đối tượng cho phép bạn xác định chính xác những gì thu hút từng phân khúc đối tượng của bạn và từ đó bạn tạo ra những nội dung thu hút trực tiếp đến họ.

5. Tận dụng thông tin chi tiết về hành vi để phân phối nội dung hấp dẫn hơn.

Người dùng nữ của bạn có thích bình luận về những nội dung mang tính trực quan như infographics hoặc hình ảnh minh họa không?

Những người trẻ tuổi có thường dành thời gian để xem hết các video có thương hiệu của bạn không? Phụ đề của bạn có thúc đẩy tương tác không? Đây là một số câu hỏi được trả lời bằng thông tin chi tiết về hành vi dựa trên dữ liệu.

Các chỉ số như lượt truy cập trang, thời lượng xem video trung bình, số lần hiển thị, lượt thích tự nhiên và tổng phạm vi tiếp cận là rất quan trọng để tinh chỉnh chất lượng nội dung của bạn theo từng bài đăng.

Bằng cách hiểu cách người dùng tương tác với nội dung của bạn, bạn có thể xác định bất kỳ thiếu sót nào để cải thiện nó.

Ví dụ: nếu bài đăng hình ảnh trên Instagram của bạn có chú thích dài và chi tiết có mức độ tương tác thấp hơn bài đăng có chú thích ngắn gọn, thì điều đó có thể báo hiệu rằng đối tượng mục tiêu của bạn thích ngắn gọn và linh hoạt hơn là ‘những thứ dài lê thê’.

Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để phục vụ cho chiến lược nội dung nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của mình.

Có rất nhiều công cụ SEO trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để xây dựng bộ từ khoá phù hợp với sở thích nội dung của đối tượng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P1)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

mạng xã hội

Kể từ khi những phương tiện truyền thông mạng xã hội bùng nổ phổ biến, nhiều người làm marketing đã đặt ra câu hỏi về tính hữu ích của nó như một phương tiện marketing và nguồn dữ liệu vô tận từ người dùng.

Với những câu hỏi như “Bài đăng trên Facebook của tôi từ tuần trước thực sự đã tạo ra bao nhiêu doanh thu?” hay “Tweet của tôi đã kiếm được bao nhiêu khách hàng từ việc kinh doanh?”, thật khó để định lượng được lợi ích thực sự của các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Mặc dù một số hoài nghi này là chính đáng, nhưng phương tiện truyền thông mạng xã hội vẫn là tài sản vô giá đối với thương hiệu của bạn – và trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét ‘tại sao?”.

Chúng ta sẽ cùng xem xét cách tận dụng những thông tin chi tiết từ dữ liệu của phương tiện mang xã hội để tăng tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của doanh nghiệp và đo lường những lợi nhuận đó.

Dữ liệu từ phương tiện mạng xã hội là gì?

Dữ liệu từ những phương tiện truyền thông mạng xã hội bao gồm các chỉ số khác nhau về hành vi, sở thích và mức độ tương tác của người dùng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Nói một cách đơn giản hơn, đó là thông tin được tổng hợp từ các tài khoản mạng xã hội khác nhau, điều sẽ cho bạn biết cách khán giả chia sẻ, xem và tương tác với những nội dung của bạn.

Dạng dữ liệu từ mạng xã hội khách quan nhất thường ở dạng số liệu. Các chỉ số này có thể khác nhau trên các nền tảng khác nhau và bao gồm những thứ như:

  • Bình luận.
  • Người theo dõi.
  • Chia sẻ.
  • Thích/không thích.
  • Đề cập.
  • Số lần hiển thị.
  • Lượt xem video.
  • Lượt nhấp chuột.
  • Sử dụng thẻ hashtag.
  • Phân tích và từ khóa được sử dụng.
  • Lượt truy cập mới từ Trang.

Trong khi vẫn có một số chỉ số khác có thể xem xét, nhưng trên đây là những chỉ số dữ liệu chính cốt lõi cho chiến lược marketing của bạn.

Mặc dù việc chuẩn bị càng nhiều chỉ số dữ liệu càng tốt, nhưng không phải lúc nào chúng cũng hữu ích. Đây cũng chính là sự phân tách ranh giới giữa dữ liệu hay chỉ số truyền thông có ý nghĩa và các chỉ số ‘phù phiếm’ khác.

Chỉ số ‘phù phiếm’ là các chỉ số nhìn bề ngoài thì có vẻ ấn tượng nhưng thực chất chúng không cung cấp bất cứ thông tin hay căn cứ nào để đánh giá mức độ hiệu quả.

Ví dụ: số lượng người theo dõi của bạn trên mạng xã hội Twitter hay Facebook có thể đang tăng lên, nhưng điều này sẽ không hữu ích lắm nếu không có sự gia tăng tương ứng trong các chỉ số tương tác như ‘bình luận’ và ‘lượt tiếp cận’.

Khai thác dữ liệu trên mạng xã hội có thể tăng ROI của bạn như thế nào?

Nhiều người làm marketing hiểu rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) thực sự hữu ích với các chiến dịch marketing hiệu quả nhưng vẫn phải vật lộn để gắn những lợi ích này trực tiếp đến ROI của doanh nghiệp.

Bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp của bạn vô số thông tin chi tiết, dữ liệu từ mạng xã hội có thể được tận dụng để tăng ROI trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Dưới đây là một số cách mà dữ liệu thu thập được từ các tài khoản mạng xã hội có thể giúp tăng ROI của bạn:

  • Thông qua lượt thích, nhấp chuột, chia sẻ, bình luận, v.v., dữ liệu này cung cấp cho bạn hiểu biết sâu sắc hơn về cách người dùng tương tác với nội dung của bạn.
  • Việc hợp nhất các tập dữ liệu này có thể giúp bạn hợp lý hóa các nỗ lực marketing của mình, loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết hay có các số liệu hiệu suất rõ ràng có thể đo lường được cho khách hàng, đối tác và nhà đầu tư (nếu có).

Ví dụ: bằng cách nhận ra rằng Instagram có giá trị hơn đối với thị trường ngách sản phẩm của bạn so với Twitter, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào quảng cáo Instagram có trả phí và ít hơn vào các chiến dịch trên Twitter.

  • Dữ liệu giúp doanh nghiệp của bạn luôn cập nhật các xu hướng sản phẩm và dịch vụ mới nổi, điều này đảm bảo rằng bất kể ngành của bạn đang chuyển theo hướng nào, bạn sẽ không bao giờ bị bỏ lại ở phía sau.
  • Dữ liệu là cơ sở để bạn không ngừng tối ưu và cải thiện mọi khía cạnh của chiến lược – từ các chỉ số như chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), tỉ lệ chuyển đổi (CR)… đến xây dựng thương hiệu, marketing, nội dung…để từ đó giúp giảm chi phí và tăng ROI v.v.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong quý 1 năm 2021

Bất chấp nhiều thách thức khác nhau xảy ra gần đây từ các nước, theo số liệu thống kê lượt tải xuống mới nhất từ App Annie thì TikTok vẫn tiếp tục là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất.

Như bạn có thể thấy, TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong Quý 1 năm 2021 đồng thời giữ đà tăng trưởng trong hai năm qua.

Tất nhiên, hầu hết mọi người đều đã tải xuống Facebook và Instagram, vì vậy, số liệu thống kê về lượt tải xuống nhiều nhất không đồng nghĩa với mức độ sử dụng nhiều nhất.

Nhìn vào số liệu thống kê người dùng hoạt động hàng tháng ở cột bên phải, bạn có thể thấy rằng Facebook vẫn đang là ứng dụng chiếm ưu thế – nhưng sự phát triển mạnh mẽ liên tục của TikTok cũng đã cho thấy mức độ phổ biến và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của nó đối với phần lớn người dùng.

Nhưng có lẽ điều thú vị nhất ở số liệu lần này là biểu đồ ‘Ứng dụng đột phá’ của App Annie, cho thấy những ứng dụng có lượt tải xuống tăng trưởng lớn nhất so với quý trước.

Cuộc tranh cãi về những thay đổi trong việc chia sẻ dữ liệu của WhatsApp hồi tháng 1 đã góp phần làm cho những ứng dụng thay thế như Signal và Telegram đều tăng bảng xếp hạng trong lượt tải xuống.

Tuy nhiên, WhatsApp vẫn đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi nhằm mục tiêu lấy lại vị trí của mình.

Sự tăng trưởng của MX Takatak cũng rất đáng kể. Ứng dụng video dạng ngắn của Ấn Độ đã góp phần lấp đầy khoảng trống do lệnh cấm của TikTok để lại ở quốc gia này đồng thời đã chứng kiến sự chấp nhận đáng kể của người dùng Ấn Độ. Ứng dụng này hiện vẫn chỉ áp dụng cho người dùng ấn độ.

Ngoài số liệu thống kê về lượt tải xuống và sử dụng, App Annie cũng đã chia sẻ một số thông tin mới về chi tiêu ứng dụng.

“Chi tiêu toàn cầu cho ứng dụng tăng 40% trong một năm, với 32 tỷ USD được chi tiêu cho việc mua hàng trong ứng dụng iOS và Google Play trên toàn cầu trong quý 1 năm 2021.”

Xu hướng này dự kiến vẫn sẽ tiếp tục khi những thói quen được áp dụng trong thời gian đóng cửa toàn cầu có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong tương lai.

Theo ước tính, đây có thể sẽ trở thành câu chuyện bán lẻ của thập kỷ tới, với việc đại dịch đang đẩy nhanh sự dịch chuyển kỹ thuật số.

Trong khi nhiều ứng dụng thịnh hành sẽ lại sụt giảm và các nền tảng của Facebook sẽ vẫn chiếm ưu thế, bạn nên xem xét đến những sự thay đổi mới nổi và chúng có thể có ý nghĩa gì đối với cách tiếp cận marketing của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Marketers: Sứ mệnh tạo ra những thứ mà người dùng muốn thấy, xem và mua

Chuyên gia marketing, Ông Robert Willey chỉ ra chi tiết những gì thương hiệu cần làm nhiều hơn để xây dựng kết nối bền vững với người tiêu dùng.

Robert Willey

Marketing thường được yêu cầu phải đi nhanh, thử nghiệm nhanh, phải bỏ qua những sai lầm nếu có và làm những công việc “to tát”. Đây chính xác là lý do tại sao marketing vốn rất tốn kém về thời gian.

Thật khó để có thể thuyết phục mọi người mua một thứ gì đó khi chúng không thực sự mang lại một lợi ích hay ý nghĩa gì cho họ.

Giờ đây, hơn bao giờ hết, người tiêu dùng và thương hiệu có thể có mối quan hệ cộng sinh nếu thương hiệu tập trung sức lực để trở thành đại diện cho một ‘huy hiệu’ xứng đáng.

Và dưới đây là cách mà các marketer có thể tham khảo.

Hãy kết nối và chia sẻ thay vì chỉ bán hàng.

80% số người trên Instagram theo dõi một thương hiệu nào đó.

Bạn có nhớ khi Facebook tung ra quảng cáo lần đầu tiên hơn một thập kỷ trước và tạo ra một cuộc cách mạng internet cho phép các thương hiệu kết nối các bài đăng của họ với bạn bè và gia đình của bạn không?

Từ đó đến nay, chúng ta không chỉ theo dõi các thương hiệu, chúng ta còn mong đợi họ tương tác như những người bạn tốt nhất của mình.

Tuy nhiên, vô số thương hiệu chỉ muốn sản xuất quảng cáo và bán hàng, bán tất cả những gì họ có thể. Họ cho bạn biết lý do tại sao bạn nên mua những sản phẩm hay dịch vụ của họ bằng một bài đăng được thương mại hóa cao mà hầu hết chúng ta đều muốn ‘ấn skip’.

Tại công ty nước trái cây Cheribundi nơi tôi làm giám đốc điều hành, chúng tôi sản xuất nước ép anh đào chua chua giàu chất chống oxy hóa được các vận động viên chuyên nghiệp tiêu thụ hàng ngày và chúng tôi mong muốn tạo ra những thứ mà mọi người muốn thấy, xem và mua.

Hay cũng theo một cách khác, mọi người muốn: kết nối, ủng hộ, chia sẻ và sau đó lại quay lại ủng hộ.

Người tiêu dùng luôn muốn nhiều hơn một thứ.

Khái niệm về những gì chúng ta mong đợi từ cụm từ vợ-chồng của mình đã thay đổi. Ngày xưa, chúng ta chỉ cần là đại diện cho một lĩnh vực hay trách nhiệm nào đó: người nội trợ, người mẹ, người cha, v.v.

Bây giờ, khi trò chuyện với các nhà trị liệu và họ đều nói cùng một điều: “chúng ta mong muốn nhiều hơn trong các mối quan hệ của mình.”

Chúng ta là những con người năng động, phức tạp và đầy khát vọng, chúng ta đã tin rằng chúng ta có thể có tất cả. Và một sự thật tương tự trong môi trường kinh doanh, đó cũng là những gì chúng ta mong đợi từ các thương hiệu của mình.

Với tư cách là Tổng giám đốc phụ trách thương mại điện tử của một công ty về sản xuất xà phòng, chúng tôi biết rằng hiệu quả là chưa đủ.

Chắc chắn xà phòng có thể làm sạch mọi thứ, nhưng tại sao nó lại không thể có mùi thơm đặc biệt, hình dáng sáng tạo, hoặc thậm chí nó có thể giúp bảo vệ môi trường.

Và khi chúng tôi làm tất cả những điều đó, chúng tôi biết được rằng người tiêu dùng không chỉ muốn xà phòng.

Đó không phải là về tôi, mà là về bạn.

Ở hầu hết các doanh nghiệp, những ý tưởng của sự đổi mới thường đến từ nội bộ bên trong. Tuy nhiên, đó không phải là nơi bắt nguồn một số ý tưởng hay ho và đột phá nhất.

Trong thời gian làm việc tại Taskrabbit (một công ty chuyên sản xuất các dụng cụ hỗ trợ trong gia đình), chúng tôi hiểu rõ rằng mọi người cần được giúp đỡ để lắp ráp đồ đạc, giá treo, và những thứ khác trong nhà của họ.

Uber cũng làm điều tương tự, sự ra đời của Uber hầu như đã làm ‘phá vỡ’ hết những hãng taxi truyền thống. Uber không phải cố gắng tìm ra những khoảng trống trong thị trường – mà là nó đang tạo ra thị trường.

Những loại cơ hội này vây quanh chúng ta hàng ngày và tất cả những gì chúng ta phải làm là nhìn xung quanh, quan sát chúng. Hãy chú ý đến văn hóa. Đọc, nói, xem và hiểu những cuộc trò chuyện trên mạng xã hội.

Chúng ta nên là chiếc la bàn cho sự đổi mới và chiếc micrô cho các xu hướng văn hóa. Tại công ty khởi nghiệp thương mại điện tử mảng thời trang Spring, họ luôn nói rằng ‘vỉa hè là một sàn diễn mới.’

Bên ngoài kia là nơi tạo ra các xu hướng. Nhìn ra bên ngoài, nghiên cứu thị trường và dữ liệu của người tiêu dùng cũng như việc lắng nghe họ.

Trong khi tất cả chúng ta đang ngồi im lặng bên trong văn phòng, nhìn chằm chằm vào màn hình và suy nghĩ về tương lai, thì ở ngoài kia, người tiêu dùng đang trò chuyện và thay đổi từng ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

YouTube thử nghiệm loại bỏ tính năng đếm số lượng ‘Dislike’ với Video

YouTube đang triển khai một thử nghiệm mới sẽ loại bỏ số lượt ‘Dislike’ với video của một số người sáng tạo, thử nghiệm này như một phần của những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm tác động của các hành vi tiêu cực trên nền tảng.

Theo ghi nhận từ YouTube, thử nghiệm mới nhằm giải quyết những lo ngại xung quanh các chiến dịch ‘Dislike’ (không thích, ghen ghét…) có mục tiêu xấu và tác động của các chỉ số tiêu cực đó đến sức khỏe người dùng trực tuyến.

Nhà sáng tạo nôi dung (Content Creator) vẫn có thể xem đầy đủ số lượt ‘thích’ và ‘không thích’ của họ trong YouTube Studio, đồng thời người xem vẫn có thể thích và không thích video như bình thường và những lượt bình chọn đó sẽ vẫn được tính vào xếp hạng video trong ứng dụng.

Nhưng việc loại bỏ việc hiển thị số lượng cụ thể có thể giúp loại bỏ một số kỳ thị tiêu cực nhất định, điều này có thể giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ nội dung của họ trên nền tảng.

Bản cập nhật mới này tương tự như thử nghiệm mới đây của Instagram với việc loại bỏ số lượt thích công khai, hiện tính năng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và thu thập phản hồi từ phía người dùng.

Bản cập nhật này sẽ rất có lợi cho các nền tảng trực tuyến chẳng hạn như YouTube – khi không có sự cạnh tranh về số lượt ‘thích’ hoặc sự tiêu cực về lượt ‘không thích’, điều đó có thể giúp loại bỏ một số áp lực từ việc đăng bài, giảm bớt căng thẳng tiềm ẩn từ đó giúp mọi người (đặc biệt là nhà sáng tạo) cảm thấy tự do hơn trong việc chia sẻ nội dung.

Trở lại năm 2018, CEO Twitter, Ông Jack Dorsey lưu ý rằng ông muốn biến số người theo dõi và số lượt thích trở thành một yếu tố ít quan trọng hơn trong ứng dụng của mình, thậm chí ông còn cho rằng số lượng người theo dõi cơ bản là ‘vô nghĩa’ và gây hại về tổng thể.

Theo Dorsey:

CEO Twitter | Jack Dorsey

“Nếu tôi phải bắt đầu lại việc xây dựng ứng dụng, tôi sẽ không nhấn mạnh nhiều đến số lượng ‘người theo dõi’. Tôi sẽ không nhấn mạnh số lượng ‘thích’ nhiều đến như vậy. Nó không thực sự đẩy những gì chúng tôi tin rằng hiện tại nên trở thành điều quan trọng nhất, lành mạnh nhất giữa các cuộc trò chuyện trên nền tảng.”

Trên YouTube, lượt thích và lượt không thích thực sự phục vụ một mục đích cụ thể hơn trong việc xác định mức độ phổ biến của video đó và do đó, phạm vi tiếp cận của video, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.

Bằng cách làm nổi bật các yếu tố tiêu cực thông qua việc đếm số lượng ‘Dislike’ hay ‘Không thích’, bạn đang tạo ra sự cạnh tranh xung quanh những yếu tố đó và chuyển mục tiêu trọng tâm của những tương tác trên mạng xã hội theo hướng tiêu cực hơn.

Nếu việc giảm bớt sự ảnh hưởng hoặc loại bỏ các phướng án tiêu cực như vậy có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trở nên tốt và lành mạnh hơn, thì việc giảm bớt sự hiện diện của chúng cũng là điều rất hợp lý mà các nền tảng nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Lượt hiển thị (impressions) trên Instagram là gì? Cách hiểu số liệu, đo lường và cải thiện các chỉ số trên Instagram như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết này.

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất
Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Phương tiện truyền thông mạng xã hội, nghe thì có vẻ đơn giản, đặc biệt là khi bạn cuộn qua các bài đăng, nhưng với bất kỳ ai đã dành thời gian để nghiên cứu backend của các nền tảng đó (code, thuật toán…) đều biết nó không dễ như bạn nghĩ.

Khi các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia truyền thông mạng xã hội có rất nhiều dữ liệu có thể tuỳ chỉnh thì đối với những người chưa quen, nó có thể giống như việc đang cố gắng để đọc một ngôn ngữ mới.

Để giúp bạn chia nhỏ mọi thứ cần biết trên nền tảng, dưới đây là những điều bạn cần biết về số lần hiển thị trên Instagram, cũng như sự khác biệt của nó với phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác.

Số lần hiển thị (impressions) trên Instagram là gì và chúng được tính như thế nào?

Số lần hiển thị theo dõi số lần nội dung của bạn (bao gồm các ‘câu chuyện’ và bài đăng) được hiển thị cho người dùng trên nền tảng.

Nói cách khác, nếu ai đó đang cuộn nguồn cấp dữ liệu (feed) của họ và lướt qua bài đăng của bạn, đó là một lần hiển thị.

Lượt hiển thị không tính cho những người xem duy nhất (unique viewer) mà chỉ đơn giản là những người xem (viewer). Do đó, nếu cùng một người dùng cuộn qua bài đăng của bạn hai lần, thì đó là hai lần hiển thị – nhưng chỉ có một “phạm vi tiếp cận” hay một người xem duy nhất.

Số lần hiển thị nhằm theo dõi mức độ nhận biết và về lý thuyết, bạn càng tạo được nhiều lần hiển thị theo thời gian, thì người dùng duy nhất sẽ càng quen thuộc với thương hiệu của bạn.

Khi đó, sự quen thuộc này hy vọng sẽ dẫn đến việc người dùng đó mua sản phẩm hoặc xem thêm nội dung của bạn trong tương lai.

Số lần hiển thị trên Instagram khác như thế nào với phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và tỷ lệ tương tác.

  • Phạm vi tiếp cận (Reach): đề cập đến số lượng người dùng duy nhất đã xem nội dung của bạn.
  • Tương tác (engagement): đề cập đến bất kỳ lúc nào có ai đó (bao gồm cả bạn) tương tác với nội dung của bạn. Điều này bao gồm các hành động như:
    – Bình luận
    – Chia sẻ hoặc lưu
    – Thích
    – Theo dõi
    – Đề cập đến tài khoản của bạn (có hoặc không gắn thẻ bạn)
    – Sử dụng thẻ hashtag (#) có thương hiệu
    – Nhấp chuột vào một câu chuyện hoặc liên kết
    – Nhắn tin trực tiếp cho bạn
  • Tỷ lệ tương tác (engagement rate): đo lường số người đã xem nội dung của bạn so với số người đã tương tác với nội dung đó. ví dụ: nếu 10 người xem bài đăng của bạn, nhưng chỉ có 5 người thích bài đăng đó thì bạn có tỷ lệ tương tác là 50% (hoặc 0,5).

Bạn có thể tính tỷ lệ tương tác của mình bằng cách chia tổng mức tương tác (trên một bài đăng hoặc trên toàn bộ tài khoản của bạn) cho lượng người theo dõi, phạm vi tiếp cận hoặc số lần hiển thị.

Cách bạn tính toán chính xác sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông trên các trang mạng xã hội của cá nhân hay doanh nghiệp bạn.

Làm cách nào để bạn cải thiện tỷ lệ tương tác của mình?

Về cơ bản, sẽ không có cách nào chắc chắn sẽ tăng cường tương tác của bạn. Nhưng nói chung, bạn càng năng động trên nền tảng bao nhiêu thì bạn càng có nhiều cơ hội để mọi người tham gia tương tác bấy nhiêu.

Điều này có nghĩa là bạn cần đăng thường xuyên, thêm câu hỏi vào bài đăng của bạn, “phát trực tiếp”, đăng video hoặc sử dụng tính năng băng chuyền (carousel), thường xuyên viết phụ đề dài hơn, đăng vào thời điểm thích hợp nhất cho đối tượng mục tiêu của bạn và nhiều hơn thế nữa.

Tuy nhiên tất cả những điều này cũng cần có chút may mắn nữa, vì suy cho cùng, chính các thuật toán của Instagram sẽ quyết định ai sẽ nhìn thấy những gì.

Làm cách nào để bạn theo dõi phạm vi tiếp cận, số lần hiển thị và mức độ tương tác?

Bạn có thể có quyền truy cập vào mục phân tích tài khoản của mình nếu bạn có ‘Tài khoản doanh nghiệp Instagram’ (Instagram Business Account), tài khoản này bạn cũng có thể liên kết với trang doanh nghiệp Facebook của mình nếu có.

Sau khi thiết lập, hãy chuyển đến phần “Thông tin chi tiết” (Insight) trong tài khoản cá nhân của bạn để xem phân tích tài khoản của bạn.

Tại đây, bạn sẽ thấy thông tin và dữ liệu có thể giúp bạn cải thiện chiến lược nội dung của mình cũng như việc đánh giá hay điều chỉnh những gì bạn muốn.

Ngoài công cụ phân tích của mạng xã hội Instagram, bạn có thể tải xuống ứng dụng của những bên thứ ba như Hootsuite hoặc Sprout để xem dữ liệu chi tiết hơn ngoài những gì đã phân tích của Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook chia sẻ mẹo để phát triển ‘kỹ năng xã hội’ mới

Nếu bạn đang tìm kiếm các kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội thì sau đây là một số quan điểm từ các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội khác bạn có thể tham khảo.

Theo đó, Facebook gần đây đã tung ra một loạt video mới nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý mạng xã hội các mẹo và thông tin chi tiết để giúp tối đa hóa hiệu suất của họ.

Một trong những video đó là sự chia sẻ từ Bà Laurise McMillan, Trưởng bộ phận mạng xã hội (Head of Social) của Unbothered, McMillan thảo luận về việc xây dựng cộng đồng như một thương hiệu và cách để có nhiều tương tác trực tuyến hơn.

Sau đây là 3 mẹo chính của McMillan để thành công trên mạng xã hội:

1. Sử dụng sự đóng góp từ cộng đồng – nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated content).

McMillan nhấn mạnh tầm quan trọng của UGC như là một công cụ xây dựng cộng đồng trực tuyến hiệu quả.

“Chúng tôi luôn kêu gọi những nội dung do người dùng tạo ra. Nếu khách hàng bình luận bằng một bức ảnh nào đó trên Instagram, chúng tôi sẽ thông báo đến người dùng và sau đó đưa nó lên Trang nội dung của mình.”

Đây có thể là một cách tuyệt vời để thiết lập sự kết nối và xây dựng sự hiện diện thương hiệu trực tuyến của bạn.

2. Duy trì sự nhất quán và cảm xúc cho thương hiệu của bạn.

McMillan gọi các nguyên tắc xây dựng thương hiệu của mình là “Kinh thánh”, thiết lập các thông số rõ ràng cho sự hiện diện cũng như cảm xúc của các bài đăng có mang hình ảnh thương hiệu của mình.

Điều này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nhận diện thương hiệu, đặc biệt là trên các nền tảng trực quan như Instagram.

3. Quản lý nội dung của bạn với Facebook Creator Studio.

McMillan hết lời ca ngợi khả năng phân tích và lập kế hoạch của công cụ Creator Studio, cũng như khả năng phản hồi tin nhắn trực tiếp từ cả Facebook và IG từ một nền tảng tích hợp duy nhất.

Trên đây là một số ghi chú và gợi ý hữu ích mà bạn có thể xem xét trong quá trình lập kế hoạch và chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Content Marketing là chìa khoá để phát triển thương hiệu cá nhân

Ngày nay, thương hiệu cá nhân là một khái niệm rất thông dụng. Hãy kết hợp nó với content marketing và bạn sẽ nhận thấy có vô số giá trị vô hình mà bạn có thể nhận được.

Làm thế nào để bạn thực hiện một chiến lược content marketing hiệu quả cho thương hiệu cá nhân của bạn?

Cho dù bạn là người đang bắt đầu sự nghiệp của mình hay bạn đang là một nhà lãnh đạo trong ngành của mình, thì những nội dung bạn xây dựng là chỉ báo đầu tiên (và thường là duy nhất) về giá trị thương hiệu của bạn.

Đó là sức mạnh của nội dung. Nó giống như việc bạn tham gia một cuộc phỏng vấn tìm việc, nơi bạn có thể đưa ra những câu trả lời đặc biệt có giá trị đối với nhà tuyển dụng.

Hoạch định chiến lược.

Trước khi bạn bắt đầu, việc có một chiến lược chỉnh chu là điều rất cần thiết. Bất kỳ danh sách kiểm tra nhỏ nào bắt nguồn từ tư duy cẩn thận và nghiên cứu đều đảm bảo rằng bạn sẽ đi đúng hướng và dẫn đến thành công.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo:

  • Lập danh sách các mục tiêu chính của bạn. Tại sao bạn lại sản xuất nội dung? Đối tượng của bạn là ai? Kết quả cuối cùng bạn muốn đạt được là gì? Bạn có muốn được xem như là một nhà lãnh đạo có thể cung cấp giá trị cho các bên liên quan hay chỉ cần tăng cường khả năng chuyên môn của chính bạn?
  • Đối với mỗi mục tiêu, hãy lập kế hoạch loại nội dung phù hợp nhất để hoàn thành mục tiêu của bạn. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, thì nội dung bạn tạo cần phải giàu ý tưởng, chiến lược sáng tạo, có những cái nhìn sâu sắc, phân tích kỹ lưỡng và dựa trên những kinh nghiệm hoặc thành tích cá nhân.
  • Bây giờ, hãy quyết định con đường nào có tác động lớn nhất đến việc phân phối nội dung của bạn đến đối tượng này. Đó có phải là blog có lượng độc giả lớn, trang LinkedIn của bạn, các ấn phẩm trực tuyến, tạp chí thương mại, podcast của công ty, Twitter hay Facebook cá nhân không?
  • Nghiên cứu những cách tốt nhất để tiếp cận độc giả của bạn thông qua các kênh này. Ví dụ: Các bài đăng trên Instagram nhận được nhiều sự chú ý nhất thường chứa các thẻ (hashtag) cụ thể.

Với một chiến lược tốt được thiết kế để hỗ trợ việc phát triển content marketing của bạn, bạn nên tập trung vào việc tạo ra những nội dung có sức ảnh hưởng, hấp dẫn và mới mẻ.

Chìa khóa để có được những nội dung này.

Hãy suy nghĩ về mọi thứ từ một góc nhìn độc đáo và mới lạ hơn. Thay vì sử dụng những ngôn từ hoặc phương pháp thể hiện cũ vốn sẽ gây ra sự nhàm chán, bạn có thể thử tiếp cận bằng một cách mới và sáng tạo.

Bao gồm các ý tưởng và tài nguyên chưa từng được chia sẻ. Trong quy trình của sự sáng tạo, đây được gọi là sự sáng tạo ở “cấp độ đầu tiên”. Khi bạn suy nghĩ, đừng chỉ dừng lại ở ý tưởng đầu tiên, thứ hai… xuất hiện trong đầu. Hãy suy nghĩ sâu hơn để tìm ra những điều mới mẻ và chưa từng được công bố chẳng hạn.

Đồng cảm với đối tượng mục tiêu của bạn. Nỗi đau của họ là gì? Nhu cầu, nỗi sợ hãi, nguyện vọng của họ là gì? Điều gì là cực kỳ thách thức đối với họ?. Sự hiểu biết thực sự về họ có thể giúp bạn viết ra những nội dung cực kỳ hấp dẫn.

Tìm kiếm sự hài hước. Hài hước có thể là một rào cản quan trọng trong kinh doanh. Còn với bản thân bạn, bạn nghĩ tại sao những bức ảnh vui nhộn về mèo hay thú cưng lại chiếm được cảm tình trên internet đến thế?

Nhân hóa bản thân. Hãy minh bạch về con người của bạn, những thách thức bạn đã đối mặt và cách bạn vượt qua chúng. Để khán giả của bạn cảm thấy như bạn đang có một bí mật nào đó cần phải khám phá.

Tận dụng điểm mạnh của bạn. Bạn có phải là một người mạnh về dữ liệu hay marketing?. Đối với mọi sức mạnh của con người, hầu như luôn có một lượng đối tượng mục tiêu tương ứng chấp nhận sức mạnh đó. Đừng né tránh những gì bạn giỏi nhất.

Thách thức khán giả của bạn. Cùng với sự đồng cảm và thoải mái, độc giả của bạn cũng muốn được thử thách. Họ muốn nhìn mọi thứ từ một góc độ khác, họ thích sự ly kỳ.

Hãy chuyên nghiệp. Nội dung của bạn phải đẹp về mặt hình ảnh, đồ hoạ, đúng ngữ pháp và không có lỗi chính tả.

Trên đây là tất cả các khía cạnh nền tảng của các chiến dịch content marketing hiệu quả và thành công rực rỡ.

Câu hỏi duy nhất còn lại là: bạn sẽ tận dụng nó như thế nào để phát triển quyền lực của chính mình?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Facebook và Instagram bị lỗi toàn cầu

Các dịch vụ của ông lớn công nghệ gồm Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger đã gặp vấn đề trên toàn cầu.

Rạng sáng 20/3, nhiều người dùng trên khắp thế giới phản ánh các dịch vụ của Facebook gặp vấn đề. Sự cố gián đoạn xảy ra với các dịch vụ phổ biến của Facebook như Instagram, WhatsApp, Messenger.

Trên DownDetector, trang thông tin về dịch vụ gián đoạn, có tới hơn 200.000 người dùng cho biết Instagram không thể truy cập vào khoảng 1h sáng.

Phần lớn than phiền cho rằng bảng tin Instagram của họ không hiển thị được. WhatsApp cũng nhận khoảng 50.000 báo cáo, trong khi con số với Facebook Messenger là hơn 10.000.

Ảnh: The Verge.

Nhiều người dùng Việt Nam cũng cho biết ứng dụng Instagram, Messenger của họ gặp sự cố vào buổi đêm. Trên Messenger, lỗi khiến hình ảnh không gửi đi được, mở trang web trên máy tính cũng không thể hiển thị.

Tài khoản Twitter của các dịch vụ Instagram, Facebook Gaming đều thông báo xác nhận sự cố, đồng thời cho biết đang giải quyết vấn đề.

Tới khoảng 3h sáng 20/3, các dịch vụ bắt đầu hoạt động trở lại. Trong thông báo tới Telegraph, Facebook thừa nhận các dịch vụ quan trọng của hãng đều gặp vấn đề.

“Sự cố kỹ thuật khiến nhiều người không thể truy cập các dịch vụ Facebook. Chúng tôi đã khắc phục sự cố, và xin lỗi vì những sự bất tiện có thể xảy ra”, đại diện Facebook cho biết.

Tuy nhiên, kể cả sau khi công ty này tuyên bố đã khắc phục, một số người dùng vẫn thấy lỗi nhỏ như tin nhắn không hiển thị biểu tượng “đã xem” trong WhatsApp.

Ảnh: Lê Trọng.

Gần đây, nhiều dịch vụ Facebook vẫn thỉnh thoảng gặp gián đoạn. Tuy nhiên, việc toàn bộ các dịch vụ lớn có vấn đề hiếm khi xảy ra. Tháng 7/2019, sự cố tương tự từng diễn ra với Facebook, Messenger và Instagram.

Với người dùng Việt Nam, dịch vụ gặp sự cố nhiều nhất là Messenger. Chỉ trong tháng 2, Messenger đã 2 lần bị gián đoạn trong khoảng vài giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

Instagram tiếp tục tăng cường công cụ bảo vệ trẻ em

Instagram vừa ra mắt công nghệ ngăn chặn trẻ nhỏ mở tài khoản bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. 

Ứng dụng Instagram đã ra mắt công nghệ nhằm ngăn chặn trẻ nhỏ mở tài khoản, đồng thời chặn người lớn tiếp xúc với những người dùng trẻ tuổi khi không quen biết nhau.

Đây là biện pháp mới nhất của Instagram nhằm đáp lại những lo ngại về các tiếp xúc không phù hợp giữa người trưởng thành với trẻ em trên nền tảng này, nơi ấn định tuổi tối thiểu để truy cập hầu hết các dịch vụ là 13 tuổi.

Trong thông báo hôm qua, Facebook cho biết sẽ không để xảy ra tình trạng người trẻ khai man ngày sinh bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Bên cạnh đó, Facebook sẽ đưa vào sử dụng một giao diện mới ngăn chặn người lớn gửi tin nhắn tới trẻ dưới 18 tuổi không phải là người đang theo dõi tài khoản của họ nhằm ngăn chặn các tiếp xúc không mong muốn.

Instagram cũng sẽ cảnh báo người dùng trẻ về hành vi khả nghi của người lớn, bao gồm cả hành động gửi một lượng lớn tin nhắn riêng tư.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VTV

TikTok và tương lai đầy chông gai

Tham vọng đưa TikTok trở thành ứng dụng toàn cầu của Zhang Yiming tiếp tục gặp nhiều khó khăn dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Thoạt nhìn, phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của trang web ByteDance (công ty mẹ của TikTok) trông tương tự.

Cả hai đều đăng tải những hình ảnh lạc quan, vui vẻ của nhân viên văn phòng và một người cha rạng rỡ nhìn vào màn hình smartphone cùng con trai. Tuy nhiên, nếu kéo xuống cuối trang, sẽ có những khác biệt đáng kể.

Phiên bản tiếng Anh có phần hiển thị 5 thành viên hội đồng quản trị của ByteDance.

Bốn trong số đó là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, gồm: Susquehanna International Group (SIG), General Atlantic, Coatue Management và công ty liên doanh Sequoia Capital. Tiếp đó là sơ đồ tổ chức các pháp nhân nước ngoài quản lý hoạt động của TikTok ở thị trường Mỹ, Australia, Singapore và Anh.

Danh sách thành viên hội đồng quản trị và sơ đồ tổ chức này không xuất hiện trên trang web phiên bản tiếng Trung. Khác biệt này thể hiện những khó khăn ByteDance gặp phải trên con đường toàn cầu hóa.

Thoạt nhìn giao diện Web của ByteDance phiên bản tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng một số chi tiết cho thấy nhiều định hướng quan trọng. Ảnh: SCMP.

Cuộc đấu tranh của ByteDance với sự tồn tại của TikTok và Douyin sẽ là hình mẫu cho các công ty Trung Quốc muốn vươn ra thị trường quốc tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.

Trong khi ByteDance đặt trụ sở ở Trung Quốc, phần lớn doanh thu quảng cáo họ kiếm được lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, làm hài lòng cả hai là điều không hề dễ dàng.

Mặc dù nguy cơ TikTok bị “trục xuất” khỏi Mỹ đã lắng xuống sau khi Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng, ByteDance cũng tạm gác thương vụ bán TikTok tại Mỹ, kịch tính vẫn có thể kéo dài trong tương lai.

“Chính quyền Biden thích một giải pháp toàn thể về cách các công ty Trung Quốc hoạt động tại Mỹ cũng như những lo ngại về việc xử lý dữ liện người dùng”, Paul Triolo, nhà phân tích chính sách công nghệ tại công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group nói.

Triolo cho rằng có nhiều khía cạnh trong cuộc đàm phán hiện có giữa các bên. Biden muốn xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ sự chấp thuận nào.

Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch nào được chính phủ Mỹ đưa ra đều có thể được đón nhận rất khác ở quê nhà TikTok.

Năm ngoái, khi TikTok nỗ lực đạt được các thoả thuận trong thương vụ với Oracle và nhận được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Donald Trump, người Trung Quốc tức giận cho rằng, Zhang Yiming đã “quỳ gối” dưới áp lực của Mỹ.

Đáp lại cơn thịnh nộ của người dân, ByteDane hứa sẽ giữa quyền kiểm soát với hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Zhang Yiming cũng nói sẽ không chuyển giao thuật toán của TikTok sau khi Bắc Kinh bổ sung danh mục kiểm soát xuất khẩu công nghệ.

Trong khi thương vụ chưa đến hồi kết, ông Trump không đắc cử, TikTok vẫn tiếp tục tìm kiếm một thoả thuận, chuẩn bị cho tương lai khó khăn.

Trong thời gian tạm lắng, sự phổ biến của TikTok tại Mỹ đã tăng trở lại. Số lượt tải xuống tăng 33% vào tháng 12/2020, tăng 5,7 triệu lượt so với tháng trước đó. Các nhà quảng cáo cũng đã quay lại với ByteDance sau khi Biden thắng cử.

Ở châu Âu, TikTok cũng đã tăng gần gấp đôi quy mô nhân sự trong những tháng qua và thiết lập văn phòng mới ở London bên cạnh hai văn phòng trước đó.

Trái với những tín hiệu khả quan ở thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh của ByteDance ở Trung Quốc vẫn thấp hơn doanh thu ở các thị trường khác.

TikTok đang có những tháng ngày khá “yên ổn”, nhưng đó không phải tương lai lâu dài.

Chỉ vài ngày sau lễ nhậm chức, chính quyền Biden đã phát đi thông điệp về việc đối đầu Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. “Chính quyền Biden rõ ràng sẽ tập trung vào các rủi ro bảo mật do công nghệ đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Biden sẽ làm tốt hơn về chính sách với những vấn đề rủi ro đến từ ứng dụng nước ngoài”, Justin Sherman, thành viên của tổ chức Sáng kiến Cyber Statecraft của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.

Chuyên gia Dev Lewis của tổ chức nghiên cứu Digital Asia Hub cho rằng chừng nào mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc còn căng thẳng, ByteDance vẫn là mục tiêu bị nhắm tới.

“Dù TikTok có cố gắng tuân thủ bao nhiêu quy định và minh bạch dữ liệu đến mức nào, họ vẫn luôn bị gắn mác một công ty Trung Quốc”, Lewis nói.

Giấc mộng toàn cầu hoá của ByteDance còn trở thành cơn ác mộng khi TikTok chính thức bị Ấn Độ cấm vào tháng 6/2020.

ByteDance đã sa thải hàng trăm nhân viên và tìm cách bán các hoạt động của mình tại thị trường này.

TikTok đang bị kẹt vào nhiều vấn đề phức tạp trong một cuộc chơi không do mình làm chủ. Tham vọng của Yang Zhing khi chọn công ty bằng tiếng Anh thay vì tiếng Trung đang chông gai hơn những gì ông hình dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Kích thước hình ảnh chuẩn trên Social Media trong 2021

Hình ảnh là yếu tố chính của bất kỳ chiến lược truyền thông mạng xã hội thành công nào, với hình ảnh hoặc video phù hợp, bạn có thể thu hút sự chú ý và ngăn cản việc người dùng bỏ qua quảng cáo của bạn.

Nhưng để đảm bảo bạn nhận được những phản hồi tốt nhất cho hình ảnh của mình, bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh của bạn trông đẹp nhất trên mỗi nền tảng.

Điều đó có nghĩa là kiểm tra xem mỗi hình ảnh bạn tải lên có phù hợp với kích thước chuẩn và các yêu cầu khác của từng mạng xã hội riêng lẻ hay không.

Mỗi nền tảng đều có mỗi kích thước tối ưu riêng cho nội dung của họ và việc tuân thủ các thông số này sẽ giúp nội dung trực quan của bạn trông sắc nét, rõ ràng và hiệu quả hơn trong từng ứng dụng.

Dưới đây là những kích thước của từng nền tảng riêng lẻ được cập nhật trong năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Hootsuite

Quyền lực của Facebook và Google sẽ sớm biến mất

Tim Berners-Lee đề xuất bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.

Theo Reuter, nhà phát minh World Wide Web Tim Berners-Lee cho biết ông cảm thấy quyền lực về Internet của những công ty công nghệ lớn chỉ là xu hướng nhất thời. Ông hiện là Giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Oxford.

Facebook và Google là hai công ty thống lĩnh thị trường quảng cáo số hiện tại, tác động lớn trên nhiều mặt đời sống, thậm chí khiến chính phủ nhiều nước e ngại.

Mâu thuẫn giữa Facebook và Australia dẫn đến việc mạng xã hội chặn tin tức ở quốc gia này khiến nhiều người dân lẫn chính phủ phải xem xét lại mối quan hệ với các ông lớn mạng xã hội.

“Tôi có thái độ lạc quan với vấn đề này, vì trước đây trên Internet cũng có vài xu hướng thoáng qua rồi biến mất. Mọi người đều nhận thức được rằng tất cả cần phải thay đổi”, ông nói, đồng thời cho rằng nhiều nỗ lực đang diễn ra nhằm ngăn chặn nạn khai thác dữ liệu cá nhân.

Tim Berners-Lee nhiều lần lên tiếng về việc giữ cho môi trường Internet lành mạnh, đi đúng định hướng. Theo ông, các công ty như Facebook, Google dần trở thành nền tảng giám sát hơn là kết nối mọi người.

Nhờ nắm giữ các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến lớn như Instagram, Whatsapp hay YouTube, Facebook và Google kiểm soát hơn 3/4 lưu lượng truy cập trên Internet.

Tim cũng đề xuất về bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.

Cụ thể, các bên phải tôn trọng dữ liệu và quyền riêng tư người dùng, đồng thời phát triển công nghệ hỗ trợ môi trường web là nơi truy cập miễn phí

Sự hòa hợp giữa chính sách nhà nước với công nghệ có thể giúp người dùng kiểm soát dữ liệu, tự bảo vệ cuộc sống trực tuyến của bản thân.

Giáo sư 65 tuổi hiện xây dựng phần mềm Solid có mã nguồn mở. Khác Facebook, ở nền tảng này, người dùng có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Ông cũng đề cập về các mối đe dọa cơ hội phát triển của người trẻ. “Một phần ba số dân số trong nhóm tuổi 15-24 hiện nay không có cơ hội tiếp xúc với Internet”, ông nói.

Tim cho rằng cần công nhận Internet là một quyền cơ bản, như khi điện xuất hiện, quyền sử dụng điện đã trở thành đặc quyền cần thiết trong đời sống con người. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới ngày càng được định hình bởi những người có quyền truy cập web.

“Bao nhiêu bộ óc xuất sắc trẻ tuổi bị kìm hãm bởi việc thiếu kết nối Internet? Bao nhiêu giọng nói của những nhà lãnh đạo tương lai bị chặn lại trên môi trường Internet độc hại?

Cứ một người trẻ tuổi không thể truy cập Internet, sẽ có một ý tưởng giúp ích cho nhân loại bị mất đi”, Tim bày tỏ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Thuật toán Instagram dắt lối người dùng đến tin giả?

Theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội Instagram có xu hướng dẫn dắt người dùng đến thông tin sai lệch về Covid-19.

CCDH, tổ chức phi lợi nhuận chống lại hành vi gây thù địch trên Internet cho rằng mạng xã hội Instagram dưới quyền Mark Zuckerberg đưa ra những khuyến nghị sai lệch về Covid-19, chống lại việc tiêm vaccine và ủng hộ thuyết âm mưu QAnon.

Bằng cách sử dụng một số tài khoản thử nghiệm, CCDH phát hiện thuật toán gợi ý trong tính năng Suggested Post (Bài viết được đề xuất) và Explore page (Khám phá trang tin) khuyến khích người dùng xem các thông tin sai lệch, từ đó đưa họ đến với nhiều nội dung cực đoan.

“Nếu một người dùng theo phe chống vaccine, họ sẽ nhận được bài viết về QAnon, các thuyết âm mưu và kích động thù địch”, CCDH cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã tạo 15 hồ sơ Instagram và theo dõi nhiều tài khoản khác nhau, từ các cơ quan y tế cho đến những người chống vaccine. Họ đăng nhập vào tài khoản Instagram mỗi ngày, ghi lại các đề xuất nhận được.

Vì tính năng Suggested Post không kích hoạt đối với tài khoản mới, chưa tương tác, nên các nhà nghiên cứu lướt qua News Feed và Explore page, đồng thời thích những bài viết ngẫu nhiên để tạo nội dung đề xuất.

Sau đó, họ chụp ảnh màn hình các đề xuất nhận được trong khoảng thời gian từ 14/9-16/11/2020.

Tổng cộng, Instagram đã đề xuất 104 bài viết chứa thông tin sai lệch. Hơn một nửa trong số đó là về Covid-19, 1/5 về vaccine và 1/10 nội dung liên quan bầu cử Tổng thống Mỹ.

Người dùng cũng nhận được đề xuất các bài viết lan truyền thuyết âm mưu QAnon và nội dung thù địch. Chỉ có duy nhất một tài khoản không xuất hiện các gợi ý tương tác với thông tin sai lệch.

“Nghiên cứu cho thấy thông tin sai lệch được chia sẻ và nhận nhiều quan tâm hơn sự thật trên mạng xã hội”, Imran Ahmed, Giám đốc điều hành của CCDH đánh giá.

“Tệ hơn nữa, số lượng tương tác cao làm tăng khả năng lôi kéo những trung lập. Đối với Instagram và thuật toán của họ, mọi cú nhấp chuột đều là chiến thắng, bất kể nội dung gì”.

CCDH đã gửi một thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc Điều hành của Facebook, công ty sở hữu Instagram, kêu gọi ông vô hiệu hóa và sửa chữa “thuật toán bị hỏng”.

Đáp lại, người phát ngôn của Facebook cho biết nghiên cứu đã lỗi thời 5 tháng và dựa trên “kích thước mẫu cực kỳ nhỏ” gồm 104 bài viết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh

Theo Zing

Làm 4 điều này để website của bạn bán được nhiều hàng hơn

Website vốn được xem là ‘cửa ngõ’ của một doanh nghiệp. Với tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẵn có, Instagram và Facebook là những nền tảng quảng bá tuyệt vời.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát hay hạn chế đối với những gì bạn có thể đăng khi sử dụng các kênh này. Một tên miền riêng sẽ giúp bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung bạn muốn khách hàng xem và cách bạn muốn thương hiệu của mình được đại diện.

Các trang mạng xã hội cũng mất dần tính phổ biến trong những năm qua. Myspace là nền tảng phổ biến nhất từ ​​năm 2005 đến 2008 với hầu hết mọi người nổi tiếng trên diễn đàn.

Tuy nhiên, đến ngày hôm nay đích đến của Myspace chỉ là một mạng lưới trực tuyến, sự sụp đổ của nó chứng tỏ rằng bất kỳ nền tảng truyền thông mạng xã hội nào cũng có thể trở nên lỗi thời theo thời gian.

Mọi khách hàng đều cần những thông tin để hiểu rằng một doanh nghiệp XYZ nào đó là hợp pháp. Website của riêng bạn cung cấp một trong những đảm bảo tốt nhất cho điều này.

Dưới đây là một số hướng dẫn đã được kiểm nghiệm bạn có thể tham khảo.

1. Hãy chào đón.

Nếu bạn đang bán hàng ở một cửa hàng (physical store), bạn sẽ bỏ qua khách hàng khi họ bước lại và xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn chứ? Chắc là không rồi.

Thay vào đó, bạn sẽ chào đón họ một cách nồng nhiệt, hỏi họ về những gì họ đang tìm kiếm, hướng dẫn họ xem cửa hàng, v.v.

Với website, bạn cũng cần có một cách tiếp cận tương tự trong việc chào đón người dùng của mình. Điều đó có thể đạt được bằng cách bạn thiết kế một trang đích đảm bảo với khách truy cập rằng họ đã đến đúng nơi họ muốn đến.

2. Xây dựng niềm tin.

Niềm tin là một phần không thể thiếu trong mọi mối quan hệ. Vì vậy, một khi bạn đã chào đón nồng nhiệt người dùng của mình, đã đến lúc bạn phải xây dựng niềm tin ở họ.

Các công ty xây dựng niềm tin cho người dùng vào website của họ bằng cách cung cấp những lời chứng thực nào đó. Nó có thể là những câu tuyên ngôn, lời cam kết, giấy chứng nhận kinh doanh hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng thêm tin về thương hiệu.

Hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính đàm thoại và trung thực thay vì nghe có vẻ “bán hàng”.

Và bạn đừng bao giờ nói dối về bất cứ điều gì.

3. Tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Khách hàng cần được cung cấp thông tin khách quan về công ty của bạn cũng như các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi đưa ra thông tin, chúng đòi hỏi bạn phải có niềm tin sâu sắc vào sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng nhận thức của khách hàng và nhân viên của bạn vì thành công lâu dài là không thể nếu bạn không tin vào các giải pháp mà bạn đang bán.

4. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Hãy xây dựng một nơi để khách hàng của bạn có thể phản hồi sau khi mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích website để hiểu thêm về hành vi của người dùng trên website của mình.

Khách hàng của bạn xem những trang nội dung nào, ở lại bao lâu. Họ làm gì trước khi quyết định đến trang mua hàng.

Có một số lượng đáng kể người dùng đi trực tiếp từ trang “Sản phẩm” của bạn đến trang “Trợ giúp” không?

Tốt nhất bạn nên theo dõi thường xuyên những hành vi đó để có cách tối ưu hành trình trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm

Instagram đang thử nghiệm tính năng ẩn số lượng ‘Like’

Tuần này, Instagram đã khiến rất nhiều người dùng ‘hoang mang’ khi bất ngờ mở rộng thử nghiệm ẩn số lượt thích bài đăng cho nhiều người dùng hơn.

Theo như thông báo chính thức từ Instagram, nền tảng này đã thử nghiệm tính năng ẩn số lượt thích bài đăng trong một thời gian.

Tuy nhiên thông qua những dữ liệu hiện có, vẫn chưa có gì chắc chắn để đảm bảo rằng tuỳ chọn này có thể được duy trì lâu dài và rộng rãi hơn.

Giám đốc Instagram, Ông Adam Mosseri đã cung cấp một số thông tin chi tiết hơn về tuỳ chọn ẩn lượt thích và lý do tại sao nó vẫn tiếp tục được thử nghiệm.

Như Ông Mosseri lưu ý, thử nghiệm mới được ưu tiên trở lại gần đây vì những sự cố gián đoạn do COVID-19.

Đó là lúc chúng tôi thấy sự gia tăng đột ngột của các lượt thích bị ẩn trong tuần này – điều vốn không được lên kế hoạch từ trước.

Theo Ông Mosseri:

“Rõ ràng đó là một ý tưởng phân cực, vì vậy ngay bây giờ, những gì chúng tôi đang tìm kiếm là có cách nào khác để chúng tôi mang lại những lượt like riêng tư cho những người quan tâm đến nó chứ không phải những người không quan tâm hay không.”

Instagram thực sự cũng đã thử nghiệm tùy chọn này vào tháng 1, nhà nghiên cứu ứng dụng Alessandro Paluzzi đã chia sẻ ảnh chụp màn hình ở trên về việc ông tìm thấy một tùy chọn mới trong mã back-end của Instagram cho phép người dùng ẩn hoặc hiện số lượt thích trên bài đăng của họ.

Vì vậy, thay vì chỉ đơn giản là không hiển thị số lượt thích, Instagram sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn để kiểm soát hiển thị này.

Ông Paluzzi cũng lưu ý rằng người dùng sẽ có thể ẩn số lượt thích trên các bài đăng trong trình soạn nội dung khi đăng lần đầu hoặc khi xem lại.

Instagram cũng đang thử nghiệm một cài đặt khác cho phép người dùng ẩn số lượt thích trên các bài đăng của người khác tương tự cách được hiển thị trong ứng dụng của họ.

Đối với nhiều người, lượt thích là một dạng ‘tiền tệ xã hội’ và có một mức độ áp lực nhất định với các con số đó, điều mà Instagram đang nỗ lực để giảm bớt.

Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, đó là một hình thức thừa nhận đơn giản, trong khi các thương hiệu và các nhà marketers sử dụng số lượt thích như một báo cáo về hiệu suất hay mức độ hiệu quả của nội dung được đăng.

Việc mất tổng số lượt thích sẽ có một số tác động nhất định – nhưng sau đó một lần nữa các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ẩn tổng số lượt thích có thể có lợi cho người dùng, dựa trên các tình huống thử nghiệm quy mô nhỏ hơn.

Và ngay cả khi Instagram có quyết định thực hiện thay đổi này hay không, có vẻ như ngày càng có nhiều khả năng rằng ứng dụng sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn để giữ lại số lượt thích của họ, nếu họ muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Instagram đào tạo A.I. để hiểu 1 tỷ hình ảnh được công khai trên nền tảng

Facebook cho biết chương trình “thị giác máy tính” này có biệt danh là SEER. Một mô hình AI vượt trội hơn hẳn những mô hình hiện có trong một bài kiểm tra nhận dạng vật thể.

Trên thực tế, Instagram đã trở thành một trong những cơ sở dữ liệu hình ảnh lớn nhất hành tinh trong thập kỷ qua của Facebook. Nền tảng đang sử dụng kho tàng này để dạy cho máy móc học những gì có trong hình ảnh.

Facebook đã công bố vào hôm 4/3 rằng họ đã xây dựng một chương trình trí tuệ nhân tạo có thể “nhìn thấy” những gì nó đang nhìn. Facebook đã làm điều này bằng cách cung cấp cho chương trình hơn 1 tỷ hình ảnh công khai từ nền tảng Instagram.

Facebook cho biết chương trình “thị giác máy tính” mới này có biệt danh là SEER và vốn vượt trội hơn hẳn các mô hình AI hiện có trong một bài kiểm tra nhận dạng vật thể.

Chương trình đã đạt được “điểm chính xác phân loại” là 84,2% khi thực hiện một bài kiểm tra do ImageNet cung cấp, ImageNet là một cơ sở dữ liệu trực quan được thiết kế để sử dụng trong nghiên cứu phần mềm nhận dạng đối tượng trực quan.

Về cơ bản, ImageNet kiểm tra xem chương trình AI của Facebook có thể xác định chính xác nội dung xuất hiện trong hình ảnh hay không.

Cách tiếp cận mới.

Trong khi nhiều mô hình AI khác được ‘đào tạo’ trên các tập dữ liệu được gắn nhãn cẩn thận, Facebook cho biết SEER đã học cách để xác định các đối tượng trong hình ảnh bằng cách phân tích các hình ảnh Instagram ngẫu nhiên và không gắn nhãn.

Kỹ thuật AI này được gọi là self-supervised learning (tạm dịch là tự giám sát để học hỏi).

Các nhà nghiên cứu của Facebook chia sẻ:

“Tương lai của AI là tạo ra các hệ thống có thể học hỏi trực tiếp từ bất kỳ thông tin nào mà chúng được cung cấp – cho dù đó là văn bản, hình ảnh hay một loại dữ liệu khác.

Chúng không cần dựa vào các bộ dữ liệu được sắp xếp và gắn sẵn nhãn để dạy chúng cách nhận ra các đối tượng trong một bức ảnh, diễn giải một khối văn bản hoặc thực hiện bất kỳ tác vụ nào trong số vô số tác vụ khác mà chúng tôi yêu cầu.

Hiệu suất của SEER chứng tỏ rằng kiểu tự giám sát để học hỏi có thể hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ về thị giác máy tính trong môi trường thực tế.

Đây là một bước đột phá cuối cùng sẽ mở ra con đường cho các mô hình thị giác máy tính linh hoạt, chính xác và thích ứng hơn trong tương lai.”

Mặc dù đây chỉ là một dự án nghiên cứu, nhưng người phát ngôn của Facebook cho biết những ứng dụng tiềm năng trong tương lai sẽ được phát triển dựa trên lý thuyết này.

Những vấn đề về quyền riêng tư?

Nhiều người dùng Instagram có thể ngạc nhiên khi biết rằng hình ảnh của họ đang được sử dụng để đào tạo cho hệ thống AI của Facebook.

Liên quan đến vấn đề này, Bà Priya Goyal, một kỹ sư phần mềm tại Facebook AI Research, trao đổi với CNBC:

“Chúng tôi thông báo cho các chủ tài khoản Instagram trong chính sách dữ liệu của mình rằng chúng tôi chỉ sử dụng thông tin chúng tôi có để hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới, bao gồm cả tiến bộ công nghệ như thế này.”

Facebook cho biết họ sẽ mở vài mã nguồn ở một số phần mềm của mình để các nhà nghiên cứu khác có thể thử nghiệm với nó.

Bà Goyal cho biết thêm:

“Mặc dù chúng tôi đang chia sẻ chi tiết nghiên cứu của mình đồng thời tạo một thư viện mã nguồn mở cho phép các nhà nghiên cứu khác sử dụng phương pháp ‘tự giám sát để học hỏi’ để đào tạo các mô hình về hình ảnh, nhưng chúng tôi sẽ không chia sẻ hình ảnh hoặc những chế độ khác của SEER”.

Ở một diễn biến khác, các công ty công nghệ lớn khác như Google và Microsoft cũng đang cố gắng để vượt qua những ranh giới của tầm nhìn máy tính.

Vào mùa hè năm ngoái, Google đã xuất bản mô hình thị giác máy tính có tên gọi SimCLRv2, trong khi OpenAI của Elon Musk cũng xuất bản iGPT 2.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo CNBC

Instagram cập nhật tính năng mới nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ sắp tới

Facebook đã công bố một loạt các tính năng mới vào Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), trong đó nổi bật nhất là việc ra mắt Instagram Live có nhiều người tham gia chung mà công ty đã thử nghiệm trong vài tháng qua.

Theo Facebook:

“Bắt đầu từ ngày 1 tháng 3, người sáng tạo (Creator) và những người dùng khác có thể phát trực tiếp trên Instagram với tối đa ba người khác khi sử dụng Live Rooms.

Trong Tháng của phụ nữ này, hãy theo dõi các cuộc thảo luận trực tiếp với những người phụ nữ và người sáng tạo có ảnh hưởng về cách phụ nữ có thể giúp nhau vượt qua những trở ngại và trở nên thành công hơn.”

Như đã lưu ý, Facebook lần đầu tiên tung ra thử nghiệm các luồng trực tiếp trên Instagram có nhiều người tham gia là cho người dùng ở Ấn Độ vào tháng 12, nơi họ đang nỗ lực để lấp đầy khoảng trống của thị trường sau lệnh cấm TikTok.

Vào tháng trước, CEO Instagram Adam Mosseri đã thông báo rằng tùy chọn này sẽ đến với tất cả các khu vực ‘trong vài tuần tới’.

Trên thực tế, Instagram đã thực sự phát triển tùy chọn này trong gần một năm. Ông Mosseri cũng đã lưu ý vào tháng 3 năm ngoái rằng họ đang tìm cách cho phép nhiều người cùng tham dự hơn trong các chương trình phát trực tiếp.

Với sự gia tăng trong việc sử dụng tính năng phát trực tiếp trong đại dịch, khi mọi người đang tìm kiếm nhiều cách hơn để duy trì kết nối, bản cập nhật này sẽ mở ra một loạt khả năng mới cho các chương trình phát sóng trực tiếp của bạn.

Bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn, chẳng hạn như mời người hâm mộ và khách hàng tham gia sự kiện trực tiếp, bạn cũng có thể chia sẻ sân khấu với những người có ảnh hưởng, v.v.

Phát trực tiếp với một số người khác cũng có thể cảm thấy ít đáng sợ hơn so với việc bạn phải phát sóng một mình.

Như bạn có thể thấy trong các ảnh chụp màn hình ở trên, người dùng sẽ có thể mời các kết nối vào các phòng Instagram Live của họ, sau đó tất cả những người theo dõi họ đều có thể xem video được.

Khi bạn gửi yêu cầu ai đó tham gia Phòng trực tiếp của mình, người dùng sẽ được thông báo bằng một thông báo thả xuống (hiển thị như màn hình của hình ảnh thứ hai ở trên).

Ngoài IG Live Rooms, Facebook cũng đang tìm cách làm nổi bật tháng của phụ nữ thông qua một loạt các bổ sung theo chủ đề cụ thể hơn.

Trên cả Instagram và Messenger, Facebook đang thêm một số bộ nhãn dán (sticker) tùy chỉnh mới ‘để tôn vinh những người phụ nữ trong cuộc sống của bạn và khuyến khích các cuộc trò chuyện trong cộng đồng của họ’.

Facebook cũng tung ra một danh mục mới trong bảng điều khiển Trợ giúp cộng đồng (Community Help) để giúp các tổ chức phi lợi nhuận và cá nhân tổ chức các đợt từ thiện cũng như thu thập các vật phẩm cần thiết thông qua các công cụ của Facebook.

Ngoài ra, Facebook cũng đã cung cấp một số thống kê mới về các ý tưởng do phụ nữ đưa ra trong đại dịch.

“Vào năm 2020, phụ nữ đã tạo ra số người gây quỹ trên Facebook nhiều gấp đôi so với nam giới và cũng quyên góp nhiều gấp đôi với 64% tổng số tiền gây quỹ đến từ phụ nữ.

Phụ nữ cũng đã dẫn đầu trong việc phát triển cộng đồng nhiều hơn 2,7 lần với số lượng thành viên nhiều hơn 4 lần so với các cộng đồng do nam giới tạo ra”.

Facebook cũng đồng thời tung ra chiến dịch ‘Women x Women’ để làm nổi bật những câu chuyện đầy cảm hứng của phụ nữ đồng thời chia sẻ cách họ đã đã thành công khi sử dụng các ứng dụng của Facebook trong những năm qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips