Skip to main content

Thẻ: Instagram

Facebook bị tố vi phạm luật cạnh tranh

FTC đang hoàn tất cáo trạng sau hơn một năm điều tra Facebook, nhấn mạnh mạng xã hội lợi dụng sự thống trị của mình để đè bẹp đối thủ.

Các công tố viên tại Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho biết, Facebook đã vi phạm luật cạnh tranh khi hạn chế hoặc loại các công ty khởi nghiệp dùng tính năng “Liên kết ứng dụng với Facebook” do mạng xã hội này cung cấp.

Facebook hiện cung cấp tính năng cho phép hàng nghìn ứng dụng bên thứ ba kết nối với mạng xã hội. Chẳng hạn, các ứng dụng như Spotify hoặc Tinder có thể “quét” những người đang sử dụng dịch vụ của họ trên Facebook, từ đó đưa ra các gợi ý về nội dung hoặc kết bạn.

Tuy nhiên, những phần mềm khác như Vine – ứng dụng video thuộc sở hữu của Twitter, hay dịch vụ chat nổi tiếng MessageMe đã bị Facebook thu hồi quyền này. Nguyên nhân được cho là do Mark Zuckerberg coi những ứng dụng trên là “mối đe dọa” với hoạt động kinh doanh.

Một báo cáo từ chính phủ Mỹ tháng này tuyên bố rằng, Facebook đã “vũ khí hóa” tính năng cho phép bên thứ ba kết nối với nền tảng của mình. Một số email nội bộ do ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Hạ viện Mỹ công bố cách đây hai năm cho thấy, khi được hỏi liệu Facebook có nên “cắt đứt” với Vine hay không, Zuckerberg đã trả lời “Đúng vậy, hãy làm đi”.

Ngược lại, mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng tỏ ra ưu ái hơn với Instagram và WhatsApp, hai ứng dụng mà họ mua lại nhiều năm trước. Chẳng hạn, công ty cho phép người dùng Facebook trao đổi tin nhắn liên thông với chủ tài khoản Instagram.

Luật cạnh tranh của Mỹ có điều khoản cho phép truy tố một công ty nếu họ sử dụng cái gọi là “từ chối giao dịch” với các đối thủ nếu mục đích là duy trì sự độc quyền. Điều này có thể khiến Facebook sắp phải đối mặt với các động thái pháp lý từ chính phủ Mỹ.

Facebook hiện là mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2,7 tỷ người dùng. Với cơ sở dữ liệu khổng lồ này, việc được quyền truy cập vào tính năng “Liên kết ứng dụng với Facebook” được coi là yếu tố quan trọng cho bất cứ phần mềm mới phát triển nào.

Nếu không có, nhà phát triển chỉ còn cách yêu cầu người dùng tự tạo danh sách bạn bè theo cách thủ công trên ứng dụng mới, hoặc dựa vào danh bạ được lưu trong smartphone.

FTC từng kỳ vọng sẽ “đưa Facebook ra ánh sáng” trước cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra tháng 11, sớm nhất là cuối tháng 10. Tuy nhiên, những bất đồng nội bộ đã khiến việc công bố bị trì hoãn.

Theo một số nguồn tin, các hành vi của Facebook có thể được công bố sớm nếu năm ủy viên phụ trách cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ quyết định tiến hành. Tuần trước, những ủy viên được cho là đã gặp nhau để thảo luận các vấn đề, bao gồm việc liệu Facebook có mua Instagram và WhatsApp để duy trì vị thế thống trị hay không.

Ngày 21/10, Bộ Tư pháp Mỹ cùng 11 tiểu bang cũng đã đệ đơn kiện Google, cáo buộc công ty độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo. Google đã bác bỏ các tuyên bố và nói rằng vụ kiện là “thiếu sót sâu sắc”.

Ngày 28/10 tới, Zuckerberg sẽ cùng Jack Dorsey (CEO Twitter) và Sundar Pichai (CEO Google) ra điều trần trước Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ. Cả ba sẽ phải trả lời các nội dung liên quan đến vấn đề kiểm duyệt trên nền tảng của mình. Phiên điều trần dự kiến diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Facebook sẽ ra nhiều ‘đạo luật’ nhằm hạn chế việc mua bán Likes, Account và Followers

Facebook tiếp tục tăng cường nhiều hành động pháp lý nhằm chống lại các doanh nghiệp đang lạm dụng hệ thống của mình. Cụ thể các ‘đạo luật’ mới này sẽ chống lại những kẻ bán Likes, Followers và Engagement ảo trên nền tảng.

Theo giải thích của Facebook:

“Hôm nay, chúng tôi đã đệ trình các vụ kiện riêng biệt lên tòa án liên bang nhằm chống lại các cá nhân cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tăng lượt thích, người theo dõi và tương tác ảo trên tài khoản Instagram.

Không chỉ những người theo dõi giả mạo sẽ không bao giờ tham gia hoặc thực sự mua hàng từ công ty của bạn, mà những dịch vụ như thế này còn phá hủy những phân tích của bạn, khiến tất cả dữ liệu của bạn trở nên vô dụng. Và một khi bị phát hiện, chúng có thể hủy hoại danh tiếng của bạn và / hoặc khiến tài khoản của bạn bị cấm vĩnh viễn.

Bạn có thể muốn tăng lượng người xem của mình để hiện diện trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt là khi bạn mới gia nhập ngành. Nhưng ‘cái giá phải trả’ có thể rất nặng nề, và nói chung là không đáng với những rủi ro hoặc thiệt hại có thể gây ra.

Thật tốt khi thấy Facebook tiếp tục ‘đàn áp’ những đơn vị chuyên cung cấp các số liệu ảo này – và cũng như đã lưu ý, Facebook vẫn luôn cố gắng làm điều này trong nhiều năm qua.

Đầu năm ngoái, Bộ trưởng Tư pháp New York đã ra quyết rằng việc bán những người theo dõi và lượt thích giả trên các trang mạng xã hội về cơ bản là bất hợp pháp.

Kể từ phát hiện đó, Facebook đã sử dụng điều đó như một tiền lệ để thực hiện hành động chống lại nhiều công ty có những hành động tương tự.

Vào tháng 3 năm 2019, Facebook đã đưa một công ty có trụ sở tại Trung Quốc ra tòa vì việc bán tài khoản, lượt thích và người theo dõi giả mạo.

Vào tháng 6 năm 2020, Facebook đã công bố các thủ tục chống lại công ty có trụ sở tại Tây Ban Nha có tên gọi ‘MGP25 Cyberint Services’ về việc phân phối lượt thích và bình luận giả mạo trên Instagram.

Vào tháng 8 năm 2020, Facebook đã đệ đơn kiện một công ty có tên là ‘Nakrutka’ về việc sử dụng phần mềm tự động hóa để phân phối lượt thích, bình luận, lượt xem và người theo dõi giả mạo trên Instagram.

Tuy nhiên, ngay cả như vậy, vẫn có nhiều công ty cung cấp lượt thích và người theo dõi miễn phí, nhưng Facebook đang dần tăng cường việc thực thi và xử lý một số nhà cung cấp được biết đến nhiều hơn.

Ngoài ra, Facebook cũng đã vô hiệu hóa vô số các tài khoản của một số doanh nghiệp lừa đảo người dùng Facebook thông qua các quảng cáo lừa đảo.

“Mỗi công ty đều sử dụng Facebook và Instagram để đăng quảng cáo cho các sản phẩm tiêu dùng. Khi ai đó nhấp vào liên kết trong quảng cáo để mua sản phẩm, người dùng được chuyển hướng đến trang web của bên thứ ba để hoàn tất việc mua hàng của họ.

Sau khi thanh toán cho mặt hàng, người dùng chưa bao giờ nhận được mặt hàng hoặc nhận được một mặt hàng khác với mặt hàng được mô tả trong quảng cáo. Trong mọi trường hợp, mọi người không thể trả lại mặt hàng hoặc nhận được tiền hoàn lại”.

Facebook cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ chuyển sang ‘trừng phạt’ nhiều doanh nghiệp đang lạm dụng các trang Thương mại điện tử để lợi dụng hoặc lừa đảo thông qua việc sử dụng nền tảng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Nghe lời bạn gái – Thanh niên sửa app kiếm 400 triệu USD

Từ dự án làm vì đam mê, Kevin Systrom đã biến Burbn trở thành một trong những ứng dụng lớn nhất trên di động.

Kevin Systrom sinh năm 1983 tại Mỹ. Tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2006 với tấm bằng cử nhân ngành quản trị khoa học và kỹ thuật, Systrom gia nhập Google ở vị trí tiếp thị sản phẩm, đóng góp cho nhiều dịch vụ như Gmail, Sheets hay Calendar trong suốt 2 năm.

Dù vậy, Systrom quyết định nghỉ việc tại Google sau khi được lên chức nhưng không được làm việc theo sở thích. Rời Google, Systrom làm việc tại NextStop, ứng dụng đề xuất vị trí trên smartphone bằng GPS.

Cuối thập niên 2000, các ứng dụng check-in như Foursquare thu hút khá nhiều người sử dụng. Làm việc tại một startup như NextStop giúp Systrom chủ động hơn trong công việc.

Ứng dụng có 80 người dùng sau 9 tháng

Sau một năm trau dồi kỹ năng lập trình tại NextStop, Systrom quyết định tạo ra ứng dụng check-in riêng. Đó là lúc Burbn ra đời.

Burbn là đứa con tinh thần mà Systrom đặt nhiều tâm huyết. Không giống những ứng dụng check-in khác, Burbn cho phép người dùng đăng ảnh, video bên cạnh check-in địa điểm.

Ý tưởng của Systrom nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư khi được Baseline Ventures và Andreessen Horowitz rót tổng cộng 500.000 USD. Theo chia sẻ của Systrom, anh mất khoảng 60.000 USD để phát triển và ra mắt Burbn.

Dù có ý tưởng tốt, Burbn chỉ đạt 80 người dùng trong 9 tháng – đa số là người quen, bạn bè của Systrom. Khi anh giới thiệu Burbn cho người lạ, họ vẫn nhiệt tình cài ứng dụng nhưng rồi cũng vứt xó sau vài phút.

“Chúng tôi lập danh sách tính năng của Burbn, tự hỏi rằng tính năng nào đã tồn tại… Có rất nhiều ứng dụng check-in, nhưng không một giải pháp hữu ích nào giúp chia sẻ ảnh với bạn bè cùng lúc”, Systrom nói.

Cậu thanh niên thu dọn đồ đạc, cùng bạn gái Nicole (sau này trở thành vợ) rời California để đến Mexico du lịch. Có lẽ đi du lịch cùng bạn gái chính là quyết định sáng suốt nhất lúc ấy của Systrom.

“Ồ, vậy thì anh làm bộ lọc đi”

Tại Mexico, Systrom hỏi bạn gái tại sao không đăng ảnh lên Burbn. Cô giải thích rằng ảnh chụp từ iPhone 4 không đẹp như ảnh của bạn bè Systrom. Anh giải thích rằng bạn mình luôn sử dụng bộ lọc ảnh.

“Ồ, vậy thì anh làm bộ lọc đi”. Sau câu nói của bạn gái, Systrom liền tạo ra X-Pro II, bộ lọc ảnh đầu tiên của Burbn. Sau đó, bức ảnh đầu tiên với bộ lọc X-Pro II, chụp một chú chó ngồi gần quầy bánh taco tại Mexico, được đăng lên ứng dụng.

Cùng với Mike Krieger, Systrom đã lược bỏ hầu hết tính năng trên Burbn trừ chia sẻ ảnh. Ngày 6/10, Burbn trở thành Instagram, tên gọi kết hợp giữa instant camera (chụp ảnh nhanh) và telegram (hình thức gửi điện tín).

Trong ngày đầu phát hành trên App Store, Instagram đã được tải xuống 25.000 lần. Tháng 12/2010, ứng dụng cán mốc một triệu lượt tải.

Tháng 4/2012, CEO Facebook, Mark Zuckerberg tuyên bố mua lại Insagram với giá 1 tỷ USD. Thương vụ được cho là giúp Systrom có được 400 triệu USD.

Tạo ra Instagram của Systrom trở thành câu chuyện nổi tiếng tại Thung lũng Silicon. Trong khi đa số ứng dụng cố gắng nhồi nhét thật nhiều tính năng, Instagram ra đời từ một ứng dụng lộn xộn, bị lược mọi tính năng và chỉ giữ lại thứ được Systrom cho là quan trọng nhất.

Instagram cũng không phải ứng dụng sinh ra trong trí tưởng tượng. Systrom nhắc lại YouTube từng khởi đầu là website hẹn hò dựa trên video, trong khi Samsung ban đầu là hãng xuất khẩu cá khô.

Đối với Burbn, vấn đề là người dùng muốn chia sẻ ảnh lên Internet, nhưng ngại thể hiện vì chất lượng ảnh không cao. Quay lại thời điểm iPhone 4 là chiếc điện thoại hot nhất, chất lượng camera trên máy vẫn không khiến nhiều người hài lòng.

Instagram đã thu hút người dùng vì giải quyết được cả 2 vấn đề: chỉnh sửa ảnh nhanh chóng và cung cấp nền tảng để chia sẻ ảnh.

Tuy nhiên, qua thời gian, Instagram gặp hàng loạt vấn đề tương tự Facebook: tin giả, lừa đảo, môi trường tấn công phụ nữ và trẻ em, buôn bán hàng cấm…Vấn nạn này không đến từ giá trị cốt lõi của Instagram, mà đến từ đặc tính “mạng xã hội” có được từ khi Instagram thuộc về Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

Đây là cách mà thuật toán của Facebook hoạt động

Thay đổi lớn nhất gần đây đối với thuật toán của Facebook diễn ra vào tháng 1 năm 2018.

Trong một bài đăng mới đây trên tài khoản cá nhân, CEO Facebook cho biết:

“Tôi đang thay đổi mục tiêu mà tôi giao cho các nhóm sản phẩm của chúng tôi từ việc tập trung vào việc giúp bạn tìm thấy nội dung phù hợp sang giúp bạn có những tương tác xã hội có ý nghĩa hơn”.

Vị CEO này cho biết thêm:

“Những thay đổi đầu tiên bạn thấy sẽ có trong Bảng tin(News Feed), nơi bạn có thể mong đợi được thấy nhiều hơn từ bạn bè, gia đình và nhóm của mình. Khi chúng tôi triển khai tính năng này, bạn sẽ thấy ít nội dung công khai hơn như bài đăng từ các doanh nghiệp, thương hiệu và phương tiện truyền thông.

Và nội dung công khai mà bạn xem nhiều hơn sẽ được tuân thủ theo cùng một tiêu chuẩn – nó sẽ khuyến khích những tương tác có ý nghĩa giữa mọi người với nhau”.

Ông Adam Mosseri, Head of News Feed của Facebook bổ sung thêm:

“Ngày nay, chúng tôi sử dụng các tín hiệu như có bao nhiêu người phản ứng (react), bình luận hoặc chia sẻ bài đăng để xác định mức độ xuất hiện của chúng trên News Feed. Với bản cập nhật này, chúng tôi cũng sẽ ưu tiên các bài đăng khơi dậy các cuộc trò chuyện và tương tác có ý nghĩa giữa mọi người với nhau.

Để làm điều này, chúng tôi sẽ dự đoán những bài đăng nào bạn có thể muốn tương tác với bạn bè của mình và hiển thị những bài đăng này cao hơn trong nguồn cấp dữ liệu (Feed).

Đây là những bài đăng truyền cảm hứng cho cuộc thảo luận qua lại trong các bình luận và bài đăng mà bạn có thể muốn chia sẻ và phản ứng – cho dù đó là bài đăng từ một người bạn đang tìm kiếm lời khuyên hay một bài báo hoặc video gợi nhiều cuộc thảo luận”.

“Vì không gian trong Bảng tin là có giới hạn, nên việc hiển thị nhiều bài đăng hơn từ bạn bè và gia đình cũng như các cập nhật khơi dậy cuộc trò chuyện có nghĩa là chúng tôi sẽ hiển thị ít nội dung công khai hơn, bao gồm cả video và các bài đăng khác từ các nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp”.

Đây chỉ là một số thông tin chi tiết mang tính chiến lược mà những người làm Marketing có thể khám phá bằng cách xem cách các thuật toán mạng xã hội hoạt động.

Nếu bạn là một marketer, thì tôi khuyên bạn nên chuyển phần lớn nguồn lực con người và ngân sách mà bạn đã dành để tạo nội dung có thương hiệu trên Facebook sang influencer marketing trên Instagram và YouTube.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Instagram ra mắt ‘mini-site tài nguyên’ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo đó, mini-site mới của Instagram chứa đủ các hướng dẫn hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các hoạt động kinh doanh.

Mini-site với đầy đủ các tài nguyên mới được tạo ra nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp nhỏ khai thác tối đa các Cửa hàng trên Instagram – Instagram Shops.

Instagram Shops là một tính năng được ra mắt trở lại có thể cho phép các doanh nghiệp thiết lập cửa hàng trực tuyến miễn phí.

Phương thức thanh toán được tạo điều kiện thông qua một số đối tác thương mại điện tử, nhưng giao dịch có thể được hoàn tất mà người dùng không cần phải rời khỏi ứng dụng Instagram.

Để giúp các doanh nghiệp điều hướng công cụ mới này và tìm hiểu cách sử dụng nó tốt nhất với trang Instagram của họ, Instagram hiện đã công bố các tài nguyên miễn phí.

Mini-site ‘The Season for Shops’ – “Mùa mua sắm”.

Mini-site mới của Instagram được thiết kế cho các doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng các tính năng mua sắm của nền tảng này lần đầu tiên.

Thiết lập cửa hàng

Instagram cung cấp hướng dẫn từng bước để thiết lập giao diện cửa hàng.

Các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng Trình quản lý thương mại (Commerce Manager) để hoàn thành việc thiết lập cửa hàng của họ. Hướng dẫn cũng được cung cấp cho điều đó.

Hướng dẫn trợ giúp

Sau khi thiết lập cửa hàng trên Instagram, các doanh nghiệp có thể duyệt qua một loạt các hướng dẫn trợ giúp để biết thông tin về những việc cần làm tiếp theo.

Gắn thẻ – Tagging

Một trong những điều cơ bản về Mua sắm trên Instagram mà các doanh nghiệp nên làm quen là gắn thẻ.

Gắn thẻ sản phẩm trong các bài đăng (Posts), câu chuyện (stories) và luồng trực tiếp (live streams) trên nguồn cấp dữ liệu giúp mọi người dễ dàng mua sắm ngay khi họ khám phá sản phẩm của bạn.

Hai hướng dẫn đã được cung cấp để giúp các doanh nghiệp tìm hiểu thêm về việc gắn thẻ:

  • Bắt đầu gắn thẻ: Hướng dẫn gồm 19 trang với thông tin chi tiết về mọi loại thẻ sản phẩm.
  • Gắn thẻ có mục đích: Cung cấp thông tin về những việc nên và không nên khi gắn thẻ.

Bộ sưu tập

Sau khi các doanh nghiệp đã gắn thẻ một số sản phẩm của họ, họ có thể bắt đầu nhóm các sản phẩm lại với nhau trong các bộ sưu tập.

Người dùng có thể duyệt qua các bộ sưu tập giống như duyệt qua danh mục sản phẩm trên trang web.

Để làm điều này đặc biệt dễ dàng cho các doanh nghiệp, một hướng dẫn dài 8 trang đã được cung cấp với tất cả các chi tiết về cách tạo bộ sưu tập.

Quảng cáo mua sắm – Shopping Ads

Các doanh nghiệp muốn đầu tư một số tiền vào cửa hàng Instagram của họ có thể xem xét quảng cáo mua sắm.

Giao diện các cửa hàng được thiết lập miễn phí. Quảng cáo mua sắm là thứ bổ sung mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Ba hướng dẫn đã được cung cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp với quảng cáo mua sắm trên Instagram:

  • Chiến lược quảng cáo mua sắm ngày lễ: Hướng dẫn với các đề xuất cụ thể cho mùa lễ hội mua sắm.
  • Thiết lập quảng cáo mua sắm: Hướng dẫn gồm 9 trang với thông tin về quảng cáo mua sắm là gì, cách thiết lập và cách đo lường thành công của chúng.
  • Đối tượng mua sắm tùy chỉnh: Hướng dẫn dài 7 trang với thông tin về cách nhắm mục tiêu quảng cáo bằng cách sử dụng tệp đối tượng tùy chỉnh (custom audiences)và đối tượng tương tự (lookalike audiences).

Xem đầy đủ tất cả các hướng dẫn của Instagram trên mini-site tại: ‘Mùa mua sắm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Messenger và Instagram có thể chat trực tiếp với nhau

Facebook vừa công bố các tính năng mới nhằm tích hợp trải nghiệm nhắn tin trên hai ứng dụng truyền thông xã hội của mình là Messenger và Instagram.

Theo GSMArena, người dùng của cả hai nền tảng giờ đây có thể giao tiếp trực tiếp với nhau mà không cần phải chuyển đổi ứng dụng. Các tính năng mới không chỉ cho phép nhắn tin đa nền tảng mà còn bao gồm cả gọi thoại hoặc video.

Người dùng của cả hai ứng dụng sẽ quyết định xem có muốn kết nối Instagram với Messenger trên điện thoại của họ hay không. Bên cạnh việc tích hợp các tính năng giao tiếp, Facebook cũng giới thiệu một số tính năng khác, như người dùng Messenger và Instagram có thể gửi cho nhau một hỗn hợp biểu tượng cảm xúc và ảnh tự sướng.

Một tính năng mới khác sẽ có sẵn cho những người dùng chọn tùy chọn nhắn tin được kết nối giữa Messenger và Instagram là Watch Together. Với nó, người dùng có thể xem video clip từ IGTV với bạn bè của họ trong các cuộc gọi video.

Một chế độ trò chuyện mới được gọi là Vanish Mode cũng đã được giới thiệu cho phép người dùng gửi tin nhắn biến mất trên các nền tảng sau khi mở hoặc khi cuộc trò chuyện đóng lại. Người dùng cũng sẽ có thể tùy chỉnh các cửa sổ trò chuyện bằng cách thay đổi bảng màu giống như trên Messenger trước đây.

Các tính năng khác bao gồm kiểm soát trò chuyện nâng cao như chặn mọi người, quyết định ai có thể nhắn tin và báo cáo. Người dùng cũng có thể quyết định nơi các tin nhắn từ người lạ sẽ đến, chẳng hạn như yêu cầu tin nhắn hoặc danh sách trò chuyện chính.

Bản cập nhật nhắn tin trực tiếp giữa Messenger và Instagram hiện được triển khai cho người dùng ở một số quốc gia, tuy nhiên Facebook hứa sẽ sớm đưa nó đến với phần còn lại của thế giới trong tương lai không xa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo enternews

Meta Business Suite: Cách đăng ký và sử dụng cho Marketers

Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung cần biết về công cụ quản lý của Meta là Meta Business Suite như: Facebook Business Suite hay Meta Business Suite là gì? Cách đăng ký, tạo tài khoản và sử dụng Meta Business Suite? Các tính năng chính hiện có của Meta Business Suite là gì? và hơn thế nữa.

Meta Business Suite
Meta Business Suite là gì? Cách đăng ký và sử dụng Meta Business Suite

Kể từ khi đổi tên từ Facebook thành Meta để theo đuổi các tham vọng mới, Facebook dần chuyển các tên gọi cũ với tên đại diện là Facebook thành Meta.

Meta Business Suite (Facebook Business Suite) là gì?

Meta Business Suite (Facebook Business Suite) là công cụ quản lý kiểu “All in One” của Meta, tập hợp tất cả các tài sản số của doanh nghiệp trên hệ sinh thái Meta bao gồm Facebook, Instagram, WhatsApp cùng các ứng dụng khác.

Với Meta Business Suite, doanh nghiệp có thể quản lý đối tượng, quản lý Trang (Fanpage), tạo và đăng bài lên Fanpage, tương tác với người dùng, phân tích hiệu suất Trang (Insights), quản lý các tài khoản quảng cáo và hơn thế nữa.

Theo Meta, Meta Business Suite cho phép người dùng:

  • Tiết kiệm thời gian – Đăng lên Facebook và Instagram cùng lúc và quản lý các bài đăng ở một nơi để duy trì kết nối với cả hai cộng đồng.
  • Luôn cập nhật – Nhận tất cả tin nhắn, thông báo và cảnh báo trên Facebook và Instagram của bạn ở một nơi để bạn có thể cập nhật và trả lời tất cả khách hàng của mình dễ dàng hơn.
  • Kết quả kinh doanh – Xem những gì đang hoạt động với thông tin chi tiết trên Facebook và Instagram và tìm hiểu những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm.
Giao diện chính của Meta Business Suite
Giao diện chính của Meta Business Suite. Ảnh chụp màn hình từ MarketingTrips.

Từ đó, thay vì sử dụng Trình quản lý trang hoặc Creator Studio, giờ đây bạn có một cách khác để duy trì tất cả các tương tác kinh doanh trên Facebook và Instagram của mình – mặc dù cách này bao gồm rất nhiều chức năng trong một ứng dụng.

Quản lý tin nhắn không có gì mới – bạn có thể nhận tất cả tin nhắn của mình từ Facebook, Messenger và Instagram trong Trình quản lý trang, trong khi Facebook đã thêm tính năng lên lịch Facebook / Instagram vào Creator Studio vào năm ngoái.

Nhưng một lần nữa, hộp thư đến tin nhắn được tích hợp có thể hữu ích trong quy trình làm việc của bạn.

Trong khi bố cục lập lịch (scheduling) lại thêm một chế độ xem khác:

Facebook Business Suite

Tuy nhiên, điều có thể nói là thích nhất về Meta Business Suite (tên gọi cũ là Facebook Business Suite) là cách bố trí tab phân tích của nó, giúp bạn có cái nhìn tổng quan đầy đủ về hiệu suất Instagram và Facebook của mình ở một nơi được dễ dàng hơn.

Facebook Business Suite
Facebook (Meta) Business Suite

Creator Studio cũng có hiển thị phân tích, nhưng nó tập trung hơn vào hiệu suất bài đăng video, trong khi danh sách này cung cấp cho bạn so sánh tổng thể tốt hơn về sự hiện diện trên Facebook và Instagram của bạn.

Và Business Suite có thể sẽ sớm có một tính năng khác mà Pages Manager không có – theo một nguồn tin, Facebook cũng đang có kế hoạch tích hợp chức năng nhắn tin WhatsApp vào ứng dụng trong thời gian tới.

Facebook đã phát triển không ngừng với các ứng dụng nhắn tin của mình trong hơn một năm rưỡi qua và nếu chức năng WhatsApp thực sự được thêm vào Business Suite, đây sẽ là ứng dụng đầu tiên cho phép phản hồi trên cả ba nền tảng.

Những tính năng hiện có trong Meta Business suite.

Nó phụ thuộc vào những gì bạn đang cố gắng để làm, nhưng chắc chắn, nó tích hợp tất cả các công cụ quản lý kinh doanh chính của Facebook và Instagram vào một ứng dụng và dường như nó đáp ứng phần lớn việc đơn giản hóa các công cụ khác nhau vào một nền tảng.

Facebook cũng nói rằng họ có kế hoạch đưa Business Suite trở thành “giao diện chính cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô sử dụng Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp”. Vì vậy, nó có thể là một trong những yếu tố cần tập trung, nếu bạn đang tìm cách thiết lập một nền tảng trung tâm để quản lý Facebook và Instagram của mình.

Cách đăng ký, đăng nhập và sử dụng Meta Business Suite.

Để truy cập và sử dụng Meta Business Suite, hãy đăng nhập vào tài khoản Facebook được liên kết với doanh nghiệp của bạn. Sau đó, nếu đủ điều kiện, bạn sẽ tự động được chuyển hướng đến phần Business Suite khi bạn truy cập business.facebook.com trên máy tính để bàn (PC).

Nếu đã sử dụng Ứng dụng Trình quản lý trang trên thiết bị di động, bạn sẽ tự động thấy tùy chọn chọn tham gia Business Suite.

Nếu bạn hiện không sử dụng Ứng dụng Trình quản lý trang, bạn có thể truy cập các cửa hàng ứng dụng iOS hoặc Android để tải xuống ứng dụng Meta Business Suite cho thiết bị di động hoặc máy tính.

Lưu ý rằng sản phẩm này hiện không dành cho những người sử dụng Trình quản lý quảng cáo để quảng cáo.

Facebook Creator Studio được thay thế bằng Meta Business Suite.

Facebook thông báo trình quản lý sáng tạo Creator Studio sẽ sớm được di chuyển vào Meta Business Suite, trình quản lý nội dung của Meta.

Hầu hết các công cụ và tính năng mà bạn sử dụng trên Creator Studio như Thông tin chi tiết, Kiếm tiền, Công cụ bảo vệ bản quyền và hơn thế nữa sẽ có sẵn trong Meta Business Suite. Bạn có thể tìm thấy những công cụ này trong menu chính ở bên trái Meta Business Suite hoặc trong phần Tất cả công cụ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips 

Lộ dữ liệu gần 235 triệu người dùng Instagram, TikTok, YouTube

Theo Hindustantime Tech, cơ sở dữ liệu này chứa thông tin người dùng như tên, thông tin liên hệ, hình ảnh và số liệu thống kê về những người theo dõi (followers, subscribers) trên Instagram, TikTok và YouTube.

Theo Hindustantime Tech, cơ sở dữ liệu này chứa thông tin người dùng như tên, thông tin liên hệ, hình ảnh và số liệu thống kê về những người theo dõi (followers, subscribers) trên Instagram, TikTok và YouTube.

Số dữ liệu trên được cóp nhặt bằng một kỹ thuật được gọi là “web scraping”, có khả năng thu thập dữ liệu từ các trang web một cách tự động. Kỹ thuật “web scraping” này mặc dù không phải là bất hợp pháp nhưng các công ty mạng xã hội vẫn luôn ngăn chặn hành vi này để bảo vệ dữ liệu người dùng.

Tuy nhiên, nhiều công ty phân tích tạo ra cơ sở dữ liệu khổng lồ về thông tin người dùng bằng cách sử dụng trình duyệt web trên các trang web phổ biến và bán thông tin chi tiết thu thập được từ các cơ sở dữ liệu này cho các công ty khác.

Trưởng nhóm nghiên cứu về bảo mật từ Comparitech đã tìm thấy ba bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu vào hôm 1/8. Nhóm này cho biết, số dữ liệu này thuộc về một công ty có tên Deep Social hiện không còn tồn tại.

Khi Comparitech liên hệ với Deep Social, yêu cầu kết nối đã được chuyển tiếp đến một công ty có trụ sở đặt tại Hồng Kông có tên là Social Data. Công ty này sau đó đã đóng quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu trên, đồng thời phủ nhận có bất kỳ liên quan nào tới Deep Social.

Người phát ngôn của Social Data tuyên bố tất cả dữ liệu trên đều được công khai và không bị thu thập dưới bất kỳ hình thức đáng ngờ nào. Tuy nhiên, các công ty chủ quản YouTube, Instagram và TikTok vốn đều cấm các hoạt động “web scraping” từ lâu.

Dữ liệu cóp nhặt bị lộ gồm có bốn bộ dữ liệu chính với thông tin chi tiết về hàng triệu người dùng từ TikTok, Instagram và YouTube. Các thông tin này bao gồm tên hồ sơ, họ tên, ảnh hồ sơ, tuổi, giới tính và số liệu thống kê về những người theo dõi (follower, subscriber). Dữ liệu loại này thường được sử dụng cho các chiến dịch thư rác và lừa đảo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Instagram sắp mất tính năng quan trọng

Người dùng Instagram sẽ nhắn tin thông qua Messenger thay vì Direct Message như trước đây.

Cụ thể, Direct Message sẽ được Facebook hợp nhất với nền tảng nhắn tin Messenger. Ghi nhận của The Verge cho thấy một số tài khoản đã được thông báo về thay đổi này.

Facebook cho biết người dùng Instagram sẽ “nhắn tin theo cách mới”. Một số tính năng sẽ được bổ sung như đổi màu khung chat, thể hiện cảm xúc cho tin nhắn, vuốt để trả lời và nhắn tin với người dùng Facebook.

Người dùng ứng dụng Instagram sẽ có lựa chọn áp dụng thay đổi ngay hoặc để sau. Nếu chọn cập nhật, biểu tượng Direct Message trên góc phải ứng dụng sẽ thay bằng Messenger.

Vào đầu năm 2019, Facebook đã công bố kế hoạch hợp nhất các nền tảng nhắn tin thành một gồm Messenger, Direct Message và WhatsApp. Mỗi dịch vụ vẫn sẽ tồn tại dưới dạng ứng dụng độc lập, tuy nhiên người dùng có thể nhắn tin từ ứng dụng này sang 2 ứng dụng còn lại. Các tin nhắn cũng sẽ được mã hóa đầu cuối tương tự WhatsApp.

Theo PhoneArena, việc hợp nhất 3 nền tảng nhắn tin sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho Facebook trước các đối thủ như iMessage.

Theo các nguồn tin, việc hợp nhất khiến hàng nghìn kỹ sư của Facebook phải điều chỉnh cách hoạt động của WhatsApp, Instagram và Messenger ở tầng cơ bản nhất.

Việc Instagram và WhatsApp ngày càng bị can thiệp nhiều cũng khiến những người sáng lập các dịch vụ không hài lòng. Jan Koum và Brian Acton, đồng sáng lập WhatsApp đã rời Facebook vào tháng 4/2018. Đến tháng 9/2018, 2 đồng sáng lập của Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger cũng tuyên bố rời công ty.

Nhà sáng lập Facebook bị hỏi rất kỹ về thương vụ mua lại Instagram năm 2012. Những email tiết lộ Zuckerberg cho rằng Instagram sẽ là “kẻ phá đám” Facebook. Một email từ giám đốc tài chính Facebook cũng đề cập tới việc triệt hạ đối thủ tiềm năng.

Trả lời vấn đề này, Zuckerberg không phủ nhận việc từng coi Instagram là mối đe doạ, nhưng cho biết thương vụ đã được Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) thông qua. CEO Facebook cũng cho rằng với quy mô của Instagram lúc đó thì khó có thể cạnh tranh với Facebook.

Mark Zuckerberg cũng thừa nhận WhatsApp, được Facebook mua lại năm 2014, cũng là một đối thủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips via Zing

5 Bài học Marketing từ Daily Harvest – Hành trình bán 1 triệu ly sinh tố mỗi năm (P2)

Từ chiến lược tập trung tạo ra sản phẩm giải quyết khó khăn của khách hàng, tới cách sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông miễn phí, tối ưu SEO – trong bài viết lần này, hãy cùng khám phá thêm 3 bí quyết để xây dựng và hoàn thiện một thương hiệu có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường.

4. Sử dụng mạng xã hội trả phí để dẫn lượng truy cập về landing page của từng sản phẩm cụ thể

Khi chạy quảng cáo trên mạng xã hội, Daily Harvest không điều hướng khách hàng về fanpage chính. Thay vào đó, họ tạo cho mỗi sản phẩm một trang landing riêng và điều hướng khách hàng về đó để chuyển đổi khách ghé thăm thành khách hàng.

Đây có lẽ không phải là chiến lược quá độc đáo. Thực tế, việc tạo landing page riêng cho các sản phẩm để chạy quảng cáo là một trong những phương pháp tối ưu nhất dành cho các thương hiệu khi đầu tư vào mảng truyền thông trả phí.

Tuy nhiên, cách mà Daily Harvest làm thực sự gây được ấn tượng: Tất cả các landing page đều được thiết kế đồng bộ với trang web chính – đơn giản, gọn gàng, nổi bật.

Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể lưu lại áp dụng khi xây dựng landing page hiệu quả:

  • Xây dựng tuyến thông điệp chính thống nhất trên mọi nội dung quảng cáo
  • Lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng
  • Mọi nội dung đều dành cho khách hàng:
    • Chọn một kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn của bạn với các nguyên liệu có sẵn
    • Chuyển tới bạn bất cứ khi nào bạn cần
    • Chuẩn bị rau củ, quả theo thói quen hàng ngày của bạn
  • Sử dụng các “minh chứng” trên mạng xã hội để bổ trợ cho thông điệp của thương hiệu: Bằng cách xây dựng các tuyến nội dung khoa học trên các trang mạng xã hội uy tín có liên quan như Men’s Health, Vogue, Women’s Health, Daily Harvest xây dựng niềm tin với khách hàng với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ, ăn uống lành mạnh, dưới sự kiểm chứng từ các bên uy tín trong cùng lĩnh vực

5. Xây dựng niềm tin với nhóm khách hàng mới thông qua các đối tác

Đối tác dần trở thành một kênh quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tiếp của các nhãn hàng.

Tại sao ư?

Ở dạng thức đơn giản nhất, quảng cáo chính là việc kết nối công chúng có liên quan với thông điệp của thương hiệu.

Nhưng khi marketer đơn thuần chỉ tập trung vào lượng tiếp cận, họ sẽ gặp phải vấn đề sau: Ở thời điểm hiện tại, ai cũng có thể chạy quảng cáo trên Facebook và tiếp cận tới các nhóm công chúng mà bạn đang cố gắng ‘chinh phục’.

Đây là lúc mối quan hệ với các bên đối tác (hay nói cách khác là các KOL, Influencer) phát huy tác dụng của mình: đó chính là xây dựng niềm tin.

Lấy một ví dụ nhỏ, khi bạn (với tư cách là công chúng) theo dõi một Youtuber X, họ sẽ xây dựng niềm tin với bạn thông qua hàng trăm nội dung có trên trang YouTube của họ.

Và khi một nhãn hàng như Samsung hay Oppo muốn làm việc với vlogger này để xây dựng niềm tin với công chúng của vlogger này về sản phẩm của họ. Mọi thứ sẽ diễn ra rất tự nhiên, và bạn có thể cũng bắt đầu xuất hiện suy nghĩ “Nếu X sử dụng sản phẩm này, vậy tôi cũng muốn sử dụng nó”.

Daily Harvest cũng áp dụng phương pháp tương tự, và lượng traffic đổ về từ YouTube là cực lớn. Tuy nhiên, đối tác của Daily Harvest không chỉ dừng lại ở YouTube, mà thương hiệu này còn “phủ sóng” qua các Influencer lớn nhỏ trên Instagram.

Ngoài ra, trên website của Daily Harvest còn để riêng một mục ‘Partnerships’ để bạn chủ động điền thông tin vào form nếu có hứng thú hợp tác với thương hiệu này.

6. [Take Away] 5 Bài học quan trọng từ thành công của Daily Harvest

1. Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Daily Harvest có sự am hiểu sâu sắc và rõ ràng rằng ai sẽ là nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chiến lược kinh doanh của thương hiệu: từ các dòng sản phẩm tới cách định vị chúng trên thị trường.

2. Sử dụng Pinterest như một công cụ tìm kiếm hiệu quả

Pinterest là một công cụ tìm kiếm cực kỳ hiệu quả và hữu ích để dẫn traffic về cho thương hiệu. Mọi người sử dụng Pinterest theo cách họ sử dụng một tờ tạp chí hay danh mục sản phẩm. Bằng việc đăng tải ác nội dung liên quan, Daily Harvest đã tiếp cận hơn 4 triệu người mỗi tháng chỉ riêng trên nền tảng này.

3. Xây dựng trải nghiệm mua hàng vừa thẩm mỹ vừa dễ dàng

Khách hàng đang ngập chìm trong hàng tá lựa chọn ngày nay. Để nổi bật, bạn cần phải tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho họ. Và website của Daily Harvest đã làm được điều đó. Nó tập trung vào câu chuyện cốt lõi của thương hiệu, tạo được sự hấp dẫn, độc đáo, ấn tượng và giúp website nhận được nhiều backlink chất lượng.

4. Dẫn lượng truy cập từ các chiến dịch quảng cáo trả phí về landing page riêng để chuyển đổi khách hàng

Khi sử dụng các kênh trả phí (đặc biệt là mạng xã hội), Daily Harvest tạo liên kết đổ về các landing page cụ thể của từng sản phẩm có trong các nội dung quảng cáo.

5. Mở rộng thêm các tệp khách hàng thông qua chiến lược kết hợp với các đối tác

Khi bạn tiếp thị tới nhóm khách hàng mới, không quan trọng là bạn tiếp cận được bao nhiêu người, quan trọng là bạn xây dựng được niềm tin đối với khách hàng mới. Daily Harvest đã tích cực làm việc với các đối tác, KOL, Influencer để quảng bá hình ảnh và xây dựng niềm tin với nhóm công chúng mới về sản phẩm của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Hình ảnh thiết kế: TG Brand Development
* Theo: buffer.com

Instagram đối mặt án phạt 500 tỷ USD

Mạng xã hội này có thể phải đóng khoản tiền phạt lên tới 500 tỷ USD với cáo buộc thu thập dữ liệu sinh trắc học bất hợp pháp.

Theo Business Insider, Instagram – công ty con của Facebook – đang dính vào bê bối thu thập dữ liệu sinh trắc học bất hợp pháp của khoảng 100 triệu tài khoản người dùng.

Theo đó, một vụ kiện tập thể đã được gửi tới Facebook, cáo buộc Instagram sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để gắn thẻ (face-tagging) với mục đích tạo một khuôn mẫu khác và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng.

Tuy Instagram đã lên tiếng phủ nhận và tuyên bố hành vi công nghệ này đã được nêu trong các điều khoản dịch vụ của mình, ứng dụng này vẫn bị “tố” tự động quét khuôn mặt của những người xuất hiện trong bài đăng của tài khoản khác, ngay cả khi họ không sử dụng Instagram và không đồng ý với các điều khoản dịch vụ.

Hành vi này được cho là đã vi phạm bộ luật của bang Illinois, Mỹ, theo đó cấm các công ty thu thập dữ liệu sinh trắc học của cá nhân khi không được cho phép.

“Một khi Facebook sở hữu dữ liệu sinh trắc học từ người dùng Instagram, họ có thể đem chúng ra phục vụ những mục đích riêng như tăng cường khả năng nhận diện khuôn mặt trên các nền tảng của mình, bao gồm mạng xã hội Facebook hoặc chia sẻ giữa nhiều thực thể khác nhau. Facebook không hề cung cấp chức năng thông báo theo yêu cầu của bộ luật bang Illinois”, phía nguyên đơn nêu trong đơn khiếu nại gửi Facebook.

Trả lời Business Insider, người phát ngôn của Facebook, bà Stephanie Otway tuyên bố cáo buộc này là “vô căn cứ”, đồng thời cho biết 2 ứng dụng mạng xã hội là Instagram và Facebook đều không sử dụng chung tính năng nhận diện khuôn mặt.

Theo bộ luật bang Illinois, nếu Instagram thực sự có hành vi thu thập dữ liệu sinh trắc học bất hợp pháp của 100 triệu người dùng, công ty mẹ của ứng dụng là Facebook có thể sẽ phải bồi thường từ 1.000-5.000 USD/trường hợp, tương đương với con số 500 tỷ USD.

Đây không phải lần đầu tiên Facebook có liên quan đến những vụ kiện bắt nguồn từ luật pháp bang Illinois. Tháng 7/2020, gã khổng lồ công nghệ này đã phải bỏ ra 650 triệu USD để giải quyết một vụ kiện cáo buộc công ty triển khai công cụ gắn thẻ khuôn mặt mà không có sự chấp thuận của người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Instagram Reels chính thức ‘go global’ để cạnh tranh video với TikTok

Instagram Reels đã chính thức được khởi động tại hơn 50 quốc gia, trong đó có Australia, Brazil, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Theo công ty thuộc sở hữu của mạng xã hội Facebook này, “Reels” sẽ cho phép người dùng ghi một đoạn video dài 15 giây và cung cấp các công cụ để chỉnh sửa, âm thanh và các hiệu ứng.

Ngày 5/8, Instagram đã thêm mục video ngắn vào nền tảng trước nay chỉ tập trung vào hình ảnh, trong một động thái trực tiếp cạnh tranh với TikTok, ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến của Trung Quốc vốn đang trong “tầm ngắm” của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo công ty thuộc sở hữu của mạng xã hội Facebook này, “Reels” sẽ cho phép người dùng ghi một đoạn video dài 15 giây và cung cấp các công cụ để chỉnh sửa, âm thanh và các hiệu ứng.

Facebook cho biết: “Reels mời các bạn tạo một đoạn băng ghi hình vui vẻ để chia sẻ với bạn bè hoặc bất kỳ ai trên Instagram.”

Trước đó, ứng dụng TikTok, đặc biệt phổ biến trong giới trẻ và hiện có khoảng 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, cho phép người dùng tạo các video ngắn từ 15 giây đến 1 phút.

Kể từ khi ra mắt năm 2016, ứng dụng đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần, trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới.

Mỹ là một trong những thị trường lớn của TikTok. Tuy nhiên, ông Trump gần đây cảnh báo cấm TikTok hoạt động tại Mỹ vì lo ngại an ninh quốc gia.

Tổng thống Mỹ nêu hạn chót đến giữa tháng 9 để công ty này đạt một thỏa thuận chuyển nhượng với Microsoft của Mỹ hoặc một công ty nào khác.

Tổng thống Trump cũng cho rằng một phần lớn trong giá trị thương vụ mua lại TikTok cần được đóng góp cho kho bạc Mỹ.

Trong khi mọi chuyện vẫn chưa được ngã ngũ, Instagram đã công khai cạnh tranh với TikTok bằng chức năng Reels, đồng thời cho biết: “Reels là một phần lớn của hoạt động giải trí trên Instagram trong tương lai.

Cộng đồng người dùng của chúng tôi nói rằng họ muốn tạo và xem các đoạn băng ngắn và có thể chỉnh sửa.

Instagram Reels cung cấp cho người dùng những cách thức mới để bày tỏ chính mình, khám phá nhiều hơn về những gì họ yêu thích trên Instagram và giúp mọi người có tham vọng trở thành một người sáng tạo được chú ý.”

Reels đã được khởi động tại hơn 50 quốc gia, trong đó có Australia, Brazil, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Instagram đã cho phép người dùng ghim bình luận trên bài viết

Kể từ lần đầu tiên thông báo đang thử nghiệm tùy chọn này từ tháng 5, Instagram đã chính thức xác nhận rằng tất cả những người dùng hiện có thể ghim tới ba bình luận trong các luồng tương tác bài đăng của họ.

Instagram đã cho phép người dùng ghim bình luận trên bài viết
Ảnh: Chụp từ Twitter của Ông Vishal Shah, VP of Product của Instagram

Theo ghi nhận từ Phó chủ tịch sản phẩm của Instagram, Ông Vishal Shah, tùy chọn này được thiết kế để khuyến khích các cuộc thảo luận bằng cách “nêu bật những bình luận tích cực”, mặc dù vẫn còn nhiều sự khác biệt trong thực tế.

Instagram đã cho phép người dùng ghim bình luận trên bài viết

Ở thời điểm ban đầu, lần đầu tiên được thử nghiệm hồi tháng 4, ứng dụng này đã công bố một loạt các tính năng được thiết kế để giúp người dùng kiểm soát nhiều hơn các tương tác trên Instagram của họ.

Bao gồm khả năng xóa bình luận hàng loạt và các tùy chọn để giới hạn ai có thể gắn thẻ (tag) hoặc đề cập (@ mention) đến bạn trong bài viết của họ. Trong bối cảnh này, việc ghim bình luận chắc chắn tập trung vào việc điều khiển các cuộc trò chuyện.

Tùy chọn này rõ ràng sẽ có lợi khác nhau dựa trên quy mô tài khoản và mức độ tương tác – nhưng đối với các thương hiệu, đó có thể là một cách khác để làm nổi bật các phản hồi hàng đầu, từ đây cũng có thể nhận ra các thành viên nhiệt tình đóng góp của thương hiệu đồng thời làm nổi bật những sự tương tác tích cực.

Ngoài ra, đây cũng có thể là một cách tuyệt vời để khuếch đại các câu hỏi và câu trả lời phổ biến nhất của thương hiệu. Nếu ai đó hỏi một câu hỏi hay về sản phẩm của bạn, bạn có thể ghim nó, sau đó trả lời để giúp khách truy cập sau này có thêm được nhiều thông tin hơn về thương hiệu.

Tất nhiên, cũng có một rủi ro là bằng cách ghim những bình luận tích cực nhất, bạn có thể được coi là cố gắng ‘chôn vùi’ những nhận xét khác quan trọng hơn. Hãy sử dụng một cách cẩn thận và có cân nhắc kỹ lưỡng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Instagram bị tố tự kích hoạt camera điện thoại

Ngay cả khi ứng dụng đang tắt, người dùng vẫn thấy iPhone chạy iOS 14 báo phần mềm sử dụng camera.

Ngoài thông báo việc sử dụng clipboard, một tính năng mới khác trên iOS 14 cũng cảnh báo người dùng về các phần mềm đang sử dụng đến camera hoặc microphone của điện thoại. Nhiều người dùng chia sẻ trên Twitter rằng sau khi nâng cấp lên hệ điều hành mới, họ thấy hệ thống thông báo Instagram đang mở camera dù phần mềm đang tắt.

Theo Verge, một phát ngôn viên của Instagram cho biết phần mềm của hãng không tự ý truy cập vào camera của người dùng. Chế độ Create Mode truy cập vào hình ảnh chụp bởi camera khiến hệ thống nhầm tưởng camera đang được sử dụng ở chế độ nền. Tương tự, vuốt qua thư mục camera từ mục chọn ảnh đăng cũng khiến iPhone đưa ra thông báo như vậy.

Mạng xã hội hình ảnh lớn nhất thế giới nói đây đơn giản chỉ là lỗi phần mềm và nó khiến iOS 14 bản Beta “hiểm nhầm” ứng dụng. Người đại diện cho biết các kỹ sư đang tìm lỗi và sửa chữa các thông báo nói trên.

Trang Verge nói trong thời gian Instagram đưa ra bản cập nhật sửa lỗi, người dùng có thể thu hồi quyền truy cập camera của ứng dụng này để đảm bảo an toàn.

Năm ngoái, Facebook cũng từng phải xử lý một lỗi tương tự trong ứng dụng iOS cho phép kích hoạt camera ở chế độ nền mà không có sự cho phép của người dùng. Tuy nhiên, công ty khi đó cũng khẳng định không có hình ảnh hay camera nào được chụp.

Trước đó, tính năng thông báo bộ nhớ tạm clipboard bị sử dụng trên iOS 14 Beta đã “vạch mặt” nhiều ứng dụng. TikTok, Reddit, LinkedIn phải đưa ra các hứa hẹn thay đổi ngay lập tức về quyền truy cập bộ nhớ tạm đáng ngờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

[Update] Kích thước video chuẩn trên Social Media 2020

Cũng như hình ảnh tĩnh, để đảm bảo rằng bạn đang cố gắng hết sức với nội dung video của mình trên nền tảng social media, bạn cần tuân thủ các thông số kỹ thuật của nền tảng để tải lên video, bao gồm kích thước, độ dài, định dạng và hơn thế nữa.

Bằng cách căn chỉnh đúng với các yêu cầu của các nền tảng cho video, bạn sẽ đảm bảo rằng bạn cung cấp cho khách hàng của bạn một trải nghiệm xem tối ưu nhất – trong khi hiểu sai có thể dẫn đến sự thất vọng nặng nề.

Các danh sách bao gồm thông tin về độ dài bài đăng video trung bình cho ngữ cảnh bổ sung có thể giúp lập kế hoạch tốt hơn cho phương pháp của bạn.

Và bạn cũng nên xem xét nội dung của video. Video là loại nội dung hoạt động tốt nhất trên mọi nền tảng mạng xã hội hiện nay. Thật đáng để xem xét các cách bạn có thể sử dụng video trong chiến lược marketing của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Instagram Reels sắp ra mắt tại Ấn Độ sau lệnh cấm TikTok được ban hành

Sau quyết định của Ấn Độ về việc cấm TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc vì lo ngại về quyền riêng tư, Instagram sẽ ra mắt Reels, đối thủ với TikTok ở thị trường này.

Instagram Reels sắp ra mắt tại Ấn Độ sau lệnh cấm TikTok được ban hành

Cuộc thử nghiệm ở Ấn Độ cũng diễn ra chỉ vài ngày sau khi Facebook công bố ứng dụng Lasso (Cạnh tranh với TikTok) sẽ ngừng hoạt động vào ngày 10 tháng 7.

Ngoài Ấn Độ, Instagram Reels cũng sẽ ra mắt ở Brazil và gần đây là Pháp và Đức. Không những vậy, một phát ngôn viên của Instagram cho biết là họ sẽ còn mở rộng hơn sang các thị trường khác.

Không giống như Lasso, vốn là ứng dụng riêng biệt, Instagram Reels đã được thiết kế để trở thành một tính năng trong chính ứng dụng Instagram.

Reels cho phép người dùng tạo và đăng các video ngắn 15 giây được cài đặt với nhạc hoặc âm thanh khác, tương tự như TikTok.

Cũng giống như TikTok, tính năng này cung cấp một bộ công cụ chỉnh sửa – như đồng hồ đếm ngược và các công cụ điều chỉnh tốc độ video nhằm mục đích giúp ghi lại những nội dung sáng tạo một cách dễ dàng hơn.

Sau sự ra mắt của Reels năm ngoái tại Brazil, Instagram đã cập nhật tính năng dựa trên phản hồi của người dùng. Người dùng cho biết họ muốn có một không gian để biên soạn nội dung của họ và xem những nội dung được tạo bởi người dùng khác.

Để giải quyết những lo ngại này, Instagram đã chuyển Reels sang một không gian dành riêng trên trang profile của người dùng và hiện đã làm nổi bật Reels trong phần Khám phá.

Điều này mang đến cho Reels khả năng lan truyền mạnh mẽ bằng cách lọt vào mắt xanh của những người dùng Instagram, những người chưa từng theo dõi tài khoản của những người sáng tạo (content creator). (Trước đây, Reels chỉ có sẵn cho Instagram Stories, điều này đã hạn chế mức độ tiếp xúc của người dùng với Reels).

Để bắt đầu làm Reels ‘toả sáng’, vào tháng 6 vừa rồi Facebook tuyên bố đã tham gia một thỏa thuận toàn cầu với Saregama, một trong những nhãn hiệu âm nhạc lớn nhất Ấn Độ, cho phép sử dụng bản quyền âm nhạc trong video cùng các trải nghiệm mạng xã hội khác trên cả Facebook và Instagram.

Facebook cũng có thỏa thuận với các nhãn hiệu Ấn Độ khác, bao gồm Yash Raj Films, Zee Music Company và T-Series. Với kho âm nhạc hơn 100.000 bản nhạc huyền thoại âm nhạc của Ấn Độ và nhiều thể loại khác thì đây cũng có thể coi là môt ‘bước đệm’ lớn cho Reels có thể tiến xa hơn trên quốc gia này.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm lý tưởng để Reels đến Ấn Độ, do quốc gia này quyết định cấm TikTok cùng nhiều ứng dụng Trung Quốc khác.

Lệnh cấm các ứng dụng Trung Quốc đã đánh bật TikTok ra khỏi thị trường lớn nhất bên ngoài Trung Quốc của ứng dụng này, đồng thời để lại cơ hội lớn cho Instagram tham gia và đón người dùng mới cho Reels.

Trước khi bị ‘xóa sổ’, TikTok đã tích lũy được hơn 200 triệu người dùng ở Ấn Độ, đây là một mất mát đáng kể cho ứng dụng video có trụ sở tại Bắc Kinh này.

Tuy nhiên, Instagram không phải là không có sự cạnh tranh cho những nhóm người dùng đó. Theo tờ Reuters, gần đây đã có sự gia tăng phổ biến đối với các ứng dụng chia sẻ video khác của Ấn Độ, chẳng hạn như Roposo, Chingari và Mitron.

Roposo là ứng dụng vừa tăng thêm 22 triệu người dùng chỉ trong hai ngày sau khi Ấn Độ cấm TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: TechCrunch/wersm

Tại sao TikTok chiếm được trái tim người dùng ngoại trừ người làm Marketing

TikTok xuất hiện và nhanh chóng trở thành đối thủ của các công ty công nghệ lâu năm như Netflix, YouTube, Snapchat, and Facebook. 

Với hơn 700 triệu lượt tải xuống vào năm 2019, TikTok đã vượt qua Facebook và Facebook Messenger cũng như Instagram và Snapchat và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau WhatsApp.

Theo số liệu của Business of Apps, hiện TikTok có mức độ thâm nhập (penetration) cao nhất ở châu Á, nơi có hơn một phần ba người dùng trong độ tuổi 16-64 có tài khoản TikTok.

Tuy nhiên, theo ước tính của Tech in Asia, TikTok vẫn đang theo sau nhóm ứng dụng của Facebook trong khu vực khi nói đến người dùng hoạt động hàng tháng (MAU – Monthly Active Users).

Theo số liệu từ App Annie và Sensor Tower, TikTok có số lượt tải xuống nhiều hơn so với các ứng dụng của Facebook (Facebook, Messenger, WhatsApp và Instagram) trong khu vực vào quý 1 năm 2020.

Mặc dù với sức hút người dùng và doanh thu rất ấn tượng, tuy nhiên TikTok hiện không phải là ứng dụng ‘chiếm được lòng tin’ của những người làm Marketing.

Cụ thể, hơn một nửa trong số 10 Agency mà Tech in Asia đã có cơ hội phỏng vấn vẫn chưa tìm được khách hàng mong muốn quảng cáo trên ứng dụng của TikTok, trong khi phần còn lại nói rằng khách hàng của họ đang chi tiêu ít hơn 10% ngân sách quảng cáo cho TikTok.

TikTok vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất – Performance-based Advertising.

Một ví dụ khác về vấn đề này đó là trường hợp của Hustlr, một Content Marketing Agency đang làm việc với rất nhiều khách hàng ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương).

Ông Jeremy Ong, người sáng lập của Agency này cho hay: “Các thuật toán máy học và khả năng đo lường hành vi người dùng của TikTok chưa thực sự hiệu quả như Google hay Facebook đã làm”.

Ông này còn cho biết thêm: “Khách hàng của chúng tôi hầu hết đang tìm kiếm các kết quả cụ thể như doanh số, chuyển đổi trong ứng dụng và website, lượt ghé thăm cửa hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, điều mà hiện Facebook và Instagram làm tốt hơn rất nhiều so với TikTok”.

Tiếp đó, Ông Marcus Ho, Giám đốc điều hành của Brew Interactive, một digital marketing agency có trụ sở tại Singapore chia sẻ: “TikTok không thực sự được xây dựng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất. Đó là lý do tại sao nó chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng chi tiêu quảng cáo mỗi tháng cho tất cả các khách hàng của chúng tôi”.

Tuy nhiên Ông Marcus Ho cũng cho biết thêm: “TikTok kém hiệu quả hơn về mặt quảng cáo, nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng nó hoạt động tốt hơn đối với sự tham gia của thương hiệu nói chung thông qua nội dung thương hiệu. Tỷ lệ tham gia luôn ở mức cao trên nền tảng này”.

Điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của TikTok

Hầu hết các nhà Marketers đều thừa nhận rằng, cơ sở dữ liệu người dùng trẻ tuổi của TikTok là nguyên nhân chính khiến ứng dụng nay đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên đây cũng chính là ‘gót chân asin’ của nó.

Người dùng trẻ tuổi thường không có sức mạnh chi tiêu mạnh mẽ, do đó dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi hơn.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của TikTok nói rằng đó là một quan niệm sai lầm phổ biến, nền tảng này chỉ được sử dụng bởi một nhân khẩu học nhất định, thêm vào đó là những người dùng của mọi lứa tuổi hoạt động trên ứng dụng. Trọng tâm chính của ứng dụng này là đa dạng hóa nội dung của nó, bất kể ở độ tuổi nào đều có thể sử dụng.

Uplab, một công ty chuyên về sản xuất video ngắn cho hay: “Chúng tôi đã chạy và nhận thấy với những sản phẩm có giá dưới 4 USD sẽ được bán khá tốt trên nền tảng này, đừng cố gắng bán những sản phẩm có giá cao hơn”.

Điều gì sẽ khiến quảng cáo trên TikTok hiệu quả hơn

Digital Business Lab chia sẻ: “Muốn quảng cáo trên TikTok hiệu quả thì không chỉ xây dựng các nội dung thu hút được người dùng mà còn phải liên quan đến họ, ngoài ra nội dung trên TikTok cần mang tính chất hài hước và giải trí cao để hạn chế người dùng ‘lướt’ qua chúng.

Red Bull hay Nike là một trong những thương hiệu có sự hiện diện rất mạnh mẽ trên TikTok và quảng cáo Red Bull là một ví dụ điển hình về cách đặt vị trí sản phẩm tinh tế được sử dụng như một chiến thuật để nâng cao nhận thức về thương hiệu của người dùng.

Lồng ghép quảng cáo nhẹ nhàng được xem là ‘chiêu’ để quảng cáo được trở nên được hiệu quả hơn trên nền tảng này. Khi người dùng cảm thấy họ đang ‘bị bán hàng’ họ sẽ rời quảng cáo ngay lập tức nên từ đó thương hiệu nên có sự kết hợp sáng tạo với các thông điệp nhẹ nhàng, gần gũi thì sẽ hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via techinasia

Facebook ‘đóng cửa’ Lasso – ứng dụng ‘nhái’ TikTok

Lasso, ứng dụng nhái TikTok ra mắt gần 2 năm trước của Facebook, sẽ bị khai tử do không nhận được quan tâm. Đồng thời, Instagram cũng mở rộng tính năng tương tự.  

Người dùng Lasso nhận được tin nhắn thông báo ứng dụng sẽ bị đóng cửa vào ngày 10/7. Facebook nhắc họ lưu lại tất cả video Lasso trước ngày này. Lasso được xem là bản sao của TikTok, cho phép người dùng quay video tối đa 15 giây kèm theo hiệu ứng và nhạc nền.

Dấu chấm hết của Lasso là do sự hờ hững của cộng đồng. Đồng thời Instagram cũng đang mở rộng tính năng tương tự có tên Reels. Theo thống kê của Google Play, Lasso được cài đặt hơn 5 triệu lần. Ứng dụng chỉ ra mắt tại vài thị trường.

Facebook khẳng định Lasso sở hữu một trong số các thư viện nhạc lớn nhất, giúp mọi người dễ dàng tạo ra và chia sẻ video ngắn. Tuy nhiên, tính đến ngày 1/6, Lasso chỉ có chưa đầy 80.000 người dùng hàng ngày trên Android tại Mexico, thị trường phổ biến nhất. Số người dùng trên iOS quá ít nên không thể thống kê.

Tuần trước, Instagram mở rộng tính năng Reels sang các thị trường mới. Reels cũng cho phép người dùng chỉnh sửa video 15 giây với nhạc và hiệu ứng rồi chia sẻ lên Instagram.

Facebook thông báo đóng Lasso đúng vào thời điểm công ty đang bị hàng trăm thương hiệu rút quảng cáo, buộc CEO Mark Zuckerberg phải đồng ý gặp mặt những người tổ chức chiến dịch tẩy chay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ictnews 

Một nhóm HACKER ANONYMOUS khuyên người dùng nên xoá TikTok

Tổ chức tin tặc này cũng dẫn lại bài viết cho rằng TikTok như mã độc, người dùng không nên sử dụng và hãy xoá luôn ứng dụng.

Một nhóm HACKER ANONYMOUS khuyên người dùng nên xoá TikTok

“Hãy xóa TikTok ngay bây giờ. Nếu bạn biết ai đó sử dụng ứng dụng này, hãy giải thích với họ đây là phần mềm theo dõi do chính phủ Trung Quốc tạo ra”, nội dung đoạn tweet ngày 1/7 của nhóm tin tặc ẩn danh.

Nhóm hacker lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok

Đoạn tweet cũng dẫn lại bài viết của một người dùng tự nhận là kỹ sư, chia sẻ trên Reddit cho rằng không chỉ nội dung từ clipboard, TikTok còn ăn cắp nhiều thứ hơn thế. Tiktok lấy nhiều dữ liệu hơn Facebook, YouTube, Instagram hay bất kỳ ứng dụng nào mà bạn biết.

Công việc của tôi là đảo ngược công nghệ bên trong các ứng dụng di động, phân tích cách chúng hoạt động và xây dựng thêm chức năng của bên thứ ba xung quanh ứng dụng đó… Và tôi khuyến nghị mọi người không nên dùng ứng dụng này nữa“, Bangolor chia sẻ.

Phần lớn chúng ta đã bình thường hóa việc cung cấp thông tin cá nhân của mình. Nhiều người không còn kỳ vọng nhiều vào quyền riêng tư hay bảo mật thông tin cá nhân nữa. Vì vậy, việc cấp cho TikTok dữ liệu của bản thân họ, vốn là tiền, cũng là điều không mấy ngạc nhiên.

Những người này cho rằng họ quá bình thường để ai đó chọn làm mục tiêu tấn công. Nói cách khác, họ cho rằng bản thân không có gì để che giấu. Sự thờ ơ này xuất phát từ việc nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc bảo mật ở mọi cấp độ“, Bangolor viết.

Bangolor cho rằng có lý do chính đáng để một vài quốc gia cấm TikTok, “Đừng sử dụng nó nữa. Đừng để con cái bạn dùng nó. Nói với bạn bè xóa ngay ứng dụng này. Bạn có thể giải trí những nội dung tương tự ở những nền tảng khác mà không phải giao nộp thông tin của mình cho chính phủ Trung Quốc“.

TikTok hiện vẫn chưa lên tiếng xác minh những cáo buộc này.

TikTok đang trở thành nỗi lo ngại ở nhiều quốc gia

Theo Bored Panda, một kỹ sư máy tính giấu tên với 15 năm kinh nghiệm nhận định dù Facebook vướng phải bê bối bảo mật Cambridge Analytica, Instagram thừa nhận làm lộ số điện thoại và tài khoản người dùng, “dù vậy, những ứng dụng này vẫn là thiên đường bảo mật so với TikTok”. Nói cách khác, Tiktok còn nguy hại hơn Facebook.

Đây quả là khoảng thời gian khó khăn cho ứng dụng Trung Quốc. Sau khi đạt lượng người dùng kỷ lục trong thời gian Covid-19 diễn ra, TikTok liên tiếp chịu những cáo buộc về việc ăn cắp thông tin riêng tư của người dùng.

Ngày 29/6, Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho rằng ứng dụng này “gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ”.

Sau đó, TikTok cùng 58 ứng dụng khác đã bị quan chức nước này cấm cửa. Chính phủ Ấn Độ cho rằng các ứng dụng bị cấm đặt ra mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này.

Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng nước này đến máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Công ty chủ quản vì thế đánh mất luôn thị trường béo bở còn chưa kịp khai thác hết.

Theo Forbes, động cơ đằng sau quyết định trên của nhà nước Ấn Độ còn xuất phát từ căng thẳng quân sự leo thang với Trung Quốc. Trong khi đó, TikTok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.

Tại Mỹ, TikTok gây nỗi ám ảnh cho giới chức nước này về vấn đề an ninh mạng, thậm chí bị quân đội Mỹ cấm sử dụng. Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa ứng dụng này vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

TikTok lần đầu tiên trong lịch sử lọt Top 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu

Nền tảng mạng xã hôi TikTok là một trong những thương hiệu có sự thay đổi mới nhất năm nay, tuy nhiên, liệu TikTok có lặp lại được thành công như đối thủ Instagram không?

Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu do BrandZ bình chọn năm 2020, TikTok được xếp ở vị trí 79 với giá trị thương hiệu là 16.9 tỷ USD.

Với vị trí này, TikTok hiện đang đứng trước các ứng dụng như Uber với thứ hạng số 85 và 16 tỷ USD, Adidas với thứ hạng 92 và 15 tỷ USD, Pepsi với thứ hạng 99 và 13 tỷ USD. TikTok cũng có tên trong danh sách Top 10 thương hiệu giải trí và truyền thông do BrandZ bình chọn.

Thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance, TikTok đã trở thành một trong những thương hiệu truyền thông mạng xã hội dành cho Gen Z với hơn 1.5 tỷ lần được tải xuống thông qua App Store và Google Play. Hiện TikTok đã có hơn 800 triệu người dùng hoạt động trên toàn thế giới.

Ông Martin Guerrieria, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của BrandZ cho biết: “TikTok không phải là môt thương hiệu ra đời quá lâu, tuy nhiên nó được xem như là một thương hiệu với khả năng sáng tạo ‘tột đỉnh’.

Nếu một thương hiệu của bạn được coi là sáng tạo hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì đó là một động lực rất lớn về giá trị”.

Đối thủ Instagram là một trong những cái tên có mức tăng trưởng cao nhất trong top 100, tăng 15 bậc lên xếp hạng thứ 29 với 41.5 tỷ USD. Theo sau là YouTube xếp hạng 37 với 37 tỷ USD và LinkedIn xếp ở mức 43 với 29.9 tỉ USD.

Trong bảng xếp hạng cụ thể cho lĩnh vực truyền thông và giải trí, Instagram có mức tăng trưởng cao nhất về giá trị thương hiệu, đứng ở vị trí thứ 24 với giá trị thương hiệu tăng 47% lên 41.5 tỷ USD, đứng trước cả Netflix ở thứ hạng 26 với 45.9 tỷ USD nhưng mức tăng trưởng chỉ là 34%.

Các thương hiệu mạng xã hội lần đầu tiên xuất hiện trên BrandZ vào năm 2010. Vào thời điểm đó, Facebook cũng không nằm trong top 100, chỉ đứng ở vị trí cuối cùng trong top 20 thương hiệu công nghệ với trị giá khiêm tốn ở mức 5.5 tỷ USD.

Những chỉ trong năm sau, gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội này đạt vị trí 35 trong bảng xếp hạng tổng thể, với mức định giá 19.1 tỷ USD – mức tăng đáng kinh ngạc tới 246%.

Đến năm 2014, Facebook đã cố gắng thiết lập một chỗ đứng vững chắc trong top 20, một nền tảng mạng xã hội khác đã lọt vào top 100 là LinkedIn ở vị trí 78, cao hơn một bậc so với vị trí hiện tại của TikTok năm 2020 là 79.

Instagram chỉ lọt vào top 100 của BrandZ ở mức 91, tức trở lại mức vào năm 2018, với mức định giá 14.5 tỷ USD.

Facebook đã mất đi một số sức hấp dẫn trong những năm gần đây, đặc biệt là trong một thế hệ những người dùng trẻ tuổi, cùng với sự sụp đổ từ vụ bê bối thu thập dữ liệu Cambridge Analytica và nạn tẩy chay quảng cáo hiện tại từ các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Unilever, Coca-Cola và Starbucks.

Trong khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác đang ngày càng ‘sa lầy’ vào các cuộc tranh luận chính trị và văn hóa thì TikTok đang hướng tới việc duy trì cảm giác mới mẻ và vui vẻ. Tuy nhiên, nền tảng này cần thu hút sự quan tâm của thương hiệu lớn hơn, chẳng hạn vừa ra mắt dịch vụ TikTok for Business.

Tương lai có vẻ tươi sáng nếu TikTok có thể duy trì sự sáng tạo của mình đồng thời các thương hiệu lớn muốn mở rộng phạm vi người dùng đến nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via BrandZ

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Một cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay với Facebook.

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Theo báo cáo mới nhất của Axios, Microsoft đã tạm dừng tất cả các quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Facebook và Instagram.

Gã khổng lồ phần mềm cho biết rằng chi tiêu quảng cáo đã bị cắt giảm vào tháng 5, các quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội là một phần trong số cắt giảm đó.

Tuy nhiên, Axios cho biết rằng Microsoft không tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Phong trào #StopHateForProfit đang được rất nhiều công ty lớn trên thế giới tham gia, mục đích là chấm dứt quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực cho CEO Mark Zuckerberg trong việc kiểm duyệt và loại bỏ nội dung độc hại.

Trong một bài đăng nội bộ, Giám đốc Marketing của Microsoft, Chris Capossela đã cho biết: “Dựa trên những vấn đề mà chúng tôi đã bàn bạc vào tháng 5, chúng tôi đã đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo truyền thông trên Facebook/Instagram tại Mỹ. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo trên Facebook/Instagram toàn cầu”. 

Mặc dù động cơ gần giống với các thương hiệu lớn như Coca-Cola, PepsiCo, Viber và Starbucks, Microsoft không chỉ trích Facebook mà có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Hiện tại, gã khổng lồ phần mềm đang thảo luận với các lãnh đạo của Facebook, nhằm đưa ra những biện pháp để hai bên có thể tiếp tục hợp tác.

Microsoft cũng cho biết rằng Facebook hiện đang có nhiều nội dung phản cảm, từ khủng bố cho đến kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc và khiêu dâm.

Facebook đang cảm thấy sức ép rất lớn. Mới đây, Facebook cho biết sẽ bắt đầu quá trình kiểm duyệt, bằng cách đánh dấu những bài viết đi ngược quy tắc cộng đồng của mình, ngay cả khi những bài viết đó đúng sự thật.

Trước đây, Facebook cũng không động chạm vào những bài viết của các nhân vật chính trị gia như tổng thống Donald Trump, trong khi Twitter thẳng tay xóa và đánh dấu những bài viết bạo lực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Phonearena/GenK

Unilever và Coca Cola đột ngột ngừng mọi quảng cáo trên mạng xã hội ở phạm vi toàn cầu, chuyện gì đang xảy ra?

Unilever, Coca Cola đều là những nhãn hàng có ngân sách quảng cáo hàng năm lên tới hàng tỷ USD.

Cổ phiếu của Facebook và Twitter đã giảm mạnh trong ngày thứ 6 sau khi Unilever – một trong những công ty chi mạnh tay cho quảng cáo nhất trên thế giới nói rằng họ sẽ ngưng tất cả các quảng cáo ở Mỹ trên cả 2 nền tảng này từ nay cho tới hết năm.

Unilever – công ty sở hữu nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng thế giới thường có ngân sách quảng cáo tới 8 tỷ USD mỗi năm. Họ nói rằng sẽ không quảng cáo trên Facebook và Twitter cũng như Instagram từ nay tới cuối năm do những bài đăng chỉ trích chính trị mà những người dùng của các mạng xã hội kể trên đăng.

“Tiếp tục quảng cáo trên những nền tảng này vào lúc này sẽ không tạo thêm giá trị cho mọi người và xã hội”, tuyên bố của Unilever nêu rõ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình và sẽ điều chỉnh nếu cần thiết”.

Cổ phiếu Facebook ngay lập tức giảm sau tuyên bố này. Cụ thể đóng cửa phiên ngày thứ 6, cổ phiếu của họ giảm 8,3% xuống còn 216,08 USD/cổ phiếu. Trong khi đó cổ phiếu Twitter giảm 7,4% xuống còn 29,05 USD/cổ phiếu.

CEO Facebook là Mark Zuckerberg đã có phản hồi vào hôm thứ 6 về tình trạng ngày càng có nhiều những thông tin sai lệch được đưa lên nền tảng của họ. Anh tuyên bố công ty sẽ dán nhãn mọi bài đăng liên quan tới bầu cử với đường link khuyến khích người dùng xem tại trung tâm tin tức cho người bầu cử và mở rộng định nghĩa về những bài đăng vi phạm.

Quyết định của Unilever được cho là giống với nhiều công ty tiêu dùng có tiếng khác gồm cả Patagonia và Verizon Communications. Tất cả những công ty này đều cho rằng các nền tảng công nghệ – đặc biệt là Facebook thu lợi từ những bài đăng có chiều hướng ghét bỏ và truyền bá thông tin sai lệch của người dùng.

Nhiều nhóm vận động đã kêu gọi các công ty ngừng chi tiền quảng cáo cho các nền tảng thuộc sở hữu của Facebook. Chi nhánh Honda ở Mỹ cũng cho biết họ sẽ tham gia tẩy chay và tạm dừng quảng cáo trên Instagram và Facebook vào tháng 7. Unilever được cho là làm mạnh tay hơn khi kéo dài thời gian ngừng quảng cáo tới hết năm và mở rộng sang cả nền tảng Twitter.

Thông tin mới nhất cho thấy một số nhãn hàng khác là Coca Cola cũng tuyên bố động thái tương tự. Tuy nhiên, phía Coca Cola cho biết họ sẽ ngưng mọi quảng cáo trên các mạng xã hội trên phạm vi toàn cầu trong vòng 30 ngày. “Coca Cola sẽ tạm dừng mọi quảng cáo trả tiền trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội trên toàn cầu trong ít nhất 30 ngày.

Chúng tôi sẽ dành thời gian này để đánh giá lại các chính sách quảng cáo của mình để xác định xem có cần sửa đổi hay không. Chúng tôi cũng mong đợi trách nhiệm giải trình và tính minh bạch cao hơn từ các đối tác truyền thông xã hội”, đại diện Coca Cola nói trong tuyên bố.

Đến nay đã có trên 100 công ty tham gia vào phong trào “tẩy chay” các mạng xã hội.

“Chúng tôi đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để giữ cho sự an toàn trong cộng đồng và làm việc liên tục với các chuyên gia bên ngoài nhằm xem xét và cập nhập những chính sách phù hợp.

Chúng tôi biết sẽ có nhiều việc hơn phải làm và sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức nhân quyền và các chuyên gia để phát triển thêm các công cụ, công nghệ, chính sách để chiến đấu với việc này”, đại diện Facebook nói.

Phong trào tẩy chay Facbook lan rộng sau khi CEO Mark Zuckerberg nói rằng một loại các bài đăng của tổng thống Trump về các cuộc biểu tình liên quan đến phân biệt chủng tộc không vi phạm các quy tắc của công ty.

Trước đó, một bài đăng của tổng thống Trump liên quan tới việc biểu tình cướp bóc bị gắn nhãn vi phạm trên Twitter nhưng lại không vi phạm trên Facebook. Ngay sau đó, một vài nhân viên Facebook đã tập hợp và kêu gọi phản đối điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Instagram đang dần thay thế Zalo vì Gen Z không ‘mặn mà’ với Zalo

Zalo đang mất dần tầm ảnh hưởng trong những người dùng trẻ, mà cụ thể là những người thuộc Gen Z (sinh từ năm 1997 trở đi).

Instagram đang dần thay thế Zalo

Zalo là một trong những ứng dụng đa nền tảng phổ biến tại Việt Nam. Ngoài tính năng nhắn tin, gọi video, Zalo thậm chí còn nhảy vào lĩnh vực fintech (với sản phẩm ZaloPay) và từng gây ấn tượng với mảng giao hàng (ZaloFood).

Tuy nhiên, theo báo cáo mới của Decision Lab, dường như thế hệ trẻ, mà cụ thể ở đây là những người thuộc Gen Z (sinh từ năm 1997 trở đi) đang không phụ thuộc vào Zalo, ít nhất là so với những người thuộc thế hệ đi trước như Gen X hoặc Gen Y.

Instagram đang dần thay thế Zalo

Về tổng thể, báo cáo của Decision Lab chỉ ra rằng Zalo vẫn là nền tảng lớn tại Việt Nam, với 80% người được hỏi cho biết có sử dụng. Đây là một thống kê đi xuống khi tỉ lệ này vào năm 2019 là 83%, dù vẫn giữ nguyên vị trí thứ 3 trong các nền tảng phổ biến, chỉ sau Facebook và Youtube.

Ngoài ra, nếu phân bố theo độ tuổi, thì 84% Gen X và 90% Gen Y sử dụng Zalo. Tuy nhiên tỉ lệ này giảm sâu ở Gen Z, với chỉ 65% người dùng trẻ sử dụng ứng dụng của VNG.

Ở khảo sát cho Gen X và Gen Y, Zalo vẫn nắm chắc vị trí thứ 3. Nhưng tới Gen Z, Zalo bị đẩy xuống vị trí xếp dưới so vưới Instagram.

Instagram đang dần thay thế Zalo

Hai mạng xã hội gốc Việt ra mắt năm 2019 là Lotus và Gapo cũng góp mặt trong báo cáo của Decision Lab, với tỉ lệ ngưởi sử dụng lần lượt là 4% và 3%.

Khảo sát tiếp theo về nền tảng quan trọng nhất với từng người dùng (câu hỏi: Bạn không thể sống thiếu nền tảng nào?), Zalo tiếp tục đạt tỉ lệ phản hồi tốt ở Gen X (49%) và Gen Y (42%) tuy nhiên con số này giảm sâu ở Gen Z (15%).

Instagram đang dần trở thành một ứng dụng phổ biến với giới trẻ. Chỉ 6% Gen X và 9% Gen Y “không thể sống” thiếu Instagram nhưng tỉ lệ này đã nhảy lên 23% ở người dùng Gen Z.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Instagram sẽ cho phép các nhà quảng cáo mới tạo quảng cáo mà không cần liên kết với Facebook Page

Theo báo cáo của AdWeek, Instagram hiện sẽ cho phép các nhà quảng cáo mới ở một số khu vực tạo các chiến dịch quảng cáo trên Instagram mà không cần phải liên kết với trang Facebook – Facebook Fanpage.

Hình: Getty Images

Theo Instagram:

“Bây giờ bạn có thể tạo quảng cáo Instagram mà không cần có sự hiện diện trên Facebook. Nếu bạn lần đầu tiên quảng cáo một bài đăng từ tài khoản doanh nghiệp Instagram của mình, bạn sẽ không cần phải kết nối với tài khoản quảng cáo Facebook hoặc Trang Facebook.”

Điều kiện quan trọng ở đây là ‘lần đầu tiên’ – hầu hết các nhà quảng cáo trên Instagram đã kết nối hồ sơ của họ với trình quản lý quảng cáo Facebook, như đã được yêu cầu thì những doanh nghiệp đó giờ đây sẽ không có tùy chọn để tắt liên kết hồ sơ Instagram của họ khỏi trang Facebook của mình, tuy nhiên là vẫn có khả năng chạy quảng cáo như bình thường.

Đối với các doanh nghiệp chỉ chọn chạy quảng cáo của họ trên Instagram rõ ràng sẽ không có khả năng quản lý liên kết như vậy thông qua tài khoản quảng cáo Facebook của họ. Thay vào đó, họ sẽ phải chạy chiến dịch quảng cáo của mình và theo dõi hiệu suất quảng cáo trực tiếp trên Instagram.

Để quảng cáo Instagram Post của bạn độc lập với Facebook, bạn sẽ cần phải:

  • Tới hồ sơ của bạn
  • Nhấn vào bài đăng bạn muốn quảng cáo
  • Bên dưới hình ảnh của bài đăng, chọn ‘Quảng cáo’ (promote)
  • Điền thông tin chi tiết về quảng cáo của bạn bằng cách đặt những thứ như ‘Điểm đến’ (Gửi đến khách hàng ở đâu), ‘Đối tượng’ (người bạn muốn tiếp cận), ‘Ngân sách’ (số tiền bạn muốn chi tiêu hàng ngày) và ‘Thời lượng’ (Bạn muốn quảng cáo của bạn chạy bao lâu). Nhấn ‘Tiếp theo’ khi bạn đã hoàn thành các chi tiết này.
  • Để hoàn thành quảng cáo của bạn, hãy nhấn ‘Tạo quảng cáo’ bên dưới phần ‘Đánh giá’
    Instagram lưu ý rằng tùy chọn này sẽ chỉ khả dụng cho các nhà quảng cáo Instagram mới ở Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở giai đoạn này.

Tại sao Facebook lại liên kết với tài khoản quảng cáo Instagram

Như AdWeek lưu ý, một số người đã suy đoán rằng những phản ứng dữ dội gần đây chống lại mạng xã hội về việc không giải quyết được những lo ngại xung quanh những ‘phát ngôn gây thù hận’ và đây cũng là lý do cho bản cập nhật mới này.

Tuần trước, một liên minh của các nhóm dân quyền ở Mỹ đã kêu gọi các nhà quảng cáo lớn tạm dừng chi tiêu quảng cáo Facebook của họ, để ‘nhắn gửi’ một thông điệp tới Facebook và những mạng xã hội khác rằng rằng việc thiếu hành động của họ trước các diễn biến xấu này là không thể chấp nhận được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via AdWeek

CEO Instagram Kevin Systrom: Từ con đường tự học trên mạng đến tỷ phú nổi tiếng thế giới

Từng mong muốn trở thành DJ chuyên nghiệp, việc tự học học ngôn ngữ lập trình trên mạng đã tạo nên bước ngoặt lớn cho cuộc đời của “cha đẻ” ứng dụng Instagram phổ biến toàn cầu, Kevin Systrom.

CEO Instagram Kevin Systrom: Từ con đường tự học trên mạng đến tỷ phú nổi tiếng thế giới
CEO Instagram Kevin Systrom: Từ con đường tự học trên mạng đến tỷ phú nổi tiếng thế giới

Kevin Systrom (34 tuổi, đến từ Mỹ) là người đồng sáng lập Instagram – ứng dụng chia sẻ hình ảnh đạt hơn một tỷ người dùng trên toàn thế giới. Anh là một trong những CEO trẻ tuổi trở thành tỷ phú do Forbes xếp hạng.

Để có được thành công như hiện tại, ít ai biết rằng vị lãnh đạo nổi tiếng này là lập trình viên tay ngang, đi lên bằng con đường tự học trên Internet. Anh chàng từng tranh thủ học lập trình vào ban đêm nhằm theo đuổi mục tiêu của mình.

Trở thành tỷ phú sau 18 tháng

Kevin Systrom chia sẻ: “Ở mỗi thời điểm, tôi luôn đam mê và theo đuổi duy nhất thứ gì đó”.

Những sở thích cá nhân và ý chí tìm tòi đến cùng đã tạo nên người trẻ đa tài, nhiều màu sắc trong anh, góp phần tạo nên một mạng xã hội Instagram độc đáo.

Ở tuổi thiếu niên, Systrom mong muốn trở thành DJ, thậm chí từng viết thư gửi cho cửa hàng băng đĩa và làm nhân viên ở đó. Chàng trai chưa đủ 18 tuổi đã tham gia các câu lạc bộ đêm để thỏa mãn niềm yêu thích, cũng như thu thập nhiều bản thu âm.

Khi còn học cấp ba, bắt nguồn từ sở thích chơi game (không phải do đam mê công nghệ), vị CEO này từng học một số ngôn ngữ lập trình. Lúc đó, công việc lập trình chẳng có chút ấn tượng nào trong đầu anh.

Bước vào đại học ở Stanford, Kevin lại tìm thấy niềm hứng thú trong việc kinh doanh, đầu tư. Được tiếp cận với nhiều kiến thức về tài chính, quản lý, nam sinh bắt đầu dấn thân vào những dự án khởi nghiệp khác nhau.

Sau khi lấy bằng đại học, Systrom đầu quân cho Google với vai trò quản lý sản phẩm sáng tạo liên kết.

Đam mê nhiếp ảnh và du lịch, Instagram chính là đứa con tinh thần bắt nguồn từ niềm yêu thích các bức ảnh mang màu sắc hoài cổ của anh. Từng có thời gian anh tham gia vào lớp nghệ thuật số, sử dụng photoshop chỉnh sửa những tấm hình trở nên thú vị.

Systrom nói rằng “Instagram là giao điểm của nghệ thuật và khoa học” – hai niềm yêu thích lớn nhất của anh.

“Instagram được tạo ra vì chúng tôi nhận thấy không có chỗ dành riêng cho hình ảnh di động và mong muốn có thể giúp đưa những bức ảnh chụp bằng điện thoại đến với cuộc sống, cho mọi người cùng chiêm ngưỡng”, đó là mục đích Instagram được hình thành.

Systrom chia sẻ về bức ảnh đầu tiên khi hình thành nên trang chia sẻ hình ảnh lớn nhất toàn cầu hiện nay: “Hồi đó, không có cách nào để thể hiện những gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn, như nó đã xảy ra. Facebook vẫn chủ yếu là máy tính để bàn và Twitter hầu như không có bất kỳ hỗ trợ ảnh nào”.

Instagram đã giúp mọi người có cơ hội chia sẻ những gì đang xảy ra trong cuộc sống theo cách trực quan.

Chỉ 18 tháng sau khi thành lập công ty, với 13 nhân viên phục vụ 30 triệu người dùng, Systrom và người đồng sáng lập Mike Krieger trở thành mục tiêu trong cuộc chiến đấu thầu giữa Twitter và Facebook.

Năm 2012, Instagram được mua lại bởi Facebook với giá một tỷ USD, biến hai nhà sáng lập trở thành những tỷ phú ở độ tuổi còn rất trẻ. Đây thực sự là thành công đầy bất ngờ và cũng là mơ ước của biết bao người làm start up (khởi nghiệp).

Đi đến thành công nhờ tự học trên mạng

Systrom quan niệm: “Chú tâm vào một thứ và cố gắng làm nó thật tốt sẽ giúp bạn tiến rất xa”.

Sinh ra tại vùng ngoại ô giàu có của bang Massachusetts (Mỹ), cha làm quản lý nhân sự và mẹ làm quản lý bán hàng, Systrom có được những tiền đề nhất định để phát triển bản thân. Dù vậy, thành công có được của anh là từ quá trình học hỏi hết mình.

Tỷ phú 34 tuổi là tấm gương sáng cho việc đi lên từ con đường tự học. Vốn dĩ không phải người được đào tạo về lập trình chính thống, từ khi còn ít tuổi, anh đã tự học hỏi mọi kiến thức liên quan trên Internet. Mọi thứ có được đều do tự mày mò tìm hiểu trên mạng, rồi hiện thực hóa bằng các dự án của mình.

Anh từng tuyên bố sẵn sàng làm việc ở bất kỳ vị trí và mức lương nào cũng được, chỉ với mong muốn được học hỏi ở những người tài giỏi hơn mình.

Năm 2008, khi cảm thấy công việc quản lý không có sự phát triển, chàng trai đã rời Google, đến với dự án start up của các cựu nhân viên Google – nơi anh có thể học tất cả kỹ năng như lập trình, dựng trang web. Đó cũng là những kinh nghiệm ban đầu để anh sáng lập nên thương hiệu của riêng mình.

Năm 2010, từ khi còn làm tại dự án Nextstop của Facebook, Systrom đã bỏ thêm thời gian để học lập trình vào ban đêm. Anh cũng được biết đến như thành viên hoạt động sôi nổi tại Quora – ứng dụng chia sẻ tri thức trực tuyến.

Quan điểm của vị lãnh đạo luôn cho rằng một người khó có thể thành công nếu không dành hết thời gian và tâm trí cho điều mình theo đuổi.

Công nghệ ngày nay phát triển nhanh đến chóng mặt, đó là cuộc đua không hồi kết mà sự thay đổi diễn ra là yếu tố tạo nên thành công, là cơ hội vàng cho những công ty nhỏ có thể tận dụng để tạo nên bước tiến cho mình.

Luôn trân trọng những người đồng hành với mình

Khi “ứng dụng tỷ đô” Instagram mới phát triển, Kevin Systrom cùng đội ngũ nhân sự của mình làm việc đến mức không có khái niệm về ngày nghỉ: “Trong giai đoạn khởi đầu, tôi dành hầu hết thời gian cho công việc. Tôi đã bỏ lỡ ngày sinh nhật, các bữa ăn tối, buổi tụ họp gia đình vào dịp cuối tuần”.

“Thật sự, lúc đó, tôi không có nhiều lựa chọn giữa làm việc trên Instagram với việc nó sẽ sụp đổ hoặc không hoạt động. Trong một giai đoạn, chúng tôi phải làm việc liên tục, chạy đua với thời gian để phát triển ứng dụng theo cách phù hợp”, anh nói.

Áp lực công việc tại thung lũng Silicon là điều ai cũng đoán được. Đó là nơi những khối óc tinh anh nhất cùng chạy đua để tạo nên giá trị vượt bậc. Đó cũng chính là gánh nặng nhiều người trẻ khi đối mặt không thể vượt qua.

Một trong những yếu tố tạo nên thành công của Instagram hiện tại chính là sự thấu hiểu của CEO đối với nhân sự. Tạo nên môi trường làm việc cởi mở, giảm bớt gánh nặng trong tâm trí là ưu tiên lớn của Systrom.

Công ty thường xuyên làm các phiếu điều tra ẩn danh để kiểm tra sức khỏe nhân viên và tôn trọng ngày nghỉ cuối tuần của họ. Những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng giúp nhân viên được thư giãn sau thời gian làm việc hết mình.

Không thể thành công nếu chỉ có một mình, người điều hành Instagram trân trọng những người đồng hành.

Từ đội ngũ nhân sự 13 người trước khi gia nhập chung một nhà với ông lớn mạng xã hội Facebook, cho đến khi quản lý lượng nhân viên hơn 500 người như hiện nay, Systrom vẫn luôn coi họ là chiến hữu, những người cùng chí hướng và đam mê với mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Thuật toán của TikTok 2023 cho Digital Marketers

Cùng tìm hiểu về các nội dung như thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào, TikTok xếp hạng nội dung dựa trên những yếu tố gì, các mẹo để làm việc với thuật toán TikTok 2023 và hơn thế nữa.

Thuật toán của TikTok 2023
Thuật toán của TikTok 2023 cho Digital Marketers

Thuật toán của TikTok là khái niệm mô tả cách TikTok phân phối, đề xuất và tối ưu nội dung trên nền tảng. Bất chấp những lo ngại xoay quanh việc kiểm duyệt nội dung hay tính an toàn trên nền tảng, TikTok đang cố gắng chứng minh rằng họ không có gì phải che giấu, thuật toán của TikTok là minh bạch và người dùng có thể tin tưởng.

Một số nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài.

  • Thuật toán của TikTok là gì?
  • Thuật toán là gì?
  • Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào.
  • TikTok giải thích thêm về thuật toán của nền tảng.
  • Một vài mẹo để làm việc với thuật toán của TikTok trong 2022, 2023 và hơn thế nữa.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán của TikTok là gì?

Thuật toán của TikTok trong tiếng Anh có nghĩa là TikTok Algorithm, khái niệm đề cập đến cách TikTok thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.

Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào.

“Khi bạn mở TikTok và dừng lại trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn, bạn sẽ được cung cấp một luồng video được quản lý theo sở thích của mình, giúp bạn dễ dàng tìm thấy nội dung và người tạo mà bạn yêu thích.

Nguồn cấp dữ liệu này được cung cấp bởi hệ thống đề xuất cung cấp nội dung cho mỗi người dùng có khả năng quan tâm đến người dùng cụ thể đó”.

TikTok phác thảo các chi tiết cụ thể của hệ thống khuyến nghị/đề xuất (recommendation system) đó. Các trình điều khiển chính xác định video nào xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu (feed) của mỗi người dùng là:

  • Tương tác của người dùng – Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng clip bằng một hashtag nhất định, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong luồng (stream) của mình.
  • Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích, âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó có thể là hashtag.
  • Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu những nội dung được thể hiện cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.

Qua đây chúng ta có thể thấy, thuật toán của TikTok tương tự như thuật toán đang hoạt động trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram – nó là tổng hợp của các yếu tố mà bạn đã tham gia tương tác, sau đó chúng cố gắng hiển thị cho bạn nhiều hơn những nội dung tương tự.

Hiểu và tìm cách ứng dụng thuật toán của TikTok vào các hoạt động digital marketing theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc của các marketer.

TikTok giải thích thêm về thuật toán trên nền tảng.

“Một chỉ số quan trọng nữa là, chẳng hạn như nếu người dùng xem video lâu hơn, sẽ có thể nhận được video tương tự nhiều hơn so với những ai xem video đó ít hơn, rồi tiếp nữa thuật toán sẽ cân nhắc liệu người xem và người tạo video đó có ở cùng một quốc gia hay không để xem xét việc đề xuất video sau này”.

Vì vậy, những người xem video của bạn lâu hơn sẽ có cơ hôi được tiếp cận nhiều hơn (reach). Cũng giống như các nền tảng khác, TikTok sẽ cố gắng kết hợp người dùng mới với những nội dung có liên quan, dựa trên sở thích.

“Nguồn cấp dữ liệu (For You Feed) của bạn không chỉ được định hình bởi sự tham gia tương tác của bạn thông qua chính nguồn cấp dữ liệu.

Ví dụ: khi bạn quyết định theo dõi các tài khoản mới, hành động đó sẽ giúp tinh chỉnh các đề xuất của bạn, cũng như khám phá các hashtag, âm thanh, hiệu ứng và chủ đề xu hướng trên tab ‘Khám phá’.”

“Tính đa dạng là điều cần thiết để duy trì một cộng đồng toàn cầu thịnh vượng và nó mang nhiều cộng đồng của TikTok lại gần nhau hơn.

Cuối cùng, đôi khi bạn có thể bắt gặp một video trong nguồn cấp dữ liệu của bạn có vẻ không phù hợp với sở thích được thể hiện của bạn thì đây có thể là cách tiếp cận đề xuất của chúng tôi:

Việc đa dạng video vào nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn mang đến cho bạn cơ hội bổ sung để tìm hiểu các danh mục nội dung mới, khám phá những người sáng tạo mới và trải nghiệm những quan điểm mới”. TikTok cho biết thêm.

TikTok về cơ bản sẽ giới thiệu các video được chọn, bất chấp mức độ tham gia hoặc trạng thái của người tạo, để đa dạng hóa nguồn cấp dữ liệu. Điều này quan trọng đến mức nào thì điều này rất khó nói, nhưng nó có thể không phải là một sự cân nhắc chính.

Nhưng đây có thể là ‘miếng ngon’ quan trọng nhất trong tổng quan thuật toán của TikTok:

“Trong khi một video có thể nhận được nhiều lượt xem hơn nếu được đăng bởi một tài khoản có nhiều người theo dõi hơn nhờ tài khoản đó đã xây dựng lượng người theo dõi lớn hơn (follower), không phải số lượng người theo dõi cũng không phải các tài khoản có video hiệu suất cao trước đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong hệ thống đề xuất của TikTok”.

Điều này khác hoàn toàn với các nền tảng khác. Về cơ bản, TikTok nói rằng hiệu suất trong quá khứ và trạng thái hồ sơ (profile), hoàn toàn không được xem xét trong thuật toán của nó. Người dùng với lượng theo dõi chắc chắn sẽ có được nhiều lượt tiếp cận hơn, bởi vì nhiều người đang theo dõi họ, nhưng TikTok sử dụng số liệu thống kê video và mức độ tương tác riêng lẻ để hiển thị nội dung.

Về cơ bản, TikTok sẽ nhằm mục đích hiển thị cho bạn nhiều nội dung bạn thích hơn, dựa trên hoạt động của bạn, với mỗi bài đăng được đánh giá độc lập, phù hợp với sở thích đã lưu ý của bạn.

Đối với các nhà làm Marketing, điều đó có thể giúp cung cấp thêm sự hiểu biết về cách tối đa hóa video TikTok của bạn:

  • Mỗi video được tính độc lập.
  • Căn chỉnh theo sở thích xu hướng sẽ giúp bạn kết nối với nhiều người dùng hơn.
  • Có được người xem hết video của bạn (hoặc xem càng lâu càng tốt) có thể giúp video của bạn được hiển thị nhiều hơn.

Không có gì là chắc chắn ở đây cả, nhưng đây là những cân nhắc chính, dựa trên những hiểu biết này, sẽ giúp bạn tối đa hóa hiệu suất của các video trên nền tảng TikTok của bạn.

Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?

Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?
Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?

Hầu hết các nền tảng truyền thông mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Instagram, dựa vào thứ được gọi là “social graph” (biểu đồ xã hội), những nền tảng này sẽ kết nối bạn trong một mạng lưới bao gồm mọi người hay những thứ mà bạn có thể có bất kỳ mối quan hệ nào và sử dụng các thông tin chi tiết (Insight) này để phục vụ cho quảng cáo.

Tuy nhiên, trong khi những gợi ý này được đưa ra với giả định rằng người dùng có cùng sở thích và hành vi mua hàng tương tự như những người mà họ kết nối, sự thật là điều này không đúng như vậy.

Điểm khác biệt chính của TikTok là các thuật toán được xây dựng trên “interest graph” (biểu đồ sở thích). Thuật toán này hoạt động bằng cách sử dụng sở thích và nội dung mà người dùng tương tác, nắm bắt những lượt thích và không thích và sau đó liên kết họ tới những người dùng hay thương hiệu có cùng sở thích đó.

TikTok cũng có khía cạnh biểu đồ xã hội với nguồn cấp dữ liệu theo dõi (Following Feed), nhưng nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) mới là thứ đã thúc đẩy sự phát triển của người dùng và nhà sáng tạo.

Tất cả những gì người dùng phải làm là xem một vài video mà không cần thêm bất cứ một người theo dõi nào, còn lại thuật toán TikTok sẽ nhanh chóng sắp xếp và đề xuất những thứ phù hợp.

Bằng cách nào mà thuật toán của TikTok có thể làm được những thứ nói trên.

Để làm được những thứ nói trên cho người dùng, TikTok sử dụng cái gọi là trí tuệ nhân tạo (AI). AI đóng vai trò là “người chỉ đường”, chúng phát triển theo sở thích đang ngày càng thay đổi của người dùng trong thời gian thực.

Thuật toán này giúp người dùng phát hiện ra những điều gì thú vị cần khám phá mà họ không cần phải tìm kiếm một cách thụ động.

Người dùng có thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh “xã hội” và đó cũng là lý do nhiều người chỉ sử dụng TikTok như một nền tảng khám phá và giải trí đơn thuần.

Nói về AI hay Trí tuệ nhân tạo, rõ ràng là công nghệ này không phải là mới. Nếu bạn đã từng là người dùng của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, AI được sử dụng để đề xuất bạn mua sắm dựa trên những gì những người khác có cùng sở thích đã mua.

Amazon không được xây dựng trên biểu đồ xã hội, vì vậy họ sử dụng hành vi trong quá khứ của người dùng và đối sánh họ với những người có hành vi mua hàng tương tự.

Sự khác biệt với thuật toán của TikTok là nó được siêu cá nhân hóa (hyper-personalized) và nó chính xác một cách kỳ lạ, nó cụ thể cho từng sở thích cá nhân và hiển nhiên sẽ không có chuyện có 2 nguồn cấp dữ liệu giống nhau của 2 người dùng khác nhau.

Một vài mẹo để làm việc với thuật toán của TikTok trong 2023 và hơn thế nữa.

  • Chuyển sang sử dụng tài khoản TikTok Pro.

TikTok hiện cung cấp hai loại tài khoản chuyên nghiệp (Pro) tùy thuộc vào việc bạn là nhà sáng tạo (content creator) hay doanh nghiệp.

Với tài khoản chuyên nghiệp, bạn được quyền truy cập vào các chỉ số và thông tin chi tiết (insights) có thể giúp định hướng chiến lược TikTok của mình và cũng từ đây, bạn có nhiều cơ hội hơn để hiểu khách hàng của mình và những kiểu nội dung họ muốn tương tác nhất.

  • Tối ưu hoá những khoảnh khắc đầu tiên (first moments)

Các thuật toán của TikTok và bản thân nền tảng của nó cũng liên tục thay đổi. Điểm mấu chốt của các video nhận được nhiều tương tác trên TikTok là chúng có khả năng truyền cảm hứng (giải trí) cho người xem.

Vì là định dạng video ngắn, các thương hiệu hay người làm marketing cần thu hút sự chú ý và thể hiện giá trị của nội dung trong những giây đầu tiên.

Theo nghiên cứu của TikTok, các video bắt đầu với một cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như sự ngạc nhiên có thể giúp tăng đến 1,7 lần mức độ tương tác sau đó so với những nội dung bắt đầu bằng những biểu cảm trầm hơn.

  • Viết đoạn chú thích (caption) cuốn hút hơn.

Chỉ với một số lượng ký tự bị giới hạn, bao gồm cả thẻ hashtag, nội dung của phần chú thích cần được trau chuốt hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Hashtag là gì?

Phần chú thích giúp cho người đọc và người xem biết lý do họ nên xem video của bạn, điều này giúp tăng mức độ tương tác và tín hiệu xếp hạng theo thuật toán của TikTok.

Theo gợi ý của TikTok, những video gây được sự tò mò luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với các video còn lại.

  • Chọn thời điểm đăng bài thích hợp.

Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, tương tác tích cực với nội dung là một tín hiệu chính của thuật toán TikTok.

Vào thời điểm có nhiều đối tượng mục tiêu đang trực tuyến và sẵn sàng tương tác nhất, video của thương hiệu có nhiều khả năng tương tác cao nhất.

Để tìm ra những thời điểm mà đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động tích cực nhất trên ứng dụng, hãy kiểm tra số liệu phân tích từ tài khoản Doanh nghiệp hoặc tài khoản Nhà sáng tạo của bạn: Bạn nhấn vào Business Suite, sau đó chọn Analytics.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật toán của TikTok.

  • Thuật toán của TikTok Shop là gì?

TikTok Shop (TikTok Shopping) là nền tảng hay công cụ mua sắm trực tuyến có thể truy cập trực tiếp từ mạng xã hội TikTok. Nó cho phép những người bán, thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đăng tải sản phẩm và bán hàng trên TikTok.

Về bản chất, thuật toán của TikTok Shop cũng tuân theo thuật toán của chính nền tảng TikTok, cách ưu tiên hiển thị nội dung của sản phẩm sẽ dựa trên những gì mà người dùng tương tác nhiều nhất.

  • Thuật toán tăng view TikTok là gì?

Về bản chất, không có cái gọi là “thuật toán tăng view”, nếu bạn có thể hiểu sâu về thuật toán của TikTok thông qua các phân tích ở trên thì đây chính là việc marketer hay nhà sáng tạo nội dung tận dụng sự am hiểu về thuật toán của TikTok để thúc đẩy lượng tương tác trong đó có việc hỗ trợ tăng lượt xem video (view). Đây không phải là một thuật toán riêng biệt.

Kết luận.

Cũng như bất cứ nền tảng nào khác như Facebook, YouTube hay Instagram, hiểu các thuật toán của TikTok trong năm mới 2023 là tư duy căn bản nhất mà các Digital Marketer cần trang bị trước khi quyết định sử dụng nền tảng này để thúc đẩy tăng trưởng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách lấy xác nhận “tick xanh” trên Instagram

Bạn cần làm gì để xây dựng một tài khoản Instagram có sức ảnh hưởng? Tìm hiểu ngay cách lấy tick xanh trên Instagram.

Đăng post thường xuyên ư? Đúng rồi, bạn nên làm thế. Hãy xuất bản những nội dung thât cuốn hút và tăng cường tương tác với những người theo dõi của bạn?

Nhưng có một điều cuối cùng có thể củng cố hình ảnh của bạn như một người dùng Instagram ‘có ảnh hưởng’. Đó là xác minh tài khoản Instagram của bạn (blue tick).

Một huy hiệu nhỏ màu xanh (blue badge) mà Instagram thêm vào cho người dùng có ảnh hưởng là một dấu ấn phê duyệt chưa từng có trước đây trên nền tảng này.

Qua bài viết này, các bạn sẽ biết được cách bạn có thể đăng ký huy hiệu và được xác minh trên Instagram.

Tại sao bạn nên được xác nhận tài khoản trên Instagram

Nếu có một từ để mô tả một người dùng có ảnh hưởng trên mạng xã hội, thì đó là ‘status’ (Đăng một trạng thái lên profile hoặc fanpage).

Bạn có thể gọi điều này là nổi tiếng, được tôn trọng hoặc ngưỡng mộ. Dù tên bạn muốn sử dụng là gì, khi bạn đăng status, bạn ‘ra lệnh’ sức ảnh hưởng và mọi người lắng nghe bạn.

Nếu không có status, tài khoản của bạn sẽ khó có khả năng thúc đẩy tăng trưởng trong doanh nghiệp của bạn. Huy hiệu được xác minh trên Instagram là một trong số ít các yếu tố quan trọng để chính thức hóa status tài khoản của bạn.

Theo Instagram, việc được xác minh đồng nghĩa với việc Instagram đã xác nhận rằng một tài khoản là sự hiện diện đích thực của nhân vật công chúng, người nổi tiếng hoặc thương hiệu toàn cầu mà nó đại diện.

Instagram sử dụng bốn thuộc tính để phân tích xem một tài khoản có xứng đáng với huy hiệu được xác minh hay không.

  • Hoàn chỉnh
  • Xác thực
  • Đáng chú ý
  • Độc nhất

Nếu bạn nghĩ rằng tài khoản của bạn đủ điều kiện, thì hãy xem các bước để giúp bạn xác thực sau đây.

1. Mở ứng dụng

Mở ứng dụng Instagram của bạn trên thiết bị di động, truy cập hồ sơ của bạn (profile) và nhấp vào nút có 3 dấu gạch trên cùng bên phải.

Cuộn xuống dưới cùng của menu và nhấp vào Cài đặt, và trong menu cài đặt, nhấp vào nút Tài khoản. Sau đó, nhấp vào tùy chọn yêu cầu xác minh.

2. Điền vào mẫu xác minh

Tại đây, bạn thêm thông tin thương hiệu của bạn mà Instagram sẽ sử dụng để xem xét liệu nó có xứng đáng được xác minh hay không.

Điền tên người dùng và hãy lưu ý là phải trùng tên trên ID chính chủ của bạn (Theo chứng minh nhân dân).

Cuối cùng, thêm danh mục của bạn. Bạn có một vài tùy chọn được xác định trước – ví dụ: âm nhạc, giải trí, blogger / người có ảnh hưởng, v.v. – vì vậy hãy chọn một tùy chọn phù hợp nhất với bạn.

Nếu bạn là một người có ảnh hưởng, hãy thêm danh mục Blogger / Influencer. Nhưng nếu bạn áp dụng cho huy hiệu được xác minh của doanh nghiệp của bạn, hãy chọn Doanh nghiệp / Thương hiệu / Tổ chức.

Trước khi hoàn thành, bạn cần tải lên ID do chính phủ cấp để chứng minh danh tính của mình. Một lần nữa, đây là ID cá nhân của bạn, không phải tài liệu tổ chức kinh doanh của bạn hoặc bất cứ điều gì tương tự.

Instagram muốn biết ai là người đứng sau tài khoản, bất kể xác minh được gửi cho ai. Khi bạn đã điền vào biểu mẫu, nhấp vào nút Gửi.

3. Gửi yêu cầu

Instagram sẽ mất vài ngày để cho bạn biết liệu yêu cầu của bạn có thành công hay không.

Nếu bạn không nhận được huy hiệu xác minh, bạn có thể đăng ký lại sau 30 ngày. Theo như Instagram, thì không có giới hạn về số lượng bài gửi bạn có thể gửi miễn là bạn chờ thời gian cần thiết.

Bạn phải trung thực 100% với thông tin bạn cung cấp cho họ. Mặt khác, Instagram giải thích rằng nếu bạn cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm trong quá trình xác minh, chúng tôi sẽ xóa huy hiệu đã được xác minh của bạn và có thể thực hiện thêm hành động để xóa tài khoản của bạn.

Hơn nữa, Instagram chỉ ra rằng họ có quyền xóa huy hiệu của bạn và thậm chí vô hiệu hóa tài khoản của bạn bất cứ lúc nào nếu bạn:

  • Quảng cáo, chuyển nhượng hoặc bán huy hiệu đã được xác minh của bạn.
  • Sử dụng hình ảnh hồ sơ, tiểu sử hoặc phần tên của bạn để quảng bá các dịch vụ khác
  • Cố gắng xác minh tài khoản của bạn thông qua bên thứ ba.

Nếu bạn là một người thực sự cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm thực sự, chính hãng cho mọi người, thì chính sách này thực sự không ảnh hưởng gì đến bạn cả.

Nhưng những người cố gắng mua một huy hiệu được xác minh trên Instagram hoặc tạo một huy hiệu được xác minh giả sẽ là một vấn đề khác.

Các điều kiện để xác thực tài khoản của bạn

1. Tính hoàn chỉnh

Có một tài khoản hoàn chỉnh và đầy đủ là yêu cầu dễ nhất. Theo Instagram, điều này có nghĩa là tài khoản của bạn phải ở chế độ công khai và có ảnh, có tiểu sử và ít nhất một bài đăng. Tài khoản của bạn không được chèn liên kết để kết nối tới các tài khoản mạng xã hội khác.

Ví dụ: Tài khoản được xác minh của Microsoft có một tiểu sử hoàn chỉnh vì nó phù hợp với từng tiêu chí trong ba tiêu chí được đề cập ở trên:

Như bạn có thể thấy, tiểu sử của họ giải thích rằng tài khoản là tài khoản chính thức của họ và nó cũng hiển thị thông điệp thương hiệu cốt lõi của họ.

Nếu tài khoản của bạn không đáp ứng một số hoặc cả ba tiêu chí này, thì hãy dành thời gian để thêm ảnh và tiểu sử của bạn và xuất bản ít nhất một bài đăng. Tất nhiên, đó chỉ là sự khởi đầu.

2. Tính xác thực

Một yêu cầu tương đối dễ dàng. Để tài khoản của bạn được coi là xác thực, Instagram nói rằng nó phải đại diện cho một người thực, doanh nghiệp hoặc tổ chức đã đăng ký.

Nếu bạn đang tự nộp đơn, thì ID (CMND) của bạn sẽ chứng minh rằng bạn là người xác thực, người đang cố gắng lấy huy hiệu.

Trong trường hợp bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình, Instagram không giải thích cách thể hiện tính xác thực của nó. Nhiều khả năng, tên và ID của bạn phải thể hiện rằng bạn đang làm việc cho một doanh nghiệp nhất định.

Có thể giả định rằng nếu tên của bạn và thương hiệu của bạn xuất hiện trên LinkedIn và trang web của bạn, nhân viên của Instagram sẽ có thể thấy rằng bạn là người xác thực.

Làm thế nào để bạn chứng minh rằng bạn là người đứng sau thương hiệu? Bạn có một số tùy chọn để xem xét:

  • Trích dẫn trong bài viết
  • Làm Speaker tại các sự kiện
  • Quảng bá công ty trong tài khoản cá nhân của bạn (Instagram, LinkedIn, v.v.)

Trong mỗi trường hợp, bạn muốn hành động để đại diện cho công ty thì bạn nên để tên của bạn và thương hiệu hiển thị cùng nhau.

Nếu Instagram tìm thấy một số trường hợp tên của bạn và thương hiệu của bạn hiển thị cùng nhau, thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn có thể đáp ứng yêu cầu này.

3. Tính đáng chú ý

Instagram nói rằng để tài khoản của bạn đáng chú ý, nó phải đại diện cho một sự nổi tiếng nào đó, được nhiều người tìm kiếm, thương hiệu được nhiều lượt tìm kiếm. “Chúng tôi xem xét các tài khoản được đề cập và uy tín trong nhiều nguồn tin tức và chúng tôi không xem xét những nội dung được quảng cáo hoặc nội dung có trả phí để xem xét”. Instagram cho biết.

Hãy chia nhỏ thành hai phần. Cái đầu tiên tập trung vào việc được nhiều người biết đến hoặc tìm kiếm cao.

Có thể giả định rằng các tìm kiếm trên Instagram được đề cập đến tên hoặc thương hiệu của bạn trong các trang web nổi tiếng hoặc tạp chí trực tuyến. Họ có thể thực hiện một nghiên cứu từ khóa Google hoặc phân tích định lượng khác để xem liệu một thương hiệu có khối lượng tìm kiếm cao hay không.

Lưu ý, đây là những phỏng đoán cá nhân khi mà Instagram không chỉ định cách họ làm điều này. Nếu đó là đúng, có thể bạn sẽ cần:

  • Sử dụng tạp chí, báo, blog có ảnh hưởng và các phương tiện truyền thông khác đóng vai trò là bằng chứng cho sự nổi tiếng về thương hiệu của bạn.
  • Làm việc với bộ phận Marketing của bạn để thương hiệu của bạn có được khối lượng tìm kiếm lớn trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, đặc biệt là trên Google.

3. Tính độc nhất (Unique).

Tài khoản của bạn phải là sự hiện diện duy nhất của người hoặc doanh nghiệp mà nó đại diện. Chỉ một tài khoản cho mỗi người hoặc doanh nghiệp có thể được xác minh. Những tài khoản với các thuộc tính chung chung sẽ không được chấp nhận. Ví dụ: Tài khoản “thích chó mèo” chẳng hạn, sẽ không được xác minh.

Điều mà Instagram đang cố gắng giải thích là tài khoản của bạn phải là đại diện duy nhất cho thương hiệu của bạn trên Instagram.

Trừ khi bạn có các tài khoản khác nhau cho thương hiệu của mình cho các tài khoản theo quốc gia hoặc ngôn ngữ cụ thể, bạn có thể được xác minh cho nhiều tài khoản. Ví dụ về trường hợp của Walmart, họ có tài khoản được xác minh, bao gồm các kênh dành riêng cho Canada và Mexico.

Nếu vì bất kỳ lý do gì thương hiệu của bạn có tài khoản người hâm mộ, thì bạn có thể muốn làm rõ về tiểu sử (bio) của mình rằng tài khoản của bạn là tài khoản chính thức (official account).

Nếu bạn muốn truyền thông với tài khoản người hâm mộ (Fan) của mình để họ liên kết ngược lại với tài khoản chính thức của bạn thì việc xác nhận tài khoản chính thức là điều hết sức cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via socialbakers

Instagram đã cho phép ‘Creator’ kiếm tiền qua quảng cáo trong IGTV

Lần đầu tiên trong lịch sử, Instagram sẽ bắt đầu chia sẻ doanh thu với người sáng tạo nội dung thông qua quảng cáo trong IGTV và các tài khoản có có ‘dấu tích xác thực’ mà người xem có thể mua trên Instagram Live.

instagram-igtv-marketingtrips

Công ty đã gợi ý rằng quảng cáo sẽ xuất hiện với IGTV trong hơn một năm, việc cung cấp video dạng dài (long-form video) sẽ là hình thức tốt nhất mà người sáng tạo nội dung sẽ được trả tiền.

Tuần tới, quảng cáo sẽ bắt đầu hiển thị trên IGTV chỉ với khoảng 200 đối tác sáng tạo nội dung nói tiếng Anh và đã được phê duyệt, bao gồm Adam Waheed và Lele Pons và từ một số đối tác quảng cáo lớn như Ikea, Puma và Sephora.

Ông Justin Osofsky, Giám đốc vận hành (COO) của Instagram cho biết: “Instagram sẽ chia sẻ doanh thu theo “tiêu chuẩn ngành”, cụ thể là 55% cho những người sáng tạo nội dung (Creators).

Đây cũng là số tiền mà Facebook đã chia sẻ với những người tạo trên Facebook Watch. Mục tiêu cuối cùng của chương trình là mở rộng nhóm phát triển nội dung và tạo ra nhiều người sáng tạo nội dung hơn trên toàn thế giới.

Để bắt đầu, quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện khi mọi người nhấp để xem video IGTV từ các bản xem trước trong nguồn cấp dữ liệu của họ (Feed) và vòng quảng cáo ban đầu sẽ là các video dọc dài tối đa 15 giây. Instagram cũng sẽ thử nghiệm các trải nghiệm khác nhau trong quảng cáo IGTV trong suốt cả năm, nó có thể là ‘skip ads’ chẳng hạn.

COO Osofsky cho biết thêm: để đảm bảo quảng cáo chỉ được hiển thị với những nội dung thân thiện với thương hiệu, người sáng tạo sẽ phải tuân thủ chính sách kiếm tiền trên Instagram, nó có thể khác với các chính sách nội dung thông thường trên nền tảng.

Chẳng hạn, mọi người có thể chửi thề trong các video trên nền tảng, nhưng họ không được phép nếu họ muốn bật kiếm tiền.

Đây chỉ là một cách mà Ông Osofsky nói rằng nó sẽ giúp đảm bảo rằng các thương hiệu Quảng cáo không bao giờ xuất hiện trước nội dung không phù hợp.

Đề cao quyền kiểm duyệt là điều cần thiết để quảng cáo thành công trên IGTV, vì mục tiêu của Instagram IGTV là cạnh tranh trực tiếp với YouTube, đặc biệt là nếu người sáng tạo bắt đầu ưu tiên quay video theo chiều dọc của họ và các thương hiệu chi tiền cho quảng cáo Instagram thay vì YouTube.

Để điều đó xảy ra, IGTV sẽ phải đảm bảo số lượt xem cao cũng như lượt tương tác với quảng cáo.

Hình ảnh: Instagram

Thêm vào đó, các nhà quảng cáo cần biết là, sẽ không bao giờ có việc quảng cáo hiển thị ở đâu đó không an toàn cho hình ảnh thương hiệu hay sản phẩm của họ, điều mà YouTube thường xuyên phải vật lộn để làm.

Ví dụ, vào năm 2019, các nhà quảng cáo đã ‘rút tiền’ từ kênh Youtube vì một báo cáo mô tả chi tiết cách những kẻ ấu dâm tìm thấy video của trẻ nhỏ và sử dụng phần bình luận để nói về cơ thể trẻ em với những nội dung nhạy cảm và không phù hợp.

Trong trường hợp đó, nội dung không phải là vấn đề, mà là những người bình luận, rất khó để có thể xử lý và buộc tội.

Instagram sẽ triển khai việc sử dụng chính con người để kiểm duyệt các video trên IGTV trước khi nó được chấp nhận để kiếm tiền trong giai đoạn đầu tiên này.

Cuối cùng, hy vọng là triển khai kết hợp đánh giá video thông qua con người và phần mềm. Instagram sẽ dựa trên chính sách và công việc kiểm duyệt đã có của Facebook, xét về cả công nghệ và những người thực hiện đánh giá.

Đối với các cách khác để người sáng tạo có thể kiếm tiền, họ có thể bán huy hiệu (dấu tích xác thực) thông qua Instagram Live, sẽ bắt đầu thử nghiệm vào tháng tới với một nhóm nhỏ người sáng tạo nội dung và cả cho doanh nghiệp. Sau đó, nó sẽ mở rộng ra khắp ở Mỹ, Brazil, Anh, Đức, Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Mexico.

Người xem có thể chọn giữa ba huy hiệu (Badges) khác nhau, một với giá 0,99 đô la, một huy hiệu khác với giá 1,99 đô la và một huy hiệu khác với giá 4,99 đô la.

Sau khi mua, họ sẽ xuất hiện trước tên người mua khi họ bình luận, được ưu tiên và tăng lên hàng đầu trong phần bình luận.

“Nhà sáng tạo cũng sẽ có thể nhìn thấy tất cả những người đã mua ít nhất là một huy hiệu xác thực.

Trong thử nghiệm ban đầu này, Instagram sẽ không cắt doanh thu cho những Content Creator (nhà sáng tạo nội dung), nhưng khi chúng tôi mở rộng quy mô sản phẩm này lên, chúng tôi sẽ giới thiệu một chương trình chia sẻ doanh thu tốt nhất có thể”.

COO của Instagram cho biết.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via Theverge

Các mạng xã hội ‘made in China’ đang phát triển ồ ạt

Tik Tok, Likee đang bước ra khỏi Trung Quốc và cạnh tranh sòng phẳng với những “ông lớn” như Facebook, Whatsapp.

mạng xã hội
Ảnh: Internet

Nhà nghiên cứu Matt Sheehan từ viện Paulson chỉ ra rằng, trong vài năm qua, các mạng xã hội Trung Quốc như TikTok, Likee, Helo… đang bắt kịp nền tảng của Mỹ ở những thị trường mới nổi. Vị thế của Facebook, Whatsapp đang bị lung lay.

Ở Ấn Độ, thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, 6/10 ứng dụng phổ biến nhất là “made in China”, 4 ứng dụng còn lại đến từ Mỹ và sản phẩm nội địa. Trong khi 5 năm trước, Mỹ chiếm phân nửa bảng xếp hạng, Trung Quốc chỉ có 3 đại diện.

Tại những thị trường mới nổi khác như Brazil, Indonesia, Ai Cập và Nigeria, các ứng dụng của Trung Quốc cũng được người dân địa phương đặc biệt ưu ái trong vòng 4 năm qua.

TikTok là ví dụ điển hình. Theo thống kê của Sensor Tower, TikTok và Douyin (phiên bản TikTok dành cho thị trường Trung Quốc) đã thu hút 104 triệu lượt tải trên Google Play Store và App Store trong tháng 1/2020. Thời điểm này, TikTok đã vượt mặt Whatsapp, trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới.

Matt cũng chỉ ra rằng sự thống trị trong các sản phẩm phần mềm của Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Facebook, công ty sở hữu nhiều ứng dụng, như Whatsapp, Messenger, Facebook và Instagram.

Các ứng dụng này chiếm khoảng 87% tại các thị trường mới. Trong khi thị phần của Trung Quốc lại đến từ các công ty đa dạng hơn, như trình duyệt UC của Alobaba, VMate, nền tảng video ngắn hay TikTok của ByteDance.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

Facebook ra mắt tính năng Shops để hỗ trợ các SMEs vượt qua cuộc khủng hoảng

Một cú hit lớn mới vào ngành thương mại điện tử (e-commerce) của Facebook Shops sẽ mang đến một tab mua sắm trên Instagram, có thể mua sắm trực tiếp từ live streams và nhiều hơn thế nữa.

facebook ra mắt tính năg shops

Facebook đang thực hiện một cú hit lớn mới vào thương mại điện tử. Cụ thể, Facebook vừa công bố ra mắt cửa hàng mua sắm (Shops), một cách để các doanh nghiệp thiết lập “mặt tiền” cửa hàng miễn phí trên Facebook và cả trên Instagram.

Các ‘Cửa hàng’ sẽ được cung cấp bởi các dịch vụ của bên thứ ba, bao gồm Shopify, BigCommerce và Woo, được thiết kế để biến mạng xã hội thành một điểm đến mua sắm hàng đầu.

Trong một buổi phát trực tiếp hôm 19.5 vừa rồi, CEO Facebook, Mark Zuckerberg cho biết thương mại điện tử được mở rộng sẽ rất quan trọng để bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế trong khi đại dịch vẫn tiếp diễn.

“Nếu bạn không thể có khả năng để mở cửa hàng hoặc nhà hàng của mình, bạn vẫn có thể nhận đơn đặt hàng trực tuyến và gửi chúng đến khách hàng của mình” CEO Facebook cho biết. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa bao giờ từng kinh doanh trực tuyến, dù chỉ là một lần.

Facebook Shops ra mắt và liên quan đến Covid-19

Sự ra mắt của Facebook Shops hay ‘Cửa hàng’ diễn ra khi các đơn đặt hàng tại nhà liên quan đến đại dịch COVID-19 tăng lên, điều này cũng đã dẫn đến mức doanh số đạt kỷ lục cho các công ty thương mại điện tử.

Trong một cuộc khảo sát do Facebook và the Small Business Roundtable thực hiện, số liệu cho thấy đại dịch cũng đã tàn phá rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ, với một phần ba trong số họ báo cáo rằng họ đã ngừng hoạt động . Thêm vào đó là 11% doanh nghiệp cho biết họ có thể thất bại trong vòng ba tháng tới nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn.

Tuy nhiên, sau tất cả thì bán hàng trực tuyến đã là một điểm sáng cho các doanh nghiệp nhỏ. Tại Etsy, nơi các “doanh nhân solo” đã chăm chỉ đan mặt nạ vải và bánh ngọt để bán, doanh thu đã tăng gấp đôi so với ba năm trước.

Facebook đang đặt cược rằng việc đưa thêm các doanh nghiệp địa phương lên môi trường trực tuyến sẽ giúp chính doanh nghiệp có khả năng tồn tại tốt hơn, đồng thời cũng tạo ra các cơ hội kinh doanh mới lớn hơn cho chính Facebook.

Facebook Shops mang đến cơ hội mới không những cho SMEs mà còn cho chính Facebook

Mặc dù ‘Cửa hàng – Shops’ có thể tạo miễn phí, nhưng chúng có thể tạo cơ hội kinh doanh mới đáng kể cho Facebook trong quảng cáo, thanh toán và các dịch vụ khác. Các doanh nghiệp sẽ có thể mua quảng cáo cho ‘Cửa hàng’ của mình và khi mọi người sử dụng tùy chọn thanh toán trên Facebook, họ sẽ tính phí cho doanh nghiệp đó.

CEO Zuckerberg cho biết ‘Cửa hàng’ sẽ cải thiện trải nghiệm thương mại web tiêu chuẩn bằng cách lưu trữ thông tin xác thực thanh toán của người dùng ở một nơi duy nhất mà sau đó họ có thể sử dụng trên bất kỳ cửa hàng nào trên Facebook hoặc Instagram. Hiện tại có hơn 160 triệu doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng các ứng dụng của Facebook.

Các ‘Cửa hàng’ có thể được tìm thấy trên các fanpage thuộc trình quản lý doanh nghiệp của Facebook và trên trang cá nhân của Instagram, chúng cũng có thể xuất hiện trong các thẻ “Stories” hoặc trên các nội dung được quảng cáo.

Các mặt hàng mà doanh nghiệp đã có sẵn để bán sẽ xuất hiện trong ‘Cửa hàng’ và người dùng có thể lưu các mặt hàng đó hoặc đặt hàng. (Một số doanh nghiệp cho phép người dùng thực hiện mua hàng trực tiếp trên Facebook, trong khi những doanh nghiệp khác sẽ đưa bạn đến trang web của doanh nghiệp để hoàn tất giao dịch.)

Các doanh nghiệp có thể xử lý các vấn đề hỗ trợ khách hàng thông qua Messenger, Instagram và WhatsApp. Cuối cùng, Facebook cũng đã có kế hoạch cho phép bạn duyệt các danh mục cửa hàng và mua hàng trực tiếp từ cửa sổ trò chuyện (Chat Window).

Đồng thời, Facebook cũng có kế hoạch cho phép mua sắm từ các luồng phát trực tiếp (live streams), cho phép các thương hiệu và người tạo live streams gắn thẻ các mục từ danh mục của Facebook của họ để chúng xuất hiện ở dưới cùng của video trực tiếp.

Facebook cũng đang nỗ lực để tích hợp các chương trình khách hàng thân thiết với các cửa hàng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy và theo dõi các điểm và phần thưởng của mình. “Chúng tôi đang khám phá những cách để giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo, quản lý và hiển thị chương trình khách hàng thân thiết trên Cửa hàng Facebook”. CEO Facebook cho biết.

Thực tế, Facebook đã tham gia cuộc chơi thương mại trong nhiều năm trước. Vào năm 2016, Facebook đã giới thiệu Marketplace, một điểm đến trong ứng dụng để mua và bán hàng. Hai năm sau đó, Instagram bắt đầu xây dựng một ứng dụng mua sắm độc lập, mặc dù sau đó cũng “bỏ cuộc chơi”. Thay vào đó, vào 2019, Instagram đã thêm tính năng thanh toán trong ứng dụng của mình.

Các ‘Cửa hàng’ sẽ bắt đầu tung ra trên Facebook từ 19.5.2020 tại Mỹ và sẽ đến Instagram trong vòng vài tháng tới. Instagram sẽ giới thiệu các thương hiệu trên tài khoản cửa hàng hiện tại của mình. Cuối năm nay, Instagram có kế hoạch thêm một tab mua sắm chuyên dụng vào thanh điều hướng của mình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via The Verge

Facebook bí mật mua lại Giphy – Nền tảng chia sẻ ảnh GIF lớn nhất thế giới

Với thỏa thuận trị giá 400 triệu USD, Facebook được cho là sẽ sẽ tích hợp nền tảng ảnh động Giphy vào ứng dụng Instagram của mình.

Facebook vừa thực hiện thành công một thương vụ thâu tóm mới trong chiến dịch chinh phục toàn bộ internet của hãng. Vào hôm thứ Sáu, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã tuyên bố rằng công ty đang mua lại nền tảng chia sẻ ảnh GIF nổi tiếng – Giphy.

facebook-giphy-marketingtrips

Theo Gizchina, thỏa thuận mua bán này đã tiêu tốn của Facebook hơn 400 triệu USD. Kế hoạch của mạng truyền thông xã hội là tích hợp thư viện ảnh Giphy vào Instagram và các dịch vụ khác của hãng bao gồm ứng dụng WhatsApp và Messenger.

Sự tích hợp của Facebook với Giphy thực tế đã có từ lâu. Facebook vẫn cho phép người dùng chia sẻ, tạo và chỉnh sửa ảnh GIF. Cả Facebook, Messenger, WhatsApp và Instagram đều hoạt động với thư viện ảnh Giphy. Facebook tuyên bố rằng khoảng 50% lưu lượng truy cập Giphy đến từ các dịch vụ của công ty.

Nếu bạn là người dùng Giphy, đừng vội lo lắng. Ít nhất là trong tương lai gần, Facebook cho biết hãng chưa có ý định thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trên Giphy.

Hiện tại, nền tảng ảnh động này sẽ trở thành một phần của Instagram, cho phép người dùng chia sẻ ảnh GIF trong các cuộc trò chuyện và tin nhắn riêng tư. Trong tương lai, hãng có thể sẽ mở rộng sự hiện diện của Giphy trong các dịch vụ khác.

Việc mua đã được Facebook và Giphy khởi động trước đại dịch Covid-19 và những cuộc đàm phán này đã nảy sinh trong thương vụ mua lại.

Facebook từng nói về Giphy như sau: “Chúng tôi đã sử dụng Giphy của đối tác API trong nhiều năm, không chỉ trong Instagram, mà trong ứng dụng Facebook, Messenger và WhatsApp”.

Chiến lược thâu tóm đã được mạng xã hội Facebook thực hiện từ khá lâu. Có thể bạn chưa biết, cả Instagram và WhatsApp ban đầu không phải thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông xã hội này. Instagram được mua lại với giá khoảng 1 tỷ USD, trong khi WhatsApp có giá 16 tỷ USD.

Thương vụ thâu tóm Giphy của Facebook diễn ra vào thời điểm hãng đang chịu sự giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý và nhà chức trách.

Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ, bao gồm Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, D-Mass trước đó đã kêu gọi “Lệnh cấm sáp nhập lớn”, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Hiện, Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) vẫn từ chối bình luận về việc mua lại Giphy của Facebook.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VietTimes

20 số liệu quan trọng nhất của TikTok mà Marketer cần phải biết trong 2020

Kể từ khi phát hành toàn cầu vào năm 2018, TikTok đã đạt được một sự tăng trưởng hết sức đáng nể. Tính đến thời điểm hiện tại thì ứng dụng video này vẫn chưa phải là đối thủ gây bất lợi cho các ứng dụng toàn cầu khác như Facebook, Instagram hay cả Snapchat.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc thêm TikTok vào chiến lược Social Media Marketing của mình trong 2020? Những số liệu thống kê của TikTok này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về ứng dụng video ngắn mang tính lan truyền này. (Viral Video App).

tik-tok-status-2020-marketingtrips

1. TikTok là mạng xã hội lớn thứ 6 toàn cầu.

Với 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (Montly Active Users), TikTok đang làm mưa làm gió trước Instagram, WeChat, Facebook Messenger, Facebook, Whatsapp và đã chính thức “vượt mặt” LinkedIn, Reddit, Snapchat, Twitter và Pinterest.

2. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2020.

Theo số liệu được phát hành từ dữ liệu di động và công ty phân tích AppAnnie cho thấy TikTok đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống trong năm nay.

Năm ngoái TikTok có khoảng 738 triệu lượt tải xuống, đủ để cạnh tranh với Whatsapp đang chiếm vị trí cao hơn với 849 triệu lượt tải.

Mặc dù chỉ được phát hành trên toàn cầu vào năm 2018, nhưng TikTok đang được xếp hạng là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong thập kỷ qua.

3. TikTok là ứng dụng thuộc Startup có giá trị nhất thế giới.

Với ước tính trị giá 78 tỷ USD, Bytedance, chủ sở hữu TikTok là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới. Vào tháng 9 năm 2018, công ty mẹ của TikTok, Bytedance đã chiếm lấy vị trí lâu đời của Uber, vốn là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới.

4. TikTok hiện sẵn có trên 150 quốc gia.

Các nhà quảng cáo trên TikTok có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới bằng hơn 75 ngôn ngữ. Nhưng cái lớn ở đây là Trung Quốc, nơi Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt hơn là khi Facebook, Instagram, Whatsapp, Twitter, Snapchat, Pinterest và YouTube đều đã bị chặn trên quốc gia này.

WeChat vẫn là cửa ngõ lớn nhất đến Trung Quốc, ứng dụng đa năng lớn nhất trong cả nước và là đối thủ địa phương khốc liệt nhất của TikTok.

5. Khoảng 400 triệu người dùng hoạt động hằng ngày DAUs tại Trung Quốc.

Cho đến nay, Douyin – phiên bản TikTok tại Trung Quốc, vẫn là đại diện đông đảo nhất của ứng dụng. Cụ thể, Trung Quốc chiếm hơn 90% người dùng hoạt động hàng ngày trên ứng dụng này.

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy người dùng Trung Quốc chiếm 80% tổng thời gian dành cho TikTok. Người dùng Ấn Độ chiếm thêm 10%.

6. WeChat có số người dùng hoạt động hàng tháng ở Trung Quốc gấp 2 lần so với TikTok

TikTok hiện có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Trung Quốc, WeChat có hơn một tỷ. Người Trung Quốc dành khoảng một phần ba thời gian trực tuyến của họ cho một ứng dụng và đăng trung bình 68 triệu video mỗi ngày trong năm 2017.

Mặc dù hơi khập khiễng nếu so sánh TikTok với WeChat tuy nhiên bản thân TikTok vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ chính “người nhà” của mình.

7. Khoảng 1/3 người dùng smartphone ở Ấn Độ đã tải xuống TikTok

Ấn Độ công bố có hơn 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên TikTok, khiến TikTok trở thành ứng dụng phổ biến thứ 2 ngoài Trung Quốc. Theo Sensor Tower, mức tăng trưởng dự kiến của TikTok ở Ấn Độ dự kiến ở mức 50% trong năm 2020.

Theo kết quả mà Kalagato, công ty phân tích có trụ sở tại Delhi đã chia sẻ với Quartz, khoảng 52% người dùng Ấn Độ kiếm được ít hơn 25.000 rupee mỗi tháng, tương đương với 350 USD.

8. Brazil là thị trường phát triển nhanh nhất và lớn thứ 3 trên toàn cầu với hơn 8.6% lượt tải.

Trung Quốc và Ấn Độ có thể là thị trường lớn nhất của TikTok, nhưng Brazil là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về lượt tải hàng năm.

Phát hiện gần đây nhất của Sensor Tower cho thấy vào tháng 2, TikTok đã được tải xuống 9,7 triệu lần ở Brazil, đánh dấu mức tăng 992,6% so với cùng kỳ năm 2019.

9. TikTok có khoảng 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Mỹ.

Mỹ đại diện cho khoảng 5% người dùng toàn cầu TikTok. Nhưng chỉ số không nói lên toàn bộ câu chuyện về sự thành công của ứng dụng.

Theo Sensor Tower, TikTok là ứng dụng phi trò chơi hàng đầu được tải xuống ở Mỹ vào tháng 2 năm 2019. AppAnnie báo cáo mức tăng trưởng hàng năm 375% ở quốc gia này.

Câu lạc bộ TikTok là một trong những hoạt động ngoại khóa mới nhất tại các trường trung học. Những người sáng tạo nội dung tập hợp lại với nhau và cùng sống trong những khu nhà ở với mục đích duy nhất là làm video. Nhiều nghệ sĩ như Justin Bieber, Camila Cabello…cũng đang góp phần quảng bá cho ứng dụng video này.

10. Gần một nửa số người dùng TikTok từ 18-24 tuổi.

TikTok nổi tiếng nhất với thanh thiếu niên. Hơn 27% người dùng là từ 13-17 tuổi. Nhưng dữ liệu nội bộ từ tháng 3 năm 2019 cho thấy nhân khẩu học có độ tuổi lớn nhất (chiếm 42%) là nhóm người trẻ trưởng thành.

Kết hợp lại, các phân khúc 13-24 tuổi chiếm 69% lượng người dùng ứng dụng cụ thể:

  • Age 13-17: 27%
  • Age 18-24: 42%
  • Age 25-34: 16%
  • Age 35-44: 8%
  • Age 45-54: 3%
  • Age 55+: 4%

11. 40 ngôi sao của TikTok có hơn 10 triệu người theo dõi (followers).

Đồng thời khoảng 25 tài khoản hàng đầu của TikTok có hơn 20 triệu người theo dõi. Trên Douyin, có những người có ảnh hưởng (influencers) với nhiều người theo dõi hơn.

Với 44,4 triệu người hâm mộ, Charli DiênAmelio là ngôi sao lớn nhất của TikTok, Điều đáng chú ý ở đây là các ngôi sao TikTok vượt trội hơn những người nổi tiếng chính thống.

Điều này trái ngược hoàn toàn với Instagram, trong đó có Cristiano Ronaldo, Ariane Grande, Dwayne Johnson và Selena Gomez là những ngôi sao hàng đầu. Tất cả những ngôi sao này cũng có mặt trên TikTok, nhưng chỉ Ronaldo mới lọt vào danh sách 25 người đứng đầu.

12. Người dùng TikTok trung bình sử dụng khoảng 46 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

Theo các tài liệu của công ty từ tháng 3 năm 2019, người dùng TikTok trung bình ở Mỹ mở ứng dụng 8 lần một ngày và ở lại khoảng 46 phút.

Ở nhiều tài khoản, lượng thời gian sử dụng còn cao hơn so với Facebook. Ở Mỹ, trung bình có thêm tới 37 tỷ lượt xem video mới hàng tháng trên TikTok.

13. Khoảng 35% người dùng TikTok đã tham gia thử thách hashtag

Theo TikTok, 16% tất cả các video trên nền tảng của nó được liên kết với các thách thức hashtag và hơn một phần ba người dùng đã thử chúng.

Các thương hiệu cũng đang tận dụng yếu tố này. Thương hiệu Clean & Clear Ấn Độ thu hút được 10,400 người theo dõi mới và truyền cảm hứng cho 2,62 triệu video với thử thách hashtag thương hiệu. Trong khi đó, nhãn hàng Snackmaker Kind cũng đã cán mốc 60 triệu lượt xem trong khoảng 24 giờ với thử thách của nó.

14. Khoảng 64% người dùng TikTok đã dùng thử hiệu ứng Face Filters hoặc Lenses (sửa khuôn mặt hoặc ống kính).

Các bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo hàng đầu trên TikTok bao gồm thu phóng khuôn mặt, màn hình xanh, vũ trường, vòng xoáy và chân dung.

Các thương hiệu có thể tham gia với các ống kính mang nhãn hiệu 2D và 3D riêng. Khi họ hợp tác với TikTok để tạo ra chúng, họ sẽ có được một vị trí trong tab “Xu hướng” trong 10 ngày. Chi phí chạy từ $ 80.000- $ 120.000 tùy theo độ phức tạp của thiết kế.

15. Hơn 14 triệu video giáo dục đã được chia sẻ tại Trung Quốc vào năm ngoái.

Nội dung giáo dục đang “cất cánh” trên TikTok, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo báo cáo thường niên của ByteDance, khoảng 14 triệu video nội dung dựa trên kiến thức đã được chia sẻ trên nền tảng vào năm 2019.

Thành công của các video hướng dẫn đã khiến Bytedance quảng bá thành công nhãn hiệu #EduTok ở Ấn Độ. Kể từ khi giới thiệu hashtag vào mùa hè năm ngoái, Edutok đã được xem 85,8 tỷ lần.

16. TikTok đứng thứ sáu trong số các ứng dụng cho chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy chi tiêu của người dùng cho TikTok đang tăng lên. TikTok chỉ đứng sau Tinder, YouTube, Netflix, iQIYI và Tencent Video. Nhưng đáng chú ý, ứng dụng này đứng trước Disney +, Google One, Pandora Music và Line Manga.

Nhìn chung, người tiêu dùng đã chi 23,4 tỷ đồng cho các ứng dụng trong năm nay, làm cho Q1, 2020 trở thành quý có thu nhập lớn nhất từ trước đến nay, số liệu từ AppAnnie.

17. TikTok đảm bảo hơn 5 triệu lượt hiển thị hàng ngày cho thương hiệu thông qua quảng cáo.

Quảng cáo tiếp quản thương hiệu (Takeover Ads) sẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng được mở. Video toàn màn hình, GIF hoặc hình ảnh kéo dài một vài giây và liên kết đến một website nội bộ hoặc bên ngoài.

Theo nguồn tin từ TikTok “bị rò rỉ” từ tháng 6 năm 2019, những vị trí này có giá 50.000 đô la mỗi ngày. Và đi kèm với một vài đảm bảo: Chỉ một nhà quảng cáo mỗi ngày và năm triệu lượt hiển thị.

18. Giá quảng cáo dao động từ 50 USD đến 150.000 USD

Các nhà quảng cáo có quyền truy cập vào nền tảng quảng cáo tự phục vụ của TikTok qua đó có thể đặt giới hạn ngân sách hàng ngày hoặc mọi lúc, bắt đầu với ngân sách tối thiểu là 50 đô la ở cấp nhóm quảng cáo. Loại quảng cáo đắt nhất được liệt kê trong nền tảng quảng cáo là thử thách Hashtag mang nhãn hiệu.

Định dạng và giá quảng cáo bao gồm:

  • Video trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Video): tối thiểu 25.000 USD cho mỗi chiến dịch với tối đa 30.000 USD hàng ngày.
  • Thương hiệu tiếp quản (Brand Takeover Ads): 50.000 USD mỗi ngày.
  • Thử thách Hashtag (Hashtag Challenge): 150.000 USD trong 6 ngày.
  • Ống kính có thương hiệu (Branded Lenses): 80.000 USD đến 120.000 USD.

19. TikTok sở hữu Creator Marketplace (hệ thống người tạo nội dung) với hơn 1000 ngôi sao.

Ra mắt vào cuối năm ngoái, Creator Marketplace là một cổng thông tin để các thương hiệu và đại lý tìm kiếm và kết nối với nền tảng các ngôi sao trong danh sách.

Vẫn đang ở chế độ thử nghiệm, cơ sở dữ liệu chỉ-dành-cho-lời-mời cho phép các thương hiệu tìm kiếm với nhiều bộ lọc như vị trí, số lượng người hâm mộ và chủ đề nội dung. Các thương hiệu cũng có thể đi sâu vào nhân khẩu học của người sáng tạo, với những hiểu biết về giới tính, địa điểm và độ tuổi.

20. Byte, đối thủ của TikTok có kế hoạch trả cho nhà sáng tạo 250.000 USD cho video được tạo ra.

Với việc khởi động vào ngày 15 tháng 4, chương trình đối tác của Byte, có kế hoạch “đưa tiền trực tiếp vào túi” của nhà sáng tạo để đổi lấy nội dung chất lượng.

Chương trình nhấn mạnh cách các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hướng đến thành công của ứng dụng. Và theo một số cách, nó báo trước các cuộc chiến đấu thầu tiềm năng với các ngôi sao hàng đầu hiện tại.

Những người có ảnh hưởng trên TikTok kiếm tiền thông qua quan hệ đối tác, quà tặng ảo từ người hâm mộ và bằng cách mang thành công của họ ra khỏi nền tảng.

Theo ước tính từ Blue Lotus Capital Advisors, 3 tỷ đô la đã được chi cho quà tặng kỹ thuật số trên Douyin vào năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Instagram ra mắt sticker ‘I Stay Home For’ để thúc đẩy nỗ lực ngăn chặn COVID-19

Với sự ngày càng phổ biến của “Story” trên Instagram và xu hướng mọi người yêu thích thêm sticker và hiệu ứng vào khung Story, những sticker dựa trên những lý do rõ ràng của Instagram chắc chắn sẽ có sức ảnh hưởng tích cực.

Những sticker gần đây nhất của Instagram nhằm mục tiêu làm nỗi bật sự quan trọng của việc “cách ly toàn xã hội”, kêu gọi mọi người “Stay Home” để giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Instagram

Sticker ‘#IStayHomeFor’ mới mang đến cho người dùng cơ hội để nâng cao nhận thức bằng cách làm nổi bật những người mà họ biết có nguy cơ nhiễm virus nghiêm trọng hơn.

Theo Instagram:

“Thêm sticker Stay Home vào Story của bạn, nhấn vào nó và bạn sẽ thấy tùy chọn #IStayHomeFor. Từ đó, bạn có thể gắn thẻ những người bạn yêu thích.”

Đây là một cách tiếp cận nhắn tin quan trọng cho giới trẻ. Cho đến nay, theo nghiên cứu cho thấy COVID-19 không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đối với người trẻ tuổi, nhưng nó có thể gây tử vong cho những người già. Vì vậy, trong khi phần lớn người dùng của Instagram dưới 34 tuổi và có thể không coi COVID-19 là mối đe dọa đáng kể đối với cá nhân họ, bằng cách nêu bật các tác động mở rộng đến gia đình và bạn bè khác, điều đó có thể giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của “cách ly toàn xã hội” cho tất cả mọi người, bất kể mức độ rủi ro nào.

Quay trở lại vào tháng 10 năm vừa rồi, khi Instagram ra mắt chế độ ‘Hạn chế’, Instagram đã thêm sticker ‘Create Don’t Hate’ để ngăn chặn các mối ‘đe doạ trực tuyến’, đồng thời, họ cũng tung ra một sticker để cảm ơn các nhân viên y tế trong đợt bùng phát COVID-19 vào tháng trước.

Gần đây hơn, Instagram cũng đã thêm sticker ‘Stay Home’ cho mục Story, đi kèm với một lợi ích bổ sung cho việc “sống ảo”, tất cả các Public Story (chế độ công khai) sử dụng sticker có thể xuất hiện trong luồng Story, nêu bật cách mọi người “đối phó” với lệnh đóng cửa.

Instagram

Instagram thậm chí đã tùy chỉnh một số sticker hiện có để phù hợp hơn với tình hình hiện tại, Giám đốc điều hành của Instagram, Ông Adam Mosseri đã đáp ứng yêu cầu của người dùng khi thay đổi sticker từ ‘Ask me a question’ thành ‘How can I help??’ để phù hợp hơn trong tình hình hiện tại.

Instagram

Rõ ràng, sticker của Instagram phải có sức ảnh hưởng tích cực, nếu không họ đã không tiếp tục thêm chúng mặc dù nó có vẻ không phải là một thứ gì đó quá quan trọng, chỉ cần có một người nổi tiếng đăng bài sử dụng các nhãn dán này là có thể có tác động lớn đến hành vi của người dùng.

Trường hợp xấu nhất là không ai sử dụng chúng – và nếu họ có thể đóng góp theo một cách nào đó, thì đó là một động thái tích cực, mà không yêu cầu công việc back-end đáng kể cho nền tảng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo SocialMediaToday

 

Instagram ngừng duyệt các hiệu ứng thực tế tăng cường vì nhân viên nghỉ dịch Covid-19

Lý do được phía Instagram đưa ra là ở thời điểm hiện tại, các nhân viên công ty đang phải làm việc ở nhà và không thể duyệt, chấp thuận các hiệu ứng mới được.

Instagram và Facebook sẽ không cập nhật bất kỳ hiệu ứng thực tế tăng cường nào mới trong tương lai gần. Trong một bài đăng trên nhóm Facebook dành riêng cho những người thiết kế bộ lọc, công ty cho biết họ đã phải yêu cầu các nhân viên chuyên duyệt hiệu ứng làm việc ở nhà do lo ngại sự lây lan của dịch Covid-19. Khi làm việc ở nhà, các nhân viên này sẽ không thể chấp thuận hay đăng tải các hiệu ứng mới.

instagram

“Chúng tôi đang tích cực tìm cách để giải quyết sự gián đoạn này và để các nhà sáng tạo có thể sớm quay trở lại với công việc của họ. Chúng tôi hiện vẫn chưa thể đưa ra thời điểm chính xác cho việc này, nhưng chúng tôi sẽ sớm cập nhật trên Spark AR Hub ngay khi có thể,” thông báo cho biết. Spark AR là phần mềm sử dụng để tạo các hiệu ứng trên Facebook và Instagram.

Tuy nhiên, một số hệ thống tự động hiện vẫn vận hành, do đó các nhà sáng tạo ít nhất vẫn có thể nhận được “phản hồi trên một số khía cạnh” về sản phẩm của họ.

Tuần này, Facebook đã quyết định cho phép các nhân viên kiểm duyệt nội dung ở nhà, sau khi trang tin The Intercept đưa tin rằng mạng xã hội này vẫn chưa cho phép nhân viên làm vậy. Tuy nhiên, họ cũng không được phép thực hiện công việc kiểm duyệt nội dung từ xa mà không đến văn phòng. Facebook cho biết họ vẫn tiếp tục trả lương cho người lao động trong thời gian này. Nhiều công ty công nghệ khác cũng có động thái tương tự.

Bên cạnh việc các nhân viên kiểm duyệt nội dung không thể đến văn phòng làm việc, tình cảnh hiện tại cũng không cho phép các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm tiền từ nội dung tài trợ. Các nhãn hàng thường trả tiền cho các nhà sáng tạo hiệu ứng AR để họ xây dựng các bộ lọc cho họ; và nếu như các bộ lọc này không được đăng tải, nhãn hàng cũng sẽ không thanh toán chi phí. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sáng tạo sẽ không có thu nhập đơn giản vì Facebook không chấp nhận duyệt các hiệu ứng AR từ nhà của nhân viên.

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnReview