Skip to main content

Tác giả: Community

Người Do Thái: Dân tộc thông minh nhất thế giới và bài học để thành công trong cuộc sống

Dám nghĩ dám làm và luôn luôn tập trung vào giải pháp cho mọi vấn đề, không đổ lỗi, không kêu ca và lập nên những kỳ tích – và đó chính là phương châm làm việc của dân tộc thông minh nhất thế giới Do Thái.

Dân tộc Do Thái được đánh giá là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới, vì thế phương pháp giáo dục và cách ứng xử của dân tộc này luôn gợi ra những sự tò mò với nhiều người. Sang Iraesel làm tu nghiệp sinh từ cuối tháng 7 năm ngoái, Tiến Nguyễn đã học được rất nhiều bài học từ tinh thần quật cường của người Do Thái.

Qua những trải nghiệm của Tiến, Israel tuy có cực khổ, thời tiết khắc nghiệt nhưng lại đem đến cho chàng trai những bài học và kiến thức quý báu, đặc biệt là phẩm cách và tư duy của người Do Thái. Càng đi mới càng thấy những gì mình biết chỉ là hạt cát trong đại dương bao la. Mở đầu bài viết “Người Do Thái quanh tôi, chưa nghe ai nói trời nóng quá!”, Tiến Nguyễn chia sẻ:

“Sơ qua về địa lý thì Israel có diện tích bằng khoảng 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cộng lại và có hơn 50% là sa mạc, lượng mưa hàng năm thì siêu siêu thấp và có những ngày nhiệt độ nóng nhất lên đến 52 độ C. Không được thiên nhiên ủng hộ, vậy tại sao Israel lại là một đất nước tự sản xuất thực phẩm nội địa đến 95% và có nền nông nghiệp mạnh mẽ đến như vậy?

Trước tôi cũng thắc mắc vậy đó, rồi cũng đọc tìm hiểu thì thấy đa phần mọi người thường tung hô người Do Thái thông minh, sáng tạo, tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề thông qua khoa học và công nghệ. Điều đó là đúng, nhưng sau thời gian làm việc và tiếp xúc với họ, tôi thấy đó không phải là điều mang tính quyết định, đó chỉ là kết quả thôi.

Điều thực sự khác biệt ở đây tôi nhìn thấy đó là tinh thần của họ và cách họ tư duy. Trên đời này sẽ có những điều mà bạn thay đổi được và có những điều dù bạn có cố đi chăng nữa thì cũng không bao giờ có thể thay đổi. Điều kiện tự nhiên cũng vậy, bạn không thể thay đổi việc hôm nay trời mưa hay trời nắng, bạn chỉ có thể đội nón khi ra đường nếu trời nắng và cầm ô nếu trời mưa thôi.

Tôi thấy cũng đúng, mùa hè ở đây, 5h thì trời đã sáng và khoảng gần 8h tối thì trời mới tắt nắng. Thay vì kêu ca rằng thời gian nắng dài như vậy sẽ rất nóng, họ lắp cả trang trại điện mặt trời ở giữa sa mạc, cả trên các mái nhà để hấp thụ tối đa năng lượng tự nhiên, nhờ vậy mà bây giờ, dù đang là 42 độ C nhưng tôi vẫn đang nằm trong phòng điều hòa thổi phè phè mát lạnh mà không phải đóng tiền điện.

Thay vì kêu ca đất đai cằn cỗi, không có mưa, họ đào mạch nước ngầm cả 1000 mét sâu xuống lòng đất, xử lý nước biển để biến thành nước tưới, dùng ni lông để phủ đất giữ ẩm và dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, cứ đến giờ là máy bơm được bật lên, tưới cho hàng trăm héc ta cây cối phát triển mạnh mẽ, mặc kệ cho điều kiện tự nhiên không có ủng hộ.

Ngày trước, các thế hệ đầu tiên trở về vùng đất cằn cỗi này để lập quốc, họ không bao giờ nghĩ đến việc là không làm được, họ nói rằng nếu họ không thể xây dựng được đất nước này, thì làm sao các thế hệ sau có chốn nương tựa, dân tộc Do Thái sẽ phải lang bạt khắp nơi trên thế giới này thì sẽ có lỗi với ông bà tổ tiên. Vậy là họ liên tục làm việc, phát triển, cải thiện và sáng tạo.

Họ tìm ra được giải pháp cho đất nước cằn cỗi này, nhờ đó mà những thế hệ sau này, được thừa hưởng tinh thần đó và trở về quê hương cùng nhau sinh sống và làm việc góp phần cho đất nước Israel này ngày càng giàu mạnh hơn. Họ giúp chúng tôi nhận ra một điều cực kỳ giá trị rằng, thiên nhiên không phải là yếu tố quyết định mà quan trọng là con người.

Và tôi cũng nhận thấy được tinh thần mạnh mẽ của người Do Thái thời lập quốc, dám nghĩ dám làm và luôn luôn tập trung vào giải pháp cho mọi vấn đề, không đổ lỗi, không kêu ca và lập nên kỳ tích sa mạc lừng lẫy, chấn động cả thế giới. Họ cũng luôn hướng đến cả thế hệ mai sau nữa, cho thế hệ mai sau một nền tảng tư duy mạnh mẽ của một dân tộc làm chủ. Xịn quá xịn. Nể quá nể.

Đây chắc chắn là một trong những bài học tuyệt vời nhất mà tôi được học từ họ trong thời gian ở Israel này. Tôi sẽ không bao giờ than rằng Nghệ An nhà tôi khắc nghiệt, gió Lào nóng nực nữa. Xin thề, xin thề.

Tôi không có so sánh bất kỳ điều gì về con người, khí hậu… vì mỗi nơi có một thuận lợi và khó khăn riêng. Tôi chỉ kể mọi người nghe cách người Do Thái tư duy vậy thôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Báo Dân Sinh

Stabucks cấm nhân viên mặc trang phục liên quan đến phong trào “Black Lives Matter”

Starbucks đã nói với các nhân viên trong một bản ghi nhớ rằng họ bị cấm mặc quần áo và phụ kiện có đề cập đến phong trào “Black Lives Matter” hay “Người da màu đáng được sống”.

Phía Starbucks cho rằng việc mặc quần áo và phụ kiện làm nổi bật phong trào “Black Lives Matter” có thể bị hiểu lầm và có khả năng kích động bạo lực.

Phát ngôn viên của Starbucks nói với BuzzFeed (một trang tin) rằng công ty sẽ dốc sức để giúp chấm dứt nạn “phân biệt chủng tộc”, tuy nhiên chính sách về trang phục sẽ vẫn được áp dụng vì sự cần thiết phải tạo ra một môi trường an toàn và chào đón cho khách hàng và nhân viên của mình.

Chúng tôi không muốn khách hàng, đối tác hiểu nhầm mục đích của hành động này của chúng tôi.

Một phóng viên của kênh quốc tế CNN đăng trên Twitter của mình với mục đích “minh oan” cho phía Starbucsk tránh gây hiều lầm.

Sau đó trên kênh Twitter chính thức của mình Starbucks cũng có viết:

“Chúng tôi sẽ đối đầu với nạn phân biệt chủng tộc để tạo ra một thế giới toàn diện và công bằng hơn. Chúng tôi đoàn kết với các đối tác, khách hàng và cộng đồng người da đen. Chúng tôi sẽ không phải là người ngoài cuộc.”

Trong nội dung bản ghi nhớ của Starbucks cũng nhắc nhở nhân viên của mình về chính sách công ty hiện có đối với việc cấm sử dụng các phụ kiện hay trang phục với ý định ủng hộ vấn đề chính trị, tôn giáo hoặc cá nhân.

Một số nhân viên của Starbucks cho biết công ty thường cho phép họ tặng các phụ kiện với mục đích thúc đẩy quyền bình đẳng hôn nhân và quyền bình đẳng giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Forbes

Google cấm quảng cáo nhắm mục tiêu theo mã zip và nhân khẩu học đối với lĩnh vực nhà ở, việc làm và tín dụng

Trước mắt bản cập nhật sẽ được áp dụng ở Mỹ và Canada trong năm nay.

Google đang cập nhật các chính sách quảng cáo xung quanh lĩnh vực nhà ở, việc làm và tín dụng, công ty vừa công bố vào ngày 11.6.2020.

Chính sách mới của Google Ads

Các nhà quảng cáo trong lĩnh vực việc làm, nhà ở và tín dụng sẽ không còn được phép nhắm mục tiêu hoặc loại trừ quảng cáo của họ khỏi bị hiển thị dựa trên nhân khẩu học – giới tính, tuổi tác, tình trạng của cha mẹ, tình trạng hôn nhân và bao gồm cả mã zip (mã bưu chính theo khu vực).

Điều này bổ sung vào các chính sách hiện hành nhằm cấm nhắm mục tiêu dựa trên chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc, khuynh hướng tình dục, nguồn gốc quốc gia hoặc khuyết tật.

Thời gian áp dụng

Chính sách mới sẽ được triển khai tại Mỹ và Canada sớm nhất có thể và muộn nhất là vào cuối năm nay.

Các nhà quảng cáo bị ảnh hưởng sẽ được thông báo về các tác động tiềm ẩn của chính sách mới này đối với các chiến dịch của họ trong vài tuần tới.

Tại sao chúng ta quan tâm thay đổi này

Sự thay đổi này đi kèm với bối cảnh suy thoái do Covid-19 gây ra, ảnh hưởng không tương xứng đến các cộng đồng thiểu số và đưa ra lời kêu gọi hành động để giải quyết các vấn đề phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống thông qua phong trào “Black Lives Matter” hay còn được gọi là phong trào “Người da màu đáng được sống”.

Google cho biết họ đã làm việc với Cục Phát triển Nhà ở và Đô thị Hoa Kỳ (HUD) liên quan đến vấn đề này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Shopee: Doanh thu quí I tăng 111%, vốn hóa công ty mẹ tăng gấp đôi sau 2 tháng

Shopee tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quí I giúp giá cổ phiếu SEA tăng vọt, đẩy vốn hóa thị trường vượt mốc 40 tỉ USD.
Văn phòng của Shopee tại Singapore

Bất chấp khủng hoảng do dịch COVID-19, doanh thu quí I/2020 của Shopee là 314 triệu USD, tăng trưởng 111% so với cùng kì năm trước là 149 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng nhanh của Shopee và Garena giúp công ty mẹ SEA thăng hoa trên sàn chứng khoán.

Báo cáo của SEA cũng chỉ ra rằng doanh thu của Garena tăng hơn 30% lên 512 triệu USD. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng Garena vẫn đóng góp một tỉ trọng lớn hơn về doanh thu cho SEA.

Hôm 18/5 sau khi công bố báo cáo quí I, giá cổ phiếu SEA tăng nóng 12,2% lên 69,49 USD. Tới ngày 10/6, cổ phiếu SEA có giá 90,88 USD, giúp giá trị vốn hóa thị trường của SEA tăng gấp đôi chỉ sau hai tháng, vượt quá mốc 40 tỉ USD.

Ngoài sở hữu công ty game Garena và sàn thương mại điện tử Shopee, SEA còn nắm trong tay một công ty thanh toán kĩ thuật số là SEAMoney. Tổng doanh thu của SEA quí I/2020 là 914 triệu USD, tăng 58% so với cùng kì năm trước là 579 triệu USD.

Theo CEO Forrest Li, COVID-19 không đẩy lùi tốc độ tăng trưởng của SEA mà còn là yếu tố chính dẫn đến việc người dân chuyển đổi sang dùng các dịch vụ số một cách nghiêm túc hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Kinh Tế và Tiêu Dùng

Coca Cola cho phép người mua thanh toán bằng bitcoin

1.200 điểm bán hàng tự động của Coca Cola ở Australia và New Zealand bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng bitcoin qua ví điện tử Sylo.

Một startup trong lĩnh vực thanh toán kĩ thuật số là Centrapay (có trụ sở tại Auckland, New Zealand) vừa kí thỏa thuận hợp tác với Coca-Cola Amatil. Coca-Cola Amatil là một trong các hãng đóng chai lớn của Coca Cola trên thế giới, phụ trách kinh doanh ở 6 nước là Indonesia, Australia, New Zealand, New Guinea, Fiji và Samoa.

Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên cho phép khách hàng sử dụng bitcoin để thanh toán tiền mua Coca Cola tại 1.200 điểm bán hàng tự động ở Australia và New Zealand.

Người dùng sẽ phải cài đặt ví điện tử Sylo của Centrapay trên điện thoại của họ. Khi thanh toán, khách hàng chỉ việc quét mã QR và lấy sản phẩm về.

Coca-Cola Amatil tiết lộ họ đã xây dựng cơ sở vật chất để chấp nhận việc thanh toán qua mã QR từ vài năm trước, AFR đưa tin.

“Ban đầu, việc tạo dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ khách hàng sử dụng WeChat Pay và Alipay ở các điểm du lịch. Chúng tôi muốn đảm bảo các khách hàng có thể thanh toán bằng phương thức thuận tiện cho họ”, phát ngôn viên Coca-Cola Amatil cho biết.

Bên cạnh đó, Coca-Cola Amatil có dự định sẽ tiếp tục hợp tác cùng Centrapay để cung cấp những công nghệ tương tự ở các thị trường khác.

“Hiện tại chúng tôi đã chứng minh khả năng của công ty ở Australia và New Zealand. Và trong tương lai, tôi muốn hướng tới các thị trường khác như Bắc Mỹ và Mỹ với một vài sự đổi mới”, ông Jerome Faury, CEO Centrapay tuyên bố.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Kinh Tế và Tiêu Dùng

3 mục tiêu phát triển bản thân của người thành đạt

Khi nghiên cứu những nhân vật thành công nhất trên thế giới từ nhiều lĩnh vực, người ta thấy có 3 điểm rất chung: họ dành thời gian tìm hiểu bản thân; dành thời gian phát triển bản thân và dành thời gian chia sẻ giá trị và triết lý sống của chính mình.

1. They spend time getting to know themselves

Họ dành thời gian tìm hiểu bản thân mình: người thành đạt tìm hiểu mình ở nhiều tầng hiểu biết khác nhau.

Vì mỗi cá nhân đều khác nhau và mỗi người có một cách vận hành khác nhau, họ dành thời gian tìm hiểu điều gì phù hợp nhất với mình, ví dụ như sơ đồ năng lượng trong ngày lúc nào cao lúc nào thấp, ngủ bao nhiêu tiếng là tốt nhất cho bản thân, nghỉ ngơi thế nào để khi thức giấc tinh thần tốt nhất.

Họ biết cần tập thể dục thế nào cho phù hợp với cơ thể. Họ biết môi trường thế nào sẽ giúp họ làm việc hiệu quả nhất và sáng tạo nhất.

Và họ biết rất rõ sự khác nhau của từng môi trường. Họ biết cần ưu tiên điều gì trong cuộc sống, và biết tất cả những gì mình làm cần phải bắt đầu từ tầm nhìn, sứ mệnh, và mục đích sống của bản thân. Có một sợi dây xuyên suốt dẫn dắt tất cả những điều họ suy nghĩ và thực hiện.

Câu hỏi mà Benjamin Franklin hỏi mình hàng ngày là “Hôm nay tôi sẽ làm điều tốt đẹp gì?”. Steve Jobs bắt đầu mỗi ngày mới bằng câu hỏi “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng trong đời, tôi sẽ làm gì?” Bao nhiêu sách, báo, bài phỏng vấn người thành đạt cuối cùng đều quay về đề tài quan trọng nhất – “tôi”.

2. They spend time improving themselves

Họ dành thời gian phát triển bản thân mình: người thành đạt biết rằng trước khi phát triển giá trị tài sản, họ cần phát triển giá trị bản thân.

Họ làm rất kỹ bài phân tích ma trận SWOT – điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của bản thân và không ngừng đầu tư cải thiện điểm yếu, nâng cao thế mạnh của bản thân mình.

Họ cũng như ta, cũng đọc sách, đọc truyện, đọc tin tức, đọc các báo cáo nghiên cứu chuyên ngành. Họ đọc để nâng cao kiến thức, tư duy, và điều chỉnh tính cách của mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đọc, họ học hỏi và tìm hiểu.

Họ tìm hiểu xu hướng trong và ngoài ngành. Họ tìm hiểu những đề tài mà họ ưa thích. Quan trọng hơn hết, họ tìm hiểu con người rất kỹ (emotional intelligence – trí tuệ cảm xúc).

3. They spend time sharing themselves

Họ dành thời gian chia sẻ bản thân mình: người thành đạt rất hào phóng với thời gian và tiền bạc của bản thân.

Đó có lẽ là lý do giúp họ ngày càng thành đạt, và ngày càng vui vẻ, hài lòng với cuộc sống của mình. Họ có triết lý sống, và luôn tìm cách chia sẻ triết lý sống đó để giúp đỡ người khác. Họ chia sẻ thông điệp, và cả những giá trị tinh tuý tạo ra thông điệp đó.

Cuối tuần, mong các bạn dành thời gian để tìm hiểu bản thân. Đôi khi, ta cần phải hướng vào để tìm được hướng ra. Đôi khi, ta cần tĩnh tại trong sự im lặng, suy nghĩ, đối thoại với chính mình, chỉ để hiểu cách vươn lên trong thế giới lao xao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nguyễn Phi Vân

Cách lấy xác nhận “tick xanh” trên Instagram

Bạn cần làm gì để xây dựng một tài khoản Instagram có sức ảnh hưởng? Tìm hiểu ngay cách lấy tick xanh (tích xanh) trên Instagram.

Cách lấy xác nhận "tick xanh" trên Instagram
Cách lấy xác nhận “tick xanh” trên Instagram

Đăng post thường xuyên ư? Đúng rồi, bạn nên làm thế. Hãy xuất bản những nội dung thât cuốn hút và tăng cường tương tác với những người theo dõi của bạn?

Nhưng có một điều cuối cùng có thể củng cố hình ảnh của bạn như một người dùng Instagram ‘có ảnh hưởng’. Đó là xác minh tài khoản Instagram của bạn (blue tick).

Một huy hiệu nhỏ màu xanh (blue badge) mà Instagram thêm vào cho người dùng có ảnh hưởng là một dấu ấn phê duyệt chưa từng có trước đây trên nền tảng này.

Qua bài viết này, các bạn sẽ biết được cách bạn có thể đăng ký huy hiệu và được xác minh trên Instagram.

Tại sao bạn nên được xác nhận tài khoản trên Instagram

Nếu có một từ để mô tả một người dùng có ảnh hưởng trên mạng xã hội, thì đó là ‘status’ (Đăng một trạng thái lên profile hoặc fanpage).

Bạn có thể gọi điều này là nổi tiếng, được tôn trọng hoặc ngưỡng mộ. Dù tên bạn muốn sử dụng là gì, khi bạn đăng status, bạn ‘ra lệnh’ sức ảnh hưởng và mọi người lắng nghe bạn.

Nếu không có status, tài khoản của bạn sẽ khó có khả năng thúc đẩy tăng trưởng trong doanh nghiệp của bạn. Huy hiệu được xác minh trên Instagram là một trong số ít các yếu tố quan trọng để chính thức hóa status tài khoản của bạn.

Theo Instagram, việc được xác minh đồng nghĩa với việc Instagram đã xác nhận rằng một tài khoản là sự hiện diện đích thực của nhân vật công chúng, người nổi tiếng hoặc thương hiệu toàn cầu mà nó đại diện.

Instagram sử dụng bốn thuộc tính để phân tích xem một tài khoản có xứng đáng với huy hiệu được xác minh hay không.

  • Hoàn chỉnh
  • Xác thực
  • Đáng chú ý
  • Độc nhất

Nếu bạn nghĩ rằng tài khoản của bạn đủ điều kiện, thì hãy xem các bước để giúp bạn xác thực sau đây.

1. Mở ứng dụng

Mở ứng dụng Instagram của bạn trên thiết bị di động, truy cập hồ sơ của bạn (profile) và nhấp vào nút có 3 dấu gạch trên cùng bên phải.

Cuộn xuống dưới cùng của menu và nhấp vào Cài đặt, và trong menu cài đặt, nhấp vào nút Tài khoản. Sau đó, nhấp vào tùy chọn yêu cầu xác minh.

2. Điền vào mẫu xác minh

Tại đây, bạn thêm thông tin thương hiệu của bạn mà Instagram sẽ sử dụng để xem xét liệu nó có xứng đáng được xác minh hay không.

Điền tên người dùng và hãy lưu ý là phải trùng tên trên ID chính chủ của bạn (Theo chứng minh nhân dân).

Cuối cùng, thêm danh mục của bạn. Bạn có một vài tùy chọn được xác định trước – ví dụ: âm nhạc, giải trí, blogger / người có ảnh hưởng, v.v. – vì vậy hãy chọn một tùy chọn phù hợp nhất với bạn.

Nếu bạn là một người có ảnh hưởng, hãy thêm danh mục Blogger / Influencer. Nhưng nếu bạn áp dụng cho huy hiệu được xác minh của doanh nghiệp của bạn, hãy chọn Doanh nghiệp / Thương hiệu / Tổ chức.

Trước khi hoàn thành, bạn cần tải lên ID do chính phủ cấp để chứng minh danh tính của mình. Một lần nữa, đây là ID cá nhân của bạn, không phải tài liệu tổ chức kinh doanh của bạn hoặc bất cứ điều gì tương tự.

Instagram muốn biết ai là người đứng sau tài khoản, bất kể xác minh được gửi cho ai. Khi bạn đã điền vào biểu mẫu, nhấp vào nút Gửi.

3. Gửi yêu cầu

Instagram sẽ mất vài ngày để cho bạn biết liệu yêu cầu của bạn có thành công hay không.

Nếu bạn không nhận được huy hiệu xác minh, bạn có thể đăng ký lại sau 30 ngày. Theo như Instagram, thì không có giới hạn về số lượng bài gửi bạn có thể gửi miễn là bạn chờ thời gian cần thiết.

Bạn phải trung thực 100% với thông tin bạn cung cấp cho họ. Mặt khác, Instagram giải thích rằng nếu bạn cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm trong quá trình xác minh, chúng tôi sẽ xóa huy hiệu đã được xác minh của bạn và có thể thực hiện thêm hành động để xóa tài khoản của bạn.

Hơn nữa, Instagram chỉ ra rằng họ có quyền xóa huy hiệu của bạn và thậm chí vô hiệu hóa tài khoản của bạn bất cứ lúc nào nếu bạn:

  • Quảng cáo, chuyển nhượng hoặc bán huy hiệu đã được xác minh của bạn.
  • Sử dụng hình ảnh hồ sơ, tiểu sử hoặc phần tên của bạn để quảng bá các dịch vụ khác
  • Cố gắng xác minh tài khoản của bạn thông qua bên thứ ba.

Nếu bạn là một người thực sự cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm thực sự, chính hãng cho mọi người, thì chính sách này thực sự không ảnh hưởng gì đến bạn cả.

Nhưng những người cố gắng mua một huy hiệu được xác minh trên Instagram hoặc tạo một huy hiệu được xác minh giả sẽ là một vấn đề khác.

Các điều kiện để xác thực tài khoản của bạn

1. Tính hoàn chỉnh

Có một tài khoản hoàn chỉnh và đầy đủ là yêu cầu dễ nhất. Theo Instagram, điều này có nghĩa là tài khoản của bạn phải ở chế độ công khai và có ảnh, có tiểu sử và ít nhất một bài đăng. Tài khoản của bạn không được chèn liên kết để kết nối tới các tài khoản mạng xã hội khác.

Ví dụ: Tài khoản được xác minh của Microsoft có một tiểu sử hoàn chỉnh vì nó phù hợp với từng tiêu chí trong ba tiêu chí được đề cập ở trên:

Như bạn có thể thấy, tiểu sử của họ giải thích rằng tài khoản là tài khoản chính thức của họ và nó cũng hiển thị thông điệp thương hiệu cốt lõi của họ.

Nếu tài khoản của bạn không đáp ứng một số hoặc cả ba tiêu chí này, thì hãy dành thời gian để thêm ảnh và tiểu sử của bạn và xuất bản ít nhất một bài đăng. Tất nhiên, đó chỉ là sự khởi đầu.

2. Tính xác thực

Một yêu cầu tương đối dễ dàng. Để tài khoản của bạn được coi là xác thực, Instagram nói rằng nó phải đại diện cho một người thực, doanh nghiệp hoặc tổ chức đã đăng ký.

Nếu bạn đang tự nộp đơn, thì ID (CMND) của bạn sẽ chứng minh rằng bạn là người xác thực, người đang cố gắng lấy huy hiệu.

Trong trường hợp bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình, Instagram không giải thích cách thể hiện tính xác thực của nó. Nhiều khả năng, tên và ID của bạn phải thể hiện rằng bạn đang làm việc cho một doanh nghiệp nhất định.

Có thể giả định rằng nếu tên của bạn và thương hiệu của bạn xuất hiện trên LinkedIn và trang web của bạn, nhân viên của Instagram sẽ có thể thấy rằng bạn là người xác thực.

Làm thế nào để bạn chứng minh rằng bạn là người đứng sau thương hiệu? Bạn có một số tùy chọn để xem xét:

  • Trích dẫn trong bài viết
  • Làm Speaker tại các sự kiện
  • Quảng bá công ty trong tài khoản cá nhân của bạn (Instagram, LinkedIn, v.v.)

Trong mỗi trường hợp, bạn muốn hành động để đại diện cho công ty thì bạn nên để tên của bạn và thương hiệu hiển thị cùng nhau.

Nếu Instagram tìm thấy một số trường hợp tên của bạn và thương hiệu của bạn hiển thị cùng nhau, thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn có thể đáp ứng yêu cầu này.

3. Tính đáng chú ý

Instagram nói rằng để tài khoản của bạn đáng chú ý, nó phải đại diện cho một sự nổi tiếng nào đó, được nhiều người tìm kiếm, thương hiệu được nhiều lượt tìm kiếm. “Chúng tôi xem xét các tài khoản được đề cập và uy tín trong nhiều nguồn tin tức và chúng tôi không xem xét những nội dung được quảng cáo hoặc nội dung có trả phí để xem xét”. Instagram cho biết.

Hãy chia nhỏ thành hai phần. Cái đầu tiên tập trung vào việc được nhiều người biết đến hoặc tìm kiếm cao.

Có thể giả định rằng các tìm kiếm trên Instagram được đề cập đến tên hoặc thương hiệu của bạn trong các trang web nổi tiếng hoặc tạp chí trực tuyến. Họ có thể thực hiện một nghiên cứu từ khóa Google hoặc phân tích định lượng khác để xem liệu một thương hiệu có khối lượng tìm kiếm cao hay không.

Lưu ý, đây là những phỏng đoán cá nhân khi mà Instagram không chỉ định cách họ làm điều này. Nếu đó là đúng, có thể bạn sẽ cần:

  • Sử dụng tạp chí, báo, blog có ảnh hưởng và các phương tiện truyền thông khác đóng vai trò là bằng chứng cho sự nổi tiếng về thương hiệu của bạn.
  • Làm việc với bộ phận Marketing của bạn để thương hiệu của bạn có được khối lượng tìm kiếm lớn trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, đặc biệt là trên Google.

3. Tính độc nhất (Unique).

Tài khoản của bạn phải là sự hiện diện duy nhất của người hoặc doanh nghiệp mà nó đại diện. Chỉ một tài khoản cho mỗi người hoặc doanh nghiệp có thể được xác minh. Những tài khoản với các thuộc tính chung chung sẽ không được chấp nhận. Ví dụ: Tài khoản “thích chó mèo” chẳng hạn, sẽ không được xác minh.

Điều mà Instagram đang cố gắng giải thích là tài khoản của bạn phải là đại diện duy nhất cho thương hiệu của bạn trên Instagram.

Trừ khi bạn có các tài khoản khác nhau cho thương hiệu của mình cho các tài khoản theo quốc gia hoặc ngôn ngữ cụ thể, bạn có thể được xác minh cho nhiều tài khoản. Ví dụ về trường hợp của Walmart, họ có tài khoản được xác minh, bao gồm các kênh dành riêng cho Canada và Mexico.

Nếu vì bất kỳ lý do gì thương hiệu của bạn có tài khoản người hâm mộ, thì bạn có thể muốn làm rõ về tiểu sử (bio) của mình rằng tài khoản của bạn là tài khoản chính thức (official account).

Nếu bạn muốn truyền thông với tài khoản người hâm mộ (Fan) của mình để họ liên kết ngược lại với tài khoản chính thức của bạn thì việc xác nhận tài khoản chính thức là điều hết sức cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via socialbakers

4 chiến lược Digital Marketing doanh nghiệp nên học hỏi

Vì sao các doanh nghiệp cần có một chiến lược Digital Marketing hiệu quả nếu muốn kinh doanh thành công ở thời kì số?

chiến lược Digital Marketing

Bạn đã thực sự hiểu rõ về chiến lược Marketing chưa? Các chiến lược digital marketing bạn xây dựng đã thực sự hiệu quả chưa? Cùng tham khảo các thông tin về tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) và các chiến lược tiếp thị hiệu quả của các thương hiệu hàng đầu nhé.

Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là gì?

Chiến lược tiếp thị số là kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận các khách hàng tiềm năng mới. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chiến lược tiếp thị số thường bao gồm thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải, các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu và tuyên bố giá trị của doanh nghiệp, cuối cùng là các phương pháp thực hiện để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất.

Tầm quan trọng của chiến lược Digital Marketing

Xây dựng chiến lược tiếp thị số hay Digital Marketing giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng, mục tiêu để tiếp cận khách hàng hiệu quả. Nếu doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thành công, bạn sẽ bỏ xa đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Đồng thời, điều này giúp giảm tình trạng lãng phí ngân sách, tiền bạc mà không đạt được hiệu quả. Bởi sau mỗi chiến dịch, việc đo lường và điều chỉnh chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu mình đề ra.

4 yếu tố mà chiến lược digital marketing doanh nghiệp nên học hỏi và tiếp cận.

Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả cần phải phù hợp với giá trị của thương hiệu, cũng như mang lại kết quả tối ưu nhất. Để lên kế hoạch phát triển chiến lược tiếp thị số thành công, bạn cần cân nhắc 4 yếu tố sau đây:

1. Mục tiêu chiến lược Digital Marketing

Một trong những yếu tố tạo nên chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) hiệu quả là đặt mục tiêu cho từng chiến dịch. Bởi có đặt ra mục tiêu thì doanh nghiệp mới có động lực cố gắng, thực hiện và biết được mình đã đạt được như thế nào.

Khi đặt mục tiêu, hãy xác định chỉ số đo lường thành công của chiến dịch. Chiến dịch tiếp thị thành công và giúp khách hàng biết rõ hơn về thương hiệu? Chiến dịch giúp bán được nhiều sản phẩm? Thương hiệu tạo được sự tương tác và viral trên mạng xã hội?

2. Lựa chọn nền tảng phù hợp

Để lựa chọn được nền tảng phù hợp triển khai chiến dịch tiếp thị số, bạn cần thấu hiểu về nhu cầu và sở thích của khách hàng tiềm năng. Mỗi một nền tảng sẽ phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Chẳng hạn, nhóm đối tượng người trẻ tuổi thì Tiktok và Instagram sẽ là một trong những kênh tiếp cận hiệu quả hơn hẳn. Trong khi đó, website lại được nhóm khách hàng ở độ tuổi trưởng thành tin tưởng và ưa chuộng.

3. Chiến lược content marketing

Nội dung là một trong những yếu tố quan trọng thuyết phục khách hàng và gắn kết họ trung thành với thương hiệu trong một thời gian dài. Nội dung ở đây có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như bài viết, hình ảnh, video nhằm thu hút khách hàng mục tiêu.

Chiến lược tiếp thị mục tiêu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gắn kết với khách hàng hiệu quả. Chẳng hạn, thay về cung cấp nội dung văn bản đơn thuần cho khách hàng, bạn có thể trình bày thông tin trong một đồ họa Infographic với những hình ảnh, màu sắc thu hút và thông tin dễ đọc, dễ nhớ.

4. Tương tác theo thời gian thực

Việc doanh nghiệp tương tác nhanh chóng với khách hàng theo thời gian thực giúp khách hàng cảm thấy họ đang được lắng nghe, quan tâm và được đề cao bởi mỗi thương hiệu.

Việc kết nối với khách hàng tạo cảm xúc sẽ giúp tạo dựng hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Mạng xã hội là một trong những kênh để doanh nghiệp tương tác mạnh mẽ với khách hàng, thu về phản hồi và xây dựng niềm tin với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing “lật kèo” cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô

Những chiến lược Marketing đầy sáng tạo đã giúp các thương hiệu không chỉ tạo ra tiếng vang tầm cỡ quốc tế mà còn mang lại một khoản doanh thu khổng lồ.

7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing "lật kèo" cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô
7 thương hiệu nổi tiếng cùng những chiến lược Marketing “lật kèo” cực đỉnh, từ chẳng bán được gì đến thu về hàng trăm triệu đô

Trong kinh doanh, marketing là một yếu tố quan trọng để đưa sản phẩm của công ty đến với công chúng. Thậm chí là rất quan trọng, bởi đôi khi một chiến lược marketing tốt có thể lật ngược cả ván cờ, giúp công ty từ thế thua thành thắng, mà còn là thắng đậm.

1. Jeep cùng pha đổi thiết kế ngoạn mục.

Jeep – thương hiệu ô tô huyền thoại của Mỹ từng có thời điểm buôn bán rất khó khăn dù vừa tung ra một mẫu xe mới. Sự sụt giảm doanh thu của họ là khá bất thường, chẳng ai hiểu tại sao, cho đến khi lãnh đạo thương hiệu quyết định mời Clotaire Rapaille – một chuyên gia marketing gạo cội về tư vấn.

Chẳng phải chờ lâu, Rapaille đưa ra một gợi ý táo bạo: loại bỏ thiết kế đèn hình vuông phía trước, thay bằng hình tròn như những gì hãng từng làm thuở ban đầu.

Trong một bài phỏng vấn, Clotaire giải thích rằng bản thân Jeep là một thương hiện gắn với sự tự do của miền Tây – tượng trưng cho tốc độ, giống như một chú ngựa dành cho cao bồi Mỹ. Nói cách khác, người Mỹ nhìn nhận xe Jeep giống như một chú ngựa, một sinh vật sống, và chiếc đèn vuông sẽ khiến biểu tượng này tan vỡ.

Kết quả là sau thay đổi, công ty ghi nhận doanh số bán xe tăng trở lại, chứng minh nhận định của Rapaille là đúng.

2. Nestlé và sự thay đổi văn hóa thưởng thức cafe.

Nestlé – thương hiệu thực phẩm từ Thụy Sĩ có độ phủ sóng rất rộng, nhưng khi tới Nhật Bản, họ vấp phải không ít khó khăn.

Rõ ràng, văn hóa người Nhật chuộng Trà hơn cafe, nên Nestlé trước khi tiến vào đây đã phải nghiên cứu thị trường rất kỹ. Tuy nhiên, dù kết quả nghiên cứu cho thấy người Nhật thích cafe của họ, thì thực tế là cafe Nestlé bán được rất ít tại xứ sở Mặt trời mọc.

Các chuyên gia marketing của Nestlé sau đó nhận ra lý do: dù người Nhật có thích cafe của họ, nhưng bản thân cafe vẫn là một thứ gì đó không thân thuộc. Khi họ vào thị trường này, cafe không phải thứ gắn liền với ký ức của người Nhật, khi cả tuổi thơ họ đã gắn liền với trà.

Để giải quyết vấn đề này, công ty quyết định tung ra cafe có vị… kẹo. Trẻ em thích chúng, và dần dần cafe trở gắn liền với tuổi thơ của cả một thế hệ sau đó. Nhờ vậy, văn hóa uống cafe của người Nhật đã thay đổi, đến mức theo thống kê được công bố năm 2020, mỗi người dân Nhật tiêu thụ trung bình 2kg cafe/năm.

3. Tất giấy và cú lừa lịch sử.

Tại Thụy Sĩ vào đầu thập niên 1960, doanh số bán tất giấy (hoặc quần tất da chân) của họ chẳng mấy ấn tượng. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi nhờ một “cú lừa” từ… các nhà bán TV.

Cụ thể, một chuyên gia về TV đã mạnh miệng tuyên bố, những chiếc TV đen trắng có thể chuyển thành TV màu nếu phủ lên đó một lớp tất giấy.

Dĩ nhiên là một cú lừa thôi, bản thân chiến dịch cũng được công bố vào ngày 1/4 (Quốc tế nói dối), nhưng không ngờ lại câu được rất nhiều cá. Ngay buổi tối hôm đó, người dân đổ xô ra các cửa hàng, mua về hàng tá tất giấy, để rồi phát hiện ra chẳng có đôi tất nào đổi được màu TV cả.

Bản thân nhà quảng cáo sau đó cũng cho biết đây chỉ là một trò đùa. Nhưng với người trót mua tất, họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc chịu khó dùng chúng mà thôi.

4. Puma cùng chiến dịch đỉnh cao mang tên: Đôi giày chưa buộc của Pelé.

World Cup Mexico năm 1970, trận đấu giữa Brasil và Peru, Vua bóng đá Pelé đã có một thời khắc lịch sử. Trước khi trọng tài nổi còi, Pelé đã xin tạm dừng, ngồi xuống buộc dây giày.

Mọi ống kính máy quay lúc đó đều hướng vào ông, và rồi cả thế giới nhận ra ông đang đi một đôi giày của Puma.

Có nhiều tin đồn cho rằng Pelé đã nhận $25.000 để thực hiện pha buộc dây lịch sử này – dù chưa ai đưa ra được bằng chứng. Tuy nhiên, thời khắc ấy đã giúp nhiều thương hiệu khác nhận ra chiến lược này có hiệu quả như thế nào, khi rất nhiều người thấy được thương hiệu giày thần tượng của mình thi đấu là gì.

5. IKEA cùng những món nội thất khổng lồ.

Khi tới Mỹ vào thập niên 1980, doanh số của IKEA khá ảm đạm. Đó là khi đội marketing của thương hiệu đến từ Thụy Điển nhận ra nội thất IKEA đang khá nhỏ bé so với kích cỡ nhà ở của người Mỹ.

Những chiếc sofa của Thụy Điển quá nhỏ, trong khi rèm cửa thì quá ngắn. Vậy nên, công ty quyết định cải thiện kích cỡ của nội thất, sao cho phù hợp hơn với những căn nhà cỡ bự tại Mỹ. Đây là một nước đi quan trọng, giúp họ chiếm lĩnh thị trường Mỹ như ngày hôm nay.

6. Búp bê kem chống nắng của Nivea.

Nivea muốn phát hành sản phẩm mới: kem chống nắng cho trẻ em, với mục đích dạy cho trẻ nhỏ biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ da. Nhưng vấn đề là làm như thế nào?

Rốt cục, họ nghĩ ra một cách. Thay vì tổ chức các lớp giảng dạy nhạt nhẽo, họ bèn sản xuất… búp bê, và đó là những con búp bê khá đặc biệt. Sau khi phơi nắng, búp bê sẽ chuyển sang màu đỏ, và nếu bôi một ít kem chống nắng được bán kèm, màu đỏ ấy sẽ nhạt dần.

Số búp bê ấy được tặng kèm, không phải để bán, và chiến dịch này thành công rực rỡ khi đẩy doanh thu của họ tăng cao ngất ngưởng.

7. Kotex và sản phẩm “chớ gọi tên ra”.

Trong thế kỷ 20 và nhiều thế kỷ trước đó nữa, kinh nguyệt là một chủ đề bị hạn chế nhắc đến. Một phần do người xưa coi đây là vấn đề khá nhạy cảm, phần khác là vì nhiều người quan niệm rằng phụ nữ khó có thể tin tưởng vào lúc họ đến kỳ, do tính khí trở nên thất thường.

Đó là lý do vì sao các nhà sản xuất băng vệ sinh phải vò đầu bứt tai nghĩ ra phương án quảng cáo cho sản phẩm ai cũng ngại gọi tên này. Cuối cùng, câu trả lời được đưa ra bởi công ty Kimberly-Clark với thương hiệu: Kotex!

Thời kỳ ấy, đa số đàn ông chẳng biết Kotex là cái gì, trong khi phụ nữ thì coi đây giống như một dạng mật mã giữa các chị em với nhau, và sản phẩm nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Thậm chí, có tin đồn (chưa kiểm chứng) rằng một thanh niên Mỹ từng thốt lên giữa buổi tiệc: “Làm ơn ai đó nói cho tôi biết Kotex là cái gì được không?” Chẳng ai trả lời cả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok’s Case Study: Cách triển khai hiệu quả chiến dịch Hashtag có thương hiệu

Nếu bạn đang tìm cách để thêm TikTok vào chiến lược Digital Marketing Mix của mình? Tự hỏi làm thế nào bạn có thể khai thác các xu hướng chính (key trends) của nền tảng này để tối đa hóa thông điệp? Đây là bài viết dành cho bạn.

TikTok vừa xuất bản một case study mới để cung cấp cho các nhà quảng cáo một cái nhìn tổng quan cơ bản nhất về cách chạy một trong các tùy chọn quảng cáo thành công nhất trên nền tảng của mình – đó là một chiến lược thách thức hashtag có thương hiệu (Branded Hashtag Challenge).

Thách thức hashtag có thương hiệu là gì

Các thách thức hashtag có thương hiệu là hoạt động khi các thương hiệu tạo ra một hashtag cụ thể được liên kết với một thách thức video, sau đó họ có thể sử dụng video này để mở rộng thông điệp của mình bằng cách tạo điều kiện cho một chiến dịch phản hồi video tương tác và hấp dẫn.

Điều này hẳn là không hề dễ dàng một chút nào – bạn không thể đưa ra bất kỳ ý tưởng nào và mong muốn người dùng TikTok sẽ làm theo. Nhưng nếu bạn có thể đưa ra một ý tưởng thú vị, hấp dẫn, cho phép người dùng cung cấp khả năng sáng tạo của riêng họ, thì nó chắc chắn có thể có lợi ích đáng kể và nhận thức về thương hiệu (brand awareness).

Case Study của Zalora.

Hãy xem case study gần đây nhất của thương hiệu thời trang ZALORA, một nền tảng thương mại điện tử thời trang hàng đầu ở châu Á.

ZALORA đã tìm cách sử dụng TikTok để quảng bá cho lễ hội thời trang sắp tới tại Singapore, vì vậy họ đã làm việc với TikTok để tìm kiếm một chiến lược sử dụng thử thách hashtag có thương hiệu để thu hút cộng đồng người dùng TikTok.

“Được sử dụng âm nhạc thương hiệu trong toàn chiến dịch, Thử thách #ZStyleNow của ZALORA đã mời những người tham gia thực hiện bằng cách đưa 2 ngón tay ghép thành chữ Z (Viết tắt của thương hiệu Zalora), đồng thời thực hiện thay đổi trang phục tức thì.

Thêm vài đó, đây còn là cơ hội để người dùng có thể ‘khoe’ tủ đồ cũng như thể hiện mình là một ‘tín đồ thời trang’ đích thực.

Đây là sự kết hợp hoàn hảo với nhóm khán giả trẻ của TikTok, những người vốn hay sử dụng TikTok làm nền tảng thực tế của họ để thể hiện bản thân. ”

Ngoài việc sử dụng ý tưởng hấp dẫn và âm nhạc lý tưởng, để thu hút nhiều người tham gia hơn thì ZALORA cũng đã sử dụng một chương trình thưởng khá hấp dẫn để thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa, với số tiền lên tới 200 USD để sử dụng sản phẩm của ZALORA trên mỗi người chiến thắng.

Quảng cáo để kéo thêm sức hút từ người dùng.

Vì vậy, ngoài việc đòi hỏi sự sáng tạo vững chắc thì chương trình ưu đãi bổ sung cũng sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa mức độ hiệu quả quảng cáo của bạn.

Ngoài ra, ZALORA còn chạy quảng cáo Brand Takeover (Quảng cáo được hiển thị ngay khi người dùng mở ứng dụng TikTok), cùng với quảng cáo banner trong ứng dụng.

“Quảng cáo đã được kiểm tra và tối ưu hóa triệt để bằng cách sử dụng nhiều biến khác nhau và do đó đã thúc đẩy sự tương tác với thử thách hashtag có thương hiệu của Zalora, đưa cả khách truy cập mới đến trang web của ZALORA, và cuối cùng là cài đặt ứng dụng mới.” Phía Zalora cho biết.

Có thể nói đây là một chiến dịch toàn diện, vượt ra ngoài những điều cơ bản. Kết quả cuối cùng là các video thử thách của ZALORA đã được xem gần 1.000.000 lần, với 62.000 người dùng TikTok tham gia cùng hashtag và đăng video để thực hiện thử thách.

Các con số cho thấy TikTok thực sự có thể là một nền tảng tốt để tối đa hóa phạm vi tiếp cận, đặc biệt là với người dùng trẻ tuổi. Theo một báo cáo gần đây cho thấy rằng số lượng người xem TikTok hiện đang ngang bằng với YouTube trong số một số nhóm đối tượng.

Bí kíp thực sự nằm ở việc xác định những gì sẽ có thể cộng hưởng với người dùng TikTok và những gì họ có thể phản hồi lại bằng video riêng của chính họ, từ đó mở rộng thông điệp của bạn.

Cách tốt nhất để xử lý vấn đề này là hãy sử dụng và trải nghiệm ứng dụng đồng thời xem xét những gì đang có xu hướng trên trang ‘Khám phá’ và hãy liên tưởng đến những thông điệp riêng của thương hiệu của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via SocialMediaToday

Tesla: Cổ phiếu tăng không ngừng nghỉ và sắp trở thành nhà sản xuất ô tô có giá trị lớn nhất thế giới

Với vốn hóa hơn 190 tỷ USD, Tesla vẫn còn một khoảng cách để tiến tới chạm mức 212 tỷ USD của Toyota.

Ảnh: Bloomberg

Đà tăng vọt trong tháng này của cổ phiếu Tesla đã giúp công ty của tỷ phú Elon Musk tiến đến gần hơn với vị trí có thể thay thế Toyota Motor Corp. Trở thành nhà sản xuất ô tô có giá trị cao nhất thế giới.

Với vốn hóa hơn 190 tỷ USD, Tesla vẫn còn một khoảng cách để tiến tới chạm mức 212 tỷ USD của Toyota – trong đó bao gồm cả cổ phiếu ngân quỹ, theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg. Từ đầu tháng 6 đến nay, cổ phiếu của Tesla đã tăng 23%, nếu đà bứt phá 14% tiếp tục diễn ra, hãng xe điện có thể “soán ngôi” của Toyota nếu diễn biến của cổ phiếu công ty này không thay đổi.

Dù quy mô sản xuất của 2 nhà sản xuất ô tô có sự khác biệt nhưng mức định giá của Tesla vẫn không ngừng tăng lên. Tesla – có trụ sở tại Palo Alto, sản xuất 103.000 xe trong quý đầu tiên, tương đương với 4% số xe Toyota đã sản xuất trong cùng thời gian là 2,4 triệu chiếc.

Ở phiên giao dịch 10/4, cổ phiếu của hãng xe điện tiếp tục bứt phá 9% và lần đầu tiên đóng cửa ở mức 1.000 USD khi CEO Elon Musk nói với các nhân viên rằng đây là “thời điểm để tiến hành sản xuất tất cả” và đưa dòng xe tải Semi vào quá trình sản xuất số lượng lớn.

Khi số lượng xe được giao từ nhà máy tại Thượng Hải trong năm đầu tiên chuẩn bị cán mốc 100.000 chiếc, nhà phân tích Dan Ives đến từ Wedbush Securities đã nâng giá mục tiêu đối với cổ phiếu của Tesla từ 800 USD len 1.000 USD vào hôm 9/4 sau đó tiếp tục nâng từ 1.350 USD lên 1.500 USD. Ông đã chỉ ra cơ hội lớn của công ty này tại Trung Quốc.

Hồi tháng 1, Tesla đã trở thành nhà sản xuất ô tô có giá trị cao thứ 2 thế giới, khi vượt Volkswagen AG. Hiện tại, vốn hóa của Tesla đã cao gấp đôi nhà sản xuất xe của Đức – công ty cho biết hôm thứ Ba rằng sẽ đáp ứng thời hạn giao dòng xe điện ID.3 vào mùa hè năm nay.

Ngoài ra, sự thăng hoa gần đây của Tesla còn được thúc đẩy bởi những lời khen ngợi về Nikola Corp. – nhà sản xuất xe tải chạy bằng pin điện và pin năng lượng.

Trong khi đó, Toyota dự báo lợi nhuận của công ty sẽ giảm 80% trong năm nay và dự kiến phải đến nửa đầu năm sau mới hồi phục trở lại mức trước đại dịch. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Toyota đã giảm khoảng 10%, giao dịch thấp hơn khoảng 17% so với mức đỉnh thiết lập vào năm 2015. Hiện tại, mức định giá của Toyota – bao gồm 14,3% cổ phiếu quỹ, là khoảng 30 tỷ USD.

Dù là công ty tiên phong bày tỏ sự quan tâm đến các loại phương tiện tiết kiệm nhiên liệu với dòng xe Prius hybrid, Toyota vẫn chậm trễ trong việc chuyển sang sản xuất xe EV. Hiện tại, công ty đang thay đổi chiến lược với một loạt khoản đầu tư lớn vào xe EV, xe tự lái và các thành phố tương lai. Năm ngoái, Aikio Toyoda – CEO của Toyota, cho biết: “Nhiệm vụ thực sự của tôi là tái thiết kế hoàn toàn Toyota trở thành một công ty công nghệ di động (mobility).”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CafeF

Bill Gates: Tôi còn nghèo hơn một người bán báo

Câu chuyện của tỷ phú Bill Gates đã thực sự khiến nhiều người thức tỉnh. Trong cuộc sống, bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ người khác trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù bạn giàu hay nghèo.

Cách đây nhiều năm, khi Bill Gates đang là người giàu nhất hành tinh, có người hỏi ông rằng: “Liệu có ai trên thế giới này giàu hơn ông không?”. Và câu trả lời “Có, có một người giàu hơn tôi” của ông đã khiến tất cả mọi người bất ngờ.

Vị tỷ phú kể lại:

“Nhiều năm trước, sau khi tốt nghiệp, tôi bắt đầu có ý tưởng về Microsoft. Một lần, khi đang ở sân bay New York, tôi nhìn thấy một sạp báo và ghé vào đó để mua một tờ. Thế nhưng tôi phát hiện ra là mình không đủ tiền lẻ, vậy nên, tôi đã trả lại tờ báo cho người bán hàng là một người da màu.

Thấy vậy, người này nói rằng sẽ tặng tôi tờ báo đó. Anh ấy cứ khăng khăng cho đến khi tôi nhận mới thôi.

Ba tháng sau, tôi tình cờ lại hạ cánh ở sân bay nọ và tôi lại không đủ tiền lẻ để mua báo. Trong sự ngạc nhiên của tôi, người bán hàng lần trước lại tiếp tục tặng tôi một tờ khác. Tôi thực sự cảm thấy ái ngại và từ chối, giải thích rằng tôi lại không có tiền lẻ. Lúc này, người đó nói: ‘Anh cứ nhận đi, tôi chia sẻ tờ báo từ lợi nhuận của mình và không bị lỗ đâu’.

Sau đó, tôi hỏi thêm: ‘Người anh em, cách đây vài tháng, anh đã tặng tôi một tờ báo. Với ai anh cũng làm như vậy thì sao có lãi được?’.

Người đàn ông đáp lại: ‘Tất nhiên là không phải ai tôi cũng tặng báo cho họ. Nhưng khi muốn, tôi sẽ làm điều đó’.

Cuối cùng, tôi nhận tờ báo một cách vui vẻ. Lòng tốt của người bán hàng đã khắc sâu trong tâm trí của tôi và khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.

19 năm sau, tôi trở nên giàu có và nổi tiếng. Thời điểm này, tôi quyết định tìm người bán báo năm xưa để cảm ơn anh ấy. Sau một tháng rưỡi, tôi cũng tìm ra người đàn ông da màu tốt bụng. Tôi mời anh ấy đến gặp mình và hỏi: ‘Anh biết tôi là chứ?’. Anh ta đáp: ‘Tất nhiên rồi, anh là Bill Gates, người cả thế giới này đều biết đến’.

Tôi hỏi tiếp: ‘Anh có nhớ đã từng tặng tôi một tờ báo miễn phí không?’. Người này trả lời: ‘Có chứ, tôi còn nhớ đã tặng anh hai lần’.

Tôi nói: ‘Tôi muốn cảm ơn những lần anh đã giúp tôi. Vì vậy, anh có mong ước gì hãy nói với tôi. Tôi sẽ giúp anh hoàn thành bất cứ điều gì trong khả năng của mình’.

Anh ấy đáp: ‘Có thật là bất cứ điều gì tôi muốn không?’.

Tôi quả quyết: ‘Chắc chắn rồi. Tôi còn giúp đỡ được hàng chục đất nước cơ mà’.

Khi đó, câu trả lời của người bán báo khiến tôi sững người: ‘Bill Gates thân mến, anh không thể trả ơn tôi đâu’.

‘Tại sao lại như vậy?’.

‘Anh không thấy rằng sự khác nhau giữa chúng ta là tôi đã giúp anh khi tôi chỉ là một người bán báo nghèo. Còn bây giờ, anh đang cố gắng giúp tôi khi là người giàu nhất thế giới. Sự giúp đỡ như vậy căn bản không phù hợp với tôi. Dù sao tôi cũng rất cảm ơn lòng tốt của anh’.

Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra rằng người bán báo giàu có hơn tôi. Bởi lẽ, anh ấy không đợi tới khi có nhiều tiền mới giúp đỡ người khác”.

Câu chuyện trên của tỷ phú Bill Gates đã thực sự khiến nhiều người thức tỉnh. Trong cuộc sống, bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ người khác trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù bạn giàu hay nghèo.

Tỷ phú dầu mỏ Rockerfeller từng nói: “Người nghèo nhất mà tôi biết là người không có gì ngoài tiền. Đối với tôi, ngoài tiền bạc, người ta còn cần có cả sự cảm thông với khó khăn của người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CafeBiz

Facebook ra mắt ‘Facebook News’ tới tất cả người dùng tại thị trường Mỹ

Với nhu cầu về nội dung tin tức lên đến đỉnh điểm giữa các sự kiện lớn khác nhau, Facebook đã thông báo rằng họ sẽ tung ra tab Facebook News cho tất cả người dùng ở Mỹ từ ngày 9.6.2020.

Được ra mắt lần đầu tiên ở các khu vực được chọn vào tháng 10.2019, Facebook News ở thời điểm ban đầu có sẵn thông qua menu ứng dụng, trái ngược với việc có một tab chính của chính nó (như trong ví dụ trên). Facebook nói rằng những người thường xuyên truy cập tab tin tức thông qua menu sẽ thấy ‘News’ có sẵn dưới dạng tab ở một số giai đoạn nhất định.

Facebook News sẽ được kiểm duyệt bằng con người lẫn thuật toán khác với giai đoạn đầu trước đây là chỉ được kiểm duyệt qua thuật toán.

Người dùng sẽ có thể tương tác với các mục câu chuyện trong luồng (stories in-stream) và có thể chia sẻ các bài viết với các bạn bè của mình, nhưng họ sẽ không thể nhận xét về các câu chuyện Tin tức (News) trong mục bảng tin (feed). Và như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, người dùng cũng sẽ có thể ẩn các bài viết, chủ đề và nhà xuất bản (publisher) mà họ không muốn xem, điều này giúp cá nhân hóa tốt hơn trong danh sách hiển thị.

Facebook đã hiệu đính và phê duyệt hơn 200 nhà xuất bản đủ điều kiện xuất hiện trong luồng tin tức (News feed) tại Mỹ, điều này sẽ khiến nó trở thành một nguồn thông tin có thẩm quyền hơn so với nguồn cấp dữ liệu chung chung như trước đây của Facebook.

Điều này giúp Facebook có thể kiểm soát các biên tập, giúp giảm bớt sự lan truyền của nội dung giả mạo và cố tình gây hiểu lầm đang tràn lan trên mạng xã hội này.

Như đã đề cập ở trên, nhu cầu về nội dung tin tức lúc bấy giờ có thể đã thúc đẩy Facebook đẩy mạnh với việc ra mắt đầy đủ tính năng của Facebook News để tận dụng ‘cơ hội’ đó. Nếu Facebook News có thể cung cấp cho mọi người liên kết ở thời gian thực, bao phủ các tin tức liên quan, phù hợp với sở thích chính của họ, điều đó có thể khiến nó trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn hơn bao giờ hết và sẽ khiến nhiều người quay lại tab tin tức thường xuyên hơn.

Tin tức rất quan trọng đối với người dùng Facebook. Theo Pew Research, khoảng 2/3 người Mỹ hiện nhận tin tức từ phương tiện truyền thông mạng xã hội, với Facebook là nền tảng mạng xã hội hàng đầu về tin tức với một tỷ lệ đáng kể.

facebook news 2

Ở một diễn biến khác, mặc dù chứng kiến ​​lượng độc giả tăng đáng kể trong thời gian khủng hoảng từ Covid-19, theo một báo cáo, các tờ báo của Mỹ đã mất hơn 70% thu nhập từ quảng cáo kể từ năm 2006.

Ngày càng nhiều người lên Facebook để tìm kiếm các nội dung tin tức của họ, nơi họ có thể truy cập các cập nhật địa phương theo nhóm, đồng thời cũng thông qua Facebook News, người dùng có thể dễ dàng nhận thêm được nhiều thông tin hơn từ nhiều nguồn hơn chứ không chỉ là từ môt nguồn đơn thuần.

Mối nguy cho các nhà xuất bản nội dung truyền thống

Điều này có thể sẽ không có lợi cho các nhà báo và ấn phẩm in, vì họ cũng sẽ thấy ít người đăng ký nội dung hơn khi họ có thể nhận được nó miễn phí – nhưng sau đó, Facebook đã tìm cách thực hiện các giao dịch với các nhà xuất bản như một phần của việc làm mới cách ‘đẩy’ tin tức, cũng như thêm các tùy chọn đăng ký và xây dựng thương hiệu rõ ràng hơn, để giúp những ấn phẩm được đưa vào tab có thể thiết lập kết nối với độc giả được tốt hơn.

Nếu Facebook có thể trở thành một ngôi nhà cho nội dung tin tức, nó có cơ hội trở thành trung tâm cho điều đó – về cơ bản, Facebook có thể trở thành nơi dành cho các cập nhật địa phương và nội dung tin tức nói chung.

Tác động của điều này khiến Facebook đã phải đối mặt với những thách thức pháp lý đối với việc sử dụng nội dung tin tức – và doanh thu được tạo ra từ đó – điều mà các nhà xuất bản đang dần mất đi.

Sự thật là, Chính phủ Úc đang đẩy mạnh kế hoạch buộc cả Facebook và Google phải chia sẻ tỷ lệ phần trăm của bất kỳ doanh thu nào họ tạo ra do nội dung tin tức với các nhà xuất bản có liên quan đến nguồn nội dung đó.

Điều này một lần nữa nhấn mạnh mối quan hệ căng thẳng giữa các nền tảng trực tuyến và các nhà xuất bản truyền thống, sẽ là một điểm gây tranh cãi khi Facebook tiếp tục tung ra tab tin tức của mình ở các khu vực mới.

Nhưng ngay bây giờ đây, trọng tâm sẽ là ở Mỹ, Facebook đã cam kết tài trợ hơn 300 triệu USD cho các tổ chức tin tức địa phương và đang tìm cách làm nổi bật việc Facebook có thể giúp hỗ trợ ngành công nghiệp này trong việc cung cấp tin tức tốt hơn cho người dùng và phục vụ cho nhu cầu của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via SocialMediaToday

Apple sẽ mua công cụ tìm kiếm mới thay thế Google?

Google đang trả từ 7 đến 8 tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định cho iOS và Siri, bù lại mang về doanh thu quảng cáo ước tính khoảng 25 tỷ USD từ các thiết bị của Apple.

Apple sẽ mua công cụ tìm kiếm mới thay thế Google?

Trong bài nhận định mới đây của chuyên gia phân tích mảng kinh doanh công nghệ Toni Sacconaghi có nhắc đến thương vụ tiềm năng Apple mua lại công cụ tìm kiếm DuckDuckGo. Theo đó, Sacconaghi cho rằng Apple có thể được hưởng lợi từ bước nâng cấp nền tảng này với tác động tối thiểu đến nguồn lợi nhuận của công ty.

Hiện nay, Google trả từ 7 đến 8 tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định cho iOS và Siri. Con số đó tương đương 30% doanh thu quảng cáo ước tính khoảng 25 tỷ USD mà Google tạo ra được từ các thiết bị của Apple.

Sacconaghi nói: “Chúng tôi nghĩ rằng Google sẽ không muốn mất đi lợi nhuận khoảng 15 tỷ USD hiện nay từ nền tảng iOS. Ngược lại, Apple có thể ở vị thế mạnh hơn so với những nhận định đầu tiên”.

Vụ Apple mua lại DuckDuckGo nếu xảy ra được dự báo sẽ có giá dưới 1 tỷ USD. Bên cạnh lực lượng lao động khá nhỏ gọn ở mức dưới 100 nhân viên, DuckDuckGo sẽ rất phù hợp khi xét đến quan điểm của Apple về chiến lược quảng cáo và quyền riêng tư người dùng.

“Phải khẳng định là chúng tôi nghi ngờ DuckDuckGo nếu thuộc sở hữu của Apple có thể tạo ra lợi nhuận đủ để bù lại khoản 7 – 8 tỷ USD một năm đang được trả bởi Google. Tuy nhiên, như vậy vẫn tốt hơn so với trường hợp xấu nhất khi Apple không có phương án dự phòng”, Sacconaghi nói.

Theo quan điểm trong bài viết của Forbes, Apple luôn thích mua lại theo ngành dọc và sở hữu toàn bộ giải pháp cung cấp cho người dùng, dù Google vẫn đang dẫn đầu trong mảng công cụ tìm kiếm và người dùng iOS sẽ chuyển sang dùng Google.

Apple lần đầu tiên tích hợp DuckDuckGo vào Safari phiên bản di động trong iOS 8, cho phép người dùng chọn công cụ tìm kiếm, cũng như các lựa chọn thay thế Yahoo và Bing trong ứng dụng Cài đặt.

Sau đó, Bing là công cụ tìm kiếm mặc định cho Siri cho đến năm 2017, cho đến khi Apple chuyển sang Google để cung cấp “trải nghiệm tìm kiếm web phù hợp hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hùng Lâm – MarketingTrips via IctNews

McDonald’s ‘tái bổ nhiệm’ vai trò CMO (Giám đốc Marketing) toàn cầu sau một năm ‘khước từ’

McDonald’s vừa bổ nhiệm cựu Marketer người Anh Alistair Macrow với vai trò toàn cầu trong nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động Marketing nhằm phục hồi sau đại dịch Covid-19 vốn đã khiến nhiều nhà hàng phải đóng cửa.

McDonald’s bổ nhiệm lại vai trò CMO – Chief Marketing Officer toàn cầu chưa đầy một năm sau khi loại bỏ nó, có vẻ như McDonald’s đang tái thiết lập lại các nỗ lực kinh doanh sau đại dịch coronavirus.

Alistair Macrow, một cựu quản lý marketing tại McDonald’s ở Vương quốc Anh đã được bổ nhiệm vị trí CMO của mảng vận hành kinh doanh ở thị trường quốc tế. Ông sẽ chịu trách nhiệm cho cả chiến lược marketing lẫn phát triển nhân sự của các nhóm marketing của thương hiệu.

Ông Alistair Macrow được bổ nhiệm chưa đầy một năm sau khi McDonald’s dịch chuyển cơ cấu bộ phận marketing của mình trước sự ‘ra đi’ của CMO toàn cầu Silvia Lagnado.

Những thay đổi đã loại bỏ bộ phận marketing ra khỏi hội đồng quản trị của McDonald’s, với việc Colin Mitchell đảm nhận vai trò phó chủ tịch marketing toàn cầu và Bob Rupczynski được bổ nhiệm làm phó chủ tịch về công nghệ marketing (vị trí mà ông vẫn đang nắm giữ).

Tuy nhiên, với việc Mitchell rời bỏ công việc kinh doanh để tìm kiếm một thách thức mới, CEO của McDonald’s, Ông Chris Kempczinski đã chọn cách là tái bổ nhiệm vai trò CMO toàn cầu để tập trung vào việc xây dựng thương hiệu McDonald’s.

“Tôi đã làm việc với các thương hiệu hàng tiêu dùng (consumer brands) trong hầu hết sự nghiệp của mình và bây giờ với tư cách là người dẫn đầu một trong những thương hiệu lớn nhất và dễ nhận biết nhất trên thế giới, tôi đã thấy tận mắt sức mạnh của một thương hiệu mạnh trong việc đưa ra một chiến lược kinh doanh thành công”. Ông Kempczinski nói.

“Với tôi, Một thương hiệu không chỉ là một logo; đó là một tuyên ngôn về các giá trị, ý niệm và khát vọng mà người tiêu dùng có ý thức (và vô thức) chọn để đồng hành”.

Về phía tân CMO, Ông Macrow sẽ chịu trách nhiệm về chiến lược menu (thực đơn) toàn cầu, thương hiệu, insights, kích hoạt các hoạt động marketing, đồng thời phát triển và củng cố các chương trình đào tạo marketing và lập kế hoạch phát triển nhân sự cho công ty.

Macrow sẽ hợp tác chặt chẽ với Morgan Flatley, hiện đang giữ vai trò giám đốc trải nghiệm khách hàng số và marketing (CM and DCEO – chief marketing and digital customer experience officer).

Vai trò này sẽ bao gồm marketing, digital, media, CRM (customer ralationships management), tương tác và nội dung thương hiệu (brand content), chiến lược và insights người tiêu dùng, cũng như việc xây dụng thực đơn (menu) cho thị trường Mỹ.

Macrow và Flatley sẽ báo cáo trực tiếp cho CEO Kempczinski.

McDonald’s đã buộc phải đóng cửa một số cửa hàng của mình do Covid-19 và ở nhiều nơi khác, bao gồm cả Vương quốc Anh, mới bắt đầu mở lại các nhà hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips via MarketingWeek

Google tìm thấy hơn 25 tỷ trang spam mỗi ngày

Google đã xuất bản báo cáo webspam định kì hàng năm để định lượng kết quả của các nỗ lực chống spam của Google vào năm 2019.

Google tìm thấy hơn 25 tỷ trang spam mỗi ngày
Ảnh: Google

Theo báo cáo, hơn 99% kết quả tìm kiếm của Google là không có spam và công ty đã nỗ lực hết sức để giữ nguyên như vậy.

Chẳng hạn, nhóm webspam của Google phát hiện 25 tỷ trang spam mỗi ngày được lọc ra khỏi chỉ mục kết quả tìm kiếm của Google.

Dưới đây là những điểm nổi bật hơn từ báo cáo webspam của Google, trong đó cho thấy các nỗ lực của công ty về việc luôn hướng tới những kẻ chuyên đi spam (spammers) năm 2019.

Cách mà Google chống lại nạn Webspam vào năm 2019

Google đã nhận được gần 230.000 báo cáo về spam tìm kiếm trong năm 2019 và có thể thực hiện hành động đối với khoảng 82% các báo cáo mà họ đã xử lý.

“Các giải pháp học máy (machine learning) của chúng tôi, kết hợp với khả năng thực thi thủ công đã được kiểm chứng tính hiệu quả qua nhiều thời gian, là công cụ để xác định và ngăn chặn các kết quả spam cho người dùng”. Phía Google cho biết.

Thành quả của các cuộc chiến chống spam của Google

Các nỗ lực chống spam của Google đã quản lý để ngăn chặn spam cho người dùng đã giảm 80% trong năm 2018 và không tăng trong năm 2019.

Liên kết spam vẫn phổ biến, nhưng Google đang trở nên ‘tinh ranh hơn’ trong việc phát hiện ra nó. Hơn nữa, Google xác nhận các liên kết trả tiền và trao đổi liên kết không còn là phương án hiệu quả lúc bấy giờ.

“Các hệ thống của chúng tôi đã ‘bắt’ được hơn 90% liên kết spam và các kỹ thuật như liên kết trả phí hoặc trao đổi liên kết đã trở nên kém hiệu quả”. Google cho biết.

Google lưu ý tiến trình mà Google đã thực hiện để chống lại các trang web spam với nội dung được tạo tự động và nội dung copy (scraped content). Các trang web này thường tham gia vào các hành vi gây phiền nhiễu hoặc gây hại cho người tìm kiếm.

Ví dụ bao gồm các trang web có các yếu tố lừa đảo như nút giả, chuyển hướng thiếu tin cậy và các phần mềm độc hại.

Tiếp cận webmaster Tools và xử lý kịp thời

Cuối cùng, Google khuyến khích các nỗ lực để tiếp cận trình quản trị trang web (webmaster Tools) của mình vì nó liên quan đến việc chống spam.

Khi Google phát hiện spam, nó sẽ thông báo cho chủ sở hữu trang web thông qua Google Search Console. Năm 2019, Google đã gửi hơn 90 triệu tin nhắn cho chủ sở hữu trang web.

Các tin nhắn đó đã được gửi để cho chủ sở hữu trang web biết về bất kỳ vấn đề hoặc sự cố nào có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của trang web của họ trong kết quả tìm kiếm.

Trong tất cả 90 triệu tin nhắn, khoảng 4,3 triệu tin nhắn có liên quan đến các hành động thủ công do vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google (Google’s Webmaster Guidelines).

Tầm quan trọng của việc chống spam

Để trùng khớp với báo cáo này, ông Richard Sullivan từ Google đã viết một bài đăng trên blog riêng về các lý do tại sao việc ngăn chặn spam khỏi các kết quả tìm kiếm lại rất quan trọng.

“Nếu không có các hệ thống và đội nhóm chống spam của chúng tôi, chất lượng tìm kiếm sẽ bị giảm rõ rệt, việc tìm kiếm thông tin hữu ích mà bạn có thể tin tưởng được sẽ khó hơn rất nhiều”. Ông cho biết thêm.

“Với các trang web chất lượng thấp đang cố tình spam để vào các kết quả tìm kiếm hàng đầu (Top), càng có nhiều khả năng mọi người có thể bị lừa bởi các trang web giả mạo khi họ đang cố để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc lây nhiễm máy tính của bạn bằng các phần mềm độc hại”. Phía Google cảnh báo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via SearchEngineLand 

Tips phỏng vấn: Đừng nói rằng mức lương không quan trọng với nhà tuyển dụng

Lương thưởng luôn là một trong những vấn đề được đưa lên bàn cân trong những cuộc phỏng vấn, dẫu không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định đến việc nhận hay không công việc của ứng viên.

Tuy nhiên, với rất nhiều người, lương không chỉ được hiểu thuần theo nghĩa đen là mức thu nhập mà nó còn là thước đo để đánh giá năng lực của mỗi người, là sự chi trả công bằng cho những đóng góp trong công việc và cũng là sự ghi nhận của công ty đối với nhân viên của mình. Vì vậy, thật hiếm để tìm ra ai đó chấp nhận việc đi làm mà chẳng hề mảy may quan tâm đến vấn đề lương thưởng.

Trong một số trường hợp, ứng viên có thể đồng ý với mức lương khởi đầu thấp hơn ở công ty cũ để đổi lại cơ hội được học tập hoặc chuyển đổi ngành nghề nhưng rồi theo thời gian, lương vẫn sẽ là cơ sở để đánh giá sự tiến bộ và khả năng thể hiện ở vị trí mà mình đã ứng tuyển.

Do đó, nếu bạn cố gắng gây ấn tượng với phỏng vấn viên bằng những câu nói đại loại như “Mức lương với tôi lúc này thật sự không quan trọng”, bạn có thể phạm phải sai lầm không nên mắc phải trong buổi thảo luận.

ĐỪNG CỐ GẮNG ĐÁNH LỪA BẢN THÂN VÀ PHỎNG VẤN VIÊN

Rất nhiều người đã từng ngại ngùng hoặc vì một lý do nào đó cố gắng lảng tránh vấn đề lương bổng khi được đặt câu hỏi “Bạn kỳ vọng mức lương bao nhiêu?”.

Họ thường tìm cách chuyển đổi câu trả lời theo một hướng mà họ nghĩ là tích cực hơn như “Tôi không quá xem trọng yếu tố lương thưởng mà hiện tại tôi đang muốn được làm một công việc mà mình thật sự đam mê cũng như muốn được cống hiến hết mình”.

Mặc dù bạn có thể nghĩ câu trả lời này sẽ dễ dàng ghi điểm và làm hài lòng phỏng vấn viên nhưng trên thực tế hầu hết nhà tuyển dụng đều không nghĩ như bạn. Họ cho rằng cách trả lời này quá khuôn mẫu và sáo rỗng, thậm chí nhà tuyển dụng còn có cảm giác ứng viên đang nói dối quanh co hay tệ hơn là ứng viên không có khả năng tự đánh giá năng lực của chính mình.

Liệu có ai đó sẽ chịu tin rằng khi bạn không xem trọng việc mình được chi trả bao nhiêu sẽ thật sự xem trọng công việc của mình? Do đó, tốt nhất là đừng tự đánh lừa bản thân và phỏng vấn viên nữa!

CẦN ĐÁNH GIÁ ĐÚNG TẦM QUAN TRỌNG CỦA LƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN

Những vấn đề thực tế cần được suy nghĩ một cách thực tế! Hãy tự hỏi bản thân bạn rằng mức lương quan trọng như thế nào đối với bạn khi nhận một công việc. Bạn nên chuẩn bị trước tinh thần để trả lời câu hỏi này trước khi bước vào vòng phỏng vấn bởi ngại đàm phán lương chính là trở ngại sự nghiệp cho chính bạn về sau.

Có thể một trong những lý do nhiều ứng viên muốn lảng tránh câu hỏi này là bởi vì họ cũng không nắm rõ vị trí mình đang ứng tuyển đang được chi trả bao nhiêu trong mặt bằng thị trường lao động chung. Nếu nói một mức quá cao, họ e rằng sẽ đánh mất cơ hội được làm công việc yêu thích.

Nếu nói một mức quá thấp, nhà tuyển dụng có thể sẽ có đánh giá sai lệch về những thế mạnh và khả năng của ứng viên khi làm việc. Và cũng vì luôn cho rằng lương thưởng là vấn đề nhạy cảm, rất ít người muốn tham khảo bạn bè hay người quen đang làm việc trong lĩnh vực hoặc thậm chí là trong công ty mình đang ứng tuyển.

Thế nhưng, bạn không hẳn là sỗ sàng khi bạn ngỏ lời nhờ tư vấn trước khi đàm phán lương đâu. Thay vì hỏi một con số chính xác, bạn có thể nhờ bạn bè và người quen cho mình biết một khoảng dao động nào đấy để tự ước lượng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm ở những báo cáo về thu nhập theo ngành hàng năm hoặc tự tìm hiểu mức chi trả của thị trường ở các cổng thông tin uy tín về lương thưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CareerBuilder

Từ chối bán ý tưởng cho ông chủ SoftBank với giá 2,8 triệu USD, một doanh nhân sắp trở thành tỷ phú

Ở tuổi 23, Shunji Sugaya có được điều mà anh gọi là “giai đoạn thay đổi cuộc sống”.

Ảnh: Bloomberg

Tháng 3 năm 2000, Sugaya giành được giải thưởng trong một cuộc thi kinh doanh nơi tỷ phú Masayoshi Son – nhà sáng lập SoftBank – đảm nhận vai trò giám khảo. Sugaya gửi cho ông Son một email cảm ơn, sau đó 2 người gặp nhau và ông chủ SoftBank đề nghị mua lại ý tưởng của anh với giá 2,8 triệu USD hoặc mời Sugaya về làm việc kèm theo quyền mua cổ phiếu.

Nhưng Sugaya đã từ chối đề nghị của một trong những tỷ phú giàu nhất Nhật Bản.

“Điều đó cho tôi sự tự tin khi còn là một sinh viên. Tôi cũng rất vui và biết ơn lời đề nghị đó nhưng tôi quyết định từ chối một cách lịch sự và tự mình thực hiện”, Sugaya chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

Anh bắt đầu khởi nghiệp và đặt tên công ty là Optim – hiện cung cấp các nền tảng quản lý doanh nghiệp bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ IoT. Cú đặt cược đó đã mang lại trái ngọt khi Sugaya đang tiến gần đến bảng xếp hạng tỷ phú, sánh ngang cùng Masayoshi Son.

Cổ phiếu Optim đã tăng 66% từ đầu năm, ngay cả khi toàn thị trường giảm, do việc kinh doanh từ xa trở nên cần thiết trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng ra nhiều quốc gia. Theo tính toán của Bloomberg Billionaires Index, khối tài sản của Sugaya – phần lớn từ 64% cổ phần anh nắm giữ ở công ty – đã tăng lên 918 triệu USD.

Theo Sugaya – Chủ tịch Optim, virus corona đã đẩy nhanh sự chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang kinh doanh kỹ thuật số ở nhiều công ty Nhật Bản.

“Sự kỹ thuật số hóa đã phát triển với tốc độ chóng mặt trong 3 tháng qua, cảm giác như một cơn gió mạnh vậy”, anh nói.

Sugaya, hiện 43 tuổi, biết lập trình máy tính từ thời tiểu học. Anh còn tự tạo ra các game và bán chúng cho bạn bè với giá vài trăm yên.

Optim, được thành lập năm 2000, khởi đầu với việc cung cấp dịch vụ quảng cáo video trên internet. Công ty bắt đầu sử dụng AI và IoT khi hợp tác với tập đoàn viễn thông Nippon Telegraph & Telephone để tạo ra một dịch vụ kết nối internet. Công ty tạo ra phần mềm để người đăng ký có thể tự thiết lập kết nối và sau đó phát triển các dịch vụ hỗ trợ từ xa.

Từ đó, Optim mở rộng các công nghệ điều khiển từ xa. Optimal Biz – nền tảng quản lý của công ty cho nhiều thiết bị bao gồm cả điện thoại thông minh và máy tính bảng, giúp các doanh nghiệp kiểm soát và bảo mật thiết bị di động của nhân viên, với các chức năng như khóa từ xa và và có thể xóa những thiết bị mất hay bị ăn trộm để tránh bị mất dữ liệu.

Theo Optim, những sản phẩm này chiếm khoảng 40% thị trường quản lý thiết bị di động Nhật Bản.

Ảnh: Bloomberg

Các công nghệ Optim hiện được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ và tài chính. Các đối tác kinh doanh của công ty bao gồm SoftBank, KDDI và Komatsu. Optim cũng tham gia vào khu vực Đông Nam Á, khởi đầu là Việt Nam và đang bắt đầu mở rộng sang Bắc Mỹ và châu Âu.

Công ty cũng cung cấp máy bay không người lái cho lĩnh vực nông nghiệp được trang bị khả năng phân tích hình ảnh dựa trên AI. Người dùng có thể nhận ra côn trùng, sâu bệnh hại và chỉ phun hóa chất nông nghiệp lên các khu vực bị ảnh hưởng, giảm nhân công và lượng hóa chất sử dụng.

Năm ngoái, Optim công bố đạt doanh thu 62,3 triệu USD cùng mức lợi nhuận 1,1 triệu USD. Vốn hóa thị trường hiện ở mức 1,5 tỷ USD.

“Tôi thực sự không quan tâm đến vấn đề tiền bạc. Trong suốt 20 năm, tôi muốn chúng tôi trở thành một công ty mà mọi người có thể nhìn vào đó và nói: Optim đã thay đổi tất cả các ngành công nghiệp bằng AI và IoT”, Sugaya nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips  via NDH

Grab công bố chương trình hỗ trợ SMEs tại Đông Nam Á sau Covid-19

Grab vừa công bố chương trình Hỗ trợ tăng trưởng cho doanh nghiệp nhỏ tại Đông Nam Á nhằm thích nghi sau Covid-19.

Grab công bố chương trình hỗ trợ SMEs tại Đông Nam Á sau Covid-19

Chương trình bao gồm các công cụ và sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp đang kinh doanh offline dễ dàng chuyển sang kinh doanh online, đồng thời giúp những đối tác đang hoạt động trên nền tảng Grab tăng mức hiển thị và có thể điều chỉnh hoạt động vận hành phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi số nhanh chóng. Ba nội dung chính của chương trình gồm:

GrabMerchant: một nền tảng tự phục vụ gồm tất cả-trong-một để các chủ doanh nghiệp có thể phát triển tập khách hàng trên nền tảng trực tuyến, tối ưu hóa vận hành, đồng thời kiểm soát chi phí.

Khám phá cửa hàng (Merchant Discovery): Từ giữa tháng 6/2020, người dùng Grab có thể nhìn thấy các cửa hàng gần họ thông qua widget Nearby Merchant (Cửa hàng gần bạn) trên ứng dụng Grab.

Ngoài ra, Grab sẽ dành 3,5 triệu USD giá trị quảng cáo hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ ở Đông Nam Á. Các quảng cáo này sẽ được đặt tại những vị trí nổi bật nhất trên ứng dụng Grab trong 5 tuần kể từ đầu tháng 7/2020. Grab sẽ chi trả các chi phí và nguồn lực cần thiết để sản xuất các tài liệu tiếp thị này.

Đại diện Grab cho biết, chương trình hỗ trợ tăng trưởng cho doanh nghiệp nhỏ khẳng định cam kết của Grab trong việc hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp nhỏ.

Ngoài ra, Grab cũng tiếp tục công bố quan hệ đối tác với chính phủ các nước Đông Nam Á để kết nối nông dân và các doanh nghiệp khác đang hoạt động tại khu vực nông thôn với nền kinh tế số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DTO

4 “cạm bẫy” đang ‘chực chờ’ bạn khi đi tìm việc

Tìm kiếm công việc mới và vượt qua giai đoạn thử việc là điều không hề dễ dàng. Nhưng sẽ ra sao nếu trải qua 2 tháng thử việc bạn nhận thấy công ty mới không thực sự tốt??? Lúc này, bạn buộc phải lựa chọn giữa tiếp tục hành trình tìm kiếm công – thử việc hay chấp nhận số phận?? Vì thế, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định làm việc tại công ty có 4 dấu hiệu sau nhé! 

Thay đổi công việc không phải là điều dễ dàng. Bạn phải chật vật tìm kiếm công việc mới, gửi không biết bao nhiêu CV, chờ đợi để được gọi. Rồi những buổi phỏng vấn căng não, 2 tháng thử việc đầy thách thức để được chính thức làm việc.

Nhưng sẽ ra sao nếu sau 2 tháng thử việc, bạn nhận ra công ty mới không hề tốt đẹp và những lời hứa hẹn khi phỏng vấn bỗng chốc “không cánh mà bay”?  Thậm chí, nhiều trường hợp khi thử việc, kí hợp đồng rồi mới vỡ lẽ bản thân bị bốc lột sức lao động và áp bức đủ kiểu.

Chẳng lẽ lúc đó, bạn phải ngậm đắng nuốt cay để có công việc làm ổn định? Hay tiếp tục hành trình tìm kiếm công việc mới đầy cam go, có thể khiến bản thân thất nghiệp trong vài tháng?

Do đó, ngay từ thời điểm đầu tiên khi đi phỏng vấn, hãy cố gắng sàng lọc, tìm đến một công ty biết tạo điều kiện phát triển cho công nhân viên, giúp chúng ta giảm thiểu được rất nhiều thiệt thòi, kiếm được nhiều tiền hơn, xây dựng một tương lai tốt hơn và tìm cách tránh xa các công ty có môi trường yếu kém, làm thui chột tài năng.

Sau đây là 4 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được đâu là công ty cần đề phòng:

Yêu cầu nhân viên “đa zi năng”

Đặc điểm chung của những công ty “cần đề phòng” thường là đòi hỏi rất nhiều ở nhân viên. Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nhân viên phải chấp nhận ôm đồm nhiều công việc khác kể cả dọn dẹp, bưng bê…

Tuy nhiên, họ sẽ không dễ dàng chi trả một mức lương tương ứng với công sức mà bạn bỏ ra, thay vào đó là sự hứa hẹn sẽ tăng lương khi qua thời gian thử việc hoặc định kỳ tăng lương, thưởng hậu hĩnh…

Hoặc có trường hợp, công ty sẽ đồng ý với mức lương cao ngất nhưng đến khi trả lương, họ sẽ đưa ra vô vàn lý do để giảm lương của bạn hoặc nợ lại và không hẹn ngày trả. Bạn cũng cần đề phòng những nơi vẽ ra viễn cảnh quá “màu hồng”, không thực tế đấy!

Nếu trong quá trình phỏng vấn mà gặp phải dấu hiệu này, bạn nên cân nhắc và làm rõ công việc mình phải đảm nhận. Sau đó, qua nhiều cuộc trao đổi mà vẫn không tạo được sự tin tưởng, bạn nên rời đi ngay và tìm cho mình “bến đỗ” mới.

Chia sẻ không tốt về nhân viên cũ

Cấp trên hay chê trách và không bao giờ thừa nhận năng lực, đóng góp của nhân viên cũng là một trong những điều khiến hầu hết người đi làm chán nản và muốn nghỉ việc. Và một trong những mẹo giúp bạn xác định được đâu là công ty mình nên làm, ai là người sếp phù hợp dành cho mình chính là lắng nghe.

Việc lắng nghe trong buổi phỏng vấn về cách người quản lý trực tiếp chia sẻ về đội ngũ nhân viên của họ sẽ giúp bạn nhìn thấy được phần nào đó cách làm việc của họ. Và hãy đề phòng nếu họ liên tục đưa ra lời chê trách hay phàn nàn về người nhân viên cũ từng đảm nhiệm vị trí bạn ứng tuyển nhé! Điều này cũng thể hiện một phần nào đó về tính cách đấy!

Bên cạnh đó, đừng bỏ câu hỏi về cơ cấu công ty cũng như quy trình làm việc, thành viên trong bộ phận mà bạn ứng tuyển để hiểu rõ hơn về cách thức làm việc ở nơi mới nhé! Điều này cũng một phần nào đó giúp bạn hiểu thêm về văn hóa của công ty.

Và với những nhà tuyển dụng có dấu hiệu quanh co, phớt lờ các câu hỏi của bạn hoặc chuyển sang một chủ đề khác để tiếp tục cuộc trò chuyện khi bạn hỏi quá sâu về cơ cấu công ty thì cũng là một điều đáng ngờ đấy!

Không liên lạc qua email mà chỉ bằng các ứng dụng khác

Các công ty thường sử dụng hai hình thức để liên hệ với ứng viên là qua điện thoại và email công ty. Còn với công ty không đáng tin, họ thường sử dụng những tài khoản mạng xã hội ảo để liên hệ như tài khoản Facebook hoặc Zalo, Viber.

Với kinh nghiệm của những người đi làm nhiều năm, nhân viên tuyển dụng sẽ gọi điện thoại để trao đổi với bạn trước và sau đó gửi kèm email để xác nhận, mời bạn đến dự phỏng vấn. Kết quả của cuộc phỏng vấn hoặc thư mời nhận việc đều được gửi bằng email công ty. Tất nhiên, email đấy được công khai rộng rãi trên các kênh như Website, Fanpage… Vì vậy, hãy cẩn thận với những lời mời phỏng vấn qua các ứng dụng khác nhé!

Đề nghị một vị trí khác với vị trí bạn ứng tuyển

Trong công việc, chỉ khi được làm công việc bạn yêu thích hoặc đúng chuyên môn, bạn mới thật sự phát triển được. Vì thế, một công ty đề xuất bạn một vị trí không phù hợp với định hướng của bạn ban đầu, hãy cân nhắc thật kĩ về vấn đề này.

Dù mức lương hoặc các chế độ đãi ngộ khác có thể rất hấp dẫn và công việc cũng đầy thú vị, thách thức. Nhưng bạn nên nhớ, trên đời không có chuyện gì là dễ dàng mà có được cả. Hãy đặt nghi vấn rằng tại sao công ty mới lại sẵn sàng trả lương cao cho một người không có quá nhiều kinh nghiệm về vị trí đó? Mục đích thật sự của họ là gì?

Bên cạnh đó, việc không được làm đúng chuyên môn hay công việc yêu thích cũng khiến bạn khó có thể phát triển được công việc lâu dài. Vì thế, hãy cân nhắc và từ chối một cách khéo léo những lời đề nghị như thế này.

Trên đây là 4 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được một phần công ty mới có phù hợp và giúp bạn phát triển sự nghiệp lâu dài hay không. Nếu gặp phải những trường hợp này, hãy hỏi cụ thể hơn và mạnh dạn từ chối để tránh bản thân lại rơi vào vòng lẩn quẩn của nhảy việc – tìm việc – thử việc rồi lại nhảy việc nhé!

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via HR Insider

Propzy: Nền tảng bất động sản O2O vừa gọi được 25 triệu USD ở vòng Series A

Propzy, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam với sản phẩm giúp hướng dẫn người tiêu dùng trong toàn bộ quá trình giao dịch bất động sản vừa công bố họ đã huy động được vốn ở vòng Series A với trị giá 25 triệu USD từ Gaw Capital và SoftBank Ventures Asia, chi nhánh của SoftBank Group.

Các nhà đầu tư khác bao gồm Next Billion Ventures, RHL Ventures, Breeze, FEBE Ventures, RSapes và Insignia.

Propzy

Thay vì ‘proptech’, người sáng lập và giám đốc điều hành của Propzy John Le lấy cái tên ‘FireTech’ để mô tả về Startup của mình, sử dụng dòng lửa ‘fire’ như một từ viết tắt của tài chính (F – Financial), bảo hiểm (I – Insurance) và công nghệ bất động sản (Real-Estate Technology).

Được thành lập vào năm 2016, công nghệ của Propzy bao hàm hầu hết mọi giai đoạn của một giao dịch bất động sản, từ các trung tâm bán hàng truyền thống đến thị trường trực tuyến, các sản phẩm tài chính như cho vay thế chấp và cuối cùng là phần mềm doanh nghiệp cho người quản lý và người thuê nhà.

Vốn từ Series A sẽ được sử dụng để phát triển dòng sản phẩm của mình và cung cấp bảng cân đối cho việc mở rộng sang mảng tài chính thế chấp trực tiếp. Hầu hết các hoạt động hiện tại của Propzy đều ở thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty này cũng đang có kế hoạch mở rộng ra thị trường Hà Nội trong cuối năm nay và 2021 trước khi ‘khám phá’ các thị trường khác ở Đông Nam Á, bao gồm cả Thái Lan, Malaysia và Philippines.

Propzy hiện có 30 trung tâm bán hàng trực thuộc (offline), với tổng số 400 nhân viên bán hàng. Trong 18 tháng tới, họ dự kiến ​​sẽ tăng những con số này lên 70 trung tâm bán hàng và 1.300 nhân viên bán hàng.

Các trung tâm bán hàng bổ sung cho thị trường trực tuyến Propzy, với hàng chục ngàn tài sản được nhân viên của họ sàng lọc trước khi chúng được đưa vào danh sách kinh doanh. CEO Propzy cho biết: Propzy đã xử lý hơn 1 tỷ USD giao dịch tài sản kể từ khi ra mắt, khiến nó trở thành mạng lưới bất động sản O2O (offline-to-online) lớn nhất tại Việt Nam.

CEO John Le là một doanh nhân từng khởi nghiệp với các công ty như LoanTrader, một nền tảng giao dịch thế chấp được hỗ trợ bởi Goldman Sachs, Citigroup và GE Capital. Năm 2009, ông sang Việt Nam để ra mắt văn phòng tín dụng quốc tế với TransUnion. Trong thời gian đó, ông nhận ra quá trình thuê hoặc mua bất động sản hiện quá phức tạp và nặng nề.

Tại Mỹ, người tiêu dùng được hưởng lợi từ các nền tảng được niêm yết như Zvel và Trulia, các đại lý bất động sản và văn phòng ký quỹ được cấp phép. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Ông cho biết nhiều danh sách được niêm yết trên các trang rao vặt, tương tự như Craigslist và thường không được xử lý bởi các đại lý được cấp phép. Cũng không có dữ liệu danh sách được tiêu chuẩn hóa, điều này khiến việc so sánh nhiều thuộc tính trở nên khó khăn đối với người tiêu dùng.

Để nhân rộng kinh nghiệm của Mỹ tại Việt Nam, bạn không thể chỉ cần khởi động một trang web và đặt tài sản lên đó, Ông John Le cho biết. Chúng tôi đã xây dựng một đại lý ngoại tuyến (offline agency), nhưng bạn cần sử dụng công nghệ để tăng hiệu quả và hiệu suất của nó, vì vậy chúng tôi là một nền tảng từ ngoại tuyến đến trực tuyến hay O2O. Dịch vụ khách hàng đó cần phải được thực hiện trong suốt hành trình, không chỉ cho việc môi giới tài sản mà còn giúp cả hai bên chốt và giải quyết thành công các giao dịch.

Propzy đã xây dựng một mô hình định giá tự động bằng cách sử dụng dữ liệu mà họ đã thu thập trong bốn năm qua để đánh giá nhà cửa, giúp đề xuất giá cả và cho khách hàng thấy các đặc tính tương đương. Về mặt tài chính, mô hình này cũng được các ngân hàng đối tác của Propzy sử dụng để giúp khách hàng được chấp thuận trước cho các khoản vay dựa trên giá trị tài sản.

Sau khi người mua chuyển đến một căn hộ, họ có thể sử dụng phần mềm thuê nhà Propzy để báo cáo các vấn đề hoặc đặt dịch vụ bảo trì và tiện nghi. Nếu họ quyết định bán hoặc cho thuê tài sản, họ cũng có thể làm như vậy thông qua nền tảng.

Đại dịch đã gây áp lực giảm giá cho thị trường bất động sản Việt Nam, với việc giảm 70% hoạt động kinh doanh của Propzy trên toàn quốc vào tháng Tư. Mặt khác, nhiều người đã thực hiện tìm kiếm trực tuyến và hỏi về việc bán tài sản, Ông John Le nói.

Trong một thông cáo báo chí về khoản đầu tư, đối tác quản lý của Gaw Capital, Ông Humbert Pang, cho biết: “Với nền kinh tế vĩ mô thuận lợi tại Việt Nam và chúng tôi tin tưởng với mô hình kinh doanh O2O này trong bất động sản, chúng tôi rất hào hứng với khoản đầu tư vào Propzy. Chúng tôi thấy được đề xuất giá trị và tầm nhìn kiên định mà Propzy và đội ngũ quản lý của họ mang đến và do đó chúng tôi rất lạc quan trong hoạt động kinh doanh của Propzy và thị trường mà Propzy đang hoạt đông”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via TechCrunch

Thương vụ Google mua Youtube với giá 1,65 tỷ đô đã được ký vội lúc nửa đêm tại bãi xe như thế nào?

Tháng 10/2006, Youtube đã chính thức được Google mua lại, trở thành một trong những sự kiện chấn động không chỉ tại Thung lũng Silicon mà còn giới công nghệ toàn cầu.

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Youtube (2005 – 2020), mấy anh bên BI đã tìm gặp lại những nhà sáng lập, các nhân viên kỳ cựu của công ty và cả các nhà đầu tư để tìm hiểu thêm về những câu chuyện chưa từng được biết tới về thương vụ đình đám này.

Qua đó chúng ta có dịp hé nhìn vào những khó khăn của Youtube thời đầu, việc hết tiền ra sao, hết dung lượng máy chủ thế nào, bị kiện tụng vì tác quyền ra sao và cả những cuộc họp, những thỏa thuận tỷ đô được tiến hành bằng miệng trong bãi xe lúc nửa đêm.

Vào một đêm tháng 10/2006, đồng hồ điểm 12h đêm chưa lâu, David Drummond, tổng cố vấn của Google, và Gideon Yu, giám đốc tài chính của Youtube đã có một cuộc gặp nhau ngay bên trong chiếc xe của Yu đang đậu tại một bãi đậu xe của chuỗi nhà hàng Denny, thành phố Redwood, California.

Cả 2 lúc đó đang dùng ánh sáng leo lét từ màn hình chiếc Blackberry để cùng nhau đọc một xấp tài liệu thì một sĩ quan cảnh sát tiến tới. Tiếng còi hụ và ánh đèn quay chiếu vào 2 vị lãnh đạo của 2 công ty đình đám. Viên cảnh sát yêu cầu được biết là tại sao lại có cuộc hẹn bí mật đang diễn ra tại bãi đậu xe của Denny vào lúc 3h sáng.

Tay đang đưa lên trời, Yu nói: “Chúng tôi đang ký một thỏa thuận sáp nhập.”

Viên cảnh sát yêu cầu Yu ra khỏi xe, lúc đó ông đang mặc một chiếc quần ngắn bình thường, một cái áo phông và một chiếc mũ bóng chày quay ngược ra phía sau. Ông bước chậm tới và đưa các tài liệu cho viên cảnh sát xem qua, trong đó có hẳn bản tuyên bố rằng Google sẽ mua lại Youtube với giá 1,65 tỷ đô la. Tất nhiên là họ được thả ra và tiếp tục công việc.

Với bàn tay vẫn còn đang run, Drummond và Yu cùng nhau ký vào thỏa thuận và nhanh chóng quay về. Lúc đó, những đồng nghiệp khác của cả 2 đã bắt đầu ăn mừng ở nhà, mỗi bên đều có những lý do riêng. Đối với Google, thương vụ mua lại này sẽ trở thành phần có giá trị nhất trong cả đế chế đang phát triển của họ.

Đối với Youtube, họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh để phát triển. Vào thời điểm đó, Youtube chỉ vừa mới thành lập 18 tháng và đang đối mặt với các khiếu nại bản quyền tiềm năng đầy tốn kém nhằm, đồng thời lại phải chật vật tìm cách hỗ trợ lượng người dùng đang phát triển quá nhanh, vượt quá khả năng chịu đựng của cơ sở hạ tầng nhỏ bé.

Mặc dù khi đó đã rất nổi tiếng nhưng ngay từ bên trong, Youtube đang tiến tới những giới hạn không còn chống đỡ nổi.

“Chúng tôi không có đủ nguồn lực để tiếp tục chiến đấu”

Trước đó, Youtube vẫn là một công ty thật sự sôi nổi và hừng hực khí thế. Khi đó dù họ vẫn chỉ là một nhóm nhỏ dẫn đầu bởi nhà sáng lập Steve Chen, giữ chức giám đốc công nghệ, và Chad Hurley, CEO. Dần dần, nhóm này phải vật lộn từng ngày để theo kịp nhu cầu của người dùng. Khi đó Amazon Web Servic vẫn chưa xuất hiện và bài toán đối với YouTube vẫn tiếp tục là không gian lưu trữ của máy chủ liên tục cạn kiệt.

Yu Pan, một kỹ sư và là nhân viên đầu tiên của Youtube kể lại rằng: “Đó là những ngày làm việc hết sức bất tận. Tôi nghĩ rằng có lúc phải làm cả 7 ngày trong tuần. Công ty phát triển tới mức chóng mặt. Số lượng người xem tăng theo cấp số nhân. Chúng tôi đốt ổ cứng nhanh hơn bất cứ doanh nghiệp nào trong lịch sử.”

Còn đối với Gideon Yu, người vào Youtube làm trên cương vị CFO vào tháng 9/2006 hồi tưởng lại họ đã cầu xin bất cứ ai có thể tìm được để truy cập vào không gian trống của máy chủ như thế nào: “Có lúc chúng tôi đã phải tìm tới tất cả các nhà đầu tư của chúng tôi, bất cứ người bạn và bất cứ ai quen biết và nói “hey, nếu anh có server nào mà không dùng thì cho chúng tôi mượn được không?” Chúng tôi thực sự đã đi vòng quanh, tìm tới mọi người bạn tại công ty, tại nhà của họ và tìm cách mượn mọi máy chủ mà chúng tôi có thể.”

Chưa hết, Youtube lúc đó cũng đang đối mặt với những vấn đề về bản quyền một cách liên tục, tìm cách tránh bị những công ty tác quyền âm nhạc để mắt tới. Nhiều nội dung vốn đang sở hữu bởi các hãng âm nhạc hoặc các studio phim xuất hiện trên Youtube và các nhân viên không thể nào gỡ xuống kịp.

Roelof Botha, một nhân viên của PayPal, người đã từng làm việc với các nhà sảng lập của Youtube trong nhiều năm kể lại rằng: “Các nhà sáng lập không có ý biến Youtube thành nơi chứa nội dung lậu. Ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã làm việc với các bên tư vấn pháp lý và bắt đầu xây dựng nhóm kiểm duyệt nội dung.

Ngay khi bạn để điều đó xảy ra, nó sẽ kéo trang web đi xuống. Nếu bạn để lọt những thứ đó, nó sẽ phát triển như một căn bệnh ung thư. Vào thời điểm đó, các đe dọa từ kiện tụng là đe dọa lớn đối với Youtube.”

Theo Botha, đó đều là các mối đe dọa lớn đối với Youtube vào thời điểm ấy.

“Đôi lúc điều này còn khiến Chad và Steve đặt câu hỏi rằng họ có nên tiếp tục sát cánh cùng công ty nữa hay không. Chúng tôi không có đủ nguồn lực để tiếp tục chiến đấu.”

Zahavah Levine, cố vấn tổng của Youtube phó chủ tịch mảng kinh doanh, kể lại rằng lúc đó Youtube gần như không thể đứng vững. Nhu cầu cơ sở hạ tầng quá cao, tài khoản ngân hàng của công ty dần cạn kiệt. Các công ty bản quyền nhạc đòi tiền hàng trăm triệu đô. Nhiều bên đã gõ cửa Youtube để cố gắng hình thành quan hệ đối tác.

Ở vai trò CFO, Yu kể lại rằng: “:Chúng tôi chỉ biết cố làm tốt nhất mọi thứ. Nhưng khi bạn gom tất cả các vấn đề trên lại thì việc kiếm tiền đang ngày càng khó khăn hơn. Nghĩ xem, cứ có thêm tiền, thì tiến đó lại đổ vào cơ sở hà tầng cũng như các giao dịch tiềm năng với chủ IP. Do đó chúng tôi đã mắc kẹt trong vòng xoáy đó.”

Một buổi chiều nọ, công ty đã có một cuộc họp nảy lửa với Universal Music, một bên đang “rất, rất khó chịu” với Youtube trong vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc của họ. Cuối ngày hôm đó, Chen và Hurley đã tìm đến một quán bar bên cạnh văn phòng Youtube, nơi họ thường đi vào ban đêm để thảo luận về các vấn đề công ty. Sau khi dạo quanh những con phố ở San Mateo và suy nghĩ về các quyết định, tại quán bar, 2 người đã nói với Yu rằng họ muốn bán công ty.

Yu kể lại rằng khi đó, cả Chen và Hurley đều đã quá mệt mỏi về số lượng những cuộc gặp mặt của công ty về việc vi phảm bản quyền, các cuộc họp ngày càng trở nên căng thẳng. Cả 2 nói với Yu rằng họ muốn tạo ra Youtube như một sản phẩm tố nhưng thực tế lúc đó không như những gì họ mong muốn nữa.

Sau đó, 3 người bắt đầu bàn với nhau để tìm cách kiếm những công ty lớn mua lại, đó phải là những công ty “tay to” với tiềm lực thực sự, có nhiều người và nhiều tiền. Sau khi tư vấn với ban giám đốc và các nhà đầu tư, mọi đều đồng ý: Đã tới lúc bước tới bằng việc mua lại.

Cuộc chiến đấu thầu

Việc bán Youtube diễn ra đầu đó chỉ khoảng tầm 3 tuần kể từ đêm 3 người gặp nhau ở quán bia.

Trong cuộc đấu thầu mua lại Youtube có nhiều bên tham gia, bao gồm cả Microsoft, Viacom và News Corp,… tuy nhiên đến cuối cùng thì chỉ còn lại 2 ứng cử viên là Yahoo và Google.

Yu kể rằng: “Cuộc đấu thầu thực sự rất nhỏ và sít sao. Chúng tôi muốn giữ những luồng thông tin thật chặt, giảm thiểu khả năng rò rỉ. Chỉ cần những thông tin đang nắm giữ lọt ra các nhà đầu tư bên ngoài hoặc những kẻ khác thì vận mệnh của Youtube sẽ tệ hại đi rất nhiều so với giá trị thực sự của nó.”

Lúc đó, cả Chen và Hurley vốn không có kiến thức nền tảng tài chỉnh và phải nhờ các nhà đầu tư của họ tại Sequoia để được tư vấn đề cách đàm phán các điều khoản của thỏa thuận. Pierre Lamond kể lại rằng: “Chúng tôi thường ăn tối pizza tại chỗ của tôi, tại phòng ăn trong nhà tôi.

Chúng tôi đều ngồi quanh bàn, và Roelof Botha nhận trách nhiệm đi lấy pizza. Rõ ràng cả Yahoo và Google đều biết chúng tôi là một sản phẩm độc đáo, và rất khó để cạnh tranh. Chúng tôi có đầy lợi thế vào lúc đó.”

Yu, một người từng là thủ quỹ của Yahoo trước khi gia nhập Youtube, nói rằng ông đã gọi cho các đồng nghiệp cũ để thông báo về cơ hội mua Youtube. Tuy nhiên nếu Yahoo quan tâm thì có vẻ như đôi bên sẽ họp khẩn.

Và nghe có vẻ vô lý nhưng lại cực kỳ thuyết phục, do tất cả những người sáng lập Youtube đều rất nổi tiếng tại thung lũng Silicon nên họ cần phải tìm một nơi gặp mặt đám phán mà không ai có thể nhận ra. Địa điểm cuối cùng là một cửa hàng Denny ở thành phố Redwood, cách văn phòng của Youtube 14 phút lái xe.

Buổi đầu tiên, Hurley và Chen gặp Larry Page và Eric Schmidt của Google. Ngày tiếp theo là gặp Yahoo. Không lâu sau đó thì Google ra giá và theo Yu thì nó quá thấp. Trong khi đó, Youtube lại đang có những đàm phán riêng với những hãng âm nhạc với hy vọng sẽ tránh được các vụ kiện bản quyền tốn kém. Tới tháng 9/2006. Levine và Chris Maxcy, một trong những nhân viên đầu tiên của Youtube chịu trách nhiệm mảng phát triển trang, đã chốt deal với Warner Music.

Theo mô tả của Levine, đây là thỏa thuận “mang tính bước ngoặt và lần đầu tiên trong ngành” khi mà Warner cho phép Youtube lưu trữ các video do người dùng đăng lên có chứa nhạc của Warner sở hữu và đôi bên sẽ chia sẻ doanh thu quảng cáo cho nhau.

Lúc đó, Levine và Maxcy cũng đang đàm phán thêm với 3 bên sở hữu bản quyền âm nhạc lớn càng nhanh càng tốt. Vào ngày Youtube tuyên bố được mua lại, họ đã đồng thời công bố ba thỏa thuận riêng với CBS (cho phép Youtube phát các chương trình của CBS) và Universal Music Group cùng tiền thân của Sony Music, cho phép Youtube phát các video âm nhạc của họ.

Yu kể lại rằng “Chúng tôi đã đàm phán giá mua lại giữa Yahoo và Google cùng lúc với đi thỏa thuận những quyền đó, chúng tôi đã nói với Yahoo và Google rằng ‘nhìn đi, giả sử rằng chúng tôi có trong tay các quyền với bên sở hữu bản quyền, hãy đưa ra giá phù hợp.”

Levine kể lại rằng gần như cô chuyển qua ở tại công ty luật. “Tôi sống ở San Francisco nhưng tôi thậm chí còn không có thời gian đi đi về về giữa nơi đó và Palo Alto. Tôi buộc phải thuê phòng ngay bên cạnh công ty luật ở Palo Alto và mỗi đêm chỉ ngủ đâu đó tầm 1 – 2 tiếng.” Mọi nỗ lực vẫn chưa đủ, Youtube lúc này đang muốn chuyển mình nhanh hơn bao giờ hết và khi đó, họ đã lên kế hoạch chuyển tới San Bruno.

Thậm chí có lúc họ còn đi nói chuyện với lãnh đạo của The Gap để thuê lại trụ sở cũ của công ty này cho Youtube.

Kế hoạch dọn sang văn phòng mới được thực hiện trong nhiều tháng trước khi Youtube thật sự được bán mình, tuy nhiên thời gian lại ngày càng cấp bách hơn đối với Levine bởi cô vẫn còn nhiệm vụ đàm phán thỏa thuận cấp phép với các bên sở hữu bản quyền: “Chúng tôi phải ở lại văn phòng tới 2h sáng vào các tối thứ bảy, nghiên cứu các điều khoản trong khi những người vận chuyển thì đang ở đó gói đồ chuyển đi.

Tôi nhớ có lần tôi đang gọi cho Sony Music thì đột ngột cuộc gọi cúp máy, hóa ra người vận chuyển đã rút một số thiết bị của hệ thống điện thoại và máy in ra để dọn đi. Tôi ngay lập tức hét lên “Không, dừng lại. Để đó. Đừng ngắt những chiếc điện thoại này, đừng ngắt những chiếc máy in này.”

Cơ hội cuối cùng cho Google

Đến đầu tháng 10, có một kế hoạch đã được vạch sẵn ra, trong đó Youtube đã gần ký được hợp đồng chuyển nhượng, nhưng không phải với Google mà với Yahoo, sau một cuộc họp suốt một ngày, sau đó, đôi bên định sẽ ký vào một bản điều khoản đầu tư trong thương vụ mua bán vào cuối ngày.

Tuy nhiên, một ngày trước đó, Youtube quyết định cho Google cơ hội cuối cùng.

Yu kể lại: “Chúng tôi đã đưa Yahoo vào phương án phụ và đẩy giá cao hơn đối với Google. Tuy nhiên sau khi được sự đồng ý của Hurley và Chen, tôi đã nói với Google rằng “nếu bạn đồng ý giá này, chúng tôi sẽ hủy cuộc họp với Yahoo.”

Phía Youtube đưa ra mức giá 1,65 tỷ đô la, con số cao hơn nhiều so với số tiền mà eBay đã trả cho Paypal vào năm 2002. Google đã đồng ý với mức giá này và Youtube cho biết họ đã sẵn sàng để chốt. Tuy nhiên họ vẫn còn cuộc hẹn với Yahoo vào sáng hôm sau và do đó, nếu muốn chốt với Google thì phải chốt liền tay. Do đó Drummond và Yu phải làm việc suốt đêm để sáng hôm sau mọi thứ phải hoàn tất.

Và đó cũng là lý do mà bọn họ, ngay giữa đêm, 2 người đàn ông cùng ngồi trên một chiếc xe ở bãi đỗ của Denny, nơi cách Youtube 14 phút lái xe và 12 phút nếu đi từ Googleples, để cùng nhau ký thỏa thuận trong xe của Yu.

Yu kể lại: “Tôi đã trở về để đưa hồ sơ cho Chad, cho Steve và sau đó họ gọi cho Yahoo và hủy cuộc họp. Mọi chuyện như vậy đó.”

Trong khi đó, Yahoo không bình luận về vai trò của họ trong thương vụ mua lại Youtube.

Chạy hết tốc độ

Từ ngày bản thỏa thuận sơ bộ được ký tới ngày thương vụ được công bố cũng mất ít hôm. Chen ước tính đâu đó khoảng 5 ngày, Levine và Yu thì nhớ là khoảng 1 tuần. Và dù sao đi nữa, cũng khá nhanh.

Chen kể lại: “Lúc đó chúng tôi chạy hết ga. Chúng tôi ký thỏa thuận và đưa ngay xuống phòng pháp lý. Tôi nhớ là đã lái đâu đó 100 hoặc 120 mile/h tới San Bruno và đi vào văn phòng và lần đầu tiên tuyên bố với team”

Không hề có những tuyên bố lớn, hào nhoáng hay phô trương, Larry Pade, Sergey và Eric Schmidt xuất hiện tại văn phòng mới của Youtube tại San Bruno và thông báo về việc mua lại cùng với Hurley và Chen.

Ja,ie Byrne, người đã làm cho Youtube từ tháng 6/2006 trên cương vị giám đốc bán hàng quảng cáo và vẫn còn làm với tư cách giám đốc cao cấp của các đối tác sáng tạo kể lại rằng “khoảnh khắc đó hoàn toàn không thể tin được và rất sốc”. Ông cho biết: “Tôi nghĩ điều khiến cho điều đó càng sâu sắc hơn đối với nhiều người trong chúng tôi là sự canh tranh của Vimeo đối với Youtube vào thời điểm đó.

Có rất nhiều sự phấn khích khi sau thương vụ, chúng tôi có thêm lợi ích đáng kinh ngạc về cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ mà Google mang lại, tuy nhiên cũng có niềm tự hào rằng chúng tôi đã vượt ra khỏi những đối thủ khác, thành công trong những gì mà chúng tôi đang làm.”

Có những nhân viên của Youtube đã biết việc mua lại, một số người khác vẫn không hề biết và vẫn tiếp tục một ngày đi làm thường nhật trong giai đoạn khó khăn như những ngày trước đó. Điển hình như Misty Ewing Davis, một kiểm soát viên nội dung, ngày hôm đó vẫn tưởng rằng phải tới văn phòng mới, dọn dẹp góc làm việc mới, ráp bàn ghế và đã tới công ty bằng một bộ đồ cũ.

Tuy nhiên, mọi chuyện nhanh chóng sau đó được công bố rộng rãi và chính thu7cws. Byrne nhớ lại rằng cả team đã viết và quay hẳn một đoạn video ngắn, trong đó Hurley và Chen chính thức đứng trước nhà hàng TGI Friday, trong chiếc áo khoác blazer đươn giản, cả 2 tuyên bố thương vụ, cám ơn cộng đồng những người sáng tạo nội dung: “Chúng tôi sẽ luôn cam kết phát triển dịch vụ tốt nhất cho các bạn, phát triển các dịch vụ, công cụ và công nghệ tiên tiến nhất để bạn có thể vui vẻ trên trang web của chúng tôi.”

Không còn phải ăn mì ly như hồi xưa nữa

Cuộc sống bên trong những nhân viên Youtube gần như không thay đổi sau khi thương vụ mua lại hoàn tất vào tháng 9. Youtube vẫn là tiếp tục đặt văn phòng ở San Bruno cho tới ngày nay.

Năm 2009 thì Chen rời Youtube sang Google và chuyển công ty 2 năm sau đó. Hurley tiếp tục vai trò CEO cho đến 2010, khi Salar Kamangar của Google tiếp quản. Chen kể lại rằng anh và Hurley đã “nói về chuyện làm một cái gì đó khác” và tới năm 2011 họ đã hợp tác với nhau để thành lập công ty internet tên là AVOS System.

Hầu hết những nhân viên đầu tiên của Youtube chỉ nhận tahyas những thay đổi nhỏ trong cuộc sống của họ, đặc biệt là khoảng thời gian đầu. Google đã thêm các cửa hàng tiện lợi nhỏ vào văn phòng Youtube, nơi các nhân viên có thể lấy kẹo cao su, nước ngọt miễn phí tùy thích. Yu Pan, một nhân viên nói rằng “các bữa tiệc công ty trở nên tốt hơn”. Một ngày sau thương vụ mua bán chính thức được công bố, nhân viên được ăn trưa với sandwish của Subway thay vì mì ly như trước đó.

Google cam kết sẽ để Youtube tiếp tục làm những gì mà nó đang làm, tiếp tục phát triển và để nó phát triển, thúc đẩy cộng đồng những người sáng tạo nội dung tiếp tục phát triển. Có lẽ tới hiện tại thì Google vẫn giữ lời hứa.

Đối với nhiều công ty, việc mua bán sáp nhập có thể là không phải dễ dàng gì nhưng đối với Google và Youtube thì điều đó không đúng. Ngay cả dưới quyền sở hữu của Google, Hurley và Chen vẫn tiếp tục điều hành. Họ đã chia sẻ một văn phòng, ủy thác trách nhiệm cho những nhân viên mới từ Google. Họ chỉ cần làm sau tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng của Youtube là được.

Và có lẽ mối quan tâm lớn nhất chính là Youtube và Google Video sẽ được hợp nhất thành một. Chen nói rằng “nó giống như bạn bắt tay với kẻ thù lớn nhất của bạn và bây giờ bị buộc phải trở thành đồng minh. Thoạt đầu nghe có vẻ khó xử nhưng đó chỉ đơn giản là 2 team gộp lại thành 1 thôi.”

Cuối cùng, như bất kỳ startup nào có thể phát triển lên hoặc được mua lại, Youtube cuối cùng cũng đi lên từ startup, dần cảm thấy không thể như một gia đình như lúc đầu được nữa và cuối cùng sẽ trở thành: một doanh nghiệp tỷ đô nằm trong một trong những công ty công nghệ lớn nhất hành tinh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tinh Tế

Huawei đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt

Huawei làm thế nào để có thể tránh được tất cả các công nghệ Mỹ? Câu trả lời là không thể, và hãng smartphone đứng số 2 thế giới này đang thực sự bị đẩy vào thế đường cùng.

Gần một năm sau ngày bị tổng thống Trump đưa vào danh sách đen thương mại, Huawei có vẻ vẫn đứng vững. Kết thúc năm 2019, thị phần Huawei vẫn thừa đủ để bỏ xa Apple. Đầu năm 2020, dù cho Covid-19 gây ra thiệt hại nặng nề, mức giảm của Huawei vẫn thấp hơn đáng kể khi so với đối thủ lớn nhất còn ở phía trên – Samsung.

Nhưng niềm vui của ông lớn Trung Quốc không thể kéo dài. Gần đúng ngày “kỷ niệm” 1 năm đưa Huawei vào danh sách đen thương mại (khiến cho tập đoàn này mất quyền hợp tác với Google, Intel và Qualcomm), tổng thống Trump đã đưa ra đòn đánh tiếp theo: một bộ luật kiểm soát xuất khẩu, trong đó các công ty trên toàn cầu đều phải xin phép chính quyền Mỹ trước khi bán các sản phẩm sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ cho Huawei.

Gần như ngay lập tức, Huawei đã bị dồn vào thế đường cùng. Mục tiêu nhắm đến bộ luật này không gì khác ngoài TSMC, công ty gia công bán dẫn số 1 thế giới có trụ sở tại Đài Loan. Sau khi điều luật mới được ban hành, TSMC sẽ buộc phải xin sự cho phép của nước Mỹ nếu muốn bán hàng cho Huawei.

Do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung càng ngày càng gay gắt, cơ chế “xin cấp phép” này chẳng khác gì bắt buộc TSMC phải “cạch mặt” Huawei.

Về mặt lý thuyết, Huawei vẫn còn con đường sống khi đã mất quyền hợp tác với TSMC. Cách đây nhiều năm, hãng này đã ngưng sử dụng thiết kế từ Snapdragon hay thiết kế ARM tiêu chuẩn và mua lại một công ty thiết kế chip có tên HiSilicon. TSMC chỉ có vai trò sản xuất thiết kế do HiSilicon đưa ra – nếu tìm được kẻ thay thế, Huawei không cần đến TSMC.

Nhưng trong thực tế thì tìm được người thay thế cho TSMC là điều không hề dễ dàng. Công ty Đài Loan này hiện đang là thế lực gia công chip đứng đầu thế giới, góp phần quan trọng cho thành công của nhiều công ty khách hàng – bao gồm cả Apple, AMD, Qualcomm và dĩ nhiên là Huawei.

Cứ cho rằng các công ty gia công khác được quyền thay thế TSMC để trở thành nhà sản xuất cho Huawei, yêu cầu sản lượng của thương hiệu smartphone Trung Quốc trong 2 năm qua đã vượt quá mức 100 triệu máy/năm. Khả năng một công ty nào đó có thể bắt kịp năng lực sản xuất của TSMC là gần như 0%.

Chưa dừng lại ở đây, gần như toàn bộ các đối thủ đáng kể tên của TSMC đều không được phép bắt tay với Huawei. Tháng trước, sau khi các tin đồn rằng Huawei sẽ “lách qua” lệnh cấm bằng cách mua chip MediaTek, thương hiệu SoC gắn liền với phân khúc tầm trung/giá rẻ này cũng nhanh chóng lên tiếng phủ nhận.

Những người phao tin về mối quan hệ giữa Huawei và MediaTek (hay Samsung, Intel v..v…) đã không nhận ra rằng lệnh cấm mới của ông Trump nhắm vào các công nghệ “có nguồn gốc từ Mỹ”. Các tên tuổi Đài Loan (TSMC, MediaTek), Hàn Quốc (Samsung, LG…) hay Anh (ARM) đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của lệnh cấm này.

Nói cách khác, bất kỳ công ty nào muốn thay thế cho TSMC để trở thành nhà cung ứng chip cho Huawei sẽ phải đến từ Trung Quốc Đại Lục. Một lần nữa, đó là nhiệm vụ bất khả thi. Báo cáo của IC Insights cho thấy, đến hết năm 2019, 5 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đều là các công ty Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản.

Tiếp đến, trong 5 công ty gia công thuần túy (không bán sản phẩm riêng như Samsung hay Intel), chỉ duy nhất 1 công ty đến từ Trung Quốc Đại Lục: SMIC.

Tiếc thay cho Huawei, SMIC giờ vẫn đang loay hoay với công nghệ 14nm trong khi TSMC giờ đã chuyển sang nghiên cứu 5nm.  Thậm chí, từ 2018 TSMC đã chỉ sử dụng công nghệ 12nm cho chip… tầm trung. Khả năng để các công ty gia công chip từ Trung Quốc bắt kịp TSMC là gần như 0%, bởi lệnh cấm từ tổng thống Trump bao gồm cả các loại máy móc sử dụng trong khâu thiết kế/sản xuất chip.

Ảnh: Internet

Thậm chí, cứ cho rằng Trung Quốc có thể bằng cách nào đó vươn lên bắt kịp Mỹ và các đồng minh về năng lực sản xuất chip, trong vòng 1 – 2 năm sắp tới những con chip sản xuất trên chu trình lạc hậu tại Đại Lục sẽ khiến Huawei thua kém trước tất cả các đối thủ của mình, bao gồm cả các “đồng hương” như Xiaomi, OPPO và Vivo.

Chỉ vài ngày trước khi ông Trump công bố lệnh cấm mới, Xiaomi như “trêu ngươi” Huawei khi vén màn chiếc Redmi K30 5G Racing Edition sử dụng chip Snapdragon 768G – một con chip được thiết kế bởi một công ty Mỹ (Qualcomm) và gần như chắc chắn được sản xuất tại nhà máy của TSMC.

Chưa hết, Huawei cũng không chỉ mất quyền mua chip SoC mà còn mất luôn nguồn cung màn hình OLED, chip nhớ ROM, chip RAM hay cảm biến CMOS trên camera. Đáng sợ nhất, công ty công nghệ số 1 của Trung Quốc sẽ mất quyền mua/thuê gia công chip sử dụng cho lĩnh vực viễn thông.

Ngay cả các nhà sản xuất chip viễn thông Trung Quốc cũng đang phải sử dụng linh kiện, máy móc hoặc phần mềm từ các công ty từ Mỹ. Chỉ với một đòn đánh, nước Mỹ đã khép lại những hy vọng le lói còn lại của Huawei trên một mảng kinh doanh trọng yếu (smartphone), đồng thời chém một nhát chí tử vào mảng kinh doanh còn lại (thiết bị 5G).

Công ty Trung Quốc cũng chỉ còn đủ dự trữ để sản xuất đến cuối năm. Và đến lúc đó, Huawei sẽ bị hủy diệt. Chẳng thể sử dụng Android quốc tế, chẳng thể mua chip cho smartphone hay thiết bị mạng, chẳng thể tìm đối tác mở đường sống, thế lực đang đứng thứ 2 thế giới về smartphone và số 1 về viễn thông sẽ phải đối mặt với cái chết ngay trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via GenK

LinkedIn thêm ‘Engagement Remarketing’ vào video và ’Lead Ads’

LinkedIn vừa công bố chính thức ra mắt quảng cáo lại nhắm theo mục tiêu: tùy chọn quảng cáo tương tác nhắm mục tiêu lại hay Engagement Remarketing sẽ được sử dụng cho Lead Ads (tối ưu khách hàng mục tiêu) và số lượt xem video.

LinkedIn thêm 'Engagement Remarketing' vào video và 'Lead Ads'

Tính năng mới này cho phép nhà quảng cáo tạo đối tượng nhắm mục tiêu lại của người dùng đã từng xem video hoặc tương tác với biểu mẫu khách hàng tiềm năng (Lead Gen Forms).

Tại sao Engamement Remarketing lại cần thiết với LinkedIn

Một trong những đặc điểm chung trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội là đại đa số người dùng không muốn rời khỏi nền tảng trừ khi có một lý do đặc biệt nào đó xảy ra.

Nếu Không nắm được các hành vi on-site (tương tác trên nền tảng), các nhà quảng cáo có thể sẽ gửi đi gửi lại các quảng cáo cho cùng một người dùng, trong khi không biết rằng họ có thể đã từng thực hiện các hành động nào đó trên nền tảng rồi. Đặc sẽ rất khó để quảng cáo dựa vào phễu người dùng (sales funnel).

Ngày càng nhiều, các nền tảng xã hội đã cố gắng thử và phát triển các khả năng tiếp thị lại dựa trên hành vi của người dùng trên nền tảng.

Facebook đã phát triển điều này đều đặn qua nhiều năm, với khả năng nhắm mục tiêu lại những người dùng tương tác với bài đăng, đã liên hệ với trang qua Messenger, xem một tỷ lệ nhất định của video và nhiều tùy chọn khác.

Với chi phí hiện tại của LinkedIn, nhiều nhà quảng cáo có thể sẽ hơi khó khăn để thu hút đủ lưu lượng truy cập để xây dựng đối tượng tiếp thị lại phù hợp với chi phí bỏ ra.

Bởi vì LinkedIn hiện là nền tảng chủ yếu tập trung vào B2B, vòng đời sản phẩm có xu hướng dài, với rất nhiều những tương tác khác nhau trên con đường dẫn đến hành động mua hàng hay chuyển đổi.

Nhắm lại mục tiêu với Lead Gen Form

Việc tạo đối tượng sẽ được thực hiện trong phần tài sản tài khoản bằng cách chọn tùy chọn đối tượng phù hợp. Hiện có 3 tuỳ chọn chính là: Awareness (độ nhận biết), engagement (tương tác) và chuyển đổi (conversion).

Đối tượng có thể được tạo dựa trên các người dùng đã mở hoặc gửi biểu mẫu khách hàng tiềm năng mà bạn đã chạy trên nền tảng của LinkedIn.

LinkedIn thêm 'Engagement Remarketing' vào video và 'Lead Ads'

Tệp đối tượng người dùng sẽ được mở cho đối tượng từng tương tác trong phạm vi từ 30 đến 365 ngày trước đó. và độ lớn yêu cầu tối thiếu của tệp là 300 người dùng.

LinkedIn thêm 'Engagement Remarketing' vào video và 'Lead Ads'

Nhắm mục tiêu lại thông qua lượt xem video

Đối tượng cho nhắm mục tiêu lại thông qua video cũng nằm trong phần tài sản tài khoản bằng cách chọn tùy chọn đối tượng phù hợp. Hiện cũng có 3 tuỳ chọn chính là: Awareness (độ nhận biết), engagement (tương tác) và chuyển đổi (conversion).

Bạn có thể tạo đối tượng dựa trên số lượng đối tượng xem video của bạn đã xem trong:

  • 25%
  • 50%
  • 75 &
  • 97%
  • 100%

Giống như tệp đối tượng trong Lead Gen Form ở trên, bạn có thể chọn khoảng thời gian 30-365 ngày trong quá khứ.

Bạn cũng chỉ định chiến dịch quảng cáo video nào bạn muốn tập trung vào. Hệ thống sẽ liệt kê số lượt xem video trên mỗi chiến dịch, tỷ lệ xem hoàn thành và khoảng thời gian.

LinkedIn thêm 'Engagement Remarketing' vào video và 'Lead Ads'

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via SearchEngineLand

Như thế nào là một chiến lược thương hiệu hiệu quả?

Tư duy chiến lược xuất sắc một phần được hình thành từ trải nghiệm của một chiến binh. Alexander đại đế là nhà chiến lược quân sự xuất sắc nổi tiếng về chiến lược quân sự lấy ít đánh nhiều.

Như thế nào là một chiến lược thương hiệu hiệu quả?

Giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp

Chiến lược thương hiệu thuộc nhóm chiến lược chức năng (cùng với nhân sự, tài chính, phân phối, bán hàng). Do vậy nếu không thực sự bắt rễ sâu từ chiến lược cạnh tranh tổng thể của công ty, chiến lược chức năng này sẽ không mang lại hiệu quả thực sự đáng kể.

Trong cuốn sách về chiến lược Good Strategy Bad Strategy, tác giả Richard Rumelt có kết luận theo tôi rất chuẩn: khâu chẩn đoán hiện trạng là nền tảng quan trọng nhất của một Good Strategy. Sứ mệnh của chiến lược là “giải quyết một vấn đề kinh doanh”.

Và chẩn đoán vấn đề kinh doanh doanh nghiệp đang gặp phải là việc làm tối quan trọng. Vấn đề một doanh nghiệp như FPT, Thaco, Sunhouse, Minh Long, Stavian … khác vấn đề của một doanh nghiệp quy mô nhỏ cả về thị phần lẫn cơ cấu nhân sự. Vấn đề của một start-up như Sunhouse, Kangaroo hay Vietjet Air rất khác với hiện trạng của chính họ sau đó vài năm.

Nếu không chẩn đoán đúng sẽ không thể đưa ra giải pháp chuyên môn tương thích về chiến lược thương hiệu. Những người được học được làm bài bản về thương hiệu ai cũng biết những khái niệm nằm lòng như khác biệt hoá, tính cách thương hiệu hay hình mẫu thương hiệu.

Nhưng mọi giải pháp chuyên môn sẽ không có ý nghĩa gì nếu dựa trên một section phân tích không đủ sâu và chẩn đoán sai về hiện trạng sức khoẻ thương hiệu.

Một đề xuất chiến lược thương hiệu cần bắt rễ từ thực tế doanh nghiệp để có khả năng ứng dụng thực tế. Ngành nghề có trước, thương hiệu đi sau là vì vậy.

Dựa trên một phương pháp luận chuẩn quốc tế

Nói gì thì nói, đã gọi tư vấn là phải sâu. Vai trò tính thực tiễn của một chiến lược là không phải bàn cãi. Nhưng phương pháp luận về học thuật có vai trò như la bàn dẫn đường. Thế giới nghiên cứu phát triển các trường phái về Branding từ lâu rồi.

Vấn đề là những người làm nghề tư vấn cần hiểu sâu, hiểu đến nơi đến chốn các phương pháp luận này. Và cần có khả năng chắt lọc, gạn đục khơi trong để chọn ra những quy luật, những bài bản phù hợp nhất. Chuẩn Quốc tế ý là các phương pháp luận cần được chứng thực ở tầm quốc tế, được các thương hiệu quốc tế chấp nhận và ứng dụng.

Người phương Tây rất đề cao làm việc theo chuẩn. Họ có thói quen đề cao các phương pháp luận về quản trị được nghiên cứu phân tích bài bản.

Những khái niệm cơ bản thông dụng giới doanh nghiệp & marketing đang dùng ngày nay như định vị, khác biệt USP, neuromarketing … thực chất đã trải qua quá trình nghiên cứu, đúc kết và “lầm sàng” rất lâu trước khi trở nên phổ biến. Các cuốn sách kinh điển về marketing có giá trị được viết sau chục năm là bình thường. Vàng ròng chưa bao giờ được sản xuất kiểu fast-food.

Điều đáng mừng là các lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng nhiều người ý thức được việc này. Tôi và các cộng sự trước đây cảm thấy vô cùng may mắn khi gặp những lãnh đạo có ý thức đề cao phương pháp làm việc có chuẩn bài bản.

Kể ra khá nhiều: Thaco, FPT, Minh Long, Vodka Men, Sunhouse, Kizuna, Lecon Seafood, La Siesta, Obobun và gần đây là Stavian, TMS, Maxcare Home, Gama Lift ….

Một bản guideline dễ hiểu cho giai đoạn chiến thuật triển khai

Thật sai lầm khi cho rằng chiến lược được quyền tồn tại độc lập với kết quả thực thi của chiến thuật.

Đây là câu nói nổi tiếng của Karl von Clausewitz – vị tướng tài của nước Phổ, tác giả của cuốn sách ” Bàn về chiến tranh”, một tác phẩm về nghệ thuật chiến tranh có giá trị trong lịch sử nhân loại.

Nếu một chiến lược thương hiệu không hiển diện và không thể hiển diện rõ nét ở khâu chiến thuật, đó là một chiến lược thất bại. Chiến lược thường được hoạch định bởi lãnh đạo cùng đội ngũ quản lý cao cấp. Nhưng thực thi chiến lược đòi hỏi sự tham gia của cả tổ chức.

Và cuối cùng, chiến lược thương hiệu phải dễ hiểu, dễ áp dụng cho toàn tổ chức. Chiến lược không phải chỉ để dành cho mỗi CEO hay CMO. Ít nhất đội ngũ quản lý và những nhân sự chủ chốt (dù chỉ là nhân viên) cần hiểu đúng như nhau và biết cách triển khai.

Đơn giản khi viết một bài content đăng trên Facebook, khi chạy một quảng cáo trên Google, bản thân người làm (có thể vị trí junior hoặc manager) đều đang hiện thực hoá sứ mệnh chiến lược của công ty hoặc của một nhãn hàng.

Nếu người triển khai hiểu rõ cái tên thương hiệu họ đang phụng sự đó là ai, đại diện cho những giá trị gì thì chắc chắn công việc tác nghiệp họ làm sẽ hiệu quả cả ngắn hạn (sales) và nhất quán về dài hạn (branding).

Thậm chí một bác bảo vệ dắt xe, một bạn lễ tân hay một cô đứng bán ở cửa hàng – họ không cần phải nhớ vanh vách tầm nhìn sứ mệnh chiến lược của tổ chức.

Nhưng họ bắt buộc phải hiểu những công việc cụ thể họ đang làm hàng ngày đó đóng góp như thế nào cho sự phát triển chung của tổ chức. Và phong cách giao tiếp hàng ngày của họ có phù hợp với văn hoá chung của tổ chức hay không.

Thấu hiểu và đồng cảm với doanh nghiệp

Ngành dược, nghề ngân hàng, nghề giáo dục, nghề tư vấn luật, nghề kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh. Rất khác nhau về các yếu tố tác động & tâm lý hành vi của người mua.

Nhà tư vấn và những key persons (cấp lãnh đạo & cấp quản lý) của khách hàng phải ngồi lại với nhau rất lâu, trao đổi rất sâu về sản phẩm, về môi trường kinh doanh, về tất cả mọi thứ doanh nghiệp đang đối mặt.

Những người làm nghề tư vấn (bất cứ ngành gì, không riêng gì thương hiệu) sẽ có lợi thế về sự đồng cảm hơn nếu đã từng có thời gian đã từng làm quản lý doanh nghiệp (lãnh đạo hay làm sales càng tốt). Mục đích là để có thể đặt vị trí của mình vào vị trí của doanh nghiệp, để nói chung một ngôn ngữ với doanh nghiệp.

10 năm làm giám đốc sales, marketing trước khi làm nghề tư vấn quả thật giúp tôi quá nhiều khi ngồi nói chuyện với một vị CEO khách hàng.

Giai đoạn làm market research ở agency về nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp khiến tôi thấm thía ý nghĩa của thấu hiểu hai từ Customer Insight.

Sự thấu hiểu thể hiện ở khả năng cảm nhận & biết chia sẻ với doanh nghiệp. Về bản chất, người làm tư vấn chỉ có thể tìm ra giải pháp tốt khi họ đứng về một team với doanh nghiệp.

Khi đã trải qua khó khăn khổ nhọc của việc tìm khách hàng mới, đứng bán hàng cơ cực thế nào, tự khắc các giải pháp để xuất nếu chưa xuất sắc thì ít nhất không sáo rỗng nông cạn.

Tư duy chiến lược xuất sắc một phần được hình thành từ trải nghiệm của một chiến binh. Alexander đại đế là nhà chiến lược quân sự xuất sắc nổi tiếng về chiến lược quân sự lấy ít đánh nhiều.

Nhưng để có những quyết định hay thực thi mô hình chiến lược quân sự trở thành những bài học kinh điển trong lịch sử cổ đại (ví dụ đội hình Phalanx của quân đội Macedonia), bản thân Alexander luôn là chiến binh xung trận ở hàng ngũ đầu tiên.

Những vết thương chằng chịt trên người ông ta từ các trận đánh giáp lá cà đóng góp không nhỏ cho những ý tưởng chiến lược quân sự kinh điển.

Và cuối cùng, chiến lược sinh ra là để chiến thắng. Một chiến lược tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng và ngược lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

7 sai lầm quảng cáo tốn kém nhất và cách khắc phục

Học hỏi từ những sai lầm sẽ không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí mà còn làm tăng hiệu quả của quảng cáo.

Ảnh: Internet

Để có một chiến dịch quảng cáo thành công, doanh nghiệp phải trải qua những thất bại và sai lầm. Sau mỗi trải nghiệm như vậy, họ sẽ rút ra một số bài học quý cũng như tiến tới gần hơn với mục tiêu kinh doanh của họ.

Chuyên gia thương mại điện tử Nicole Ferreira của Oberlo liệt kê 7 sai lầm phổ biến và tốn kém nhất trong quảng cáo và tiếp thị.

Bắt đầu với một quảng cáo tăng tương tác

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải là khởi động toàn chiến dịch bằng một quảng cáo tăng tương tác.

Nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là thu hút càng nhiều người xem càng tốt thì tất nhiên, hãy tạo một quảng cáo tương tác để tăng nhận thức về thương hiệu của bạn.

Khi quảng cáo cho gian hàng Deluxe Letter Board, Nicole muốn nội dung quảng cáo trông phổ biến hơn nên đã tạo quảng cáo tương tác đầu tiên.

Tuy nhiên, Nicole Ferreira thừa nhận cô đã không cung cấp đủ dữ liệu cho Facebook Pixel để hệ thống nhận diện khách hàng. Cuối cùng, chiến dịch quảng cáo theo công thức này không tạo ra doanh số nào dù thu hút khá nhiều người xem và tương tác.

Thu hẹp đối tượng mục tiêu

Vài nhân viên Facebook tiết lộ với Nicole Ferreira rằng việc mở rộng hệ thống từ khóa và quy mô đối tượng tốt hơn nhiều so với giới hạn cụ thể. Hẳn nhiều người đã mong muốn biết bí quyết ấy sớm hơn.

Đến nay, nhiều lớp dạy chiến thuật quảng cáo vẫn nói rằng cách tạo ra quảng cáo tuyệt vời trên Facebook là tận dụng triệt để các tiêu chí khoanh vùng đối tượng.

Trong quá trình cài đặt chiến dịch, các nhà tư vấn sẽ khuyên doanh nghiệp tập trung vào việc cố gắng nhận diện đối tượng quảng cáo.

Tuy nhiên, thực tế là những quảng cáo hiệu quả cao nhất luôn có đối tượng rộng nhất. Tất nhiên, doanh nghiệp vẫn muốn ở trong vùng màu xanh lá cây nhưng họ sẽ muốn đồng hồ nghiêng thêm một chút về phía bên phải để quảng cáo dễ thành công hơn.

Hướng lưu lượng truy cập đến trang chủ của website

Nếu doanh nghiệp chỉ bán một sản phẩm hoặc nếu trang chủ của doanh nghiệp cũng đồng thời là trang đích, hãy bỏ qua lời khuyên này.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm trên gian hàng trực tuyến, quảng cáo trang sản phẩm thay vì trang chủ sẽ giúp họ kiếm nhiều tiền hơn.

Mọi trang sản phẩm đều có nút mua hàng trên màn hình. Còn trên trang chủ, ngay cả khi doanh nghiệp đã thêm nút “Add to Cart” cho mặt hàng bán chạy nhất, khách hàng tiềm năng vẫn phải thêm thao tác để tìm và mua sản phẩm.

Theo Nicole, cách lí tưởng nhất là chuyển đổi càng liền mạch và nhanh chóng càng tốt để tăng doanh số bán hàng. Khách hàng càng mất nhiều thời gian để tìm nút mua hàng thì khả năng mua hàng của họ càng thấp.

Không theo dõi và giám sát lợi nhuận

Thách thức lớn nhất cũng như khó đoán nhất khi nói đến lợi nhuận là bạn sẽ trái qua bao nhiêu quảng cáo thất bại trước khi có chiến dịch thành công.

Và quá trình này sẽ ăn mòn lợi nhuận. Rất nhiều chủ cửa hàng mới sẵn sàng chi 1000 USD cho quảng cáo mà không tạo ra đơn hàng nào.

Chi phí quảng cáo rất quan trọng trong quá trình định giá sản phẩm. Vì vậy, nhiều người bán mong muốn cạnh tranh với giá cả của Amazon nhưng không có đủ lợi nhuận để làm điều đó.

Khi định giá sản phẩm, hãy xác định khung giá trị thị trường. Nếu các đối thủ cạnh tranh định giá áo sơ mi nữ là 40 USD thì bạn cũng có thể chọn mức giá này hoặc chênh lệch không đáng kể.

Phá giá thị trường chưa bao giờ là một ý tưởng khôn ngoan, về cả mặt tiếp thị thương hiệu và tài chính.

Không kiểm tra Checkout trước khi thêm Pixel

Một trong những sai lầm lớn mà đôi khi bạn sẽ quên thực hiện khi vừa mở cửa một gian hàng trực tuyến mới là thử nghiệm quy trình thanh toán. Bạn sẽ rất ngạc nhiên về những trải nghiệm khi tự hoàn thành các bước này.

Ví dụ, nếu bạn đang bán sản phẩm thiết ké theo yêu cầu, hãy kiểm tra giá vận chuyển hay cổng thanh toán tích hợp có liền mạch hay không. Đảm bảo chắc chắn khâu quan trọng này sẽ giúp bạn tránh được hàng tá giỏ hàng bị bỏ lại.

Không thu hút lượng traffic phù hợp

Phần quan trọng nhất mà hầu hết mọi người đều bỏ qua khi tạo quảng cáo trên Facebook là có được lượng truy cập phù hợp vào trang web.

Nicole đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên chỉ sau hai ngày bằng cách viết các nội dung về yoga. Những bài viết này sẽ được một KOL đăng tải đính kèm địa chỉ trang web bên ngoài. Sau đó, cô gắn thêm một pixel Facebook vào trang web và tạo quảng cáo Retargeting (tái mục tiêu).

Không tận dụng quảng cáo tiếp thị lại

Điều kỳ diệu của tiếp thị lại hay Re-targeting là khả năng giành lại khách truy cập lần đầu tiên bởi không phải ai cũng sẵn sàng mua hàng ngay lần đầu tiên thấy sản phẩm.

Nicole từng chi rất nhiều tiền để kiếm về lượng truy cập này mà không nghĩ đến việc cố gắng thu hút họ trở lại để xem gian hàng và mua hàng. Nếu biết cách tận dụng quảng cáo Re-targeting sớm hơn, bạn sẽ tiết kiệm một tấn tiền quảng cáo dài hạn.

Nhắm mục tiêu lại vào những người đã nhấn nút Add to Cart (Thêm vào giỏ hàng) là một cách hiệu quả hơn để giành lại các giỏ hàng bị bỏ lại thay vì gửi email và hình thức này cũng được chứng minh là có hiệu quả cao nhất, theo Oberlo.

Cảm giác chán nản sau một vài quảng cáo đầu tiên thất bại là điều dễ hiểu nhưng hãy nghĩ rằng đó là học phí bạn vừa đóng cho một bài học thực tế sống động và sâu sắc. Ngay cả những chuyên gia quảng cáo còn mắc sai lầm thì tại sao bạn lại không?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Tại sao nhân viên thích nói xấu Sếp

Nguyên tắc cơ bản nhất để phát triển ở bất kỳ môi trường nào: “bạn tạo giá trị trước khi nhận lại giá trị”.

Tại sao nhân viên thích nói xấu Sếp
Ảnh: Internet

Sáng ra đọc được một bài của một em nhân viên chắc 1-2 năm kinh nghiệm tạo một cái “clone nick” – nick phụ, đi nói xấu sếp cũ và công ty khắp nơi, dù là công ty khác nhưng cũng thấy chạnh lòng. Hơn nữa người bị nói xấu từng là sếp mình ngày xưa. Nói thêm về anh sếp đã từng làm manager hãng lớn, master nước ngoài… bản thân mình ngày xưa đi học anh ấy suốt.

Đại ý rằng em chê anh sếp trình độ kém, hỏi không biết gì. OK, mình cũng bị chê suốt, chả làm sao mình mà lỡ dốt nhưng mấy managers của mình giỏi, cần gì thì hỏi họ là được. Chair level thì phải dốt.

Chê sếp rồi đến chê và bịa chuyện về công ty. OK. Tạo clone chắc để tránh luật an ninh mạng. Mình cũng đọc bài phản hồi của một bạn nhân viên vẫn đang làm tại công ty đó phản bác lại.

Cá nhân mình chỉ nhắn nhủ một điều với các bạn trẻ rằng cần tập trung vào làm việc và học tập để phát triển sự nghiệp. Việc không nên làm là ý tưởng ngồi mát ăn bát vàng, xã hội phải phục vụ. Điều tuyệt đối không nên làm là đi nói xấu sau lưng. Chỉ cho thấy sự chưa trưởng thành và luôn luôn đòi hỏi sự bao bọc.

Khi đi phỏng vấn tuyển dụng, bạn nào cũng bảo em thích thử thách bản thân, chịu được khó, được khổ. Nhưng thực tế với một số bạn là ngược lại, luôn luôn đòi hỏi môi trường và xã hội phục vụ mình. Không được phục vụ theo ý thì bất mãn, làm việc không tập trung và kém hiệu quả, đứng núi này trông núi nọ, khi sang núi nọ rồi lại thất vọng hơn.

Điều này không giúp bạn phát triển sự nghiệp và cuộc sống được. Thái độ của bạn bây giờ với công việc sẽ quyết định tương lai cuộc sống của bạn.

Nguyên tắc cơ bản nhất để phát triển ở bất kỳ môi trường nào “bạn tạo giá trị trước khi nhận lại giá trị”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

Telegram phát hành phiên bản 6.2 mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới

Telegram phát hành phiên bản 6.2 mang đến cho người dùng một vài khả năng mới cho các trình chỉnh sửa ảnh và video.

Sau một loạt điều mới mẻ mang đến cho trình nhắn tin của mình như cải tiến cho các câu đố để làm cho chúng mang tính giáo dục hơn, cập nhật thư mục trò chuyện. Trong phiên bản 6.2 mới của Telegram được tập trung tăng sức mạnh cho trình chỉnh sửa video tích hợp trong ứng dụng.

Giờ đây, bạn có thể cải thiện video trước khi gửi hoặc tùy chỉnh các thông số cụ thể như độ phơi sáng, độ bão hòa, độ ấm và hơn thế nữa, tất cả tính năng chỉnh sửa nâng cao này đều nằm trong ứng dụng Telegram.

Ngoài ra, bạn có thể phóng to video để vẽ chúng chính xác hơn, thêm nhãn dán… Về cơ bản, gần như tất cả công cụ chỉnh sửa khả dụng cho hình ảnh hiện có thể được sử dụng cho cả video.

Ngoài ra, từ bây giờ người dùng có thể thêm nhãn dán động vào bất kỳ vị trí nào của video hoặc hình ảnh để tăng sự tinh tế cho tài liệu gửi đi. Điều đó có nghĩa là các hình ảnh sẽ được gửi dưới dạng GIF.

Một cải tiến nhỏ nữa là trên bảng duyệt hình ảnh động GIF sẽ có thêm tab Trending hiển thị những ảnh động đang được sử dụng phổ biến, cộng với một số tab dựa trên biểu tượng cảm xúc, vì vậy bạn có thể tìm thấy GIF đại diện cho một cảm xúc nhất định dễ dàng hơn. Ngoài ra, ảnh GIF bây giờ sẽ tải nhanh hơn.

Cuối cùng, phiên bản 6.2 Telegram đã cho phép tạo các thư mục trò chuyện, giờ đây bạn có thể nhấn và giữ một cuộc trò chuyện để gửi nó đến một thư mục cụ thể hoặc xóa nó khỏi một thư mục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Thanh Niên

Snapchat cho ra mắt định dạng quảng cáo động (Dynamic Ads) trên toàn cầu

Snapchat đã xác nhận việc cung cấp quảng cáo động (Dynamic Ads) của mình hiện đã có sẵn trên phạm vi toàn thế giới sau bản beta đã chạy trước đó ở Mỹ.

snapchat-dynamics-ads-marketingtrips

1. Quảng cáo động hay Dynamic Ads là gì ?

Tương tự như trên Google và Facebook, quảng cáo động trong Snapchat cũng là một đơn vị quảng cáo hiển thị được cá nhân hóa.

Chúng được cung cấp bởi một nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (product feed) được tải lên cho phép quảng cáo hiển thị những sản phẩm cho người dùng dựa trên các tiêu chí mà người mua quảng cáo (Media buyer) đã chọn trước đó.

Thông thường, Dynamic Ads được sử dụng trong việc nhắm mục tiêu quảng cáo lại (re-targeting), tức chỉ hiển thị quảng cáo cho người dùng các sản phẩm họ đã xem nhưng chưa thực hiện hành động mua.

2. Lợi ích của quảng cáo động trong Snapchat.

Quảng cáo thường hoạt động tốt hơn khi chúng trông có vẻ tự nhiên đối với nền tảng (platform) mà chúng được chạy, nhưng cũng chính điều này có thể tạo ra nhiều công việc hơn cho các nhà quảng cáo (advertiser).

Thay vì có thể tạo một hoặc hai phiên bản video và chạy nó trên tất cả các nền tảng, các nhà quảng cáo sẽ thực hiện các chỉnh sửa cho từng video ở từng nền tảng khác nhau.

Snap cung cấp các mẫu để giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà quảng cáo trong việc làm cho sản phẩm của họ dễ dàng hiển thị hơn theo cách có vẻ tự nhiên nhất. Có năm mẫu có sẵn cho các nhà quảng cáo:

snapchat-dynamic-ads-marketingtrips

Ví dụ về cách hiển thị của một sản phẩm mắt kính

3. Quảng cáo động hoạt động như thế nào

Có hai yêu cầu để bật và chạy quảng cáo động trên Snapchat: pixel theo dõi (tracking pixel) và danh mục sản phẩm (product catalog).

Pixel là cơ chế theo dõi trên một website cho phép cung cấp hành vi và thông tin truy cập từ đó giúp nhà quảng cáo nhận ra người dùng sau này khi truy cập lại trên nền tảng.

Các sự kiện (event) này phải ít nhất từ 1.000 người dùng Snapchat mới có thể kích hoạt quảng cáo động.

Snap chỉ biết sản phẩm cần hiển thị thông qua tham số là ID (mã nhận diện) của sản phẩm. Điều này phải được thể hiện và sẽ phản hồi ngược trở lại Snapchat thông qua các hành động như: lượt xem trang, xem nội dung, thêm vào giỏ hàng và các hành động mua hàng.

Các tham số ID này sau đó sẽ được khớp với danh mục sản phẩm mà thương hiệu đã tải lên để từ đó các đơn vị quảng cáo (Ad Unit) sẽ kéo đúng ảnh và giá cả của từng sản phẩm đúng với mã ID tương ứng.

Danh mục sản phẩm có thể được tải lên một cách thủ công hoặc tự động tìm nạp dữ liệu theo lịch trình cài sẵn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Search Engine Journal

19 Blog & Website tham khảo chuyên sâu lĩnh vực sự kiện dành cho Event Planner

Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, những nhà tổ chức sự kiện sẽ phải am hiểu và nắm bắt kịp thời các xu hướng của ngành mà nếu không, những sự kiện của họ sẽ trở nên lỗi thời trong mắt công chúng. Tham khảo ngay 19 Blog tham khảo chuyên sâu lĩnh vực sự kiện dành cho Event Planner.

19 Blog & Website tham khảo chuyên sâu lĩnh vực sự kiện dành cho Event Planner
19 Blog & Website tham khảo chuyên sâu lĩnh vực sự kiện dành cho Event Planner

Dưới đây là tổng hợp các Blog và Website tham khảo chuyên sâu trong lĩnh vực sự kiện dành cho Event Planner.

Top 5 blog hay website cập nhật Xu hướng ngành Sự kiện.

1. BizBash

BizBash là nơi cung cấp các ý tưởng, tin tức và nguồn tài nguyên hữu ích để tạo ra những sự kiện thông mình.

Bạn có thể lấy cảm hứng cho địa điểm tổ chức sự kiện, các phong cách thiết kế sự kiện, công nghệ và công cụ áp dụng tại sự kiện ở đây. Team BizBash cũng tạo thêm một trang podcast có tên là GatherGeeks để chia sẻ kiến thức với độc giả dưới hình thức audio.

2. EventMB

EventMB tên rút gọn của Event Manager Blog. Trang blog này sở hữu nguồn tài nguyên trực tuyến về các xu hướng, công nghệ, sự đổi mới và đào tạo trong ngành Sự kiện.

EventMB là nơi cập nhật các báo cáo xu hướng mới nhất hàng năm cùng việc phân tích dữ liệu các ứng dụng sự kiện (event app).

3. Eventbrite roundups

Bên cạnh các nội dung thông thường liên quan tới sự kiện, mỗi tháng Eventbrite đều cung cấp một loạt bài viết về các xu hướng sự kiện và insight giá trị để các event planner nhanh chóng cập nhật và ứng dụng đúng thời điểm.

Từ các bài viết liên quan đến tips sự kiện cho đến những bài phân tích chuyên sâu, thuật ngữ chuyên ngành sự kiện. Các bài viết trải rộng trên nhiều chủ đề khác nhau để bạn luôn giữ được nguồn cảm hứng tổ chức các sự kiện sáng tạo, phù hợp với từng thời điểm.

4. Connect Association

Tạp chí Connect Association là nơi bạn sẽ tìm thấy những insight giá trị nhất được thể hiện dưới hình thức hết sức cô đọng, tránh tình trạng ‘quá tải thông tin’ với người đọc. Chính vì vậy, blog đặc biệt này đã được ưu ái trao giải biên tập xuất sắc nhất.

5. Smart Meetings

Smart Meetings cung cấp các xu hướng sự kiện, tips lên kế hoạch cho sự kiện và những điểm nhấn nổi bật về công nghệ liên quan. Blog này cũng có các công cụ tìm kiếm diễn giả, các địa điểm tổ chức sự kiện… cho các sự kiện sắp tới của bạn.

Top 3 blog (website) cập nhật Tin tức toàn cảnh ngành Sự kiện.

6. MeetingsNet

MeetingsNet sở hữu một app tạp chí tương tác, một phiên bản kỹ thuất số và một số bản tin điện tử. Blog này có khả năng điều chỉnh nội dung phù hợp với các phân khúc khác nhau trong lĩnh vực quản trị sự kiện.

7. Event Industry News

Event Industry News cung cấp những thông tin mới nhất trong ngành Sự kiện. Blog này là nguồn tài nguyên hữu ích dành cho các nhà tổ chức sự kiện để có được cái nhìn toàn diện, bao quát về ngành cũng như không bỏ lỡ bất kỳ thông tin giá trị nào.

8. International Meetings Review

Trang web này mang tới các thông tin về ngành event trên toàn thế giới. Bạn có thể chọn đọc thông tin dựa theo từng địa điểm khác nhau hoặc lấy cảm hứng và ý tưởng từ những nơi khác trên thế giới.

Top 5 blog các nhà tư vấn sự kiện thường đọc

Cập nhật liền tay các “bí kíp” đến từ các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.

9. Velvet Chainsaw

Velvet Chainsaw là trang blog được viết bởi các nhà tư vấn dày dặn kinh nghiệm. Những quan điểm mang tính thực hành – thực tế về lĩnh vực sự kiện cùng những lời khuyên, chia sẻ chân thành từ những người đi trước khiến cho các bài viết trở nên gần gũi và dễ đọc hơn rất nhiều.

10. Gallus Events

Gallus Events Blog tập trung vào các bài viết mang tính thông tin, được viết bởi một đội ngũ quản trị sự kiện chuyên nghiệp. Bạn có thể học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm và các quan điểm của các chuyên gia.

11. Plannerwire

Plannerwire thường được truy cập để tham khảo các hướng dẫn, tips, mẹo liên quan tới lên kế hoạch tổ chức sự kiện liên quan tới hội nghị, hội thảo, event marketing và công nghệ. Blog này được tạo bởi đội ngũ phát triển chiến lược công nghệ cho các hội nghị.

12. Endless Events

Vận hành bởi Công ty chuyên về tổ chức sự kiện và âm thanh ánh sáng, Endless Event là một blog đưa ra lời khuyên hữu ích trong ngành, đồng thời cập nhật những xu hướng mới nhất.

13. Conferences That Work

Conferences That Work đúng như tên gọi của nó – tập trung tạo ra những sự kiện hội nghị, hội thảo đáng nhớ và khiến khách mời yêu thích sự kiện.

Bạn có thể lấy cảm hứng từ những bài viết về cách thiết kế & trang trí hội nghị, những điều kiện cần có và các hội nghị ngang hàng.

Top 5 blog về các Xu hướng công nghệ trong sự kiện

14. Techsytalk

Khám phá công nghệ tiên tiến ứng dụng trong sự kiện và tìm hiểu cách thức triển khai chúng thông qua các bài viết mang tính giải trí cao của Techsytalk. Bên cạnh đó Techsytalk cũng phát sóng các cuộc đối thoại với các chuyên gia sự kiện trên trang podcast của họ.

15. Event Tech Brief

Phát triển dưới dạng thức tin tức email, Event Tech Brief đánh giá các công nghệ ứng dụng trong sự kiện mới nhất, giúp các chuyên gia đưa ra các quyết định đúng đắn.

16. The Meeting Pool

The Meeting Pool giúp các nhà tổ chức hội nghị khám phá các công nghệ sự kiện mới nhất. Mục tiêu của họ là khuyến khích các nhà tổ chức sự kiện trở thành những người tiên phong ứng dụng “the next big thing” vào trong sự kiện, đem lại trải nghiệm mới mẻ cho khách mời.

17. Pathable

Pathable là một blog chuyên về các event app (ứng dụng dùng cho sự kiện), được lập nên bởi một đội ngũ có kiến thức chuyên sâu về công nghệ, mạng xã hội và ngành Sự kiện.

Top 2 blog (website) về Phát triển nghề nghiệp lĩnh vực Sự kiện

18. Convene

Được tạo bởi Hiệp hội quản trị hội nghị chuyên nghiệp (PCMA), Convene mang tới các nội dung giáo dục và lộ trình phát triển chuyên nghiệp. Blog này cũng đã dành được nhiều giải thưởng xuất bản danh giá.

19. Event Planning Blueprint

Tập trung phát triển các kỹ năng cơ bản, Event Planning Blueprint là trang blog nhất định phải đọc đối với những ai mới bắt đầu làm tổ chức sự kiện.

Hãy sử dụng trang web để xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho bản thân hoặc các event planner ‘lão làng’ cũng có thể ghé thăm và đọc lại một vài chủ đề để nhắc nhớ những kiến thức quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Apple: Công ty có giá trị nhất nước Mỹ với vốn hóa thị trường lên tới 1.409 tỷ USD

Apple đang là công ty có giá trị nhất nước Mỹ với vốn hóa thị trường lên tới 1.409 tỷ USD. Song theo nhà phân tích Amit Daryanani của Evercore ISI, cổ phiếu của Apple có thể tăng cao hơn mức hiện tại rất nhiều.

* Giá trị vốn hoá thị trường (tiếng Anh: market capitalisation, hoặc rút ngắn market cap, còn gọi là giá trị theo thị trường chứng khoán) là tổng giá trị của số cổ phần của một công ty niêm yết. Đây là sản phẩm có giá trị thị trường của tổng giá trị của số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

* Các cổ phiếu tự nắm giữ không được tính đến trong việc tính toán vốn hóa thị trường. Giá trị vốn hoá thị trường theo đó được tính theo công thức: GTVHTT = Giá 1 cổ phiếu x Tổng số lượng cổ phiếu được niêm yết.

* Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.

Trong một nghiên cứu gần đây Amit Daryanani chỉ ra con đường để Táo khuyết chạm mốc 2.000 tỷ USD, con số chưa có công ty nào đạt được có thể tới vào 4 năm tới.

Có một số lý do để nhà phân tích Evercore đưa ra dự đoán này:

Lợi nhuận cao hơn: Daryanani cho rằng lợi nhuận trên cổ phiếu của Apple có thể đạt mốc 23 USD vào tháng 9 năm tài chính 2024. Con số này gấp đôi so với hiện tại là 12,72 USD.

Dịch vụ và thiết bị đeo tay: Mảng dịch vụ và thiết bị đeo tay được Amit Daryanani đánh giá là “con gà đẻ trứng vàng” cho Apple. Ông dự đoán, mảng kinh doanh này sẽ tăng trưởng 2 chữ số trong những năm tới. Apple có lợi thế là có số người sử dụng thiết bị cực lớn vì thế mảng dịch vụ đang có những triển vọng vô cùng sáng sủa.

Theo báo cáo tài chính quý II vừa qua, sự suy giảm doanh số bán iPhone đã được bù đắp lại phần nào từ mảng dịch vụ. Cụ thể mảng dịch vụ gồm (App Store, Mac App Store, Apple Music, Apple Pay, AppleCare, Apple TV +…) đã mang về doanh thu 13,3 tỷ USD – tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý đây là doanh thu kỷ lục của mảng dịch vụ.

Trong khi đó, theo thống kê của IDC tháng 3 vừa qua, tai nghe không dây AirPods với các mẫu mới và Apple Watch giúp Apple dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu với 31,7% thị phần, tăng so với mức 27% một năm trước.

Ông Daryanani kì vọng, mảng doanh thu từ thiết bị đeo của Apple sẽ đạt mốc 60 tỷ USD trong vài năm tới. Cùng với đó, doanh thu từ mảng dịch vụ có thể đạt mốc 100 tỷ USD.

Tỷ suất lợi nhuận gộp: Nhà phân tích của Evercore cho hay, mảng dịch của Apple sẽ có tỷ suất lợi nhuận gộp vào khoảng 60%, so với tỷ lệ 30% của toàn tập đoàn.

“Mảng dịch vụ sẽ phát triển nhanh hơn so với mảng phần cứng, do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của cả Apple sẽ được nâng cao”, ông Daryanani dự đoán.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

Tăng ca (OT): Khi “bóc lột” đội lốt “cống hiến”

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thường nghe một vài câu than vãn về sự mệt mỏi hay không được trả công xứng đáng khi làm thêm giờ.

Nhưng đâu đó vẫn có những bạn sẵn sàng hoàn thành công việc dù mất bao nhiêu thời gian đi nữa. Liệu tăng ca là cơ hội để bạn cống hiến hay do bạn đang bị bóc lột mà không biết?

Làm thêm giờ – được hiểu nôm na là “bạn chưa làm xong việc và cần thêm thời gian để xử lý mớ công việc đó”. Nhưng liệu “mớ công việc đó” vượt khỏi 8 tiếng/ ngày là do bạn làm chưa tốt hay do bạn đang bị bóc lột?

Đừng để “bóc lột” đội lốt “cống hiến” 

Đi làm, chuyện gặp phải một vị sếp luôn ra rả rằng: “Đừng tính toán hơn thiệt khi ở lại công ty sau 7h30 hay hãy đem việc về nhà giải quyết, nhất là các bạn trẻ, những đóng góp ấy sẽ được bù đắp sau, không lo thiệt thòi” đã là điều không còn mới lạ. Tại sao cứ phải ở lại công ty trễ hay đem việc về nhà làm bù đầu bù tóc mới là cống hiến? Và có phải lúc nào những đóng góp của bạn cũng được ghi nhận một cách xứng đáng không?

Thực tế không đơn giản như vậy. Việc tăng ca thường xuyên hay luôn luôn mang việc về nhà sẽ khiến bạn bị lép vế và thua thiệt hơn rất nhiều trên con đường sự nghiệp, đặc biệt là khi bạn còn trẻ.

Một phần vì khoảng thời gian đáng ra phải dành cho gia đình, kết nối các mối quan hệ xã hội hay trau dồi kiến thức, bạn chỉ dùng để xử lý một công việc nhất định. Một phần nữa là sức khỏe mà bạn phải đánh đổi khi tăng ca vô tội vạ. Và hơn hết chính là tiếng nói trong công ty khi bạn luôn luôn là người ra trễ và không hoàn thành công việc đúng giờ.

Chính những khoảnh khắc ấy, vô tình khiến bạn bị đánh giá là người thiếu năng lực thay vì là người hy sinh lợi ích cá nhân vì công ty. Vì nguyên tắc bất dịch trong cuộc đời đi làm chính là: “Khi bạn làm điều gì đó quá nhiều lần, người ta sẽ mặc định đó là điều hiển nhiên.” 

Đừng là nạn nhân “bị bóc lột” – Hãy là “người cống hiến”

Thứ nhất, tăng ca hay không, phải do bạn quyết định. 

Nếu bạn yêu công việc của mình và sẵn sàng đánh đổi thời gian cá nhân để xử lý công việc thì chuyện sẽ không có gì đáng nói. Hoặc nếu bạn làm thêm giờ, đóng góp của bạn được công ty ghi nhận bằng một hành động cụ thể như tính lương tăng ca, thì điều này cũng không có gì đáng nói.

Nhưng nếu bạn bị buộc phải làm thêm giờ, ôm đồm nhiều việc vượt quá hạn mức được đề cập trong bảng mô tả công việc trong một thời gian dài nhưng lại không được ghi nhận một cách thiết thực thì có nghĩa là bạn đang bị bóc lột!

Hãy nhớ rằng, tăng ca là thời gian được dùng cho những trường hợp công việc phát sinh đột xuất trong giai đoạn ngắn hạn, không phải để giải quyết lượng công việc ngất ngưởng quá sức mỗi ngày. Bên cạnh đó, quyết định tăng ca hay không, phải do bạn làm chủ. Nếu bạn không thoải mái với việc tăng ca, bạn hoàn toàn có thể từ chối. Điều này cũng đã được quy định cụ thể trong Luật Lao Động.

Thứ hai, đừng để người khác được đánh đồng nỗ lực của bạn. 

Nỗi sợ khi bị cấp trên, đồng nghiệp đánh giá là thiếu nỗ lực trong công việc khi không tăng ca khiến chúng ta hiếm khi từ chối và thường chấp nhận việc tăng ca theo chỉ định của cấp trên. Nhưng thực tế cho thấy, dù có tăng ca nhiều đến thế nào cũng không thể giúp bạn trở thành một nhân viên xuất sắc được.

Nỗ lực của bạn phải được đánh giá bởi thái độ nghiêm túc trong giờ làm việc hành chính và hiệu quả đem lại. Không ai có thể đánh đồng nỗ lực trong công việc của bạn bằng những giờ làm thêm.

Và nếu bạn là người có năng lực, bạn hoàn toàn có thể xử lý tốt lượng công việc phù hợp trong giờ làm, chứ không phải kéo qua khoảng thời gian khác. Vì thế, đừng để những lời nói ra vào phiến diện của đồng nghiệp hay cấp trên mà thay đổi cách làm việc của bản thân.

Thứ ba, cần biết rõ khi nào nên tăng ca.

Tăng ca không nhất thiết phải có lương trợ cấp. Tăng ca cũng không nhất thiết chỉ khi có công việc đột xuất. Tăng ca có thể vì bạn muốn ở lại công ty, hoàn thành công việc một cách tốt nhất hoặc nghiên cứu để cải thiện công việc, dự án trong hiện tại.

Việc nỗ lực hoàn thiện công việc đúng cách sẽ khiến bạn trở thành “người cống hiến” với công ty. Và chắc chắn rằng, không một nhà lãnh đạo tài năng nào nỡ bạc đãi một nhân viên có tuyệt vời như vậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via HR Insider

Làm sao để ‘làm thuê’ và kiếm tiền với hiệu suất cao nhất

LÀM VIỆC MÌNH GIỎI.

Trước hết chúng ta phải làm việc mình giỏi, việc mà chúng ta tạo ra giá trị tốt nhất, có giá trị cạnh tranh cao nhất. Khi đó sếp của bạn cứ muốn bạn ở đó, làm việc đó, vì không ai làm tốt hơn bạn công việc đó cả. Muốn biết làm sao để làm giỏi nhất thì comment nhé. Bài sau sẽ tiếp về vấn đề này.
 

LÀM VIỆC XÃ HỘI CẦN, LÀM VIỆC TẠO RA GIÁ TRỊ.

Có một số người làm việc gì thì đam mê, tận tụy với việc đó. Nhưng nếu chúng ta thuộc dạng người chỉ đam mê 1 số công việc nhất định thì chúng ta có ít lựa chọn hơn. Khi còn trẻ, nếu phải chọn giữa việc mình đam mê (xã hội chưa cần lắm), và việc mà xã hội đang cần, thì chúng ta nên chọn việc xã hội cần. Hãy tạm thời treo đam mê ở đó. Khi chúng ta độc lập về tài chính thì quay về với đam mê của mình.

CHỌN SẾP GIỎI.

Chọn được sếp giỏi bạn sẽ được vừa làm vừa học. Những gì bạn học được từ sếp sẽ là hành trang của bạn, không ai có thể bắt bạn bàn giao được cả. Nhiều bạn trẻ hiện nay không đưa tiêu chí sếp giỏi vào danh sách tuyển chọn công việc của mình. Có lẽ các bạn lười, mà có lẽ cho mình đã giỏi. Khi làm vậy, các bạn đã tự giới hạn sự phát triển của mình.

GIÚP SẾP BỚT CÔ ĐƠN.

Các sếp, doanh nhân hoặc quản lý cấp cao, cô đơn hơn chúng ta tưởng. Họ bị căn bệnh “Lonely at the top – cô đơn ở đỉnh cao”. Khi vui, khi thành công thì đỡ hơn, nhưng khi khó khăn, trở ngại thì họ rất cô đơn. Thử nghĩ, đang rất khó khăn mà đến 5:00 chiều thì toàn bộ nhân viên kéo nhau về.
Chẳng ai quan tâm đến khó khăn của sếp. Khi đó, nếu bạn là người nán lại làm việc, nán lại nghe tâm sự của sếp với sự chân thành chia sẻ thì hẳn bạn sẽ nằm đầu tiên trong danh sách mà sếp trọng dụng.

KHÔNG THAM GIA NHỮNG TRÒ CHƠI CHÍNH TRỊ, CHIA PHE CHIA CÁNH.

Chốn công sở, chốn các Giám đốc, Trưởng phòng… có rất nhiều trò chơi chính trị, nhiều game phe cánh, Chúng ta mà dính vào thì sẽ bị mất khá nhiều thời gian: chơi với người này, nói xấu người kia…và suy cho cùng, khi chung ta tham gia trò chơi chính trị, chia phe chia cánh thì nghề nghiệp của chúng ta phụ thuộc vào phe cánh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Cách tốt nhất là quan hệ với đồng nghiệp ở mức vừa phải, không tham gia phe nào cả, và cũng đừng có “ba phải” phe nào cũng chơi. Làm tốt công việc, chính trực …là chìa khóa thành công trong nghề nghiệp.

BIẾT CÁCH BÁO CÁO.

Có nhiều người làm giỏi, đóng góp nhiều nhưng không biết cách báo cáo truyền thông. Sếp thì hoặc là bận quá, hoặc là đã có sẵn định kiến. Tệ nhất là sếp chưa đủ bản lãnh trường đời nên thích nghe nịnh.
Thế là những thành quả của mình không cánh mà bay vì bị bọn xấu, bọn giỏi nịnh cướp hết. Chúng ta không cần phải nịnh, không cần nói xấu người khác, nhưng chúng ta phải biết truyền thông, biết báo cáo đúng mức độ những gì chúng ta làm được. Sếp tệ quá thì chúng ta “thay” sếp. Chưa biết cách thay sếp thì comment nhé.

LÀM THUÊ VỚI TINH THẦN LÀM CHỦ.

Trong phần kiếm tiền, của cuốn sách “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam”, tôi có phân người làm thuê ra các dạng sau:
Dạng tệ nhất là những người làm việc một cách uể oải. Họ làm việc theo kiều cầm chừng để giữ công việc.
Kế đến là những người làm đúng với số tiền được trả. Họ quan niệm rằng: chủ/công ty trả bao nhiêu thì tôi làm đến mức đó.
Cao hơn là những người làm việc một cách chuyên nghiệp và có trách nhiệm.
Cao nhất là những người làm việc với tinh thần làm chủ. Họ làm việc như thể họ là chủ doanh nghiệp. Họ trăn trở, họ nhiệt huyết với công ty như thể họ là cổ đông góp vốn. Đây là những người làm thuê thành công nhất, về sự nghiệp và tài chính.
Ở thế giới và ngay cả ở Việt Nam có nhiều tấm gương thành công như vậy. Nhiều CEO/ Giám đốc điều hành xuất phát từ vị trí hết sức bình thường: nhân viên tiếp tân, thư ký, trợ lý, hoặc chỉ là một Manager bình thường, học hành cũng bình thường.
Nhưng họ đã đi lên trở thành CEO, trở thành người kiếm tiền nhiều nhất, cao hơn nhiều lần so với các Directors giỏi giang khác…chỉ vì họ làm việc với tinh thần làm chủ, và luôn nhiệt huyết, trăn trở như người chủ. Kiến thức còn thiếu thì họ học, kỹ năng còn yếu thì họ trau giồi. Quan trọng nhất là thái độ. và họ có thái độ đỉnh của đỉnh “Làm việc với tinh thần của người làm chủ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Lâm Minh Chánh

Lỗ hàng nghìn tỷ đồng, TiKi tiếp tục gọi vốn thành công thêm 130 triệu USD?

Theo nguồn tin của tờ Dealstreet Asia, hãng thương mại điện tử TiKi vừa huy động thành công thêm 130 triệu USD trong vòng huy động vốn mới nhất mà dẫn đầu là công ty quỹ tư nhân Northstar Group.

TiKi tiếp tục gọi vốn thành công thêm 130 triệu USD
Ảnh: Internet

Được biết vòng huy động vốn này dự kiến sẽ có thể thu về 150 triệu USD nếu có thêm các nhà đầu tư quan tâm.

Thời gian gần đây, cũng nguồn tin của tờ Dealstreet cũng tiết lộ rằng Tiki và Sendo đã đồng ý sáp nhập. Đây là động thái hoàn toàn dễ hiểu giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên trường thương mại điện tử, với đối thủ cực kỳ mạnh hiện nay là Lazada được hậu thuẫn bởi “ông lớn” Alibaba và Shopee dưới trướng SEA.

Như vậy nếu nguồn tin gọi được thêm 130 triệu USD là thật, điều này sẽ tạo lợi thế rất lớn cho TiKi trong quá trình thương thảo sáp nhập.

Tiki được ông Trần Ngọc Thái Sơn thành lập năm 2010 và được mệnh danh là “Amazon của Việt Nam” như một nền tảng bán sách ngoại ngữ online với nhà kho được đặt tại gara xe của gia đình và văn phòng ở ngay trong phòng ngủ của ông Sơn. Kể từ đó, TiKi đã thu hút được rất nhiều khoản đầu tư trong và ngoài nước.

Theo dữ liệu của Crunchbase, tháng 3/2012, Tiki được quỹ CyberAgent Ventures của Nhật Bản đầu tư 500.000 USD, sau đó tiếp tục được một tập đoàn Nhật Bản khác là Sumitomo rót vốn một triệu USD vào tháng 8/2013.

Tháng 5/2016, Tiki nhận khoản đầu tư 17 triệu USD (khoảng 384 tỷ đồng) từ VNG đổi lấy 38% cổ phần. Tính đến cuối năm 2019, VNG đang nắm 24,6% cổ phần của Tiki và là một trong 2 cổ đông lớn nhất của sàn thương mại điện tử này.

Hồi cuối năm 2017, đầu năm 2018, một số nguồn tin cho biết Tiki đã huy động thành công 54,5 triệu USD từ “đại gia” thương mại điện tử Trung Quốc JD.com, STIC từ Hàn Quốc và VNG. Con số này chưa được Tiki xác nhận.

Hồi tháng 1/2018, Sparklabs Ventures, công ty liên doanh vốn đầu tư mạo hiểm của Sparklabs Group cho biết đã đầu tư vào Tiki nhằm mở rộng sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á. Số tiền cụ thể không được tiết lộ.

Trong một thông cáo báo chí phát đi hồi tháng 9 năm ngoái, Innoven Capital – một công ty cho vay mạo hiểm chuyên tập trung vào thị trường Đông Nam Á và Ấn Độ – cho biết đã hoàn thành 2 thỏa thuận đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, công ty này cung cấp cho Tiki và startup chia sẻ văn phòng UP Co-working một khoản vay nợ mạo hiểm nhưng không tiết lộ giá trị của các khoản đầu tư.

Nhận được nhiều khoản đầu tư nhưng TiKi vẫn nổi tiếng là cỗ máy “đốt tiền”. Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki là gần 1.400 tỷ đồng còn Sendo lỗ gần 1.300 tỷ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CafeBiz

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường ‘chợ đen’ và ‘Dark Web’

Rất nhiều chủ kênh YouTube đang trở thành miếng mồi béo bở cho những kẻ xấu tấn công, chiếm đoạt và bán tài khoản YouTube trên thị trường chợ đen để kiếm lời.

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường 'chợ đen' và 'Dark Web'

Theo TechRadar, các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật và an ninh mạng IntSights tiết lộ, hiện có rất nhiều tài khoản YouTube đang bị đánh cắp và bán ở các chợ đen trực tuyến hoặc các diễn đàn Dark Web.

Các kênh YouTube từ lâu luôn được coi là miếng mồi béo bở của những kẻ tội phạm mạng. Chúng lợi dụng việc buôn bán các tài khoản YouTube để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc phát tán mã độc.

Tuy nhiên, tài khoản YouTube bị đánh cắp từ những chiếc máy tính bị xâm nhập trái phép hoặc từ nhật ký đăng nhập của nạn nhân thường đem lại nhiều tiền hơn cho tội phạm mạng khi rao bán trực tuyến. Mặc dù các kênh ít người theo dõi hơn có thể không sinh lợi như các kênh có nhiều người đăng ký.

Nhưng các chủ kênh YouTube khác hoàn toàn có dùng các tài khoản mua trên thị trường chợ đen để tăng doanh thu cho chính họ. Nói cách khác, họ có thể mua các tài khoản YouTube bị rao bán trái phép để làm công cụ phát triển kênh nhờ lượt đăng ký của họ.

Để đánh giá sự quan tâm của tội phạm mạng đối với các tài khoản YouTube bị đánh cắp, một diễn đàn chuyên về hack gần đây đã tiến hành một cuộc thăm dò đặc biệt. Kết quả cho thấy 80% thành viên xem xét có thể mua các thông tin bị đánh cắp này phục vụ cho mục đích cá nhân.

Khi các nhóm mã độc tống tiền bắt đầu bán đấu giá các dữ liệu bị đánh cắp, đó sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho những kẻ tội phạm mạng có được thông tin đăng nhập tài khoản YouTube của nạn nhân.

Youtube: Nhiều tài khoản đang được rao bán trên thị trường 'chợ đen' và 'Dark Web'

IntSights lấy ví dụ về một cuộc đấu giá khi một người rao bán 687 tài khoản YouTube với giá 400 USD. Và một cuộc đấu giá như vậy thường kết thúc sau 24 giờ kể từ lần trả giá cuối cùng. Sở dĩ mọi giao dịch phải nhanh gọn như vậy vì người bán có lẽ muốn bán thông tin nhanh nhất có thể trước khi nạn nhân kịp liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Google để nhờ giải quyết.

Mặc dù có nhiều cách đánh cắp các tài khoản YouTube nhưng có vẻ một số tài khoản được rao bán lấy từ chính cơ sở dữ liệu chứa thông tin đăng nhập của Google và từ các máy tính bị nhiễm mã độc.

IntSights khuyến nghị tất cả các chủ kênh YouTube cần phải nâng cao mức độ cảnh giác trước các mối nguy hiểm, đồng thời phải kích hoạt xác thực hai yếu tố để bảo vệ tài khoản. Bởi lẽ cách thức bảo mật hai lớp này sẽ phần nào khiến những kẻ xấu nhụt chí ngay từ đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Vnreview

‘Marketing Funnels’ đã hết thời và thay vào đó là ‘Fly-wheel’

“Khách hàng càng hài lòng, sức hút của bạn càng trở nên mạnh mẽ. Bạn càng tăng lực đẩy của bánh xe thì khách hàng sẽ càng được tiếp sức”, ông Shahid Nizami khẳng định.

Nếu như trước đây khách hàng là yếu tố được nhắc đến cuối cùng, sau marketing và bán hàng thì giờ đây họ cần được đặt ở vị trí trung tâm trong mô hình Fly-wheel nếu doanh nghiệp muốn tăng trưởng mạnh mẽ.

Vài năm trước, ông Shahid Nizami, Giám đốc điều hành HubSpot APAC và gia đình đi du lịch ở Ấn Độ. Lúc đặt phòng ở một resort trước chuyến đi, ông được yêu cầu cung cấp một số thông tin như mùi hương ưa thích và những thứ có thể gây dị ứng.

Đáng ngạc nhiên, khi ông Shahid Nizami vừa tiến tới quầy lễ tân, nhân viên ở đó đã nhận ra ông và làm thủ tục một cách nhanh gọn.

Căn phòng đã đặt cũng tràn ngập mùi hương ông yêu thích. Hài lòng với những trải nghiệm có được, khi về đến nhà, ông đã giới thiệu resort này cho ít nhất 4 người bạn.

Kể lại câu chuyện này, lãnh đạo HubSpot APAC cho rằng chính resort kia đã vô hình trung biến ông trở thành một kênh marketing hiệu quả.

Thế nhưng có lẽ điều này sẽ khó xảy ra với chiếc phễu (mô hình Funnel) đã từng được xem là thần thánh đối với dân marketing trước đây. Theo mô hình này, marketing được nhắc đến đầu tiên, là những người mang data về cho sales chăm sóc và chốt đơn.

Khách hàng nằm ở đáy của chiếc phễu, theo một cách nhỏ giọt. Và chiếc phễu đó sẽ mất dần năng lượng khi đến gần đáy.

Chính vì vậy, ông Shahid Nizami cho rằng, chiếc phễu này giờ đây không còn áp dụng được nữa, hay nói một cách ví von là “đã vỡ”. Funnel tạo ra khách hàng nhưng không tính toán làm thế nào để giúp công ty phát triển thêm.

Với sự lên ngôi của “word of mouth” (truyền miệng), sự trung thành của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định rất lớn tới tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, họ cần được đặt ở vị trí trung tâm của chiếc bánh chạy đà trong mô hình fly-wheel bởi chính họ là một kênh marketing tốt.

“Khách hàng càng hài lòng, sức hút của bạn càng trở nên mạnh mẽ. Bạn càng tăng lực đẩy của bánh xe thì khách hàng sẽ càng được tiếp sức”, ông Shahid Nizami khẳng định.

Có thể thấy, càng dồn lực thì bánh xe quay càng nhanh. Fly-wheel càng quay, càng tạo nhiều động lượng đồng thời có khả năng bảo toàn động lượng tốt giúp tăng năng suất tổng thể.

Dồn lực vào fly-wheel.

Thông thường, mọi người có xu hướng cho rằng tập trung làm hài lòng khách hàng là việc của bộ phận chăm sóc khách hàng. Nhưng ông Shahid Nizami nhấn mạnh, khách hàng là trung tâm nên đó không phải là trách nhiệm của một bộ phận mà là của cả hệ thống.

Lãnh đạo HubSpot dẫn chứng, công ty của ông khác với các công ty còn lại trong cách tính hoa hồng. Nếu trong 9 tháng đầu không giữ được chân khách hàng, nhân viên bán hàng sẽ bị thu hồi khoản hoa hồng đó.

Ngược lại, nếu họ hài lòng và hạnh phúc trong vòng 9 tháng đầu, người nhân viên bán hàng kia sẽ được thưởng thêm.

Với cách làm như vậy, công ty này đang đẩy mọi bộ phận đến gần với khách hàng và tập trung vào họ hơn.

“Rất nhiều công ty nói là tập trung vào khách hàng nhưng thực tế lại tập trung vào chính họ. Nói đặt khách hàng lên hàng đầu nhưng đa số liệt khách hàng vào cuối danh sách.

Doanh nghiệp cần thay đổi nếu muốn tăng trưởng, đặt khách hàng vào trung tâm Fly-wheel, tăng lực đẩy, giảm ma sát để bánh xe quay nhanh hơn”, ông Shahid Nizami nhấn mạnh.

Nếu như trong mô hình chiếc phễu, mọi nguồn lực đều được tận dụng nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng thì trong mô hình Fly-wheel, lực được sử dụng để củng cố mối quan hệ với khách hàng và giúp họ đạt được mục tiêu.

Việc thu hút sự chú ý của khách hàng cần tập trung vào sở thích của họ, làm tăng giá trị cho họ rồi mới tách chiết những giá trị đó cho doanh nghiệp

Tốc độ quay của Fly-wheel cũng bị tác động rất mạnh bởi sự liên kết của các yếu tố tạo ra nó. Sales và marketing cần có sự phối hợp ăn ý, đặc biệt khi làm việc với khách hàng.

Ngoài tăng tốc độ, giảm ma sát cho Fly-wheel cũng quan trọng trong việc tăng sức cho bánh xe, khiến khách hàng hài lòng hơn từ đó đẩy tăng trưởng cao hơn.

Ma sát là những điểm yếu, những vấn đề khách hàng gặp phải khiến họ bị mất động lượng. Ma sát cũng hình thành khi không xác định đúng đối tượng khách hàng, dẫn đến việc sử dụng sai chiến lược…

Theo ông Shahid Nizami, mô hình FLY-wheel có ba giai đoạn quan trọng gồm attract (thu hút), engage (lôi kéo) và delight (làm thoả mãn). Trong đó attract là việc tận dụng chuyên môn để tạo ra những nội dung và cuộc hội thoại tạo nên mối quan hệ ý nghĩa với đối tượng.

Ở giai đoạn này, inbound marketing (một trường phái marketing mới sử dụng nội dung hấp dẫn trên môi trường mạng để thu hút và tương tác với đối tượng) nhắm đến khách hàng và làm thỏa mãn họ được xem là công cụ hữu hiệu.

Engage là xây dựng mối quan hệ bền vững bằng việc cung cấp giải pháp cho vấn đề và mong muốn của khách hàng và delight là việc cung cấp một trải nghiệm tuyệt vời, tạo cho khách hàng trải nghiệm thật sự, truyền năng lượng cho khách hàng, để họ có thể nói tốt về thương hiệu hoặc thậm chí mang lại doanh thu mới cho công ty.

Như vậy có thể nói, tập trung tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng sẽ là chìa khoá để thúc đẩy tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Elon Musk: Nói về thành công của mình, Nước Mỹ là nơi duy nhất mà tôi có thể làm những điều như hiện tại

Lớn lên, Elon Musk đọc rất nhiều sách nhưng đặc biệt chỉ được truyền cảm hứng từ khoa học viễn tưởng.

“Chính thể loại này đã thúc đẩy ông tạo ra công nghệ năng lượng sạch hơn hoặc [xây dựng] tàu vũ trụ để mở rộng phạm vi tiếp cận của con người trong tương lai”, theo cuốn sách: “Elon Musk: Tesla, SpaceX và Quest for a Fantastic Future, của Ashlee Vance” của tác giả Ashlee Vance.

Với những mục tiêu luôn ám ảnh trong tâm trí mình, Elon Musk đã bắt đầu với SpaceX vào năm 2002 và Tesla vào năm 2003. Và bây giờ, Elon Musk đang chuẩn bị cho một vụ phóng vệ tinh mang tính lịch sử cho SpaceX, công ty đang lên kế hoạch cho sứ mệnh phi hành đoàn đầu tiên của hai phi hành gia NASA .

Nhìn lại thành công của mình, Elon Musk phần nào tin rằng cơ hội mà anh tìm thấy khi anh di cư sang Mỹ năm 1992.

“Chắc chắn, Mỹ vẫn là vùng đất của cơ hội hơn bất kỳ nơi nào khác, chắc chắn là như thế”, đây là câu trả lời mà Elon Musk đã trao đổi trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bloomberg.

Elon Musk sinh ra ở Nam Phi, nhưng luôn muốn chuyển đến Hoa Kỳ.

“Có vẻ như luôn luôn có công nghệ mới hay những thứ gì đó hay ho xảy ra ở Mỹ, vì vậy, mục tiêu của tôi khi còn là một đứa trẻ là đến Mỹ”. Elon Musk cho biết vào năm 2012.

Năm 17 tuổi, anh đến Bắc Mỹ chỉ với 2.000 đô la, một chiếc ba lô & một chiếc vali chứa đầy sách, Elon Musk đã đăng trên Twitter của mình vào tháng 6 năm 2018.

“Tôi đã trả tiền học đại học theo cách riêng của mình, qua các khoản vay sinh viên, học bổng, làm thêm và kết thúc với khoản nợ gần 100.000 đô la khi tôi vẫn đang là sinh viên.

Tôi đã thành lập công ty đầu tiên của mình (Công ty có tên Zip2) với 2.500 đô la, và tôi có một máy tính và một chiếc ô tô mà tôi đã mua với giá 1.400 đô la, và tất cả khoản nợ đó”. (Mặc dù có một số thông tin cho rằng Elon Musk có một cuộc sống đặc quyền được gia đình trả tiền, nhưng Musk đã nói rằng điều đó không đúng.)

Bất chấp những thách thức, Musk đã thành công.

Năm 1999, Musk đã bán Zip2 cho Compaq với giá khoảng 300 triệu đô la. Musk đã sử dụng số tiền từ việc đó để thành lập X.com, một nền tảng dịch vụ tài chính trực tuyến được sáp nhập với Confinity sau này vào năm 2000, và sau đó trở thành cái tên PayPal. Năm 2002, eBay đã mua PayPal với giá 1,5 tỷ USD.

Những thành công này đã khiến anh bắt đầu xây dựng SpaceX và Tesla, cùng với Neuralink vào năm 2016, và một năm sau đó là The Boring Company. Ngày nay, Elon Musk sở hữu tài sản trị giá 36,8 tỷ USD, theo Forbes..

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Người trẻ nghèo đừng chỉ lo tiết kiệm tiền, thay vào đó hãy cố gắng để học những điều này càng sớm càng tốt

Nghèo không đáng sợ. Sợ là bị cái nghèo mài mòn đi ý chí chiến đấu, để sự nhàn rỗi, thoải mái đánh bại lý tưởng. Đừng để sự an ổn trước mắt trở thành ảo tưởng của bạn đối với cuộc sống, càng đừng để số tiền trong ngân hàng định nghĩa giá trị của bạn.

Dạo trước, tôi tình cờ gặp lại một cô bạn cũ là khoa hôi của trường. Hai người nói chuyện với nhau, cô bạn ấy ca thán với tôi rằng cảm thấy mình càng sống càng trở nên tầm thường. Khi còn đi học, cô ấy rất xinh đẹp, học cũng giỏi, đi đâu cũng là tiêu điểm trong mắt người khác.

Nhưng tới năm ba, năm tư gì đó, tình thế bắt đầu thay đổi. Số người chú ý tới cô ấy ngày một ít đi, những cô gái bình thường trước đó, dần dần che lấp đi ánh hào quang của cô ấy.

Sau khi tốt nghiệp, cô ấy lựa chọn đi làm cho cơ quan nhà nước, đi làm đều đều, bình thường như bao người khác. Nhưng bên cạnh đó lại có những người càng sống càng rực rỡ, họ trở thành người mà cô ấy rất ghen tị.

Cô bạn ấy nói, cô ấy không đố kị, cô ấy chỉ là không hiểu vì sao mình rất nỗ lực, tư chất cũng không kém, nhưng vì sao khoảng cách với bọn họ lại lớn tới như vậy?

Nói chuyện thêm một lúc, tôi đã ngờ ngợ đoán ra được đáp án, và nói với cô ấy rằng: “Nguyên nhân có lẽ là bởi cậu quá hiểu chuyện, quá nghe lời.”

Rất nhiều bậc cha mẹ, bao gồm cả ba mẹ của cô ấy đều có quan điểm như này: “Một phân tiền cũng có thể làm khó anh hùng hảo hán, sống là phải biết tiết kiệm, phải học cách cất tiền.”

Bản thân cô bạn kia từ nhỏ đã rất ngoan ngoãn và nghe lời ba mẹ. Vì vậy, trong thời gian đi học, cô ấy không tiêu tiền bừa bãi, cái gì có thể tiết kiệm là sẽ tiết kiệm.

Những hoa khôi khiến người khác ghen tị kia, họ đã làm gì khi còn trong trường đại học?

Một số người mua nhiều loại mỹ phẩm, và sau đó trở thành blogger làm đẹp, mỗi một buổi livestream đều kiếm được không biết bao nhiêu tiền. Một số người đã chi rất nhiều tiền cho máy ảnh, thậm chí nghèo đến mức phải ăn mỳ gói trong nhiều ngày liền, và sau đó biến sở thích của họ thành một nghề; có người thì đi du lịch bụi, rồi trở thành travel blogger nổi tiếng…

Ngược lại, cô bạn kia của tôi, ngoài số tiền tiết kiệm để đấy trong tài khoản ra, thứ còn lại chỉ là một cuộc sống bình bình, không có gì nổi bật và không được như ý muốn.

Tuy rằng thông qua lần dịch bệnh lần này, rất nhiều người đã ý thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền.

Nhưng, tôi vẫn muốn nói rằng, người trẻ, có những loại tiền đừng tiết kiệm, nên tiêu thì hãy tiêu.

01

Có câu: “Thụ nhân dĩ ngư, bất như thụ chi dĩ ngư.”

Ý muốn nói, cá tuy là mục đích cuối cùng, nhưng đánh cá chính là phương pháp, cá có thể giải quyết cái đói nhất thời, nhưng không thể giải quyết được về lâu về dài, nếu muốn mãi mãi có cá ăn, vậy phải học được phương pháp đánh cá. Cũng giống như vậy, thay vì truyền thụ cho con người ta tri thức, chi bằng hãy truyền thụ cho họ phương pháp học hỏi để có được tri thức.

Con đường trưởng thành cũng giống như vậy.

Thay vì cứ khư khư tích tiền, chi bằng hãy bồi dưỡng cho mình kĩ năng kiếm tiền. Tiền nếu tiêu đúng chỗ, nó sẽ báo đáp lại bạn rất hậu hĩnh trong tương lai, đem bạn đi tới những phong cảnh tươi đẹp hơn.

Tôi từng đọc qua một câu chuyện như này.

Một tòa soạn nọ có hai thực tập sinh mới tới là L. và T.

Mỗi lần đi ra ngoài tỉnh phỏng vấn, L. đều sẽ ngồi tàu, tiết kiệm phí đi lại.

T. lại thích ngồi máy bay, dù có phải bỏ ra thêm tiền, nhưng cậu cũng không để ý.

Vài năm sau, T. trở thành phóng viên hàng đầu của tòa soạn, lương hơn L. gấp mấy lần.

Nguyên nhân trong đó rất đơn giản, T. mỗi lần đi phỏng vấn đều là người đầu tiên tới hiện trường, bài phỏng vấn của cậu ấy chân thực hơn rất nhiều, nhiều khi còn là những bài phỏng vấn độc quyền.

Hơn nữa khi đó, máy bay không phải là phương tiện quá phổ biến, những hành khách trên máy bay đều là những mối quan hệ giao lưu chất lượng.

Để tiền vào ngân hàng, ngoài lợi tức, nó sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ hồi báo nào. Nó đem lại cho bạn một con số khiến mình yên tâm, nhưng lại khiến bạn mất đi nhiều cơ hội và khả năng hơn.

Hai năm trước, trong hội thơ ca, tôi có ấn tượng rất sâu đậm với V., cậu ấy tới tham dự cuộc thi này với tư cách là một shipper.

Trước khi cuộc thi bắt đầu, không ai nghĩ rằng, một shipper như V. có thể chiến thắng tất cả và giành được giải quán quân.

Sau khi cuộc thi kết thúc, một giám khảo đã nói với V. rằng: “Chúc mừng cậu, cậu không chỉ chiến thắng được tất cả những đối thủ ở đây, mà hơn cả là cậu đã chiến thắng chính mình, chiến thắng cuộc sống.”

Đời người, sợ nhất là tự giới hạn bản thân.

Khi bạn cảm thấy mình không ổn, là khi đó bạn xác định sẽ sống một cuộc sống tầm thường cả đời.

Đừng coi thường những người sẵn sàng chịu khổ chịu nghèo trong một giai đoạn thời gian.

Nếu một người sẵn sàng bỏ sinh hoạt phí của cả một tháng ra để đi nghe một buổi thuyết trình; nếu họ tích góp tiền lương của cả một năm chỉ để đi du lịch, mở mang tầm mắt về thế giới; nếu họ chấp nhận làm 3 công việc cùng một lúc, mệt đến chết đi sống lại, chỉ vì muốn ra nước ngoài du học.

Tuyệt đối đừng cười nhạo họ.

Bởi vì bên trong họ ẩn chứa nguồn năng lượng lớn hơn bạn tưởng, và tương lai của họ, là dáng vẻ mà bạn không dám mơ tới.

02

Những người trẻ thích tiết kiệm tiền, phần lớn là vì muốn tìm thấy cảm giác an toàn.

Có một câu nói rằng: “Sống nhờ lo xa, chết vì an lạc”.

Cảm giác an toàn, vừa có thể giúp một người, cũng vừa có thể hại một người.

Trong thời đại này, quan trọng hơn cảm giác an toàn, chính là có được ý thức về nguy cơ.

Trong những người bạn của tôi, có người muốn trụ lại thành phố lớn để có một cuộc sống vẻ vang, hào nhoáng, nhưng lương tháng bèo bọt không giúp cậu chống trọi lại được với giá cả leo thang nhanh chóng.

Có người muốn sau khi học xong sẽ về nhà thừa kế gia nghiệp, đời người cứ vậy thong dong không phải lựa chọn nhiều. Nhưng không ngờ rằng thương mại điện tử trực tuyến lại có tác động lớn như vậy đến bán hàng trực tiếp của gia đình, thậm chí gia đình cậu còn phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Còn có người cứ cho rằng tốt nghiệp từ trường danh tiếng ra thì sẽ đàng hoàng không lo thất nghiệp, nhưng khi phỏng vấn lại thất bại dưới tay một người học hành không ra đâu vào với đâu.

Một người, nếu mất đi ý thức về nguy cơ, đồng nghĩa với việc mất đi khả năng cạnh tranh. Thời đại không ngừng biến hóa, “cuộc sống ổn định” là lời nói dối hoang đường nhất.

Cũng giống như câu nói: “Thời đại khi bỏ rơi bạn, sẽ không nói với bạn câu tạm biệt.”

Thay vì cảm thán vận may không tốt, chi bằng hãy ngẫm lại mình của quá khứ, nguyên nhân thất bại của bạn sớm đã được viết sẵn trong những ngày tháng an ổn của bạn.

Người xưa hay nói, nghèo thì đổi, đổi sẽ thông, thông sẽ đạt. Thay vì bị thay đổi, chi bằng chủ động đứng lên thay đổi.

Nhân lúc vẫn chưa bị tụt hậu, lạc thời, hãy nắm bắt thời gian đi học hỏi những thứ mới; tranh thủ lúc chưa cảm thấy bản lĩnh khủng hoảng, tận dụng thời gian đi bồi dưỡng cho mình những kĩ năng mới.

Đừng chỉ chăm chăm thông qua tích tiền để có được cảm giác an toàn, mà phải nghĩ là mình phải nỗ lực, phải quyết chiến để vượt qua các nút thắt của cuộc đời.

Bạn cần phải hiểu một điều rằng, thứ đem lại cảm giác an toàn nhất, chính là năng lực của bạn.

03

Tôi không phủ nhận tiết kiệm tiền có cái tốt của tiết kiệm. Tôi có một đàn anh, hồi còn học đại học, thông qua tiết kiệm đã tích được cho mình hàng trăm triệu đồng, sau khi tốt nghiệp, anh ấy quyết định khởi nghiệp và cần có tiền khởi động, số tiền này khi ấy đã phát huy tác dụng.

Nhưng bạn có phát hiện ra được rằng, giữa tiết kiệm và tiết kiệm, thực ra cũng có điểm khác biệt.

Có những người tiết kiệm tiền, chỉ là xem tiền như một thứ để tiêu hao, họ chẳng qua tích tiền lại để ngày sau một lúc nào đó sẽ tiêu đi. Còn có những người lại xem đó là tài nguyên để sau này giúp đỡ cho việc phát triển.

Thay vì nói tôi không tán đồng người trẻ tiết kiệm tiền, chi bằng nói tôi không tán đồng người trẻ chỉ xem tiền là tiền, không nhìn ra được ý nghĩa phía sau.

Có người từng nói: “Nếu bạn có tầm nhìn của một xã, bạn có thể làm ăn ở quy mỗ xã; nếu bạn có tầm nhìn của một tỉnh, bạn có thể làm ăn ở quy mô của tỉnh; Còn nếu bạn có tầm nhìn của cả thiên hạ, bạn có thể làm ăn ở quy mô của cả thiên hạ.”

Thành công của một người, 3 phần nhờ thời cơ, 7 phần nhờ tầm nhìn và thái độ.

Mỗi một quyết định của đời người thực ra đều là một lần đầu tư, và nó nhắm tới những lợi ích tổng hợp. Bạn vừa phải xem nó đem tới cho bạn lợi ích gì, lại vừa phải ngẫm xem nếu làm vậy mình sẽ mất đi những gì.

Khi bạn luôn lên kế hoạch cho cuộc sống của mình với một viễn cảnh dài hạn, lợi ích của bạn sẽ được định sẵn vượt xa những người bình thường.

04

Chúng ta khi còn trẻ, có ai là không nghèo rớt mồng tơi?

Nghèo không đáng sợ. Sợ là bị cái nghèo mài mòn đi ý chí chiến đấu, để sự nhàn rỗi, thoải mái đánh bại lý tưởng.

Đừng để sự an ổn trước mắt trở thành ảo tưởng của bạn đối với cuộc sống, càng đừng để số tiền trong ngân hàng định nghĩa giá trị của bạn.

Làm người, chịu đựng được cô đơn mới có ngày huy hoàng, thoát ra được khỏi cám dỗ thì mới không lạc đường.

Hi vọng bạn không mù quáng, không chạy theo đám đông, tiết kiệm tiền cũng phải có tính toán, tiêu tiền càng phải có kế hoạch. Càng hi vọng bạn có thể hiểu ra rằng, đời người giống như bàn cờ, mỗi bước đi, hãy ra quân sao cho thật xứng đáng, thật khôn khéo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Theo Báo Dân Sinh

Tips ‘deal lương’: Nếu nhà phỏng vấn hỏi bạn mức lương mong muốn là bao nhiêu, tuyệt đối không nói ra con số

Bởi dịch bệnh, không ít doanh nghiệp rơi vào ngõ cụt phải cắt giảm nhân lực. Cơ hội việc làm đã ít nay càng ít hơn. Khó khăn lắm mới có được cái hẹn phỏng vấn. Tùng phấn khởi đến nơi hẹn, tự tin bước vào phòng chờ. Mặc dù phong thái tự tin nhưng trong lòng không tránh khỏi hồi hộp, dù gì cơ hội đến không phải là dễ.

01
Người phỏng vấn: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Phỏng vấn bắt đầu, Tùng nín thở tọa đàm với người phỏng vấn hơn một tiếng đồng hồ. Mọi thứ diễn ra hết sức suôn sẻ, người phỏng vấn có ấn tượng khá tốt với Tùng. Trông có vẻ như thành công đang đến gần. Nhưng đến phút cuối cùng, người phỏng vấn bất chợt hỏi Tùng một câu: “Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?”

Câu hỏi khó khiến Tùng nhăn nhó:

Đầu tiên, Tùng chưa tìm hiểu trước về mức lương của công ty. Thứ hai, Tùng không đủ tự tin với năng lực của mình. Cuối cùng, Tùng không biết mức định giá về vị trí mà mình đang ứng tuyển trên thị trường.

Nói nhiều, sợ bị từ chối, nói ít lại sợ mình bị thiệt.

Vì không thể biểu đạt thành lời, Tùng ấp úng: “Tùy ạ, bao nhiêu cũng được, chỉ cần cho tôi cơ hội là được”.

Kết quả, người phỏng vấn trả lời: Về đợi thông báo.

Đợi đến ngày thứ 4 mà không nhận được bất cứ thông báo gì, không cần nghĩ cũng rõ, Tùng đã hết hy vọng.

Thực ra, không ít người gặp phải tình huống này. Ban đầu mọi thứ đều khá suôn sẻ, nhưng một khi nhắc đến mức lương, không ít người bị rơi xuống hố.

Vậy, làm thế nào để bắt nhịp phỏng vấn và có được mức lương mà mình mong muốn?

02
Đừng vội trả lời, hãy làm rõ bản chất phía sau mức lương mong muốn

Người phỏng vấn làm thuê cho công ty, nên phải có trách nhiệm tuyển dụng cho công ty một ứng viên phù hợp, đó là chức trách cơ bản của họ.

Bởi vậy, khi người phỏng vấn hỏi bạn về mức lương mong muốn, trở thành một khâu quan trọng để đánh giá việc bạn có thể thuận lợi đảm đương công việc hay không.

Khi trả lời, đừng vội đưa ra con số, đầu tiên hãy làm rõ ý nghĩa bản chất phía sau mức lương.

Phán đoán về giá trị bản thân của ứng viên

Tôi từng tham gia phỏng vấn, trong quá trình phỏng vấn người mới, tôi phát hiện họ cùng có chung một vấn đề:

– Đánh giá quá cao về bản thân mình, đưa ra mức lương cao;

– Đánh giá thấp bản thân, không dám biểu đạt, không dám đàm phán mức lương.

Đây là hai kiểu tâm thái tương đối cực đoan, sẽ dẫn tới hai trường hợp:

Thứ nhất, bộc lộ điểm yếu

Nếu để lộ điểm yếu, người phỏng vấn sẽ căn cứ vào những điểm mà bạn chưa đủ tự tin để đì lương của bạn. Bởi vậy, ứng viên phải có giới hạn nhất định của mình, đừng quá hạ thấp địa vị bản thân.

Có người nói: “Trong lòng càng sợ, mặt càng phải điềm tĩnh, người khác không nắm chắc điểm yếu của bạn sẽ không dám ra tay với bạn”.

Thứ hai, bạn tự đánh giá quá cao bản thân mình sẽ khiến người phỏng vấn coi thường, tự nhiên sẽ đánh giá thấp về bạn.

Ứng viên cần phải biết rằng, mức lương cao thấp rất quan trọng đối với bạn. Trong quá trình phỏng vấn, phải nhìn thẳng vào năng lực bản thân, không được có biểu hiện tự ti, thấp kém, cũng không được đánh giá quá cao bản thân.

Mong muốn và thái độ của ứng viên đối với mức lương

Người phỏng vấn đều rất anh minh, họ sẽ đoán ra khoảng mức lương mong muốn của bạn thông qua những câu trả lời của bạn, từ đó phán đoán mức độ ăn khớp giữa tiêu chuẩn mức lương trong lòng ứng viên và tiêu chuẩn mức lương của doanh nghiệp.

Nếu bạn là thực tập sinh, câu trả lời của bạn sẽ là: Tôi mong muốn mức lương là…

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, câu trả lời thống nhất sẽ là: Tôi tin quý công ty sẽ có chế độ lương thưởng thỏa đáng và phù hợp.

Hãy nhớ, đừng vì quá căng thẳng mà che giấu suy nghĩ thật trong lòng mình, bạn hãy nhìn thẳng vào những khát khao và mong muốn của bản thân.

03
Ghi nhớ 3 bước báo giá chính xác, thể hiện giá trị bản thân

Bước 1: Phản vấn phạm vi mức lương của đối phương

Phản vấn phạm vi mức lương của đối phương, sau đó so sánh với mức lương mong muốn của bản thân, lấy giá trị trung bình.

Có thể bày tỏ như sau:

Tôi tin rằng quý công ty có hệ thống quy chế lương hoàn thiện và phù hợp. Tôi có tìm hiểu trên mạng và biết được mức lương của quý công ty từ 10-15 triệu, có thể giới thiệu cụ thể hơn giúp tôi được không ạ?

Bước 2: Tiết lộ mức lương cũ

Phương pháp này tuy có chút rủi ro, nhưng bạn có thể trình bày như sau:

Tôi từng làm vị trí trợ lý ở công ty cũ, với mức lương tháng là 12 triệu (có thể cao hơn tùy vào tình hình thực tế), mức lương trung bình của vị trí này khoảng 10-12 triệu, nên tôi mong muốn mức lương là 12 triệu, đây cũng là mức lương khẳng định 2 năm kinh nghiệm làm việc của tôi.

Bước 3: Để đối phương đưa ra mức lương

Thường áp dụng cho những người mới, muốn thể hiện sự chân thành, mong muốn có được cơ hội. Cách biểu đạt như sau: Mục đích đến phỏng vấn của tôi là được gia nhập vào tập thể quý công ty để cống hiến giá trị bản thân. Nếu quý công ty lựa chọn tôi, tôi sẽ cố gắng hết sức nâng cao giá trị bản thân để có được mức lương tương xứng.

Bạn có thể tìm hiểu trước mức lương chung của các vị trí tương tự có công bố trên mạng. Nếu tiêu chuẩn từ 9-12 triệu, vậy mức lương của bạn rất có thể là 9 triệu.

Dù bạn là người mới đi làm hay đã làm việc lâu năm đều không tránh khỏi giai đoạn phỏng vấn tìm việc, đã phỏng vấn chắc chắn phải đàm phán mức lương.

Những lúc quan trọng như vậy, tuyệt đối đừng ngại đàm phán mức lương trước mặt người phỏng vấn. Mức lương không chỉ thể hiện giá trị của cá nhân bạn mà còn là cơ hội để bạn chứng minh năng lực bản thân.

Thông qua mức lương mà công ty trả cho bạn, có thể biết được trình độ của bạn trên thị trường hiện tại như thế nào, giúp bạn tìm được công việc phù hợp với mình nhất.

Câu trả lời không bao giờ là duy nhất, chỉ cần bạn có năng lực thực sự ắt sẽ có mức lương tương xứng với bạn.

Năm 2020 đối với nhiều người mà nói là một năm khá gian nan, nhưng chính vì gian nan nên chúng ta càng phải kiên trì hơn và trân trọng hơn. Hãy làm tốt mọi việc trước mắt và và sống tốt ở hiện tại. Hy vọng ai cũng có thể tìm thấy công việc phù hợp và hài lòng nhất cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Báo Dân Sinh

Google đang bị kiện vì theo dõi người dùng ngay cả khi họ đang duyệt ở chế độ ẩn danh

Google đã bị kiện tập thể ở California, Mỹ vào ngày 2.5, cáo buộc công ty này vẫn đang tiếp tục theo dõi hoạt động internet của người dùng trình duyệt Chrome ngay cả khi họ ở chế độ “Ẩn danh”.

Khi bạn mở cửa sổ Google Chrome ở chế độ ẩn danh, chương trình không lưu lịch sử tìm kiếm của bạn, nhưng dữ liệu phân tích vẫn được gửi đến các website bạn truy cập thông qua Google Analytics và Google Ad Manager. Khi bạn mở cửa sổ ‘Ẩn danh’, trình duyệt sẽ cho bạn biết dữ liệu của bạn vẫn có thể hiển thị với “website bạn truy cập”, “chủ doanh nghiệp của bạn hoặc trường học của bạn” và “nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn”.

Đây là giao diện khi bạn đăng nhập với chế độ ‘ẩn danh’:

Vụ kiện đã được đệ trình bởi công ty luật Boies Schiller & Flexner và tìm kiếm tối thiểu 5 tỷ đô la thiệt hại với lý do trình bày của Google về chế độ ẩn danh trên Chrome là “cố tình lừa dối người tiêu dùng.”

Google khẳng định rằng họ đã thông báo trước với người dùng rằng dữ liệu của họ khi trình duyệt ẩn danh có thể được gửi cho bên thứ ba.

“Chúng tôi sẽ tranh chấp đến cùng với những yêu sách này và chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình để chống lại những điều này”, một phát ngôn viên của Google trao đổi với với BusinessInsider.

“Chế độ ẩn danh trong Chrome cho bạn lựa chọn duyệt internet mà không lưu hoạt động của bạn vào trình duyệt hoặc thiết bị của bạn. Vì chúng tôi nói rõ mỗi khi bạn mở tab ẩn danh mới, các website có thể thu thập thông tin về hoạt động duyệt web của bạn trong các phiên truy cập”. Vị phát ngôn của Google cho biết thêm.

Vụ kiện hiện có ba nguyên đơn kèm theo, và đang tìm kiếm tối thiểu 5.000 đô la cho mỗi nguyên đơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via BusinessInsider