Skip to main content

WPP bị phạt do vi phạm quảng cáo xuyên biên giới

Gã khổng lồ ngành truyền thông WPP bị phạt vì đã có hành vi đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH Bayer Việt Nam (nhãn hàng Redoxon) vào kênh có nội dung vi phạm pháp luật.

WPP bị phạt do vi phạm quảng cáo xuyên biên giới
WPP bị phạt do vi phạm quảng cáo xuyên biên giới

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 138/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (GroupM), do có các hành vi vi phạm khi quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới…

Cụ thể, Công ty WPP đã có hành vi đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH Bayer Việt Nam (nhãn hàng Redoxon) vào kênh có nội dung vi phạm pháp luật trên mạng xã hội YouTube và không tuân thủ quy định báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam năm 2022 cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp. Tổng mức phạt đối với 2 hành vi là 25 triệu đồng.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết tại buổi làm việc mới đây với Cục, Công ty TNHH Truyền thông WPP đã nghiêm túc thừa nhận sai sót, cam kết không tái phạm và tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Trước đó, giữa tháng 4/2023, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP do WPP đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam (ngày 31/12/2022) vào trang Facebook có nội dung vi phạm pháp luật được qui định tại khoản 1, Điều 8, Luật An ninh mạng.

Cơ quan quản lý cho biết, hiện nay thực trạng quảng cáo “sạch” được gắn trong các nội dung “xấu độc”, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước trên các nền tảng xuyên biên giới đang diễn biến phức tạp, điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp mà còn có nguy cơ tạo “bẫy” khiến các doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

Để bảo vệ sự an toàn cho các thương hiệu, hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh quảng cáo lành mạnh, an toàn, cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo trên mạng.

Ngoài ra, cơ quan quản lý sẽ áp dụng các giải pháp kinh tế, điều tiết dòng tiền quảng cáo xuyên biên giới vào các nền tảng nội dung số, website, các kênh, tài khoản đã được cấp phép hoặc có đăng ký hoạt động với Bộ.

Đặc biệt, Bộ cũng đã công khai “Danh sách nội dung “xấu độc” trên mạng” (Black list) và khuyến cáo không hợp tác quảng cáo các đối tượng đó.

Cùng với đó, Bộ đã xây dựng “Danh sách nội dung “đã được xác thực” trên mạng” (White list) để các nhãn hàng, đại lý ưu tiên quảng cáo. Danh sách được công bố trên website của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CEO OpenAI nhận được đặc quyền từ Indonesia

Indonesia đã cấp cho CEO OpenAI Sam Altman “thị thực vàng” đầu tiên của nước này, cho phép ông lưu trú dài hạn cùng nhiều đặc quyền.

CEO OpenAI nhận được đặc quyền từ Indonesia
CEO OpenAI nhận được đặc quyền từ Indonesia

“Một số trường hợp được cấp visa vàng không dựa trên cơ sở đầu tư, như nhân vật danh tiếng toàn cầu, có thể mang lại lợi ích cho Indonesia. Để được cấp thị thực vàng, người này phải được chính phủ trung ương đề xuất”, Silmy Karim, Tổng giám đốc Cơ quan Di trú của Indonesia, giải thích.

Theo thông cáo báo chí của Cơ quan Di trú Indonesia, Sam Altman là nhân vật nổi tiếng thế giới. Ông là CEO kiêm đồng nhà sáng lập OpenAI, công ty nghiên cứu và ứng dụng AI tại Mỹ. Ông bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới sau khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào cuối 2022.

Tháng 6 năm ngoái, CEO OpenAI từng đến Indonesia để chia sẻ kiến thức về trí tuệ nhân tạo (AI).

Với thị thực vàng, Altman được hưởng một số đặc quyền như nhập cảnh bằng cổng ưu tiên tại sân bay; dễ dàng xuất nhập cảnh Indonesia, thời gian lưu trú dài.

“Đây là hành động cụ thể trong nỗ lực phát triển hệ sinh thái AI ở Indonesia. Ông ấy không cần xin giấy phép lưu trú có thời hạn (ITAS) tại văn phòng nhập cư. Chúng tôi trải thảm đỏ như một sự đền đáp cho những nguồn lực mà ông mang lại cho Indonesia”, Karim nói.

Cơ quan Di trú Indonesia không đề cập việc Sam Altman có đầu tư vào nước này hay không. Đại diện của Altman chưa đưa ra bình luận.

Trước đó Indonesia đã giới thiệu loại thị thực mới nhằm thu hút người nước ngoài giàu có đến thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Bali là điểm tập trung đầu tiên trong nỗ lực thu hút du khách lưu trú dài ngày.

Theo thông cáo báo chí, visa vàng sẽ có hiệu lực từ 5 đến 10 năm, bắt đầu từ 25/12 năm nay. Người nộp đơn xin visa vàng phải có ít nhất hai tỷ rupiah Indonesia (130.000 USD) gửi trong ngân hàng nhà nước Indonesia.

Động thái này diễn ra sau khi New Zealand, Bồ Đào Nha giới thiệu “thị thực du mục kỹ thuật số” nhằm tận dụng những lao động quốc tế đến sống và làm việc.

Theo Business Insider, nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai các chương trình tương tự để thu hút nhân tài. Lối sống du mục kỹ thuật số (Digital Nomad) đang ngày càng phổ biến sau Covid-19. Nghiên cứu của MBO Partners công bố cuối 2021 cho thấy có khoảng 15,5 triệu người Mỹ xác nhận mình là dân du mục kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Khám phá ngành hàng có tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến lên đến hơn 60%

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới về chế biến, xuất khẩu gỗ. Năm 2022, thị trường đã được mở rộng đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Khám phá ngành hàng có tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến lên đến hơn 60%
Khám phá ngành hàng có tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến lên đến hơn 60%

Theo một thống kê của Amazon, ngành hàng trang trí nhà cửa và nội thất trên nền tảng này chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội trong giai đoạn 2020-2022. Dù đã quay trở lại văn phòng làm việc nhiều hơn, xu hướng mua sắm các sản phẩm nhà cửa và nhà bếp, bao gồm phụ kiện trang trí, đồ nội thất và cải thiện nhà cửa vẫn rất phổ biến.

Một con số ấn tượng cho thấy 62,3% số lượng truy cập tìm kiếm online về nội thất sẽ chuyển đổi thành giao dịch trực tuyến (tức là những người tìm kiếm thông tin không chỉ dừng lại ở việc đó, mà họ sẽ mua hàng).

Mặc dù có lợi thế với sự phát triển của ngành gỗ, các doanh nghiệp Việt Nam lâu nay đa phần mới chỉ tập trung gia công cho thương hiệu khác hoặc xuất khẩu bán buôn, thay vì khai thác tiềm năng bán lẻ trực tiếp cho khách hàng ở nước ngoài.

Kết quả là ngành gỗ nội – ngoại thất Việt đứng trước thách thức chậm chuyển đổi do thiếu kinh nghiệm và nguồn lực. Trong khi đó, quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu đang không ngừng được số hóa, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch khi chuỗi cung ứng truyền thống đứt gãy, gián đoạn.

Những yếu tố trên dường như đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp Việt Nam quyết định lựa chọn con đường xuất khẩu đồ nội thất sang các nước khác thông qua Amazon.

Một ví dụ điển hình là Beefurni. Tiền thân là một nhà sản xuất, dù bán được hàng nhưng sản phẩm của công ty này không có giá trị thương hiệu. Doanh nghiệp cũng không trực tiếp nắm bắt được thị hiếu, mà phải thông qua các đối tác mua hàng sỉ.

Đại dịch ập đến càng đặt ra thách thức sinh tồn cho doanh nghiệp. Do đó, Beefurni quyết định tự xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng quốc tế trực tiếp thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, kết quả kinh doanh của Beefurni tăng gần 300% so với cùng kỳ năm trước đó.

Theo Amazon Global Selling, sự tăng trưởng này không chỉ phản ánh năng lực sản xuất và sáng tạo dồi dào, khả năng gia công tinh xảo, đáp ứng đa dạng nhu cầu, sở thích tiêu dùng, mà còn minh chứng cho tiềm năng rộng mở khi vươn ra thế giới của doanh nghiệp Việt. Báo cáo của Amazon Global Selling cũng cho thấy những ngành hàng bán chạy nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trên Amazon bao gồm nhà bếp, nhà cửa, tiện ích gia đình.

Việc tham dự Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN (VIFA ASEAN 2023) tái khẳng định cam kết của Amazon Global Selling về thúc đẩy ngành nội thất và trang trí nhà cửa Việt Nam tiến xa hơn trên bản đồ thế giới.

Sự kiện này diễn ra từ ngày 29/8 đến ngày 1/9/2023 tại TP. HCM, quy tụ hơn 350 nhà triển lãm từ các đơn vị cung cấp nội thất hàng đầu ASEAN, mang đến hơn 1.400 gian trưng bày các sản phẩm, giải pháp và sáng kiến trong lĩnh vực nội thất, trang trí nhà cửa & thủ công mỹ nghệ, cùng máy móc, thiết bị phần cứng và các công cụ, dịch vụ hỗ trợ.

Nội thất và trang trí nhà cửa là ngành hàng có tiềm năng lớn và vẫn còn nhiều lợi thế chưa được khai thác từ nguồn lực nội địa lẫn nhu cầu thị trường toàn cầ u”, ông Gijae Seong – Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam đánh giá.

Trong bối cảnh xuất khẩu vẫn đang bước qua các thách thức toàn cầu, chúng tôi tin rằng sự đồng hành tích cực của Amazon Global Selling sẽ là “hoa tiêu” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam để điều hướng và nhanh nhạy thích ứng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh chưa được khai thác và phát triển với thương mại điện tử xuyên biên giới”, ông cho hay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Anh | Markettimes

[Insights Download] Báo cáo cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng

Thông qua một báo cáo mới đây, nền tảng quản trị cộng đồng và mạng xã hội Khoros đã chia sẻ vô số insights về cách thương hiệu có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Báo cáo cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng
Báo cáo cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng

Theo đó, nếu bạn là một marketer và bạn đang thắc mắc điều gì thực sự có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng (Customer Loyalty) trong thời đại truyền thông mạng xã hội (Social Media) và bạn nên tập trung vào điều gì để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình, báo cáo mới đây từ nền tảng quản trị cộng đồng và mạng xã hội Khoros sẽ thực sự hữu ích.

Trước hết, Khoros nhận thấy rằng chỉ 1/5 người tiêu dùng tự coi mình là “người trung thành với thương hiệu”, với hơn 59% người tiêu dùng có thể hiện các mức độ yêu thích thương hiệu nhất định (mặc dù họ cũng khá cởi mở với các mức độ khác).

Trong thế giới mới, nhờ sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ, khi khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn hay truy cập chúng một cách dễ dàng hơn, khái niệm lòng trung thành với thương hiệu ngày càng khó duy trì hơn.

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là thương hiệu không có bất cứ một phương thức nào để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Theo số liệu khảo sát, dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cái gọi là lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu:

  • Một sản phẩm tuyệt vời (80%).
  • Giảm giá (có thể tin tưởng được) – 53%.
  • Các chương trình phần thưởng cho khách hàng (39%).
  • Khách hàng được phản hồi và ý kiến phản hồi đó được doanh nghiệp ghi nhận (27%).
  • Tính bền vững hay CSR (19%).

Tiếp đó, báo cáo cũng nêu bật tầm quan trọng của các điểm chạm của khách hàng với thương hiệu:

“Các thương hiệu nên gặp gỡ khách hàng ở bất kỳ đâu và truyền tải các thông điệp phù hợp. Ví dụ: 42% người tiêu dùng thuộc Gen Z sử dụng Instagram để kết nối với các thương hiệu, so với 33% người tiêu dùng không thuộc Gen Z. Tuy nhiên, 63% Gen X lại thích giao tiếp trên Facebook hơn.”

Báo cáo của Khoros cũng xem xét giá trị của cộng đồng thương hiệu (brand communities) và cách một cộng đồng tích cực, gắn bó có thể giúp nâng cao lòng trung thành.

Các nhóm có thương hiệu (Branded Group) trên FacebookLinkedIn là những ví dụ cụ thể về một cộng đồng thương hiệu, nơi khách hàng được tương tác, chia sẻ và nhận được phản hồi.

Thương hiệu càng tích cực tương tác với khách hàng thì lòng trung thành và sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu càng cao và ngược lại.

Trên đây là một số ý chính có trong báo cáo, bạn có thể tải xuống toàn bộ báo cáo tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Harvard: 5 kỹ năng cần thiết để vượt qua khó khăn và không ngừng vươn lên

Nếu bạn đang phải đối mặt với sự bối rối và không biết phải làm gì, hãy đọc bài học, 5 kỹ năng được đúc rút ra từ 5 bài diễn thuyết này để hoàn thiện bản thân.

Có một học sinh từng hỏi cựu hiệu trưởng Harvard Neil L. Rudenstine rằng: “Chúng tôi phải làm gì để trở nên xuất sắc?”. Ông Neil L. Rudenstine trả lời: Hãy nghe nhiều hơn lời khuyên từ những người xuất sắc.

Dưới đây là 5 bài học được đúc rút ra từ 5 bài diễn thuyết khai giảng của các Hiệu trưởng Đại học Harvard. Trong những bài diễn thuyết này, họ đã chia sẻ về câu chuyện của họ và chia sẻ những hiểu biết độc đáo về cuộc sống.

Nếu bạn đang phải đối mặt với sự bối rối và không biết phải làm gì, hãy đọc bài học, 5 kỹ năng được đúc rút ra từ 5 bài diễn thuyết này để hoàn thiện bản thân:

1. Phục hồi cảm xúc.

Vào mùa thu năm 2022, Lawrence Bacow, hiệu trưởng thứ 29 của Harvard, đã nói trong bài phát biểu ngày khai giảng: Thế giới sẽ không bao giờ để ý đến cảm xúc của bạn, bạn chỉ có thể tiếp tục trau dồi hệ thống miễn dịch cảm xúc của chính mình. Đó là khả năng khắc phục tình trạng cảm xúc một cách nhanh chóng và bình tĩnh trong mọi trường hợp.

Phải vậy, cuộc sống luôn không như ý, luôn có những khoảnh khắc không vui. Nếu bạn để những cảm xúc tiêu cực lan rộng, nó sẽ chỉ làm nỗi đau hiện tại trở nên sâu sắc hơn và khiến bạn khó tiến về phía trước. Khi bạn có khả năng sửa chữa cảm xúc của mình, bạn có thể bình tĩnh đối mặt với mọi thứ và bước đi vững vàng.

Lawrence Bacow có điều kiện gia đình tốt, luôn được mẹ yêu thương, cưng chiều từ khi còn nhỏ. Khi vào trung học, Lawrence Bacow phải tham gia vào một đợt huấn luyện. Ngay ngày đầu tiên huấn luyện, Bacow đã phải trải qua những thời gian gian khổ và liên tục phàn nàn khi tập luyện ở cường độ cao, dưới sự quản lý nghiêm ngặt của người hướng dẫn. Bacow thậm chí đã suy sụp và khóc.

Nhưng Bacow nhanh chóng nhận ra rằng tình trạng cảm xúc tiêu cực chỉ làm gia tăng khó khăn trong quá trình huấn luyện, khiến cho mình mệt mỏi hơn. Vì vậy, anh ấy bắt đầu tự an ủi tình trạng cảm xúc của mình, cố gắng làm cho bản thân trở nên bình tĩnh hơn, và tập trung hoàn toàn vào quá trình huấn luyện.

Kết quả chỉ sau hai tháng ngắn ngủi, Bacow đã hoàn thành tất cả các phần của chương trình huấn luyện với thành tích xuất sắc.

Sau đó, bất kể đối mặt với bất kỳ vấn đề nào, anh ấy có thể không nói lời than phiền, giữ vững sự bình tĩnh. Chính nhờ khả năng quản lý tình trạng cảm xúc mạnh mẽ như vậy, anh ấy mới có thể tiến đến vị trí Hiệu trưởng của Harvard.

Nhớ đến một câu trong cuốn sách: “Khả năng phục hồi cảm xúc là khả năng giúp chúng ta phục hồi sau những thất bại và tin tưởng rằng chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn.”

Đối mặt với khó khăn bất ngờ, một số người chán nản trong những cảm xúc tiêu cực. Cũng có những người hồi phục nhanh chóng sau một thời gian ngắn thất vọng, rèn luyện trước những thăng trầm và hoàn thiện bản thân.

Chỉ bằng cách trau dồi khả năng phục hồi cảm xúc và giữ vững trạng thái của bản thân bất cứ lúc nào, bạn mới có thể bình tĩnh trước những thách thức của cuộc sống. Bằng cách này, thậm chí khi cuộc đời đưa ra những thử thách không ngờ, chúng ta cũng sẽ không bị làm cho gục ngã.

2. “Che chắn bản thân” không bị ảnh hưởng từ lời phán xét của người khác.

Giáo sư Drew Gilpin Faust là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Harvard. Trong lễ khai giảng năm 2017, bà nói: “Một trong những thử thách trong cuộc sống là ngăn chặn những “tiếng ồn” từ thế giới bên ngoài”.

Năm 2007, sau cuộc bỏ phiếu, Drew Faust trở thành hiệu trưởng Harvard. Không ngờ việc này lại có những bình luận trái chiều. Lúc đó, có hàng nghìn bài viết chỉ trích Drew Faust, gọi bà là nữ hiệu trưởng “không xứng đáng” và cho rằng bà “không đủ năng lực” để làm hiệu trưởng.

Trước sự chỉ trích từ bên ngoài, Drew Faust chỉ nhẹ nhàng nói: “Tôi không phải là nữ hiệu trưởng của Harvard, tôi là hiệu trưởng của Harvard”.

Sau đó, bà đã đi đến nhiều nơi trên thế giới để thúc đẩy việc trao đổi giữa các trường đại học. Bà không quan tâm đến ý kiến phê phán từ bên ngoài, và tiến hành tổ chức các hoạt động về giáo dục nhân văn để nâng cao kiến thức văn hóa tinh thần của sinh viên. Kết quả là, bằng nỗ lực riêng, bà đã đó nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường.

Cuối cùng, khi Drew Faust kết thúc nhiệm kỳ của mình, Hội đồng Quản trị trường đã đánh giá bà là một trong những hiệu trưởng vĩ đại nhất của Harvard.

Như câu nói của Arthur Schopenhauer: “Một trong những điểm yếu đặc biệt của con người là quá quan trọng ý kiến của người khác đối với họ.”

Trong cuộc sống, nhiều người dường như luôn quan tâm đến ý kiến của người khác và cuối cùng tiêu tốn nhiều năng lượng trong việc nghe lời bàn tán và bàn luận. Nhưng lời nói và đánh giá của người khác không liên quan gì đến bạn. Chỉ cần đi theo ý muốn của riêng bạn, và điều hướng cuộc đời theo con đường bạn chọn.

Như nhà văn Roy T. Bennett nói: “Một trong những cuộc bứt phá lớn trong cuộc đời tôi là tôi không còn lo lắng về ý kiến của người khác về tôi. Chỉ khi chúng ta không cần lời khen ngợi từ bên ngoài, chúng ta mới thực sự tự do”.

Sống không dựa vào những lời nói của người khác, kiểm soát vô lăng của bánh xe cuộc đời, tự tin tiến về phía trước, đạt được mục tiêu  mới là điều quý báu nhất.

3. Học, làm “sâu”.

Năm 2001, Lawrence Summers đã đề cập trong bài phát biểu khai giảng: “Kiến thức mà các bạn đang học sẽ bị lạc hậu trong vòng 10 năm, điều quan trọng nhất là ổn định sự tập trung vào một lĩnh vực nào đó và liên tục học hỏi”.

Trong cuộc sống, nhiều người thích làm thật nhiều việc cùng lúc. Đối với họ, đa dạng trong nhiều lĩnh vực và có nhiều kỹ năng khác nhau sẽ thể hiện khả năng của họ. Tuy nhiên, họ không biết rằng năng lượng của con người có giới hạn và khi muốn làm quá nhiều việc, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội quý báu.

Lawrence Summers đã trải qua trường hợp như vậy khi còn trẻ. Ba mẹ của ông đều là nhà kinh tế học, và ông đã đọc nhiều sách chuyên sâu về kinh tế từ khi còn nhỏ, có kiến thức về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, khi ông 16 tuổi, ông cảm thấy vật lý học có triển vọng hơn, nên đã đăng ký vào khoa Vật lý của MIT. Nhưng sau hai năm, ông đã gặp khó khăn lớn trong việc học môn Vật lý và không đạt được kết quả. Ông cảm thấy mất định hướng và cha ông đã nói với ông một cách sâu sắc: “Kinh tế học mới là lĩnh vực của con. Hãy quên đi hai năm học Vật lý trước đó.”

Mọi chuyện chợt lóe lên trong đầu ông và ông quyết định chuyển sang học kinh tế, bắt đầu từ năm thứ nhất. Trong mấy thập kỷ tiếp theo, ông đã bỏ qua mọi mối lo âu khác, tập trung vào Kinh tế học.

Cuối cùng, khi ông 43 tuổi, ông đã nhận được giải thưởng Kinh tế học cao quý nhất ở Hoa Kỳ và được mời làm Hiệu trưởng của Harvard.

Như câu nói của  Zeng Guofan: “Làm việc chăm chỉ cũng giống như đào một cái giếng, thay vì đào nhiều cái giếng mà không đến được nguồn nước, tại sao không chỉ đào một cái giếng sâu và kiên trì tới khi nước trong giếng tràn ra”.

Cho dù trong việc học tập hay công việc, điều này cũng đúng. Đào nhiều giếng chỉ là lãng phí công sức. Hãy tập trung vào một giếng và đào đến khi bạn đạt được nguồn nước sâu trong.

Một người có thể đạt được bao nhiêu tùy thuộc vào việc họ có thể làm việc sâu, tập trung, kiên trì đến mức nào. Chỉ cần theo đuổi mục tiêu của bạn, mỗi ngày một bước, cuối cùng bạn sẽ đạt được thành công vượt bậc.

4. Tư duy nhạy bén.

Năm 1995, Neil L. Rudenstine trong bài khai giảng đã kể một câu chuyện như sau: Một ngày, khi học sinh Harvard kết thúc buổi học tối, họ phải đi qua đường và đối diện với một chiếc xe hơi đang tiến tới. Vì ánh đèn của chiếc xe quá sáng, học sinh đã dừng lại và che mặt bằng tay để bảo vệ đôi mắt khỏi lóa. Họ chỉ có thể tiếp tục đi sau khi chiếc xe qua đi.

Sau khi tất cả mọi người đã đi qua, chỉ có một học sinh tên là Rand vẫn đứng đó. Nhìn thấy ánh đèn chói lóa, anh ta bắt đầu suy nghĩ: “Liệu có thể phát minh ra một loại đèn xe hơi có thể chiếu sáng đường và không làm mắt người đi bộ bị kích thích?”. Sau hơn một năm, anh ta bắt đầu nghiên cứu về đèn xe hơi.

Khi kết thúc câu chuyện, Neil Rudenstine đã cảm thán: Sự thành công của Rand nằm ở việc anh ấy suy nghĩ sâu hơn so với người khác một chút.

Trong thực tế, có quá nhiều người giống như những học sinh đó, họ dường như đang làm việc và học tập chăm chỉ, nhưng họ hiếm khi suy nghĩ.

Kết quả sau nhiều năm làm việc cật lực, họ vẫn bị đứng đầu tại vị trí bình thường và rơi vào tình trạng bình thường.

Chỉ mù quáng tiến lên mà không suy nghĩ sâu, dù bạn có dành nhiều thời gian nhất định, kết quả cũng chỉ là nhỏ bé. Tuy nhiên, nếu bạn chọn suy nghĩ sâu, theo thời gian, bạn sẽ trải qua một quá trình phát triển có tính chất biến đổi.

Chất lượng của suy nghĩ quyết định chất lượng cuộc sống. Hãy tập trung vào suy nghĩ sâu, phát triển thói quen suy nghĩ sâu, và cố gắng khám phá logic cơ bản đằng sau mỗi vấn đề nhỏ.

Khi bạn thấy điều người khác chưa thấy và nghĩ điều người khác chưa nghĩ, bạn có thể nắm bắt cơ hội trước, thăng tiến trong cuộc sống của mình.

5. Linh hoạt trong lý tình huống.

Tại lễ khai giảng kỷ niệm 350 năm của Harvard, hiệu trưởng Derek Bok nói: “Harvard đã dạy cho tôi bài học đầu tiên, đó là khả năng xử lý tình huống.”

Trong thế giới thực, kế hoạch không thể theo kịp sự thay đổi, có rất nhiều sự kiện bất ngờ có thể làm bạn hoảng loạn.

Trong những thời điểm như vậy, bạn càng hoảng loạn, bạn sẽ mắc lỗi trong việc xử lý, và cuối cùng bạn sẽ để cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Zeng Guofan nói: “Cách giải quyết mọi việc đầu tiên là giữ bình tĩnh và bình tĩnh giải quyết chúng”.

Rất nhiều lúc, khủng hoảng không phải nằm ở chính nó, mà ở tâm trạng của bạn – sự hoảng loạn. Khi bạn giữ được tinh thần lạnh lùng, bạn tự nhiên sẽ có trí tuệ để xử lý tình huống, duy trì sự bình tĩnh và đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo.

Lời nhắn

Năm 2007, con gái của nhà văn Liu Yong đỗ vào đại học Columbia với thành tích đầu bảng, và cậu con trai đã trở thành người xuất sắc ở Harvard.

Một số người hỏi ông về bí quyết giáo dục con cái, và Liu Yong đã trả lời: “Phát triển khả năng cơ bản của con cái, xuất sắc sẽ đến tự nhiên”.

Một khi bạn đã rèn luyện được những khả năng cơ bản của mình, thì cuộc hành trình cuộc đời của bạn có gập ghềnh đến đâu cũng sẽ thuận buồm xuôi gió.

Hãy trau dồi khả năng suy nghĩ sâu sắc, tập trung và không ngừng trau dồi bản thân để có thể tiến xa hơn và vững vàng hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu chính thức gia nhập Đông Nam Á

Sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu, đơn vị từng tạo ra nhiều tiếng vang trên thị trường Mỹ, đã chính thức gia nhập thị trường Đông Nam Á với điểm dừng chân đầu tiên là Philippines.

Sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu chính thức gia nhập Đông Nam Á
Sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu chính thức gia nhập Đông Nam Á

Temu, công ty “chị em” với sàn thương mại điện tử (eCommerce) giá rẻ Pinduoduo của Trung Quốc và là đối thủ đáng chú ý nhất của hãng thời trang nhanh Shein, cuối cùng đã có mặt tại Đông Nam Á với điểm dừng chân đầu tiên là Philippines, theo Tech in Asia.

Sàn thương mại điện tử này có mặt tại thị trường Đông Nam Á bất chấp những phân tích trước đó của giới chuyên gia rằng chiến lược giá rẻ của nền tảng này sẽ không hiệu quả ở khu vực Đông Nam Á, nơi người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn thay thế khác để có thể mua hàng Trung Quốc với giá rẻ.

Tính đến thời điểm hiện tại, sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu đã có mặt tại 38 thị trường trên toàn cầu, một thành tích tương đối ấn tượng khi so sánh với sự hiện diện tại 11 quốc gia của Shopee, sàn thương mại điện tử có GMV lớn nhất Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại.

Jianggan Li, người sáng lập và CEO của công ty theo dõi và phân tích dữ liệu thị trường Momentum Works, đã xếp Temu vào cùng nhóm với Shein và TikTok Shop, gọi họ là “những ứng dụng mới nổi” đang “cùng nhau phá vỡ trật tự thị trường thương mại điện tử toàn cầu”.

Ông nói với Tech in Asia: “Mặc dù trong ngắn hạn, sẽ có những hạn chế khi Temu cạnh tranh với Lazada và Shopee, nhưng đây vẫn là một đối thủ tiềm năng có thể thay đổi trật tự ngành thương mại điện tử Đông Nam Á.

Những nền tảng như Temu không chỉ có sự năng động mà còn được hỗ trợ bởi dòng tiền mạnh mẽ từ những thị trường khác để giúp đỡ khi gia nhập thị trường mới. Shopee hiện không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “chiến đấu”.

Angus Mackintosh, người sáng lập trang nghiên cứu CrossASEAN, giải thích với Tech in Asia rằng tác động ngắn hạn của Temu đối với bối cảnh ngành thương mại điện tử tại Đông Nam Á là chưa thực sự rõ ràng.

“Tôi nghĩ còn quá sớm để nhận định về tương lai của Temu tại khu vực Đông Nam Á. Hiện chưa có dấu hiệu nào đảm bảo rằng Temu sẽ thành công tại thị trường này. Shein là một ví dụ điển hình về một nền tảng có thể thành công ở Mỹ, nhưng lại thất bại khi hoạt động tại Indonesia.

Temu cũng có thể phải đối mặt với các vấn đề của chính phủ về việc các công ty internet Trung Quốc xung đột với các MSME (công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa) của Indonesia bằng hàng nhập khẩu  giá rẻ của Trung Quốc”, ông Mackintosh cho biết thêm.

Dựa trên lưu ý đó, Sheji Ho, nhà đồng sáng lập và cựu giám đốc bộ phận Marketing của aCommerce, nhận xét rằng những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C, các công ty thương mại điện tử và các công ty khởi nghiệp thương mại xã hội cần phải “cảnh giác cao độ” trước sự gia nhập của một đối thủ tiềm năng như Temu.

“Họ [các doanh nghiệp cùng phân khúc với Temu] thường cạnh tranh trong cùng hạng mục, với nhiều sản phẩm của họ cũng được sản xuất tại Trung Quốc”, ông Sheji Ho chia sẻ.

Momentum Works gần đây đã đưa ra dự đoán về thị phần thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2023. Theo đó, chỉ duy nhất TikTok Shop được dự đoán sẽ chứng kiến thị phần tăng lên trong năm nay, ước tính chiếm 13,2% thị phần trong năm 2023, tăng từ 4,4% trong năm 2022.

Trong khi đó, thị phần của Shopee trên thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2023 ước tính đạt mức 46,5%, giảm nhẹ so với mức 48,1% trong năm 2022. Ngoài ra, Lazada cũng được dự đoán sẽ chứng kiến thị phần (Market Share) giảm từ 20,2% trong năm 2022 xuống còn 17,7% trong năm 2023.

Trong quý II, mặc dù ghi nhận quý tăng trưởng chậm nhất từ trước tới nay, song Shopee vẫn là điểm sáng của công ty mẹ Sea có trụ sở tại Singapore. Ngoài việc duy trì khả năng tạo ra lợi nhuận, Shopee còn đóng góp khoảng 68% vào tổng doanh thu của Sea trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, giới chuyên gia đã nhận định rằng vẫn cần thêm thời gian để liệu Shopee có thể duy trì động lực tăng trưởng hay không, nhất là khi nền tảng thương mại điện tử này phải đối mặt với sự cạnh tranh của các đối thủ mới như TikTok Shop và Temu.

Trong khi đó, Temu được dự đoán sẽ thâm nhập một số thị trường Đông Nam Á khác trong năm nay. Phía Temu trước đây từng chia sẻ trên Tech in Asia rằng họ không đưa ra thông tin chi tiết về kế hoạch mở rộng thị trường của mình.

Các kế hoạch chi tiết của Temu có thể được cung cấp sau khi PDD Holdings, công ty mẹ của Temu và Pinduoduo, công bố báo cáo tài chính quý II trong vài ngày tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Người dùng hiện có thể ngăn Facebook lấy dữ liệu cá nhân để đào tạo AI

Người dùng Internet có thể xóa thông tin cá nhân đang bị Meta thu thập cho việc đào tạo mô hình AI tổng quát.

Người dùng hiện có thể ngăn Facebook lấy dữ liệu cá nhân để đào tạo AI
Người dùng hiện có thể ngăn Facebook lấy dữ liệu cá nhân để đào tạo AI

Các mô hình AI hiện nay cần nguồn dữ liệu đầu vào khổng lồ về “học”. Những dữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn trên mạng như hình ảnh, bài viết, bình luận… và trong đó có cả thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội.

Meta cung cấp cho người dùng tùy chọn thay đổi hoặc xóa bất kỳ dữ liệu cá nhân nào của họ mà công ty sử dụng để đào tạo ngôn ngữ lớn và mô hình AI liên quan. Theo cập nhật mới nhất, người dùng có thể vào trang trợ giúp, truy cập mục Quyền của chủ thể dữ liệu đối với AI tổng quát.

Tại đây có ba lựa chọn gồm: “Tôi muốn truy cập, tải xuống hoặc sửa thông tin cá nhân bất kỳ mà các bên thứ ba cung cấp dùng cho AI tổng quát”; “Tôi muốn xóa mọi thông tin cá nhân mà các bên thứ ba cung cấp để dùng cho AI tổng quát” và “Ý kiến khác”.

Với tùy chọn đầu tiên, người dùng có thể tải về dữ liệu đã bị “bên thứ ba” thu thập và xem xét trước khi đồng ý cho Meta dùng chúng để đào tạo AI. Trong khi đó, tùy chọn thứ hai yêu cầu nền tảng xóa những gì đang lưu trữ. Nếu có yêu cầu khác, người dùng cần cung cấp họ tên, quốc gia cư trú và email cùng ý kiến của mình, sau đó gửi đi.

Sau khi chọn một trong ba tùy chọn, họ cũng cần vượt qua bài kiểm tra kiểm tra bảo mật. Tuy nhiên, theo CNBC, một số người phản ánh không thể hoàn thành biểu mẫu vì “có vẻ như lỗi phần mềm”.

Dữ liệu nào đang được Meta thu thập?

Meta định nghĩa thông tin của bên thứ ba là dữ liệu “được cung cấp công khai trên Internet hoặc các nguồn được cấp phép”. Hãng cho biết loại thông tin này “có thể đại diện cho một số trong số hàng tỷ mẫu dữ liệu” được sử dụng để đào tạo AI bằng cách dùng những gì thu thập được cho tổng hợp, dự đoán và tạo ra nội dung mới.

Trong bài đăng blog ngày 30/8, Meta cho biết họ lấy thông tin công khai này, bên cạnh việc dùng dữ liệu được cấp phép từ các đối tác.

“Để dạy mô hình theo cách hiệu quả, chúng tôi cần một lượng dữ liệu lớn. Do đó, chúng tôi dùng kết hợp các nguồn khác nhau trong quá trình đào tạo. Những nguồn này gồm thông tin công khai trên mạng, thông tin được cấp phép, cũng như thông tin từ các sản phẩm và dịch vụ của Meta”, bài viết nêu.

Trong quá trình thu thập, Meta có thể lấy được cả thông tin cá nhân. Chẳng hạn một bài viết công khai có thể chứa thông tin tác giả. Công ty nói trong quá trình lấy dữ liệu, quyền riêng tư của người dùng được đảm bảo và có đội ngũ chuyên trách để làm điều này.

Meta hiện vận hành mô hình ngôn ngữ lớn LLaMA, được công bố đầu năm nay. Nó hoạt động dưới dạng mở, cho phép nhà nghiên cứu và tổ chức chính phủ, xã hội, học viện dùng miễn phí.

Phát ngôn viên Meta cho biết phiên bản LLaMA thế hệ mới, LLaMA 2, chưa sử dụng dữ liệu của người dùng trên các nền tảng như Facebook, Instagram của Meta để huấn luyện AI (trí tuệ nhân tạo).

“Tùy vào nơi sinh sống, mọi người có thể thực hiện quyền làm chủ dữ liệu, có thể phản đối chúng tôi khai thác một số dữ liệu nhất định để đào tạo AI”, phát ngôn viên Meta nói. “Họ có quyền biết thông tin của họ đang được chúng tôi sử dụng thế nào”.

Đến nay, hầu hết công ty công nghệ như Meta, Microsoft, Google hay OpenAI vẫn thu thập dữ liệu công khai trên Internet để phục vụ quá trình huấn luyện trí tuệ nhân tạo AI. Tuy nhiên, giới chuyên môn nhiều lần đặt câu hỏi về việc lượng lớn thông tin thu được đang sử dụng thế nào.

Tuần trước, liên minh gồm các cơ quan bảo vệ dữ liệu từ Anh, Canada, Thụy Sĩ và một số quốc gia khác đưa ra tuyên bố chung rằng các công ty công nghệ lớn như Meta, Alphabet, ByteDance (TikTok), X (Twitter), Microsoft cần phải tuân theo luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư tùy theo những nơi đang hoạt động. Nhóm khuyến cáo người dùng cần có ý thức cao hơn trong việc kiểm soát và bảo vệ thông tin đưa lên Internet.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Các mô hình ra quyết định quản trị: Khái niệm và Ví dụ

Là người đứng đầu doanh nghiệp, ra quyết định vốn là một trong những năng lực quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo. Trong từng bối cảnh khác nhau, nhà lãnh đạo cần vận dụng các mô hình ra quyết định quản trị khác nhau. Vậy mô hình ra quyết định quản trị là gì? Có các mô hình ra quyết định quản trị nào?

Các mô hình ra quyết định quản trị
Các mô hình ra quyết định quản trị

Trong khi là loại năng lực vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp, nhiều nhà lãnh đạo vẫn chưa đầu tư đúng mức để có thể hiểu được bản chất sâu xa của các mô hình ra quyết định.

Họ vẫn tỏ ra khó hiểu khi sử dụng các năng lực hay kỹ năng đã được chứng minh là thành công trong quá khứ để áp dụng vào bối cảnh hiện tại nhưng vẫn thất bại.

Đáng lẽ ra, họ nên sớm nhận ra rằng, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh khác nhau mà họ cần phản ứng theo những cách khác nhau, nói cách khác, họ cần vận dụng các mô hình ra quyết định khác nhau trong từng tình huống khác nhau.

Mô hình ra quyết định quản trị là gì?

Dù với tư cách là nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay đơn giản là người làm marketing, sẽ không có gì là khó hiểu để nhận ra rằng không phải tất cả các nhà lãnh đạo đều đạt được kết quả như mong muốn khi họ đối mặt với những tình huống đòi hỏi phải đưa ra nhiều quyết định và phản ứng khác nhau (thậm chí là cho những đối tượng khác nhau).

Thông thường, nhà lãnh đạo sẽ dựa vào các phương pháp đưa ra quyết định thành công trước đó, đó là những cách tiếp cận chung hoạt động tốt trong một số trường hợp nhưng lại kém hiệu quả trong các trường hợp khác.

Là nhà lãnh đạo, bạn nên hiểu rằng, khi trật tự của thế giới thay đổi, khi hoàn cảnh thay đổi, dù là nó trở nên đơn giản hay phức tạp hơn, bạn cần phản ứng theo những cách khác nhau, về bản chất, sẽ không có một mô hình ra quyết định nào là “one-size-fits-all” (một phương pháp được sử dụng cho mọi hình huống).

Trong bài viết này, các loại bối cảnh sẽ được phân tích, từng bối cảnh khác nhau, nhà lãnh đạo cần đưa ra các quyết định khác nhau, và hơn thế nữa.

Trong khi thế giới hay tương lai là thứ gì đó khó dự đoán, việc trang bị cho mình nhiều công cụ hơn chắc chắn là có thể giúp ích nhiều hơn.

Bối cảnh đơn giản: Sử dụng kinh nghiệm và thực hành để giải quyết.

Bối cảnh đơn giản được hiểu là những bối cảnh được đặc trưng bởi sự ổn định và mối quan hệ nhân quả rõ ràng mà hầu hết mọi người đều có thể dễ dàng nhận thấy.

Thông thường, câu trả lời đúng hay sai đều là điều hiển nhiên và không thể tranh cãi. Trong bối cảnh “những điều đã biết” này, các quyết định được đưa ra thường không gặp bất cứ trở ngại, sự hoài nghi hay ý kiến trái chiều nào vì tất cả các bên (tham gia vào việc đưa ra quyết định) đều có chung sự hiểu biết.

Trong các bối cảnh đơn giản, vấn đề cơ bản là được đánh giá đúng, các nhà lãnh đạo chỉ cần cảm nhận, phân loại và phản hồi.

Điều này có nghĩa là, họ chỉ cần đánh giá các sự kiện hiện hữu của tình huống, phân loại chúng và sau đó đưa ra phản ứng dựa trên thực tế.

Vì cả nhà lãnh đạo lẫn nhân viên đều có thể có được những thông tin cần thiết để xử lý tình huống đơn giản này, mô hình ra quyết định theo kiểu ra lệnh và kiểm soát cũng được chứng minh là hiệu quả. Nhà lãnh đạo cũng có thể xây dựng các quy trình, cơ chế phân quyền và thiết lập yếu tố tự động hóa cho những tình huống tương tự trong tương lai.

Tuy nhiên, nói là bối cảnh đơn giản nhưng điều này không có nghĩa là sẽ không có bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình ra quyết định.

Đầu tiên, vì là tình huống đơn giản, các bên cung cấp thông tin có thể đơn giản hoá quá mức và do đó phân loại vấn đề không chính xác.

Với các nhà lãnh đạo có thói quen thích nhận những báo cáo ngắn gọn thường sẽ gặp rủi ro với những tình huống này.

Thứ hai, nhà lãnh đạo dễ bị cuốn theo những lối suy nghĩ, các phản ứng có điều kiện xảy ra khi mọi người tỏ ra mù quáng và nghi ngờ trước những cách suy nghĩ mới bởi những quan điểm mà họ đã có được thông qua kinh nghiệm, sự đào tạo và thành công cá nhân trong quá khứ.

Thứ ba, khi mọi việc có vẻ suôn sẻ, các nhà lãnh đạo thường trở nên tự mãn. Nếu bối cảnh thay đổi vào thời điểm đó, một nhà lãnh đạo có khả năng bỏ lỡ những gì đang xảy ra và phản ứng quá muộn.

Các nhà lãnh đạo cần tránh quản lý nhân viên và vận hành doanh nghiệp theo kiểu vi mô, thay vào đó hãy luôn kết nối với những gì đang xảy ra để có thể phát hiện ra sự thay đổi trong bối cảnh.

Họ cũng cần xây dựng nên một hệ thống phản hồi vừa cho phép các ý kiến vốn được xem là thuận chiều (được nhiều người đồng tình) lẫn các ý kiến trái ngược, càng nhiều loại thông tin và góc nhìn được tiếp nhận thì nhà lãnh đạo càng có nhiều cơ hội để nhìn được sự toàn cảnh của vấn đề.

Bối cảnh phức tạp: Yếu tố chuyên môn sâu (chuyên gia) đóng vai trò quyết định.

Khác với bối cảnh đơn giản nói trên, bối cảnh phức tạp mặc dù cũng có thể có những mối quan hệ rõ ràng giữa nguyên nhân và kết quả, nhưng không phải ai hay người nào cũng có thể nhìn thấy được vấn đề.

Trong khi các nhà lãnh đạo trong một bối cảnh đơn giản chỉ cần phải cảm nhận, phân loại và phản ứng với một tình huống, thì bối cảnh phức tạp đòi hỏi sự cảm nhận, phân tích và phản hồi.

Cách tiếp cận này không mấy dễ dàng và thường đòi hỏi những chuyên môn sâu nhất định nào đó. Ví dụ thế này, trong khi một người lái xe có thể biết rằng có điều gì đó không ổn với chiếc xe của họ, họ phải mang xe đến thợ mới có thể chẩn đoán được vấn đề.

Lối suy nghĩ gò bó cũng là một mối nguy hiểm trong những bối cảnh phức tạp, nhưng chính các chuyên gia (chứ không phải các nhà lãnh đạo) mới là những người dễ mắc phải nó nhất.

Khi sự cố hay vấn đề xảy ra, nhiều ý kiến hay đề xuất sáng tạo của những người vốn không được xem là chuyên gia có thể bị bỏ qua hoặc loại bỏ, điều này cuối cùng khiến doanh nghiệp mất đi những cơ hội để tiếp cận các giải pháp tốt.

Suy cho cùng, nếu bạn là chuyên gia, khi bạn đã mất rất nhiều thời gian để xây dựng kiến thức và kinh nghiệm riêng, bạn thường khó chấp nhận những ý kiến ​​trái ngược với mình.

Để giải quyết vấn đề này, một nhà lãnh đạo phải lắng nghe các chuyên gia nhưng cũng đồng thời phải chào đón những lối suy nghĩ và giải pháp mới từ những người khác.

Một giám đốc điều hành một doanh nghiệp sản xuất giày đã rất thành công khi xây dựng một quy trình cho phép tất cả các nhân viên đều có thể đưa ra ý tưởng một mẫu thiết kế mới, kết quả là, ý tưởng đã giúp doanh nghiệp thành công không phải đến từ nhân viên nghiên cứu và thiết kế mà là từ một nhân viên bảo vệ có thói quen quan sát giày của khách hàng.

Một trở ngại lớn khác cũng xảy ra khi một nhóm các chuyên gia cũng rơi vào bế tắc, khi họ không thể đồng ý về bất kỳ câu trả lời nào khác do yếu tố bản ngã hay tư duy cá nhân.

Để giải quyết vấn đề này, bản thân các nhà lãnh đạo cần chủ động điều chuyển nhân viên để họ có cơ hội tiếp cận công việc và thấu hiểu những bộ phận khác.

Các nhân viên marketing có thể được yêu cầu đi bán hàng hoặc nhân viên quản lý chăm sóc khách hàng phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng tại điểm bán chẳng hạn.

Nếu bạn tìm hiểu, bạn cũng sẽ tìm thấy tư duy này ở các doanh nghiệp lớn như Google, Google khuyến khích nhân viên làm các công việc mới, tìm hiểu các phòng ban khác vào một số ngày nhất định trong tuần.

Bối cảnh phức tạp mới nổi: Nhà lãnh đạo cần những tư duy mới.

Nếu như trong bối cảnh đơn giản, câu trả lời dường như là quá rõ ràng. Trong bối cảnh phức tạp, luôn tồn tại ít nhất một câu trả lời đúng. Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp mới nổi, nhà lãnh đạo không thể tìm ra câu trả lời đúng.

Nó giống như việc so sánh sự phức tạp giữa một chiếc Ferrari và cánh rừng nhiệt đới.

Trong khi Ferraris là những cỗ máy phức tạp, nhưng một thợ cơ khí lão luyện có thể tháo rời toàn bộ chiếc xe và lắp ráp lại mà không cần thay đổi bất cứ thứ gì.

Chiếc xe là tĩnh, và các bộ phận của nó cũng vậy. Ngược lại, rừng nhiệt đới luôn thay đổi không ngừng, từ các kiểu thời tiết, các loài thực vậy và động vật, đến nguồn nước. Sự phức tạp của rừng nhiệt đới được xây dựng trên “những ẩn số bí ẩn” và không chắc chắn.

Với hoạt động kinh doanh cũng vậy, bối cảnh phức tạp mới nổi xảy ra khi mọi hoạt động kinh doanh đã không còn diễn ra theo cách nó đã từng.

Nếu như trước đây, người tiêu dùng phải đến các cửa hàng tạp hoá hay chợ thể mua được những thứ họ cần thì giờ đây, họ cũng có thể có những thứ đó mà không cần phải mất thời gian ra chợ (trừ khi họ muốn làm như vậy).

Trong bối cảnh kinh doanh mới nổi, khi mọi thứ dường như không thể chắc chắn 100%, giải pháp mà các nhà lãnh đạo nên làm đó là thay vì cố gắng áp đặt một đường lối hành động nhất định, họ cần phải kiên nhẫn để tìm thấy các con đường mới khác. Họ cần thăm dò trước, thử nghiệm (nhỏ) sau đó cảm nhận và phản hồi.

Nhiều nhà lãnh đạo không nhận ra rằng một bối cảnh phức tạp mới đòi hỏi một phương thức quản lý mang tính thử nghiệm hơn là trở nên thiếu kiên nhẫn khi họ dường như không đạt được những kết quả mà họ mong muốn.

Nếu họ cố gắng kiểm soát tổ chức quá mức, họ sẽ đánh mất đi cơ hội để các thông tin, dấu hiệu hay giải pháp mới xuất hiện.

Những nhà lãnh đạo cố gắng áp đặt trật tự trong một bối cảnh phức tạp sẽ thất bại, nhưng nếu họ từng bước thiết lập, học hỏi qua thực nghiệm và lặp lại, họ sẽ có cơ hội để thành công.

Bối cảnh hỗn loạn: Nhà lãnh đạo cần đưa ra các phản ứng nhanh.

Trong bối cảnh hỗn loạn, việc tìm kiếm chính xác các câu trả lời đúng sẽ trở nên vô nghĩa:

Bởi vì thứ nhất, họ không thể xác định được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả vì chúng thay đổi liên tục và không tồn tại các khuôn mẫu rõ ràng, nó thực sự hỗn loạn.

Trong những bối cảnh này, công việc trước mắt của một nhà lãnh đạo không phải là khám phá các khuôn mẫu hay giải pháp mới mà là duy trì sự ổn định.

Với tư cách là nhà lãnh đạo, trước tiên họ phải thiết lập trật tự trong doanh nghiệp, xác định xem nơi nào (cá nhân hay phòng ban nào) có sự ổn định và nơi nào đang bất ổn, sau đó phản ứng lại bằng cách chuyển tình hình từ trạng thái hỗn loạn sang trang thái phức tạp, nơi việc xác định các vấn đề mới nổi có thể vừa giúp doanh nghiệp nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề vừa giúp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Mặc dù sau các tình huống hỗn loạn, nhiều thái cực sẽ xảy ra, trong khi đối với một số nhà lãnh đạo họ trở nên kém thành công hơn vì họ không thể chuyển đổi phong cách để trở nên phù hợp với bối cảnh mới.

Một số khác vì thành công mà họ trở nên tự mãn (khiến cho những người xung quanh họ trở nên dè dặt và ít hợp tác) và họ cũng có thể sẽ lại gặp phải tình huống tương tự, tức sẽ sớm thất bại ở một tình huống hỗn loạn khác trong tương lai.

Tuy nhiên, suy cho cùng, cho dù là các nhà lãnh đạo ứng xử như thế nào trong và sau các tình huống hỗn loạn, hỗn loạn gần như luôn là nơi tốt nhất để các nhà lãnh đạo thúc đẩy sự đổi mới, học hỏi và hơn thế nữa.

Hãy trở thành nhà lãnh đạo xuyên bối cảnh.

Như đã phân tích ở trên, bạn có thể thấy rằng, lãnh đạo hay ra quyết định là một hành trình đầy khó khăn và đa màu sắc. Sẽ không có bất cứ một phong cách lãnh đạo duy nhất nào là phù hợp với mọi bối cảnh và cũng sẽ không có một mô hình ra quyết định nào đúng cho tất cả.

Là một nhà lãnh đạo giỏi trong bối cảnh mới, nó đòi hỏi sự cởi mở để thay đổi ở cấp độ cá nhân, nhà lãnh đạo sẽ không chỉ là người biết cách xác định bối cảnh mà họ còn phải làm việc một cách hoà hợp với bất kỳ thời điểm và bối cảnh, họ cũng cần biết cách thay đổi hành vi và quyết định của họ để phù hợp với bối cảnh đó.

Trước sự phức tạp ngày nay, dựa vào trực giác và trí tuệ đơn nhất của nhà lãnh đạo là không đủ để đưa doanh nghiệp vượt qua những tình huống khó khăn.

Ngược lại, họ sẽ cần biết khi nào nên chia sẻ quyền lực và khi nào nên sử dụng nó một mình, khi nào nên tìm đến sự khôn ngoan của đội nhóm các chuyên gia và khi nào nên đưa ra lời khuyên của riêng mình.

Với sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh, khả năng nắm bắt sự phức tạp và nghịch lý cũng như sẵn sàng thay đổi phong cách lãnh đạo một cách linh hoạt, nhà lãnh đạo hơn bao giờ hết đang trang bị cho mình những hành trang quý giá cho không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Top 5 điều sẽ thay đổi khi bạn trở thành một Leader

Trước khi bạn trở thành một Leader (nhà lãnh đạo, người quản lý, hay đơn giản là trưởng nhóm), bạn cần hiểu điều gì bạn sẽ phải thay đổi (hay chấp nhận) với vai trò mới này.

Top 5 điều sẽ thay đổi khi bạn trở thành một Leader
Top 5 điều sẽ thay đổi khi bạn trở thành một Leader

Trong khi không phải ai cũng có được cơ hội để trở thành một Leader hoặc thực sự mong muốn được trở thành Leader, điều quan trọng bạn cần hiểu là với vai trò mới bạn phải thay đổi hay chấp nhận những sự thật gì.

Về cơ bản, với vị trí mới, công việc của bạn ít nhiều sẽ có phần xáo trộn, cả về ý nghĩa thực tế hàng ngày lẫn về những tác động liên quan đến yếu tố cảm xúc và tâm lý.

Để có thể duy trì và phát triển được với vai trò mới, bạn sẽ cần phải điều chỉnh năng lực và kỹ năng của mình sao cho phù hợp.

Dưới đây là Top 5 thứ sẽ thay đổi khi bạn trở thành một Leader.

1) Bạn của bạn không còn là bạn của bạn nữa.

Cho dù là bạn là người mới vào doanh nghiệp và quản lý đội nhóm có bạn của bạn là một thành viên hay bạn được thăng chức để dẫn dắt một nhóm mà bạn đã từng là thành viên, việc thiết lập lại các mối quan hệ là rất cần thiết.

Là một Leader hay người quản lý, điều này đòi hỏi bạn phải công bằng trong cách đối xử với mọi thành viên trong nhóm. Trong phần lớn trường hợp, hoà đồng quá mức thường sẽ khiến bạn khó thể hiện năng lực lãnh đạo hơn. Bạn cũng cần phải coi việc bạn của bạn không cảm thấy hạnh phúc là điều bình thường.

Trong các quy tắc lãnh đạo, thân thiện là cần thiết, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải là bạn thân hay luôn luôn tỏ ra vui vẻ (be nice) với nhân viên dù người đó là bạn của bạn.

2) Bạn có nghĩa vụ chăm sóc và dẫn dắt.

Top 5 điều sẽ thay đổi khi bạn trở thành một Leader
Top 5 điều sẽ thay đổi khi bạn trở thành một Leader

Nếu bạn là nhân viên, bạn chỉ cần chịu trách nhiệm về hành vi và hiệu suất của chính mình. Bây giờ, với tư cách là một Leader, trách nhiệm đó được mở rộng sang tất cả các thành viên trong đội nhóm.

Điều đó có nghĩa là, thay vì chỉ quan tâm đến việc phát triển chính bản thân bạn, bạn giờ đây phải phải đảm bảo rằng mọi thành viên trong đội nhóm đều có mục tiêu và có kế hoạch phát triển bản thân rõ ràng.

Cả về sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất của đội nhóm đều nằm trên vai của bạn.

3) Bạn là người quản lý tài nguyên.

Là một nhà lãnh đạo hay người quản lý, bạn là người quản lý tài nguyên của tổ chức — bao gồm con người, tiền bạc và cả các tài sản hữu hình và vô hình khác. Năng lực của bạn chính là năng lực tối ưu cách sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp.

4) Bạn cần đóng góp rộng hơn.

Nếu là nhân viên, bạn thường sẽ phụ trách một công việc cụ thể nào đó, ví dụ bạn là nhân viên chạy quảng cáo, công việc của bạn sẽ chỉ xoay quanh việc xây dựng và tối ưu hoá quảng cáo.

Giờ đây khi là một người quản lý, khi đội nhóm của bạn có nhiều nhân viên hiện đang làm các công việc khác nhau, và bạn phải chịu trách nhiệm về cả phòng ban của mình với ban lãnh đạo, bạn phải tham dự vào nhiều công việc hơn, tương tác với nhiều vị trí hơn với mục tiêu là đạt được mục tiêu cuối cùng được giao.

Một người quản lý giỏi là người tối ưu được hiệu suất của cả đội nhóm.

5) Bạn phải liên kết bản thân với mục tiêu của các quản lý cấp cao hơn.

Với tư cách là một nhân viên hay người đóng góp cá nhân, bạn hoàn toàn có quyền chỉ trích hay tỏ ra bất đồng với các quyết định do cấp trên đưa ra.

Tuy nhiên, là một Leader hay người quản lý, khi bạn phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho hiệu suất kinh doanh chung (bao gồm của cả các thành viên trong đội nhóm) và hiệu suất đó liên quan trực tiếp đến các quyết định của các quản lý cấp cao hơn, bạn không thể “nhắm mắt cho qua” hay đơn giản là “thể hiện thái độ”, thay vào đó bạn phải đưa ra giải pháp và nhanh chóng tháo gỡ vấn đề.

Càng phát triển đến các vị trí cao hơn, vai trò này của bạn sẽ càng được thể hiện rõ hơn, bạn thay vì là người phàn nàn, bạn phải là người chủ động tìm cách giải quyết vấn đề.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nghiên cứu: Điều gì khiến một công việc trở nên có ý nghĩa

Bằng cách nào và điều gì khiến công việc của bạn có nhiều ý nghĩa hơn? Trong khi một số nghiên cứu trước đây từng chứng minh rằng việc được tự chủ hay chịu trách nhiệm với bản thân có thể hữu ích, các nghiên cứu mới gần đây cho rằng điều này là chưa đủ.

Nghiên cứu: Điều gì khiến công việc bạn làm trở nên có ý nghĩa
Nghiên cứu: Điều gì khiến công việc bạn làm trở nên có ý nghĩa

Nói về “ý nghĩa” hay hạnh phúc, hẳn là hầu hết mọi người đều tìm kiếm nó, có người thì có thể tìm thấy nó trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cũng có người chỉ tìm thấy chúng thông qua công việc của họ.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng ‘ý nghĩa’ là thứ quan trọng hơn bất kỳ khía cạnh nào khác trong công việc của con người — bao gồm cả tiền lương, phần thưởng, cơ hội thăng tiến hay các điều kiện làm việc khác.

Khi bạn cảm thấy công việc của mình thực sự có ý nghĩa, bạn sẽ bắt đầu gắn bó, cam kết và hài lòng nhiều hơn.

Ngược lại, nếu không thể tìm thấy thứ gọi là ý nghĩa này, bạn sẽ sẵn sàng bỏ việc nhiều hơn, điều này đặc biệt đúng đối với những người lao động trẻ tuổi chẳng hạn như Gen Z.

Điều gì góp phần tạo nên thứ gọi là ý nghĩa trong công việc?

Về tổng thể, các nghiên cứu trước đây đã từng chỉ ra rằng, một người sẽ cảm thấy công việc của họ có nhiều ý nghĩa hơn nếu họ có quyền tự chủ, tức là thay vì họ bị ép làm những thứ mà họ được giao hay họ được giao việc mà không có quyền phản hồi hay góp ý, họ có quyền được làm những thứ mà họ cho rằng là phù hợp (và hiển nhiên họ sẽ chịu trách nhiệm với những gì họ làm).

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, điều này có thể có ý nghĩa với cá nhân nhưng lại không phù hợp với doanh nghiệp.

Ví dụ, nếu bạn là một người mới bắt đầu sự nghiệp, chưa có kiến thức và hiểu biết đủ sâu về những gì bạn làm, bạn không thể bỏ hết những thứ mà bạn cho rằng là không hiệu quả hay không mang lại ý nghĩa với bạn.

Để có thể tìm ra một giải pháp mới, vừa khiến công việc của nhân viên trở nên có ý nghĩa vừa phù hợp với bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp (công việc vừa có ý nghĩa vừa mang lại giá trị cho doanh nghiệp), các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đào sâu tìm hiểu.

Sau quá trình chạy các thử nghiệm thực tế và giả thuyết khác nhau, các nhà nghiên cứu rút ra 2 kết luận:

  1. Một người càng nhận thức rõ hơn về công việc của họ, họ càng cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa hơn.
  2. Con người càng ý thức, họ càng linh hoạt trong lối suy nghĩ, điều này dẫn đến mỗi công việc họ làm, dù ở bất cứ thời điểm nào đều có ý nghĩa hơn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc ở trong trạng thái tỉnh táo (awareness) đã giúp mọi người trải nghiệm công việc của họ theo cách có nhiều ý nghĩa hơn.

Tại nơi làm việc, khi mọi người nhận thức được các hành động, phản ứng và suy nghĩ của họ một cách có chủ ý, họ sẽ chú ý nhiều hơn đến yếu tố môi trường, nơi mà họ đang thực hiện nhiệm vụ.

Họ từ đó trở nên hòa hợp hơn với đồng nghiệp và các tương tác hàng ngày của họ, họ là người lắng nghe tích cực, người giao tiếp hiệu quả, và họ cũng hiểu rõ hơn các yếu tố bối cảnh đằng sau từng lời nói và hành động của mọi người (bao gồm cả của chính họ).

Chính các nhận thức này đã làm tăng thêm sự rõ ràng và tích cực cho trải nghiệm của họ, cho phép họ thấy được giá trị và mục đích thực sự đằng sau các nhiệm vụ họ làm.

Nếu một nhân viên cảm thấy rằng công việc của họ không được công nhận hoặc mọi người không đánh giá đúng năng lực của họ, rõ ràng là họ sẽ không thể cảm thấy được cái gọi là ý nghĩa.

Cuối cùng, nếu một người càng nhận thức một cách rõ ràng thì họ càng linh hoạt hơn trong cách suy nghĩ. Điều này giúp họ tìm ra những cách thức mới và sáng tạo để đối phó với các tình huống khó khăn, điều này một lần nữa lại tiếp tục khiến công việc của họ có nhiều ý nghĩa hơn.

Yếu tố Nhận thức (Awareness) tác động như thế nào đến yếu tố Ý nghĩa (Meaningfulness).

Điều gì khiến một công việc trở nên có ý nghĩa
Điều gì khiến một công việc trở nên có ý nghĩa

với những gì bạn có thể thấy, ‘nhận thức’ là nguồn gốc của ‘ý nghĩa’, tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đây, bạn khó có thể biết được rằng thực chất chúng tác động đến nhau như thế nào, vì suy cho cùng nếu bạn không biết cách chúng có tác động lẫn nhau, bạn không thể ứng dụng nó vào công việc thực tế.

Để làm sáng tỏ điều này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 45 nhân viên (số lượng nam và nữ bằng nhau trong độ tuổi từ 33 đến 55) từ 3 doanh nghiệp khác nhau, đưa ra bất kỳ sự kiện công việc nào được cho là có ý nghĩa — cũng như về những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm đi kèm với những sự kiện này.

Họ được yêu cầu viết ra những suy nghĩ này trong một file Word mỗi tuần và gửi lại cho các nhà nghiê cứu vào cuối mỗi tuần. Mục tiêu của nghiên cứu là đưa những người tham gia nghiên cứu vào trạng thái nhận thức tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi những người tham gia ở trạng thái nhận thức tập trung, họ chú ý nhiều hơn đến các mối quan hệ của họ với đồng nghiệp.

Mối quan hệ với đồng nghiệp (giữa nhân viên với nhau, với sếp, với khách hàng…) càng tốt thì mọi người càng cảm thấy công việc có ý nghĩa hơn vì họ cảm thấy họ thực sự có giá trị (mang lại giá trị).

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, khi mọi người chú ý đến yếu tố môi trường làm việc — ví dụ như cách người quản lý cung cấp phản hồi tới nhân viên hoặc cách một đồng nghiệp yêu cầu một đồng nghiệp khác giúp đỡ, họ có thể trải nghiệm nhiều thứ ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa trong công việc không chỉ đến từ những cảm xúc tích cực, ví dụ như khi nhân viên hoàn thành xuất sắc một dự án nào đó, mà nó cũng đến từ những cảm xúc tiêu cực, ví dụ khi một nhân viên cảm thấy lo lắng vì họ không thể tự tin về những kết quả tốt đẹp mà họ có thể đạt được.

Sự thật ở đây là, ngay cả khi mọi người có những cảm xúc lẫn lộn, họ vẫn có thể trải nghiệm được sự ý nghĩa nếu họ có nhận thức về những gì đang diễn ra.

Dưới đây là một số loại cảm giác giúp tạo ra ý nghĩa:

  • Cảm giác về giá trị: Mọi người cảm thấy công việc có ý nghĩa khi họ được đánh giá cao và công nhận.
  • Cảm giác về sự quan tâm: Mọi người cảm thấy công việc có ý nghĩa khi họ nhận được sự hỗ trợ hay giúp đỡ, đặc biệt là trong các tình huống công việc căng thẳng.
  • Cảm giác về sự an toàn: Mọi người cũng cảm thấy công việc của họ có nhiều ý nghĩa hơn trong một môi trường làm việc cởi mở, họ được lên tiếng về một vấn đề mà họ cảm thấy tiềm ẩn nhiều lo ngại.

Từng hành động nhỏ có thể giúp nuôi dưỡng ý nghĩa mỗi ngày.

Một khi đã hiểu được điều này, dù với tư cách là cá nhân hay tổ chức (nhà lãnh đạo doanh nghiệp), bạn vẫn hoàn toàn có thể tìm thấy các cách để có được cái gọi là ý nghĩa trong công việc hay những thứ có thể khiến công việc bạn đang làm trở nên có ý nghĩa hơn.

Dưới đây là một cách phương pháp bạn có thể tham khảo:

  • Thực tập chánh niệm (Mindfulness).

Là một cá nhân, bạn hãy bắt đầu bằng cách thực hành chánh niệm. Chánh niệm giúp bạn học cách nhận ra và thừa nhận những gì đang diễn ra trong tâm trí, từng khoảnh khắc, từ đó giúp nâng cao nhận thức và giảm bớt các suy nghĩ vu vơ. Chánh niệm cũng thúc đẩy sự linh hoạt trong nhận thức, tất cả đều dẫn đến việc tạo ra nhiều ý nghĩa hơn.

Để làm điều này, bạn không nhất thiết phải tham gia vào các khóa đào tạo về chánh niệm, việc chủ động tìm hiểu về chánh niệm và thực hành các bài tập chánh niệm hoàn toàn có thể thay đổi cách bạn phản ứng với môi trường làm việc và cách bạn cảm nhận thứ gọi là ý nghĩa trong công việc.

  • Kích thích nhận thức một cách có chủ ý.

Viết nhật ký hay vạch ra các mục tiêu rõ ràng là một cách tuyệt vời để xây dựng nhận thức về cuộc sống và công việc hàng ngày. Dù ở bất cứ thời điểm hay khoảnh khắc nào, bạn cũng có thể tự hỏi những gì bạn đang làm có ý nghĩa như thế nào hay bạn đã tìm thấy những ý nghĩa gì từ công việc bạn làm.

  • Thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa, nơi mà yếu tố giá trị, sự quan tâm và an toàn gắn chặt và tương hỗ lẫn nhau.

Thay vì mất thời gian hay sự tập trung vào những thứ hay mối quan hệ không có ý nghĩa hay thậm chí là độc hại, bạn hãy đầu tư nhiều hơn vào các mối quan hệ thực sự tạo ra giá trị, ở đó sự quan tâm lẫn nhau và an toàn được đặt lên hàng đầu.

Nếu đồng nghiệp hay nhân viên của bạn làm điều gì đó tốt đẹp, hãy nêu tên họ trong các buổi họp liên quan. Nếu ai đó sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp trong những tình huống khẩn cấp, hãy tán dương họ.

  • Kích thích và điều chỉnh các vòng phản hồi và thảo luận có ý nghĩa.

Như bạn có thể thấy, khi mọi người được công nhận thường xuyên hơn, họ có thể thấy công việc họ đang làm có ý nghĩa hơn.

Sự công nhận là một cách thức hiệu quả để một cá nhân được báo hiệu rằng những gì họ làm là thực sự quan trọng và tạo ra sức ảnh hưởng (hay giá trị).

Một trong những cách đơn giản để thực hành điều này là đưa nó vào các vòng phản hồi, vòng ghi nhận ý kiến hay cách nhân viên báo cáo tiến độ công việc của họ.

Một khi các hành động này được triển khai và lặp lại, bạn sẽ chứng kiến một tổ chức nơi mà ai ai cũng chủ động làm việc và phản hồi, họ làm việc không phải đơn giản là vì họ được giao việc hay trả lương mà vì nó mang lại ý nghĩa và giá trị cho cả chính họ và tổ chức họ đang làm việc.

Suy cho cùng, ý nghĩa là thứ quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác, dù đó là tiền lương hay các khoản thưởng. Một khi con người cảm thấy không có ý nghĩa, mọi thứ khác đều vô giá trị.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bạn có thực sự đã sẵn sàng để trở thành một Manager?

Trong khi nhiều người không ngừng nỗ lực để trở thành một manager, điều quan trọng trước tiên không chỉ là vấn đề năng lực, thứ mà họ rất cần đó là sẵn sàng để trở thành một manager.

Bạn có thực sự đã sẵn sàng để trở thành một Manager?
Bạn có thực sự đã sẵn sàng để trở thành một Manager?

Trong suốt chặng đường đi làm thông thường, có thể nói ai ai cũng mong muốn có được một vị trí mới cao hơn với mức lương và đãi ngộ tốt hơn.

Để trở thành một manager hay tạm gọi là người quản lý nói chung, bạn phải chuẩn bị nhiều thứ khác nhau, từ năng lực chuyên môn cứng đến các kỹ năng mềm khác, đây chính là quá trình bạn chuẩn bị sự sẵn sàng cho vị trí mới.

Để trở thành một người quản lý giỏi, bạn cần phải là người giải quyết vấn đề (ở cấp độ càng cao càng tốt), tiếp đó, bạn phải luôn trong tâm thế khám phá và học hỏi những thứ mới, ngoài ra, bạn cũng cần tự đánh giá một cách khách quan về những lỗ hổng trong kinh nghiệm, kiến ​​thức và kỹ năng quản lý của bạn.

Để có thể xác định những kỹ năng và kiến ​​thức nào bạn cần phải cải thiện hoặc phát triển để trở thành một manager giỏi, dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để “tự vấn” chính mình.

Các câu hỏi về kỹ năng quản lý.

Phong cách lãnh đạo của tôi là gì?

Nói một cách dễ hiểu, phong cách lãnh đạo mô tả cách bạn sẽ truyền đạt, giao tiếp, dẫn dắt, quản lý và đánh giá năng lực các nhân viên của mình.

Phong cách lãnh đạo của bạn cần bắt nguồn từ sự kết hợp giữa các điểm mạnh, tính cách và giá trị cùng với đó là tầm nhìn và mục tiêu của bạn.

Hãy suy nghĩ về từng thành phần này và sau đó quyết định xem bạn muốn được biết đến vì điều gì hay bạn muốn bạn trở thành con người như thế nào. Hãy nhớ rằng, bạn có thể điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình theo thời gian khi bạn tiếp tục học hỏi và thăng tiến.

Làm cách nào tôi có thể giúp đội nhóm của mình phát triển?

Là một manager hay người quản lý, bạn cần hiểu cách đo lường hiệu suất và đánh giá khoảng cách, cũng như cơ hội phát triển của các thành viên trong đội nhóm của mình.

Hãy dành thời gian suy nghĩ về cách bạn nên cấu trúc đội nhóm của mình, suy nghĩ về các cơ hội tiềm năng của các thành viên và hơn thế nữa. Suy cho cùng bạn không thể phát triển nếu đội nhóm của bạn không phát triển.

Tôi sẽ ưu tiên và giao phó công việc như thế nào cho hiệu quả?

Là người quản lý, bạn đóng vai trò ra quyết định và giao phó công việc hay nhiệm vụ cho các thành viên khác. Cách bạn ưu tiên và giao phó công việc (trao quyền) sẽ đóng vai trò tạo nên hoặc phá vỡ thành công của bạn với tư cách là một người đứng đầu.

Trong một thị trường với vô số các thách thức cạnh tranh như hiện tại, điều này càng trở nên quan trọng hơn khi bạn cần tiếp cận khách hàng và đối thủ nhanh hơn.

Rõ ràng là khi bạn không phải là người trực tiếp làm hết mọi thứ, quy trình bạn phối hợp với nhân viên của mình sẽ đóng vai trò quyết định đến hiệu quả cuối cùng.

Một số câu hỏi nhỏ bạn có thể sẽ cần tự hỏi là: Tôi sẽ cần ngừng làm gì? Tôi cần làm thêm những gì? Tôi cần duy trì những gì? Tôi sẽ giám sát và chịu trách nhiệm như thế nào?

Tôi có phải là một người có khả năng nói chuyện trước đám đông hay không? hay tôi có thể là người dẫn dắt các cuộc họp không?

Cách bạn giao tiếp với tư cách là người quản lý là động lực chính cho cách bạn phân công công việc, thúc đẩy sự tương tác và chia sẻ thông tin với không chỉ nhân viên của mình mà còn với các phòng ban khác trong doanh nghiệp.

Để trở thành một manager giỏi, bạn hãy đánh giá một cách trung thực các kỹ năng giao tiếp của bạn, đánh giá mức độ thoải mái và tự tin của bạn khi dẫn dắt các cuộc họp hay trước các đám đông khác.

Làm cách nào tôi có thể đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng và giải quyết xung đột?

Như đã đề cập ở trên, với vai trò mới, bạn là trung tâm của các quyết định hay phản hồi cuối cùng. Để có thể giúp đội nhóm của mình gắn kết, phát triển và có trách nhiệm hơn, bạn cần cung cấp các hướng dẫn hay giải quyết các lỗ hổng theo cách đóng góp và trên tinh thần xây dựng cao nhất.

Trước khi đưa ra các phản hồi cuối cùng, bạn cần nhận được nhiều ý kiến khác nhau, có nhiều thông tin có thể kiểm chứng được, với mục tiêu là vừa giúp các thành viên phát triển vừa giúp cho đội nhóm hoàn thành được mục tiêu. Dựa trên lợi ích chung có thể là chìa khoá để giúp bạn tránh các xung đột cá nhân.

Với tư cách là một manager, bạn cũng nên biết về các phương pháp liên quan đến tính đa dạng, công bằng và hòa nhập.

Nếu bạn thường xuyên tìm hiểu các kiến thức về quản trị hay tin tức marketing, D-E-I hẳn không còn là một thuật ngữ xa lạ.

DEI là từ viết tắt của Diversity, Equity, và Inclusion có nghĩa là Đa dạng – Công bằng – Hoà nhập, đề cập đến cách một tổ chức tìm cách thúc đẩy “sự đối xử công bằng và sự tham gia đầy đủ của tất cả mọi người”.

Trong thế giới VUCA như hiện nay, với tư cách là một manager hay người quản lý, điều này cũng có nghĩa là để có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong tương lai, bạn cần nhiều hơn một loại năng lực hay kỹ năng cụ thể nào đó. Với các thành viên trong đội nhóm, bạn cần ưu tiên sự đa dạng.

Như bạn có thể thấy, trở thành một manager chưa bao giờ là dễ dàng và bạn sẽ dường như không có cơ hội để đảm nhận vai trò đó nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng để đón nhận nó ngay khi có thể.

Bằng cách từng bước học hỏi và xây dựng giá trị cho bản thân, bạn sẽ có thể tiến xa hơn nữa trên con đường của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | Tham khảo HBR

4 điều mọi nhân viên cần biết trước khi đề xuất tăng lương

Trong khi việc đề xuất tăng lương là hành động hết sức bình thường trong thế giới công sở, khi nào nên đề xuất hay nên cân nhắc những gì trước khi đề xuất lại là một câu chuyện khác, đó là cả một nghệ thuật.

4 điều mọi nhân viên cần biết trước khi đề xuất tăng lương
4 điều mọi nhân viên cần biết trước khi đề xuất tăng lương

Theo một khảo sát của The Harris Poll, được tăng lương là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhân viên hay người lao động, trong khi đây là yêu cầu hay quyền lợi hết sức bình thường của bất kỳ nhân viên nào, nguyện vọng này có được chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.

Dưới đây là 4 điều mà mọi nhân viên đều nên ghi nhớ trước khi yêu cầu tăng lương:

1. Cần có một thời điểm “thích hợp” để yêu cầu tăng lương.

Khi nói đến việc được tăng lương hay một đề xuất tăng lương có được chấp thuận hay không, yếu tố thời điểm là quan trọng nhất.

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ công bố sẵn các thời điểm trong năm khi doanh nghiệp bắt đầu đánh giá và xem xét việc tăng lương hay các quyền lợi khác của nhân viên. Mọi thứ sẽ là bình thường nếu nhân viên đưa ra yêu cầu trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, vì một yếu tố nào đó khác ví dụ như khi nhân viên có nhiều hơn các thành tích đáng kể, hoặc với các doanh nghiệp không công bố sẵn thời điểm hay chù kỳ tăng lương cho nhân viên, nhân viên nên tự đánh giá tình hình để lựa chọn thời điểm lý tưởng cần đưa ra yêu cầu.

Thời điểm thích hợp có thể là khi bạn được yêu cầu làm nhiều việc hơn, bạn đảm nhận những vai trò mới, khi bạn vừa giúp doanh nghiệp hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn nào đó, hay những thời điểm khi doanh nghiệp “ăn nên làm ra”.

2. Hãy nghiên cứu thật kỹ về bản thân, thị trường và doanh nghiệp.

Với tư cách là những người lao động, hầu hết mọi người đều có nhu cầu được tăng lương, thăng tiến hay đòi hỏi các phúc lợi khác, tuy nhiên, không phải yêu cầu nào cũng phù hợp hay sát với thực tế.

Để đề xuất của bạn trở nên phù hợp hơn hay có khả năng được chấp nhận cao hơn, bạn cần hiểu rõ về vai trò hay giá trị của bản thân với doanh nghiệp, những phúc lợi cao nhất có thể có mà các doanh nghiệp ngoài thị trường có thể cung cấp (Offer) hay cả những giới hạn khác của doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc (hạn mức lương là một ví dụ).

Bạn cần tìm hiểu xem với vai trò và số năm kinh nghiệm hiện có của bạn, các doanh nghiệp ngoài kia đang đưa ra các quyền lợi ra sao, hay với mỗi một lần đề xuất tăng lương thì 5% hay 10% là con số phù hợp hơn cả. Việc bạn yêu cầu một con số không khả thi có thể khiến bạn thất bại ngay từ lần đàm phán đầu tiên.

3. Hãy chứng minh giá trị của bản thân.

Là người lao động, bạn hiểu rằng, mức lương hay thu nhập mà bạn có được không phải chỉ phụ thuộc vào bằng cấp hay số năm kinh nghiệm bạn có, chính xác thì đó chính là giá trị mà bạn có thể tạo ra cho doanh nghiệp.

Bạn hãy chắc chắn rằng bạn tiến đến bàn đàm phán với những bằng chứng rõ ràng về giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp. Kết quả bạn đang tạo ra là gì, những vấn đề bạn đã giải quyết hay bạn đã giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất kinh doanh ra sao.

Ngoài ra, đối với không ít doanh nghiệp, sức ảnh hưởng của bạn với toàn bộ doanh nghiệp cũng là cơ sở để đánh giá giá trị của bản thân bạn.

Bạn có phải là thành viên có sức ảnh hưởng tích cực trong đội nhóm hay không? Những nhân viên khác có công nhận đạo đức hoặc thái độ làm việc của bạn không? Hay nếu bạn có các quản lý trực tiếp, họ đang nghĩ về năng lực của bạn ra sao?

4. Giọng điệu của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc bạn có được tăng lương hay không.

Ở khía cạnh đàm phán, dù là đàm phán về lương hay về bất cứ điều gì, trạng thái tâm lý của 2 bên cũng có sức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả được tạo ra.

Nếu bạn đến bàn đàm phán với một vị thế yếu, cả về tâm lý và giọng điệu, khả năng đề xuất của bạn bị từ chối sẽ cao hơn, và ngược lại.

Với giọng điệu yếu hay tiêu cực, nếu có bất cứ một khía cạnh nào đó trong yêu cầu của bạn không phù hợp, nhiều khả năng bạn sẽ nhận được câu trả lời thẳng thừng là không. Nhưng nếu bạn đang ở một trạng thái tích cực, cởi mở và giọng điệu cầu tiến, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp tục thoả thuận.

Khi bạn tỏ ra sẵn sàng chấp nhận các đề xuất phù hợp khác, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ muốn hợp tác với bạn để tìm ra sự thỏa hiệp khiến cả hai bên đều hài lòng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Steve Jobs: Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý

Từ cách đây hơn 37 năm, nhà sáng lập Apple Steve Jobs đã đưa ra một quan điểm mà nghe qua tưởng chừng như không hợp lý đó là “Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý”, tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã chứng minh rằng ông đã đúng.

Steve Jobs: Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý
Steve Jobs: Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý

Vào thời điểm Steve Jobs qua đời, trong khi Apple lúc đó có khoảng 40.000 nhân viên, Steve Jobs chỉ giao tiếp thường xuyên với khoảng 100 nhà quản lý khác nhau.

Trong một tuyên bố, ông nói:

“Vì chúng tôi sẽ trở thành một công ty lớn, chúng tôi sẽ cần phải tuyển những ‘nhà quản lý chuyên nghiệp’. Chúng tôi sau đó đã tuyển về một loạt các nhà quản lý chuyên nghiệp đúng như dự định, tuy nhiên, nó không hiệu quả chút nào.

Trong khi những người này biết cách quản lý (manage), họ không biết làm thế nào để khiến cho mọi thứ trở nên hiệu quả, họ thực sự không có khả năng tự làm việc (cá nhân) một cách hiệu quả.”

Steve Jobs cũng từng mắc sai lầm tương tự khi tuyển dụng các vị trí giám sát.

Đứng trước 2 ứng cử viên, một người đã làm việc trong ngành trong 15 năm. Anh ấy có kỹ năng kỹ thuật tuyệt vời. Anh ấy cũng rất xuất sắc trong việc đào tạo nhân viên mới. Anh ấy luôn tràn đầy năng lượng. Và chưa từng đảm nhận vai trò quản lý.

Ứng viên còn lại là người đã có nhiều năm làm lãnh đạo với các vai trò khác nhau.

Mới nghe qua thì tưởng chừng như ứng viên thứ 2 sẽ sáng giá hơn vì người này có nhiều năm làm quản lý hơn, tuy nhiên, ứng viên đầu tiên mới là người thực sự phù hợp (và tạo ra giá trị).

Steve Jobs chia sẻ:

“Bạn biết ai là người quản lý giỏi nhất không? Họ là những người có khả năng đóng góp cá nhân tuyệt vời nhất, những người chưa bao giờ muốn trở thành một người quản lý theo đúng nghĩa, nhưng cuối cùng họ đã được chọn làm vị trí đó bởi vì không có bất cứ ai khác sẽ có thể làm tốt công việc như họ.”

Một nghiên cứu từ năm 2015 viết rằng: “Nếu sếp của bạn có thể hoàn thành công việc của bạn, bạn sẽ có nhiều khả năng hài lòng hơn trong công việc.”

Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn hãy chắc chắn rằng người bạn chọn làm quản lý là người có năng lực đóng góp cá nhân lớn, người có thể không muốn trở thành người quản lý, nhưng lại rất muốn hoàn thành công việc và hoàn thành một cách hiệu quả.

Thành công của doanh nghiệp vốn đến từ những gì được tạo ra (mới) chứ không phải từ những gì được quản lý.

Tư duy này cũng là tư duy của CEO Meta trong làn sóng sa thải nhân viên mới đây, CEO này thông báo đến những người quản lý của Meta rằng “hoặc là đóng góp cá nhân hoặc là bị sa thải”.

Rõ ràng là Mark Zuckerberg cũng coi trọng năng lực đóng góp cá nhân, khả năng tạo ra một thứ gì đó (mới) thay vì chỉ là quản lý nhân viên (quản lý công việc và hiệu suất của nhân viên).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Triết lý kinh doanh “Lifewear Made For All” của thương hiệu UNIQLO

UNIQLO là thương hiệu thời trang nổi tiếng của Nhật Bản. Xuyên suốt hành trình phát triển, UNIQLO đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời áp dụng những chiến lược tiếp thị độc đáo nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Triết lý kinh doanh "Lifewear Made For All" của thương hiệu UNIQLO
Triết lý kinh doanh “Lifewear Made For All” của thương hiệu UNIQLO

1. Không giới hạn đối tượng mục tiêu.

Vào thập kỷ đầu của những năm 1990, thay vì hướng đến một tệp khách hàng cụ thể như trẻ em, thanh niên, phụ nữ trung niên hay người cao tuổi thì Uniqlo đã thay đổi cách tiếp cận bằng sứ mệnh và triết lý kinh doanh độc đáo của mình – “Lifewear: Made for All” (Dành cho mọi người).

Chính giá thành phải chăng cùng mục tiêu khách hàng rộng lớn đã giúp những sản phẩm của UNIQLO trở nên thịnh hành tại Nhật trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang đi xuống.

Trải qua nhiều sóng gió, nhờ vào những nỗ lực không ngừng, thương hiệu đã thiết lập một thông điệp gắn liền với tên tuổi của mình là – “Lifewear”, đại diện cho phong cách thời trang được sáng tạo với mục tiêu cải thiện cuộc sống của mọi người.

Theo triết lý này, các sản phẩm của UNIQLO sản xuất ra là để phục vụ cho tất cả mọi người, vượt qua mọi hạn chế về chủng tộc, tuổi tác, nguồn gốc, tôn giáo, khuyết tật, giới tính,… Thương hiệu cũng khẳng định rằng, quần áo của hãng là một “công cụ” góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng, điều này cũng giải đáp thắc mắc tại sao thương hiệu UNIQLO không xác định tệp khách hàng cụ thể.

Không chỉ giới hạn ở việc sản xuất quần áo, thương hiệu còn mở rộng sang các dòng sản phẩm khác như túi, thắt lưng, giày dép, đồ lót, đồ ngủ và thậm chí cả trang phục cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ liên quan đến trang phục cho gia đình tại Uniqlo.

2. Trao quyền sáng tạo trang phục cho người dùng.

Điểm độc đáo thường xuất hiện tại các cửa hàng UNIQLO là hãng đã mở quầy “tự thiết kế”, trao cho người dùng quyền sáng tạo chiếc áo thun theo phong cách và sở thích riêng, sau đó có thể in trực tiếp tại cửa hàng.

Năm 2020, Uniqlo đã giới thiệu dòng sản phẩm áo thun cho phép người dùng lựa chọn các nhân vật hoạt hình Pokémon mà họ yêu thích để in lên áo; Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2022, UNIQLO Việt Nam cũng đã thực hiện chiến dịch đầy ý nghĩa khi người dùng có thể tự tay thiết kế họa tiết để in lên áo thun và tặng cho các thầy cô của mình; Vào tháng 7/2022, nhân dịp bộ phim Thám tử lừng danh Conan được chiếu tại rạp, chương trình in hình lên áo cũng được thực hiện nhằm phục vụ cho những người yêu thích bộ phim này.

3. Tận dụng sức lan tỏa của Đại sứ thương hiệu.

Nhằm thu hút đa dạng tệp khách hàng và mang đến sự đa dạng trong sản phẩm, UNIQLO thường hợp tác với các thương hiệu và nhà thiết kế nổi tiếng trên toàn cầu.

Ví dụ, vào năm 2020, thương hiệu đã hợp tác với hai ngôi sao thể thao nổi tiếng là Roger Federer và Nishikori Kei để giới thiệu bộ sưu tập mới của mình.

Các trang phục trong bộ sưu tập được làm bằng chất liệu DRY-EX, sợi polyester tái chế từ chai PET thông qua công nghệ tiên tiến, giúp tăng khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả. Roger và Nishikori đã chọn mặc những thiết kế từ bộ sưu tập này trong các giải đấu quan trọng như một cách thức quảng bá sản phẩm cho thương hiệu.

Nắm bắt hiệu ứng phản hồi của khách hàng tốt khi các đại sứ hàng đầu trong lĩnh vực thể thao để lan tỏa giá trị và tính ứng dụng của sản phẩm, trong năm 2021, chiến dịch truyền thông đa phương tiện của UNIQLO tiếp tục chiêu mộ thêm sự tham gia của nhiều gương mặt nổi tiếng khác.

Những câu chuyện truyền cảm hứng của những cá nhân này thể hiện rõ rằng phong cách LifeWear mà Uniqlo tạo ra thực sự dành cho tất cả mọi người, bất kể tầng lớp xã hội. Điều này khuyến khích mọi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Triết lý này cũng chính là yếu tố chính định nên thành công của “đế chế” thời trang đến từ Nhật Bản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Meta có thể cung cấp gói xem Facebook hay Instagram không quảng cáo có trả phí ở châu Âu

Meta có thể cho phép người dùng sử dụng gói có trả phí cho FacebookInstagram để không phải xem quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed) của họ, tính năng sẽ sớm được áp dụng trước ở Châu Âu.

Meta có thể cung cấp gói không quảng cáo có trả phí ở châu Âu
Meta có thể cung cấp gói không quảng cáo có trả phí ở châu Âu

Theo thông tin từ New York Times, Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram, WhatsApp, Threads…) đang xem xét cung cấp gói đăng ký có trả phí (ad-free paid subscription) cho người dùng mạng xã hội của nền tảng, động thái được cho là có thể giải quyết những lo ngại xung quanh việc thu thập dữ liệu cá nhân người dùng vì mục đích quảng cáo.

Hiện Meta chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về mức giá hay các thông tin cụ thể hơn về tính năng mới.

Động thái của Meta diễn ra trong bối cảnh EU và các cơ quan quản lý khác của châu Âu đã cáo buộc Meta vi phạm quyền riêng tư từ các dịch vụ theo dõi quảng cáo (ad-tracking services) và truyền dữ liệu (data transfers).

Ủy ban bảo vệ dữ liệu của Ireland đã phạt Meta 1,3 tỷ USD vì chuyển dữ liệu của người dùng châu Âu sang Mỹ, cáo buộc vi phạm GDPR. Mỹ và EU cũng đã ký thỏa thuận chuyển dữ liệu vào tháng 7, nới lỏng các hạn chế trên nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Meta đã bắt đầu cho phép người dùng khả năng từ chối quảng cáo được nhắm mục tiêu (Ad Targeting) đồng thời cũng trì hoãn việc phát hành Threads ở châu Âu do những lo ngại về quy định xoay quanh việc thu thập và sử dụng dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Người dùng ngày càng ít đăng bài lên mạng xã hội

Nhiều người cho rằng mạng xã hội đang mất dần tính “xã hội”, vì vậy họ ngại đăng bài và tìm đến các ứng dụng nhắn tin để thay thế.

Người dùng ngày càng ít đăng bài lên mạng xã hội
Người dùng ngày càng ít đăng bài lên mạng xã hội

Theo các nhà sáng tạo nội dung, thay vì ảnh đời thường, mạng xã hội hiện nay hướng người tham gia tới những nội dung chuyên nghiệp hóa. Blogger với kỹ năng chỉnh sửa điêu luyện có thể tạo ra sản phẩm thu hút khán giả, từ đó kiếm tiền nhờ hợp đồng quảng cáo.

Đội ngũ điều hành nền tảng cũng khuyến khích sự phát triển của blogger bằng các chương trình ưu đãi. Dù vậy, xu hướng này khiến nhóm người dùng phổ thông cảm thấy bị bỏ rơi.

Theo BI, không chỉ Instagram, nhiều nền tảng khác đang khiến người dùng chán nản. Họ tìm đến các ứng dụng nhắn tin theo nhóm để thoải mái trò chuyện mà không lo bị phán xét.

Adam Mosseri, Giám đốc điều hành Instagram, cũng xác nhận tình trạng này. Ông cho rằng chỉ KOL và các nhà sáng tạo nội dung mới thường xuyên chia sẻ nội dung dưới dạng công khai.

Những người dùng còn lại thường sử dụng tin nhắn hoặc đăng bài dưới dạng riêng tư. Điều này khiến mạng xã hội không thể duy trì mục tiêu ban đầu và mất dần sức hút.

Ví dụ BeReal, ứng dụng khuyến khích người dùng chia sẻ ảnh không chỉnh sửa, từng được định giá 630 triệu USD nhưng đang ghi nhận lượng người dùng giảm mạnh sau một năm.

Các nền tảng như Dispo, Poparazzi hay Locket có kết quả tương tự dù áp dụng nhiều chiến dịch quảng cáo. Thậm chí ByteDance, công ty mẹ của TikTok, cũng không thể gặt hái thành công khi ra mắt mạng xã hội chia sẻ ảnh Lemon8.

Vào tháng 7, Meta trình làng Threads trong bối cảnh đối thủ Twitter gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ứng dụng chỉ còn 10,3 triệu người dùng mỗi ngày, giảm 79% sau một tháng hoạt động.

Các chuyên gia đánh giá mạng xã hội thường bùng nổ trong vài tuần rồi nhanh chóng trở nên nhàm chán do chỉ sao chép ý tưởng của nhau mà không tập trung phát triển tính năng mới.

Người dùng hướng tới các ứng dụng nhắn tin.

Theo Business Insider, nhiều người chọn nhắn tin theo nhóm để xây dựng các cộng đồng riêng, có kết nối chặt chẽ và tránh xa hàng loạt ánh mắt dõi theo trên mạng. Điều này giúp các ứng dụng hỗ trợ tin nhắn đạt mức tăng trưởng mạnh thời gian qua.

Ví dụ, theo Statista, Discord, nền tảng trò chuyện trực tuyến nổi tiếng, hiện đạt hơn 170 triệu người dùng trung bình mỗi tháng. Con số này ở Telegram là 700 triệu người. Trên hai nền tảng này, người dùng có thể tham gia các phòng chat, kênh chat với hàng trăm nghìn người để cùng trao đổi về một chủ đề.

Trên các ứng dụng trò chuyện, người dùng giao tiếp với các cá nhân cùng quan điểm và không cần cố chứng tỏ điều gì. Mọi người có cơ hội tham gia các cộng đồng phù hợp, thứ khó tìm thấy trên mạng xã hội.

Xu hướng mới của người dùng cũng buộc các nền tảng mạng xã hội lớn phải thay đổi. Hiện Instagram cũng đã giới thiệu dịch vụ trả phí giúp người dùng đăng ký tham gia các cuộc gọi nhóm độc quyền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

[Download] Hướng dẫn đo lường hiệu quả truyền thông cho CMO và CFO

Google vừa xuất bản một hướng dẫn mới giúp các giám đốc marketing (CMO) và giám đốc tài chính (CFO) đo lường hiệu quả của các hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp.

[Download] Hướng dẫn đo lường hiệu quả truyền thông cho CMO và CFO
[Download] Hướng dẫn đo lường hiệu quả truyền thông cho CMO và CFO
Trong bối cảnh khi nền kinh tế đang chứng kiến nhiều sự kiện bất lợi, suy thoáilạm phát đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, cùng với đó là hàng loạt doanh nghiệp phải sa thải nhân sự và cắt giảm chi tiêu, việc đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing nói riêng và truyền thông nói chung đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Trong khi các giám đốc tài chính (CFO) được yêu cầu phải chứng minh được ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư), giám đốc marketing (CMO) có sứ mệnh nâng cao giá trị của việc sử dụng truyền thông. Lãng phí là điều cấm kỵ.

Bản hướng dẫn đo lường hiệu quả truyền thông mới của Google là kim chỉ nam cho CMO và cả CFO. Nội dung có 3 phần chính:

  • Xây dựng các nguyên tắc cơ bản với mục tiêu là có thể xem xét toàn bộ hành trình của khách hàng (Customer Journey), thiết lập KPI và các cấu trúc số liệu rõ ràng, bao gồm cả kết quả về hiệu suất (Performance Marketing) và thương hiệu (Brand Marketing).
  • Triển khai một hệ sinh thái đo lường bằng cách tìm hiểu cách áp dụng mô hình phân bổ, tiếp thị hỗn hợp (marketing mix), thúc đẩy thương hiệu và kết quả bán hàng.
  • Xây dựng một chu trình thử nghiệm và học hỏi bằng cách xây dựng nên một nền văn hóa học tập và thực hành liên tục, tạo ra các giả thuyết mới, cũng như tăng cường việc nhân rộng các chiến thuật đã được chứng minh là có hiệu quả.

Bản hướng dẫn cũng hữu ích trong việc cấu trúc lại các nỗ lực hiệu quả truyền thông của các CMO, giúp các CFO hiểu hơn về cách thức đo lường hiệu quả và hơn thế nữa.

Bạn có thể tải xuống bản hướng dẫn tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Hiếm có sự thành công nào chỉ được xây dựng từ sức mạnh cá nhân

Dù bạn là người làm marketing hay một chủ doanh nghiệp, sự thành công dường như luôn là mục tiêu. Trong khi mỗi người đều thành công theo những cách khác nhau và đạt được những thứ khác nhau, việc tìm ra những lý do chính dẫn tới sự thành công cho phép bạn có nhiều cách hơn để đi đến cuối con đường.

Hiếm có sự thành công nào chỉ được xây dựng từ sức mạnh cá nhân
Hiếm có sự thành công nào chỉ được xây dựng từ sức mạnh cá nhân

Sống trong một thế giới tràn ngập những thông tin hướng đến mục tiêu tôn vinh các cá nhân, từ những doanh nhân thành đạt với hình ảnh hào nhoáng đến những nhà lãnh đạo làm việc trong các cơ quan nhà nước, nhiều người dần tin rằng “thành công” là một hành trình đơn độc. Đó là tất cả về sự tự giác, sống có kỷ luật, kiên trì và khao khát đạt được mục tiêu.

Trong lịch sử, các nghiên cứu về sự thành công cũng chủ yếu tập trung vào các đặc điểm cá nhân như khả năng tự chủ hay tư duy. Những người có khả năng tự chủ, khả năng phục hồi cao và tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) thường được cho là có nhiều khả năng hơn trong việc đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên, có một thứ khác ẩn đằng sau hầu hết sự thành công nhưng lại ít được nhắc đến đó là các kết nối xã hội. Hóa ra, hiếm có thành công cá nhân nào lại chỉ được xây dựng dựa trên sức mạnh cá nhân – thay vào đó, nó thường dựa trên nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau.

Làm việc hướng tới sự thành công – cho người khác, và cùng với người khác.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu về tâm lý xã hội làm sáng tỏ vai trò quan trọng của những cá nhân hay người khác trong việc đạt được các mục tiêu cá nhân. Những cá nhân này, được gọi là những người có công cụ, những người có thể giúp một cá nhân nào đó có nhiều khả năng thành công hơn.

Cùng với những người khác, một cá nhân có thể tạo ra những sự hiểu biết chung về thế giới, bao gồm yếu tố cảm xúc, niềm tin, lẫn các mối quan tâm khác. Về cơ bản, đó là trải nghiệm thế giới theo cách cảm thấy được chia sẻ với những người khác.

Bằng cách đồng điệu tâm trí với người khác, các trải nghiệm chủ quan của một cá nhân trở nên sáng suốt hơn và việc đưa ra quyết định cũng trở nên hợp lý hơn.

Một ý tưởng hấp dẫn đang được chứng minh đó là việc chia sẻ thực tế với những người khác vốn có các công cụ hỗ trợ (tương ứng) có thể là chìa khóa để mở ra sự thành công cho mục tiêu của một cá nhân nào đó.

Một thế giới chung tại nơi làm việc.

Logic ở đây là, để đạt được các mục tiêu được cho là thành công, cá nhân và doanh nghiệp phải thích ứng và điều hướng với thế giới bên ngoài một cách hiệu quả. Để làm được điều này, việc tạo ra một cảm giác chung về thế giới bên ngoài có thể rất quan trọng.

Tại nơi làm việc, con đường dẫn đến sự thành công hầu như luôn là sự nỗ lực của tập thể.

Để tạo ra một thế giới chung, nơi những gì đang diễn ra trong thực tế đều được chia sẻ, thứ có thể thúc đẩy toàn bộ đội nhóm và tổ chức tiến lên phía trước, có 3 chìa khoá chính mang tính dẫn lối đó là: thúc đẩy một môi trường hợp lực bao gồm những nhân viên hay đối tác có cùng chí hướng, khuyến khích việc thảo luận và giao tiếp một cách cởi mở giữa các phòng ban hay đội nhóm, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc với nhiều sự tin tưởng (niềm tin giữa các cá nhân và với tổ chức).

Nuôi dưỡng một đội nhóm có chung chí hướng.

Khi bạn nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình, việc xác định những cá nhân hay đối tác phù hợp là yếu tố then chốt cho sự thành công. Bằng cách xác định chính xác họ là ai và nuôi dưỡng các mối quan này một cách hiệu quả, bạn có thể đảm bảo rằng mọi người đều có chung tầm nhìn về những gì đang theo đuổi.

Đề cao sự cởi mở và văn hoá trao quyền.

Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của mình, sự nghi ngờ về chính bản thân và về người khác có thể là một trở ngại lớn. Điều này có thể được khắc phục bằng cách củng cố năng lực của chính bản thân và với đồng nghiệp.

Để khai thác sức mạnh của nó, bạn cần phải nuôi dưỡng một môi trường nơi các cuộc trò chuyện được diễn ra một cách cởi mở.

Bạn cũng cần khuyến khích sự phản hồi. Một tầm nhìn chung sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong một không gian nơi mọi tiếng của các cá nhân đều được lắng nghe và mọi nghi ngờ đều được giải quyết.

Thúc đẩy sự tin cậy và độ chính xác.

Niềm tin là nền tảng của mọi mối quan hệ kinh doanh thành công. Vì sự thành công của cá nhân hay tổ chức của bạn được xây dựng dựa trên các các nhân và đối tác có những công cụ phù hợp, bạn cần thiết lập một sự tin cậy và kết dính mạnh mẽ với họ.

Ngoài ra, sự hợp tác hiệu quả còn phụ thuộc vào sự phối hợp tỉ mỉ. Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều được đồng bộ hóa một cách chính xác vì sự phối hợp này giúp đảm bảo tính chính xác của thế giới chung (tầm nhìn chung) của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Bằng cách kết hợp sức ảnh hưởng của PR với các hoạt động marketing khác như Branding, Content Marketing, Quảng cáo hay Digital Marketing, thương hiệu có thể thúc đẩy mạnh mẽ hiệu suất của doanh nghiệp và thương hiệu.

Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu
Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, khi PR dường như ít được các doanh nghiệp đầu tư hơn và thay vào đó coi các nền tảng mạng xã hội là chìa khoá chính, bản chất và vai trò của PR với doanh nghiệp vẫn ít thay đổi. Bằng cách kết hợp nó với các phương thức tiếp cận marketing khác, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để gây sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu và xây dựng lợi thế trên thị trường.

Một chiến lược PR thành công không chỉ tạo ra được tiếng vang trên thị trường, xây dựng danh tiếng thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu trở thành một điểm lựa chọn trong tâm trí của người tiêu dùng.

Tại sao PR lại có sức hút như vậy.

Khi nói đến khái niệm PR, người ta thường nghĩ đến các bài báo in, các sự kiện trực tiếp hay các nội dung trên các phương tiện truyền thông truyền thống khác, tuy nhiên, trong bối cảnh khi mà các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing trở nên phổ biến, PR còn được tích hợp trực tuyến một cách mạnh mẽ với nhiều nền tảng khác.

Với tư cách là người làm PR (Public Relations), bạn có thể hợp tác với các nhà báo và những nhà sáng tạo nội dung khác để xây dựng uy tín cho thương hiệu.

Độ phủ truyền thông (Media Coverage) lớn không chỉ giúp thương hiệu có được một sự hiện diện rộng rãi, mà còn xây dựng mức độ tín nhiệm và niềm tin của khách hàng với thương hiệu, điều mà ít có hoạt động marketing nào khác có thể tạo ra.

Trên thực tế, so với các phương thức marketing hay truyền thông tích hợp khác, khó có thể tìm ra được một phương tiện của bên thứ ba nào khác tốt hơn PR.

Cho dù bạn đang muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu, thiết lập doanh nghiệp như là một “nhà lãnh đạo tư tưởng ngành”, hay giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng truyền thông (đã xảy ra lẫn tiềm ẩn), những gì mà khách hàng nghĩ và nói về là yếu tố quyết định, và nó chính là một phần kết quả của một bản kế hoạch PR hiệu quả.

Theo số liệu từ Statista, mức chi tiêu của PR dự kiến sẽ tăng từ 88 tỷ USD vào năm 2020 lên 129 tỷ USD vào năm 2025. PR tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch khi toàn bộ ngành quảng cáo và tiếp thị bị thu hẹp.

Cách tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR.

Để tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR và tối đa hóa lợi ích mà nó có thể mang lại cho một thương hiệu, người làm marketing và PR cần nhận ra những điểm mạnh của PR.

Mặc dù các hoạt động marketing khác như Brand Marketing hay Performance Marketing có thể mang lại các kết quả tức thời cho thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn, sức ảnh hưởng PR sẽ phát triển mạnh theo thời gian.

Ngoài ra, bằng cách kết hợp với các hoạt động khác, PR sẽ thể hiện rõ hơn vai trò của nó.

Làm PR thì cần tập trung vào dài hạn.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, khác với quảng cáo, bản chất của PR là dài hạn, do đó trước khi đánh giá các kết quả mà nó mang lại, người làm PR cần chủ động xây dựng các mối quan hệ với báo giới, với những người có ảnh hưởng (Influencer, KOL), hay với bất cứ nhà sáng tạo nội dung phù hợp nào khác.

Với từng nguồn tin, người làm PR cần xây dựng các kiểu phong cách nội dung khác nhau, cung cấp những nội dung khác nhau phù hợp với tệp đối tượng mục tiêu riêng của nguồn tin đó. Có được mối quan hệ vững chắc với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương, lẫn quốc tế là điểm cốt lõi.

PR nên được sử dụng như là một thành phần tập trung vào trung và dài hạn trong chiến lược marketing tổng thể của một thương hiệu.

Kết hợp sức mạnh của PR với các hoạt động marketing khác.

PR không chỉ là phương tiện để xây dựng độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu, nó còn có khả năng thúc đẩy lưu lượng truy cập website (traffic), tham gia vào quá trình hỗ trợ ra quyết định mua hàng, và thiết lập doanh nghiệp hay thương hiệu như là một nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, là một điểm đến đáng tin cậy.

Với hầu hết các doanh nghiệp, hiếm khi PR nằm tách rời khỏi bộ phận marketing, tuy nhiên, việc nằm trong cùng một phòng ban là chưa đủ, các hoạt động PR, từ thông điệp truyền tải, hình ảnh, đến tuyên ngôn định vị thương hiệu đều cần phải được thực hiện một cách nhất quán với marketing, quảng cáo, thương hiệu và hơn thế nữa.

Mặc dù PR khó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, những câu chuyện được kể, những hình ảnh tích cực liên tục được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông có thể tạo ra những cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu, điều cuối cùng cũng sẽ dẫn đến doanh số bán hàng.

Cách kết hợp PR với quảng cáo (Digital Ads), Digital Marketing, Social Media Marketing.

Trong khi PR là phương tiện lý tưởng để cải thiện hình ảnh của thương hiệu trong dài hạn và kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua bên thứ ba, các hoạt động quảng cáo có trả phí (Paid Ads) mang lại các cơ hội ngắn hạn.

Khi digital marketing hay quảng cáo trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, khi nó có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) và chuyển đổi khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể kết hợp đan xen các chương trình PR để thúc đẩy niềm tin, giảm bớt sự nghi ngờ hay cân nhắc lựa chọn giữa các thương hiệu.

Bạn cứ thử hình dung thế này, bằng một cách thức quảng cáo nào đó, bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu những gì mà họ có được từ các nguồn tin bên ngoài (ví dụ như báo chí) gây bất lợi cho thương hiệu, cụ thể, họ nghe quá nhiều tin đồn hay tiếng xấu về thương hiệu.

Phải chăng bạn đã thấy được nhu cầu của sự kết hợp?

Tích hợp mọi thứ lại với nhau.

Đối với những ai làm marketing, chưa có một thời điểm nào trong lịch sử khi mà thương hiệu phải sử dụng nhiều nền tảng (kênh), phương tiện hay cách thức như hiện tại để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.

Thương hiệu giờ đây có nhiều hơn các điểm chạm trên các kênh, với từng kênh, thương hiệu lại cần tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau với những sở thích và nhu cầu khác nhau.

Để đáp ứng mục tiêu lớn là tín nhất quán khi xây dựng thương hiệu, khi thương hiệu cần khách hàng nghĩ về mình với một hình ảnh rõ ràng và cụ thể nào đó, tích hợp hay đồng nhất chính là chìa khoá chính.

Vì mỗi phương thức marketing, dù là quảng cáo hay tiếp thị nội dung, chúng đều có những lợi thế riêng, làm marketing thành công là phải biết cách kết hợp các điểm mạnh của các kênh khác nhau để đạt được mục tiêu chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Triển vọng nào cho thị trường bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương 2023

Năm 2023 vẫn được xem là một năm khó khăn với thị trường bán lẻ trong bối cảnh lãi suất tăng cao và áp lực lạm phát trên hầu hết các nền kinh tế.

Triển vọng nào cho thị trường bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng nào cho thị trường bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương

Tín hiệu tốt cho thị trường bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương từ các yếu tố vĩ mô.

Châu Á – Thái Bình Dương được xem là điểm sáng về kinh tế trong bức tranh đa phần ảm đạm của thế giới. GDP khu vực được dự báo đạt mức tăng 4.3%/năm trong năm 2023 với động lực là sự mở cửa trở lại của Trung Quốc và phát triển ngược dòng của Ấn Độ và khối ASEAN.

Theo Savills, lạm phát (Inflation) sẽ giảm nhẹ xuống mức 2.9% trong năm 2023 khi khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu được giải quyết triệt để và giá năng lượng giảm.

Dù vậy, sức ép về giá hàng hóa tại một số thị trường chính như Úc hay Singapore đang bị đẩy lên mức gần cao nhất trong một thập kỷ trở lại đây.

Giá cao đồng thời tác động làm giảm khả năng tiêu thụ. Tuy nhiên, vẫn còn những động lực để thị trường tiếp tục phục hồi.

Kể từ thời điểm mở cửa du lịch vào năm 2022, nhiều điểm đến tại Châu Á – Thái Bình Dương đã ghi nhận lượng khách quốc tế tăng vọt, đạt 101 triệu lượt khách, tăng 306%.

Số lượng du khách quốc tế dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh người dân giải phóng nhu cầu du lịch bị dồn nén và lượng tiền tiết kiệm trong đại dịch.

Trong quý 1/2023, Ấn Độ ghi nhận mức phục hồi lên tới 80% về lượng khách quốc tế so với mức tiền đại dịch. Ngoài ra, mức độ phục hồi của ngành du lịch Thái Lan và Nhật Bản so với trước đại dịch lên tới 60%. Điều này dẫn đến dự đoán ngành bán lẻ cao cấp của hai quốc gia này sẽ tăng trở lại theo sự tăng trưởng của du lịch quốc tế.

Sức mạnh từ thị trường nội địa.

Trong thời gian đại dịch, số tiền tiết kiệm mà các hộ gia đình tại châu Á – Thái Bình Dương tích lũy đã tăng kỷ lục. Ngoài một số rút tiền để thỏa mãn tâm lý “chi tiêu trả thù” và đối phó với lạm phát, lượng tiền gửi ngân hàng vẫn ghi nhận mức tăng cao tại một số thị trường như Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan trong Quý 1.2023

Việc tăng tiết kiệm được xem như phương án tích trữ tài sản trong bối cảnh người dân tại nhiều thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương hầu hết giữ thái độ thận trọng trước thách thức về kinh tế cũng như địa chính trị hiện nay.

Trong khi người tiêu dùng tại một số thị trường như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Singapore đã dần lấy lại sự lạc quan trong chi tiêu thì tại Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc, người dân vẫn chưa thực sự trở lại mức chi tiêu như trước.

Thêm vào đó, Trung Quốc đang là quốc gia hứng chịu làn sóng suy giảm tâm lý tiêu dùng nặng nề nhất trong 10 năm trở lại đây.

Nền kinh tế hồi phục chậm hơn dự báo, khủng hoảng nợ công, giá nhà gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân. Trong đó, các thương hiệu hạng sang bị ảnh hưởng nhiều hơn cả.

Những “ông lớn” trong ngành bán lẻ xa xỉ như LVMH, Richemont, Kering và Hermes trước đây ghi nhận thị trường Trung Quốc luôn đạt doanh số cao nhất khu vực châu Á, nhưng vị trí này đã thuộc về Nhật Bản trong Quý I/2023.

Với việc doanh số các sản phẩm xa xỉ kém ổn định trong bối cảnh tâm lý thị trường yếu từ Trung Quốc, nhiều nhãn hàng đã dần triển khai chiến lược mở rộng danh mục cửa hàng và gia tăng sự xuất hiện tại các thị trường trọng yếu mới nổi mới như Đông Nam Á, trong đó nổi bật là Singpaore, Thái Lan và Việt Nam.

Tại đa số thị trường bán lẻ cao cấp tại châu Á – Thái Bình Dương, giá thuê đã chạm đáy trong nửa cuối 2022 sau 3 năm đình trệ do đại dịch.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng đã trở lại từ đầu năm 2023. Tại thời điểm này, du lịch được phục hồi, mức tiêu thụ nội địa trở nên ổn định đi kèm sự khan hiếm của nguồn cung mặt bằng bán lẻ cao cấp đã đẩy giá thuê mặt bằng tăng nhẹ từ 0.5 đến 0.7%.

Những thị trường trong khu vực với tốc độ tăng giá thuê cao nhất trong nửa đầu năm 2023 có thể kể đến Hồng Kông (5.7%), Singapore (3.1%) và Đài Bắc (3.1%).

Tuy nhiên, đáng chú ý là một số thành phố tại Trung Quốc như Thẩm Quyến và Quảng Châu lại nằm ngoài xu hướng tăng giá thuê, khi những thị trường này lại ghi nhận nguồn cung mới dồi dào và nhu cầu tại địa phương giảm.

Triển vọng nào tại Việt Nam?

Thị trường Việt Nam được đánh giá khá tốt nhờ nguồn cầu bán lẻ. Theo Tổng cục thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 3.529,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Nổi bật là Doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 2.777,7 nghìn tỷ, tăng 9% so với cùng kỳ 2022, Dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 377,3 nghìn tỷ, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao, Bộ phận cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết: “Mặc cho lượng tiêu thụ giảm tại hầu hết các thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các tín hiệu vẫn đang cho thấy sự bền bỉ của thị trường và hiệu suất cao hơn các khu vực khác trên toàn cầu.

Hầu hết các thị trường Châu Á – Thái Bình Dương đều ghi nhận xu hướng tăng trưởng. Về nguồn cung, bức tranh thể hiện sự xao động khá lớn”.

Các thị trường Nhóm 1 như Trung Quốc, Hong Kong đang đối mặt với áp lực nguồn cung khi nhiều dự án sắp được đưa ra thị trường. Nhìn chung, nguồn cung trung tâm thương mại hạng sang mới tại 12 thị trường cốt lõi tại Châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt 9,5 triệu m2 từ 2023 tới 2025.

Trong đó, hơn 80% của nguồn cung mới tập trung tại Trung Quốc với Bắc Kinh chiếm 1,7 triệu m2. Trong khi đó, các thị trường chủ lực như Đài Loan, Bangkok, Hồ Chí Minh hay Hà Nội đều ghi nhận nguồn cung hạn chế, từ đó kéo tỷ lệ lấp đầy ở mức cao.

Đánh giá về triển vọng nguồn cung tương lai của thị trường Hà Nội nói riêng, bà Minh chia sẻ: “Trong thời gian vừa qua, Lotte Mall Westlake với 126.000m2 sàn trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động, bổ sung thêm nguồn cung trung tâm thương mại mới cho thị trường.

Cho đến thời điểm hiện tại, dự án này cũng được ghi nhận công suất lấp đầy ở mức cao. Trong thời gian từ 2024-2025, thị trường sẽ có chào đón thêm Tiến Bộ Plaza với hơn 100.000 m2 sàn bán lẻ. Hai dự án trọng điểm này sau khi được đi vào hoạt động dự kiến sẽ thu hút thêm nhiều thường hiệu mới mở rộng và gia nhập thị trường Hà Nội”.

Ngoài ra, bà Minh cũng nhấn mạnh, trước sự phát triển của thương mại điện tử (eCommerce) trong vài năm trở lại đây, các trung tâm thương mại và các nhãn hàng đều cần nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc tăng thêm trải nghiệm cho người tiêu dùng, kết hợp giữa bán hàng online và bán hàng trực tiếp (D2C).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Nhật Đức | Markettimes 

Lấy khách hàng làm trung tâm là gì? Tất cả thông tin Marketers cần biết

Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Lấy khách hàng làm trung tâm (Customer Centric) như: Lấy khách hàng làm trung tâm là gì, các chiến lược Lấy khách hàng làm trung tâm, tại sao Lấy khách hàng làm trung tâm lại quan trọng với thương hiệu và trong Marketing, và hơn thế nữa.

Lấy khách hàng làm trung tâm là gì
Lấy khách hàng làm trung tâm là gì? Tất cả thông tin Marketers cần biết

Lấy khách hàng làm trung tâm trong tiếng Anh có thể hiểu là Customer-centric. Theo KPMG, 88% các CEO quan tâm đến lòng trung thành của khách hàng, nhận ra rằng việc nắm vững các thông tin chi tiết về khách hàng là điều hết sức cần thiết.

Vì vậy, với tư cách là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn xây dựng và duy trì một tổ chức không chỉ nhấn mạnh vào dịch vụ khách hàng mà còn thúc đẩy triển vọng định hướng khách hàng vào mọi thời điểm có thể?

Khái niệm Lấy khách hàng làm trung tâm được ra đời và trở nên phổ biến từ đây.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài viết bao gồm:

  • Lấy khách hàng làm trung tâm là gì?
  • Tại sao Lấy khách hàng làm trung tâm lại quan trọng với doanh nghiệp hoặc thương hiệu?
  • Những chiến lược Lấy khách hàng làm trung tâm thương hiệu có thể áp dụng là gì?
  • Một tổ chức Lấy khách hàng làm trung tâm (các doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm) cần làm những công việc gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Lấy khách hàng làm trung tâm là gì?

Lấy khách hàng làm trung tâm là khái niệm đề cập đến một cách thức kinh doanh hay Marketing nhằm mục tiêu thúc đẩy những trải nghiệm khách hàng tích cực ở mọi giai đoạn của hành trình khách hàng (Customer Journey).

Lấy khách hàng làm trung tâm tập trung xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng để từ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng được giới thiệu (referrals) hơn.

Bất cứ khi nào một doanh nghiệp đang sử dụng mô hình Lấy khách hàng làm trung tâm để đưa ra quyết định, họ sẽ xem xét một cách sâu sắc cách những hành động của họ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc hay trải nghiệm của khách hàng.

Xây dựng một tổ chức “Lấy khách hàng làm trung tâm” tức lấy khách hàng làm trọng tâm trong thế giới kỹ thuật số ngày nay ngày càng trở nên phức tạp.

Mặc dù các công nghệ mới đã cho phép các doanh nghiệp triển khai điều này một cách nhanh chóng, nhưng giờ đây, khách hàng mong đợi và kỳ vọng nhiều hơn sự quan tâm từ phía doanh nghiệp hay thương hiệu.

Tại sao Lấy khách hàng làm trung tâm lại quan trọng với doanh nghiệp và thương hiệu?

Có rất nhiều lý do thúc đẩy các doanh nhân tạo ra các doanh nghiệp mới – đó có thể là xuất phát từ những niềm đam mê, đó có thể là về tiền bạc, danh tiếng, vinh quang hay sự tự do.

Tuy nhiên dù cho động cơ thành lập doanh nghiệp của họ là gì, thì chắc chắn một điều là doanh nghiệp đó của họ không thể không có nhân viên và khách hàng (dù chỉ là một).

“Nếu bạn không có và không giữ chân được khách hàng, bạn sẽ không thể tồn tại.”

Dựa trên những yếu tố hết sức căn bản này, bạn có thể nhận ra rằng Lấy khách hàng làm trung tâm đóng vai trò như một thực thể sống cho mọi sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong khi các doanh nghiệp “bỏ quên” đi khách hàng của họ thường đầu tư sai vào các tài nguyên khác nhau từ đó dẫn đến thất bại.

Một thương hiệu hay doanh nghiệp áp dụng mô hình Lấy khách hàng làm trung tâmlại có thể chứng minh một kết quả hoàn toàn ngược lại, nơi mỗi thành viên trong tổ chức luôn lắng nghe những gì khách hàng nói và hướng đến khách hàng.

Khi nhận thức được tầm quan trọng của Lấy khách hàng làm trung tâm, một câu hỏi được đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để có thể áp dụng và theo đuổi được chiến lược này?

Những chiến lược Lấy khách hàng làm trung tâm thương hiệu có thể áp dụng là gì?

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, các chiến lược có thể khác nhau, dưới đây là một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

Xây dựng văn hoá lấy khách hàng làm trung tâm.

Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm, có một cách thông minh mà hầu hết các doanh nghiệp thành công đều đã áp dụng:

Hãy biến nó thành giá trị cốt lõi.

Bằng cách bao gồm một giá trị cốt lõi là tập trung vào khách hàng, bạn cung cấp một yếu tố mà cả tổ chức có thể coi đó là mục tiêu chung để hướng tới.

Hiểu một cách đơn giản cho cách tiếp cận này là, dù cho bạn làm gì và ở đâu, từ việc xây dựng nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, tư vấn bán hàng hay viết bài trên website, tất cả đều phải cam kết tới một giá trị chung đó là “vì khách hàng”.

Tại Proof, một doanh nghiệp chuyên về SaaS (Software as a Service), một trong những giá trị cốt lõi của họ là “be customer obsessed” tức là tất cả những gì họ làm đều quy về khách hàng. Mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều biết giá trị này và tham chiếu nó mỗi ngày.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn với các quyết định và không biết liệu quyết định đó có đảm bảo bạn đang theo đuổi chiến lược Lấy khách hàng làm trung tâm hay không, bạn có thể tự hỏi “Điều này có giúp ích gì cho khách hàng của chúng ta không?”

Nếu câu trả lời là không, hiển nhiên, đó không phải là một quyết định sáng suốt.

Bạn cũng cần lưu ý rằng Lấy khách hàng làm trung tâm không phải là chiến lược riêng của bộ phận Marketing, nó cần phải trở thành chiến lược và mục tiêu chung của tất cả các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Xây dựng các hoạt động Marketing dựa trên khách hàng.

Tiếp thị hay Marketing lấy khách hàng làm trung tâm là chiến lược luôn coi khách hàng là một phần của thông điệp marketing của doanh nghiệp, mọi hoạt động marketing khi này đều hướng đến lợi ích chung của khách hàng.

Bằng cách sử dụng các chiến lược như Inbound Marketing và vận động sự ủng hộ của khách hàng (Customer Advocacy), các đội nhóm Marketing cung cấp những nội dung (Content Marketing) phù hợp cho khách hàng trên tất cả các điểm chạm, ngay cả khi họ đã mua hàng hoặc vừa chỉ mới bước vào phễu bán hàng.

Lấy khách hàng làm trọng tâm cũng không dừng lại với những nỗ lực marketing của bạn.

Đội ngũ bán hàng (Sales) của bạn cũng có thể áp dụng cách tiếp cận này và tạo ra một chiến lược tập trung vào khách hàng nhiều hơn.

Chiến lược bán hàng tập trung vào khách hàng.

Bán hàng lấy khách hàng làm trung tâm là chiến lược được điều chỉnh theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng, thay vì của doanh nghiệp hoặc các đại diện bán hàng.

Thay vì là phản ứng trái ngược với các yêu cầu (khó khăn) đến từ khách hàng tiềm năng, những đại diện hay nhân viên bán hàng lấy khách hàng làm trung tâm sẽ chủ động chia sẻ các nội dung hữu ích cũng như hiểu biết của mình (insight) trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Họ cũng tham gia vào công cuộc xây dựng những nhà lãnh đạo tư tưởng bằng cách tham dự các sự kiện để mở rộng mạng lưới mối quan hệ của họ, thay vì chỉ là thực hiện những cuộc gọi ngẫu nhiên không mấy thiện cảm (Cold-Call).

Bạn cần lưu ý rằng, một khi doanh nghiệp hay đội nhóm của bạn áp dụng chiến lược lấy khách hàng trọng tâm, chiến thắng khách hàng là chiến thắng chung, phục vụ khách hàng là nhiệm vụ chung, và cố gắng, hãy tận hưởng các thành công nhỏ cùng nhau khi có thể.

Một tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm cần làm những gì?

Một tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric Organization) cần làm những gì?
Một tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm cần làm những gì?

Như chúng ta đã đề cập trong phần trước, chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm cần bắt đầu bằng cách xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.

Dưới đây là những gì doanh nghiệp cần làm.

1. Dự báo nhu cầu của khách hàng – Customer Forcasting.

Khi nói đến các chiến lược tập trung vào khách hàng hay Lấy khách hàng làm trung tâm, nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng có lẽ là tất cả những gì doanh nghiệp cần hướng tới.

Ông chủ hãng xe Ford nói rằng nếu ông chỉ lắng nghe những gì khách hàng nghĩ và muốn, ông sẽ không thể sản xuất được một chiếc xe hơi như hiện tại.

Vì ông có thể suy nghĩ ra những thứ mà đối thủ của mình còn chưa biết, ông đã tạo ra một sản phẩm dựa trên các dự báo nhu cầu trong tương lai của thị trường.

Ford biết khách hàng của mình muốn gì trước khi khách hàng biết họ muốn điều đó – đó là một động thái kinh doanh làm thay đổi cuộc chơi của Ford trong ngành ô tô.

Chúng ta cũng có thể thấy các kiểu dự báo tương lai tương tự ở Steve Jobs và Elon Musk.

Những CEO có tầm nhìn này đã phát triển và thúc đẩy những gì họ nghĩ rằng mọi người sẽ muốn trong tương lai, dù đó là mang lại cho thế giới những chiếc iPhone, iPad hay Model X, họ đã tạo ra những đế chế hàng nghìn tỷ đô la.

Bài học được rút ra cho người làm marketing và kinh doanh ở đây là, trong khi hầu hết khách hàng có thể cung cấp chính xác về những gì họ muốn ngày hôm nay, những gì họ thực sự muốn trong tương lai vẫn là những thứ rất mơ hồ, và doanh nghiệp cần đóng vai trò dẫn dắt họ trong suốt quá trình này.

2. Thu thập phản hồi của khách hàng.

Trong thế giới mà ai ai cũng nói về digital như ngày nay, có vô số cách mà bạn có thể thu thập phản hồi của khách hàng. Dưới đây là một vài ‘điểm tiếp xúc’ mà bạn có thể sử dụng:

  • Chat (Facebook, website…)
  • E-mail
  • Gửi SMS
  • Gọi điện thoại
  • Tin nhắn trong ứng dụng (in-app messages)
  • Làm bảng khảo sát (survey)
  • Gặp trực tiếp

Trong khi có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể liên hệ với khách hàng của mình, mỗi bộ phận hay phòng ban nên sử dụng những kênh phù hợp nhất đối với họ.

Dưới đây là 3 kỹ thuật nghiên cứu khách hàng bạn có thể tham khảo.

Thực hiện khảo sát.

Bằng cách nói với khách hàng của bạn rằng bạn không hoàn hảo, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về Insights khách hàng và theo dõi hiệu suất của mình.

Có rất nhiều cách để bạn có thể khảo sát khách hàng của mình cả online lẫn offline: Online các bạn có thể sử dụng Survey Monkey.

Các doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới đã biết giá trị của các cuộc khảo sát và bằng cách thực hiện khảo sát sự hài lòng của khách hàng hoặc khảo sát sản phẩm thường xuyên, bạn có thể cung cấp một cách thức tuyệt vời để nhận được phản hồi từ phía khách hàng.

Khởi chạy một thử nghiệm người dùng.

Hỏi bất kỳ nhà thiết kế hoặc PM (product manager) nào về giá trị của thử nghiệm người dùng và họ sẽ cho bạn biết cách mà họ đã mong đợi về các hoạt động này.

Các công cụ tiếp thị kỹ thuật số hiện đại như Usertesting.com và Hotjar cung cấp một framework (khung mẫu) đơn giản để thu thập phản hồi từ khách hàng thực sự về sản phẩm của bạn.

Trong nỗ lực xây dựng một tổ chức lấy khách hàng làm trọng tâm, điều này có thể giúp xác thực linh cảm của bạn và hướng dẫn công việc của bạn hướng tới các dự án có tác động hay sức ảnh hưởng cao nhất.

Thực hiện cuộc gọi trực tiếp.

Có một người bạn luôn khăng khăng rằng nói chuyện qua điện thoại thì tốt hơn là nhắn tin? Rất có thể, người bạn này là một trong những người bạn thân của bạn.

Áp dụng theo cách tương tự, hãy coi khách hàng như ‘bạn thân’ và họ cũng thế, xem bạn như ‘bạn thân’. Chỉ bằng cách nhấc điện thoại, bạn có thể nhận được một hình thức phản hồi mạnh mẽ hơn từ khách hàng.

Một CTO của J.P. Morgan (Một ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ) đã thực hành kỹ thuật này hàng tuần – và ông thề trước những phản hồi mà ông đã thu thập được từ các cuộc gọi của khách hàng là:

“Nói chuyện với khách hàng có lẽ là điều quan trọng nhất tôi đã làm trong tuần.

Mặc dù có một mức độ phát triển sản phẩm nhất định đòi hỏi bạn phải có lập trường và dự đoán nhu cầu – tuy nhiên, tôi không thể làm điều đó mà không hiểu gì về tình hình hiện tại của khách hàng của mình.”

3. Cung cấp những cách tiếp cận dễ dàng và thuận tiện cho khách hàng.

Có một sự thật không mấy dễ chịu trong việc giao tiếp với khách hàng là, khi bạn làm cho quá trình khách hàng liên hệ với bạn càng khó khăn và phức tạp, bạn sẽ ít phải tiếp nhận thông tin từ họ hơn và hiển nhiên, bạn ít tốn kém hơn.

Để bạn có thể dễ dàng hình dung về điều này, bạn có thấy quá trình bạn liên hệ với một doanh nghiệp (lớn) nào đó là dễ dàng không, bạn đã từng chứng kiến cảnh bạn liên hệ lên tổng đài của một ngân hàng nào đó nhiều lần nhưng “tất cả đều bận” chưa.

Bạn có tìm thấy số điện thoại liên hệ hay các cách thức hỗ trợ trực tiếp trên các ‘Trang trợ giúp’ của Facebook hay Google không?

Vì doanh nghiệp sẽ mất một khoản đầu tư rất lớn vào chăm sóc khách hàng, họ thường có xu hướng làm cho quá trình đó trở nên “gián tiếp” hơn, khó khăn hơn.

Ở một diễn biến khác, Zappos, nhà bán lẻ giày trực tuyến này có cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại để đạt được sự thành công của khách hàng.

Zappos xác định rằng khi khách hàng muốn nói chuyện với họ, họ nên tạo điều kiện dễ dàng nhất có thể.

Ông Tony Hsieh, CEO của Zappos, mô tả lý do của ông cho quyết định đó là:

“Nhiều người có thể nghĩ rằng thật kỳ lạ khi một công ty internet lại tập trung vào các cuộc điện thoại đến như vậy, đặc biệt, khi chỉ có khoảng 5% doanh số bán hàng của chúng tôi diễn ra qua điện thoại.

Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, trung bình, khách hàng của chúng tôi gọi điện cho chúng tôi ít nhất một lần. Và ở một thời điểm nào đó, nếu chúng tôi xử lý tốt cuộc gọi, chúng tôi có cơ hội tạo ra những tác động cảm xúc và ký ức về lâu dài…

Triết lý của chúng tôi là hầu hết số tiền mà chúng ta thường chi cho quảng cáo nên được đầu tư vào dịch vụ khách hàng, vì vậy khách hàng của chúng tôi sẽ tự marketing cho chúng tôi thông qua truyền miệng.”

4. Hãy trao đổi hay gặp gỡ trực tiếp với khách hàng.

Một trong những hạn chế lớn nhất mà các tổ chức và doanh nghiệp hiện đại đang phải đối mặt đó là thiếu đi những sự trao đổi trực tiếp với khách hàng.

Nhìn lại 50 năm trước, trước khi Internet ra đời và nền kinh tế toàn cầu trở nên đa dạng hơn, việc một doanh nghiệp tương tác với khách hàng cuối là điều hết sức bình thường.

Sự tiếp xúc trực tiếp giữa những con người với nhau diễn ra hàng ngày đơn giản là vì nó là một phần cần thiết của yếu tố thương mại.

Nếu bạn muốn một món hàng, bạn đi đến một cửa hàng, nói chuyện với nhân viên bán hàng và trực tiếp mua nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng phản hồi đó để cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng.

Ngày nay, trong hầu hết các doanh nghiệp, điều này không còn diễn ra. Một phần là vì những tiến bộ khác từ nền kinh tế kỹ thuật số đã mang lại cho doanh nghiệp những phương án thay thế khác.

Mặc dù bạn có nhiều cơ hội để tiếp xúc hơn do sự hỗ trợ của yếu tố công nghệ, nhưng có một sự thật là, các mối liên kết lại trở nên mờ nhạt hơn.

Vậy làm thế nào để bạn chống lại điều này và bạn có thể mang lại những trải nghiệm trực tiếp hơn và sâu sắc hơn với khách hàng của mình.

Nghe thì có vẻ không mới, nhưng việc tổ chức các sự kiện trực tiếp có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong việc biến khách hàng trở trung tâm. Bằng cách tổ chức một sự kiện, bạn cung cấp giá trị cho cả hai bên: khách hàng và thương hiệu.

5. Cung cấp những dịch vụ khách hàng chủ động.

Một trong những cách tốt nhất để phân biệt doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh là cung cấp cho khách hàng của bạn giá trị gia tăng vượt ra khỏi những gì mà khách hàng có thể mong đợi.

Điều này cho họ thấy rằng bạn đang không chỉ thực sự đầu tư vào việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng thú vị mà còn luôn nỗ lực để làm tốt hơn những gì có thể.

Một cách để bạn có thể cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng đó là bao gồm các tính năng dịch vụ khách hàng chủ động.

Dịch vụ khách hàng chủ động cung cấp cho khách hàng của bạn các tài nguyên để họ có thể tự giải quyết các vấn đề mà không cần liên hệ với doanh nghiệp.

Bằng cách này, họ có thể tự giải quyết các vấn đề đơn giản và tránh phải chờ đợi nhóm dịch vụ khách hàng của bạn.

WashCard Systems là một trong những doanh nghiệp đã thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng dịch vụ khách hàng chủ động này. Họ đã sử dụng HubSpot để xây dựng trang báo giá (pricing page) để khách hàng không cần phải liên hệ trực tiếp cho điều này.

Trang định giá có vẻ như là một bổ sung đơn giản, nhưng nó đã thay đổi hoàn toàn quy trình xây dựng khách hàng tiềm năng của WashCard Systems.

Vào năm 2018, trang định giá đã trở thành trang được truy cập nhiều nhất trên website và ‘gánh’ gần 2/3 số lượng chuyển đổi trực tuyến của công ty.

6. Ứng dụng các công cụ chăm sóc khách hàng (Automation).

Trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu của bạn cũng quan trọng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Khách hàng không chỉ muốn sản phẩm mà họ còn muốn tận hưởng toàn bộ trải nghiệm mua hàng của họ.

Ngay cả khi sản phẩm của bạn rất tuyệt vời, bạn cũng sẽ mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh nếu họ có khả năng làm cho các tương tác với khách hàng trở nên thú vị và hiệu quả hơn.

Việc áp dụng các công cụ dịch vụ khách hàng phù hợp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm lấy khách hàng làm trung tâm (Customer Centric Experience).

Những công cụ này giúp các nhóm dịch vụ khách hàng của bạn tạo ra các hệ thống hỗ trợ bán hàng đa kênh (Omni Channel), liền mạch, cung cấp cho khách hàng các giải pháp tức thì cho các vấn đề của họ.

Làm như vậy, khách hàng sẽ hài lòng hơn vì doanh nghiệp đang đầu tư vào sự thành công ngắn hạn và dài hạn của họ.

Hãy lấy ví dụ về công ty bảo hiểm Lemonade. Lemonade nhận ra rằng một trong những thách thức khó khăn nhất đối với họ là thay đổi nhận thức của khách hàng về ngành nghề kinh doanh của mình.

Hầu hết mọi người không thích nói chuyện với các công ty bảo hiểm vì các trải nghiệm của khách hàng thường buồn tẻ và khó chịu. Vì vậy, Lemonade đã đầu tư vào chatbots để giúp thay đổi trải nghiệm đó cho khách hàng của mình.

Chatbot của Lemonade có tên là “Mia”, giúp tạo ra một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và thân thiện với người dùng. Mia cung cấp cho khách hàng những câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn và tư vấn cho họ những kế hoạch phù hợp nhất với ngân sách của họ.

Ông Daniel Schreiber, CEO của công ty này cho biết: “chatbot này đã làm cho trải nghiệm dịch vụ khách hàng của của chúng tôi trở nên “vui tươi và tức thì”. Ngoài ra, chúng tôi đã có thể cắt giảm chi phí và giảm giá cho khách hàng nhờ tự động hóa được tăng thêm.”

7. Hãy nhìn xa hơn việc mua hàng.

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là thu hút khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Tuy nhiên, khi khách hàng mua một lần, rõ ràng là bạn sẽ muốn đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục mua trong tương lai.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí để đạt được một khách hàng mới thường cao hơn gần 5 lần so với việc duy trì một khách hàng hiện có.

Tuy nhiên, làm thế nào để bạn có thể thúc đẩy khách hàng hiện tại mua hàng của bạn thêm ít nhất là một lần nữa hay bạn cần làm những gì?

Cách tốt nhất là cung cấp cho họ những lợi ích bổ sung, điều vượt ra ngoài những thứ mà họ có thể mong đợi từ việc mua hàng đơn thuần.

Những lợi ích này sẽ giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ đồng thời tạo ra những trải nghiệm khách hàng đáng nhớ hơn.

Bằng cách đó, khách hàng sẽ bắt đầu liên kết sự thành công của họ với các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.

8. Xây dựng một quy trình phục vụ tiêu chuẩn.

Nếu bạn muốn tạo ra văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm, đội nhóm của bạn không thể ‘bỏ rơi’ khách hàng sau khi bán hàng.

Thay vào đó, hãy đảm bảo khách hàng của bạn có thể tận dụng tối đa sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bằng cách đó, họ sẽ có xu hướng quay lại doanh nghiệp của bạn hơn khi họ sẵn sàng mua thêm.

Một trong những phương pháp tốt nhất để tối ưu hóa giá trị sản phẩm của bạn trong mắt khách hàng là thiết lập một quy trình phục vụ chi tiết.

Quy trình này cung cấp cho khách hàng cách sử dụng chúng để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của họ. Nhu cầu của mỗi khách hàng sẽ là duy nhất, vì vậy đội nhóm của bạn tốt nhất là nên cá nhân hóa quy trình này để đảm bảo mọi khách hàng đều được thành công theo những cách riêng.

Chargebacks 911 là doanh nghiệp SaaS đã ứng dụng rất thành công Lấy khách hàng làm trung tâm và tập trung vào quy trình phục vụ tiêu chuẩn.

Chargebacks 911 đã ứng dụng mô hình flywheel để phân tích các điểm khó khăn (pain points) khác nhau trong hành trình của khách hàng.

Sau khi đánh giá các chiến thuật bán hàng và marketing của họ, Chargebacks 911 đã nhận ra một lỗ hổng lớn trong trải nghiệm khách hàng của mình.

Để khắc phục điều này, công ty đã quyết định ban hành một chính sách mới trong đó đại các diện bán hàng của khách hàng sẽ hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm.

Lợi ích của việc này là các đại diện bán hàng có thể tham khảo các nhu cầu của khách hàng đã nêu trong các lần tương tác trước đó.

Sau đó, họ có thể xác định các sản phẩm và tính năng bổ sung có thể giúp khách hàng đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt hơn.

Điều này đảm bảo rằng khách hàng của Chargebacks 911 nhận được nhiều giá trị nhất có thể từ việc mua hàng của họ.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng bạn cần biết về thuật ngữ Lấy khách hàng làm trung tâm. Trong khi các yếu cố công nghệ liên tục thay đổi và hành vi của khách hàng cũng tương tự, áp dụng chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm là tất cả những gì doanh nghiệp cần làm để có thể đảm bảo rằng họ luôn luôn đứng cùng một hướng với khách hàng, phục vụ và hỗ trợ họ.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây là hiểu rõ bản chất của Lấy khách hàng làm trung tâm là gì, hiểu về cách ứng dụng chiến lược Lấy khách hàng làm trung tâm trong Marketing và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Đôi nét về Temasek Holdings: Quỹ đầu tư đứng sau VNG

Temasek Holdings là “cái tên” không mấy xa lạ đối với thị trường Việt Nam. Với 13 văn phòng ở 9 quốc gia, quỹ đầu tư của chính phủ Singapore đã và đang rót tiền vào nhiều doanh nghiệp của Việt Nam.

Đôi nét về Temasek Holdings: Quỹ đầu tư đứng sau VNG
Đôi nét về Temasek Holdings: Quỹ đầu tư đứng sau VNG

Với mục đích vực dậy nền kinh tế sau khi giành độc lập năm 1965, mức thâm hụt ngân sách của Singapore lên tới khoảng 14 triệu SGD.

Với một nền kinh tế kém phát triển và phần lớn cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, hoạt động đầu tư là cực kỳ cấp bách đối với quốc đảo này. Khi đó, nhiều người cho rằng Singapore sẽ không thể tồn tại với tư cách là quốc gia độc lập trong vài năm.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thời kỳ đầu của Singapore không muốn chấp nhận tương lai u tối đó, họ quyết định Singapore phải vượt qua khó khăn để tồn tại, bắt đầu nhiệm vụ cải cách nền kinh tế. Với một loạt chính sách kinh tế mới, năm 1969, tài sản của Singapore đã tăng lên 3,3 tỷ SGD và nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á.

Nhận thấy nhu cầu quản lý tài sản công đang tăng lên, chính phủ Singapore đã quyết định thúc đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp quốc doanh. Do đó, Temasek Holdings đã “ra đời” vào năm 1974, được sáng lập bởi Phó Thủ tướng Singapore lúc bấy giờ là ông Goh Keng Swee.

Ở thời điểm đó, Temasek Holdings kiểm soát gần như hoàn toàn các khoản đầu tư ban đầu vào các GLC, cùng các ngành mũi nhọn trong nước như vận tải biển, tiện ích công hay viễn thông. Song, điểm khác của Temasek với các quỹ đầu tư quốc gia thông thường là họ quản lý danh mục đầu tư, đầu tư vốn của cổ đông và gọi vốn để mở rộng quy mô.

Trong thời kỳ đầu, lợi nhuận của Temasek chủ yếu đến từ việc tư nhân hoá tài sản mà họ sở hữu. Là cổ đông chi phối của các GLC trong nước, quỹ đã đầu tư mạnh vào 35 khoản đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược của Singapore. Họ chỉ giữ lại các khoản đầu tư quan trọng về mặt chiến lược, còn các khoản đầu tư bên ngoài được bán ra hầu như là của các startup.

Năm 1980, Temasek Holdings đã “bắt tay” vào một loạt các đợt thoái vốn và thực hiện các đợt IPO cho những doanh nghiệp trong danh mục. Một trong những doanh nghiệp đáng chú ý đó là Singapore Airlines và Singtel.

Không lâu sau đó, Temasek chính thức bước chân ra khỏi biên giới để đầu tư vào thị trường châu Á. Trong những năm qua, tập đoàn tiếp tục phát triển danh mục đầu tư và tận dụng cơ hội đầu tư không chỉ ở châu Á mà còn những khu vực xa hơn.

Theo số liệu trên trang web của Temasek, quỹ hiện đang quản lý danh mục đầu tư có giá trị khoảng 382 tỷ SGD, tăng 167 tỷ SGD trong thập kỷ qua, tính đến ngày 31/3. Tài sản ở Singapore chiếm tỷ trọng 28% trong danh mục, khu vực châu Á chiếm 35% và các khu vực còn lại trên thế giới là 37%.

Quỹ đầu tư của Singapore “đổ tiền” vào rất nhiều lĩnh vực, từ viễn thông, công nghệ, khoa học cho đến dịch vụ tài chính, bất động sản, năng lượng… Vận tải và công nghiệp (bao gồm cả năng lượng) là mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Temasek, được phân bổ với tỷ lệ 23%.

Tháng trước, Temasek công bố tổng lợi nhuận của cổ đông (TSR) trong năm tài khoá kết thúc ngày 31/3 là -5,07%. Các công ty Singapore trong danh mục đầu tư của Temasek vẫn có kết quả hoạt động khả quan dù thị trường vĩ mô có nhiều biến động.

Song, các khoản đầu tư trực tiếp toàn cầu của Temasek đã lại gặp khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, chăm sóc sức khỏe và thanh toán, do định giá giảm trong môi trường lãi suất cao hơn.

Nhìn chung, danh mục đầu tư của Temasek vẫn đang tiếp tục phục hồi từ mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch, với TSR trong 3 năm là 8%. TSR của Temasek kể từ khi thành lập vào năm 1974 vẫn duy trì ở mức cao 14%, trong khi TSR trong 20 năm và 10 năm là 9% và 6%.

Temasek đã công bố kế hoạch mở văn phòng mới ở Paris để tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội đầu tư trên thế giới. Cùng với các văn phòng ở London và Brussels, văn phòng mới của Temasek ở Paris sẽ củng cố mạng lưới toàn cầu của Temasek và phát triển đội ngũ nhân tài tại châu Âu.

Trong khi đó, châu Á và Đông Nam Á nói riêng cũng là một “điểm đến” đầy tiềm năng đối với quỹ đầu tư của Singapore. Đầu năm nay, Temasek đã mua lại 41% cổ phần của chuỗi bệnh viện ở Ấn Độ là Manipal Health Enterprises.

Kể từ năm 2007, Temasek tiếp cận nhiều hơn với thị trường Việt Nam khi mua 10% cổ phần của Tập đoàn Thuỷ Hải sản Minh Phú. Khoản đầu tư nhận được nhiều sự chú ý khác được thực hiện vào tháng 6/2020, do quỹ KKR của Mỹ đứng đầu, với giao dịch mua hơn 200 triệu cổ phiếu VHM của Vinhomes.

Ngoài ra, Temasek cũng đầu tư vào một loạt các doanh nghiệp Việt khác, bao gồm VNG thông qua Seletar Investments, rót vốn cho công ty mẹ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao hàng nhanh (GHN) và Công ty Cổ phần Dịch vụ tức thời (Ahamove). Tại Việt Nam, Temasek tính đến năm 2021 đã giải ngân trực tiếp hơn 1 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vu Lam | Markettimes

5 dấu hiệu nhận biết một người có tư duy tăng trưởng

Tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) từ lâu đã không còn là thuật ngữ mới, khái niệm đề cập đến quan điểm cho rằng sự cống hiến, nỗ lực và làm việc chăm chỉ là điều kiện để phát triển.

5 dấu hiệu nhận biết người có tư duy tăng trưởng
5 dấu hiệu nhận biết người có tư duy tăng trưởng

Trong một bài phỏng vấn với giáo sư tâm lý học của Đại học Stanford, Carol Dweck (Bà cũng là tác giả của cuốn sách đình đám “Mindset: The New Psychology of Success”, MarketingTrips tạm dịch nguyên bản là “Tư duy: Tâm lý học thành công mới”).

Bà cũng là một trong những người làm cho khái niệm Growth Mindset (Tư duy tăng trưởng, tư duy phát triển) trở nên phổ biến hơn, thuật ngữ mô tả về những người tin rằng kỹ năng và khả năng của họ là có thể được phát triển.

Trái ngược lại với những người có tư duy tăng trưởng, những người có tư duy cố định (Fixed Mindset) lại tin rằng họ sinh ra là đã có hoặc gắn liền với một số kỹ năng hoặc trí thông minh nhất định, và điều này về cơ bản là khó có thể thay đổi.

Giáo sư tâm lý học Dweck cho rằng tư duy (Mindset) là thứ luôn thay đổi – một người bất kỳ nào đó có thể luôn có tư duy tăng trưởng hay tư duy phát triển, nhưng họ lại chuyển sang trạng thái tư duy cố định khi gặp (hoặc đối mặt với) thất bại.

Trong bối cảnh kinh doanh mới của thế giới VUCA, khi mọi thứ không ngừng thay đổi và biến động, việc có được những nhân viên với tư duy tăng trưởng là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn có thể nhận ra những người có loại tư duy này.

1. Họ là những người luôn tìm cách học hỏi.

CEO của Microsoft Satya Nadella từng cho biết là ông đã chuyển tư duy từ cố định sang tăng trưởng. Sự thay đổi trong cách tiếp cận này đã khiến ông thực hiện được những thay đổi lớn tại Microsoft. Nó cũng thay đổi cách ông và Microsoft tuyển dụng.

Microsoft tìm kiếm những người có thể học được, những người sẵn sàng học hỏi mọi thứ chứ không phải là người đã và luôn cho rằng họ biết hết mọi thứ.

Những ứng viên có tư duy tăng trưởng là những người không ngại thừa nhận những sai lầm họ đã mắc phải vì họ coi thất bại là cơ hội để học hỏi và cải thiện thay vì là thứ gì đó đáng xấu hổ. Với họ, thất bại là nền tảng của thành công.

2. Họ lắng nghe từ những người đi trước (Mentor).

Để phát triển bản thân (nhanh hơn), những người có tư duy tăng trưởng sẽ chủ động tìm kiếm và lắng nghe từ những người cố vấn, những người đi trước họ.
Dù cho bản thân họ có giỏi đến mức nào, họ vẫn luôn đặt ra các câu hỏi, hỏi không chỉ để tìm kiếm những cái mới hay nhận được phản hồi, mà là còn để khẳng định lại những gì mà họ đang còn nghi ngờ.

3. Họ thừa nhận sai lầm và học hỏi từ chúng.

Trong khi đối với nhiều người thì sai lầm là thứ gì đó khó có thể chấp nhận được, sự thật thì nó là một phần không thể thiếu của những người thành công.

Điểm khác biệt ở đây là, cách một người nhìn nhận về sai lầm. Với những người có tư duy tăng trưởng, họ coi sai lầm là cơ hội, họ sử dụng cơ hội đó để cải thiện bản thân và hơn thế nữa.

4. Họ là người rất tò mò.

Những gì mà một người hành động chính là kết quả phản ánh về những gì mà não bộ của họ đang muốn tìm hiểu và làm rõ. Động lực hay khao khát càng lớn thì họ càng tìm cách hành động để đạt được mục tiêu.

Nếu thiếu đi sự tò mò về những cái mới, cái hay hay cái cần hoàn thiện, con người nói chung sẽ mất đi động lực học tập và phát triển, khả năng sáng tạo từ đó cũng dần mất đi.

5. Họ luôn tìm cách kết nối với những người thông minh và cầu tiến hơn.

Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư mang tính huyền thoại, mọi người cho rằng ông là người rất thông minh. Tuy nhiên, ông lại cho rằng thành công của mình là nhờ tuyển được hay bao quanh mình bởi những người thông minh hơn ông.
Thay vì cho mình là người có thể biết hết mọi thứ, Warren Buffett thừa nhận rằng luôn có một ai đó biết nhiều về một chủ đề cụ thể nhất định hơn ông.
Với tư cách là nhà lãnh đạo, rất ít người có thể gạt bỏ được cái tôi của mình và thừa nhận rằng có một ai khác giỏi hơn họ. Nhưng đó cũng là lý do giải thích tại sao chỉ một số ít doanh nghiệp là thành công còn phần lớn thì không.

Một khi bạn có thể xác định được những người hay ứng viên có tư duy tăng trưởng, đừng ngần ngại mà hãy trao cho họ một cơ hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gemini AI của Google được cho là mạnh hơn GPT-4 của ChatGPT

Giới chuyên gia AI đang tranh cãi trước nhận định rằng AI Gemini sắp ra mắt của Google sẽ mạnh gấp 5 lần GPT-4 (của ChatGPT) trong khi “ngốn” ít GPU hơn.

CEO DeepMind của Google
CEO DeepMind của Google

Ngày 28/8, hai chuyên gia Dylan Patel và Daniel Nishball thuộc công ty nghiên cứu SemiAnalysis đăng bài nhận định với tiêu đề “Google Gemini ăn cả thế giới – sẽ phá vỡ GPT-4 bằng sức mạnh nhân năm với ít GPU hơn”.

Bài viết lập luận rằng AI của Google đã sẵn sàng để “thổi bay” GPT-4 mạnh nhất hiện nay của OpenAI (đang được tích hợp trong ChatGPT) bằng sức mạnh tính toán lớn, trong khi đòi hỏi ít card đồ họa hơn.

Gemini là mô hình AI đa phương thức do Google DeepMind nghiên cứu và phát triển, dự kiến công bố cuối năm nay. Đây được xem là “nỗ lực nghiêm túc nhất” của hãng trong cơn sốt AI – lĩnh vực hãng tham gia nhiều năm nhưng lại chậm chân trong cuộc đua AI tổng quát so với ChatGPT. Nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin cũng đã phải trở lại để thúc đẩy sự phát triển Gemini sau nhiều năm “quy ẩn”.

Patel và Nishball phân chia “GPU giàu” (GPU-Rich) để chỉ những hệ thống AI tiêu tốn nhiều bộ xử lý đồ họa và “GPU nghèo” (GPU-Poor) để nói đến các hệ thống cần ít GPU nhưng vẫn có sức mạnh vượt trội. Nhóm tác giả xếp GPT-4 đại diện cho mô hình cần nhiều GPU, còn Gemini ở bên còn lại.

Patel cho biết phân tích của họ dựa trên dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn là nhà cung cấp bên thứ ba của Google. Dẫn hàng loạt số liệu, nhóm kết luận mô hình Gemini vượt trội GPT-4 về thước đo hiệu suất liên quan đến tính toán máy tính, được gọi là FLOPS.

Hiện nay, hầu hết mô hình AI ngôn ngữ lớn (LLM) như GPT-4 của OpenAI hay Llama của Meta chủ yếu dựa vào GPU từ Nvidia – thiết bị có giá 40.000 USD mỗi chiếc – để hoạt động.

Càng nhiều GPU, sức mạnh tính toán càng tăng. Cơn sốt AI đã giúp Nvidia gia nhập “câu lạc bộ nghìn tỷ USD” hồi tháng 5. Nvidia cũng gần như độc quyền về GPU cho các hệ thống AI. Trong khi đó, đối thủ lớn như AMD chưa có sản phẩm tương tự đủ khả năng cạnh tranh.

“Có ai có thể cứu chúng ta khỏi việc nô lệ cho Nvidia không? Câu trả lời có thể là Gemini”, bài viết nêu.

Theo Business Insider, ngay sau khi xuất hiện, bài viết lập tức thu hút sự chú ý lớn từ giới chuyên môn. “Thật ngạc nhiên, Google đang nhờ mấy anh chàng này phân tích về khả năng của Gemini. Đó chỉ là một chiêu bài tiếp thị, thật nực cười”, Sam Altman, CEO OpenAI, nhận xét ngày 29/8.

“Có số liệu nào trong đó sai không?”, Elon Musk phản bác Alman trên X ngày 30/8. “Ông chủ” ChatGPT chưa đáp lại.

Patel cũng phản biện ý kiến của Altman, khẳng định dữ liệu thu được là từ các nhà cung cấp của Google, không phải từ bản thân Google, đồng thời đưa ra một loạt ảnh chụp màn hình để chứng minh.

Trên các diễn đàn, tranh cãi cũng nổ ra, tập trung vào câu hỏi: liệu việc kết hợp nhiều GPU tiên tiến và đắt tiền hơn sẽ tạo ra LLM tốt hơn không, cũng như vấn đề thực sự của các mô hình AI có phải là GPU hay phần mềm.

“Tôi hy vọng sớm có ai đó truất ngôi OpenAI. Nhưng nếu nói Gemini mạnh gấp năm lần GPT-4, cần xem lại sức mạnh ở đây đề cập đến khía cạnh nào”, tài khoản X có tên Teknium1, hiện là một nhà phát triển ở Mỹ, nhận xét.

“Sức mạnh tính toán không thôi chưa phải là tài nguyên duy nhất. Nó còn là bản thân quá trình đào tạo, hiệu quả dữ liệu cũng như chất lượng sản phẩm cuối”, trang Hacker News bình luận.

Một số người khác nói do chưa ra mắt, Gemini vẫn là một ẩn số. “Dù bạn đồng ý với bài viết hay không, đây vẫn là dự đoán táo bạo và chưa chắc có ai đúng. Năm 2024 sẽ rất thú vị”, người dùng Reddit có tên Machine Learning viết.

Hồi tháng 6, Demis Hassabis, người đứng đầu Google DeepMind, từng cho biết Gemini sẽ mạnh hơn ChatGPT khi ra mắt. Theo ông, AI của hãng có cách tương tác bằng văn bản tương tự ChatGPT nhưng được trang bị các khả năng mới như lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào

Đại dịch và vô số sự thay đổi của yếu tố công nghệ đã khiến chiến lược tiếp cận kênh của những người làm marketing cũng phải thay đổi theo. Khi các kênh làm marketing ngày càng đa dạng và phân mảnh, marketer buộc phải tìm kiếm các giải pháp mới nếu muốn thành công.

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing như thế nào
Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing như thế nào

Đại dịch Covid-19, cùng với đó là vô số sự thay đổi của yếu tố công nghệ ví dụ như tính ứng dụng ngày càng rộng rãi của AI (trí tuệ nhân tạo), đã buộc các doanh nghiệp hay người làm marketing nói chung phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng những yêu cầu mới của khách hàng.

Một trong những tác động rõ ràng nhất đó là thông qua các kênh làm marketing mà doanh nghiệp áp dụng để tương tác và bán hàng cho khách hàng.

Các kênh làm Marketing đang ngày càng được mở rộng.

Theo số liệu khảo sát từ CMOSurvey, gần 2/3 (khoảng 61%) số doanh nghiệp cho biết họ đã tăng số lượng kênh sử dụng. Trong khi mức tăng áp dụng ở cả các doanh nghiệp B2B lẫn B2C, doanh nghiệp B2C có mức tăng rõ nét hơn với 77%.

Mặc dù một trong những ưu điểm lớn nhất của việc gia tăng số lượng kênh đó là giờ đây người tiêu dùng có thể có nhiều phương án lựa chọn hơn về cách thức họ muốn tương tác với thương hiệu, việc mở rộng kênh lại phức tạp hơn những gì mà doanh nghiệp có thể hình dung.

Trước khi bắt tay vào việc mở rộng kênh marketing và bán hàng, các marketer nên tự hỏi:

  • Các kênh mới sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới, giành khách hàng hiện tại từ đối thủ cạnh tranh hay đơn giản là gia tăng chi tiêu của chính các khách hàng hiện tại?
  • Các kênh mới có được kết nối từ góc độ thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng không?
  • Các điểm tiếp xúc (Brand Touchpoint) mới trên các kênh mới có cùng hướng đến những lợi ích và hình ảnh thương hiệu giống nhau không?
  • Các kênh có được kết nối liền mạch với nhau không?
  • Khách hàng có hiểu giá trị họ có được khi sử dụng các kênh khác nhau không và làm cách nào họ có thể di chuyển một cách dễ dàng giữa các kênh đó?

Các kênh tương tác trực tiếp (F2F) vẫn đang thể hiện mức độ hiệu quả của nó.

Theo khảo sát, chỉ 6,7% doanh nghiệp báo cáo rằng các kênh F2F (Face-to-face) của họ đã được chuyển hoàn toàn thành kênh kỹ thuật số (Digital Channel) – điều này có nghĩa là hầu hết các kênh mà doanh nghiệp sử dụng vẫn là tương tác trực tiếp. Bên cạnh đó, có đến 28% số doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng sang các kênh F2F mới.

Mặc dù, với tốc độ chuyển đổi số ngày càng nhanh và rộng hơn, nhiều người kỳ vọng rằng các kênh tương tác và bán hàng trực tiếp này sẽ giảm dần đi hay thậm chí là bị triệt tiêu, tuy nhiên, sự thật có lẽ là sẽ không diễn ra theo cách đó.

Một số lý do chính bao gồm:

Đầu tiên, theo số liệu nghiên cứu, một người tiêu dùng trung bình chỉ tiếp xúc (và ghi nhớ) với một số lượng các mẫu quảng cáo nhất định mỗi ngày (có giới hạn). Dù cho cho công nghệ có phát triển đến đâu thì sự thật này vẫn khó có thể thay đổi. Từ góc nhìn này, việc duy trì các kênh F2F phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và thậm chí là tạo ra những bước đột phá.

Thứ hai, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy quá mệt mỏi với các nền tảng kỹ thuật số do số lượng ứng dụng được sử dụng và số lần tương tác trên màn hình mà họ sử dụng trong một ngày – con số này đã tăng hơn 100% trong thời kỳ đại dịch.

Trong một thế giới kỹ thuật số rõ ràng là khách hàng phải “hoạt động” nhiều hơn, hơn bao giờ hết họ khao khát những tương tác thực và trực tiếp với thương hiệu. Người tiêu dùng cũng muốn tính xác thực cao hơn (Authentic Marketing) trong một thế giới bấp bênh, nhiều rủi ro và không chắc chắn (Thế giới VUCA).

Thứ ba, khi công nghệ ngày càng phát triển và có tính ứng dụng cao hơn, nhiều doanh nghiệp xem các kênh F2F, chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ truyền thống, là “phòng thí nghiệm” để tìm hiểu về hành vi và sở thích của người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp mạnh về công nghệ đang tận dụng nó để phân tích các dữ liệu liên quan đến chuyển động của khách hàng (Footfalls Analysis), tận dụng IoT để kết nối mọi thứ, để tìm hiểu thêm về mong muốn của khách hàng và hơn thế nữa.

Theo số liệu, các công ty sản xuất (sản phẩm) ít có khả năng chuyển sang kỹ thuật số hoàn toàn hơn và có nhiều khả năng hơn trong việc mở thêm các kênh F2F mới (31%) so với các công ty dịch vụ (22%). Chỉ các công ty internet thuần túy mới không có nhu cầu mở thêm kênh F2F.

Nhu cầu mở rộng các kênh F2F mới phổ biến nhất trong lĩnh vực bất động sản, bán lẻ (retail) và truyền thông. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, công nghệ sinh học hay công nghệ thì ít phổ biến hơn.

Các thương hiệu ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho các nền tảng mạng xã hội.

Theo số liệu, gần một nửa (45%) doanh nghiệp hiện đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội để bán hàng.

Các doanh nghiệp bất động sản (100%), công ty truyền thông (82%) và nhà bán lẻ lẫn bán buôn (70%) nằm ở nhóm dẫn đầu.

Như một điều tất yếu, hàng loạt các nền tảng như Snapchat, Facebook hay Instagram đã đạt mức doanh số thương mại điện tử (e-commerce) cao kỷ lục trong suốt những năm đầu tiên xảy ra đại dịch.

Theo số liệu khảo sát từ Sprout Social (một nền tảng Social Listening), vào năm 2022, hơn 1/2 số người trưởng thành ở Mỹ đã mua ít nhất một thứ gì đó thông qua kênh truyền thông mạng xã hội và có đến 98% người tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng kênh này để mua hàng trong tương lai.

Về khía cạnh loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp B2C có nhiều khả năng bán sản phẩm và dịch vụ của họ trên các nền tảng mạng xã hội hơn (58%) so với các doanh nghiệp B2B (37%).

Bên cạnh đó, LinkedIn là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất bởi các B2B Marketer.

Cuộc cách mạng D2C đã chính thức được bắt đầu.

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào
Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào

D2C (direct-to-consumer) hay mô hình bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng có lẽ không còn là thuật ngữ mới của cả người làm marketing và kinh doanh.

Theo số liệu nghiên cứu, gần 1/4 (24%) số doanh nghiệp đã thêm D2C vào kênh bán hàng của họ vào năm 2023. Các doanh nghiệp B2C dẫn đầu với 41% số doanh nghiệp đã áp dụng (và đang thích ứng).

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp lại chuyển sang kênh D2C?

Dưới đây là một vài lý do chính.

Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, D2C cho phép các doanh nghiệp thu thập trực tiếp các dữ liệu hay thông tin có giá trị (Insights) về hành vi và nhu cầu trực tuyến của khách hàng – một trong những điểm chạm mà các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) hay hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), đã thiếu trước đây.

Trong thế giới mới (cookieless), khi các dữ liệu cá nhân ngày càng khó thu thập hơn, đặc biệt là qua các nền tảng của bên thứ 3, các dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thứ hai, các mô hình bán hàng D2C cho phép doanh nghiệp hay người làm marketing thử nghiệm các chiến lược mới và thu thập những phản hồi có giá trị một cách thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều.

Thứ ba, D2C có nghĩa là các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thương hiệu cao cấp và có tính độc đáo cao, những thương hiệu mà cái yếu tố tinh thần và trải nghiệm vốn đóng vai trò quan trọng hơn cả giá cả hay thậm chí là chất lượng.

Gamification hiện đang không được sử dụng đúng mức.

Việc mua sắm theo trò chơi và các tương tác khác của khách hàng thông qua yếu tố phần thưởng, điểm tích luỹ, cuộc thi hoặc các tương tác thú vị tương tự khác (Gamification hay Gamifying shopping) dự kiến sẽ tăng từ 9,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 30,7 tỷ USD vào năm 2025 – tăng 237%.

Trong khi tiềm năng của Gamification là vô cùng lớn, chỉ có 4,8% marketer hiện đã tích hợp gamification vào các kênh kỹ thuật số của doanh nghiệp để phục vụ cho việc bán hàng.

Theo nghiên cứu của McKinsey về những tác động hay sức ảnh hưởng của gamification đến kết quả thương hiệu, các chương trình khách hàng thân thiết có thể làm tăng khả năng khách hàng sẽ lựa chọn thương hiệu đó hơn so với đối thủ cạnh tranh, sẵn sằng trả giá cao hơn và tăng mức chi tiêu nhiều hơn.

Chìa khóa để khiến gamification trở nên hiệu quả hơn đó là kết nối nó với thương hiệu – trò chơi phải có ý nghĩa dựa trên vị trí và sự liên tưởng của thương hiệu (Brand Associations).

Về tổng thể, gamification hiện đang được sử dụng rộng rãi với các doanh nghiệp B2C nhưng lại khá khó khăn với doanh nghiệp B2B. Số liệu cho thấy chỉ có 1% doanh nghiệp B2B hiện đang sử dụng chiến lược này, so với 13% của các doanh nghiệp B2C.

Doanh nghiệp hay người làm Marketing cần đánh giá và triển khai các kênh mới một cách có chiến lược.

Trong bối cảnh mới, khi đa kênh hay nhiều kênh không còn là một lựa chọn mà là bắt buộc, các marketer hay doanh nghiệp cần xác định rõ kênh nào có thể giúp mang lại các giá trị thực sự (có thể đo lường được) và kênh nào thì không, hay kênh nào hiện có ít giá trị nhưng giá trị đó sẽ dần tăng theo thời gian (trong tương lai).

Trong khi việc áp dụng một kênh mới mà ngay cả đối thủ cũng đang ở đó, tuỳ vào từng nguồn lực cụ thể mà doanh nghiệp cần phải xác định liệu có nên dịch chuyển hay thêm mới hay không, việc đánh giá các tác động tiềm ẩn dường như là không thể thiếu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Shop Shopping Center: Nền tảng mới của TikTok để cạnh tranh với Shein và Temu

TikTok vừa thông báo sẽ sớm ra mắt TikTok Shop Shopping Center, nền tảng thương mại điện tử mới chuyên bán hàng sản xuất tại Trung Quốc cho người tiêu dùng Mỹ, nền tảng sẽ cạnh tranh trực tiếp với Shein và Temu.

TikTok Shop Shopping Center
TikTok Shop Shopping Center: Nền tảng mới của TikTok để cạnh tranh với Shein và Temu

Theo đó, mạng xã hội TikTok đang mở rộng mảng thương mại điện tử bằng cách sẽ sớm ra mắt TikTok Shop Shopping Center, nền tảng chuyên bán các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất tại Mỹ. TikTok hiện đang nhắm trực tiếp tới Shein và Temu.

Cụ thể, bắt đầu từ tháng 8 sắp tới, nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) mới của TikTok sẽ cho phép người dùng mua sắm các sản phẩm tương tự như cách họ mua sắm trên Amazon hay bất cứ sàn thương mại điện tử nào khác.

TikTok Shop Shopping Center sẽ bán mọi thứ từ quần áo đến đồ điện tử, tất cả sản phẩm đều được sản xuất ở Trung Quốc, sau đó được vận chuyển đến khách hàng tại Mỹ từ cả trực tiếp từ TikTok hoặc thông qua các nhà bán lẻ khác, TikTok sẽ phụ trách các hoạt động như marketing và hậu cần (logistics).

Về quy trình bán hàng, các nhà cung cấp của Trung Quốc sẽ chỉ được TikTok thanh toán sau khi đơn hàng được thực hiện thành công, với các sản phẩm bị lỗi hoặc khách hàng muốn trả hàng, TikTok sẽ trả lại ngay cho nhà cung cấp.

Với nền tảng mới, TikTok đang đặt mục tiêu tăng tổng lượng giao dịch hàng hóa trên nền tảng (GMV) từ mức 5 tỷ USD năm 2022 lên 20 tỷ USD trong năm 2023.

Ở khía cạnh khác, TikTok đang nhắm mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với Shein và Temu, cả 2 nền tảng đều đi theo hướng bán các sản phẩm giá rẻ (rất rẻ) với nhiều lựa chọn.

Trong khi Temu đã tuyên bố cách giữ giá thấp bằng cách “cắt bỏ các đơ vị trung gian”, cho phép các nhà cung cấp Trung Quốc bán trực tiếp cho người mua tại Mỹ và vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc, Shein đã trở thành một trong những thương hiệu bán quần áo trực tuyến giá rẻ trên toàn cầu với doanh thu hơn 100 tỷ USD vào năm 2022.

Cả Shein và Temu cũng đang phải đối mặt với những lời chỉ trích về chất lượng quần áo kém. Trong trường hợp của Shein, một số quần áo có khả năng chứa các hóa chất nguy hiểm như chì.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung

Các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên Instagram tại nhiều quốc gia hơn hiện có thể thiết lập tính năng có trả phí (subscription) cho tài khoản của mình để kiếm thêm thu nhập.

Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung
Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung

Theo thông báo mới đây của Instagram, ngoài Mỹ, hiện các nhà sáng tạo tại nhiều quốc gia hơn có thể thiết lập gói thuê bao trên tài khoản của mình để gia tăng thu nhập.

Cụ thể, 10 quốc gia khác hiện có thể khai thác tính năng này bao gồm:

  • Australia
  • Brazil
  • Canada
  • France
  • Germany
  • Italy
  • Japan
  • Mexico
  • Spain
  • United Kingdom

Ngoài các quốc gia nói trên, mạng xã hội Instagram cho biết nền tảng sẽ tiếp tục mở rộng tính năng này trong những tháng tới, cho phép những người sáng tạo nội dung trên toàn thế giới kiếm được nhiều tiền hơn từ những người theo dõi họ.

Tính năng đăng ký (Subscription) là gì trên Instagram?

Cũng tương như các nền tảng khác, tính năng đăng ký có trả phí (subscription) trên Instagram cho phép các nhà sáng tạo hay thương hiệu (ví dụ như tính năng đăng ký thuê bao trên Netflix và Amazon Prime) thiết lập quyền truy cập nội dung độc quyền của tài khoản, để xem nội dung, người xem phải đăng ký (Subscribe) và thanh toán.

Ngoài việc được quyền truy cập vào những nội dung độc quyền, người đăng ký còn được trải nghiệm một số tính năng nâng cao khác như ưu tiên xem phát trực tiếp và hơn thế nữa từ nhà sáng tạo.

Instagram Subscription hoạt động như thế nào?

Theo Instagram, hiện các thương hiệu, người có ảnh hưởng (Influencer) hay nhà sáng tạo có quyền tự do đặt mức giá hàng tháng cho người xem.

Sau khi đăng ký, người xem sẽ mở khóa nút “Đăng ký” (Subscribe) trên tài khoản của nhà sáng tạo (tương tự như trên YouTube).

Người đăng ký sẽ có một số quyền lợi như:

  • Được xem các nội dung, bản live hay câu chuyện chỉ dành cho người có đăng ký.
  • Nội dung nổi bật: Mọi nội dung mới mà người sáng tạo chia sẻ sẽ tự động được lưu vào phần nội dung nổi bật chỉ khả dụng với những người đăng ký.
  • Xem livestream độc quyền: Những người theo dõi có trả phí cũng có thể được cấp quyền truy cập để xem các bản phát trực tiếp độc quyền.
  • Huy hiệu người đăng ký: Người đăng ký cũng sẽ xuất hiện cùng với một huy hiệu bên cạnh tên của họ khi họ nhận xét về bài đăng.

Instagram chia sẻ:

  • Sáng tạo và chia sẻ những nội dung độc quyền với người đăng ký là một cách hiệu quả để xây dựng cộng đồng với nhiều sự gắn kết hơn.
  • Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các công cụ mới giúp người sáng tạo kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok đẩy hàng loạt quảng cáo nhạy cảm tới người dùng châu Âu

Theo thông tin mới đây từ Forbes, thư viện quảng cáo của TikTok cho thấy nền tảng này đang đẩy hàng loạt mẫu quảng cáo “mang tính tuyên truyền nhạy cảm” tới người dùng châu Âu (chưa xuất hiện ở Mỹ hay các quốc gia khác).

TikTok đẩy hàng loạt quảng cáo nhạy cảm tới người dùng châu Âu
TikTok đẩy hàng loạt quảng cáo nhạy cảm tới người dùng châu Âu

Theo các phân tích từ Forbes, thông qua thư viện quảng cáo TikTok cho người dùng châu Âu mà TikTok mới ra mắt, mạng xã hội video ngắn này đã cung cấp một loạt các mẫu quảng cáo mang tính “tuyên truyền” từ các cơ quan của nhà nước Trung Quốc cho hàng triệu người châu Âu.

Từ những quảng cáo liên quan đến lệnh phong tỏa do Covid-19, đến hình ảnh những chú mèo đang chơi đùa trên Vạn Lý Trường Thành, tất cả đều nỗ lực biến vùng đất Tân Cương (từng liên quan đến vụ bê bối với Nike về vùng nguyên liệu bông vải) vốn được cáo buộc là gắn liền với cuộc đàn áp và giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ — thành một điểm đến du lịch ngoạn mục.

Theo phân tích của Forbes với thư viện quảng cáo TikTok, hiện có hơn 1.000 quảng cáo từ các cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc như People’s Daily và CGTN đã chạy trên nền tảng này kể từ tháng 10 năm 2022.

Các mẫu quảng cáo được cho là “nhạy cảm” này đang hiển thị cho hàng triệu người dùng trên khắp các quốc gia châu Âu như: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Ireland, Hà Lan, Ba Lan và Vương quốc Anh.

Phần lớn nội dung được các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc quảng cáo trên TikTok tập trung vào các điểm thảo luận thường xuyên từ các kênh truyền hình (TV), đài phát thanh và báo in nhằm ca ngợi nền kinh tế, công nghệ và các di sản văn hóa khác của Trung Quốc.

Không ít các mẫu quảng cáo khác dường như mang giọng điệu mang tính chính trị công khai, ví dụ có một quảng cáo có nội dung học thuật chỉ trích sự chống đối của Mỹ và Châu Âu đối với dự án phát triển quốc tế của Trung Quốc.

TikTok, cũng giống như Meta (công ty mẹ của FacebookInstagram) và Google, thường gắn nhãn các tài khoản do các cơ quan truyền thông nhà nước điều hành để người dùng có thể thấy và phân biệt. Tuy nhiên, các cáo buộc cho rằng TikTok vẫn đang nỗ lực mở rộng hệ thống gắn nhãn của mình để che dấu các quảng cáo.

Theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (DSA), các nền tảng lớn như TikTok giờ đây sẽ được yêu cầu duy trì và cung cấp cơ sở dữ liệu của các mẫu quảng cáo có thể tìm kiếm được.

TikTok cũng cho biết nền tảng đang dự định mở rộng thư viện quảng cáo ra ngoài châu Âu, nhưng không cung cấp thông tin cụ thể về thời điểm và quốc gia nào sẽ được triển khai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube Shorts làm sáng tỏ một số thông tin về thuật toán

Nhằm mục tiêu nâng cao tính minh bạch trên nền tảng, YouTube vừa cập nhật một số thông tin về thuật toán của Shorts, định dạng video ngắn của YouTube.

YouTube làm sáng tỏ một số thông tin về thuật toán của Shorts
YouTube làm sáng tỏ một số thông tin về thuật toán của Shorts

Theo đó, nhằm mục tiêu nâng cao tính minh bạch trên nền tảng, đồng thời giải đáp nhiều thắc mắc của các nhà sáng tạo nội dung trên Shorts, YouTube mới đây đã chia sẻ một số thông tin quan trọng về cách thuật toán của Shorts hoạt động.

Nhưng trước hết, bạn cần tìm hiểu cơ bản về khái niệm thuật toán.

Thuật toán là gì?

Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithms.

Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.

Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.

Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.

Ví dụ như trong ngành khoa học dữ liệu, các thuật toán cũng được sử dụng như các thông số đặc tả để thực hiện việc xử lý dữ liệu.

Hay ngày nay với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, thuật toán là thứ sẽ quyết định cách người dùng được đề xuất nội dung, cách nền tảng quản lý các hành động trên ứng dụng và hơn thế nữa.

YouTube làm sáng tỏ một số thông tin về thuật toán của định dạng video ngắn Shorts.

Trong chia sẻ mới, YouTube nêu bật rõ từ những sự khác biệt trong thuật toán của Shorts với thuật toán của YouTube, đến cách tính lượt xem trên Shorts hay cả những mẹo mà các nhà sáng tạo nội dung có thể tận dụng để tối đa hoá hiệu suất.

Trong khi cũng tự như bất kỳ nền tảng nào khác như TikTok, Instagram hay thậm chí là Google, YouTube cũng không chia sẻ chi tiết về cách thức hoạt động của thuật toán, tuy nhiên, những thông tin mới này cũng đóng vai trò định hướng rất quan trọng.

Theo người đứng đầu sản phẩm Shorts, Todd Sherman, thuật toán của video dạng ngắn Shorts khác với thuật toán của các video dài trên YouTube. Trong khi nếu một người dùng nhấp vào video YouTube, điều này đóng vai trò như một chỉ báo rằng những video tương tự sẽ được đề xuất đến họ. Ngược lại với Shorts, mọi người lướt qua nội dung mà không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Mặc dù cả 2 hệ thống đề xuất nội dung (content recommendation systems) trên Shorts và YouTube đều được thiết kế để hiển thị những video mà mọi người sẽ đánh giá cao và yêu thích, nhưng nguồn cấp dữ liệu của Shorts (Feed) đa dạng hơn YouTube vì mọi người xem qua hàng trăm video ngắn so với chỉ vài video dài.

Nói đến cách thuật toán của Shorts tính toán lượt xem (video view), Đại diện của Shorts cũng lưu ý rằng không phải mọi lượt xem trong Shorts đều được tính là một lượt xem.

Trong khi TikTok tính số lượt xem ngay khi video bắt đầu được phát, với Shorts, lượt xem nhằm phản ánh rằng người dùng có ý định xem video, do đó, một số lượt xem không phù hợp sẽ không được tính là một lượt xem (mặc dù YouTube không giải thích rõ hơn về điều này).

Liên quan đến việc độ dài của video ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất kênh hay các thuật toán của Shorts sẽ ưu tiên các video dài ngắn ra sao, Đại diện Shorts cho biết không có một độ dài nhất định có lợi cho người sáng tạo trong việc thúc đẩy lượt xem – thay vào đó, người sáng tạo nên suy nghĩ về thời lượng họ cần để kể các câu chuyện của mình.

Tuy nhiên, Shorts sẽ vẫn tập trung vào các video có thời lượng từ 60 giây trở xuống để không làm mờ đi ranh giới với chính YouTube. Điều này khác với đối thủ TikTok, vốn đang thực hiện các thử nghiệm cho phép nhà sáng tạo quay video dài hơn.

Một thông tin chi tiết thú vị khác được trưởng nhóm sản phẩm của YouTube đưa ra là YouTube không muốn các nhà sáng tạo video ngắn quá bận tâm đến việc tạo ra những hình thu nhỏ (thumbnail) tùy chỉnh như cách họ làm trên YouTube vì hầu hết các hình thu nhỏ của Shorts đều không bao giờ được nhìn thấy.

Tiếp đó, đại diện của Shorts cũng nói thêm rằng thời gian xuất bản video trong ngày cũng không phải là yếu tố cần tối ưu hóa, ngoại trừ trường hợp người dùng hay nhà sáng tạo đang tập trung vào những tin tức mà tính mới mẻ của các thông tin được chia sẻ sẽ rất quan trọng. Số lượng video ngắn được xuất bản cũng không phải là yếu tố tạo nên sức hút của kênh — chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng.

Shorts cũng khuyến nghị nhà sáng tạo không nên xóa và đăng lại các video ngắn nhằm có được nhiều lượt xem hơn vì hành động này có nguy cơ bị coi là spam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ngụy tri thức là gì? Dấu hiệu của ngụy tri thức chốn công sở

Trong môi trường công sở, không khó để gặp phải những người tỏ ra là “ngụy tri thức” – những người luôn khoe khoang về trí tuệ mà không có cơ sở học thuật, hoặc giả vờ quan tâm đến các vấn đề trí tuệ. Vậy ngụy tri thức là gì và cách nhận biết nó ra sao?

Ngụy tri thức là gì? Dấu hiệu của ngụy tri thức?
Ngụy tri thức là gì? Dấu hiệu của ngụy tri thức?

Ngụy tri thức là gì?

Ngụy tri thức hay còn được gọi là Kiến thức giả, trong tiếng Anh có nghĩa là pseudo-knowledge.

Theo Dictionary.com, một “ngụy tri thức” là “một người thể hiện những sự khoe khoang về trí tuệ nhưng không có cơ sở học thuật hay một người giả vờ quan tâm đến các vấn đề trí tuệ để mưu cầu địa vị”.

Trong môi trường công sở, không khó để gặp phải những người tỏ ra là “ngụy tri thức” – những người luôn khoe khoang về trí tuệ mà không có cơ sở học thuật, hoặc giả vờ quan tâm đến các vấn đề trí tuệ.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, ta sẽ thấy rằng những tuyên bố của họ thường không chính xác và không đáng tin cậy, dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc những suy luận không logic trong môi trường công sở.

Dấu hiệu của ngụy tri thức?

Một trong những dấu hiệu của ngụy tri thức trong môi trường công sở là sự tự cao tự đại và khoe khoang về kiến thức của mình. Họ có thể luôn đưa ra những ý kiến phân tích sâu sắc về các vấn đề như kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa… nhưng thực chất chỉ để thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân, để có địa vị cao hơn trong công sở hoặc để thu hút sự chú ý từ người khác. Họ không thực sự quan tâm đến nội dung hoặc ý nghĩa của những gì mình nói, mà chỉ đơn giản là muốn tỏ ra thông thái và nổi bật.

Hậu quả của ngụy tri thức ở chốn công sở?

Gây nhiễu thông tin chốn công sở

Việc ngụy tri thức trong môi trường công sở có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. Việc lan truyền thông tin sai lệch, đưa ra những suy luận không đúng hoặc không logic có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, đánh lừa hoặc gây rối trong công sở.

Những điều bạn nói chưa chắc đã cần thiết

Ngoài ra, sự giả vờ quan tâm đến các vấn đề trí tuệ cũng có thể biến bạn trở thành “kẻ khoe khoang” chốn công sở với những hiểu biết không đúng đắn về những vấn đề thực tế của công việc, dẫn đến việc đưa ra những ý kiến không phù hợp hoặc không có giá trị thực tế.

Khiến bản thân bị ghét

Khi một ngụy tri thức thể hiện bản thân ở chốn công sở, họ thường khoe khoang những kiến thức không cần thiết trong những thời điểm quan trọng như lúc họp nội bộ. Điều này dễ dàng khiến họ mất điểm trong mắt các đồng nghiệp khác, bởi lẽ trong lúc mọi người đang tập trung vào công việc, họ lại đặt mong muốn khoe khoang của bản thân lên trên và không thực sự giúp ích cho cả team.

Làm sao để không trở thành kẻ ngụy tri thức?

Để tránh trở thành ngụy tri thức trong môi trường công sở, đầu tiên chúng ta cần nhận ra rằng trí tuệ không chỉ được đo bằng lượng kiến thức mà còn dựa trên khả năng áp dụng và sử dụng hiệu quả kiến thức đó trong thực tế. Đây là một điểm quan trọng mà người ta thường bỏ qua khi đánh giá trí tuệ.

Cố gắng nắm bắt kỹ những kiến thức liên quan đến chuyên môn

Thay vì chỉ đơn thuần khoe khoang về kiến thức, chúng ta nên cố gắng thực sự hiểu biết và nắm vững những kiến thức cơ bản liên quan đến công việc của mình. Hãy tự đánh giá mình một cách trung thực về những gì mình thực sự nắm vững, và chủ động học hỏi, cập nhật kiến thức mới để nâng cao năng lực và đạt hiệu quả công việc tốt hơn.

Chú ý đến thái độ giao tiếp

Ngoài ra, thái độ khi giao tiếp và chia sẻ kiến thức cũng là một yếu tố quan trọng. Chúng ta nên tránh sự kiêu ngạo, tự cao tự đại, và thay vào đó, tôn trọng ý kiến của người khác, lắng nghe và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.

Đặc biệt, khi tham gia các cuộc thảo luận hay tranh luận về các vấn đề trí tuệ, hãy đưa ra luận điểm dựa trên căn cứ học thuật, chứ không phải chỉ dựa trên ý kiến cá nhân hay suy đoán chủ quan.

Ngoài ra, chúng ta cần nhận thức rõ rằng trí tuệ không phải là thứ duy nhất quyết định giá trị của một người trong công sở. Năng lực làm việc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm và tinh thần trách nhiệm cũng là những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công trong công việc.

Cuối cùng, hãy đánh giá bản thân một cách trung thực và thực tế. Nếu bạn thực sự đam mê và muốn nâng cao trí tuệ của mình, hãy đầu tư thời gian và công sức vào việc học hỏi và phát triển năng lực của mình một cách bài bản.

Đừng chỉ dựa vào việc khoe khoang hay giả vờ, mà hãy thật sự trở thành một người có trí tuệ, dựa trên nền tảng kiến thức chắc chắn và khả năng áp dụng hiệu quả trong thực tế.

Giữa chốn công sở đầy ganh đua, Pseudo – intellectual, hay ngụy tri thức chốn công sở, thực sự là một vấn đề đáng quan ngại. Sau cùng, cần hiểu rằng sự công nhận thực sự không đến từ việc tự tuyên dương hay tỏ ra thông thái, mà đến từ khả năng giải quyết vấn đề, góp phần xây dựng giá trị cho công việc và xã hội của bạn.

Sự chân thật, khiêm tốn và trung thực trong cách ứng xử và làm việc sẽ giúp bạn đạt được thành công bền vững và góp phần tạo dựng một môi trường công sở chuyên nghiệp, đúng chất tri thức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VietnamWorks

Phễu bán hàng là gì? Tổng quan về mô hình Phễu bán hàng

Cùng tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Phễu bán hàng như: phễu bán hàng là gì, các mô hình phễu bán hàng phổ biến, ví dụ về phễu bán hàng, các giai đoạn của một phễu bán hàng (Sales Funnel) theo hàng trình khách hàng (Customer Journey) và hơn thế nữa.

Phễu bán hàng là gì
Phễu bán hàng là gì? Tổng quan về mô hình Phễu bán hàng

Phễu bán hàng là khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm đến lúc mua hàng. Khi xây dựng được một phễu bán hàng phù hợp, doanh nghiệp có thể tự động hóa hoạt động Marketing của mình đồng thời giúp mở rộng quy mô khi cần thiết.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • Phễu bán hàng là gì?
  • Các mô hình phễu bán hàng phổ biến.
  • Ví dụ về phễu bán hàng.
  • Các giai đoạn chính có trong một phễu bán hàng điển hình là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Phễu bán hàng là gì?

Phễu bán hàng (hay còn được gọi là phễu mua hàng) trong tiếng Anh có nghĩa là Sales Funnel.

Chủ yếu được sử dụng trong ngành marketing, phễu bán hàng là khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm (Awareness), thích thú sản phẩm (Interest), khao khát sản phẩm (Desire) đến lúc ra quyết định mua hàng (Action).

Khái niệm cốt lõi duy nhất này có thể đưa một doanh nghiệp từ gần như không tồn tại và chưa được biết đến thành một cỗ máy tiếp thị trị giá hàng triệu đô la dường như chỉ sau một đêm.

Nếu bạn đang tự hỏi phễu bán hàng là gì, hãy đơn giản hình dung một cái phễu trong thế giới thực. Ở đầu phễu, khi bạn đổ vào một thứ gì đó, chất này sẽ tiếp tục chảy xuống những phần tiếp theo.

Trong bán hàng, điều này cũng xảy ra tương tự.

Ở trên cùng, rất nhiều người dùng có thể truy cập kênh của bạn. Tuy nhiên, không giống như phễu trong thế giới thực, không phải tất cả những người từng truy cập vào đầu phễu trên cùng thì cũng sẽ xuất hiện ở phần cuối cùng của phễu.

Trong lĩnh vực tự động hóa tiếp thị (marketing automation), phễu bán hàng được mô tả là một quy trình đa phương thức gồm nhiều bước để chuyển người dùng từ một khách hàng tiềm năng (Potential/Lead) thành người mua hàng (Customer/Buyer).

Có một sự thật là hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ không mua hàng từ các kênh bán hàng của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, đặc biệt nếu họ chỉ mới biết đến bạn.

Do đó, phễu là một quá trình đa phương thức, có nhiều trải nghiệm xảy ra (touch point) qua nhiều giai đoạn trong suốt hành trình.

Phần lớn điều này nằm trong tâm lý mua hàng. Các marketer giỏi nhất trên thế giới biết rằng có một quá trình tâm lý phức tạp phải xảy ra để một khách hàng tiềm năng có thể biến thành người mua hoặc thậm chí là người mua trung thành.

phễu bán hàng là gì
Ví dụ về một mô hình phễu bán hàng.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm phễu bán hàng và cách bạn có thể triển khai nó trong công việc kinh doanh của riêng mình, hãy cùng xem hình ảnh trên đây.

Ở phía bên trái của hình ảnh, bạn thấy một nam châm.

Nam châm đó đang thu hút khách hàng.

Từ viết blog trên website, sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội đến quảng cáo có trả phí và mọi thứ khác, cách người dùng truy cập đến website của bạn sẽ có một số tác động nhất định đến sự thành công của kênh của bạn.

Các mô hình phễu bán hàng phổ biến.

Khi bạn tìm kiếm các từ khoá liên quan đến “phễu bán hàng”, có rất nhiều các mô hình phễu bán hàng khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề hay nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp hay thương hiệu tiếp cận và xây dựng các mô hình phễu bán hàng sao phù hợp.

Dưới đây là 2 mô hình phễu bán hàng phổ biến nhất.

Mô hình phễu bán hàng: AIDA.

Mô hình phễu bán hàng: AIDA.
Mô hình phễu bán hàng: AIDA.

Có 4 giai đoạn trong mô hình phễu bán hàng AIDA bao gồm: giai đoạn nhận biết (Awareness) – giai đoạn thích thú hay quan tâm (Interest) – giai đoạn khao khát hay mong muốn (Desire) – giai đoạn hành động (Action).

Mô hình phễu bán hàng: TOFU – MOFU – BOFU.

Mô hình phễu bán hàng: TOFU - MOFU - BOFU.
Mô hình phễu bán hàng: TOFU – MOFU – BOFU.

Một mô hình phễu bán hàng phổ biến khác bên cạnh AIDA đó là: TOFU – MOFU – BOFU.

TOFU là từ viết tắt của Top of the Funnel (phần trên cùng của phễu bán hàng), MOFU viết tắt từ Middle of the Funnel (phần giữa của phễu bán hàng) và cuối cùng là BOFU thì được viết tắt từ Bottom of the Funnel (phần cuối cùng hay phần đáy của phễu bán hàng).

Thông thường, các marketer sử dụng AIDA để phân tích khách hàng, còn nhân viên bán hàng (Sales) thì sử dụng TOFU – MOFU – BOFU để phân tích và thúc đẩy chuyển đổi khách hàng.

Các giai đoạn chính có trong một phễu bán hàng điển hình là gì?

Giai đoạn 1: Nhận biết – Brand Awareness.

Điều quan trọng nhất về phễu bán hàng là điều gì sẽ xảy ra sau khi những khách truy cập đó (chúng ta có thể gọi họ là khách hàng tiềm năng) đến.

Thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như đăng ký bản tin qua email, tải xuống một tài liệu, để lại thông tin tư vấn…, những khách hàng tiềm năng đó sẽ tham gia vào phễu bán hàng của bạn.

Mục tiêu của toàn bộ kênh truyền thông và nền tảng bán hàng của bạn là giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng.

Khi bạn biết vấn đề của họ và bạn xây dựng nội dung để thu hút họ, sau đó cung cấp cho họ một sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp để giải quyết các vấn đề đó, đó là lúc điều kỳ diệu thực sự sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, để đến được giai đoạn đó bạn cần phải nỗ lực và thu hút được sự chú ý từ họ, họ cần nhận biết được thương hiệu của bạn trước khi hành động bất cứ điều gì.

Khi khách hàng tiềm năng đã ở trong phễu, bạn đã nâng cao nhận thức của họ. Đó là giai đoạn đầu tiên của phễu. Tuy nhiên, để một khách hàng tiềm năng biết đến bạn không phải là điều đơn giản.

Tùy thuộc vào cách họ đến website của bạn (tự nhiên hoặc có trả phí), những khách hàng đó có thể xem kênh của bạn theo các cách khác nhau và tỷ lệ chuyển đổi khi này cũng khác nhau.

Ví dụ: khi khách hàng tìm thấy bạn một cách tự nhiên thông qua tìm kiếm trên Google chẳng hạn, điều đó có nghĩa là bạn rất có thể được chọn. Khi này bạn thực sự xây dựng được niềm tin ở họ.

Khi bạn có được niềm tin từ họ, khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng sẽ tham gia vào phễu của bạn hơn vì họ biết rằng nếu họ thấy bạn một cách tự nhiên và phù hợp, thì bất cứ thứ gì bạn đang cung cấp đều phải có giá trị lớn.

Đây là bản chất của SEO và tìm kiếm tự nhiên.

Tất nhiên, bất kể họ tham gia vào phễu của bạn bằng cách nào, mục tiêu của bạn với tư cách là người làm marketing là chuyển họ qua nhiều giai đoạn để đưa họ từ khách hàng tiềm năng sang người mua.

Để làm được điều này, bạn cần thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể đã lôi kéo họ bằng một lời đề nghị tuyệt vời (cục nam châm) để có được thông tin của họ, nhưng thực sự việc chuyển họ qua các bước khác nhau là một thách thức lớn hơn nhiều.

Sự thật? Con người rất thông minh. Họ không chỉ đơn giản là sẽ mua bất cứ thứ gì từ bất kỳ ai trừ khi họ cảm thấy có đủ một lượng lớn giá trị ở đó.

Do đó, phễu bán hàng của bạn cần phải xây dựng và cộng hưởng giá trị đó, sử dụng nó thông qua nhiều phương tiện khác nhau.

Giai đoạn 2: Thích thú – Brand Interest.

Bạn xác định vị trí của mình như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, nhưng thông điệp của bạn cần phải nhất quán trong toàn bộ quảng cáo của bạn và nó cần phải đi sâu vào các sự thật.

Câu chuyện của bạn, và cách bạn truyền tải điều đó qua các phương thức marketing khác nhau là điều quyết định.

Trước tiên, bạn cần phát triển những câu chuyện của mình, sau đó quyết định xem bạn sẽ truyền tải những câu chuyện đó như thế nào và với tốc độ ra sao.

Ví dụ: một hoặc hai email đầu tiên của bạn có thể được gửi đi vào ngày họ đăng ký lần đầu tiên, sau đó một email mỗi ngày có thể được gửi đi sau đó.

Bao nhiêu trong số đó sẽ dựa trên câu chuyện và bao nhiêu sẽ là quảng cáo?

Trong một cuộc trò chuyện với Perry Belcher, đồng sáng lập của Native Commerce Media, ông nói: “Bạn cũng cần đào tạo những khách hàng tiềm năng của mình để họ nhấp vào các liên kết, bạn cần làm họ hứng thú với nó”.

Ví dụ: bạn có thể yêu cầu họ nhấp vào liên kết mà họ quan tâm hoặc liên kết họ với một bài đăng trên blog hoặc cuối cùng dẫn họ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán, nhưng bạn cần huấn luyện họ xây dựng thói quen nhấp vào những liên kết đó ngay từ những ngày đầu.

Giai đoạn 3: Ra quyết định – Brand Decision.

Giai đoạn tiếp theo là quyết định. Để khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định của mình thực sự không dễ dàng. Cách tốt nhất để bạn có thể đưa họ đến đó là gì?

Ngoài nghệ thuật kể chuyện, viết quảng cáo và xây dựng thói quen nhấp vào liên kết, bạn cần có rất nhiều đánh giá và lời chứng thực của khách hàng.

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất mà bạn có thể khiến mọi người khác cũng hành động theo.

Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí, bạn cũng có thể sử dụng nhắm mục tiêu lại trên Facebook và Google để giữ mức độ nhận biết và mức độ quan tâm cao của họ.

Đặc biệt nếu họ đã vào phễu bán hàng của bạn, thì đây là một cách rất hiệu quả để khiến họ hành động.

Ví dụ: bạn có thể hiển thị cho họ những quảng cáo nhắm mục tiêu lại có video chứng thực hoặc đánh giá của những khách hàng khác chẳng hạn.

Nếu bạn có các bài báo, các bên thứ 3 đã viết về bạn, bạn có thể tận dụng cơ hội đó để làm nổi bật những gì bạn muốn nói.

Bạn cũng có thể sử dụng 6 nguyên tắc sau của Robert Cialdini để đưa họ vượt qua giai đoạn này:

  • Nguyên tắc có đi có lại – Điều này đạt được bằng cách cung cấp rất nhiều giá trị, thông qua bất cứ điều gì mà bạn đã cung cấp cho họ dưới dạng đề nghị miễn phí (cục nam châm) ngay từ đầu.
  • Nguyên tắc cam kết & nhất quán – Khi mọi người cam kết với điều gì đó, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần khiến họ đồng ý với điều gì đó chẳng hạn như ưu đãi hoặc miễn phí giao hàng.
  • Nguyên tắc ‘Thích’ – Khi mọi người thích bạn (tức là họ liên quan đến câu chuyện của bạn), họ có nhiều khả năng mua thứ gì đó từ bạn. Việc bạn xây dựng câu chuyện của mình và truyền tải điều đó đến khách hàng tiềm năng tốt như thế nào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc họ có quyết định hành động hay không.
  • Nguyên tắc về tính có thẩm quyền – Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng hoặc những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực đó không?Các nghiên cứu khoa học có đang ủng hộ nó? Bạn có phải là một chuyên gia với nó?
  • Nguyên tắc bằng chứng xã hội – Bạn có bằng chứng xã hội nào không? Mọi người trên mạng xã hội có đang tán dương hoặc nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tuyệt vời như thế nào không? Bạn có một số loại bằng chứng xã hội nào khác không? Bạn nên trình bày điều này với khách hàng tiềm năng nếu bạn có họ.
  • Nguyên tắc về sự khan hiếm – Một lần nữa, mọi người đều thông minh, nhưng khi bạn áp dụng nguyên tắc khan hiếm, chẳng hạn như chỉ có một số lượng giới hạn nhất định, nó sẽ lôi kéo mọi người hành động.

Giai đoạn 4: Hành động – Brand Action.

Giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng là hành động mà bạn đang dự định họ sẽ thực hiện.

Trong hầu hết các trường hợp, đây chính là giao dịch mua hàng.

Ví dụ: nếu 100 người nhấp vào phiếu mua hàng của bạn và 10 người vào phễu bán hàng của bạn nhưng chỉ có một người mua, thì bạn có 1% chuyển đổi.

Bạn cần biết giá trị của các chuyển đổi và điều chỉnh kênh bán hàng của mình.

Nếu bạn biết rằng, bằng cách đầu tư 1 USD, bạn sẽ nhận lại được 3 USD, bạn sẽ đầu tư 1 USD này với vòng xoay vô thời hạn.

Tuy nhiên, để đến được giai đoạn này không hề đơn giản. Nó cần một lượng lớn công việc và nỗ lực trong việc tối ưu và đo lường.

Bằng cách triển khai các phần mềm phễu bán hàng, bạn chắc chắn có thể giảm bớt sự căng thẳng, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Bạn vẫn phải tối ưu từng giai đoạn trong suốt hành trình, đừng cố gắng đi tắt hoặc cắt bỏ bất cứ giai đoạn nào, hãy dành thời gian nếu bạn muốn gặt hái được những lợi ích.

Kết luận.

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, việc hiểu các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng được xem là ưu tiên hàng đầu.

Bằng cách thấu hiểu khái niệm phễu bán hàng là gì hay các giai đoạn chính có trong một phễu bán hàng điển hình, doanh nghiệp hay người làm marketing có thể xây dựng các chiến lược đáp ứng phù hợp để từ đó gia tăng tỷ lệ mua hàng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Microsoft tham vọng với thị trường game di động (Mobile Game)

Gã khổng lồ công nghệ Microsoft đang vạch ra kế hoạch xây dựng một nền tảng Xbox di động thông qua việc thâu tóm Activision.

Microsoft tham vọng với thị trường game di động (Mobile Game)
Microsoft tham vọng với thị trường game di động (Mobile Game)

Theo VGC, trong các tài liệu vừa được cơ quan giám sát cạnh tranh của Vương quốc Anh tiết lộ tuần này, có thông tin chỉ ra rằng Microsoft trước đây đã từng cố gắng thâu tóm một nhà phát hành trò chơi di động chưa rõ danh tính.

Theo đó, vào thứ Tư ngày 26.4, cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) cho biết họ đã quyết định ngăn cản thương vụ mua lại Activision Blizzard của Microsoft do lo ngại về tác động của thỏa thuận đối với tương lai của thị trường trò chơi đám mây.

Trong khi thương vụ thường được các cơ quan lo ngại là lý do để Microsoft tìm cách sở hữu nhượng quyền Call of Duty danh tiếng, thì ông chủ Phil Spencer của Xbox đã liên tục tuyên bố rằng thỏa thuận trị giá 69 tỉ USD của công ty chủ yếu nhắm đến tham vọng về mảng game di động.

Microsoft cho biết việc sáp nhập sẽ cải thiện khả năng tạo ra nền tảng di động Xbox mới và cửa hàng trò chơi thế hệ tiếp theo, từ đó giúp công ty cạnh tranh công bằng với Google Play và App Store.

Sau nhiều tháng điều tra, CMA đã công bố báo cáo cuối cùng dài 418 trang về thương vụ, trong đó có một số thông tin tiết lộ rằng Microsoft trước đây đã từng cố gắng mua lại một nhà phát hành trò chơi di động.

CMA cho biết, Microsoft khẳng định rằng Activision có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực trò chơi di động, đồng thời cho biết sự hiện diện của các trò chơi của Activision trên các cửa hàng trò chơi di động sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Tuy nhiên, cơ quan của Vương quốc Anh không đồng ý với lập luận của công ty, cho rằng điều này cũng có thể thực hiện được bằng những phương pháp khác thay vì chọn thỏa thuận sáp nhập.

Theo CMA, Microsoft có thể đạt được những nội dung và trải nghiệm hấp dẫn bằng cách bằng cách mua một nhà phát hành trò chơi di động khác, đồng thời khẳng định đây từ lâu đã là chiến lược của gã khổng lồ phần mềm.

Cuối cùng, CMA nói rằng để tung ra một nền tảng di động mới để cạnh tranh với thị trường, Microsoft sẽ cần một số lượng và thể loại trò chơi đáng kể.

Cơ quan này cho rằng Microsoft đã không cung cấp đủ bằng chứng cho thấy nỗ lực sáp nhập của họ là khả thi nếu chỉ dựa vào các trò chơi của Activision.

Vì lý do này, CMA đã quyết định ngăn chặn thương vụ tỉ đô của Microsoft sau nhiều tháng điều tra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Conversion Funnel (Phễu chuyển đổi) là gì? Khái niệm và Cách tối ưu

Cùng khám phá các lý thuyết cơ bản về khái niệm Conversion Funnel hay Phễu chuyển đổi trong Marketing: Conversion Funnel là gì, cách tối ưu Hành trình khách hàng (Customer Journey), tìm hiểu về mô hình phễu chuyển đổi AIDA, tìm hiểu về mô hình phễu chuyển đổi TOFU – MOFU – BOFU và hơn thế nữa.

Conversion Funnel (Phễu chuyển đổi) là gì
Conversion Funnel (Phễu chuyển đổi) là gì? Khái niệm và Cách tối ưu

Có được sự hiểu biết về Conversion Funnel hay Phễu chuyển đổi là cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào muốn tối đa hóa doanh số bán hàng và thúc đẩy sự tương tác của khách hàng.

Bằng cách xác định và phân tích chi tiết từng giai đoạn có trong phễu (Funnel), thương hiệu có thể tìm thấy các cơ hội để tối ưu hóa nỗ lực Marketing của mình và chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng (Leads) hơn thành khách hàng lâu dài.

Về tổng thể, để di chuyển từ giai đoạn biết đến thương hiệu hay các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đến giai đoạn mua hàng, hầu hết các khách hàng đều trải qua một hành trình khám phá đầy thú vị (và phức tạp).

Để có thể giúp khách hàng tự tin di chuyển về phía trước, tìm hiểu và tương tác nhiều hơn và sau đó là ra quyết định mua hàng, marketer phải kết nối với họ trên càng nhiều điểm chạm thì càng hiệu quả.

Nắm vững hành trình của khách hàng (Customer Journey) theo đó là chìa khoá để doanh nghiệp khám phá các cơ hội tiềm năng trên môi trường kinh doanh trực tuyến.

Conversion Funnel (Phễu chuyển đổi) là gì?

Conversion Funnel hay Phễu chuyển đổi hoặc trong nhiều trường hợp cũng được gọi là Phễu bán hàng (Sales Funnel) là khái niệm mô tả quá trình một khách hàng tiềm năng (người dùng) di chuyển qua các bước khác nhau từ giai đoạn nhận biết về thương hiệu đến lúc ra quyết định mua hàng.

Một mô hình Conversion Funnel tốt là mô hình có thể cung cấp các thông tin chi tiết (Insight) về cách người dùng truy cập vào website, đối tượng mục tiêu (Target Audience) của doanh nghiệp đến từ đâu, họ làm gì khi ở trên website của thương hiệu và điều gì đã thúc đẩy họ hành động (chuyển đổi).

Với tư cách là người làm marketing nói chung, bạn có thể sử dụng những thông tin hay hiểu biết này để tối ưu hóa nỗ lực marketing và gia tăng chuyển đổi.

Bạn cũng có thể sử dụng Conversion Funnel hay Phễu chuyển đổi để theo dõi lộ trình người tiêu dùng di chuyển từ sự quan tâm ban đầu đến hành động mua hàng sau cùng.

Tóm lại, xây dựng nên một Phễu chuyển đổi hoàn chỉnh là yếu tố căn bản và là điều kiện cần để từ đó tạo nên các chiến dịch marketing thành công.

Ví dụ: một nhà bán lẻ có thể muốn biết liệu một chiến dịch quảng cáo cụ thể nào đó có dẫn đến việc tăng lưu lượng truy cập hoặc số lượt mua hàng hay không. Với Conversion Funnel, họ có thể biết có bao nhiêu người đã truy cập vào website (website traffic) qua các kênh khác nhau, những hành động họ đã thực hiện và cuối cùng họ đã chuyển đổi ra sao.

Tổng quan về Hành trình khách hàng kỹ thuật số (Digital Customer Journey).

Về bản chất, từng doanh nghiệp khác nhau, ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có những tập khách hàng với các hành trình khác nhau.

Từ thời điểm khách hàng hay người tiêu dùng biết đến thương hiệu (Brand Awareness) cho đến khi họ thực hiện hành động mua hàng, họ sẽ trải qua nhiều bước hay điểm chạm khác nhau, để tối đa hoá sự thành công, thương hiệu phải tìm cách cung cấp các nội dung hay cách tiếp cận phù hợp ở từng giai đoạn này.

Việc hiểu và tối ưu hóa hành trình của khách hàng (Customer Journey) cho phép marketer có nhiều cơ hội hơn để thử nghiệm và mang lại những trải nghiệm tích cực cho khách hàng, thứ có thể giúp họ tiếp tục tương tác với thương hiệu về lâu dài.

Trong bối cảnh khi hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi nhan chóng, hành trình của người mua lại thường bị phân mảnh trên các nền tảng trực tuyến (ví dụ như qua mạng xã hội), việc nắm bắt được cách khách hàng di chuyển trong suốt quá trình khám phá thương hiệu lại càng trở nên quan trọng hơn.

Các mô hình Conversion Funnel (Phễu chuyển đổi).

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, tuỳ vào từng loại hình kinh doanh khác nhau hay nhóm khách hàng khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình Phễu chuyển đổi khác nhau. Các mô hình khác nhau cũng sẽ dẫn đến các hoạt động marketing và bán hàng khác nhau.

Ở thời điểm hiện tại, 2 mô hình phổ biến nhất là AIDA (AIDA là cụm từ được viết tắt từ Awareness – Interest – Desire – Action) và TOFU – MOFU – BOFU (TOFU là từ viết tắt của Top of the Funnel, MOFU viết tắt từ Middle of the Funnel và cuối cùng là BOFU thì được viết tắt từ Bottom of the Funnel.

Thông thường, các marketer sử dụng AIDA để phân tích khách hàng, còn nhân viên bán hàng (Sales) thì sử dụng mô hình còn lại để phân tích và thúc đẩy chuyển đổi khách hàng.

Tổng quan về mô hình chuyển đổi AIDA.

Có 4 giai đoạn trong mô hình AIDA bao gồm: giai đoạn nhận biết (Awareness) – giai đoạn thích thú hay quan tâm (Interest) – giai đoạn khao khát hay mong muốn (Desire) – giai đoạn hành động (Action).

Awareness – Giai đoạn nhận biết.

Dù doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực gì hay có mô hình kinh doanh ra sao, bước đầu tiên trong bất kỳ Phễu chuyển đổi (Conversion Funnel) nào đó là thu hút sự nhận biết và quan tâm của khách hàng tiềm năng.

Từ các hoạt động SEO, đến các quảng cáo có trả phí trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, đó đều là các giải pháp mà doanh nghiệp có thể làm.

Interest – Giai đoạn quan tâm.

Một khi mọi người bắt đầu biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, marketer cần chuyển đổi những khách hàng tiềm năng này đến một cấp độ cao hơn, khi họ hình thành nên các ý định tìm hiểu mạnh mẽ hơn về thương hiệu.

Tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh hay tập khách hàng khác nhau, mà quá trình này là khác nhau hay các dấu hiệu nhận biết mức độ quan tâm là khác nhau.

Desire – Giai đoạn khao khát (mong muốn).

Giai đoạn tiếp theo trong Conversion Funnel hay Phễu chuyển đổi đó là giai đoạn khi khách hàng tiềm năng thể hiện sự khao khát được sở hữu hay mua các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Để có thể thúc đẩy khách hàng tự tin hơn với các quyết định của mình và giúp họ có thêm động lực, các chương trình như dùng thử miễn phí, giảm giá hoặc khuyến mãi đặc biệt là rất cần thiết.

Action – Giai đoạn hành động.

Cuối cùng, bạn cần kết thúc một hành trình tương tác với khách hàng tiềm năng bằng việc bán hàng hoặc thúc đẩy họ thực hiện một hành động nào đó trước bán hàng như tải xuống tài liệu, bảng báo giá hay demo sử dụng sản phẩm.

Tổng quan về mô hình phễu chuyển đổi (Conversion Funnel): TOFU – MOFU – BOFU.

Một mô hình phễu chuyển đổi khác đó là TOFU – MOFU và BOFU.

TOFU – Giai đoạn đầu phễu (đầu kênh): Thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.

Ở giai đoạn này, các Digital Marketer thường tập trung vào các hoạt động nhằm tối đa hoá mức độ tiếp cận và tương tác tổng thể với khách hàng tiềm năng như:
  • Bài đăng trên blog.
  • Hội thảo.
  • Video.
  • Truyền thông mạng xã hội.
  • Nghiên cứu.
  • Sách điện tử.

Về khía cạnh nội dung (content), các nội dung ở phần này của phễu chuyển đổi cần phải có nhiều thông tin và thông tin đó phải hữu ích để khiến những khách hàng tiềm năng mới có động lực tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu.

MOFU – Giai đoạn giữa phễu: Thúc đẩy tương tác.

Đây là giai đoạn mà các hoạt động marketing phải hướng khách hàng đến các hoạt động tương tác (engagement) cụ thể, marketer có thể sử dụng các chiến thuật như:
  • Nghiên cứu điển hình (Case Study).
  • Truyền thông mạng xã hội.
  • Quảng cáo có trả phí (Paid Ads).
  • E-mail.
Các nội dung ở phần này của kênh cần tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng đưa ra bình luận, đánh giá hay cân nhắc về thương hiệu.

BOFU – Giai đoạn cuối kênh: Chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Giai đoạn cuối cùng trong phễu chuyển đổi (Conversion Funnel) sẽ tập trung vào các chiến thuật nhằm chuyển đổi khách hàng. Các chiến thuật có thể sử dụng như:
  • Dùng thử (demo).
  • Các nghiên cứu điển hình (Case Study).
  • Social Proof.

Nội dung ở phần này của phễu chuyển đổi phải tập trung vào việc xác thực sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Niềm tin là chìa khoá ở giai đoạn này.

Tìm kiếm cái gọi là hành trình của khách hàng (Customer Journey) và phễu chuyển đổi (Conversion Funnel).

Từ việc cung cấp những thông tin chi tiết (Insights) về những gì mà khách hàng hay người tiêu dùng đang tìm kiếm đến việc có thể hiểu được ý định của họ đằng sau mỗi hành động, việc phân tích và hiểu rõ hành trình khách hàng dường như là nền tảng của các chiến lược và chiến thuật marketing.

Để tiếp cận và thu hút khách hàng hiện đại một cách hiệu quả, các thương hiệu phải nhận ra được sự phức tạp trong ý định của người tiêu dùng.

Điều này mở rộng các hoạt động marketing sang một phạm vi rộng hơn bao gồm việc tối ưu hóa kênh và quản trị trải nghiệm khách hàng, marketer khi này có thể tạo ra những kết nối hay mối quan hệ giàu ý nghĩa hơn với khách hàng của mình, thúc đẩy chuyển đổi, giữ chân và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen  | MarketingTrips   

Amazon tích cực trong cuộc đua tích hợp AI vào mua sắm trực tuyến

Để cạnh tranh với Google và Microsoft về các tiến bộ AI, Amazon đã cho ra mắt một loạt công cụ AI tổng quát và Trung tâm sáng tạo AWS.

Amazon tích cực trong cuộc đua tích hợp AI vào mua sắm trực tuyến
Amazon tích cực trong cuộc đua tích hợp AI vào mua sắm trực tuyến

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của AI tổng quát, rất nhiều người đã chuyển hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Khi OpenAI giới thiệu ChatGPT vào tháng 11/2022, Microsoft nhanh chóng thu hút được sự chú ý đáng kể nhờ lưu trữ chatbot này và đầu tư cho OpenAI 13 tỷ USD như được tiết lộ trên báo cáo.

Tính đến tháng 2 năm nay, Microsoft đã tích hợp AI tổng quát vào hết sản phẩm của mình, đặc biệt là Bing. Ngoài ra, Google cũng đã giới thiệu mô hình ngôn ngữ lớn mới của mình, Google Bard và đầu tư 300 triệu USD vào Anthropic, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực ứng dụng AI tổng quát.

Nhưng Amazon phải đến tận tháng 4 năm nay mới công bố một mô hình ngôn ngữ lớn mới tên Titan. Mô hình này được hỗ trợ bởi một dịch vụ tên Bedrock, phần mềm hỗ trợ các nhà phát triển tận dụng trí tuệ nhân tạo AI. Trước kia, Amazon luôn tiên phong trong các xu hướng thị trường, còn lần này họ phải “đuổi theo” đối thủ của mình.

CÁC SÁNG KIẾN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CỦA AMAZON

Vậy, chiến lược của Amazon là gì? Mới đây, công ty đã ra mắt Trung tâm Sáng tạo AI tổng quát AWS, một sáng kiến ​​mới được thành lập để hướng dẫn khách hàng xây dựng và triển khai các giải pháp AI tổng quát.

Với khoản đầu tư 100 triệu USD, chương trình mong muốn có thể kết nối các chuyên gia AI và máy học của AWS với nhóm khách hàng toàn cầu để lên ý tưởng, thiết kế và triển khai các dịch vụ AI thế hệ mới.

Trung tâm Sáng tạo AI tổng quát AWS sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các ứng dụng AI tổng quát có trách nhiệm và các chiến lược máy học hiệu quả.

Trung tâm cam kết sẽ cung cấp định hướng chiến lược, công cụ và hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng các dịch vụ AI tổng quát của AWS.

Chúng bao gồm Amazon CodeWhisperer, một trợ lý mã hóa do AI điều khiển và Amazon Bedrock, một dịch vụ toàn diện cung cấp quyền truy cập vào các mô hình nền tảng từ AI21 Labs, Anthropic, Stability AI và Titan của Amazon, thông qua một API.

VAI TRÒ MỞ RỘNG CỦA AMAZON TRONG CÁC ỨNG DỤNG AI TỔNG QUÁT

Sang năm 2023, các bài đánh giá trực tuyến đóng vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử (eCommerce).

Người tiêu dùng hiện đại rất sáng suốt khi gần như họ đều nghiên cứu sản phẩm trước khi mua thường xuyên, họ để ý tới những bài đánh giá trực tuyến.

Có tới 89% người mua sắm ưu tiên đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng. Các bài đánh giá đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm mua sắm, có ảnh hưởng đáng kể tới việc bán hàng.

Điều này thể hiện rõ khi 49% người tiêu dùng toàn cầu xếp hạng các bài đánh giá tích cực trong số những người có ảnh hưởng mua hàng hàng đầu của họ.

Amazon sẽ tích cực khám phá các cách để tích hợp nhiều AI hơn vào danh mục đầu tư của mình khi cuộc đua AI tổng quát ngày càng khốc liệt. Mặc dù công ty chưa công bố một công cụ hình ảnh hoặc chatbot AI nổi bật, nhưng trọng tâm của nó là hỗ trợ các nhà phát triển tạo ra các công cụ AI tổng quát độc đáo thông qua AWS.

Giám đốc điều hành Amazon, ông Andy Jassy ​​đã nhấn mạnh điều này trong một lá thư gửi cổ đông về tiềm năng đáng kể của AI tổng quát cho công ty.

Trong đàm thoại với nhà đầu tư gần đây, ông lưu ý thêm rằng mọi phân khúc kinh doanh của Amazon đều tham gia sâu vào nhiều dự án AI tổng quát. Điều này bao gồm bộ phận thiết bị của họ, chịu trách nhiệm về các sản phẩm như Alexa.

Amazon hợp lý hóa các cơ chế phản hồi để thúc đẩy sự tham gia của người dùng bằng cách tích cực thu hút các bài đánh giá của người dùng trong ứng dụng của họ.

Công ty cũng tích hợp khả năng hiển thị đánh giá xuyên biên giới, đảm bảo người dùng toàn cầu có thể truy cập thông tin chi tiết về các sản phẩm giống hệt nhau.

Ngoài việc để AI quản lý các bài đánh giá, Amazon còn có kế hoạch giới thiệu tính năng “thông tin chi tiết về sản phẩm”, làm nổi bật các chủ đề lặp lại trong các bài đánh giá.

Công cụ AI này sẽ tóm tắt ngắn gọn các trang sản phẩm, làm nổi bật các thuộc tính đáng chú ý của sản phẩm và cảm nhận của khách hàng, đồng thời hỗ trợ người mua đưa ra quyết định.

KỊP THỜI XỬ LÝ CÁC ĐÁNH GIÁ GIẢ MẠO

Tuy nhiên, Amazon cũng như bao trang thương mại điện tử khác khi phải đối mặt với các bài đánh giá giả mạo do người bán tạo ra nhằm nâng cao uy tín của mình. Đứng trước thách thức đó, Amazon cho biết mình sẽ chủ động giải quyết các vấn đề này.

Lập trường của công ty là thắt chặt việc chống lại các phản hồi giả mạo và đẩy mạnh việc đảm bảo tính xác thực của nó. Công ty tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư các nguồn lực đáng kể để chủ động ngăn chặn các đánh giá giả mạo.

Điều này bao gồm các mô hình máy học phân tích hàng nghìn điểm dữ liệu để phát hiện rủi ro, bao gồm mối quan hệ với các tài khoản khác, hoạt động đăng nhập, lịch sử xem lại và các dấu hiệu khác về hành vi bất thường, cũng như có các chuyên gia điều tra sử dụng các công cụ phát hiện gian lận tinh vi để phân tích và ngăn chặn các đánh giá giả mạo xuất hiện trong cửa hàng của chúng tôi.

Các đánh giá nổi bật mới do AI tạo chỉ sử dụng kho dữ liệu đánh giá đáng tin cậy của chúng tôi từ các giao dịch mua đã được xác minh, đảm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng hiểu ý kiến ​​của cộng đồng trong nháy mắt”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VnEconomy

URC Việt Nam nói gì về thông tin nước uống Rồng Đỏ có chứa chất cấm

Thông tin đến MarketTimes, ông Laurent Levan – Chủ tịch, Tổng Giám đốc URC Việt Nam, nhà sản xuất sản phẩm Rồng Đỏ có sử dụng chất tạo ngọt tổng hợp aspartame cho biết sản phẩm của công ty URC được phát triển theo những hướng dẫn từ WHO.

URC Việt Nam nói gì về thông tin nước uống Rồng Đỏ có chứa chất cấm
URC Việt Nam nói gì về thông tin nước uống Rồng Đỏ có chứa chất cấm

Vừa qua, Ngày 14/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát đi thông báo liên quan đến việc qua nghiên cứu tổ chức này xếp chất làm ngọt nhân tạo aspartame (951) vào danh sách các chất có thể gây ung thư cho con người.

Tuy nhiên, khảo sát trên thị trường nội địa cho thấy đang có một số sản phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo aspartame (951) vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách các chất “có thể gây ung thư cho con người” đang được bày bán rộng rãi.

Ngoài các sản phẩm của Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam như: Nước uống có Gaz 7up ít calo bổ sung chất xơ; Nước uống có Gaz Pepsi vị canh không calo và sản phẩm Coca-Cola Plus của Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam thì Công ty URC Hà Nội (công ty thuộc URC Việt Nam) cũng có một sản phẩm là “Thực phẩm bổ sung Nước tăng lực hương dâu Rồng Đỏ”.

Phản hồi câu hỏi của MarketTimes về “quan điểm của Công ty TNHH URC Việt Nam về động thái của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo xếp chất làm ngọt nhân tạo aspartame vào danh sách các chất “có thể gây ung thư cho con người và doanh nghiệp có kế hoạch thay thế chất tạo ngọt tổng hợp aspartame 951 trong sản phẩm “Thực phẩm bổ sung Nước tăng lực hương dâu Rồng Đỏ” cũng như các sản phẩm khác có thể ra mắt tại Việt Nam hay không?”, ông Laurent Levan – Chủ tịch, Tổng Giám đốc URC Việt Nam cho biết “sản phẩm của công ty URC được phát triển theo những hướng dẫn từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Chúng tôi không ngừng đảm bảo việc mang đến những sản phẩm an toàn với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đồng thời tuân thủ đầy đủ những Qui Định, Pháp Luật của Việt Nam”.

Đối với câu hỏi với nội dung tương tự của MarketTimes với URC Việt Nam, các doanh nghiệp có sản phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo aspartame (951) gồm: Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam và Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam hiện chưa có phản hồi.

Về URC Việt Nam, trên trang website chính thức của mình, doanh nghiệp tự giới thiệu URC Việt Nam là chi nhánh của Universal Robina Corporation (URC) – thuộc tập đoàn JG Summit Philippines, một trong top 300 công ty hàng đầu châu Á (theo Nikkei Asia Review).

Với hơn 65 năm kinh nghiệm, hoạt động khắp khu vực ASEAN và Châu Đại Dương, URC chính là tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B) ở Philipines.

Cũng theo URC Việt Nam, hiện doanh nghiệp này sở hữu hơn 10 nhãn hiệu thực phẩm thơm ngon và các thức uống giàu năng lượng, 5 nhà máy sản xuất đạt chuẩn quốc tế và 3.536 nhân viên (trên toàn cầu) không ngừng cống hiến mỗi ngày.

Tại Việt Nam, URC bắt đầu hoạt động vào năm 2003 với tư cách là công ty thương mại chuyên kinh doanh sản phẩm nhập khẩu cho đến khi nhà máy URC đầu tiên được xây dựng tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương).

Hiện nay, các nhà máy của URC Việt Nam đã được nhân rộng trên khắp cả nước với 3 nhà máy ở Bình Dương, 1 nhà máy ở Quảng Ngãi, 1 nhà máy ở Hà Nội và sẽ còn vươn xa hơn thế nữa.

“18 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, đến nay URC đã và đang không ngừng cải tiến công nghệ, giữ vững vị trí tiên phong trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam”, URC Việt Nam thông tin.

Bên cạnh đó, URC Việt Nam cũng được biết đến là một trong 100 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững hàng đầu Việt Nam với giải thưởng CSI Award.

“URC luôn đặt vấn đề an toàn thực phẩm làm trọng tâm hàng đầu cho sự phát triển. Mỗi sản phẩm đều được URC đảm bảo chất lượng cao nhất, an toàn và mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng.

Chúng tôi tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong mọi giai đoạn sản xuất, minh bạch trong từng hoạt động, từ phát triển, tìm nguồn cung ứng sản phẩm, đến sản xuất, phân phối, và cuối cùng là quảng bá truyền thông”, URC Việt Nam tự giới thiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lê Sáng | Markettimes

Điều gì khiến nhân viên thực sự muốn gắn bó với doanh nghiệp

Các nghiên cứu cho thấy không có hành vi lãnh đạo nào quan trọng hơn điều này trong việc tạo ra sức ảnh hưởng đối với nhân viên hay người lao động.

Điều gì khiến nhân viên thực sự muốn gắn bó với doanh nghiệp
Điều gì khiến nhân viên thực sự muốn gắn bó với doanh nghiệp

Kể từ khi khái niệm “Great Resignation” hay “Làn sóng từ chức vĩ đại” ra đời và trở nên phổ biến khắp toàn cầu, nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng Văn hóa doanh nghiệp là một chiến lược giữ chân nhân viên hiệu quả.

Cách sau đó không lâu, một làn sóng mới mang tên “Quiet Quitting” (Nghỉ việc trong im lặng) lại tiếp tục tạo ra những tác động lớn đến doanh nghiệp. Nhiều người lao động hay nhân viên giờ đây tỏ ra thờ ơ với doanh nghiệp hay nói cách khác đối với họ, “gắn bó” không còn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Ngoài những lý do phổ biến như chế độ làm việc không phù hợp, đãi ngộ thấp hay văn hoá làm việc hà khắc, liệu nhân viên còn mong muốn điều gì ở các nhà lãnh đạo của họ?

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Harvard Business Review với sự tham gia khảo sát của gần 20.000 nhân viên trên khắp thế giới, kết quả tiết lộ rằng thứ có thể níu chân người lao động hiệu quả nhất đó là: sự tôn trọng.

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng không có bất cứ hành vi lãnh đạo nào khác có sức ảnh hưởng lớn hơn đến nhân viên ngoài sự tôn trọng.

Tác động của việc nhân viên được đối xử một cách tôn trọng.

Theo các số liệu từ nghiên cứu, đối với nhân viên, việc được đối xử một cách tôn trọng còn quan trọng hơn cả sự công nhận, nhận được phản hồi hay thậm chí là quan trọng cả cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Một khi nhận được sự tôn trọng từ phía các nhà lãnh đạo của họ, nhân viên sẽ có được các kết quả tích cực như:

  • Sức khỏe và hạnh phúc tốt hơn 56%.
  • Tham gia nhiều hơn vào công việc 55%.
  • Độ tin cậy và an toàn cao hơn 1,72 lần.
  • Niềm vui và sự hài lòng với công việc của họ cao hơn 89%.
  • Sự tập trung và ưu tiên cao hơn 92%
  • Ý nghĩa trong công việc cao hơn 1,26 lần.
  • Khả năng ở lại với tổ chức của họ cao hơn 1,1 lần so với những người không nhận được sự tôn trọng từ nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp.

Mặt khác, nghiên cứu cho thấy hơn một nửa (54%) nhân viên khẳng định rằng họ không thường xuyên nhận được sự tôn trọng từ phía người lãnh đạo doanh nghiệp – tất cả các yếu tố tốn kém khác của doanh nghiệp đều xuất phát từ những hành vi thiếu tôn trọng.

Nguyên nhân sâu xa của việc thiếu sự tôn trọng trong môi trường doanh nghiệp.

Nói đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tôn trọng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng phần lớn nguyên nhân là do sự thiếu tự nhận thức (self-awareness). Thông thường, mọi người (nhà lãnh đạo) không nhận ra được những hành vi thiếu văn minh của mình đang ảnh hưởng đến người khác (cấp dưới) như thế nào.

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn của những hành vi thiếu văn minh và nâng cao sự tự nhận thức, dưới đây là quy trình gồm 3 bước mà mọi nhà lãnh đạo và người quản lý nên thực hiện:

1. Khám phá những “điểm mù” của bản thân. Hãy hỏi một vài đồng nghiệp đáng tin cậy về quan điểm của họ về cách bạn đối xử với người khác (nhân viên của mình). Bạn có thể làm gì để khiến mọi thứ tốt hơn? Hãy lắng nghe họ một cách cẩn thận.

2. Không ngừng học hỏi và mở rộng sự hiểu biết. Việc thiếu sự hiểu biết có thể khiến các nhà lãnh đạo đưa ra những quan điểm hay sự ép buộc “một cách vô lý” tới nhân viên. Điều này khiến nhân viên khó có thể chấp nhận những gì mà lãnh đạo của họ đưa ra. Sự thiếu tôn trọng cũng bắt nguồn từ đây.

3. Sử dụng phương pháp “Feed Forward” trong giao tiếp: Trái ngược với thuật ngữ Feed Back (Feedback), tức một người nào đó muốn nhận các phản hồi từ người đối diện về những gì đã diễn ra. Feed Forward mang nghĩa ngược lại, tức thay vì hướng tới quá khứ (đã diễn ra), nó hướng tới tương lai, về những gì sắp được diễn ra.

Phương pháp này có thể giúp nhà lãnh đạo chủ động thu thập thông tin, đề xuất và ý tưởng của nhân viên trước khi đưa ra kế hoạch hành động. Nhân viên sẽ cảm thấy họ có giá trị và được tôn trọng vì họ được đưa ra ý kiến và được ghi nhận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft

Trong một chia sẻ mới đây, chủ sở hữu Twitter (X) Elon Musk bày tỏ quan điểm ngụ ý muốn xây dựng một mạng xã hội (phát triển từ X) chuyên dành cho mạng lưới nghề nghiệp và cổng thông tin việc làm tương tự như LinkedIn của Microsoft.

Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft
Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft

Theo đó, Elon Musk có định hướng phát triển X (trước đây là Twitter) thành ứng dụng có mạng lưới nghề nghiệp (career networking) và nền tảng cổng thông tin việc làm (Jobs Platforms) nhằm cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft.

Công bố của Elon Musk được đưa ra trong bối cảnh vị CEO này tỏ ra không hài lòng với mạng xã hội LinkedIn, cho rằng “mạng xã hội này rất tệ”.

Theo ghi nhận của MarketingTrips, theo thông tin được khảo sát và công bố trên Forbes, nhiều chuyên gia cho rằng LinkedIn đang ngày càng trở nên cá nhân (tương tự như Facebook hay TikTok) hay thậm chí là không ít các phái nữ “bị tấn công cá nhân” trên ứng dụng và không còn mang tính “chuyên nghiệp” như trước.

Elon Musk nói: “Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng đối thủ cạnh tranh X của LinkedIn là tuyệt vời.”

CEO Tesla này mua lại Twitter trong thương vụ trị giá 44 tỷ USD vào năm 2022, cũng với nhận xét rằng Twitter sẽ phải “trở nên tốt hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nvidia hiện vẫn hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng bổ của AI

Trước sự bùng nổ của công nghệ AI, tập đoàn có trụ sở ở bang California này dự báo doanh thu quý tài chính tiếp theo có thể lên tới 16 tỷ USD.

Nvidia hiện vẫn là doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng bổ của AI
Nvidia hiện vẫn là doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng bổ của AI

Ngày 23/8, Tập đoàn công nghệ Nvidia của Mỹ công bố báo báo tài chính, cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của hãng vượt dự báo, trong bối cảnh lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục mang lại hiệu ứng tích cực cho ngành công nghệ.

Cụ thể, doanh thu của Nvidia trong quý tài chính thứ hai (tính đến ngày 30/7) tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao kỷ lục là 13,5 tỷ USD, trong khi lợi nhuận ròng chạm mốc 6,2 tỷ USD, tăng 843% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính theo phân khúc, Nvidia báo cáo doanh thu chip dành cho trung tâm dữ liệu là 10,3 tỉ đô la và chip dành cho game là 2,5 tỉ đô la. Cả hai con số này đều cao hơn dự báo.

Trước sự bùng nổ của công nghệ AI, tập đoàn có trụ sở ở bang California này dự báo doanh thu quý tài chính tiếp theo có thể lên tới 16 tỷ USD.

Sau khi thông tin trên được công bố, giá cổ phiếu của Nvidia đã tăng hơn 8% trên thị trường chứng khoán.

“Nhu cầu về nền tảng AI của chúng tôi ở các trung tâm dữ liệu là rất lớn và rộng khắp trong các ngành và khách hàng”, Giám đốc tài chính của Colette Kress của Nvidia cho biết trong một cuộc họp với các nhà phân tích.

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng giá 220% kể từ đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu đầu tư AI tăng bùng nổ sau màn ra mắt gây sốt của công cụ ChatGPT của OpenAI hồi cuối năm ngoái.

Nvidia là nhà thiết kế chip xử lý hỗ trợ AI tạo sinh, một công nghệ có thể tạo văn bản, hình ảnh và các nội dung khác, đồng thời là nền tảng cho các dịch vụ mới gây chú ý như ChatGPT.

Nvidia cũng thông báo, Hội đồng quản trị của công ty đã phê duyệt chương trình mua cổ phiếu quỹ trị giá 25 tỉ đô la. Các chương trình mua lại cổ phiếu có thể báo hiệu rằng ban lãnh đạo của công ty tin rằng cổ phiếu của họ hiện đang bị định giá thấp.

“Một kỷ nguyên điện toán mới đã bắt đầu. Các công ty trên toàn thế giới đang chuyển đổi từ máy tính có mục đích chung sang điện toán tăng tốc và AI tạo sinh”, CEO Jensen Huang của Nvidia nói trong một tuyên bố, đồng thời cho biết thêm, công ty đang hợp tác với các nhà cung cấp phần mềm và hệ thống công nghệ thông tin dành cho doanh nghiệp để đưa chip AI của Nvidia đến với mọi ngành.

Huang tin rằng, cơn bùng nổ AI sẽ kéo dài đến năm 2024. Ông cũng tuyên bố công ty có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất chip vào năm tới, xóa tan nghi ngờ mà một số nhà phân tích đã đưa ra về cơn sốt AI có thể kéo dài bao lâu. Nvidia gần như độc quyền về các hệ thống điện toán được sử dụng để cung cấp các dịch vụ AI như ChatGPT.

Chuyên gia Dan Ives của công ty Wedbush Securities đánh giá kết quả lợi nhuận ấn tượng của Nvidia sẽ tác động tích cực đến toàn bộ ngành công nghệ trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023.

Thời gian qua, Nvidia đã hưởng lợi đáng kể từ làn sóng AI, giúp tập đoàn đạt giá trị vốn hóa vượt 1.000 tỷ USD. Với thiết kế dùng cho đồ họa game, mỗi con chip GPU của Nvidia có chi phí lên tới hàng nghìn USD. Các khách hàng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận chip AI của Nvidia, do các tập đoàn lớn, công ty khởi nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, chính phủ các nước đang tăng cường dự trữ chip GPU nhằm bắt kịp với cuộc cách mạng AI. Hiện có lo ngại rằng, Nvidia có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu do tập đoàn này chỉ thiết kế, rồi giao khâu sản xuất cho doanh nghiệp khác, trong đó có TSMC của Đài Loan (Trung Quốc). Do đó, Nvidia cũng dễ bị tổn thương trước biến động của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giới đầu tư tin rằng, Nvidia sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong làn sóng AI tạo sinh mới nổi. Mới đây nhất, ngân hàng HSBC dự báo Nvidia sẽ chiếm khoảng 90% thị phần chip toàn cầu trong năm tài chính 2024.

Tuy nhiên, vẫn có một số lo ngại về tăng trưởng khi Chính phủ Mỹ hạn chế xuất khẩu dòng chip hiệu suất cao nhất của Nvidia sang Trung Quốc buộc tập đoàn phải sản xuất các phiên bản chip có hiệu suất chậm hơn sang thị trường tỷ dân này. Nhà Trắng đang cân nhắc áp đặt thêm các lệnh hạn chế xuất khẩu, điều này sẽ giới hạn hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc của Nvidia.

Sự phân chia cung và cầu cũng có thể khiến một số công ty công nghệ chuyển hướng sang đối thủ AMD, công ty đang tìm cách thách thức sản phẩm mạnh mẽ nhất của Nvidia, với chip M1300X.

Các chuyên gia phân tích cho biết, AMD dự kiến sẽ bắt đầu xuất xưởng loại chip này trong quý IV/2023 và có thể kiểm soát khoảng 10% thị trường chip AI vào năm 2024.

Chuyên gia Inge Heydorn của Công ty đầu tư GP Bullhound – nhà sở hữu cả cổ phiếu của Nvidia và Công ty thiết kế chip AMD, cho biết, thị trường đang bị phụ thuộc quá nhiều vào Nvidia.

Ông Heydorn nói AI thực sự là một trụ cột tăng trưởng cuối cùng và thị trường chứng khoán đang được “chèo lái” bởi công nghệ này. Nếu hoạt động kinh doanh của Nvidia không đạt kỳ vọng, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với một sự điều chỉnh khác lớn trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Chốn công sở: Ganh ghét và đố kỵ khiến nhiều tài năng bị thui chột

Tài năng là một “gia tài” riêng của mỗi người, thế nhưng đôi khi gia tài ấy lại là lý do khiến bạn bị ganh ghét, đố kỵ thậm chí là cô lập ở trong một môi trường cạnh tranh không công bằng. Dần dần bạn nhận ra tài năng của mình, sự cống hiến của mình không được công nhận và ngày càng bị thui chột tại chính nơi mình làm việc, mà đáng nhẽ ra tài năng là thứ giúp bạn phát triển, thăng tiến và phục vụ lợi ích chung của công ty. 

1. Sức tàn phá của lòng đố kỵ và ganh tị trong công việc

Thuật ngữ đố kỵ chỉ cảm xúc tiêu cực bằng cách luôn tìm cách bài trừ đi sự phấn đấu và thành quả của người khác. Khi sự đố kỵ lên ngôi cũng là lúc con người rơi vào nỗi bất hạnh nhanh nhất. Vì người đố kỵ trong lòng luôn tràn đầy ganh ghét và đau khổ.

Chúng ta dễ dàng nhận biết kiểu người này thông qua ánh mắt hoặc hành động của họ. Khi ai đó nổi trội về mặt nào, họ sẽ cố tìm cách soi mói và phủi sạch sự cố gắng của người khác. Sự chống chế càng quyết liệu bao nhiêu chứng tỏ trong lòng họ khó chịu bấy nhiêu. Những người này thường sống đau khổ về mặt tâm lý vì cứ mãi chìm đắm trong nỗi sợ ai đó vượt mặt mình.

Trong cuộc sống, những người này thường ít có bạn bè hoặc các mối quan hệ tâm giao. Vì sự đố kỵ là hàng rào ngăn cản họ mở lòng với người khác. Trên hết, chẳng ai thích kết bạn với người luôn cố hạ thấp và không công nhận thành tựu của người khác.

Đối với môi trường làm việc, người đố kỵ luôn mang lại năng lượng tiêu cực và cố hạ bệ người khác. Nếu bạn ưu tú vượt trội sẽ trở thành cái gai trong mắt họ. Trong khi, sếp luôn cố thúc đẩy mọi người phát triển mục tiêu chung, cá nhân họ lại muốn đánh lẻ giành chiến công riêng. Hướng phát triển của họ đi ngược với lí tưởng của tập thể. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả chung.

Nếu “chẳng may” bạn đạt được thành tích tốt, mục tiêu gây hấn của họ sẽ chính là bạn. Họ có thể gây cản trở bằng cách lập “bè phái” nói xấu, cô lập bạn. Nhiều người cố chống trả quyết liệt đến cùng, cũng lắm trường hợp vì mệt mỏi buộc phải “rời đi”. Dù cách xử lý như thế nào, cuối cùng người thiệt hại vẫn là bạn và công ty.

Trên thực tế, kiểu người này tồn tại hầu hết ở các doanh nghiệp. Người thể hiện sự ganh tị một cách rõ rệt. Kẻ sắm vai người tốt tiếp cận và chờ đợi cơ hội “xử đẹp” bạn. Nếu vấn đề này không được giải quyết, nhiều nhân tài sẽ sẵn sàng dứt áo ra đi.

2. Giải pháp đối phó với đồng nghiệp hay đố kỵ

2.1 Chiêu dụ đồng nghiệp

Nhìn vào thực tế, lòng ganh tị trong công việc xuất phát từ sự đố kỵ của mỗi cá nhân. Chúng ta không thể trực tiếp đối kháng, nhưng hoàn toàn có thể giảm bớt chúng. Khi mỗi ngày, chúng ta dành hầu hết thời gian nơi làm việc. Bạn không thể cứ sống trong môi trường đầy công kích và đố kỵ. Khi áp lực công việc đã trĩu nặng trên vai, sự thù ghét của đồng nghiệp sẽ biến bầu không khí trở nên nặng nề hơn.

Vì lẽ đó, bạn cần có kế hoạch “chiêu dụ” đồng nghiệp trước khi quá muộn. Bạn có thể thử bắt chuyện xã giao, tham gia buổi la cà ngoài giờ làm,… những hành động nhỏ giúp kéo gần khoảng cách với nhau. Tuyệt đối, đừng quá thể hiện bản thân một cách thái quá. Sự phô trương bản thân quá đà chỉ khiến bạn chuốc thêm nhiều phiền phức.

2.2 Khẳng định thương hiệu cá nhân

Những người ganh tỵ thường cố tìm lý do để đánh giá thấp năng lực của người khác. Bạn không nên đôi co, hãy chứng minh thực lực mới chính là câu trả lời tốt nhất. Nếu bạn luôn chăm chỉ làm việc và đạt được thành tích tốt, họ tự khắc sẽ hiểu.

Nếu họ vẫn cố lờ đi nổ lực từ bạn, đừng cố thể hiện làm gì. Bởi suy cho cùng, sếp mới là người đánh giá năng lực của bạn. Ở trường hợp này, bạn chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình, hãy để thời gian trả lời tất cả.

2.3 Nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực

Tôi có thể cảm nhận được sự mệt mỏi khi phải đối mặt với những đồng nghiệp đố kỵ. Nếu không thể làm gì khác, bạn hãy cố gắng lờ đi sự dè bỉu từ họ. Luôn giữ tâm trí thoải mái và lạc quan khi nhìn nhận mọi việc sẽ giúp cuộc sống bạn trở nên bớt áp lực hơn. Hãy làm những gì mình muốn làm, vì suy cho cùng; những đồng nghiệp đó chỉ là cái bóng đi ngang đời bạn.

Hơn thế nữa, sự đố kỵ từ chính đồng nghiệp giúp chúng ta rèn luyện sự nhẫn nại, vươn mình vượt khó hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng! Cuộc sống vốn dĩ lắm gian nan, đừng để những chuyện không đáng lưu lại trong tâm trí bạn.

2.4 Tranh thủ sự giúp đỡ

Bạn không hề bị bắt buộc phải một mình đương đầu với mọi khó khăn. Nếu những ganh tị trong công việc khiến bạn không thoải mái, và ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc thì hãy trình bày với sếp nhưng hãy nhớ đừng chỉ trích mà đơn thuần chỉ là trình bày một vấn đề. Một người sếp giỏi, chắc chắn họ sẽ nhìn nhận ra vấn đề và biết phải làm gì để “điều hòa” lại mối quan hệ trong bộ phận của mình.

2.5 Không tham gia vào cuộc đàm tiếu

Người thường đố kỵ luôn đàm tiếu về những người mà họ không thích, những người giỏi hơn họ hoặc những người mà họ cho là gây nguy hiểm đối với họ. Vì thế, bạn có thể lắng nghe nhưng không nên tham gia vào những cuộc trò chuyện kiểu này. Nếu muốn góp lời thì chỉ nói những câu mang tính xây dựng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng trong cách nói, cách dùng từ, nếu không sẽ bị đồng nghiệp cho rằng bạn đang “dạy đời” họ.

2.6 Tự bảo vệ mình bằng cách luôn khiêm tốn

Trên phim ảnh và những câu chuyện đời thường, khi đố kỵ và ganh tị trong công việc, đồng nghiệp không chỉ nói xấu mà còn sẵn sàng làm các điều xấu để phá hoại sự nghiệp của đối phương. Điều này có thể xảy ra với bạn, vì thế việc đề phòng và bảo vệ chính mình để không có sơ hở cho họ lợi dụng là không bao giờ thừa.

Luôn khiêm tốn là cách bảo vệ bản thân tốt nhất trong chốn công sở. Dù bạn làm giỏi đến đâu cũng không nên khoe khoang với mọi người khi được tăng lương, sếp khen vì hoàn thành công việc tốt. Bởi khi làm điều này có thể khiến họ ganh ghét, đố kỵ, là mục tiêu để họ hạ gục bạn. Bên cạnh đó, khi khiêm tốn còn khiến đồng nghiệp nể phục và tôn trọng bạn. Vì thế, hãy học cách khiêm tốn trong lời nói và hành động chốn công sở bạn nhé!

2.7 Làm việc chăm chỉ

Để tiêu diệt sự đố kỵ và ganh tị trong công việc, bạn hãy cố gắng làm việc chăm chỉ. Khi hoàn thành tốt công việc được giao bạn không chỉ được sếp trọng dụng mà còn có thể “đạp tan” mối nghi ngờ của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, thay vì để ý đến sự ganh tỵ, đố kỵ của người khác, bạn nên học cách trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng mềm để nâng cao trình độ của bản thân. Đây là cách tốt nhất để sếp và đồng nghiệp đánh giá khách quan về năng lực của bạn.

2.8. Thẳng thắn và giải quyết vấn đề

Khi cảm thấy mệt mỏi và phiền phức với tình trạng đố kỵ và ganh tị trong công việc, bạn hãy tìm cách chấm dứt tình trạng này bằng cách ngồi lại và trao đổi với đồng nghiệp một cách thẳng thắn và lịch sự để tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

Nếu nguyên nhân từ bản thân thì bạn hãy đưa ra lời xin lỗi. Còn tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như: thăng chức, tăng lương, nhận thưởng,… thì bạn cần giải thích với họ đó là thành quả xứng đáng cho những cố gắng, vất vả đã bỏ ra. Đồng thời khuyến khích họ làm việc chăm chỉ và chính bản thân bạn cũng cần khiêm tốn với những thành tích đã đạt được.

Thực tế, sự đố kỵ và ganh tị trong công việc như cái bẫy không lối thoát. Bạn không thể bắt người khác yêu mình, vì thế hãy học cách chấp nhận nó. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp những “trái tim khốn khổ” bị ganh ghét tìm được lối thoát cho chính mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VietnamWorks

Nhiều khó khăn đang bủa vây Google trong cuộc đua mới

Tờ Business Insider (BI) cho hay sau khi Apple ra mắt kính thực tế ảo Vision Pro vào tháng 6/2023 và được kỳ vọng là tạo nên cuộc cách mạng mới cho toàn ngành thì Google đã bị bao phủ một luồng không khí khủng hoảng.

Nhiều khó khăn đang bủa vây Google
Nhiều khó khăn đang bủa vây Google

Trong nhiều năm, Google đã cố gắng phát triển các thiết bị liên quan đến vũ trụ ảo nhưng không thành công, từ Google Glass cho đến những sản phẩm liên quan sau này đều mất dần sức hút theo thời gian mà không để lại bất kỳ ấn tượng gì.

Tầm nhìn của Google là nếu các thiết bị dùng Android trên thị trường của Samsung thất thế trước iPhone của táo khuyết thì họ vẫn có thể tự chủ được một dòng sản phẩm phần cứng khác.

Bởi vậy bất chấp khó khăn, các nhà lãnh đạo Google vẫn tin tưởng rằng vũ trụ ảo sẽ là cuộc cách mạng công nghệ mới để rồi xây dựng một nhóm chuyên gia vào năm 2020 chỉ để phát triển kính thực tế ảo.

Dự án mang tên “Project Iris” ra đời chỉ để nhằm xây dựng một sản phẩm mà cả Apple lẫn Facebook cũng đang phát triển.

Để hoàn thành mục tiêu, Google đã mua lại startup North và Raxium nhưng cuối cùng vẫn vấp phải các thách thức về công nghệ.

Hậu quả là đầu năm 2023, Google đã buộc phải dừng dự án Iris để chuyển sang hợp tác với Samsung mang tên “Dự án Moohan” cũng để phát triển thiết bị thực tế ảo.

Trên thực tế, nguồn tin của BI cho biết việc Micrsoft ra mắt ChatGPT, lấy mất ánh hào quang của Google trong mảng trí thông minh nhân tạo (AI) đã khiến ban lãnh đạo công ty gặp khá nhiều áp lực. Những cố gắng về cắt giảm chi phí đã buộc Google phải dừng Iris để lựa chọn phương án thay thế hiệu quả hơn.

Thế rồi khi Apple ra mắt sản phẩm kính thực tế ảo của mình thì một không khí khủng hoảng bắt đầu bao trùm toàn dự án của Google.

Mặc dù Apple hay Meta (Facebook) đều gặp những khó khăn về công nghệ nhưng đã thành công vượt qua được để cho ra sản phẩm mới.

Trái lại, dự án Iris của Google liên tục thay đổi chiến lược khi gặp thách thức về kỹ thuật, chưa kể sự xao nhãng từ phía quản lý kể từ khi ChatGPT và AI gây sự chú ý.

Nguồn tin của BI cho hay tâm lý khủng hoảng trong dự án kính thực tế ảo của Google phản ánh sự tuyệt vọng của tập đoàn này nhằm cố gắng trở thành một ông lớn công nghệ sản xuất phần cứng tương tự như Apple.

Thật không may, Alphabet (Google) đã phải sa thải hàng loạt kể từ tháng 1/2023, bao gồm cả nhân viên của bộ phận kính thực tế ảo sau khi nhà đầu tư bất bình vì tập đoàn này bỏ lỡ xu thế AI, trong khi mảng vũ trụ ảo chưa có nhiều tiến triển.

“Mọi người vẫn chỉ đang học hỏi và mò mẫm. Tôi không nghĩ rằng một công ty có thể dẫn đầu ngành nếu vẫn chỉ đang loanh quanh ở mức học hỏi, tìm tòi về công nghệ”, một nhân viên giấu tên của Google nói với BI.

Đảo lộn

North là một startup phát triển kính thực tế ảo của Canada. Vào năm 2018, hãng này được chính phủ Canada hỗ trợ 24 triệu USD để phát triển sản phẩm, thế nhưng cuối cùng công ty cũng lâm vào khủng hoảng khi phải sa thải hàng loạt và nợ lương một nửa nhân viên.

Phía Google khi đó cho rằng North là một cơ hội tốt để thực hiện giấc mơ kính thực tế ảo nên đã cứu sống startup này thông qua thỏa thuận mua lại 180 triệu USD vào năm 2020.

“Google biết rằng họ muốn thực hiện kính thực tế ảo nhưng không thể có sẵn một đội chuyên gia hay một chiến lược phát triển sản phẩm. Tuy nhiên với North, họ có sẵn cả một khung bộ máy nhờ nguồn tiền khổng lồ”, một cựu nhân viên của North và Google nói với BI.

Ban đầu Google để những người cũ của North tiếp tục phát triển sản phẩm với ý tưởng tích hợp thêm các ứng dụng của hãng như Google Map, nhận diện hình ảnh, Lens…vào sản phẩm mới.

Thế nhưng vào năm 2021, Google lại tuyển dụng thêm kỹ sư kỳ cựu Mark Lucovsky vào ban điều hành dự án, đi cùng với đó là đội ngũ nhân viên của ông ta.

Hệ quả là phương hướng phát triển của Iris bị đảo lộn, từ việc tập trung phát triển hình ảnh cho một bên mắt sang tích hợp vô số ứng dụng, sản phẩm và biến thành một thiết bị tương tự với những gì Meta và Apple đã ra mắt ngày nay.

Vào tháng 5/2022, Google giới thiệu cặp kính Iris thử nghiệm đầu tiên có thể dịch thuật theo thời gian thực. Dù nhận được phản hồi tích cực nhưng ý tưởng này lại bị loại bỏ sau đó vì những khó khăn kỹ thuật để sản xuất hàng loạt và có lợi nhuận.

“Cứ mỗi 6 tháng là lại có một thay đổi. Các nhà quản lý nhìn vào dự án và nói: ‘Chúng tôi muốn sản phẩm hơi khác đi một tý’ và thế là mọi thứ dần đảo lộn hết lên”, một nhân viên giấu tên nói với BI.

Hỗn loạn.

Đầu năm 2022, những thông tin về việc Apple sắp phát triển thành công thiết bị thực tế ảo đã khiến các nhà lãnh đạo Google cực kỳ lo lắng vì sợ bị lấy mất ánh hào quang trong mảng này.

“Tại Google, nỗi sợ Apple ra mắt sản phẩm mới tạo nên cuộc cách mạng ngành chứ không phải Google ngày một lớn dần”, một cựu nhân viên Google giấu tên nói với BI.

Để đẩy nhanh tiến độ, Google đã quyết định hợp tác với Samsung cũng nhằm phát triển bộ kính thực tế ảo tương tự như Vision Pro của Apple sau này, nhưng sử dụng hệ điều hành Android. Dự án này mang tên “Moohan”.

Điều rắc rối ở đây là phía Samsung không muốn có một nhóm phát triển khác cũng làm cùng mảng với họ vì lo ngại Google sẽ sử dụng các thông tin từ dự án Moohan để kiếm lợi cho chính mình.

Hậu quả là vào tháng 1/2023, Google quyết định đóng cửa Iris cùng với việc sa thải hàng loạt nhân viên trong thời điểm nhạy cảm.

Tập đoàn này gặp nhiều chỉ trích khi chậm chân trong mảng trí tuệ nhân tạo so với Microsoft và gặp áp lực cắt giảm chi phí đầu năm 2023.

Điều trớ trêu hơn là dù loại bỏ Iris để tập trung cho Moohan nhưng mới đây đài SBS Biz của Hàn Quốc cho hay Samsung đã phải lùi thời hạn ra mắt kính thực tế ảo của mình vì lo sợ không cạnh tranh nổi với Vision Pro.

Sự trễ hẹn này khiến thiết bị hợp tác giữa Samsung và Google bị lùi thời điểm ra mắt đến mùa hè năm 2024, tức là 1 năm sau ngày Apple giới thiệu sản phẩm của mình.

Không dừng lại đó, việc Google đóng cửa Iris khiến những lãnh đạo tài năng của North ra đi cùng đội ngũ thân tín của mình, để lại cho tập đoàn sự hỗn loạn.

Tờ BI cho hay trong khi Apple lẫn Meta đều sẵn sàng chi lớn cho kính thực tế ảo thì Google lại ngần ngại đổ tiền vào đây dù muốn sản xuất một sản phẩm phần cứng mang tính cách mạng.

Trong năm 2022, Meta đã chi đến 14 tỷ USd cho Reality Labs thì Apple cũng đổ hơn 1 tỷ USD mỗi năm để phát triển Vision Pro.

Với Google, con số đầu tư dù không được tiết lộ nhưng nguồn tin của BI cho hay tập đoàn này đang dần từ bỏ giấc mơ phần cứng khi bị bỏ lại quá xa.

Ngoài ra, việc phải dồn nguồn lực phát triển AI cạnh tranh cùng Microsoft càng khiến Google mất dần hứng thú cho kính thực tế ảo.

“Google rất thích mô hình sản phẩm phát triển xoay quanh hệ điều hành Android của mình, nhưng điểm cốt lõi là cho ra mắt một thiết bị phần cứng mà không phải phụ thuộc vào bên thứ 3 thì lại chưa có. Đây chính là điều làm nên đống lộn xộn của các dự án kính thực tế ảo”, một nhân viên giấu tên nói với BI.

*Nguồn: BI

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes