Skip to main content

Tác giả: testmtrips

Thế nào là một Insight tốt?

Insight không phải là một câu thơ hay một câu văn nghe hay ho, hấp dẫn. Những insight chất lượng hầu như lúc nào cũng đơn giản, đúng và rõ ràng đến mức khiến cho chúng ta luôn có cảm giác: “Ôi trời, hình như tôi đã gặp ở đâu rồi”.

insight tốt

Tuy nhiên, việc kết nối thông tin và diễn dịch để có một Insight tốt là điều không hề dễ dàng. Thông thường, để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta cần tìm được điểm mấu chốt trong tâm lý của người tiêu dùng, mà ở đó, chúng ta có thể tạo ra ảnh hưởng đến hành vi của họ.

Ở đây, câu hỏi được đặt ra là: “Làm sao chúng ta biết được liệu Insight vừa tìm ra có chạm đến trái tim, tâm trí người tiêu dùng hay không?”.

Muốn có được đáp án của câu hỏi này, bạn phải tự đặt câu hỏi những vấn đề sau, hay còn gọi là những nguyên tắc vàng khi đánh giá Insight:

1. Nguyên tắc 1: Reality

  • Insight đó có phải là một sự thật, phát biểu đúng và bền vững không?
  • Phát biểu Insight đó có thể hiện thái độ chạm đến thái độ, động cơ của người tiêu dùng hay không?
  • Nó có chạm đến nhu cầu, mong muốn, hay vấn đề quan trọng nào mà người tiêu dùng cần giải quyết không?

2. Nguyên tắc 2: Resonate

  • Một Insight tốt phải khiến người tiêu dùng thốt lên “à há”,”wow” khi nghe thấy
  • Bạn cần phải tự đặt câu hỏi rằng: “Người tiêu dùng có thấy insight thể hiện đúng câu chuyện của chính họ không?”. Vì chỉ khi họ thấy mình trong đó, họ thấy thú vị, từ đó mới có thể khiến họ nhớ, suy nghĩ, hành động và thay đổi hành vi.

3. Nguyên tắc 3: Relevant

  • Sau khi biết Insight đã đúng, đã có ý nghĩa sâu sắc, thì phần còn lại chính là Insight có trả lời được những vấn đề tồn đọng cần giải quyết trong Insight Brief hay không?
  • Liệu người tiêu dùng có hành động như ý thương hiệu mong muốn sau khi tiếp cận các hoạt động marketing sử dụng Insight này hay không?
  • Cuối cùng, Insight này có đúng với định vị, tầm nhìn thương hiệu hay không?

4. Nguyên tắc 4: Reaction

  • Insight này có phải là yếu tố mới mẻ, độc nhất, mà chỉ hành động của thương hiệu bạn mới có thể tạo ra lợi thế?
  • Insight có thể triển khai qua nhiều chiến dịch được không? Thương hiệu có khả năng sở hữu được Insight này hay không?

insight là gì

Một ví dụ tiêu điểm như “Dirt is Good – OMO” hay “Real Beauty – Dove”. Đây là những Insight độc nhất, tính hành động cao có thể triển khai sang nhiều hoạt động từ định vị, truyền thông cho đến kích hoạt thương hiệu,…

Và một khi OMO hay Dove khai thác những insight này, thì tính sở hữu của Insight này với thương hiệu gần như là là tuyệt đối.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips

Theo BrandCamp

Samsung chấm dứt sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc

SEOUL (Reuters) – Samsung Electronics Co Ltd (005930.KS) đã kết thúc sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc, hãng này cho biết hôm thứ Tư, bị tổn thương khi tăng cường cạnh tranh từ các đối thủ trong nước trên thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

samsung

Theo tờ Reuters (SEOUL) – Samsung Electronics Co Ltd (005930.KS) đã kết thúc sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc, hãng này cho biết hôm thứ Tư, bị tổn thất nặng nề khi tăng cường cạnh tranh từ các đối thủ trong nước trên thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Việc đóng cửa nhà máy điện thoại Samsung Trung Quốc cuối cùng của Trung Quốc diễn ra sau khi họ cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở thành phố Huệ Châu vào tháng 6 và đình chỉ một nhà máy khác vào cuối năm ngoái, nhấn mạnh sự cạnh tranh gay gắt ở nước này.

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này đã ngừng sản xuất điện thoại ở Trung Quốc sau khi các nhà sản xuất khác chuyển sản xuất từ Trung Quốc do chi phí lao động tăng và suy thoái kinh tế.

Sony cũng cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh tại Bắc Kinh và sẽ chỉ sản xuất điện thoại thông minh ở Thái Lan.

Nhưng Apple (AAPL.O) vẫn tạo ra các sản phẩm lớn tại Trung Quốc.

Theo nghiên cứu thị trường, thị phần của Samsung tại thị trường Trung Quốc đã giảm xuống 1% trong quý đầu tiên từ mức 15% vào giữa năm 2013, do việc bị ‘qua mặt’ bởi các thương hiệu gia đình khác đang phát triển nhanh như Huawei Technologies và Xiaomi Corp.

“Tại Trung Quốc, mọi người mua điện thoại thông minh giá rẻ từ các thương hiệu nội địa và điện thoại cao cấp từ Apple hoặc Huawei. Samsung có rất ít hy vọng để hồi sinh thị phần của mình”. Ông Park Sung-Soon, một nhà phân tích tại Cape Investment & Securities cho biết.

Samsung, nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, cho biết họ đã đưa ra quyết định khó khăn trong nỗ lực tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên, họ nói thêm sẽ tiếp tục bán hàng tại Trung Quốc

Thiết bị sản xuất sẽ được phân bổ lại cho các nhà sản xuất toàn cầu khác, tùy thuộc vào chiến lược sản xuất toàn cầu của chúng tôi dựa trên nhu cầu của thị trường.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

 

BKAV “bất ngờ” sản xuất máy thở để đáp ứng cho Covid-19 – Tháng sau xuất xưởng

Sáng sớm nay, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch hãng công nghệ Bkav tiết lộ trên Facebook rằng hơn 9000 công nhân và 4 nhà máy sẵn có trong chuỗi sản xuất Bphone đã sẵn sàng sản xuất máy thở xâm nhập trợ giúp điều trị Covid-19.

Chủ tịch Bkav cho biết Bkav đã cử đội nghiên cứu dự án sản xuất máy thở ngay khi có tin GS Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc muốn chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Việt Nam.

“Ít ngày sau đó bạn Cu Hiệp của diễn đàn Tinh tế, là một trong những người đầu tiên chat cho tôi Link về việc Công ty thiết bị y tế hàng đầu thế giới Medtronic, đã mở thiết kế máy thở xâm nhập PB 560 của họ cho các nhà sản xuất khác để chung tay cung cấp cho thế giới chống dịch”, ông Quảng viết. “Máy thở PB 560 là loại máy gọn, nhẹ có chức năng cung cấp oxy và mô phỏng các hành động của hơi thở… Vào giữa Tháng 5 chúng tôi sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên, để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế”.

Như vậy, Bkav là công ty thứ hai cùng với Vingroup tham gia vào lĩnh vực sản xuất máy thở hỗ. Đây là thiết bị quan trọng và thiết yếu trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 mà rất nhiều quốc gia đang thiếu.

Dịch bệnh bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12 năm ngoái và đang hoành hành trên khắp thế giới. Đã có gần 1,7 triệu người đã bị nhiễm, trong đó hơn 102 người tử vong. Tình hình dịch Covid-19 vẫn rất phức tạp, nhiều quốc gia vẫn phải áp dụng lệnh cách ly xã hội hoặc cấm đi lại, trong khi các chuyên gia cho rằng chỉ khi có vắc xin mới giải trừ được dịch này.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips

CEO TiKi Trần Ngọc Thái Sơn: "Overview" ngắn về tiểu sử

CEO TiKi Trần Ngọc Thái Sơn: “Overview” ngắn về tiểu sử

1. Tên đầy đủ: Trần Ngọc Thái Sơn
2. Năm sinh: 1981
3. Quê quán: Tân Bình,
4. Học vấn:
Tốt nghiệp thạc sĩ ngành thương mại điện tử tại Đại học New South Wales, Úc năm 2007

CEO TiKi Trần Ngọc Thái Sơn: "Overview" ngắn về tiểu sử
CEO TiKi Trần Ngọc Thái Sơn: “Overview” ngắn về tiểu sử

5. Quá trình sự nghiệp của CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn.

  • Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Úc, ông Sơn đã có một thời gian làm thiết kế Web cho Impaq Interactive tại Thái Lan. Về Việt Nam, ông đã làm ở các vị trí như Giám đốc Marketing cho Vinabook và Quản lý điều hành ở Vega.
  • Năm 2010 (thời điểm 30 tuổi), nhận thấy nhu cầu mua sách và đọc sách của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là với các đầu sách ngoại ngữ, ông Sơn đã nghĩ đến công cụ để giúp mọi người có thể mua sách dễ dàng hơn. Tiki ra đời với vốn khởi điểm chỉ với 5.000 USD tiền tiết kiệm của chính ông. Cái tên Tiki chính là Tìm kiếm và Tiết kiệm.
  • Thời điểm này, Tiki chỉ bán các sách Tiếng Anh với hơn 100 đầu sách, kho tại gara xe và văn phòng ở ngay trong phòng ngủ của ông Sơn. Có đơn hàng thì người đóng gói và giao hàng cũng chính là ông. Đây là những ngày tháng vô cùng khó khăn bởi vốn ít và lại không tìm thêm được người đồng sáng lập để có thêm sự hỗ trợ, thế nhưng ông Sơn không hề bỏ cuộc. Liên tiếp trong 2 năm, Tiki đứng vị trí “Dịch vụ chăm sóc khách hàng được ưa thích nhất”, “Giao hàng được ưa thích nhất” và “Website thương mại điện tử mô hình B2C chuyên ngành sách được yêu thích nhất” do người tiêu dùng bình chọn.
ceo tiki trần ngọc thái sơn
CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn
  • Tháng 3/2012, Tiki đã nhận được sự đầu tư của Soichi Tajima – Chủ tịch và CEO của Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc. Nhờ vậy, tới tháng 8/2012, Tiki của ông đã có 80 nhân viên, văn phòng, kho chứa và phát triển thành nhà sách trực tuyến số 1 tại Việt Nam.
  • Dấu mốc lịch sử chính là năm 2016, khi Tiki nhận được 384 tỷ vnđ từ Công ty Cổ phần VNG. Nhờ khoản đầu tư này, Tiki có nhiều điều kiện hơn để phát triển hệ thống phần mềm, công nghệ.
  • Năm 2018, Tiki tiếp tục nhận được sự đầu tư của công ty JDar Inc của Trung Quốc và Công ty STIC Investment của Hàn Quốc đã tài trợ cho một vòng Series C trị giá 54 triệu USD để giúp củng cố sự hiện diện của Tiki trên thị trường.

“Đọc sách chưa phải là thói quen của đa số người Việt Nam, nhưng khi dân trí đi lên, người đọc sách sẽ nhiều hơn… Sau khi đọc chán Angela Phương Trinh, Ngọc Trinh, thì người ta sẽ đọc sách”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google Chrome: 3 thay đổi quan trọng nhất trong phiên bản 81 mới phát hành

Bản cập nhật Google Chrome 81 mới phát hành sẽ mang lại những thay đổi cải thiện trải nghiệm của người dùng.

Phiên bản mới nhất của Google Chrome đã được phát hành và có thể tải về trên tất cả các nền tảng được hỗ trợ. Đây không chỉ là bản sửa lỗi bảo mật mà còn là bản cập nhật lớn với những thay đổi nâng cao trải nghiệm người dùng.

Đầu tiên, Chrome phiên bản mới này không còn hỗ trợ giao thức FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tải tập tin). Google đã chính thức xóa giao thức FTP khỏi Chrome, điều đó có nghĩa là bạn không còn có thể sử dụng trình duyệt để kết nối với máy chủ FTP để tải xuống và tải lên các tệp.

Đây chắc chắn sẽ là một tin không vui đối với những người sử dụng Chrome để sử dụng giao thức FTP, hiện tại chỉ chiếm một phần nhỏ trong số người dùng. Do đó, thay đổi này sẽ chỉ ảnh hưởng tới một nhóm nhỏ người dùng, buộc họ chuyển đổi sang các trình duyệt FTP chuyên dụng.

Phiên bản Google Chrome mới này cũng đi kèm với Web NPC API trên thiết bị di động, nghĩa là với Chrome các ứng dụng nền web hiện có thể sử dụng giao tiếp NFC. Đây thực sự là một thay đổi hết sức hữu ích vì giờ đây Chrome hỗ trợ NFC cho các ứng dụng web tương tự như những ứng dụng độc lập.

Thay đổi lớn cuối cùng của bản cập nhật này là tính năng giúp quản lý các tab theo nhóm. Giờ đây, bạn có thể nhóm các tab lại theo màu sắc hoặc đặt các nhãn tên tùy chỉnh ngay trên thanh quản lý tab của các trình duyệt máy tính.

Ngoài ba cải tiến lớn này, Chrome 81 mới cũng tinh chỉnh và sửa lỗi giúp cải thiện hơn nữa trải nghiệm trên máy tính và các thiết bị di động.

Trong bối cảnh bùng phát của dịch bệnh, Google sẽ bỏ qua bản nâng cấp lớn tiếp theo của Chrome là 82 và lên thẳng phiên bản 83, dự kiến sẽ ra mắt vào giữa tháng 5. Trong khi đó, các bản Canary, Dev và Beta sẽ tiếp tục được cập nhật bình thường.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hùng Lâm | MarketingTrips 

Theo Softpedia – Tri Thuc Tre

Facebook thêm “Quiet Mode” giúp bạn tránh xa sự phiền nhiễu của mạng xã hội

Quiet Mode là chế độ thực sự cần thiết cho những ai muốn tập trung làm việc hoặc học tập, mà không bị Facebook làm phiền.

Facebook vừa công bố chế độ “Quiet Mode” hoàn toàn mới cho ứng dụng di động của mình, nhằm giúp bạn tránh xa sự phiền nhiễu của mạng xã hội. Khi kích hoạt, chế độ Quiet Mode sẽ tạm thời tắt hầu hết các thông báo từ Facebook, và sẽ nhắc bạn rằng chế độ Quiet Mode đang được bật khi bạn mở ứng dụng.

Facebook nói rằng hầu hết các thông báo sẽ bị tắt ở chế độ Quiet Mode, nhưng không nói chính xác những thông báo nào vẫn được phép hiển thị. Và lưu ý rằng, chế độ Quiet Mode khác với tính năng “mute push notifications”, mà chỉ cho phép tắt các thông báo pop-up và tiếng chuông.

Chế độ Quiet Mode có thể tìm thấy trong mục “Your Time on Facebook”. Hiện đang được Facebook cập nhật cho những người dùng iOS, và sẽ cập nhật cho người dùng Android vào tháng 5 tới đây.

Bạn có thể thiết lập chế độ Quiet Mode thủ công, hoặc chọn một lịch trình cụ thể giống như đồng hồ báo thức hàng ngày. Khi kích hoạt, chế độ này sẽ chặn hoàn toàn các thông báo mới hiện lên, ở cả bên trong ứng dụng, lẫn cả hệ thống iOS.

Về cơ bản, bạn sẽ không thấy cả những dấu chấm đỏ hiện trên quả chuông trong ứng dụng Facebook, mà trước đây vẫn hiển thị số thông báo mới bạn chưa xem. Cũng như biểu tượng Facebook bên ngoài của iOS, cũng sẽ không hiện các chấm đỏ với số thông báo mới nữa.

Do đó mà Quite Mode sẽ hữu ích hơn là tính năng “mute push notifications”, trong việc giúp bạn có thể tạm thời tránh xa sự phiền nhiễu của mạng xã hội này và tập trung vào những công việc khác, đặc biệt là trong tình cảnh phải làm việc ở nhà mùa dịch bệnh này.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips

Theo theverge, Tri Thuc Tre

Cách sử dụng Google Analytics để đo lường website (lưu lượng truy cập web)

Mỗi doanh nghiệp hiện nay đều có ít nhất một website cho thương hiệu hay sản phẩm của mình, nhưng để có thể theo dõi và quản lý tình trạng website, thì Google Analytics là một phần không thể thiếu. Cùng tìm hiểu cách sử dụng Google Analytics để đo lường lưu lượng truy cập web trong bài viết này.

Cách sử dụng Google Analytics để đo lường website
Cách sử dụng Google Analytics để đo lường website (lưu lượng truy cập web)

Vai trò mà Google Analytics mang lại cho website là rất quan trọng. Nó giúp bạn biết được hiệu quả tổng thể của một website, nhờ đó có thể đo lường được hiệu quả của các chiến dịch đang thực hiện.

Google Analytics là gì?

Công cụ Google Analytics (hay còn gọi là GA) là một công cụ miễn phí dùng để phân tích website, giúp bạn phân tích và theo dõi lưu lượng truy cập trang web của mình, được Google tạo ra vào tháng 11 năm 2005.

Để có thể đánh giá website có đạt được thành công hay không, ngoài việc bạn phải nắm rõ được các KPI quan trọng trong Google Analytics, thì bạn cần phải biết rõ được mục tiêu KPI trên trang web của mình. Hiện tại, điều gì bạn muốn đạt được nhất trên website?

Thông thường trên một trang web sẽ có 2 mục tiêu KPI chính:

Mục tiêu 1: Giúp bạn đạt được doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

  • Sản phẩm trên trang web bán được thật nhiều
  • Số lượng hiển thị trên công cụ tìm kiếm
  • Số lần truy cập website càng nhiều càng tốt

Mục tiêu 2: Giúp bạn nắm được những dữ liệu của khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra những chiến dịch chăm sóc, khuyến mãi phù hợp

  • Số lượng tải xuống tài liệu PDF
  • Đăng ký nhận tư vấn, bản tin
  • Lượt xem blog, video sản phẩm

Khi bạn đã rõ được mục tiêu KPI mình muốn rồi, chúng ta bắt đầu nắm bắt rõ hơn về cách sử dụng Google Analytics qua 9 KPI quan trọng của GA.

9 KPI quan trọng cần cải thiện để tăng chuyển đổi

Đây là bản menu báo cáo của GA bao gồm 5 mục chính, thể hiện đầy đủ các KPI quan trọng của website:

  1. Realtime (Thời gian thực)
  2. Audience (Đối tượng)
  3. Acquisition (Chuyển đổi)
  4. Behavior (Hành vi)
  5. Conversions (Chuyển đổi)

1. User trong “New vs Returning”

Mục này của Google Analytics sẽ giúp bạn xác định được chính xác tỷ lệ người dùng cũ quay lại và tỷ lệ người dùng mới truy cập vào website bạn (lưu lượng truy cập web).

*Để vào mục này: Audience (Đối tượng) –> Behaviour (hành vi) –> New vs Returning (Khách mới và khách cũ).

Nếu chỉ số người dùng cũ của bạn cao gần bằng 1/2 hoặc hơn với người dùng mới, điều đó chứng tỏ website bạn đang làm content marketing rất tốt.

Khi trang web của bạn có nhiều khách hàng cũ quay lại, điều đó chứng tỏ website đang có rất nhiều khách hàng trung thành.

Việc này giúp bạn có thể phát triển các chiến dịch thương hiệu dễ dàng hơn và được xếp hạng tốt trên SERPs (công cụ tìm kiếm) của Google.

Cách sử dụng Google Analytics để đo lường website

Báo cáo New vs Returning trong Analytics.

Ngoài ra bạn có thể so sánh được hiệu quả giữa các nguồn của khách truy cập mới và cũ để biết được khách truy cập từ nguồn nào.

Bằng cách nhấp vào nút Secondary dimension (thứ nguyên phụ) và chọn Source (nguồn):

Google Analytics 2

Các nguồn truy cập trong Google Analytics.

2. Sessions trong Frequency & Recency

*Để vào mục này: Audience –> Behaviour –> Frequency & Recency (Tần suất truy cập)

Phần này giúp bạn xác định rõ hơn khách hàng cũ đã quay lại website của bạn bao nhiêu lần bằng Count of Session (số lượng phiên), và số lượng xem trang của từng phiên. Nhờ đó bạn biết được khách truy câcậpp nào là thường xuyên, khách nào mới 2 hay 3 lần…

Khi bạn biết số lần của khách cũ truy cập website, chúng ta có thể tập trung vào những chiến lược phù hợp với từng đối tượng đó.

Số lần xem trang cao hay thấp sẽ cho bạn biết được content của bạn có mang đến sự thú vị khi khách truy cập hay không.

Google Analytics 3

Báo cáo Frequency & Recency trong GA.

3. Sessions Duration trong Engagement

*Để vào mục này: Audience –> Behaviour –> Engagement (Mức độ tương tác)

Đây là mục bạn sẽ biết được thời gian khách truy cập website của mình nhờ Session Duration (thời gian của phiên).

0 – 10 giây: Đây là nhóm khách hàng truy cập đầu tiên và thoát ra liền trong khoảng thời gian từ 10 giây trở xuống.

Nhờ biết được thời gian, bạn có thể chia ra được nhiều nhóm khách hàng khác nhau để có các chiến lược phù hợp hơn.

Qua đó bạn cũng biết được content trên các trang của web có đáp ứng đúng nhu cầu của khách truy cập mong muốn không, để có thể cải thiện cho tốt hơn.

Google Analytics 4

Sessions Duration trong Engagement.

4. Bounce rate

Google Analytics 5

Chỉ số Bounce Rate.

Chỉ số Bounce rate (tỷ lệ thoát) giúp bạn biết được tỷ lệ khách thoát khỏi trang web của bạn sau khi truy cập. Nếu như trang web của bạn đang thực hiện các chiến lược quảng cáo tìm kiếm trên google, nhưng chỉ số bounce rate cao, cho thấy được nội dung trên trang đích của bạn không phù hợp với khách hàng.

Những yếu tố có thể dẫn đến bounce rate cao bao gồm:

  • Thiết kế website, content không tốt
  • Landing page không chính xác với người dùng
  • Thông tin họ đang tìm kiếm không đúng
  • Lỗi kỹ thuật dẫn đến thời gian web tải chậm

Tuy nhiên có những bài viết có số lượt truy cập cao và bounce rate cũng cao. Trong trường hợp này không phản ảnh được bài viết không tốt, mà bạn phải xem qua thời gian trung bình ở lại trên trang web.

Chúng ta chỉ có thể đánh giá được thành công khi xem tỷ lệ thoát của cả trang web. Nếu như trang web của bạn có tỷ lệ thoát cao nên phân tích sâu hơn và rõ hơn ở từng mục của trang web.

5. Organic SERPs

*Để vào mục này: Acquisition –> Overview (Tổng quan)

Trong phần này bạn có thể xem rõ được số lượng người dùng truy cập tự nhiên (Organic search) qua google tìm kiếm mà không phải trả tiền.

Để phát triển website lâu dài, bạn cần thực hiện các chiến lược content marketing và SEO thật tốt để có lượng tìm kiếm tự nhiên cao, phát triển thương hiệu, tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Cách sử dụng Google Analytics để đo lường website

Tổng quan chuyển đổi trong GA.

6. All Campaigns

*Để vào mục này: Acquisition –> Campaigns –> All Campaigns (Tất cả chiến dịch)

Phần All Campaigns trong Acquisition (chuyển đổi), giúp bạn theo dõi tất cả các chiến dịch bạn đang thực hiện có tốt không.

Bạn nên theo dõi các chiến dịch, bằng cách thêm những tham số theo dõi vào các URL của bản tin, sau đó sẽ được xác định bởi Google Analytics.

Cách sử dụng Google Analytics để đo lường website

Các kênh marketing trong GA.

Hoặc bạn có thể xem tổng lượt truy cập rõ ràng qua các nguồn hay phương tiện khác nhau: Acquisition –> All Traffic –> Source/medium (Nguồn/ phương tiện)

Google Analytics 8

Tổng lượt truy cập qua các kênh.

7. Average Page Load Time

*Để vào mục này: Behavior –> Site Speed –> Overview

Trong phần này bạn có thể xem được Average Page Load Time (tốc độ tải trung bình) trang web hiện tại của mình.

Nếu như khách hàng phải chờ quá lâu để truy cập được trang web của bạn, rất có thể họ sẽ thoát ra ngay. Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến KPI, bounce rate trang web của bạn tăng lên; tốc độ tải cũng ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm Google.

Do đó bạn cần phải luôn tối ưu trang web của mình để có được tốc độ tải trang càng ngắn càng tốt, từ đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch của mình.

Cách sử dụng Google Analytics để đo lường website

Báo cáo Tốc độ tải trên Google Analytics.

8. Average time on page

*Để vào mục này: Behavior –> Site Content –> All pages

Phần này giúp bạn biết được thời gian khách ở lại các trang có lâu không nhờ Average time on page (Thời gian trung bình trên trang), bạn có thể đánh giá được content các trang hiện tại của bạn thực hiện có đủ hấp dẫn, thú vị để thu hút đúng đối tượng khách hàng.

Bạn còn có thể biết được trang nào đang được khách quan tâm nhất, để có thể đưa các chuyển đổi phù hợp cho khách hàng.

Google Analytics 10

Average time on page trong GA.

9. Coversions Rate

*Để vào mục này: Conversions –> Goals –> Overview

Bạn có thể xác định rõ Coversions rate (tỷ lệ chuyển đổi) mục tiêu cụ thể qua phần này. Ví dụ như:

  • Tải tài liệu
  • Mua sản phẩm
  • Đăng ký nhận bản tin, sự kiện, khóa học
  • Đăng ký tư vấn

Mỗi ví dụ là một chuyển đổi, tùy thuộc bạn muốn đặt mục tiêu cụ thể như thế nào.

Conversions Rate trong GA.

Kết luận

Qua 9 chỉ số KPI, bạn đã biết được làm thế nào để Google Analytics được hiệu quả cho website của bạn. Đừng bao giờ chỉ dựa vào một chỉ số, và chỉ số doanh số của cửa hàng online của bạn đang tăng lên không có nghĩa lợi nhuận cũng tăng theo.

Chi phí bạn bỏ ra cao, thậm chí có thể nhiều hơn doanh số, điều này làm cho lợi nhuận ít hơn; hoặc lỗ nếu bạn chỉ tập trung vào một chỉ số doanh thu.

Bạn nên xác định rõ mục tiêu phù hợp cho trang web để có thể đưa ra đúng mục tiêu KPI, từ đây việc theo dõi trên Google Analytics sẽ tốt hơn rất nhiều.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Microsoft: 3 nguyên tắc vàng để trở thành nhà lãnh đạo “xuất chúng”

Vực dậy và giúp một Microsoft từng bị xem là “lỗi thời” trở thành công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới, CEO Satya Nadella thành công nhờ 3 nguyên tắc dưới đây.

CEO Microsoft

Với những thành tựu mà Microsoft đạt được dưới thời Satya Nadella, không thể phủ nhận vị CEO gốc Ấn này là một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất trên thế giới. Dưới thời của Nadella, Microsoft không chỉ có lượng người dùng đăng ký nhiều hơn Netflix, mà doanh thu điện toán đám mây cũng nhiều hơn Google và từng có thời điểm vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới. Thế nên, dễ hiểu tại sao tạp chí Fortune lại vinh danh Nadella là doanh nhân của năm 2019.

Đến nay, đã 6 năm từ khi Nadella thay Steve Ballmer trở thành CEO của Microsoft. Kể từ khi nắm quyền, Nadella đã giúp Microsoft hoàn toàn “lột xác”, đưa công ty tại thời điểm đó bị xem là đã lỗi thời với doanh thu từ hệ điều hành Windows trì trệ, và không bắt kịp với hầu hết các xu hướng quan trọng của những năm 2000 như điện thoại di động, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội… trở thành công ty lần đầu tiên có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới.

Và, Nadella hiểu rằng, thành công không đến trong một sớm một chiều. Thay vào đó, người lãnh đạo cần thiết tư duy dài hạn, vừa phải gieo hạt giống cho tương lai, vừa phải tự làm mới ngay hôm nay, trong khi không ngừng tiến về phía trước. Đồng nghĩa, tất cả mọi thứ, từ văn hóa, quy trình hoạt động cho đến chiến lược hay nhân sự, đều phải được làm mới và điều chỉnh sao cho phù hợp. Trên tinh thần đó, dưới đây là 3 quy tắc hàng đầu của Nadella trong việc điều hành doanh nghiệp.

1. Thay đổi văn hóa khi cần thiết

Một trong những bước đi táo bạo đầu tiên của Nadella khi trở thành CEO là thay đổi sứ mệnh lâu đời và có phần “cổ lỗ sĩ” của Microsoft là “một chiếc máy tính trên mỗi bàn làm việc của mọi nhà” thành “mang đến cho mỗi cá nhân và tổ chức trên thế giới sức mạnh để đạt được nhiều hơn nữa”.

Thực ra, những con người tại Microsoft vẫn kế thừa và phát huy tinh thần đã có từ trước, nhưng dưới triều đại của Nadella, họ hành động trong một tâm thế khác, một văn hoá khác, xem khách hàng là ưu tiên hàng đầu, thay vì cố gắng đưa doanh nghiệp của mình thống lĩnh thị trường.

Những điểm nhấn trong công cuộc cải tổ bộ máy và thay đổi sứ mệnh cùng văn hoá doanh nghiệp dưới thời Nadella có thể kể đến như cho phép hệ điều hành đối thủ Linux chạy trên dịch vụ đám mây Windows Azure, ra mắt Microsoft Office cho iPad của Apple, ra mắt ứng dụng cho iPhone và smartphone chạy hệ điều hành Android. Bên cạnh đó là việc bỏ qua Windows 9 để lên thẳng Windows 10, ra mắt Microsoft Surface Boo – laptop đầu tiên của Microsoft và kính 3 chiều HoloLens.

Đi cùng với sự thay đổi về văn hoá và chiến lược kinh doanh đặt trọng tâm vào khách hàng, đội ngũ nhân viên cũng được khuyến khích tập trung vào các dự án khởi nguồn từ đam mê, và nghĩ về Microsoft không phải như một công ty đã có 42 năm tuổi đời, mà như một công ty chỉ vừa khởi nghiệp. Đồng thời, nhân viên cũng được khuyến khích tư duy theo hướng mới và phá bỏ sự già cỗi. Đối với một công ty có lượng tuổi đời như Microsoft, việc vật lộn để lấy lại tinh thần “khởi nghiệp” như những ngày đầu đặt nền móng cho hệ điều hành Windows là vô cùng cần thiết.

Chính cách tiếp cận của Nadella đã cho thấy rằng, việc bám víu một tư duy đã lỗi thời và cứng nhắc có thể là “liều thuốc độc”, khiến doanh nghiệp mãi mất đi tính sáng tạo, dậm chân tại chỗ để rồi tụt lại phía sau. Hơn ai hết, Satya Nadella hiểu rõ điều đó; và vị CEO gốc Ấn biết rằng, bấy giờ là thời điểm mà Microsoft nhất thiết phải suy nghĩ và hành động như một công ty khởi nghiệp với 10.000 người nếu muốn bắt kịp các đối thủ khác.

2. Hành động nhanh, suy nghĩ chậm.

Là một lãnh đạo có tầm nhìn, Nadella có thể nắm bắt các xu hướng mới và dấu hiệu suy yếu từ sớm để luôn đi trước một bước. Đồng thời, vị CEO cũng rất coi trọng việc ra quyết định nhanh chóng; trong đó, chỉ cần mức độ tin cậy đạt 80% là đã đủ để hành động.

Trong một thế giới hiện đại đầy biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ, Nadella hiểu rằng, đưa ra quyết định khi đã chắc chắn 100% đơn giản là quá chậm. Và, kết quả kinh doanh xuất sắc của Microsoft vào năm 2017 chính là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của việc hành động nhanh, suy nghĩ chậm.

Ví dụ, Cloud Services – một trong những lĩnh vực mà Microsoft khi đó vốn không hoàn toàn chắc chắn, hiện đã chiếm hơn 30% tổng doanh thu của công ty, với mức sử dụng tăng gấp đôi trong năm 2018.

Trong kỷ nguyên số hiện đại và biến đổi không ngừng, CEO Microsoft khuyên, các nhà lãnh đạo hãy biết đẩy nhanh tốc độ ra quyết định, nếu không muốn doanh nghiệp chậm hơn đối thủ. Được biết, bản thân các giám đốc của Microsoft cũng cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Nadella, Microsoft đã có thể tập trung vào những gì mà công ty làm tốt nhất.

3. “Cái gì cũng học” sẽ đánh bại “Cái gì cũng biết”

Thập niên 2000 có thể xem là 10 năm “lạc lối” của Microsoft, khi sợi dây liên kết giữa tất cả khách hàng với công ty dường như bị cắt đứt, còn bản thân Microsoft rơi vào khủng hoảng, mông lung trong việc xác định ý nghĩa và giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho thế giới. Thêm vào đó, làn sóng cải tiến dồn dập từ Google và App Store cho đến iPhone rồi máy tính bảng đã san bằng đường cong tăng trưởng của doanh nghiệp phần mềm máy tính huyền thoại một thời.

Năm 2014, khi Nadella trở thành CEO mới, ông đã tuyên bố, kể từ thời điểm này, Microsoft sẽ trở thành một công ty “học tất cả mọi thứ” thay vì một công ty “biết tất cả mọi thứ” như trước đây. Đồng nghĩa, mỗi ngày trôi qua với toàn bộ nhân viên Microsoft sẽ là mỗi ngày học hỏi, khám phá và thử nghiệm cái mới.

Riêng đối với Nadella, điều này có nghĩa là phải luôn tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:

– Chúng ta đang tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh mới thành công như thế nào?

– Chúng ta đang thích nghi với những thay đổi và đột phá mới hiệu quả như thế nào?

– Văn hóa của công ty chúng ta có đang trân trọng sự mạo hiểm, tinh thần học hỏi và thất bại không ngoan hay không?

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo DNSG

Google cấm nhân viên sử dụng Zoom vì lo ngại về bảo mật

Google đã ra lệnh cấm nhân viên sử dụng nền tảng hội nghị truyền hình Zoom, viện dẫn những lo ngại về bảo mật kể từ khi Zoom trở thành dịch vụ họp video phổ biến nhất trong đại dịch COVID-19.

Từ tuần trước, Google đã gửi email thông báo cho nhân viên rằng ứng dụng Zoom được cài đặt trên máy tính do hãng cung cấp sẽ sớm không còn hoạt động.

Jose Castaneda, người phát ngôn của Google cho biết những nhân viên đã và đang sử dụng Zoom để liên lạc với gia đình và bạn bè có thể tiếp tục dùng nó qua trình duyệt web hoặc mobile.

Theo The Verge, quyết định của Google đến trong bối cảnh hãng đổi tên dịch vụ họp trực tuyến Hangouts Meet thành Google Meet, đưa nó vào G Suite – một bộ ứng dụng gồm: Gmail, Docs, Sheets, Drive, Hangouts Chat…

Rõ ràng Google thể hiện chủ ý cạnh tranh trực tiếp với Zoom khi nhu cầu họp trực tuyến tăng đột biến do dịch COVID-19.

Trước Google, nhiều doanh nghiệp, tổ chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại về Zoom gửi dữ liệu về Trung Quốc, cấm sử dụng Zoom. Trong số này phải kể đến Elon Musk, NASA, Sở Giáo dục New York…

Đầu tháng 4 này, Cục điều tra liên bang Mỹ FBI đã cảnh báo về các cuộc tấn công vào an ninh và quyền riêng tư liên quan đến chính phần mềm học tập này mang tên “Zoombombing”. Các tin tặc sẽ tìm các lớp học ảo trên Zoom qua đường dẫn chia sẻ công khai hoặc đoán mã ID chứa từ 9-11 số. Khi xâm nhập được, chúng sẽ tấn công người dùng hoặc gửi những hình ảnh nhạy cảm, cực đoan.

Trước những lỗi bảo mật nghiêm trọng, Giám đốc điều hành Zoom, Eric Yuan đã phải lên tiếng xin lỗi, đồng thời cam kết khắc phục trong thời gian 90 ngày.

Hiện Zoom đã có lượng người sử dụng hàng ngày lên đến 200 triệu người trong tháng 3. Cao gấp nhiều lần so với con số 10 triệu người được ghi nhận trong tháng 12.

Chính bản thân ông Eric Yuan cũng thừa nhận rằng công ty không thiết kế Zoom với tầm nhìn xa là sẽ được đón nhận nhiều như hiện nay.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnReview

Instagram ra mắt sticker ‘I Stay Home For’ để thúc đẩy nỗ lực ngăn chặn COVID-19

Với sự ngày càng phổ biến của “Story” trên Instagram và xu hướng mọi người yêu thích thêm sticker và hiệu ứng vào khung Story, những sticker dựa trên những lý do rõ ràng của Instagram chắc chắn sẽ có sức ảnh hưởng tích cực.

Những sticker gần đây nhất của Instagram nhằm mục tiêu làm nỗi bật sự quan trọng của việc “cách ly toàn xã hội”, kêu gọi mọi người “Stay Home” để giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Instagram

Sticker ‘#IStayHomeFor’ mới mang đến cho người dùng cơ hội để nâng cao nhận thức bằng cách làm nổi bật những người mà họ biết có nguy cơ nhiễm virus nghiêm trọng hơn.

Theo Instagram:

“Thêm sticker Stay Home vào Story của bạn, nhấn vào nó và bạn sẽ thấy tùy chọn #IStayHomeFor. Từ đó, bạn có thể gắn thẻ những người bạn yêu thích.”

Đây là một cách tiếp cận nhắn tin quan trọng cho giới trẻ. Cho đến nay, theo nghiên cứu cho thấy COVID-19 không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đối với người trẻ tuổi, nhưng nó có thể gây tử vong cho những người già. Vì vậy, trong khi phần lớn người dùng của Instagram dưới 34 tuổi và có thể không coi COVID-19 là mối đe dọa đáng kể đối với cá nhân họ, bằng cách nêu bật các tác động mở rộng đến gia đình và bạn bè khác, điều đó có thể giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của “cách ly toàn xã hội” cho tất cả mọi người, bất kể mức độ rủi ro nào.

Quay trở lại vào tháng 10 năm vừa rồi, khi Instagram ra mắt chế độ ‘Hạn chế’, Instagram đã thêm sticker ‘Create Don’t Hate’ để ngăn chặn các mối ‘đe doạ trực tuyến’, đồng thời, họ cũng tung ra một sticker để cảm ơn các nhân viên y tế trong đợt bùng phát COVID-19 vào tháng trước.

Gần đây hơn, Instagram cũng đã thêm sticker ‘Stay Home’ cho mục Story, đi kèm với một lợi ích bổ sung cho việc “sống ảo”, tất cả các Public Story (chế độ công khai) sử dụng sticker có thể xuất hiện trong luồng Story, nêu bật cách mọi người “đối phó” với lệnh đóng cửa.

Instagram

Instagram thậm chí đã tùy chỉnh một số sticker hiện có để phù hợp hơn với tình hình hiện tại, Giám đốc điều hành của Instagram, Ông Adam Mosseri đã đáp ứng yêu cầu của người dùng khi thay đổi sticker từ ‘Ask me a question’ thành ‘How can I help??’ để phù hợp hơn trong tình hình hiện tại.

Instagram

Rõ ràng, sticker của Instagram phải có sức ảnh hưởng tích cực, nếu không họ đã không tiếp tục thêm chúng mặc dù nó có vẻ không phải là một thứ gì đó quá quan trọng, chỉ cần có một người nổi tiếng đăng bài sử dụng các nhãn dán này là có thể có tác động lớn đến hành vi của người dùng.

Trường hợp xấu nhất là không ai sử dụng chúng – và nếu họ có thể đóng góp theo một cách nào đó, thì đó là một động thái tích cực, mà không yêu cầu công việc back-end đáng kể cho nền tảng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo SocialMediaToday

 

Burger King: Lỗ hổng trong chiến lược quảng cáo

Tôi thực sự băn khoăn hiệu quả về lâu dài của các chiến dịch khuyến mãi đến từ Burger King, bao gồm cả chiến dịch đạt giải Titanium Grand Prix tại Cannes – Whopper Detour.

Bài viết thể hiện quan điểm của Mr. Nigel Hollis, Executive Vice President & Chief Global Analyst | Kantar Millward Brown.

Trong chiến dịch Whopper Detour, Burger King cho phép người dùng mua chiếc bánh Burger King Whopper với giá 1 cent khi check-in trong phạm vi 600 feet (183m) xung quanh các cửa hàng của McDonald’s.

Đừng vội hiểu lầm, với tôi chiến dịch này vẫn là một ví dụ điển hình về kích hoạt thương hiệu. Chiến lược rất thông minh, nhờ đó đã thu hút đông đảo sự chú ý và thực sự thành công với việc lôi kéo người dùng đến cửa hàng. Có đến 1,5 triệu người tải ứng dụng để tham gia chương trình (chi phí cho mỗi người dùng là khoảng 4 USD, rất thấp).

Đây tiếp tục là một chiến dịch “cà khịa” McDonald’s bằng việc bán burger giá rẻ. Chiến lược này chỉ thật sự hiệu quả về lâu dài nếu người dùng quay lại và mua hàng với giá trên menu. Tôi đoán chiến dịch này hấp dẫn với những người dùng hiện có của thương hiệu hoặc những người thích “siêu khuyến mãi”. Liệu nhóm thứ 2 có trở lại với Burger King khi món ăn không còn giảm giá?

Tôi thực sự quan tâm về hiệu quả mở rộng “dấu chân khách hàng” (customer footprint) của những chương trình khuyến mãi này.

Thương hiệu muốn tăng trưởng, thử thách lớn nhất phải đối mặt là mở rộng “dấu chân khách hàng” ra khỏi nhóm khách hàng hiện có, bởi vì một trong các nguồn tăng trưởng đến từ việc tăng mức độ thâm nhập (penetration).

Khi mức độ thâm nhập tăng, tần suất mua hàng sẽ tăng theo. Rất ít thương hiệu có thể tăng trưởng dựa trên việc tăng tần suất mua hàng mà không tăng mức độ thâm nhập.

Cuối cùng, không kém phần quan trọng là các chương trình khuyến mãi này hướng đến xây dựng tính cách gì cho Burger King trong lòng người tiêu dùng tiềm năng?

Sự khác biệt giữa tính cách thương hiệu của McDonald’s và Burger King là gì? Liệu có phải một bên là “mang đến giá trị” và bên kia chỉ đơn giản là “giá rẻ”?

Với định vị này, Burger King dựa vào đâu để định giá thực tế cho các món ăn của mình? Các chương trình khuyến mãi có khiến những đứa trẻ lớn lên với suy nghĩ Burger King là nơi đã từng bán burger với giá 1 cent? Dĩ nhiên, đặc tính thương hiệu gắn liền với “giá rẻ” thì sẽ luôn thúc đẩy sản lượng (volume) nhưng liệu có giúp tăng trưởng về mặt lợi nhuận?

Tôi đồng ý rằng Burger King đã cải thiện hiệu suất rất nhiều so với một thập kỉ trước. Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu phần trăm đến từ những cải tiến thiết yếu trong mảng kinh doanh và bao nhiêu đến từ marketing.

Bạn chỉ có thể cắt giảm chi phí, nhượng quyền cửa hàng một lần. Bạn chỉ có thể “bắt chước” danh mục sản phẩm của thương hiệu dẫn đầu ngành hàng một lần.

Sau đó, bạn thực sự phải quay lại cuộc chơi tăng trưởng: mang về ngày càng nhiều khách hàng sẵn sàng chi trả cho các món ăn của thương hiệu với mức giá có lời.

Có thể nhiều người cho rằng tôi đã sai khi nghi ngờ hiệu quả chiến dịch Whopper Detour và các chương trình khuyến mãi tương tự. Tuy nhiên, theo tôi biết, số cửa hàng của McDonald’s hiện đang nhiều gấp đôi Burger King.

Và trong một so sánh gần đây đến từ The Motley Fool, mức tăng trưởng của McDonald’s vượt xa Burger King, dựa trên doanh thu từng cửa hàng.

Vậy, liệu Burger King có đang đi đúng hướng? Tôi tin các hoạt động marketing thực sự thành công phải mang về doanh số trong hiện tại và trong tương lai.

Hiện tại có thể thấy các chương trình khuyến mãi như Whopper Detour có thể đáp ứng vế đầu, còn vế sau tôi không chắc.

Cũng có thể tôi sai, bạn nghĩ sao? Hãy chia sẻ quan điểm của mình nhé.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

VinSmart vươn lên thứ 3 thị trường smartphone Việt Nam

Thị phần điện thoại Vsmart hai tháng liền trên 10%, giành vị trí thứ 3 thị trường, xếp sau Samsung và Oppo. 

vinsmart-1

Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường GfK, VinSmart đã bứt phá trong ba tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh toàn thị trường chững lại. Hãng điện thoại Việt đã vượt qua hai đối thủ là Apple và Vivo, vươn lên vị trí thứ ba trong quý đầu năm 2020.

vinsmart-3

VinSmart bắt đầu tăng thị phần từ tháng 11/2019 với 6%. Tới tháng 1/2020, lên 7,7% thị phần, vượt qua Vivo (7,4%) và tiến sát vị trí thứ 3 của Apple (7,8%).

Tháng 2/2020, khi thị trường điện thoại có dấu hiệu ảm đạm vì Covid-19, nhà sản xuất Việt vẫn có doanh số tốt, đạt 11,2% thị phần (Market Share) và sang tháng 3 lên 14,4%. Thậm chí, tuần cuối tháng 3, VinSmart lần đầu ghi nhận cột mốt 16,7% thị phần, thu hẹp khoảng cách với Oppo (22,4%) và Samsung (30,1%).

Thành công của công ty điện thoại Việt thời gian qua là nhờ hai sản phẩm chủ lực Active 3 và Joy 3 – được mệnh danh là “sát thủ phần cứng” trong phân khúc trên dưới 3 triệu đồng. Trong đó Joy 3 lập kỷ lục khi bán hết 12.000 chiếc sau 14 tiếng mở bán.

Máy có mức giá khởi điểm chỉ từ 2,3 triệu đồng và giảm giá khi mới mở bán xuống mức 2 triệu đồng. Còn Active 3 là smartphone có camera thò thụt giá rẻ nhất thị trường 3,5 triệu đồng.

vinsmart-2

Nhiều năm qua, Samsung và Oppo là hai hãng thống lĩnh vị trí số một và số hai thị trường điện thoại Việt. Vị trí thứ 3 là cuộc canh tranh khốc liệt của gần 10 thương hiệu.

Vị trí này cũng có nhiều xáo trộn nhất khoảng 4 năm trở lại đây – không nhà sản xuất nào giữ được vị trí quá nửa năm.

Kể từ năm 2016, VinSmart là hãng đầu tiên đứng ở vị trí thứ 3 chiếm hơn 10% thị phần với khoảng cách tới vị trí thứ 4 và 5 liên tục duy trì ở mức 5 đến 7%.

Trước khi đạt được vị trí thứ ba, hãng đã trải qua hơn nửa năm chật vật tìm hướng đi đúng với thị phần luôn chỉ trên dưới 2%.

Theo Giám đốc kinh doanh của một chuỗi bán lẻ điện thoại di động lớn, điện thoại Vsmart có giá bán rất tốt so với cấu hình – lợi thế trước đây vốn chỉ đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

So với khi mới ra mắt, phần mềm, hệ điều hành trên máy đã hoàn thiện nhiều hơn, chạy ổn định nên được nhiều người dùng quan tâm hơn trước.

Ngoài ra, việc có nhiều model giá rẻ phân khúc trên dưới 2 triệu đồng – vốn bị các “ông lớn” trước đó bỏ quên – cũng là lý do khiến VinSmart tăng trưởng mạnh gần đây.

VinSmart ra mắt thị trường vào cuối năm 2018 với 4 mẫu điện thoại Joy 1, Joy1+, Active 1 và Active 1+. Hãng ban đầu muốn trải dài ở các phân khúc tầm trung và giá rẻ với mức giá từ 3 đến 7 triệu đồng. Sau hơn một năm, con số này đã tăng lên 12 chiếc và hiện chỉ còn tập trung phần lớn vào phân khúc giá rẻ dưới 5 triệu đồng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

ZOOM lại bị kiện vì “mập mờ” về quyền riêng tư và lỗ hổng bảo mật

Theo Reuters, người này cáo buộc ứng dụng hội thảo video đã cường điệu hóa các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, đồng thời che dấu sự thật rằng dịch vụ của họ không được mã hóa hai đầu.

Cổ đông Michael Drieu khẳng định trong đơn nộp lên tòa rằng một loạt các bản tin truyền thông thời gian qua nêu lên những lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng Zoom đã khiến cổ phiếu của công ty – vốn từng tăng đột biến trong nhiều ngày hồi đầu năm nay – bắt đầu lao dốc.

Cho đến thứ ba tuần nay, giá cổ phiếu công ty ở phiên đóng cửa đã giảm khoảng 7,5% xuống mức 113,75 USD. Zoom cũng đã đánh mất gần 1/3 giá trị thị trường sau khi chạm đỉnh kỷ lục vào cuối tháng 3.

CEO của Zoom, Eric Yuan, vào tuần trước đã gửi lời xin lỗi đến người dùng, trong đó nói rằng công ty đã không đáp ứng được những tiêu chuẩn về bảo mật và quyền riêng tư của cộng đồng, và đang cân nhắc nhiều giải pháp để khắc phục vấn đề.

Zoom đã và đang tìm cách giải quyết các vấn đề về bảo mật trong bối cảnh ứng dụng hội thảo video của hãng đón nhận hàng triệu người dùng mới trên toàn thế giới – những người buộc phải làm việc tại nhà sau khi chính phủ các nước ban bố lệnh phong tỏa bắt buộc nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona.

Tuy nhiên, công ty lại phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ người dùng vì không áp dụng các biện pháp bảo mật hai đầu đối với các phiên hội thảo trực tuyến, cũng như tình trạng “phá đám hội nghị” từ những vị khách không mời.

Công ty tên lửa SpaceX của Elon Musk mới đây đã đưa ra quyết định cấm các nhân viên sử dụng Zoom, nhấn mạnh “những quan ngại về quyền riêng tư và bảo mật”, trong khi chính phủ Đài Loan cho biết các cơ quan nhà nước hiện đã ngừng sử dụng Zoom.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnReview

Hiểu đúng về bản chất của Social Media

Social Media là cốt lõi của earned media, là nơi thương hiệu trao đổi tương tác hai chiều với người tiêu dùng và là nền tảng của sự lan truyền. Social Media là xã hội thu nhỏ trên Internet giúp chúng ta kết nối với bạn bè, mọi người xung quanh. Bản chất của mạng xã hội là công cụ truyền thông được số hóa.

Khái niệm Social Media nghe có vẻ rất hoành tráng, nhưng thật ra vô cùng gần gũi. Đó là những công cụ giúp chúng ta dễ dàng tạo ra nội dung, kết nối, tương tác với cộng đồng trên Internet.

Càng nhiều người kết nối với nhau thì càng nhiều nội dung được tạo ra, càng nhiều nhiều thảo luận được trao đổi, từ đó nội dung càng dễ lan truyền.

Vì vậy mạng xã hội là một platform rất mạnh cho việc lan truyền cho nên chúng ta có thể nói social media là cốt lõi của earned platform.

Bản chất của mạng xã hội là nhà riêng của mọi người trên internet. Ở đó họ có thể kết nối với bạn bè, chia sẻ câu chuyện của bạn thân, tự tạo ra nội dung riêng, thậm chí là thể hiện cá tính bản thân.

Thông qua mạng xã hội, thương hiệu có thể hiểu được những điều mà người tiêu dùng ưu thích, quan tâm. Thương hiệu cũng có thể tạo ra ngôi nhà riêng của mình trên mạng xã hội, cung cấp nội dung thú vị và tiếp cận với người tiêu dùng gần hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, bạn không thể suốt ngày đến nhà người khác để quảng cáo vì đó là xâm phạm quyền tự do riêng. Cho nên Social không hẳn là nơi thích hợp để bạn suốt ngày “lải nhải” về câu chuyện thương hiệu của mình.

Thay vào đó, bạn có thể tạo ra những câu chuyện hay, mang tính thảo luận cao, tiếp cận họ theo hướng tự nhiên, không phản cảm và khuyến khích họ tương tác.

Vai trò của Social theo đó là tạo ra những sự thú vị để người tiêu dùng quan tâm một cách tự nhiên, tinh tế, không gượng ép, và hiển nhiên là không phải nơi quảng cáo thuần túy. Chắc chắn bạn sẽ thích một người bạn thú vị để giao tiếp trò chuyện thay vì một người suốt ngày gây phiền nhiễu.

Về mặt lâu dài, để tạo sự gắn kết như một người bạn, brand cần phải tạo ra sự tin tưởng bằng những nội dung phù hợp, sáng tạo, luôn mới mẻ. Đó là cách nghĩ đúng khi làm marketing trên mạng xã hội.

Chính vì vậy, khi bắt đầu xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội, bạn cần phải xác định rõ vai trò của brand trên nền tảng này.

Bạn sẽ đem lại điều thú vị gì trong cuộc sống của người tiêu dùng? Hãy trả lời câu hỏi trước này trước khi muốn làm bạn với người tiêu dùng nhé.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BrandCamp

Facebook ra mắt ứng dụng mạng xã hội cho các cặp đôi

Sản phẩm mới của Facebook vừa ra mắt ứng dụng Tuned, được thiết kế như một mạng xã hội dành riêng cho các cặp đôi đang yêu nhau.

Ứng dụng mạng xã hội cho cặp đôi

facebook

Nắm bắt được tình thế “yêu xa” của các cặp đôi trong mùa dịch Covid-19. Ông lớn Facebook đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhóm này bằng cách cho ra một ứng dụng mới. Đó là mạng xã hội cho cặp đôi – Tuned. Trước đó, Facebook từng cho ra mắt tính năng hẹn hò trên ứng dụng mạng xã hội của mình. Và giờ đây, họ đã tiếp tục ra mắt một ứng dụng được thiết kế dành riêng cho các cặp đôi.

Mang tên gọi Tuned. Ứng dụng này sẽ khuyến khích những cặp đôi đang yêu nhau tạo ra một mạng xã hội “riêng và gần gũi” chỉ với sự tham gia của hai người. Thông qua đó họ có thể chia sẻ tâm trạng, âm nhạc và tạo ra một nhật kí điện tử chung. Đây được coi là một “không gian riêng tư” để hai người kết nối với nhau.

Điểm đặc biệt của Tuned

Khả năng của mạng xã hội cho cặp đôi nằm ở điểm kết nối với dịch vụ stream nhạc Spotify. Từ đó, cho phép các cặp đôi chia sẻ nhạc và nghe chung với nhau. Cả hai người cũng có thể gửi cho nhau những bức ảnh, ghi chú, thiệp và các đoạn ghi âm. Họ cũng có thể sử dụng các biểu tượng cảm xúc và sticker tuỳ chỉnh theo ý thích. Nhìn chung, mạng xã hội cho cặp đôi không khác nhiều so với các mạng xã hội khác. Tuy nhiên, có lẽ bạn sẽ thoải mái hơn với một không gian chỉ dành riêng cho các hoạt động thân mật hàng ngày của hai người.

Mạng xã hội cho cặp đôi Tuned là sản phẩm tiếp theo của nhóm New Product Experimentation (NPE). Đây là một bộ phận chuyên phát triển các sản phẩm mang tính thử nghiệm nhanh của Facebook. Hiện tại, Tuned mới chỉ có trên nền tảng iOS. Người dùng có thể sử dụng miễn phí và không yêu cầu tài khoản Facebook khi đăng nhập. Dù vậy, bạn sẽ phải tuân theo quy định về dữ liệu của Facebook. Lưu ý rằng điều này sẽ cho phép các dữ liệu mà bạn cung cấp có thể được dùng cho mục đích quảng cáo.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo TT&GĐ

E-Wallet: Người Việt chi khoảng năm trăm ngàn đồng qua ví điện tử mỗi ngày

Mỗi ngày, người dùng ví điện tử thực hiện trung bình 1,6-2,2 giao dịch với mức chi tiêu bình quân khoảng 500.000 đồng.

ví điện tử

Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố khảo sát về nhận định và hành vi người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam. Kết quả dựa trên cuộc thăm dò 505 khách hàng tại TP HCM và Hà Nội đã từng sử dụng ít nhất một ví điện tử trong quý IV/2019.

Theo đó, Momo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố này, chiếm 90% thị phần. Trung bình mỗi ngày, người dùng Moca thực hiện 2,2 giao dịch, MoMo là 2 giao dịch và ZaloPay là 1,6 giao dịch. Trong đó, người dùng MoMo có số chi tiêu bình quân trong ngày là 520.000 đồng, Moca 506.000 đồng và ZaloPay là 441.600 đồng.

Các ví điện tử phổ biến được dùng chủ yếu để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ. Trong đó, Momo và ZaloPay được dùng để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn định kỳ nhiều nhất. Moca dùng chủ yếu để thanh toán xe công nghệ, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn.

ví điện tử

Khảo sát và đồ họa: Cimigo

Bà Lê Xuân Phương, Phó giám đốc nghiên cứu tại Cimigo cho rằng, tần suất và giá trị giao dịch hàng ngày qua các ví điện tử cho thấy nhu cầu sử dụng chúng tại thị trường Việt Nam là rất lớn và còn nhiều triển vọng trong thời gian tới. Các ví điện tử dùng để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn định kỳ… được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn và dần thay thế lựa chọn dùng tiền mặt trong thời gian tới.

“Các ví điện tử cung cấp giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ thiết yếu đang bùng nổ trong những năm gần đây như đặt xe công nghệ, giao nhận thức ăn… cũng đang sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội và tiềm năng phát triển to lớn”, bà Phương nói.

Xét về mức độ hài lòng, Moca, Momo và ZaloPay có số điểm gần như nhau nhưng lý do ảnh hưởng đến điểm số này có phần khác nhau. Cụ thể, “ít gặp lỗi khi thanh toán” tác động nhiều nhất lên sự hài lòng của người dùng ví Momo và Moca. Trong khi “dễ sử dụng” đóng vai trò chính đối với sự hài lòng của người dùng ZaloPay. Ở mức độ gắn bó, 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví cho dù không có khuyến mãi. Tỷ lệ này của Momo là 89% và ZaloPay là 84%.

Nghiên cứu cũng cho thấy có 6 yếu tố chính tác động đến quyết định lựa chọn thương hiệu ví điện tử của người dùng gồm: giao diện thân thiện, dễ sử dụng; có chương trình khuyến mãi đa dạng, thường xuyên; an toàn và bảo mật; liên kết với nhiều ngân hàng khác nhau; được chấp nhận thanh toán tại quầy ở nhiều nơi; đa dạng về các loại dịch vụ thanh toán.

Theo bà Phương, việc xây dựng một ví điện tử có giao diện thân thiện, dễ sử dụng đi kèm với các chương trình khuyến mãi đa dạng, thường xuyên là hai tiêu chí mang tính thúc đẩy, giúp thương hiệu gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

“Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, trước khi nghĩ đến việc xây dựng các yếu tố mang tính thúc đẩy ấy, ví điện tử cần đảm bảo tốt các vấn đề như an toàn và bảo mật, liên kết với nhiều ngân hàng và đa dạng dịch vụ, địa điểm thanh toán. Đây là các tiêu chí vốn được liệt vào nhóm nhân tố cơ bản trong việc lựa chọn ví”, bà Phương phân tích thêm.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán chỉ mới đạt 14%. Bối cảnh này đã tạo ra sân chơi tiềm năng giúp các ví điện tử phát triển và dần thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt của đại đa số người dân Việt Nam, hướng đến nền kinh tế không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ.

Trong tình hình dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo người dân hạn chế dùng tiền mặt và tăng cường sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ví điện tử cũng là một trong số các lựa chọn.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Vinamilk: Dự báo mức lợi nhuận ròng sẽ dừng ở mức 8.6%

Trong kịch bản cơ sở dự báo dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối quý II/2020, tăng trưởng doanh thu thuần/lợi nhuận ròng năm 2020 của Vinamilk được dự báo ở mức 8,6%/-1% so với năm trước.

vinamilk

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM) mới đây đã tổ chức cuộc họp bàn về ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên hoạt động kinh doanh. Theo đó, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vẫn tích cực trong 2 tháng đầu năm nhưng tác động của dịch bệnh có thể rõ ràng hơn trong tháng 3. Tuy nhiên, Vinamilk vẫn kỳ vọng về mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý I/2020.

Giá sữa nguyên liệu có xu hướng giảm trong tháng 3 khi nhu cầu toàn cầu yếu đi vì tác động của dịch bệnh bùng phát. Do đó, Vinamilk kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện trong năm 2020. Vinamilk đã chốt giá sữa nguyên liệu cho sản xuất trong quý II và xem xét đặt thêm nguyên liệu thô ở mức giá thuận lợi hiện tại.

Hoạt động xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng tăng trưởng xuất khẩu 2 tháng đầu năm vẫn đạt tỷ lệ 2 chữ số (tháng 3 có thể thấp hơn). Doanh thu Driftwood bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thấp ở California (Mỹ) trong khi doanh thu ở Angkor (Campuchia) vẫn tốt. Trong tháng 2, khi tham gia Hội chợ Quốc tế Gulfood Dubai 2020 tại Dubai, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu sữa có giá trị 20 triệu USD.

Trong 2 tháng đầu năm, cả kênh bán hàng truyền thống và hiện đại tăng ở tốc độ tương đương nhau. Song, điều kỳ lạ là doanh số trực tuyến lại rất thấp. Thị phần của Vinamilk duy trì ở mức tương tự đầu năm, khoảng 61%.

Doanh nghiệp đầu ngành sữa Việt Nam không thấy hành vi dự trữ nhu yếu phẩm của người tiêu dùng có tác động đáng kể vì hàng tồn kho luôn được trữ tại các điểm bán. Tuy nhiên, thực hiện cách ly xã hội có thể ảnh hưởng đến doanh số sữa trong các siêu thị truyền thống đông đúc.

Vinamilk có kế hoạch ra mắt sản phẩm cà phê hòa tan trong thời gian tới để đa dạng danh mục sản phẩm nhằm tăng doanh thu. Theo đó, tốc độ tăng doanh thu năm 2020 ước đạt 5-7%, bao gồm hợp nhất CTCP GTNfoods (mã GTN). Kế hoạch tăng trưởng doanh thu 10% như trong báo cáo thường niên năm 2019 chưa tính đến tác động của dịch virus Covid-19. Tỷ suất lợi nhuận gộp ít bị áp lực do giá nguyên liệu có xu hướng giảm.

Theo như Tổng cục thống kê, sản lượng sữa tươi và sữa bột tăng 3% và giảm 7% trong quý I/2020, cùng kỳ năm trước tăng trên 6%. Điều này thể hiện sự chậm lại trong thị trường sữa, một phần có thể là do dịch Covid-19.

SSI Research cho rằng các biện pháp của Chính phủ như cách ly xã hội, đóng cửa trường học, đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu ở Hà Nội và Tp.HCM và khó khăn tạm thời đối với thu nhập hộ gia đình (ở cả nông thôn và thành thị) có khả năng tác động tiêu cực đến việc tiêu dùng các sản phẩm sữa.

Theo SSI Reserch, tăng trưởng lợi nhuận của Vinamilk trong quý I sẽ dừng ở mức một con số. Trong kịch bản cơ sở dự báo dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối quý II/2020, tăng trưởng doanh thu thuần/lợi nhuận ròng năm 2020 của doanh nghiệp sữa này được dự báo ở mức 8,6%/-1% so với năm trước.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BizLive

 

4 chiến lược phân tích giúp “đè bẹp” đối thủ trong Marketing

Mỗi ngày bạn đều có thể thử những điều mới trong công việc. Việc này giúp bạn hiểu rõ, xác định những cách nào là tốt nhất để tạo nên sự tăng trưởng và doanh thu của doanh nghiệp. Trong chiến lược Marketing tổng thể, chúng ta có nhiều chiến lược “con” để xử lý.

Chìa khóa thành công của các chiến lược Marketing là biết cách tận dụng những nguồn lực có sẵn, từ đó đưa ra những phương pháp tối ưu dựa theo nguồn lực mình có, để tối đa hóa lợi nhuận tài chính và thời gian của bạn.

Dưới đây là bốn chiến lược phân tích đối thủ trong Marketing giúp bạn hiểu đối thủ hơn và tập trung hơn về cách thức hoạt động trong thời đại digital, nhờ vậy tạo nên sự thúc đẩy phát triển doanh nghiệp của bạn.

Chiến lược phân tích website

Trong các chiến lược marketing, việc tìm hiểu cách thức hoạt động marketing của đối thủ là điều rất quan trọng. Để hiểu được một phần nào đó hoạt động của các đối thủ, bạn có thể tìm hiểu, quan sát hoạt động trang web của họ, những giá trị mà họ đang mang lại.

Bằng cách tìm hiểu và học hỏi có thể giúp bạn có những ý tưởng mới để triển khai các chiến lược marketing cho riêng bản thân mình.

Việc tìm hiểu đối thủ có thể giúp bạn thấy được lưu lượng truy cập hiện tại trang web của họ trên máy tính để bàn hay điện thoại di động. Hiểu được họ đang đầu tư vào lượng traffic tự nhiên không trả tiền, hay quảng cáo trả tiền.

Những từ khóa họ đang sử dụng cho trang web của mình, từ khóa thương hiệu hay không thương hiệu và những thay đổi liên tục của traffic trong năm như thế nào một cách chi tiết nhất.

Qua đó bạn có thể biết được những cơ hội phát triển mà đối thủ đã bỏ lỡ hay nhận ra những thiếu sót trong các chiến lược hiện tại của mình để cải thiện, phát triển doanh nghiệp thành công.

chiến lược marketing

Phân tích các đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực du lịch.

Phân tích từ khóa

Những từ khóa tìm kiếm nào đang giúp lượng traffic của đối thủ tăng nhanh, và những từ khóa nào đang không mang đến lượng traffic cho web của họ.

Bạn cần lọc những từ khóa cạnh tranh thành một nhóm, loại bỏ những từ khóa tìm kiếm thương hiệu, từ đó giúp bạn tìm ra những từ khóa chính của lĩnh vực đó, giúp bạn biết được mình cần nên phát triển từ khóa nào, và không nên đối với từ khóa nào.

chiến lược marketing

Phân tích từ khóa.

Bạn có thể xem xét những nhóm hay cụm từ khóa đang phải trả tiền quảng cáo (PPC) và những nhóm, cụm từ khóa đang không phải trả tiền (SEO), hoặc từng cụm từ riêng biệt.

Việc xem xét giúp bạn hiểu được các chi phí, ngân sách công ty mình đang đầu tư vào kênh nào hiệu quả, để có thể giảm chi phí vào những kênh không hiệu quả và đầu tư các kênh có hiệu quả để tăng giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Sự hợp tác, liên kết giữa các đối tác

Khi đầu tư vào các traffic tự nhiên để thu hút người dùng thì không nên bỏ quên những lượng traffic khách hàng từ các đối tác đến với web mình.

Bạn có thể tìm hiểu và mở rộng các đối tác bằng cách tìm những đối tác của đối thủ. Một đối tác liên kết tốt sẽ không chỉ gửi lượng traffic với số lượng lớn mà còn là những liên kết traffic có liên quan đến web bạn, giúp bạn có khả năng chuyển đổi cao hơn.

Có nhiều trường hợp, những đối tác mà web bạn đang liên kết cũng có liên kết với các đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể so sánh được thời gian thay đổi liên kết của đối thủ, tìm ra được những đối tác tiềm năng. Nhờ đó giúp ta phát triển được các mối quan hệ liên kết đối tác trong tương lai.

Phân tích quảng cáo của đối thủ cạnh tranh

chiến lược marketing

Để tối ưu các chi tiêu trong chiến lược quảng cáo, bạn phải biết cách đánh giá và so sánh về những quảng cáo mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng để quảng bá thương hiệu của họ. Những con số trong một đồ thị hay biểu đồ sẽ không thể hiện đầy đủ về cách mà đối thủ cạnh tranh đang làm.

Khi nhìn những mẫu quảng cáo đa dạng của đối thủ, bạn có thể thấy được cách mà họ thể hiện, sáng tạo những thông tin quan trọng, cách thể hiện theo lối tình cảm, cấp bách, nỗi khổ…

Những thông tin quảng cáo đó có thể giúp bạn nhận xét được khách quan những mẫu nào tốt hay không tốt, rút được kinh nghiệm để bạn có thể trình bày mẫu quảng cáo của mình tốt hơn đến với khách hàng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Firstcom Digital

Người Việt tìm gì trên Google khi bị cách ly tại nhà vì dịch COVID-19

Thời gian cách ly toàn xã hội bắt đầu từ ngày 1/4, cùng khuyến cáo người dân ở nhà của Bộ Y Tế đã thúc đẩy các xu hướng tìm kiếm liên quan đến dịch vụ giao hàng, mua hàng và học trực tuyến cũng như thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng ngày càng tăng cao.

Từ cuối tháng 01/2020, dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (Covid-19) đã trở thành vấn đề cấp thiết nhất trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng tìm kiếm liên quan đến virus-Corona đạt đỉnh vào ngày 31/1, ngay sau dịp Tết Nguyên Đán. Sau đó, lượng tìm kiếm giảm dần khi số ca nhiễm tại Việt Nam dừng ở con số 16, lần lượt từng trường hợp đều được chữa khỏi. 

Đến ngày 5/3, khi đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai bắt đầu, xu hướng tìm kiếm về dịch Covid-19 tiếp tục tăng mạnh trở lại và duy trì ở mức độ cao và đạt đỉnh vào ngày 29/3.

Người Việt tìm gì trên Google

Tính đến ngày 3/4/2020, Việt Nam có 233 ca nhiễm, 75 ca bình phục và 4577 ca nghi nhiễm. Những câu hỏi và chủ đề được người Việt Nam quan tâm nhiều nhất về dịch Covid-19 xoay quanh tình hình lây nhiễm tại Việt Nam và thế giới cũng như các triệu chứng, biểu hiện nhiễm bệnh.

Theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Google Xu hướng có thêm chuyên trang theo dõi thông tin Xu hướng Tìm kiếm Nổi bật liên quan virus Corona để người dân, doanh nghiệp và truyền thông báo chí có thể nắm bắt kịp thời.

5 chủ đề liên quan đến Covid-19 có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất của người Việt trong tháng 3

  1. Dich virus corona Việt Nam hôm nay
  2. Số ca nhiễm virus corona ở Việt Nam
  3. Các triệu chứng virus corona
  4. Các tỉnh có virus corona
  5. Tổng số người nhiễm virus corona

7 câu hỏi liên quan đến Covid-19 có xu hướng tìm kiếm cao nhất của người Việt trong tháng 3

  1. Ai là người đầu tiên phát hiện ra virus corona chủng mới?
  2. Virus corona ở đâu?
  3. Biểu hiện khi nhiễm virus corona?
  4. Corona được chế tạo bởi thứ gì?
  5. Giá xét nghiệm covi 19 là bao nhiêu?
  6. Corona bắt nguồn từ đâu?
  7. Ho nhức đầu sốt mệt mỏi ngứa họng là bị bệnh gì?

Bên cạnh đó, trong thời gian cách ly tại nhà, YouTube là một trong những nguồn nội dung phong phú được rất nhiều người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến dịch Covid-19 và nội dung học tập, giải trí. YouTube đã có các chính sách nhằm chống lại thông tin giả trên nền tảng của mình và ưu tiên giới thiệu thông tin từ các nguồn có thẩm quyền như Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngoài ra, cộng đồng nhà sáng tạo YouTube đã cùng đưa ra những thông điệp đúng đắn liên quan dịch bệnh như rửa tay đúng cách, hoặc kiến thức về cách ly cũng như những hoạt động giúp ích cho tinh thần lạc quan lẫn thể chất khỏe mạnh trong thời gian cách ly đến hàng triệu người theo dõi kênh.

Người Việt tìm gì trên Google

Thông tin từ Bộ Y Tế được tham khảo nhiều hơn WHO

Dữ liệu tìm kiếm từ Google Xu Hướng (Trends) cũng cho thấy người dân Việt Nam có xu hướng tìm kiếm thông tin từ Bộ Y Tế cao hơn so với từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay. Ở giai đoạn đầu của dịch, công chúng quan tâm đến thông tin từ WHO hơn, tuy nhiên, xu hướng này đã nhanh chóng thay đổi. Các dữ liệu cũng cho thấy xu hướng tìm kiếm thông tin từ Bộ Y Tế tại Việt Nam ngày càng cao trong tình hình dịch diễn biến phức tạp.

Người Việt tìm gì trên Google

Chủ đề cách ly ngày càng được quan tâm

Trong đợt bùng phát thứ 2 tại Việt Nam, việc cách ly trở thành một trong những thực hành quan trọng nhất trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thống kê từ Google Xu Hướng cho thấy, chủ đề “cách ly” bắt đầu được quan tâm nhiều hơn trong tháng 3. Đặc biệt, xu hướng tìm kiếm về cách ly tăng đột biến sau chỉ thị cách ly toàn xã hội được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 31/3/2020. Hà Nội, Đà Nẵng và Lai Châu là ba tỉnh thành có xu hướng tìm kiếm về cách ly cao nhất.

Người Việt tìm gì trên Google

5 từ khóa thuộc chủ đề ‘cách ly’ có xu hướng tìm kiếm cao nhất 

  1. Cách ly corona
  2. Trốn cách ly
  3. Cách ly toàn xã hội
  4. Danh sách cách ly
  5. Vĩnh Phúc cách ly

Trong bối cảnh dịch tại Việt Nam, Bộ Y Tế khuyến cáo tất cả người dân ở nhà và không nên ra đường nếu không thật cần thiết, đồng thời nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu áp dụng hình thức làm việc trực tuyến từ xa tại nhà, các xu hướng tìm kiếm liên quan đến dịch vụ giao hàng, mua hàng online và học trực tuyến đạt mức cao nhất trong một năm trở lại đây.

(Xu hướng tìm ‘delivery’, và ‘mua hàng online’) 

Người Việt tìm gì trên Google

 (xu hướng tìm ‘học trực tuyến)

Bên cạnh đó, mức độ quan tâm tìm kiếm đối với các thiết bị điện tử phục vụ cho việc làm việc tại nhà như máy in, máy tính, laptop, bàn phím có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây. Các thiết bị gia dụng như nồi chiên không dầu, máy xay và nồi cơm điện cũng có xu hướng tìm kiếm ngày càng cao trên Google trong tình hình nhiều quán ăn, nhà hàng phải đóng cửa tránh dịch, khiến nhu cầu nấu ăn tại nhà tăng cao.

Đồ điện tử phục vụ việc học và làm việc từ xa: 

Người Việt tìm gì trên Google

Đồ gia dụng: 

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Google

Samsung: Lợi nhuận vượt quá mức mong đợi bất chấp sự bùng phát của Covid-19

Trong khi những thương hiệu lớn khác như Apple, Google hay Facebook…đang phải gánh chịu sự “bốc hơi” đến hàng chục tỉ USD thì “người đồng hành” Samsung lại chứng kiến mức lợi nhuận vượt quá mức kì vọng.

samsung

Việc chuyển sang “Work from Home” đã mang lại nhiều lợi ích cho việc kinh doanh thẻ Chip của Samsung do nhu cầu cao hơn từ các nhà sản xuất máy tính xách tay và các trung tâm dữ liệu.

Bất chấp đại dịch COVID-19 toàn cầu, Samsung Electronics cho biết họ dự kiến ​​lợi nhuận là 6,4 nghìn tỷ won (5,23 tỷ USD) và doanh thu 55 nghìn tỷ won trong quý đầu tiên của năm 2020. Theo công bố thu nhập của công ty có trụ sở tại Hàn Quốc. Mức tăng tương ứng 2,7% và 5%, dựa trên lợi nhuận và doanh thu từ năm trước.

Mặc dù có nhiều sự không chắc chắn về việc đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của thương hiệu trong quý hai như thế nào, nhưng hiệu quả tài chính trong quý đầu tiên vẫn tăng khi đại dịch không ảnh hưởng đến Mỹ và châu Âu cho đến tháng 3 .

Vào tháng 2, Samsung đã ra mắt dòng Galaxy S20 với doanh số ban đầu chậm hơn so với dòng S10.

Trong khi doanh số điện thoại thông minh, cùng với TV và thiết bị gia dụng, dự kiến ​​sẽ bị ảnh hưởng trong quý tiếp theo thì mảng bán dẫn của Samsung đã được hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao về bộ nhớ máy chủ.

Điều này cũng ảnh hưởng từ việc số lượng máy tính xách tay tăng cao khi doanh nghiệp yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà. Số lượng máy tính được trang bị cho nhân viên làm việc tại nhà góp phần doanh số của các hãng máy tính xách tay tăng lên cũng là khi Samsung bán được nhiều linh kiện hơn.

Ông CW Chung, người đứng đầu nghiên cứu về Hàn Quốc tại Nomura cho biết: “Chúng tôi chưa thấy bất kỳ sự cắt giảm đơn hàng nào từ khách hàng, họ nói thêm rằng giá của chip bộ nhớ tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2020 và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong quý II”

Theo Reuters: “Khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm ngoái, chiến lược mở rộng cơ sở sản xuất của Samsung sang các nước bao gồm cả Việt Nam và Ấn Độ dường như đã được đền đáp khi Covid-19 đã làm gián đoạn nguồn cung nguồn cung của đối thủ Apple ở Trung Quốc.

Samsung sẽ phát hành báo cáo quý vào cuối tháng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo brandinginasia

Sau cú “lừa” triệu đô với nhà đầu tư, chủ tịch ‘Starbucks Trung Quốc’ đã vỡ nợ

Chủ tịch chuỗi cà phê được xem là “Starbucks Trung Quốc” đang bị một nhóm ngân hàng xiết khoản nợ hơn 500 triệu USD.

Một nhóm các nhà băng đang tìm cách bán hơn 76 triệu USD cổ phiếu của Luckin Coffee – chuỗi cà phê được mệnh danh là “Starbucks của Trung Quốc”. Đây là số tài sản được chủ tịch Lu Zhengyao mang ra cầm cố cho một khoản vay trị giá 518 triệu USD.

Goldman Sachs – ngân hàng đóng vai trò dẫn đầu nhóm chủ nợ kể trên nói rằng họ đang chuẩn bị bán hơn 76,4 triệu USD cổ phiếu được cầm cố cho khoản vay của công ty thuộc sở hữu của gia đình Lu Charles Zhengyao – một nhà đầu tư thiên thần và là chủ tịch Luckin.

Một phần trong số cổ phiếu được cầm cố kể trên còn thuộc sở hữu một tổ chức được kiểm soát bởi gia đình nhà sáng lập và CEO Qian Jenny Zhiya.

Vào thứ 2, cổ phiếu của Luckin tiếp tục giảm hơn 18% xuống mức thấp nhất trong lịch sử 4,39 USD/cổ phiếu.

Thông tin về việc vỡ nợ tới sau khi chuỗi này tạm ngừng nhiệm vụ của Giám đốc điều hành (COO) vì những sai phạm đang được điều tra làm rõ.

Một cuộc điều tra nội bộ cho thấy các số liệu về doanh thu được “xào nấu” tương đương 40% doanh thu năm 2019 của Luckin. Cổ phiếu Luckin đã ngay lập tức lao dốc tới 75,6% vào thứ 5 tuần trước xuống giá chỉ 6,4 USD/1 cổ phiếu. Vốn hóa thị trường công ty thì giảm xuống còn 1,6 tỷ USD từ mức 6,6 tỷ USD.

Một hội đồng gồm 3 thành viên hội đồng quản trị độc lập đã được hình thành để tham gia vào cuộc điều tra.

Forbes vào năm ngoái xếp Lu là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào startup này và sở hữu 30% cổ phần công ty cùng vợ là Guo Lichin. Cổ phần của họ hiện trị giá gần 800 triệu USD. Nhà sáng lập và CEO Qin Zhiya sở hữu 20% cổ phần công ty trị giá 500 triệu USD.

Luckin – công ty IPO tại Mỹ vào tháng 5 năm ngoái nổi tiếng với chiến lược mở rộng nhanh chóng thông qua việc đốt tiền và mô hình chỉ gọi mang đi hoặc giao hàng. Chỉ trong 2 năm sau khi thành lập, chuỗi này đã có 4.500 địa điểm tại Trung Quốc, vượt số cửa hàng của Starbucks ở đây.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Tri Thuc Tre

 

Thật bại của thương hiệu Vertu và bài học cho Marketer

Theo Telegraph, nợ 128 triệu bảng Anh nhưng Vertu chỉ có khả năng chi trả 1,9 triệu (tầm 2,4 triệu USD), hãng sản xuất điện thoại hạng sang Anh Quốc thất bại trong việc đàm phán với các chủ nợ.

vertu

Kết quả là ngày 14/7/2017, Vertu tuyên bố đóng cửa nhà máy sản xuất, khép lại 16 năm sóng gió của những chiếc điện thoại “sang chảnh” bậc nhất thế giới.

Sự thất bại của Vertu đã được người ta dự đoán từ rất lâu trước đó, khi mà thương hiệu này liên tiếp gặp phải những vấn đề về doanh số và tài chính. Mỗi lần rơi vào khủng hoảng, hãng lại được đổi chủ, tuy nhiên không có cải tiến đáng kể nào được tạo ra.

Từ gã nhà giàu “Chơi ngông…

Có thể nói, thất bại của Vertu gói gọn trong hai chữ: khác biệt. Được mệnh danh là gã nhà giàu thích “chơi ngông”, Vertu tự đặt ra sứ mệnh: “Nếu tiền không phải là giới hạn, điện thoại có thể “chất” tới đâu?”

Với niềm tin vào triết lý ấy, mọi chiếc điện thoại của hãng đều được chế tác từ những chất liệu tinh túy nhất dưới bàn tay của những nghệ nhân hàng đầu.

Ví dụ, chỉ để làm mẫu Vertu Signature, họ đã cần đến 8 kỹ sư và phải mất tới 4 năm để hoàn thiện bàn phím cho chiếc điện thoại này.

Đến việc “Không chịu” thay đổi theo nhu cầu của khách hàng và thị trường

Đây chính là lý do khiến giá của một chiếc điện thoại Vertu rất cao, từ vài nghìn đến vài chục nghìn USD. Đắt là vậy, nhưng thực tế đáng buồn là sản phẩm của Vertu lại không đáp ứng được nhu cầu thực sự của người tiêu dùng.

Vertu không hiểu rằng người tiêu dùng muốn một chiếc smartphone với hệ điều hành thân thiện, dễ dùng, các thông số kỹ thuật tốt và có khả năng kết nối với kho tàng ứng dụng trên di động.

Và hầu hết các mẫu điện thoại của Vertu không đáp ứng được điều này. Ngay cả giới thượng lưu, đối tượng khách hàng mục tiêu của Vertu, cũng chuyển dần sang các thương hiệu khác như Apple hay Samsung.

Chỉ mới gần đây, hãng mới ra mắt mẫu smartphone cao cấp với những tính năng phù hợp. Nhưng lúc này thì đã quá muộn.

Vertu không sai khi muốn đem tới những kiệt tác điện thoại. Cái sai của Vertu là đã cố chấp giữ lấy những giá trị không còn phù hợp, thay vì đi theo những xu thế mới. Mọi người thường nói “Khác biệt hay là chết”, còn đối với Vertu, họ chết vì quá khác biệt!

Sự khác biệt có thể khiến bạn trở nên vĩ đại, nhưng cũng có thể khiến bạn trở nên không còn phù hợp với cộng đồng. Bạn không muốn đi theo xu hướng của đám đông?

Vậy thì hãy chắc chắn rằng mình có đủ khả năng để tạo ra xu hướng mới. Còn nếu không, bạn sẽ chỉ tự đào thải chính mình mà thôi. Và Vertu chính là bài học “sống” đầy khắc nghiệt dành cho những doanh nghiệp vẫn muốn đi ngược với đám đông.

Bài học bỏ túi: Hãy thay đổi – Đừng cố “giữ” những gì thuộc về quá khứ !

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hùng Lâm | MarketingTrips

Shopee: Ông “Trùm” thương mại điện tử tại Việt Nam

MarketingTrips – Shopee hiện là ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất và dẫn đầu về lượng truy cập website.

Shopee

Shopee Việt Nam dẫn đầu lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt/ tháng năm 2019, theo sau là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada, theo báo cáo “Tổng kết thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, hướng đến 2020” do iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, App Annie và YouNet Media thực hiện.

Trong xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất, Shopee cũng giữ vị trí đầu bảng trong suốt năm 2019, theo sao là Lazada, Tiki và Sendo. Tốp 4 này được giữ nguyên trong năm ngoái, mặc cho sự cạnh tranh từ các ứng dụng ngoại mới xuất hiện và được tải xuống nhiều như SHEIN và Wish.

Với hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ SEA Limited, Shopee cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Doanh nghiệp này đã giới thiệu tính năng Shopee Live trong tháng 3, quảng bá với Cristiano Ronaldo trong tháng 9, tổ chức Shopee Show trong tháng 11 và hợp tác giao hàng nhanh với Grab trong tháng 12.

Trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa, báo cáo nhận định. Mới đầu năm nhưng sàn thương mại điện tử này đã giới thiệu tính năng Shopee Feed, cung cấp các tính năng mang tính xã hội cho người dùng như tạo nội dung để tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán hàng.

Sendo đã có sự bứt phá khi tập trung chủ yếu vào thu hút người dùng mới. Từ quý I sang quý II/2019, lượng truy cập website của Sendo tăng đến 24%, đưa trang này lên hạng 3 toàn quốc. Đồng thời, ứng dụng di động của Sendo cũng xếp hạng 2 toàn quốc về số lượt tải về trong quý II và quý III năm ngoái.

Trong khi đó, Tiki chọn cách đi chậm mà chắc khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng livestream TikiLIVE và phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Kết quả theo báo cáo của iPrice là Tiki nhận được các phản hồi rất tốt, giúp họ xếp hạng hai về mức độ yêu thích của người dùng mạng xã hội.

Shopee

Cuối cùng, Lazada Việt Nam dành phần lớn năm ngoái cho các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như Lazada Super Party, gameshow Đoán Giá và Đại Nhạc Hội Lazada. Vì đa phần các hoạt động này chỉ có cho di động nên Lazada tuy xếp hạng nhì về lượng người sử dụng ứng dụng nhưng chỉ xếp hạng 5 về lượng truy cập website.

Trong khi một số sàn thương mại đạt được thành công và kết quả nhất định, một số khác đã phải rời bỏ thị trường vốn rất khắc nghiệt và tốn tiền.

Giữa tháng 12 năm ngoái, Vingroup tuyên bố đóng cửa sàn thương mại điện tử Adayroi.com sau hơn bốn năm hoạt động, sáp nhập sàn này vào VinID và giải thể hệ thống siêu thị điện máy VinPro.

Theo số liệu từ iPrice, tính đến quý III/2019, Adayroi có khoảng khoảng 6,4 triệu lượt truy cập website hàng tháng và chỉ xếp thứ 9/10 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam về lượng truy cập cả trên máy tính lẫn di động.

Sau Adayroi không lâu, Lotte.vn cũng thông báo đóng cửa website bán hàng từ ngày 20/1/2020 với lý do công ty chủ quản muốn thay đổi kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Đây là sàn thương mại điện tử trực thuộc Công ty TNHH Thương mại điện tử Lotte Việt Nam – công ty thành lập năm 2016 và là đối tác của Tập đoàn Lotte.

Một trang thương mại điện tử khác là Robins.vn cũng dừng hoạt động từ tháng 3 năm ngoái. Trang này ra mắt tháng 5/2017 với tiền thân là Zalora – một sàn chuyên về thời trang tại thị trường Việt Nam. Central Group trước đó đã mua lại Zalora Việt Nam thông qua Nguyễn Kim và đổi tên sàn thương mại điện tử này thành Robins.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo The Leader

 

YouTube xóa video thuyết âm mưu 5G gây ra Covid-19

Mới đây, một số người đã đốt phá các trạm phát sóng 5G tại Anh do tin vào thuyết âm mưu 5G gây ra Covid-19 lan truyền trên mạng xã hội.

youtube

Trước tình hình này, YouTube đã quyết định sẽ giảm số lượng video truyền bá thuyết âm mưu về liên hệ giữa 5G và Covid-19 sau khi có thêm bốn cuộc tấn công phá hoại các trạm phát sóng 5G được ghi nhận trong vòng 24 giờ qua.

YouTube sẽ chủ động loại bỏ các video vi phạm chính sách của mình. Tuy nhiên, các nội dung chỉ đơn giản đề cập đến các mạng 5G mà không đề cập đến Covid-19 vẫn được phép phát trên trang web.

Theo YouTube, video vi phạm chính sách loại này có thể được coi là nội dung “giật tít, câu view”, sẽ bị gỡ bỏ và mất doanh thu quảng cáo cũng như xóa khỏi kết quả tìm kiếm trên nền tảng.

Phát ngôn viên của YouTube cho biết: “Chúng tôi có chính sách rõ ràng về việc cấm các video quảng cáo phương pháp vô căn cứ để ngăn chặn Covid-19 thay vì tìm cách điều trị y tế và nhanh chóng xóa các video vi phạm chính sách này nếu bị gắn cờ (flag). Chúng tôi cũng bắt đầu giảm đề xuất nội dung “giật tít, câu view” như các thuyết âm mưu liên quan đến 5G và Covid-19 vì có thể gây hiểu lầm cho người dùng theo những cách có hại”.

Quyết định của YouTube được đưa ra khi nhà khai thác di động Vodafone của Anh nói rằng hai trạm phát sóng di động của họ và hai trạm dùng chung giữa Vodafone và O2 đã bị các đối tượng “để mắt”. Trước đó, ba trạm phát sóng 5G tại Anh cũng đã bị đốt phá.

Trong một tuyên bố, ông Mats Granryd, Tổng giám đốc của Hiệp hội các nhà khai thác di động toàn cầu (GSMA) khẳng định: “Ngành viễn thông đang làm việc ngày đêm để giữ cho các dịch vụ y tế, giáo dục và dịch vụ khẩn cấp vận hành thông suốt, giúp doanh nghiệp hoạt động, bạn bè và gia đình được kết nối. Thật đáng trách khi cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc quan trọng đang bị tấn công dựa trên những nhận thức hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi kêu gọi mọi người tin tưởng các cơ quan y tế và yên tâm rằng công nghệ truyền thông là an toàn. Không có mối liên hệ nào giữa 5G và Covid-19”.

YouTube cho biết, kể từ đầu tháng 2 họ đã đánh giá thủ công và xóa hàng ngàn video lan truyền thông tin gây ra hiểu nhầm về đại dịch Covid-19. Phát ngôn viên của YouTube nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá tác động của những video này đối với cộng đồng Vương quốc Anh và mong muốn tiếp tục hợp tác với chính phủ và cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) để duy trì môi trường an toàn cho công chúng Anh trong thời gian khó khăn này”.

Tuy nhiên, YouTube cũng cho biết, các nội dung lan truyền sai sự thật về 5G nhưng không đề cập đến Covid-19 sẽ không vi phạm chính sách của trang web nhưng thường được coi là nội dung giới hạn và bị hạn chế chức năng, chẳng hạn như bị xóa khỏi các đề xuất và tính năng tìm kiếm trên nền tảng. Những hành động này làm giảm lượt xem trên các video này lên tới hơn 70%.

Tuần trước, các trạm phát sóng di động 5G ở Birmingham, Mer Jerseyide và Belfast đã bị đốt cháy và các kỹ sư viễn thông phải đối mặt với các mối đe dọa về thể chất cũng như sự chỉ trích từ những người tin rằng tín hiệu 5G là nguyên nhân gây ra đại dịch toàn cầu Covid-19.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo ICTNews

Marketing bằng podcast: Marketing Trend thời Covid-19

Xuất hiện lần đầu tiên năm 2004, được lựa chọn là từ của năm năm 2005, sau 15 năm phát triển, hiện các tệp âm thanh với tên gọi podcast đã có 150 triệu người nghe 30 triệu tệp tin trên toàn thế giới (*).

Vậy, trào lưu này có còn được coi là một trào lưu mới?

Và với những người chưa từng thử nghiệm Podcast Marketing, có nên bỏ lỡ?

Câu trả lời như rất nhiều vấn đề dành cho nhà tiếp thị: Phụ thuộc vào cách bạn nghĩ và thực thi!

Podcast là?

Hiểu một cách ngắn gọn, podcast giống như một đài phát thanh theo yêu cầu. Đây là một tệp âm thanh được thiết kế sẵn, được xuất bản trên trang web hoặc có sẵn để tải xuống trên máy tính cá nhân hoặc thiết bị di động để nghe khi người muốn nghe.

Nhà báo Ben Hammersley được coi là người đầu tiên sử dụng từ podcast trong tạp chí The Guardian năm 2004.

Từ điển Oxford New America công bố Podcast là từ của năm 2005 và khi định dạng này tiếp tục phát triển phổ biển và đa dạng, Spotify đã mua lại Gimlet Media, một công ty sản xuất podcast với giá 230 triệu USD.

Podcast và Marketing?

Có một lý do chính khiến các thương hiệu trả nhiều tiền hơn cho quảng cáo podcast: nó “được việc”, đặc biệt trong bối cảnh các phương tiện truyền thống trở nên ngày càng kém hiệu quả.

Với lối sống năng động, liên tục di chuyển của người tiêu dùng hiện tại, khả năng sản xuất các podcast theo yêu cầu cho phép các công ty kể câu chuyện của mình ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.

Thêm vào đó, nội dung âm thanh dễ tiếp cận hơn so với nội dung văn bản và video. Người dùng có thể nghe podcast trong khi đang tập thể dục hoặc lái xe.

Podcast sẽ không khiến người nghe phải từ bỏ các hoạt động yêu thích hoặc bắt buộc của họ, nó làm các hoạt động đó thú vị hơn.

Ngoài ra, trải nghiệm với podcast là một trải nghiệm cá nhân hóa – một thứ vô cùng đắt giá với marketing hiện đại khi xu hướng thể hiện cái tôi của người tiêu dùng đang ngày một rõ ràng. Người nghe thoải mái lựa chọn các podcast với giọng nói, cảm xúc, đam mê, chủ đề, phong cách phù hợp với mình. Podcast giúp thị trường mục tiêu của bạn cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu.

Như tạp chí New York Times đã chia sẻ, những đoạn âm thanh khiêm tốn như podcast đã nổi lên như một hiện tượng văn hóa quan trọng và thú vị nhất của thế kỷ mới.

Ước tính có khoảng 660.000 podcast đã được sản xuất, tương đương khoảng 28 triệu tập podcast riêng lẻ mà bạn có thể nghe.

Về cơ bản, các nội dung podcast là miễn phí, do đó khi xuất bản podcast bạn sẽ hiển thị miễn phí các nội dung này cho hàng triệu người nghe tiềm năng. Podcast cũng cung cấp lợi ích SEO. Trong khi các nền tảng này đồng thời là các công cụ tìm kiếm.

Mỗi tập podcast của bạn thường liên kết với cả trang web và thông tin về công ty, do đó tồn tại tiềm năng người nghe sau khi nghe podcast sẽ tìm hiểu thêm thông tin của bạn trên các đường link liên kết. Thêm vào đó, cuối mỗi tập podcast lúc nào cũng có những hoạt động kêu gọi hành động của người nghe: Call to Action (CTA).

Tùy thuộc vào sở thích hoặc chủ đề của bạn, bạn có thể có lợi thế khi phải đối mặt với rất ít sự cạnh tranh. Lưu trữ một podcast có thể giúp bạn ngay lập tức nổi bật so với các đối thủ trong thị trường của bạn và định vị bạn là người nắm quyền trong lĩnh vực của bạn.

Ngoài ra, các podcast sản xuất cùng các chuyên gia giúp thiết lập quyền lực trong ngành của bạn và tạo ra những nhóm khách hàng trung thành, liên tục được cập nhật khi bạn sản xuất podcast mới.

Ghi một tập podcast cũng ít tốn thời gian hơn nhiều so với viết một bài báo hoặc quay video. Để tạo một tập podcast, tất cả những gì bạn phải làm là ghi lại chính mình nói (điều bạn làm một cách tự nhiên mỗi ngày).

Có một micro tốt và một chương trình để ghi và chỉnh sửa các tập của bạn và bạn sẽ có mọi thứ bạn cần để sáng tạo nội dung âm thanh.

Lần cập nhật mới nhất của Nghiên cứu doanh thu quảng cáo do IAB Podcast kết hợp với PwC cho thấy, doanh thu quảng cáo podcast ở Hoa Kỳ được dự đoán sẽ vượt quá 1 tỷ USD vào năm 2021, đặc biệt với sự phổ biến của điện thoại thông minh. Những thiết bị dường như thiết yếu này phổ biến nhất với nhân khẩu học 18- 34 tuổi, chiếm 44% đối tượng podcasting toàn cầu.

Làm thế nào để có một podcast marketing thành công?

Một cái tên hấp dẫn: Lý tưởng nhất, tên podcast của bạn nên bao gồm một số từ khóa mà bạn muốn chương trình của bạn được xếp hạng.

Ảnh bìa: Ảnh bìa là hình ảnh thu nhỏ mà mọi người nhìn thấy khi họ tìm kiếm chương trình của bạn. Ảnh bìa nên bao gồm tiêu đề chương trình, hình ảnh của người dẫn chương trình và một số hình ảnh rõ ràng cho ý tưởng hay về chương trình.

Giới thiệu: Một lời giới thiệu chuyên nghiệp, một giọng nói chuyên nghiệp do diễn viên hoặc nữ diễn viên lồng tiếng giới thiệu, với âm nhạc phù hợp (có bản quyền) ở phần nền. Phần giới thiệu nên nghe như giới thiệu chương trình radio.

Nó sẽ thiết lập bạn như chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, báo cho người nghe về lý do tại sao họ nên nghe chương trình của bạn và đưa ra những thuyết phục để họ có những hành đồng xa hơn việc chỉ nghe podcast.

Nội dung giá trị: Người nghe podcast để có thêm thông tin, kiến thức, giải trí hoặc bất cứ thứ gì họ cần. Đó là công việc của bạn- công việc cung cấp thứ mà họ cần.

Để thực hiện điều này, bạn không cần là Harvard Business Review hoặc NPR để làm điều đó. Tất cả những gì bạn cần là trả lời câu hỏi của khán giả, tìm ra những gì họ đang cần.

Và đừng quên phải hướng tới không chỉ một người nghe, hãy hướng tới cả cộng đồng của họ, biến họ thành fan hâm mộ podcast của bạn.

Khách mời: Những vị khách tuyệt vời làm podcast của bạn hấp dẫn hơn nhiều. Những người này đồng tời sẽ chia sẻ chương trình của bạn với khán giả của họ và khiến nội dung chương trình thú vị hơn khi nghe.

Video và văn bản: Đừng quên “cặp bài trùng” của podcast là video và văn bản. Chúng sẽ bổ sung hoàn hảo thậm chí hoàn thiện lẫn nhau nếu bạn có đủ thời gian và điều kiển đển sản xuất các sản phẩm này.

Hoặc bạn cũng có thể khiến khán giả thích thú với những đoạn teaser ngắn khiêu khích một vài ngày trước khi phát sóng. Người dùng sẽ các nhớ lâu về các sản phẩm của bạn.

Lưu trữ: Podcast của cần lưu trữ và có rất nhiều lựa chọn lưu trữ tốt trên thị trường như iTunes, Google Play… Chưa kể, bên cạnh các nền tảng như Spotify, Soundclound, Google Podcast, bạn nên chia sẻ podcast của mình lên các nền tảng khác nhau để đối tượng nào cũng có thể nghe được podcast của bạn và cơ hội xuất hiện sản phẩm của bản cơ bản là… khắp mọi nơi.

Marketing cho chính podcast: Bạn cần tiếp thị chương trình của mình để nhiều người hơn biết về nó. Điều này có thể bao gồm quảng bá trên email, facebook, LinkedIn, Instagram, YouTube… Bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào khác bạn có thể làm để tiếp cận đối tượng chính của mình cũng có thể hữu ích.

Hãy chắc chắn rằng mọi tập podcast của bạn đều được sao chép và chỉnh sửa, để nó có thể được chuyển thành nội dung truyền thông xã hội, bài đăng trên blog, quà tặng sách điện tử và thậm chí là một cuốn sách vật lý.

Và nhớ, ấn tượng những ngày đầu rất quan trọng, hãy tích cực quảng bá cho những podcast đầu tiên của bạn một cách bền bỉ. Sau đó, hãy để nó tự lan tỏa nội dung của mình. Hoặc thị trường sẽ tự định giá podcast của bạn.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Tri Thuc Tre

ZOOM lại khiến người dùng bất an khi khoá mã hoá có liên quan đến Trung Quốc

Zoom đang liên tiếp dính vào những bê bối bảo mật thông tin ở thời điểm mà họ cần phát triển vững chắc nhất.

Vài ngày trước, chúng ta biết được rằng các cuộc gọi video trên Zoom thực tế không hề được mã hoá đầu cuối như họ tuyên bố, Zoom vẫn có thể truy cập vào các cuộc gọi trực tuyến của người dùng. Tiếp sau đó, hãng tên lửa SpaceX của Elon Musk đưa ra thông báo ngăn cấm các nhân viên của mình sử dụng Zoom để làm việc và chỉ được sử dụng email, tin nhắn và các cuộc gọi điện thoại thông thường để tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào.

Chẳng cần phải nói, Zoom như đang “ngồi trên đống lửa” khi mọi thứ xảy ra vào thời điểm mà dịch vụ của họ hiện đang được người dùng trên toàn thế giới lựa chọn sử dụng vì buộc phải làm việc tại nhà. Một dịch vụ có các hoạt động kinh doanh kém chất lượng hoàn toàn là điều không thể chấp nhận được đối với công ty vào lúc này.

Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tại Đại học Toronto đã cho thấy hóa ra một số khóa mã hóa của Zoom được phát hành bởi các máy chủ đặt tại Trung Quốc, trong khi tất cả những người tham gia thử nghiệm lại cư trú ở Bắc Mỹ. Không chỉ vậy, Zoom còn có 700 nhân viên hiện đang làm việc tại 3 công ty con đặt tại Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra Zoom bảo vệ nội dung audio và video thông qua mã hóa nội bộ. Nghiên cứu cho thấy có một lỗ hổng an ninh thông tin nhất định tồn tại trong tính năng phòng chờ của Zoom.

Theo như kết luận của bản báo cáo, ít nhất là tại thời điểm này, Zoom không hề an toàn hay phù hợp với các cuộc họp mang tính chất bí mật. Tuy nhiên, dịch vụ này hiện lại đang được sử dụng không chỉ bởi nhiều công ty lớn mà còn tại nhiều trường học cho các lớp học trực tuyến. Trong thời điểm tồi tệ như hiện tại, Zoom có lẽ tạm chấp nhận là một điều sai trái cần thiết khi mà các công ty hoàn toàn có thể ngưng sử dụng ứng dụng này nhưng sẽ khó thực hiện điều tương tự với các trường học.

Mặc dù đây là vấn đề lớn nhưng không phải là không sửa chữa được. Tuy nhiên, Zoom sẽ phải bắt đầu nhìn lại hoạt động dịch vụ của mình một cách kỹ lưỡng như cách mà nhà sáng lập Zoom Eric Yuan đã tuyên bố trước đó rằng họ đang tiến hành xem xét giải quyết các vấn đề phát sinh.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo Vnreview

Quy tắc O.M.G khi Briefing

Sau khi bạn đã có trong tay một bản Creative Brief cụ thể, thì việc cần làm tiếp theo không phải là đính kèm vào mail, hay in ra và phát cho mọi người đọc, mà Briefing là cả một công cuộc giao đề, một hiệu lệnh cho cả team bắt đầu hành trình sáng tạo.

Làm Account chuẩn bị Brief tốt đã thành công được một nửa, 50% còn lại phụ thuộc vào cách bạn nói như thế nào cho Creative – những người rất cần cảm hứng làm việc – hiểu đề và sẵn sàng thực hiện hiệu lệnh. Dưới đây là 3 quy tắc, bạn có thể tham khảo để cải thiện quy trình briefing của mình.

1. Quy tắc O (Open Up The Experience):

Một ví dụ hay từ Client ở Singapore, đề bài là biến con đường đi bộ nối liền những công viên trên không trở thành điểm đến, điểm vui chơi của người dân hằng ngày. Và họ cũng chuẩn bị Brief như bao Client khác, nhưng thay vì gọi Agency đến phòng họp, họ mời nguyên team đến công viên và trải nghiệm con đường trong vòng 2 giờ.

Sau khi tham quan mọi ngóc ngách, Agency đã hiểu vấn đề cần làm là gì, đưa ra ý tưởng như thế nào để giải quyết rào cản. Thay vì việc ngồi mô tả công viên trong phòng họp khá nhàm chán, đây là cách sử dụng quy tắc O khá hiệu quả khi Briefing.

2. Quy tắc M (Make It Official):

Hãy nhớ lại xem bạn có bao nhiêu Brief được đưa ra một cách nghiêm túc và bài bản. Hẳn đa phần là những cuộc điện thoại, tin nhắn, trao đổi qua lại với nhau, tuy nhiên khi đến tranh cãi xảy ra, Creative sẽ bảo bạn gửi lại Brief đi.

Lúc này, bạn mới nhận ra rằng: “Ồ, tất cả những gì mình nói chỉ là trao đổi, chưa có gì xác nhận chính thức cho cả hai bên.” Đúng như vậy, hiệu lệnh cần phải rõ ràng, và người làm Account phải luôn luôn đảm bảo quy tắc M – Make It Official – bằng bất cứ hình thức nào bạn nghĩ ra được.

3. Quy tắc G (Get The Story Told):

Chẳng ai rảnh rỗi và đủ kiên nhẫn để có thể nghe bạn luyên thuyên cả buổi về thông tin thương hiệu. Việc này dễ khiến Creative chán, họ có thể đưa cho bạn giải pháp cho vấn đề, nhưng không phải cách làm sáng tạo của họ.

Chính vì vậy, thay vì bạn in Brief, gửi và bảo họ đọc, hãy kể cho Creative nghe một câu chuyện dễ hiểu, đôi khi là những ví dụ hay có thể truyền cảm hứng làm việc cho trên hành trình sáng tạo của họ.

Thực tế, người làm Account có rất nhiều công việc hằng ngày, và không phải lúc nào cũng có thể làm hoàn hảo từng Brief. Cho nên, không đòi hỏi nhất thiết bạn phải áp dụng tất cả, mà chỉ cần tuân thủ theo 1 trong 3 quy tắc trên là đã có thể Briefing hiệu quả hơn rồi.

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Theo BrandCamp

Career Path: Đường đến Digital Marketing Manager

★ DIGITAL MARKETING – BƯỚC LÊN VỊ TRÍ #MANAGER

Đối với những bạn mới bước chân vào ngành digital marketing thì những vị trí như Account Manager, Digital Manager, Media Manager hay Digital Strategic Planner luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt.

Thực sự đó là những vị trí rất quyền lực trong một Digital Agency, họ luôn được săn đón, ngưỡng mộ và trọng vọng.

Trong thời buổi ngành digital nóng sốt như hiện nay thì những người thực sự giỏi càng có giá trị – giỏi tức là giỏi làm hoặc giỏi tư vấn, chứ không phải giỏi đi cóp nhặt kiến thức để chém gió.

Digital Marketing Manager

Trainee mất khoảng 3 tháng, executive mất khoảng 1.5 – 2 năm. Như vậy sau hơn 2 năm, một bạn sinh viên có thể trở thành Manager nếu phát triển đúng hướng. Tốc độ thăng tiến như vậy là rất nhanh so với những ngành khác.

Tưởng tượng ngày đầu mới chân ướt chân ráo lập nick forum, 2 năm sau đã đường hoàng ngồi với Brand Manager để thuyết trình về một Social Media Campaign vài chục ngàn USD, đó không hề là câu chuyện đem ra để động viên. Mà là sự thật, hãy lấy nó làm mục tiêu dành cho bạn khi xem digital con đường sự nghiệp nghiêm túc.

★ VẬY LÀM SAO ĐỂ TRỞ THÀNH MANAGER?

Có 4 kĩ năng bạn cần phải luôn ý thức rèn luyện ngay khi còn là một Executive

  • Kĩ năng thực thi: giỏi từ những việc lặt vặt như viết bài, đăng tải nội dung, trả lời bình luận đến những việc đòi hỏi phải tư duy như quản trị Fanpage hay làm Content Plan. Biết quản lí 1 project cỡ trung bình, ví dụ SEO cho 1 cửa hàng nội thất hoặc tư vấn website cho 1 quán cafe. Tìm các job freelancer để trau dồi trình độ và thử lửa khi phải 1 mình cáng đáng mọi công việc
  • Kĩ năng quản lí công việc: Executive giống như một cỗ máy đa năng, phải làm hàng trăm thứ việc. Hôm nay đóng vai một bà mẹ đang đau đầu tìm mua sữa cho con, ngày mai đóng vai một ông bố băn khoăn giữa iPhone X với Galaxy S20, ngày mốt là một em sinh viên ngày đầu tựu trường muốn tìm mua laptop. Làm việc, báo cáo, xử lí các đầu mối, thanh toán, hợp đồng, bình luận…. trong mỗi thời điểm bạn có hàng trăm thứ để giải quyết. Vì vậy, bạn phải rèn luyện kĩ năng quản lí công việc hiệu quả, biết phân công và phối hợp với người khác.
  • Kĩ năng tư vấn: Rất nhiều bạn làm Executive mấy năm rồi nhưng hỏi Social Media là gì thì vẫn ú ớ, hoặc yêu cầu làm plan SEO, đề xuất ý tưởng xây dựng website thì không biết bắt đầu thế nào. Những cái đó không ai dạy cả. Bạn phải chiụ khó học hỏi từ các campaign hay proposal. Tham gia những buổi brainstorming, học cách suy nghĩ của người khác. Tập làm plan và so sánh với plan của Manager hoặc đối thủ để xem họ hơn mình ở những điểm nào. Tư vấn miễn phí cho bạn bè hoặc người quen, biến họ thành những khách hàng đầu tiên của mình.
  • Kĩ năng mềm: Tiếng Anh, giao tiếp, thuyết trình là những kĩ năng bắt buộc phải có. Thay vì chém gió trên facebook, hãy ra ngoài đời tham dự offline, seminar để rèn kĩ năng và xây dựng những mối quan hệ chất lượng

Khi nào bạn đủ tự tin về 4 nhóm kĩ năng này, lúc đó hãy tới gặp Sếp của bạn và đề nghị được thử sức ở vị trí cao hơn.

★ VỊ TRÍ NÀO DÀNH CHO BẠN

  • Paid Media Manager/ Paid Media Planner: Ở vị trí planner, bạn là người đề xuất kế hoạch (kênh, ngân sách) giúp khách hàng đạt được hiệu quả tốt nhất so với kinh phí bỏ ra. Bạn phải có đủ dữ liệu, kết hợp với kinh nghiệm thực tế và sự nhạy cảm để lập kế hoạch. Bạn phải có kĩ năng thuyế trình và thuyết phục để khách hàng chấp nhận kế hoạch mình đã dày công nghiên cứu. Bạn phải đối mặt với những câu hỏi khó đỡ kiểu như “sao CPC đắt thế, những 1000đ”, “sao không đặt ở báo lớn mà toàn những trang bé tí thế này”…

Ở vị trí Manager, bạn phải biết quản lí nhân sự, đào tạo nâng cao trình độ, tổ chức xắp xếp công việc cho thật hiệu quả. Đôi khi bạn sẽ có những lúc thấy mình chạy việc “sấp mặt”, kiểu như “em ơi, banner chị sao chưa lên”, “anh ơi, tài khoản quảng cáo bị khóa, anh giúp em với”. Tất nhiên lúc đó phải thật bình tĩnh vì cho dù là Superman cũng không giải quyết được. Khả năng chịu sức ép là yếu tố rất quan trọng của một Manager.

  • Social Media Manager/ Social Media Planner: Vị trí này đòi hỏi sự thấu hiểu cao về người dùng trên mạng xã hội, để tìm được những “Insight” xác đáng. Đồng thời, bạn cần có sự nhạy cảm, khả năng sáng tạo cao hơn để kể được những câu chuyện hay, những ý tưởng đủ sức viral. Cuối cùng thì vẫn là câu chuyện muôn thuở: Làm sao để plan đó “bán” được cho khách hàng, làm sao để trả lời được những câu hỏi như “sao 1 tháng mà có 10k fans, người ta bán cho chị có 200đ/ fans mà của em đắt thế” hay “sao viral kiểu gì mà video có 100k view, lên 1 triệu được không”
  • Content Planner/ Manager: Đây là một vị trí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong digital agency. Công việc chủ yếu là: tư vấn và viết nội dung cho các website, sáng tạo các câu chuyện trên mạng xã hội, hỗ trợ các team SEO, SEM, Email về mặt câu chữ. Bạn phải hiểu Brand – những điều được và không được phép nói. Bạn phải hiểu người dùng – nói gì để họ thích, nói theo ngôn ngữ nào để phù hợp. Bạn phải hiểu Social – trào lưu, xu hướng, thói quen đọc ra sao. Bạn phải hiểu SEO/ SEM – hành vi tìm kiếm, cách viết bài theo chuẩn, cách đặt link & keywords. Bạn phải có óc hài hước, sáng tạo, cởi mở. Bạn phải viết giỏi và quản lí công việc rất tốt.
  • Account Manager: Được định nghĩa như người đại diện cho ý muốn của khách hàng trong digital agency, Account Manager là vị trí rất quyền lực. Nếu thật giỏi, bạn có thể lèo lái khách hàng theo hướng tốt nhất hoặc có lợi nhất. Nếu chưa thật giỏi, bạn phải biết “ép” (hoặc động viên) các team ở công ty để họ làm ra những sản phẩm hợp ý khách hàng nhất – dù đôi khi có thể làm lại đến cả vài chục lần cho một layout hoặc content plan. Còn nếu không đủ giỏi, bạn sẽ loay hoay giữa 1 bên là Khách hàng lúc nào cũng khó tính và luôn luôn thay đổi – 1 bên là team thực thi lúc nào cũng sẵn sàng phàn nàn và biểu tình phản đối. Cho nên kĩ năng tư vấn, thuyết phục, thương lượng là tối quan trọng với một người Account Manager. Dĩ nhiên phải dựa trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm đủ sâu thì lời nói của bạn mới có sức thuyết phục.
  • Production Manager: Bạn là người chịu trách nhiệm cho chất lượng của sản phẩm (website, apps, game, mobile, banner, video…) Bạn không phải là người đưa ra ý tưởng, nhưng bạn phải hiểu và thuyết phục được khách hàng. Bạn không phải là người lập trình, nhưng bạn phải hiểu các công nghệ để áp dụng cho tốt nhất. Bạn không phải là người design, nhưng bạn cần phải hiểu rất rõ về UI và UX để tư vấn cho khách hàng và hướng dẫn cho designer. Bạn không phải là tester nhưng nếu tấm hình bị lệch một pixel thì bạn sẽ là người đầu tiên chịu trách nhiệm.
  • Art Director: Đây là vị trí tối quan trọng của một digital agency. Đôi khi chìa khoá chiến thắng cho một digital campaign vài chục ngàn usd chỉ là vì master layout quá đẹp. Đôi khi sự phân biệt chất lượng giữa các agency chỉ dựa trên design của web. Tuy nhiên không phải cứ học FPT Arena hay RMIT ra là làm được Art Director. Trước tiên bạn cần hiểu Brand, Concept, Idea, Key Visual. Tiếp theo bạn phải hiểu về Design Trends, User Behavior. Rồi bạn phải có ý tưởng, vừa đảm bảo sự thẩm mĩ (art), vừa hài hoà tiện dụng (experience).

Công việc này cần nhiều sự sáng tạo, vì bạn được tự do thể hiện những gì mình thích, rồi được thấy nó trở thành sản phẩm được hàng triệu người trầm trồ khen ngợi. Account, Producer hoặc thậm chí sếp đôi khi cũng phải nhường nhịn bạn, vì nếu bạn dỗi ra thì ai làm. Nhưng nhiều khi công việc rất công nghiệp. Một tuần cả chục layout web, mỗi ngày cả chục banner. Có những lúc bạn sẽ cạn kiệt ý tưởng và đi vào lối mòn không thể làm ra sản phẩm nào có hồn.

  • Strategic Planner: Bộ não của mọi kế hoạch Digital. Bạn là người lên chiến lược để cho Creative nghĩ ra ý tưởng. Bạn là người gợi ý để Producer, Design có được những demo phù hợp. Bạn hiểu sâu sắc về Brand lẫn người dùng để biết cái gì có thể thoả mãn ý muốn của cả 2. Bạn biết trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, khoa học và chặt chẽ nhất để dù nó có sai thì cũng khó ai có thể phản bác.

Thật sự không có trường lớp nào đào tạo cả. Tất cả là sự trải nghiệm và đúc kết từ thực tế. Bạn có thể đi lên từ bất kì vị trí nào, hoặc thậm chí từ ngành khác nhảy qua. Có nhiều bạn sinh viên mới đi làm đã đòi làm planner (vì em có tư duy chiến lược). Hoặc nhiều bạn mới làm Executive 1 vài tháng đã đòi làm planner (vì em biết các chiêu câu kéo người dùng). Nhưng các em nên hiểu là, người làm execution tốt chưa hẳn làm plan tốt, nhưng người làm plan tốt phải làm execution tốt.

Lên được vị trí Manager là bạn đã đạt tới 1 đỉnh khá cao của ngành. Mức lương rất hấp dẫn, thậm chí nhiều công ty trả lương rất cao mà vẫn tìm không ra nhân tài. Từ vị trí này, bạn có thể chuyển sang Brand làm các vị trí về Marketing, Digital với đãi ngộ tốt hơn, hoặc lên vị trí Director, hoặc làm freelancer, mở công ty riêng. Hoặc làm speaker, hoặc đi dạy, hoặc đi tư vấn. Thực sự khi bạn đã giỏi rồi thì cơ hội kiếm tiền rất nhiều.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Lê Anh Tuấn – Firstcom Digital

Mỹ: Cấm sử dụng phần mềm Zoom học trực tuyến

MỸ – Sở Giáo dục thành phố New York yêu cầu tất cả trường học trên địa bàn không sử dụng phần mềm Zoom vì lo ngại về vấn đề an ninh và quyền riêng tư.

Trong thông báo ngày 5/4, Danielle Filson, phát ngôn viên của Sở Giáo dục nói: “Các trường có thể sử dụng phần mềm học từ xa khác để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho học sinh và giáo viên”. Ông khuyến khích các trường sử dụng Microsoft Teams vì phần mềm này có tính năng tương tự và bảo mật tốt hơn Zoom.

Đầu tháng 4, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo về các cuộc tấn công vào an ninh và quyền riêng tư cá nhân mang tên “Zoombombing”. Hacker sẽ tìm đến các phòng học ảo trên Zoom qua đường dẫn chia sẻ công khai trên các trang web, mạng xã hội hoặc đoán mã ID chứa từ 9 đến 11 chữ số. Khi vào được lớp học ảo, họ đưa ra tuyên bố đe dọa, phân biệt chủng tộc hoặc hình ảnh khiêu dâm gây ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức của học sinh.

Eric Yuan, Giám đốc điều hành Zoom, đã gửi lời xin lỗi đến người dùng và khẳng định sẽ khắc phục những thiếu sót của phần mềm trong thời gian tới.

Zoom là phần mềm họp trực tuyến ảo, có thể tạo cuộc gọi nhóm tối đa 100 người. Khi Covid-19 bùng phát, hơn 20 quốc gia với 90.000 trường học sử dụng phần mềm này để giảng dạy trực tuyến.

Đến ngày 5/4, Covid-19 đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,1 triệu người nhiễm bệnh, hơn 64.000 người chết. Mỹ ghi nhận 311.637 người nhiễm, trong đó 8.454 người tử vong, là vùng dịch lớn nhất thế giới.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Cannes Lions: “Oscar của ngành quảng cáo” 2020 chính thức bị hủy bỏ vì Covid-19

BTC Cannes Lions đã chính thức tuyên bố hủy bỏ chương trình năm nay do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Cannes Lions

Trước đó, đại diện Cannes Lions đã đưa ra thông báo tạm hoãn và dời thời gian tổ chức từ tháng 06 sang tháng 10/2020. Tuy nhiên, thông báo gần đây khẳng định chương trình năm nay sẽ hủy bỏ và Giải thưởng dự kiến sẽ trở vào 06/2021.

Không chỉ vì nhiều sự kiện đã bị tạm hoãn hoặc hủy với nỗi lo dịch COVID-19 lây lan tại nhiều quốc gia, BTC Cannes Lions cho biết quyết định của họ còn bị ảnh hưởng bởi thực trạng virus tác động tiêu cực đến thế giới quảng cáo và marketing.

Đại diện Cannes Lions chia sẻ: “COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng và ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp marketing, sáng tạo và truyền thông. Rõ ràng, ưu tiên hàng đầu bây giờ là bảo vệ mọi người, phục vụ người tiêu dùng với những mặt hàng thiết yếu và duy trì sự ổn định của doanh nghiệp, xã hội và nền kinh tế”.

Ông Philip Thomas, Chủ tịch Cannes Lions, chia sẻ: “Cốt lõi của Cannes Lions luôn là sự sáng tạo. Chúng tôi nhận thấy rằng cộng đồng sáng tạo đang phải đối mặt với nhiều thử thách, và rõ ràng công việc lúc này khó có thể đạt được các chuẩn mực xuất sắc”.

Ngoài ra, ông Simon Cook, Giám đốc Điều hành của Cannes Lions cho biết: “Chúng tôi mong muốn được tôn vinh những nỗ lực sáng tạo vào năm tới, khi thế giới ổn định hơn và cộng đồng của chúng ta có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc của họ”.

Vì sự khó lường của dịch COVID-19, nhiều sự kiện trong năm 2020 đã phải thay đổi lịch trình. Trong đó, Cannes Lions là sự kiện mới nhất bị hủy bỏ.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BrandsVietnam

Apple “CHO” nhân viên 100 USD để phục vụ cho “Work from Home”

Apple bắt đầu yêu cầu một số nhân viên bán lẻ làm việc tại nhà khi các cửa hàng đóng cửa. Nhân dịp này, công ty có gói ưu đãi dành cho những nhân viên mua sắm thiết bị để làm việc tại nhà, thậm chí còn có cả nguồn tài nguyên kỹ thuật số giúp kiểm soát căng thẳng.

APPLE

Theo Business Insider, những ưu đãi này cho thấy cho thấy Apple tiếp tục đầu tư vào lực lượng lao động chính thống của hãng khi các chuỗi bán lẻ trên khắp đất nước đang phải đóng cửa, thậm chí nhiều hãng còn phải sa thải hàng loạt nhân viên để cắt giảm chi phí giữa mùa dịch Covid-19.

Cụ thể, Apple cung cấp khoản bồi hoàn 100 USD cho các nhân viên bán lẻ, những người cần mua thiết bị như ghế văn phòng hoặc bàn làm việc. Apple cũng có thể cung cấp các gói bồi hoàn này cho những người cần nâng cấp gói internet của họ.

Ngoài ra, gã khổng lồ công nghệ còn bổ sung một công cụ chăm sóc sức khỏe mới cho các nhân viên bán lẻ trong những tuần gần đây thông qua Sanvello, một dịch vụ kỹ thuật số có chức năng quản lý căng thẳng và lo lắng. Đây là lợi ích sức khỏe tinh thần mới nhất của Apple dành cho nhân viên. Trước đó, Apple đã cung cấp cho nhân viên ứng dụng thiền Ten Percent Happier.

Ngày 13/3, Apple cho biết sẽ tạm thời đóng cửa tất cả các cửa hàng bán lẻ trên thế giới, ngoài những cửa hàng ở Trung Quốc, để bảo vệ nhân viên và khách hàng khi đại dịch Covid-19 lan rộng. Ngay sau đó, các bang tại Mỹ cũng ban hành các chính sách đóng cửa nhưng doanh nghiệp không thiết yếu.

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook cho biết trong một bản ghi nhớ hôm 13/3 rằng tất cả các nhân viên hợp đồng làm việc theo giờ vẫn tiếp tục nhận được tiền lương bình thường.

Ngành bán lẻ, du lịch và nhà hàng là những ngành chịu tác động mạnh vì đại dịch, khi 90% người Mỹ phải ở nhà. Hàng trăm ngàn nhân viên bán lẻ bị sa thải hoặc tạm nghỉ việc tại các chuỗi lớn như Macy, JCPenny, Gap….

Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã lên đến con số kỷ lục 6,64 triệu, sau khi tăng vọt lên 3,28 triệu vào tuần trước.

Apple vẫn chưa cho biết khi nào họ có kế hoạch mở lại các cửa hàng bán lẻ của mình, nhưng thông tin từ Bloomberg cho thấy các cửa hàng sẽ vẫn đóng cửa cho đến tháng Năm.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnReview

Xiaomi ra mắt smartwatch giá rẻ gia nhập thị trường đồng hồ hơn 700 triệu USD tại Việt Nam

Thêm một sự lựa chọn smartwatch giá rẻ trong phân khúc dưới 1 triệu đồng cho người dùng phổ thông.

xiaomi

Haylou, một trong những đối tác của Xiaomi trong mảng smartwatch mới đây đã tiếp tục cho ra mắt một chiếc smartwatch giá rẻ mới sau sự thành công của Haylou LS01.

Chiếc Haylou smartwatch mới có tên là Haylou Solar và được kêu gọi vốn trên nền tảng gọi vốn cộng đồng Xiaomi Youpin với mức giá chỉ là 149 tệ, tương đương khoảng gần 500.000 đồng, cao hơn một chút so với mức giá 99 tệ của chiếc LS01 trước đó.

Tất nhiên với mức giá cao hơn, Haylou Solar cũng sẽ có thiết kế đẹp hơn khi được hoàn thiện hoàn toàn từ chất liệu kim loại, thay vì từ nhựa như trên phiên bản LS01.

Thiết bị được thiết kế theo kiểu tối giản và nhã nhặn. Mặt đồng hồ có dạng hình tròn và có kích thước 1.28 inch, sử dụng tấm nền TFT cùng độ phân giải 240 x 240.

Ở mức giá này thì màn hình TFT là chấp nhận được và người dùng khó có thể đòi hỏi một chất lượng màn hình tốt hơn.

Dây đeo của Haylou Solar là dây silicon dẻo linh hoạt. Theo Xiaomi thì dây đeo này sẽ cho cảm giác tốt và dễ chịu kể cả khi cổ tay có ra nhiều mồ hôi. Với thiết kế kiểu mới khác nhiều so với Haylou LS01 thì Haylou Solar có thể phù hợp với nhiều đối tượng người dùng hơn.

Dây đeo của Haylou Solar là dây silicon dẻo linh hoạt. Theo Xiaomi thì dây đeo này sẽ cho cảm giác tốt và dễ chịu kể cả khi cổ tay có ra nhiều mồ hôi. Với thiết kế kiểu mới khác nhiều so với Haylou LS01 thì Haylou Solar có thể phù hợp với nhiều đối tượng người dùng hơn.

Thiết bị cũng hỗ trợ tới 12 chế độ luyện tập thể dục thể thao, bao gồm chạy bộ ngoài trời, đi bộ, đạp xe, leo núi, yoga, gym, bóng đá… Chưa hết, Haylou Solar còn được tích hợp chuẩn kháng nước và bụi bẩn IP68, dễ dàng chống chịu với thời tiết cũng như thích hợp với các bộ môn có tiếp xúc với nước.

Mặc dù có tên gọi “Solar”, tuy nhiên chiếc đồng hồ thông minh này lại không hề hỗ trợ sạc pin bằng năng lượng mặt trời. Thay vào đó, Haylou trang bị cho máy một viên pin lithium có thể trụ được tới 30 ngày sử dụng.

Nếu sử dụng tính năng đo nhịp tim liên tục thì thời lượng pin giảm xuống một nửa chỉ còn 15 ngày, đây vẫn là một thời lượng pin ấn tượng khi so sánh với hầu hết những chiếc smartwatch trên thị trường.

xiaomi

Về giá bán, như đã đề cập ở trên, hiện Haylou Solar đang được Haylou kêu gọi vốn trên nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng Xiaomi Youpin. Chỉ với mức giá 149 tệ, tương đương 500.000 đồng, người dùng đã có thể sở hữu một chiếc smartwatch có thiết kế đẹp, nhiều tính năng và có hỗ trợ kháng nước IP68.

Hùng Lâm | MarketingTrips 

Theo GenK

Shorts: Ứng dụng video ngắn của Youtube “tuyên chiến” với TikTok

Youtube đang phát triển Shorts, một app video dạng ngắn cạnh tranh với đối thủ TikTok.

Sau khi cập nhật tính năng Story cho phép những người sáng tạo nội dung chia sẻ câu chuyện của mình, YouTube có thể sẽ trình làng thêm một tính năng truyền thông mạng xã hội mới bắt kịp xu thế, đó là những video ngắn.

Theo báo cáo của The Information, nền tảng chia sẻ video độc quyền của Google hiện đang phát triển tính năng mang tên Shorts, có khả năng thu hút những người dùng trẻ sử dụng YouTube nhằm cạnh tranh với ứng dụng TikTok của Trung Quốc.

Tính năng mới sẽ có sẵn trên ứng dụng YouTube dành cho thiết bị di động, bên cạnh các tùy chọn hiện tại như tải lên video, phát trực tiếp hoặc chia sẻ bài viết.

Hiện tại, vẫn chưa rõ khi nào tính năng này sẽ được tung ra chính thức và liệu mọi người dùng có thể trải nghiệm tính năng hay không, tuy nhiên, câu trả lời sẽ sớm có trong năm nay.

Với 2 tỷ người dùng sử dụng, YouTube có thể sẵn sàng cho người dùng thêm danh mục nhạc được cấp phép khổng lồ vào Story của họ. T

rước đó, Facebook từng ra mắt dịch vụ giống TikTok từ cuối năm 2018, được gọi là Lasso, trong cuộc đấu tranh giành thị phần người dùng trẻ tuổi. YouTube cũng muốn trở nên hấp dẫn hơn với người dùng ở mọi lứa tuổi nhất có thể.

Công ty thuộc sở hữu của Google gần đây đã hạ thấp chất lượng video phát tại khu vực châu Âu sau khi có yêu cầu từ các quan chức Liên minh châu Âu để giúp tránh sự gián đoạn kết nối Internet trong khi dịch COVID-19 bùng phát.

Ngay sau đó, YouTube đã dành riêng một bảng tin về COVID-19 trên trang chủ của mình để cung cấp tin tức đáng tin cậy cho người dùng trong thời gian này.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo VTV

Tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing cho Marketers

Dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing hay content marketing, tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing dưới đây sẽ vô cùng hữu ích.

các thuật ngữ về Content Marketing
Tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing mà một Marketer cần biết

Riêng với Marketing nói chung và content marketing nói riêng thì những thuật ngữ đôi khi không chỉ được dịch theo nghĩa đen mà còn được dịch theo nghĩa bóng hoặc theo ngữ cảnh (Contextual).

Dưới đây là tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing mà một Marketer nên biết.

1. Content Marketing.

Content Marketing hay tiếp thị nội dung dùng để chỉ một chiến lược hoặc chiến thuật (tactic) tiếp thị hay marketing của doanh nghiệp, cũng như nhiều chiến thuật khác như: SEO, PPC, Social Media…

Tuỳ vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp ở từng giai đoạn mà doanh nghiệp chọn những chiến thuật linh hoạt và phù hợp.

Nhìn vào cụm từ chúng ta cũng có thể thấy Content Marketing có 2 phần là Content và Marketing. Dùng Content hay nội dung để làm tiếp thị hay Marketing. Nội dung ở đây được hiểu có 4 loại chính là: Video, Hình ảnh, văn bản (Textual) và infographics.

Xem thêm: Content Marketing là gì? Làm Content Marketing là làm gì?

2. Big Idea

Big Idea hay ý tưởng lớn là “huyết mạch” để bạn bắt đầu một chiến lược Content Marketing. Nó là phần đầu tiên của một bản chiến lược hoặc chiến thuật Content Marketing tổng thể.

Big Idea thường được “lấy cảm hứng” từ Brand Strategy (Chiến lược thương hiệu) hoặc Marketing Strategy (Chiến lược Marketing) của sản phẩm hay nhãn hàng trong một thời kì nhất định.

Chúng ta có thể hình dung Big Idea qua một ví dụ đơn giản như: Nhãn hàng Strongbow đang cần một chiến lược định vị tổng thể để xây dựng mối liên hệ của nhãn hàng với giới trẻ chẳng hạn, Big Idea khi này có thể là “Chill” – Một xu hướng (Trends) của giới trẻ dùng để chỉ một cảm xúc trải nghiệm thú vị.

Xem thêm: Big Idea là gì? Tìm kiếm và phát triển Big Idea

3. Content Strategy.

Content Strategy (còn được hiểu là chiến lược nội dung) đây là việc đưa ra những định hướng, nguyên tắc, cách thức, nền tảng, chiến thuật,.. để từ đó xây dựng nội dung cho các kênh tiếp thị.

Chiến lược nội dung thường gắn liền với các yêu cầu của Brand trong từng giai đoạn cụ thể, Chẳng hạn nếu mục tiêu của Brand là Brand Awareness thì chiến lược nội dung sẽ khác hoàn toàn với chiến lược nội dung cho mục tiêu của Brand là Brand Love…

Chiến lược nội dung hiệu quả phải được xây dựng dựa trên 4 yếu tố chính: sản phẩm hay brand, đối thủ, khách hàng và thị trường.

4. Content Direction.

Một thuật ngữ tiếp theo được sử dụng phổ biến trong Content Marketing đó là Content Direction.

Content Direction là định hướng nội dung, phần này là phần triển khai ý từ Big Idea hay Content Strategy ở các phần trước. Ở từng phân đoạn khác nhau Content Direction có thể có nội dung cụ thể khác nhau.

Chẳng hạn nếu xây dựng chiến lược nội dung theo hành trình mua hàng (Customer Journey) thì Content Direction có thể được phân thành các định hướng như: Content Direction để xây dựng độ nhận biết, Content Direction để xây dựng xây dựng hành động của khách hàng…

5. Content Description.

Content Description là mô tả nội dung. Từ các Idea và direction, người làm Content Marketing cần “làm rõ” một cách tương đối về các ý tưởng và hướng đi đó.

Chẳng hạn quay lại ví dụ về “Chill”, cái bạn cần làm là mô tả “Chill” như thế nào, bạn mời KOL quay một cái Viral Video chẳng hạn…

6. Content Hypothesis.

Content Hypothesis là giả thuyết nội dung. Một nội dung bạn đưa ra cần được liệt kê các giả thuyết để làm cho các nội dung có tính thuyết phục.

Ví dụ: Bạn giả thuyết là người dùng sẽ chụp một tấm hình “Chill” rồi post lên facebook sau khi xem Viral Clip mà bạn đã làm chẳng hạn.

7. Content Curation.

Đây là quy trình xác định, thu thập các nội dung có liên quan đến một chủ để hoặc một lĩnh vực cụ thể. Dịch vụ hoặc người thực thi Content Curation được gọi là Curator.

Xem thêm: Content là gì? Các lý thuyết về Content trong Marketing

8. Editor.

Editor chính là các biên tập viên, đây là người có quyền đưa lên những nội dung vào nhiều kênh khác nhau thông qua những quy định, nguyên tắc cho trước. (Không phải chịu bất kỳ sự kiểm duyệt nào khi đưa ra nội dung).

9. Curator.

Đóng vai trò tìm kiếm, chắt lọc những nội dung tốt cho những chủ đề được yêu cầu và đưa chúng tới độc giả.

10. Nurture.

Nurtune cũng là một thuật ngữ khá phổ biến trong Content Marketing. Là công đoạn gợi ý, Nurture cung cấp tất cả những thông tin mà khách hàng tiềm năng đang kiếm tìm ở những giai đoạn trước khi thực hiện mua, bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

11. Persona

Persona là một bản liệt kê các thông tin như độ tuổi, sở thích, nhu cầu, tính cách, nhân chủng, thu nhập và các hành vi tiêu dùng của các nhóm khách hàng khác nhau.

Một Persona thưởng đại diện cho một nhóm khách hàng cụ thể như: Persona của nhóm mua BĐS để đầu tư chẳng hạn, sẽ liệt kê tất tần tật về việc xác định “họ là ai”.

12. Buyer hay Customer Journey.

Buyer hay Customer Journey là hành trình mua hàng. Tuỳ thuộc vào ngành hàng, thị trường…mà hành trình mua hàng thường khác nhau ở từng ngành hoặc sản phẩm.

Với Content Marketing, việc nghiên cứu hành trình mua hàng cho phép người làm Content hiểu và đáp ứng “nhu cầu” nội dung phù hợp ở từng giai đoạn.

Nghiên cứu từ khoá là một trong những biện pháp giúp người làm nôi dung hiểu được khách hàng trong hành trình mua hàng.

13. Content Map.

Đây chính là một kho nội dung đáp ứng được các nhu cầu nội dung tại cả một quá trình Customer Journey.

Xem thêm: Content Mapping là gì? Cách xây dựng Content Map

14. Editorial Calendar.

Đây chính là lịch trình của các nội dung đang được xuất bản theo chủ đề tại những kênh khác nhau với từng nhóm persona riêng biệt.

15. Editorial Guidelines.

Là các yêu cầu về thể loại, phong cách, chủ đề nội dung đối với từng kênh khi thực hiện xuất bản thông tin.

16. Channel Manager.

Chính là nhóm người chia sẻ, phát tán các nội dung nhất định trên các kênh cố định như G+, Zalo, Facebook,…

17. Response Manager.

Vai trò của nhóm người này chính là lắng nghe, theo dõi, quan sát các tương tác trên mạng xã hội, thực hiện một vài quyền hành nhất định để đại diện cho công ty đưa ra các tương tác như trả lời, bình luận,…

18. CopyWriting.

Copywriter là khái niệm đề cập những người nắm bắt vai trò sản xuất nội dung sáng tạo (gồm có Chữ, văn bản, hình ảnh, âm thanh…).

Tất cả những hoạt động Copywriting đều phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, truyền thông sản phẩm/dịch vụ… trong những chiến dịch marketing tại doanh nghiệp.

Họ cũng là những người nắm giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi chỉ có nội dung thu hút, sáng tạo thì mới truyền đạt được thông điệp chính xác tới nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó mới tạo dựng được niềm tin và kích thích họ hành động.

Lấy ngôn từ làm vũ khí, Copywriter còn phải làm công việc tương tác để tạo niềm tin, lòng trung từ khách hàng với doanh nghiệp.

19. Content Shock.

Đây chính là sự bùng nổ content bởi hiện nay hoạt động content marketing ngày càng phổ biến và xuất hiện tràn ngập. Việc làm cho nội dung của bạn được khác biệt và gây sự chú ý có lẽ là điều được ưu tiên hàng đầu.

20. Cornerstone Content.

Đây được hiệu là nội dung nền tảng, nó gồm những thông tin cơ bản, quan trọng, không thể thiếu trong các trang web để trả lời được các câu hỏi phổ biến, làm sáng tỏ vấn đề, hoặc bao gồm tất cả những yêu cầu cần thiết.

Ở từng trang nội dung nền tảng thì sẽ cần có một trang chủ gồm những nội dung liên quan. Tại đây có những nhóm thông tin cần thiết, cơ bản và không thể thiếu.

21. Keyword.

Đây chính là thuật ngữ dùng để xác định nội dung trên một website. Keyword sẽ xuất hiện ở tiêu đề chính, phụ, đồng thời được lặp nhiều lần trong 1 bài viết. Từ khóa thường sẽ được xác định cụ thể trong khâu quản lý nội dung.

Từ khoá sẽ được tìm kiếm và xây dựng thông qua các công cụ để tạo nên chủ đề cho 1 trang web cụ thể. Nó càng phát huy được hiệu quả tối đa khi viết trang văn bản.

Công cụ tìm kiếm sẽ không thể xác định hay tìm kiếm được nội dung cho tệp video, âm thanh, nên việc tìm kiếm từ khóa sẽ đóng vai trò nền tảng, quan trọng nhất khi sản xuất ra nội dung cho độc giả.

22. Link Building.

Không chỉ là thuật ngữ phổ biến trong SEO, Link Building cũng khá thông dụng với những ai làm việc trong lĩnh vực Content Marketing.

Link Building đề cập đến xây dựng liên kết giữa những nội dung trực tuyến. Thông qua Link Building, các công cụ tìm kiếm sẽ có thể thu thập được thông tin và tìm kiếm chính xác nội dung cần viết ở web. Đây cũng là loại tiền tệ của người viết nội dung.

Nên nhớ càng có nhiều liên kết chất lượng hướng tới 1 trang thì trang đó càng có thứ hạng cao trên google.

23. Backlink.

Backlink hay Backlinks trong tiếng Việt có nghĩa là liên kết ngược, khái niệm đề cập đến các liên kết (Link) được trỏ từ một trang (webpage) tới các trang hay website khác nhau.

Backlink được coi là một trong số các chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ phổ biến của một website nhất định.

Backlink là 1 trong các KPIs phổ biến với người làm Content Marketing và SEO.

24. Blogging.

Chính là nơi xuất bản nội dung, bạn cũng có thể hiểu đơn giản từ “blog” từ được viết ngắn đi của “weblog”, nó là sự kết hợp hoàn hảo của “web” và “log”.

Vào những năm 1990, viết blog thường viết giống như nhật ký. Tuy nhiên sang tới năm 2000 thì hoạt động này đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều để thống trị xuất bản trực tuyến.

25. Infographics.

Thuật ngữ phổ biến cuối cùng về Content Marketing mà bạn cũng không thể bỏ qua đó là Infographics hay Đồ hoạ thông tin.

Infographics là một loại áp phích kỹ thuật số gồm có rất nhiều thông tin như sự việc, hình ảnh, font chữ đẹp, hấp dẫn và bắt mắt. Đồng thời nó cũng có rất nhiều loại.

Infographics nếu có sự kết hợp hoàn hảo giữa văn bản và hình ảnh thì có thể đạt được hiệu quả tối đa khi truyền đạt một sự kiện có liên quan tới chủ để nhất định.

Phần lớn các nghiên cứu hiện nay đều chúng minh rằng, nếu các doanh nghiệp sử dụng infographics thì số lượng người truy cập sẽ tăng gấp 12% so với việc không sử dụng.

Nói một cách dễ hiểu, khi dùng infographic sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn so với một bài viết chỉ có toàn chữ là chữ (Textual).

Tuy nhiên để sở hữu một infographics tốt thì chắc chắn người làm sẽ cần phải đầu tư rất nhiều thời gian công sức.

Do đó, hãy làm thật kỹ nó ngay từ ban đầu, cần biến infographics thành một sản phẩm đẹp và ấn tượng cực mạnh. Và chắc chắn đối tượng bạn đang hướng tới sẽ yêu thích.

Kết luận.

Hy vọng với những thuật ngữ tương đối phổ biến nói trên về content marketing, bạn sẽ có những góc nhìn chuyên nghiệp hơn trong ngành nghề của mình.

Xem thêm: Content là gì? Các lý thuyết về Content trong Marketing

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh – MarketingTrips

Zoom gửi lời xin lỗi sau hàng loạt “lùm xùm” bảo mật

Nhà sáng lập kiêm CEO Zoom đã xin lỗi hàng triệu người dùng ứng dụng sau hàng loạt tranh cãi liên quan tới bảo mật.

zoom

Eric Yuan, CEO Zoom, viết trên blog: “Chúng tôi nhận ra không đáp ứng được kỳ vọng về bảo mật và quyền riêng tư của cộng đồng và cả của bản thân chúng tôi. Vì điều này, tôi vô cùng xin lỗi”.

Ứng dụng Zoom sẽ ngừng bổ sung tính năng mới trong 90 ngày tới và thay vào đó tập trung xử lý các vấn đề về bảo mật. Công ty sẽ công bố báo cáo minh bạch, tương tự các gã khổng lồ Facebook, Google, Twitter đã làm.

Dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu buộc mọi người phải hạn chế tiếp xúc xã hội, ở lại nhà để làm việc và học tập từ xa. Do đó, Zoom chứng kiến tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự hữu ích và tính năng. Yuan cho biết Zoom đã vượt mốc 200 triệu người dùng hàng ngày trong tháng 3/2020.

Mọi người sử dụng Zoom với nhiều mục đích, từ họp hành cho tới tổ chức các bữa tiệc sinh nhật, đám cưới, tôn giáo. Thậm chí, Vương quốc Anh còn họp quốc hội qua Zoom. Tuy nhiên, các chuyên gia nhanh chóng chỉ ra nhiều thiếu sót và mập mờ của Zoom.

Chỉ riêng trong tuần này, Zoom đã bị Tổng chưởng lý New York và FBI để mắt, đồng thời bị đặt câu hỏi về mức độ mã hóa trên nền tảng, đối mặt với hai vụ kiện vì tính năng chia sẻ dữ liệu với Facebook. Tranh cãi khiến giá cổ phiếu Zoom sau khi tăng gấp đôi từ cuối tháng 1 đã giảm mạnh.

Theo Yuan, Zoom được thiết kế chủ yếu phục vụ các tổ chức lớn, hỗ trợ công nghệ thông tin đầy đủ như trường đại học, cơ quan bộ ngành, công ty tài chính. Vì vậy, chỉ trong vài tuần, khi hàng triệu người đột nhiên phải làm việc, học tập tại gia, Zoom đón nhận đối tượng sử dụng rộng lớn hơn, đặt ra những thách thức mà họ chưa chuẩn bị.

Zoom cũng xin lỗi vì tuyên bố “mã hóa đầu cuối cho tất cả cuộc họp” gây hiểu nhầm.

Du Lam (Theo CNN)

Richard Branson: Chấp nhận thử thách thay vì bỏ lỡ chúng trong nối tiếc

Từ một cậu thiếu niên phải nghỉ học, Richard Branson đã trở thành tỷ phú như thế nào?

Sir Richard Charles Nicholas Branson (sinh ngày 18 tháng 7 năm 1950)  một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. Ông được biết đến như  người sáng lập của Virgin Group, bao gồm hơn 400 công ty. … Ở tuổi mười sáu liên doanh kinh doanh đầu tiên của ông  một tạp chí có tên Student.

Khi còn là một thiếu niên phải nghỉ học vì mắc chứng khó đọc, Richard Branson không bao giờ tưởng tượng được có ngày ông sẽ trở thành tỷ phú như hiện nay.

“Tôi được xem là người ngu ngốc nhất ở trường,” tỷ phú Richard Branson – nhà sáng lập kiêm CEO của Virgin Group chia sẻ với CNNMoney. “Suy nghĩ trở thành tỷ phú chưa từng một lần nở rộ trong tôi cả”.

Khi còn là một sinh viên, Branson phải vật lộn với chứng bệnh khó đọc. Ông đã từng có khoảng thời gian rất khó khăn để theo kịp với các lớp học của mình. Tuy nhiên, những gì từng được xem là điểm yếu nay lại trở thành một nguồn sức mạnh cho Branson.

“Điều thú vị về những người mắc chứng khó đọc là họ thường có thể nổi trội với những thứ họ yêu thích và có niềm đam mê,” vị tỷ phú nói. “Và, tôi có một niềm đam mê cho khá nhiều thứ.”

Và, ông đã biến những đam mê của mình thành một đế chế kinh doanh rộng khắp. Dĩ nhiên, ông cũng đã phải chịu rất nhiều rủi ro trên đường đi.

Công việc kinh doanh đầu tiên của Branson là thành lập và điều hành một tạp chí dành cho người trẻ với tên gọi Student vào năm 16 tuổi. Điểm thú vị là ông chỉ thành lập tờ Student sau khi đã bỏ học vì chứng khó đọc. Sau đó, ông đã dành thời gian để giao thiệp với mọi người trên khắp thế giới và tìm hiểu về những gì đang xảy ra.

“Tôi cảm thấy rằng tôi có thể được nhiều người biết đến và đủ khả năng tạo ra những thứ sẽ mang lại sự khác biệt trên thế giới”, ông nói.

Để duy trì tạp chí, Branson bắt đầu bán dĩa nhạc qua thư. Sau một thời gian thì cuối cùng tạp chí Student cũng đi đến thất bại. Tuy nhiên, công việc bán dĩa nhạc qua thư lại rất phát đạt và mô hình kinh doanh này còn phát triển thành cả hãng thu âm Virgin Records. Branson đã thành lập hãng thu âm này để cho ra mắt album đầu tay Tubular Bells của ca sĩ Mike Oldfield.

“Tôi đã đi đến bảy công ty thu âm mà không ai trong số họ chịu hợp tác cho ra mắt album Tubular Bells cả. Vì vậy, tôi đã tự thành lập một công ty thu âm cho riêng mình”, Branson nhớ lại. Rủi ro đã được tưởng thưởng xứng đáng khi album này bán được hàng triệu bản.

Sau Oldfield, Branson tiếp tục ký hợp đồng thu âm với những ban nhạc “mà chẳng ai muốn ký” cả, bao gồm The Rolling Stones, Sex Pistols và Janet Jackson. Sau thành công của Virgin Records, Branson bắt đầu thừa thắng xông lên và mở rộng công việc kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới.

Vào năm 1984, sau hơn một thập kỷ làm việc trong ngành âm nhạc, Branson thành lập hãng hàng không Virgin Atlantic. “Không ai nghĩ chúng tôi sẽ sống sót”, Branson kể lại. Tuy nhiên, Virgin Atlantic đã chiếm được cảm tình của khách hàng.

“Giữa một thị trường mà các hãng bay khác khiến cho hành khách phải khó chịu, chúng tôi đã tạo ra một hãng hàng không mà mọi người đều yêu thích”, vị tỷ phú nói. “Mọi người đã thay đổi thói quen trước giờ và lựa chọn chúng tôi”.

Trong nhiều năm, hãng hàng không của Branson đã liên tục mở rộng quy mô trên toàn cầu, thành lập thêm Virgin America và Virgin Australia. Và, với Virgin Galactic, Branson đang nhắm đến cả mục tiêu du hành vũ trụ. Vị tỷ phú 67 tuổi không muốn bị bỏ lại quá xa bởi CEO của SpaceX – Elon Musk – người cũng đang ôm ấp giấc mơ bay vào vũ trụ.

Như bao doanh nhân khác, thành công của Branson cũng phải trả giá bằng không ít thất bại. Năm 1994, Virgin đã cho ra mắt trước công chúng sản phẩm Virgin Cola. Tuy nhiên, nằm ngoài dự tính của Branson, sản phẩm này đã thất bại thảm hại.

Trong một bài viết đăng trên blog cá nhân hồi năm 2014, vị tỷ phú đã chia sẻ: “Tuyên bố một cuộc chiến tranh nước giải khát với sản phẩm cola thực sự là điều điên rồ”. Tôi cho rằng quyết định kinh doanh cola là một trong những sai lầm lớn nhất của chúng tôi từ trước đến nay”.

Tuy nhiên, với Richard Branson, thất bại là chuyện hết sức bình thường.

“Thất bại là một cách tuyệt vời để bạn có cơ hội học hỏi. Với tư cách là một doanh nhân, nếu bạn không chịu chấp nhận rủi ro, bạn sẽ không thể đạt được bất cứ thứ gì… Đôi khi, tôi cũng phải lãnh trái đắng vì các quyết định của mình”.

Với Richard Branson, thà là ông chấp nhận thử một thứ gì đó còn hơn là bỏ lỡ chúng. “Nếu bạn thử một điều gì đó mà mọi chuyện diễn ra không được suôn sẻ, thì điều đó không có nghĩa là bạn đã thất bại. Bạn chỉ học được một bài học mà thôi”.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo DNSG

Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng “chuyển đổi” tốt nhất (P2)

Với rất nhiều nội dung được chia sẻ và lan truyền hàng ngày trên các phương tiện truyền thông, làm thế nào để một thương hiệu có thể tạo và phân phối một chiến thuật Content Marketing “độc” và thu hút đến đối tượng mục tiêu của mình.

Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng "chuyển đổi" tốt nhất (P2)
Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng “chuyển đổi” tốt nhất (P2)

Bằng nhiều phương pháp khác nhau, chúng tôi đã xây dựng và tổng hợp 6 cách tuyệt vời để xây dựng nội dung, những câu chuyện thành công thực tế.

Mỗi câu chuyện thể hiện một cách “chân thực” về cách mà Content Marketing có thể sử dụng và chuyển đổi khách hàng mục tiêu của mình từ một Audience (đối tượng) đến một Buyer (người mua hàng).

Chiến thuật (Tactic) 4 – Nội dung do người dùng tạo ra (User-generated content).

Case study: Stewart Surfboards

Là một thương hiệu mang tính biểu tượng ở San Clemente, California, Mỹ. Stewart Surfboards cung cấp các ván lướt sóng tùy chỉnh theo kiểu nghệ thuật, thủ công trong một ngành công nghiệp mà sản phẩm đã trở thành hàng hóa chung (commodidy).

Đối tượng mục tiêu của Stewart Stewart là những người đàn ông trung niên, họ gọi những người này là những “người cha lướt sóng – surfer dads”, Stewart đã tìm cách biến đổi những những tấm ván biểu tượng cho người cha (Dad Board) này thành những tấm ván di sản của gia đình (Family Legacy Board).

Họ đã phát triển một chiến lược thông qua Instagram liên quan đến nội dung do người dùng tạo ra, user-generated content strategy.

Emmy Ciabattoni, người quản lý nội dung và truyền thông xã hội cho Brand Buddha, một công ty về tư vấn thương hiệu làm việc với Stewart Surfboards đã giải thích những gì họ đã làm. Một phần của chiến lược Instagram là tạo nội dung liên quan đến du lịch, một danh mục có thể áp dụng ở mọi lứa tuổi và gắn chặt với ngành công nghiệp lướt sóng.

Nó đã thêm tên thương hiệu để tạo ra trải nghiệm của Stewart Stewart Surf trên Instagram, chia sẻ một bức ảnh của một khách hàng trên một tấm ván dài của Stewart ở một nơi kỳ lạ trong khi truyền thông tác động toàn cầu của Stewart.

Đối với tất cả các mẫu nội dung được chia sẻ trên trang Instagram của Stewart Stewart, Stewart cũng đăng nó lên mục “Story” của mình để tiếp tục tăng thêm tương tác. Trong thời gian ra mắt, Stewart đã đăng bốn bài đăng trên Instagram và bốn Story đi kèm mỗi tuần.

Gần đây, Stewart đã đặt ra câu hỏi “Tấm ván lướt sóng của Stewart đã đưa bạn đến đâu?” bằng cách sử dụng tính năng hỏi đáp Instagram để cho phép mọi người trả lời tới các Story trên Instagram của mình.

Thương hiệu này đã nhận được 47 câu trả lời khá thú vị và hài hước. Stewart đã biến các bài đăng của người dùng thành một video để tái sử dụng trên tất cả các kênh truyền thông xã hội để giới thiệu tất cả các địa điểm trên thế giới của nó.

Kết quả (tất cả các số liệu thống kê trên Instagram) trong giai đoạn ra mắt:

  • Lượt xem Story tăng trung bình hàng tháng là 272% từ 500 views lên 1500 views

Mẹo: Hãy cung cấp “không gian” cho khách hàng của bạn để họ có thể chia sẻ câu chuyện của họ trên các kênh nơi họ sống. Thông qua đó thương hiệu của bạn được họ Mention” một cách tự nhiên nhất.

Chiến thuật (Tactic) 5 – Tập trung vào SEO “ngách”

Case study: Florida Physical Medicine

Theo Ông Maria Mora, phó chủ tịch chiến lược sáng tạo và nội dung tại Big Sea, Marketing Agency của Florida Phys Medicine, cho biết, Florida Physical Medicine muốn phát triển một chiến dịch Marketing tập trung vào SEO khách hàng bằng cách sử dụng từ khoá định hướng nội dung (keywords-driven-content).

Ngách SEO của nó là điều trị từ các chấn thương gặp phải trong các vụ tai nạn ô tô thay vì tập trung rộng hơn vào các ca phẫu thuật liên quan đến khớp. Họ đã tập trung với các nhóm từ khóa thích hợp này trong 4 đến 6 tháng, với một lịch trình sản xuất nội dung liên tục và đều đặn.

Florida Physical Medicine đã tìm cách để đứng TOP trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm về các thuật ngữ liên quan đến tai nạn xe hơi và các thương tích và quá trình hậu quả.

Họ đã tạo ra nội dung có giá trị cao để trả lời các vấn đề thực sự của người bị nạn (mục tiêu là xây Brand Awareness) và cuối cùng khiến những nhóm đối tượng đó yêu cầu được tư vấn miễn phí để xác định hướng điều trị tốt nhất (mục tiêu là Lead Generation).

Họ đã theo dõi các email tự động và quảng cáo nhắm mục tiêu lại (Re-Target) để cung cấp các tài nguyên liên quan và khuyến khích các người bị nạn lên lịch hẹn trực tuyến (Mục tiêu là Conversion).

Kết quả sau bốn đến sáu tháng:

  • Tăng 153% phiên (Sessions) trên website hàng năm
  • Tăng 121% lượng khách hàng tiềm năng hàng năm
  • Tăng 152% nhóm các từ khoá trong TOP 10 hàng năm

Mẹo: Tập trung nhóm từ khóa của bạn vào một phân khúc thích hợp trong ngành (Niche Market) và xem xét phễu bán hàng (Sales Funnel) một cách kỹ lưỡng.

Chiến thuật (Tactic) 6 – Hoạch định nội dung định hướng dữ liệu (Data-driven Content Planning)

Case study: LogoMaker

LogoMaker là một nền tảng tự thiết kế cho phép khách hàng tạo ra logo trong vài phút. Chủ doanh nghiệp nhỏ và người khởi nghiệp chiếm phần lớn đối tượng mục tiêu.

LogoMaker thực hiện chiến lược tiếp thị nội dung tập trung vào thông tin (Information-guide-focused content marketing strategy), dựa trên dữ liệu và nghiên cứu từ khoá trong việc thiết kế logo, xây dựng thương hiệu và tất cả mọi thứ cho “Start-up” (Khởi nghiệp).

Kế hoạch tập trung vào nội dung sẽ làm cho người dùng cảm thấy việc tạo ra một logo trông chuyên nghiệp dễ dàng đến như thế nào. Các chủ đề bài đăng trên blog tập trung vào các khía cạnh thiết kế logo như hình dạng, màu sắc, kiểu phông chữ và bố cục.

Công ty cũng có các bài viết hướng dẫn về Marketing cho doanh nghiệp nhỏ và nhu cầu của các công ty mới thành lập, chẳng hạn như cách đặt tên doanh nghiệp của bạn, cách đăng ký thương hiệu logo và cách tạo logo cho một ngành cụ thể…

Kế hoạch nội dung cũng được thiết kế cho dài hạn. Ví dụ, một bài viết năm 2012 về cách tạo chữ ký email (Gmail) với logo vẫn nhận được gần 5.000 lượt truy cập mỗi tháng cho đến bây giờ.

Audrey Giorgenburgh, cựu chiến lược gia SEO tại LogoMaker, chia sẻ kết quả như sau:

  • Tăng 47% các phiên blog hàng năm (Sessions)
  • Doanh thu tăng 548% so với năm trước
  • Người dùng mới tăng 49% so với năm trước

Mẹo: Sử dụng dữ liệu, bao gồm tìm kiếm từ khóa, để lập kế hoạch và ưu tiên tạo nội dung.

Kết.

Khi Content Marketing tiếp tục phát triển như một ưu tiên của các công ty, đặc biệt là đối với những công ty có chu kỳ bán hàng dài hơn và phức tạp hơn, 6 chiến thuật thành công này có thể đóng vai trò là nguồn cảm hứng và ví dụ về những gì chúng ta có thể làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Tại sao Zoom (Mỹ) lại có “Sức quyến rũ” nguời dùng đến như vậy

Điểm nổi trội của Zoom cũng chính là điểm yếu chí tử của ứng dụng này, khi liên tiếp dính “phốt” bảo mật thông tin người dùng.

Dường như hiện tại giải pháp họp video trực tuyến Zoom đã trở nên quá phổ biến đối với mọi người dùng. Mọi người “đổ xô” sử dụng dịch vụ này để có thể kết nối với bạn bè, xây dựng nên các câu lạc bộ kỹ thuật số và thậm chí còn tổ chức luôn đám cưới trên đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển “như không phanh” hiện tại của Zoom, các nhà nghiên cứu và nhà báo đã phân tích kỹ lưỡng ứng dụng này và phát hiện vô số rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư của người dùng. Mọi người dần nhận ra rằng ứng dụng miễn phí thì thường đi kèm với cái giá là dữ liệu cá nhân của họ.

Điểm ăn tiền chính của Zoom, ít nhất là đối với phần lớn người dùng trên toàn thế giới, đó là nó cung cấp các cuộc gọi 40 phút miễn phí với tối đa 100 người tham dự. Bên cạnh đó, ứng dụng này tương đối dễ sử dụng, mọi người không cần phải đăng nhập để truy cập vào cuộc gọi và giao diện người dùng cũng khá trực quan. Tuy nhiên, những tính năng khác lại khiến người dùng đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Zoombombing là một ví dụ, đây là kiểu tấn công tận dụng việc mã truy cập ID của hệ thống Zoom được tạo ngẫu nhiên và không yêu cầu mật khẩu để tham gia cuộc gọi. Một số kẻ sẽ xâm nhập vào phòng gọi và thực hiện các hành động công kích, chẳng hạn như nội dung khiêu dâm.

Thêm vào đó, một bộ công cụ tự động được phát triển bởi các nhà nghiên cứu bảo mật đã có thể tìm thấy khoảng 100 ID cuộc họp Zoom trong một giờ và thông tin của gần 2.400 cuộc họp như thế chỉ trong một ngày quét, một ví dụ về mức độ đơn giản của việc tìm thấy một cuộc họp để tham gia trên ứng dụng. Zoom cho biết mật khẩu đã được kích hoạt mặc định từ cuối năm ngoài, nhưng nhiều người vẫn chủ quan không sử dụng chúng.

Đó chưa phải là rủi ro duy nhất đối với Zoom. Công ty này còm gặp sự cố với thiết lập “Sổ danh bạ Công ty” (Company Directory), làm rò rỉ email và ảnh của người dùng, bên cạnh đó Zoom cũng thừa nhận rằng các cuộc gọi video trên ứng dụng thực tế không hề được mã hóa đầu cuối như họ công bố. Công ty đã tuyên bố 90 ngày tới họ sẽ không ra mắt tính năng mới mà chỉ tập trung khắc phục các vấn đề bảo mật.

Người dùng vẫn tiếp tục coi Zoom là lựa chọn hàng đầu hiện tại vì ưu điểm dễ dàng sử dụng cũng như nó miễn phí, tuy nhiên các đối thủ của Zoom cũng đang cho thấy những động thái bắt kịp. Có rất nhiều lựa chọn thay thế hiện tại và nhiều dịch vụ mang đến những tính năng miễn phí hoặc gia tăng số lượng người tham gia cuộc gọi. Zoom là một trong những công ty thành công hiếm hoi trong giai đoạn đen tối của thế giới và đang cố gắng để duy trì vị thế đó, mặc dù để làm vậy họ sẽ cần cải thiện nhiều thứ, ưu tiên bảo mật và quyền riêng tư của người dùng hơn là đặc điểm dễ sử dụng.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Vnreview

Số lượt tải tăng cao trong mùa dịch, doanh số từ ứng dụng di động sẽ tăng “đột biến” trong vài năm tới?

Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra trong các ứng dụng di động sẽ đạt mức 171 tỷ USD vào năm 2024, tức cao gấp đôi so với con số của năm 2019.

ứng dụng di động

Số lượt tải ứng dụng tăng cao trong thời gian đại dịch virus corona toàn cầu sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các cửa hàng ứng dụng thuộc mọi khu vực địa lý trong một quãng thời gian dài trước mắt, cụ thể là số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra trong các ứng dụng sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới – theo một dự báo của công ty phân tích Sensor Tower.

Tại Trung Quốc, các danh mục ứng dụng chứng kiến số lượt tải tăng cực cao trong năm 2020 là “trò chơi” và ứng dụng “giáo dục”; trong khi đó tình hình tại Mỹ cũng sẽ tương tự vì COVID-19.

Trung Quốc sẽ vươn lên dẫn đầu thị trường ứng dụng di động xét về giao dịch trong ứng dụng (IAP) trên App Store tính đến năm 2024, tiếp sau là Mỹ và Nhật Bản – cả 3 nước này sẽ có tỉ lệ tăng trưởng thường niên tổng cộng cao hơn 10% trong quãng thời gian 5 năm tới.

Số tiền người tiêu dùng bỏ ra trong các ứng dụng di động trên cả App Store và Google Play được dự báo sẽ đạt con số 171 tỷ USD vào năm 2024, tức gấp đôi con số của năm 2019.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc kiểm soát gắt gao các cửa hàng ứng dụng khiến cho việc dự báo thị trường gặp nhiều khó khăn.

Nước này đã cấm Google Play, vốn được dự đoán sẽ đóng góp hơn 32% trong tổng số IAP toàn cầu vào năm 2024. Thị trường Trung Quốc hiện bị phân mảnh thành nhiều nền tảng xuất bản ứng dụng nhỏ khác nhau, trong khi đó, những gã khổng lồ smartphone Android nội địa, bao gồm Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi được cho là đang cùng nhau phát triển một lựa chọn thay thế Google Play.

Bên cạnh tính cạnh tranh, các nhà phát triển ứng dụng còn phải đối mặt với tình trạng kiểm duyệt gay gắt tại Trung Quốc. Chỉ riêng Apple đã phải xóa bỏ 805 ứng dụng theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc trong 12 tháng tính từ tháng 6/2019. Tháng trước, Apple bắt đầu yêu cầu các nhà phát triển game phải trình giấy phép game cho các tựa game của họ trên App Store tại Trung Quốc thì mới cho phép thu lợi nhuận từ IAP. Có thể sẽ có khoảng 20.000 tựa game iOS bị ảnh hưởng bởi chính sách mới này.

Sensor Tower dự báo rằng đến 2024, mức lợi nhuận sản sinh từ các ứng dụng không phải game sẽ tăng cao. Trên App Store, nếu trong năm 2016, lợi nhuận đến từ game chiếm 82% tổng lợi nhuận cả cửa hàng ứng dụng, thì đến năm 2019 đã giảm xuống còn 68%; có thể đến năm 2024 sẽ chỉ còn 49% mà thôi. Đối với Google Play, con số này sẽ giảm từ mức 87% năm 2018 xuống 74% năm 2024.

Tổng lợi nhuận từ các danh mục ứng dụng giải trí, ảnh và video, và mạng xã hội được dự đoán sẽ tăng hơn 230% từ năm 2019 đến 2024” – Sensor Tower cho biết. “Với việc cơ chế sinh lời từ hình thức đăng ký gói cước liên tục tăng trưởng, chi tiêu trong các ứng dụng không phải game sẽ đạt mức 58 tỷ USD trên App Store của Apple vào năm 2024“.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo SCMP