Skip to main content

Tác giả: Community

Doanh thu trên Shopee của mì tôm thanh long tăng 612 lần

Caty đạt doanh thu tương đương 5.000 gói mì tôm thanh long bán hết trong vòng 14 ngày trên nền tảng Shopee.

Doanh thu trên Shopee của mì tôm thanh long tăng 612 lần
Doanh thu trên Shopee của mì tôm thanh long tăng 612 lần

Sau khi viral (lan truyền) trên mạng xã hội với MV “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm” gây ám ảnh, gian hàng Shopee của thương hiệu mì gói thanh long Caty tăng doanh thu gấp 612 lần, đạt 53 triệu đồng. Doanh thu này tương đương hơn 4.800 gói mì bán hết trong 14 ngày (từ 23/11 – 6/12).‏

‏Số liệu doanh thu này được cung cấp từ nền tảng EcomHeat của công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI.

‏Cũng theo YouNet ECI, trước khi viral thì trong suốt 30 ngày từ 23/10 – 22/11, gian hàng Caty trên Shopee chỉ thu được 962.000 đồng doanh thu mặc dù đã hoạt động được 23 tháng.

Không chỉ tăng về doanh thu tổng mà giá trị mỗi đơn hàng của Caty cũng tăng mạnh. ‏

‏Trước đó, từ 23/10 – 22/11, Caty bán ra 96 đơn hàng trên Shopee, trung bình thu 10.000 đồng/ đơn hàng. Còn từ 23/11 – 06/12, Caty bán ra 2.498 đơn hàng, trung bình thu hơn 21.000 đồng /đơn hàng. ‏

‏Điều đó cho thấy mì Caty không chỉ có nhiều khách hàng hơn trước mà mỗi khách hàng cũng đang chọn mua các mã sản phẩm có giá cao hơn trước.‏

‏Trước đó, YouNet Media ghi nhận gần 1 triệu tương tác và 126.990 lượt thảo luận trong vòng 72h (27-30/11/2023) xoay quanh món mì tôm thanh long trên mạng xã hội. Mặc dù không phải là thương hiệu mới, thế nhưng sự độc đáo và hài hước của MV quảng bá “Lần đầu tiên, trái thanh long có trong mì tôm” đã giúp món mì này phủ sóng khắp mạng xã hội chỉ trong 3 ngày.‏

‏Nhìn sâu hơn, mang lại doanh thu cao nhất cho gian hàng mì Caty hiện là sản phẩm thùng combo Mì Thanh Long Caty (12 gói cho 6 loại) giá 155.000 đồng. Sản phẩm này tiêu thụ 120 thùng, mang về 18,5 triệu đồng trong 14 ngày gần đây.

‏Trả lời phỏng vấn chúng tôi, ngày 1/12, ông Lê Quang Huy – Chủ tịch công ty TNHH Caty Food cho biết MV “lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm” đã mang lại kết quả tăng trưởng kinh doanh bùng nổ trong những ngày qua.‏

‏Vị chủ tịch nói rằng hiện tại công ty đang quá tải đơn hàng và mong khách hàng thông cảm. Đội ngũ sản xuất với khoảng 200 người của Caty Food đang cố gắng tăng ca ngày đêm để đáp ứng lượng đơn hàng bùng nổ sau sự nổi tiếng của MV quảng cáo mì ăn liền thanh long.‏

‏”Tôi thực sự không thể ước tính được con số tăng trưởng, chuyện này thực sự là quá bất ngờ”, ông Huy nói.‏

‏Hiện, ngoài áp lực từ đơn hàng trong nước tăng đột biến, Caty Food cũng đang phải đảm bảo đơn hàng xuất đi thị trường nước ngoài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

McDonald’s, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc

McDonald’s, Nike, Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc, bất chấp rủi ro về địa chính trị và tiêu dùng chậm lại.

McDonald's, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc
McDonald’s, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc

Tháng trước, McDonald’s mua lại từ Carlyle Group 28% cổ phần trong công ty điều hành chuỗi nhà hàng của họ tại Trung Quốc. Sau thương vụ, McDonald’s hiện nắm 48% công ty được định giá 6 tỷ USD, đã bao gồm cả thị trường Hong Kong và Macau. Đối tác liên doanh của họ tại Trung Quốc – Tập đoàn đầu tư quốc doanh CITIC – hiện nắm 52%.

Động thái này đi ngược với xu hướng gần đây của các công ty đa quốc gia, là giảm đầu tư vào Trung Quốc, thậm chí rời đi hoàn toàn do thách thức về kinh tế và địa chính trị. Đến tháng 12/2022, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách Zero Covid, khiến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài kêu gọi giảm phụ thuộc vào quốc gia này.

Vài năm gần đây, các công ty phương Tây chịu sức ép phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 5, sau chuyến thăm Trung Quốc, CEO JPMorgan Jamie Dimon, thừa nhận làm việc tại Trung Quốc “ngày càng phức tạp”. Ông dự báo theo thời gian, “thương mại Mỹ – Trung sẽ giảm dần”, nhưng khẳng định đây không phải là tách rời, mà là giảm thiểu rủi ro.

Dù vậy, McDonald’s có một lợi thế lớn so với nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác. Đó là đối tác của họ tại Trung Quốc – CITIC – là tập đoàn quốc doanh quyền lực. Jason Yu – Giám đốc khu vực Trung Quốc tại công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel nhận định: “Việc này đồng nghĩa họ sẽ không bị đẩy vào thế khó về chính trị. Đây là điểm rất quan trọng”.

McDonald’s đã tăng gấp đôi số cửa hàng tại Trung Quốc so với năm 2017, hiện lên 5.500 cơ sở. Trung Quốc vẫn đang là thị trường lớn thứ hai của công ty này. Họ đặt mục tiêu có hơn 10.000 cửa hàng tại đây năm 2028.

Yu cho rằng McDonald’s cần tiếp tục số hóa và địa phương hóa việc kinh doanh. Trong đó, địa phương hóa là chìa khóa để giành thị phần trong lĩnh vực nhà hàng phục vụ hạn chế (limited-service restaurant) có quy mô 140 tỷ USD tại Trung Quốc. Dù thực đơn tại McDonald’s khá tương tự với Mỹ, có nhiều món đã được thay đổi để phù hợp với thị trường Trung Quốc, như bánh khoai môn thay vì bánh táo.

Đối thủ của McDonald’s là Yum China – công ty điều hành chuỗi KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc – cũng đã có hơn 14.000 cửa hàng tại đây. Họ vẫn đang kiên trì với mục tiêu mở rộng.

Theo hãng nghiên cứu Euromonitor, quy mô lĩnh vực nhà hàng phục vụ hạn chế tại Trung Quốc sẽ tăng trưởng trung bình 4% mỗi năm cho đến năm 2025. Nếu chỉ tính riêng trong nhóm nhà hàng tập trung vào burger, McDonald’s hiện thống trị với 70% thị phần.

Nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng khác của Mỹ, gồm Starbucks, Apple, Tapestry (công ty mẹ thương hiệu thời trang Coach) và Nike cũng có quyết tâm bám trụ Trung Quốc. Họ muốn bảo vệ và tăng thị phần (Market Share) tại đây, bất chấp cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ địa phương theo chiến lược giá rẻ.

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks từ nhiều năm nay luôn đặt ưu tiên tăng hiện diện ở Trung Quốc lên hàng đầu. Cựu CEO Howard Schultz cho biết Trung Quốc đem đến cho họ cơ hội tăng trưởng lớn, dù việc kinh doanh ở đây khá phức tạp. Đây hiện là thị trường có số cửa hàng và doanh thu lớn nhì của hãng, chỉ sau Mỹ.

Các lãnh đạo Starbucks cũng kiên định với thị trường Trung Quốc. Tháng 11, họ cho biết đặt mục tiêu mở mới 1.000 cửa hàng tại đây mỗi năm, nâng tổng địa điểm lên 9.000 năm 2025.

Họ kỳ vọng Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của Starbucks. “Tôi rất tự tin rằng đây chỉ là sự bắt đầu”, đồng CEO của Starbucks Trung Quốc Belinda Wong cho biết trong một sự kiện hồi tháng 11.

Nike cũng đã ra mắt nhiều mẫu giày cao cấp mới, được tùy chỉnh theo sở thích của người Trung Quốc. Ví dụ, họ thiết kế mẫu Dunk Low dành riêng cho thị trường Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và tiêu dùng ì ạch năm nay đã khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc kinh doanh của một số vẫn khá tốt, Ben Cavender – Giám đốc Chiến lược tại Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc (CMRG) nhận định trên Reuters.

Ông nói rằng tầng lớp trung lưu tại đây vẫn đề cao giá trị của sản phẩm/dịch vụ và chi phí thuê mặt bằng giảm sẽ giúp lĩnh vực này tăng trưởng tốt. “Nếu anh muốn tìm thời điểm để tăng đầu tư vào Trung Quốc, đó chính là lúc này”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của TikTok với TikTok Shop tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

TikTok có thể sẽ đạt thỏa thuận hợp tác cũng sàn thương mại điện tử Tokopedia của GoTo nhằm cứu lấy dịch vụ mua sắm trực tuyến TikTok tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (tính theo GDP).

Chiến lược mới của TikTok Shop tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á
Chiến lược mới của TikTok Shop tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Theo Bloomberg, TikTok đã đạt được thỏa thuận đầu tư vào một đơn vị thuộc Tập đoàn GoTo của Indonesia, cùng hợp tác phát triển dịch vụ mua sắm trực tuyến.

Theo nguồn tin, nền tảng chia sẻ video ngắn đã đồng ý hợp tác với nền tảng thương mại điện tử Tokopedia của GoTo trên một số lĩnh vực thay vì cạnh tranh trực tiếp. Dự kiến hai bên sẽ công bố thông tin chi tiết về cái bắt tay này trong tuần tới.

Hai công ty đã đạt được thỏa thuận không chính thức nhưng các chi tiết cuối cùng của liên minh nói trên đang được hoàn thiện và có thể thay đổi trước khi công bố. Tuy vậy, chưa có dấu hiệu chắn chắn rằng sự hợp tác đôi bên này sẽ diễn ra.

Như đã đưa tin, TikTok Shop bị cấm hoạt động tại Indonesia sau khi chính quyền ban hành lệnh cấm kinh doanh thương mại điện tử trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Trong thời gian gần đây, nền tảng đang lên của ByteDance đã tìm cách xin giấy phép cho hoạt động thương mại điện tử.

Có thể việc hợp tác với một công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ giúp TikTok trong quá trình mở rộng sang các thị trường khác như Malaysia, nơi chính phủ đã ra tín hiệu sẵn sàng xem xét ảnh hưởng của những công ty nước ngoài như ByteDance.

Đại diện của TikTok và GoTo từ chối bình luận trước thông tin trên.

Mục tiêu cuối cùng của ByteDance là hồi sinh dịch vụ mua sắm trực tuyến tại thị trường bán lẻ lớn nhất Đông Nam Á. TikTok, nền tảng duy nhất bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi các quy định mới của Jakarta và đã phải tạm dừng dịch vụ thương mại điện tử.

Indonesia là thị trường đầu tiên và lớn nhất của TikTok Shop. Công ty bắt đầu cung cấp dịch vụ ở Indonesia vào năm 2021 và nhanh chóng thu hút đối tượng người mua sắm trẻ tuổi.

Đối với GoTo, công ty internet lớn nhất Indonesia, thỏa thuận với TikTok có thể gặp rủi ro vì họ sẽ giúp đối thủ bán lẻ trực tuyến lớn hoạt động tại quốc gia này. Tuy nhiên, động thái này cũng sẽ mang lại cho GoTo một đối tác truyền thông xã hội toàn cầu mạnh mẽ, có thể thúc đẩy khối lượng mua sắm, hậu cần và thanh toán cho cả hai công ty.

TikTok đã cố gắng vận động hành lang với quan chức chính phủ và các công ty truyền thông xã hội khác để tìm ra cách khởi động lại hoạt động thương mại điện tử của mình tại Indonesia. Bộ trưởng Indonesia, Teten Masduki cho biết TikTok đã nói chuyện với 5 công ty bao gồm Tokopedia, PT Bukalapak.com và Blibli về khả năng hợp tác.

Indonesia là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á phản đối TikTok, dù nền tảng này đã công bố kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la vào khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới.

Sau các hạn chế của Indonesia, Malaysia gần đó cho biết họ đang nghiên cứu khả năng quản lý TikTok và các hoạt động thương mại điện tử của ứng dụng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết

Theo dữ liệu báo cáo mới đây từ Insider Intelligence và eMarketer, để có thể thành công hơn trên TikTok trong năm 2024, dưới đây là các chiến lược Marketing và Thương mại mà thương hiệu cần biết và triển khai.

5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết
5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết

Thương mại xã hội (Social Commerce) và mua sắm trực tiếp (livestream shopping) đang đóng một vai trò lớn trên TikTok khi nền tảng bắt đầu tập trung vào hoạt động thương mại trong ứng dụng.

Mặc dù những người có ảnh hưởng (Influencer) vẫn có nhiều tác động đến các quyết định mua hàng của người tiêu dùng, để thành công trên TikTok, người làm marketing không chỉ cần coi trọng yếu tố khám phá và thử nghiệm, mà còn phải đặt nội dung làm trọng tâm của mọi chiến lược.

Dưới đây là 5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết.

1. Phát huy góc độ khám phá (và thử nghiệm).

Số lượng người tiêu dùng ở các thị trường như Mỹ bắt đầu mua sắm trực tuyến nhiều hơn trên TikTok tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng người tiêu dùng tìm kiếm trên Amazon, Walmart hoặc trên các công cụ tìm kiếm như Bing hay Google.

Tuy nhiên, với các nhóm người tiêu dùng trẻ như Gen Z, điều này cũng có phần khác.

Với lợi thế kết hợp cả yếu hợp yếu tố giải trí và mạng xã hội vào mua sắm, cùng với đó là các thuật toán luôn thúc đẩy các nội dung mới, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Gen Z coi đây là nơi mua sắm yêu thích của họ.

2. Tập trung vào thương mại xã hội (Gen Y và Gen Z).

Gần 20% người mua hàng kỹ thuật số ở độ tuổi 18 đến 34 đã mua hàng qua TikTok trong vòng tháng 6 năm 2023 (theo một cuộc khảo sát của Bizrate Insights.

Ngược lại, các thế hệ lớn tuổi hơn (Gen X, Gen Y…) có nhiều khả năng mua hàng hơn thông qua Facebook, YouTube, Google và Instagram. Một trong những chìa khóa thành công của các hoạt động thương mại xã hội trên TikTok là các xu hướng không ngừng thay đổi trên nền tảng.

Để giúp những người bán hàng (TikTok Seller) và Marketer có thể luôn cập nhật mọi thứ, các sản phẩm đang bán chạy nhất trên TikTok đều được TikTok cập nhật ngay trên TikTok Shop.

3. Tận dụng tối đa các thuật toán.

Trong khi Instagram vẫn lớn hơn nhiều so với TikTok cả ở khía cạnh lượng người dùng lẫn doanh số (vào năm 2023, doanh thu từ Influencer Marketing của Instagram là 1,96 tỷ USD, còn TikTok chỉ khoảng 989,6 triệu USD), theo các báo cáo với người tiêu dùng Gen Z tại Mỹ, TikTok là nền tảng tốt nhất để sử dụng khi nói đến việc quảng bá một sản phẩm thông qua người có ảnh hưởng (Influencer).

Điều khiến TikTok trở nên hấp dẫn đối với các thương hiệu, người có ảnh hưởng và cả người dùng đó chính là thuật toán. Thuật toán của TikTok khác với hầu hết các nền tảng như Facebook, Instagram, hay Twitter khi coi “lan truyền” và “xu hướng” là yếu tố cốt lõi.

4. Hãy thử phát trực tiếp.

Sau YouTube, TikTok là nền tảng mà người dùng Internet ở Mỹ có nhiều khả năng xem một chương trình phát trực tiếp do người sáng tạo hoặc người có ảnh hưởng phát nhất. Trong khi thương mại phát trực tiếp chưa trở thành xu hướng chủ đạo ở Mỹ, các gã khổng lồ từ Amazon đến Poshmark đều đang thử nghiệm định dạng này.

Các thương hiệu đang muốn bán hàng bằng cách phát trực tiếp nên cân nhắc thử với TikTok. Cũng giống với YouTube, những người có ảnh hưởng trên TikTok đóng một vai trò quan trọng đến các quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Và với tính năng mua sắm trực tiếp được tích hợp sẵn trong TikTok Shop, TikTok đang hướng tới mục tiêu này khi cho phép cả người bán và người sáng tạo bán hàng trực tiếp từ các sự kiện phát trực tiếp của họ.

5. Tập trung vào nội dung.

Người dùng TikTok đang dành khoảng 54 phút mỗi ngày trên TikTok, chỉ kém hơn so với Netflix hay Hulu.

Người làm marketing trên TikTok cần hiểu lý do tại sao người dùng dành rất nhiều thời gian trên nền tảng này, từ giải trí đến cảm hứng mua hàng hay cả những mẹo vặt hàng ngày trong cuộc sống. Với TikTok, nội dung có thương hiệu cần phải hấp dẫn, mang tính xác thực và phù hợp với xu hướng chung của nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

2 nội dung TikTok chưa chấp thuận triển khai tại Việt Nam

Tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức ngày 7/12, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã thông tin về việc triển khai thực hiện các nội dung theo kết luận thanh tra của Bộ (tháng 9/2023) đối với nền tảng TikTok.

2 nội dung TikTok chưa chấp thuận triển khai tại Việt Nam
2 nội dung TikTok chưa chấp thuận triển khai tại Việt Nam

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, việc triển khai và cam kết thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra của Bộ TT&TT đối với nền tảng TikTok được triển khai từ tháng 10/2023. Theo kết luận kiểm tra, Bộ TT&TT đã yêu cầu TikTok thực hiện 9 nội dung.

Đến thời điểm hiện nay, Bộ đã nhận được phản hồi ban đầu của TikTok bên Singapore. Nền tảng này đã thực hiện 4 nội dung trong kết luận thanh tra từ tháng 10/2023, bao gồm: tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em; các vấn đề liên quan bản quyền (trong đó, một số nội dung TikTok đã triển khai, một số nội dung đang tiếp tục triển khai như bổ sung đầu mối giải quyết vấn đề bản quyền, rút ngắn thời gian giải quyết…).

Các vấn đề phối hợp thực hiện truyền thông chính sách với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể với Bộ TT&TT; phối hợp với Bộ TT&TT triển khai các chiến dịch truyền thông để nâng cao ứng xử người dùng trên mạng thông qua các chiến dịch mà Bộ TT&TT phát động, kêu gọi các nhà sáng tạo nội dung tham gia quảng bá và lan toả nội dung, kêu gọi người dùng trên mạng chống lại tin giả.

Có 3 nội dung TikTok đang triển khai và đang trao đổi, thảo luận với Bộ TT&TT để triển khai hiệu quả, đó là ngăn chặn nội dung vi phạm pháp luật, nâng cấp công cụ tìm kiếm rà quét hiệu quả hơn cho Bộ TT&TT, cải thiện hệ thống hiện diện nội dung, nhất là hình thức livestream.

“Trong thời gian qua, việc xử lý của TikTok trên nền tảng theo yêu cầu của Bộ đạt 94-95% theo kết luận thanh tra”, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết.

2 nội dung TikTok chưa chấp thuận triển khai

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng cho biết, có 2 vấn đề TikTok chưa chấp thuận triển khai. Đó là uỷ quyền cho pháp nhân tại Việt Nam để thực hiện quản lý và xử lý các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Việt Nam. TikTok đưa ra lý do, quy định pháp luật chưa có nên chưa có cơ sở thực hiện.

Nội dung thứ 2, nền tảng này chưa chấp thuận thực hiện là có thoả thuận với cơ quan báo chí về triển khai các bản quyền các nội dung báo chí đưa lên TikTok.

Với 2 nội dung này, Bộ sẽ tiếp tục đàm phán để yêu cầu TikTok phải thực hiện nghiêm.

Liên quan đến hiện tượng mua bán livestream lừa đảo trên TikTok để lôi kéo người dân, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền khẳng định, thực trạng mua bán livestream, dịch vụ cờ bạc… là những hành vi vi phạm pháp luật.

Khi phát hiện các hành vi này, Bộ đã yêu cầu TikTok nói riêng và các doanh nghiệp, các nền tảng đều phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ dịch vụ này. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Bộ sẽ chuyển cơ quan công an điều tra.

Với tình trạng bán hàng giả, không rõ nguồn gốc dịp cuối năm tăng cao và bán công khai trên nền tảng TikTok, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng, việc quản lý hàng giả, hàng nhái thuộc trách nhiệm của Bộ TT&TT với vai trò quản lý chuyên ngành thương mại điện tử trên môi trường mạng.

Thời gian qua, các nền tảng xuyên biên giới khi cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (eCommerce) đã đăng ký với Bộ Công thương.

Bộ TT&TT sẽ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương trong trường hợp, Bộ Công thương phát hiện các nền tảng vi phạm mà yêu cầu xử lý bằng các biện pháp hành chính. Các biện pháp khác không đủ răn đe thì có thể yêu cầu  Bộ TT&TT ngăn chặn các dịch vụ này trên môi trường mạng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Chính phủ

CEO Nvidia: Lãnh đạo cấp cao không cần phải chiều chuộng và định hướng nghề nghiệp cho cấp dưới

Nvidia là một trong những cái tên nổi bật nhất trong làn sóng AI hiện đang diễn ra, CEO Nvidia là Jensen Huang cũng là tỷ phú công nghệ kiếm được nhiều tiền nhất trong năm 2023. CEO này mới đây đã chia sẻ một vài nguyên tắc lãnh đạo dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao.

CEO Nvidia: Lãnh đạo cấp cao không cần phải chiều chuộng và định hướng nghề nghiệp cho cấp dưới
CEO Nvidia: Lãnh đạo cấp cao không cần phải chiều chuộng và định hướng nghề nghiệp cho cấp dưới

CEO Nvidia Jensen Huang chia sẻ hiện ông có khoảng 50 bản báo cáo trực tiếp và nói rằng các giám đốc điều hành cấp cao của ông không cần phải được nuông chiều hay bị giám sát nghiêm ngặt.

Thay vì có một hệ thống phân cấp quản lý chặt chẽ, CEO này cũng thích nhận thông tin trực tiếp từ nhân viên cấp dưới bằng cách nhận các email ngắn hàng tuần liệt kê ít nhất là 5 điều quan trọng nhất mà bất kỳ nhân viên nào cũng đang làm.

Ông nói: “Những người dưới quyền CEO cần nhận được ít sự chiều chuộng nhất và vì vậy tôi không nghĩ họ cần lời khuyên về cuộc sống. Tôi cũng không nghĩ họ cần được hướng dẫn nghề nghiệp.”

CEO Huang đồng sáng lập Nvidia vào năm 1993, và khi cổ phiếu của nhà sản xuất chip này tăng vọt trong năm nay chủ yếu nhờ vào sự bùng nổ của làn sóng AI (trí tuệ nhân tạo), phong cách lãnh đạo của ông cũng đang được nghiên cứu và mô phỏng theo cách của các nhà sáng lập hay điều hành công nghệ khác như Steve Jobs của Apple hay Mark Zuckerberg của Meta.

CEO này nói rằng ông có rất nhiều báo cáo trực tiếp – trong khi hầu hết các giám đốc điều hành khác chỉ có khoảng 10 báo cáo – điều này cho phép Nvidia loại bỏ các lớp quản trị không cần thiết trong tổ chức.

“CEO càng có nhiều báo cáo trực tiếp thì công ty càng có ít cấp bậc hơn. Nó cho phép chúng tôi giữ luồng thông tin được vận hành một cách trôi chảy hơn, từ đó vận hành hiệu quả hơn.”

CEO này cũng cho biết các giám đốc điều hành cấp cao có thể hoạt động độc lập và cần “rất ít sự quản lý”.

“Những người dưới quyền CEO là người cần ít sự chiều chuộng nhất và vì vậy tôi không nghĩ họ cần các lời khuyên về cuộc sống. Tôi cũng không nghĩ họ cần hướng dẫn về nghề nghiệp. Họ phải đứng đầu trong của mình chơi của mình, phải cực kỳ giỏi về kỹ năng chuyên môn của mình.”

Theo các nguồn tin, CEO Huang cũng thích viết hàng trăm email ngắn mỗi ngày cho nhân viên của mình, nhiều email trong số đó chỉ dài vài từ.

Cổ phiếu Nvidia đã tăng hơn 228% từ đầu năm đến nay khi chip của công ty này được sử dụng để đào tạo và vận hành trong phần lớn các mô hình AI như ChatGPT của OpenAI.

Nvidia tiếp tục mong đợi sự tăng trưởng lớn về doanh số bán chip AI mặc dù cũng đang phải đối mặt với những hạn chế xuất khẩu ở Trung Quốc, điều này có thể cản trở sự tăng trưởng trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

75% người dùng chấp nhận bỏ tiền mua trình chặn quảng cáo thay vì mua YouTube Premium

Năm 2023 đánh dấu việc YouTube chính thức tăng cường cuộc chiến chống lại các trình chặn quảng cáo theo cách mạnh nhất từ trước đến nay. Nền tảng này đưa ra chính sách 3 lần cảnh cáo và sau đó là cố tình làm chậm quá trình tải video đối với những người bật trình chặn quảng cáo khi sử dụng YouTube.

75% người dùng chấp nhận bỏ tiền mua trình chặn quảng cáo thay vì mua YouTube Premium
75% người dùng chấp nhận bỏ tiền mua trình chặn quảng cáo thay vì mua YouTube Premium

Rõ ràng là nhiều người cảm thấy khó chịu trước cuộc tổng tấn công chống chặn quảng cáo của YouTube, hay xa hơn là Google. Nhưng liệu người dùng có khó chịu đến mức từ bỏ YouTube Premium để trả tiền cho một trình chặn quảng cáo hoạt động hiệu quả trên nền tảng này không?

Vừa qua, trang AndroidAuthority đã thực hiện một cuộc khảo sát trên website của họ, câu hỏi đặt ra là “Bạn có muốn trả tiền cho trình chặn quảng cáo YouTube hơn là mua YouTube Premium không?”

Với gần 4.400 lượt bỏ phiếu, kết quả là đến 75,5% độc giả của trang này lựa chọn thà trả tiền cho trình duyệt chặn quảng cáo còn hơn trả tiền cho YouTube Premium.

Theo giải thích của nhiều người dùng, ngoài sử dụng trên YouTube, một trình chặn quảng cáo tốt còn giúp ích nhiều mặt khác trên máy tính của họ. Tất nhiên, có lẽ một phần trong số này chỉ là người dùng bỏ phiếu vì “ghét” những hành động hiện tại của YouTube, nhưng cũng đủ cho thấy hầu hết người dùng nghĩ như thế nào về kế hoạch hiện tại của YouTube.

Mặt khác, chỉ 24,5% độc giả được thăm dò ý kiến cho biết họ sẽ không chọn trình chặn quảng cáo trả phí thay vì YouTube Premium. Lựa chọn này cũng có một số lý do chính đáng, vì sử dụng Premium là một cách hiệu quả và đáng tin cậy để loại bỏ quảng cáo trên YouTube.

Google tung “chiêu mới” trong cuộc chiến chống trình chặn quảng cáo.

Đối với 75,5% người chọn sử dụng trình chặn quảng cáo “premium” để dùng cho YouTube, họ có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian tới vì gần đây, Google đã tung ra một chiến lược mới để chống trình chặn quảng cáo, đó chính là làm chậm quá trình cập nhật tiện ích mở rộng.

Google sẽ nâng cấp nền tảng tiện ích mở rộng Manifest V2 hiện tại lên V3 vào tháng 6 năm 2024, phiên bản này sẽ có những hạn chế làm chậm đáng kể tốc độ các nhà phát triển có thể cập nhật tiện ích mở rộng.

Các bản cập nhật tiện ích mở rộng dựa trên Manifest V3 phải vượt qua quy trình xem xét hoàn chỉnh trước khi được phê duyệt và gửi tới người dùng. Vấn đề ở đây là trình chặn quảng cáo dựa vào các bản cập nhật nhanh chóng để chống lại những gì YouTube thay đổi trên hệ thống phân phối quảng cáo của họ.

Quá trình xem xét mới sẽ làm chậm việc triển khai các bản cập nhật, giúp YouTube có thời gian điều chỉnh các thuật toán nhằm khiến các nỗ lực chặn quảng cáo kém hiệu quả hơn.

Krzysztof Modras, giám đốc kỹ thuật của tiện ích mở rộng Ghostery, cho biết rằng các nhà phát triển phải thay đổi danh sách chặn trên phần mềm của mình ít nhất là hàng ngày, thậm chí còn nhiều hơn.

Theo uBlock Origin, người dùng đôi khi sẽ phải thấy cảnh báo của YouTube dù đang dùng trình chặn quảng cáo, điều này là do YouTube thay đổi tập lệnh và trước khi uBlock cập nhật bộ lọc của họ. Do đó, thay đổi của Google sẽ khiến các nhà phát triển khó cập nhật bộ lọc của mình hơn.

Người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo hàng ngày cho YouTube có thể gặp khó khăn khi Manifest V3 ra mắt vào năm tới. Những người muốn tiếp tục chặn quảng cáo theo cách này có thể chuyển sang các trình duyệt khác.

Mozilla đã đảm bảo với người dùng rằng Firefox sẽ không yêu cầu Manifest V3. Tuy nhiên, Google rõ ràng là đang tìm mọi cách để người dùng hoặc là coi quảng cáo, hoặc trả phí hàng tháng 13,99 USD cho YouTube Premium.

Một giải pháp thay thế khả thi khác là sử dụng các trình chặn quảng cáo (adblocker) hoạt động ở cấp hệ điều hành. AdGuard loại bỏ quảng cáo YouTube và chỉ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi gần đây của YouTube trong một thời gian rất ngắn.

Tuy nhiên, bạn phải trả tiền cho phiên bản Premium để mở khóa tính năng chặn quảng cáo trên YouTube, nhưng dù sao chi phí này cũng thấp hơn, chỉ 30 USD mỗi năm so với 14 USD mỗi tháng của YouTube. Người dùng cũng có thể mua bản quyền trọn đời với giá 80 USD.

Nhưng một lần nữa, Google đang cố hết sức để ngăn chặn trình chặn quảng cáo, do đó bạn có thể mua bản quyền trọn đời và không biết điều gì đang chờ đợi mình trong tương lai.

Google tuyên bố rằng Manifest V3 sẽ cải thiện “quyền riêng tư, bảo mật và hiệu suất” của trình duyệt, nhưng nhiều công ty (ngoài các công ty quảng cáo) đều phản đối mô tả này.

Electronic Frontier Foundation đã gọi giao tiếp Manifest V3 của Google là “lừa dối và mối đe dọa”, đồng thời cả EFF và Mozilla đều chỉ trích hầu hết các biện minh tập trung lợi ích vào người dùng của Google.

Cả hai nhóm đều đồng ý rằng Manifest V3 sẽ không có tác dụng gì nhiều đối với vấn đề bảo mật vì nó không ngăn được những thứ mà các tiện ích mở rộng thường thực hiện: theo dõi lịch sử trình duyệt của người dùng.

Tiện ích mở rộng trên phiên bản Manifest V3 vẫn có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu như trước đây. Ghostery cảnh báo rằng “Manifest V3 ở trạng thái hiện tại không thể giúp bảo vệ quyền riêng tư” và gọi dự án là “đối đầu với người dùng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Markettimes

Tiến sĩ Harvard bị mất việc vì nghiên cứu tác hại của Facebook

Tiến sĩ Joan Donovan cho biết bà bị sa thải sau khi Trường Harvard Kennedy nhận khoản tài trợ 500 triệu USD từ tổ chức từ thiện của CEO Meta (Facebook và Instagram) Mark Zuckerberg.

Nhà nghiên cứu Joan Donovan tại Đại học Boston đầu tháng 12. Ảnh: Washington Post
Nhà nghiên cứu Joan Donovan tại Đại học Boston đầu tháng 12. Ảnh: Washington Post

Washington Post dẫn hồ sơ pháp lý dài 248 trang của học giả Joan Donovan gửi lên tổng chưởng lý bang Massachusetts, trong đó nói cấp trên của bà không hài lòng với kết quả nghiên cứu của bà, sau khi trường nhận được cam kết về khoản tài trợ lớn từ tổ chức từ thiện của CEO Meta Mark Zuckerberg.

Trước khi mất việc, bà là giám đốc nghiên cứu trong dự án Thay đổi Xã hội và Công nghệ (TASC) từ 2018 của Trường Harvard Kennedy. Nghiên cứu của Joan Donovan về “tác hại kỹ thuật số” trên mạng xã hội, trong đó có Facebook và Instagram, gây tiếng vang lớn. Bà cũng huy động được nguồn tài trợ trị giá hàng triệu USD cho nghiên cứu.

Trong hồ sơ gửi lên cơ quan chức năng, tiến sĩ nói Facebook nhiều lần tìm cách tài trợ, hợp tác với nghiên cứu của bà nhưng bị từ chối do xung đột lợi ích. “Mọi thứ bắt đầu thay đổi sau khi tôi mua loạt tài liệu Facebook của Frances Haugen”, Donovan nói. Theo Washington Post, Donovan là “một trong những nhà nghiên cứu hiếm hoi trên thế giới có quyền truy cập vào tài liệu”.

Donovan coi đây là “tài liệu quan trọng nhất lịch sử Internet”. Tuy nhiên, điều này gây ra phản ứng trái chiều trong Hội đồng Hiệu trưởng ở Harvard. Bà được thông báo không có quyền hợp pháp với nghiên cứu trên và bị cấm gây quỹ hoặc nhận thêm bất kỳ khoản tài trợ nào cho TASC. Sau đó, bà nhận quyết định chấm dứt vai trò ở trường từ 31/8 dù hợp đồng lao động đến cuối 2024 mới hết hạn.

Sofiya Cabalquinto, người phát ngôn của Trường Harvard Kennedy, phủ nhận: “Những cáo buộc trong tài liệu về việc đối xử không công bằng và sự can thiệp của các nhà tài trợ là sai sự thật. Câu chuyện chứa đầy thông tin thiếu căn cứ và lời bóng gió”.

Đại diện trường nói thêm: “Theo chính sách lâu dài nhằm duy trì các tiêu chuẩn học thuật, tất cả dự án nghiên cứu tại Trường Harvard Kennedy cần được lãnh đạo bởi các giảng viên. Joan Donovan là nhân viên hợp đồng, không phải giảng viên cơ hữu để quản lý một dự án nghiên cứu”.

Cabalquinto cho biết, sau khi Donovan rời đi, Đại học Harvard đã tìm kiếm một giảng viên khác để lãnh đạo dự án nhưng không thành và dự án đã dừng lại hơn một năm. Hiện tiến sĩ Joan Donovan tham gia nghiên cứu truyền thông mới nổi tại trường Cao đẳng Truyền thông thuộc Đại học Boston.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

VinAI: PhoGPT có thể làm thơ, viết email xin việc ngay cả khi mất kết nối internet

Sáng 6/12, VinAI (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã trình làng ứng dụng PhoGPT (Phở GPT) – phiên bản chatbot trí tuệ nhân tạo chuyên dụng cho tiếng Việt.

Tại Ngày Trí tuệ nhân tạo (AI Day 2023), VinAI đã cho ra mắt nền tảng chatbot tiếng Việt có tên gọi là Phở GPT (PhoGPT). Chia sẻ về ý tưởng tạo ra chatbot này, đại diện VinAI cho biết sự ra đời của Phở GPT bắt nguồn từ những hạn chế của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) bằng tiếng Việt đã có.

Các thử nghiệm thực tế đã chứng minh rằng những mô hình này chưa đạt được hiệu suất tối ưu, gây khó khăn trong việc ứng dụng cho các mục đích thực tế.

Bên cạnh đó, việc thiếu một bộ mã nguồn mở, như một nền tảng cho mô hình ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt, do người Việt làm chủ, làm giảm khả năng sáng tạo, cũng như những nghi ngại về tính bảo mật khi phải sử dụng phần mềm của nhà cung cấp.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, CEO VinAI cho biết không phải khi AI tổng quát (Generative AI) trở nên nổi tiếng thông qua ChatGPT của OpenAI thì công ty mới bắt đầu nghiên cứu.

“Chúng tôi đã nghiên cứu AI tổng quát từ nhiều năm trước. VinAI bắt đầu là một công ty non trẻ và đội ngũ của chúng tôi đã tăng lên, từ sản phẩm cho tới nhóm nghiên cứu. Hiện tai, VinAI thuộc top 20 công ty nghiên cứu AI hàng đầu thế giới”, ông Hưng chia sẻ.

Trong buổi ra mắt Phở GPT, tiến sĩ Bùi Hải Hưng và các cộng sự đã trình diễn tính năng của Phở GPT, từ việc tạo hình ảnh thông qua câu lệnh cho tới thực hiện yêu cầu làm thơ, viết email hay đánh giá một hiện tượng nào đó…

Kết quả cho thấy chatbot của VinAI thực hiện khá ấn tượng và không thua kém các chatbot hiện hành trên thế giới hiện nay và tất cả đều được giao tiếp bằng tiếng Việt.

Phở GPT làm tốt hơn ChatGPT của OpenAI nhờ khả năng thực hiện câu lệnh khi đang ở chế độ máy bay trên điện thoại. Trong khi ChatGPT không thể phản hồi do mất kết nối internet thì Phở GPT vẫn có thể thực hiện các yêu cầu từ đội ngũ VinAI.

Theo giới thiệu, Phở GPT là mô hình ngôn ngữ dữ liệu lớn có 7.5 tỷ tham số, được xây dựng trên nền tảng giải mã Transformer. Mô hình này được huấn luyện từ đầu, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện có (như cơ chế tập trung chớp nhoáng (Flash Attention), ngoại suy độ dài ngữ cảnh AliBi).

Những kỹ thuật này không chỉ giúp mô hình hiểu sâu hơn về ngữ cảnh mà còn làm tăng khả năng đối thoại và tương tác tự nhiên của Phở GPT. Điều này giúp mô hình trở thành một công cụ đa nhiệm và linh hoạt, có khả năng đáp ứng đa dạng các nhu cầu ngôn ngữ của người sử dụng.

Phở GPT được giới thiệu là một dự án mã nguồn mở (Open-source), thay vì là một phần mềm sở hữu riêng như ChatGPT của OpenAI. Việc công khai mã nguồn Phở GPT và sẵn sàng cung cấp cho người, giúp tạo ra một môi trường, cộng đồng người dùng có thể phát triển các ứng dụng tùy chỉnh, đặc biệt là những ứng dụng đòi hỏi sự bảo mật cao mà không phụ thuộc vào nguồn từ các phần mềm sở hữu riêng.

Trong thời gian tới, VinAI sẽ có kế hoạch nghiên cứu và phát triển ứng dụng dành cho người dùng cá nhân và các gói giải pháp hỗ trợ chuyên sâu dành cho doanh nghiệp bằng ngôn ngữ tiếng Việt trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Thuật toán của Threads: Cách Threads phân phối nội dung cho người dùng

Mới đây, CEO và COI (Chief Offers Insight) của Instagram đã chia sẻ một số thông tin về cách thuật toán Threads hoạt động, cách Threads xếp hạng nội dung (Content Ranking), cách lên xu hướng trên Threads, và hơn thế nữa. Bài viết này của MarketingTrips sẽ phân tích chi tiết về cách thức hoạt động, phân phối nội dung tới người dùng của thuật toán của mạng xã hội Threads.

Thuật toán của Threads
Instagram chia sẻ về thuật toán xếp hạng nội dung của Threads

Kể từ khi được ra mắt và nhanh chóng sau đó đạt mức 100 triệu người dùng và cũng là một trong những mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại (hiện chỉ sau chatbot AI ChatGPT), Threads được xem là đối thủ mới nổi của Twitter đến từ Meta.

Trong khi có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng Threads hiện chưa hoàn thiện như là một mạng xã hội thực sự, chưa có các tính năng như theo dõi các chù đề thịnh hành (như cách mà Twitter vẫn làm), CEO Instagram mới đây đã chia sẻ một số thông tin về điều này. Tuy nhiên trước hết bạn cần tìm hiểu về cái gọi là thuật toán.

Thuật toán của Theads là gì và cách Threads phân phối nội dung có gì đặc biệt?

Thuật toán của Threads là khái niệm đề cập đến cách mạng xã hội Threads đề xuất và xếp hạng các bài đăng hay nội dung được đăng trên nền tảng.

Được cho là có nhiều điểm khác biệt với các nền tảng khác như TikTok, Instagram hay Facebook, thuật toán của Threads hiện ưu tiên các nội dung được dự báo là sẽ có nhiều lượt tương tác trên nền tảng. Tất cả mọi chủ đề có tính hấp dẫn và mới lạ đều được Threads ưu tiên đề xuất.

Thuật toán là gì?

Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithms.

Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.

Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.

Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.

Một số thông tin cơ bản về thuật toán xếp hạng và đề xuất nội dung của mạng xã hội Threads.

“Bạn có thể hiểu rằng, việc có một danh sách đầy đủ về *mọi* bài đăng với một từ (từ khoá) cụ thể theo thứ tự thời gian nào đó chắc chắn có nghĩa là những kẻ gửi thư rác và những kẻ xấu khác có thể lợi dụng nó để chèn các cụm từ liên quan vào bài đăng của họ ngay cả khi nội dung của họ không liên quan gì đến cụm từ đó.”

Một vấn đề lớn phổ biến trên X (Twitter) là những kẻ gửi thư rác chỉ cần thêm các thẻ hashtag thịnh hành vào các bài đăng spam của họ là họ có cơ hội để đưa nội dung của họ đến với nhiều người hơn.

Đó cũng là lý do tại sao Threads đang giới hạn việc sử dụng các thẻ chủ đề nội dung ở mức một thẻ cho mỗi bài đăng ở giai đoạn này.

CEO Mosseri lưu ý thêm rằng thuật toán của Threads có thể tìm cách hạn chế việc sử dụng sai mục đích bằng cách xóa nhiều nội dung spam hơn khỏi các kết quả thịnh hành.

Nhận xét của CEO Mosseri nhấn mạnh một cách tiếp cận mới của Threads đối với thuật toán xếp hạng nội dung, đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Meta nhằm mang lại những trải nghiệm tích cực hơn trên nền tảng (hoặc ít nhất là tốt hơn so với Twitter).

Liên quan đến điều này, CEO Meta từng nói:

“Tôi đã nghĩ từ lâu rằng nên có một ứng dụng trò chuyện công khai với những trải nghiệm tích cực hơn.” Khác với Twitter, TikTok hay cả Facebook, Threads đang tìm cách đi theo một cách tiếp cận mới được xem là tầm nhìn của Meta.

CEO Mosseri đã lưu ý thêm rằng Threads vẫn đang nghiên cứu về những cách thức tốt nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác trong thời gian thực, việc xếp hạng các bài đăng có thể dựa trên các thông số khác nhau.

Threads cũng có thể chuyển sang mô hình xếp hạng từng tài khoản (Profile) trong ứng dụng dựa trên mức độ tin cậy và giá trị liên quan đến các chủ đề cụ thể, dựa trên những nội dung mà mỗi chủ đề đang nói về.

Mặ dù cũng chưa có quá nhiều tuyên bố rõ ràng tuy nhiên có thể thấy rằng, Meta coi Threads khác với hầu hết các mạng xã hội khác, ít nhất là về thuật toán xếp hạng nội dung, thứ mà Threads hướng tới không chỉ là lượng người dùng mà còn là trải nghiệm của họ trên ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến

Thương mại điện tử (e-commerce) là một hình thức kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu hướng không chỉ trên toàn cầu mà còn tại Việt Nam năm 2023.

Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến
Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến

Đây đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số (Digital Economy), tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế cũng như nhu cầu, thị hiếu của người mua luôn không ngừng thay đổi, đòi hỏi nhà kinh doanh thương mại điện tử trong thời đại số phải luôn biết cách thích nghi để phù hợp với nhu cầu khách hàng hiện nay.

Thương mại điện tử không ngừng phát triển.

Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, với doanh thu ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023. Trước đó, nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ cả nước mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) và tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020.

Đến năm 2022, con số này tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước; số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm.

Từ đó có thể khẳng định, thương mại điện tử Việt Nam trong nhiều năm đã tăng trưởng mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Thực tế, các trang thương mại điện tử đã không ngừng ra đời và phát triển với 4 ứng dụng Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop là phổ biến nhất và liên tục cạnh tranh nhau để vươn lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ngoài ra, còn có rất nhiều trang thương mại điện tử khác mới nhưng vẫn có tiềm năng cạnh tranh với các trang thương mại điện tử lớn, như: Sendo, Thế giới di động…

Các trang thương mại điện tử hiện nay cũng liên kết với rất nhiều loại ví điện tử và ngân hàng khác nhau. Khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán nhanh chóng bằng phương thức thanh toán trực tuyến. Các ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là Shopeepay, VNpay, Momo, Zalopay…

Ở góc độ tổng thể, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu  của Việt Nam tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Qua đó, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương cho rằng, thành phố là địa phương có vị trí, vai trò quan trọng và được đánh giá có thị trường hoạt động thương mại điện tử sôi động, thuộc loại lớn nhất nước, chiếm 47,7% tổng số tổ chức, cá nhân bán hàng trực tuyến của cả nước.

Trên cơ sở đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố năm 2023, nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia giao dịch thương mại điện tử.

Đồng thời, đẩy mạnh hình thức kinh doanh thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt; hỗ trợ đẩy nhanh chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, kế hoạch góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại điện tử đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp…

Còn nhiều thách thức.

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố đầu tháng 11/2023 vừa qua, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế  số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á hai năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này từ nay đến năm 2025 (đồng hạng với Philippines).

Tổng giá trị hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, tăng trưởng tổng giá trị hàng hoá trong hai năm tới của kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực thương mại điện tử.

Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, thương mại điện tử vẫn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực. Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc với quy mô lớn.

Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thành nhận định, dù tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng thương mại điện tử Việt Nam thực chất có sự phát triển không bền vững. Trước hết là do vấn đề về cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, TikTok Shop hiện nay đang diễn ra hết sức gay gắt.

“Người người, nhà nhà cùng online, có rất nhiều nhà cung cấp cùng hoạt động trên một nền tảng để bán hàng hóa giống nhau nên cạnh tranh trên các sàn là rất lớn” ông Thành nhận định.

Theo Sở Công Thương TP HCM, trước sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, quản lý nhà nước về thương mại điện tử còn hạn chế, nhất là trong chính sách thúc đẩy, phát triển thương mại điện tử và các chính sách quản lý thuế, quản lý nguồn gốc, luồng hàng dẫn đến tình trạng hàng nhái, hàng không đảm bảo như cam kết, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Sự tăng trưởng và phát triển thương mại điện tử đã tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra trong quản lý nhà nước nhất là trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của thành phố.

Bên cạnh đó, sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương cũng được cho là tạo ra mối đe dọa cho thương mại điện tử trong tương lai. Hiện khoảng gần 70% dân số  ở nông thôn nhưng các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM lại chiếm tới 70% doanh số bán lẻ trực tuyến (Online Retail) toàn quốc. Thực tế, doanh thu trên các sàn thương mại điện tử chủ yếu đến từ hai thành phố này, lần lượt trên 42 nghìn tỷ đồng ở Hà Nội và 57 nghìn tỷ đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Không chỉ vậy, các vấn đề như ô nhiễm môi trường do bao bì, đóng gói sản phẩm; các chính sách, quy định còn hạn chế, chưa kiểm soát được toàn diện; chi phí khởi tạo và duy trì gian hàng khá cao; vấn đề logistics;… cũng là những nguyên nhân khiến thương mại điện tử Việt Nam khó phát triển bền vững.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại điện tử, Bộ Công Thương sẽ tập trung rà soát các quy định pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng; phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm quản lý toàn diện giao dịch giữa người mua và người bán trên mạng.

Thời gian tới, ngành công thương tăng cường hoạt động quản lý, giám sát trên môi trường mạng, chủ động yêu cầu các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử xóa bỏ các thông tin sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật. Tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho quản lý nhà nước trong vấn đề này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Google cuối cùng cũng chính thức ra mắt Gemini trong Bard

Sau lần thông báo tạm hoãn mới đây do lỗi kỹ thuật, Google giờ đây lại thông báo chính thức ra mắt Gemini AI trong chatbot AI Bard. Google Bard hiện đã được hỗ trợ bởi Gemini Pro.

Google cuối cùng cũng chính thức ra mắt Gemini trong Bard
Google cuối cùng cũng chính thức ra mắt Gemini trong Bard

Giám đốc điều hành (CEO) Google Sundar Pichai cho biết, đây là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới đối với chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Google sau khi công cụ AI Gemini được giới thiệu đến người dùng. Gemini là mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) đáng mong đợi nhất của Google.

Gemini là chatbot AI tiên tiến được Google giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 6/2023. Cả CEO Pichai và Giám đốc điều hành Google DeepMind Demis Hassabis đều mô tả Gemini là một bước tiến vượt bậc đối với một công cụ AI và nó sẽ được tích hợp cho hầu hết các sản phẩm của Google trong tương lai.

Gemini không chỉ là công cụ AI đơn lẻ mà nó giống một hệ sinh thái. AI này có phiên bản thu gọn Gemini Nano được thiết kế để chạy tự động và ngoại tuyến trên các thiết bị Android. Trong khi đó, phiên bản Gemini Pro được kỳ vọng sẽ là nền tảng được tích hợp vào các dịch vụ của Google.

Chưa dừng lại đó, Google còn tạo ra Gemini Ultra – một công cụ AI mạnh nhất từ trước tới nay và nó được thiết kế cho các trung tâm dữ liệu và ứng dụng doanh nghiệp.

Google hiện đang đưa công cụ AI này vào thị trường theo một số cách. Người dùng điện thoại thông minh Pixel 8 Pro sẽ nhận được một số tính năng mới nhờ Gemini Nano. Các phiên bản khác vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị phát hành.

Gemini hiện chỉ có sẵn bản tiếng Anh và các phiên bản ngôn ngữ khác chắc chắn sẽ sớm ra mắt. Nhưng Pichai cho biết công cụ này sớm muộn gì sẽ được tích hợp vào công cụ tìm kiếm của Google, các sản phẩm quảng cáo của Google, trình duyệt Chrome và mọi dịch vụ do Google cung cấp. CEO này cũng nhấn mạnh đây là tương lai của Google.

Hiện tại, các công cụ giao tiếp cơ bản nhất của Gemini là nhập văn bản và gửi văn bản, nhưng các mô hình mạnh mẽ hơn như Gemini Ultra có thể hoạt động với hình ảnh, video và âm thanh.

Đối thủ lớn nhất của Gemini hiện tại là ChatGPT được OpenAI ra mắt cách đây một năm. Sản phẩm này đã giúp OpenAI trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực AI.

Sự xuất hiện của ChatGPT vào thời điểm được xem là một “cú đánh thẳng” vào hình ảnh của Google khi tập đoàn này luôn tự hào đi đầu trong lĩnh vực AI. Giờ đây đã tới lúc Google đáp trả.

Theo ông Hassabis, Google đã thực hiện phân tích rất kỹ lưỡng về các hệ thống và điểm chuẩn của hai công cụ AI này với 32 điểm nhằm đưa ra so sánh khách quan nhất. Từ các bài kiểm tra dựa trên các điểm chuẩn này, Hassabis tự tin tuyên bố Gemini đang dẫn trước với 30/32 điểm.

Tuy nhiên ông Hassabis lại không tiết lộ điểm số của ChatGPT. Bài kiểm tra thực sự về khả năng của Gemini sẽ đến từ những người dùng hàng ngày.

Với Pichai và Hassabis, cả hai lãnh đạo Google đều coi việc ra mắt Gemini vừa là sự khởi đầu của một dự án lớn hơn vừa là một bước thay đổi của công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Gemini là công cụ mà Google đã chờ đợi bấy lâu, thậm chí có thể là mô hình mà lẽ ra Google phải có trước khi OpenAI và ChatGPT “làm mưa làm gió” trên toàn thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CNBC: Làn sóng IPO tại Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam đang nở rộ

Một buổi hội thảo vào đầu năm nay đã quy tụ từ 20 đến 30 doanh nghiệp Việt Nam để bàn về lộ trình IPO tại Mỹ.

CNBC: Làn sóng IPO tại Mỹ của các công ty Việt Nam đang nở rộ
CNBC: Làn sóng IPO tại Mỹ của các công ty Việt Nam đang nở rộ

Trong một bài phân tích mới đây của tờ CNBC, một nhóm công ty mới tại châu Á đang dự tính phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ, nơi hoạt động niêm yết quốc tế từng chủ yếu do các công ty khởi nghiệp Trung Quốc thúc đẩy.

Hãng ô tô điện VinFast có trụ sở tại Việt Nam đã có bước đột phá mới khi niêm yết tại Mỹ vào tháng 8, thông qua SPAC. Bên cạnh đó, “kỳ lân” công nghệ Việt Nam VNG cũng đã nộp hồ sơ niêm yết trên Nasdaq. Các sản phẩm của VNG bao gồm trò chơi, công nghệ tài chính và phát nhạc trực tuyến.

VNG lưu ý trong bản cáo bạch rằng luật pháp Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 49% cổ phần của một doanh nghiệp trong nước tuỳ lĩnh vực kinh doanh. Do đó, VNG đã thực hiện một kế hoạch tái cấu trúc, sử dụng công ty mẹ tại quần đảo Cayman để niêm yết tại Mỹ. Hiện chưa rõ khi nào VNG sẽ IPO.

Cũng theo CNBC, các công ty tìm kiếm khách hàng IPO tiềm năng cho biết họ đang đàm phán với nhiều công ty hơn ở Việt Nam và khu vực lân cận. Ông Drew Bernstein, đồng chủ tịch công ty kế toán MarcumAsia cho biết khi các công ty nội địa phát triển, khả năng phát triển của họ vượt xa khả năng cấp vốn của thị trường trong nước.

Ông Gary Dvorchak, Giám đốc điều hành Blueshirt Group – công ty tư vấn cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, cho biết đã tổ chức một buổi hội thảo vào đầu năm nay, quy tụ từ 20 đến 30 công ty Việt Nam để bàn về lộ trình IPO tại Mỹ. Trong đó, có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, chẳng hạn như thanh toán, trò chơi trực tuyến và thương mại điện tử.

“Điều này đi ngược với phần còn lại của châu Á, khi chỉ có một số doanh nghiệp Indonesia có nhu cầu trong khi Thái Lan không có một công ty nào. Do đó, nhiều công ty ở Việt Nam muốn IPO là một điều thực sự có ý nghĩa”, ông Gary Dvorchak nói.

CNBC cũng cho biết đã liên hệ với khoảng hai chục công ty khởi nghiệp có trụ sở chính hoặc văn phòng lớn tại Việt Nam để hỏi về kế hoạch IPO tại Mỹ của họ. Hầu hết đều cho biết việc niêm yết vẫn còn rất xa vời, nhưng ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng của các công ty khởi nghiệp địa phương trong 15 năm qua.

Ông Nguyễn An Nguyên, Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp fintech Trusting Social, cho biết vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã tăng lên rất nhiều so với 10 năm trước. Ông nói thêm rằng hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng phát triển đã thu hút nhiều Việt kiều trở về quê hương, trong khi tăng trưởng kinh tế đã giúp mở rộng tiềm năng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước.

ELSA, công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp mọi người học tiếng Anh, có trụ sở tại Mỹ trong khi đồng sáng lập và CEO Văn Đinh Hồng Vũ đến từ Việt Nam. Cô cho biết nhờ sự thành công của Grab mà ngày càng có nhiều công ty Việt Nam bắt đầu nhìn xa hơn thị trường nội địa để hướng tới kinh doanh trong khu vực.

“Đối với ELSA, khi chúng tôi thành lập công ty, khát vọng luôn là một doanh nghiệp toàn cầu. Việc IPO tại Mỹ sẽ giúp Elsa đạt dấu ấn toàn cầu đó”, CEO của ELSA cho biết.

Theo dữ liệu của Renaissance Capital tính đến ngày 29/11, trong số 103 đợt IPO của Mỹ trong năm nay, có 10 đợt đến từ các công ty có trụ sở tại Đông Nam Á. Ông George Chan, trưởng bộ phận tư vấn IPO toàn cầu tại EY, kỳ vọng rất nhiều công ty từ Đông Nam Á sẽ IPO trong 12 đến 18 tháng tới và cũng có thể xem xét sàn giao dịch Hong Kong.

Còn ông Bernstein đồng chủ tịch công ty kế toán MarcumAsia cho biết xu hướng này không thay thế các đợt IPO của Trung Quốc tại Mỹ mà tạo ra những cơ hội mới. MarcumAsia đang mở rộng văn phòng tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Quảng Châu và Thượng Hải, đồng thời mở văn phòng tại Hong Kong vào mùa thu này. Ông Bernstein cho biết MarcumAsia đã mở văn phòng tại Singapore vào tháng 5/2022 và hiện chưa có kế hoạch mở văn phòng khác ở Đông Nam Á.

Cuối cùng, thị trường IPO toàn cầu cần phải phục hồi trước khi các công ty đi đến động thái nghiêm túc. Bob McCooey, phó Chủ tịch của Nasdaq, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Có rất nhiều công ty từ Đông Nam Á đang đánh giá thị trường Mỹ”. Tuy nhiên, điều kiện thị trường đang trì hoãn kế hoạch niêm yết của họ sang nửa đầu năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Trọng Hiếu | Markettimes

CEO OpenAI nói gì với các kỹ sư công nghệ Việt Nam

Tâm điểm của Ngày Trí tuệ nhân tạo (AI Day 2023) diễn ra hôm 6/12 là cuộc đối thoại trực tiếp giữa CEO OpenAI – Sam Altman và Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – CEO VinAI. Cuộc trao đổi đã đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau từ trí tuệ nhân tạo đến việc hợp tác với các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam.

CEO OpenAI nói gì với các kỹ sư công nghệ Việt Nam
CEO OpenAI nói gì với các kỹ sư công nghệ Việt Nam

Sự xuất hiện của Sam Altman với tư cách CEO OpenAI càng thêm sức hút sau những bất hòa nội bộ tại thượng tầng lãnh đạo OpenAI diễn ra trước đó trả trở thành tâm điểm bàn tán của giới công nghệ toàn cầu trong suốt một tuần lễ. Tuy vậy, kết quả cuối cùng vẫn là chiến thắng giành cho Sam Altman. Ông đã được phục chức CEO OpenAI và xuất hiện tại AI Day 2023.

Trong buổi đối thoại trực tuyến, khi được hỏi về những lùm xùm vừa qua tại OpenAI, Sam Altman tiếp tục bày tỏ tình yêu với dự án khởi nghiệp này. “Tôi yêu OpenAI và công ty này sẽ không là gì cả nếu thiếu những con người đang làm việc tại đây”, Sam Alman bày tỏ lòng biết ơn với các cộng sự đã đồng hành cùng ông.

Người lãnh đạo của công ty khởi nghiệp hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo thừa nhận OpenAI có một cơ cấu tổ chức phức tạp. Sam Altman cho biết bản thân đang gặp phải nhiều thách thức trong việc điều hành bộ máy này và không thể chia sẻ chi tiết.

Bên cạnh đó, khi Tiến sĩ Bùi Hải Hưng hỏi về dự án Q* (Q-Star), Sam Altman từ chối trả lời. Đây là dự án về siêu trí tuệ nhân tạo AGI và được cho là nguồn cơn khiến HĐQT OpenAI quyết định sa thải Sam Altman.

Về vai trò của OpenAI trong phát triển mô hình mã nguồn mở và đảm bảo an toàn khi sử dụng mô hình, Altman khẳng định OpenAI đang rất nghiêm túc và hỗ trợ các dự án như vậy.

Trong sự kiện diễn ra sáng 6/12, VinAI cũng đã công bố chatbot PhoGPT – một phiên bản chatbot chuyên dụng dành cho tiếng Việt và được đội ngũ VinAI phát triển độc lập ngay từ đầu. Sam Altman không có nhiều bình luận về sản phẩm này.

Khi được hỏi món ăn Việt Nam yêu thích, CEO OpenAI trả lời: “Tôi yêu bánh mì, loại đồ ăn giống sandwich, có kẹp nhiều thịt….”

Dù OpenAI đã có hỗ trợ tiếng Việt cho ChatGPT nhưng Tiến sĩ Hưng Bùi cho rằng điều này tương đối chậm và ông đã đặt câu hỏi về mức độ hỗ trợ của OpenAI đối với thị trường Việt Nam.

Đáp lại ông Hưng, Sam Altman cho biết OpenAI bắt đầu từ một phòng nghiên cứu nhỏ và vươn mình trở thành một công ty hàng đầu trong thời gian rất ngắn.

Do đó, công ty cần nhiều thời gian để mở rộng thị trường, bên cạnh các yếu tố như môi trường chính trị và văn hóa ở từng quốc gia. CEO OpenAI cũng rất lạc quan khi đề cập đến khả năng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của trí tuệ nhân tạo, khi có được sự điều chỉnh phù hợp từ chính phủ.

Khi được hỏi về cơ hội hợp tác giữa OpenAI và các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, và các công ty startup tại Việt Nam, Sam Altman cho biết ông đã nhìn thấy những tài năng của Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, đồng thời sẵn sàng giúp đỡ các công ty Việt Nam trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

CEO VinAI: Đội ngũ Việt Nam đủ sức làm các mô hình tương tự ChatGPT

“Việt Nam thuộc top đầu Đông Nam Á về mức độ tiếp nhận trí tuệ nhân tạo, thậm chí là dẫn đầu Đông Nam Á”, đây là nhận định của Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, CEO VinAI bên lề sự kiện Ngày Trí tuệ nhân tạo 2023 (AI Day 2023) diễn ra tại TP HCM hôm 5/12.

CEO VinAI: Đội ngũ Việt Nam đủ sức làm mô hình tương tự ChatGPT
CEO VinAI: Đội ngũ Việt Nam đủ sức làm mô hình tương tự ChatGPT

Lần thứ 5 tổ chức, AI Day 2023 tập trung thảo luận về chủ đề AI Tạo sinh – GenAI.

Tại sự kiện lần này, VinAI ra mắt dự án AI Việt Nam có tên gọi là “PhoGPT” vào ngày 6/12. Theo ông Hưng, sự ra mắt của bộ mã nguồn mở cho mô hình ngôn ngữ lớn của VinAI là lần đầu tiên ở Đông Nam Á. Do đó, CEO VinAI hoàn toàn tự tin vào trình độ của các kỹ sư Việt Nam.

“Trên thế giới, số lượng nhân sự đủ hiểu và làm được công nghệ lõi về AI thì không có nhiều, nhưng tôi cũng rất tự hào khi lần đầu tiên, thế giới ra mắt một công nghệ như ChatGPT và đội ngũ của chúng ta có thể hiểu, đủ sức làm ra mô hình tương tự, như vậy mức độ tiếp nhận của Việt Nam rất là nhanh”, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng cho biết dự án này được VinAI phát triển từ đầu, không phải là điều chỉnh dựa trên một mô hình sẵn có.

“PhởGPT” là dự án nghiên cứu mã nguồn mở về mô hình ngôn ngữ lớn cho riêng tiếng Việt. Mục tiêu của dự án là phát triển các mô hình tương tự như ChatGPT cho tiếng Việt và văn hoá người Việt. Theo giới thiệu, PhởGPT có khả năng hiểu và viết văn phong tiếng Việt. Nguồn dữ liệu huấn luyện cho mô hình đều khả dụng trên internet.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng cho biết mô hình ngôn ngữ này được huấn luyện từ đầu với tập dữ liệu tiếng Việt, không phụ thuộc vào bất cứ một mô hình nào khác của thế giới, đảm bảo việc làm chủ công nghệ lõi tiên tiến cho Việt Nam.

Trong tương lai, công ty sẽ tập trung tối ưu hoá những mô hình tương tự PhởGPT để tạo ra độ chính xác, nhỏ gọn và hiệu quả hơn. Từ đó, giúp giảm thiểu chi phí sản xuất mô hình trí tuệ nhân tạo.

Tuy vậy, đây là hành trình dài hơi và cũng là vấn đề chung của cộng đồng toàn cầu, do đó ông Hưng không có đặt ra thời hạn cụ thể cho mục tiêu này.

Phía VinAI cho biết khi so sánh phiên bản PhởGPT-7B5-Instruct và ChatGPT mã nguồn đóng (GPT-3.5-turbo) và các mô hình mã nguồn mở khác, kết quả cho thấy PhởGPT đứng thứ hai chỉ sau ChatGPT trong hầu hết các mục đánh giá.

Đội ngũ phát triển PhởGPT đang tiếp tục cải tiến mô hình và sẽ mở rộng dự án cho các ngôn ngữ khác, đặc biệt là các ngôn ngữ trong khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Hưng, điểm đặc biệt nhất của PhởGPT là một mã nguồn mở, điều này mở ra cơ hội cho nhiều đơn vị khác có thể khai thác và tạo ra những phiên bản AI chuyên dụng cho người Việt.

“Chúng tôi hy vọng sẽ tận dụng nguồn lực của cộng đồng để tạo ra nhiều ứng dụng phục vụ người Việt, một mình VinAI thực sự không thể đảm đương được hết”, CEO VinAI chia sẻ.

PhởGPT là một dự án mã nguồn mở (Open-source) thay vì là một phần mềm sở hữu riêng như ChatGPT của OpenAI. Điều này nghĩa là mã nguồn của PhởGPT là công khai và có sẵn cho cộng đồng người phát triển.

Bằng cách sử dụng mô hình mã nguồn mở PhởGPT, người dùng có thể phát triển các ứng dụng tùy chỉnh, đặc biệt là những ứng dụng đòi hỏi sự bảo mật cao mà không phải phụ thuộc vào API từ các phần mềm sở hữu riêng.

PhởGPT được giới thiệu là một mô hình ngôn ngữ với dữ liệu lớn có 7.5 tỷ tham số, được xây dựng trên nền tảng giải mã Transformer. Mô hình này được huấn luyện từ đầu, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện có như cơ chế tập trung chớp nhoáng (Flash Attention) và ngoại suy độ dài ngữ cảnh AliBi.

Những kỹ thuật này không chỉ giúp mô hình hiểu sâu hơn về ngữ cảnh mà còn làm tăng khả năng đối thoại và tương tác tự nhiên của PhởGPT. Điều này giúp mô hình trở thành một công cụ đa nhiệm và linh hoạt, có khả năng đáp ứng đa dạng các nhu cầu ngôn ngữ của người sử dụng.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Trần Duy Đông – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh: “AI sẽ là một trong những lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ và sớm bắt kịp với trình độ của thế giới.

Bộ sẽ luôn ủng hộ và đồng hành cùng cộng đồng AI nói riêng và cộng đồng khoa học công nghệ nói chung để phát triển một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, năng động, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Ý định tìm kiếm (Search Intent) là gì trong SEO Website

Trong bối cảnh tìm kiếm hay SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), tuỳ vào từng từ khoá tìm kiếm khác nhau, người dùng có những ý định hay mục đích tìm kiếm khác nhau, đây chính là lúc khái niệm ý định tìm kiếm (Search Intent) ra đời. Vậy ý định tìm kiếm là gì? Các loại ý định tìm kiếm phổ biến trong SEO là gì? Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

ý định tìm kiếm là gì
Ý định tìm kiếm (Search Intent) là gì trong SEO Website

Với hầu hết những người làm marketing trên công cụ tìm kiếm, bao gồm cả những người làm SEO, việc cung cấp đúng những nội dung hay thông điệp mà khách hàng (người tìm kiếm) cần là mục tiêu cốt lõi.

Tuỳ vào từng từ khoá hay truy vấn tìm kiếm khác nhau, người dùng mong đợi nhận được các nội dung khác nhau, hay nói cách khác, mục đích và ý định tìm kiếm của họ là khác nhau, điều này đặt ra một yêu cầu mang tính bắt buộc cho các marketer đó là cần tối ưu hoá nội dung dựa trên các từ khoá hay nhóm từ khoá tương ứng.

Ý định tìm kiếm là gì?

Ý định tìm kiếm còn được gọi là mục đích tìm kiếm hoặc ý niệm tìm kiếm, khái niệm đề cập đến những mong muốn tìm kiếm của người dùng (người tìm kiếm) thông qua các từ khoá hay truy vấn tìm kiếm (search query) khác nhau.

Mong muốn tìm kiếm ở đây chính là các thông tin hay nội dung mà người dùng muốn biết hay tìm hiểu sâu hơn.

Ví dụ, với từ khoá “khái niệm marketing“, người tìm kiếm mong muốn tìm hiểu các lý thuyết về ngành marketing, bao gồm cả các định nghĩa, cơ hội nghề nghiệp lẫn các thông tin khác ví dụ như mức lương của một nhân viê marketing.

Ý định tìm kiếm mô tả mục đích của người dùng khi sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.

Về phía các công cụ tìm kiếm, dựa trên các ý định tìm kiếm của người dùng cùng với đó là những trải nghiệm của họ với các nội dung mà họ tương tác (engagement) để:

  • Điều chỉnh các thuật toán.
  • Định hình trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), tức thứ hạng của các Trang web.
  • Đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng của nền tảng chính là những người tìm kiếm.

Với tư cách là những người làm marketing nói chung, việc hiểu những gì khách hàng cần và những gì họ đang tìm kiếm là chìa khoá để xây dựng các chiến dịch thành công.

Các loại ý định tìm kiếm phổ biến nhất trong SEO.

Về tổng thể, ý định tìm kiếm thường được phân loại thành 4 nhóm chính: thương mại, giao dịch, thông tin và điều hướng.

Tìm kiếm vì mục đích thương mại.

Theo Google, tìm kiếm vì mục đích thương mại là loại tìm kiếm trước khi giao dịch (thực hiện hành động mua hàng).

Người tìm kiếm khi này có ý định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó nhưng họ chưa thực sự sẵn sàng. Điều này có thể bao gồm các tìm kiếm nhằm mục đích so sánh các tính năng của các sản phẩm tương tự.

Tìm kiếm vì mục đích giao dịch (mua hàng).

Khi thực hiện các truy vấn tìm kiếm theo kiểu giao dịch (ví dụ: mua iphone cũ ở hà nội), người dùng sẽ có xu hướng mua hàng và thường họ đã nghĩ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó thay vì là nghiên cứu rộng như loại tìm kiếm thương mại.

Tìm kiếm vì mục đích thông tin.

Loại Ý định tìm kiếm tiếp theo đó là tìm kiếm vì mục đích thông tin.

Mục đích tìm kiếm thông tin đi kèm với các từ khoá tìm kiếm cho thấy rằng người dùng muốn có thêm kiến thức hay thông tin về một điều (sản phẩm hoặc dịh vụ) gì đó, ví dụ: có nên dùng iphone không?

Tìm kiếm vì mục đích điều hướng.

Đúng như tên gọi của nó, mục đích điều hướng sẽ hướng người dùng đến các trang (website hoặc ứng dụng) cụ thể. Các trang mà người dùng tìm kiếm có thể nằm ở bất kỳ đâu hay về bất cứ thứ gì, từ một nền tảng mạng xã hội cụ thể ví dụ như Facebook đến các quán cafe gần nhà.

Mở rộng khái niệm Ý định tìm kiếm. 

Mặc dù 4 loại ý định tìm kiếm nói trên đã bao gồm một phần lớn các kiểu từ khoá tìm kiếm của người dùng, nhưng chúng lại không thể hiện đầy đủ cách người dùng tìm kiếm về một thứ gì đó.

Hành vi của một người tìm kiếm về thời gian bắt đầu của một bộ phim nào đó tại rạp không giống với hành vi của một người tìm kiếm các bài đánh giá (review) về bộ phim.

Trong khi cả hai đều đang tìm kiếm thông tin về một bộ phim, nhưng rõ ràng họ đang ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng (Customer Journey).

Bằng cách mở rộng các kiến thức ra ngoài cái gọi là ý định tìm kiếm thông thường, người làm marketing có nhiều cơ hội hơn để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng, dưới đây là một số mục đích tìm kiếm khác mà người dùng có thể muốn có:

  • So sánh sản phẩm.
  • Giải quyết một vấn đề nào đó.
  • Giải trí.
  • Tìm việc.
  • Xem video.
  • Tìm kiếm các địa chỉ cụ thể.
  • Mua sắm.
  • Nghiên cứu.

Ý định tìm kiếm liên quan trực tiếp đến câu hỏi “What” và “Why”.

Có được sự hiểu biết đầy đủ về ý định tìm kiếm hay mục đích tìm kiếm như đã phân tích, là chìa khóa của mọi hoạt động SEO lẫn quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (SEM, PPC, Paid Ads). Một khi bạn có thể trả lời được điều gì (What) và tại sao (Why) một ai đó đang tìm kiếm và từ đó chủ động tối ưu các nội dung phản hồi của thương hiệu, bạn đang dần chạm đến ý định mua hàng của khách hàng.

Ngược lại, nếu bạn không thể hiểu được vì sao khách hàng tìm kiếm và họ thực sự đang tìm kiếm điều gì, mọi nỗ lực đáp ứng của bạn về cơ bản là không có nhiều ý nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Startup AI của Elon Musk đang tìm cách huy động 1 tỷ USD

Với Grok, X.AI đặt mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với OpenAI, công ty đứng đằng sau ChatGPT. Bản thân X.AI cũng sẽ cạnh tranh với chatbot Bard của Google và chatbot Claude của Anthropic.

Startup AI của Elon Musk đang tìm cách huy động 1 tỷ USD
Startup AI của Elon Musk đang tìm cách huy động 1 tỷ USD

Elon Musk đặt nhiều kỳ vọng vào startup này.

X.AI, công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Elon Musk, vừa nộp đơn lên Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ SEC nhằm huy động 1 tỷ USD. Hồ sơ cho biết công ty này đã nhận về gần 135 triệu USD từ 4 nhà đầu tư tiềm năng. Đợt chào bán cổ phiếu đầu tiên diễn ra vào ngày 29/11.

Trên trang web của mình, X.AI thông báo đang tìm hiểu “bản chất thực sự của vũ trụ”, thậm chí phát hành một chatbot có tên Grok được mô phỏng theo “hướng dẫn về thiên hà”. Chatbot này ra mắt chỉ sau 2 tháng đào tạo và hiện đã tương đối đủ kiến thức thời gian thực trên Internet.

“Grok được thiết kế để trả lời các câu hỏi một cách hài hước pha chút nổi loạn. Vui lòng không sử dụng nó nếu bạn ghét sự hài hước!”, đại diện X.AI viết trên trang web và nói thêm: “Chatbot này cũng sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi hóc búa mà các hệ thống AI khác chối bỏ”.

Với Grok, X.AI đặt mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với OpenAI, công ty đứng đằng sau ChatGPT. Bản thân X.AI cũng sẽ cạnh tranh với chatbot Bard của Google và chatbot Claude của Anthropic.

Đầu năm nay, Musk được cho là đã mua hàng nghìn đơn vị xử lý đồ họa (GPU) công suất cao từ Nvidia, loại chip cần thiết để xây dựng một mô hình ngôn ngữ lớn. Các nhà đầu tư vào X (trước đây là Twitter) sẽ sở hữu 25% X.AI.

“Chúng tôi là một công ty riêng biệt với X, nhưng sẽ hợp tác chặt chẽ với X (Twitter), Tesla và các công ty khác để đạt được tiến bộ trong sứ mệnh của mình”, đại diện X.AI chia sẻ.

Theo CNBC, Elon Musk đã thành lập X.AI tại Nevada vào tháng 3. Giải đáp các thắc mắc của giới đầu tư về việc liệu X.AI có thể cạnh tranh với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của Tesla hay không, Elon Musk nói: “Một số kỹ sư và nhà khoa học AI tài ba sẵn sàng gia nhập startup song lại không muốn vào một công ty tương đối lâu đời như Tesla. Vì vậy, tôi nghĩ, được rồi, tốt hơn là mình nên điều hành một công ty khởi nghiệp thay vì để mất họ. Đó chính là nguồn gốc của X.AI”.

Được biết, Chatbot của X.AI được huấn luyện trên The Pile, kho dữ liệu phổ biến để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn và từ chính lượng dữ liệu khổng lồ của mạng xã hội X. Trong khi GPT-4 của OpenAI giới hạn câu trả lời ở 4.096 ký tự, Grok có thể đưa ra câu trả lời dài 25.000 ký tự, tức lớn gấp 5 lần ChatGPT.

Một số người đã dùng bản thử nghiệm và nhận xét Grok có thế mạnh trong mảng tin tức nhờ nguồn dữ liệu cập nhật trực tiếp từ X. AI Grok cũng có thể phân biệt các ý kiến khác nhau để tạo tin tức và các câu chuyện ‘nóng hổi’.

Cảnh báo trong nhiều năm rằng trí tuệ nhân tạo được xây dựng kém có thể gây ra những hậu quả thảm khốc đối với nhân loại, Elon Musk quyết định thử sức với X.AI. Elon Musk đây là một mô hình trí tuệ nhân tạo tìm kiếm sự thật, thậm chí có thể hiểu được vũ trụ kỳ bí.

“AI làm tôi căng thẳng”, Elon Musk nói. “Đó là công nghệ khá nguy hiểm”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft Bing giới thiệu Deep Search được hỗ trợ bởi Generative AI mới

Microsoft Bing vừa mới giới thiệu Deep Search mới, tính năng tìm kiếm được hỗ trợ bởi Generative AI (AI tổng quát) có thể xử lý các câu hỏi khó vốn không có duy nhất một câu trả lời.

Microsoft Bing giới thiệu Deep Search được hỗ trợ bởi Generative AI mới
Microsoft Bing giới thiệu Deep Search được hỗ trợ bởi Generative AI mới

Microsoft theo đó vừa thêm một tính năng mới vào công cụ tìm kiếm Bing có tên gọi là Deep Search (Tìm kiếm sâu) – tính năng được hỗ trợ bởi AI tổng quát vốn được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT.

Deep Search là gì?

Deep Search được xây dựng dựa trên hệ thống xếp hạng và lập chỉ mục tìm kiếm web của Microsoft Bing. Sau đó, nó sử dụng công nghệ GPT-4 để phân biệt tất cả các ý định tìm kiếm (Search Intent) và biến thể có thể có đằng sau các từ khoá tìm kiếm, đồng thời tính toán các mô tả cho từng ý định đó để tạo ra một “tập hợp các kết quả lý tưởng”.

Sau khi sử dụng kết hợp các kỹ thuật truy vấn tìm kiếm, Deep Search sẽ hiển thị các kết quả thường không xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Trong một ví dụ mẫu mà Microsoft chia sẻ, nó cho thấy khi người dùng đang tìm kiếm [cách thức hoạt động của hệ thống chấm điểm ở Nhật Bản], Deep Search có thể xác định các cụm từ khoá có liên quan khác như sau:

  • chương trình thẻ khách hàng thân thiết (loyalty card programs) ở Nhật Bản
  • thẻ khách hàng thân thiết tốt nhất cho du khách ở Nhật Bản
  • so sánh các chương trình khách hàng thân thiết theo danh mục ở Nhật Bản
  • đổi thẻ khách hàng thân thiết ở Nhật Bản
  • quản lý điểm khách hàng thân thiết bằng ứng dụng điện thoại

Bằng cách cung cấp các thông tin này, Deep Search có thể tìm thấy các kết quả bao gồm các khía cạnh khác nhau trong từ khoá của người dùng, ngay cả khi người dùng chưa hề có ý định rõ ràng về các từ khoá đề xuất mới này.

Deep Search sẽ không tải nhanh như các kết quả tìm kiếm thông thường. Microsoft cho biết có thể mất tới 30 giây để hoàn thành Deep Search (mặc dù điều này khiến nhiều người dùng rất không hài lòng).

Microsoft cho biết Deep Search hướng tới mục tiêu cung cấp “các câu trả lời phù hợp và toàn diện hơn cho các truy vấn tìm kiếm phức tạp nhất.”

“Deep Search hay Tìm kiếm sâu không phải là tính năng dành cho mọi truy vấn hoặc mọi người dùng. Deep Search cũng không phải là sự thay thế cho cách tìm kiếm web hiện tại của Bing mà là một tùy chọn khác để khám phá thế giới web theo cách sâu hơn và phong phú hơn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vốn hóa thị trường (Market Cap) của Apple quay lại vượt mức 3.000 tỷ USD

Sau phiên đêm 5/12 tại Mỹ chứng kiến cột mốc đáng chú ý khi ông lớn công nghệ Apple đã vượt ngưỡng vốn hóa 3.000 tỷ USD.

Vốn hóa thị trường (Market Cap) của Apple quay lại vượt mức 3.000 tỷ USD
Vốn hóa thị trường (Market Cap) của Apple quay lại vượt mức 3.000 tỷ USD

Cổ phiếu của Táo khuyết chốt phiên với mức tăng ấn tượng hơn 2%, lên 193,42 USD/cổ phiếu, đưa mức vốn hóa thị trường của Apple trở lại trên 3.000 tỷ USD, tiếp tục củng cố vị trí là công ty có vốn hóa cao nhất trên sàn chứng khoán Mỹ.

Vốn hóa Apple lần đầu cán mốc 3.000 tỷ USD vào tháng 6. Hồi tháng 12/2022, giá trị thị trường của gã khổng lồ ngành công nghệ cũng có thời điểm đạt 3.000 tỷ USD, nhưng không giữ được cho đến cuối phiên.

Giá cổ phiếu Apple leo lên mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 31/7 và đến nay nhà sản xuất iPhone vẫn là công ty đại chúng giá trị nhất của Mỹ.

Tính trong cả năm nay, cổ phiếu Apple cũng đã tăng trưởng gần 50%, cho thấy sự bền bỉ và sức mạnh của thương hiệu với các nhà đầu tư, nhờ vào sức mạnh thương hiệu cũng như lượng tiền mặt khổng lồ.

Dù vậy cũng như các tên tuổi công nghệ khác, Táo khuyết đang phải đối diện với nhiều thách thức, với doanh thu của hãng trong năm tài khóa 2023 đã giảm nhẹ 3% so với năm tài khóa trước.

Tháng 11, Apple cũng cảnh báo rằng họ không kỳ vọng doanh thu trong quý IV sẽ tăng cao hơn năm 2022, dù đây là mùa nghỉ lễ và là quý đầu tiên công ty ghi nhận được doanh số bán iPhone 15 trong cả 3 tháng.

Sang năm 2024, Apple sẽ mở bán kính thực tế ảo Vision Pro, thiết bị điện toán lớn đầu tiên kể từ khi hãng giới thiệu Apple Watch vào năm 2014.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Threads có thể cứu Meta khỏi thảm hoạ được gọi là Metaverse

Sau thất bại của Metaverse, nhà sáng lập Facebook lại mơ về một vũ trụ mới có tên “Fediverse” bằng Threads – nền tảng tương tự Twitter do Meta phát triển.

Threads có thể cứu Meta khỏi thảm hoạ được gọi là Metaverse
Threads có thể cứu Meta khỏi thảm hoạ được gọi là Metaverse

Trong vài tuần qua, thế giới công nghệ đang đổ dồn sự chú ý vào lời thách đấu của tỷ phú Elon Musk dành cho nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.

Thực tế, ứng dụng có tên Threads mới chính là nguồn cơn khiến Musk thách đấu Zuckerberg. Ông chủ Twitter cho rằng việc một nền tảng như vậy được ra mắt sẽ khiến thế giới “bị thao túng và kiểm soát độc quyền bởi Mark Zuckerberg”.

Sau thất bại của Metaverse, nhà sáng lập Facebook lại mơ về một vũ trụ mới có tên “Fediverse” bằng Threads – nền tảng tương tự Twitter do Meta phát triển.

Trong vài tuần qua, thế giới công nghệ đang đổ dồn sự chú ý vào lời thách đấu của tỷ phú Elon Musk dành cho nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.

Thực tế, ứng dụng có tên Threads mới chính là nguồn cơn khiến Musk thách đấu Zuckerberg. Ông chủ Twitter cho rằng việc một nền tảng như vậy được ra mắt sẽ khiến thế giới “bị thao túng và kiểm soát độc quyền bởi Mark Zuckerberg”.

Trận đấu tay đôi của Musk và Zuckerberg có thể sẽ không bao giờ thành hiện thực, nhưng cuộc chiến trên không gian ảo giữa hai vị tỷ phú ngành công nghệ này đã bắt đầu từ tham vọng của ông chủ Meta với Threads.

Fediverse – “liên kết” trong một “vũ trụ”.

Vào tháng 7, Meta thông báo sẽ ra mắt Threads – một ứng dụng nhằm đối đầu Twitter – trên App Store vào ngày 6/7.

Đây được miêu tả là một ứng dụng hội thoại dạng văn bản của Instagram, trong đó người dùng có tên tài khoản như tên trên Instagram và danh sách bạn bè cũng tương tự.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng ứng dụng này, tờ Fortune đặc biệt lưu ý đến cụm từ “Fediverse” trong điều khoản nội dung của Threads.

Nghe có vẻ tương tự như Metaverse, một thất bại đắt giá và được thổi phồng quá mức khiến Zuckerberg phải đổi tên Facebook thành Meta.

Hiện tại, khi Zuckerberg dường như đã phần nào chấp nhận thất bại với Metaverse, dường như Fediverse sẽ là cái tên nối tiếp giấc mơ còn dang dở của nhà sáng lập Facebook.

Fediverse là tên gọi những máy chủ độc lập liên kết với nhau trong mạng xã hội liên kết, sự kết hợp của các từ “liên kết” và “vũ trụ”.

Nói một cách đơn giản, khái niệm này ám chỉ việc các máy chủ phi tập trung, bao gồm cả các bên thứ ba, có thể chia sẻ dữ liệu với nhau.

Vì vậy, dù Threads được đánh giá là bản sao của Twitter, nhưng sự khác biệt cơ bản của ứng dụng trò chuyện và thảo luận bằng văn bản, như cách gọi của Meta, với tư cách là một nền tảng phi tập trung là rất đáng kể.

Cụ thể, cũng giống như các ứng dụng mạng xã hội khác trong Fediverse, Threads thực sự sẽ là một tập hợp các máy chủ riêng biệt do người dùng thiết lập. Đây cũng là cách làm tương tự mà đối thủ cạnh tranh của Twitter là Mastodon đang vận hành.

Khi người dùng tạo ra một máy chủ và muốn gửi nội dung của họ cho những người dùng trên một máy chủ khác, thì những máy chủ đó sẽ trở thành mối “liên kết” và có thể giao tiếp tài nguyên với nhau.

Bước đi tiên phong của Meta

Threads sẽ là bước đột phá đầu tiên của Meta vào mạng xã hội mở. Ý tưởng của Meta về Threads là cho phép mọi người kết nối với nhau trên nhiều ứng dụng khác nhau.

Thực tế, tính năng đăng chéo đã xuất hiện trong nhiều năm. Đây dường như là một nỗ lực có mục đích của Meta nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận của Threads tới tất cả người dùng phương tiện mạng xã hội bằng môi trường không giới hạn các ứng dụng có thể tham gia.

“Một ngày nào đó, bạn có thể sẽ rời khỏi Threads và nền tảng này sẽ bị loại bỏ. Nếu điều đó xảy ra, bạn sẽ muốn đưa người theo dõi của mình đến một máy chủ khác. Nền tảng mở có thể cho phép điều đó”, Adam Mosseri, người đứng đầu Instagram đưa ra ví dụ về cách truy cập của Threads đối với người dùng.

Điều mà ông Mosseri mô tả về cơ bản là tính năng cho phép người dùng Instagram tự động đồng bộ người theo dõi của họ khi tham gia Threads.

Meta đang có kế hoạch hợp tác với ActivityPub, một nhà cung cấp đã hợp tác với Mastodon và song song thực hiện thỏa thuận với Tumblr. Thỏa thuận vẫn chưa được hoàn tất, nhưng đã được tham chiếu trong các thông cáo báo chí thông báo về Threads.

“Điều này sẽ giúp người dùng Threads có thể tương tác với các ứng dụng khác cũng hỗ trợ giao thức ActivityPub, chẳng hạn như Mastodon và WordPress, cho phép các loại kết nối mới mà không thể thực hiện được trên hầu hết ứng dụng mạng xã hội hiện nay”, Meta cho biết trong thông báo ra mắt Threads.

Việc một gã khổng lồ công nghệ như Meta tham gia vào một nền tảng phi tập trung như Fediverse là minh chứng cho thấy tiềm năng của mạng xã hội phi tập trung.

Bằng cách đưa Threads vào Fediverse, mục đích chính của Meta sẽ là tận dụng hiệu ứng mạng hiện có và tiếp cận tệp cơ sở người dùng rộng hơn.

Thêm vào đó, các luồng trong liên kết đa dạng sẽ cho phép người dùng Meta kết nối và giao tiếp với người dùng trên các nền tảng được liên kết khác, phá vỡ rào cản giữa các mạng xã hội khác nhau và thúc đẩy một thế giới kỹ thuật số cởi mở và kết nối hơn.

Ngoài ra, khi gia nhập Fediverse, Threads sẽ cho phép người dùng từ nhiều nền tảng khác nhau có thể tương tác liền mạch. Động thái này khuyến khích cạnh tranh, đổi mới và trao quyền cho người dùng vì giờ đây, họ có thể chọn nền tảng phù hợp nhất với nhu cầu và giá trị sử dụng của bản thân.

Bên cạnh đó, quyền sở hữu dữ liệu và quyền riêng tư cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút người dùng.

Với Fediverse, người dùng có quyền kiểm soát tốt hơn đối với dữ liệu và quyền riêng tư của chính mình, giảm sự phụ thuộc vào các dữ liệu tập trung, mang lại khả năng lưu trữ dữ liệu cá nhân trên máy chủ của riêng mình.

Bước đột phá của Meta vào một nền tảng mở như Fediverse cũng chính là lời thách thức sự thống trị của các nền tảng mạng xã hội tập trung, thúc đẩy một bối cảnh cạnh tranh hơn.

Sự đa dạng hóa này làm giảm nguy cơ một thực thể duy nhất có quá nhiều quyền kiểm soát đối với quyền tự do ngôn luận và dữ liệu người dùng, vấn đề nan giải mà thậm chí chính Facebook hay Twitter cũng chưa thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Zing

Đây là quốc gia duy nhất ở châu Á chiếm phần lớn doanh thu của Nvidia trong làn sóng AI

Khi Nvidia công bố kết quả kinh doanh quý III tích cực vào tuần trước, các chuyên gia trong ngành nhận thấy phần lớn doanh thu của gã khổng lồ bán dẫn Mỹ đến từ một quốc gia nhỏ ở châu Á.

Đây là quốc gia duy nhất ở châu Á chiếm phần lớn doanh thu của Nvidia trong làn sóng AI
Đây là quốc gia duy nhất ở châu Á chiếm phần lớn doanh thu của Nvidia trong làn sóng AI

Hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) của Nvidia cho thấy khoảng 15% (tương đương khoảng 2,7 tỷ USD) doanh thu quý III của công ty này đến từ Singapore.

So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu đến từ đảo quốc sư tử trong ba tháng kết thúc vào tháng 10 nhảy vọt 404,1%. Con số này vượt xa mức tăng trưởng doanh thu nói chung của Nvidia trong cùng giai đoạn là 205,5%.

Singapore chỉ xếp sau Mỹ (34,7%), Đài Loan (23,9%) và Trung Quốc (22,2%, bao gồm cả thị trường Hong Kong) trong danh sách doanh thu quý III của ông lớn ngành bán dẫn Mỹ.

Chia sẻ với CNBC, nhà phân tích Jarick Seet của Maybank Securities cho hay: “Tôi nghĩ [doanh thu từ Singapore tăng vọt] là do các trung tâm dữ liệu (Data Center). Thị trường này có khá nhiều trung tâm dữ liệu và nhà cung cấp dịch vụ đám mây”.

“Chip của Nvidia cũng có thể được gửi đến Singapore để lắp ráp với các sản phẩm khác và sau đó được vận chuyển đến những nước khác”, vị chuyên gia nói thêm. Ông còn lưu ý chip có thể được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo, máy tính và xe điện.

“Một quốc gia bé nhỏ đang làm gì với những con chip đó? Tất nhất là xây dựng các trung tâm dữ liệu”, ông Sang Shin, cựu Giám đốc của Temasek, nhận định trong một bài đăng trên LinkedIn.

Ông Shin viết: “Bởi vì Singapore ổn định, an toàn và có rất nhiều nhân tài, cơ sở hạ tầng kỹ thuật sỗ vững chắc và các chính sách của chính phủ đều có lợi cho các dịch vụ dữ liệu và kỹ thuật số”.

Hồ sơ do Nvidia gửi SEC tiết lộ rằng 80% doanh thu quý III của công ty đến từ phân khúc trung tâm dữ liệu, trong khi đó trò chơi điện tử, ô tô và những mảng khác chiếm khoảng 20%.

“Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đóng góp một nửa vào doanh thu của phân khúc trung tâm dữ liệu, trong khi các công ty trong lĩnh vực internet tiêu dùng chiếm phân nửa còn lại”, Nvidia nêu rõ trong hồ sơ.

Theo CNBC, Nvidia không tiết lộ doanh thu từng mảng tại Singapore.

Hồi tháng 1 năm ngoái, Singapore đã dỡ bỏ một lệnh cấm mà chính phủ ban hành vào năm 2019 nhằm tạm thời dừng việc cấp đất để xây dựng các trung tâm dữ liệu cũng như hạn chế sự phát triển của các trung tâm dữ liệu.

Sau đó, vào tháng 7, Singapore đã cấp phép cho Equinix, Microsoft và nhà cung cấp giải pháp trung tâm dữ liệu Trung Quốc là GDS phát triển các dự án trung tâm dữ liệu mới ở đảo quốc này.

Ngoài ra, Singapore còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa công ty công nghệ AirTrunk và ông lớn Trung Quốc là ByteDance xây dựng các cơ sở tương tự. ByteDance là công ty mẹ đứng sau ứng dụng toàn cầu TikTok.

Tính đến tháng 1/2022, hơn 70 trung tâm dữ liệu đang hoạt động tại Singapore. Đảo quốc này chiếm khoảng 60% tổng công suất trung tâm dữ liệu của khu vực Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Cushman & Wakefield, Singapore đang là cái tên lớn thứ 3 trên toàn cầu và đầu tiên tại châu Á – Thái Bình Dương về quy mô thị trường trung tâm dữ liệu. Khu vực phía bắc bang Virginia, thành phố Portland ở Mỹ đồng hạng nhất, trong khi Hong Kong đứng vị trí thứ 4.

“Nhu cầu về trung tâm dữ liệu ở Singapore vẫn còn lớn nhờ sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng kỹ thuật số, thương mại điện tử, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, giao dịch tiền ảo, blockchain, trò chơi điện tử,…”, Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA) cho hay trong một báo cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Temu và cơn lốc thương mại điện tử khiến Alibaba, Walmart và Amazon phải canh chừng

Thay vì Alibaba, Trung Quốc đang chứng kiến một nhà vô địch mua sắm trực tuyến mới: PDD. Đây chính công ty đứng sau ứng dụng bán lẻ Temu, hiện là nền tảng thương mại điện tử giá trị nhất cả nước.

Temu và cơn lốc thương mại điện tử khiến Alibaba, Walmart và Amazon phải canh chừng
Temu và cơn lốc thương mại điện tử khiến Alibaba, Walmart và Amazon phải canh chừng

Sau khi tăng 78% trong năm nay, định giá PDD hiện đạt gần 190 tỷ USD, tức vượt qua cả tập đoàn Alibaba. Doanh thu quý III cũng tăng 94% so với một năm trước đó trong khi Alibaba chỉ tăng 9%. Theo S&P Global Market Intelligence, mức tăng trưởng chóng mặt khiến giá cổ phiếu PDD hưởng lợi.

Jack Ma đã có lời chúc mừng gửi tới PDD trước thành tích mạnh mẽ, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng “kỷ nguyên của thương mại điện tử trí tuệ nhân tạo (AI) mới chỉ bắt đầu”.

“Tôi tin chắc Alibaba sẽ thay đổi. Hãy trở về với sứ mệnh và tầm nhìn vốn có. Nhân viên Alibaba hãy tiến lên”, nhà sáng lập Alibaba viết dù không thể phủ nhận một thực tế rằng ở quê nhà, ứng dụng Pinduoduo của PDD vượt trội hơn hẳn.

Vào thời điểm mà người tiêu dùng Trung Quốc nhạy cảm hơn về giá, danh tiếng Pinduoduo – nền tảng bán hàng giá phải chăng – sau nhiều năm nỗ lực đã nhận trái ngọt nhờ phát triển thành công mạng lưới các nhà sản xuất nhắm vào những người mua có thu nhập tầm thấp và trung. Điều này khác biệt hoàn toàn so với Taobao của Alibaba – nền tảng từ lâu ít tập trung vào việc xây dựng mạng lưới nhà cung cấp.

Morgan Stanley ước tính tổng giá trị hàng hóa nội địa của PDD đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 5% của tổng doanh số bán lẻ hàng hóa trực tuyến ở Trung Quốc. Temu, hoạt động kinh doanh quốc tế của PDD, dĩ nhiên cũng đang phát triển vượt trội.

Theo công cụ theo dõi dữ liệu Sensor Tower, Temu hiện có 52 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ chỉ sau một năm ra mắt. Công ty không cung cấp nhiều thông tin về tình hình kinh doanh, song Goldman Sachs ước tính GMV của Temu trong quý trước đạt 6,5 tỷ USD, cao gấp đôi so với quý trước. Ngân hàng này cũng cho rằng Temu chiếm khoảng 28% doanh thu của PDD trong quý III.

Theo ông Abe Yousef, nhà phân tích cao cấp tại Sensor Tower, trong quý IV/2022, số lượt cài đặt Temu thậm chí còn vượt qua cả những gã khổng lồ như Amazon, Walmart và Target. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này trái ngược hoàn toàn với triển vọng mờ mịt mà các nhà bán lẻ khác phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn.

Nền tảng này không chỉ cạnh tranh với Shein mà cả với những gã khổng lồ lớn của Mỹ như Amazon, Target. Sự phổ biến ngày càng lớn đã cho thấy tiềm năng của các mô hình kinh doanh sản phẩm giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc.

“Temu đặt mục tiêu tiếp tục thử nghiệm về tiếp thị và cung cấp dịch vụ, nhờ vào công ty mẹ giàu có. Nó ra mắt vào đúng thời điểm thích hợp, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế”, bà Deborah Weinswig, CEO của Coresight Research, nói.

Dẫu vậy, Temu vẫn có rủi ro thua lỗ do biên lợi nhuận hoạt động của PDD trong quý trước đã giảm xuống 24% từ mức 29%. Bản thân nền tảng cũng đang chấp nhận mất trung bình 30 USD (hơn 700 nghìn đồng) trên mỗi đơn hàng vì cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ.

Theo công ty tài chính China Merchants Securities, Temu, hoạt động tại thị trường Canada, Australia và New Zealand, đang lỗ từ 4,15 tỷ RMB đến 6,73 tỷ RMB (588 triệu đến 954 triệu USD) mỗi năm (khoảng 24 tỷ đồng).

Nhiều thương hiệu nhỏ lẻ bị gây áp lực giảm giá bán đến cùng cực. “Chúng tôi đang làm việc không công cho Temu để Temu có thể thu hút nhiều khách hàng Mỹ hơn”, một người bán tên Sandy phàn nàn về chính sách giảm giá đến ‘cùng cực’ của Temu.

Được biết, sau khi được thành lập vào năm 2015, PDD thua lỗ rất nhiều do theo đuổi chiến lược tăng trưởng, tung ra rất nhiều khuyến mại và chi mạnh tay cho marketingquảng cáo. Mãi đến khi đạt quy mô lớn hơn, công ty này mới có lãi vào năm 2021.

Theo các chuyên gia, kết quả hoạt động mạnh mẽ chủ yếu do tâm lý người tiêu dùng phục hồi. Nhu cầu mua sắm vốn bị kìm hãm do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã được “giải phóng” sau khi lệnh phong tỏa được tháo dỡ.

Bên cạnh đó, các chiến dịch khuyến mại thành công đã thúc đẩy mức tăng trưởng vượt bậc. Lợi nhuận Pinduoduo được nâng lên do các khoản chi phí như đầu tư và dự án giảm.

Tuy nhiên, thành công ở quê nhà không có nghĩa là PDD không phải đối mặt với những thách thức. Thói quen tiêu dùng ở các quốc gia có thể không giống với Trung Quốc. Chi phí vận hành như giao hàng và tiếp thị cũng cao hơn ở các nền kinh tế phát triển.

Hơn nữa, theo Sensor Tower, tốc độ tăng trưởng của Temu ở Mỹ thời gian gần đây đang chững lại. Lượng người dùng hoạt động hàng tháng trong quý này đã giảm 6% dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu còn mạnh mẽ.

Theo đại diện Temu, mục tiêu dài hạn của công ty là người Mỹ mua hàng khoảng 30 lần mỗi năm trên nền tảng; mỗi đơn trị giá 50 USD. Như vậy, mỗi người dùng chi trung bình 1.500 USD/năm. Dữ liệu từ Zhanglian, cơ quan truyền thông đưa tin về ngành công nghiệp chuỗi cung ứng và vận chuyển Trung Quốc, cho biết giao dịch trung bình trên Temu là khoảng 25 USD.

Theo nhiều chuyên gia, mục tiêu trên khó trở thành hiện thực, nhất là trong bối cảnh Temu vẫn đang nỗ lực giành sức hút trước Amazon. Khách hàng của Temu ở Mỹ chủ yếu là người châu Á với thu nhập hộ gia đình hàng năm dưới 30.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chủ thương hiệu kem Tràng Tiền muốn thâu tóm thêm một hãng kem Việt

One Capital Hospitality đang sở hữu các thương hiệu truyền thống lâu đời, trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức của người dân TP HCM và Hà Nội như bánh Givral, kem Tràng Tiền.

Chủ thương hiệu kem Tràng Tiền muốn thâu tóm thêm một hãng kem Việt
Chủ thương hiệu kem Tràng Tiền muốn thâu tóm thêm một hãng kem Việt

Hội đồng quản trị CTCP One Capital Hospitality (mã: OCH) – đơn vị sở hữu thương hiệu kem Tràng Tiền, đã thông qua nghị quyết nhận chuyển nhượng gần 149.800 cổ phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/cp của CTCP Kem Tín Phát.

Giá chuyển nhượng không vượt quá thẩm quyền phê duyệt của One Capital Hospitality. Thương vụ dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2023 – 2024.

Sau khi hoàn tất, Kem Tín Phát trở thành công ty con của OCH. Đồng thời, OCH sẽ tiến hành hỗ trợ vốn cho Kem Tín Phát.

Cũng trong đợt này, hội đồng quản trị đồng ý để OCH chuyển nhượng một phần vốn đầu tư OCH đang nắm giữ tại các công ty con, đơn vị thành viên cho quỹ Leadvisors. Đồng thời OCH sẽ ký và triển khai hợp đồng dịch vụ tư vấn với CTCP Bánh Givral. Hai công ty này đều là thành viên thuộc One Capital Hospitality.

Kem Tín Phát được thành lập năm 2017, hiện có vốn điều lệ 15 tỷ đồng, bao gồm ba cổ đông sáng lập là ông Vũ Vĩnh Cường (10% cổ phần), bà Vũ Thị Ngọc Lan (nắm 30%) và bà Hà Thị Phương (60% cổ phần). Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc Vũ Vĩnh Cường.

Kem Tín Phát đặt cơ sở tại Hoàng Mai, Hà Nội. Thương hiệu KingKream của Tín Phát hiện có 6 cửa hàng Hà Nội, TP HCM, Nha Trang, Cam Ranh và Hội An, Đà Nẵng.

One Capital Hospitality đang sở hữu các thương hiệu truyền thống lâu đời như bánh Givral, kem Tràng Tiền. Công ty cũng quản lý và đầu tư xây dựng chuỗi khách sạn cao cấp mang thương hiệu Sunrise Hotel đạt tiêu chuẩn 5 sao và StarCity đạt tiêu chuẩn 4 sao quốc tế tại Nha Trang và Hà Nội.

OCH nhận định năm 2023 là một năm khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng do những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới, chẳng hạn như lạm phát  tăng cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ ở nhiều quốc gia, cạnh tranh chiến lược, xung đột địa chính trị,…

Phía doanh nghiệp cho biết thị trường thực phẩm nói chung và thị trường bánh ngọt, kem nói riêng hiện nay chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt khi có những thương hiệu lớn, cả trong và ngoài nước, có tiềm lực tài chính mạnh, vị trí đẹp và sản phẩm đa dạng tham gia cuộc chơi.

OCH đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2023 là 1.195 tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện năm 2022. Kế hoạch lãi sau thuế hơn 148 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi với thực hiện năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Giá trị vốn hoá thị trường của PDD chính thức vượt qua Alibaba

PDD ghi nhận kết quả kinh doanh quý III kỷ lục, đánh bại kỳ vọng của nhà đầu tư khi doanh số tăng 94% lên 68,8 tỷ NDT (9,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, còn lợi nhuận tăng vọt 60% lên gần 16,7 tỷ NDT (2,3 tỷ USD).

Giá trị vốn hoá thị trường của PDD chính thức vượt qua Alibaba
Giá trị vốn hoá thị trường của PDD chính thức vượt qua Alibaba

Điều này giúp cổ phiếu PDD tăng vọt và nâng giá trị thị trường lên 193 tỷ USD (tính đến thời điểm bài viết). Trong khi đó, vốn hóa của Alibaba giảm xuống dưới 190 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên PDD vượt qua đối thủ Alibaba, theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv Eikon.

Nhân viên Alibaba là những người cảm thấy rõ nhất. Trong bài viết đăng trên diễn đàn nội bộ của công ty, một người đề cập đến việc PDD đang tiến sát nút Alibaba và khiến Jack Ma phải cân nhắc, theo nguồn tin của CNN.

“Xin hãy cho chúng tôi những bình luận và gợi ý có tính xây dựng, đặc biệt là những ý tưởng tiến bộ. Tôi tin rằng mọi người ở Alibaba đều đang dõi theo và lắng nghe”, nhân viên này viết.

Jack Ma chúc mừng PDD vì thành tích mạnh mẽ gần đây và nói thêm “kỷ nguyên của thương mại điện tử trí tuệ nhân tạo (AI) mới chỉ bắt đầu. Nó là cơ hội và cũng là thách thức cho tất cả”.

“Tôi tin chắc Alibaba sẽ thay đổi. Mọi người đã rất tuyệt vời nhưng những ai có thể cải cách vì ngày mai và sẵn sàng hy sinh, trả bất kỳ giá nào mới được tôn trọng. Hãy trở về với sứ mệnh và tầm nhìn của chúng ta, hỡi người Alibaba, hãy tiến lên”, nhà sáng lập Alibaba viết.

Jack Ma thành lập Alibaba năm 1999 và từ chức Chủ tịch năm 2019, khoảng một năm trước khi chìm vào rắc rối do chỉ trích các nhà quản lý tài chính và ngân hàng Trung Quốc.

Từ đó tới nay, doanh nhân sống kín tiếng dù vẫn là cổ đông của Alibaba. Trong năm nay, cổ phiếu công ty rung lắc 15% do đối mặt với những lo ngại xoay quanh việc tái cấu trúc, cải tổ lãnh đạo và cạnh tranh khốc liệt.

Ngược lại, PDD tận hưởng một năm bội thu. Chủ tịch kiêm đồng CEO Chen Lei cho biết kết quả này một phần là nhờ kinh tế Trung Quốc hồi phục.

PDD ra đời năm 2015, gần đây thu hút sự chú ý của quốc tế khi ra mắt Temu – siêu thị trực tuyến giá rẻ vô cùng phổ biến tại Mỹ, Australia. Temu bán mọi thứ từ đồ gia dụng đến quần áo, đồ điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI (ChatGPT) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Theo SCMP, OpenAI (công ty sở hữu chatbot AI ChatGPT) đã nộp hai đơn đăng ký nhãn hiệu cho “GPT-6” và “GPT-7” tại Trung Quốc.

OpenAI (ChatGPT) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
OpenAI (ChatGPT) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Dựa vào hồ sơ trên trang web của Văn phòng Nhãn hiệu thuộc Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc (CNIPA), OpenAI đã đăng ký GPT-6, GPT-7 vào nhóm 9 (dành cho thiết bị, dụng cụ sử dụng cho mục đích khoa học hoặc nghiên cứu) và nhóm 42 (dịch vụ, thiết kế công nghệ). Đơn đăng ký của OpenAI hiện được cơ quan xem xét.

Mặc dù OpenAI không có dịch vụ nào được phát hành chính thức tại Trung Quốc, công ty đang nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng tại thị trường AI này. Vào tháng 4, OpenAI nộp hồ sơ đăng ký cho “GPT-4” và “Whisper”, sau đó tiếp tục đăng ký nhãn hiệu cho “GPT-5” trong tháng 7. Tuy nhiên chưa có nhãn hiệu nào được CNIPA chấp thuận.

Một năm kể từ khi ChatGPT ra mắt, OpenAI đã không ngừng nâng cao khả năng và cải thiện  mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). ChatGPT ban đầu được xây dựng trên GPT-3.5, có 175 tỉ tham số. Vào tháng 3, OpenAI ra mắt GPT-4 nhưng không tiết lộ nó có bao nhiêu tham số. Theo Semafor, tổng số tham số của GPT-4 ước tính lên tới hơn 1.000 tỉ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times vào tháng 11, CEO OpenAI Sam Altman cho biết công ty đang phát triển GPT-5 và có kế hoạch huy động thêm vốn từ Microsoft để hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Thông tin này được công bố chỉ vài ngày trước khi hội đồng quản trị OpenAI sa thải Sam Altman. Trước sự phản đối của các nhà đầu tư và hơn 700 nhân viên công ty, ông Altman đã trở lại vị trí CEO chỉ sau 5 ngày.

Một trong những lý do đằng sau quyết định gây sốc của hội đồng quản trị được cho là một số nhà nghiên cứu lo ngại về sự phát triển AI mạnh mẽ có thể đe dọa đến loài người. Sau khi trở lai công ty, Sam Altman tuyên bố ưu tiên hàng đầu của OpenAI là thúc đẩy kế hoạch nghiên cứu, đồng thời nỗ lực phát triển AI an toàn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CEO Meta lần đầu bán ra cổ phiếu sau 2 năm khi Meta đạt mức tăng trưởng nóng

CEO Meta Mark Zuckerberg bán ra khoảng 185 triệu USD cổ phiếu Meta trong tháng 11. Trong năm 2023, Meta tăng mạnh hơn hầu hết mọi cổ phiếu công nghệ lớn khác, chỉ sau Nvidia.

CEO Meta lần đầu bán ra cổ phiếu sau 2 năm khi Meta đạt mức tăng trưởng nóng
CEO Meta lần đầu bán ra cổ phiếu sau 2 năm khi Meta đạt mức tăng trưởng nóng

CEO Meta, công ty mẹ của FacebookInstagram, Mark Zuckerberg đã bán ra cổ phiếu Meta Platforms Inc sau khi giá cổ phiếu tăng chóng mặt trong năm 2023.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, thông qua các kế hoạch giao dịch, quỹ tín thác, các tổ chức tài trợ từ thiện và chính trị của Zuckerberg đã bán khoảng 682.000 cổ phiếu trị giá gần 185 triệu USD trong tháng 11.

Đợt bán ra gần đây nhất được tiết lộ vào ngày 29/11. Đây là lần đầu tiên các tổ chức quản lý tài sản của nhà đồng sáng lập Meta bán ra cổ phiếu kể từ tháng 11/2021.

Tính từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 11, cổ phiếu Meta đã bật tăng 172%, vượt trội so với hầu hết các cổ phiếu Big Tech (công ty công nghệ vốn hoá lớn khác), trừ Nvidia.

Diễn biến thuận lợi của giá cổ phiếu giúp ích đáng kể cho các hoạt động cá nhân của Zuckerberg, bao gồm đầu tư mạo hiểm, nghiên cứu khoa học và đầu tư tác động.

Trong 10 năm qua, Zuckerberg thường xuyên bán ra các lô cổ phiếu Meta. Nhưng ông đã không bán bất kỳ cổ phiếu nào trong năm 2022, khi kết quả kinh doanh hàng quý ảm đạm dẫn đến việc vốn hóa công ty bốc hơi hơn 26% chỉ trong một ngày và Meta trải qua năm tiêu cực nhất kể từ khi lên sàn vào năm 2012.

Hiện tại, cổ phiếu Meta đang tiến gần tới mức đỉnh lịch sử thiết lập vào năm 2021. Khi đó, Zuckerberg và tổ chức từ thiện của ông là Quỹ Sáng kiến Chan Zuckerberg cũng bán hơn 1 tỷ USD cổ phiếu Meta. Vị doanh nhân 39 tuổi này vẫn còn sở hữu 39% cổ phần trong Meta.

Mark Zuckerberg và vợ – bà Priscilla Chan – đã cam kết sẽ phân bổ 99% tài sản cho các hoạt động từ thiện trong suốt cuộc đời của họ, chẳng hạn như để thúc đẩy bình đẳng và chữa trị bệnh tật. Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, Zuckerberg sở hữu khối tài sản ròng 117,7 tỷ USD, chủ yếu đến từ cổ phiếu Meta.

Hơn một nửa số cổ phiếu Mark Zuckerberg bán ra gần đây đến từ tổ chức từ thiện mang tên hai vợ chồng nhà vị tỷ phú. Phần tiền nhỏ nhất thu được từ các giao dịch này – khoảng 19 triệu USD – được chuyển tới đơn vị vận động của ​​Quỹ Sáng kiến Chan Zuckerberg. Trong thời gian qua, quỹ đã tài trợ cho các nỗ lực vận động cử tri cũng như thúc đẩy việc cải cách chính sách nhập cư.

Trong năm 2023, Quỹ Sáng kiến ​​Chan Zuckerberg đã cam kết chi 250 triệu USD để thành lập một trung tâm nghiên cứu y sinh ở Chicago. Quỹ cũng từng ủng hộ các nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhà ở tại khu vực Vịnh San Francisco và đầu tư để đào tạo các nhà phát triển phần mềm ở châu Phi.

Quỹ Sáng kiến ​​Chan Zuckerberg được thành lập ở thành phố Palo Alto, bang California vào năm 2015. Báo cáo mới nhất cho thấy quỹ có tài sản ròng vào khoảng 6,3 tỷ USD và được dẫn dắt bởi vợ chồng Zuckerberg.

Theo Bloomberg, giá cổ phiếu Meta đã tăng hơn 200% kể từ khi hai người cam kết trao đi hầu hết tài sản của mình hồi 8 năm trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Framework: Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media trong 2024

Nếu làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong chiến lược tăng trưởng của thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn trong năm 2024, bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024
Framework: Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024

Vào năm 2024, mạng xã hội được dự báo vẫn là một điểm tiếp xúc quan trọng giữa thương hiệu với khách hàng, để có thể tăng cường mức độ tương tác, lòng trung thành của khách hàng, bán hàng và hơn thế nữa, doanh nghiệp cần những chiến lược tiếp cận hiệu quả.

Dưới đây là một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024 mà bạn có thể tham khảo.

Mức độ tương tác vẫn là chìa khoá chính.

Dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok với mục đích gì, là để xây dựng thương hiệu hay bán hàng, mức độ tương tác với các bài đăng vẫn là chìa khoá chính.

Mức độ tương tác (Engagement) đề cập đến tất cả các hành động của khách hàng với nội dung của thương hiệu như ‘Thích” (Like), nhấp chuột (Click) hay Chia sẻ (Share). Về cơ bản, nội dung càng chất lượng và phù hợp với đối tượng mục tiêu thì càng nhận được nhiều lượt tương tác.

Để thúc đẩy khả năng tương tác, thương hiệu cần tương tác qua lại với khách hàng thường xuyên, xem họ như là một phần của thương hiệu, các ý kiến của họ luôn được tiếp nhận và hơn thế nữa.

Tối ưu các định dạng nội dung khác nhau cũng rất cần thiết để làm mới nội dung, các cuộc khảo sát (Poll), tận dụng các nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated Content) có thể thúc đẩy đáng kể lượng tương tác.

Các nghiên cứu cho thấy, các thương hiệu có lượng tương tác cao hơn trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), có độ nhận biết thương hiệu (brand awareness) cao hơn đến 50%.

Một kế hoạch đăng bài nhất quán cũng rất quan trọng.

Cũng như cách xây dựng thương hiệu, “tính nhất quán” là chìa khoá để thúc đẩy lượng tương tác với các nội dung trên mạng xã hội.

Các nghiên cứu cho thấy, việc đăng bài thường xuyên (thậm chí là theo các khung giờ đăng bài nhất định), có thể giúp tăng đến hơn 20% lượng tương tác.

Để làm điều này, nhiệm vụ của bạn là xây dựng một bản kế hoạch nội dung (Content Calendar), bao gồm chi tiết các thông tin như thời gian, nội dung, loại nội dung, mục tiêu…cùng với đó là các hoạt động quảng cáo hỗ trợ nếu có.

Tận dụng sức mạnh của những người có ảnh hưởng.

Những người có ảnh hưởng (Influencer) cũng là một phần không thể thiếu khi nói đến các chiến lược Social Media Marketing nói chung.

Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn người tiêu dùng coi những người có ảnh hưởng là “nguồn tin” quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của họ trên các nền tảng mạng xã hội.

Thương hiệu có thể tìm kiếm những người có ảnh hưởng hay các nhà sáng tạo nội dung có liên quan đến đối tượng mục tiêu của mình, xây dựng chiến lược hợp tác và gia tăng mức độ ảnh hưởng của thương hiệu.

Khi làm việc với các nhà sáng tạo hay người có ảnh hưởng, đặc biệt là khi thương hiệu muốn tiếp cận các khách hàng Gen Z, “tính xác thực” (Brand Authenticity) là chìa khoá hàng đầu.

Tích cực phân tích hành vi và sở thích của người dùng (Insights) để tối ưu hoá nội dung.

Với các marketer nói chung, insights là thuật ngữ đã quá quen thuộc. Các nghiên cứu cho thấy các thương hiệu sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu người dùng và tối ưu hoá nội dung có thể tăng thêm đến 2.5 lần tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ các hoạt động marketing.

Bằng cách thường xuyên phân tích các dữ liệu có được và điều chỉnh chiến lược tiếp cận, thương hiệu sẽ có thể thúc đẩy đáng kể lượng tương tác hay thậm chí là bán hàng.

Các công cụ Social Listening cũng có thể rất cần thiết trong trường hợp này.

Chạy các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu.

Dù bạn là thương hiệu mới hay thậm chí là thương hiệu lâu năm trên mạng xã hội, các bài đăng tự nhiên về cơ bản là sẽ tiếp cận được một lượng nhỏ đối tượng mục tiêu, ngay cả khi họ đã “Thích” hay “Theo dõi” thương hiệu.

Theo các số liệu mà MarketingTrips có được, 1-5% là lượng tiếp cận (Reach) trung bình mà các bài đăng tự nhiên có thể có trên các Trang của thương hiệu (không tính các trang tin tức như MarketingTrips vì thường con số này sẽ cao hơn nhiều).

Để giải quyết vấn đề này, thương hiệu có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu (ví dụ như tới những người đã từng tương tác với thương hiệu) nhằm mục đích gợi lại trong tâm trí của họ hình ảnh của thương hiệu, xây dựng lòng trung thành, ý định mua hàng khi phát sinh nhu cầu và hơn thế nữa.

Vì các khách hàng này đã từng biết đến thương hiệu, lượng tương tác thường sẽ cao hơn và có chi phí thấp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thế giới Di động (MWG): Lợi nhuận sau thuế giảm gần 92% so với 2022 và cách xa mục tiêu lợi nhuận năm 2023

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Thế giới Di động ghi nhận 86.858 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 77,4 tỷ đồng, “bốc hơi” gần 92% so với 3.482 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái và cách xa 4.200 tỷ đồng mục tiêu lợi nhuận đề ra cả năm.

Thế giới Di động: Lợi nhuận sau thuế giảm gần 92% so với 2022 và cách xa mục tiêu lợi nhuận năm
Thế giới Di động: Lợi nhuận sau thuế giảm gần 92% so với 2022 và cách xa mục tiêu lợi nhuận năm

Trong cuộc họp nhà đầu tư quý 3/2023 vừa qua, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Thế Giới Di Động (MWG) đã thừa nhận rằng trong bối cảnh sức mua bị ảnh hưởng, lẽ ra Thế Giới Di Động phải cắt rất nhanh, giảm nhanh mọi chi phí bao gồm chi phí vận hành, chi phí con người, chi phí điện đóm v.v… nhưng lần này Thế Giới Di Động đã đóng hơi chậm chạp.

Cụ thể, Thế Giới Di Động sẽ cân nhắc đóng khoảng 200 cửa hàng trong quý 4/2023. Đây là những cửa hàng không hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận. Và đã có những cửa hàng đầu tiên của chuỗi đóng cửa, cửa hàng lớn nằm ở những vị trí đắt giá giờ đóng cửa đìu hiu trả mặt bằng.

Nhân viên của Thế giới Di động từng có mức lương thưởng đáng ngưỡng mộ.

Theo thông tin trên website thegioididong.com, năm 2019 Thế Giới Di Động thưởng Tết 9 tháng lương, quản lý siêu thị lãnh mấy trăm triệu. Trước đó, 50.000 nhân sự đã vỡ oà vui sướng khi được nhận nửa tháng thu nhập vào đúng đêm Noel. Tuy nhiên khác với thông tin thưởng Noel được công khai, việc thưởng Tết không được chia sẻ rộng rãi do chính sách bảo mật của công ty.

Cũng không có gì lạ khi Thế giới Di động là Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam với chế độ đãi ngộ thuộc Top 50 Việt Nam (Tạp chí Forbes). Năm 2020, Thế Giới Di Động đứng thứ 12 trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2020”, đồng thời nằm trong danh sách Top 50 doanh nghiệp Việt có Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn.

Trong Tết âm lịch 2016, các nhân viên bán hàng sẽ có mức thưởng tết là 2,5 tháng lương, tương đương với mức thưởng từ 17,5 đến 30 triệu đồng. Riêng nhân viên cấp quản lý sẽ được thưởng bằng cổ phiếu.

Năm 2020 – 2021, theo nhiều nguồn tin trên truyền thông, nhân viên khối văn phòng tại TGDĐ được thưởng theo KPI (hiệu quả làm việc). Tuỳ theo xếp loại A1, A, B, C thì có thể được thưởng tối đa 6-9 tháng lương. Giả sử lương trung bình một nhân viên khoảng 10 triệu đồng thì người đạt KPI Tết năm đó cũng bỏ túi trăm triệu đồng.

Nhóm quản lý siêu thị được xét thưởng RBL (Ra biển lớn), mỗi người được thưởng trung bình khoảng 250-300 triệu đồng. Trong khi đó, nhân viên siêu thị sẽ được hưởng khoảng 3 tháng lương.

Đây là chế độ rất tốt được đánh giá ngang với những ngân hàng hoặc tập đoàn lớn của Việt Nam.

Nỗi buồn của nhân viên tập đoàn bán lẻ hàng đầu bị cắt giảm ngày cận tết.

Đáng chú ý nhất trong báo cáo tài chính quý I-2023 của MWG là biến động bất thường về mặt nhân sự. Cụ thể, tính đến cuối tháng 3, số lượng nhân viên giảm gần 6.000 người so với thời điểm đầu năm. Đây là quý thứ 2 liên tiếp công ty này cắt giảm lượng lớn nhân viên trong bối cảnh sức mua của thị trường bán lẻ suy yếu.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Thế giới Di động ghi nhận 86.858 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 77,4 tỷ đồng, “bốc hơi” gần 92% so với 3.482 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái và cách xa 4.200 tỷ đồng mục tiêu lợi nhuận đề ra cả năm.

Về nhân sự, tại thời điểm 30/9/2022, Công ty Thế giới Di động ghi nhận có 80.231 nhân viên; thời điểm 31/12/2022 ghi nhận còn 74.008 nhân viên; thời điểm 31/3/2023 ghi nhận còn 68.048 nhân viên; thời điểm 30/6/2023 ghi nhận 68.026 nhân viên; và thời điểm 30/9/2023 ghi nhận 68.374 nhân viên.

Như vậy, trong vòng 1 năm, Công ty Thế giới Di động đã giảm 11.857 nhân viên, tức giảm 14,8% quy mô nhân sự so với thời điểm 30/9/2022. Trong đó, riêng 9 tháng đầu năm 2023, Thế giới Di động giảm 5.634 nhân viên.

Việc đóng cửa 200 điểm bán trong quý IV/2023 nếu triển khai có khả năng sẽ khiến số lượng lao động này tiếp tục giảm từ vài trăm đến con số nghìn người. Trong những ngày đầu tiên của tháng 12 đã thấp thoáng thấy những cửa hàng của chuỗi bán lẻ này ngừng kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo Kiến Thức Đầu Tư

Google hoãn ra mắt chatbot AI cạnh tranh với ChatGPT là Gemini vì gặp lỗi

Gemini AI, mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của Google được đánh giá có khả năng cạnh tranh với GPT-4 tạm hoãn ra mắt tháng 12 như dự kiến vì vướng phải lỗi không thể xử lý các truy vấn ngoài tiếng Anh.

Google hoãn ra mắt chatbot cạnh tranh với ChatGPT là Gemini vì gặp lỗi
Google hoãn ra mắt chatbot cạnh tranh với ChatGPT là Gemini vì gặp lỗi

The Information dẫn hai nguồn tin nội bộ cho biết CEO Alphabet Sundar Pichai yêu cầu dời ngày ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn Gemini sang năm sau. Trước đó, công ty dự kiến công bố sản phẩm mới trong tuần này, đồng loạt tại các sự kiện tổ chức ở California, New York và Washington.

Gemini là mô hình AI đa phương thức do bộ phận Google DeepMind nghiên cứu và phát triển, được đề cập lần đầu hồi tháng 5 tại sự kiện Google I/O 2023. Đây được xem là “nỗ lực nghiêm túc nhất” của hãng trong cơn sốt AI tổng quát. Sergey Brin, nhà đồng sáng lập Google, cũng đã phải trở lại công ty để thúc đẩy sự phát triển Gemini sau nhiều năm “quy ẩn”.

Gemini là dự án đầy tham vọng của Google và hoạt động tương tự mô hình GPT-4 hiện có trên ChatGPT. Tuy nhiên các nguồn tin cho biết, trừ tiếng Anh, Gemini vẫn hoạt động kém hiệu quả ở các ngôn ngữ khác.

“Các kỹ sư Google nhận thấy Gemini tụt hậu so với GPT-4 về khả năng nhận diện và phản hồi đa ngôn ngữ, nên cần cải thiện nhiều hơn”, một nguồn tin tiết lộ.

Trước đó, Google cho biết Gemini “sở hữu khả năng xử lý thông tin đa phương thức ấn tượng chưa từng có trên các mô hình trước đó, đạt hiệu quả cao trong việc tích hợp vào công cụ và giao diện lập trình ứng dụng (API), mở ra những đổi mới trong tương lai”. Google cũng dự kiến tạo ra nhiều bản Gemini để đưa lên các dịch vụ của nền tảng như Google Bard, Search và Workspace cũng như bản di động có tên Gecko.

Gemini có thể là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của Google khi ra mắt. Mô hình sẽ cho thấy hãng có thể cạnh tranh và vượt qua OpenAI, khi xu hướng tìm kiếm chuyển từ nền tảng truyền thống sang chatbot.

Thực tế, hiện chưa công ty nào triển khai được mô hình AI có khả năng tiệm cận GPT-4 của OpenAI. Thay vào đó, thị trường tràn ngập các sản phẩm với cấp độ tương đương GPT-3.5.

Hồi tháng 8, hai chuyên gia Dylan Patel và Daniel Nishball của công ty nghiên cứu SemiAnalysis nhận định Google Gemini “sẽ phá vỡ GPT-4 bằng sức mạnh nhân năm dù sử dụng ít GPU hơn”.

Tháng trước, OpenAI đã tung ra bản nâng cấp có tên gọi GPT-4 Turbo với tốc độ cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Giữa tháng 11, CEO Sam Altman cũng tiết lộ mô hình GPT-5 đột phá sẽ sớm được giới thiệu vào năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CEO The Coffee House nói gì về tâm lý FOMO trong ngành F&B

Trên thị trường F&B xuất hiện nhiều trend sớm nở tối tàn, vậy doanh nghiệp trong ngành cần hành xử thế nào để vượt qua tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) và không bị cuốn theo?

Trong thời gian qua ngành F&B đã chứng kiến những trend (xu hướng) sớm nở tối tàn như gỏi gà măng cụt, bánh đồng xu, cà phê  muối, trà chanh giã tay,… Theo iPos.vn, những trend này chỉ tồn tại trong vòng 3 tháng.

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp F&B là sẽ thích ứng như thế nào để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, và liệu các doanh nghiệp có cần chạy theo những trend này không hay phải cố định trong chiến lược đã đặt ra.

Đặc biệt với các chuỗi lớn có hệ thống phức tạp và sự linh động sẽ ít hơn các cửa hàng nhỏ lẻ.

Trước câu hỏi này, ông Ngô Nguyên Kha, CEO The Coffee House đã chia sẻ về giải pháp trong một sự kiện ngành F&B do iPos.vn tổ chức diễn ra tại Hà Nội mới đây.

Theo ông Ngô Nguyên Kha – người đang vận hàng chuỗi đồ uống 150 cửa hàng cho hay, theo trend là công việc phải thường xuyên cập nhật liên tục và nghiên cứu những xu hướng mới của thị trường. Tuy nhiên, các trend như gỏi gà măng cụt, chà tranh giã tay,… lại có xuất phát điểm khác mà đôi khi bản thân doanh nghiệp không nghĩ nó sẽ trở thành xu hướng, thu hút người tiêu dùng.

“Giữ luồng thông tin như vậy, doanh nghiệp phải xác định khả năng của mình theo trend được đến đâu. Nếu không được thì buộc phải đứng ngoài và tìm cách khác để xử lý”, ông Kha nói.

Với The Coffee House, chuỗi này sẽ làm theo hai hướng. Việc triển khai sản phẩm cho 150 cửa hàng theo kiểu trend thì rất chậm, do đó chuỗi sẽ phải xác định sẽ nhặt những gì của trend để đưa vào bộ sản phẩm.

Ngoài ra, chuỗi đồ uống này cũng có những sản phẩm bán thử nghiệm trong giai đoạn ngắn với hai nhiệm vụ là theo mùa vụ và kiểm tra sản phẩm trend đưa vào menu còn ổn không.

“Sau những lần làm như vậy, chúng tôi chọn được 1-2 sản phẩm vào menu chính vò trend đó được chấp nhận. Việc được chấp nhận cũng đồng nghĩa trend đó có thể lặp lại. Năm ngoái chúng tôi tung ra trà sữa mochi, năm nay chúng tôi vẫn triển khai và vẫn được đón nhận khá tốt”.

Vị Tổng giám đốc The Coffee House nói thêm: “Chúng tôi không nói là có theo được trend này hay không. Tuy nhiên đó là cách chúng tôi chọn để có thể phảng phất trend mà không cần nhảy ngay vào, vì mô hình doanh nghiệp không cho phép theo trend nhanh gọn như vậy được”.

Đồng ý với quan điểm của ông Kha, ông Trần Nhật Vũ – Chủ tịch chuỗi nhượng quyền Phúc Tea, ví trend giống như một dòng chảy: “Doanh nghiệp nằm trong dòng chảy đó phải biết được lúc nào nên theo và lúc nào nên kiên định để không bị cuốn đi”.

Ông Nhật Vũ lưu ý khi theo trend, doanh nghiệp phải tính lãi lỗ P/L (profit & loss statement). Vòng đời trend đó đủ để thu hồi vốn hay không, lời hay lỗ.

Chẳng hạn với trà chanh giã tay, phải tính được chi phí đầu tư ra sao, rẻ như nào và khi kết thúc trend đóng cửa doanh nghiệp vẫn có lời. Đây là dòng chảy doanh nghiệp F&B có thể theo được.

Tuy nhiên, có những trend lớn, doanh nghiệp lớn làm khiến các cửa hàng nhỏ sẽ dễ bị FOMO (fear of missing out – tâm lý sợ bỏ lỡ), sợ bị bỏ lại phía sau do đó hối thúc việc theo trend.

Nhưng theo ông Vũ, việc vận hành chuỗi rất cồng kềnh, đòi hỏi các cửa hàng phải đồng lòng. “Nếu không đồng lòng thì mình tung hô, áp đặt sẽ không hiệu quả, từ đó trend thất bại”, Chủ tịch Phúc Tea nêu quan điểm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Sức mạnh bán hàng của các siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội

Các nước Đông Nam Á đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nhờ sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử. Mua sắm trực tuyến đang gia tăng thông qua những siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội.
Sức mạnh bán hàng của các siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội
Sức mạnh bán hàng của các siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội

Một nghiên cứu gần đây dự đoán thị trường thương mại điện tử của Đông Nam Á có thể đạt 295 tỷ AUD (196 tỷ USD) vào năm 2025. Lĩnh vực mới nổi này là nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển khi các nền kinh tế khu vực được tái cấu trúc theo hướng kỹ thuật số hóa.

Theo bài viết “Here come the SuperApps” đăng tải trên trang mạng của Viện Lowy (Australia), trong sự trỗi dậy ngày một mạnh mẽ của thương mại điện tử, một số chính phủ đang tìm cách siết chặt quản lý, để tránh những rủi ro có thể xảy ra và bảo vệ người tiêu dùng.

Ví dụ, mới đây nhất Chính phủ Indonesia đã ban hành các quy định, được cho là nhằm vào nền tảng chia sẻ video trực tuyến TikTok, khi nền tảng này bắt đầu “nhúng chân” vào mảng thương mại điện tử thông qua ứng dụng TikTok Shop.

Một xu hướng phát triển đặc biệt đáng chú ý ở Đông Nam Á hiện nay là sự xuất hiện của các siêu ứng dụng (SuperApps). Những giải pháp kỹ thuật số tích hợp tất cả trong một (all in one), đã mang lại sự đa dạng và tiện lợi, được hàng triệu người tiêu dùng đón nhận, đặc biệt là giới trẻ ưa thích công nghệ.

Có thể kể đến một số siêu ứng dụng đang “gây bão” tại khu vực như ứng dụng gọi xe kỹ thuật số Gojek của Indonesia và Grab của Malaysia. Hai ứng dụng này đã phát triển thành siêu ứng dụng đa diện, cung cấp mọi thứ hàng hóa và dịch vụ, từ giao đồ ăn và hàng tạp hóa đến thanh toán hóa đơn, đặt vé… mà người dùng chỉ cần thao tác trên một ứng dụng duy nhất.

Đặc điểm của các siêu ứng dụng là sự kết hợp giữa một nền tảng mạng xã hội và ứng dụng thương mại điện tử. Chúng sở hữu một tiềm năng đặc biệt độc đáo, phản ánh sức ảnh hưởng to lớn từ người dùng, với nội dung lan truyền và mức độ tương tác “gây nghiện” – một sự kết hợp hoàn hảo gây áp lực cạnh tranh vô cùng lớn cho các đối thủ thương mại bán lẻ trực tiếp và thương mại điện tử truyền thống khác.

Trong khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội như X (trước đây là Twitter) và Meta (bao gồm Facebook, InstagramWhatsApp) đã thiết lập vị thế và đang cân nhắc mở rộng các dự án thương mại điện tử, thì TikTok đã đi tiên phong trong việc tích hợp công nghệ để tạo ra các siêu ứng dụng mới.

Nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Trung Quốc đã phát triển hết sức nhanh chóng trên toàn cầu, mở ra một loại hình truyền thông quảng bá mới cho các nhà quảng cáo và người bán hàng thông qua các video ngắn thu hút người dùng.

TikTok Shop, siêu ứng dụng mới ra đời của TikTok, hoạt động như một “chợ ứng dụng”, tại đó người mua và người bán có thể liên hệ trực tiếp với nhau, trong khi TikTok sẽ thực hiện các công việc dịch vụ hạ tầng kết nối như đóng gói và giao hàng, tạo thành một kênh mua sắm hoàn chỉnh và nhanh chóng.

Với TikTok Shop, người bán có thể thêm liên kết “cửa hàng” vào video của mình, cho phép người mua tiềm năng xem qua và mua các sản phẩm nổi bật chỉ bằng vài “cú nhấp chuột”. Tính năng phát trực tiếp cho phép người bán giới thiệu sản phẩm trong thời gian thực, cung cấp cái nhìn chi tiết cho người mua. Nếu người mua thắc mắc, có thể hỏi người bán trong cuộc trò chuyện trực tuyến và nhận được phản hồi ngay lập tức.

TikTok Shop đã cách mạng hóa hoạt động mua sắm trực tuyến bằng cách kết hợp tương tác xã hội và thương mại trong một ứng dụng. Việc hợp nhất quảng cáo, bán hàng, giải trí, thanh toán và giao hàng mang đến cho người dùng trải nghiệm liền mạch, nơi họ có thể khám phá sản phẩm và mua hàng mà không cần thoát khỏi ứng dụng.

Sức mạnh của cách tiếp cận mang tính chuyển đổi này là không thể phủ nhận. Trong năm 2022, chỉ riêng tại khu vực Đông Nam Á, TikTok Shop đã tạo ra doanh thu 4,4 tỷ AUD (2,93 tỷ USD). Các chuyên gia dự đoán con số này sẽ tăng gấp ba lần vào năm tới.

Có thể nói siêu ứng dụng này đã nổi lên như một công cụ chuyển đổi đáng chú ý. Nó thể hiện sự thay đổi trong cách người dùng nhận thức và tham gia mua sắm trực tuyến – kết hợp kết nối mạng xã hội, giải trí và thương mại ở cấp độ người tiêu dùng.

Cách thức hoạt động của các siêu ứng dụng tạo môi trường mở rộng tiêu dùng nhiều hơn so với hoạt động thương mại trực tuyến truyền thống. Ví dụ ứng dụng mua sắm của gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon đang trở nên “cũ kỹ” từ chính tính năng cốt lõi của ứng dụng này – thanh tìm kiếm (search). Điểm mạnh của nền tảng thương mại điện tử Amazon là phục vụ những người tiêu dùng biết rõ họ muốn gì.

Ứng dụng này được thiết kế dành cho những người đã sẵn sàng mua hàng thay vì thu hút sự chú ý của người dùng và khám phá những tiềm năng bán hàng mới. Chiến thắng của TikTok nằm ở thuật toán đề xuất được điều chỉnh – nâng cao sự quan tâm của người dùng.

Chiến lược của nó không chỉ phục vụ cho những gì người dùng biết họ muốn gì mà nó mang đến cho họ những gợi ý về các sản phẩm có thể khiến họ muốn mua.

Sự thay đổi theo hướng công nghệ hóa hoạt động mua sắm là cũng đặt ra những thách thức đáng kể cho các nhà chức trách để có thể quản lý và ngăn ngừa những rủi ro phát sinh từ hoạt động thương mại trên mạng Internet.

Ra đời vào hai năm trước, TikTok Shop tại Indonesia đã nhanh chóng thu hút 6 triệu người bán và 7 triệu người làm các nội dung sáng tạo, đưa thị trường lớn nhất Đông Nam Á trở thành địa bàn kinh doanh thịnh vượng cho TikTok Shop.

Tuy nhiên trong một động thái bất ngờ, vào tháng 9/2023, Chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Quyết định này phản ánh mong muốn của các nhà chức trách Indonesia trong việc bảo vệ thị trường và người tiêu dùng, hướng tới mục tiêu đảm bảo cạnh tranh công bằng, bảo mật dữ liệu và ngăn chặn tiềm năng thống trị không gian thương mại điện tử của TikTok, có thể gây bất lợi cho các công ty trong nước.

Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, người bán không còn có thể bán hàng trực tiếp trên ứng dụng TikTok Shop nữa. Tuy nhiên, họ vẫn có thể quảng cáo sản phẩm của mình thông qua phát trực tiếp trên ứng dụng TikTok. Một giải pháp bắc cầu đã ra đời, đó là người bán cung cấp các liên kết cho người dùng đến các nền tảng thương mại điện tử khác, mà tại đó người mua có thể mua và hoàn tất giao dịch.

Ngoài Indonesia, TikTok Shop đã có mặt ở Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Vương quốc Anh, Mỹ và Việt Nam. Lệnh cấm TikTok Shop ở Indonesia đã thu hút sự chú ý của các nước này. Một số nước đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến liên quan, trong khi cân nhắc xem nên làm theo hay áp dụng một cách tiếp cận khác với Indonesia.

Mặc dù nền tảng mạng xã hội TikTok đã thông báo sẽ ngừng tính năng TikTok Shop tại Indonesia từ ngày 4/10. Nhưng vẫn có thể một số lựa chọn tốt hơn để tiếp tục duy trì siêu ứng dụng này ở thị trường lớn nhất Đông Nam Á. Đầu tiên là thiết lập một nền tảng thương mại điện tử độc lập, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định và cho phép nền tảng này hoạt động trong khuôn khổ pháp lý do Chính phủ Indonesia đặt ra.

Lựa chọn thứ hai là khám phá các cơ hội hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử đã có uy tín, tận dụng chuyên môn, cơ sở hạ tầng và cơ sở người dùng sẵn có. Lựa chọn thứ ba đòi hỏi phải kiên trì tìm kiếm sự chấp thuận theo quy định và công ty chủ quản (TikTok) phải có sự minh bạch hoàn toàn trong hoạt động, bao gồm cả các thuật toán mà công ty áp dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo TTXVN

Spotify tiếp tục sa thải 17% nhân sự (tương đương khoảng 1500 người)

Spotify dự kiến ​​sẽ cắt giảm khoảng 17% lực lượng lao động của mình, tương đương với việc sa thải ít nhất 1.500 người, trong đợt cắt giảm mới nhất của nền tảng trong năm 2023.

Spotify tiếp tục sa thải 17% nhân sự (tương đương khoảng 1500 người)
Spotify tiếp tục sa thải 17% nhân sự (tương đương khoảng 1500 người)

Chỉ vài ngày sau sự kiện quảng bá lớn nhất của Spotify với Wrapped, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Daniel Ek đã chia sẻ tin tức mới về “những thay đổi trong cơ cấu tổ chức” với nhân viên và công khai trong một bài đăng rằng “tinh gọn không chỉ là một lựa chọn mà còn là một điều cần thiết. ”

“Để điều chỉnh Spotify trở nên phù hợp hơn với các mục tiêu mới trong tương lai và đảm bảo rằng chúng tôi có quy mô phù hợp cho những thách thức phía trước, chúng tôi đã đưa ra một quyết định khó khăn là cắt giảm khoảng 17% nhân sự”.

Điều đáng chú ý là, việc sa thải của Spotify diễn ra chỉ hơn một tháng kể từ báo cáo thu nhập rất tích cực của nền tảng trong quý 3, trong đó Spotify báo cáo tổng doanh thu tăng 11% so với cùng kỳ lên 3,4 tỷ euro (khoảng 3.7 tỷ USD), với tỷ suất lợi nhuận gộp hoàn thành trên mức chỉ tiêu. Thu nhập hoạt động đạt 32 triệu euro (gần 35 triệu USD) trong quý.

Spotify sa thải một lượng lớn nhân viên trong bối cảnh các công ty công nghệ được cho là đã tạm dừng hoạt động sa thải và đang trên đà lấy lại sức tăng trưởng nhờ vào AI (trí tuệ nhân tạo).

Trong bài đăng, CEO Spotify cũng đã hứa mức trợ cấp thôi việc cơ bản được tính toán dựa trên các yêu cầu về thời gian nghỉ phép và thời gian thông báo “với một nhân viên trung bình nhận được khoảng 5 tháng thôi việc”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

EBITDA là gì? Tất cả những gì cần biết về chỉ số EBITDA

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức cơ bản về thuật ngữ EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần) như: EBITDA là gì, Công thức tính chỉ số EBITDA, Thấu hiểu khái niệm EBITDA, Phân biệt chỉ số EBITDA với EBIT và EBT, và hơn thế nữa.

EBITDA là gì
EBITDA là gì? Công thức tính chỉ số EBITDA

EBITDA là gì?

EBITDA là từ viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, và Amortization, có nghĩa theo tiếng Việt là mức thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định và khấu trừ dần (tài sản vô hình).

EBITDA là thước đo thay thế cho chỉ số lợi nhuận trên thu nhập ròng. Bằng cách đưa vào các chỉ số như khấu hao cũng như thuế và chi phí thanh toán nợ, EBITDA cố gắng thể hiện lợi nhuận bằng tiền do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra.

Khi tìm hiểu về khái niệm EBITDA, bạn cần hiểu rằng EBITDA không phải là số liệu được công nhận theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP).

Như bạn có thể thấy, vì chỉ số EBITDA được tính toán không bao gồm các khoản phải trả như lãi vay hay thuế, chỉ số này cũng được cho là thiếu tính xác thực ở góc độ mức độ hiệu quả thực sự của doanh nghiệp, cũng vì điều này mà các tổ chức như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cấm doanh nghiệp báo cáo EBITDA trên mức giá của mỗi cổ phiếu.

Những thông tin cơ bản cần biết khi tìm hiểu về chỉ số EBITDA.

  • EBITDA hay mức thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần là một trong các thước đo mức độ hiệu quả chính của doanh nghiệp.
  • EBITDA được tính bằng cách cộng cả chi phí lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần vào thu nhập ròng (net income).
  • Một số nhà phê bình, bao gồm cả “nhà đầu tư huyền thoại” Warren Buffett, gọi chỉ số EBITDA là vô nghĩa vì nó bỏ qua chi phí khấu hao và vốn.
  • Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) yêu cầu các công ty niêm yết phải đối chiếu mọi số liệu EBITDA mà họ báo cáo với thu nhập ròng và cấm doanh nghiệp báo cáo EBITDA trên mỗi cổ phiếu.

Công thức và cách tính chỉ số EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần).

Ngay cả khi doanh nghiệp không báo cáo trực tiếp chỉ số EBITDA, nó có thể được tính toán dễ dàng từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Các số liệu như thu nhập (thu nhập ròng), thuế và lãi vay được tìm thấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong khi các số liệu khác như khấu hao tài sản cố định và khấu trừ dần thường được thể hiện trong báo cáo chi tiết về lợi nhuận hoạt động hoặc trên báo cáo dòng tiền (cash flow).

Có 2 công thức tính EBITDA phổ biến, một là dựa trên thu nhập ròng (net income) và một là dựa trên thu nhập hoạt động (operating income), cả hai công thức này về cơ bản đều cho ra kết quả giống nhau.

Công thức tính chỉ số EBITDA theo thu nhập rồng:

EBITDA = Thu nhập ròng + Thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao + Khấu trừ dần

Công thức tính chỉ số EBITDA theo thu nhập hoạt động:

EBITDA = Thu nhập hoạt động + Khấu hao + Khấu trừ dần

Thấu hiểu khái niệm EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần).

Như đã đề cập ở trên, bằng cách cộng cả lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần vào thu nhập ròng. EBITDA có thể được sử dụng để theo dõi và so sánh lợi nhuận cơ bản của các doanh nghiệp.

Cũng giống như chỉ số thu nhập, EBITDA thường được sử dụng để định giá, đặc biệt là khi kết hợp với yếu tố giá trị doanh nghiệp (EV), một khái niệm mới được sinh ra gọi là bội số doanh nghiệp (EV/EBITDA).

EBITDA được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động phân tích ở các ngành sử dụng nhiều tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị, khi mức chi phí khấu hao không dùng tiền mặt thường rất cao.

Vì luôn sẽ có những thay đổi đáng kể hàng năm về nợ thuế và tài sản, trong khi chi phí lãi vay lại phụ thuộc vào mức nợ và lãi suất, việc loại trừ tất cả các khoản mục này sẽ giúp doanh nghiệp (và cả nhà đầu tư) tập trung vào lợi nhuận tiền mặt do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra nhiều hơn. Đây cũng là điểm hạn chế khi tính toán chỉ số EBITDA.

Ví dụ về cách tính chỉ số EBITDA.

Giả sử một doanh nghiệp tạo ra khoản doanh thu 100 triệu USD và phải chịu 40 triệu USD giá vốn hàng bán và 20 triệu USD chi phí chung. Tổng chi phí khấu hao và khấu trừ là 10 triệu USD, mang lại lợi nhuận hoạt động (operating profit) là 30 triệu USD.

Chi phí lãi vay là 5 triệu USD và mức thu nhập trước thuế là 25 triệu USD. Với thuế suất 20%, thu nhập ròng bằng 20 triệu USD sau khi trừ 5 triệu USD vào thu nhập trước thuế.

Nếu các chỉ số như khấu hao, khấu trừ dần, lãi vay và thuế được cộng lại vào thu nhập ròng, EBITDA sẽ là 40 triệu USD.

Lịch sử hình thành khái niệm EBITDA.

EBITDA là khái niệm lần đầu được đưa ra bởi Chủ tịch Liberty Media John Malone.

Ông đưa ra thước đo này vào những năm 1970 với mục tiêu giúp những người cho vay và nhà đầu tư có được chiến lược tăng trưởng dựa trên đòn bẫy, trong đó áp dụng khoản nợ và lợi nhuận tái đầu tư để giảm thiểu thuế.

Trong những năm 1980, các nhà đầu tư và người cho vay liên quan đến hoạt động mua lại bằng đòn bẩy (LBO) nhận thấy EBITDA hữu ích trong việc ước tính rằng liệu các doanh nghiệp mục tiêu có khả năng sinh lời để trả các khoản nợ dự kiến ​​sẽ phát sinh trong việc mua lại hay không.

EBITDA cũng trở nên nổi tiếng trong thời kỳ bong bóng dotcom, khi một số doanh nghiệp sử dụng chỉ số này để phóng đại hiệu quả tài chính của họ (không dựa trên mức lợi nhuận ròng có thật),

Số liệu này nhận được nhiều ý kiến trái chiều hơn vào năm 2018 sau khi kỳ lân khởi nghiệp WeWork Companies Inc., nộp hồ sơ cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), EBITDA khi này được xác định là “được điều chỉnh bởi cộng đồng và không bao gồm các hoạt động như bán hàng, marketing và cả chi phí.”

Phân biệt chỉ số EBITDA với EBIT và EBT.

Trong khi EBITDA đại diện cho mức Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần, EBIT (Thu nhập trước thuế) là thu nhập ròng của doanh nghiệp cộng với thuế thu nhập và chi phí lãi vay. EBIT được sử dụng để phân tích lợi nhuận của các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp.

Chỉ số EBIT theo đó được tính toán theo công thức sau:

EBIT = Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay+ Chi phí thuế

Thu nhập trước thuế (EBT) phản ánh mức lợi nhuận hoạt động đã được ghi nhận trước khi tính thuế, trong khi EBIT không bao gồm cả thuế và các khoản thanh toán lãi vay khác. EBT được tính bằng cách chỉ cộng chi phí thuế vào thu nhập ròng của doanh nghiệp.

Bằng cách loại trừ nghĩa vụ thuế, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số EBT để đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi loại bỏ một biến số thường không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Phân biệt EBITDA với dòng tiền hoạt động.

Dòng tiền hoạt động là thước đo phù hợp hơn về số tiền mà một doanh nghiệp tạo ra vì nó cộng các chi phí không dùng tiền mặt (khấu hao và khấu trừ) vào thu nhập ròng đồng thời bao gồm những thay đổi về vốn lưu động, bao gồm các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho vốn sử dụng hoặc cung cấp tiền mặt.

Làm thế nào để bạn tính toán chỉ số thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao (EBITDA)?

Bạn có thể tính toán chỉ số thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ (EBITDA) bằng cách sử dụng thông tin từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Công thức tính chỉ số EBITDA như sau:

EBITDA = Thu nhập ròng + Tiền lãi + Thuế + Khấu hao & khấu trừ

EBITDA tốt là gì?

EBITDA là thước đo lợi nhuận của công ty, vì vậy nhìn chung chỉ số này càng cao thì càng tốt. Theo quan điểm của nhà đầu tư, EBITDA “tốt” là chỉ số cung cấp góc nhìn bổ sung về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không khiến mọi người quên rằng số liệu này không bao gồm chi phí tiền mặt cho lãi vay và thuế cũng như chi phí cuối cùng để thay thế các tài sản hữu hình của doanh nghiệp.

Khấu trừ dần (Amortization) trong EBITDA là gì?

Vì nó liên quan đến EBITDA, khấu trừ dần (Amortization) là việc chiết khấu dần dần giá trị sổ sách của tài sản vô hình của doanh nghiệp. Chỉ số khấu trừ dần được báo cáo trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Tài sản vô hình bao gồm tài sản trí tuệ, chẳng hạn như bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu.

Khấu hao tài sản cố định (Depreciation) trong EBITDA là gì?

Cũng là chỉ số mang ý nghĩa khấu hao, khấu hao tài sản cố định là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

Kết luận.

Trên đây là tất cả các kiến thức nền tảng bạn cần biết khi tìm hiểu về chỉ số EBITDA như EBITDA là gì, cách tính chỉ số EBITDA hay ý nghĩa của nó đối với các nhà đầu tư.

EBITDA có thể là một công cụ hữu ích để so sánh các doanh nghiệp trước các khoản như lãi vay hay thuế. Nó cũng bỏ qua các chi phí khấu hao không dùng tiền mặt có thể không thể hiện chính xác các yêu cầu chi tiêu vốn trong tương lai.

Như đã phân tích, vì chỉ số EBITDA cũng đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn, cách bảo vệ tốt nhất cho các nhà đầu tư là đối chiếu báo cáo EBITDA với báo cáo thu nhập rồng để xác định chính xác tình kinh doanh thực của doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cách Louis Vuitton (LV) đẩy mạnh Marketing tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế suy giảm

Bán hàng ở châu Âu và Mỹ chậm lại do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, Louis Vuitton tăng tốc Marketing và chăm sóc khách hàng Trung Quốc.

Cách Louis Vuitton (LV) đẩy mạnh Marketing tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế suy giảm
Cách Louis Vuitton (LV) đẩy mạnh Marketing tại Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế suy giảm

Tuần qua, Louis Vuitton tổ chức một buổi trình diễn thời trang hào nhoáng ở Hong Kong, với hàng ghế đầu chật kín những người nổi tiếng Trung Quốc. Các người mẫu trình diễn trên Đại lộ Ngôi sao. Ở hậu cảnh, chiếc thuyền buồm Louis Vuitton di chuyển trên sông trong âm nhạc của dàn 50 nhạc công.

Khách mời cũng là lời tuyên bố rõ ràng về sự chăm chút của Louis Vuitton đến khách hàng mục tiêu. Những nghệ sĩ danh tiếng như Cung Tuấn, Bạch Kính Đình, ban nhạc TNT ngồi ở hàng ghế đầu. Họ hỗ trợ trong nỗ lực làm Marketing cho buổi trình diễn với tổng cộng 150 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Weibo.

Kết màn, một đội drone thắp sáng bầu trời đêm, chiếu biểu tượng LV lên các tòa nhà chọc trời của Hong Kong. Hàng trăm khách mời đã ghi lại cảnh tượng để chia sẻ trên mạng xã hội. “Tôi chưa bao giờ thấy ít người Mỹ đến vậy tại một buổi trình diễn thời trang”, Samuel Hine, phóng viên thời trang của GQ bình luận.

Việc Louis Vuitton nói riêng và tập đoàn mẹ LVMH tìm cách lấy lòng khách hàng Trung Quốc để tìm kiếm tăng trưởng đang trái ngược với các công ty phương Tây trong nhiều ngành công nghiệp khác, khi một số giảm quy mô đầu tư vào Trung Quốc trước quan hệ lạnh nhạt giữa Bắc Kinh và Washington.

Theo WSJ, có nhiều lý do để LVMH nỗ lực. So với các ngành như công nghệ, hàng xa xỉ được coi là an toàn ở cấp độ an ninh quốc gia và có tiềm năng để các thương hiệu tiếp cận những người siêu giàu Trung Quốc hơn là rủi ro. Cũng mới tuần này, Dior, thương hiệu có doanh thu lớn thứ hai của LVMH sau Louis Vuitton, cho biết sẽ tổ chức buổi trình diễn trang phục nam tại Hong Kong vào năm tới.

Và cốt lõi là Trung Quốc đang ngày càng quan trọng khi tình hình kinh doanh của LVMH ở những thị trường trọng điểm khác kém khả quan. LVMH có 75 thương hiệu bao gồm các nhãn hiệu thời trang Louis Vuitton, Dior, hãng trang sức Tiffany, đạt doanh thu 21,2 tỷ euro (23,4 tỷ USD) trong quý II, tăng 17% so với cùng kỳ 2022.

Kết quả tích cực nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ ở Trung Quốc giúp bù đắp sự sụt giảm ở thị trường Mỹ. Khi ấy, Giám đốc tài chính Jean-Jacques Guiony tuyên bố “rất hài lòng” với sự phục hồi ở Trung Quốc.

Thành công của LVMH sẽ phụ thuộc vào việc làm sao khiến người tiêu dùng Trung Quốc hài lòng. Trong chín tháng đầu năm nay, 32% doanh số bán hàng của hãng đến từ châu Á (trừ Nhật Bản).

Phần lớn trong số đó đến từ Trung Quốc. Những lo ngại liên tục về nền kinh tế Trung Quốc đã đè nặng lên giá cổ phiếu của các công ty hàng xa xỉ như LVMH. Đồng thời, người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đang thắt chặt chi tiêu, khiến họ càng phải quay sang Trung Quốc cấp bách hơn.

Đến quý III, doanh thu của LVMH thu hẹp còn 19,96 tỷ euro (21,16 tỷ USD), chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. “Sau ba năm bùng nổ và kết quả xuất sắc, tốc độ tăng trưởng của LVMH đang trở về phù hợp mức trung bình lịch sử”, Guiony nhận định.

Doanh thu của tập đoàn tiếp tục chậm lại ở châu Âu trong quý rồi, trong khi nhu cầu với hàng thời trang và đồ da từ Trung Quốc tương đương 2 năm trước. Nhưng điểm sáng là doanh số bán cho người Trung Quốc bên ngoài đại lục tăng khi họ tiếp tục sang Hong Kong hoặc du lịch nhiều hơn.

Hong Kong từ lâu là thánh địa mua sắm của khách từ Trung Quốc đại lục. Đối mặt với thuế nhập khẩu cao, người Trung Quốc đổ xô đến Hong Kong năm 2003 khi giới hạn thị thực được nới lỏng, để mua sắm các mặt hàng xa xỉ toàn cầu.

Trong khoảng một thập kỷ, doanh số bán hàng xa xỉ tại đây tăng vọt, nhưng từ 2014, chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh đã làm hạ nhiệt dòng khách giàu có. Sau đó, các cuộc biểu tình hồi 2019 làm trầm trọng thêm tình hình.

Đầu năm nay, việc dỡ bỏ hạn chế Covid của Trung Quốc tạo nên làn sóng tiêu dùng mới. LVMH ghi nhận doanh số bán hàng trung bình tại Hong Kong tăng chưa từng có. Nhưng cơn sốt nhanh chóng tan biến khi các vấn đề cơ bản trong nền kinh tế Trung Quốc nổi lên, bao gồm bất động sản gặp khó, nợ hộ gia đình và địa phương tăng, thất nghiệp của thanh niên lên mức kỷ lục.

Những vấn đề đó đã làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Số lượng du khách từ đại lục vẫn tăng, nhưng họ không còn chi tiêu nhiều như hồi 2018, theo giám đốc điều hành các khu bán hàng xa xỉ và trung tâm thương mại.

Sau buổi biểu diễn ở Hong Kong, Giám đốc sáng tạo thời trang nam Louis Vuitton Pharrell Williams sẽ đến thăm Trung Quốc đại lục. Vào tháng 6, Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm CEO LVMH, đã đến Trung Quốc trong chuyến thăm đầu tiên tới quốc gia này kể từ khi chấm dứt các hạn chế Covid. Đầu tháng này, một phái đoàn LVMH do cháu trai của Arnault dẫn đầu đã tham dự Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc tại Thượng Hải.

“Trái ngược với những gì đang nghe đây đó, những gì chúng tôi đang thấy là sự gia tăng mạnh mẽ trong tiêu dùng của người Trung Quốc”, Ludovic Watine-Arnault, Tổng giám đốc khu vực Bắc Âu và Giám đốc thương mại điện tử Christian Dior thị trường EMEA (châu Âu, Trung Đông, châu Phi) nhận xét.

Giám đốc sáng tạo thời trang nam Williams gần đây đã mở tài khoản trên các trang mạng xã hội Trung Quốc như Xiaohongshu và Douyin. Trong kế hoạch chuyến công tác tới, ông sẽ ghé thăm một số trong 62 cửa hàng của Louis Vuitton ở đại lục. “Khi bạn nghĩ về văn hóa Trung Quốc, còn gì mà không yêu thích? Đó là âm nhạc, nghệ thuật, kinh doanh, thời trang”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo VnExpress

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart chuyển hướng từ Trung Quốc sang Ấn Độ

Gã khổng lồ ngành bán lẻ của Mỹ Walmart đang tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh họ muốn cắt giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình.

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart chuyển hướng từ Trung Quốc sang Ấn Độ
Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart chuyển hướng từ Trung Quốc sang Ấn Độ

Đa dạng hoá nguồn cung.

Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã giao dịch 1/4 hàng nhập khẩu từ Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, theo số liệu vận đơn được công ty dữ liệu Import Yeti chia sẻ với Reuters. Con số này tăng mạnh so với chỉ 2% vào năm 2018.

Dữ liệu cho thấy 60% lô hàng của Walmart đến từ Trung Quốc trong cùng thời gian, giảm từ mức 80% vào năm 2018. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Walmart.

Theo các chuyên gia, việc chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng tăng và căng thẳng chính trị leo thang giữa Washington và Bắc Kinh đang khuyến khích các công ty lớn của Mỹ nhập khẩu nhiều hơn từ các quốc gia bao gồm Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Mỹ, người mua hàng phải đối mặt với lãi suất và giá thực phẩm cao, ảnh hưởng mạnh tới tiền tiết kiệm của hộ gia đình và khiến Walmart và các nhà bán lẻ khác phải thận trọng trong dự đoán triển vọng chi tiêu của người tiêu dùng.

Bà Andrea Albright, phó chủ tịch điều hành nguồn cung ứng của Walmart cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi muốn có mức giá tốt nhất. Điều đó có nghĩa là tôi cần khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng của mình. Tôi không thể phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp hoặc khu vực địa lý nào cho sản phẩm của mình”.

Năm 2018, Walmart hoàn tất việc đầu tư 16 tỷ USD để mua 77% cổ phần của Flipkart – công ty thương mại hàng đầu của Ấn Độ. Hai năm sau, họ cam kết nhập khẩu 10 tỷ USD hàng hóa từ Ấn Độ mỗi năm cho đến năm 2027. Đó là mục tiêu mà họ vẫn đang trên đà đạt được, bà Albright cho biết. Walmart hiện đang nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD hàng hóa từ Ấn Độ mỗi năm.

Những lợi thế của Ấn Độ.

Ấn Độ, nơi thị trường chứng khoán đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm nay, được coi là quốc gia được trang bị tốt nhất để vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất quy mô lớn với chi phí thấp.

Theo bà Albright, Walmart đang nhập khẩu hàng hóa từ đồ chơi, đồ điện tử đến xe đạp và dược phẩm từ Ấn Độ. Ngoài ra, thực phẩm đóng gói, ngũ cốc khô và mì ống cũng là những mặt hàng nhập khẩu phổ biến từ Ấn Độ.

Bà Albright cho hay lực lượng lao động đang phát triển nhanh chóng và tiến bộ công nghệ của Ấn Độ là điểm thu hút đối với Walmart. Mặt khác, Trung Quốc đã báo cáo sự sụt giảm dân số lần đầu tiên sau 6 thập kỷ vào năm ngoái.

Walmart bắt đầu hoạt động tìm nguồn cung ứng tại Bangalore, thủ phủ của bang Karnataka miền Nam Ấn Độ vào năm 2002. Hiện tại, công ty tuyển dụng hơn 100.000 lao động Ấn Độ, bao gồm cả công nhân tạm thời, để làm việc tại nhiều văn phòng trực thuộc đơn vị Walmart Global Tech India, Flipkart Group, PhonePe và các hoạt động tìm nguồn cung ứng.

Giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 5 năm nay, một cuộc gặp mà ông Modi gọi là “một cuộc gặp hiệu quả”.

“Rất vui khi thấy Ấn Độ nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn”, ông Modi viết trên X, trước đây gọi là Twitter, vào ngày 14/5. Ông McMillon cho biết Walmart sẽ “tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng sản xuất của đất nước và tạo ra cơ hội”.

Đối thủ của Walmart là Amazon trong tháng này cho biết họ đang nhắm mục tiêu xuất khẩu hàng hóa trị giá 20 tỷ USD từ Ấn Độ vào năm 2025.

Các chuyên gia chuỗi cung ứng cho biết chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tăng cao cũng góp phần khiến nguồn cung hàng hoá từ Ấn Độ trở nên hấp dẫn.

Ông Chris Rogers, nhà phân tích nghiên cứu tại nhóm phân tích chuỗi cung ứng Panjiva của S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc đại lục đã trở nên kém cạnh tranh hơn do chi phí lao động tăng so với các trung tâm sản xuất khác”.

Thêm vào đó, mức lương tối thiểu của Trung Quốc thay đổi theo từng tỉnh và đôi khi thậm chí từ thành phố này sang thành phố khác, dao động từ 1.420 nhân dân tệ mỗi tháng đến 2.690 nhân dân tệ mỗi tháng (198,52 – 376,08 USD).

Trong khi đó, mức lương trung bình của người lao động phổ thông và bán lành nghề ở Ấn Độ dao động từ khoảng 9.000 – 15.000 rupee một tháng (108,04 – 180,06 USD), theo ước tính của ngân hàng trung ương nước này.

Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ đang quá phụ thuộc vào một số ít thị trường.

Bà Albright cho biết Pakistan và Bangladesh cũng được hưởng lợi từ chiến lược của Walmart khi trở thành nhà cung cấp các sản phẩm gia dụng và may mặc.

Ngân hàng trung ương Ấn Độ dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2023. Trong khi Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng khoảng 5%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Các công ty công nghệ châu Âu và Anh đang đầu tư khủng vào AI

Cuộc đua công nghệ không chỉ diễn ra với những “gã khổng lồ” Mỹ. Ở một mức độ thấp hơn, các công ty công nghệ châu Âu và Anh cũng đang đầu tư một lượng vốn khổng lồ vào AI.

Các công ty công nghệ châu Âu và Anh đang đầu tư khủng vào AI
Các công ty công nghệ châu Âu và Anh đang đầu tư khủng vào AI

Trong bài phân tích đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald, chuyên gia kinh tế Stephen Bartholomeusz viết: Tuần này, nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ Amazon đã tuyên bố gia nhập vào cuộc đua của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, để phát triển các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Amazon Q, ra mắt ngày 29/11, được thiết kế dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp, thay vì người tiêu dùng. Với ứng dụng mới này, Amazon đang cố gắng tận dụng thị phần dẫn đầu thị trường của mình trong các dịch vụ điện toán đám mây, để dành lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, như Microsoft, Google và Meta (công ty mẹ của Facebook).

Trên thực tế, Amazon đang đi sau trong cuộc đua phát triển các sản phẩm AI tổng quát ngày càng sôi động. Mặc dù, cuộc đua này mới chính thức được khơi dậy vào một năm trước đây, khi công ty khởi nghiệp công nghệ OpenAI phát hành ứng dụng ChatGPT.

Tháng 9/2023, Amazon đã đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, một công ty khởi nghiệp cạnh tranh với OpenAI. Đây có lẽ là cơ sở để Amazon cho ra mắt ứng dụng Q, tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng, bằng các giảm chi phí, xây dựng các chatbot (ứng dụng trò chuyện tự động) và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Tháng trước, “gã khổng lồ” công nghệ Meta cũng đã phát hành một chatbot mới, sau khi thành lập nhóm phát triển AI tổng quát vào tháng 2/2023. Các sản phẩm của Meta chủ yếu hướng đến người tiêu dùng.

Tương tự, Google đã công bố ứng dụng Gemini vào tháng 5/2023. Đây là một tập hợp các mô hình ngôn ngữ lớn, được phát triển để thách thức vị trí dẫn đầu của OpenAI trong lĩnh vực này. Ứng dụng Gemini của Google được mô tả là “đa phương thức”, tích hợp văn bản, hình ảnh và các dữ liệu khác.

Gemini khai thác quyền truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ mà các ứng dụng, như chức năng tìm kiếm (Google Search), nền tảng chia sẻ video trực tuyến Youtube, Sách Google (Google Books) và Google Học thuật (Google Scholar), mà công ty đang sở hữu.

Trước đó, Microsoft là công ty tiên phong trong mảng AI tổng quát. Công ty này đã đầu tư và cam kết tài trợ 13 tỷ USD cho OpenAI để phát triển các dịch vụ dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Nhưng chính khoản hỗ trợ tài chính này được cho là nguyên nhân dẫn đến những rạn nứt trong nội bộ ban lãnh đạo của OpenAI. Chưa đầy hai tuần trước , nhà đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành (CEO) của OpenAI, Sam Altman, đã bất ngờ bị hội đồng quản trị sa thải.

Một cuộc nổi dậy của các nhân viên – 95% trong số họ đe dọa sẽ rời công ty, trừ khi ông Altman được phục chức – đi kèm với thông báo của Microsoft rằng họ sẽ tuyển dụng Sam Altman và thành lập một doanh nghiệp phát triển AI nội bộ đã giúp Sam Altman quay trở lại với OpenAI.

Cuộc “thay máu” đã diễn ra ngay trong hội đồng quản trị có điều lệ ưu tiên cho an toàn hơn là lợi nhuận của OpenAI và một ban giám đốc mới, những người có thể có hoặc không có mong muốn theo đuổi ưu tiên này, đã được thiết lập.

Hãng tin Reuters (Anh) và The Information (Mỹ) cho biết, “chất xúc tác” dẫn đến việc Sam Altman bị sa thải là bức thư từ các nhà nghiên cứu tại OpenAI gửi đến hội đồng quản trị, cảnh báo về những bước đột phá trong công nghệ AI mà công ty đã đạt được.

Quay trở lại với Amazon, ứng dụng Q có khả năng giải quyết các vấn đề toán học cơ bản, đòi hỏi mức độ hiểu biết về toán, các khái niệm trừu tượng và khả năng suy luận logic, cũng như việc đưa ra các suy luận vượt xa những gì mà một mô hình AI cơ bản có thể làm được.

Điều này có thể là nguyên nhân khiến các nhà nghiên cứu tại OpenAI bị kích động, vì nó rõ ràng là một bước tiến mới gần hơn tới công nghệ siêu trí tuệ nhân tạo (Artificial general intelligence – AGI), hay còn được hiểu là AI có một mức độ trí thông minh tiệm cận hoặc thậm chí đã vượt qua con người.

Người sáng lập phòng thí nghiệm AI DeepMind của Google, Giáo sư Shane Legg cho biết, ông tin rằng có 50% cơ hội thế giới sẽ thành công tạo ra AGI vào cuối thập kỷ này.

Có rất nhiều người trong cộng đồng nghiên cứu AI đã hạ thấp vai trò ứng dụng Q của Amazon, xét trên những gì mà ứng dụng này được mô tả. Nhưng kết quả của cuộc chiến giữa các giám đốc theo trường phái phi lợi nhuận trong OpenAI và CEO Altman, cũng như Microsoft, đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng.

Yếu tố an toàn và lợi nhuận.

Nếu có một sự lựa chọn giữa an toàn và lợi nhuận, có lẽ lợi nhuận sẽ chiến thắng. Điều đó một phần là do sự cần thiết – việc phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn giúp củng cố quyền lực của AI tổng quát sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền – cũng như lý do khác, đó là để thu hút các giám đốc điều hành và các nhà phát triển, các công ty công nghệ buộc phải cạnh tranh với nhau về mức lương cao và tăng trưởng vốn chủ sở hữu.

OpenAI đã được định giá (với mục đích tạo cơ hội cho nhân viên trong tổ chức phi lợi nhuận vì lợi nhuận có thể tăng thu nhập từ phần vốn sở hữu của công ty) ở mức 86 tỷ USD. Khi tài chính được đặt lên bàn đàm phán, điều đó có nghĩa là mọi lo ngại về rủi ro đối với nhân loại sẽ chuyển thành vấn đề ưu tiên thứ hai.

Kết quả tại OpenAI – việc loại bỏ những người dành ưu tiên nhiều hơn cho an toàn thay vì lợi nhuận – cho thấy một bức tranh khá rõ ràng rằng, trong cuộc cạnh tranh giành ưu thế phát triển AI tổng quát và để bắt kịp những đối thủ khác, không thể tin cậy việc các công ty công nghệ lớn sẽ có thể tự áp đặt các quy tắc điều chỉnh mình. Có lẽ các nhà lập pháp sẽ cần phải làm điều đó.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành một sắc lệnh hành pháp về AI vào tháng trước, yêu cầu các công ty công nghệ phải chia sẻ kết quả kiểm tra độ an toàn của họ, cũng như các công cụ phát triển và thử nghiệm, để đảm bảo những mô hình này là an toàn. Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã thông qua dự thảo luật bắt buộc các công ty công nghệ lớn phải minh bạch và hạn chế một số ứng dụng được cho là ẩn chứa nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, trong khi tốc độ phát triển AI ngày càng nhanh, các quy định lập pháp có nguy cơ bị tụt hậu đáng kể. Nhưng nếu các nhà chức trách siết chặt quy định quá mức thì sẽ gây hạn chế những gì có thể mang tới sự đổi mới đột phá cho tương lai của nhân loại.

Cuộc đua công nghệ quy mô toàn cầu.

Cuộc đua công nghệ không chỉ diễn ra với những “gã khổng lồ” Mỹ, ở một mức độ thấp hơn, các công ty công nghệ châu Âu và Anh đang đầu tư một lượng vốn khổng lồ vào AI.

Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng các công ty khởi nghiệp về AI được nhận hỗ trợ tài chính. Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, như Tencent Holdings, Baidy và Alibaba, đang đầu tư vào một loạt các công ty khởi nghiệp công nghệ trong nước, đồng thời rót vốn vào việc phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn của riêng họ.

Chính phủ Trung Quốc là nhà tài trợ chính cho các nhà phát triển AI trong nước (đặc biệt là trong lĩnh vực nhận dạng khuôn mặt và các ứng dụng công nghệ quân sự). Nhờ quy mô dân số  khổng lồ, nước này sở hữu một lượng dữ liệu to lớn, là tài nguyên phong phú để phát triển các mô hình AI mới trong cuộc đua giành ưu thế AI, vốn phụ thuộc vào khả năng truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ.

Ý nghĩa địa chính trị của việc phát triển AI làm tăng thêm áp lực đối với các chính phủ và cơ quan quản lý để đảm bảo rằng luật pháp và các quy định bảo vệ an toàn của người dân sẽ không gây cản trở cho các nhà phát triển.

Chắc chắn sẽ có những căng thẳng và thậm chí là tranh cãi, khi các cơ quan quản lý và chính các công ty phải vật lộn với những xung đột vốn có trong việc cố gắng dung hòa giữa lợi ích kinh tế và chiến lược phát triển, để trở thành người dẫn đầu trong “làn sóng” AI, nhưng vẫn phải đảm bảo giữ được sự an toàn cho nhân loại

Với bản chất của các công ty dẫn đầu cuộc đua – và nhìn từ kết quả của cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tàn khốc trong phòng họp của hội đồng quản trị OpenAI để giành quyền kiểm soát sự phát triển công ty – thật khó để không bi quan về những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo TTXVN

Cách AI chuyển đổi các hoạt động Social Media Marketing

Trong khi các công cụ công nghệ mới đang nâng cao khả năng sáng tạo cho các nhà sáng tạo nội dung lẫn nhà quảng cáo, sự thành công nằm ở việc đạt được sự cân bằng hợp lý giữa cơ hội và tính nguyên bản.

Cách AI chuyển đổi các hoạt động Social Media Marketing
Cách AI chuyển đổi các hoạt động Social Media Marketing

Trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói về “kỳ lân” (Unicorn) thì đối với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) như Lê Thảo Nhi, đang tận dụng các công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo) để chỉnh sửa hình ảnh và tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh của mình.

Trong một chiến dịch trên Instagram nhằm làm nổi bật yếu tố “khởi đầu mới” của mình sau khi kết thúc hành trình trở thành Á hậu tại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, Lê Thảo Nhi, thông qua hình ảnh của một sinh vật huyền thoại với những chiếc váy dạ hội làm từ vải ánh kim lấp lánh, cô bắt đầu công việc hóa thân thành nàng tiên cá như là một kỷ niệm đáng nhớ cho “một chương mới” trong hành trình của mình.

Nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của trí tuệ nhân tạo tổng hợp, nhóm của Nhi đã có thể dễ dàng xây dựng hình ảnh và phát triển bài đăng mà không cần mất quá nhiều thời gian và cả tiền bạc.

Nhóm của Nhi cũng đã sử dụng AI để lên ý tưởng cho buổi chụp ảnh, sử dụng lời nhắc để tạo ra các hình ảnh mẫu dựa trên ý tưởng và hơn thế nữa. Với hơn 800.000 người theo dõi trên mạng xã hội Instagram, Nhi cho biết các bài đăng từ chiến dịch nàng tiên cá của mình nằm trong top 10 bài đăng được yêu thích nhất, thu hút hơn 130.000 lượt tương tác.

Tối đa hoá tương lai của các hoạt động Marketing.

Sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà sáng tạo nội dung đến yếu tố công nghệ đang thúc đẩy tích cực các hoạt động kinh doanh quảng cáo nói chung. Theo số liệu từ Statista, chi tiêu quảng cáo trong thị trường nhà sáng tạo và người có ảnh hưởng (Influencer) dự kiến sẽ đạt 19,5 tỷ USD vào cuối năm 2023 riêng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Chính sự kết hợp này giữa yếu tố sáng tạo nội dung và AI tổng quát đang làm thay đổi tương lai của ngành Marketing.

Ngoài các nhà sáng tạo, nhà quảng cáo cũng đang chuyển sang sử dụng AI tổng quát để tự động hóa các tác vụ đơn giản như thiết lập quảng cáo, thậm chí là sử dụng cho việc lập chiến lược và tự động tối ưu hoá quảng cáo.

OMD, một agency thuộc Omnicom Media Group, hiện đang thử nghiệm AI tổng quát (Generative AI) trên toàn bộ phạm vi dịch vụ mà đơn vị cung cấp. Với AI tổng quát, OMD đang hợp tác với những nền tảng như Meta để phân tích một khối lượng lớn dữ liệu xã hội của người tiêu dùng nhằm mục tiêu khám phá các cơ hội và trải nghiệm thương hiệu mới có liên quan.

Omni Assist, AI tổng quát độc quyền của OMD hiện có thể cung cấp các hoạt động nhằm tự động hóa quy trình làm việc như xác định đối tượng mục tiêu, tạo quảng cáo bằng cách sử dụng dữ liệu hiệu suất trong quá khứ và nhiều giải pháp khác.

Charlotte Lee, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của OMD, cho biết giờ đây các đội nhóm có thể thực hiện những nhiệm vụ này một cách nhanh chóng thay vì phải mất hàng giờ thậm chí là hàng ngày như trước đây.

Dù AI đã và sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình làm quảng cáo nói riêng và Marketing nói chung, ông Dan Neary, Phó Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Meta, cho rằng khả năng sáng tạo của con người vẫn quan trọng hơn bao giờ hết – và nó sẽ được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo.

Tăng cường khả năng sáng tạo của con người với AI.

Sự kết hợp hài hoà giữa khả năng sáng tạo của con người và AI được mô tả là “sự sáng tạo thông minh” và hứa hẹn sẽ có tác động đáng kể đến tương lai của ngành marketing.

Meta hiện đã triển khai các tính năng AI tổng quát đầu tiên cho quảng cáo trong Trình quản lý quảng cáo của Meta, với mục tiêu phát hành toàn cầu vào năm 2024. Theo ông Neary, những tính năng này sẽ tập trung tối đa hóa 3 chữ P bao gồm: Productivity (năng suất), Personalisation (cá nhân hóa) và Performance (hiệu suất).

Ông này cho biết: “Sự sáng tạo có tác động rất lớn đến hiệu suất của quảng cáo, tuy nhiên, các nhà quảng cáo lại gặp khó khăn trong việc xác định quảng cáo nào là phù hợp với nhiều đối tượng mục tiêu nhất. Generative AI hay AI tổng quát có thể giúp tạo ra các mẫu quảng cáo với các thông điệp cụ thể và đề xuất những giá trị riêng biệt cho các nhóm đối tượng mục tiêu riêng biệt, nó cũng cho phép nhà quảng cáo xây dựng các nội dung quảng cáo sáng tạo mới một cách nhanh chóng hơn nhiều”.

Theo McKinsey, tác động của AI đến năng suất có thể tăng thêm tới 4,4 nghìn tỷ USD hàng năm cho nền kinh tế toàn cầu. Để so sánh điều này, GDP của Vương quốc Anh năm 2021 chỉ mới là 3,1 nghìn tỷ USD.

Trong khi AI tổng quát có thể thúc đẩy quá trình sáng tạo nội dung (Content Creation), từ những vấn đề cơ bản của marketing đến các đề xuất ý tưởng sáng tạo mới, “tính xác thực” vẫn là một thành phần quan trọng trong nội dung cũng như việc trở thành một nhà sáng tạo nội dung thực thụ.

Những nhà sáng tạo có kinh nghiệm có thể hiểu được sức mạnh của tính xác thực và biết được sức mạnh của thương hiệu cá nhân của họ. Đối với họ, vai trò của AI là nâng cao và hỗ trợ hơn là thay thế.

Vẫn như thường lệ, mỗi làn sóng công nghệ mới đều mang lại nhiều hứa hẹn, tiềm năng và cả sự đột phá. Với các công cụ kinh doanh mới dựa trên AI, Meta tin rằng trí thông minh của máy móc có thể giúp nâng cao cảm hứng làm việc cho con người, đặc biệt là với các nhà sáng tạo nội dung.

Xem thêm các công cụ quảng cáo được hỗ trợ bởi AI của Meta tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giám đốc AI của Meta: Gieo rắc nỗi sợ về AI chỉ là chiến lược để các công ty lớn vận động hành lang

Yann LeCun, Giám đốc AI tại Meta, cho rằng việc gieo rắc nỗi sợ hãi chỉ là chiến lược để các công ty lớn vận động hành lang, từ đó thắt chặt quy định và bóp nghẹt những dự án, ý tưởng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này.

Giám đốc AI của Meta: Gieo rắc nỗi sợ về AI chỉ là chiến lược để các công ty lớn vận động hành lang
Giám đốc AI của Meta: Gieo rắc nỗi sợ về AI chỉ là chiến lược để các công ty lớn vận động hành lang

Trả lời Forbes ngày 30/11, LeCun cho rằng việc ChatGPT ra mắt có thể được ví như “sự xuất hiện lần hai của Đấng cứu thế” và tác động của chatbot này tới cộng đồng là “một bất ngờ lớn với mọi người, bao gồm cả đội ngũ OpenAI”.

“Dù không phải sản phẩm của một công ty công nghệ lớn, mọi người vẫn bị ấn tượng bởi ChatGPT và bắt đầu sử dụng nó”, ông nói.

Thống kê cho thấy ChatGPT là một trong những ứng dụng phổ biến nhanh nhất mọi thời đại. Vào ngày ra mắt 30/11/2022, trang web chat.openai.com ngay lập tức thu hút 153.000 người truy cập. Hết tuần đầu tiên, số lượt truy cập tăng đến 15,5 triệu và cán mốc 58 triệu trong tuần thứ hai. Theo công ty phân tích dữ liệu Similar Web, sản phẩm của OpenAI đã thu hút hơn 100 triệu người dùng trong hai tháng.

ChatGPT xuất hiện đã tạo ra sự bùng nổ về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kéo nhiều gã khổng lồ công nghệ vào cuộc đua phát triển AI. Cũng theo LeCun, sau một cuộc tranh luận nội bộ lớn vào tháng 7, đích thân CEO Mark Zuckerberg đã yêu cầu nhóm nghiên cứu AI phát hành mô hình ngôn ngữ lớn Llama 2 dưới dạng mã nguồn mở, cho phép sử dụng miễn phí.

Ngoài ra, Meta cũng công bố nhiều sản phẩm AI khác, ví dụ trợ lý ảo dựa trên hình mẫu của những người nổi tiếng, để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.

Trong bài đăng trên mạng xã hội X vào tháng 10, Yann Lecun cũng bày tỏ quan điểm ChatGPT và AI sẽ mang tới những tiến bộ và điều tốt đẹp, thay vì sự hủy diệt như nhiều chuyên gia thường cảnh báo. Ông cho rằng việc gieo rắc nỗi sợ hãi chỉ là chiến lược để các công ty lớn vận động hành lang, từ đó thắt chặt quy định và bóp nghẹt những dự án, ý tưởng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này.

“Nếu chiến dịch vận động thành công, chúng ta sẽ đối mặt với thảm họa thực sự là công nghệ AI bị kiểm soát bởi số ít tổ chức lớn. Khi đó, những đơn vị khác có ý định nghiên cứu AI sẽ bị xem là thành phần kém năng lực, liều lĩnh, có nguy cơ tự hủy hoại hoặc dẫn đến hậu quả xấu. Nhưng sự thực không phải vậy”, ông nói.

Tại hội nghị VivaTech diễn ra ở Paris tháng 6, nhà khoa học trưởng của Meta nói việc AI thống trị con người là thiếu thực tế. Những chatbot như ChatGPT vẫn có hạn chế lớn là chỉ được đào tạo trên văn bản, không thể nắm bắt hoàn toàn trải nghiệm của con người. Do đó, ông nhận định nhiều chuyên gia chỉ cố tạo dựng nỗi sợ xung quanh mối nguy về AI.

Lecun tin AI sẽ phát triển tốt hơn khi có sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau. Trong tương lai, hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành nơi lưu trữ tất cả kiến thức và văn hóa của nhân loại. Do đó, những nền tảng này phải luôn trong trạng thái “mở” để bất cứ ai cũng có thể truy cập miễn phí, tương tự cách hoạt động của Wikipedia.

“Công nghệ AI tiến bộ nhờ vào những cá nhân trong chúng ta”, ông nói. “Trong trường hợp AI nguồn mở bị cấm tồn tại, chắc chắn một giải pháp thay thế nào đó sẽ lại được tạo ra”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

CEO Masan: Kỷ nguyên chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc

Tại một sự kiện công nghệ do Masan Group tổ chức trong tuần này, ông Danny Le – Tổng giám đốc cho rằng, kỷ nguyên tiền rẻ và chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc.

CEO Masan: Kỷ nguyên chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc
CEO Masan: Kỷ nguyên chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc

Được hỗ trợ bởi Bain Capital và Alibaba, Masan cho biết họ sẵn sàng chịu một số khoản lỗ trong ngắn hạn, nhưng tại thời điểm “chi phí vốn cao” như ngày nay, các nhà đầu tư chỉ có “sự kiên nhẫn ở mức trung bình”.

Ông Danny Le nhấn mạnh: “Giai đoạn nhà đầu tư chấp nhận tình trạng thua lỗ tại một công ty trị giá hàng tỷ đô la đã qua”.

Tập đoàn đa ngành Masan do ông Nguyễn Đăng Quang thành lập, hiện Masan bao gồm hàng chục mảng kinh doanh khác nhau, từ nhà cung cấp vonfram đến chuỗi siêu thị WinMart được mua lại từ Vingroup.

Chuỗi siêu thị WinMart và Masan High-Tech Materials là những bước mở rộng gần đây nhất của Tập đoàn Masan. Ông Danny Le cho biết Masan sẽ tạo điều kiện để các mảng kinh doanh mới để đạt được mức lợi nhuận tốt trong trung hạn.

Ông Danny Le nói: ““Trước đây, nhà đầu tư sẽ kiên nhẫn khi xem xét liệu công ty có thể tạo ra một mảng kinh doanh có lợi nhuận hay không. Nhưng những ngày tháng nhà đầu tư kiên nhẫn như thế đã chấm dứt”.

“TPG, SK Group, Cơ quan đầu tư Abu Dhabi và Seatown Holdings đã đầu tư vào Masan” – Nikkei Asia viết – “Công ty được niêm yết tại sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và đã đồng ý với các nhà đầu tư sẽ chuyển công ty con CrownX ra nước ngoài vào năm 2026”.

Các nhà phân tích cho rằng Masan có nguy cơ đầu tư dàn trải quá mức ở các ngành khác nhau. Các ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm chuỗi cửa hàng Phúc Long, xếp hạng tín dụng, di động ảo và logistics, cũng như sản xuất thịt, mì, đồ uống và các hàng hóa khác.

Masan cho biết trong báo cáo quý 3 rằng cuộc chiến của Nga và Ukraine đã ảnh hưởng đến công ty khai thác MHT, công ty phải đối mặt với chi phí năng lượng và nguyên liệu thô cao hơn cũng như giá bán vonfram thấp hơn. Quý này, công ty đang tìm cách bán bớt lượng đồng tồn kho, cắt giảm nợ và giảm chi phí cho việc nổ mìn và mua sắm.

Báo cáo cho biết, các doanh nghiệp thực phẩm và bán lẻ đã bị tổn thương do chi phí cao hơn và “sự phục hồi chậm trong tâm lý người tiêu dùng”.

Theo Nikkei Asia, nhận xét của Danny Le phản ánh một xu hướng trong lĩnh vực công nghệ, khi các nhà đầu tư mất dần khả năng chịu đựng với các công ty thua lỗ. Grab hay Shopee đều buộc phải đặt mục tiêu có lợi nhuận. Chi phí sử dụng vốn ngày càng tăng lên khi các Chính phủ tăng lãi suất trên toàn thế giới.

Tâm lý tiêu dùng ở Việt Nam đang khá yếu trong bối cảnh kinh tế giảm tốc, nhiều công ty sa thải nhân công và hoạt động sản xuất cũng sụt mạnh khi đơn hàng không còn dồi dào.

Ông Danny Le cũng bày tỏ quan điểm: “Chúng ta hiện đã bước vào môi trường rất khó khăn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lan Hạ

antt.nguoiduatin.vn

Cách doanh nghiệp xây dựng quy trình đánh giá hiệu suất của nhân viên

Cuối năm là thời điểm mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng đánh giá lại năng lực hay hiệu suất làm việc của nhân viên để tính toán các khoản phúc lợi, kế hoạch thăng tiến cho năm sau và hơn thế nữa. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể đánh giá đúng giá trị của nhân viên, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Cách doanh nghiệp xây dựng quy trình đánh giá hiệu suất của nhân viên
Cách doanh nghiệp xây dựng quy trình đánh giá hiệu suất của nhân viên

Trong khi cũng tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản trị của doanh nghiệp (Corporate Governance) mà các quy trình đánh giá hiệu suất nhân viên cũng khác nhau, hơn một nửa số nhân viên được khảo sát nói rằng các quy trình quản lý hiệu suất thông thường như đánh giá (review), không ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên và doanh nghiệp.

Bài toán được đặt ra là làm thế nào để quá trình này có thể hỗ trợ cho sự phát triển, mục đích và sự kết nối giữa nhân viên với doanh nghiệp, tức nó vừa mang lại giá trị cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho nhân viên.

Sự phát triển.

Về tổng thể, việc đánh giá hiệu suất của nhân viên sẽ thường dẫn đến sự thất bại hoặc tạo ra những rủi ro không đáng có nếu mục duy nhất của nó là phê bình hay chỉ trích nhân viên. Thay vào đó, nó cần được xây dựng dựa trên một cuộc đối thoại hai chiều, điều này cho phép nhân viên định hình và nắm quyền tự quyết về tương lai của chính họ.

Là người quản lý: Với tư cách là nhà lãnh đạo, nhà tuyển dụng hay người quản lý, xây dựng một quy trình phản hồi liên tục chính là chìa khoá chính.

Điều kỳ diệu sẽ thực sự xảy ra khi các nhà quản lý cùng với nhân viên tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những thách thức trong quá khứ và cùng tạo ra một con đường phía trước tập trung vào các kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công.

Ví dụ: người quản lý của một nhân viên thường xuyên hoàn thành công việc muộn có thể nói: “Một trong những cơ hội lớn nhất của bạn là gửi báo cáo đúng hạn, điều này ảnh hưởng đến khả năng đánh giá đầy đủ về năng lực của bạn. Bạn nghĩ điều gì sẽ hữu ích nhất trong việc giải quyết vấn đề này?”

Các cuộc thảo luận đánh giá cũng nên hướng tới tương lai và giúp ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp và nhân viên. Ưu tiên cao nhất của doanh nghiệp là gì? Mục tiêu cụ thể là gì? Hãy chia sẻ những thông tin này với nhân viên, sau đó cùng với họ xác định những trở ngại, cách tránh chúng và những điểm nhân viên cần sự hỗ trợ.

Là nhân viên: Hãy xem xét những gì bạn muốn đạt được trong 6-12 tháng tới. Bạn mong muốn phát triển những kỹ năng và kiến thức nào? Sau đó, hãy ưu tiên một cách triệt để danh sách của bạn và biến nó thành chiến thuật hành động.

Nếu bạn đang tìm kiếm sự thăng tiến, hãy tìm cơ hội để chứng minh rằng bạn đang làm việc ở cấp độ đó dựa trên mô tả công việc. Ngoài ra, hãy gửi các bản tóm tắt ngắn gọn về kế hoạch của bạn qua email cho người quản lý để bạn có thể cùng nhau theo dõi tiến trình của mình.

Mục đích.

Theo các nghiên cứu từ McKinsey, những nhân viên có thể tìm thấy hay ý thức được về mục đích và ý nghĩa trong công việc của họ thường mang lại những kết quả tích cực hơn so với các nhân viên còn lại. Điều này là vì những nhân viên này thường có năng lượng cao hơn, suy nghĩ tích cực hơn, kiên trì hơn và do đó họ có hiệu suất cao hơn.

Là người quản lý: Hãy dành thời gian trước cuộc thảo luận đánh giá để trình bày rõ ràng về cách các công việc của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích và sứ mệnh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu cho thấy rằng khi nhân viên biết được tác động của công việc của họ đến tổ chức, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm và động lực cao hơn và họ có thể hoàn thành công việc tốt hơn. Trong các cuộc trò chuyện sử dụng cho mục tiêu đánh giá nhân viên, hãy chia sẻ tầm quan trọng của công việc của họ — với các ví dụ cụ thể — các mục đích và giá trị cá nhân của nhân viên cũng nên được đề cập.

Là nhân viên: Khi bạn suy nghĩ về hiệu suất của mình, hãy xem xét điều gì khiến bạn cảm thấy có ý nghĩa, năng lượng và niềm tự hào cao nhất. Nguồn ý nghĩa đó có thể đến từ việc đóng góp cho xã hội, hỗ trợ gia đình hoặc phục vụ khách hàng.

Cùng với người quản lý của bạn, hãy xác định điều gì là quan trọng nhất đối với bạn và cách bạn có thể tập trung vào điều đó trong tương lai.

Sự kết nối.

Sự kết nối là một điểm tiếp xúc vô cùng quan trọng khác giữa nhân viên với doanh nghiệp. Các nhà quản lý (thường là cấp trung) có tác động to lớn đến sự hài lòng của nhân viên nhưng họ lại chỉ thường dành rất ít thời gian để tập trung vào yếu tố con người. Các cuộc trò chuyện trong quá trình đánh giá nhân viên có thể là bệ phóng cho sự hỗ trợ này.

Là người quản lý: Bằng những câu hỏi đơn giản như “Dạo này công việc của bạn ổn chứ?” người quản lý hay nhà tuyển dụng có thể bắt đầu lắng nghe các chia sẻ trực tiếp từ nhân viên của mình. Nếu nhân viên không tiết lộ nhiều, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ về những nguồn lực sẵn và cách để có thể đáp ứng cao hơn nhu cầu cá nhân của họ.

Là nhân viên: Việc nói chuyện thẳng thắn với người quản lý của bạn về những điều xảy ra bên ngoài công việc có thể là một thử thách. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều có những nhu cầu tâm lý giống nhau nên khó có khả năng bạn là người đầu tiên yêu cầu hỗ trợ. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện trực tiếp với người quản lý của mình, hãy liên hệ với bộ phận nhân sự để yêu cầu các nguồn lực phù hợp.

Người quản lý nên hiểu những thành kiến thường gặp và cách chúng ảnh hưởng đến quá trình đánh giá hiệu suất của nhân viên; xây dựng các cơ chế đánh giá rõ ràng, bao gồm các thước đo cụ thể về giá trị của các công việc của nhân viên.

Ngược lại, người nhân viên cũng nên có các trao đổi thẳng thắn để biết thực sự điều gì đang diễn ra, những thứ doanh nghiệp có thể đáp ứng và những thứ không thể.

Đánh giá hiệu suất của nhân viên không đơn thuần là đánh giá những gì đã xảy ra mà đó còn là cơ hội để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhân viên, cách doanh nghiệp và nhân viên có thể chuẩn bị cho các mục tiêu phía trước và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer