Skip to main content

Thẻ: facebook

25 ‘bí mật’ của Facebook có thể bạn chưa biết

Facebook là mạng xã hội số 1 trên thế giới. Đó là nơi bạn sẽ tìm thấy hơn 2.6 tỷ khách hàng tiềm năng. Sau đây là những gì có thể bạn chưa biết về Facebook.

1. Mark Zuckerberg từ ý tưởng đầu tiên của mình là một website được gọi là Facemash

Khi Zuckerberg ở Harvard, anh có ý tưởng tạo ra một website cho phép người dùng so sánh những khuôn mặt của mọi người.

Với nền tảng này, người dùng có thể chọn “Ai nóng bỏng hơn’.

Không có gì đáng ngạc nhiên, ý tưởng của anh đã không gây ấn tượng với các quản trị viên của Harvard.

Dự án của Zuckerberg đã ngừng hoạt động và anh bị đe dọa trục xuất.

2. Zuckerberg từ ý tưởng thứ hai là một thư mục sinh viên trực tuyến

Anh gọi thư mục là Thefacebook. Những người sử dụng nó có thể:

  • Tìm kiếm các sinh viên Harvard khác.
  • Tìm ra những người khác đã tham gia các lớp học mà họ đã tham gia.
  • Tra cứu bạn bè của bạn bè của họ.
  • Tạo một mạng xã hội.

Mặc dù ngay từ đầu, Thefacebook đã bắt đầu như một thư mục dành riêng cho sinh viên Harvard, nhưng nó đã sớm phát triển để bao gồm bất kỳ ai trên 13 tuổi.

3. Facebook từ những năm đầu đời

Ngay khi Facebook được tạo ra, Zuckerberg thấy mình bị bao vây bởi những rắc rối pháp lý.

Các sinh viên Harvard: Divya Narendra, Cameron Winklevoss và Tyler Winklevoss đã kiện anh vì cáo buộc ăn cắp ý tưởng của họ.

Cuộc chiến đã diễn ra trong bốn năm dài.

Cuối cùng, Zuckerberg đã trả cho Divya Narendra và anh em nhà Winklevoss 65 triệu USD.

Ông cũng cấp cho họ cổ phiếu Facebook như một phần của thỏa thuận.

4. Facebook là website phổ biến thứ ba trên thế giới

Nó chỉ tiếp theo sau Google và YouTube.

5. 71% người Mỹ sử dụng Facebook

Tỷ lệ này là rất cao khi chỉ có 38% người Mỹ sử dụng Instagram và chỉ 23% sử dụng Twitter.

6. Phụ nữ sử dụng Facebook nhiều hơn nam giới

Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 75% phụ nữ sử dụng Facebook, so với chỉ 63% nam giới.

7. Người dùng Facebook đã tải lên 250 tỷ hình ảnh

Điều này có nghĩa là 350 triệu hình ảnh được tải lên Facebook mỗi ngày!

8. Thế hệ cũ đang ngày càng quan tâm đến Facebook

Trong năm 2015, 71% thanh thiếu niên (Teen) Mỹ đã vào Facebook.

Hôm nay, con số giảm xuống 51%.

Mặt khác, người lớn tuổi hơn (X và Y Gen) là một phần của nhóm phát triển nhanh nhất trên Facebook.

Năm 2019, mức sử dụng của nhóm này đạt 60%.

9. Facebook là ứng dụng siêu phổ biến ở khu vực nông thôn

Ba trong số bốn người dùng Facebook ở Mỹ sống trong thành phố.

Nhưng điều này không có nghĩa là Facebook không phổ biến ở các vùng nông thôn.

Trên thực tế, 66% người Mỹ trưởng thành ở khu vực nông thôn sử dụng Facebook.

Tỉ lệ này với YouTube là 64%) và Pinterest là 26%.

10. Lượng người dùng Facebook ở Mỹ thấp nhất trên thế giới

Phần lớn người dùng Facebook sống bên ngoài Mỹ và Canada.

11. Châu Á Thái Bình Dương (APAC) chiếm 38% người dùng hoạt động của Facebook

Indonesia, Ấn Độ và Philippines là những quốc gia chứng kiến sự tăng trưởng lớn nhất về lượng người dùng Facebook.

Ấn Độ có số lượng người dùng Facebook cao nhất – 260 triệu.

12. Chỉ một nửa số người dùng Facebook nói tiếng Anh

Hơn một nửa tài khoản Facebook được đặt bằng ngôn ngữ không phải tiếng Anh.

13. Có tới 98% số người trên Facebook sử dụng điện thoại di động

Vào tháng 4 năm 2020, hơn 98% tài khoản người dùng đang hoạt động trên toàn thế giới truy cập mạng xã hội này thông qua bất kỳ loại điện thoại di động nào.

Tỷ lệ lớn nhất có thể được tìm thấy ở Châu Phi, nơi 98% người dùng Facebook đang sử dụng điện thoại di động.

14. Sự khác biệt giữa người dùng Facebook bảo thủ và tự do là 1%

35% người dùng là người bảo thủ, 34% là người tự do và 29% là người ôn hòa.

15. Mọi người tích cực nhất trên Facebook lúc 8 giờ sáng và 10 giờ tối.

Nếu bạn là một doanh nhân hoặc một nhà marketing muốn quảng cáo trên Facebook, thì tốt nhất là bạn nên bám vào các bài đăng buổi sáng và buổi tối.

16. 88% người dùng Facebook đã tạo một tài khoản để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè

17. 3/4 người dùng Facebook truy cập hàng ngày

51% báo cáo họ truy cập nhiều hơn một lần một ngày, theo Pew Research.

18. Thời gian trung bình hàng ngày mọi người dành cho Facebook là 58 phút

58 phút là một khoảng thời gian dài, nhưng điều đó không có nghĩa là người dùng có thể dành năm phút để phân tích mỗi bài đăng trên các nguồn cấp dữ liệu của họ.

Trên thực tế, người dùng trung bình sẽ chỉ dành 1,7 giây cho một phần nội dung.

Là một nhà marketers, điều này có nghĩa là bạn chỉ có thời gian đó để thu hút sự chú ý của ai đó.

19. Facebook là một nền tảng phổ biến nhất cho các nhà làm marketing

86,3% marketers sử dụng Facebook để quảng bá thương hiệu.

20. Người dùng Facebook sẽ theo dõi một thương hiệu để nhận được ưu đãi đặc biệt

39% người dùng tích cực theo dõi các thương hiệu cung cấp quà tặng, cuộc thi và ưu đãi trên trang của họ.

21. Facebook cho phép bạn xem những người đã xóa hoặc bỏ qua các yêu cầu kết bạn của bạn

22. Bạn có thể lưu một bài đăng trên Facebook để xem sau

Bạn muốn quay lại một cái gì đó thu hút sự chú ý của bạn khi bạn đang cuộn qua nguồn cấp tin tức của bạn? Đây chính là cách dành cho bạn.

23. Bạn có thể tải xuống một bản sao của tất cả mọi thứ bạn đã thực hiện trên Facebook

Tất cả bạn phải làm là vào “Cài đặt”, sau đó nhấp vào “Thông tin của bạn”, sau đó chọn “Tải xuống thông tin của bạn”.

24. Bạn có thể ngừng nhận thông báo cho bạn bè Ngày sinh nhật

25. Bạn có thể tìm hiểu bạn dành bao nhiêu thời gian trên Facebook

Nhấp vào menu “Thêm”, sau đó vào “Cài đặt và Quyền riêng tư”. Từ đó, bạn sẽ tìm thấy thời gian của mình trên Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Đa dạng hoá định dạng quảng cáo có thể thúc đẩy “sức khoẻ thương hiệu”

Theo Case Study sau đây từ Twitter, chúng ta sẽ thấy rằng việc đa dạng hoá các định dạng quảng cáo (Ad Formats) có thể giúp tăng cường các số liệu hay ‘sức khoẻ của thương hiệu’ (Brand Health) đến như thế nào.

Đa dạng hoá định dạng quảng cáo có thể thúc đẩy 'sức khoẻ' thương hiệu

Brief:

  • Đa dạng hoá định dạng quảng cáo giúp nâng ý định nghiên cứu về thương hiệu của người tiêu dùng lên gấp sáu lần, trong khi ý định mua hàng tăng lên gấp đôi, theo kết quả nghiên cứu mà Twitter, Magna và IPG Media Lab đã chia sẻ.
  • Định dạng quảng cáo “lượt xem đầu tiên” nhằm thu hút sự chú ý xuất hiện ở đầu nguồn cấp nội dung (top of the content feed) trên ứng dụng di động của Twitter có hiệu quả về chi phí cao hơn 27% trong việc ảnh hưởng đến ý định mua hàng so với các quảng cáo khác nếu xuất hiện đầu tiên. Nghiên cứu giúp chỉ ra rằng các thương hiệu có thể cải thiện hiệu quả của các chiến dịch bằng cách đưa các chiến dịch nhằm mục tiêu thu hút sự chú ý của khách hàng lên đầu tiên.
  • Định dạng quảng cáo video cuộn lên trước (pre-roll video ads) của Twitter cũng giúp tăng cường độ nhận biết thương hiệu và các số liệu khác. Định dạng quảng cáo video cuộn lên trước giúp thúc đẩy hơn 8% mức độ nhận thức về sản phẩm và ý định nghiên cứu thêm về thương hiệu. Nghiên cứu được khảo sát trên 4.000 người dùng Twitter, 6 lĩnh vực khác nhau và sự kết hợp của 136 mẫu quảng cáo.

Insight:

Sau nghiên cứu, Twitter mong muốn các thương hiệu có thể sử dụng hiệu quả hơn nền tảng của mình để tăng cường các số liệu chính như mức độ nhận biết/nhận thức thương hiệu và ý định mua hàng. Điều này đáp ứng được nhu cầu của các nhà quảng cáo về việc có thể đo lường được mức độ hiệu quả kinh doanh của thương hiệu sau quảng cáo.

Phát hiện của mạng xã hội này cũng cho thấy các thương hiệu có thể đạt được kết quả tốt hơn từ sự kết hợp đa dạng của các định dạng quảng cáo. ‘Sự pha trộn’ cho phép các thương hiệu thu hút sự chú ý của người dùng bằng cách kể một câu chuyện dài hơn về thương hiệu của mình.

Các kết quả từ nghiên cứu định dạng quảng cáo của Twitter xuất hiện khi mạng xã hội này đang tăng cường nỗ lực bán hàng trong quý 3 và quý 4, bao gồm việc tập trung vào các mùa mua sắm chính.

Doanh thu quảng cáo của Twitter đã tăng thêm 3 triệu USD lên mức 682 triệu USD trong quý 1 so với một năm trước khi cuộc khủng hoảng do dịch làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền tảng này.

Twitter ngày càng ‘khắt khe’ trong các chính sách kiểm duyệt nội dung của mình, trong đó bao gồm cả việc dán nhãn các tweet của Tổng thống Trump với các cảnh báo về các tweet được cho là có thông tin không chính xác, kích động bạo lực.

Tổng thống Donald Trump cũng đã phản ứng điều này bằng cách ký một lệnh hành pháp để hạn chế sự bảo vệ pháp lý cho các công ty truyền thông mạng xã hội.

Các vấn đề chính trị có khả năng ảnh hưởng đến các mạng xã hội thậm chí còn nhiều hơn khi cuộc bầu cử ở Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11 tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Alibaba vượt Facebook và trở thành công ty có giá trị đứng thứ 6 thế giới

Cổ phiếu Alibaba trên sàn Hong Kong lập kỷ lục chiều nay, kéo vốn hóa của hãng lên 720 tỷ USD – cao hơn Facebook.

Cổ phiếu đại gia thương mại điện tử Alibaba hôm nay tăng 10% trên sàn Hong Kong, chốt phiên tại mức kỷ lục 261,6 đôla Hong Kong một cổ phiếu. Hôm qua, mã này cũng tăng 9% trên sàn New York, lên 257 USD.

Đà tăng giúp vốn hóa Alibaba hiện đạt 5.614 tỷ đôla Hong Kong (720 tỷ USD), cao hơn Facebook (694,5 tỷ USD). Như vậy, Alibaba hiện là công ty giá trị thứ 6 thế giới.

Hãng tư vấn Jefferies cho rằng nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu Alibaba do lo ngại bỏ lỡ thời cơ khi công ty này lãi lớn. Jefferies đặt khuyến nghị “mua” cho mã này, với giá mục tiêu 307 đôla Hong Kong.

“Alibaba kinh doanh khá vững chắc với nhiều mô hình, và hiện có triển vọng phục hồi tốt nhờ lợi thế công nghệ. Trong quý II, chúng tôi dự báo kết quả kinh doanh của họ sẽ khả quan, với mảng thương mại điện tử cốt lõi vẫn là con gà đẻ trứng vàng”, các nhà phân tích tại Jefferies nhận xét.

Trong 21 nhà phân tích được Bloomberg theo dõi, tất cả đều khuyến nghị mua cổ phiếu Alibaba, với giá mục tiêu 263 đôla Hong Kong. Alibaba là cái tên tiên phong trong làn sóng công ty Trung Quốc niêm yết thêm tại Hong Kong sau khi IPO tại Mỹ. Công ty này bắt đầu giao dịch trên sàn Hong Kong từ tháng 11/2019.

Công ty giá trị nhất thế giới hiện vẫn là Saudi Aramco. Đại gia dầu mỏ Saudi Arabia làm IPO tháng 12/2019, hiện có vốn hóa 1.770 tỷ USD.

Câu lạc bộ vốn hóa nghìn tỷ USD của thế giới hiện có 5 thành viên: Aramco, Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet – công ty mẹ Google. Top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới còn có Alibaba, Facebook, Tencent, Berkshire Hathaway và Visa.

Dù vậy, ông chủ Tencent Pony Ma hiện vẫn là người giàu nhất Trung Quốc và thứ 18 thế giới, với tài sản 64,4 tỷ USD. Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma đứng nhì với 52 tỷ USD. Theo số liệu của Bloomberg, tài sản của Jack Ma tăng 2,7 tỷ USD hôm nay, còn Pony Ma tăng 2,5 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo SCMP/VnExpress

Facebook thêm các khoá học miễn phí với chủ đề “Quản lý cộng đồng hiệu quả”

Điều này có thể rất hữu ích cho các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội – Các khoá học quản lý cộng đồng mới này được đào tạo trên nền tảng Blueprint của Facebook.

Facebook thêm các khoá học miễn phí với chủ đề "Quản trị cộng đồng hiệu quả"

Chương trình bao gồm một loạt các yếu tố chính sau đây:

  • Xây dựng một cộng đồng trực tuyến – Xác định mục tiêu cộng đồng và nguyên tắc hướng dẫn
  • Thực tiễn tốt nhất để quản lý đối tượng mục tiêu – Bao gồm xây dựng thương hiệu, ra mắt cộng đồng của bạn, xây dựng và hỗ trợ nhóm của bạn và nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác
  • Phục vụ những nội dung có liên quan – Giữ xu hướng và lập kế hoạch cho các hoạt động hướng đến mục tiêu
  • Thu hút và kiểm duyệt một cộng đồng – Bao gồm các hoạt động cộng đồng, kết nối giữa các thành viên, chiến thuật tương tác, các tiêu chuẩn cộng đồng, v.v.
  • Đo lường và phân tích thành công của một cộng đồng

Mỗi yếu tố được chia thành các nhóm riêng, điều này có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua kế hoạch bài học đầy đủ trong thời gian của riêng bạn.

Facebook thêm các khoá học miễn phí với chủ đề "Quản trị cộng đồng hiệu quả"

Khóa học mới này đi kèm với các chương trình giáo dục Blueprint khác nhau của Facebook hiện cũng bao gồm các tài nguyên mới được tạo để giúp các doanh nghiệp xử lý các tác động của COVID-19.

Một số khóa học Blueprint tập trung vào người mới bắt đầu và những khóa khác có thể sẽ vượt qua những điều mà các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội có kinh nghiệm có thể nhận thức được rõ.

Và đối với những người mới bắt đầu xây dựng một cộng đồng, những bài học mới này chắc chắn đáng để được xem xét.

Bạn có thể truy cập khóa học ‘Quản lý cộng đồng hiệu quả’ mới tại đây và tất cả các khóa học Blueprint khác của Facebook tại liên kết này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Dữ liệu người dùng bị ‘đối xử’ quá tệ thời công nghệ

Các ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong clipboard của iPhone bị đánh giá nguy hiểm về mặt bảo mật về dữ liệu cá nhân.

Sau khi iOS 14 beta được phát hành, người dùng iPhone phát hiện ra một số ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong bộ nhớ tạm (clipboard) của máy. Nếu người dùng sử dụng tính năng copy đoạn văn bản, sau đó khởi động ứng dụng, iPhone sẽ hiển thị thông báo “Ứng dụng pasted from” ngay cả khi người dùng chưa thực hiện lệnh dán.

Điều này có nghĩa là ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong clipboard ngay cả khi người dùng chưa đồng ý.

Từ khi được phát hiện hồi đầu năm nay, việc tự động lấy dữ liệu clipboard này đã tạo ra những ý kiến trái chiều.

Theo Mysk, nhà bảo mật đầu tiên phát hiện ra điều này và gửi cảnh báo đến Apple hồi tháng 1/2020, Apple khi đó cho biết “họ không nhận thấy vấn đề gì với lỗ hổng này”.

Từ đó đến nay, các ứng dụng trên iOS và iPadOS vẫn có quyền truy cập không hạn chế vào clipboard của hệ thống. Dù không thừa nhận lỗ hổng, trong bản beta của iOS 14, Apple lại âm thầm bổ sung tính năng hiển thị thông báo với việc paste dữ liệu.

Khắp các diễn đàn trên thế giới, một luồng ý kiến cho rằng các ứng dụng dùng clipboard nhằm giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Chẳng hạn Apollo for Reddit – một ứng dụng chuyên lấy lại các chủ đề trên mạng xã hội Reddit nhưng có thiết kế đẹp và tiện lợi hơn, cũng bị phát hiện tự động lấy dữ liệu trong clipboard.

Tuy nhiên, đơn vị phát triển ứng dụng cho là việc này nhằm giúp app phát hiện khi người dùng copy một liên kết nào từ Reddit để đưa ra gợi ý chủ đề phù hợp.

Zalo chưa đưa ra trả lời về mục đích của việc tự động dán dữ liệu, nhưng nhiều người dùng cho biết chỉ cần copy số điện thoại nào đó, Zalo sẽ tự động tìm và đưa ra gợi ý kết bạn, hoặc khi copy một liên kết từ trình duyệt, ứng dụng cũng hiển thị bản xem trước để người dùng duyệt trước khi gửi tin nhắn.

Một số ứng dụng ngân hàng cũng sử dụng tính năng tự động dán dữ liệu trong clipboard khi người dùng cần nhập mã OTP. Nhiều ứng dụng từ điển tự động tra cứu nếu phát hiện trong clipboard có đoạn văn bản chứa tiếng nước ngoài. Từ đó, giúp người dùng giảm một số thao tác.

Phan Anh (Hà Nội), một người dùng iOS nhiều năm cho biết, anh khá bất ngờ trước việc nhiều ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong clipboard, nhưng anh lại cho rằng điều đó không quá nghiêm trọng. “Chỉ khi cần ‘paste’ văn bản thì tôi mới ‘copy’, nên các dữ liệu đó nếu không bị ‘paste’ vào ứng dụng này thì cũng ‘paste’ vào ứng dụng khác.

Dữ liệu trên smartphone vốn đã rất khó bảo vệ, vì vậy nếu được đánh đổi bằng trải nghiệm tốt hơn thì cũng có thể chấp nhận”, anh nói.

Tuy nhiên, việc phải đánh đổi thông tin cá nhân để lấy trải nghiệm cũng khiến nhiều người không hài lòng, đặc biệt khi họ không được lựa chọn mà buộc phải chấp nhận các điều khoản nhà phát triển đưa ra.

“Người dùng ngày nay đang ở vai trò ‘bị ép’ phải cho lấy dữ liệu, bởi nếu không cho, họ có thể không sử dụng ứng dụng được nữa”, anh Bùi An, quản trị viên một diễn đàn công nghệ lớn tại Việt Nam nhận định. Theo anh An, cho dù các nhà phát triển luôn khẳng định sẽ tôn trọng dữ liệu của người dùng, nhưng một khi dữ liệu và tay họ, sẽ rất khó biết chúng sẽ được sử dụng như thế nào.

Nhiều độc giả của VnExpress cũng không đồng tình với cách làm của các ứng dụng hiện nay và cho rằng điều đó đã vi phạm quyền riêng tư của người dùng.

“Quyền riêng tư phải được hiểu là: Cái gì của tôi là của tôi. Không ai được động vào khi chưa có sự đồng ý”, tài khoản Htpcty bình luận trong bài “Nhiều ứng dụng tại Việt Nam tự động lấy dữ liệu iPhone”.

Người này cũng cho rằng, điều đáng lên án là các ứng dụng đã lấy thông tin của người dùng một cách âm thầm, không thông báo. “Đây là sự bất bình đẳng giữa đơn vị phát triển và người dùng, xâm phạm quyền riêng tư của người dùng” tài khoản này bình luận.

Nhiều người cũng chỉ trích Apple vì “thả cửa” cho các ứng dụng tự động lấy dữ liệu trong clipboard mà không thông báo trong điều khoản sử dụng.

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc công ty cổ phần An toàn thông tin CyRadar, nhận định việc này có thể dẫn đến nguy cơ rò rỉ dữ liệu một cách không mong muốn, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, không thể lường trước. “Có thể hiểu đơn giản là mọi ký tự bạn gõ, mọi file bạn xử lý, mọi trang web bạn duyệt… đều có thể bị đọc được bởi một ứng dụng độc hại”, ông Đức nói.

Clipboard là vùng nhớ, lưu trữ dữ liệu tạm thời của người dùng. Chẳng hạn ứng dụng chỉnh sửa ảnh có thể lưu trữ ảnh, ứng dụng Gọi xe có thể lưu trữ dữ liệu về vị trí của thiết bị trong clipboard… Việc các app đọc dữ liệu của nhau, dẫn đến thông tin riêng tư của người sử dụng hoàn toàn có thể bị lộ cho bên thứ ba.

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc trung tâm bảo mật Athena nhận định, việc ứng dụng tự lấy dữ liệu trong bộ nhớ tạm khi chưa được phép, người dùng không biết dữ liệu này sẽ được sử dụng như thế nào là nguy hiểm. “Điều này tạo ra nhiều nguy cơ về mặt bảo mật, đặc biệt nếu các dữ liệu được copy đó là tên đăng nhập, mật khẩu, hay mã OTP ngân hàng”, ông nói.

Đến ngày 30/6, 24 trên tổng số 53 ứng dụng bị nhà bảo mật Mysk phát hiện lấy dữ liệu từ clipboard, đã phải cập nhật để bỏ tính năng này, bao gồm Viber, TikTok, PUBGMobile… Mới đây, Reddit và LinkedIn cũng đã thông báo sẽ tung ra bản cập nhật để loại bỏ việc tự động copy clipboard. Một số ứng dụng phổ biến tại Việt Nam cũng đang trong quá trình rà soát.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

theo enternews

Cổ phiếu Twitter ‘nhảy vọt’ khi công bố nền tảng đăng ký tiềm năng

Cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 11.5% sau phiên ngày 8.7. Công ty này cho biết họ đang chuẩn bị tung ra một nền tảng đăng ký mới dưới một mã code có tên Gryphon. Phía Twitter cũng chưa tiết lộ gì về nền tảng mới này, họ chỉ cho biết họ sẽ làm việc với các nhóm ‘Thanh toán – Payments’ và Twitter.com để hoàn thành dự án này.

Cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 11.5% trong phiên giao dịch chiều ngày 8.7 sau khi công ty này đăng tải một danh sách các công việc cho biết họ đang xây dựng một nền tảng đăng ký dưới tên mã code là Gryphon.

“Chúng tôi đang xây dựng một nền tảng đăng ký (subscription platform) mới, một nền tảng có thể được các đội nhóm khác sử dụng lại trong tương lai. Đây là lần đầu tiên với Twitter! Gryphon là một nhóm các kỹ sư web đang cộng tác chặt chẽ với nhóm Thanh toán (payments team) và nhóm Twitter.com”. Phía Twitter cho biết.

Động thái này có thể giúp đa dạng hóa doanh thu của Twitter bên cạnh doanh thu từ quảng cáo, hiện đang chiếm hơn 80%. Vào quý 4 năm 2019 – trước khi Covid-19 làm đóng cửa nhiều mảng lớn của nền kinh tế và các nhà quảng cáo bắt đầu hạn chế ngân sách chi tiêu – doanh thu quảng cáo của Twitter đã tăng 12% so với quý trước.

Giá cổ phiếu tăng cao cũng có thể được thúc đẩy bởi những bình luận từ Bộ trưởng Ngoại giao, Ông Mike Pompeo cho rằng chính phủ Mỹ đang xem xét việc cấm TikTok, trước đó đã bị cấm ở thị trường Ấn Độ.

Việc cấm TikTok có thể sẽ là cơ hội mới cho các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác như Snapchat và Facebook.

Cổ phiếu của Snapchat đã tăng gần 4.5% vào đầu ngày 8.7, trong khi đó giá cổ phiếu của Facebook cũng đang tăng lên đáng kể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

“Big 4” gồm Apple, Facebook, Google và Amazon cùng điều trần trước Quốc hội Mỹ

Người đưa tin Kara Swisher trên Twitter viết: “Các lãnh đạo công ty công nghệ đều từng phải ra điều trần trước đây nhưng sự tập hợp đủ của bộ tứ quyền lực công nghệ sẽ tạo ra một sự kiện chấn động”.

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 7 này như như một phần trong cuộc điều tra chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện.

Đặc biệt hơn, Tim Cook sẽ ra điều trần cùng các CEO khác của nhóm “Big 4” công nghệ gồm Mark Zuckerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google và Jeff Bezos của Amazon.

Người đưa tin Kara Swisher trên Twitter viết: “Các lãnh đạo công ty công nghệ đều từng phải ra điều trần trước đây nhưng sự tập hợp đủ của bộ tứ quyền lực công nghệ sẽ tạo ra một sự kiện chấn động”.

Mục tiêu của cuộc điều tra hiện nay là tìm hiểu xem, liệu các gã khổng lồ trong giới công nghệ có tận dụng quy mô của họ để tạo lợi thế không công bằng so với các công ty nhỏ hơn hay không.

Quan trọng hơn, đó là câu hỏi liệu việc tận dụng lợi thế của các công ty lớn có ảnh hưởng đến người tiêu dùng hay không.

Trong trường hợp của Apple, các mối quan tâm thường tập trung vào số phần trăm Apple thu từ các khoản thanh toán và đăng ký thuê bao của các ứng dụng trên App Store.

Trong quá khứ, một số người đại diện khác của Apple cũng từng phải ra điều trần trước Quốc hội về chuyện chống độc quyền.

Bên cạnh cuộc điều tra chống độc quyền ở Mỹ sắp tới, Apple sẽ còn phải đối mặt với 2 vụ điều tra chống độc quyền ở châu Âu.

Ở Anh, chính quyền nước này quan tâm đến việc hợp tác mà trong đó Google trả tiền cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Giáo sư Luật tại Đại học Stanford khởi động phong trào tẩy chay Facebook

“Với hơn 2 tỷ người dùng, Facebook có khả năng lan truyền ngôn ngữ kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc với tốc độ chóng mặt ở quy mô toàn cầu”, Jim Steyer, giáo sư ngành luật tại Đại học Stanford kiêm CEO công ty truyền thông Common Sense Media nói.

Jim Steyer, giáo sư luật tại Đại học Stanford, người khởi động phong trào tẩy chay Facebook SHFP. Ảnh: Stephen McCarthy/Getty.

Đó là lời khẳng định mạnh mẽ của người đàn ông đã khởi động phong trào tẩy chay Facebook Stop Hate for Profit (SHFP). Tới nay, hơn 800 công ty đã tham gia phong trào này, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola, Adidas, Ford và Unilever.

Từ giáo sư luật thành nhà hoạt động dân quyền

Facebook, cũng như những nền tảng mạng xã hội khác, đều “có tác động quan trọng đến sự phát triển của xã hội, cũng như là cảm xúc và nhận thức của trẻ em”.

Là người có tâm huyết trong ngành giáo dục và sự phát triển của thế hệ trẻ, Steyer đã sáng lập Common Sense Media, một tổ phức phi lợi nhuận thúc đẩy bảo vệ sự an toàn của trẻ em trên Internet.

Ông bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên, sau đó phụ trách bộ phận luật ở Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu NAACP. Từ năm 1986, ông giảng dạy về luật tự do dân sự ở Đại học Stanford.

Ngoài Steyer, lãnh đạo phong trào SHFP còn có thêm 2 người khác. Sacha Baron Cohne, nghệ sĩ vẽ truyện tranh, người nổi tiếng với những bức hình châm biếm Borat và Ali G. Và Jonathan Greenblatt, người đứng đầu Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL).

Làn sóng biểu tình xuất phát từ cái chết của George Floyd tại bang Minneapolis ngày 25/5 đã thúc đẩy 2 tổ chức đấu tranh dân quyền là Colour of Change và NAACP đứng cùng chiến tuyến với Steyer.

Ý tưởng ban đầu của Steyer và các đồng sự là “đánh vào túi tiền của Facebook”. Được biết, tập đoàn công nghệ này có doanh thu quảng cáo khoảng 70 tỷ USD hàng năm, phần lớn đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chứ không phải là các doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp lớn toàn cầu tẩy chay Facebook

Lời kêu gọi ngừng chi tiêu cho hoạt động quảng cáo trên Facebook ngay lập tức nhận được câu trả lời từ các doanh nghiệp. Thương hiệu thời trang The North Face, trang web tuyển dụng Upwork, nhà bán lẻ Patagonia là những công ty đầu tiên tham gia chiến dịch.

Các công ty xác định sẽ ngừng tất cả hoạt động quảng cáo trên Facebook từ đầu tháng 7, hoặc nếu có sẽ thực hiện trên Instagram và nhắm tới người dùng bằng hệ thống định hướng có tên Facebook Audience Network.

Đến nay, có khoảng 800 doanh nghiệp lớn nhỏ toàn cầu thông báo về việc họ sẽ ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook, đồng lòng tạo áp lực tài chính buộc công ty này phải thay đổi những chính sách của họ.

Steyer nhận thức trước được những bước chuyển mình này, nhưng ngạc nhiên vì phong trào diễn ra nhanh đến vậy. Ông nói “đây chỉ là giai đoạn đầu tiên”.

Bước tiếp theo của phong trào là sự “đoàn kết của các doanh nghiệp toàn cầu”, châu Âu và nước Anh sẽ là những điểm đến tiếp theo. Steyer cho biết họ đã thành lập một văn phòng đại diện ở London, đứng đầu là cựu Bộ trưởng văn hóa Ed Vaizey.

Facebook vẫn khẳng định họ vô tội

“Chúng tôi tin cách tốt nhất để chống lại sự chia rẽ, tổn thương và lời nói kích động là hãy nói về chúng nhiều hơn. Phải cho những nội dung thù địch ra ánh sáng chứ không nên giấu nó trong bóng tối”, Nick Clegg, giám đốc truyền thông của Facebook viết trong thông báo chính thức ngày 2/7.

Gần đây, Facebook liên tục khẳng định công việc của họ là cung cấp một nền tảng để kết nối mọi người, họ không có quyền kiểm duyệt hoặc không chịu trách nhiệm về nội dung thảo luận của người dùng. Tương tự như một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại không chịu trách nhiệm về nội dung hội thoại của 2 người gọi.

Sử dụng điều 230 được ban hành năm 1996, một phần của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act), Facebook tự coi họ là một nhà cung cấp dịch vụ Internet hơn là một đơn vị sản xuất nội dung. Vì thế, họ không chịu trách nhiệm trước pháp luật vì nội dung của người dùng tạo ra.

“Họ là nhà sản xuất nội dung lớn nhất thế giới”, Steyer phản đối.

Một luận điểm mà SHFP đang cố gây áp lực từ Facebook: Công ty này đã lấy đi rất nhiều chi phí quảng cáo từ các doanh nghiệp truyền thông báo chí chính thống. Những đơn vị này phải tuân thủ hàng loạt quy định và trách nhiệm khi xuất bản nội dung, vậy tại sao Facebook lại từ chối thực hiện những nghĩa vụ tương tự.

Ngoài ra, SHFP cho rằng Facebook lựa chọn những trang tin như Breitbart News là “nguồn tin đáng tin cậy” và The Daily Caller “là người cung cấp sự thật” là không đúng. “Ghi nhận 2 trang tin tức này thể hiện sự ủng hộ chủ nghĩa dân tộc da trắng”, Steyer nói.

Cho rằng Facebook còn những vấn đề chính trị liên quan tới Tổng thống Trump và cuộc bầu cử sắp tới, tuy nhiên Steyer xác định chiến dịch SHFP chỉ tập trung về việc yêu cầu các nền tảng xã hội xem xét nội dung thù địch, thông tin sai lệch và phân biệt chủng tộc. Trong đó, Facebook là nghi phạm lớn nhất.

“Tôi còn trẻ và còn nhiều thời gian cho cuộc đấu tranh này, tôi xem đây là nhiệm vụ của cuộc đời mình”, Steyer chia sẻ về tương lai của bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Instagram Reels sắp ra mắt tại Ấn Độ sau lệnh cấm TikTok được ban hành

Sau quyết định của Ấn Độ về việc cấm TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc vì lo ngại về quyền riêng tư, Instagram sẽ ra mắt Reels, đối thủ với TikTok ở thị trường này.

Instagram Reels sắp ra mắt tại Ấn Độ sau lệnh cấm TikTok được ban hành

Cuộc thử nghiệm ở Ấn Độ cũng diễn ra chỉ vài ngày sau khi Facebook công bố ứng dụng Lasso (Cạnh tranh với TikTok) sẽ ngừng hoạt động vào ngày 10 tháng 7.

Ngoài Ấn Độ, Instagram Reels cũng sẽ ra mắt ở Brazil và gần đây là Pháp và Đức. Không những vậy, một phát ngôn viên của Instagram cho biết là họ sẽ còn mở rộng hơn sang các thị trường khác.

Không giống như Lasso, vốn là ứng dụng riêng biệt, Instagram Reels đã được thiết kế để trở thành một tính năng trong chính ứng dụng Instagram.

Reels cho phép người dùng tạo và đăng các video ngắn 15 giây được cài đặt với nhạc hoặc âm thanh khác, tương tự như TikTok.

Cũng giống như TikTok, tính năng này cung cấp một bộ công cụ chỉnh sửa – như đồng hồ đếm ngược và các công cụ điều chỉnh tốc độ video nhằm mục đích giúp ghi lại những nội dung sáng tạo một cách dễ dàng hơn.

Sau sự ra mắt của Reels năm ngoái tại Brazil, Instagram đã cập nhật tính năng dựa trên phản hồi của người dùng. Người dùng cho biết họ muốn có một không gian để biên soạn nội dung của họ và xem những nội dung được tạo bởi người dùng khác.

Để giải quyết những lo ngại này, Instagram đã chuyển Reels sang một không gian dành riêng trên trang profile của người dùng và hiện đã làm nổi bật Reels trong phần Khám phá.

Điều này mang đến cho Reels khả năng lan truyền mạnh mẽ bằng cách lọt vào mắt xanh của những người dùng Instagram, những người chưa từng theo dõi tài khoản của những người sáng tạo (content creator). (Trước đây, Reels chỉ có sẵn cho Instagram Stories, điều này đã hạn chế mức độ tiếp xúc của người dùng với Reels).

Để bắt đầu làm Reels ‘toả sáng’, vào tháng 6 vừa rồi Facebook tuyên bố đã tham gia một thỏa thuận toàn cầu với Saregama, một trong những nhãn hiệu âm nhạc lớn nhất Ấn Độ, cho phép sử dụng bản quyền âm nhạc trong video cùng các trải nghiệm mạng xã hội khác trên cả Facebook và Instagram.

Facebook cũng có thỏa thuận với các nhãn hiệu Ấn Độ khác, bao gồm Yash Raj Films, Zee Music Company và T-Series. Với kho âm nhạc hơn 100.000 bản nhạc huyền thoại âm nhạc của Ấn Độ và nhiều thể loại khác thì đây cũng có thể coi là môt ‘bước đệm’ lớn cho Reels có thể tiến xa hơn trên quốc gia này.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm lý tưởng để Reels đến Ấn Độ, do quốc gia này quyết định cấm TikTok cùng nhiều ứng dụng Trung Quốc khác.

Lệnh cấm các ứng dụng Trung Quốc đã đánh bật TikTok ra khỏi thị trường lớn nhất bên ngoài Trung Quốc của ứng dụng này, đồng thời để lại cơ hội lớn cho Instagram tham gia và đón người dùng mới cho Reels.

Trước khi bị ‘xóa sổ’, TikTok đã tích lũy được hơn 200 triệu người dùng ở Ấn Độ, đây là một mất mát đáng kể cho ứng dụng video có trụ sở tại Bắc Kinh này.

Tuy nhiên, Instagram không phải là không có sự cạnh tranh cho những nhóm người dùng đó. Theo tờ Reuters, gần đây đã có sự gia tăng phổ biến đối với các ứng dụng chia sẻ video khác của Ấn Độ, chẳng hạn như Roposo, Chingari và Mitron.

Roposo là ứng dụng vừa tăng thêm 22 triệu người dùng chỉ trong hai ngày sau khi Ấn Độ cấm TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: TechCrunch/wersm

Facebook phải đối mặt với cáo buộc nghe lén người dùng

Liên quan đến Facebook, tòa án phúc thẩm liên bang đã từ chối xem xét lại phán quyết trước đó của mình rằng công ty này có thể đã vi phạm luật riêng tư của liên bang và tiểu bang bằng cách theo dõi người dùng thông qua nút ‘Like’.

Facebook phải đối mặt với cáo buộc nghe lén người dùng

Trong một lệnh ngắn được ban hành trong tuần này, Tòa phúc thẩm vòng 9 đã từ chối yêu cầu của Facebook về một phiên điều trần mới liên quan đến vấn đề này. Tòa án phúc thẩm cho biết rằng không ai trong số các thẩm phán trong vòng 9 yêu cầu bỏ phiếu để xem xét lại ứng dụng của Facebook.

Phán quyết được đưa ra vào tháng Tư bởi một hội đồng gồm ba thẩm phán, trong đó đã xem xét lại một khiếu nại tập thể cho rằng Facebook đã vi phạm một số điều luật, bao gồm cả một đạo luật liên bang, vi phạm trong việc chặn các phương tiện truyền thông điện tử mà không có sự đồng ý của ít nhất một đảng phái.

Xung đột bắt đầu từ năm 2011, khi một số người dùng cáo buộc trong một khiếu nại được hành động tập thể rằng Facebook đã xâm phạm quyền riêng tư của họ bằng cách thu thập dữ liệu của họ thông qua các tiện ích trên mạng xã hội.

Người tiêu dùng cho biết Facebook đã thu thập dữ liệu của mình bất cứ khi nào họ truy cập vào website thông qua nút “Like”, ngay cả khi người dùng đã đăng xuất khỏi dịch vụ.

Vụ kiện được đưa ra ngay sau khi một nhà lập trình người Úc, Nic Cubrilovic báo cáo rằng Facebook có thể xác định người dùng bất cứ khi nào họ truy cập các website bằng nút “Like”. Vào thời điểm đó, Facebook nói rằng đó chỉ là một “lỗi” cho phép công ty này nhận dữ liệu về những người dùng đã đăng xuất.

Công ty cũng hứa sẽ sửa lỗi và cho biết họ không bao giờ giữ lại dữ liệu ràng buộc ID của người dùng với các website họ truy cập. (Các hoạt động của Facebook sau đó đã thay đổi; hiện tại nó thu thập một số thông tin từ người dùng đã đăng xuất.)

Cũng vào thời điểm này, thẩm phán Tòa án Quận của Hoa Kỳ tại San Jose – California, Ông Edward Davila đã bác bỏ vấn đề này vào năm 2017.

Ông đã đưa ra phán quyết vào thời điểm đó rằng khiếu nại không hợp lệ khi kết luận rằng Facebook đã vi phạm luật nghe lén liên bang bằng, thay vào đó người dùng có thể sử dụng trình chặn cookies, sử dụng cài đặt trình duyệt ẩn danh hoặc cài đặt trình riêng tư để ngăn chặn việc ‘lộ’ dữ liệu.

Ông Edward Davila cũng cho biết người dùng đã không chứng minh được rằng họ bị ‘tổn thương’ về kinh tế do các vi phạm quyền riêng tư được cáo buộc.

Người dùng sau đó đã kháng cáo đến vòng 9, nơi đã làm ‘hồi sinh’ phần lớn các khiếu nại. Các thẩm phán phúc thẩm phán quyết rằng các cáo buộc, nếu đúng, có thể cho thấy Facebook phạm luật pháp nghe lén liên bang bằng cách chặn các liên lạc mà không có ít nhất một sự đồng ý của một bên.

Các thẩm phán đặc biệt bác bỏ ý kiến ​​cho rằng nút ‘Like’ trên Facebook tự nó chỉ là một phần tham gia vào hoạt động giao tiếp giữa nhà xuất bản và người dùng.

Các thẩm phán cũng cho biết người dùng có thể tiến hành các cáo buộc rằng Facebook đã vi phạm luật riêng tư của California.

Tháng trước, Facebook đã yêu cầu một phiên điều trần mới trước ít nhất 11 thẩm phán. Công ty này lập luận rằng các cáo buộc, ngay cả khi là sự thật, sẽ không chứng minh được sự vi phạm luật nghe lén liên bang.

“Nhiều công ty sử dụng cookies và dữ liệu người giới thiệu để cải thiện nội dung mà họ cung cấp cho người dùng”, Facebook đã viết trong một bản kiến ​​nghị.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via mediapost

Tại sao TikTok chiếm được trái tim người dùng ngoại trừ người làm Marketing

TikTok xuất hiện và nhanh chóng trở thành đối thủ của các công ty công nghệ lâu năm như Netflix, YouTube, Snapchat, and Facebook. 

Với hơn 700 triệu lượt tải xuống vào năm 2019, TikTok đã vượt qua Facebook và Facebook Messenger cũng như Instagram và Snapchat và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau WhatsApp.

Theo số liệu của Business of Apps, hiện TikTok có mức độ thâm nhập (penetration) cao nhất ở châu Á, nơi có hơn một phần ba người dùng trong độ tuổi 16-64 có tài khoản TikTok.

Tuy nhiên, theo ước tính của Tech in Asia, TikTok vẫn đang theo sau nhóm ứng dụng của Facebook trong khu vực khi nói đến người dùng hoạt động hàng tháng (MAU – Monthly Active Users).

Theo số liệu từ App Annie và Sensor Tower, TikTok có số lượt tải xuống nhiều hơn so với các ứng dụng của Facebook (Facebook, Messenger, WhatsApp và Instagram) trong khu vực vào quý 1 năm 2020.

Mặc dù với sức hút người dùng và doanh thu rất ấn tượng, tuy nhiên TikTok hiện không phải là ứng dụng ‘chiếm được lòng tin’ của những người làm Marketing.

Cụ thể, hơn một nửa trong số 10 Agency mà Tech in Asia đã có cơ hội phỏng vấn vẫn chưa tìm được khách hàng mong muốn quảng cáo trên ứng dụng của TikTok, trong khi phần còn lại nói rằng khách hàng của họ đang chi tiêu ít hơn 10% ngân sách quảng cáo cho TikTok.

TikTok vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất – Performance-based Advertising.

Một ví dụ khác về vấn đề này đó là trường hợp của Hustlr, một Content Marketing Agency đang làm việc với rất nhiều khách hàng ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương).

Ông Jeremy Ong, người sáng lập của Agency này cho hay: “Các thuật toán máy học và khả năng đo lường hành vi người dùng của TikTok chưa thực sự hiệu quả như Google hay Facebook đã làm”.

Ông này còn cho biết thêm: “Khách hàng của chúng tôi hầu hết đang tìm kiếm các kết quả cụ thể như doanh số, chuyển đổi trong ứng dụng và website, lượt ghé thăm cửa hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, điều mà hiện Facebook và Instagram làm tốt hơn rất nhiều so với TikTok”.

Tiếp đó, Ông Marcus Ho, Giám đốc điều hành của Brew Interactive, một digital marketing agency có trụ sở tại Singapore chia sẻ: “TikTok không thực sự được xây dựng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất. Đó là lý do tại sao nó chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng chi tiêu quảng cáo mỗi tháng cho tất cả các khách hàng của chúng tôi”.

Tuy nhiên Ông Marcus Ho cũng cho biết thêm: “TikTok kém hiệu quả hơn về mặt quảng cáo, nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng nó hoạt động tốt hơn đối với sự tham gia của thương hiệu nói chung thông qua nội dung thương hiệu. Tỷ lệ tham gia luôn ở mức cao trên nền tảng này”.

Điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của TikTok

Hầu hết các nhà Marketers đều thừa nhận rằng, cơ sở dữ liệu người dùng trẻ tuổi của TikTok là nguyên nhân chính khiến ứng dụng nay đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên đây cũng chính là ‘gót chân asin’ của nó.

Người dùng trẻ tuổi thường không có sức mạnh chi tiêu mạnh mẽ, do đó dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi hơn.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của TikTok nói rằng đó là một quan niệm sai lầm phổ biến, nền tảng này chỉ được sử dụng bởi một nhân khẩu học nhất định, thêm vào đó là những người dùng của mọi lứa tuổi hoạt động trên ứng dụng. Trọng tâm chính của ứng dụng này là đa dạng hóa nội dung của nó, bất kể ở độ tuổi nào đều có thể sử dụng.

Uplab, một công ty chuyên về sản xuất video ngắn cho hay: “Chúng tôi đã chạy và nhận thấy với những sản phẩm có giá dưới 4 USD sẽ được bán khá tốt trên nền tảng này, đừng cố gắng bán những sản phẩm có giá cao hơn”.

Điều gì sẽ khiến quảng cáo trên TikTok hiệu quả hơn

Digital Business Lab chia sẻ: “Muốn quảng cáo trên TikTok hiệu quả thì không chỉ xây dựng các nội dung thu hút được người dùng mà còn phải liên quan đến họ, ngoài ra nội dung trên TikTok cần mang tính chất hài hước và giải trí cao để hạn chế người dùng ‘lướt’ qua chúng.

Red Bull hay Nike là một trong những thương hiệu có sự hiện diện rất mạnh mẽ trên TikTok và quảng cáo Red Bull là một ví dụ điển hình về cách đặt vị trí sản phẩm tinh tế được sử dụng như một chiến thuật để nâng cao nhận thức về thương hiệu của người dùng.

Lồng ghép quảng cáo nhẹ nhàng được xem là ‘chiêu’ để quảng cáo được trở nên được hiệu quả hơn trên nền tảng này. Khi người dùng cảm thấy họ đang ‘bị bán hàng’ họ sẽ rời quảng cáo ngay lập tức nên từ đó thương hiệu nên có sự kết hợp sáng tạo với các thông điệp nhẹ nhàng, gần gũi thì sẽ hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via techinasia

Apple ra mắt iOS 14 tạo ra vô vàn bất lợi cho Google và Facebook

Phiên bản iOS mới đã đánh vào nỗi sợ của ngành quảng cáo trực tuyến khi sẽ cảnh báo người dùng nếu hành vi lướt web của họ được theo dõi.

Ngày 3/7, 16 nhà quảng cáo trực tuyến tại châu Âu đã phản đối tính năng mới trên iOS 14 buộc ứng dụng xin ý kiến trước khi theo dõi hành vi người dùng trên các ứng dụng và website khác, vốn là những thông tin cần thiết để hướng đối tượng quảng cáo, đo lường hiệu quả marketing.

Theo Business Insider, 16 tổ chức quảng cáo – một số được hậu thuẫn bởi Facebook và Google, đã đồng loạt chỉ trích Apple do không tôn trọng hệ thống công nghiệp quảng cáo dưới luật pháp châu Âu.

Nếu iOS 14 áp dụng thay đổi trên, ứng dụng phát hành tại châu Âu sẽ phải xin ý kiến đến 2 lần (một lần theo yêu cầu của Quy định bảo vệ dữ liệu chung châu Âu, một lần theo yêu cầu của Apple), làm tăng nguy cơ người dùng không cho phép theo dõi.

Facebook và Google là những cái tên nổi tiếng trong số hàng nghìn công ty liên tục theo dõi hành vi người dùng để nắm bắt sở thích, thói quen tìm kiếm phục vụ quảng cáo – một trong các mảng chiếm tỉ lệ doanh thu cao nhất của Facebook và Google.

Về phía Apple, hãng cho biết tính năng mới nhằm mang lại sự minh bạch cao hơn cho người dùng về cách thông tin của họ được sử dụng. Khi giới thiệu iOS 14, Apple mô tả rằng các lập trình viên có thể hiện nhiều cửa sổ khác nhau để mô tả lý do, cách thu thập dữ liệu trước khi hỏi ý kiến người dùng.

Cửa sổ hỏi ý kiến sẽ ghi rằng ứng dụng “cần cấp quyền để theo dõi bạn trên các ứng dụng, website thuộc công ty khác”, kèm đoạn giải thích ngắn bên dưới tùy ứng dụng.

Dù vậy, các nhà quảng cáo cho rằng cửa sổ hỏi ý kiến và cách Apple cho các lập trình viên giải thích vẫn mang đến “nguy cơ từ chối cao từ người dùng”, Reuters đưa tin.

Kỹ sư Apple nói rằng công ty sẽ tạo ra công cụ đo lường hiệu quả marketing phục vụ cho các nhà quảng cáo. Nếu sử dụng công cụ này, ứng dụng sẽ không cần hiện cửa sổ xin phép theo dõi người dùng, tuy nhiên các công cụ chỉ thu thập dữ liệu tổng hợp ẩn danh chứ không phải dữ liệu chi tiết.

Đây không phải lần đầu xảy ra mâu thuẫn giữa Apple và các nhà quảng cáo. Năm 2017 và 2018, tính năng chặn theo dõi ITP (Intelligent Tracking Prevention) trên trình duyệt Safari đã khiến ngành quảng cáo phản ứng dữ dội bởi lo rằng doanh thu quảng cáo sẽ giảm.

Đó cũng là lo ngại tương tự mà các nhà quảng cáo đưa ra với tính năng mới trên iOS 14.

Trên iOS 13 phát hành năm ngoái, Apple đã bổ sung cửa sổ hỏi ý kiến khi ứng dụng chuẩn bị theo dõi vị trí. Theo hãng nghiên cứu Location Sciences, 80% người dùng đã từ chối tất cả yêu cầu theo dõi vị trí trong những tuần đầu sử dụng iOS 13.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Zoom ‘bị đe doạ’ bởi JioMeet – Ứng dụng được ‘chống lưng’ bởi Facebook và Intel

Zoom, một trong số ít trường hợp thành công nhờ đại dịch Covid-19, giờ phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh mới từ tỉ phú vừa lọt Top 10 người giàu nhất hành tinh Ông Mukesh Ambani.

Zoom 'bị đe doạ' bởi JioMeet - Ứng dụng được 'chống lưng' bởi Facebook và Intel

Theo Bloomberg, Reliance Industries của ông Ambani, tập đoàn được Facebook và Intel Corp rót hàng tỷ USD đầu tư vào mảng kỹ thuật số, mới ra mắt ứng dụng họp trực tuyến JioMeet sau khi thử nghiệm beta.

Ứng dụng đã có đến hơn 100.000 lượt tải sau khi có mặt trên Google Play Store tối 2/7.

Tương tự Google Meet, Microsoft Teams và những ứng dụng khác, JioMeet cung cấp các cuộc gọi có độ phân giải cao không giới hạn. Nhưng JioMeet không giới hạn thời gian 40 phút như Zoom. Các cuộc gọi có thể diễn ra trong vòng 24 giờ và được mã hóa, bảo vệ bằng mật khẩu, theo công ty.

JioMeet được ra mắt trong bối cảnh Ấn Độ cấm hàng chục ứng dụng phổ biến từ các đại gia công nghệ Trung Quốc, bao gồm TikTok của ByteDance và UC Web của Alibaba, với lý do rủi ro bảo mật và quyền riêng tư.

Ứng dụng họp trực tuyến JioMeet thuộc mảng kỹ thuật số đang mở rộng thần tốc của tỷ phú Ấn Độ. Hôm 3/7, Reliance công bố Intel Capital đã đầu tư 253 triệu USD vào đơn vị Jio Platforms của tập đoàn.

“JioMeet sẽ là một tay chơi mới đáng gờm. Chỉ riêng việc các cuộc gọi của nó không giới hạn thời gian đã là một thách thức lớn đối với Zoom”, Bloomberg dẫn lời Giám đốc điều hành Utkarsh Sinha tại Bexley Advisors nhận định.

Jio Platforms đã mở rộng một loạt dịch vụ từ truyền phát nhạc đến bán lẻ và thanh toán trực tuyến. Giống như nhiều nơi khác, các ứng dụng họp trực tuyến trở thành “phao cứu sinh” cho hàng triệu người Ấn Độ bị mắc kẹt ở nhà vì dịch Covid-19.

zoom-marketingtrips

Đúng vào thời điểm này, Zoom đang bị người dùng cáo buộc về lỗi bảo mật. Ứng dụng bị buộc tội đứng về phía Trung Quốc sau khi hủy kích hoạt tài khoản của các nhà hoạt động dân chủ tại Mỹ và Hong Kong.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Một nhóm HACKER ANONYMOUS khuyên người dùng nên xoá TikTok

Tổ chức tin tặc này cũng dẫn lại bài viết cho rằng TikTok như mã độc, người dùng không nên sử dụng và hãy xoá luôn ứng dụng.

Một nhóm HACKER ANONYMOUS khuyên người dùng nên xoá TikTok

“Hãy xóa TikTok ngay bây giờ. Nếu bạn biết ai đó sử dụng ứng dụng này, hãy giải thích với họ đây là phần mềm theo dõi do chính phủ Trung Quốc tạo ra”, nội dung đoạn tweet ngày 1/7 của nhóm tin tặc ẩn danh.

Nhóm hacker lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok

Đoạn tweet cũng dẫn lại bài viết của một người dùng tự nhận là kỹ sư, chia sẻ trên Reddit cho rằng không chỉ nội dung từ clipboard, TikTok còn ăn cắp nhiều thứ hơn thế. Tiktok lấy nhiều dữ liệu hơn Facebook, YouTube, Instagram hay bất kỳ ứng dụng nào mà bạn biết.

Công việc của tôi là đảo ngược công nghệ bên trong các ứng dụng di động, phân tích cách chúng hoạt động và xây dựng thêm chức năng của bên thứ ba xung quanh ứng dụng đó… Và tôi khuyến nghị mọi người không nên dùng ứng dụng này nữa“, Bangolor chia sẻ.

Phần lớn chúng ta đã bình thường hóa việc cung cấp thông tin cá nhân của mình. Nhiều người không còn kỳ vọng nhiều vào quyền riêng tư hay bảo mật thông tin cá nhân nữa. Vì vậy, việc cấp cho TikTok dữ liệu của bản thân họ, vốn là tiền, cũng là điều không mấy ngạc nhiên.

Những người này cho rằng họ quá bình thường để ai đó chọn làm mục tiêu tấn công. Nói cách khác, họ cho rằng bản thân không có gì để che giấu. Sự thờ ơ này xuất phát từ việc nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc bảo mật ở mọi cấp độ“, Bangolor viết.

Bangolor cho rằng có lý do chính đáng để một vài quốc gia cấm TikTok, “Đừng sử dụng nó nữa. Đừng để con cái bạn dùng nó. Nói với bạn bè xóa ngay ứng dụng này. Bạn có thể giải trí những nội dung tương tự ở những nền tảng khác mà không phải giao nộp thông tin của mình cho chính phủ Trung Quốc“.

TikTok hiện vẫn chưa lên tiếng xác minh những cáo buộc này.

TikTok đang trở thành nỗi lo ngại ở nhiều quốc gia

Theo Bored Panda, một kỹ sư máy tính giấu tên với 15 năm kinh nghiệm nhận định dù Facebook vướng phải bê bối bảo mật Cambridge Analytica, Instagram thừa nhận làm lộ số điện thoại và tài khoản người dùng, “dù vậy, những ứng dụng này vẫn là thiên đường bảo mật so với TikTok”. Nói cách khác, Tiktok còn nguy hại hơn Facebook.

Đây quả là khoảng thời gian khó khăn cho ứng dụng Trung Quốc. Sau khi đạt lượng người dùng kỷ lục trong thời gian Covid-19 diễn ra, TikTok liên tiếp chịu những cáo buộc về việc ăn cắp thông tin riêng tư của người dùng.

Ngày 29/6, Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho rằng ứng dụng này “gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ”.

Sau đó, TikTok cùng 58 ứng dụng khác đã bị quan chức nước này cấm cửa. Chính phủ Ấn Độ cho rằng các ứng dụng bị cấm đặt ra mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này.

Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng nước này đến máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Công ty chủ quản vì thế đánh mất luôn thị trường béo bở còn chưa kịp khai thác hết.

Theo Forbes, động cơ đằng sau quyết định trên của nhà nước Ấn Độ còn xuất phát từ căng thẳng quân sự leo thang với Trung Quốc. Trong khi đó, TikTok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.

Tại Mỹ, TikTok gây nỗi ám ảnh cho giới chức nước này về vấn đề an ninh mạng, thậm chí bị quân đội Mỹ cấm sử dụng. Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa ứng dụng này vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Điều gì sẽ xảy ra sau chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook?

Tuần trước, hàng loạt công ty ra mặt ủng hộ chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook #StopHateForProfit. Chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng nào?

Facebook hiện có khoảng 8 triệu nhà quảng cáo. Nếu muốn mạng xã hội này bị tác động, cần phải có hiệu ứng đám đông cực lớn.

Facebook báo hiệu họ có ý định “chơi” theo luật của mình. Trong biên bản 1.600 chữ gửi các nhà quảng cáo mà CNBC được xem, Phó Chủ tịch phụ trách Giải pháp kinh doanh toàn cầu Carolyn Everson viết: “Tôi thực sự hi vọng các ngài biết chúng tôi không thay đổi chính sách vì áp lực doanh thu.

Chúng tôi đặt ra chính sách dựa trên các nguyên tắc thay vì lợi ích kinh doanh”. Bà khẳng định tẩy chay nhìn chung không phải con đường để phát triển cùng nhau.

Tuần trước, sau khi Sleeping Giants – liên minh các tổ chức vận động – kêu gọi các nhà quảng cáo ngừng chi tiền trên Facebook vào tháng 7, hơn 100 công ty – trong đó có Verizon, Coca-Cola, Starbucks, The North Face – đã tham gia. Các tổ chức này muốn Facebook siết chặt chính sách phát ngôn thù địch, giải quyết nạn tin giả.

Năm 2019, Facebook mang về 69,7 tỷ USD doanh thu quảng cáo toàn cầu nhờ vào hàng triệu nhà quảng cáo. Dù một số chi đậm hơn nhiều người khác, cần phải có một nhóm lớn cùng rút khỏi Facebook mới có thể đánh vào tài chính. Song, tài chính không phải mục đích cuối cùng của liên minh Sleeping Giants.

Trong buổi phát trực tiếp trên Facebook, CEO Mark Zuckerberg thông báo công ty sẽ thay đổi chính sách để cấm phát ngôn thù địch trong quảng cáo. Người đứng đầu Facebook không trực tiếp nhắc đến chiến dịch tẩy chay.

Rashad Robinson, Chủ tịch Color for Change – một nhóm trong liên minh, không đánh giá cao cách giải quyết của Zuckerberg. Trên mạng xã hội Twitter, ông viết: “Nếu đây là phản hồi mà anh ta gửi đến các nhà quảng cáo lớn đang rút hàng triệu USD từ công ty, chúng ta không thể tin năng lực lãnh đạo của anh ta”.

Tiếp theo là gì?

Trong ghi chú của Bank of America, các chuyên gia nhận xét Verizon có tiềm năng tạo ảnh hưởng đối với các nhà quảng cáo khác. Tác động của tẩy chay có thể không cao vì Facebook có nhiều nhà quảng cáo.

Song nếu các nhân vật quan trọng trong các lĩnh vực lớn tham gia, hiệu ứng quả cầu tuyết hay hiệu ứng đám đông trong ngắn hạn sẽ xuất hiện. Điều đó dường như cũng đúng với Unilever.

Các chuyên gia của Bank of America dự đoán sẽ có quy định nghiêm khắc hơn về phát ngôn thù địch và có thể vài chính sách mới về xác thực nội dung.

Trong khi đó, sau khi Unilever tuyên bố hành động của mình, các nhà phân tích của Bernstein nhận xét chiến dịch tẩy chay lần này khác với chiến dịch #deletefacebook năm 2018 sau bê bối Cambridge Analytica.

“Hoàn cảnh hiện tại rất khác. Ai tham gia và ai không tham gia chiến dịch tẩy chay rất rõ ràng, các nhãn hàng im lặng bị xem là đồng lõa”, chuyên gia của Bank of America nhận định.

Giới phân tích tin rằng các nhãn hàng khác cũng sẽ tẩy chay Facebook, Twitter và sẽ mở rộng hơn trong tháng 7 tới. Google cũng có thể bị liên đới. Coca-Cola thông báo tạm dừng quảng cáo trên tất cả mạng xã hội trên toàn cầu.

“Sẽ có nhiều thương hiệu làm theo và nếu không có gì thay đổi, sẽ không dễ dàng để một thương hiệu đã tẩy chay lại quay lại quảng cáo ngay vào tháng 8.

Điều ấy sẽ rất thiếu tôn trọng đối với liên minh Sleeping Giants. Tuy nhiên, vẫn có hàng dài các nhà quảng cáo vui mừng lấp chỗ trống quảng cáo khi có sẵn”.

Ngoài ra, sự xáo trộn lại trở thành cơ hội cho người chơi khác. Một phần ngân sách lẽ ra chi cho Facebook sẽ xuất hiện trên Snapchat, Pinterest, Amazon… giới phân tích nhận định.

Mark Zuckerberg vẫn kiên định với lập trường mà CEO này cho là đúng. Song, nếu có đủ số lượng nhãn hàng tham gia tẩy chay, có thể người đứng đầu Facebook sẽ phải đặt lại câu hỏi về lập trường này. Ngược lại, nếu nhà quảng cáo bắt đầu không đạt mục tiêu doanh thu, họ sẽ cảm thấy cần phải trở lại Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ictnews

Chạy quảng cáo cạnh nội dung “xấu” – các nhãn hàng thiệt hại đến mức nào?

80% người tiêu dùng Mỹ cho biết sẽ tránh hoặc ngừng mua một sản phẩm nếu sản phẩm đó được quảng cáo cạnh một nội dung cực đoan, độc hại trên mạng.

Facebook đang đối mặt với cuộc khủng hoảng khi hơn 100 thương hiệu hàng đầu thế giới đồng loạt tẩy chay quảng cáo mang tên Stop Hate for Profit (Ngừng kiếm tiền từ sự thù địch) nhằm phản ứng việc mạng xã hội này không kiểm soát những nội dung độc hại, mang tính thù địch, phân biệt đối xử trên nền tảng của mình.

Honda, Pepsi và Hershey’s là những cái tên mới nhất hưởng ứng chiến dịch tẩy chay này cùng những tên tuổi như Verizon, Unilever, P&G, Coca-Cola với việc ngừng quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội của Facebook đến hết tháng 7 hoặc hết năm 2020.

Chiến dịch tẩy chay này có thể là tạo ra những tác động mang tính bước ngoặt đối với các công ty truyền thông xã hội, vốn thu lợi khủng từ quảng cáo nhưng lại không sẵn sàng hoặc không thể đảm bảo rằng chúng không chìm trong những nội dung độc hại.

Hủy hoại danh tiếng vì quảng cáo cạnh nội dung xấu độc

Theo một nghiên cứu của tổ chức Trustworthy Accountability Group (TAG) vào năm 2019, 80% người Mỹ sẽ tránh hoặc ngừng mua một sản phẩm nếu sản phẩm đó được quảng cáo cạnh một nội dung cực đoan hoặc độc hại trên mạng.

Đây là khảo sát được phối hợp thực hiện cùng Brand Safety Institute (BSI), với 1.017 người tham gia để xem sức ảnh hưởng của việc đặt sai vị trí quảng cáo ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của họ. 73% người tham gia khảo sát tin rằng việc đặt các quảng cáo sáng tạo bên cạnh những nội dung độc hại trên Facebook huỷ hoại danh tiếng của các thương hiệu.

Mối quan ngại lớn nhất đối là nội dung ‘người lớn’, với 72% người được hỏi cho rằng các thương hiệu nên hành động để quảng cáo của họ không có liên quan tới những nội dung này.

Nội dung bạo lực cũng là một mối lo khác đối với khách hàng. 70% người tham gia khảo sát nói rằng các thương hiệu nên ưu tiên hành động để ngăn chặn quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh những nội dung bạo lực.

Có tới 90% nói rằng các nhãn hàng phải đảm bảo quảng cáo của họ không chạy trên những trang web hay ứng dụng có nội dung độc hại hoặc không phù hợp. Chỉ 2% nói rằng các thương hiệu không phải chịu trách nhiệm khi việc này xảy ra.

“Khảo sát này cho thấy những rủi ro thực sự với doanh thu của một công ty đến từ một cuộc khủng hoảng về an toàn thương hiệu”, Mike Zaneis, CEO của TAG và cũng là đồng sáng lập của BSI.

“Những ảnh hưởng về danh tiếng có thể khó đong đếm, nhưng khách hàng nói rằng họ sẽ phản ứng bằng cách đóng hầu bao nếu các thương hiệu không có những động thái cần thiết để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình khỏi những rủi ro như phát ngôn thù địch, độc hại và vi phạm bản quyền”.

Các nhãn hàng: Không khoan nhượng

 

Unilever, công ty tuyên bố dừng quảng cáo trên Facebook cũng như Instagram và Twitter, cho biết: “Tiếp tục quảng cáo trên những nền tảng này chẳng mang lại giá trị gì cho khách hàng của chúng tôi và cả cộng đồng.

Chúng tôi công nhận nỗ lực của các đối tác, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là với những phát ngôn thù địch, gây chia rẽ trong thời điểm bầu cử nhạy cảm tại Mỹ”.

Trong khi đó, nhà mạng Verizon cho biết sẽ dừng quảng cáo trên Facebook và Instagram cho đến khi Facebook có “một giải pháp chấp nhận được” để xử lý những nội dung độc hại, theo Wall Street Journal.

“Chúng tôi đang áp dụng những chính sách nghiêm ngặt về nội dung và tuyệt đối không khoan nhượng. Chúng tôi sẽ hành động nếu những chính sách đó bị vi phạm”, đại diện Unilever cho biết.

Coca-Cola Co. cũng tuyên bố dừng quảng cáo trên tất cả nền tảng mạng xã hội trong ít nhất 30 ngày, bao gồm Facebook.

“Chúng tôi sẽ nhân cơ hội này để đánh giá lại các tiêu chuẩn và chính sách quảng cáo của mình, nhằm xem liệu có cần phải đưa ra những thay đổi trong nội bộ hay không và chúng tôi kỳ vọng các đối tác mạng xã hội sẽ loại bỏ những nội dung thù địch, bạo lực và không phù hợp trên nền tảng của họ”, CEO James Quincey của Coca-Cola cho biết trong một thông cáo.

Trong thông báo dừng quảng cáo trên Facebook, thương hiệu Ben & Jerry’s – thuộc sở hữu của Unilever – kêu gọi Facebook “hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn việc các nền tảng mạng xã hội của mình bị lợi dụng nhằm chia rẽ dân tộc; đàn áp cử tri; xúi giục, kích động phân biệt chủng tộc và bạo lực; và làm suy yếu nền dân chủ của nước Mỹ”.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tamara Rogers, giám đốc marketing của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK), cho rằng “vấn đề Facebook là một thách thức thật sự” mà mọi nhà tiếp thị đang phải đối mặt. Dù đánh giá cao những nỗ lực của Facebook để giải quyết các vấn đề, tình hình hiện tại rất phức tạp.

“Đến một lúc nào đó, khi mọi thứ bùng lên đến mức mà chúng tôi rơi vào tình thế tiêu cực, chúng tôi phải đảm bảo gìn giữ hình ảnh thương hiệu của mình.

Các thương hiệu của chúng tôi phục vụ mọi người, vì vậy chúng tôi cần phải làm những điều đúng đắn”, bà Rogers nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Facebook và Twitter ‘đáp trả’ đến nạn tẩy chay quảng cáo đang dâng cao toàn cầu

Unilever cho biết họ sẽ rút quảng cáo từ Facebook, Instagram và Twitter trong phần còn lại của năm 2020 để đáp lại những ‘phát ngôn gây thù hận’ trên các trang truyền thông mạng xã hội.

Unilever, công ty đứng sau các thương hiệu toàn cầu như Dove, Lipton, Comfort, Sunsilk, Sunlight, Hellmann… đang rút quảng cáo từ Facebook và Twitter ở Mỹ trong phần còn lại của năm, hành động này của Unilever là tiếp nối danh sách ngày càng nhiều các công ty đang phản đối các trang truyền thông magj xã hội với nhiều phát ngôn gây thù hận trong thời gian gần đây.

Unilever cho biết trong một tuyên bố, họ cũng có kế hoạch rút quảng cáo từ Instagram thuộc sở hữu của Facebook trong năm nay. Lý do chính dẫn đến các cuộc tẩy chay này là vì các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter… tiếp tục cho phép những nội dung thù địch và có hại lan truyền trên các trang của họ, theo Liên đoàn Chống phỉ báng (Anti-Defamation League).

“Tiếp tục quảng cáo trên các nền tảng này vào thời điểm này sẽ không tăng thêm giá trị cho mọi người và xã hội”. Unilever cho biết.

Unilever đã cùng Patagonia, The North Face và những người khác tuyên bố tẩy chay quảng cáo tạm thời trên Facebook vào tuần trước. Thương hiệu kem của Unilever, Ben & Jerry, đã tham gia tẩy chay vào đầu tuần, trước cả công ty mẹ của nó.

Công ty Hershey cũng cho biết họ sẽ ngừng quảng cáo trên Facebook trong tháng 7 và cắt giảm quảng cáo trên một phần ba trong phần còn lại của năm nay.

Coca-Cola tuyên bố lệnh dừng quảng cáo vào ngày 26.6.

“Chúng tôi sẽ dành thời gian này để đánh giá lại các tiêu chuẩn và chính sách quảng cáo của mình để xác định xem có cần sửa đổi trong nội bộ hay không và chúng tôi không mong đợi gì hơn đối với các đối tác truyền thông mạng xã hội của mình là nên loại bỏ hết các nội dung thù địch, bạo lực, phỉ báng khỏi nền tảng của mình”. Phía Coca-cola cho biết.

Phản hồi từ phía Facebook

Facebook đã công bố các chính sách mới để đáp lại những phát ngôn gây thù hận vào cùng ngày 16.6- bao gồm cả chính sách sẽ dán nhãn cho bất kỳ bài đăng nào vi phạm chính sách của mình nhưng vẫn đủ đáng tin để duy trì trực tuyến. Facebook cũng sẽ xóa tất cả các bài đăng mang tính kích động bạo lực hoặc tìm cách đàn áp cử tri.

Người phát ngôn của Facebook, Bà Ashley Zandy cho biết: “Công ty của chúng tôi vẫn đầu tư hàng tỷ đô la mỗi năm để giữ an toàn cho cộng đồng của mình”.

“Chúng tôi biết rằng chúng tôi còn nhiều việc phải làm và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhóm dân quyền, (Liên minh toàn cầu về truyền thông có trách nhiệm – Global Alliance for Responsible Media) và các chuyên gia khác để phát triển thêm nhiều công cụ, công nghệ và chính sách để tiếp tục trong cuộc chiến này”, Vị phát ngôn này cho biết thêm.

Facebook đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt trong vài tháng qua vì cho phép các tuyên bố của Tổng thống Donald Trump được giữ nguyên trên trang của mình, ngay cả khi trang mạng xã hội Twitter đã thực hiện các bước để dán nhãn và hạn chế chúng.

Cụ thể, Facebook đã bị những người ủng hộ quyền công dân và chính nhân viên của mình xiên xẹo vì đã để cho Tổng thống Trump đăng bài nói rằng “khi nạn cướp bóc bắt đầu, vụ nổ súng bắt đầu” vẫn tồn tại trên nền tảng của Facebook.

Năm ngoái Facebook đã kiếm được khoảng 70 tỉ USD quảng cáo và vẫn ‘nhắm mắt làm ngơ’ trước các hành động đàn áp cử tri trắng trợn trước bầu cử.

Facebook đã củng cố các nhóm và công nghệ dành riêng cho việc loại bỏ ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch trong vài năm qua, nhưng theo một số nhà phê bình cho rằng những nỗ lực này của Facebook là chưa đủ.

Đến lượt phía Twitter lên tiếng

Unilever là công ty đầu tiên cũng đưa Twitter vào lệnh cấm quảng cáo gần đây. Phó chủ tịch các giải pháp khách hàng toàn cầu của Twitter, Bà Sarah Personette cho biết họ có các chính sách nhằm bảo vệ mọi người trên môi trường trực tuyến.

“Chúng tôi rất tôn trọng các quyết định của đối tác của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc và liên lạc chặt chẽ với họ trong thời gian này”, Bà cho biết thêm trong một tuyên bố nhằm đáp lại lệnh cấm của Unilever.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via washingtonpost

Unilever và Coca Cola đột ngột ngừng mọi quảng cáo trên mạng xã hội ở phạm vi toàn cầu, chuyện gì đang xảy ra?

Unilever, Coca Cola đều là những nhãn hàng có ngân sách quảng cáo hàng năm lên tới hàng tỷ USD.

Cổ phiếu của Facebook và Twitter đã giảm mạnh trong ngày thứ 6 sau khi Unilever – một trong những công ty chi mạnh tay cho quảng cáo nhất trên thế giới nói rằng họ sẽ ngưng tất cả các quảng cáo ở Mỹ trên cả 2 nền tảng này từ nay cho tới hết năm.

Unilever – công ty sở hữu nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng thế giới thường có ngân sách quảng cáo tới 8 tỷ USD mỗi năm. Họ nói rằng sẽ không quảng cáo trên Facebook và Twitter cũng như Instagram từ nay tới cuối năm do những bài đăng chỉ trích chính trị mà những người dùng của các mạng xã hội kể trên đăng.

“Tiếp tục quảng cáo trên những nền tảng này vào lúc này sẽ không tạo thêm giá trị cho mọi người và xã hội”, tuyên bố của Unilever nêu rõ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình và sẽ điều chỉnh nếu cần thiết”.

Cổ phiếu Facebook ngay lập tức giảm sau tuyên bố này. Cụ thể đóng cửa phiên ngày thứ 6, cổ phiếu của họ giảm 8,3% xuống còn 216,08 USD/cổ phiếu. Trong khi đó cổ phiếu Twitter giảm 7,4% xuống còn 29,05 USD/cổ phiếu.

CEO Facebook là Mark Zuckerberg đã có phản hồi vào hôm thứ 6 về tình trạng ngày càng có nhiều những thông tin sai lệch được đưa lên nền tảng của họ. Anh tuyên bố công ty sẽ dán nhãn mọi bài đăng liên quan tới bầu cử với đường link khuyến khích người dùng xem tại trung tâm tin tức cho người bầu cử và mở rộng định nghĩa về những bài đăng vi phạm.

Quyết định của Unilever được cho là giống với nhiều công ty tiêu dùng có tiếng khác gồm cả Patagonia và Verizon Communications. Tất cả những công ty này đều cho rằng các nền tảng công nghệ – đặc biệt là Facebook thu lợi từ những bài đăng có chiều hướng ghét bỏ và truyền bá thông tin sai lệch của người dùng.

Nhiều nhóm vận động đã kêu gọi các công ty ngừng chi tiền quảng cáo cho các nền tảng thuộc sở hữu của Facebook. Chi nhánh Honda ở Mỹ cũng cho biết họ sẽ tham gia tẩy chay và tạm dừng quảng cáo trên Instagram và Facebook vào tháng 7. Unilever được cho là làm mạnh tay hơn khi kéo dài thời gian ngừng quảng cáo tới hết năm và mở rộng sang cả nền tảng Twitter.

Thông tin mới nhất cho thấy một số nhãn hàng khác là Coca Cola cũng tuyên bố động thái tương tự. Tuy nhiên, phía Coca Cola cho biết họ sẽ ngưng mọi quảng cáo trên các mạng xã hội trên phạm vi toàn cầu trong vòng 30 ngày. “Coca Cola sẽ tạm dừng mọi quảng cáo trả tiền trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội trên toàn cầu trong ít nhất 30 ngày.

Chúng tôi sẽ dành thời gian này để đánh giá lại các chính sách quảng cáo của mình để xác định xem có cần sửa đổi hay không. Chúng tôi cũng mong đợi trách nhiệm giải trình và tính minh bạch cao hơn từ các đối tác truyền thông xã hội”, đại diện Coca Cola nói trong tuyên bố.

Đến nay đã có trên 100 công ty tham gia vào phong trào “tẩy chay” các mạng xã hội.

“Chúng tôi đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để giữ cho sự an toàn trong cộng đồng và làm việc liên tục với các chuyên gia bên ngoài nhằm xem xét và cập nhập những chính sách phù hợp.

Chúng tôi biết sẽ có nhiều việc hơn phải làm và sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức nhân quyền và các chuyên gia để phát triển thêm các công cụ, công nghệ, chính sách để chiến đấu với việc này”, đại diện Facebook nói.

Phong trào tẩy chay Facbook lan rộng sau khi CEO Mark Zuckerberg nói rằng một loại các bài đăng của tổng thống Trump về các cuộc biểu tình liên quan đến phân biệt chủng tộc không vi phạm các quy tắc của công ty.

Trước đó, một bài đăng của tổng thống Trump liên quan tới việc biểu tình cướp bóc bị gắn nhãn vi phạm trên Twitter nhưng lại không vi phạm trên Facebook. Ngay sau đó, một vài nhân viên Facebook đã tập hợp và kêu gọi phản đối điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Facebook đào tạo Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp thông qua chương trình ‘Summer of Support’

Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đang tìm cách chuyển hoạt động kinh doanh lên môi trường trực tuyến để giảm thiểu tác động của COVID-19, Facebook vừa thông báo chương trình đào tạo Digital Marketing kéo dài 6 tuần với tên gọi ‘Summer of Support’ cho chủ yếu là SMBs.

Facebook đào tạo Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp thông qua chương trình 'Summer of Support'

Facebook cho biết:

“Chúng tôi mang đến những khoá học Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp, với 6 tuần của lớp học doanh nghiệp sẽ có cơ hội được học hỏi từ các chuyên gia kinh tế, các bài giảng từ các doanh nhân nỗi tiếng. Tất cả những điều này sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp sớm trở lại các hoạt động kinh doanh sau Covid-19”.

Những nội dung học chính trong 6 tuần:

Tuần 1: “The Changing World” – Thế giới đang thay đổi

Thế giới đang trong tình trạng thay đổi nhanh chóng. Không chỉ là nói về các cuộc khủng hoảng về sức khỏe, mà đổi mới, chính bản thân nó đã đưa chúng ta vào một tình trạng luôn cần sẵn sàng để thay đổi theo. Để doanh nghiệp của bạn thành công, điều quan trọng là phải hiểu cách đáp ứng với thực tế mới này.

Tuần 2: “Resilience”  – Khả năng phục hồi

Đôi khi cơ hội có thể trông giống như một thất bại. Các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có thể biến thất bại thành một hướng đi mới. Doạnh nghiệp cần tìm hiểu làm thế nào để trở nên kiên cường hơn trong những khoảnh khắc thay đổi và làm thế nào để biến suy thoái thành cơ hội.

Tuần 3: “Reinvention” – Tái cấu trúc

Các cơ hội chuyển đổi có thể ngoài tầm với, bạn có thể phải tái cấu trúc doanh nghiệp để đối phó với những khó khăn. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để tái cấu trúc doanh nghiệp từ đó bạn có thể ‘chớp’ lấy các cơ hội mới trong giai đoạn chuyển đổi này.

Tuần 4: “Re-Emergence” – Tái xuất hiện

Khi khủng khoảng kết thúc, bằng cách nào bạn bước vào một bức tranh mới? Tái xuất hiện thành công vào thị trường có nghĩa là doanh nghiệp cần hiểu được đâu là điểm mấu chốt mình cần giữ và đâu là điểm cần được cải tiến và phát triển.

Tuần 5: “Customers & Commerce”  – Khách hàng và thương mại

Nếu bạn là một tài sản cho khách hàng của bạn trong những thời kì khủng hoảng, bạn sẽ có được thành công khi nền kinh tế tăng trở lại. Chúng tôi sẽ chỉ cho doanh nghiệp cách làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên thiết yếu hơn thông qua các quy trình tập trung vào khách hàng và thương mại thông minh hơn.

Tuần 6: “Community” – Cộng đồng

Các doanh nghiệp thiết yếu giúp cộng đồng của họ mạnh mẽ và phát triển. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để giữ vững nguồn lực xã hội và kinh tế sôi động tới cộng đồng của mình. Tuy nhiên “cộng đồng” là bạn định nghĩa chứ không phải chúng tôi. Nó tuỳ thuộc vào bạn.

Tất cả các khoá học sẽ được diễn ra online tại Summer of Support, cùng những thông tin khác được cập nhật từ Facebook for Business Page.

Khoá học đang đồng hành cùng với một loạt các đối tác bao gồm Dell, PayPal, American Express và Small Business Roundtable.

‘Nó miễn phí, nó sẽ cung cấp những hiểu biết và lời khuyên mới từ chính các chuyên gia nội bộ của Facebook và nó có thể giúp bạn tối đa hóa các nỗ lực digital marketing của mình. Bạn nên tham gia cùng chúng tôi’. Facebook cho biết thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Những ứng dụng online phổ biến nhất thế giới ‘phiên bản’ thập niên 80

Chắc chắn những ứng dụng này sẽ mang phong cách cổ điển 1 chút, retro 1 chút chứ không còn tối giản, tinh tế như hiện nay nữa.

Ngày nay, các ứng dụng di động đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong đời sống của con người, giúp họ có được những trải nghiệm giải trí hoàn toàn mới và đôi khi còn lại trợ thủ đắc lực trong quá trình học tập và làm việc của họ.

Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây theo sự phát triển bùng nổ của smartphone, nhưng những ứng dụng như Facebook, YouTube hay Spotify giờ đã phổ biến tới nỗi ai cũng có thể nhận ra dù chỉ cần nhìn thoáng qua logo hay giao diện của chúng.

Tuy nhiên, loạt ứng dụng này sẽ có diện mạo thế nào nếu chúng tồn tại trong những năm 80, thời điểm mà công nghệ chưa thực sự tiến bộ như bây giờ?

Nhà thiết kế đồ hoạ Luli Kibudi, 28 tuổi đến từ Argentina, đã vận dụng sự sáng tạo của mình để đưa ra lời giải đáp cho vấn đề này, trong 1 dự án có tên “Once Upon A Time” (Ngày xửa ngày xưa).

Không chỉ thay áo mới cho những app nổi tiếng nhất hiện nay, cô còn tạo ra 1 phong cách restro cổ xưa, khá phù hợp với những năm 80 khiến ai xem xong cũng phải trầm trồ.

Nhắc đến phong cách retro thì không thể thiếu được hình ảnh chiếc băng cát-xét, “tổ tiên” của Spotify cũng như nhiều nền tảng phát nhạc trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.
Microsoft Word chẳng qua chỉ là phiên bản cao cấp hơn của chiếc máy đánh chữ thôi mà.
Còn đây là WhatsApp phiên bản có dây.
Tuổi thơ của 8x, 9x chắc cũng từng nhiều lần phải ra tiệm bán băng ghi hình để cày những bộ phim yêu thích, giờ thì chỉ cần đóng tiền hàng tháng cho Netflix là xong.

Chia sẻ với Bored Panda, Luli cho biết: “Ý tưởng này đến với tôi khá tình cờ, khi tôi có dịp nhìn thấy hình ảnh của Diskette trên Internet và thấy nó khá giống với iCloud, nhưng là của những ngày xa xưa. Vì phải dành phần lớn thời gian ở nhà bởi đại dịch Covid-19 nên tôi đã quyết định triển luôn dự án này cho nó vui.

Sau khi thống nhất concept chung, tôi bắt đầu nghiên cứu đến những hình ảnh, những đặc điểm mỹ thuật mà tôi thường sử dụng ngày còn bé và tìm cách liên kết chúng với logo của những ứng dụng phổ biến ngày nay. Ngoài ra, tôi còn mất khoảng 3 ngày để nghĩ tên cho dự án, và cuối cùng chốt lại với “Once Upon A Time“.

Ngày xưa muốn tìm việc, hay tìm nhà cho thuê thì chỉ biết dựa vào những bài đăng trên báo giấy mà thôi.
Pinterest của những năm 80 là 1 kho ảnh thực tế chứ không phải trực tuyến như hiện nay.
Gmail đơn giản vẫn là gmail, nhưng được làm bằng giấy và muốn “soạn thảo thư” thì phải viết bằng tay.
Bách khoa toàn thư trước khi được số hoá.

Chia sẻ về thời gian cô dành cho mỗi bức minh hoạ trong dự án của mình, Luli cho biết: “Nó còn phục thuộc vào mức độ đơn giản của từng ứng dụng.

Với những ứng dụng đơn giản như Spotify hay Netflix thì tôi làm khá nhanh, chỉ tốn khoảng 30 phút. Những cái phức tạp hơn như LinkedIn, Pinterest hay Gmail thì phải mất đến vài giờ đồng hồ, ít cũng phải 3 tiếng”.

Cô chia sẻ rằng dự án này rất thú vị và cô muốn dành nhiều thời gian để thực hiện nó chỉn chu nhất có thể. Luli chia sẻ: “Tôi thực sự yêu thích mọi công đoạn, từ việc nghiên cứu các ứng dụng này, kết hợp với những yếu tố retro cho đến khâu chỉnh sửa chi tiết hình ảnh để cho ra sản phẩm cuối cùng“.

Bây giờ xem YouTube trên smart TV thì quá đơn giản, nhưng trên TV đen trắng thì gần như là không thể.
Dịch vụ lưu trữ iCloud nhưng không còn sử dụng điện toán đám mây nữa.
Facebook – Cuốn sách hình ảnh.

Luli là 1 nhà thiết kế đồ hoạ với 10 năm kinh nghiệm, với thế mạnh trong lĩnh vực quảng cáo và marketing. Cô chia sẻ: “Chuyên ngành tôi học là graphic design và cũng từng kinh qua 1 số khoá học ngắn về marketing cũng như lập trình.

Tôi có thể thiết kế trong lĩnh vực báo chí (dàn trang), các công ty quảng cáo, truyền thông. Đây đều là những kinh nghiệm quý báu giúp tôi có cơ hội tiếp cận với nhiều vấn đề cũng như đưa ra nhiều phương án giải quyết hơn”. Bạn có thể theo dõi thêm các tác phẩm của Luli tại Instagram hoặc Behance cá nhân của cô.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Thuật toán của TikTok 2023 cho Digital Marketers

Cùng tìm hiểu về các nội dung như thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào, TikTok xếp hạng nội dung dựa trên những yếu tố gì, các mẹo để làm việc với thuật toán TikTok 2023 và hơn thế nữa.

Thuật toán của TikTok 2023
Thuật toán của TikTok 2023 cho Digital Marketers

Thuật toán của TikTok là khái niệm mô tả cách TikTok phân phối, đề xuất và tối ưu nội dung trên nền tảng. Bất chấp những lo ngại xoay quanh việc kiểm duyệt nội dung hay tính an toàn trên nền tảng, TikTok đang cố gắng chứng minh rằng họ không có gì phải che giấu, thuật toán của TikTok là minh bạch và người dùng có thể tin tưởng.

Một số nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài.

  • Thuật toán của TikTok là gì?
  • Thuật toán là gì?
  • Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào.
  • TikTok giải thích thêm về thuật toán của nền tảng.
  • Một vài mẹo để làm việc với thuật toán của TikTok trong 2022, 2023 và hơn thế nữa.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán của TikTok là gì?

Thuật toán của TikTok trong tiếng Anh có nghĩa là TikTok Algorithm, khái niệm đề cập đến cách TikTok thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.

Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào.

“Khi bạn mở TikTok và dừng lại trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn, bạn sẽ được cung cấp một luồng video được quản lý theo sở thích của mình, giúp bạn dễ dàng tìm thấy nội dung và người tạo mà bạn yêu thích.

Nguồn cấp dữ liệu này được cung cấp bởi hệ thống đề xuất cung cấp nội dung cho mỗi người dùng có khả năng quan tâm đến người dùng cụ thể đó”.

TikTok phác thảo các chi tiết cụ thể của hệ thống khuyến nghị/đề xuất (recommendation system) đó. Các trình điều khiển chính xác định video nào xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu (feed) của mỗi người dùng là:

  • Tương tác của người dùng – Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng clip bằng một hashtag nhất định, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong luồng (stream) của mình.
  • Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích, âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó có thể là hashtag.
  • Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu những nội dung được thể hiện cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.

Qua đây chúng ta có thể thấy, thuật toán của TikTok tương tự như thuật toán đang hoạt động trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram – nó là tổng hợp của các yếu tố mà bạn đã tham gia tương tác, sau đó chúng cố gắng hiển thị cho bạn nhiều hơn những nội dung tương tự.

Hiểu và tìm cách ứng dụng thuật toán của TikTok vào các hoạt động digital marketing theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc của các marketer.

TikTok giải thích thêm về thuật toán trên nền tảng.

“Một chỉ số quan trọng nữa là, chẳng hạn như nếu người dùng xem video lâu hơn, sẽ có thể nhận được video tương tự nhiều hơn so với những ai xem video đó ít hơn, rồi tiếp nữa thuật toán sẽ cân nhắc liệu người xem và người tạo video đó có ở cùng một quốc gia hay không để xem xét việc đề xuất video sau này”.

Vì vậy, những người xem video của bạn lâu hơn sẽ có cơ hôi được tiếp cận nhiều hơn (reach). Cũng giống như các nền tảng khác, TikTok sẽ cố gắng kết hợp người dùng mới với những nội dung có liên quan, dựa trên sở thích.

“Nguồn cấp dữ liệu (For You Feed) của bạn không chỉ được định hình bởi sự tham gia tương tác của bạn thông qua chính nguồn cấp dữ liệu.

Ví dụ: khi bạn quyết định theo dõi các tài khoản mới, hành động đó sẽ giúp tinh chỉnh các đề xuất của bạn, cũng như khám phá các hashtag, âm thanh, hiệu ứng và chủ đề xu hướng trên tab ‘Khám phá’.”

“Tính đa dạng là điều cần thiết để duy trì một cộng đồng toàn cầu thịnh vượng và nó mang nhiều cộng đồng của TikTok lại gần nhau hơn.

Cuối cùng, đôi khi bạn có thể bắt gặp một video trong nguồn cấp dữ liệu của bạn có vẻ không phù hợp với sở thích được thể hiện của bạn thì đây có thể là cách tiếp cận đề xuất của chúng tôi:

Việc đa dạng video vào nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn mang đến cho bạn cơ hội bổ sung để tìm hiểu các danh mục nội dung mới, khám phá những người sáng tạo mới và trải nghiệm những quan điểm mới”. TikTok cho biết thêm.

TikTok về cơ bản sẽ giới thiệu các video được chọn, bất chấp mức độ tham gia hoặc trạng thái của người tạo, để đa dạng hóa nguồn cấp dữ liệu. Điều này quan trọng đến mức nào thì điều này rất khó nói, nhưng nó có thể không phải là một sự cân nhắc chính.

Nhưng đây có thể là ‘miếng ngon’ quan trọng nhất trong tổng quan thuật toán của TikTok:

“Trong khi một video có thể nhận được nhiều lượt xem hơn nếu được đăng bởi một tài khoản có nhiều người theo dõi hơn nhờ tài khoản đó đã xây dựng lượng người theo dõi lớn hơn (follower), không phải số lượng người theo dõi cũng không phải các tài khoản có video hiệu suất cao trước đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong hệ thống đề xuất của TikTok”.

Điều này khác hoàn toàn với các nền tảng khác. Về cơ bản, TikTok nói rằng hiệu suất trong quá khứ và trạng thái hồ sơ (profile), hoàn toàn không được xem xét trong thuật toán của nó. Người dùng với lượng theo dõi chắc chắn sẽ có được nhiều lượt tiếp cận hơn, bởi vì nhiều người đang theo dõi họ, nhưng TikTok sử dụng số liệu thống kê video và mức độ tương tác riêng lẻ để hiển thị nội dung.

Về cơ bản, TikTok sẽ nhằm mục đích hiển thị cho bạn nhiều nội dung bạn thích hơn, dựa trên hoạt động của bạn, với mỗi bài đăng được đánh giá độc lập, phù hợp với sở thích đã lưu ý của bạn.

Đối với các nhà làm Marketing, điều đó có thể giúp cung cấp thêm sự hiểu biết về cách tối đa hóa video TikTok của bạn:

  • Mỗi video được tính độc lập.
  • Căn chỉnh theo sở thích xu hướng sẽ giúp bạn kết nối với nhiều người dùng hơn.
  • Có được người xem hết video của bạn (hoặc xem càng lâu càng tốt) có thể giúp video của bạn được hiển thị nhiều hơn.

Không có gì là chắc chắn ở đây cả, nhưng đây là những cân nhắc chính, dựa trên những hiểu biết này, sẽ giúp bạn tối đa hóa hiệu suất của các video trên nền tảng TikTok của bạn.

Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?

Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?
Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?

Hầu hết các nền tảng truyền thông mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Instagram, dựa vào thứ được gọi là “social graph” (biểu đồ xã hội), những nền tảng này sẽ kết nối bạn trong một mạng lưới bao gồm mọi người hay những thứ mà bạn có thể có bất kỳ mối quan hệ nào và sử dụng các thông tin chi tiết (Insight) này để phục vụ cho quảng cáo.

Tuy nhiên, trong khi những gợi ý này được đưa ra với giả định rằng người dùng có cùng sở thích và hành vi mua hàng tương tự như những người mà họ kết nối, sự thật là điều này không đúng như vậy.

Điểm khác biệt chính của TikTok là các thuật toán được xây dựng trên “interest graph” (biểu đồ sở thích). Thuật toán này hoạt động bằng cách sử dụng sở thích và nội dung mà người dùng tương tác, nắm bắt những lượt thích và không thích và sau đó liên kết họ tới những người dùng hay thương hiệu có cùng sở thích đó.

TikTok cũng có khía cạnh biểu đồ xã hội với nguồn cấp dữ liệu theo dõi (Following Feed), nhưng nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) mới là thứ đã thúc đẩy sự phát triển của người dùng và nhà sáng tạo.

Tất cả những gì người dùng phải làm là xem một vài video mà không cần thêm bất cứ một người theo dõi nào, còn lại thuật toán TikTok sẽ nhanh chóng sắp xếp và đề xuất những thứ phù hợp.

Bằng cách nào mà thuật toán của TikTok có thể làm được những thứ nói trên.

Để làm được những thứ nói trên cho người dùng, TikTok sử dụng cái gọi là trí tuệ nhân tạo (AI). AI đóng vai trò là “người chỉ đường”, chúng phát triển theo sở thích đang ngày càng thay đổi của người dùng trong thời gian thực.

Thuật toán này giúp người dùng phát hiện ra những điều gì thú vị cần khám phá mà họ không cần phải tìm kiếm một cách thụ động.

Người dùng có thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh “xã hội” và đó cũng là lý do nhiều người chỉ sử dụng TikTok như một nền tảng khám phá và giải trí đơn thuần.

Nói về AI hay Trí tuệ nhân tạo, rõ ràng là công nghệ này không phải là mới. Nếu bạn đã từng là người dùng của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, AI được sử dụng để đề xuất bạn mua sắm dựa trên những gì những người khác có cùng sở thích đã mua.

Amazon không được xây dựng trên biểu đồ xã hội, vì vậy họ sử dụng hành vi trong quá khứ của người dùng và đối sánh họ với những người có hành vi mua hàng tương tự.

Sự khác biệt với thuật toán của TikTok là nó được siêu cá nhân hóa (hyper-personalized) và nó chính xác một cách kỳ lạ, nó cụ thể cho từng sở thích cá nhân và hiển nhiên sẽ không có chuyện có 2 nguồn cấp dữ liệu giống nhau của 2 người dùng khác nhau.

Một vài mẹo để làm việc với thuật toán của TikTok trong 2023 và hơn thế nữa.

  • Chuyển sang sử dụng tài khoản TikTok Pro.

TikTok hiện cung cấp hai loại tài khoản chuyên nghiệp (Pro) tùy thuộc vào việc bạn là nhà sáng tạo (content creator) hay doanh nghiệp.

Với tài khoản chuyên nghiệp, bạn được quyền truy cập vào các chỉ số và thông tin chi tiết (insights) có thể giúp định hướng chiến lược TikTok của mình và cũng từ đây, bạn có nhiều cơ hội hơn để hiểu khách hàng của mình và những kiểu nội dung họ muốn tương tác nhất.

  • Tối ưu hoá những khoảnh khắc đầu tiên (first moments)

Các thuật toán của TikTok và bản thân nền tảng của nó cũng liên tục thay đổi. Điểm mấu chốt của các video nhận được nhiều tương tác trên TikTok là chúng có khả năng truyền cảm hứng (giải trí) cho người xem.

Vì là định dạng video ngắn, các thương hiệu hay người làm marketing cần thu hút sự chú ý và thể hiện giá trị của nội dung trong những giây đầu tiên.

Theo nghiên cứu của TikTok, các video bắt đầu với một cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như sự ngạc nhiên có thể giúp tăng đến 1,7 lần mức độ tương tác sau đó so với những nội dung bắt đầu bằng những biểu cảm trầm hơn.

  • Viết đoạn chú thích (caption) cuốn hút hơn.

Chỉ với một số lượng ký tự bị giới hạn, bao gồm cả thẻ hashtag, nội dung của phần chú thích cần được trau chuốt hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Hashtag là gì?

Phần chú thích giúp cho người đọc và người xem biết lý do họ nên xem video của bạn, điều này giúp tăng mức độ tương tác và tín hiệu xếp hạng theo thuật toán của TikTok.

Theo gợi ý của TikTok, những video gây được sự tò mò luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với các video còn lại.

  • Chọn thời điểm đăng bài thích hợp.

Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, tương tác tích cực với nội dung là một tín hiệu chính của thuật toán TikTok.

Vào thời điểm có nhiều đối tượng mục tiêu đang trực tuyến và sẵn sàng tương tác nhất, video của thương hiệu có nhiều khả năng tương tác cao nhất.

Để tìm ra những thời điểm mà đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động tích cực nhất trên ứng dụng, hãy kiểm tra số liệu phân tích từ tài khoản Doanh nghiệp hoặc tài khoản Nhà sáng tạo của bạn: Bạn nhấn vào Business Suite, sau đó chọn Analytics.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật toán của TikTok.

  • Thuật toán của TikTok Shop là gì?

TikTok Shop (TikTok Shopping) là nền tảng hay công cụ mua sắm trực tuyến có thể truy cập trực tiếp từ mạng xã hội TikTok. Nó cho phép những người bán, thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đăng tải sản phẩm và bán hàng trên TikTok.

Về bản chất, thuật toán của TikTok Shop cũng tuân theo thuật toán của chính nền tảng TikTok, cách ưu tiên hiển thị nội dung của sản phẩm sẽ dựa trên những gì mà người dùng tương tác nhiều nhất.

  • Thuật toán tăng view TikTok là gì?

Về bản chất, không có cái gọi là “thuật toán tăng view”, nếu bạn có thể hiểu sâu về thuật toán của TikTok thông qua các phân tích ở trên thì đây chính là việc marketer hay nhà sáng tạo nội dung tận dụng sự am hiểu về thuật toán của TikTok để thúc đẩy lượng tương tác trong đó có việc hỗ trợ tăng lượt xem video (view). Đây không phải là một thuật toán riêng biệt.

Kết luận.

Cũng như bất cứ nền tảng nào khác như Facebook, YouTube hay Instagram, hiểu các thuật toán của TikTok trong năm mới 2023 là tư duy căn bản nhất mà các Digital Marketer cần trang bị trước khi quyết định sử dụng nền tảng này để thúc đẩy tăng trưởng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook mua công cụ hack người dùng rồi trao nó cho FBI

Chính cách tiếp cận “quái đản” này đã giúp Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ một kẻ lạm dụng trẻ em hàng loạt, nhưng nó cũng gợi ý nhiều rủi ro tiềm tàng.

Trong nhiều năm, một gã đàn ông ở California (Mỹ) đã quấy rối và khủng bố các cô gái trẻ, tống tiền họ để ép chụp ảnh và quay video khỏa thân, thậm chí hắn còn đe dọa sẽ giết và hãm hiếp họ hoặc khủng bố trường học của họ để đạt được mục đích.

Phần lớn sự lạm dụng này diễn ra qua Facebook, và giờ đây sau nhiều tháng đấu tranh cùng các nỗ lực không mệt mỏi của các bên liên quan thì gã đàn ông có tên Buster Hernandez (còn có biệt danh là Brian Kil) cũng đã nhận tội.

Điều ít ai ngờ là chính Facebook đã trả tiền cho một công ty bảo mật để phát triển vụ hack chính mạng xã hội này để giúp Facebook tìm ra kẻ này.

Theo khám phá của trang tin Motherboard, Facebook đã trả cho một công ty tư vấn an ninh mạng hàng triệu USD để phát triển một công cụ hack mà qua đó có thể xâm nhập vào hệ điều hành Tails vốn tập trung vào quyền riêng tư.

Ứng dụng này được cho là đã tận dụng một lỗ hổng của ứng dụng phát video của Tails để tìm ra địa chỉ IP thực của người xem video.

Theo tiết lộ của các nhân viên hiện tại và cả cựu nhân viên của mạng xã hội này, Facebook đã trao công cụ này cho một người trung gian – người đã trao nó cho các đặc vụ liên bang. Sau đó, FBI nắm được một video nạn nhân gửi cho Hernandez và qua đó cho phép họ tiến hành bắt giữ hắn.

Các tội danh mà Hernandez đã thú nhận khá khủng khiếp, nhưng vai trò của Facebook trong vụ việc cũng đặt ra một số dấu hỏi nghiêm trọng về đạo đức kinh doanh. Liệu một công ty tư nhân có thể mua và khai thác công cụ hack người dùng của chính mình như Facebook đã làm hay không?

Ngoài ra, vụ hack này diễn ra ở trên Tails chứ không phải Facebook và như người phát ngôn của Tails chia sẻ thì việc khai thác lỗ hổng này không hề được thông báo cho nhóm phát triển của họ.

Cũng không rõ liệu FBI có biết Facebook có liên quan đến việc phát triển công cụ khai thác lỗ hổng này hay không. Nhưng đây được cho là lần duy nhất mà Facebook đứng ra giúp cơ quan luật pháp Mỹ hack người dùng và người phát ngôn của mạng xã hội này cho biết công ty không muốn điều này trở thành tiền lệ.

Facebook dường như đã biện minh cho hành động của mình rằng các hành vi của Hernandez là rất nghiêm trọng và khủng khiếp.

Tails không chỉ được giới tội phạm ưa thích sử dụng mà nó còn được hàng ngàn nhà hoạt động chính trị, nhà báo, các quan chức chính phủ và những người đang muốn ẩn mình do lo ngại bạo hành gia đình hoặc những nhà tư tưởng khác biệt sử dụng.

Thậm chí, nó còn được cựu điệp viên CIA Edward Snowden khuyên dùng. Việc khai thác lỗ hổng của nó có thể bị lạm dụng để nhắm vào bất kỳ ai đang dùng Tails OS, chứ không chỉ riêng những kẻ xấu như Hernandez, dù hiện không có bằng chứng nào về việc lạm dụng này nhưng rõ ràng việc Facebook “mở” một cánh cửa hai mặt như thế là rất nguy hiểm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

MeWe: Nền tảng mạng xã hội mới đang tham vọng thay thế Facebook

Một ứng dụng truyền thông mạng xã hội mới được tạo ra với tham vọng ‘thay thế’ Facebook có tên là MeWe, được điều hành bởi Sir Tim Berners-Lee (nhà phát minh của WWW – World Wide Web).

Những người tạo ra nền tảng không có quảng cáo này cho rằng người dùng dịch vụ với sức mạnh áp đảo từ CEO Mark Zuckerberg đã ‘chán ngấy’ với Facebook và Twitter vì sự thiên vị về chính trị, can thiệp bầu cử và cả vi phạm quyền riêng tư của người dùng.

Ứng dụng MeWe, tự gọi mình là “Anti-Facebook” (Chống Facebook) là đơn vị cung cấp dự luật quyền riêng tư đầu tiên của ngành cho các thành viên quyền kiểm soát dữ liệu, tin tức và quyền riêng tư chung trên nền tảng.

Sự thúc đẩy mới nhất của ứng dụng dành cho các thành viên và người dùng xuất hiện sau một bài đăng trên tờ New York Post của người sáng lập và CEO của MeWe, Mark Weinstein: “Tại sao kiểm duyệt phương tiện truyền thông mạng xã hội lại tệ đến như vậy”.

Dự luật về quyền riêng tư của MeWe bao gồm các điểm sau:

  • Bạn sở hữu thông tin cá nhân và nội dung của bạn. Nó rõ ràng không phải của chúng tôi.
  • Bạn không bao giờ nhận được quảng cáo nhắm mục tiêu (target) của bên thứ ba hoặc được nhắm mục tiêu của nội dung của bên thứ ba. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó thật đáng sợ.
  • Bạn có toàn quyền kiểm soát newsfeed của mình và thứ tự cách bài viết xuất hiện.
    Chúng tôi không thao túng, lọc hoặc thay đổi thứ tự các bản tin của bạn. Chỉ có bạn mới có thể làm điều đó.
  • Quyền và quyền riêng tư là quyền của bạn. Bạn kiểm soát chúng.
  • Bạn kiểm soát ai có thể truy cập nội dung của bạn.
  • Bạn có thể từ chối thư mục thành viên (member directory) của chúng tôi để bảo vệ sự riêng tư của bạn.
  • Chúng tôi không bán thông tin cá nhân của bạn cho bất cứ ai.
  • Khuôn mặt của bạn là doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi không sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
  • Bạn có quyền xóa tài khoản của bạn và mang theo nội dung của bạn bất cứ lúc nào bạn muốn, chúng tôi không ràng buộc hay can thiệp.

CEO MeWe, Weinstein đã nói trong chương trình với TEDx Talk (Một Talk Show lớn nhất ở Mỹ và nhiều quốc gia) hồi đầu năm mô tả cái mà ông gọi là “chủ nghĩa tư bản giám sát” của các mô hình kinh doanh nền tảng truyền thông mạng xã hội hiện nay.

MeWe ‘thề’ sẽ không tuân thủ những thiên vị về thương mại hay chính trị trên nền tảng mạng mã hội này.

Không có quảng cáo, không có thao túng newsfeed và không giám sát nguồn cấp dữ liệu của người dùng. Dữ liệu thành viên không được bán cho các nhà quảng cáo, nhà làm Marketing hoặc bất cứ chính trị gia nào.

Theo phân tích nội bộ của nền tảng, MeWe hiện có 8 triệu thành viên và hướng đến khoảng 40 triệu thành viên vào cuối năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Forbes

Facebook chính thức nhảy vào lĩnh vực ‘gọi xe’ bằng việc rót vốn cho Gojek (Indonesia)

Facebook đã đầu tư vào công ty vận chuyển thực phẩm (food-delivery) và gọi xe (ride-hailing) của Indonesia, Gojek.

Gã khổng lồ công nghệ của Mỹ không muốn tiết lộ quy mô đầu tư của mình khi được CNBC liên hệ, nhưng Facebook cho biết trong một bài đăng trên blog vào ngày 2.5 rằng họ nhấn mạnh công ty của họ đang trong nỗ lực giúp đưa các doanh nghiệp nhỏ ‘online’.

CEO của WhatsApp (thuộc Facebook) cho biết: “Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ cả Facebook và Gojek trong mục tiêu trao quyền năng cho doanh nghiệp cũng như góp phần thúc đẩy các vấn đề về tài chính trên toàn quần đảo”.

Ông này còn cho biết thêm: “WhatsApp sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ giao tiếp với khách hàng và bán hàng, và cùng với Gojek, chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể đưa hàng triệu người vào nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển của Indonesia”.

Phía Gojek cũng từ chối tiết lộ quy mô đầu tư.

Khoản đầu tư vào Gojek sau khoản đầu tư trị giá 5,7 tỷ USD mà Facebook đã thực hiện vào tháng 4 vừa rồi tới Ấn Độ thông qua Jio Platforms – công ty con về kỹ thuật số (digital) của tập đoàn Reliance Industries của Ấn Độ, thuộc sở hữu của tỷ phú Mukesh Ambani.

Khoản đầu tư đó đã mang lại cho mạng xã hội này 9,99% cổ phần trong Nền tảng Jio với giá trị doanh nghiệp tiền mặt là 65,95 tỷ USD.

gojek-marketingtrips

Cả Ấn Độ và Indonesia đều thuộc nước có tốc độ tăng trưởng người dùng trực tuyến cao. Điều này mang đến cơ hội quý giá cho các công ty công nghệ toàn cầu như Facebook để xây dựng các dịch vụ thương mại của họ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đặc biệt thông qua dịch vụ nhắn tin WhatsApp.

Bên cạnh Facebook, Gojek đang được ‘chống lưng’ từ một số nhà đầu tư khác như Google và Temasek. Công ty khởi nghiệp Indonesia này có mức định giá 10 tỷ USD, theo CB Insights.

Đối thủ truyền kiếp với Gojek tại thị trường Đông Nam Á là Grab, có trụ sở tại Singapore cùng cạnh tranh trên các lĩnh vực như gọi xe, thanh toán và giao đồ ăn. Cả hai công ty cũng đều nói rằng họ đặt mục tiêu trở thành ‘siêu ứng dụng’ hàng đầu của khu vực – nơi mà tất cả các dịch vụ đều được tích hợp vào trong cùng một ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Facebook theo đuổi văn hóa làm việc từ xa vĩnh viễn

CEO Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ theo đuổi làm việc từ xa ngay cả khi quy định giãn cách xã hội vì dịch bệnh được dỡ bỏ.

facebook-theo-duoi-lam-viec-tai-nha-marketingtrips
Hình: Internet

Theo Zuckerberg, mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ bắt đầu tích cực tuyển dụng từ xa vào tháng 7 và dự đoán khoảng một nửa nhân viên có thể làm việc ngoài văn phòng Facebook trong 5 – 10 năm nữa. Công ty sẽ tính toán kỹ đối với các nhân viên hiện tại dựa trên chức năng công việc và hiệu suất trong quá khứ. Ngày 1/1/2021 là hạn chót để họ cập nhật vị trí mới cho công ty để khai thuế.

Nó tương tự các thông báo mà Twitter và Square của CEO Jack Dorsey đưa ra hồi đầu tháng. Họ là những công ty công nghệ đầu tiên trên thế giới cho phép làm việc từ xa suốt đời. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Facebook lớn hơn nhiều vì có gần 50.000 nhân viên.

Ngoài ra, quyết định của hãng cũng gần như ảnh hưởng đáng kể đến San Francisco (Mỹ), nơi tăng trưởng nhanh chóng từ doanh nghiệp công nghệ gây sức ép lớn đến cơ sở hạ tầng của khu vực.

Facebook vẫn tiến hành kế hoạch tuyển dụng 10.000 kỹ sư và nhân viên sản phẩm trong năm nay, đồng thời xây thêm 3 trung tâm mới tại Atlanta, Dallas và Denver để thi thoảng triệu tập các nhân viên làm việc từ xa tại đây. Zuckerberg cho biết các trung tâm này không phải văn phòng.

Không rõ ảnh hưởng đến chi phí khi chuyển sang làm việc từ xa là thế nào. Tiền tiết kiệm được từ bất động sản, thức ăn và lao động có thể trả cho những khoản chi khác như công tác hay văn phòng tại gia.

Facebook vẫn giữ lại các văn phòng hiện nay, bao gồm trụ sở Menlo Park do kiến trúc sư Frank Gehry thiết kế. Tuy nhiên, gói lương thưởng hậu hĩnh tại Silicon Valley sẽ không được giữ nguyên nếu nhân viên làm tại các khu vực khác trên cả nước.

Lương được điều chỉnh nếu nhân viên chọn sống ở khu vực bớt đắt đỏ hơn. Zuckerberg khẳng định Facebook đang trả lương rất cao, thuộc tốp đầu thị trường nhưng họ trả theo thị trường. Nó khác nhau tùy theo địa điểm và sẽ duy trì nguyên tắc này.

Theo CEO Facebook, khảo sát nội bộ cho thấy khoảng 60% nhân viên muốn cách tiếp cận làm việc linh hoạt, kết hợp giữa làm việc từ xa và tại văn phòng. Trong 60% này, chưa tới một nửa nói sẽ chuyển đi nơi khác nếu được cho phép.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Instagram đã cho phép ‘Creator’ kiếm tiền qua quảng cáo trong IGTV

Lần đầu tiên trong lịch sử, Instagram sẽ bắt đầu chia sẻ doanh thu với người sáng tạo nội dung thông qua quảng cáo trong IGTV và các tài khoản có có ‘dấu tích xác thực’ mà người xem có thể mua trên Instagram Live.

instagram-igtv-marketingtrips

Công ty đã gợi ý rằng quảng cáo sẽ xuất hiện với IGTV trong hơn một năm, việc cung cấp video dạng dài (long-form video) sẽ là hình thức tốt nhất mà người sáng tạo nội dung sẽ được trả tiền.

Tuần tới, quảng cáo sẽ bắt đầu hiển thị trên IGTV chỉ với khoảng 200 đối tác sáng tạo nội dung nói tiếng Anh và đã được phê duyệt, bao gồm Adam Waheed và Lele Pons và từ một số đối tác quảng cáo lớn như Ikea, Puma và Sephora.

Ông Justin Osofsky, Giám đốc vận hành (COO) của Instagram cho biết: “Instagram sẽ chia sẻ doanh thu theo “tiêu chuẩn ngành”, cụ thể là 55% cho những người sáng tạo nội dung (Creators).

Đây cũng là số tiền mà Facebook đã chia sẻ với những người tạo trên Facebook Watch. Mục tiêu cuối cùng của chương trình là mở rộng nhóm phát triển nội dung và tạo ra nhiều người sáng tạo nội dung hơn trên toàn thế giới.

Để bắt đầu, quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện khi mọi người nhấp để xem video IGTV từ các bản xem trước trong nguồn cấp dữ liệu của họ (Feed) và vòng quảng cáo ban đầu sẽ là các video dọc dài tối đa 15 giây. Instagram cũng sẽ thử nghiệm các trải nghiệm khác nhau trong quảng cáo IGTV trong suốt cả năm, nó có thể là ‘skip ads’ chẳng hạn.

COO Osofsky cho biết thêm: để đảm bảo quảng cáo chỉ được hiển thị với những nội dung thân thiện với thương hiệu, người sáng tạo sẽ phải tuân thủ chính sách kiếm tiền trên Instagram, nó có thể khác với các chính sách nội dung thông thường trên nền tảng.

Chẳng hạn, mọi người có thể chửi thề trong các video trên nền tảng, nhưng họ không được phép nếu họ muốn bật kiếm tiền.

Đây chỉ là một cách mà Ông Osofsky nói rằng nó sẽ giúp đảm bảo rằng các thương hiệu Quảng cáo không bao giờ xuất hiện trước nội dung không phù hợp.

Đề cao quyền kiểm duyệt là điều cần thiết để quảng cáo thành công trên IGTV, vì mục tiêu của Instagram IGTV là cạnh tranh trực tiếp với YouTube, đặc biệt là nếu người sáng tạo bắt đầu ưu tiên quay video theo chiều dọc của họ và các thương hiệu chi tiền cho quảng cáo Instagram thay vì YouTube.

Để điều đó xảy ra, IGTV sẽ phải đảm bảo số lượt xem cao cũng như lượt tương tác với quảng cáo.

Hình ảnh: Instagram

Thêm vào đó, các nhà quảng cáo cần biết là, sẽ không bao giờ có việc quảng cáo hiển thị ở đâu đó không an toàn cho hình ảnh thương hiệu hay sản phẩm của họ, điều mà YouTube thường xuyên phải vật lộn để làm.

Ví dụ, vào năm 2019, các nhà quảng cáo đã ‘rút tiền’ từ kênh Youtube vì một báo cáo mô tả chi tiết cách những kẻ ấu dâm tìm thấy video của trẻ nhỏ và sử dụng phần bình luận để nói về cơ thể trẻ em với những nội dung nhạy cảm và không phù hợp.

Trong trường hợp đó, nội dung không phải là vấn đề, mà là những người bình luận, rất khó để có thể xử lý và buộc tội.

Instagram sẽ triển khai việc sử dụng chính con người để kiểm duyệt các video trên IGTV trước khi nó được chấp nhận để kiếm tiền trong giai đoạn đầu tiên này.

Cuối cùng, hy vọng là triển khai kết hợp đánh giá video thông qua con người và phần mềm. Instagram sẽ dựa trên chính sách và công việc kiểm duyệt đã có của Facebook, xét về cả công nghệ và những người thực hiện đánh giá.

Đối với các cách khác để người sáng tạo có thể kiếm tiền, họ có thể bán huy hiệu (dấu tích xác thực) thông qua Instagram Live, sẽ bắt đầu thử nghiệm vào tháng tới với một nhóm nhỏ người sáng tạo nội dung và cả cho doanh nghiệp. Sau đó, nó sẽ mở rộng ra khắp ở Mỹ, Brazil, Anh, Đức, Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Mexico.

Người xem có thể chọn giữa ba huy hiệu (Badges) khác nhau, một với giá 0,99 đô la, một huy hiệu khác với giá 1,99 đô la và một huy hiệu khác với giá 4,99 đô la.

Sau khi mua, họ sẽ xuất hiện trước tên người mua khi họ bình luận, được ưu tiên và tăng lên hàng đầu trong phần bình luận.

“Nhà sáng tạo cũng sẽ có thể nhìn thấy tất cả những người đã mua ít nhất là một huy hiệu xác thực.

Trong thử nghiệm ban đầu này, Instagram sẽ không cắt doanh thu cho những Content Creator (nhà sáng tạo nội dung), nhưng khi chúng tôi mở rộng quy mô sản phẩm này lên, chúng tôi sẽ giới thiệu một chương trình chia sẻ doanh thu tốt nhất có thể”.

COO của Instagram cho biết.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via Theverge

Facebook rơi khỏi top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2019

Apple, Google, Amazon và Microsoft đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu giá trị nhất thế giới 2019 của hãng tư vấn Interbrand.

Interbrand vừa công bố báo cáo “Thương hiệu toàn cầu tốt nhất 2019” với sự thống trị của các hãng công nghệ như Facebook “bay” khỏi top 10. Interbrand là công ty tư vấn thương hiệu thuộc Omnicom Group.

Họ đánh giá giá trị thương hiệu dựa trên kết quả kinh doanh của các sản phẩm và dịch vụ, vai trò của thương hiệu trong quyết định mua sắm của người dùng, sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu cũng như khả năng tạo ra lòng trung thành. Đây là năm thứ 20 Interbrand đưa ra báo cáo này.

Daniel Binns, CEO Interbrand tại New York (Mỹ), cho biết việc Facebook không nằm trong top 10 là do vấn đề quyền riêng tư và bảo mật.

Facebook lần đầu lọt vào báo cáo là năm 2012 ở vị trí 69, đạt đỉnh năm 2017 ở vị trí thứ 8. Năm 2019, mạng xã hội đứng thứ 14. Ông Binns nói: “Rõ ràng họ có một năm khó khăn. Apple làm tốt khi củng cố quyền riêng tư, Microsoft cũng vậy”.

Facebook tiếp tục phải xử lý các rắc rối liên quan tới bảo mật và bị giám sát về cách xử lý dữ liệu người dùng. Công ty cũng là đối tượng bị điều tra chống độc quyền.

Facebook không phải hãng công nghệ lớn duy nhất bị theo dõi vì các hành vi phản cạnh tranh. Google, Amazon, Apple cũng bị nhưng dường như uy tín của Facebook bị tổn hại hơn hẳn so với các đối thủ.

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2019 lần lượt là: Apple, Google, Amazon, Microsoft, Coca-Cola, Samsung, Toyota, Mercedes-Benz, McDonald’s và Disney.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Facebook đổi tên ví điện tử từ Calibra thành Novi

Thông báo mới nhất công bố ngày 26.5, Facebook cho biết đã đổi tên ví tiền ảo dành cho đồng tiền kỹ thuật số Libra chưa phát hành từ Calibra thành Novi.

Bài viết của người đứng đầu dự án ví kỹ thuật số, ông David Marcus đã giải thích cái tên Novi được lấy từ 2 từ gốc Latinh có nghĩa là “mới” (novus) và “con đường” (via).

Ông Marcus cho biết Novi là một cách thức mới để gửi tiền. Bản sắc và thiết kế hình ảnh của ví ảo này cũng biểu trưng cho tính chuyển động linh hoạt của các loại tiền kỹ thuật số. Người đứng đầu dự án ví Novi khẳng định với ví ảo này, việc gửi tiền của người dùng sẽ dễ dàng như gửi tin nhắn.

Ví Novi sẽ hoạt động như một ứng dụng riêng cho điện thoại thông minh (smartphone) và cũng sẽ được kết hợp trong các ứng dụng nhắn tin do Facebook sở hữu là Messenger và WhatsApp.

Điều đáng chú ý là các đối thủ của Facebook cũng có thể tự phát triển ứng dụng ví ảo của riêng họ cho đồng Libra.

Ví Novi sẽ ra mắt cùng lúc với đồng tiền kỹ thuật số Libra. Bộ đôi này được kỳ vọng sẽ giúp Facebook đưa các dịch vụ tài chính mới vào gói dịch vụ của họ, mở rộng hoạt động thương mại điện tử và cho phép thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ mua quảng cáo trên mạng xã hội này.

Tháng 6.2019, Facebook công bố kế hoạch phát hành tiền số Libra vào năm 2020, với sự hậu thuẫn của một rổ tiền tệ giúp đồng tiền này có giá trị thực tế cao hơn so với bitcoin hay các đồng tiền số khác.

Facebook và những người ủng hộ Libra tin tưởng rằng đồng tiền này sẽ trở thành một đồng tiền số toàn cầu, ổn định, và có thể giúp hàng tỉ người không thể tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống thông qua việc giảm chi phí cho nhiều loại hình thanh toán và giao dịch.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp và giới chức quản lý tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới đã ngay lập tức quan ngại về tác động đối với hệ thống tài chính toàn cầu, khi hơn 2 tỉ người dùng Facebook có thể sử dụng đồng tiền này.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via VTV

Các mạng xã hội ‘made in China’ đang phát triển ồ ạt

Tik Tok, Likee đang bước ra khỏi Trung Quốc và cạnh tranh sòng phẳng với những “ông lớn” như Facebook, Whatsapp.

mạng xã hội
Ảnh: Internet

Nhà nghiên cứu Matt Sheehan từ viện Paulson chỉ ra rằng, trong vài năm qua, các mạng xã hội Trung Quốc như TikTok, Likee, Helo… đang bắt kịp nền tảng của Mỹ ở những thị trường mới nổi. Vị thế của Facebook, Whatsapp đang bị lung lay.

Ở Ấn Độ, thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, 6/10 ứng dụng phổ biến nhất là “made in China”, 4 ứng dụng còn lại đến từ Mỹ và sản phẩm nội địa. Trong khi 5 năm trước, Mỹ chiếm phân nửa bảng xếp hạng, Trung Quốc chỉ có 3 đại diện.

Tại những thị trường mới nổi khác như Brazil, Indonesia, Ai Cập và Nigeria, các ứng dụng của Trung Quốc cũng được người dân địa phương đặc biệt ưu ái trong vòng 4 năm qua.

TikTok là ví dụ điển hình. Theo thống kê của Sensor Tower, TikTok và Douyin (phiên bản TikTok dành cho thị trường Trung Quốc) đã thu hút 104 triệu lượt tải trên Google Play Store và App Store trong tháng 1/2020. Thời điểm này, TikTok đã vượt mặt Whatsapp, trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới.

Matt cũng chỉ ra rằng sự thống trị trong các sản phẩm phần mềm của Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Facebook, công ty sở hữu nhiều ứng dụng, như Whatsapp, Messenger, Facebook và Instagram.

Các ứng dụng này chiếm khoảng 87% tại các thị trường mới. Trong khi thị phần của Trung Quốc lại đến từ các công ty đa dạng hơn, như trình duyệt UC của Alobaba, VMate, nền tảng video ngắn hay TikTok của ByteDance.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

CEO Facebook trở thành người giàu thứ 3 thế giới, vượt qua cả Warren Buffett

CEO Facebook hiện sở hữu tài sản hơn 89 tỷ USD và là người giàu thứ 3 thế giới chỉ sau Jeff Bezos và Bill Gates. 

Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu, Mark Zuckerberg – CEO Facebook vẫn bổ sung hơn 30 tỷ USD vào khối tài sản khổng lồ của mình chỉ sau 2 tháng.

Mark Zuckerberg hiện là người giàu thứ 3 thế giới. Ảnh: Reuters

Theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index ngày 23/5, Zuckerberg sở hữu 89,1 tỷ USD, vượt qua nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett (69,2 tỷ USD) và ông chủ LVMH Bernard Arnault (80,4 tỷ USD). Hồi giữa tháng 3, khi Thung lũng Silicon và Bay Area bắt đầu thực hiện lệnh “trú ẩn tại chỗ”, Zuckerberg xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng người giàu của Bloomberg với 57,5 tỷ USD

CEO Facebook hiện là người giàu thứ 3 thế giới, chỉ sau Jeff Bezos – ông chủ Amazon (147 tỷ USD) và nhà đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates (108 tỷ USD).

Trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ, gần 40 triệu người lao động Mỹ mất việc, Facebook của tỷ phú 36 tuổi vẫn tăng trưởng tốt.

Hôm 29/4, công ty này công bố báo cáo doanh thu quý I tốt hơn mong đợi. Facebook vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích phố Wall khi đạt doanh thu 17,74 tỷ USD và thu hút 1,73 tỷ người dùng hàng ngày trong 3 tháng đầu năm 2020.

Công ty cũng báo cáo đạt 3 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn bộ hệ thống ứng dụng của mình, bao gồm Instagram, WhatsApp và Messenger. Đến sáng hôm sau, cổ phiếu Facebook tăng 8%, nâng giá trị thị trường thêm 44 tỷ USD.

Tuy nhiên, công ty của Mark Zuckerberg cũng thừa nhận có một “sự sụt giảm đáng kể” đối với nhu cầu quảng cáo trong 3 tuần cuối của quý I.

Trong 2 tháng qua, Facebook đã tuyên bố mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực thương mại điện tử và trò chuyện video. Gần đây, Facebook ra mắt Messenger Rooms, một dịch vụ trò chuyện video cho tối đa 50 người, khi các dịch vụ như Zoom và Houseparty gặp một số vấn đề khi sử dụng.

Cách đây ít ngày, Facebook chính thức “lấn sân” sang thương mại điện tử với Facebook Shops – tính năng cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via BusinessInsider/NDH

Cổ phiếu Facebook đạt mức cao nhất mọi thời đại sau khi ra mắt tính năng mua sắm trực tuyến

Cổ phiếu của Facebook đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 230,75 đô la vào ngày thứ Tư (20.5), tăng vọt tới 6,4%.

cổ phiếu facebook

‘Gã khổng lồ’ truyền thông xã hội đã công bố Cửa hàng Facebook (Facebook Shops) vào 19.5.2020, điều này sẽ giúp việc liệt kê các sản phẩm lên Facebook và Instagram được dễ dàng hơn. Các cổ phiếu kết thúc ngày đã tăng hơn 6%.

Các nhà đầu tư cũng đã ‘vào cuộc’ với hàng loạt nội dung được chia sẻ trên Facebook, bắt đầu với việc Morgan Stanley, một ngân hàng đầu tư của Mỹ viết trong một ghi chú vào 20.5 rằng: “Việc Facebook ra mắt Facebook Shops có thể khiến Facebook trở thành đối thủ cạnh tranh với Amazon và Google. Các “cửa hàng” này cũng thể hiện mình là một cơ hội hàng tỷ đô la”.

Một nhà phân tích khác có viết: “Chúng tôi nghĩ rằng Facebook Shops trong một trường hợp tăng giá đơn giản có thể mang lại cơ hội doanh thu lên tới 30 tỷ đô la, thông qua sự kết hợp giữa tỉ lệ giao dịch và doanh thu quảng cáo”.

AB Bernstein, Công ty chuyên về nghiên cứu và đầu tư cũng cho biết trong một lưu ý tới khách hàng của mình vào đầu ngày 20.5 rằng Facebook Shops có thể “mở khóa” một thị trường trị giá 1,3 nghìn tỷ đô la.

Một nhà phân tích tài chính khác cũng cho biết: “Đã từ rất lâu rồi, chúng tôi đã coi Facebook như là một ‘người cho thuê’ nền kinh tế số và là thành phần cốt lõi của hệ sinh thái bán lẻ trực tuyến”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNBC

Facebook bồi thường 52 triệu USD cho các kiểm duyệt viên bị sang chấn tâm lý

Nếu bạn nghĩ rằng làm kiểm duyệt viên (moderator) cho Facebook là một công việc nhàn hạ, có lẽ bạn đã lầm. Facebook vừa chấp thuận khoản bồi thường trị giá 52 triệu USD cho một nhóm các nhà kiểm duyệt nội dung vì những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần gây ra bởi công việc “đáng sợ” này.

facebook

Nói “đáng sợ” hay “kinh khủng” không hề ngoa bởi những người làm công việc này sẽ phải tiếp xúc với hàng tá nội dung độc hại như khủng bố, mại dâm, phân biệt chủng tộc… lặp đi lặp lại ngày qua ngày, từ đó gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến tâm lý cũng như sức khỏe của các kiểm duyệt viên. Thậm chí có không ít trường hợp phải nhập viện để điều trị lâu dài.

Khoản bồi thường khổng lồ này là một phần trong phương án giải quyết sơ bộ đối với vụ kiện tập thể của nhóm các kiểm duyệt viên Facebook trong năm 2018, liên quan đến chứng rối loạn căng thẳng, sang chấn tâm lý (PTSD) do phải xem nội dung độc hại liên tục.

Bạn đến văn phòng vào 9 giờ sáng mỗi ngày, bật máy tính lên và chứng kiến cảnh ai đó bị cứa cổ hoặc xâm hại. Bạn sẽ xem những thứ kinh khủng như vậy mỗi phút, mỗi giờ, từ ngày này qua tháng khác”, một cựu kiểm duyệt viên Facebook cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian năm 2017.

Trong một thỏa thuận sơ bộ được đệ trình cuối tuần trước tại Tòa án Tối cao San Mateo California, Facebook sẽ phải bồi thường mỗi người 1.000 USD cho 11.250 người đã và đang làm công việc kiểm duyệt nội dung tại các trụ sở Facebook ở California, Arizona, Texas và Florida, từ năm 2015 đến nay.

Cá biệt có những trường hợp có thể được nhận khoản bồi thường lên tới 50.000 USD tùy theo hoàn cảnh cá nhân, sức khỏe tâm thần và mức độ tác động của công việc đến cuộc sống của họ.

Ngoài ra, Facebook cũng cam kết cung cấp thêm dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho bộ phận kiểm duyệt viên, cung như đưa ra các thay đổi đối với các quy trình kiểm duyệt để giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần của người lao động.

Đây mới chỉ là phương án giải quyết sơ bộ, nó sẽ phải được chấp thuận từ các bên liên quan và đặc biệt là phía tòa án, nhưng có thể coi là một chiến thắng mang tính bước ngoặt, yêu cầu các công ty chủ quản/người sử dụng lao động phải có trách nghiệm lớn hơn trong việc đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động, đặc biệt là với những công việc nguy hiểm trong lĩnh vực công nghệ.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via TechTalk

Facebook ra mắt tính năng Shops để hỗ trợ các SMEs vượt qua cuộc khủng hoảng

Một cú hit lớn mới vào ngành thương mại điện tử (e-commerce) của Facebook Shops sẽ mang đến một tab mua sắm trên Instagram, có thể mua sắm trực tiếp từ live streams và nhiều hơn thế nữa.

facebook ra mắt tính năg shops

Facebook đang thực hiện một cú hit lớn mới vào thương mại điện tử. Cụ thể, Facebook vừa công bố ra mắt cửa hàng mua sắm (Shops), một cách để các doanh nghiệp thiết lập “mặt tiền” cửa hàng miễn phí trên Facebook và cả trên Instagram.

Các ‘Cửa hàng’ sẽ được cung cấp bởi các dịch vụ của bên thứ ba, bao gồm Shopify, BigCommerce và Woo, được thiết kế để biến mạng xã hội thành một điểm đến mua sắm hàng đầu.

Trong một buổi phát trực tiếp hôm 19.5 vừa rồi, CEO Facebook, Mark Zuckerberg cho biết thương mại điện tử được mở rộng sẽ rất quan trọng để bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế trong khi đại dịch vẫn tiếp diễn.

“Nếu bạn không thể có khả năng để mở cửa hàng hoặc nhà hàng của mình, bạn vẫn có thể nhận đơn đặt hàng trực tuyến và gửi chúng đến khách hàng của mình” CEO Facebook cho biết. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa bao giờ từng kinh doanh trực tuyến, dù chỉ là một lần.

Facebook Shops ra mắt và liên quan đến Covid-19

Sự ra mắt của Facebook Shops hay ‘Cửa hàng’ diễn ra khi các đơn đặt hàng tại nhà liên quan đến đại dịch COVID-19 tăng lên, điều này cũng đã dẫn đến mức doanh số đạt kỷ lục cho các công ty thương mại điện tử.

Trong một cuộc khảo sát do Facebook và the Small Business Roundtable thực hiện, số liệu cho thấy đại dịch cũng đã tàn phá rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ, với một phần ba trong số họ báo cáo rằng họ đã ngừng hoạt động . Thêm vào đó là 11% doanh nghiệp cho biết họ có thể thất bại trong vòng ba tháng tới nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn.

Tuy nhiên, sau tất cả thì bán hàng trực tuyến đã là một điểm sáng cho các doanh nghiệp nhỏ. Tại Etsy, nơi các “doanh nhân solo” đã chăm chỉ đan mặt nạ vải và bánh ngọt để bán, doanh thu đã tăng gấp đôi so với ba năm trước.

Facebook đang đặt cược rằng việc đưa thêm các doanh nghiệp địa phương lên môi trường trực tuyến sẽ giúp chính doanh nghiệp có khả năng tồn tại tốt hơn, đồng thời cũng tạo ra các cơ hội kinh doanh mới lớn hơn cho chính Facebook.

Facebook Shops mang đến cơ hội mới không những cho SMEs mà còn cho chính Facebook

Mặc dù ‘Cửa hàng – Shops’ có thể tạo miễn phí, nhưng chúng có thể tạo cơ hội kinh doanh mới đáng kể cho Facebook trong quảng cáo, thanh toán và các dịch vụ khác. Các doanh nghiệp sẽ có thể mua quảng cáo cho ‘Cửa hàng’ của mình và khi mọi người sử dụng tùy chọn thanh toán trên Facebook, họ sẽ tính phí cho doanh nghiệp đó.

CEO Zuckerberg cho biết ‘Cửa hàng’ sẽ cải thiện trải nghiệm thương mại web tiêu chuẩn bằng cách lưu trữ thông tin xác thực thanh toán của người dùng ở một nơi duy nhất mà sau đó họ có thể sử dụng trên bất kỳ cửa hàng nào trên Facebook hoặc Instagram. Hiện tại có hơn 160 triệu doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng các ứng dụng của Facebook.

Các ‘Cửa hàng’ có thể được tìm thấy trên các fanpage thuộc trình quản lý doanh nghiệp của Facebook và trên trang cá nhân của Instagram, chúng cũng có thể xuất hiện trong các thẻ “Stories” hoặc trên các nội dung được quảng cáo.

Các mặt hàng mà doanh nghiệp đã có sẵn để bán sẽ xuất hiện trong ‘Cửa hàng’ và người dùng có thể lưu các mặt hàng đó hoặc đặt hàng. (Một số doanh nghiệp cho phép người dùng thực hiện mua hàng trực tiếp trên Facebook, trong khi những doanh nghiệp khác sẽ đưa bạn đến trang web của doanh nghiệp để hoàn tất giao dịch.)

Các doanh nghiệp có thể xử lý các vấn đề hỗ trợ khách hàng thông qua Messenger, Instagram và WhatsApp. Cuối cùng, Facebook cũng đã có kế hoạch cho phép bạn duyệt các danh mục cửa hàng và mua hàng trực tiếp từ cửa sổ trò chuyện (Chat Window).

Đồng thời, Facebook cũng có kế hoạch cho phép mua sắm từ các luồng phát trực tiếp (live streams), cho phép các thương hiệu và người tạo live streams gắn thẻ các mục từ danh mục của Facebook của họ để chúng xuất hiện ở dưới cùng của video trực tiếp.

Facebook cũng đang nỗ lực để tích hợp các chương trình khách hàng thân thiết với các cửa hàng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy và theo dõi các điểm và phần thưởng của mình. “Chúng tôi đang khám phá những cách để giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo, quản lý và hiển thị chương trình khách hàng thân thiết trên Cửa hàng Facebook”. CEO Facebook cho biết.

Thực tế, Facebook đã tham gia cuộc chơi thương mại trong nhiều năm trước. Vào năm 2016, Facebook đã giới thiệu Marketplace, một điểm đến trong ứng dụng để mua và bán hàng. Hai năm sau đó, Instagram bắt đầu xây dựng một ứng dụng mua sắm độc lập, mặc dù sau đó cũng “bỏ cuộc chơi”. Thay vào đó, vào 2019, Instagram đã thêm tính năng thanh toán trong ứng dụng của mình.

Các ‘Cửa hàng’ sẽ bắt đầu tung ra trên Facebook từ 19.5.2020 tại Mỹ và sẽ đến Instagram trong vòng vài tháng tới. Instagram sẽ giới thiệu các thương hiệu trên tài khoản cửa hàng hiện tại của mình. Cuối năm nay, Instagram có kế hoạch thêm một tab mua sắm chuyên dụng vào thanh điều hướng của mình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via The Verge

CEO Microsoft: ‘Work From Home’ lâu ngày có thể làm tổn hại sức khoẻ tinh thần của nhân viên

Trong một buổi phỏng vấn gần đây nhất, CEO Microsoft, Ông Satya Nadella cho biết: “Làm việc tại nhà lâu ngày có thể làm tổn hại lớn đến sức khoẻ tinh thần của người nhân viên.

ceo-google-Satya Nadella-marketingtrips

Coronavirus khiến hầu hết nhân viên trên toàn thế giới làm việc tại nhà trong quý đầu tiên. Khi lệnh đóng cửa trên khắp thế giới đang dần được nới lỏng, các nhân viên sẽ được yêu cầu tiếp tục đến văn phòng của họ để làm việc.

Giám đốc điều hành của Microsoft, Ông Satya Nadella nói rằng làm việc vĩnh viễn tại nhà có thể gây tổn hại cho sự tương tác xã hội và sức khỏe tinh thần cho người lao động.

Ông Satya Nadella nhấn mạnh rằng các cuộc gọi video ảo không thể thay thế các cuộc gặp trực tiếp. Điều tôi nhớ là khi bạn bước vào một cuộc họp trực tiếp, bạn nói chuyện với người bên cạnh bạn, bạn cũng có thể kết nối với họ trong hai phút trước và sau đó. Những điều như thế này không thể có ở các cuộc gọi ảo hay “Work From Home’.

“Sự kiệt sức trông như thế nào? Sức khỏe tinh thần sẽ ra sao? Sự kết nối và xây dựng cộng đồng đó trông như thế nào? Một trong những điều tôi cảm thấy là, có lẽ chúng ta đang phá huỷ những “vốn xã hội’ mà chúng ta đã xây dựng trong giai đoạn này nơi mà tất cả chúng ta đang làm việc từ xa. Biện pháp cho điều đó là gì? “.

Microsoft đã gia hạn chính sách làm việc tại nhà cho đến ít nhất là tháng 10.

“Chúng tôi sẽ mạnh dạn phân bổ và mua lại, xây dựng, đổi mới, kết hợp hoặc bất cứ điều gì mà chúng tôi có thể. Chúng tôi cũng sẽ đảm bảo rằng chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ về tiền cho các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức khác cần sự giúp đỡ đó”, Nadella nói.

Ngay cả với bối cảnh coronavirus, Microsoft vẫn chưa cảm thấy bất cứ ảnh hưởng lớn nào theo báo cáo tài chính mới nhất của mình. Giá cổ phiếu của “gã khổng lồ công nghệ” này vẫn tăng 14% trong năm nay. Theo New York Times.

Nhận xét của Nadella chỉ vài ngày sau khi CEO của Twitter, Jack Dorsey cho phép nhân viên của Twitter làm việc tại nhà.

Twitter cho biết: “Vài tháng qua đã chứng minh rằng Work From Home vẫn tỏ ra hiệu quả. Vì vậy, nếu nhân viên của chúng tôi mong muốn được tiếp tục như thế, tức vẫn làm việc tại nhà sau dịch, chúng tôi sẽ biến điều đó trở thành hiện thực”.

Apple và Google cũng đã nói rằng họ có thể cho phép nhân viên của họ làm việc tại nhà cho đến cuối năm 2020.

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook trong một cuộc họp cũng cho biết, chúng tôi không thể hình dung được, ít nhất là cho đến hôm nay, mọi người sẽ quay lại văn phòng làm việc cùng một lúc. Có thể các đội nhóm khác nhau sẽ quay lại vào một thời gian khác nhau, đó có thể là những người trong cùng một đội nhóm sẽ cùng quay trở lại và tất nhiên là sẽ vào những thời điểm khác nhau với các đội nhóm khác.

Facebook cũng đã nói rằng nhân viên của họ sẽ tiếp tục quay lại văn phòng làm việc theo hình thức sole, tức sẽ không phải tất cả nhân viên cùng quay lại văn phòng trong cùng một thời điểm.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Facebook bí mật mua lại Giphy – Nền tảng chia sẻ ảnh GIF lớn nhất thế giới

Với thỏa thuận trị giá 400 triệu USD, Facebook được cho là sẽ sẽ tích hợp nền tảng ảnh động Giphy vào ứng dụng Instagram của mình.

Facebook vừa thực hiện thành công một thương vụ thâu tóm mới trong chiến dịch chinh phục toàn bộ internet của hãng. Vào hôm thứ Sáu, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã tuyên bố rằng công ty đang mua lại nền tảng chia sẻ ảnh GIF nổi tiếng – Giphy.

facebook-giphy-marketingtrips

Theo Gizchina, thỏa thuận mua bán này đã tiêu tốn của Facebook hơn 400 triệu USD. Kế hoạch của mạng truyền thông xã hội là tích hợp thư viện ảnh Giphy vào Instagram và các dịch vụ khác của hãng bao gồm ứng dụng WhatsApp và Messenger.

Sự tích hợp của Facebook với Giphy thực tế đã có từ lâu. Facebook vẫn cho phép người dùng chia sẻ, tạo và chỉnh sửa ảnh GIF. Cả Facebook, Messenger, WhatsApp và Instagram đều hoạt động với thư viện ảnh Giphy. Facebook tuyên bố rằng khoảng 50% lưu lượng truy cập Giphy đến từ các dịch vụ của công ty.

Nếu bạn là người dùng Giphy, đừng vội lo lắng. Ít nhất là trong tương lai gần, Facebook cho biết hãng chưa có ý định thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trên Giphy.

Hiện tại, nền tảng ảnh động này sẽ trở thành một phần của Instagram, cho phép người dùng chia sẻ ảnh GIF trong các cuộc trò chuyện và tin nhắn riêng tư. Trong tương lai, hãng có thể sẽ mở rộng sự hiện diện của Giphy trong các dịch vụ khác.

Việc mua đã được Facebook và Giphy khởi động trước đại dịch Covid-19 và những cuộc đàm phán này đã nảy sinh trong thương vụ mua lại.

Facebook từng nói về Giphy như sau: “Chúng tôi đã sử dụng Giphy của đối tác API trong nhiều năm, không chỉ trong Instagram, mà trong ứng dụng Facebook, Messenger và WhatsApp”.

Chiến lược thâu tóm đã được mạng xã hội Facebook thực hiện từ khá lâu. Có thể bạn chưa biết, cả Instagram và WhatsApp ban đầu không phải thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông xã hội này. Instagram được mua lại với giá khoảng 1 tỷ USD, trong khi WhatsApp có giá 16 tỷ USD.

Thương vụ thâu tóm Giphy của Facebook diễn ra vào thời điểm hãng đang chịu sự giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý và nhà chức trách.

Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ, bao gồm Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, D-Mass trước đó đã kêu gọi “Lệnh cấm sáp nhập lớn”, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Hiện, Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) vẫn từ chối bình luận về việc mua lại Giphy của Facebook.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VietTimes

Bị giám đốc AI của Facebook chê là thiếu hiểu biết về trí tuệ nhân tạo, Elon Musk đáp “Facebook dở ẹc”

Có lẽ không thể bắt bẻ được 1 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, Musk chỉ biết dỗi và đành quay ra chê Facebook mà thôi.

Mặc dù có thể coi là “một con nghiện mạng xã hội”, nhưng Elon Musk chưa bao giờ tỏ ra hứng thú với Facebook. Trước đây, vị tỉ phú lắm tài nhiều tật này thậm chí còn tuyên bố thẳng thừng Facebook là 1 trò nhảm nhí, vô vị và kêu gọi mọi người nên ngừng sử dụng ứng dụng này. 2 công ty lớn mà ông sở hữu, SpaceX và Tesla, cũng không hề lập fanpage chính thức trên Facebook.

Tiếp đến, vào hôm thứ 6 vừa qua (15/5), Musk tiếp tục đăng đàn trên Twitter vỗ thẳng mặt sản phẩm để đời của Mark Zuckerberg với dòng trạng thái ngắn gọn: “Facebook dở ẹc”.

Không phải ngẫu nhiên mà Elon Musk lại nổi hứng công khai “cà khịa” Facebook như vậy. Số là mới đây, giám đốc mảng AI của mạng xã hội này, Jerome Pesenti đã chỉ trích Elon Musk không hiểu gì về trí tuệ nhân tạo cả nhưng lại rất thích ba hoa về công nghệ này.

Trong đó, quan điểm “AI sẽ trở nên thông minh hơn rất nhiều so với con người, đẩy nhân loại vào tình cảnh éo le, cùng cực” của Musk bị Jerome phản đối kịch liệt hơn cả. Điều đó có lẽ đã đẩy ác cảm của Musk với Facebook lên đến cao trào, và chúng ta đều biết rằng CEO của Tesla chẳng ngán bất cứ ai trên Twitter cả.

elon-musk-marketingtrips

Khi bị giám đốc AI của Facebook chỉ trích, Elon Musk đã đáp trả ngắn gọn: “Facebook dở ẹc”.

Vào tháng 8/2019, tại Hội nghị AI quốc tế diễn ra ở Thượng Hải, Trung Quốc, Elon Musk đã có cơ hội trao đổi về công nghệ này với tỉ phú Jack Ma. Ông cho biết: “Tôi cho rằng đa số chúng ta đang đánh giá quá thấp khả năng của AI. Họ chỉ nghĩ đơn giản nó là 1 sản phẩm thông minh tương tự như con người. Nhưng không, tiềm năng của nó còn lớn hơn vậy nữa. Theo tôi thấy, AI sẽ sớm sở hữu trí tuệ vượt qua cả những người thông minh nhất thế giới”.

Trước đó vào năm 2017, Musk cũng từng nhiều lần nhấn mạnh vào những nguy cơ mà AI có thể gây ra cho nhân loại trong tương lai gần. CEO của Tesla nhận định: “AI là hiểm họa đối với sự tồn vong của loài người. Tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với mô hình AI tân tiến nhất hiện nay, và tin tôi đi, chúng ta có lý do để sợ hãi đấy”.

Quan điểm của Elon Musk về việc AI sẽ sớm trở nên thông minh hơn con người và đe dọa đến nhân loại đã vấp phải rất nhiều chỉ trích từ các chuyên gia công nghệ trên toàn thế giới.

Quan điểm của Elon Musk có thể chính xác, cũng có thể không. Nhưng rõ ràng là ông không chỉ phát biểu cho vui mồm vui miệng. Vào tháng 7/2016, ông đã thành lập công ty Neuralink với mục đích hoàn thiện những lỗ hổng kiến thức và thu hẹp khoảng cách giữa con người với những công nghệ AI tân tiến, để nó không bao giờ có thể vượt qua nhân loại được. Ngoài ra, Musk cũng rất tích cực đầu tư vào các start-up AI tiềm năng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, quan điểm của Musk về trí thông minh nhân tạo đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều nhân vật có tiếng tăm trong làng công nghệ. Tỉ phú Bill Gates đã nhận định rằng sự phát triển của AI sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho con người, và không cần phải quá lo lắng về viễn cảnh robot trở nên thông minh hơn chúng ta.

Hay chính CEO Mark Zuckerberg của Facebook cũng từng chỉ trích suy nghĩ của Musk về AI là quá vô căn cứ và nhảm nhí, thiếu trách nhiệm.

Elon Musk cũng từng bày tỏ sự lo ngại đặc biệt đối với AGI – 1 dạng AI trên lý thuyết với khả năng học hỏi và thích nghi giống như con người. Tuy nhiên, Jerome Pesenti đã nhanh chóng phủ nhận điều này: “Chẳng có cái công nghệ nào gọi là AGI cả. Phải còn rất lâu nữa, trí thông minh nhân tạo mới có thể tiệm cận được đẳng cấp của con người“.

Và có lẽ không thể bắt bẻ được 1 trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, Musk chỉ biết dỗi và quay sang chê Facebook mà thôi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tri Thức Trẻ

Dự án tiền số của Facebook được quỹ đầu tư nhà nước Temasek của Singapore rót vốn

Temasek là cái tên mới nhất tham gia dự án tiền số do Facebook thúc đẩy.

Temasek là một trong 3 cái tên mới nhất gia nhập Hiệp hội Libra (Libra Association), dự án tiền số của Facebook hôm 14/5. Libra Association là một nhóm độc lập có trụ sở tại Thụy Sĩ, được thành lập để quản lý dự án tiền số của Facebook. Quỹ đầu tư tiền số Paradigm và công ty cổ phần tư nhân Slow Ventures là 2 cái tên còn lại.

Dự án tiền số của Facebook

Năm ngoái, Facebook cho ra mắt Libra với kỳ vọng nó trở thành phương thức thanh toán mới toàn cầu, thay thế các hình thức truyền thống. Tuy nhiên, kế hoạch của Mark Zuckerberg đã nhanh chóng bị các nhà quản lý chỉ trích bởi một đồng tiền như Libra sẽ làm suy yếu các loại tiền tệ truyền thống, thậm chí phá vỡ hệ thống tài chính. Ngược lại, nó sẽ trao cho Facebook một quyền lực khổng lồ trong bối cảnh mạng xã hội này có một lịch sử bê bối về quyền riêng tư của người dùng.

Hàng loạt các tên tuổi lớn đã rút khỏi dự án tham vọng của Facebook trong đó có Visa, Mastercard và PayPal. Chính điều này khiến Temasek, quỹ đầu tư quốc doanh đang quản lý danh mục 313 tỷ USD của Singapore, trở thành một trong những cái tên lớn nhất ủng hộ Libra. Trước đó, start-up thanh toán Checkout.com của Anh đã tham gia dự án vào tháng 4.

Theo Libra Association, sự gia nhập của Temasek sẽ mang lại một vị trí khác biệt của đồng tiền này với các nhà đầu tư châu Á. Về phần mình, Chia Song Hwee, lãnh đạo cấp cao của Temasek nói rằng: “Sự tham gia của chúng tôi vào Libra Association với tư cách là thành viên sẽ cho chúng tôi đóng góp vào một mạng lưới toàn cầu với chi phí thanh toán thấp. Tiềm năng phát triển khiến chúng tôi phấn khích và chúng tôi trông đợi được hiểu biết, khám phá nhiều hơn với tiềm năng của công nghệ”.

Để tránh sự phản đối của các nhà quản lý, dự án Libra của Facebook đang được lập kế hoạch cho một quy mô nhỏ hơn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

CEO Facebook Mark Zuckerberg kiếm tiền ‘khủng’ đến mức nào

CEO Facebook Mark Zuckerberg bước sang tuổi 36 vào ngày hôm qua 14/5, là một trong những người giàu nhất trong làng công nghệ thế giới, với khối tài sản hàng chục tỉ đô.

CEO Facebook Mark Zuckerberg kiếm tiền 'khủng' đến mức nào

CEO Facebook Mark Zuckerberg giàu tới đâu? Hãy cùng tìm hiểu mức độ giàu có của tỷ phú này qua những con số “biết nói” và phép so sánh đầy thú vị.

Zuckerberg đã phát triển Facebook cùng nhóm bạn của mình khi còn là một sinh viên đang học tại trường Harvard. Đến năm thứ 2 đại học, ông quyết định bỏ học để tập trung toàn bộ thời gian cho việc xây dựng Facebook. Ông mở một văn phòng ở Palo Alto, California và kêu gọi được số tiền lên đến 12,7 triệu USD từ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Kể từ đó, Zuckerberg đã tích cực phát triển công ty của mình, và đưa cái tên Facebook niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2012. Zuckerberg không chỉ phát triển nên một kênh quảng cáo và bán hàng vững mạnh cho Facebook mà còn liên tục phát triển các tính năng mới cũng như mở rộng băng thông của người dùng thông qua việc cho phép các dịch vụ video và live streaming tại chỗ. Ông cũng là người dẫn đầu một số thương vụ thâu tóm đình đám, như Instagram, Oculus VR và một ứng dụng tương tự Snapchat tên là Masquerade.

Vừa là người đứng đầu một tập đoàn hàng đầu thế giới, Zuckerberg vừa là một người cha, và cũng là một nhà từ thiện với nhiều đóng góp cho cộng đồng. Thông qua quỹ Chan Zuckerberg Initiative, Mark và vợ mình đã đóng góp hàng trăm triệu USD cho các dự án giáo dục và chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.

Tính đến tháng 5/2020, tài sản của Mark Zuckerberg ước tính lên tới 76 tỷ USD, theo Forbes. Tuy nhiên, ắt hẳn nhiều người trong số chúng ta sẽ không thể “đong đếm” được chính xác con số này.

Có thể đi làm “không lương” tới cuối đời

Năm 2013, Mark Zuckerberg từng công bố thu nhập tại Facebook là khoảng 770.000 USD/năm bao gồm cả thưởng (tương đương khoảng 18 tỷ VNĐ).

Tới nay, mức lương này đã được cắt giảm ít nhiều do quyết định từ chính Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận đi làm “không lương”, CEO Facebook vẫn có thể sống trọn tới già mà không cần lo nghĩ quá nhiều về tương lai.

Theo thống kê của TheBalance, trung bình một gia đình người Mỹ gồm 3 thành viên có mức chi tiêu khoảng 61.224 USD/tháng. Như vậy nếu tính trong 70 năm tới, Mark Zuckerberg và gia đình sẽ chỉ tiêu tốn số tiền khoảng 51,4 triệu USD – và nó chẳng thấm vào đâu so với gia tài hiện có của ông.

“Lời” 9 tỷ USD kể từ khi Facebook IPO

Với trị giá ước đạt khoảng 16 tỷ USD tại thời điểm lên sàn chứng khoán vào năm 2012, Facebook là công ty công nghệ lớn thứ 2 làm điều này trong lịch sử. Kể từ đó, Facebook tăng 408% giá trị, đạt giá trị vốn hoá thị trường 547 tỷ USD vào năm 2020 theo Fortune.

Mark Zuckerberg với việc sở hữu khoảng 17% cổ phiếu tại Facebook, đã kiếm được 9 tỷ USD trong vòng 8 năm chỉ từ khoản đầu tư này.

Mất 9 tỷ USD trong năm 2019, vẫn nằm trong top 10 tỷ phú thế giới

2019 là năm Facebook và cá nhân CEO Mark Zuckerberg vướng phải nhiều rắc rối về mặt pháp lý. Điều này khiến ông sụt giảm khoảng 9 tỷ USD tài sản, chủ yếu do cổ phiếu của Facebook.

Có thời điểm, CEO Mark Zuckerberg tụt từ hạng 5 xuống hạng 8 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay, Mark Zuckerberg đã nhanh chóng vượt lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng này.

Kiếm được 1,7 triệu USD/giờ

Mark Zuckerberg kiếm được xấp xỉ 15 tỷ USD/năm vào năm 2018. Theo tính toán của Business Insider khi chia con số này cho 8760, trung bình Mark Zuckerberg kiếm được khoảng 1,7 triệu USD mỗi giờ. Con số này còn cao hơn mức thu nhập của cả một gia đình trong nhiều năm.

Chưa đầy 2 giờ để vượt qua mức thu nhập cả đời của một người Mỹ có bằng cử nhân

Theo thống kê của SSA, một người Mỹ có bằng cử nhân kiếm được khoảng 2,2 triệu USD trong đời. Trong khi đó, nữ giới kiếm tiền thấp hơn nam giới, với chỉ khoảng 1,3 triệu USD.

Mark Zuckerberg chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi để vượt qua con số này.

2 phút kiếm tiền bằng 1 năm làm việc của người bình thường

Dựa trên dữ liệu của Cục thống kê Lao động Mỹ năm 2019, Mark Zuckerberg kiếm được khoảng 28.538 USD/phút. Như vậy, tỷ phú này chỉ mất chưa đầy 2 phút để vượt qua mức thu nhập trung bình của một người lao động tại Mỹ là 48.328 USD.

Tiêu 780.000 USD chỉ ngang với 1 USD

Tổng giá trị tài sản của một hộ gia đình tại Mỹ là khoảng 97.300 USD. Tính theo tỷ lệ này, cứ mỗi 1 USD người Mỹ bỏ ra sẽ tương đương với khoảng 781.089 USD của Mark Zuckerberg.

Tài sản lớn hơn GDP của nhiều quốc gia cộng lại

Business Insider cho biết tổng tài sản của Mark Zuckerberg lớn hơn GDP của 3 quốc gia là Jordan, Nicaragua và Barbados cộng lại. Theo thống kê vào năm 2019, GDP của Jordan đạt 46,4 tỷ USD, Nicaragua là 12,5 tỷ USD, và Barbados là 5,3 tỷ USD.

Tặng mỗi người Mỹ 200 USD mà vẫn đủ tiền “dưỡng già”

Theo thống kê của US Census, dân số nước Mỹ đạt 329.649.324 vào tháng 5/2020. Như vậy nếu như Mark Zuckerberg “hào phóng” cho mỗi người dân Mỹ số tiền 200 USD, tỷ phú này sẽ mất khoảng 66 tỷ USD và vẫn còn dư hơn 10 tỷ USD trong tài khoản.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Dân Trí

Facebook mở rộng thử nghiệm cho In-Streams Ads khi phát trực tiếp (Live)

Các nhà quảng cáo quan tâm đến an toàn thương hiệu (Brand Safe) có thể chọn loại trừ quảng cáo xuất hiện trong các nội dung được phát trực tiếp.

facebook-instream-ads

Facebook Ads đang mở rộng thử nghiệm quảng cáo trong luồng (in-stream ads) trên Facebook Live sang nhiều ngành dọc hơn, bao gồm các đối tác giải trí, tin tức và thể thao đã được kiểm duyệt trước. Thử nghiệm được thiết kế để giúp đánh giá xem định dạng quảng cáo này có hiệu quả hay không trước khi triển khai ở phạm vi rộng hợn, Facebook cho biết.

Hiện tại, Facebook đang thí điểm quảng cáo trong luồng (in-stream ads) chỉ với một số nhà xuất bản được chọn. Thử nghiệm có giới hạn sẽ giúp xác định xem liệu những người tạo nội dung (Content Creator) đã được kiểm duyệt trước có thể kiếm tiền thành công từ các luồng video trực tiếp của họ bằng quảng cáo trong luồng hay không.

Quảng cáo này hoạt động như thế nào ?

Khi xem nội dung trực tiếp (live stream) từ một người tạo nội dung có trong chương trình thử nghiệm, người xem có thể thấy một loạt các định dạng quảng cáo, bao gồm:

  • Quảng cáo đầu video chạy trước luồng trực tiếp – Pre-Roll.
  • Một quảng cáo hình ảnh xuất hiện bên dưới luồng trực tiếp.
  • Quảng cáo giữa video phát trong trình phát video chính khi phát trực tiếp – Mid-Roll.

facebook-instream-ads-marketingtrips

Kiểm soát an toàn thương hiệu cho các nhà quảng cáo.

Khi thiết lập chiến dịch trong Trình quản lý quảng cáo, nhà quảng cáo sẽ có tùy chọn để loại trừ các vị trí quảng cáo khỏi luồng trực tiếp. Các nhà quảng cáo cũng có thể thêm một số nhà xuất bản (Publisher) nhất định vào danh sách chặn để ngăn chặn việc phân phối quảng cáo của họ trên nội dung Trực tiếp hoặc Video theo Yêu cầu từ người tạo.

Để kiểm soát an toàn thương hiệu hơn nữa, nhà quảng cáo có thể kích hoạt bộ lọc “giới hạn” để chặn quảng cáo khỏi nội dung nhạy cảm hơn. Tùy chọn này tự động chặn quảng cáo xuất hiện trong luồng trực tiếp.

Tại sao các nhà làm Marketing phải quan tâm

Cho đến thời điểm hiện tại, Facebook vẫn đang thử nghiệm sản phẩm mới với format quảng cáo trong luồng (insteam-ads) dành riêng cho các nhà phát triển Game khi phát trực tiếp. Giờ đây, khi được triển khai theo nhiều chiều dọc (giải trí, tin tức và thể thao), các nhà quảng cáo có thể thấy sự gia tăng về số lần hiển thị với định dạng quảng cáo trong luồng khi đang live stream hay phát trực tiếp.

Đặc biệt là bây giờ khi mọi người đang tìm kiếm những phương thức “ảo” để trải nghiệm nhanh những khoảnh khắc sống yêu thích của họ thì hình thức này sẽ sớm được bùng nổ hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

20 số liệu quan trọng nhất của TikTok mà Marketer cần phải biết trong 2020

Kể từ khi phát hành toàn cầu vào năm 2018, TikTok đã đạt được một sự tăng trưởng hết sức đáng nể. Tính đến thời điểm hiện tại thì ứng dụng video này vẫn chưa phải là đối thủ gây bất lợi cho các ứng dụng toàn cầu khác như Facebook, Instagram hay cả Snapchat.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc thêm TikTok vào chiến lược Social Media Marketing của mình trong 2020? Những số liệu thống kê của TikTok này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về ứng dụng video ngắn mang tính lan truyền này. (Viral Video App).

tik-tok-status-2020-marketingtrips

1. TikTok là mạng xã hội lớn thứ 6 toàn cầu.

Với 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (Montly Active Users), TikTok đang làm mưa làm gió trước Instagram, WeChat, Facebook Messenger, Facebook, Whatsapp và đã chính thức “vượt mặt” LinkedIn, Reddit, Snapchat, Twitter và Pinterest.

2. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2020.

Theo số liệu được phát hành từ dữ liệu di động và công ty phân tích AppAnnie cho thấy TikTok đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống trong năm nay.

Năm ngoái TikTok có khoảng 738 triệu lượt tải xuống, đủ để cạnh tranh với Whatsapp đang chiếm vị trí cao hơn với 849 triệu lượt tải.

Mặc dù chỉ được phát hành trên toàn cầu vào năm 2018, nhưng TikTok đang được xếp hạng là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong thập kỷ qua.

3. TikTok là ứng dụng thuộc Startup có giá trị nhất thế giới.

Với ước tính trị giá 78 tỷ USD, Bytedance, chủ sở hữu TikTok là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới. Vào tháng 9 năm 2018, công ty mẹ của TikTok, Bytedance đã chiếm lấy vị trí lâu đời của Uber, vốn là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới.

4. TikTok hiện sẵn có trên 150 quốc gia.

Các nhà quảng cáo trên TikTok có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới bằng hơn 75 ngôn ngữ. Nhưng cái lớn ở đây là Trung Quốc, nơi Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt hơn là khi Facebook, Instagram, Whatsapp, Twitter, Snapchat, Pinterest và YouTube đều đã bị chặn trên quốc gia này.

WeChat vẫn là cửa ngõ lớn nhất đến Trung Quốc, ứng dụng đa năng lớn nhất trong cả nước và là đối thủ địa phương khốc liệt nhất của TikTok.

5. Khoảng 400 triệu người dùng hoạt động hằng ngày DAUs tại Trung Quốc.

Cho đến nay, Douyin – phiên bản TikTok tại Trung Quốc, vẫn là đại diện đông đảo nhất của ứng dụng. Cụ thể, Trung Quốc chiếm hơn 90% người dùng hoạt động hàng ngày trên ứng dụng này.

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy người dùng Trung Quốc chiếm 80% tổng thời gian dành cho TikTok. Người dùng Ấn Độ chiếm thêm 10%.

6. WeChat có số người dùng hoạt động hàng tháng ở Trung Quốc gấp 2 lần so với TikTok

TikTok hiện có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Trung Quốc, WeChat có hơn một tỷ. Người Trung Quốc dành khoảng một phần ba thời gian trực tuyến của họ cho một ứng dụng và đăng trung bình 68 triệu video mỗi ngày trong năm 2017.

Mặc dù hơi khập khiễng nếu so sánh TikTok với WeChat tuy nhiên bản thân TikTok vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ chính “người nhà” của mình.

7. Khoảng 1/3 người dùng smartphone ở Ấn Độ đã tải xuống TikTok

Ấn Độ công bố có hơn 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên TikTok, khiến TikTok trở thành ứng dụng phổ biến thứ 2 ngoài Trung Quốc. Theo Sensor Tower, mức tăng trưởng dự kiến của TikTok ở Ấn Độ dự kiến ở mức 50% trong năm 2020.

Theo kết quả mà Kalagato, công ty phân tích có trụ sở tại Delhi đã chia sẻ với Quartz, khoảng 52% người dùng Ấn Độ kiếm được ít hơn 25.000 rupee mỗi tháng, tương đương với 350 USD.

8. Brazil là thị trường phát triển nhanh nhất và lớn thứ 3 trên toàn cầu với hơn 8.6% lượt tải.

Trung Quốc và Ấn Độ có thể là thị trường lớn nhất của TikTok, nhưng Brazil là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về lượt tải hàng năm.

Phát hiện gần đây nhất của Sensor Tower cho thấy vào tháng 2, TikTok đã được tải xuống 9,7 triệu lần ở Brazil, đánh dấu mức tăng 992,6% so với cùng kỳ năm 2019.

9. TikTok có khoảng 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Mỹ.

Mỹ đại diện cho khoảng 5% người dùng toàn cầu TikTok. Nhưng chỉ số không nói lên toàn bộ câu chuyện về sự thành công của ứng dụng.

Theo Sensor Tower, TikTok là ứng dụng phi trò chơi hàng đầu được tải xuống ở Mỹ vào tháng 2 năm 2019. AppAnnie báo cáo mức tăng trưởng hàng năm 375% ở quốc gia này.

Câu lạc bộ TikTok là một trong những hoạt động ngoại khóa mới nhất tại các trường trung học. Những người sáng tạo nội dung tập hợp lại với nhau và cùng sống trong những khu nhà ở với mục đích duy nhất là làm video. Nhiều nghệ sĩ như Justin Bieber, Camila Cabello…cũng đang góp phần quảng bá cho ứng dụng video này.

10. Gần một nửa số người dùng TikTok từ 18-24 tuổi.

TikTok nổi tiếng nhất với thanh thiếu niên. Hơn 27% người dùng là từ 13-17 tuổi. Nhưng dữ liệu nội bộ từ tháng 3 năm 2019 cho thấy nhân khẩu học có độ tuổi lớn nhất (chiếm 42%) là nhóm người trẻ trưởng thành.

Kết hợp lại, các phân khúc 13-24 tuổi chiếm 69% lượng người dùng ứng dụng cụ thể:

  • Age 13-17: 27%
  • Age 18-24: 42%
  • Age 25-34: 16%
  • Age 35-44: 8%
  • Age 45-54: 3%
  • Age 55+: 4%

11. 40 ngôi sao của TikTok có hơn 10 triệu người theo dõi (followers).

Đồng thời khoảng 25 tài khoản hàng đầu của TikTok có hơn 20 triệu người theo dõi. Trên Douyin, có những người có ảnh hưởng (influencers) với nhiều người theo dõi hơn.

Với 44,4 triệu người hâm mộ, Charli DiênAmelio là ngôi sao lớn nhất của TikTok, Điều đáng chú ý ở đây là các ngôi sao TikTok vượt trội hơn những người nổi tiếng chính thống.

Điều này trái ngược hoàn toàn với Instagram, trong đó có Cristiano Ronaldo, Ariane Grande, Dwayne Johnson và Selena Gomez là những ngôi sao hàng đầu. Tất cả những ngôi sao này cũng có mặt trên TikTok, nhưng chỉ Ronaldo mới lọt vào danh sách 25 người đứng đầu.

12. Người dùng TikTok trung bình sử dụng khoảng 46 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

Theo các tài liệu của công ty từ tháng 3 năm 2019, người dùng TikTok trung bình ở Mỹ mở ứng dụng 8 lần một ngày và ở lại khoảng 46 phút.

Ở nhiều tài khoản, lượng thời gian sử dụng còn cao hơn so với Facebook. Ở Mỹ, trung bình có thêm tới 37 tỷ lượt xem video mới hàng tháng trên TikTok.

13. Khoảng 35% người dùng TikTok đã tham gia thử thách hashtag

Theo TikTok, 16% tất cả các video trên nền tảng của nó được liên kết với các thách thức hashtag và hơn một phần ba người dùng đã thử chúng.

Các thương hiệu cũng đang tận dụng yếu tố này. Thương hiệu Clean & Clear Ấn Độ thu hút được 10,400 người theo dõi mới và truyền cảm hứng cho 2,62 triệu video với thử thách hashtag thương hiệu. Trong khi đó, nhãn hàng Snackmaker Kind cũng đã cán mốc 60 triệu lượt xem trong khoảng 24 giờ với thử thách của nó.

14. Khoảng 64% người dùng TikTok đã dùng thử hiệu ứng Face Filters hoặc Lenses (sửa khuôn mặt hoặc ống kính).

Các bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo hàng đầu trên TikTok bao gồm thu phóng khuôn mặt, màn hình xanh, vũ trường, vòng xoáy và chân dung.

Các thương hiệu có thể tham gia với các ống kính mang nhãn hiệu 2D và 3D riêng. Khi họ hợp tác với TikTok để tạo ra chúng, họ sẽ có được một vị trí trong tab “Xu hướng” trong 10 ngày. Chi phí chạy từ $ 80.000- $ 120.000 tùy theo độ phức tạp của thiết kế.

15. Hơn 14 triệu video giáo dục đã được chia sẻ tại Trung Quốc vào năm ngoái.

Nội dung giáo dục đang “cất cánh” trên TikTok, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo báo cáo thường niên của ByteDance, khoảng 14 triệu video nội dung dựa trên kiến thức đã được chia sẻ trên nền tảng vào năm 2019.

Thành công của các video hướng dẫn đã khiến Bytedance quảng bá thành công nhãn hiệu #EduTok ở Ấn Độ. Kể từ khi giới thiệu hashtag vào mùa hè năm ngoái, Edutok đã được xem 85,8 tỷ lần.

16. TikTok đứng thứ sáu trong số các ứng dụng cho chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy chi tiêu của người dùng cho TikTok đang tăng lên. TikTok chỉ đứng sau Tinder, YouTube, Netflix, iQIYI và Tencent Video. Nhưng đáng chú ý, ứng dụng này đứng trước Disney +, Google One, Pandora Music và Line Manga.

Nhìn chung, người tiêu dùng đã chi 23,4 tỷ đồng cho các ứng dụng trong năm nay, làm cho Q1, 2020 trở thành quý có thu nhập lớn nhất từ trước đến nay, số liệu từ AppAnnie.

17. TikTok đảm bảo hơn 5 triệu lượt hiển thị hàng ngày cho thương hiệu thông qua quảng cáo.

Quảng cáo tiếp quản thương hiệu (Takeover Ads) sẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng được mở. Video toàn màn hình, GIF hoặc hình ảnh kéo dài một vài giây và liên kết đến một website nội bộ hoặc bên ngoài.

Theo nguồn tin từ TikTok “bị rò rỉ” từ tháng 6 năm 2019, những vị trí này có giá 50.000 đô la mỗi ngày. Và đi kèm với một vài đảm bảo: Chỉ một nhà quảng cáo mỗi ngày và năm triệu lượt hiển thị.

18. Giá quảng cáo dao động từ 50 USD đến 150.000 USD

Các nhà quảng cáo có quyền truy cập vào nền tảng quảng cáo tự phục vụ của TikTok qua đó có thể đặt giới hạn ngân sách hàng ngày hoặc mọi lúc, bắt đầu với ngân sách tối thiểu là 50 đô la ở cấp nhóm quảng cáo. Loại quảng cáo đắt nhất được liệt kê trong nền tảng quảng cáo là thử thách Hashtag mang nhãn hiệu.

Định dạng và giá quảng cáo bao gồm:

  • Video trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Video): tối thiểu 25.000 USD cho mỗi chiến dịch với tối đa 30.000 USD hàng ngày.
  • Thương hiệu tiếp quản (Brand Takeover Ads): 50.000 USD mỗi ngày.
  • Thử thách Hashtag (Hashtag Challenge): 150.000 USD trong 6 ngày.
  • Ống kính có thương hiệu (Branded Lenses): 80.000 USD đến 120.000 USD.

19. TikTok sở hữu Creator Marketplace (hệ thống người tạo nội dung) với hơn 1000 ngôi sao.

Ra mắt vào cuối năm ngoái, Creator Marketplace là một cổng thông tin để các thương hiệu và đại lý tìm kiếm và kết nối với nền tảng các ngôi sao trong danh sách.

Vẫn đang ở chế độ thử nghiệm, cơ sở dữ liệu chỉ-dành-cho-lời-mời cho phép các thương hiệu tìm kiếm với nhiều bộ lọc như vị trí, số lượng người hâm mộ và chủ đề nội dung. Các thương hiệu cũng có thể đi sâu vào nhân khẩu học của người sáng tạo, với những hiểu biết về giới tính, địa điểm và độ tuổi.

20. Byte, đối thủ của TikTok có kế hoạch trả cho nhà sáng tạo 250.000 USD cho video được tạo ra.

Với việc khởi động vào ngày 15 tháng 4, chương trình đối tác của Byte, có kế hoạch “đưa tiền trực tiếp vào túi” của nhà sáng tạo để đổi lấy nội dung chất lượng.

Chương trình nhấn mạnh cách các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hướng đến thành công của ứng dụng. Và theo một số cách, nó báo trước các cuộc chiến đấu thầu tiềm năng với các ngôi sao hàng đầu hiện tại.

Những người có ảnh hưởng trên TikTok kiếm tiền thông qua quan hệ đối tác, quà tặng ảo từ người hâm mộ và bằng cách mang thành công của họ ra khỏi nền tảng.

Theo ước tính từ Blue Lotus Capital Advisors, 3 tỷ đô la đã được chi cho quà tặng kỹ thuật số trên Douyin vào năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips