Skip to main content

Thẻ: McDonald’s

Hàng loạt cửa hàng McDonald’s trên toàn cầu dừng hoạt động vì lỗi máy chủ

Hệ thống kỹ thuật của McDonald’s đã gặp sự cố vào ngày 15/3 khiến khách hàng ở một số vùng trên thế giới không thể đặt đồ ăn, theo CNBC.

Hàng loạt cửa hàng McDonald's trên toàn cầu dừng hoạt động vì lỗi máy chủ
Hàng loạt cửa hàng McDonald’s trên toàn cầu dừng hoạt động vì lỗi máy chủ

“Chúng tôi nhận thấy sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến các nhà hàng của chuỗi, sự cố hiện đang được khắc phục”, đại diện của McDonald’s cho biết.

“Chúng tôi cảm ơn sự kiên nhẫn của khách hàng và xin lỗi sự bất tiện này”, đại diện nói thêm. Người phát ngôn cho biết sự cố không liên quan đến vấn đề an ninh mạng.

Gã khổng lồ ngành F&B McDonald’s nói sự cố IT toàn cầu khiến máy chủ của họ không thể xử lý thanh toán và các nhà hàng ở Australia cùng một số quốc gia khác buộc phải đóng cửa vào tối 15/3.

Công ty cũng xác nhận rằng hệ thống của một số nhà hàng hiện đã hoạt động trở lại và họ đang nỗ lực khôi phục dịch vụ cho các nhà hàng còn lại trong thời gian sớm nhất.

Sự cố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống nội bộ của công ty. Theo ABC News, một nhân viên McDonald’s nói rằng máy chủ không thể nhìn thấy gì trên màn hình máy tính của họ.

Sự cố được ghi nhận đầu tiên ở chi nhánh McDonald’s Australia và hệ thống nỗ lực khắc phục trong thời gian sớm nhất. Khoảng 6h45 (giờ địa phương) McDonald’s Australia cho biết trên X rằng hầu hết các nhà hàng của họ đã mở cửa trở lại.

McDonald’s Nhật Bản cũng đã thông báo trên mạng xã hội rằng hoạt động tại các cửa hàng trên toàn quốc tạm thời tạm ngừng kinh doanh. “Chúng tôi chân thành xin lỗi vì những bất tiện gây ra cho khách hàng”, thông báo cho biết.

Theo trang Downdetector, có một lượng lớn báo cáo về sự cố với ứng dụng McDonald’s ở Australia vào khoảng 2 giờ sáng (giờ địa phương). Lượt báo cáo cũng tăng đột biến tại McDonald’s Anh vào cùng thời điểm và nhiều giờ sau đó.

McDonald’s có khoảng 40.000 nhà hàng trên toàn cầu. Chỉ hơn 1.000 cửa hàng ở Australia và hơn 1.450 cửa hàng ở Anh. Nhật Bản có gần 3.000 nhà hàng và đây là một trong những thị trường lớn nhất của McDonald’s.

Theo ABC News, các nhà hàng ở Canada, Hong Kong, Đức và Áo cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Starbucks và McDonald’s bị tẩy chay vì bị cho là ủng hộ các vấn đề nhạy cảm

Trước những thông tin được cho là “sai lệch” về quan điểm của ban lãnh đạo McDonald’s, Starbucks trong xung đột tại Gaza, người tiêu dùng đã có những phản ứng gay gắt.

Tờ Fortune đưa tin quý IV/2023 là lần hiếm hoi McDonald’s ghi nhận doanh thu sụt giảm. Trong khi Starbucks được dự báo có tốc độ tăng trưởng chậm trong nửa cuối năm, thậm chí thấp hơn những gì các nhà phân tích dự đoán.

Những công ty này có đặc điểm chung là đều thuộc lĩnh vực F&B. Mặt khác, đây đều là những doanh nghiệp ủng hộ chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza. Theo các doanh nghiệp, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc doanh thu sụt giảm trong quý cuối cùng của năm.

Kể từ khi xung đột bùng nổ ở Gaza, các nhà hoạt động phản chiến trên khắp thế giới gây áp lực lên các công ty mà họ cho rằng đang ủng hộ Israel.

Tăng trưởng doanh thu quý IV của McDonald’s tại Trung Đông đã giảm xuống 0,7% so với mức 16,5% cùng kỳ. Theo công ty, điều này “phản ánh tác động của xung đột ở Trung Đông”.

Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội LinkedIn, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành McDonald’s Chris Kempczinski cho biết một số thị trường Trung Đông và bên ngoài khu vực đang chịu tác động kinh doanh đáng kể do xung đột và “thông tin sai lệch” ảnh hưởng tới thương hiệu.

Trước đó tháng 10/2023, bức ảnh chụp một cửa hàng McDonald’s ở Israel tặng hàng nghìn bữa ăn miễn phí cho binh lính đã được lan truyền, làm bùng lên những lời kêu gọi tẩy chay chuỗi cửa hàng này.

Thời điểm đó cũng đánh dấu doanh số bán hàng bắt đầu sụt giảm tại McDonald’s ở Trung Đông và các thị trường có đa số người theo đạo Hồi như Indonesia và Malaysia.

Theo mô hình nhượng quyền của McDonald’s, các nhà hàng riêng lẻ không bị công ty mẹ kiểm soát chặt chẽ và thường quyết định những thứ như địa điểm kinh doanh, giá cả, quảng cáo, sản phẩm, tuyển dụng.

Lợi ích của mô hình này là công ty mẹ có thể tiếp cận nguồn vốn lớn hơn, mở nhiều địa điểm và nâng cao nhận diện về thương hiệu với sự giám sát tối thiểu của bên nhận quyền.

Tuy nhiên, nhược điểm lại là công ty mẹ có thể mất quyền kiểm soát hoàn toàn thương hiệu và khả năng xảy ra tranh chấp pháp lý gia tăng do bên nhận quyền có nhiều quyền kiểm soát đối với hoạt động của họ.

Ông Ajai Gaur, Giáo sư Quản trị và Kinh doanh toàn cầu tại Rutgers, cho biết công ty mẹ “không có nhiều quyền kiểm soát” đối với hoạt động nhượng quyền của mình, chẳng hạn các cửa hàng nhượng quyền có thể tham gia các phong trào xã hội.

Theo ông, minh bạch có thể sẽ là giải pháp lâu dài giúp các công ty như McDonald’s, Starbucks tránh được các cuộc tấn công lâu dài.

Đơn cử, công ty mẹ có thể đưa ra số lượng cửa hàng nhượng quyền thương mại tại Ả Rập Saudi, trong đó có bao nhiêu lao động  địa phương được tuyển dụng, hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và hoạt động xã hội dành cho cộng đồng ở đó là bao nhiêu, chi phí nhượng quyền thế nào để người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn.

Ngoài ra, theo vị giáo sư, các công ty này thường rút lui khỏi các thị trường nước ngoài rất nhanh khi có xung đột xảy ra. Hai tuần sau xung đột Nga – Ukraine, McDonald’s, Coke, Starbucks và Netflix đã dừng hoạt động tại Nga.

Theo ông, trong một khoảng thời gian rất ngắn, rất nhiều công ty đã gần như từ bỏ hoàn toàn thị trường này, và rõ ràng điều đó gây ra những hậu quả về mặt tài chính.

“Khách hàng không mong đợi doanh nghiệp giữ thái độ trung lập. Nhưng họ mong muốn được nhìn thấy hình ảnh doanh nghiệp không chỉ là cỗ máy tạo ra lợi nhuận. Nếu bạn không có câu chuyện của riêng mình để kể, người khác sẽ làm điều đó thay bạn”, ông Ajai Gaur nói.

Đối với Starbucks, theo tiết lộ trong báo cáo kinh doanh quý trước, vốn cũng là mục tiêu của các nhà hoạt động phản chiến, doanh số bán hàng không đạt được kỳ vọng.

Giám đốc điều hành Starbucks Laxman Narasimhan cho biết đã nhận thấy “tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh ở Trung Đông” và “các sự kiện ở Trung Đông cũng có tác động tới thị trường Mỹ, do những thông tin sai lệch về quan điểm của ban lãnh đạo công ty”.

Bà Rachel Ruggeri, Phó Chủ tịch điều hành Starbucks, dự báo xung đột sẽ làm giảm lợi nhuận chuỗi cà phê  trong quý II năm nay.

Những lời kêu gọi tẩy chay Starbucks bùng lên sau khi chuỗi đồ uống kiện Workers United – tổ chức đại diện cho một số người lao động, đã vi phạm nhãn hiệu khi đăng một bài viết trên mạng xã hội với nội dung “Đoàn kết cùng Palestine”.

Starbucks yêu cầu công đoàn ngừng sử dụng tên và logo của mình. Theo Starbucks, người lao động đã đăng dòng trạng thái này lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của lãnh đạo công đoàn và nó đã bị xoá sau 40 phút.

Ông Matthew Goodman, nhà phân tích kinh tế cao cấp tại M Science cho biết việc theo dõi tác động của một cuộc tẩy chay là rất khó, bởi còn phải tính đến thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, giá cả lạm phát, kinh doanh theo mùa,… cũng ảnh hưởng tới doanh thu.

“Tuy nhiên, các công ty cần phải chủ động hơn bao giờ hết trong việc theo dõi và quản lý danh tiếng của mình để giảm thiểu rủi ro trước những thông tin không tốt, dù chính xác hay không, có thể dẫn đến sự tẩy chay của người tiêu dùng”, ông nói.

Tháng 12 năm ngoái, cổ phiếu Starbucks giảm gần 10%, “bốc hơi” gần 12 tỷ USD giá trị do các cuộc đình công của người lao động và lượng khách hàng thấp.

Ông David Denoon, Giáo sư nghiên cứu chính trị và kinh tế tại Đại học New York, nói rằng tẩy chay là “một công cụ gây áp lực kinh tế ngày càng hiệu quả” vì mạng xã hội cho phép các nhà tổ chức “liên hệ với hàng triệu người mà họ có thể chưa từng biết đến”.

Trên TikTok, các hashtag tẩy chay đã nhận được hơn 300 triệu lượt xem và chia sẻ, đồng thời các thương hiệu khác cũng bị liên đới.

Thương hiệu quần áo Zara đã trở thành mục tiêu tẩy chay sau khi tung ra một buổi chụp ảnh vào tháng 12 với những bức tường vỡ, đống đổ nát và những bức tượng bị cụt chân tay được bọc trong vải trắng, điều mà các nhà hoạt động gọi là vô cảm. Hashtag #boycottzara có hơn 86 triệu lượt xem trên nền tảng xã hội.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

McDonald’s: Các chương trình khách hàng thân thiết sẽ cho phép thương hiệu định giá thông minh hơn

Duy trì sự cân bằng giữa việc tăng giá cả và lượng khách đến là kim chỉ nam đối với hoạt động kinh doanh của McDonald’s, thương hiệu này hy vọng rằng các chương trình khách hàng thân thiết có thể giúp đẩy mạnh hơn nữa chiến lược định giá của mình.

McDonald's: Chương trình khách hàng thân thiết sẽ cho phép thương hiệu định giá thông minh hơn
McDonald’s: Chương trình khách hàng thân thiết sẽ cho phép thương hiệu định giá thông minh hơn

Theo chia sẻ của CEO McDonald’s, các chương trình khách hàng thân thiết sẽ cho phép thương hiệu sử dụng chiến lược định giá một cách thông minh hơn.

Trong một chia sẻ với các nhà đầu tư, công ty đã chỉ ra rằng việc duy trì “sự cân bằng” giữa việc tăng giá và tăng trưởng lượng khách hàng là kim chỉ nam đối với doanh nghiệp. CEO Kempczinski tin rằng đây là một thương hiệu “được thiết lập tốt để đạt được sự cân bằng phù hợp”.

Ông nói thêm: “Vị trí của McDonald’s về giá trị là một lợi thế cạnh tranh lớn với các chiến lược bắt nguồn từ sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng”.

Ông tuyên bố rằng các chương trình khách hàng thân thiết của thương hiệu sẽ cho phép thương hiệu cải thiện chiến lược giá của mình.

Ông nói: “Khi chúng tôi tiếp tục thu hút hàng triệu khách hàng trung thành mới, chúng tôi thậm chí có thể định giá một cách thông minh hơn đồng thời điều chỉnh các ưu đãi kỹ thuật số sao cho phù hợp với người tiêu dùng, khiến các chương trình khuyến mãi ngày càng trở nên cá nhân hóa hơn”.

Theo chia sẻ từ CEO McDonald’s Chris Kempczinski, doanh thu từ các thành viên trung thành đạt hơn 20 tỷ USD (15,96 tỷ bảng Anh) vào năm 2023, tăng 45% so với mức của năm 2022. Mục tiêu của thương hiệu là có 250 triệu thành viên tích cực của chương trình, tạo ra doanh thu hàng năm là 45 tỷ USD vào năm 2027.

McDonald’s cũng nhấn mạnh chiến lược tiếp cận ‘One McDonald’s Way’, trong đó thương hiệu tích cực mở rộng “những ý tưởng tốt nhất” trong hoạt động Marketing thông qua “các công cụ và quy trình giúp tối đa hóa lợi tức đầu tư”.

Trong cả năm 2023, doanh thu toàn cầu của McDonald’s tăng 9% so với mức năm 2022. Mức tăng trưởng doanh số chậm lại trong quý 4, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Marketing của McDonald’s gắn liền với yếu tố văn hoá đại chúng

Gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald’s đã vượt qua những trở ngại kinh tế bằng hoạt động marketing sáng tạo, kết hợp cùng nhiều thương hiệu mang hơi thở văn hoá đại chúng nhiều hơn để duy trì hình ảnh năng động trong mắt khách hàng.

Chiến lược Marketing của McDonald's gắn liền với yếu tố văn hoá đại chúng
Chiến lược Marketing của McDonald’s gắn liền với yếu tố văn hoá đại chúng

Ở thời điểm hiện tại, McDonald’s có khả năng sẽ bắt tay với những tên tuổi lớn khác để tung ra một loại hamburger mới.

Trong vài năm qua, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ đã cải thiện hình ảnh của thương hiệu nhằm kết nối lại với những người hâm mộ trẻ tuổi và tăng cường các yếu tố liên quan tới văn hóa. Hãng đã hợp tác với các nghệ sĩ như Cardi B và BTS cũng như các thương hiệu thời trang đường phố Palace và Cactus Plant Flea Market.

Ông Tariq Hassan, Giám đốc Marketing và trải nghiệm khách hàng của chuỗi nhà hàng, cho biết nỗ lực này đã diễn ra trong suốt 5 năm qua.

Ông Hassan đánh giá về sự thất thế của thương hiệu McDonald’s trong văn hóa đại chúng: “Chúng tôi đã mất kết nối với khách hàng của mình. Cuối cùng, chúng tôi đã đánh mất ý nghĩa của câu slogan ‘I’m loving it.'”

McDonald’s đã thực hiện một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ để hiểu rõ hơn mong muốn của người hâm mộ. Từ đó, hãng đã tung ra nhiều chiến dịch đơn hàng yêu thích dựa trên khẩu vị của những người nổi tiếng.

Nổi bật vào năm 2019 là màn kết hợp cùng rapper Travis Scott. Chiến dịch này đã trở nên nổi tiếng đến mức gây ra tình trạng thiếu bánh kẹp Quarter Pounder nổi tiếng của McDonald’s.

Khi Hassan gia nhập McDonald’s, ông đã thúc đẩy thương hiệu kết nối sâu hơn với văn hóa đại chúng. Vị giám đốc nói: “Bạn có thể mang tính biểu tượng, nhưng không còn phù hợp với văn hóa nữa. Đã có rất nhiều biểu tượng bị hoà tan như vậy”.

Vị giám đốc nói về sự thay đổi thói quen nhanh chóng của người tiêu dùng sẽ khiến nhiều thương hiệu có tên tuổi đối mặt với nguy cơ bị nhạt nhoà so với văn hoá đại chúng. Do đó, McDonald’s liên tục thúc đẩy nhiều chiến dịch kết hợp với các nhãn hàng mang hơi thở đương đại.

Có thể kể đến màn kết hơp deal “Happy Meal dành cho người lớn” với thương hiệu thời trang đường phố Cactus Plant Flea Market. Mặc dù không có món mới nào trong combo, vẫn chỉ là một Big Mac hoặc 10 miếng Chicken McNuggets với một phần nước ngọt và khoai tây chiên, nhưng chiếc hộp theo phong cách Happy Meal tặng kèm tượng những linh vật cổ điển của McDonald’s là Grimace, Hamburglar và Birdie đã gây ra cơn sốt.

Chiếc hộp này nhanh chóng bán hết ở nhiều địa điểm trên khắp đất nước. Thậm chí, một số kẻ đầu cơ bắt đầu niêm yết những món đồ chơi bằng nhựa này trên eBay với giá hàng nghìn đô la.

“Đó là một bước ngoặt văn hóa đối với chúng tôi. Hãy tưởng tượng bạn tung ra một thứ như Cactus Plant Flea Market và bán hết trong 12 ngày dù chương trình khuyến mãi dự kiến kéo dài 30 ngày. Khi đó, chúng tôi phải dành thời gian làm việc với các bên nhượng quyền để giúp họ làm quen với việc bán hết hàng sớm quá.”

Kể từ đó, McDonald’s đã đầu tư nhiều hơn cho các sản phẩm kết hợp với văn hoá thời trang đường phố. Trong suốt mùa hè, McDonald’s phát hành một dòng quần áo phiên bản giới hạn kết hợp thương hiệu trượt ván PALACE của Anh.

Tháng này, thương hiệu đồ ăn nhanh hợp tác với họa sĩ Kerwin Frost đến từ New York, để tạo ra combo Happy Meal với những món đồ sưu tầm phiên bản giới hạn.

Cách tiếp cận của McDonald’s thông qua các mặt hàng sưu tầm phiên bản giới hạn là xu hướng quảng bá thường gặp trong ngành giày thể thao.

Hassan nói: “Chúng tôi phát triển những chiến dịch này với mục đích mang đến một chương trình khuyến mãi hiện đại, mới mẻ hơn so với cách làm truyền thống, nó giống như cách các thương hiệu giày vẫn làm. Chúng tôi đã trở nên giống với StockX (sàn giao dịch giày thể thao trực tuyến) hơn là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh thông thường.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Marketing mới của McDonald’s: Tập trung vào văn hoá đại chúng

Gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald’s đã vượt qua những trở ngại kinh tế bằng những chiến lược Marketing sáng tạo (Creative Marketing), kết hợp cùng nhiều thương hiệu mang hơi thở văn hoá đại chúng nhiều hơn để duy trì hình ảnh năng động trong mắt khách hàng. Cùng khám phá các chiến lược Marketing của McDonald’s trong bài viết này.

Chiến lược Marketing của McDonald's
Chiến lược Marketing mới của McDonald’s: Tập trung vào văn hoá đại chúng

Ở bối cảnh mới này, gã khổng lồ ngành F&B McDonald’s có khả năng sẽ bắt tay với những tên tuổi lớn khác để tung ra một loại hamburger mới.

Trong vài năm qua, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ đã cải thiện hình ảnh của thương hiệu nhằm kết nối lại với những người hâm mộ trẻ tuổi và tăng cường các yếu tố liên quan tới văn hóa. Hãng đã hợp tác với các nghệ sĩ như Cardi B và BTS cũng như các thương hiệu thời trang đường phố Palace và Cactus Plant Flea Market.

Ông Tariq Hassan, Giám đốc Marketing và trải nghiệm khách hàng (CX) của chuỗi nhà hàng, cho biết nỗ lực này đã diễn ra trong suốt 5 năm qua.

Ông Hassan đánh giá về sự thất thế của thương hiệu McDonald’s trong văn hóa đại chúng: “Chúng tôi đã mất kết nối với khách hàng của mình. Cuối cùng, chúng tôi đã đánh mất ý nghĩa của câu slogan ‘I’m loving it.'”

McDonald’s đã thực hiện một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ để hiểu rõ hơn mong muốn của người hâm mộ. Từ đó, hãng đã tung ra nhiều chiến dịch đơn hàng yêu thích dựa trên khẩu vị của những người nổi tiếng.

Nổi bật vào năm 2019 là màn kết hợp cùng rapper Travis Scott. Chiến dịch này đã trở nên nổi tiếng đến mức gây ra tình trạng thiếu bánh kẹp Quarter Pounder nổi tiếng của McDonald’s.

Khi Hassan gia nhập McDonald’s, ông đã thúc đẩy thương hiệu kết nối sâu hơn với văn hóa đại chúng. Vị giám đốc nói: “Bạn có thể mang tính biểu tượng, nhưng không còn phù hợp với văn hóa nữa. Đã có rất nhiều biểu tượng bị hoà tan như vậy”.

Vị giám đốc nói về sự thay đổi thói quen nhanh chóng của người tiêu dùng sẽ khiến nhiều thương hiệu có tên tuổi đối mặt với nguy cơ bị nhạt nhoà so với văn hoá đại chúng. Do đó, McDonald’s liên tục thúc đẩy nhiều chiến dịch kết hợp với các nhãn hàng mang hơi thở đương đại.

Có thể kể đến màn kết hơp deal “Happy Meal dành cho người lớn” với thương hiệu thời trang đường phố Cactus Plant Flea Market. Mặc dù không có món mới nào trong combo, vẫn chỉ là một Big Mac hoặc 10 miếng Chicken McNuggets với một phần nước ngọt và khoai tây chiên, nhưng chiếc hộp theo phong cách Happy Meal tặng kèm tượng những linh vật cổ điển của McDonald’s là Grimace, Hamburglar và Birdie đã gây ra cơn sốt.

Chiếc hộp này nhanh chóng bán hết ở nhiều địa điểm trên khắp đất nước. Thậm chí, một số kẻ đầu cơ bắt đầu niêm yết những món đồ chơi bằng nhựa này trên eBay với giá hàng nghìn đô la.

“Đó là một bước ngoặt văn hóa đối với chúng tôi. Hãy tưởng tượng bạn tung ra một thứ như Cactus Plant Flea Market và bán hết trong 12 ngày dù chương trình khuyến mãi dự kiến kéo dài 30 ngày. Khi đó, chúng tôi phải dành thời gian làm việc với các bên nhượng quyền để giúp họ làm quen với việc bán hết hàng sớm quá.”

Kể từ đó, McDonald’s đã đầu tư nhiều hơn cho các sản phẩm kết hợp với văn hoá thời trang đường phố. Trong suốt mùa hè, McDonald’s phát hành một dòng quần áo phiên bản giới hạn kết hợp thương hiệu trượt ván PALACE của Anh.

Tháng này, thương hiệu đồ ăn nhanh hợp tác với họa sĩ Kerwin Frost đến từ New York, để tạo ra combo Happy Meal với những món đồ sưu tầm phiên bản giới hạn.

Cách tiếp cận của McDonald’s thông qua các mặt hàng sưu tầm phiên bản giới hạn là xu hướng quảng bá thường gặp trong ngành giày thể thao.

Hassan nói: “Chúng tôi phát triển những chiến dịch này với mục đích mang đến một chương trình khuyến mãi hiện đại, mới mẻ hơn so với cách làm truyền thống, nó giống như cách các thương hiệu giày vẫn làm. Chúng tôi đã trở nên giống với StockX (sàn giao dịch giày thể thao trực tuyến) hơn là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh (F&B) thông thường.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

McDonald’s sẽ mở mới khoảng 50.000 cửa hàng trong năm 2027

Tính đến cuối năm 2022 McDonald’s có 40.275 cửa hàng. Theo lộ trình, McDonald’s sẽ tìm cách phát triển thêm khoảng 1/4 số cơ sở bán hàng trong mạng lưới.

McDonald's sẽ mở mới khoảng 50.000 cửa hàng vào năm 2027
McDonald’s sẽ mở mới khoảng 50.000 cửa hàng vào năm 2027

Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh (F&B) lớn nhất thế giới McDonald’s đã công bố lộ trình mở rộng hoạt động để tiến tới có 50.000 cửa hàng mới trên toàn cầu vào năm 2027. Đây là kế hoạch phát triển nhanh nhất trong lịch sử của thương hiệu này.

Tính đến cuối năm 2022 McDonald’s có 40.275 cửa hàng toàn cầu. Theo lộ trình, McDonald’s sẽ tìm cách phát triển thêm khoảng 1/4 số cơ sở bán hàng trong mạng lưới.

Đây là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, vượt qua Starbucks và Subway, hai thương hiệu toàn cầu khác về thức ăn nhanh. McDonald’s dự kiến chi tiêu vốn khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2024 và sau đó sẽ bổ sung thêm từ 300 triệu đến 500 triệu USD mỗi năm cho đến năm 2027.

Theo giám đốc phụ trách chăm sóc khách hàng của McDonald’s Manu Steijaert, tốc độ mở rộng hoạt động hiện tại vượt xa tốc độ trước đây – trong đó phải mất 18 năm mới tăng từ 30.000 lên 40.000 cửa hàng.

Doanh số bán hàng trong những năm gần đây của McDonald’s được thúc đẩy nhờ một số sản phẩm mới, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt gà “McCrispy” nổi tiếng.

Bên cạnh đó, chuỗi cửa hàng này cũng được hưởng lợi nhờ lượng đặt hàng trực tuyến nhiều hơn kể từ đại dịch COVID-19, trong khi uy tín của thương hiệu đã giúp chuỗi cửa hàng McDonald’s thu hút đông khách hàng trong thời kỳ lạm phát tăng cao.

Theo dự kiến, McDonald’s sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu gần 2% vào năm 2024.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

McDonald’s, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc

McDonald’s, Nike, Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc, bất chấp rủi ro về địa chính trị và tiêu dùng chậm lại.

McDonald's, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc
McDonald’s, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc

Tháng trước, McDonald’s mua lại từ Carlyle Group 28% cổ phần trong công ty điều hành chuỗi nhà hàng của họ tại Trung Quốc. Sau thương vụ, McDonald’s hiện nắm 48% công ty được định giá 6 tỷ USD, đã bao gồm cả thị trường Hong Kong và Macau. Đối tác liên doanh của họ tại Trung Quốc – Tập đoàn đầu tư quốc doanh CITIC – hiện nắm 52%.

Động thái này đi ngược với xu hướng gần đây của các công ty đa quốc gia, là giảm đầu tư vào Trung Quốc, thậm chí rời đi hoàn toàn do thách thức về kinh tế và địa chính trị. Đến tháng 12/2022, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách Zero Covid, khiến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài kêu gọi giảm phụ thuộc vào quốc gia này.

Vài năm gần đây, các công ty phương Tây chịu sức ép phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 5, sau chuyến thăm Trung Quốc, CEO JPMorgan Jamie Dimon, thừa nhận làm việc tại Trung Quốc “ngày càng phức tạp”. Ông dự báo theo thời gian, “thương mại Mỹ – Trung sẽ giảm dần”, nhưng khẳng định đây không phải là tách rời, mà là giảm thiểu rủi ro.

Dù vậy, McDonald’s có một lợi thế lớn so với nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác. Đó là đối tác của họ tại Trung Quốc – CITIC – là tập đoàn quốc doanh quyền lực. Jason Yu – Giám đốc khu vực Trung Quốc tại công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel nhận định: “Việc này đồng nghĩa họ sẽ không bị đẩy vào thế khó về chính trị. Đây là điểm rất quan trọng”.

McDonald’s đã tăng gấp đôi số cửa hàng tại Trung Quốc so với năm 2017, hiện lên 5.500 cơ sở. Trung Quốc vẫn đang là thị trường lớn thứ hai của công ty này. Họ đặt mục tiêu có hơn 10.000 cửa hàng tại đây năm 2028.

Yu cho rằng McDonald’s cần tiếp tục số hóa và địa phương hóa việc kinh doanh. Trong đó, địa phương hóa là chìa khóa để giành thị phần trong lĩnh vực nhà hàng phục vụ hạn chế (limited-service restaurant) có quy mô 140 tỷ USD tại Trung Quốc. Dù thực đơn tại McDonald’s khá tương tự với Mỹ, có nhiều món đã được thay đổi để phù hợp với thị trường Trung Quốc, như bánh khoai môn thay vì bánh táo.

Đối thủ của McDonald’s là Yum China – công ty điều hành chuỗi KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc – cũng đã có hơn 14.000 cửa hàng tại đây. Họ vẫn đang kiên trì với mục tiêu mở rộng.

Theo hãng nghiên cứu Euromonitor, quy mô lĩnh vực nhà hàng phục vụ hạn chế tại Trung Quốc sẽ tăng trưởng trung bình 4% mỗi năm cho đến năm 2025. Nếu chỉ tính riêng trong nhóm nhà hàng tập trung vào burger, McDonald’s hiện thống trị với 70% thị phần.

Nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng khác của Mỹ, gồm Starbucks, Apple, Tapestry (công ty mẹ thương hiệu thời trang Coach) và Nike cũng có quyết tâm bám trụ Trung Quốc. Họ muốn bảo vệ và tăng thị phần (Market Share) tại đây, bất chấp cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ địa phương theo chiến lược giá rẻ.

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks từ nhiều năm nay luôn đặt ưu tiên tăng hiện diện ở Trung Quốc lên hàng đầu. Cựu CEO Howard Schultz cho biết Trung Quốc đem đến cho họ cơ hội tăng trưởng lớn, dù việc kinh doanh ở đây khá phức tạp. Đây hiện là thị trường có số cửa hàng và doanh thu lớn nhì của hãng, chỉ sau Mỹ.

Các lãnh đạo Starbucks cũng kiên định với thị trường Trung Quốc. Tháng 11, họ cho biết đặt mục tiêu mở mới 1.000 cửa hàng tại đây mỗi năm, nâng tổng địa điểm lên 9.000 năm 2025.

Họ kỳ vọng Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của Starbucks. “Tôi rất tự tin rằng đây chỉ là sự bắt đầu”, đồng CEO của Starbucks Trung Quốc Belinda Wong cho biết trong một sự kiện hồi tháng 11.

Nike cũng đã ra mắt nhiều mẫu giày cao cấp mới, được tùy chỉnh theo sở thích của người Trung Quốc. Ví dụ, họ thiết kế mẫu Dunk Low dành riêng cho thị trường Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và tiêu dùng ì ạch năm nay đã khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc kinh doanh của một số vẫn khá tốt, Ben Cavender – Giám đốc Chiến lược tại Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc (CMRG) nhận định trên Reuters.

Ông nói rằng tầng lớp trung lưu tại đây vẫn đề cao giá trị của sản phẩm/dịch vụ và chi phí thuê mặt bằng giảm sẽ giúp lĩnh vực này tăng trưởng tốt. “Nếu anh muốn tìm thời điểm để tăng đầu tư vào Trung Quốc, đó chính là lúc này”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

McDonald’s bị kiện vì không sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp người da màu

McDonald’s Corp đang phải đối diện với vụ kiện 10 tỷ USD của doanh nhân truyền thông Byron Allen, cáo buộc chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này có “định kiến phân biệt chủng tộc” khi rất ít sử dụng dịch vụ quảng cáo từ các doanh nghiệp truyền thông thuộc sở hữu của người da màu.

McDonald's bị kiện vì không sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp người da màu
McDonald’s bị kiện vì không sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp người da màu

Theo thông tin từ Reuters, một thẩm phán ở Los Angeles cho biết doanh nhân Allen hiện đang cố gắng chứng minh rằng McDonald’s đã vi phạm luật dân quyền của liên bang và California khi thương hiệu này “từ chối” các dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp mình.

Allen cáo buộc McDonald’s đã phớt lờ các dịch vụ từ đơn vị cung cấp quảng cáo (Ad Agency) của mình và tước đi hàng chục triệu USD doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

Kể từ khi được thành lập năm 2009, Entertainment Studios Networks Inc do doanh nhân này sở hữu đã cố gắng nhiều lần tuy nhiên vẫn không có được hợp đồng từ McDonald’s, ông cho rằng gã khổng lồ F&B đang phân biệt chủng tộc.

Trong một tuyên bố, luật sư Loretta Lynch của McDonald’s khẳng định rằng công ty có trụ sở tại Chicago này xem vụ kiện đơn giản chỉ là “về vấn đề doanh thu, chứ không phải chủng tộc” và tin rằng các bằng chứng sẽ cho thấy McDonald’s không hề có sự phân biệt đối xử.

Allen, trong một tuyên bố đã đưa ra quan điểm trái ngược là “Trong khi các doanh nghiệp Mỹ gốc Phi đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế Mỹ. McDonald’s lấy hàng tỷ USD từ người tiêu dùng Mỹ gốc Phi và hầu như không trả lại bất cứ thứ gì.”

Các số liệu khác cũng là nguyên nhân của vụ kiện cho thấy có đến khoảng 40% khách hàng của McDonald’s là người da màu, nhưng McDonald’s chỉ chi 0,3% trong tổng ngân sách quảng cáo 1,6 tỷ USD vào năm 2019 cho các doanh nghiệp truyền thông thuộc sở hữu của người da màu (Black-owned media company).

Vào tháng 5 năm 2021, McDonald’s đã cam kết sẽ tăng chi tiêu quảng cáo cho các đơn vị truyền thông thuộc sở hữu của người da màu từ 2% lên 5% vào năm 2024.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

McDonald’s sẽ bắt đầu mở cửa kinh doanh trở lại tại Ukraine

Gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald’s cho biết kế hoạch mở cửa lại các nhà hàng tại thủ đô Kyiv và phía Tây Ukraine sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng.

McDonald’s sẽ bắt đầu mở cửa lại tại Ukraine
McDonald’s sẽ bắt đầu mở cửa lại tại Ukraine

Giám đốc Truyền thông của gã khổng lồ ngành hàng F&B McDonald’s tại Ukraine cho biết thương hiệu này sẽ bắt đầu mở cửa hoạt động kinh doanh trở lại tại Kyiv, thủ đô của Ukraine trong tuần này.

“Việc mở cửa trở lại các nhà hàng ở Kyiv và miền tây Ukraine sẽ diễn ra theo từng giai đoạn trong vòng hai tháng.”

Trong khi McDrive và các nhà hàng ăn uống tại chỗ (dine-in) sẽ chỉ mở cửa vào tháng 10, 3 nhà hàng ở Kyiv sẽ bắt đầu giao hàng từ 20/9.

McDonald’s cho biết thương hiệu này đang thực hiện các quy trình nâng cao để đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng, các nhà hàng sẽ mở cửa từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, nhưng sẽ “đóng cửa ngay khi có cảnh báo”.

Với việc mở cửa trở lại, gã khổng lồ thức ăn nhanh đang thực hiện cam kết của mình từ hồi tháng 8 là sẽ đưa nhân viên làm việc trở lại bất chấp những xung đột gần đây ở thị trường này.

McDonald’s hiện có hơn 100 nhà hàng ở Ukraine và tất cả đều đóng cửa. Theo một tuyên bố, công ty đã tiếp tục trả lương cho hơn 10.000 nhân viên tại đây.

McDonald’s cũng đã dừng các hoạt động tại Nga từ tháng 3 với 840 nhà hàng và đã bán hầu hết các nhà hàng cho một đơn vị địa phương được cấp phép vào tháng 5.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

McDonald’s bán mảng kinh doanh tại Nga

Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ đã tạm đóng cửa hơn 800 cửa hàng tại Nga hồi tháng 3, và giờ quyết định rời đi hoàn toàn.

McDonald's bán mảng kinh doanh tại Nga
McDonald’s bán mảng kinh doanh tại Nga

Thông báo hôm 16/5 của McDonald’s cho biết: “cuộc khủng hoảng gây ra bởi chiến sự tại Ukraine, môi trường kinh doanh khó đoán đã khiến McDonald’s đưa ra quyết định việc tiếp tục sở hữu mảng kinh doanh ở Nga không còn khả thi, cũng như không phù hợp với các giá trị của hãng nữa”.

Hồi tháng 3, ngay khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, cũng như các công ty phương Tây khác, McDonald’s tạm đóng các cửa hàng tại Nga.

Sau khi việc bán hoàn tất, các nhà hàng tại Nga sẽ không còn được sử dụng tên, logo và thực đơn của McDonald’s nữa.

Hãng cho biết các nhân viên vẫn sẽ được trả lương đến khi giao dịch hoàn tất và “nhân viên được đảm bảo việc làm với người mua mới”.

CEO Chris Kempczinski cho biết ông tự hào với hơn 60.000 nhân viên tại Nga và quyết định này là “cực kỳ khó khăn”.

“Dù vậy, chúng tôi đã cam kết với cộng đồng toàn cầu và phải giữ gìn các giá trị. Điều này đồng nghĩa chúng tôi không thể duy trì hoạt động tại đây”, ông nói.

Quyết định trên đã đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ kéo dài 3 thập kỷ của McDonald’s và Nga. Hãng mở cửa hàng đầu tiên tại Moskva năm 1990.

Việc rời đi cho thấy “Nga giờ sẽ phải tìm đến đầu tư nội bộ và phát triển các thương hiệu tiêu dùng trong nước”, Neil Saunders – Giám đốc điều hành tại GlobalData cho biết.

McDonald’s sẽ phải chịu thiệt hại khoảng 1,2 – 1,4 tỷ USD vì việc này. “Các cửa hàng của McDonald’s tại Nga hầu hết là do họ sở hữu.

Điều này đồng nghĩa giá trị tài sản bị mất sẽ lớn”, Saunders nói, “Tuy nhiên, với bối cảnh hiện tại, là bên mua từ Nga gặp rào cản tài chính và McDonald’s không cấp phép sử dụng tên, độ nhận diện nữa, giá bán sẽ không thể bằng giá trị sổ sách được”.

Trong báo cáo tài chính quý gần nhất, McDonald’s cho biết việc đóng cửa các nhà hàng ở Nga khiến họ thiệt hại 127 triệu USD.

Trong đó, gần 27 triệu USD đến từ chi phí cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng và trả cho nhà cung cấp. 100 triệu USD là từ việc thực phẩm và nhiều hàng hóa khác phải bỏ đi.

McDonald’s hiện có 847 nhà hàng ở Nga, tính đến cuối năm ngoái, theo tài liệu của nhà đầu tư. Cùng với 108 cửa hàng ở Ukraine, các cửa hàng này đóng góp 9% doanh thu công ty năm 2021.

Hà Thu (theo CNN)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

McDonald’s vừa rời đi, một chuỗi thức ăn nhanh của Nga muốn đăng ký logo tương tự

Một chuỗi thức ăn nhanh của Nga có tên là Uncle Vanya muốn đăng ký nhãn hiệu với logo tương tự như McDonald’s khi thương hiệu này vừa rời khỏi Nga.

Như bạn có thể thấy ở trên, logo mới của Uncle Vanya (bên trái) có hình mái vòm màu vàng nhìn rất giống với McDonald’s (bên phải).

Theo thông tin từ Business Insider, Uncle Vanya đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên chính phủ Nga, trong đó có một logo (được kết hợp hình mái vòm với chữ cái B) và bên dưới là dòng chữ “Uncle Vanya” bằng tiếng Nga.

Mặc dù cách phát âm của chữ cái “V” trong Vanya cũng có thể được hiểu theo logo trên tuy nhiên nhìn nó rất giống với chữ cái “M’ của McDonald’s. Hình ảnh thương hiệu của Uncle Vanya cũng sử dụng tông màu đỏ và vàng gắn liền với thương hiệu McDonald’s.

Được biết, hành động nộp đơn của Uncle Vanya được thực hiện sau 3 ngày kể từ khi McDonald’s thông báo rằng họ sẽ đóng cửa hơn 800 cửa hàng của mình ở Nga vô thời hạn.

Cũng sau khi nhận được thông báo, nhiều người dân Matxcơva tỏ ra tiếc nuối và đổ xô đi mua McDonald’s để dự trữ, nhiều người còn có các hành động không muốn McDonald’s đóng cửa tại nơi này.

Theo tờ The Washington Post, sau khi McDonald’s rời đi, trên nhiều trang web thương mại điện tử của Nga xuất hiện hình ảnh các sản phẩm của McDonald’s như dao, nĩa, ống hút được rao bán.

Các luật sư sở hữu trí tuệ của Uncle Vanya và đại diện của McDonald’s đang xử lý vấn đề và chưa trả lời các bình luận liên quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn (Theo Business Insider)

Pepsi, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks ở Nga đua nhau đóng cửa

Thời gian gần đây, cả 4 nhãn hàng đều bị chỉ trích vì tiếp tục hoạt động ở Nga trong khi nhiều công ty Mỹ khác đã tuyên bố dừng hoạt động.

Pepsi Coca-Cola McDonald's Starbucks đóng cửa ở nga

Theo CNBC, hôm 8/3, hàng loạt nhãn hàng F&B lớn như Pepsi, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks thông báo ngừng kinh doanh ở Nga. Đây là động thái đầu tiên của 4 nhãn hàng lớn mang biểu tượng của Mỹ nhằm phản đối cuộc chiến ở Ukraine.

Pepsi đã hiện diện ở Nga trong suốt 6 thập kỷ. Nga cũng đại diện cho số ít khu vực trên thế giới nơi thị phần Pepsi áp đảo Coca-Cola.

Trong báo cáo, Coca-Cola cho biết hoạt động kinh doanh ở Ukraine và Nga chỉ đóng góp từ 1-2% tổng doanh thu thuần và thu nhập hợp nhất trong năm 2021.

Mặt khác, khoảng 4% doanh thu của Pepsi đến từ Nga. Công ty cho biết sẽ tiếp tục bán một số sản phẩm thiết yếu như sữa bột, sữa tươi và thức ăn cho trẻ em.

Những mảng kinh doanh bị tạm dừng là Pepsi-Cola, 7UP, Mirinda, vốn đầu tư, quảng cáo và khuyến mại.

Theo Wall Street Journal, Pepsi đang cân nhắc việc rút hoàn toàn khỏi Nga. Song, việc xuất hiện các biện pháp trừng phạt khiến quá trình thoái thác ở Nga phức tạp hơn.

Kể từ thời điểm Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, nhiều công ty Mỹ cũng tìm cách giảm sự hiện diện ở cả Nga và Ukraine.

Đối với McDonald’s, thương hiệu này mở cửa hàng đầu tiên bên ngoài “Bức màn sắt” ở Moscow, chỉ vài tháng trước khi Liên bang Xô Viết tan rã.

Hôm 8/3, công ty thông báo tất cả 850 nhà hàng của McDonald’s sẽ tạm thời đóng cửa. Khoảng 84% chi nhánh tại Nga thuộc sở hữu của McDonald’s, số còn lại kinh doanh theo hình thức nhượng quyền.

Starbucks tiến xa hơn McDonald’s khi tuyên bố sẽ đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh của Nga, bao gồm cả việc vận chuyển sản phẩm. CEO công ty là Kevin Johnson cũng lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

McDonald’s đóng cửa hơn 800 cửa hàng tại Nga

Đồng loạt hưởng ứng với nhiều doanh nghiệp khác trên toàn cầu, McDonald’s vừa thông báo đóng cửa hết 847 cửa hàng của mình tại Nga.

McDonald’s đóng cửa  tại Nga

CEO Chris Kempczinski cho biết: “McDonald’s đang tạm thời đóng cửa tất cả 847 cửa hàng ở Nga để đáp trả lại cuộc tấn công của Nga vào Ukraine”.

Hành động này của McDonald’s diễn ra trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng trong việc các doanh nghiệp phương Tây phải hành động nhằm mục tiêu chống lại cuộc xâm lược của Nga tới Ukraine.

Trong một email gửi đến nhân viên và các đơn vị nhượng quyền, CEO Chris Kempczinski cho biết rằng McDonald’s sẽ tiếp tục trả lương cho 62.000 nhân viên của mình ở Nga và sẽ trả đầy đủ lương cho nhân viên ở Ukraine sau khi tạm thời đóng cửa các cửa hàng ở đó.

Kempczinski cho biết thêm là chiến sự đang diễn ra kịch liệt ở Ukraine và hậu quả là “tất cả những người dân vô tội phải gánh chịu hết hậu quả”.

Theo một thông tin được đưa ra, McDonald’s sở hữu khoảng 84% cửa hàng ở Nga, Nga và Ukraine chiếm khoảng 9% doanh thu toàn cầu của McDonald’s.

Những áp lực từ nhiều phía.

Trước thông báo ngừng các hoạt động kinh doanh tại Nga, McDonald’s đã bị chỉ trích nhiều vì hàng loạt các doanh nghiệp phương Tây khác như Pepsi, Starbucks và Burger King đã hành động đáp trả Nga trước đó.

Kiểm soát viên Thomas DiNapoli của bang New York hiện cũng đã gửi một lá thư tới hầu hết các doanh nghiệp “chưa có hành động cụ thể” ở Nga, yêu cầu và thúc giục họ ngừng kinh doanh tại Nga càng sớm càng tốt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

McDonald’s nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trên Metaverse

Hoà nhập với làn sóng Metaverse trên toàn cầu, McDonald’s vừa nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ ảo và thậm chí là cả nhà hàng và quán cà phê ảo.

McDonald's Metaverse
McDonald’s nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng ảo dựa trên Metaverse

Theo thông tin từ Forbes, Josh Gerben, một luật sư chuyên về việc theo dõi các đăng ký nhãn hiệu (trademark) mới cho biết trên Twitter rằng McDonald’s vừa nộp 10 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khác nhau.

Ngoài các nội dung đăng ký nhãn hiệu thông thường, hồ sơ còn ghi rõ “Vận hành một nhà hàng ảo có cả hàng hóa thực và ảo” và “Vận hành một nhà hàng ảo trực tuyến có giao hàng tận nhà.”

“Các buổi hòa nhạc thực tế và ảo trực tuyến” cùng các dịch vụ giải trí khác trong cửa hàng ảo McCafe cũng đã được đăng ký.

Sau các tên tuổi lớn khác như Nike, Walmart hay Sketchers, McDonald’s và Panera Bread là những thương hiệu mới nhất đang chuẩn bị cho một cuộc cách mạng ảo có quy mô lớn nhất lịch sử từ trước đến nay.

Trao đổi với Forbes, Luật sư Gerben cho biết thêm: “Khi bạn thấy hàng loạt công ty lớn đang thực hiện nhiều đợt đăng ký nhãn hiệu, hẳn là mọi thứ đang được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ”.

McDonald's nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng ảo dựa trên Metaverse

Ông George Hanson, Giám đốc phụ trách mảng kỹ thuật số (CDO) của Panera cho biết: “Panera luôn nỗ lực để đi đầu trong các tiến bộ về công nghệ. Là một thương hiệu, chúng tôi luôn tìm kiếm những cách thức mới để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, cho dù ở quán cà phê hay ở siêu thị.”

Ở một khía cạnh khác, mặc dù Metaverse không phải là thế giới ảo duy nhất mà các nhãn hiệu đã được đăng ký này có thể được sử dụng, Meta (Facebook cũ) hiện là doanh nghiệp đang đầu tư nhiều nhất vào thế giới ảo.

Theo báo cáo thu nhập quý 4 của Meta, công ty này đã thu về hơn 800 triệu USD doanh thu từ Reality Labs, một phòng nghiên cứu thực tế ảo của Meta chuyên phát triển các công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường như Oculus, tai nghe VR và nhiều sản phẩm khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen – Theo Forbes

KFC chính thức đưa thịt gà thực vật của Beyond Meat vào menu

Sau một thời gian chạy thử nghiệm, thương hiệu gà rán KFC chính thức đưa món thịt gà có nguồn gốc từ thực vật vào menu.

KFC chính thức đưa thịt gà thực vật của Beyond Meat vào menu của mình
Source: CNET

Sau thời gian khoảng 2 năm hợp tác với Beyond Meat để thử nghiệm các sản phẩm gà rán được làm từ thực vật tại một số nhà hàng trên hệ thống, KFC (Kentucky Fried Chicken) chính thức cho biết họ sẽ ra mắt dòng sản phẩm Beyond Fried Chicken tại hầu hết các cửa hàng của mình tại Mỹ.

Bắt đầu từ ngày 3/1, các địa điểm KFC trên khắp nước Mỹ sẽ bán các loại thịt thay thế có nguồn gốc từ thực vật trong một khoảng thời gian giới hạn với một số nguồn cung nhất định.

Ông Kevin Hochman, Chủ tịch của KFC tại Mỹ cho biết:

“Nhiệm vụ thật đơn giản – làm ra món Gà rán Kentucky nổi tiếng thế giới từ thực vật.”

KFC lần đầu tiên thử nghiệm Beyond Fried Chicken vào tháng 8 năm 2019 tại một nhà hàng ở Atlanta. Và buổi ra mắt cũng thành công rực rở khi tất cả các sản phẩm đã được bán hết trong vòng chưa đầy năm giờ.

KFC và Beyond Meat sau đó đã mở rộng hoạt động thử nghiệm sang các địa điểm khác ở Nashville và Charlotte vào năm 2020, trước khi áp dụng tại một số nhà hàng ở nam California, Mỹ.

Nói về xu hướng ứng dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, nhiều thương hiệu lớn trong ngành F&B đã tích cực theo đuổi điều này trong những năm gần đây.

Beyond Meat cũng bán bánh mì kẹp thịt và xúc xích làm từ thực vật, và là một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành, cũng như Impossible Foods, chuyên bán bánh mì kẹp thịt.

Tại KFC, Khách hàng có thể kết hợp Beyond Fried Chicken với bất kỳ loại nước chấm KFC nào mà họ thích, bao gồm BBQ mật ong, mù tạt mật ong hay sốt KFC.

Ông Ethan Brown, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Beyond Meat cho biết trong một thông cáo báo chí:

“Chúng tôi tự hào khi hợp tác với KFC để cung cấp một sản phẩm không chỉ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời khi thưởng thức cho người tiêu dùng, mà còn cung cấp các lợi ích bổ sung khác từ loại thịt có nguồn gốc thực vật.

Chúng tôi thực sự vui mừng khi làm điều này.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Apple trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mốc 3.000 tỷ USD

Apple đã đạt mức vốn hóa thị trường (market cap) 3.000 tỷ USD trong giao dịch ngày 3/1 vừa qua, tăng gấp 3 lần định giá trong vòng chưa đầy 4 năm.

apple 3000 tỷ usd

Giao dịch trong đầu năm mới đã giúp đẩy giá cổ phiếu Apple chạm mốc kỷ lục trên 182,8 USD, tăng gấp ba lần về giá trị trong vòng chưa đầy bốn năm, Guardian đưa tin ngày 3/1.

Giá cổ phiếu tăng do các nhà đầu tư có niềm tin rằng nhà sản xuất iPhone sẽ tiếp tục tung ra các sản phẩm bán chạy nhất khi họ khám phá các thị trường mới như ôtô tự lái và thực tế ảo.

Theo ước tính, Apple giờ đây có giá trị cao hơn cả giá trị của Boeing, Coca Cola, Disney, Exxon-Mobil, McDonald’s, Netflix và Walmart cộng lại.

Cổ phiếu của hãng tăng 38% kể từ đầu năm 2021. Đây là một trong những mức tăng trưởng lớn nhất trên chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones.

Các nhà phân tích kỳ vọng Microsoft cũng sẽ đạt được mốc 3.000 tỷ USD vào cuối năm nay.

Cổ phiếu công nghệ tăng vọt trong thời đại đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các giá cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn của Mỹ, kéo thị trường chứng khoán nước này lên theo.

Apple đã công bố thu nhập hàng quý cuối cùng của mình vào tháng 10 và kiếm được 20,6 tỷ USD trong ba tháng trước đó, mặc dù gặp phải các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng do Covid-19.

Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ tràn sắc xanh và cổ phiếu châu Âu đạt mức cao kỷ lục trong ngày đầu tiên giao dịch năm 2022.

Điều này cho thấy các nhà đầu tư đặt cược vào sự phục hồi kinh tế dù số lượng trường hợp mắc Covid-19 tăng vọt do biến chủng Omicron gây ra.

Trước đó, Apple đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD trong giao dịch trong ngày vào năm 2018. Công ty này tiếp tục đạt mức định giá 2.000 tỷ USD chỉ hơn hai năm sau đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Publicis vượt qua Omnicom để giành được hợp đồng truyền thông với McDonald’s

McDonald’s theo đó sẽ chuyển các hoạt động truyền thông tại Mỹ cho Starcom của Publicis Groupe thay vì OMD của Omnicom Group.

Publicis vượt qua Omnicom để giành được hợp đồng truyền thông với McDonald's
Source: iStock

Quyết định này sẽ càng làm suy yếu vị thế của Omnicom với chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới McDonald’s, hành động mới được đưa ra sau khoảng 2 năm kể từ khi McDonald’s thay thế DDB bằng Wieden+Kennedy New York cho các hoạt động sáng tạo tại thị trường Mỹ vào năm 2019.

OMD của Omnicom cũng đã bắt đầu chứng kiến các khủng hoảng từ 2019 khi McDonald’s lựa chọn hợp tác với nhiều agency địa phương khác nhau thay vì chỉ dựa vào OMD.

Theo Kantar, 314 triệu USD là khoản ngân sách chi tiêu cho các phương tiện truyền thông có thể đo lường được của McDonald’s ở Mỹ trong 9 tháng đầu năm, tức giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

Những cuộc cạnh tranh kéo dài.

Publicis và Omnicom đã cạnh tranh với nhau trong nhiều năm để giành lấy hợp đồng truyền thông của gã khổng lồ đồ ăn nhanh McDonald’s.

Vào năm 2017, sau đợt đánh giá các agency truyền thông toàn cầu của McDonald’s, Publicis đã được chọn cho thị trường Pháp và một số khu vực Mỹ Latinh, trong khi OMD phụ trách các thị trường như Canada, Trung Quốc và Đức.

Sau đó vào năm 2020, Publicis lại có được ưu thế mới khi được chọn phụ trách việc lập kế hoạch truyền thông tại thị trường Trung Quốc (OMD vẫn phụ trách hoạt động mua truyền thông – media buying).

Đầu tư vào các phương tiện truyền thông mới.

Ngoài việc đầu tư vào các kênh truyền thông được sử dụng lâu nay, McDonald’s cũng đã đạt được những tiến bộ mới đáng kể với ứng dụng khách hàng thân thiết (loyalty app) được ra mắt từ tháng 7 năm nay, 21 triệu thành viên đã đăng ký chỉ trong vài tháng đầu tiên.

Theo McDonald’s, ứng dụng khách hàng thân thiết được coi là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất với người tiêu dùng, những người có thể nhận được các ưu đãi tuỳ theo tần suất mua hàng của họ, đồng thời kiếm được các phần thưởng hoặc các đặc quyền lợi ích khác.

Trong tương lai, các agency truyền thông của McDonald’s phải giúp thương hiệu này thích ứng được với các quyết định chi tiêu trong các hình thức mới, bao gồm cả chiến lược về NFT và Metaverse.

Khi nói đến quy mô của các khoản hợp đồng truyền thông của Publicis với Omnicom, Publicis đã giành được 155,8 triệu USD từ các hoạt động truyền thông tại Mỹ trong 10 tháng đầu năm so với mức 63 triệu USD của Omnicom.

Tuy nhiên, xét trên quy mô toàn cầu, OMG (Omnicom Media Group) gần đây đã giành được khoản ngân sách truyền thông trị giá 500 triệu USD của hãng thời trang cao cấp Chanel, và OMD (thuộc Omnicom Group) cũng được chọn làm agency truyền thông cho Legal Zoom và Home Depot với hợp đồng trị giá tổng cộng lên đến 800 triệu USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh| Theo AdAge

Tại sao bạn cần trở thành “gương mặt đại diện” của thương hiệu của bạn

Sử dụng hình ảnh cá nhân của bạn để hỗ trợ thương hiệu của bạn có thể có tác dụng mạnh hơn bất kỳ hình thức quảng cáo truyền thống nào.

Tại sao bạn cần trở thành 'gương mặt đại diện' của thương hiệu của bạn
expressnews

Một số thương hiệu lâu đời nhất và mang tính biểu tượng nhất đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, thậm chí qua nhiều thế kỷ – hoạt động như những thương hiệu vô danh.

Các thương hiệu này có tên thương hiệu và một logo phổ biến, và mặc dù nó vẫn tiếp tục hiệu quả đối với họ, điều đó không có nghĩa là bạn cũng nên áp dụng phương pháp tương tự khi nói đến doanh nghiệp của mình.

Bạn có biết ai đã thành lập McDonald’s không? Nike không? Chevrolet thì sao? Mặc dù một số người có thể biết, nhưng họ sẽ không thể liên kểt khuôn mặt đó với các tên gọi của thương hiệu.

Ngày nay, nhiều thương hiệu lớn nhất trên thế giới có thể được so sánh hoặc liên kết trực tiếp đến các gương mặt đại diện của họ.

Elon Musk đồng nghĩa với Tesla hay Jack Ma đồng nghĩa với Alibaba. Việc các thương hiệu lớn có các gương mặt gắn liền với họ cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn, cho dù đó là giám đốc điều hành cấp cao cấp hay là nhà sáng lập.

Dưới đây là một số lý do cho điều này.

Người tiêu dùng mong muốn kết nối với một nhân cách nào đó hơn là một thương hiệu vô danh.

Rõ ràng là đã có rất nhiều thay đổi trong những năm qua, đặc biệt là cách các thương hiệu tương tác với người tiêu dùng của họ.

30 năm trước, có rất ít cách để quảng cáo – TV, đài phát thanh và báo in là những phương tiện phân phối chính cho quảng cáo.

Các thông điệp gửi qua tin nhắn cũng rất ‘đơn giản’. “Đây là sản phẩm của chúng tôi, và đây là những gì nó có thể làm được…”

Các thương hiệu thúc đẩy sự quen thuộc của thương hiệu thông qua việc sử dụng logo và tagline với hy vọng nó sẽ chuyển thành doanh số bán hàng trong tương lai.

Ngày nay, một logo thậm chí không phải là một vấn đề quan trọng. Nhiều thương hiệu thành công thậm chí đã ngày càng đơn giản hoá logo của họ để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và hiểu nó.

Việc xây dựng thương hiệu và quảng cáo có thể hoạt động trực tiếp và tạo ra chuyển đổi ngay lập tức thông qua các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Với mục tiêu tạo ra những kết nối nhanh chóng, nhiều thương hiệu đã bắt đầu sử dụng một gương mặt thân quen để thiết lập mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Người tiêu dùng kết nối và tin tưởng một thương hiệu gắn liền với hình ảnh của một con người cụ thể hơn là thương hiệu vô danh.

Bạn có thể kể câu chuyện thương hiệu của bạn tốt hơn bất kỳ ai khác.

Tesla sẽ có câu chuyện thành công tương tự không nếu sử dụng một người phát ngôn ngẫu nhiên là người nổi tiếng nào đó thay vì Elon Musk? Rõ ràng là không ai có thể kể câu chuyện về họ tốt hơn từ chính họ.

Mọi hành vi của Elon Musk đều gắn liền với Tesla. Và mặc dù, Elon Musk không phải là người ‘đẻ’ ra Tesla, nhưng sự thật là ông là người có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn bộ thương hiệu Tesla trên thị trường.

Có bất kỳ ai khác có thể truyền tải những tin tức nóng hổi, ​​những diễn biến thú vị và giải thích hướng đi của doanh nghiệp tốt hơn ‘chính chủ’ không? Hẳn là không ai cả, và điều tương tự cũng sẽ áp dụng được cho bạn và thương hiệu của bạn.

Mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện riêng và những thương hiệu tìm ra cách để kể nó một cách chân thực (authentic) nhất, mang đậm yếu tố con người (human-based) nhất sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Người tiêu dùng thích nghe những “lý do” đằng sau các thương hiệu. Có rất nhiều doanh nghiệp ngoài kia có những câu chuyện rất hấp dẫn tuy nhiên người tiêu dùng không bao giờ được nghe vì chúng không bao giờ được kể.

Tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của bạn là bản tuyên ngôn mạnh mẽ nhất mà bạn có thể làm.

Trở thành một doanh nhân của thời hiện đại, là một doanh nhân thực sự có sức ảnh hưởng.

Đó là tuyên ngôn mạnh mẽ nhất mà một doanh nhân có thể đưa ra cho người tiêu dùng của họ – trở thành gương mặt đại diện cho doanh nghiệp mà bạn thành lập có nghĩa là đặt bản thân bạn ra ngoài kia, tương tác với khách hàng và thị trường chứ không chỉ gói gọn trong những bối cảnh văn phòng hay giấy tờ.

Điều đó có nghĩa là bạn cần phải tập trung toàn lực vào thương hiệu của mình và cam kết để mang đến những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Sẽ không có bất cứ mẫu quảng cáo hoặc sự chứng thực của người nổi tiếng được trả phí nào có thể phù hợp hơn với mức độ tin cậy hoặc cam kết đó của thương hiệu.

Người tiêu dùng biết rằng các thương hiệu sẽ phải đối mặt với những thách thức và không phải mọi thứ sẽ luôn thuận buồm xuôi gió, đó là một lý do khác khiến họ tôn trọng động thái này của bạn, họ cần những mối liên hệ cá nhân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

McDonald’s bị kiện vì quảng cáo vào Mùa Chay

Một phụ nữ ở Nga đã kiện McDonald’s vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vì chạy quảng cáo vào… mùa chay.

“Lỡ miệng” ăn hamburger vào giữa Mùa Chay do “yếu lòng” trước quảng cáo của McDonald’s, người phụ nữ đâm đơn kiện chuỗi thức ăn nhanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Trong lúc đi dạo ở thành phố Omsk (Nga), bà Ksenia Ovchinnikova, người đang thực hiện ăn chay 40 ngày trước Lễ Phục sinh, đã “đầu hàng” trước ápphích quảng cáo combo khuyến mãi bánh hamburger kèm phần gà McNuggets của McDonald’s.

Sau 30 ngày ròng rã nói “không” với thịt, bà Ovchinnkova đã lập tức lao vào cửa hàng và ăn một bữa no nê, đã thèm. Tuy nhiên, khi về đến nhà, bà lại hối hận về quyết định của mình.

Trao đổi với truyền thông địa phương, bà Ovchinnkova khẳng định chắc nịch: “Tôi tin rằng quảng cáo hamburger vào Mùa Chay là hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Tôi đã gửi đơn nhờ pháp luật can thiệp. McDonald’s phải bồi thường khoản tổn thất về đạo đức và tinh thần 1.000 rúp (khoảng hơn 300.000 đồng) cho tôi”.

Theo bà Ovchinnkova, không chỉ gã khổng lồ ngành F&B McDonald’s mà những cửa hàng khác cũng không được phép quảng cáo món mặn trong Mùa Chay, khi tất cả những tín đồ Thiên Chúa giáo đang cố hết sức để tiết chế bản thân.

Trả lời tờ Tass News, tòa án Zamoskvoretsky (Nga) xác nhận đã nhận được đơn kiện của bà. “Ngày xét xử sơ bộ vụ kiện này hiện vẫn chưa được ấn định”, tòa án cho biết thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Kantar: Top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2021

Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu giá trị BrandZ 2021 của Kantar, Amazon đứng số vị trí số 1 năm thứ 3 liên tiếp.

Kantar: Top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2021

Công ty nghiên cứu thị trường Kantar (có trụ sở tại Anh) vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới trong năm 2021.

Vị thế vững vàng của các tập đoàn công nghệ và sự bứt phá mạnh mẽ của doanh nghiệp Trung Quốc là 2 điểm nhấn từ bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới năm 2021.

Theo Kantar, tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 42% trong năm 2020, đạt mức 7.100 tỷ USD.

Các thương hiệu của Mỹ vẫn chiếm ưu thế lớn trong danh sách này, khi đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm qua và thâu tóm hầu hết vị trí trong top 10.

10 thương hiệu giá trị nhất năm 2021

Danh sách Kantar công bố xét về giá trị thương hiệu (Brand Value), không tính vốn hóa thị trường hay tổng tài sản các công ty đang nắm giữ.

Giá trị thương hiệu được Kantar tính toán bằng cách phân tích hoạt động tài chính của mỗi công ty, vai trò của thương hiệu trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc mang lại lợi nhuận cho công ty.

Các tập đoàn công nghệ thống trị Top 10.

Trong top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới, các hãng công nghệ chiếm hết 7 vị trí đầu tiên. Amazon có giá trị thương hiệu là 683,9 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2020.

Apple theo sau ở vị trí thứ 2 (611 tỷ USD, tăng 74%), trong khi Google giành vị trí thứ 3 (458 tỷ USD, tăng 42%). Xếp thứ 4 là Microsoft (410,3 tỷ USD, tăng 26%).

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đứng ở vị trí thứ 5 (240,9 tỷ USD, tăng 60%), tiếp theo là Facebook (226,7 tỷ USD, tăng 54%), Alibaba (197 tỷ USD, tăng 29%), Visa (191,3 tỷ USD, tăng 2%), McDonald’s (154,9 tỷ USD, tăng 20%) và Mastercard (112,9 tỷ USD, tăng 4%).

Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của top 10 BrandZ Martin Guerrieria mô tả số liệu tăng trưởng của cả Amazon và Apple là “thực sự đáng kinh ngạc”. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có 2 thương hiệu trị giá hơn nửa nghìn tỷ USD”, Martin Guerrieria cho biết thêm.

Trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021, có sự xuất hiện của 13 thương hiệu mới, bao gồm sự xuất hiện lần đầu tiên của các hãng công nghệ như Nvidia (vị trí 12), Texas Instruments (35), Qualcomm (37), Zoom (52) và Spotify (99).

Hãng xe điện Tesla cũng lần đầu tiên góp mặt trong top 100, với thương hiệu được định giá 4,6 tỷ USD (vị trí 47).

Amazon là hãng hưởng lợi nhiều nhất do sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu. Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng tăng mạnh, Amazon luôn là cái tên được người dùng lựa chọn đầu tiên.

Chính điều này giúp giá trị thương hiệu của Amazon tăng mạnh trong thời gian qua và trở thành công ty sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Bên cạnh công nghệ và thương mại điện tử, nhiều nhóm ngành khác cũng chứng kiến mức tăng trưởng giá trị thương hiệu ấn tượng trong năm qua gồm truyền thông, giải trí, kinh tế thuê bao. Đây là những ngành kinh tế có doanh thu tăng mạnh trong đại dịch.

Sự bứt phá từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Lần đầu tiên trong năm nay, các thương hiệu Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn các công ty châu Âu.

Kantar cho biết các thương hiệu đến từ Trung Quốc có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021 và nếu cứ tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, có thể các thương hiệu Trung Quốc sẽ chiếm đa số trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới vào năm 2022.

Quốc gia tỷ dân chiếm tới 14% danh sách 100 thương hiệu hàng đầu, trong khi châu Âu chỉ chiếm 8%. 4 trong tổng số 5 thương hiệu có giá trị thương hiệu tăng hơn gấp đôi trong năm ngoái, cũng là những cái tên đến từ Trung Quốc.

Trong top 10, Trung Quốc sở hữu 2 cái tên là Alibaba và Tencent, còn ở vị trí thứ 11 là Mao Đài – thương hiệu đồ uống phát triển nhanh nhất hiện nay.

Trong số 10 thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh nhất năm 2021, có đến 5 thương hiệu thuộc về Trung Quốc.

Với các thương hiệu Anh, tình trạng khó khăn vẫn tiếp tục. Vodafone, ở tuổi 60, là đại diện duy nhất của xứ sở sương mù trong 100.

Ngược lại, Thụy Điển hiện có 2 thương hiệu trong bảng xếp hạng, với gương mặt mới Spotify bên cạnh gã khổng lồ Ikea.

2 cái tên tiêu biểu mới với sự tăng trưởng thần tốc.

Kantar cũng công bố danh sách những thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021.

Hãng xe điện Tesla đứng đầu danh sách này, khi cổ phiếu của công ty tăng mạnh trong thời gian qua giúp giá trị vốn hóa thị trường tăng trưởng mạnh. Giá trị thương hiệu của Tesla tăng lên đến 275% trong năm 2021, đạt mức 42,6 tỷ USD.

Xếp thứ 2 trong danh sách các thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất là TikTok, với mức tăng 158%, đạt giá trị 43,5 tỷ USD.

Sự thay đổi vị trí trong bảng xếp hạng thương hiệu được cho là rất “chóng mặt” và việc lọt vào top 10 vào năm sau sẽ là một thách thức lớn đối với bất kỳ thương hiệu nào.

Nhưng “những công ty như Tesla và TikTok, tôi nghĩ rằng có thể làm được”, Martin Guerrieria nhận định. “Tesla và TikTok đều là thương hiệu mới nhưng khẳng định giá trị nhanh chóng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Walmart đang thay thế hàng trăm cửa hàng McDonald’s

Walmart đang bổ sung các cửa hàng của thương hiệu Domino’s và Taco Bell mới trong các siêu thị của mình để thay thế việc đóng cửa McDonald’s.

McDonald's đóng cửa

Theo The Wall Street Journal, McDonald’s sẽ tiếp tục kế hoạch đóng cửa hàng trăm cửa hàng của mình bên trong Walmart.

Người phát ngôn của Walmart trao đổi với Insider rằng Walmart thường hợp tác với các chuỗi cửa hàng quốc gia hoặc doanh nghiệp địa phương, tùy thuộc vào nhu cầu của cộng đồng. Chuỗi cửa hàng pizza Domino’s đặc biệt phù hợp, vì các nhà hàng của thương hiệu này chủ yếu phụ thuộc vào việc nhận hàng và giao hàng thay vì ngồi tại chỗ.

Cho đến nay đã có 30 cửa hàng Domino’s tại Walmarts trên khắp nước Mỹ, The Wall Street Journal cũng cho biết rằng Walmart cũng đang đàm phán với Taco Bell về việc cho thuê mặt bằng mới.

Walmart và McDonald’s đã hợp tác với nhau từ năm 1994, với 800 cửa hàng vào năm 2012 và khoảng 500 cửa hàng vào năm 2020.

Tuy nhiên sau những ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19, đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 150 cửa hàng mang thương hiệu McDonald’s bên trong Walmart.

McDonald’s trước đây đã từng chia sẻ rằng phần lớn các cửa hàng của mình phải đóng cửa trên toàn thị trường Mỹ là do khối lượng bán hàng bên trong các cửa hàng của Walmart khá thấp và đang giảm dần.

Mối quan hệ kinh doanh giữa Walmart và McDonald’s về cơ bản là không còn có ý nghĩa gì đối với cả hai doanh nghiệp.

Các cửa hàng McDonald’s bên trong Walmart không có hệ thống nhận hàng khi lái xe (drive-thrus), thói quen vốn ngày càng trở nên quan trọng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh.

Theo McDonald’s, hơn 70% đơn đặt hàng ở các thị trường hàng đầu đến từ hình thức đặt hàng drive-thrus này.

Trong khi đó, Walmart đang phát triển theo hướng thương mại điện tử và các xe bán tải lề đường, có nghĩa là sẽ có ít khách hàng hơn đến bên trong và quyết định mua McDonald trong suốt chuyến đi của họ.

Ở một khía cạnh khác, một số đối thủ cạnh tranh của Walmart lại dựa vào các nhà hàng trong cửa hàng. Một số cửa hàng của thương hiệu Target có các cửa hàng Starbucks bên trong và Costco cũng đang mở lại các khu ẩm thực vốn được nhiều người yêu thích bên trong các cửa hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Cùng nhìn lại các công ty và thương hiệu đã thống trị thế giới trong năm qua.

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020
Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Tạo ra giá trị thương hiệu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với một công ty.

Giá trị thương hiệu về cơ bản là giá trị cảm nhận về một công ty, sản phẩm hay dịch vụ trong mắt khách hàng.

Một công ty lớn có thể không nhất thiết phải có giá trị thương hiệu lớn. Năm 2020 đã tàn phá giá trị thương hiệu của nhiều công ty do đại dịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều chứng kiến sự sụt giảm giá trị thương hiệu của họ.

Một số công ty đã có thể khẳng định vị thế thống trị giá trị thương hiệu của mình bằng các chính sách thân thiện với khách hàng.

Nếu bạn muốn biết thêm về những thương hiệu này, hãy xem chi tiết dưới đây về 10 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới.

Danh sách này được dựa trên dữ liệu giá trị thương hiệu từ Visual Capitalist.

10. Disney (41 tỷ USD)

Đây là một công ty truyền thông và giải trí gia đình của Hoa Kỳ. Vào năm 2020, Disney đã phải chứng kiến sự sụt giảm 8% giá trị thương hiệu của mình.

Một số phân khúc kinh doanh của Disney là: Phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng và quốc tế (DTCI); Công viên giải trí, Trải nghiệm và Sản phẩm; Studio Entertainment và Media Networks.

Disney có vốn hóa thị trường là 358,53 tỷ USD và có trụ sở chính tại Burbank, CA, Mỹ.

9. McDonald’s (43 tỷ USD)

Đây là một công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Vào năm ngoái, McDonald’s bị sụt giảm 6% giá trị thương hiệu. McDonald’s chủ yếu kinh doanh và nhượng quyền mảng nhà hàng.

McDonald’s có giá trị vốn hóa thị trường là 159,01 tỷ USD và có trụ sở chính tại Oak Brook, Illinois, Mỹ.

8. Mercedes (49 tỷ USD)

Đây là một công ty trong lĩnh vực ô tô của Đức. Năm 2020, thương hiệu này chứng kiến mức giá trị thị trường của mình giảm 3%. Về mặt cảm nhận thương hiệu, Mercedes gắn liền với sự sang trọng và lịch lãm.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của thương hiệu này, tiếp theo là Mỹ.

7. Toyota (52 tỷ USD)

Đây là công ty ô tô duy nhất đến từ Nhật Bản, đồng thời cũng là công ty ô tô lớn thứ hai thế giới trong danh sách này. Toyota đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 8% vào năm 2020.

Hãng chủ yếu sản xuất và bán các loại xe có động cơ và phụ tùng. Toyota có giá trị vốn hóa thị trường là 173,3 tỷ USD và có trụ sở chính tại Toyota, Nhật Bản.

6. Coca-Cola (57 tỷ USD)

Đây là một công ty Thực phẩm & Đồ uống F&B của Mỹ. Vào năm 2020, Coca-Cola đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 10%. Coca-Cola sản xuất, tiếp thị và bán đồ uống không cồn, bao gồm các loại nước ngọt, nước lọc, đồ uống thể thao, nước trái cây và hơn thế nữa.

Công ty sở hữu một số thương hiệu toàn cầu nổi tiếng như: Coca-Cola, Diet Coke, Fanta, Sprite, Minute Maid, Georgia… Coca-Cola có giá trị vốn hóa thị trường là 218,15 tỷ USD và có trụ sở chính tại Atlanta, GA, Mỹ.

5. Samsung (62 tỷ USD)

Đây là công ty duy nhất nằm trong top 5 không thuộc Mỹ. Trong khi vào năm 2020 hầu hết các thương hiệu đều phải chứng kiến sự sụt giảm thì công ty công nghệ đến từ Hàn Quốc này đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 2%.

Samsung chủ yếu sản xuất, bán thiết bị điện tử và các thiết bị ngoại vi máy tính.

Công ty hoạt động thông qua 3 mảng chính: Giải pháp thiết bị, Công nghệ thông tin & truyền thông di động và Điện tử tiêu dùng. Samsung có giá trị vốn hóa thị trường là 278,7 tỷ USD và có trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc.

4. Google (165 tỷ USD)

Đó là một công ty công nghệ nổi tiếng khác của Mỹ. Vào năm 2020, Google đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm ở mức 1%.

Gã khổng lồ tìm kiếm này cung cấp một loạt các dịch vụ cho người dùng, doanh nghiệp cũng như các nhà quảng cáo.

Google chủ yếu tập trung vào mảng tìm kiếm, hệ điều hành, quảng cáo, nền tảng, các sản phẩm phần cứng và doanh nghiệp. Google có vốn hóa thị trường là 1,41 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Mountain View, CA, Mỹ.

3. Microsoft (166 tỷ USD)

Đây tiếp tục là một công ty công nghệ từ Mỹ, thương hiệu duy nhất đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 53% vào năm 2020. Microsoft phát triển và cung cấp phần mềm, dịch vụ, thiết bị và giải pháp.

Công ty chủ yếu hoạt động thông qua ba mảng kinh doanh chính: Đám mây thông minh, Hiệu suất & Quy trình kinh doanh và Máy tính cá nhân. Microsoft có vốn hóa thị trường là 1,77 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Redmond, WA, Mỹ.

2. Amazon (201 tỷ USD)

Đây là một công ty công nghệ siêu nổi tiếng khác của Mỹ. Amazon đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 60% vào năm ngoái.

Amazon có vốn hóa thị trường là 1,59 nghìn tỷ USD và là công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Amazon cấp các dịch vụ mạng (Amazon Web Services), dịch vụ phát trực tuyến cũng như các sản phẩm phần cứng.

Công ty được thành lập bởi Jeffrey P. Bezos vào tháng 7 năm 1994 và có trụ sở chính tại Seattle, WA, Mỹ.

1. Apple (323 tỷ USD)

Apple chắc chắn là cái tên phổ biến nhất trên thế giới. Vào năm 2020, Apple đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên mức 38%.

Apple thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh, máy tính để bàn, máy tính bảng, thiết bị đeo và phụ kiện.

Ngoài ra, công ty này còn cung cấp một số dịch vụ liên quan chẳng hạn như Apple Music, Apps và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

P&G và sự chuyển mình mang tên chuyển đổi số

Giám đốc điều hành P&G, Ông Robert McDonald muốn biến gã khổng lồ ngành hàng tiêu dùng (FMCG) thành công ty ứng dụng công nghệ tốt nhất thế giới. Câu chuyện của họ là gì?

P&G và sự chuyển mình mang tên chuyển đổi số
P&G và sự chuyển mình mang tên chuyển đổi số

Robert McDonald là giám đốc điều hành với sứ mệnh: biến Proctor & Gamble (P&G) trở thành công ty ứng dụng công nghệ tốt nhất thế giới.

Để đạt được điều đó, cựu Đại úy quân đội Hoa Kỳ đang giám sát việc ứng dụng quy mô lớn công nghệ kỹ thuật số và phân tích tiên tiến trên mọi khía cạnh của hoạt động P&G – từ cách mà gã khổng lồ hàng tiêu dùng tạo ra các phân tử trong phòng thí nghiệm R&D của mình tới cách duy trì mối quan hệ với các nhà bán lẻ, sản xuất sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng.

Kết quả đạt được là: công ty cải tiến tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí thấp hơn và hứa hẹn tăng trưởng nhanh hơn.

Bên trong cuộc cách mạng kỹ thuật số của P&G

Michael Chui (thành viên cấp cao của McKinsey Global Institute) và Thomas Fleming (thành viên của McKinsey Publishing) gần đây đã ngồi lại với McDonald tại trụ sở chính tại Cincinnati của P&G để bàn luận về bản chất và tiến trình của sáng kiến chuyển đổi số cho công ty, cũng như tác động của nó đối với con người và văn hóa P&G.

Dưới đây là bản tóm tắt đã chỉnh sửa của buổi phỏng vấn.

Giá trị thời gian thực

Mọi hoạt động tại P&G đều xoay quanh mục tiêu tiếp cận và nâng cao chất lượng cuộc sống, mọi điều P&G làm đều trong mục tiêu đó. Với việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, P&G có thể tiếp cận và tới gần hơn với từng khách hàng trên toàn thế giới.

Khách hàng càng thân thiết với thương hiệu thì lại càng gắn bó. Và vì vậy, P&G muốn xây dựng những mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và thương hiệu. Cảm ơn công nghệ kỹ thuật số đã giúp P&G có thể thực hiện điều này.

Vào năm 1984, khi đang là giám đốc thương hiệu Tide, Robert McDonald đã nghe tất cả phản hồi của khách hàng từ đường dây 1-800 được ghi lại trong 1 băng cát-xét trên đường lái xe về nhà.

Ngày hôm sau khi trở lại văn phòng, ông đã đọc và phản hồi lại những lá thư mà ông đã nhận được. Nhưng ngày nay, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để trao đổi và trả lời khách hàng hơn thông qua blog, tweets và các trang mạng xã hội.

Và vì thế, ông và cộng sự của mình đã phát triển một phương pháp là “Nhịp đập người tiêu dùng”, phương pháp sử dụng phân tích Bayesian để quét toàn bộ những phản hồi, rồi phân loại chúng theo từng nhãn hàng, sau đó chuyển tới những nhân viên liên quan.

McDonald cũng đã đọc những nhận xét của khách hàng về thương hiệu P&G. Điều này cho phép doanh nghiệp phản ứng ngay tức thì với những gì đang diễn ra trên thị trường. Một khủng hoảng có thể đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát nếu doanh nghiệp không nhận ra hoặc kịp thời xử lý.

Không chỉ vậy, công nghệ còn cho phép cải thiện những công việc hiện tại. Ví dụ: Khi công ty đang tung ra một sản phẩm có tên là Downy Unstopables, một chất bổ sung hương thơm cho nước giặt. Khi đó, phản hồi của khách hàng về đặc tính sản phẩm đã giúp công ty tìm ra giải pháp marketing tốt hơn để tới gần hơn với người tiêu dùng.

Từ nhà máy đến những kệ hàng hóa

Với quan điểm về điều hành, Robert McDonald tin rằng nâng cao năng suất và ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số sẽ mang tới thành công.

Vì vậy, công ty đang triển khai số hóa mọi hoạt động ở khắp các bộ phận – từ các nhà máy sản xuất cho đến các cửa hàng phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Ông và P&G tin rằng số hóa làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Ví dụ tại các nhà máy sản xuất, P&G có hệ thống cho phép nhân viên sử dụng iPad để tải dữ liệu từ dây chuyền sản xuất tại thời gian thực và kết nối tới nơi xử lý dữ liệu.

Chưa dừng lại ở đó, gã khổng lồ này còn dự định xây dựng một hệ thống có thể quan sát được sản phẩm tại bất kỳ thời điểm nào trong quy trình sản xuất và tại bất kỳ nhà máy nào ngay trên laptop. Hệ thống này cũng cho phép xác định giá trị của sản phẩm tại thời điểm đó.

Đây sẽ là một thử thách vì hệ thống kế toán chưa bắt kịp hoạt động này – trong khi điều công ty đang cần tích hợp hệ hệ thống vận hành với hệ thống tài chính để đạt được mục tiêu.

Trong lĩnh vực vận tải và logistics, Robert McDonald cùng P&G đã tạo ra một chương trình vận hành tích hợp kỹ thuật số mang tên “Tháp Điều khiển”, cho phép kiểm soát các hoạt động vận chuyển: đến, đi, nguyên liệu thô, thành phẩm.

Và P&G có lẽ là doanh nghiệp sử dụng xe tải lớn thứ hai hoặc thứ ba tại Hoa Kỳ và thông qua công nghệ này, nhờ đó công ty có thể giảm khoảng 15% “chuyển động chết” (là khi những chiếc xe tải trống và không được tối ưu vận chuyển).

Điều này làm giảm chi phí và carbon minoxide. Trong trường hợp sử dụng nhà phân phối, gọi là “Kết nối nhà phân phối”, công ty sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống của họ và hướng dẫn điều hành hoạt động. Điều này mang lại lợi ích cho cả 2 bên bằng cách cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm thiểu số lượng hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung ứng.

Công nghệ đã giúp P&G cái thiện chất lương dịch vụ và giảm thiểu hàng tồn kho

“Chúng tôi cũng muốn kết nối kỹ thuật số với đơn vị bán lẻ. Ví dụ như công ty đang sử dụng và hỗ trợ GDSN (Global Data Synchronisation Network, Mạng lưới đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu), về cơ bản là một kho dữ liệu được tiêu chuẩn hóa cho phép thực hiện các hoạt động thương mại với đối tác bán lẻ một cách tự động, không có sự can thiệp của con người.

Hiệp hội ngành GS1 đã thực hiện một nghiên cứu cách đây vài năm cho thấy 70% đơn đặt hàng giữa các nhà bán lẻ và nhà cung cấp có lỗi. Nhưng nếu các doanh nghiệp đều sử dụng kho dữ liệu chung như GDSN – nơi dữ liệu động được lưu giữ chính xác –  thì con số đó gần như bằng 0 và nó tiết kiệm được hàng triệu đô la khi hợp tác thương mại..” – Robert McDonald chia sẻ

Thêm một điều mà P&G đã làm được là họ sử dụng quy mô của mình để mang công nghệ hiện đại đến các nhà bán lẻ khi các đối tác bán lẻ không đủ khả năng làm việc đó. Ví dụ về một cửa hàng nhỏ ở Philippines – đất nước mà Robert McDonald đã từng sống.

Ở đó, P&G cung cấp các ứng dụng công nghệ cao giúp vận hành doanh nghiệp tốt hơn so với lúc trước. Ở đó họ có các ứng dụng điện thoại di động cho phép các nhà bán lẻ đặt hàng từ P&G qua mạng không dây, hoặc nếu không họ vẫn có thể đặt hàng với phương pháp cũ. Cực kỳ thuận tiện!

Thực tế có thể thấy rằng, một số công nghệ cũ sẽ được cải tiến và ứng dụng trong thế giới phát triển – tiến bộ này sẽ được đẩy nhanh hơn nhờ bước nhảy vọt của công nghệ.

Tất nhiên, các nhà phát triển công nghệ mong muốn sẽ ứng dụng được trên tất cả các thiết bị dù là nhỏ nhất hay rẻ nhất để phân phối rộng rãi đến những thị trường đang phát triển.

Sự đổi mới của chuyển đổi số

Mô hình hóa dữ liệu, mô phỏng và các công cụ kỹ thuật số khác giúp P&G định hình lại cách đổi mới. Các nghiên cứu đổi mới trước đây đòi hỏi họ phải thực hiện nhiều công việc và dành nhiều thời gian xác định khách hàng qua chủng tộc, độ tuổi,… Nhưng hiện nay với BIG DATA, họ có thể ngay lập tức có được nhóm khách hàng mà họ cần.

Lấy ví dụ như khi P&G thiết kế tã lót dùng một lần theo cách truyền thống, vào thời điểm công ty làm ra mẫu thử thì chi phí để làm ra mẫu thử đó có giá hàng ngàn đô la, nếu không muốn nói là hơn thế và đều được thực hiện thủ công.

Nhưng giờ đây bằng cách sử dụng mô hình và mô phỏng, P&G đã có thể làm ra hàng nghìn chiếc chỉ trong vài giây. Vì vậy lợi thế cho P&G chính là quy mô của họ. “Gã khổng lồ”  hoạt động ở khoảng hơn 80 quốc gia, sản phẩm của họ được bán ở hầu hết các quốc gia đó và tiếp xúc với hơn 4 tỷ người mỗi ngày.

Với số liệu tiếp cận khổng lồ như vậy, họ đã có thể sản xuất loại tã phù hợp cho bất kỳ em bé nào ở bất cứ đâu trên thế giới.

P&G thậm chí còn đang số hóa cả việc tạo ra các phân tử. Ví dụ như trong quá trình nghiên cứu và phát triển nước rửa chén mới, họ đã sử dụng mô hình để dự đoán độ ẩm sẽ kích thích các phân tử hương thơm khác nhau như thế nào trong suốt quá trình rửa chén, để có được mùi hương phù hợp tại mỗi thời điểm. P&G gần như đã làm được tất cả những điều đó.

“Tôi nghĩ rằng công nghệ kỹ thuật số thậm chí sẽ giúp chúng ta xác định được các thành phần cho sản phẩm gần như ngay lập tức. Giả sử bạn là một người tiêu dùng quan tâm đến môi trường. Bạn cầm trên tay sản phẩm của chúng tôi và quét mã QR.

Ngay sau đó, thông tin về thành phần của sản phẩm, nơi sản xuất, chất lượng nguồn nước, phương pháp giảm lượng khí thải carbon sẽ được hiện lên trên màn hình điện thoại của bạn. Đó là một tầm nhìn lâu dài trong thời gian tới.” – Robert McDonald cho biết

Nâng cao nguồn dữ liệu

Trên máy tính của mỗi nhân viên P&G sẽ có giao điện được thiết kế như “buồng lái” của phi công. Trên màn hình sẽ hiện những chỉ tiêu quan trọng. Khi nhân viên có hoạt động vượt ngoài những tiêu chí đó, dù là tiêu cực hay tích cực thì sẽ có một cảnh báo sẽ gửi đến.

Khi đó, nhân viên chỉ cần xem cảnh báo, xác định vấn đề đang xảy ra và xử lý nó. Chúng tôi cho rằng, áp lực về thời gian, hoặc làm việc trong thời gian thực tạo nên lợi thế cạnh tranh.

Vị Giám Đốc điều hành còn cho biết thêm “Đối với các công ty như chúng tôi, dữ liệu của các đối tác cũng giống như đơn vị tiền tệ trong mối quan hệ đó. Việc thu thập dữ liệu là hoạt động tạo nên giá trị lớn đối với chúng tôi và đó là một phần quan trọng trong mối quan hệ hợp tác.

Chúng tôi có khả năng phân tích mà nhiều nhà bán lẻ khác không có. Chúng tôi sử dụng dữ liệu đó để giúp họ quyết định phương thức bán hàng hoặc marketing để đạt hiệu quả tốt nhất.”

Bảo mật dữ liệu là hoạt động quan trong trong bước chuyển đổi số của P&G

“Có lẽ bạn sẽ thấy kỳ lạ khi chúng tôi nói rằng dữ liệu có giá trị hơn cả một thương hiệu. Thực chất, dữ liệu là chính xác là những gì giúp chúng tôi tạo ra thương hiệu và giữ cho thương hiệu luôn hoạt động tốt. Vì vậy những nguồn dữ liệu là cực kỳ quan trọng và chúng tôi luôn cố gắng hết sức để bảo vệ mọi dữ liệu về người tiêu dùng.

Có một bức tường lửa rất rõ ràng giữa dữ liệu của một nhà bán lẻ này với một nhà bán lẻ khác kèm với các chính sách nghiêm ngặt. Tất cả những điều này song hành với chiến lược trở thành công ty ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tốt nhất thế giới.

Sẽ không thể thực hiện được nếu chúng tôi không trở thành công ty hàng đầu trong ngành bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư.” – Robert McDonald cho biết

Đội ngũ kỹ thuật số

Khi Robert bắt đầu với P&G vào năm 1980, khi ấy hầu như không ai biết gì về kỹ thuật số. Nhưng hơn hai thập kỷ sau, với tư cách là Phó chủ tịch phụ trách hoạt động toàn cầu, Robert McDonald và đồng nghiệp Filippo Passerini (Giám đốc điều hành P&G), đã bắt đầu đưa ra một số chiến lược rất rõ ràng để tìm kiếm những nhân viên với nhiều kỹ năng khác nhau.

Họ cần những người có kiến thức về mô hình và mô phỏng máy tính và mong muốn tìm những người thực sự thành thạo về khoa học máy tính, từ những điều cơ bản về lập trình cho đến lập trình nâng cao.

Cuối cùng thì P&G đã làm tốt trong việc tuyển dụng những người có tư duy phân tích, công ty đã thuê những người rất giỏi và đào tạo họ.

Kỹ năng tư duy phân tích trở nên rất quan trọng, P&G chỉ cần đưa ra ý tưởng để đổi mới và những đổi mới đó luôn được xử lý bằng dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Mckinsey/Fastwork

McDonald’s và chiến dịch quảng cáo ‘hướng về gia đình’ đầy ý nghĩa vào Giáng sinh

McDonald’s hy vọng với chiến dịch quảng cáo mới vào mùa lễ giáng sinh năm nay của mình sẽ giúp các gia đình kết nối lại với nhau nhiều hơn.

McDonald’s đang khuyến khích các tầng lớp thanh thiếu niên (teenagers) kết nối với “những đứa trẻ bên trong” của họ vào Giáng sinh này.

Video quảng cáo được xây dựng theo hình thức hoạt hình do Leo Burnett thực hiện, kể về câu chuyện của một cậu bé tên là Tom, người phải đối mặt với cuộc đấu tranh nội tâm giữa một đứa trẻ mà cậu đã từng là và một thiếu niên mà cậu muốn trở thành.

Mẹ của Tom cố gắng hết sức để lôi kéo cậu vào tinh thần lễ hội bằng cách treo đồ trang trí và dạo quanh qua một khu chợ Giáng sinh, tuy nhiên vẻ bên ngoài của cậu vẫn tỏ ra thờ ơ, không chút cảm xúc mặc dù “hình ảnh một đứa trẻ bên trong” cậu thì hoàn hoàn ngược lại, rất thích được hoà hình vào không khí đang diễn ra.

Việc dừng chân nhanh chóng ở McDonald giúp nâng cao tinh thần của cậu hơn và cậu bắt đầu từ từ lắng nghe một tâm hồn trẻ trung hơn đang chảy trong con người mình.

Mỗi ngày trôi qua, Tom xuất hiện với tâm hồn của môt đứa trẻ thực sự của mình, đón nhận và giúp mẹ trang trí cây, âu yếm mẹ trên ghế sofa. Cậu ấy thậm chí còn gợi ý để lại một số món tuần lộc của McDonald’s (cà rốt) cho ông già Noel.

Chiến dịch ‘Inner Child’ sẽ phát sóng vào Chủ nhật (15 tháng 11) trong chương trình ra mắt ITV’s I’m A Celebrity, sau khi công chiếu trên các kênh mạng xã hội của McDonald’s từ ngày 12 tháng 11.

Phó chủ tịch phụ trách thực đơn và marketing của McDonald’s, Bà Michelle Graham-Clare hy vọng chiến dịch sẽ “khơi lại sự kỳ diệu của Giáng sinh” vào mùa đông năm nay.

Cách Leo Burnett và McDonald’s khai thác insight:

“Những đứa trẻ dù muốn trưởng thành nhưng vẫn bị cuốn theo bởi tinh thần lễ hội. Tôi chắc chắn đó là cảm giác sẽ rất quen thuộc với rất nhiều gia đình”.

Là một phần của chiến dịch, McDonald’s cũng sẽ ra mắt #ReindeerReady Hub, một website với nhiều hoạt động dành cho trẻ em, chẳng hạn như các cuộc thi nhảy vào dịp lễ Giáng sinh và một cuốn sách nói chi tiết hơn về câu chuyện của cậu bé Tom.

Chiến dịch cũng sẽ bao gồm một trò chơi sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên mạng xã hội có thể được truy cập thông qua mã QR trên bao bì của thực đơn Giáng sinh tại McDonald’s.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Có tiền chưa chắc mua được nhượng quyền của McDonald’s

Bất kỳ thương hiệu nào khi nhượng quyền cũng sẽ đòi hỏi những yêu cầu với đối tác để đảm bảo đồng nhất về thương hiệu. Nhưng với McDonald’s thì nó còn là vô cùng khó khăn hơn rất nhiều; đòi bên mua nhượng quyền không chỉ có tài chính tốt mà còn rất nhiều yêu cầu vô cùng khắt khe.

Tìm hiểu hệ thống nhượng quyền thương mại của McDonald’s

McDonald’s đã là chính thực thực hiện nhượng quyền từ năm 1955 và những đối tác nhượng quyền đã góp phần quan trọng làm nên thành công như ngày hôm nay của hãng.

Đến hiện tại, McDonald’s vẫn hoạt động kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại là chủ yếu và nhờ chiến lược này, họ đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu toàn cầu với hơn 35.000 nhà hàng ở hơn 100 quốc gia.

Cụ thể hơn, đã có gần 13.000 nhượng quyền của McDonald’s tại Hoa Kỳ trong đó hơn 6.000 địa điểm của McDonald’s thuộc sở hữu công ty và hơn 17.000 nhượng quyền bên ngoài Hoa Kỳ.

Hầu hết những người mua nhượng quyền chỉ được tham gia vào hệ thống bằng cách mua một nhà hàng đã có sẵn trực tiếp từ McDonald’s, hoặc từ một bên được ủy quyền nhượng quyền hiện có. Tuy nhiên, chỉ một số lượng rất nhỏ các nhà ủy quyền được cấp phép chuyển giao nhượng quyền.

Yêu cầu về tình hình tài chính và chi phí ban đầu để mở cửa hàng McDonald’s

Mcdonald’s sẽ yêu cầu một khoản đặt cọc trước ( thường chiếm 40% tổng chi phí đối với một cửa hàng mới) còn một nhà hàng đã có khoảng 25% tổng chi phí).

Và McDonald’s yêu cầu các khoản thanh toán này phải thuộc sở hữu của cá nhân người đứng tên mua nhượng quyền và không phải là khoản vay, kể cả tiền mặt, chứng khoán, trái phiếu và ghi nợ, chia sẻ lợi nhuận (thuế ròng); và vốn kinh doanh hoặc bất động sản và khoản này sẽ không bao gồm nhà ở thuộc quyền sở hữu.

Bởi vì phụ thuộc vào tổng chi phí và có sự chênh lệch giữa các nhà hàng, do vậy số tiền tối thiểu cho một khoản thanh toán sẽ khác nhau. Nói chung, bạn cần chi trả tối thiểu $500,000 để được nộp hồ sơ xem xét nhượng quyền thương mại của McDonald’s.

Đối với các đối tác nhượng quyền có tiềm lực tài chính tốt thì McDonald’s sẽ cho phép mở nhiều hơn 1 cửa hàng trong một đợt hoặc theo tiến độ được thương lượng giữa 2 bên.

Tính đến năm 2016, khoản đầu tư ban đầu dao động từ $1,003,000 đến $2,228,000, với yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt là $500,000. Ngoài ra còn có phí nhượng quyền ban đầu là $45,000.

Thông thường, với hầu hết các nhượng quyền thương mại thì bên nhận nhượng quyền phải chịu trách nhiệm xác định vị trí cửa hàng dựa trên các tiêu chuẩn của bên nhượng quyền và cần được chấp thuận bởi bên nhượng quyền. Nhưng hợp tác với McDonald’s thì khác, họ tự tìm hiểu, mua lại các địa điểm và thi công cửa hàng cho bạn.

Các điều kiện bắt buộc khác của McDonald’s

  • Kinh nghiệm kinh doanh: bên mua nhượng quyền phải có kinh nghiệm trực tiếp sở hữu hoặc quản lý các cơ sở kinh doanh, hoặc đã từng có kinh nghiệm ở nhiều vị trí trong cùng 1 cơ sở kinh doanh.
  • Tốc độ tăng trưởng: các đối tác phải có khả năng tăng trưởng đúng tiến độ cam kết
  • Kế hoạch kinh doanh: khả năng phát triển và quản trị kế hoạch kinh doanh.
  • Quản lý tài chính: khả năng quản lý tài chính và sự hiểu biết sâu về báo cáo tài chính doanh nghiệp.
  • Kỹ năng quản lý: phải quản lý được các hoạt động hàng ngày của nhà hàng.
  • Tham gia khóa đào tạo: sẵn sàng hoàn thành chương trình đào tạo toàn diện,  tại Đại học Hamburger và dành 9 – 18 tháng làm việc tại một nhà hàng McDonald’s, để thành thạo mọi công việc trong việc điều hành kinh doanh.
  • Chăm sóc khách hàng: khả năng quản lý hiệu quả tổ chức bao gồm tuyển dụng, đào tạo và tạo động lực nhân viên nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Có lịch sử tín dụng tốt: bạn cần thanh toán khoản vay đúng hạn, đủ tiền và không quỵt nợ.
  • Phí duy trì:

Trong thời hạn của nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng quyền trả cho McDonald’s các khoản phí sau:

Phí dịch vụ: Phí hàng tháng dựa trên hiệu suất bán hàng của nhà hàng (thường chiếm 4,0% doanh thu hàng tháng).

Tiền thuê: Tiền thuê cơ sở hàng tháng hoặc phần trăm tiền thuê sẽ được quy ra phần trăm doanh thu hàng tháng và McDonald’s thường cũng chính là chủ sở hữu của các vị trí này.

Trên đây chỉ là một vài nguyên tắc bắt buộc tối thiểu mà McDonald’s yêu cầu đối với bên đối tác nhận nhượng quyền, để thực sự trở thành đối tác nhượng quyền của McDonalds sẽ còn có những điều khoản đặc biệt khác bổ sung nữa. Vậy mới nói, có tiền chưa chắc mua được nhượng quyền của McDonald’s!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via FnBVietnam

Starbucks, Dunkin’ và cả McDonald’s đóng cửa hàng trăm cửa hàng tại Mỹ

Cụ thể, Starbucks, Dunkin’ và cả McDonald’s sẽ đóng cửa 1.400 địa điểm trên khắp nước Mỹ khi các công ty này đều báo cáo doanh số sụt giảm mạnh trong bối cảnh khủng hoảng của Covid-19.

Dunkin’ (née Donuts), báo cáo giảm 20% doanh thu trong quý hai, sẽ đóng cửa 800 cửa hàng hoặc tương đương 8% tổng các địa điểm bán lẻ vào cuối năm 2020.

Giám đốc tài chính (CFO) của Dunkin’, Bà Kate Jaspon chia sẻ: “Bằng việc thoát khỏi tình cảnh này, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có vị trí tốt hơn để phục vụ các khu vực thương mại với thiết kế nhà hàng thế hệ tiếp theo mới nhất của Dunkin’, nơi sẽ cung cấp thực đơn rộng hơn và nhiều trải nghiệm hiện đại hơn”.

Với McDonalds, thương hiệu này có doanh thu giảm 30% trong quý II, sẽ đóng cửa 200 cửa hàng vào năm 2020, bao gồm tất cả các nhà hàng trong các cửa hàng của Walmart (Theo CNBC).

Còn với Starbucks, hiện doanh thu ròng giảm 38% trong quý hai, sẽ đóng cửa 400 địa điểm đến năm 2021 và sẽ đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp bán hàng nhằm đối phó với đại dịch chẳng hạn như: dịch vụ đặt và nhận hàng thông qua thiết bị di động, dịch vụ Drive-Thru (Nhận hàng mang về).

* Driving Through (hay Drive-Through, Drive-Thru) là phương thức kinh doanh mà các xe ô tô hoặc xe máy sẽ nối tiếp nhau đi theo hàng qua một cửa sổ, các nhân viên cửa hàng sẽ giao tiếp với khách hàng tại đây.

Theo một báo cáo của Harvard Business School (HBS), nhiều nhà hàng đã chuyển sang các mô hình mang đi và giao hàng để sống sót sau đại dịch. Theo Yelp, có đến khoảng 26.160 nhà hàng ở Mỹ trên nền tảng này đã phải đóng cửa trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Doanh thu lao dốc – McDonald’s đóng cửa hàng loạt nhà hàng tại Mỹ

Doanh số toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng vì dịch Covid-19, đại gia thức ăn nhanh Mỹ McDonald’s tìm cách cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm tiền mặt.

Theo Bloomberg, McDonald’s cho biết sẽ tăng tốc đóng cửa các nhà hàng thị trường Mỹ. Theo kế hoạch ban đầu, chuỗi fast food nổi tiếng sẽ đóng cửa khoảng 200 cửa hàng tại Mỹ trong năm nay. Khoảng một nửa trong số đó nằm trong khuôn viên các siêu thị Walmart.

Trước đó, McDonald’s cắt giảm 70% chi tiêu cho tiếp thị ở Mỹ trong quý hiện tại. Dù vậy, chuỗi fast food sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD cho tiếp thị ở Mỹ và thị trường quốc tế để ổn định doanh thu trong nửa sau năm nay. Ngoài ra, McDonald’s sẽ giảm sở hữu tại McDonald’s Nhật Bản từ 49% xuống 35%.

Theo Bloomberg, kết quả kinh doanh quý II của McDonald’s trên toàn cầu đánh dấu sự sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2005 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tỷ lệ đơn hàng trực tuyến gia tăng không thể bù đắp cho những thiệt hại do việc tạm đóng cửa nhiều nhà hàng gây ra.

Tổng doanh số lao dốc 30% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3,77 tỷ USD. Thu nhập ròng sụt 68% xuống còn 483,8 triệu USD. Cổ phiếu của McDonald’s giảm 2,1% xuống còn 196,94 USD lúc 2h31 chiều ngày 28/7 (giờ New York).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020

Trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020 thì có hơn một nửa thương hiệu là các công ty công nghệ.

1. Apple

Giá trị thương hiệu: 241,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 17%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Apple)

2. Google 

Giá trị thương hiệu: 207,5 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 24%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

3. Microsoft

Giá trị thương hiệu: 162,9 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 30%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Getty Images)

4. Amazon

Giá trị thương hiệu: 135,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 40%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

5. Facebook

Giá trị thương hiệu: 70,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -21%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

6. Coca-Cola

Giá trị thương hiệu: 64,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 9%

Lĩnh vực: Đồ uống (Ảnh: Bloomberg)

7. Disney

Giá trị thương hiệu: 61,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 18%

Lĩnh vực: Giải trí (Ảnh: Getty Images)

8. Samsung

Giá trị thương hiệu: 50,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -5%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

9. Louis Vuitton

Giá trị thương hiệu: 47,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 20%

Lĩnh vực: Hàng hóa xa xỉ (Ảnh: Bloomberg)

10. McDonald’s

Giá trị thương hiệu: 46,1 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 5%

Lĩnh vực: Chuỗi nhà hàng (Ảnh: Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

McDonald’s đang đẩy mạnh marketing nhằm phục hồi nhanh sau dịch

Chuỗi thức ăn nhanh này cho biết họ sẽ chi tiêu quảng cáo tăng thêm 200 triệu USD trong nửa cuối năm còn lại nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi sau dịch Covid-19.

McDonald’s đang đẩy mạnh marketing nhằm phục hồi nhanh sau dịch

Theo đó, McDonald’s đang chuẩn bị chi tiêu cho một ‘cuộc chiến marketing’ có quy mô lớn vào nửa cuối năm 2020 với mục đích thúc đẩy tăng trưởng và tăng tốc độ phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Doanh số của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này đã giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý hai kết thúc vào tháng 6.

Doanh số bị kéo xuống bởi ảnh hưởng từ các thị trường quốc tế bao gồm Vương Quốc Anh, nơi các nhà hàng đã phải đóng cửa trong gần ba tháng vì Covid-19.

Tại thị trường trọng điểm là Mỹ, nơi McDonald’s vận hành hơn một phần ba tổng số nhà hàng của mình doanh số chỉ giảm 8,7% vì hầu hết các cửa hàng này đều duy trì việc giao hàng hoặc mua mang về.

McDonald’s cho biết phần lớn các nhà hàng của mình – khoảng 96% – hiện đã mở cửa trở lại và họ tin rằng sự hiện diện mạnh mẽ của mình qua ‘Drive-Thru’, giao hàng và digital sẽ khiến thương hiệu sớm phục hồi sau Covid-19.

* Driving Through (hay DriveThroughDriveThru phương thức kinh doanh mà các xe ô tô/xe máy sẽ nối tiếp nhau đi theo hàng qua một cửa sổ, tại đây các nhân viên cửa hàng sẽ giao hàng cho khách hàng.

Để thúc đẩy sự phục hồi đó, McDonald’s có kế hoạch tăng chi tiêu marketing. Giám đốc điều hành, Ông Chris Kempczinski cho biết: “Chi tiêu marketing và các hoạt động có giá trị chẳng hạn, đã giảm 70% tại Mỹ khi công ty ‘đã chọn bảo tồn nguồn lực cho đến khi tình hình ổn định trở lại'”.

Hiện tại họ đã có kế hoạch để tái đầu tư vào thị trường trong quý ba và quý bốn, bao gồm 200 triệu USD tăng thêm ở thị trường Mỹ và quốc tế để tăng tốc độ phục hồi. Khoảng tăng thêm này tương đương một tháng truyền thông bổ sung trên mỗi thị trường mà thương hiệu này đang sở hữu.

Phần lớn ngân sách sẽ được chi cho các mục menu chính và các cơ hội dịch vụ như đặt hàng và giao hàng online. McDonald’s cũng đang lên kế hoạch ra mắt một số sản phẩm mới trên thực đơn, đặc biệt là ở Mỹ.

“Chúng tôi đang ở một tư thế phòng thủ. Khi chúng tôi bước vào môi trường hoạt động bình thường mới, đây là lúc để chúng tôi tăng tốc”.

“Cuộc chiến mới này hiển nhiên được triển khai không đi ngược lại với sự đổi mới, nó sẽ được triển khai để bổ sung cho các hoạt động kinh doanh căn bản. Người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm yêu thích đáng tin cậy, đó là lý do tại sao menu chính có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi”. CEO McDonald’s cho biết.

Chi tiêu marketing của thương hiệu cũng sẽ hướng đến vị trí của McDonald’s trong bất kỳ cuộc suy thoái kinh tế nào, điều mà CEO Kempczinski cho rằng nó là mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng lúc bấy giờ, tức còn lớn hơn cả vấn đề về sức khoẻ.

Mặc dù trước đó McDonald’s đã chứng minh được họ là những ‘đơn vị kiên cường’ trong suốt thời kỳ suy thoái, thì việc tập trung vào khả năng chi trả và giá trị trong các hoạt đông tiếp thị hỗn hợp (marketing-mix) cũng sẽ là điều rất quan trọng.

Chiến lược của McDonald’s sẽ tập trung vào 3 ‘Ds’ – Delivery – giao hàng, drive-thru và digital – nơi mà thương hiệu này đang mong đợi những cơ hội lớn nhất để phát triển.

Đồng thời McDonald’s cũng sẽ cân nhắc đến yếu tố sử dụng điện thoại di động và kiosks (ki-ốt) để phục vụ cho quá trình đặt hàng. Hành vi vốn rất được khách hàng quan tâm trong dịch.

CEO Kempczinski cho biết thêm: “Chúng tôi đã nắm bắt được những cơ hội tuyệt vời xung quanh việc cải thiện cách các nhà hàng của chúng tôi hoạt động.

Chúng tôi thấy điểm hài lòng (satisfaction scores) của khách hàng ở tám trong tổng số 11 thị trường hàng đầu của chúng tôi đã tăng và tăng với số lượng khá đáng kể”.

“Tâm lý đối với chúng tôi bây giờ là chúng tôi đã đưa doanh nghiệp mình đến một vị trí tốt hơn, vì vậy cho dù chúng tôi có suy thoái hay không bị suy thoái thì chúng tôi vẫn sẽ có sự hồi sinh.

Chúng tôi cần phải thử nghiệm và xoay chuyển một cách mạnh mẽ để gia tăng thị phần, bởi vì đó là cơ hội mà chúng tôi có”. CEO McDonald’s chia sẻ thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: MarketingWeek

Chuỗi thức ăn nhanh Jollibee của Philippines đánh bại McDonald’s như thế nào

McDonald’s, biểu tượng ngành công nghiệp fast food toàn cầu, mất gần 40 năm vẫn không thể giành vị trí số một tại Philippines từ công ty của tỷ phú Tony Tan Caktiong – Jollibee.

Tỷ phú Tony Tan Caktiong – người sáng lập Jollibee, thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu Philippines – hiện nắm giữ khối tài sản 1,8 tỷ USD. Theo South China Morning Post, có hai thứ đã dẫn lối cho chủ tịch Jollibee trên con đường thành công. Đó là kinh nghiệm và vị giác của ông. Ảnh: Jollibee.

Caktiong xuất thân trong một gia đình nghèo ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là con thứ 3 trong gia đình 7 anh em.

Cha của ông là người phục vụ bếp trong một nhà hàng, đồng thời cũng là đầu bếp tại một tu viện Phật giáo ở Manila. Nhờ những kiến thức về nấu nướng, gia đình ông mở một nhà hàng ở Davao, một thành phố ở miền nam Philippines

Tỷ phú Caktiong sở hữu một khả năng trời phú trong việc đánh giá các món ăn từ khi còn bé. Năm 2013, ông kể với phóng viên của Forbes: “Mẹ của tôi nói rằng tôi là đứa khó nuôi nhất trong nhà vì tôi là đứa trẻ khó tính trong việc ăn uống trong khi các anh em của tôi lại sẵn sàng ăn bất cứ thứ gì”. Ảnh: CNBC.

Tỷ phú 67 tuổi muốn nối nghiệp cha sau khi tốt nghiệp khoa kỹ thuật dân dụng tại Đại học Santo Tomas. Nhưng một bước ngoặt đã làm thay đổi sự nghiệp của ông. Năm 1975, khi 22 tuổi, ông ghé thăm một nhà máy kem và quyết định bỏ ra 7.000 USD để mua nhượng quyền kinh doanh thương hiệu kem Magnolia Ice Cream. Ông mở 2 cửa hàng kem ở thủ đô Manila, một ở Cubao và một tại Quiapo

Đến cuối thập niên 1970, nhà sáng lập Jollibee và vợ Grace quyết định chuyển hướng kinh doanh từ kem sang hamburger. Họ đi tìm và dùng thử tất cả các loại burger được bày bán tại Manila để nắm bắt được khẩu vị chung của thị trường ở thời điểm ấy. Theo Nikkei Asia Review, chủ tịch Jollibee vẫn tiếp tục thử nghiệm này ở thời điểm hiện tại, nhưng trên phạm vi toàn cầu.

Cửa hàng đầu tiên của Jollibee được mở vào năm 1978, và đến nay vẫn đang ở vị trí số 1 thị trường thức ăn nhanh tại Philippines.

Jollibee khi đó phục vụ loại hamburger mới có tên Yumburger. Món ăn này sau đó cực kỳ đắt hàng. Và điều này đã thúc đẩy vợ chồng Caktiong tiếp tục đưa vào tthực đơn của Jollibee những món mới như gà rán, spaghetti và các món ăn bản địa của người Phillipines.

Tỷ phú 67 tuổi từng nói với những cộng sự của mình rằng ông khát khao tạo ra một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới. “Đó là khi chúng tôi mới chỉ có 5 cửa hàng và vài người đã cười khi nghe thấy nó, nhưng tôi chưa bao giờ đùa cả”.

Nhà sáng lập Jollibee đối mặt với thử thách khó khăn khi McDonald’s xâm nhập thị trường Philippines vào năm 1981. Nhưng sau gần 40 năm ngụp lặn tại Philippines, gã khổng lồ fast food thế giới vẫn không thể nắm được vị thế số một. “Tôi hiểu rõ vị giác của người bản địa, spaghetti cần ngọt hơn bình thường, gà phải giòn tan trong từng miếng cắn”, Caktiong nói.

Chú ong đỏ – biểu tượng của Jollibee – ngày nay được Caktiong giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980Nhiều năm về trước, khi được hỏi tại sao lại chọn chú ong làm biểu tượng của Jollibee, doanh nhân Caktiong nói rằng con vật này đại diện cho những tính cách đặc trưng của người Philippines: chăm chỉ, lạc quan và vui vẻ.

Giá trị tài sản ròng của Caktiong hiện nay ước tính khoảng 1,8 tỷ USD. Và Jollibee chỉ là một trong những chuỗi thực phẩm mà ông sở hữu. Red Ribbon, Chowking, Greenwich Pizza, Manong Pepe’s và Mang Inasal là hàng loạt thương hiệu nổi tiếng khác hoạt động dưới sự quản lý của ông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

‘Welcome Back’: Chiến dịch Marketing mới nhất của McDonald’s có gì đặc biệt

McDonald’s vừa ra mắt chiến dịch marketing mới nhằm đánh dấu việc mở lại các nhà hàng của mình sau khoảng thời gian ngắn ‘im lặng’ vì Covid-19.

'Welcome Back': Chiến dịch Marketing mới nhất của McDonald’s có gì đặc biệt

Chiến dịch mang tên ‘Welcome Back’ hay ‘Chào mừng quay trở lại’, được thực hiện bởi Leo Burnett London với mục tiêu chính là cho mọi người thấy được cảnh vui vẻ và hạnh phúc của khách hàng khi ăn McDonald’s lần đầu tiên kể từ khi nhà hàng mở cửa trở lại.

Mở đầu với hình ảnh một cô bé đang hồi hộp ấn vào cửa liên tục để chờ McDelivery (Dịch vụ giao hàng của McDonald’s) của mình đến, quảng cáo cho thấy một loạt người ăn McDonald’s của họ cho dù nhận được thông qua takeaway hoặc giao hàng, đến âm thanh của bài hát ‘Return of the Mack’ được thể hiện bởi Mark Morrison.

Đoạn quảng cáo kết thúc với hình ảnh một người phụ nữ tuyên bố là ‘tôi rất hạnh phúc khi tôi sắp tận hưởng một chiếc bánh Big Mac”.

Ra mắt hôm 17 tháng 7, chiến dịch đã chạy trên TV, Out of Home, Social Media và cả Radio trong 6 tuần kể từ ngày phát hành.

VP of Food and Marketing của McDonald UK và Ireland, Bà Michelle Graham-Clare cho biết: “Nghĩ lại từ đầu năm, chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được việc cần phải đóng cửa tất cả các nhà hàng của mình, dừng mọi hoạt động marketing và rơi vào trạng thái im lặng”.

“Sự quay trở lại của các chiến dịch quảng cáo mang tầm quốc gia, kỷ niệm những nghi thức và khoảnh khắc khách hàng của chúng tôi đã trải qua bốn tháng và nói với chúng tôi rằng họ nhớ chúng tôi.

Thật tuyệt vời khi có thể trở lại với sự hiểu biết về những cách nhỏ mà khách hàng của chúng tôi thưởng thức những món ăn của chúng tôi theo những cách khác nhau”.

McDonald’s đóng cửa tất cả các nhà hàng của mình vào tháng 3 do đại dịch Covid-19 nhưng đang dần mở cửa trở lại. Công ty đã khởi động lại hoạt động giao hàng và lái xe vào giữa tháng Năm.

Mặc dù hiện vẫn giảm giờ phục vụ và thực đơn nhưng họ vẫn đang cố gắng hết sức để phục vụ nhu cầu tăng cao từ phía khách hàng của họ.

Bà Graham-Clare cho biết thêm: “Các đội nhóm của nhà hàng và nhượng quyền thương mại của chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để trở lại với cộng đồng nơi chúng tôi đang hoạt động và tôi rất vui mừng khi chứng kiến được niềm vui của những khoảnh này”.

Phát biểu tháng trước, về việc bổ nhiệm một CMO toàn cầu mới, Giám đốc điều hành của McDonald’s, Ông Chris Kempczinski lưu ý tầm quan trọng của marketing khi thương hiệu cần phục hồi từ việc đóng cửa các cửa hàng của mình.

Ông nói: “Khi chúng tôi ‘đứng dậy’ từ sau đại dịch toàn cầu này, người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu McDonald’s và các chương trình marketing hấp dẫn ở mọi quốc gia nơi chúng tôi hoạt động sẽ là yếu tố rất quan trọng để thiết lập lại các động lực kinh doanh mạnh mẽ”.

* Lưu ý: Vì lý do Video của chiến dịch hiện không có sẵn ở Việt Nam nên MarketingTrips không thể trích dẫn vào chiến dịch lần này!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

30 chiến thuật marketing du kích hay ho bạn nên tham khảo (P1)

Ngày nay, sự sáng tạo không còn là một lựa chọn trong các chiến dịch marketing. Trên thực tế, đó là những gì tách biệt một chiến dịch marketing thông thường với một chiến dịch mang tính lan truyền.

Top 30 chiến thuật marketing du kích hay ho nhất mọi thời đại

Vì vậy, nếu bạn muốn khiến mọi người nói về thương hiệu của mình, bạn phải ‘tránh xa’ các phương pháp marketing truyền thống và cố gắng để nghĩ về sáng tạo. Hãy nghĩ về các chiến thuật của marketing du kích (Guerilla Marketing).

Những chiến dịch marketing du kích có hiệu quả vì chúng độc đáo, sáng tạo và tiết kiệm chi phí. Và sau đây là cách 30 thương hiệu có thể làm điều này thành công.

1. Nikon

Nikon đã thực hiện chiến dịch của họ bằng cách đặt một tấm thảm đỏ và có một nhóm các tay săn ảnh chụp ảnh người qua đường. Nó dễ dàng thu hút sự chú ý và thậm chí buộc một số người dừng lại và nhìn hai lần.

Điều làm cho điều này khác với một bảng quảng cáo thông thường là nó có một cơ chế mà các camera nhấp nháy khi có người đi ngang qua.

Điều này buộc những người vừa đi ngang qua phải dừng lại và nhìn vào những gì đang diễn ra. Nó rất vui và khác biệt. Khi thực sự, nó chỉ là một quảng cáo cho NIkon.

2. Foursquare

Khi Foursquare tham dự Hội nghị SXSW 2010, họ không có gian hàng. Nhưng điều này không ngăn được sự gây chú ý đến họ. Họ đã làm điều này với sự giúp đỡ của hai quả bóng cao su và một viên phấn.

* SXSW hay South by Southwest là một diễn đàn hàng năm của các hãng phim, phương tiện truyền thông tương tác, và các liên hoan âm nhạc được tổ chức cùng nhau diễn ra vào giữa tháng 3 tại Austin, Texas, Mỹ.

Những gì họ đã làm là vẽ 4 hình vuông trên mặt đất và yêu cầu người chơi tham gia. Vì sự độc đáo của cách tiếp cận, nó ngay lập tức nhận được sự quan tâm của hàng ngàn người tham gia, rất rất nhiều người xếp hàng chỉ vì trò chơi.

3. Unicef

Không ai hiểu làm thế nào để có nước bẩn. Vì vậy, Unicef ​​đã có ý tưởng tạo ra một máy bán nước bẩn. Họ chỉ định các loại nước bẩn khác nhau do bệnh. Có sốt rét, bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm gan, kiết lỵ, salmonella và sốt vàng da. Máy nhận được một đô la cho mỗi chai nước bẩn.

Thật đáng kinh ngạc khi mọi người sẵn sàng cho một đô la chỉ để xem những gì sẽ ra. Phần tốt nhất ở chiến dịch này là rất rất nhiều người chia sẻ máy bán hàng tự động và câu chuyện ‘lạ lẫm’ này trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

4. Maximum Ride

Maximum Ride là một loạt các nội dung về chủ đề: trẻ em có thể bay (kids who can fly). Để thực thi chiến dịch, họ đã phát động một chiến dịch ở Auckland, New Zealand cho thấy cảm giác như thế nào khi đứng ở rìa của một tòa nhà.

Họ đã làm điều này bằng cách sơn mặt đất theo cách sẽ khiến ai đó cảm thấy như họ đang rơi xuống. Khi thực sự, họ chỉ ở rìa của cầu thang. Kết quả là ‘một tấn’ hình ảnh được chia sẻ trên khắp các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

5. Dove

Dove đã gây bão trên mạng xã hội khi họ tung ra chiến dịch ‘đẹp hoặc trung bình’. Điều này gây ra vấn đề về sự tự tin ở hầu hết phụ nữ, những người chỉ xem bản thân họ là bình thường, khi thực sự họ có thể đẹp theo cách riêng của họ.

Điều này thách thức khái niệm về cái đẹp cũng như kích hoạt phản ứng cảm xúc từ người xem. Đoạn video của chiến dịch cho thấy những người phụ nữ thực sự không chắc chắn về cánh cửa mà họ nên bước vào. Nó cho thấy những cảm xúc mà họ trải qua cũng như cách họ cảm nhận về bản thân.

6. McDonalds

Mcdonalds đã cho ra mắt một bảng quảng cáo tương tác, nơi một món sundae (một loại kem tráng miệng) thỉnh thoảng xuất hiện.

Và khi đó, tất cả các đối tượng mục tiêu cần làm là chụp lấy nó trong một bức ảnh và nhận nó miễn phí. Đây là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của mọi người.

Ngoài ra, mục FREE có tính năng khuếch đại giá trị của chiến dịch và làm cho nó có giá trị để chia sẻ.

7. Coca Cola

Coca Cola gần đây đã thay đổi máy bán hàng tự động của họ ở các địa điểm khác nhau. Thay vì phân phối một chai, mà cho vô số chai.

Sau đó, nó thậm chí còn phân phát hoa, pizza và bánh sandwich. Tất cả điều này với mục tiêu của chiến dịch là “Coca Cola – chia sẻ hạnh phúc”.

8. Ikea

Ikea là một trong những thương hiệu rất ‘trung thành’ với marketing du kích. Một trong số đó là thương hiệu này tạo ra các ngăn kéo ra khỏi cầu thang cho thấy cách mà Ikea giúp tiết kiệm không gian trong nhà.

Bên cạnh đó, họ cũng nghĩ ra vô số cách sáng tạo khác để quảng bá thương hiệu của mình thông qua video. Có một lần, họ đã sử dụng một tạp chí như một tủ quần áo và cho thấy cách mà tương tác thực tế ảo (augmented reality) có thể giúp mọi người lên kế hoạch cho ngôi nhà của họ trong tương lai của họ như thế nào.

9. Tinder

Tinder bắt đầu ứng dụng của mình với số lượng người dùng khá khiêm tốn. Trên thực tế, nó chỉ bắt đầu với 5.000 người dùng. Nó phát triển bằng cách tham gia các bữa tiệc ở các trường đại học và sau đó thu hút sự chú ý từ họ.

Sau khi nhận được sự đồng ý tham dự của hơn 200 cô gái ‘nóng bỏng’, một tấn đàn ông sau đó đã hào hứng đăng ký sử dụng nền tảng. Vì điều này, Tinder ngay lập tức tăng lên 15.000 người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

‘Chiêu’ tạo cú hích truyền thông của Burger King với fan đồ ăn nhanh

Năm 2015, gã khổng lồ ngành F&B Burger King từng bất ngờ đưa ra lời mời McDonald’s tạm gác sự cạnh tranh chỉ trong một ngày và tạo ra một ‘McWhopper’ vào Ngày Hòa bình Thế giới.

'Chiêu' tạo cú hích truyền thông với fan đồ ăn nhanh của Burger King
‘Chiêu’ tạo cú hích truyền thông với fan đồ ăn nhanh của Burger King

Bối cảnh

Giống với Coca-Cola và Pepsi, McDonald’s và Burger King được biết đến là hai đối thủ truyền kiếp trong lĩnh vực đồ ăn nhanh.

Trong ngành hàng cạnh tranh gay gắt này, Burger King đã phải đối mặt với sự suy giảm không ngừng lượng khách hàng trong nhóm nhân khẩu học quan trọng từ 18 đến 34 tuổi.

Mục tiêu

Burger King muốn đạt được cả hai mục tiêu trong năm 2015: (1) tăng độ nhận diện thương hiệu cho Burger King và (2) nâng cao nhận biết của mọi người về Ngày Hoà Bình.

Theo giới chuyên gia về thương hiệu, Burger King tự tin với chiến dịch này bởi 3 lý do:

1. Mọi người thường tò mò về các kết hợp hương vị mới và sẵn sàng bỏ qua những cam kết thương hiệu để trải nghiệm chúng.

2. Với sự phát triển của truyền thông đại chúng, các công ty bây giờ phải chịu trách nhiệm công khai về hành động của họ.

3. Công chúng không thể chối từ một hành động vì hòa bình. Họ sẽ rất hứng thú với một chiến dịch có ý nghĩa nhân văn, thể hiện đúng tinh thần yêu chuộng hòa bình và đặc biệt là còn cực kỳ thú vị, đầy cảm hứng và vui vẻ.

Chiến lược và triển khai

Burger King tin nếu họ tiếp cận một cách riêng tư, McDonald’s chắc chắn sẽ nói không với sự hợp tác này. Vì vậy, họ sẽ đưa ra đề xuất rất công khai, như thế McDonald’s sẽ phải phản ứng lại.

Tuy nhiên, đây là một kế hoạch rất tinh vi, vì sự thành công của chiến dịch sẽ không phụ thuộc vào việc McDonald’s trả lời “có” hoặc “không”.

Burger King đã chuẩn bị một chiến dịch toàn diện để truyền cảm hứng tham gia Ngày Hòa Bình cho mọi người bất kể câu trả lời của đối thủ là gì.

Tạo được sự chú ý là điều quan trọng, nhưng Burger King còn muốn thế giới phải hành động.

Trên Twitter và trang web McWhopper.com, ông lớn Burger King viết: “Let’s end the beef, with beef”, tạm dịch: Hãy kết thúc chiến tranh thịt bò, bằng thịt bò.

Nếu McDonald’s chọn không tham gia, không sao- sau tất cả, hòa bình không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được. Những người hâm mộ món burger sẽ được trải nghiệm sự kết hợp ẩm thực của cả hai và được truyền cảm hứng từ hương vị hòa bình lan tỏa trong miệng.”

Chiếc bánh burger phiên bản giới hạn này sẽ có sẵn trong một nhà hàng nằm ở giữa trụ sở của McDonald’s ở Chicago và Burger King ở Miami.

Tuy nhiên, khách hàng sẽ không trả tiền để mua McWhopper bằng tiền mặt. Thay vào đó, họ sẽ được yêu cầu ký vào một tấm thảm tuyên bố họ sẽ làm hòa với ai kèm với hashtag #settlethebeef.

Burger King thậm chí còn làm một video về cách thức burger kết hợp sẽ trông như thế nào cũng như đề xuất một thiết kế cho bao bì riêng, đồng phục nhân viên kết hợp màu sắc và logo của mỗi công ty.

Tất cả số tiền thu được sẽ dành cho tổ chức phi lợi nhuận có tên Peace One Day với sáng kiến ​​nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và phi bạo lực toàn cầu trong một ngày mỗi năm. Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 21 tháng 9 là ngày để tôn vinh hòa bình thế giới.

Burger King sử dụng các tờ báo uy tín có tác động lớn đến công chúng (thậm chí với cả những người không đọc báo) và các phương tiện truyền thông rộng rãi để đăng tải đề xuất hợp tác hữu nghị với đối thủ truyền kiếp của mình. Một đề xuất mà họ biết chắc rằng sẽ gây nên một cơn bão tranh luận trên social media.

Phó chủ tịch cao cấp quản lý thương hiệu toàn cầu của Burger King thời điểm đó là Fernando Machado đã có những động thái thúc giục McDonald’s chung tay tạo nên lịch sử trong Ngày hòa bình.

Phản ứng của McDonald’s

Tuy nhiên Steve Easterbrook, giám đốc điều hành của McDonald’s đã đáp lại lời mời của Burger King bằng một bài đăng trên Facebook.

Ông nói hai thương hiệu “có thể làm điều gì đó lớn lao hơn để tạo ra sự khác biệt” và đặt câu hỏi về ý tưởng của Burger King để so sánh sự cạnh tranh kinh doanh của họ không hề tương đồng với nỗi đau, tổn thương từ chiến tranh thực sự.

Tuy nhiên phản hồi này của McDonald’s đã gây hiệu ứng không tốt trên Facebook và Twitter khi nhận lại được nhiều chỉ trích kích động từ nhiều người hâm mộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Trí Thức Trẻ

Nhiều nhãn hàng đồng loạt tẩy chay Facebook

Hãng quần áo dã ngoại nổi tiếng The North Face là công ty mới nhất cam kết tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối cách xử lý thông tin sai lệch và phát ngôn thù địch.

Quyết định của The North Face nhằm đáp lại chiến dịch với hashtag #StopHateForProfit của các tổ chức công dân như NAACP, Anti-Defamation League, kêu gọi các nhà quảng cáo dừng chi tiền tiếp thị trên Facebook và Instagram trong tháng 7.

Trên Twitter, The North Face cập nhật sẽ tham gia. Nhà bán lẻ thiết bị dã ngoại REI và công ty tuyển dụng Upwork cũng thông báo tương tự.

Những quyết định này cho thấy nhiều doanh nghiệp tham gia tẩy chay Facebook, dù chỉ là tạm thời, để bày tỏ tinh thần đoàn kết trước những người ủng hộ công bằng chủng tộc và sự bất mãn với mạng xã hội này.

Động thái cũng đi theo lời kêu gọi các nhà quảng cáo sử dụng đòn bẩy của mình để buộc các mạng xã hội thay đổi hành vi từ các chính trị gia nổi tiếng, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Phần lớn doanh thu Facebook đến từ quảng cáo.

Cam kết của The North Face áp dụng cho quảng cáo trên Facebook và Instagram song vẫn tiếp tục sản xuất nội dung trên Instagram.

Craig Hodges, người phát ngôn của VF Corp – tập đoàn mẹ của The North Face – cho biết một số công ty con đang cân nhắc làm theo. VF Corp đang sở hữu Dickies, Vans, Timberland… Trong vòng 1 năm tính đến ngày 31/3, VF Corp đã chi 756 triệu USD cho quảng cáo.

Tuyên bố của The North Face nêu rõ sẽ tạm dừng tất cả hoạt động quảng cáo có trả phí trên Facebook tại Mỹ cho tới khi những chính sách nghiêm khắc hơn được đưa ra nhằm chống lại nội dung thù địch, bạo lực, phân biệt chủng tộc, thông tin sai sự thật trên nền tảng.

Vài tuần gần đây, Facebook hứng chịu làn sóng chỉ trích lớn vì cách xử lý bài viết gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump . Nhân viên cũ và mới, thậm chí cả các nhà khoa học được CEO Mark Zuckerberg tài trợ cũng lên tiếng phản đối.

Khi các cuộc biểu tình vì George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết, diễn ra trên toàn nước Mỹ, những lời kêu gọi các nhà quảng cáo dừng chi tiền cho Facebook cũng dâng cao và nhắm vào các doanh nghiệp đủ mọi quy mô, trong đó có nhiều nhãn hàng lớn như Coca-Cola, McDonald’sStarbucks.

Website chiến dịch #StopHateForProfit ghi rõ: “Hãy gửi thông điệp mạnh mẽ tới Facebook: Không bao giờ đăng quảng bá thù địch, bạo lực, phân biệt chủng tộc vì mục tiêu lợi nhuận”.

Trên thị trường quảng cáo kỹ thuật số Mỹ, Facebook là ông lớn thứ hai chỉ sau Google và kiếm được 69,7 tỷ USD từ quảng cáo trên toàn cầu năm 2019.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ictnews

McDonald’s ‘tái bổ nhiệm’ vai trò CMO (Giám đốc Marketing) toàn cầu sau một năm ‘khước từ’

McDonald’s vừa bổ nhiệm cựu Marketer người Anh Alistair Macrow với vai trò toàn cầu trong nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động Marketing nhằm phục hồi sau đại dịch Covid-19 vốn đã khiến nhiều nhà hàng phải đóng cửa.

McDonald’s bổ nhiệm lại vai trò CMO – Chief Marketing Officer toàn cầu chưa đầy một năm sau khi loại bỏ nó, có vẻ như McDonald’s đang tái thiết lập lại các nỗ lực kinh doanh sau đại dịch coronavirus.

Alistair Macrow, một cựu quản lý marketing tại McDonald’s ở Vương quốc Anh đã được bổ nhiệm vị trí CMO của mảng vận hành kinh doanh ở thị trường quốc tế. Ông sẽ chịu trách nhiệm cho cả chiến lược marketing lẫn phát triển nhân sự của các nhóm marketing của thương hiệu.

Ông Alistair Macrow được bổ nhiệm chưa đầy một năm sau khi McDonald’s dịch chuyển cơ cấu bộ phận marketing của mình trước sự ‘ra đi’ của CMO toàn cầu Silvia Lagnado.

Những thay đổi đã loại bỏ bộ phận marketing ra khỏi hội đồng quản trị của McDonald’s, với việc Colin Mitchell đảm nhận vai trò phó chủ tịch marketing toàn cầu và Bob Rupczynski được bổ nhiệm làm phó chủ tịch về công nghệ marketing (vị trí mà ông vẫn đang nắm giữ).

Tuy nhiên, với việc Mitchell rời bỏ công việc kinh doanh để tìm kiếm một thách thức mới, CEO của McDonald’s, Ông Chris Kempczinski đã chọn cách là tái bổ nhiệm vai trò CMO toàn cầu để tập trung vào việc xây dựng thương hiệu McDonald’s.

“Tôi đã làm việc với các thương hiệu hàng tiêu dùng (consumer brands) trong hầu hết sự nghiệp của mình và bây giờ với tư cách là người dẫn đầu một trong những thương hiệu lớn nhất và dễ nhận biết nhất trên thế giới, tôi đã thấy tận mắt sức mạnh của một thương hiệu mạnh trong việc đưa ra một chiến lược kinh doanh thành công”. Ông Kempczinski nói.

“Với tôi, Một thương hiệu không chỉ là một logo; đó là một tuyên ngôn về các giá trị, ý niệm và khát vọng mà người tiêu dùng có ý thức (và vô thức) chọn để đồng hành”.

Về phía tân CMO, Ông Macrow sẽ chịu trách nhiệm về chiến lược menu (thực đơn) toàn cầu, thương hiệu, insights, kích hoạt các hoạt động marketing, đồng thời phát triển và củng cố các chương trình đào tạo marketing và lập kế hoạch phát triển nhân sự cho công ty.

Macrow sẽ hợp tác chặt chẽ với Morgan Flatley, hiện đang giữ vai trò giám đốc trải nghiệm khách hàng số và marketing (CM and DCEO – chief marketing and digital customer experience officer).

Vai trò này sẽ bao gồm marketing, digital, media, CRM (customer ralationships management), tương tác và nội dung thương hiệu (brand content), chiến lược và insights người tiêu dùng, cũng như việc xây dụng thực đơn (menu) cho thị trường Mỹ.

Macrow và Flatley sẽ báo cáo trực tiếp cho CEO Kempczinski.

McDonald’s đã buộc phải đóng cửa một số cửa hàng của mình do Covid-19 và ở nhiều nơi khác, bao gồm cả Vương quốc Anh, mới bắt đầu mở lại các nhà hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips via MarketingWeek