Skip to main content

Tác giả: Community

Phân tích: Vì sao WeFit thất bại? Bài học rút ra là gì?

Vì sao WeFit thất bại sau một khoảng thời gian ăn nên làm ra và có tiếng tăm trong giới khởi nghiệp là câu hỏi rất nhiều người làm kinh doanh băn khoăn.

vì sao wefit thất bại
Vì sao WeFit thất bại?

WeFiT, with “fee” – Chúng tôi ổn, nếu có tiền

Một khởi nghiệp công nghệ đình đám vừa viết thư xin lỗi khách hàng và thông báo phá sản. Đây là một hành động đẹp, nhất là khi so với nhiều trường hợp “đến hoành tráng, đi im ắng” khác nên tôi muốn dành một chút thời gian để viết một bài về họ. Như một sự ghi nhận.

Tôi cũng muốn dành bài viết này để giúp các bạn khởi nghiệp khác tự vấn về trường hợp của mình. Để tránh đi những sai lầm tương tự. Và để vươn đến được những mục tiêu cao hơn.

WeFit HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

WeFit nhắm đến việc giúp những người thường di chuyển tìm kiếm các phòng tập chăm sóc thể hình để luyện tập một cách thuận lợi và với chi phí hiệu quả hơn.

Thay vì đóng phí hàng tháng (hay hàng năm) cho phòng tập đã đăng ký và “chết cứng” ở đấy, bạn chỉ cần đăng ký với WeFit là có thể tập bất cứ lúc nào, bất cứ môn nào tại bất cứ trung tâm nào tiện nhất cho mình chỉ với mức phí như đóng cho một trung tâm. Nghĩa là Wefit bán cho bạn sự linh hoạt (flexibility) trong luyện tập.

Với các phòng tập, có thêm một khách hàng sẽ giúp họ bù đắp được phần nào cho chi phí mặt bằng và cơ sở vật chất đã trang bị rất tốn kém.

Và biết đâu, nếu hài lòng với lần tập ấy, người tập trở thành khách hàng thường xuyên của phòng tập thì lại sẽ càng tuyệt vời hơn nữa nhỉ.

VIỄN CẢNH CỦA HỌ CÓ SÁNG KHÔNG?

Sản phẩm nhắm đến giới trung lưu trẻ trung năng động. Đây là một điểm sáng đáng kể vì nhóm này có tiền, dễ tiêu xài, dễ lan truyền, và thích ứng với công nghệ.

Quy mô của nhóm này cũng khá lớn, tập trung ở các công sở văn phòng tại khu vực trung tâm của hai thành phố lớn, có thói quen tiếp nhận thông tin tương đối giống nhau… nên dễ nhận biết, dễ tiếp cận, dễ truyền thông, dễ thuyết phục và dễ bán hàng.

Sản phẩm cũng rất hợp xu hướng khi mà đa phần giới này khá quan tâm đến sức khoẻ và hình thể ở những mức độ khác nhau. Và càng ngày mức độ quan tâm này sẽ càng tăng lên (già hơn, yếu hơn, xấu hơn…).

Về tài chính, cơ bản họ mua sỉ và bán lẻ nên sẽ có một khoản chênh lệch được kỳ vọng lớn hơn chi phí hoạt động để cho ra một lợi nhuận tương đối. Đây chính là nguyên lý hoạt động của kinh tế chia sẻ vốn đang “nở hoa” trong giới khởi nghiệp công nghệ với những Uber, Grab, Airbnb, … khắp nơi trên thế giới.

Về lâu dài, sẽ dần hình thành một hệ sinh thái mà ở đó WeFit sẽ đóng vai trò trung tâm. Người mua sẽ dần chỉ biết đến ứng dụng mà sẽ không còn nhớ, không còn biết đến nhà cung cấp là các phòng tập nữa.

Và khi đó, để có được khách hàng, các nhà cung cấp sẽ phải trực tiếp hay gián tiếp trả (thêm) tiền cho “chủ” của hệ sinh thái đó. Bình thường thôi, như cách mà Google, Alibaba, Amazon, Facebook, Agoda, các hệ thống siêu thị… đang làm thôi mà.

Với hiểu biết về thói quen, hành vi, sở thích của người tập, ứng dụng có thể khéo léo quảng bá hoặc bán thêm những sản phẩm và dịch vụ khác liên quan đến làm đẹp, sức khoẻ mà không quá tạo ra sự phản cảm cho người tập.

Thậm chí, họ có thể lựa chọn đầu tư vào những phòng tập mà họ cho rằng sẽ có nhiều khách tập trong tương lai dựa trên dữ liệu lớn (Big Data) ấy. Và sau đó điều hướng khách hàng về đấy. Còn nếu phòng tập được chọn không đồng ý nhận đầu tư ư?

Dễ lắm, ứng dụng có thể điều hướng khách hàng ra khỏi đấy. Bạn nào đã từng đang kinh doanh nhà hàng rất đắt khách, tự dưng một ngày thấy con đường trước cửa hàng tự dưng thành một chiều, hoặc có một con lươn dài cả mấy trăm thước thì chắc sẽ rất dễ thấm điều này.

Hay bạn nào đang bán sản phẩm thông qua kênh siêu thị (MT) và đến một ngày được siêu thị ưu ái đặt để sản xuất “nhãn hàng riêng” thì sẽ ngậm ngùi tương tự…

Chà, mấy suy đoán này thì có vẻ “tà đạo” quá và có lẽ không là những gì mà họ nhắm đến. Tôi chỉ phân tích để mọi người thấy được viễn cảnh kinh doanh khả dĩ nếu sản phẩm có thể thành công mà thôi.

Mọi người thấy đủ sáng chưa?

THẾ VÌ SAO WeFit gặp thất bại?

Tôi không biết rõ nội tình của họ vì không có điều kiện tiếp xúc sâu. Nhưng qua quan sát sơ bộ bên ngoài cùng một số thông tin cơ bản kết hợp với một số hiểu biết hạn chế của cá nhân thì có một số lý do đã làm cho họ gặp khó khăn:

1. Hiệu ứng con gà quả trứng vs sự đầu tư “chưa tới”.

Khi xây hệ sinh thái thì khách hàng chỉ tham gia khi có những nhà cung cấp “mà mình muốn”. Nhưng nhà cung cấp sẽ chỉ gia nhập khi có đủ lượng khách hàng “mà mình cần”.

Do vậy, để có thể thành công được, bên cạnh việc cần tạo ra giá trị cho các bên tham gia, bạn còn phải thực hiện được ít nhất một trong những cách sau để có “cú hích ban đầu” đủ lớn:

(a) Đổ thật nhiều tiền để “lừa” khách hàng và nhà cung cấp vào hệ sinh thái, và duy trì việc đó mãi đến khi họ đã đủ phụ/lệ thuộc vào mình thì mới “lấy lại vốn” hoặc “đạt được mục đích”.

Hãy nhớ đến việc các sàn thương mại điện tử dễ thương đến thế nào với cả người bán (miễn chiết khấu giao dịch, giao hàng/thu tiền miễn phí, không xác minh/đánh giá người bán) lẫn người mua (khuyến mãi, tặng quà, trúng thưởng…) khi mới bắt đầu.

Mà danh sách không ngắn nhé: Taobao, Amazon, Tiki, Shopee, Adayroi, Lazada, Facebook… Hãy nhớ đến tỷ lệ chia hấp dẫn cho lái xe, xe đẹp xe xịn không tăng giá, chuyến đi miễn phí, … khi Uber hay Grab mới vào Việt Nam. Ai cũng có lợi hết, tại sao không vào?

(b) “Hack” để có được lượng khách hàng ban đầu dựa trên một sự thừa hưởng nội bộ hay vay mượn bên ngoài. Có ai nhớ Zalo thời kỳ đầu mới thành lập đã dựa trên cơ sở dữ liệu người chơi game của VNG? Có ai nhớ Viettel thời gian đầu đã có lượng khách hàng đầu tiên từ quân nhân và cựu chiến binh?

Rồi những thành viên của VinID đến từ những dịch vụ hiện hữu và liên kết. Và Bamboo dụ khách hàng thân thiết của Vietnam Airlines chuyển sang dùng và được giữ lại hạng trong thời gian đầu… Miễn phí thường niên trong năm đầu cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng…

(c) “Lấy lòng” được truyền thông và những quyền lực vô hình khác. Những quyền lực này sẽ tạo ra xu hướng để dẫn dắt hay ép buộc khách hàng và đôi khi là cả nhà cung cấp phải gia nhập hệ sinh thái của mình. Cái này các bạn tự tìm ví dụ vì tôi không tiện để nhắc đến một cách cụ thể hơn.

Trong câu chuyện này, Wefit đã không có làm được cách nào trong cả 3 cách trên. Có một chút le lói ở cách (b) và (c) nhưng là không đủ để soi sáng tương lai.

2. Quy luật “cùng thắng lợi” và sự hiểu nhầm.

Từ xưa đến nay, cả Đông lẫn Tây, trong kinh doanh, trong chính trị và cả trong cuộc sống, ta thường được nhắn nhủ về quy luật “cùng thắng lợi” (win-win hay win-win-win) với lời dặn dò: tất cả các bên liên quan phải cùng có lợi thì mới bền vững lâu dài. Để làm được điều này, phải có được cả hai thứ sau:

(a) Lợi ích (được tạo ra cùng với nhau hay chiếm đoạt từ bên ngoài) phải đủ lớn để khi chia cho nhau thì vẫn đủ làm cho nhau cùng “thoả mãn”.

(b) Các lợi ích này là phải cùng chiều với nhau: không được tồn tại khả năng mà một ai đó (kể cả mình) sẽ Tệ đi khi ai đó Tốt hơn.

Trong câu chuyện này, vế (a) tạm ổn nhưng vế (b) thì Wefit đã làm rất tệ khi cho phép khách hàng được tập Không giới hạn (Unlimited) trong khi bản thân mình lại phải trả Theo lượt.

Càng tập nhiều thì Khách hàng và Phòng tập càng có lợi thêm, trong khi mình lại càng lỗ hơn. Lấy tiền đâu để bù vào đấy? Và thậm chí tệ hơn, nếu Khách hàng và Phòng tập bắt tay với nhau để “rỉa” lợi ích từ mình thì sao?

Dĩ nhiên, tôi hiểu rằng việc cho phép Unlimited chỉ là một sự biến báo của Wefit trong một giai đoạn nhằm “hack” đủ lượng khách hàng thường xuyên.

Nhưng chi phí của cách hack này là quá cao, thời gian lại quá dài, không có theo dõi đánh giá tác động/hiệu quả. Và nguy hiểm hơn là nó làm “hỏng” phân khúc khách hàng mục tiêu của Wefit.

3. Giá trị thực sự mà khách hàng mục tiêu cảm nhận được là chưa cao.

Khách hàng mục tiêu là những khách hàng mà (i) “rưng rưng xúc động” với những gì mà mình cung cấp, (ii) vì vậy sẵn lòng trả tiền cho mình để “đền đáp” lại, (iii) số tiền đó là đủ lớn để mình “cùng có lợi”, (iv) chi phí và độ khó để mình tìm và bán hàng (thuyết phục, giao hàng, thu tiền) cho họ là tương đối thấp, (v) đủ nhiều để tổng lợi ích không là quá bé.

Tôi rất đồng ý với giá trị chào bán của dịch vụ mà bạn founder rất dễ thương đã phát biểu rõ ràng là “sự tiện lợi và linh hoạt” cho người tập.

Thế nhưng ai là người rưng xúc động với hai giá trị chào bán ấy và sẵn lòng trả (nhiều) tiền cho chúng?

Chúng ta thử cùng điểm danh nhé:

(a) Dân công sở, ở một nơi, làm một chỗ: cần khoảng hai phòng tập (gần nơi làm để tranh thủ giờ rảnh, và gần nhà để tập cuối tuần/lúc rảnh).

Nhóm này rất đông, nhưng cái họ cần thì chỉ là thông tin. Và họ chỉ cần vài lần trong đời (khi chuyển chỗ ở hoặc chỗ làm). Và họ có thể tìm thấy thông tin ấy theo nhiều cách khác nhau. Vậy thì họ có thèm trả đồng nào cho thông tin đó hay không?

Còn những phòng tập, họ có được thêm giá trị gì nhiều khi mình đưa người tập xưa nay ở chỗ họ cho chính họ hay không? Như vậy, nhóm này không nên là khách hàng mục tiêu.

(b) Những người thường đi công tác rày đây mai đó, ở khách sạn 2-3-4 sao: cần nhiều phòng tập, và thường xuyên cần thông tin từ hệ thống (cho mỗi chuyến công tác, hoặc cho mỗi lúc đổi khách sạn). Họ sẵn lòng trả tiền cho mình (họ nhiều tiền mà).

Nhưng số lượng của họ có đủ lớn hay chưa? Và chi phí để tiếp cận họ cùng những phòng tập mà họ muốn có cao quá không? Tuỳ theo câu trả lời mà họ có phải là khách hàng mục tiêu hay không.

(c) Dân kinh doanh: chắc chắn không là khách hàng rồi, vì khách sạn họ ở thường sẽ có sẵn phòng gym hay hồ bơi.

Thế nhưng, trong thực thi thì WeFit lại nghiêng hết về nhóm (a). Mà nhóm này lại không “ghi nhận” lắm giá trị mà hệ thống cung cấp. Do vậy, Wefit đã phải ứng biến bằng cách khuyến mãi thêm một giá trị mới là Affordable (rẻ) thông qua việc cho phép tập Không giới hạn.

Lúc này, những khách hàng không chỉ “không – mục tiêu” mà còn là “phản – mục tiêu” đã lẫn vào và làm hỏng hoàn toàn hệ sinh thái của Wefit. Sự sửa sai sau này của Wefit cũng bị chính nhóm này phản đối quyết liệt nhất và gán cho họ những cái mác rất nặng nề và oan uổng như “lừa đảo” hay “không có đạo đức kinh doanh”.

Để khách hàng không phải là mục tiêu lẫn vào là khổ như thế đấy.

Chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng.

4. Sự khôn lõi của người tập.

Chính vì sự để lẫn khách hàng dưới chuẩn vào hệ sinh thái nên cùng với sự hạn chế của công nghệ (hoặc thời gian để bổ sung tính năng tính năng công nghệ) mà đơn vị đã gặp hoàn cảnh oái oăm khi có trường hợp một tài khoản đăng ký (và trả tiền) được chia sẻ cho 100 người cùng tập.

Điều này làm cho chi phí phải trả cho các phòng tập tăng lên rất nhiều lần, trong khi doanh thu là vẫn như cũ (hoặc thấp hơn).

Dòng tiền gặp vấn đề vì chỗ mấu chốt này.

Càng bán sẽ càng lỗ thì bán để làm gì?

5. Khả năng quản lý vận hành chưa hiệu quả.

Cũng không phải là không có những đơn vị sử dụng những cách tương tự để hack được lượng khách hàng ban đầu rồi sau đó mới dần loại bớt khách hàng kém chất lượng ra. Nếu ai để ý thì Spotify, Netflix hay Zing MP3 cũng đã từng khôn ngoan lợi dụng cách thức này.

Thế nhưng, khác biệt ở chỗ là các đơn vị ấy đã tuyên bố ngay từ đầu rằng thuê bao giá bao nhiêu, được sử dụng trên bao nhiêu máy/người hay được dùng thử trong thời gian bao lâu.

Và việc không kiểm tra những điều kiện ấy chẳng qua là vì họ “quên” mà thôi. Bất cứ khi nào họ cũng có thể siết lại mà khách hàng không thể nào phản đối được.

Và quan trọng là sản phẩm dịch vụ mà các đơn vị ấy cung cấp là vô hình. Nghĩa là chi phí cho một người dùng tăng thêm là không đáng kể.

Người dùng thì thấy “lỗ hổng” ấy, cho rằng mình “có lợi” nên truyền tai nhau, vừa góp phần “thử nghiệm sản phẩm”, vừa “phát triển thị trường” giúp họ.

Còn họ thì luôn đong đo các chỉ số, theo dõi từng khách hàng và ra những quyết định điều hành dựa trên hiểu biết về “big data” và sự hỗ trợ của AI. Cho từng tính năng, dịch vụ, khu vực, nhà cung cấp và người dùng. Theo hướng có lợi nhất cho họ.

Một yếu tố khác trong phần này là khả năng thâm nhập/tích hợp vào hệ thống của các phòng tập. Hệ thống có biết được phòng tập nào đó hiện còn bao nhiêu chỗ trống, của “món” gì, bao nhiêu khách, khách nào là của mình, họ tập gì, trong bao lâu… hay không?

Bạn thử nghĩ những ứng dụng bán vé máy bay, đặt vé tàu xe, đặt xe taxi, đặt phòng khách sạn hay bác sĩ… mà không biết được tình trạng thực tế thì sẽ ra sao? Vừa sẽ làm khách hàng bực mình, vừa sẽ không điều hành hiệu quả.

KẾT LUẬN

Có người cho rằng WeFit thất bại là vì dịch Covid. Điều này là không đúng. WeFit đã hấp hối từ rất lâu rồi. Đại dịch vừa rồi chỉ là sự cố vô tình rút nhầm phích điện máy thở của cô dọn phòng mà thôi.

Không có Covid, WeFit sẽ chết đau đớn hơn. Và sẽ tốn kém hơn cho những người liên quan.

Tuy vậy, điều ấy không phủ nhận được rằng ý tưởng khởi nghiệp này là một ý tưởng sáng. Và bản thân ứng dụng cũng khá ổn.

Éo le là khởi nghiệp không chỉ cần ý tưởng, và cũng không chỉ cần ứng dụng.

Có lẽ là các bạn khởi nghiệp cũng biết điều ấy, nhưng không xoay xở được vì những hạn chế của mình: thiếu đối tác đủ tầm để phản biện và dẫn dắt, thiếu người quản lý vận hành giỏi và thiếu khả năng gọi vốn/quản lý tài chính đủ tốt.

Thương các bạn ấy, cái khó bó cái khôn nên thua oan tức tưởi.

THU HOẠCH:

1. Doanh nghiệp hay ý tưởng khởi nghiệp của bạn có vướng vấn đề nào trong số những vấn đề nêu trên hay không?
2. Bạn có gặp vấn đề nào về dòng tiền hay không? Điều gì đã tạo ra vấn đề ấy? Và có cách nào để vượt qua nó hay không? Cần gì để làm được điều đó?
3. Nếu bạn được tặng không Wefit kèm theo 15 triệu USD, bạn sẽ làm gì với nó?

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tác Giả: Trần Bằng Việt

Top 10 công cụ tuyệt vời giúp tối ưu hoá website của bạn

Tối ưu hóa website là điều cần thiết và căn bản nhất cho doanh nghiệp của bạn để cải thiện hiệu suất trang và xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm.

các công cụ tối ưu hoá website

Tầm quan trọng của tối ưu hóa website là đảm bảo rằng bạn tạo ra ngày càng nhiều doanh số cho doanh nghiệp của mình bằng cách làm cho website của bạn trở nên hấp dẫn và giữ chân người dùng tốt hơn.

Làm thế nào để tối ưu hóa một website là một câu hỏi mà các doanh nghiệp thường xuyên hỏi các marketer, đặc biêt là các digital marketer.

Các công cụ tối ưu hóa website cung cấp những trợ giúp tuyệt vời cho điều đó. Chúng tự động hóa quá trình làm cho website của bạn đáng chú ý hơn với các công cụ tìm kiếm.

Sau đây là 10 công cụ tối ưu hóa website trực tuyến hàng đầu giúp bạn đảm bảo rằng website của bạn đang thành công và đã được tối ưu.

1. Hotjar

Hotjar là một công cụ tối ưu hóa trực tuyến hữu ích với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Một trong những bộ công cụ Hotjar, phần mềm Behavior Analytics có cách tiếp cận mới đối với phân tích website. Phần mềm này giúp bạn dễ dàng hiểu những gì người dùng đang tương tác trên website của bạn và cách họ trải nghiệm nó.

hotjar-marketingtrips

2. Moz

Vượt xa hơn các phân tích website truyền thống, Moz đề xuất một cách thông minh hơn để làm Marketing. Tối ưu hóa website thông qua SEO là một trọng tâm đặc biệt của Moz. Chúng nhắm mục đích là đơn giản hóa SEO cho mọi người thông qua phần mềm.

moz-pro--marketingtrips

All-in-One Website SEO là một trong những sản phẩm chuyên nghiệp mà Moz cung cấp. Nó bao gồm nghiên cứu từ khóa, xây dựng liên kết (backlink building), kiểm tra website (site audits) và insight tối ưu hoá trang, tất cả được đóng gói trong một bộ công cụ. Moz cũng có nhiều công cụ trực tuyến miễn phí như Keyword Explorer, Moz Bar và Moz Cast.

3. Ubersuggest

Ubersuggest là một trong những công cụ SEO hiệu quả nhất giúp người dùng vừa tìm từ khóa vừa kiểm tra toàn bộ website về lỗi SEO. Các tính năng của nó bao gồm phân tích đối thủ, tiếp thị nội dung (content marketing) và chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing Strategy). Ubersuggest giúp bạn hiểu rõ hơn về các chiến lược đang làm  trong thị trường của bạn để phát triển doanh nghiệp của bạn.

Ubersuggest đã rất thành công với công cụ từ khóa. Công cụ miễn phí này hiển thị các đề xuất từ khóa từ cụm từ ngắn đến cụm từ đuôi dài. Nó cũng cho thấy volume (traffic), sự cạnh tranh và xu hướng theo mùa cho từng từ khóa.

4. SimilarWeb

SimilarWeb là một công ty toàn cầu được sử dụng bởi vô số các doanh nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm Google, eBay và Nike. Nó được công nhận là một trong những công ty phát triển nhanh nhất với văn phòng ở 4 châu lục.

similarweb-marketingtrips

Các giải pháp mới của SimilarWeb trao quyền cho các doanh nghiệp để tăng lưu lượng truy cập website. Nó thể hiện các ví dụ tuyệt vời về tối ưu hóa chiến lược SEO bằng cách đi sâu vào danh sách đầy đủ các từ khóa tìm kiếm để hiểu từ khóa nào chiếm tỷ lệ lưu lượng truy cập cao nhất cho bất kỳ website nào. SimilarWeb còn giúp doanh nghiệp tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động.

5. Keywordtool.io

Keyword Tool là một công cụ nghiên cứu từ khóa trực tuyến tự động hóa việc tạo các đề xuất từ khóa cho các chiến dịch SEO và PPC. Nó phù hợp cho các Content Marketing Agency và các chuyên gia SEO. Công cụ này nhanh chóng phân tích xu hướng tìm kiếm trên Google và tìm các thuật ngữ có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn và tùy chỉnh nội dung trên website của bạn.

keywordtool-marketingtrips

Keyword Tool sẽ giúp bạn khám phá hàng ngàn từ khóa dài (long-tails keywords) mới liên quan đến bất kỳ chủ đề nào bằng cách tự động tạo đề xuất tìm kiếm Google, xác định từ khóa từ các công cụ tìm kiếm bao gồm YouTube, Play Store và Twitter.

6. Ahrefs

Bao gồm một Team đa quốc gia có trụ sở tại Singapore, Ahrefs là một bộ công cụ nổi tiếng để phân tích backlink và SEO. Công ty cung cấp cho bạn các công cụ để tăng lưu lượng tìm kiếm, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và theo dõi thị trường ngách (Niche Market) của bạn. Nó giúp thúc đẩy tăng trưởng lưu lượng tìm kiếm tự nhiên (Organic Search) đến một website.

ahrefs-marketingtrips

Đội ngũ chuyên gia của Ahrefs lưu trữ hàng tấn dữ liệu và dễ dàng truy cập thông qua giao diện người dùng đơn giản. Dữ liệu có thể được sử dụng để hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, xây dựng liên kết, content marketing và chiến lược SEO. Ahrefs được đánh giá cao bởi các chuyên gia hàng đầu về marketing và SEO nhờ thiết kế trực quan, dữ liệu đáng tin cậy và các tính năng sáng tạo cao.

7. Screaming Frog

Đây là một Agency tiếp thị tìm kiếm có trụ sở tại Vương quốc Anh được biết là đã tạo ra các công cụ phân tích tệp và trình thu thập tệp website nổi tiếng. Công ty đưa ra các chiến lược tìm kiếm cho các thương hiệu lớn và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

screamingfrog-marketingtrips

8. Hubspot Website Grader

Hubspot Website Grader là một công cụ trực tuyến miễn phí chấm điểm các website bằng cách đo các số liệu chính như hiệu suất, mức độ sẵn sàng với thiết bị di động, SEO và bảo mật. Mỗi phần có một danh sách kiểm tra các vấn đề cũng như chấm điểm cho các khía cạnh riêng của danh mục. Grader này có một cách tiếp cận thực tế cho thấy những gì doanh nghiệp cần cải thiện ban đầu để tối ưu hóa chuyển đổi website hiệu quả.

hubspot-website-grader-marketingtrips

9. Zapier

Với phương châm “Tự động hóa dễ dàng cho những người bận rộn”, Zapier tập trung vào việc tối ưu hóa website dễ dàng hơn cho mọi doanh nghiệp. Bộ công cụ thực hiện hoàn chỉnh một phân tích đầy đủ về website của bạn liên quan sức khỏe SEO tổng thể. Nó cải thiện các quy trình, đề xuất các ứng dụng mới và tự động hóa quy trình công việc của bạn.

zapier-marketingtrips

10. CrazyEgg

Với hơn 300.000 khách hàng, CrazyEgg rất “say mê” tìm hiểu hành trình của khách hàng – Customer Journey. Nó hứa hẹn sẽ làm cho website của bạn tốt hơn ngay lập tức.

Nó còn đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu sẽ tác động đến hành động và quyết định của khách hàng theo thời gian.

CrazyEgg có nhiều bộ công cụ đặc biệt. Ví dụ: Heatmaps hiển thị cách khách hàng cuộn, nhấp và trải nghiệm trên trang của website hoặc ứng dụng của bạn.

Bộ lọc giúp hiểu phân khúc khách hàng cụ thể và trường hợp sử dụng. Bản ghi người dùng giúp theo dõi hành trình của người dùng cá nhân thông qua website hoặc ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

JobHob: Startup tuyển dụng bằng AI của Việt Nam gọi được 2,45 triệu USD vòng gọi vốn Series A

Startup tuyển dụng trực tuyến của Việt Nam, JobHopin đã gọi được 2,45 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A, nâng tổng số vốn mà họ huy động được lên đến hơn 3 triệu USD.

jobhop-marketingtrips

Công ty này cho biết các nhà đầu tư vào vòng đàm phán mới bao gồm Sema Translink Investment của Hàn Quốc, Edulab Capital Partners có trụ sở tại Boston và Tokyo, cùng với công ty dịch vụ nhân sự và công nghệ Nhật Bản NKC Châu Á.

JobHopin trước đó đã huy động được 710.000 USD trong vốn seed do KK Fund và công ty dịch vụ nhân sự Nhật Bản Mynavi Corporation dẫn đầu năm 2018, với sự tham gia của Canaan Valley Capital (Shumway Capital) Hoa Kỳ và các nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam.

JobHopin cho biết khoản tài trợ mới sẽ giúp họ tăng khả năng tiếp cận của Bunny, nền tảng tìm kiếm và đề xuất AI của mình tới các thị trường Đông Nam Á khác. Bunny – công nghệ kết nối hồ sơ của JobHopin giúp chuẩn hóa ngôn ngữ trên hồ sơ ứng viên, mô tả công việc và yêu cầu cho ứng viên để đưa ra các phân tích chuẩn sát hơn.

Bên cạnh đó, Bunny cũng có thể thực hiện phân tích các dữ liệu thị trường theo thời gian thực, bao gồm thông tin về lương, nguồn nhân sự, nhu cầu tuyển dụng cùng. Bunny đang có 1,4 triệu hồ sơ ứng viên đến từ các nguồn trực tuyến và khách hàng doanh nghiệp.

Được thành lập vào năm 2017, startup này sử dụng AI và machine learning để tự động hóa quy trình tuyển dụng. JobHopin cho biết họ đã tăng trưởng ​​hơn 300% doanh thu hàng năm kể từ năm 2018 và dự kiến ​​sẽ đạt được lợi nhuận tại thị trường Việt Nam vào đầu năm 2021.

“Ngành tuyển dụng đã sống sót qua các cuộc chiến tranh thế giới. Nó đã sống qua những suy thoái kinh tế, và một điều bạn sẽ thấy qua quá trình tạo ra thế hệ này là: các doanh nghiệp phát triển mạnh hay thất bại tất cả phụ thuộc vào con người của họ”, Kevin Nguyen, Founder của JobHopin nói.

Theo tính toán của JobHopin, Đông Nam Á có một thị trường lao động hơn 60 triệu trí thức, với 108 triệu việc làm mới mỗi năm. Tuy nhiên, quá trình tuyển dụng vẫn không thay đổi nhiều mặc dù đã có những tiến bộ công nghệ trong thế giới doanh nghiệp. Chỉ riêng tại thị trường quê nhà, JobHopin cũng nhận thấy Việt Nam đang ở thời kỳ hoàng kim. Việt Nam đang vận hành thị trường nhân sự địa phương với nhiều kênh tìm kiếm việc làm trực tuyến.

Xu hướng tuyển dụng cũng đã thay đổi với nhu cầu lực lượng lao động ngày càng tăng trong ngành công nghệ, theo báo cáo tuyển dụng kỹ thuật số của JobHopin. Nhu cầu lao động trong lĩnh vực CNTT trong quý 1/2020 đã tăng 7% so với cùng kỳ. Covid-19 đã đẩy nhanh việc sử dụng các công cụ công nghệ cho việc tuyển dụng, với 79% thế hệ trẻ xin việc qua internet và 90% các cuộc phỏng được thực hiện trực tuyến.

“Ứng dụng AI đã thâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các ngành công nghiệp”, Scott Sungho Lim, Đối tác chung của Sema Translink Investment nhận xét, chỉ ra rằng JobHopin có một cơ hội cực kỳ lớn trong lĩnh vực tuyển dụng kỹ thuật số trên khắp Đông Nam Á.

Đầu năm nay, lĩnh vực tuyển dụng của Việt Nam đã chứng kiến ​​khoản đầu tư trị giá 34 triệu USD của Affirma Capital cho Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Siêu Việt.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Nhịp Sống Kinh Tế

20 số liệu quan trọng nhất của TikTok mà Marketer cần phải biết trong 2020

Kể từ khi phát hành toàn cầu vào năm 2018, TikTok đã đạt được một sự tăng trưởng hết sức đáng nể. Tính đến thời điểm hiện tại thì ứng dụng video này vẫn chưa phải là đối thủ gây bất lợi cho các ứng dụng toàn cầu khác như Facebook, Instagram hay cả Snapchat.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc thêm TikTok vào chiến lược Social Media Marketing của mình trong 2020? Những số liệu thống kê của TikTok này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về ứng dụng video ngắn mang tính lan truyền này. (Viral Video App).

tik-tok-status-2020-marketingtrips

1. TikTok là mạng xã hội lớn thứ 6 toàn cầu.

Với 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (Montly Active Users), TikTok đang làm mưa làm gió trước Instagram, WeChat, Facebook Messenger, Facebook, Whatsapp và đã chính thức “vượt mặt” LinkedIn, Reddit, Snapchat, Twitter và Pinterest.

2. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2020.

Theo số liệu được phát hành từ dữ liệu di động và công ty phân tích AppAnnie cho thấy TikTok đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống trong năm nay.

Năm ngoái TikTok có khoảng 738 triệu lượt tải xuống, đủ để cạnh tranh với Whatsapp đang chiếm vị trí cao hơn với 849 triệu lượt tải.

Mặc dù chỉ được phát hành trên toàn cầu vào năm 2018, nhưng TikTok đang được xếp hạng là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong thập kỷ qua.

3. TikTok là ứng dụng thuộc Startup có giá trị nhất thế giới.

Với ước tính trị giá 78 tỷ USD, Bytedance, chủ sở hữu TikTok là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới. Vào tháng 9 năm 2018, công ty mẹ của TikTok, Bytedance đã chiếm lấy vị trí lâu đời của Uber, vốn là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới.

4. TikTok hiện sẵn có trên 150 quốc gia.

Các nhà quảng cáo trên TikTok có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới bằng hơn 75 ngôn ngữ. Nhưng cái lớn ở đây là Trung Quốc, nơi Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt hơn là khi Facebook, Instagram, Whatsapp, Twitter, Snapchat, Pinterest và YouTube đều đã bị chặn trên quốc gia này.

WeChat vẫn là cửa ngõ lớn nhất đến Trung Quốc, ứng dụng đa năng lớn nhất trong cả nước và là đối thủ địa phương khốc liệt nhất của TikTok.

5. Khoảng 400 triệu người dùng hoạt động hằng ngày DAUs tại Trung Quốc.

Cho đến nay, Douyin – phiên bản TikTok tại Trung Quốc, vẫn là đại diện đông đảo nhất của ứng dụng. Cụ thể, Trung Quốc chiếm hơn 90% người dùng hoạt động hàng ngày trên ứng dụng này.

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy người dùng Trung Quốc chiếm 80% tổng thời gian dành cho TikTok. Người dùng Ấn Độ chiếm thêm 10%.

6. WeChat có số người dùng hoạt động hàng tháng ở Trung Quốc gấp 2 lần so với TikTok

TikTok hiện có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Trung Quốc, WeChat có hơn một tỷ. Người Trung Quốc dành khoảng một phần ba thời gian trực tuyến của họ cho một ứng dụng và đăng trung bình 68 triệu video mỗi ngày trong năm 2017.

Mặc dù hơi khập khiễng nếu so sánh TikTok với WeChat tuy nhiên bản thân TikTok vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ chính “người nhà” của mình.

7. Khoảng 1/3 người dùng smartphone ở Ấn Độ đã tải xuống TikTok

Ấn Độ công bố có hơn 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên TikTok, khiến TikTok trở thành ứng dụng phổ biến thứ 2 ngoài Trung Quốc. Theo Sensor Tower, mức tăng trưởng dự kiến của TikTok ở Ấn Độ dự kiến ở mức 50% trong năm 2020.

Theo kết quả mà Kalagato, công ty phân tích có trụ sở tại Delhi đã chia sẻ với Quartz, khoảng 52% người dùng Ấn Độ kiếm được ít hơn 25.000 rupee mỗi tháng, tương đương với 350 USD.

8. Brazil là thị trường phát triển nhanh nhất và lớn thứ 3 trên toàn cầu với hơn 8.6% lượt tải.

Trung Quốc và Ấn Độ có thể là thị trường lớn nhất của TikTok, nhưng Brazil là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về lượt tải hàng năm.

Phát hiện gần đây nhất của Sensor Tower cho thấy vào tháng 2, TikTok đã được tải xuống 9,7 triệu lần ở Brazil, đánh dấu mức tăng 992,6% so với cùng kỳ năm 2019.

9. TikTok có khoảng 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Mỹ.

Mỹ đại diện cho khoảng 5% người dùng toàn cầu TikTok. Nhưng chỉ số không nói lên toàn bộ câu chuyện về sự thành công của ứng dụng.

Theo Sensor Tower, TikTok là ứng dụng phi trò chơi hàng đầu được tải xuống ở Mỹ vào tháng 2 năm 2019. AppAnnie báo cáo mức tăng trưởng hàng năm 375% ở quốc gia này.

Câu lạc bộ TikTok là một trong những hoạt động ngoại khóa mới nhất tại các trường trung học. Những người sáng tạo nội dung tập hợp lại với nhau và cùng sống trong những khu nhà ở với mục đích duy nhất là làm video. Nhiều nghệ sĩ như Justin Bieber, Camila Cabello…cũng đang góp phần quảng bá cho ứng dụng video này.

10. Gần một nửa số người dùng TikTok từ 18-24 tuổi.

TikTok nổi tiếng nhất với thanh thiếu niên. Hơn 27% người dùng là từ 13-17 tuổi. Nhưng dữ liệu nội bộ từ tháng 3 năm 2019 cho thấy nhân khẩu học có độ tuổi lớn nhất (chiếm 42%) là nhóm người trẻ trưởng thành.

Kết hợp lại, các phân khúc 13-24 tuổi chiếm 69% lượng người dùng ứng dụng cụ thể:

  • Age 13-17: 27%
  • Age 18-24: 42%
  • Age 25-34: 16%
  • Age 35-44: 8%
  • Age 45-54: 3%
  • Age 55+: 4%

11. 40 ngôi sao của TikTok có hơn 10 triệu người theo dõi (followers).

Đồng thời khoảng 25 tài khoản hàng đầu của TikTok có hơn 20 triệu người theo dõi. Trên Douyin, có những người có ảnh hưởng (influencers) với nhiều người theo dõi hơn.

Với 44,4 triệu người hâm mộ, Charli DiênAmelio là ngôi sao lớn nhất của TikTok, Điều đáng chú ý ở đây là các ngôi sao TikTok vượt trội hơn những người nổi tiếng chính thống.

Điều này trái ngược hoàn toàn với Instagram, trong đó có Cristiano Ronaldo, Ariane Grande, Dwayne Johnson và Selena Gomez là những ngôi sao hàng đầu. Tất cả những ngôi sao này cũng có mặt trên TikTok, nhưng chỉ Ronaldo mới lọt vào danh sách 25 người đứng đầu.

12. Người dùng TikTok trung bình sử dụng khoảng 46 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

Theo các tài liệu của công ty từ tháng 3 năm 2019, người dùng TikTok trung bình ở Mỹ mở ứng dụng 8 lần một ngày và ở lại khoảng 46 phút.

Ở nhiều tài khoản, lượng thời gian sử dụng còn cao hơn so với Facebook. Ở Mỹ, trung bình có thêm tới 37 tỷ lượt xem video mới hàng tháng trên TikTok.

13. Khoảng 35% người dùng TikTok đã tham gia thử thách hashtag

Theo TikTok, 16% tất cả các video trên nền tảng của nó được liên kết với các thách thức hashtag và hơn một phần ba người dùng đã thử chúng.

Các thương hiệu cũng đang tận dụng yếu tố này. Thương hiệu Clean & Clear Ấn Độ thu hút được 10,400 người theo dõi mới và truyền cảm hứng cho 2,62 triệu video với thử thách hashtag thương hiệu. Trong khi đó, nhãn hàng Snackmaker Kind cũng đã cán mốc 60 triệu lượt xem trong khoảng 24 giờ với thử thách của nó.

14. Khoảng 64% người dùng TikTok đã dùng thử hiệu ứng Face Filters hoặc Lenses (sửa khuôn mặt hoặc ống kính).

Các bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo hàng đầu trên TikTok bao gồm thu phóng khuôn mặt, màn hình xanh, vũ trường, vòng xoáy và chân dung.

Các thương hiệu có thể tham gia với các ống kính mang nhãn hiệu 2D và 3D riêng. Khi họ hợp tác với TikTok để tạo ra chúng, họ sẽ có được một vị trí trong tab “Xu hướng” trong 10 ngày. Chi phí chạy từ $ 80.000- $ 120.000 tùy theo độ phức tạp của thiết kế.

15. Hơn 14 triệu video giáo dục đã được chia sẻ tại Trung Quốc vào năm ngoái.

Nội dung giáo dục đang “cất cánh” trên TikTok, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo báo cáo thường niên của ByteDance, khoảng 14 triệu video nội dung dựa trên kiến thức đã được chia sẻ trên nền tảng vào năm 2019.

Thành công của các video hướng dẫn đã khiến Bytedance quảng bá thành công nhãn hiệu #EduTok ở Ấn Độ. Kể từ khi giới thiệu hashtag vào mùa hè năm ngoái, Edutok đã được xem 85,8 tỷ lần.

16. TikTok đứng thứ sáu trong số các ứng dụng cho chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy chi tiêu của người dùng cho TikTok đang tăng lên. TikTok chỉ đứng sau Tinder, YouTube, Netflix, iQIYI và Tencent Video. Nhưng đáng chú ý, ứng dụng này đứng trước Disney +, Google One, Pandora Music và Line Manga.

Nhìn chung, người tiêu dùng đã chi 23,4 tỷ đồng cho các ứng dụng trong năm nay, làm cho Q1, 2020 trở thành quý có thu nhập lớn nhất từ trước đến nay, số liệu từ AppAnnie.

17. TikTok đảm bảo hơn 5 triệu lượt hiển thị hàng ngày cho thương hiệu thông qua quảng cáo.

Quảng cáo tiếp quản thương hiệu (Takeover Ads) sẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng được mở. Video toàn màn hình, GIF hoặc hình ảnh kéo dài một vài giây và liên kết đến một website nội bộ hoặc bên ngoài.

Theo nguồn tin từ TikTok “bị rò rỉ” từ tháng 6 năm 2019, những vị trí này có giá 50.000 đô la mỗi ngày. Và đi kèm với một vài đảm bảo: Chỉ một nhà quảng cáo mỗi ngày và năm triệu lượt hiển thị.

18. Giá quảng cáo dao động từ 50 USD đến 150.000 USD

Các nhà quảng cáo có quyền truy cập vào nền tảng quảng cáo tự phục vụ của TikTok qua đó có thể đặt giới hạn ngân sách hàng ngày hoặc mọi lúc, bắt đầu với ngân sách tối thiểu là 50 đô la ở cấp nhóm quảng cáo. Loại quảng cáo đắt nhất được liệt kê trong nền tảng quảng cáo là thử thách Hashtag mang nhãn hiệu.

Định dạng và giá quảng cáo bao gồm:

  • Video trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Video): tối thiểu 25.000 USD cho mỗi chiến dịch với tối đa 30.000 USD hàng ngày.
  • Thương hiệu tiếp quản (Brand Takeover Ads): 50.000 USD mỗi ngày.
  • Thử thách Hashtag (Hashtag Challenge): 150.000 USD trong 6 ngày.
  • Ống kính có thương hiệu (Branded Lenses): 80.000 USD đến 120.000 USD.

19. TikTok sở hữu Creator Marketplace (hệ thống người tạo nội dung) với hơn 1000 ngôi sao.

Ra mắt vào cuối năm ngoái, Creator Marketplace là một cổng thông tin để các thương hiệu và đại lý tìm kiếm và kết nối với nền tảng các ngôi sao trong danh sách.

Vẫn đang ở chế độ thử nghiệm, cơ sở dữ liệu chỉ-dành-cho-lời-mời cho phép các thương hiệu tìm kiếm với nhiều bộ lọc như vị trí, số lượng người hâm mộ và chủ đề nội dung. Các thương hiệu cũng có thể đi sâu vào nhân khẩu học của người sáng tạo, với những hiểu biết về giới tính, địa điểm và độ tuổi.

20. Byte, đối thủ của TikTok có kế hoạch trả cho nhà sáng tạo 250.000 USD cho video được tạo ra.

Với việc khởi động vào ngày 15 tháng 4, chương trình đối tác của Byte, có kế hoạch “đưa tiền trực tiếp vào túi” của nhà sáng tạo để đổi lấy nội dung chất lượng.

Chương trình nhấn mạnh cách các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hướng đến thành công của ứng dụng. Và theo một số cách, nó báo trước các cuộc chiến đấu thầu tiềm năng với các ngôi sao hàng đầu hiện tại.

Những người có ảnh hưởng trên TikTok kiếm tiền thông qua quan hệ đối tác, quà tặng ảo từ người hâm mộ và bằng cách mang thành công của họ ra khỏi nền tảng.

Theo ước tính từ Blue Lotus Capital Advisors, 3 tỷ đô la đã được chi cho quà tặng kỹ thuật số trên Douyin vào năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

CEO METUB Network: Thành công là chớp lấy cơ hội đúng thời điểm

Hành trình đến với CEO

* Chào Phượng, chúc mừng Phượng với một năm điều hành METUB Network rất thành công. Được biết vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Phượng đã chọn khởi nghiệp thay vì đi làm một thời gian để tích luỹ kinh nghiệm. Lí do vì sao vậy?

metub network

Thực ra khi mình còn đi học không hề có định hướng ra trường là sẽ “start-up” ngay. Song có một bước ngoặt trong thời sinh viên đã đưa mình đến con đường khởi nghiệp từ sớm này. Đó là vào năm 2013, mình tham gia chương trình Đại sứ sinh viên Google tại Việt Nam và may mắn trở thành một trong tám bạn được chọn.

Chính khoảng thời gian hoạt động với tư cách đại sứ Google đó mở ra cho mình cơ hội tiếp xúc sâu và rộng với thế giới digital, cùng với các trải nghiệm bổ ích như tổ chức các buổi huấn luyện, hội thảo cách sử dụng công cụ Google Drive, tìm hiểu về truyền thông trên mạng xã hội, YouTube, Facebook,… Từ đó mà tình yêu đối với công nghệ và digital của mình lại càng sâu sắc.

Vào năm mình tốt nghiệp đại học, tức là 2014, cũng chính là thời điểm YouTube chính thức mở chương trình YouTube Monetization tại Việt Nam. Sau một thời gian ngắn thực tập ở công ty truyền thông trực tuyến Netlink với công việc quản lí các kênh YouTube của các trang báo điện tử, mình biết được có sự tồn tại của một mô hình mang tên YouTube MCN (Multi-Channel Network), mà thời điểm đó chưa hề có ở Việt Nam.

Đây là dịch vụ của một bên thứ ba liên kết với nhiều kênh YouTube để tư vấn, hỗ trợ cho các kênh về các cách xây dựng nội dung, tối đa hoá lượng người xem, quản lý quyền kỹ thuật số, kiếm tiền hoặc bán hàng.

Chính sự phát hiện này đã khiến mình nảy lên ý tưởng khởi nghiệp với METUB Network.

* Có nghĩa là việc khởi nghiệp của Phượng đến hoàn toàn tự nhiên, “thiên thời – địa lợi – nhân hoà”, chứ không hề trải qua giai đoạn thai nghén, ấp ủ dài lâu?

Đúng thế, câu chuyện khởi nghiệp của mình thật sự đến rất tự nhiên. Lúc đó mình phát hiện ra một mô hình hữu ích rất tiềm năng mà thị trường còn thiếu, bản thân mình lại tâm huyết và có thể làm được, thế là lao vào làm.

Mình là kiểu người nếu cơ hội đến thì nhất định sẽ bắt lấy. Thành công thì quá tốt, thất bại thì sẽ cho bản thân nhiều bài học đáng giá, vậy thì tại sao lại bỏ qua những cơ hội tốt đến với mình vì thành công sẽ đến khi chúng ta chớp lấy cơ hội đúng thời điểm. Xác định dự án này liên quan nhiều đến giải trí, mình liền khăn gói vào thành phố Hồ Chí Minh “lập nghiệp”, bởi Hà Nội có lẽ chưa phải là thị trường màu mỡ nhất.

* Giai đoạn đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp đó chắc hẳn đã có rất nhiều khó khăn đến với Phượng. Có người bạn đồng hành nào đã cùng Phượng vượt qua những thử thách đó không?

Để có thể đi những bước đầu tiên, mình thực sự rất cảm ơn anh Steven Nguyễn, CEO của FounderCapital (Nhà sáng lập của Netlink), đã hỗ trợ mình về nguồn tài chính ban đầu cũng như là người cố vấn, truyền cảm hứng cho mình bởi anh cũng là một nhà sáng lập trẻ.

Ngoài ra, thời điểm mới vào Sài Gòn, phải xây dựng đội ngũ từ con số không, người cộng sự đầu tiên của mình là một bạn cũng xuất thân từ chương trình Đại sứ sinh viên Google, đã đi cùng mình đến tận bây giờ. Cùng với đó là các thành viên đầu tiên đã có cùng niềm tin và đam mê để bắt đầu METUB Network.

Thách thức của CEO trẻ

* Thử sức với một mô hình hoàn toàn mới lạ tại Việt Nam đã khiến Phượng gặp những khó khăn ban đầu như thế nào?

Thời gian đầu do chưa xác định được hướng đi đúng nên mình thử và sai rất nhiều. Trước tiên, học tập theo mô hình này ở nước ngoài, mình bắt đầu tìm kiếm và thuyết phục hợp tác với các bạn YouTuber độc lập. Thời điểm đó METUB Network hoàn toàn chưa có tên tuổi gì trên thị trường nên bọn mình không thể kết nối được đến các bạn nghệ sĩ nổi tiếng.

Do đó, đối tượng mình hướng đến là các bạn YouTuber đã có tên tuổi trên mạng xã hội nhưng chưa biết cách biến đam mê làm video, sáng tạo nội dung, chia sẻ câu chuyện trên YouTube này trở thành công việc chính thức có thể nuôi sống bản thân. Một trong những bạn YouTuber đầu tiên hợp tác với METUB Network là Lynk Lee, một ca sĩ underground hiện có gần 500.000 subscribers trên YouTube.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó doanh thu từ những YouTuber cá nhân không nhiều, không đủ để nuôi sống công ty. Mình loay hoay tìm hướng đi khác.

Khi thực sự có những đồng doanh thu đầu tiên và nhìn thấy tiềm năng mô hình đang xây dựng là lúc mình kết nối được với một dạng đối tác mới: một công ty sản xuất băng đĩa truyền thống ngày xưa. Họ có một kho video ca nhạc chất lượng cao và độc quyền, hơn nữa nội dung ca nhạc hướng đến đối tượng hải ngoại với doanh thu YouTube CPM cao.

Nhìn thấy tiềm năng này, mình quyết định sẽ phát triển song song hai nhóm đối tượng, vừa hỗ trợ các bạn sáng tạo nội dung cá nhân, vừa mang nội dung của những công ty kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ, băng đĩa, phòng thu… lên YouTube. Từ giai đoạn này METUB Network mới có được tăng trưởng rõ rệt và tạo dựng được tên tuổi, mở rộng phạm vi đối tác.

METUB”Dù không thích cũng phải học, phải biết để có thể quản lí và làm việc với nhân sự.”

Hiện tại, METUB Network có 3 nhóm đối tượng chính: YouTubers, các bạn nghệ sĩ và các công ty media truyền thống. Tuy các công ty này chỉ chiếm khoảng 20% tổng số đối tác của mình nhưng lượng nội dung họ đóng góp lại chiếm một tỉ lệ rất cao.

* Được biết tháng 2/2017, METUB Network đã nhận được đầu tư từ WebTVAsia – công ty giải trí, sản xuất, phân phối nội dung truyền thông kỹ thuật số có trụ sở tại Malaysia và chi nhánh tại 9 nước trên toàn châu Á. Lần kêu gọi vốn đầu tiên này Phượng có gặp những khó khăn nào không?

Vì là lần gọi vốn đầu tiên nên mọi thứ đối với mình đều rất mới mẻ, mình phải tự tìm học, nghiên cứu từng thứ một, từ quy trình thủ tục cho đến việc những chỉ số nào cần đưa ra, thậm chí là cách trình bày slide gọi vốn như thế nào.

Tuy nhiên, rất may mắn là nhà đầu tư của mình là một công ty làm cùng lĩnh vực ở nước ngoài, nên họ rất hiểu hoạt động kinh doanh và mong muốn METUB Network sẽ là đại diện tại Việt Nam. WebTVAsia không những hỗ trợ về tài chính mà còn giúp đỡ METUB Network xây dựng chiến lược và quản lí nhân lực hiệu quả, đồng thời mang lại cơ hội đưa các bạn YouTuber Việt Nam giao lưu với các bạn nước ngoài, đưa các bạn YouTuber nước ngoài đến gặp gỡ và cùng làm các sản phẩm với các bạn Việt Nam.

* Là một CEO trẻ, làm thế nào để Phượng làm việc và quản lí đội ngũ nhân viên – có cả những người nhiều tuổi lẫn kinh nghiệm hơn mình?

Mình còn nhớ giai đoạn tuyển dụng ban đầu, hầu như đi phỏng vấn ứng viên nào mình đều trẻ hơn họ cả, hay gần đây khi METUB Network mở rộng lĩnh vực kinh doanh, mình phải tuyển dụng rất nhiều nhân sự cấp cao giàu kinh nghiệm của những công ty truyền thông khác. Mình tin rằng sự tương đồng về tư duy và đam mê được chia sẻ trong lúc tuyển dụng cũng như quá trình làm việc giữa mình và mọi người đã giúp việc quản trị hiệu quả hơn.

Xuất thân là sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, khi bước vào thương trường mình phải tự học thêm rất nhiều kiến thức về Sales, Marketing, công nghệ,… và khó khăn nhất là các lĩnh vực tài chính, kế toán, Creative vô cùng xa lạ và khó nuốt với mình. Nhưng dù không thích cũng phải học, phải biết để có thể quản lí và làm việc với nhân sự. Ngoài ra, sự tin tưởng và cùng tư duy giữa những cộng sự với nhau là rất quan trọng.

* Phượng có những triết lý kinh doanh và quản trị nào dành cho METUB Network không?

Tinh thần của METUB Network xoay quanh hai giá trị: trân trọng sự sáng tạo và luôn mang đến giá trị thật cho khách hàng của mình. Giá trị mà METUB Network đem lại cho thị trường cũng như cho đối tác phải luôn thật, không phải là những con số thống kê mập mờ mà là lượt xem thật, sự lan toả thật và thu nhập thật.

Về quản trị, phần lớn nhân sự của công ty đều là người trẻ và năng động nên mọi người đều ham học hỏi. Mình rất khuyến khích tinh thần tự học và cạnh tranh vui vẻ đó, như gần đây công ty có tổ chức lớp học tiếng Anh và tiếng Trung để hỗ trợ các bạn làm việc với các đối tác và thị trường nước ngoài.

Tầm nhìn và dự định tương lai

* Phượng nhìn nhận như thế nào về thị trường YouTube Việt Nam hiện tại?

Năm 2017 vừa rồi là một năm khó khăn đối với những người làm YouTube khi rất nhiều nhãn hàng quyết định rút quảng cáo khỏi YouTube, hàng loạt kênh YouTube Việt với hàng triệu người theo dõi bị tắt chức năng kiếm tiền. Những nội dung xấu tràn lan đã gây tác động tiêu cực đến hình ảnh và thiện cảm của người dùng về những nhà sáng tạo nội dung YouTube. Việt Nam lại là quốc gia nằm trong top các nước sản xuất nội dung xấu.

Như đã nói, METUB Network luôn chủ trương mang lại nhiều giá trị nhất cho những nhà sáng tạo nội dung và đưa những nội dung chất lượng đến khán giả. Bọn mình tự hào luôn cam kết với những giá trị cốt lõi đó và nói không với những nội dung xấu, không lành mạnh, dù nó có đem đến lợi nhuận nhiều bao nhiêu đi nữa.

Mình cũng rất vui vì gần đây YouTube đã có những động thái “dẹp loạn” để cải thiện hình ảnh và ủng hộ những nhà sáng tạo nội dung chất lượng. Bên cạnh những nội dung xấu, phản cảm, YouTube vẫn có nhiều nội dung hữu ích khác như giải trí, giáo dục, hướng dẫn nấu ăn, thời trang, make-up… là những nội dung mà METUB Network hướng đến hỗ trợ.

* Trước những thách thức từ thị trường đó, METUB Network sẽ có những hướng phát triển như thế nào?

Trong vòng 3 năm vừa rồi, METUB Network tập trung phát triển về mạng lưới YouTube Multi-Channel Network với những giải pháp tư vấn, hỗ trợ các bạn sáng tạo nội dung về bản quyền, tối ưu nguồn doanh thu, quảng bá sản phẩm… Với mong muốn xây dựng cộng đồng những nhà sáng tạo nội dung tại Việt Nam, METUB Network có thực hiện những chương trình kết nối, tạo điều kiện để các bạn YouTuber kết hợp với nhau, chẳng hạn như sự kết hợp của bạn HLV Fitness Hana Giang và Beauty Blogger Trinh Phạm trong loạt video về thời trang và sức khoẻ.

Ngoài ra, với thế mạnh về mạng lưới đối tác lớn của mình, METUB Network mong muốn có thể kết nối các bạn YouTuber với các bạn nghệ sĩ để hỗ trợ nhau quảng bá các sản phẩm của mình.

Hiện tại, khoảng 50% nguồn lực METUB Network vẫn tập trung vào giá trị cốt lõi là hỗ trợ các bạn YouTuber phát triển nội dung, 30% vào media và phần còn lại là production.

Sắp tới, METUB Network sẽ mở thêm hướng phát triển mới để hỗ trợ tốt hơn cho các bạn sáng tạo nội dung. Đó là làm cầu nối giữa những bạn YouTuber là đối tác của METUB Network với các nhãn hàng có nhu cầu tìm kiếm Infuencers. Đây sẽ là giải pháp giúp các bạn YouTuber có thêm nguồn lực để phát triển nội dung của mình, đồng thời giúp các nhãn hàng truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên.

Thời điểm này là lúc METUB Network phải nâng cao năng lực cạnh tranh như đầu tư nghiêm túc vào creative, planning, production và media. Đồng thời, METUB Network không giống các agency trên thị trường khác ở điểm bọn mình rất coi trọng tính sáng tạo của các bạn YouTuber, ngay cả khi làm việc với nhãn hãng, METUB Network vẫn khuyến khích các bạn tự do sáng tạo theo ý tưởng lớn, và cũng giúp thông điệp của sản phẩm được truyền tải hiệu quả hơn.

Với bản thân mình, giai đoạn chuyển hướng với những kiến thức hoàn toàn mới này sẽ gặp không ít thử thách và có lẽ sẽ là một hành trình rất thú vị để chinh phục.

* Bài học kinh nghiệm của Phượng sau một chặng đường khởi nghiệp khá thành công đến thời điểm này?

Kinh nghiệm của mình đó là hãy giữ quả đầu lạnh để sáng suốt phân tích và tư duy chiến lược. Cùng với đó là suy nghĩ tích cực, quyết tâm trước những khó khăn. Mình không cổ suý cho việc khởi nghiệp vô tội vạ, chỉ nên start-up khi có đủ ba yếu tố: tiềm lực tài chính đủ mạnh, sản phẩm có thị trường phát triển và có người đồng hành đi cùng mình.

* Cảm ơn Phượng về cuộc trò chuyện, chúc Phượng sức khoẻ và thành công!

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via BrandsVietnam

Cạn kiệt vốn – Startup WeFit chính thức tuyên bố phá sản

Mới đây, Công ty cổ phần công nghệ Onaclover – WeWow đã gửi tới khách hàng thông báo buộc phải dừng hoạt động từ ngày 11/5 do vốn hoạt động của đã cạn kiệt hoàn toàn.

wefit-marketingtrips

Theo đại diện WeWow, công ty rất tiếc khi phải thông báo rằng sau những khủng hoảng gặp phải từ đầu năm 2020, mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ nhưng sau đó do ảnh hưởng dịch Covid-19, Wewow lại gặp phải những khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được.

“Hiện tại, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn, do đó không thể duy trì hoạt động kinh doanh và sản phẩm của mình, WeWow buộc phải dừng hoạt động tất cả các sản phẩm (WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy) từ 8h00 ngày 11/5/2020. Chúng tôi đã chính thức nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần công nghệ Onaclover tại Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội theo các quy định của pháp luật”, đại diện Wewow cho biết.

Về các gói dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng đã đăng kí trước đó, phía Wewow cũng đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 để có được một phương án giúp khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ dù cho WeWow không hoạt động.

WeWow – một ứng dụng trên điện thoại di động của Công ty cổ phần công nghệ Onaclover chính thức ra mắt từ 7/2019 đã khiến người dùng hết sức hứng khởi vì tính tiện dụng của nó.

Theo đó, với ứng dụng WeWow (WeFit và WeJoy ) cho phép người dùng có thể đặt lịch đi tập, đi làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ở trên 800 phòng tập và 500 spa tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Khách hàng có thể trải nghiệm đủ các bộ môn từ gym, yoga, võ thuật đến khiêu vũ, aerobics,….

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể sử dụng đủ các dịch vụ từ chăm sóc da mặt, thân thể đến chăm sóc tóc, chăm sóc nails,… chỉ với một thẻ thành viên duy nhất.

WeFit được Khôi Nguyễn thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam. Trong giới startup Việt Nam, Nguyễn Khôi với ứng dụng WeFit được xem như người tiên phong trong việc đưa công nghệ vào lĩnh vực healthy và fitness (sức khỏe và thể hình).

Khôi từng lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Startup Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017 và từng vào danh sách “30 under 30 Việt Nam” do Forbes bình chọn.

Vào ngày 2/2/2020, sau những lùm xùm về hoạt động kinh doanh và vấn đề tài chính, phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hải Đăng đã thay Nguyễn Khôi để giữ trọng trách Tổng Giám đốc.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

ICT Vietnam

Đêm mê thực sự thì cần có sự nỗ lực phi thường chứ không chỉ là lời nói

“Mọi người nói rất nhiều về đam mê, và khuyên bạn hãy đi tìm đam mê đó của mình. Nhưng làm gì với đam mê đó để nó có thể nuôi sống bạn thì còn cả một hành trình dài và gập ghềnh phía trước”. Chuyên gia Nguyễn Phi Vân chia sẻ.

Có người vì không biết làm sao để sống sót qua cuộc hành trình nên bỏ cuộc. Có người vì chưa chuẩn bị cho hành trình nên bỏ cuộc. Cũng có người mơ mộng hão huyền quá nên thất bại và bỏ cuộc. Tôi cũng là một kẻ mơ mộng. Và tôi thà thành công khi thực hiện công việc mình đam mê hơn là thành công với thứ mà mình ghét cay ghét đắng. Nhưng những kẻ mơ mộng hỡi, ta cần phải có sự chuẩn bị để nuôi nấng và bảo bọc đam mê của mình. Chia sẻ với các bạn một số điều cần lưu ý nhé.

1. It takes more than just passion 

Cần nhiều điều kiện hơn, không chỉ có đam mê: có đam mê thì tốt rồi, vì đó là đòn bẩy để đưa bạn qua mọi khó khăn, gian nan sắp tới. Nhưng đam mê không thì không đủ. Vì bạn còn phải sống và làm việc quần quật để nuôi sống bản thân và cả đam mê. Bạn có sẵn sàng work hard – làm hết sức không? Ở đây không có chuyện thần tiên nhe. Đừng mơ mộng là ta bay bay giữa bầu trời với đam mê của mình.

Thực tế là ta phải lao vào cái hố sâu, làm ngày làm đêm không nghỉ, làm đến nỗi muốn kiệt sức và bỏ cuộc ấy. Hỏi bản thân xem bạn có sẵn sàng? Và không làm thì thôi. Nếu đã làm thì làm cho xuất sắc, làm giỏi đến nỗi ai cũng phải kinh ngạc, ghi nhận. Và ngoài chuyên môn còn biết làm nhiều chuyện nhỏ nhặt, chán ngắt khác cần thiết cho công việc của mình như hành chính giấy tờ chẳng hạn. Sao? Nghe xong bỏ chạy hay là nuôi dưỡng đam mê?

2. How can I make something better

Ta làm gì để một việc nào đó tốt hơn lên? Đã đam mê thì phải biết nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm không ngừng để giải quyết một vấn đề, làm cho một thứ gì đó trong ngành mà bạn đang theo đuổi tốt hơn lên. Và đó có phải là cách để bạn tự do sáng tạo, tự do thể hiện đam mê của mình?

Nếu bạn đam mê nấu ăn chẳng hạn, bạn sẽ làm gì để nhà hàng của mình đặc biệt hơn, hay hơn, ngon hơn những nhà hàng khác? Đó chính là tìm ra điểm khác biệt cơ bản cho business của bạn. Không có nó, và nếu ta chỉ làm cũng xoàng xoàng như người khác, thì chả bao giờ sống được lâu dài. Nói gì mà nuôi dưỡng đam mê.

3. Brainstorm options to monetize your passion

Suy nghĩ nhiều cách để có thể kiếm tiền từ đam mê của mình: xung quanh ngành mà bạn đam mê, có rất rất nhiều việc bạn có thể đóng góp vào ngành đó. Bạn thử bắt đầu làm bản đồ mind map và tìm ra một option nào đó liên quan xem nhé. Đây là vài câu hỏi để giúp bạn suy nghĩ:
– Tôi có nên bán sản phẩm gì đó liên quan trong một cửa hàng do tôi tự mở ra?
– Tôi có nên bắt đầu viết blog, làm kênh youtube, viết sách, làm phim gì đó để chia sẻ về đề tài mà tôi đam mê?
– Tôi có nên làm tư vấn về ngành mà tôi đam mê?
– Tôi có nên đầu tư vào một ý tưởng hay mô hình kinh doanh gì đó trong ngành mà tôi đam mê?
– Tôi có nên sáng tạo bằng công nghệ để giúp cho người trong ngành mà tôi đam mê làm việc dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn…?
– Tôi có nên làm gì đó để recycle được hay sửa và giữ được sản phẩm cũ cho người sử dụng trong ngành mà tôi đam mê?

4. Don’t be a perfectionist – Đừng chờ sự hoàn hảo rồi mới bắt đầu

Không có ai trên thế giới này mà hoàn hảo tất cả mọi kiến thức và kỹ năng trong ngành của họ cả. Họ chỉ giỏi, và học hỏi mỗi ngày để giỏi hơn thôi. Do đó, bạn cũng chẳng cần phải quá lo lắng khi bản thân chưa 100%. Cứ bắt tay vào làm và thử, nhưng phải biết hoàn thiện bản thân mỗi ngày bằng cách dành thời gian tự học.

5. Get outside of your comfort zone – Vượt ra khỏi vòng an toàn

Nếu muốn khởi nghiệp với ngành mà mình đam mê, bạn cần phải bước ra khỏi vòng an toàn. Có người cả đời sẽ chẳng bao giờ khởi nghiệp được. Có người sợ hãi không dám bước ra. Có người lúc này lúc khác. Tất cả qui về một chữ sợ. Sợ mất đi những gì mình đang có. Nếu không bước ra, không bắt đầu, không mất vài thứ mình đang có thì làm sao ta có được những điều mà ta mơ ước? Cái gì cũng muốn giữ mà vẫn muốn có thêm cái mới. Đó là chuyện viễn vông.

6. Have a lot of fun – Phải vui mới được

Bạn cộng tác dự án của tôi hay nhắc nhở mỗi khi tôi di công tác “Chị giữ gìn sức khoẻ và đừng làm việc nhiều quá nhé.” Tôi trả lời chị đâu có làm việc gì em. “I am just having a lot of fun, and pick up some business along the way – Chị chỉ ham chơi, ham vui, rồi trên hành trình đó làm thêm việc kinh doanh nữa.” Làm mà không vui thì chi bằng bạn đang giết dần giết mòn đam mê của mình? Rồi một ngày nào đó, bạn quên luôn cả lý do tại sao mình bắt đầu. Bạn chỉ muốn mọi thứ kết thúc. Và đó là bản án tử hình cho đam mê của chính ta.

7. Master your skills – Hoàn thiện kỹ năng

Làm gì thì làm, đừng ngạo mạn. Bạn có giỏi thì cũng chẳng bao giờ giỏi nhất. Và nếu muốn tiếp tục phát triển và cạnh tranh được với đời thì lúc nào cũng phải dành thời gian học để hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Nếu không, một ngày nào đó bạn sẽ lạc hậu. Một ngày nào đó người khác sẽ vượt qua bạn. Còn bạn, và đam mê của mình, sẽ chỉ biết ngồi đó thất chí mà thôi.

8. Overcome obstacles – Vượt qua thử thách

Thử thách được sinh ra là để test bạn mà thôi, xem bạn có đủ can đảm, đủ niềm tin, đủ quyết tâm để thực hiện đam mê của mình. Mới thấy khó đã bỏ chạy là chicken nhe. Nhát như vậy thì đừng bao giờ nói chuyện đam mê. “Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 1001 cách khác để thực hiện ý tưởng của mình.” Nhớ câu này không? Đó mới gọi là đam mê nhé. Không thì bỏ chạy từ đầu đi. Đừng thuyết giảng về đam mê của mình rồi chicken out – bỏ chạy giữa chừng nhe.

Trải qua một ngã rẽ Covid khốc liệt để tái sinh, tôi mong các bạn sẽ dành thời gian suy nghĩ về đam mê và hành trình tiếp theo của cá nhân mình. Tôi nghĩ rằng chỉ khi mỗi cá nhân theo đuổi đúng con đường mà mình hằng mơ ước, bạn mới có thể vui vẻ và hạnh phúc. Có bạn hỏi tôi, chị ơi mình làm cái dự án này rồi nữa chừng lỡ có gì đó xảy ra ngoài ý muốn và mình thất bại thì sao.

Tôi cười, chưa làm em đã sợ thất bại thì em đã thất bại ngay lúc này rồi, hỏi câu đó làm gì. Còn chuyện ta đã dấn thân mà vì tác động gì đó bên ngoài khiến ta không thành công, ta cũng đã học được một bài học lớn để quay về nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tìm cách tốt hơn, và tiếp tục làm cho đến khi thành công vậy.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Chị Nguyễn Phi Vân

11 cuốn sách “đáng đọc nhất” cho các nhà lãnh đạo muốn thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp bao gồm việc thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình hoạt động nhằm cung cấp ra thị trường các sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn; giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và hiệu suất, từ đó thích nghi với các thay đổi trên thị trường và phát triển tốt hơn.

Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp coi đổi mới sáng tạo là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của mình. Và lối tư duy sáng tạo, văn hóa đổi mới của doanh nghiệp cần phải bắt đầu từ chính đội ngũ lãnh đạo của công ty, sau đó lan tỏa đến từng nhân sự trong doanh nghiệp.

Trong bài viết dưới đây tôi sẽ giới thiệu với các bạn 11 cuốn sách dành cho các nhà lãnh đạo quản lý muốn thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong tổ chức/ doanh nghiệp của mình. Các cuốn sách này đều nằm trong Top các cuốn sách hay về chủ đề đổi mới sáng tạo do các chuyên gia hàng đầu thế giới bình chọn, giới thiệu.

Leading change – Dẫn dắt sự thay đổi, John Kotter

Nằm trong rất nhiều Top sách hay nhất về lãnh đạo dẫn dắt, thúc đẩy sự sáng tạo, cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn quy trình 8 bước huyền thoại của John Kotter để dẫn dắt, quản lý sự đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp luôn giữ được vị trí hàng đầu trong thị trường mình đã lựa chọn.

The leadership challenge – Những thách thức của nhà lãnh đạo, James Kouzes & Barry Posner

Cuốn sách này sẽ giúp độc giả hiểu rõ sự khác biệt giữa “lãnh đạo giỏi” và “lãnh đạo tài năng”, đồng thời đưa ra những bí kíp giúp thu hẹp khoảng cách giữa việc “hoàn thành mọi việc” của một lãnh đao giỏi và việc “truyền cảm hứng để đạt được thành công vượt trội” của những lãnh đạo tài năng.

Cuốn sách này còn giúp các nhà lãnh đạo biết cách khích lệ và truyền cảm hứng cho nhân viên để họ có thể xóa bỏ những rào cản của bản thân và tổ chức, tự tin hoàn thành tốt công việc của mình; “hòa nhập” nhưng không “hòa tan” trong hành trình hội nhập toàn cầu…

Lãnh đạo giỏi phải biết tạo niềm vui – Managing for hapiness, Jugen Appelo

Trong các tổ chức hiện đại, các nhà lãnh đạo quản lý đều được kỳ vọng là những người lãnh đạo hiệu quả, tài năng, nhưng không phải ai cũng biết chính xác cách để thực hiện được điều này.

Cuốn sách “Lãnh đạo giỏi phải biết tạo niềm vui” sẽ cung cấp cho bạn các trò chơi quản lý nghiêm túc, các công cụ sáng tạo và thực hành đơn giản. Bạn có thể sử dụng chúng ngay lập tức để thúc đẩy bất kỳ nhóm nào, thay đổi văn hóa, tăng năng suất và nuôi dưỡng sự đổi mới ở tất cả mọi người.

Wooden on Leadership, John Wooden & Steve Jamison

Tập trung vào cựu huấn luyện viên bóng rổ UCLA, tác phẩm kinh điển 12 Bài học về Lãnh đạo và Kim tự tháp thành công được đánh giá cao của mình, trong cuốn sách Wooden on Leadership, tác giả đã phác thảo những phẩm chất tinh thần, cảm xúc và thể chất cần thiết để xây dựng một tổ chức chiến thắng.

Cuốn sách cũng chỉ cho bạn cách làm thế nào để phát triển kỹ năng, sự tự tin và tinh thần cạnh tranh – và dạy cho tổ chức/doanh nghiệp của bạn làm điều tương tự.

Cuốn sách này chưa được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về cuốn sách, bạn hãy tìm đọc bản tiếng Anh của cuốn sách.

Drive – Động lực, Daniel H.Pink

Hầu hết mọi người đều tin rằng cách tốt nhất để thúc đẩy các thành viên trong tổ chức/ doanh nghiệp là dùng những phần thưởng như tiền bạc, theo cách tiếp cận củ cà rốt. Tác giả Daniel Pink cho rằng đó là một sai lầm.

Trong cuốn sách Drive – Động lực, tác giả Daniel Pink sẽ chỉ ra cho độc giả cách sáng tạo ra một thế giới làm việc hiệu quả hoàn toàn mới mẻ, nơi các nhà lãnh đạo tìm ra những cách sáng tạo để khai thác/ thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của nhân sự dựa trên những ham muốn sâu rộng: nhu cầu tự chủ trong công việc để làm tốt hơn những gì mỗi người muốn làm và tìm mục đích lớn hơn trong cuộc sống.

The Innovator’s Dilemma – Thách thức sáng tạo, Clayton Christensen

Trong cuốn sách này, độc giả sẽ được khám phá nguyên nhân tại sao một số công ty hàng đầu trên thế giới luôn chú tâm vào cuộc cạnh tranh, lắng nghe khách hàng và đầu tư quyết liệt cho các công nghệ mới mà vẫn bị đánh mất vị thế dẫn đầu thị trường khi phải đối mặt với các thay đổi mang tính đột phá trong công nghệ và cấu trúc thị trường.

Và quan trọng hơn thế, tác giả cuốn sách cũng đưa ra cách thức lãnh đạo để giúp các tổ chức/ doanh nghiệp tránh né được định mệnh này.

Các nguyên tắc này sẽ giúp nhà lãnh đạo quyết định khi nào không nên lắng nghe khách hàng, khi nào nên theo đuổi các thị trường nhỏ hơn chứ không phải là các thị trường dường như rộng lớn hơn và sinh lợi nhiều hơn.

The game changer – Kẻ làm thay đổi cuộc chơi, Alan George Lafley & Ram Charan

Trong bảy năm qua, Procter & Gamble đã tăng gấp ba lần lợi nhuận; cải thiện đáng kể việc tăng trưởng doanh thu hữu cơ, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận hoạt động; và thu nhập trung bình trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng 12%.

Thông qua những câu chuyện về P & G và các công ty như Honeywell, Nokia, LEGO, GE, HP và DuPont, các tác giả A. G. Lafley và Ram Charan cho thấy đội ngũ lãnh đạo của các công ty này đã tích hợp đổi mới vào mọi thứ và tạo ra khách hàng mới và thị trường mới, trở thành những người thay đổi cuộc chơi như thế nào. Và đọc cuốn sách và học theo những điều được tác giả chia sẻ, bạn cũng có thể thực hiện được điều tương tự với tổ chức/ doanh nghiệp của mình.

Competing for the future – Viết lại luật chơi, Gary Hamel & C.K.Prahalad

Lý thuyết nào có thể giải thích cho cách thức mà Canon sử dụng để chiếm được miếng bánh lớn đến vậy trong thị phần của Xerox? Bằng cách nào Honda, với rất nhiều cách thức, có thể đánh bại những gã khổng lồ Detroit? Những khát vọng vươn xa tới tương lai xuất phát từ đâu? Làm sao chúng có thể vượt qua “bài kiểm tra tính thực tế” từng loại bỏ tham vọng của biết bao nhiêu doanh nghiệp?

Và làm sao những mục tiêu tưởng như khó tin đến vậy có thể trở nên hữu hình và chân thật với nhân viên ở mọi cấp độ? Điều gì khiến một số doanh nghiệp, chứ không phải những doanh nghiệp khác, không ngừng tìm kiếm lợi thế mới? Thứ động lực đang vận hành ở đây là gì? Và còn rất nhiều những câu hỏi về cuộc đua khốc liệt tới tương lai sẽ được giải đáp thỏa đáng trong cuốn sách này.

The innovation secrets of Steve Jobs – Steve Jobs và những bí quyết đổi mới sáng tạo, Carmine Gallo

Tư duy sáng tạo, đổi mới và sự khác biệt đến điên rồ chính là những điều làm cho Steve Jobs trở thành một trong những CEO vĩ đại nhất thế hệ mình. Ông đã góp phần đưa Apple trở thành một thương hiệu lớn mạnh toàn cầu, có giá trị thị trường lớn nhất nhì nước Mỹ, với những nguyên tắc đổi mới tuy giản đơn nhưng lại mang tính cách mạng và tạo nên những thành công đột phá.

Trong cuốn sách này, bằng việc theo sát những ví dụ mang tính tầm nhìn của Steve Jobs, độc giả sẽ khám phá ra những cách thức mới mẻ thú vị để mở khóa tiềm năng sáng tạo của bản thân cũng như biết cách bồi đắp một môi trường khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Bạn sẽ học được những chiến lược nổi tiếng và hiệu quả nhất để khơi nguồn cho sức sáng tạo và cải cách thực sự trong bất cứ môi trường công việc nào.

Creatings innovator – Khai sinh nhà đổi mới, Tony Wagner

Trong cuốn sách này, độc giả sẽ được khám phá cách thức phát triển những người trẻ tuổi trở thành những người đổi mới sáng tạo tiêu biểu của hàng nghìn cha mẹ, giáo viên và nhà tuyển dụng… tại các trường học, cao đẳng và nơi làm việc tiên tiến nhất nước Mỹ. Và bạn hoàn toàn cũng có thể áp dụng quy trình hiệu quả này vào tổ chức/ doanh nghiệp của mình để hình thành nên những người tạo ra thay đổi vào ngày mai cho tổ chức.

Sách đã được một công ty xuất bản tại Việt Nam mua bản quyền và sẽ được xuất bản trên thị trường trong tháng 6 năm 2020 này.

The Innovator’s Toolkit – Bộ Công cụ dành cho nhà đổi mới, David Silverstein & Phillip Samuel & Neil DeCarlo

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, một nhà phát triển sản phẩm mới hoặc một nhà phát minh, cuốn sách này là một hướng dẫn hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Cuốn sách sẽ giúp bạn nắm được các khái niệm và công cụ cơ bản để đổi mới; cũng như các phương pháp/ chiến lược để cải thiện sản phẩm/ dịch vụ hoặc tạo ra các sản phẩm mới. Bạn sẽ được hướng dẫn một kế hoạch hiệu quả để duy trì sự đổi mới liên tục trong tổ chức/ doanh nghiệp để gặt hái thành công trong kinh doanh.

Sách đã được một công ty xuất bản tại Việt Nam mua bản quyền và sẽ được xuất bản trên thị trường trong tháng 6 năm 2020 này.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Người tiêu dùng Việt mua sắm online nhiều nhất khi nào

Shopee, nền tảng thương mại điện tử số 1 Việt Nam xét về người truy cập, đánh gia thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi, ảnh hưởng từ việc thực hiện giãn cách xã hội trong giai đoạn dịch.

Theo đó, người bán hàng chủ động tham gia kênh bán hàng trực tuyến để gia tăng doanh thu. Còn với người tiêu dùng, họ đang có xu hướng tìm đến các trang thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày.

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam, cho biết các nhà bán hàng không chỉ ở Việt Nam mà trong khu vực đang xem thương mại điện tử là kênh bán hàng quan trọng, còn người dùng tham gia mua sắm trực tuyến các mặt hàng từ nhu yếu phẩm cho đến đồ dùng trong gia đình.

Trước đó, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cũng cho biết có một xu hướng rõ ràng các nhà hàng, quán ăn chuyển từ offline sang online. Trong giai đoạn phải hạn chế mở cửa vì dịch, những nhà bán hàng có mặt trên các ứng dụng giao thức ăn sẽ tìm cách tối ưu hoá để tăng doanh thu, trong khi các hàng quán truyền thống vốn quen với bán hàng tại chỗ đã bắt đầu tìm đến kênh online như hướng đi quan trọng phải có.

“Xu hướng chuyển từ online sang offline không chỉ thể hiện trên Grab mà còn nhiều nền tảng khác”, bà Vân nói.

Các ngành hàng bách hóa, điện gia dùng và nhà cửa & đời sống tăng trưởng mạnh, theo báo cáo của Shopee. Nổi bật, tổng lượng đơn hàng mua sắm các sản phẩm tai nghe và phụ kiện và vệ sinh nhà cửa cũng lần lượt tăng trưởng gấp 9 lần và 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung bình, tổng thời gian mua sắm trên Shopee trong 1 tuần của người dùng Việt tăng hơn 25%. Trong vài tháng gần đây, người dùng tập trung mua sắm nhiều vào thứ 4 và thứ 6, cho thấy người tiêu dùng Việt có thói quen hoàn thành việc mua sắm trước các ngày cuối tuần.

Ngoài ra, phần lớn người dùng mua hàng vào thời điểm lúc 12 giờ trưa và 9 giờ tối, phản ánh được thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt là vào giờ trưa hoặc trước khi ngủ.

Một báo cáo của Lazada hồi tháng 3 cũng cho thấy người dân mua sắm nhiều ở khung giờ 8-9 giờ tối. Cá biệt còn mua thời điểm 12 giờ khuya đến 1 giờ sáng hôm sau, khung giờ diễn ra các chương trình khuyến mãi.

Các mặt hàng được mua nhiều trên kênh online vẫn liên quan đến điện thoại di động, các sản phẩm mẹ và bé (sữa, tã giấy), gia dụng (nồi, chảo).

Shopee nhận định phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng lên do tính tiện lợi và giảm tiếp xúc trực tiếp. Số đơn hàng mua bằng ví điện tử trên nền tảng này đang tăng lên những tháng gần đây.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTNews

Facebook và Google cho phép nhân viên làm việc ở nhà đến hết năm

Google vừa thông báo kéo dài chính sách làm việc tại nhà thêm 7 tháng nữa, thay vì tới 1/6 như dự kiến ban đầu. Sundar Pichai, CEO công ty này cho biết những nhân viên buộc phải đến văn phòng có thể đi làm lại từ tháng 7 với các biện pháp an toàn được tăng cường. Những nhân viên khác có thể tiếp tục làm việc tại nhà đến hết năm, ông Pichai nói thêm.

google-facebook-marketingtrips

Trong khi đó, Facebook cũng cho biết sẽ mở cửa lại văn phòng vào ngày 6/7 khi lệnh phong tỏa vì virus corona đang dần được dỡ bỏ. “Bất kỳ nhân viên nào có thể làm việc từ xa có thể duy trì chế độ làm việc này đến hết năm”, người phát ngôn của Facebook nói và cho biết công ty này vẫn đang xem xét những nhân viên nào cần đến văn phòng.

Mạng xã hội lớn nhất hành tinh là một trong những hãng công nghệ đầu tiên triển khai chương trình làm việc từ xa. Facebook cũng hỗ trợ cho mỗi nhân viên 1.000 USD để trang trải chi phí làm việc tại nhà và chăm sóc con cái.

Xu hướng làm việc tại nhà giúp các công ty cho thể sắp xếp lại văn phòng phù hợp với các hướng dẫn về giãn cách xã hội. Một số nhân việc cũng bày tỏ sự lo lắng khi phải đi làm lại giữa đại dịch toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

CEO Tiki muốn lên sàn chứng khoán vì thua lỗ nặng trong cuộc đua đốt tiền

CEO Tiki mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn.Tiki còn đề xuất miễn giảm thuế, hỗ trợ phát triển hệ thống logistics và chuyển đổi số. Tiki vẫn đang thua lỗ và số lỗ ngày càng lớn do chi mạnh cho đầu tư và nhận diện thương hiệu.

tiki-marketingtrips2

Trong nội dung tham luận tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng nay (9/5), Tổng giám đốc Tiki Trần Ngọc Thái Sơn cho biết dịch Covid-19 đang khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và người dân cũng “thắt lưng buộc bụng” nhiều hơn để dự phòng cho những khó khăn trước mắt. Theo đó, ông Sơn đưa ra 4 kiến nghị để gỡ khó cho doanh nghiệp bán lẻ thương mại điện tử (TMĐT) và công nghệ.

CEO Tiki muốn hỗ trợ cơ chế tiếp cận vốn

Thứ nhất, CEO Tiki mong muốn Nhà nước xem xét hỗ trợ miễn giảm các loại thuế, điển hình như thuế giá trị gia tăng nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Điều này sẽ các doanh nghiệp nội địa vẫn duy trì được năng lực sản xuất, đảm bảo sức cạnh tranh sòng phẳng. Người tiêu dùng cũng được tiếp cận với nguồn sản phẩm made-in-Vietnam với giá cả hợp lý khi thương mại quốc tế gặp nhiều hạn chế.

Thứ hai là khả năng tiếp cận vốn. Ông Thái Sơn đề xuất Nhà nước có những chính sách hỗ trợ để giúp các công ty công nghệ, thương mại điện tử, bán lẻ… dễ dàng tiếp cận với các khoản vay ưu đãi và nguồn vốn trong, ngoài nước.

“Vốn nước ngoài cũng là một giải pháp khả thi. Chúng tôi rất mong các thủ tục hành chính đối với việc tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài trở nên đơn giản hơn, từ đó sẽ rút ngắn thời gian phê duyệt thay vì mất 2-3 tháng như hiện tại”, CEO Tiki bổ sung.

Việc tiếp cận được nguồn vốn ngoại dồi dào có thể giúp doanh nghiệp phục hồi và củng cố năng lực cạnh tranh. Hiện lĩnh vực TMĐT là ngành nghề kinh doanh đặc biệt nên khi nhận được vốn nước ngoài thì các sở Kế hoạch & Đầu tư phải hỏi ý kiến bộ nên thời gian kéo dài.

Các công ty công nghệ, công ty bán lẻ cũng mong muốn được tận dụng nguồn vốn đại chúng để đẩy nhanh quá trình huy động vốn. Vì vậy, ông Sơn kiến nghị Nhà nước có những chính sách nới lỏng điều kiện lên sàn đối với các doanh nghiệp trong nước.

“Ví dụ có thể thực hiện thí điểm dỡ bỏ điều kiện cần chứng minh lợi nhuận trong 3 năm để được IPO cho các doanh nghiệp công nghệ có nguồn vốn mạnh, năng lực vận hành vững vàng và uy tín trên thị trường”, tham luận của Tiki viết.

Thứ ba là kiến nghị phát triển hệ thống logistics tại Việt Nam, được xem là xương sống của nền kinh tế. ông Sơn cho rằng ngành logistics tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, đơn cử với một đơn hàng có giá trị 10 đồng thì chi phí logistics có thể đến 2,5 đồng.

Cụ thể, Tiki xin đề xuất Nhà nước, Chính phủ và các cấp ban ngành tại từng địa phương có những chính sách ưu đãi cụ thể về vị trí kho bãi trong dài hạn dành cho các đơn vị logistics và TMĐT. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tự tin đầu tư lâu dài cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi… giúp cắt giảm các bước trung gian không cần thiết.

Kiến nghị cuối cùng là giải pháp chuyển đổi số để tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tiki nhận thấy một số khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, điển hình là nguồn nhân lực và kiến thức kinh doanh trên TMĐT vẫn còn hạn chế.

Nhà sáng lập Tiki mong có được sự đồng hành và phối hợp từ Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương trong việc truyền thông và đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh việc hợp tác với sàn TMĐT để đa dạng kênh phân phối, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

Tiki ngày càng lỗ trong cuộc đua “đốt tiền”

Hiện doanh nghiệp có nhiều nguồn huy động vốn để phát triển kinh doanh như vay vốn ngân hàng, huy động vốn riêng lẻ từ các nhà đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu hay trái phiếu, huy động vốn từ công chúng thông qua IPO hay niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán…

Theo quy định niêm yết chứng khoán hiện nay, một công ty muốn lên sàn chứng khoán cần đáp ứng nhiều điều kiện trong đó có kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất phải có lãi. Chỉ riêng điều kiện này thì Tiki đã “không có cửa” niêm yết.

Báo cáo thường niên của VNG Corp (cổ đông lớn chiếm 24% vốn của Tiki) cho thấy con số lỗ của trang thương mại điện tử này là gần 1.766 tỷ đồng trong năm 2019, tăng mạnh so với các năm trước đó.

Việc các trang thương mại điện tử thua lỗ không phải quá bất thường bởi đây là lĩnh vực kinh doanh phải chạy đua “đốt tiền” nhằm giành lấy thị phần. Các ông lớn khác như Lazada, Shopee hay Sendo cũng đều thua lỗ lớn trong các năm gần đây.

Không chỉ đến từ cạnh tranh khuyến mãi mà Tiki còn tăng cường nhận diện thương hiệu khi chi kinh phí lớn để tiếp cận giới trẻ thông qua các video âm nhạc của các ca sĩ nổi tiếng. Công ty cũng tăng trải nghiệm khách hàng khi ra mắt tính năng livestream TikiLIVE, đầu tư cho hệ thống kho bãi, đầu tư cho đội ngũ giao hàng…

Được thành lập vào đầu năm 2010, Tiki hiện là trang TMĐT nằm trong top 10 tại khu vực Đông Nam Á. Hệ sinh thái kinh doanh bao gồm các thành viên như đơn vị bán lẻ Tiki Trading và Sàn giao dịch cung cấp 10 triệu sản phẩm, dịch vụ vé Ticketbox và TikiNOW Smart Logistics cung cấp dịch vụ đầu cuối.

VNG Corp hiện là cổ đông lớn nhất chiếm 24,25% vốn Tiki và tính đến cuối năm 2019 đã rót hơn 506 tỷ đồng vào sàn TMĐT này. Việc thua lỗ lớn của Tiki trước đây buộc VNG phải thường xuyên trích lập dự phòng và làm giảm lợi nhuận tập đoàn.

Tuy nhiên, đến quý I/2019 thì số lỗ từ Tiki mà VNG phải ghi nhận vào kết quả kinh doanh đã bằng đúng số tiền đầu tư, do đó việc Tiki tiếp tục lỗ thêm đã không còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của VNG do đã trích lập dự phòng toàn bộ cho sàn TMĐT này.

Ngoài VNG Corp, Tiki còn huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài. Với mức vốn điều lệ gần 191 tỷ đồng, cổ đông nước ngoài chiếm tỷ lệ tới 49,7% vốn. Một số cổ đông đáng chú ý như JD.Com International (22,2%), Ubiquitous Traders (8,82%), Finup Asia Investment (4,52%), Sumitomo (3,85%), Sparklabs Ventures Ignition (1,48%), STIC SME Global Expansion (1,74%), KIP Venture (0,69%)…

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via Người đồng hành

Top 50 thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam năm 2020: Gen Z thích gì ?

Trong Top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam do Anphabe vừa công bố, có 27 doanh nghiệp mang ‘quốc tịch’ Việt Nam, 23 còn lại là doanh nghiệp toàn cầu hoặc khu vực. Trong 9 ngành, cũng có tới 6 ‘ngôi vương’ rơi vào tay các thương hiệu nhà tuyển dụng quốc nội.

Để giúp các nhà tuyển dụng – doanh nghiệp hình dung ra được vị thế của mình trong lòng các bạn trẻ gen Z – lực lượng lao động chính trong tương lai, Anphabe đã tổ chức thực hiện cuộc khảo sát Top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng (THNTD) hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam. Theo Anphabe, hạng mục khảo sát này sẽ được tiến hành 2 năm/lần.

Năm 2020, lần đầu tiên thực hiện với quy mô lớn, khảo sát đón nhận hơn 23.212 đáp viên thuộc 10 khối ngành từ 93 trường đại học lớn trên toàn quốc.

Phương pháp xếp hạng ‘thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất’ được thực hiện dựa trên các kết quả bình chọn của sinh viên Việt Nam về từng THNTD qua 5 giai đoạn hấp dẫn nhân tài: Awareness – Nhận biết, Interest – Quan tâm, Action – Sẵn sàng ứng tuyển, Desire – Khát khao và 1st choice – Ưu tiên chọn.

Từ các dữ liệu thực tế này, INTAGE Việt Nam – đơn vị tư vấn nghiên cứu đồng hành cùng Anphabe, cũng hỗ trợ cung cấp chỉ số tầm quan trọng của mỗi giai đoạn để đảm bảo kết quả xếp hạng tổng hợp khách quan và chuyên nghiệp.

Kết quả của cuộc khảo sát đã mang lại điều bất ngờ thú vị: gen Z không còn sính ngoại như những thế hệ trước – giống gen X hay gen Y, họ thích làm việc cho các thương hiệu Việt hơn là nước ngoài. Tức là, bằng cách nào đó, các thương hiệu Việt đã làm được một cú lật đổ ngoạn mục trên ‘chiến trường’ săn nhân sự tương lai.

Theo đó, có 27/50 thương hiệu tuyển dụng xuất hiện trong danh sách là của trong nước; đặc biệt trong những ngành như viễn thông, kiến trúc – thiết kế – xây dựng, ngân hàng thì các doanh nghiệp Việt thắng thế tuyệt đối. Ngoài ra, trong 9 ngành, cũng có tới 6 ‘ngôi vương’ rơi vào tay các thương hiệu nhà tuyển dụng quốc nội.

Cụ thể: các sinh viên ngành công nghệ thông tin thích làm việc nhất cho Tập đoàn FPT, ngành kiến trúc – thiết kế – xây dựng yêu Coteccons, ngành kỹ thuật – cơ khí – chế tạo mê mệt Vinfast, ngành nông lâm – ngư nghiệp – thủy hải sản muốn về với Greenfeed, ngành tài chính – ngân hàng – kế toán quý Vietcombank nhất, còn ngành y – điều dưỡng – dược đam mê Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.

Còn lại, sinh viên ngành điện – điện tử – viễn thông – tự động hóa ‘thần tượng’ Samsung Vina Electronics, ngành khoa học tự nhiên gửi tình yêu cho Acecook Việt Nam và 2 ngành khoa học xã hội – nhân văn và kinh tế – quản trị – thương mại rất muốn đầu quân cho Unilever.

Khác với Gen Y và Gen X rất “mê” làm việc cho các công ty nước ngoài, các bạn trẻ Gen Z không ngần ngại chọn công ty nội địa. Việc giới trẻ không còn muốn bó mình trong các lựa chọn truyền thống đặt doanh nghiệp trước thách thức cạnh tranh khốc liệt khi nguồn cung nhân tài ngày càng giới hạn.

Theo một khảo sát khác của chúng tôi, có 34% sinh viên Gen Z sẵn sàng đầu quân cho các công ty start-up hoặc tự kinh doanh riêng; 8% các bạn cho rằng ‘chẳng cần đi làm công ty, làm freelance cũng tốt’; 14% thích làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận, thể hiện khuynh hướng rõ ràng của các ‘nhà hoạt động xã hội tương lai’“, bà Thanh Nguyễn – Giám đốc điều hành của Anphabe, nhận định.

So sánh một chút để thấy, sự yêu thích của gen Z khác với gen X hay Y cụ thể ra sao. Trong cuộc bình chọn Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2018 do Anphabe tổ chức vào năm ngoái, chỉ có 4 thương hiệu Việt lọt vào Top 10 là Vinamilk, Vietcombank, Viettel và Techcombank; Vinamilk đứng đầu danh sách Top 100 còn Vietcombank đứng thứ 2.

Ngoài ra, trong top 20 còn có Asus, Adidas, Honda, TH Milk, Pepsi… Nếu so với danh sách top 50 kể trên, thì hầu hết cái tên trong Top 20 Nơi làm việc tốt nhất năm 2018 đều xuất hiện, trừ Asus, Adidas và TH Milk.

2 thương hiệu điện tử – công nghệ duy nhất có mặt trong danh sách là Samsung và Oppo, còn thương hiệu giày duy nhất xuất hiện là Bitis. Không khó hiểu khi Oppo và Bitis thắng thế, vì 2 thương hiệu này đánh chủ yếu vào phân khúc sinh viên.

Còn nếu xét theo ngành nghề, thì Cargill dẫn đầu ngành nông/lâm/ngư nghiệp trong top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2018, Abbott Laboratories S.A hấp dẫn nhất ngành dược; Mercedes-Benz Việt Nam dẫn đầu ngành ô-tô phụ tùng…

Tuy nhiên, rõ ràng điều này không đúng với tất cả, trong lòng các bạn sinh viên Việt Nam, các công ty Việt Nam như Vinfast, Greenfeed và Hoàn Mỹ mới chính là nơi họ muốn vào làm việc nhất, hơn cả những các tập đoàn toàn cầu như Cargill, Abbott hay Mercedes-Benz (thậm chí thương hiệu này còn không có tên trong danh sách 50).

Mặc dù chỉ mới ra đời cách đây hơn 2 năm, nhưng bằng chiến lược truyền thông hiệu quả hoành tráng, khơi gợi lòng tự hào dân tộc; Vinfast đã vượt qua các đối thủ nước ngoài sừng sỏ như Mercedes-Benz, Bosch, Schneider, Honda để chinh phục hoàn toàn trái tim của các sinh viên ngành kỹ thuật – cơ khí – chế tạo.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tri Thức Trẻ

WeChat bị nghi theo dõi người dùng quốc tế

Ảnh và tài liệu người dùng quốc tế gửi qua WeChat có thể bị phân tích để phát hiện nội dung cấm.

wechat-marketingtrips

WeChat là dịch vụ nhắn tin phổ biến của Trung Quốc, thu hút hơn một tỷ người dùng trên toàn cầu. Các thành viên không chỉ chat với bạn bè mà còn có thể đặt đồ ăn, đổi tiền, gọi xe hay thanh toán tiền điện… Ở phiên bản nội địa, thông tin mà người dùng chia sẻ được kiểm duyệt chặt chẽ, kết hợp giữa con người và công cụ tự động.

Trong khi đó, theo WSJ, nghiên cứu của nhóm Citizen Lab tại Đại học Toronto (Canada), công bố ngày 7/5, cho thấy WeChat còn theo dõi cả hoạt động của người dùng bên ngoài Trung Quốc. Nếu phát hiện nội dung nhạy cảm, ứng dụng sẽ đưa nội dung đó vào danh sách cấm.

Nhóm nghiên cứu cho biết, hình ảnh và tài liệu được gửi giữa những người dùng quốc tế giúp “luyện” và tăng độ chính xác cho thuật toán kiểm duyệt. Cụ thể, Citizen Lab thiết lập hai nhóm chat trên WeChat, một sử dụng các tài khoản đăng ký bằng số điện thoại ở Trung Quốc và một sử dụng những số điện thoại ngoài Trung Quốc.

Nhóm cung cấp cùng một hàm băm (hash – đóng vai trò như khóa để phân biệt các khối dữ liệu) cho hai bức ảnh hoàn toàn khác nhau. Một ảnh là về một nhà hoạt động chính trị bị cấm ở Trung Quốc và một ảnh được đánh giá không nhạy cảm và không bị kiểm duyệt.

“Chúng tôi chia sẻ bức ảnh nhạy cảm trong nhóm người dùng quốc tế. Một phút sau, chúng tôi gửi bức ảnh bình thường, nhưng có cùng hash, tới nhóm người dùng Trung Quốc và ảnh đó bị kiểm duyệt, không hiển thị”, Jeffrey Knockel, nhà nghiên cứu tại Citizen Lab, nói. “Trừ khi có tồn tại hệ thống theo dõi nội dung giữa những người dùng quốc tế, không thể giải thích được tại sao bức ảnh không nhạy cảm lại bị kiểm duyệt”.

Tuy nhiên, Citizen Lab cũng nói không có bằng chứng cho thấy việc kiểm duyệt người dùng quốc tế xuất phát từ lệnh của chính phủ Trung Quốc. Tencent, hãng phát triển WeChat, không bình luận về kết quả nghiên cứu.

Người dân tại Trung Quốc được cho là đã quen và biết cách để “sống chung” với hệ thống Internet bị kiểm duyệt gắt gao trong nước.

Cuối năm 2019, một số nhà nghiên cứu cũng bày tỏ lo ngại TikTok có thể trở thành vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thông tin, định hướng góc nhìn của người dùng Mỹ đối với các sự kiện ngoài đời thực. Nguyên nhân là, trong khi các hashtag liên quan đến biểu tình ở Hong Kong lan rộng trên mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram…, các nền tảng chia sẻ do Trung Quốc phát triển như Tik Tok lại im ắng. Giới chuyên gia cho rằng TikTok có thể bị tác động để định hướng dư luận liên quan tới các vụ biểu tình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Elon Musk: Quá nhiều người thông minh làm tài chính và luật

Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk nói rằng nên có ít người hơn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính và luật pháp và thay vào đó là cần tập trung vào đổi mới (Innovation).

Đặc biệt, tại Mỹ, có một sự phân bổ đáng kể về nhân sự làm ở lĩnh vực tài chính và luật pháp. Về cơ bản có quá nhiều người thông minh đi sâu vào tài chính và luật pháp, Elon Musk nói trong một cuộc phỏng vấn với diễn viên hài Joe Rogan được phát sóng hôm thứ Năm vừa rồi.

Khi được Rogan hỏi liệu việc trở thành tỷ phú có khiến mọi người nhìn anh ta ở một khía cạnh khác không, Elon Musk nói có.

Trong những năm gần đây, tỷ phú đã trở thành một kẻ lập dị, giống như điều đó đã trở thành một điều tồi tệ, điều mà tôi không nghĩ là có ý nghĩa trong hầu hết các trường hợp, Elon Musk cho biết thêm.

Nhưng ông phân biệt những người trở nên giàu có bằng cách thành lập một công ty và xây dựng mọi thứ, so với những người kiếm được sự giàu có của họ thông qua kỹ thuật tài chính hoặc các phương thức khác. Nếu bạn tổ chức mọi người theo cách tốt hơn, để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn những gì đã tồn tại trước đó và bạn có một số quyền sở hữu trong công ty đó, điều đó về cơ bản mang lại cho bạn quyền phân bổ nhiều vốn hơn.

Vì vậy, đây vừa là một lời khen vừa là một lời chỉ trích. Chúng ta nên có ít người làm luật hơn và ít người làm tài chính hơn, thay vào đó chúng ta cần nhiều hơn những người làm sản xuất sản phẩm hay làm những thứ gì đó mang tính thay đổi hoặc đổi mới.

Musk nói rằng ngành sản xuất đã chuyển từ một công việc có giá trị cao sang một công việc mà tất cả chúng ta đều cần, đó là giá trị.

Gần đây nhất trên Twitter của mình, Elon Musk có đăng 1 dòng như sau:

“Tôi có rất nhiều nhà, nhưng tôi không dành nhiều thời gian cho chúng. Điều đó không giống như một cách sử dụng tốt tài sản của mình. Ai đó có lẽ có thể đang tận hưởng những ngôi nhà đó và sử dụng chúng tốt hơn tôi”. Elon Musk nói.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Khởi nghiệp 10 năm mới hoà vốn, CEO chờ hết dịch để đưa hơn 300 nhân viên đến Hawaii ăn mừng

Hành trình khởi nghiệp 10 năm toàn thua lỗ giờ mới biết đến việc hoà vốn, CEO trẻ Hàn Quốc muốn đưa nhân viên đến Hawaii ăn mừng. 

start-up-toss-marketingtrips

Viva Reoublica – đơn vị điều hành startup fintech lớn nhất Hàn Quốc là Toss đang lên kế hoạch huy động 200 triệu USD từ các nhà đầu tư để phục vụ kế hoạch mở rộng sang mảng kinh doanh ngân hàng trực tuyến và dịch vụ giao dịch chứng khoán.

Nhà sáng lập Lee Seung-gun đề cập tới vòng huy động vốn mới trong bài phỏng vấn với tờ Bloomberg nhưng từ chối tiết lộ về giá trị kỳ vọng. Công ty dự kiến vòng này sẽ được hoàn thành trong vài tháng tới. Ông Lee cũng nhắm tới việc IPO công ty trong 2,3 năm nữa trên sàn Hàn Quốc, Hong Kong hoặc Mỹ.

Toss được thành lập năm 2011 trở thành startup fintech lớn nhất Hàn Quốc với 10 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng. Công ty này đã đạt tháng hòa vốn đầu tiên vào tháng 4 vừa qua và hiện đang xử lý 4,5 nghìn tỷ won (3,7 tỷ USD) giá trị giao dịch mỗi tháng, chiếm 9,2% tổng lượng giao dịch trực tuyến của cả Hàn Quốc vào năm 2019. Công ty đang lên kế hoạch cho ra mắt dịch vụ môi giới chứng khoán trong nửa sau của năm và xây dựng một ngân hàng internet vào tháng 6 năm tới, giúp họ giành được phần lớn thị phần trong thị trường tài chính trị giá 43 tỷ USD của Hàn Quốc.

“Tại thời điểm này, một công ty phát triển nhanh và tạo ra lợi nhuận sẽ nhận được tiền nhiều hơn”, Lee khẳng định. Anh vốn nổi tiếng trong giới startup khi quyết định nghỉ làm bác sỹ nha khoa để khởi nghiệp. “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành siêu ứng dụng tài chính, khiến mọi người mở Toss để dùng bất kỳ dịch vụ tài chính nào mà không cần do dự”.

Công ty có trụ sở tại Seoul giúp cắt giảm chi phí nhờ vào hệ thống ngân hàng mở mới được chính phủ cấp phép. Điều đó giúp thu hẹp những khoản trả hoa hồng cho ngân hàng xuống 1/3 so với mức thông thường. Doanh thu của Toss tăng 6 lần trong 2 năm trước và Lee nhắm tới việc tạo ra 10 tỷ won lợi nhuận trong năm nay và hơn 1 trăm tỷ won vào năm tới.

Mục tiêu của Lee là biến Toss thành siêu ứng dụng đầu tiên trên thế giới tích hợp tất cả các dịch vụ cung cấp bởi các gã khổng lồ fintech như Paypal, Robinhood và Credit Karma. Trong 40 dịch vụ, 5 mảng chính của Toss gồm chuyển tiền, cho vay, quản lý chấm điểm tín dụng, đầu tư và thẻ tín dụng là những lĩnh vực chính tạo ra phần lớn doanh thu và lợi nhuận.

Toss muốn cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người tiêu dùng với lãi suất lần lượt dưới 5% và 15%. Bằng việc loại bỏ giao diện và thuật ngữ phức tạp, Lee đặt cược rằng 2 dịch vụ này có thể thu hút một nửa dân số Hàn Quốc sử dụng, tức là 25 triệu người trong 2 năm.

Dự kiến nhân sự tuyển dụng cho 2 mảng này là 200 và 90 người.

Trong một quốc gia vốn nổi tiếng bởi sự thống trị của những chaebol (tập đoàn gia đình trị) thì Toss lại được xem là một tấm gương tốt. Lee nói rằng chính phủ đang khuyến khích nhiều công ty như Toss để đổi mới ngành công nghiệp tài chính cả nước.

“Giấc mơ của nhà sáng lập lớn nhưng anh ấy thực thi rất tốt và nhanh chóng hoàn thiện lời hứa của mình”, theo He Tiantian, Phó chủ tịch Sequoia Capital China – đơn vị đã đầu tư vào Toss từ năm 2018. “Thị trường tài chính Hàn Quốc rất tốt để phát triển và thị trường tiềm năng cho fintech nói riêng cũng rất lớn”.

Toss đã huy động được tổng cộng hơn 350 triệu USD và được định giá 2,4 tỷ USD trong vòng huy động vốn trước. Các nhà đầu tư vào đây gồm Paypal, Goodwater, GIC, Altos Ventures.

Lee đang muốn mở rộng ra ngoài thị trường Hàn Quốc. Công ty đã ra mắt ứng dụng trả thưởng tại Việt Nam, cho phép một người dùng dễ dàng nhận thưởng ngay khi đạt những mục tiêu đơn giản như hoàn thành 1.000 bước đi bộ mỗi ngày. Ứng dụng này hiện thu hút 300.000 người dùng hoạt động hàng tháng. Họ cũng đang tìm kiếm cơ hội tại Đông Nam Á và Nhật Bản.

Với Lee, đây là lần đầu tiên anh đạt được cột mốc hòa vốn trong sự nghiệp startup kéo dài 10 năm của mình. Anh đang lên kế hoạch về một chuyến nghỉ dưỡng ở Hawaii cũng 350 nhân viên để kỷ niệm việc này ngay khi dịch Covid-19 kết thúc.

“Vẫn còn những lo ngại trong thị trường rằng liệu fintech có phải là mảng kinh doanh có thể có lãi. Toss đã chứng minh rằng một công ty trong lĩnh vực này vừa có thể tăng trưởng nhanh và có thể có lợi nhuận”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Tinder ra mắt In-App Video Chats – Tham gia cuộc chiến trò chuyện qua video

Match Group, công ty mẹ của Tinder, tuyên bố sẽ ra mắt tính năng trò chuyện video trong ứng dụng (In-App Video Chats) trên Tinder vào cuối năm nay.

tinder-in-app-video-chats-marketingtrips

Hiện tại phía Tinder chưa chia sẻ chi tiết hơn về thông tin này tuy nhiên việc giới thiệu tính năng mới “trò chuyện qua video” sẽ là một sứ mệnh lớn đối với Tinder. Ứng dụng này hiện có hàng triệu người dùng trên nhiều quốc gia từ đó việc xây dựng các cuộc gọi video sẽ khá khó khăn đồng thời cần đảm bảo các tính năng đi kèm, chẳng bạn như về bảo mât.

Tinder có thể phải phát triển một hệ thống riêng giúp phát hiện hình ảnh bị “lạm dụng”, thứ chắc chắn sẽ được cung cấp bởi AI. Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề.

Một số người dùng có thể không cảm thấy thoải mái khi chuyển sang trò chuyện video kiểu một-một, trong khi những người khác có thể xem đó là cơ hội để được ‘khám phá’ nhiều hơn – và nhanh hơn. Tuy nhiên, dù nó là gì đi chăng nữa, nó sẽ làm thay đổi Tinder mãi mãi.

“Chúng tôi tin tưởng rằng nhu cầu kết nối của con người sẽ không bao giờ tiêu tan và chúng tôi vẫn cam kết để đáp ứng nhu cầu đó”, một đại diện của Tinder cho biết. Thời kỳ cô lập xã hội này sẽ khủng khiếp hơn nhiều đối với những người độc thân – những người không còn con đường nào khác để gặp gỡ và kết nối như quán bar hay ở các buổi hòa nhạc – nếu không phải là cho các sản phẩm của chúng tôi.

Tinder cũng tiết lộ rằng họ đã nhìn thấy mức cao nhất từ trước đến giờ về số lần “vuốt” hàng ngày kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Người dùng phụ nữ dưới 30 tuổi đã tăng 37% số lần vuốt trung bình hàng ngày của họ. Tinder cho biết thêm, trong tháng 4 so với tuần cuối cùng của tháng 2, mức tăng trung bình 27% số lượng tin nhắn hàng ngày được trao đổi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via We are Social Media

Nguyễn Phi Vân: Dân công sở kỹ năng rất “tệ”, yếu kém trong “Briefing” công việc

Nếu làm việc trong lĩnh vực kinh tế – tài chính, chắc hẳn chị em công sở sẽ không cảm thấy quá lạ lẫm khi nghe đến cái tên Nguyễn Phi Vân – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam.

Bà hiện là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, đại diện cho gần 1000 thương hiệu quốc tế tại châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, bà cũng là Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia.

Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean’s… và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”, “Nhượng quyền khởi nghiệp”, và “Con đường ngắn để bước ra thế giới”.

Trên trang cá nhân của mình, nữ chuyên gia thường có những bài viết, chia sẻ vô cùng bổ ích, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế nhằm giúp những cá nhân trong môi trường công sở có thêm kiến thức cũng như kỹ năng để hoàn thành tốt công việc.

Đơn cử, mới đây, trên trang cá nhân của mình, Nguyễn Phi Vân đã có dịp chia sẻ những trăn trở về sự thiếu hụt và yếu kém trong kỹ năng “briefing” (tóm tắt nội dung công việc) của nhiều bạn trẻ Việt. Cụ thể, cô viết:

“Một trong những kỹ năng rất tệ của bạn trẻ Việt Nam khiến tôi nổi cơn hoài, là kỹ năng briefing – chia sẻ thông tin định hướng cho người khác thực hiện một công việc hay nhiệm vụ nào đó.

Khi cần ai đó làm gì cho mình, điều quan trọng nhất phải làm tốt là briefing thật rõ, thật kỹ, thật đầy đủ và chi tiết tại sao làm, làm thế nào và làm gì, những điều cần lưu ý là gì và tại sao. 

Trong rất nhiều lần trải nghiệm, tôi thường nhận được các kiểu briefing sơ sài, thiếu thông tin, đùa việc một cách vô trách nhiệm cho có cho xong, không hề bỏ chút thấu cảm vào để hiểu người khác cần gì, không hề bỏ chút tâm vào để hiểu người khác nhận thông tin như vậy thì có thực hiện công việc được hay không. Kết quả ngàn lần như một là vứt đi, trong khi hao phí bao nhiêu nguồn lực, nhân lực. Rảnh quá hả? Bày việc ép nhau làm chỉ để vứt đi?

Bạn nghĩ lại đi, khi ai đó briefing kiểu này, khiến bạn loay hoay, hoang mang không biết phải làm sao cho đúng thì bạn rơi vào cảm giác thế nào? Stress? Áp lực, hoảng hốt, mất tự tin? Out of nothing? Chẳng vì cái gì hết cả? Chi vậy? Thật vô tích sự khi bày biện ra sự vô hiệu quả không cần có. 

Tất cả, giải quyết đơn giản chỉ bằng cách “put yourself in other people’s shoes” – đặt chân mình vào giày người khác, hỏi bản thân mình brief vậy một người không phải là mình, chưa hiểu gì về đề tài hay dự án này, họ có hiểu và có thể triển khai tốt hay không. Tất cả sự vô hiệu quả, chỉ cần chút thấu cảm, chút kỹ năng nói hay viết rõ ràng, tự nhiên biến mất.

Cho nên, làm ơn đi, thứ nhất là luôn đặt mình vào vị trí người nhận. Thứ hai là dành thời gian suy nghĩ và briefing hiệu quả. Thêm 30 phút và rắc vào đó chút tâm, là bạn trở thành hero, cứu cả một mớ vô hiệu quả của cả tháng, cả tuần, cả đám emo – cảm xúc phóng đại tào lao vì cãi vã nhau của đội. Cuối cùng, bạn đi làm là để vui, để học, để thành công và phát triển, hay đi làm để xông pha vào những cuộc chiến vô tích sự cho hết một đời người?

Vậy đi nha. Bắt đầu từ hôm nay!”.

Ngay sau khi được chia sẻ, bài đăng của Nguyễn Phi Vân đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều ý kiến đồng cảm đã được để lại bên dưới phần bình luận. Bên cạnh đó, có không ít lời cảm ơn được gửi đến nữ chuyên gia vì những kiến thức rất thiết thực và bổ ích này.

“Chuyện này cũng dễ mà các bạn trẻ cứ mắc hoài. Chỉ cần cẩn thận ghi lại, xem lại rồi sắp xếp lại mà vẫn cứ phải học hoài, học mãi 1 bài học. Bài học của chị rất bổ ích cho một tuần mới hứng khởi và hiệu suất”.

“Em cũng dị ứng với mấy lớp đào tạo kỹ năng toàn nói những câu truyền cảm xúc (dạng như NPL) rồi bao biện là truyền cảm hứng hay năng lượng mới tích cực làm việc được. Công việc dễ thì đâu phải mất thời gian vô tích sự, còn việc khó thì nó không chọn những người nửa nạc nửa mỡ như thế”.

“Em đồng ý! Ngoài ra thì theo em người take brief cũng cần có kỹ năng take brief, biết cách đặt câu hỏi để làm rõ những nhiệm vụ. Hai bên cùng phối hợp để tạo được hiệu quả tốt nhất”.

Thế giới ngày một phẳng hơn và cơ hội để tất cả chúng ta có thể “quảy gánh băng đồng vươn ra thế giới” ngày một rộng mở. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, việc đầu tiên mà chị em công sở chúng ta cần làm đó chính là trang bị cho bản thân những kỹ năng làm việc cơ bản để có thể đủ điều kiện đứng vào đường đua.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Trí Thức Trẻ

Performance Marketing và Brand Marketing, Marketer nên chọn gì?

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả các thông tin và kiến thức nền tảng về một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành marketing đó là Brand Marketing (trong tiếng Việt có nghĩa là Tiếp thị thương hiệu hoặc Marketing thương hiệu): Brand Marketing là gì, vai trò của Brand Marketing với thương hiệu và doanh nghiệp, làm Brand Marketing là làm gì, Marketer nên chọn Brand Marketing hay Performance Marketing, và hơn thế nữa.

brand marketing là gì
Brand Marketing là gì? Làm Brand Marketing là làm gì?

Brand Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là Tiếp thị thương hiệu hoặc Marketing thương hiệu. Thuật ngữ Brand Marketing đơn giản là ghép từ ‘Brand’ có nghĩa là thương hiệu, và ‘Marketing’, tạm dịch là Tiếp thị. Trong phạm vi ngành Marketing, khái niệm Brand Marketing đề cập đến một chiến thuật hay hình thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng thương hiệu. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn kinh doanh khác nhau hay chu kỳ sống khác nha của sản phẩm mà Brand Marketing thể hiện các vai trò khác nhau cũng như được ứng dụng theo những cách khác nhau.

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing là thuật ngữ đề cập đến tất cả các hoạt động marketing với mục tiêu cuối cùng là xây dựng tài sản thương hiệu hoặc các sản phẩm hay dịch vụ liên quan.

Brand Marketing liên quan nhiều các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng đồng thời marketing đến người tiêu dùng các thuộc tính của thương hiệu (brand attributes), những thứ mà người tiêu dùng “cần” hình dung ra khi nghĩ về một thương hiệu cụ thể nào đó.

Như đã đề cập ở trên, Brand Marketing là từ ghép giữa BrandMarketing do đó để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này bạn cũng nên tìm hiểu về Brand và Marketing.

  • Brand hay Thương hiệu là gì:

Ở góc nhìn tổng thể, Brand có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.

Thương hiệu có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love). Bạn có thể xem thương hiệu là gì để hiểu chi tiết hơn.

  • Marketing hay tạm dịch là Tiếp thị có nghĩa là gì:

Mặc dù có vô số các định nghĩa khác nhau về Marketing, theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Bạn có thể xem marketing là gì để tìm hiểu chuyên sâu về marketing.

Các thuộc tính chính của Brand Marketing.

Với Brand Marketing, thay vì làm marketing cho một số sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, doanh nghiệp tập trung xây dựng toàn bộ về thương hiệu, thông qua các sản phẩm và dịch vụ đó, doanh nghiệp muốn chứn minh với người tiêu dùng về các lời hứa thương hiệu.

Cũng tương tự như các cách thức tiếp cận khác là Product Marketing hay Performance Marketing, Brand Marketing sử dụng các phương thức truyền thông phổ biến như Digital Marketing, Content Marketing, Social Media Marketing và nhiều phương tiện khác.

Liên quan đến Brand Marketing, có 2 thành phần lớn xuyên suốt là Brand Attributes (thuộc tính thương hiệu) và Brand Equity (tài sản thương hiệu).

Thông thường, phần lớn người làm marketing hay đề cập đến khái niệm xây dựng thương hiệu hay Brand Building tuy nhiên đây chỉ là quá trình mô tả các hoạt động cụ thể chứ không phải dùng để mô tả một thương hiệu.

Mục cuối cùng của doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu hay Brand Marketing là xây dựng giá trị hay các tài sản xoay quanh thương hiệu.

Thuộc tính thương hiệu hay Brand Attributes là gì?

Cũng giống như con người chúng ta, chúng ta có những tính cách khác nhau, thương hiệu cũng có các thuộc tính độc đáo riêng. Thuộc tính thương hiệu được hiểu là các giá trị nhận dạng mà người tiêu dùng xem như là một phần của thương hiệu.

Brand Attributes có thể bao gồm tên gọi thương hiệu (brandname) và khẩu hiệu (Tagline/slogan), màu sắc, hoặc các âm thanh khác gắn với thương hiệu.

Ngoài ra, các thuộc tính thương hiệu cũng có thể là những cảm giác mà thương hiệu gợi lên cho người tiêu dùng. Các “thuộc tính cảm giác” ví dụ như tính xác thực, sáng tạo, đáng tin cậy, trung thực hoặc minh bạch.

Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?

Như đã phân tích ở trên, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp không phải là xây dựng thương hiệu hay Brand Marketing mà là tạo ra các thương hiệu có giá trị hay những tài sản xoay quanh thương hiệu đó.

Một thương hiệu mạnh tức thương hiệu có tài sản thương hiệu (Brand Equity) mạnh liên quan đến mức độ người tiêu dùng biết đến thương hiệu (brand awareness), mức độ ưa thích của họ đối với thương hiệu (brand love), mức độ kết nối của họ với thương hiệu (brand connection) và mức độ trung thành của họ đối với thương hiệu (brand Loyalty).

Brand Awareness:

Độ nhận biết thương hiệu là thuật ngữ xác định có bao nhiêu người tiêu dùng biết đến một thương hiệu cụ thể và được đo lường thông qua các cuộc khảo sát hoặc (và) nhóm tập trung, các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) cũng như thông tin chi tiết về lượng tìm kiếm và lưu lượng truy cập website.

Brand Loyalty:

Mức độ trung thành với thương hiệu được đo lường bằng cách sử dụng thông tin chi tiết về hành vi mua hàng của người tiêu dùng như hành vi mua hàng lặp lại và khoảng cách thời gian giữa các lần mua hàng.

Brand Love:

Hay mức độ yêu thích thương hiệu là chỉ số được đo lường thông qua các số liệu như ý định mua hàng (Purchase/Buying intent) hoặc các cuộc khảo sát đánh giá của người tiêu dùng với thương hiệu.

Để xây dựng một thương hiệu có giá lớn, điều quan trọng là người làm marketing phải thiết lập được một mối quan hệ thương hiệu mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp và thương hiệu là gì?

Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp là gì?

Thông qua quá trình phân tích ở trên hẳn là giờ đây bạn đã có thể hiểu được vai trò của Brand Marketing với thương hiệu và doanh nghiệp.

Dưới đây là một số vai trò chính.

Brand Marketing giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu:

Bạn thử hình dung rằng, có nhiêu lần bạn mua một sản phẩm từ một thương hiệu nào đó mà bạn chưa từng nghe tới trước đây chưa? hay nếu bạn đã từng nghe rồi thì liệu bạn có quyết định mua nó nếu bạn không yêu thích nó không? Đây chính là vai trò đầu tiên của Brand Marketing.

Brand Marketing giúp xây dựng mức độ yêu thích với thương hiệu:

Giả sử nếu bạn đã biết hay nghe nói về thương hiệu ở một nơi nào đó trên mạng xã hội chẳng hạn, có bao nhiêu phần trăm là bạn mua nó nếu bạn không có bất cứ mối liên hệ hay cảm xúc nào với nó. Vai trò lớn tiếp theo của Brand Marketing là xây dựng các kết nối có ý nghĩa với các nhóm đối tượng mục tiêu, hiểu và tương tác với họ, từ đó dần dần họ “cảm mến” thương hiệu.

Brand Marketing giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng:

Mục tiêu chính cuối cùng của Brand Marketing là thường xuyên tương tác với người tiêu, trên nhiều các điểm chạm (brand touchpoint) khác nhau để từ đó họ luôn gắn kết với thương hiệu, không chuyển hướng sang các thương hiệu của đối thủ. Chính điều này sẽ làm cho thương hiệu có nhiều doanh số bán hàng hơn vì khách hàng mua lại nhiều hơn.

Phân biệt Branding với Brand Marketing.

Mặc dù Branding và Brand Marketing là 2 thuật ngữ gần như khác nhau hoàn toàn, chúng lại có những hiểu lầm nhất định là “xây dựng thương hiệu” (Brand Building), vậy sự khác biệt giữa Brand Marketing và Performance Marketing là gì?

Branding là gì?

Trong khi Branding là khái niệm đề cập đến tất cả các hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy mức độ nhận diện về thương hiệu từ bên ngoài như màu sắc, logo, bao bì, đóng gói…

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing mang ý nghĩa rộng lớn hơn và không chỉ liên quan đến các yếu tố bên ngoài mà còn liên quan đến nhiều thành phần khác (không nhìn thấy được) như Brand Love, Brand Loyalty hay Brand Awareness.

Ở góc nhìn chiến lược, Brand Marketing là khái niệm lớn, còn Branding chỉ là một chiến thuật trực thuộc Brand Marketing hoặc phạm vi lớn hơn là Brand hoặc Marketing.

Brand Marketing và Trade Marketing.

Trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận Trade Marketing (marketing thương mại), bộ phận Marketing thương hiệu hay Brand Marketing thì thường có.

Tuỳ vào từng cấu trúc của từng doanh nghiệp mà Brand Marketing và Trade Marketing nằm tách biệt nhau hoặc gộp vào chung một Team.

Nếu Brand Marketing như phân tích ở trên tập trung vào việc xây dựng các giá trị của thương hiệu (trên tất cả các kênh) ví dụ như độ nhận biết của thương hiệu hay lòng trung thành thương hiệu, Trade Marketing ngược lại, hướng đến người tiêu dùng tại các điểm bán (vật lý) với mục tiêu là doanh số bán hàng (Sales).

Cũng bởi lý do này mà Trade Marketing thường chỉ có ở các doanh nghiệp bán lẻ.

Marketer nên chọn Brand Marketing hay Performance Marketing.

brand marketing
Marketer nên chọn Brand Marketing hay Performance Marketing.

Các nhà làm tiếp thị hay marketer dường như đang ủng hộ và tập trung quá nhiều vào các chiến dịch marketing theo hướng hiệu suất (Performance Marketing) ngay cả khi thương hiệu là thứ quan trọng và giá trị hơn cả đối với người tiêu dùng.

Một câu hỏi đặt ra là liệu marketer có nên đầu tư vào các chiến dịch ToFu (Chiến dịch chủ yếu tập trung vào xây dựng độ nhận biết, độ phủ của thương hiệu) hay chỉ tập trung vào các hoạt động mang lại hiệu suất như chuyển đổi và bán hàng (BoFu).

Câu hỏi này đang là chủ đề được tranh luận sôi nổi ở rất nhiều nơi và có vẻ “tập trung vào hiệu suất” hay Performane Marketing đang chiếm ưu thế.

Người tiêu dùng chọn những thương hiệu được tin tưởng
Một mô hình phễu bán hàng phổ biến
  • Những dữ liệu cụ thể.

Dữ liệu người tiêu dùng mới từ nền tảng phân tích dữ liệu Survata đang tạo ra những sự ủng hộ mạnh mẽ cho marketing thương hiệu (brand marketing) và số liệu từ nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thương hiệu đáng tin cậy đang dành chiến thắng trong đại dịch.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy những phát hiện thú vị về thông điệp và những gì người tiêu dùng muốn nghe từ các thương hiệu lúc bấy giờ.

Survata đã thực hiện một cuộc bỏ phiếu cho 1.016 người ở Mỹ về hành vi mua sắm và kỳ vọng thương hiệu của họ.

Từ đây công ty này cũng đã tìm thấy một ưu tiên mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng cho các thương hiệu uy tín hơn là các nhãn hiệu riêng (private label) hoặc các dòng sản phẩm chung chung không có thương hiệu (Generic Brands).

  • Nên ưu tiên thương hiệu mặc dù giảm chi tiêu.

Theo Survata, trong những giai đoạn nền kinh tế bấp bênh như trước đây, các sản phẩm chung chung không có thương hiệu đã tỏ ra hiệu quả hơn so với các sản phẩm có thương hiệu vì người tiêu dùng không sẵn sàng trả giá cao.

Tuy nhiên, điều đó dường như không đúng trong khoảng thời gian này, mặc dù người tiêu dùng đang cắt giảm chi tiêu.

Trong nhiều loại sản phẩm (sản phẩm làm sạch, thực phẩm đông lạnh, cà phê, soda và thực phẩm đóng gói), người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng chọn các nhãn hiệu quen thuộc.

Ngược lại, trong các sản phẩm thuốc không theo toa và chăm sóc cá nhân, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các dòng sản phẩm không cần thương hiệu nhằm mục tiêu tiết kiệm ngân sách chi tiêu.

  • Người tiêu dùng đang trở nên thận trọng hơn và có chọn lọc hơn.

Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy người tiêu dùng đang hủy bỏ hoặc trì hoãn mua hàng trong môi trường kinh tế hiện tại.

Điều này không bất ngờ nhưng vẫn rất đáng lo ngại vì 70% GDP của Mỹ được thúc đẩy bởi việc mua hàng của người tiêu dùng và quan trọng đối với bất kỳ sự phục hồi nào.

Survata cho biết 1/4 số người được hỏi có ý định cắt giảm chi tiêu 30% – 40% và 1/5 cho biết họ sẽ giảm ngân sách từ 50% trở lên.

Trái ngược với việc cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng, thu nhập của công ty công nghệ lớn và dữ liệu khảo sát của IAB lại cho thấy rằng chi tiêu của nhà quảng cáo đã phục hồi phần nào trong tháng 4 khiến các nhà đầu tư đang có chút hào hứng.

Tuy nhiên, so với thời kì trước đại dịch thì không mấy đáng kể.

  • Những thông điệp thương hiệu mà người tiêu dùng muốn nghe.

Nghiên cứu của Survata cũng khám phá những kỳ vọng của người tiêu dùng về thương hiệu và những thông điệp họ muốn nghe. Có nhiều điều sẽ làm bạn ngạc nhiên:

  • Cam kết về tính sẵn có của sản phẩm (36%)
  • Cam kết với nhân sự của thương hiệu (25%)
  • Cam kết an toàn sản phẩm (24%)
  • Cam kết kiểm soát giá / chi phí (14%)

Ngoài thông điệp, các cân nhắc mua khác bao gồm nguồn sản phẩm trong khu vực (có phải từ khu vực bị ảnh hưởng bởi Virus không?), Giá cả (đối với một thiểu số đáng kể) và niềm tin thương hiệu.

Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng đối với 40% số người được hỏi. Ngoài ra, người tiêu dùng hiện có nhiều khả năng nghiên cứu sản phẩm hơn gấp 3 lần so với trước khi dịch bệnh bùng phát, theo khảo sát.

Giám đốc điều hành của Survata, Chris Kelly cho biết:

“Người tiêu dùng rõ ràng rất nhận thức được thông điệp của một thương hiệu.

Mặc dù chúng tôi biết rằng người tiêu dùng mong đợi một thương hiệu đáp ứng với thời đại hiện tại, nhưng thật đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người tiêu dùng cảm thấy rằng điều quan trọng nhất mà các thương hiệu nên truyền đạt cho họ là một cam kết với nhân viên của họ.

Có thể có cảm giác của người Mỹ, nhưng điều đó sẽ rất quan trọng đối với các thương hiệu để đo lường sự cân bằng trong việc đưa ra những thông điệp phù hợp.”

  • Tại sao các marketer phải quan tâm đến sự thay đổi này.

Hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi và trở nên khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Mặc dù các người làm marketing nên giải quyết bài toán lý tưởng là sử dụng hết các kênh tiếp thị và bán hàng, tuy nhiên ngân sách sẽ là rào cản khiến họ khó để thực hiện hoá điều đó, vì vậy, nhiều người làm marketing theo đó đã chọn mặc định các chiến dịch dựa trên hiệu suất vì chúng dễ được theo dõi và đo lường hơn.

Bất kỳ chi tiêu nào không rõ ràng về ROI đều đang bị cắt giảm.

Nhưng dữ liệu từ Survata và các dữ liệu khác lại chỉ ra rằng khả năng hiện diện của thương hiệu tức các hoạt động liên quan đến Brand Marketing có thể quan trọng hơn cả – đặc biệt là trong các thời gian diễn ra khủng hoảng như Covid-19.

Thay vì cắt giảm và chỉ chọn các kênh đo được hay có ROI, marketer nên tìm hiểu thật kỹ và chọn ra con đường tốt nhất cho thương hiệu. Đừng quên là…hãy lắng nghe mọi thứ!

FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Brand Marketing là gì?

  • Brand Marketing có phải là Branding Marketing không?

Câu trả lời là không, sự khác biệt ở đây là Brand và Branding, Brand có nghĩa là thương hiệu, khái niệm mang tính đại diện nhất, còn Branding chỉ là phần xây dựng nhận diện cho thương hiệu.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết và hiểu về khái niệm Brand Marketing. Như MarkeingTrips đã phân tích, mặc dù Brand Marketing thể hiện các vai trò khác nhau trong từng chu kỳ kinh doanh khác nhau, việc hiểu rõ bản chất của brand marketing là gì và khi nào thương hiệu nên áp dụng nó, bạn có thể thúc đẩy thương hiệu phát triển tốt hơn trong tương lai.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Cảm hứng: Khởi nghiệp từ Vlogger đến chủ của chuỗi cửa hàng cafe

“Bản thân là “fan cứng” của Starbucks, một huyền thoại trong lĩnh vực kinh doanh của mình nên khi mở All Day Coffee, mình mong quán cũng có được những giá trị tương đương với tiêu chuẩn quốc tế như Starbucks”, chàng trai sinh năm 1992 Đỗ Hoàng Minh Khôi, còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “He Always Smiles” chia sẻ.

Cùng với JVevermind, PewPew hay Huyme, Đỗ Hoàng Minh Khôi (1992) hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “He Always Smiles” là một trong những vlogger đời đầu của làng youtube Việt.

Bắt đầu làm vlog từ 2013, anh nhanh chóng chiếm trọn tình cảm của giới trẻ nhờ hình ảnh độc đáo với chiếc đầu hộp khác biệt cùng nội dung tích cực, truyền cảm hứng. Tuy nhiên, đến 2015, khi đang có chỗ đứng nhất định trong giới vlogger, Khôi đột ngột rời bỏ youtube để tập trung cho việc kinh doanh.

Bên cạnh danh xưng vlogger, anh còn là một doanh nhân trẻ có tiếng tại Hà Nội. Minh Khôi khởi sự kinh doanh khi mới 16 tuổi, bắt đầu bằng việc bán quần áo qua mạng. Rồi cũng chính anh đã tạo nên trào lưu kem dừa Thái Samui Hut gây sốt một thời. Bước sang tuổi 23, Khôi sở hữu 1 nhà hàng, 1 phòng game, 2 cửa hàng thời trang và 1 chuỗi cửa hàng kem – cafe gồm 4 cơ sở.

Chàng vlogger đồng sáng lập ra Xofa Café & Bistro (2015), sáng lập All Day Coffee (2018) – những thương hiệu cà phê rất được lòng giới trẻ. Hiện anh cũng là ông chủ đứng sau hai “local brand” về thời trang có tiếng: Mono Talk và ClownZ Streetwear.

Năm 2020, trở lại làm vlog sau thời gian dài “mất tích”, Minh Khôi chia sẻ nhiều hơn về câu chuyện và những kinh nghiệm kinh doanh của mình, mong muốn truyền cảm hứng tới các bạn trẻ. Trong một video gần đây, “chàng trai hay cười” đã chỉ ra 5 bước cơ bản để bắt đầu kinh doanh.

1. Hãy làm một khách hàng khó tính

“Trong suốt hơn 10 năm qua, từ khi học cấp 3, mình đã dành thời gian để đi rất nhiều các quán cà phê. Ở bất kỳ nơi nào khi đi du lịch, mình cũng có một danh sách những quán nổi tiếng, được ưa thích nhất ở đó để cố gắng ghé thăm nhiều nhất có thể.

Mình tin rằng có trải nghiệm thực tế và sâu sắc dưới góc nhìn của khách hàng, thậm chí như một khách hàng khó tính, là điều rất quan trọng. Bởi làm sao ta có thể cung cấp cho khách hàng những giá trị tốt nếu như bản thân còn chưa biết thế nào là tốt?”

Khôi cho rằng, khi ghé đến bất kỳ quán cà phê nào, cần quan sát xem đồ ăn, thức uống ở đó ra sao, không gian được bày trí như thế nào. Không chỉ vậy, những chi tiết như mùi hương, âm nhạc, ánh sáng, nhân viên phục vụ, thậm chí là wifi cũng là điều vô cùng quan trọng.

Nhưng quan sát thôi chưa đủ, bạn hãy đóng trọn vai khách hàng khó tính bằng 2 cách:

Đầu tiên, liệt kê và trải nghiệm 5 cái tên tốt nhất trên thị trường, cũng chính là đối thủ tương lai của bạn. Sau đó, lập bảng so sánh xem mỗi bên mạnh, yếu thế nào.

Phương pháp thứ hai, cho dù mục tiêu của bạn chỉ là mở một quán cà phê chất lượng phổ thông (3 sao) thì cũng nên dành thời gian trải nghiệm những mô hình 5 sao. Việc này sẽ giúp bạn nhận biết được tiêu chuẩn của thị trường, đồng thời đánh giá xem mình đang nằm ở đoạn nào trong thang tiêu chuẩn đó. Mặt khác, cũng có thể áp dụng một vài điểm cho quán của mình.

Nhờ đó, bạn sẽ hình thành được những tiêu chuẩn cho riêng mình.

2. Có đội nhóm tốt

“Nếu để chọn ra bước quan trọng nhất, thì đó chính là việc có một đội nhóm tốt. Có những con người tốt rồi thì sản phẩm, dịch vụ sẽ tốt.”

Minh Khôi lấy ví dụ từ chính thương hiệu All Day Coffee được thành lập từ 2018 của mình. Đó là chị Hoàng Dung, người đã đồng hành từ dự án Xofa Cafe từ 6 năm trước, từng phụ trách marketing cho Cộng Cà phê, đó là chuyên gia từng đạt giải nhất trong cuộc thi về cà phê tại Thượng Hải. Bên cạnh đó, anh còn chiêu mộ những nhân tài trẻ tuổi, từng có kinh nghiệm làm việc cho Starbucks , Golden Gate.

“Dù là một thương hiệu trẻ nhưng mình cố gắng để có được những nhân sự tốt nhất có thể cho dự án đó. Kỳ thực bản thân không mạnh về cà phê, những đồng đội khác của mình giỏi hơn nhiều. Mọi người nắm trách nhiệm ở phần đó để Khôi tập trung vào những điểm mình mạnh. Không có ai giỏi mọi mặt cả, mỗi người nên được tập trung vào những thứ họ giỏi, trở thành phần bù của nhau.”

Tuy nhiên, một đội nhóm dù tốt nhưng cũng cần thời gian làm việc cùng nhau để hiểu nhau hơn. Hiện Minh Khôi đang tập trung vào việc tuyển dụng, tìm những người đồng hành phù hợp.

3. Biết mình phục vụ ai và hiểu rõ họ

“Đôi khi, sản phẩm ta làm ra và người ta muốn bán cho lại không trùng khớp với nhau. Cho dù có sành sỏi đến mấy, khó tính đến mấy thì thực tế ta chỉ đại diện cho một nhóm khách hàng rất nhỏ. Phần đông khách hàng nghĩ gì, muốn gì chính là điều cần tìm hiểu.”

Khôi chia sẻ 2 cách giúp vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu.

Thứ nhất, khi đến những quán cà phê có mô hình tương tự, hãy quan sát xem khách hàng ở đó là ai, họ đến với mục đích làm việc hay gặp gỡ bạn bè, ngồi một mình hay ngồi cả nhóm, họ thường ăn uống gì. Khi tích lũy được những quan sát đủ lớn, bạn sẽ rút ra được mẫu số chung và dần hình dung được khách hàng mục tiêu.

Thứ hai, trực tiếp hỏi những khách hàng mục tiêu của mình, gần gũi nhất là bạn bè. Để việc khảo sát trực quan và sinh động hơn, bạn có thể làm thử những cốc cà phê hay đồ ăn mẫu. Với không gian quán, hãy đưa cho họ hình ảnh thiết kế dự kiến. Việc này ít nhiều sẽ giúp bạn có cái nhìn nhất định về quan điểm của khách hàng và tránh mắc lỗi không đáng có.

“Mình tin việc hiểu rõ khách hàng là việc làm trọn đời. Những khách hàng của mình hôm nay nhưng 5 năm, 10 năm nữa, suy nghĩ của họ sẽ thay đổi. Thị trường vận động, tiêu chuẩn của khách hàng không ngừng thay đổi và chính chúng ta cũng phải vậy. Ngay cả những dự án đang chạy, mình vẫn luôn thực hiện khảo sát khách hàng.”

4. Lập kế hoạch kinh doanh

Điều mình muốn nhấn mạnh trong bản kế hoạch kinh doanh chính là liệt kê ra những “giải pháp giá trị”, tức những giá trị nào bạn có thể đem lại cho khách hàng.

Bạn có thể tìm ra lời giải đáp thông qua 3 câu hỏi:

– Điều gì bạn có thể làm tốt như những thương hiệu có sẵn trên thị trường?

“Bản thân là “fan cứng” của Starbucks, một huyền thoại trong lĩnh vực kinh doanh của mình nên khi mở All Day Coffee, mình mong quán cũng có được những giá trị tương đương với tiêu chuẩn quốc tế như Starbucks. Từ không gian, sản phẩm và dịch vụ, mình nỗ lực vì điều đó. Mình nghĩ rằng 80% những gì thương hiệu cùng phân khúc làm được thì ta cũng nên làm được.”

– Điều gì bạn có thể làm tốt hơn họ?

Khôi cho biết anh muốn cung cấp hương vị cà phê có chất lượng nhỉnh hơn mặt bằng chung. Với dịch vụ, nhân viên hướng đến sự ân cần, yêu thương khách hàng đến từ trái tim.

– Điều gì bạn có thể làm khác biệt với họ?

“Theo đuổi sự khác biệt là lối nghĩ của mình, từ khi mình làm youtube và đội chiếc hộp lên đầu. Năm 2018, All Day Coffee là một trong số ít những thương hiệu kinh doanh cà phê đặc sản, tự rang mới mỗi ngày.”

Những bộ bàn ghế, ly, cốc đều được thiết kế riêng, phù hợp từng loại đồ uống riêng, chú ý từ những chi tiết nhỏ nhất. Thay vì chi nhiều tiền quảng cáo, đội ngũ của thương hiệu chú trọng hơn vào các giải pháp mang đến giá trị tốt cho khách hàng.

5. Hành động

Bước cuối cùng nhưng mang tính quyết định, nằm ở hành động.

“12 năm trước, nhà mình không có ai kinh doanh, mình cũng chỉ bắt đầu bằng việc tra google, bây giờ vẫn đang google. 12 năm trước mình cũng không biết làm thế nào để mở một quán cà phê nhưng bây giờ đã có thể trả lời những câu hỏi chi tiết như bán giá bao nhiêu, menu cần có những gì, không gian ra sao,…

Bằng lòng đam mê và khao khát, điều gì chúng ta cũng có thể thực hiện được”, Minh Khôi nhắn nhủ.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

10 xu hướng công nghệ hàng đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân đang làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến tất cả các quốc gia, cả tác động tích cực cũng như bất lợi.

Chúng ta chưa bao giờ sống trong một thế giới của những đổi mới công nghệ nhanh hơn và sâu rộng hơn như hiện nay. Dưới đây là 10 xu hướng công nghệ hàng đầu đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

1. Trí tuệ nhân tạo và Học máy

Trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence) và học máy (Machine learning) liên quan đến khả năng nhận thức và hành động một cách thông minh của máy móc, có nghĩa là chúng có thể đưa ra các quyết định, thực hiện các nhiệm vụ và thậm chí dự đoán kết quả trong tương lai dựa trên những gì chúng thu nhận được từ các nguồn dữ liệu đầu vào.

Trong tương lai AI sẽ biến đổi thế giới của chúng ta và làm thay đổi cách chúng ta sống trong đó. Hiện tại, nó đã được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như công cụ tìm kiếm của Google, cung cấp các đề xuất sản phẩm trên Amazon và các đề xuất được cá nhân hóa mà chúng ta nhận được từ Netflix và trong quy trình bảo mật cho việc sử dụng thẻ tín dụng để tránh bị lừa đảo. AI và học máy cũng là nền tảng mà nhiều xu hướng công nghệ khác được xây dựng. AI cung cấp cho máy móc khả năng thực hiện một loạt các quy trình giống như con người, như nhìn (ứng dụng nhận dạng khuôn mặt), viết (thiết bị chatbot) và nói (ứng dụng Alexa). AI sẽ thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta nhiều hơn nữa khi thiết bị máy móc ngày càng hoạt động thông minh hơn.

2. Internet vạn vật (IoT)

Internet vạn vật (IoT: Internet of Things) là đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với internet, thu thập và chia sẽ dữ liệu.

Điện thoại thông minh là thiết bị thông minh đầu tiên mà nhiều người trong chúng ta tiếp xúc, nhưng giờ đây chúng ta có đồng hồ thông minh, TV thông minh, tủ lạnh thông minh và sẽ sớm có mọi thứ thông minh trong thời gian tới. Hiện nay chúng ta có khoảng 20 tỷ thiết bị thông minh đang hoạt động nhưng dự kiến con số này sẽ tăng lên ít nhất 200 tỷ thiết bị thông minh được kết nối mạng trong tương lai. Những thiết bị thông minh này chịu trách nhiệm cho sự bùng nổ dữ liệu và đang thay đổi nhanh chóng thế giới của chúng ta và cách chúng ta sống trong đó. Khả năng các máy móc kết nối và chia sẻ thông tin với nhau là một phần quan trọng của IoT.

3. Dữ liệu lớn (Big data)

Dữ liệu lớn là tập hợp dữ liệu lớn, đa dạng, thay đổi nhanh và phức tạp đến nỗi những công nghệ hay phần mềm truyền thống không có khả năng xử lý trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay, thế giới của chúng ta chứa đầy dữ liệu. Càng có nhiều dữ liệu, chúng ta càng dễ dàng có được những hiểu biết mới và thậm chí dự đoán được những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Bằng cách phân tích khối lượng dữ liệu bằng các thuật toán thông minh, có thể phát hiện ra các vấn đề và các mối quan hệ mà trước đây chúng ta chưa biết. Và khi chúng ta có thể hiểu mối quan hệ giữa các điểm dữ liệu, chúng ta có thể dự đoán tốt hơn các kết quả trong tương lai và đưa ra quyết định thông minh hơn về những việc cần làm tiếp theo.

4. Blockchains

Blockchain hay còn gọi là chuỗi khối là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được liên kết với nhau nhờ mã hóa.

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc lưu trữ, xác thực và bảo vệ dữ liệu là những thách thức lớn đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Công nghệ blockchain như là một dạng sổ cái phân tán, dạng mở, hứa hẹn một giải pháp thiết thực và siêu an toàn cho vấn đề này. Do đó, blockchain là một công cụ ngày càng hấp dẫn cho các ngành như ngân hàng và bảo hiểm. Nó sẽ biến đổi cách các ngân hàng hoạt động và cách chúng ta giữ tài sản của mình.

5. Điện toán đám mây và điện toán biên

Điện toán đám mây hay còn gọi là Cloud Computing, là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua internet. Nguồn tài nguyên này bao gồm rất nhiều thứ liên quan đến điện toán và máy tính. Ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng,… và sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên mạng. Người dùng có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây. Vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối với hệ thống internet. Trong khi đó, điện toán biên đề cập đến việc xử lý dữ liệu trên các thiết bị như điện thoại thông minh.

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon, Google và Microsoft cho phép các công ty lưu trữ tất cả cơ sở hạ tầng CNTT quan trọng trong đám mây của họ thay vì trong các thiết bị kỹ thuật số của một tổ chức để giảm chi phí để duy trì và vận hành các hệ thống, phần mềm và dữ liệu riêng lẻ. Điện toán biên nằm ở gần các thiết bị đầu cuối chứ không phải ở xa trong các trung tâm dữ liệu từ xa. Thay vì gửi mọi thông tin được thu thập bởi máy ảnh, máy quét, thiết bị đầu cuối cầm tay hoặc cảm biến đến đám mây để xử lý, các thiết bị biên sẽ tự thực hiện một số hoặc tất cả quá trình xử lý, tại nguồn nơi dữ liệu được thu thập.

6. Robot và Cobots

Robot ngày nay có thể được định nghĩa là những cỗ máy thông minh có thể hiểu và phản ứng với môi trường của chúng và thực hiện các nhiệm vụ thông thường hoặc phức tạp một cách tự động.

Trong thời đại dựa trên dữ liệu này, đó là trí thông minh và khả năng hoạt động một cách tự động của các robot. Sự nổi lên của loại robot hợp tác, hay còn gọi là cobots, là thế hệ robot mới nhất được thiết kế để hoạt động cùng với con người như những đồng nghiệp, nhằm hỗ trợ con người, tương tác an toàn và dễ dàng với con người.

7. Các phương tiện tự lái

Một phương tiện tự lái có thể là một chiếc xe hơi, xe tải, tàu hoặc phương tiện khác mà có thể cảm nhận được những gì đang diễn ra xung quanh nó và hoạt động mà không có sự tham gia của con người.

Các nhà sản xuất ô tô lớn đang đầu tư mạnh vào công nghệ tự lái và xe tự lái, điều đó có thể thay đổi bộ mặt của các thành phố của chúng ta trong tương lai. Chúng có khả năng sẽ làm giảm ô nhiễm, cải thiện đáng kể việc đi lại hàng ngày và hơn thế nữa.

8. Mạng 5G

5G là mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 kết hợp với sự đổi mới sáng tạo trong công nghệ mạng sẽ cho chúng ta một mạng di động nhanh hơn và ổn định hơn, cũng như khả năng kết nối nhiều thiết bị hơn và cho phép truyền tải luồng dữ liệu lớn hơn.

Công nghệ mạng là xương sống của xã hội trực tuyến và nhờ đó nó tạo ra một thế giới thông minh hơn. Khi băng thông và vùng phủ sóng tăng lên, việc gửi, nhận nhiều email trở nên khả thi hơn, các dịch vụ dựa trên vị trí và phát trực tuyến video và trò chơi sẽ được cải thiện đáng kể. Mạng 5G sẽ cung cấp cho chúng ta không chỉ tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn mà còn có thể cho phép kết nối nhiều thiết bị hơn trong một khu vực địa lý.

9. Hệ gen và Chỉnh sửa gen

Hệ gen (Genomics) là một lĩnh vực sinh học liên ngành tập trung nghiên cứu về tất cả các gen và bộ gen của các sinh vật sống. Chỉnh sửa gen là một nhóm các công nghệ cho phép tạo ra các thay đổi trên trình tự gen nội sinh và cấu trúc di truyền của các sinh vật sống.

Các máy tính ngày càng mạnh mẽ và các công cụ phần mềm tinh vi hiện có là công cụ giúp chúng ta hiểu bộ gen của con người kể từ khi nó được sắp xếp theo trình tự chính xác lần đầu tiên vào năm 2003. Ngày nay, công nghệ sinh học đã phát triển đến mức có thể thay đổi phân tử DNA được mã hóa trong một tế bào và ảnh hưởng đến các đặc điểm mà hậu duệ của nó sẽ có sau khi nó sinh sản bằng cách phân chia tế bào.

10. Điện toán lượng tử

Điện toán lượng tử là một trong các phương pháp xử lý thông tin tiến bộ trong tương lai. Theo đó người ta sẽ sử dụng những nguyên lý của cơ học lượng tử để thực hiện các phép tính phức tạp trong một khoảng thời gian ngắn do nhiều siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới thực hiện.

Điện toán lượng tử sẽ định nghĩa lại hoàn toàn máy tính là gì và có thể cho chúng ta sức mạnh tính toán mạnh gấp hàng triệu hoặc hàng nghìn tỷ lần so với siêu máy tính ngày nay. Mặc dù điện toán nhị phân thông thường có thể là tất cả những gì chúng ta sẽ cần cho nhiều nhiệm vụ chúng ta thực hiện trên máy tính trong tương lai gần. Trong khi đó, điện toán lượng tử có thể giúp cho chúng ta xử lý nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và giải mã các cấu trúc phức tạp như thông tin về bộ gen.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips via Forbes

Nền tảng đặt phòng lớn nhất thế giới Airbnb sa thải 25% nhân sự

Airbnb sẽ cắt giảm 25% nhân sự, tương đương gần 1.900 người, do dịch bệnh làm đảo lộn ngành du lịch và đe dọa tới mảng kinh doanh sống còn của công ty.

airbnb

Hôm 5/5, ứng dụng đặt và thuê phòng Airbnb cho biết gần 1.900 nhân viên sẽ bị thôi việc. Hiện tại, Airbnb có 7.500 lao động. Trong thư gửi nhân viên, nhà sáng lập kiêm CEO Brian Chesky nói công ty đang trải qua khủng hoảng bi thảm nhất trong lịch sử hoạt động khi thị trường du lịch lâm vào trạng thái đình trệ.

Mảng kinh doanh chủ lực của Airbnb bị ảnh hưởng nặng nề và doanh thu năm 2020 dự kiến chưa bằng một nửa năm 2019. Gần đây, công ty thử nghiệm phiên bản ảo của dịch vụ Airbnb Experiences, trong đó các chủ nhà đến từ hơn 30 quốc gia sẽ hướng dẫn trải nghiệm qua mạng và thu phí từ 1 USD tới 40 USD. Những trải nghiệm này bao gồm tour đạp xe, thiền với sư thầy người Nhật hay tham gia lớp học nấu ăn.

Tại Mỹ, Airbnb cho biết sẽ chi trả phí bảo hiểm y tế 12 tháng cho nhân viên mất việc làm. Tại các nước khác, bảo hiểm y tế được trả đến hết năm nay.

Dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, các công ty công nghệ cũng không phải ngoại lệ. Các hãng Lyft, Yelp, Eventbrite đều đã thông báo sa thải, Uber cũng được đồn sẽ cho 20% nhân sự, tương đương 5.400 nhân viên thôi việc.

Trong thư, CEO Airbnb gửi lời xin lỗi sâu sắc đến các nhân viên phải nghỉ việc. “Xin hãy biết rằng đây không phải lỗi của các bạn. Thế giới sẽ không ngừng tìm kiếm những tài năng và phẩm chất mà bạn đã mang đến Airbnb”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

CEO Bphone: Tiết lộ công nghệ mới trên Smartphone của mình

Trước ngày ra mắt Bphone B86 vào Chủ nhật tuần này (10/5), CEO Bkav chính thức công bố tính năng chống nước cao cấp trên Bphone thế hệ mới nhất và làm thế nào các kỹ sư Việt Nam có thể đưa được tính năng này lên smartphone.

bphone

Sáng sớm nay, CEO Nguyễn Tử Quảng lần đầu tiên chia sẻ chi tiết với cộng đồng những người yêu thích Bphone về việc Bkav làm chủ được công nghệ lõi smartphone như thế nào từ một vết nứt trên khung điện thoại.

Bphone2

Hình bên dưới là ảnh chụp bề mặt phần nhựa phân cách ăngten trên khung của Bphone B86. Ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử đã được phóng đại lên 40 lần. Trên bề mặt này chúng ta thấy một vết nứt nhỏ, không thể thấy bằng mắt thường.

Các kỹ sư của Bkav sau nhiều phân tích đã dự đoán và tìm được vết nứt này, là thủ phạm để hơi nước xuất hiện trong thử nghiệm ngâm thiết bị dưới độ sâu hơn 1,5m nước.

bphone1

Hiện tại, với điện thoại phân khúc tầm trung trở xuống, việc được trang bị chuẩn chống nước là một điều xa xỉ. Smartphone có rất nhiều điểm nối và mỗi cổng kết nối, nút bấm, loa, mic, khe SIM, các điểm tiếp nối giữa màn hình và khung… đều là nơi nước có thể xâm nhập vào. Để chống nước, không chỉ đơn giản dùng keo, tape mà liên quan nhiều đến quá trình nghiên cứu thiết kế, chất liệu, gia công cơ khí…

Chính vì vậy, không phải nhà sản xuất nào cũng “dám” trang bị tính năng này cho sản phẩm của mình, nhất là với những nhà sản xuất smartphone giá rẻ, phải tìm cách cắt giảm chi phí nhất có thể. Thường chỉ các smartphone cao cấp, flagship của các hãng lớn như Apple, Samsung, Sony… mới được trang bị chuẩn chống nước, chống bụi. Bphone 3 giá gần 7 triệu đồng là smartphone giá tầm trung duy nhất có tính năng chống nước chuẩn IP68.

Đây chỉ là một ví dụ trong hàng ngàn vấn đề xoay quanh việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử và sản xuất công nghiệp hàng loạt với một dòng sản phẩm cao cấp như Bphone B86.

Nếu không sở hữu công nghệ lõi, đầu tư cho R&D và muốn làm sản phẩm cao cấp theo thiết kế riêng, thì mỗi khi gặp một vấn đề nêu trên nhà sx phải nhờ và chờ đợi đối tác hỗ trợ, hàng ngàn vấn đề như vậy là điều bất khả thi. Cho dù bỏ ra nhiều tiền cỡ nào cũng không thể, chưa kể chỉ có thể thuê những hãng loại 2 hay loại 3 thôi“, ông Nguyễn Tử Quảng chia sẻ.

Vì vậy, theo CEO Bkav, “khi bạn sở hữu Bphone B86 hay các phiên bản Bphone khác, là bạn đang sở hữu một giá trị vượt ra khỏi giá trị vật chất mà bạn đã bỏ ra”.

Bphone B86 sẽ chính thức ra mắt ngày 10/5. Sự kiện được tổ chức tại trường quay S14 Đài truyền hình Việt Nam không có khán giả tham dự nhằm đảm bảo việc phòng chống dịch COVID-19, nhưng được Bkav hứa hẹn là một bữa tiệc công nghệ không kém gì ba lần ra mắt Bphone trước đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Sự kiện được livestream từ lúc 20h ngày 10/5/2020.

Bphone B86 sẽ có nhiều điểm thú vị đáng mong chờ, như là smartphone đầu tiên loại bỏ hoàn toàn nút bấm vật lý, camera được trang bị sức mạnh của nhiếp ảnh điện toán, có thể chụp được những khoảnh khắc mắt thường không nhìn thấy ở tốc độ cao. Ngoài Bphone B86, sẽ có thêm ba model gồm Bphone B40, Bphone B60 và Bphone B86s với nhiều phiên bản, nhiều màu khác nhau. Trước đó, Bkav đã đầu tư chuỗi tổ hợp trải nghiệm Bstore để chuẩn bị cho việc phân phối Bphone thế hệ mới.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnReview

Tìm hiểu gốc rễ của Black Hat SEO, White Hat SEO và Gray Hat SEO

Cùng tìm hiểu các nội dung như Black Hat SEO (SEO mũ đen) là gì, White Hat SEO (SEO mũ trắng) là gì, Gray Hat SEO (SEO mũ xám) là gì và các lý thuyết khác trong ngành SEO.

black hat seo
Tìm hiểu gốc rễ của Black Hat SEO, White Hat SEO và Gray Hat SEO.

White Hat SEO (SEO mũ trắng), Black Hat SEO (SEO mũ đen) và Grey Hat SEO (SEO mũ xám) là những thuật ngữ được sử dụng dựa theo hình ảnh trong các bộ phim ở phương Tây từ những năm 1920. Chúng là một cách gọi đơn giản để nói lên sự khác biệt giữa người anh hùng và nhân vật phản diện.

Theo đó, những người anh hùng thường đội mũ trắng, tạo nên thuật ngữ SEO mũ trắng hay White Hat SEO. Nhân vật phản diện lại đội mũ đen và hình thành nên thuật ngữ SEO mũ đen hay Black Hat SEO.

Cuối cùng, mặc dù nhân vật đội mũ xám ít xuất hiện, nhưng nó được xem là sự pha trộn giữa mũ trắng và mũ đen, khái niệm Grey Hat SEO được hình thành.

Ngành công nghiệp SEO hay Search Engine Optimization dần dần đã áp dụng một cách rộng rãi các cụm từ này, mỗi cụm từ tương ứng với một “tính cách” đại diện cho một nhân vật nhất định.

  • SEO mũ trắng hay White Hat SEO đại diện cho những cách làm SEO “chân chính”.
  • SEO mũ đen hay Black Hat SEO là hình ảnh của nhân vật phản diện, làm SEO không chân chính.
  • SEO mũ xám hay Grey Hat SEO là sự pha trộn giữa chân chính và không chân chính.

Trước khi khám phá chi tiết từng phần nội dung này, vì nó là những thuật ngữ nằm trong một khái niệm lớn hơn đó là SEO hay tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, đầu tiên bạn cần phải hiểu SEO là gì.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên trang tìm kiếm (SERPs) của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.

Để có thể hiểu đầy đủ và toàn diện nhất về ngành SEO, bạn có thể xem tại: seo là gì

White Hat SEO hay SEO mũ trắng là gì?

SEO mũ trắng có nghĩa là thực hiện các hoạt động SEO tuân theo các quy tắc hay chính sách của công cụ tìm kiếm.

Đơn giản, bạn chỉ sử dụng các chiến thuật có đạo đức, không gian lận hay tìm cách thao túng công cụ tìm kiếm (sử dụng công cụ hay phần mềm spam) và làm theo hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.

Có thể gọi White Hat SEO hay SEO mũ trắng là SEO bền vững hay SEO chất lượng.

Black Hat SEO hay SEO mũ đen là gì?

Như đã đề cập ở đầu bài, ngược lại với SEO mũ trắng chính là SEO mũ đen, có nghĩa là người làm SEO khi này sử dụng các hành động gian lận.

Họ sử dụng các chiến thuật gian lận, công cụ hay phần mềm spam trong SEO để thao túng kết quả hay thứ hạng từ khoá trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Những hoạt động này thường đi ngược lại với quy định và các chính sách hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn thử tìm kiếm vài từ khoá như “phần mềm SEO” hay “công cụ SEO”, có vô số các website hiện đang cung cấp dịch vụ hay cách làm này.

Vì bản chất là nó đi ngược lại với chính sách của các công cụ tìm kiếm và không bền vững, rất hiếm khi các doanh nghiệp có thương hiệu sử dụng chiến thuật SEO này, thay vào đó, nó chủ yếu được sử dụng bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ SEO (SEO Agency).

Đơn giản là bởi vì, họ chỉ cần cam kết thứ hạng cho khách hàng của họ mà không cần quan tâm đến bất cứ thứ gì khác như tính bền vững, mức độ hiệu quả (chuyển đổi) hay liệu website có bị phạt hay không (bởi các công cụ tìm kiếm).

Gray Hat SEO hay SEO mũ xám là gì?

Cũng như rất nhiều các trường phái SEO khác, có nhiều ý kiến khác nhau về SEO mũ xám.

Khi bạn tìm kiếm những nội dung liên quan đến khái niệm SEO mũ xám hay Grey Hat SEO trên các công cụ tìm kiếm thì bạn sẽ thấy các bài viết với một loạt các định nghĩa, rơi vào các loại như:

  • Nó là một hỗn hợp của kỹ thuật Black Hat SEOWhite Hat SEO.
  • Đó là một chiến thuật hiện đang là mũ trắng hoặc đen nhưng với những thay đổi về cách thức hoạt động của các công cụ tìm kiếm, nó có thể trở thành điều ngược lại trong tương lai, tức vẫn có thể hợp lệ.

Cả hai định nghĩa này đều có một điểm chung.

Grey Hat SEO không phải là Black Hat SEO và hiển nhiên cũng không phải là White Hat SEO, mà là một cái gì đó nằm ở giữa. Nghe có vẻ mơ hồ, nhưng không, đó là sự thật.

Grey Hat SEO hoặc là chuyển tiếp giữa hai, hoặc là hỗn hợp của cả hai kiểu SEO mũ trắng và SEO mũ đen.

Nó là một cái gì đó chưa thực sự rõ ràng và rành mạch đến mức tách biệt.

Nó không nhất thiết phải là một chiến thuật xấu, nhưng nó đang được thực hiện với ý định vượt lên trong bảng xếp hạng của các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Hình thức SEO nào là tốt và xấu đối với hiệu quả SEO.

Các quy tắc duy nhất được thừa nhận là đúng hoặc sai, tốt hoặc xấu trong ngành SEO là những quy tắc được các công cụ tìm kiếm đưa ra.

Điều này quá dễ hiểu, đó là nền tảng của “họ” thì đương nhiên “họ” phải xây dựng cho mình những “luật” riêng, thậm chí là những “luật bất thành văn”.

Các công cụ tìm kiếm có thể quyết định những điều kiện mà chúng ta buộc phải tuân thủ.

Các thuật toán được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm lớn đã được phát triển trong nhiều năm để chống lại sự thao túng và những nội dung không có ích cho kết quả tìm kiếm.

Các thuật toán được sinh ra để “bắt và phạt” các website đi ngược lại với tinh thần chung của các hệ thống xếp hạng.

Các công cụ tìm kiếm sẽ quyết định thế nào là chơi công bằng và thế nào là hành vi bất hợp pháp.

Google nổi tiếng vì có các hướng dẫn quản trị trang web (Webmasters) khá rõ ràng, được sử dụng bởi các chuyên gia SEO để xác định những nội dung nào là đúng và hiệu quả, và những nội dung nào thì không.

Các thuật toán như Penguin, Panda và Payday đều bao gồm các biện pháp để giảm bớt sự hiện diện của các trang web trong trang kết quả tìm kiếm SERPs khi những trang đó không tuân thủ các hướng dẫn của công cụ tìm kiếm.

Sự khác biệt giữa Black Hat SEO và White Hat SEO.

Sự khác biệt cốt lõi giữa SEO mũ đen và SEO mũ trắng là liệu bạn có đang làm việc theo “tinh thần” của các công cụ tìm kiếm hay không.

Có thể có những sắc thái đối với các hướng dẫn mà bạn thấy không rõ ràng, nhưng bạn có đang làm việc để đáp ứng các hướng dẫn đó hoặc tuân theo chúng hay không sẽ quyết định bạn đang theo trường phái nào.

Nếu bạn tuân thủ thì bạn là anh hùng Mũ Trắng, tức White Hat SEO, còn ngược lại nếu bạn không tuân thủ thì bạn thuộc trường phái Mũ Đen hay Black Hat SEO.

Tại sao những khái niệm về Black Hat SEO, White Hat SEO hay Gray Hat SEO lại quan trọng với các SEOer.

Về cơ bản, việc sử dụng thuật ngữ SEO mũ trắng, SEO mũ đen và SEO mũ xám là tùy vào từng người làm SEO.

Những thứ được cho là “tuỳ ý” chủ yếu giúp giữ cho các học viên SEO kiểm tra được kết quả khi họ đang thực hành trên các website mà họ không sở hữu.

Kỹ thuật SEO mũ đen, những kỹ thuật cố tình đi ngược lại các hướng dẫn của công cụ tìm kiếm, mang đến những rủi ro cao hơn nhiều so với các kỹ thuật SEO mũ trắng hay SEO mũ xám.

Như vậy, các website đi ngược lại với các hướng dẫn có thể bị phạt bởi lệnh cấm hoàn toàn hoặc cấm một phần từ công cụ tìm kiếm.

Điều đó rất nghiêm trọng nếu website này không phải là của riêng bạn.

Bạn có thể khiến một doanh nghiệp nào đó mất nguồn thu nhập rất lớn nếu doanh nghiệp đó kinh doanh chủ yếu dựa trên các lượng truy cập tự nhiên (organic traffic).

Xây dựng liên kết (Backlink) trong Black Hat SEO, White Hat SEO và Gray Hat SEO.

Xây dựng liên kết (Link Building) trong Black Hat SEO, White Hat SEO và Gray Hat SEO.
Xây dựng liên kết (Link Building) trong Black Hat SEO, White Hat SEO và Gray Hat SEO.

Hướng dẫn của Google’s Webmaster:

Bất kỳ liên kết nào có ý định thao túng PageRank hoặc xếp hạng trang web của Google trong kết quả tìm kiếm của Google có thể được coi là một phần của sơ đồ liên kết và vi phạm Nguyên tắc quản trị trang web của Google.”

Theo đó, tuỳ thuộc vào từng cách tiếp cận, các trường phái SEO khác nhau xây dựng nội dung và liên kết (backlink) theo những cách khác nhau.

Để có thể hiểu toàn diện về thuật ngữ backlink, bạn có thể xem tại: backlink là gì

White Hat SEO – SEO mũ trắng.

Tạo nội dung giá trị cho người dùng với mục tiêu giáo dục, thông báo hoặc làm họ thích thú với những nội dung đó.

Điều đó có nghĩa là nội dung tốt dẫn đến các website khác muốn liên kết (link) với nó dưới dạng dẫn nguồn thông tin. Khi đó bạn đã có backlink.

Black Hat SEO – SEO mũ đen.

Sử dụng Private blog networks (PBNs) hay mạng lưới blog riêng (còn được gọi là hệ thống site vệ tinh) để xây backlink, tự thêm liên kết website của bạn vào bất kỳ bình luận nào trên blog (blog comment) mà bạn thể và trả tiền cho các liên kết đó.

Tất cả những chiến thuật này đều đi ngược lại các nguyên tắc quản trị trang web của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.

Gray Hat SEO – SEO mũ xám.

Tạo nội dung mới hoàn toàn vì mục đích đạt được các liên kết (backlink) có thể được xem xét theo các hướng dẫn của Google theo định nghĩa được đưa ra ở trên.

Tuy nhiên, nếu nội dung đó thực sự phù hợp và có giá trị đối với người dùng truy cập vào website, liệu nó có thực sự trái với tinh thần của các hướng dẫn của bộ máy tìm kiếm hay không? Một vùng màu xám không rõ ràng được xuất hiện.

Chất lượng nội dung (Content Quality) đối với Black Hat SEO, White Hat SEO và Grey Hat SEO.

Chất lượng nội dung (Content Quality) đối với Black Hat SEO, White Hat SEO và Grey Hat SEO.
Chất lượng nội dung (Content Quality) đối với Black Hat SEO, White Hat SEO và Grey Hat SEO.

Hướng dẫn của bộ máy tìm kiếm Bing cũng đã chỉ rõ mức độ cần thiết của nội dung chất lượng trong việc xếp hạng website.

“Các website có nội dung ít, hiển thị chủ yếu là quảng cáo hoặc liên kết hoặc nếu không thì chuyển hướng khách truy cập đến các website khác có xu hướng không được xếp hạng tốt trên Bing. Nội dung của bạn phải dễ điều hướng, phải phong phú và hấp dẫn với khách truy cập và cung cấp những thông tin mà họ tìm kiếm.”

Lời khuyên của Google cũng tương tự. Chất lượng nội dung là yếu tố then chốt để có được xếp hạng tốt.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại một khu vực “khoảng không” màu xám, nơi mà SEO mũ đen hay SEO mũ trắng vẫn là thứ gì đó chưa rõ ràng.

Content cho White Hat SEO.

Nội dung được viết để hỗ trợ điều hướng người dùng, trả lời các truy vấn tìm kiếm (Search Queries) và làm hài lòng người dùng.

Nó xếp hạng tốt vì nó có liên quan và hữu ích, được tối ưu hóa để giúp đúng đối tượng người dùng tìm thấy nó qua các công cụ tìm kiếm.

Nội dung được viết phải đặt nhu cầu của người tìm kiếm lên đầu tiên.

Content cho Black Hat SEO.

Nội dung cụ thể là một trang ngõ (doorway pages), được “lấy” từ các website khác mà không cần thêm giá trị gì khác hoặc nội dung chứa spam các từ khóa.

Người làm nội dung cho Back Hat SEO thường không tự xây dựng nội dung gốc (original content) cho riêng họ mà chủ yếu “xào nấu” từ nhiều nguồn sẵn có khác.

Content cho Gray Hat SEO.

Nội dung được viết hoàn toàn cho mục đích xếp hạng trang tốt. Nó chỉ chứa đủ từ khóa để thu hút khách truy cập vào trang nhưng thực sự không thêm nhiều giá trị.

Sự khác biệt giữa các loại White Hat SEO, Black Hat SEO và Grey Hat SEO là gì?

Nó không chỉ sự khác nhau trong định nghĩa của các kỹ thuật mũ đen, trắng và xám. Nó còn là sự rủi ro hay những kết quả khác nhau.

  • Rủi ro.
Thực hiện các kỹ thuật mũ đen, trắng hoặc xám đều mang đến rủi ro riêng.
Kỹ thuật SEO mũ đen có nguy cơ rủi ro cao nhất.

Nếu bạn bị bắt gặp đi ngược lại các nguyên tắc của công cụ tìm kiếm thì bạn có thể bị phạt bởi một số hoặc tất cả nội dung website của bạn bị xóa khỏi các chỉ số tìm kiếm.

Kỹ thuật SEO mũ trắng có nguy cơ không hiệu quả, tức khó có được thứ hạng cao.

Website có thể là một nơi tốt hơn nếu mọi website tuân thủ cuộc chơi của các công cụ tìm kiếm, nhưng thực tế thì không, rất nhiều website muốn đi ngược lại với quy tắc.

Như vậy, nếu thương hiệu của bạn ở trong một ngành rất cạnh tranh, bạn có thể không thể xếp hạng tốt so với các đối thủ đang sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen.

PBN và các hoạt động xây dựng backlink khác có thể có hiệu quả cao. Nếu bạn quyết tâm chơi theo luật, bạn có thể hy sinh thứ hạng cao trong một số trường hợp.

Kỹ thuật SEO mũ xám có nguy cơ bị phạt trong tương lai.

Nếu hoạt động bạn đang thực hiện là ranh giới trái với hướng dẫn thì bạn không biết khi nào công cụ tìm kiếm có thể thắt chặt các thuật toán để phá vỡ nó.

Kỹ thuật SEO mũ đen hay Black Hat SEO có thể có hiệu quả trong ngắn hạn.

Nhưng nếu chúng được phát hiện nhanh chóng bởi các công cụ tìm kiếm, thì các hiệu ứng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một hệ thống site vệ tinh rồi sau đó bị phát hiện và các liên kết bị hạ cấp có thể là một sự lãng phí.

Kỹ thuật SEO mũ trắng hay White Hat SEO có cơ hội lớn hơn theo thời gian, tức phát triển bền vững trong dài hạn.

Kỹ thuật SEO mũ xám hay Grey Hat SEO có thể rơi vào sự xem xét kỹ lưỡng hơn từ các công cụ tìm kiếm theo thời gian có thể làm giảm hiệu quả của chúng.

Case Study.

Nếu bạn sử dụng công việc hiện tại của mình để giúp giành được khách hàng mới hoặc đảm bảo chương trình khuyến mãi tiếp theo thì phương pháp của bạn sẽ đóng môt vai trò rất quan trọng.

Nói về lược đồ (Scheme) PBN của bạn sẽ không mang lại cho bạn bất kỳ lợi ích tìm kiếm nào trong lương lai.

Nó cũng có khả năng làm cho khách hàng của bạn sợ rủi ro và lo lắng.

Hầu hết các nhà tuyển dụng, nếu họ biết nhiều về SEO, sẽ không sẵn sàng mạo hiểm với một người khoe khoang công khai về thành công của họ với các “trang trại” nội dung.

Kỹ thuật SEO mũ trắng hay Black Hat SEO nếu được sử dụng thành công sẽ thể hiện kỹ năng tuyệt vời.

Tuân theo các quy tắc của các công cụ tìm kiếm có thể là một quá trình chậm hơn, bực bội hơn so với SEO mũ đen (Black Hat SEO).

SEO mũ xám, trong thực tế, sẽ tạo thành một phần lớn của bất kỳ chiến dịch SEO. Như vậy, phần lớn được chấp nhận tốt trong cộng đồng làm SEO.

Nhiều người đọc bài viết này có thể sẽ có ý kiến ​​khác nhau về hoạt động nào là mũ trắng hoặc xám.

Thảo luận về một kế hoạch chiến lược nội dung được thiết kế để có thứ hạng tốt trên trang kết quả tìm kiếm chắc chắn sẽ rất ấn tượng trong một cuộc phỏng vấn về SEO.

Kết luận.

Trong khi trên thực tế White Hat SEO hay SEO mũ trắng, Black Hat SEO hay SEO mũ đen có vẻ dễ xác định, phần lớn hoạt động SEO dường như rơi vào SEO mũ xám, tức Gray Hat SEO.

SEO mũ đen mang lại những rủi ro đáng kể.

SEO mũ trắng và SEO mũ xám nếu được xem xét một cách cẩn thận có thể là con đường an toàn nhất của bạn thay vì SEO mũ đen.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thương mại điện tử: Lỗ ngàn tỉ vẫn “đốt” – Vì sao thế ?

Cuộc đua “đốt tiền” của các đại gia thương mại điện tử từng được dự báo sẽ hạ nhiệt khi thị trường định hình “bộ khung” dẫn dắt. Tuy nhiên, con số lỗ của Tiki năm 2019 vẫn tiếp tục tăng nhanh, thậm chí hơn gấp đôi năm 2018 và tiệm cận với những đối thủ sừng sỏ như Lazada hay Shopee.

thuong-mai-dien-tu

Câu chuyện đốt tiền trong lĩnh vực thương mại điện tử chưa bao giờ là cũ và lỗi thời, đặc biệt với nhóm “tứ trụ” trong ngành. Sự khác biệt, nếu có, là các nền tảng đang tìm cách định hình lại bản thân, với một phong cách tiếp cận riêng thay vì khuyến mại ồ ạt như trước.

Báo cáo thường niên của VNG – một trong những cổ đông lớn nhất nắm 24% của Tiki –  vừa hé lộ con số lỗ khổng lồ của trang thương mại điện tử này năm 2019 với gần 1.800 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty này chỉ lỗ hơn 750 tỷ đồng.

Nếu xét về quy mô lỗ lũy kế tổng thể, Tiki vẫn có phần lép vế hơn hai đối thủ cạnh tranh, vốn được hậu thuẫn rất mạnh từ những công ty mẹ nước ngoài. Tuy vậy những con số này cũng cho thấy, cuộc đua “đốt tiền” dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dù cách tiếp cận nay đã khác.

thuong-mai-dien-tu

Không giống với giai đoạn trước, vấn đề đốt tiền giờ đây không còn tập trung chủ yếu vào việc khuyến mãi. Thay vào đó, khi cuộc chơi đang dần được thu hẹp chỉ còn vài cái tên, những nền tảng này đang nỗ lực gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu bằng những “bản sắc” riêng, tạo ra sự khác biệt.

Báo cáo hoạt động các sàn thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 của iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, App Annie và YouNet Media, đã nhận xét thị trường này đang dần trưởng thành hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, 45% người dùng truy cập vào các sàn thương mại điện tử bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ website vào trình duyệt chứ không cần tìm trên Google hay click vào quảng cáo.

“Mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đã trở thành một phản xạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Mỗi khi xuất hiện nhu cầu, họ sẽ mở ứng dụng yêu thích trên điện thoại hoặc gõ địa chỉ website và truy cập ngay”, nhóm nghiên cứu nhận định.

Điều này được xem là bước chuyển mới cho thị trường và cũng trở thành bước ngoặt trong chiến lược của những tên tuổi đứng đầu.

Nhìn về quá khứ, khi thị trường này mới trong giai đoạn đầu, đối thủ chính của những sàn thương mại điện tử thực tế là thói quen mua sắm trực tiếp.

Việc khuyến mại rầm rộ với những chương trình na ná nhau giữa các sàn giao dịch nhằm mục đích chính là lôi kéo người tiêu dùng đến với những cách thức mới.

Và sau nhiều năm thi nhau “đốt tiền”, thị trường thương mại điện tử đã có những “quả ngọt” – đó là thói quen với mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn.

Câu chuyện này nếu nhìn từ khía cạnh khác, cũng là cách đào thảo bớt những đối thủ, những người không theo kịp cuộc chơi “đốt tiền”.

Adayroi, Lotte.vn, Robins.vn hay VuiVui là những cái tên đã dừng bước năm 2019, với một lý do gần như chung cho tất cả là “nguồn lực không đủ”.

Cuộc chơi trên thị trường thương mại điện tử, thực tế, giờ chỉ gói gọn trong bốn cái tên là Shopee, Sendo, Tiki và Lazada.

Và khi thị trường đã có bước chuyển, cuộc đua đốt tiền cũng thay đổi từ cạnh tranh về khuyến mại và những sự kiện mua sắm giống hệt nhau sang những hướng đi riêng.

Tiki, cái tên sáng giá đối chọi được với những nền tảng thương mại điện tử vốn ngoại, tăng lỗ đột biến trong năm 2019 khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng mới như livestream TikiLIVE và đầu tư cho phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Sàn này cũng dành một phần tiền không nhỏ để tăng mức độ nhận diện với khách hàng trẻ thông qua các MV âm nhạc.

Từ đầu tháng 4/2019, hàng loạt MV ca nhạc có sự xuất hiện “tình cờ” của Tiki được tung lên Youtube và chiếm các vị trí hàng đầu trên Youtube Trending. “Lửng lơ” (B-Ray và Masew), “Bạc phận” (K-ICM ft. Jack), “Đừng yêu nữa, em mệt rồi” (Min), “Anh ơi ở lại” (Chi Pu) và “Yêu được không?” (Đức Phúc). Điểm chung của các MV này là có cảnh nhân viên giao kiện hàng đóng logo Tiki, cuối ca khúc là thông tin thương hiệu.

Trong khi đó, Shopee Việt Nam, với vị thế dẫn đầu từ trước đang tiếp tục tạo áp lực mạnh. Theo iPrice, Shopee tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt mỗi tháng.

Con số này một phần nào đó cũng tương đồng với tốc độ lỗ tăng đột biến của Shopee trong những năm gần đây, với nguồn tài chính dồi dào từ công ty mẹ – SEA.

Shopee, nhờ lượng tiền lớn, cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Nền tảng này giới thiệu tính năng Shopee Live trong tháng 3, quảng bá với Cristiano Ronaldo trong tháng 9, tổ chức Shopee Show trong tháng 11 rồi hợp tác giao hàng nhanh với Grab trong tháng 12.

Theo iPrice, trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa. Bởi một lý do đơn giản, họ có nhiều tiền để “đốt”.

thuong-mai-dien-tu-marketingtrips

Trong khi đó, Sendo tập trung chủ yếu vào chiến lược thu hút người dùng mới. Từ quý I sang quý II, lượng truy cập website của Sendo tăng đến 24%, đưa họ lên hạng 3.

Đồng thời, ứng dụng di động của Sendo cũng xếp hạng 2 về số lượt tải về trong quý II và quý III năm ngoái.

Cuối cùng, Lazada Việt Nam dành phần lớn trong năm cho các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như Lazada Super Party, gameshow Đoán Giá, và Đại Nhạc Hội Lazada.

Vì đa phần các hoạt động này chỉ có cho di động nên Lazada tuy xếp hạng nhì về lượng người sử dụng ứng dụng nhưng chỉ xếp hạng 5 về lượng truy cập website.

Những động thái này thực tế đã cho thấy cuộc chơi thương mại điện tử dù thay đổi nhưng vẫn xoay quanh theo phương thức “đốt tiền”.

Điểm khác là tiền được đốt vào những dự án mới, những cách thức thu hút người dùng mới. Và dù thị trường đã dần được định hình, cuộc chiến này dường như còn gay gắt hơn trước.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Trí thức trẻ

Huyền thoại giày bata Thượng Đình liệu có đủ sức hồi xuân?

Bước vào thời kỳ mở cửa thị trường và phải cạnh tranh cùng nhiều đối thủ, giày Thượng Đình không còn giữ được sức mạnh của mình, thay vào đó là tình cảnh đuối sức, thoái trào.

giày bata thượng đình

Tương tự những thương hiệu như kem đánh răng Dạ Lan, cao su Sao Vàng, diêm Thống Nhất, kem Thủy Tạ…, giày Thượng Đình cũng từng được xếp vào nhóm thương hiệu Việt “cây đa cây đề”. Nhưng giờ đây thương hiệu đình đám một thời cũng đang loay hoay tìm cách bứt phá, vượt lên cái bóng của chính mình…

Sản phẩm thân thuộc

Tiền thân là Xí nghiệp X30 được thành lập tháng 1/1957 với nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và giày vải cho quân đội, Công ty cổ phần Giày Thượng Đình (mã chứng khoán GTD) tính đến nay đã có hơn 60 năm hoạt động, trở thành một trong những thương hiệu Việt lâu đời nhất tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm giày cho thị trường trong nước. Với quãng thời gian ngang ngửa cuộc đời một con người, giày Thượng Đình đã trải qua nhiều thăng trầm.

Trong suốt gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhãn hiệu giày Thượng Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng thường xuyên. Điều này được thể hiện qua các số liệu sản xuất và tiêu thụ tăng trưởng qua các năm, qua các giải thưởng, phần thưởng cho các sản phẩm của công ty.

Nhiều năm liền, nhãn hiệu giày Thượng Đình luôn được người tiêu dùng bình chọn là một trong những sản phẩm TOP TEN, sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất, giải thưởng Hà Nội Vàng, Cúp Vàng Hà Nội, Huy Chương Vàng, Bạc… cho các sản phẩm của giày Thượng Đình. Điều đó đã chứng tỏ giá trị của nhãn hiệu giày Thượng Đình là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và ưa thích nhất của người tiêu dùng.

Đến đầu thập niên 90, thương hiệu giày này vẫn gần như giữ vị thế độc tôn trên thị trường, một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Hình ảnh đôi giày vải bata trắng với sọc xanh lam trên đế nhựa dẻo là sản phẩm nổi tiếng nhất của thương hiệu này,đã trở nên thân thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt Nam.

Giày Thượng Đình cũng từng rất thành công trong việc xuất khẩu. Chất lượng giày Thượng Đình là thứ không thể bàn cãi khi doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công tới thị trường các nước Đông Âu (cũ), EU như Đức, Ý, Pháp, Bỉ… từ những năm 1985.

Ngày 8/6/2015, Công ty TNHH MTV Giày Thượng Đình IPO hơn 1,9 triệu cổ phần với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần, nhưng tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua lên tới hơn 22 triệu đơn vị.

Các nhà đầu tư đã không ngần ngại đặt giá cao để mua được cổ phần của doanh nghiệp này. Kết quả, giá trúng cao nhất là 51.000 đồng/cổ phần, giá trúng thấp nhất là 44.000 đồng/ cổ phần, mức giá trúng bình quân là 48.177 đồng/cổ phần.

Năm 2016, Công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần và đưa 9,3 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 16/12/2016 với mã chứng khoán GTD, vốn hóa trên thị trường hơn 400 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thời hoàng kim của Giày Thượng Đình chỉ kéo dài đến những năm đầu thế kỷ 21. Hiệp định mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN (AFTA), quá trình gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là những bước ngoặt với hoạt động của thương hiệu truyền thống này. Nguy cơ bị lãng quên Bước sang giai đoạn mà nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ cần bền mà còn cần đẹp, thời trang thì giày Thượng Đình chưa đáp ứng được.

Như trên đã nói, đôi giày có sọc xanh với đế nhựa dẻo là sản phẩm nổi tiếng của thương hiệu hơn 60 năm tuổi, nhưng đây cũng chính là điểm yếu của doanh nghiệp bởi nhắc tới giày Thượng Đình, thứ đầu tiên và có thể là duy nhất mà người tiêu dùng nghĩ đến chỉ là đôi giày với phong cách phù hợp với thể thao hoặc lao động.

Trong khi đó, mặt hàng giày dép của Thái Lan và một số nước lân cận xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường trong nước và sự du nhập của những thương hiệu lớn như Nike hay Adidas đã đánh bật Thượng Đình khỏi những thành phố lớn – nơi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi ngày càng nhanh.

Đến giai đoạn tiến hành cổ phần hóa, thị trường kỳ vọng vào một cuộc lột xác mang lại những đột phá trong định hướng chiến lược và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Song tại GTD, điều này chưa được thể hiện rõ trên thực tế, dù có cổ đông chiến lược là Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Thái Bình nắm 10% vốn điều lệ. Sau cổ phần hóa, UBND TP Hà Nội nắm giữ 68,67% vốn tại GTD. Website của Giày Thượng Đình hiện

tại đã có sự đổi mới nhưng chưa hoàn thiện về thương mại điện tử, trong khi nhiều hãng giày dép nội khác đang phát triển rất tốt.

Sản phẩm của doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi phong cách cũ, mẫu mã đơn giản. Về giao dịch của cổ phiếu, từ khi GTD lên UPCoM với giá 44.000 đồng/ cổ phiếu nhưng cổ phiếu GTD của Giày Thượng Đình hiện gần như mất thanh khoản.

Giá cổ phiếu này trải qua quãng thời gian đi ngang khá lâu vì… không có ai giao dịch, lâu lâu mới có một vài lô cổ phiếu được mua bán với giá thấp, chỉ còn 10.000 đồng/cổ phiếu.

Sau hơn 1 năm lên sàn, vốn hóa thị trường của Công ty từ 409 tỷ đồng giảm còn 93 tỷ đồng. Thậm chí, GTD còn nằm trong danh mục những cổ phiếu bị cảnh báo, bị hạn chế giao dịch bởi kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty.

Năm 2017, đơn hàng xuất khẩu giảm 43% so với năm 2016 và sản lượng giày xuất khẩu chỉ đạt 53% kế hoạch khiến Giày Thượng Đình ghi nhận khoản lỗ gần 14 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm trước dù doanh thu và lợi nhuận gộp vẫn tăng trưởng.

Nguyên nhân chính do khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên hơn 38 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ chi hơn 17 tỷ đồng.

Năm 2018, ngành da giày trong nước được dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi nhờ hiệu ứng của các hiệp định thương mại tự do. Về phần mình, GTD lên kế hoạch doanh thu tăng 6%, lợi nhuận dự kiến đạt 100 – 200 triệu đồng.

Kế hoạch tiêu thụ cả xuất khẩu lẫn nội địa đều dự kiến giảm lần lượt 1% và 9% so với năm 2017. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức âm với mức âm 16 tỷ đồng.

Năm 2019, Công ty Thượng Đình chỉ đặt mục tiêu doanh thu 175 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 50 triệu đồng.

Với tình cảnh trên, GTD không thể hoàn thành được mục tiêu đặt ra lúc cổ phần hóa là nâng tỷ trọng xuất khẩu trong cơ cấu sản phẩm đạt từ 40 – 50%/năm. Thương hiệu Giày Thượng Đình và cổ phiếu GTD có nguy cơ trở thành “dĩ vãng”.

“Điểm tựa” hiếm hoi của Giày Thượng Đình giờ là danh mục bất động sản có giá trị rất lớn tại Thủ đô. Công ty đang sở hữu khá nhiều vị trí đất đẹp ở Hà Nội, trong đó có phần diện tích nhà xưởng hơn 36.000m2 nằm ở vị trí đắc địa tại quận Thanh Xuân.

Theo thông tin quy hoạch tại Hà Nội thì Giày Thượng Đình có thể sẽ phải di dời ra ngoại thành. Mảnh đất này có thể đem lại cho Công ty những khoản lợi nhuận đột biến trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chỉ đem về vài tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.

Bản thân Thượng Đình cũng muốn được di dời càng sớm càng tốt bởi cho rằng sản xuất tại địa điểm này rất bất lợi do chi phí quá cao, sản xuất kinh doanh không thể bù đắp được chi phí thực tế, đặc biệt là chi phí thuê đất và chi phí khấu hao.

Câu chuyện của giày Thượng Đình hay kem Thủy Tạ, diêm Thống Nhất mà chúng tôi từng đề cập chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh chung của những thương hiệu truyền thống thời hội nhập.

Kém linh hoạt trong định hướng hoạt động, thiếu vốn đầu tư hay cơ chế của doanh nghiệp Nhà nước khiến những doanh nghiệp này từ vị thế đẫn dầu nhanh chóng tụt lại trong cuộc đua thị phần với những đối thủ “sinh sau đẻ muộn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết này cho những ai chưa kiếm được 1 tỷ đầu tiên và chưa có tiêu đề

1. Thiết lập mục tiêu và định nghĩa vấn đề

Số tiền: 1 tỷ có thể là kết quả của một phép cộng hoặc là 1 phép nhân. Cách bạn định nghĩa vấn đề sẽ hướng bạn đến cách giải quyết vấn đề đó như thế nào.

Nếu bạn định nghĩa 1 tỷ là 10 phép cộng của 100 triệu lại với nhau, bạn phát triển 10 business để mỗi business mang cho mình 100tr và kết quả bạn có 1 tỷ.

Nếu bạn định nghĩa là 10 lần 100tr thì bạn phát triển 1 business và scale up nó lên 10 lần, bạn có 1 tỷ.

Phương pháp nhân tỏ ra dễ hơn khi chúng ta chỉ cần làm tốt 1 việc để có 100tr và lặp đi lặp lại việc đó 10 lần để có 1 tỷ.

Thời gian kiếm tiền phụ thuộc vào mục tiêu tiếp theo của chúng ta, muốn có mô hình giàu siêu nhanh hay mô hình bền vững. Thường ko có cái gì nhanh mà bền vững cả, bởi vậy, chúng ta đi theo phương án chậm và ăn chắc – mô hình bền vững phổ biến.

2. Tìm kiếm phương pháp

Nắm được 2 quy luật:
a) Quy luật về gieo trồng – thu hoạch: Bạn gieo hạt giống của sự giàu có, bạn gặt sự giàu có.
b) Quy luật về giá trị: Bạn được trả tiền khi bạn mang lại GIÁ TRỊ cho người khác.

GIEO TRỒNG SỰ GIÀU CÓ:

Hạt giống ở trên cây giống. Chính vì vậy, hạt giống của sự giàu có có ở trong những người giàu có. Bạn hãy đi mua tất cả các cuốn sách về người giàu có (tự thân) ở trên thế giới, đặc biệt là châu Á (cho có nhiều điểm tương đồng với người VN) về đọc, rồi rút ra các đặc điểm chung của họ, sau đó bạn bắt chước các đức tính và đặc điểm ấy của họ. Như tôi có thể lọc ra vài tố chất giống nhau căn bản của những người giàu như sau:

  • Sinh ra trong nghèo khó nhưng ý chí rất lớn, không bao giờ chịu gục ngã hay cam chịu cảnh nghèo khó (giống bạn 80%) => Bạn cần ý chí lớn hơn 1 chút nữa
  • Chịu khó học tập và làm việc bất kể ngày đêm (giống bạn 50)=> Bạn làm việc thử gấp đôi thời gian hiện tại xem sao, đừng nghỉ lúc 5h nữa, nghỉ lúc 9h-10h xem sao
  • Thông minh hơn người nhờ chịu khó va chạm gấp nhiều lần người bình thường (giống bạn 50%)=> bạn thử làm mọi thứ ở cấp đội gấp 2 lần như hiện bạn đang làm xem sao. Gọi thêm data, viết thêm bài, đăng thêm tin, sửa thêm xe, vẽ thêm bản vẽ….ít nhất gấp đôi
  • Họ không nghĩ là mình sẽ thành công nhưng thành công vẫn đến với họ vì họ CHỈ TẬP TRUNG VÀO LÀM VIỆC VÀ PHẤN ĐẤU, KHÔNG QUAN TÂM TỚI ĐIỀU GÌ KHÁC=> Tạm dừng yêu đương, tạm dừng than vãn, tạm dừng đi chơi, tạm dừng mua quần áo đẹp…. một vài năm chỉ làm ăn xem kết quả khác không
  • Thất bại 1, 2,3…n lần không thành vấn đề, cho tới khi bao giờ thành công thì vẫn không dừng lại=> Bạn đã bỏ cuộc quá sớm chưa?
  • Hào phóng cho người khác tiền của và kiến thức, kinh nghiệm=> Lần cuối cùng bạn quyên góp là bao giờ? Dịch COVID có ủng hộ được tin nhắn nào không? Có đóng góp đc ngày lương nào cho người nghèo hay các dịp công ty/ chính quyền kêu gọi ủng hộ???
  • Thường gắn với MỘT NGHỀ cụ thể trong nhiều năm và đạt lợi thế cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ, thường là người dẫn đầu lĩnh vực đó trên thế giới hoặc ít nhất của nước họ=> Bạn dành bao nhiêu thời gian để làm nghề này rồi? Đã đọc đc bao nhiêu tài liệu? Có đọc được gì mà người khác trong nghề ko biết không????
  • Khi làm nhiều lần, thất bại nhiều lần, thành công nhiều lần, họ đúc rút ra một CÔNG THỨC của thành công.=> Bạn có công thức để làm việc chưa?
  • Nếu bạn copy các đức tính trên và thực hành liên tục trong vòng 05 năm, thì bạn sẽ có nhiều tỷ, không chỉ 1 tỷ. Đây là hạt giống của sự giàu có, bạn trồng càng nhiều, kết quả thu hoạch càng nhiều thành tựu.

GIA TĂNG GIÁ TRỊ CHO BẢN THÂN

Chúng ta đang viết cho 1 người không có tài sản gì ngoại trừ sức lao động của bản thân. Bởi vậy, muốn cho sức lao động ấy có giá trị, bạn phải có một số kỹ năng, bạn có thể lựa chọn trong nhóm các kỹ năng của 1 người thành công như sau:
1. Kỹ năng nghề nghiệp cụ thể: Kế toán, Bán hàng, Sửa chữa, thẩm định, xây lắp, thiết kế….
2. Kỹ năng Marketing:
3. Kỹ năng Quản lý – Quản trị:
4. Kỹ năng đầu tư
….
Trong mỗi nhóm có nhiều loại kỹ năng nhỏ chi tiết, Vì có quá nhiều kỹ năng mà 1 người thành công cần có, ở đây, mục tiêu chỉ là kiếm 1 tỷ đầu tiên, nên bạn chỉ cần trước 2 kỹ năng căn bản:

  • NGHỀ GIỎI/ SẢN PHẨM LÀM RA TỐT
  • KHẢ NĂNG BÁN SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ CỦA NGHỀ ĐÓ

Điều này phụ thuộc vào vị trí của bạn đang ở đâu và sở trường của bạn là gì. Tôi xin lấy ví dụ cho 2 trình độ: Không trình độ, Trình độ Đại Học:

VÍ DỤ: BẠN ĐI HỌC CẮT TÓC => 3 tháng-6 tháng (nhớ đến học chỗ đông khách nhất mà bạn biết). Quay trở lại hạt giống của sự giàu có, bạn phải luyện tập chăm chỉ hàng chục tiếng đồng hồ hàng ngày, nghiên cứu các kiểu tóc mới, các kiểu tóc thời thượng, các phương pháp làm tóc cho nữ, cho nam sao cho được giới trẻ ưa thích, các loại mỹ phẩm, dầu gội tương ứng phải đảm bảo chất lượng và đảm bảo kinh tế, giá cả đưa ra phải hợp lý, cách bố trí salon, màu, mùi, thiết bị…. bạn chưa có tiền đầu tư thì cũng phải học cách của người có tiền đầu tư, bạn cần ghi chép, học tập, …. Để nếu như mà bạn ko đủ tiền mở Salon riêng thì cũng mạnh dạn đề nghị ông chủ làm theo những phương pháp bạn đã nghiên cứu và tham khảo từ khắp các salon trên toàn quốc, trên thế giới v.v…

Khi đủ điều kiện thuận lợi, bạn nên đề nghị ông chủ cho mình đứng salon thay ông ấy rồi nộp lại tiền thay vì ông ấy phải trực tiếp làm, bạn có thể thay ông ấy làm quản lý và có thể ăn chia với chủ theo 1 tỷ lệ nhất định.

Nếu thương lượng không thành công mà bạn vẫn có thể tự tin làm chủ salon thì bạn có thể tìm các salon khác và đặt vấn đề làm thợ, hoặc làm quản lý.

Giai đoạn tích lũy này sẽ mất một thời gian từ 1-3 năm để bạn có vốn đầu tư cho salon của riêng mình.

NẾU BẠN THỰC SỰ THÍCH LÀM CHỦ NGHỀ TÓC, BẠN CỨ KIÊN TRÌ ĐIỀU ĐÓ CHO TỚI KHI NÓ THÀNH CÔNG THÌ THÔI. ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC.

ĐẦU TƯ HỌC CÁCH BÁN SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ: BÁN DỊCH VỤ CẮT TÓC.

Bạn phải đi học Marketing, hãy sử dụng các tools hiện có để làm marketing cho bản thân. HÃY ĐI HỌC, ĐỪNG TỰ HỌC khi bạn mới ở mốc bắt đầu.

Việc đi học sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc thay vì tự mày mò.

Bạn phải học về insights, content, SEO, Adwords, Facebook Marketing, Zalo MKT, Chụp ảnh, Lading Page, Phễu khách hàng, Email marketing, SMS Marketing, …. Những thứ giúp bạn tiếp cận khách hàng nhiều hơn với một chi phí hợp lý, những điều mà đối thủ của bạn dù có làm nghề tốt hơn bạn nhưng chưa chắc có nhiều cơ hội bán hàng cho bạn.

Hãy đừng mong chờ điều gì miễn phí mà có thể giúp bạn kiếm được tiền. Bởi vậy phải đi học, và trả phí cho việc đó, không nhất thiết phải học nơi đắt nhất, học nơi nào bạn có thể hấp thụ được và sử dụng được cho việc kiếm tiền và ra kết quả là điều quan trọng nhất.

Khi bạn thành công, hãy nhớ, mình vốn tay trắng mà có được tiền bạc vậy nên bạn phải có trách nhiệm với xã hội để trả lại cho cuộc đời như con nhện nhả tơ, con ong trả mật. Bạn phải làm ra nhiều sản phẩm tốt, giá trị, và làm nhiều việc thiện, đóng góp cho sự phát triển đất nước và giảm bớt đau thương cho những người bất hạnh kém may mắn hơn mình.

3. KIÊN TRÌ PHÁT TRIỂN THEO LỰA CHỌN – NEVER GIVE UP

Phương pháp cho trình độ đại học, cao đẳng hoặc người có chí khởi nghiệp trở lên:

Một vài ý chính về phương châm xây dựng doanh nghiệp:
1. Đầu tư giá trị Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ căn bản, lựa chọn ngành phát triển bền vững, tập trung vào ngành cốt lõi
2. Mang lại giá trị gia tăng trên cơ sở lao động chân chính và nghiêm túc
3. Chủ động nguồn hàng và dự đoán xu thế trước thời đại
4. Chủ động nguồn tài chính và các nguồn lực hỗ trợ đề phòng rủi ro
5. Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, xây dựng được quy trình làm việc để hệ thống tự tìm ra lỗi và sửa lỗi, người nhân viên trình độ bình thường làm việc chăm chỉ có thể hoàn thành công việc. Công ty không được phụ thuộc vào 1 cá nhân nào cả.
6. Xây dựng hệ thống tự phát triển doanh nghiệp theo mô hình KAIZEN của Nhật Bản, mô hình TPS của Toyota
7. Chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên
8. Kết nối và chăm sóc khách hàng
9. Xây dựng mối quan hệ với các cổ đông
10. Trách nhiệm xã hội và sứ mệnh cuộc đời

Với trình độ này, việc kiếm tiền sẽ giống như việc ra thành quả tất yếu của một quá trình lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Bạn cần có 1 team đủ mạnh để tạo ra những giá trị thật cho xã hội, hoàn thành 1 trách nhiệm xã hội – hay một sứ mệnh cho doanh nghiệp mình xây dựng lên.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Đặng Tùng

Nhiều bạn trẻ Việt chỉ thích “im” khi làm việc – Quy tắc 7C

Nữ chuyên gia nhượng quyền cho rằng nếu muốn hội nhập vào môi trường công việc, bạn cần phải học cách giao tiếp, thậm chí phải giao tiếp thật hiệu quả.

Chuyên gia Nguyễn Phi Vân hiện là thành viên sáng lập và phát triển của Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia…

Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean’s… và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”, “Nhượng quyền khởi nghiệp”, và “Con đường ngắn để bước ra thế giới”.

Đứng từ góc độ của người sử dụng nhân sự, chuyên gia cảm thấy kĩ năng làm việc của nhiều bạn trẻ hiện nay còn quá thụ động, khong linh hoạt trong các trường hợp cần thiết. Một trong số thái độ gây khó chịu nhất là chọn cách im lặng, không lên tiếng về những gì bản thân muốn thắc mắc.

Mở đầu câu chuyện, chuyên gia cho rằng mình đã gặp rất nhiều trường hợp như vậy: “Em làm ơn đi. Không nói, không chia sẻ, không giao tiếp với ai trong team, với chị thì ai biết em đang làm gì, làm đến đâu, gặp khó khăn gì, cần hỗ trợ ra sao, và có hoàn thành công việc được giao không”. Tôi thật không biết mình đã bao nhiêu lần phải đi năn nỉ các bạn trẻ Việt Nam như thế. Chả hiểu trường học dạy các bạn những gì.

Chat Facebook thì nhanh như điện, nhưng khi làm việc thì chỉ có một chiêu xài hoài – im. Ủa nếu im im không muốn hay cần nói gì với ai thì đừng đi làm việc.

Lên núi ở một mình đi cho nó lành. Còn nếu vẫn muốn hội nhập vào môi trường công việc, thì bạn cần giao tiếp. Không chỉ giao tiếp, mà là giao tiếp thật hiệu quả.”

Trong khi đó, điều cần thiết nhất mà xã hội cần thì các bạn lại yếu kém. Chuyên gia nhận định: “Ở thế kỷ 21 này, một trong top 10 kỹ năng quan trọng nhất để có thể hội nhập vào tương lai là communication – giao tiếp.

Tại sao à? Vì đây là thế kỷ của hợp tác, của làm việc nhóm – team work, của làm việc xuyên lục địa, của 4-5 đứa ngồi ở những quốc gia khác nhau cùng hợp tác thực hiện một dự án, của xu hướng làm việc free-lance, của chuyển động làm việc off-site không cần vào văn phòng mà có thể ngồi ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà họp online và giao tiếp qua các nền tảng quản trị công việc nhóm như Slack. Giờ, tôi chia sẻ với các bạn 7 điều cần làm để giao tiếp hiệu quả nhé.”

1. Clear – Rõ ràng: Giao tiếp thì qua nhiều hình thức lắm, họp, email, chat, hội nghị, báo cáo… Nhưng dù bạn nói gì và qua hình thức gì, điều quan trọng đầu tiên là người nghe phải hiểu bạn đang nói gì và với mục tiêu gì. Nếu không, nói chi cho tốn sức? Cho nên, nói ngắn gọn, trình bày vấn đề súc tích, mạch lạc, logic, dễ hiểu là tốt nhất.

Có nhiều bạn, gặp tôi trình bày hay viết cái email dài sòng sọc. Xong, tôi hỏi, “Ủa ý em là sao?”. Mất thời gian cả người nghe và người nói. Hơn nữa, trong thời đại thời gian trở thành xa xỉ này, học cách trình bày ngắn gọn, on-point đúng trọng tâm là hết sức cần thiết. Nếu không, bạn sẽ đánh mất sự chú ý của người nghe sau 2 phút.

2. Concise – ngắn gọn: Muốn người ta hiểu, đề nghị tập trung vào trọng tâm, đừng “chém gió” lung tung mà chẳng hiểu cuối cùng câu chuyện dẫn đến đâu. Nghe mà không biết dẫn dụ đến chuyện gì, người ta mệt lắm. Tự hỏi mình:

a. Những từ không cần thiết như “có vẻ như là”, “hình như”, “ý em là” bỏ bớt được không?

b. Có câu nào nói cũng như không nói không? Nếu có, thì bỏ luôn đi vì nó chẳng giúp ích gì cho người nghe.

3. Concrete – Cụ thể: Nói chuyện gì thì ra chuyện đó, đừng có chuyện nọ xọ chuyện kia. Và làm ơn, đừng có chung chung hoá vấn đề. Nếu bạn nói, nhiều người yêu cầu chuyện đó lắm, tôi hay hỏi, nhiều người là mấy người, cỡ 2 không?

Đừng cười, bệnh chung chung hoá ở Việt Nam nhiều lắm, và đó là cách đặt đầu bài sai, làm cho bạn đi giải quyết một vấn đề không có. Làm ơn sử dụng dữ liệu chính xác, cụ thể, đo lường được.

Tôi hay nhắc nhân viên mình, làm ơn làm việc chi tiết, cụ thể, rõ ràng, nói xong biết cần phải chính xác là đi làm gì, ai làm, bao lâu thì xong. Giao tiếp trong làm việc là gãy gọn chính xác, không phải tập làm văn. Nếu không, cả tổ chức đó nhào vô làm toàn những chuyện chẳng liên quan, không cụ thể, chẳng đo lường được thì đóng cửa sớm.

4. Correct – Chính xác: Không nói thì thôi, nếu đã nói ra, làm ơn double check, triple check cho nó đúng rồi hãy nói. Tự hỏi mình:

a. Từ chuyên môn bạn sử dụng vậy người ta có hiểu không? Nếu không thì giải thích kiểu layman term – nông dân chút thì nói sao cho người ta hiểu.

b. Kiểm tra từ ngữ sử dụng, lỗi ngữ pháp, chính tả chưa?

c. Tên người bạn gọi, gởi, chức danh, vv có chính xác không, đặc biệt là với người nước ngoài? Gọi sai tên, viết lẫn lộn là dễ gây mất cảm tình lắm nhé.

5. Coherent – Mạch lạc, chặt chẽ: Giao tiếp là phải logic. Nói cái gì trước, cái gì sau, mấy chuyện đó liên quan nhau sao, là cực quan trọng. Nếu không, ai biết bạn đang nói gì. “Ủa là sao, không hiểu”. Câu này tôi phải xài hoài, vì các bạn nói xong, lộn xộn chuyện nọ xọ chuyện kia. Có khi, nói một hồi người nói lạc luôn, không biết mình đang nói chuyện gì. Vậy ai hiểu?

6. Complete – Hoàn chỉnh: Thông tin bạn cung cấp, dữ liệu liên quan đến vấn đề, mục đích bạn giao tiếp, call to action – phản ứng hay hành động bạn mong muốn từ người nghe là gì, đầy đủ chưa? Nói đừng nói nửa câu.

Giao tiếp đừng bao giờ là ½ câu chuyện. Lỡ mất công nói rồi, suy nghĩ và nói giùm cho đầy đủ, để người ta nghe xong còn biết phải làm gì và thực hiện được nhanh chóng dựa vào dữ liệu đã được cung cấp đủ đầy. Ai, giờ nào, ngày nào, ở đâu, làm gì… Cung cấp đầy đủ thông tin thôi cũng là kỹ năng giúp công việc dễ dàng, hợp tác thành công đó bạn.

7. Courteous – Lịch sự: Làm gì làm, cuối cùng, nói mà người ta chịu nghe và nghe vô mới được. Không thì, gọi là đổ nước vào tai chớ chẳng phải giao tiếp. Cho nên, check lại mình, khi giao tiếp có thân thiện, đầu óc mở để lắng nghe không thành kiến, có thành thật, có tránh dùng từ ngữ nghe tiêu cực, hung hăng, có khả năng làm tổn thương ai đó? Bạn có góc nhìn của bạn, thế giới quan của bạn.

Nhưng bạn cũng phải học cáchthấu cảm người khác nữa thì mới gọi là giao tiếp.

Ngày nào ta cũng giao tiếp hết. Mà nếu kỹ năng này không có hay quá kém thì bạn cứ tưởng tượng đi, bạn sống sao với người thân, đồng nghiệp, sếp, khách hàng, và mọi người xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của mình? Cần kỹ năng này không? Cần đến cỡ nào? Bạn hiểu rồi đó.”

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Theo Nguyễn Phi Vân

TikTok lấn sân sang mảng truyền hình xoay quanh nền tảng ứng dụng của mình

Các lãnh đạo hàng đầu của TikTok, ứng dụng hấp dẫn nhất với giới trẻ, đang tranh luận về ý tưởng thực hiện chương trình truyền hình thực tế xoay quanh nền tảng ứng dụng của mình.

Theo 2 nguồn thạo tin, TikTok đang thảo luận về chương trình truyền hình thực tế cùng tên với ứng dụng video đang làm mưa làm gió của nó. Đây là một phần của nỗ lực mở rộng sự hấp dẫn của nền tảng này cũng như tạo ra các cách thức sự dụng video khác nhau.

Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn đang trong giai đoạn sơ bộ và được lưu hành nội bộ. Hiện tại, TikTok vẫn chưa quyết định về hình thức cũng như nội dung của chương trình.

Theo 2 nguồn thạo tin, TikTok đang thảo luận về chương trình truyền hình thực tế cùng tên với ứng dụng video đang làm mưa làm gió của nó. Đây là một phần của nỗ lực mở rộng sự hấp dẫn của nền tảng này cũng như tạo ra các cách thức sự dụng video khác nhau.

Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn đang trong giai đoạn sơ bộ và được lưu hành nội bộ. Hiện tại, TikTok vẫn chưa quyết định về hình thức cũng như nội dung của chương trình.

Tuy nhiên, chưa thể xác định chương trình truyền hình thực tế của TikTok sẽ như thế nào. Các thông tin khác về dự án dường như vẫn hoàn toàn nằm trong vòng bí mật. Tuy nhiên, nhiều khả năng các lãnh đạo của TikTok sẽ đẩy mạnh quá trình ra mắt chương trình bởi đó là cách tốt để nền tảng này được quảng bá rộng rãi hơn với đại bộ phận dân số.

Ở thời điểm hiện tại, các nội dung trên Tiktok khá đa dạng. Những người nổi tiếng cũng đã thực hiện video ngắn và đăng lên nền tảng này. Những cái tên như Jennifer Lopez, Kevin Hart và John Krasninski đều đã có tài khoản TikTok. Dấu tick xanh khiến người hâm mộ dễ dàng nhận ra họ và theo dõi.

Bất cứ ứng dụng nào cũng cần có âm nhạc. Với TikTok, những bài hát được dùng phổ biến trong các video ngắn của nền tảng này nhanh chóng trở thành hit toàn cầu. Các hãng thu âm cũng đã bắt đầu thay đổi tên của bài hát để chúng dễ được tìm thấy hơn trên TikTok.

Việc sử dụng TikTok đã tăng mạnh trong tháng qua, khi hàng tỷ người mắc kẹt trong nhà vì các biện pháp giãn cách xã hội mùa Covid-19. Việc ở nhà đồng nghĩa với họ sẽ sử dụng điện thoại nhiều hơn và TikTok là một trong số những cái tên được hưởng lợi.

Là ứng dụng phổ biến nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, TikTok đang thực sự làm mưa làm gió, đe dọa vị thế của những ông lớn như Facebook.

TikTok là sản phẩm của ByteDance, được biết tới ở Trung Quốc với cái tên Douyin.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Báo Dân Sinh

Chiến lược hạ giá sản phẩm kết hợp ra mắt thiết bị giá rẻ giúp Apple sống sót qua mùa dịch

Dù Trung Quốc, thị trường chiếm khoảng 15% lợi nhuận của Apple, dường như là một điểm sáng hiếm hoi

Giảm giá iPhone 11 tại thị trường Trung Quốc và giới thiệu một mẫu iPhone SE mới giá tốt là công thức mang lại cho Apple những lợi thế vượt trội so với các đối thủ trong bối cảnh nhu cầu smartphone toàn cầu trượt dốc vì virus corona.

Dù Trung Quốc, thị trường chiếm khoảng 15% lợi nhuận của Apple, dường như là một điểm sáng hiếm hoi, các nhà đầu tư sẽ có được bức tranh toàn cảnh về nhu cầu trên toàn cầu khi công ty công nghệ Mỹ báo cáo kết quả kinh doanh Quý II/2020 (tháng 1, 2 và 3/2020) vào thứ năm tới đây.

Nhà sản xuất iPhone đã phải đóng cửa các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ và châu Âu vì đại dịch COVID-19; Trung Quốc là thị trường lớn duy nhất hãng có thể tái mở cửa các cửa hàng của mình.

Theo các chuyên gia, nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng đã, đang và sẽ tiếp tục giảm mạnh trước những ảnh hưởng nặng nề mà virus corona gây ra đối với nền kinh tế.

Và Apple, công ty công nghệ có giá trị lớn thứ nhì thế giới, đang nắm trong tay lợi thế sau khi ra mắt mẫu iPhone mới có giá khá tốt vừa qua.

Apple hiện có vị thế tốt hơn hầu hết các đối thủ để có thể nhanh chóng hồi phục trong một thế giới hậu COVID” – nhà phân tích Amit Daryanani của Evercore nói. “Nhu cầu của người tiêu dùng bị trì hoãn, chứ không phải mất đi”.

Ông nói thêm rằng việc ra mắt mẫu iPhone SE mới giá 399 USD cho thấy chuỗi cung ứng của Apple đang dần trở lại sau nhiều tuần đóng cửa hồi đầu năm nay.

Các nhà phân tích dự báo trong quý tài khóa thứ 2 này, lợi nhuận của Apple sẽ giảm đi 6% và thu nhập ròng sẽ giảm 11%.

Trong khi đó, thị phần các nhãn hiệu Trung Quốc như Oppo và Vivo – vốn đang dần xâm nhập phân khúc cao cấp với các mẫu máy được định hướng cạnh tranh trực tiếp với iPhone – nhiều khả năng sẽ sụt giảm khi người tiêu dùng với ngân sách có hạn sẽ chọn sản phẩm của Apple.

Đầu tháng này, nhiều nhà bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc đã giảm giá iPhone 11 đến 18% – một chiến lược mà Apple từng sử dụng trong quá khứ để đẩy mạnh nhu cầu.

Và dù phản ứng ban đầu của giới truyền thông đối với chiếc iPhone SE mới là khá im ắng, các nhà phân tích nói rằng nhu cầu đối với mẫu máy này đang dần tăng lên.

Chiến lược giá tốt cho iPhone SE sẽ thôi thúc người dùng iPhone bỏ tiền sắm thiết bị mới, điều họ đang hết sức cân nhắc trong tình hình kinh tế không mấy khả quan như hiện nay – theo Nicole Peng, chuyên gia theo dõi thị trường smartphone của công ty Canalys.

“Trong thời buổi suy thoái, người ta muốn tránh những thứ không chắc chắn. Sở hữu một sản phẩm từ một nhãn hiệu như Apple vừa mang đến chất lượng, vừa khiến người ta bớt lo lắng về vấn đề hư hỏng hay dịch vụ hậu mãi”

Rẻ là tốt

Những dữ liệu gần đây cho thấy thị trường smartphone Trung Quốc đang hồi phục nhanh chóng sau dịch bệnh, và Apple đang vùng lên với tốc độ tia chớp.

Doanh số iPhone tại Trung Quốc trong tháng vừa qua đã tăng đến 21% so với cùng kỳ năm trước, và tăng gấp 3 lần so với doanh số tháng 2, có nghĩa là doanh số  Quý II tại nước này nhiều khả năng chỉ giảm đúng 1% mà thôi!

Tất nhiên, sự hồi phục của nhu cầu thị trường tại Trung Quốc sẽ không thể bù đắp cho sự sụt giảm tại Mỹ và châu Âu. Và Apple cũng chưa ra mắt một mẫu smartphone nào hỗ trợ công nghệ không dây 5G như các đối thủ châu Á – có thể xem đây là một bất lợi đối với Apple tính đến thời điểm hiện tại.

Nhưng theo các nhà phân tích, thì những mẫu smartphone 5G đắt đỏ đó sẽ chẳng bán được mấy trong bầu không khí ảm đảm của đại dịch.

“Nếu không được trợ cấp khủng (tại Trung Quốc), tôi ngờ rằng sẽ không có nhiều người dùng smartphone sẵn sàng nâng cấp lên 5G” – Linda Sui, chuyên gia theo dõi thị trường smartphone tại công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics cho biết.

Sui dự báo doanh số iPhone trong năm 2020 sẽ giảm nhiều nhất là 2%, trong khi con số này đối với các công ty Trung Quốc có thể là 2 con số.

Apple còn có thể thu lời từ mảng dịch vụ. Công ty Mỹ đã tận dụng lượng khách hàng iPhone khá lớn của mình để đẩy mạnh lợi nhuận mảng dịch vụ âm nhạc, ứng dụng, game, và video.

“Phân khúc dịch vụ của Apple vẫn sẽ duy trì được phong độ trong môi trường làm việc tại nhà hiện nay, cho thấy tính bền vững trong mô hình kinh doanh của Apple” – nhà phân tích Krish Sankar của Cowen cho biết.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Steve Jobs: Sử dụng quy tắc 30% để mang Apple trở lại từ ‘vực thẳm’

Tập trung vào những thứ tốt nhất của tốt nhất, Steve Jobs đã biến Apple thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới với hơn 200 tỉ USD.

Khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Từng được biết đến như một thương hiệu của sự đổi mới và sáng tạo, Apple đã phải chịu đựng sự quản lý nghiêm ngặt và thiếu tính tập trung. Apple đã xây dựng danh tiếng của mình về sự đơn giản và chất lượng, nhưng hiện tại họ đang nghiên cứu rất nhiều sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm không tốt nhất.

Steve Jobs ngay lập tức bắt đầu làm việc cật lực để thay đổi điều này. Trong vòng một thập kỷ, công ty sẽ được chuyển đổi.

Trong một cuộc phỏng vấn mà Steve Jobs đã đưa ra hơn 20 năm trước, ngay sau khi ông được Apple tái tuyển dụng. Trong đó, ông đã tiết lộ một trong những bí mật sẽ dẫn đến thành công trong tương lai của Apple:

“Chúng tôi đã kiểm tra lộ trình sản phẩm trong tương lai … và những gì chúng tôi nhận thấy là 30 phần trăm trong số đó là cực kỳ tốt. Và khoảng 70 phần trăm trong số chúng là khá tốt, hoặc những điều mà chúng tôi không thực sự cần phải làm. Các hoạt động kinh doanh mà chúng tôi không thực sự cần phải tham gia. Và vì vậy, chúng tôi đã gạt bớt một trong số đó, từ đó chúng tôi có thể tập trung cùng một lượng tài nguyên ban đầu thậm chí nhiều hơn vào những gì còn lại vốn là giá trị lõi – và thêm một vài điều mới vào”.

Các tài nguyên mà chúng tôi đầu tư bằng hoặc lớn hơn chúng tôi đã có, nhưng nó dựa trên ít thứ hơn vì vậy chúng tôi sẽ làm tốt hơn chúng tôi nghĩ.

Lời khuyên của Steve Jobs là về nhiều hơn sự tập trung đơn giản – đó là một cách đơn giản để áp dụng trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống hàng ngày của bạn.

Tôi thích gọi nó là quy tắc 30 phần trăm.

Tại sao bạn cần quy tắc 30 phần trăm

Chúng ta sống trong một thời đại của sự xao lãng. Những thông báo hay sự chú ý mới không bao giờ là kết thúc, giao tiếp tức thời và dễ dàng truy cập vào nguồn thông tin vô tận. Nỗi sợ bỏ lỡ sự dịch chuyển, bị bỏ lại… thúc đẩy chúng ta cố gắng làm mọi thứ mà tâm trí và trái tim của chúng ta mong muốn.

Nhưng bạn sẽ dần khám phá ra một sự thật cơ bản:

Bạn không thể làm mọi thứ.

Và nếu bạn cố gắng, bạn sẽ không làm gì tốt cả.

Steve Jobs biết rõ điều này. Ông bước chân vào Apple năm 1997, công ty do chính ông đồng sáng lập và bị lật đổ từ hơn một thập kỷ trước đó, và ông thấy sự hỗn loạn. Ông thấy sự mất đoàn kết và ông thấy Apple thiếu định hướng.

Để chống lại điều này, Jobs đã ưu tiên số một cho việc thu hẹp dòng sản phẩm của Apple – và đảm bảo rằng bất cứ điều gì công ty làm ra, nó đều làm rất tốt.

Kết quả là một trong những bước ngoặt đáng chú ý nhất trong lịch sử kinh doanh. IPod. Iphone. IPad. Thiết kế máy tính mới và cải tiến. Các cửa hàng bán lẻ trông giống như một cái gì đó trong tương lai.

Bằng cách tập trung vào 30 phần trăm, tốt nhất trong số tốt nhất, Apple đã xây dựng lại danh tiếng của mình để tạo ra những sản phẩm đơn giản, sạch sẽ, đẹp mắt, rất đáng để sử dụng. Công ty tiếp tục nổi trội đến ngày hôm nay dựa trên triết lý mà nó phát triển dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs.

Làm thế nào để áp dụng quy tắc 30 phần trăm với bạn

Thật dễ dàng và thú vị nếu bạn đang làm những thứ bạn thích. Nhưng đừng quên rằng mọi nhiệm vụ, mọi dự án đều cần một lượng tài nguyên cụ thể. Cho dù bạn là người hòa giải hay CEO, những tài nguyên đó đều có giới hạn.

Vì vậy, bạn phải tự hỏi:

  • Tôi có đang sử dụng tốt nhất các nguồn lực của mình không?
  • Tôi có tập trung vào 30 phần trăm – nghĩa là, làm điều tốt nhất của tốt nhất chưa?
  • Hay tôi đang lãng phí thời gian vào những phiền nhiễu?

Cần suy nghĩ sâu sắc để trả lời đúng những câu hỏi này. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn sắp xếp thời gian trong suốt cả tuần, tháng và năm để lùi lại một bước và phân tích tình huống của bạn một cách khách quan nhất có thể.

Sau đó, một khi bạn trả lời những câu hỏi đó, hãy thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Điều này có thể có nghĩa là bạn sẽ từ bỏ những thứ bạn quan tâm hoặc những thứ bạn đang làm tốt.

Nó có thể có nghĩa là từ chối các cuộc họp.

Bỏ lỡ cơ hội.

Và đưa ra lựa chọn khó khăn.

Bởi vì hãy nhớ rằng, không ai có thể làm tất cả.

Nhưng nếu bạn suy nghĩ thấu đáo, hãy chọn một cách khôn ngoan và làm việc chăm chỉ – bạn có thể làm đúng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via INC

Ninja Van: Startup huy động được 274 triệu USD trong vòng gọi vốn mới

Theo TechInAsia, Ninja Van – công ty hậu cần thương mại điện tử đang hoạt động tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam – đã huy động được ít nhất 274 triệu USD trong vòng gọi vốn mới. Trước đó, trong vòng gọi vốn Series C diễn ra vào đầu năm 2018, startup này đã nhận được khoản đầu tư 85 triệu USD từ hãng vận chuyển bưu kiện quốc tế DPDgroup.

Một phần lớn số tiền đầu tư trong vòng này đến từ Zamrud, một quỹ đầu tư quốc doanh của Brunei. Các nhà đầu tư khác gồm công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ Carmenta Capital Management, Ngân hàng Bangkok Bank, Thai telco Intouch Holdings và công ty đầu tư GxH Investments. GxH Investments là công ty liên doanh giữa Golden Gate Ventures của Singapore và Quỹ quản lý tài sản Hanwha Asset Management của Hàn Quốc.

Các nhà đầu tư hiện tại của Ninja Van như công ty logistics của châu Âu Geopost và B Capital, công ty đầu tư mạo hiểm do đồng sáng lập Facebook, ông Eduardo Saverin điều hành, cũng đã bổ sung các khoản đầu tư mới cho Ninja Van kể từ vòng gọi Series C. Ninja Van từ chối bình luận về thông tin này.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, những vòng rót vốn mới có ý nghĩa rất quan trọng khi phản ánh khả năng phục hồi tốt hơn của ngành thương mại điện tử so với các lĩnh vực khác như du lịch. Đại dịch Covid-19 đã khiến cho tốc độ tăng trưởng của chuỗi cung ứng thương mại điện tử chậm lại. Đồng thời, dịch bệnh này cũng tạo cơ hội phát triển cho một số lĩnh vực mua sắm nhất định.

Ông Changwen Lai, đồng sáng lập và CEO của công ty cho biết: “Ninja Van may mắn không bị ảnh hưởng nặng nề do dịch. Chi phí của chúng tôi đã tăng lên. Và năng suất cũng đã giảm đáng kể. Nhưng mua sắm trực tuyến lại phát triển”.

Ngành hậu cần thương mại điện tử vốn rất cạnh tranh ở Đông Nam Á. Chỉ riêng ở Indonesia, Ninja Van có nhiều công ty đối thủ, bao gồm JNE, J & T Express và công ty khác.

Bên cạnh dịch vụ giao hàng nội địa, Ninja Van còn quản lý Ninja Direct, hỗ trợ về nguồn hàng, giao dịch, vận chuyển và tài trợ cho các sản phẩm bán buôn cho những nhà kinh doanh trực tuyến. Tại Malaysia, Ninja Van vừa thành lập một chi nhánh hậu cần phục vụ cho doanh nghiệp ở địa phương.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NĐH

Ngành bán lẻ thay đổi như thế nào trong thời kì Covid-19

Trong lúc các cửa hàng kinh doanh mặt phố, trung  tâm thương mại phải đóng cửa bởi cách ly xã hội, Tiki đã đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút. Covid-19 làm thay đổi hoàn toàn “cuộc chơi” trên thị trường bán lẻ.

Thương mại điện tử đạt 4.000 đơn hàng/phút

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành lần lượt giảm 9,6% và 27,8% trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm ngoái.
Lưu lượng khách đến mua sắm ở các Trung tâm thương mại (TTTM) tại TP.HCM và Hà Nội, theo ghi nhận của CBRE Việt Nam, giảm xấp xỉ 80% trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra.
Theo dự báo của CBRE Việt Nam, nếu dịch bệnh có thể được kiểm soát trong quý II/2020, nhiều khả năng tỷ lệ trống tại khu vực trung tâm sẽ được giữ ổn định đến cuối năm trong khi tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm có thể sẽ tăng nhẹ 1-2 điểm %.
Trường hợp dịch bệnh kéo dài tới tháng 9/2020, tỷ lệ trống sẽ tăng ở cả hai thị trường, trong đó tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm sẽ tăng mạnh hơn, từ 5-7 điểm %, đồng thời, nguồn cung tương lai tại TP.HCM sẽ giảm 76% và có thể sẽ không có thêm dự án mới tại Hà Nội.
Doanh số bán lẻ giảm đã trở thành đòn bẩy cho lĩnh vực thương mại điện tử và kinh doanh mua sắm trực tuyến tăng trưởng, hỗ trợ các hoạt động buôn bán của nhiều cửa hàng trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Tại thị trường Việt Nam, trong số những tên tuổi lớn ở lĩnh vực thương mại điện tử, Tiki phát triển với tốc độ nhanh nhất và đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút, SpeedL và Saigon Co.op có sự gia tăng theo cấp số nhân trong kênh bán hàng trực tuyến. Mặt khác, Grab đã kích hoạt một nền tảng mới ‘GrabMart’ để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tại nhà của khách hàng.
Tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương, bán lẻ đa kênh và bán lẻ trực tuyến hoạt động khá tốt trong mùa dịch, từ các sản phẩm tiêu dùng, mỹ phẩm đến xa xỉ phẩm như xe hơi, hoặc các dịch vụ như tham quan viện bảo tàng, tham quan bất động sản…đều có thể sử dụng được nền tảng bán lẻ trực tuyến.
Về dài hạn, sự tăng trưởng doanh thu thương mại điện thử sẽ là một nền tảng vững chắc cho bất kỳ sự phát triển nào trong tương lai ở thị trường bán lẻ.

Kênh mua bán truyền thống: Nhiều cửa hàng trả mặt bằng

Việc trả mặt bằng tại các TTTM diễn ra không nhiều do khách thuê nhận được hỗ trợ về việc giảm hoặc miễn giá thuê trong thời gian giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, việc trả mặt bằng kinh doanh nhà phố diễn ra rất phổ biến hơn, chủ yếu là từ những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, không đủ tiềm lực duy trì kinh doanh dài hạn.
Từ sau khi Chính Phủ yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết các ngành hàng buộc phải đóng cửa ngoại trừ ngành hàng thiết yếu. Việc sụt giảm doanh thu đã khiến cho khách thuê không chịu nổi sức ép tiền thuê và dẫn đến việc trả mặt bằng trước thời hạn.
Tình trạng trả mặt bằng và sang nhượng là một điều bắt buộc để duy trì mức “tồn tại” đối với các doanh nghiệp nói chung, sự việc này diễn ra nhiều nhất ở các nhà hàng, quán ăn uống và beer-club… chiếm tỷ lệ đến 90% so với các mô hình còn lại.
Đối với những thương hiệu kinh doanh theo chuỗi, việc đóng cửa một số cửa hàng nhà phố, đồng thời phối hợp với chính sách tái cấu trúc hoặc cắt giảm lương cho nhân viên cũng là một giải pháp ngắn hạn nhằm ổn định lại nguồn ngân sách đang gặp nhiều khó khăn.

Nguồn thu từ mặt bằng cho thuê giảm mạnh

Tuy giãn cách xã hội đã được nới lỏng vào cuối tháng 4, phần lớn các ngành hàng vẫn chưa được phép đi vào kinh doanh như bình thường.
Doanh thu dự kiến tháng 4 sẽ sụt giảm 90-100% so với cùng kì năm ngoái và giảm 60-70% so với tháng 3.
Tình hình hiện tại buộc các chủ đầu tư phải tiếp tục những chính sách ưu đãi nhằm giảm gánh nặng chi phí cũng như tạo khoảng thời gian phục hồi cho khách thuê vượt qua giai đoạn khó khăn.
Vào tháng 2, chủ đầu tư vẫn còn tâm lý dè chừng và chưa thực sự đưa ra một tín hiệu cụ thể nhằm hỗ trợ về giá cho khách thuê.
Đến tháng 3, khi Chính Phủ đưa ra quyết định đóng cửa các địa điểm vui chơi, ăn uống và giải trí, chủ đầu tư đã bắt đầu đưa ra các chính sách hỗ trợ dao động từ 10-30% chi phí thuê tùy vào lĩnh vực với mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Sang tháng 4, nhiều chủ đầu tư sẵn sàng đưa ra mức hỗ trợ lên đến 50-100% tiền thuê mặt bằng. Đối với mặt bằng nhà phố, mức giảm còn tùy thuộc chủ nhà và ghi nhận thường rơi vào 20-30% nếu có giảm.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã phải trở nên linh hoạt hơn trong điều khoản đặt cọc, thanh toán và tích cực hỗ trợ khách thuê dưới nhiều hình thức.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Bizlive

Báo chí của Canada muốn Google và Facebook trả phí sử dụng nội dung

Báo Canada đang yêu cầu chính phủ liên bang nên làm theo Pháp và Úc trong việc buộc các công ty như Google IncFacebook Inc phải trả tiền để hiển thị nội dung tin tức của họ.

Cả Pháp và Úc đã đặt ra thời hạn để cả Google và Facebook có các giải pháp bắt buộc vào tháng Bảy này. Điều đó có nghĩa là Google và Facebook phải trả tiền cho nội dung có bản quyền, chia sẻ tiền quảng cáo và dữ liệu nhận được từ các nguồn tin tức đó.

Các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp báo chí bao gồm Tập đoàn truyền thông Postmedia (Trụ sở Canada) và tờ báo quốc gia Canada, The Globe và Mail trong một bức thư gửi cho chính phủ liên bang có viết: “Tình hình đang rất cấp bách với các công ty truyền thông phải chịu sự sụt giảm quảng cáo lớn vì đại dịch coronavirus”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Bloomberg

4 cách giúp cải thiện kỹ năng tư duy chiến lược của bạn

Nếu bạn đã từng nhận được thông tin phản hồi rằng bạn cần phải có chiến lược hơn, thì hẳn bạn đã biết bạn sẽ cảm thấy bực bội đến như thế nào.

Và một sự thật đau lòng hơn là rất rất hiếm khi bạn được ai đó khuyên bạn nên làm gì trong tình huống này, đơn giản là họ chỉ muốn “phàn nàn” về bạn còn chuyện bạn thay đổi như thế nào đó là việc của bạn.

Vậy đâu là những bước đường cụ thể bạn có thể thực hiện để trở nên chiến lược hơn trong vai trò hiện tại của mình để từ đó có thể ‘bước xa hơn’ trên con đường sự nghiệp của mình?

Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi suy nghĩ của bạn. Nếu bạn tin rằng tư duy chiến lược chỉ dành cho các giám đốc điều hành cấp cao, hãy nghĩ lại. Nó có thể, và phải xảy ra ở mọi cấp độ của tổ chức; nó là một trong những phần bất thành văn của tất cả các mô tả công việc.

Một khi bạn đã chấp nhận rằng đó là một phần công việc của bạn, hãy tập trung phát triển bốn khả năng chính sau đây để thể hiện năng lực chiến lược của bạn.

Hãy lắng nghe câu chuyện từ một bạn, bạn ấy tên là Lisa. Một Phó chủ tịch về nhân sự, người từng bị phàn nàn là thiếu chiến lược và không nhìn được ‘bức tranh lớn’ của vấn đề.

1. Biết: Quan sát và tìm kiếm các xu hướng.

Lisa đã không nhìn thấy được “bức tranh lớn” của mình. Vì khối lượng công việc cô ấy khá nhiều và tốc độ cần thiết để hoàn thành công việc luôn gấp gáp nên cô ấy thường tiếp cận với công việc của cô ấy một cách thiện cận và đã thất bại trong việc cập nhật những xu hướng bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp.

Cô đã thiếu thông tin quan trọng có thể giúp cô tập trung, ưu tiên và chủ động giải quyết các vấn đề quan trọng cho công ty.

Bởi vì Lisa đã tiếp cận công việc của mình theo phong cách ‘giao dịch’, chỉ cần nhận được ứng viên và phỏng vấn, cô ấy đã không nhận ra rằng cô ấy cần một cách tiếp cận hoàn toàn mới để tuyển dụng và giữ chân nhân tài.

Để có chiến lược, bạn cần có sự hiểu biết vững chắc về bối cảnh, xu hướng và cả những yếu tố có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, một sự đánh giá cao về trí tuệ, về tầm quan trọng của việc sử dụng dữ liệu và tìm kiếm xu hướng là không đủ. Bạn cũng cần phải:

  • Hãy biến việc cập nhật theo dữ liệu và xu hướng trở thành một bài tập thường xuyên để khám phá và tổng hợp các xu hướng nội bộ trong công việc hàng ngày của bạn. Ví dụ, chú ý đến các vấn đề được đưa ra nhiều lần trong tổ chức của bạn và tổng hợp những trở ngại chung mà đồng nghiệp của bạn gặp phải.
  • Hãy chủ động kết nối với các đồng nghiệp cả trong tổ chức và trong ngành của bạn để hiểu những quan sát của họ về thị trường. Sau đó, chia sẻ những phát hiện của bạn với ‘network’ của mình.
  • Hiểu những thông tin và quan điểm độc đáo mà chức năng của bạn cung cấp và xác định tác động của nó đối với chiến lược cấp công ty.

2. Hãy suy nghĩ: Đặt các câu hỏi khó.

Với sự hiểu biết mới về xu hướng và các vấn đề, bạn có thể thực hành sử dụng tư duy chiến lược bằng cách tự hỏi mình, Làm thế nào để tôi mở rộng những gì tôi xem xét?

Câu hỏi là ngôn ngữ của chiến lược. Lisa đã đánh giá cao rằng cuộc sống và kinh nghiệm trước đây của cô đã mang đến cho cô một lăng kính chiến lược độc đáo và không thiện cận.

Vì vậy, cô đã thúc đẩy bản thân tăng cường các kỹ năng tìm hiểu và quan điểm của mình. Bằng cách trở nên tò mò hơn, và nhìn vào thông tin từ các quan điểm khác nhau, cô đã có thể giảm mức độ thiện cận khi nhìn nhận vấn đề và thấy các khả năng khác nhau, cách tiếp cận khác nhau và kết quả tiềm năng khác nhau.

Chẳng hạn, khi làm việc trong một dự án giữ chân nhân viên, cô ấy đã tự hỏi mình, thành công trông sẽ như thế nào trong năm thứ nhất? Và nó trông như thế nào trong năm 3? Những gì có thể tác động đến kết quả theo cách tiêu cực?

Những dấu hiệu sớm của thành công / thất bại là gì? Các đối tác kinh doanh cần hiểu gì để đảm bảo thành công của mình? và các kết quả có hỗ trợ cho các mục tiêu rộng lớn hơn của tổ chức không?

Bằng cách hỏi những câu hỏi hóc búa này trước khi làm việc, cô nhận ra rằng mình có thể tham gia tốt hơn với các đồng nghiệp và giám đốc điều hành cấp cao từ rất sớm theo những cách có lợi cho dự án – và sẽ giúp định hình nhận thức rằng cô là người chu đáo và chiến lược.

3. Nói: Chiến lược sử dụng âm điệu.

Các nhà tư tưởng chiến lược cũng biết cách sử dụng ngôn ngữ. Họ ưu tiên và sắp xếp những suy nghĩ của họ. Họ cấu trúc giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản của họ theo cách giúp khán giả của họ tập trung vào thông điệp cốt lõi của họ.

Họ thách thức các hiện trạng và khiến mọi người nói về những giả định cơ bản. Những người thực sự có kỹ năng dẫn dắt mọi người đi qua quá trình xác định các vấn đề, định hình sự hiểu biết chung và đóng khung các lựa chọn chiến lược.

Nếu điều này nghe có vẻ phức tạp, thì đó, nó là như thế. Nhưng có nhiều cách bạn có thể bắt đầu mài giũa những kỹ năng này:

  • Thêm cấu trúc để giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói của bạn. Nhóm và sắp xếp một cách hợp lý các điểm chính của bạn, và giữ mọi thứ ngắn gọn nhất có thể.
  • Thu hút khán giả của bạn bằng cách cho họ xem xét các chủ đề bao quát mà bạn muốn giải quyết để họ sẵn sàng tham gia vào một cuộc trò chuyện cấp cao hơn, không chỉ là các chi tiết chiến thuật.
  • Thực hành đưa ra câu trả lời trước, thay vì xây dựng theo ý chính của bạn.

Lisa đã không thể nhận ra rằng cách cô ấy nói đã tạo ra nhận thức rằng cô ấy không phải là người có chiến lược. Cô bắt đầu thay đổi điều đó.

Đầu tiên bằng cách tập trung từng người một với CHRO (Giám đốc nhân sự) của cô ấy ở các cuộc thảo luận cấp độ cao hơn và để lại các vấn đề về chiến thuật qua email.

Cô chọn một hoặc hai lĩnh vực chiến lược để tập trung vào. và đảm bảo đóng khung các vấn đề trong bối cảnh ưu tiên hàng đầu của CHRO và CEO.

4. Act: Dành thời gian để suy nghĩ và khắc phục xung đột.

Trong giai đoạn đầu làm việc cùng nhau, Lisa giữ một lịch trình đầy ắp, chạy từ cuộc họp này đến cuộc họp khác. Cô cảm thấy khó khăn khi đóng góp chiến lược mà không có thời gian để suy nghĩ về các vấn đề và các lựa chọn suy ngẫm.

Nhận thấy rằng cô ấy không mang hết giá trị của mình lên bàn họp, cô ấy bắt đầu đánh giá các nhiệm vụ của mình dựa trên mức độ khẩn cấp và tầm quan trọng như được nêu trong ma trận 2 x 2 của Stephen Covey.

Cô ấy đã dừng tham dự các cuộc họp mà cô ấy không cần phải có mặt.

Lisa cũng thực hành các kỹ năng quan trọng khác. Cô học cách nắm lấy cuộc tranh luận và mời thử thách, bằng việc không để nó trở nên bị cá nhân, cô đã có thể hỏi những câu hỏi hết sức hóc búa. Để làm điều này, cô tập trung vào các vấn đề, không phải con người và sử dụng các đồng nghiệp trung lập để thách thức suy nghĩ của cô.

Nhiệm vụ để xây dựng các kỹ năng chiến lược của bạn có thể không thoải mái. Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy như bạn đang “lấp cát vào đại dương”.

Tầm nhìn của bạn sẽ bị mờ đi khi bạn xoay sở thông qua những cảm giác bất ổn đi kèm với việc thách thức các giả định của chính bạn. Tuy nhiên, khi bạn có thể vượt qua, bạn có thể đóng góp ở cấp độ cao hơn, bạn sẽ rất vui vì bạn đã chấp nhận rủi ro.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Hãng Dược Roche: Đặt mục tiêu thực hiện hơn 100 triệu xét nghiệm kháng thể coronavirus mỗi tháng vào cuối năm nay

Theo tờ Reuters – Công ty dược phẩm hàng đầu của Thuỵ Sỹ Roche đặt mục tiêu thực hiện gấp đôi xét nghiệm kháng thể Covid-19 mới của mình lên đến 100 triệu xét nghiệm mỗi tháng vào cuối năm nay, người đứng đầu đơn vị chẩn đoán của công ty cho biết vào Chủ nhật vừa rồi.

Công ty của Thụy Sĩ này đã giành được sự chấp thuận sử dụng khẩn cấp của Mỹ cho xét nghiệm dựa trên việc lấy mẫu máu tĩnh mạch. Roche cho biết xét nghiệm của họ có tỷ lệ đặc hiệu hơn 99,8% và độ nhạy 100%, các số liệu cho thấy rất ít xét nghiệm dương tính sai và không có âm tính sai.

“Nếu bạn lấy máu từ ngón tay, bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mức độ đặc hiệu giống như bạn sẽ đạt được … khi bạn lấy máu từ tĩnh mạch”, Thomas Schinecker, người đứng đầu về chẩn đoán của Roche cho biết với Tờ Reuters.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Reuters

CEO Tesla: Vừa tuyên bố giá cổ phiếu Tesla hiện đang quá cao, ngay lập tức giá cổ phiếu sụt giảm

Hôm thứ 6 vừa qua, tỷ phú Elon Musk đã đăng trên trang Twitter cá nhân của mình, cho rằng giá cổ phiếu của Tesla hiện đang quá cao. Ngay lập tức, ông nhận được những gì mình muốn khi giá cổ phiếu Tesla sụt giảm 10%.

Còn nhớ năm ngoái, Elon Musk cũng từng “vạ miệng” khi đưa ra tuyên bố sẽ mua lại toàn bộ Tesla và biến trở thành một công ty tư nhân.

Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã buộc tội vị tỷ phú này vì có hành vi thao túng và làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Elon Musk cũng bị cấm đưa ra những phát ngôn tương tự, và cần phải được hội đồng công ty duyệt qua.

Ngay sau khi sự việc hôm thứ 6 xảy ra, Wall Street Journal đã hỏi Elon Musk rằng liệu dòng tweet của ông có phải chỉ là một câu đùa, và liệu có lời đính chính nào hay không. Elon Musk chỉ trả lời vỏn vẹn một chữ “No” bằng email.

Không rõ lý do vì sao CEO Elon Musk lại đăng dòng tweet như vậy. Nhưng rõ ràng nó đã làm ảnh hưởng tới giá cổ phiếu Tesla và khiến nó sụt giảm ngay lập tức. Nếu bị cáo buộc là có hành vi thao túng giá cổ phiếu một lần nữa, Elon Musk rất có thể sẽ bị SEC phạt nặng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via TTVN

Xiaomi bị Forbes cáo buộc việc thu thập dữ liệu duyệt web của người dùng

Theo một nhà nghiên cứu bảo mật hợp tác với Forbes, Xiaomi đã thu thập dữ liệu duyệt web từ những người dùng sử dụng điện thoại thông minh của hãng. Đáng chú ý hơn, việc lấy thông tin này được thực hiện kể cả người dùng mở bình thường hay duyệt web ẩn danh.

“Đó là một cửa hậu trên các tính năng của điện thoại,” theo tuyên bố của ông Gabi Cirlig, một nhà nghiên cứu về an ninh mạng khi nói đến chiếc Redmi Note 8 mới của mình. Ông đã thông báo phát hiện này với truyền thông sau khi nhận ra rằng chiếc smartphone Redmi Note 8 của mình đang theo dõi phần lớn những thao tác trên màn hình mà ông đã thực hiện. Dữ liệu này sau đó được gửi đến các máy chủ từ xa ở nước ngoài.

Nhà nghiên cứu an ninh mạng phát hiện ra rằng một số lượng lớn các thao tác của trên điện thoại đang bị theo dõi, đồng thời, nhiều loại dữ liệu cũng đang được thu thập. Những dữ liệu này bao gồm lịch sử truy cập tất cả các trang web, bao gồm URL, tìm kiếm và tất cả các mục được xem trên nguồn cấp tin tức của Xiaomi. Điều này khiến ông lo ngại rằng danh tính và quyền riêng tư của mình có thể bị phơi bày tại Trung Quốc bất cứ lúc nào.

Hai trình duyệt được nhắc đến là Mi Browser Pro và Mint Browser được cho là đã lưu tất cả các trang web mà nó truy cập. Việc theo dõi thậm chí còn được thực hiện ngay cả khi người dùng đang sử dụng chế độ ẩn danh.

Điện thoại Xiaomi cũng lưu lại tệp mà nó đã mở và được gửi đi. Tất cả dữ liệu được tổng hợp và gửi đến các máy chủ từ xa ở Singapore và Nga mặc dù các tên miền web Xiaomi lưu trữ đã được đăng ký tại Bắc Kinh.

Hàng triệu người có khả năng bị ảnh hưởng bởi theo những gì ông Cirlig mô tả thì đây thực sự là một vụ vi phạm riêng tư nghiêm trọng, mặc dù Xiaomi phủ nhận sự tồn tại của vấn đề. Với mức vốn hóa thị trường là 50 tỷ USD, Xiaomi là một trong bốn nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới về thị phần, chỉ đứng sau Apple, Samsung và Huawei. Hãng đặc biệt có ảnh hưởng lớn tại thị trường smartphone tầm trung với những chiếc điện thoại giá “mềm” nhưng lại có nhiều tính năng của các sản phẩm cao cấp.

Đáp lại những cáo buộc trên của phía Forbes, Xiaomi cho rằng, dữ liệu duyệt web mà họ đang thu thập từ người dùng hoàn toàn tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại về quyền riêng tư dữ liệu của người dùng. Xiaomi khẳng định, các thông tin họ thu thập đều đã nhận được sự đồng ý và hoàn toàn ẩn danh.

“Xiaomi rất thất vọng khi đọc bài báo mới đây của Forbes. Chúng tôi cảm thấy Forbes đã hiểu sai những gì chúng tôi truyền đạt liên quan đến các nguyên tắc và chính sách bảo mật dữ liệu. Quyền riêng tư và bảo mật là mối quan tâm hàng đầu. Chúng tôi đã liên hệ với Forbes để chứng thực mọi thứ và giải thích cho sai lầm đáng tiếc này”, đại diện của Xiaomi cho biết.

Dù chưa thể khẳng định trong “drama” này, ai đúng, ai sai nhưng vụ lùm xùm đã ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng của thương hiệu smartphone đến từ Trung Quốc. Đặc biệt, bài báo lại xuất phát từ một tạp chí danh tiếng Forbes.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VietTimes

Những triết lý tâm đắc nhất từ nhà đầu tư, tỉ phú Warren Buffett

Warren Buffett được coi là “tượng đài” về đầu tư trong giới kinh doanh. Dưới đây là những câu nói tâm đắc nhất của Warren Buffett về cuộc sống, kinh doanh và triết lý sống lớn nhất của ông.

warren-buffett-marketingtrips

Về cuộc sống

  • Trong cuộc đời, bạn chỉ cần làm một vài điều đúng đắn, miễn là đừng làm quá nhiều điều sai trái.
  • Khi bạn đang ở trên một con tàu bị thủng, việc chuyển sang một chiếc tàu khác thường sẽ hiệu quả hơn việc cố gắng vá lỗ thủng trên tàu.
  •  Không cần phải làm những điều phi thường để đạt được những kết quả phi thường.
  • Những gì chúng ta học được từ lịch sử là con người không hề học tập từ lịch sử.
  • Các thói quen thường bị xem nhẹ cho đến khi chúng trở nên quá khó để có thể thay đổi.
  • Dường như phức tạp hóa vấn đề là một trong những đặc tính của con người.
  • Mất tới 20 năm để gây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút để hủy hoại nó. Nếu nghĩ tới điều đó, bạn sẽ hành động khác đi.
  • Tốt hơn hết là nên giao du với những người giỏi hơn bạn. Hãy chọn những người có biểu hiện tốt và họ sẽ ảnh hưởng tích cực tới bạn.
  • Trước đây, Benjamin Graham từng dạy tôi rằng: Giá là thứ bạn phải trả, giá trị là thứ mà bạn nhận được. Cho dù là tất (socks) hay cổ phiếu (stocks), tôi vẫn thích mua hàng chất lượng khi nó được giảm giá.

Về đầu tư

Điều quan trọng nhất ở một nhà đầu tư là khí chất chứ không phải trí tuệ.

  • Để đầu tư thành công cần có thời gian, quy tắc và sự kiên nhẫn. Không cần biết bạn tài năng tới đâu hay nỗ lực thế nào, mọi việc đều cần có thời gian. Bạn không thể sinh em bé trong vòng 1 tháng chỉ bằng cách làm cho 9 người phụ nữ mang bầu.
  • Tôi không cần nhảy qua một hàng rào cao 2 mét, tôi chỉ tìm bức rào cao 30 cm để có thể bước qua.
  • Trước mắt, thị trường chỉ là một cuộc thi mang tính đại trà. Nhưng về lâu dài, thị trường chính là chiếc máy đo lường.
  • Cơ hội không đến thường xuyên. Khi cơn mưa vàng rớt xuống, hãy lấy xô ra để hứng chứ đừng dựng một con đê để chắn.
  • Đầu tư đa dạng là một biện pháp bảo vệ khỏi sự thiếu hiểu biết. Nhưng lại vô nghĩa với những người biết họ đang làm gì.
  • Tôi là một nhà đầu tư giỏi hơn vì tôi là một doanh nhân. Và tôi là một doanh nhân giỏi hơi vì tôi là một nhà đầu tư.
  • Mua một công ty tuyệt vời với mức giá vừa phải sẽ khôn ngoan hơn việc mua một công ty vừa phải với mức giá tuyệt vời.
  • Nếu bạn không muốn sở hữu một cổ phiếu trong 10 năm thì đừng nghĩ đến việc sở hữu nó dù chỉ trong vòng 10 phút. Hãy đặt những công ty có tổng doanh thu liên tục tăng trưởng trong những năm qua vào cùng một danh mục đầu tư, bởi vì giá trị thị trường của danh mục đầu tư đó cũng sẽ tăng trưởng như vậy.

Về triết lý sống

“Tôi sẽ cho bạn biết làm thế nào để trở nên giàu có. Hãy sợ hãi khi người khác tham lam. Và hãy tham lam khi người khác sợ hãi.”

Đây là một cách nói tối giản cho thấy chìa khóa của việc đầu tư là mua vào thấp và bán ra cao. Câu nói này đã trở thành cơ sở cho sự đầu tư thành công của Warren Buffett qua thời gian

“Tôi nói với các sinh viên đại học rằng khi các bạn ở tuổi của tôi, thành công chính là nhận được tình yêu từ những người mà bạn mong chờ sẽ yêu thương bạn.”

Một trong những bài học của Warren Buffett chính là đến cuối cùng, tiền bạc không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.

“Sự khác biệt giữa người thành công và người rất thành công đó là người rất thành công thường nói không với gần như tất cả mọi thứ”.

Rất nhiều người vĩ đại như Steve Jobs, Bill Gates và Warren Buffett đều cho rằng thành công của họ là nhờ vào sự tập trung. Nhiều người thường lập danh sách những việc cần làm dài dòng để đạt năng suất làm việc cao hơn. Nhưng trên thực tế, nếu bạn muốn làm việc lớn thì việc lập danh sách những việc không nên làm mới thực sự là điều quan trọng.

“Tôi đã từng chứng kiến nhiều người thất bại do rượu và tỉ số vay nợ. Thật ra bạn không cần có nhiều khả năng vay vốn. Nếu bạn tài giỏi, bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền mà không cần vay mượn.”

Người ta có thể thành công bằng nhiều cách khác nhau nhưng lại thất bại chỉ vì một vài lý do. Vì vậy, bạn có thể học hỏi từ những thất bại của người khác nhiều hơn là từ những thành công của họ.

“Điều mà các nhà đầu tư cần phải làm là đánh giá các doanh nghiệp đã được lựa chọn một cách thật chuẩn xác. Hãy lưu ý từ “đã được lựa chọn” bởi vì bạn không cần phải biết quá nhiều về tất cả các công ty. Bạn chỉ có thể đánh giá được các doanh nghiệp nằm trong vòng tròn hiểu biết của mình. Điều quan trọng không nằm ở kích thước của vòng tròn mà là biết được giới hạn của nó”.

Nói một cách đơn giản hơn, điều quan trọng là bạn biết đánh giá các doanh nghiệp và bỏ qua những công ty mà bạn không thực sự hiểu về nó.

Vậy bí mật thành công của Warren Buffett là gì? Đó là nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ. Buffett đã trở nên thành công hơn rất nhiều so với ông ấy của 50 năm trước đây.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Grab và Go-jek đang “đốt tiền” để cứu tài xế

Thay vì cắt giảm nhân lực do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hai doanh nghiệp này đang nỗ lực tìm cách cứu các tài xế đối tác của mình.

grab-goviet

Hỗ trợ tài chính

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội, phòng ngừa lây lan dịch bệnh COVID-19, các dịch vụ gọi xe công nghệ nói riêng cũng như các ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác đều chịu thiệt hại nặng nề.

Theo báo cáo của Statqo Analytics, số người gọi xe Grab giảm 24% trong tuần kết thúc vào ngày 26/3, so với tuần từ 22 đến 28/2. Gojek giảm 11% trong cùng kỳ.

Nhưng thay vì cắt giảm nhân viên hay thu nhập, các hãng gọi xe công nghệ này lại đang nỗ lực hỗ trợ đội ngũ tài xế đối tác của mình.

Được biết, Grab đã chi gần 40 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ tài chính. Cụ thể, hiện Grab đã giảm 30% phí thuê xe cho tài xế Singapore đến ngày 4/5. Tại Đông Nam Á, hãng cấp tiền cho tài xế nhiễm COVID-19 hoặc người bị cách ly.

Gojek vào cuối tháng 3 đã công bố quỹ trị giá 100 tỷ rupiah, tương đương 6,38 triệu USD (phần lớn là tiền các lãnh đạo công ty đóng góp 1/4 lương hàng năm). Quỹ này sẽ hỗ trợ các tài xế trong khu vực với những vấn đề như chăm sóc y tế và hàng hoá.

Công ty có trụ sở tại Indonesia nói vào ngày 7/4 rằng họ sẽ tung ra 1 triệu voucher mỗi tuần, mỗi voucher trị giá 5000 rupiah cho các tài xế ở Jakarta để sử dụng tại các nhà hàng mà công ty đang hợp tác.

Tín hiệu tích cực của doanh nghiệp

Ông Phan Hoàng Ninh, CEO KAVE Group đánh giá hành động của Grab và Go-jek vào thời điểm hiện tại tín hiệu tích cực của doanh nghiệp, nhất là vào thời điểm khó khăn hiện tại.

Rõ ràng, việc “đốt tiền” vào thời điểm hiện nay như Grab, Go-jek đối với nhiều doanh nghiệp là hành động chứa nhiều rủi ro, nhất là khi doanh thu sụt giảm. “Tuy nhiên, với Grab, Go-jek, cần biết rằng đây không phải thời điểm duy nhất họ “đốt tiền” mà việc này diễn ra từ lâu” – ông Phan Hoàng Ninh cho hay.

“Thời điểm này, hai doanh nghiệp này đang chia sẻ bớt gánh nặng đối với các cửa hàng kinh doanh nhỏ đang bán hàng trên Grab, Go-jek và đối với các tài xế của họ. Họ muốn cố gắng giữ lại các tiểu thương luôn tồn tại trên các nền tảng này đó là điều rất đáng trân trọng” – CEO Kave Group cho biết.

Về khoản đầu tư này, Grab, Gojek đã có kế hoạch tài chính cho cả năm với các khoản chi để “đốt tiền” trong khoảng bao nhiêu, họ sẽ tính toán cần bao nhiêu tiền để hoạt động, do vậy họ cố gắng đàm phán với các nhà đầu tư để duy trì khoản tiền hoạt động.

Việc duy trì các tài xế, các cửa hàng trực tuyến giúp các cửa hàng trên ứng dụng vẫn giữ nguồn thu, các khách hàng vẫn có thể trải nghiệm các dịch vụ như gọi hàng giao về để hạn chế ra ngoài tiếp xúc, và đặc biệt các tài xế đối tác của Grab, Go-jek vẫn đảm bảo được công ăn việc làm.

Trả lời Reuters hồi cuối tháng 3, đồng Tổng Giám đốc Gojek Andre Soelistyo hi vọng công ty có thể phục hồi “trong vài tháng tới”. Hỗ trợ tài xế giúp startup ở vào thế sẵn sàng một khi nhu cầu di chuyển bật trở lại. Tuy nhiên, tình hình hiện tại khiến triển vọng dài hạn trở nên không chắc chắn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

Tại sao CEO Facebook, Mark Zuckerberg phản đối việc sớm đi làm lại ?

Mark Zuckerberg kêu gọi mọi người nên kéo dài thời gian ở nhà, trong khi tỷ phú công nghệ Elon Musk kêu gọi “mở cửa nước Mỹ ngay lập tức”.

Cuối tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban bố sắc lệnh trao quyền lực lớn hơn cho chính quyền liên bang trong việc tái mở cửa. CEO Facebook lập tức phản đối việc cho phép người dân đi làm lại quá sớm vì lo ngại có thể dẫn đến một đợt bùng phát Covid-19 mới.

Quan điểm của Zuckerberg lập tức trở thành chủ đề tranh cãi trên mạng xã hội không chỉ ở Mỹ mà cả ở Trung Quốc. Phát ngôn của ông chủ Facebook thu hút hàng nghìn bình luận trái chiều với hơn 25 triệu lượt đọc trên Weibo.

Nhiều người ủng hộ Zuckerberg và cho rằng trong tình trạng hiện tại, sức khoẻ của người dân là lựa chọn quan trọng hơn lợi ích kinh tế. “Một trong những biện pháp giúp Trung Quốc kiểm soát Covid-19 là phong toả cả Vũ Hán khi dịch bệnh bùng phát. Nếu người Mỹ chủ quan và sớm quay lại nhịp sống thường nhật khi dịch bệnh chưa qua đi, họ sẽ phải trả giá”, tài khoản Yushui bình luận.

Tuy nhiên, không ít người lại chỉ trích gay gắt. “Nếu đặt mình vào hoàn cảnh của hàng triệu người đang thất nghiệp và phải đối mặt với nhiều rắc rối vì không được đi làm, chắc chắn bạn sẽ không phản đối việc cho phép lao động đi làm lại. Nhiều người có thể chết vì thất nghiệp trước khi chết vì dịch bệnh”, người dùng Duan Yanbin viết.

Một số ý kiến cho rằng Facebook là nền tảng kinh doanh trực tuyến và thu nhập của họ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Càng nhiều người ở nhà, thời gian dùng mạng xã hội càng cao, giúp Facebook hưởng lợi nên không có gì lạ khi họ phản đối đi làm lại.

Tuy nhiên trái với nhận xét trên, lượng truy cập Facebook tăng trong thời gian diễn ra dịch bệnh nhưng doanh thu lại bị giảm mạnh. Cuối tháng 3, John Blackledge, chuyên gia phân tích của Cowen, nhận định doanh thu 2020 của cả Facebook và Google sẽ giảm 20% so với dự báo ban đầu. Trong khi đó, Alex Palmer, chuyên gia của Gupta Media, cho biết giá trung bình của dịch vụ quảng cáo trên Facebook giảm 35-50% từ vài tuần qua.

Trong khi Mark Zuckerberg ủng hộ việc mọi người ở nhà thì tỷ phú công nghệ Elon Musk kêu gọi mở cửa lại nước Mỹ. Ông nói việc phong toả, buộc người dân cách ly tại nhà là chính sách “phát xít”. Hiện các cơ sở sản xuất xe hơi hay nhà máy pin mặt trời của Musk chưa được kinh doanh trở lại và được xếp vào nhóm không thiết yếu và chưa được phép mở cửa. Quan điểm của CEO Tesla cũng bị chỉ trích vì coi thường dịch bệnh và sức khoẻ của mọi người.

Jeff Bezos, CEO Amazon lại tỏ ra thận trọng, không đưa ra quan điểm rõ ràng về việc ủng hộ hay phản đối giãn cách xã hội dù Amazon đang phải giải quyết nhiều vấn đề về nhân sự. Nhu cầu đặt hàng trong mùa dịch tăng đột biến khiến công ty phải tuyển thêm hàng nghìn lao động nhưng cũng phải đảm bảo điều kiện an toàn làm việc cũng như phúc lợi cho họ trong đại dịch.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress