Skip to main content

Thẻ: Tăng trưởng

Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tăng trưởng thay vì áp lực hiệu suất

Trong khi thoạt nghe thì dường như “văn hoá tăng trưởng” và “văn hoá hiệu suất” là 2 thuật ngữ giống nhau, ý nghĩa và sức tác động của nó thì hoàn toàn ngược lại. Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tăng trưởng thay vì tạo ra các áp lực công việc dựa trên hiệu suất.

Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tăng trưởng thay vì áp lực hiệu suất
Doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá tăng trưởng thay vì áp lực hiệu suất

Bởi chịu nhiều sự ảnh hưởng khác nhau, từ tư duy lãnh đạo đến các yếu tố vĩ mô, nhiều doanh nghiệp chọn cách xây văn hoá doanh nghiệp đè nặng lên yếu tố hiệu suất hay nói cách khác là tập trung vào hiệu suất cao. Sự thật là cách tiếp cận này có thể không phải là cách tốt nhất, lành mạnh nhất hoặc bền vững nhất để thúc đẩy kết quả (trong dài hạn).

Giải pháp thay thế cho doanh nghiệp là coi trọng văn hoá tăng trưởng, nó chính là sự kết hợp giữa các thành phần cá nhân và tổ chức khác nhau như: một môi trường làm việc mang lại cảm giác an toàn, tập trung vào việc học hỏi liên tục, không ngừng thử nghiệm và xây dựng một vòng phản hồi liên tục.

Trong nền văn hoá dựa trên hiệu suất, thứ duy nhất mà doanh nghiệp tập trung vào đó là hiệu suất công việc của nhân viên. Nói một cách dễ hiểu, các chỉ số hiệu suất (KPIs) chính là kết nối duy nhất giữa cá nhân với tổ chức, các quá trình tạo ra nó, cảm xúc của nhân viên hay văn hoá mà nó được sinh ra dường như không được đề cập tới. Nỗi sợ hãi và né tránh từ nhân viên là điều khó tránh khỏi.

Bỏ qua những lý do giải thích cho cách tiếp cận này, thứ mà doanh nghiệp cần nhận ra đó là văn hoá đó đang ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển lành mạnh và bền vững của doanh nghiệp.

Trái ngược với văn hoá dựa trên hiệu suất, văn hoá tăng trưởng hay văn hoá phát triển lại coi trọng yếu tố con người. Tại đây, nhân viên có thể thừa nhận những bất an, thiếu sót hay có cơ hội để bày tỏ ý kiến và cảm xúc của họ. Giá trị cá nhân của họ cũng được quan tâm theo cách tương tự.

Trong bối cảnh kinh tế mới, khi mọi người ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, khi các kết nối về cảm xúc và giá trị là một phần không thể thiếu giữa nhân viên và tổ chức, văn hoá tăng trưởng rõ ràng là đang chứng minh được lợi thế của nó.

Văn hoá tăng trưởng là văn hoá kết hợp giữa các yếu tố cá nhân và tổ chức, dưới đây là một số thành phần quan trọng hay dấu hiệu để nhận diện văn hoá này:

  • Một môi trường mang lại cảm giác an toàn, được thúc đẩy bởi các nhà lãnh đạo sẵn sàng làm gương và chịu trách nhiệm cá nhân về những thiếu sót và sai lầm của họ.
  • Tập trung vào việc học hỏi liên tục thông qua quá trình tìm hiểu, tò mò và minh bạch, thay vì phán xét, né tránh và tự bảo vệ.
  • Văn hoá tăng trưởng cũng coi trọng các thử nghiệm liên tục, xoá bỏ tư duy “thử nghiệm cái mới là rủi ro”.
  • Vòng phản hồi liên tục: Một tổ chức có văn hoá tăng trưởng sẽ tập trung vào việc xây dựng một vòng phản hồi liên tục, từ dưới lên và từ trên xuống, từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong. Cam kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển và trở nên tốt hơn cũng là điểm nhận dạng quan trọng trong các tổ chức có văn hoá tăng trưởng.

Khác với những gì mà bạn biết về văn hoá tăng trưởng, trong các tổ chức có văn hoá hiệu suất hay văn hoá làm việc chỉ coi trọng hiệu suất, hoặc là bạn là người thành công (vẻ vang) hoặc là kẻ thất bại (ê chề). “Người thành công” và “Kẻ thất bại” luôn được đề cập và tách biệt.

Điều này không có nghĩa là yếu tố kết quả sẽ không được coi trọng trong các nền văn hoá tăng trưởng, hay thành tích là thứ không được nhận diện. Ngoài việc khen thưởng cho các thành tích hay cá nhân xuất sắc, các tổ chức có văn hoá này cũng coi thất bại và thiếu sót là cần thiết, là cơ hội để học hỏi, tối ưu cho cả cá nhân và tổ chức.

Hệ luỵ từ văn hoá chỉ coi trọng hiệu suất.

Như một bản năng tất yếu, con người thường có xu hướng che giấu, hợp lý hóa, giảm thiểu, che đậy và phủ nhận những điểm yếu cũng như sai lầm của mình vì chúng khiến họ cảm thấy dễ bị tổn thương, gặp rủi ro và ít có giá trị. Những nỗi sợ hãi này theo thời gian sẽ làm thu hẹp và hạn chế tầm nhìn của họ thay vì mở rộng nó.

Trong các tổ chức chỉ coi trọng hiệu suất, nơi mà mọi sai lầm đều được xem là điều cấm kỵ, các cá nhân thường cũng sẽ chọn cho họ những “vị trí an toàn”, che giấu hơn là phản hồi hay bày tỏ ý kiến, đổi mới sáng tạo theo đó là điều rất xa xỉ. Hậu quả cuối cùng hiển nhiên vẫn sẽ thuộc về phía doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần làm gì để theo đuổi văn hoá tăng trưởng.

Ngoài việc tích cực xây dựng doanh nghiệp theo các điểm nhận diện của một tổ chức được xem là có văn hoá tăng trưởng như ở trên, việc tuyển mới một số nhà lãnh đạo kiểu mới, với các kỹ năng mới khác nhau, để đáp ứng những giá trị mới cho cả nhân viên lẫn khách hàng là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Thúc đẩy sự tăng trưởng đòi hỏi sự cân bằng tinh tế giữa các thử thách và nuôi dưỡng. Điều này có nghĩa là thay vì an toàn với những kết quả hiện có, thay vì sợ hãi với những rủi ro mà cái mới có thể mang lại, các cá nhân lẫn tổ chức cần được khuyến khích để vượt ra khỏi vùng an toàn của họ – suy cho cùng, không có thành công nào được xây dựng mà thiếu vắng bóng dáng của sự thất bại cả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nguồn gốc để thúc đẩy sự phát triển của một doanh nghiệp

Đối với mọi chủ doanh nghiệp hay người làm marketing, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp là mục tiêu sống còn. Sự tăng trưởng thực sự đến từ việc thấu hiểu nguồn gốc của nó hay nơi mà yếu tố tăng trưởng có thể xuất phát. Hãy cùng MarketingTrips khám phá các cách thức mà một doanh nghiệp có thể tăng trưởng trong bài viết này.

Top các chiến lược để phát triển một doanh nghiệp
Top các chiến lược để phát triển một doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh doanh, thuật ngữ “đổi mới” (Innovation) hay “sáng tạo” (Creativity) thường gắn liền với những cái gì đó to tát hay thường được thực hiện bởi các công ty khởi nghiệp vốn năng động và có nhiều ý tưởng đột phá.

Trong khi đối với doanh nghiệp này (thường là các công ty lớn), họ thực hiện sự đổi mới bằng cách mua lại các công ty nhỏ hơn (ví dụ Facebook mua lại Instagram để phát triển không gian mạng xã hội), các doanh nghiệp khác lại không ngừng đầu tư vào chính doanh nghiệp của họ để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Maddock Douglas, trong khi có đến 80% giám đốc điều hành cho biết rằng thành công của doanh nghiệp của họ phụ thuộc vào việc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, thì hơn một nửa trong số này đồng ý rằng doanh nghiệp của họ không đủ nguồn lực để hỗ trợ sự đổi mới.

Đổi mới trong bối cảnh doanh nghiệp, là thuật ngữ gắn liền với việc tìm ra những cách thức mới để phát triển doanh nghiệp và giữ vững sự phát triển theo thời gian.

Tuy nhiên, với tư cách là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà làm chiến lược hay marketer, công việc đầu tiên bạn cần làm đó là hiểu được nguồn gốc của sự phát triển, hay nói cách khác, bạn có thể tìm kiếm sự tăng trưởng và phát triển từ đâu.

Dưới đây chính là những “căn nguyên”, nơi bạn có thể tìm thấy chúng (đi kèm với các ví dụ về thương hiệu Apple).

  • Quy trình mới. Bán những thứ tương tự (với đối thủ) với tỷ suất lợi nhuận cao hơn: Cắt giảm chi phí sản xuất và giao hàng, tự động hóa quy trình bán hàng để đạt hiệu quả cao hơn, cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng hoặc sản xuất, ứng dụng nhiều hơn các yế tố công nghệ ví dụ như AI.
  • Trải nghiệm mới. Bán nhiều hơn cùng một sản phẩm cho cùng một tập khách hàng: Tăng tỷ lệ giữ chân và chia sẻ bằng cách kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng. Thêm những trải nghiệm mới tại cửa hàng là một ví dụ.
  • Các tính năng mới. Bán những thứ nâng cao hay những sản phẩm có thêm tính năng mới cho cùng một tập khách hàng: Doanh nghiệp bắt đầu thêm các cải tiến mới cho sản phẩm hoặc dịch vụ để thúc đẩy lượng mua hàng gia tăng. Ví dụ Apple ra mắt iPhone mới với camare nét hơn và kích thước lớn hơn.
  • Những khách hàng mới. Bán nhiều hơn những sản phẩm đã có nhưng cho những tập khách hàng mới: Giới thiệu sản phẩm (hiện có) tới những thị trường hay phân khúc khách hàng mới có nhu cầu tương tự như tập khách hàng cũ hoặc tới những thị trường mà sản phẩm có thể giải quyết một nhu cầu khác.
  • Đề xuất mới. Tạo ra những thứ mới để bán: Phát triển một sản phẩm mới — không chỉ là những cải tiến. Tìm kiếm các nhu cầu mới để giải quyết trong các thị trường hiện có hoặc đầu tư vào một danh mục sản phẩm mới. Ví dụ, Apple phát triển Macbook thay vì chỉ là iPhone.
  • Mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp sẽ bán hàng theo cách mới: Định hình lại cách thức tiếp cận thị trường bằng cách tạo ra các luồng doanh thu, kênh và cách tạo ra giá trị mới.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể, doanh nghiệp sẽ chọn những cách khác nhau để tiến hành đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng, biết được quá trình tăng trưởng diễn ra như thế nào hay nguồn gốc của nó cũng quan trọng như việc phân bổ các khoản đầu tư để đạt được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Là nhà lãnh đạo, bạn rõ ràng là phải nhìn rộng và xa hơn vào những yếu tố gốc rễ và chiến lược dài hạn hơn là các chiến thuật ngắn hạn hay hành động ngẫu nhiên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google: Khám phá tiềm năng tăng trưởng với tự động hoá tìm kiếm

Với hàng tỷ người dùng đang tìm kiếm những thông tin liên quan mỗi ngày, tìm kiếm đang trở thành một điểm chạm quan trọng của thương hiệu với người dùng trong quá trình tương tác bán hàng, vậy làm thế nào để thương hiệu có thể tự động hoá quá trình tiếp xúc này?

Tự động hóa các hoạt động tiếp thị (Marketing Automation) được hỗ trợ bởi công nghệ máy học cho phép các thương hiệu tiếp cận người dùng mọi lúc mọi nơi trong hành trình khám phá đa kênh (Omni Channel) của họ.

Bên cạnh đó, phương thức tiếp cận này cũng giúp tối ưu hóa hiệu suất và thúc đẩy lợi nhuận cho thương hiệu.

Ví dụ, theo số liệu từ Google, các nhà quảng cáo chuyển loại đối sánh từ khóa của họ sang đối sánh rộng có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn 25%.

Hơn 80% nhà quảng cáo của Google đã sử dụng chiến lược giá thầu tự động để tối ưu hóa hiệu suất và giải phóng thời gian cho nhân viên.

Mặc dù hiệu quả có được từ tự động hoá đã quá rõ ràng, không ít nhà quảng cáo nói riêng và digital marketer nói chung vẫn tỏ ra e dè với cách tiếp cận này.

Dưới đây là một số chiến lược tự động hoá hoạt động tìm kiếm có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo.

1. Tăng doanh số bán hàng trực tuyến với kiểu đối sánh rộng và đặt giá thầu thông minh.

Bạn có thể tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu hơn bằng từ khóa đối sánh rộng vì nó kết nối thương hiệu của bạn với những người đang tìm kiếm các từ khoá liên quan chứ không chỉ là những người tìm kiếm chính xác từ khoá của bạn.

Bằng cách ghép nối các từ khóa đối sánh rộng với chiến lược đặt giá thầu thông minh, khi giá thầu của bạn được đặt tự động, bạn có thể dễ dàng quản lý chiến dịch hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với cách đặt giá thầu thủ công.

Ví dụ: Hyundai Marine & Fire Insurance, một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của Hàn Quốc, đã tăng doanh số bán hàng trực tuyến lên 55% và tăng 16% chuyển đổi bằng cách sử dụng đối sánh rộng với chiến lược giá thầu thông minh.

2. Phân phối quảng cáo cá nhân hóa với quảng cáo tìm kiếm thích ứng (RSA).

Để cung cấp những nội dung hay thông tin phù hợp nhất với những gì người dùng đang tìm kiếm, quảng cáo tìm kiếm thích ứng sử dụng công nghệ máy học để cá nhân hóa tiêu đề và đoạn mô tả quảng cáo sao cho phù hợp với từng truy vấn tìm kiếm.

Và khi các nhà quảng cáo áp dụng quảng cáo tìm kiếm thích ứng song song với từ khoá đối sánh rộng và đặt giá thầu thông minh, họ đã thấy mức chuyển đổi cao hơn 20%, đây chính là giá trị cộng hưởng của chiến lược tự động hoá.

Ba công cụ tự động này khi được sử dụng cùng nhau sẽ giúp nhà quảng cáo chi tiêu nhiều hơn để đạt được phạm vi tiếp cận rộng hơn và hiệu quả cao hơn.

3. Tối đa hóa chuyển đổi chất lượng cao với chiến lược đặt giá thầu dựa trên giá trị (value based bidding).

Nếu bạn muốn tận dụng tối đa ngân sách các chiến dịch quảng cáo của mình, có được những khách hàng có giá trị cao (high-value customers) và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, hãy sử dụng chiến lược đặt giá thầu dựa trên giá trị chuyển đổi.

Khi bạn chọn chiến lược này, công nghệ máy học nâng cao của nền tảng sẽ tự động đặt và tối ưu hóa giá thầu dựa trên các giá trị bạn đã chọn, chẳng hạn như doanh thu bán hàng hoặc tỷ suất lợi nhuận.

Trung bình, các nhà quảng cáo sử dụng cách đặt giá thầu dựa trên giá trị và chuyển chiến lược từ CPA mục tiêu (tCPA) sang chiến lược giá thầu dựa trên lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) đạt được mức giá trị chuyển đổi cao hơn 14%.

4. Thúc đẩy lượng khách hàng trực tuyến và ngoại tuyến với kiểu chiến dịch Performance Max.

Performance Max Campaign là một trong những kiểu chiến dịch tự động hoá được Google đề xuất sử dụng trong Google Ads.

Performance Max cho phép nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng mục tiêu trên toàn bộ mạng lưới quảng cáo của Google như YouTube, Tìm kiếm, Gmail và Maps thông qua một chiến dịch tập trung duy nhất.

Khi bạn đã hoàn thành các chiến lược đặt mục tiêu, phần còn lại sẽ được hệ thống tự động tối ưu cho bạn, điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong khi vẫn tăng doanh số bán hàng.

Các thương hiệu chạy kiểu chiến dịch Performance Max đã chứng kiến mức tăng trung bình 13% trong số chuyển đổi gia tăng, cùng với mức chi phí CPA tương tự.

Khi các nền tảng quảng cáo ngày càng ưu tiên tính tự động hoá và áp dụng yếu tố công nghệ nhiều hơn vào hệ thống vận hành, bằng cách sử dụng các công cụ tự động hóa tìm kiếm, nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa phạm vi tiếp cận, cá nhân hóa quảng cáo và thúc đẩy tốt hơn mức tăng trưởng kinh doanh và lợi nhuận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Ngành bán lẻ đi tìm công thức tăng trưởng mới

Không chỉ các chợ truyền thống, nhiều đơn vị bán lẻ theo mô hình hiện đại cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tăng trưởng hai năm vừa qua.

bán lẻ tăng trưởng
Ngành bán lẻ đi tìm công thức tăng trưởng mới

Thị trường bán lẻ đang dần được hâm nóng trở lại khi người tiêu dùng và khách du lịch bắt đầu quay lại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống. Gần như ngay lập tức, hàng loạt thương hiệu bán lẻ có dấu hiệu sẽ mở rộng quy mô quyết liệt.

bán lẻ tăng trưởng

Phục hồi.

Ghi nhận của Tổng cục Thống kê cho thấy trong quý 1-2022, doanh số bán lẻ tăng nhẹ 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, hoạt động bán lẻ hàng hóa tăng 10,7%, bán lẻ dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5,9%, dịch vụ du lịch tăng 29,8% so với cùng kỳ.

Các con số đó không phản ánh hết sự chuyển biến mạnh mẽ của thị trường bán lẻ TP.HCM trong quý 1-2022.

Cục Thống kê thành phố ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là gần 267 tỉ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ.

Mức giảm lớn nhất tập trung ở nhóm các ngành dịch vụ như karaoke, vũ trường, matxa, du lịch… do tốc độ mở cửa trở lại vẫn còn chậm.

Ngoài ra phải kể đến các nguyên nhân như thu nhập cũng như thói quen tiêu dùng của người dân có sự thay đổi, tâm lý e ngại dịch bệnh vẫn còn trong thời gian đầu sau kết thúc giãn cách, sức mua chưa đạt như kỳ vọng.

Tuy nhiên, dự báo doanh thu thương mại và dịch vụ trong quý tiếp theo sẽ đạt mức tăng trưởng dương khi các hoạt động kinh doanh trên địa bàn và sức tiêu thụ của người dân có xu hướng tăng trở lại.

Đáng chú ý, sau khi mở trở lại đường bay quốc tế, lượng khách du lịch quốc tế trong tháng 3-2022 đã tăng 115% so với cùng kỳ, đạt 41.700 lượt – mức cao nhất kể từ tháng 3-2020, với khách du lịch chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Năm 2021 chứng kiến lượng lớn các cửa hàng, nhà bán lẻ có tiềm lực tài chính yếu đóng cửa, đặc biệt ở phân khúc F&B và thời trang khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.

Nhưng năm 2022 có thể khởi đầu cho một chu kỳ phục hồi mạnh mẽ nhờ độ phủ vắc xin, việc nới lỏng hạn chế đi lại trong nước và giữa các quốc gia trên thế giới.

Nhận xét về triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, phó giám đốc nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt Nam, cho rằng:

“Những khó khăn từ kinh tế vĩ mô đang làm giảm sức mua của người tiêu dùng trong ngắn hạn. Thị trường dự báo sẽ ấm dần lên và hồi phục vào những tháng cuối năm”.

“Lượng khách mua sắm đông đúc vào các kỳ nghỉ lễ, cuối tuần và lượng khách du lịch trong nước tăng cao vào kỳ nghỉ Tết cho thấy người tiêu dùng đã bắt nhịp với hoạt động bình thường mới.

Tuy nhiên, sự mở rộng của các nhà bán lẻ dự kiến sẽ không đồng đều giữa các nhóm ngành thương mại khác nhau”.

Khốc liệt cuộc đua mở rộng.

Kênh bán lẻ hiện đại đang chứng kiến cuộc đua đầu tư và mở rộng quy mô khá gay cấn khi nhiều hãng bán lẻ lập kế hoạch đánh chiếm khoảng trống mà các đối thủ yếu hơn bỏ lại.

Điển hình như Uniqlo với việc khai trương cửa hàng bán lẻ thứ 11 tại Saigon Centre TP.HCM, Pandora khai trương cửa hàng mới tại AEON Long Biên, Hà Nội.

Hãng AEON đặt mục tiêu mở 100 siêu thị AEON MaxValu đến năm 2025. BRG Retail hợp tác mở rộng chuỗi siêu thị Fujimart với Sumitomo Corporation thì đặt mục tiêu đạt khoảng 50 cửa hàng mới vào năm 2028.

Đáng chú ý, Tập đoàn Alibaba nâng cấp chuỗi giá trị kinh doanh tại Việt Nam bằng cách thành lập các trung tâm phân phối quy mô lớn ở Long An, Đồng Nai, hướng tới phục vụ nhu cầu lưu kho của các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) chính ở Việt Nam.

Thời gian gần đây, một số công ty bất động sản cũng tìm cách lấn sân sang bán lẻ, như một cách xây dựng hệ sinh thái của riêng họ.

Đây là một chiến lược kinh doanh quen thuộc khi các công ty bất động sản có tiềm lực mạnh muốn xây dựng hệ sinh thái đa dạng bao gồm bán lẻ, nhằm tận dụng nguồn vốn, liên kết sản phẩm bán lẻ phục vụ chính cộng đồng cư dân và khách hàng của họ và bao phủ thương hiệu tới số đông người dùng.

Điển hình có thể kể đến Nova Retail của Tập đoàn NovaLand với chuỗi cửa hàng phân phối các thương hiệu nổi tiếng như Nike, GAP, The Face Shop, Sơn Kim Retail của Sơn Kim Group với chuỗi của hàng tiện lợi GS25 và chuỗi nhà hàng, spa đi kèm.

Song song kế hoạch mở rộng, một số chuỗi cũng đặt ưu tiên tái cấu trúc, cải thiện biên lợi nhuận. Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động cho biết sẽ tạm dừng mở mới trong năm 2022 để tối ưu hóa hoạt động.

Chuỗi cũng bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch Thế Giới Di Động, giữ chức giám đốc điều hành – động thái khẳng định quyết tâm đưa Bách Hóa Xanh đạt điểm hòa vốn thông qua các điều chỉnh lớn về công thức vận hành.

Ngoài Bách Hóa Xanh, Thế Giới Di Động còn lấn sân sang các thị trường bán lẻ khác còn nhiều tiềm năng với thương hiệu AVA gồm AVAKids (sản phẩm mẹ và bé), AVAFashion (thời trang), AVASports (thể thao), AVAJi (trang sức) và AVACycle (xe đạp).

Còn Masan dự kiến sẽ tung ra mô hình “mini mall” – tức một cửa hàng tiện ích tích hợp nhiều dịch vụ như nhu yếu phẩm (WinMart), dịch vụ tài chính (Techcombank), trà và cà phê (Phúc Long), chăm sóc sức khỏe (Phano) và đã đặt mục tiêu mở 30.000 cửa hàng trước năm 2025.

Báo cáo tháng 2-2022 của Savills châu Á – Thái Bình Dương về thị trường bán lẻ cũng đánh giá mặc dù tỉ lệ tiêm vắc xin ngày càng tăng ở nhiều quốc gia, tốc độ phục hồi của các thị trường lại không nhất quán.

Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có thị trường bán lẻ tại các thành phố lớn phục hồi nhanh nhất với hoạt động kinh doanh ổn định và gián đoạn định kỳ.

Trong khi các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hà Nội, TP.HCM vẫn duy trì mức tăng trưởng giá thuê một cách khiêm tốn từ khoảng 0,5-13% thì các thị trường lớn như Singapore, Hong Kong, Seoul, Tokyo, giá thuê mặt bằng tiếp tục sụt giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm 2021 với mức từ -16% đến -28%.

Theo đánh giá của bà Trần Phạm Phương Quyên, quản lý bộ phận cho thuê mặt bằng bán lẻ Savills TP.HCM, sức tiêu dùng nội địa Việt Nam ngày càng lớn và ổn định, đồng nghĩa với tiềm năng về doanh thu lớn cho một vài ngành bán lẻ như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc mẹ và bé, thời trang thể thao, ẩm thực…

Điều này đã thúc đẩy các nhà bán lẻ phải mở rộng thêm chi nhánh, không gian trải nghiệm, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Bà Quyên cũng cho biết trong thời gian qua, các tập đoàn bán lẻ lớn vẫn đang âm thầm đem thêm thương hiệu quốc tế mới về thời trang, phong cách sống, phụ kiện và đồ chuyên dụng thể thao ngoài trời… về Việt Nam, hứa hẹn giúp phục hồi và tạo ra sức sống mới cho thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?

Trong khi người có Growth Mindset luôn nỗ lực tiến về phía trước, người sở hữu Fixed Mindset lựa chọn sự ổn định và ngại thay đổi. Cùng tìm hiểu Growth Mindset và Fixed Mindset là gì trong bài viết này.

Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?
Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?

Trong một thế giới VUCA, khi mà mọi thứ dường như đang thay đổi quá nhanh, sở thích và hành vi của người tiêu dùng cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Để có thể nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới, doanh nghiệp cần những tư duy mới.

Liệu Growth Mindset (tư duy tăng trưởng) hay Fixed Mindset (tư duy cố định) mới là kiểu tư duy doanh nghiệp cần?

Bạn có thể xem chi tiết khái niệm Growth Mindset tại: Growth Mindset là gì hay Growth Hacking là gì.

Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset và Fixed Mindset.

Có một quan niệm sai lầm phổ biến trong kinh doanh là bạn có sẵn những gì cần thiết để trở thành một doanh nhân hoặc là không, ngụ ý nó là yếu tố thuộc về thiên bẩm.

Tuy nhiên trên thực tế, các kỹ năng về kinh doanh có thể được học hỏi và củng cố giống như bất kỳ kỹ năng nào khác.

Giáo sư William Sahlman của Trường Kinh doanh Harvard (HBS) đặt ra câu hỏi “Liệu bạn có cần phải là một thiên tài về sáng tạo để thành công không?” hay “Bạn có cần phải trẻ hoặc bỏ học đại học, hoặc mạo hiểm mới có thể trở thành một doanh nhân không?

Và ông cũng trả lời “Tôi không nghĩ vậy.”

Ông nói tiếp: “Tất cả mọi người đều có thể tìm thấy những cơ hội, thu hút các nguồn lực cần thiết và xây dựng đội ngũ để mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của họ.”

“Tư duy này, tức quan điểm cho rằng khả năng và trí thông minh là những thứ có thể đạt được thông qua nỗ lực – được gọi là tư duy tăng trưởng hoặc tư duy phát triển (Growth Mindset) và nó là tài sản vô giá trong thế giới khởi nghiệp.”

Dưới đây là phần sơ lược về sự khác biệt giữa một Growth Mindser và Fixed Mindset, tại sao Growth Mindset lại cần thiết cho doanh nhân, cũng như cách bạn có thể đạt được và duy trì tư duy đó.

Sự khác biệt giữa Growth Mindset và Fixed Mindset là gì?

Một người nào đó có Growth Mindset tức là họ sẽ coi trí thông minh, khả năng và tài năng là những thứ có thể học hỏi được và cải thiện được thông qua sự nỗ lực.

Mặt khác, một người nào với Fixed Mindset sẽ xem những đặc điểm kể trên là ổn định và không thể thay đổi theo thời gian, họ nghĩ rằng “mọi thứ đã an bài”.

Hãy giả sử rằng bạn là một doanh nhân và bạn rất cần khả năng về tài chính để có thể quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn có một tư duy cố định, bạn có thể nghĩ rằng, “Tôi học toán rất kém nên dù có cố gắng đến mấy chắc cũng sẽ thất bại.”

Ngược lại nếu bạn sở hữu tư duy tăng trưởng, bạn có thể nghĩ rằng “Mặc dù trước đây tôi không giỏi toán, nhưng là vì lúc đó tôi chưa có động cơ chính đáng để học, bây giờ chỉ cần cố gắng ngày qua ngày, tôi sẽ sớm khá lên thôi.”

Khái niệm Growth Mindset và Fixed Mindset được nhà tâm lý học Carol Dweck đưa ra lần đầu trong cuốn sách năm 2006 mang tên The New Psychology of Success.

Theo Bà Dweck, những tình huống hay bối cảnh thử thách có thể là thảm họa đối với những người có tư duy cố định vì họ nghĩ rằng họ không thể vượt qua nó.

Khi bạn có tư duy tăng trưởng, bạn tin rằng bạn có thể có thêm được những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để thành công, những thách thức là những cơ hội.

Tại sao các doanh nhân cần Growth Mindset và hạn chế Fixed Mindset.

Mặc dù Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, nhưng nó vô cùng quan trọng đối với các doanh nhân.

Dưới đây là cách mà Growth Mindset có thể mang lại giá trị cho bạn.

1. Growth Mindset cho phép bạn tham gia vào các lĩnh vực mới.

Khi bạn có tư duy tăng trưởng, quá khứ là những gì đã qua và chúng dường như không ảnh hưởng nhiều đến những thứ bạn có thể đạt được trong tương lai.

Tư duy này sẽ giúp bạn sớm trở thành một người có chuyên môn và kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nếu bạn muốn theo đuổi và sẵn sàng học hỏi.

Thay vì để “bạn của quá khứ” sẽ tiếp tục là “bạn của tương lai”, những người có Growth Mindset luôn tin rằng họ sẽ liên tục cải thiện bản thân và trở thành một phiên bản tốt hơn.

2. Growth Mindset thúc đẩy khả năng phục hồi.

Khả năng phục hồi hay khả năng vượt qua những bối cảnh khó khăn — rất quan trọng trong thế giới doanh nhân và đặc biệt là trong các công ty khởi nghiệp.

Khi những thách thức, thất bại và cả những sự nghi ngờ nảy sinh, khả năng tồn tại và hồi phục của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng kiên trì và học hỏi từ những tình huống khó khăn.

Trong khi những người có tư duy cố định xem sai lầm là thứ gì đó tồi tệ và vô nghĩa, những người có tư duy tăng trưởng lại suy nghĩ ngược lại, họ coi đó là điều bình thường và cần học hỏi được ít nhất là một thứ gì đó từ nó.

Một tư duy cố định có thể ngăn cản bạn học hỏi từ những sai lầm, trong khi một tư duy tăng trưởng có thể cho phép bạn coi sai lầm là cơ hội học hỏi.

3. Growth Mindset cho phép bạn liên tục thử nghiệm.

Nếu bạn có Growth Mindset, bạn liên tục thử nghiệm các ý tưởng mới, học hỏi từ các kết quả có được và không ngừng lặp lại quá trình này.

Một doanh nhân có Fixed Mindset có khả năng coi những phản hồi tiêu cực là dấu hiệu cho thấy họ không có khả năng tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị.

Mặt khác, một doanh nhân có Growth Mindset lại sẵn sàng đón nhận những phản hồi tiêu cực hay những lời chỉ trích mang tính xây dựng và sử dụng chúng để cải thiện những gì họ cung cấp.

Với tư duy này, bạn coi những điểm yếu hiện có của sản phẩm là cơ hội để mang lại những thứ tốt hơn cho các nhóm đối tượng mục tiêu.

4. Growth Mindset giúp bạn luôn khiêm tốn.

Cuối cùng, Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng nhắc nhở bạn rằng luôn có nhiều điều mới mà bạn không biết, những điều hay ho để học hỏi.

Bằng cách biết rằng bạn có thể cải thiện mọi thứ, bạn giữ cho mình một tâm thế cởi mở trong suốt hành trình kinh doanh của bản thân.

Khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng và hành vi của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, Growth Mindset là thứ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với các bối cảnh mới và tạo ra sự bền vững cho doanh nghiệp.

Đừng bao giờ “thoải mái” với những gì bạn có!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng ngay trong đại dịch

Samsung, Tefal, vivo, Bobby và nhiều doanh nghiệp đều nỗ lực tham gia vào chiến dịch dành cho các thương hiệu chính hãng, với những giải pháp xây dựng riêng cho từng nhãn hàng.

doanh nghiệp tăng trưởng ngay trong đại dịch

Năm 2021 với những tác động mạnh của đại dịch khiến nhiều thương hiệu phải thay đổi chiến lược kinh doanh để duy trì phát triển, kể cả doanh nghiệp sớm mở rộng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) từ trước.

Với sự cạnh tranh ngày càng cao, nhiều “ông lớn” không chỉ kinh doanh online đơn thuần mà đầu tư mạnh cho những chiến dịch kết hợp đa dạng giải pháp mua sắm, giải trí nhằm tiếp cận người dùng trên TMĐT.

Nổi bật trong đó, các thương hiệu tập trung nguồn lực và đầu tư mạnh cho chiến dịch Super Brand Day (Ngày siêu thương hiệu) trên Lazada, nhằm làm mới nhãn hàng cũng như tiếp cận người dùng trong giai đoạn thử thách.

“Ngày siêu thương hiệu” được phối hợp tổ chức bởi các nhãn hàng và Lazada, mang đến ưu đãi độc quyền dành cho người dùng trong 24 giờ cùng loạt hoạt động mua sắm kết hợp giải trí đặc sắc.

Chiến lược này tiếp cận trúng tâm lý và nhu cầu người dùng, đồng thời được đánh giá như một trong những bệ phóng quan trọng để doanh nghiệp phát triển trên nền tảng trực tuyến.

Khi những “ông lớn” gặp sóng to.

Dù không phải lần đầu làm quen TMĐT, song không ít doanh nghiệp bỡ ngỡ bởi quá trình chuyển đổi trong thời gian ngắn với nhiều khác biệt tạo ra thử thách lớn.

Ông Harvendra Singh, Giám đốc bộ phận Thương mại điện tử Samsung Việt Nam, cho rằng cách doanh nghiệp này vận hành tại Việt Nam năm 2021 phải thay đổi bởi bối cảnh dịch bệnh cũng như sự chuyển dịch trong hành vi tiêu dùng.

Vị giám đốc nhận định có 2 nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng từ cơn sóng dịch bệnh. Nhóm đầu chịu tác động về kinh tế, thu nhập giảm.

Nhóm hai có thu nhập tăng nhờ tích lũy, tiết kiệm do không thể ra ngoài chi tiêu trong khi nguồn ngân sách chính không chịu nhiều ảnh hưởng.

“Thực tế tạo ra thách thức buộc chúng tôi tái định vị thương hiệu, đảm bảo luôn hiện diện trước mắt khách hàng, cả nhóm thu nhập thấp lẫn phân khúc trung và cao cấp”, ông Harvendra Singh nhấn mạnh.

Ông Phillip Lim, Giám đốc Thương mại Groupe Seb Vietnam (Tefal), nhớ lại vào thời điểm áp dụng chỉ thị giãn cách, bài toán vận hành logistics (hậu cần), vận chuyển khó tìm lời giải. Doanh nghiệp loay hoay tìm cách giao hàng đến tay người dùng trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng, một số trường hợp vận chuyển đứt gãy vì không đủ shipper, đơn hàng giao kéo dài 3 tuần, thậm chí cả tháng.

Khâu tiếp cận khách hàng trên kênh bán mới, quá trình vận hành logistics, bài toán đảm bảo hàng giao đến tay người dùng trong thời gian ngắn nhất trở thành rào cản ngăn bước nhiều doanh nghiệp.

Đó là lý do đa phần doanh nghiệp đều nhìn thấy nhu cầu thị trường, hành vi mua sắm online tăng mạnh nhưng không phải ai cũng tận dụng được cơ hội này.

Đứng trước sóng lớn, cả Samsung và Tefal chọn cách đẩy mạnh nguồn lực kinh doanh trên sàn TMĐT uy tín, có tiềm lực mạnh.

Đại diện Tefal khẳng định điểm sáng duy nhất trong bối cảnh dịch Covid-19 căng thẳng là sự tăng trưởng của nhãn hàng trên các nền tảng online, đặc biệt tại Lazada.

Trong khi đó, Samsung vốn có nhiều kinh nghiệm bán hàng online và hợp tác Lazada cũng tiếp tục triển khai nhiều mô hình chương trình cùng nền tảng TMĐT này, với khoảng giá khác nhau, từ đó tiếp cận đa dạng phân khúc hơn.

“Tăng nhận diện với người dùng online là thách thức lớn nhất và cũng là lý do chúng tôi tiếp tục hợp tác Lazada để tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu”, giám đốc bộ phận thương mại điện tử của Samsung Việt Nam khẳng định.

Với thế mạnh về công nghệ và cơ sở hạ tầng logistics, Lazada trở thành cầu nối đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng cả trong giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển khó khăn. Nhờ đó, không ít doanh nghiệp, nhà bán hàng duy trì hoạt động.

Nhưng không chỉ có thế, nền tảng này mang đến những giải pháp “thức thời”, đặc biệt là chiến dịch “Ngày siêu thương hiệu”. Chương trình thể hiện cam kết song hành phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trên Lazada, giúp thương hiệu lội ngược dòng về doanh thu và mở rộng tệp khách hàng trong thời gian khó khăn.

Những cú “twist” giữa đại dịch.

Là một trong những thương hiệu đầu tiên thực hiện ”Ngày siêu thương hiệu” cùng Lazada, đại diện Samsung cho biết chương trình luôn nằm trong kế hoạch chủ chốt của nhãn hàng.

Quyết định gắn bó này không khiến doanh nghiệp thất vọng khi mang về kết quả đáng nể với doanh thu trên Lazada tăng 4 lần trong thời gian diễn ra chiến dịch.

Ông Harvendra Singh chỉ ra ba yếu tố làm nên thành công trong 24 giờ sale của “Ngày siêu thương hiệu” gồm: Vị trí hiển thị, ưu đãi và chiến lược marketing.

Vị giám đốc lý giải Lazada đề xuất những giải pháp affiliate (tiếp thị liên kết) và on-site (quảng bá nội sàn) phù hợp giúp thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Đại diện Tefal cũng bày tỏ tự hào với lượng theo dõi gian hàng trên Lazada tăng 42.000 người trong một ngày diễn ra “Ngày siêu thương hiệu”.

Không chỉ tác động đến doanh thu, chiến dịch là cơ hội cho doanh nghiệp mang sản phẩm cải tiến, cao cấp đến tay người dùng mới một cách dễ dàng.

Trong đó, Tefal giới thiệu đồ dùng nhà bếp, dụng cụ nấu ăn sản xuất tại Pháp với lớp phủ titan chống dính, chống chầy giúp việc ở nhà thời dịch trở nên nhàn rỗi và thú vị hơn.

Sản phẩm chất lượng kết hợp các hoạt động mua sắm sôi nổi, ưu đãi độc quyền dành cho người tiêu dùng trong “Ngày siêu thương hiệu” được ông Phillip Lim khẳng định chính là “chìa khóa” tạo thành tích kinh doanh khả quan cho doanh nghiệp.

Ngoài Samsung hay Tefal, nhiều “ông lớn” khác đồng thời nhận ra lợi thế lẫn sức hút của ”Ngày siêu thương hiệu”, trong đó có vivo và Bobby.

Không khó để lý giải dấu ấn của “Ngày siêu thương hiệu” khi nhìn vào con số mà các thương hiệu cán mốc. Đơn cử trong một ngày diễn ra chương trình, Bobby tăng trưởng doanh thu 800% so với ngày thường.

Ông Satoru Hoshino, Giám đốc kênh Bán hàng hiện đại Unicharm Việt Nam, cho biết kết quả này giúp Bobby đạt vị trí “Nhãn hiệu tã số 1 về thị phần và doanh thu trên Lazada”.

“Thông qua ‘Ngày siêu thương hiệu’, khách hàng có cơ hội trải nghiệm và sử dụng sản phẩm cải tiến tốt nhất của Bobby một cách tiện lợi, dễ dàng và an toàn dù trong giai đoạn đại dịch căng thẳng.

TMĐT thực sự góp phần đảm bảo lưu thông hàng hóa, cơ bản ổn định cuộc sống ở thời kỳ khó khăn”, ông Satoru Hoshino nhận định.

Khác với nhiều “ông lớn” từng tham gia chiến dịch trước đó, năm 2021 đánh dấu lần đầu vivo tham gia Super Brand Day.

Nước đi này khiến hãng điện thoại bất ngờ bởi chỉ trong 5 phút đầu mở bán, hơn 3.000 smartphone đã được đặt hàng, tập trung vào thiết bị cận cao cấp và cao cấp có giá từ 10 triệu đồng trở lên. Đặc biệt, lượng truy cập vào gian hàng tăng 3 lần so với ngày thường.

Ông Hubo, Giám đốc bộ phận Thương mại điện tử vivo Việt Nam, cho rằng những con số này có được nhờ sự nỗ lực của tập thể doanh nghiệp cũng như hỗ trợ từ Lazada.

Nền tảng TMĐT này cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng kịp thời. Ở bối cảnh vận chuyển gián đoạn trong khi nhu cầu tăng mạnh, tiềm lực logistics được xem là lợi thế khác biệt làm nên thành công.

Sau những gì có được tại “Ngày siêu thương hiệu”, các nhãn hàng đều khẳng định đã lên kế hoạch tiếp tục hợp tác chiến lược cùng Lazada trong năm 2022.

Theo đó, sự hợp tác này hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến trải nghiệm mua sắm thú vị và nhiều chương trình ưu đãi độc đáo cho người tiêu dùng.

Sức tăng trưởng của nhãn hàng nhờ chương trình này cũng được kỳ vọng mạnh mẽ hơn khi xu hướng mua hàng online duy trì và phát triển mạnh.

Chiến lược làm nên tên tuổi ”Ngày siêu thương hiệu”.

Yếu tố cốt lõi làm nên sức hút của “Ngày siêu thương hiệu” phải kể đến loạt chiến lược, giải pháp phù hợp bối cảnh thực tế thời dịch, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Ông Kenny Cai, Giám đốc bộ phận Tiếp thị tích hợp Lazada Việt Nam, khẳng định chiến dịch đã hỗ trợ các thương hiệu và đối tác, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn, duy trì kinh doanh cũng như tạo ra bước đột phá cả về độ nhận diện lẫn sự yêu thích của người tiêu dùng.

Vi giám đốc phân tích 3 yếu tố giúp các thương hiệu kinh doanh khả quan, mở rộng tệp khách hàng cũng như tên tuổi Super Brand Day ngày càng được khẳng định gồm: Độc quyền, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất (GMP) và đặt mình vào vị trí đồng đầu tư cùng các thương hiệu.

Trong đó, chiến dịch được xây dựng phù hợp từng thương hiệu với ý tưởng và kế hoạch truyền thông riêng. Chính yếu tố “độc quyền”, linh hoạt này giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.

Lazada cũng định hướng triển khai những chính sách khuyến mại hấp dẫn bởi đây là một trong những sự kiện lớn nhất của các thương hiệu trên sàn, quy tụ ưu đãi tốt, đề cao yếu tố mới mẻ và lợi ích dành cho người dùng.

Song song đó, chiến lược đặt mình vào vị trí đồng đầu tư cùng các doanh nghiệp thúc đẩy Lazada phát triển nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm tối ưu hiệu quả “Ngày siêu thương hiệu”.

Hai bên hợp tác chặt chẽ để triển khai chính sách tốt, tạo điều kiện tiếp xúc đa kênh trong hoạt động marketing cũng như cho ra đời các chương trình mua sắm kết hợp giải trí độc đáo. Điều này giúp “Ngày siêu thương hiệu” ngày một khẳng định vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của thương hiệu trên TMĐT.

Từ tiềm lực về công nghệ của Lazada cũng như xu hướng thị trường, ông Kenny kỳ vọng “Ngày siêu thương hiệu” năm nay sẽ đón chào nhiều thương hiệu từ các lĩnh vực. Từ đó, người dùng có thể chờ đợi sản phẩm chất lượng, đa dạng lựa chọn.

Song song đó, những thương hiệu đã gặt hái thành công tiếp tục đồng hành, mang lại trải nghiệm và ưu đãi mới để kích hoạt hành vi tiêu dùng, duy trì mức tăng trưởng ổn định trên Lazada.

Giám đốc bộ phận Tiếp thị tích hợp tại Lazada Việt Nam cũng tiết lộ trong năm nay, nhiều công cụ, sự kiện, giải pháp sẽ được tối ưu nhằm tăng tương tác giữa nhà bán hàng và người tiêu dùng. “Chúng tôi sẽ luôn đổi mới, cải thiện, nâng cấp giải pháp cho các thương hiệu đồng hành.

Lazada sẽ hỗ trợ những thương hiệu mới về các gói dịch vụ đa dạng, tạo điều kiện sử dụng công cụ, giúp họ phát triển nhanh hơn, thúc đẩy doanh thu”, ông Kenny khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Bài toán tăng trưởng của Startup trong đại dịch

Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu muốn sống sót và tăng trưởng, các startup phải có kế hoạch tài chính cho 12-18 tháng tiếp theo, do vốn mạo hiểm đang có xu hướng giảm.

Bài toán tăng trưởng của Startup trong đại dịch

Đầu tư startup giảm lượng tăng chất.

Năm 2021, số lượng các thương vụ đầu tư vào startup Việt có xu hướng giảm. Nguyên nhân là bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đúng thời điểm làn sóng khởi nghiệp ở Việt Nam và thế giới đang sôi nổi, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sáng tạo.

Hàng loạt sự kiện, hội thảo lớn về công nghệ… đều phải chuyển sang online hoặc bị hoãn lại. Đằng sau đó là dấu hiệu của sự suy giảm lượng vốn đầu tư. Câu hỏi đặt ra là, nếu không có những nguồn vốn này, liệu startup có đủ sức để đi tiếp?

Thực tế, việc sụt giảm đầu tư đang là tình hình chung của thế giới, không riêng Việt Nam. Rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu muốn sống sót, startup phải có kế hoạch tài chính cho 12-18 tháng tiếp theo, do vốn mạo hiểm đang có xu hướng giảm.

Thời gian tới, các quỹ cũng sẽ tìm cách tái cơ cấu các hạng mục đầu tư, chuyển sang những đối tượng sinh lời nhiều hơn. Chắc chắn, sẽ có một số startup hưởng lợi, nhưng không phải tất cả.

Giới chuyên gia cho rằng, thời điểm này rất phù hợp để phát triển thị trường vốn trong nước. Các nhà đầu tư thiên thần ở trong nước sẽ có động thái mạnh hơn, giúp các startup Việt ít phải lệ thuộc vào dòng vốn bên ngoài.

Sự xuất hiện của Covid-19 khiến cả thế giới phải đối mặt với những vấn đề giống nhau. Các startup Việt Nam có thể vươn ra khu vực, thậm chí vươn ra thế giới nhanh chóng nếu kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề chung mang tính toàn cầu.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, bên cạnh việc chủ động kế hoạch ứng phó với đại dịch, tận dụng tư vấn từ các cổ đông, nhà đầu tư, startup cần có các nguồn lực hỗ trợ tích cực khác.

Với các startup đang ở giai đoạn đầu phát triển, việc định hình lại chiến lược, mô hình kinh doanh, xây dựng đội ngũ trong thời gian này là rất quan trọng.

Dưới tác động của đại dịch, các start-up trong lĩnh vực truyền thống sử dụng công nghệ thông tin, vận hành theo mô hình O2O (online to offline) như dịch vụ bán hàng, tuyển dụng nhân sự thời vụ, nền tảng du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ giáo dục theo mô hình offline… chịu ảnh hưởng đáng kể nhất.

Trong khi đó, các startup công nghệ triển khai trên điện toán đám mây, cung cấp các nền tảng giao tiếp trực tuyến, dịch vụ thiết yếu như tư vấn sức khoẻ trực tuyến, dịch vụ giao thực phẩm đến tay người dùng… lại thu hút sự quan tâm.

Sau cuộc khủng hoảng bong bóng dotcom (năm 2000), các start-up công nghệ lần đầu tiên gặp phải khủng hoảng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử với quy mô toàn cầu, nên hầu như chưa hề chuẩn bị kế hoạch đối phó rủi ro.

Trải qua hơn 2 năm đối mặt với đại dịch, có thể thấy, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể đóng góp cho xã hội, đều có cơ hội và không nhất thiết phải cạnh tranh nếu tìm ra được hướng đi riêng.

Riêng việc đối mặt với thiếu vốn và tiền mặt thì cách tốt nhất vẫn là cắt giảm chi phí và tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khai thác thế mạnh của mình nhằm tối ưu hóa dòng tiền.

Tăng trưởng nóng hay bền vững?

Có một câu hỏi đặt ra khiến các startup phải lựa chọn, đó là: Phát triển bùng nổ, nhanh chóng nắm bắt cơ hội hay đi con đường dài hướng tới mục tiêu bền vững trong đại dịch?

Thực tế cho thấy, với thế hệ doanh nhân trước đây, đa số tạo lập doanh nghiệp là để xây dựng một tương lai, thậm chí “sống chết” cùng doanh nghiệp trong một giai đoạn rất dài.

Tuy nhiên thế hệ tiếp theo có rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt trong giới startup công nghệ và các ngành tương tự, mục tiêu vì thế cũng được xác định rất khác, đó là tăng trưởng rất nhanh, gọi vốn nhanh. Phải chăng xu hướng tăng trưởng nóng đang là xu hướng thịnh hành ngày nay, hay đó là xu hướng của cuộc chơi ngắn hạn?

Ông Bùi Thành Đô – Nhà sáng lập và điều hành Think Zone Ventures cho biết: “Các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã trải qua đến thế hệ thứ 4.

Trong các thế hệ đó, nhiều doanh nghiệp muốn có khoản lợi nhuận tích luỹ lâu dài và tái cấu trúc tăng trưởng, bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp đi theo làn sóng liên tục đốt tiền, nhưng đến bây giờ thì rất nhiều startup đã tập trung vào giá trị cốt lõi nhiều hơn, thay vì tạo ra một mô hình mua bán đơn thuần, sử dụng tiền của các quỹ đầu tư để tăng trưởng”.

Cũng theo ông Đô, startup vẫn có thể vừa tăng trưởng nóng vừa tăng trưởng bền vững, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các case study tìm được chìa khóa.

Ông Đô khẳng định: “Không có doanh nghiệp nào tăng trưởng bền vững lại có siêu lợi nhuận. Vì các nhà đầu tư có khẩu vị khác nhau, các startup cần xác định rất rõ những vấn đề cần sự hỗ trợ để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp”.

Với các startup tăng trưởng quá nhanh thì theo ông Đô, sẽ rất dễ chạm trần và không còn room tăng trưởng. Như vậy, mô hình của startup có thể bền vững trong một vài năm đầu nhưng 4-5 năm nữa sẽ đi ngang, điều này có nghĩa không thể tăng trưởng nhanh nữa.

Chính vì thế, ông Nguyễn Chí Thanh – Phó tổng giám đốc Viettel Telecom nhận định, hầu hết các startup đã cẩn trọng hơn và lựa chọn các mô hình phát triển bền vững.

Họ tập trung vào các giá trị lõi để tạo ra các giá trị khác biệt mà không chạy theo xu thế của thị trường và các giá trị cốt lõi mà các DN phần lớn đang hướng đến chính là công nghệ.

Bên cạnh đó là startup Cyradar, ngay từ ngày đầu thành lập, công ty này đã áp dụng công nghệ mới để giải quyết các bài toán công nghệ cũ và hướng tới công nghệ mới. Và con đường họ chọn đi cũng là hướng phát triển bền vững.

Một con số thực tế cho thấy, cứ 10 startup thì có đến 8 startup đã đóng cửa. Tại Việt Nam cũng có nhiều startup như The Kafe, Soya Garden từng là những startup thành công có mức độ tăng trưởng nóng, nhưng cuối cùng đã phải… đóng cửa.

Theo ông Thanh, một số startup tăng trưởng nóng bằng cách đốt tiền thì mô hình đó rủi ro.

Vì duy trì doanh nghiệp bằng cách đốt tiền để lấy khách hàng thì tăng trưởng nhanh nhưng khi thị trường biến động thì các nhà đầu tư có xu thế thận trọng hơn trong việc đầu tư mạo hiểm. Khi đó, nguồn đầu tư vào các dự án đó cũng giảm xuống.

Theo ông Thanh, thế mạnh của người Việt là linh hoạt và “đánh du kích” cho nên startup cần chọn thế mạnh và lối đi ngách để tìm hướng đi an toàn, bền vững thì sẽ phù hợp hơn là đốt tiền.

Đồng quan điểm, ông Đô cho rằng, tâm lý của các startup luôn luôn đi theo mô hình mới, mà mô hình mới thì yếu tố rủi ro cao hơn rất nhiều.

Một số startup đưa ra mô hình kinh doanh, dịch vụ đơn giản, sau đó đưa ra chính sách chiết khấu giá cao, chấp nhận đốt tiền để thu hút khách hàng, với kỳ vọng khi khách hàng ở lại, họ có thể đẩy thêm các dịch vụ khác, gia tăng số người dùng, nhưng nếu tính toán không đủ tốt thì startup sẽ bị hụt hơi.

Bên cạnh đó tại Việt Nam, các startup cũng ít nguồn lực hỗ trợ so với thị trường khác nên tỷ lệ thất bại cũng là dễ hiểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn (Theo The Leader)

5 thành phần trọng yếu của một doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng

Cho dù doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong ngành hàng gì và ở quy mô bao nhiêu, dưới đây là 5 thành phần quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng.

doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng

Tất cả mọi chủ doanh nghiệp đều muốn đạt được một mục tiêu chung – thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt ở các giại đoạn đầu tiên của quá trình thành lập và phát triển, sự tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp còn có thể giúp họ thoát khỏi 2 số liệu thống kê “không mấy vui vẻ” dưới đây:

  • Hơn 1/2 số doanh nghiệp mới không tồn tại qua mốc 5 năm.
  • Chỉ 1/3 số doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh vào năm thứ 10.

Nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình rơi vào những tình huống nói trên, việc xây dựng một nền tảng vững chắc với đầy đủ các yếu tố cần thiết để tăng trưởng (nhanh và bền) là yếu tố sống còn. Và dưới đây là 5 cách để bạn làm điều đó.

1. Xác định đâu là thứ làm bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh (USP).

Bằng cách phân tích từ các yếu tố môi trường bên ngoài đến nội bộ doanh nghiệp, bạn cần tìm ra những điều đặc biệt khiến bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và sau đó sử dụng những lợi thế đó làm bàn đạp cho sự tăng trưởng.

Tuỳ vào từng quy mô hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các mô hình phân tích khác nhau để tìm ra được các nhân tố nói trên. Ma trận SWOT là một gợi ý mà bạn có thể tham khảo.

2. Xác định đúng tệp khách hàng lý tưởng.

Trong khi sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể bán cho nhiều nhóm đối tượng hay nhiều người ở các phân khúc thị trường khác nhau, khái niệm khách hàng lý tưởng đề cập đến một khía cạnh hoàn toàn khác.

Một khách hàng (tệp khách hàng) được cho là lý tưởng hay nhóm khách hàng mục tiêu chính (key/target customer) là những người có khả năng mua cao nhất các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ nếu bạn là chủ doanh nghiệp và đang bán sản phẩm hàng xa xỉ chẳng hạn, rõ ràng là có rất nhiều người muốn và có thể sử dụng nó, tuy nhiên những người có đủ khả năng chi trả và sẵn sàng mua thì là một câu chuyện khác. Có thể khách hàng lý tưởng của bạn là những người có thu nhập cao, sống ở thành thị và giao tiếp nhiều chẳng hạn.

Nếu bạn không thực sự hiểu khách hàng lý tưởng của mình là ai, bạn có thể nghiên cứu các khách hàng của các đối thủ cùng phân khúc hoặc hỏi chính các khách hàng đã từng mua các sản phẩm bạn.

Bạn cũng cần hiểu thêm rằng, với từng nhóm khách hàng với các chân dung khác nhau họ cần những giải pháp khác nhau (ngay cả cùng sử dụng một sản phẩm), do đó sau khi đã xác định các nhóm khách hàng lý tưởng và các nhóm khách hàng khác, bạn có thể cần thiết kế các chiến lược marketing khác nhau để tiếp cận họ.

3. Thấu hiểu các chỉ số hiệu suất chính (KPIs/OKRs).

Để tăng trưởng, bạn cần hiểu điều gì đang hiệu quả và điều gì không, điều gì có thể thúc đẩy các mục tiêu chính của doanh nghiệp và điều gì đang kìm hãm nó.

Mỗi doanh nghiệp về cơ bản sẽ có những bộ chỉ số đo lường hiệu quả khác nhau và nếu bạn không thể xác định chính xác những chỉ số đó là gì, đo lường và tối ưu hóa nó, mục tiêu tăng trưởng hay mở rộng quy mô của bạn vẫn sẽ là thứ gì đó rất xa vời.

Có một sai lầm thường gặp đối với không ít các doanh nghiệp khi xác định các chỉ số (KPIs/OKR) này là trong khi các mục tiêu đặt ra (Os) đã quá rõ ràng (chẳng hạn như doanh số bao nhiêu, thị phần bao nhiêu…) thì các chỉ số hiệu suất chính (KRs) lại rất mơ hồ và hầu như không liên quan đến các mục tiêu.

Bạn cần hiểu rằng khi bạn đạt được các KRs thì Os cũng phải đạt, ngược lại, nếu KRs đạt mà Os vẫn chưa thì bạn cần xem xét lại các KRs của mình.

4. Thấu hiểu bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

Nếu bạn không thể hiểu rõ những con số của mình, việc bạn đạt được mục tiêu có thể khiến bạn mất đi nhiều thứ hơn bạn nghĩ, hoặc bạn không thể đạt được các mục tiêu đề ra vì thiếu nguồn lực.

Có thể sau khi tìm hiểu, bạn sẽ cần cắt bỏ ngân sách ở một số khâu nhất định và thêm ngân sách ở các phạm vi quan trọng hơn, vì tăng trưởng là câu chuyện của dài hạn, bức tranh tài chính của bạn cũng cần được đánh giá và nhìn nhận theo góc nhìn đó.

Thiếu vốn là một trong những nguyên chính dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp trước khi họ bắt đầu bán được hàng và tăng trưởng.

5. Tìm kiếm và đầu tư vào nhóm nhân tài.

Cho dù doanh nghiệp của bạn có nguồn lực tài chính mạnh đến đâu, hệ thống sản phẩm tốt đến mức nào, mọi mục tiêu tăng trưởng sẽ không bao giờ được hoàn thành nếu doanh nghiệp thiếu đi các nhóm nhân tài.

Khi toàn cầu đang phải chứng kiến những “cuộc di cư vĩ đại” trong ngành nhân sự, quá trình tìm kiếm và giữ chân nhân viên sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Ngoài việc đáp ứng các mục tiêu về lương thưởng hay mô hình làm việc kết hợp (hybrid workplace), doanh nghiệp của bạn còn cần phải khiến cho nhân viên có cảm giác thuộc về, quan tâm đến đời sống tinh thần của họ (ngay cả ngoài giờ làm việc) và giúp họ hoàn thành các mục tiêu phát triển bản thân trong chính doanh nghiệp.

Đặc biệt, nếu bạn là một công ty khởi nghiệp, khi lương thưởng là một điều hết sức khó khăn, việc tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, hướng tới cộng đồng là một phần giá trị to lớn ảnh hưởng đến các quyết định của ứng viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Chiến lược ‘Point of life’ – nền tảng để Masan tiếp tục tăng trưởng

Hệ sinh thái “Point of life” của Masan giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời mang đến các trải nghiệm mua sắm phù hợp sở thích cá nhân.

Năm 2019, ít ai nghĩ rằng một công ty chuyên sản xuất nước tương, nước mắm chiếm khoảng 70% thị phần còn dư địa để tăng trưởng hay bứt phá trong chiến lược kinh doanh.

Tuy nhiên từ cuối năm 2019, Masan tái xác lập tầm nhìn chiến lược với lộ trình 10 năm.

Chặng đường 2020-2030 được đánh dấu bằng thương vụ sáp nhập VinCommerce (nay là WinCommerce), chấp nhận khoản lỗ trước mắt hàng trăm triệu USD, thành lập The CrownX, chuyển hóa The CrownX thành nền tảng “Point of life”.

Năm 2021, Masan đạt kết quả kinh doanh tích cực và hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay.

Ưu tiên xây dựng nền móng hơn tốc độ.

Sau khi nhận thêm mảng mới, Masan bắt tay tái cấu trúc hệ thống bán lẻ, đóng cửa hơn 700 điểm kinh doanh không hiệu quả, tái cấu trúc chuỗi cung ứng để tăng hiệu quả quy trình vận chuyển, tinh gọn danh mục hàng hóa để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đặt trọng tâm vào người tiêu dùng thay vì thúc đẩy doanh số.

Triển khai đồng bộ, nhất quán và xuyên suốt tái thiết toàn hệ thống chuỗi bán lẻ giúp WinCommerce (WCM) đạt EBITDA hòa vốn trong quý IV/2020, có lãi sau 7 quý dưới trướng Masan.

Quý III/2021 là quý đầu tiên WCM ghi nhận mức lợi nhuận thuần phân bố cho cổ đông dương (đạt 137 tỷ đồng), được thúc đẩy bởi doanh thu thuần tăng trưởng 21,2% và biên EBITDA đạt 5,5% so với mức âm 3% cùng kỳ năm 2020.

Với việc nhanh chóng biến các điểm mua sắm thuần túy thành điểm đến đa tiện ích, xuyên suốt từ online đến offline, kết thúc năm 2021, EBITDA của WCM cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020.

Tiền đề để mở rộng kinh doanh.

Sau 3 năm tiếp quản WCM, nền tảng bán lẻ hiện đại trên quy mô toàn quốc để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng được thiết lập.

Việc mở rộng lĩnh vực bán lẻ tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức 1% ngân sách tiêu dùng (wallet-share) lên gần 25%.

Theo kế hoạch 5 năm tới, Masan sẽ xây dựng mô hình hiệu quả để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng; phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng do tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác những tiệm tạp hóa gia đình, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và đối tác; xây dựng mô hình chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hệ thống phân phối thông qua ứng dụng công nghệ và khả năng tiếp cận trên quy mô toàn quốc.

Bên cạnh đó, tập đoàn cũng phát triển danh mục nhãn hàng riêng trên cơ sở hợp tác các nhà cung cấp chiến lược để phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt ở nông thôn, với các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý; xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ online đến offline để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng.

Hệ sinh thái đa trải nghiệm, đa tiện ích sau khi được áp dụng tại một số WinMart+ thí điểm chứng minh hiệu quả hoạt động và được nhân rộng trên toàn quốc.

Cửa hàng hiện đại trở thành điểm đến “tất cả trong một” (one-stop shop) phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo đó, hệ sinh thái “Point of life” giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong một lần có thể mua sắm hàng nhu yếu phẩm (VinMart+), thức uống trà, cà phê (Phúc Long), dịch vụ tài chính ngân hàng tự động (Techcombank), chăm sóc sức khỏe (Phano Vmart) và mạng di động (Reddi).

Hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ của Masan đặt niềm tin vào các mô hình kinh doanh mới có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo và nhãn hiệu mạnh, mang đến cho người tiêu dùng các trải nghiệm mua sắm phù hợp sở thích cá nhân; không lôi kéo khách hàng bằng khuyến mại và giảm giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Xu hướng số hóa đang thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng

Theo nhận định của trang eastspring.com, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đang tăng trưởng ở mức hai chữ số và tổng giá trị thị trường dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Xu hướng số hóa đang thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
Source: Unsplash

Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

 Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên các lĩnh vực.

Đây là nhận định của trang eastspring.com trong bài đăng ngày 10/2/2022. Bài viết khẳng định Việt Nam được biết đến với dân số “vàng,” trong đó gần 56% người dân dưới 35 tuổi, tỷ lệ cao nhất so với các nước có mức thu nhập tương tự trong khu vực.

Với việc thế hệ X và thế hệ Y đang hình thành hầu hết lực lượng lao động và thị trường tiêu dùng của đất nước, trong khi Gen Z nhanh chóng nổi lên như một làn sóng người tiêu dùng tiếp theo, Việt Nam sẽ tăng 8 bậc lên vị trí thứ 18 trong bảng xếp hạng toàn cầu về 30 thị trường tiêu dùng lớn nhất trước năm 2030.

Ước tính tầng lớp thu nhập trung bình có thu nhập trên 700 USD/tháng tại Việt Nam sẽ chiếm 1/3 dân số và dự kiến sẽ tăng gấp đôi quy mô vào năm 2030.

Sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp thu nhập trung bình tại Việt Nam sẽ tạo cơ sở cho tiêu dùng nội địa đối với dịch vụ và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Hơn nữa, tầng lớp trung lưu trẻ luôn sẵn sàng đón nhận các xu hướng mới như số hóa và tính bền vững. Điều này có thể sẽ mang lại cơ hội đầu tư mới vào các dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng và các sản phẩm “xanh.”

Theo bài viết, số hóa đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người tiêu dùng tại Việt Nam. Nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước đang tăng trưởng ở mức 2 chữ số và tổng giá trị thị trường dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Thị trường kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam được củng cố bởi sự phát triển mạnh mẽ về thương mại điện tử, tài chính số và giáo dục.

Thương mại điện tử sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất. Với mức độ thâm nhập Internet ngày càng tăng, việc sử dụng điện thoại thông minh rộng rãi hơn và sự đa dạng các nền tảng mua sắm trực tuyến, thị trường thương mại điện tử dự kiến sẽ tạo ra mức tăng trưởng cao hơn 25% mỗi năm và có giá trị thị trường là 35 tỷ USD vào năm 2025, tương đương 1/10 tổng doanh số bán lẻ theo tầm nhìn dài hạn của Việt Nam.

Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các nền tảng thương mại điện tử của Việt Nam. Thương mại điện tử Việt Nam, được thúc đẩy bởi xu hướng số hóa và kết hợp với nguồn vốn tăng nhanh, đang trên đà đạt được tốc độ tăng trưởng cao.

Trong khi đó, là lĩnh vực quan trọng của đất nước, dịch vụ tài chính đang tận dụng xu hướng số hóa.

Theo kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngành dịch vụ tài chính đã được chỉ định đóng vai trò tiên phong trong việc thiết lập một hệ thống số hóa hoàn toàn, lấy con người làm trung tâm.

Do đó, các ngân hàng Việt Nam đang theo đuổi các chiến lược phát triển kỹ thuật số. Cũng giống như thương mại điện tử, sự dễ dàng và thuận tiện của ngân hàng số sẽ thay đổi cách mọi người thực hiện các giao dịch tài chính.

Số lượng người dùng ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 73% trong 9 tháng đầu năm 2020, mức cao nhất trong toàn khu vực.

Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của ngân hàng số vẫn ở mức vừa phải và dịch vụ tài chính số của Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển trong những năm tới.

Theo một nghiên cứu của McKinsey, vào năm 2030, 40% tiêu dùng của Việt Nam sẽ do thế hệ ra đời trong giai đoạn kỹ thuật số, tức là sinh ra vào những năm 1980 đến 2012, thúc đẩy.

Nhóm này có xu hướng sử dụng Internet nhiều và sử dụng điện thoại thông minh. Sở thích và nhu cầu mua hàng của họ được quyết định bởi các yếu tố khác nhau.

Trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ phải cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số sáng tạo để tăng độ hài lòng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Cách sử dụng ma trận SWOT cho mục tiêu tăng trưởng Marketing

SWOT là một trong những mô hình marketing phổ biến trên thế giới, marketer có thể sử dụng công cụ này để xây dựng các chiến dịch marketing cụ thể.

Cách sử dụng ma trận SWOT cho mục tiêu tăng trưởng Marketing

Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ phân tích giúp làm nổi bật tất cả các khía cạnh quan trọng của một doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở xây dựng các chiến lược liên quan.

SWOT là dành cho bạn.

Bằng cách phân tích SWOT về chiến lược kinh doanh và marketing của mình, bạn có thể:

  • Làm nổi bật các điểm mạnh.
  • Thừa nhận các điểm yếu.
  • Xác định các cơ hội phát triển.
  • Giảm bớt hoặc loại bỏ các mối đe dọa.

SWOT hay ma trận SWOT là gì?

SWOT là từ viết tắt của Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội và Threats – Mối nguy.

Trong khi điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố bên trong nội nội doanh nghiệp, các cơ hội và mối nguy là những yếu tố bên ngoài.

Bằng cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn có thể phát triển điểm mạnh để tận dụng cơ hội, đồng thời hạn chế điểm yếu để giảm thiểu các rủi ro có thể.

Khi bạn sử dụng SWOT để xác định lợi thế cạnh tranh bằng cách liên kết các điểm mạnh với cơ hội, một khái niệm gọi là tương hợp (matching) được hình thành.

Ngược lại, khi bạn liên kết các điểm yếu của mình với các mối đe dọa và sau đó sử dụng những thông tin có được để thay đổi các chiến thuật, một khái niệm gọi là chuyển đổi (converting) cũng sẽ được hình thành.

Phân tích SWOT.

Bước đầu tiên cần phân tích là chữ ‘S’ trong SWOT: xác định điểm mạnh của doanh nghiệp hay thương hiệu. Hãy xem xét các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và xác định đâu là điểm khác biệt hoặc tốt hơn của bạn so với các đối thủ hiện có trên thị trường (USP).

Có thể sản phẩm của bạn tốt hơn. Có thể bạn gia nhập thị trường sớm hơn. Có lẽ bạn có rất nhiều lời chứng thực (social proof) từ những khách hàng hài lòng và danh tiếng trong ngành nghề hiện có. ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO BẠN KHÁC BIỆT và ĐẶC BIỆT?

Bước tiếp theo của quá trình là hãy nhìn lại bản thân doanh nghiệp và xác định những điểm yếu hiện có. Mặc dù điều này không mấy dễ dàng, nhưng bạn phải tìm ra được những lý do khiến công việc kinh doanh của bạn đang gặp bế tắc hay khiến bạn không thể đạt được các mục tiêu marketing của mình.

Mọi người liệu có đang phàn nàn về dịch vụ khách hàng? Bạn có đang xây dựng các bộ KPIs phù hợp cho đội nhóm của mình hay các chiến lược content marketing của bạn đã quá lỗi thời?

Trước khi bạn ra bất cứ quyết định nào, hãy đảm bảo bạn có thể hiểu tượng tận những gì bạn đang có và chưa có.

Sau khi xác định được các điểm mạnh và điểm yếu, bạn sẽ cần tiếp tục xem xét các cơ hội của bạn. Với những gì hiện có, bạn có thể phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm mục tiêu hướng tới các thị trường ngách khác hay không? Hay bạn có thể cải thiện điều gì với các sản phẩm hiện có để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng?

Điều gì đang xảy ra ngay bây giờ trong nội bộ doanh nghiệp của bạn hoặc môi trường bên ngoài có thể cho phép bạn phát triển thêm khách hàng và xây dựng doanh số bán hàng?

Cuối cùng, bạn sẽ muốn xem xét các mối đe dọa tiềm ẩn có thể làm mất tác dụng của các chiến dịch marketing của bạn hoặc cản trở việc bạn đạt được các cơ hội mới. Khách hàng của bạn có đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm tương tự không?

Các đối thủ mới có gia nhập thị trường không? (với quy mô và tốc độ như thế nào?) Liệu có bất cứ sự dịch chuyển nào về hành vi và nhu cầu của khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng không?

Với sự phát triển mạnh của công nghệ, cộng với việc vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn đi, các doanh nghiệp sẽ cần phải bám sát thị trường nhiều hơn nữa nếu không muốn bị bỏ lại ở phía sau.

Đào sâu SWOT.

  • Bạn cần biết rằng tất cả các phân tích SWOT đều mang tính chủ quan hơn là khoa học. Tất cả những phân tích của bạn đang diễn ra ở hiện tại. BẠN là người đang xác định các vấn đề. Không có bất máy móc hay công cụ SWOT nào hoạt động theo mô hình khoa học đúng nghĩa. Và hiển nhiên, nếu có hai người dùng cùng phân tích SWOT có thể kết quả là những dữ liệu khác nhau. Để có thể hạn chế được những sai lầm này, thứ nhất bạn nên tập hợp nhiều ý kiến và góc nhìn phân tích nhất có thể, thứ hai, bạn cần liên tục cập nhật các thông tin tử doanh nghiệp và thị trường để đảm bảo mọi thứ luôn nằm trong guồng quay của hiện tại.
  • HÃY TRUNG THỰC. Đừng nhấn mạnh quá mức điểm mạnh hay ngó lơ điểm yếu của doanh nghiệp. Mọi thứ đều có thể sai lệch nếu bạn phân tích với những góc nhìn thiên vị.
  • Hãy càng cụ thể càng tốt khi đánh giá doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn. Hãy nhìn vào khách hàng và các chỉ số thực tế khi nhận xét hay đánh giá tình hình.
  • Tập trung vào yếu tố cạnh tranh. Bạn giỏi hơn đối thủ của mình như thế nào? Bạn tệ hơn họ ra sao? Những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động marketing và kinh doanh của doanh nghiệp? (khách hàng cảm nhận như thế nào?).

Trong khi không có mô hình phân tích marketing hay kinh doanh nào là hoàn hảo cho tất cả các doanh nghiệp, việc nắm bắt và thử nghiệm nhiều các mô hình khác nhau có thể giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để hiểu về những gì đang diễn ra và sẽ có thể diễn ra trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

“Tăng trưởng xanh” vẫn còn là những dấu chấm hỏi

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tuyên bố những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên vẫn còn khoảng trống không nhỏ giữa tuyên bố và thực tế.

Theo dõi diễn biến cuộc đàm phán của những nhà lãnh đạo toàn cầu tại COP26, nhiều người bị ấn tượng bởi những “điệp khúc” nhấn mạnh sự cấp thiết của những hành động bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Những lời kêu gọi ấy cuối cùng được thể hiện bằng nhiều cam kết tham vọng về loại bỏ dần nhiệt điện than, trung hòa phát thải nhà kính hay khai tử xe nhiên liệu. Tuy nhiên, vẫn có một khoảng cách giữa tuyên bố, cam kết với thực tế.

Choáng ngợp trước lời hứa của các nhà lãnh đạo tại Glasgow, ông Bart De Smet, Chủ tịch tập đoàn bảo hiểm Ageas vẫn không quá tin tưởng vào những thành quả thực sự của cam kết tại COP26.

“Vấn đề không nằm ở tham vọng mà nằm ở cách thức thực hiện, bao gồm cơ chế, lộ trình và các biện pháp khuyến khích”, ông Smet nhận định.

Câu chuyện tương tự nằm ở các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đưa ra tuyên bố về sản xuất và tiêu dùng bền vững, và không ít những lời cam kết đó chỉ mang tính chất “rửa xanh”. Một số chiến dịch bền vững chỉ xuất hiện một thời gian ngắn, thực hiện được vai trò truyền thông rồi kết thúc trong âm thầm.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tuyên bố xuông. Đối với nhiều nhà lãnh đạo tầm cỡ, trách nhiệm với kinh tế, xã hội và môi trường như một sứ mệnh bắt buộc phải thực hiện, khi lợi nhuận đã không còn là điều quá quan trọng. Vấn đề nằm ở việc những nỗ lực bền vững của họ chưa thực sự hiệu quả.

Theo chủ tịch Ageas, mắt xích quan trọng nhất để hiện thực hóa những cam kết nằm ở người tiêu dùng.

Những kế hoạch, chiến dịch hướng tới sự bền vững cần được thực hiện thông qua thay đổi hành vi tiêu dùng. Đây cũng là vai trò, chức năng quan trọng của doanh nghiệp.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã đặt người tiêu dùng làm mục tiêu tiên quyết của kế hoạch bền vững hóa chuỗi cung ứng, có thể kể đến mục tiêu thay đổi hành vi người tiêu dùng vào năm 2025 để đạt tham vọng tái chế 100% bao bì năm 2030 của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).

Bí quyết nằm ở việc tạo ra sự lựa chọn bền vững dễ dàng hơn cho khách hàng. Nhiều nghiên cứu đang chỉ ra sự sẵn sàng trả phí cao hơn cho những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, giống như doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo, cũng tồn tại khoảng cách giữa nói và làm của người tiêu dùng.

Câu trả lời cho hiện tượng này là bởi sự đắt đỏ và phức tạp của những lựa chọn bền vững, trong khi cuộc sống vốn dĩ đã không hề đơn giản. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng mượn nhãn “bền vững” để thổi giá sản phẩm lên mức cao.

Sản phẩm bền vững đúng nghĩa và có ý nghĩa, không chỉ dừng ở mức thuận tiện mà phải tạo động lực để người tiêu dùng hình thành thói quen tốt.

Ông Smet lấy ví dụ về sáng kiến của Ovo, một nhà cung ứng năng lượng đến từ nước Anh, đã phát triển một giải pháp sạc điện thông minh cho xe điện.

Giải pháp này sử dụng thuật toán đề tìm ra thời điểm thích hợp nhất để sạc điện, từ đó vừa tiết kiệm năng lượng, giảm tải áp lực cho lưới điện, lại tiết giảm chi phí cho người sử dụng.

Một giải pháp hiệu quả khác đến từ P&G khi cải tiến bột giặt Tide để có thể giặt sạch quần áo bằng nước lạnh, giúp giảm 2/3 dấu chân carbon của sản phẩm, mặt khác cũng giúp người tiêu dùng giảm hóa đơn tiền điện so với việc bật chế độ làm nóng nước máy giặt.

Ý tưởng cho những sáng kiến bền vững đúng nghĩa sẽ đến từ chính sự thấu hiểu người tiêu dùng, thay vì những kinh nghiệm có phần chủ quan của doanh nghiệp.

“Bất cứ doanh nghiệp có sự hiểu biết sâu sắc với khách hàng đều có thể đưa ra những giải pháp bền vững hiệu quả. Bắt đầu bằng việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và cả những điều có thể khiến người tiêu dùng thất vọng”, chủ tịch Ageas cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo The Leader

Chiến lược tăng trưởng của thương hiệu nên tập trung vào các nhóm khách hàng giá trị cao

Khi nghĩ đến các chiến lược tăng trưởng cho thương hiệu, nhiều người làm marketing nói chung sẽ nghĩ đến việc chạy dàn trải trên tất cả các nhóm khách hàng (mass media, mass market), tuy nhiên sự thật là những nhóm khách hàng có giá trị cao (CLV) mới thực sự mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.

Chiến lược tăng trưởng của thương hiệu nên tập trung vào các nhóm khách hàng giá trị cao

Về cơ bản, các nỗ lực nhằm mục tiêu chuyển đổi người dùng (UA) vốn không được áp dụng hay thuộc phạm vi trực tiếp của việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên do những thay đổi trong bối cảnh kinh doanh trong những năm gần đây, mọi thứ nay đã khác.

Về phía khách hàng hay người dùng nói chung, đã có những thay đổi đáng kể về hành vi và lối sống, bao gồm cả những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến mọi người phải ở nhà và đặt hàng trực tuyến.

Ở khía cạnh kinh doanh của các doanh nghiệp, những thay đổi đáng kể về cách thức vận hành của các nền tảng quảng cáo cũng như các thuật toán nhắm mục tiêu đã dẫn đến mức lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) thấp hơn và ít có khả năng mở rộng (scale) hơn.

Một câu hỏi đặt ra là, các đội nhóm tăng trưởng phải làm gì trong tương lai vì rõ ràng những nỗ lực trước đây của họ đã không còn phù hợp nữa.

Các thương hiệu giờ đây cần phải tìm ra nhiều cách hơn để có được khách hàng mới, xây dựng các đông lực tăng trưởng khác trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Giải pháp để tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Thay vì chỉ đánh giá các phương án ngắn hạn, các nhóm tăng trưởng phải chứng minh được các giải pháp có thể giúp thương hiệu tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Cách tiếp cận tốt nhất ở đây có thể là đặt lại trọng tâm của sự tăng trưởng và duy trì lợi nhuận bằng cách tập trung nhiều hơn vào thu hút những khách hàng có giá trị cao thông qua mô hình dự đoán – một kỹ thuật thống kê được sử dụng để dự đoán các hành vi mới có thể xảy ra trong tương lai.

Giá trị trọn đời (CLV) của khách hàng nên được tính toán dựa trên một tập hợp các hành vi và hành động khác nhau bên cạnh các chỉ số hiệu suất đơn thuần trong mỗi chiến dịch.

Điều này cho phép những người làm marketing có được những dấu hiệu dự báo trước những người dùng có nhiều khả năng mua hàng với giá trị cao nhất theo thời gian.

Do những hạn chế từ các chiến dịch hiệu suất ngắn hạn, khi thương hiệu tập trung quá nhiều vào những chuyển đổi như đăng ký, dùng thử sản phẩm hay các giao dịch bán hàng một lần (one-time purchases), việc áp dụng CLV cũng sẽ gặp không ít các rào cản.

Khi thương hiệu chuyển sang hướng tối ưu hoá sự tăng trưởng và lợi nhuận theo CLV, đặc biệt tối ưu UA dựa trên các dự đoán, các nhóm tăng trưởng sẽ nhắm mục tiêu đến những khách hàng có khả năng trung thành hơn, chi tiêu ít hơn cho các nhóm khách hàng chỉ mua một lần và đầu tư nhiều hơn vào những khách hàng có giá trị cao.

Ở khía cạnh cạnh tranh, điều này có nghĩa là CPA (chi phí trên mỗi hành động) sẽ dần thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cũng cao hơn.

Nhiều doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng mô hình tối ưu sự tăng trưởng theo CLV (hay LTV).

Facebook là một trong những nền tảng đã thừa nhận tầm quan trọng của việc tối ưu hóa theo CLV. Có nhiều sự kiện của Facebook trong năm 2021 đã đề cập đến cách các doanh nghiệp hàng đầu đã có được nhiều thành công hơn khi áp dụng chiến lược CLV với mô hình dự đoán để thúc đẩy sự tăng trưởng.

BoxyCharm (thuộc sở hữu của Ipsy), nền tảng đăng ký trong lĩnh vực trang điểm và làm đẹp là một ví dụ trong số đó.

BoxyCharm muốn nhắm mục tiêu đến những khách hàng có giá trị cao để tăng ROI và giảm tỷ lệ rời bỏ (churn rate). Họ đã tối ưu hóa UA của mình trên các đăng ký (subscriptions) với mô hình chuyển đổi tiêu chuẩn bảy ngày (7 days click).

Mặc dù cách tiếp cận này đã hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh việc mang lại tỷ lệ chuyển đổi đăng ký khá cao, tỷ lệ rời bỏ vẫn là một mối quan tâm lớn.

BoxyCharm muốn nhắm mục tiêu theo CLV trong dài hạn để giảm tỷ lệ rời bỏ, tăng đồng thời cả CLV lẫn lợi nhuận trên quy mô lớn, cuối cùng nền tảng này đã chuyển sang sử dụng một công cụ hay chiến thuật marketing mới nhằm mục tiêu xây dựng một mô hình dự báo.

Thử nghiệm A/B (A/B Testing) đã mang đến sự thành công cho họ với những khách hàng có giá trị cao hơn, từ đó mang lại ROI cao hơn.

Bằng cách xây dựng một vài chỉ số dự báo đơn lẻ để nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng theo CLV, thương hiệu có thể giảm chi phí thu hút khách hàng mới và tăng giá trị trọn đời và cả lợi nhuận trên quy mô lớn.

Khi một mô hình dự báo CLV đã được xây dựng và được kích hoạt bằng cách gửi các tín hiệu chuyển đổi tùy chỉnh (custom conversion) đến Facebook, thương hiệu có thể chạy các chiến dịch bằng cách tối ưu hóa các tín hiệu. ROAS đã tăng lên đến 150% và giảm 75% chi phí UA với cách tiếp cận này.

Cách sử dụng dữ liệu CLV (LTV) để tối đa hóa kết quả cho các chiến dịch chuyển đổi người dùng (UA).

Nếu thương hiệu của bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng hoặc thậm chí là duy trì sự phát triển trong những năm gần đây, bạn nên cân nhắc việc tập trung vào CLV để đạt được sự tăng trưởng và quy mô lớn nhất.

Bằng cách đối sánh các dữ liệu về nhân khẩu học với các mối quan hệ, sở thích và các yếu tố khác, bạn có thể tạo ra những nhóm đối tượng hoàn toàn mới có những hành vi hay đặc điểm giống như các khách hàng hiện tại.

Từ những nhóm khách hàng vô cùng tiềm năng này, thương hiệu có thể mở rộng quy mô hay chạy các chiến dịch với chi phí thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

Các dữ liệu này cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa các chiến dịch giữ chân người dùng sau một khoảng thời gian khuyến mãi hay tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí bằng cách tập trung vào từ khóa cụ thể.

Và đương nhiên còn rất nhiều cách khác mà thương hiệu có thể ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhà sản xuất bơ sữa Fonterra đầu tư 2.7 tỷ USD nhằm mục tiêu tăng trưởng và giảm lượng khí thải

Vào ngày hôm nay, tức 13 tháng 12 – Fonterra Co-Operative Group Ltd (FCG.NZ), nhà xuất khẩu các sản phẩm từ bơ sữa lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ đầu tư 4 tỷ đô la New Zealand (2,72 tỷ USD) đến năm 2030 nhằm mục tiêu hướng tới các thành phẩm có giá trị cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn và giảm lượng khí thải carbon nhiều hơn.

Nhà sản xuất bơ sữa Fonterra đầu tư 2.7 tỷ USD nhằm mục tiêu tăng trưởng và giảm khí thải

Fonterra Co-Operative Group Ltd (Tổ hợp hợp tác xã Fonterra) hay thường gọi tắt là Fonterra có trụ sở tại New Zealand “dự kiến sẽ trả khoảng 1 tỷ đô la New Zealand (NZ) cho các nhà đầu tư trong thập kỷ tới nhờ vào việc bán tài sản và khi mức doanh thu tăng lên”, theo lời trích từ Ông Miles Hurrell, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn.

Các thương hiệu thuộc sở hữu của Fonterra như Anchor, De Winkel và Mammoth, cũng đặt mục tiêu “không phát thải carbon” vào năm 2050.

Lộ trình này được đưa ra sau khi Fonterra nhận được sự chấp thuận từ 10.000 cổ đông là những người nông dân trong việc thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn.

Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu bị “đứt gãy” và hạn chế, công ty sữa lớn nhất thế giới này vẫn tiếp tục chứng kiến nhu cầu tăng trưởng mạnh và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn và trung hạn.

Fonterra hiện cũng đang xem xét một đợt chào bán cổ phiếu công khai lần đầu (IPO) tại thị trường Úc, và hoat động này có thể mang lại khoảng 700 triệu USD cho các cổ đông vào năm 2024.

(1 USD = 1.4706 đô la New Zealand).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P1)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.

Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).

Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.

Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).

(* PPP hay Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.

Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).

Hình 1

Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).

Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.

Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.

Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.

Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.

Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.

2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.

Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.

Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.

Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:

Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.

Các hộ gia đình nhỏ.

Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% ​​trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.

Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.

Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.

Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.

Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.

Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.

Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).

Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.

Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.

Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.

Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.

Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.

Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến ​​đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.

Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.

Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.

Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).

Hình 2

Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Coca-Cola công bố mô hình Marketing mới được xây dựng để thúc đẩy sự tăng trưởng trong dài hạn

Coca-Cola đang cải tiến cách làm việc với agency nhằm mục tiêu hướng tới sự tích hợp và cho phép doanh nghiệp chạm đến các điểm đam mê (passion points) của người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất.

Coca-Cola công bố mô hình Marketing mới được xây dựng để thúc đẩy sự tăng trưởng trong dài hạn
Coca-Cola công bố mô hình Marketing mới được xây dựng để thúc đẩy sự tăng trưởng trong dài hạn

Coca-Cola đang hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng trong dài hạn cho toàn bộ danh mục thương hiệu của mình bằng cách “chuyển đổi và hiện đại hóa” mô hình đổi mới và marketing của doanh nghiệp.

Sự chuyển đổi này bao gồm việc cấu trúc lại toàn bộ cách làm việc với Agency đồng thời bổ nhiệm các vị trí mới trong lĩnh vực sáng tạo, truyền thông và chiến lược.

Ông Manolo Arroyo, Giám đốc Marketing toàn cầu của Coca-Cola cho biết:

“Người tiêu dùng hiện đang phản hồi tới thương hiệu thông qua một trải nghiệm toàn diện – họ không tách rời các thông điệp từ các phương tiện hay kênh truyền thông khác nhau.

Và đó là lý do tại sao chúng tôi đã thiết kế một mô hình agency mới thực sự lấy người tiêu dùng làm trọng tâm và sẽ không có bất cứ một sự tách biệt nào.

Mô hình mới theo đó là một sự tích hợp sức mạnh liền mạch của những ý tưởng lớn, táo bạo và sự sáng tạo trong các trải nghiệm, được hỗ trợ bởi các phương tiện truyền thông và dữ liệu.

Nó sẽ cho phép chúng tôi tạo ra những trải nghiệm khép kín dựa trên những insights giàu dữ liệu và được tối ưu hoá theo thời gian thực (optimised real-time) trên quy mô lớn, chúng tôi sẽ học hỏi nhiều hơn từ người tiêu dùng của mình.”

Mô hình Agency mới của Coca-Cola sẽ có 4 thành phần chính. Thứ nhất, là một đối tác mạng lưới marketing toàn cầu có thể quản lý các công nghệ marketing (Martech), dữ liệu, phương tiện truyền thông và sáng tạo một cách khép kín trên toàn bộ danh mục thương hiệu.

Tiếp đó, một đối tác truyền thông bổ sung cũng sẽ được thêm vào nhằm mục tiêu mang lại những năng lực khác biệt trong các thị trường được chọn, cùng với một danh sách chiến lược bao gồm các agency đã được phê duyệt để cung cấp thêm các ý tưởng sáng tạo.

Thành phần cuối cùng là một nền tảng công nghệ và dữ liệu chung để kết nối tất cả các đội nhóm marketing từ tất cả các agency và đội nhóm nội bộ của Coca-Cola.

Coca-Cola đã chỉ định WPP làm đối tác mạng lưới marketing toàn cầu, Dentsu làm đối tác truyền thông bổ sung, Publicis Groupe và IPG cũng thuộc danh sách các agency chiến lược được chọn.

Ông Arroyo cho biết sự đơn giản sẽ là “yếu tố then chốt” đối với các kế hoạch của thương hiệu tại hơn 200 quốc gia.

Ông cho biết Coca-Cola cần có những insights được định hướng bởi dữ liệu và tốc độ để mang lại những trải nghiệm tích hợp cho người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.

Ông nói: “Khi chúng tôi thiết kế mô hình vận hành marketing mới, sự đơn giản là yếu tố then chốt để vận hành thành công một mạng lưới kinh doanh đa dạng trên nhiều phạm vi lãnh thổ trên toàn cầu.”

Vào tháng 9 vừa qua, Coca-Cola cũng đã công bố nền tảng thương hiệu toàn cầu mới đầu tiên kể từ năm 2016 với tên gọi ‘Real Magic’.

Theo định vị mới này, gã khổng lồ đồ uống cho biết họ sẽ thay đổi cách thức giao tiếp với người tiêu dùng, loại bỏ cách thức truyền thông theo kiểu thông báo (một chiều) và tạo ra một hệ sinh thái trải nghiệm đa chiều.

Chủ tịch Coca-Cola, Ông Selman Careaga cho biết thông qua các chiến dịch mới trong tương lai theo cách định vị mới, thương hiệu sẽ kết nối nhiều hơn và chặt chẽ hơn với “điểm đam mê” của người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

McKinsey “3x3x3”: Chiến lược mới để học hỏi, tăng trưởng và đạt được mục tiêu

Học tập có thể được mài dũa thông qua thực hành. “3x3x3” là một chiến lược hiệu quả để liên tục học hỏi, tăng trưởng và đạt được các mục tiêu phát triển.

"3x3x3": Chiến lược mới để học hỏi, tăng trưởng và đạt được mục tiêu

Điều có thể thúc đẩy hầu hết chúng ta tìm hiểu những điều gì đó mới chính là sự tò mò và khao khát tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, việc biến những mong muốn hay khao khát đó thành những năng lực mới đòi hỏi một kế hoạch bền vững và rõ ràng.

Trong các nghiên cứu về phương pháp học tập có chủ đích (intentional learning), điều cần thiết là bạn phải trau dồi cả những tư duy đúng đắn và kỹ năng phù hợp để tiếp tục học tập trong suốt cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp chuyên nghiệp.

Đặt ra những mục tiêu phát triển nhỏ và rõ ràng là một trong năm phương pháp cốt lõi của một người học hiệu quả và đóng vai trò như một giao điểm để tìm kiếm và hưởng lợi từ các cơ hội học tập mới.

Một chiến lược học tập hiệu quả nhất bao gồm 3 yếu tố chính:

  • Một số mục tiêu được xác định rõ ràng. Bạn có thể có nhiều nguyện vọng để tiếp tục phát triển. Hầu hết những người học hiệu quả đều làm như vậy. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đạt được chúng là tập trung vào một vài mục tiêu cụ thể trong cùng một thời điểm.
  • Một khoảng thời gian được xác định để đạt được những mục tiêu đó. Thời hạn có thể là yếu tố giúp bạn trở nên tập trung hơn. Mặc dù thời gian để đạt được mục tiêu phụ thuộc vào bản chất của mục tiêu, nhưng theo các nghiên cứu của McKinsey, họ phát hiện ra rằng khoảng thời gian tối ưu phải đủ dài để thiết lập hành vi mới và đủ ngắn để tạo ra cảm giác cấp bách và có động lực.
  • Một nhóm người được xác định để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu. Mọi người có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn khi họ có được sự hỗ trợ hay góp sức từ những người khác.

Để đạt được các mục tiêu đó, McKinsey đã giới thiệu một chiến lược mới với tên gọi “3x3x3” – là một phương pháp cơ bản để thiết kế các mục tiêu phát triển nghề nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu, mô hình “3x3x3” khuyến khích bạn xác định 3 mục tiêu phát triển, trong khoảng thời gian 3 tháng, thu hút tối thiểu 3 người khác hỗ trợ bạn và bạn phải chịu trách nhiệm với họ.

3 mục tiêu.

Khi đề cập đến việc thiết lập mục tiêu phát triển, bạn nên tập trung vào không quá ba mục tiêu tại cùng một thời điểm.

Bất cứ điều gì nhiều hơn thế đều có khả năng phản tác dụng, buộc bạn phải phân chia sự tập trung, sức lực và luyện tập cho quá nhiều thứ.

Việc xây dựng một năng lực mới rất khó và đòi hỏi sự có chủ ý và tập trung cao. Khi mọi người đặt ra quá nhiều mục tiêu, họ thường không đạt được bất cứ sự tiến bộ thực sự nào cho các mục tiêu trong số đó.

Trên thực tế, họ thường khó nhớ tới những gì họ đang cố gắng để đạt được. Việc có ít mục tiêu cụ thể hơn cho phép bạn phát triển các thói quen mới và mang lại mức độ có chủ ý phù hợp để cải thiện hiệu suất của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể có nguy cơ đặt ra quá ít mục tiêu. Khi mọi người tập trung vào việc đạt được một mục tiêu phát triển duy nhất trong bất kỳ giai đoạn cụ thể nào, họ có thể bỏ lỡ các cơ hội khác để mở rộng sức ảnh hưởng và thúc đẩy hiệu suất của bản thân.

Hầu hết chúng ta có nhiều hơn một chuyên môn mà chúng ta muốn – hoặc cần – để cải thiện hiệu suất của mình.

Khi tốc độ phát triển của các kỹ năng và vai trò đang ngày càng bùng nổ, việc chỉ theo đuổi một mục tiêu cụ thể là không đủ để đáp ứng các kỳ vọng ngày càng tăng mà nhiều tổ chức đang thực sự cần.

Hơn nữa, có một số mục tiêu để phát triển cho phép chúng ta tận dụng tốt hơn toàn bộ những kinh nghiệm mà chúng ta muốn học hỏi.

3 tháng.

Bạn hãy nghĩ đến khoảng thời gian ba tháng như một chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch và quy trình để đạt được các mục tiêu bạn đã đặt ra.

Khoảng thời gian tối ưu có thể được thay đổi (một ít) tùy thuộc vào bản chất của các mục tiêu. Tuy nhiên khoảng thời gian ba tháng thường là khoảng thời gian trung bình để các mục tiêu bắt đầu có được sự hiệu quả.

Ba tháng cung cấp đủ thời gian để bạn đạt được những sự tiến bộ rõ ràng trong các mục tiêu thông qua các chu kỳ thực hành, phản hồi và (nếu cần) các chương trình đào tạo chính thức.

Đồng thời, khoảng thời gian ba tháng cũng buộc chúng ta phải cụ thể hóa các mục tiêu của mình, điều mà nhiều nghiên cứu về việc thiết lập mục tiêu cho thấy là rất quan trọng để đạt được mục tiêu.

Đặt ra thời hạn ba tháng buộc chúng ta phải chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành các phần nhỏ có thể đạt được trong ngắn hạn, điều này cho phép chúng ta chủ động hiệu chỉnh lại hoặc chuyển hướng năng lượng của mình một cách linh hoạt trên suốt chặng đường.

3 người.

Số 3 cuối cùng đề cập đến những người sẽ giúp hoặc hỗ trợ bạn thực hiện các mục tiêu phát triển của mình.

Thông thường, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi liên hệ với ai đó để yêu cầu hoặc nhận được giúp đỡ từ họ.

Tuy nhiên, việc kêu gọi những người khác tham gia vào việc học của chúng ta lại là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện việc đạt được mục tiêu. Đơn giản là vì nó tạo ra các áp lực xã hội lành mạnh.

Xã hội hóa một mục tiêu cũng cho phép tạo ra những cơ hội để củng cố sự phát triển với những người khác.

Đó là lý do tại sao mọi người thường sẽ thấy dễ dàng giảm cân hơn hoặc tập thể dục thường xuyên hơn khi họ là một phần của một mạng lưới hỗ trợ nào đó thay vì chỉ là việc tự cố gắng để thay đổi các thói quen. Họ chia sẻ thách thức và trách nhiệm cùng nhau để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ.

Khi mỗi người ý thức được việc chia sẻ các mục tiêu để phát triển cá nhân, kết quả thường là họ có thể tạo ra một hệ sinh thái phong phú để học hỏi và phát triển, nơi mà tất cả các thành viên đều giúp đỡ lẫn nhau.

Khi nói đến số người bạn cần. Không có một giới hạn thực sự nào về số lượng người bạn có thể cần để hoàn thành các mục tiêu phát triển; trên thực tế, bạn có thể có nhiều hơn ba người nếu bạn đang ở trong một đội nhóm lớn hơn.

Tuy nhiên, việc buộc bản thân phải luyện tập với tối thiểu ba người sẽ tạo ra một kỷ luật lành mạnh trong việc hiểu rõ các kiểu hỗ trợ mà bạn thực sự cần.

Học tập có chủ đích là để tận dụng nhiều hơn những khoảnh khắc trong ngày của chúng ta.

Mọi dự án, mọi cuộc họp, mọi cuộc trò chuyện đều có thể trở thành các cơ hội để học hỏi và phát triển. Mặc dù việc học có chủ đích có thể là tự phát, nhưng nó cũng có chủ ý.

Những người học hiệu quả nhất biết họ muốn học gì và tại sao. Họ luôn tìm kiếm các cơ hội để nắm bắt và có khuynh hướng hành động. Mặc dù có thể tò mò về nhiều thứ, nhưng họ cũng biết cách tập trung để hoàn thành những công việc cụ thể.

Học tập có thể được mài dũa thông qua việc thực hành. Khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược 3x3x3 không phải là các con số mục tiêu, số tháng hoặc số người chính xác, mà là ý tưởng về một quy trình đơn giản và nhất quán để thiết lập và đạt được các mục tiêu, điều mà chúng ta có thể lặp lại trong suốt sự nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tư duy tăng trưởng là gì? Sức mạnh của tư duy tăng trưởng

Cùng tìm hiểu về thuật ngữ Growth Mindset (tư duy tăng trưởng hoặc tư duy phát triển) như: Tư duy tăng trưởng là gì, những hiểu lầm phổ biến về tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) và hơn thế nữa.

Tư duy tăng trưởng là gì
Tư duy tăng trưởng là gì? Sức mạnh của tư duy tăng trưởng

Được thúc đẩy và phát triển trong bối cảnh các yếu tố công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng, Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng (tư duy phát triển) được cho là tư duy cốt lõi của người làm kinh doanh nói chung. Nó là những gì bạn cần trang bị ngay từ bây giờ.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.

  • Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng là gì?
  • Mối liên hệ giữa Growth Mindset và Growth Hacking là gì?
  • Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset (tư duy tăng trưởng).

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Growth Mindset hay Tư duy tăng trưởng là gì?

Growth Mindset (Tư duy tăng trưởng) là khái niệm đề cập đến quan điểm cho rằng sự cống hiến, nỗ lực và làm việc chăm chỉ là điều kiện để phát triển.

Trong khi chất xám (bộ não) hay những tài năng thiên bẩm vẫn là những yếu tố quan trọng, chúng chỉ là điểm khởi đầu của mọi thứ thay vì là thứ quyết định đến kết quả.

Thuật ngữ Growth Mindset được đề cập lần đầu vào năm 2015 bởi Dweck, một nhà tâm lý học, giáo sư người Mỹ tại Đại học Stanford (Stanford University).

Tư duy tăng trưởng còn được gọi là Tư duy phát triển hoặc Tư duy cầu tiến, tuy nhiên cả 2 cách gọi này đều không lột tả được bản chất của cái gọi là Tăng trưởng (Growth).

Mối liên hệ giữa Growth Mindset và Growth Hacking là gì?

Nếu những gì Growth Mindset đề cập đến là sức mạnh của sự nỗ lực, của những ý chí vươn lên hay những người có tư duy hướng tới các kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai, thuât ngữ Growth Hacking nhấn mạnh đến yếu tố tăng trưởng nhanh và ít tốn kém hơn.

Điểm giống nhau giữa hai thuật ngữ này là đều coi trọng sức mạnh của sự tăng trưởng, hướng đến những kết quả tốt hơn và bền vững hơn trong tương lai.

Bạn có thể xem thêm về khái niệm Growth Hacking tại đây.

Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset (tư duy tăng trưởng).

Các học giả thường tỏ ra vô cùng hài lòng khi ý tưởng của họ được bắt kịp và biết đến rộng rãi. Và họ thậm chí còn hài lòng hơn khi ý tưởng của họ tạo ra sự khác biệt – chẳng hạn như giúp cải thiện động lực, đổi mới hoặc năng suất.

Nhưng sự nổi tiếng cũng có một cái giá phải trả: người ta đôi khi muốn bóp méo ý tưởng, và do đó những ý tưởng đã không thể giữ được các giá trị vốn có của chúng.

Điều này bắt đầu xảy ra với nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Carol Dweck từ Đại học Stanford về “tư duy tăng trưởng” so với “tư duy cố định” giữa các cá nhân và tổ chức.

Nghiên cứu phát hiện ra: Những cá nhân vốn tin rằng khi những tài năng của họ có thể được phát triển thông qua làm việc chăm chỉ, chiến lược tốt và tiếp thu học hỏi từ người khác, họ có tư duy tăng trưởng.

Họ có xu hướng đạt được nhiều thành tích hơn so với những người có tư duy cố định (những người tin rằng các tài năng của họ là do năng khiếu bẩm sinh). Điều này là do họ ít quan tâm hơn về khái niệm thông minh và họ dành nhiều năng lượng hơn cho việc học.

Khi toàn bộ doanh nghiệp áp dụng tư duy tăng trưởng, nhân viên của họ cho biết họ cảm thấy được trao quyền và cam kết nhiều hơn; họ cũng nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ tổ chức cho sự hợp tác và đổi mới.

Ngược lại, những người làm việc tại các doanh nghiệp chủ yếu có tư duy cố định cho biết: có rất nhiều sự gian lận và lừa dối giữa các nhân viên, có lẽ là để có được những lợi thế trong cuộc đua giành lấy “ngôi vị”.

Sau những phát hiện này, “tư duy tăng trưởng” đã trở thành một cụm từ thông dụng ở nhiều các doanh nghiệp lớn, thậm chí còn được đưa vào các tuyên bố sứ mệnh của họ.

Nhưng khi xem xét kỹ hơn, nghiên cứu phát hiện ra rằng sự hiểu biết của mọi người về khái niệm này vẫn còn rất hạn chế.

Dưới đây là 3 quan niệm sai lầm phổ biến nhất khi nói đến Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng.

Tôi đã có nó, và tôi luôn luôn có.

Mọi người thường nhầm lẫn giữa tư duy tăng trưởng với sự linh hoạt, cởi mở hoặc với những quan điểm tích cực – những phẩm chất mà họ tin rằng là họ luôn luôn có.

Đây là một quan điểm hết sức sai lầm.

Mọi người thực sự là một sự hỗn hợp của tư duy cố định và tư duy tăng trưởng, và hỗn hợp đó liên tục phát triển theo kinh nghiệm. Tư duy tăng trưởng vốn không tồn tại sẵn, điều mà chúng ta phải thừa nhận để có thể đạt được những lợi ích mà chúng ta đang tìm kiếm.

Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng chỉ đơn giản là những gì nói về sự khen ngợi và khen thưởng những nỗ lực.

Điều này hoàn toàn không đúng với cả các học sinh trong trường học và với các nhân viên trong các tổ chức. Trong cả hai trường hợp, kết quả là quan trọng. Nỗ lực nhưng không hiệu quả không bao giờ là một điều tốt.

Điều quan trọng là không chỉ khen thưởng cho những nỗ lực mà còn cả sự học hỏi và tiến bộ, đồng thời nhấn mạnh vào các quá trình đã giúp mang lại những điều này, chẳng hạn như tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác, thử các chiến lược mới và tận dụng những thất bại để tiến về phía trước một cách hiệu quả hơn.

Trong tất cả các nghiên cứu của giáo sư từ trường Đại học Stanford, kết quả là điểm mấu chốt của mọi vấn đề, kết quả đó là những gì có được sau những sự tương tác một cách sâu sắc trong tất cả các quá tình thực hiện.

Chỉ cần khuyến khích một Growth Mindset và những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.

Tuyên bố sứ mệnh là những điều tuyệt vời của các doanh nghiệp. Bạn không thể tranh cãi về các giá trị cao cả như sự tăng trưởng, trao quyền hoặc đổi mới.

Nhưng liệu chúng có ý nghĩa gì đối với nhân viên nếu doanh nghiệp không thực hiện các chính sách cần thiết để khiến chúng trở thành hiện thực và có thể đạt được?

Các tổ chức thể hiện tư duy tăng trưởng khuyến khích nhân viên của họ chấp nhận rủi ro một cách phù hợp, nhận thức được rằng một số rủi ro không phải là vấn đề.

Họ thưởng cho nhân viên của họ vì những bài học kinh nghiệm quan trọng và hữu ích, ngay cả khi một dự án nào đó không đạt được mục tiêu ban đầu của mình. Họ hỗ trợ sự hợp tác xuyên tổ chức hơn là sự cạnh tranh giữa các nhân viên hoặc các bộ phận với nhau.

Họ cam kết với sự phát triển của mọi thành viên, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, chẳng hạn như các cơ hội thăng tiến và phát triển rộng rãi hơn nữa. Và họ liên tục củng cố các giá trị của Growth Mindset bằng các chính sách cụ thể.

Ngay cả khi những quan niệm sai lầm này được phát hiện, vẫn không phải là điều dễ dàng để đạt được một tư duy tăng trưởng. Một lý do là tất cả chúng ta đều có những yếu tố sẵn sằng kích hoạt tư duy cố định của riêng mình.

Khi đối mặt với các thách thức, nhận những lời chỉ trích hoặc được đánh giá kém hơn so với những người khác, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào trạng thái bất an hoặc phòng thủ, một phản ứng làm kìm hãm sự tăng trưởng. Môi trường làm việc của chúng ta cũng có thể chứa không ít những yếu tố kích hoạt tư duy cố định đó.

Một doanh nghiệp thành công sẽ khiến mọi người liên tục thực hành và phát triển tư duy tăng trưởng, họ chia sẻ thông tin, hợp tác, đổi mới, tìm kiếm phản hồi hoặc sẵn sàng thừa nhận những sai lầm.

Nhiều nhà quản lý và giám đốc điều hành đã được hưởng lợi từ việc học cách nhận biết khi nào một cá nhân có tư duy cố định xuất hiện và họ nên làm gì để hạn chế sự phát triển của các cá nhân đó.

Đó là một công việc đầy khó khăn, nhưng các cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhiều điều hơn bằng cách hiểu sâu hơn về các khái niệm tư duy tăng trưởng và các quy trình để áp dụng chúng vào thực tế.

Tư duy tăng trưởng hay Growth Mindset mang lại cho doanh nghiệp sự phong phú hơn về yếu tố con người, những gì họ muốn đại diện và cách họ muốn tiến về phía trước.

Kết luận.

Khi thế giới làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố công nghệ, hành vi của người tiêu dùng theo đó cũng thay đổi nhanh chóng, khái niệm Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng càng trở nên quan trọng hơn.

Việc hiểu được bản chất của Growth Mindset là gì có thể sẽ là những hành trang vô cùng quý giá mà bạn nên có trước khi bắt đầu bất cứ điều gì.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google: 3 quan niệm sai lầm có thể hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Bộ phận tài chính và marketing nên hợp tác với nhau như thế nào để tối đa hóa nhu cầu sinh lời của doanh nghiệp.

Google: 3 quan niệm sai lầm có thể hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Do sức ảnh hưởng của COVID-19, chúng ta đã chứng kiến ​​những sự gia tăng đáng kể về nhu cầu trực tuyến của khách hàng, người tiêu dùng đang chuyển sang môi trường trực tuyến để khám phá, nghiên cứu và mua hàng.

Yêu cầu chiến lược đối với các doanh nghiệp trong việc tận dụng sức mạnh ngày càng tăng của công cụ tìm kiếm chưa bao giờ cao hơn thế.

Sự thiếu tự tin vào các mô hình dữ liệu và hành trình chuyển đổi số thường được coi là những thách thức phổ biến đối với các doanh nghiệp đang tìm cách tối đa hóa tiềm năng đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm của họ. Tuy nhiên, dữ liệu và năng lực kỹ thuật số hiếm khi là lý do chính khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Văn hóa và quy trình thường là những rào cản lớn hơn. Và không có nơi nào quan trọng hơn mối quan hệ giữa bộ phận marketing và tài chính.

Khi 2 nhóm này cộng tác một cách hiệu quả với nhau, các doanh nghiệp có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn nữa bằng cách tận dụng tối đa sức mạnh của công cụ tìm kiếm.

Dưới đây là 03 quan niệm sai lầm chính dẫn đến tình trạng mất kết giữa hai bộ phận này khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng.

Quan niệm sai lầm 1: Ngân sách cho công cụ tìm kiếm phải được cố định trước.

Một môi trường biến động và không thể đoán trước đòi hỏi một sự linh hoạt nhất định, đặc biệt là với một sản phẩm như Google Search, nơi mọi thứ cần linh hoạt để nắm bắt những nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi từng ngày. Tuy nhiên, các bộ phận tài chính thường yêu cầu cố định chi tiêu tìm kiếm, điều này dẫn đến hai rủi ro tiềm ẩn sau:

  • Giới hạn sự tăng trưởng: Điều này có thể có nghĩa là doanh nghiệp có thể bỏ lỡ các nhu cầu không lường trước được của người tiêu dùng khi ngân sách cạn kiệt.
  • Tối ưu hóa để đáp ứng mức chi tiêu đã định: Các nhóm marketing có thể được khuyến khích để theo đuổi các lần nhấp chuột vốn không hề mang lại các khả năng sinh lợi cụ thể cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, ngân sách cho các hoạt động tìm kiếm nên linh hoạt dựa trên lượng người dùng đang tìm kiếm và cần được coi như một là một khoản chi phí biến đổi liên quan trực tiếp đến doanh thu.

Bộ phận tài chính có thể trao quyền cho hoạt động marketing bằng cách cho phép nhanh chóng tăng hoặc giảm mức đầu tư sao cho phù hợp với điều kiện của thị trường.

Những doanh nghiệp thực hiện cách tiếp cận theo hướng nhu cầu này có thể nắm bắt một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, những doanh nghiệp kém nhanh nhẹn hơn thường bị tụt lại ở phía sau.

Hành động được đề xuất cho doanh nghiệp: Cần linh hoạt mức đầu tư cho các hoạt động tìm kiếm sao cho phù hợp với nhu cầu.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như Google TrendsKeyword Planner để bắt kịp với sự thay đổi trong hành vi của khách hàng.

Sau đó, liên tục điều chỉnh mức chi tiêu của bạn với các dữ liệu trong thời gian thực này thay vì cố định một mức giới hạn nào đó.

Quan niệm sai lầm 2: Chiến lược đặt giá thầu chỉ dành cho bộ phận marketing.

Chiến lược giá thầu phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để tối đa hóa giá trị từ các khoản đầu tư vào tìm kiếm. Đặt giá thầu quá cao và bạn có nguy cơ trả giá cao hơn cho một lần nhấp chuột. Đặt giá thầu quá thấp và bạn có thể mất đi cơ hội.

Đặt giá thầu dưới mức tối ưu thường là kết quả của việc các nhóm marketing làm việc mà không có những dữ liệu tài chính phù hợp để đưa ra các mức giá thầu chính xác.

Thay vào đó, bộ phận tài chính nên tham gia tích cực vào việc xác định chiến lược đặt giá thầu, đặt tỉ suất lợi nhuận mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (TROAS) dựa trên việc phân tích lợi nhuận và sau đó khuyến khích bộ phận marketing để thu hút tất cả các chuyển đổi của khách hàng phù hợp với mục tiêu đó.

Tuy nhiên, chúng ta thường không thấy bộ phận tài chính hợp tác chặt chẽ với marketing để tối ưu hóa cách đặt mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ:

  • Khả năng sinh lời của sản phẩm: Doanh nghiệp nên phân khúc sản phẩm theo lợi nhuận chứ không chỉ theo doanh thu và cần đặt giá thầu cao hơn cho các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
  • Giá trị khách hàng: Đặt giá thầu cao hơn cho những người tiêu dùng có ý định mua hàng cao hơn hoặc giá trị trọn đời (CLV) cao hơn.
  • Tác động đa kênh: Tính toán toàn bộ giá trị của các khoản đầu tư vào hoạt động tìm kiếm cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Có thể rất mất thời gian để tìm hiểu chi tiết về việc đặt ra các mức độ lợi nhuận mục tiêu, nhưng việc xem xét một cách tổng thể và đảm bảo chiến lược đặt giá thầu của bạn đã được tối ưu hóa để tối đa hóa lợi nhuận có thể mang lại một sự biến đổi rất lớn.

Điều này cũng có nghĩa là tài chính và marketing không còn là hai bộ phận đối đầu nữa mà thay vào đó là cùng nhau hợp tác để hiểu rõ hơn về giá trị khách hàng và tối đa hóa sự tăng trưởng lợi nhuận.

Hành động được đề xuất cho các doanh nghiệp: Nên phân khúc và ứng dụng tự động hóa để tăng trưởng lợi nhuận.

Bộ phận tài chính nên thực hiện các hoạt động phân tích để có được mức TROAS phù hợp bằng cách kết hợp cả sức ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại tuyến của công cụ tìm kiếm và phân khúc khách hàng dựa trên lợi nhuận.

Trong khi bạn có thể không tính toán được điều này một cách chi tiết nhất, thì ngay cả việc thiết lập các phân khúc cao, trung bình và thấp cũng đã là một sự khởi đầu tuyệt vời rồi.

Sau khi công việc này hoàn tất, hãy sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh tự động (Automated Smart Bidding) như là một cách tốt nhất để tối ưu hóa các khoản đầu tư và đảm bảo đạt được mức TROAS cao nhất.

Tự động hóa cũng giúp loại bỏ nhiều công việc không cần thiết khác, cho phép marketing và tài chính tập trung nhiều hơn vào TROAS và các tính toán giá trị lâu dài hơn, từ đó sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

Quan niệm sai lầm 3: Chỉ có hoàn hảo mới là tốt.

Một thách thức chung khác mà các doanh nghiệp phải đối mặt đó là suy nghĩ rằng họ không thể thay đổi chiến lược đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm cho đến khi có được một mô hình hoàn hảo nhất: một mô hình mà marketing chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cho bộ phận tài chính trên mỗi đồng chi tiêu.

Tuy nhiên, trên thực tế, con đường đến với sự hoàn hảo không bao giờ kết thúc và nó cần phải liên tục được tối ưu và phát triển.

Ưu điểm lớn của hoạt động tìm kiếm là các thay đổi đối với chiến lược đầu tư có thể được thử nghiệm trên quy mô nhỏ (ví dụ: một khu vực) trước tiên và có thể sửa đổi ngay lập tức dựa trên các kết quả thường có sẵn trong thời gian thực.

Điều này có nghĩa là những người làm marketing có thể chạy các chiến dịch thử nghiệm với chi phí thấp với những rủi ro thấp nhất.

Sau đó, tài chính và marketing có thể đánh giá và lựa chọn ra các giải pháp hiệu quả nhất, thay vì bỏ qua các cơ hội tiềm năng do phải chờ đợi một mô hình hoàn hảo hơn.

Hành động được đề xuất cho các doanh nghiệp: Thử nghiệm, học hỏi, mở rộng quy mô và liên tục lặp lại quy trình.

Bộ phận tài chính và marketing có thể cùng nhau xây dựng một sơ đồ hiệu suất đơn giản để cùng theo dõi các kết quả chính, chẳng hạn như doanh thu, lợi nhuận, lợi tức đầu tư và tỷ lệ nhấp chuột.

Sau đó, bạn có thể sử dụng dữ liệu này để liên tục tinh chỉnh, mở rộng và lặp lại.

Cách bộ phận tài chính và marketing có thể phối hợp với nhau.

Có nhiều cách để bộ phận tài chính có thể giúp marketing mang lại các kết quả kinh doanh tốt hơn, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

  • Hãy linh hoạt, không cố định. Thường xuyên theo dõi sở thích tìm kiếm để xác định các danh mục tìm kiếm đang tăng nhanh và hãy để nhu cầu của người tiêu dùng xác định mức ngân sách mà bạn cần đầu tư vào.
  • Nắm bắt mọi số nhấp chuột có lợi. Tài chính và marketing nên hợp tác để có được lợi nhuận mục tiêu phù hợp nhất trên các mức chi tiêu quảng cáo, sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh và sau đó đo lường mức độ thành công dựa trên số tiền được tạo ra chứ không phải dựa trên ngân sách.
  • Thử nghiệm và học hỏi để tăng trưởng. Đừng bỏ lỡ các cơ hội trong khi chờ đợi những mô hình hoàn hảo nhất. Thay vào đó, hãy đặt một mức ngân sách nhỏ cho các thử nghiệm với rủi ro thấp, sau đó liên tục tinh chỉnh, mở rộng quy mô và lặp lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

CleverTap và câu chuyện tăng trưởng nhờ áp dụng chiến lược toàn phễu trên LinkedIn

CleverTap là một trong những nền tảng tương tác và giữ chân khách hàng hàng đầu giúp các thương hiệu tối đa hóa giá trị trọn đời của người dùng.

CleverTap và câu chuyện tăng trưởng nhờ áp dụng chiến lược toàn phễu trên LinkedIn

Thách thức của CleverTap.

CleverTap đã là một công cụ giữ chân khách hàng cho khách hàng của mình, nhưng nền tảng này lại muốn thiết lập khả năng lãnh đạo tư tưởng trong cộng đồng rộng lớn hơn và tạo ra một triển vọng mạnh mẽ hơn.

Để đạt được điều này với tư cách là một công ty hàng đầu, họ phải:

  • Khám phá ra đường cong học tập của chính họ để phát triển từ tầm vóc của một công ty khởi nghiệp thành một nhà lãnh đạo tư tưởng hay doanh nghiệp hàng đầu trong ngành.
  • Thiết lập nhận thức về thương hiệu trên các khu vực chính và mở rộng khả năng tiếp cận tới các nhóm đối tượng mới.
  • Nhắm mục tiêu đúng đối tượng tiềm năng để tạo một hệ thống khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng (sales qualified lead) cho công ty.
  • Tận dụng thuật toán của LinkedIn để đạt được phạm vi tiếp cận tự nhiên tối đa.
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead) từ LinkedIn và cho phép chuyển đổi từ các khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng (SQLs) thành các cơ hội bán hàng mới.

Tại sao CleverTap chọn LinkedIn.

  • Nền tảng lớn nhất toàn cầu về các nhóm đối tượng chuyên gia trên tất cả các ngành.
  • Nền tảng hữu ích để tương tác khách hàng như là một công ty dẫn đầu thị trường.
  • Tạo điều kiện cho các chiến lược để tăng lượng người theo dõi thương hiệu một cách tự nhiên.
  • Quan trọng nhất, tạo điều kiện cho nhân viên tương tác với nội dung từ tổ chức của họ trên LinkedIn, khiến họ có thể ủng hộ tổ chức nhiều hơn.

Giải pháp của CleverTap.

Điều phối sự tăng trưởng tự nhiên.

CleverTap hiểu rõ khái niệm phễu tiếp thị (Marketing Funnel / Sales Funnel) trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Dựa trên kiến thức đó, họ bắt đầu hành động từ đầu phễu (ToFu) – đẩy mạnh nhận thức về thương hiệu và các điểm bán hàng khác biệt (USP) của thương hiệu.

Chiến lược của của CleverTap là đảm bảo tính nhất quán của nội dung để tương tác với khách hàng một cách thường xuyên hơn. Điều này đã giúp CleverTap đạt được mức tăng trưởng rất ấn tượng về lượng người theo dõi tự nhiên trên Trang.

Hành trình từ Marketing Qualified Leads (MQL) tới Sales Qualified Leads.

Đối với bước tiếp theo trong chiến dịch, CleverTap đã chọn chiến lược đa sản phẩm nhằm tận dụng các định dạng quảng cáo khác nhau trên LinkedIn như ‘Nội dung được tài trợ’ (Sponsored Content), ‘Tin nhắn được tài trợ’ (Sponsored InMail) và ‘Quảng cáo động’ (Dynamic Ads).

Để tối đa hoá mức độ hiệu quả, CleverTap đã tích cực thử nghiệm các tính năng và phương pháp marketing hay nhất trên LinkedIn như ‘Đối tượng phù hợp’ (Matched Audiences), ‘Quảng cáo băng chuyền’ (Carousel Ads) và ‘Quảng cáo video’ (Video based ads).

Với sự trợ giúp của tính năng ‘Đối tượng phù hợp’ của LinkedIn, CleverTap đã có thể tiếp cận được với một nhóm lớn hơn các chuyên gia, chính là nhóm khách hàng lý tưởng họ.

Nhóm đối tượng truy cập các trang cuối của phễu (BoFu) như trang định giá, trang demo, v.v. cũng đã được tiếp thị lại bằng các chiến dịch có liên quan. Kết quả là nhiều khách hàng tiềm năng và chuyển đổi hơn đã được tạo ra.

CleverTap cũng đã tận dụng InMails để nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng, những người đã tương tác với các chiến dịch từ đầu phễu. Điều này đã giúp họ chuyển đổi các khách hàng tiềm năng chất lượng thành cơ hội và xa hơn nữa thành khách hàng.

Thêm sức mạnh cho chiến dịch.

Đảm bảo mức độ liên quan của nội dung là một phần rất quan trọng đối với bất kỳ chiến lược marketing nào. CleverTap đã đạt được điều đó bằng cách tận dụng thẻ LinkedIn Insights để tối ưu hóa chiến dịch, nhắm mục tiêu lại người dùng truy cập website và để tìm hiểu thêm về mục đích và mức độ quan tâm của họ.

CleverTap cũng tận dụng các thẻ hashtag có liên quan đến ngành để có thể tiếp cận với nhiều đối tượng hơn và tạo vị thế của mình như một đơn vị đóng góp nổi bật trong ngành.

Họ đã phân khúc thị trường theo các mức độ ưu tiên 1, 2 và 3 và cung cấp những nội dung tùy chỉnh trên các phân khúc này với sự trợ giúp của các tính năng nhắm mục tiêu nhiều tuỳ chọn trên LinkedIn.

  • Tăng trưởng tự nhiên 25-30% so với tháng trước về số lượng người theo dõi.
  • Tăng 36% số lượng khách truy cập.
  • Tiếp cận 4,9 triệu thành viên trong 1 năm.
  • Tỷ lệ mở các chiến dịch InMail là 60%.
  • CTR cao gấp 2 lần so với benchmark (điểm tiêu chuẩn) của LinkedIn.
  • Tỷ lệ tương tác cao gấp 3 lần so với benchmark của LinkedIn.
  • Hơn 5000 khách hàng tiềm năng (MQL) từ LinkedIn trong vòng 1 năm.
  • 15 khách hàng ký hợp đồng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo LinkedIn

Quảng cáo cộng tác: Kết nối các thương hiệu và nhà bán lẻ để tối đa hóa sự tăng trưởng

Các nhà marketer tại APAC đã sử dụng quảng cáo cộng tác (Collaborative Ads) như thế nào? Họ thấy những tiềm năng gì? Các agency nên làm gì để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh?

Quảng cáo cộng tác: Kết nối các thương hiệu và nhà bán lẻ để tối đa hóa sự tăng trưởng

Để giải đáp những vấn đề đó, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia đến từ Shopee, Hsin Hsin Galaxy, OpenMind và cả Facebook.

Ngay cả trong những ngày trước Covid-19, ngành thương mại điện tử đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục với hai con số.

Đại dịch mới đã thúc đẩy sự chuyển dịch từ các cửa hàng truyền thống sang cửa hàng trực tuyến, nhưng hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu nguồn lực để thiết lập hoặc mở rộng quy mô trên các nền tảng thương mại điện tử của riêng họ.

Các thương hiệu bán sản phẩm của họ thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến có thể muốn xem xét đến phương pháp quảng cáo cộng tác của Facebook.

Định dạng quảng cáo này cho phép những người làm marketing đặt các quảng cáo động (dynamic ads) trên các phân khúc danh mục của nhà bán lẻ trực tuyến để thúc đẩy những người mua sắm quan tâm đến trang sản phẩm của các nhà bán lẻ.

Là một phần của hệ thống Facebook Discovery Commerce, quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu vốn có sự hiện diện ít ỏi trên thương mại điện có thể tiếp cận khách hàng với các quảng cáo có khả năng thúc đẩy sự khám phá, cân nhắc cũng như mua hàng trên các website hay ứng dụng của các đối tác bán lẻ của họ.

Định dạng quảng cáo này được phát triển lần đầu ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương), đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho các ngày hội Mega Sale bao gồm 11.11 (Ngày độc thân) và 12.12 trong hàng thập kỷ qua, nơi phần lớn các giao dịch mua sắm được thực hiện qua các nền tảng thương mại điện tử.

Bà Via Abano, Giám đốc Marketing sản phẩm tại Facebook, cho biết:

“Châu Á đã dẫn đầu trong việc sử dụng quảng cáo cộng tác để thúc đẩy chuyển đổi người dùng, lưu lượng truy cập và bán hàng trong hai năm qua.”

“Các nhà tiếp thị rất yêu thích định dạng này.”

Bà Sol Romero, chuyên gia tại Openmind Team Nestle cho biết:

“Vai trò của quảng cáo cộng tác trong con đường mua hàng của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở việc chuyển đổi hay mua hàng mà còn mở ra các cơ hội mới về khả năng khám phá thương hiệu, tạo ra các mong muốn và ý định mới.”

“Các nền tảng dường như đánh giá rất cao điều đó.”

Bà Peggy Zhu, Trưởng bộ phận phát triển thương hiệu và marketing tại Shopee cho biết:

“Thứ nhất, quảng cáo cộng tác cho phép quảng cáo được cá nhân hóa và sản phẩm được làm nổi bật một cách linh hoạt.

Đối với thương hiệu, điều đó có nghĩa là bạn có thể đẩy các sản phẩm đến các nhóm đối tượng có liên quan hơn, dẫn đến chuyển đổi hiệu quả hơn về chi phí.

Thứ hai, bản chất tự động của các quảng cáo cộng tác cho phép các nhà quảng cáo mở rộng quy mô của chiến dịch một cách dễ dàng hơn nhiều.”

Còn đối với Ông Vince Huang, tổng giám đốc tại Hsin Hsin Galaxy thì cho rằng quảng cáo cộng tác đã trở thành một thành phần quan trọng trong các chiến lược truyền thông hỗn hợp (media mix) của các chiến dịch.

“Một trong số những điều thú vị nhất về quảng cáo cộng tác là nó cho phép hiển thị tất cả các giai đoạn trong hành trình mua sắm của khách hàng.

Với những insights có giá trị này, chúng tôi có thể tìm ra những cách tốt hơn để giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ thúc đẩy doanh số bán hàng đồng thời có thể nắm lấy nhiều thị phần hơn trong toàn bộ hệ sinh thái thương mại điện tử.”

Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian diễn ra Covid-19 khi các thương hiệu luôn tìm cách tiếp cận những đối tượng chưa được khai thác trước đây.

Với Mega-sales.

Do tính chất được nhắm mục tiêu và tự động, các quảng cáo cộng tác có các lợi thế lớn để tối đa hóa doanh thu trong những ngày Mega Sale, khi các khoảng không quảng cáo (ad inventory) thường đắt hơn.

Shopee đã hợp tác với hơn 10.000 thương hiệu trên khắp khu vực APAC, với nhiều thương hiệu trong số đó đạt được kết quả rất tích cực.

Đại diện bộ phận marketing từ Shopee chia sẻ: “Quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu nhắm mục tiêu theo những cách thức phù hợp hơn, điều này có thể giúp thương hiệu tránh được rất nhiều các khoản ngân sách lãng phí.”

Quảng cáo cộng tác nên được tiếp cận như thế nào?

Theo các chuyên gia, thương hiệu nên tận dụng các quảng cáo cộng tác trong suốt cả năm (always-on) chỉ đơn giản là vì người tiêu dùng mua hàng mọi lúc mọi nơi.

Như Bà Abano từ Facebook nói: “Always-on đóng vai trò rất quan trọng vì nó xây dựng đối tượng mục tiêu và thúc đẩy mua hàng bằng cách xây dựng và nắm bắt hàng ngày các ý định mua hàng.”

Bà Abano cho biết thêm: “Chúng tôi đã phân tích hơn 1500 tài khoản trên nhiều danh mục và nhận thấy rằng có nhiều cơ hội lớn hơn cho các nhà quảng cáo nếu họ sử dụng chiến lược Always-on.

Bằng cách quảng cáo trong những ngày trước Mega Sale, chẳng hạn 04 tuần trước đó, chúng tôi đã thấy lượng mua hàng tăng hơn 46%. Chi phí cho mỗi lần mua rẻ hơn 19% so với các ngày bán hàng từ những tuần trước đó.”

Các phương pháp hay nhất về quảng cáo cộng tác.

Cái hay của quảng cáo cộng tác là nó có tính linh hoạt mà bạn có thể sử dụng để đạt được KPIs cho các chiến dịch của mình: đó là việc hướng lưu lượng truy cập đến website của thương hiệu của bạn hay website của đối tác của bạn?

Bà Abano từ Facebook cũng đã nêu bật 5 phương pháp hay nhất cho quảng cáo cộng tác:

  • Xác định các mục tiêu và KPIs một cách rõ ràng.
  • Hãy hướng đến các danh mục sản phẩm rộng hơn.
  • Tách chiến dịch thành các mục tiêu nhắm mục tiêu lại và tìm kiếm mới khách hàng tiềm năng khác nhau.
  • Tận dụng các chiến lược giá thầu tự động và phân phối quảng cáo tự động.
  • Đặt thời lượng chuyển đổi là 7-day-click và 1-day view.

Tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng.

Một cải tiến độc đáo mới ra đời từ APAC là sự tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) với quảng cáo cộng tác, đặc biệt là với những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencer).

Sự kết hợp giữa OpenMind với Nescafe Gold là một ví dụ điển hình. Bằng cách sử dụng quảng cáo cộng tác và nội dung của những người có ảnh hưởng, agency này đã có thể tăng số lượt xem nội dung và đẩy nhiều người hơn xuống các phần dưới của kênh bán hàng.

Agency này đã hợp tác với nhiều người có ảnh hưởng để tạo các quảng cáo hợp tác, điều này cho phép Nescafe Gold tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

Được đánh dấu rõ ràng là mối quan hệ đối tác có trả phí, quảng cáo cũng bao gồm nút “mua ngay” nhằm mục tiêu hướng những khách hàng tiềm năng đến website của nhà bán lẻ để khám phá thêm và mua hàng. Chiến dịch đã tăng thêm 25% chuyển đổi và tăng 40% đối với các hành động thêm vào giỏ hàng.

Tầm quan trọng của các mối quan hệ đối tác.

Khi quảng cáo cộng tác liên quan đến nhiều bên và vẫn còn là một định dạng quảng cáo tương đối mới, các agency có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Suy cho cùng, họ biết rõ các danh mục sản phẩm của khách hàng, họ có những cái nhìn toàn diện nhất về người tiêu dùng và có thể giúp thương hiệu đặt KPIs, theo dõi kết quả và cải thiện hiệu suất.

Bà Abano từ Facebook cho biết thêm: “Nhiều nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo cộng tác đến từ ngành CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), do đó, họ đã dựa trên các kênh ATL hoặc tại các cửa hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Yếu tố kỹ thuật số và thương mại điện tử còn khá mới nhưng chúng có những tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi (transformation). Các agency là đối tác chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi này được diễn ra.”

Mối quan hệ đối tác lý tưởng giữa các agency, thương hiệu, nền tảng và Facebook là một  mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự cộng tác, giao tiếp cởi mở và trách nhiệm trình bày một cách rõ ràng về các nhiệm vụ.

Điều quan trọng nữa là tất cả các bên phải có mục tiêu rõ ràng. Mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ nên được nhìn nhận thông qua lăng kính của các mục tiêu ngắn hạn mà còn là hướng đến các mục tiêu dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Tính bền vững là chìa khoá cho sự tăng trưởng của Nestlé (P1)

Làm thế nào để một trong những thương hiệu thực phẩm lâu đời nhất thế giới có thể liên tục đổi mới và tăng trưởng?

Theo Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketing toàn cầu của Nestlé, thì tất cả đều là tập trung vào tính bền vững (sustainability), dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa bà với nhà sáng tạo nội dung YouTube Andrew Rea.

Aude Gandon: Xin chào, tôi là Aude, Giám đốc Marketing toàn cầu của Nestlé và tôi rất vui khi có mặt ở đây hôm nay cùng với Andrew Rea, nhà sáng tạo trên YouTube từ kênh Binging with Babish.

Andrew Rea: Xin chào các bạn, tên tôi là Andrew Rea, tôi là nhà sáng tạo trên YouTube và hôm nay tôi rất vui được nói chuyện với Aude Gandon.

Aude Gandon: Tôi thực sự rất vui mừng khi được trao đổi với Andrew để chúng ta thực sự có thể học hỏi lẫn nhau, bạn biết đấy, công thức đó là gì để bạn có thể xây dựng được các mối liên kết đặc biệt với khán giả của mình, để từ đó tôi có thể áp dụng chúng cho Nestlé và các thương hiệu của chúng tôi.

Aude Gandon: Vậy Andrew, làm thế nào để bạn được giới thiệu tới Nestlé, và sản phẩm yêu thích của bạn là gì?

Andrew Rea: Nestlé có thể là ký ức về đồ ăn sớm nhất của tôi.

Andrew Rea: Công thức đầu tiên mà mẹ tôi đã dạy tôi là bánh quy sô cô la. Đó là một trong những kỷ niệm ẩm thực sớm nhất và yêu thích nhất của tôi, vì vậy Nestlé giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi.

Aude, với tư cách là CMO của Nestlé, tôi tò mò không biết thách thức kinh doanh lớn nhất của bạn là gì? Và tôi biết đó là một câu hỏi lớn và điên rồ, nhưng điều đầu tiên tôi nên nghĩ đến là gì?

Aude Gandon: Thực sự thì…đó là việc đảm bảo rằng chúng tôi thực sự luôn có các sản phẩm phù hợp và chúng được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng địa phương và đó không chỉ là nhu cầu về mặt thị hiếu, mà còn là nhu cầu về những thứ khác chẳng hạn như về vi chất dinh dưỡng.

Điều mà hầu hết mọi người không biết là chúng tôi điều chỉnh công thức của mình sao cho phù hợp với các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào tình hình dinh dưỡng của mỗi quốc gia.

Andrew Rea: Khi các sản phẩm của Nestlé được hàng triệu người tiêu dùng mỗi ngày, bạn thấy đâu là vị trí của Nestlé trong cộng đồng?

Aude Gandon: Ví dụ, chúng tôi làm việc với 650.000 nông dân, vì vậy chúng tôi cũng có mối quan hệ rất đặc biệt với những người thực sự làm ra các nguyên liệu và thành phần để làm ra thực phẩm.

Khi chúng tôi xem xét việc phục vụ cộng đồng, điều chúng tôi thực sự tập trung vào lúc này là những gì sắp xảy ra và tương lai của nó là gì.

Bạn biết đấy, vào năm 2050 sẽ có chín tỷ người trên hành tinh và vì vậy chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi thực sự quản lý hệ thống thực phẩm của mình đúng cách để chín tỷ người này có thể có đủ thức ăn và thức ăn phải bổ dưỡng.

Riêng bạn thì đang phục vụ cộng đồng của mình theo một cách rất khác. Bạn có thể cho tôi biết về cách bạn bắt đầu được không?

Andrew Rea: Sức khỏe tinh thần là một vấn đề mà tôi luôn cố gắng để thúc đẩy qua kênh của mình và tôi nghĩ đó là cách mà chúng ta có thể tìm ra câu trả lời thông qua chế độ dinh dưỡng và các phương pháp lành mạnh và tích cực.

Phương pháp tích cực của tôi là tìm ra một lối thoát sáng tạo mới, làm một buổi trình diễn mới, lắp đặt máy quay trong nhà bếp và chuẩn bị mọi thứ.

Và tôi đã đủ may mắn để có được rất nhiều khán giả quan tâm, cuối cùng, tôi đã có thể bỏ công việc hàng ngày của mình, và bây giờ tôi đang nói chuyện với CMO của Nestlé… (cười).

Aude Gandon: Vậy Andrew, với phạm vi tiếp cận toàn cầu của mình, bạn muốn có những tác động tích cực nào đối với cộng đồng của mình và bạn biết đấy, bạn muốn truyền đạt những mục tiêu và thông điệp này cho họ như thế nào?

Andrew Rea: Mục tiêu cao nhất của tôi với kênh của mình là muốn cho mọi người thấy rằng sai làm là điều gì đó bình thường.

Tôi biết rằng đó là một mục tiêu thực sự cao cả nhưng đó là điều cốt lõi của những gì tôi đang làm, tôi muốn mọi người xem sai lầm là cơ hội để học hỏi, chứ không phải là điều gì đó đáng xấu hổ hay điều gì đó cần phải giấu đi.

Tôi muốn cố gắng khuyến khích những người chưa từng nấu ăn thử nấu ăn cho chính mình.

Hàng ngàn người đã gắn thẻ (tag) tôi trên Instagram và nói rằng, “Tôi mới thử nấu lần đầu tiên, món này ngon quá, tôi sẽ thử làm X, tiếp theo tôi sẽ thử làm Y…”

Và đó là một trong những khía cạnh thú vị nhất của công việc của tôi, nó có thể đưa mọi người vào bếp và nấu những thứ mình thích, đó là một trong những điều khiến tôi tiếp tục làm việc trong 5 năm qua.

Trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, tôi đã nghe rất nhiều về ‘green washing’. Bạn có thể giải thích nó là gì và Nestlé đang tránh nó như thế nào không?

Aude Gandon: Vâng, ‘green washing’ là một vấn đề lớn đối với công việc kinh doanh của chúng tôi. Nó đang trở thành một công cụ marketing.

Có rất nhiều việc đang xảy ra, và chúng tôi chỉ vui vẻ và bắt đầu nói về điều này khi chúng tôi biết rằng chúng tôi đã hoàn thành công việc của mình, rằng chúng tôi có tất cả, tất cả các câu chuyện, tất cả các con số, v.v.

Chúng tôi luôn cố gắng sử dụng mặt sau của bao bì để cố gắng cung cấp thêm một chút thông tin để giáo dục mọi người hãy trở nên thân thiện với môi trường, vì vậy người tiêu dùng có thể bắt đầu hiểu ra mọi thứ, chính xác thì nó có nghĩa giống như một tuyên bố marketing hay là một cái gì đó, rất thực.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những bí kíp tăng trưởng từ Giám đốc Marketing của Monobank

Từ một công ty khởi nghiệp đến chiếm lĩnh 35% thị phần di động tại Ukraine, dưới đây là những bí quyết để tăng trưởng từ Ông Anatoliy Rogalskiy, Giám đốc Marketing của Monobank.

Những bí kíp tăng trưởng từ Giám đốc Marketing của Monobank

2020 thực sự đã là một năm của nhiều sự gián đoạn – từ cách chúng ta tương tác với nhau, đến cách chúng ta làm việc và mua sắm, và thậm chí là cả cách chúng ta sử dụng các dịch vụ với ngân hàng.

Sự chuyển dịch ngày càng tăng sang kỹ thuật số đã dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng di động mới cũng tăng theo, thể hiện qua việc sử dụng ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) đã tăng tới 72% trong năm qua (theo forbes).

Cùng dòng chảy với tất cả những sự thay đổi này, tại ngân hàng monobank, chúng tôi đã cố gắng duy trì sự tập trung cao độ vào khách hàng của mình, vì xét cho cùng, nếu không có họ thì cũng không có ngân hàng chúng tôi.

Tuy mới hoạt động chưa được bao lâu nhưng chúng tôi đã tăng trưởng một cách nhanh chóng. Chúng tôi ra mắt tại Ukraine vào năm 2017 và với 3,8 triệu khách hàng, hiện chúng tôi sở hữu 35% thị phần di động ở nước mình.

Không chỉ vậy, chúng tôi đang tiếp tục tăng trưởng với khoảng 120.000 người dùng mới (new users) mỗi tháng.

Dưới đây là một số bí quyết mà chúng tôi đã học được trong suốt hành trình tăng trưởng của mình, nó có thể khá hữu ích cho tất cả những người làm marketing khác.

Suy nghĩ sáng tạo, vượt ra khỏi những rào cản truyền thống.

Tạo ra một sản phẩm trong lĩnh vực truyền thống, chẳng hạn như ngân hàng, mang lại cho các thương hiệu cơ hội để nổi bật.

Chúng tôi đã làm điều đó bằng cách giới thiệu một thứ chưa từng tồn tại ở Ukraine: một ngân hàng không có chi nhánh. Và với sự gia tăng của các yếu tố kỹ thuật số như chúng ta đã thấy trong năm qua, nhu cầu về một ngân hàng không tiếp xúc càng trở nên lớn hơn.

Chúng tôi cũng cố gắng giữ mọi thứ là đều mang đậm yếu tố con người. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa là mang một chút hài hước vào lĩnh vực ngân hàng vốn khá khô khan.

Điều quan trọng là phải thể hiện cá tính của bạn với tư cách là một thương hiệu.

Ví dụ: chúng tôi có một ‘linh vật’ trong ứng dụng của công ty mình – đó là một con mèo – thay vì là nhân viên ngân hàng theo cách truyền thống.

Khi một khách hàng cố gắng đặt một giới hạn tín dụng quá mức, chúng tôi nói: “Woah woah tiger, bình tĩnh đi nào, bạn lấy đâu ra cảm giác thèm ăn như vậy?” và chúng tôi cũng khá thận trọng để không lạm dụng nó.

Chúng tôi cũng hợp tác với Reface – một ứng dụng có thể hoán đổi khuôn mặt trong video thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bằng cách mời khách hàng đóng vai chính trong quảng cáo của chúng tôi. Với công nghệ tương tác bằng AI này, họ có thể gửi những lời mời được cá nhân hóa để giới thiệu đến bạn bè của họ.

Áp dụng tư duy khởi nghiệp.

Vì bản thân chúng tôi là một công ty khởi nghiệp, nên việc áp dụng tư duy của môt tổ chức khởi nghiệp là điều đương nhiên.

Chúng tôi cho rằng nó linh hoạt và có khả năng thay đổi mọi thứ với mức chi phí thấp nhất.

Tâm lý này đã giúp chúng tôi có thể điều hướng được đại dịch khi nó ập đến. Là một ngân hàng di động (mobile bank), chúng tôi đã sẵn sàng để thay đổi từ những ngày đầu cách ly bằng cách chuyển 1.000 nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng của chúng tôi sang làm việc từ xa.

Chúng tôi biết rằng khách hàng của chúng tôi cần sự giúp đỡ của chúng tôi hơn bao giờ hết trong những thời kỳ khủng hoảng hay đại dịch như thế này.

Vì vậy, trong khi hầu hết các ngân hàng tìm cách để giảm thiểu những rủi ro trong thời gian bất ổn này chúng tôi đã chấp nhận rủi ro và quyết định chủ động cho vay.

Cuối cùng, có một đội nhóm gồm những cá nhân vô cùng tài năng và đầy cảm hứng là điều luôn khuyến khích chúng tôi duy trì sự linh hoạt và tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.

Giữ khách hàng là trọng tâm của mọi việc bạn làm.

Khách hàng của chúng tôi đã đăng trên mạng xã hội Instagram rằng:

“Tôi yêu ứng dụng, dịch vụ chăm sóc và tốc độ giao dịch của bạn. Bạn làm cho cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn, và những gì đã từng là khó khăn thì giờ đây chỉ còn là cơ hội.

Cảm ơn bạn!”

Chương trình giới thiệu (referral programme) của chúng tôi chiếm 35% lưu lượng truy cập và chúng tôi tin rằng thậm chí có tới 70% khách hàng đã tham gia với chúng tôi thông qua truyền miệng và nhờ sự giới thiệu từ bạn bè.

Đó là thước đo tốt nhất về chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng mà khách hàng đã dành cho chúng tôi.

Nhưng khách hàng không chỉ chọn chúng tôi vì chất lượng dịch vụ, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đằng sau những lời giới thiệu từ bạn bè, khách hàng của chúng tôi đến với chúng tôi vì lợi nhuận – và ở lại vì sự thuận tiện.

Và vì chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ di động và không chịu các khoản chi phí của cơ sở hạ tầng vốn có của các ngân hàng truyền thống, chúng tôi có thể đủ khả năng cung cấp cho khách hàng của mình một mức giá hấp dẫn nhất.

Khi bạn có một ý tưởng về sự đổi mới hay một Big Idea nào đó, hãy hành động ngay lập tức, thay vì chờ đợi nó ở một thời điểm hoàn hảo.

  • Xác định số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu để thu hút một khách hàng mới. Làm việc dựa trên chi phí cho mỗi hành động (CPA). Chỉ chi tiêu cho khách hàng thực sự, không chi cho lượt nhấp chuột hay hiển thị. Ngay cả khi bạn xem xét giá cho mỗi lần nhấp chuột (CPC), hãy luôn tính toán lại chi phí này vào chi phí của một khách hàng mới (CAC)
  • Khi bạn xác định được chi phí tối ưu cho một khách hàng mới, hãy sẵn sàng thay đổi nếu cần, miễn là nó nằm trong phạm vi giá chấp nhận được của bạn.
  • Khi bạn có một ý tưởng về sự đổi mới, hãy hành động ngay. Tốt hơn là bạn nên kiểm tra giả thuyết của mình ngay lập tức và sau đó đo lường kết quả, thay vì chờ đợi một thời điểm hoàn hảo, điều mà nó thường không bao giờ đến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Những tư duy tăng trưởng cần thiết để thành công cho các doanh nhân

Bạn đang là doanh nhân hoặc đang kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó, bạn tự hỏi làm thế nào để công việc kinh doanh của mình trở nên thịnh vượng hơn? Câu trả lời nằm chính ở bản thân bạn.

Các doanh nhân có khả năng tự ý thức hiểu rằng quá trình trưởng thành của họ là một hành trình mang tính tinh thần. Họ hoàn toàn tin tưởng vào tầm nhìn bên trong của mình và kiên định để thực hiện nó, họ luôn tập trung vào những bức tranh lớn hơn.

Các doanh nhân này cũng hiểu rằng thành công thực sự là một cuộc chơi lâu dài; họ không tìm kiếm sự hài lòng tức thì cho một kết quả ngắn hạn. Tính cách và tính chính trực được đặt lên hàng đầu trong các giá trị thương hiệu của họ.

Họ cần phải có sức mạnh và lòng can đảm để sẵn sàng đứng một mình để trở nên khác biệt, đặc biệt là vào những thời điểm khủng hoảng. Tuy nhiên, những người sẵn sàng đứng một mình vì một mục tiêu lớn hơn thường có thể thu hút những người cùng chí hướng.

Do đó, họ đứng một mình và trở nên đơn độc là điều rất khó xảy ra !

Suy nghĩ của bạn sẽ tạo ra tần số, tích cực hoặc tiêu cực.

Tần số là trường năng lượng mà hệ thống niềm tin của bạn dựa vào đó để vận hành; nó có khả năng thu hút mọi người, mọi thứ khác và cả cơ hội.

Suy nghĩ của bạn tạo ra tần số của bạn. Hãy tưởng tượng về một vòng tròn lớn xung quanh bạn, nó tỏa ra năng lượng tích cực hoặc tiêu cực. Như một quy luật hấp dẫn tất yếu, bạn thu hút chính năng lượng mà bạn tỏa ra.

Các doanh nhân thành công đã luôn cố gắng khai thác các trường năng lượng của họ, và họ thu hút những gì họ đang có và đang thuộc về.

Có một điều chắc chắn là: Chúng ta có thể đánh lừa chính mình và những người khác, nhưng chúng ta không thể đánh lừa vũ trụ. Vũ trụ sẽ luôn phản chiếu lại bạn dưới những ý niệm và niềm tin thực sự của bạn.

Làm thế nào để trở thành một doanh nhân với những tư duy luôn sẵn sàng để thành công.

1. Hãy tưởng tượng suy nghĩ của bạn chính là những hạt giống.

Suy nghĩ của bạn là thứ sẽ thu hút kết quả. Hãy tin rằng những điều gì đó sẽ xảy ra, sẽ luôn hiệu quả hơn là hy vọng nó sẽ xảy ra. Hãy gieo những hạt giống chắc chắn trong tâm trí bạn, về bản thân bạn và cả tầm nhìn của bạn.

2. Đừng nản lòng trong cuộc hành trình của chính mình.

Hãy sử dụng những thất bại làm bài học để tiến lên và hoàn thiện mọi thứ. Bạn không thể thất bại nếu bạn tiếp tục. Chúng ta chỉ có thể thất bại khi chúng ta ngừng theo đuổi chúng.

3. Hãy luôn lạc quan và nâng cao tần số của bạn.

Bất kể điều gì đang xảy ra, bạn đang tiến gần hơn đến với tầm nhìn của mình mỗi ngày.

Bạn càng hào hứng, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để nắm bắt.

4. Giữ cân bằng.

Suy nghĩ quá nhiều sẽ mở ra cánh cửa cho sự nghi ngờ len lỏi vào nó: 1% nghi ngờ mạnh hơn 99% niềm tin. Sự không chắc chắn hay thiếu quyết đoán là một tác nhân tạo ra sự chậm trễ và rối loạn.

5. Hãy khiêm tốn.

Khi chiến thắng đưa bạn đến gần hơn với tầm nhìn của mình, trước khi bạn công bố nó với bất kỳ ai, hãy đảm bảo rằng ý định đó của bạn đến từ năng lượng thuần túy, không phải từ cái tôi của bạn. Hãy ăn mừng chiến thắng của bạn một cách ‘duyên dáng’ nhất.

6. Luôn tự hỏi bản thân về những dự định của bạn.

Hãy thử nghiệm thường xuyên với những năng lượng đang thúc đẩy bạn. Những dự định sai lầm cuối cùng sẽ gây ra nhiều sự ảnh hưởng cho sau này.

7. Tìm ra những mục đích mới.

Mỗi khi bạn đạt đến một cấp độ mới, hãy tìm cho mình một mục đích lớn hơn. Bạn có thể phục vụ ai khác? Điều gì khác trên thế giới có thể cần bạn chú ý tới? Hãy trở thành một người luôn tìm kiếm những mục đích.

8. Giúp đỡ người khác.

Những bài học bạn học được trên chính hành trình của mình là thứ mà bạn có thể chia sẻ với người khác. Ai đó có thể đang cố gắng vượt qua điều gì đó mà bạn đã từng vượt qua; họ cần sự giúp đỡ của bạn, đừng chần chừ khi đưa cho họ một cánh tay.

9. Xây dựng sự tự tin của bạn.

Bạn càng tự tin, bạn càng cung cấp nhiều giá trị cho bản thân và người khác.

10. Tin tưởng vào trực giác của bạn.

Dự định hay ý niệm của bạn là thứ gắn kết bạn với trực giác của bạn. Nếu ý định của bạn là một kết quả ngắn hạn, thì trực giác của bạn sẽ khuyến khích bạn nên thận trọng.

Hãy nhớ luôn tận hưởng cuộc hành trình mà bạn đang đi theo những cách mà bạn mong muốn. Hãy chăm sóc bản thân và đóng góp nhiều tình cảm nhất có thể cho thế giới.

Làm như vậy, mọi thứ sẽ luôn hỗ trợ bạn đến với con đường thành công của chính mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn xuất bản tạp chí số mới với nhiều lời khuyên để tăng trưởng doanh nghiệp

Khi có nhiều dấu hiệu mới cho thấy về hy vọng sớm sẽ trở lại cuộc sống bình thường, nhiều doanh nghiệp hiện đang chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng tăng trưởng ngay khi có cơ hội mới.

LinkedIn xuất bản tạp chí số mới với nhiều lời khuyên để tăng trưởng doanh nghiệp

Để hỗ trợ quá trình này, LinkedIn đã xuất bản một tạp chí số với tên gọi “Ready for Business 2021″, nhằm cung cấp một loạt các thông tin chi tiết, mẹo và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia để giúp truyền cảm hứng cho các thương hiệu trong việc tối ưu và cải thiện các chiến lược của họ hậu Covid-19.

Theo giải thích của LinkedIn:

“‘Ready for Business 2021’ khám phá mọi thứ liên quan đến việc sử dụng Digital Marketing để thúc đẩy sự tăng trưởng và đưa chiến lược của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Có rất thông tin chi tiết về việc xác định các nhóm đối tượng có giá trị cao nhất và cách thu hút họ ngay khi họ dễ tiếp nhận nhất.

Chúng tôi cũng tìm hiểu sâu về sự phát triển và tầm quan trọng của yếu tố lòng tin và lãnh đạo tư tưởng trong thế giới hậu đại dịch, làm nổi bật bản chất của sự thay đổi trong hành trình mua hàng B2B.

Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ những câu chuyện và chiến lược về cách các hoạt động marketing của bạn có thể truyền cảm hứng, giải trí – và sự sẵn sàng cho tư duy kinh doanh trên quy mô lớn.”

Tạp chí số dài 50 trang mà bạn có thể tải xuống, bao gồm một loạt các bài viết và ghi chú hữu ích, bao gồm cả kết quả của một nghiên cứu người dùng mới của LinkedIn nhằm tìm cách khám phá thêm về lý do tại sao mọi người lại sử dụng nền tảng này.

Một hình ảnh được cắt ra từ Ready for Business 2021.

Ngoài ra tạp chí còn có các Case Study trong việc sử dụng quảng cáo LinkedIn và các công cụ quảng bá khác để đạt hiệu quả tốt nhất trên nền tảng.

Tạp chí cũng chứa các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và thông tin chi tiết về các xu hướng chính, như sự kiện ảo (virtual events), mở rộng vai trò của các Giám đốc Marketing (CMO) và xây dựng thương hiệu.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, người làm kinh doanh hay người làm marketing, những người đang rất muốn tìm kiếm các xu hướng phát triển mới cũng như các công cụ hữu ích trong quảng cáo và marketing, tạp chí số này sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Bạn có thể tải xuống tạp chí số ‘Ready for Business 2021’ của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn

YouTube đã cung cấp một số mẹo chính về cách xây dựng lượng khán giả của bạn trên nền tảng và duy trì hiệu suất tốt theo thời gian.

YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn
YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn

Thông tin được chia sẻ bởi Bà Rachel Alves, hiện đang là Giám đốc sản phẩm tại YouTube, bà cũng đã từng là thành viên của nhóm phân tích hiệu suất của nền tảng chuyên xác định các bí kíp và xu hướng tăng trưởng chính.

Dưới đây là 05 bí kíp chính để xây dựng kênh YouTube của bạn:

1. Xây dựng kênh của bạn xoay quanh một nhóm đối tượng nhất định.

Lưu ý quan trọng đầu tiên của Alves có lẽ là điều quá hiển nhiên, tuy nhiên, lưu ý này một lần nữa cũng xác nhận lại một điều quan trọng từ quan điểm xây dựng thương hiệu và tính nhất quán.

Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về đối tượng mà bạn đang cố gắng tiếp cận và những gì họ muốn xem.

“Hãy nghĩ xem ai đang xem kênh của bạn, họ quan tâm đến điều gì và những mối quan tâm đó có khả năng thay đổi như thế nào trong vòng 6 tháng, một năm, hoặc lâu hơn.”

Alves nói rằng việc cố gắng nắm bắt các xu hướng ngắn hạn có thể mang lại cho bạn một số thống kê tốt, nhưng điều đó sẽ không bền vững theo thời gian, vì vậy bạn nên tìm cách để xây dựng mọi thứ xoay quanh khán giả và sở thích của họ, đồng thời điều chỉnh nó khi những sở thích đó thay đổi.

Alves nói rằng bạn cần làm hai thứ để phát triển:

  • Thu hút người xem mới.
  • Giữ chân những người xem đó quay lại để xem nhiều hơn.

Về cơ bản, bằng cách hiểu hơn về sở thích của đối tượng, hiểu điều gì đó mà thương hiệu có thể cung cấp những giá trị mang tính độc nhất và hài lòng, bạn có thể cung cấp những video với những thay đổi mới nhất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

2. Tìm ra thị trường ngách chính của bạn.

Alves lưu ý rằng, trên nền tảng hiện nay có nhiều nội dung hơn bao giờ hết, có nghĩa là để có thể trở nên nổi bật hơn, bạn cần phải tạo ra nội dung tốt hơn những gì đã có sẵn hoặc có một cách tiếp cận độc đáo mới mẽ nào đó mà mọi người không thể tìm thấy ở bất kỳ kênh hoặc nơi nào khác.

“Bạn có thể phát triển bằng cách: a) tìm thị trường ngách hoặc b) tìm khoảng trống trên thị trường.

Khoảng trống trên thị trường thường là thứ gì đó mới, giả sử, bạn đã xác định rằng không có nhiều video hướng dẫn cách nấu các món ăn cho sinh viên có kinh phí dưới 5 USD/ngày, do đó bạn đã tận dụng khoảng trống này để sản xuất video cho kênh của mình.”

3. Xem nhiều video.

Bà Alves nói rằng nếu bạn định bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và việc xây dựng một kênh YouTube hiệu quả cũng tương tự như vậy.

Alves khuyên rằng nhà sáng tạo nên xem nhiều nội dung trong thị trường ngách mà họ đang nhắm mục tiêu đến để lấy cảm hứng cho cách tiếp cận của họ đồng thời cung cấp thêm thông tin cho các lựa chọn trình bày nội dung của họ dựa trên các xu hướng tương tác chính hiện có.

4. Thiết lập thương hiệu của bạn.

Alves nói rằng việc xây dựng thương hiệu mạnh, bằng cách duy trì sự nhất quán giữa hình thu nhỏ (thumbnail), tiêu đề, màu sắc, đồ họa và phông chữ, sẽ giúp kênh của bạn nổi bật hơn khi video của bạn được hiển thị cho người xem trong khi được đề xuất.

Điều này cũng đúng trong tất cả các hoạt động digital marketing khác – bằng cách thiết lập các nguyên tắc thương hiệu của bạn xoay quanh cách thể hiện hình ảnh, bạn có thể thiết lập thương hiệu của mình tốt hơn và đảm bảo mọi người biết đến bạn mà không cần phải nhìn vào thương hiệu hoặc tên kênh của bạn.

5. Hãy nhất quán.

Mẹo cuối cùng mà Bà Alves chia sẻ về cơ bản là ‘hiển thị’ và ‘xuất hiện’ cho người xem của bạn khi họ đi tìm kiếm.

Alves nói rằng để xây dựng lượng người xem lặp đi lặp lại, bạn cần đăng tải video một cách nhất quán, theo lịch trình, để trở thành một phần thói quen của họ.

Alves cũng lưu ý rằng nhà sáng tạo cần phải trung thực với lời hứa lần đầu tiên được đưa ra trong video của họ và điều này đặc biệt đúng khi lần đầu tiên thiết lập kênh của bạn.

Các kênh cũng cần phải phát triển cách tiếp cận của mình theo thời gian, nhưng bằng cách tập trung vào nội dung chính mà đối tượng mục tiêu quan tâm, bạn có nhiều khả năng thu hút họ đến các chủ đề đó hơn, điều này sẽ mất thời gian để xây dựng, nhưng việc duy trì tính nhất quán trong điều này là rất quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

4 chiến lược và tư duy tăng trưởng bạn nên học hỏi

Hãy bắt đầu bằng cách can đảm để thực hiện nhữn thử thách lớn !

chiến lược và tư duy tăng trưởng

Là người làm marketing, làm kinh doanh, hay là doanh nhân, chúng ta luôn mong muốn được tăng trưởng. Đôi khi chúng ta thích nhìn lại tất cả những gì chúng ta đã đạt được, nhưng điều thực sự khiến chúng ta phấn khích là những cột mốc quan trọng ở phía trước.

Tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh không phải là một hằng số. Sẽ có những khoảng thời gian chúng ta bị gián đoạn (disruption) trên đường đi và nếu chúng ta không thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn, chúng ta có thể bị ‘lạc lối’ trong những khúc quanh co nào đó.

Điều quan trọng bạn cần là phải duy trì sự tập trung với những tư duy đúng đắn và chiến lược tăng trưởng phù hợp. Dưới đây là 04 tư duy và chiến lược bạn có thể học hỏi:

1. Thực hành tư duy tăng trưởng “10x > 10%”.

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ vốn là những sự lựa chọn. Có những người chọn cho mình một con đường an toàn, một con đường ít chông gai và rủi ro nhất.

Họ ‘không muốn’ hoặc sẽ không bao giờ trải qua cảm giác ‘vỡ oà’ khi sống trong những ngày tháng ‘điên cuồng’ nhất với giấc mơ của chính họ.

Tuy nhiên, với những người có tư duy tăng trưởng “10x > 10%” thì lại hoàn toàn ngược lại.

Đó là những người luôn suy nghĩ về những kết quả lớn nhất mà họ có thể nhận được từ bất cứ điều gì họ làm. Đó là bước ra khỏi vùng an toàn và không sợ hãi khi vươn tới những gì bạn thực sự khao khát.

Ví dụ: mục tiêu của bạn là tăng doanh thu của doanh nghiệp vào năm tới. Với tư duy tăng trưởng 10%, bạn sẽ có kế hoạch tăng từ 5.000 USD một tháng lên 5.500 USD một tháng.

Tuy nhiên, tư duy tăng trưởng 10x sẽ thúc đẩy bạn phát triển nó từ 5.000 lên 50.000 USD một tháng.

2. Hãy nhớ rằng mỗi ngày bạn cố gắng sẽ là một chiến thắng.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ngày nào cũng có thể là ngày 10x, tức là ngày bạn có thể tăng gấp 10 lần hiệu suất kinh doanh. Sẽ có những ngày khó khăn khi bạn tự hỏi liệu những gì bạn đang làm có đáng để đấu tranh hay không.

Trong những ngày này, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ bạn có dám bước tiếp hay không hay là bạn sẽ bỏ cuộc. Một chuyên gia từng nói “Ngày hôm nay, có một ai đó ngoài kia sẽ từ bỏ những gì họ muốn, nhưng người đó không phải bạn.”

Khi mọi thứ trở nên đặc biệt khó khăn, hãy ngồi xuống và dành một chút thời gian yên tĩnh để thở nhẹ và suy ngẫm, cho mình một chút thư thái. Hãy nói với bản thân rằng “bạn sẽ từ bỏ, cũng có thể chứ, nhưng sẽ là vào ngày mai, chứ không phải là ngày hôm nay.”

Ở những ngày tiếp theo, hãy lặp lại quá trình này cho đến khi bạn sẵn sàng thoát ra khỏi con đường mà bạn đang mắc kẹt và bắt đầu chinh phục mục tiêu của mình một lần nữa.

3. Nhắc nhỏ bản thân rằng bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc.

Thành công thường xảy ra theo từng bước nhỏ, thay vì tất cả cùng xảy ra một lúc. Trong quá trình phát triển kinh doanh, sẽ có lúc mọi thứ trở nên quá tải.

Có quá nhiều bước bạn cần bước để lên đến đỉnh và chúng ta không thể chắc chắn liệu mình có thể đến được đó hay không.

Khi bạn đang cảm thấy như vậy, hãy nhớ cho bản thân một chút thời gian.

Đặt mục tiêu dài hạn, sau đó tập trung toàn bộ nỗ lực của bạn để thực hiện từng bước duy nhất để đạt được mục tiêu đó. Hãy tiếp tục thực hành và phát triển, và bạn sẽ đạt được điều đó sớm hơn bạn mong đợi.

4. Ưu tiên các kết nối lành mạnh.

Tất cả chúng ta đều có giấc mơ được đi ​​đến đỉnh cao, nhưng chúng ta phải nhớ rằng chúng ta sẽ không đạt được nếu chỉ có một mình.

Những tỷ phú hay những người thành công nhất trên thế giới cũng chưa giờ là ngoại lệ, nếu không có Steve Wozniak đồng hành với mình từ những ngày đầu năm 1976 thì Steve Jobs chưa chắc đã có được một Apple vĩ đại như ngày hôm nay.

Hay nếu Bill Gates không có người bạn đồng hành là nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Gardner Allen từ những ngày đầu năm 1975 thì cũng không hẳn là sẽ có một ‘đế chế’ Microsoft như ngày nay.

Nếu chúng ta muốn đi xa, chúng ta cần một ‘hệ thống hỗ trợ’ để sẵn sàng nâng chúng ta lên mỗi khi chúng ta ngã và tiếp tục hỗ trợ chúng ta trong những ngày tháng gian khổ.

Khi chúng ta đồng hành và làm việc với những người quan tâm đến những gì chúng ta làm, những người luôn khát khao để chinh phục, chúng ta đang cài đặt cho mình những công thức để thành công trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

3 chiến lược tăng trưởng của Google mà doanh nghiệp nhỏ có thể học hỏi

Để hoàn thiện sự tăng trưởng của bạn, hãy học hỏi và mô phỏng các chiến lược thành công của những ‘gã khổng lồ’ trong ngành của bạn.

chiến lược tăng trưởng của Google mà doanh nghiệp nhỏ có thể học hỏi
3 chiến lược tăng trưởng của Google mà doanh nghiệp nhỏ có thể học hỏi

Không quá khó khăn để bạn có thể sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, nhưng việc lập kế hoạch cho sự tăng trưởng dài hạn của nó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải lúc nào cũng là một doanh nghiệp nhỏ.

Với việc lập kế hoạch và thực hiện chính xác, hạt giống khởi nghiệp bạn gieo hôm nay có thể phát triển thành tập đoàn đa quốc gia của ngày mai.

Để chuẩn bị đủ nguồn lực cho sự phát triển thành công trên quy mô lớn đó, bạn có thể xem cách những gã khổng lồ khác từng làm, những doanh nghiệp vốn khởi đầu cũng chỉ là các doanh nghiệp nhỏ.

Hãy lấy Google làm một ví dụ. Kết hợp với công ty mẹ của nó, là Alphabet, Google hiện có giá trị ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD.

Công ty có sức ảnh hưởng lớn đến mức thuật ngữ “Google” hiện được sử dụng là một động từ trong từ điển.

Nếu bạn là chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ và đang tìm cách tăng trưởng hay gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, 03 chiến lược sau đây từ Google sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có nhiều khả năng hơn để đạt được điều đó.

1. Khác biệt hoá, khác biệt hoá và khác biệt hoá.

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh bất cứ khi nào với một ý tưởng. Nhưng, nếu chỉ đơn giản là một ý tưởng thì chưa đủ.

Sẽ là lý tưởng nếu bạn có một mô hình kinh doanh nổi bật và khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bạn có thể cung cấp những thứ mà đối thủ không có.

Hãy nghĩ về Google. Nó chắc chắn không phải là thuật toán tìm kiếm duy nhất hiện có.

Những tên tuổi lớn khác trong ngành như Bing, Yahoo, Ask, DuckDuckGo và rất nhiều công ty khác cũng có các công cụ tìm kiếm riêng.

Tuy nhiên, dù cho điểm khác biệt cụ thể là gì, thì điểm cơ bản ở đây là Google làm được những thứ mà các công cụ tìm kiếm khác trên thế giới không làm được.

Google tạo sự khác biệt với một thuật toán tìm kiếm không ngừng học hỏi, cập nhật và phát triển liên tục. Mục tiêu của Google rất đơn giản: cung cấp cho người dùng kết quả tốt nhất thay vì là nhiều kết quả nhất.

Google tập trung vào chất lượng chứ không phải về số lượng. Do đó, họ được tán dương vì đã quan tâm đến nhu cầu của thị trường, giúp cải thiện cuộc sống và giải quyết các vấn đề cho hàng tỷ người mỗi ngày.

Cũng giống như Google, sản phẩm hay dịch vụ của bạn (và bản thân doanh nghiệp của bạn) không nhất thiết phải là một thứ gì đó hoàn toàn mới.

Điều quan trọng là bạn phải phát triển một khía cạnh hay tính năng mới của doanh nghiệp mình và lấy đó làm lợi thế cạnh tranh (USP) chính.

Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn sẽ đi trên một con đường hướng tới sự tăng trưởng ổn định trong lâu dài.

2. Mở rộng sang các lĩnh vực mới.

Alphabet, công ty mẹ của Google, hiện trải rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau và sở hữu một số ‘đế chế’ lớn khác như: YouTube, ứng dụng GPS Waze, thương hiệu điện tử tiêu dùng Fitbit và hơn thế nữa.

Chiến lược mở rộng kinh doanh vốn không phải là một thứ gì đó quá mới. Là một doanh nhân, điều quan trọng là bạn không thể để tất cả trứng của bạn vào một giỏ.

Nếu doanh nghiệp nhỏ của bạn chỉ xoay quanh một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, một mô hình kinh doanh hoặc một chiến lược bán hàng, bạn sẽ làm gì khi thị trường cần một sản phẩm, mô hình hoặc giải pháp mới?

Thật không may, đây cũng là cách mà rất nhiều doanh nghiệp khác đã thất bại, bao gồm cả những tên tuổi lớn. Hãy nhớ đến Nokia trong tình huống này.

Các công ty khởi nghiệp nhận được khoản ‘đầu tư thiên thần’ với hy vọng biến một ý tưởng của họ thành một công ty lớn thường thất bại sau khi chi hết tiền vào một mô hình kinh doanh đơn lẻ và kém hấp dẫn.

Thay vì dựa vào một tầm nhìn hoặc chiến lược nhất định, hãy xem xét việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của bạn và giải quyết nhiều nhu cầu hơn cho các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể.

Google không phải là ‘tay chơi’ duy nhất biết giá trị của việc mở rộng. Amazon bắt đầu là một cửa hàng bán sách trực tuyến nhỏ lẻ và Uber không phải lúc nào cũng là một dịch vụ giao đồ ăn (food-delivery service).

Elon Musk bắt đầu với tư cách là người tạo ra PayPal – giờ đây công ty của ông đã đặt tầm nhìn lên cả Sao Hỏa.

Khi nói đến điều hành một doanh nghiệp nhỏ, không có giấc mơ mở rộng nào là quá lớn.

Trên thực tế, mở rộng khi đến thời điểm thích hợp có thể là điều tốt nhất bạn có thể làm cho bản thân và cả doanh nghiệp của mình.

3. Trở nên xuất sắc nhất tại thị trường ngách (niche market) của bạn.

Google biết rằng đa dạng hóa và mở rộng là điều cần thiết. Tuy nhiên, nó không bao giờ đánh mất giá trị lõi thực tế của nó như một doanh nghiệp: cung cấp kết quả tìm kiếm hàng đầu cho vô số người mỗi ngày.

Quan điểm của việc mở rộng và đa dạng hóa doanh nghiệp là để bảo vệ bạn trước những sự hạn chế của các ý tưởng cũ và sự cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai.

Tuy nhiên, khi bạn đã tìm thấy một ý tưởng hoạt động hiệu quả và bạn muốn kết nối nhiều hơn với khách hàng của mình, điều cần thiết là bạn phải thực sự ‘xuất chúng’ trong thị trường ngách của mình và trở thành ‘tay chơi’ hàng đầu trên thị trường.

Bài học kinh nghiệm lớn nhất dành cho các doanh nghiệp muốn ‘tái tạo lại’ các chiến lược tăng trưởng của Google rất đơn giản: Tăng trưởng, thực ra nó chỉ đơn giản là khả năng không ngừng học hỏi và thử nghiệm.

Bạn càng nghiên cứu nhiều mô hình tăng trưởng và hệ thống của những ‘gã khổng lồ’ trên thị trường như Google hay Amazon, bạn càng chuẩn bị sẵn sàng hơn cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Bằng cách khác biệt hóa mô hình kinh doanh của bạn, mở rộng sang các thị trường mới và vượt trội hơn hẳn về các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, hạt giống kinh doanh của bạn sẽ tăng trưởng một cách mà chính bạn cũng không thể hình dung được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

7 chiến thuật Marketing du kích giúp tăng trưởng doanh nghiệp với ngân sách thấp

Marketing du kích là một trong những phương thức marketing có chi phí thấp trong khi vẫn tạo ra được kết quả tốt nhất. Cùng tham khảo một số chiến thuật đáng được thử nhất.

chiến thuật marketing du kích
7 chiến thuật Marketing du kích giúp tăng trưởng doanh nghiệp với ngân sách thấp

Thời buổi kinh tế khó khăn đang đòi hỏi ngày càng nhiều chủ doanh nghiệp nói chung và người làm marketing nói riêng phải tìm ra những cách thức sáng tạo mới để duy trì sự phát triển và tiến về phía trước.

Nhiều người nghĩ rằng trong những thời kỳ khó khăn này, các doanh nghiệp nên thu hẹp quy mô hay giảm bớt ngân sách marketing – nhưng đây là một sai lầm lớn.

Nếu bạn bắt đầu ‘thắt chặt’ quy mô hoạt động marketing của mình, các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ ‘tranh thủ’ để giành lấy thị phần đó và đương nhiên, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ sớm gặp rất nhiều khó khăn.

Bản chất đằng sau marketing du kích là sử dụng thời gian, năng lượng, trí tưởng tượng và những ý tưởng độc đáo để tạo ra được những kết quả tốt hơn.

Dưới đây là 07 chiến thuật marketing du kích đã được thử nghiệm và thành công để bạn cân nhắc và bổ sung cho các chiến lược marketing của mình.

1. Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học hoặc một thị trường ngách cụ thể.

Một trong những cách nhanh nhất và rẻ nhất để có được kết quả tốt hơn là phân tích nhóm đối tượng mục tiêu và tìm hiểu cụ thể hơn về nhóm đối tượng đó.

Hãy thử suy nghĩ…

Nếu bạn đang sở hữu một trung tâm giữ trẻ và nhắm mục tiêu vào các bậc cha mẹ trong vòng bán kính từ 5 đến 10 km của trung tâm của bạn, điều này có thể giúp mang lại chi phí marketing và quảng cáo của bạn thấp hơn nhiều.

Nhưng nếu bạn muốn thu hẹp bán kính thấp hơn và cụ thể hơn về các loại cha mẹ bạn muốn – chẳng hạn như cha mẹ quan tâm đến việc học bằng giáo cụ trực quan – kích thước đối tượng mục tiêu nhỏ hơn, thông điệp của bạn sẽ được tập trung hơn và bạn có thể chỉ cần đầu tư ít ngân sách hơn mà vẫn hiệu quả.

2. Xây dựng một blog với nội dung hấp dẫn.

Blog là một cách tuyệt vời để đưa thông điệp của bạn đến với công chúng. Chúng không chỉ miễn phí mà còn có thể được cập nhật thường xuyên theo cách bạn muốn.

Một blog có thể được sử dụng để chia sẻ suy nghĩ của bạn, những cập nhật mới nhất về thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hoặc tốt nhất đó là những nội dung hữu ích cho đối tượng mục tiêu và liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

3. Sử dụng mạng xã hội để kết nối với các khách hàng tiềm năng.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội mặc dù không phải là mới, nhưng nó vẫn tiếp tục là một trong những nơi miễn phí tốt nhất để xây dựng sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn trên một phạm vi rộng lớn.

Chìa khóa tốt nhất để tận dụng sức mạnh của các nền tảng mạng xã hội là trở nên khác biệt và nổi bật.

Điểm khác biệt của bạn trong bán hàng là gì (USP)? Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt so với hàng trăm doanh nghiệp hay đối thủ khác trên các trang mạng xã hội như Facebook.

Điều gì sẽ khiến mọi người chú ý đến bạn?

Để các nỗ lực marketing trên mạng xã hội của bạn giúp tạo ra hiệu quả và lợi nhuận, điều quan trọng là bạn phải thực hiện từng bài đăng một cách chính xác và có ý nghĩa.

Bạn nên có hai mục tiêu với mỗi bài đăng: thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu của bạn và hướng họ thực hiện một hành động cụ thể nào đó.

Khách hàng tiềm năng của bạn luôn cần được dẫn dắt theo đúng cách để họ luôn sẵn sàng nói “có” với bạn.

4. Tìm những người có ảnh hưởng tại địa phương (local influencers) cho các chiến dịch content marketing của bạn.

Bất kể bạn đang kinh doanh loại hình kinh doanh nào, vẫn có những nhà quản lý nội dung trực tuyến hay người có ảnh hưởng (Influencer) khác nhau trên các nền tảng khác nhau.

Họ đã có sẵn nhóm đối tượng bạn mà muốn và sẵn sàng quảng bá doanh nghiệp của bạn để đổi lấy những nội dung liên quan hay một khoản ngân sách nào đó.

Giả sử bạn sở hữu một nhà hàng ở trung tâm HCM và bạn đang muốn triển khai chiến lược marketing này.

Hãy tìm kiếm trên Facebook, YouTube và Instagram xem ai đang sản xuất các nội dung liên quan đến các khu vực đó, hoặc tốt nhất là nội dung về đồ ăn ở các khu vực đó.

Tiếp cận họ và xem họ sẵn sàng làm gì cho bạn và cho bạn. Từ đó bạn có thể điều phối các chiến dịch nội dung. Điều rất quan trọng là nội dung trông giống như nội dung gốc hơn là một quảng cáo.

5. Tham gia các chuyên gia, nhóm hoặc hiệp hội có liên quan đến chủ đề kinh doanh hoặc thị trường ngách của bạn.

Một trong những điều giá trị nhất mà tôi từng làm cho doanh nghiệp của mình là tham gia các hiệp hội công nghiệp và chủ sở hữu.

Chúng tôi hoán đổi các câu chuyện kinh doanh của nhau, xem xét điều gì hiệu quả hoặc điều gì không, và thậm chí giới thiệu công việc kinh doanh với nhau.

Mặt khác, các hiệp hội đặt tôi trước những triển vọng mới của mình. Với một khoản đầu tư nhỏ, tôi có thể nhanh chóng xuất hiện trước khán giả của họ bằng sự tín nhiệm.

6. Tham gia vào cộng đồng bằng cách tình nguyện hoặc quyên góp cho các hoạt động có liên quan đến bạn.

Bạn nhận được những gì mà bạn chú tâm vào. Thời gian và tiền bạc là hai nguồn lực quý giá nhất mà các doanh nhân có, vì vậy điều quan trọng là phải đầu tư chúng vào những nguyên nhân mà bạn tin tưởng sâu sắc.

Đối với tôi, sự tham gia của cộng đồng đã giúp tôi gặp gỡ rất nhiều người tuyệt vời tại các sự kiện khác nhau.

Tôi đã tiếp tục hợp tác với một số cá nhân này, và thậm chí đã thuê những người từ những cuộc gặp gỡ này.

7. Cung cấp quà tặng hoặc hàng mẫu.

Tôi thích tham dự các buổi biểu diễn trong nhà. Đặc biệt, tôi yêu các gian hàng và đơn vị bán hàng. Và một điều mà hầu hết mọi gian hàng đều có điểm chung là gì? Chúng có một số loại freebie, sample hoặc giveaway để thu hút bạn.

Một số thậm chí còn thuê những người thuyết trình chuyên nghiệp để tổ chức toàn bộ buổi biểu diễn cho đám đông.

Miễn phí là từ khoá số một trong ngành Marketing. Hãy nghĩ về tất cả những lần bạn bị một trò chơi hay món quà miễn phí nào đó thu hút và bạn cũng sẽ muốn bắt đầu sử dụng nó trong công việc kinh doanh của mình.

Đây chỉ là một vài trong số các chiến thuật marketing du kích ít tốn kém, nhưng có thể tạo ra kết quả và lợi nhuận như bạn chưa từng thấy trước đây.

Khi được triển khai chính xác, đối thủ cạnh tranh của bạn thậm chí sẽ không biết điều gì đã tấn công họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

5 ‘chìa khoá’ để giữ cho doanh nghiệp của bạn luôn tăng trưởng

Thu hút và trao quyền cho nhân tài để nắm bắt nỗi đau của khách hàng từ đó cung cấp các sản phẩm giúp giải tỏa những nỗi đau đó một cách kịp thời.

tăng trưởng

Trong thế giới kinh doanh, phần thưởng luôn dành cho các doanh nghiệp liên tục nỗ lực tăng trưởng và trừng phạt sẽ dành cho phần còn lại.

Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa số ít các doanh nghiệp luôn giữ doanh thu tăng trưởng trên 20% một năm và phần còn lại?

Dưới đây là 05 chìa khóa để giữ cho doanh nghiệp của bạn luôn tăng trưởng.

1. Trao quyền cho những nhân sự gần gũi nhất với khách hàng.

Khi một doanh nghiệp yêu cầu tất cả các quyết định liên quan đến khách hàng đều phải được xem xét và giám sát bởi các giám đốc điều hành hàng đầu trước khi chúng có thể được thực hiện, nó sẽ mang lại nguy cơ là doanh nghiệp của bạn có thể bị mất vị thế trước các đối thủ cạnh tranh khi họ trao thẳng quyền cho những nhân sự tiếp xúc gần nhất với khách hàng để ra quyết định và hành động.

Một công ty đang tăng trưởng nhanh chóng và trao quyền cho mọi người là Jumio, một nhà cung cấp dịch vụ xác minh danh tính kỹ thuật số có trụ sở tại Palo Alto, California.

Theo một cuộc phỏng vấn với Giám đốc điều hành Robert Prigge.

Jumio đã huy động được 150 triệu USD vào tháng 3 năm 2021 trong khi mức doanh thu hơn 100 triệu USD của nó tăng đã hơn 50% một năm.

Văn hóa của Jumio coi trọng việc trao quyền, cùng với việc các mục tiêu được truyền đạt một cách rõ ràng.

Như Ông Prigge giải thích: “Từ viết tắt của văn hóa của chúng tôi là IDEAL (Integrity – Chính trực, Diversity – Đa dạng, Empowerment – Trao quyền, Accountability – Trách nhiệm giải trình và Leading Innovation – Dẫn đầu sự đổi mới).

Mọi người cần được trao quyền và tất cả chúng ta cần phải ‘ở trên cùng một thuyền’ về sứ mệnh, mục tiêu và các chỉ số hiệu suất chính – tất cả đều phải được truyền đạt rõ ràng.

Bản chất của việc trao quyền tại Jumio tùy thuộc vào từng trường hợp.

“Trong những trường hợp khẩn cấp, chúng tôi trao quyền cho các đội nhóm làm những gì tốt nhất cho khách hàng. Ở trạng thái ổn định hơn, nhóm và đội ngũ lãnh đạo khoảng từ 30 đến 40 trở lên sẽ cùng tham gia để đưa ra giải pháp.” ông nói.

2. Thu hút, tạo động lực và khen thưởng nhân tài.

Nếu bạn tuyển dụng, tạo động lực và thưởng cho những tài năng tốt nhất hiện có, bạn sẽ có thể giành được khách hàng môt cách hiệu quả hơn so với các đối thủ làm yếu hơn.

Jumio đang hướng tới việc có một đội nhóm thành công. Ông Prigge chia sẻ:

“Tài sản số một của chúng tôi vốn là con người. Trong các cuộc phỏng vấn, chúng tôi tìm kiếm những người có văn hóa thực sự phù hợp.

Chúng tôi không có một quy tắc cụ thể nào. Để tạo ra một sự hợp tác tốt, họ nên cho chúng tôi biết họ là ai, tại sao họ sẽ phát triển ở đây và làm thế nào họ làm điều đó.”

Hãy xây dựng một đội ngũ tài năng để nâng cao khả năng duy trì sự tăng trưởng nhanh chóng của bạn.

3. Phát minh ra những sản phẩm mới mà khách hàng ‘khao khát’.

Trao quyền cho những tài năng hàng đầu có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong sự phát triển dài hạn nếu những tài năng đó tạo ra những sản phẩm mới mà khách hàng yêu thích.

Một trong những chìa khóa để làm tốt nhất điều này là để những tài năng của doanh nghiệp ‘sống’ với khách hàng.

Wiz – một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng chuyên về bảo mật điện toán đám mây có trụ sở tại Tel Aviv đã huy động được 100 triệu USD trong vòng 9 tháng tính từ lúc hoạt động  đang làm rất tốt điều này.

Như giám đốc công nghệ (CTO) Ami Luttwak của Wiz đã nói:

“Chúng tôi có thể thấy khách hàng muốn gì và cung cấp nó cho họ. Tất cả chúng tôi cùng làm việc với khách hàng vì một mục tiêu chung, cảm nhận được nỗi đau của khách hàng và lập tức giải quyết vấn đề đó.

Mọi người tại Wiz đều ở trong cùng một vòng lặp ‘quyết định và hành động’ nên nó thường được xử lý ngay lập tức. Chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi không đánh mất điều này ngay cả khi chúng tôi mở rộng quy mô.”

4. Giữ cho mọi người luôn có trách nhiệm.

Các doanh nghiệp đang chịu áp lực không ngừng để đạt được những kết quả đầy tham vọng. Nếu họ có thể đặt ra những mục tiêu lớn và bắt mọi người phải chịu trách nhiệm về việc đáp ứng chúng, họ có thể liên tục tăng trưởng nhanh chóng.

908 Devices – một nhà sản xuất máy quang phổ có trụ sở tại Boston đang tăng trưởng 50% mỗi năm hiện có một hệ thống để mọi người tự chịu trách nhiệm.

Như CEO Kevin Knopp đã nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi sử dụng mục tiêu và kết quả chính (OKR) của Google để thực thi và quản lý điều này.

Có những mục tiêu ngắn hạn như doanh thu cũng phải làm hài lòng khách hàng và đáp ứng lộ trình R&D của chúng tôi. Các nhà quản lý, giám đốc và chủ tịch phải chia sẻ chúng với đội nhóm của họ. Chúng thúc đẩy sự giao tiếp xung quanh các mục tiêu của chúng tôi. ”

5. Chống bệnh quan liêu.

Đối với một tổ chức lớn, để duy trì sự nhanh nhạy của một công ty nhỏ, nó cần đảm bảo rằng các quy trình không thể quan trọng hơn việc đạt được các mục tiêu của công ty.

Jumio đang nỗ lực để ngăn chặn bộ máy hành chính của mình không được ảnh hưởng đến ‘cuộc sống ‘của chính nó.

“Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào mục tiêu hơn là bộ máy hành chính. Chúng tôi đưa ra quyết định với 70% đến 80% thông tin. Chúng tôi muốn hoàn thành mọi thứ. Chúng tôi không làm việc theo quy trình.” CEO của Jumio chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

Cùng tìm hiểu về sức mạnh của content marketing dựa trên sản phẩm để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng và chuyển đổi tự nhiên.

Product-Led Content Marketing
Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc nhận ra tiềm năng kinh doanh, tìm ra nội dung lõi và cách bạn có thể biến các vấn đề của khách hàng trở thành trọng tâm của chiến lược content marketing của mình.

Lợi ích của chiến lược tiếp cận này:

  • Định vị công cụ hoặc phần mềm của bạn là giải pháp không thể thay thế cho các vấn đề của khách hàng.
  • ‘Giáo dục’ khách hàng tiềm năng về cách sử dụng công cụ của bạn và những lợi ích mà họ có thể mong đợi.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mới khi cải thiện được mức độ nhận thức và hiểu biết của người dùng.
  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng khi bạn hướng dẫn được người dùng hiện tại về cách họ có thể sử dụng các công cụ của bạn một cách sáng tạo.

Hiểu về tăng trưởng được dẫn dắt bởi sản phẩm.

Tăng trưởng được dẫn dắt hay dựa trên sản phẩm (Product-led growth) là chiến lược tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng mới bằng cách tập trung vào sản phẩm của bạn.

Sự tăng trưởng này của bạn đến từ việc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn (và nói về sản phẩm đó) chứ không phải từ lượt tải xuống một cuốn ebook miễn phí hay xem một trang nội dung đơn thuần nào đó.

Thay vì tập trung vào ba giai đoạn của phễu bán hàng Sales Funnel (ToFu, MoFu, BoFu), bạn sẽ tập trung vào tiềm năng kinh doanh của từng hoạt động marketing.

Đó là một cách tiếp cận hiệu quả mà các công ty nổi tiếng với chiến lược tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã dùng như: Slack, Dropbox, Typeform, MailChimp và Loom.

Product-led content marketing (Tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm) nằm ở giao điểm của content marketing (tiếp thị nội dung), phát triển sản phẩm và thành công của khách hàng.

Giám đốc Marketing của Ahrefs, Ông Tim Soulo nói:

“Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh. Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là ‘Điểm tiềm năng kinh doanh’ (Business Potential Score).

Chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu đến các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề đó”.

Ba cấp độ của ‘điểm tiềm năng kinh doanh’ là:

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Các bước thực hiện chiến lược tiếp cận Product-Led Content Marketing.

Quá trình này được diễn ra trong 5 bước sau:

  1. Nghiên cứu vấn đề.
  2. Xác định nội dung lõi.
  3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
  4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
  5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

1. Bắt đầu với việc nghiên cứu vấn đề.

Sản phẩm của bạn tồn tại bởi vì nó đang giải quyết một vấn đề nào đó trong thị trường mục tiêu của bạn.

Vì vậy, hành trình mua hàng của khách hàng của bạn cũng luôn bắt đầu từ đó: Là vấn đề của họ.

Hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ nhận thức được vấn đề của họ đang gặp phải.

Khi bắt đầu nghiên cứu, họ chuyển từ giai đoạn nhận thức về vấn đề sang nhận thức về giải pháp và cuối cùng là nhận thức về sản phẩm với thương hiệu cụ thể.

Để bắt đầu với cách làm marketing dựa trên sản phẩm, bạn hãy suy nghĩ về các vấn đề mà khách hàng của bạn đang hoặc có thể gặp phải.

Có một số kỹ thuật khác nhau có thể giúp bạn làm được điều này:

  • SEO: Thực hiện nghiên cứu từ khóa và xác định khối lượng tìm kiếm như là một điểm đại diện cho sự quan tâm trên thị trường.
  • Tập trung vào khách hàng: Phỏng vấn khách hàng của bạn để tìm ra các vấn đề chung.

Ở giai đoạn này của quá trình, mọi ý tưởng đều là một ý tưởng tốt. Chúng ta nên muốn thu thập càng nhiều ý tưởng nội dung càng tốt mà không cần phải lọc quá nhiều.

2. Xác định cốt lõi nội dung (Content Core) của bạn.

Thuật ngữ “cốt lõi nội dung” được đặt ra bởi Garrett Moon từ Coschedule (một công cụ chuyên về lập lịch nội dung trên phương tiên truyền thông mạng xã hội).

Khái niệm này tập trung vào việc kết nối ý tưởng nội dung của bạn với các định vị giá trị của doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.

“Cốt lõi nội dung của bạn kết nối các dấu chấm giữa những gì khách hàng của bạn quan tâm và những gì bạn phải cung cấp cho họ. Những gì ‘khách hàng’ của bạn quan tâm, chứ không phải những gì ‘khán giả’ của bạn quan tâm”.

Có một sự khác biệt ở đây bạn cần lưu ý. Bởi vì nếu bạn thực sự muốn tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi lưu lượng truy cập của mình, bạn phải hiểu sâu sắc về những khách hàng đã trả tiền cho bạn chứ không phải chỉ là người đọc nội dung của bạn.

Hãy viết ra các tính năng và điểm giá trị (USP) cho sản phẩm của bạn.

Và tìm hiểu xem liệu có cách nào để đưa các đặc điểm và điểm giá trị khác biệt đó vào bài viết một cách tự nhiên không?

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P4)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số các chỉ số để theo dõi sự tăng trưởng của ứng dụng, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

tăng trưởng ứng dụng

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

6. Lifetime Value (LTV).

LTV hay giá trị trọn đời là số tiền dự báo mà khách hàng sẽ chi tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong suốt khoảng thời gian mà khách hàng sử dụng.

Số liệu này có thể giúp bạn chuyển từ tư duy kinh doanh dựa trên giao dịch tập trung một lần sang giá trị lâu dài của khách hàng nhờ quá trình lặp đi lặp lại.

Giá trị trọn đời là một chỉ số quan trọng, đặc biệt là khi bạn khớp với chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC), điều mà bạn sẽ được tìm hiểu trong phần bên dưới.

Nếu bạn biết giá trị của khách hàng sẽ là bao nhiêu trong suốt khoảng thời gian bạn kết nối với họ, thì bạn có thể đưa ra những quyết định thông minh hơn về chi phí cũng như việc chi tiêu những gì để có được khách hàng.

Một nguyên tắc chung là nếu LTV/CAC < 3, bạn đang chi quá nhiều cho việc chuyển đổi.

Làm thế nào để bạn tính toán LTV?

Để tính LTV, chúng ta cần một số chỉ số khác như người dùng rời bỏ (User Churn) và ARPU.

LTV = ARPU (Doanh thu trung bình định kỳ hàng tháng trên mỗi khách hàng) ÷ UCR (Tỷ lệ khách hàng rời bỏ).

Với công thức này, bạn có thể cải thiện LTV của mình bằng cách cải thiện tỉ lệ rời bỏ hoặc doanh thu trung bình hàng thàng của khách hàng.

7. Customer Acquisition Cost (CAC).

Một quy tắc kinh doanh đơn giản là bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn số tiền bạn chi tiêu.

CAC là số tiền được chi tiêu để có được một khách hàng (mua hàng) mới.

Để có lợi nhuận, hiểu một cách đơn giản nhất, chi phí để có được khách hàng sẽ cần phải thấp hơn giá trị lâu dài của họ với tư cách là khách hàng.

Phương pháp dễ nhất để tính CAC là cộng tất cả các chi phí để có được một khách hàng và chia nó cho tổng số khách hàng mới. Chi phí ở đây có thể bao gồm chi phí marketing, nhân sự, bán hàng, khuyến mãi,… v.v.

CAC = (Tổng chi phí marketing + Tổng chi phí bán hàng) ÷ Số lượng khách hàng mới có được

Bạn theo dõi CAC để làm gì?

CAC thường phục vụ hai mục đích chính:

  • Hiểu mức chi phí tối đa bạn có thể chi trả để có được một khách hàng.
  • Tìm cách tối ưu CAC để tăng hiệu quả marketing và lợi nhuận bán hàng.

Nếu LTV/CAC nằm ở các mức 3:1, 4:1 hoặc 5:1 thì đây được coi là tỷ lệ tốt để phát triển doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể giúp bạn chọn và đầu tư vào các kênh chuyển đổi phù hợp nhất với doanh nghiệp.

8. Quick Ratio (QR).

Quick Ratio hay hệ số thanh khoản của một công ty (SaaS) là ​​phép đo hiệu quả tăng trưởng của công ty đó.

Nó giúp bạn trả lời câu hỏi, “Một công ty có thể tăng trưởng doanh thu một cách đáng tin cậy như thế nào với tốc độ khách hàng rời bỏ hiện tại?”

Trước tiên, hãy nói về cách tính hệ số thanh khoản cho công ty SaaS của bạn.

Để tính toán QR, bạn chỉ cần chia MRR (doanh thu định kỳ hàng tháng) đạt được cho MRR bị mất. Tỷ lệ QR này trên 1.0 có nghĩa là công ty bạn đang phát triển, ngược lại khi tỷ lệ này dưới 1.0 có nghĩa là công ty đang hoạt động không hiệu quả.

Tỷ lệ này càng cao thì công ty càng tăng trưởng lành mạnh và bền vững.

QR = (MRR mới + MRR mở rộng + MRR tái kích hoạt) ÷ (MRR sụt giảm + MRR rời bỏ)

Trong đó:

  • MRR mới: MRR từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR từ khách hàng hiện tại (trả thêm phí hoặc nâng hạng khách hàng).
  • MRR tái kích hoạt: MRR từ những khách hàng rời bỏ sau đó kích hoạt lại tài khoản của họ và tiếp tục sử dụng.
  • MRR sụt giảm: MRR bị mất từ ​​khách hàng hiện tại (hạ gói giá).
  • MRR rời bỏ: MRR bị mất từ ​​những khách hàng rời bỏ hoặc huỷ hợp đồng.

Giả sử một công ty có mức tăng trưởng MRR là 10.000 USD. Sự tăng trưởng đó có thể được tạo nên từ bất kỳ sự kết hợp nào của các loại MRR ở trên và chỉ số QR cho bạn thấy sự khác biệt về “hiệu quả tăng trưởng” giữa các chỉ số MRR đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P3)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

5. Average Revenue Per User (ARPU).

ARPU hay doanh thu trung bình trên mỗi người dùng là thước đo mức doanh thu bạn có được với mỗi khách hàng đang hoạt động.

Để tính toán nó, hãy chia MRR của bạn cho tổng số người dùng đang hoạt động trong tháng đó.

ARPU = MRR ÷ Khách hàng đang hoạt động (Active Customers).

Việc đo lường chỉ số ARPU giúp các công ty khởi nghiệp có thể mở rộng quy mô. Nếu ARPU của bạn thấp, bạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các vấn đề về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ.

Ví dụ: nếu mỗi khách hàng chỉ trả 5 USD mỗi tháng, bạn sẽ không có thêm nhiều doanh thu để tăng trưởng. Chi phí mà bạn tiêu tốn cho bộ phận hỗ trợ (Support, CS, IT….) với khách hàng đó sẽ hầu như chiếm hết toàn bộ doanh thu hàng tháng mà bạn có từ họ.

ARPU sẽ quyết định chiến lược phát triển của bạn theo nhiều cách. ARPU thấp có nghĩa là bạn sẽ cần thu hút rất nhiều khách hàng hơn để đạt được 1 triệu USD doanh thu quay vòng hàng năm (ARR).

Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ không thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp (1-1) qua điện thoại hoặc tiêu tốn quá nhiều chi phí để có được một khách hàng.

Nếu bạn chi tiêu nhiều tiền cho khách hàng hơn số tiền họ có thể trả cho bạn, rõ ràng là bạn sẽ sớm phá sản.

Theo dõi ARPU của bạn cũng giúp bạn hiểu sở thích của khách hàng của mình hơn. Nếu có nhiều khách hàng chọn các gói giá cao hơn, bạn sẽ thấy ARPU của mình tăng lên.

Có hai cách để bạn có thể tăng ARPU của mình. Tăng kích thước gói giá trung bình mà khách hàng đăng ký (nâng cấp khách hàng lên mức cao hơn) hoặc bán thêm họ bằng các tiện ích bổ sung và dịch vụ mở rộng.

Gói giá cao hơn:

Khi bạn tiếp tục thêm các tính năng vào sản phẩm của mình, bạn sẽ muốn phân tích hay xem xét lại các gói giá của mình.

Bạn có thể đưa ra một điểm giá cao hơn để thu hút nhiều khách hàng hơn không?

Bạn có đang cho đi quá nhiều với các gói cấp thấp hơn của mình không?

Việc phỏng vấn khách hàng có thể thực sự hữu ích trong việc xác định lý do tại sao họ chọn gói giá này hơn gói giá khác.

Tiện ích bổ sung:

Bạn cũng có thể chọn cung cấp thêm một số tính năng cho riêng từng khách hàng (hoặc nhóm khách hàng) bên ngoài các gói có sẵn.

Việc có thêm dù chỉ là một vài đô la mỗi tháng tháng cho mỗi khách hàng cũng có thể mang lại cho bạn doanh thu bổ sung nhiều hơn bạn nghĩ.

Hết phần 3 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P2)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định marketing tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

3. Monthly Recurring Revenue (MRR).

MRR hay doanh thu định kỳ hàng tháng là tất cả doanh thu định kỳ của bạn được chuẩn hóa thành số tiền hàng tháng.

Đây là số liệu thường được sử dụng trong các công ty chuyên về bán dịch vụ có khách hàng đăng ký như Netflix và các công ty về bán dịch vụ phần mềm SaaS.

Sự khác biệt chính giữa MRR và NR (Net Revenue – doanh thu thuần) là MRR được chuẩn hóa, có nghĩa là nó đại diện cho doanh thu chứ không phải bất kỳ khoản thu nhập nào. Doanh thu thuần là doanh thu thực tế thu được.

Doanh thu thuần NR có thể cao hơn hoặc thấp hơn MRR tùy thuộc vào điều khoản thanh toán và lịch trình các gói của bạn.

Ví dụ: Một tháng công ty có số lượng đăng ký gói hàng năm cao sẽ khiến doanh thu thuần cao hơn MRR, điều này đang chuẩn hóa gói hàng năm thành số tiền hàng tháng.

Doanh thu định kỳ MRR là mạch máu của bất kỳ SaaS nào. Đó là điều khiến việc xây dựng một SaaS trở nên hấp dẫn.

Nếu bạn phải lo lắng khi bán hàng một lần vì khác hàng đó có thể mãi mãi không quay lại với bạn. Thì với sản phẩm có doanh thu đình kỳ, khách hàng tự động quay lại trả phí, mỗi tuần, mỗi tháng…theo cách tính phí của doanh nghiệp. Hãy coi Netflix là một ví dụ.

Nói chung, mặc dù đây là một chỉ số đơn giản, nhưng nó lại rất có ý nghĩa với doanh nghiệp, về mô hình kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp.

MRR sẽ được tính như thế nào?

MRR = Số lượng khách hàng x Số tiền trung bình trên mỗi hoá đơn.

Chẳng hạn, 10 khách hàng trả cho bạn trung bình 100 USD mỗi tháng có nghĩa là MRR= 10×100 = 1.000 USD.

Và nếu bạn muốn tính doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) của mình là bao nhiêu, bạn chỉ cần nhân MRR hiện tại của bạn với 12 (tháng).

Cách tính MRR mới hàng tháng.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, điều quan trọng là bạn phải theo dõi không chỉ MRR cao nhất mà còn cả những yếu tố tạo nên sự thay đổi trong MRR của bạn so với những tháng trước đó.

Nếu bạn đã có thêm 1.000 USD trong MRR mới, bạn sẽ muốn biết số tiền đó đến từ đâu, phải thế không?

Tính toán chỉ số này cũng tương đối dễ dàng khi sử dụng 3 yếu tố sau:

  • MRR mới: MRR được bổ sung thêm từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR được cộng thêm từ khách hàng hiện tại.
  • MRR rời bỏ (Churned MRR): MRR bị mất do khách hàng hủy dịch vụ hoặc hạ cấp dịch vụ từ đó làm giảm gói chi tiêu.

Khi này MRR thực mới (Net New MRR) = MRR mới + MRR mở rộng – MRR rời bỏ.

4. Churn Rate.

Churn Rate đề cập đến số lượng khách hàng hoặc người đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Tỷ lệ rời bỏ hàng năm (annual churn rate – ACR) của bạn là tỷ lệ phần trăm mà bạn đang mất người dùng của mình, tức những khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ của bạn.

Bạn cần lưu ý, ngay cả một tỷ lệ churn này nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến doanh thu của bạn theo thời gian.

Mặc dù bạn không thể tránh khỏi sự rời bỏ này – bạn sẽ mất người dùng, và bạn sẽ phải kiếm thêm khách hàng mới khác – đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn lập kế hoạch cho việc mở rộng công ty của mình.

Khách hàng rời bỏ thường bị bỏ qua vì cho rằng việc mang lại nhiều khách hàng mới hơn sẽ làm mất sự ảnh hưởng hay tác động của nó, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ rời bỏ cao sẽ khiến công ty bạn không bền vững và sẽ có tác động kép theo thời gian.

Nó cũng cho thấy các vấn đề có thể  là gốc rễ sâu hơn của vấn đề như sản phẩm, dịch vụ, thị trường, giá cả hoặc sự kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi.

Churn Rate sẽ được tính như thế nào?

Churn Rate thường được trình bày dưới dạng phần trăm doanh thu hoặc khách hàng bị mất trong một khung thời gian nhất định.

Người dùng rời bỏ (User churn) đại diện cho số lượng khách hàng bị mất trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó, doanh thu bị mất (revenue churn) biểu thị phần doanh thu bị mất do người dùng rời bỏ trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì doanh thu là mục tiêu cuối cùng, nên có thể lập luận rằng thay đổi doanh thu quan trọng hơn và phải là trọng tâm thực sự của doanh nghiệp.

User Churn (Khách hàng rời bỏ) = (Khách hàng đã hủy trong 30 ngày qua ÷ Khách hàng đang hoạt động 30 ngày trước) x 100.

Revenue Churn (Doanh thu bị mất) = (MRR bị mất hoặc giảm gói dịch vụ trong 30 ngày qua ÷ MRR 30 ngày trước) x 100.

Ví dụ:

User Churn Rate bằng 5% có nghĩa là 5% tổng số khách hàng mà bạn có 30 ngày trước đã hủy trong vòng 30 ngày qua.

Revenue Churn Rate bằng 5% có nghĩa là bạn đã mất năm phần trăm MRR của mình trong 30 ngày qua.

Lý tưởng nhất là một doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ rời bỏ dưới 5%, nhưng tỷ lệ rời bỏ cao hơn có thể được ‘điều hoà’ với lượng khách hàng mới và doanh thu mở rộng cao.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Giám đốc Marketing – Chuyển đổi vai trò để tăng trưởng (P1)

Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe kép của năm 2020, vai trò của giám đốc marketing (CMO) cũng đã trở nên phức tạp hơn.

Trung bình, CMO là vị trí có thời gian ‘tại vị’ ngắn nhất của C-suite (Các vị trị cấp độ giám đốc). Hội đồng quản trị của doanh nghiệp thường yêu cầu sự tuyệt đối từ họ.

Họ được kỳ vọng sẽ là những nhà vô địch có thể chiến thắng khách hàng, những người bảo vệ hàng đầu của thương hiệu, những người quản lý tinh thần và văn hóa nội bộ, đồng thời cũng là động lực chính để thúc đẩy các sáng kiến ​​phát triển của công ty.

Tuy nhiên, theo thực tế số liệu từ Deloitte năm 2019, chỉ có 26% CMO được mời tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị một cách thường xuyên. Kỳ vọng thì cao, nhưng khả năng tiếp cận và mức độ ảnh hưởng lại thấp, ít quyền hành.

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, những thách thức này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi các doanh nghiệp đang nỗ lực để sáng tạo lại các chiến lược sản phẩm, kênh, thương hiệu… trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, các CMO cần phải sẵn sàng để mang lại sự tăng trưởng và tạo ra các kế hoạch marketing linh hoạt.

Và một câu hỏi được đặt ra là: Vai trò của CMO có cần thay đổi gì không?

Dưới đây là những thông tin chỉ ra những cách mà các CMO có thể điều chỉnh lại vị trí của mình và trở thành những nhà lãnh đạo tương lai trong nền kinh tế số.

Những điều gì đã thay đổi đối với vị trí giám đốc marketing – CMO?

Có một điều chắc chắn đến tận hôm nay vẫn không thay đổi: Phát triển doanh nghiệp vẫn là mục tiêu của giám đốc marketing. Như một CMO đã từng nói, “vai trò của CMO ngày nay thực sự là một giám đốc tăng trưởng cho công ty.”

CMO đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc xây dựng và quản lý chiến lược để đạt được sự tăng trưởng bền vững và có lợi nhuận.

Trong một tuần hoặc tháng nhất định, các CMO dành nhiều thời gian để làm việc với các nhóm để điều hành công việc, giải quyết vấn đề, hỗ trợ các cơ hội phát triển ngắn hạn và dài hạn có thể mang lại thành công trong tương lai.

Thời gian còn lại của họ thường dành để quản lý và hỗ trợ cấp dưới của họ.

Điều đã thay đổi ở đây là làm thế nào để đạt được sự tăng trưởng kinh doanh đó. Đặc biệt khi COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thay đổi đáng kể mô hình mua sắm.

Những người làm marketing phải thích ứng nhanh chóng hơn, tạm dừng hoặc hủy bỏ một số chiến dịch, tìm kiếm những thông điệp mới phù hợp hơn với thời cuộc, đồng thời điều chỉnh theo một thực tế mới, trong đó các hành vi mua sắm kỹ thuật số và không tiếp xúc được xem là chiến lươc mục tiêu.

Các nhà bán lẻ từ lâu đã tăng cường các giải pháp thương mại điện tử, nhưng đại dịch đã dẫn đến việc hàng triệu người tiêu dùng mới chuyển sang mua sắm trực tuyến, tương tác với thương hiệu số, thanh toán không tiếp xúc và các phương thức tương tác đa kênh.

Khi hoạt động mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục chuyển sang trực tuyến, các CMO đang đẩy nhanh các nỗ lực trước đây từ đó tận dụng các cơ hội tăng trưởng của mô hình DTC – bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Một người đứng đầu bộ phận marketing của một công ty bán lẻ cho biết: “COVID-19 đã thúc đẩy các xu hướng hiện có trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi về cơ bản đã có kế hoạch này từ lâu, chỉ là bây giờ chúng tôi phải đẩy nhanh nó hơn nữa.”

Đối với lĩnh vực ô tô, những thay đổi này đã làm nổi bật hơn vai trò của việc phân tích với vị trí CMO. COVID-19 đã làm tăng tốc mua sắm trực tuyến, mua sắm kỹ thuật số, v.v.

CMO của một thương hiệu ô tô cho biết.

“Covid-19 cũng đã thúc đẩy sự tập trung vào tầm quan trọng của việc phân tích dữ liệu, điều có thể giúp người làm marketing có được những thông tin chi tiết hữu ích để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức”.

Bất kể ngành nào, trong khi nhiều CMO đã có sự cam kết về tính đa dạng và hòa nhập hơn, hiện họ vẫn đang thực hiện nhiều bước hơn nữa để tập trung vào những đầu tư dài hạn từ đó có thể phản ánh được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Điều này bao gồm những nỗ lực nhằm cải thiện khả năng giữ chân khách hàng, tăng tính đa dạng trong phương thức lãnh đạo và tập trung vào các chiến lược tuyển dụng toàn diện.

Vào năm 2020, các CMO nhận thấy mình phải đối mặt với việc xây dựng khả năng phục hồi cho tổ chức của họ không chỉ để tồn tại trong ngắn hạn mà còn để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong một tương lai đầy biến động.

Với những thay đổi mang tính ưu tiên này, một điều quan trọng nữa đối với các CMO ngày nay là phải thể hiện được bản thân họ trước ban lãnh đạo, quản lý được sự kì vọng, đồng thời phải xây dựng nhiều hơn nữa sức ảnh hưởng của họ với tư cách là một C-suite.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

7 Tips để tăng trưởng khi gia nhập một thị trường mới (P2)

Sử dụng chiến lược này để đạt được thành công nhanh chóng sau khi thâm nhập.

Theo HolonIQ, thị trường EdTech hay công nghệ giáo dục toàn cầu đang tăng trưởng 16,3% và sẽ tăng 2,5 lần từ năm 2019 đến năm 2025, đạt tổng chi tiêu toàn cầu là 404 tỷ USD.

Trên hết, dự kiến sẽ có hơn 100 công ty giáo dục có vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD vào năm 2025.

Dữ liệu xác nhận rằng thị trường EdTech có tiềm năng lớn và một trong những cách tốt nhất để phát triển công ty của bạn là thâm nhập vào các thị trường mới và mở rộng sự hiện diện kinh doanh của bạn.

Dưới đây là 07 mẹo bạn có thể tham khảo cho doanh nghiệp của mình (Phần 2).

5. Digital Marketing định hướng dữ liệu (Data-driven)

Nếu sử dụng marketing có trả phí, bạn nên thu thập càng nhiều điểm dữ liệu có liên quan càng tốt: đối tượng mục tiêu của bạn là ai, sở thích của họ là gì, kênh truyền thông họ sử dụng và các trang web họ hay truy cập.

Sau đó, bắt đầu chạy các chiến dịch của bạn và tối ưu hóa mọi giai đoạn của kênh bán hàng, đi từ đầu đến cuối kênh.

Về các kênh cụ thể, bạn nên sử dụng Facebook trước (dành cho các doanh nghiệp D2C) vì thuật toán của nó tiên tiến hơn nhiều và CPA trung bình thấp hơn so với Google Ads.

Trong mọi giai đoạn của kênh, bạn nên thu thập tương tác thông qua pixel (Facebook Pixel, TikTok Pixel), đăng ký, chuyển đổi, v.v. Khi bạn có đủ số lượng tương tác ở mỗi giai đoạn (lý tưởng là từ 500-1000n), bạn sẽ tiến hành tối ưu hóa từng bước.

Sau khi tiếp cận hơn 1.000 khách hàng tiềm năng, bạn tải tập dữ liệu lên Facebook và Instagram và cố gắng tìm những người tương tự để tối ưu hóa quy trình. (Thường mất 2-4 tuần để có được khách hàng chất lượng nhất).

Lưu ý rằng tại thời điểm này, bạn phải sẵn sàng mất tiền trong vài tháng vì bạn sẽ phải kiểm tra các giả thuyết của mình và thu thập các điểm dữ liệu về đối tượng của mình.

Hãy suy nghĩ theo cách này: nếu bạn không trả tiền cho khách hàng tiềm năng ngay lập tức, bạn đang trả tiền cho thông tin sẽ giúp bạn mang lại nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

6. Độ nhận biết thương hiệu và điểm tin cậy

Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu và việc tạo ra các điểm tin cậy vì chúng là chìa khóa để phù hợp với thị trường.

Khi bạn bước vào một thị trường mới, không ai biết về bạn, sản phẩm của bạn hoặc khái niệm của nó.

Đó là lý do tại sao bạn cần sử dụng đủ các kênh để nâng cao nhận thức về thương hiệu. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách, bao gồm quan hệ đối tác địa phương, người có ảnh hưởng, PR, đại sứ địa phương và phản hồi trên trang web của bạn.

Điều này rất quan trọng vì những người bạn đang cố gắng để tiếp cận cần nhìn thấy bạn theo nhiều cách – cách lý tưởng là khi người khác giới thiệu bạn với họ.

Một cách tuyệt vời khác là khuyến khích mọi người cung cấp phản hồi trung thực và chân thành về sản phẩm của bạn.

7. Tăng trưởng tiềm năng

Có được những doanh số bán hàng ban đầu là rất tốt. Tuy nhiên, bạn phải ghi nhớ tốc độ mà bạn có thể phát triển trong thị trường này.

Bạn có thể tăng gấp ba ngân sách của mình, nhưng bạn cũng có thể thấy mình bị mắc kẹt ở bất kỳ thời điểm nào nếu thị trường chưa sẵn sàng.

Khi đang trong giai đoạn tăng trưởng, bạn nên ưu tiên các yếu tố giúp bạn phát triển với tốc độ cần thiết. Bạn nên chọn 1 quốc gia, 1 kênh và tăng gấp đôi ngân sách để xem nó diễn ra như thế nào.

Đừng mong đợi doanh số bán hàng trực tiếp ngay lập tức vì giai đoạn thích ứng có thể mất thời gian và hãy nhớ rằng nếu bạn đạt mức trần ở giai đoạn đầu, bạn có thể không tăng trưởng.

Đừng cố gắng hiểu thị trường một cách thụ động vì bạn sẽ không bao giờ có được lực kéo đáng kể ngay lập tức.

Nếu bạn hỏi tôi công thức chiến thắng là gì, tôi sẽ phải nói rằng đó là sự cởi mở và linh hoạt, một tư duy tăng trưởng đột phá và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng.

Đây là những chìa khóa để bạn có thể thâm nhập thị trường mới và xây dựng một sản phẩm toàn cầu thực sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

7 Tips để tăng trưởng khi thâm nhập một thị trường mới (P1)

Sử dụng các chiến lược này để đạt được những thành công nhanh chóng sau khi thâm nhập vào một thị trường mới.

7 Tips để tăng trưởng khi thâm nhập một thị trường mới (P1)
7 Tips để tăng trưởng khi thâm nhập một thị trường mới (P1)

Theo HolonIQ, thị trường EdTech hay công nghệ giáo dục toàn cầu đang tăng trưởng 16,3% và sẽ tăng 2,5 lần từ năm 2019 đến năm 2025, đạt tổng chi tiêu toàn cầu là 404 tỷ USD.

Trên hết, dự kiến sẽ có hơn 100 công ty giáo dục có vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD vào năm 2025.

Dữ liệu xác nhận rằng thị trường EdTech có tiềm năng lớn và một trong những cách tốt nhất để phát triển công ty của bạn là thâm nhập vào các thị trường mới và mở rộng sự hiện diện kinh doanh của bạn.

Dưới đây là 07 mẹo bạn có thể tham khảo cho doanh nghiệp của mình.

1. Chọn thị trường.

Trước tiên, bạn nên xác định khối lượng thị trường (bao nhiêu đối tượng mục tiêu của bạn dựa trên thị trường đã chọn), tìm kiếm bất kỳ rào cản gia nhập ban đầu nào có thể ngăn cản doanh nghiệp của bạn phát triển tối đa.

Ví dụ: rào cản ngôn ngữ, luật pháp hoặc cơ sở hạ tầng. Đánh giá sự cạnh tranh của bạn trong quốc gia đã chọn, bao gồm số lượng công ty cung cấp dịch vụ tương tự và thị trường đang phát triển như thế nào.

Các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng thu nhập trong quá khứ, xu hướng dân số trong nhân khẩu học trẻ hơn, sự thâm nhập của Internet và những thay đổi trong yêu cầu tìm kiếm của Google trong phân khúc của bạn có thể cung cấp cho bạn bức tranh rõ ràng về các xu hướng chung và nhận thức thị trường nâng cao.

Để xác thực khả năng mở rộng của doanh nghiệp từ quan điểm doanh thu, bạn có thể chọn các thị trường đã trưởng thành về quy mô nền kinh tế và mức thu nhập trung bình.

Lời khuyên chính: Hiểu rõ mục tiêu của bạn trước khi bước vào thị trường mới. Bạn muốn đạt được những gì?

Bạn chỉ quan tâm đến việc tạo ra doanh thu trong thị trường này hay bạn muốn tham gia vào việc gây quỹ hơn nữa trên thị trường? Nếu bạn muốn gây quỹ, hãy phân tích thị trường và tìm kiếm các công ty tương tự đã tham gia thị trường và thu hút đầu tư.

Các công ty này có thể là điểm chuẩn để bạn chứng minh tính hợp lệ của thị trường, xác nhận khả năng mở rộng của bạn và xác nhận thực tế là có nhu cầu về sản phẩm của bạn.

2. Hiểu thị trường.

Bước tiếp theo là phân tích thị trường từ các góc độ khác nhau. Trong giai đoạn này, bạn nên thực hiện các cuộc phỏng vấn phát triển khách hàng để hiểu khách hàng chính, những khó khăn, vấn đề của họ và các giải pháp tiềm năng.

Điều này sẽ giúp bạn hiểu cách thay đổi câu chuyện của sản phẩm và điều chỉnh đề xuất giá trị cũng như các yếu tố kích hoạt chính cho phù hợp.

Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường từ quan điểm của khách hàng.

Bạn nên liên lạc với các công ty địa phương, cũng như các công ty đã mở rộng thành công sang thị trường này (tiêu chuẩn lý tưởng là công ty có cùng mô hình kinh doanh và mức giá), để tìm hiểu về những cạm bẫy tiềm ẩn và các vấn đề tắc nghẽn từ góc độ doanh nghiệp (cơ sở hạ tầng vấn đề, hệ thống thanh toán, v.v.).

Hãy lưu ý: Mẫu phỏng vấn của bạn phải đủ lớn và đa dạng mới có thể đánh giá được.

3. Thử nghiệm thị trường.

Sau khi phân tích thị trường và hấp thụ đủ dữ liệu giới thiệu, bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo: thử nghiệm. Bạn có thể chọn một phương tiện mà bạn tin tưởng và bắt đầu thử nghiệm cùng một kênh ở nhiều quốc gia.

Bạn không nên thay đổi nhiều yếu tố cùng lúc vì bạn sẽ không thể xác thực kết quả hoặc tác động trực tiếp của việc thay đổi quốc gia.

Đảm bảo rằng bạn đã cài đặt tất cả các phân tích, thu thập dữ liệu, phân tích số liệu nhiều nhất và nhanh nhất có thể.

4. Thích ứng và bản địa hoá.

Bạn nên bắt đầu bằng cách “bản địa hóa” nội dung và các công cụ cụ thể mà bạn sử dụng: Tìm các copywriter và nhà thiết kế địa phương trong giai đoạn chuyển thể.

Sử dụng các nền tảng quen thuộc nhất với người dùng cuối và theo dõi sự khác biệt.

Bạn nên cố gắng thể hiện các giá trị, ưu đãi và thông điệp của mình trên trang đích và trong bản tin, dựa trên những nhận xét mà bạn nhận được thông qua các cuộc phỏng vấn khách hàng trực tiếp.

Bằng cách làm này, bạn đảm bảo rằng sản phẩm vẫn giống nhau nhưng ‘giọng nói’ được tối ưu hóa cho từng thị trường khác nhau.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Thúc đẩy tăng trưởng doanh số ngành FMCG với 3 yếu tố sau đây

Kênh phân phối, giá và khuyến mãi cùng tối ưu hóa danh mục sản phẩm là ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng doanh số cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong tình hình hiện nay. 

Theo một nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, có ba yếu tố ảnh hưởng đến một danh mục sản phẩm lý tưởng để giúp tối ưu hóa tiềm năng bán hàng của doanh nghiệp (DN). Đầu tiên là sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng (NTD) với những nhu cầu mới nổi lên như y tế, sức khỏe, chuộng hàng nội địa. Kế đến là khả năng chi tiêu.

Khi nguồn thu giữ nguyên hoặc bị thu hẹp, NTD sẽ thay đổi sự ưu tiên, tìm kiếm những sản phẩm có giá trị thiết yếu, điều này tạo cơ hội cho việc thay đổi kích cỡ sản phẩm, bao bì.

NTD có xu hướng mua sản phẩm to hơn cho hàng thiết yếu và gói nhỏ cho nhóm ít cần thiết. Sau cùng là do hạn chế về chuỗi cung ứng. Trong đại dịch, số lượng hàng lưu kho bán ra trên thị trường giảm 13% so với trước đại dịch, buộc nhà sản xuất phải tái cơ cấu và tối ưu danh mục sản phẩm cho hiệu quả hơn.

Có ba yếu tố chính giúp thúc đẩy tăng trưởng và tối đa hóa doanh số cho DN trong thời điểm hiện tại là kênh phân phối, giá và khuyến mãi cùng việc tối ưu hoá danh mục sản phẩm.

Về kênh phân phối, dịch Covid-19 đã tạo nên sự chuyển biến trong kênh bán hàng hiện đại và kênh thương mại điện tử (E-Commerce).

Tuy nhiên, tại Việt Nam, kênh bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, với 85% thị phần ngành tiêu dùng đến từ kênh này.

Theo dữ liệu của Nielsen Việt Nam năm 2019, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu cửa hàng truyền thống bán hàng FMCG.

Do đó, yếu tố phân phối và đảm bảo sự hiện diện của sản phẩm tại cửa hàng rất quan trọng, đóng góp 58% so với các yếu tố như sản phẩm sáng tạo (19%), sức mua (12%) và các yếu tố khác (11%).

Đối với ngành hàng FMCG, có 13% các cửa hàng lớn đóng góp 50% doanh thu toàn ngành trong khi 49% các cửa hàng nhỏ chỉ đóng góp 20%.

“Đây là thời điểm cần thiết để xem xét đâu mới là vấn đề quan trọng nhất vì việc tập trung vào tất cả mọi thứ là điều không khả thi.

Kênh bán hàng truyền thống vẫn là kênh quan trọng và không thể lơ là. Vì vậy, việc xác định những cửa hàng trọng yếu để tái cấu trúc sự đầu tư là cách để có thể tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp”, ông Richard Thomas – Giám đốc bộ phận Giải pháp Kinh doanh Hiệu quả của Nielsen Việt Nam chia sẻ.

Về giá và khuyến mãi, Việt Nam là thị trường rất nhạy cảm về giá. Có 80% NTD được hỏi cho biết họ có nhận thức rõ ràng khi giá thay đổi.

Vì vậy, trước khi áp dụng chiến lược thay đổi về giá, các DN cần có bức tranh tổng quát, chi tiết về độ co giãn về giá đối với các ngành hàng đang được bán ở các kênh khác nhau.

Thị trường Việt Nam cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi khuyến mãi. Có đến 56% doanh thu được tạo ra từ chương trình khuyến mãi. Với tình trạng nhiều người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh hiện nay, có chiến lược đúng đắn về giá và khuyến mãi là vô cùng cấp thiết.

Về tối ưu hóa danh mục sản phẩm. NTD Việt Nam rất cởi mở với các sản phẩm mới, với 49% NTD cho biết họ sẵn sàng thử chúng.

Trong năm 2019, có đến 6.455 sản phẩm mới được ra mắt tại Việt Nam nhưng có rất nhiều sản phẩm không đủ tiêu chuẩn có mặt trên quầy kệ. Đối với một số ngành hàng thì 3% mã sản phẩm đóng góp 80% doanh số, trong khi đó 80% mã sản phẩm chỉ đóng góp 2% doanh số tổng của ngành hàng.

Lý do các DN vẫn tạo ra nhiều mã sản phẩm vì muốn trưng bày sản phẩm lên kệ, giúp thương hiệu, sản phẩm xuất hiện nhiều hơn trong mắt người tiêu dùng.

Trên thực tế, một mã sản phẩm phù hợp có thể mang lại 15% tăng trưởng doanh số ở kênh truyền thống nhưng nếu danh mục càng phân mảnh, khả năng trống kệ càng cao và từ đó làm lỡ đi cơ hội bán hàng của DN. Vì vậy, việc tung ra quá nhiều mã sản phẩm là không nhất thiết.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc tối ưu hóa danh mục sản phẩm, trong thời điểm này, DN có rất nhiều cơ hội để đổi mới các sản phẩm với lợi ích đặc trưng, khám phá các kích cỡ bao bì mới với những mức giá khác nhau phù hợp với đa dạng các nhu cầu cũng như chuyển đổi phân bổ nguồn hàng trong các kênh và tối ưu hóa danh mục sản phẩm đang có trong thị trường ngách (Niche Market).

Nhưng “cho dù là cách thức nào đi chăng nữa, hãy luôn nghĩ về tiềm năng tăng trưởng trong thời điểm hiện tại.

Tất cả những điều đó không những có tác động rất lớn đến cách mà DN đổi mới các dịch vụ, sản phẩm mà còn cả cách giao tiếp với NTD bao gồm việc marketing , đóng gói sản phẩm và trưng bày trên quầy kệ”, ông Nguyễn Anh Dzũng – Giám đốc cấp cao, bộ phận Đo lường Bán lẻ Nielsen Việt Nam cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: DNSG