Skip to main content

Thẻ: TikTok

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng

Ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và video Picsart của Hovhannes Avoyan đang phát triển nhanh chóng.

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng
CEO Picsart | Hovhannes Avoyan

Sau khi huy động thêm được 130 triệu USD với mức định giá gần 1,5 tỉ USD, ứng dụng chỉnh sửa miễn phí của Hovhannes Avoyan đang nhanh chóng trở thành phiên bản Photoshop cho thế hệ TikTok và Instagram.

Lớn lên ở Armenia thuộc Liên Xô cũ vào đầu những năm 1980, Hovhannes Avoyan mong ước được theo học trường nghệ thuật công. Để trúng tuyển, các ứng viên phải nộp một bức vẽ tĩnh vật của chiếc bình. Bản vẽ của Avoyan không gây được ấn tượng.

Bị từ chối, ông chọn con đường sáng tạo khác – khoa học máy tính, tập trung vào thế hệ đầu tiên của trí tuệ nhân tạo và máy học.

Bước chuyển hướng này được đền đáp một cách ngoạn mục. 30 năm tiếp theo, Avoyan đã xây dựng và bán đi ba công ty khởi nghiệp phần mềm. Ông trở nên giàu có và là một trong những nhân vật nổi bật của giai đoạn công nghệ đang phát triển mạnh mẽ ở Armenia.

Ông vẫn yêu nghệ thuật và thúc đẩy các con mình theo đuổi nghệ thuật. Một ngày năm 2011, con gái 11 tuổi của ông, Zara, đến tìm ông với vẻ chán nản.

Cô bé đã đăng một bức vẽ lên mạng xã hội và có nhiều bình luận gay gắt. Cô bé muốn bỏ cuộc. “Những lời chỉ trích khiến con bé mất tự tin. Bé sắp bỏ cuộc,” Avoyan, 56 tuổi, kể lại.

“Việc đó khiến tôi nhớ lại hoàn cảnh của mình khi từ bỏ nghệ thuật để lựa chọn sự nghiệp khác vì không nhận được sự ủng hộ thích hợp.”

Do đó, Avoyan tạo ra một ứng dụng di động cung cấp những công cụ công nghệ giúp con gái ông cải thiện các bức vẽ của mình. “Tôi muốn mang đến cho con bé một môi trường tích cực và cung cấp các nguồn lực để bé thỏa sức phát huy tài năng sáng tạo.”

Mười năm sau, hành động khích lệ con cái của Avoyan phát triển bùng nổ thành Picsart, một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới (công ty đặt trụ sở tại San Francisco). Ứng dụng thiết kế và chỉnh sửa này được tải xuống hơn một tỉ lần tại 180 quốc gia.

Ban đầu chỉ có tiếng Anh, hiện giờ ứng dụng khai sinh ở Armenia của Avoyan có sẵn bằng 28 ngôn ngữ.

Mỗi tháng, hơn 150 triệu khách hàng – chủ yếu dưới 35 tuổi – sử dụng Picsart để thực hiện hơn một tỉ hoạt động chỉnh sửa ảnh và video trên mạng xã hội, trang web thương mại và quảng cáo kỹ thuật số.

“Picsart có rất nhiều điểm tương đồng với WhatsApp. Đó là tài sản toàn cầu và là nền tảng chung được mọi người ở khắp mọi nơi sử dụng,” Mike Vernal, đối tác quản lý tại Sequoia, cựu phó giám đốc Sản phẩm và Kỹ thuật của Facebook cho biết. “Cả hai đều là hiện tượng toàn cầu trước khi nổi tiếng ở Hoa Kỳ.”

Picsart nhắm đến hai xu hướng có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực công nghệ – mạng xã hội và thương mại kỹ thuật số. Khi các nền tảng xã hội và điện thoại thông minh biến nhà nhà người người trở thành nhà xuất bản, hàng trăm triệu người hiện đang sử dụng Picsart để thực hiện các thiết kế của mình.

Ưu tiên cho thiết bị di động và dễ sử dụng, Picsart phát triển các công cụ dựa trên AI và Java, cho phép mọi người chỉnh sửa ảnh và video dễ dàng giống như dùng trình chỉnh sửa của Instagram.

Larry Aschebrook (công ty G Squared) cho biết: “Picsart được sử dụng trong một số ngành nghề, tất cả tập hợp lại tạo thành hiện tượng toàn cầu, đây là điều hiếm thấy. Những người trẻ tuổi đã dùng ứng dụng này trong một khoảng thời gian và hiện nay ứng dụng đang thịnh hành trong các ngành kinh doanh và nền kinh tế sáng tạo”.

Các nghệ sĩ và dân nghiệp dư đều sử dụng Picsart để chỉnh sửa và biến đổi phong cách cho các bài đăng trên TikTok, Instagram, Snap, YouTube và Facebook.

Với một vài thao tác, bạn có thể thay đổi ánh sáng và thêm các mảng màu, hình dán và hoạt ảnh kiểu meme. Bạn cũng có thể xóa các nếp nhăn, mắt đỏ, mụn trứng cá và thu nhỏ vòng eo của mình.

Nhưng Picsart không chỉ là công cụ dành cho những bức ảnh selfie đầy cuốn hút. Khi hàng triệu doanh nghiệp tư nhân, nhà hàng và cửa hàng địa phương đổ xô vào web trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, họ sử dụng Picsart để giúp các sản phẩm có vẻ ngoài bóng bẩy, chuyên nghiệp trên các thị trường mua bán quan trọng như Shopify, Etsy, eBay, Depop và Doordash.

Tương tự, người dùng cũng sử dụng Picsart để chỉnh sửa nội dung trên các trang web, blog, tiếp thị qua thư điện tử và quảng cáo trên mạng xã hội.

“Ngày nay, công cụ ưa thích của mọi người là điện thoại,” Vernal thuộc công ty Sequoia cho biết. “Khách hàng chụp ảnh sản phẩm và có thể nhanh chóng xóa phông nền, chỉnh sửa hình ảnh và đăng lên trang web của mình.”

Trải nghiệm mượt mà của Picsart là mục tiêu mà Avoyan đặt ra từ khi ông chế tạo công cụ đầu tiên cho con gái mình vào năm 2011. “Rất nhiều người đánh đồng kỹ thuật tốt với sáng tạo,” Avoyan nói. “Công nghệ của chúng tôi nâng cao kỹ thuật của mọi người và có thể là động cơ để sáng tạo hình ảnh.”

Khi Picsart đã phát triển hơn, Avoyan sử dụng mối quan hệ của mình với học viện để tuyển 200 thực tập sinh ngành khoa học máy tính mỗi năm. “Đó là cách tuyển dụng tiết kiệm chi phí nhất. Sinh viên được học những kỹ năng mới. Cách làm này tốt cho tất cả mọi người,” Avoyan chia sẻ. Hiện nay ông vẫn tiếp tục tuyển dụng như thế.

Avoyan sinh năm 1965 tại Yerevan, Armenia. Ông lớn lên bên mẹ, giáo sư y khoa kiêm nhà nghiên cứu về bệnh hàng đầu.

Tác phẩm Sunshine and Rainbows: Các công cụ chỉnh sửa AI của Picsart giúp những người nghiệp dư thiết kế một cách chuyên nghiệp hơn để đăng trên mạng xã hội, trang thương mại kỹ thuật số và tiếp thị trên mạng xã hội. – Nguồn: Picsart.

Nước Cộng hòa Armenia ổn định, đơn điệu và buồn tẻ. Con đường sự nghiệp tốt nhất là vào học viện. Sau khi bị trường nghệ thuật từ chối, dưới sự hướng dẫn của mẹ, Avoyan bắt đầu lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại đại học American ở Armenia.

Cách mạng nổ ra năm 1992. Sự ổn định của Liên Xô biến mất. Thay vào đó là chiến tranh và sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản non trẻ. Học giả trở thành doanh nhân.

Năm 1996, Avoyan, khi đó 30 tuổi, bỏ dở chương trình học tiến sĩ để ra mắt Cedit, công ty dịch vụ phần mềm mà bốn năm sau ông bán cho Lycos, công cụ tìm kiếm trực tuyến thời kỳ đầu, với giá vài triệu.

Năm 2005, ông thành lập công ty nghiên cứu và phát triển phần mềm kiêm vườn ươm khởi nghiệp mang tên Sourcio. Tiếp theo là Monitis, dịch vụ giám sát trang web, mà TeamViewer (GFI Software) mua lại với giá bốn triệu USD vào năm 2011. Cùng năm đó, ông ra mắt Picsart.

Avoyan và đội ngũ của ông sử dụng các thủ thuật tăng trưởng như cập nhật ứng dụng vào nửa đêm thứ sáu hằng tuần, vì vậy Picsart vẫn nằm trong danh sách ứng dụng nổi bật của Android. Họ cũng đưa ra các công cụ và tính năng mới mỗi tuần để tạo tâm lý mong đợi cho khách hàng và khiến họ có lý do để thường xuyên kiểm tra ứng dụng.

Avoyan sẽ dùng khoản tiền đầu tư mạo hiểm trị giá 130 triệu USD vào việc tuyển dụng thêm nhân tài kỹ thuật có nhiệm vụ phát triển nhiều tính năng AI hơn.

Đó là điều cần thiết để bắt kịp thị trường đông đúc với hàng trăm ứng dụng thiết kế nhỏ hơn, cùng các công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỉ USD như Canva và Adobe, công ty có doanh số 12,85 tỉ USD trong năm 2020. Avoyan nói rằng ông muốn duy trì sự độc lập và đang nhắm đến IPO trong vòng 12-18 tháng tới.

Hiện tại, ông có kế hoạch tăng cường tiếp thị và quảng cáo để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ứng dụng vốn được mở rộng chủ yếu thông qua truyền miệng.

Trong tương lai, Avoyan có thể sẽ xây dựng một đội ngũ bán hàng doanh nghiệp để mở rộng cơ sở khách hàng của Picsart từ các doanh nghiệp nhỏ sang các tập đoàn lớn, với các công cụ thiết kế, xuất bản và cộng tác tương tự như các sản phẩm chuyên nghiệp của Dropbox và Airtable, những công ty khởi nghiệp phần mềm bắt đầu bằng cách hướng đến người dùng và sau đó mở rộng để phục vụ các công ty lớn.

Avoyan đã chuyển trụ sở chính của Picsart đến San Francisco sau khi Sequoia đầu tư lần đầu vào năm 2015, nhưng phần lớn nhóm kỹ sư của ông vẫn ở Armenia.

Đúng là ở đó nhân tài rẻ hơn, nhưng Avoyan coi nền văn hóa hối hả của đất nước mình là một kiểu tài sản đầy quyền năng. “Họ có trí thông minh đường phố và luôn thách thức thực tế.” Avoyan nói: “Khởi nghiệp nghĩa là thực sự thay đổi tất cả các quy tắc. Tất cả chúng ta đều đã trải qua một cuộc cách mạng.”

Biên dịch: Quỳnh Anh

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P1)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.

Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).

Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.

Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).

(* PPP hay Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.

Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).

Hình 1

Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).

Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.

Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.

Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.

Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.

Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.

2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.

Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.

Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.

Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:

Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.

Các hộ gia đình nhỏ.

Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% ​​trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.

Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.

Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.

Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.

Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.

Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.

Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).

Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.

Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.

Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.

Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.

Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.

Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến ​​đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.

Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.

Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.

Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).

Hình 2

Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

TikTok ra mắt TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Trong giai đoạn thử nghiệm và mở rộng, hiện TikTok đang ra mắt TikTok Shop tại Indonesia trước khi có sẵn tại các khu vực khác trên toàn cầu.

TikTok ra mắt TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử
TikTok ra mắt ứng dụng TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Thông qua ứng dụng mới, TikTok đang tìm cách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động eCommerce trên nền tảng, TikTok Shop cho phép các thương hiệu trên TikTok quản lý tất cả các danh mục sản phẩm của họ trong ứng dụng qua một không gian riêng biệt.

Hiện TikTok Shop Seller chỉ có sẵn cho các thương hiệu ở Indonesia:

“…TikTok Seller cho phép người bán quản lý Cửa hàng TikTok (TikTok Shop Seller) của họ thông qua điện thoại di động.

Các tính năng có sẵn sẽ bao gồm nhưng không giới hạn: đăng ký người bán, quản lý sản phẩm, quản lý đơn đặt hàng, quản lý thanh toán và hoàn tiền, quản lý khuyến mãi, dịch vụ khách hàng, phân tích dữ liệu, đăng ký chiến dịch và các hoạt động giáo dục tới người bán.”

Ở giai đoạn hiện tại (thử nghiệm), TikTok chưa chia sẻ nhiều về ứng dụng này, tuy nhiên, về cơ bản là các ứng dụng và công cụ mới sẽ cho phép các thương hiệu thương mại điện tử dễ dàng quản lý danh sách các sản phẩm của họ trên TikTok cho dù họ đang ở đâu (sử dụng nhanh bằng mobile) nhằm tối đa hóa hiệu suất bán hàng trong ứng dụng.

TikTok chia sẻ với tờ TechCrunch:

“Chúng tôi luôn tìm cách để nâng cao trải nghiệm của cộng đồng của chúng tôi, thường xuyên thử nghiệm các tính năng mới để truyền cảm hứng sáng tạo, mang lại niềm vui và đổi mới các trải nghiệm của người dùng trên TikTok.

Các thương hiệu trên TikTok đã tìm thấy nhiều cách sáng tạo để kết nối một cách chân thực với khán giả của họ và chúng tôi theo đó cũng không ngừng thử nghiệm các cơ hội kinh doanh mới cho phép cộng đồng khám phá và tương tác với những gì họ yêu thích.”

Nói về phiên bản TikTok tiếng Trung có tên gọi ‘Douyin’ của ByteDance, hiện các tính năng mua sắm trong luồng (In-stream shopping) của ứng dụng này đang tạo ra phần lớn doanh thu từ các hoạt động mua sắm trên nền tảng, và cũng là môt sự thành công mang tính “mở cửa” cho TikTok ở các thị trường khác.

Theo nghĩa này, TikTok mặc dù là mới thử nghiệm các tính năng mua sắm, tuy nhiên, về bản chất họ đã có nhiều thời gian và thử nghiệm với chính ứng dụng của họ tại Trung Quốc.

Đó là lý do tại sao những người bán có thể mong đợi việc TikTok sẽ nhanh chóng phát triển và áp dụng các tính năng thương mại điện tử mới vào ứng dụng.

Với hơn 1 tỷ người dùng và một số báo cáo cho rằng nền tảng này đang hướng tới mốc 1.5 tỷ người dùng trong vài năm tới, chắc chắn việc bán hàng trên TikTok Shop là điều mà hầu hết các thương hiệu đều nên cân nhắc.

Hiện các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có thể đăng ký TikTok Shop Seller.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok chia sẻ một số mẹo để tăng chuyển đổi cho quảng cáo

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa chuyển đổi với quảng cáo TikTok của mình, dựa trên số liệu từ hàng nghìn quảng cáo trong hệ thống, những mẹo dưới đây từ TikTok rất đáng để bạn tham khảo.

TikTok chia sẻ một số mẹo để tăng chuyển đổi cho quảng cáo
Source: HumanBrand

Bằng cách sử dụng các công cụ tự động, TikTok đã quét hàng ngàn mẫu quảng cáo trên ứng dụng để xác định các yếu tố chính của các chiến dịch quảng cáo có mức chuyển đổi cao nhất, đây là những gì TikTok đã tìm thấy.

quảng cáo tiktok

Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, những video có chất lượng cao (từ 720 pixel trở lên), có thể giúp tăng +312% tỷ lệ chuyển đổi, các CTA (lời kêu gọi hành động) rõ ràng có thể giúp tăng +152% tỷ lệ chuyển đổi, các video toàn màn hình có thể giúp tăng +91% tỷ lệ chuyển đổi và video có độ dài từ 21-34 giây có thể làm tăng đến +280% chuyển đổi.

Ngoài ra, TikTok cũng đã cung cấp một số mẹo dành riêng cho các ngành tiêu biểu.

Thương mại điện tử.

  • Việc sử dụng các phụ đề cụ thể, chi tiết, các văn bản được hiển thị rõ trên màn hình về một ưu đãi nào đó đã giúp tăng 80% chuyển đổi.
  • Sự kết hợp giữa yếu tố lồng tiếng của con người và lời đề nghị (offer) bằng văn bản đã giúp tăng 87% chuyển đổi.
  • Các video sử dụng nhiều bối cảnh khác nhau, thay vì một cảnh tĩnh có thể dẫn đến tăng chuyển đổi lên tới 38%.

Game.

  • Các quảng cáo dành cho các trò chơi (Game) có từ 5 bối cảnh trở lên cho thấy mức chuyển đổi tăng 171% so với những quảng cáo có ít bối cảnh (scenes) hơn.
  • Các video sử dụng văn bản trên màn hình trong 7 giây đầu tiên đã giúp tăng 43% chuyển đổi so với các video sử dụng văn bản chậm hơn.

Mặc dù yếu tố hiệu suất còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm ngàng hàng, đối thủ, khách hàng mục tiêu, bối cảnh kinh doanh, mức độ thử nghiệm và sáng tạo của các nhà quảng cáo, tuy nhiên, với những gì mà TịkTok chia sẻ ở trên, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn để thử nghiệm và tối ưu các quảng cáo của mình.

Bạn cũng có thể xem trực tiếp chia sẻ từ TikTok tại: TikTok Advertising Tips.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các nhà sáng lập Big Tech lần lượt rời “sân khấu”

Nhà sáng lập của các công ty công nghệ hàng đầu như Twitter, Amazon, Microsoft… đang dần rút lui, nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn.

Source: CNBC

Chỉ riêng tuần này, người đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã từ chức CEO và chuyển giao trọng trách cho nhân vật trẻ hơn là Parag Agrawal.

Marc Benioff, đồng sáng lập kiêm CEO của Salesforce – một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới – cũng chia sẻ quyền lực khi bổ nhiệm Bret Taylor ngang cấp với mình.

Trong một thập kỷ gần đây, làn sóng từ chức của những người sáng lập trong các công ty công nghệ diễn ra ngày một nhiều.

Từ tháng 7, Jeff Bezos chính thức trao vị trí CEO Amazon cho Andy Jassy để tập trung cho các sứ mệnh khác, gồm công ty hàng không vũ trụ Blue Origin và các công việc từ thiện.

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc ByteDance – công ty mẹ của TikTok – cũng chia tay người sáng lập. Trong thông báo vào tháng 5, Zhang Yiming cho biết đã từ chức CEO với lý do “lo lắng về việc công ty phụ thuộc quá nhiều vào những ý tưởng có từ khi thành lập”.

Đầu tháng 11, Bloomberg đưa tin Yiming cũng đã rời ghế chủ tịch và người thay ông là Liang Rubo cùng đội ngũ quản trị mới với 5 thành viên.

Trong khi đó, tỷ phú Bill Gates đã giữ vai trò CEO từ khi thành lập Microsoft năm 1975 và từ chức vào năm 2000. Tuy nhiên, ông vẫn đóng vai trò quan trọng tại công ty trong suốt nhiều năm, trước khi chính thức rời khỏi hội đồng quản trị vào tháng 3/2020. Hiện tại, Microsoft được điều hành bởi Satya Nadella với vai trò Chủ tịch kiêm CEO.

Tương tự, Jack Ma, người tạo ra Alibaba vào năm 2013, thôi chức Giám đốc điều hành vào năm 2019. Lúc đó, ông vẫn nắm quyền lực đáng kể trong công ty. Dù vậy, khi Ant Group không thể IPO do bất đồng với chính phủ Trung Quốc, ông chọn cách rút lui.

Trước đó, vào tháng 9/2018, hai nhà đồng sáng lập Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger thông báo từ chức và rời công ty. Hành động này được cho là xảy ra sau những bất đồng lớn của cả hai với Facebook và Mark Zuckerberg.

Tháng 8/2015, Larry Page và Sergey Brin, cùng sáng lập Google, chuyển sang vai trò giám sát tập đoàn Alphabet. Người được chọn cho vị trí CEO Google là Sundar Pichai. Đến năm 2019, Pichai cũng tiếp quản vị trí CEO Alphabet.

Riêng Apple là một trường hợp đặc biệt. Năm 2009, Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, rời vị trí lãnh đạo để đi chữa bệnh và quay lại vào 2011.

Cùng năm này, ông mất và người kế nhiệm là Tim Cook. Gần đây, Cook cũng chia sẻ ý định rút khỏi vai trò điều hành Apple trong một thập kỷ nữa.

Ngược lại, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập Facebook, hiện vẫn kiểm soát hoàn toàn công ty Meta và chưa có ý định chuyển giao bớt quyền lực.

Ngoài ra, một số nhà sáng lập khác cũng vẫn điều hành công ty là Jensen Huang của Nvidia, Ma Huateng của Tencent hay Evan Spiegel của Snapchat.

“Rõ ràng, các công ty công nghệ vẫn tồn tại và phát triển mạnh mà không cần đến người sáng lập. Microsoft và Apple – hai công ty đại chúng có giá trị nhất trên thế giới – là minh chứng”, The Verge bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Verge

TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo

Thông qua cổng thông tin mới TikTok Creator Next, TikTok cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà sáng tạo có thể thành công trên nền tảng.

TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo
TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo. Source: HubSpot

TikTok vừa thông báo ra mắt Creator Next, một cổng thông tin tập trung cho tất cả những thứ liên quan đến việc kiếm tiền trên nền tảng đồng thời cũng cung cấp nhiều mẹo và cập nhật của các công cụ mới cho nhà sáng tạo. (Theo TechCrunch).

Trong một bài đăng của TikTok, nền tảng video dạng ngắn với hơn 1 tỷ người dùng này giải thích rằng cùng với Creator Next, nền tảng cũng giới thiệu một công cụ mới cho phép người dùng có thể gửi tiền trực tiếp đến các nhà sáng tạo yêu thích của họ.

Việc tăng thêm cơ hội kiếm tiền cho nhà sáng tạo từ lâu đã trở thành chiến lược sống còn của các nền tảng mạng xã hội, khi yếu tố giữ chân nhà sáng tạo ngày càng trở nên mong manh hơn.

Trước các đối thủ mạnh như Reels của Instagram, Facebook, Shorts của YouTube hay Snapchat, TikTok vẫn không ngừng cải thiện và giúp đỡ nhà sáng tạo của mình.

Quay trở lại vào năm 2019, người dùng hay nhà sáng tạo TikTok đã phải vật lộn để tìm cách kiếm tiền thông qua ứng dụng, vì họ chủ yếu chỉ có thể kiếm tiền từ các hoạt động kinh doanh bên ngoài ứng dụng.

Để giúp khắc phục điều này, TikTok sau đó đã công bố quỹ dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trị giá 200 triệu USD vào năm 2020, nguồn tiền này được dùng để thưởng cho những nhà sáng tạo có nhiều thành tích nhất trên nền tảng.

Đến thời điểm hiện tại, sau một loạt các cập nhật và hợp tác khác nhau, nhà sáng tạo hiện có nhiều cách khác nhau để kiếm tiền trực tiếp trong ứng dụng (thông qua bán hàng trực tiếp, bán hàng qua nền tảng thứ ba, được người dùng ủng hộ…)

Ngoài ra, TikTok còn đang cho nhiều nhà sáng tạo hơn có quyền truy cập vào Creator Marketplace, một cổng thông tin nơi nhà sáng tạo có thể tìm và cộng tác với các đối tác kinh doanh để kiếm tiền thông qua các video được tài trợ.

Theo yêu cầu của TikTok, nhà sáng tạo hiện chỉ cần có tối thiểu 10.000 người theo dõi để truy cập tính năng này, thay vì phải có 100.000 người theo dõi như trước đây.

Tất cả các công cụ như Creator Fund, Creator Marketplace, Live Gifts, Video Gifts và Tips, sẽ có sẵn trong Creator Next.

TikTok cũng lưu ý rằng để sử dụng Creator Next, nhà sáng tạo phải “đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về số lượng người theo dõi” và con số này có thể khác nhau tùy theo từng khu vực, bên canh đó, nhà sáng tạo phải có ít nhất 1.000 lượt xem video trong vòng 30 ngày gần nhất.

Creator Next hiện chỉ khả dụng ở Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha, và sẽ mở rộng sang các khu vực khác trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

TikTok đang thử nghiệm tuỳ chọn đăng ký doanh nghiệp mới

Khi đăng ký và xác nhận các thông tin doanh nghiệp, các thương hiệu có thể liệt kê các danh mục sản phẩm của họ đồng thời có quyền truy cập sớm vào các tính năng doanh nghiệp khác của TikTok.

Như bạn có thể thấy ở hình ảnh ở trên bởi Ông Matt Navarra, một số tài khoản doanh nghiệp (BM) trên TikTok hiện đã có thể truy cập vào tuỳ chọn đăng ký mới trong phần cài đặt doanh nghiệp của họ.

Theo giải thích của TịkTok, tuỳ chọn mới không giống như việc xác minh tài khoản (tick xanh), tức có liên quan đến các cấp độ đảm bảo và thẩm quyền của doanh nghiệp.

Nhưng bằng cách đăng ký thông tin doanh nghiệp thông qua quy trình này, doanh nghiệp có thể hiển thị các danh mục kinh doanh của mình trên tài khoản TikTok, điều này sẽ cho phép TikTok vừa thu thập dữ liệu về người dùng là doanh nghiệp, vừa phân loại các trang thành các phân khúc khác nhau trong ứng dụng.

Khi TikTok đang ngày hướng mục tiêu đến thương mại điện tử, thông qua việc có thêm thông tin về các doanh nghiệp cũng như các danh mục sản phẩm kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp đó đã cung cấp. Nền tảng này rõ ràng là sẽ có nhiều cách hơn để thúc đẩy các hoạt động mua sắm trong ứng dụng bằng cách tối ưu kết nối giữa người dùng và doanh nghiệp.

Trong những năm trở lại đây, khi việc kiếm tiền từ các video ngắn vẫn luôn là một thách thức của TikTok cùng các nhà sáng tạo trên nền tảng, bên cạnh việc nền tảng này liên tục nới dài lượng thời gian của các video được tải lên, thương mại điện tử là một cơ hội lớn khác để gia tăng thu nhập cho nhà sáng tạo cũng như toàn bộ nền tảng.

Từ thành công với các hoạt động mua sắm trực tiếp trong luồng (In-stream shopping) trên Douyin, phiên bản ứng dụng sử dụng riêng cho thị trường Trung Quốc, TikTok đang nhân rộng thành công này đến các thị trường khác trên toàn cầu.

Một loạt các hợp tác với Shopify, Vimeo, Canva, WPP, Contra,… là những minh chứng cho điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok ra mắt ‘Culture Driver’ – Tìm kiếm insights từ các thương hiệu và nhà sáng tạo hàng đầu

Thông qua mini-site Culture Driver TikTok muốn chia sẻ những nhà sáng tạo và thương hiệu hàng đầu trên nền tảng, cùng với đó là nhiều ý tưởng sáng tạo mà người làm marketing có thể ứng dụng cho thương hiệu của họ.

TikTok ra mắt 'Culture Driver' - Tìm kiếm insights từ các thương hiệu và nhà sáng tạo hàng đầu
Image by Carlos “Kaito” Araujo

Theo giải thích của TikTok:

“Không có nền tảng nào khác có tác động đến văn hóa nhiều hơn TikTok vào năm 2021, các cộng đồng đa dạng gồm hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu đang mang đến cho các thương hiệu những cơ hội chưa từng có.

Từ chiến dịch #zithappens của Clinique (9,6 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Jasmine Sullivan đến #JifRapChallenge (6,9 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Chakira Clark, sự thành công của các chiến dịch đã chứng minh rằng bằng cách cộng tác với các nhà sáng tạo phù hợp, bất kỳ thương hiệu nào – bất kể ngành nghề nào đều có khả năng tạo nên một hiện tượng văn hóa mới trên TikTok.”

Mini-site Culture Driver bao gồm các thông tin tổng quan về các nhà sáng tạo nổi bật và các đối tác marketing của họ, cũng như các xu hướng trên TikTok được sắp xếp theo các chữ cái từ A đến Z.

Mỗi chữ cái với một đoạn video ngắn sẽ làm nổi bật một yếu tố cụ thể đã làm thúc đẩy sự tương tác trong ứng dụng.

Thông qua những nội dung này, các marketer có thể có nhiều ý tưởng tốt hơn về chiến lược nội dung của họ và hình thành nên các phương pháp tiếp cận marketing hiệu quả hơn trên TikTok. Mini-site cũng bao gồm danh sách những nhà sáng tạo hàng đầu trên nhiều danh mục khác nhau.

 

Với từng phần nội dung, ngoài việc bạn sẽ thấy được mối quan hệ đối tác giữa các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu, bạn cũng có thể xem thêm các liên kết đến các video liên quan, hay cách mà nhà sáng tạo đã thực hiện chiến dịch của họ.

Bạn có thể truy cập ngay mini-site tại: Culture Driver 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok hợp tác với Contra, ứng dụng có vài điểm giống với LinkedIn

Contra, một mạng lưới chuyên nghiệp dành cho những người làm việc tự do vừa hợp tác với TikTok để cho phép người dùng giới thiệu hồ sơ (CV) và dự án của họ thông qua TikTok Jump, công cụ tích hợp bên thứ ba của TikTok.

TikTok hợp tác với Contra, ứng dụng có vài điểm giống với LinkedIn
Getty Images

Mối quan hệ hợp tác mới cũng sẽ cho phép các nhà sáng tạo liên kết hồ sơ trên Contra của họ với video TikTok để giới thiệu các dự án chuyên nghiệp của cá nhân họ.

Thông qua việc tích hợp, nhà sáng tạo giờ đây có thể thêm liên kết “View My Portfolio” từ Contra vào nội dung TikTok của họ. Sau đó, người xem sẽ có thể nhấp vào liên kết và xem hồ sơ trên Contra của nhà sáng tạo, xem các dịch vụ của họ và gửi yêu cầu cộng tác.

Contra cho biết việc tích hợp này sẽ giúp họ và người dùng của họ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ công việc chuyên môn và có được khách hàng tiềm năng mới.

Nền tảng này hiện cũng đang có kế hoạch ra mắt một tích hợp khác với Jump nhằm mục tiêu cho phép các doanh nghiệp đang muốn tuyển dụng có thể đăng nội dung TikTok kèm liên kết để người xem có thể ứng tuyển trực tiếp thông qua hồ sơ trên Contra.

Đầu năm nay, Contra đã huy động được 14,5 triệu USD ở vòng Series A do Unusual Ventures dẫn dắt, với sự tham gia đầu tư của Cowboy Ventures và Atelier Ventures.

Cũng cách đây hai tuần trước, nền tảng này tiếp tục mang về 30 triệu USD ở vòng Series B, do NEA dẫn dắt, với sự đầu tư của Unusual Ventures và Cowboy Ventures.

TikTok hợp tác với Contra, ứng dụng có vài điểm giống với LinkedIn

Mục tiêu của Contra là giúp những người làm việc độc lập tạo ra một mạng lưới giới thiệu (referral networks) uy tín để họ có thể tìm kiếm những cơ hội mới.

Không giống như LinkedIn, vốn cho phép bạn có thể thêm bất kỳ ai bạn gặp và họ sẽ trở thành “connection” của bạn, Contra yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm làm việc với mạng lưới của mình.

Kể từ khi ra mắt TikTok Jump vào tháng 6, TikTok đã hợp tác với khá nhiều tên tuổi khác nhau, chẳng hạn như Quizlet, Wikipedia, BuzzFeed và Jumprope.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Case Study: So sánh hiệu suất quảng cáo giữa TikTok với Instagram Reels

Để có một phép so sánh nhanh về hiệu suất quảng cáo giữa hai nền tảng video dạng ngắn TikTok và Instagram Reels, hãy xem qua thử nghiệm dưới đây.

Case Study: So sánh hiệu suất quảng cáo giữa TikTok với Instagram Reels

Mặc dù cả hai nền tảng đều tập trung vào giới trẻ với định dạng video ngắn, đồng thời cũng có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), liệu nền tảng nào có hiệu suất quảng cáo tốt hơn: Instagram Reels hay TikTok?

Để làm sáng tỏ câu hỏi này, các đội nhóm đến từ Creatopy gần đây đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo thử nghiệm, bằng cách chạy cùng một video quảng cáo dài 15 giây giống y hệt nhau trên cả TikTok và Instagram Reels.

Case Study: So sánh hiệu suất quảng cáo giữa TikTok với Instagram Reels

Case Study: So sánh hiệu suất quảng cáo giữa TikTok với Instagram Reels

Như bạn có thể thấy ở trên, để thử nghiệm mang tính khách quan, 2 mẫu quảng cáo trên cả hai nền tảng đều chạy cùng một mục tiêu quảng cáo (reach), cùng mức ngân sách, cùng trang đích (landing page), cùng đối tượng mục tiêu (tuổi và thị trường), cùng nội dung quảng cáo (ad copy) và cùng cả lời kêu gọi hành động (CTA).

Và dưới đây là kết quả sau chiến dịch.

Case Study: So sánh hiệu suất quảng cáo giữa TikTok với Instagram Reels

Một vài kết luận có thể rút ra được:

  • Instagram Reels có hiệu suất tốt hơn hẳn so với TikTok, đặc biệt là về lượt tiếp cận (Reach) và lượt hiển thị (Impressions). Giá CPC và CPM của Reels cũng thấp hơn TikTok.
  • Chi phí tiếp cận cho 1000 người trên Reels cũng thấp hơn gần 1 nửa so với TikTok.
  • Chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC) trên Reels cũng tương tự, thấp hơn nhiều so với trên TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

TikTok chia sẻ những insights mới nhất về xu hướng mua sắm trên nền tảng

Khi mùa mua sắm lớn nhất năm đang đến gần, TikTok đang tìm nhiều cách hơn để thu hút các thương hiệu chi tiêu marketing nhiều hơn.

TikTok chia sẻ những insights mới về xu hướng mua sắm trên nền tảng
Source: Getty Images

Nền tảng định dạng video ngắn đang phát triển nhanh chóng nhất thế giới đã trở thành nơi giải trí và mua sắm dành cho nhiều người tiêu dùng trẻ, là nơi thúc đẩy các xu hướng cũng như hành vi mới nhất của người tiêu dùng.

TikTok cho biết 80% người dùng của họ đã mua ít nhất một thứ gì đó vào ngày Black Friday, nó cũng đóng một trong những vai trò quyết định liên quan đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, 40% người dùng TikTok họ đã mua hàng sau khi nhìn thấy mặt hàng đó trên TikTok.

  • 70% người dùng TikTok kỳ vọng rằng các thương hiệu có thể truyền cảm hứng cho họ trong việc mua hàng trong những mùa mua sắm sắp tới.
  • 80% người dùng TikTok đã mua hàng vào ngày Black Friday năm ngoái.

Với những gì mà nền tảng này đã làm được vào năm 2020, liệu nó có tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong năm mới hay không?

Để giúp các thương hiệu có thể chuẩn bị tốt hơn cho các chiến dịch marketing sắp tới, TikTok đã đưa ra một vài xu hướng chính.

Trước hết, TikTok nói rằng các thương hiệu cần bắt đầu sớm để tiếp cận người tiêu dùng trước những ngày mua sắm hay lễ hội chính thức.

“Năm ngoái, các nhà bán lẻ trực tuyến đã bắt đầu sớm và duy trì lâu hơn. Số lượt xem hashtag bắt đầu bằng #blackfriday đã tăng gấp ba lần sau 1 tuần triển khai, các chỉ số vẫn duy trì ở mức tương đối cao cho đến những ngày trước Giáng sinh.”

Sau đó, các nhà quảng cáo cần bắt đầu sớm hơn và chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo của họ để tối đa hóa lợi ích.

TikTok cũng chia sẻ các danh mục sản phẩm đang chứng kiến mức tương tác nhiều nhất trên nền tảng:

TikTok chia sẻ những insights mới về xu hướng mua sắm trên nền tảng

TikTok cũng cung cấp một số case study của một số nhãn hàng đã thành công trên nền tảng, điều có thể giúp nhà quảng cáo có thêm ý tưởng cho các nỗ lực của họ.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo của TikTok tại: TikTok for Shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok ra mắt ‘Small Wins’ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

‘Small Wins’ là cổng thông tin có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện các nỗ lực marketing của chính họ.

TikTok ra mắt 'Small Wins' nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Source: China Daily

Small Wins giới thiệu các cách khác nhau mà các SMBs đang sử dụng các video trên TikTok để kết nối nhiều hơn với các nhóm đối tượng mục tiêu.

Theo giải thích của TikTok:

“Thông qua một loạt video từ các doanh nghiệp nhỏ trên toàn cầu, Small Wins nhằm mục tiêu làm nổi bật các giá trị của TikTok đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng dẫn họ cách sử dụng TikTok để phát triển đồng thời giúp họ biến các chiến thắng nhỏ thành những thành công lớn trên nền tảng.

Từ những chủ tiệm bánh, người đã biến 3.000 người theo dõi thành con số hai triệu người, đến những người thợ làm nến đã có thể tạo ra những sự lan truyền bằng các cách đơn giản, các doanh nghiệp nhỏ đang chứng minh rằng, với TikTok, nhỏ cũng có thể chiến thắng.”

Các video sẽ giới thiệu về một loạt các SMBs và nêu bật cách họ đã sử dụng TikTok trong các hoạt động marketing của mình, đồng thời cũng chia sẻ các mẹo và thủ thuật sáng tạo khác nhau trên nền tảng.

Đến hiện tại, đã có tổng 21 video khác nhau, mỗi video đều hướng tới việc hướng dẫn cách xây dựng các chiến dịch nội dung trên TikTok.

Cuối cùng, mục tiêu của TikTok vẫn là thúc đẩy các nhà quảng cáo chi tiêu nhiều tiền hơn khi số lượng người dùng của nền tảng đang ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Bạn có thể xem chi tiết thông tin tại: TikTok’s Small Wins

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok ra mắt những cách mới để xây dựng nội dung trên nền tảng

TikTok vừa công bố việc tích hợp bộ công cụ video mới của mình, nhiều nền tảng của bên thứ ba hơn có thể cung cấp các tùy chọn tạo nội dung trên TikTok.

TikTok ra mắt những cách mới để xây dựng nội dung trên nền tảng

Thông qua API video ‘Chia sẻ lên TikTok’, các nền tảng của bên thứ ba (third-party platforms) được phê duyệt hiện có thể tích hợp tính năng tạo video TikTok trực tiếp trên các công cụ tương ứng của họ.

Điều này có nghĩa là, nhà sáng tạo vừa có thể có thêm nhiều cách mới để phát triển tính sáng tạo thông qua các mẫu có sẵn (templates) trên các ứng dụng vừa có nhiều cách hơn để chia sẻ trực tiếp các video lên TikTok.

Hiện TikTok đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp hơn về vấn đề này:

“Dựa trên những cách hiện có mà mọi người có thể tạo và chia sẻ nội dung trên TikTok, việc mở rộng tính năng để bao gồm thêm nhiều các nhà phát triển dựa trên nền tảng web sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình sáng tạo đồng thời cung cấp cho mọi người nhiều con đường hơn để tạo ra những nội dung chất lượng.”

Theo đó, các nền tảng đối tác mới được chấp thuận bao gồm Clipchamp, Combo, Grabyo, Kapwing, LG U + và Mobcrush.

Cập nhật này có thể đặc biệt có lợi cho những người làm marketing đang tìm cách tích hợp các video chuyên nghiệp hơn thông qua các ứng dụng và công cụ của bên thứ ba.

Giờ đây, với các tùy chọn mới của những bên thứ ba này, bạn sẽ có nhiều cách hơn để xây dựng các video TikTok sáng tạo hơn, khác biệt hơn – mặc dù bạn cũng cần lưu ý rằng nội dung chân thực vẫn là ưu tiên hàng đầu trên TikTok.

Bạn càng có thể kết nối nội dung của mình với các xu hướng mới đang diễn ra của người dùng trên nền tảng, thì video của bạn càng có khả năng thành công.

Tuy nhiên, trong khi mọi thứ còn vẫn phải phụ thuộc vào khả năng thử nghiệm, tối ưu và học hỏi, các marketer hiện có nhiều cách hơn để sáng tạo các nội dung của mình.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok ra mắt gói giải pháp quảng cáo mới cho Tết 2022

Bên cạnh các gói giải pháp cốt lõi, TikTok giới thiệu thêm các giải pháp quảng cáo mới giúp nhãn hàng tối ưu hoá chiến lược truyền thông Tết 2022, gồm: Dynamic Showcase Ads (Beta), Collection Ads (Beta) và App Event Optimization.

TikTok ra mắt gói giải pháp quảng cáo mới cho Tết 2022

Từ kinh nghiệm và sự thấu hiểu thị trường Việt Nam, TikTok chính thức công bố những phân tích mới nhất về xu hướng mua sắm mùa Tết 2022, đồng thời giới thiệu bộ giải pháp quảng cáo đa dạng, giúp doanh nghiệp Việt nắm bắt thị hiếu người dùng, từ đó xây dựng các chiến dịch sáng tạo đột phá, mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu.

TikTok – Nơi thương hiệu tìm được điểm chạm cảm xúc cho chiến dịch truyền thông.

Trong những năm gần đây, TikTok dần trở thành điểm đến lý tưởng để người dùng khám phá nội dung, tìm thấy niềm vui và nguồn cảm hứng mua sắm mỗi ngày.

Vì vậy, nếu biết cách tích hợp nền tảng TikTok vào chiến dịch tiếp thị cuối năm, nhãn hàng có thể tăng độ nhận biết thương hiệu, kết nối và tác động trực tiếp lên quá trình mua hàng của người dùng.

Dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học tiếp thị Tính chân thực của các nền tảng trên toàn cầu được thực hiện bởi Nielsen vào tháng 4/2021, 91% người dùng nhận thấy nội dung trên TikTok độc đáo và khác biệt so với các nền tảng trực tuyến khác.

67% chia sẻ rằng TikTok giúp họ tiếp cận và nhận diện những thương hiệu chưa từng biết đến trước đây.

Bên cạnh đó, theo khảo sát mới nhất của TikTok, có tới 96% người dùng đã xem quảng cáo trên nền tảng và 84% trong số đó đã khám phá sản phẩm sau khi xem quảng cáo.

Ông An Bùi, Giám đốc Marketing mảng Kinh doanh TikTok, nhận định: “Tại TikTok, chúng tôi luôn nỗ lực nghiên cứu và phát triển các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp tương tác hiệu quả hơn với khách hàng tiềm năng.

Tết này, để có một chiến dịch quảng cáo đột phá, thương hiệu cần tìm ra điểm ‘chạm’ phù hợp, sở hữu được ‘khoảnh khắc Tết’ riêng, từ đó đưa thông điệp, sản phẩm đến với người dùng một cách tự nhiên và sáng tạo nhất.

Mua sắm là một hành trình thú vị, vì vậy, hãy tạo ra nhiều trải nghiệm hào hứng vì người dùng vui vẻ sẽ trở thành người tiêu dùng vui vẻ”.

Người Việt đang kỳ vọng vào những trải nghiệm mua sắm Tết thú vị.

Tết luôn là thời điểm ghi nhận nhu cầu mua sắm lớn nhất trong năm của người Việt. Theo kết quả khảo sát của TikTok thực hiện vào tháng 7/2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người Việt vẫn sẽ tiếp tục đón Tết theo cách riêng.

Trong đó, 99% người dùng chia sẻ có dự định tặng quà cho bản thân, gia đình và bạn bè trong dịp Tết Nguyên Đán.

Tuy nhiên, nhu cầu của người dùng không chỉ dừng lại ở việc mua hàng mà họ còn muốn tìm thấy niềm vui trong quá trình mua sắm.

Cùng với sự phát triển của hình thức mua sắm trực tuyến, Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) được dự đoán sẽ là xu hướng nổi bật nửa cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Trước đó, khảo sát của TikTok vào tháng 3/2021 tại khu vực Đông Nam Á cũng chỉ ra rằng, cứ 3 người thì có 1 người muốn mua sắm và việc mua sắm khiến họ cảm thấy vui vẻ.

Có thể thấy, sau một năm nhiều biến động, người Việt đang tìm kiếm trải nghiệm thú vị, tích cực trong các hoạt động thường ngày. Xu hướng này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua sắm dịp Tết, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới.

Đây là lúc doanh nghiệp cần phát huy khả năng sáng tạo với các thông điệp thú vị, cũng như lựa chọn nền tảng phù hợp cho chiến dịch tiếp thị cuối năm.

Khám phá bộ giải pháp quảng cáo sáng tạo của TikTok cho mùa Tết 2022.

Thông qua nghiên cứu dữ liệu hành vi người dùng, TikTok công bố gói giải pháp quảng cáo đa dạng, được tinh chỉnh để phù hợp với nhiều ngành hàng và mục tiêu tiếp thị trong dịp Tết 2022.

Nội dung sáng tạo: TikTok xác định và phát triển 4 xu hướng nội dung dành riêng cho dịp Tết 2022 gồm:

Giải trí, Quà tặng & Mua sắm, Sửa soạn Tết và Khoảnh khắc lễ hội. Tất cả nội dung này sẽ được triển khai dưới dạng Hashtag hoặc Hashtag Challenge, khi kết hợp cùng hiệu ứng, âm nhạc sống động, mang đậm dấu ấn lễ hội sẽ mang đến tinh thần mới mẻ trong cách thức truyền tải thông điệp của nhãn hàng.

Cộng đồng nhà sáng tạo đa dạng: TikTok sở hữu cộng đồng nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hoạt động tích cực và tăng trưởng liên tục.

Thông qua một loạt tính năng tiếp thị như Branded Effect, TikTok LIVE,… thương hiệu, theo cách tự nhiên nhất, sẽ trở thành một phần trong câu chuyện ngày Tết của người dùng và ngược lại.

Ngoài ra, với sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo, thương hiệu cũng có thể tăng độ nhận diện và khả năng tương tác cho chiến dịch truyền thông Tết. TikTok sẽ hỗ trợ kết nối và đề xuất những nhà sáng tạo nội dung nổi bật và phù hợp với từng nhãn hàng.

Công cụ quảng cáo tối ưu: Được xây dựng dựa trên Quy trình chuyển đổi hình phễu (Customer Conversion Funnel), bộ công cụ tập trung vào tối ưu hiệu suất quảng cáo, giúp thương hiệu tăng nhận diện và tác động trực tiếp lên quyết định mua hàng.

Năm nay, TikTok lần đầu tiên giới thiệu thêm các giải pháp quảng cáo mới, gồm Dynamic Showcase Ads (Beta), Collection Ads (Beta) và App Event Optimization:

TikTok ra mắt gói giải pháp quảng cáo mới cho Tết 2022

 

  • Dynamic Showcase Ads: Được thiết lập để giúp nhãn hàng hiển thị sản phẩm mà người dùng thực sự tìm kiếm và quan tâm, liên quan đến thương hiệu của bạn, dựa trên thói quen và hành vi của họ, từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tải ứng dụng.
  • Collection Ads (Quảng cáo dạng bộ sưu tập): Cho phép người dùng khám phá sản phẩm của thương hiệu mà không cần rời khỏi ứng dụng TikTok, từ đó tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn.
  • App Event Optimization (Tối ưu cho sự kiện trong ứng dụng): Tối ưu chiến dịch đối với các sự kiện cụ thể để đạt được hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, TikTok vẫn tiếp tục triển khai các định dạng quảng cáo như In-feed Ads, Brand Takeover, Top View.

  • In-feed Ads: là định dạng quảng cáo video được đề xuất tự nhiên trong trang For You của người dùng, In-Feed Ads ưu việt với nhiều lựa chọn về mục tiêu chiến dịch, giúp thỏa mãn các nhu cầu quảng cáo đa dạng của nhãn hàng.
  • Brand Takeover: là quảng cáo có thời lượng từ 3-6 giây, giúp nhãn hàng xây dựng nhận biết thương hiệu, truyền tải thông điệp trong thời gian ngắn.
  • Top View: là quảng cáo dạng video, xuất hiện ngay khi người dùng mở ứng dụng TikTok tạo ra trải nghiệm tự nhiên và sinh động đối với người dùng.

Để tìm hiểu thêm thông tin về TikTok for Business và các gói giải pháp dành cho nhãn hàng trong mùa Tết 2022, bạn có thể truy cập: TikTok for Tet 2022

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo TikTok

TikTok chia sẻ insights mới về cách nền tảng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Với hơn 1 tỷ người dùng và đang tăng trưởng nhanh chóng, sức ảnh hưởng của TikTok đang tăng lên từng ngày khi nói đến các quyết định mua hàng.

Source: China TechScope

Và trong khi TikTok không cung cấp nhiều tùy chọn quảng cáo như các nền tảng khác, nhưng nó chắc chắn ảnh hưởng đến hành động và hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Báo cáo mới, bằng cách kết hợp với WARC và Publicis Groupe, TikTok phân tích cụ thể khái niệm ‘thương mại cộng đồng’ (community commerce), điều mà TikTok đang coi là trọng tâm của sức hút marketing của nền tảng.

Trước hết, TikTok phác thảo quy trình của ‘thương mại cộng đồng’:

TikTok chia sẻ insights mới về cách nền tảng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Theo giải thích của TikTok:

“Thương mại cộng đồng là khái niệm liên quan đến những nội dung mang tính giải trí và hấp dẫn cao, những thứ chỉ xảy ra với các thương hiệu nổi bật. Chính yếu tố tiếp thị truyền miệng (WOM) được định hướng bởi nhà sáng tạo đã giúp TikTok tận dụng nhiều cơ hội mới trong việc phát triển các nội dung mang tính xác thực cao.”

Nói cách khác, nội dung có thương hiệu của TikTok, được tạo ra song song với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và sau đó là cả cộng đồng trong ứng dụng, điều có thể giúp xây dựng những mối quan hệ bền chặt hơn và thiết lập thương hiệu của bạn như là một sản phẩm dễ mến đối với người dùng TikTok.

Sáng tạo vẫn là chìa khóa. Nhưng bằng cách kết hợp với những nhà sáng tạo trên TikTok, những người vốn có những hiểu biết đáng kể về nền tảng này, cách tiếp cận thương mại cộng đồng có thể mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.

TikTok chia sẻ insights mới về cách nền tảng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Như bạn có thể thấy ở trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 2.230 người tiêu dùng trên 11 thị trường để thu thập thêm thông tin chi tiết về vai trò của các nền tảng mạng xã hội hiện nay trong quá trình khám phá và mua sắm tương ứng.

Số liệu cho thấy rằng, các nền tảng mạng xã hội đang đóng một vai trò rất quan trọng trong quyết định mua hàng, chẳng hạn như đối với thị trường Indonesia, có đến 94% người dùng nói rằng họ từng mua ít nhất 1 sản phẩm sau khi xem sản phẩm được quảng cáo hoặc đánh giá trên các nền tảng mạng xã hội.

Tiếp đến, người tiêu dùng cũng ngày càng tỏ ra cởi mở hơn với việc mua hàng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội (như hình ảnh bên dưới).

Đó cũng là lý do tại sao các nền tảng khác như Facebook hay Instagram đều đang tìm nhiều cách hơn để cho phép người dùng mua hàng trực tiếp trong ứng dụng, và đặc biệt, khi đại dịch đang thúc đẩy nhiều hơn người tiêu dùng mua hàng trực tuyến, những tuỳ chọn này còn trở nên cấp thiết hơn.

Các hoạt động thương mại được thực hiện trong khi phát trực tiếp (Live-stream commerce) cũng đang được nhiều người dùng quan tâm hơn.

Điều này một lần nữa nhấn mạnh lý do tại sao nhiều nền tảng mạng xã hội đang tìm cách kết hợp nhiều hơn các tính năng thương mại điện tử và tùy chọn mua sắm khi đang phát trực tiếp (live-stream shopping).

Báo cáo cũng cung cấp nhiều insights cụ thể về các xu hướng mua sắm trên TikTok, bao gồm các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất trong ứng dụng theo các ngành khác nhau.

mạng xã hội ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Ngoài ra, nền tảng cũng xem xét những thay đổi về cách người dùng phản ứng với nhà sáng tạo và những gì mọi người muốn thấy từ video của những người có ảnh hưởng.

tiktok ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Bạn có thể tải đầy đủ báo cáo của TikTok tại: TikTok Community Commerce

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook đang thử nghiệm tuỳ chọn mới cho phép đăng chéo lên cả Facebook và Instagram

Sau khi cho phép người dùng đăng chéo trên Stories và Reels của Instagram. Giờ đây, Facebook đang tiếp tục thử nghiệm tuỳ chọn mới cho phép người dùng đăng chéo lên cả Facebook và Instagram.

Facebook đang thử nghiệm tuỳ chọn mới cho phép đăng chéo lên cả Facebook và Instagram

Đối với những ai đang hoạt động trên cả hai nền tảng, tính năng này có thể giúp họ tiết kiệm thời gian khi không cần phải tải lên hai lần trong hai ứng dụng khác nhau.

Tuỳ chọn mới cũng mang lại cho Facebook một cách khác để tạo ra nhiều nội dung hơn trên Instagram, điều sẽ góp phần giúp họ đảm bảo rằng Instagram vẫn là một nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến với người dùng trẻ tuổi trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Snapchat và TikTok.

Facebook cho biết hiện tùy chọn này đang được thử nghiệm trên toàn cầu với một nhóm nhỏ những người, nhà sáng tạo hoặc doanh nghiệp trên Instagram được chọn.

Nếu bạn là người được chọn, bạn sẽ thấy tính năng này trong trình soạn nội dung của Facebook như hình ảnh bên dưới. Bạn có thể chuyển đổi on hoặc off để quyết định liệu có đăng chéo nội dung của mình lên đồng thời cả hai nền tảng hay không.

Image Credits: Screenshot from the Facebook app on iOS

Khi chạm vào, bạn sẽ được đưa đến một màn hình mới, nơi bạn có thể chọn chia sẻ bài đăng trên Facebook cá nhân với tài khoản Instagram đã được kết nối của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn chọn nó làm cài đặt mặc định, bạn có thể truy cập vào “Trung tâm tài khoản” (Accounts Center) trong mục cài đặt để bật tùy chọn tự động chia sẻ tất cả các bài đăng trên Facebook của bạn lên Instagram, ngoài việc tự động chia sẻ Stories trên Facebook của bạn lên Stories trên Instagram.

Facebook cho biết người dùng sẽ có thể đăng chéo lên Instagram ảnh đơn, video đơn hoặc album gồm nhiều ảnh và tối đa là 10 tấm. Tất cả các định dạng khác đều không đủ điều kiện đăng chéo.

Liên quan đến việc tích hợp và đăng chéo, vào năm ngoái, Facebook tích hợp giao tiếp chéo giữa Messenger và Instagram, cho phép người dùng Instagram có thể trò chuyện với bạn bè đang sử dụng Facebook và ngược lại.

Nền tảng cũng đang nỗ lực thử nghiệm một cách mới cho phép người dùng Facebook có thể thực hiện cuộc gọi thoại và video ngay trên Facebook mà không cần phải chuyển sang ứng dụng Messenger.

Cách đây một tháng, người dùng đã có thể tương tác với đa nền tảng khi xem quảng cáo, có nghĩa là bạn có thể nhấp vào quảng cáo trên Instagram để trò chuyện với một doanh nghiệp trên WhatsApp hay Facebook chẳng hạn.

Về cơ bản, bằng cách tích hợp chặt chẽ hơn, Facebook có thể khiến người dùng trở nên khó khăn hơn trong việc thoát hoàn toàn ra khỏi nền tảng vì mối liên hệ chặt chẽ giữa các ứng dụng đang chạy trong cùng hệ sinh thái.

Facebook hiện không cho biết thử nghiệm sẽ diễn ra trong bao lâu và khi nào sẽ được triển khai rộng rãi cho người dùng trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok cập nhật tuỳ chọn mới cho Live Stream nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Theo đó, người phát trực tiếp giờ đây có thể ẩn các bình luận của người xem theo các tuỳ chọn thời gian khác nhau trong quá trình phát trực tiếp.

TikTok cập nhật tuỳ chọn mới cho Live Stream nhằm thúc đẩy thương mại điện tử
Source: TechinAsia

Như bạn có thể thấy trong hình chụp bên dưới, những người tổ chức các sự kiện phát trực tiếp giờ đây sẽ có thêm tùy chọn “đóng băng” những người xem cụ thể trong khoảng thời gian phát sóng – hoặc toàn bộ luồng phát, nếu họ chọn.

Theo giải thích của TikTok:

“Giờ đây, những người phát trực tiếp hoặc các đơn vị trợ giúp đáng tin cậy của họ có thể tạm thời chặn một số người xem không mong muốn trong vài giây hoặc vài phút hoặc trong suốt thời gian phát trực tiếp.

Nếu một tài khoản bị ẩn trong bất kỳ khoảng thời gian nào, toàn bộ lịch sử bình luận của người đó cũng sẽ bị xóa. Người phát trực tiếp có thể tắt phần bình luận hoặc hạn chế những bình luận có thể gây hại bằng cách sử dụng bộ lọc từ khóa.

Chúng tôi hy vọng những biện pháp kiểm soát mới này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người thường tổ chức các sự kiện phát trực tuyến cũng như khán giả của họ để có những buổi phát trực tiếp an toàn và thú vị hơn.”

Khả năng xóa tất cả các bình luận trước đây của người dùng là một bổ sung lớn của TikTok, điều có thể giúp những người phát trực tiếp quản lý các tương tác trong luồng phát và giảm bớt những phiền nhiễu không mong muốn tràn ngập trên các phần bình luận.

Liên quan đến việc phải chứng kiến những bình luận không mong muốn, từ lâu đây đã là một vấn nạn lớn của các nền tảng mạng xã hội nói chung. Twitter đã buộc phải cập nhật các quy tắc về tương tác khi phát trực tiếp vào năm 2018, sau khi nhiều cuộc điều tra khác nhau cho thấy rằng phụ nữ và người trẻ có xu hướng là tâm điểm của các nhận xét và bình luận xúc phạm trong các chương trình phát sóng của họ.

Và như đã lưu ý, khi TikTok muốn thúc đẩy các hoạt động thương mại phát trực tiếp, hợp tác thông qua các mối quan hệ đối tác với các thương hiệu lớn, nó cũng cần tạo ra một môi trường đủ an toàn cho thương hiệu và người tiêu dùng.

TikTok cũng đã thêm tùy chọn người kiểm duyệt các luồng trực tiếp mới từ tháng 7, để cung cấp thêm các tùy chọn kiểm soát liên quan đến các vấn đề này.

TikTok lưu ý rằng họ đã xóa hơn 81 triệu video trong giai đoạn thử nghiệm các tuỳ chọn kiểm soát nội dung, tương đương với chưa đến 1% tổng số các video được tải lên trên nền tảng, hiện có khoảng hơn 80 triệu video được tải lên TikTok mỗi ngày.

TikTok chia sẻ:

“Trong số những video đó, chúng tôi đã xác định và xóa 93,0% trong vòng 24 giờ sau khi được đăng và 94,1% trước khi người dùng báo cáo chúng. 87,5% nội dung bị xóa khi chưa có được lượt xem.”

TikTok cũng lưu ý rằng người dùng nên xem xét lại các bình luận có khả năng gây khó chịu cho người khác trên nền tảng nếu không muốn bị hạn chế tài khoản hoặc vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của họ.

Twitter và Instagram cũng đã triển khai những ý tưởng tương tự, các nền tảng này đang tìm đủ mọi cách để giúp giảm bớt sự tức giận hay thù hận thông qua các phần bình luận.

An toàn của người dùng là trọng tâm chính của TikTok, đặc biệt là khi nền tảng này chủ yếu thu hút các đối tượng trẻ tuổi (Gen Z), những nhóm người vốn nhạy cảm và có khả năng tổn thương cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Công ty mẹ của TikTok sắp ra mắt dịch vụ phát nhạc trực tuyến nhằm cạnh tranh với Spotify

Theo trang tin 36Kr và tờ independent, dịch vụ phát nhạc mới của ByteDance, công ty mẹ của TikTok có tên là Felio và hiện chỉ phát tại thị trường Trung Quốc.

Công ty mẹ của TikTok sắp ra mắt dịch vụ phát nhạc trực tuyến nhằm cạnh tranh với Spotify
Source: Yahoo

Felio theo đó sẽ được dẫn dắt bởi Ông Alex Zhu, Phó Chủ tịch phụ trách sản phẩm và chiến lược của ByteDance, công ty sở hữu TikTok.

Sự ra đời của Felio diễn ra chỉ một năm sau khi ByteDance ra mắt nền tảng phát nhạc trực tuyến ở Ấn Độ có tên là Resso. Sứ mệnh của Felio là cạnh tranh trực tiếp với gã khổng lồ phát trực tuyến Spotify.

Theo những báo cáo gần đây, mức độ phổ biến của TikTok liên tục đã tăng lên, người dùng xem video trên TikTok lâu hơn so với trên YouTube ở cả Vương quốc Anh và Mỹ.

YouTube vẫn giữ vị trí số 1 về tổng thời gian dành cho các ứng dụng, nhưng không phải trên mỗi người dùng. Bên cạnh đó, YouTube hiện có khoảng hơn 2 tỷ người dùng hàng tháng trong khi đó thì TikTok mới chạm mốc 1 tỷ cách đây không lâu.

Ông Jamie MacEwan từ đơn vị phân tích Enders Analysis, cho biết: “YouTube vẫn dẫn đầu so với TikTok về tổng thời gian sử dụng, kể cả ở thị trường Vương quốc Anh hay Mỹ.”

Tính đại chúng của YouTube có nghĩa là hiện YouTube đang có được sự đa dạng về nhân khẩu học…trong khi TikTok chỉ thu hút được các nhóm đối tượng trẻ tuổi.

TikTok hiện được xếp hạng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên toàn cầu kể từ năm 2020 và Felio sẽ được ra mắt trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Mức độ tin tưởng của người dùng với các “Big Tech” năm 2021

Sau một năm xảy ra đại dịch và với nhiều thay đổi trên các nền tảng, niềm tin của người tiêu dùng dành cho các công ty công nghệ hàng đầu toàn cầu đang được thể hiện như thế nào.

Source: The Washington Post

Trong một năm với nhiều sự cô lập, sợ hãi, bấp bênh và mơ hồ, ngành công nghệ đã cung cấp nhiều cách hơn để mọi người có thể giữ kết nối với nhau.

Nhiều người Mỹ nhận thức được sự phụ thuộc của họ vào các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Vậy thái độ của họ đối với các công ty này có thay đổi gì không?

Bắt đầu từ năm 2017, tờ The Verge đã tiến hành các cuộc khảo sát định kỳ nhằm đánh giá thái độ của người Mỹ đối với ngành công nghệ lớn; khảo sát gần đây nhất được xuất bản vào tháng 3 năm 2020, cũng trong thời điểm Covid-19 đang bùng phát.

Dưới đây là một số điểm đáng chú ý từ nghiên cứu:

  • 13% người được hỏi vốn đã quen thuộc với thương hiệu có các ý kiến ​​bất lợi về Amazon, so với mức chỉ 9% vào năm 2020.
  • Facebook và Twitter cũng chứng kiến hoàn cảnh tương tự – với 34% người được hỏi nói rằng họ không hài lòng về Facebook, so với mức 29% vào năm 2020 và 42% nói rằng họ không mấy thích Twitter, so với mức 39% vào năm 2020.
  • Nhiều người nói rằng Apple có những tác động tiêu cực đến xã hội nói chung, khoảng 9% số người được hỏi, những người vốn quen thuộc với thương hiệu đã đưa ra nhận định này, so với mức 5% vào năm 2020. Facebook và Twitter cũng có nhiều khả năng bị coi là có hại cho xã hội.
  • Trong số những người không sử dụng Facebook, 43% trong số họ đang tránh né nền tảng này vì họ không thích cách nó hoạt động – một bước nhảy vọt khá lớn so với mức chỉ 27% trong cuộc khảo sát trước đó.

Với TikTok, một trong những nền tảng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây: 31% những người vốn quen thuộc với thương hiệu này nói rằng nó có tác động tiêu cực đến xã hội.

Ngoài ra, TikTok là thương hiệu mà mọi người không tin tưởng nhất khi nói đến thông tin cá nhân, khoảng 64% người được hỏi nói rằng họ không tin tưởng vào TikTok.

Facebook và Instagram là những thương hiệu kém tin cậy xếp thứ hai và thứ ba khi nói đến thông tin cá nhân sau TikTok; trong cả hai trường hợp, đa số người được hỏi cho biết rằng họ cảm thấy các thương hiệu này không đáng tin cậy.

Vào năm 2021, 61% số người được hỏi nói rằng chính phủ nên chia tách các công ty công nghệ nếu chúng trở nên quá lớn; vào năm ngoái, con số này chỉ là 56%.

Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 8 năm 2021 với 1.200 người dùng ở nhiều nhóm người khác nhau trên toàn quốc của nước Mỹ.

Dưới đây là các số liệu chi tiết theo từng nền tảng.

facebook

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook ra mắt tính năng video dạng ngắn Reels cho người dùng Mỹ

Chỉ vài ngày sau khi TikTok thông báo rằng họ đã đạt được 1 tỷ người dùng tích cực, Facebook chính thức lần đầu ra mắt tính năng video dạng ngắn Reels trên Facebook cho tất cả người dùng ở Mỹ.

facebook ra mắt reels tại mỹ

Facebook đã thử nghiệm Reels trong ứng dụng chính của nó kể từ tháng 3, bắt đầu ở Ấn Độ, nơi TikTok trước đó đã bị cấm. Và giờ đây, nền tảng này đang mang tùy chọn đó đến hơn 250 triệu người dùng Facebook tại Mỹ.

Theo giải thích của Facebook:

“Reels trên Facebook có thể bao gồm nhạc, âm thanh, hiệu ứng và nhiều hơn thế nữa. Bạn có thể tìm thấy chúng trong Bảng tin (News Feed) hoặc trong các Nhóm (Group) hoặc khi xem một đoạn video trên Facebook, bạn có thể dễ dàng theo dõi các nhà sáng tạo trực tiếp từ video, thích và bình luận về video đó hoặc chia sẻ nó với bạn bè.”

Như bạn có thể thấy trong video ở trên, cùng với khả năng chia sẻ Reels của bạn lên Bảng tin của bạn, bạn cũng có thể đăng Reels của mình trực tiếp đến các nhóm mà bạn đang là thành viên.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ này, thông qua các Reels theo chủ đề, bạn có thể nhắc các thành viên trong nhóm để thực hiện các video tương tự, điều này có thể khơi dậy một xu hướng tương tác mới trong các Nhóm và thúc đẩy thêm tương tác trong cộng đồng.

Facebook biết rằng một phần sức hấp dẫn của TikTok là phạm vi tiếp cận (reach), tiềm năng của sự nổi tiếng trên internet và họ cũng muốn chỉ ra rằng Reels trên Facebook cũng có thể cung cấp điều tương tự:

“Reels có thể tiếp cận tất cả mọi người chứ không chỉ những người theo dõi hiện tại của bạn, điều này có thể giúp những người vốn ưa thích sự sáng tạo, hài hước và truyền cảm hứng có thể có được nhiều thành công hơn.

Mọi người có thể khám phá các câu chuyện dựa trên sở thích của họ và những gì phổ biến cả ở đầu Bảng tin cùng với mục Stories và Rooms trong phần Nguồn cấp tin tức mới.”

Facebook cũng đang công bố một chương trình tiền thưởng mới.

“Là một phần trong cam kết đầu tư hơn 1 tỷ USD cho các nhà sáng tạo đến năm 2022, chúng tôi cũng đang cung cấp chương trình tiền thưởng mới để giúp nhà sáng tạo kiếm tiền khi mọi người xem các câu chuyện trên Reels của họ.

Phần thưởng ‘Reels Play’ sẽ trả cho những nhà sáng tạo đủ điều kiện dựa trên hiệu suất của các câu chuyện của họ và sẽ có sẵn trên cả Facebook và Instagram.

Sau khi chứng kiến ​​nhiều nhà sáng tạo đón nhận phần thưởng từ Instagram Reels Summer, chúng tôi hy vọng phần thưởng mới này cũng sẽ cho phép nhiều nhà sáng tạo hơn kiếm tiền từ các nội dung của họ.”

Chương trình ‘Reels Play’ sẽ trả tiền thưởng cho những nhà sáng tạo đủ điều kiện trên Facebook có Reels nhận được ít nhất 1000 lượt xem trong khoảng thời gian 30 ngày trên Facebook.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu việc mở rộng Reels lên Facebook có khiến nền tảng này trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn và khiến nhiều người hơn không dành thời gian của họ trên TikTok nữa hay không?

Câu trả lời có thể là, sẽ rất khó cho Facebook.

Như bạn có thể thấy từ biểu đồ này, tốc độ tăng trưởng của TikTok là chưa từng có. Trong khi Facebook mất đến 8 năm để có được một tỷ người dùng tích cực đầu tiên thì với TikTok chỉ mất 4 năm, các ứng dụng video dạng ngắn như Vine phải dừng cuộc chơi, Twitter hay Snapchat cũng đang chững lại.

Đặc biệt, sức hấp dẫn của TikTok đối với phần đông khán giả trẻ tuổi (một điều đang được cho là ngược lại với Facebook khi người dùng Facebook lớn tuổi hơn) là yếu tố khác khiến Facebook không phải là một đối thủ thực sự của TikTok.

Ở bối cảnh hiện tại, TikTok sẽ tiếp tục trở thành một rào cản lớn hơn đối với Facebook trong những năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

TikTok chạm mốc 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)

TikTok vừa thông báo trong một bài đăng trên blog vào ngày 27/9 rằng nền tảng này chính thức đạt 1 tỷ người dùng sử dụng mỗi tháng.

TikTok chạm mốc 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)

Trong một bối cảnh khác của các nền tảng mạng xã hội, vào tháng 6, Facebook cho biết họ có 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù nếu xét về số liệu tổng quan, Facebook hiện gấp 3 lần TikTok, tuy nhiên, trong những thời gian trở lại đây, tốc độ phát triển của TikTok luôn đứng ở vị trí số 1.

Dữ liệu người dùng mới này cũng đánh dấu mức tăng 45% về số người dùng hoạt động hàng tháng kể từ tháng 7 năm 2020, khi TikTok chỉ có 689 triệu người dùng.

Thêm vào đó, vào tháng 7, theo số liệu từ công ty phân tích ứng dụng SensorTower, TikTok đã trở thành ứng dụng đầu tiên không thuộc sở hữu của Facebook đạt 3 tỷ lượt tải xuống toàn cầu.

Đứng trước sự thách thức của TikTok, cách đây không lâu, Instagram, thuộc sở hữu của Facebook cũng đã tuyên bố rằng nó không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh nữa.

Instagram hiện đang thúc đẩy rầm rộ Reels, tính năng video dạng ngắn tương tự như TikTok và thậm chí các diễn đàn thảo luận như Reddit cũng đang bị thu hút bởi những hứa hẹn của định dạng video dạng ngắn.

Instagram thậm chí còn khuyến cáo những nhà sáng tạo rằng nếu họ tái chế các video TikTok có gắn watermark (một hình thức đóng dấu mờ lên văn bản nhằm bảo vệ bản quyền, quyền tác giả) với các bài đăng trên Reels, thì những nội dung đó cũng sẽ ít được khám phá hơn.

TikTok cho biết các thị trường lớn nhất của họ là Mỹ, Châu Âu, Brazil và Đông Nam Á, mặc dù công ty mẹ ByteDance có trụ sở chính tại Trung Quốc.

Bệnh cạnh sự tăng trưởng, TikTok cũng đã phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng về chính sách trong những năm gần đây – cựu Tổng thống Mỹ, Donald Trump đã cố gắng chặn các giao dịch kinh doanh của Mỹ với TikTok và ở Ấn Độ, nơi có 1,36 tỷ dân, TikTok cũng đã bị cấm từ năm ngoái.

Gần đây nhất, vào tháng 8 vừa qua, công ty mẹ của TikTok, ByteDance đã xác nhận mua lại công ty phần cứng chuyên về công nghệ thực tế ảo (VR) Pico, cho thấy tiềm năng mở rộng sang VR của ứng dụng này trong tương lai.

Công nghệ AR và VR theo đó là một phần không thể thiếu của các nền tảng mạng xã hội. Và với Facebook, đích đến Metaverse cũng không nằm ngoài những công nghệ đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

TikTok phác thảo các cơ hội mới cho thương mại điện tử và tiềm năng của các thương hiệu

TikTok đang ngày càng tập trung vào thương mại điện tử, tạo điều kiện nhiều hơn cho các nhà quảng cáo, đồng thời cung cấp thêm tiềm năng kiếm tiền cho nhà sáng tạo thông qua mối quan hệ đối tác thương hiệu.

TikTok phác thảo các cơ hội mới cho thương mại điện tử và tiềm năng của các thương hiệu

Theo giải thích của TikTok:

“Hiện tượng ‘TikTok Made Me Buy It’ đã giúp nhiều sản phẩm đủ mọi thể loại bay khỏi các kệ hàng – từ quần áo, bánh sữa, các loại nước ép, sản phẩm tẩy rửa, đồ gia dụng đến mọi thứ khác.

TikTok nổi tiếng trong việc giúp các thương hiệu cất cánh và một số nhà bán lẻ thậm chí đã tạo ra các không gian #TikTokMadeMeBuyIt trong cửa hàng của họ, họ biết rằng người mua sắm đang tìm mua những thứ mà họ đã hấy trên ứng dụng TikTok.”

Để giúp các thương hiệu khai thác điều này, TikTok đã chia sẻ một số insight và mẹo mới để giúp những người làm marketing tăng cường nỗ lực marketing các sản phẩm hay dịch vụ của họ trong ứng dụng.

Trước hết, TikTok lưu ý rằng nền tảng của nó mang lại nhiều cơ hội mới cho các nhà tiếp thị về việc tối đa hóa sự tương tác với các sản phẩm của họ thông qua yếu tố giải trí.

“Mọi người ít hài lòng hơn nếu họ phải nhận nhiều quảng cáo trên môi trường trực tuyến.

Họ đang tìm kiếm những trải nghiệm quảng cáo thực sự thú vị, đặc biệt là khi nói đến các hoạt động marketing cho các doanh nghiệp thương mại; khoảng 1/3 số người muốn các hoạt động thương mại từ các thương hiệu trở nên thú vị hơn.”

Đó là điều mà TikTok hiện đang làm tốt nhất, cung cấp các video ngắn, đậm chất giải trí, giúp mọi người xem liên tục cập nhật nguồn cấp dữ liệu của họ.

TikTok cũng lưu ý rằng một lợi thế quan trọng khác mà nền tảng của họ đang có đó là thuật toán và trang ‘For You’ – một nơi siêu liên quan dành cho người dùng.

“Trong khi các nguồn cấp nội dung khác được xây dựng dựa trên việc theo dõi người dùng, thì trang For You được xây dựng dựa trên các video mà người dùng (khác) đang thích, chia sẻ và xem nhiều lần.

Vì vậy, nếu trang For You của ai đó hiển thị cho họ một video nói về các sản phẩm trang điểm hoặc đồ gia dụng, thì rất có thể người dùng đó rất quan tâm đến việc làm đẹp, thiết kế nội thất hoặc những thứ liên quan.”

Đây là điểm mấu chốt của TikTok, nền tảng xoay quanh nội dung nhiều hơn là nhà sáng tạo hoặc tài khoản cá nhân.

Thuật toán của TikTok cũng rất tốt trong việc phát hiện những gì bạn thích và hiển thị cho bạn nhiều hơn về nó, bên cạnh đó, định dạng trình bày toàn màn hình cũng cung cấp cho người dùng những cách tốt hơn để tương tác với các video mà họ thích.

TikTok cũng lưu ý rằng thương mại cộng đồng (Community Commerce) tạo điều kiện cho việc khám phá bằng cách khuyến khích các nhóm đối tượng mục tiêu tạo ra những nội dung giải trí, những thứ vốn trái ngược với những gì mà các thương hiệu thường chia sẻ.

“Nội dung đó sau đó được chia sẻ và tận hưởng bởi các cộng đồng đáng tin cậy của những nhà sáng tạo liên quan. Về bản chất, đó là việc số hóa hoạt động tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth marketing), cho phép các thương hiệu hình thành các kết nối thực sự với mọi người theo cách nâng cao mức độ nhận thức, sự ưa thích và bán hàng.”

Cuối cùng, TikTok cũng lưu ý rằng các công cụ thương mại điện tử (eCommerce) đang phát triển của nó cho phép người dùng đi từ giai đoạn khám phá sang hành động chỉ trong tích tắc”

“Họ nghe về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong các video trên trang For You, sau đó tương tác với nội dung đó và cuối cùng là truy cập vào website của thương hiệu để tìm hiểu thêm hoặc mua hàng.

Tất cả những điều này diễn ra trong chính ứng dụng TikTok và nó diễn ra mượt mà đến mức người dùng có thể quay lại nguồn cấp dữ liệu của họ ngay sau khi hoàn tất quá trình tìm hiểu, sau đó họ có thể tiếp tục bắt đầu lại quá trình.”

TikTok lưu ý thêm rằng, nhà quảng cáo nên thử nghiệm nhiều lần với TikTok và xem những gì thực sự mang lại hiệu quả với họ, đặc biệt là thông qua mối quan hệ đối tác với người có ảnh hưởng hoặc các chuyên gia trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Xu hướng sử dụng Social Media trong 10 năm qua được diễn ra như thế nào

Nếu bạn muốn hiểu và tối đa hóa nỗ lực của thương hiệu trong không gian tiếp thị truyền thông mạng xã hội, bạn nên có một cái nhìn rộng hơn về xu hướng tiêu dùng và xem xét cách mọi người đang tìm cách sử dụng các ứng dụng để kết nối, theo nhiều cách khác nhau.

Xu hướng sử dụng Social Media

Bằng cách hiểu các xu hướng này, bạn có thể có những ý tưởng rõ ràng hơn về những gì mọi người muốn thấy từ thương hiệu của bạn – nền tảng phân tích ứng dụng App Annie hiện đã cung cấp những thứ mà bạn đang cần.

Báo cáo “Sự phát triển của các ứng dụng xã hội” (Evolution of Social Apps) của App Annie xem xét các xu hướng sử dụng mạng xã hội đã phát triển trong một thập kỷ qua, nêu bật sự gia tăng của tính năng phát trực tiếp, sự tập trung ngày càng cao vào thương mại xã hội (social commerce), sự phát triển của TikTok hay Snapchat và nhiều hơn thế nữa.

Báo cáo là cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng đối với những ai muốn thấu hiểu những sự thay đổi quan trọng và điều gì đang thúc đẩy những bản cập nhật mới nhất của các nền tảng. Bạn có thể tải xuống bản đầy đủ ở cuối bài viết, tuy nhiên trong phạm vi của bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những nội dung quan trọng nhất.

Có lẽ điểm nhấn lớn nhất của báo cáo này là sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng trong các ứng dụng xã hội, với mức chi tiêu tích lũy (cumulative spend) hiện đã ở mức 3,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 – tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ ở trên, sự thích nghi rộng rãi hơn các ứng dụng mạng xã hội ở các thị trường châu Á – đặc biệt là Ấn Độ – đã đẩy chi tiêu trong ứng dụng lên một mức cao mới, App Annie dự đoán rằng chi tiêu trong ứng dụng sẽ đạt mức 6,78 tỷ USD trong năm nay.

Con số đó dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 29%, App Annie dự báo mức ​​chi tiêu cho các ứng dụng xã hội đạt khoảng 78 tỷ USD vào năm 2025.

Nếu bạn đang tự hỏi tại sao mọi ứng dụng như TikTok hay Facebook đều đang tìm cách tận dụng tính năng thương mại, thì đây chính là lý do.

Dữ liệu đã chỉ ra các cơ hội đáng kể cho những nền tảng có khả năng mở rộng để kết nối các hành vi mua sắm trực tuyến, vừa tạo ra những tiềm năng doanh thu mới cho các nền tảng vừa là cơ hội được khám phá cho các thương hiệu.

Nếu bạn chưa cân nhắc việc đưa các danh mục sản phẩm của mình vào Facebook hoặc Instagram Shops hoặc bạn không theo dõi các kế hoạch phát triển eCommerce của TikTok, thì có thể đã đến lúc bạn cần thay đổi.

Báo cáo cũng xem xét chính xác cách người dùng đang tìm cách chi tiêu trong các ứng dụng xã hội, trong đó những nội dung được phát trực tiếp từ các nhà sáng tạo là một trong những động lực mạnh mẽ nhất.

Sự tăng trưởng về thời gian sử dụng trong Top 5 ứng dụng mạng xã hội toàn cầu, ngoài Trung Quốc.

Theo báo cáo:

“Tổng thời gian sử dụng dành cho 5 ứng dụng xã hội hàng đầu vốn đang tập trung vào việc phát trực tiếp dự kiến ​​sẽ vượt qua con số nửa nghìn tỷ giờ chỉ riêng trên thiết bị Android, bên ngoài Trung Quốc vào năm 2021, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng hàng năm trong 3 năm là 25% so với mức 15% của các ứng dụng tập trung vào video, hình ảnh và trò chuyện.”

Giờ đây, có vẻ như tính năng phát trực tiếp đang dành được những sức hút lớn nhất của người dùng trên toàn cầu.

Tất nhiên, điều này một phần đã được đẩy mạnh nhờ đại dịch, khi mà việc phát trực tiếp thường là cách giao tiếp thay thế tốt nhất trong các khoảng thời gian bị đóng cửa.

Theo nhiều sự báo khác nhau, có vẻ như xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì, ngay cả khi chúng ta chuyển sang một môi trường mới hậu COVID.

Người dùng không chỉ xem các luồng phát trực tiếp (live-streaming), họ còn dành nhiều thời gian cho các chương trình phát sóng:

“Các ứng dụng xã hội cung cấp tính năng phát trực tiếp như một tính năng nổi bật chiếm 3 USD trong mỗi 4 USD chi tiêu trong Top 25 ứng dụng xã hội hàng đầu trong nửa đầu năm 2021.”

Một nhân tố lớn khác của sự tăng trưởng này là “tặng quà” ảo, đặc biệt là với các nhà sáng tạo nội dung ở châu Á, họ có thể tạo ra số tiền khá lớn từ việc được quà tặng ảo trong luồng. Về cơ bản, những người hâm mộ đóng vai trò là người quyên góp cho họ.

Facebook, YouTube và TikTok cũng đều đang nỗ lực không ngừng để phát triển các tính năng phát trực tuyến của họ. Tính năng có thể cung cấp các kết nối một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất.

Facebook hiện đang thử nghiệm tính năng mua sắm trực tiếp khi đang phát trực tuyến trong ứng dụng chính của mình và trên Instagram, trong khi TikTok cũng đã phát triển một loạt các hợp tác mua sắm khi đang phát trực truyến với các thương hiệu lớn như Walmart và các ngôi sao khác trên nền tảng.

Báo cáo cũng xem xét sự tăng trưởng của TikTok, theo dữ liệu của App Annie, TikTok hiện đã vượt qua YouTube ở cả thị trường Mỹ và Vương quốc Anh về thời gian xem trung bình hàng tháng dành cho mỗi người dùng trong ứng dụng.

Mặc dù, sự phát triển của TikTok đang làm nhiều ứng dụng khác phải lo sợ, tuy nhiên, rủi ro chính đối với TikTok hiện vẫn là khả năng kiếm tiền hiệu quả, khi các video dạng ngắn cung cấp ít tiềm năng hơn cho quảng cáo và do đó, tiềm năng doanh thu cho các nhà sáng tạo trên nền tảng cũng không mấy khả quan.

Theo nghĩa này, YouTube và Facebook hiện có thể mang lại những cơ hội doanh thu tốt hơn, nhưng TikTok vẫn đang nỗ lực để thiết lập các mối liên kết trực tiếp hơn giữa các thương hiệu và nhà sáng tạo, đồng thời thử nghiệm với các video dạng dài hơn để tạo điều kiện nhiều hơn cho tiềm năng quảng cáo của mình.

Tuy nhiên, dù bằng cách nào, từ quan điểm sử dụng và mức tăng trưởng nói chung, TikTok rõ ràng vẫn đang là một nền tảng giành được nhiều ưu thế trên không gian mạng xã hội.

Nhìn vào biểu đồ trên, mặc dù tổng số lượt tải xuống tích luỹ của TikTok thấp hơn các ứng dụng khác của Facebook, nhưng nếu xét về số lượt tải xuống hàng thàng trong những năm gần đây thì không ứng dụng nào vượt qua được TikTok.

Sự thống trị của Facebook là hoàn toàn rõ ràng, nhưng sự trỗi dậy của TikTok, sự sụp đổ của Twitter và sự hồi sinh của Snapchat là những điều rất thú vị.

Theo dữ liệu của App Annie, lượt tải xuống của Snapchat ở nước ngoài đã tăng 45% trong 12 tháng qua, so với 2 năm trước.

Một phần có thể là do Ấn Độ, nơi Snapchat đã tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi tung ra phiên bản Android vào năm 2019. Đầu năm nay, Snapchat báo cáo rằng họ đã chứng kiến mức tăng trưởng 150% về người dùng tích cực tại thị trường Ấn Độ.

Thương mại trực tuyến, mua sắm trong ứng dụng và các hoạt động bổ sung khác thực sự đang nhắm vào thị trường châu Á, nơi mà những tiềm năng phát triển của các ứng dụng mạng xã hội luôn lớn hơn nhiều so với các khu vực khác ở phương Tây.

Do đó, nếu bạn đang thực sự muốn đánh giá xem các ứng dụng xã hội đang đi đâu và về đầu và những gì các nền tảng này sẽ tập trung vào trong tương lai, bạn có thể nên xem xét các xu hướng áp dụng ở châu Á hoặc xem xét điều gì đang được thu hút ở Trung Quốc.

Bạn có thể tải xuống báo cáo chi tiết của App Annie tại: Evolution of Social Media

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

TikTok vượt YouTube về thời gian xem trung bình tại thị trường Mỹ

Theo một báo cáo mới nhất từ App Annie. Người dùng TikTok hiện đang dành nhiều thời gian hơn mỗi tháng để xem nội dung so với người dùng YouTube.

TikTok vượt mặt YouTube về thời gian xem trung bình tại thị trường Mỹ

Tại Mỹ, ứng dụng của ByteDance lần đầu tiên vượt qua YouTube vào tháng 8 năm ngoái và tính đến tháng 6 năm 2021, người dùng TikTok đã xem hơn 24 giờ nội dung mỗi tháng, so với 22 giờ 40 phút trên nền tảng YouTube của Google.

Ở Anh, sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn: TikTok đã vượt qua YouTube vào tháng 5 năm ngoái và người dùng ở thị trường này hiện đã xem gần 26 giờ nội dung mỗi tháng, so với khoảng 16 giờ trên YouTube.

Các số liệu chỉ bao gồm lượng người xem trên các điện thoại chạy hệ điều hành Android, do đó có thể không đại diện cho toàn bộ người dùng trên thiết bị di động.

Tuy nhiên, những con số này cho thấy mức độ tăng trưởng siêu tốc của TikTok chỉ trong một vài năm ngắn ngủi.

Đó là chưa kể đến thực tế là trong phần lớn năm 2020, TikTok liên tiếp phải đối mặt với các mối đe dọa, trong đó có mối đe doạ bị cấm tại trị trường Mỹ, tổng thống Biden đã chính thức thu hồi lệnh này của tổng thống Donald Trump vào đầu năm nay.

Theo ghi nhận của BBC News, YouTube vẫn dẫn đầu về thời gian sử dụng tổng thể vì ứng dụng này có đến 2 tỷ người dùng so với khoảng 700 triệu của TikTok.

Một lần nữa, ngoại trừ người dùng Android và người dùng ứng dụng Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok) ở Trung Quốc, YouTube vẫn đứng đầu về thời gian sử dụng trong số các “Ứng dụng mạng xã hội và giải trí” tính đến nửa đầu năm nay, với TikTok ở vị trí thứ năm đứng sau cả ba ứng dụng của Facebook là Facebook, WhatsApp và Instagram.

Cũng theo App Annie, người dùng cũng chi tiêu nhiều tiền hơn trên YouTube so với TikTok trên cả iOS và Android trên toàn thế giới.

Nếu bạn tò mò muốn biết chính xác làm thế nào mà TikTok có thể đạt được thành công nhanh như vậy, App Annie cho rằng “Video ngắn, nội dung chân thực và phát trực tiếp” là những chìa khoá cho thành công đó.

Và đó cũng là lý do tại sao YouTube không ngừng cố gắng cải thiện định dạng video ngắn YouTube Shorts của mình nhằm cạnh tranh với TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | Theo The Verge

TikTok mở cổng tích hợp nhà sáng tạo Creator Marketplace API cho Influential

TikTok đang mở cổng kết nối thị trường nhà sáng tạo “Creator Marketplace API” mới cho các công ty tiếp thị người có ảnh hưởng.

TikTok mở Creator Marketplace để mở rộng sức ảnh hưởng
Văn phòng của TikTok tại Culver City.

Trong số các đối tác đầu tiên, sẽ có Influential, một công ty có văn phòng tại Beverly Hills, New York và trụ sở chính ở Las Vegas.

API (cổng tích hợp) mới cung cấp cho các đối tác của TikTok như Influential quyền truy cập tới các xu hướng đang tăng trưởng và thông tin nhân khẩu học của các đối tượng từ dữ liệu của bên thứ nhất (first-party audience).

Từ những điểm dữ liệu quý giá này – các thương hiệu và agency có thể xác định nhà sáng tạo cho phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo của họ.

Hiện các điều khoản về tài chính của TikTok và các bên vẫn chưa được tiết lộ.

Ông Ryan Detert, giám đốc điều hành của Influential, cho biết:

“TikTok rõ ràng đang là đối tượng và nền tảng được săn đón nhiều nhất để tích hợp thương hiệu và chúng tôi tại Influential rất vui mừng khi được hợp lực để thúc đẩy sự tương tác, sự an toàn của thương hiệu và kết quả kinh doanh.”

Influential hiện có mạng lưới với hơn 3 triệu người có ảnh hưởng (influencer) và làm việc với các thương hiệu lớn bao gồm McDonald’s, General Mills Inc., DoorDash Inc. và Ford Motor Co.. Công ty này sử dụng công nghệ được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) để tìm kiếm các nhà sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công ty cho biết thêm:

“Tích hợp Creator Marketplace API giúp cung cấp những insights sâu hơn về nhà sáng tạo cả trước và sau chiến dịch để các đối tác như McDonald’s có thể chọn ra những đại sứ thương hiệu hoàn hảo nhất của họ, những người có thể giúp thương hiệu thúc đẩy lượt xem video, mức độ tương tác, lưu lượng truy cập và nhiều hơn thế nữa.”

TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hiện nền tảng này có gần 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên toàn cầu.

Theo dữ liệu nghiên cứu từ Influencer Marketing Hub, người dùng TikTok có tỷ lệ tương tác trung bình trên các bài đăng của họ là 18%, so với mức khoảng 4% trên Instagram.

Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer Marketing) là một ngành công nghiệp đang phát triển bùng nổ. Ngành công nghiệp này có giá trị 9,7 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 13,8 tỷ USD vào năm 2021.

Bà Melissa Yang, trưởng bộ phận quan hệ đối tác tại TikTok cho biết:

“Nhà sáng tạo là mạch máu của nền tảng của chúng tôi và chúng tôi không ngừng nghĩ ra những cách mới để giúp họ dễ dàng kết nối và cộng tác với các thương hiệu.

Chúng tôi rất vui mừng khi được tích hợp với một nhóm các đối tác tin cậy ưu tú để giúp các thương hiệu khám phá và đa dạng hoá nhiều hơn các nhà sáng tạo nội dung (content creator), những người có thể chia sẻ thông điệp của họ một cách chân thực nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo LABJ

TikTok chia sẻ những insights mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng

Nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa những người làm marketing, gần đây nhất, TikTok đã chia sẻ những thông tin mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng và cách nền tảng của họ đã làm ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm đối tượng.

Nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa những người làm marketing, gần đây nhất, TikTok đã chia sẻ những thông tin mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng và cách nền tảng của họ đã làm ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm đối tượng.
TikTok chia sẻ những insights mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng

Bạn có coi những khoảng thời gian bạn dành cho TikTok là “những khoảng thời gian được sử dụng một cách có ý nghĩa” không?

Đó cụ thể là điều cốt lõi về những gì TikTok muốn tìm hiểu thông qua một cuộc khảo sát mới được thực hiện gần đây với sự hợp tác của Kantar trong số hơn 7.000 người dùng TikTok toàn cầu.

Kết quả cho thấy rằng người dùng TikTok đang ngày càng nhận được nhiều sự hứng khởi và kết nối từ ứng dụng.

Theo giải thích của TikTok:

“Người dùng đến với TikTok vì cộng đồng, họ ở lại để sáng tạo và chia sẻ những cảm giác hạnh phúc và tràn đầy cảm hứng. Mọi người yêu thích những trải nghiệm tích cực mà nền tảng của chúng tôi cung cấp, vì vậy họ luôn muốn lướt lâu hơn và tìm hiểu sâu hơn.”

Dưới đây là một số Insight báo cáo:

  • Người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trên TikTok và ít thời gian hơn cho các tùy chọn giải trí khác, như xem TV, nghe podcast, phát video trực tuyến hoặc đọc.
  • Các thuật toán của TikTok luôn giúp các đối tượng mục tiêu tương tác với nhau nhiều hơn và tìm kiếm nhiều niềm vui hơn, với tỷ lệ quan tâm luôn cao hơn so với các nền tảng video khác.
  • TikTok thúc giục mọi người hành động. Người dùng có thể tìm thấy những luồng giải trí liên tục, giải phóng sức sáng tạo và nguồn cảm hứng bất tận vốn được điều chỉnh chỉ dành riêng cho họ. Đó là một trải nghiệm tích cực mà mọi người rất muốn tham gia và hành động – và đối với các thương hiệu, lượng người chủ động của TikTok có thể có những sức ảnh hưởng rất lớn.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo thêm.

Mọi người đang sử dụng TikTok như thế nào.

  • 35% người dùng TikTok cho biết họ đã xem TV và các nội dung video khác ít hơn kể từ khi họ bắt đầu sử dụng TikTok.
  • 45% người dùng TikTok nói rằng họ sử dụng ít thời gian hơn trên các ứng dụng hẹn hò kể từ khi sử dụng TikTok.
  • 46% người dùng mạng xã hội TikTok tương tác với các nội dung của TikTok mà không có bất cứ một sự mất tập trung nào.

Người dùng thường làm gì trên TikTok.

  • 59% người dùng sử dụng TikTok để tìm hiểu về những sự kiện và xu hướng mới nổi.
  • 60% dùng TikTok để học các công thức nấu ăn mới hoặc những dự án cá nhân khác.
  • 69% người dùng dùng TikTok để theo dõi những nhà sáng tạo nội dung.
  • Và 71% dùng TikTok để xem video.

Nghiên cứu của Kantar cũng phát hiện ra rằng khi mọi người xem TikTok cùng với bạn bè và gia đình của họ, họ sẽ:

  • 67% chia sẻ video.
  • 66% tham dự các thử thách hashtag.
  • 61% gửi tin nhắn đến bạn bè.
  • 57% học những vũ điệu mới.
  • 55% xây dựng những video gốc.

TikTok ảnh hưởng đến hành vi của mọi người như thế nào.

Sử dụng thời gian một cách hiệu quả sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng điều này có ý nghĩa gì đối với các thương hiệu?

Nghiên cứu của Kantar cũng xem xét mối liên hệ giữa thời gian dành cho TikTok với cảm xúc của người tiêu dùng và thậm chí điều quan trọng hơn là hành động.

TikTok là một công cụ giúp thúc đẩy tâm trạng.

Mọi người chuyển sang sử dụng TikTok để cảm thấy hạnh phúc hơn và thoát khỏi thế giới thực tại với các video giải trí và đầy sức cảm hứng.

Ba cảm giác tích cực hàng đầu gắn liền với TikTok là hạnh phúc, vui vẻ và sáng tạo. Và bởi vì mọi người đang tận hưởng thời gian của họ trên nền tảng, họ muốn dành nhiều thời gian hơn nữa trên TikTok trong tương lai.

TikTok thúc giục mọi người hành động.

Người dùng đang tìm thấy những luồng giải trí liên tục, giải phóng sức sáng tạo và nguồn cảm hứng bất tận dành riêng cho họ từ TikTok.

Đó là một trải nghiệm tích cực hàng đầu mà mọi người ưu tiên tương tác và hành động – và đối với các thương hiệu, lượng người dùng chủ động của TikTok có thể có những sức ảnh hưởng rất lớn.

  • 81% người dùng TikTok nói rằng họ có kế hoạch sử dụng cùng hoặc nhiều thời gian hơn nữa trên TikTok.
  • 92% người dùng nói rằng sau khi xem một video trên TikTok, họ sẽ có các hành động như “thích”, “bình luận”, “chia sẻ”. “theo dõi thương hiệu” hoặc “mua hàng”.
  • 25% người dùng nói rằng họ sẽ mua hoặc nghiên cứu một sản phẩm sau khi xem video liên quan trên TikTok.

Gen Z là thế hệ năng động nhất trên nền tảng.

Không có thế hệ nào tương tác với TikTok nhiều hơn Thế hệ Z. Và ở một số thị trường, như Mỹ, Canada và Châu Âu — Gen Z đang thúc đẩy lượt mua hàng ngoài ứng dụng nhiều nhất trên TikTok. TikTok là một sự kết nối hoàn hảo giữa thế hệ đầy sự năng động và sáng tạo này với các thương hiệu đang muốn phục vụ họ.

  • 41% Gen Z nói rằng họ nghe ít podcast hơn sau khi giam gia TịkTok.
  • 33% Gen Z cho biết họ xem TV ít hơn so với TikTok.
  • 25% Gen Z sẽ mua một sản phẩm sau khi xem quảng cáo trên TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

6 nguyên lý để xây dựng sự nhanh nhạy trong chiến lược của các doanh nghiệp (P1)

Sự nhanh nhạy trong chiến lược là khả năng cải thiện hiệu suất – không chỉ tồn tại mà còn phải phát triển trong các bối cảnh bị gián đoạn.

6 nguyên lý để xây dựng sự nhanh nhạy trong chiến lược của các doanh nghiệp

Vào đầu năm 2020, Airbnb đã hướng đến một năm đầy hy vọng – lượng đặt phòng đã tăng, kế hoạch mở rộng đã được sẵn sàng và một đợt IPO cũng đã được thiết lập.

Sau đó, Covid ập đến và hơn 1 tỷ USD tiền đặt phòng biến mất, các kế hoạch mở rộng bị hoãn lại và một phần tư lực lượng lao động bị cắt giảm.

Tuy nhiên, đến cuối năm, lượng doanh thu đã phục hồi và công ty đã hoàn tất một trong những đợt IPO công nghệ thành công nhất trong lịch sử.

California Pizza Kitchen (CPK) nổi tiếng với những dịch vụ sáng tạo và đổi mới.

Đây là một trong những chuỗi cửa hàng pizza đầu tiên cung cấp vỏ bánh không chứa gluten (một loại protein), pizza “mang đi và nướng” tại nhà và các cuộc thi đổi mới khác dành cho các đầu bếp của mình.

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, công ty này đã nhanh chóng chuyển sang cung cấp dịch vụ giao nhận hàng bên lề đường (curb-side delivery) và nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến của mình.

Tuy nhiên, bất chấp những danh tiếng bấy lâu về sự đổi mới và tư duy cầu tiến, công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 7 năm 2020.

Tại sao một doanh nghiệp thì có thể phát triển rất mạnh trong khi những doanh nghiệp khác thì lúng túng và rối bời.

Các nhà nghiên cứu từ trường kinh doanh IMD đã xác định có 03 cách khác biệt để các doanh nghiệp thành công làm được điều này.

Thứ nhất, họ đủ nhanh nhẹn để tránh những tác động tồi tệ nhất; thứ hai, khi khó khăn ập đến họ có đủ sức mạnh để hấp thụ nhiều ‘nỗi đau’ nhất; và thứ ba, họ đủ kiên cường để tăng tốc về phía trước nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu gọi sự kết hợp của các khả năng này là “Bộ ba của sự nhanh nhạy trong chiến lược.”

Ngay sau khi nhận ra rằng Covid-19 sẽ là một đòn đánh giáng mạnh vào ngành du lịch, Airbnb đã thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu và tránh sự ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của mình.

Nó thực hiện các quy trình khử khuẩn nghiêm ngặt cho các tài sản của mình và thêm một đêm ở miễn phí bắt buộc giữa các đợt lưu trú để có thêm thời gian dọn dẹp.

Nó cũng nới lỏng các chính sách hủy đặt phòng của khách hàng và áp dụng các biện pháp để bù đắp các khoản doanh thu bị mất cho chủ nhà.

Tất nhiên, dù bằng cách nào, công ty cũng không thể tránh hoàn toàn những ảnh hưởng của đại dịch, vì vậy họ đã tiếp tục huy động vốn để tăng cường khả năng của mình.

Bên cạnh đó, công ty đã bắt đầu tăng tốc vào các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, chẳng hạn như du lịch trong nước và lưu trú tại các địa điểm nông thôn.

Ngược lại, California Pizza Kitchen đã không thể chuyển đổi đủ nhanh hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng của mình sang giao hàng sau khi các lệnh đóng cửa được ban hành, và do đó, họ không thể tránh khỏi sự sụt giảm của doanh thu trực tiếp.

Hơn nữa, nhiều năm quản trị yếu kém đã khiến công ty này phải gánh một khoản nợ lớn, điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn bổ sung để trang trải chi phí. Các địa điểm thì đóng cửa hoặc hoạt động với công suất hạn chế, lượng tiền mặt bắt đầu cạn kiệt.

Công ty được bảo hộ phá sản vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, sau một vài tháng tái cấu trúc, nó lại xuất hiện vào tháng 11 năm 2020, công ty hầu hết thuộc sở hữu của các chủ nợ, những người đã hoán đổi các khoản vay của họ thành vốn chủ sở hữu.

06 nguyên lý đằng sau “Bộ ba của sự nhanh nhạy trong chiến lược.”

Các nguyên lý này không phải là các định nghĩa, quy tắc, luật lệ, công cụ hoặc khuôn khổ, mà là các hướng dẫn để giúp các tổ chức tận dụng sự gián đoạn như một cách chủ động để tận dụng các cơ hội cho họ.

Nguyên lý 1: Ưu tiên tốc độ hơn là sự hoàn hảo.

Cơ hội thường đến và đi một cách nhanh chóng trong các thời kỳ khủng hoảng, vì vậy các tổ chức cần sẵn sàng và hành động nhanh chóng, ngay cả khi họ hy sinh yếu tố chất lượng và khả năng dự đoán trong tương lai.

Trong suốt nhiều ngày của Tết Nguyên Đán, các rạp chiếu phim thường chật kín các gia đình. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2020, do sự lan rộng của Covid-19, hầu hết các rạp đều trống không và nhiều rạp đã phải đóng cửa.

Tập đoàn truyền thông Huanxi (Huanxi Media Group) đã lỗ hàng triệu USD cho bộ phim có chủ đề của năm mới Lost in Russia.

Trong khi hầu hết các công ty cùng ngành của nó quyết định hoãn phát hành, Huanxi đã tiếp cận Bytedance, công ty Trung Quốc hiện đang sở hữu ứng dụng TikTok.

Mặc dù Bytedance không phải là một đối tác phân phối thực sự, vì nền tảng này chủ yếu phát trực tuyến các nội dung video dạng ngắn, do người dùng tạo ra. Chỉ trong hai ngày, Lost in Russia đã đạt được 600 triệu lượt xem trên các nền tảng của Bytedance.

Bộ phim không chỉ thu hút được lượng người theo dõi khổng lồ, mà còn dẫn đến một làn sóng mạnh mẽ từ các công dân Trung Quốc, những người đang cảm thấy cô độc vì không thể rời khỏi nhà của họ trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát.

Ngược lại, bằng cách chờ đợi, các hãng phim khác đã bỏ lỡ những cơ hội lớn để xây dựng thị phần và tận dụng cơ hội hiếm có này.

Nguyên lý 2: Ưu tiên tính linh hoạt hơn là lập kế hoạch định sẵn.

Trong các trường chuyên dạy về kinh doanh, chiến lược được xem là một loạt các sự lựa chọn xung quanh việc nên làm gì, làm ở đâu và làm như thế nào.

Những lựa chọn này thường được xây dựng thành các kế hoạch hành động mang tính chiến lược và được phê duyệt trong khoảng thời gian vài tháng, và sau đó nó được thực hiện trong khoảng từ ba đến năm năm.

Tuy nhiên, trong những cuộc khủng hoảng, một kế hoạch chiến lược định sẵn có thể dễ dàng trở thành một chiếc neo làm trì hoãn doanh nghiệp, buộc họ cứ mãi loay hoay với những thứ vốn không còn liên quan đến thị trường.

Đối mặt với sự sụt giảm doanh thu chưa từng có trong đại dịch, hãng hàng không Qantas đã từ bỏ kế hoạch chiến lược 5 năm của mình và ‘mượn lại’ ý tưởng cũ từ những năm 1980 là cung cấp “các chuyến bay du ngoạn”.

Những chuyến bay du ngoạn này bao gồm các chuyến thăm quan đến một số điểm du lịch chính của Úc, chẳng hạn như Great Barrier Reef và Uluhu.

Toàn bộ số lượng chỗ ngồi của chuyến bay đã được bán hết trong 10 phút và đây trở thành một trong những chương trình khuyến mãi bán nhanh nhất trong lịch sử của Qantas.

Qantas không chỉ nhanh chóng chuyển đổi chiến lược mà còn linh hoạt trong cả cách thức vận hành của mình.

Nguyên lý 3: Ưu tiên sự đa dạng hóa và thà “giảm hiệu quả” còn hơn là chọn “tối ưu hóa”.

Nhiều tổ chức đã phải vật lộn để chống lại sức ảnh hưởng của Covid-19 và một số đã thất bại – họ thất bại không phải vì họ không nhanh nhẹn hay đổi mới, mà bởi vì họ đã bị đốn ngã bởi một cú đánh kinh hoàng.

Trong nhiều trường hợp, gốc rễ của vấn đề này là do họ thiếu sự đa dạng hóa hoặc quá chú trọng vào yếu tố hiệu quả và tối ưu hóa.

Các nguyên lý của sự đa dạng hóa đã không còn được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Trong khi điều này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được những hàng rào mạnh mẽ nhằm chống lại sức ảnh hưởng của các cú sốc chẳng hạn như đại dịch.

Trong thời kỳ đại dịch, khi doanh số bán hàng của các nhãn hiệu chăm sóc cá nhân (personal care brands) của P&G sựt giảm, công ty đã có thể tạo ra sự khác biệt thông qua việc thúc đẩy các nhãn hiệu chất tẩy rửa và khử khuẩn của mình.

Ngược lại, thì các doanh nghiệp khác như Gold’s Gym, Avianca Airlines và Brooks Brothers đã phải chịu đựng những ‘cú đấm đau đớn’ vì thiếu đi sự đa dạng.

Swiggy, một trong những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giao đồ ăn lớn nhất của Ấn Độ đã xây dựng một nền tảng bao gồm hơn 160.000 nhà hàng tại 500 thành phố.

Trong thời gian đóng cửa vì Covid-19, hoạt động của các nhà hàng, bao gồm cả giao hàng, đã giảm hơn 50%. Swiggy cũng nhận ra rằng sự phụ thuộc quá nhiều vào các địa điểm cố định sẽ là một rào cản lớn, do đó họ đã tìm cách thay đổi.

Họ bắt đầu một chương trình để thêm các đơn vị cung cấp thức ăn đường phố vào nền tảng của mình, cuối cùng đã có hơn 36.000 nhà cung cấp đã được thêm vào.

Mặc dù việc phục vụ những nhà cung cấp này mang lại ít lợi nhuận hơn, nhưng rõ ràng là họ đã cung cấp sự đa dạng trong suốt cuộc khủng hoảng, đồng thời cũng mang lại không ít những lợi ích cho xã hội.

Kết quả là, Swiggy đã tăng lên khoảng 90% khối lượng giao hàng thực phẩm trong thời gian diễn ra Covid-19.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

TikTok chia sẻ những insights mới về hiệu suất sáng tạo cho người làm marketing

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá cách tiếp cận chiến lược và trở nên sáng tạo hơn trên nền tảng, những insights mới này từ TikTok rất đáng để bạn tham khảo.

Khi TikTok liên tiếp là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên các kho ứng dụng, các thương hiệu lớn hiện đang tìm kiếm nhiều cách hơn để tối đa hoá tiềm năng của nền tảng cho các nỗ lực tiếp cận của họ.

Chìa khóa để marketing trên TikTok một cách hiệu quả nằm ở quảng cáo của bạn và cách bạn có thể phù hợp với yếu tố thẩm mỹ và quen thuộc của người dùng trên ứng dụng.

Vậy bằng cách nào bạn có thể hiểu những cách thức tiếp cận hiệu quả trên TikTok và điều gì sẽ phù hợp nhất với thương hiệu của bạn.

Để giải quyết các vấn đề này, TikTok đã thêm một phần mới với tên gọi ‘Creative Insights’ vào nền tảng mẹo quảng cáo ‘Creative Center’ của mình, từ đây bạn có thể tìm thấy một loạt các insights về những gì người dùng đang phản hồi từ các thương hiệu.

Theo giải thích của TikTok:

“Sáng tạo đôi khi bị bỏ qua như một thành phần cốt lõi của tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và kết quả là nhiều quảng cáo đã không đạt được tiềm năng tối đa về ROI.

Để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình với những sáng tạo mang tính đột phá trên TikTok, chúng tôi đã xem xét nhiều dữ liệu để xác định các thuộc tính sáng tạo đang hoạt động tốt nhất chẳng hạn như thời lượng video và phụ đề.”

Có vẻ như TikTok vẫn đang tiếp tục cập nhật nền tảng này tuy nhiên hiện nó cũng cung cấp một số gợi ý có giá trị về những cách tiếp cận đang nhận được nhiều phản hồi nhất và những gì bạn nên tìm kiếm để đưa vào quảng cáo TikTok của bạn.

  • 83% những video có hiệu suất cao nhất sử dụng độ phân giải 720 pixel.
  • 93% những video tốt nhất có sử dụng audio.
  • 98% những video hiệu quả nhất sử dụng kích thước khung hình 9:16.

Mặc dù nền tảng này chưa bao gồm hết tất cả các ngành nghề kinh doanh, nhưng nó vẫn có thể được đánh dấu như là một tài nguyên tiềm năng cho việc lập kế hoạch của bạn và tìm thấy những phương pháp marketing tốt nhất trên TikTok của bạn.

Bạn có thể xem chi tiết về cập nhật này tại: TikTok Creative Insights

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

TikTok ra mắt tuỳ chọn quảng cáo mới cho tất cả các tài khoản doanh nghiệp

Sau một vài tháng thử nghiệm trên các tài khoản được chọn, TikTok chính thức ra mắt tùy chọn quảng cáo ‘Promote’ mới cho tất cả các tài khoản doanh nghiệp.

Sau một vài tháng thử nghiệm trên các tài khoản được chọn, TikTok chính thức ra mắt tùy chọn quảng cáo 'Promote' mới cho tất cả các tài khoản doanh nghiệp. 

Theo TikTok:

“Bắt đầu từ tháng này, tuỳ chọn quảng cáo ‘Promote’ sẽ có sẵn để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn và phát triển cộng đồng của họ bằng các video TikTok.

Với Promote, bạn có thể biến bất kỳ video TikTok tự nhiên nào thành một mẫu quảng cáo ngay trong ứng dụng. Bạn có thể bắt đầu tiếp cận đối tượng mới, lượng người theo dõi mới và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến với website kinh doanh của mình.”

Tùy chọn mới này của TikTk về cơ bản là tương tự như nút ‘Boost’ của Facebook, nó cho phép bạn quảng bá các bài đăng của mình theo một cách tiện lợi nhất.

Khi tùy chọn có sẵn trên tài khoản của bạn, bạn sẽ có thể khởi chạy một chương trình quảng cáo nhanh chóng bằng cách:

1. Chọn video mà bạn muốn quảng cáo – Bạn có thể chọn bất kỳ video nào trên TikTok của riêng mình để quảng cáo. TikTok khuyên bạn nên bắt đầu với một trong những video tự nhiên hoạt động tốt nhất để có thể tiếp cận được nhiều người nhất.

2. Thiết lập quảng cáo của bạn – Chọn mục tiêu cho chiến dịch của bạn (nhiều lượt xem, truy cập website hoặc theo dõi), đặt ngân sách và khoảng thời gian để chạy quảng cáo và chọn đối tượng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận bằng video của mình.

3. Theo dõi các con số – Sau khi quảng cáo của bạn được chấp thuận, bạn có thể kiểm tra xem video của bạn đang hoạt động như thế nào và có bao nhiêu người mới đang tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn!

Bạn sẽ có thể truy cập tùy chọn Promote của TikTok qua biểu tượng ngọn lửa trên mỗi video thông qua menu công cụ dành cho nhà sáng tạo hoặc qua Business Suite.

Quá trình Promote sẽ cho phép bạn chọn từ 3 mục tiêu:

  • Nhiều lượt xem video hơn – Giúp bạn thu hút nhiều người xem video của bạn hơn.
  • Nhiều lượt truy cập website hơn – Giúp nhiều người hơn truy cập website của bạn.
  • Nhiều người theo dõi hơn – Giúp bạn có được nhiều người theo dõi hơn.

Nếu bạn chọn mục tiêu ‘Nhiều lượt truy cập website hơn’, thì bạn sẽ được yêu cầu nhập URL website và chọn nút hành động cho website của mình (ví dụ: “Tìm hiểu thêm”, “Mua ngay” hoặc “Đăng ký”).

Về việc nhắm mục tiêu, bạn có thể chọn ‘Tự động’, nghĩa là TikTok sẽ hiển thị video quảng cáo của bạn cho những người mà nền tảng xác định là có thể sẽ quan tâm đến bạn.

Bạn cũng cần lưu ý rằng Promote  chỉ khả dụng cho các video công khai không sử dụng nhạc được bảo vệ bản quyền. Vì vậy, nếu bạn đang tìm cách bắt kịp xu hướng liên quan đến một bản nhạc nổi tiếng nào đó, bạn sẽ không thể quảng cáo video đó.

Các video quảng cáo sẽ xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của người dùng cùng với nhãn “Được quảng cáo” để biểu thị chúng là một phần của hoạt động quảng cáo.

Trước đây, một số chuyên gia marketing đã khuyến nghị rằng không nên sử dụng tùy chọn ‘Boost’ của Facebook vì tuỳ chọn này vốn bị hạn chế về mặt nhắm mục tiêu và nhiều yếu tố khác.

Tuy nhiên với TikTok thì mọi thứ vẫn còn quá mới để đánh giá. Và khi thuật toán của TikTok đặc biệt tốt trong việc hiển thị những nội dung có liên quan cho mọi người thì tuỳ chọn mới này vẫn có thể là một tiềm năng mới.

Tốt nhất, bạn nên bắt đầu thử nghiệm và rút ra các kết luận cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok thông báo gói hỗ trợ trị giá 150.000 USD cho các doanh nghiệp LatinX ở Mỹ

Cùng với những nỗ lực không ngừng nhằm hỗ trợ các SMBs bị ảnh hưởng bởi đại dịch, TikTok tiếp tục công bố một quỹ tài trợ mới trị giá 150.000 USD nhằm hỗ trợ các SMBs LatinX, cụ thể là trên khắp nước Mỹ.

TikTok thông báo gói hỗ trợ trị giá 150.000 USD cho các doanh nghiệp LatinX ở Mỹ

Theo giải thích của TikTok:

“#CreciendoconTikTok được xây dựng dựa trên quan hệ đối tác của chúng tôi với Tổ chức Di sản Tây Ban Nha (HHF) để hỗ trợ lâu dài của cộng đồng người Tây Ban Nha.

Quỹ sẽ trao giải thưởng là tiền mặt cá nhân trị giá 5.000 USD cho các chủ doanh nghiệp nhỏ LatinX có tính kiên trì, chăm chỉ và tinh thần kinh doanh tốt thông qua TikTok trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19.”

Như TikTok lưu ý, nền tảng này lần đầu tiên hợp tác với HHF vào năm ngoái, đầu tư 750.000 USD tài trợ cho một loạt các sáng kiến do HHF dẫn đầu, bao gồm Giải thưởng Di sản Tây Ban Nha và các chương trình hỗ trợ lực lượng lao động khác.

Nguồn vốn mới này sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ LatinX có nhiều cơ hội hơn, những doanh nghiệp vốn đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi lệnh đóng cửa do COVID-19 và các sức ép khác.

TikTok đã công bố một loạt các sáng kiến tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều năm gần đây, bao gồm sáng kiến #SupportSmallBusinesses, nhằm mục tiêu làm nổi bật một loạt các thương hiệu nhỏ trong ứng dụng và sự kiện Small Biz Block Party, nhằm cung cấp insights và mẹo marketing mới.

TikTok cũng đã cung cấp một loạt các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nhà sáng tạo LatinX, cụ thể là cung cấp tín dụng (ngân sách) quảng cáo và các tùy chọn hỗ trợ quảng cáo khác.

Tất cả các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo những cách khác nhau, nhưng các SMBs của LatinX đã chứng kiến tỷ lệ đóng cửa cao hơn và buộc phải sa thải nhiều nhân viên hơn, những tác động không tương xứng đó là một phần lý do khiến TikTok ra mắt gói hỗ trợ đặc biệt lần này.

Những nỗ lực của TikTok cũng với mục tiêu là được hòa nhập nhiều hơn với những cộng đồng người ít được đại diện và trở thành một sự hiện diện lớn hơn cho những nhà sáng tạo này trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok thêm thẻ mua sắm của Shopify cho các tài khoản đủ điều kiện

TikTok đang mở rộng mối quan hệ với Shopify để cung cấp nhiều cách hơn nữa cho người bán trên Shopify có thể quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến các đối tượng người dùng trong ứng dụng TikTok.

TikTok vừa công bố mở rộng tab cửa hàng mới cho các tài khoản người bán trên Shopify, theo đó, một danh mục trưng bày các sản phẩm sẽ được thêm vài tài khoản trên TikTok.

Theo giải thích của Shopify:

“Những người bán Shopify có tài khoản TikTok For Business sẽ sớm có thể thêm tab mua sắm vào tài khoản TikTok của họ và đồng bộ hóa danh mục sản phẩm của họ để tạo ra một cửa hàng nhỏ liên kết trực tiếp đến cửa hàng trực tuyến của người bán.”

Đây không phải là tính năng mua sắm trực tiếp trong luồng, do đó, để mua hàng thì người dùng phải nhấp vào liên kết sản phẩm và đến các website bán hàng ngoài TikTok mới có thể tiến hành thanh toán.

Tuy nhiên, đây cũng một bước tiến lớn khác trong quá trình thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử của TikTok, tạo điều kiện cho việc quảng bá sản phẩm trực tiếp trong ứng dụng, tính năng cũng tương tự Shops của Instagram.

Với cập nhật lần này, bên hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là những người bán trên Shopify, hiện họ có thêm một cách khác để quảng cáo trực tiếp các sản phẩm của họ trong một ứng dụng mạng xã hội khác.

Về phần TikTok, điều này cũng vừa là một cơ hội kinh doanh mới vừa có thể tạo điều kiện nhiều hơn cho người dùng để họ có thể kiếm tiền trực tiếp trong ứng dụng.

Hãy nghĩ về thất bại của Vine, ứng dụng này đã phải rời bỏ cuộc chơi chỉ vì không thể tìm ra con đường bền vững để kiếm tiền cho video dạng ngắn của họ và như một phần tất yếu, nếu TikTok không thể tạo điều kiện để người dùng hay những nhà sáng tạo có thể kiếm tiền thì rất có thể TikTok cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự.

Nhìn lại phiên bản tiếng Trung của TikTok, được gọi là ‘Douyin’, cũng đã đạt được thành công lớn với những tính năng tương tự, phần lớn doanh thu của nó hiện đến từ các giao dịch thương mại điện tử.

Theo báo cáo, ​​các giao dịch thương mại điện tử của Douyin đã tăng gấp ba lần so với năm ngoái, một phần vì tác động của đại dịch COVID-19 và một phần vì những nỗ lực của họ trong việc thúc để các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Nếu bạn muốn biết TikTok đang hướng đến đâu, thì  chính là điểm tựa để bạn tham khảo, hiện tại với thị trường Trung Quốc, Douyin có khoảng 600 triệu người dùng.

Về cơ bản, TikTok đã có được những bài học kinh nghiệm từ ‘ứng dụng anh em’ Douyin. Và đo dó, họ rõ ràng là có nhiều lợi thế hơn trong việc thử nghiệm và phát triển ứng dụng.

Chương trình thử nghiệm mới này với Shopify hiện chỉ được mở cho những người bán trên Shopify có tài khoản TikTok for Business ở Mỹ và Vương quốc Anh, trong khi một số nhóm người bán ở Canada cũng được chọn để đưa vào thử nghiệm.

Người bán trên Shopify hiện có thể yêu cầu quyền truy cập sớm vào các chương trình thử nghiệm của TikTok Shopping thông qua kênh TikTok của Shopify.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok đang xây dựng nền tảng tạo hiệu ứng thực tế ảo tăng cường AR riêng

Khi TikTok tiếp tục hoàn thiện ứng dụng và các công cụ tiềm năng, nền tảng này đang chứng minh nhiều hơn mức độ phù hợp của mình với không gian rộng lớn hơn của mạng xã hội.

Nền tảng xây dựng hiệu ứng thực tế ảo tăng cường (AR) sẽ cho phép các nhà sáng tạo AR tạo các hiệu ứng riêng trên nền tảng, điều này giúp mở rộng sự sáng tạo và các tuỳ chọn tương tác khác nhau của người dùng.

Theo một thông tin được chia sẻ bởi chuyên gia truyền thông mạng xã hội Matt Navarra, ‘Ngôi nhà hiệu ứng’ mới của TikTok hiện đang được mở cho các nhà phát triển được chọn như một phần của thử nghiệm ban đầu cho công cụ này.

TikTok đã xác nhận với TechCrunch rằng nền tảng mới này đã ra mắt vào đầu tháng, hiện nó vẫn đang ở giai đoạn beta và chưa mở rộng quyền truy cập cho tất cả người dùng.

Nhưng cuối cùng, kế hoạch của TikTok sẽ là áp dụng cho tất cả những nhà sáng tạo trên nền tảng, như cách Spark AR của Facebook hay Lens Studio của Snapchat đã làm.

Nền tảng hiệu ứng mới sẽ cung cấp thêm tuỳ chọn cho mọi người trong việc xây dựng hiệu ứng hình ảnh của riêng họ, sử dụng các chức năng AR khác nhau của TikTok để tạo ra các trải nghiệm người dùng hoàn toàn mới trong ứng dụng.

Bằng cách mở rộng các công cụ cho nhiều nhà sáng tạo hơn, bạn có cơ hội tốt hơn để xây dựng các xu hướng lan truyền mới, điều mà cuối cùng sẽ có thể thu hút nhiều người dùng hơn nữa đến với ứng dụng.

Những giới hạn năng lực về sự sáng tạo của các đội nhóm nội bộ của bạn cũng là một lý do để nền tảng mới này của TikTok có thể trở nên phù hợp hơn.

Vào tháng 9 năm ngoái, Facebook báo cáo rằng hơn 400.000 nhà sáng tạo AR đã xuất bản hơn 1,2 triệu hiệu ứng trên Facebook và Instagram thông qua nền tảng Spark của họ, trong đó có nhiều hiệu ứng đạt hơn một tỷ lượt xem.

Trong khi đó, với Snapchat, họ nói rằng có hơn 200.000 nhà sáng tạo đã xây dựng hơn 2 triệu hiệu ứng mới trong Lens Studio của họ, điều này cũng giúp tạo ra một sự tương tác lớn trong ứng dụng của họ.

Với những con số đầy ấn tượng này, có vẻ như TikTok cũng đang hướng tới những điều tương tự, cập nhật mới mở ra một loạt các cơ hội để xây dựng những trải nghiệm mới và giữ chân người dùng của họ ở lại lâu hơn nữa trên ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Shoppertainment là gì? Xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng

Ngày càng có nhiều đợt mua sắm lớn, TikTok dự đoán Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) sẽ là xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng, vậy Shoppertainment là gì và thương hiệu có thể tận dụng nó để thúc đẩy hoạt động bán hàng ra sao?

Shoppertainment
Shoppertainment – Xu hướng mua sắm mới trong các mùa siêu mua sắm

Với sự phát triển mạnh của TikTok, video dạng ngắn đã và đang trở thành kênh truyền thông tạo dựng niềm tin và tác động đến hành vi mua sắm, được nhiều thương hiệu lựa chọn để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Hành vi mua sắm của người dùng đã có sự thay đổi rõ rệt. Họ mua hàng trực tuyến nhiều hơn vì sự tiện lợi và sản phẩm đa dạng.

Thương hiệu nhỏ và mới nên tận dụng những ngày hội mua sắm lớn để đẩy mạnh các hoạt động marketing bởi đây là thời điểm người dùng sẵn sàng khám phá và trải nghiệm nhãn hàng mới.

Dữ liệu của TikTok cũng cho thấy trong các đợt mùa siêu mua sắm, người dùng mua sắm nhiều hơn ở tất cả các danh mục hàng hoá.

Điều này chứng minh Mùa Siêu Mua Sắm chính là cơ hội tốt để thương hiệu tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là khi 67% người dùng cảm thấy vui vẻ hoặc hào hứng khi tham gia ngày hội mua sắm.

Bên cạnh sự chuyển dịch nhanh chóng sang thương mại điện tử (eCommerce), xu hướng Shoppertainment cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.

Dưới tác động của Covid-19, người dùng hạn chế di chuyển và phải trì hoãn nhiều kế hoạch. Vì vậy, với nhiều người, mua sắm đã trở thành hoạt động giải trí tại nhà.

Shoppertainment giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.

Thông qua một loạt tính năng tiếp thị như Branded Effect, Hashtag Challenge và TikTok LIVE, kết hợp cùng định dạng nội dung video ngắn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và tác động lên quyết định của người mua hàng.

Cộng đồng người dùng TikTok hiện vẫn đang tăng trưởng liên tục, ngày càng dành nhiều thời gian trên nền tảng và hứng thú với các nội dung marketing sáng tạo trong dịp lễ hội mua sắm. Điều này biến mạng xã hội TikTok trở thành điểm đến chiến lược nơi doanh nghiệp gặp gỡ người tiêu dùng.

TikTok mang đến cơ hội cho doanh nghiệp để cùng sáng tạo với cộng đồng, giúp họ tạo ra siêu khoảnh khắc của riêng mình trong Mùa Siêu Mua Sắm năm nay và đạt được hiệu quả kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok Storytelling: 6 mô hình kể chuyện hiệu quả cho thương hiệu

Nếu bạn đang tìm cách thêm TikTok vào chiến lược digital marketing của mình nhưng không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu và những kiểu phương pháp tiếp cận nội dung nào sẽ phù hợp nhất với thương hiệu của bạn?

6 mô hình kể chuyện trên TikTok mà bạn nên cân nhắc cho chiến lược marketing của mình

Chìa khóa để thành công trên TikTok nằm ở việc tạo ra những nội dung giống các video khác trên TikTok. Các quảng cáo được ‘trau chuốt’ quá mức sẽ bị bỏ qua nhiều hơn trong ứng dụng.

Lời khuyên chung khi bạn tiếp cận nền tảng này đó là bạn nên phù hợp nội dung của mình với các nội dung khác xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng để nó được cảm thấy tự nhiên và hấp dẫn hơn.

Vậy làm cách nào để bạn có thể làm được điều đó trong khi vẫn có thể tối đa hóa được giá trị của yếu tố quảng cáo? Chìa khoá ở đây chính là sử dụng các mô hình kể chuyện hay còn được gọi là Storytelling.

Trước hết, bạn có thể xem storytelling là gì để hiểu một cách toàn diện nhất về khái niệm cũng như các lý thuyết khác về thuật kể chuyện.

Dưới đây là chia sẻ trực tiếp từ TikTok về các mô hình kể chuyện (Storytelling Frameworks) hiệu quả mà bạn có thể ứng dụng cho thương hiệu của mình.

Mô hình Storytelling 1: Câu chuyện sản phẩm của bạn.

Bạn hãy tự hỏi bản thân mình: câu chuyện sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn là gì? Tại sao hay điều gì là cảm hứng để bạn bắt đầu xây dựng doanh nghiệp của mình? Đâu là những giá trị của bạn?

Bằng cách trả lời các câu hỏi này bạn có thể xây dựng những câu chuyện có thể kết nối khách hàng với doanh nghiệp bằng cách cung cấp cho họ những thông tin về thương hiệu và cách nó quan trọng đối với họ.

Một số mẹo dành cho bạn:

  • Tận dụng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC) hoặc tự làm các video theo các phong cách gần gũi nhất với đối tượng mục tiêu.
  • Truyền tải các thông điệp của thương hiệu một cách rõ ràng nhất có thể.
  • Kết nối người dùng thông qua nội dung liên quan đến họ.
  • Xây dựng CTA rõ ràng, cho người dùng biết họ nên làm gì tiếp theo.

Mô hình Storytelling 2: Đặt kết quả lên đầu tiên.

Người dùng muốn biết và thấy những gì họ kỳ vọng. Do đó, hãy cho khách hàng của bạn thấy đâu là kết quả cuối cùng ngay từ những bước đầu tiên, sau đó, bạn có thể quay lại việc kể câu chuyện về việc bằng cách nào để xảy ra kết quả đó.

Hãy nghĩ về mô hình này khi bạn muốn kể một câu chuyện mang tính phiêu lưu hay khám phá. Nó cho phép tạo ra những sự phấn khích từ những giây ban đầu và nhận được nhiều sự tương tác thông qua nội dung.

Mẹo dành cho bạn khi sử dụng chiến lược marketing này.

  • Sử dụng những vật liệu, tài sản… thể hiện được kết quả của việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn.
  • Tách nhỏ các bước về cách người dùng có thể đạt được điều đó thông qua chú thích.
  • Thể hiện môt phiên bản khác biệt của kết quả cuối cùng, đính kèm một CTA rõ ràng.

Mô hình Storytelling 3: Kể một câu chuyện ngắn gọn.

Hãy truyền tải thương hiệu đến khách hàng của bạn một cách ngắn gọn, đơn giản và chính xác nhất. Giới thiệu thương hiệu của bạn giống như đó là lần đầu tiên người dùng nhìn thấy và kết nối với bạn.

Tập trung vào những gì bạn đang bán, hoặc cách sử dụng nó, hoặc cách nó liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn.

Mẹo dành cho bạn:

  • Sử dụng chú thích (Captions) để giới thiệu thông điệp hoặc tagline của bạn.
  • Hãy cho khách hàng thấy những trải nghiệm thực tế của việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Hãy cho đối tượng mục tiêu thấy được yếu tố cảm xúc của người dùng sản phẩm của bạn với các CTA rõ ràng.

Mô hình Storytelling 4: Từng bước một.

Hãy cho khách hàng thấy cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn từng bước một. Thể hiện nó một cách chi tiết thông qua chú thích và hình ảnh với thông điệp rõ ràng.

Mẹo dành cho bạn:

  • Xây dựng các bước cụ thể để hướng dẫn khách hàng của mình thông qua chú thích hoặc sử dụng những hình ảnh chính của sản phẩm.
  • Kết thúc video với những bình luận hoặc phản ứng theo phong cách nội dung do người dùng tạo ra, thể hiện được yếu tố cảm xúc mà sản phẩm có thể cung cấp.

Mô hình Storytelling 5: Xây dựng thói quen.

Hãy thể hiện cách thương hiệu của bạn có thể trở thành một thứ gì đó trong phong cách sống của khách hàng.

Làm nổi bật cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua một lăng kính chân thật của cuộc sống hàng ngày. Xem nó như là một thói quen thông thường.

Mẹo dành cho bạn:

  • Giới thiệu sản phẩm của bạn thông qua nội dung do người dùng tạo ra hoặc sử dụng các nội dung liên quan trực tiếp đến khách hàng.
  • Sử dụng những bình luận và phản hồi của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để tăng sức ảnh hưởng.
  • Sử dụng ít nhất là 3 kiểu thói quen hằng ngày khác nhau.
  • Kết thúc bằng một CTA rõ ràng.

Mô hình Storytelling 6: Dễ dàng, nhanh chóng và đáng tin cậy.

Hãy làm cho sản phẩm của bạn có thể mua và sử dụng một cách dễ dàng. Làm nổi bật việc khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của bạn ở bất cứ nơi đâu bất cứ khi nào. Hãy cho khách hàng thấy những điều này thông qua những tình huống cụ thể.

Mẹo dành cho bạn:

  • Cho khách hàng thấy cách sản phẩm của bạn được sử dụng.
  • Cho khách hàng của bạn thấy rằng họ có thể sử dụng nó một cách đơn giản trong khi họ vẫn có thể làm những việc khác.
  • Sử dụng chú thích để làm rõ thông điệp kêu gọi hành động (CTA) của bạn.

Xem thêm:

ham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok thông báo hợp tác với Vimeo và Canva nhằm tối đa hoá quá trình xây dựng nội dung

Mối quan hệ đối tác mới với cả Vimeo và Canva của TikTok là nhằm mục tiêu cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà marketers trong việc xây dựng sự sáng tạo của các chiến dịch trong từng ứng dụng tương ứng.

Các tích hợp mới sẽ tạo điều kiện kết nối trực tiếp giữa TikTok Ad Manager với mỗi nền tảng, điều này giúp bạn tạo quảng cáo TikTok trên các nền tảng và tải quảng cáo đó lên thẳng chiến dịch của mình một cách dễ dàng hơn.

Các tùy chọn quảng cáo mới cũng phù hợp với các thông số và luồng sáng tạo chính của TikTok, điều này đảm bảo rằng các video của bạn cũng sẽ được tự nhiên và phù hợp với nền tảng – và không quá giống như các mẫu quảng cáo, đây cũng là điều mà TikTok đã nhắc nhở nhiều lần trong cách tiếp cận marketing trên nền tảng của mình.

Đối với Vimeo, các nhà quảng cáo TikTok giờ đây sẽ có thể tạo quảng cáo TikTok của họ trong Vimeo Create, công cụ tạo video của nền tảng này, nơi sẽ cung cấp nhiều cách hơn để tùy chỉnh và xây dựng các video TikTok của bạn.

Vimeo đã ra mắt Vimeo Create vào tháng 2 năm ngoái như một phương tiện để cung cấp các tùy chọn xây dựng các video đơn giản, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những cá nhân với nguồn ngân sách eo hẹp.

Ứng dụng cũng cung cấp các quy trình đơn giản để tạo nội dung video, bao gồm nhiều đồ họa, lớp phủ văn bản, nhạc bản quyền miễn phí và hơn thế nữa.

Dưới đây là một ví dụ về quảng cáo TikTok được tạo trong Vimeo Create:

Trên Canva, TikTok đã cung cấp hơn 50 mẫu quảng cáo TikTok, giúp giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc xây dựng chiến dịch của các nhà quảng cáo.

“Các mẫu quảng cáo của Canva, cùng với công cụ Publish End Points, sẽ mang lại sự dễ dàng và đơn giản cho những nhà sáng tạo bằng cách cho phép họ xuất bản nội dung hấp dẫn đầy trực quan trực tiếp lên nền tảng TikTok để tương tác với người dùng một cách tự nhiên và chân thực nhất.”

Những người vốn đã quen thuộc với Canva sẽ không gặp vấn đề gì khi sử dụng các công cụ mới, trong khi những người mới cũng sẽ thấy không quá phực tạp.

Cả Vimeo và Canva hiện cũng đã trở thành đối tác marketing chính thức của TikTok, điều có thể mang đến cho bạn nhiều cách hơn để tối đa hóa nỗ lực sáng tạo trên các nền tảng của mình.

Trong khi TikTok liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng, đánh bại cả Facebook và Instagram và đang trên đà đạt được một tỷ người dùng trước năm 2022. Rõ ràng đây là một cơ hội lớn cho tất cả những người làm marketing nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Instagram đang thử nghiệm quảng cáo trong thẻ mua sắm

Instagram đang có nhiều động thái đầu tư mới cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình với việc sắp ra mắt sản phẩm quảng cáo mới trong thẻ mua sắm – Shop tab.

Photo: Facebook

Công ty này cho biết họ hiện đang thử nghiệm định dạng mới, bao gồm cả hình ảnh đơn lẻ và tùy chọn cho băng chuyền hình ảnh (image carousel) với các nhà quảng cáo có trụ sở tại Mỹ trước khi mở rộng sang các thị trường khác trong những tháng tới.

Instagram lần đầu tiên giới thiệu Instagram Shop vào năm ngoái như một phần trong nỗ lực lớn hơn của Facebook nhằm biến các nền tảng mạng xã hội của mình không chỉ là nơi để kết nối với bạn bè hay theo dõi các thương hiệu yêu thích mà còn là điểm đến mua sắm trực tuyến với những trải nghiệm thanh toán tích hợp.

Cũng giống như các sản phẩm quảng cáo khác của Instagram, quảng cáo trong Instagram Shop sẽ ra mắt với mô hình bán quảng cáo dựa trên đấu giá (auction-based), Instagram cho biết.

Quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện trên thiết bị di động, vì tab Instagram Shop là một tính năng chỉ dành cho thiết bị di động.

Tuy nhiên, số lượng quảng cáo mà một người dùng có thể nhìn thấy sẽ dựa trên cách họ sử dụng Instagram và số lượng người đang mua sắm trong Instagram.

Instagram cũng đang có kế hoạch theo dõi tâm lý của người tiêu dùng về cập nhật này nhằm mục tiêu cân bằng giữa quảng cáo và nội dung tự nhiên.

Ở thời điểm thử nghiệm, Instagram đang làm việc với một số nhà quảng cáo tại Mỹ, những đơn vị sẽ thử nghiệm sản phẩm và cung cấp phản hồi cho Instagram, bao gồm Away, Donny Davy, Boo Oh, Clare paint, JNJ Gifts, DEUX và Fenty Beauty.

Lý do Instagram chọn những thương hiệu này là bởi vì đó là những danh mục hàng hóa phổ biến mà người dùng Instagram thích mua sắm, bao gồm làm đẹp, trang trí nhà cửa, sản phẩm cho thú cưng, du lịch và hơn thế nữa.

Instagram vẫn chưa tiết lộ khung thời gian chính xác để triển khai quảng cáo công khai trên phạm vi toàn cầu, nhưng họ cho biết, những nhà quảng cáo khác sẽ sớm được áp dụng trong vài tháng tới.

Ở một khía cạnh khác, thẻ Instagram Shop là một trong những cập nhật gây tranh cãi khá nhiều trong những năm gần đây vì nó đã thay thế cho thẻ “Hoạt động” (Activity), vốn được rất nhiều người dùng ưa thích – một cập nhật khiến ứng dụng mang tính thương mại hơn so với trước đây.

Ngày nay, cộng đồng nhà sáng tạo đang cân nhắc các lựa chọn của mình khi Instagram ngày càng trở nên thương mại hoá, TikTok là một trong số đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok cung cấp các hướng dẫn Marketing mới cho các SMBs

Khi tình hình Covid-19 dần đi vào ổn định, TikTok nói rằng bây giờ là thời điểm để các thương hiệu tập trung vào marketing trên TikTok nhằm tiếp cận những người tiêu dùng hiện đang tìm cách trở lại ‘cuộc sống bình thường’.

Và hơn thế nữa, TikTok cho biết mọi người đang muốn thể hiện sự ủng hộ của họ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) như một phần của quá trình phục hồi.

Theo TikTok:

“Theo khảo sát, hiện có ngày càng nhiều người tiêu dùng Mỹ đang lên kế hoạch để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là thời điểm lý tưởng để các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng.

Và TikTok là một nơi hoàn hảo để thực hiện điều đó, bởi vì người dùng của chúng tôi vốn đã có tư tưởng mua sắm. Đối với nhiều người dùng TikTok, lý do chính mà họ đến với nền tảng của chúng tôi là để khám phá những điều mới – như thương hiệu và sản phẩm của bạn.”

  • 67% người dùng TikTok cho biết rằng TikTok đã góp phần truyền cảm hứng cho họ để khám phá những điều mới về sản phẩm và thương hiệu.
  • 74% người dùng TikTok cho biết TikTok giúp họ quyết định những thứ cần mua.
  • 66% người dùng cũng nói rằng TikTok truyền cảm hứng mua sắm đến họ.

Để giúp các thương hiệu tận dụng những những xu hướng này, TikTok đã cung cấp một loạt lưu ý về cách doanh nghiệp có thể bắt đầu sự hiện diện trên TikTok của họ:

  • Điền đầy đủ thông tin chi tiết về tài khoản doanh nghiệp (Business Account) của bạn để tối đa hóa khả năng khám phá.
  • Sử dụng công cụ Creator Marketplace của TikTok để kết nối với những người có ảnh hưởng trên nền tảng cho các mối quan hệ đối tác quảng cáo.
  • Khai thác Small Business Resource Center để tìm nguồn cảm hứng, các nghiên cứu điển hình và dữ liệu xu hướng mới nhất.
  • Sử dụng sự tích hợp của TikTok với Shopify để tạo các quảng cáo TikTok trong bảng điều khiển của Shopify.

TikTok cũng lưu ý rằng các thương hiệu có thể tìm cách khai thác các hashtag thịnh hành để vừa khám phá các ví dụ điển hình, vừa giúp gia tăng phạm vi tiếp cận.

Theo TikTok:

“Là một chủ doanh nghiệp, bạn biết rằng nếu bạn chờ đợi để bắt đầu cho đến khi bạn đã tìm ra tất cả – bạn sẽ phải đợi rất lâu. Bạn nên nhảy vào và thử nghiệm ngay lập tức.

Điều này cũng đúng với TikTok. Bởi vì lượng người dùng khổng lồ của chúng tôi vẫn sẽ không chờ đợi – họ đang tìm kiếm những cái mới, mua sắm và đặc biệt tìm kiếm các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ.”

Nếu bạn đang xem xét TikTok là một phần trong chiến lược digital marketing của mình, bạn cần sớm bắt đầu sử dụng ứng dụng để khám phá các xu hướng chính, cảm nhận những gì mọi người đang phản hồi từ đó sớm có cách tiếp cận của riêng bạn trên nền tảng.

Trên TikTok, cơ bản bạn không nên nhắm mục tiêu quảng cáo ngay từ đầu bởi vì chúng sẽ không hiệu quả, thay vào đó hãy giúp người dùng giải trí và xây dựng một cộng đồng cho riêng doanh nghiệp của bạn.

Chìa khóa thành công nằm ở việc tạo ra những nội dung TikTok mang tính tự nhiên cao, phù hợp với các xu hướng đang diễn ra.

Nếu bạn có thể tạo ra các video giúp cung cấp nguồn cảm hứng và giải quyết nhu cầu của người dùng, đồng thời phù hợp với tính thẩm mỹ vốn có của TikTok, bạn có thể sẽ là người chiến thắng.

Đừng quên khám phá tất cả các nguồn lực mà TikTok mà cung cấp ở trên !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Thuật toán của Instagram Reels cho Digital Marketers

Bằng cách hiểu rõ thuật toán của Instagram và Facebook Reels, thương hiệu có nhiều cách hơn để tối ưu hoá lượng tương tác với người dùng trên nền tảng, tăng khả năng tiếp cận và lượt xem bài đăng và hơn thế nữa. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về thuật toán của Reels qua bài viết này.

thuật toán của reels
Thuật toán của Instagram Reels và những thông tin Digital Marketers nên biết

Mới đây nhất, Instagram đã chia sẻ những thông tin tổng quan về các yếu tố chính mà thuật toán của nó sử dụng để xếp hạng trên Reels, điều sẽ chỉ ra cách các Digital Marketer có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận của Reels.

Thuật toán của Instagram Reels sẽ làm việc dựa trên 4 yếu tố chính.

  • Lượt xem các video trên Reels.
  • Lượt thích (Like).
  • Mức độ vui vẻ và giải trí của các video.
  • Mức độ dự báo bạn sẽ tạo ra một Reels mới.

Do đó, về cơ bản, khi bạn càng xem nhiều Reels – lý tưởng là xem từ đầu đến cuối – thì Instagram càng có nhiều tín hiệu về mức độ quan tâm để xác định những nội dung bạn muốn xem.

Các yếu tố bổ sung như ‘Lượt thích’ và ‘Bình luận’ cũng đóng một vai trò quan trọng.

Nhưng Instagram cũng muốn khuyến khích sự tương tác (engagement), vì vậy nếu sau đó bạn có nhiều khả năng tạo các Reels mới cho riêng mình dựa trên bản gốc, bạn cũng sẽ thấy nhiều nội dung đó nhiều hơn.

Đối với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), đó có thể là một lý do để việc cố gắng tiếp cận những âm thanh thịnh hành sẽ có thể giúp tối đa hóa khả năng hiển thị cho video của họ.

4 tín hiệu quan trọng nhất để Instagram có thể thúc đẩy phạm vi tiếp cận của Reels thông qua thuật toán của mình.

  • Hoạt động của bạn.
  • Lịch sử tương tác.
  • Thông tin về Reels.
  • Thông tin về người đăng.

Mỗi người dùng sẽ thấy nhiều nội dung hơn dựa trên lịch sử tương tác trước đây của họ và thông tin cụ thể của từng video (bao gồm cả âm thanh).

Bạn cũng cần lưu ý là thuật toán của Instagram có thể ‘hiểu video dựa trên pixel và toàn bộ khung hình’.

Nói cách khác, Instagram đang cố gắng nhiều cách để hiển thị những gì bạn muốn xem dựa trên những gì bạn tương tác bằng cách sử dụng hệ thống AI riêng biệt.

Các thuật toán nhận dạng video của Facebook cũng luôn được cải thiện và điều này sẽ ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng – vì vậy, nếu bạn tương tác với các Reels về chó mèo chẳng hạn, bạn sẽ thấy nhiều chó mèo hơn trong nguồn cấp dữ liệu của mình.

Những thứ khiến thuật toán của Instagram Reels sẽ hạn chế phân phối trên nền tảng.

  • Video có độ phân giải thấp hoặc dính waterwark.
  • Nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị.
  • Nội dung được tạo bởi các đảng phái, số liệu chính trị.

Trước đó, mạng xã hội Instagram đã từng lưu ý rằng họ sẽ giới hạn phạm vi tiếp cận của các video đã được chia sẻ lại từ TikTok, điều mà họ có thể hạn chế thông qua việc xác định watermark.

Instagram cũng đặc biệt không khuyến khích những nội dung xoay quanh các vấn đề chính trị trong Reels, cũng như Reels được xây dựng bởi các nhân vật chính trị.

Rõ ràng là, Instagram đang muốn tránh bất kỳ sự phức tạp nào liên đến Reels, nền tảng vốn được thiết kế chủ yếu cho những nội dung vui vẻ và mang tính giải trí.

Vì vậy, nếu bạn đang chạy quảng cáo trên mạng xã hội cho bất cứ ứng cử viên hoặc nhóm chính trị nào, Reels có thể không dành cho bạn.

Việc liên tục tạo ra những nội dung chất lượng và hấp dẫn là điều khó và do đó sẽ không có bất cứ thủ thuật hay insights nào có thể làm cho điều này trở nên dễ dàng hơn. Vấn đề này nằm hoàn toàn ở chiến lược xây dựng và tối ưu của các thương hiệu.

Cũng không có bất cứ công thức thành công đơn giản nào mà Instagram Reels muốn chia sẻ tới các thương hiệu hay doanh nghiệp.

Học hỏi là tất cả mọi vấn đề và tất nhiên, nếu không, bạn có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer) để thu hút ngay lập tức sự chú ý của các nhóm đối tượng mục tiêu và cộng đồng, bằng cách khai thác chuyên môn và uy tín đã có của họ.

Cuối cùng, nếu bạn muốn tạo ra những câu chuyện hấp dẫn hay bất cứ thứ gì mới mẻ khác, thì điều quan trọng thực sự là ngoài việc bạn hiểu rõ về thuật toán làm việc của nó, bạn cũng nên dành nhiều thời gian để sử dụng từng tính năng trong ứng dụng và tìm hiểu những gì có thể hiệu quả cho riêng bạn.

Kết luận.

Cũng như các nền tảng khác như Facebook hay YouTube, trước khi thương hiệu tiến hành xây dựng và phân phối bất cứ nội dung nào, họ nên đảm bảo rằng họ đã hiểu cách thức hoạt động của các thuật toán trên các nền tảng.

Bằng cách hiểu thuật toán của Reels trên Instagram và Facebook, các nhà quảng cáo nói chung và thương hiệu nói riêng có nhiều cơ hội hơn để gia tăng mức độ tương tác với người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Pro Tips: TikTok chia sẻ cách các thương hiệu có thể tăng sự hiện diện và kết quả trên nền tảng

Có thể nói, TikTok là nền tảng của thời điểm hiện tại, khi ứng dụng video dạng ngắn này liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng lượt tải xuống từ các kho ứng dụng.

Và với việc nền tảng hiện đang trên đà đạt được một tỷ người dùng trong năm nay bất chấp lệnh cấm ở Ấn Độ – TikTok sẽ đứng ngang hàng với Instagram và đưa nó trở thành một trong năm mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Với những người làm marketing, TikTok không chỉ mang lại một cơ hội rất lớn để nâng cao nhận thức về thương hiệu mà còn có thể tạo ra doanh số bán hàng trực tiếp.

Vậy làm cách nào để bạn có thể tận dụng tối đa TikTok cho thương hiệu của mình?

Hãy cùng xem chia sẻ dưới đây từ Bà Becca Sawyer, Trưởng bộ phận giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ toàn cầu của TikTok, để hiểu rõ hơn về những bí quyết chính nhằm tăng sự hiện diện của doanh nghiệp cũng như xem cách một số thương hiệu khác đã thành công như thế nào trên nền tảng.

Những yếu tố quảng cáo hay khuyến mãi nào đang nhận được phản hồi tốt nhất trên TikTok lúc bấy giờ?

Các quảng cáo hoạt động tốt nhất thường trông không giống với quảng cáo – chúng thể hiện tuyên ngôn “Don’t Make ads. Make TikToks” của chúng tôi.

Chúng tôi luôn nhắc nhở các thương hiệu đừng nên quá tập trung vào quảng cáo. TikTok là nơi mà tính xác thực và tính thực tế không chỉ được đề cao, chúng còn được ‘bảo vệ’.

Chúng tôi biết rằng ban đầu bạn có thể cảm thấy đáng sợ và đó là lý do tại sao chúng tôi liên tục tìm cách để các thương hiệu có thể xây dựng và chia sẻ nội dung trên TikTok một cách dễ dàng.

Trung tâm Nguồn lực Doanh nghiệp Nhỏ của chúng tôi có các công cụ sáng tạo và ví dụ về các doanh nghiệp đã thành công trên nền tảng để giúp các chủ doanh nghiệp khác có thể tìm thấy thêm nhiều bài học cho riêng mình.

Gần đây, chúng tôi cũng đã hợp tác với Vimeo để ra mắt các khuôn mẫu có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo ra các video chất lượng chỉ trong một vài bước đơn giản.

Chìa khóa cho một chiến lược marketing hiệu quả trên TikTok là gì?

Chúng tôi luôn khuyến khích các thương hiệu hay doanh nghiệp nên:

  • Tương tác như một người dùng – Bằng cách tham gia các cuộc trò chuyện và xây dựng cộng đồng – các thương hiệu có thể đi đầu trong các xu hướng và cuộc trò chuyện đang diễn ra trong cộng đồng.
  • Hãy nghĩ đến TikTok – Sự sáng tạo, văn hóa và xu hướng là những thứ thiết yếu khi nói đến TikTok. Suy nghĩ về TikTok trước tiên cho phép khả năng sáng tạo của bạn được mở rộng theo hướng phù hợp với bản chất của nền tảng.
  • Xây dựng câu chuyện – Là một thương hiệu hay doanh nghiệp, bạn không chỉ có cơ hội tham gia một cuộc trò chuyện (với người dùng và cộng đồng) mà còn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện mới.
  • Xây dựng bằng ý niệm – “Đừng tạo Quảng cáo. Tạo TikToks”. TikTok là một nền tảng được thiết kế để truyền cảm hứng với những nội dung chân thực, sáng tạo mà chỉ có thể có trên TikTok.

Sai lầm phổ biến nhất mà các thương hiệu mắc phải với cách tiếp cận trên TikTok của họ là gì?

Một sai lầm phổ biến của các thương hiệu và doanh nghiệp đó là tiếp cận TikTok với suy nghĩ rằng ‘lần nhấp chuột cuối cùng’ là điều quan trọng nhất.

Các thương hiệu nên nghĩ về TikTok một cách độc đáo – đó là một trải nghiệm mang tính giải trí, hoà nhập, nơi mọi người xây dựng và tìm kiếm các cộng đồng.

Các thương hiệu xuất hiện một cách chân thực và thực sự muốn trở thành một phần của các cuộc trò chuyện hàng ngày sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Do đó, chúng tôi thường nhắc nhở các thương hiệu rằng những sự tương tác trước những ‘lần nhấp chuột cuối cùng’ có giá trị cao hơn nhiều.

Ví dụ điển hình về một số thương hiệu đang đạt được kết quả tốt trong hoạt động marketing trên TikTok là gì?

Những thương hiệu mà chúng tôi thấy thành công nhất là những thương hiệu có tính sáng tạo và tính xác thực cao của cộng đồng TikTok.

  • Aerie – thương hiệu nội y này đã bán được doanh số kỷ lục sau khi một bài đăng trên TikTok của Hannah Schlenker được lan truyền. Chỉ riêng bài đăng đó đã thúc đẩy hơn 700.000 lượt tìm kiếm về sản phẩm trên website Aerie, cũng như tăng 200.000% lượt tìm kiếm trên Google. Thương hiệu đã nhận được tổng cộng 130.000 email từ khách hàng yêu cầu được đưa vào danh sách chờ nhận thông báo.
  • GAP – Chiếc áo hoodie màu nâu của GAP đã được lan truyền mạnh mẽ, với hashtag #gaphoodie đạt 6,7 triệu lượt xem nhờ một bài đăng của nhà sáng tạo Barbara Kristofferson. Mặc dù chiếc áo hoodie không phải là một thiết kế mới, cộng đồng TikTok đã giúp tạo ra nhu cầu nhiều đến mức GAP đã phải mang nó ngược trở lại kho hàng của mình. TikTok và GAP gần đây đã hợp tác cho “Gap Hoodie Color Comeback”, một chiến dịch sẽ quyết định rằng GAP sẽ phát hành áo hoodie dựa trên việc bình chọn cho màu sản phẩm mà cộng đồng TikTok mong muốn.
  • KFC – Cuộc cạnh tranh trong cuộc chiến bánh mì gà chưa bao giờ kết thúc, KFC cùng với TikTok đã hợp tác với nhà sáng tạo nổi tiếng Lili Hayes để giới thiệu món bánh mì gà mới của mình. Nội dung video được đăng trên kênh TikTok của KFC đã thu hút hơn 1,1 triệu lượt thích, trong khi hashtag #trythekfcsandwich đã thu được hơn 208 triệu lượt xem và tiếp tục tăng trưởng sau đó.

Những bí quyết hàng đầu mà TikTok dành cho những thương hiệu mới bắt đầu với cách tiếp cận marketing trên TikTok là gì?

Chỉ cần đào sâu tìm hiểu về nền tảng! Đọc các bình luận. Xem cách mọi người đang nói về cộng đồng hoặc chủ đề mà thương hiệu của bạn có thể phù hợp.

Bạn cũng cần nhìn vào những gì đang diễn ra đằng sau các xu hướng và phong trào văn hóa trên nền tảng. Nội dung của một thương hiệu phải trông có vẻ giống như các bài đăng tự nhiên của cộng đồng TikTok.

Bằng cách đó, nội dung thương hiệu của bạn sẽ dựa trên những gì đang thực sự xảy ra trên nền tảng và nó sẽ đóng vai trò như một phần của những cuộc trò chuyện hoặc bắt đầu một cuôc trò chuyện mới có liên quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những sai lầm phổ biến về thiết kế trên Social Media mà mọi Marketers đều nên tránh

Bạn đang tìm cách cải thiện sự hiện diện trên mạng xã hội của mình? Bạn muốn tìm hiểu cách làm cho hình ảnh thiết kế của bạn luôn được hoàn hảo?

Dưới đây là tổng hợp những lỗi thiết kế phổ biến trên mạng xã hội mà bạn nên tránh với tư cách là người làm marketing.

  • Hình ảnh của bạn bị mờ.
  • Phông chữ của bạn khó đọc.
  • Bạn đang chọn sai màu sắc.
  • Bạn đang giới hạn các tùy chọn xem của mình.
  • Bạn đang sử dụng quá nhiều text và đồ hoạ.
  • Bạn không dàn bố cục nội dung.

1. Hình ảnh của bạn quá mờ.

Nếu hình ảnh của bạn quá nhỏ và phải kéo ra, điều này sẽ là nguyên nhân làm hình ảnh của bạn kém chất lượng và độ phân giải thấp.

Và thông thường, những hình ảnh như thế này sẽ làm cho thương hiệu của bạn thiếu đi sự chuyên nghiệp, đồng thời hạn chế những người theo dõi chia sẻ nó cho bạn.

Thay vào đó bạn nên đăng tải những hình ảnh chất lượng cao và có kích thước lớn hơn. Trong thiết kế, co lại luôn luôn tốt hơn kéo ra.

2. Phông chữ của bạn khó đọc.

Những người làm thiết kế thường bị cám dỗ bởi những hình ảnh ‘đẹp’ và kiểu cách, tuy nhiên, trong marketing, đẹp và kiểu cách hay ‘màu mè’ không phải khi nào cũng là một phương án hiệu quả.

Người hâm mộ của bạn ‘lướt’ mọi thứ rất nhanh trên mạng xã hội và do đó họ muốn những thiết kế của bạn phải rõ ràng dễ tiếp cận. Bạn không có nhiều thời gian để truyền tải thông điệp của mình thế nên đừng làm cho nó trở nên phức tạp.

3. Bạn đang chọn sai màu sắc.

Liên quan đến màu sắc, một sai lầm phổ biến thường thấy trên các kênh truyền thông mạng xã hôi đó là các bạn chọn màu sắc cho các thiết kế theo cảm hứng.

Mỗi thiết của bạn nên là đại diện cho phong cách của thương hiệu hay doanh nghiệp của mình do đó nó cần tính nhất quán và đồng bộ ở tất cả thiết kế và kênh.

Trong khi màu sắc cơ bản nên gợi lên yếu tố cảm xúc với bản thiết kế của bạn, bạn cũng nên gắn liền nó với sự quen thuộc của thương hiệu.

Một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi như:

  • Màu sắc của bạn có dễ nhìn không?
  • Các màu có được phối với nhau một cách ăn ý không?
  • Màu sắc đó có nhất quán với thương hiệu của bạn không?

4. Bạn đang giới hạn các tùy chọn xem của mình.

Khi đang bài lên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình. Họ đang xem nội dung của bạn như thế nào? Thiết kế của bạn nhìn ổn trên máy tính để bàn, nhưng trên điện thoại hay máy tính bảng thì nó ra sao?

Bạn nên nhớ, với một bản thiết kế, nó sẽ được thể hiện khác nhau trên các nền tảng và phương tiện khác nhau, do dó, hãy cố gắng hiểu cách người dùng của mình đang tương tác với thương hiệu để có thể truyền tải những hình ảnh phù hợp nhất đến với họ.

5. Bạn đang sử dụng quá nhiều text và đồ hoạ.

Những nhà thiết chuyên nghiệp hiểu rằng, ít hơn là tốt hơn. Background của bạn trong thiết kế quan trọng không kém gì so với nội dung (text) và đồ hoạ của bạn.

Một sai lầm thường thấy đó là các bạn cố gắng tận dụng mọi khoảng trống trên thiết kế để thêm và thêm mọi thứ, tuy nhiên cách thiết kế này thường làm cho người xem cảm thấy rối và không tập trung được vào thông điệp chính. Hãy sử dụng quy tắc KISS (keep it short and simple) vào các bản thiết kế của bạn.

6. Bạn không dàn bố cục nội dung.

Một sai làm khác mà cũng không ít bạn gặp phải đó là dàn văn bản (text) một cách tuỳ tiện trên hình ảnh. Văn bản nên được căn chỉnh lại với nhau và đưa vào một cụm thiết nhất định, tránh để nó rời rạc trên thiết kế khiến người xem bị xao nhãng và phân tâm

Thêm vào đó, nếu các hình ảnh của bạn đang phục vụ cho các quảng cáo có hiệu suất (performance-based ads) thì việc hạn chế văn bản bằng cách gom chúng lại với nhau và nhấn mạnh các CTA cần thiết cũng là chiến lược bạn nên áp dụng.

Theo thuật toán của Facebook, thường thì các hình ảnh có nhiều văn bản hơn sẽ có khả năng phân phối kém hơn và do đó phi chí nói chung của quảng cáo sẽ cao hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen