Skip to main content

Thẻ: TikTok

UGC – Chiến lược mà marketers chuyên làm về ‘video dạng ngắn’ nên biết

Trước khi các thương hiệu bắt tay vào bất cứ hoạt động marketing nào dựa trên video dạng ngắn (short-video), một trong những cân nhắc chính của họ phải là về ưu và nhược điểm của nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Những người làm marketing đã phải học cách làm quen và thoải mái dần với việc truyền tải thông điệp thương hiệu của họ thông qua nội dung do người dùng tạo ra trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Và để trở nên thành công hơn ở định dạng video ngắn, đặc biệt là trên TikTok, các nhà marketer cũng phải sẵn sàng tiếp cận người dùng để lấy cảm hứng, sự tham gia tương tác và để tạo ra cơ chế phân phối của sự lan truyền (viral distribution).

Truyền cảm hứng: Xu hướng xuất hiện nhanh chóng ở những nền tảng có định dạng video ngắn.

Cho dù đó chỉ là một bước nhảy mang tính lan truyền, một meme hay các kỹ thuật chuẩn bị đồ ăn như bánh và cà phê sữa, điều quan trọng là các nhà marketers phải để mắt đến những gì đang nổi lên giữa người dùng — và chuẩn bị kế hoạch để hành động nhanh chóng.

Đôi khi xu hướng này có thể áp dụng cho nhiều thương hiệu, chẳng hạn như với cà phê sữa. Nhà sản xuất rượu mạnh Pernod Ricard đã sử dụng tính năng nghe xã hội (social listening) trên các ứng dụng video ngắn để không chỉ phát hiện ra xu hướng người dùng sử dụng đồ uống mà còn phát hiện ra rằng người dùng đang tạo ra nhiều phiên bản “boozy” (kiểu hơi say) khác nhau.

Chính phát hiện này đã thúc đẩy những người làm marketing của công ty phát triển một loạt các bài đăng trên mạng xã hội (được phân phối trên các nền tảng khác ngoài TikTok do những hạn chế về độ tuổi của người dùng) nêu bật cách thương hiệu Kahlúa (một thương hiệu rượu) của họ kết hợp tốt với các thức uống cà phê sữa.

Mặt khác, xu hướng này cũng có thể được áp dụng cụ thể hơn rất nhiều. Khi một người dùng TikTok đăng một video yêu cầu thương hiệu General Mills’ Cheerios làm lại một quảng cáo TV cổ điển, thương hiệu này đã lắng nghe và phản hồi lại bằng một video quảng cáo rất chân thành, trong đó các diễn viên ban đầu sẽ diễn lại vai diễn của họ.

Tham gia / phân phối:

Một thành phần thiết yếu của marketing trên TikTok là khuyến khích người dùng tham gia vào chiến dịch marketing bằng cách tải lên các phiên bản thử thách của chính họ hoặc bằng cách phân phối video của chính bản thân họ đang phát với các hiệu ứng có thương hiệu cho những người khác bằng cách sử dụng thẻ hashtag của thương hiệu.

Điều này có thể để lại cho không ít những người làm marketing những thắc mắc. Ông Simon de Beauregard, giám đốc toàn cầu tại Pernod Ricard cho biết: “Tôi biết chính xác những gì tôi muốn nói trong lĩnh vực tiếp thị marketing”.

Nhưng thách thức ở đây là, “Bao nhiêu phần trăm trong số đó là nội dung do thương hiệu dẫn dắt và bao nhiêu phần còn lại cho người dùng tạo ra hoặc chúng ta phải điều chỉnh nội dung của chúng ta tới người dùng như thế nào để nó được truyền tải theo cách mà người dùng muốn nói với thế giới?”

Để UGC có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, các nhà marketers nên:

  • Sử dụng phương pháp lắng nghe mạng xã hội để biết khi nào người dùng nói về thương hiệu của bạn trong video của họ và cũng để theo dõi các xu hướng mới.

Đó là cách thương hiệu mỹ phẩm e.l.f. Cosmetics bắt đầu xuất hiện trên TikTok. Ông Gayitri Budhraja, phó chủ tịch thương hiệu tại e.l.f, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng không cần nỗ lực quá nhiều từ phía thương hiệu, đã có một sự hiện diện nội dung tự nhiên khá lớn đã được xây dựng sẵn trên TikTok.

Đã có hơn 3 triệu bài đăng với hashtag #elfcosmetics mà chúng tôi hoàn toàn không cần phải làm gì thêm. Vì vậy, chúng tôi biết rằng có một sự ‘khao khát’ khá lớn đối với thương hiệu của chúng tôi trên nền tảng này.”

  • Cần giảm thiểu rủi ro về an toàn thương hiệu.

Việc chuyển giao tài sản thương hiệu cho người tiêu dùng không phải là điều dễ dàng, nhưng những công ty thành công nhất trong lĩnh vực này đã sẵn sàng làm điều đó.

Chìa khóa cho vấn đề này là cung cấp cho người dùng những công cụ theo cách truyền cảm hứng để họ sáng tạo và tích cực.

Thương hiệu e.l.f. đã làm gì để khuyến khích người dùng với các video ngắn.

Khi ra mắt thử thách #eyeslipsface vào năm 2019, họ đã kết hợp một bài hát gốc, hấp dẫn với một thử thách khiêu vũ để trao giải thưởng cho những người tham gia.

“Đó là một khía cạnh mà tôi nghĩ TikTok hoàn toàn vượt trội so với các nền tảng video ngắn khác, ý tưởng tạo ra nội dung từ phía người dùng một cách tự nhiên,” Ông Budhraja nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok ra mắt thư viện quảng cáo mới

Thư viện quảng cáo TikTok (TikTok Ads Library) mới sẽ cho phép các nhà quảng cáo tìm kiếm những quảng cáo đang có hiệu suất tốt nhất ở các lĩnh vực trên nền tảng TikTok.

thư viện quảng cáo tiktok
TikTok ra mắt ’thư viện quảng cáo’ mới cho các nhà quảng cáo

Nếu bạn đang chạy quảng cáo TikTok hoặc bạn đang nghĩ đến việc khởi chạy một chiến dịch quảng cáo mới trên TikTok, thì thư viện quảng cáo mới này có thể rất có giá trị.

Thư viện quảng cáo mới, hiện được gọi là ‘Những quảng cáo hàng đầu’ (TikTok Top Ads Library), cho phép bạn tìm kiếm các chiến dịch quảng cáo TikTok đang hoạt động tốt nhất, cả theo ngành kinh doanh lẫn khu vực, nhằm cung cấp cho bạn những cảm hứng mới từ cách tiếp cận của họ.

Trên hình là bạn lọc quảng cáo từ Mỹ. Hiện Việt Nam chưa có nhiều quảng cáo tốt nên khi bạn lọc thì chưa có nhiều thông tin.

Như bạn có thể thấy ở đây, thư viện cung cấp một loạt các bộ lọc tìm kiếm, bao gồm ‘Loại quảng cáo’, ‘Khu vực’ và ‘Ngành hàng’.

Sau đó, bạn cũng có thể lọc thêm các kết quả được hiển thị của mình theo thời gian (7 ngày qua hoặc 30 ngày qua) và theo hiệu suất (CTR, Số lần hiển thị, tỷ lệ xem video 6 giây), dựa trên các quảng cáo phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

TikTok cũng lưu ý rằng các quảng cáo TikTok (TikTok Ads) hiển thị trong thư viện chỉ giới hạn ở những quảng cáo đã được nhà quảng cáo cho phép và có thể không phản ánh tất cả các quảng cáo hoạt động hàng đầu trên thực tế.

Vì vậy, đây không phải là một giải pháp toàn diện mà chỉ là có tính chất tham khảo. Nếu TikTok tiếp tục xây dựng nền tảng và cập nhật thêm quảng cáo vào thư viện, nó có thể là một nguồn lực tuyệt vời cho các nhà marketer trên TikTok.

Bạn có thể truy cập ngay thư viện quảng cáo TikTok hay TikTok Ads Library tại: TikTok Top Ad Library.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Mẹo giúp bạn sáng tạo quảng cáo trên TikTok

Với định dạng video ngắn phong phú, quảng cáo trên TikTok đã trở thành một kênh trọng yếu để tiếp cận khán giả trẻ tuổi của bạn theo một cách mới và sáng tạo hơn.

Những đề xuất bên dưới được tổng hợp dựa trên hàng nghìn quảng cáo video thành công trên nền tảng TikTok mà bạn có thể tham khảo.

Truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn một cách rõ ràng.

Hãy để lại dấu ấn với khách hàng của bạn trong vài giây đầu tiên.

Mọi người có xu hướng ‘tiêu thụ’ nội dung video dạng ngắn nhanh hơn nhiều so với các định dạng quảng cáo video khác.

Vài giây đầu tiên trên quảng cáo TikTok của bạn rất quan trọng để thu hút và duy trì sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn hãy làm hấp dẫn họ ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Làm nổi bật nhanh về thương hiệu và duy trì nó.

Hãy duy trì khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Các quảng cáo có hiệu suất tốt nhất thường có xu hướng đưa các thông điệp chính lên đầu quảng cáo.

Đồng thời bạn cũng nên đặt logo hoặc các thành phần của thương hiệu của bạn ở phần đầu quảng cáo.

Tạo thông điệp rõ ràng và ngắn gọn.

Bạn nên sử dụng một câu truyện (storyline) thẳng thắn; đảm bảo rằng bạn cũng đưa ra một thông điệp ngắn gọn, hấp dẫn và đi thẳng vào vấn đề.

Kết thúc bằng một CTA mạnh mẽ.

Lời kêu gọi hành động (CTA) có tác dụng thúc đẩy người xem video thực hiện một hành động nào đó trên quảng cáo của bạn.

Nhấn mạnh hành động mà bạn muốn khách hàng của mình thực hiện, chẳng hạn như “Tải xuống ngay” hoặc “Tìm hiểu thêm”.

Làm cho quảng cáo của bạn được nổi bật.

Hãy tối ưu quảng cáo video của bạn bằng âm thanh / âm nhạc / giọng nói.

Âm thanh có thể giúp bạn tạo ra một sự khác biệt lớn, đặc biệt là trên TikTok.

Thông thường, các video có giọng nói hoặc âm nhạc phù hợp sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Bạn cũng có thể thêm lồng tiếng, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Thêm văn bản.

Văn bản có thể là phần bổ sung cho video của bạn, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Tận dụng stickers.

Stickers hay biểu tượng nhãn dán có thể là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý đến sản phẩm của bạn đồng thời chúng có thể khiến quảng cáo của bạn trở nên tự nhiên hơn.

Hãy sử dụng các tỷ lệ video khác nhau.

Bạn cần thiết kế video thân thiện với thiết bị di động. Thử nghiệm với các định dạng video dọc, vuông và ngang.

So với video ngang, video dọc cũng có thể truyền tải thông điệp sản phẩm của nhà quảng cáo đồng thời định dạng này lại phù hợp với định dạng video trên nguồn cấp tin tức tự nhiên (news feed) của TikTok.

Thử nghiệm với các độ dài khác nhau của video.

Thử nghiệm với các thời lượng video khác nhau để xem video nào phù hợp nhất với quảng cáo, thông điệp và đối tượng cụ thể của bạn.

Thử nghiệm với nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated content).

Người dùng thường thích những nội dung tự nhiên. Để trở nên phù hợp với TikTok và cũng như định dạng của nguồn cấp dữ liệu, bạn nên cố gắng để tạo ra các quảng cáo chỉ dành riêng cho TikTok mà không phải cắt ghép từ các nền tảng khác.

Quảng cáo với nội dụng do người dùng tạo ra (UGC) thường trở nên gần gũi và đầy cảm xúc hơn. Các tính năng như nói chuyện trước ống kính giúp tăng cường khả năng xem qua video của bạn tốt hơn đáng kể.

Cá nhân hóa video cho khách hàng của bạn.

Bạn cần hiểu đối tượng mục tiêu của mình, xem xét đến tính cách của người mua và cách bạn có thể tạo ra nội dung cho từng người trong số họ.

Thu hút cảm tình của khách hàng.

Hãy kể một câu chuyện – một câu chuyện có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Đảm bảo rằng bạn có một dòng cảm xúc được kết nối xuyên suốt giữa tất cả các loại quảng cáo video khác nhau của mình.

Liên tục thử nghiệm.

Không có công thức thành công duy nhất nào cho sự sáng tạo và cũng không có bất cứ một kích thước nào phù hợp hoàn toàn với nền tảng.

Bạn nên liên tục thử nghiệm và thử nghiệm với các quảng cáo của mình.

Mặc dù những mẹo trên đây đã được kiểm chứng là thành công đối với một số doanh nghiệp nhất định, tuy nhiên hãy luôn thử nghiệm và kiểm tra để biết liệu chúng có phù hợp với quảng cáo và đối tượng của bạn hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Trẻ em vẫn xem được TikTok mặc dù chính sách thì chỉ dành cho người từ 13 tuổi

TikTok giới hạn độ tuổi sử dụng là 13 nhưng không có biện pháp ngăn chặn người dưới độ tuổi này xem video.

Trong việc một “TikToker” đăng video bị đánh giá là “truyền bá mê tín dị đoan”, chủ kênh cho biết một trong những lý do khiến cô đăng video này lên TikTok là nền tảng này dành cho độ tuổi trên 13.

Trong điều khoản sử dụng, TikTok cũng ghi rõ: “Dịch vụ chỉ dành cho người từ đủ 13 tuổi trở lên”. Tuy nhiên, không cần phải chứng minh đủ 13 tuổi, người dùng vẫn có thể xem được các video đăng công khai trên nền tảng này.

Trang TikTok.com hiển thị toàn bộ nội dung công khai của người dùng trên toàn thế giới.

Người không có tài khoản sẽ bị hạn chế một số tính năng, như bấm nút Yêu thích, xem bình luận hay lưu video. Các tác vụ vẫn thực hiện được là tìm kiếm video, tìm kiếm người dùng, xem video, chia sẻ video.

Cơ chế này khiến TikTok bị đánh giá là “dễ” hơn cả Douyin – phiên bản TikTok được ByteDance phát triển riêng cho thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, khác với TikTok, người Trung Quốc buộc phải tải ứng dụng Douyin về để sử dụng, không thể truy cập thông qua trình duyệt web.

TikTok không gắn nhãn nội dung hạn chế trẻ em.

Trên một số nền tảng video lớn khác, như YouTube, khi tải video lên, người dùng sẽ được yêu cầu khai báo nội dung có dành cho trẻ em không.

Nếu có, hệ thống sẽ thiết lập giới hạn, để chỉ những người trên 18 tuổi mới có thể xem được. TikTok hiện chưa có tùy chọn này, mà chỉ dừng lại ở việc phân loại video công khai, riêng tư, hoặc chế độ bạn bè.

Một yếu tố khác khiến các chuyên gia lo ngại là việc khai gian tuổi của người dùng.

Dữ liệu nội bộ của TikTok từng được trang The New Yorks Times phát hiện cho thấy khoảng 1/3 trong số 49 triệu người dùng nền tảng này tại Mỹ dưới 14 tuổi, trong khi độ tuổi tối thiểu để dùng TikTok là 13.

“Mối lo ngại đến từ việc những người dưới 13 tuổi có thể nói dối để vượt qua giới hạn độ tuổi, trong khi nền tảng này lại không yêu cầu sự đồng ý từ người giám hộ”, trang này viết.

Thách thức về việc kiểm soát độ tuổi người xem là điều mà hầu hết nền tảng mạng xã hội, như TikTok, YouTube, đều gặp phải.

Theo chuyên gia công nghệ Phạm Hồng Phước, các mạng xã hội này phải liên tục cập nhật các chính sách và áp dụng cơ chế kiểm tra nội dung để đảm bảo sự an toàn cho nền tảng và cho người dùng.

Chẳng hạn, YouTube có chính sách dán nhãn video để kiểm soát chặt hơn các video cho trẻ em, đồng thời người dùng có quyền báo cáo video nguy hiểm để YouTube xử lý.

TikTok mới đây đã cập nhật thêm nhiều điều khoản bảo vệ người dùng nhỏ tuổi. Chẳng hạn, Family Pairing cho phép kết nối các tài khoản trong gia đình, để phụ huynh có thể quản lý việc sử dụng TikTok của trẻ em.

Các tài khoản TikTok từ 13 đến 15 tuổi sẽ được đặt mặc định ở chế độ riêng tư và tắt tính năng đề xuất, livestream cũng như nhận tin nhắn.

“Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên phó mặc việc kiểm soát cho nền tảng, hay tin tưởng vào những kênh mang danh thiếu nhi.

Thiếu nhi mỗi nước không giống nhau, người làm nội dung cho trẻ em cũng chẳng ai như ai. Vậy nên, phụ huynh cần phải để mắt, canh chừng trẻ khi giải trí trên các mạng xã hội”, chuyên gia Phạm Hồng Phước chia sẻ.

TikTok hiện là một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trên cả iOS và Android, ứng dụng này liên tục nằm trong top 5 được tải về nhiều nhất.

Nhiều nội dung guy hiểm cho trẻ em từng xuất hiện trên nền tảng này TikTok. Một bé gái 10 tuổi ở Palermo (Italia) từng quấn thắt lưng quanh cổ để thực hiện “Thử thách Bất tỉnh” trên TikTok, nhưng bị ngạt và chết não.

Italy phải yêu cầu mạng xã hội này chặn những người dùng chưa được xác minh độ tuổi. Ngoài ra, ByteDance chủ sở hữu của TikTok cũng từng bị phạt 5,7 triệu USD, vì vi phạm luật riêng tư của trẻ em tại Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

TikTok và tương lai đầy chông gai

Tham vọng đưa TikTok trở thành ứng dụng toàn cầu của Zhang Yiming tiếp tục gặp nhiều khó khăn dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Thoạt nhìn, phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của trang web ByteDance (công ty mẹ của TikTok) trông tương tự.

Cả hai đều đăng tải những hình ảnh lạc quan, vui vẻ của nhân viên văn phòng và một người cha rạng rỡ nhìn vào màn hình smartphone cùng con trai. Tuy nhiên, nếu kéo xuống cuối trang, sẽ có những khác biệt đáng kể.

Phiên bản tiếng Anh có phần hiển thị 5 thành viên hội đồng quản trị của ByteDance.

Bốn trong số đó là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, gồm: Susquehanna International Group (SIG), General Atlantic, Coatue Management và công ty liên doanh Sequoia Capital. Tiếp đó là sơ đồ tổ chức các pháp nhân nước ngoài quản lý hoạt động của TikTok ở thị trường Mỹ, Australia, Singapore và Anh.

Danh sách thành viên hội đồng quản trị và sơ đồ tổ chức này không xuất hiện trên trang web phiên bản tiếng Trung. Khác biệt này thể hiện những khó khăn ByteDance gặp phải trên con đường toàn cầu hóa.

Thoạt nhìn giao diện Web của ByteDance phiên bản tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng một số chi tiết cho thấy nhiều định hướng quan trọng. Ảnh: SCMP.

Cuộc đấu tranh của ByteDance với sự tồn tại của TikTok và Douyin sẽ là hình mẫu cho các công ty Trung Quốc muốn vươn ra thị trường quốc tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.

Trong khi ByteDance đặt trụ sở ở Trung Quốc, phần lớn doanh thu quảng cáo họ kiếm được lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, làm hài lòng cả hai là điều không hề dễ dàng.

Mặc dù nguy cơ TikTok bị “trục xuất” khỏi Mỹ đã lắng xuống sau khi Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng, ByteDance cũng tạm gác thương vụ bán TikTok tại Mỹ, kịch tính vẫn có thể kéo dài trong tương lai.

“Chính quyền Biden thích một giải pháp toàn thể về cách các công ty Trung Quốc hoạt động tại Mỹ cũng như những lo ngại về việc xử lý dữ liện người dùng”, Paul Triolo, nhà phân tích chính sách công nghệ tại công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group nói.

Triolo cho rằng có nhiều khía cạnh trong cuộc đàm phán hiện có giữa các bên. Biden muốn xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ sự chấp thuận nào.

Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch nào được chính phủ Mỹ đưa ra đều có thể được đón nhận rất khác ở quê nhà TikTok.

Năm ngoái, khi TikTok nỗ lực đạt được các thoả thuận trong thương vụ với Oracle và nhận được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Donald Trump, người Trung Quốc tức giận cho rằng, Zhang Yiming đã “quỳ gối” dưới áp lực của Mỹ.

Đáp lại cơn thịnh nộ của người dân, ByteDane hứa sẽ giữa quyền kiểm soát với hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Zhang Yiming cũng nói sẽ không chuyển giao thuật toán của TikTok sau khi Bắc Kinh bổ sung danh mục kiểm soát xuất khẩu công nghệ.

Trong khi thương vụ chưa đến hồi kết, ông Trump không đắc cử, TikTok vẫn tiếp tục tìm kiếm một thoả thuận, chuẩn bị cho tương lai khó khăn.

Trong thời gian tạm lắng, sự phổ biến của TikTok tại Mỹ đã tăng trở lại. Số lượt tải xuống tăng 33% vào tháng 12/2020, tăng 5,7 triệu lượt so với tháng trước đó. Các nhà quảng cáo cũng đã quay lại với ByteDance sau khi Biden thắng cử.

Ở châu Âu, TikTok cũng đã tăng gần gấp đôi quy mô nhân sự trong những tháng qua và thiết lập văn phòng mới ở London bên cạnh hai văn phòng trước đó.

Trái với những tín hiệu khả quan ở thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh của ByteDance ở Trung Quốc vẫn thấp hơn doanh thu ở các thị trường khác.

TikTok đang có những tháng ngày khá “yên ổn”, nhưng đó không phải tương lai lâu dài.

Chỉ vài ngày sau lễ nhậm chức, chính quyền Biden đã phát đi thông điệp về việc đối đầu Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. “Chính quyền Biden rõ ràng sẽ tập trung vào các rủi ro bảo mật do công nghệ đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Biden sẽ làm tốt hơn về chính sách với những vấn đề rủi ro đến từ ứng dụng nước ngoài”, Justin Sherman, thành viên của tổ chức Sáng kiến Cyber Statecraft của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.

Chuyên gia Dev Lewis của tổ chức nghiên cứu Digital Asia Hub cho rằng chừng nào mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc còn căng thẳng, ByteDance vẫn là mục tiêu bị nhắm tới.

“Dù TikTok có cố gắng tuân thủ bao nhiêu quy định và minh bạch dữ liệu đến mức nào, họ vẫn luôn bị gắn mác một công ty Trung Quốc”, Lewis nói.

Giấc mộng toàn cầu hoá của ByteDance còn trở thành cơn ác mộng khi TikTok chính thức bị Ấn Độ cấm vào tháng 6/2020.

ByteDance đã sa thải hàng trăm nhân viên và tìm cách bán các hoạt động của mình tại thị trường này.

TikTok đang bị kẹt vào nhiều vấn đề phức tạp trong một cuộc chơi không do mình làm chủ. Tham vọng của Yang Zhing khi chọn công ty bằng tiếng Anh thay vì tiếng Trung đang chông gai hơn những gì ông hình dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

TikTok cung cấp tài nguyên kinh doanh mới cho dân marketing

Để tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh quảng cáo, TikTok đã ra mắt một nền tảng mới cung cấp một loạt các mẹo và hướng dẫn kinh doanh để giúp người làm marketing tối đa hoá hiệu suất của thương hiệu trên nền tảng.

Như bạn có thể thấy ở trên, nền tảng tài nguyên mới cung cấp thông tin về các yếu tố khác nhau của việc xây dựng thương hiệu trên nền tảng, bao gồm các yếu tố về sáng tạo, chiến lược quảng cáo, xu hướng chính và hơn thế nữa.

Mỗi yếu tố sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan cùng với đó là các nghiên cứu điển hình và hướng dẫn qua những ví dụ cụ thể.

Tài nguyên hướng dẫn cũng phác thảo các yếu tố chính khác nhau một cách chi tiết hơn, có thể hữu ích trong việc giúp bạn vạch ra những phương pháp tiếp cận tốt hơn.

Nếu bạn đang muốn biến TikTok trở thành trọng tâm chiến lược hoặc đang xem xét cách bạn có thể khai thác nền tảng này để làm marketing thì đây là tài nguyên rất hữu ích mà bạn không thể không tham khảo.

Mặc dù không phải tất cả những tài nguyên này sẽ được áp dụng cho thương hiệu của bạn, nhưng sự đa dạng của các ví dụ cũng như các mẹo hữu ích chắc chắn sẽ truyền cảm hứng và giúp bạn thiết lập phương pháp tiếp cận TikTok của mình hiệu quả hơn.

Bạn có thể xem chi tiết các tài nguyên mới này mới tại: TikTok for Business

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo TikTok

Người Mỹ tin tưởng Google hơn cả Facebook và TikTok

Một khảo sát cho thấy các nền tảng kỹ thuật số đáng tin cậy nhất và ít được tin cậy nhất của Mỹ. Nó cũng tiết lộ một số thông tin chi tiết mới lạ về cách người dùng nghĩ về cách làm việc của Google.

Trong một thế giới của tin tức giả mạo và những thông tin sai lệch, 1.057 người dân Mỹ đã được hỏi về cảm nhận của họ đối với mạng xã hội và các nền tảng tìm kiếm.

Cuộc khảo sát do SEO Clarity thực hiện đã phát hiện ra mức độ tin tưởng của người dùng vào các công ty công nghệ, điều khiến Google dường như có nhiều lợi thế hơn.

Google được người Mỹ tin tưởng nhiều nhất.

Mặc dù 65,7% người trả lời khảo sát cho biết họ tin tưởng Google nhất và 1/5 người tham gia đồng ý rằng họ sẽ ‘luôn’ tin tưởng vào kết quả của gã khổng lồ công nghệ này, nhưng không phải tất cả các câu trả lời đều tích cực.

29% người tham gia khảo sát cho biết họ không nghĩ rằng Google đủ minh bạch hoặc đủ rõ ràng khi liệt kê một quảng cáo, ngay cả khi với biểu tượng ‘QUẢNG CÁO’ được hiển thị trên danh sách tìm kiếm.

69% người được hỏi lo lắng về dữ liệu mà Google thu thập.

Khi được hỏi họ sẽ cảm thấy thế nào nếu phát hiện ra Google thu thập một số mẩu dữ liệu nhất định, những mối lo ngại lớn nhất xoay quanh việc gã khổng lồ biết địa chỉ nhà riêng, vị trí trong quá khứ và hiện tại, số điện thoại và nơi làm việc của họ.

Người Mỹ ít tin tưởng Facebook và TikTok.

TikTok rất ít được tin tưởng, với chỉ 28% người được hỏi coi nền tảng xã hội này là đáng để tin cậy.

Facebook và Twitter có kết quả tốt hơn một chút, với lần lượt là 37,8% và 42,9% người Mỹ được khảo sát nói rằng họ tin tưởng chúng.

Dù lý do là gì, 73% người được hỏi cho rằng cả nền tảng tìm kiếm lẫn mạng xã hội nên được quản lý nhiều hơn.

Ý kiến phổ biến nhất là nên có sự tham gia của một cơ quan quản lý độc lập nào đó gồm các chuyên gia hoặc nếu khác thì họ nên tự điều chỉnh nhiều hơn.

Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng 73% người được hỏi muốn các công ty khổng lồ có trách nhiệm hơn đối với việc nội dung nên được kiểm tra thực tế.

Cuộc khảo sát cho thấy rằng các biện pháp hiện tại không đủ để giảm bớt mối lo ngại về tin tức giả và sai lệch, với 67% người kêu gọi việc các nền tảng nên chỉ định khi nào nội dung được xem là giả.

Người Mỹ cần được hướng dẫn nhiều hơn về các nền tảng hay kiến thức số.

Thống kê đáng lo ngại nhất đến từ cuộc khảo sát cho thấy 61% người được hỏi cho rằng các chuyên gia y tế xác minh tất cả nội dung y tế mà họ tìm thấy trên Google.

Mặc dù thuật toán của Google được hiểu là hiển thị thông tin đáng tin cậy nhất có thể trong SERPs, nhưng thật nguy hiểm khi mọi người nghĩ rằng mọi thông tin y tế được tìm thấy qua Google đều đã được chuyên gia y tế xác minh.

50% người được hỏi cũng tin rằng các website có quyền kiểm soát vị trí website của họ xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm SERPs. Điều chưa bao giờ xảy ra ở thế giới thực.

68% người Mỹ được khảo sát cũng tin rằng màu sắc tươi sáng có một số tác động đến thứ hạng và hai trong số năm người tham gia không tin rằng lịch sử tìm kiếm ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.

Có lẽ mức độ tin tưởng cao hơn vào Google đối với các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác bắt nguồn từ sự hiểu nhầm về cách thông tin được thu thập và hiển thị trong SERPs.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Công ty mẹ của TikTok đầu tư vào xe tự lái

ByteDance đầu tư 25 triệu USD vào công ty xe tự lái QCraft, mở đường phát triển mới sau thành công của TikTok.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết, ByteDance quyết định đầu tư trong vòng gọi vốn mới của QCraft với số tiền ít nhất 25 triệu USD. Thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố trong tuần tới.

QCraft là công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực xe tự lái, được thành lập vào năm 2019, với đội ngũ sáng lập và điều hành từng làm việc tại các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này, như Waymo, Tesla và Uber Technologies.

Công ty này sử dụng hệ thống mô phỏng thông minh quy mô lớn cùng các framework có khả năng “tự học”, giúp giảm chi phí phát triển công nghệ.

Giải pháp của QCraft đang được ứng dụng trên một số xe buýt nhỏ hoạt động tại Trung Quốc, ở một số địa phương như Tô Châu, Thâm Quyến, Vũ Hán.

Trước đó, công ty khởi nghiệp này cũng nhận đầu tư từ IDG Capital và Lenovo Capital.

Cả ByteDance và QCraft đều chưa bình luận gì về thông tin này.

Khoản đầu tư trên được đánh giá là không lớn, nhưng có vai trò quan trọng khi đánh dấu lần đầu tiên ByeDance đánh cược vào một lĩnh vực mới như xe tự lái.

Trước đây, lĩnh vực chính mà công ty này quan tâm là trí tuệ nhân tạo và truyền thông xã hội, với sản phẩm nổi tiếng nhất là TikTok.

Các dịch vụ về AI và giải trí mà TikTok đang sở hữu, được nhận định là hoàn toàn có thể được ứng dụng trong các dòng xe thế hệ mới.

Cách đây không lâu, ByteDance cũng đầu tư vào một công ty thuộc lĩnh vực công nghệ giáo dục và dự kiến tuyển thêm khoảng 13 nghìn nhân viên để phát triển mảng này.

Theo các chuyên gia, chủ sở hữu của TikTok đang tham vọng phát triển theo những con đường mới bên ngoài ứng dụng video ngắn được trăm triệu người trên thế giới sử dụng.

Trong công bố hồi tháng 8/2020, ByteDance cho biết TikTok có khoảng 700 triệu người dùng hàng tháng, trong đó hơn 100 triệu người ở thị trường Mỹ.

Việc đầu tư vào lĩnh vực xe công nghệ cũng là xu hướng chung của các công ty công nghệ lớn. Baidu và Tencent Holdings cũng đang lấn sân sang lĩnh vực xe thông minh. Nhiều tin đồn cũng cho rằng Apple đang làm xe tự lái, với sự kết hợp cùng Hyundai và KIA.

Các công ty có tiếng trong lĩnh vực xe điện, xe tự lái như Tesla, Nio được định giá ngày càng cao nhờ xu hướng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

TikTok chia sẻ dữ liệu mới nhất về việc xóa nội dung trên nền tảng

Đối mặt với những thách thức khi bị cáo buộc cung cấp những nội dung không phù hợp cho trẻ em, TikTok đã công bố báo cáo minh bạch mới nhất của mình nhằm cung cấp chi tiết về tất cả các video mà nhóm của TikTok đã xóa.

Các con số cho thấy TikTok đang nỗ lực liên tục để cải thiện hệ thống của mình và xóa những nội dung vi phạm trước khi tiếp cận với khán giả.

Trước hết, trên tổng số video đã bị xóa – TikTok giải thích:

“89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu vào nửa cuối năm 2020 do vi phạm nguyên tắc cộng đồng hoặc điều khoản dịch vụ của chúng tôi, tức là chưa đến 1% tổng số video đã được tải lên TikTok.”

Điều đó cho thấy rằng TikTok đã xem tổng cộng khoảng 9 tỷ video được tải lên trong khoảng thời gian này, phần lớn video phù hợp với bản cập nhật về tính minh bạch trước đó của nền tảng.

TikTok nói rằng có 92,4% trong số những video này đã bị xóa trước khi người dùng báo cáo (report) chúng và 83,3% đã bị xóa trước khi chúng nhận được bất kỳ lượt xem nào.

Cả hai con số này đều giảm nhẹ so với các nỗ lực trước đó nhưng đây vẫn là một nỗ lực ấn tượng để giải quyết và loại bỏ các mối quan ngại trên nền tảng.

Và mặc dù hơn 89 triệu lượt xóa nghe có vẻ nhiều, nhưng thực tế số lượng này ít hơn so với số video đã bị xóa trong khoảng thời gian trước đó.

Về các vi phạm cụ thể, TikTok nói rằng phần lớn các clip đã bị xóa đều có mức độ vi phạm nhẹ về tính an toàn (36%).

Như đã lưu ý, TikTok hiện đang bị Ủy ban châu Âu điều tra do lo ngại rằng nền tảng này khiến người dùng trẻ phải xem những nội dung không phù hợp, trong khi ứng dụng cũng tạm thời bị cấm ở cả Ý và Pakistan trong thời gian này.

“Trong nửa cuối năm 2020, 36% nội dung bị xóa vi phạm chính sách an toàn của chúng tôi, tăng từ 22,3% trong nửa đầu năm 2020.

Trong số các video đó, 97,1% video đã bị xóa trước khi được báo cáo cho chúng tôi và 95,8% trong tổng số video đã bị xóa trong vòng 24 giờ sau khi được đăng.”

Với các hành động thực thi được ghi nhận, rõ ràng TikTok cần phải làm nhiều hơn nữa.

Tiếp đó, ảnh khỏa thân và các hoạt động tình dục là nguyên nhân lớn thứ hai khiến nội dung bị xoá bỏ (20,5%).

TikTok cũng đã chia sẻ tỷ lệ loại bỏ tương đối của nó cho từng yếu tố, nêu bật cách ứng dụng phản ứng với từng mối quan tâm.

TikTok cũng nói rằng họ đã từ chối 3.501.477 quảng cáo trong khoảng thời gian này vì vi phạm các nguyên tắc và chính sách quảng cáo của mình.

Nhìn chung, dữ liệu cho thấy TikTok đang làm việc không ngừng để phát triển các chiến lược phát hiện phù hợp với sự phát triển của nó, nhưng một lần nữa, vẫn còn nhiều thách thức khác nhau cần cải thiện để tránh bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Mọi nền tảng đều phải phát triển các chiến lược của họ và có vẻ như các quy trình của TikTok đang phát triển và thay đổi nhiều hơn để phù hợp với sự kỳ vọng của cộng đồng.

Bạn có thể tham khảo về chính sách của TikTok tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

TikTok chấp nhận chi 92 triệu USD dàn xếp vụ kiện tập thể tại Mỹ

TikTok nhất trí chi 92 triệu USD trong thỏa thuận giải quyết một loạt vụ kiện tập thể tại Mỹ cáo buộc ứng dụng chia sẻ video ngắn này xâm phạm quyền riêng tư của những người dùng trẻ tuổi.

Một kiến nghị pháp lý được gửi lên Tòa án liên bang tại bang Illinois yêu cầu thẩm phán thông qua thỏa thuận trên, trong đó có cả yêu cầu TikTok phải minh bạch hơn trong việc thu thập dữ liệu và đào tạo nhân viên tốt hơn về việc tôn trọng quyền riêng tư của người dùng.

Vụ việc này bao gồm 21 vụ kiện tập thể nhằm vào TikTok và công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc.

Các công tố viên tại tòa án ở Illinois cho biết theo thỏa thuận, TikTok sẽ dùng số tiền trên để dàn xếp với các nguyên đơn trong vụ kiện, ước tính là 89 triệu người dùng TikTok tại Mỹ, trong đó hầu hết đều đủ điều kiện để nhận được 96 cent mỗi người nếu tất cả đều nộp đơn đòi bồi thường.

Theo các luật sư, TikTok xâm nhập vào thiết bị của người sử dụng và thu thập một loạt dữ liệu cá nhân, trong đó có dữ liệu sinh trắc học và thông tin mà ứng dụng này sử dụng để theo dõi cũng như lập hồ sơ người sử dụng TikTok phục vụ cho những mục đích như quảng cáo và tăng lợi nhuận. TikTok cũng bị cáo buộc gửi hoặc lưu trữ những dữ liệu thu thập được ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, TikTok bác bỏ mọi hành vi lạm dụng dữ liệu, đồng thời cho rằng chỉ sử dụng để nhận diện khuôn mặt và lưu trữ dữ liệu đó trên thiết bị người sử dụng.

TikTok có hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ. Washington lo ngại việc TikTok có được các thông tin cá nhân của người dùng tại Mỹ sẽ gây ra những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nước này dù phía công ty Trung Quốc luôn phủ nhận cáo buộc.

Với mối quan ngại này, chính quyền Mỹ dưới thời cựu tổng thống Donald Trump yêu cầu ByteDance bán lại hoạt động của TikTok tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden hiện nay đang tạm gác lại kế hoạch này.

Đầu năm ngoái, một nền tảng mạng xã hội khác là Facebook cũng nhất trí chi 550 triệu USD để giải quyết một vụ kiện với cáo buộc thu thập dữ liệu nhận dạng khuôn mặt vi phạm luật bảo vệ quyền riêng tư của bang Illinois.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BNews

TikTok ra mắt nền tảng quảng cáo ‘tự phục vụ’ tại Canada

TikTok đã thông báo rằng nền tảng quảng cáo tự phục vụ của mình hiện đã có sẵn cho tất cả các doanh nghiệp ở Canada, đây là bước mở rộng mới nhất trong quá trình thúc đẩy kinh doanh của mình tại đất nước này.

Theo giải thích của TikTok:

“Hôm nay chính thức đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của TikTok For Business tại Canada.

Chúng tôi đang cung cấp các giải pháp quảng cáo mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các thương hiệu kết nối có ý nghĩa hơn với cộng đồng người dùng TikTok.

Tại Canada, với việc giới thiệu các công cụ quảng cáo tự phục vụ và sự sẵn có của Shopify mới của TikTok, chúng tôi đang tiếp tục hỗ trợ các nhà quảng cáo trong từng bước đi của quá trình tạo chiến dịch.”

Như bạn có thể thấy ở trên, nền tảng tự phục vụ của TikTok trông khá giống với các nền tảng tương tự trên các mạng xã hội khác.

TikTok đã thông báo về việc mở rộng toàn cầu của nền tảng này vào tháng 7 năm ngoái, vì vậy có thể có một số doanh nghiệp ở Canada đã từng sử dụng nền tảng này, tuy nhiên đến hiện tại, tất cả các thương hiệu đều có thể chạy các chiến dịch thông qua nền tảng.

Ngoài điều này, như TikTok đã lưu ý, họ cũng đã cung cấp kênh Shopify của mình cho những người bán hàng ở Canada, bên cạnh thị trường Mỹ.

Theo TikTok:

“Kênh sẽ giúp người bán hàng của Shopify trên toàn quốc tạo và chạy các chiến dịch hướng trực tiếp đến cộng đồng tương tác cao của TikTok.

Thông qua mối quan hệ đối tác này, chúng tôi sẽ giúp người bán trên Shopify dễ dàng khai thác sức sáng tạo của cộng đồng TikTok, từ đó được khám phá và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo của mình.”

TikTok cũng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ảo cho các doanh nghiệp Canada vào tháng tới, bao gồm các hội thảo, các buổi giáo dục và phỏng vấn với các chủ doanh nghiệp cũng như các chuyên gia TikTok để giúp các thương hiệu tận dụng tốt nhất nền tảng này.

TikTok cũng đã lưu ý rằng họ cam kết sẽ trả phần thuế hợp lý của mình ở Canada và sẽ chuyển giao tất cả các chức năng hoạt động liên quan cho pháp nhân Canada của mình trong vài tháng tới.

Với mục tiêu dự kiến ​​đạt một tỷ người dùng vào năm 2021, TikTok cần phải thiết lập vững chắc nền tảng kinh doanh của mình để tối đa hóa cơ hội doanh thu và đảm bảo những người sáng tạo hàng đầu có thể kiếm tiền hiệu quả hơn từ nỗ lực của họ.

Nếu ứng dụng này có thể khiến những người dùng có ảnh hưởng đó hài lòng, điều đó sẽ giúp TikTok hướng tới việc duy trì khả năng tồn tại lâu dài và bền vững hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook sẽ thiệt hại bao nhiêu nếu mất thị trường Úc

Động thái của Facebook mới đây dẫn đến nguy cơ mất thị trường hơn 20 triệu người dùng Internet của Australia, nơi mang lại doanh thu 673,9 triệu USD năm 2019, hoặc tệ hơn.

wired.

Facebook trước nguy cơ mất thị trường Australia

Việc Facebook chặn nội dung tin tức báo chí ở Australia có thể mang lại những hệ quả tồi tệ không lường trước được. Một trong những hệ quả thấy được ngay sau quyết định này, đó là lượng truy cập của các trang báo điện tử Australia giảm mạnh, khoảng 13% đối với bạn đọc nội địa và 30% nguồn nước ngoài, theo hãng nghiên cứu Chartbeat chia sẻ.

Cũng theo Chartbeat, lượng truy cập vào các trang báo Australia thông qua Facebook giờ chỉ còn vài phần trăm.

Thông số này chưa “về mo” vì vẫn còn một số nơi người dùng có thể tìm thấy link dẫn tới website báo Australia, chẳng hạn trong mục giới thiệu các fanpage; hay như tờ Guardian Australia vẫn có thể chia sẻ bài viết vì dùng tên miền toàn cầu theguardian.com.

Ở chiều ngược lại, Facebook cũng đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề vì quyết định của chính mình.

Báo cáo mới nhất về hoạt động tài chính năm 2019 của Facebook ở Australia cho thấy, nền tảng mạng xã hội này đạt doanh thu quảng cáo lên đến 673,9 triệu USD, lợi nhuận đạt 22,7 triệu USD. Ước tính kết quả năm 2020, đại dịch Covid-19 không làm ảnh hưởng xấu đến Facebook.

Trong thông cáo, Facebook cho biết tin tức báo chí chỉ chiếm 4% nội dung xuất hiện trên bảng tin người dùng, nghĩa là họ sẵn sàng bỏ mảng này.

Tuy nhiên nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng, động thái của Facebook dẫn đến viễn cảnh mất thị trường hơn 20 triệu người dùng Internet của Australia. Đó là chưa kể nhiều nước đang sẵn sàng ủng hộ Australia.

Người dùng rất quan trọng đối với Facebook. Vì thế mà khi bị chặn ở Trung Quốc, thị trường có gần 1 tỷ người dùng Internet, Facebook vẫn thường xuyên tìm cách quay trở lại bằng nhiều cách khác nhau.

Được biết, Facebook vẫn hợp tác với Xiaomi để phát triển công nghệ VR, CEO Mark Zuckerberg thì từng mua sách tìm hiểu về ông Tập Cận Bình…

Chặn Facebook là xong chuyện?

Một điều đáng chú ý là ngay cả khi bị cấm cửa ở Trung Quốc, Facebook vẫn có cách kiếm nguồn thu từ đất nước này.

Thậm chí doanh thu quảng cáo của Facebook ở Trung Quốc còn đứng thứ hai, chỉ sau thị trường Mỹ. Chuyên gia Brian Weiser của công ty Pivotal Research tiết lộ, Facebook thu về khoảng 5-7 triệu USD từ Trung Quốc trong năm 2018.

Điều kỳ lạ trên xảy ra khi mà các công ty Trung Quốc như TikTok, Huawei cũng cần tiếp cận lượng người dùng khổng lồ toàn cầu của Facebook, trong bối cảnh thị trường nội địa có phần bão hòa và tăng trưởng chậm lại.

Facebook tận dụng điều đó, bán quảng cáo cho các công ty Trung Quốc thông qua đại lý bán lẻ như MeetSocial, Cheetah Mobile, Papaya, và Powerin.

Facebook còn từng tuyên bố mong muốn “quyết tâm trở thành nền tảng marketing tốt nhất hỗ trợ các công ty Trung Quốc đi ra nước ngoài”.

Năm ngoái, Facebook cùng đội kỹ sư ở Singapore bắt tay vào phát triển công cụ mua bán quảng cáo dành riêng cho các công ty Trung Quốc.

Như vậy, việc chặn mạng xã hội Facebook, mảng hoạt động chính của gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ, chưa phải biện pháp trừng phạt tận cùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo ICTNews

YouTube sẽ ra mắt Shorts tại Mỹ trong tháng 3

YouTube xác nhận rằng định dạng video ngắn Shorts sẽ được ra mắt tại Mỹ vào tháng 3 năm 2021.

YouTube Shorts, một định dạng video dọc cho phép người dùng tạo các clip dài 15 giây trở xuống sẽ có mặt tại thị trường Mỹ vào tháng tới.

Shorts ra mắt ở Ấn Độ vào tháng 9 năm 2020, nơi ứng dụng này hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. YouTube cho biết ở Ấn Độ, mức độ sử dụng công cụ Shorts đã tăng hơn gấp ba lần kể từ tháng 12.

Lần đầu tiên, YouTube chia sẻ dữ liệu về mức độ tương tác, tiết lộ rằng Shorts nhận được hơn 3,5 tỷ lượt xem hàng ngày.

Định dạng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với TikTok vì YouTube Shorts chia sẻ một bộ tính năng tương tự. Theo đó, người dùng có thể:

  • Tạo và tải lên các video có thời lượng 15 giây trở xuống.
  • Chỉnh sửa video bằng một số công cụ sáng tạo.
  • Nối các đoạn phim ngắn hơn với nhau từ nhiều đoạn.
  • Thêm nhạc vào video từ thư viện của YouTube.
  • Tăng tốc hoặc làm chậm video.
  • Đặt hẹn giờ và đếm ngược.

Những tính năng này, tất cả đều được tích hợp trong ứng dụng YouTube ở Ấn Độ, và đây là những gì người dùng ở Mỹ cũng có thể mong đợi khi bản cập nhật ra mắt vào tháng tới.

Người dùng sẽ có thể điều hướng từ video này sang video khác bằng cách cuộn theo chiều dọc khi xem nội dung. Một lần nữa, tính năng này tương tự với TikTok.

Người dùng YouTube có thể tạo nội dung cho băng chuyền Shorts bằng camera trong ứng dụng hoặc bằng cách tải lên video từ camera roll của họ.

Bất kỳ video dọc nào có thời lượng 15 giây trở xuống đều đủ điều kiện để đưa vào băng chuyền ngắn này.

Khiến YouTube có thêm nhiều người sáng tạo mới.

YouTube cho biết một trong những vấn đề mà họ đang cố gắng giải quyết khi bổ sung Shorts là rào cản cao đối với những người sáng tạo mới:

“Mỗi năm, số lượng người truy cập YouTube để khởi chạy các kênh riêng của họ ngày càng tăng. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng vẫn có một lượng lớn người nhận thấy mức độ sáng tạo trên ứng dụng này quá cao.

Đó là lý do tại sao chúng tôi phát triển Shorts, công cụ video dạng ngắn mới của chúng tôi cho phép người sáng tạo và nghệ sĩ quay những video hấp dẫn mà không cần gì khác ngoài chiếc điện thoại di động của họ”.

Shorts cho phép người dùng mới ngay lập tức bắt đầu đóng góp nội dung cho hệ sinh thái YouTube mà không cần phải quay phim và chỉnh sửa toàn bộ video.

Một cách khác mà Shorts có thể hỗ trợ người sáng tạo mới là cách họ được tính như lượt xem video thông thường trên YouTube. Đây là điều mà YouTube đã từng công bố.

Tính số lượt xem cho các video ngắn như video thông thường có thể giúp những người sáng tạo mới muốn kiếm tiền từ YouTube bằng cách được chấp nhận tham gia Chương trình Đối tác YouTube (YPP).

Trở thành thành viên của YPP cho phép người sáng tạo chạy quảng cáo trong video của họ và giữ lại một phần doanh thu kiếm được.

Yêu cầu để được chấp nhận tham gia chương trình này là tích lũy 4.000 giờ xem công khai hợp lệ trong 12 tháng qua. Tạo video ngắn hiện là một cách khác để người sáng tạo đạt được ngưỡng đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok Seller: Cách đăng ký và tối ưu bán hàng 2024

TikTok đã công bố ra mắt TikTok Seller (TikTok Shop Seller Center) nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên nền tảng. Hãy cùng tìm hiểu TikTok Seller là gì, cách đăng ký tài khoản, đăng nhập, tối ưu bán hàng và hơn thế nữa.

TikTok Seller
TikTok ra mắt cổng TikTok Seller (TikTok Shop Seller) nhằm phát triển thương mại điện tử

Như dự kiến, TikTok đang nỗ lực nhanh chóng để cung cấp nhiều tùy chọn kiếm tiền hơn cho các nhà sáng tạo với các công cụ eCommerce (thương mại điện tử) và bán hàng trong luồng mới mà người dùng sẽ có thể kết hợp vào tài khoản, video và luồng trực tiếp của họ.

Sau mối quan hệ đối tác với Shopify và những giới thiệu gần đây về các tùy chọn thương mại điện tử cho các nhà quảng cáo, TikTok Seller là một cổng thông tin bán hàng mới mà mạng xã hội TikTok giới thiệu đến các nhà bán hàng và người sáng tạo toàn cầu.

TikTok Seller hay TikTok Shop Seller là gì?

TikTok Seller là cổng thông tin dành cho người bán hàng trên nền tảng TikTok, với nền tảng này, người dùng có thể tiến hành mua sắm trong ứng dụng (in-app shopping) mà không cần phải rời khỏi nền tảng TikTok.

Hiện TikTok đang hướng tới mục tiêu giúp các nhà bán lẻ trong ngành thương mại điện tử quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của họ để người dùng có thể mua sắm trực tiếp.

Khi có ngày càng nhiều thương hiệu sử dụng người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch marketing của họ, các hoạt động bán hàng trên TikTok Shop Seller sẽ ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn.

TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).

TikTok Shop Seller Center là Trung tâm hỗ trợ người bán của TikTok. Hiện trung tâm này chỉ khả dụng tại khoảng 10 thị trường khác nhau như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Vương Quốc Anh hay Mỹ.

TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).
TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).

Như bạn có thể thấy ở đây, TikTok mô tả nền tảng giáo dục TikTok Shop Seller Center mới này như sau:

TikTok Seller là một trung tâm đào tạo giúp bạn kinh doanh trên TikTok. Với TikTok Seller, chúng tôi cung cấp đầy đủ các bài học về các công cụ, chính sách dành cho người bán và các bản cập nhật mới nhất cho cửa hàng (TikTok Shop). Hãy bắt đầu tìm hiểu nó và bán hàng được nhiều hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo trên TikTok (TikTok Ads) để thúc đẩy hiệu suất của các hoat động bán hàng trên nền tảng TikTok Seller.”

Người dùng cuối cùng sẽ có thể đăng ký chương trình này để bán sản phẩm trên TikTok theo nhiều cách khác nhau.

“Nếu bạn chọn bán hàng qua trang cá nhân của mình, thì bạn có thể hiển thị sản phẩm thông qua phát trực tiếp (livestreaming) hoặc video ngắn, với các sản phẩm được nhúng vào nội dung của bạn.

Khi khách hàng xem nội dung của bạn, họ có thể được chuyển hướng đến trang chi tiết sản phẩm tương ứng bằng cách nhấp vào liên kết trên sản phẩm ”.

TikTok cũng lưu ý rằng những người đăng ký chương trình sẽ có thể giới thiệu sản phẩm của họ trên tab thứ hai trên trang hồ sơ của họ.

Ngoài ra, chương trình cũng có một yếu tố liên kết, điều này sẽ cho phép các thương hiệu đăng ký để những người sáng tạo HOT trên TikTok quảng bá dịch vụ của họ trên nền tảng.

“Nếu bạn chọn bán hàng thông qua đơn vị liên kết (Affiliate Marketing), bạn có thể tải sản phẩm của mình lên TikTok Shop Seller Center, xây dựng chính sách khuyến mãi và cộng tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok để quảng bá sản phẩm của bạn.”

Điều đó cũng liên quan đến nền tảng người sáng tạo (Creator Marketplace) của TikTok, nơi cung cấp danh sách những người có ảnh hưởng trên nền tảng mà các thương hiệu có thể hợp tác để quảng cáo.

Thương mại điện tử là con đường quan trọng cho sự phát triển tiếp theo của TikTok, khi nền tảng này đang nỗ lực để xây dựng một hệ thống sinh thái đảm bảo những nhà sáng tạo nội dung (content creator) có thể kiếm tiền từ những nỗ lực của mình trên nền tảng của họ.

Công ty mẹ của TikTok là ByteDance cũng đã chuyển sang hoạt động thương mại điện tử với phiên bản tiếng Trung của TikTok, được gọi là ‘Douyin’, hiện tạo ra phần lớn doanh thu từ mua sắm trong luồng (in-stream Shopping).

Trung tâm người bán TikTok Shop Seller
Trung tâm người bán TikTok Shop Seller

Với những điều này, không có gì ngạc nhiên khi thấy TikTok đang tăng tốc đẩy mạnh lĩnh vực thương mại điện tử khi nó đang ở giai đoạn tăng trưởng mới.

Nền tảng này được cho là đã thu hút được một tỷ người dùng và đang ở giai đoạn phát triển quan trọng.

Nếu nó có thể triển khai thành công các công cụ tạo doanh thu cho người sáng tạo, nó có cơ hội tốt để trở thành một thách thức lớn đối với các mạng xã hội khác trong dài hạn, thiết lập sự bền vững cho sự phát triển trong tương lai.

Tất nhiên, điều đó cũng phụ thuộc vào các động thái quy định và các hạn chế có thể có, với một số câu hỏi vẫn xoay quanh tương lai của ứng dụng tại Mỹ.

Cơ quan quản lý của Ông Biden đã chỉ ra rằng họ sẽ không theo đuổi nỗ lực của chính phủ trước đó để bán bớt TikTok cho tập đoàn Oracle hay Walmart, nhưng họ cũng lưu ý rằng họ có thể sẽ bán toàn bộ nền tảng cho Mỹ.

TikTok có thể vẫn phải đối mặt với những lo ngại đó, nhưng xét về cấu trúc kinh doanh, nó cũng cần triển khai các công cụ thương mại điện tử để tối đa hóa tiềm năng của mình.

Nền tảng mới này giống như một bước quan trọng khác của TikTok nói chung.

Đăng ký sử dụng tài khoản TikTok và bắt đầu bán hàng trên ứng dụng.

Để bán sản phẩm trên TikTok Seller, trước tiên bạn cần đăng ký tài khoản TikTok, bạn cũng có thể tìm hiểu sâu về mạng xã hội TikTok tại đây: mạng xã hội TikTok

Sau khi đăng ký TikTok thành công, bạn có thể đăng nhập hay tham gia TikTok Shop Seller thông qua ‘Trung tâm người bán’ Seller Center. Bạn hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Trước tiên, hãy đăng ký với tư cách là người bán TikTok Shop Seller tại https://seller-vn.tiktok.com/account/welcome và nhập thông tin cơ bản của bạn như nơi ở, số điện thoại, địa chỉ email của bạn và hơn thế nữa. Xin lưu ý rằng tất cả các trường phải được hoàn thành.
  • Tiếp theo, nhập thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn như tên cửa hàng, nơi đặt trụ sở, địa chỉ kho hàng, v.v.
  • Hoàn thành hoặc cung cấp các tài liệu được yêu cầu (chẳng hạn như thông tin đăng ký kinh doanh hoặc thông tin cá nhân của bạn). TikTok Shop có quyền xác minh thông tin đã được gửi.”
  • Bắt đầu bán hàng trên TikTok Seller.

Hiện người dùng tại Việt Nam đã có thể đăng ký TikTok Seller.

Một vài mẹo để bán hàng thành công trên TikTok Seller.

Để bán hàng thành công trên TikTok Seller, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Tạo nội dung hấp dẫn: Hãy xây dựng các video quảng cáo sáng tạo, thú vị và thu hút sự chú ý của người xem. Video nên thể hiện được tính năng và lợi ích của sản phẩm, đồng thời cũng cần đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng.
  • Tương tác với khách hàng thường xuyên: Luôn cập nhật và trả lời nhanh chóng các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt, hoặc gửi những lời cảm ơn đến khách hàng đã từng mua sản phẩm.
  • Sử dụng hashtag: Sử dụng các hashtag phù hợp với sản phẩm hay bài đăng để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của thương hiệu trên TikTok. Nên sử dụng các hashtag phổ biến hoặc các từ khóa liên quan đến sản phẩm để tăng khả năng tìm thấy của sản phẩm.
  • Sử dụng TikTok Ads: Sử dụng quảng cáo trên TikTok để tiếp cận với đối tượng khách hàng rộng hơn. TikTok Ads có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như quảng cáo địa phương, quảng cáo động, quảng cáo liên kết, v.v. Bạn có thể tùy chọn loại quảng cáo phù hợp với sản phẩm của mình.
  • Tối ưu hóa trang sản phẩm: Bảo đảm trang sản phẩm của bạn được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm hình ảnh chất lượng cao, mô tả sản phẩm chi tiết và giá cả phù hợp.
  • Thực hiện đúng các chính sách bán hàng: Luôn đảm bảo tuân thủ các chính sách bán hàng của TikTok Seller, bao gồm các chính sách về chất lượng sản phẩm, đổi trả và hoàn tiền, giao hàng và thanh toán, v.v.

Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Seller hay TikTok Shop Seller Center.

  • TikTok Merchant là gì trên TikTok Shop Seller.

TikTok Merchant có nghĩa là Người bán (Nhà buôn), cũng tương tự trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Merchant chính là những người đưa các sản phẩm và dịch vụ lên nền tảng và sau đó tiến hành bán hàng.

  • TikTok Shop Seller University là gì?

TikTok Shop University là trung tâm đào tạo trực tuyến của TikTok giúp người bán kinh doanh hiệu quả hơn trên TikTok.

TikTok Shop University cung cấp một loạt các bài học về các công cụ, chính sách dành cho người bán cũng như các bản cập nhật mới nhất cho phần Cửa hàng (Shop).

  • Đăng nhập TikTok Seller như thế nào?

Bạn có thể đăng nhập ngay sau khi đăng ký với tư cách là người bán tại https://seller-vn.tiktok.com/account/welcome.

  • TikTok Seller APK là gì?

APK là ứng dụng trung gian cho phép những người bán hàng trên nền tảng TikTok kết nối với trung tâm bán hàng thông qua thiết bị di động (Android). Bằng cách tải xuống ứng dụng và đăng ký tài khoản, người dùng có thể bắt đầu bán hàng trên TikTok.

  • Người bán có nên bán hàng trên TikTok hay không?

Với hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, TikTok hiển nhiên là một nền tảng vô cùng tìm năng cho không những các doanh nghiệp mà còn với các nhà sáng tạo nội dung muốn bán hàng tự do, tuy nhiên vốn được xem là mạng xã hội của Gen Z khi có đến hơn 60% người dùng TikTok dưới 25 tuổi, người bán cũng cần phân tích xem liệu đó có phải là tệp khách hàng mục tiêu của mình hay không hay mục tiêu của mình là gì khi gia nhập nền tảng.

Kết luận.

Trong bối cảnh kinh doanh mới khi mua sắm qua các nền tảng mạng xã hội sẽ là tương lai của các hoạt động mua sắm, dù với tư cách là người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc tiếp cận các nền tảng bán hàng mới là yêu cầu mang tính bắt buộc.

Bằng cách tiếp cận nhanh TikTok Seller hay TikTok Shop Seller, doanh nghiệp đang tự mở ra cho mình những cơ hội mới để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok bổ sung tính năng mới nhằm hướng đến giai đoạn tiếp theo của ứng dụng

Khi TikTok xem xét giai đoạn phát triển tiếp theo, việc cung cấp các tùy chọn để người sáng tạo kiếm tiền từ các clip TikTok của họ là chìa khóa để tối đa hóa thành công của nó.

Nếu người sáng tạo không thể kiếm tiền trên TikTok, họ sẽ tìm cách kiếm tiền từ khán giả của họ trên các nền tảng khác.

Và trong trường hợp của TikTok, quy trình đó sẽ liên quan đến nhiều việc cung cấp các tùy chọn liên kết trực tiếp để cho phép người sáng tạo và doanh nghiệp thúc đẩy lưu lượng truy cập và bán hàng trực tiếp từ ứng dụng.

Bản cập nhật ứng dụng mới nhất gần đây cũng đã hướng theo xu hướng này.

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh được chia sẻ bởi chuyên gia truyền thông mạng xã hội Matt Navarra, TikTok đã bắt đầu triển khai một tích hợp mới với ứng dụng Whisk, cho phép người tạo video về món ăn đăng liên kết đến các công thức có liên quan, điều được phủ lên video clip qua nút CTA (nút kêu gọi hành động) ‘Xem công thức đầy đủ’.

Điều này mang lại nhiều cơ hội hơn cho những người sáng tạo món ăn để tăng lưu lượng truy cập vào tài khoản Whisk của họ và xây dựng đối tượng mục tiêu của họ, đồng thời nó cũng sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập cho Whisk.

Tuy nhiên đây chỉ mới là bước khởi đầu, khi TikTok chỉ có liên kết trực tiếp với Whisk, nó có thể sớm tạo điều kiện cho nhiều tùy chọn liên kết hơn, với các ứng dụng khác hoặc các URL khác, cung cấp cho người dùng nhiều cách hơn để thúc đẩy các cơ hội kinh doanh của họ trực tiếp từ video.

Đây không phải là lần đầu tiên TikTok cho phép thêm các liên kết ra bên ngoài từ video.

Trở lại vào tháng 10 năm 2019, TikTok đã thêm tùy chọn để người dùng đưa các liên kết từ Wikipedia vào clip của họ, thêm nhiều thông tin theo ngữ cảnh hơn, đồng thời thử nghiệm mở rộng thêm chức năng đó để bao gồm các liên kết đến Yelp và TripAdvisor vào tháng 3 năm ngoái.

TikTok cũng đã thử liên kết trực tiếp đến các cửa hàng bên ngoài để thúc đẩy lưu lượng truy cập thương mại điện tử.

TikTok gần đây đã thông báo cho các nhà quảng cáo về các tích hợp thương mại điện tử sắp tới của ứng dụng, bao gồm các công cụ sẽ tạo điều kiện liên kết sản phẩm, với việc người sáng tạo tự động kiếm được hoa hồng cho bất kỳ doanh số bán hàng nào.

TikTok cũng đã tổ chức tích hợp mua sắm khi phát trực tiếp với Walmart vào tháng 12.

Về cơ bản, TikTok cần mở rộng nền tảng của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này nhằm mang lại lợi ích trực tiếp hơn cho người sáng tạo và doanh nghiệp, đồng thời xây dựng hệ sinh thái kinh doanh mở trong ứng dụng.

Do đó, bạn có thể mong đợi sẽ thấy nhiều liên kết và công cụ sẽ đến với các video TikTok của bạn hơn, cung cấp nhiều tùy chọn hơn và nhiều cách hơn để các thương hiệu thúc đẩy lưu lượng truy cập từ những nỗ lực của họ.

Tích hợp Whisk mới chỉ là một trong nhiều tính năng sẽ đến với TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Pinterest cạnh tranh sát với TikTok và Snapchat khi tăng trưởng hơn 37% người dùng hàng tháng

Pinterest tiếp tục phát triển lượng người dùng tiềm năng của mình và thêm các tính năng mới để giúp các nhà marketers kết nối nhiều hơn với Pinners.

Bạn đang không chắc liệu thương hiệu của mình có tìm được đối tượng mục tiêu trên Pinterest hay không?

Các số liệu mới từ mạng xã hội trực quan này cho thấy cân nhắc đó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi người dùng trung bình hàng tháng (MAU) đã tăng 37% trên toàn cầu.

Mặc dù người dùng Pinterest của Mỹ tăng trưởng chậm hơn so với thị trường quốc tế, người Mỹ vẫn là nguồn doanh thu chính của Pinterest và là cơ hội vàng để những người làm marketing tiếp cận và truyền cảm hứng cho đối tượng mục tiêu mới.

Pinterest báo cáo doanh thu 582 triệu USD trong quý 4 năm 2020 từ Mỹ và thêm 123 triệu USD trên toàn thế giới.

Với sự tăng trưởng tốt trong mỗi quý, Pinterest đã tăng doanh thu từ chỉ hơn 1 tỷ USD vào năm 2019 lên 1,69 tỷ USD vào năm 2020.

Mức độ phổ biến hiện tại của Pinterest khiến ứng dụng này cạnh tranh mạnh với TikTok và Snapchat.

Pinterest đã hoạt động tốt kể từ khi công khai nền tảng này vào ngày 18 tháng 4 năm 2019, kết thúc quý 4 năm 2020 với 98 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) ở Mỹ.

Điều đó đánh dấu tốc độ tăng trưởng 46% trên phạm vi quốc tế và 11% ở thị trường Mỹ so với năm ngoái.

Lượng người dùng tích cực này đưa Pinterest vào cùng mức phổ biến như TikTok, được báo cáo là có khoảng 100 triệu người dùng tính đến tháng 8 năm 2020.

Tương tự, Snapchat được báo cáo có 108 triệu người dùng tại Mỹ vào tháng 1 năm 2021.

Nếu bạn đang lập kế hoạch cho chiến lược marketing của riêng mình hoặc tìm kiếm các kênh hiệu quả để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thì Pinterest có sẵn cho bạn để sử dụng cùng với TikTok và Snapchat.

Nhưng bạn sẽ kết nối với ai trên Pinterest?

Gen Z and Y đang tăng trưởng mạnh trên Pinterest.

Phụ nữ là đối tượng chính đón nhận Pinterest khi nền tảng này lần đầu tiên ra mắt và vẫn chiếm 60% người dùng của nền tảng trên toàn cầu; tuy nhiên, ứng dụng này đã tuyên bố trong một bài đăng rằng:

“Thế hệ Z và Millennials (Y) đang thúc đẩy phần lớn sự phát triển của chúng tôi, với số lượng nam giới trên Pinterest cũng tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Tháng 10 năm ngoái, nền tảng này cũng tuyên bố rằng:

“Những người ghim tương tác với các giao diện mua sắm trên Pinterest đã tăng hơn 85% trong sáu tháng qua.”

Theo Pinterest, Gen Z pinners đang thúc đẩy sự phổ biến của các xu hướng làm đẹp như ‘Indie beauty’ và ‘Rainbrows.’

Nếu bạn đang muốn kết nối với những người sành ăn, bạn sẽ muốn nhắm mục tiêu Gen X bằng Pins (Ghim) được tài trợ của bạn. Đây là hoạt động thúc đẩy khách hàng mục tiêu trên các tìm kiếm như “Epic charcuterie”, “You’re the top chef” và “Bland is banned.”

Bạn cũng sẽ tìm thấy thế hệ Boomers trên Pinterest. Nền tảng cũng cho biết đây là thông tin nhân khẩu học đằng sau các tìm kiếm như “Du mục bình thường” và “Xe đi xa” khi họ đang tìm cách thoát khỏi sự ‘ngột ngạt’ sau đại dịch.

Pinterest tiếp tục phát triển, bao gồm cập nhật bảng tin và tung ra các công cụ bán hàng bổ sung mới để hỗ trợ khả năng khám phá và giúp các doanh nghiệp có được khách hàng tiềm năng thông qua con đường chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok cập nhật báo cáo xu hướng nội dung 2021

TikTok đã xuất bản một báo cáo xu hướng đang gia tăng mới, trong đó nêu bật một loạt các chủ đề chính đã chứng kiến sự quan tâm tăng trưởng đáng kể trên nền tảng trong suốt năm 2020.

Tổng quan về ‘What’s Next’ của TikTok đưa ra những tiêu điểm về các danh mục nội dung được sử dụng nhiều nhất và tăng nhanh nhất trên nền tảng trong 12 tháng qua.

Theo giải thích của TikTok:

“Chúng tôi đã xem xét hiệu suất trên nền tảng gần một năm để giúp những người làm marketing hiểu danh mục nội dung nào đã phát triển đáng kể nhất và danh mục nào vẫn là những danh mục phổ biến nhất trên TikTok trong 11 tháng qua.

Các danh mục này không bị chi phối bởi môt thẻ hashtag thịnh hành riêng lẻ, mà thay vào đó là sự thay đổi từ từ, ổn định trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.”

Báo cáo nêu bật sự phát triển của từng chủ đề theo thời gian và bao gồm những giải thích ngắn gọn về động lực chính đằng sau xu hướng đó.

Đó có thể cung cấp những bối cảnh đặc biệt hữu ích cho những người đang cân nhắc TikTok để làm marketing và nơi thương hiệu của họ có thể phù hợp.

Như bạn có thể thấy ở đây, danh sách cũng bao gồm các thẻ hashtags liên quan cho từng xu hướng và chi tiết về chính xác loại nội dung mà người dùng đang tương tác.

Hơn nữa, TikTok thực sự đã tổng hợp các báo cáo riêng biệt cho 19 khu vực riêng lẻ, cung cấp thông tin chi tiết về những gì đang xảy ra trong thị trường trọng tâm cụ thể của bạn.

TikTok cũng đã cung cấp danh sách toàn cầu về các chủ đề thịnh hành để cung cấp thêm thông tin chi tiết về các xu hướng chính.

Những thông tin chi tiết ở đây có thể có những giá trị cao, đặc biệt nếu các ghi chú liên quan đến thị trường ngách thương hiệu của bạn.

Do đó, chắc chắn bạn nên kiểm tra chúng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Kuaishou IPO với 5 tỉ USD – Bạn cần biết gì về ứng dụng cạnh tranh với TikTok này

Cổ phiếu của ứng dụng video ngắn từ Trung Quốc Kuaishou bắt đầu giao dịch vào 05/02 tại sàn Hồng Kông, đánh dấu sự khởi đầu của công ty với tư cách là một công ty niêm yết công khai.

Costfoto | Barcroft Media | Getty Images

Cổ phiếu của công ty ứng dụng video ngắn đến từ Trung Quốc Kuaishou chính thức đi vào giao dịch sàn tại Hồng Kông, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đời là một công ty niêm yết công khai.

Cổ phiếu của Kuaishou tăng gần 200%, mở cửa ở mức 338 đô la Hồng Kông. Công ty định giá cổ phiếu của mình là 115 đô la Hồng Kông. Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã huy động được 41,28 tỷ đô la Hồng Kông (5,32 tỷ USD) cho công ty.

Nhưng Kuaishou là gì và nó kiếm tiền như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin sau đây về ứng dụng được cho là đối thủ ‘nặng ký’ của TikTok này.

Kuaishou làm gì? 

Công ty được thành lập vào năm 2011 và khởi đầu là một ứng dụng di động có tên là GIF Kuaishou, cho phép người dùng tạo ra các hình ảnh động gọi là GIF.

Vào năm 2013, nền tảng truyền thông xã hội và video ngắn đã được ra mắt, sau đó là phát trực tiếp vào năm 2016.

Các ứng dụng của Kuaishou hiện có 769 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Nó cũng đang bắt đầu đẩy mạnh sang các lĩnh vực khác như thương mại điện tử.

Kuaishou kiếm tiền bằng cách nào?

Kuaishou đã mang lại doanh thu 40,68 tỷ nhân dân tệ (6,2 tỷ USD) trong 09 tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2020 – tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, công ty đã thua lỗ trong giai đoạn đó, báo cáo khoản lỗ ròng đã điều chỉnh là 7,24 tỷ nhân dân tệ do chi phí marketing tăng cao.

Kuaishou cho biết họ có 262,4 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) cho ứng dụng của mình trong chín tháng đầu năm 2020, tăng từ 165,2 triệu trong cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, người dùng có trả phí hàng tháng của họ đã tăng lên 59,9 triệu từ 48,5 triệu trong giai đoạn đó.

Ứng dụng này kiếm tiền từ người dùng của mình theo một số cách:

1. Phát trực tiếp:

Nguồn doanh thu chính của ứng dụng này là hoạt động kinh doanh phát trực tiếp (Live-streaming). Điều này liên quan đến việc người dùng mua các vật phẩm ảo từ Kuaishou để tặng cho những người phát trực tuyến yêu thích của họ.

Doanh thu từ phát trực tiếp mang lại 25,31 tỷ nhân dân tệ doanh thu trong chín tháng đầu năm 2020, chiếm khoảng 62% tổng doanh thu toàn ứng dụng.

2. Quảng cáo và tiếp thị trực tuyến:

Kuaishou cũng kiếm tiền từ các dịch vụ tiếp thị trực tuyến (digital marketing) hoặc quảng cáo, mang lại 13,34 tỷ nhân dân tệ trong chín tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chiếm khoảng 32% tổng doanh thu.

3. Thương mại điện tử và trò chơi:

Hãng công nghệ Trung Quốc cũng đã bắt đầu mạo hiểm vào lĩnh vực thương mại điện tử và trò chơi trên ứng dụng di động. Người dùng có thể mua các mặt hàng từ những người phát trực tuyến thông qua ứng dụng Kuaishou.

Kuaishou nói rằng các giao dịch trị giá 204,06 tỷ nhân dân tệ đã được tạo điều kiện thông qua ứng dụng của mình trong chín tháng đầu năm 2020 – tăng hơn 1.100%. Không phải tất cả những điều này sẽ chuyển trực tiếp thành doanh thu cho Kuaishou.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Ông chủ TikTok đệ đơn kiện gã khổng lồ công nghệ Tencent

Hai tập đoàn Tencent và ByteDance đã ở trong trạng thái đối đầu từ nhiều năm qua vì các cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh. 

Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường kiểm soát chống độc quyền nhằm vào với các gã khổng lồ công nghệ tại nước này, hai ông lớn trong ngành công nghiệp Internet tiếp tục tranh cãi nảy lửa, cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các “con cá voi” trong ngành.

Theo CNN, Douyin – phiên bản Trung Quốc của ứng dụng video TikTok – đã đệ đơn kiện tập đoàn Tencent vào ngày 2/2.

Trong tuyên bố của mình, Douyin khẳng định gã khổng lồ truyền thông xã hội có trụ sở tại Thâm Quyến đã lạm dụng “sự độc quyền thị trường” của mình để cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ.

Theo đó, Douyin cáo buộc các ứng dụng nhắn tin WeChat và QQ của Tencent cấm người dùng chia sẻ các nội dung từ Douyin trong vòng ba năm.

Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lan tỏa danh tiếng của Douyin khi WeChat và QQ là hai kênh nhắn tin phổ biến bậc nhất ở Trung Quốc.

Một số nguồn tin cho biết đơn kiện được đệ trình lên Tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh. Các hãng truyền thông lớn tại Trung Quốc, bao gồm Nhật báo Bắc Kinh, đưa tin Douyin yêu cầu Tencent dỡ bỏ các hạn chế này và bồi thường thiệt hại kinh tế 90 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD) cùng phí tòa án đi kèm.

“Sự cạnh tranh trong ngành sẽ thúc đẩy sự đổi mới và có nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng”, người phát ngôn của Douyin nói với CNN Business. “Douyin đệ đơn kiện này để bảo vệ quyền lợi của riêng chúng tôi và cả những người dùng của chúng tôi”.

Đáp trả thông tin này, đại diện Tencent phản đối: “Các cáo buộc ác ý từ ByteDance là hoàn toàn sai sự thật. Douyin đã lấy thông tin người dùng WeChat một cách bất hợp pháp và vi phạm quyền riêng tư người dùng của chúng tôi”.

Người phát ngôn của Tencent cũng cho biết trong tuyên bố riêng rằng công ty đang có kế hoạch kiện ngược lại ByteDance – công ty mẹ của Douyin và TikTok.

ByteDance và Tencent là hai trong số các tập đoàn lớn nhất trong lĩnh vực mạng xã hội tại Trung Quốc.

Ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent có hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, trong khi ứng dụng QQ có gần 700 triệu người dùng. Tháng trước, Douyin của ByteDance cũng cho biết nền tảng có trung bình 600 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày.

Hai công ty bất đầu trạng thái đối đầu từ nhiều năm qua. Từ năm 2018, cả hai thường xuyên cáo buộc nhau hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có khi phải đưa nhau lên tòa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo Zing

Instagram có thể loại bỏ tuỳ chọn chia sẻ bài viết qua Stories

Mặc dù Instagram tiếp tục bổ sung ngày càng nhiều chức năng, nhưng ngày càng có nhiều mong muốn người dùng tập trung tốt hơn vào những gì họ đăng trong mỗi hạng mục để tối đa hóa sự tương tác.

Cuối tuần trước, Instagram đã bắt đầu gửi thông báo này đến những người dùng được chọn.

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, Instagram hiện đang tiến hành một thử nghiệm nhằm loại bỏ tính năng người dùng chia sẻ các bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu (Feed) vào phần ‘Stories’ của họ.

Cách duy nhất để bạn xem phần ‘Stories’ trên Instagram của một người là nếu bạn theo dõi họ, điều đó có nghĩa là bạn cũng sẽ thấy các bài đăng thông thường của họ trong nguồn cấp dữ liệu của bạn.

Instagram cũng đăng nhận định tương tự gần đây liên quan đến Reels, đối thủ của TikTok. Vấn đề với Reels là nó được tạo ra phần lớn bởi các video quay lại từ TikTok, điều mà Instagram đang thúc đẩy người sáng tạo ngừng làm.

Instagram không thể chặn TikTok chia sẻ lại trong Reels. Nên nếu có thể, ứng dụng này sẽ cố gắng thiết lập nhiều nội dung gốc hơn trong mỗi phần của ứng dụng.

Đó là động lực cho sự thay đổi này – để nhắc người dùng hãy tạo nội dung dành riêng cho từng luồng, dù cho đó là trên Feed hay Stories.

Nội dung cụ thể hơn đồng nghĩa với trải nghiệm người dùng tốt hơn – nhưng nếu thay đổi này được triển khai rộng rãi hơn thì sẽ ảnh hưởng đến mức độ chia sẻ phần ‘Stories’ tổng thể như thế nào?

Thực tế là Instagram đã sớm nhận thấy rằng mọi người đang xem phần ‘Stories’ hay ‘Câu chuyện’ ít hơn trên nền tảng, và cũng chính điều này đã thúc đẩy Instagram hành động sớm hơn khi tách biệt từng luồng nội dung khác nhau.

Dù bằng cách nào, thông điệp chính từ Instagram ở đây là ứng dụng muốn mọi người ngừng chia sẻ nội dung từ các nguồn khác vào các chức năng khác nhau của nó.

Những người dùng doanh nghiệp khác cũng lưu ý rằng họ đã thấy khả năng tiếp cận tăng đáng kể khi họ thêm ‘Câu chuyện’ vào hỗn hợp nội dung của mình, về cơ bản, điều này đóng góp vào trọng tâm phát triển của Instagram.

Theo Instagram:

“Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng mọi người thích xem ảnh và video gốc trong ‘Câu chuyện’ từ những người họ quan tâm. Mục tiêu của thử nghiệm là hiểu rõ hơn cảm nhận của mọi người về loại nội dung này và cuối cùng là cải thiện trải nghiệm của ‘Câu chuyện’.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

WPP và TikTok hợp tác chiến lược quảng cáo toàn cầu

WPP và TikTok đã công bố mối quan hệ đối tác toàn cầu sẽ cho phép các Agency và khách hàng của WPP tiếp cận nhiều cách hơn với 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng của ứng dụng video dạng ngắn này.

Theo thỏa thuận, “WPP sẽ có quyền truy cập sớm vào các sản phẩm quảng cáo đang được phát triển của TikTok, đảm bảo WPP và các khách hàng của công ty này luôn đi đầu trong đổi mới khi TikTokfurther phát triển bộ sản phẩm của mình cho các thương hiệu.”

Điều này bao gồm hợp tác tích hợp API marketing và các định dạng quảng cáo thế hệ tiếp theo, chẳng hạn như các dịch vụ thực tế tăng cường (AR).

Subvrsive, một công ty thuộc sở hữu của WPP, là một trong những đối tác hiệu ứng đầu tiên của TikTok.

TikTok cũng sẽ cộng tác với cộng đồng người sáng tạo của mình để xây dựng mạng lưới người sáng tạo hợp tác với WPP và tạo điều kiện cho các cơ hội hợp tác độc quyền với các nhà quảng cáo được chọn.

WPP sẽ là đối tác phát triển agency chính cho các API mới tập trung vào người sáng tạo.

Theo WPP, mục tiêu của những giải pháp mới này sẽ là “cho phép các thương hiệu hiểu sâu hơn về người sáng tạo, kết nối với nhiều tiếng nói khác nhau và có quyền tiếp cận sớm hơn với những người sáng tạo này cho các chiến dịch của họ”.

Để tiếp tục xây dựng các giải pháp an toàn thương hiệu trên nền tảng, GroupM, một nhánh của WPP và TikTok sẽ tiếp tục làm việc để tích hợp hoàn chỉnh với các nhà cung cấp xác minh bên thứ ba.

Các công ty này cũng có ý định cùng tiến hành nghiên cứu thị trường để hướng dẫn các thương hiệu về các phương pháp hay nhất của TikTok cũng như hỗ trợ họ sử dụng các chiến lược dựa trên dữ liệu để thúc đẩy sự tương tác trên nền tảng.

Ông Mark Read, Giám đốc điều hành của WPP chia sẻ: “Khách hàng của chúng tôi muốn có những cách thức mới và sáng tạo để tiếp cận người tiêu dùng. TikTok đã nhanh chóng chứng minh sức mạnh của video trên thiết bị di động để các thương hiệu có thể tham gia theo những cách có ý nghĩa và sáng tạo trên nền tảng của mình”.

“Tôi rất vui vì chúng tôi đã hình thành mối quan hệ đối tác toàn cầu này, lần đầu tiên trong ngành của chúng tôi và mong muốn được hợp tác với TikTok để đảm bảo khách hàng của chúng tôi tiếp tục hưởng lợi từ những gì nền tảng của ứng dụng này cung cấp.”

Ông Blake Chandlee, Phó Chủ tịch giải pháp kinh doanh toàn cầu của TikTok cho biết thêm: “Hai công ty chúng tôi đều có chung mục tiêu: thúc đẩy các chiến dịch tuyệt vời cho khách hàng, cộng hưởng với lượng khán giả ngày càng tăng của chúng tôi theo cách chân thực, truyền cảm hứng sáng tạo và mang lại niềm vui nhiều nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những thứ Marketers cần biết về Influencer Marketing trong 2021 (P2)

Các nhà marketers nên ghi nhớ những xu hướng hàng đầu này khi thực hiện các chiến lược marketing có sử dụng người ảnh hưởng trong 2021.

4. Sự bùng nổ của influencer marketing trong những ngách mới.

Tiếp thị người ảnh hưởng hay influencer marketing tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực thường được coi là quá khô khan hoặc không thích rủi ro để cân nhắc các mối quan hệ đối tác bên ngoài.

Ví dụ, siêu sao TikTok Charli D’Amelio gần đây đã khởi động mối quan hệ đối tác người ảnh hưởng với thương hiệu Step, một nền tảng tài chính cá nhân trực tuyến.

Việc mở rộng tầm ảnh hưởng này có nghĩa là nhiều thương hiệu hơn đang chờ đợi để hòa mình vào những nhóm người có ảnh hưởng bằng những cách tiếp cận mới hơn.

Các thương hiệu có thể làm gì?

Đối với các nhà marketer, cơ hội kết nối trong các thị trường ngách mới có nghĩa là bạn thực sự có thể suy nghĩ thấu đáo, sáng tạo và xác định các ngành song song không kết nối trực tiếp với những gì bạn làm nhưng lại có chung đối tượng mục tiêu.

5. Thể thao điện tử đang tăng trưởng mạnh.

Thể thao điện tử (Esports) tự hào khi có hàng triệu người chơi, hơn 1,5 triệu người xem tại các sự kiện hàng đầu và đây cũng là các cơ hội để cộng tác với những người có ảnh hưởng nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng trẻ tuổi.

Thương hiệu có thể làm gì?

Quan hệ đối tác thương hiệu với những người có ảnh hưởng trên các nền tảng thể thao điện tử bao gồm cả người chơi độc lập lẫn các đội nhóm riêng lẻ.

Thương hiệu của bạn không nhất thiết phải là một phần của ngành công nghiệp thể thao điện tử để tận dụng lợi thế của lĩnh vực đang phát triển này. Có hàng triệu người dùng đang truy cập các nền tảng khác chơi game hàng ngày, bạn cũng có thể tận dụng nó.

Hãy tìm cách để tạo kết nối và đảm bảo rằng sản phẩm của bạn phải phù hợp tự nhiên với người chơi. Một điều quan trọng nữa là phải nghiên cứu và lập kế hoạch chiến lược quan hệ đối tác để bạn có thể thực hiện đúng và liên tục kích hoạt các chiến dịch thành công.

6. Nhiều thương hiệu hơn đang sử dụng CGI influencers.

CGI được viết tắt từ Computer-generated imagery có nghĩa là sử dụng công nghệ hay máy tính để tạo ra những nhân vật có ảnh hưởng. CGI Influencer sử dụng những người ảnh hưởng không tồn tại trong đời thực nhưng sức ảnh hưởng của nó thì không thể khước từ.

CGI influencers tiếp tục trở nên phổ biến hơn khi công nghệ ngày càng được cải tiến. Trên thực tế, 42% Gen Z và Gen Y (millennials) đã theo dõi một người có ảnh hưởng CGI mà không nhận ra họ không phải là người thật.

Một trong những đặc điểm hấp dẫn nhất của CGI là khả năng kiểm soát hoàn toàn việc nhắn tin. Họ không có khả năng đưa ra thông điệp hoặc thực hiện các hành động gian dối làm tổn hại đến thương hiệu.

Các thương hiệu có thể làm gì trong 2021.

Các công ty có tiền và nguồn lực thiết kế dư dả có thể cân nhắc việc tạo ra những người có ảnh hưởng CGI của riêng họ.

Các thương hiệu khác có thể muốn tìm ra cách để xây dựng mối quan hệ hợp tác với người có ảnh hưởng CGI trong thị trường ngách của họ.

Những người có ảnh hưởng CGI có thể không dành cho tất cả mọi người, nhưng các thương hiệu có thể học hỏi từ họ.

Mọi người đang tương tác với điều gì? Họ bị thu hút bởi điều gì – một diện mạo, một cốt truyện hay một tính cách nào đó chăng?

Hãy xem xét các cách bạn có thể tối đa hóa điều đó trong các bài đăng của riêng bạn và các mối quan hệ với người ảnh hưởng ngoài đời thực.

7. Thắt chặt các quy tắc.

Khi ngành công nghiệp này trưởng thành và lời kêu gọi về sự minh bạch ngày càng tăng, các quốc gia trên toàn thế giới đang thực hiện các quy định mới cho ngành người có ảnh hưởng đang phát triển nhanh chóng.

Ví dụ: ở Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang đã liên tục cập nhật các hướng dẫn của mình và dự kiến ​​sẽ trở nên chặt chẽ hơn khi influencer marketing ngày càng phát triển.

Thương hiệu nên làm gì tiếp theo?

Luôn cập nhật các nguyên tắc pháp lý và quy định, sau đó đảm bảo rằng bạn đang làm việc với những người có ảnh hưởng, những người hiểu rõ về các yêu cầu cụ thể của ngành.

Nếu không, bạn có thể nhận được nội dung mà bạn không thể sử dụng hoặc rất nhiều lần phải đau đầu trong việc chỉnh sửa lại các chiến dịch để tránh các sự cố tiềm ẩn.

Thay vì các chiến dịch chỉ diễn ra một lần, hãy cân nhắc tạo mối quan hệ đối tác lâu dài với người ảnh hưởng để cả hai đều có kiến ​​thức vững chắc về các quy tắc và cùng quan tâm đến việc tuân theo chúng.

Năm 2020 là một năm không bình thường, nhưng lại là một năm đáng nhớ về mặt tác động và tiến bộ trên mạng xã hội. Hãy hy vọng năm 2021 sẽ mang lại nhiều giá trị hơn nữa từ các mối quan hệ đối tác người có ảnh hưởng và công nghệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Những thứ Marketers cần biết về Influencer Marketing trong 2021 (P1)

Các nhà marketer nên ghi nhớ những xu hướng hàng đầu này khi thực hiện các chiến lược marketing có sử dụng người ảnh hưởng trong 2021.

1. Influencer marketing trở nên quan trọng hơn với thương mại điện tử.

Covid-19 đã thúc đẩy thương mại điện tử tăng tốc nhanh hơn bao giờ hết. Các nhà bán lẻ lớn như Walmart cũng báo cáo rằng thương mại điện tử tăng 97%.

Các chuyên gia cho rằng đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến đi nhanh hơn đến 5 năm so với mức bình thường.

Cùng với bán lẻ truyền thống, mua sắm thông qua các trang mạng xã hội (social shopping) cũng đang tác động khá lớn đến thị trường bán lẻ.

Người mua sắm thế hệ Z thích trải nghiệm và mua sắm từ các trang mạng xã hội và 77% trong số họ cho biết họ phản hồi tốt nhất với những quảng cáo thể hiện tốt nhất các yếu tố thực tế trong cuộc sống.

Những người có ảnh hưởng hay Influencer trở thành ‘tài sản’ cho các chiến dịch quảng cáo mua sắm trên mạng xã hội thông qua các cửa hàng Instagram, Facebook Shops, Pinterest Shopping và nhiều hơn thế nữa.

Các thương hiệu nên làm gì trong 2021.

Với rất nhiều tùy chọn hiện có trên thị trường và những tùy chọn mới đang được thử nghiệm và triển khai hàng ngày, những người làm marketing bắt buộc phải suy nghĩ về cách các chiến dịch influencer marketing sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua thương mại điện tử cùng với mức độ nhận biết và tương tác với thương hiệu.

Các nền tảng đang giúp các thương hiệu bán hàng trên mạng xã hội dễ dàng hơn, vì vậy, hãy tận dụng nó và sử dụng kiến thức chuyên môn của những người có ảnh hưởng để tận dụng tối đa cơ hội bán hàng của bạn.

2. Influencer marketing gắn liền với tránh nhiệm.

Hơn 2/3 người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu có lập trường trong các vấn đề quan trọng, trung thực và minh bạch trong các hoạt động của họ.

Ví dụ: một quảng cáo “Madame President” gần đây của HP đã nêu bật các nhà lãnh đạo trẻ và nó đã được những người đánh giá và khách hàng chào đón một cách nồng nhiệt.

Đại dịch làm nổi bật các mong đợi của khách hàng với các thương hiệu trong việc lên tiếng về các nguyên nhân hay vấn đề của xã hội khi mọi người tìm kiếm những kết nối thông qua các mối quan hệ trực tuyến của họ. Có khả năng xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2021 và hơn thế nữa.

Thương hiệu có thể làm gì?

Các thương hiệu được kỳ vọng phải có tinh thần trách nhiệm với người tiêu dùng, xã hội và hành động phù hợp. Với tư cách là những người ‘dẫn đầu’ ở những cộng đồng nhất định, những người có ảnh hưởng cũng đang được coi trọng ở một tiêu chuẩn cao hơn.

Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể ưu tiên trách nhiệm xã hội khi hợp tác với những người có ảnh hưởng và tìm những người sáng tạo nội dung nhiệt tình ủng hộ các nguyên nhân phù hợp với sứ mệnh của bạn.

Đảm bảo các chiến dịch của bạn không chỉ tập trung vào bán hàng mà còn hướng đến mục đích. Hãy nhớ rằng người tiêu dùng Gen Z nói riêng có thể hoài nghi ngay cả với những mục đích ‘tốt’ của thương hiệu.

3. Nhu cầu với video ngày càng tăng cao.

Đầu tiên, đó là TikTok. Sau đó, Instagram Reels. Ngay cả LinkedIn cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh video với phần ‘Stories’ của họ và Twitter cũng nhảy vào cuộc với Fleets.

Facebook Live cũng bùng nổ, với lượng người xem tăng 50% trong những tháng đầu của Covid-19.

Trong thời điểm nhiều người cảm thấy bị cô lập khi ở nhà, video trực tuyến đang giúp họ thoát khỏi sự cô đơn. Mọi người đang ‘lướt’ và phát trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết.

Các thương hiệu có thể làm gì?

Ưu tiên video trong tất cả các chiến dịch influencer marketing của bạn. Tận dụng các tính năng mới của các nền tảng và định dạng mới nổi như TikTok, Instagram Reels và Triller (với tính năng chỉnh sửa video được hỗ trợ bởi AI) để tăng tỷ lệ tương tác và lượt xem video tự nhiên.

Bạn có thể kiểm tra và thử nghiệm để tìm ra các tùy chọn tiếp cận phù hợp nhất với thương hiệu của mình.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

YouTube: Shorts đạt mức 3.5 tỉ views một ngày tại Ấn Độ

Giám đốc điều hành của YouTube, Bà Susan Wojcicki, cho biết hôm 26/1, ứng dụng video dạng ngắn của YouTube với tên gọi Shorts đang thu hút được nhiều sự chú ý tại thị trường Ấn Độ.

Ứng dụng video dạng ngắn của YouTube là Shorts, được ‘sinh ra’ để cạnh tranh với TikTok, đang đạt được mức 3,5 tỷ lượt xem mỗi ngày trong thời gian đầu chạy thử nghiệm ở Ấn Độ, phía YouTube cho biết hôm 26/1 vừa qua.

YouTube không tiết lộ số liệu thống kê chi tiết về tổng thể dịch vụ, nhưng cho biết có 2 tỷ người dùng đã truy cập mỗi tháng và mọi người đang xem hàng tỷ giờ video trên dịch vụ này mỗi ngày.

Số liệu mới nhất được đưa ra khi YouTube thuộc sở hữu của Google cho biết họ đang tìm cách mở rộng Shorts sang nhiều thị trường hơn vào năm 2021, theo một bài đăng trên blog của CEO YouTube, Bà Susan Wojcicki được công bố vào sáng 26/1.

YouTube đã công bố bản thử nghiệm sớm của Shorts ở Ấn Độ vào tháng 9. Shorts sẽ là một phần của ứng dụng YouTube và trông rất giống với TikTok, với tùy chọn thêm nhạc, thay đổi tốc độ video và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, thời lượng video bị giới hạn ở mức chỉ 15 giây thay vì mức đến 60 giây như TikTok.

Bà Wojcicki cũng chia sẻ thêm:

  • Những luật lệ sẽ là một trọng tâm đáng chú ý vào năm 2021. Bà lưu ý rằng có rất nhiều cuộc thảo luận về việc cải cách các đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp, bảo vệ các công ty khỏi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung mà người dùng của họ đăng tải, nhưng cũng lưu ý rằng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong Quốc hội luôn khác nhau và họ cũng sẽ có những hành động khác nhau.
  • “Màn hình” tăng lượng người xem YouTube nhanh nhất hiện tại là TV.
  • Thương mại điện tử cũng là trọng tâm ngày càng tăng của YouTube và công ty đang thử nghiệm phiên bản beta một chương trình với những người sáng tạo trong lĩnh vực làm đẹp và điện tử để giúp người tiêu dùng mua các sản phẩm họ thấy trong video một cách dễ dàng hơn.
  • Trong ba năm qua, công ty đã trả hơn 30 tỷ USD cho người sáng tạo, nghệ sĩ và các công ty truyền thông.
  • Năm nay, công ty sẽ bắt đầu yêu cầu những người sáng tạo ở Mỹ trên cơ sở tự nguyện sẽ cung cấp thông tin về giới tính, khuynh hướng tình dục, chủng tộc và dân tộc của họ. Mục tiêu là đảm bảo chúng tôii sẽ đối xử công bằng đối với những người sáng tạo có hoàn cảnh khác nhau khi nói đến kết quả tìm kiếm và cơ hội kiếm tiền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Kuaishou Trung Quốc: Đối thủ mới nổi của TikTok mạnh cỡ nào

Ứng dụng video ngắn của Trung Quốc, Kuaishou đang đặt mục tiêu huy động tới 5,42 tỷ USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Kuaishou Trung Quốc
Kuaishou Trung Quốc: Đối thủ mới nổi của TikTok mạnh cỡ nào

Công ty video trực tuyến Trung Quốc Kuaishou Technology đang đặt mục tiêu huy động từ 4,95 tỷ USD đến 5,42 tỷ USD trong đợt phát hành IPO, đây là khoản huy động lớn nhất ở Hồng Kông trong năm, theo Reuters.

Nền tảng video trực tuyến này được hỗ trợ bởi Tencent Holdings Ltd, sẽ định giá 365,2 triệu cổ phiếu ở mức từ 105 đô la Hồng Kông (13,55 USD) đến 115 đô la Hồng Kông (14,84 USD).

Kuaishou hiện không trả lời bất cứ thông tin gì thêm và từ chối bình luận.

Theo Reuters, đợt IPO sẽ định giá Kuaishou vào khoảng từ 55,6 tỷ đến 60 tỷ USD. Nếu số cổ phiếu bổ sung được bán, giá trị vốn hóa thị trường sẽ từ 56,3 tỷ USD đến 61,7 tỷ USD.

Công ty này được định giá 30 tỷ USD sau khi huy động được 3 tỷ USD từ những người ủng hộ vào cuối năm 2019.

10 cổ đông, do Capital Group dẫn đầu, đã trở thành những nhà đầu tư nền tảng ban đầu, chiếm khoảng 2,45 tỷ USD, theo bảng điều khoản cho thấy.

Nếu Kuaishou huy động được 6,2 tỷ USD, nó sẽ đánh bại đợt IPO lớn nhất gần đây nhất ở Hồng Kông, đó là đợt IPO trị giá 5,75 tỷ USD của Budweiser Brewing Company vào tháng 9 năm 2019.

Nói chung, thương vụ của Kuaishou sẽ là đợt IPO lớn nhất trên thế giới của một công ty kỹ thuật số kể từ khi Uber Technologies huy động được 8,1 tỷ USD vào tháng 5 năm 2019.

Kuaishou, có nghĩa là “nhanh tay” trong tiếng Trung Quốc, ứng dụng cho phép người dùng tải lên video cũng như các chương trình phát trực tiếp qua đó các nhà cung cấp có thể quảng cáo sản phẩm của mình.

Giá IPO cuối cùng sẽ được ấn định vào ngày 29.1 tới và cổ phiếu Kuaishou sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn giao dịch Hồng Kông vào ngày 5/2/2021.

Kuaishou báo cáo doanh thu hiện tại là 40,6 tỷ nhân dân tệ (6,27 tỷ USD) trong 9 tháng tính đến ngày 30 tháng 9 năm ngoái và khoản lỗ điều chỉnh là 7,2 tỷ nhân dân tệ (1,1 tỷ USD), theo hồ sơ gửi lên sàn giao dịch Hồng Kông.

“Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, nhìn vào các công ty khác trong nước và quốc tế đang giao dịch, Kuaishou vẫn có mức tăng so với giá IPO.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo BI

TikTok ra mắt nền tảng giáo dục hỗ trợ mới dành cho Creators

TikTok đã ra mắt nền tảng Creator Portal mới để cung cấp thêm hướng dẫn và mẹo giúp người sáng tạo tối đa hóa sự hiện diện trong ứng dụng của họ.

Theo giải thích của TikTok:

“Với các công cụ, phân tích, hiệu ứng và ý tưởng sáng tạo khác nhau để giữ cân bằng trên các tài khoản TikTok, việc lập chiến lược tạo nội dung có thể khó khăn.

Đó là lý do tại sao chúng tôi rất vui mừng ra mắt TikTok Creator Portal, một trung tâm trực tuyến trên TikTok.com chứa đầy các tài nguyên giáo dục để người sáng tạo tìm hiểu về những kiến thức cơ bản khi bắt đầu sử dụng TikTok.

Nền tảng cũng giúp bạn kết nối với đối tượng mục tiêu và trau dồi các phương pháp hay nhất để đưa video của bạn lên cấp độ tiếp theo.”

TikTok Creator Portal được phân tách thành 06 yếu tố chính:

Khi bạn nhấp vào từng phần sẽ cung cấp một loạt mẹo và hướng dẫn, bao gồm cả tổng quan về video, để giúp người sáng tạo với từng thành phần cụ thể.

Có rất nhiều mẹo và ghi chú hữu ích ở đây, ngay cả khi bạn không có ý định trở thành ngôi sao TikTok, thì nền tảng vẫn có thể cung cấp một số hướng dẫn bổ sung để giúp cải thiện video của bạn.

Điều đó có thể mang lại lợi ích cụ thể cho các thương hiệu đang tìm cách thiết lập sự hiện diện hiệu quả trong ứng dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi tài khoản TikTok @creatorportal chính thức để được hướng dẫn và hỗ trợ thêm, cũng như cập nhật về các bài học mới nhất trên cổng thông tin trực tuyến này.

Đó là một chương trình hữu ích, chắc chắn sẽ có lợi cho nhiều người dùng TikTok, những người hiện đang khao khát trở thành những người có ảnh hưởng trên nền tảng.

Và với việc TikTok dự kiến sẽ đạt 1,2 tỷ người dùng vào năm 2021, thì sức hấp dẫn của ứng dụng video ngắn này lại còn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Bạn có thể truy cập ngay cổng thông tin trực tuyến này tại: Creator Portal

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Ấn Độ cấm vĩnh viễn TikTok

Chính phủ Ấn Độ vừa gửi thông báo tới các ứng dụng di động có nguồn gốc từ Trung Quốc rằng sẽ chuyển lệnh cấm tạm thời với các ứng dụng này thành lệnh cấm vĩnh viễn.

Trước đó, trong năm 2020, Ấn Độ nhiều lần ra lệnh cấm nhằm vào hàng trăm ứng dụng di động của Trung Quốc sau những diễn biến căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước tại Đông Ladakh.

Trong số các ứng dụng bị cấm có phần mềm chia sẻ video ngắn TikTok, trò chơi trực tuyến PUBG và công cụ tìm kiếm Baidu.

Cho rằng các ứng dụng từ Trung Quốc là mối đe dọa với an ninh quốc gia, chính phủ Ấn Độ đã viện dẫn quyền hạn trong Đạo luật Công nghệ Thông tin và các điều khoản liên quan theo Quy định Công nghệ thông tin năm 2009 để ngăn chặn.

Phản ứng trước động thái của chính quyền Ấn Độ, người phát ngôn của TikTok cho biết đang đánh giá về thông báo này và sẽ phản ứng một cách phù hợp.

Ứng dụng công nghệ này cho biết luôn tuân thủ các hướng dẫn và quy định của chính phủ Ấn Độ, đảm bảo quyền riêng tư và an ninh cho tất cả người dùng.

TikTok có gần 119 triệu người dùng tại Ấn Độ và luôn ở trong nhóm 10 phần mềm di động ăn khách nhất trên các kho ứng dụng của Google và Apple.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VOV

TikTok giới thiệu video hướng dẫn cách cài đặt một chiến dịch quảng cáo

Bạn đang muốn thêm TikTok vào chiến dịch quảng cáo hỗn hợp trên nền tảng Digital của mình vào năm 2021?

Ứng dụng video dạng ngắn này đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm qua, mặc dù bị cấm ở thị trường người dùng lớn nhất vào thời điểm đó (Ấn Độ) và gần như bị cấm ở Mỹ, TikTok vẫn đang trên đà đạt 1,2 tỷ người dùng trong năm nay.

Điều đó sẽ đặt nó cạnh tranh trực tiếp với Instagram Reels và biến nó trở thành một trong những người chơi quan trọng nhất trong các nền tảng mạng xã hội.

Và đó cũng là lý do ngày càng có nhiều thương hiệu hơn đang tìm cách khai thác nền tảng này để phát triển các nỗ lực marketing của họ.

Vậy bạn có thể bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để bạn thiết lập chiến dịch quảng cáo TikTok đầu tiên của mình cũng như các tùy chọn nhắm mục tiêu?

TikTok đã chia sẻ một cách tổng quan về nền tảng quảng cáo của mình, bao gồm tóm tắt đầy đủ về quy trình thiết lập chiến dịch thông qua một video.

Đây là một hướng dẫn đơn giản, hữu ích về nền tảng quảng cáo TikTok, điều có thể có lợi trong quá trình lập kế hoạch của bạn.

Về cơ bản, nếu bạn đã quen với việc thiết lập chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội khác, các điều khiển và tùy chọn có thể sẽ quen thuộc, trong khi TikTok cũng cung cấp các mẫu và công cụ hữu ích để xây dựng chiến dịch của bạn.

Bạn có thể truy cập ‘Trình quản lý quảng cáo của TikTok’ tại đây và sử dụng các ghi chú trong video để tổng hợp quảng cáo của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

WeChat: Siêu ứng dụng làm thay đổi thế giới mạng Trung Quốc

Siêu ứng dụng WeChat của Tencent chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ra đời. Dù vậy, dường như những ngày huy hoàng nhất của nó đã ở lại phía sau. 

Ảnh: Getty Images

Một ngày của Chen Channing, chuyên gia pháp lý 30 tuổi sống tại Thâm Quyến, không thể thiếu WeChat, ứng dụng “tất cả trong một” của Tencent. Trước khi đánh răng buổi sáng, Chen sẽ kiểm tra tin nhắn trên ứng dụng.

Anh dùng tính năng thanh toán để đi tàu điện ngầm đến chỗ làm. Trên đường, anh đọc tin tức trên WeChat. Tại văn phòng, anh dành hầu hết thời gian dùng phiên bản desktop của ứng dụng.

Vào thời gian rảnh, Chen chia sẻ ảnh, nhạc với bạn bè qua ứng dụng. Khi đói, anh đặt đồ ăn và thanh toán ngay trên WeChat. “WeChat đã trở thành một phần trong mọi mặt đời sống và công việc của tôi. Tôi không thể sống thiếu nó”, Chen chia sẻ.

Đó là câu chuyện chung của phần nhiều trong 1,09 tỷ người đang sử dụng WeChat hàng ngày. Báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu China Internet Watch chỉ ra trung bình người dùng WeChat dành 77 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

WeChat tương đương với WhatsApp, Instagram, Google, Facebook và PayPal cộng lại.

Không quá lời khi nói WeChat đã thay đổi cách người Trung Quốc tương tác với nhau và với thế giới ảo. Tuần này, siêu ứng dụng lên 10 tuổi.

WeChat còn giúp Tencent trở thành công ty lớn nhất châu Á, nâng giá trị vốn hóa lên 800 tỷ USD, lớn thứ 6 toàn cầu, từ 47 tỷ USD của thập kỷ trước.

Cựu Giám đốc hãng nghiên cứu Sootoo Institute Zhang Dingding nhận xét WeChat rõ ràng là sản phẩm Internet thành công nhất của Trung Quốc trong 10 năm qua. Giá trị của ứng dụng vượt qua những con số.

Có nhiều yếu tố dẫn tới thành công của WeChat, bao gồm cả “tường lửa” chặn các mạng xã hội ngoại như Facebook, Google của Trung Quốc.

WeChat cũng xuất hiện “đúng lúc, đúng chỗ”, dựa vào sự bùng nổ trong lượng sử dụng smartphone trong nước. Bên cạnh đó, thiết kế ban đầu của nó dễ sử dụng và thú vị, nhờ vào kiến trúc sư trưởng Allen Zhang Xiaolong. Ông là một trong các giám đốc được trả lương cao nhất Trung Quốc từ năm 2016.

Tuy nhiên, mây đen đang che phủ lễ kỷ niệm 10 năm của WeChat. Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hoạt động kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng ngày càng rõ rệt – cả trong và ngoài nước.

Những tài khoản dường như quảng bá nội dung không phù hợp, phạm pháp – bao gồm bạo lực, khiêu dâm, cờ bạc – nhanh chóng bị đóng cửa.

Phòng nghiên cứu Citizen Lab của Đại học Toronto (Canada) tố cáo WeChat là công cụ Trung Quốc sử dụng để giám sát công dân. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp Mỹ giao dịch với WeChat vì nguy cơ bảo mật.

Dù WeChat không phải lo lắng về cạnh tranh “ngoại bang”, ứng dụng đang trong cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ nội địa như ByteDance (công ty mẹ TikTok).

Theo báo cáo của QuestMobile tháng 10/2020, thời gian người Trung Quốc dùng điện thoại nhiều hơn 6 tiếng so với một năm trước nhưng chủ yếu dành cho các ứng dụng video như Douyin (phiên bản TikTok Trung Quốc), Kuaishou (cũng của Tencent).

WeChat cùng với công cụ tìm kiếm của Baidu, iQiyi và Taobao, Tmall, Alipay đều ghi nhận tăng trưởng giảm, thậm chí âm, về thời gian sử dụng.

Nhằm đối phó với các thử thách mới, WeChat giới phiệu tính năng video ngắn mang tên Channels một năm trước. Zhang, “cha đẻ” WeChat, cho biết tính tới tháng 6/2020, tính năng có khoảng 200 triệu người dùng. Ông xác định tương lai của ứng dụng sẽ gắn với video.

Theo Giám đốc quản lý hãng tư vấn China Skinny Mark Tanner, Channels tăng trưởng mạnh phần lớn nhờ có mặt trong hệ sinh thái WeChat.

Song, nó không “gây nghiện” như Douyinm trong khi Douyin tiếp tục chiếm phần lớn thời gian người dùng bỏ ra trên điện thoại.

Chỉ trích hành vi độc quyền của Tencent cũng nhiều hơn. Xie Xin, Phó Chủ tịch ByteDance phụ trách ứng dụng truyền thông Feishu, tố cáo WeChat chặn dịch vụ.

Tuy nhiên, Tencent khẳng định hành động công bằng trong việc chặn liên kết ngoài vi phạm quy định, bao gồm cả sản phẩm của Tencent.

WeChat “chào đời” từ trung tâm Dự án và nghiên cứu Quảng Châu của Tencent tháng 1/2011. Zhang, người phụ trách QQ Mail Mobile khi đó, dẫn dắt một nhóm nhỏ phát triển phiên bản đầu tiên của WeChat trong chưa đầy 70 ngày, đánh bại hai nhóm khác trong công ty. Phiên bản này chỉ cho phép người dùng nhắn tin, gửi ảnh.

Sự kiện lớn đến với nhóm WeChat xảy ra vào tháng 5/2011 sau khi được cập nhật tính năng nhắn thoại.

Sau một thập kỷ tối ưu hóa, ứng dụng vẫn đang phát triển. Tencent xây dựng hệ sinh thái khổng lồ xoay quanh WeChat với các chương trình mini.

Về cơ bản, chúng là ứng dụng nhỏ hơn 10 megabytes, chạy ngay trực tiếp trên giao diện của ứng dụng chính. Thiết kế ấy giúp WeChat trở thành nền tảng toàn diện.

Số lượng người dùng các chương trình mini hàng ngày đạt 400 triệu, theo công bố gần nhất của WeChat. Lượng người chơi mini game hàng tháng vượt 500 triệu vào năm 2020.

Bất chấp sự phổ biến của WeChat đối với người Trung Quốc toàn thế giới, Tencent vẫn chưa nghiêm túc với kế hoạch kiếm tiền từ ứng dụng.

Trong tổng doanh thu của Tencent, 56% đến từ “dịch vụ giá trị gia tăng” – liên quan tới game – còn 27% đến từ fintech, 17% từ quảng cáo trực tuyến.

Theo Tanner, cơ hội lớn nhất của WeChat là đã thiết lập được nền tảng người dùng và hệ sinh thái. Chúng tiếp tục được củng cố nếu tích hợp AI và xây dựng nhiều tính năng giải trí hơn, giao diện bớt cồng kềnh hơn.

Phân khúc người dùng nông thôn và bình dân chưa được khai thác cũng đại diện cho cơ hội trong tương lai.

Song, một điều chắc chắn là WeChat đối mặt với tương lai thách thức hơn với quy định siết chặt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn và thay đổi trong hành vi người dùng. 10 năm tiếp theo sẽ vô cùng khác biệt so với ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo ICTNews

TikTok công bố chính sách mới nhằm bảo vệ người dùng trẻ tuổi

TikTok đã công bố một loạt các thay đổi đối với cài đặt quyền riêng tư mặc định cho người dùng trẻ tuổi như một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm triển khai các hệ thống tốt hơn để bảo vệ các thành viên ‘dễ bị tổn thương’.

Thay đổi lớn nhất sẽ được thấy trên tất cả các tài khoản do người dùng 13-15 tuổi tạo, hiện được đặt thành ‘Riêng tư’ theo mặc định. Về mặt kỹ thuật, những người dưới 13 tuổi hiện không được phép đăng ký tài khoản TikTok thông thường.

Theo giải thích của TikTok:

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ thay đổi cài đặt bảo mật mặc định cho tất cả các tài khoản đã đăng ký từ 13-15 tuổi thành riêng tư.

Với tài khoản TikTok riêng tư, chỉ những người được người dùng chấp thuận làm người theo dõi mới có thể xem video của họ.

Chúng tôi muốn người dùng trẻ tuổi của mình có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt về những gì và người mà họ chọn để chia sẻ, bao gồm cả việc họ có muốn mở tài khoản của mình cho các chế độ xem công khai hay không.

Bằng cách thu hút họ sớm hơn trong hành trình bảo mật của họ, chúng tôi có thể cho phép họ đưa ra các quyết định cân nhắc hơn về quyền riêng tư trực tuyến của họ.

Đây là một cách tiếp cận tốt – bằng cách hạn chế người xem video theo mặc định, TikTok cũng đang hướng dẫn người dùng trẻ hơn về cách các hệ thống này hoạt động, điều này có thể giúp họ hiểu rõ hơn về các tùy chọn quyền riêng tư của họ trong tương lai.

Ngoài ra, TikTok cũng đang thực hiện các hạn chế mới đối với phần ‘bình luận’, ‘tương tác’ và tải xuống video do người dùng trẻ tuổi tạo.

  • Chúng tôi đang thắt chặt các tùy chọn bình luận về video được tạo bởi những người từ 13-15 tuổi. Những người dùng này hiện có thể chọn giữa ‘Bạn bè’ hoặc ‘Không có ai’ cho tài khoản của họ; cài đặt nhận xét ‘Mọi người’ đang bị xóa.
  • Chúng tôi đang thay đổi cài đặt Duet và Stitch để giờ đây chỉ cung cấp các tính năng này trên nội dung do người dùng từ 16 tuổi trở lên tạo. Đối với người dùng từ 16-17 tuổi, cài đặt mặc định cho Duet và Stitch giờ sẽ được đặt thành ‘Bạn bè’.
  • Chúng tôi sẽ chỉ cho phép tải xuống các video do người dùng từ 16 tuổi trở lên tạo. Những người dùng khác có thể quyết định xem họ có muốn cho phép tải video của mình xuống hay không, mặc dù đối với người dùng từ 16-17 tuổi, cài đặt mặc định hiện sẽ được chuyển thành Tắt trừ khi họ quyết định bật.
  • Cài đặt “Đề xuất tài khoản của bạn cho người khác” sẽ bị tắt theo mặc định đối với người dùng từ 13-15 tuổi.

Đây là những bản cập nhật tốt, sẽ cung cấp khả năng bảo vệ bổ sung cho người dùng trẻ tuổi. Tất nhiên, vẫn có nhiều cách để phá vỡ quá trình đăng nhập và vượt qua ngưỡng tuổi đăng nhập ban đầu.

Nhưng xét về những gì TikTok có thể tự làm, những hạn chế bổ sung này sẽ cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn và giảm khả năng hiển thị không mong muốn trong ứng dụng.

Ngoài ra, TikTok cũng hợp tác với Common Sense Networks để cải thiện độ an toàn của dịch vụ cung cấp TikTok cho người dùng nhỏ tuổi.

“Thông qua mối quan hệ đối tác của chúng tôi, Common Sense Networks sẽ cung cấp thêm hướng dẫn về sự phù hợp của nội dung cho trẻ em dưới 13 tuổi khi chúng tôi nỗ lực tạo ra trải nghiệm xem thú vị và an toàn.”

Giữa sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng trong hai năm qua, TikTok cũng đã phải nhanh chóng cập nhật các quy trình của mình để bảo vệ người dùng trẻ hơn, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu của họ không bị thu thập và sử dụng theo những cách phi đạo đức, thậm chí là bất hợp pháp.

Nền tảng này đã phải đối mặt với một loạt thách thức pháp lý – vào tháng 7 năm 2019, Ủy viên Thông tin Vương quốc Anh đã khởi động một cuộc điều tra về cách TikTok xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng trẻ tuổi và liệu nó có ưu tiên sự an toàn của trẻ em trên mạng của mình hay không.

Vào tháng 2 năm 2019, FTC đã phạt TikTok mức kỷ lục 5,7 triệu USD vì thu thập bất hợp pháp tên, địa chỉ email, hình ảnh và địa điểm của trẻ em dưới 13 tuổi.

Và vào tháng 8 năm ngoái, các quan chức Pháp đã công bố một cuộc điều tra mới về các hoạt động thu thập dữ liệu của TikTok, chủ yếu do những lo ngại xung quanh các biện pháp bảo vệ người dùng trẻ tuổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tinder là ứng dụng có doanh thu cao nhất tại Châu Âu

Dịch bệnh không được kiểm soát tốt ở châu u lại là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng ở thị trường mobile app nơi đây.

Người tiêu dùng châu Âu đã chi tiêu ước chừng 14,8 tỷ USD trên App Store và Play Store trong năm qua, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2019, theo báo cáo mới đây của Sensor Tower. Con số này đã chiếm 13,3% chi tiêu mobile app toàn cầu trong năm 2020.

Về số lượt tải, người dùng châu Âu đã thực hiện 28,4 tỷ lượt cài đặt trong năm 2020, tăng 17,4% so với năm 2019. Trong đó, lượt cài đặt trên Android chiếm tỷ lệ 73,9% so với chỉ 26,1% của iOS.

Trong số các nước châu Âu, Anh vẫn là nước đóng góp phần doanh thu cao nhất với 2,9 tỷ USD, theo sau là Đức (2,8 tỷ USD), Pháp (1,7 tỷ USD), Nga (1 tỷ USD) và Ý (802 triệu USD).

Số liệu cũng cho thấy, người Anh chi tiêu trên App Store rất mạnh trong khi người Đức chi tiêu trên Play Store nhiều nhất khu vực. Nhưng nước đóng góp lượt tải nhiều nhất lại là Nga với 6 tỷ lượt.

Với dịch bệnh và cách ly diện rộng ở châu Âu, ứng dụng đứng đầu doanh thu năm 2020 chính là Tinder, theo sau là Netflix và YouTube.

Tuy nhiên, Sensor Tower cũng lưu ý không thống kê được doanh thu ngoài, như trường hợp của Netflix điều hướng người dùng thanh toán qua website để tránh phải cắt hoa hồng 30% cho Apple.

Về lượt tải, TikTok không có đối thủ trong năm qua khi đứng đầu cả App Store lẫn Play Store. Đuổi rất sát là WhatsApp và Zoom. Tuy vậy, vị thế của WhatsApp trong năm mới 2021 có thể bị lung lay dữ dội sau những lùm xùm gần đây liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu với Facebook.

Như thường lệ, game mobile vẫn là động lực chính thúc đẩy doanh thu toàn thị trường trong năm qua với 9,6 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2019 và chiếm 64,8% toàn châu Âu. Chi tiêu của game thủ châu Âu cũng chiếm 12% toàn cầu, theo báo cáo.

Về số lượt tải, Play Store có hơn 10 tỷ lượt cài đặt, chiếm 81% tổng lượt cài game ở châu Âu năm qua. Trong đó, bảng xếp hạng Top game ăn khách phản ánh nhiều xu hướng lạ ở khu vực này.

Đứng đầu tuyệt đối là Coin Master với doanh thu 398,2 triệu USD, theo sau là Brawl Stars với doanh thu 259 triệu USD. Tuy nhiên, game được tải về nhiều nhất lại là hiện tượng Among Us với 64,7 triệu lượt tải.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo ICTNews

TikTok vượt Facebook về thời gian sử dụng trên ứng dụng

TikTok đang vượt qua Facebook về số giờ dành cho mỗi người dùng mỗi tháng.

Lần đầu tiên người dùng dành nhiều thời gian trên TikTok hơn Facebook theo dữ liệu từ một báo cáo mới về việc sử dụng ứng dụng.

App Annie báo cáo rằng thời gian dành cho TikTok đã tăng 325% so với cùng kỳ năm ngoái, có nghĩa là nó hiện đang đánh bại Facebook về số giờ dành cho mỗi người dùng mỗi tháng.

Thời gian trung bình dành cho mọi ứng dụng ở mọi thị trường cũng đều có tăng, nhưng ít ứng dụng nào lại tăng nhiều như TikTok.

TikTok đứng trong top 5 theo thời gian sử dụng và tốc độ tăng trưởng của nó trong năm qua vượt xa hầu hết các ứng dụng khác được phân tích trong báo cáo.

Số liệu từ App Annie

TikTok xếp thứ nhất trong danh sách các ứng dụng đột phá hàng đầu vào năm 2020, xếp hạng các ứng dụng theo mức tăng trưởng về người dùng hoạt động hàng tháng trong năm qua. TikTok đang trên đà đạt 1,2 tỷ người dùng hoạt động (MAU) vào năm 2021.

Về các phương tiện truyền thông mạng xã hội, câu lạc bộ 1 tỷ MAU là một nhóm ứng dụng sáng giá bao gồm Facebook, Messenger, Instagram, WhatsApp, YouTube và WeChat của Trung Quốc.

Không có gì phải bàn cãi khi TikTok dự kiến sẽ giành được một vị trí trong số các ứng dụng này trước khi năm này kết thúc. TikTok cũng đang ở trong một vị thế khác khi nói đến doanh thu, xếp hạng là ứng dụng không phải chơi game (non-gaming app) số 2 về chi tiêu của người tiêu dùng.

Trong khi nhiều ứng dụng truyền thông mạng xã hội kiếm tiền thông qua quảng cáo, TikTok kiếm tiền thông qua quảng cáo và cho phép người dùng mua hàng kỹ thuật số.

Để chắc chắn rằng sự phát triển theo cấp số nhân của TikTok là một trong những xu hướng hàng đầu trên mạng xã hội cần theo dõi vào năm 2021.

Hãy cùng xem các điểm nổi bật chính khác từ báo cáo.

Thiết bị di động tăng trưởng mạnh

Lượt tải ứng dụng dành cho thiết bị di động đạt mức cao mới là 218 tỷ vào năm 2020, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người Mỹ dành nhiều thời gian trên thiết bị di động hơn 8% so với xem TV vào năm 2020 – 4 giờ mỗi ngày trên thiết bị di động so với 3,7 giờ trên TV.

Sự phát triển của thiết bị di động đã thúc đẩy ngành công nghiệp quảng cáo vào năm 2020 – tăng lên 240 tỷ USD chi tiêu cho quảng cáo trên thiết bị di động và dự kiến đạt 290 tỷ USD vào năm 2021.

Vị trí đặt quảng cáo trên điện thoại di động đã tăng 95% so với cùng kỳ năm trước ở Hoa Kỳ. Quảng cáo video đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc vào năm ngoái nhưng bị vượt lên bởi sự phát triển của quảng cáo xen kẽ.

Báo cáo của App Annie cho thấy sự tăng trưởng trong tất cả các danh mục ứng dụng như trò chơi, mua sắm, giao đồ ăn và dịch vụ phát trực tuyến.

Thời gian dành cho các ứng dụng dành cho doanh nghiệp đã tăng 275% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến sẽ vẫn ở mức cao khi các công ty tiếp tục cung cấp các tùy chọn làm việc từ xa.

Người dùng xem YouTube cao hơn 4 lần so với Netflix

YouTube là ứng dụng phát trực tuyến video hàng đầu tính theo thời gian trung bình dành cho mỗi người dùng và nó thậm chí còn chưa dừng lại. Người xem YouTube cao hơn 4 lần so với ứng dụng gần nhất tiếp theo đó là Netflix.

Người dùng dành trung bình 23 giờ mỗi tháng để xem nội dung trên YouTube. Để so sánh, Netflix có mức trung bình 5,7 giờ mỗi người dùng mỗi tháng.

Là một người làm marketing, người sáng tạo nội dung, nhà quảng cáo hoặc nhà xuất bản – mức độ tương tác lớn của khách hàng trên YouTube là điều không thể bỏ qua.

Nếu bạn đang muốn tăng cường nỗ lực content marketing của mình trong năm nay, hãy cân nhắc chú ý hơn đến YouTube, suy nghĩ về cách YouTube có thể phù hợp với chiến lược marketing-mix của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

TikTok ra mắt “Black Creatives” để tìm kiếm tài năng mới

TikTok đã ra mắt một chương trình mới mang tên “Black Creatives” để hỗ trợ những người sáng tạo da màu như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm đảm bảo sự đa dạng và đại diện nhiều hơn trên nền tảng.

Theo giải thích của TikTok:

“Những người sáng tạo da màu trên TikTok đã là động lực cho cộng đồng của chúng tôi, từ việc bắt đầu xu hướng để thúc đẩy kết nối đến việc giới thiệu những cách mới để giải trí và truyền cảm hứng cho người khác.

Chúng tôi cam kết tiếp tục nâng cao và khuếch đại tiếng nói của họ. Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng để công bố “TikTok for Black Creatives”, một chương trình ‘mầm ươm’ mới sẽ đầu tư và hỗ trợ những người sáng tạo và nghệ sĩ âm nhạc da màu mới nổi trên TikTok.

Chương trình sẽ tập trung vào việc nuôi dưỡng và phát triển 100 nhà sáng tạo và nghệ sĩ âm nhạc da màu, giúp mở ra những cánh cửa mới để họ vươn tới những tầm cao mới trong sự nghiệp của họ”.

Trong ba tháng, những người tham gia sẽ tham dự các buổi nói chuyện từ các doanh nhân và người nổi tiếng da màu, tham gia các diễn đàn xây dựng cộng đồng, nhận đào tạo và thông tin chi tiết về nền tảng cụ thể từ các giám đốc điều hành của TikTok.

Đây là một lĩnh vực có tầm quan trọng thiết yếu đối với TikTok và là lĩnh vực mà công ty đang hướng tới theo nhiều cách khác nhau.

Trở lại vào tháng 6, để đáp lại các cuộc biểu tình #BlackLivesMatter, TikTok đã công bố một loạt sáng kiến nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng người da màu, bao gồm việc thành lập một hội đồng đa dạng người sáng tạo mới và quyên góp 3 triệu đô la cho các tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc giúp đỡ người da màu.

TikTok cũng đã ra mắt một trung tâm trực tuyến mới để cung cấp hỗ trợ và giáo dục cho các chủ doanh nghiệp da màu vào tháng 11.

Kết hợp, những nỗ lực này sẽ giúp TikTok đảm bảo mức độ phủ sóng lớn hơn cho các quảng cáo da màu trên nền tảng, điều này đặc biệt quan trọng trên TikTok vì độ nghiêng khán giả trẻ hơn của nền tảng.

Đặc biệt, bằng cách đảm bảo những người trẻ tuổi được tiếp xúc với nhiều nội dung đa dạng hơn, từ nhiều người sáng tạo hơn, sau đó bình thường hóa quan điểm mở rộng đó cho thế hệ tiếp theo.

Và mặc dù TikTok đã bị chỉ trích vì thành kiến chủng tộc cố hữu trong các thuật toán của nó trong quá khứ, đó cũng là một cái gì đó mà nền tảng này đang cố gắng để sửa chữa.

Bạn có thể truy cập chương trình tại: “Black Creatives”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

TikTok thay đổi quyền riêng tư với nhóm người dùng trẻ em

TikTok vừa giới thiệu một loạt cài đặt quyền riêng tư mới, hạn chế vài tính năng nhất định dành cho nhóm người dùng trẻ em, vị thành niên.

Không bất ngờ khi thay đổi lớn nhất ảnh hưởng đến nhóm người dùng nhỏ tuổi nhất, từ 13 tới 15 tuổi.

Theo đó, tài khoản của nhóm người dùng này mặc định chuyển về riêng tư, áp dụng với cả đăng ký mới lẫn tài khoản có sẵn đã thiết lập công khai. Ứng dụng cũng thay đổi cài đặt mặc định đối với bình luận, từ nay chỉ có thể chọn giữa “bạn bè” hoặc “không ai cả”.

Cuối cùng, TikTok hạn chế cách người dùng khác tương tác với video của tác giả từ 15 tuổi trở xuống. Những video này không còn cho tải về hay “remix” thông qua tính năng Duet hay Stitch.

Với người dùng từ 16 đến 17 tuổi, TikTok vẫn cho phép remix video của họ bằng Duet và Stitch nhưng cài đặt mặc định của các tính năng chuyển về bạn bè. Họ có thể chọn cho tải về video nhưng phải chỉnh thủ công vì tùy chọn mặc định tắt.

Kết hợp cùng nhau, các cài đặt mới có thể thay đổi đáng kể cách mà nhóm người dùng trẻ tuổi nhất của TikTok với ứng dụng.

TikTok cho biết thay đổi nhằm hướng đến tiêu chuẩn mặc định cao hơn đối với quyền riêng tư và an toàn của người dùng, mong muốn người dùng trẻ suy nghĩ cẩn trọng hơn về quyền riêng tư.

Không giống với các nền tảng khác, một lượng lớn người dùng TikTok dưới 18 tuổi. Năm 2020, báo New York Times đưa tin khoảng 1/3 người dùng TikTok Mỹ có thể dưới 14 tuổi. Quy định của TikTok cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản nhưng không được đăng video hay bình luận.

Các nhà hoạt động kêu gọi giám sát chính sách và thực hành của TikTok với trẻ em chặt hơn. Dù thay đổi không thể giải quyết tất cả lo lắng của họ, ít nhất nó cũng khiến trẻ em khó tương tác hơn với người lạ mặt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo ICTNews

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P2)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới, nơi các doanh nhân tìm hiểu về những diễn biến mới nhất trong ngành của họ cũng như sự phát triển nghề nghiệp giữa các đồng nghiệp hiện tại và trước đây.

Và mặc dù bạn có thể đã thấy ngày càng nhiều các bài đăng giống như Facebook trên LinkedIn, nhưng một số trong số đó lại không nhận được sự tương tác lớn, đó có lẽ không phải là cách bạn muốn áp dụng cho các tài khoản doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Các bài đăng trên LinkedIn có thể dài hơn một chút so với Facebook và Twitter, nhưng một lần nữa cần lưu ý rằng bài đăng trên LinkedIn của bạn sẽ bị cắt ở 140 ký tự trong ứng dụng di động.

Như vậy, ngắn hơn có thể tốt hơn, nhưng độc giả của LinkedIn đã sẵn sàng hơn để đọc các bản cập nhật dài hơn, nếu chúng có liên quan.

Hashtags (#) bây giờ cũng là một vấn đề lớn hơn trên LinkedIn. Trong vài năm qua, LinkedIn đã nỗ lực tăng cường việc sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trên các bài đăng như một phương tiện để phân loại nội dung tốt hơn và đánh dấu các bài đăng có liên quan đến nhóm từng người dùng.

Không có số lượng thẻ tối ưu nhất định cho mỗi bài đăng, nhưng một vài thẻ có liên quan nhất có thể giúp phân phối mà không ảnh hưởng đến khả năng đọc.

Tập trung vào phát triển chuyên môn và ngành có thể sẽ nhận được nhiều phản ứng tốt hơn – mặc dù như đã lưu ý, có một số bài đăng kiểu hài hước, nhẹ nhàng cũng đã hoạt động tốt.

Cách bạn tiếp cận điều này sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận thương hiệu của riêng bạn và cách bạn muốn tổ chức của mình được nhìn thấy – và cả những kiểu người bạn muốn phản hồi đến các cập nhật của bạn.

Nhưng tiếp cận nhiều người hơn thì tốt hơn, phải không?’ Đúng vậy, truyền tải tới một mạng lưới rộng hơn sẽ có nghĩa là đưa thông điệp của bạn đến với nhiều người dùng tiềm năng quan tâm hơn.

Bạn có thể nhận được phản hồi tốt từ một câu chuyện hoặc bản cập nhật đầy cảm hứng, nhưng điều đó có thể không liên quan chặt chẽ đến cách tiếp cận và xây dựng thương hiệu tổng thể của bạn.

Người dùng LinkedIn có khả năng chia sẻ video trên nền tảng này cao hơn 20 lần so với bất kỳ loại bài đăng nào khác, với một lần nữa, bài đăng hình ảnh đứng thứ hai trước văn bản thuần túy, vì vậy bạn nên xem xét các phương pháp đăng bài của mình.

Giống như Facebook, LinkedIn cũng sẽ tạo ra các bản xem trước liên kết có thể nhấp khi bạn thêm một liên kết vào văn bản bài đăng của mình trong trình soạn nội dung, bản xem trước sẽ vẫn còn ngay cả khi bạn xóa văn bản liên kết, điều này có thể làm cho nội dung cập nhật của bạn trông gọn gàng hơn.

Thuật toán của LinkedIn khó đoán hơn một chút so với các thuật toán khác, với một số bản cập nhật cũ hơn sẽ hiển thị lại sau thời gian hàng tuần, điều này có thể liên quan đến tần suất đăng.

Đăng nhiều hơn 02 lần một ngày có thể là quá nhiều, nhưng nội dung có liên quan sẽ vẫn hoạt động, nếu bạn có một lượng cập nhật ổn định.

Những bổ sung gần đây hơn như tab “Stories’ trên LinkedIn và các cuộc thăm dò (Polls) cũng có thể giúp thúc đẩy sự tương tác tốt, mặc dù ‘Stories’ có vẻ ít được chú trọng hơn trong giai đoạn đầu.

Ngoài ra, giờ đây bạn có thể đính kèm tài liệu vào các bài đăng trên LinkedIn của mình và chúng sẽ tạo ra dưới dạng hình ảnh xem trước, có nghĩa là bạn cũng có thể tạo bài kiểu băng chuyền tự nhiên, có thể vuốt trong các bài đăng trên LinkedIn bằng cách thêm tài liệu PDF tập trung trực quan. Đây là một lựa chọn khác để xem xét.

Tương tác với các nhận xét cũng là chìa khóa quan trọng – nếu mọi người phản hồi bài đăng của bạn, hãy trả lời họ để giúp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

Đây thường là những nền tảng chính mà các tổ chức bắt đầu trên mạng xã hội, trước khi xem xét Instagram, Snapchat, TikTok, v.v.

Instagram cũng rất phổ biến, nhưng ở mức cơ bản, đây là những nền tảng chính mà bạn có thể đang xem xét và tìm cách làm chủ để xây dựng sự hiện diện cốt lõi của bạn.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google đang thử nghiệm đưa video trên TikTok và Instagram vào kết quả tìm kiếm

Cụ thể, Google đang thử nghiệm một tính năng mới sẽ đưa video trên TikTok và Instagram thành một băng chuyền (ở đầu ứng dụng Google trên thiết bị di động.

Google đang tìm cách để giữ chân người dùng trên ứng dụng của mình sau khi tìm kiếm thay vì rời đi và xem nội dung ở nơi khác. Ý tưởng mới nhất của Google là để làm điều này?

Một tính năng mới giúp hiển thị các video trên Instagram và TikTok trong phần kết quả tìm kiếm – trong băng chuyền và ở đầu ứng dụng Google.

Hiện chỉ đang được thử nghiệm trên thiết bị di động, tính năng này là phần mở rộng của thử nghiệm trước đó vào đầu năm – một băng chuyền “Video ngắn” trong Google Khám phá (

Bạn có thể tìm thấy băng chuyền trong ứng dụng Google dành cho thiết bị di động trên Android – ở bên trái màn hình chính.

“Video ngắn” không phải là ‘Stories’ của Google – là một tính năng đã ra mắt trên ứng dụng Google Tìm kiếm dành cho iOS và Android hai tháng trước đó.

Google Stories – trước đây được gọi là “AMP Stories”, bao gồm nội dung video dạng ngắn được tạo bởi một loạt các đối tác xuất bản, chẳng hạn như Bustle, Thrillist, Forbes, USA Today, Vice, Now This và một số đối tác khác.

Thay vào đó, “Video ngắn” dường như là tổng hợp các video ngắn trên mạng xã hội từ các nền tảng khác, như Tangi, Trell, YouTube – và bây giờ là Instagram và TikTok.

Nhấn vào video Instagram hoặc video TikTok sẽ đưa người dùng đến phiên bản web của nền tảng, không phải ứng dụng gốc, cho dù ứng dụng đó đã được cài đặt trên thiết bị của bạn hay chưa.

Điều này giúp bạn dễ dàng tìm và xem nội dung từ cả hai nền tảng mà không cần mở ứng dụng của bạn.

Google đã làm rõ rằng tính năng này đang trong giai đoạn thử nghiệm có giới hạn; do đó, nó sẽ chỉ xuất hiện cho một số tìm kiếm trong thời gian này ở một số khu vực nhất định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cô bé 12 tuổi kiện TikTok ra tòa

Để tránh trở thành nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến, danh tính của cô bé này đã được giữ bí mật.

Theo Bloomberg, một bé gái 12 tuổi sống tại London đã kiện TikTok, ứng dụng quay video ngắn nổi tiếng thế giới, với lý do vi phạm các quy tắc bảo vệ dữ liệu của EU.

Để vụ kiện diễn ra suôn sẻ, một thẩm phán đã cho phép cô bé được giấu tên. Bà Anne Longfield, Ủy viên Trẻ em của Anh, sẽ là người đại diện bé gái làm các thủ tục pháp lý.

Theo bà Longfield, việc tòa án giấu tên cô bé rất quan trọng. Nếu danh tính bị tiết lộ, cô bé 12 tuổi này có thể trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt trực tuyến bởi những đứa trẻ khác hoặc người dùng TikTok.

Bên cạnh đó, không ngoại trừ khả năng bé gái sẽ phải đối mặt với những phản ứng tiêu cực hoặc thù địch từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Theo thẩm phán Mark Warby, dù đúng hay sai, cô bé đã ý thức được việc đem trường hợp của mình ra tòa án để khẳng định quyền riêng tư cá nhân của bản thân và nhiều người khác. Ông Warby cũng tin rằng nếu không được giấu tên, trẻ em sẽ khó có thể bảo vệ quyền riêng tư của chúng.

Ở châu Âu, hành vi thu thập dữ liệu cá nhân trẻ em của TikTok đang được các cơ quan quản lý EU giám sát chặt chẽ. Những người đứng đầu bộ phận Bảo vệ Dữ liệu vào tháng 6/2020 đã thành lập một lực lượng phối hợp điều tra quá trình hoạt động của TikTok.

“Quyền riêng tư và an toàn là ưu tiên hàng đầu của TikTok, chúng tôi có các chính sách, quy trình và công nghệ mạnh mẽ để bảo vệ tất cả người dùng, bao gồm cả người dùng trẻ tuổi”, ứng dụng quay video tuyên bố.

Công ty mẹ của TikTok là Byte Dance, có trụ sở tại Trung Quốc. Năm 2020, do nghi ngờ Byte Dance thu thập dữ liệu người dùng bất hợp pháp và gửi cho chính phủ Trung Quốc, giới chức Mỹ đã nhiều lần ban hành các chính sách trừng phạt TikTok.

Tuy nhiên, cho đến nay, chính phủ Mỹ vẫn chưa đưa ra các bằng chứng cụ thể.

Tính đến quý cuối cùng của năm 2020, TikTok đã có hơn 2 tỷ lượt tải về trên App Store và Play Store, đồng thời có hơn 800 triệu người dùng đang hoạt động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

TikTok thêm ‘Year in Review’ để làm nổi bật các video mà bạn đã tương tác trong năm

Đó có thể là năm mà nhiều người muốn quên, nhưng năm 2020 không phải là quá tệ, mọi người cũng tìm ra những cách mới để làm việc, những cách mới để kết nối và những cách mới để tương tác với gia đình và bạn bè của mình.

Ảnh: Forbes

Và đối với nhiều người, một trong những khám phá đó là TikTok. Ứng dụng đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua, nhưng nó thậm chí còn đạt được nhiều động lực hơn vào năm 2020.

Ứng dụng hiện đang trên đà trở thành nền tảng tỷ người dùng và điều này bất chấp việc nó bị cấm ở Ấn Độ hay chuyện đang đối mặt với những đồn đoán về tương lai của nó ở Mỹ.

TikTok đã tạo ra nhiều người hâm mộ mới, và bây giờ, nó đang tìm cách cung cấp một chút hoài niệm để nâng cao các mối liên hệ đó.

Cụ thể, TikTok đã thêm tính năng ‘Year in Review’, cho phép người dùng nhìn lại các video, bản nhạc và hiệu ứng hàng đầu mà họ đã tham gia tương tác vào ứng dụng này trong suốt năm 2020.

Theo giải thích của TikTok:

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi đang mang đến cho bạn cơ hội để ‘đi dạo trong ký ức’ cá nhân với tính năng trong ứng dụng “Year on TikTok” đầu tiên của chúng tôi, một bản tóm tắt đặc biệt nêu bật khoảnh khắc của bạn trên TikTok – YOUR 2020 on TikTok.”

Những video này được cá nhân hóa dựa trên việc xem xét tất cả các video mà bạn đã tương tác trên nền tảng này trong suốt cả năm bao gồm dữ liệu về tần suất bạn nhận xét về video, chia sẻ chúng hay cả lượt thích, v.v.

“Mỗi video được cá nhân hóa làm nổi bật các video yêu thích trên TikTok từ năm 2020 của bạn và thậm chí chia sẻ một số cảm xúc hàng đầu dựa trên loại nội dung mà bạn yêu thích nhất.”

Tùy chọn này tương tự như lời nhắc ‘Memories’ thông thường của Facebook, có thể giúp tăng kết nối của bạn với ứng dụng.

Khi bạn nhìn lại và có một kỷ niệm đẹp, bạn lưu ý rằng Facebook là một phần của trải nghiệm đó, điều này có thể khiến bạn cảm thấy tích cực hơn về vai trò của ứng dụng trong giao tiếp hàng ngày của bạn.

Ngoài ra, khi người dùng chia sẻ video Năm của họ trên TikTok, bạn cũng sẽ mở khóa một huy hiệu “2021” đặc biệt có thể được thêm vào ảnh hồ sơ của bạn trong năm mới”.

TikTok không thể tạo clip cho những người dùng không hoạt động tích cực trong ứng dụng, vì vậy không phải ai cũng có cơ hội thấy được tính năng này, tuy nhiên TikTok cũng đã phát hành danh sách xu hướng tổng thể cho năm 2020 vào đầu tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

CEO Instagam: “TikTok là một trong những đối thủ đáng gờm nhất mà chúng tôi từng thấy”

Nền tảng chia sẻ hình ảnh Instagram đã thông báo rằng họ đang phát triển hai ưu tiên lớn nhất của mình – mua sắm trực tuyến và tính năng video dạng ngắn Reels, nhằm cạnh tranh với mạng truyền thông xã hội đang phát triển nhanh TikTok.

Ảnh: The Verge

Giờ đây, các doanh nghiệp và người sáng tạo (Content Creator) có thể gắn thẻ sản phẩm khi họ đang tạo video trên Reels và người tiêu dùng có thể nhấn vào “xem sản phẩm” để mua ngay hoặc ‘cho vào giỏ hàng’.

Đưa hoạt động mua sắm sang định dạng video nhằm mục đích làm cho Reels trở nên hấp dẫn hơn với người tiêu dùng và hấp dẫn hơn đối với người sáng tạo.

Nền tảng cũng có thể làm cho quảng cáo hiệu quả hơn bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng một cách ngay lập tức để mua các sản phẩm được quảng cáo.

Về lâu dài, nó cũng có thể đóng góp vào một nguồn doanh thu thương mại điện tử mới cho Facebook, mà cuối cùng sẽ thu phí từ mỗi giao dịch, mặc dù nó được miễn phí cho đến cuối năm để giúp các doanh nghiệp nhỏ vượt qua đại dịch Covid-19.

CEO Instagram, Ông Adam Mosseri cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi tạo ra những cách có ý nghĩa để người sáng tạo kiếm tiền trên Instagram, bởi vì nếu không, họ sẽ tham gia vào các nền tảng khác như YouTube của Google chẳng hạn”.

“Vì vậy, nó thực sự chủ yếu quan tâm đến việc giúp họ kiếm tiền tốt hơn, nhưng cũng bởi vì chúng tôi nghĩ rằng một phần quan trọng trong tương lai của việc mua sắm là mua sắm thông qua sự trực quan bằng mắt”.

Mosseri cho rằng có một cơ hội dài hạn to lớn cho Instagram thông qua ứng dụng mua sắm trong vòng 5 đến 10 năm tới, mặc dù nó phức tạp hơn so với hoạt động kinh doanh quảng cáo truyền thống.

“Bạn phải thực hiện tích hợp thanh toán tùy chỉnh và chúng khác nhau giữa các quốc gia. Bạn phải thực hiện tích hợp hệ thống quản lý khoảng không quảng cáo tùy chỉnh và không gian đó vô cùng phân mảnh từ nhà bán lẻ đến nhà bán lẻ. Vì vậy, tốc độ tiến triển sẽ chậm hơn trong thời gian đầu.”

Chơi trò đuổi bắt cùng TikTok

“TikTok là một đối thủ cực kỳ đáng gờm, có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất mà chúng tôi từng thấy. Họ rất tập trung, họ quyết tâm, họ thực hiện cực kỳ tốt.

Đây là một công ty nhân bản Musical.ly, đã phát triển đến mức họ thực sự có đủ khả năng mua thứ mà họ nhân bản và … sẽ tồn tại nội dung hoặc định dạng video giải trí dạng ngắn này và họ xứng đáng được ghi nhận”, Mosseri chia sẻ.

“Đây là chúng tôi đang cố gắng chơi trò bắt kịp theo nhiều cách, xây dựng một bộ tính năng cho người sáng tạo để truyền cảm hứng cho họ khi sử dụng nền tảng của chúng tôi nhiều hơn, bởi vì nếu không có nội dung hấp dẫn thì không có lý do gì để xem Reels ngay từ đầu cả”.

“Chúng tôi có thể làm cho các sản phẩm nhắn tin của mình hấp dẫn hơn bằng cách hợp tác và tận dụng công việc từ nhóm Messenger.

Chúng tôi có thể làm cho bộ công cụ ‘Người sáng tạo’ của mình trở nên hấp dẫn hơn, giúp người sáng tạo tiếp cận nhiều người hơn và có nhiều công cụ kiếm tiền hơn. Quan trọng nhất là chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để giữ an toàn cho mọi người dùng.”

Ông cho biết có nhiều kỹ sư tại Facebook đang làm việc về an toàn và tính toàn vẹn hơn là tổng số kỹ sư làm việc tại Instagram.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Instagram hướng tới mục tiêu trở thành đối tác cho các doanh nghiệp nhỏ – trái ngược với hình ảnh được FTC đã vẽ về ‘một gã khổng lồ độc quyền’.

Ví dụ: Apple đang có kế hoạch thực hiện một số thay đổi về quyền riêng tư trong iOS 14 có thể ảnh hưởng đến khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo của Facebook. Mosseri mô tả điều này có hại cho các doanh nghiệp nhỏ.

“Tôi nghĩ điều quan trọng cần hiểu là các công cụ quảng cáo mà chúng tôi xây dựng là một công cụ cân bằng tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ.

Chúng cung cấp những cách thức mạnh mẽ và có khả năng tìm kiếm hay xác định khách hàng cho các doanh nghiệp nhỏ mà trước đây chỉ có ở các doanh nghiệp lớn. Và vì vậy, quyền riêng tư là vô cùng quan trọng.

Chúng tôi vẫn tiếp tục nhấn mạnh tính minh bạch và kiểm soát. Nhưng chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi không phá vỡ hệ thống theo cách mà sau đó thực sự ưu tiên các doanh nghiệp lớn, điều mà tôi lo lắng đó sẽ là một rủi ro thực sự ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

TikTok ra mắt tài nguyên kinh doanh cho Marketers

Để tiếp tục mở rộng các dịch vụ kinh doanh và tùy chọn quảng cáo, TikTok đã ra mắt ‘Trung tâm Tài nguyên Doanh nghiệp Nhỏ’ mới, bao gồm một loạt các nghiên cứu điển hình, công cụ sáng tạo và cách để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận ứng dụng đang phát triển nhanh chóng này.

Theo giải thích của TikTok:

“Từ những câu chuyện thành công đến các công cụ sáng tạo và hội thảo trên web miễn phí, nó có mọi thứ marketer cần để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình trên nền tảng của chúng tôi.”

Như đã lưu ý, nền tảng này bao gồm một loạt các công cụ hữu ích, bao gồm các nghiên cứu điển hình (Case Study):

Và các công cụ sáng tạo cho các chiến dịch của bạn:

Ngoài ra còn có các hội thảo trên web (webinars), thông tin chi tiết về số liệu hiệu suất và quảng cáo TikTok cũng như các liên kết đến một loạt các tài nguyên kinh doanh khác.

TikTok đã có một năm đầy biến động, với lệnh cấm hoàn toàn ứng dụng ở Ấn Độ và cuộc chiến pháp lý đang diễn ra để tồn tại ở Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp điều này, TikTok vẫn tiếp tục phát triển và đang trên đà đạt được một tỷ người dùng vào năm 2021.

Do đó, chắc chắn sẽ có nhiều thương hiệu đang tìm cách mở rộng nỗ lực digital marketing của họ sang ứng dụng video dạng ngắn này trong năm mới và tài nguyên mới này cung cấp nhiều gợi ý hơn về cách để bạn thực hiện những điều đó.

Bạn có thể truy cập trung tâm tài nguyên này tại: TikTok Small Business Resource Center

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips