Động thái sa thải nhân viên mới đây của TikTok là dấu chấm hết cho kế hoạch quay trở lại trường Ấn Độ của CEO Chew Shou Zi.
Theo South China Morning Post, TikTok, ứng dụng video ngắn bị cấm ở Ấn Độ từ năm 2020, đã sa thải khoảng 40 nhân viên còn lại ở nước này trong bối cảnh chính quyền New Delhi tăng cường giám sát đối với các công ty công nghệ đến từ Trung Quốc.
“Chúng tôi quyết định đóng cửa trung tâm hỗ trợ bán hàng tại Ấn Độ. Đây là nơi được thành lập vào cuối năm 2020 để hỗ trợ cho các nhóm bán hàng toàn cầu và trong khu vực. Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhân viên của trung tâm vào thời điểm khó khăn này”, một đại diện của TikTok chia sẻ.
Các nhân viên bị sa thải, những người chủ yếu hỗ trợ các thị trường bên ngoài Ấn Độ như Dubai và Brazil, sẽ làm việc đến hết ngày 28/2.
Theo The Economic Times, TikTok cho rằng việc quay trở lại hoạt động tại Ấn Độ sẽ không hiệu quả “vì lập trường cứng rắn của chính phủ đối với các ứng dụng đến từ Trung Quốc”.
TikTok thuộc sở hữu của kỳ lân công nghệ ByteDance. Ứng dụng này đã bị chính phủ Ấn Độ cấm kể từ tháng 6/2020 vì lo ngại an ninh quốc gia.
Kể từ đó, hơn 200 ứng dụng của Trung Quốc đã bị chính phủ Ấn Độ đưa vào danh sách đen, bao gồm hàng chục ứng dụng cá cược và cho vay đã bị chặn vào tuần trước. Chính sách này được ban hành sau khi cuộc đụng độ quân sự tại biên giới Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra vào tháng 6/2020.
Trước khi TikTok bị cấm, Ấn Độ là thị trường lớn nhất của ứng dụng này nếu tính theo số lượt tải xuống. Theo Sensor Tower, quốc gia đông dân thứ hai thế giới chiếm hơn 18% tổng số lượt tải xuống toàn cầu vào tháng 6/2020. Con số này tại Mỹ chỉ là 8,7%.
Ấn Độ cũng đã gây áp lực đối với các công ty công nghệ Trung Quốc thông qua việc điều tra các nhà sản xuất điện thoại thông minh, bao gồm Xiaomi, Vivo và Huawei.
Năm ngoái, chính quyền Ấn Độ đã điều tra đột xuất văn phòng của Xiaomi và Vivo vì các cáo buộc liên quan đến trốn thuế và rửa tiền.
TikTok hiện còn phải đối mặt với sự quay lưng từ giới chức phương Tây. Tuần trước, các nhà lập pháp Mỹ đã lên kế hoạch cấm ứng dụng này vì lo ngại chính quyền Bắc Kinh có thể buộc TikTok chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ.
Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt lệnh cấm sử dụng TikTok trên mọi thiết bị của nhân viên chính phủ liên bang. Ít nhất 32 tiểu bang của Mỹ đã đã ban hành lệnh cấm cài đặt, sử dụng ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính quyền địa phương.
Ông Chew Shou Zi, CEO của mạng xã hội TikTok, sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 3/2023. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà lập pháp đặt nhiều câu hỏi về hoạt động bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của ứng dụng.
Bên cạnh đó, những tác động của TikTok đối với người dùng trẻ tuổi và mối quan hệ của công ty với chính quyền Trung Quốc cũng sẽ là vấn đề được đặt ra cho ông Chew.
Vào tháng trước, ông Thierry Breton, Ủy viên Liên minh châu Âu, cũng cảnh báo tới ông Chew rằng TikTok có thể bị cấm nếu ứng dụng này không tuân thủ Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số của EU trước tháng 9/2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kỷ nguyên tăng trưởng chóng mặt quảng cáo trên mạng xã hội đã đột ngột dừng lại, khiến chất lượng giảm sút, người dùng ngày càng nhìn thấy những quảng cáo không phù hợp và vi phạm.
Chia sẻ với New York Times, Portia Kapraun nói rằng cô thường gặp phải những quảng cáo không liên quan trên Twitter, từ các hãng trang sức xa xỉ đến những chiếc xe đắt đỏ mà cô không thể nào chi trả.
Cô không hề hứng thú với những sản phẩm này và cũng không muốn xem lại mãi những quảng cáo vô bổ giống nhau. “Tôi không biết thuật toán nghĩ sở thích của tôi là gì mà các sản phẩm nó đề xuất đều chẳng ra sao”, Kapraun nói.
Chất lượng quảng cáo ngày càng xuống dốc.
Theo New York Times, thị trường quảng cáo đang dần lung lay khi nền kinh tế xuống dốc. Những quảng cáo vốn chẳng nhiều người xem đột nhiên xuất hiện khắp nơi.
Đơn cử như Twitter đã trở thành một tờ tạp chí đúng nghĩa, chuyên dành cho những thương hiệu lạ lẫm như Ron Popeil, Veg-O-Matic… Trên YouTube, quảng cáo cho các kênh lừa đảo, giả mạo người nổi tiếng như Elon Musk lại mọc lên như nấm sau mưa.
Theo New York Times, trên lý thuyết, công nghệ càng tân tiến thì trải nghiệm quảng cáo trên nền tảng số của người dùng sẽ càng được hoàn thiện.
Một người nếu thích giày sẽ thường xuyên nhìn thấy quảng cáo của các thương hiệu sneaker hay sandal thay vì các khóa học hay những sản phẩm làm đẹp không liên quan.
Tuy nhiên, gần đây, trên rất nhiều nền tảng, các quảng cáo ngẫu nhiên lại xuất hiện khắp nơi do thị trường quảng cáo kỹ thuật số xuống dốc. Các nhà quảng cáo lớn dần thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu. Điều này trở thành cơ hội dành cho những nhà quảng cáo nhỏ, kém phổ biến hơn.
“Chỉ cần tiêu chuẩn hạ xuống, chất lượng quảng cáo cũng theo đó xuống thấp”, Jessica Fong, Giáo sư marketing tại Đại học Michigan, nhận định.
Trước đây, quảng cáo xuất hiện trên báo chí hay TV thường phải qua tay các chuyên viên đánh giá và sắp xếp vị trí đặt cho hợp lý. Nhưng hiện nay, 90% quảng cáo số đều hiển thị dựa trên những phần mềm tự động.
Mạng xã hội cho phép quảng cáo xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như văn bản tĩnh, video, game tương tác, tin nhắn, filter… và rất dễ để chi tiền mua sản phẩm.
Các nhà quảng cáo sẽ đặt hạn mức chi phí mà họ mong muốn. Sau đó, hệ thống sẽ tự động sắp xếp vào các vị trí để dễ tiếp cận đến đối tượng mong muốn.
Những tên tuổi lớn rời khỏi thị trường quảng cáo.
Nhiều chuyên gia cho rằng số lượng quảng cáo vô bổ đang ngày một tăng cao từ chỉ đơn giản là gây khó chịu cho đến lừa đảo người dùng.
Nguyên nhân đến từ nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm tình trạng chảy máu nhân sự, đội ngũ kiểm duyệt nội dung yếu kém tại các công ty công nghệ hoặc nhà quảng cáo tìm đối tác mới.
Bên cạnh đó, tính năng “App Tracking Transparency” (ATT) của Apple và những thay đổi về bảo mật của nhiều hãng công nghệ khác cũng ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng gửi về các nhà quảng cáo, dẫn đến chất lượng và tỷ lệ phù hợp của quảng cáo giảm sút.
Theo nghiên cứu của Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới (World Federation of Advertisers – WFA), trong số 43 doanh nghiệp đa quốc gia chi trên 44 tỷ USD/năm cho quảng cáo, có đến 30% công ty có dự định cắt giảm chi phí marketing năm 2023.
Clorox, thương hiệu từng đổ hàng trăm triệu USD/năm cho tiếp thị sản phẩm, tuyên bố họ sẽ điều chỉnh mảng marketing, trong đó có thu hẹp chi tiêu.
Nghiên cứu của Insider Intelligence cũng chỉ ra chi phí quảng cáo số đã chậm tốc trong thời gian gần đây. Trong đó, cái tên chịu nhiều ảnh hưởng nhất là Twitter. Mạng xã hội này gặp khó khăn trong việc giữ chân đối tác quảng cáo kể từ khi Elon Musk mua lại hồi tháng 10.
Trong số 10 đối tác chiếm 55% doanh thu quảng cáo của Twitter, có đến 6 cái tên đã rút lại khoản đầu tư và ngừng hợp tác với Twitter, Sensor Tower cho biết.
Những thách thức trên nền tảng cũng gây khó khăn với các mạng xã hội khác. Trong quý IV/2022, doanh số quảng cáo của YouTube đã giảm 8% so với quý trước đó.
Năm 2022, tập đoàn Meta cũng báo cáo doanh thu quý sụt giảm lần đầu tiên kể từ khi thành lập. Phí quảng cáo trên Facebook và Instagram cũng giảm 24% trong quý cuối năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
Thay đổi lớn trong cách làm quảng cáo.
Corey Richardson, Phó chủ tịch tại công ty quảng cáo Fluent360, cho biết ông nhìn thấy ngày càng nhiều quảng cáo về những mặt hàng mà ông không hứng thú trên mạng xã hội. Đơn cử như áo thun hoạt hình, cho đến những tin tức xuyên tạc vaccine hay video mang tính bạo lực. “Họ hiển thị mọi thứ miễn là có tiền”, Richardson nói.
Theo chuyên gia, một trong những nguyên nhân khác khiến chất lượng quảng cáo giảm sút là vì thị trường này đã trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết trong khi trước đây chỉ dành cho những tên tuổi lớn trong ngành.
Hiện nay, đa số thương hiệu đều muốn chi tiền quảng cáo đại trà thay vì quảng cáo mục tiêu, tiếp cận đến một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể như trước đây. Cách làm này vừa rẻ hơn, vừa thu hút sự chú ý của các khách hàng cả tin hoặc quá chán ngán với những sản phẩm cũ liên tục lặp đi lặp lại.
Do đó, các hãng công nghệ đã thắt chặt chính sách để hạn chế quảng cáo vô bổ xuất hiện trên nền tảng. Twitter đã mở truy cập tự do cho các dịch vụ bên thứ 3 như Tweetbot, Twitterific, giúp người dùng lướt Twitter không có quảng cáo.
YouTube cũng thử nghiệm kế hoạch giảm số lần quảng cáo ngắt quãng video với số lượng quảng cáo hiển thị ở mỗi lần ngắt lại tăng lên. Meta cũng bổ sung tính năng cho phép người dùng cá nhân hóa, tùy chỉnh hiển thị mỗi khi thấy quảng cáo mình không hứng thú.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sự lạc quan của người tiêu dùng đang trên đà hồi phục, đi kèm với đó là sự trở lại mạnh mẽ đối với các hoạt động mua sắm nhưng chuyển hướng sang chi tiêu tuỳ thích cho giải trí và phong cách sống thay vì tích trữ mặt hàng thiết yếu, chú trọng chất lượng và thương hiệu thay vì chỉ tập trung vào giá và tiếp tục chuyển dịch sang các kênh mua hàng hiện đại.
Sự phục hồi kinh tế được đánh giá sẽ là dấu hiệu tốt cho các điều kiện tiêu dùng thuận lợi hơn trong trung và dài hạn. Tìm hiểu một số thay đổi mới nhất trong hành vi của người tiêu dung sau khi phỏng vấn hơn 1.000 hộ gia đình tại Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM, Deloitte quan sát được ba xu hướng nổi bật.
Thứ nhất, thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 đã dẫn đến việc phục hồi nhanh chóng sự lạc quan của người tiêu dùng.
Cụ thể, 56% số người trả lời khảo sát cảm thấy lạc quan đối với triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới, trong khi 77% đưa ra quan điểm lạc quan về triển vọng kinh tế trong một đến ba năm tiếp theo.
Những con số này thể hiện sự gia tăng đáng kể về mức độ lạc quan so với một năm trước, lần lượt là 45% và 60%. Mức độ lạc quan cao này đi kèm với mức độ tiếp nhận tương đối cao để tham gia vào các hoạt động kinh tế chính như đi làm và mua sắm tại cửa hàng.
Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng, vẫn tồn tại một số khác biệt tâm lý giữa các hộ gia đình có mức thu nhập hàng tháng khác nhau cũng như ở các thành phố khác nhau.
Cụ thể, những người có mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng cao hơn có xu hướng lạc quan hơn do Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều hơn đến việc làm và sinh kế của những người có mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng thấp hơn. Mức độ lạc quan ở hai thành phố phía Nam cao hơn ở trung tâm thành phố Đà Nẵng hoặc phía Bắc thành phố Hà Nội.
Nhìn chung, thận trọng vẫn là từ khóa khi chỉ 12% người được hỏi có ý định tăng mức chi tiêu hiện tại và 96% trong số họ dự định tăng hoặc duy trì mức tiết kiệm của mình mặc dù có tới 82% kỳ vọng sẽ tăng thu nhập.
Về thói quen chi tiêu, người tiêu dùng Việt Nam đang phân bổ lại chi tiêu của họ từ các nhu cầu thiết yếu cơ bản hướng tới chi tiêu tùy thích cho các sản phẩm giải trí và phong cách sống, đặc biệt cho các danh mục phụ thể dục – thể thao và mỹ phẩm & chăm sóc sắc đẹp, khi nhu cầu tích trữ đã giảm mạnh sau khi Covid-19 qua đi.
Người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm có chất lượng tốt hoặc cao cấp hơn thay vì động thái tích trữ.
Tuy nhiên, chỉ 3% người trả lời có ý định tăng mức chi tiêu của họ cho danh mục hàng tiêu dùng giải trí do thói quen giải trí tại nhà và tránh xa các hoạt động giải trí bên ngoài đã được hình thành trong mùa giãn cách.
Thứ hai, người tiêu dùng, đang cân bằng lại các ưu tiên của họ và đánh đổi các thuộc tính về giá cả để có những cân nhắc phù hợp hơn, chẳng hạn như chất lượng, hương vị và sự đa dạng của sản phẩm.
Đối với các sản phẩm ăn được, cân nhắc về chất lượng chiếm ưu thế trong danh sách các thuộc tính được xem xét khi quyết định mua hàng. Tuy nhiên, những cân nhắc này dường như ít nổi bật hơn đối với các sản phẩm ăn được để giải trí, chẳng hạn như danh mục đồ uống có cồn và thuốc lá.
“Điều này không có nghĩa yếu tố giá cả không quan trọng. Thay vào đó, người tiêu dùng lý trí hơn trong việc đánh đổi giữa giá cả và các thuộc tính khác của sản phẩm mà họ coi trọng.
Nhìn chung, giá cả vẫn nằm trong ba yếu tố hàng đầu thúc đẩy hành vi mua hàng và hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy kênh mua. Tuy nhiên, sự đa dạng của sản phẩm vẫn vượt trội so với giá cả cạnh tranh”, Deloitte nhận định.
Đối với hàng hóa thiết yếu cơ bản, trong danh mục sản phẩm phụ của nhóm giáo dục, yếu tố chất lượng và thương hiệu chiếm ưu thế. Đối với các tiểu mục của hàng hóa cần thiết cơ bản khác như giao thông vận tải, nhà ở & tiện ích và chăm sóc sức khỏe, các thuộc tính về chất lượng và an toàn là hai yếu tố quan trọng nhất được cân nhắc.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, an toàn và thương hiệu là hai yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn tiêu dùng trong danh mục sản phẩm định hình phong cách sống. Trong danh mục đồ điện tử, chất lượng, giá cả và công nghệ nổi lên như ba yếu tố hàng đầu thúc đẩy hành vi mua hàng.
Trong tất cả các danh mục sản phẩm, kích thước gói trung bình luôn được ưa thích nhất cho cả việc mua gói đồ đơn lẻ và gói đồ nhiều món, vì nó được coi là “dễ mang theo” và giá cả phải chăng. Đáng lưu ý là sự ưu tiên đáng kể của người tiêu dùng đối với những gói đồ đơn lẻ – đặc biệt là gói có kích thước đóng gói vừa và nhỏ – cho danh mục Sản phẩm vệ sinh cá nhân và Mỹ phẩm & chăm sóc sắc đẹp, vì cả khả năng chi trả và khả năng tiếp cận.
Cuối cùng, đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình đổi mới bối cảnh bán lẻ của Việt Nam bằng cách khuyến khích sự phát triển của các kênh thương mại hiện đại và thương mại điện tử, cũng như các dịch vụ giao hàng và thức ăn mua mang đi.
Nhưng có lẽ quan trọng hơn, nó cũng đang thúc đẩy một số xu hướng mới có thể trở thành thói quen lâu dài trong trạng thái bình thường mới, với tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho các công ty tiêu dùng, ví dụ như các bữa ăn ‘tự làm’ từ nhà hàng.
Trong tất cả bốn thành phố được tiếp cận trong cuộc khảo sát của Deloitte, các kênh bán hàng hiện đại hiện chiếm ưu thế trong sở thích của người tiêu dùng đối với các kênh mua hàng.
Trong số các kênh mua hàng trực tuyến khác nhau, các sàn thương mại điện tử và nền tảng truyền thông mạng xã hội nổi lên như những kênh phổ biến nhất, với 68% và 54% người trả lời khảo sát chỉ ra rằng họ đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua thông qua các kênh này.
Sự tăng trưởng này có thể không chỉ được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng do đại dịch, mà còn do các hoạt động khuyến mại lớn – bao gồm nhưng không giới hạn ở các chiến dịch bán hàng giảm giá và các sự kiện khuyến mại hàng tháng khác – được thực hiện bởi các công ty thương mại điện tử ở Việt Nam, khi họ nỗ lực để tăng số lượng người dùng và tổng giá trị hàng bán để mở rộng thị phần.
Trong khi truyền miệng và truyền hình vẫn là nguồn thông tin có ảnh hưởng nhất trong số các danh mục sản phẩm, các kênh truyền thông mạng xã hội và nền tảng kỹ thuật số cũng đang trên đà phát triển.
Xu hướng này được thể hiện rõ nhất trong các danh mục phụ của sản phẩm không ăn được, chẳng hạn như mỹ phẩm & sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, sản phẩm vệ sinh cá nhân, thể dục – thể thao, thư giãn & giải trí, thiết bị gia dụng chính và thiết bị gia dụng phụ.
Trong tương lai, vẫn còn phải xem những xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào trên đà phục hồi kinh tế của Việt Nam khi các biện pháp mở cửa lại biên giới có hiệu lực.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là các công ty tiêu dùng muốn tận dụng đà phát triển của những xu hướng này sẽ không chỉ cần hiểu sự chuyển động riêng lẻ mà còn cả cách các xu hướng này hội tụ với nhau khi chúng cùng diễn ra trong tương lai.
“Trong tương lai, vẫn còn phải xem những xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào trên đà phục hồi kinh tế của Việt Nam khi các biện pháp mở cửa lại biên giới có hiệu lực.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là các công ty tiêu dùng muốn tận dụng đà phát triển của những xu hướng này sẽ không chỉ cần hiểu sự chuyển động riêng lẻ mà còn cả cách các xu hướng này hội tụ với nhau khi chúng cùng diễn ra trong tương lai”, Deloitte lưu ý.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước đó, Douyin – phiên bản tiếng Trung của TikTok đã từng bước thử nghiệm tính năng giao đồ ăn trong bối cảnh nền kinh tế địa phương đang bắt đầu phục hồi hậu Covid-19 tại Trung Quốc.
Theo CNBC, chủ quản của mạng xã hội TikTok là công ty ByteDance đang thử nghiệm dịch vụ giao đồ ăn tại Trung Quốc, thông qua ứng dụng phiên bản nội địa có tên Douyin. Phía ByteDance dự kiến sẽ bước vào thị trường giao đồ ăn nếu quá trình thử nghiệm thành công.
Cụ thể, trong mỗi buổi livestream của Douyin, nhà bán hàng có thể tung các chương trình giảm giá hoặc voucher đồ ăn cho người xem. Sau đó, người xem có thể sử dụng ưu đãi đó và chọn thời gian trong vòng hai ngày để thực phẩm được giao đến nhà.
Cách làm này của ByteDance được đánh giá là khác biệt so với 2 ông lớn là Meituan và Ele.me (Alibaba). Cả hai đều là dịch vụ giao đồ ăn theo yêu cầu, giống như Uber Eats.
Phía ByteDance tham vọng sẽ có được vị thế trên thị trường giao đồ ăn đạt giá trị tới 66,4 tỷ USD vào năm 2022, theo công ty nghiên cứu IMARC Group.
Giữa năm ngoái, Douyin đã từng bước thử nghiệm tính năng giao đồ ăn trong bối cảnh nền kinh tế địa phương đang bắt đầu phục hồi hậu Covid-19.
Tại nhiều nhà hàng ở các thành phố lớn của Trung Quốc, bao gồm cả Thượng Hải, người dùng đã có thêm tùy chọn đặt đồ ăn. Tuy nhiên, các nhà hàng này phải có đội ngũ giao hàng riêng, hoặc tài xế của dịch vụ khác mà không phải của Douyin.
Trước đó, Douyin đã thành lập mảng kinh doanh đồ ăn có tên: “Heartbeat Takeaway” với khẩu hiệu “Heartbeat Takeaway, Eat What You Love” (tạm dịch: Ăn những gì bạn thích).
“Heartbeat Takeaway” được mở đầu tiên tại các thành phố cấp một và cấp hai, sau đó sẽ dần dần lan rộng ra các thành phố trên cả nước. Bên cạnh đó, định hướng trước mắt của dự án cho phép các bên bán cung cấp hàng độc lập, sử dụng tài nguyên chung như các ứng dụng giao đồ ăn thường thấy.
Nhiều chuyên gia lo ngại, việc Douyin nhập cuộc thị trường giao đồ ăn sẽ một lần nữa tạo ra cuộc đua về giá – điều thường thấy mỗi khi có thêm một tay chơi mới gia nhập thị trường, bởi đây là công cụ hữu dụng để giành lấy thị phần.
Meituan và Ele.me trước đây thường cạnh tranh về giá, nhưng kể từ sự vụ Didi, Chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay và cấm các cuộc đua giá rẻ. Nếu không thể giảm giá dịch vụ, Douyin chỉ có thể thu hút người bán bằng cách giảm phí sử dụng và mở các tính năng của nền tảng.
Tại Việt Nam, lượng người dùng ứng dụng TikTok trên 18 tuổi hiện lên tới gần 40 triệu người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy công ty sẽ tung ra dịch vụ gọi đồ ăn tại nước ta.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngoài mạng xã hội, Meta của Mark Zuckerberg có thể sẽ còn đối đầu trước công ty mẹ của TikTok trong lĩnh vực thực tế ảo (VR) và Metaverse.
Tờ WSJ đưa tin, ByteDance – chủ sở hữu TikTok đang bắt đầu giành thị phần trong lĩnh vực tai nghe thực tế ảo mà gã khổng lồ Mỹ Meta Platforms vốn được xác định là mảng rất quan trọng đối với tương lai của tập đoàn.
Hai năm trước, ByteDance đã thâu tóm Pico – một công ty khởi nghiệp Trung Quốc sản xuất tai nghe VR. Thương vụ này đã mở ra một mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh của công ty Trung Quốc với Meta.
Trên thực tế, công ty mẹ Facebook và Instagram vốn cũng đang tranh giành người dùng và doanh thu quảng cáo với TikTok khi ứng dụng video ngắn này ngày càng phổ biến.
Theo dữ liệu của ngành, các lô hàng tai nghe của Pico đã tăng vọt, biến đây trở thành một công ty nhỏ nhưng lại đang tăng trưởng nhanh ở vị trí thứ 2 chỉ sau Meta trên thị trường toàn cầu. Điều đặc biệt, Pico chưa hề bán sản phẩm tai nghe tiêu dùng của mình ở Mỹ.
Vào năm 2021, CEO Mark Zuckerberg đã đổi tên Facebook thành Meta một phần là để phản ánh sự đặt cược của anh ấy vào metaverse (vũ trụ ảo), một phiên bản Internet hấp dẫn hơn được trải nghiệm phần lớn thông qua tai nghe thực tế ảo.
Công ty đã chi rất nhiều tiền cho tham vọng đó. Trong báo cáo kết quả hàng quý mới nhất của mình, Meta cho biết có hơn 200 ứng dụng trên thiết bị VR của họ chúng đã tạo ra doanh thu hơn 1 triệu USD cho mỗi ứng dụng. Dẫu vậy, tổng doanh thu trong phân khúc Reality Labscủa Meta đã giảm 17% trong quý do doanh số bán tai nghe Quest 2 thấp hơn.
Theo công ty nghiên cứu International Data Corp, chỉ mới 1 năm trước đây Meta nắm giữ 90% thị phần. Đến quý 3 năm 2022 – khoảng thời gian gần nhất có dữ liệu – thị phần của Meta đã giảm xuống còn khoảng 75%.
Thị phần của Pico tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ lên khoảng 15%. Không có nhà sản xuất tai nghe VR nào khác nắm giữ hơn 3% thị trường.
Dữ liệu của IDC cho thấy các lô hàng tai nghe của Meta trong quý 3 đã giảm 48% so với một năm trước đó. Pico của ByteDance là nhà sản xuất tai nghe duy nhất tăng lượng hàng xuất xưởng, trong một thị trường ước tính trị giá 4 tỷ USD vào năm 2022.
Người phát ngôn của Meta cho biết: “Chúng tôi rất vui vì người tiêu dùng có nhiều cách hơn để trải nghiệm VR, bởi vì khi họ làm như vậy sẽ giúp thúc đẩy hệ sinh thái, từ đó khuyến khích các nhà phát triển tạo ra nhiều nội dung tuyệt vời hơn”.
Sự xâm nhập của ByteDance vào thị trường tai nghe thực tế ảo diễn ra vào thời điểm chính trị khó khăn đối với công ty.
Doanh nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh đang nằm trong tầm ngắm của các quan chức và chính trị gia, những người đã lên tiếng lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu TikTok để theo dõi người Mỹ.
Ứng dụng của TikTok đã bị cấm trên các thiết bị của chính phủ liên bang, trong khi một số quan chức chính quyền ông Biden muốn cố gắng ép bán TikTok cho một công ty của Mỹ.
Pico cung cấp tai nghe cho mục đích sử dụng cá nhân ở châu Âu và châu Á, những thị trường cởi mở hơn với các thiết bị từ các công ty Trung Quốc so với Mỹ.
Người tiêu dùng ở những thị trường đó đã bị hấp dẫn bởi Pico một phần do việc vào năm ngoái, Meta tuyên bố tăng giá thêm 100 USD cho mẫu Quest.
Sau khi tăng giá, Quest 2 có giá 399 USD. Tai nghe dành cho người tiêu dùng chính của Pico được bán lẻ với giá tương đương 450 USD. Pico cũng đã có mặt ở một số thị trường nước ngoài, nơi trước đây thiết bị của Meta chưa có.
Dữ liệu mới nhất không phản ánh doanh số bán mẫu tai nghe dành cho người tiêu dùng mới nhất của Pico là Pico 4, được phát hành với những đánh giá tích cực vào tháng 10. Meta cũng đã phát hành một tai nghe mới vào tháng 10, Quest Pro, nhắm đến các chuyên gia, được bán lẻ với giá 1.500 USD.
Chiến lược cạnh tranh cũng ngày càng nóng hơn. Apple dự kiến sẽ ra mắt tai nghe thực tế tăng cường vào cuối năm nay và Microsoft Corp. cung cấp tai nghe thực tế hỗn hợp cho doanh nghiệp có tên HoloLens. Thị trường tai nghe dự kiến sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 16 tỷ USD vào năm 2026, theo IDC.
“Không gian sẽ trở nên đông đúc với những đối thủ có tiềm lực tốt. Vì vậy, sẽ rất khó khăn cho Pico”, Rolf Illenberger, giám đốc điều hành của công ty phần mềm thực tế ảo VRdirect cho biết.
Việc cung cấp nhiều ứng dụng là yếu tố sống còn để làm cho nền tảng VR trở nên hấp dẫn và Pico vẫn đang trong những ngày đầu mở rộng danh mục của mình.
Hiện họ có sẵn khoảng 250 ứng dụng- so với con số hơn 400 ứng dụng trong cửa hàng ứng dụng Quest. Công ty này cũng giới thiệu một ứng dụng xã hội có tên là Pico Worlds, tương tự như Horizon Worlds của Meta.
Sonam Mobbs, một nhân viên hỗ trợ công nghệ thông tin 40 tuổi ở Northampton, Anh, đã mua tai nghe Quest 2 vào ngày nó ra mắt vào năm 2020. Anh ấy chơi game hàng ngày bằng thiết bị này cho đến khi Pico 4 được bán tại nơi anh sinh sống.
Anh ấy nói: “Sự khác biệt lớn nhất mà tôi nhận thấy khi bạn chuyển đổi giữa hai thứ là sự rõ ràng. “Ống kính trên Pico 4 tốt hơn”. Ông Mobbs – người vốn cho biết đã dành ít nhất 5 giờ mỗi tuần để chơi các trò chơi thực tế ảo, đã rao bán Quest 2 của mình trên eBay ba tuần sau khi bắt đầu sử dụng thiết bị Pico.
Trang web của công ty cho biết Pico được thành lập vào năm 2015 và ban đầu tập trung vào tai nghe dành cho doanh nghiệp. Vào tháng 5/2022, sau khi ByteDance mua lại, Pico tuyên bố sẽ bắt đầu bán các thiết bị tiêu dùng ở châu Âu và khắp châu Á.
Trước đây, Pico chỉ bán tai nghe tiêu dùng tại Trung Quốc. Pico cũng bán các loại tai nghe cao cấp hơn cho các doanh nghiệp có mặt tại Mỹ, cũng như các thị trường khác trên thế giới.
Glenn Kachmar, 55 tuổi ở Vancouver, Canada, dạy các lớp sử dụng VR cho biết ông đã sử dụng Quest 2 cho đến khi nghe nói về Pico vào năm ngoái. Ông đã đặt mua một thiết bị không được bán ở Canada, từ Tây Ban Nha.
Ông chia sẻ: “Pico chắc chắn là một chiếc tai nghe tốt hơn về nhiều mặt”, ám chỉ cụ thể vào độ phân giải màn hình và độ vừa vặn trên đầu. Nhưng ông đã miễn cưỡng từ bỏ sản phẩm của Pico vì nói rằng thiết bị của họ không cung cấp nhiều loại trò chơi như Quest và những trò chơi ông đã mua không được chuyển sang Pico.
Nguồn: WSJ
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cuộc thí nghiệm cho thấy những điện thoại này liên tục cung cấp thông tin người dùng cho bên thứ 3 tại Trung Quốc ngay cả khi chúng không có SIM hoặc đang sử dụng dịch vụ viễn thông khác ở nước ngoài.
Theo tờ The Register, 3 chuyên gia là Haoyu Liu thuộc trường đại học Edinburg, Douglas Leith của trường Trinity College Dublin và Paul Patras của trường Edinburg đã cùng nhau thực hiện một nghiên cứu cho thấy các smartphone Trung Quốc chứa rất nhiều phần mềm theo dõi người dùng trái phép.
Cụ thể, báo cáo khoa học mang tên “Android OS Privacy Under the Loupe – A Tale from the East” của 3 chuyên gia trên đã thực hiện thí nghiệm trên 3 dòng điện thoại phổ biến nhất Trung Quốc hiện nay là Oppo OnePlus, Xiaomi và Oppe Realme.
Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu phần hệ thống lõi cũng như những ứng dụng mặc định nhằm loại bỏ các phần mềm do chính người dùng tự cài đặt sau này.
Thí nghiệm giả định người dùng từ chối cung cấp dữ liệu cá nhân cho các phần mềm, không sử dụng dữ liệu điện toán đám mây cũng như các dịch vụ của bên thứ 3 khác. Đồng thời, người dùng cũng không mở bất cứ tài khoản trên bất cứ nền tảng nào của nhà cung ứng hệ điều hành Android.
Thông thường các smartphone mới mua sẽ bao gồm những ứng dụng mặc định của hệ điều hành Android, nhà phân phối và bên cung ứng phần mềm thứ 3.
Nghiên cứu trên cho thấy các phiên bản điện thoại của Oppo và Xiaomi có chứa đến hơn 30 phần mềm mặc định của nhà cung ứng thứ 3 đến từ Trung Quốc.
Ví dụ như Xiaomi Redmi Note 11 có các ứng dụng mặc định Trung Quốc thu thập thông tin như Baidu Input, IflyTek Input hay Sogou Input.
Trên chiếc Oppo OnePlus 9R và Oppo Realme Q3 Pro thì có Baidu Map chạy ngầm định vị vị trí người dùng. Thế rồi còn vô số những ứng dụng về bản tin, video, mua sắm trực tuyến mặc định từ Trung Quốc.
Nghiên cứu của 3 chuyên gia trên chỉ ra các điện thoại Trung Quốc này gửi lượng lớn thông tin cá nhân (Personally Identifiable Information-PII) không chỉ cho bên thứ 3 mà còn cho cả những nhà cung cấp dịch vụ như Baidu, rồi cho các hãng viễn thông Trung Quốc.
Ra nước ngoài cũng không thoát.
Cuộc thí nghiệm cho thấy những điện thoại này liên tục cung cấp thông tin người dùng cho bên thứ 3 tại Trung Quốc ngay cả khi chúng không có SIM hoặc đang sử dụng dịch vụ viễn thông khác ở nước ngoài.
“Số liệu mà chúng tôi quan sát được cho thấy những smartphone này truyền dữ liệu về mã định danh thiết bị, địa chỉ MAC, vị trí tọa độ GPD, ID mạng di động, hồ sơ người dùng, số điện thoại, thói quen sử dụng ứng dụng, các liên kết trên mạng xã hội, lịch sử cuộc gọi, tin nhắn, danh bạ…
Những thông tin bị tiết lộ này tạo nên những rủi ro rất lớn cho người dùng cũng như tạo điều kiện cho việc theo dõi sâu hơn nếu muốn.
Điều này đặc biệt nguy hiểm ở những quốc gia quy định đăng ký viễn thông bằng căn cước công dân”, nghiên cứu của 3 chuyên gia ghi rõ.
Ví dụ trong một thí nghiệm, điện thoại Redmi đã liên tục gửi yêu cầu đến đường URL “tracking.miui.com/track/v4” bất cứ khi nào người dùng vào và sử dụng phần Cài đặt (Setting), Ghi chú (Note), Ghi âm (Recorder), Điện thoại (Phone), Tin nhắn (Message) và Máy ảnh (Camera).
Thậm chí, dữ liệu vẫn liên tục bị gửi ngay cả khi người dùng lựa chọn tắt phần “Gửi dữ liệu để chẩn đoán” (Send Usage and Diagnostic Data) trong phần Cài đặt.
Tồi tệ hơn, động thái tiết lộ thông tin này vẫn không hề thay đổi ngay cả khi điện thoại đã được mang ra khỏi biên giới Trung Quốc và những quốc gia như Anh có quy định chặt chẽ về bảo vệ thông tin cá nhân người dùng.
Một số chuyên gia cho rằng điều này khiến những người Trung Quốc hay du khách từ nước này vẫn sẽ bị “theo dõi” ngay cả khi đã ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra bản phân phối hệ điều hành Android của Trung Quốc có nhiều phần mềm mặc định gấp 3-4 lần so với bản Android của các quốc gia khác.
Thêm nữa, những phần mềm mặc định này nhận được nhiều quyền truy cập gấp 8-10 lần để tiết lộ thông tin cho bên thứ 3 hơn so với những phiên bản Android khác từ nước ngoài.
“Những phát hiện này cho thấy tình hình đáng lo ngại về bảo mật thông tin người dùng trên thị trường điện thoại Android ở Trung Quốc”, báo cáo ghi rõ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu giúp thương hiệu tạo ra những nội dung hay bài đăng hấp dẫn để thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng, Facebook vừa chia sẻ một số mẹo mà bất cứ marketer nào cũng nên tham khảo.
Dưới đây là những lời khuyên khi xây dựng nội dung trên Facebook.
Sử dụng nội dung chất lượng cao: Mọi người có nhiều khả năng sẽ dừng lại, tương tác và phản hồi tích cực hơn với các bài viết có nội dung thu hút được sự chú ý của họ. Mọi bài viết đều nên có nội dung như hình ảnh, file GIF hoặc video. Bạn hãy đảm bảo các tài sản nội dung này có chất lượng cao. Đừng sử dụng hình ảnh hoặc video mờ. Tránh sử dụng những nội dung không phản ánh chính xác về thương hiệu.
Tạo bài viết khuyến khích hành động: Hãy dùng thử các chiến thuật khác nhau để thu hút sự chú ý của đối tượng và thúc đẩy họ thực hiện các hành động mà thương hiệu kỳ vọng. Hãy cung cấp liên kết dẫn đến mẫu đăng ký nhận bản tin. Bạn hãy kêu gọi fan trả lời câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến trong phần bình luận về bài viết. Mặc dù không phải bài viết nào cũng cần thúc đẩy hành động, nhưng nếu bài viết khuyến khích hành động thì có thể làm tăng mức độ tương tác và đem lại giá trị kinh doanh khi hành động đó liên quan trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Mẹo: Nếu bạn đang chạy quảng cáo trên Facebook hoặc muốn quảng cáo bài viết mình đã tạo, hãy thử thêm nút kêu gọi hành động (CTA). Dùng nút kêu gọi hành động để nhắc mọi người gọi điện, đăng ký điều gì đó, đặt cuộc hẹn và hơn thế nữa.
Thấu hiểu đối tượng mục tiêu: Hãy tìm hiểu xem đối tượng mục tiêu của thương hiệu là ai trước khi xây dựng những bài viết hấp dẫn. Nếu bạn không biết chắc đối tượng khách hàng tiềm năng của mình là ai hoặc làm cách nào để kết nối với họ, hãy thử sử dụng phần Thông tin chi tiết Trang (Facebook Insights) để tìm hiểu thêm xem là họ từ đâu đến và từng tương tác với loại bài viết nào. Nếu bạn vẫn đang tìm cách phát triển đối tượng trên Facebook mà chưa có đủ thông tin chi tiết (Insights), hãy thử tạo nhiều loại bài viết khác nhau. Hãy chú ý đến mức độ tương tác mà mỗi bài viết có được. Bài viết đó có kêu gọi mọi người hành động không? Mình có sử dụng một loại nội dung cụ thể nào đó không? Bài viết của mình có chứa thông điệp lôi cuốn không? Trong khi không có bất cứ giải pháp chung nào luôn đúng để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn có thể tìm ra chiến thuật phù hợp nếu liên tục thử nghiệm và học hỏi.
Bí quyết: Nếu đang chạy quảng cáo, bạn cần hiểu rõ đối tượng của mình. Hãy điều chỉnh quảng cáo dựa trên các đặc điểm chính của đối tượng, chẳng hạn như độ tuổi, vị trí hoặc sở thích. Một thông điệp hiệu quả với người ở độ tuổi 20 có thể không phù hợp với người thuộc độ tuổi 60. Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa các đối tượng khi tạo quảng cáo để thu hút sự chú ý của một nhóm khách hàng cụ thể. Hãy cân nhắc việc tạo nhiều phiên bản cho cùng một quảng cáo, dựa trên những người bạn muốn nhắm mục tiêu đến (Target). Để tìm hiểu thêm về đối tượng, bạn hãy sử dụng thông tin chi tiết về đối tượng.
Tạo những bài viết đơn giản: Nhìn chung, bài viết càng đơn giản, có nội dung càng rõ ràng thì khả năng tương tác sẽ càng cao. Bạn hãy thử các bước sau:
Sử dụng bảng màu rõ ràng và nhất quán
Thêm hình ảnh quen thuộc để dễ nhận ra thương hiệu
Sử dụng văn bản tối giản, súc tích và có sức ảnh hưởng mạnh
Ghim các bài viết quan trọng: Nếu bạn có thông báo hoặc tin tức quan trọng, hãy ghim lên đầu Trang. Bất kỳ ai truy cập cũng sẽ thấy thông báo hoặc tin tức đó trước tiên. Phương thức này cũng có thể khuyến khích mọi người tương tác hoặc thông báo cho khách hàng về những thay đổi hoặc sự kiện sắp tới. Nếu bạn ghim bài viết về một chương trình giảm giá sắp tới, hãy gỡ bài viết đó sau khi chương trình này kết thúc để tránh gây nhầm lẫn cho mọi người.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Quản lý cấp cao và cấp trung tại Meta sẽ phải chia sẻ quyền lực với cấp dưới và tập trung vào các nhiệm vụ chuyên môn hơn như nghiên cứu, thiết kế hay viết code, họ phải là những người tạo ra giá trị thay vì chỉ là quản lý nhân viên.
Meta đang yêu cầu nhiều quản lý và Giám đốc chuyển sang làm các công việc cá nhân nhiều hơn hoặc chấp nhận bị sa thải như một cách giúp tập đoàn này vận hành hiệu quả.
Đây được cho là động thái “làm phẳng nội bộ”, khiến các quản lý cấp cao chia sẻ quyền lực với cấp dưới và tập trung vào các nhiệm vụ chuyên môn hơn như nghiên cứu, thiết kế, viết code… Những ai không chấp nhận yêu cầu này sẽ phải rời công ty.
Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram, đã sa thải 13% lực lượng lao động vào tháng 11, qua đó đánh dấu lần tinh giảm nhân sự lớn nhất lịch sử. Kể từ đó, nhân viên Meta luôn phải đối mặt với sự lo lắng tột độ về khả năng bị cắt giảm trong tương lai.
Trước đó, Giám đốc điều hành của Meta, Mark Zuckerberg, đã giải thích trong báo cáo thu nhập của công ty mới đây rằng cách vận hành nội bộ hiện vẫn quá chậm và cồng kềnh. Ông coi năm 2023 là “Năm hiệu quả”, đồng thời cam kết cắt giảm một số quản lý cấp trung và các dự án kém hiệu quả.
“Cộng đồng của chúng tôi tiếp tục phát triển và tôi thực sự hài lòng với sự tương tác mạnh mẽ trên các ứng dụng”, CEO Mark Zuckerberg nói. “2023 sẽ là ‘Năm hiệu quả’ và Meta sẽ tập trung vào việc trở thành một tổ chức mạnh mẽ và linh hoạt hơn”.
Mục tiêu của Zuckerberg về một tổ chức tinh gọn hơn đã giúp giá cổ phiếu tập đoàn này vực dậy từ năm 2022 – năm được cho là tồi tệ nhất đối với gã khổng lồ công nghệ.
“Chúng tôi đang ‘làm phẳng’ cấu trúc tổ chức, đồng thời loại bỏ một số lớp quản lý cấp trung để trở nên tinh gọn, hiệu quả hơn.
Chúng tôi cũng triển khai và áp dụng các công cụ AI để hỗ trợ phần lớn các kỹ sư. Vẫn sẽ còn nhiều việc có thể làm để cải thiện năng suất, tốc độ và bài toán chi phí của Meta”, Zuckerberg nói.
Được biết doanh thu quý IV giảm 4% so với một năm trước đó, song nhìn chung, vẫn khả quan hơn nhiều so với kỳ vọng giới chuyên gia, đạt 32,17 tỷ USD so với 31,53 tỷ USD dự kiến. Hầu hết đều dự đoán Meta đang trên đà tăng trưởng trở lại sau giai đoạn lao đao vì phố Wall đỏ lửa.
Mới đây nhất, Meta cũng tuyên bố cải tiến ứng dụng metaverse Horizon Worlds và tìm cách thu hút thêm những người dùng trẻ, cụ thể là các thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi, theo WSJ. Ứng dụng hiện cũng sẵn có cho những người dùng từ 18 tuổi trở lên, theo một bản ghi nhớ có tiêu đề “Mục tiêu và chiến lược của Horizon 2023”.
Phó chủ tịch Horizon Gabriel Aul đề ra các mục tiêu cho nửa đầu năm 2023, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là cải thiện khả năng giữ chân người dùng, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên và thanh niên.
“Đây là thế hệ có thể trở thành những công dân kỹ thuật số thực sự của siêu vũ trụ. Họ lớn lên cùng công nghệ và đã tiếp cận với cuộc cách mạng kết nối từ xa”, ông Aul viết.
“Ngày nay, các đối thủ cạnh tranh của Meta đang làm tốt hơn nhiều việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ trẻ. Để Horizon thành công, chúng tôi cần đảm bảo tập trung phục vụ họ trước tiên”.
Theo: Bloomberg, WSJ
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn trong 2022, PepsiCo vẫn tự tin rằng sẽ tăng trưởng trong 2023 ít nhất là 6%.
Theo đó, đại diện của gã khổng lồ ngành F&B, PepsiCo cho biết đầu tư vào thương hiệu sẽ vẫn là chiến lược quan trọng để thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng ngay cả trong những thời điểm khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Trong khi PepsiCo sở hữu nhiều thương hiệu đình đám như Pepsi, Walkers và Doritos, hiện doanh nghiệp này không đưa ra con số cụ thể mà họ sẽ đầu tư vào năm 2023, tuy nhiên, công ty đã xác nhận rằng họ đã tăng khoản chi tiêu cho marketing và quảng cáo lên mức “hai con số” vào năm 2022.
Giám đốc tài chính (CFO) Hugh Johnston của PepsiCo cho biết:
“Chúng tôi đang tìm cách để tiếp tục đưa các khoản đầu tư trở lại vào hoạt động kinh doanh, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng đó là yếu tố đang thúc đẩy doanh thu, và người tiêu dùng cũng đang phản ứng tích cực với điều đó.”
Vào năm 2022, mức doanh thu thuần của PepsiCo tăng 8,7% lên 86,39 tỷ USD (71,1 tỷ bảng Anh), trong khi lợi nhuận hoạt động cốt lõi (core operating profit) của công ty tăng 7% lên mức 11,51 tỷ USD (9,5 tỷ bảng Anh).
Vương quốc Anh, cùng với các thị trường khác như Mỹ, Brazil và Ấn Độ là những nơi PepsiCo hiện đang duy trì hoặc giành được thị phần.
Bởi chiến lược luôn tập trung vào thương hiệu, Giám đốc điều hành PepsiCo, Ông Ramon Laguarta tin tưởng rằng bất kể môi trường kinh tế như thế nào, các thương hiệu của PepsiCo sẽ tiếp tục là “lựa chọn ưa thích của nhiều người tiêu dùng”.
Nói về chiến lược ưu tiên trong năm 2023, PepsiCo cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào Pep+ (chiến lược chuyển đổi khép kín lấy tính bền vững làm trọng tâm của PepsiCo), coi đây là chìa khoá chính để doanh nghiệp trở thành ‘Market Leader’ trong thị trường thực phẩm tiện lợi và đồ uống (F&B).
Bất chấp sự bất ổn về kinh tế ở nhiều thị trường, PepsiCo vẫn có kế hoạch tăng năng suất vào năm 2023 và vẫn cam kết đầu tư mạnh vào các thương hiệu của mình.
Thúc đẩy thông qua các thương hiệu mạnh.
Một trong những dòng sản phẩm đang được thị trường chấp nhận mạnh mẽ của PepsiCo đó là Pepsi Max, dòng sản phẩm không đường và ít calo.
CEO Laguarta cho biết:
“Không đường là phân khúc thị trường hiện đang phát triển nhanh hơn nhiều so với các phân khúc khác trên toàn thế giới, có nghĩa là Pepsi Max sẽ là ‘trung tâm’ trong chiến lược của thương hiệu trong tương lai.”
Pepsi Max còn được gọi là Pepsi Zero Sugar tại các thị trường bên ngoài Châu Âu, báo cáo kinh doanh của PepsiCo cho thấy doanh thu của Pepsi Zero Sugar đã tăng 26% trong quý 4 năm 2022.
Laguarta cũng cho biết các thương hiệu như Lay’s và Doritos, hiện là “viên ngọc quý của PepsiCo”, doanh thu của đơn vị kinh doanh này tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái và có tỷ suất lợi nhuận hoạt động là 27%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hôm nay 11.2, người dùng truy cập ChatGPT tại Việt Nam đã thấy thông báo mở gói truy cập ChatGPT Plus, tuy nhiên phần thanh toán lại gặp khó khăn.
ChatGPT, chương trình chatbot nổi tiếng của startup OpenAI đã và đang làm dậy sóng cộng đồng mạng tại Việt Nam và thế giới sau khi cán mốc 100 triệu người dùng chỉ trong vòng 2 tháng.
Để phục vụ cho việc mở rộng khả năng, công ty có đồng sáng lập nổi tiếng nhất là tỉ phú Elon Musk đã giới thiệu gói ChatGPT Plus, một chương trình đăng ký thành viên đặc quyền với phí duy trì hằng tháng là 20 USD, trong đó nhấn mạnh 3 điểm quan trọng là vẫn giữ truy cập ổn định kể cả vào thời gian cao điểm, thời gian phản hồi từ chatbot nhanh hơn, cũng như được ưu tiên truy cập vào các tính năng cùng những nâng cấp mới trước tiên.
Sáng nay, nhiều người dùng tại Việt Nam đã thấy màn hình chatbot này hiện lên thông báo việc đăng ký ChatGPT Plus đã có sẵn cho thị trường Việt Nam, thông báo được cho biết cập nhật vào ngày 10.2. Khi bấm vào thông báo này, màn hình sẽ hiện pop-up tiếp theo để lựa chọn Upgrade plan (sử dụng gói có trả phí).
Tuy vậy, một số người dùng cho biết đã thử đăng ký gói trả phí này để sử dụng nhưng đặc điểm chung là thẻ thanh toán của họ đều bị từ chối.
Theo như dự kiến, hoạt động thanh toán sẽ sớm khả dụng khi OpenAI đã hiển thị thông báo ChatGPT đã có sẵn tại thị trường Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một số mô hình kinh doanh nhà hàng và quán cà phê được dự báo sẽ có phần chững lại sau năm 2023. Đặc biệt, thị trường F&B cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trước.
Theo báo cáo “Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022” thực hiện bởi iPos.vn, VIRAC và Cộng đồng chuyên trang thị trường F&B Việt Nam, nước ta hiện có gần 338.600 nhà hàng và quán cà phê.
Với gần 4.000 tham gia khảo sát, hai tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn quán ăn/uống là: đồ ăn/uống ngon và giá cả.
Ngân sách “đi cà phê” của người Việt dao động từ 40.000-70.000 đồng. Vào các dịp đặc biệt, ngân sách ăn uống này có thể tăng lên khoảng 500.000 đồng/mỗi người.
Bất ngờ hơn, 77,16% thực khách giữ nguyên chi tiêu, thậm chí tăng mức chi tiêu cho ẩm thực trong năm 2023. Điều này cho thấy, mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, thực khách phần lớn vẫn muốn dành nhiều chi tiêu cho trải nghiệm ẩm thực.
Ông Vũ Thanh Hùng – Tổng Giám đốc công ty Cổ phần iPOS.vn chia sẻ: “Trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi lớn về mặt tư duy kinh doanh, tối ưu hệ thống vận hành và tăng cường trải nghiệm cho thực khách. Thị trường F&B Việt Nam cũng dần hồi phục, và có chuyển biến vô cùng tích cực”.
Kể từ khi được xuất hiện và trở nên phổ biến trên toàn cầu, ChatGPT, một chatbot dựa trên AI của OpenAI đã khiến không chỉ người làm công nghệ mà còn cả người làm Marketing tự hỏi về tương lai công việc của chính mình.
Từ nay trở đi, thế giới nói chung (không riêng marketing) sẽ không thiếu những câu trả lời. Nhưng mong bạn đừng quên rằng: ChatGPT không – phải – là – con – người!
05.12.2022, Năm ngày sau, ChatGPT đạt 1 triệu người dùng – số lượng Netflix mất hơn 3 năm và Facebook gần 1 năm.
Tháng 2.2023, ChatGPT đạt 100 triệu người dùng, chính thức trở thành hiện tượng toàn cầu, tất nhiên, trong đó không thể thiếu Việt Nam.
Nhiều trường Đại học, Phổ thông tại Mỹ, Úc, Pháp… ngay lập tức đưa ra các quy định cấm học sinh sử dụng ChatGPT.
Sundar Pichai, CEO cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới- Google đồng thời đưa ra “cảnh báo đỏ” trong nội bộ công ty trước sự xuất hiện của sản phẩm từ OpenAI (Tổ chức với danh sách Founders là những cái tên- vốn chẳng xa lạ gì tại Silicon Valley: Elon Musk, Peter Thiel, Reid Hoffman…).
Tất cả mọi người, đều đang nói về ChatGPT.
ChatGPT và tương lai của ngành Marketing và Sáng tạo nội dung.
Tất nhiên, không thể phủ nhận, ChatGPT, sẽ là một thứ có ảnh hưởng tới ngành Marketing, sáng tạo nội dung và nhiều khía cạnh khác của xã hội, trong cả hiện tại lẫn tương lai.
Để có thể hiểu rõ hơn về sức ảnh hưởng của ChatGPT hay cả những công cụ chatbot được hỗ trợ bởi AI khác tới marketing, hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây với “chính chủ” ChatGPT.
Tương lai của marketing, với sự xuất hiện của bạn và các công cụ AI khác là gì?
Tương lai của marketing với sự tích hợp của các công cụ AI, giống như tôi, được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho ngành. AI có thể giúp tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, cung cấp thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là AI không phải là sự thay thế cho khả năng tư duy sáng tạo và tư duy chiến lược của con người, đặc biệt là trong ngành Marketing và sáng tạo nội dung.
Bạn (ChatGPT) có cảm thấy buồn hay vui về tương lai của công nghệ?
Là một mô hình về ngôn ngữ, tôi không có cảm giác hay cảm xúc.
Bạn sẽ có cảm giác trong tương lai chứ?
Là một mô hình ngôn ngữ AI, tôi không có khả năng trải nghiệm cảm giác hoặc cảm xúc và điều này không chắc sẽ thay đổi trong tương lai.
Sự phát triển của AI tập trung vào việc nâng cao khả năng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và xử lý thông tin, chứ không phải cung cấp khả năng trải nghiệm cảm xúc.
Vậy còn các hoạt động về Marketing nhân văn hay Marketing cảm xúc thì sao? Tôi thấy các xu hướng chính mà bạn đề cập chỉ tập trung vào Martech?
Bạn nói đúng, phản hồi trước đó tập trung vào các xu hướng marketing dựa trên công nghệ. Trong khi công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong marketing, điều quan trọng là không được quên yếu tố con người. Dưới đây là một số xu hướng chính trong marketing liên quan đến con người và cảm xúc:
Marketing cảm xúc: Marketing cảm xúc sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối với khách hàng, đặc biệt thông qua các chiến dịch marketing đánh vào cảm xúc, chẳng hạn niềm vui, nỗi sợ hãi, sự phấn khích và nỗi nhớ, để xây dựng các kết nối sâu sắc và thúc đẩy tương tác.
Marketing xác thực (Authentic Marketing): Người tiêu dùng đang ngày càng tìm kiếm tính xác thực trong các tương tác của họ với thương hiệu.
Marketing Kể chuyện (Storytelling Marketing): Kể chuyện sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của marketing.
Thiết kế chiến lược marketing lấy con người làm trung tâm (Customer Centric Marketing): Các thương hiệu sẽ chú trọng hơn vào thiết kế lấy con người làm trung tâm, tạo ra các chiến dịch marketing và trải nghiệm phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng khách hàng.
Xây dựng cộng đồng: Các thương hiệu sẽ tập trung vào việc xây dựng cộng đồng khách hàng, thúc đẩy kết nối và tương tác thông qua các trải nghiệm, sự kiện và nội dung được chia sẻ.
Các tập đoàn lớn và công ty khởi nghiệp nên phản ứng thế nào với ChatGPT để hỗ trợ tối đa về mặt marketing sáng tạo?
Các tập đoàn lớn và công ty mới thành lập có thể tối đa hóa sự hỗ trợ của ChatGPT trong Marketing sáng tạo bằng cách tích hợp công nghệ này vào các chiến lược Marketing của họ theo những cách sau:
Những người làm marketing nên chuẩn bị những gì để thành công trong thế giới VUCA.
Những người làm marketing trong thế giới VUCA (hay thay đổi, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ) cần phải chuẩn bị để thích nghi nhanh chóng với thị trường. Một số chuẩn bị quan trọng bao gồm:
Phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu
Lấy khách hàng làm trung tâm
Chuyển đổi kỹ thuật số
Marketing linh hoạt
Hợp tác
Không ngừng học hỏi
Vì vậy, với những công việc cần ít tính sáng tạo, cảm xúc, ChatGPT hoàn toàn có thể là “đối thủ”. Nhưng ngay cả như vậy, hãy tin đó là áp lực để bạn thấy mình cần phải nâng cấp bản thân.
Còn với những công việc với đặc thù sáng tạo, cảm xúc, tại sao lại phải lo lắng khi người bạn này có thể giúp ta giải phóng sức lao động, và trở thành động lực để ta làm ra những sản phẩm chất lượng – phải không?
Với bệ phóng như thế này, ta có thể kỳ vọng xa tới đâu – về tương lai marketing?
Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về ChatGPT và tương lai Marketing?
(Theo Linh Đàm).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vì những chiến dịch Marketing thành công cần những trí thông minh cảm xúc mà AI hay ChatGPT khó có thể có được, các Marketer nói chung vẫn là một phần không thể thiếu và bị thay thế.
Cũng tương tự như lần đầu tiên được nghe đến khái niệm vũ trụ ảo Metaverse, AI (trí thông minh nhân tạo) hay lần này là chatbot AI ChatGPT đang làm dậy sóng không chỉ với những người làm công nghệ mà còn cả với những ai hiện đang làm việc trong lĩnh vực Marketing và truyền thông nói chung, cảm giác hoang mang là khó có thể tránh khỏi.
Mặc dù những gì mà ChatGPT mang lại là tương đối rõ ràng, ở một khía cạnh khác, không ít marketer đang đặt ra câu hỏi là liệu chatbot dựa trên AI này sẽ thay thế họ hay làm đảo lộn những gì mà họ đã từng làm?
ChatGPT được xem như là “kẻ huỷ diệt” với nhiều ngành nghề, tuy nhiên, liệu điều này có thực sự đúng, và với tư cách là những người làm marketing, bạn nên nhìn nhận và ứng dụng nó với tâm thế như thế nào?
AI hiển nhiên là hữu ích – và nó chỉ mới bắt đầu.
Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn trở lại đây, AI có thể nói là một trong những từ khoá được đề cập đến nhiều nhất trên các trang báo chí hay mạng xã hội, từ những ý kiến cho rằng AI có thể xoá bỏ nhiều ngành nghề đến việc nó sẽ làm đảo lộn cách mọi người thực hiện công việc của họ.
Ngành marketing nói chung cũng không phải là ngoại lệ, ít nhất ở khía cạnh tìm kiếm, một khi hành vi hay cách người dùng tìm kiếm thông tin về một sản phẩm hay thương hiệu thay đổi, về cơ bản cách thức tiếp cận marketing cũng cần phải thay đổi.
Những gì mà AI nói chung và ChatGPT nói riêng đang làm được sẽ khiến không ít các ngành nghề phải đánh giá lại cách thức làm việc, trong đó có nghề sáng tạo nội dung, truyền thông và marketing.
Nếu bạn biết đến Lensa, ứng dụng này sử dụng AI để tạo ra những hình ảnh chân thực như ảnh chụp từ chính chiếc điện thoại của bạn.
Hay với Midjourney, chỉ trong vòng vài phút bạn đã có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tùy chỉnh được lấy cảm hứng từ AI.
Được xuất hiện như là một công cụ tìm kiếm nơi người dùng có thể nhập vào các từ khoá hay các câu hỏi, ChatGPT sử dụng những dữ liệu có được từ internet cộng với đó là các thuật toán được hỗ trợ bởi AI để đưa ra các câu trả lời mang tính đàm thoại và tự nhiên cao, và cũng bởi từ lý do này, nhiều người đang tự hỏi, liệu những người làm marketing có thể dựa hoàn toàn vào ChatGPT để xây dựng nội dung hay xây dựng nên các chiến lược marketing thành công hay không?
Nói cách khác, liệu ChatGPT có đe doạ hay có khả năng thay thế một Marketer thực thụ hay không?
Với những gì đang diễn ra ở hiện tại, cũng như với những gì mà các công nghệ quảng cáo và marketing (Adtech và Martech) đã được áp dụng trong quá khứ, có thể nói rằng AI hay ChatGPT khó có thể thay thế một nhà marketer, thay vào đó, nó chỉ có thể khiến công việc của marketer trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn mà thôi.
Trong khi bản thân ChatGPT và các công cụ xây dựng nội dung dựa trên AI (AI-driven content) khác có tiềm năng tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành marketing và quảng cáo, vẫn có rất nhiều mối bận tâm mà các công cụ này khó có thể tự xử lý.
Thứ nhất, do các thuật toán đằng sau những công cụ này không phải lúc nào cũng minh bạch nên có thể khó truy tìm nguồn gốc của thông tin sai lệch và quy trách nhiệm cho những người phải chịu trách nhiệm.
Thứ hai, có một rủi ro khác là những nội dung do AI tạo ra có thể duy trì những thành kiến được tích hợp sẵn trong các tập dữ liệu mà chúng được đào tạo.
Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất với các nội dung do AI tạo ra khó có thể đảm bảo rằng nội dung đó có chất lượng cao và phù hợp với thông điệp cũng như giọng điệu tổng thể của thương hiệu.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều các thách thức hiện hữu, ChatGPT hay các công cụ xây dựng nội dung được hỗ trợ bởi AI khác cũng mang lại nhiều giá trị to lớn.
Một trong số này là khả năng tạo ra các nội dung được cá nhân hóa cao phù hợp với từng người tiêu dùng. Điều này có thể đặc biệt hiệu quả với các hoạt động email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội và các hình thức Digital Marketing khác.
Ngoài ra, ChatGPT hay các công cụ khác cũng có thể giúp nâng cao hiệu quả của quy trình xây dựng nội dung (Content Creation).
Bằng cách tự động hóa một số nhiệm vụ nhất định, chẳng hạn như viết bài mô tả sản phẩm hoặc tạo ra các bài đăng trên mạng xã hội, những người làm marketing có thể dành nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ quan trọng (và không thể bị thay thế) như chiến lược, thấu hiểu khách hàng mục tiêu và phân tích dữ liệu.
Tóm lại, mặc dù ChatGPT và các công cụ xây dựng nội dung dựa trên AI khác có tiềm năng làm cách mạng hóa ngành marketing và quảng cáo, chúng vẫn tồn động nhiều bất cập và đặc biệt, khó có thể thay thế marketer mà thay vào đó chỉ là hỗ trợ một số công việc hay quy trình nhất định.
ChatGPT đưa ra kết quả ấn tượng nhưng không sâu sắc và không mang nhiều giá trị cho Marketing.
Nếu bạn đã đăng ký ChatGPT và bắt đầu sử dụng chatbot này, hiển nhiên, cảm giác đầu tiên sẽ là “khó có thể tin được”, chỉ mất vài giây xử lý, nó có thể đưa ra câu trả lời tới bất cứ câu hỏi hay từ khoá nào.
Tuy nhiên, vì bản chất dữ liệu mà ChatGPT có được là từ những thứ có sẵn trên internet, chúng được “đào tạo” từ đây, những gì mà nó đưa ra khó có thể đảm bảo tính mới mẻ, sáng tạo và phân tích chuyên sâu (ý nghĩa đằng sau các dữ liệu).
Vì ChatGPT hay bất cứ công cụ AI nào khác không thể hiểu được yếu tố ngữ cảnh hay bối cảnh mà bạn đang đặt ra câu hỏi, những gì mà nó gợi ý một lần nữa thiếu tính hữu ích và gần như không mang yếu tố cảm xúc (thứ quyết định trực tiếp đến ý định mua hàng của khách hàng).
Với tư cách là những người làm marketing, khi đối tượng mà bạn phải chinh phục là khách hàng, những người luôn muốn thương hiệu khiến họ cảm thấy được thấu hiểu, được lắng nghe, được cân nhắc và đánh giá cao, một công cụ AI đơn thuần như ChatGPT hiển nhiên chỉ là một phần hỗ trợ (nhỏ).
Nói đến đây, có không ít người sẽ cho rằng ChatGPT đang bị xem thường, ít được coi trọng hay ít có giá trị với những người làm marketing, nhưng thực tế thì không.
Nếu so với các công cụ như Google, ChatGPT ít nhất vẫn có nhiều lợi thế khác biệt, chẳng hạn như khả năng đưa ra câu trả lời một cách nhanh chóng thay vì người dùng phải tìm kiếm và xem qua rất nhiều các website từ trang kết quả tìm kiếm của Google (dữ liệu đầu vào của Google cũng là từ internet tương tự ChatGPT).
Quay trở lại với cách thức hoạt động của ChatGPT hay bất cứ công cụ được hỗ trợ bởi AI nào khác, dữ liệu đầu vào luôn là thứ quyết định đến kết quả đầu ra (những nội dung mà ChatGPT đưa ra).
Đối với ngành marketing, khi khách hàng đang thay đổi hành vi hàng ngày, khi đối thủ liên tục thay đổi chiến lược và mọi thứ liên tục thay đổi trên thị trường, khi các nghiên cứu thị trường chuyên sâu đóng vai trò quyết định đến sự thành công của thương hiệu, với từng thương hiệu lại có từng nhóm khách hàng và nhu cầu khác nhau, bạn có tin rằng, ChatGPT có đủ tất cả các thông tin đó để đưa ra câu trả lời tức thì và có ý nghĩa tới khách hàng hay không?
Với những ai làm marketing, họ hiểu rằng câu trả lời không phải là câu trả lời duy nhất, hay nói cách khác, thông tin về bản chất không phải là yếu tố quyết định, hiểu thông tin (insight) và những gì ẩn dấu đằng sau các dữ liệu lại quan trọng hơn nhiều.
Người làm marketing trong bối cảnh mới không phải đơn giản là người ghi nhận và phân phối thông tin, họ phải là người giải quyết vấn đề, kết nối bằng cảm xúc và hơn thế nữa với khách hàng của họ, tiếc là những trí thông minh này, AI khó có thể có được.
Cuối cùng, hãy nghĩ đến khách hàng, chính là những đối tượng mục tiêu của bất kỳ ai làm marketing, trong suốt hành trình mua hàng, khi họ liên tục tìm kiếm, so sánh và đối chiếu nhiều thông tin khác nhau về thương hiệu từ các nguồn đáng tin cậy khác nhau (báo chí, bạn bè, người có ảnh hưởng hay trực tiếp từ thương hiệu), rõ ràng là họ không thể dựa vào ChatGPT để đưa ra quyết định, một lần nữa, cách thức làm marketing hay phân phối nội dung làm sao có thể bị thay thế bởi chatbot AI này.
Bạn cũng cần tự hỏi liệu người mua hàng của bạn sẽ sử dụng ChatGPT để tìm kiếm thông tin về thương hiệu hay không và họ tin ChatGPT như thế nào?
Các công cụ AI sẽ chỉ giúp tăng cường và cải thiện hiệu suất làm việc thay vì thay thế (nếu có chỉ là một số ít nhóm ngành nhất định).
Thông qua các phân tích ở trên, bạn có thể chắc chắn một điều là, không chỉ với ngành marketing mà với nhiều ngành nghề khác, ChatGPT hay bất kỳ công cụ nào khác về bản chất là không thể thay thế con người mà nếu có chỉ là thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối.
Với tư cách là marketer, giờ đây, thay vì hoài nghi về cách ChatGPT hay các công nghệ mới có thể thay thế mình, bạn cần sớm nhận ra rằng, giá trị lớn nhất của mình nằm ở chỗ tạo ra những dữ liệu đầu vào có ý nghĩa, kết nối và giải quyết các vấn đề của khách hàng với tư cách là một con người với nhiều yếu tố cảm xúc.
Bạn cũng cần phân biệt đâu là những phần công việc mà AI hay ChatGPT có thể làm thay được và đâu là những phần “bất khả xâm phạm”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giám đốc điều hành của Walt Disney mới đây đã công bố kế hoạch tái cơ cấu công ty giải trí lớn nhất thế giới, bao gồm cắt giảm 7.000 việc làm và tiết kiệm chi phí 5,5 tỷ USD.
Theo CNBC, việc cắt giảm nhân sự này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 3,6% trong số 220.000 nhân viên Disney trên toàn cầu, và mục đích cắt giảm là để tập trung vào kinh doanh trực tuyến.
Sau thông báo này, cổ phiếu của Disney đã tăng hơn 5% lên 117,87 USD trong phiên giao dịch ngày 8/2.
Theo kế hoạch, công ty này sẽ tái cấu trúc thành 3 mảng. Thứ nhất là giải trí – truyền hình – trực tuyến; thứ 2 là thể thao giao cho ESPN; và cuối cùng là hoạt động kinh doanh công viên giải trí Disney.
Trong 5,5 tỷ USD mà gã khổng lồ giải trí dự định cắt giảm, có 3 tỷ USD là tiết kiệm từ mảng giải trí – truyền hình, và 2,5 tỷ USD còn lại tiết kiệm từ các hoạt động kinh doanh khác.
Tổng giám đốc điều hành Walt Disney – ông Bob Iger – cho biết: “Việc cơ cấu lại sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả và phân bổ chi phí vào các lĩnh vực phù hợp hơn”. Ông cũng nhấn mạnh hoạt động trực tuyến vẫn là ưu tiên hàng đầu của Disney, tiếp đến mới là phát triển thương hiệu, nhượng quyền thương mại và giải trí.
Ngoài ra, theo ông Iger, Disney còn có kế hoạch giảm số lượng chương trình truyền hình và phim tự sản xuất nói chung, vì chi phí mảng này quá cao và cạnh tranh mạnh. Thay vào đó, công ty sẽ tập trung nhiều hơn vào những bộ phim thương hiệu của mình.
Ông Iger cũng tuyên bố rằng mình sẽ yêu cầu hội đồng quản trị khôi phục lại phần cổ tức cho các cổ đông vào cuối năm nay, còn Giám đốc Tài chính Christine McCarthy thì cho biết mức cổ tức chỉ tạm thời thấp hơn so với trước đại dịch rồi sẽ tăng lên.
Nhiều người cho rằng động thái này của ông Iger là để xoa dịu chỉ trích từ nhà đầu tư Nelson Peltz rằng Disney đã chi quá tay cho mảng kinh doanh trực tuyến.
Trước đó, công ty giải trí này đã thông báo về việc giảm lượng đăng ký hàng quý đầu tiên đối với Disney+ khi đơn vị này báo lỗ hơn 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, một điểm sáng trong báo cáo thu nhập quý IV/2022 của hãng này là mảng kinh doanh công viên Disney đã tăng 21% doanh thu và 25% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 8,7 tỷ USD và 3,1 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng với Philippines và Malaysia, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực về mức độ tăng trưởng của dịch vụ giao đồ ăn trong năm 2022.
Theo báo cáo “Nền tảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á” thực hiện bởi Momentum Works, tổng chi tiêu cho dịch vụ giao đồ ăn trong năm 2022 tại các nước Đông Nam Á lên đến 16,3 tỷ USD, tăng 5% sau 2 năm bùng nổ giao hàng do Covid-19.
Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên sau 3 năm, sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi các thị trường như: Philippines, Malaysia và Việt Nam. Các thị trường dẫn đầu như: Singapore, Thái Lan và Indonesia ghi nhận sự sụt giảm đáng kể.
Theo Momentum Works, tính đến cuối năm 2022, Grab hiện chiếm 54% tổng GMV trong dịch vụ giao đồ ăn trong khu vực. Foodpanda ước tính chiếm 19% GMV của khu vực. Theo sau là Line Man, Gojek và ShopeeFood.
Ông Jianggan Li, Giám đốc điều hành Momentum Works đánh giá, tình hình cạnh tranh thị trường năm 2022 đã trở nên im ắng hơn rất nhiều so với năm 2021.
Những công ty mới tham gia như Shopee và AirAsia đã quay trở lại tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi của họ, trong khi những công ty hiện tại áp dụng chiến lược mở rộng thận trọng hơn nhiều.
Vị chuyên gia cho rằng, với việc đặt tăng trưởng lợi nhuận là trọng tâm hàng đầu hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn đang thử nghiệm nhiều chiến lược khác nhau để cải thiện tỷ suất lợi nhuận giao hàng, củng cố niềm tin của người tiêu dùng thông qua quảng cáo, chương trình đăng ký hội viên…
Cũng theo báo cáo của Momentum Works, các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn đang dần rút lui khỏi các thị trường và doanh nghiệp không sinh lời, như kho thực hiện đơn hàng (dark store) để giao thực phẩm và bếp trên mây để giao đồ ăn.
Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục đến năm 2023, với việc Shopee có kế hoạch tái tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là thương mại điện tử (eCommerce) và DeliveryHero được đồn đoán sẽ rút vốn khỏi hoạt động tại một số quốc gia Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, nhiều nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn đã tham gia vào quan hệ đối tác chiến lược hoặc mua lại các nhà cung cấp giải pháp quản lý nhà hàng và điểm bán hàng vào năm 2022.
Những động thái này dự kiến sẽ tăng cường khả năng giữ chân người bán và cho phép nhà cung cấp mang đến dịch vụ khác biệt nhiều hơn, tốt hơn cho người bán bằng cách khai thác dữ liệu bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Đây là một chiến lược đã được thử nghiệm bởi những người nhà cung cấp Trung Quốc như Meituan.
Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn lớn đã bắt đầu xây dựng các sản phẩm quảng cáo để thu hút nhiều khoản đầu tư của người bán hơn.
Nhiều nhà cung cấp dịch vụ cũng đang thử nghiệm các chương trình đăng ký hội viên như một công cụ để cải thiện khả năng giữ chân người tiêu dùng và khuyến khích đặt hàng với giá trị lớn hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo khảo sát vừa thực hiện, thị trường lao động Việt Nam hiện có nhiều vị trí công việc được trả mức lương rất cao. Nhiều vị trí quản lý Truyền thông và Marketing có mức lương hơn 300 triệu (15.000 USD).
Trong báo cáo khảo sát Lương 2023, ông Gaku Echizenya – Tổng giám đốc Navigos Group đánh giá rất cao thị trường lao động Việt Nam. Theo ông, bức tranh thị trường lao động Việt Nam có nhiều điểm sáng, lực lượng lao động có xu hướng tăng nhanh và ổn định.
Trong năm 2022, dù thời điểm cuối năm có xảy ra tình trạng các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu gặp khó khăn về đơn hàng, phải cắt giảm lao động nhưng đánh giá chung của vị chuyên gia về nguồn nhân lực, việc này không ảnh hưởng nhiều đến tình hình lao động chung. Lực lượng lao động vẫn đang phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và mức lương của nhóm nhân sự trung, cao cấp vẫn tăng trưởng đều đặn.
Cụ thể, có hơn 67% nhân sự thuộc nhóm này được khảo sát trả lời là có tăng thu nhập. Trong đó, 27% trả lời tăng lương ở mức 5%-10%, tăng lương ít hơn 5% chiếm hơn 15%, mức tăng từ 10%-15% là gần 12%, tăng lương 15%-20% là hơn 9%, tăng trên 20% có gần 4%. Chỉ có 0,21% người trả lời là lương giảm.
Trong nhóm nhân sự trung và cao cấp, những vị trí có mức lương 1.000 USD/tháng có rất nhiều. Những công việc có mức lương 10.000 USD/tháng (gần 240 triệu đồng/tháng) cũng không hiếm, đặc biệt là trong các ngành đang “hot” như ngân hàng, bất động sản, xây dựng, hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)…
Nhóm ngành có nhiều vị trí công việc có mức lương 10.000 USD nhất trong năm 2022 vẫn là ngành ngân hàng. Nhưng mức lương cao nhất ghi nhận được lại là vị trí tổng giám đốc/giám đốc điều hành ngành bảo hiểm, với con số lên đến 40.000 USD/tháng (khoảng 950 triệu đồng).
Ngành bất động sản khá trầm lắng trong năm 2022 nhưng vẫn ghi nhận mức lương cao nhất cho vị trí tổng giám đốc ở TP Hồ Chí Minh là 20.000 USD/tháng. Mức lương vị trí này của các doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội thấp nhất là 10.000 USD/tháng nhưng mức tối đa thì không được trả lời.
Ngoài vị trí giám đốc điều hành, giám đốc/trưởng bộ phận một số bộ phận trọng điểm trong doanh nghiệp thường có mức lương cao là kế toán/tài chính, nhân sự, công nghệ, truyền thông, marketing…
Trưởng bộ phận kế toán ở doanh nghiệp bất động sản & xây dựng, bảo hiểm và tiêu dùng có mức lương cao nhất đến 15.000 USD/tháng, ở ngành ngân hàng là 20.000 USD/tháng. Giám đốc/trưởng bộ phận truyền thông và marketing ở ngành ngân hàng ghi nhận mức lương cao nhất đến 15.000 USD/tháng (khoảng hơn 300 triệu đồng).
Cũng theo khảo sát trên của Navigos, gần một nửa số người tham gia khảo sát kỳ vọng trong năm 2023 sẽ được tăng lương từ 10% trở lên.
Một số khác thì hy vọng công ty có thêm nhiều phúc lợi từ các hoạt động tập thể. Họ mong muốn doanh nghiệp có thêm trợ cấp vào các ngày lễ, nghỉ và tăng thêm các khoản phụ cấp.
Bên cạnh các kỳ vọng về lương, thưởng và phúc lợi, người lao động cũng đặt thêm nhiều kỳ vọng khác vào doanh nghiệp.
Họ quan tâm hơn đến các yếu tố về tinh thần và kỳ vọng vào một sự nghiệp hạnh phúc. Người lao động mong đợi sự an toàn từ doanh nghiệp, sự nghiệp ổn định khi có các yếu tố rủi ro bất ngờ xảy ra.
Biểu hiện kém cỏi của chatbot AI Bard, đối thủ cạnh tranh với ChatGPT đã khiến Alphabet, công ty mẹ của Google, bốc hơi hơn 100 tỷ USD vốn hoá.
Ngày 8/2, Google vừa tổ chức sự kiện giới thiệu chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Bard, tuy nhiên, nó quá nhạt nhòa so với những gì Microsoft vừa trình diễn hồi đầu tuần với công cụ tìm kiếm Bing.
Trong màn demo có lẽ là thú vị nhất, Google khoe khả năng AI tổng hợp (generative AI) trong tương lai sẽ tóm tắt nội dung từ web như thế nào.
Google đặt câu hỏi “những chòm sao đẹp nhất nếu muốn ngắm sao là gì”, câu trả lời của AI đưa ra một vài tùy chọn cũng như cách phát hiện chòm sao.
Theo Phó Chủ tịch Google Prabhakar Raghavan, tính năng AI tổng hợp mới sẽ giúp sắp xếp thông tin phức tạp và các quan điểm khác nhau ngay trong kết quả tìm kiếm. Nhờ đó, người dùng sẽ nhanh chóng nắm bắt được vấn đề lớn và khám phá nhiều góc độ khác nhau.
Ngoài ra, Google còn cung cấp bản demo về chatbot Bard. Khi được hỏi về ưu, nhược điểm nếu mua xe điện, Bard có thể liệt kê khá chi tiết. Công nghệ đứng sau Bard là LaMDA. Sự kiện cũng đề cập đến những cải tiến AI trên Maps hay Google Lens.
Tuy vậy, lượng thông tin ít ỏi mà Google cung cấp trong sự kiện phần nào nói lên những thách thức hiện nay của hãng trong lĩnh vực tìm kiếm.
Dù tiên phong về AI và từng bước tích hợp AI vào tìm kiếm trong nhiều năm qua, “ông lớn” này vẫn chưa cho ra đời đối thủ xứng tầm với ChatGPT, chatbot AI của startup OpenAI.
Bard mới chỉ được thử nghiệm trong lượng người dùng hạn chế và chỉ triển khai rộng hơn trong các tuần tới.
Đó là lý do cổ phiếu Google giảm gần 8% xuống 99,4 USD trong phiên giao dịch ngày 8/2, đồng nghĩa vốn hóa “bốc hơi” hơn 100 tỷ USD.
Giá cổ phiếu Google giảm mạnh sau khi Reuters đưa tin, trong quảng cáo Bard trên Twitter, lại xuất hiện thông tin thiếu chính xác.
Cụ thể, bài đăng hiển thị một người hỏi Bard về kính viễn vọng không gian James Webb (JWST), song Bard lại nói kính viễn vọng “đã chụp những bức ảnh đầu tiên về một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta”. Thực tế, NASA cho biết bức ảnh đó là do kính viễn vọng Very Large chụp năm 2004, khoảng 19 năm trước khi Webb xuất hiện.
Người phát ngôn Google thừa nhận sai sót và nói Google sẽ tiến hành quy trình kiểm tra nghiêm ngặt trong tuần này.
Nó sẽ kết hợp phản hồi bên ngoài với kiểm tra nội bộ để bảo đảm các câu trả lời của Bard đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn và đúng với thực tế.
Nguy cơ từ Microsoft cũng khiến các nhà đầu tư lo lắng. Hãng phần mềm Microsoft – nhà đầu tư lớn vào OpenAI – thông báo sẽ tích hợp AI vào Bing và loạt sản phẩm khác.
Nhà phân tích Dan Ives của hãng chứng khoán Wedbush dự đoán Bing sẽ “thách thức thị trường tìm kiếm web và giành thị phần”.
Năm nay, AI thu hút sự quan tâm lớn từ cả giới công nghệ lẫn công chúng. Nổi bật nhất chính là ChatGPT, chatbot ra mắt tháng 11/2022. Nó đã giúp nâng định giá OpenAI lên 29 tỷ USD. Microsoft cũng được hưởng lợi khi giá cổ phiếu tăng gần 20% trong tháng qua. Theo Ive, “đây chỉ là bước đầu trên mặt trận AI”.
Song, vẫn có người đặt niềm tin vào Google. Bank of America lạc quan vào chiến lược AI của Google do công ty đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều năm về công nghệ.
Công cụ tìm kiếm Google cũng có lợi thế phân phối lớn so với Microsoft. Dù vậy, họ tiếp tục cảnh báo về các vấn đề an toàn như kết quả không chính xác, thiên kiến, tin giả…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ. Lazada đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26,5 nghìn tỷ. Tiktok Shop đã vượt mặt cả Tiki, vươn lên Top 3 Bảng xếp hạng trong năm 2022.
Đạt doanh số 91.000 tỷ năm 2022, Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam.
Hệ thống giám sát Reputa vừa công bố bảng xếp hạng ngành thương mại điện tử trong năm 2022. Reputa đánh giá, với sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trong thói quen mua sắm trực tuyến sau đại dịch COVID-10, ngành thương mại điện tử (eCommerce) tiếp tục tiến bước vững chắc và duy trì được sự phát triển nhanh và bền vững.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2022, quy mô thị trường TMĐT ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.
Reputa thống kê, dẫn đầu Bảng xếp hạng Sàn Thương mại điện tử năm 2022 không ai khác chính là Shopee.
Cụ thể, Shopee đang ngày càng vượt mặt Lazada về độ nhận diện trên nền tảng số với tổng điểm bỏ xa Lazada đến 3 lần.
Theo báo cáo Metric về Ngành Thương mại điện tử năm 2022, Shopee hiện đang là sàn TMĐT phổ biến nhất Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ. Lazada đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26,5 nghìn tỷ.
Đáng chú ý trong Bảng xếp hạng này là TiktokShop. Tuy chỉ vừa ra mắt vào cuối tháng 4 năm 2022, Tiktok Shop đã vượt mặt cả Tiki, vươn lên Top 3 Bảng xếp hạng trong năm 2022. Cũng theo báo cáo của Metric, mức doanh thu trong 1 tháng của TikTok Shop hiện tại đã tương đương 80% doanh thu cùng kỳ của Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki.
Grab thống lĩnh BXH ngành giao thông vận tải.
Trong Bảng xếp hạng ngành Giao thông vận tải, Grab là thương hiệu dẫn đầu Bảng xếp hạng năm 2022, vị trí thứ 2 là Be.
Gojek, MyGo lần lượt theo sau với tỉ lệ chênh lệch điểm số không quá lớn.
Tuy nhiên, ở Bảng xếp hạng ngành Giao nhận Thực phẩm và Đồ uống, Grab chỉ xếp ở vị trí thứ 3. Dẫn đầu ở là Shopee Food với điểm tổng gần gấp đôi Be Food.
Reputa nhận định, trong nhiều năm qua, ưu đãi giảm giá luôn là hoạt động chính của các sàn và cũng là yếu tố chính để thu hút khách hàng.
Song ở bối cảnh hiện nay, thói quen mua sắm của người tiêu dùng ngày càng được phân hóa thành nhiều nhu cầu khác biệt nên việc tìm hiểu sâu hơn tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng là thật sự cần thiết.
FPT Shop, Điện máy xanh, Viettel Store… “lấn lướt” Thế giới di động.
Trong năm 2022 vừa qua, Meta và Nguyễn Kim là 2 Công ty dẫn đầu Bảng xếp hạng Công ty Thương mại điện tử năm 2022. Kế đến là FPT Shop và Điện Máy Xanh.
Sức đối chọi của Kids Plaza, Media Mart, Hoàng Hà Mobile và Viettel Store gần như ngang ngửa. Còn Thế giới di động đã bị các đối thủ trên “lấn lướt” và dừng ở vị trí top 9.
Thị trường TMĐT Việt Nam dự kiến cán mốc 57 tỷ USD năm 2025.
Reputa còn thực hiện một khảo sát ở hầu hết các khu vực và đặc biệt là 2 khu vực lớn – Hồ Chí Minh và Hà Nội, kết quả chỉ ra ngành “Làm đẹp – Sức khỏe” là ngành hàng dẫn đầu về lượng thảo luận trong năm 2022 với hơn 1.4 triệu thảo luận.
Cũng theo báo cáo của Metric về Thị trường Thương mại điện tử năm 2022, Ngành hàng Làm đẹp đạt doanh thu lớn nhất thị trường TMĐT Việt Nam năm 2022 với gần 22.000 tỷ đồng, chiếm hơn 16,3% tổng doanh thu thị trường TMĐT. Theo sau là ngành Thời trang nữ, Nhà cửa – Đời sống.
Đây là những ngành hàng thiết yếu có tốc độ tiêu dùng nhanh, nhu cầu phát sinh từ người tiêu dùng tại tất cả thời điểm trong năm và sự đa dạng hàng hóa cao.
Theo Ông Nguyễn Thanh Hưng – Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng nhanh trong năm 2023.
Với đà tăng trưởng 2 con số như hiện nay, đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD, thậm chí, Google còn dự báo, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sam Altman, được biết đến là nhà sáng lập của ChatGPT thuộc OpenAI, là người học và biết code từ năm 8 tuổi với nhiều hoài bão lớn.
Sam Altman, 37 tuổi, sinh trưởng ở St. Louis, Missouri, Mỹ. Người sáng lập của ChatGPT học cách lập trình và tháo rời máy tính Macintosh khi mới 8 tuổi.
Altman công khai với cha mẹ về việc đồng tính khi anh 16 tuổi. “Trưởng thành đồng tính ở vùng Trung Tây vào những năm 2000 không phải là điều tuyệt vời nhất”- anh từng nói với The New Yorker.
Altman theo học trường John Burroughs, một trường dự bị đại học tư thục ở St. Louis. Anh công khai là người đồng tính với cả cộng đồng sau khi một nhóm Cơ đốc giáo tẩy chay một cuộc họp về giới tính tại trường.
“Những gì Sam đã làm đã thay đổi trường học. Có cảm giác như ai đó đã mở một chiếc hộp lớn chứa đầy đủ các loại trẻ em và để chúng bước ra thế giới” – Madelyn Gray, nhà tham vấn học đường tại trường John Burroughs, nói.
Altman học ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford trong 2 năm trước khi cùng 2 người bạn trong lớp bỏ học để làm việc toàn thời gian về ứng dụng di động Loopt – ứng dụng chia sẻ vị trí của người dùng với bạn bè của họ.
Loopt là một phần của nhóm 8 công ty đầu tiên tại chương trình tăng tốc khởi nghiệp Y Combinator. Mỗi công ty khởi nghiệp nhận được 6.000 USD cho mỗi nhà sáng lập và Loopt trong cùng đợt với Reddit.
Cuối cùng, Loopt đạt được mức định giá 175 triệu USD nhưng không thu được đủ tiền lãi nên năm 2012 những người sáng lập đã bán Loopt với giá 43 triệu USD – gần bằng số tiền đã huy động được từ các nhà đầu tư.
Nick Sivo – một trong những người đồng sáng lập Loopt – và Sam Altman đã hẹn hò trong 9 năm, nhưng cặp đôi chia tay sau khi bán công ty.
Sau Loopt, Altman thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Hydrazine Capital và huy động được 21 triệu USD. Altman đã đầu tư 75% số tiền đó vào các công ty Y Combinator và dẫn đầu vòng gọi vốn Series B của Reddit.
Năm 2014, ở tuổi 28, Altman được Paul Graham – nhà sáng lập Y Combinator, chọn để kế nhiệm ông làm chủ tịch của công ty. Khi còn là chủ tịch Y Combinator, Altman có loạt bài giảng tại Stanford về chủ đề: “Làm thế nào để bắt đầu một công ty khởi nghiệp” vào mùa thu năm 2014.
Năm 2015, ở tuổi 29, Altman được đưa vào danh sách Forbes 30 Under 30 về đầu tư mạo hiểm. Mark Andreessen, đồng sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz,chia sẻ: “Dưới thời Sam, mức độ tham vọng của Y Combinator đã tăng lên gấp 10 lần”.
Altman từng nói với hai nhà sáng lập Y Combinator rằng anh thích xe đua và đã có 5 chiếc, trong đó có 2 chiếc McLaren và 1 chiếc Tesla cũ. Altman cũng thích thuê máy bay và bay khắp California.
Nhà sáng lập ChatGPT từng tiết lộ với những người sáng lập công ty khởi nghiệp Shypmate vào năm 2016 rằng, “tôi đã chuẩn bị cho sự sống còn” đồng thời cảnh báo về “virus tổng hợp gây chết người”, AI tấn công con người hoặc chiến tranh hạt nhân.
“Tôi cố gắng không nghĩ về nó quá nhiều. Nhưng tôi có súng, vàng, kali iodua, thuốc kháng sinh, pin, nước, mặt nạ phòng độc từ Lực lượng Phòng vệ Israel và một mảnh đất rộng ở Big Sur mà tôi có thể bay tới” – Altman nói.
Mẹ của Altman là một bác sĩ da liễu. Bà kể: “Sam có rất nhiều mâu thuẫn nội tại. Con tôi sẽ gọi điện và nói rằng nó bị đau đầu.
Nó sẽ tìm hiểu về đau đầu trên Google và thấy có một số thông tin dạng cyber-chondria (tạm hiểu là cảm giác lo lắng về sức khỏe khi sử dụng Internet để tra cứu các thông tin liên quan bệnh tật). Tôi phải trấn an con rằng nó không bị viêm màng não hay ung thư hạch bạch huyết mà chỉ là căng thẳng thôi”.
Sam Altman có một người anh em trai là Jack – đồng sáng lập và CEO của Lattice, một nền tảng quản lý nhân viên.
Cùng với một người anh em trai khác là Max, họ thành lập quỹ Apollo vào năm 2020 tập trung vào việc tài trợ cho các công ty “moonshot” – tức những công ty khởi nghiệp có rủi ro về tài chính nhưng có khả năng được đền đáp bằng một bước phát triển đột phá.
Năm 2015, Altman đã đồng sáng lập OpenAI với tỉ phú Elon Musk. Mục tiêu của họ với công ty trí tuệ nhân tạo phi lợi nhuận này là đảm bảo AI không xóa sổ nhân loại.
Cùng với Altman và Musk, một số tên tuổi nổi bật nhất của Thung lũng Silicon đã cam kết 1 tỉ USD cho OpenAI, trong đó có Reid Hoffman – nhà đồng sáng lập LinkedIn và tỉ phú Peter Thiel.
Altman từ chức chủ tịch Y Combinator vào tháng 3.2019 để tập trung vào OpenAI. Tại sự kiện của SeriousVC năm 2019, Altman được hỏi OpenAI dự định kiếm lợi nhuận như thế nào và anh đáp rằng “câu trả lời trung thực là chúng tôi không biết”.
Altman trở thành CEO OpenAI vào tháng 5.2019. Altman đã bay tới Seattle để gặp CEO Microsoft Satya Nadella để giới thiệu các mô hình AI của OpenAI. OpenAI nhận được khoản đầu tư 1 tỉ USD từ Microsoft trong năm 2019.
Những người đang làm việc và cựu nhân viên tại OpenAI nói với Fortune rằng, sau khi Altman đảm nhận vị trí CEO và sau khoản đầu tư từ Microsoft, công ty bắt đầu tập trung nhiều hơn vào phát triển xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Dưới thời của giám đốc điều hành Altman, OpenAI đã phát hành các công cụ AI như DALL-E và ChatGPT. Cả DALL-E và ChatGPT đều được gọi là AI tạo sinh, nghĩa là bot tạo tác phẩm nghệ thuật và văn bản của riêng mình dựa trên thông tin đã được cung cấp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cha đẻ của Gmail bày tỏ quan điểm cho rằng những công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT sẽ đặt dấu chấm hết cho Google Tìm kiếm trong vòng tối đa 2 năm, hành vi tìm kiếm của người dùng theo đó cũng sẽ thay đổi.
Trên Twitter cá nhân, ông Paul Buchheit – người sáng tạo Gmail – tin rằng hoạt động kinh doanh của Google sẽ chỉ kéo dài tối đa 2 năm trước sức ép đến từ các “siêu AI” tương tự ChatGPT.
“Google có thể chỉ tồn tại một hoặc 2 năm nữa trước khi đổ vỡ hoàn toàn. AI sẽ loại bỏ sự cần thiết của trang kết quả từ các công cụ tìm kiếm, nơi Google kiếm được nhiều tiền nhất”, cha đẻ Gmail viết trên Twitter.
Ông tin rằng ngay cả khi bắt kịp trào lưu AI, Google cũng không thể triển khai nó một cách toàn diện mà không gây tổn hại đến phần giá trị nhất trong hoạt động kinh doanh của gã khổng lồ công nghệ.
Ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT nhanh chóng trở thành điểm đến yêu thích của hàng triệu câu hỏi từ người dùng.
Thay vì đưa ra phản hồi về danh sách hàng chục trang các kết quả tìm kiếm, ChatGPT trả lời các từ khoá tìm kiếm theo phong cách hội thoại, giúp người dùng dễ dàng kéo dài cuộc trò chuyện với hàng loạt câu hỏi liên quan tiếp theo.
Chỉ sau 2 tháng kể từ thời điểm trình làng, số lượng người dùng đăng ký ChatGPT đã cán mốc 100 triệu, qua đó trở thành ứng dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất trên phạm vi toàn cầu.
Để dễ hình dung, mạng xã hội TikTok đã mất khoảng 9 tháng sau khi trình làng để có thêm 100 triệu người dùng, còn Instagram phải mất đến 2,5 năm để đạt được con số nói trên, theo dữ liệu từ Sensor Tower.
Bên cạnh đó, dữ liệu từ SimilarWeb cho hay có khoảng 13 triệu người dùng đã sử dụng ChatGPT mỗi ngày trong giai đoạn tháng 1 năm nay, gấp đôi so với số liệu ghi nhận hồi tháng 12/2022.
Nguồn tin từ Interesting Engineering tiết lộ sự thành công vang dội của ChatGPT đã khiến nhóm lãnh đạo Google phải triệu hồi gấp những buổi họp kín. Tập đoàn công nghệ này ngay lập tức tập trung nguồn lực cho việc phát triển và hoàn thiện các sản phẩm AI của riêng mình.
Vào năm 2021, doanh thu của Google là hơn 250 tỷ USD, mức cao nhất trong gần 25 năm hoạt động. Phần lớn trong số này đến từ chi phí được Google thu từ các nhà quảng cáo để hiển thị sản phẩm và dịch vụ của họ ngay cạnh kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên với sự ra đời của ChatGPT, công cụ tìm kiếm của Google có thể bị đẩy ra khỏi nhóm ưu tiên hàng đầu, bởi người dùng sẽ tập trung vào những câu trả lời đơn giản thay vì danh sách dài các kết quả tìm kiếm.
Trang tin Interesting Engineering đã hỏi ChatGPT rằng liệu sự tồn tại của công cụ này có đặt dấu chấm hết cho việc làm ăn của Google hay không. Trước câu hỏi vừa nêu, phản hồi của ChatGPT là không.
“ChatGPT không được tạo ra để chấm dứt công việc kinh doanh của Google. ChatGPT có thể được sử dụng để tăng cường các ứng dụng khác nhau, bao gồm các công cụ tìm kiếm, nhưng không đi cùng mục đích thay thế các ứng dụng này”, công cụ trí tuệ nhân tạo của OpenAI trả lời.
Tuy nhiên trang tin Interesting Engineering lưu ý rằng các phản hồi mà ChatGPT đưa ra đều dựa trên nguồn dữ liệu do OpenAI đào tạo, và có thể các kỹ sư phát triển đã “dạy” chatbot cách đối đáp những câu hỏi tương tự mà không gây ra cảm giác quá kiêu ngạo hay tự tin.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tại cuộc họp báo bất ngờ của Google ở Paris (Pháp), Google đã công bố bản cập nhật lớn dành cho công cụ Google Dịch (Google Translate) với các cải tiến liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo BGR, sự kiện được Google tập trung vào các tính năng AI khác nhau mà công ty đang phát triển cho một số ứng dụng chính của mình.
Nhưng không giống như các dịch vụ Bản đồ hay Tìm kiếm, Google chưa thể tích hợp chatbot AI Bard, sản phẩm đối đầu với ChatGPT mà nền tảng vừa mới công bố vào Google dịch. Việc hiểu và dịch chính xác các ngôn ngữ phức tạp hơn nhiều so với chỉ ghép các từ lại với nhau.
Với mục tiêu tương lai, Google đang mang đến nhiều tùy chọn dịch theo ngữ cảnh hơn cho ứng dụng Google Dịch. Đó là nơi AI sẽ đóng một vai trò quan trọng, cung cấp cho người dùng các mô tả và ví dụ bằng ngôn ngữ đã dịch. Ở giai đoạn đầu (ra mắt trong vài tuần tới), dịch vụ hỗ trợ các ngôn ngữ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Tây Ban Nha.
Ứng dụng này cũng có thiết kế mới trên iPhone sau khi Google cập nhật giao diện trên Android gần đây.
Phiên bản cho iOS sẽ có khung viết lớn hơn để nhập, và các điểm truy cập dễ tiếp cận hơn để dịch các cuộc hội thoại, nhập liệu bằng giọng nói và dữ liệu máy ảnh Lens.
Ứng dụng Google Dịch hiện sẽ hỗ trợ các cử chỉ mới để dễ truy cập hơn. Người dùng sẽ cần ít lần nhấn hơn để truy cập một ngôn ngữ và các ngôn ngữ gần đây sẽ dễ truy cập hơn. Các kết quả cũng dễ đọc hơn, có phông chữ động điều chỉnh khi người dùng nhập văn bản.
Cuối cùng, Google Dịch sẽ hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ trên thiết bị hơn với tổng số 33 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Basque, Corsican, Hawaii, Hmong, Kurd, Latin, Luxembourg, Sundan, Yiddish và Zulu. Điều đó có nghĩa người dùng có thể dịch nhiều ngôn ngữ hơn nữa khi không có kết nối mạng, miễn là họ tải chúng xuống trước.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đúng như dự đoán, Microsoft đã ra mắt phiên bản mới của công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt web Edge được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) do OpenAI phát triển.
Theo Neowin, điểm thú vị trong thông báo của Microsoft là sức mạnh công nghệ AI trên Bing và Edge sẽ mạnh hơn chatbot ChatGPT hiện tại của OpenAI.
Trong phát biểu của mình tại sự kiện, CEO Microsoft Satya Nadella tuyên bố trình duyệt web là lý do chính cho sự phát triển của internet, trong khi các công cụ tìm kiếm đã giúp tổ chức web.
Cũng tại sự kiện, Phó chủ tịch Microsoft Yusuf Mehdi nói rằng AI sẽ là thế hệ tiếp theo của việc lướt web và tìm kiếm trên web. Công ty đã giới thiệu phiên bản trình tìm kiếm Bing mới với hộp tìm kiếm lớn hơn có thể chứa tới 1.000 ký tự, phù hợp với những rò rỉ trước đây về Bing mới.
Microsoft cũng sẽ tích hợp một chatbot trong Bing để mọi người có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Ví dụ, nếu người dùng đang lên kế hoạch cho chuyến đi từ TP.HCM đến Hà Nội, chatbot có thể tạo một hành trình khả thi mà họ có thể sử dụng cho mỗi ngày trong chuyến đi của mình.
Nó có thể tạo một kế hoạch cho bữa ăn theo tiêu chí người dùng đặt ra, hoặc thậm chí tạo một trò chơi đố vui để thư giãn. Người dùng cũng có thể chuyển từ chatbot sang kết quả tìm kiếm Bing thông thường một cách nhanh chóng.
Nói về các cải tiến sắp tới cho trình duyệt web Edge, Microsoft cho biết họ sẽ tích hợp chatbot Bing trong trình duyệt.
Người dùng có thể sử dụng chatbot AI để xem một trang web và nhận bản tóm tắt nhanh về trang web đó. Ví dụ, nó có thể được sử dụng để tạo một bản tóm tắt về một bản tin kết quả tài chính phức tạp, hay có thể so sánh những điểm nổi bật của báo cáo với một báo cáo thu nhập kinh doanh khác.
Các chức năng khác của chatbot mới này bao gồm viết một bài đăng cho người dùng trong mạng xã hội Linkedin của Microsoft hoặc thậm chí viết lại mã.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc thông báo đang phát triển một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) kiểu ChatGPT và hiện trong quá trình thử nghiệm nội bộ.
Thông báo của Tập đoàn Alibaba đưa ra trong bối cảnh người dùng đăng ký ChatGPT ngày càng lớn – ứng dụng chatbot của OpenAI (Mỹ) đang “làm mưa làm gió” thời gian gần đây.
ChatGPT được ra mắt dưới dạng nguyên mẫu tháng 11-2022 và nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ việc có thể hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát ở nhiều lĩnh vực kiến thức.
Đây là một trong những ứng dụng Internet có tốc độ tăng trưởng người dùng nhanh nhất lịch sử, cán mốc 100 triệu người sử dụng chỉ sau 2 tháng ra mắt.
Trước thông báo của Alibaba, báo 21st Century Herald (Trung Quốc) đã đưa tin gã khổng lồ thương mại điện tử này đang phát triển một robot đối thoại giống như ChatGPT và đang cho nhân viên dùng thử.
Bài báo nói rằng Alibaba có thể đang kết hợp công nghệ mới với ứng dụng giao tiếp DingTalk của công ty.
Khi được hỏi về thông tin trên báo 21st Century Herald, Tập đoàn Alibaba từ chối bình luận.
“Những đổi mới vượt trội hơn như mô hình ngôn ngữ lớn và AI là lĩnh vực trọng tâm của chúng tôi kể từ khi thành lập Học viện DAMO của Alibaba vào năm 2017” – người phát ngôn của Alibaba thông tin, theo Hãng tin Reuters.
“Là công ty dẫn đầu về công nghệ, Alibaba sẽ tiếp tục đầu tư vào việc biến những đổi mới tiên tiến thành các ứng dụng giá trị gia tăng cho khách hàng cũng như người dùng cuối của mình thông qua các dịch vụ đám mây”, người này nói thêm.
Sau khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào tháng 11-2022, các công ty công nghệ khác đã chạy đua để phát triển các công cụ tương tự.
Đầu tuần này, Tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, thông báo sẽ ra mắt một chatbot có tên là Bard và tích hợp nó vào công cụ tìm kiếm của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người tiêu dùng được kết nối là gì, những người tiêu dùng kết nối là những người sử dụng các thiết bị truyền thông thông minh ít nhất một lần mỗi tháng.
Mỗi ngày, người tiêu dùng phát trực tuyến phim, các shows diễn, podcast và nhiều thứ khác. Họ dành thời gian cho các ứng dụng yêu thích của mình và nghiên cứu các sản phẩm mà họ đang có ý định mua.
Được trao quyền bởi công nghệ kỹ thuật số dựa trên hành trình mua hàng, họ có cơ hội điều chỉnh từng lựa chọn giải trí, tương tác với thương hiệu và quyết định mua hàng theo các sở thích cá nhân của riêng họ.
Theo Nielsen, vào tháng 2 năm 2021, số hộ gia đình ở Mỹ có thiết bị TV được kết nối (connected TV) có hỗ trợ Internet đạt 77%, tương ứng với mức tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu bạn là một nhà quảng cáo đang muốn tiếp cận các nhóm đối tượng ngày càng tăng này theo những cách có liên quan và sức ảnh hưởng nhất để tối ưu thông điệp thương hiệu của bạn, thì điều quan trọng là bạn phải hiểu sâu hơn về họ.
Liên quan đến vấn đề này, Amazon Advertising đã hợp tác với Ipsos để thực hiện một nghiên cứu trên 3.000 người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 64 để trả lời những câu hỏi sau:
Ai là người tiêu dùng được kết nối, họ kết nối với nhau và với các thương hiệu như thế nào và làm thế nào các thương hiệu có thể kết nối và làm hài lòng họ?
Người tiêu dùng kết nối là gì?
Những người tiêu dùng được kết nối là những người sử dụng các thiết bị truyền thông thông minh ít nhất một lần mỗi tháng.
Theo mục đích của nghiên cứu này, “các thiết bị truyền thông thông minh” (smart media devices) bao gồm TV thông minh (Smart TVs), loa thông minh (Smart Speakers), các thiết bị phát trực tuyến và hiển thị thông minh.
Gần 2/3 (64%) số người được hỏi trong nghiên cứu cho biết họ là người tiêu dùng được kết nối và khoảng 1/4 người tiêu dùng được kết nối (27%) cho biết họ là khách hàng được kết nối của Amazon.
Những người tiêu dùng được kết nối đang ở giai đoạn nào của cuộc sống?
Phần lớn các người tiêu dùng được kết nối trong độ tuổi từ 18-44, với 62% người tiêu dùng được kết nối và 67% khách hàng video được kết nối của Amazon rơi vào nhóm nhân khẩu này.
Những nhóm người tiêu dùng này có sức mua đáng kể do họ có mức thu nhập cao hơn. Họ cho biết mức thu nhập hộ gia đình trung bình là 80.000 USD, trong khi các khách hàng video được kết nối của Amazon có thu nhập hộ gia đình trung bình là 95.000 USD, so với mức thu nhập trung bình hàng năm của người tiêu dùng nói chung tại Mỹ là 71.000 USD.
Nhóm khách hàng video được kết nối của Amazon cũng có nhiều khả năng sở hữu một ngôi nhà hơn (75% trong số họ là chủ nhà so với mức 68% của nhóm người tiêu dùng được kết nối) và đa số họ đã kết hôn.
Khách hàng video được kết nối của Amazon đang ở trong một giai đoạn sống mà họ có nhiều khả năng đưa ra các quyết định lớn hơn – những quyết định sẽ tác động và có tiềm năng thúc đẩy các mô hình mua hàng của họ trong nhiều năm tới.
Những người tiêu dùng được kết nối tiếp cận các trải nghiệm mới ra sao?
Những người tiêu dùng được kết nối có các hành vi và thái độ gắn liền với các nhóm đối tượng có xu hướng nghĩ về tương lai, những đối tượng sẵn sàng đón nhận các ý tưởng và thương hiệu mới miễn là chúng có thông điệp phù hợp với họ.
Người tiêu dùng được kết nối có xu hướng cập nhật nhiều hơn các xu hướng và công nghệ mới nhất so với người tiêu dùng thông thường.
Họ dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ mà họ sẽ mua – và một khi họ tìm thấy được thương hiệu yêu thích, họ thường gắn bó với nó lâu hơn.
Người tiêu dùng được kết thường mô tả bản thân họ như thế nào?
Thông qua nghiên cứu, những người tiêu dùng được kết nối cho rằng tính cách đặc trưng của họ là sáng tạo và lạc quan.
Ngoài ra, họ coi văn hóa chủng tộc và / hoặc dân tộc của họ là rất quan trọng và thường quan tâm đến các nền văn hóa khác hơn là nền văn hoá của chính họ.
Sự kết nối của họ với thế giới xung quanh cũng phản ánh xu hướng họ thường xem mình là những người có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Những người tiêu dùng được kết nối cũng có nhiều khả năng tự mô tả mình là người hiểu biết về công nghệ hơn là những người tiêu dùng bình thường.
Ngoài ra, những người tiêu dùng được kết nối có nhiều khả năng coi họ là người tò mò hoặc cởi mở, điều khiến họ trở thành nhóm đối tượng chính cho các doanh nghiệp vốn đang tìm kiếm những người sẵn sàng ủng hộ và truyền bá thương hiệu.
Làm thế nào các nhà quảng cáo có thể tiếp cận những người tiêu dùng được kết nối?
Phần lớn những người được hỏi trong nghiên cứu của Nielsen là những người tiêu dùng được kết nối và một số lượng lớn trong số họ là khách hàng sử dụng video được kết nối của Amazon. Thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi này có khả năng chi tiêu nhiều hơn và sẵn sàng chờ đợi các thương hiệu tiếp cận họ.
Là một nhà quảng cáo, điều quan trọng là bạn phải tạo ra các thông điệp sáng tạo trong suốt các giải pháp quảng cáo khi tiếp cận nhóm đối tượng này. Bởi vì họ là những người có xu hướng nghĩ về tương lai, những người tò mò, sáng tạo, lạc quan và cởi mở.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững, việc có được sự ủng hộ của những người tiêu dùng có ý thức nên là ưu tiên hàng đầu. Vậy người tiêu dùng có ý thức là gì, người tiêu dùng là gì hay họ là?
Hầu hết các thương hiệu chỉ muốn bán hàng. Họ muốn lợi nhuận, danh tiếng thương hiệu và nhiều chỉ số kinh doanh khác, nhưng họ quên đi điều quan trọng nhất: họ cần có mục đích rõ ràng để tạo ra sức ảnh hưởng.
Người tiêu dùng có ý thức là gì?
Người tiêu dùng có ý thức là những người tiêu dùng theo chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức. Nhóm người này không phải là một xu hướng mà là một cách thức mới để mọi người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ.
Khái niệm người tiêu dùng có ý thức thường gắn liền với Gen Y (Millennials) – những người vốn rất khắt khe trong việc đưa ra sự lựa chọn về các nhãn hiệu mà họ cần để sử dụng hoặc mang vào ngôi nhà của họ.
Millennials rất tin tưởng vào sức mạnh cá nhân của họ trong việc thúc đẩy sự thay đổi, và theo một cuộc khảo sát từ Deloitte, hơn 44% trong số họ đã đưa ra lựa chọn của bản thân về công việc dựa trên đạo đức cá nhân.
Người tiêu dùng có ý thức sẵn sàng từ chối hoặc tỏ ra khá thoải mái nếu phải nói không tới một lời mời công việc nào đó, họ nói không với việc mua hàng giảm giá vào ngày “Thứ Sáu Đen Tối” hoặc đơn giản là sẽ không theo dõi một thương hiệu nếu thương hiệu đó không phù hợp với giá trị đạo đức của riêng họ.
Họ nghiên cứu rất kỹ trước khi mua bất cứ thứ gì và sẵn sàng chờ đợi, hoặc thậm chí trả thêm tiền tới những sản phẩm hay thương hiệu mà họ nghĩ rằng họ có thể thúc đẩy sự thay đổi khi sử dụng chúng.
Người tiêu dùng là gì hay họ là ai?
Người tiêu dùng là khái niệm thường được sử dụng trong các ngành hàng như bán lẻ (Retail) và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đề cập đến những người tham gia vào việc tiêu thụ (Consume) một sản phẩm hay hàng hoá nào đó.
Ví dụ khi bạn ra siêu thị và mua một số mặt hàng như quần áo, dầu gội hay thực phẩm, khi này bạn chính là một người tiêu dùng.
Thuật ngữ người tiêu dùng theo đó gắn liền với người tiêu dùng (tiêu thụ) sản phẩm hơn là người đi mua hàng (Buyer) hay người người ra quyết định mua hàng (Decision Maker).
Trong các ngành khác như công nghệ, internet hay mạng xã hội, người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hay nền tảng được gọi là người dùng (user) thay vì là người tiêu dùng.
Trong vài năm vừa qua, tiêu dùng bền vững thực sự là một khái niệm nhận được rất nhiều sự quan tâm, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh xã hội của một sản phẩm hay thương hiệu cụ thể.
Tuy nhiên, khi nói đến việc xây dựng và áp dụng chiến lược bền vững cho doanh nghiệp, bạn cần hiểu đến tính xác thực, người tiêu dùng không đơn thuần nghe và tin về những gì mà thương hiệu tuyên bố, họ muốn nhìn thấy điều gì đang thực sự diễn ra đằng sau.
Nếu bạn không có một chiến lược marketing bền vững chắc chắn, tốt nhất bạn không nên vội truyền tải nó đến người tiêu dùng của mình.
Người tiêu dùng có ý thức thực sự muốn gì.
Đối với những người tiêu dùng có ý thức hay những người thuộc Gen Y này, họ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thậm chí là phớt lờ với những thông điệp chỉ muốn bán hàng từ các thương hiệu.
Bởi vì họ biết rất rõ những gì họ muốn. Họ không cần các thương hiệu nói với họ rằng “cuộc sống của họ sẽ trở nên tẻ nhạt đến như thế nào nếu thiếu đi sản phẩm…”, hay nói một cách dễ hiểu hơn, đừng cố gắng “dạy đời họ”.
Nhiều người tiêu dùng có ý thức vốn là những người có đầu óc, có tư tưởng cởi mở và là những người có học thức, họ sẵn sàng tìm kiếm thứ gì đó khi họ cần.
Họ tìm kiếm các giải pháp để giúp bản thân duy trì sự cân bằng, tập trung và cảm thấy hoàn thiện, nhưng điều đó không có nghĩa là họ cảm thấy bản thân họ không hoàn thiện.
Khi họ tìm kiếm một thương hiệu và các giá trị của thương hiệu khớp với giá trị cá nhân của họ, họ sẽ sớm hình thành mối quan hệ với thương hiệu và dĩ nhiên, họ sẵn sàng mua hàng khi cần thiết hay có nhu cầu.
Những người tiêu dùng này tin rằng, khi họ đồng hành với một thương hiệu, kết quả họ nhận được là một thứ gì đó tốt đẹp hơn, không chỉ tốt đẹp cho cả hai bên mà còn cho cả xã hội nói chung.
Người tiêu dùng có ý thức cũng sẵn sàng chia sẻ với bạn bè và gia đình, và trong nhiều trường hợp, họ còn tuyên truyền về cách tiêu dùng có ý thức của mình bởi vì họ tin rằng cách tiêu dùng đó là động lực của sự thay đổi.
Dưới đây là những gì người tiêu dùng có ý thức thực sự muốn.
Như đã phân tích, người tiêu dùng có ý thức muốn sự thật, họ muốn nhìn thấy những sự thay đổi hay tác động cụ thể, họ muốn các thương hiệu thể hiện bằng hành động rõ ràng thay vì chỉ là tuyên bố hời hợt và sáo rỗng.
Thương hiệu đã tạo ra những sự thay đổi gì đến khách hàng và xã hội, họ đang đối xử với nhân viên của họ như thế nào, người tiêu dùng đang cảm thấy ra sao khi sử dụng các sản phẩm của họ, hay các nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp có được đảm bảo về chất lượng hay không.
Những người tiêu dùng có ý thức luôn đặt những câu hỏi tới thương hiệu và họ muốn các thương hiệu thể hiện sự minh bạch trong các câu trả lời.
Họ hiểu rằng theo đuổi sự bền vững không phải là một con đường dễ dàng và thương hiệu không nhất thiết phải là một cái tên hoàn hảo. Họ chỉ muốn biết liệu thương hiệu có trung thực và sẵn sàng cải thiện để thúc đẩy sự thay đổi hay không.
Cam kết tới giá trị thương hiệu.
Giá trị của thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp. Những người tiêu dùng có ý thức muốn thúc đẩy sự thay đổi thông qua cuộc sống của họ, vì vậy khi họ nhận thấy một thương hiệu nào đó đang mâu thuẫn với các giá trị mà họ đang theo đuổi, họ sẽ nhanh chóng rời bỏ thương hiệu đó.
Với tư cách là những người làm thương hiệu hay marketing, bạn hãy tập trung vào việc xác định những giá trị cốt lõi mà bạn muốn cam kết, những thứ sẽ xác định cá tính và thể hiện sự minh bạch cho thương hiệu của bạn.
Khi nói đến tính minh bạch, hãy nhớ rằng, khách hàng muốn biết bạn đang làm gì để cải thiện mọi thứ, để thúc đẩy sự thay đổi.
Người tiêu dùng có ý thức chỉ muốn tiêu thụ những gì họ cần.
Những người tiêu dùng Gen Y này không cần thương hiệu phải nói cho họ biết họ nên cần và tiêu thụ những gì. Họ cần hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu có thể làm tăng giá trị gì cho cuộc sống của họ và cho xã hội.
Hều hết các người tiêu dùng có ý thức không muốn sở hữu quá nhiều thứ, họ cũng không quan tâm nhiều đến các định kiến sẵn có, họ thậm chí còn sẵn sàng thử những thứ mới nếu nó phù hợp với giá trị của họ.
Với những đặc điểm này, việc giành được sự tin tưởng và ủng hộ của những người tiêu dùng có ý thức đòi hỏi người làm marketing cần thực sự hiểu biết sâu sắc về yếu tố con người và lý do tại sao họ nên quan tâm đến các thương hiệu.
Họ cần thương hiệu lắng nghe họ.
Nếu bạn là người làm kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của bạn dĩ nhiên là tiền và lợi nhuận. Tuy nhiên, để có được điều này, trước tiên bạn cần học cách lắng nghe những gì người tiêu dùng có ý thức thực sự muốn.
Với Gen Y bạn không nhất thiết phải bán hàng giá rẻ và cái bạn cần là hãy kể những câu chuyện khiến cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn có giá trị cao hơn.
Hãy thiết kế thông điệp content marketing xoay quanh câu hỏi “tại sao”.
Mục đích của doanh nghiệp là lý do thương hiệu cần bắt đầu và phát triển. Các thương hiệu cần đảm bảo rằng các thông điệp tiếp thị của họ là rõ ràng và ngắn gọn trên tất cả các kênh truyền thông.
Hãy tập trung vào việc quảng cáo có chủ đích và giáo dục người tiêu dùng cần có ý thức nhiều hơn về việc mua hàng của họ, cách giảm thói quen tiêu thụ không cần thiết và cách xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy lâu dài với thương hiệu của bạn.
Họ đơn giản là chỉ cần cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Đừng bao giờ ngừng kể câu chuyện hoặc về hành trình của thương hiệu.
Bạn càng thể hiện rõ câu chuyện hay tính cách của thương hiệu, thể hiện những chiến thắng, thất bại, sai lầm và học hỏi, bạn càng có thể tạo dựng được niềm tin đối với những người tiêu dùng có ý thức.
Bạn có thể kể về những gì bạn đã đạt được, những gì khách hàng của bạn hay xã hội đã đạt được và đừng bao giờ quên đi mục đích chính của thương hiệu.
Những câu chuyện được kể một cách chân thực nhất sẽ cho phép bạn kết nối ở cấp độ sâu hơn với đối tượng mục tiêu của mình.
Nó sẽ cho thấy rằng bạn không chỉ quan tâm đến khía cạnh bán hàng hay tiền bạc, mà đó còn là về việc bạn đang thúc đẩy sự thay đổi cuộc sống của mọi người nói chung.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ người tiêu dùng.
Hàng tiêu dùng là gì?
Thường được gọi tắt là CPG (Consumer Packaged Goods), hàng tiêu dùng có nghĩa là những hàng hoá tiêu dùng, đó là những sản phẩm thông thường được tiêu thụ hằng ngày như nước mắm, bánh kẹo hay đồ uống.
Khách hàng khác gì so với người tiêu dùng?
Trong khi khách hàng có nghĩa là khách hàng bao gồm người đi mua hàng, người sử dụng hay tiêu dùng sản phẩm hay các đối tượng có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng khác, thuật ngữ người tiêu dùng dùng để chỉ những người trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm. Khách hàng theo đó bao hàm luôn cả người tiêu dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thế giới Di động đã cắt giảm hơn 7.000 nhân viên, tổng lỗ từ khi thành lập của Bách Hóa Xanh đến nay đã gần 7.200 tỷ đồng, chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ gần 320 tỷ đồng, Thế giới Di động tại Campuchia cũng lỗ thuế liên tục từ 2017 đến nay… là những thông tin đáng chú ý trong báo cáo tài chính quý 4 của MWG.
Bách Hóa Xanh và nhà thuốc An Khang liên tục thua lỗ hàng trăm tỷ.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) cho thấy, doanh thu đạt hơn 30.588 tỷ đồng, giảm 15% so với quý IV/2021. Lợi nhuận sau thuế của Thế giới Di động trong quý IV/2022 đạt 619 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với cùng kỳ.
Luỹ kế cả năm 2022, MWG đạt doanh thu 134.722 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2021 nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 16%, chỉ đạt 4.100 tỷ đồng. So với kế hoạch 2022, Thế giới Di Động chỉ thực hiện được 95% mục tiêu doanh thu và 65% mục tiêu lợi nhuận.
Xét về cơ cấu doanh thu cả năm 2022, chuỗi Điện máy Xanh đóng góp tới 51,7% tổng doanh thu của Thế giới Di động.
Trong khi đó, chuỗi Thế giới Di động (gồm cả TopZone) và chuỗi Bách Hoá Xanh lần lượt đóng góp 26% và 20,3% tổng doanh thu của công ty. Doanh thu từ bán hàng online chiếm 14% tổng doanh thu của Thế giới Di động – mức cao nhất từ trước đến nay.
Đáng chú ý, báo cáo tài chính của Thế giới Di động cho biết, chuỗi Bách Hóa Xanh, nhà thuốc An Khang, Thế giới di động tại Campuchia liên tục thua lỗ.
Đối với Bách Hóa Xanh, các khoản lỗ của chuỗi này tăng liên tục trong giai đoạn 2016 – 2020, giảm xuống 966 tỷ vào năm 2021 nhưng tăng vọt lên 2.744 tỷ vào năm 2022. Tổng lỗ từ khi thành lập của Bách Hóa Xanh đến nay đã gần 7.200 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 12/2022, Bách Hoá Xanh có 1.728 cửa hàng đang hoạt động, giảm gần 20% so với năm 2021.
Doanh thu chuỗi này vẫn đạt hơn 27.000 tỷ đồng, bằng 96% mức doanh thu kỷ lục của năm 2021 khi nhu cầu tích trữ hàng thiết yếu tăng cao trong các đợt bùng phát dịch.
So với trước khi thực hiện tái cấu trúc, doanh thu trung bình/cửa hàng/tháng trong quý 4 đạt 1,37 tỷ đồng, tăng 45% với quý I/2022. Năm 2023, Bách Hoá Xanh đặt mục tiêu đạt điểm hoà vốn toàn chuỗi vào cuối quý IV/2023.
Tương tự, chuỗi nhà thuốc An Khang trong năm 2022 cũng ghi nhận khoản lỗ 306 tỷ đồng. Luỹ kế từ 2019 đến nay, chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ gần 320 tỷ đồng.
Hiện tại, chuỗi nhà thuốc An Khang có 500 cửa hàng đang hoạt động, giảm gần 20% so với cuối năm 2021. Hồi đầu năm 2022, An Khang đặt mục tiêu 800 cửa hàng.
Năm 2017, Thế giới Di động tiến vào thị trường Campuchia với chuỗi điện thoại BigPhone có mô hình tương tự thegioididong.com tại Việt Nam.
Tháng 6/2020, chuỗi này đã được đổi tên thành Bluetronics, mở rộng địa bàn hoạt động từ PhnomPenh sang các tỉnh khác.
Báo cáo tài chính quý IV/2022 cho thấy, Thế giới Di động tại Campuchia cũng lỗ liên tục từ 2017 đến nay. Trong đó năm 2021 và 2022 lỗ lớn nhất với 187 tỷ đồng và 330 tỷ đồng.
7.000 nhân viên bị sa thải.
Một điểm đáng chú ý khác trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của Thế giới Di động là quy mô nhân sự của công ty đã bị thu hẹp, còn 73.202 nhân viên.
Điều này đồng nghĩa chỉ trong vòng 3 tháng, Thế giới Di động đã cắt giảm hơn 7.000 nhân viên, tương đương 4%.
Trước đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, Thế Giới Di động ghi nhận tổng cộng 80.231 nhân viên.
So với cuối năm 2021, quy mô nhân sự của Thế Giới Di động tăng khoảng 14%. Đây cũng là số lượng nhân viên cao nhất từ trước đến nay của công ty thuộc lĩnh vực bán lẻ.
Cuối năm 2022, khoản thưởng Thế Giới Di động phải trả nhân viên là 1.565 tỷ đồng, giảm 45% so với số liệu ghi nhận hồi đầu năm. Lũy kế cả năm 2022, chi phí dành cho nhân viên đạt 9.492 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft và OpenAI hợp tác đưa AI được cải tiến dựa trên ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing với tham vọng đe dọa sự thống trị của Google Search.
Trong sự kiện rạng sáng nay tại trụ sở Redmond, Washington, Microsoft công bố bản nâng cấp của công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge dựa trên nền tảng ChatGPT.
Giám đốc Marketing tiêu dùng Yusuf Mehdi cho biết Bing được hỗ trợ bởi AI chạy trên “mô hình ngôn ngữ lớn thế hệ tiếp theo, mạnh hơn ChatGPT”.
Chatbot sẽ giúp người dùng tinh chỉnh các truy vấn dễ dàng hơn, đưa ra kết quả phù hợp, cập nhật hơn và giúp mua sắm dễ dàng hơn.
Theo Reuters, đây là một trong những nỗ lực lớn nhất của tập đoàn phần mềm nhằm dẫn đầu làn sóng mới công nghệ và định hình lại cách người dùng thu thập thông tin. CEO Microsoft Satya Nadella cũng khẳng định AI sẽ thay đổi hầu hết danh mục phần mềm công ty trong tương lai.
Microsoft đã đầu tư một tỷ USD vào OpenAI năm 2019 và dự kiến tiếp tục chi hàng tỷ USD cho startup này. Do đó, họ đang nỗ lực tiếp thị các công nghệ của OpenAI, trong đó có ChatGPT, tới khách hàng trên nền tảng đám mây của mình.
Daniel Ives, nhà phân tích của Wedbush Securities, nhận định cạnh tranh trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến đang là một trong những cuộc cạnh tranh lớn nhất của ngành công nghệ.
“Microsoft đang tìm cách giành chiến thắng trong trận chiến này thông qua AI”, Ives nói. Trước cơn sốt của ChatGPT, ngày 6/2, Google đã phải cho thử nghiệm giới hạn một chatbot có tên là Bard và hứa hẹn phát hành rộng rãi trong vài tuần tới.
Đằng sau quan hệ đối tác giữa OpenAI và Microsoft là kế hoạch đầu tư vào phát triển siêu máy tính và hỗ trợ cloud để công ty khởi nghiệp có thể xây dựng công nghệ tinh vi hơn, hướng tới mức độ trí tuệ máy móc mơ ước trong khoa học viễn tưởng.
Bing tích hợp ChatGPT có gì?
Công cụ tìm kiếm Bing tích hợp ChatGPT đang được thử nghiệm trên trình duyệt web. Người dùng có thể vào đường dẫn bing.com/new và đăng nhập tài khoản để đăng ký danh sách chờ.
AI của Bing hiện có thể sàng lọc kết quả tìm kiếm và tổng hợp các phát hiện để trả lời truy vấn phức tạp trong cửa sổ chatbot.
Microsoft sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời mà không cần cuộn qua nhiều đường link để tìm kết quả (Như cách Google đang làm). Trong khi đó, trình duyệt Edge cũng có thêm một thanh AI bên cạnh.
Đối với các nội dung phức tạp, người dùng có thể tinh chỉnh kết quả bằng cách hỏi thêm các chi tiết thông qua trò chuyện Bing. Nó cũng sẽ đưa ra các liên kết mua hàng đến các sản phẩm và trải nghiệm mà người dùng tiếp cận.
Dựa trên một vài từ khóa, Bing có thể tạo nội dung như email (bao gồm cả bản dịch), bài đăng trên mạng xã hội, đơn xin việc, gợi ý hành trình đi du lịch, đưa ra các câu đố vui… Nó cũng sẽ trích dẫn các nguồn của mình để người dùng có thể đọc kiểm tra thêm trên web.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu toàn bộ các nội dung về công cụ phân tích kinh doanh Power BI như: Power BI là gì? Power BI Desktop là gì? Những tính năng phổ biến có trong Power BI Dashboard? Cách sử dụng Power BI để phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hơn thế nữa?
Nằm trong bối cảnh kinh doanh, Power BI là tập hợp các ứng dụng, dịch vụ hay trình kết nối liên kết và hoạt động chặt chẽ cùng nhau với mục tiêu là biến các dữ liệu rời rạc hay thậm chí là không liên quan từ nhiều nguồn khác nhau thành các thông tin chi tiết có ý nghĩa, trực quan và có khả năng hành động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từ khái niệm Power BI, đến cách sử dụng Power BI hiệu quả.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:
Mục đích chính của các doanh nghiệp khi sử dụng Power BI là gì?
Power BI được sử dụng như thế nào hay nó hoạt động ra sao.
Những tính năng phổ biến có trong Power BI là gì?
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ứng dụng Power BI.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Power BI là gì?
Power BI là từ viết tắt của Power Business Intelligence (BI).
Power BI là nền tảng hay ứng dụng giúp tổng hợp, phân tích và trực quan hoá dữ liệu của gã khổng lồ công nghệ Microsoft.
Power BI được sử dụng để kết nối và trực quan hoá các dữ liệu rời rạc từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đánh giá một cách nhanh chóng các dữ liệu thu thập được và hơn thế nữa.
Ngoài Power BI, hệ sinh thái Microsoft Power Platform còn có các ứng dụng khác như Power Apps, Power Pages, Power Automate hay Power Virtual Agents, đây là bộ các công cụ hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu, xây dựng giải pháp và tự động hóa quy trình kinh doanh.
Vì là một sản phẩm của Microsoft, Power BI còn có một cái tên khác là Microsoft Power BI.
Power BI Desktop là gì?
Power BI Desktop là ứng dụng máy tính để bàn (Desktop) chạy trên nền tảng windows của Microsoft Power BI, đó là nơi các nhà phân tích và người dùng khác có thể tạo các kết nối dữ liệu, các báo cáo và mô hình dữ liệu.
Các thành phần chính của Power BI.
Như đã phân tích ở trên, Power BI là ứng dụng tập hợp một số yếu tố khác nhau và hoạt động cùng nhau vì mục tiêu chung. Power BI theo đó có 3 thành phần chính:
Một ứng dụng máy tính để bàn Windows được gọi là Power BI Desktop.
Dịch vụ phần mềm trực tuyến (SaaS) được gọi là Power BI Service.
Ứng dụng Power BI Mobile dành cho các thiết bị Windows, iOS và Android.
3 thành phần này được thiết kế để cho phép doanh nghiệp hay người làm marketing xây dựng, chia sẻ và sử dụng các thông tin kinh doanh (business insights) một cách trực quan và hiệu quả nhất.
Ngoài các thành phần chính nói trên, Power BI hay Microsoft Power BI còn có các thành phần khác như:
Power Query: công cụ chuyển đổi và kết hợp dữ liệu.
Power Pivot: công cụ lập mô hình dữ liệu (data modeling).
Power View: công cụ trực quan hóa dữ liệu (data visualization).
Power Map: công cụ trực quan hóa dữ liệu dưới dạng 3D.
Power Q&A: một công cụ hỏi đáp bằng ngôn ngữ tự nhiên (natural language).
Bên cạnh đó là hàng tá nguồn dữ liệu được kết nối với Power BI, từ các tệp (Excel, PDF, SharePoint, XML), cơ sở dữ liệu (Cơ sở dữ liệu SQL Server, Cơ sở dữ liệu Oracle, cơ sở dữ liệu IBM, Amazon Redshift, Google BigQuery), các bộ dữ liệu Power BI khác, kết nối dữ liệu Azure và nhiều dịch vụ trực tuyến khác như Dynamics 365, Salesforce Reports, Google Analytics, Adobe Analytics…
Ai là người sẽ sử dụng Power BI.
Một khi đã hiểu được Power BI là gì, bạn thấy rằng ứng dụng phân tích kinh doanh này có thể được sử dụng bởi nhiều người ở nhiều vai trò khác nhau trong doanh nghiệp, từ những người quản lý kinh doanh, các nhà phân tích dữ liệu đến những người làm Digital Marketing thường xuyên thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng.
Ngoài ra, Power BI còn cung cấp một cổng thông tin quản trị dành cho quản trị viên (Admin) để cấu hình Power BI, theo dõi việc sử dụng ứng dụng và các giấy tờ liên quan khác (chẳng hạn như giấy phép kinh doanh).
Mục đích chính của các doanh nghiệp khi sử dụng Power BI là gì?
Microsoft Power BI được sử dụng để tìm kiếm các thông tin chuyên sâu (Insight) từ các nguồn dữ liệu (Data) khác nhau của một tổ chức.
Power BI có thể giúp kết nối các tập dữ liệu (Data Sets) khác nhau, chuyển đổi và làm sạch dữ liệu thành các mô hình dữ liệu, đồng thời tạo biểu đồ hoặc đồ thị để cung cấp các hình ảnh trực quan nhất về dữ liệu. Tất cả những thông tin này có thể được chia sẻ với những người dùng Power BI khác trong tổ chức.
Các mô hình dữ liệu (data models) được tạo ra từ Power BI có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như:
Tạo các báo cáo có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến các hoạt động kinh doanh trong thời gian thực.
Giúp các bộ phận hay nhân viên khác nhau trong tổ chức nhìn nhận được vai trò của chính mình để từ đó có thể kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý.
Giúp doanh nghiệp tìm thấy các cơ hội kinh doanh mới, điều mà họ khó có thể có được nếu chỉ nhìn dữ liệu một cách rời rạc.
Power BI cũng có thể cung cấp bảng thông tin điều khiển (dashboards) cho quản trị viên hoặc người quản lý, giúp người làm công tác quản lý hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của các phòng ban.
Cách sử dụng Power BI để phân tích kinh doanh.
Như đã đề cập ở các phần trước, Power BI hoạt động dựa trên 3 thành phần chính đó là Power BI Desktop, Power BI Service và Power BI Mobile.
Power BI Desktop là nơi các nhà phân tích và người dùng khác có thể tạo các kết nối dữ liệu, các báo cáo và mô hình dữ liệu. Power BI Service là nơi có thể chia sẻ các báo cáo đó để những người dùng khác trong tổ chức có thể xem và tương tác với chúng.
Để tạo các báo cáo trong Power BI, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Kết nối các nguồn dữ liệu.
Truy vấn dữ liệu để tạo các báo cáo khác nhau dựa trên các nhu cầu khác nhau.
Xuất bản báo cáo lên Power BI Service.
Chia sẻ báo cáo để những người dùng và thiết bị khác có thể xem và tương tác với báo cáo (thông qua môi trường điện toán đám mây).
Thêm quyền để cung cấp cho những người khác khả năng chỉnh sửa báo cáo, tạo bảng điều khiển hoặc giới hạn khả năng chỉnh sửa của họ.
Những tính năng phổ biến có trong Power BI là gì?
Kể từ khi được ra mắt, Microsoft đã không ngừng cập nhật các tính năng mới vào Power BI Dashboard, dưới đây là một số tính năng quan trọng nhất:
Trí tuệ nhân tạo (AI). Người dùng có thể truy cập vào tính năng nhận dạng hình ảnh và phân tích văn bản trong Power BI, tạo các mô hình máy học (machine learning models) bằng khả năng máy học tự động và tích hợp với Azure Machine Learning.
Hỗ trợ triển khai kết hợp. Tính năng này cung cấp các trình kết nối tích hợp sẵn (built-in connectors) cho phép các công cụ của Power BI kết nối với một số nguồn dữ liệu khác nhau từ Microsoft, Salesforce hay từ các nhà cung cấp khác.
Thông tin chi tiết nhanh. Tính năng này cho phép người dùng xây dựng các tập hợp con dữ liệu và tự động áp dụng kỹ thuật phân tích cho các thông tin đó.
Hỗ trợ mô hình dữ liệu chung. Power BI cho phép sử dụng tập hợp các lược đồ dữ liệu (data schemas) được tiêu chuẩn hóa và có thể mở rộng.
Tích hợp Cortana. Với tính năng này, đặc biệt là trên thiết bị di động, cho phép người dùng truy vấn dữ liệu bằng ngôn ngữ tự nhiên và truy cập kết quả bằng Cortana, một trình trợ lý kỹ thuật số của Microsoft.
Tùy chỉnh. Tính năng này cho phép các nhà phát triển thay đổi giao diện của các công cụ báo cáo và trực quan hóa dữ liệu, cũng như nhập các công cụ mới vào nền tảng.
API để tích hợp. Tính năng này cho phép các nhà phát triển nhúng Power BI vào các sản phẩm hay các phần mềm khác.
Chế độ xem mô hình (Modeling view). Power BI cho phép người dùng chia các mô hình dữ liệu phức tạp theo khu vực thành các sơ đồ riêng biệt, đặt các thuộc tính chung, xem và sửa đổi các thuộc tính, đồng thời giúp đơn giản hoá quá trình sử dụng từ các mô hình dữ liệu phức tạp.
Cách đăng ký và sử dụng Power BI.
Hiện Microsoft chia Power BI thành 3 cấp độ khác nhau: Power BI Desktop, Power BI Pro và Power BI Premium. Power BI Desktop là miễn phí, Power BI Pro có giá 9,99 USD cho mỗi người dùng mỗi tháng.
Bảng giá cho Power BI Premium tùy thuộc vào quy mô triển khai và số lượng người dùng của doanh nghiệp (bao gồm cả dung lượng sử dụng). Bản Premium được bắt đầu ở mức giá 20 USD cho mỗi người dùng mỗi tháng.
Bạn có thể đăng ký và sử dụng Microsoft Power BI tại đây.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ứng dụng Power BI.
Power BI là từ viết tắt của từ gì?
Power BI được viết tắt từ Power Business Intelligence (BI) và tạm dịch là Trí thông minh kinh doanh, Power BI được sử dụng để kết nối và trực quan hoá các dữ liệu rời rạc từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đánh giá một cách nhanh chóng các dữ liệu thu thập được và hơn thế nữa.
Power BI Desktop là gì?
Power BI Desktop là ứng dụng máy tính để bàn (Desktop) chạy trên nền tảng windows của Microsoft Power BI, đó là nơi các nhà phân tích và người dùng khác có thể tạo các kết nối dữ liệu, các báo cáo và mô hình dữ liệu.
Kết luận.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, khi dữ liệu được xem là tài sản vàng của các doanh nghiệp, là nền tảng để doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, việc tận dụng sức mạnh của dữ liệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bằng cách hiểu rõ power bi là gì, các tính năng chính hiện có thể khai thác và hơn thế nữa, những người làm kinh doanh nói chung đang tự tạo ra cho mình nhiều lợi thế cạnh tranh hơn thông qua dữ liệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Bloomberg, từng có thời điểm Shein đạt được mức định giá 100 tỉ USD và đang lên kế hoạch đạt tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) đạt 20 tỷ USD trong năm nay.
Được thành lập vào năm 2008 tại Trung Quốc, Shein hoạt động với mô hình sản xuất nội địa và ưu tiên bán hàng ra nước ngoài, chủ yếu là thông qua môi trường trực tuyến.
Hiện diện chủ yếu trên các mạng xã hội như TikTok, YouTube, Instagram, đế chế kinh doanh thời trang trực tuyến Shein mang về doanh số hàng năm trên 11 tỷ USD, tiếp cận tới khách hàng ở 150 quốc gia.
Tuy nhiên, Shein chỉ mới trở nên phổ biến gần đây ở phương Tây. Năm 2021, các sản phẩm quần áo và thời trang của Shein đã trở thành mặt hàng chính trong tủ quần áo của Gen Z từ Hoa Kỳ cho đến Dubai.
Theo Bloomberg, từng có thời điểm Shein đạt được mức định giá 100 tỉ USD và đang lên kế hoạch đạt tổng giá trị hàng hoá giao dịch (Gross Merchandise Value) đạt 20 tỷ USD trong năm nay, thu hẹp khoảng cách với các thương hiệu lớn như H&M và Zara.
Năm ngoái, Shein đã công bố những chiến lược quan trọng, đó là mở ra các cửa hàng offline tại khu vực Đông Nam Á, như Bangkok, Manila và Singapore.
Leonard Lin, Giám đốc Shein tại Singapore cho biết, công ty xác định châu Á sẽ là thị trường quan trọng để tăng trưởng, với Singapore, Philippines, Thái Lan và Malaysia.
Tại Philippines và Malaysia, Shein lần lượt đứng thứ 3 và thứ 5 trong số các ứng dụng mua sắm có nhiều người dùng hoạt động nhất trong 11 tháng đầu năm 2022. Bên cạnh đó, Shein cũng là ứng dụng mua sắm được tải về nhiều thứ 4 tại Thái Lan.
Với định hướng này, Shein thực sự trở thành một thế lực mới cạnh tranh với Shopee, Lazada, hay thậm chí là TikTok, bất chấp các sàn thương mại điện tử nói trên cung cấp đa dạng hơn về mặt sản phẩm.
Nhất là trong bối cảnh, một báo cáo gần đây cho rằng Shein có thể sẽ sớm chuyển đổi sang mô hình sàn thương mại điện tử (eCommerce) tương tự Amazon thay vì định vị là công ty thời trang kỹ thuật số. Điều này đồng nghĩa, Shein có thể bán cả các thương hiệu bên thứ ba.
Điều này không chỉ giúp Shein có thêm khách hàng, mà còn giúp bổ sung danh mục sản phẩm mà công ty còn thiếu so với Shopee, Lazada, TikTok.
Nguồn tin cho rằng, Shein sẽ bắt đầu chú trọng hơn đến các cửa hàng truyền thống. Tại cửa hàng đầu tiên của Shein ở Tokyo, người mua hàng có thể chụp ảnh selfie trong các phòng thay đồ lớn và có các chủ đề khác nhau. Họ cũng có thể dùng mã QR để mua hàng trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng Shein.
Ngoài giá, Shein cũng sẽ tạo ra sự khác biệt với Shopee, Lazada, TikTok. Cả 3 cái tên này đều có các tính năng như: mua sắm qua livestream và trò chơi tương tác.
Dù vậy, sau cùng, chìa khoá cho thành công của Shein vẫn là giải quyết được bài toán logistics phân mảnh tại Đông Nam Á. Nếu như Lazada mất 10 năm để giải quyết, Shopee mất khoảng 7 năm, thì Shein cần nhanh hơn nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kỹ năng cứng giúp ứng viên thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng, song kỹ năng mềm có thể giúp ứng viên được nhận. Theo LinkedIn, có 5 kỹ năng mềm tạo lợi thế cạnh tranh cho người trẻ.
Nền kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo đối mặt với nhiều rủi ro và nguy cơ sụt giảm tăng trưởng. Dù khả năng suy thoái là vấn đề còn gây tranh cãi, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hầu hết nhà kinh tế đều nhất trí tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại, dự báo giảm còn 2,7%, so với 3,2% năm 2022.
Khi lo ngại về suy thoái và tình trạng sa thải nhân viên thường xuyên trở thành những dòng tít trên các phương tiện truyền thông, sự lo lắng về một thị trường việc làm bấp bênh với sinh viên mới tốt nghiệp cũng tăng lên.
Tại Trung Quốc, thị trường việc làm những năm qua trở nên khó khăn với người trẻ khi nền kinh tế này chịu tác động của Covid-19.
Theo kết quả khảo sát trên người độ tuổi 16-24 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp năm ngoái cao kỷ lục, đạt 19,9% tháng 7, 17,9% tháng 10/2022 và tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 5,5% trong tháng 9.
Một trong nhiều nguyên nhân là những năm gần đây, hàng triệu sinh viên đã được đào tạo với số lượng gấp khoảng 10 lần vài thập niên trước.
Và, một lượng không nhỏ sinh viên được đào tạo để làm văn phòng, trong khi doanh nghiệp đang tinh giản công việc này ở các thành phố lớn.
Còn tại Mỹ, một khảo sát gần đây trên 1.000 sinh viên vừa tốt nghiệp (độ tuổi 18-54) trong 12 tháng qua cho thấy nhiều người lo lắng về “mức độ sẵn sàng cho công việc” của bản thân.
Theo khảo sát, gần một nửa sinh viên mới tốt nghiệp nói họ không nộp đơn xin các công việc ở cấp độ đầu vào, không đòi hỏi kinh nghiệm, vì cảm thấy bản thân không đủ tiêu chuẩn. Với người mới tham gia thị trường lao động, điều này thậm chí còn gây áp lực nhiều hơn.
Nhận định về cơ hội việc làm của người trẻ, Pooja Chhabria – chuyên gia nghề nghiệp, trưởng ban biên tập khu vực châu Á – Thái Bình Dương của mạng xã hội việc làm LinkedIn cho biết: “Một trong các thách thức mà lao động trẻ có thể đối mặt là thiếu kinh nghiệm khi tham gia lực lượng lao động”.
“Kỹ năng cứng có thể giúp ứng viên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, song kỹ năng mềm có thể giúp ứng viên được nhận”, Chhabria nói.
Dù lao động trẻ thuộc Thế hệ Z (độ tuổi 18-24) có thể đang lo lắng về việc bản thân chưa đáp ứng đủ kinh nghiệm, nhiều ngành nghề trên thực tế đang “tích cực” tuyển dụng.
Theo LinkedIn, tháng 10/2022, thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội việc làm này ở các lĩnh vực như quản lý nhà nước ghi nhận tăng trưởng đáng kể so với năm trước, ở mức 52% tại Úc và 88% tại Singapore.
Riêng thông tin tuyển dụng trong ngành bán lẻ tăng 114% ở Úc và 49% ở Ấn Độ, trong khi cơ hội việc làm cho ngành logistics và chuỗi cung ứng tăng 41% ở Singapore.
Dù công việc có thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, song tất cả đều có điểm chung: sự nhấn mạnh vào kỹ năng mềm từ phía nhà tuyển dụng – yếu tố được Chhabria nhận định là được xem trọng bất kể ngành nghề và công việc.
Lao động trẻ làm thế nào tạo lợi thế?
Theo Chhabria, doanh nghiệp hiện đã chuyển từ phương pháp tuyển dụng “dựa trên kinh nghiệm truyền thống” sang phương pháp tuyển dụng lấy kỹ năng làm đầu.
Nguyên nhân được vị chuyên gia từ LinkedIn đưa ra là “tốc độ thay đổi và sự gián đoạn nhanh chóng” mà các ngành công nghiệp đang trải qua cũng như việc tuyển dụng dựa trên kỹ năng giúp nhà tuyển dụng thuê được nhân sự phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
“87% nhà tuyển dụng tin rằng các kỹ năng ứng viên sở hữu là hết sức quan trọng khi xem xét tuyển dụng. Phương pháp tiếp cận dựa trên kỹ năng cũng tạo ra phổ tuyển dụng nhân sự rộng lớn hơn. Và, sự đa dạng nhân sự là yếu tố cần thiết để có thể duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện nay”, Chhabria nói.
Đồng thời, vị chuyên gia cũng cho biết dữ liệu của LinkedIn cho thấy tại khắp châu Á – Thái Bình Dương, phương pháp tuyển dụng dựa trên kỹ năng sẽ giúp nới rộng phổ nhân sự thuộc Thế hệ Z lên 10,8 lần ở Úc, 14,1 lần ở Ấn Độ và 7 lần ở Singapore.
Dù kỹ năng cứng vẫn rất quan trọng để đảm bảo công việc, các kỹ năng mềm có thể giúp ứng viên giành được lợi thế cạnh tranh.
“Kỹ năng cứng là kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển làm chuyên gia bán hàng, bạn cần có kiến thức về quy trình bán hàng và cách sử dụng CRM.
Nhưng, bạn cũng cần kỹ năng mềm như thuyết trình để chốt hợp đồng tốt hơn, hoặc kỹ năng giao tiếp để có thể tự tin giao tiếp với nhóm của mình hay khách hàng”, Chhabria nói.
Theo đó, LinkedIn cho biết 5 kỹ năng mềm sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mà người trẻ cần trau dồi:
1. Giao tiếp: Khả năng truyền đạt ý tưởng, quan điểm và suy nghĩ của bản thân một cách ngắn gọn để mọi người có thể hiểu những gì bạn đang chia sẻ.
2. Quản lý thời gian: Khi hình thức làm việc từ xa ngày càng phổ biến, kỹ năng quản lý thời gian càng trở nên quan trọng trong việc xây dựng lòng tin với nhà tuyển dụng và thể hiện giá trị mà bạn đem lại cho cả nhóm
3. Tư duy phản biện: Khả năng hiểu và giải quyết một tình huống dựa trên tất cả sự kiện và thông tin có sẵn.
4. Giải quyết vấn đề: Đưa ra giải pháp và tìm kiếm cách thức mới để giải quyết vấn đề.
5. Làm việc với người khác: Sau đại dịch, khả năng xây dựng mối quan hệ và cộng tác với các nhóm trên toàn thế giới sẽ là một kỹ năng quan trọng.
“Một cách để phát triển các kỹ năng nói trên là bước ra khỏi vùng an toàn của mỗi người. Dấn thân vào một nhiệm vụ hoặc dự án mới có thể giúp cải thiện khả năng giải quyết vấn đề của bạn và mang đến cơ hội học cách xử lý căng thẳng, chỉ trích và xung đột tốt hơn”, Chhabria khuyên.
“Người lao động trẻ cũng có thể cân nhắc tham gia một số tổ chức nghề nghiệp hoặc các nhóm kết nối. Đây là những nền tảng tuyệt vời để giúp bạn thực hành kỹ năng giao tiếp và làm việc với người khác”, vị chuyên gia bổ sung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một số thông tin mới đây, Microsoft đang nỗ lực hết sức để ra mắt phiên bản Bing mới, tích hợp công nghệ ChatGPT của OpenAI để tạo ra cuộc cách mạng mới đối với công cụ tìm kiếm.
Theo Windows Central, nhiều người dùng đã vô tình nhìn thấy bản xem trước của Bing phiên bản mới trước khi Microsoft nhanh chóng đóng lại.
Gần đây, Microsoft được cho là chuẩn bị ra mắt công cụ tìm kiếm Bing tích hợp ChatGPT-4. Những rò rỉ mới nhất dường như xác nhận tin đồn này.
Người dùng Owen Yin kịp chụp ảnh màn hình và còn dùng thử một số tính năng trước khi bị tước quyền truy cập. Dù vậy, nó phần nào giúp chúng ta hình dung được tương lai của Bing và tìm kiếm Internet trên nền trí tuệ nhân tạo (AI).
Đầu tiên, phiên bản Bing mới tự nhận nó không chỉ là một hộp thoại tìm kiếm. Bing tự mô tả là “trợ lý nghiên cứu, người lên kế hoạch cá nhân và đối tác sáng tạo”.
Thay đổi lớn nhất giữa công cụ tìm kiếm web thông thường và Bing AI là thanh tìm kiếm trở thành một hộp thoại. Nó có kích cỡ lớn hơn, khuyến khích ngôn ngữ tự nhiên thay vì những từ khóa. Bạn có thể hỏi Bing tìm kiếm các chủ đề hay ý tưởng cụ thể, thậm chí hỏi ý kiến. Kết quả trả về dưới dạng bóng chat.
Tất cả thông tin tham khảo sẽ được trích dẫn ở dưới cùng bóng chat để người dùng bấm vào xem thêm. Chẳng hạn, Yin hỏi Bing về các bộ phim đang chiếu rồi phim nào thú vị nhất. Bing còn hỏi ngược lại Yin để hiểu rõ hơn về từ khóa và cung cấp thông tin bổ sung nếu cần thiết.
Theo Yin, Bing vẫn cho phép tìm kiếm web theo cách truyền thống nếu thích dùng từ khóa trong hộp tìm kiếm cổ điển. Windows Central nhận định những thay đổi của Bing có thể thay đổi cách chúng ta vẫn tìm kiếm trên Internet.
Dù chưa thông báo sự kiện nào, Microsoft đã xác nhận sẽ tích hợp công nghệ của OpenAI vào trong các sản phẩm của mình, bao gồm Microsoft Teams.
Trong một blog, hãng phần mềm công bố chi tiết mọi tính năng mới sẽ có mặt trên Teams trong các tháng tới. Phần lớn dựa trên OpenAI và ChatGPT-3.5.
Có lẽ tính năng quan trọng nhất là AI sẽ tóm tắt cuộc họp theo định dạng dễ hiểu, mạch lạc để những ai bỏ lỡ cuộc họp tham khảo. Nhờ đó, bạn sẽ không mất nhiều thời gian nghe lại những bản ghi âm cuộc họp. AI sẽ chia cuộc họp thành các mục để bạn lựa chọn.
Bên cạnh đó, tính năng dịch trực tiếp đã có sẵn. Với Microsoft Teams Premium, người dùng sẽ được dịch trực tiếp từ 40 ngôn ngữ, giúp cuộc họp trở nên hiệu quả hơn.
Sau khi OpenAI công bố ChatGPT-3.5, cụm từ AI trở nên quen thuộc hơn với những người dùng phổ thông. Microsoft đầu tư mạnh vào OpenAI với khoản tiền lên tới 10 tỷ USD. Trước đó, có thông tin Microsoft sẽ tích hợp AI trong bộ ứng dụng văn phòng Office.
Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft hiện chiếm khoảng 9% thị phần mảng công cụ tìm kiếm toàn cầu tính đến 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bard là một dịch vụ đàm thoại AI đang được Google phát triển và có thể trở thành đối thủ nặng ký với ChatGPT.
Rạng sáng 7/2 theo giờ Việt Nam, trên blog chính thức, CEO Sundar Pichai của Google đăng tải bài viết Bước đi quan trọng tiếp theo trên hành trình phát triển AI của chúng tôi, qua đó giới thiệu Bard, một dịch vụ đàm thoại AI, đối thủ tiềm tàng của ChatGPT.
Bard sẽ trả lời câu hỏi của người dùng và tham gia các cuộc trò chuyện. Pichai tiết lộ đang thử nghiệm công cụ chatbot AI này trên một nhóm nhỏ, trước khi phổ biến rộng rãi hơn trong vài tuần tới.
Chi tiết về dịch vụ này sẽ được Google công bố trong sự kiện diễn ra vào 8h30 tối 8/2 (theo giờ Việt Nam) và phát trực tiếp trên YouTube.
Chưa có thông tin chính xác về khả năng của Bard, theo The Verge, có vẻ như đây là chatbot miễn phí tương tự ChatGPT của OpenAI cho thấy dịch vụ khuyến khích người dùng đặt câu hỏi thực tế, chẳng hạn như cách lập tắm cho em bé hoặc loại thức ăn có thể được chế biến từ danh sách nguyên liệu sẵn có dành cho bữa trưa.
“Bard tìm cách kết hợp bề rộng kiến thức của thế giới với sức mạnh, trí thông minh và sự sáng tạo của các mô hình ngôn ngữ rộng lớn của chúng tôi”, CEO Google viết trên blog.
Pichai cũng lưu ý rằng Bard “dựa trên thông tin từ web để cung cấp các câu trả lời mới, chất lượng cao”. Điều đó cho thấy công cụ có thể trả lời các câu hỏi về những sự kiện gần đây – điều mà ChatGPT gặp khó khăn.
Theo nhận định của The Verge, thông báo có phần vội vã và chưa đầy đủ của Google là dấu hiệu cho thấy ông lớn công nghệ này không ngồi yên trước sức hút mạnh mẽ của ChatGPT.
Mặc dù công nghệ cơ bản của ChatGPT không mang tính cách mạng, quyết định cung cấp miễn phí trên web đã giúp hàng triệu người tiếp cận với hình thức tạo văn bản tự động mới lạ này.
Do đó, ChatGPT tạo ra tác động lớn. Hàng loạt cuộc thảo luận sôi nổi về vai trò của chatbot AI đối với giáo dục, công việc và tương lai của tìm kiếm trên Internet – mối quan tâm đặc biệt của Google.
Microsoft, công ty đã đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI, cũng đã tận dụng thời điểm này. Công ty dự định tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing cũng như các sản phẩm khác trong bộ phần mềm văn phòng nổi tiếng của mình. Tuần trước, đã xuất hiện ảnh chụp màn hình Bing được tích hợp ChatGPT.
Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu toàn bộ các nội dung xoay quanh thuật ngữ Niche Market (Tiếng Việt có nghĩa là Thị trường ngách) như Niche Market là gì, cách xác định Niche Market, các chiến lược được sử dụng trong Niche Market, cách định vị trong Niche Market và hơn thế nữa.
Niche Market là gì? Nằm trong tổng thể về thị trường, khái niệm Niche Market đề cập đến các thị trường nhỏ và đặc biệt, nó là một phần của một thị trường rộng lớn. Trong khi việc nhắm mục tiêu vào các phân khúc thị trường lớn thường đi kèm với nhiều rủi ro về cạnh tranh, Niche Market hoặc các thị trường chưa được áp ứng tốt (underserved market) là nơi doanh nghiệp có thể xây dựng sự khác biệt.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Tại sao lựa chọn và tập trung vào Niche Market là chiến lược khôn ngoan?
Những chiến lược marketing phổ biến được sử dụng trong Niche Market là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm Niche Market.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Niche Market là gì?
Niche Market là các Market hay Thị trường nhỏ, nói cách khác, đó là một phân khúc thị trường nằm trong một thị trường rộng lớn hơn có thể được xác định và phân chia bởi nhu cầu, sở thích, địa lý hay các bản sắc riêng biệt nào đó khiến nó khác biệt với các phần còn lại của thị trường nói chung.
Ví dụ, trong thị trường đồ uống (F&B), có nhiều phân khúc hoặc ngóc ngách thị trường khác nhau. Những đồ uống không có chất béo có thể là một Niche Market.
Về mặt tổng thể, các thị trường có thể được phân chia thành các ngách hay phân khúc khác nhau theo nhu cầu và sở thích. Bạn có thể xác định các Niche Market dựa trên:
Giá (cao, vừa phải, giá rẻ).
Nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ học vấn).
Mức độ chất lượng (cao cấp, thủ công, tiết kiệm).
Tâm lý học (giá trị, sở thích, thái độ).
Địa lý (cư dân của một quốc gia, thành phố hoặc thậm chí là các khu vực lân cận).
Chọn tập trung vào một Niche Market có nghĩa là doanh nghiệp sẽ hướng phục vụ cho một nhóm đối tượng mục tiêu nhất định, khi này doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hơn so với những đối thủ vốn đang nhắm vào các thị trường lớn.
Cách xác định Niche Market.
Một khi bạn đã hiểu được Niche Market là gì và bạn muốn là một phần của chiến lược này, bạn có thể tiến hành tới giai đoạn tiếp theo đó là từng bước xác định Niche Market của riêng mình.
Dưới đây là từng bước để xác định Niche Market mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1 – Xác định mục tiêu.
Ở phần mở đầu này, bạn cần xác định rõ các thông tin nền tảng như bạn muốn kinh doanh hay hợp tác với ai, bán hàng cho ai, hay kiểu (mô hình) kinh doanh mà bạn đang hướng tới là gì, bạn cũng cần xác định cụ thể về chân dung của các nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ phục vụ họ.
Nếu quan sát trên thị trường, bạn thấy rằng hiếm có một sản phẩm nào là “dành cho tất cả mọi người”.
Ngoài ra, bởi vì bạn đang xây dựng chiến lược tiếp cận cho Niche Market, tức một thị trường hẹp, chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu của bạn cần cụ thể.
Ví dụ, thay vì bạn chọn các nhóm khách hàng là Gen Z, bạn cần chi tiết thành Gen Z, Nam giới, có thu thập cao, và hiện đang sinh sống tại các thành phố lớn.
Bước 2 – Tập trung vào những gì thương hiệu có thể làm tốt nhất cho những khách hàng hiện có trong Niche Market.
Tiếp theo, bạn cần làm rõ những gì bạn muốn bán. Hãy nhớ rằng a) bạn không thể là tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người và b) nhỏ hơn là lớn hơn.
Như đã phân tích ở trên, một khi đã chọn chiến lược tập trung vào Niche Market, những gì bạn làm hay cung cấp cho khách hàng của mình phải cụ thể và riêng biệt.
Ví dụ, kinh doanh bán lẻ quần áo không phải là một Niche Market mà là một lĩnh vực hay ngành hàng, một phân khúc cụ thể hơn có thể là “quần áo cỡ lớn cho những người có vóc dáng cao lớn”.
Để thành công với chiến lược này, bạn cần dựa trên những năng lực đặc biệt hay những lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường.
Bước 3 – Mô tả và thấu hiểu khách hàng mục tiêu.
Với những ai làm kinh doanh và marketing, “Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với chính mình” chắc chắn không phải là thứ gì đó quá mới mẻ.
Để có thể đáp ứng được mong muốn hay kỳ vọng của khách hàng, dù là trong thị trường rộng lớn hay Niche Market, bạn cần nhìn thế giới từ quan điểm của họ. Cách tốt nhất để làm điều này là thường xuyên trò chuyện với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
Bước 4 – Kết nối.
Ở giai đoạn này, Niche Market của bạn sẽ bắt đầu hình thành khi ý tưởng (thế mạnh) của bạn và nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng được kết hợp lại để tạo ra một thứ gì đó mới và độc đáo.
Một Niche Market tốt là thị trường có các đặc điểm như nó có thể giúp doanh nghiệp phát triển trong dài hạn, luôn có một lượng khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi trả, những gì bạn có trên Niche Market là khó thay thế.
Bước 5 – Đánh giá Niche Market.
Tới đây, khi bạn đã có trong tay phần lớn các dữ liệu về chính doanh nghiệp của mình, về khách hàng cũng như thị trường, bạn cần khách quan đánh giá các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp.
Nếu tất cả những gì bạn cung cấp là quá bình thường, tức không có gì độc đáo hay không chứa ít nhất là 1 tiêu chí trong các tiêu chí lựa chọn Niche Market tốt nói trên, có thể bạn sẽ cần một Niche Market khác.
Ở bước 5, khi bạn nhận thấy mọi thứ là phù hợp, hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có cơ hội thành công với Niche Market của mình, hãy cho mọi người cơ hội mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đó chính là lúc bạn đưa nó ra thị trường.
Dù đó là việc cho dùng thử sản phẩm, chạy các chương trình khuyến mãi lớn, hay quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, bạn tiếp cận càng nhiều khách hàng và càng nhiều người sẵn sàng dùng thử nó thì càng tốt.
Bước 6 – Mở rộng thị trường.
Cuối cùng, và cũng là giai đoạn mà tất cả những người làm kinh doanh và marketing đều mong muốn đó là mở rộng quy mô sản xuất khi thử nghiệm thị trường đã được chứng minh là thành công.
Sự khác biệt cơ bản giữa Niche Market và Mass Market là gì?
Trái ngược lại với khái niệm Niche Market, tức là các phân khúc thị trường nhỏ và hẹp, thị trường đại trà hay Mass Market đề cập đến các thị trường rộng lớn, nơi doanh nghiệp sẽ chọn tiếp cận và bán hàng tới một lượng lớn người tiêu dùng với các nhu cầu thông thường chung.
Những quy tắc làm Marketing không thể quên khi tiếp cận Niche Market.
Ở khía cạnh marketing, làm truyền thông cho Niche Market luôn khó khăn hơn nhiều so với thị trường đại trà (Mass Market).
Vì doanh nghiệp chỉ phục vụ cho một nhóm người nhỏ, họ không thể áp dụng cách thức truyền thông “bao phủ” như nhiều doanh nghiệp vẫn làm, cũng bởi vì điều này, chi phí tiếp cận khách hàng trong Niche Market thường cao hơn nhiều.
Để có thể trở nên hiệu quả hơn trong các chiến lược marketing của mình, dưới đây là một số nguyên tắc marketing bạn có thể tham khảo.
Truyền thông trong Niche Market là truyền thông về những điều riêng biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt.
Những lợi ích mà bạn hứa hẹn tới khách hàng phải có sức hấp dẫn đặc biệt. Liệu bạn có thể cung cấp những gì mới và hấp dẫn hay không?
Bạn cần xác định những nhu cầu đặc biệt của các nhóm đối tượng tiềm năng và tìm cách điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đáp ứng các kỳ vọng đó.
Nếu bạn nói là bạn đang bán dầu gội đầu, có thể sẽ không ai sẵn sàng nghe bạn, nhưng nếu bạn nói là dầu gội của bạn có tính năng giúp kháng khuẩn trên da đầu, mọi thứ có thể sẽ khác.
Để có thể kể nên các câu chuyện hấp dẫn tới khách hàng, thuật kể chuyện (storytelling) sẽ là một chiến lược khôn ngoan.
Sử dụng ngôn ngữ độc đáo riêng.
Khi tiếp cận một Niche Market mới, các marketer bắt buộc phải nói được ngôn ngữ của riêng họ. Nói cách khác, bạn nên hiểu các “điểm nóng” hay nỗi đau hiện có của thị trường và sẵn sàng giao tiếp với các khách hàng với tư cách là một thành viên “hiểu chuyện” thay vì là một đơn vị bán hàng ngoài cuộc.
Trong trường hợp việc tiếp cận một Niche Market mới không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về ngôn ngữ hoặc văn hoá, điều quan trọng là phải hiểu các vấn đề chính của các khách hàng và cách họ muốn giao tiếp với thương hiệu.
Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thuộc Gen Z, việc tận dụng các nội dung mang tính xu hướng (Trendy), tiếp cận họ trên các kênh truyền thông mới, hay sử dụng các biệt ngữ mà họ vẫn thường sử dụng dường như là điều bắt buộc.
Tại sao lựa chọn và tập trung vào Niche Market là chiến lược khôn ngoan?
Khi nói đến việc lựa chọn các cơ hội hay thị trường mục tiêu, “Go Big or Go Home” có thể là cụm từ mà nhiều người làm kinh doanh nghe và thấy nhất.
Về cơ bản, với chiến lược tiếp cận này, thành công được định nghĩa không nhất thiết phải dựa trên lợi nhuận, mà bằng khả năng tìm thấy các thị trường lớn (big/mass market) hiện có nhu cầu.
Sở dĩ, các doanh nghiệp chọn con đường này là bởi vì các thị trường lớn vốn có số lượng lớn khách hàng để tiếp cận, tiềm năng doanh thu và lợi nhuận lớn, cơ hội nhiều.
Tuy nhiên, có một thực tế là, việc theo đuổi các nhóm người mua lớn nhất và đáp ứng các nhu cầu (hiện có) của họ không phải là con đường duy nhất để thâm nhập và tăng trưởng, thậm chí trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp sẽ bị đẩy vào tình huống phải cạnh tranh với nhau thông qua các sản phẩm là các hàng hoá thông thường (commodity) hơn cái được gọi là thương hiệu (sản phẩm không chỉ phục vụ các nhu cầu thông thường).
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hay đơn giản là người làm marketing đang tìm kiếm các cơ hội mới, câu hỏi đặt ra là liệu bạn có thể làm tốt hơn nếu tập trung vào Niche Market hay các thị trường còn chưa được áp ứng tốt hay không.
Các thị trường này mặc dù không lớn tuy nhiên ít cạnh tranh hơn và có thể dễ dàng trong việc xây dựng sự khác biệt hóa hơn.
Cơ hội càng rõ ràng và nhiều thì sự cạnh tranh càng lớn và đa dạng.
Khi nhiều người thể hiện rõ nhu cầu của họ về một thứ gì đó, điều tất yếu là nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ưu tiên nhắm mục tiêu đến nó – mối quan tâm chính của họ khi này là làm thế nào để phát triển doanh nghiệp từ đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo một cách khác biệt và tốt nhất.
Kết quả là, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp hay thương hiệu khiến cho giá cả thường trở thành yếu tố khác biệt duy nhất mà khách hàng thực sự có thể nhìn thấy.
Trong một thị trường đại chúng (mass market) rộng lớn và đông đúc như vậy, các sản phẩm hay dịch vụ có xu hướng trở thành các hàng hóa thông thường (commoditized), tức về cơ bản các sản phẩm khi này là giống nhau về công dụng và tính năng.
Trong phạm vi kinh tế học, một sản phẩm được xem là hàng hoá thông thường (commodity) khi người tiêu dùng không quan tâm đến việc ai là người sản xuất ra chúng vì cơ bản chúng là giống nhau về công dụng, mục đích và nhiều tính năng sản phẩm khác.
Lấy ví dụ như cà phê, gạo hay hạt tiêu, nó vốn là các hàng hoá thông thường trong nhiều thập kỷ cho đến khi một số doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh nhận ra rằng khách hàng của họ còn có nhiều nhu cầu khác hơn chỉ đơn giản là “cà phê là cà phê”.
Trong bối cảnh này, việc tìm ra một Niche Market mới hay một phân khúc (segment) mà ở đó khách hàng vẫn chưa được đáp ứng tốt nhu cầu (cơ bản) của họ là một chiến lược hết sức khôn ngoan mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.
Mặc dù số lượng khách hàng trong Niche Market đó có thể ít hơn, nhưng doanh nghiệp sẽ ít bị cạnh tranh hơn và có thể dễ dàng hơn trong việc trở thành người dẫn đầu (market leader) thông qua các sản phẩm khác biệt.
Liên quan đến chiến lược này, khi nói đến các hoạt động SEO. Nếu bạn có thể tìm thấy các từ khóa (thường là các từ khoá dài) có liên quan mà hầu hết các website khác chưa sử dụng, bạn có nhiều cách hơn để ON TOP trên Google.
Rủi ro vẫn còn đó nhưng đáng giá hơn.
Phải thừa nhận rằng khi doanh nghiệp quyết định tham gia vào một Niche Market cũng có thể có những rủi ro nhất định chứ không phải hoàn toàn là các cơ hội.
Tuy nhiên, việc thâm nhập vào các Niche Market và giải quyết các vấn đề mà ở đó khách hàng vẫn chưa được áp ứng thoả mãn (ngay cả với các nhu cầu cơ bản), bạn có thể tận dụng những thế mạnh mà bạn đã có thay vì thay đổi mọi thứ để thích nghi với các bối cảnh kinh doanh mới.
Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là hãy xem xét những gì họ có thể làm tốt hoặc đã có sẵn các nguồn lực, sau đó kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ vốn chưa có nhiều yếu tố cạnh tranh trong thị trường. Sau đó, cần dành nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ bền vững với khách hàng.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm Niche Market.
Niche Market có nghĩa là gì?
Niche Market là các phân khúc thị trường nhỏ, nơi doanh nghiệp sẽ quyết định đáp ứng các nhu cầu riêng biệt cho một nhóm khách hàng cụ thể.
Kết luận.
Là công ty khởi nghiệp, thay vì bạn cố gắng để bán tất cả mọi thứ hay cố gắng để trở thành người có thể cung cấp mọi giải pháp đến khách hàng, bạn chỉ cần tập trung vào Niche Market và làm tốt nhất ở khâu đó là đủ. Điều kiện cần của bạn bây giờ là hiểu rõ bản chất của Niche Market là gì và nên áp dụng các chiến lược vào thị trường đó như thế nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT đã vượt qua bài phỏng vấn tuyển dụng của Google cho vị trí lập trình viên để hưởng lương lên đến 183.000 USD/năm (gần 4,3 tỉ đồng).
Thông tin trên được tờ Canada Today dẫn tài liệu nội bộ rò rỉ từ Google hôm 2-2. Theo mô tả, Google đã cung cấp một loạt các câu hỏi tuyển dụng mà hãng dùng để phỏng vấn cho vị trí lập trình để thử trí thông minh của ChatGPT .
Kết quả đã khiến các nhà tuyển dụng của Google phải bất ngờ khi ChatGPT đã vượt qua được bài phỏng vấn để được tuyển dụng cho vị trí kỹ sư phần mềm cấp 3 tại Google, tương đương với mức lương khoảng 183.000 USD/năm.
“Quy trình phỏng vấn kỹ sư phần mềm của Google chủ yếu dựa vào các hỏi về kỹ thuật. Vì thế, đã không làm khó được ChatGPT” – tờ Canada Today viết.
Tuy nhiên, với các câu hỏi về “kỹ năng mềm” và liên quan đến hành vi, ChatGPT đã gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể trả lời được. Đây có thể xem là rào cản lớn nhất để ChatGPT có thể thay thế hoàn toàn công việc của con người.
ChatGPT có thể thay thế lập trình viên?
ChatGPT hiện đang được phát triển để có thể hỗ trợ lập trình hoặc tìm các lỗi trong mã lập trình. Cùng với việc “trúng tuyển” vị trí kỹ sư phần mềm của Google đã khiến nhiều lập trình viên lo ngại ChatGPT có thể thay thế vị trí của họ.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng trí tuệ nhân tạo vẫn còn thiếu đi nhiều kỹ năng cần thiết để có thể thay thế các lập trình viên, đặc biệt kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm.
“Với các dự án lớn đòi hỏi sự phối hợp và làm việc theo nhóm ăn ý của đội ngũ lập trình viên, kết hợp với các đội ngũ khác như thiết kế phần cứng, thử nghiệm phần mềm… đây là những điều mà AI vẫn chưa thể thực hiện được”- kỹ sư phầm mềm Stephen Damien của Microsoft nhận định.
Ngay cả ChatGPT khi được hỏi cũng thừa nhận thời điểm hiện tại nó “chưa thể thay thế được vai trò của các lập trình viên”.
“Không, ChatGPT sẽ không thay thế được các kỹ sư phần mềm. ChatGPT là một công cụ có thể hỗ trợ một số tác vụ nhất định nhưng không thể thay thế hoàn toàn khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy phản biện của một kỹ sư phần mềm con người. Ngoài ra, ChatGPT cần có sự giám sát và chỉ đạo của con người để hoạt động hiệu quả” – sản phẩm của công ty OpenAI thừa nhận.
Khi tiếp tục đặt câu hỏi liệu điều đó có thay đổi trong 20 năm tới hay không?. Đáp lời, ChatGPT cho rằng tương lai nó có thể thay thế một số vị trí công việc cấp thấp, không phải là sự thay thế hoàn toàn mà chỉ đóng vai trò công cụ hỗ trợ các kỹ sư phần mềm con người.
Báo cáo mới từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy Apple chiếm một phần lớn nguồn lợi nhuận từ hoạt động bán smartphone toàn cầu trong năm 2022.
Theo Neowin, Apple đã thu về 85% lợi nhuận hoạt động và 48% doanh thu từ việc bán smartphone trong suốt cả năm, tạo nên con số kỷ lục mới cho công ty sau 15 năm tồn tại của iPhone.
Dữ liệu từ Counterpoint Research chỉ ra rằng thị trường smartphone toàn cầu đã trải qua sự sụt giảm trong quý 4/2022 khi chỉ đạt 304 triệu chiếc xuất xưởng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước đó.
Cả năm 2022, tổng doanh số smartphone giảm 12%, đạt mức 1,2 tỉ chiếc và thấp nhất kể từ năm 2013. Doanh thu smartphone toàn cầu cũng giảm 9%, xuống còn 409 tỉ USD và là mức thấp nhất kể từ năm 2017.
Mặc dù vậy, Apple đã chứng kiến một bước đột phá trên thị trường khi thay thế Samsung trở thành hãng sản xuất smartphone hàng đầu vào quý 4/2022 nhờ sự ra mắt của dòng iPhone 14.
Giám đốc nghiên cứu Jeff Fieldhack của Counterpoint Research cho biết việc quản lý thành thạo các vấn đề sản xuất đã giúp Apple vượt qua một năm vốn bị tàn phá bởi những bất ổn kinh tế và địa chính trị tốt hơn so với các hãng smartphone khác.
Dòng iPhone Pro tiếp tục hoạt động tốt và tỷ lệ lô hàng iPhone có thể còn cao hơn nếu không phải do các vấn đề sản xuất liên quan đến bùng phát Covid-19 tại nhà máy Trịnh Châu (Trung Quốc) – nơi sản xuất phần lớn dòng iPhone Pro.
Thành công của Apple về lợi nhuận có thể đến từ phân khúc cao cấp – thị trường chính của hãng và ít bị ảnh hưởng bởi những bất ổn kinh tế và địa chính trị trong năm.
Sở thích của người dùng smartphone đối với các thiết bị cao cấp có tuổi thọ cao hơn cũng phù hợp với danh tiếng của Apple về sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.
Xu hướng này đã thúc đẩy hơn nữa hiệu suất của Apple trên thị trường smartphone, cho phép công ty đạt được tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận hoạt động trong năm 2022 cao nhất từ trước đến nay.
Counterpoint Research dự đoán thị trường smartphone toàn cầu sẽ vẫn chịu áp lực cho đến giữa năm 2023, thời điểm dự kiến bắt đầu phục hồi.
Tính đến năm 2022, Apple chiếm khoảng 15% thị phần của thị trường smartphone.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon nói rằng một số câu trả lời của ChatGPT giống với các tài liệu bí mật được lưu hành nội bộ công ty.
Tháng trước, một kênh Slack (làm việc nhóm) nội bộ tại Amazon tràn ngập các câu hỏi của nhân viên về ChatGPT – công cụ trí tuệ nhân tạo đã gây bão trong giới công nghệ kể từ khi phát hành vào cuối tháng 11/2022.
Một số người hỏi liệu Amazon có hướng dẫn chính thức về cách sử dụng ChatGPT trên các thiết bị làm việc hay không. Những người khác thắc mắc liệu họ có được phép sử dụng công cụ AI cho công việc hay không.
Một người đã thúc giục đơn vị đám mây Amazon Web Services công bố quan điểm của mình về “việc sử dụng hợp lý các công cụ AI tổng quát”, như ChatGPT.
Ngay sau đó, một luật sư của Amazon đã lên tiếng. Bà đã cảnh báo các nhân viên không được cung cấp cho ChatGPT “bất kỳ thông tin bí mật nào của Amazon (bao gồm cả mã làm việc tại Amazon)”.
Vị luật sư, đồng thời là cố vấn cao cấp tại Amazon đã yêu cầu nhân viên tuân theo các chính sách bảo mật và xung đột lợi ích hiện có vì đã có “trường hợp” phản hồi ChatGPT giống với dữ liệu nội bộ của Amazon.
“Điều này rất quan trọng vì những gì người dùng nhập lên có thể được sử dụng làm dữ liệu huấn luyện cho một lần lặp lại ChatGPT tiếp theo và chúng tôi không muốn đầu ra của nó bao gồm hoặc giống với những thông tin được lưu hành nội bộ”, luật sư viết.
ChatGPT là một công cụ chat AI có thể trả lời các câu hỏi của người dùng một cách thông minh và rõ ràng. Sự phát triển nhanh chóng của phần mềm này có khả năng thay đổi một số ngành như truyền thông, học thuật, y học,… Điều này dẫn đến những hoài nghi trong việc sử dụng chatbot và hậu quả của nó.
Câu hỏi về việc chia sẻ thông tin bí mật của doanh nghiệp cho ChatGPT và OpenAI – startup tạo ra công cụ này, trở thành vấn đề hóc búa trong tương lai.
Điều này đặc biệt quan trọng với Amazon bởi công ty đối thủ Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào OpenAI, bao gồm cả khoản đầu tư mới nhất trị giá 10 tỷ USD.
“Sẽ rất khó để buộc OpenAI minh bạch về cách họ sử dụng dữ liệu đầu vào để đào tạo ChatGPT. Tôi cho rằng sau một thời gian sử dụng ChatGPT, các tập đoàn sẽ tự hỏi liệu OpenAI có thể âm thầm trích xuất dữ liệu công ty của họ hay không”, Emily Bender – giảng viên về ngôn ngữ học máy tính tại Đại học Washington, đặt vấn đề.
Người phát ngôn của Amazon đã không trả lời yêu cầu bình luận. Trong khi đại diện OpenAI cho biết nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến dữ liệu và chính sách quyền riêng tư của ChatGPT người dùng có thể vào mục “Câu hỏi thường gặp của ChatGPT” để tìm hiểu.
Nhân viên Amazon dùng ChatGPT làm “trợ lý viết code”.
Amazon đã đưa ra một số biện pháp bảo vệ nội bộ trước ChatGPT. Chẳng hạn khi nhân viên sử dụng thiết bị làm việc để truy cập trang web ChatGPT, một thông báo cảnh báo sẽ bật lên cho biết họ sắp truy cập dịch vụ của bên thứ ba mà “có thể không được Amazon Security chấp thuận sử dụng”.
Các nhân viên Amazon nói rằng họ có thể bỏ qua thông báo đó bằng cách nhấp vào tab “Xác nhận”. Nhân viên phỏng đoán cửa sổ bật lên cảnh báo ở đó để ngăn nhân viên chia sẻ thông tin bí mật vào ChatGPT, đặc biệt là vì họ chưa thấy chính sách nào của công ty về việc sử dụng nội bộ.
Tuy nhiên, một số nhân viên Amazon đã sử dụng công cụ AI như một “trợ lý mã hóa” phần mềm bằng cách yêu cầu nó cải thiện các dòng mã (Code) bên trong. ”Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt vời nếu có thể sử dụng nó ngay bây giờ,” một người viết trên Slack. “Vừa sợ vừa thích thú”.
Một nhân viên khác cho biết anh ấy đã chia sẻ với ChatGPT một số câu hỏi phỏng vấn của Amazon cho vị trí viết mã nguồn mở. Theo bài đăng của nhân viên này trên Slack, ChatGPT đã đưa ra giải pháp chính xác cho một số câu hỏi kỹ thuật này.
Nhìn chung, các nhân viên của Amazon rất hào hứng với tiềm năng của ChatGPT và tự hỏi liệu Amazon có đang phát triển một sản phẩm cạnh tranh hay không.
Luật sư của công ty đã cảnh báo nhân viên về việc sử dụng ChatGPT cho biết Amazon đang phát triển rộng rãi “công nghệ tương tự”, trong đó bao gồm trích dẫn trợ lý giọng nói Alexa và dịch vụ đề xuất mã CodeWhisperer.
Theo Bender từ Đại học Washington, việc sử dụng ChatGPT ngày càng tăng tại nơi làm việc đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cách OpenAI dự định sử dụng các dữ liệu được người dùng chia sẻ.
Điều khoản dịch vụ của OpenAI yêu cầu người dùng đồng ý rằng công ty có thể sử dụng tất cả các dữ kiện đầu vào và đầu ra do người dùng và ChatGPT tạo ra. Họ cũng cho biết sẽ xóa tất cả thông tin nhận dạng cá nhân khỏi dữ liệu mà ChatGPT sử dụng.
Giảng viên Bender nhận xét rằng thật khó để biết OpenAI đã xác định và xóa thông tin cá nhân “triệt để” như thế nào, do quy mô phát triển nhanh chóng của ChatGPT – nó đã vượt mốc 1 triệu người dùng trong vòng một tuần kể từ khi ra mắt.
Tuy nhiên, đối với các nhân viên của Amazon, có lẽ quyền riêng tư dữ liệu dường như không phải là vấn đề đáng quan tâm. H
ọ cho biết việc sử dụng chatbot tại nơi làm việc đã dẫn đến “năng suất tăng gấp 10 lần” và nhiều người bày tỏ mong muốn tham gia vào các nhóm nội bộ để phát triển các dịch vụ tương tự.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google đã đầu tư gần 400 triệu USD vào Anthropic, công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) đối thủ của ChatGPT, Bloomberg dẫn nguồn tin quen thuộc với thỏa thuận cho biết.
Hiện cả Google và Anthropic đều từ chối bình luận về khoản đầu tư, nhưng lại thông báo riêng về mối quan hệ đối tác trong đó Anthropic sẽ sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Google. Thỏa thuận này đánh dấu liên minh mới nhất giữa gã khổng lồ công nghệ và công ty khởi nghiệp về AI, đặc biệt khi lĩnh vực AI tổng hợp (Generative AI) đang “nóng” lên.
Được biết, Google sẽ có được cổ phần của Anthropic, nhưng hãng công nghệ Mỹ không yêu cầu Anthropic phải chi tiền mua dịch vụ điện toán đám mây.
Bộ phận đám mây của Google cũng sẽ cung cấp sức mạnh tính toán và chip AI tiên tiến mà Anthropic dự định sử dụng để đào tạo và triển khai các sản phẩm AI trong tương lai.
“AI đã phát triển từ các nghiên cứu học thuật để trở thành một trong những động lực lớn nhất của thay đổi công nghệ, tạo ra cơ hội mới để phát triển và cải thiện dịch vụ trên tất cả các ngành công nghiệp.
Google Cloud đang cung cấp cơ sở hạ tầng mở cho thế hệ khởi nghiệp AI tiếp theo và sự hợp tác với Anthropic là ví dụ tuyệt vời về cách chúng tôi đang giúp người dùng và doanh nghiệp khai thác sức mạnh của AI một cách đáng tin cậy và có trách nhiệm”, Giám đốc điều hành Google Cloud Thomas Kurian nói.
Anthropic được thành lập vào năm 2021 bởi các cựu lãnh đạo của OpenAI. Tháng 1.2023, công ty đã phát hành bản thử nghiệm giới hạn về chatbot mới Claude để cạnh tranh với ChatGPT đang cực kỳ phổ biến của OpenAI.
Mối quan hệ đối tác Google – Anthropic diễn ra sau khi Microsoft đầu tư 10 tỉ USD vào Open AI, bao gồm 1 tỉ USD mà gã khổng lồ phần mềm đã rót vào Open AI hồi năm 2019, cộng với một vòng kêu gọi đầu tư khác vào năm 2021.
Những thương vụ trên mang lại cho các công ty công nghệ lâu đời như Microsoft và Google quyền truy cập vào một số hệ thống AI tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay.
Đổi lại, các công ty khởi nghiệp như Anthropic sẽ có được tài trợ và tài nguyên điện toán đám mây mà một gã khổng lồ công nghệ như Google có thể cung cấp.
Thỏa thuận mới nhấn mạnh cam kết của Google đối với AI. “Tôi rất phấn khích trước những bước nhảy vọt nhờ vào AI mà chúng tôi sắp công bố trong Google Search và hơn thế nữa”, Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai nói hôm 2.2.
Ông cho biết Google dự định phát hành chatbot “trong vài tuần và vài tháng tới”, cho phép người dùng sử dụng những sản phẩm đó “như một người bạn đồng hành trong việc tìm kiếm”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta vừa ra mắt bản hướng dẫn Marketing với Thương mại khám phá 2023 nhằm mục tiêu giúp người làm Marketing có nhiều cơ hội để kết nối với khách hàng mục tiêu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.
Tận dụng tối đa mọi khoảnh khắc bán hàng nhờ Thương mại khám phá trên Meta để thúc đẩy chiến dịch hoạt động hiệu quả hơn mà lại giảm bớt thao tác thủ công, đồng thời mang đến trải nghiệm phù hợp, hấp dẫn và liền mạch cho người đi mua hàng.
Khám phá nhiều khách hàng hơn bằng cách tiếp cận họ tại nơi họ hiện diện.
86% người đi mua hàng online tham gia khảo sát ở APAC cho biết họ luôn sẵn sàng khám phá sản phẩm mới phù hợp với sở thích hoặc nhu cầu của mình.
67% người đi mua hàng online tham gia khảo sát ở APAC đồng ý rằng mạng xã hội tăng khả năng họ sẽ trải nghiệm thử thương hiệu và sản phẩm mới.
80% người đi mua hàng online tham gia khảo sát ở APAC dùng các công nghệ của Meta hàng tuần đã mua sản phẩm sau khi xem nội dung cá nhân hóa trên Facebook và Instagram.
Cách so khớp sản phẩm với người quan tâm bằng cách sử dụng hệ thống Thương mại khám phá trên Meta.
Cá nhân hóa bằng dữ liệu.
Hiển thị quảng cáo mà mọi người quan tâm và tìm khách hàng tốt nhất của bạn. Bằng cách kết hợp công nghệ máy học với dữ liệu mà mọi người chọn chia sẻ, bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng và khám phá các nhóm đối tượng mục tiêu mới.
Truyền cảm hứng qua nội dung trên nhiều điểm tương tác.
Giới thiệu nội dung trên các ứng dụng và định dạng được tối ưu hóa cho trải nghiệm di động. Bằng cách sử dụng phông nền tinh xảo, bạn có thể tạo sự bất ngờ và khiến khách hàng thích thú tại nơi mà họ vốn đang dành nhiều thời gian.
Chuyển đổi với quảng cáo và công cụ.
Tạo điều kiện để mọi người dễ dàng lướt xem và mua sản phẩm của bạn hơn. Với công cụ quảng cáo và chuyển đổi, bạn có thể mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng từ giai đoạn khám phá đến mua hàng.
Học hỏi và tối ưu hóa bằng tính năng đo lường.
Hiểu rõ hơn về cách mà hoạt động Marketing của bạn đang tác động đến kết quả kinh doanh bằng các công cụ đo lường thông minh hơn – để công sức và kinh phí quảng cáo của bạn được sử dụng hiệu quả hơn.
Bạn có thể tải xuống bản hướng dẫn Marketing chi tiết tại đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm về thuật ngữ Keyword Research (tiếng Việt có nghĩa là Nghiên cứu từ khoá) như: Keyword Research là gì? Tại sao Keyword Research lại rất quan trọng với SEO? Những nền tảng chính của hoạt động Keyword Research là gì? Các kiểu Keyword chính cần nghiên cứu? Các bước cần làm khi thực thi Keyword Research là gì Những công cụ làm Keyword Research phổ biến nhất hiện nay.
Keyword Research trong tiếng Việt có nghĩa là Nghiên cứu từ khoá. Vốn được sử dụng rộng rãi trong SEO (Search Engine Optimization), Keyword Research là nền tảng quyết định sự thành công của một website trong bối cảnh liên quan đến thứ hạng (Keyword Ranking) trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Keyword Research là gì?
Tại sao Keyword Research lại rất quan trọng với SEO?
Những nền tảng chính của hoạt động Keyword Research là gì?
Các kiểu Keyword chính cần nghiên cứu.
Các bước cần làm khi thực thi Keyword Research là gì?
Những công cụ làm Keyword Research phổ biến nhất hiện nay.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Keyword Research là gì?
Keyword Research là một quá trình tìm kiếm các từ, truy vấn và cụm từ mà người dùng đang tìm kiếm, đó chính là các Keyword hay Từ khoá có lượng tìm kiếm cụ thể.
Keyword Research liên quan đến việc kết nối mức độ liên quan của các từ khóa tới một website hay webpage cụ thể với mục tiêu là cung cấp cho người tìm kiếm những nội dung có giá trị và phù hợp nhất, thứ mà người dùng cần đằng sau mỗi từ khoá được gọi là ý định tìm kiếm (Search Intent).
Ở góc độ marketing, Keyword Research cũng liên quan đến việc phân loại các truy vấn tìm kiếm thành các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey) và các kiểu từ khoá khác nhau, chẳng hạn như từ khoá thương mại, từ khoá điều hướng hay từ khoá thông tin.
Làm Keyword Research hiệu quả là khi thương hiệu giúp người dùng tìm thấy những gì họ cần:
Người mua hàng muốn mua một thứ gì đó có thể tìm thấy các trang hay thông tin sản phẩm phù hợp.
Người dùng muốn biết ‘cách thực hiện một công việc gì đó’ có thể tìm thấy trang giải thích cụ thể về quy trình thực thi.
Người dùng muốn nghiên cứu về thương hiệu có thể tìm hiểu về thương hiệu đó.
Cuối cùng, vì nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn và bạn cũng không thể tối ưu thứ hạng cho tất cả các từ khoá, Keyword Research cũng liên quan đến việc đánh giá mức độ ưu tiên của các từ khoá, có những từ khoá bạn cần có được thứ hạng cao và cũng có những từ khoá là không cần thiết.
Keyword Research Tool là gì?
Keyword Reseach Tools là các công cụ phân tích và nghiên cứu từ khoá (SEO). Tuỳ vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà có thể sử dụng các công cụ có phí hoặc miễn phí. Một số công cụ nghiên cứu từ khoá phổ biến hiện nay như Google Keyword Planner, Google Search Console, Ahrefs, Moz hay SEMRush.
Tại sao Keyword Research lại rất quan trọng với SEO?
Về tổng thể, hoạt động Keyword Research và SEO đều xoay quanh các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo Search.
Công cụ tìm kiếm (Search Engine) là một hệ thống truy xuất thông tin được xây dựng xoay quanh các truy vấn (từ khoá) mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm với mục tiêu là tìm thấy các câu trả lời phù hợp.
Trọng tâm chính của các công cụ tìm kiếm theo đó là kết nối người dùng với các nội dung hay thông tin phù hợp nhất trên các website và ứng dụng, đây chính là lúc hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) phát huy tác dụng.
Làm Keyword Research tốt là nền tảng để các doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng tiềm năng của mình mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều chi phí.
Dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, là B2B hay B2C, mục tiêu tối thượng ban đầu là thấu hiểu đối tượng mục tiêu, hiểu họ là ai, họ muốn gì, và doanh nghiệp có thể đáp ứng các mong muốn của họ như thế nào.
Keyword Research là một phần của quá trình thấu hiểu đối tượng mục tiêu, bằng cách đánh giá và dự báo nhu cầu từ chính các từ và cụm từ mà khách hàng sử dụng.
Keyword Research cũng sẽ giúp thương hiệu xác định các cơ hội có thể có:
Liệu lưu lượng truy cập (traffic) có được từ các từ khoá có khả năng chuyển đổi thành mục tiêu cuối cùng (chẳng hạn như bán hàng) hay không?
Mỗi khách hàng có được đáng giá bao nhiêu đối với doanh nghiệp và nó có đáng không?
Về cơ bản, Keyword Research cũng là một công cụ nghiên cứu kinh doanh.
Những nền tảng chính của hoạt động Keyword Research là gì?
Một khi bạn đã có thể hiểu được khái niệm và vai trò của hoạt động Keyword Research, bạn cần xem xét đến các thành phần cần phân tích khi làm Keyword Research.
Dưới đây là các yếu tố chính bạn có thể tham khảo.
Dung lượng tìm kiếm hàng tháng (Search Volume).
Dung lượng tìm kiếm là thước đo quan trọng hàng đầu của từ khóa. Đây là lúc bạn cần phân tích xem với từng từ khoá cụ thể, có ai đang tìm kiếm nó hay không, và nếu có thì con số đó là bao nhiêu.
Ở đây, bạn cần hiểu là, từ khoá có lưu lượng tìm kiếm lớn không có nghĩa là bạn cần xếp hạng cao với nó mà là đánh giá xem liệu từ khoá đó có thực sự phù hợp với website hay các sản phẩm mà bạn đang cung cấp hay không.
Các từ khoá hay truy vấn có lượng tìm kiếm cao thường là các từ khoá chung chung, khi người dùng muốn tìm hiểu các thông tin căn bản về một thứ gì đó, các từ khoá này thường nằm ở các phần đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel).
Ngược lại, các truy vấn có lượng tìm kiếm ít hơn thường là các truy vấn hướng đến các mục đích cụ thể, các truy vấn này thường nằm ở các phần cuối của phễu bán hàng.
Các từ khóa có khối lượng tìm kiếm thấp hơn trong phần lớn trường hợp lại có thể mang lại nhiều giá trị hơn.
Ý định tìm kiếm (Search Intent).
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, mục đích của người dùng đằng sau các truy vấn hay từ khoá là thông tin.
Ví dụ, khi bạn tìm kiếm quảng cáo là gì, thứ mà bạn cần có thể là các khái niệm về quảng cáo, các định dạng quảng cáo, mục đích của quảng cáo và hơn thế nữa.
Ý định tìm kiếm quan trọng theo 2 cách, thứ nhất, ý định tìm kiếm liên quan đến những gì khách hàng hay người tìm kiếm cần chứ không phải là những gì doanh nghiệp đang có, thứ hai, các công cụ tìm kiếm như Google sẽ ưu tiên xếp hạng cho các website (webpage) cung cấp các nội dung liên quan nhất đến các từ khoá mà người dùng đã sử dụng.
Vì vậy, trang nội dung của bạn càng phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng thì càng có thể xếp hạng tốt hơn.
Tính liên quan của từ khoá với website.
Khi các công cụ tìm kiếm như Google xem xét liệu trang nào sẽ được hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs), thuật toán tìm kiếm sẽ đánh giá các trang khác mà người dùng đã nhấp (click) vào cho từ khoá đó.
Ví dụ khi người dùng tìm kiếm KOL, Google phải xem xét liệu người dùng đang muốn biết KOL là gì, cách trở thành KOL hay muốn sử dụng dịch vụ KOL.
Mức độ liên quan của từ khóa cũng tương tự mục đích tìm kiếm của người dùng. Đó là việc hiểu ý nghĩa thực sự của người dùng khi họ tìm kiếm. Mức độ liên quan càng khó xác định với các từ khoá ngắn và chính xác hơn với các từ khoá dài.
Các kiểu từ khoá chính.
Khi tiến hành Keyword Research, có 4 kiểu Keyword hay Từ khoá chính liên quan đến các ý định tìm kiếm khác nhau.
Từ khoá thông tin (Informational Keyword): người dùng đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, họ cần những câu trả lời tổng thể, nhiều thông tin.
Từ khoá điều hướng (Navigational Keyword): người dùng muốn tìm kiếm một thương hiệu, trang web hoặc sản phẩm cụ thể (các từ khoá thương hiệu sẽ thuộc nhóm từ khoá này).
Từ khoá thương mại (Commercial Keyword): người dùng bắt đầu nghiên cứu về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.
Từ khoá chuyển đổi (Transactional Keyword): người dùng sẵn sàng hoàn tất việc mua hàng hoặc để lại thông tin để được tư vấn.
Các từ khóa địa phương (Local keyword) cũng có thể được coi là một danh mục từ khoá.
Các bước cần làm khi tiến hành làm Keyword Research là gì?
Đến đây, khi bạn đã dần hiểu rõ hơn về những giá trị mà hoạt động Keyword Research có thể mang lại, bạn có thể bắt tay ngay vào công việc nghiên cứu.
1. Cách tìm ý tưởng từ khóa.
Bước đầu tiên khi làm Keyword Research là tìm kiếm các ý tưởng cho từ khoá gốc (Seed Keywords), bạn có thể có được ý tưởng từ:
Như đã đề cập ở trên, Keyword Research hay làm SEO cuối cùng là phục vụ cho người tìm kiếm hay khách hàng tiềm năng của thương hiệu.
Bạn cần hiểu khách hàng của bạn muốn gì. Hãy suy nghĩ về nhu cầu và nỗi đau của họ, những vấn đề họ đang gặp phải và hơn thế nữa.
Từ đây, bạn có thể bắt đầu liệt kê các từ, ý tưởng và chủ đề xoay quanh thị trường ngách hoặc các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Sử dụng các kiểu câu hỏi khác nhau.
Các từ khóa dựa trên câu hỏi rất có giá trị vì chúng có thể giúp website có được thứ hạng tốt hơn ngay cả với các từ khoá có tính cạnh tranh cao.
Bằng cách phỏng vấn trực tiếp đội ngũ bán hàng (Sales) và phân tích các dữ liệu từ CRM, bạn có thể tìm thấy các câu hỏi mà khách hàng thường hỏi nhất.
Bạn có thể sử dụng các định dạng câu hỏi như What (Cái gì), How (bằng cách nào), When (khi nào)…để thống kê loại câu hỏi.
Đánh giá các từ khoá hiện tại.
Nếu website của bạn đã đi vào hoạt động được một thời gian, Google Search Console có thể cho bạn biết Google đang nghĩ gì về website của bạn.
Nếu Google đang hiển thị nhiều truy vấn không liên quan gì đến sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn, bạn cần sử dụng nhiều từ khóa tập trung hơn cho website của mình.
Từ khóa của đối thủ cạnh tranh.
Cũng tương tự như bất kỳ hoạt động marketing nào khác, Keyword Research hay làm SEO cũng cần liên hệ trực tiếp đến các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp các từ khoá mà đối thủ đang sử dụng bạn cũng có thể tìm kiếm các khoảng trống mà họ chưa nhắm tới.
Phân tích từ khóa gốc (từ khoá hạt giống).
Từ khoá gốc là các từ khoá ngắn chung chung như iPhone, Marketing, Influencer…đóng vai trò là gốc rễ để xây dựng nên các từ khoá và chủ đề nội dung (Content Topic) liên quan.
2. Cách phân tích từ khoá.
Với các từ khoá có được, bạn cần tiến hành phân tích sâu hơn, các nội dung có thể có là:
Khối lượng tìm kiếm (Search Volume).
Mục đích tìm kiếm (Search Intent).
Cụm chủ đề (Topic).
3. Cách lựa chọn từ khóa.
Sau khi đánh giá các từ khoá thông qua khối lượng tìm kiếm, ý định tìm kiếm và cụm chủ đề, bạn sẽ cần quyết định xem mình nên chọn từ khoá nào hay bạn có lợi thế hơn với các từ khoá nào.
Bạn có thể sử dụng các thành phần dưới đây để lựa chọn từ khoá.
Độ khó của từ khóa.
Độ khó của từ khóa là một trong những số liệu từ khóa quan trọng nhất khi thực hiện Keyword Research.
Nếu một từ khóa cạnh tranh đến mức bạn cần nhiều nguồn lực để xếp hạng, bạn cần phải có nhiều chiến lược hơn.
Nếu bạn là người mới, bạn có thể lựa chọn các từ khóa cạnh tranh thấp để nhanh chóng có được lưu lượng truy cập, theo thời gian, bạn có thể lựa chọn tiếp đến các từ khoá có mức độ cạnh tranh cao hơn.
Kết nối các từ khoá đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Trừ khi bạn là một thương hiệu lớn với ngân sách lớn và bạn thực hiện tối ưu hoá công cụ tìm kiếm chỉ để nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), bạn cần chọn các từ khoá có khả năng giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh (chẳng hạn như Lead) trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
Làm Keyword Research thông minh không chỉ là việc cố gắng nhắm mục tiêu đến các từ khoá có dung lượng tìm kiếm lớn mà đó là quá trình tìm kiếm các từ khoá phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp (trong từng giai đoạn).
Những công cụ thực hiện Keyword Research phổ biến hiện nay.
Để có thể làm Keyword Research, bạn cần sử dụng các công cụ phân tích khác nhau bao gồm cả các công cụ miễn phí lẫn có trả phí.
Dưới đây là một số công cụ bạn có thể tham khảo.
Google Keyword Planner.
Google Trends.
Google Search Console.
Keywordtool.io
Hoặc các công cụ khác như Ahrefs, SemRush, Moz…
Kết luận.
Như đã phân tích, bạn thấy rằng, dù bạn là một Marketer hay SEOer thì hoạt động Keyword Research cũng vô cùng quan trọng và nên là nền tảng của bất kỳ hoạt động xây dựng nội dung nào, bằng cách hiểu rõ Keyword Research là gì và các bước cần làm khi tiến hành Keyword Research, bạn có thể đảm bảo rằng những gì bạn đang cung cấp là phù hợp với khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Reality Labs, bộ phận đang cố gắng biến tham vọng vũ trụ ảo metaverse của Meta thành hiện thực, tiếp tục là cỗ máy ngốn tiền trong 2022.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2022 của Meta (công ty mẹ Facebook) ngày 1/2, khoản lỗ hoạt động của Reality Labs là 4,28 tỷ USD, cao hơn mức 3,3 tỷ USD quý trước đó.
Tính cả năm 2022, chỉ riêng Reality Labs đã lỗ 13,7 tỷ USD, vượt con số 10 tỷ USD của năm 2021. Ngược lại, doanh thu của mảng chỉ đạt 727 triệu USD trong quý vừa qua.
Trong những tháng qua, các nhà đầu tư liên tục phản đối Meta trong việc tiếp tục đổ tiền vào metaverse. Tháng 10 năm ngoái, một nhà đầu tư viết thư ngỏ khuyên CEO Meta Mark Zuckerberg nên hạn chế chi tiêu cho vũ trụ ảo.
Tại buổi báo cáo tài chính hôm qua, Zuckerberg tuyên bố “không có tín hiệu nào cho đến nay rằng chúng ta nên thay đổi chiến lược dài hạn của Reality Labs”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh sẽ liên tục điều chỉnh chiến lược cụ thể để phù hợp với từng giai đoạn.
Khi được hỏi liệu tổn thất có tăng thêm tại Reality Labs vào năm 2023, thậm chí khoản lỗ sẽ đạt đỉnh hay không. Susan Li, Giám đốc tài chính Meta, thừa nhận bộ phận thực tế ảo sẽ tiếp tục thua lỗ, nhưng là điều buộc phải xảy ra để phục vụ “những cơ hội dài hạn hơn”.
Trước đó, Zuckerberg cũng cho rằng việc thua lỗ hàng tỷ USD là một phần kế hoạch. “Khi tập trung vào cơ hội và thách thức lớn nhất trước mắt, tôi nghĩ điều quan trọng là Meta cần phải xây dựng nền tảng mới để cho kỷ nguyên tiếp theo của công nghệ xã hội”, tỷ phú Mỹ nói vào tháng 4/2022.
Theo Business Insider, Reality Labs hiện có 18.000 nhân viên tính đến cuối tháng 12/2022.
Meta sẽ tiếp tục sa thải nhân sự.
Tại buổi báo cáo tài chính ngày 1/2, Zuckerberg nói chủ đề chủ đạo của Meta trong 2023 là ‘năm hiệu quả’.
Vào tháng 11/2022, Meta đã sa thải hơn 11.000 nhân viên. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất cho thấy đó chưa phải là đợt cắt giảm lớn duy nhất.
“Chúng tôi đã kết thúc năm ngoái với đợt sa thải khó khăn. Khi làm điều đó, tôi đã nói rõ đây là điểm khởi đầu của việc tập trung vào hiệu quả chứ không phải kết thúc”, Zuckerberg nói. Ông đồng thời cho biết công ty có kế hoạch loại bỏ thêm nhân viên, chủ yếu là quản lý cấp trung, đồng thời trang bị cho các kỹ sư nhiều công cụ AI hơn.
Theo CEO Meta, công ty năm ngoái chi hơn 3,7 tỷ USD cho các nỗ lực tái cấu trúc năm 2022, bao gồm các khoản thanh toán thôi việc cho nhân viên cũng như tiền chi cho việc chấm dứt sớm một số hợp đồng thuê hoặc hợp nhất các văn phòng.
“Chúng tôi có thể phải chịu thêm phí tái cấu trúc khi đặt mục tiêu tiến xa hơn trong nỗ lực tăng sự hiệu quả”, ông nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer