Instagram dường như là ứng dụng phổ biến hơn, trong khi Facebook có nhiều người dùng hơn – vậy nền tảng mạng xã hội nào của Meta mang lại cho thương hiệu nhiều lợi nhuận nhất thông qua quảng cáo.
Theo một nghiên cứu mới nhất từ Socialinsider đã phân tích hơn 137.000 chiến dịch quảng cáo trên Facebook và Instagram để tìm hiểu xem đâu là những chỉ số tiêu chuẩn (benchmark) đối với hiệu suất quảng cáo và xu hướng chính trên nền tảng.
Mặc dù kết quả của các chiến dịch thường sẽ bị ảnh hưởng từ nhiều biến số khác nhau, tuy nhiên dựa trên những dữ liệu cụ thể ở đây, bạn cũng có thể có những cái nhìn thực tế hơn (hoặc cũng có thể sử dụng để so sánh) về các chiến dịch của mình.
Một số phát hiện chính bao gồm:
Vị trí nguồn cấp dữ liệu (feed placement) trên Facebook là vị trí tốt nhất để thúc đẩy lưu lượng truy cập quảng cáo.
Quảng cáo trên mục ‘Stories’ của Instagram có tỷ lệ CTR (nhấp chuột) cao nhất.
Các thương hiệu đã đầu tư vào quảng cáo trên Instagram vào năm 2021 nhiều hơn 8,69% so với năm 2020.
Nguồn cấp dữ liệu (feed) trên Instagram có giá CPC cao nhất là 1.86 USD và CPM là 7.27 USD. Tuy nhiên, tỷ lệ tương tác trên Stories là cao nhất với CTR là 0.76%.
Với các quảng cáo hướng tới mục tiêu chuyển đổi, Facebook Ads vẫn là “thiên đường” với CTR trung bình là 3.05% trong khi Instagram chỉ là 0.67%.
Nguồn cấp dữ liệu (feed) là nơi được đầu tư hiển thị quảng cáo nhiều nhất trên Facebook với CPM cao nhất là 5.18 USD và CTR cao nhất là 4.7%.
Các quảng cáo trên Stories của Facebook có giá CPC cao nhất với 0.55 USD, nhưng lại có CTR thấp nhất chỉ với 0.09%.
Facebook vừa thông báo rằng họ sẽ không còn cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các chủ đề “nhạy cảm” như sức khỏe, khuynh hướng tình dục, niềm tin chính trị và cả tôn giáo.
“Nhận thức về ung thư phổi”, “Văn hóa LGBT” và “Ngày lễ của người Do Thái” là một số trong vô số các danh mục sở thích sẽ không còn được nhắm mục tiêu kể từ đầu năm tới.
Phía Facebook cho biết:
“Quyết định loại bỏ các tùy chọn nhắm mục tiêu luôn là điều không hề dễ dàng đối với chúng tôi, chúng tôi biết thay đổi này có thể tác động tiêu cực đến một số doanh nghiệp và tổ chức nói chung.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ lấy ý kiến đóng góp từ các chuyên gia dân quyền, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác để đưa vào quyết định của mình”.
Doanh thu từ quảng cáo là nguồn thu nhập lớn nhất của Facebook đến thời điểm hiện tại, vì vậy về cơ bản, bất kỳ sự thay đổi lớn nào đối với chính sách quảng cáo đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến họ.
Facebook có thể nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các thông tin được cung cấp trong hồ sơ tài khoản của họ như tuổi, vị trí, giới tính và nhiều thứ khác.
Tuy nhiên nền này tảng không bao giờ có thể nhắm mục tiêu dựa trên khuynh hướng tình dục được thể hiện trong hồ sơ của người dùng, người phát ngôn Facebook trao đổi với TechCrunch. Thay vào đó, quảng cáo sẽ bị xóa nếu hệ thống phát hiện nó được phân phối dựa trên danh mục sở thích trong hồ sơ tài khoản.
Facebook sẽ chỉ định các danh mục sở thích này dựa trên hoạt động của bạn trên tài khoản, dựa trên cách bạn tương tác với nội dung trên Facebook.
Bắt đầu từ ngày 19 tháng 1 năm tới, các nhà quảng cáo sẽ không thể nhắm mục tiêu quảng cáo của họ dựa trên những sở thích tương tự như thế này nữa. Các nhóm sở thích “không nhạy cảm” khác vẫn khả dụng như bình thường.
Người dùng hiện có thể xem các nhóm sở thích trong hồ sơ của họ bằng cách điều hướng đến phần ‘Cài đặt và quyền riêng tư’ > ‘Cài đặt’ > ‘Quảng cáo’> ‘Cài đặt quảng cáo’ > Danh mục > Danh mục sở thích. Nếu bạn không muốn nhận quảng cáo dựa trên những sở thích nhất định, bạn có thể chọn tắt chúng.
“Chúng tôi muốn đáp ứng tốt hơn kỳ vọng ngày càng tăng của mọi người về cách các nhà quảng cáo có thể tiếp cận họ trên nền tảng của chúng tôi.
Chúng tôi tìm cách giải quyết bằng cách nhận phản hồi từ các chuyên gia dân quyền, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác với mục tiêu ngăn chặn các nhà quảng cáo lạm dụng các tùy chọn nhắm mục tiêu mà chúng tôi hiện đang cung cấp.”
Mặc dù Facebook cho biết họ đưa ra những quyết định này dựa trên những lo ngại về việc dữ liệu có thể bị lạm dụng bởi những kẻ xấu, tuy nhiên trên thực tế là có không ít những trường hợp dữ liệu này có thể được sử dụng theo những cách tích cực khác, do đó điều này có thể khiến một số bên liên quan phải lo lắng.
Facebook chia sẻ:
“Các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng đối tượng tùy chỉnh tương tác, đối tượng tương tự và các kỹ thuật khác để tiếp cận người dùng.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi động lực vốn hóa thị trường không phải là điều mới mẻ trong ngành quảng cáo trực tuyến hay kỹ thuật số, tại sao mọi thứ đang thay đổi rất nhanh chóng. Nó có ý nghĩa gì đối với tương lai của ngành?
Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, có một xu hướng mà bạn không thể không chú ý vào năm 2021 – số lượng thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) tăng trưởng với một tốc độ chưa từng có trên thị trường.
Đối với các thương vụ sáp nhập, một trong những thương vụ đáng chú ý gần đây trên thị trường quảng cáo trực tuyến là vụ sáp nhập giữa các công ty được thành lập chỉ với mục đích là mua lại (SPAC), liên quan đến Innovid và AdTheorent.
Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm M&A khổng lồ đang làm thúc đẩy giá trị của các công ty công nghệ quảng cáo (Adtech).
Tại sao thị trường công nghệ quảng cáo kỹ thuật số đang được đẩy nhanh về vốn hoá.
Theo ông Anton Liaskovskyi, CEO của AdPlayer.Pro, chỉ có hai lý do chính khiến mức vốn hóa thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng.
Đầu tiên là do đại dịch hay nói đúng hơn là sự tăng tốc nhanh chóng của các quá trình chuyển đổi dưới sức ảnh hưởng của nó. Mặc dù việc số hóa (digitization) đã phát triển từ những năm 2016-2018, nhưng những lệnh “đóng cửa” do đại dịch đã khiến nó trở thành mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp.
Quan trọng hơn, những dự báo kinh tế đầy lạc quan cho quý 4 năm 2021 và đầu năm 2022, đặc biệt là ở Mỹ, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và LATAM (Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ) đã khiến nhiều nhà đầu tư lớn mong muốn bắt kịp các khoản đầu tư của họ vào các công ty công nghệ quảng cáo trực tuyến.
Lý do thứ hai là các đạo luật và quy định về quyền riêng tư đang ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn trên toàn cầu. Việc ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba cũng khiến tương lai của việc nhắm mục tiêu một cách hiệu quả theo đối tượng có vẻ u ám hơn.
Khi việc lấy dữ liệu khách hàng một cách hợp pháp (từ bên thứ ba) đang ngày càng trở nên khó khăn hơn và dữ liệu của bên thứ nhất đang ngày càng được ưu tiên hơn, các công ty công nghệ quảng cáo trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội hơn để cung cấp các giải pháp mới.
Việc Twitter bán lại MoPub, một nền tảng kiếm tiền trong ứng dụng cho các nhà xuất bản ứng dụng cho AppLovin với giá hơn 1 tỷ USD là minh chứng cho điều này.
Các thương vụ M&A năm 2021 sẽ dẫn đến điều gì trong 2022?
Khi các doanh nghiệp bắt đầu đưa và đẩy mạnh các công nghệ đã mua vào hoạt động, các giải pháp công nghệ quảng cáo mới được dự báo là sẽ bùng nổ trong quý 2 đến quý 4 năm 2022 và năm 2023.
Các công nghệ mới sẽ chủ yếu tập trung vào các tính năng như mô hình dự báo (predictive modeling) nhằm phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả hơn, tự động hóa việc lập mô hình nhiều hơn, tự động đấu giá thầu quảng cáo và tối ưu lượt mua hàng.
Immersive advertising (quảng cáo nhập vai hay quảng cáo hoà nhập) cũng sẽ là trọng tâm của các nhà quảng cáo trong những năm tới.
Immersive advertising bao gồm các quảng cáo truyền thống, quan hệ công chúng (PR), quảng cáo truyền miệng (WOM), tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), phát hàng mẫu (sampling), phiếu giảm giá (coupon), quan hệ đối tác bán lẻ… cùng nhiều cách tiếp cận khác nhằm mục tiêu vây quanh người tiêu dùng bằng những thông điệp nhất quán nhất về thương hiệu.
Các chiến dịch quảng cáo theo kiểu này đặt trải nghiệm của khách hàng vào vị trí trọng tâm, thương hiệu sẽ hiện diện một cách tinh tế trong các quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Ads vừa thông báo ra mắt kiểu chiến dịch quảng cáo tận dụng sức mạnh của AI mới là Performance Max (PMax). Vậy Performance Max là gì? những mẹo hay nhất để tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads Performance Max cho Marketers và hơn thế nữa.
Google vừa chia sẻ các phương pháp hay nhất để tối ưu hóa các chiến dịch tối đa hoá hiệu suất Google Ads Performance Max Campaigns sau khi đã mở rộng tính năng này cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những tính năng mới sắp được cập nhật trong Google Ads Performance Max.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Performance Max là gì?
Theo thông báo từ Google, hiện tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu đều đã có thể sử dụng các kiểu chiến dịch tối đa hoá hiệu suất quảng cáo (Performance Max Campaigns) trên Google Ads.
Performance Max hay Google Ads Performance Max (viết tắt là PMax) là một cách mới để các nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu hóa quảng cáo trên các sản phẩm của Google như YouTube, Hiển thị, Tìm kiếm, Khám phá, Gmail và cả Google Maps.
Loại chiến dịch này đã được ra mắt và chạy thử nghiệm (beta) từ năm ngoái với mục tiêu tối ưu các chiến dịch tìm kiếm dựa trên từ khoá (keyword-based).
Sau thành công của phiên bản beta, hiện Google đang mở rộng tính năng này cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn thế giới.
Google Ads Performance Max Campaigns là gì?
Performance Max campaigns hay các chiến dịch tối đa hoá hiệu suất cho phép các doanh nghiệp mua và tối ưu hóa quảng cáo (Ads) của họ xuyên các nền tảng như YouTube, Display Ads, Search, Discover, Gmail và Google Maps.
Khi các doanh nghiệp hay nhà quảng cáo sử dụng loại chiến dịch này, quảng cáo sẽ tự động phân phối trên tất cả các khoảng không quảng cáo của Google Ads, từ đó họ có thể tối đa hoá lượng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi.
Performance Max là một kiểu chiến dịch của Google Ads giúp nhà quảng cáo đạt được mục tiêu của mình theo 4 cách chính dưới đây, bạn có thể xem thêm Google Ads là gì để hiểu sâu hơn về nền tảng quảng cáo của Google.
Tăng chuyển đổi và giá trị: Tận dụng các cơ hội chuyển đổi trong thời gian thực bằng chiến lược điều chỉnh giá thầu tự động.
Tìm kiếm khách hàng mới: Khả năng tối ưu theo gian thực của Google theo ý định, hành vi và ngữ cảnh của người dùng có thể giúp nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến các phân khúc đối tượng mới bằng các quảng cáo phù hợp hơn.
Có nhiều insights sâu hơn: Trang insights hiện đã bao gồm dữ liệu về các chiến dịch Performance Max
Tận dụng yếu tố tự động hoá: Nhà quảng cáo có thể thúc đẩy các kết quả tốt hơn nhờ tự động hóa bằng cách cung cấp những nội dung quảng cáo chất lượng cao và thông tin về những nhóm đối tượng có khả năng chuyển đổi cao nhất.
Google cho biết các nhà quảng cáo sử dụng kiểu chiến dịch mới này hiện chứng kiến mức tăng trung bình là 13% trên tổng số chuyển đổi với cùng một mức chi phí.
Những mẹo hay nhất về chiến dịch Google Ads Performance Max.
Dưới đây là một số mẹo từ Google để các nhà quảng cáo có thể tối ưu hiệu quả:
Xác định mục tiêu: Quyết định mục tiêu (Target) nào là quan trọng đối với doanh nghiệp và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được chúng. Các mục tiêu có thể bao gồm tăng doanh số bán hàng trực tuyến, xây dựng tệp khách hàng tiềm năng hoặc tăng doanh số bán hàng ngoại tuyến (offline).
Chọn chiến lược đặt giá thầu phù hợp:
– Đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding): Tự động đặt giá thầu dựa trên mục tiêu.
– Tối đa hóa giá trị chuyển đổi (Maximize conversion value): Thúc đẩy nhiều giá trị chuyển đổi nhất có thể trong phạm vi ngân sách hiện có.
– Tối đa hóa lượt chuyển đổi (Maximize conversions): Thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể.
Bật tính năng mới Final URL Expansion: Tính năng mới trong Google Ads có tên là Final URL Expansion giúp nhà quảng cáo tìm thấy các truy vấn tìm kiếm có khả năng chuyển đổi mới mà họ chưa thêm nó vào danh sách từ khoá.
Tải lên nhiều nội dung quảng cáo hay tài sản sáng tạo nhất: Nhà quảng cáo nên cung cấp nhiều nội dung văn bản, hình ảnh và video nhất có thể. Google sẽ tự động chọn lựa nội dung nào là hiệu quả nhất.
Tối ưu hoá tệp khách hàng: Nhà quảng cáo nên sử dụng ‘Đối sánh khách hàng’ (Customer Match), danh sách những khách hàng đã truy cập website cũng như các phân khúc khách hàng tùy chỉnh khác để tối ưu hoá hiệu quả.
Những tính năng mới sắp được cập nhật trong Google Ads Performance Max.
Trong những tháng tới, Google sẽ tiếp tục ra mắt các tính năng mới trong Performance Max dành riêng cho các nhà bán lẻ và doanh nghiệp có các cửa hàng cụ thể.
Các tính năng này sẽ cung cấp cho các thương hiệu nhiều tùy chọn hơn để tối ưu hóa các chiến dịch dành riêng cho việc thu hút khách hàng mới.
Các nhà bán lẻ có thể sử dụng các định dạng quảng cáo Tìm kiếm và Bản đồ mới để thúc đẩy nhiều lượt người đến cửa hàng của họ hơn.
Theo Google, Google Ads sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào Performance Max và cải tiến các công nghệ tự động hóa khác nhằm giúp các doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo từ Google, mục tiêu chuyển đổi mới trong Google Ads sẽ nhóm các hành động chuyển đổi nhằm mục tiêu tối ưu hoá việc đặt giá thầu ở cấp độ chiến dịch và tài khoản.
Cụ thể, theo thông báo, mục tiêu chuyển đổi mới trong Google Ads sẽ nhóm các hành động chuyển đổi (conversion actions) thành các danh mục cụ thể dựa trên loại chuyển đổi và có thể được sử dụng để tối ưu hóa việc đặt giá thầu ở cấp độ tài khoản hoặc cấp độ chiến dịch.
Bên cạnh các mục tiêu chuyển đổi mới, Google cũng đã công bố công cụ khắc phục sự cố mới được gọi là Tag Assistant (trình trợ lý thẻ) đồng thời cung cấp thêm thông tin giải thích về tình hình hiệu suất cho các chiến dịch tìm kiếm.
Hiện tại Google Ads có 3 loại mục tiêu chuyển đổi:
Standard goals (Mục tiêu tiêu chuẩn) – Các hành động chuyển đổi sẽ do các nhà quảng cáo thêm vào, sau đó được tự động nhóm lại thành các mục tiêu chuyển đổi dựa trên các loại danh mục chuyển đổi của nó (ví dụ: “Mua hàng” (Purchases), “Liên hệ” (Contacts) hoặc “Gửi biểu mẫu khách hàng tiềm năng” (Submit lead forms)).
Account-default goals (Mục tiêu mặc định của tài khoản) – Là những mục tiêu chuyển đổi tiêu chuẩn (có ở trên) mà bạn đã chỉ định làm chuyển đổi mặc định cho tài khoản của mình. Khi bạn tạo một chiến dịch mới, tất cả các mục tiêu mặc định của tài khoản trong tài khoản quảng cáo của bạn đều được chọn mặc định để tối ưu hoá.
Custom goals (Mục tiêu tùy chỉnh) – Những mục tiêu mà nhà quảng cáo có thể tạo và thêm bất kỳ sự kết hợp nào của các hành động chuyển đổi chính (được sử dụng để đấu giá thầu) và chuyển đổi phụ (không được sử dụng để đấu giá thầu).
Ví dụ: giả sử bạn là một nhà bán lẻ quần áo trực tuyến. Bạn có thể đặt “Mua hàng” làm mục tiêu chuyển đổi mặc định cho tài khoản của mình để tất cả các chiến dịch của bạn có thể tối ưu hóa cho kết quả đó.
Với mục tiêu mua hàng này, bạn cũng sẽ có thể xác định hành động chuyển đổi cụ thể nào, chẳng hạn như ‘Hoàn tất đơn hàng’, sẽ được sử dụng để đấu giá thầu.
Nhà quảng cáo có thể quyết định bất cứ hành động chuyển đổi riêng lẻ nào được sử dụng để tối ưu hóa việc đấu giá thầu khi mục tiêu của hành động đó được sử dụng để đấu giá.
Các nhà quảng cáo sẽ bắt đầu thấy các hành động chuyển đổi của họ được nhóm theo các mục tiêu chuyển đổi mới này khi họ tạo các chiến dịch mới trong những tuần tới. Những chuyển đổi hiện có, những cài đặt giá thầu và tối ưu chuyển đổi sẽ không thay đổi.
Trình trợ lý thẻ mới.
Các hành động chuyển đổi của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các mục tiêu chuyển đổi (3 kiểu chuyển đổi) được đề cập ở trên.
Do đó, Google cũng đang giới thiệu trình trợ lý thẻ Tag Assistantmới, công cụ có thể giúp bạn chẩn đoán các vấn đề xảy ra với các hành động chuyển đổi của mình, chẳng hạn như những hành động chuyển đổi chưa được xác minh (unverified conversion), thẻ không hoạt động (inactive tags) hoặc không có chuyển đổi gần đây.
Cập nhật phần giải thích cho các chiến dịch tìm kiếm.
Cuối cùng, Google cũng đã thêm phần giải thích (Explanations) cho các chiến dịch tìm kiếm. Theo Google: “Với phần giải thích, bạn có thể xem cụ thể lý do của bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến các giá trị chuyển đổi trong tài khoản”.
Phần giải thích này hiện có sẵn cho các chiến dịch sử dụng chiến lược giá thầu: manual CPC, enhanced CPC for value, target CPA, maximize conversions, maximize clicks…và các chiến dịch dành cho ứng dụng (app) sử dụng chiến lược giá thầu target CPA.
Tại sao các nhà quảng cáo nên quan tâm đến điều này.
Các nhà quảng cáo nên quan tâm đến các cập nhật này của Google vì:
Mục tiêu chuyển đổi mới có thể đơn giản hóa việc quản lý chuyển đổi và cải thiện hiệu suất của chiến dịch bằng cách cung cấp cho hệ thống máy học của Google nhiều dữ liệu hơn.
Trình trợ lý thẻ có thể giúp nhà quảng cáo xử lý các rắc rối thường gặp khi các hành động chuyển đổi chưa được xác minh hoặc không hoạt động, từ đó giúp họ theo dõi các chuyển đổi một cách chính xác hơn.
Và, các phần giải thích có thể giúp các nhà quảng cáo tìm hiểu lý do tại sao hiệu suất của các chiến dịch lại thay đổi để từ đó họ có những phương án tối ưu kịp thời.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok vừa công bố việc tích hợp bộ công cụ video mới của mình, nhiều nền tảng của bên thứ ba hơn có thể cung cấp các tùy chọn tạo nội dung trên TikTok.
Thông qua API video ‘Chia sẻ lên TikTok’, các nền tảng của bên thứ ba (third-party platforms) được phê duyệt hiện có thể tích hợp tính năng tạo video TikTok trực tiếp trên các công cụ tương ứng của họ.
Điều này có nghĩa là, nhà sáng tạo vừa có thể có thêm nhiều cách mới để phát triển tính sáng tạo thông qua các mẫu có sẵn (templates) trên các ứng dụng vừa có nhiều cách hơn để chia sẻ trực tiếp các video lên TikTok.
Hiện TikTok đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp hơn về vấn đề này:
“Dựa trên những cách hiện có mà mọi người có thể tạo và chia sẻ nội dung trên TikTok, việc mở rộng tính năng để bao gồm thêm nhiều các nhà phát triển dựa trên nền tảng web sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình sáng tạo đồng thời cung cấp cho mọi người nhiều con đường hơn để tạo ra những nội dung chất lượng.”
Theo đó, các nền tảng đối tác mới được chấp thuận bao gồm Clipchamp, Combo, Grabyo, Kapwing, LG U + và Mobcrush.
Cập nhật này có thể đặc biệt có lợi cho những người làm marketing đang tìm cách tích hợp các video chuyên nghiệp hơn thông qua các ứng dụng và công cụ của bên thứ ba.
Giờ đây, với các tùy chọn mới của những bên thứ ba này, bạn sẽ có nhiều cách hơn để xây dựng các video TikTok sáng tạo hơn, khác biệt hơn – mặc dù bạn cũng cần lưu ý rằng nội dung chân thực vẫn là ưu tiên hàng đầu trên TikTok.
Bạn càng có thể kết nối nội dung của mình với các xu hướng mới đang diễn ra của người dùng trên nền tảng, thì video của bạn càng có khả năng thành công.
Tuy nhiên, trong khi mọi thứ còn vẫn phải phụ thuộc vào khả năng thử nghiệm, tối ưu và học hỏi, các marketer hiện có nhiều cách hơn để sáng tạo các nội dung của mình.
Theo báo cáo của công ty mẹ Microsoft, LinkedIn tiếp tục chứng kiến mức độ tương tác ‘kỷ lục’, với số phiên người dùng tăng đến 19% trong quý gần đây nhất.
Như bạn có thể thấy trong báo cáo thu nhập mới đây của Microsoft, mức độ tương tác của LinkedIn đang tiếp tục tăng trưởng, đồng thời doanh thu quảng cáo của nền tảng này cũng tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái “do nhu cầu quảng cáo dâng cao và thị trường việc làm đang dần được cải thiện”.
Khi nhiều người đang tìm kiếm những công việc mới và các doanh nghiệp cũng đang tìm cách định hình lại quy trình kinh doanh của họ, đặc biệt khi các doanh nghiệp đang tiếp cận mô hình làm việc kết hợp, LinkedIn lại sẽ là một đầu nối quan trọng, liên kết giữa các tổ chức B2B với các khách hàng của họ.
Được mua lại với giá 26 tỷ USD từ năm 2016, LinkedIn đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ dưới thời của Microsoft – mặc dù gần đây nhất, do nhiều yếu tố về chính sách mà nền tảng này buộc phải rời khỏi thị trường Trung Quốc.
Đến thời điểm hiện tại, LinkedIn có tổng cộng khoảng 774 triệu thành viên trên toàn cầu, tuy nhiên việc rời khỏi Trung Quốc sẽ khiến họ mất đi khoảng 54 triệu người dùng.
Có một điểm cần lưu ý là, khái niệm ‘thành viên’ (member) và ‘người dùng đang hoạt động’ (active user) vốn không giống nhau, tuy nhiên dữ liệu sử dụng tổng thể cho thấy mức độ tương tác của LinkedIn vẫn đag tiếp tục tăng lên, ngay cả khi họ không có các con số cụ thể về số lượng người sử dụng hàng tháng (MAU).
Trong thời gian trở lại đây, LinkedIn liên tục bổ sung các công cụ mới để giúp các nhà quảng cáo khai thác tối đa mức độ hiệu quả trên nền tảng, chẳng hạn như các mẹo để tăng cường mức độ tương tác, hay việc cho phép các Trang doanh nghiệp có thể đăng bài đăng dài hơn.
LinkedIn cũng đang tìm cách khai thác nền kinh tế nhà sáng tạo, với các công cụ dành riêng cho các nhà sáng tạo cùng nhiều quỹ đầu tư đi kèm.
Nhìn chung, khi nói về cách tiếp cận, thì lợi thế lớn nhất của LinkedIn so với các nền tảng mạng xã hội khác như TikTok, Instagram hay Facebook đó là LinkedIn hướng đến nhóm đối tượng khá chuyên biệt, những cá nhân “chuyên nghiệp” và B2B.
Do đó, nếu bạn làm marketing và muốn tiếp cận đến các nhóm đối tượng này thì LinkedIn là cái tên bạn không nên bỏ qua.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bên cạnh các gói giải pháp cốt lõi, TikTok giới thiệu thêm các giải pháp quảng cáo mới giúp nhãn hàng tối ưu hoá chiến lược truyền thông Tết 2022, gồm: Dynamic Showcase Ads (Beta), Collection Ads (Beta) và App Event Optimization.
Từ kinh nghiệm và sự thấu hiểu thị trường Việt Nam, TikTok chính thức công bố những phân tích mới nhất về xu hướng mua sắm mùa Tết 2022, đồng thời giới thiệu bộ giải pháp quảng cáo đa dạng, giúp doanh nghiệp Việt nắm bắt thị hiếu người dùng, từ đó xây dựng các chiến dịch sáng tạo đột phá, mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu.
TikTok – Nơi thương hiệu tìm được điểm chạm cảm xúc cho chiến dịch truyền thông.
Trong những năm gần đây, TikTok dần trở thành điểm đến lý tưởng để người dùng khám phá nội dung, tìm thấy niềm vui và nguồn cảm hứng mua sắm mỗi ngày.
Vì vậy, nếu biết cách tích hợp nền tảng TikTok vào chiến dịch tiếp thị cuối năm, nhãn hàng có thể tăng độ nhận biết thương hiệu, kết nối và tác động trực tiếp lên quá trình mua hàng của người dùng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học tiếp thị Tính chân thực của các nền tảng trên toàn cầu được thực hiện bởi Nielsen vào tháng 4/2021, 91% người dùng nhận thấy nội dung trên TikTok độc đáo và khác biệt so với các nền tảng trực tuyến khác.
67% chia sẻ rằng TikTok giúp họ tiếp cận và nhận diện những thương hiệu chưa từng biết đến trước đây.
Bên cạnh đó, theo khảo sát mới nhất của TikTok, có tới 96% người dùng đã xem quảng cáo trên nền tảng và 84% trong số đó đã khám phá sản phẩm sau khi xem quảng cáo.
Ông An Bùi, Giám đốc Marketing mảng Kinh doanh TikTok, nhận định: “Tại TikTok, chúng tôi luôn nỗ lực nghiên cứu và phát triển các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp tương tác hiệu quả hơn với khách hàng tiềm năng.
Tết này, để có một chiến dịch quảng cáo đột phá, thương hiệu cần tìm ra điểm ‘chạm’ phù hợp, sở hữu được ‘khoảnh khắc Tết’ riêng, từ đó đưa thông điệp, sản phẩm đến với người dùng một cách tự nhiên và sáng tạo nhất.
Mua sắm là một hành trình thú vị, vì vậy, hãy tạo ra nhiều trải nghiệm hào hứng vì người dùng vui vẻ sẽ trở thành người tiêu dùng vui vẻ”.
Người Việt đang kỳ vọng vào những trải nghiệm mua sắm Tết thú vị.
Tết luôn là thời điểm ghi nhận nhu cầu mua sắm lớn nhất trong năm của người Việt. Theo kết quả khảo sát của TikTok thực hiện vào tháng 7/2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người Việt vẫn sẽ tiếp tục đón Tết theo cách riêng.
Trong đó, 99% người dùng chia sẻ có dự định tặng quà cho bản thân, gia đình và bạn bè trong dịp Tết Nguyên Đán.
Tuy nhiên, nhu cầu của người dùng không chỉ dừng lại ở việc mua hàng mà họ còn muốn tìm thấy niềm vui trong quá trình mua sắm.
Cùng với sự phát triển của hình thức mua sắm trực tuyến, Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) được dự đoán sẽ là xu hướng nổi bật nửa cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Trước đó, khảo sát của TikTok vào tháng 3/2021 tại khu vực Đông Nam Á cũng chỉ ra rằng, cứ 3 người thì có 1 người muốn mua sắm và việc mua sắm khiến họ cảm thấy vui vẻ.
Có thể thấy, sau một năm nhiều biến động, người Việt đang tìm kiếm trải nghiệm thú vị, tích cực trong các hoạt động thường ngày. Xu hướng này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua sắm dịp Tết, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
Đây là lúc doanh nghiệp cần phát huy khả năng sáng tạo với các thông điệp thú vị, cũng như lựa chọn nền tảng phù hợp cho chiến dịch tiếp thị cuối năm.
Khám phá bộ giải pháp quảng cáo sáng tạo của TikTok cho mùa Tết 2022.
Thông qua nghiên cứu dữ liệu hành vi người dùng, TikTok công bố gói giải pháp quảng cáo đa dạng, được tinh chỉnh để phù hợp với nhiều ngành hàng và mục tiêu tiếp thị trong dịp Tết 2022.
Nội dung sáng tạo: TikTok xác định và phát triển 4 xu hướng nội dung dành riêng cho dịp Tết 2022 gồm:
Giải trí, Quà tặng & Mua sắm, Sửa soạn Tết và Khoảnh khắc lễ hội. Tất cả nội dung này sẽ được triển khai dưới dạng Hashtag hoặc Hashtag Challenge, khi kết hợp cùng hiệu ứng, âm nhạc sống động, mang đậm dấu ấn lễ hội sẽ mang đến tinh thần mới mẻ trong cách thức truyền tải thông điệp của nhãn hàng.
Cộng đồng nhà sáng tạo đa dạng: TikTok sở hữu cộng đồng nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hoạt động tích cực và tăng trưởng liên tục.
Thông qua một loạt tính năng tiếp thị như Branded Effect, TikTok LIVE,… thương hiệu, theo cách tự nhiên nhất, sẽ trở thành một phần trong câu chuyện ngày Tết của người dùng và ngược lại.
Ngoài ra, với sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo, thương hiệu cũng có thể tăng độ nhận diện và khả năng tương tác cho chiến dịch truyền thông Tết. TikTok sẽ hỗ trợ kết nối và đề xuất những nhà sáng tạo nội dung nổi bật và phù hợp với từng nhãn hàng.
Công cụ quảng cáo tối ưu: Được xây dựng dựa trên Quy trình chuyển đổi hình phễu (Customer Conversion Funnel), bộ công cụ tập trung vào tối ưu hiệu suất quảng cáo, giúp thương hiệu tăng nhận diện và tác động trực tiếp lên quyết định mua hàng.
Năm nay, TikTok lần đầu tiên giới thiệu thêm các giải pháp quảng cáo mới, gồm Dynamic Showcase Ads (Beta), Collection Ads (Beta) và App Event Optimization:
Dynamic Showcase Ads: Được thiết lập để giúp nhãn hàng hiển thị sản phẩm mà người dùng thực sự tìm kiếm và quan tâm, liên quan đến thương hiệu của bạn, dựa trên thói quen và hành vi của họ, từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tải ứng dụng.
Collection Ads (Quảng cáo dạng bộ sưu tập): Cho phép người dùng khám phá sản phẩm của thương hiệu mà không cần rời khỏi ứng dụng TikTok, từ đó tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn.
App Event Optimization (Tối ưu cho sự kiện trong ứng dụng): Tối ưu chiến dịch đối với các sự kiện cụ thể để đạt được hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, TikTok vẫn tiếp tục triển khai các định dạng quảng cáo như In-feed Ads, Brand Takeover, Top View.
In-feed Ads: là định dạng quảng cáo video được đề xuất tự nhiên trong trang For You của người dùng, In-Feed Ads ưu việt với nhiều lựa chọn về mục tiêu chiến dịch, giúp thỏa mãn các nhu cầu quảng cáo đa dạng của nhãn hàng.
Brand Takeover: là quảng cáo có thời lượng từ 3-6 giây, giúp nhãn hàng xây dựng nhận biết thương hiệu, truyền tải thông điệp trong thời gian ngắn.
Top View: là quảng cáo dạng video, xuất hiện ngay khi người dùng mở ứng dụng TikTok tạo ra trải nghiệm tự nhiên và sinh động đối với người dùng.
Để tìm hiểu thêm thông tin về TikTok for Business và các gói giải pháp dành cho nhãn hàng trong mùa Tết 2022, bạn có thể truy cập: TikTok for Tet 2022
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả các khái niệm xoay quanh thuật ngữ người sáng tạo nội dung số (Digital Content Creator) như: người sáng tạo nội dung số là gì? Nhà sáng tạo nội dung là ai? Sáng tạo nội dung là gì? Những công việc thường làm của một người làm sáng tạo nội dung nói chung? và hơn thế nữa.
Người sáng tạo nội dung số (Digital Content Creator) là những người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung cho thương hiệu (hoặc làm tự do). Là một phần của bức tranh nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) với hơn 165 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu, người làm sáng tạo nội dung nên là một vị trí chiến lược trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp.
Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Nhà sáng tạo nội dung là gì?
Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công là gì?
Những tính cách của một nhà sáng tạo nội dung có tiềm năng phát triển mạnh.
Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các nhà sáng tạo nội dung.
Các câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề nhà sáng tạo nội dung là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Người sáng tạo nội dung số là gì?
Người sáng tạo nội dung số trong tiếng Anh có nghĩa là Digital Content Creator. Người hay nhà sáng tạo nội dung số là một phần của khái niệm rộng hơn đó là Nhà (Người) sáng tạo nội dung.
Nhà sáng tạo nội dung hay những người sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua hàng, người ra quyết định, người ảnh hưởng hoặc đơn giản là cho người xem nội dung).
Những gì mà nhà sáng tạo nội dung tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks.
Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.
Theo khảo sát của ContentMarketing Institute, 91% các chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp B2B sử dụng Content Marketing (tiếp thị nội dung) như một phần của chiến lược Marketing tổng thể của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả nội dung họ tạo ra đều là những nội dung hấp dẫn và có giá trị.
Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp có thể có được một nhà sáng tạo nội dung giỏi hay bằng cách nào bạn có thể trở thành một trong số họ.
Sáng tạo và Nội dung là 2 từ khoá làm nên khái niệm Nhà sáng tạo nội dung, do đó để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, bạn đọc có thể tìm đọc chi tiết về sáng tạo và nội dung từ website của MarketingTrips.
Người sáng tạo nội dung số là ai?
Người sáng tạo nội dung số hay còn được gọi là Nhà sáng tạo nội dung trên mạng, trong tiếng Anh được gọi là Digital Creator hoặc Digital Content Creator.
Người sáng tạo nội dung số được định nghĩa là những người sáng tạo trên các nền tảng hay môi trường số (kỹ thuật số). Bạn có thể hình dung những người làm sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay YouTube chính là những người sáng tạo nội dung số.
Về bản chất, phần lớn các nhà sáng tạo nội dung hiện nay đều là những người sáng tạo nội dung số (Digital/Online Content Creator).
Người sáng tạo nội dung số cũng còn có một tên gọi khác đó là Người sáng tạo nội dung trên mạng.
Viết nội dung sáng tạo hay sáng tạo nội dung là gì?
Nội dung sáng tạo là những nội dung được xuất phát từ việc nhà sáng tạo muốn bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm hoặc ý tưởng riêng và mới. Những nội dung sáng tạo thường mang tính sáng tạo và giải trí khá cao.
Nó có thể là bất cứ thứ gì mang tính học thuật, chuyên môn, báo chí hay kỹ thuật, nhưng tất cả đều mang lại cho người đọc những cảm giác giải trí và mới mẻ.
Chính lối viết tự do, phòng khoáng, cuốn hút người đọc làm cho người viết có thể tự do thể hiện cảm xúc hoặc vẽ nên những bức tranh đẹp đẽ trong tâm trí người đọc thông qua các ngôn từ sáng tạo.
Những nội dung sáng tạo được sử dụng trên các blog, tạp chí, báo ngành, website thương hiệu, tiểu thuyết, sổ tay hoặc nguồn cấp tin tức.
Việc sáng tạo nội dung mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp nói chung, nó giúp thiết lập doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và chia sẻ kiến thức liên quan đến thương hiệu. Nó thu hút sự chú ý của người đọc, tăng mức độ tin cậy và để lại nhiều ký ức trong tâm trí của người tiêu dùng.
Sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau xoay quanh thuật ngữ sáng tạo khi bạn tìm hiểu chúng thực sự có ý nghĩa là gì, nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tìm tòi, phát minh ra một phương pháp, sáng chế ra một cái mới.
Nội dung (Content) là gì?
Content là khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người.
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.
Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.
Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.
Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công là gì?
Nếu bạn đang muốn gia nhập ngành tiếp thị nội dung nói chung tuy nhiên bạn chưa biết bạn nên trang bị những kỹ năng gì hay làm sao để sáng tạo nội dung, dưới đây là những kỹ năng chính mà một nhà sáng tạo nội dung nên có.
Đọc tin tức về ngành hàng ngày.
Viết nhiều và thường xuyên.
Học hỏi và nghiên cứu các đối tượng mục tiêu trong ngành.
Xây dựng giọng điệu hay cá tính riêng.
Học hỏi từ nội dung của người khác.
Thấu hiểu KPIs.
Xây dựng các mối quan hệ với bạn cùng ngành.
Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.
Đặt câu hỏi về mọi thứ.
1. Một nhà sáng tạo nội dung giỏi luôn đọc tin tức về ngành hàng ngày.
Để có thể trở thành một nhà sáng tạo nội dung giỏi, sản xuất ra những nội dung có thể gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn cần phải biết những gì đang diễn ra trong ngành nghề kinh doanh của mình.
Bạn không chỉ cần đọc và xem nhiều mà còn phải tích cực “săn lùng” những thứ liên quan đến xu hướng và bối cảnh kinh doanh của ngành.
Bạn có thể hiểu rằng suy nghĩ hay góc nhìn của đối tượng mục tiêu thường bị chi phối bởi các bối cảnh hiện thời trong ngành, có thể là từ đối thủ hoặc từ ngành nói chung.
Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thích uống Trà sữa chẳng hạn, thì xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất ra Trà trong ngành có thể ảnh hướng rất lớn đến nhu cầu và sự lựa chọn từ họ.
2. Viết nhiều và thường xuyên cũng là những gì các nhà sáng tạo nội dung nên làm.
Theo nhiều doanh nhân khác nhau, và có cả Jeff Bezos, việc viết lách thường xuyên không chỉ giúp người viết ngày càng viết tốt hơn mà còn có thể cải thiện tư duy và tính nhạy bén của họ trong việc.
Là một người chuyên về sản xuất nội dung, các nhà sáng tạo nội dung phải viết nhiều hơn mức bình thường, viết nhiều để cải thiện việc sai chính tả (typo), viết nhiều để bạn có thể biết cách sắp xếp ý một cách rõ ràng và viết nhiều cũng có thể giúp bản thân khám phá ra những gì mà mình chưa từng nhận ra trước đó.
Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là giữa một người viết ít và một người viết nhiều hay luyện tập hằng ngày, quan điểm của họ về “cái hay” trong bài viết rất khác nhau.
Trong khi đối với những người viết ít, vì họ có ít trải nghiệm hơn (về cả thành công lẫn thất bại), họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận hay đánh giá “cái hay” hơn, ngược lại đối với những người viết nhiều, đôi khi chỉ cần một điểm sai rất nhỏ họ cũng nhanh chóng nhận ra và họ sẽ muốn sửa cho bằng được.
3. Họ cũng liên tục học hỏi và nghiên cứu về các nhóm đối tượng mục tiêu.
Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của các nhà sáng tạo nội dung là gì, đó chính là phải làm hài lòng đối tượng mục tiêu (Target Audience) của họ – và việc hiểu được nhu cầu này thực sự là một rào cản lớn.
Nếu bạn nghiên cứu đối tượng của mình đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội sáng tạo hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được dưới những “ánh mắt mơ hồ” hay góc nhìn chủ quan của bản thân.
Một trong nhưng điểm then chốt quyết định mức độ thành công của các nhà sáng tạo đó là thấu hiểu khách hàng của họ. Hiểu vấn đề của khách hàng là gì, bạn có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.
Một số đặc điểm cơ bản bạn cần hiểu khách hàng như:
Họ bao nhiêu tuổi?
Giới tính của họ là gì?
Vị trí địa lý của họ ra sao?
Họ làm công việc gì?
Quan điểm sống của họ thế nào
Sở thích cá nhân của họ là gì?
Họ có xu hướng thích những nội dung nào?
…
Hiểu về Insight của khách hàng cũng là một con đường khác đóng góp cho sự thành công của các nhà sáng tạo nội dung.
4. Xây dựng những giọng điệu hay cá tính riêng cũng là kỹ năng quan trọng khác mà một nhà sáng tạo nội dung cần.
Bạn thử hình dung xem, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, nội dung được cung cấp từ vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau, bằng cách nào khách hàng có thể chú ý, tương tác và từ đó nhớ đến bạn.
Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng sự khác biệt thông qua những cá tính hay giọng điệu riêng biệt: phát triển một kênh nội dung mới, đa dạng hoá nội dung trên các kênh, chỉ tập trung làm tốt ở một kênh nhất định, định vị bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành, sử dụng phong cách viết khác biệ…và nhiều cách khác.
Các nhà sáng tạo nội dung cần hiểu rằng, những gì họ có thể mang đến cho khách hàng thông qua nội dung của họ, thứ mà không ai khác có thể làm được thì đó chính là giọng điệu cá nhân hay sự khác biệt.
5. Học hỏi từ nội dung của đối thủ.
Trên thực tế, bất kỳ ai trên internet đều có thể lấy nội dung của người khác và đăng lại, họ có thể sử dụng nguyên nội dung gốc hoặc cũng có thể thêm bớt một vài quan điểm cá nhân của họ vào để nội dung mang tính cá nhân cao hơn.
Những nhà sáng tạo nội dung thành công biết rằng chỉ mình họ là không đủ để có thể bao phủ hết tất cả những nội dung hay tin tức của ngành, họ không chỉ cần khách hàng tương tác với nội dung của họ mà họ cũng cần chia sẻ và tương tác với nội dung của người khác.
Ông Guy Kawasaki, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, từng nói: “Các nhà sáng tạo nội dung cần định vị mình là một chuyên gia và những gì họ cần làm là tương tác tích cực với cộng đồng của họ.”
Sáng tạo hay chia sẻ nội dung là chưa đủ. Việc tương tác với những nội dung mà bạn đã chia sẻ giờ đây sẽ khiến cho nội dung đó trở nên độc đáo và khác biệt hơn.
6. Thấu hiểu KPIs hay những gì thương hiệu cần.
Vào năm 2018, 61% chuyên gia về marketing nói rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là thách thức hàng đầu đối với họ.
Để nội dung của bạn được khám phá, trước tiên bạn cần tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và tối ưu hóa nội dung của bạn với KPIs đó.
Một số KPIs có thể là:
Lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội: Chính là số lượng người tiếp cận, lượt thích, bình luận, chia sẻ hay nhấp chuột từ các bài đăng.
Lưu lượng truy cập đến website (traffic): Chính là số lượng người sau khi xem nội dung của bạn sau đó nhấp chuột và đến website.
Lưu lượng tự nhiên (organic traffic): số lượng người dùng truy cập website từ các liên kết được hiển thị tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
Số lượt đăng ký, để lại thông tin, mua hàng…cũng là những KPIs bạn có thể theo dõi.
7. Nhà sáng tạo nội dung tích cực xây dựng các mối quan hệ với bạn bè cùng ngành.
Những nhà sáng tạo nội dung giỏi biết rằng thành công của họ không chỉ nhờ vào niềm đam mê hay năng lực của bản thân mà còn nhờ vào những người đã dạy họ, những người đã truyền cảm hứng cho họ và chia sẻ với họ.
Bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và tương tác với những người trong ngành để thảo luận và cập nhật thêm những hiểu biết mới.
Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng số lượng kiến thức hay kinh nghiệm mà người khác chia sẻ với bạn thường tỉ lệ thuận với những gì mà bạn có thể có và sẵn sàng chia sẻ với họ.
Việc cập nhật nhiều kiến thức ngành không chỉ có lợi cho chính bản thân bạn, mà còn đóng vai trò “trao đổi giá trị” với người khác.
8. Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.
Nếu bạn là một newbie trong ngành sáng tạo nội dung, những kiến thức hiện có của bạn có thể đã là quá đủ đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với những nhà sáng tạo nội dung thành công, kiến thức chuyên môn không phải là tất cả.
Nếu bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ về bạn? Đừng chỉ đơn giản là kể lại những gì bạn biết – thay vào đó hãy giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng với họ.
Về bản chất, các đối tượng mục tiêu không cần nội dung của bạn hay những gì bạn nói, họ cần hiểu những thứ đó giúp ích cho họ như thế nào. Tức giải pháp bạn đang mang lại là gì.
Khách hàng luôn tìm kiếm thông tin để làm thoả mãn những nhu cầu liên tục thay đổi của họ. Cho dù những nhu cầu đó có thể chỉ đơn giản là tăng cường niềm tin của họ vào ngành của bạn, thì nhiệm vụ của bạn là phải quan sát và đáp ứng nhiều hơn.
9. Nhà sáng tạo nội dung giỏi đặt câu hỏi về mọi thứ.
Bà Lorraine Twohill, trưởng bộ phận marketing của Google từng nói: “Các nhà sáng tạo nội dung cần phải tò mò để dự báo những gì khách hàng có thể thích hoặc xác định những vấn đề đáng giải quyết và sau đó đưa ra các giải pháp mới”.
Có rất nhiều áp lực đối với các nhà sáng tạo – và các Inbound Marketer về việc phải hiểu và giải thích được những gì đang xảy ra với khách hàng của họ, tại sao khách hàng lại có những hành vi mới nào đó, tại sao họ lại tức giận và phản ứng tiêu cực và vô số những điều bất ngờ khác.
Bằng cách tò mò và đặt câu hỏi với các vấn đề mới phát sinh, bạn luôn sẵn sàng tìm kiếm và truyền tải các giải pháp một cách kịp thời cho khách hàng.
Quá trình trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công sẽ bắt đầu từ những thói quen mà bạn đã xây dựng và rèn luyện, vì nó đảm bảo rằng bạn luôn tạo ra những thứ có giá trị cho đối tượng mục tiêu của mình.
Những tính cách của một nhà sáng tạo nội dung có tiềm năng phát triển mạnh là gì?
Thích thử nghiệm: Thay vì sợ sai, những nhà sáng tạo nội dung này lại cảm thấy khá thoải mái khi gặp phải thất bại hay khó khăn, điều quan trọng họ cần không phải là họ sẽ mất gì mà là họ sẽ được gì sau mỗi lần mất đó.
Sáng tạo: Thay vì ngày qua ngày làm những công việc quá quen thuộc, những nhà sáng tạo nội dung này chọn cách làm mới mình, đó có thể là những định dạng nội dung mới, những bố cục thể hiện mới, những màu sắc mới hay bất cứ thứ gì họ chưa từng làm trước đó.
Thích yên tĩnh: Một trong những quan điểm thú vị khác là thường những người hướng nội (introvert) có khả năng sáng tạo rất cao. Và vì họ có khả năng thấu hiểu người đối diện tốt hơn, họ có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những gì khách hàng muốn đọc và muốn nghe.
Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các nhà sáng tạo nội dung.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về cuộc cách mạng của các nhà sáng tạo nội dung, tương lai thuộc về những nhà sáng tạo nội dung đa nền tảng (multi-platform content creator) trên môi trường số, điều này có nghĩa là gì?
Để có thể thành công hơn, các nhà sáng tạo cần hoạt động và chia sẻ nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau, gồm nhiều định dạng nội dung khác nhau.
Một số nền tảng sáng tạo nội dung phổ biến bạn có thể tham khảo như:
Dưới đây là một số kiểu nội dung sáng tạo mà các nhà sáng tạo hay người làm nội dung nên biết.
1. Thông cáo báo chí (Press release).
Một bản thông cáo báo chí được viết một cách sáng tạo có thể thu hút sự chú ý có giá trị của giới truyền thông và góp phần định hình câu chuyện cho chính doanh nghiệp đó.
Thông cáo báo chí đóng vai trò như một công cụ quảng bá đặc quyền vì nó có thể tạo ra nhu cầu và sự quan tâm của công chúng mục tiêu, đặc biệt là khi bạn thường xuyên có các thông cáo báo chí. Nó cũng là một công cụ content marketing tuyệt vời có thể giúp doanh nghiệp được quảng bá rộng rãi hơn.
2. Viết email.
Ngày nay, email marketing đã trở thành một phần quan trọng trong các kế hoạch marketing thành công ở bất kỳ doanh nghiệp nào.
Nó được coi là một hình thức giao tiếp mang tính bảo mật và cá nhân hoá cao cho các doanh nghiệp. Email tạo ra các kết nối trực tiếp với đối tượng mục tiêu do đó thương hiệu có thể sử dụng email để bán hàng hoặc tập trung vào giá trị cá nhân để từ đó biến họ trở thành các khách hàng tiềm năng trong tương lai.
3. Viết kịch bản hoặc nội dung quảng cáo (ad copy).
Mục tiêu của các kịch bản quảng cáo là cung cấp những cách để thương mại hoá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Một kịch bản quảng cáo tốt có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, xây dựng sự nhận thức thương hiệu và thu hút đối tượng mục tiêu đến với sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo.
Khi viết kịch bản quảng cáo, điều quan trọng là người viết không nên lạm dụng từ mà thay vào đó nên cố gắng để tối ưu hoá từ, chọn lọc và sử dụng những từ “đắt” nhất.
Những nội dung sáng tạo không chỉ làm thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, tối ưu hoá chi phí quảng cáo mà còn bán được nhiều hàng hơn.
4. Ghostwriting.
Ghostwriting là một thuật ngữ nghe có vẻ khá bí ẩn trong ngành phát triển nội dung, nhưng thực ra nó chỉ đơn giản là viết nội dung cho người khác và khi này người viết không còn đóng vai trò là người sở hữu hay người tạo ra các nội dung đó. Ghostwriting từ đó cũng có thể hiểu là “bán ngầm nội dung”.
Giả sử bạn muốn xây dựng một bản nội dung mới cho một website – một Ghostwriter có thể được thuê để viết lại và nâng cấp những nội dung hiện có.
Có rất nhiều công việc tương tự khác, chẳng hạn như viết quảng cáo hoặc nội dung kinh doanh hoặc cung cấp tài liệu hoặc viết lại cho các mục đích cá nhân.
Ghostwriter cũng có thể được thuê để viết sách. Nếu tác giả của cuốn sách muốn chia sẻ một số sự tín nhiệm với ghostwriter, họ có thể liệt kê ghostwriter là đồng tác giả hoặc biên tập viên; nếu không, các cuốn sách dù được viết bởi ghostwriter thì tên tác giả vẫn là những người khác.
5. Nội dung video.
Nội dung video là bất kỳ định dạng nội dung nào có hoặc bao gồm các định dạng video.
Một số hình thức chung của nội dung video ngày nay bao gồm vlog, GIF động, video phát trực tiếp, lời chứng thực của khách hàng hay các hội thảo trên web (webinar).
Bạn có thể xuất bản những nội dung sáng tạo của mình dưới dạng video trên bất kỳ nền tảng phù hợp nào như YouTube hay TikTok. Ngày nay, video chắc chắn đã trở thành một trong những công cụ marketing mạnh mẽ nhất mà bạn nên áp dụng.
6. Kịch bản podcast.
Một kịch bản được viết tốt giúp cung cấp cấu trúc và định hướng cho các podcast. Kịch bản bao gồm những dàn ý và định hướng bằng văn bản cho những nội dung mà người biên tập muốn truyền tải cho một nhóm đối tượng mục tiêu lý tưởng cụ thể.
Trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay, mọi doanh nghiệp đều không ngừng cố gắng nâng cao sức ảnh hưởng của mình bằng cách truyền tải những nội dung riêng biệt và sáng tạo.
Bất kỳ chiến dịch truyền thông nào không có những sự mới mẻ hoặc duy nhất đều có xu hướng dễ bị lãng quên hơn.
Từ lâu, nội dung đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và lâu dài với đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Vì vậy, để nâng cao giá trị thương hiệu, bạn cần hết sức chú ý đến cách truyền tải ý tưởng đến khách hàng.
Nội dung sáng tạo bao gồm một loạt các định dạng và phong cách viết khác nhau. Mục đích chính của việc viết nội dung sáng tạo là thể hiện suy nghĩ, ý tưởng và sự độc đáo của bạn thông qua yếu tố ngôn ngữ.
Việc tối đa hóa nội dung sáng tạo của bạn để tối ưu hóa kết quả là chiến lược marketing tốt nhất bạn nên áp dụng.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề nhà sáng tạo nội dung là gì?
Nhà sáng tạo nội dung làm những công việc chính là gì?
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng công việc, vị trí, hay tổ chức cụ thể, các nhà sáng tạo nội dung có thể làm những công việc khác nhau, tuy nhiên công việc chính của những người này vẫn là sáng tạo nội dung tức sản xuất ra những nội dung mới.
Nhà sáng tạo nội dung web là gì?
Là những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng web. Ví dụ bạn sáng tạo nội dung trên MarketingTrips.com sẽ khác với việc bạn sáng tạo nội dung trên TikTok hay Instagram.
Nhà sáng tạo nội dung số (kỹ thuật số) là gì?
Còn được gọi với cái tên Digital Content Creator, các nhà sáng tạo nội dung số là những người chuyên sản xuất, sáng tạo và phân phối nội dung trên các nền tảng số như mạng xã hội, các nền tảng podcast, hay trên YouTube.
Nhà sáng tạo nội dung web là một phần của nhà sáng tạo nội dung số.
Sáng tạo nội dung học ngành gì?
Vì bản chất là xu hướng ngành nghề mới nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook hay YouTube, hiện có rất ít trường lớp chuyên nghiệp đào tạo nghề sáng tạo nội dung, đa phần các nhà sáng tạo làm việc tự do và tự phát triển bản thân.
Kết luận.
Trong khi tiếp thị nội dung tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược marketing của thương hiệu, một nhà sáng tạo nội dung thực thụ sẽ có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.
Những gì bạn cần làm là xác định rõ đâu là người bạn cần, một nhà tiếp thị nội dung, nhà sáng tạo nội dung hay người viết nội dung quảng cáo.
Một khi bạn có thể hiểu bản chất của nhà sáng tạo nội dung là gì cũng như phân biệt được các vị trí liên quan, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được sức mạnh của Content nói chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để chào đón tuần lễ quảng cáo sắp được diễn ra tại New York, Facebook mới đây đã ra mắt tài nguyên mới với tên gọi Advertising Week, cung cấp nhiều tài nguyên marketing và digitalmarketing khác nhau.
Như bạn có thể thấy qua ảnh chụp màn hình ở trên, các phiên họp khác nhau trong Advertising Week (Tuần lễ quảng cáo) sẽ được phát qua website tài nguyên này và một số chủ đề quan trọng với các speaker cụ thể cũng đã được liệt kê chi tiết.
Về cơ bản Advertising Week sẽ tập trung nói về những nội dung sau:
Khám phá các ranh giới mới của sự sáng tạo: Tương lai của sự kết nối đang được định hình lại mỗi ngày – mọi người đang kết nối với nhau, với các doanh nghiệp và với văn hóa theo những cách mới và sáng tạo hơn. Bà Nicky Bell, Phó Chủ tịch, Trưởng bộ phận mua sắm sáng tạo toàn cầu của Facebook, sẽ chia sẻ cách thức mà sự sáng tạo của con người đang định hình lại tương lai của ngành marketing.
Tương lai của mua sắm: Các doanh nghiệp có thể cung cấp vượt quá sự mong đợi của người mua sắm ngày nay bằng cách tận dụng các công nghệ mới nhất. Ông Gene Alston, Phó Chủ tịch phụ trách thương mại của Facebook, cùng với Bà Salima Popatia, Phó Chủ tịch cấp cao về thu hút và giữ chân Khách hàng trực tuyến toàn cầu tại The Estée Lauder Companies sẽ thảo luận về cách họ đã điều hướng ranh giới mới này từ việc mua sắm trực tiếp (live shopping) đến cung ứng sản phẩm.
Vai trò quan trọng của nhà sáng tạo trong quảng cáo: Sự dân chủ hóa ngày càng tăng của sự sáng tạo đang xác định lại cách mà các thương hiệu hay người làm marketing tạo ra sự khác biệt cũng như sức ảnh hưởng. Ông Alvin Bowles, Phó Chủ tịch phụ trách mảng đối tác hệ sinh thái kinh doanh của Facebook cùng với Bà Dara Treseder, Giám đốc Marketing và Truyền thông của Peloton sẽ chia sẻ về hệ sinh thái nhà sáng tạo trong thế giới mới.
Những phương pháp tiếp cận sáng tạo hơn, mua sắm trực tiếp, tiếp thị người có ảnh hưởng – đây đều là những xu hướng chính, những thứ có khả năng thay đổi cách tiếp cận của bạn, đặc biệt đối với thương mại điện tử và các cách thức phát triển mới mà các nền tảng mạng xã hội đang được sử dụng.
Mỗi phiên họp sẽ bao gồm nhiều insights và thông tin mới từ Facebook và chúng có thể là một cách tốt để các nhà quảng cáo hay marketer tìm hiểu thêm về các xu hướng cũng như sự thay đổi mới nhất, từ đó có thể mở rộng tư duy và cách tiếp cận marketing của họ.
Komasinski hiện là chủ tịch của Merkle, một công ty chuyên về công nghệ và phân tích dữ liệu thuộc tập đoàn Dentsu International tại Mỹ.
Dentsu International theo đó đã bổ nhiệm ông Michael Komasinski làm giám đốc điều hành toàn cầu của Merkle. Ông hiện cũng là thành viên của ban điều hành Dentsu International.
Komasinski sẽ thay thế cho Ông Craig Dempster, người đã là thành viên của ban điều hành tại Merkle trong gần 15 năm. Komasinski đã tham gia vào công ty này kể từ khi Dentsu mua lại Merkle vào năm 2016.
Komasinski hiện là chủ tịch của Merkle và là lãnh đạo phụ trách mảng dịch vụ quản lý trải nghiệm khách hàng (CXM) của Dentsu ở Châu Mỹ. Ông sẽ bắt đầu vai trò mới của mình vào ngày 1 tháng 1 tới đây và sẽ báo cáo trực tiếp cho Bà Wendy Clark, Global CEO của Dentsu International.
Gia nhập Merkle cách đây bảy năm với tư cách là giám đốc vận hành (COO) của mảng dịch vụ agency, Komasinski sau đó trở thành chủ tịch của Merkle khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA), ông dẫn dắt một doanh nghiệp có doanh thu ròng hơn 400 triệu USD.
Bà Clark, Giám đốc điều hành toàn cầu Dentsu International, cho biết:
“Thành tích của Komasinski đã tự nói lên tất cả. Anh ấy đã truyền cảm hứng và dẫn dắt đội nhóm của mình trong việc phát triển những trải nghiệm khách hàng được hỗ trợ bởi công nghệ và định hướng bởi dữ liệu trong khi vẫn xây dựng mối quan hệ lâu dài và dựa trên giá trị với khách hàng.
Các nhân tài là mạch máu của các thương hiệu và nó cũng là trọng tâm chính trong kỷ nguyên của đại dịch, khi mà thị trường lao động đang trở nên phức tạp hơn và chúng tôi phải liên tục thử nghiệm các phương thức làm việc kết hợp mới.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đang tìm cách mở rộng khả năng sử dụng quảng cáo Reels bằng cách thêm các vị trí đặt quảng cáo Reels vào cổng Marketing API trên Instagram.
Về cơ bản điều này sẽ cho phép các nền tảng của bên thứ ba (third-party platforms) đủ điều kiện tạo ra các quảng cáo Reels trong luồng quảng cáo kỹ thuật số của họ.
Theo giải thích của Facebook:
“Giờ đây, chúng tôi cho phép phân phối các vị trí quảng cáo Reels trên Instagram thông qua cổng API (tích hợp) Marketing của Instagram. Điều này sẽ có sẵn trên tất cả các phiên bản API Marketing hiện tại của chúng tôi và không yêu cầu nâng cấp thêm.”
Với API Marketing, bạn có thể tạo, đo lường và tối ưu hóa quảng cáo trên Instagram ở mọi vị trí như trong nguồn cấp dữ liệu chính, trong Stories, trong tab “Khám phá” và trong Reels. Để tạo quảng cáo của bạn, bạn có thể xem hướng dẫn ngay tại: API Marketing.
Các đối tác quảng cáo của Facebook sử dụng các API để tích hợp các tính năng của Facebook vào nền tảng của riêng họ, chẳng hạn như việc cho phép các công cụ như Hootsuite xây dựng các tùy chọn đăng bài khác nhau trên các nền tảng của nó.
Việc bổ sung các vị trí đặt quảng cáo (ad placements) của Reels sẽ giúp nhiều thương hiệu triển khai các chiến dịch Reels một cách dễ dàng hơn và khi Facebook muốn tăng cường tập trung vào các video dạng ngắn, điều này có thể mang đến những cơ hội với các thử nghiệm mới cho các bên tham gia.
CEO Instagram, Ông Adam Mosseri nói rằng Reels hiện là một trong những tính năng phát triển nhanh nhất trong ứng dụng, điều đang mang lại nhiều tiềm năng lớn về phạm vi tiếp cận và tăng trưởng cho các thương hiệu.
Trong một cuộc khảo sát của Google, hơn 90% người được khảo sát đang khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới trên YouTube và 40% trong số đó đã mua một hoặc nhiều thương hiệu khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về cách xây dựng những mẫu quảng cáo hiệu quả trên nền tảng YouTube, hãy cùng tham khảo chia sẻ dưới đây từ Bà Pei Ling Ho (PLH), Giám đốc sáng tạo toàn cầu của Google Creative Works.
Khi nghĩ về những chiến dịch quảng cáo có hiệu suất cao trên YouTube, chìa khoá chính thường nằm ở những cách kể chuyện sáng tạo, cách kể chuyện trên YouTube cũng khác với các cách kể chuyện thông thường trên TV và các kênh khác.
Với câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để tạo ra những câu chuyện quảng cáo tuyệt vời trên YouTube, dưới đây là những chia sẻ từ Bà Pei Ling Ho.
Video kỹ thuật số (digital video) đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người tiêu dùng, không chỉ là để giải trí mà còn là nguồn thông tin để mua hàng.
Giờ đây, hơn 90% mọi người đang khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới trên nền tảng YouTube và 40% trong số họ đã mua các thương hiệu và sản phẩm này.
Video trực tuyến cho phép bạn tiếp cận những người mà bạn không thể dễ dàng tiếp cận trên TV, nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau hoặc với các hành vi hay ý định cụ thể, điều này cũng có nghĩa là ROI của bạn sẽ cao hơn khi bạn tích hợp video trực tuyến vào các chiến lược marketing của mình.
Người xem TV truyền thống đang giảm dần trên toàn cầu và cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng video trực tuyến, mọi người đang dần dịch chuyển sang các kênh kỹ thuật số để tìm kiếm những gì mà họ mong muốn.
Trong thế giới mới, thế giới mà mọi người vẫn gọi là VUCA, nếu bạn muốn tạo ra các quảng cáo hiệu quả cho YouTube, bạn cần kể những câu chuyện của mình theo cách có thể thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ giây đầu tiên.
Những gì người tiêu dùng phản hồi tốt nhất là những câu chuyện được kể theo một cung bậc gay cấn ngay từ đầu, thay vì từ từ hé lộ từ thấp đến cao.
Đồng thời, các quảng cáo cũng nên chèn hình ảnh thương hiệu và sản phẩm một cách tinh tế xuyên suốt video để thông điệp của bạn không bị mất đi.
Các video quảng cáo của bạn cần thể hiện theo cách khiến mọi người phải đoán và theo dõi vì nhiều tình tiết gây tò mò và bất ngờ thay vì để họ nhanh chóng đoán ra kết quả từ những giây đầu tiên.
Có rất nhiều cách để chèo lái một câu chuyện hấp dẫn. Đối với tôi, một bữa ăn tuyệt vời cũng giống như việc phục vụ món tráng miệng trước tiên – đó là niềm vui mà mọi người luôn mong đợi.
Vì vậy, thứ nhất, hãy để quảng cáo của bạn xuất hiện với những cảnh thú vị, có sức ảnh hưởng, sinh động nhất để thu hút sự chú ý và dẫn dắt câu chuyện.
Thứ hai, sử dụng những hình ảnh bất ngờ mà khán giả của bạn chưa từng thấy trước đây – những thứ không phải về thương hiệu hay danh mục sản phẩm của bạn.
Thứ ba, hãy phá vỡ bức tường ngăn cản bạn với khách hàng của bạn. Thừa nhận khách hàng của bạn và kết nối trực tiếp với họ. Bạn cần làm cho họ cảm thấy như câu chuyện bạn đang kể là dành cho họ.
Thứ tư, đưa cho họ một câu đố hay một thắc mắc không quá phức tạp để họ tự tìm lấy cho mình những lời giải hoặc những thứ khiến họ quan tâm.
Thứ năm, đừng ngại khi khám phá những cung bậc cảm xúc sâu sắc trong các video của bạn. Sự hài hước, nỗi nhớ, thậm chí là sự bối rối cũng có thể khiến ai đó ở lại với câu chuyện của bạn vì họ bị cuốn vào một điều gì đó mà họ có cảm giác là thật.
Không chỉ là cấu trúc kể chuyện, việc phát triển những ngôn ngữ trực quan trong quảng cáo dành cho thiết bị di động cũng có thể nâng cao sức ảnh hưởng đáng kể của quảng cáo.
Ngoài ra, mọi người thường xem ở độ sáng khoảng 50%, vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ độ sáng và độ tương phản giữa các màu của quảng cáo để chúng có thể dễ dàng nhìn thấy trên màn hình của người xem.
Việc nuôi dưỡng văn hóa thử nghiệm sáng tạo có thể giúp bạn thực hiện tốt hơn các quảng cáo mà người tiêu dùng muốn xem. Các thử nghiệm có giá trị, không chỉ vì nó nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Nó còn cho phép bạn hiểu điều gì khiến khách hàng mục tiêu của bạn chú ý đến bạn. Các nhà quảng cáo chuyên nghiệp luôn có thể đánh giá được quảng cáo của họ đang hoạt động như thế nào sau khi xuất bản và tìm cơ hội để làm cho các quảng cáo đó tốt hơn nữa.
Cuối cùng, khi bạn muốn cải thiện các chiến dịch quảng cáo của mình, hãy nhớ sự khác biệt giữa các quảng cáo trên TV truyền thống với các kênh video hiện đại.
Với YouTube, điều quan trọng là bạn phải thu hút đối tượng mục tiêu ngay từ đầu và cân nhắc các yếu tố ngôn ngữ trực quan để phù hợp hơn với các định dạng kỹ thuật số.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và nhà sáng tạo trên YouTube sẽ không còn có thể kiếm tiền từ những nội dung phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu.
Google sẽ không còn cho phép các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và nhà sáng tạo nội dung trên YouTube kiếm tiền từ những nội dung phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu.
Google đã công bố trong một tài liệu vào ngày 7.10 vừa qua.
Nhóm Google Ads của Google cho biết:
“Hôm nay, chúng tôi công bố chính sách kiếm tiền mới dành cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản của Google và nhà sáng tạo nội dung trên YouTube.
Chính sách này sẽ cấm quảng cáo và kiếm tiền từ những nội dung gây mâu thuẫn với sự đồng thuận của khoa học về sự tồn tại và nguyên nhân của việc biến đổi khí hậu.”
“Điều này bao gồm những nội dung phủ nhận sự biến đổi của khí hậu, phủ nhận các xu hướng dài hạn cho thấy khí hậu toàn cầu đang ấm lên, phủ nhận khí thải nhà kính hoặc những hoạt động của con người có thể góp phần vào việc hạn chế sự biến đổi khí hậu.”
Google cho biết họ sẽ sử dụng kết hợp các công cụ tự động và đánh giá của con người để thực thi chính sách mới này trên phạm vi toàn cầu.
Google cho biết: “Khi đánh giá những nội dung đang chống lại chính sách mới này, chúng tôi sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng về bối cảnh của nội dung được đưa ra, phân biệt giữa những nội dung đưa ra các tuyên bố sai sự thật, với những nội dung báo cáo hoặc thảo luận về các ý kiến đó.”
Google sẽ vẫn cho phép hiển thị quảng cáo trên các nội dung về các chủ đề liên quan đến khí hậu như các cuộc tranh luận công khai về chính sách khí hậu, các cuộc nghiên cứu về khí hậu và hơn thế nữa.
Hành động này của Google nhằm mục tiêu chống lại những người đang phủ nhận hay chối bỏ sự biến đổi của khí hậu hiện đang diễn ra từng ngày, thông báo được đưa ra sau khoảng một tuần kể từ khi YouTube ban hành chính sách mới về việc cấm những thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bên cạnh việc chia sẻ tầm quan trọng của sự đa dạng trong quảng cáo, Facebook còn đề cập đến những rào cản trong việc tạo ra nhiều tính đại diện hơn trong tất cả các hình thức quảng cáo.
Bằng cách hợp tác với Deloitte, Facebook đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn và khảo sát để xác định những trở ngại chính hiện đang làm hạn chế tính đa dạng và đại diện trong quảng cáo.
Theo giải thích của Facebook:
“Quảng cáo từ lâu đã có sức mạnh định hình thế giới của chúng ta. Khi được hoàn thành tốt, nó phản ánh những mong muốn sâu xa nhất của chúng ta, nuôi dưỡng những khát vọng lớn nhất của chúng ta, thúc đẩy cảm xúc về những sự hy vọng và thuộc về.
Những câu chuyện chúng ta thấy trong quảng cáo giúp định hình cách chúng ta nhìn nhận về bản thân và với cả những người xung quanh.
Tuy nhiên theo số liệu nghiên cứu, chỉ có 41% người tiêu dùng Mỹ cảm thấy họ được đại diện trong các quảng cáo của thương hiệu mà họ nhìn thấy.”
Báo cáo của Facebook bao gồm một loạt thông tin chi tiết và lưu ý chính về vấn đề này, đồng thời cũng nêu bật những việc cần làm để khắc phục những hạn chế hiện có trong cách tiếp cận về quảng cáo nói chung.
Nghiên cứu chỉ ra 05 rào cản chính đang làm hạn chế tính đại diện và đa dạng trong ngành quảng cáo nói chung và quảng cáo Facebook nói riêng.
Bản thân ngành không đa dạng: Ngành quảng cáo nói chung, trên tất cả các hệ sinh thái, ở mọi cấp độ, không mang tính đại diện, điều này khiến bản thân nó trở thành một rảo cản trong việc xây dựng những nội dung mang tính đại diện và đa dạng.
Thiếu sự dẫn dắt của ban lãnh đạo: Không ít các tổ chức thiếu những nỗ lực hay nhiệm vụ rõ ràng trong việc thực thi tính đa dạng. Các nhà lãnh đạo không có nhiều sự hỗ trợ trong việc đa dạng hoá nội dung và quảng cáo của họ.
Khó đánh giá lợi ích dài hạn: Những người làm marketing vốn được trang bị tốt hơn trong việc hiểu những rủi ro và chi phí trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khi tính đến những sức ảnh hưởng trong kết quả kinh doanh trong dài hạn thì họ vẫn còn rất hạn chế.
Mối quan hệ chưa chặt chẽ giữa Agency (các công ty quảng cáo) với khách hàng của họ: Khi không được sự đồng ý từ phía khách hàng, các agency hiếm khi quan tâm đến việc đầu tư vào sự đa dạng và toàn diện trong nội dung và quảng cáo.
Thiếu công cụ và nguồn lực: Nhiều doanh nghiệp hay người làm marketing còn thiếu kỹ năng, năng lực và tài nguyên để thực thi tính đa dạng.
Như bạn có thể thấy, trọng tâm chính của báo cáo từ mạng xã hội Facebook là xem xét các phạm vi hay nhiệm vụ chính cần thảo luận nhiều hơn để tạo điều kiện cho những quảng cáo sẽ mang nhiều tính đại diện hơn.
Báo cáo cũng xem xét những mối quan tâm lớn nhất giữa những người thực thi quảng cáo và các CMO liên quan đến việc gia tăng tính đa dạng trong nội dung của họ.
Hướng dẫn từ Facebook cũng bao gồm các đề xuất và gợi ý chính để giúp thương hiệu giải quyết các yếu tố chính trong việc tối đa hoá tính toàn diện trong quảng cáo.
Theo báo cáo:
“93% người trả lời khảo sát tại các agency cho biết họ cảm thấy rất cần thiết về tính đa dạng và toàn diện trong quảng cáo và do đó họ luôn sẵn sàng xây dựng điều này nếu khách hàng của họ yêu cầu.”
Trên đây là những điểm quan trọng cần thảo luận và có vẻ như các thương hiệu hay nhà quảng cáo nên tích cực hơn trong việc tìm ra các cách mới để đưa nhiều người và nền văn hóa hơn vào các chiến dịch của họ.
Như đã lưu ý, báo cáo cũng sẽ bao gồm các gợi ý từ Deloitte về cách giải quyết từng yếu tố và cách chúng liên quan đến các mối quan tâm cũng như cách tiếp cận của bạn.
Khi bản cập nhật về tính minh bạch khi theo dõi ứng dụng (ATT) của Apple tiếp tục gây ra tác động đáng kể đối với Facebook, nền tảng này không ngừng cải thiện hệ thống quảng cáo của mình.
Quay lại vào thời điểm tháng 4, Apple đã tung ra một cảnh báo liên quan đến việc theo dõi dữ liệu trên ứng dụng, trực tiếp yêu cầu người dùng iOS cho phép hoặc không việc theo dõi hoạt động của họ trong từng ứng dụng riêng lẻ.
Với những thông tin được cung cấp qua lời nhắc và giữa nhiều ồn ào xoay quanh việc sử dụng sai và rò rỉ dữ liệu cá nhân, nhiều người đang chọn phương án không cho phép.
Các báo cáo chỉ ra rằng phần lớn người dùng iOS đang chọn không theo dõi họ trên ứng dụng, tỷ lệ này dường như đã giảm đi phần nào theo thời gian, nhưng vẫn còn trên 60%.
Cho đến khi Apple cập nhật ATT, nếu bạn nhấp vào một quảng cáo nào đó và nó dẫn bạn đến một ứng dụng, sau đó bạn mua một thứ gì đó trong ứng dụng, thì nhà quảng cáo sẽ có thể để theo dõi điều này và sau đó nhắm mục tiêu đến bạn với các quảng cáo có liên quan hơn trong tương lai.
Sau ATT, điều này không còn khả thi nữa, hoặc ít nhất là tỉ lệ sẽ giảm đi nhiều. Và một trong số những nền tảng bị ảnh hưởng đáng kể nhất là Facebook.
Theo giải thích của Facebook:
“Như chúng tôi đã lưu ý từ tháng 7, chúng tôi dự kiến sẽ gặp phải những sóng gió từ các thay đổi trên nền tảng, đặc biệt là với bản cập nhật iOS gần đây, nó sẽ có tác động lớn hơn nữa đến chúng tôi trong thời gian tới. Chúng tôi biết nhiều người trong số các bạn cũng đang phải trải qua những sự tác động này.”
Tác động cụ thể và lớn nhất đối với Facebook ở đây là báo cáo chuyển đổi– với việc Facebook hiện không thể theo dõi chuyển đổi theo cách tương tự.
“Theo ước tính của chúng tôi thì hiện tỉ lệ chuyển đổi theo báo cáo đang thấp hơn khoảng 15% trên iOS, tuy nhiên chúng tôi tin rằng các chuyển đổi trong thế giới thực, như bán hàng và cài đặt ứng dụng sẽ cao hơn những gì đang được báo cáo.”
Đây thực sự là một tác động lớn đối với nhiều nhà quảng cáo trên Facebook, bởi vì nếu không có các dữ liệu chuyển đổi chính xác, họ không thể biết điều gì đang hoạt động hoặc không với các quảng cáo của mình.
Hiện các nhà quảng cáo và Agency lớn đang tìm cách chống lại điều này bằng cách bổ sung dữ liệu Facebook của họ với thông tin từ Google Analytics và các nền tảng khác, tuy nhiên năng lực phân tích và đo lường chéo cũng đang là một rào cản lớn.
Để làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn, Facebook đã và đang nghiên cứu các giải pháp dựa trên dự báo và ước tính dữ liệu khác nhau nhằm mục tiêu cung cấp các dữ liệu được mô hình hóa đối với các chuyển đổi để xác định một bức tranh chính xác hơn và đầy đủ hơn về kết quả của các quảng cáo.
Trước tiên, Facebook đã cung cấp một loạt các mẹo để giúp các nhà quảng cáo giảm thiểu sức ảnh hưởng – và cải thiện hiệu suất quảng cáo của mình.
Các mẹo chính của Facebook bao gồm:
Hãy dành thêm thời gian để xem xét trước khi phân tích hiệu suất – Mẹo hàng đầu của Facebook là các nhà quảng cáo cần cho hệ thống của mình thêm thời gian để thích ứng trước khi thực hiện các thay đổi đối với các chiến dịch hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống của Facebook dựa trên các trình kích hoạt hiệu suất tối ưu mang tính học hỏi và các kiểu người khác nhau phản hồi với mỗi quảng cáo, do đó, hệ thống cần thời gian để thu thập các dữ liệu phản hồi đó trước khi được tối ưu.
Thực hiện theo các phương pháp hay nhất trong giai đoạn học tập để giúp hệ thống phân phối học hỏi các cách tốt nhất để phân phối quảng cáo của bạn – Một lần nữa, điều này cũng cần thời gian – Các phương pháp hay nhất trong ‘Giai đoạn học tập’ của Facebook đề xuất rằng nhà quảng cáo cần khoảng 50 sự kiện tối ưu hóa trong khoảng thời gian 7 ngày đối với hệ thống đối sánh quảng cáo của Facebook để có được những cái nhìn đầy đủ nhất về các phản hồi tốt nhất cho quảng cáo của bạn. Sau đó điều này sẽ giúp Facebook tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo trong tương lai. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ bên dưới, trong ‘giai đoạn học tập’ ban đầu, khi hệ thống của Facebook đang tìm ra kiểu người dùng nào đang phản hồi lại quảng cáo của bạn, hiệu suất sẽ kém ổn định hơn, nhưng theo thời gian, điều này sẽ giảm xuống và CPA của bạn sẽ ổn định hơn. Facebook nói rằng trong tình hình hiện tại, việc tuân thủ các phương pháp tiếp cận hiệu quả ở giai đoạn học tập là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Thiết lập API chuyển đổi – API chuyển đổi của Facebook giúp tạo ra các kết nối trực tiếp giữa các sự kiện trên website và hệ thống của Facebook, điều này cũng có thể giảm thiểu tác động của ATT. Việc thêm API chuyển đổi sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, giảm chi phí trên mỗi hành động và đo lường chính xác hơn kết quả của các chiến dịch trong khi vẫn cung cấp các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Ngoài ra, Facebook cũng đề nghị các nhà quảng cáo nên ‘xem xét tất cả các công cụ có sẵn’ để đo lường hiệu suất chiến dịch của họ, bao gồm cả những công cụ không được liên kết trực tiếp với Facebook.
Như đã lưu ý, hầu hết các nhà quảng cáo chuyên nghiệp hiện đều đã và đang làm việc theo cách này, họ sử dụng các mô hình mới kết hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để cung cấp những cái nhìn chính xác hơn về hiệu suất tổng thể của các chiến dịch, dựa trên nhiều thước đo hay chỉ số (trực tiếp và gián tiếp) khác nhau.
Trong một thế giới mới, khi mà khách hàng liên tục thay đổi và tiếp xúc với thương hiệu tại nhiều điểm khác nhau trên suốt hành trình khách hàng, những thương hiệu thành công là thương hiệu có thể tìm ra được một hành trình tổng thể và tích hợp của khách hàng của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Kiểu báo cáo mới trong Google Ads giúp bạn dễ hiểu hơn về hành vi chi tiêu của chiến dịch.
Google Ads theo đó đang giới thiệu một kiểu báo cáo ngân sách mới được thiết kế để giúp các nhà quảng cáo hiểu được hành vi chi tiêu hàng ngày và hàng tháng của họ.
Một điểm khó khăn hiện tại với các nhà quảng cáo là khả năng tìm ra cách ngân sách các chiến dịch quảng cáo của họ được chi tiêu ngày qua ngày.
Kiểu báo cáo mới này trong Google Ads nhằm mục đích khắc phục điều đó đồng thời cũng nêu bật việc hiệu suất của chiến dịch đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi những thay đổi ngân sách đó trong quá khứ.
Theo Google:
“Báo cáo ngân sách của bạn cung cấp những thông tin chi tiết về mức chi tiêu của bạn bị ảnh hưởng bởi ngân sách của bạn, cũng như bảng phân tích chi tiêu hàng ngày của bạn trong suốt tháng.
Nếu bạn thay đổi ngân sách trung bình hàng ngày của mình vào giữa tháng, báo cáo ngân sách có thể cho bạn biết thay đổi đó có ảnh hưởng gì đến mức chi tiêu của bạn và mức chi tiêu tối đa hàng tháng.”
Trong báo cáo, bạn cũng có thể tìm thấy các dự báo về số tiền bạn có thể chi tiêu cho Google Ads vào cuối tháng.
Báo cáo ngân sách mới của Google Ads sẽ hiển thị các bộ dữ liệu sau:
Mức chi tiêu hàng ngày: Có thể tăng lên đến gấp đôi mức ngân sách hàng ngày trung bình vào những ngày quảng cáo có nhiều khả năng nhận được nhấp chuột và chuyển đổi hơn.
Giới hạn chi tiêu hàng tháng: Sẽ không vượt quá ngân sách trung bình hàng ngày của bạn nhân với số ngày trong tháng.
Dự báo chi tiêu hàng tháng: Bao gồm chi phí tính đến thời điểm hiện tại và bất kỳ khoản thay đổi ngân sách nào được thực hiện trong khoảng giữa thời gian đó.
Cách truy cập vào báo cáo ngân sách mới trong Google Ads.
Để truy cập báo cáo ngân sách, trước tiên bạn cần phải có một chiến dịch có phạm vi ngày bao gồm tháng hiện tại.
Nếu yêu cầu đó được đáp ứng, bạn có thể xem báo cáo ngân sách từ nhiều nơi khác nhau trong tài khoản Google Ads.
Ví dụ: khi bạn đang xem trang Chiến dịch (Campaigns pag), bạn có thể rê chuột qua phần ngân sách của chiến dịch và nhấp vào “xem báo cáo ngân sách” để truy cập.
Dưới đây là một ví dụ về trang báo cáo:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng cách khám phá các giả thuyết về điều gì khiến các quảng cáo video trở nên hấp dẫn và không thể bỏ qua. Dưới đây là những gì mà Google chia sẻ.
Trong khi quảng cáo video được xem là một trong những đinh dạng quảng cáo có hiệu quả cao nhất, tập trong vào video sẽ là chiến lược quan trọng các nhà quảng cáo nên lưu ý.
Các nghiên cứu cho thấy thời lượng để gây được sự chú ý của con người đã giảm dần, giảm từ 12 xuống 8 giây trong khi thời gian xem trên YouTube đang tăng lên.
Vậy, tại sao lại có nghịch lý này?
Để giải quyết rõ hơn, Google đã hình thành một giả thuyết thay thế: có thể sự sụt giảm về khoảng thời gian cần thiết để tạo nên sự chú ý xuất phát từ thực tế là chúng ta hiện đang đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng hơn.
Có một lý thuyết ngày càng phổ biến cho rằng phần lớn việc ra quyết định của chúng ta diễn ra trong tiềm thức, dựa trên những kinh nghiệm mà chúng ta đã có từ trước đó.
Do đó, nếu chúng ta là những người tiêu dùng đã tiếp xúc với quảng cáo trong phần lớn cuộc đời của mình, có lẽ bộ não tiềm thức của chúng ta đã hiểu được các tín hiệu của những gì chúng ta biết là quảng cáo.
Và do đó, khi chúng ta nhận được một tín hiệu như vậy, trong một môi trường hay tình huống được phân loại theo sự lựa chọn và thích ứng – cụ thể là lựa chọn bỏ qua, bộ nhớ và bộ não tiềm thức của chúng ta sẽ hoạt động như một bộ lọc thực sự.
Nếu điều này là đúng, thì điều quan trọng nhất cần xem xét ở đây không phải là liệu quảng cáo đó là “tốt” hay “xấu” mà là về việc thích ứng với sự sáng tạo để vượt qua tiềm thức hay bộ lọc vốn được định sẵn đó.
Có nhiều cách để kể một câu chuyện. Và sẽ không bao giờ tồn tại một câu chuyện được áp dụng đúng cho mọi trường hợp. Dưới đây là những nguyên lý mà những người làm marketing có thể thử nghiệm và chinh phục khách hàng của họ.
5 nguyên lý để xây dựng những quảng cáo video không thể bỏ qua:
1. Chuyển đổi những cách làm truyền thống.
Nhiều nhà quảng cáo vẫn đang xây dựng các quảng cáo trên TV theo định dạng kiểu tường thuật gồm ‘dẫn dắt, xây dựng cao trào và tiết lộ các bí mật…’.
Trong khi điều này vẫn có thể mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy kết quả, có rất nhiều những cách thay thế linh hoạt khác bạn có thể sử dụng.
Hãy nhớ rằng không có một cách để kể một câu chuyện toàn diện cho tất cả mọi tình huống, vì vậy hãy xem xét những ý tưởng sau đây.
Thu hút người xem một cách nhanh chóng bằng một loạt các ý đồ và sắc thái hơn là những cảnh quay dài. Cân nhắc nhiều định dạng và trình tự xuất hiện video khác nhau – bắt đầu bằng một gợi ý mạnh mẽ, tạo ra những sự thay đổi bất ngờ và sử dụng các góc quay khác nhau.
Theo Google, kiểu thể hiện nội dung này có thể thúc đẩy các chỉ số thương hiệu, đặc biệt là đối với những người bỏ qua quảng cáo, vì nó mang lại cho họ nhiều lợi ích tức thì.
Bạn cũng nên cân nhắc việc đưa người xem đi thẳng vào câu chuyện ngay từ đầu; sử dụng một cảnh trực tiếp hoặc một góc nhìn đặc biệt để thu hút người xem ngay lập tức thay vì là đi từ những đoạn mở đầu.
2. Quảng cáo video cần tùy chỉnh các câu chuyện dựa trên đối tượng mục tiêu của bạn.
Người xem vốn có các “khẩu vị” hay thị hiếu khác nhau và điều đó tạo ra vô số các cơ hội cho các nhà tiếp thị. Hãy sử dụng nhiều mẫu sáng tạo hay câu chuyện khác nhau cho các nhóm đối tượng khác nhau để thử nghiệm dựa trên các tín hiệu nhắm mục tiêu.
Việc điều chỉnh sự sáng tạo cho các nhóm đối tượng mục tiêu có thể bao gồm từ các yếu tố về giới tính cho đến các sở thích hay hành vi khác nhau.
Bạn cần chuẩn bị một loạt các nội dung sáng tạo cho các nhóm đối tượng mục tiêu và kể một câu chuyện liên tiếp để thúc đẩy kết quả.
3. Đi từ một câu chuyện đến nhiều câu chuyện.
Đối với nhiều người làm marketing, họ thường sử dụng một video duy nhất để tạo ra các KPI và kết quả mà họ cần.
Tuy nhiên, khi nói đến quảng cáo video trực tuyến trong bối cảnh hiện đại, bạn cần nhiều hơn một quảng cáo thông minh để thu hút sự chú ý của người dùng.
Bạn nên phân phối một chuỗi video quảng cáo để kể một câu chuyện cho người dùng theo một trình tự tường thuật được định sẵn.
Dưới đây là 3 loại trình tự tường thuật khác nhau mà bạn có thể tham khảo.
Mở màn, khuếch đại và tạo ra sức ảnh hưởng: Hãy gieo một ý tưởng để thu hút khán giả của bạn, khuếch đại nó để mang lại trải nghiệm sâu sắc hơn và cuối cùng đẩy sức ảnh hưởng đến sự cao trào để nhắc nhở khán giả hoặc thúc đẩy họ hành động.
The miniseries: Chia câu chuyện của bạn thành các chương theo các chủ đề.
The direct shot: Bám sát vào một ý niệm, được truyền đạt theo những cách khác nhau.
4. Đưa ra các câu chuyện dựa trên hành vi của người dùng.
Trong thế giới tín hiệu của người tiêu dùng, trình tự quảng cáo video không chỉ cho phép bạn kể một câu chuyện được định sẵn mà còn cho phép các marketer khai thác hành vi của người xem và triển khai cốt truyện dựa trên sự tương tác.
Trong một thế giới của sự lựa chọn, các thông điệp được hiển thị tuần tự cho phép bạn triển khai quảng cáo dựa trên việc người dùng bỏ qua hoặc xem video để chuyển đổi cách kể chuyện sao cho liền mạch.
Ví dụ: nếu ai đó đã xem video quảng cáo A thì quảng cáo tiếp theo cần hiển thị tới họ là B, tuy nhiên, nếu họ đã bỏ qua video quảng cáo A thì video tiếp theo của họ không phải là B mà là C chẳng hạn.
5. Phát triển chiến lược quảng cáo video của bạn dựa trên những thứ phát triển xung quanh bạn.
Thế giới của sự chú ý của người tiêu dùng sẽ luôn thay đổi và chưa bao giờ có một thời điểm lý tưởng để các nhà tiếp thị khám phá và tò mò về sự sáng tạo trong quảng cáo.
Thử nghiệm không phải là chuyện một sớm một chiều mà là chuyện cần áp dụng ngay khi có thể. Sức mạnh của tư duy “thử nghiệm và học hỏi” nằm ở việc tạo ra một lộ trình dành riêng cho việc nghiên cứu sức ảnh hưởng của các yếu tố quảng cáo.
Thử nghiệm các định dạng video khác nhau và xem định dạng nào thu hút được nhiều sự chú ý nhất và thúc đẩy kết quả.
Sau đó, bạn có thể xây dựng chiến lược video trực tuyến của mình từ đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thử nghiệm của Facebook sẽ cung cấp nhiều hơn các yếu tố ngữ cảnh (context) tới các quảng cáo có trả phí, những thông tin bổ sung theo đó sẽ được hiển thị bên dưới các hình ảnh quảng cáo.
Như bạn có thể thấy trong ví dụ bên dưới từ SocialMediaToday, một số người dùng hiện đang thấy những thông tin bổ sung của nhà quảng cáo – như vị trí doanh nghiệp, lượt check-in của người dùng và người theo dõi Trang – bên dưới hình ảnh quảng cáo.
Một phần của điều này có thể đặc biệt có lợi trong việc loại bỏ những kẻ lừa đảo đang tìm cách lạm dụng quảng cáo Facebook cho các mục đích bất chính.
Ví dụ: bạn có thể mua những người theo dõi giả mạo (fake followers), nhưng việc làm giả thông tin check-in tại các địa điểm cụ thể khó hơn rất nhiều, trong khi dữ liệu về vị trí bổ sung hiện là bắt buộc đối với các nhà quảng cáo trong một số danh mục sản phẩm nhất định, điều này có thể giúp hạn chế các quảng cáo gây hiểu nhầm trên nền tảng.
Facebook bắt đầu thử nghiệm với các yếu tố ngữ cảnh quảng cáo (ad context) bổ sung kể từ năm 2016, sau khi biết rằng một số nhóm người tại Nga đã tìm cách tác động đến cử tri ở Mỹ thông qua các chiến dịch quảng cáo Facebook được nhắm mục tiêu.
Trong số những thay đổi đó, Facebook đã thực hiện các quy định chặt chẽ hơn liên quan đến việc sử dụng quảng cáo cho các vấn đề chính trị, người dùng hiện có thể dễ dàng truy cập để biết thêm thông tin về nhà quảng cáo trên các mẫu quảng cáo.
Lợi ích chính của thử nghiệm mới này là tính tức thì. Người dùng được cung cấp thông tin tốt hơn và kịp thời hơn, điều này có thể giúp giảm sức ảnh hưởng của bất kỳ quảng cáo nào với mục đích chính trị.
Và trong khi các nhà quảng cáo nhỏ hơn cũng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn (ví dụ: số lượng người theo dõi nhỏ hơn có thể làm giảm độ tin cậy), thì các lợi ích khác trong tương lai có thể đáng kể hơn.
Chúng ta sẽ phải chờ xem trong thực tế chúng có tác động ra sao trước khi đánh giá bất kỳ thay đổi nào trong cách tiếp cận hoặc chiến lược của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu – data-driven attribution là mô hình phân bổ mới trong Google Ads cho phép nhà quảng cáo đo lường cụ thể các điểm tiếp xúc với khách hàng trong suốt hành trình khách hàng.
Theo đó, Google đã thông báo rằng họ đang đặt kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution) trở thành mô hình phân bổ mặc định cho tất cả các mục tiêu chuyển đổi trong các tài khoản Google Ads, vì mô hình này sẽ giúp loại bỏ kiểu phân bổ theo lượt nhấp chuột cuối cùng (last-click attribution) và các kiểu phân bổ khác.
Theo giải thích của Google:
“Không giống như các mô hình phân bổ khác, phân bổ theo hướng dữ liệu cung cấp cho nhà quảng cáo các kết quả chính xác hơn bằng cách phân tích tất cả những dữ liệu có liên quan đến các khoảnh khắc marketing giúp dẫn đến chuyển đổi.
Phân bổ theo hướng dữ liệu trong Google Ads tính đến nhiều tín hiệu hơn, bao gồm cả định dạng quảng cáo và thời gian từ khi tương tác với quảng cáo đến khi xảy ra chuyển đổi.
Chúng tôi cũng sử dụng kết quả từ các thử nghiệm để làm cho các mô hình của chúng tôi trở nên chính xác hơn và phản ánh tốt hơn yếu tố giá trị của quảng cáo của bạn.”
Về cơ bản, Google nói rằng phân bổ theo lượt nhấp chuột cuối cùng là không được chính xác và phần lớn đã lỗi thời về mặt theo dõi phản hồi thực sự của các quảng cáo.
Phân bổ theo lần nhấp chuột cuối cùng chỉ định sự ghi nhận cho một chuyển đổi với yếu tố cuối cùng mà người dùng đã chạm vào hoặc nhấp vào và đó thường chỉ là một phần của bức tranh rộng lớn hơn trong hành trình của khách hàng.
Ví dụ: nếu bạn nhìn thấy một quảng cáo trên Facebook, bạn truy cập vào website, sau đó bạn quên nó, tiếp đến, với một quảng cáo khác trong Instagram, bạn thực hiện tìm kiếm trên Google và sau đó dẫn bạn trở lại website để mua hàng.
Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng mô hình phân bổ theo lần nhấp cuối cùng, chuyển đổi sẽ chỉ được phân bổ cho yếu tố cuối cùng đó, trong khi như bạn thấy, đường dẫn mua hàng của khách hàng còn chứa nhiều hành động khác.
Mặc dù, khó có phép đo nào đo lường được toàn bộ quá trình này, nhưng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu của Google nhằm mục đích cung cấp nhiều thước đo hơn và toàn diện hơn cho các quảng cáo.
Như ví dụ bạn có thể thấy ở trên từ Google, việc thiếu đi một quảng cáo được hiển thị đúng lúc cũng có thể làm mất đi của bạn đến 50% chuyển đổi.
Một lần nữa, Google không thể tính đến mọi yếu tố trong quá trình khám phá, nhưng bằng cách cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn về hiệu suất quảng cáo của bạn – trên Tìm kiếm, YouTube và Hiển thị – hệ thống xác định tốt hơn các mô hình trong số các tương tác quảng cáo của bạn, những quảng cáo có thể dẫn đến chuyển đổi tốt nhất.
Google giải thích thêm:
“Có thể có một số bước nhất định trong quá trình hành động có xác suất dẫn khách hàng hoàn thành chuyển đổi cao hơn. Khi đó, mô hình sẽ cung cấp nhiều ngân sách hơn cho các tương tác quảng cáo có giá trị đó.”
Ở một khía cạnh khác, mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu dựa trên công nghệ máy học để cải thiện tỷ lệ phản hồi quảng cáo và trong bối quyền riêng tư về dữ liệu đang được ưu tiên nhiều hơn, các nhà quảng cáo cũng đang kỳ vọng những mô hình tương tự để tối đa hóa hiệu suất quảng cáo của mình.
Google lưu ý rằng các nhà quảng cáo vẫn sẽ có tùy chọn chuyển sang một trong 5 mô hình phân bổ khác theo cách thủ công, vì vậy, cập nhật mới này cũng sẽ không tước bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát của bạn trên tài khoản.
Bên cạnh đó, Google cho biết họ đang bổ sung thêm nhiều loại chuyển đổi hơn, bao gồm cả chuyển đổi trong ứng dụng và ngoại tuyến (in-app và offline).
Google sẽ triển khai mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu làm mô hình mặc định bắt đầu từ tháng 10, với mục tiêu sẽ áp dụng trong tất cả các tài khoản Google Ads vào đầu năm sau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Ads đã thông báo cập nhật mới nhất về cách các truy vấn được đối sánh với từ khóa. Dưới đây là những gì nhà quảng cáo cần biết.
Google đã công bố các thay đổi đối với cách đối sánh từ khóa, bao gồm việc ưu tiên các từ khóa cụm từ và từ khóa rộng, những từ khoá giống hệt với các chuỗi truy vấn của người dùng. Google cũng đang cập nhật quy trình đối sánh cho các truy vấn mà từ khoá không có đối sánh từ khoá y hệt nhau.
Nguồn gốc của sự thay đổi.
Đầu năm nay, Google đã thông báo rằng những từ khóa đối sánh chính xác giống hệt với các chuỗi truy vấn sẽ được ưu tiên bất cứ khi nào từ khóa đó đủ điều kiện để đối sánh, nhằm giúp giảm độ phức tạp của các tài khoản quảng cáo.
Bây giờ, Google cũng đang công bố điều tương tự cho đối sánh cụm từ và đối sánh rộng.
Ví dụ: nếu chuỗi truy vấn “mua áo thun ngắn tay” đủ điều kiện để đối sánh với nhiều từ khóa đối sánh rộng khác trong tài khoản của bạn như “áo thun ngắn tay”, “áo thun ngắn tay giá rẻ”, Google sẽ ưu tiên cho từ khóa giống hệt với truy vấn của người dùng.
Thay đổi này hiện có thể áp dụng cho cả đối sánh rộng và đối sánh cụm từ.
Đối với đối sánh chính xác thì sao?
Các từ khóa đối sánh chính xác sẽ vẫn được ưu tiên hơn so với các cụm từ từ đối sánh cụm từ và đối sánh rộng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tài khoản quảng cáo không có từ khoá nào giống y hệt truy vấn tìm kiếm?
Trước đây, nếu bạn có nhiều từ khóa có liên quan đủ điều kiện để đối sánh, công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng tính năng xếp hạng quảng cáo (Ad Rank) để xác định từ khóa nào sẽ nhận được phân phối.
Tuy nhiên, Google hiện đang tính đến các tín hiệu liên quan khác bằng cách xem xét ý nghĩa của tất cả các từ khóa và trang đích (landing page) trong nhóm quảng cáo, ngoài các chỉ số liên quan đến xếp hạng quảng cáo.
Nhà quảng cáo nên làm gì?
Mục tiêu của thay đổi này là cho phép các nhà quảng cáo cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng các từ khóa đối sánh rộng mà không sợ mất quyền kiểm soát các từ khóa hiện tại đồng thời thắt chặt các loại đối sánh một cách mạnh mẽ hơn.
Google cũng gợi ý rằng không có lợi ích gì khi sử dụng cùng một từ khóa trong nhiều loại đối sánh khi sử dụng đặt giá thầu thông minh vì đối sánh rộng đã bao gồm tất cả các truy vấn giống nhau. Nhà quảng cáo nên chạy các thử nghiệm nhỏ trong tài khoản của chính mình trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.
Việ lạm dụng đối sánh rộng có thể dẫn đến giá CPL tăng lên vì cụm từ đó có thể vẫn khớp với các cụm từ khác ít liên quan hơn, từ đó làm tăng chi phí.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Ads đang tăng cường tính minh bạch của quảng cáo bằng cách cung cấp cho người dùng thêm những thông tin cơ bản về các nhà quảng cáo đã được xác minh. Dưới đây là những gì bạn nên biết.
Theo đó, Google đã công bố “trang của nhà quảng cáo”, cho phép người dùng tìm hiểu thêm về nhà quảng cáo trước khi truy cập website của họ hoặc mua hàng.
Trang của nhà quảng cáo (Advertiser Pages) là gì?
Các trang dành cho nhà quảng cáo sẽ bao gồm các thông tin quảng cáo nâng cao cho các nhà quảng cáo đã hoàn tất quá trình xác minh.
Những tính năng này tương tự như nội dung mà người dùng nhìn thấy khi họ nhấp vào “Tại sao tôi lại thấy quảng cáo này?” trên Facebook.
Bằng cách nhấp vào “Về Quảng cáo này”, người dùng sẽ có thể thấy những thứ như:
Tại sao họ lại nhìn thấy nội dung quảng cáo này.
Tên thương hiệu của nhà quảng cáo là gì.
Vị trí (location) của nhà quảng cáo.
Các quảng cáo bổ sung khác từ nhà quảng cáo đó trong 30 ngày qua.
Người dùng cũng sẽ có thể nhấp vào “ngừng xem quảng cáo này” để ẩn quảng cáo từ các nhà quảng cáo mà họ không quan tâm và báo cáo những quảng cáo mà họ cho rằng nó đã vi phạm chính sách – tất cả hành động này đều thực hiện từ trang của nhà quảng cáo.
Mục đích của trang của nhà quảng cáo này là cung cấp thêm thông tin để giúp phân biệt các nhà quảng cáo đáng tin cậy trong hệ sinh thái của Google, đồng thời hạn chế khả năng xuyên tạc của những kẻ xấu.
Tại sao trang của nhà quảng cáo lại được xây dựng?
Google đang nỗ lực để cải thiện tính minh bạch của quảng cáo và liên tục ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách trên nền tảng.
Bà Mojdeh Tomisch, Giám đốc Sản phẩm, quyền riêng tư và an toàn quảng cáo tại Google cho biết: “Việc thể hiện nhiều hơn thông tin của quảng cáo dựa trên nỗ lực của chúng tôi nhằm tạo ra những trải nghiệm rõ ràng và trực quan cho những người dùng tương tác với quảng cáo trên các sản phẩm của Google.
Hơn 30 triệu người dùng tương tác với các menu kiểm soát và minh bạch quảng cáo của chúng tôi mỗi ngày và ‘Về quảng cáo này’ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực về trải nghiệm của người dùng đối với quảng cáo.”
Bà Tomisch cũng lưu ý rằng người dùng tương tác với các công cụ kiểm soát và minh bạch quảng cáo trên YouTube nhiều hơn bất kỳ sản phẩm hoặc mạng lưới quảng cáo nào khác của Google, vì vậy nó sẽ được triển khai rộng hơn trong những tháng tới.
Khi nào trang của nhà quảng cáo được ra mắt?
Các trang dành cho các nhà quảng cáo dự kiến sẽ ra mắt trong những tháng tới cho các nhà quảng cáo ở Mỹ và dự kiến sẽ triển khai theo từng giai đoạn ở nhiều quốc gia trên toàn cầu bắt đầu từ năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Responsive Search Ads (RSA) là một định dạng quảng cáo có trong Google Ads giúp tạo ra các quảng cáo có thể thích ứng và đối sánh một cách chặt chẽ với những gì mọi người đang tìm kiếm. Vậy responsive search ads là gì và làm sao để xây dựng quảng cáo thành công với định dạng này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Trong thời gian gần đây, những thay đổi trong xu hướng tìm kiếm đã tăng tốc cùng với những biến động do đại dịch: 15% của tất cả các tìm kiếm hàng ngày chứa các từ khóa mà các nhà quảng cáo chưa từng thấy trước đây.
Để đảm bảo rằng các thương hiệu luôn có liên quan đến những gì mọi người đang tìm kiếm, những người làm marketing nói chung cần tìm ra các cách nhanh chóng để tối ưu hóa các quảng cáo tìm kiếm của họ.
Responsive Search Ads là gì?
Responsive Search Ads (RSA) hay quảng cáo tìm kiếm thích ứng là một trong những phương thức quảng cáo tự động của Google hiện có trong trình quản lý quảng cáo của Google Ads. Bạn có thể xem Google Ads là gì để hiểu sâu hơn về nền tảng quảng cáo này.
Với Responsive Search Ads, nhà quảng cáo chỉ cần thêm nhiều tiêu đề (headlines) và đoạn mô tả (descriptions) khác nhau, sau đó để hệ thống máy học của Google tự tối ưu hoá các mẫu quảng cáo khác nhau với mục tiêu là tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
Google cho phép thêm tối đa 15 dòng tiêu đề và 4 mô tả khác nhau và kết hợp những nội dung này để tạo ra các quảng cáo được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Responsive Search Ads tạo ra các quảng cáo có thể thích ứng và đối sánh một cách chặt chẽ với những gì mọi người đang tìm kiếm bất kỳ lúc nào.
Hệ thống được hỗ trợ bởi công nghệ máy học sẽ tự động tạo quảng cáo với các thông điệp được tùy chỉnh trên quy mô lớn, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức của các nhà quảng cáo, đồng thời mang lại các kết quả tối ưu hơn.
Theo Google, các nhà quảng cáo chuyển từ quảng cáo văn bản mở rộng (ETA) sang Responsive Search Ads trong khi sử dụng cùng một nội dung, nhận thấy rằng trung bình họ có nhiều hơn 7% chuyển đổi với mức giá tương tự cho mỗi chuyển đổi (CPC).
Tuy nhiên, để tạo ra các RSA có thể thúc đẩy được kết quả, trước tiên bộ máy tìm kiếm cần một lượng nội dung đầu vào chất lượng.
Những lợi ích chính khi sử dụng Responsive Search Ads là gì?
Mặc dù Responsive Search Ads cũng có những hạn chế nhất định như khả năng kiểm soát các mẫu quảng cáo của các nhà quảng cáo thấp hơn hay sẽ có một số tiêu đề cũng như đoạn mô tả sẽ ít được hiển thị hơn do có hiệu suất thấp hơn, dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của Responsive Search Ads.
Tiết kiệm thời gian: Sau khi thiết lập và khởi chạy các chiến dịch RSA, nhà quảng cáo sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn do Google Ads sẽ tự động làm những việc còn lại.
Hiệu suất được cải thiện: Khi hệ thống của Google tự tối ưu hóa và học hỏi, tỷ lệ nhấp chuột sẽ tăng dần lên và sự thật là nhiều nhà quảng cáo cho rằng RSA tối ưu hơn so với các phiên bản trước đó.
Tối ưu hóa sẽ diễn ra liên tục trong thời gian thực: Khi quá trình học tập diễn ra, hệ thống quảng cáo sẽ trở nên thông minh hơn trong việc lựa chọn và cung cấp những mẫu quảng cáo có khả năng thu hút người dùng tốt nhất.
5 phương pháp hay nhất về Responsive Search Ads mà các nhà quảng cáo có thể tham khảo.
1. Viết các tiêu đề ngắn gọn và khác biệt.
Hệ thống sẽ tối ưu hóa sự kết hợp giữa dòng tiêu đề và đoạn mô tả để cung cấp những thông tin mới trong các quảng cáo. Đối với mỗi chiến dịch, các nhà marketer có thể chèn tối đa 15 dòng tiêu đề và 4 đoạn mô tả.
Các tiêu đề ngắn gọn, đáng nhớ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Mỗi dòng tiêu đề phải nêu bật một điểm mới, đưa ra một thông tin mới mẻ hoặc nói điều gì đó khác biệt.
Mỗi dòng tiêu đề cũng nên được bao gồm các yếu tố chính như tên thương hiệu, sản phẩm, từ khóa có liên quan, lợi ích nhận được và lời kêu gọi hành động (CTA).
Dưới đây là một ví dụ giả định về một dòng tiêu đề được kết hợp từ các yếu tố chính khác nhau để quảng cáo cho một nhãn hàng điện thoại thông minh của BrandXYZ.
2. Sử dụng ít nhất 3 từ khoá phổ biến trong tiêu đề.
Khi dòng tiêu đề của một mẫu quảng cáo bao gồm các cụm từ tìm kiếm mà mọi người thường sử dụng, nó sẽ làm tăng khả năng hiển thị của quảng cáo. Khả năng mọi người sẽ nhấp vào nó cũng sẽ cao hơn.
Trước khi bạn bắt đầu tạo tiêu đề, hãy sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm hoặc công cụ chèn từ khóa của Google để chọn ra ít nhất ba cụm từ tìm kiếm phổ biến để đưa vào tiêu đề quảng cáo của bạn.
Một ví dụ bạn có thể tham khảo là chiến dịch RSAs do KFC Malaysia đã xây dựng trong đại dịch. Chuỗi thức ăn nhanh này đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng khách đến ăn uống tại các cửa hàng (dine-in) do các hạn chế của đại dịch. Nhưng đồng thời, hiện lượng tìm kiếm về giao đồ ăn tại Malaysia lại tăng đột biến gấp 16 lần.
Để tận dụng xu hướng tìm kiếm mới này, KFC đã chạy một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm thích ứng để thúc đẩy các đơn đặt hàng trực tiếp thông qua website giao hàng trực tuyến của mình.
Thương hiệu đã sử dụng công cụ chèn từ khóa của Google để xác định các cụm từ tìm kiếm giao đồ ăn phổ biến như “đồ ăn gần tôi”, “giao hàng KFC” và “khuyến mãi KFC” mà họ sau đó đã sử dụng trong các quảng cáo của mình.
Để tăng cường hiệu quả của chiến dịch, KFC Malaysia cũng đã sử dụng công cụ tính toán điểm mạnh của quảng cáo của Google cho RSA để đảm bảo họ đang đưa vào các từ khóa phù hợp và tối ưu sức mạnh của các quảng cáo.
“Công cụ tính toán điểm mạnh của quảng cáo đã giúp nhóm của chúng tôi đo lường chất lượng của nội dung quảng cáo (ad copy) và cung cấp cho chúng tôi các đề xuất ý nghĩa. Chúng tôi đã cải thiện chất lượng quảng cáo của mình và tăng số lượng đơn đặt hàng lên tới 40% nhờ tính năng này”.
3. Sử dụng lời kêu gọi hành động.
Đừng quên khuyến khích mọi người hành động khi họ đọc quảng cáo của bạn. Đừng ngại sử dụng các từ ngữ hướng hành động trong đoạn mô tả quảng cáo hoặc bao gồm các cụm từ kêu gọi hành động (CTA) như “liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay” hoặc “đặt ngay”.
Tốt nhất, CTA nên đồng bộ với thiết kế hành trình của khách hàng và dẫn mọi người đến các sản phẩm hoặc dịch vụ. Các CTA mạnh mẽ đóng vai trò là biển chỉ dẫn rõ ràng cho những gì mọi người cần làm ngay sau khi đọc quảng cáo của bạn.
4. Làm nổi bật các USP của bạn.
Những nội dung hấp dẫn chẳng hạn như “giảm giá 50%” và “trả góp miễn phí” có thể thu hút sự chú ý hiệu quả của các nhóm đối tượng mục tiêu, nhưng điều quan trọng là bạn phải giới thiệu các điểm bán hàng riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ trong dòng tiêu đề hoặc đoạn mô tả của quảng cáo.
Bạn cũng hãy làm nổi bật các tính năng và lợi ích của sản phẩm từ đó giúp mọi người đưa ra các quyết định mua hàng một cách nhanh chóng và sáng suốt hơn.
Bằng cách tận dụng phương pháp này, chiến lược quảng cáo tìm kiếm của Mitsubishi đã giúp tăng hơn 150% số lượt đăng ký lái thử và giảm 60% giá trên mỗi chuyển đổi.
5. Cố định các yếu tố chính để tối ưu hoá khả năng hiển thị.
Mặc dù hệ thống chọn ngẫu nhiên các kết hợp giữa dòng tiêu đề và đoạn mô tả, các nhà quảng cáo cũng có thể ghim dòng tiêu đề và đoạn mô tả vào các vị trí cụ thể trong các quảng cáo tìm kiếm.
Điều này giúp cho các yếu tố chính như tên sản phẩm, giá cả hoặc điểm bán hàng riêng biệt được hiển thị rõ ràng ngay trong dòng tiêu đề và đoạn mô tả.
Các nhà quảng cáo cũng có thể ghim 2 hoặc 3 đoạn mô tả vào một vị trí và kiểm tra xem dòng tiêu đề hoặc đoạn mô tả nào đang hoạt động hiệu quả nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đang tung ra các công cụ mới để giúp các doanh nghiệp tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn và kết nối nhiều hơn với khách hàng trên nền tảng.
Theo đó, Facebook đang tung ra các công cụ kinh doanh miễn phí lẫn có trả phí mới được thiết kế để giúp các doanh nghiệp hay thương hiệu tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) và kết nối với họ theo nhiều cách ý nghĩa hơn.
Dưới đây là chi tiết về tất cả các cập nhật mới và sắp tới của Facebook dành cho các nhà quảng cáo và người làm marketing.
Cập nhật quảng cáo Click-to-Message.
Facebook đang cập nhật quảng cáo nhấp để nhắn tin (CTM), khuyến khích mọi người kết nối với các thương hiệu thông qua Messenger, Instagram Direct hoặc WhatsApp.
Giờ đây, các doanh nghiệp có thể mời khách hàng kết nối thông qua tất cả các nền tảng nhắn tin mà họ có thể trò chuyện, cho dù chúng thuộc sở hữu của Facebook hay một bên thứ ba nào đó.
Facebook không cung cấp danh sách chính xác các nền tảng nhắn tin, nhưng “tất cả” cũng có nghĩa là bao gồm tất cả các ứng dụng nhắn tin có sẵn trên điện thoại thông minh.
Facebook đang linh hoạt hóa năng lực tích hợp của mình với việc tung ra một tính năng mới liên quan đến cả WhatsApp và Instagram.
Giờ đây, các doanh nghiệp có thể thêm nút nhấp để trò chuyện trên WhatsApp vào tài khoản Instagram của họ. Điều này có thể khuyến khích nhiều khách hàng hơn kết nối với các doanh nghiệp nếu họ thích WhatsApp hơn Instagram.
Yêu cầu nhận báo giá từ Messenger.
Một tính năng hoàn toàn mới từ Facebook sẽ cho phép các thương hiệu mời khách hàng gửi yêu cầu báo giá trực tiếp từ Messenger.
Các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh biểu mẫu yêu cầu của họ bằng cách chọn 4-5 câu hỏi để hỏi người tiêu dùng trước khi họ gửi tin nhắn.
Sau đó, khách hàng có thể nhanh chóng yêu cầu nhận báo giá từ một doanh nghiệp trên Facebook bằng cách hoàn thành một bảng câu hỏi ngắn trên Messenger.
Tính năng này hiện đang được thử nghiệm với các nhà quảng cáo được chọn trên toàn cầu.
Tính năng Lead Generation trên Instagram.
Facebook có kế hoạch thử nghiệm các công cụ trả phí và không trả phí để giúp các doanh nghiệp nhỏ tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tiếp từ trong ứng dụng Instagram.
Facebook cho biết đây sẽ là một cách hiệu quả hơn về chi phí để tạo ra khách hàng tiềm năng so với các giải pháp hiện có.
Tính năng đang được thử nghiệm và sẽ sớm áp dụng cho các nhà quảng cáo.
Một số tính năng khác hiện đang được Facebook thử nghiệm.
Các tính năng dưới đây đang được thêm vào Facebook Business Suite:
Email: Facebook đang thử nghiệm khả năng cho các doanh nghiệp quản lý email thông qua ứng dụng ‘Hộp thư đến’ (Inbox) và gửi email tiếp thị lại từ Facebook Business Suite.
Trình quản lý tệp: Facebook Business Suite đang giới thiệu trình quản lý tệp (File Manager), một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp tạo, quản lý và đăng nội dung.
Thử nghiệm bài đăng: Facebook đang cung cấp tính năng thử nghiệm bài đăng trong Business Suite để cho phép các doanh nghiệp kiểm tra và so sánh nhiều phiên bản của bài đăng để xem mọi người có nhiều khả năng tương tác hơn với nội dung nào.
Tài khoản công việc – Work Accounts.
Facebook đang thử nghiệm một kiểu tài khoản khác được gọi là tài khoản công việc, cho phép người dùng đăng nhập và vận hành trình quản lý doanh nghiệp (BM) mà không yêu cầu tài khoản cá nhân.
Các doanh nghiệp sẽ có thể quản lý các tài khoản này thay mặt cho nhân viên của họ và có quyền truy cập vào tất cả các tính năng hạng doanh nghiệp, chẳng hạn như tích hợp việc đăng nhập một lần.
Tính năng này sẽ khả dụng vào năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng xem chia sẻ dưới đây của Google và chuyên gia SEO tại Merkle U.K về cách tích hợp dữ liệu có trả phí và tự nhiên để thúc đẩy sức mạnh của các hoạt động tìm kiếm đối với sự tăng trưởng trong kinh doanh.
Trong khi đầu tư nhiều hơn vào bất kỳ loại hoạt động có trả phí nào cũng sẽ không có những tác động trực tiếp đến việc cải thiện thứ tự xếp hạng tự nhiên, việc đầu tư vào sự cộng tác giữa hai nhóm sẽ cung cấp những thông tin chi tiết có thể mang lại lợi thế cho chiến lược tìm kiếm tự nhiên của bạn.
Trọng tâm của phương pháp này là sự kết hợp dữ liệu tự động thông qua Google Data Studio, dữ liệu được lấy từ Google Ads, Google Analytics và Google Search Console để có được những cái nhìn liền mạch giữa các kênh tự nhiên và kênh có trả phí.
Tại sao việc kết nối những dữ liệu tìm kiếm tự nhiên và dữ liệu tìm kiếm có trả phí lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thời gian 18 tháng qua đã chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong hành vi của người tiêu dùng và dữ liệu tìm kiếm là một trong những cách tốt nhất để hiểu những thay đổi này.
Chuyển đổi những “dấu chân” bị mất thành lưu lượng truy cập trực tuyến
Với việc mua sắm ngoại tuyến bị đình trệ do ảnh hưởng của Covid-19, ba thương hiệu giày bán hàng theo mô hình bán trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) ở trên đang chuyển đổi lượng khách hàng bị mất thành lưu lượng truy cập trực tuyến.
Mặc dù lưu lượng truy cập đó có thể bị giảm khi các cửa hàng mở cửa trở lại, tuy nhiên với một lượng khán giả lớn hơn đã tìm kiếm, phạm vi truy vấn từ khoá được mở rộng, những thương hiệu đó có thể nhanh chóng xác định các xu hướng và phục vụ nhu cầu của lượng khách hàng đang ngày càng gia tăng.
Khi hành vi của người tiêu dùng liên tục thay đổi trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch, điều cần thiết là các thương hiệu phải khai thác thông tin theo cách đảm bảo họ luôn ở “trong tầm ngắm” khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi.
Khám phá các thông tin tổng quan về phạm vi truy vấn tìm kiếm.
Một cách đơn giản để sử dụng dữ liệu tích hợp đó là khám phá các thông tin tổng quan về các phạm vi hay độ phủ của truy vấn (query coverage).
Bằng cách đặt các chỉ số độ bao phủ của các truy vấn có trả phí và truy vấn tự nhiên cạnh nhau, các thương hiệu có thể dễ dàng nhận ra các công việc cần thiết để mở rộng phạm vi tìm kiếm có trả phí và tối ưu hóa tối ưu hoá các hoạt động tìm kiếm tự nhiên.
Trong quá trình làm việc với Benefit, một thương hiệu mỹ phẩm, Google và đối tác phát hiện ra rằng các trang hiện tại có thứ tự xếp hạng tự nhiên cao hơn cho các xu hướng tìm kiếm mới hơn mà không cần bất cứ hoạt động có trả phí nào.
Từ điều này, chúng ta có thể học được hai điều: Các truy vấn tương đối mới này sẽ ít bị cạnh tranh hơn và các trang được xếp hạng tự nhiên cao cho một cụm từ tìm kiếm cụ thể có điểm chất lượng cao gấp đôi so với các trang không được xếp hạng.
Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể ưu tiên việc mở rộng độ phủ của các quảng cáo có trả phí sang các cụm từ hay truy vấn mới hơn để có thể tận dụng nhiều cơ hội hơn.
Kết quả nhận được từ chiến lược này đã chứng minh sức mạnh của việc loại bỏ các khoảng trống trong dữ liệu của bạn: việc đặt giá thầu phù hợp trên tập hợp các từ khóa mới này đã tạo ra kết quả cao hơn 20% so với mức trung bình của các tài khoản quảng cáo.
Điều này dẫn chúng ta đến một điểm mấu chốt: Một cái nhìn toàn diện về dữ liệu không chỉ quan trọng đối với việc báo cáo mức độ hiệu quả mà còn quan trọng đối với việc tìm kiếm ra những insights hữu ích, có thể hành động được cho các thương hiệu.
Vì các từ khoá tự nhiên và từ khoá có trả phí của một thương hiệu có thể chia sẻ cùng một trang kết quả trên các công cụ tìm kiếm, việc thay đổi cách một nội dung xuất hiện sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách người dùng tương tác với cả những nội dung tự nhiên lẫn nội dung quảng cáo có trả phí.
Việc các thương hiệu hành động dựa trên những thông tin chi tiết được cung cấp bởi dữ liệu kết hợp là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới một cách tiếp cận tìm kiếm tổng thể.
Kết hợp chiến lược đặt giá thầu với các tìm kiếm tự nhiên có thể mang lại ROI tốt hơn.
Đối với các thương hiệu lớn, tiềm năng về lợi thế cạnh tranh thậm chí còn lớn hơn.
Phát triển chiến lược đặt giá thầu tới những dữ liệu tìm kiếm tự nhiên được tích hợp có thể giúp thương hiệu cải thiện ROI nhiều hơn nữa.
Ví dụ: đối với các từ khóa có mức độ tiếp cận hay độ phủ tự nhiên cao và ít bị cạnh tranh, các thương hiệu có thể giảm chi tiêu cho những từ khoá này và tái đầu tư vào các phạm vi hay cơ hội khác.
Sử dụng chiến lược giá thầu tại thời điểm đấu giá (auction-time bid) đảm bảo thuật toán của các công cụ tìm kiếm tận dụng các tín hiệu mang tính ý định trong thời gian thực đang được thu thập, trong khi việc phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution) có thể đảm bảo giá trị của một lượt chuyển đổi dựa trên giá trị của các bước trong hành trình mua sắm của người dùng – điều rất cần thiết cho bất kỳ cách tiếp cận nào trong đó những từ khoá tự nhiên và từ khoá có trả phí được kết hợp với nhau.
Một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa ROI sau khi khách hàng nhấp vào quảng cáo đó là làm cho toàn bộ trải nghiệm được diễn ra nhanh hơn.
Chưa hết, trong khi tốc độ tải trang là yếu tố quan trong hàg đầu của Google Ads, hầu hết các đội nhóm quảng cáo tìm kiếm có trả phí đều không ưu tiên vấn đề này.
Trong khi đó, các chuyên gia SEO, hiếm khi chứng minh được lợi tức ROI mà các chiến dịch quảng cáo có trả phí có thể có được với một website được tải nhanh hơn – điều này có nghĩa là các nhóm SEO và nhóm quảng cáo cần làm việc chặt chẽ với nhau hơn.
Với tư cách là các chuyên gia SEO, nhiều người đã chuyển trọng tâm của mình từ việc có được những xếp hạng tự nhiên cao sang các trải nghiệm khách hàng.
Bây giờ là lúc để thu hẹp khoảng cách trong dữ liệu tìm kiếm của bạn, tập hợp các nhóm SEO và nhóm quảng cáo của bạn lại với nhau và tối ưu những cơ hội mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với những tác động từ bản bản cập nhật theo dõi ứng dụng của Apple (ATT) tới lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số, Facebook hiện đang nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo rằng các sản phẩm quảng cáo của họ vẫn tiếp tục tạo ra kết quả tốt.
Trong khi bản cập nhật của Apple vẫn đang tiếp tục gây ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận đối tượng và độ chính xác của việc nhắm mục tiêu nói chung, nhiều người mua phương tiện truyền thông (media buyers ) hiện đang hướng tới các tùy chọn nhắm mục tiêu đối tượng tự động hơn. Facebook và Google cũng đang thúc đẩy các nhà quảng cáo hướng tới các các công cụ học máy của họ để giúp tối đa hóa phản hồi dựa trên các ước tính và dự đoán.
Theo ghi nhận từ Facebook:
“Để giúp các nhà quảng cáo tìm thấy các cơ hội bổ sung mà ban đầu không có sẵn với họ, khi nhà quảng cáo tận dụng tính năng nhắm mục tiêu chi tiết và tối ưu hóa cho các chuyển đổi, giá trị hoặc các sự kiện ứng dụng bằng cách sử dụng mục tiêu chuyển đổi, chúng sẽ tự động được được đưa vào mục tiêu ‘mở rộng nhắm mục tiêu'”.
Tính năng mở rộng nhắm mục tiêu (Targeting Expansion) cho phép các thuật toán quảng cáo của Facebook hiển thị quảng cáo của bạn cho nhiều đối tượng tiềm năng hơn là những đối tượng phù hợp với các lựa chọn nhắm mục tiêu cụ thể trong quảng cáo của bạn.
Facebook chia sẻ:
“Bạn có thể sử dụng tùy chọn này khi bạn muốn chúng tôi hiển thị quảng cáo của bạn cho những người khác mà chúng tôi nghĩ sẽ mang lại cho bạn kết quả nhiều hơn và / hoặc rẻ hơn. Hệ thống của chúng tôi triển khai việc mở rộng nhắm mục tiêu khi xác định rằng làm như vậy có thể cải thiện hiệu suất quảng cáo được nhiều hơn.”
Về cơ bản, hệ thống của Facebook có thể phát hiện ra rằng quảng cáo của bạn sẽ thấy những phản hồi tốt hơn nếu chúng được hiển thị cho nhiều người dùng hơn ngoài phạm vi nhắm mục tiêu của bạn và sau đó nó sẽ hiển thị quảng cáo của bạn dựa trên ước tính của chính nó, ngay cả khi những người đó không phù hợp với các tiêu chí mà bạn đã chọn.
Điều đáng chú ý nhất là tuỳ chọn mở rộng nhắm mục tiêu không áp dụng cho các tùy chọn nhắm mục tiêu theo vị trí, độ tuổi hoặc giới tính.
Vì vậy, ví dụ nếu bạn muốn quảng cáo tiếp cận phụ nữ trong độ tuổi 25-30 ở TPHCM, thì quảng cáo của bạn sẽ vẫn chỉ được hiển thị cho tập hợp con đó, mặc dù họ có nhiều thứ khác như sở thích, hành vi…khác nhau.
Tuỳ chọn mới này có phù hợp với các nhà quảng cáo không?
Về bản chất, mức độ hiệu quả của quảng cáo còn phụ thuộc vào những tập hợp con rất cụ thể mà các nhà quảng cáo đang muốn nhắm mục tiêu và họ có thể nhận được giá trị từ việc duy trì quảng cáo của họ theo các sở thích cụ thể hay không.
Tuy nhiên, với những gì mà sự tự động hóa của Facebook có thể mang lại, với những gì mà bạn đang giúp hệ thống của Facebook hiểu hơn về đối tượng mục tiêu của bạn, đồng thời việc thiếu dữ liệu nhắm mục tiêu sau ATT của Apple thì rất nhiều nhà quảng cáo cũng đang mong đợi mức độ hiệu quả mà các tính năng tự động tương tự có thể mang lại.
Bạn có thể giả sử rằng Facebook hiện đang đặt điều này làm mặc định, rằng nó sẽ mang lại những kết quả tốt hơn cho hầu hết các thương hiệu, nhưng cuối cùng nó có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến các doanh nghiệp nhỏ hơn, cụ thể là khi Facebook không cho phép họ giữ việc nhắm mục tiêu theo những sở thích cụ thể mà họ đã chọn.
Theo Facebook, tính năng mở rộng nhắm mục tiêu giờ đây sẽ được thêm theo mặc định vào hầu hết các chiến dịch với mục tiêu chuyển đổi và trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thể thay đổi tuỳ chọn này.
Bạn có thể xem cách hoạt động và sử dụng của tuỳ chọn quảng cáo mới này tại: Targeting Expansion
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google đang tìm cách giúp các nhà quảng cáo tối đa hóa kết quả quảng cáo ngay cả khi họ không thể thu thập nhiều thông tin chi tiết về người dùng như trước đây.
Quảng cáo hiển thị của Google (Google Display) đã cung cấp thêm một số tùy chọn nhắm mục tiêu tự động mới, với việc hệ thống của Google có thể tự tối ưu hóa những nội dung đã tải lên của bạn cho các nhóm đối tượng khác nhau dựa trên sự hiểu biết có hệ thống về những gì mỗi người dùng có nhiều khả năng phản hồi nhất.
Theo giải thích của Google:
“Trong trải nghiệm chiến dịch hiển thị mới, bạn được hiển thị tất cả phạm vi tiếp cận và hiệu suất mà bạn đã có, với khả năng chọn mức độ tự động hóa mà bạn muốn trong việc đặt giá thầu, sáng tạo nội dung và đối tượng mục tiêu.
Quá trình thiết lập sẽ cho phép bạn lựa chọn giữa việc tự động hóa hay kiểm soát trực tiếp và bạn cũng có thể linh hoạt thay đổi các lựa chọn này bất kỳ lúc nào mà không cần tạo thêm chiến dịch mới.”
Về cơ bản, quy trình mới sẽ hợp nhất các chiến dịch hiển thị thông minh (Smart Display) và hiển thị thông thường thành một luồng duy nhất, điều này sẽ cung cấp nhiều cách hơn để tự động hóa việc nhắm mục tiêu quảng cáo hoặc điều chỉnh các yếu tố cụ thể trong quy trình mà bạn muốn sử dụng tự động hóa.
Ngoài ra, Google cũng bổ sung tính năng ‘nhắm mục tiêu được tối ưu hóa’ cho các chiến dịch hiển thị, cung cấp các tùy chọn nhắm mục tiêu theo đối tượng tự động cho các nhà quảng cáo hiển thị.
“Trước đây tuỳ chọn này chỉ có trên các chiến dịch hiển thị thông minh. Đây là một tùy chọn giúp các nhà quảng cáo dễ dàng tiếp cận các nhóm đối tượng mới và có liên quan để từ đó thúc đẩy nhiều hơn số lần hiển thị, lượt nhấp chuột hoặc chuyển đổi mục tiêu.”
Theo Google, các hệ thống nhắm mục tiêu quảng cáo tự động ngày càng thông minh hơn và thường mang lại những kết quả tốt hơn so với các chiến dịch quảng cáo được thiết lập và tối ưu theo cách thủ công.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
LinkedIn đang giới thiệu một tính năng mới có tên là Articles For Pages, cho phép các doanh nghiệp đang sở hữu Trang LinkedIn có thể xuất bản các nội dung dài.
Theo đó Articles For Pages mới của LinkedIn cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng xuất bản nội dung dạng dài, thay vì bị giới hạn bởi số lượng ký tự như trước đây.
Ngoài ra, các Trang của doanh nghiệp còn đang nhận được một cách mới để sản xuất nội dung trực tiếp và các tùy chọn chiến dịch mới trong quảng cáo LinkedIn.
Cụ thể, LinkedIn sẽ tung ra 3 tính năng mới:
Articles For Pages (các bài đăng dài cho Trang).
LinkedIn live events (các sự kiện trực tiếp trên LinkedIn).
Những cách mới để tối ưu hóa và đo lường việc xây dựng thương hiệu với quảng cáo LinkedIn (LinkedIn Ads).
Dưới đây là chi tiết cho từng tính năng.
Articles For Pages.
Người dùng LinkedIn từ lâu đã có thể xuất bản những nội dung dạng dài từ tài khoản cá nhân của họ.
Tuy nhiên, với các trang doanh nghiệp (Business Linkedin Pages) thì bị hạn chế bởi các số lượng ký tự bất kỳ.
Hiện tại với tính năng mới Articles For Pages, LinkedIn cho phép các doanh nghiệp soạn và xuất bản các nội dung dài kiểu blog mà không bị giới hạn bởi số lượng ký tự.
Articles For Pages cũng cung cấp những thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu, bao gồm cả thông tin chi tiết về những người đang đọc và tương tác với nội dung.
Để sử dụng tính năng mới này, hãy truy cập vào Trang dưới chế độ xem quản trị viên cấp cao hoặc quản trị viên. Sau đó, dưới phần ‘Start a post’, hãy nhấp vào ‘Write article’.
LinkedIn Live Events.
LinkedIn đang làm cho các sản phẩm “Scheduled LinkedIn Live” và “LinkedIn Events” của mình có thể hoạt động tốt hơn cùng nhau để giúp các Trang đạt được phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác tốt hơn.
LinkedIn Live Events là một sản phẩm hoàn toàn mới có thể kết hợp việc phát trực tuyến với lập kế hoạch sự kiện.
Điều này cho phép các doanh nghiệp:
Quảng cáo trước cho buổi phát trực tiếp đến các nhóm đối tượng mục tiêu.
Thông báo cho những người đăng ký và những người theo dõi Trang được chọn khi sự kiện bắt đầu được phát.
Tạo ra các lượt xem trên trang sự kiện từ bất kỳ ai trên LinkedIn, cho dù họ có nhấn “Tham dự” hay không.
Chia sẻ bản phát lại của nội dung trực tiếp để tiếp cận và tương tác nhiều hơn nữa.
LinkedIn cũng đang tung ra các bản cập nhật bổ sung mới cho các sự kiện trực tiếp:
Yêu cầu ít người theo dõi hơn khi truy cập tính năng LinkedIn Live.
Quy trình xem xét tự động và nhanh chóng cho những người đăng ký LinkedIn Live.
Tất cả quản trị viên của Trang đều có thể phát trực tiếp một khi Trang được phê duyệt.
Một biểu mẫu đăng ký mở rộng cho các sự kiện.
Tích hợp quản lý khách hàng tiềm năng với ứng dụng Zapier.
Những cách mới để tối ưu hóa và đo lường việc xây dựng thương hiệu với quảng cáo LinkedIn (LinkedIn Ads).
Quảng cáo trên LinkedIn sẽ cập nhật 3 nội dung mới giúp các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu và đo lường kết quả một cách hiệu quả.
Brand Lift Testing.
Tính năng mới này cho phép các doanh nghiệp đo lường mức độ tác động của các quảng cáo LinkedIn đối với sức khoẻ thương hiệu của họ dựa trên mức độ nhận thức thương hiệu.
Tác động của quảng cáo đối với thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được kiểm tra dựa trên các chỉ số chính được phát hiện trong báo cáo.
Reach Optimization.
Các doanh nghiệp hiện có thể tối ưu hóa quảng cáo LinkedIn bằng việc phân phối quảng cáo tới một số tài khoản thành viên duy nhất được xác định.
Điều này sẽ giúp đảm bảo quảng cáo được hiển thị cho các nhóm đối tượng mới và có liên quan, thay vì được hiển thị cho cùng một người dùng lặp đi lặp lại.
Reach/Frequency Forecasting and Reporting.
Nhà quảng cáo có thể xem tần suất và phạm vi tiếp cận được dự báo cho các chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu (brand awareness) và đo lường kết quả trong phần báo cáo của trình quản lý chiến dịch Campaign Manager.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Có thể nhiều người làm marketing hay các nhà quảng cáo cho rằng có một xung đột cố hữu giữa quyền riêng tư và hiệu suất; giữa sở thích của khách hàng và mong muốn được nhấp chuột của nhà quảng cáo. Nhưng sự thật có thể không giống như cách bạn đang nghĩ.
Một nghiên cứu trên 7.200 người dùng do Google uỷ quyền cho Ipsos thực hiện, cho thấy rằng, khi được thực hiện đúng cách, digital marketing có thể vừa tôn trọng quyền riêng tư về dữ liệu vừa mang lại giá trị cho thương hiệu và khách hàng của mình.
Google nhận thấy rằng mọi người rất vui khi cung cấp những thông tin cá nhân cho các doanh nghiệp hay thương hiệu mà họ tin tưởng, miễn là họ biết thông tin đó sẽ được sử dụng như thế nào và họ sẽ nhận được gì.
Nhưng thật không may, nhiều thương hiệu đã không thể đáp ứng được kỳ vọng cơ bản này của mọi người và khiến họ ngày càng nghi ngờ khi cung cấp dữ liệu cho các thương hiệu.
Để xây dựng lòng tin của khách hàng, các thương hiệu nên tập trung vào việc đáp ứng vượt quá mong đợi thay vì chỉ đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản.
Những thương hiệu có thể vượt qua sự mong đợi sẽ giành được những lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với những thương hiệu vốn coi nhẹ quyền riêng tư.
Những thương hiệu không dành sự quan tâm xứng đáng cho quyền riêng tư sẽ có nguy cơ đánh mất lòng tin và sự tôn trọng từ phía khách hàng.
Sau nghiên cứu, dưới đây là 3 hành động chính mà các nhà tiếp thị nên làm để đảm bảo hoạt động marketing của họ vừa an toàn về quyền riêng tư vừa hiệu quả về mặt hiệu suất:
1. Marketing cần mang lại nhiều ý nghĩa hơn.
Trong tâm trí của người tiêu dùng, kỳ vọng của họ vào các hoạt động marketing là rất cao.
Nhìn chung, từ nghiên cứu, Google thấy rằng mọi người cuối cùng ai cũng đều muốn có những trải nghiệm mà họ cảm thấy có giá trị với tư cách là cá nhân.
Người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ dữ liệu của họ nếu họ hiểu những gì mà họ có thể nhận được trong chiều ngược lại.
Thái độ của mọi người đối với quyền riêng tư trực tuyến vốn thay đổi dựa trên các giá trị nhận thức của họ về một quảng cáo.
Giá trị ở đây có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản, mọi người thấy quảng cáo có giá trị khi chúng được điều chỉnh sao cho phù hợp với sở thích cá nhân, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và xuất hiện trước họ vào đúng thời điểm.
Tất cả những điều này góp phần tạo ra một quảng cáo có ý nghĩa đối với khách hàng.
Thời gian và bối cảnh (context) là hai yếu tố rất quan trọng trong quảng cáo. Mọi người càng gần với các quyết định mua hàng trong hành trình mua hàng, thì họ càng có nhiều khả năng coi các quảng cáo được tối ưu với họ là có ý nghĩa và những trải nghiệm về cảm xúc khi đó sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các hoạt động marketing mang tính giáo dục hoặc giải trí cũng được coi là có giá trị và có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định.
Khi bạn hiểu khách hàng của mình, bạn có thể thu hút họ bằng cách marketing tới họ theo những cách mang lại giá trị để từ đó bạn có thể thúc đẩy nhiều hiệu suất hơn.
Chìa khóa thành công dành cho bạn nằm ở việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất – một trong những điểm nổi bật của bất kỳ doanh nghiệp nào lớn mạnh về mặt kỹ thuật số.
2. Marketing cần khiến khách hàng dễ nhớ hơn.
Để marketing được coi là có trách nhiệm, mọi người dùng cần ghi nhớ việc chia sẻ những thông tin của họ với các thương hiệu.
Họ sẽ muốn ghi nhớ việc chia sẻ nó một cách chủ động và tự nguyện, đồng thời không muốn nhận các cuộc gọi, tin nhắn văn bản hoặc email mà chưa có sự đồng ý của họ.
Khả năng tiếp cận không được mong đợi (Unexpected outreach) là một yếu tố góp phần làm mất lòng tin của người dùng đối với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số.
68% những người tham gia nghiên cứu của Google cho biết họ cảm thấy hoài nghi về cách các thương hiệu sử dụng dữ liệu của họ trong marketing.
Tính minh bạch (Transparency) là yếu tố quan trọng tiếp theo để xây dựng lòng tin. Mọi người thích mua hàng từ các doanh nghiệp có thông tin rõ ràng, cởi mở và trung thực về dữ liệu cá nhân mà họ thu thập.
Cứ 10 người trưởng thành thì có 8 người tin rằng các doanh nghiệp nên cung cấp chi tiết hơn về những dữ liệu mà họ thu thập được từ những người truy cập vào website của họ.
Các thương hiệu có trách nhiệm có thể đáp ứng những nhu cầu này của người dùng bằng cách đảm bảo họ sử dụng các ngôn ngữ dễ hiểu (phi kỹ thuật), cung cấp các thông tin trong các ngữ cảnh phù hợp và tránh các chính sách bảo mật dài dòng.
Khi khách hàng hiểu rõ về cách thức và lý do dữ liệu của họ được thu thập và có thể nhớ lại việc họ chấp thuận yêu cầu đó, thông điệp của thương hiệu sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Khi cần thiết, các thương hiệu cũng nên trấn an khách hàng của họ bằng những lời nhắc nhở về thời điểm và cách thức họ đã đưa ra sự đồng ý.
3. Marketing cần tạo điều kiện để khách hàng có thể kiểm soát được dữ liệu.
Nghiên cứu của Google cho thấy hầu hết mọi người cảm thấy họ thiếu quyền kiểm soát đối với những dữ liệu của chính họ. 80% mọi người lo ngại về khả năng những thông tin cá nhân của họ được sử dụng sai mục đích.
Mọi người muốn giữ quyền sở hữu thông tin của họ và họ muốn cảm thấy mình có quyền kiểm soát. Khách hàng phải có thể xem xét và quản lý cách dữ liệu của họ được sử dụng, chẳng hạn như từ chối hoặc quản lý tần suất tiếp nhận các hoạt động marketing.
Mọi người có khả năng phản ứng tích cực với quảng cáo cao hơn gấp 3 lần khi họ cảm thấy họ có quyền kiểm soát về cách các dữ liệu của họ được sử dụng. Mọi người cảm thấy được trao quyền khi họ có được cảm giác này.
Đối với một số người, điều này cũng có nghĩa là thương hiệu nên tạo ra các trải nghiệm marketing phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân của họ – các thương hiệu nên xây dựng những mối quan hệ lâu dài giúp mang lại giá trị cho cả hai bên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá cách tiếp cận chiến lược và trở nên sáng tạo hơn trên nền tảng, những insights mới này từ TikTok rất đáng để bạn tham khảo.
Khi TikTok liên tiếp là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên các kho ứng dụng, các thương hiệu lớn hiện đang tìm kiếm nhiều cách hơn để tối đa hoá tiềm năng của nền tảng cho các nỗ lực tiếp cận của họ.
Chìa khóa để marketing trên TikTok một cách hiệu quả nằm ở quảng cáo của bạn và cách bạn có thể phù hợp với yếu tố thẩm mỹ và quen thuộc của người dùng trên ứng dụng.
Vậy bằng cách nào bạn có thể hiểu những cách thức tiếp cận hiệu quả trên TikTok và điều gì sẽ phù hợp nhất với thương hiệu của bạn.
Để giải quyết các vấn đề này, TikTok đã thêm một phần mới với tên gọi ‘Creative Insights’ vào nền tảng mẹo quảng cáo ‘Creative Center’ của mình, từ đây bạn có thể tìm thấy một loạt các insights về những gì người dùng đang phản hồi từ các thương hiệu.
Theo giải thích của TikTok:
“Sáng tạo đôi khi bị bỏ qua như một thành phần cốt lõi của tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và kết quả là nhiều quảng cáo đã không đạt được tiềm năng tối đa về ROI.
Để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình với những sáng tạo mang tính đột phá trên TikTok, chúng tôi đã xem xét nhiều dữ liệu để xác định các thuộc tính sáng tạo đang hoạt động tốt nhất chẳng hạn như thời lượng video và phụ đề.”
Có vẻ như TikTok vẫn đang tiếp tục cập nhật nền tảng này tuy nhiên hiện nó cũng cung cấp một số gợi ý có giá trị về những cách tiếp cận đang nhận được nhiều phản hồi nhất và những gì bạn nên tìm kiếm để đưa vào quảng cáo TikTok của bạn.
83% những video có hiệu suất cao nhất sử dụng độ phân giải 720 pixel.
93% những video tốt nhất có sử dụng audio.
98% những video hiệu quả nhất sử dụng kích thước khung hình 9:16.
Mặc dù nền tảng này chưa bao gồm hết tất cả các ngành nghề kinh doanh, nhưng nó vẫn có thể được đánh dấu như là một tài nguyên tiềm năng cho việc lập kế hoạch của bạn và tìm thấy những phương pháp marketing tốt nhất trên TikTok của bạn.
Theo dữ liệu báo cáo mới nhất của Advertiser Perceptions, có đến 82% nhà quảng cáo sử dụng giá trị thương hiệu để làm tiêu chuẩn cho các quyết định chi tiêu.
Theo báo cáo niềm tin về nhận thức của các nhà quảng cáo năm 2021 do Advertiser Perceptions công bố, tỷ lệ nhà quảng cáo áp dụng các trách nhiệm với doanh nghiệp và giá trị thương hiệu vào các quyết định chi tiêu cho phương tiện truyền thông đã tăng hơn 20% so với năm trước lên mức 82%.
Hơn một nửa số nhà quảng cáo (54%) sẽ thay đổi cách thức và nơi họ sử dụng ngân sách truyền thông để mục tiêu quảng cáo có thể trở nên phù hợp hơn với doanh nghiệp và thương hiệu.
59% sẽ đánh giá những đối tác truyền thông dựa trên các yếu tố về độ tin cậy.
Nhìn chung, an toàn thương hiệu (brand safety) và các vấn đề liên quan đến việc lạm dụng dữ liệu là mối quan tâm chính của các nhà quảng cáo, đây là một sự thay đổi lớn so với năm 2020.
Ngoài ra, 79% nhà quảng cáo tin rằng các nền tảng (như TikTok, YouTube hay Facebook) phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với những nội dung có hại trên website của họ, bao gồm cả nội dung do người dùng đăng.
Báo cáo niềm tin về nhận thức của các nhà quảng cáo năm 2021 cho thấy các quyết định chi tiêu cho các hoat động truyền thông của các nhà quảng cáo đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về an toàn thương hiệu và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn với 250 nhà quảng cáo (66% làm việc ở các công ty quảng cáo và 34% những người làm marketing), cho thấy rằng cả các công ty quảng cáo (Agency) và thương hiệu hiện đều đang nỗ lực để giải quyết những mối quan tâm này.
Bà Sarah Bolton, Phó chủ tịch điều hành tại Advertiser Perceptions cho biết:
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và đạo đức kinh doanh hiện là các yếu tố đang được giới C-suite dành sự quan tâm đặc biệt.
Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đánh giá lại các giá trị của doanh nghiệp họ. Họ ngày càng không sẵn sàng đánh đổi doanh nghiệp với các yếu tố hiệu suất đơn thuần.”
Trong khi an toàn thương hiệu là yêu cầu hàng đầu, mối quan tâm về dữ liệu và quyền riêng tư đã đã ít trở nên quan trọng hơn, với 36% người được hỏi đang lo ngại về các vi phạm quyền bảo mật dữ liệu, giảm từ mức 53%; quyền riêng tư dữ liệu của người dùng chiếm 27%, giảm từ 40% và lạm dụng dữ liệu của bên thứ nhất là 30%, giảm từ 31%.
Những lo ngại này đã không còn quá quan trọng ngay cả khi bối cảnh về bảo mật dữ liệu đang phải đối mặt với một loạt các thay đổi về quy định và chính sách của các nền tảng.
Tuy nhiên, hơn 3/4 các nhà quảng cáo cho biết bất kỳ việc sử dụng dữ liệu cá nhân nào cũng có nguy cơ xâm hại đến danh tiếng của thương hiệu.
Ngoài ra, trong khi 4/5 nhà quảng cáo tin rằng các thương hiệu cần giám sát và kiểm soát nhiều hơn đối với các vị trí đặt quảng cáo.
Tương tự, 2/3 tin rằng quảng cáo trên các trang tin tức hợp pháp là an toàn cho thương hiệu, trong khi 64% ủng hộ quảng cáo bên ngoài các trang tin tức để tránh các vấn đề về an toàn thương hiệu.
Những mâu thuẫn này cho thấy rằng các thương hiệu và agency vẫn đang tìm những cách tốt nhất để cân bằng nhu cầu của khách hàng (client) và người tiêu dùng (consumer).
Bà Bolton nói tiếp:
“Trong khi các nhà quảng cáo chủ yếu dựa vào yếu tố công nghệ an toàn thương hiệu để loại trừ quảng cáo ra khỏi những nội dung có vấn đề, nhiều người cũng đang ưu tiên quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chất lượng đã được mọi người kiểm chứng.”
“Quan trọng là, các thương hiệu nên bao gồm các phương tiện truyền thông nhỏ hơn để trở nên đa dạng hơn với các cộng đồng nhỏ – điều mà các nhà quảng cáo thường đã bỏ qua khi theo đuổi việc nhắm mục tiêu chính xác trên quy mô lớn.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau một vài tháng thử nghiệm trên các tài khoản được chọn, TikTok chính thức ra mắt tùy chọn quảng cáo ‘Promote’ mới cho tất cả các tài khoản doanh nghiệp.
“Bắt đầu từ tháng này, tuỳ chọn quảng cáo ‘Promote’ sẽ có sẵn để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn và phát triển cộng đồng của họ bằng các video TikTok.
Với Promote, bạn có thể biến bất kỳ video TikTok tự nhiên nào thành một mẫu quảng cáo ngay trong ứng dụng. Bạn có thể bắt đầu tiếp cận đối tượng mới, lượng người theo dõi mới và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến với website kinh doanh của mình.”
Tùy chọn mới này của TikTk về cơ bản là tương tự như nút ‘Boost’ của Facebook, nó cho phép bạn quảng bá các bài đăng của mình theo một cách tiện lợi nhất.
Khi tùy chọn có sẵn trên tài khoản của bạn, bạn sẽ có thể khởi chạy một chương trình quảng cáo nhanh chóng bằng cách:
1. Chọn video mà bạn muốn quảng cáo – Bạn có thể chọn bất kỳ video nào trên TikTok của riêng mình để quảng cáo. TikTok khuyên bạn nên bắt đầu với một trong những video tự nhiên hoạt động tốt nhất để có thể tiếp cận được nhiều người nhất.
2. Thiết lập quảng cáo của bạn – Chọn mục tiêu cho chiến dịch của bạn (nhiều lượt xem, truy cập website hoặc theo dõi), đặt ngân sách và khoảng thời gian để chạy quảng cáo và chọn đối tượng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận bằng video của mình.
3. Theo dõi các con số – Sau khi quảng cáo của bạn được chấp thuận, bạn có thể kiểm tra xem video của bạn đang hoạt động như thế nào và có bao nhiêu người mới đang tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn!
Bạn sẽ có thể truy cập tùy chọn Promote của TikTok qua biểu tượng ngọn lửa trên mỗi video thông qua menu công cụ dành cho nhà sáng tạo hoặc qua Business Suite.
Quá trình Promote sẽ cho phép bạn chọn từ 3 mục tiêu:
Nhiều lượt xem video hơn – Giúp bạn thu hút nhiều người xem video của bạn hơn.
Nhiều lượt truy cập website hơn – Giúp nhiều người hơn truy cập website của bạn.
Nhiều người theo dõi hơn – Giúp bạn có được nhiều người theo dõi hơn.
Nếu bạn chọn mục tiêu ‘Nhiều lượt truy cập website hơn’, thì bạn sẽ được yêu cầu nhập URL website và chọn nút hành động cho website của mình (ví dụ: “Tìm hiểu thêm”, “Mua ngay” hoặc “Đăng ký”).
Về việc nhắm mục tiêu, bạn có thể chọn ‘Tự động’, nghĩa là TikTok sẽ hiển thị video quảng cáo của bạn cho những người mà nền tảng xác định là có thể sẽ quan tâm đến bạn.
Bạn cũng cần lưu ý rằng Promote chỉ khả dụng cho các video công khai không sử dụng nhạc được bảo vệ bản quyền. Vì vậy, nếu bạn đang tìm cách bắt kịp xu hướng liên quan đến một bản nhạc nổi tiếng nào đó, bạn sẽ không thể quảng cáo video đó.
Các video quảng cáo sẽ xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của người dùng cùng với nhãn “Được quảng cáo” để biểu thị chúng là một phần của hoạt động quảng cáo.
Trước đây, một số chuyên gia marketing đã khuyến nghị rằng không nên sử dụng tùy chọn ‘Boost’ của Facebook vì tuỳ chọn này vốn bị hạn chế về mặt nhắm mục tiêu và nhiều yếu tố khác.
Tuy nhiên với TikTok thì mọi thứ vẫn còn quá mới để đánh giá. Và khi thuật toán của TikTok đặc biệt tốt trong việc hiển thị những nội dung có liên quan cho mọi người thì tuỳ chọn mới này vẫn có thể là một tiềm năng mới.
Tốt nhất, bạn nên bắt đầu thử nghiệm và rút ra các kết luận cho riêng mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa thông báo rằng các quảng cáo văn bản mở rộng (Expanded Text Ads) sẽ không còn khả dụng nữa sau tháng 6 năm 2022. Dưới đây là những gì các nhà quảng cáo nên chuẩn bị.
Thông báo này được Google đưa ra sau khi chuyển đổi kiểu tạo quảng cáo mặc định trong giao diện người dùng từ ‘quảng cáo văn bản mở rộng’ (ETA) sang ‘quảng cáo tìm kiếm thích ứng (RSA) từ tháng Hai.
Vào thời điểm đó, nhiều nhà quảng cáo đã bắt đầu suy đoán rằng động thái này có thể là điểm đánh dấu sự kết thúc của kiểu quảng cáo văn bản mở rông.
Tại sao Google có sự thay đổi này?
Google lưu ý rằng mục tiêu của thay đổi này là để đảm bảo các “thông điệp phù hợp” luôn luôn được hiển thị bằng cách tạo ra các quảng cáo động tại thời điểm đấu giá để phản hồi tới các truy vấn tìm kiếm cụ thể.
Tuy nhiên, các nhà quảng cáo có thể tranh luận rằng bước này nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ và họ chỉ có thể nhờ vào hệ thống của Google.
Thông thường, các quảng cáo văn bản mở rộng có hiệu suất tốt hơn quảng cáo tìm kiếm đáp ứng, ít nhất là CPL (cost per lead) thấp hơn.
Thay đổi này có nghĩa là gì?
Kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2022, các nhà quảng cáo sẽ không thể tạo hoặc chỉnh sửa các quảng cáo văn bản mở rộng nữa.
Quảng cáo văn bản mở rộng hiện tại sẽ có thể bị tạm dừng, kích hoạt lại và loại bỏ. Bạn cũng nên lưu ý rằng các chỉnh sửa đối với quảng cáo (dù ít hay nhiều) vốn được coi là tạo ra các quảng cáo mới, vì vậy, có thể bạn sẽ không thể thực hiện quá trình chỉnh sửa.
Các nhà quảng cáo có thể bị ảnh hưởng như thế nào?
Các nhà quảng cáo sẽ mất đi một số quyền kiểm soát khi chuyển sang quảng cáo tìm kiếm đáp ứng mới. Thông thường các nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo văn bản mở rộng để kiểm tra thông điệp, sau đó họ sử dụng thông điệp đó cho quảng cáo tìm kiếm đáp ứng.
Các phương pháp tiếp cận hay nhất trước đây là bao gồm ít nhất 2 quảng cáo văn bản mở rộng và 1 quảng cáo tìm kiếm đáp ứng trong mỗi nhóm quảng cáo.
Google hiện đang khuyến nghị các nhà quảng cáo nên có 1 quảng cáo tìm kiếm đáp ứng trong mỗi nhóm quảng cáo.
Vấn đề ở đây là do bản chất của các quảng cáo tìm kiếm đáp ứng (được lấy tự động từ một số dòng tiêu đề và mô tả) vốn không cho phép phân tích hiệu suất chi tiết nên điều này khiến các nhà quảng cáo khó biết chính xác nội dung nào đang hoạt động hiệu quả nhất.
Tương tự như vậy, hiệu suất từ các quảng cáo văn bản mở rộng được đánh giá tốt hơn so với quảng cáo tìm kiếm đáp ứng, do đó thay đổi này chắc chắn cũng có thể ảnh hưởng lớn về mặt hiệu suất đối với các nhà quảng cáo.
Các nhà quảng cáo nên làm gì?
Trong những tháng tới, các nhà quảng cáo có thể cần phải nỗ lực tối ưu nhiều hơn trong việc tìm ra các quảng cáo thực sự có hiệu quả. Bạn cũng có thể sử dụng lại các mẫu quảng cáo vốn đã rất hiệu quả bằng cách áp dụng nó vào kiểu quảng cáo mới.
Tất nhiên, các nhà quảng cáo cũng nên tập trung vào việc thử nghiệm và cải thiện các quảng cáo tìm kiếm đáp ứng. Đảm bảo mọi nhóm quảng cáo đều có ít nhất một quảng cáo tìm kiếm có đáp ứng để thử nghiệm và tối ưu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các nhà marketer tại APAC đã sử dụng quảng cáo cộng tác (Collaborative Ads) như thế nào? Họ thấy những tiềm năng gì? Các agency nên làm gì để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh?
Để giải đáp những vấn đề đó, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia đến từ Shopee, Hsin Hsin Galaxy, OpenMind và cả Facebook.
Ngay cả trong những ngày trước Covid-19, ngành thương mại điện tử đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục với hai con số.
Đại dịch mới đã thúc đẩy sự chuyển dịch từ các cửa hàng truyền thống sang cửa hàng trực tuyến, nhưng hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu nguồn lực để thiết lập hoặc mở rộng quy mô trên các nền tảng thương mại điện tử của riêng họ.
Các thương hiệu bán sản phẩm của họ thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến có thể muốn xem xét đến phương pháp quảng cáo cộng tác của Facebook.
Định dạng quảng cáo này cho phép những người làm marketing đặt các quảng cáo động (dynamic ads) trên các phân khúc danh mục của nhà bán lẻ trực tuyến để thúc đẩy những người mua sắm quan tâm đến trang sản phẩm của các nhà bán lẻ.
Là một phần của hệ thống Facebook Discovery Commerce, quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu vốn có sự hiện diện ít ỏi trên thương mại điện có thể tiếp cận khách hàng với các quảng cáo có khả năng thúc đẩy sự khám phá, cân nhắc cũng như mua hàng trên các website hay ứng dụng của các đối tác bán lẻ của họ.
Định dạng quảng cáo này được phát triển lần đầu ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương), đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho các ngày hội Mega Sale bao gồm 11.11 (Ngày độc thân) và 12.12 trong hàng thập kỷ qua, nơi phần lớn các giao dịch mua sắm được thực hiện qua các nền tảng thương mại điện tử.
Bà Via Abano, Giám đốc Marketing sản phẩm tại Facebook, cho biết:
“Châu Á đã dẫn đầu trong việc sử dụng quảng cáo cộng tác để thúc đẩy chuyển đổi người dùng, lưu lượng truy cập và bán hàng trong hai năm qua.”
“Các nhà tiếp thị rất yêu thích định dạng này.”
Bà Sol Romero, chuyên gia tại Openmind Team Nestle cho biết:
“Vai trò của quảng cáo cộng tác trong con đường mua hàng của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở việc chuyển đổi hay mua hàng mà còn mở ra các cơ hội mới về khả năng khám phá thương hiệu, tạo ra các mong muốn và ý định mới.”
“Các nền tảng dường như đánh giá rất cao điều đó.”
Bà Peggy Zhu, Trưởng bộ phận phát triển thương hiệu và marketing tại Shopee cho biết:
“Thứ nhất, quảng cáo cộng tác cho phép quảng cáo được cá nhân hóa và sản phẩm được làm nổi bật một cách linh hoạt.
Đối với thương hiệu, điều đó có nghĩa là bạn có thể đẩy các sản phẩm đến các nhóm đối tượng có liên quan hơn, dẫn đến chuyển đổi hiệu quả hơn về chi phí.
Thứ hai, bản chất tự động của các quảng cáo cộng tác cho phép các nhà quảng cáo mở rộng quy mô của chiến dịch một cách dễ dàng hơn nhiều.”
Còn đối với Ông Vince Huang, tổng giám đốc tại Hsin Hsin Galaxy thì cho rằng quảng cáo cộng tác đã trở thành một thành phần quan trọng trong các chiến lược truyền thông hỗn hợp (media mix) của các chiến dịch.
“Một trong số những điều thú vị nhất về quảng cáo cộng tác là nó cho phép hiển thị tất cả các giai đoạn trong hành trình mua sắm của khách hàng.
Với những insights có giá trị này, chúng tôi có thể tìm ra những cách tốt hơn để giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ thúc đẩy doanh số bán hàng đồng thời có thể nắm lấy nhiều thị phần hơn trong toàn bộ hệ sinh thái thương mại điện tử.”
Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian diễn ra Covid-19 khi các thương hiệu luôn tìm cách tiếp cận những đối tượng chưa được khai thác trước đây.
Với Mega-sales.
Do tính chất được nhắm mục tiêu và tự động, các quảng cáo cộng tác có các lợi thế lớn để tối đa hóa doanh thu trong những ngày Mega Sale, khi các khoảng không quảng cáo (ad inventory) thường đắt hơn.
Shopee đã hợp tác với hơn 10.000 thương hiệu trên khắp khu vực APAC, với nhiều thương hiệu trong số đó đạt được kết quả rất tích cực.
Đại diện bộ phận marketing từ Shopee chia sẻ: “Quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu nhắm mục tiêu theo những cách thức phù hợp hơn, điều này có thể giúp thương hiệu tránh được rất nhiều các khoản ngân sách lãng phí.”
Quảng cáo cộng tác nên được tiếp cận như thế nào?
Theo các chuyên gia, thương hiệu nên tận dụng các quảng cáo cộng tác trong suốt cả năm (always-on) chỉ đơn giản là vì người tiêu dùng mua hàng mọi lúc mọi nơi.
Như Bà Abano từ Facebook nói: “Always-on đóng vai trò rất quan trọng vì nó xây dựng đối tượng mục tiêu và thúc đẩy mua hàng bằng cách xây dựng và nắm bắt hàng ngày các ý định mua hàng.”
Bà Abano cho biết thêm: “Chúng tôi đã phân tích hơn 1500 tài khoản trên nhiều danh mục và nhận thấy rằng có nhiều cơ hội lớn hơn cho các nhà quảng cáo nếu họ sử dụng chiến lược Always-on.
Bằng cách quảng cáo trong những ngày trước Mega Sale, chẳng hạn 04 tuần trước đó, chúng tôi đã thấy lượng mua hàng tăng hơn 46%. Chi phí cho mỗi lần mua rẻ hơn 19% so với các ngày bán hàng từ những tuần trước đó.”
Các phương pháp hay nhất về quảng cáo cộng tác.
Cái hay của quảng cáo cộng tác là nó có tính linh hoạt mà bạn có thể sử dụng để đạt được KPIs cho các chiến dịch của mình: đó là việc hướng lưu lượng truy cập đến website của thương hiệu của bạn hay website của đối tác của bạn?
Bà Abano từ Facebook cũng đã nêu bật 5 phương pháp hay nhất cho quảng cáo cộng tác:
Xác định các mục tiêu và KPIs một cách rõ ràng.
Hãy hướng đến các danh mục sản phẩm rộng hơn.
Tách chiến dịch thành các mục tiêu nhắm mục tiêu lại và tìm kiếm mới khách hàng tiềm năng khác nhau.
Tận dụng các chiến lược giá thầu tự động và phân phối quảng cáo tự động.
Đặt thời lượng chuyển đổi là 7-day-click và 1-day view.
Tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng.
Một cải tiến độc đáo mới ra đời từ APAC là sự tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) với quảng cáo cộng tác, đặc biệt là với những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencer).
Sự kết hợp giữa OpenMind với Nescafe Gold là một ví dụ điển hình. Bằng cách sử dụng quảng cáo cộng tác và nội dung của những người có ảnh hưởng, agency này đã có thể tăng số lượt xem nội dung và đẩy nhiều người hơn xuống các phần dưới của kênh bán hàng.
Agency này đã hợp tác với nhiều người có ảnh hưởng để tạo các quảng cáo hợp tác, điều này cho phép Nescafe Gold tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.
Được đánh dấu rõ ràng là mối quan hệ đối tác có trả phí, quảng cáo cũng bao gồm nút “mua ngay” nhằm mục tiêu hướng những khách hàng tiềm năng đến website của nhà bán lẻ để khám phá thêm và mua hàng. Chiến dịch đã tăng thêm 25% chuyển đổi và tăng 40% đối với các hành động thêm vào giỏ hàng.
Tầm quan trọng của các mối quan hệ đối tác.
Khi quảng cáo cộng tác liên quan đến nhiều bên và vẫn còn là một định dạng quảng cáo tương đối mới, các agency có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
Suy cho cùng, họ biết rõ các danh mục sản phẩm của khách hàng, họ có những cái nhìn toàn diện nhất về người tiêu dùng và có thể giúp thương hiệu đặt KPIs, theo dõi kết quả và cải thiện hiệu suất.
Bà Abano từ Facebook cho biết thêm: “Nhiều nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo cộng tác đến từ ngành CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), do đó, họ đã dựa trên các kênh ATL hoặc tại các cửa hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Yếu tố kỹ thuật số và thương mại điện tử còn khá mới nhưng chúng có những tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi (transformation). Các agency là đối tác chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi này được diễn ra.”
Mối quan hệ đối tác lý tưởng giữa các agency, thương hiệu, nền tảng và Facebook là một mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự cộng tác, giao tiếp cởi mở và trách nhiệm trình bày một cách rõ ràng về các nhiệm vụ.
Điều quan trọng nữa là tất cả các bên phải có mục tiêu rõ ràng. Mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ nên được nhìn nhận thông qua lăng kính của các mục tiêu ngắn hạn mà còn là hướng đến các mục tiêu dài hạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi thế giới đang hướng tới một không gian quảng cáo minh bạch hơn và ít bị theo dõi hơn, những nhà quảng cáo nói riêng và người làm marketing nói chung nên chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với xu hướng mới này.
Quảng cáo, từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho thế giới Internet trở nên rộng mở hơn và tất cả mọi người đều có thể truy cập một cách dễ dàng hơn.
Nhưng để quảng cáo tiếp tục có được vai trò đó, công nghệ quảng cáo (Adtech) phải phát triển để đáp ứng một thế giới trong đó ưu tiên hơn về quyền riêng tư.
Quảng cáo phải phù hợp với tất cả mọi người – từ nhà xuất bản, nhà quảng cáo đến thành phần quan trọng nhất là người dùng.
Đó cũng là lý do tại sao Google đã cam kết nâng cao quyền riêng tư của người dùng và đã thông báo rằng một khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, Google sẽ không xây dựng các chỉ số nhận dạng thay thế để theo dõi các cá nhân khi họ duyệt web hoặc sử dụng chúng trong các sản phẩm của Google.
“Điều quan trọng là toàn bộ ngành quảng cáo phải nỗ lực cùng nhau để xây dựng và phát triển một môi trường an toàn, tập trung bảo vệ quyền riêng tư cho tất cả mọi người.”
Ông Luis Di Como, Phó chủ tịch phụ trách truyền thông toàn cầu tại Unilever.
Ông David Temkin, Giám đốc Quản lý Sản phẩm của Google viết:
“Mọi người không cần phải chấp nhận việc bị theo dõi trên website để có được những lợi ích của các quảng cáo có liên quan.
Và các nhà quảng cáo không cần phải theo dõi từng người tiêu dùng trên website để nhận được những lợi ích về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số.”
“Thay vì xác định sở thích cho những người dùng duy nhất, giờ đây chúng tôi có khả năng ẩn các cá nhân trong các nhóm lớn người dùng có chung sở thích, trong khi vẫn hiển thị cho họ những quảng cáo có liên quan và hữu ích.
Các thử nghiệm mới nhất của chúng tôi về ‘thuật toán học tập liên kết của các nhóm người dùng cụ thể’ (FLoC) có thể làm được điều đó, nó chứng minh một phần của tương lai của các quảng cáo không có cookies của bên thứ ba là như thế nào.”
“Chúng tôi từ lâu đã nhận ra và ủng hộ cho sự quan trọng của dữ liệu của bên thứ nhất, và nó càng trở nên thiết yếu hơn trong một thế giới đặt quyền riêng tư lên ưu tiên hàng đầu.”
Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketng toàn cầu tại Nestlé.
Bà Aude Gandon cho biết:
“Phát triển mối quan hệ bền chặt với khách hàng luôn là yếu tố quan trọng để xây dựng một doanh nghiệp thành công và điều này càng trở nên quan trọng hơn khi nói đến việc giữ gìn lòng tin của họ. Chúng tôi hoan nghênh cập nhật này từ Google.”
“Chúng tôi nhận thấy điều này như là một sự khởi động lại toàn diện và cần thiết của ngành quảng cáo kỹ thuật số, điều có thể mang lại một trải nghiệm với nhiều ý nghĩa hơn với thương hiệu thông qua toàn bộ hành trình của khách hàng.”
Ông John Lee, Chủ tịch tại Merkury và Giám đốc dữ liệu tại Merkle.
Ông John Lee cho biết:
“Cả những người làm marketing và người tiêu dùng đều muốn quảng cáo được nhắm mục tiêu tốt hơn và bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.
Khi ngành quảng cáo xoay quanh dữ liệu của bên thứ nhất (First-party data), chúng tôi coi đây là bước khởi động lại hoàn toàn và rất cần thiết đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số, điều sẽ mang lại những trải nghiệm có ý nghĩa hơn và hấp dẫn hơn với thương hiệu trong suốt hành trình của khách hàng.”
Khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, các nhà cung cấp công nghệ quảng cáo (Adtech Providers) khác có thể cung cấp các cấp độ nhận dạng người dùng để theo dõi quảng cáo trên website mà Google sẽ không cung cấp, chẳng hạn như việc dựa trên địa chỉ email.
Tuy nhiên, Google không tin các giải pháp này sẽ đáp ứng được kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng về quyền riêng tư, đó cũng là lý do tại sao Google không tin rằng chúng là những khoản đầu tư lâu dài và bền vững.
Thay vào đó, các sản phẩm web sẽ được trao sức mạnh bởi các API bảo vệ quyền riêng tư (privacy-preserving APIs) giúp ngăn chặn việc theo dõi các cá nhân trên web trong khi vẫn mang lại kết quả cho các nhà quảng cáo và nhà xuất bản.
“Chúng tôi đang hướng tới sự hợp tác để xác định tương lai của ngành quảng cáo kỹ thuật số và chuyển các nhà quảng cáo vào thế giới mới đó. ”
Ông Martin Sorrell, Nhà sáng lập và chủ tịch của S4 Capital.
Ông Martin Sorrell cho biết:
“Người tiêu dùng đang ngày càng muốn kiểm soát nhiều hơn quyền riêng tư của họ, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý khác đang thúc đẩy ngành quảng cáo phải thay đổi và các công ty công nghệ khác cũng đang phản ứng lại với tất cả những áp lực này.
Chúng tôi ủng hộ cách tiếp cận của Google và chúng tôi mong muốn được hợp tác để xác định lại tương lai của ngành quảng cáo kỹ thuật số và chuyển các nhà quảng cáo vào thế giới mới đó một cách nhanh nhất.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Ads vừa thông báo rằng một số chỉ số tỷ lệ hiển thị (impression share) hiện sẽ có sẵn để sử dụng trong các cột tùy chỉnh.
Trước đây, Google Ads đã cho phép đưa số liệu về vị trí trung bình (average position) vào các cột tùy chỉnh nhưng sau khi loại bỏ vào năm 2019, vị trí này không còn được thay thế dưới dạng một tùy chọn.
Mặc dù vị trí trung bình và tỷ lệ hiển thị là khác nhau, việc bao gồm dữ liệu về tỷ lệ hiển thị mới có thể cho phép các nhà quảng cáo tạo ra các phép tính để có được nhiều khả năng hiển thị hơn bằng cách đặt giá thầu hoặc lập ngân sách mạnh mẽ hơn.
Cột tuỳ chỉnh của Google Ads là gì?
Các cột tùy chỉnh (Custom columns) cho phép nhà quảng cáo tạo các cột bổ sung để theo dõi và tối ưu hóa dựa trên các phần tử dữ liệu cụ thể.
Các cột tùy chỉnh có thể bao gồm các phương trình được sử dụng để kết hợp nhiều trường dữ liệu. Ví dụ: nếu bạn coi tỷ lệ phần trăm chuyển đổi của chiến dịch là một loại chuyển đổi nhất định, bạn có thể xem loại chuyển đổi đó bằng cách lấy số chuyển đổi chia cho tổng số toàn bộ chuyển đổi.
Hoặc, nếu bạn muốn phân tích nội dung quảng cáo (Ad Copy) bằng cách xem xét số lượt chuyển đổi trên mỗi lần hiển thị, đây không phải là trường tiêu chuẩn trong Google Ads, do đó, bạn có thể tạo điểm dữ liệu này dưới dạng cột tùy chỉnh.
Bạn có thể chọn định dạng của cột tùy chỉnh, với tùy chọn định dạng dữ liệu dưới dạng số, phần trăm hoặc đơn vị tiền tệ cụ thể.
Số liệu tỷ lệ hiển thị trong cột tuỳ chỉnh.
Các chỉ số tỷ lệ hiển thị sau đây có thể được sử dụng trong các cột tùy chỉnh: tỷ lệ hiển thị tìm kiếm (search impression share), tỷ lệ hiển thị nhấp chuột (click impression share) và tỷ lệ hiển thị (display impression share).
Các cột này có thể được xây dựng thành các cột tùy chỉnh để giúp nhà quảng cáo xác định mức độ hiển thị mà họ đang nhận được, liên quan đến khả năng hiển thị mà họ đủ điều kiện nhận được dựa trên việc cài đặt và nhắm mục tiêu (Target) của chiến dịch.
Cách triển khai cột tuỳ chỉnh.
Để triển khai các cột tùy chỉnh, nhà quảng cáo có thể truy cập bất kỳ trang nào sau đây trong giao diện người dùng của tài khoản: chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo, tiện ích mở rộng hoặc từ khóa.
Từ đó, hãy nhấp vào biểu tượng cột, sau đó nhấp vào “Chỉnh sửa cột”. Sau đó nhấp vào các cột tùy chỉnh và chọn cột mới . Sau đó, bạn sẽ có thể chọn các chỉ số mà bạn muốn và thiết lập hệ thống để tính toán dữ liệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mọi người đang chuyển sang công cụ tìm kiếm để tìm những gì quan trọng đối với họ và các thương hiệu nên nắm bắt được những khoảnh khắc đó.
Theo Google, 75% người mua sắm sử dụng các thương hiệu mới thay vì các thương hiệu quen thuộc, vậy làm thế nào để thương hiệu có thể ‘gặp gỡ’ được khách hàng trong những khoảnh khắc quyết định đó?
Mọi người đang tìm kiếm những gì bạn đang bán.
Những khoảnh khắc mua sắm lớn nhất của người tiêu dùng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang đến, điều này có nghĩa là mọi người sẽ tìm kiếm, nghiên cứu, và nghiên cứu tiếp những ưu đãi tốt nhất đối với họ.
Người tiêu dùng đang tham gia vào những sự kiện bán hàng theo mùa lớn nhất năm.
Những ngày hội bán hàng lớn như 9/9, Singles Day 11/11, 12/12, và Black Friday vốn đã trở thành những sự kiện có quy mô lớn được nhiều người biết đến trong khu vực.
Tại khu vực Đông Nam Á, lễ hội mua sắm 9/9 chứng kiến mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất trong tìm kiếm thương mại điện tử.
Lễ hội Singles Day và 11/11 đã trở thành một trong những lễ hội mua sắm lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tạo ra 115 tỷ USD doanh số bán hàng cho hai gã khổng lồ thương mại điện tử Abibaba và JD.com vào năm 2020.
Người mua sắm đang chờ đợi đến các lễ hội bán hàng lớn để mua sắm những thứ họ muốn ở một mức giá tốt nhất cũng như việc cân nhắc sử dụng những thương hiệu mới.
55% người mua sắm ở APAC sẽ không mua sắm những món quà cho đến khi chúng đang có chương trình giảm giá (Theo Google).
75% người mua sắm ở APAC tìm cách sử dụng những thương hiệu mới thay vì sử dụng các thương hiệu quen thuộc (Theo Google).
Người tiêu dùng đang sử dụng công cụ tìm kiếm để ra quyết định mua hàng.
Người tiêu dùng đến với các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thêm thông tin và xác nhận các quyết định mua hàng của mình. Họ coi đó là cách để khiến họ có được cảm giác mua hàng đúng đắn.
57% người tiêu dùng nói rằng, họ tìm kiếm và nghiên cứu trước khi ra quyết định mua để họ cảm thấy tự tin hơn về những gì mà họ sắp mua.
Công cụ tìm kiếm của Google đã trở thành một trong những ‘điểm chạm’ đó trong hành trình nghiên cứu của họ.
Cách các thương hiệu có thể ‘gặp gỡ’ được khách hàng ở những khoảnh khắc họ cần nhất.
Hãy có câu trả lời khi mọi người đang tìm kiếm: Người mua sắm không phải khi nào cũng định hình được sản phẩm hoặc dịch vụ họ mong muốn ở trong đầu khi họ tìm kiếm. Ngày càng có nhiều người hơn tìm kiếm và mua những sản phẩm mới ở những danh mục hoàn toàn mới. Công cụ quảng cáo tìm kiếm đáp ứng (RSA) có thể cho phép bạn cung cấp những quảng cáo được cá nhân hoá để phù hợp hơn với từng người mua sắm.
Hãy làm cho thương hiệu của bạn dễ được khám phá trực tuyến: Khách hàng đang kỳ vọng mua sắm thông qua các nền tảng khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của họ, do đó các thương hiệu cần hiển thị nhiều nhất có thể ở những nơi mà họ đang tìm kiếm. Hãy sử dụng tiện ích mở rộng hình ảnh trong quảng cáo tìm kiếm (Image Extensions) để tối ưu hoá thông điệp của bạn bên canh quảng cáo văn bản vốn có. Theo Google, nhà quảng cáo có thể tăng đến 10% lượt nhấp chuột khi tiện ích mở rộng này được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Tiếp cận đúng khách hàng với công cụ tự động hoá: Mỗi từ khoá tìm kiếm là duy nhất. Với công cụ tự động hoá, bạn có thể tiếp cận được những khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm của bạn và kết nối với họ thông qua quảng cáo động. Bạn có thể mở rộng kiểu đối sánh từ khoá sang đối sánh rộng (broad match) với chiến lược giá thầu thông minh (smart bidding) để hiển thị đúng khoảnh khắc mà khách hàng đang cần. Theo Google, những nhà quảng cáo có thể ứng dụng được chiến lược RSA song song với đối sánh rộng và giá thầu thông minh có thể tăng lên 20% tỷ lệ chuyển đổi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Điều này cho phép các doanh nghiệp đưa các kiến thức trực quan của họ vào công nghệ máy học để tối ưu hóa chiến dịch một cách chính xác hơn.
Ông Stephen Chang, Giám đốc sản phẩm quảng cáo của Google Ads cho biết:
“Bạn có thể điều chỉnh giá trị chuyển đổi (conversion values) dựa trên các đặc điểm như vị trí, thiết bị và đối tượng. Bằng cách áp dụng quy tắc cho những đặc điểm này, bạn có thể điều chỉnh giá trị chuyển đổi để phù hợp hơn với kết quả kinh doanh của mình.”
Tính năng bổ sung này có nghĩa là các nhà quảng cáo giờ đây có thể sử dụng kiến thức vốn có về những gì đang hiệu quả trong ngành nghề kinh doanh của họ để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trong Google Ads.
Ví dụ: nếu nhà quảng cáo biết các đối tượng hoặc những người dùng ở các vị trí nhất định nào đó có nhiều khả năng chuyển đổi nhất, họ có thể đặt quy tắc để tăng giá trị chuyển đổi cho các nhóm đó.
Các quy tắc này cũng sẽ được áp dụng cho chiến lược “Tối đa hóa giá trị chuyển đổi” và nhắm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (tROAS) để tối ưu hóa giá thầu của bạn trong thời gian thực.
Các quy tắc giá trị chuyển đổi sẽ có sẵn cho chiến lược giá thầu thông minh (Smart Bidding) thông qua tìm kiếm, Google Shopping và cả quảng cáo hiển thị (Display).
Tại sao các nhà quảng cáo cần quan tâm cập nhật này.
Đây thực sự là một tính năng bổ sung tuyệt vời. Nó cho phép các doanh nghiệp tận dụng nhiều hơn các kiến thức ngành của họ để tối ưu hoá chiến dịch. Từ đó có thể tối đa hoá tỉ suất lợi nhuận của mình.
Tính năng này cũng cho phép nhà quảng cáo điều chỉnh các chiến dịch cho các mục tiêu kinh doanh cá nhân của riêng họ khi triển khai các chiến dịch diễn ra trong thời gian thực (như các sự kiện bán hàng đặc biệt hoặc tương tự).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đã công bố một báo cáo mới xem xét về mối quan hệ của người tiêu dùng với các thương hiệu đã thay đổi như thế nào trong năm qua và điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động quảng cáo và marketing trong tương lai.
Bản báo cáo dài 25 trang kết hợp việc phân tích hơn 100 chiến dịch quảng cáo có hiệu suất trên mức trung bình vào năm 2020 trên Facebook và xem xét các khía cạnh chính có thể giúp thúc đẩy sự phản hồi nhằm xác định những thay đổi chính trong phương pháp tiếp cận và tối ưu thông điệp.
Theo giải thích của Facebook:
“Mặc dù năm ngoái là năm có rất nhiều ‘sự kiện đặc biệt’ xảy ra, nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặt sáng tạo với nhiều tác động lâu dài đối với tất cả chúng ta.
Bằng cách xem xét những thứ đã tạo ra sự đột phá trên nền tảng của chúng tôi, chúng tôi có thể xác định một số hành vi chính đã thay đổi và điều đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong nhiều năm tới.”
Về cơ bản, trọng tâm chính của bản báo cáo là 05 yếu tố trọng tâm chính được nêu bật trong các chiến dịch:
Xây dựng sự toàn diện – Các thương hiệu có được những hiệu suất mạnh mẽ hơn khi tập trung vào các quảng cáo toàn diện hơn, mô tả đối tượng mục tiêu của họ theo những cách mang tính đại diện và sâu sắc hơn.
Cung cấp nhiều yếu tố giáo dục hơn – Các thương hiệu đã tìm cách cung cấp nhiều yếu tố mang tính giáo dục hơn, theo những cách sáng tạo hơn và đã tạo ra những phản ứng tích cực hơn.
Bán hàng bằng ý tưởng – Với các hạn chế về mặt tương tác xã hội, các thương hiệu có thể truyền đạt ý tưởng phù hợp với khao khát của người tiêu dùng để tìm kiếm những thông tin mới, điều có thể thay thế các quy trình khám phá truyền thống trước đây.
Nói bằng ngôn ngữ của nền tảng – Nói cách khác, thương hiệu xây dựng nội dung phù hợp với những bài đăng hoặc nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content) – quảng cáo sẽ trông ít giống quảng cáo hơn.
Tận dụng yếu tố cá nhân hoá – Những quảng cáo kết nối với mong muốn được cá nhân hoá của người dùng sẽ cải thiện được những phản hồi tốt hơn.
Facebook cũng đã cung cấp các mẹo cụ thể hơn để giúp bạn suy nghĩ về cách bạn có thể thực hiện từng ý tưởng trong kế hoạch của mình.
Khi bạn xây dựng những nội dung giáo dục mang tính giải trí (edutainment), bạn có thể cân nhắc những câu hỏi sau:
Liệu chúng ta có đang chuyển những vấn đề cần giải quyết thành một hành vi mà chúng ta muốn xây dựng hoặc khuyến khích mọi người tiến lên phía trước hay không?
Bằng cách nào chúng ta có thể câu chuyện của chúng ta thành những thứ giải trí hấp dẫn, điều có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng?
Nếu chúng ta trao thưởng cho khách hàng vì họ đã dành thời gian và sự chú ý với chúng ta, chúng ta nên cho họ điều gì?
Bằng cách nào chúng ta có thể chuyển những ý tưởng của chúng ta thành những điều gì đó thực sự hữu ích cho khách hàng.
Trên đây là một vài cách tiếp cận mới có thể giúp cho các chiến dịch quảng cáo và marketing của các thương hiệu trở nên đúng xu hướng và hiệu quả hơn. Còn rất nhiều thứ khác bạn có thể khám phá trong bản báo cáo chi tiết.
Mỗi doanh nghiệp cần một cách hiệu quả để nói về thương hiệu của họ. Sự minh bạch sẽ tạo tiền đề cho một mối quan hệ trung thực và lâu dài với khách hàng.
Khách hàng ngày nay có xu hướng siêu hoài nghi về các thương hiệu và doanh nghiệp mà họ mua hàng và quá trình phân tích này của khách hàng có thể tạo ra hoặc phá vỡ khả năng sinh lời của một thương hiệu.
Khi khách hàng của bạn – cho dù đó là cá nhân hay các doanh nghiệp – đang đặt doanh nghiệp của bạn dưới kính hiển vi, thông thường họ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu về mức độ đáng tin cậy và trung thực của thương hiệu của bạn.
Đã qua rồi cái thời mà quảng cáo thương mại (commercial advertising) có thể tự nó bán hàng, và do đó, các doanh nghiệp phải đầu tư thời gian nhiều hơn vào việc tích hợp tính minh bạch (transparency) vào mọi khía cạnh của sự hiện diện của họ.
Điều này thậm chí còn trở nên quan trọng hơn trong môi trường B2B, nơi thường là một nhóm các nhà ra quyết sẽ định quyết định sự thành công của thương hiệu.
Sự minh bạch sẽ làm tăng thêm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong những tình huống này và việc thiếu giá trị đó cuối cùng có thể gây tổn hại lớn đến danh tiếng của thương hiệu về lâu dài.
Khi kinh doanh trong lĩnh vực B2B, điều quan trọng là thương hiệu phải tích hợp những điều sau đây vào mô hình kinh doanh để nâng cao và tăng cường tính minh bạch.
Tương tác với khách hàng một cách cá nhân và chân thực.
Điều này nên bắt đầu với đội ngũ bán hàng. Sự tin cậy hay niềm tin là kết quả của sự minh bạch và với điều này, các đội ngũ bán hàng phải được đào tạo về cách cung cấp những câu trả lời mang tính xác thực cho các thắc mắc, mối quan tâm hay các vấn đề của khách hàng tiềm năng.
Khi một nhân viên bán hàng được đào tạo chuyên sâu, hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ từ trong ra ngoài và có thể nhanh chóng đưa ra những phản hồi trung thực, khách hàng sẽ cảm thấy hoàn toàn tin tưởng với thương hiệu.
Theo một nghiên cứu của Edelman, 81% khách hàng cho biết họ cần tin tưởng vào một thương hiệu để họ có thể ra quyết định mua hàng.
Việc đào tạo đầy đủ năng lực cho các đội nhóm bán hàng của bạn là yếu tố khởi đầu cho việc này và việc cung cấp các công cụ cần thiết cho họ sẽ là một khoản đầu tư lâu dài giúp tạo ra nhiều doanh số hơn.
Việc điều hành doanh nghiệp của bạn theo cách mang tính xác thực và cá nhân có thể được thực hiện bằng cách thực hiện các buổi họp 1-1 dưới bất cứ hình thức nào, đó có thể là qua môi trường trực tuyến hoặc qua điện thoại.
Tuy nhiên, nếu có thể, việc có các đội ngũ bán hàng nói chuyện trực tiếp và mặt đối mặt với khách hàng tiềm năng sẽ mang lại những trải nghiệm chân thành hơn nhiều.
Xây dựng một sự hiện diện trực tuyến rõ ràng và nhất quán.
Việc xây dựng và duy trì khách hàng trong thời đại ngày nay không còn bị chi phối bởi quảng cáo truyền hình (TV commercials) và quảng cáo trên báo giấy (Print Ads).
Sự hiện diện trực tuyến một cách rõ ràng và nhất quán thay vào đó cũng tạo ra những sức mạnh rất lớn cho các thương hiệu.
Một giọng điệu với ý niệm trung thực sẽ thúc đẩy sự hiện diện của bạn và tạo ra cảm giác nhất quán và chân thực giữa các đối tượng mục tiêu của bạn.
Theo một nghiên cứu năm 2019 của Lucidpress, sự nhất quán của một thương hiệu đã tạo ra mức tăng trung bình 33% trong doanh thu của các doanh nghiệp.
Sự hiện diện trực tuyến hiệu quả nhất phải cung cấp được cho khách hàng khả năng “tự mình nhìn thấy”, cho họ khả năng nghiên cứu và tìm hiểu về thương hiệu của bạn mà không cần ai đó phải nhắc nhở họ.
Đây thường là bước đầu tiên của khách hàng trong việc quyết định xem họ có muốn sử dụng hoặc hợp tác với doanh nghiệp của bạn hay không.
Việc thể hiện các sản phẩm hay dịch vụ của bạn một cách hiệu quả và minh bạch sẽ giúp cho những quyết định này trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ.
Trong khi việc thực hiện các phương pháp hiện diện thương hiệu và giao tiếp với khách hàng một cách trung thực rất quan trọng, nhưng không có gì quan trọng hơn việc nuôi dưỡng một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, nơi tất cả các nhân viên có thể vui vẻ thực hành những gì bạn đã chia sẻ với họ.
Nếu doanh nghiệp không làm được điều này, các chiến thuật sử dụng sự trung thực và minh bạch trên mọi kênh truyền thông khác đều vô nghĩa.
Trong một nghiên cứu của Edelman, 67% mọi người đồng ý rằng “danh tiếng tốt có thể khiến tôi dùng thử một sản phẩm, nhưng nếu tôi không tin tưởng vào doanh nghiệp đứng sau sản phẩm đó, tôi sẽ sớm ngừng mua nó.”
Tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ người bảo vệ đến nhân viên và các nhà lãnh đạo nên sống và hiểu “nguồn gốc tồn tại” của doanh nghiệp để xây dựng một nền văn hóa xoay quanh sự minh bạch.
Mọi người thường bị thu hút bởi những doanh nghiệp thể hiện được văn hóa của họ thông qua con người của họ và thể hiện nó bằng hành động.
Thực tế là mọi người đang hướng tới những thương hiệu trung thực, những người cam kết được với sự trung thực sẽ thành công lâu dài hơn.
Tính minh bạch tương đương với sự tin tưởng và sự tin tưởng tương đương với việc khách hàng sẽ đến và ở lại với thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link