Skip to main content

Những nguyên tắc thương lượng lương mà bạn nên biết (P2)

Bất kể mức lương gần đây nhất của bạn có cao đến bao nhiêu đi chăng nữa thì khi đến một thời điểm nhất định bạn cần nhìn nhận và đánh giá lại năng lực bản thân so với giá trị mức lương hiện tại đã phù hợp hay chưa. Nếu chưa thỏa mãn, đây chính là lúc bạn cần thương lượng lượng với công ty.

Thực tế việc thương lượng lương lại chính là quyền lợi của người lao động khi họ đã đáp ứng tốt và vượt mong đợi so với những yêu cầu doanh nghiệp đưa ra.

Bài viết sau đây sẽ tập trung chia sẻ cho bạn những “tip” để thương lượng được mức lương cạnh tranh nhất. Tất nhiên yếu tố này còn phụ thuộc rất lớn vào sự thể hiện của bạn, chứ không chỉ thông qua nội dung bài viết.

Những lưu ý cần biết trước khi thương lượng lương

Mức lương cao tỷ lệ thuận với các yêu cầu từ doanh nghiệp và cấp trên trực tiếp của bạn. Khi bị thúc ép thậm chí là áp lực bởi các yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm…

Dựa trên mức lương, bạn nên tỉnh táo để đưa ra một mức dựa trên những gì những nhân sự trong cùng lĩnh vực và kinh nghiệm với bạn đang nhận được.

Một mức lương chuẩn theo ngành và độ tuổi kinh nghiệm sẽ giúp bạn thương lượng và tìm kiếm sự thỏa hiệp dễ dàng hơn.

Khi thương lượng đám phán lương, nhà tuyển dụng hoặc người sử dụng lao động thường có xu hướng so sánh với mức lương quá khứ của nhân sự để thực hiện thỏa hiệp.

Tuy nhiên, nhiều nhân sự thường vướng phải một số sai lầm phổ biến khi đề cập mức lương trước đây.

Đó quên bao gồm các chế độ, lợi ích như một phần trong tổng số lương họ nhận được.

Ví dụ bạn đang kiếm được 100.000 đô/ năm với 20% tiền thưởng cộng với các lợi ích sức khỏe, nha khoa và các lợi ích khác, bạn nên trả lời câu hỏi bằng cách nói “120.000 đô la cộng với các gói phúc lợi, chính sách ưu đãi khác từ công ty”.

Điều này sẽ giúp bạn gia tăng tối đa được các quyền lợi, không chỉ về lương.

Bí quyết để đàm phán lương cạnh tranh nhất

Thực hành ít nhất một lần trước khi đàm phán trực tiếp: Để tránh những bối rối và mất bình tĩnh khi thực hiện đàm phán lương, bạn hãy tìm người lắng nghe phương án đề xuất tăng lương của bạn và đưa ra nhận xét.

Phần lớn một cuộc đàm phán thành công bắt nguồn từ việc bạn cảm thấy thoải mái và thật sự tự tin với những gì mình thể hiện.

  • Thể hiện sự lịch thiệp:

Nếu bạn lo lắng về việc mình thực hiện thương lượng lương bị đánh giá là đòi hỏi quá cao thì hãy luôn thể hiện sự lịch thiệp của bản thân.

Sự lịch thiệp chính là yếu tố để người đối diện phải dành sự tôn trọng cần thiết cho bạn.

Tất nhiên, không phải cuộc thương lượng nào cũng nhận được cái gật đầu đồng ý nhưng miễn sao bạn thể hiện hết mình và bày tỏ những gì bạn mong đợi ở công việc tương lai. Đó chính là bước đi đầu tiên tiếp cận vào cơ hội mới.

  • Tự tin vào năng lực và giá của bạn:

Điều cực kỳ quan trọng quyết định thành công của cuộc đàm phán lương chính là sự tự tin thể hiện năng lực và giá trị của bạn trong công việc.

Bạn cần tập trung vào những điểm mạnh của bản thân, thuyết phục người đối diện rằng bạn xứng đáng nhận được giá trị lương tương xứng với năng lực của bản thân.

  • Tránh chấp nhận ngay lời đề nghị đầu tiên:

Nếu bạn cần thời gian để đánh giá một lời đề nghị sau khi đã đàm phán lương, hãy thẳng thắn trao đổi rằng bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ.

Tuy nhiên, thời gian này chỉ nên trong 24-48 giờ, tránh kéo dài quá lâu để người sử dụng lao động nghĩ rằng bạn đang để họ vào phương án back-up (dự phòng).

Những câu hỏi hữu dụng trong thương lượng lương

Để không rơi vào trạng thái mập mờ chuyện lương bổng, hững câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức lương đang đàm phán và thống nhất minh bạch với người sử dụng lao động:

  • “Ngoài lương cơ bản, những lợi ích nào khác có thể thương lượng?”: Những lợi ích khác có thể bao gồm bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục và đào tạo, nghỉ phép có lương, thời gian nghỉ phép, chi phí di chuyển… mà bạn có thể thể nhận được ngoài lương đã thỏa thuận
  • Tôi có thể nhận được đề nghị lương bằng văn bản không?: Câu hỏi này nên sử dụng sau khi cuộc đàm phán kết thúc và có được kết quả thống nhất từ 2 bên. Một văn bản trên giấy tờ hoặc email sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về kết quả này.
  • KPI mà tôi cần đạt được có thay đổi gì sau khi được điều chỉnh lương?”: Mức lương được điều chỉnh tăng đồng nghĩa với trách nhiệm bạn cũng gia tăng theo. Hãy chủ động hỏi về yêu cầu trong công việc sau khi đạt được kết quả lương đàm phán để chắc rằng KPI không quá sức đối với bạn
  • Bạn sử dụng số liệu nào để đánh giá sự thành công của nhân viên? Đây là một câu hỏi tiếp theo quan trọng cần hỏi trong các cuộc đàm phán lương để biết được cách công ty đánh giá năng lực và kết quả công việc của bạn.

Trên đây là bài viết chia sẻ những “tip” giúp bạn thương lượng được mức lương cạnh tranh nhất. Hy vọng sau khi áp dụng các tip này, bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ về lương và có được những cơ hội tốt trong công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Công ty mẹ của TikTok đầu tư vào xe tự lái

ByteDance đầu tư 25 triệu USD vào công ty xe tự lái QCraft, mở đường phát triển mới sau thành công của TikTok.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết, ByteDance quyết định đầu tư trong vòng gọi vốn mới của QCraft với số tiền ít nhất 25 triệu USD. Thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố trong tuần tới.

QCraft là công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực xe tự lái, được thành lập vào năm 2019, với đội ngũ sáng lập và điều hành từng làm việc tại các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này, như Waymo, Tesla và Uber Technologies.

Công ty này sử dụng hệ thống mô phỏng thông minh quy mô lớn cùng các framework có khả năng “tự học”, giúp giảm chi phí phát triển công nghệ.

Giải pháp của QCraft đang được ứng dụng trên một số xe buýt nhỏ hoạt động tại Trung Quốc, ở một số địa phương như Tô Châu, Thâm Quyến, Vũ Hán.

Trước đó, công ty khởi nghiệp này cũng nhận đầu tư từ IDG Capital và Lenovo Capital.

Cả ByteDance và QCraft đều chưa bình luận gì về thông tin này.

Khoản đầu tư trên được đánh giá là không lớn, nhưng có vai trò quan trọng khi đánh dấu lần đầu tiên ByeDance đánh cược vào một lĩnh vực mới như xe tự lái.

Trước đây, lĩnh vực chính mà công ty này quan tâm là trí tuệ nhân tạo và truyền thông xã hội, với sản phẩm nổi tiếng nhất là TikTok.

Các dịch vụ về AI và giải trí mà TikTok đang sở hữu, được nhận định là hoàn toàn có thể được ứng dụng trong các dòng xe thế hệ mới.

Cách đây không lâu, ByteDance cũng đầu tư vào một công ty thuộc lĩnh vực công nghệ giáo dục và dự kiến tuyển thêm khoảng 13 nghìn nhân viên để phát triển mảng này.

Theo các chuyên gia, chủ sở hữu của TikTok đang tham vọng phát triển theo những con đường mới bên ngoài ứng dụng video ngắn được trăm triệu người trên thế giới sử dụng.

Trong công bố hồi tháng 8/2020, ByteDance cho biết TikTok có khoảng 700 triệu người dùng hàng tháng, trong đó hơn 100 triệu người ở thị trường Mỹ.

Việc đầu tư vào lĩnh vực xe công nghệ cũng là xu hướng chung của các công ty công nghệ lớn. Baidu và Tencent Holdings cũng đang lấn sân sang lĩnh vực xe thông minh. Nhiều tin đồn cũng cho rằng Apple đang làm xe tự lái, với sự kết hợp cùng Hyundai và KIA.

Các công ty có tiếng trong lĩnh vực xe điện, xe tự lái như Tesla, Nio được định giá ngày càng cao nhờ xu hướng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Instagram đang thử nghiệm tính năng ẩn số lượng ‘Like’

Tuần này, Instagram đã khiến rất nhiều người dùng ‘hoang mang’ khi bất ngờ mở rộng thử nghiệm ẩn số lượt thích bài đăng cho nhiều người dùng hơn.

Theo như thông báo chính thức từ Instagram, nền tảng này đã thử nghiệm tính năng ẩn số lượt thích bài đăng trong một thời gian.

Tuy nhiên thông qua những dữ liệu hiện có, vẫn chưa có gì chắc chắn để đảm bảo rằng tuỳ chọn này có thể được duy trì lâu dài và rộng rãi hơn.

Giám đốc Instagram, Ông Adam Mosseri đã cung cấp một số thông tin chi tiết hơn về tuỳ chọn ẩn lượt thích và lý do tại sao nó vẫn tiếp tục được thử nghiệm.

Như Ông Mosseri lưu ý, thử nghiệm mới được ưu tiên trở lại gần đây vì những sự cố gián đoạn do COVID-19.

Đó là lúc chúng tôi thấy sự gia tăng đột ngột của các lượt thích bị ẩn trong tuần này – điều vốn không được lên kế hoạch từ trước.

Theo Ông Mosseri:

“Rõ ràng đó là một ý tưởng phân cực, vì vậy ngay bây giờ, những gì chúng tôi đang tìm kiếm là có cách nào khác để chúng tôi mang lại những lượt like riêng tư cho những người quan tâm đến nó chứ không phải những người không quan tâm hay không.”

Instagram thực sự cũng đã thử nghiệm tùy chọn này vào tháng 1, nhà nghiên cứu ứng dụng Alessandro Paluzzi đã chia sẻ ảnh chụp màn hình ở trên về việc ông tìm thấy một tùy chọn mới trong mã back-end của Instagram cho phép người dùng ẩn hoặc hiện số lượt thích trên bài đăng của họ.

Vì vậy, thay vì chỉ đơn giản là không hiển thị số lượt thích, Instagram sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn để kiểm soát hiển thị này.

Ông Paluzzi cũng lưu ý rằng người dùng sẽ có thể ẩn số lượt thích trên các bài đăng trong trình soạn nội dung khi đăng lần đầu hoặc khi xem lại.

Instagram cũng đang thử nghiệm một cài đặt khác cho phép người dùng ẩn số lượt thích trên các bài đăng của người khác tương tự cách được hiển thị trong ứng dụng của họ.

Đối với nhiều người, lượt thích là một dạng ‘tiền tệ xã hội’ và có một mức độ áp lực nhất định với các con số đó, điều mà Instagram đang nỗ lực để giảm bớt.

Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, đó là một hình thức thừa nhận đơn giản, trong khi các thương hiệu và các nhà marketers sử dụng số lượt thích như một báo cáo về hiệu suất hay mức độ hiệu quả của nội dung được đăng.

Việc mất tổng số lượt thích sẽ có một số tác động nhất định – nhưng sau đó một lần nữa các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ẩn tổng số lượt thích có thể có lợi cho người dùng, dựa trên các tình huống thử nghiệm quy mô nhỏ hơn.

Và ngay cả khi Instagram có quyết định thực hiện thay đổi này hay không, có vẻ như ngày càng có nhiều khả năng rằng ứng dụng sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn để giữ lại số lượt thích của họ, nếu họ muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cách thúc đẩy sự đa dạng hoá doanh nghiệp của bạn từ các thương hiệu lớn (P1)

Tất cả chúng ta đều biết: sự đa dạng trong các tổ chức dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, ý tưởng mạnh mẽ hơn, mức độ tương tác của khách hàng lớn hơn và hiệu quả tài chính cao hơn.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty nằm trong top đầu về tính đa dạng giới tính hoặc chủng tộc hay sắc tộc đều có nhiều khả năng có lợi nhuận tài chính cao hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia của họ.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các công ty có sự bình đẳng cao hơn ở nơi làm việc của họ có tư duy kinh doanh sáng tạo và phát triển hơn đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo xem xét các bước để thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức của họ, điều quan trọng là họ phải biết rằng có vô số công ty khác đang vật lộn với những quyết định tương tự.

Tại Google và các công ty toàn cầu lớn khác như Amazon, Ford, Omnicom, Nestlé, Accenture và GSK cũng không là ngoại lệ.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu từ các thương hiệu toàn cầu được chia sẻ bởi Google có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng đó mà bạn có thể tham khảo:

Tip #1: Hãy khen ngợi.

Để đạt được những sự thay đổi thực sự, chúng ta phải khuyến khích các cá nhân tự thúc đẩy bản thân và nói chuyện cởi mở về những thành tựu của họ.

Bà Koro Castellano, CEO của Prime Video chia sẻ: “Nếu chúng ta không tự lên tiếng, những thành tích của chúng ta sẽ hầu như không được chú ý.”

“Chúng ta với tư cách là những nhà lãnh đạo thì cần phải đi đầu làm gương. Nếu chúng ta có thể nói một cách cởi mở về những thành tích của mình ở nơi làm việc, các nhóm của chúng ta sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng và được trao quyền để làm chính xác những điều tương tự.”

Các chuẩn mực về văn hóa hay sự khiêm tốn về giới thường ngăn cản mọi người thừa nhận và thể hiện những thành tựu của chính họ. Và chính điều này đã kìm hãm các cá nhân và công ty ở khắp mọi nơi.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phải khuyến khích các thành viên trong đội nhóm của họ lên tiếng.

Bà Rekha Menon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành cấp cao của Accenture tại Ấn Độ cho biết bà muốn “chú ý” đến các cá nhân trong tổ chức, những người đang do dự và họ biết rằng họ có thể tự tin và nói về kỹ năng của mình.

Một mẹo thiết thực nhất cho các nhà quản lý là: Khuyến khích các thành viên trong đội nhóm thảo luận về các thành tích của họ với một đồng nghiệp mà họ tin tưởng.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ‘nhóm ít được đại diện’ trong tổ chức của bạn. Chỉ một hành động đơn giản này thôi cũng có thể thúc đẩy sự tự tin đáng kể của các cá nhân từ đó giúp hiệu suất làm việc của họ cũng sẽ tăng lên.

Tip #2: Không phải là khoe khoang nếu nó dựa trên sự thật.

Bà Castellano đến từ Amazon cho biết bà đã có một khoảnh khắc tuyệt vời khi nghe lời khuyên: “Không phải là khoe khoang nếu nó dựa trên sự thật”.

Cái nhìn sâu sắc này từ phong trào #IamRemarkable có thể dẫn đến sự thay đổi tư duy ở cấp độ cá nhân lẫn tổ chức.

Bà Castellano nói:

“Điều đó đã ảnh hưởng đến tôi. Chúng ta quen dựa vào dữ liệu và sự thật khi chúng ta bảo vệ các dự án và sáng kiến của mình.

Nhưng, thật kỳ lạ, chúng ta đã không làm như vậy khi nói về bản thân hoặc về thành tích của chính mình. Chúng ta có xu hướng ‘phớt lờ’ đi điều đó. Chúng ta đã mắt kẹt với những quy tắc khiêm tốn đầy sai lầm này.”

Các nhà lãnh đạo nên khuyến khích đội nhóm của họ nói về thành tích của họ dựa trên sự thật và điều này nên được thực hiện thường xuyên.

Bà Castellano nói thêm: “Tự quảng cáo bản thân nên trở thành một thói quen thay vì đó chỉ là một hành động nhất thời.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Dòng tweet đầu tiên của CEO Twitter được đấu giá 2 triệu USD

Giám đốc điều hành và cũng là nhà đồng sáng lập mạng xã hội Twitter Jack Dorsey vừa mang ra đấu giá dòng chia sẻ (tweet) đầu tiên với mức trả giá cao nhất tính đến ngày 6/3 lên tới 2 triệu USD.

Xu hướng sưu tầm những kỷ vật ảo, được xác thực quyền sở hữu và giá trị nhờ công nghệ chuỗi khối (blockchain), đang dần trở nên thịnh hành trong thời đại công nghệ số.

Ngày 5/3, ông Dorsey chính thức giới thiệu đường dẫn (link) tới trang “Valuables @Cent,” chợ điện tử chuyên rao bán các tweet, trong đó các nhà đầu tư hoặc sưu tầm có thể mua và bán các dòng tweet có chữ ký của chủ nhân tạo ra tweet đó.

Người sẵn lòng chi 2 triệu USD để mua dòng tweet của CEO Dorsey chính là Justin Sun, nhà sáng lập của TRON, nền tảng công nghệ blockchain đứng sau sự ra đời của các loại tiền điện tử.

Theo giải thích của Valuables, chủ nhân của các dòng tweet sẽ quyết định có “đúc” (mint) dòng tweet của mình trên blockchain để tạo ra một phiên bản tương tự có chữ ký xác nhận hay không.

Theo đó, việc mua tweet đồng nghĩa rằng người mua có được chứng nhận điện tử sở hữu dòng tweet, đây là bản độc nhất vì được chính chủ nhân của dòng tweet ký và xác nhận.

Trong trường hợp tweet của Giám đốc điều hành Twitter Dorsey, người dùng Twitter sẽ vẫn có thể nhìn thấy dòng tweet này hiển thị nếu chủ nhân và mạng Twitter vẫn để dòng tweet ở chế độ trực tuyến.

Với cách làm khá tương đồng, những khoảnh khắc ấn tượng trong các trận đấu của Hiệp hội Bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) cũng được bán theo kiểu đấu giá trên chợ thương mại điện tử Top Shot.

Các đoạn video ngắn về những giây phút tỏa sáng ở các trận bóng rổ vẫn được phát miễn phí trên mạng nhưng vẫn có “Non-Fungible Token” (NFT- một loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất), để đảm bảo tính xác thực và nguồn gốc rõ ràng của video.

Hồi tháng trước, một đoạn clip dài khoảng 10 giây ghi lại khoảnh khắc tỏa sáng của siêu sao LeBron James lập kỷ lục khi được trả giá tới 208.000 USD trên chợ NBA Top Shot.

Theo Dapper Labs, đối tác cùng với NBA tạo ra Top Shot, riêng trong năm 2020, tổng trị giá giao dịch trên Top Shot đạt hơn 200 triệu USD.

Các NFT ngày càng trở nên phổ biến, đỉnh điểm là hồi tháng trước hãng đấu giá tên tuổi Christie đã bán được một tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn kỹ thuật số nhờ NFT đảm bảo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo TTXVN

Hơn 30.000 khách hàng của Microsoft bị hacker tấn công

Hơn 30.000 tổ chức chính phủ, thương mại và các doanh nghiệp đã bị tấn công email qua lỗ hổng máy chủ Exchange của Microsoft.

Ảnh: Wired

Theo báo cáo của hãng bảo mật KrebsOnSecurity, các lỗ hổng máy chủ Exchange đã được vá nhưng quá trình khắc phục hậu quả sẽ rất khó khăn do sự phổ biến của hệ thống email này.

Hiện máy chủ email Exchange đang được triển khai từ chính quyền tiểu bang và thành phố, đến sở cứu hỏa, cảnh sát, các tổ chức tài chính… của Mỹ.

Trước đó, Wired cũng cho biết “hàng chục nghìn máy chủ email” bị tấn công do lỗ hổng từ máy chủ Exchange.

Microsoft thừa nhận lỗ hổng cho phép hacker xâm nhập tài khoản email và cài mã độc để có thể truy cập sau này.

Công ty phần mềm Mỹ cũng nghi ngờ Hafnium – nhóm hacker có trụ sở tại Trung Quốc – là thủ phạm đứng sau.

Theo phân tích của KrebsOnSecurity, cuộc tấn công đã diễn ra từ ngày 6/1 – ngày diễn ra bạo loạn ở đồi Capital – nhưng tăng mạnh về tần suất vào cuối tháng 2.

Các lỗ hổng chỉ thực sự được Microsoft vá vào ngày 2/3, tức là hacker đã có gần hai tháng để thực hiện các hoạt động tấn công.

Hacker đã tấn công các hệ thống máy chủ email Exchange của Microsoft thông qua các lỗ hổng zero-day gồm CVE-2021-26855, CVE-2021-26857, CVE-2021-26858 và CVE-2021-27065.

“Nếu hệ thống của bạn đang chạy Exchange và chưa được vá lỗi, khả năng rất cao hệ thống đã bị xâm phạm”, đại diện của Volexity – công ty an ninh mạng đã phát hiện vụ tấn công, cho biết. Volexity cũng nói rằng khách hàng cá nhân không phải mục tiêu của cuộc tấn công lần này.

Sau vụ tấn công, Jake Sullivan, cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, và Chris Krebs, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Nhà Trắng, đã lên Twitter bày tỏ sự lo ngại.

Cả hai đánh giá các lỗ hổng của Microsoft là “nghiêm trọng”, có thể gây tác hại lớn và lâu dài.

Hiện tại, danh sách chi tiết về các công ty bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng vẫn chưa được tiết lộ.

Phát ngôn viên Microsoft cho biết công ty “đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan an ninh mạng của Mỹ, cũng như các tổ chức chính phủ và công ty bảo mật để giảm tối đa hậu quả”, cũng như khuyến cáo các tổ chức dùng máy chủ Exchange cần cập nhật bản vá càng sớm càng tốt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Những nguyên tắc thương lượng lương mà bạn nên biết (P1)

Bất kể mức lương gần đây nhất của bạn có cao đến bao nhiêu đi chăng nữa thì khi đến một thời điểm nhất định bạn cần nhìn nhận và đánh giá lại năng lực bản thân so với giá trị mức lương hiện tại đã phù hợp hay chưa. Nếu chưa thỏa mãn, đây chính là lúc bạn cần thương lượng lượng với công ty.

Thương lượng lương là điều cần thiết bạn nên làm để làm việc tốt hơn và xứng đáng với giá trị bản thân tạo ra hơn.

Bài viết hướng dẫn này sẽ bao gồm những kiến thức cơ bản về đàm phán lương, cách tìm ra giá trị khách quan của bạn từ dữ liệu thị trường việc làm, các phương pháp hay nhất để đàm phán lương, cách đàm phán tăng lương và những việc bạn nên làm sau khi đàm phán lương.

Thương lượng lương là gì?

Thương lượng lương hay đàm phán lương là cuộc thảo luận giữa bạn và đại diện của công ty hiện tại hoặc công ty tương lai nhằm giúp bạn có được mức lương cao hơn.

Không quan trọng bạn là nhân viên lâu năm hay mới được tuyển dụng, nếu bạn cảm thấy mức lương của mình không đủ thì bạn có quyền thương lượng để nhận được mức lương xứng đáng.

Khi bạn quyết định rằng bạn muốn thương lượng để có mức lương cao hơn, bạn cần biết trước những điều sau.

Thứ nhất, bạn cần chứng minh rằng bạn đáng để đầu tư, bằng các ví dụ cụ thể về giá trị mà bạn đã mang lại cho nhà tuyển dụng trong sự nghiệp của mình.

Thứ hai, bạn sẽ có thể đối diện với một số phản bác và hãy chuẩn bị trả lời các câu hỏi mang tính chất dò xét từ nhà tuyển dụng, đặc biệt là “Tại sao bạn xứng đáng nhận được mức lương này?”.

Thứ ba, việc đàm phán lương này thường sẽ không mấy suôn sẻ nên bạn phải chuẩn bị tinh thần thép nếu kiên định với mức lương đàm phán mong muốn.

Tại sao việc thương lượng lương thì quan trọng?

Điều quan trọng là phải hiểu rằng thương lượng mức lương của bạn là một phần hoàn toàn bình thường của quy trình tuyển dụng và nhận được mức lương xứng đáng là một phần của sự thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

Tiền lương của bạn không chỉ là một khoản tiền gửi vào tài khoản ngân hàng mà đó còn là cách công ty của bạn cho bạn thấy rằng họ đánh giá cao công việc của bạn và đánh giá cao bạn cũng như các kỹ năng của bạn.

Tiền lương của bạn cũng là cách công ty hỗ trợ bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống, với sự phát triển nghề nghiệp, tính linh hoạt trong công việc và các đặc quyền liên quan đến sức khỏe.

Nguyên tắc đầu tiên cần biết khi thương lượng lương

Trước khi bắt đầu thương lượng lương, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu một cách khách quan, một nhân sự khác ở vị trí của bạn, với kinh nghiệm và vị trí của bạn sẽ được trả bao nhiêu. Mức lương dao động rất nhiều theo ngành nghề, thâm niên và địa lý.

Ví dụ, trở thành giám đốc văn phòng ở Topeka, Kansas, có mức lương trung bình khác với việc trở thành giám đốc văn phòng ở San Francisco do sự khác nhau về tính chất địa lý chẳng hạn.

Sau khi nghiên cứu phạm vi lương thưởng cho công việc thuộc ngành nghề của mình, bước tiếp theo là bạn cần so sánh mức lương thưởng trung bình với giá trị thị trường.

Glassdoor là công cụ cung cấp cho bạn giá trị thị trường ước tính được cá nhân hóa, những gì những người khác trong lĩnh vực của bạn đang được trả và danh sách công việc hiện có.

Sau khi biết được giá trị thị trường của mình, bạn sẽ có thể so sánh với mức lương trung bình cho vị trí mà bạn đang cạnh tranh.

Ví dụ: nếu bạn thấy mức thù lao cho các nhà phát triển web trong khu vực của bạn là 67.000-114.000 đô và ước tính cá nhân hóa của bạn là 75.000 đô, thì mức lương thực tế của bạn là từ 70.000 đến 80.000 đô.

Làm thế nào để sự cạnh tranh được gia tăng?

Ngay cả khi người quản lý của bạn hiểu giá trị mà bạn đang tạo ra cho công ty của mình, điều đó không có nghĩa là họ sẽ chủ động đề nghị tăng lương cho bạn.

Thay vào đó, bạn phải chứng minh mình xứng đáng được tăng lương cũng như bạn phải chứng minh rằng bản thân xứng đáng với mức lương khởi điểm cao hơn ở công việc mới. Hãy thử áp dụng một số cách sau đây:

  • Tận dụng các động thái nội bộ: Một vai trò mới trong công ty sẽ mang lại cơ hội đàm phán lương tuyệt vời. Nếu công ty bạn đang cần tuyển dụng một vị trí nào đó chức vụ cao hơn, thì hãy tận dụng thời cơ này. Còn nếu ứng tuyển công ty mới, bạn cần offer những vị trí cao hơn và điều này đòi hỏi năng lực cũng cao hơn.
  • Lựa chọn thời điểm để thương lượng: Đã rất lâu kể từ lần tăng lương cuối cùng của bạn nhưng bạn vẫn cần chọn một thời điểm thích hợp để trao đổi với công ty về việc tăng lương. Thời điểm tuyệt vời để đưa ra chủ đề tăng lương là khi bạn biết người quản lý của mình đang ấn tượng với hiệu suất công việc của bạn.
  • Sự tự tin và khả năng thuyết phục: Đây là 02 yếu tố cần thiết để đàm phán tăng lương thành công. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ phần nội dung thương lượng của mình với những bằng chứng chứng minh bạn xứng đáng được cao hơn giá trị lương đang nhận được. Đừng quên bày tỏ mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp để được đánh giá cao về sự trung thành.

Nếu việc tăng lương của bạn cũng đi kèm với một chức danh mới thì đó chính không đơn thuần chỉ là tăng lương hay thu nhập mà còn là sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Điều này đồng nghĩa với việc sếp của bạn mong đợi nhiều hơn ở bạn từ bây giờ và bạn sẽ phải chứng minh rằng bạn xứng đáng được trả lương như đã thương lượng.

Khi quay lại công việc sau đàm phán, bạn có thể thấy sếp tin tưởng bạn hơn hoặc yêu cầu bạn đóng góp ý kiến cho những quyết định lớn hơn.

Hơn nữa, sau khi họ thấy được sự tự tin của bạn và cách bạn xem hiệu quả công việc của mình tại công ty, họ có thể sẽ có sự tôn trọng lớn hơn đối với bạn.

Đàm phán lương có thể khó khăn và căng thẳng nhưng khi bạn có một cuộc thảo luận thành công, nó sẽ gửi ít nhất hai thông điệp tích cực đến sếp của bạn.

Đầu tiên là bạn có kế hoạch gắn bó với công ty trong một thời gian, đó là một dấu hiệu tốt đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Thứ hai là bạn là người tập trung vào giá trị của công việc mà họ làm và sếp của bạn sẽ tôn trọng sự thẳng thắn và năng lực đàm phán đó.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Học được gì từ chiến dịch marketing ra mắt Disney+ của The Walt Disney

Vào tuần trước, The Walt Disney đã chính thức ra mắt dịch vụ phát trực tuyến của mình có tên gọi là Disney+ tại Singapore.

Sự ra mắt này được kết hợp với một loạt các chiến dịch marketing đại chúng mà theo Disney nói là “chưa từng có về tầm cỡ, quy mô và phạm vi tiếp cận so với những gì Disney đã từng nỗ lực ở Singapore”.

Chiến dịch marketing cho thấy Disney đã sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, từ TV đến radio, OOH, trực tuyến, và thậm chí cả các địa điểm đếm ngược đến ngày ra mắt theo chủ đề để tối đa hóa khả năng hiển thị của mình.

Chiến dịch marketing của Disney+ thực sự đã có tác động lớn đến đối tượng mục tiêu.

Trong một nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn quản lý Pioneer Consulting Asia Pacific, khảo sát 194 người dân Singapore, cho thấy 78% đã biết về sự ra mắt của Disney+ và trong đó có khoảng 70% dự định đăng ký sử dụng dịch vụ phát trực tuyến ngay cả trước khi nó được tung ra.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nam giới nhận thức về chiến dịch nhiều hơn 86% so với nữ giới chỉ ở với mức 71%.

Chiến dịch marketing của Disney+ cũng có tác động lớn hơn đến giới trẻ khi nghiên cứu cho thấy là đối với những người trả lời dưới 25 tuổi, có 92% trong số họ biết đến sự ra mắt của Disney+.

Trong khi đó, chỉ 59% người được hỏi từ 25 tuổi trở lên biết đến chiến dịch. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hầu hết những người bày tỏ sự quan tâm đến nền tảng này là khán giả trẻ tuổi.

Mặc dù nhận thức của giới trẻ cao hơn, nhưng ý định đăng ký sử dụng Disney+ của những người lớn tuổi lại cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi từ 25 tuổi trở lên có ý định đăng ký dịch vụ, trong khi chỉ 63% số người dưới 25 tuổi bày tỏ sự quan tâm tương tự.

Độc quyền về nội dung là chìa khoá.

Lý do chính được tìm thấy khiến người Singapore đăng ký Disney+ là nội dung độc quyền của nó. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết nội dung độc quyền của Disney+ là lý do chính khiến họ đăng ký sử dụng dịch vụ.

Điều này xảy ra với phần lớn những người được hỏi, bất kể họ là người lớn đang đi làm hay người xem nhỏ tuổi. Tuy nhiên, đối với những khán giả nhỏ tuổi, một yếu tố thúc đẩy khác khiến họ đăng ký Disney+ là nội dung đa dạng và hấp dẫn.

Singapore được cho là thị trường đầu tiên trên toàn cầu mà Disney+ ra mắt với tất cả sáu thương hiệu nội dung: Disney, Pixar, Marvel, Star Wars, National Geographic và Star.

Hiện Disney+ có hơn 650 bộ phim và 15.000 tập nội dung của các thương hiệu khác nhau.

Nội dung đa dạng của Disney+ cũng là lý do thu hút khoảng 18% số người được hỏi. Một số lý do khác bao gồm: tính sẵn có của những nội dung bom tấn, nội dung hấp dẫn và thân thiện với gia đình.

Để đăng ký Disney+, bạn sẽ phải trả 11,98 USD Singapore mỗi tháng, tức tương đương với mức giá của đối thủ cạnh tranh Netflix.

Theo nghiên cứu của Pioneer Consulting Asia Pacific, trong số 73% người được hỏi hiện đang đăng ký sử dụng Netflix, 63% cho biết họ đang có ý định đăng ký Disney+.

Mặc dù hiện tại không có gì có thể chắc chắn những người này sẽ từ bỏ Netflix hay muốn duy trì hai tài khoản, nhưng chúng ta có thể thấy rằng việc Disney+ thâm nhập thị trường Singapore đã có tác động tích cực đến rất nhiều người Singapore.

Với sự ra mắt của Disney+ tại Singapore, Disney muốn định vị một cách chiến lược để hỗ trợ hiệu quả hơn cho chiến lược tăng trưởng cũng như gia tăng giá trị của cổ đông nhờ những thành công của Disney+.

Bên cạnh Singapore, Disney cũng mở rộng sang Indonesia bằng cách đưa Disney+ Hotstar của mình đến Indonesia.

Thông qua sự hợp tác với Telkomsel, một công ty viễn thông kỹ thuật số lớn nhất Indonesia, cả hai mong muốn cung cấp các gói đăng ký “hấp dẫn và giá cả phải chăng” cho khách hàng ở Indonesia.

Theo cấu trúc mới, Disney hiện tập trung vào việc phát triển và sản xuất nội dung gốc cho các dịch vụ phát trực tuyến cũng như các nền tảng kế thừa của công ty, trong khi các hoạt động phân phối và thương mại hóa sẽ được tập trung thành một nhóm phân phối giải trí và truyền thông toàn cầu duy nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Trình duyệt Brave ra mắt công cụ tìm kiếm mới

Theo đó, các nhà sản xuất trình duyệt web Brave đang phát triển một công cụ tìm kiếm mới tập trung vào quyền riêng tư, lấy người dùng làm trọng tâm.

Brave, một nhà sản xuất trình duyệt web mã nguồn mở đang tung ra một công cụ tìm kiếm thay thế mới tập trung vào quyền riêng tư, công cụ này cung cấp các tùy chọn cho các kết quả tìm kiếm có quảng cáo và không có quảng cáo.

Sau khi Brave mua lại Tailcat, một công cụ tìm kiếm do một số cựu thành viên của Cliqz phát triển, công ty này giờ đây đã công bố sản phẩm sắp ra mắt của mình có tên gọi là Brave Search.

Brave Search được xem là “giải pháp thay thế hướng đến quyền riêng tư đầu tiên cho Google Tìm kiếm và Google Chrome trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn”.

DuckDuckGo là giải pháp thay thế thành công nhất cho Google vào thời điểm hiện tại, nhưng thứ mà công cụ này thiếu đó là trình duyệt web trên máy tính để bàn.

Mặc dù nó cung cấp một trình trên ứng dụng duyệt di động và công cụ tìm kiếm của nó có thể truy cập được từ mọi trình duyệt trên mọi thiết bị.

Công cụ tìm kiếm Tailcat sẽ trở thành nền tảng của Brave Search và sẽ được tích hợp vào trình duyệt Brave.

Hiện phía Brave chưa công bố ngày ra mắt chính thức cho Brave Search do đó những người đăng ký danh sách gửi thư về ứng dụng sẽ là người đầu tiên sử dụng công cụ tìm kiếm mới này khi nó sẵn sàng để thử nghiệm.

Trong một thông cáo báo chí, Brave giải thích công cụ tìm kiếm của nó khác với các công cụ tìm kiếm được phát triển bởi “Big Tech”:

“Về cơ bản, gần như tất cả các công cụ tìm kiếm ngày nay đều được xây dựng bởi hoặc dựa vào kết quả từ các Big Tech (Google, Facebook, Amazon…)

Ngược lại, công cụ tìm kiếm của Tailcat được xây dựng dựa trên một chỉ mục hoàn toàn độc lập, có khả năng cung cấp nội dung chất lượng mà mọi người mong đợi, nhưng không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của họ.

Tailcat không thu thập địa chỉ IP hoặc sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân để cải thiện kết quả tìm kiếm ”.

Người dùng trên toàn cầu đang bắt đầu quan tâm hơn đến quyền riêng tư của họ trên mạng. Trình duyệt web hướng đến quyền riêng tư của Brave đã tăng từ 11 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) lên mức 25 triệu.

DuckDuckGo cũng đang chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục của mình, đạt 100 triệu lượt tìm kiếm hàng ngày vào tháng 1 đồng thời vượt qua Bing để trở thành công cụ tìm kiếm di động đứng thứ 2 ở thị trường Mỹ.

Một điều khác có thể khiến Brave Search trở nên khác biệt so với các công cụ tìm kiếm thay thế khác là tiềm năng cho trải nghiệm tìm kiếm cao cấp và không có quảng cáo.

Công ty này còn cho biết họ đang xem xét cung cấp cả phiên bản miễn phí và trả phí cho công cụ tìm kiếm của mình. Phiên bản miễn phí sẽ được hỗ trợ với nền tảng quảng cáo Brave Ads dựa trên quyền riêng tư.

“Chúng tôi hiện đang suy nghĩ về các trải nghiệm tìm kiếm khác nhau để cung cấp cho người dùng của mình.

Mặc dù có một số nhóm người dùng từ lâu đã rất yêu thích trải nghiệm tìm kiếm không có quảng cáo, nhưng những người khác lại thích mô hình miễn phí, có quảng cáo. Chúng tôi nghĩ rằng việc đưa ra một sự lựa chọn là cách làm tốt nhất ”.

Brave Search sẽ hoạt động liền mạch với trình duyệt Brave.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Trà Nguyễn | MarketingTrips 

Ứng dụng Google Ads cập nhật một số tính năng mới

Bản cập nhật cho ứng dụng Google Ads dành cho thiết bị di động giúp các nhà quảng cáo cập nhật nhiều thông tin hơn với các thông báo tùy chỉnh.

Ứng dụng Google Ads dành cho thiết bị di động đang được cập nhật với hai tính năng mới để giúp các nhà quảng cáo theo dõi và cải thiện hiệu suất chiến dịch của mình.

Các tính năng mới bao gồm:

  • Thông báo tùy chỉnh về hiệu suất và thay đổi trạng thái.
  • Thêm dữ liệu về các biến động trong hiệu suất của chiến dịch.

Dưới đây là tổng quan về từng nội dung trong cập nhật này.

Thông báo tuỳ chỉnh.

Giờ đây, nhà quảng cáo có thể sử dụng ứng dụng Google Ads dành cho thiết bị di động để cài đặt thông báo tùy chỉnh về những điều quan trọng đối với họ.

Ví dụ: nếu nhà quảng cáo muốn duy trì lượng chuyển đổi trong thời gian giảm giá theo mùa, ứng dụng có thể được lập trình để gửi thông báo cho bạn khi khối lượng chuyển đổi tăng lên một lượng nhất định.

Trong ví dụ này do Google cung cấp, bạn có thể thấy cách ứng dụng được thiết lập để gửi thông báo khi khối lượng chuyển đổi tăng hơn mức 10%.

Để cài đặt thông báo tùy chỉnh, trước tiên, bạn hãy truy cập trang ‘Cài đặt’ và chọn ‘nhận thông báo’ nếu bạn chưa đặt phần này.

Sau đó nhấn vào thông báo tùy chỉnh để thiết lập cảnh báo của riêng bạn. Chúng có thể được điều chỉnh bất cứ lúc nào.

Theo dõi hiệu suất.

Những thông tin chi tiết về hiệu suất đang được thêm vào ứng dụng Google Ads dành cho thiết bị di động, điều này sẽ giúp các nhà quảng cáo luôn cập nhật các chiến dịch của họ ngay cả khi họ không sử dụng máy tính.

Từ những thông tin ở trên trong giao diện Google Ads trên máy tính để bàn, giờ đây, các nhà quảng cáo có thể truy cập thông tin này ngay trên điện thoại của họ.

Ngoài ra, ứng dụng cũng sẽ gửi thông báo theo thời gian thực (real-time) khi phát hiện những thay đổi đáng kể trong bất kỳ thông tin chi tiết nào về hiệu suất của chiến dịch.

Thông báo sẽ giải thích lý do tại sao thay đổi xảy ra và Google Ads có thể đưa ra đề xuất để giúp giải quyết vấn đề.

Các bản cập nhật mới này hiện đã có trong phiên bản mới nhất của ứng dụng Google Ads dành cho thiết bị di động trên cả Android và iOS.

Google hiếm khi để bất kỳ ứng dụng nào của mình hoạt động lâu hơn một tháng mà không có ít nhất một bản cập nhật nhỏ, nhưng điều đó đã không còn xảy ra gần đây. Các bản cập nhật cho các ứng dụng của Google đã bắt đầu được tung ra trong vài ngày qua.

Tại thời điểm viết bài này, các ứng dụng như Google Chrome, Google Drive, Google Maps, Google Photos và các ứng dụng khác cũng đang chờ cập nhật.

Apple hiện yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng tự báo cáo về dữ liệu mà họ thu thập từ người dùng và cách dữ liệu đang được sử dụng.

Thông tin do nhà phát triển cung cấp được sử dụng để tạo thông báo bảo mật mà người dùng có thể xem xét trước khi tải xuống một ứng dụng nào đó.

Ví dụ: đây là thông báo bảo mật mới cho ứng dụng Google Ads:

Nhiều nhà phân tích cho rằng Google đã ngừng cập nhật các ứng dụng của mình trong vài tháng sau khi Apple giới thiệu các chính sách về bảo mật bắt buộc này, một số người cho rằng Google đang cố gắng tuân theo các quy tắc của Apple.

Google gần đây cũng đã lên tiếng cho biết họ không có kế hoạch phát triển các phương pháp theo dõi người dùng thay thế sau khi loại bỏ cookies.

Nếu những hoạt động gần đây của Google vẫn tiếp diễn, thì nhiều ứng dụng lỗi thời của Google có thể nhận được bản cập nhật trong những ngày hoặc tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google và những toan tính mới ảnh hưởng đến ngành quảng cáo

Việc Google ngưng hỗ trợ cookie của bên thứ 3 trên trình duyệt Chrome sẽ làm xáo trộn ngành quảng cáo.

Từ ngày 3/3, Google nêu chi tiết kế hoạch ngừng bán quảng cáo dựa trên dữ liệu duyệt web của người dùng. Theo Google, kế hoạch dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2022.

Theo CNET, trong bối cảnh người dùng bắt đầu nhận thức nhiều hơn về quyền riêng tư, động thái của Google đã làm rung chuyển ngành quảng cáo kỹ thuật số.

Ngừng kinh doanh theo cách cũ

Năm 2020, công ty cung cấp dịch vụ truy vấn lớn nhất thế giới tuyên bố chặn cookie của các website bên thứ 3 trên trình duyệt Chrome.

Dự kiến, Google sẽ loại bỏ hoàn toàn cookie của bên thứ 3 và đầu tư vào công nghệ theo dõi người dùng thay thế.

Cookie là những tập tin do một trang web gửi đến thiết bị của người dùng. Chúng được lưu lại khi người dùng truy cập website đó. Cookie được dùng để ghi nhớ thông tin, trạng thái, hoạt động mà người dùng thực hiện trong quá trình truy cập hay duyệt web.

Nói một cách dễ hiểu, cookie sẽ lưu trữ thao tác của người dùng như số lần bấm vào chuyên mục mà người dùng yêu thích trên một trang web.

Những thông tin này chính là nguồn tài nguyên giá trị giúp các công ty quảng cáo phân tích và nhắm mục tiêu tiếp cận tốt hơn.

“Nếu quảng cáo kỹ thuật số không phát triển và giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư, khái niệm duyệt web miễn phí và mở rộng sẽ bị đe dọa.

Mọi người không nên phải chấp nhận việc bị theo dõi trên website chỉ để thu về một số lợi ích từ quá trình quảng cáo”, David Temkin, quản lý mảng sản phẩm của Google, góc quyền riêng tư, cho biết.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh quảng cáo và tìm kiếm của Google lọt vào tầm ngắm của giới chức Mỹ.

Gã khổng lồ công nghệ đã phải đối mặt với 3 vụ kiện chống độc quyền lớn suốt thời gian qua, bao gồm một vụ kiện mang tính bước ngoặt do Bộ Tư pháp Mỹ khởi xướng và một khiếu nại từ liên minh lưỡng đảng các bang.

Theo CNET, lời tuyên bố hôm 3/3 của Google là nỗ lực của công ty với hy vọng tìm kiếm được giải pháp quyền riêng tư cho người dùng.

Trong khi nhiều công ty hoạt động trong ngành quảng cáo tiếp tục nâng cao khả năng theo dõi người dùng, lời tuyên bố của Google sẽ là “gáo nước lạnh” làm xáo trộn ngành công nghiệp này.

“Trong bối cảnh người dùng ngày càng nâng cao nhận thức về quyền riêng tư, cùng với đó là hàng loạt quy định được ban hành bởi chính phủ, việc duy trì các hoạt động theo dõi dữ liệu người dùng sẽ không phải một khoản đầu tư lâu dài bền vững”, Temkin chia sẻ.

Google chỉ đang đánh lạc hướng người dùng?

Nước đi của Google vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Quá trình thay đổi sẽ không áp dụng với bên thứ nhất, tức các sản phẩm do Google phát hành. R

õ ràng, Google vẫn có thể thu thập dữ liệu khi người dùng sử dụng Chrome, Gmail hay YouTube để nhắm quảng cáo.

Bên cạnh đó, những thay đổi này sẽ chỉ áp dụng cho trình duyệt web trên PC và chưa xuất hiện trên smartphone.

Dự kiến, Google sẽ sử dụng công nghệ Federated Learning of Cohorts (FloC) để phân chia người dùng theo các nhóm số đông có cùng sở thích. Google đã thu về một số bước phát triển đột quá trong công nghệ theo dõi người dùng bằng AI.

Qua đó, hệ thống của Google có thể trở nên thông minh hơn bằng cách sử dụng dữ liệu thô trên thiết bị của khách hàng thay vì chuyển lên đám mây. Phát kiến này giúp Google vẫn có thể chạy quảng cáo từ dữ liệu của người dùng mà không phải tiếp cận thông tin đó.

Chia sẻ với Protocol, một số chuyên gia công nghệ cho rằng mục đích Google chính là nâng cao vị thế trong ngành quảng cảo kỹ thuật số, thay vì làm điều đúng đắn vì lợi ích của người dùng.

“Việc phân chia người dùng theo số đông về cơ bản sẽ cung cấp một bản tóm tắt xem bạn là ai, bạn thích gì, bạn đi đâu, mua gì hay mua cùng ai”, Bennett Cyphers, kỹ thuật viên của Tổ chức Biên giới Điện tử, bày tỏ quan điểm ngược lại với Google về công nghệ FloC.

Đáng nói, các cookie của bên thứ 3 đã không còn được ưa chuộng nữa.

“Khoảng một nửa lưu lượng truy cập Internet ngày nay không còn xuất hiện cookie của bên thứ 3 nữa”, Peter Day, lãnh đạo công nghệ của công ty Quantcast, chia sẻ với Protocol.

Google cần thay đổi nếu không muốn như Facebook

Theo Korad Feldman, Giám đốc điều hành Quantcast, hầu hết chúng ta đang sử dụng Safari làm công cụ dự đoán tương lai của Internet.

Nhờ hàng loạt chính sách bảo vệ quyền riêng tư của Apple, trình duyệt web này đã đi trước Google trong việc chặn cookie và khiến các công ty quảng cáo khó theo dõi người dùng hơn. Safari cũng cố gắng gửi ít dữ liệu người dùng hơn đến các công cụ tìm kiếm như Google.

Đặc biệt, Safari mặc định ngăn chặn hầu hết trình theo dõi. Trong trường hợp các website muốn hoạt động với tiện ích mở rộng hay truy cập vào bộ nhớ tạm thời, chúng cần có sự đồng ý của người dùng.

Trong vài năm qua, ngành công nghiệp công nghệ đã phải chú trọng đến quyền riêng tư của khách hàng hơn khi nhiều nhà lập pháp dần lo ngại về tình trạng lạm dụng dữ liệu người dùng.

Kể từ tháng 12/2020, Apple đã yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng trên nền tảng iOS cung cấp thông tin chi tiết những dữ liệu cá nhân mà ứng dụng đó thu thập, điển hình như thông tin tài chính, danh bạ hoặc lịch sử duyệt web.

Google cần thay đổi nếu không muốn rơi vào trường hợp của Facebook. Trong thời gian sắp tới, các ứng dụng can thiệp vào dữ liệu cá nhân trên iPhone sẽ phải có sự đồng ý của người dùng. Sự thay đổi này đã châm ngòi cho mối quan hệ căng thẳng giữa Apple và Facebook.

Hai vị CEO quyền lực nhất thế giới nhiều lần đối đầu nhau trong các cuộc khẩu chiến. Trong khi đó, Google đang xem xét một vài phương án “ít nghiêm ngặt” hơn để bảo vệ các khách hàng sử dụng hệ điều hành Android.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo Zing

Apple sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Những thay đổi bảo mật mới của Apple có thể làm chao đảo ngành công nghiệp quảng cáo điện tử. Facebook và các nhà quảng cáo đều phải tìm cách thích nghi.

Từ tháng 3, phiên bản iOS 14.4 bắt buộc các nhà phát triển ứng dụng cần sự cho phép từ người dùng mới được theo dõi, đọc các thông tin cá nhân và các quyền trên thiết bị.

“Đây là tình huống tương đương với trường hợp Y2K trong nghành công nghiệp của chúng ta”, Doug Rozen, CEO của Dentsu Media Americas chia sẻ.

Ảnh hưởng lớn tới những nhà quảng cáo

Các nhà quảng cáo lo rằng Apple sẽ hạn chế khuôn khổ và quyền hành của họ trên Facebook. Giám đốc công nghệ Measured, Madan Bharadwaj cho rằng đây là một thiệt hại lớn cho kỹ thuật quảng cáo nghiên cứu hành vi khách hàng.

Thay đổi lớn này sẽ ảnh hưởng đến cả một nền tảng sinh thái di động (iOS), và cả những người sử dụng Facebook như phương thức quảng cáo chính.

Facebook tuyên bố ngưng sử dụng các nghiên cứu về hiệu quả quảng cáo trong tuần trước. Nghiên cứu này sẽ tính mức lợi nhuận và đánh giá thiên hướng mua sắm của người dùng từ chiến dịch quảng cáo.

Từ tháng 3, phiên bản iOS 14.4 bắt buộc các nhà phát triển ứng dụng cần sự cho phép từ người dùng mới được theo dõi, đọc các thông tin cá nhân và các quyền trên thiết bị.

“Đây là tình huống tương đương với trường hợp Y2K trong nghành công nghiệp của chúng ta”, Doug Rozen, CEO của Dentsu Media Americas chia sẻ.

Ảnh hưởng lớn tới những nhà quảng cáo

Các nhà quảng cáo lo rằng Apple sẽ hạn chế khuôn khổ và quyền hành của họ trên Facebook. Giám đốc công nghệ Measured, Madan Bharadwaj cho rằng đây là một thiệt hại lớn cho kỹ thuật quảng cáo nghiên cứu hành vi khách hàng.

Thay đổi lớn này sẽ ảnh hưởng đến cả một nền tảng sinh thái di động (iOS), và cả những người sử dụng Facebook như phương thức quảng cáo chính.

Facebook tuyên bố ngưng sử dụng các nghiên cứu về hiệu quả quảng cáo trong tuần trước. Nghiên cứu này sẽ tính mức lợi nhuận và đánh giá thiên hướng mua sắm của người dùng từ chiến dịch quảng cáo.

“Những thương hiệu xây dụng thuật toán tiếp thị dựa vào Facebook đang thấp thỏm”, Bharadwaj nói. “Các công ty không thể ném nửa triệu đô la cho chiến dịch quảng cáo để thu về những dữ liệu thiếu chi tiết”.

Nếu người dùng không đồng tình, Simon Poulton – Phó giám đốc kỹ thuật số thông minh của Wpromote nói, công việc theo dõi dữ liệu quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội, bao gồm cả Facebook sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Điều này có thể khiến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng phần nào.

“Khi làm việc với số tiền lên đến hàng triệu đô la, một ảnh hưởng nhỏ cũng sẽ đem lại thất thoát lớn, nhưng từ đó bạn cũng sẽ kiên định hơn trong việc tìm kiếm các phương pháp thay thế”, Simon chia sẻ.

“Tuy nhiên, các công ty nhỏ hơn sẽ bị hạn chế về mặt kinh phí, và có thể sẽ không thấy được lợi ích của khoản đầu tư lâu dài”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo Zing

YouTube nêu điều kiện để khôi phục tài khoản của Donald Trump

Theo Wojcicki, trong trường hợp kênh của Donald Trump được khôi phục, tài khoản này sẽ vẫn phải tuân thủ các quy tắc hoạt động của YouTube như các tài khoản khác.

Theo Giám đốc YouTube, bà Susan Wojcicki, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ được phép quay trở lại với nền tảng chia sẻ video trực tuyến YouTube nếu nguy cơ bạo lực có phần lắng dịu.

Cuối tháng 1, YouTube đình chỉ kênh của Donald Trump trên nền tảng này, trong động thái chung tay hành động cùng các nền tảng truyền thông xã hội khác cấm các tài khoản của ông Trump – khi đó là tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm sau vụ bạo loạn gây thương vong tại Đồi Capitol ngày 6/1.

Trong tuyên bố ngày 4/3, Giám đốc YouTube Susan Wojcicki nêu rõ: “Chúng tôi sẽ dỡ bỏ việc đình chỉ kênh Donald Trump sau khi xác định rằng nguy cơ bạo lực đã giảm xuống.

Nếu như vẫn còn có cảnh báo của Cảnh sát Đồi Capitol về những cuộc tấn công tiềm ẩn thì có nghĩa là nguy cơ bạo lực gia tăng vẫn đang tồn tại”.

Theo bà Wojcicki, trong trường hợp kênh của ông Donald Trump được khôi phục, tài khoản này sẽ vẫn phải tuân thủ các quy tắc hoạt động của YouTube như các tài khoản khác.

Bà đồng thời lưu ý rằng những kênh bị cảnh cáo 3 lần do phạm quy trong khoảng thời gian 90 ngày sẽ bị xóa khỏi YouTube.

Người đứng đầu nền tảng này cũng khẳng định rằng các quy tắc hoạt động trên được áp dụng đối với tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới, chứ không riêng cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Vietnamplus

Cách xây dựng niềm tin với khách hàng trong năm 2021

Bắt buộc phải đổi mới để bảo vệ quyền riêng tư, tính minh bạch và bảo mật dữ liệu là những gì bạn cần làm để xây dựng niềm tin với khách hàng trong năm 2021.

Từ đại dịch Covid-19 đến những cuộc khủng hoảng của nền kinh tế, năm 2020 đã giáng nhiều đòn vào lòng tin của công chúng và trong đó có cả khách hàng của bạn.

Những nhà sáng lập hay người làm kinh doanh nói chung cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình và đảm bảo rằng họ không phải là người ngoài cuộc.

Trong năm 2020 này, vấn đề là cơ hội đến năm 2021. Năm mới cung cấp cho những người sáng lập cơ hội để sáng tạo và giải quyết các vấn đề mà niềm tin đã đổ vỡ này đã gây ra – và cũng đảm bảo rằng bạn không phải là một phần của vấn đề.

Điều đó bắt đầu bằng cách giải quyết các sự cố trong ba lĩnh vực: quyền riêng tư, tính minh bạch và bảo mật của dữ liệu.

Quyền riêng tư – Data privacy

Trong thế giới kỹ thuật số của chúng ta, khách hàng chia sẻ nhiều thông tin về họ hơn bao giờ hết trên nhiều nền tảng khác nhau; tuy nhiên, có những sự nhầm lẫn xoay quanh việc ai sẽ chịu trách nhiệm về quyền riêng tư của dữ liệu.

Trong một cuộc khảo sát về quyền riêng tư của người tiêu dùng do Cisco thực hiện, gần 50% số người được hỏi cho rằng đó là trách nhiệm của chính phủ, trong khi 25% lại tin rằng người tiêu dùng nên làm nhiều hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ.

Các đạo luật bảo mật dữ liệu chẳng hạn như GDPR và CCPA đã thúc đẩy các tổ chức nhiều hơn để đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu.

Trên thực tế, Gartner dự đoán vào năm 2023, 65% dân số thế giới sẽ được bảo vệ thông tin cá nhân của họ bằng các đạo luật bảo mật dữ liệu.

Tiền phạt và các tác động kinh doanh khác về thương hiệu sẽ khiến các công ty nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc duy trì bảo vệ dữ liệu.

Hầu hết các công ty khởi nghiệp không đáp ứng các tiêu chí tối thiểu cần thiết để tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu, nhưng điều đó không cho phép những nhà sáng lập có cơ hội bỏ qua các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu.

Thay vào đó, việc đáp ứng các yêu cầu về quyền riêng tư của dữ liệu ngay từ đầu sẽ đảm bảo công ty của bạn được chuẩn bị sẵn sàng khi quy mô hoạt động và đạo luật bảo mật mới được áp dụng chung.

Bạn cần có sự quản lý chặt chẽ đối với dữ liệu để quyền riêng tư có thể được duy trì một cách thích hợp và các yêu cầu khác từ khách hàng có thể được giải quyết ngay lập tức.

Tính minh bạch – Transparency

Tính minh bạch là một yêu cầu quan trọng trong việc tuân thủ quyền riêng tư của dữ liệu.

Các thông tin của đạo luật GDPR cũng nêu rõ rằng những câu trả lời cho các câu hỏi của khách hàng xung quanh dữ liệu của họ sẽ được thực hiện ở dạng “ngắn gọn, minh bạch, dễ hiểu và dễ tiếp cận, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản”.

Để làm được điều này, các công ty sẽ cần phải trả lời được những điều sau:

  • Ai sẽ chịu trách nhiệm về quản trị dữ liệu và quyền riêng tư? Có cá nhân nào được chỉ định chịu trách nhiệm về thông tin này không?
  • Bạn có sẵn sàng chia sẻ tất cả thông tin liên hệ theo yêu cầu không?
  • Bạn đã xác định mục đích lưu giữ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng chưa?
  • Nó sẽ được giữ trong bao lâu? Nó hiện đang được xử lý như thế nào?
  • Thông tin có được chuyển cho bên thứ ba không?

Mặc dù những câu hỏi này dành riêng cho GDPR, mức độ minh bạch này phải là tiêu chuẩn cho các công ty khởi nghiệp. Nó có tác dụng thúc đẩy lòng trung thành giữa khách hàng, đối tác, nhà đầu tư với doanh nghiệp của bạn.

Cuối cùng, các doanh nghiệp có dữ liệu không chỉ có thể tuân thủ luật pháp mà còn mang lại những trải nghiệm khách hàng phong phú hơn.

Bảo mật dữ liệu – Data security

‘Work From Home’ trong thời gian xảy ra Covid-19 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các vụ liên quan đến vi phạm dữ liệu, khoảng 20% các vụ vi phạm và sự cố mạng vào năm 2020 liên quan trực tiếp đến làm việc từ xa.

Chúng ta không thể không nghi ngờ rằng dữ liệu đang bị tấn công. Các doanh nghiệp phải hành động để bảo vệ nó.

Điều này khó thực hiện hơn nhiều khi công ty của bạn nhỏ, bạn có nguồn lực hạn chế và lực lượng lao động của bạn đang truy cập hệ thống mạng trên các thiết bị cá nhân từ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, có những quy tắc cơ bản bạn cần phải áp dụng, chẳng hạn như sử dụng xác thực đa yếu tố để truy cập vào tất cả dữ liệu của công ty và khách hàng.

Các công nghệ đám mây như Security-as-a-Service cung cấp khả năng quản lý bảo mật cho nhân viên mọi lúc mọi nơi.

Các công cụ cung cấp bảo mật vượt trội sẽ cung cấp khả năng bảo vệ trực tiếp cho dữ liệu, cho dù đó là trên mạng hay truy cập trên điện thoại thông minh thông qua đám mây .

Vào năm 2020 và cả 2021, bạn buộc phải điều chỉnh lại cách tiếp cận của mình để bảo vệ dữ liệu một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng các giải pháp có sẵn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

[the_ad id=”6141″]

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tham khảo: entrepreneur

Instagram đào tạo A.I. để hiểu 1 tỷ hình ảnh được công khai trên nền tảng

Facebook cho biết chương trình “thị giác máy tính” này có biệt danh là SEER. Một mô hình AI vượt trội hơn hẳn những mô hình hiện có trong một bài kiểm tra nhận dạng vật thể.

Trên thực tế, Instagram đã trở thành một trong những cơ sở dữ liệu hình ảnh lớn nhất hành tinh trong thập kỷ qua của Facebook. Nền tảng đang sử dụng kho tàng này để dạy cho máy móc học những gì có trong hình ảnh.

Facebook đã công bố vào hôm 4/3 rằng họ đã xây dựng một chương trình trí tuệ nhân tạo có thể “nhìn thấy” những gì nó đang nhìn. Facebook đã làm điều này bằng cách cung cấp cho chương trình hơn 1 tỷ hình ảnh công khai từ nền tảng Instagram.

Facebook cho biết chương trình “thị giác máy tính” mới này có biệt danh là SEER và vốn vượt trội hơn hẳn các mô hình AI hiện có trong một bài kiểm tra nhận dạng vật thể.

Chương trình đã đạt được “điểm chính xác phân loại” là 84,2% khi thực hiện một bài kiểm tra do ImageNet cung cấp, ImageNet là một cơ sở dữ liệu trực quan được thiết kế để sử dụng trong nghiên cứu phần mềm nhận dạng đối tượng trực quan.

Về cơ bản, ImageNet kiểm tra xem chương trình AI của Facebook có thể xác định chính xác nội dung xuất hiện trong hình ảnh hay không.

Cách tiếp cận mới.

Trong khi nhiều mô hình AI khác được ‘đào tạo’ trên các tập dữ liệu được gắn nhãn cẩn thận, Facebook cho biết SEER đã học cách để xác định các đối tượng trong hình ảnh bằng cách phân tích các hình ảnh Instagram ngẫu nhiên và không gắn nhãn.

Kỹ thuật AI này được gọi là self-supervised learning (tạm dịch là tự giám sát để học hỏi).

Các nhà nghiên cứu của Facebook chia sẻ:

“Tương lai của AI là tạo ra các hệ thống có thể học hỏi trực tiếp từ bất kỳ thông tin nào mà chúng được cung cấp – cho dù đó là văn bản, hình ảnh hay một loại dữ liệu khác.

Chúng không cần dựa vào các bộ dữ liệu được sắp xếp và gắn sẵn nhãn để dạy chúng cách nhận ra các đối tượng trong một bức ảnh, diễn giải một khối văn bản hoặc thực hiện bất kỳ tác vụ nào trong số vô số tác vụ khác mà chúng tôi yêu cầu.

Hiệu suất của SEER chứng tỏ rằng kiểu tự giám sát để học hỏi có thể hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ về thị giác máy tính trong môi trường thực tế.

Đây là một bước đột phá cuối cùng sẽ mở ra con đường cho các mô hình thị giác máy tính linh hoạt, chính xác và thích ứng hơn trong tương lai.”

Mặc dù đây chỉ là một dự án nghiên cứu, nhưng người phát ngôn của Facebook cho biết những ứng dụng tiềm năng trong tương lai sẽ được phát triển dựa trên lý thuyết này.

Những vấn đề về quyền riêng tư?

Nhiều người dùng Instagram có thể ngạc nhiên khi biết rằng hình ảnh của họ đang được sử dụng để đào tạo cho hệ thống AI của Facebook.

Liên quan đến vấn đề này, Bà Priya Goyal, một kỹ sư phần mềm tại Facebook AI Research, trao đổi với CNBC:

“Chúng tôi thông báo cho các chủ tài khoản Instagram trong chính sách dữ liệu của mình rằng chúng tôi chỉ sử dụng thông tin chúng tôi có để hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới, bao gồm cả tiến bộ công nghệ như thế này.”

Facebook cho biết họ sẽ mở vài mã nguồn ở một số phần mềm của mình để các nhà nghiên cứu khác có thể thử nghiệm với nó.

Bà Goyal cho biết thêm:

“Mặc dù chúng tôi đang chia sẻ chi tiết nghiên cứu của mình đồng thời tạo một thư viện mã nguồn mở cho phép các nhà nghiên cứu khác sử dụng phương pháp ‘tự giám sát để học hỏi’ để đào tạo các mô hình về hình ảnh, nhưng chúng tôi sẽ không chia sẻ hình ảnh hoặc những chế độ khác của SEER”.

Ở một diễn biến khác, các công ty công nghệ lớn khác như Google và Microsoft cũng đang cố gắng để vượt qua những ranh giới của tầm nhìn máy tính.

Vào mùa hè năm ngoái, Google đã xuất bản mô hình thị giác máy tính có tên gọi SimCLRv2, trong khi OpenAI của Elon Musk cũng xuất bản iGPT 2.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo CNBC

Google và Facebook gỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo chính trị

Ngày 3/3, mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook thông báo sẽ cho phép các quảng cáo chính trị được đăng trở lại trên nền tảng của mình, chấm dứt lệnh cấm được áp đặt sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Ngày 3/3, mạng xã hội Facebook thông báo sẽ cho phép các quảng cáo chính trị được đăng trở lại trên nền tảng của mình, chấm dứt lệnh cấm được áp đặt sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2020 nhằm ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai lệch.

Facebook cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo về các vấn đề chính trị, bầu cử và xã hội ở Mỹ kể từ ngày 4/3. Lệnh cấm tạm thời này vốn được áp đặt nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng hoặc gây rối trật tự sau ngày bầu cử 3/11/2020 tại Mỹ.

Tuyên bố nêu rõ: “Không giống như các nền tảng khác, chúng tôi yêu cầu cấp phép và tính minh bạch không chỉ đối với quảng cáo chính trị và bầu cử, mà còn đối với các quảng cáo về các vấn đề xã hội”.

Facebook cũng lưu ý rằng các quảng cáo chính trị và vấn đề xã hội sẽ đòi hỏi việc xác minh, cũng như đi kèm các tuyên bố từ chối trách nhiệm giải thích các thông điệp quảng cáo “được trả tiền” bởi một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể.

Công ty này cũng sẽ lưu trữ thông điệp trong thư viện quảng cáo nhằm cho phép giới nghiên cứu và người dùng theo dõi. Ngoài ra, trong những tháng tới, Facebook sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng cách thức hoạt động của các quảng cáo này trên dịch vụ của mình, qua đó đưa ra những thay đổi phù hợp.

Trước Facebook, tập đoàn Google của Mỹ cũng thông báo dỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo chính trị hồi tháng 2.

Hai tập đoàn công nghệ trên, vốn đang thống trị trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số, đã tạm dừng cho phép đăng tải các thông điệp chính trị được trả tiền trong nỗ lực ngăn chặn việc phát tán các thông tin sai lệch và gây hiểu nhầm, đặc biệt là thông tin từ những người phản đối kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái với chiến thắng thuộc về ông Joe Biden.

Tháng 12/2020, Facebook đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm, khi cho phép các quảng cáo liên quan đến cuộc bầu cử bổ sung ghế Thượng viện Mỹ ở bang Georgia hồi tháng 1.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo NDH

3 tips giúp marketers lập kế hoạch ngân sách trong 2021 (P2)

Cuối năm 2020 và đầu năm 2021 thường là những thời điểm để các doanh nghiệp lập kế hoạch cho năm mới. Tuy nhiên, với những bất ổn về kinh tế sau đại dịch Covid-19, việc dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong 2021 không phải là một điều dễ dàng.

Những thay đổi đột ngột trong hành vi của người tiêu dùng, sự không chắc chắn về các kênh marketing phù hợp để truyền thông trong khi vẫn duy trì được tiếng nói phù hợp với tình trạng chung của nền kinh tế khiến cho việc lập kế hoạch ngân sách cho năm 2021 trở nên bấp bênh hơn rõ rệt.

Tuy nhiên, dù tương lai có ra sao đi chăng nữa, có 03 nguyên tắc chính mà các nhà marketer cần lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu cho hoạt động marketing của năm tới trong những thời điểm đầy thách thức này.

3. Những nhu cầu thay đổi nhanh chóng yêu cầu sự thích ứng nhanh nhạy.

Nếu năm 2020 đã cho những người làm marketing thấy rất nhiều điều, đó chính là cách hành vi của người tiêu dùng có thể thay đổi nhanh chóng.

Bạn cần đảm bảo mình đang xây dựng sự linh hoạt trong ngân sách để đối phó với bất kỳ thách thức hoặc cơ hội mới nào có thể phát sinh vào năm 2021.

Vào năm 2020, chúng ta đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể trong các hoạt động trực tuyến do sự chấp nhận kỹ thuật số ngày càng nhanh của người tiêu dùng, cùng với đó là sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng.

Với ý nghĩ đó, bạn có thể làm cho các hoạt động marketing của mình được mở rộng hơn với ít tài nguyên đầu tư hơn. Hoặc, bạn có thể nhận ra rằng bạn cần một lượng ngân sách lớn hơn để tận dụng tối đa các cơ hội mới tăng lên.

Tại Pháp, Piscines Desjoyaux là một doanh nghiệp do gia đình tự quản lý với 165 địa điểm bán lẻ chuyên thiết kế và sản xuất bể bơi.

Công ty này đã phản ứng nhanh chóng khi phát triển một dòng sản phẩm bể bơi tự làm tại nhà mới nhằm giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho các dự án cải tạo nhà cửa.

Desjoyaux đã sử dụng tự động hóa, tối ưu hóa hoá tài khoản và kết hợp đối tượng để chuyển đổi kỹ thuật số doanh nghiệp của họ cũng như tiếp cận thị trường mới này.

Họ đồng thời cũng hưởng lợi từ giá CPA thấp hơn khi sử dụng các từ khóa chung chung (đối sánh rộng), cho phép họ tăng khách hàng tiềm năng lên + 113% và doanh số bán hàng tăng lên 20% hàng năm.

Hầu hết các công ty đều có ngân sách marketing cố định hằng năm, ngân sách này họ phân bổ lại hàng tháng hoặc hàng quý.

Tuy nhiên, với thời kỳ năng động và đầy biến đổi mà chúng ta đang sống, điều quan trọng là bạn phải điều chỉnh các kế hoạch này thường xuyên hơn.

Ví dụ: hãy xem xét ngân sách của bạn 07 ngày một lần để đảm bảo rằng các chiến dịch hoạt động tốt nhất và không bị cản trở bởi các dự báo ngân sách đã lỗi thời.

Trong Google Ads, bạn có thể phân bổ lại ngân sách trong khi vẫn duy trì quyền kiểm soát thông qua phần ‘Đề xuất’ hoặc với ngân sách được chia sẻ, điều này sẽ tự động điều chỉnh cách phân bổ ngân sách cho các chiến dịch khác nhau để giúp bạn cải thiện ROAS của mình được tốt hơn.

Bạn không thể lập kế hoạch cho những điều bất ổn, nhưng bạn lại có thể sẵn sàng cho những gì sắp diễn ra.

Lập kế hoạch ngân sách marketing vốn đã khó khăn, thì trong những giai đoạn bất ổn về kinh tế nó càng khó khăn hơn.

Không ai biết được chắc chắn tương lai sẽ ra sao, nhưng bạn cần phải có tư duy linh hoạt và kế hoạch ngân sách được tối ưu để thành công .

Bằng cách đó, bạn có thể sẵn sàng đón nhận bất kỳ sự gia tăng nào về nhu cầu cũng như các cơ hội mới để thúc đẩy sự tăng trưởng cho doanh nghiệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo Google

Google sẽ không còn theo dõi người dùng sau khi thay thế cookies của bên thứ ba

Theo đó, Google sẽ không tìm cách thay thế để theo dõi người dùng sau khi loại bỏ cookies của bên thứ ba.

Google đảm bảo với người dùng rằng sẽ không thay thế cookies của bên thứ ba bằng một giải pháp thay thế để theo dõi hoạt động website của người dùng.

Từ năm ngoái, Google đã thông báo rằng họ có ý định ngừng hỗ trợ cookies của bên thứ ba trong trình duyệt web Chrome của mình với lý do cần giải quyết những lo ngại ngày càng tăng của người dùng về quyền riêng tư của họ.

Người dùng đồng loạt chia sẻ quan điểm rằng rủi ro khi thu thập dữ liệu thông qua cookies của bên thứ ba lớn hơn nhiều so với lợi ích mang lại:

“Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu PewTrên. Thực tế, có 72% người dùng cảm thấy rằng hầu như tất cả những gì họ làm trực tuyến đều đang được theo dõi bởi các nhà quảng cáo, công ty công nghệ hoặc các công ty khác và 81% nói rằng rủi ro tiềm ẩn mà họ phải đối mặt do thu thập dữ liệu là rất lớn.”

Một câu hỏi được đặt ra cho Google là liệu họ có phát triển các giải pháp theo dõi người dùng thay thế như những công ty khác trong ngành công nghệ quảng cáo đang làm hay không.

Và câu trả lời cho những lo ngại đó là KHÔNG. Khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, Google sẽ không xây dựng thêm các giải pháp để theo dõi người dùng khi họ duyệt web.

Trong khi các nhà cung cấp khác sẽ tiếp tục cung cấp công cụ nhận dạng người dùng để theo dõi quảng cáo, Google cam kết rằng họ sẽ bảo vệ quyền riêng tư thông qua APIs ngăn chặn việc theo dõi cá nhân.

Theo dõi hoạt động trên website của người dùng không còn cần thiết để đạt được kết quả với quảng cáo kỹ thuật số (digital marketing), Google cho biết:

“Mọi người không cần phải chấp nhận việc bị theo dõi trên website để có được những lợi ích của quảng cáo có liên quan. Và các nhà quảng cáo không cần phải theo dõi từng người tiêu dùng trên website để nhận được lợi ích về hiệu suất của quảng cáo kỹ thuật số.”

Thay thế việc nhận dạng cá nhân bằng công nghệ bảo vệ quyền riêng tư.

Vào tháng 1, Google đã công bố chi tiết về cơ chế thay thế cookies có tên FLoC sẽ được thử nghiệm với các nhà quảng cáo trong Google Ads vào quý tới.

Trong tương lai, Google cam kết hỗ trợ các mối quan hệ của bên thứ nhất trên các nền tảng quảng cáo của mình, trong đó các đối tác quảng cáo có thể kết nối trực tiếp với khách hàng của họ.

Google hứa hẹn sẽ duy trì một trang website mở, nơi mọi người có thể truy cập một loạt nội dung có hỗ trợ quảng cáo khi biết quyền riêng tư của họ không bị xâm phạm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

SoundCloud – Ứng dụng nghe nhạc trực tuyến đầu tiên trả phí bản quyền cho nghệ sĩ

SoundCloud thông báo sẽ trở thành ứng dụng nghe nhạc trực tuyến đầu tiên thu phí của người nghe và chuyển trực tiếp đến nghệ sĩ.

Động thái này đã nhận được sự ủng hộ của các nhạc sĩ đấu tranh để được hưởng mức phí bản quyền công bằng hơn.

SoundCloud thông báo từ ngày 1/4 sẽ bắt đầu trực tiếp chuyển phí bản quyền đến những nghệ sĩ sở hữu các ca khúc mà người dùng đăng ký nghe.

Giám đốc điều hành SoundCloud Michael Weissman chia sẻ: “Rất nhiều người trong ngành âm nhạc đã muốn có được điều này trong suốt nhiều năm. Chúng tôi rất vui mừng được trở thành những người đưa phương thức trả phí này ra thị trường để hỗ trợ tốt hơn cho các nghệ sĩ độc lập”.

SoundCloud cho biết hệ thống thanh toán mới – được gọi là “tiền bản quyền do người hâm mộ cung cấp” hoặc “mô hình lấy người dùng làm trung tâm” – sẽ trao quyền cho người nghe và khuyến khích sự đa dạng trong phong cách âm nhạc.

Tuyên bố của SoundCloud nhấn mạnh các nghệ sĩ giờ đây được trang bị tốt hơn để phát triển sự nghiệp thông qua việc kết nối chặt chẽ hơn với những người hâm mộ tận tâm nhất. Người hâm mộ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả phí cho các nghệ sĩ họ yêu thích.

Các hãng thu âm lớn được cho đã phản đối cách thức trả phí bản quyền như trên, một phần vì hệ thống hiện tại cho phép họ tạo ra lợi nhuận lớn chỉ nhờ vào một số lượng tương đối nhỏ các ngôi sao lớn.

Một nghiên cứu do Trung tâm National de la Musique của Pháp công bố vào đầu năm nay cho thấy 10% tổng doanh thu từ các nền tảng nghe nhạc trực tuyến là Spotify và Deezer chỉ thuộc về 10 nghệ sĩ đứng đầu.

Điều này cho phép các hãng thu âm lớn tích lũy doanh thu kỷ lục trong năm qua, trong khi hầu hết các nhạc sĩ bị rơi vào khủng hoảng do phải hủy bỏ các chuyến lưu diễn trực tiếp vì dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

SoundCloud là một nền tảng trực tuyến chuyên về nhạc và âm thanh. Ứng dụng này cho phép người dùng tải lên, lưu trữ các nội dung audio, khám phá nhiều bài hát và podcast mới, hay kết nối với người hâm mộ (nếu bạn là ca sĩ, chuyên nghiệp hay nghiệp dư) và các nhạc sĩ khác…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo Zing

3 tips giúp marketers lập kế hoạch ngân sách trong 2021 (P1)

Cuối năm 2020 và đầu năm 2021 thường là những thời điểm để các doanh nghiệp lập kế hoạch cho năm mới. Tuy nhiên, với những bất ổn về kinh tế sau đại dịch Covid-19, việc dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong 2021 không phải là một điều dễ dàng.

Những thay đổi đột ngột trong hành vi của người tiêu dùng, sự không chắc chắn về các kênh marketing phù hợp để truyền thông trong khi vẫn duy trì được tiếng nói phù hợp với tình trạng chung của nền kinh tế khiến cho việc lập kế hoạch ngân sách cho năm 2021 trở nên bấp bênh hơn rõ rệt.

Tuy nhiên, dù tương lai có ra sao đi chăng nữa, có 03 nguyên tắc chính mà các nhà marketer cần lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu cho hoạt động marketing của năm tới trong những thời điểm đầy thách thức này.

1. Tính toán ngân sách dựa trên dữ liệu mới chứ không chỉ dựa trên các dự báo cũ.

Khi lập kế hoạch hàng năm, thông thường chúng ta sẽ căn cứ ngân sách của bạn vào các năm trước, sau đó điều chỉnh tăng hoặc giảm sao cho phù hợp mới mục tiêu mới.

Với việc ngân sách marketing bị siết chặt vào năm 2020 do đại dịch, một số bạn có thể phải thực hiện một cách tiếp cận mới cho đến năm 2021 vì bạn có thể phải đối mặt với những hạn chế ngân sách hơn nữa.

Thay vì thu hẹp ngay hoạt động marketing của bạn, hãy dành một chút thời gian để dự đoán nhu cầu ngân sách marketing cơ bản của bạn bằng cách tiếp cận từ dưới lên.

Bạn uớc tính nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm và chi phí chuyển đổi trung bình để có được bức tranh rõ ràng hơn về ngân sách bạn cần.

Một ví dụ điển hình về điều này đến từ thương hiệu đồ gia dụng và mỹ phẩm hàng đầu Rituals.

Trước mùa lễ hội của năm ngoái, họ đã xem xét kỹ lưỡng chiến lược của mình để đảm bảo rằng họ đang đặt ngân sách một cách chính xác.

Để làm điều này, họ đã xem xét thị phần hiện tại (market share), biến động giá trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), sự tăng trưởng của truy vấn tìm kiếm, cùng với các điểm dữ liệu khác để giúp họ xây dựng công cụ dự đoán ngân sách nội bộ.

Để dự đoán ngân sách chính xác hơn trong một thị trường năng động, bạn có thể sử dụng công công cụ lập kế hoạch hiệu suất của Google, bạn có thể tham khảo về công cụ này tại: Performance Planner.

Công cụ này cho phép bạn dự báo các số liệu chính trước thời hạn 18 tháng và sau đó thường xuyên cập nhật chúng trên tất cả các tài khoản của bạn.

2. Hãy chứng tỏ ngân sách marketing là một khoản đầu tư chứ không phải ‘tiêu xài’.

Marketing phải là trung tâm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và do đó, nó phải gắn liền với các mục tiêu có thể xác định được trên toàn doanh nghiệp, chẳng hạn như doanh số bán hàng trực tuyến hoặc ngoại tuyến, khách hàng tiềm năng, sự tương tác của người tiêu dùng, v.v.

Trong những thời kỳ kinh tế bất ổn, điều này có lẽ còn quan trọng hơn.

Cho dù công ty của bạn đang thắt chặt hay mở rộng để đáp ứng nhu cầu mới, có thể khó mà biện minh cho việc chi tiền cho quảng cáo mà không có mục tiêu rõ ràng.

Hãy tập trung vào việc những nỗ lực marketing của bạn có thể tạo ra bao nhiêu cơ hội kinh doanh mới thay vì chỉ ‘làm quá’ bằng các chỉ số marketing cụ thể như tỷ lệ nhấp chuột hay phạm vi tiếp cận (Reach).

Nếu có thể, hãy cố gắng đơn giản hóa việc báo cáo của bạn cho các bên liên quan. Bạn có thể muốn đo lường tổng thể các kênh của mình.

Mặc dù các hoạt động ở phần cuối của kênh bán hàng (lower-funnel) thường hơn có ROI cao hơn nhưng nhiều giải pháp quảng cáo như quảng cáo video, quảng cáo tìm kiếm và tiếp thị lại cần được hoạt động cùng nhau để tạo hiệu ứng cao hơn.

Hiện tại có nhiều công cụ phân tích cho phép các nhà quảng cáo theo dõi chuyển đổi cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Và, với điều kiện có đủ ngân sách, bạn có thể nắm bắt tất cả các chuyển đổi có sẵn trong CPA mục tiêu (giá mỗi chuyển đổi) hoặc ROAS (lợi tức chi tiêu quảng cáo) mong muốn.

Hãy xem bảng liệt kê hai tùy chọn với việc đặt giá mỗi chuyển đổi mục tiêu bên dưới. Tùy chọn 1: CPA 10 USD, 10 chuyển đổi, chi phí marketing 100 USD, doanh thu biên 100 USD cho mỗi chuyển, lợi nhuận 900 USD. Tùy chọn 2: CPA 20 USD, 15 lượt chuyển đổi, chi phí marketing là 300 USD, lợi nhuận ở mức 1200 USD.

Đó chính xác là những gì nhà bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng của Ý MediaWorld đã làm.

Khi mạng lưới cửa hàng thực (offline) của họ đóng cửa trong thời kỳ đóng cửa, họ đã đầu tư vào bán hàng trực tuyến và giảm ROAS mục tiêu để đạt được mức tăng trưởng trong các danh mục sản phẩm đang gia tăng như máy tính xách tay, máy chơi game và thiết bị nhà bếp nhỏ.

Kết quả là gì, doanh thu từ thương mại điện tử (eCommerce) của họ đã tăng gấp ba lần. Để ước tính ROAS và hiệu suất chiến dịch dự kiến, bạn có thể sử dụng công cụ mô phỏng trong tài khoản Google Ads của mình.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Zoom tiếp tục ‘ăn nên làm ra’ trong mùa đại dịch

Theo báo cáo doanh thu hàng quý được Zoom công bố ngày 1/3, công ty thu về 882,5 triệu USD trong quý tài chính kết thúc ngày 31/1, tăng 369% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ứng dụng nhóm họp trực tuyến Zoom tiếp tục là công cụ phổ biến đối với nhiều người muốn làm việc hay học tập từ xa trong khi nhiều nước áp dụng lệnh giãn cách xã hội để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Doanh thu của công ty Zoom Video Communications cung cấp ứng dụng này tăng vượt dự kiến.

Theo báo cáo doanh thu hàng quý được Zoom công bố ngày 1/3, công ty thu về 882,5 triệu USD trong quý tài chính kết thúc ngày 31/1, tăng 369% so với cùng kỳ năm ngoái trước khi cuộc sống toàn thế giới bị đảo lộn do đại dịch Covid-19.

Thu nhập ròng trong quý này đạt hơn 260 triệu USD, cao hơn nhiều so với khoản trên 15 triệu USD cùng kỳ năm trước.

Zoom dự báo doanh thu trong quý tài chính hiện nay sẽ rơi vào khoảng 900-905 triệu USD và doanh thu trong năm tài khóa này đạt ít nhất gần 4 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Zoom đã tăng 9,6% trong phiên giao dịch ngày 1/3 sau khi công ty công bố báo cáo doanh thu.

Ứng dụng Zoom bất ngờ nổi lên là nền tảng xã hội được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu.

Theo công ty, số lượng khách hàng sử dụng Zoom tính đến cuối tháng 1 tăng 470% so với cùng kỳ năm trước, với xấp xỉ 467.100 khách hàng có từ 10 nhân viên trở lên.

Dù nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng vọt, song Zoom cũng đối mặt với chỉ trích về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư, khiến công ty phải tiến hành nhiều nâng cấp.

Giới chuyên gia cho rằng mức độ phổ biến của Zoom sẽ giảm khi các chính phủ nới lỏng hạn chế đi lại cũng như người dân trở lại các hoạt động bình thường trong bối cảnh dịch Covid-19 giảm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Nguy cơ hàng triệu người dùng Amazon bị lộ dữ liệu

Amazon lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ của khách hàng, nhưng lại không áp dụng đầy đủ biện pháp bảo vệ thông tin.

Cảnh báo về nguy cơ mất dữ liệu ở Amazon được tiết lộ bởi ba cựu quan chức an toàn thông tin của hãng, một người tại châu Âu và hai người Mỹ.

Họ từng nhiều lần cảnh báo giới lãnh đạo tập đoàn nhưng bị gạt sang một bên, phớt lờ hoặc mất việc.

Cả ba người quyết định giấu tên vì lo ngại bị công kích hoặc gặp khó khăn khi kiếm việc làm sau khi rời tổ chức này.

Những tiết lộ của họ vẽ nên bức tranh về văn hóa doanh nghiệp của Amazon, trong đó, ưu tiên phát triển hơn mọi yếu tố khác, bao gồm an toàn dữ liệu cho khách hàng, tuân thủ những quy tắc bảo mật thông tin và sự nghiệp của những nhân viên chuyên phát hiện vấn đề trong hệ thống.

“Hãy tưởng tượng một tập đoàn như Amazon bị rò rỉ dữ liệu? Vấn đề là dữ liệu nhận diện của hàng triệu người, như lịch sử mua hàng, thông tin thẻ tín dụng và cả tình trạng sức khỏe, đang gặp nguy hiểm”, một trong ba quan chức cho hay.

Phát ngôn viên Amazon khẳng định duy trì niềm tin của khách hàng bằng cách bảo đảm riêng tư và an ninh dữ liệu là “ưu tiên hàng đầu từ lâu” của tập đoàn.

“Những tuyên bố thiếu chính xác, không có cơ sở và lạc hậu đó không phản ánh cam kết bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân của chúng tôi.

Amazon có những chính sách, quy trình và công nghệ toàn diện, được áp dụng từ lâu, nhằm giữ tính riêng tư và an ninh”, phát ngôn viên cho hay.

Thông tin nhiều khả năng sẽ thu hút sự chú ý và đồng tình từ các nhà quản lý, trong bối cảnh giới lập pháp và chính phủ nhiều nước đang đẩy mạnh giám sát các công ty ở Mỹ và châu Âu.

Cách xử lý dữ liệu của Amazon ít được chú ý, dù đây là một trong những tập đoàn mạnh nhất trong lĩnh vực này nhờ lượng lớn thông tin thu được từ các nền tảng thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và Amazon Web Services.

Garfield Benjamin, người từng viết về lỗ hổng của Amazon, cho rằng việc tập đoàn không coi trọng tính riêng tư và an ninh là dấu hiệu về “vấn đề lớn”.

“Có vẻ lạ lùng, dù điều này thường xảy ra, khi một tập đoàn coi dữ liệu là hình thức kinh doanh chủ chốt mà lại có những cách làm việc tồi tệ như vậy. Liệu họ quá tự tin khi cho rằng mình không thể bị tổn hại”, ông đặt câu hỏi.

Hậu quả với khách hàng không chỉ là mất niềm tin vào khả năng an ninh và bảo mật của Amazon.

Cách hành xử của tập đoàn này khiến họ dễ tổn thương trước những lỗ hổng hoặc các vụ tấn công mạng, khiến dữ liệu nhạy cảm rơi vào tay kẻ xấu, dẫn tới nguy cơ tống tiền hoặc lừa đảo người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Instagram cập nhật tính năng mới nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ sắp tới

Facebook đã công bố một loạt các tính năng mới vào Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), trong đó nổi bật nhất là việc ra mắt Instagram Live có nhiều người tham gia chung mà công ty đã thử nghiệm trong vài tháng qua.

Theo Facebook:

“Bắt đầu từ ngày 1 tháng 3, người sáng tạo (Creator) và những người dùng khác có thể phát trực tiếp trên Instagram với tối đa ba người khác khi sử dụng Live Rooms.

Trong Tháng của phụ nữ này, hãy theo dõi các cuộc thảo luận trực tiếp với những người phụ nữ và người sáng tạo có ảnh hưởng về cách phụ nữ có thể giúp nhau vượt qua những trở ngại và trở nên thành công hơn.”

Như đã lưu ý, Facebook lần đầu tiên tung ra thử nghiệm các luồng trực tiếp trên Instagram có nhiều người tham gia là cho người dùng ở Ấn Độ vào tháng 12, nơi họ đang nỗ lực để lấp đầy khoảng trống của thị trường sau lệnh cấm TikTok.

Vào tháng trước, CEO Instagram Adam Mosseri đã thông báo rằng tùy chọn này sẽ đến với tất cả các khu vực ‘trong vài tuần tới’.

Trên thực tế, Instagram đã thực sự phát triển tùy chọn này trong gần một năm. Ông Mosseri cũng đã lưu ý vào tháng 3 năm ngoái rằng họ đang tìm cách cho phép nhiều người cùng tham dự hơn trong các chương trình phát trực tiếp.

Với sự gia tăng trong việc sử dụng tính năng phát trực tiếp trong đại dịch, khi mọi người đang tìm kiếm nhiều cách hơn để duy trì kết nối, bản cập nhật này sẽ mở ra một loạt khả năng mới cho các chương trình phát sóng trực tiếp của bạn.

Bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn, chẳng hạn như mời người hâm mộ và khách hàng tham gia sự kiện trực tiếp, bạn cũng có thể chia sẻ sân khấu với những người có ảnh hưởng, v.v.

Phát trực tiếp với một số người khác cũng có thể cảm thấy ít đáng sợ hơn so với việc bạn phải phát sóng một mình.

Như bạn có thể thấy trong các ảnh chụp màn hình ở trên, người dùng sẽ có thể mời các kết nối vào các phòng Instagram Live của họ, sau đó tất cả những người theo dõi họ đều có thể xem video được.

Khi bạn gửi yêu cầu ai đó tham gia Phòng trực tiếp của mình, người dùng sẽ được thông báo bằng một thông báo thả xuống (hiển thị như màn hình của hình ảnh thứ hai ở trên).

Ngoài IG Live Rooms, Facebook cũng đang tìm cách làm nổi bật tháng của phụ nữ thông qua một loạt các bổ sung theo chủ đề cụ thể hơn.

Trên cả Instagram và Messenger, Facebook đang thêm một số bộ nhãn dán (sticker) tùy chỉnh mới ‘để tôn vinh những người phụ nữ trong cuộc sống của bạn và khuyến khích các cuộc trò chuyện trong cộng đồng của họ’.

Facebook cũng tung ra một danh mục mới trong bảng điều khiển Trợ giúp cộng đồng (Community Help) để giúp các tổ chức phi lợi nhuận và cá nhân tổ chức các đợt từ thiện cũng như thu thập các vật phẩm cần thiết thông qua các công cụ của Facebook.

Ngoài ra, Facebook cũng đã cung cấp một số thống kê mới về các ý tưởng do phụ nữ đưa ra trong đại dịch.

“Vào năm 2020, phụ nữ đã tạo ra số người gây quỹ trên Facebook nhiều gấp đôi so với nam giới và cũng quyên góp nhiều gấp đôi với 64% tổng số tiền gây quỹ đến từ phụ nữ.

Phụ nữ cũng đã dẫn đầu trong việc phát triển cộng đồng nhiều hơn 2,7 lần với số lượng thành viên nhiều hơn 4 lần so với các cộng đồng do nam giới tạo ra”.

Facebook cũng đồng thời tung ra chiến dịch ‘Women x Women’ để làm nổi bật những câu chuyện đầy cảm hứng của phụ nữ đồng thời chia sẻ cách họ đã đã thành công khi sử dụng các ứng dụng của Facebook trong những năm qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Phó chủ tịch kiêm TGĐ Nike từ chức sau cáo buộc ‘tuồn hàng’ liên quan đến con trai mình

Giám đốc điều hành Nike Ann Hebert đã từ chức vào ngày 1/3 sau 25 năm làm việc tại công ty này.

Phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc phụ trách khu vực Bắc Mỹ của Nike, Bà Ann Hebert đã từ chức vào hôm 1/3 sau cáo buộc rằng bà ‘dính líu’ đến công việc kinh doanh mua bán lại của con trai mình.

Tính đến hiện tại, bà Hebert đã làm việc tại Nike được khoảng 25 năm.

Tuần trước, Bloomberg Businessweek đã đưa tin về cậu con trai 19 tuổi của bà, là Joe, người đang điều hành công ty chuyên về mua bán lại có tên West Coast Streetwear.

Có thông tin cho rằng Joe đã sử dụng thẻ tín dụng của bà Hebert để mua giày phiên bản giới hạn trị giá hơn 100.000 USD để bán lại.

Cũng theo Bloomberg, Joe nói rằng mẹ của anh đã thăng tiến đến mức cao tại Nike trước khi bị loại bỏ do những gì anh đã làm.

Joe nói thêm rằng mẹ của anh chưa bao giờ cung cấp cho anh ấy bất kỳ thông tin nội bộ nào từ Nike, ngay kể cả các mã giảm giá.

Tuy nhiên, Joe yêu cầu Bloomberg không đề cập đến mẹ anh trong bài báo và ngừng trả lời sau cuộc trao đổi đó.

Phía Nike cho biết họ sẽ có kế hoạch công bố người đứng đầu mới của mình ở Bắc Mỹ trong thời gian ngắn nhất kể từ khi bà Hebert từ chức.

Hiện cả Bà Hebert và Nike đã từ chối yêu cầu trả lời bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo BI

Chuỗi siêu thị Big C đổi tên thương hiệu

Từ ngày 1/3, các siêu thị Big C An Phú, Thảo Điền và Âu Cơ chính thức đổi tên thành Tops Market. Đại diện chuỗi bán lẻ cho biết đây là chiến lược tái định vị thương hiệu của họ.

Đại diện Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam (chủ sở hữu hệ thống Big C Việt Nam) cho biết chuỗi siêu thị Tops Market được thiết kế với 3 tiêu chí là cung cấp thực phẩm hữu cơ tươi sống đa dạng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng uy tín và dịch vụ khách hàng tận tâm, chỉn chu.

“Dự kiến, 4 siêu thị Big C tại Hà Nội (The Garden, Hà Đông, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn) cũng sẽ hoàn tất việc chuyển đổi, nâng cấp thành Tops Market vào quý 3 năm nay”, vị này chia sẻ.

Thực tế, Tops Market cũng là một thương hiệu bán lẻ lớn thuộc Tập đoàn Central Retail với hàng chục chi nhánh siêu thị tại Thái Lan. Tại Việt Nam, một fanpage trên Facebook với tên gọi Tops Market cũng đã chính thức hoạt động song song với fanpage Big C Việt Nam.

Trước đó, từ cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021, các siêu thị Big C nằm trong trung tâm thương mại ở Nha Trang (Khánh Hòa), Dĩ An (Bình Dương), Cần Thơ, Hạ Long (Quảng Ninh) và Vĩnh Phúc đã được đổi tên thành siêu thị GO!.

Năm qua, Central Retail cũng xây dựng mới các siêu thị GO! tại các TTTM ở Mỹ Tho (Tiền Giang), Bến Tre, Trà Vinh, Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Quảng Ngãi.

“Dự kiến trong năm 2021, một số đại siêu thị Big C khác cũng sẽ lần lượt tái định vị và đổi tên thành đại siêu thị GO!”, đại diện Central Retail Việt Nam cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

TikTok chia sẻ dữ liệu mới nhất về việc xóa nội dung trên nền tảng

Đối mặt với những thách thức khi bị cáo buộc cung cấp những nội dung không phù hợp cho trẻ em, TikTok đã công bố báo cáo minh bạch mới nhất của mình nhằm cung cấp chi tiết về tất cả các video mà nhóm của TikTok đã xóa.

Các con số cho thấy TikTok đang nỗ lực liên tục để cải thiện hệ thống của mình và xóa những nội dung vi phạm trước khi tiếp cận với khán giả.

Trước hết, trên tổng số video đã bị xóa – TikTok giải thích:

“89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu vào nửa cuối năm 2020 do vi phạm nguyên tắc cộng đồng hoặc điều khoản dịch vụ của chúng tôi, tức là chưa đến 1% tổng số video đã được tải lên TikTok.”

Điều đó cho thấy rằng TikTok đã xem tổng cộng khoảng 9 tỷ video được tải lên trong khoảng thời gian này, phần lớn video phù hợp với bản cập nhật về tính minh bạch trước đó của nền tảng.

TikTok nói rằng có 92,4% trong số những video này đã bị xóa trước khi người dùng báo cáo (report) chúng và 83,3% đã bị xóa trước khi chúng nhận được bất kỳ lượt xem nào.

Cả hai con số này đều giảm nhẹ so với các nỗ lực trước đó nhưng đây vẫn là một nỗ lực ấn tượng để giải quyết và loại bỏ các mối quan ngại trên nền tảng.

Và mặc dù hơn 89 triệu lượt xóa nghe có vẻ nhiều, nhưng thực tế số lượng này ít hơn so với số video đã bị xóa trong khoảng thời gian trước đó.

Về các vi phạm cụ thể, TikTok nói rằng phần lớn các clip đã bị xóa đều có mức độ vi phạm nhẹ về tính an toàn (36%).

Như đã lưu ý, TikTok hiện đang bị Ủy ban châu Âu điều tra do lo ngại rằng nền tảng này khiến người dùng trẻ phải xem những nội dung không phù hợp, trong khi ứng dụng cũng tạm thời bị cấm ở cả Ý và Pakistan trong thời gian này.

“Trong nửa cuối năm 2020, 36% nội dung bị xóa vi phạm chính sách an toàn của chúng tôi, tăng từ 22,3% trong nửa đầu năm 2020.

Trong số các video đó, 97,1% video đã bị xóa trước khi được báo cáo cho chúng tôi và 95,8% trong tổng số video đã bị xóa trong vòng 24 giờ sau khi được đăng.”

Với các hành động thực thi được ghi nhận, rõ ràng TikTok cần phải làm nhiều hơn nữa.

Tiếp đó, ảnh khỏa thân và các hoạt động tình dục là nguyên nhân lớn thứ hai khiến nội dung bị xoá bỏ (20,5%).

TikTok cũng đã chia sẻ tỷ lệ loại bỏ tương đối của nó cho từng yếu tố, nêu bật cách ứng dụng phản ứng với từng mối quan tâm.

TikTok cũng nói rằng họ đã từ chối 3.501.477 quảng cáo trong khoảng thời gian này vì vi phạm các nguyên tắc và chính sách quảng cáo của mình.

Nhìn chung, dữ liệu cho thấy TikTok đang làm việc không ngừng để phát triển các chiến lược phát hiện phù hợp với sự phát triển của nó, nhưng một lần nữa, vẫn còn nhiều thách thức khác nhau cần cải thiện để tránh bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Mọi nền tảng đều phải phát triển các chiến lược của họ và có vẻ như các quy trình của TikTok đang phát triển và thay đổi nhiều hơn để phù hợp với sự kỳ vọng của cộng đồng.

Bạn có thể tham khảo về chính sách của TikTok tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Chán việc – Biểu hiện dễ gây “ngộ nhận” nhất

Có những lúc, chỉ cần nhầm lẫn một chút cũng khiến bạn phải trả giá đắt!

Không cần phải là những nhân viên “lão làng” với thâm niên hàng chục năm trời, ngay cả các bạn trẻ chỉ vừa đi làm vài năm cũng thường có biểu hiện than vãn, chán nản.

Nhưng chán việc và muốn nghỉ việc lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đừng nhầm lẫn dẫn đến quyết định sai lầm và kết cục là sự nghiệp lao dốc không phanh.

Chán việc – Biểu hiện dễ gây “ngộ nhận” nhất

Nói như thế là bởi có không ít nhân viên cảm thấy chán nản, không còn hứng thú trong công việc nữa và thế là nộp đơn xin nghỉ.

Không phải là người trong cuộc thì không thể phán xét đúng – sai. Thế nhưng nếu đến một ngày nào đó, bạn cũng cảm thấy chán ngán nơi mình ngồi, việc mình làm và cả những người bạn gặp nơi công sở… thì khoan hãy nghĩ đến việc nộp đơn xin nghỉ.

Vì biết đâu đấy chỉ là cảm xúc nhất thời mà thôi.

Khi mỗi ngày đều phải đối diện với những công việc lặp đi lặp lại, tất nhiên nhàm chán là cảm giác khó tránh khỏi.

Ngay cả những công việc phải sáng tạo cái mới liên tục, tiếp xúc với điều mới mẻ mỗi ngày cũng có khi gây ra sự chán và nản vì áp lực, vì cạn kiệt khả năng tạo ra cái mới ở một lĩnh vực đã rất quen thuộc.

Bạn ơi, bạn không phải là người duy nhất như thế. Chán ở công ty này, sang công ty khác một thời gian bạn cũng sẽ lặp lại cảm xúc như thế.

Vậy thì vấn đề ở đây là làm sao để vượt qua điều đó, lấy lại hứng khởi làm việc chứ không phải là dễ dàng xin nghỉ để rồi phải làm quen lại ở môi trường mới, bắt đầu lại thâm niên ở một công ty mới.

Giải pháp trước mắt là hãy xin phép nghỉ một vài ngày để du lịch. Học những khóa học theo sở thích như nấu ăn, âm nhạc, cắm hoa, học nhảy… cũng là một gợi ý hay. Để khắc phục bệnh “chán” lâu dài hơn, hãy lấy độc trị độc bằng cách tìm niềm vui trong chính công việc của mình.

Sắp xếp lại chỗ ngồi và trang trí theo cách mới. Đề xuất với sếp cho bạn được học thêm kỹ năng và chuyên môn ở một mảng nào đó có liên quan để cảm thấy mới mẻ hơn.

Ngồi lại để nghĩ về những ngày tháng vui vẻ mà bạn đã có cùng cái nghề mà mình đã chọn, đặt ra những mục tiêu thậm chí hơi quá sức một chút để làm động lực.

Hoặc tự treo thưởng cho bản thân như cuối năm sẽ đi du lịch ở đâu, 1 vài năm nữa sẽ mua sắm thứ gì giá trị lớn… Nỗ lực tìm lại niềm vui và động lực trong công việc, cố gắng kìm nén cảm xúc tiêu cực và bạn sẽ lại tiếp tục được với công việc của mình.

Nhưng nếu đã làm mọi cách mà bạn vẫn cảm thấy quá chán ngán, thậm chí bức xúc, ngộp thở, không muốn phấn đấu thêm gì nữa, không còn thấy tương lai nào với vị trí và môi trường đó nữa. Vậy thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nghiêm túc với đơn xin nghỉ việc.

Nghỉ việc – Quyết định cần “cái đầu lạnh” hơn là “trái tim nóng”

Nghỉ việc là một việc quan trọng bởi không thể biết trước được môi trường sau có tốt hơn môi trường trước hay không. Do đó, bạn cần tỉnh táo và lý trí để kìm nén những quyết định nóng vội.

Chán việc là nguy cơ cao nhất dẫn đến nghỉ việc. Nhưng môi trường nào và công việc nào cũng sẽ có thời điểm khiến bạn mất đi niềm đam mê, yêu thích theo thời gian.

Điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được. Do đó, ngoài cảm xúc chán nản, bạn chỉ nên thực sự nghiêm túc với vấn đề xin nghỉ nếu cảm thấy các biểu hiện như: bị đối xử bất công, lương bổng và phúc lợi không tương xứng như thỏa thuận hoặc không rõ ràng, quá nhiều văn hóa đồng nghiệp và văn hóa công ty mà dù có cố gắng thế nào bạn cũng không thể hòa nhập được.

Tất cả những yếu tố trên cộng lại, thêm vào đó là yếu tố bản thân bạn cũng không cảm nhận mình tiến bộ nhiều ở môi trường ấy. Vậy thì nghỉ việc rõ ràng là quyết định rất đáng xem xét.

Tuy nhiên trước khi quyết định nghỉ việc, bạn cũng cần có một buổi trò chuyện thẳng thắn cùng cấp trên của mình.

Những trao đổi có thể sẽ giúp giải quyết được vấn đề của bạn thay vì lẳng lặng xin nghỉ mà trong lòng vẫn còn nhiều nỗi bực tức và bức xúc.

Dù là chán việc hay nghỉ việc cũng đừng để cảm xúc lấn át lý trí, ảnh hưởng sự nghiệp

Mỗi lần stress hoặc chán việc, bạn lại mất thời gian để phục hồi lại. Mỗi lần nghỉ việc, lại lại mất thời gian để làm quen với nếp làm việc, đồng nghiệp, cường độ công việc ở môi trường mới.

Nếu tần suất của cả chán việc và nghỉ việc diễn ra quá nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc.

Bên cạnh đó, những quyết định nghỉ việc vội vàng đôi khi còn dẫn đến sai lầm khi tìm việc sau không phù hợp bằng công việc trước, môi trường làm việc cũng xảy ra nhiều điểm bất cập.

Công việc và môi trường là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp, vì thế đừng để những cảm xúc tiêu cực nhất thời dẫn lối hành động để rồi sự nghiệp có phần đình trệ, không như mong muốn.

Có câu nói vốn đã rất quen nhưng rất phù hợp trong hoàn cảnh này, đại ý: Mỗi khi muốn từ bỏ, hãy nhớ lại lý do bắt đầu. Công việc chắc chắn không tránh khỏi những ngày mỏi mệt. Nhưng hãy cố gắng tạo niềm vui, động lực để sự nghiệp phát triển hơn mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Facebook chia sẻ mẹo để tối ưu hoá các sự kiện trực tuyến có trả phí

Vào tháng 8 năm ngoái, Facebook đã ra mắt một tùy chọn sự kiện trực tuyến có trả phí mới thông qua Facebook Live, nhằm cung cấp một cách khác cho các doanh nghiệp để tạo doanh thu trực tiếp trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19.

Các sự kiện có trả phí cho phép các doanh nghiệp và người sáng tạo trả phí trực tiếp trên Facebook để truy cập vào các chương trình video trực tuyến của họ, các công cụ và tùy chọn độc quyền này chỉ dành cho những người tham gia có trả phí.

Và gần đây, Facebook đã cung cấp một số mẹo về cách tận dụng tốt nhất để tối đa hóa kết nối và cơ hội, đồng thời lưu ý một số tính năng sắp tới của công cụ.

Trong một video, giám đốc sản phẩm của Facebook, Bà Aurora Kurland đã phác thảo cách thức hoạt động của các sự kiện trực tuyến có trả phí và những gì mọi người đã sử dụng chúng trong thời kỳ đại dịch.

Bà Kurland cũng cung cấp tổng quan đầy đủ về cách tạo các sự kiện có trả phí của riêng bạn từ Trang Facebook của bạn.

Bà chia sẻ:

“Nhiều người không biết điều này, nhưng nếu bạn tổ chức một sự kiện trực tuyến có trả phí, bạn thực sự có thể tạo đối tượng tùy chỉnh bằng Trình quản lý quảng cáo và điều đó sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu đến những người thể hiện rằng họ quan tâm đến sự kiện hoặc đi đến sự kiện hoặc tương tác với sự kiện theo một cách nào đó.”

Điều đó có nghĩa là bạn có thể nhắm mục tiêu trực tiếp tới những người tham dự sự kiện và thậm chí là cả những người quan tâm với các chương trình khuyến mãi dành riêng. Bạn cũng có thể phân khúc và phân loại quy trình tiếp cận của mình tới khách hàng.

Đó có thể là một tùy chọn có giá trị, có thể làm cho ‘Sự kiện’ trên Facebook thậm chí có giá trị hơn so với chức năng phát trực tiếp.

Bà Kurland cũng lưu ý rằng Facebook hiện đang thử nghiệm các sự kiện trực tuyến có trả phí với Rooms, điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp và người sáng tạo tổ chức các sự kiện với nhiều người tham dự hơn, điều này khác với các sự kiện trong Facebook Live (chỉ tập trung vào việc phát sóng).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Pháp bắt đầu ‘thanh lọc’ Huawei

Các hãng viễn thông Pháp bắt đầu gỡ bỏ thiết bị Huawei khỏi những thành phố lớn sau khi chính phủ quyết định ‘thanh trừng’ nhà sản xuất Trung Quốc tại tất cả khu vực, trừ một số vùng bị cô lập.

Theo Bloomberg, nhà mạng Altice Europe và Bouygues Telecom đã bắt đầu gỡ bỏ thiết bị Huawei tại các thành phố lớn.

Việc này triển khai từ đầu năm 2021 sau khi Hội đồng Hiến pháp của Pháp ký quyết định buộc các nhà mạng gỡ bỏ thiết bị Huawei khỏi khu vực đông dân cư, nơi đã nâng cấp lên mạng 5G.

Không như những nước khác, chẳng hạn Anh, Pháp đang tìm cách đạt được “điểm trung gian”, cho phép Huawei tiếp tục là một nhà cung ứng song vẫn giữ họ tránh xa các phần thiết yếu trong hạ tầng không dây.

Chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra nhiều quy định khiến các nhà mạng dùng bộ kit 5G Huawei gặp rủi ro hơn.

Nguồn tin của Bloomberg tiết lộ, để có thể triển khai mạng di động mới, Altice và Bouygues phải loại bỏ thiết bị 4G Huawei tại một số thành phố như Toulouse, Toulon, Rennes và Brest do chúng không tương thích với bộ kit 5G của nhà sản xuất mà họ dự định lắp đặt.

Các nhà mạng phàn nàn về chi phí của quy trình giải tán thiết bị Huawei, dự kiến mất vài năm và sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của họ. Hai đối thủ Orange SA và Free đang dùng thiết bị của Nokia Oyj và Ericsson AB.

Năm 2020, Bouygues cho biết họ phải gỡ thiết bị Huawei khỏi 3.000 tháp phát sóng vào năm 2028 và thay bằng Ericsson. Trong khi đó, Altice chuyển sang dùng Nokia. Một số thiết bị có thể di dời đến địa điểm khác, nơi được chính phủ miễn trừ, song một số sẽ bị bỏ đi.

Đức, cường quốc kinh tế của châu Âu, sẽ đóng một phần vai trò trong khả năng duy trì thị trường 5G của Huawei.

Hiện tại, Đức vẫn chưa cấm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc. Tháng 12/2020, chính phủ nước này thông qua luật kiểm tra an ninh đối với việc lắp đặt mới và độ khả tín của nhà cung ứng.

Huawei vẫn đang hiện diện đáng kể tại Pháp. Năm ngoái, hãng mở trung tâm nghiên cứu rộng 743m2 tại một khu phố cao cấp Paris.

Công ty cũng tuyên bố mở nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Trung Quốc tại thị trấn Brumath, miền Đông nước Pháp, vào năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Theo South China Morning Post, cụm từ ‘kỳ lân’ (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên. Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore.

Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin. Sea Group giờ không chỉ là một ‘kỳ lân’, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD. Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia.

BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số. Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á. Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư.

Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động. Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire.

Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái. Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group. Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

‘Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn’, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là ‘đánh chiếm’ thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

‘Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau’, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là ‘cuộc chơi dài hơi’ của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ).

Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

‘Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi’, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

KFC Malaysia bổ nhiệm một cựu Digital Lead làm CMO

KFC Malaysia đã bổ nhiệm Bà Chan May Ling làm CMO (Giám đốc Marketing) mới thay thế cựu Angelina Villanueva, người từng đảm nhận vai trò khu vực tại KFC Châu Á.

Chan May Ling

Với vai trò mới, Bà Chan sẽ báo cáo cho giám đốc thương hiệu của KFC Malaysia Chandrasagran Munusamy và sẽ dẫn dắt nhóm marketing trong việc liên tục thúc đẩy sự phát triển thương hiệu của KFC.

Bà Chan từng làm việc cho Digi (công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho thiết bị di động) và cổ đông lớn nhất của nó là Telenor trong khoảng 13 năm, theo LinkedIn của bà chia sẻ.

Vài trò cuối cùng Bà Chan từng đảm nhận là digital customer experience transformation lead (Quản lý chuyển đổi trải nghiệm khách hàng số) tại Digi trong 08 tháng.

Trước đó, Bà sinh sống tại Myanmar khi làm việc cho Telenor với các vai trò như head of digital services (trưởng bộ phận dịch vụ kỹ thuật số), head of brand strategy and online marketing (trưởng bộ phận chiến lược thương hiệu và tiếp thị trực tuyến).

Trong những vai trò đó, bà Chan cho biết bà đã thúc đẩy hành trình số hóa các kênh hàng đầu của Telenor, dẫn đến lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên ứng dụng MyTelenor của nó tăng 8,5 lần trong vòng 10 tháng kể từ khi ra mắt.

Bà cũng đã cấu trúc lại thương hiệu bằng cách sử dụng quy trình SMART của Telenor để xây dựng đề xuất thương hiệu “Be There For You” trong lễ kỷ niệm 03 năm của công ty.

Trước khi đến Myanmar, bà Chan là người đứng đầu bộ phận dịch vụ tiếp thị của Digi trong 4 năm, trong thời gian đó bà đã lãnh đạo một đội nhóm bao gồm các hoạt động về thương hiệu, customer insights, thiết kế, quan hệ đối tác, kích hoạt thương hiệu và tài trợ.

Bà cũng là người dẫn dắt hoạt động xây dựng thương hiệu của Digi vào năm 2015.

Ngoài ra, bà Chan cũng từng có kinh nghiệm làm việc tại Agency, bà từng làm việc tại dentsu Y&R và Saatchi & Saatchi với tư cách là giám đốc khách hàng.

Bà Chan cho biết kinh nghiệm của bà tại Telenor và Digi sẽ giúp ích rất nhiều trong vai trò mới của mình, vì cả hai thương hiệu đều tập trung vào các phân khúc thị trường đại chúng trong các danh mục sản phẩm siêu cạnh tranh.

Bà chia sẻ:

“Kinh nghiệm kết hợp trong cả truyền thông thương hiệu lẫn phát triển sản phẩm kỹ thuật số sẽ giúp ích rất nhiều trong vai trò mới này.”

Kể từ khi đại dịch xảy ra, bà Chan cho biết KFC đã giúp người Malaysia sống đúng với cuộc sống bình thường mới bằng cách đảm bảo rằng sức khỏe và sự an toàn là ưu tiên hàng đầu của họ, KFC cũng đã phục vụ khách hàng theo những cách thức sáng tạo mới.

Với những gián đoạn do đại dịch gây ra, KFC đã bắt đầu đầu tư mạnh vào thương mại điện tử cũng như các kênh không tiếp xúc.

Ở một khía cạnh khác, người phát ngôn của Digi cho biết bà Chan đã trở thành một nhà lãnh đạo gương mẫu trong suốt 13 năm khi gắn bó với Digi.

“Chúng tôi tự hào khi thấy một trong những cựu nhân sự của chúng tôi bước lên một vai trò to lớn hơn, tiếp tục dẫn dắt và định hình ngành marketing nói chung.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Brand vs Direct Response Campaigns: Facebook chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về hiệu suất so sánh

Bạn nên đầu tư nhiều hơn ngân sách marketing của mình vào việc xây dựng thương hiệu hay phản hồi trực tiếp để thúc đẩy kết quả bán hàng?

Mặc dù cả hai loại chiến dịch đều quan trọng, nhưng do những áp lực tức thời, những chiến dịch với mục tiêu nhận được phản hồi trực tiếp (Direct Response Campaigns) thường được tập trung và coi trọng hơn.

Vấn đề là gì? Có phải vì chúng ta cần bán ngay lập tức, phải thế không? Chúng ta cần chuyển đổi để đáp ứng KPIs và chứng minh ROI cho những người ra quyết định.

Tuy nhiên, lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cũng có thể được xếp ngang hàng nếu không muốn nói là đáng kể hơn theo thời gian. Nó chỉ phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn có thể đo lường.

Để cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về vấn đề này, Facebook gần đây đã hợp tác với Analytic Partners và GroupM để phân tích hơn 500 thương hiệu trên Facebook với những chiến dịch phản hồi trực tiếp được thực hiện bởi 21 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 03 năm.

Nghiên cứu đã tính đến các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm xác định phương pháp hay loại chiến dịch nào thực sự mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

Theo giải thích của Facebook:

“Sự cân bằng thích hợp giữa các hoạt động marketing ở giai đoạn cuối cùng (BoFu) với các giai đoạn đầu tiên (ToFu) của phễu bán hàng trên trên Facebook là gì?

Liệu các thương hiệu có thể tối đa hóa chuyển đổi ngay bây giờ thông qua các chiến dịch ở cuối kênh tiếp cận trong khi đồng thời vẫn có thể thiết lập để tăng trưởng hơn nữa vào ngày mai không?

Đây là những câu hỏi mà tất cả những người làm marketing phải đối mặt và chúng thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi đối mặt với những thách thức trong thế giới thực chẳng hạn như tăng trưởng nhanh với ngân sách hạn chế.”

Vậy theo nghiên cứu, cách tiếp cận nào là tốt hơn?

Báo cáo của Facebook về cơ bản chia nhỏ sự so sánh thành ba biểu đồ.

Trong biểu đồ đầu tiên, chúng ta có thể thấy rằng các chiến dịch phản hồi trực tiếp đã tạo ra nhiều chuyển đổi hơn, điều này khá dễ hiểu.

Nhưng Facebook lưu ý rằng đây không phải là chỉ số duy nhất để xem xét – bạn cũng cần tính đến chi phí trên mỗi lần hiển thị, các chiến dịch phản hồi trực tiếp thường đắt hơn do nhắm mục tiêu theo đối tượng cụ thể hơn, từ đó có CPM cao hơn.

Như bạn có thể thấy ở đây, chi phí mỗi lần hiển thị cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu (ToFu) thấp hơn nhiều bởi vì nhắm mục tiêu của bạn sẽ rộng hơn nhiều khi bạn muốn tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Từ góc nhìn này, một khi bạn tính đến giá trên mỗi chuyển đổi, xây dựng thương hiệu thực sự trở thành một cách tiếp cận hiệu quả hơn nhiều.

“Dựa trên cơ sở mỗi lần chi tiêu, hiệu suất ROI của các chiến dịch marketing ở các giai đoạn đầu tiên của phễu bán hàng có hiệu suất cao hơn do cấu trúc chi phí ít tốn kém hơn.

Trên thực tế, cách tiếp cận marketing vào các giai đoạn này của hành trình khách hàng là một chiến lược luôn hoạt động tốt hơn để thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn trong các ngành cụ thể như thương mại điện tử và bán lẻ.”

Đó là một sự cân nhắc rất thú vị, đặc biệt là với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong năm qua.

Xây dựng thương hiệu và thiết lập để kết nối với nhiều đối tượng hơn thực sự có thể thúc đẩy kết quả bán hàng tương tự nếu không muốn nói là tốt hơn – nhưng bạn cần phải thực hiện thêm nhiều bước so sánh chi phí và chuyển đổi theo thời gian để thấy điều đó được phản ánh như thế nào trong dữ liệu của bạn.

Nghiên cứu thực sự làm nổi bật sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo cấp độ đối với quảng cáo của bạn cũng như mức độ đầu tư cho phù hợp.

Cấu trúc của mỗi chiến dịch quảng cáo của bạn nên được chia thành 03 yếu tố:

  • Làm nổi bật các tiện ích sản phẩm và thương hiệu để tạo ra sự quan tâm ban đầu (nhắm mục tiêu theo đối tượng rộng hơn).
  • Làm nổi bật các lợi ích sản phẩm cụ thể hơn trong việc nhắm mục tiêu những người đã bày tỏ sự quan tâm ban đầu (những người đã phản hồi quảng cáo hoặc bài đăng hoặc đã truy cập website của bạn).
  • Nhắm mục tiêu lại những người đã bày tỏ sự quan tâm đến các sản phẩm cụ thể bằng cách chỉ rõ các lợi ích cụ thể (những người đã truy cập các trang sản phẩm hoặc xem qua trang thanh toán nhưng chưa chuyển đổi).

Phân khúc là chìa khóa và nghiên cứu của Facebook ở đây nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư vào từng yếu tố để tối đa hóa kết quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Nga cáo buộc mạng xã hội Twitter vi phạm luật pháp sở tại

Cơ quan giám sát thộng tin và truyền thông Nga gửi đến ban quản lý Twitter hơn 28.000 yêu cầu xóa các tài liệu đăng tải có thông tin không phù hợp.

Ngày 1/3, Roskomnadzor – cơ quan giám sát thộng tin và truyền thông Liên bang Nga – cáo buộc mạng xã hội Twitter cố tình vi phạm luật pháp của Nga khi không tuân thủ một số yêu cầu của cơ quan này về việc xóa các nội dung bị cấm.

Theo cơ quan trên, từ năm 2017 đến nay, mạng xã hội Twitter đã không xóa 2.862 tài liệu chứa các nội dung bị cấm.

Các nội dung này bao gồm như hướng dẫn các cách tự tử, kích động hành vi tự tử, tuyên truyền các tài liệu có tranh ảnh khiêu dâm trẻ vị thành niên, hay thông tin về cách điều chế và sử dụng ma túy…

Tổng cộng cơ quan này đã gửi đến ban quản lý Twitter hơn 28.000 yêu cầu xóa các tài liệu đăng tải có thông tin không phù hợp này.

Từ ngày 1/2, đạo luật yêu cầu các mạng xã hội phải phát hiện và ngăn chặn việc phát các nội dung không phù hợp trên nền tảng của mình chính thức có hiệu lực tại Nga.

Các mạng xã hội cần ngay lập tức áp dụng biện pháp cần thiết phù hợp. Trong trường hợp không thể tự đánh giá nội dung đăng tải có vi phạm luật hay không, trong vòng 24 giờ, ban quản lý mạng xã hội phải gửi thông tin cho Roskomnadzor.

Twitter chưa bình luận gì bình luận về cáo buộc này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Vietnamplus

Bạn nên làm gì khi cảm thấy không hạnh phúc trong công việc

Tất cả chúng ta đều có thể gặp phải những điều không vui hay chán nản với công việc. Thông thường, chúng ta ‘chấp nhận’ nó và hy vọng rằng ngày mai sẽ tốt hơn.

Ảnh: Forbes

Tuy nhiên, khi những chuỗi ngày đó ngày càng kéo dài, và bạn nhận thấy năng lượng của mình dành cho công việc đó giảm dần theo thời gian, bạn có thể bắt đầu nhận ra rằng đó không chỉ là lúc bạn cần ‘off’ một thời gian – mà đó còn là việc bạn đang không hạnh phúc trong công việc.

Điều này không phải là hiếm. Trên thực tế, theo khảo sát về mức độ tương tác gần đây nhất của Gallup, chỉ có 34% người Mỹ thoải mái với công việc của họ – có nghĩa là 66% thì không.

Hơn nữa, trong số 66% đó, có 13% rất không hài lòng với công việc, có nghĩa là họ công khai thể hiện và bày tỏ sự không hài lòng trong công việc.

Câu hỏi được đặt ra là, chúng ta nên làm gì khi cảm thấy không hạnh phúc hay hài lòng với công việc của mình?

Với những người thành công, họ luôn yêu thích công việc của mình và do đó, sự nghiệp của họ liên tục đi theo hướng tích cực.

Và bạn cũng có thể làm như thế. Dưới đây là 04 bước bạn có thể thực hiện khi bắt đầu cảm thấy những cảm xúc tương tự.

Step 1: Bắt đầu theo dõi.

Khi bạn cảm thấy không hài lòng, bạn có thể muốn phớt lờ chúng, bạn tin rằng chúng không phải là vấn đề lớn và có thể sẽ tự ‘tan biến’.

Nhưng sự thật là, chúng ta thường không nhận ra những tình huống khó khăn trong công việc thực sự có thể ảnh hưởng và lan toả đến như thế nào. Đó là lý do tại sao chúng ta cần dữ liệu.

Bạn có thể sử dụng những công cụ theo dõi hiệu suất công việc chẳng hạn như Trello cho hiệu suất công việc của bạn.

Trong vòng vài tuần sau khi sử dụng và theo dõi, bạn sẽ có dữ liệu cần thiết để hiểu cảm xúc của mình ảnh hưởng đến công việc như thế nào từ đó có phương án phù hợp.

Step 2: Phân tích dữ liệu.

Có lẽ cảm xúc của bạn thường gắn liền với người quản lý, đồng nghiệp của bạn hoặc chính tổ chức của bạn.

Bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn đã loại trừ các vấn đề về sự tự tin hoặc hành vi cảm xúc bên trong cần được giải quyết trước khi bạn bắt đầu thay đổi môi trường sống hoặc những người xung quanh bạn.

Bạn nên tìm hiểu và phân tích thật kỹ các nguyên nhân gốc rễ trước khi hành động.

Step 3: Tự tin và không sợ hãi.

Nếu sau khi phân tích dữ liệu và bạn kết luận rằng công việc, đồng nghiệp hoặc tổ chức của bạn không phù hợp với con người của bạn, hãy tự tin về nhận thức đó.

Nếu bạn nhận ra rằng bạn cần phải ‘bước tiếp’, hãy vui mừng, không sợ hãi và rõ ràng rằng điều này không liên quan gì đến giá trị của bạn. Đã đến lúc bạn nên chuyển sang một cơ hội mới phù hợp hơn với con người của bạn.

Hoặc, cũng có thể bạn nhận ra rằng bạn thực sự đang ở đúng nơi và đơn giản là bạn cần chủ động hơn trong việc tạo ra những cơ hội phù hợp với tính cách và thế mạnh của mình.

Dù bằng cách nào, hãy hành động càng sớm càng tốt.

Step 4: Xây dựng một kế hoạch.

Cho dù đó là để tìm kiếm cơ hội mới hay suy nghĩ lại cách tiếp cận công việc hiện tại của bạn, thì điều quan trọng là bạn phải hành động. Khi bạn phát triển và thực hiện kế hoạch đã đề ra, hãy tiếp tục theo dõi hiệu suất công việc của mình.

Trên thực tế, bạn có nhiều quyền lực hơn những gì bạn biết. Thế giới kinh doanh cũng đang dần đón nhận việc nhảy việc, và các công ty lớn cũng muốn nhân viên của họ chủ động hơn với sự nghiệp và hiệu suất của họ.

Thành công không phải là chờ đợi một điều gì đó xảy ra – mà là thực hiện các bước bạn cần để tiến về phía trước.

Bạn phải là người ủng hộ bản thân mình và liên tục tìm kiếm các dự án, cơ hội và công việc phù hợp nhất với con người của chính bạn.

Một khi bạn cảm thấy thoải mái với các bước trên, bạn sẽ thấy rằng hạnh phúc trong công việc không phải là điều nên phó mặc cho sự may mắn.

Bạn cần phải có chiến lược hành động cụ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Online Communities: Mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng của các cộng đồng trực tuyến

Trong suốt đại dịch, kết nối kỹ thuật số ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta duy trì kết nối.

Điều này vô tình đối với nhiều người, đã làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc của họ vào các nhóm trực tuyến, đặc biệt là các nhóm trên Facebook, nền tảng chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ tương tác.

Nhưng các nhóm trên Facebook (Facebook groups) có tầm quan trọng như thế nào đối với các hoạt động tổng thể và chúng thực sự đóng vai trò gì trong các tương tác hàng ngày của chúng ta?

Để cung cấp thêm bối cảnh về vấn đề này, Facebook gần đây đã làm việc với các nhà nghiên cứu tại NYU để cung cấp những hiểu biết mới về tầm quan trọng của các cộng đồng trực tuyến.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 50 lãnh đạo của các Nhóm Facebook tại 17 quốc gia, cùng với 26 chuyên gia toàn cầu về xây dựng cộng đồng trực tuyến.

Các nhà nghiên cứu cũng được cấp quyền truy cập vào thông tin chi tiết nội bộ của Facebook và thực hiện một cuộc khảo sát song song với 15.000 người dùng Internet ở 15 quốc gia khác nhau.

Vậy nghiên cứu cho thấy điều gì?

Trước hết, dữ liệu cho thấy rằng các nhóm trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng đối với sự kết nối.

“Trong cuộc khảo sát, khoảng một nghìn người trả lời ở mỗi trong số 15 quốc gia được hỏi liệu nhóm quan trọng nhất mà họ thuộc về hoạt động chủ yếu trực tuyến hay ngoại tuyến, hoặc trong cả hai không gian đó.

Ở 11 trong số 15 quốc gia, tỷ lệ lớn nhất được hỏi cho biết nhóm quan trọng nhất của họ chủ yếu là nhóm trực tuyến và ở 3 trong số các quốc gia đó, tỷ lệ này là 50% số người được hỏi trở lên.”

Bên cạnh đó, khoảng 77% người được hỏi chỉ ra rằng nhóm quan trọng nhất đối với họ là nhóm có các thành viên hoạt động trực tuyến nhiều và thường xuyên.

Khi tìm hiểu sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã có thể thiết lập 04 yếu tố chính trong sự phát triển và cộng hưởng của các nhóm trực tuyến này.

1. Công nghệ kỹ thuật số cho phép các nhóm này hình thành với quy mô và tốc độ chưa từng có.

Khả năng kết nối với những người cùng chí hướng và sở thích có thể mở ra thế giới của bạn với một loạt cơ hội mới.

Nhưng điều đó cũng dẫn đến việc tạo điều kiện cho các nhóm thù địch và các phong trào nguy hiểm nảy sinh, trong đó mọi người cũng có thể kết nối với những người khác có chung ý thức hệ nhất định.

Facebook đang nỗ lực để giải quyết những vấn đề này, tuy nhiên, khả năng kết nối xung quanh các sở thích được chia sẻ hiện đang lớn hơn bao giờ hết.

2. Các nhóm trực tuyến cho phép những ‘người yếu thế’ xây dựng cộng đồng cho riêng mình.

Một lợi ích chính khác của việc có thể kết nối với những người cùng chí hướng là nó cho phép những người dùng ‘yếu thế’, bị cô lập cảm thấy bớt cô đơn hơn và thiết lập kết nối với những người có cùng trải nghiệm được tốt hơn.

3. Không gian trực tuyến và ngoại tuyến đang bổ sung cho nhau.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên kết chung giữa các cộng đồng trực tuyến với cuộc sống thực, đây có thể là một lợi ích quan trọng khác để bạn nên bắt đầu thiết lập các nhóm trực tuyến.

Bằng cách thiết lập mối quan hệ trực tuyến, bạn tạo nên cơ hội cho các cuộc gặp gỡ trong thế giới thực, đây có thể là chìa khóa cho sức khỏe tinh thần và cộng đồng.

4. Đại dịch COVID-19 đã đưa nhiều nhóm trực tuyến trở thành những ‘trung tâm giao tiếp’.

Và tất nhiên, đại dịch đã đóng một vai trò trong việc phát triển các kết nối trực tuyến khi mọi người ở nhà nhiều hơn.

Điều đó làm tăng sự phụ thuộc vào các nhóm Facebook khi tham gia và tương tác trên mạng xã hội, một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng.

Mặc dù các phát hiện từ nghiên cứu không có quá nhiều tính đột phá nhưng họ nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của các nhóm Facebook và sức mạnh mà chúng có thể có trong việc xây dựng các kết nối và cộng đồng có liên quan.

Đối với các thương hiệu, điều này có thể là một cân nhắc quan trọng trong cách bạn sử dụng các nhóm (Groups) để xây dựng kết nối với đối tượng mục tiêu của mình hoặc cách bạn sử dụng các nhóm trong bất kỳ chiến lược tiếp cận nào.

Các nhóm Facebook hiện có hơn 1,8 tỷ người sử dụng mỗi tháng với hơn một nửa số người sử dụng Facebook hiện là thành viên của từ 05 nhóm trở lên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Cùng nhìn lại các công ty và thương hiệu đã thống trị thế giới trong năm qua.

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020
Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Tạo ra giá trị thương hiệu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với một công ty.

Giá trị thương hiệu về cơ bản là giá trị cảm nhận về một công ty, sản phẩm hay dịch vụ trong mắt khách hàng.

Một công ty lớn có thể không nhất thiết phải có giá trị thương hiệu lớn. Năm 2020 đã tàn phá giá trị thương hiệu của nhiều công ty do đại dịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều chứng kiến sự sụt giảm giá trị thương hiệu của họ.

Một số công ty đã có thể khẳng định vị thế thống trị giá trị thương hiệu của mình bằng các chính sách thân thiện với khách hàng.

Nếu bạn muốn biết thêm về những thương hiệu này, hãy xem chi tiết dưới đây về 10 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới.

Danh sách này được dựa trên dữ liệu giá trị thương hiệu từ Visual Capitalist.

10. Disney (41 tỷ USD)

Đây là một công ty truyền thông và giải trí gia đình của Hoa Kỳ. Vào năm 2020, Disney đã phải chứng kiến sự sụt giảm 8% giá trị thương hiệu của mình.

Một số phân khúc kinh doanh của Disney là: Phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng và quốc tế (DTCI); Công viên giải trí, Trải nghiệm và Sản phẩm; Studio Entertainment và Media Networks.

Disney có vốn hóa thị trường là 358,53 tỷ USD và có trụ sở chính tại Burbank, CA, Mỹ.

9. McDonald’s (43 tỷ USD)

Đây là một công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Vào năm ngoái, McDonald’s bị sụt giảm 6% giá trị thương hiệu. McDonald’s chủ yếu kinh doanh và nhượng quyền mảng nhà hàng.

McDonald’s có giá trị vốn hóa thị trường là 159,01 tỷ USD và có trụ sở chính tại Oak Brook, Illinois, Mỹ.

8. Mercedes (49 tỷ USD)

Đây là một công ty trong lĩnh vực ô tô của Đức. Năm 2020, thương hiệu này chứng kiến mức giá trị thị trường của mình giảm 3%. Về mặt cảm nhận thương hiệu, Mercedes gắn liền với sự sang trọng và lịch lãm.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của thương hiệu này, tiếp theo là Mỹ.

7. Toyota (52 tỷ USD)

Đây là công ty ô tô duy nhất đến từ Nhật Bản, đồng thời cũng là công ty ô tô lớn thứ hai thế giới trong danh sách này. Toyota đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 8% vào năm 2020.

Hãng chủ yếu sản xuất và bán các loại xe có động cơ và phụ tùng. Toyota có giá trị vốn hóa thị trường là 173,3 tỷ USD và có trụ sở chính tại Toyota, Nhật Bản.

6. Coca-Cola (57 tỷ USD)

Đây là một công ty Thực phẩm & Đồ uống F&B của Mỹ. Vào năm 2020, Coca-Cola đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 10%. Coca-Cola sản xuất, tiếp thị và bán đồ uống không cồn, bao gồm các loại nước ngọt, nước lọc, đồ uống thể thao, nước trái cây và hơn thế nữa.

Công ty sở hữu một số thương hiệu toàn cầu nổi tiếng như: Coca-Cola, Diet Coke, Fanta, Sprite, Minute Maid, Georgia… Coca-Cola có giá trị vốn hóa thị trường là 218,15 tỷ USD và có trụ sở chính tại Atlanta, GA, Mỹ.

5. Samsung (62 tỷ USD)

Đây là công ty duy nhất nằm trong top 5 không thuộc Mỹ. Trong khi vào năm 2020 hầu hết các thương hiệu đều phải chứng kiến sự sụt giảm thì công ty công nghệ đến từ Hàn Quốc này đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 2%.

Samsung chủ yếu sản xuất, bán thiết bị điện tử và các thiết bị ngoại vi máy tính.

Công ty hoạt động thông qua 3 mảng chính: Giải pháp thiết bị, Công nghệ thông tin & truyền thông di động và Điện tử tiêu dùng. Samsung có giá trị vốn hóa thị trường là 278,7 tỷ USD và có trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc.

4. Google (165 tỷ USD)

Đó là một công ty công nghệ nổi tiếng khác của Mỹ. Vào năm 2020, Google đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm ở mức 1%.

Gã khổng lồ tìm kiếm này cung cấp một loạt các dịch vụ cho người dùng, doanh nghiệp cũng như các nhà quảng cáo.

Google chủ yếu tập trung vào mảng tìm kiếm, hệ điều hành, quảng cáo, nền tảng, các sản phẩm phần cứng và doanh nghiệp. Google có vốn hóa thị trường là 1,41 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Mountain View, CA, Mỹ.

3. Microsoft (166 tỷ USD)

Đây tiếp tục là một công ty công nghệ từ Mỹ, thương hiệu duy nhất đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 53% vào năm 2020. Microsoft phát triển và cung cấp phần mềm, dịch vụ, thiết bị và giải pháp.

Công ty chủ yếu hoạt động thông qua ba mảng kinh doanh chính: Đám mây thông minh, Hiệu suất & Quy trình kinh doanh và Máy tính cá nhân. Microsoft có vốn hóa thị trường là 1,77 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Redmond, WA, Mỹ.

2. Amazon (201 tỷ USD)

Đây là một công ty công nghệ siêu nổi tiếng khác của Mỹ. Amazon đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 60% vào năm ngoái.

Amazon có vốn hóa thị trường là 1,59 nghìn tỷ USD và là công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Amazon cấp các dịch vụ mạng (Amazon Web Services), dịch vụ phát trực tuyến cũng như các sản phẩm phần cứng.

Công ty được thành lập bởi Jeffrey P. Bezos vào tháng 7 năm 1994 và có trụ sở chính tại Seattle, WA, Mỹ.

1. Apple (323 tỷ USD)

Apple chắc chắn là cái tên phổ biến nhất trên thế giới. Vào năm 2020, Apple đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên mức 38%.

Apple thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh, máy tính để bàn, máy tính bảng, thiết bị đeo và phụ kiện.

Ngoài ra, công ty này còn cung cấp một số dịch vụ liên quan chẳng hạn như Apple Music, Apps và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Ấn Độ áp quy tắc mới cho Facebook, Twitter và YouTube

Ấn Độ vừa ban hành quy định nghiêm ngặt nhằm vào các mạng xã hội đang hoạt động tại nước này, gồm Facebook, Twitter, YouTube.

Quy tắc mới yêu cầu các công ty truyền thông xã hội phải tạo ra ba vai trò ở Ấn Độ, gồm: “viên chức tuân thủ” – đảm bảo luôn tuân thủ pháp luật địa phương; “nhân viên khiếu nại” – giải quyết các khiếu nại từ người dùng Ấn Độ trên nền tảng; và “người liên lạc” – đóng vai trò cung cấp thông tin lập tức cho các cơ quan thực thi pháp luật của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, các công ty truyền thông xã hội cũng phải tuân thủ việc báo cáo dữ liệu cho chính phủ hàng tháng, nêu chi tiết số lượng khiếu nại đã nhận được và giải pháp đã thực hiện.

Các công ty này cũng được yêu cầu xóa một số loại nội dung, như “ảnh khỏa thân toàn bộ hoặc một phần”, “hành động tình dục” cũng như “hành động mạo danh”.

Theo đại diện chính phủ Ấn Độ, các mạng xã hội lớn sẽ có ba tháng để tuân thủ các chính sách. Các mạng xã hội nhỏ hơn sẽ phải tuân thủ quy định lập tức. Việc đánh giá mạng xã hội lớn hay nhỏ được dựa trên số lượng người dùng đang hoạt động.

Quy định mới được chính phủ nước này đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ của họ và Twitter đang trở nên căng thẳng.

Twitter đã khôi phục một số tài khoản mà chính phủ ra lệnh gỡ bỏ vì dùng các hashtag “vô căn cứ và gây xung đột”, chủ yếu liên quan đến việc nông dân phản đối các cải cách nông nghiệp mới.

Trước đó, mạng xã hội này đã gỡ bỏ hoặc hạn chế hàng trăm tài khoản, nhưng vẫn từ chối chặn một số tài khoản khác của nhà báo, nhà hoạt động xã hội và chính trị gia.

Theo đánh giá của giới quan sát, sau Ấn Độ, có thể nhiều quốc gia khác sẽ mạnh tay kiềm chế các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook và Twitter.

Thời gian qua, những mạng xã hội này bị nhiều chính phủ lo ngại do nắm quá nhiều quyền lực nhưng lại ít chịu trách nhiệm về các nội dung trên nền tảng của mình.

Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ, cho biết các mạng xã hội luôn được hoan nghênh khi kinh doanh tại Ấn Độ.

uy nhiên, ông lưu ý rằng chính phủ yêu cầu họ “cần phải làm nhiều hơn để ngăn chặn việc lạm dụng các phương tiện truyền thông xã hội”.

Đại diện Facebook hoan nghênh các quy định của Ấn Độ và cho biết sẽ “nghiên cứu kỹ lưỡng” các quy định mới. Twitter và Google, công ty sở hữu YouTube, chưa đưa ra bình luận.

Ấn Độ hiện là thị trường lớn của nhiều mạng xã hội Mỹ. Trong cuộc họp báo hôm 25/5, ông Prasad cho biết các nền tảng thuộc Facebook sở hữu có lượng người dùng lớn nhất:

Facebook có 410 triệu người dùng, Instagram có 210 triệu người dùng và WhatsApp có 530 triệu người dùng. YouTube và Twitter có khoảng 450 triệu và 17,5 triệu người dùng tương ứng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Theo VnExpress

TikTok chấp nhận chi 92 triệu USD dàn xếp vụ kiện tập thể tại Mỹ

TikTok nhất trí chi 92 triệu USD trong thỏa thuận giải quyết một loạt vụ kiện tập thể tại Mỹ cáo buộc ứng dụng chia sẻ video ngắn này xâm phạm quyền riêng tư của những người dùng trẻ tuổi.

Một kiến nghị pháp lý được gửi lên Tòa án liên bang tại bang Illinois yêu cầu thẩm phán thông qua thỏa thuận trên, trong đó có cả yêu cầu TikTok phải minh bạch hơn trong việc thu thập dữ liệu và đào tạo nhân viên tốt hơn về việc tôn trọng quyền riêng tư của người dùng.

Vụ việc này bao gồm 21 vụ kiện tập thể nhằm vào TikTok và công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc.

Các công tố viên tại tòa án ở Illinois cho biết theo thỏa thuận, TikTok sẽ dùng số tiền trên để dàn xếp với các nguyên đơn trong vụ kiện, ước tính là 89 triệu người dùng TikTok tại Mỹ, trong đó hầu hết đều đủ điều kiện để nhận được 96 cent mỗi người nếu tất cả đều nộp đơn đòi bồi thường.

Theo các luật sư, TikTok xâm nhập vào thiết bị của người sử dụng và thu thập một loạt dữ liệu cá nhân, trong đó có dữ liệu sinh trắc học và thông tin mà ứng dụng này sử dụng để theo dõi cũng như lập hồ sơ người sử dụng TikTok phục vụ cho những mục đích như quảng cáo và tăng lợi nhuận. TikTok cũng bị cáo buộc gửi hoặc lưu trữ những dữ liệu thu thập được ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, TikTok bác bỏ mọi hành vi lạm dụng dữ liệu, đồng thời cho rằng chỉ sử dụng để nhận diện khuôn mặt và lưu trữ dữ liệu đó trên thiết bị người sử dụng.

TikTok có hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ. Washington lo ngại việc TikTok có được các thông tin cá nhân của người dùng tại Mỹ sẽ gây ra những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nước này dù phía công ty Trung Quốc luôn phủ nhận cáo buộc.

Với mối quan ngại này, chính quyền Mỹ dưới thời cựu tổng thống Donald Trump yêu cầu ByteDance bán lại hoạt động của TikTok tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden hiện nay đang tạm gác lại kế hoạch này.

Đầu năm ngoái, một nền tảng mạng xã hội khác là Facebook cũng nhất trí chi 550 triệu USD để giải quyết một vụ kiện với cáo buộc thu thập dữ liệu nhận dạng khuôn mặt vi phạm luật bảo vệ quyền riêng tư của bang Illinois.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BNews

YouTube phác thảo phương án mới nhất cho YouTube Kids

YouTube đã công bố một chương trình mới dành cho YouTube Kids, bao gồm các chương trình gốc phù hợp với sự phát triển của trẻ em và giáo dục, cũng như cách trình bày đa dạng hơn với các tùy chọn ngôn ngữ bổ sung.

YouTube đã chọn ra tám chương trình mới, bao gồm “Book Tube Jr.” và “The Eggventists”, trong khi nó cũng có thêm 25 dự án đang được phát triển.

Nội dung dành cho trẻ em trên YouTube ngày càng trở nên quan trọng, trong khi hầu hết các thế hệ lớn tuổi vẫn nhớ dậy sớm vào buổi sáng để xem các bộ phim hoạt hình mới nhất trên TV, trẻ em ngày nay chủ yếu xem những thứ đó trên máy tính bảng hoặc các hình thức kết nối thiết bị khác.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng người xem trẻ tuổi hiện thích YouTube hơn TV truyền thống và những thói quen xem đó có xu hướng trở thành thói quen ổn định hơn, điều này dần dần dẫn đến sự biến đổi đối với hành vi tiêu dùng theo thời gian.

Nghiên cứu đáng chú ý nhất về điều này đã được Lego xuất bản vào năm 2019, cho thấy rằng nhiều trẻ em ở Anh và Mỹ hiện khao khát trở thành người sáng tạo nội dung trên YouTube (YouTubers) khi lớn lên hơn những người muốn trở thành phi hành gia.

Đối với những người làm marketing điều quan trọng là phải lưu ý tầm quan trọng của những thay đổi này và cách mọi người đang tìm cách để kết nối với thông tin và nội dung theo thời gian.

Chương trình mới này là một phần trong cam kết đầu tư 100 triệu USD đã được công bố trước đó của YouTube để đầu tư vào các chương trình dành cho trẻ em, gia đình và giáo dục.

Năm ngoái, theo Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA), YouTube đã thông báo rằng các quảng cáo được nhắm mục tiêu sẽ không còn được phép xuất hiện trên video của trẻ em nữa, đồng thời nội dung hướng đến người dùng nhỏ tuổi cũng sẽ mất quyền truy cập nhận xét và các tính năng cộng đồng khác.

Điều này đã ảnh hưởng đến năng lực của những người sáng tạo nội dung cho trẻ em trong việc tạo doanh thu trên nền tảng, đó là lý do tại sao YouTube hiện đang tìm cách tài trợ cho các chương trình cụ thể theo sáng kiến ​​mới này.

Vào năm 2019, YouTube đã bị phạt một khoản tiền kỷ lục 170 triệu USD vì vi phạm các quy tắc COPPA do thu thập dữ liệu về các clip có nội dung tương tự như vậy của trẻ em.

Như đã lưu ý, YouTube đã phát triển chương trình trẻ em mới của mình với sự cộng tác của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến an toàn cho trẻ em, sự phát triển của trẻ em và kiến ​​thức kỹ thuật số.

Thật đáng kinh ngạc khi xem xét tác động của YouTube đối với việc giải trí thông qua video trong vài thập kỷ qua và cách mà YouTube hiện đang ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng trẻ tuổi tương tác.

Do đó, cần lưu ý những thay đổi hành vi này cũng như xem xét cách chúng ảnh hưởng đến phản ứng của các thế hệ tiếp theo với cách thức họ tìm và xem nội dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Bill Gates: Điều này tách biệt ‘nhà lãnh đạo thành công’ với ‘người quản lý trung bình’

Đặc biệt trong những thời kì suy thoái hay khủng hoảng, những nhà lãnh đạo xuất sắc không chỉ quản lý con người.

Bill Gates. Getty Images

Trong thời gian làm CEO của Microsoft, Bill Gates đã chia sẻ một nguyên tắc lãnh đạo quan trọng vượt thời gian, đặc biệt có thể áp dụng cho kỷ nguyên của Covid-19. Tỷ phú và là người đồng sáng lập Quỹ Bill & Melinda Gates nói:

Khi chúng ta nhìn về phía trước trong những thế kỷ tới, các nhà lãnh đạo sẽ là những người trao quyền cho người khác.

Giờ đây, các nhà lãnh đạo ở khắp mọi nơi trên thế giới đã buộc phải xoay chuyển tổ chức của họ để làm việc từ xa, một điều đúng hơn bao giờ hết: Các nhà lãnh đạo tự tạo sự khác biệt bằng cách trao quyền kiểm soát mức độ hiệu quả cho mọi người trong những thời điểm đầy bất ổn.

Trao quyền có rất nhiều hình thức. Các nhà lãnh đạo nên làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ nhân viên và doanh nghiệp của mình, đồng cảm để đáp ứng nhu cầu của mọi người, quan tâm đến nhu cầu sức khỏe tinh thần của các thành viên trong đội nhóm.

Ngày nay, có vô số cách để trao quyền cho nhân viên của bạn. Sau khi thu thập và sàng lọc hàng trăm phương pháp, sau đây là 03 con đường đặc biệt nhất.

1. Đặt nhân viên lên hàng đầu.

Mọi vai trò của nhà lãnh đạo hiện nay đều liên quan đến việc chủ động ứng phó hàng ngày với những thách thức mà nhân viên của họ phải đối mặt.

Cho dù đó chỉ là cuộc họp để thảo luận về các bước để bảo vệ nhân viên hay công việc kinh doanh, các nhà lãnh đạo giỏi đang cố gắng đồng cảm để đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Họ đang chú tâm đến nhu cầu sức khỏe tinh thần của các thành viên trong đội nhóm và gia đình của họ vì sự cô lập xã hội, sức khỏe tiềm ẩn, khó khăn về kinh tế và cả những bất ổn khác trong cuộc sống luôn đè nặng lên mọi người theo những cách riêng.

2. Khuyến khích sức khoẻ tinh thần.

Bạn có thể nghĩ về một thời điểm mà rất nhiều sự kiện căng thẳng xảy ra gần nhau, một cuộc bầu cử chẳng hạn? Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ lưu ý rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã trở thành một nguồn cơn của sự căng thẳng đáng kể cho hơn 68% người Mỹ trưởng thành.

Bước đầu tiên để giúp nhân viên của bạn quản lý sự căng thẳng quá mức của năm 2020 là cung cấp cho họ những ngày nghỉ để họ có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình.

Nhưng các nhà lãnh đạo cũng phải nêu gương trước và tích cực thúc đẩy điều này để cho nhân viên thấy rằng họ cũng có thể làm được như vậy.

Theo Tiến sĩ Natalie Baumgartner, trưởng bộ phận khoa học lực lượng lao động tại Achievers:

“Khi nhân viên thấy các nhà lãnh đạo và quản lý có những ngày đặc biệt để nghỉ ngơi cho sức khỏe tinh thần, nó cung cấp một hình thức bất thành văn để nhân viên có thể làm điều tương tự mà không sợ bị ảnh hưởng.”

3. Hãy trao quyền.

Con người là những sinh vật giàu cảm xúc và đây là những lúc để bạn đong đầy cảm xúc.

Các nhà lãnh đạo nên giảm bớt việc tìm kiếm sự hoàn hảo ở nhân viên của họ và thay vào đó là cung cấp một môi trường để người lao động có thể thể hiện bản thân một cách cởi mở hơn.

Ông Jason Tan, Giám đốc điều hành của công ty phòng chống gian lận Sift chia sẻ:

“Tính dễ bị tổn thương về cảm xúc là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà một nhà lãnh đạo xuất chúng nên có”.

Ông Tan được đào tạo để giữ các phần cảm xúc của bản thân không bị người khác che giấu và do đó, thường nghi ngờ bản thân với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Ông nói: “Công việc của chúng ta chiếm một phần lớn trong cuộc sống của chúng ta, và việc để mất cảm xúc của bạn trong 08 giờ mỗi ngày sẽ dẫn đến sự mất kết nối cảm xúc trong mọi khía cạnh của cuộc sống từ đó làm suy giảm sự tự tin của bản thân.”

Trao quyền cho nhân viên là con người thật sự nên làm – bao gồm cả cảm xúc – là một cách cơ bản để xây dựng tâm lý an toàn và phát triển lòng tin từ nhân viên.

Đôi khi điều này có nghĩa là sự trung thực về những khó khăn và thiếu sót, hoặc đơn giản là linh hoạt để nhân viên làm điều tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips