Skip to main content

Facebook: Hơn 80% doanh số quảng cáo không đến từ những ‘ông lớn’ như Unilever hay Coca-Cola

Kể cả khi đối mặt với làn sóng tẩy chay quảng cáo lớn nhất lịch sử, Facebook vẫn có thể tránh thiệt hại nhờ lượng khách hàng quảng cáo khổng lồ và không phụ thuộc vào các nhãn hàng lớn.

Ngày càng nhiều thương hiệu tiêu dùng gia nhập danh sách rút quảng cáo trên Facebook để phản đối chính sách kiểm soát nội dung thù địch của mạng xã hội này. Chỉ riêng thứ Hai đã có thêm Adidas, HP và Ford. Trước đó, Unilever, The North Face, Coca Cola, Honda cũng đã tham gia chiến dịch này.

Việc này đã có ảnh hưởng đến cổ phiếu Facebook và sẽ buộc các lãnh đạo giải quyết phần nào vấn đề. Tuy nhiên, để tác động lên cỗ máy quảng cáo trực tuyến khổng lồ của hãng này, các doanh nghiệp cần nhiều hơn thế.

Năm ngoái, Facebook thu về 69,7 tỷ USD từ quảng cáo, chiếm 98% tổng doanh thu. Phần lớn số tiền này không đến từ các công ty như Starbucks hay Coca Cola, mà là từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dựa vào Facebook để thu hút khách hàng và gây dựng thương hiệu.

Đầu năm nay, Facebook cho biết họ có 8 triệu khách hàng quảng cáo. Top 100 chi mạnh tay nhất đóng góp 4,2 tỷ USD năm ngoái, theo hãng nghiên cứu Pathmatics, chiếm 6% doanh thu Facebook. Lần cuối cùng Facebook công khai số liệu này là tháng 4/2019, COO Sheryl Sandberg khi đó cho biết top 100 công ty đóng góp “chưa đầy 20%” tổng doanh thu quảng cáo.

“Facebook có lượng đối tác quảng cáo khổng lồ”, Nicole Perrin – nhà phân tích tại eMarketer nhận xét, “Mạng xã hội này chắc chắn phụ thuộc vào rất nhiều công ty nhỏ”.

Kể cả khi Facebook phải đối mặt với làn sóng tẩy chay quảng cáo lớn nhất lịch sử, số lượng khách hàng khổng lồ trên nền tảng này có thể giúp họ tránh thiệt hại tài chính lớn. Bên cạnh đó, câu hỏi còn bỏ ngỏ là liệu các thương hiệu có thể rời bỏ nền tảng quảng cáo này hay không.

Facebook đã đổ rất nhiều tiền cho trí tuệ nhân tạo và công nghệ thực tế ảo. Sự đột phá lớn nhất của họ không phải là kết nối bạn bè và gia đình, mà là định vị nền tảng này là công cụ thiết yếu cho các doanh nghiệp trong việc kết nối với người tiêu dùng chỉ bằng một cú click. Họ có thể đưa ra nhiều lựa chọn quảng cáo cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô.

Doanh thu quảng cáo của Facebook cũng tăng dần theo lượng người dùng. Năm 2009, họ thu về 761 triệu USD, theo eMarketer. Khi đó, Facebook có 350 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng.

Hiện tại, con số này là 2,6 tỷ người, chưa kể 1 tỷ người dùng trên Instagram – nền tảng họ đã mua năm 2012. Nền tảng quảng cáo của Facebook cho phép các doanh nghiệp chọn lọc được đối tượng họ muốn hướng tới theo độ tuổi, giới tính, địa điểm và các đặc tính khác, đồng thời theo dõi hiệu quả của quảng cáo theo thời gian thực.

Đây là một cuộc cách mạng, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ không có ngân sách lớn để quảng cáo trên TV. Nó cũng đưa Facebook lên vị trí độc quyền quảng cáo số cùng đối thủ Google. Hai công ty này hiện hút về hơn nửa doanh thu quảng cáo trực tuyến và gần 30% tổng chi cho quảng cáo trên truyền thông tại Mỹ.

Dù vậy, mối quan hệ giữa Facebook và đối tác vài năm gần đây khá căng thẳng. Một trong những cuộc tranh cãi lớn nhất là năm 2016, khi Facebook thừa nhận tính toán nhầm một vài chỉ số quảng cáo, như số lượt xem video hay lượt tiếp cận trang. Một giám đốc quảng cáo khi đó cho biết trên CNN: “Mọi người tin Facebook vì họ là bên duy nhất nắm toàn bộ dữ liệu”.

Năm 2018, Facebook bị chỉ trích vì cách quản lý thông tin riêng tư sau scandal Cambridge Analytica. Gần đây nhất là tháng 1, khi một số doanh nghiệp lớn kêu gọi Facebook và các hãng công nghệ làm nhiều hơn nữa để ngăn quảng cáo của họ xuất hiện cạnh nội dung xấu.

Tuy vậy, việc lên tiếng chỉ trích dễ hơn nhiều so với rời bỏ nền tảng này hoàn toàn. Các thương hiệu lớn có ngân sách khổng lồ có thể cân nhắc lựa chọn nền tảng quảng cáo khác, như Google, Amazon hay thậm chí TikTok, Snapchat. Tuy nhiên, hàng triệu doanh nghiệp nhỏ với ngân sách hạn chế thì rất khó.

“Tôi cho rằng khả năng các công ty nhỏ tham gia tẩy chay là không thể, vì họ là những người phụ thuộc nhất vào Facebook để tiếp cận được khách hàng”, Perrin nói.

Kể cả các thương hiệu đã tẩy chay cũng có thể không rời bỏ nền tảng này lâu. Rất nhiều công ty cho biết chỉ dừng quảng cáo trong tháng 7, đúng theo lời kêu gọi của các nhà tổ chức. Bên cạnh đó, không phải toàn bộ dừng quảng cáo trên cả hai nền tảng Facebook và Instagram.

Phần lớn có tài khoản với hàng triệu người theo dõi và có thể tiếp tục chia sẻ các bài viết thông thường. Một số công ty còn nói việc tẩy chay của họ chỉ áp dụng tại Mỹ.

Cuối cùng, nhiều công ty có thể buộc phải giảm quảng cáo vì đại dịch. “Bạn nên nhớ rằng việc này diễn ra giữa mùa dịch. Các công ty phải giảm quảng cáo trên mọi kênh, kể cả Facebook. Rất khó tách rời tác động của chiến dịch tẩy chay với đại dịch”, Perrin nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via VnExpress

Spotify: Khởi đầu chật vật để ‘đổi lấy’ gần 300 triệu người dùng toàn cầu

Spotify là một dịch vụ âm nhạc trực tuyến được phát triển bởi công ty Spotify AB tại Thụy Điển, một công ty do Daniel Ek và Martin Lorentzon sáng lập.

Xuất thân từ người bán website

Vị doanh nhân công nghệ Daniel Ek Sinh ra tại Stockholm, Thụy Điển, bắt đầu kinh doanh từ năm 13 tuổi, xây dựng các website với giá 100 – 200 USD. Ở tuổi 18, anh đã bán được một website với giá 5.000 USD và sở hữu công ty có 25 nhân viên, kiếm được 50.000 USD mỗi tháng. Ek từng là Giám đốc Công nghệ của Stardoll, một game về thời trang trên nền tảng web với cộng đồng lên tới 400 triệu người.

Năm 2006, Daniel Ek cùng Martin Lorentzon, đồng sáng lập TradeDoubler đưa ra ý tưởng về Spotify. Họ lấy Napster làm nguồn cảm hứng và tìm cách tránh các vấn đề pháp lý liên quan đến vi phạm bản quyền bằng cách dựa vào công nghệ streaming và đảm bảo đầy đủ thỏa thuận cấp phép với các công ty thu âm.

Cách tiếp cận của họ khác với hầu hết các công ty âm nhạc bấy giờ vốn chỉ tập trung ngăn chặn người dùng tải lậu nhạc bản quyền.

Vì lựa chọn hướng đi khác nên nhóm khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Daniel Ek cho biết việc huy động vốn cho Spotify chưa bao giờ dễ dàng. Ông mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các nhà đầu tư tin rằng kinh doanh âm nhạc là sự đặt cược an toàn. Có thời điểm, Ek phải ngủ trước cửa một văn phòng cả tháng trời để gặp được nhà đầu tư.

Sau hai năm phát triển và thuyết phục các hãng thu âm cũng như các nghệ sĩ, dịch vụ âm nhạc trực tuyến của Spotify ra mắt người dùng châu Âu vào tháng 10/2008.

Những rào cản về giấy phép khiến Spotify không thể có mặt tại Mỹ cho đến năm 2011. Ngay cả khi đã đặt chân vào thị trường này, công ty của doanh nhân Thụy Điển cũng gặp không ít thách thức khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Apple hay việc bị Taylor Swift tẩy chay.

Spotify nhận vốn từ những đơn vị tiên phong trong stream nhạc như Sean Parker của Napster và Ludvig Strigeus của uTorrrent vào năm 2011 và đây là những cú hích giúp họ vươn lên nhanh chóng trong thị trường streaming âm nhạc.

Đến startup được IPO

Tháng 4/2018, dịch vụ âm nhạc trực tuyến chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ. Thương vụ thành công giúp Daniel Ek – người sở hữu 9,2% cổ phần – trở thành tỷ phú ở tuổi 35.

Kể từ khi được ra mắt vào năm 2008, Spotify đã liên tục phát triển nhanh chóng, từ 1 triệu người đăng ký trả tiền vào năm 2011 lên tới 60 triệu người trả tiền trong tổng số 140 triệu người dùng thường xuyên vào năm 2017 (trong khi Apple Music chỉ có 25 triệu). Đến tháng 4 năm 2020, Spotify chạm mốc 133 triệu người dùng trả phí (premium user) trên toàn thế giới, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Spotify đã có mặt tại hầu hết các nước châu Âu, châu Mỹ, Úc, New Zealand, và nhiều khu vực của châu Á. Các thiết bị hiện đại, bao gồm máy tính chạy hệ điều hành Windows, macOS và Linux, cũng như điện thoại thông minh và máy tính bảng đều có thể tiếp cận kho dữ liệu lên tới hơn 40 triệu bài hát của ứng dụng Spotify.

Sự phát triển nhanh chóng của Spotify đến từ việc công ty đã tận dụng được thời cơ khi thị trường âm nhạc đang ở đau đầu với tình trạng vi phạm bản quyền, người dùng liên tục tải về các bản nhạc lậu vì thiếu các nguồn hợp pháp.

Spotify đã cung cấp một nền tảng thích hợp giúp cho việc chi trả bản quyền âm nhạc dễ dàng hơn và đồng thời công nghệ phát triển cũng giúp tăng cường việc xử lý các trang web vi phạm bản quyền trở nên dễ dàng hơn.

Phương thức thanh toán theo tháng thay vì theo bài

Tiếp theo, Spotify giải quyết vấn đề bộ nhớ khi người dùng chỉ cần nghe nhạc trực tiếp từ máy chủ mà không cần tải về máy và điều này cũng giải quyết vấn đề chia sẻ phi pháp. Tuy vậy, việc không tải được bài hát thường khiến người dùng có thể cảm thấy họ mất quyền sở hữu bài hát họ chi trả.

Do vậy Spotify giải quyết sự bất tiện đó bằng cách cho phép người dùng chỉ cần “trả một lần” phí thuê bao hàng tháng thay vì phải trả theo từng bài như các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến khác. Từ đó biến việc nghe nhạc giống như xem truyền hình.

Không như các dịch vụ âm nhạc khác luôn áp dụng một mức hoa hồng cố định, Spotify sử dụng các công thức phức tạp để xác định số tiền mà các nghệ sĩ kiếm được từ việc phát nhạc.

Các nhãn hàng lớn có thể nhận được một khoản tiền khá lớn từ Spotify, nhưng không phải tất cả số tiền đó sẽ đến với các nghệ sĩ. Spotify cũng không chi trả doanh thu giống nhau cho các nghệ sĩ mà phụ thuộc vào hợp đồng của họ với công ty hoặc với bên thứ ba. Một số nhạc sĩ, nghệ sĩ chỉ có thể nhận được 15 đến 20% doanh thu trực tuyến mà họ mang lại cho Spotify.

Công ty đang dành khoảng 70% doanh thu để chi trả cho các công ty giữ bản quyền âm nhạc, theo một báo cáo từ CNBC. Mặc dù vậy, Spotify không công bố số tiền trung bình họ chi trả cho công ty/nghệ sĩ mỗi lượt nghe nhạc. Tuy nhiên theo thống kê từ cộng đồng, con số này dao động khoảng $0.006 and $0.0084 mỗi stream.

Hiện Spotify cung cấp miễn phí tính năng nghe nhạc trực tuyến. Song hãng rất khuyến khích người dùng mua gói premium để tận hưởng chất lượng dịch vụ âm nhạc cao cấp. Hai gói premium là thẻ tháng giá 59.000đ và thẻ năm giá 590.000đ

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Content Marketing – Hãy ‘thôi miên’ khách hàng bằng cảm xúc

Cảm xúc hiện tại của khách hàng của bạn là như thế nào? Với tư cách là một content marketer bạn hiểu cảm xúc đó chứ? Bạn xử lý và ‘thôi miên’ những cảm xúc đó như thế nào?

Bạn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về đối tượng khách hàng của mình, sở thích, nhu cầu và hành vi giao dịch của họ. Nhưng cảm xúc của họ thì sao? Đó là một thứ gì đó mà bạn có thể hơi khó để có thể nhận định.

Tuy nhiên, với tất cả những gì đang xảy ra thì có lẽ đây là điều mà tất cả chúng ta, những người làm tiếp thị nội dung cần tập trung vào nhiều nhất trong chiến lược nội dung của mình.

Chuyên gia Ardath Albee của Marketing Interactions kết hợp với Ông Gurdeep Dhillon, Trưởng bộ phận Marketing thương mại toàn cầu của Adobe Digital Experience đã nói về cách kết hợp cảm xúc vào B2B content marketing.

“Chúng ta có cơ hội để suy nghĩ lại về cách chúng ta giới thiệu các sản phẩm của mình đến khách hàng – để làm cho chúng thú vị hơn và làm thay đổi toàn bộ cuộc trò chuyện cũng như đối thoại xung quanh chúng”. Chuyên gia Ardath Albee cho biết.

Cách tốt nhất để các content marketer xây dựng niềm tin đó là thể hiện nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về những kết quả và trải nghiệm tích cực mà khách hàng của chúng ta muốn đạt được chứ không phải tập trung vào các hành vi giao dịch ‘bán hàng’ đơn thuần mà chúng ta muốn đạt được.

Khách hàng của bạn đang thắc mắc điều gì.

Ông Ardath chỉ ra rằng những người làm marketing đã phát triển các nhóm chân dung khách hàng (personas) khác nhau tức là đã thực hiện những bước đầu tiên và quan trọng nhất để có được sự hiểu biết cần thiết để xây dựng sự đồng cảm với khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, khi đại dịch đến, các tình huống có thể thay đổi bất ngờ, cả việc khuếch đại cảm xúc hiện có và nổi lên những cảm xúc mới tác động đến việc ra quyết định mua hàng.

Khi này, Các marketer cần điều chỉnh mức độ ưu tiên nội dung của mình để có thể trả lời các câu hỏi mới và ‘lấp đầy’ những nhu cầu cảm xúc hiện thời của khách hàng, không chỉ là những khách hàng mà bạn nghĩ họ sẽ mua hàng.

Hiểu cách khách hàng đưa ra quyết định.

Xác định các mối quan tâm và kết quả mà khách hàng của chúng ta sẽ xem xét các ưu tiên hiện tại: hãy lắng nghe khách hàng, phân tích số liệu và dữ liệu và theo dõi hiệu suất để đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, khi nói đến cách thức nội dung của chúng ta nên truyền đạt xung quanh những kết quả ưu tiên đó, những người làm marketing cũng cần xem xét một ‘sự thật ngầm hiểu’ khác (insight) đó chính là sự đồng cảm.

Sự đồng cảm thương hiệu thực sự khác với việc chỉ xác định nhu cầu, cung cấp thông tin hữu ích hoặc thậm chí nhận thức được các động lực cá nhân có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng.

Sự đồng cảm thương hiệu là việc tạo ra một hành trình chia sẻ giữa thương hiệu của chúng ta và đối tượng của nó, đó không phải là điều mà chúng ta có thể nhờ hay thuê bất cứ ai khác làm hay chỉ cần ‘chi tiền’ là xong mà “Tất cả chúng ta phải cùng nhau trải qua những điều này, khách hàng và thương hiệu”.

Hãy bắt đầu với sự thật

Ardath đề xuất những suy nghĩ khác nhau về cách chúng ta nói về các sản phẩm của mình, các chủ đề trong các cuộc trò chuyện đó và bối cảnh xung quanh trải nghiệm của khách hàng.

Hãy suy nghĩ về lợi ích của thương hiệu từ một nơi có thể chia sẻ sự thật với khách hàng và tạo ra những câu chuyện mà khách hàng – (không phải thương hiệu) – thực sự là người hùng. Khi ấy, khách hàng sẽ xem doanh nghiệp là một đối tác đồng cảm, hiểu mục tiêu của họ và cung cấp các công cụ để tiếp cận họ.

Điều hướng giá trị của trải nghiệm thương hiệu của bạn

Xem xét những gì có thể làm cho doanh nghiệp của bạn có giá trị và phù hợp hơn trong từng thời điểm – và những thông điệp nào nên truyền thông tới khách hàng của bạn theo các ưu tiên hiện tại.

Hãy thử nhìn vào ví dụ của McDonald’s, thương hiệu này điều hướng dòng đồ uống McCafe của mình như một cách để giảm bớt sự căng thẳng rất cần thiết trong một ngày bận rộn thay vì những thông điệp kiểu như “Nhanh và rẻ”.

Có lập trường tích cực

Sau vài tháng đối phó với tác động ban đầu của COVID-19, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự mệt mỏi và khủng hoảng đang diễn ra. Khách hàng bây giờ tìm kiếm dấu hiệu của sự hy vọng và một con đường rõ ràng để phục hồi.

Họ đang tìm kiếm sự tự tin, sự yên tâm và hướng dẫn để theo đuổi các cơ hội thay vì phải chịu đựng những căng thẳng và thách thức.

Tập trung vào các cải tiến giúp gia tăng động lực

Mọi người thường dễ dàng hơn để nắm lấy các bước nhỏ hơn, đơn giản hơn so với các thay đổi lớn, sâu rộng. Hãy chia nhỏ trải nghiệm của thương hiệu thành các giai đoạn và tạo nội dung xung quanh những điều khách hàng của bạn có thể đạt được càng sớm càng tốt.

Cho họ thấy những khả năng lớn hơn mà những cải tiến nhỏ có thể dẫn đến. Điều này có thể truyền cảm hứng cho họ thực hiện các bước nhỏ hơn để hướng tới kết quả lớn hơn mà họ muốn đạt được.

Giải quyết các ưu tiên cá nhân của khách hàng chứ không phải là doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Google và CEB thì khách hàng có khả năng mua cao hơn 50% khi họ thấy giá trị cá nhân trong việc lựa chọn một thương hiệu.

Bạn có thể truyền đạt giá trị này bằng cách tạo ra những khoảnh khắc ‘có thể nói chuyện’ được với nhau xung quanh các mục tiêu chuyên nghiệp, chẳng hạn như thăng tiến trong sự nghiệp, tăng niềm tự hào trong công việc của họ hoặc có thể chứng minh tốt hơn giá trị mà đội nhóm của họ có thể đóng góp cho các mục tiêu kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

‘Nghi vấn’ Zalo tự động lấy dữ liệu người dùng từ bộ nhớ iPhone

Khi mở Zalo, nhiều người dùng iOS 14 Beta nhận thấy máy hiện thông báo “Zalo pasted from…”, thể hiện ứng dụng đang lấy dữ liệu từ bộ nhớ tạm của máy.

'Nghi vấn' Zalo tự động lấy dữ liệu người dùng từ bộ nhớ iPhone

Hệ điều hành mới của Apple có tính năng thông báo cho người dùng biết các nội dung đã được Sao chép và Dán từ ứng dụng nào sang ứng dụng nào. Trong quá trình Sao chép và Dán đó, nội dung sẽ được lưu trên bảng ghi tạm (clipboard) của máy.

Tuy nhiên với Zalo, thông báo trên hiện lên ngay cả khi người dùng chưa thực hiện lệnh “Dán” và lặp lại liên tục mỗi khi người dùng mở ứng dụng. Điều này khiến nhiều người dùng lo ngại, ứng dụng đã tự động lấy dữ liệu trên clipboard của máy dù chưa được sự đồng ý.

'Nghi vấn' Zalo tự động lấy dữ liệu người dùng từ bộ nhớ iPhone
Ảnh: Chụp từ Clip quay lại màn hình trên iOS

Theo Trần Tuyên, chuyên gia IT đang làm việc tại Hà Nội, việc ứng dụng có thể lấy dữ liệu từ bộ nhớ tạm cho thấy, tính năng trên đã được Apple cho phép và không vi phạm các điều khoản của hãng. Tuy nhiên, các nhà phát triển ứng dụng cần chỉ rõ cho người dùng dữ liệu trên sẽ được sử dụng thế nào, để tránh những hiểu lầm không đáng có.

Trong điều khoản sử dụng, Zalo yêu cầu quyền sử dụng những API hệ thống gồm: Đọc và ghi vào danh bạ điện thoại, Lấy vị trí hiện tại, Ghi dữ liệu ứng dụng lên thẻ nhớ, Truy cập Internet.

Ứng dụng này cũng thu thập 4 dạng dữ liệu là Thông tin cá nhân được người dùng cung cấp (email, số điện thoại, chứng minh thư); Thông tin chung (cấu hình điện thoại, phiên bản Zalo); Thông tin về vị trí; Danh bạ điện thoại. Đồng thời Zalo khẳng định không sử dụng bất kỳ biện pháp nào để theo dõi nội dung tin nhắn hoặc theo dõi người dùng.

Tuy nhiên, với việc ứng dụng tự động lấy dữ liệu từ clipboard, người dùng sẽ rất khó biết được dữ liệu của mình sẽ được sử dụng như thế nào. “Điều này tạo ra nhiều nguy cơ về mặt bảo mật, nếu các dữ liệu được copy đó là tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP ngân hàng”, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc trung tâm bảo mật Athena nhận định.

Zalo hiện chưa đưa ra giải thích về vấn đề này. Ứng dụng nhắn tin do tập đoàn VNG phát triển hiện là một trong những nền tảng nhắn tin phổ biến nhất tại Việt Nam.

Zalo từng thông báo đã có hơn 100 triệu người sử dụng vào năm 2018. Trên kho ứng dụng dành cho iOS, Zalo cũng là một trong những app được tải nhiều nhất tại Việt Nam, chỉ sau Facebook và Messenger.

Ngoài Zalo, nhiều ứng dụng iOS phổ biến trên thế giới cũng bị phát hiện tự động thu thập dữ liệu trên bảng ghi tạm, chẳng hạn Tik Tok, AccuWeather, PUBG Mobile, Wall Street Journal…

Tik Tok sau đó đã xóa tính năng trong bản cập nhật ứng dụng mới trên App Store, đồng thời giải thích việc này nhằm nhận dạng và ngăn chặn hành vi spam. Nhiều nhà phát triển khác cũng khẳng định “chỉ đọc nội dung, không copy dữ liệu”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

TikTok lần đầu tiên trong lịch sử lọt Top 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu

Nền tảng mạng xã hôi TikTok là một trong những thương hiệu có sự thay đổi mới nhất năm nay, tuy nhiên, liệu TikTok có lặp lại được thành công như đối thủ Instagram không?

Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu do BrandZ bình chọn năm 2020, TikTok được xếp ở vị trí 79 với giá trị thương hiệu là 16.9 tỷ USD.

Với vị trí này, TikTok hiện đang đứng trước các ứng dụng như Uber với thứ hạng số 85 và 16 tỷ USD, Adidas với thứ hạng 92 và 15 tỷ USD, Pepsi với thứ hạng 99 và 13 tỷ USD. TikTok cũng có tên trong danh sách Top 10 thương hiệu giải trí và truyền thông do BrandZ bình chọn.

Thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance, TikTok đã trở thành một trong những thương hiệu truyền thông mạng xã hội dành cho Gen Z với hơn 1.5 tỷ lần được tải xuống thông qua App Store và Google Play. Hiện TikTok đã có hơn 800 triệu người dùng hoạt động trên toàn thế giới.

Ông Martin Guerrieria, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của BrandZ cho biết: “TikTok không phải là môt thương hiệu ra đời quá lâu, tuy nhiên nó được xem như là một thương hiệu với khả năng sáng tạo ‘tột đỉnh’.

Nếu một thương hiệu của bạn được coi là sáng tạo hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì đó là một động lực rất lớn về giá trị”.

Đối thủ Instagram là một trong những cái tên có mức tăng trưởng cao nhất trong top 100, tăng 15 bậc lên xếp hạng thứ 29 với 41.5 tỷ USD. Theo sau là YouTube xếp hạng 37 với 37 tỷ USD và LinkedIn xếp ở mức 43 với 29.9 tỉ USD.

Trong bảng xếp hạng cụ thể cho lĩnh vực truyền thông và giải trí, Instagram có mức tăng trưởng cao nhất về giá trị thương hiệu, đứng ở vị trí thứ 24 với giá trị thương hiệu tăng 47% lên 41.5 tỷ USD, đứng trước cả Netflix ở thứ hạng 26 với 45.9 tỷ USD nhưng mức tăng trưởng chỉ là 34%.

Các thương hiệu mạng xã hội lần đầu tiên xuất hiện trên BrandZ vào năm 2010. Vào thời điểm đó, Facebook cũng không nằm trong top 100, chỉ đứng ở vị trí cuối cùng trong top 20 thương hiệu công nghệ với trị giá khiêm tốn ở mức 5.5 tỷ USD.

Những chỉ trong năm sau, gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội này đạt vị trí 35 trong bảng xếp hạng tổng thể, với mức định giá 19.1 tỷ USD – mức tăng đáng kinh ngạc tới 246%.

Đến năm 2014, Facebook đã cố gắng thiết lập một chỗ đứng vững chắc trong top 20, một nền tảng mạng xã hội khác đã lọt vào top 100 là LinkedIn ở vị trí 78, cao hơn một bậc so với vị trí hiện tại của TikTok năm 2020 là 79.

Instagram chỉ lọt vào top 100 của BrandZ ở mức 91, tức trở lại mức vào năm 2018, với mức định giá 14.5 tỷ USD.

Facebook đã mất đi một số sức hấp dẫn trong những năm gần đây, đặc biệt là trong một thế hệ những người dùng trẻ tuổi, cùng với sự sụp đổ từ vụ bê bối thu thập dữ liệu Cambridge Analytica và nạn tẩy chay quảng cáo hiện tại từ các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Unilever, Coca-Cola và Starbucks.

Trong khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác đang ngày càng ‘sa lầy’ vào các cuộc tranh luận chính trị và văn hóa thì TikTok đang hướng tới việc duy trì cảm giác mới mẻ và vui vẻ. Tuy nhiên, nền tảng này cần thu hút sự quan tâm của thương hiệu lớn hơn, chẳng hạn vừa ra mắt dịch vụ TikTok for Business.

Tương lai có vẻ tươi sáng nếu TikTok có thể duy trì sự sáng tạo của mình đồng thời các thương hiệu lớn muốn mở rộng phạm vi người dùng đến nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via BrandZ

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với 415.9 tỉ USD

Theo bảng xếp hạng mới công bố của công ty tư vấn Kantar, Amazon tiếp tục duy trì vị thế là thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Giá trị thương hiệu của công ty thương mại điện tử này đã tăng lên gần 1/3 so với năm ngoái lên tới 415,9 tỷ USD.

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với 415.9 tỉ USD

Danh sách 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới hàng năm (BrandZ Top 100 Most Valuable Global Brands) xếp hạng các công ty dựa theo tiêu chí về giá trị vốn hóa và nghiên cứu người dùng với hơn 3,8 triệu người trên khắp thế giới.

Đứng thứ hai trong danh sách này là Apple với giá trị thương hiệu là 352,2 tỷ USD, theo sau là Microsoft với 326,5 tỷ USD. Công ty do tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập trong năm nay đã vượt qua Google để trở thành thương hiệu đắt giá thứ 3 thế giới.

Theo báo cáo, vị trí của Microsoft cao hơn một phần nhờ tỷ lệ sử dụng phần mềm Microsoft Teams tăng lên khi người lao động làm việc tại nhà trong thời điểm Covid-19 lây lan.

Dù những thông tin tiêu cực về dịch bệnh khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh vào tháng 3, nhưng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trực tuyến như Amazon – cung cấp hàng tiêu dùng cho khách hàng, đã tăng mạnh trong tháng 3, khi các cửa hàng vật lý đóng cửa.

Báo cáo của Kantar cho biết: “Dù việc người tiêu dùng sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà trong đại dịch đã tạo áp lực cho mảng logistics của Amazon, nhưng cũng giúp củng cố tiềm lực của công ty này.”

Trong danh sách của BrandZ, tập đoàn Alibaba đến từ Trung Quốc đứng thứ 6 và có giá trị thương hiệu là 152,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước. Theo báo cáo của Kantar, trong khi đó, định giá thương hiệu của JD.com tăng 24% lên 25,5 tỷ USD.

Bản báo cáo cho biết: “Các thương hiệu cho phép người tiêu dùng định hướng cuộc sống bằng các thiết bị kỹ thuật số và nhận được sự thuận tiện, thoải mái, thường ghi nhận giá trị thương hiện gia tăng, hoặc ít nhất vượt qua mức dự đoán của họ.”

Theo David Roth – đứng đầu nhóm báo cáo, khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính lần này của các thương hiệu cũng cao hơn so với thời điểm 2008-2009.

Ông cho biết: “Các doanh nghiệp đã hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu. Do đó, họ có tiềm lực lớn hơn và phát triển mạnh mẽ hơn.”

Trong khi đó, ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc – TikTok, là cái tên mới nhất xuất hiện trong top 100, với giá trị thương hiệu là 16,9 tỷ USD, có vị trí cao hơn những thương hiệu nổi tiếng khác như KFC, Uber và Adidas.

Elspeth Cheung – nhóm trưởng nghiên cứu giá trị toàn cầu của BrandZ, nhận định: “TikTok là một trong những thương hiệu thú vị và sáng tạo nhất chúng tôi từng chứng kiến trong top 100. Công ty này đã trở thành ‘người thay đổi cuộc chơi’ trong đại dịch.”

Tuy nhiên, giá trị thương hiệu sở hữu TikTok là ByteDance vẫn thấp hơn ứng dụng đối thủ Instagram với định giá 41,5 tỷ USD.

Tổng giá trị của 100 thương hiệu trong danh sách này đã chạm mức 5 nghìn tỷ USD, tăng 5,9% so với năm trước. Theo Kantar, trước dại dịch, giá trị thương hiệu của các công ty được dự kiến sẽ tăng 9%.

Bảng xếp hạng BrandZ được ủy quyền bởi tập đoàn quảng cáo WPP và được thực hiện bởi Kantar. Báo cáo này đã khảo sát hơn 17.000 thương hiệu tại 51 quốc gia.

Phần lớn người tiêu dùng được khảo sát trực tuyến trong khoảng thời gian 1 năm, với một số trong nhóm thu nhập thấp được khảo sát trực tiếp. Đối với một thương hiệu, tỷ lệ sai sót cho dữ liệu khảo sát là dưới 3%, theo Kantar.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

‘Ẩn ý’ sau việc Ấn Độ cấm TikTok, WeChat cùng hàng loạt ứng dụng Trung Quốc

Chính phủ Ấn Độ ngày hôm qua (29/6) cho biết họ sẽ chặn 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các nền tảng xã hội phổ biến như TikTok và WeChat. Đây là động thái kinh tế mới nhất phát sinh từ ​​cuộc đụng độ biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Ấn Độ cấm TikTok, WeChat cùng hàng loạt ứng dụng Trung Quốc

Trình duyệt web UC Browser của Alibaba Group Holding, nhà cung cấp thời trang Shein và bản đồ Baidu cũng nằm trong số các ứng dụng do Trung Quốc phát triển bị cấm tại Ấn Độ. Những ứng dụng này bị cấm cả trên thiết bị di động và máy tính cá nhân.

Tuyên bố chặn các ứng dụng Trung Quốc này được Ấn Độ mô tả là “các biện pháp khẩn cấp” cần thiết cho an ninh quốc gia, được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh chấp biên giới gay gắt trên dãy núi Himalaya, 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ dữ dội với phía Trung Quốc vào ngày 15/6.

Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng công nghệ thông tin và truyền thông Ấn Độ, đã đăng trên Twitter rằng lệnh cấm hoàn toàn hợp lý “vì sự an toàn, an ninh, quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ và để bảo vệ dữ liệu & quyền riêng tư của người dân Ấn Độ”.

Trong một tuyên bố vào tối thứ Hai, chính phủ Ấn Độ cho biết Bộ công nghệ thông tin “đã nhận được nhiều khiếu nại từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả một số báo cáo về việc một số ứng dụng di động có sẵn trên nền tảng Android và iOS đánh cắp và lén lút truyền dữ liệu của người dùng đến các máy chủ có địa điểm bên ngoài Ấn Độ”.

Không cho phép sử dụng các ứng dụng này “sẽ bảo vệ quyền lợi của … người dùng di động và internet Ấn Độ”, tuyên bố cho biết. “Quyết định này là động thái nhằm mục tiêu đảm bảo sự an toàn và chủ quyền của không gian mạng Ấn Độ”.

Tuyên bố không đề cập cụ thể đến Trung Quốc hay các công ty Trung Quốc, cũng không đề cập đến việc làm thế nào lệnh cấm sẽ được thực thi.

Theo trang Asian Nikkei Review, đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ chưa bình luận gì về động thái trên của Ấn Độ.

Trong khi đó, Hu Xijin, tổng biên tập tờ Thời báo Toàn cầu của Trung Quốc, đã tweet: “Chà, ngay cả khi người dân Trung Quốc muốn tẩy chay các sản phẩm Ấn Độ, cũng không tìm ra nhiều hàng hóa Ấn để mà tẩy chay”.

“Các bạn Ấn Độ cần có một số thứ quan trọng hơn chủ nghĩa dân tộc”, Hu nói thêm.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết lệnh cấm sẽ làm tổn thương đến công ty mẹ TikTok, ByteDance. Hơn nữa, Alibaba và Tencent là một phần của” Con đường tơ lụa” kỹ thuật số của Trung Quốc, lệnh cấm “sẽ tác động tiêu cực đến việc định giá các ứng dụng này và các nhà quảng bá tương ứng. Chẳng hạn với TikTok, ứng dụng sắp sửa tiến hành IPO, có 30% cơ sở người dùng từ Ấn Độ.

Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ có động thái xem xét mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc khi xảy ra xung đột biên giới ở khu vực Ladakh. Chính phủ đã kêu gọi các công ty viễn thông nhà nước không sử dụng thiết bị của Huawei Technologies và các nhà cung cấp khác của Trung Quốc, đồng thời đang xem xét áp mức thuế cao hơn với một số hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

Cuộc giao tranh ngày 15/6 vừa qua là cuộc đụng độ chết người đầu tiên giữa hai đại gia châu Á trong 45 năm. New Delhi cho biết đã có thương vong, trong khi Bắc Kinh chưa công bố bất kỳ số liệu nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Hoàng Lan/VnReview

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Một cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay với Facebook.

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Theo báo cáo mới nhất của Axios, Microsoft đã tạm dừng tất cả các quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Facebook và Instagram.

Gã khổng lồ phần mềm cho biết rằng chi tiêu quảng cáo đã bị cắt giảm vào tháng 5, các quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội là một phần trong số cắt giảm đó.

Tuy nhiên, Axios cho biết rằng Microsoft không tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Phong trào #StopHateForProfit đang được rất nhiều công ty lớn trên thế giới tham gia, mục đích là chấm dứt quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực cho CEO Mark Zuckerberg trong việc kiểm duyệt và loại bỏ nội dung độc hại.

Trong một bài đăng nội bộ, Giám đốc Marketing của Microsoft, Chris Capossela đã cho biết: “Dựa trên những vấn đề mà chúng tôi đã bàn bạc vào tháng 5, chúng tôi đã đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo truyền thông trên Facebook/Instagram tại Mỹ. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo trên Facebook/Instagram toàn cầu”. 

Mặc dù động cơ gần giống với các thương hiệu lớn như Coca-Cola, PepsiCo, Viber và Starbucks, Microsoft không chỉ trích Facebook mà có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Hiện tại, gã khổng lồ phần mềm đang thảo luận với các lãnh đạo của Facebook, nhằm đưa ra những biện pháp để hai bên có thể tiếp tục hợp tác.

Microsoft cũng cho biết rằng Facebook hiện đang có nhiều nội dung phản cảm, từ khủng bố cho đến kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc và khiêu dâm.

Facebook đang cảm thấy sức ép rất lớn. Mới đây, Facebook cho biết sẽ bắt đầu quá trình kiểm duyệt, bằng cách đánh dấu những bài viết đi ngược quy tắc cộng đồng của mình, ngay cả khi những bài viết đó đúng sự thật.

Trước đây, Facebook cũng không động chạm vào những bài viết của các nhân vật chính trị gia như tổng thống Donald Trump, trong khi Twitter thẳng tay xóa và đánh dấu những bài viết bạo lực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Phonearena/GenK

‘Chiêu’ tạo cú hích truyền thông của Burger King với fan đồ ăn nhanh

Năm 2015, gã khổng lồ ngành F&B Burger King từng bất ngờ đưa ra lời mời McDonald’s tạm gác sự cạnh tranh chỉ trong một ngày và tạo ra một ‘McWhopper’ vào Ngày Hòa bình Thế giới.

'Chiêu' tạo cú hích truyền thông với fan đồ ăn nhanh của Burger King
‘Chiêu’ tạo cú hích truyền thông với fan đồ ăn nhanh của Burger King

Bối cảnh

Giống với Coca-Cola và Pepsi, McDonald’s và Burger King được biết đến là hai đối thủ truyền kiếp trong lĩnh vực đồ ăn nhanh.

Trong ngành hàng cạnh tranh gay gắt này, Burger King đã phải đối mặt với sự suy giảm không ngừng lượng khách hàng trong nhóm nhân khẩu học quan trọng từ 18 đến 34 tuổi.

Mục tiêu

Burger King muốn đạt được cả hai mục tiêu trong năm 2015: (1) tăng độ nhận diện thương hiệu cho Burger King và (2) nâng cao nhận biết của mọi người về Ngày Hoà Bình.

Theo giới chuyên gia về thương hiệu, Burger King tự tin với chiến dịch này bởi 3 lý do:

1. Mọi người thường tò mò về các kết hợp hương vị mới và sẵn sàng bỏ qua những cam kết thương hiệu để trải nghiệm chúng.

2. Với sự phát triển của truyền thông đại chúng, các công ty bây giờ phải chịu trách nhiệm công khai về hành động của họ.

3. Công chúng không thể chối từ một hành động vì hòa bình. Họ sẽ rất hứng thú với một chiến dịch có ý nghĩa nhân văn, thể hiện đúng tinh thần yêu chuộng hòa bình và đặc biệt là còn cực kỳ thú vị, đầy cảm hứng và vui vẻ.

Chiến lược và triển khai

Burger King tin nếu họ tiếp cận một cách riêng tư, McDonald’s chắc chắn sẽ nói không với sự hợp tác này. Vì vậy, họ sẽ đưa ra đề xuất rất công khai, như thế McDonald’s sẽ phải phản ứng lại.

Tuy nhiên, đây là một kế hoạch rất tinh vi, vì sự thành công của chiến dịch sẽ không phụ thuộc vào việc McDonald’s trả lời “có” hoặc “không”.

Burger King đã chuẩn bị một chiến dịch toàn diện để truyền cảm hứng tham gia Ngày Hòa Bình cho mọi người bất kể câu trả lời của đối thủ là gì.

Tạo được sự chú ý là điều quan trọng, nhưng Burger King còn muốn thế giới phải hành động.

Trên Twitter và trang web McWhopper.com, ông lớn Burger King viết: “Let’s end the beef, with beef”, tạm dịch: Hãy kết thúc chiến tranh thịt bò, bằng thịt bò.

Nếu McDonald’s chọn không tham gia, không sao- sau tất cả, hòa bình không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được. Những người hâm mộ món burger sẽ được trải nghiệm sự kết hợp ẩm thực của cả hai và được truyền cảm hứng từ hương vị hòa bình lan tỏa trong miệng.”

Chiếc bánh burger phiên bản giới hạn này sẽ có sẵn trong một nhà hàng nằm ở giữa trụ sở của McDonald’s ở Chicago và Burger King ở Miami.

Tuy nhiên, khách hàng sẽ không trả tiền để mua McWhopper bằng tiền mặt. Thay vào đó, họ sẽ được yêu cầu ký vào một tấm thảm tuyên bố họ sẽ làm hòa với ai kèm với hashtag #settlethebeef.

Burger King thậm chí còn làm một video về cách thức burger kết hợp sẽ trông như thế nào cũng như đề xuất một thiết kế cho bao bì riêng, đồng phục nhân viên kết hợp màu sắc và logo của mỗi công ty.

Tất cả số tiền thu được sẽ dành cho tổ chức phi lợi nhuận có tên Peace One Day với sáng kiến ​​nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và phi bạo lực toàn cầu trong một ngày mỗi năm. Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 21 tháng 9 là ngày để tôn vinh hòa bình thế giới.

Burger King sử dụng các tờ báo uy tín có tác động lớn đến công chúng (thậm chí với cả những người không đọc báo) và các phương tiện truyền thông rộng rãi để đăng tải đề xuất hợp tác hữu nghị với đối thủ truyền kiếp của mình. Một đề xuất mà họ biết chắc rằng sẽ gây nên một cơn bão tranh luận trên social media.

Phó chủ tịch cao cấp quản lý thương hiệu toàn cầu của Burger King thời điểm đó là Fernando Machado đã có những động thái thúc giục McDonald’s chung tay tạo nên lịch sử trong Ngày hòa bình.

Phản ứng của McDonald’s

Tuy nhiên Steve Easterbrook, giám đốc điều hành của McDonald’s đã đáp lại lời mời của Burger King bằng một bài đăng trên Facebook.

Ông nói hai thương hiệu “có thể làm điều gì đó lớn lao hơn để tạo ra sự khác biệt” và đặt câu hỏi về ý tưởng của Burger King để so sánh sự cạnh tranh kinh doanh của họ không hề tương đồng với nỗi đau, tổn thương từ chiến tranh thực sự.

Tuy nhiên phản hồi này của McDonald’s đã gây hiệu ứng không tốt trên Facebook và Twitter khi nhận lại được nhiều chỉ trích kích động từ nhiều người hâm mộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Trí Thức Trẻ

Facebook sẽ ‘hạn chế’ hiển thị những nội dung cũ trên website

Bản cập nhật giao diện người dùng mới nhất của Facebook sẽ gây ra nhiều bất lợi về lưu lượng truy cập (traffic) đối với những trang nội dung (web pages) cũ trên website.

Facebook sẽ 'hạn chế' hiển thị những nội dung cũ trên website

Facebook đang cập nhật giao diện của mình với một kiểu thông báo mới có khả năng làm giảm lưu lượng truy cập đến các trang nội dung cũ trên website.

Sắp tới, Facebook sẽ thông báo cho người dùng biết khi họ có ý định chia sẻ một bài viết đăng trên Facebook đã quá 90 ngày kể từ ngày xuất bản đầu tiên (từ website).

Thông báo này được thiết kế để cung cấp cho người dùng ‘cơ hội’ để xem xét lại việc chia sẻ bài viết của mình. Họ có thể quay lại màn hình họ đang bật hoặc tiếp tục với bài đăng của họ.

Trong khi 90 ngày là ngưỡng thời gian để thông báo này hiển thị. Facebook cũng sẽ lưu ý khi bài viết cũ hơn nhiều.

Facebook sẽ 'hạn chế' hiển thị những nội dung cũ trên website

“Để đảm bảo mọi người dùng hiểu bối cảnh (context) họ cần để đưa ra quyết định sáng suốt về những gì sẽ chia sẻ trên Facebook, màn hình thông báo sẽ xuất hiện khi mọi người nhấp vào nút ‘chia sẻ’ trên các bài viết cũ hơn 90 ngày, nhưng cũng sẽ cho phép mọi người tiếp tục chia sẻ nếu họ vẫn giữ quyết định đó, tức nội dung vẫn còn liên quan với họ”. Facebook cho biết.

Tại sao Facebook làm điều này?

John Hegeman, Phó chủ tịch của Facebook phụ trách mục ‘Feed và Stories’ cho biết: “Sau vài tháng nghiên cứu nội bộ, chúng tôi nhận thấy tính kịp thời của một bài viết là chìa khóa khi người dùng quyết định đọc, tin tưởng và chia sẻ. Từ đó chúng tôi cần thông báo cho người dùng của mình về vấn đề này trước khi họ quyết định ‘action’.

Chắc chắn sẽ có ít lượt chia sẻ hơn các bài viết cũ trên Facebook vì bản cập nhật này, và tất nhiên cũng ‘lấy đi’ nhiều traffic hơn từ các bài đăng về website.

Một bài viết quá 90 ngày không phải là thứ gì đó quá cũ hay đại loại ‘thuộc về lịch sử’ tuy nhiên nếu một bài viết về COVID-19 được viết cách đây 90 ngày thì là một chuyện khác, nó có thể là đã quá ‘lỗi thời’, nhưng không phải tất cả các bài viết đều trở nên không liên quan sau 3 tháng.

Facebook cho biết trong một thông cáo báo chí như sau:

“Các nhà xuất bản tin tức nói chung đã bày tỏ mối quan ngại về những câu chuyện cũ được chia sẻ lại”.

“Một số nhà xuất bản tin tức đã thực hiện các bước để giải quyết vấn đề này trên website của riêng họ bằng cách dán nhãn nổi bật cho các bài viết cũ để ngăn chặn việc những tin tức ‘lỗi thời’ được sử dụng theo một cách gây hiểu lầm nào đó”.

Có vẻ như các nhà xuất bản đang cố gắng hết sức để ngăn chặn các chia sẻ ‘vô tình’ của các bài báo cũ như là những tin tức mới hiện hữu.

Vấn đề thực sự: Chia sẻ mà không cần nhấp chuột kiểm tra

Như Facebook nêu trong trích dẫn ở trên, các nhà xuất bản sẽ cố gắng làm cho ngày xuất bản trên các bài viết được thể hiện nổi bật hơn.

Nếu người dùng chủ động kiểm tra ngày của các bài viết trước khi chia sẻ, thì tôi cho rằng thông báo này sẽ không cần thiết.

Thật không may, cũng không phải là hiếm hoi gì khi người dùng chia sẻ nội dung mà không cần nhấp vào liên kết đầu tiên. Vì vậy, họ sẽ không biết một bài báo được xuất bản khi nào nếu họ không bao giờ nhìn vào đó trước khi bắt đầu chia sẻ chúng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via searchenginejournal

Lượng slogan “khủng” của Coca-cola thay đổi qua các năm từ 1886 đến 2023

Slogan hiện tại của Coca Cola là ‘Taste the Feeling’, nhưng đây không phải là tagline được sử dụng liên tục trong suốt những năm qua. Sau đây là một số slogan ‘kỳ dị’ nhất mà thương hiệu này đã sử dụng và phát triển qua các năm.

slogan của coca cola
Lượng slogan “khủng” của Coca-cola thay đổi qua các năm từ 1886 đến 2023

1886: Drink Coca Cola and enjoy it

MarketingTrips tạm dịch: Uống Coca Cola và tận hưởng cảm xúc !

Ngọt ngào, và đơn giản, có phải không? Hóa ra, điều này thực sự đe dọa cho thương hiệu.

1939: Whoever You Are, Whatever You Do, think of a good ice cold Coca Cola

MarketingTrips tạm dịch: Dù bạn là ai, dù bạn làm gì, hãy nghĩ về một ly Coca Cola lạnh.

Mặc dù đây là lời kêu gọi hành động khá hấp dẫn đối với hầu hết người tiêu dùng, nhưng nó có vẻ mạnh mẽ một cách tiêu cực điều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu.

1941: Coca Cola is Coke

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola là Coke

Chắc chắn là như vậy rồi !

1942: The only thing like Coca Cola is Coca Cola itself

MarketingTrips tạm dịch: Điều duy nhất giống Coca Cola chính là Coca Cola.

Tất cả các đối thủ cạnh tranh, hãy lưu ý nhé !

slogan của coca cola

Sau đây là danh sách các Slogan mà Coca Cola đã từng dùng cho đến nay:

  • 1886 – Drink Coca-Cola and enjoy it.

MarketingTrips tạm dịch: Hãy uống và tận hưởng Coca Cola

  • 1905 – Coca-Cola revives and sustains.

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola – Hồi sinh và duy trì.

  • 1906 – The great national temperance beverage.

MarketingTrips tạm dịch: Thức uống mang đậm khí chất quốc gia.

  • 1908 – Good til the last drop.

MarketingTrips tạm dịch: Ngon đến giọt cuối cùng.

  • 1910 – Whenever you see an Arrow think of Coca-Cola

MarketingTrips tạm dịch: Bất cứ khi nào bạn thấy một mũi tên, Hãy nghĩ về Coca Cola.

  • 1917 – Three million a day.

MarketingTrips tạm dịch: 3 Triệu mỗi ngày

  • 1922 – Thirst knows no season.

MarketingTrips tạm dịch: Khát thì không cần biết mùa.

  • 1923 – Enjoy life.

MarketingTrips tạm dịch: Hãy tận hưởng cuộc sống

  • 1924 – Refresh yourself.

MarketingTrips tạm dịch: Hãy làm mới chính mình.

  • 1925 – Six million a day.

MarketingTrips tạm dịch: 6 triệu mỗi ngày.

  • 1926 – It had to be good to get where it is.

MarketingTrips tạm dịch: Hãy đủ tốt mới có thể đến được nơi bạn muốn đến

  • 1927 – Pure as Sunlight.

MarketingTrips tạm dịch: Hãy tinh khiết như ánh sáng măt trời

  • 1927 – Around the corner from anywhere.

MarketingTrips tạm dịch: Vòng quanh các ngõ ngách từ bất cứ nơi đâu

  • 1928 – Coca-Cola … pure drink of natural flavors.

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola…Thức uống tinh khiết của hương vị tự nhiên.

  • 1929 – The pause that refreshes.

MarketingTrips tạm dịch: Tạm dừng để làm mới.

  • 1932 – Ice-cold sunshine.

MarketingTrips tạm dịch: Nắng lạnh như băng.

  • 1937 – America’s favorite moment.

MarketingTrips tạm dịch: Khoảnh khắc thú vị của nước Mỹ.

  • 1938 – The best friend thirst ever had.

MarketingTrips tạm dịch: Người bạn tốt nhất mà những cơn khát từng có.

  • 1938 – Thirst asks nothing more.

MarketingTrips tạm dịch: Cơn khát không thể hỏi gì hơn.

  • 1939 – Coca-Cola goes along.

MarketingTrips tạm dịch: Hãy đi cùng Coca Cola.

  • 1939 – Coca-Cola has the taste thirst goes for.

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola luôn hiểu vị khát.

  • 1939 – Whoever you are, Whatever you do, think of good ice cold Coca-Cola.

MarketingTrips tạm dịch: Cho dù bạn là ai, bạn làm gì, hãy nghĩ về Coca Cola mát lạnh.

  • 1941 – Coca-Cola is Coke!

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola là Coke.

  • 1942 – The only thing like Coca-Cola is Coca-Cola itself.

MarketingTrips tạm dịch: Điều duy nhất giống Coca Cola chính là Coca Cola

  • 1944 – How about a Coke?

MarketingTrips tạm dịch: Thử Coke chứ !

  • 1945 – Coke means Coca-Cola.

MarketingTrips tạm dịch: Coke chính là Coca Cola.

  • 1945 – Passport to refreshment.

MarketingTrips tạm dịch: Cánh cửa tới sự giải khát.

  • 1947 – Coke knows no season.

MarketingTrips tạm dịch: Coke hiểu là không có mùa nào cả.

  • 1948 – Where there’s Coke there’s an ice cold.

MarketingTrips tạm dịch: Nơi nào có Coke – Nơi đó có sự mát lạnh.

  • 1949 – Coca-Cola … along the highway to anywhere.

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola…Cùng bạn đến bất cứ nơi đâu.

  • 1952 – What you want is a Coke.

MarketingTrips tạm dịch: Những gì bạn muốn là Coca Cola.

  • 1954 – For people on the go.

MarketingTrips tạm dịch: Cho những ai cần thay đổi.

  • 1956 – Coca-Cola … makes good things taste better.

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola … Khiến những điều tốt đẹp trở nên tốt đẹp hơn.

  • 1957 – The sign of good taste.

MarketingTrips tạm dịch: Dấu hiệu của những hương vị tuyệt vời.

  • 1958 – The cold, crisp taste of Coke.

MarketingTrips tạm dịch: Lạnh – Hương vị giòn tan của Coca Cola.

  • 1959 – Coca-Cola refreshes you best.

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola – Cách tốt nhất để làm mới bạn.

  • 1963 – Things go better with Coke.

MarketingTrips tạm dịch: Mọi điều sẽ tốt hơn với Coca Cola.

  • 1969 – It’s the real thing.

MarketingTrips tạm dịch: Nó đúng là sự thật.

  • 1975 – Look up, America.

MarketingTrips tạm dịch: Hãy tìm đến, Nước Mỹ.

  • 1976 – Coke adds life.

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola giúp thêm cuộc sống.

  • 1979 – Have a Coke and a smile (see also Hey Kid, Catch!)

MarketingTrips tạm dịch: Có Coca Cola – Có nụ cười.

  • 1980 – Coke is it!

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola chính là nó.

  • 1985 – America’s real choice.

MarketingTrips tạm dịch: Sự lựa chọn đích thực của nước Mỹ.

  • 1986 – Red, white & you. (for Coca-Cola Classic)

MarketingTrips tạm dịch: Đỏ, Trắng và Bạn.

  • 1986 – Catch the wave. (for New Coke)

MarketingTrips tạm dịch: Hãy bắt lấy sóng.

  • 1987 – Can’t beat the feeling!.

MarketingTrips tạm dịch: Không thể cưỡng lại cảm xúc.

  • 1990 – Can’t Beat The Real Thing.

Tạm dịch: Không thể cưỡng lại những điều đích thực.

  • 1993 – Always Coca-Cola.

MarketingTrips tạm dịch: Luôn là Coca Cola.

  • 1995 – Always and Only Coca-Cola (test marketed, secondary radio jingle).

MarketingTrips tạm dịch: Luôn luôn và duy nhất Coca Cola.

  • 1998 – Coca-Cola always the real thing! (UK)

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola luôn là những điều đích thực.

  • 1999 – Enjoy. (also used in the UK)

MarketingTrips tạm dịch: Hãy thưởng thức.

  • 2001 – Life tastes good. (also used in the UK)

MarketingTrips tạm dịch: Hương vị tuyệt vời của cuộc sống.

  • 2003 – Real. (also used in the UK)

MarketingTrips tạm dịch: Đích thực.

  • 2005 – Make It Real. (also used in the UK)

MarketingTrips tạm dịch: Hãy biến nó thành sự thật.

  • 2006 – The Coke Side of Life (also used in the UK)

MarketingTrips tạm dịch: Coca Cola – Một phần của cuộc sống.

  • 2009 to 2015 – Open Happiness

MarketingTrips tạm dịch: Mở ra sự hạnh phúc.

  • 2016 – Taste The Feeling

MarketingTrips tạm dịch: Hãy nếm thử cảm xúc.

  • 2023 – Real Magic

MarketingTrips tạm dịch: Sự kỳ diệu đích thực.

Coca Cola có lẽ là một trong số ít các thương hiệu trên thế giới đã thay đổi Slogan của mình rất thường xuyên. Bạn nghĩ slogan nào phù hợp nhất với hình ảnh thương hiệu?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Starbucks, Levi’s ‘chung tay’ với Unilever và Coca-Cola tạm dừng quảng cáo trên nền tảng Facebook

Ngoài Starbucks, Unilever, Coca-Cola còn có hơn 90 nhà quảng cáo lớn khác đã hoặc đang lên kế hoạch dừng quảng cáo từ Facebook, công ty kiếm được khoảng 98% doanh thu hàng năm với 70 tỷ đô la từ quảng cáo.

Coca-Cola, Starbucks và Unilever đã tham gia vào danh sách ngày càng tăng các nhà quảng cáo lớn nhất toàn cầu ‘rút’ quảng cáo từ Facebook trong bối cảnh lo ngại về ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch trên nền tảng quảng cáo số 1 toàn cầu này.

Unilever cho biết: “Tiếp tục quảng cáo trên các nền tảng này vào thời điểm này sẽ không tăng thêm giá trị cho mọi người và xã hội”. Unilever đang tạm dừng tất cả quảng cáo trên Twitter, Facebook và Instagram ở Mỹ ít nhất là đến hết năm 2020 nếu cần.

Động thái này của các thương hiệu là một phần của chiến dịch ‘Stop Hate for Profit’, tạm dịch là ‘Hãy tạm dừng những phát ngôn gây thù địch vì mục tiêu lợi nhuận’, nhằm kêu gọi các mạng xã hội cần thực hiện các biện pháp chặt chẽ hơn nữa xung quanh những nội dung gây thù địch và nạn phân biệt chủng tộc đang ‘tràn lan’ trên các nền tảng này.

Coca-Cola đang tạm dừng quảng cáo trên tất cả các nền tảng truyền mạng thông xã hội trên toàn cầu, đồng thời Giám đốc điều hành của Coca-Cola, James Quincey còn yêu cầu trách nhiệm giải trình và minh bạch hơn từ các công ty truyền thông mạng xã hội.

Vị CEO này nói: “Sẽ không có chỗ cho phân biệt chủng tộc trên thế giới và cũng sẽ không có nơi nào được phân biệt chủng tộc trên phương tiện truyền thông mạng xã hội”.

Trong khi đó, Starbucks sẽ có các cuộc thảo luận trong nội bộ và với các đối tác truyền thông cũng như các tổ chức dân quyền để ngăn chặn sự lan truyền của những ngôn từ gây thù hận, đồng thời họ sẽ không sử dụng các quảng cáo trên nền tảng Facebook và các mạng xã hội trong thời gian này.

Hơn 90 nhà quảng cáo hiện đã ‘rút’ quảng cáo từ Facebook.

Nạn tẩy chay này sẽ là một rủi ro về mặt truyền thông cho Facebook. Vào ngày 26.6, Facebook tuyên bố họ sẽ gắn nhãn các bài đăng có hại trên nền tảng của mình, cũng như cấm quảng cáo mô tả các nhóm khác nhau, dựa trên tình trạng chủng tộc hoặc nhập như một mối đe dọa.

Facebook cho biết thêm: “Một vài lần trong một năm, chúng tôi bỏ qua một vài nội dung có thể vi phạm chính sách quảng cáo của chúng tôi nếu giá trị lợi ích công động vượt qua khỏi những nguy cơ bị tổn hại”.

“Thông thường, chúng ta thấy các bài phát biểu từ các chính trị gia là vì lợi ích công đồng, vì lợi ích chung, và giống như cách các cơ quan báo chí sẽ đăng tải những gì một chính trị gia nói, chúng tôi nghĩ mọi người thường có thể nhìn thấy nó trên nền tảng của chúng tôi”.

Chúng tôi sẽ sớm bắt đầu dán nhãn một số nội dung chúng tôi để lại vì nó được coi là đáng tin cậy, vì vậy mọi người có thể biết khi nào thì những trường hợp này được thông báo.

Tiếp theo đó, thương hiệu thời trang toàn cầu Levi’s và thương hiệu đồ uống Diageo đã đăng trên Twitter thông báo rằng họ sẽ tham gia chiến dịch “Stop Hate For Profit” và tạm dừng tất cả quảng cáo trên Facebook và Instagram từ tháng 7 này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

TikTok For Business: Cánh tay của TikTok tới mảng B2B

TikTok For Business là gì? TikTok For Business hoạt động như thế nào? Vai trò và chức năng của trình quản lý doanh nghiệp TikTok?

TikTok For Business mở ra cánh cửa hoàn toàn mới để tạo nên những nội dung có khả năng đối thoại với người dùng và mời gọi họ tham gia vào câu chuyện đầy cảm hứng của các thương hiệu.

tiktok for business là gì
TikTok For Business: Cánh tay đắc lực của TikTok tới mảng B2B

Mới đây, TikTok đã giới thiệu TikTok for Business, một nền tảng toàn cầu mới giúp các thương hiệu truyền tải thông điệp về sản phẩm của mình một cách sáng tạo và hấp dẫn hơn.

Trên nền tảng này, các thương hiệu và những người làm marketing có thể nâng tầm sự sáng tạo trong cách thức kể các câu chuyện thương hiệu, mang đến cho người dùng một phương cách mới để khám phá các sản phẩm của họ.

TikTok for Business là gì?

TikTok for Business là một nền tảng tập trung cho các nhà quảng cáo doanh nghiệp trên mạng xã hội TikTok.

Thay vì phải tự nghĩ ra các chiến lược marketing trên TikTok, nền tảng này hướng đến mục tiêu hướng dẫn các nhà tiếp thị thực hiện toàn bộ quá trình từ việc tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đúng đối tượng đến phân tích dữ liệu của chiến dịch.

TikTok for Business hoạt động như thế nào?

TikTok for Business hoạt động như một trung tâm giáo dục trực tuyến cung cấp tất cả các hướng dẫn cần thiết để các nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu quảng cáo thông qua trình quản lý quảng cáo (TikTok Ads Manager).

TikTok for Business: Giải pháp liền mạch và đơn giản cho doanh nghiệp.

Các sản phẩm của TikTok có mặt tại mọi điểm marketing, tạo điều kiện cho nghệ thuật kể chuyện thêm phong phú và hấp dẫn. Toàn bộ video trên TikTok đều liền mạch, dưới dạng toàn màn hình và thân thuộc với trải nghiệm người dùng.

Quá trình làm việc với nhiều công ty hàng đầu trong ngành đã giúp TikTok xây dựng các giải pháp đo lường hiệu quả.

TikTok cũng vừa công bố về Hiệu ứng AR mới nhất dành cho các thương hiệu mang tên “Branded Scan”, một sản phẩm mới cho phép người dùng tương tác thực tế ảo với bất kỳ thương hiệu nào.

TikTok For Business mở ra cánh cửa hoàn toàn mới để tạo nên những nội dung có khả năng đối thoại với người dùng và mời gọi họ tham gia vào câu chuyện đầy cảm hứng của các thương hiệu.

Các thương hiệu có cơ hội đổi mới hoàn toàn phương thức tiếp thị truyền thống và tương tác cùng người dùng ngày nay bằng cách khuyến khích họ ‘tạo (nội dung) TikTok’, thay vì xem những video quảng cáo thông thường“.

Các thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong hành trình trải nghiệm của TikTok.

Dù đó là những bước đầu chập chững làm quen, tiếp cận các xu hướng, trong quá trình kết nối cộng đồng, hay đang nỗ lực tạo sự nhận biết cho các dịch vụ của mình, các thương hiệu đã và đang xây dựng một cộng đồng những người xem thực trên cơ sở chia sẻ niềm vui và những giá trị tích cực.

Với TikTok For Business, các thương hiệu sẽ được cung cấp những phương thức để họ được khám phá và được kết nối. Họ sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tương tác với người dùng qua những cơ hội chỉ được tìm thấy trên TikTok“, đại diện TikTok cho biết.

Quy mô và tính sáng tạo: là một nền tảng đang phát triển nhanh, TikTok trao cho thương hiệu và người dùng quyền năng lan tỏa câu chuyện của họ, dựa trên tính giải trí và chia sẻ độc đáo nhất của TikTok.

Thị giác, chuyển động và âm thanh: TikTok mang đến không gian ngập tràn âm thanh trên chiếc di động. Có rất nhiều cơ hội để sáng tạo: nhạc nền, hiệu ứng âm thanh, giọng thuyết minh (voice-over), tương tác lẫn nhau (reaction)…

Tính cộng đồng và gắn kết: nói đến TikTok là nói đến sự “chung tay”. Điều này đồng nghĩa với cơ hội cho người làm marketing đưa chiến dịch của mình thực sự hòa vào cộng đồng. Tham gia TikTok, người dùng đôi khi thấy mình được truyền cảm hứng đến mức sáng tạo ra một “phiên bản” đậm dấu ấn cá nhân của chính mình.

Các thương hiệu sẽ nhìn thấy rõ rệt các chiến dịch của mình mang đến những ảnh hưởng tích cực đến người dùng như thế nào.

Nơi văn hóa thành hình: TikTok là một nền tảng mở, nơi bất kỳ ai và bất kỳ nhãn hàng nào cũng có thể được cộng đồng khám phá. Cơ hội để biết những gì đang xảy ra trên toàn thế giới là vô hạn. Văn hóa được tạo ra một cách cởi mở và đậm tính cộng đồng trên TikTok mỗi ngày.

Các thương hiệu có thể hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung, tận dụng tài nguyên sáng tạo và cộng đồng người theo dõi mà những người này đã dày công tạo lập mang đến những nội dung chân thực nhất.

Ngoài ra, TikTok cũng đang thử nghiệm một nền tảng có tên là Creator Marketplace tại Việt Nam, để các nhãn hàng có thể tìm hiểu và hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung trong các chiến dịch thương hiệu, nhằm tăng mức độ nhận diện và thu hút khách hàng mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn Ads: Cách chạy quảng cáo trên LinkedIn cho doanh nghiệp

Đối với hầu hết các ngành hàng, Quảng cáo trên LinkedIn hoạt động tốt nhất nếu bạn tập trung vào việc đưa mọi người vào ‘phễu’ chiến lược dài hạn của mình – Đừng cố gắng để bán hàng cho họ ngay từ những ‘cái nhìn’ đầu tiên.

LinkedIn Ads: Hướng dẫn chạy quảng cáo LinkedIn cho doanh nghiệp
LinkedIn Ads: Hướng dẫn chạy quảng cáo LinkedIn cho doanh nghiệp

Khi nói đến B2B Marketing, có rất nhiều lý do để bạn yêu thích LinkedIn hay LinkedIn Ads. Không có nền tảng truyền thông mạng xã hội nào khác hiện có thể thay thế được.

Không có nơi nào khác bạn có thể nhắm mục tiêu cụ thể đến những người ra quyết định quan trọng dựa trên quy mô kinh doanh, ngành công nghiệp của họ và tất cả các loại tiêu chí tiện dụng khác?

Trên LinkedIn, hơn 690 triệu chuyên gia đang ‘háo hức’ để chia sẻ tất cả các loại thông tin về bản thân. Họ đến với nền tảng này mong muốn tìm hiểu, học hỏi, chia sẻ và khám phá các cơ hội kinh doanh mới.

LinkedIn Ads là gì? Chạy quảng cáo LinkedIn là làm công việc gì?

LinkedIn Ads (Quảng cáo LinkedIn) là khái niệm đề cập đến việc các thương hiệu hay người làm marketing chạy quảng cáo trên mạng xã hội LinkedIn.

Với gần 1 tỷ người dùng toàn cầu, LinkedIn là nền tảng vô cùng tiềm năng để các doanh nghiệp tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy xây dựng nhận diện thương hiệu, và hơn thế nữa.

LinkedIn là một thế giới của B2B Marketing.

Vấn đề duy nhất là, quảng cáo cho những người ra quyết định (decisionmakers) trên LinkedIn không đơn giản như marketing cho người tiêu dùng trên Facebook.

Vì vậy, trong khi Quảng cáo LinkedIn có vẻ như là một giấc mơ đã trở thành hiện thực đối với các doanh nghiệp B2B thì đối với nhiều người, thật khó để biến tất cả tiềm năng đó thành hiện thực có lợi nhuận. Tất nhiên rồi …!

Trong những năm qua, chính bản thân nền tảng Quảng cáo LinkedIn đã khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với các B2B Marketer. Khá nhiều vấn đề xảy ra trên nền tảng khiến nền tảng không mấy gây được ‘tiếng vang’ đến những người làm quảng cáo nói riêng và người làm marketing nói chung.

Điều này khiến nhiều doanh nghiệp B2B gặp một chút hóc búa. Quảng cáo LinkedIn có phải là một khoản đầu tư tốt không? Hay họ nên tập trung nỗ lực của họ ở nơi khác?

Sau khi chạy hàng loạt chiến dịch Quảng cáo LinkedIn cho hàng chục doanh nghiệp, chúng tôi đã đưa ra một danh sách các câu hỏi mà bạn có thể sử dụng để giúp xác định xem Quảng cáo LinkedIn có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không. Hãy cùng xem nhé !

Doanh nghiệp của bạn đã tận dụng tốt hầu hết các kênh marketing khác chưa?

Theo kinh nghiệm của tôi, LinkedIn Ads là một công cụ marketing theo phễu dài hạn tuyệt vời. Người dùng LinkedIn truy cập vào nền tảng để học hỏi, không phải để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Kết quả là gì, sẽ không phải là một nơi lý tưởng để bạn bắt đầu với Marketing.

Khi bạn lần đầu tiên xây dựng kênh marketing của mình và tìm ra thông điệp của mình, đó có thể là một ‘đường cong học tập’ khá dốc. Điều này còn là sự thật với bất cứ nền tảng nào khác khi bạn mới bắt đầu xây dựng.

Nếu bạn bắt đầu với LinkedIn Ads, nó sẽ có giá khá cao. Trung bình, hầu hết các doanh nghiệp sẽ trả khoảng 5.74 USD cho mỗi lần nhấp chuột (CPC – Cost Per Click).

Trong ngành Marketing gọi đây là “high funnels – low intent” Click. Có nghĩa là bản thân người Click không có ý định “hành động’ ngay từ những bước đầu tiên và phễu bán hàng của bạn có thể kéo dài và có giá trị cao.

Lấy một tỷ lệ chuyển đổi trung bình ở các tài khoản, bạn có thể sẽ mong đợi trả khoảng 90 USD cho mỗi lần chuyển đổi, chuyển đổi này có thể là cho một lần tải xuống e-book hoặc một cái gì đó tương tự.

Để so sánh, hãy lấy một chuyển đổi có giá cao nhất trên nền tảng quảng cáo Facebook, là dịch vụ công nghệ – Technology Services, ở mức trung bình, nó có thể là 55.21 USD cho mỗi lần chuyển đổi. Cũng không hề rẻ một chút nào.

Bạn có thể thấy, nếu bạn chưa tối đa hóa kết quả của bạn trên Quảng cáo Google, Quảng cáo Facebook hoặc bất kỳ nền tảng có liên quan nào khác, LinkedIn có lẽ là một ‘miền đất hứa’ cho doanh nghiệp của mình.

Bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình và bạn đã có thiết lập các kênh chéo (cross-channels) mà bạn cần để tận dụng các lần nhấp chuột và chuyển, LinkedIn Ads là một “cross’ mà bạn nên nhắc để thêm vào.

Lợi nhuận của bạn có thể ‘gánh vác’ chi phí của Quảng cáo trên LinkedIn không?

Như các bạn thấy, quảng cáo trên LinkedIn có chi phí hay giá khá cao. Mặc dù nó có thể mang lại doanh số trực tiếp cho một số doanh nghiệp, nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp, quảng cáo LinkedIn hoạt động tốt nhất nếu bạn tập trung vào việc đưa mọi người vào phễu của bạn chứ không phải cố gắng bán cho họ ngay lập tức.

Tuy nhiên, nếu bạn trả 90 USD để đưa ai đó vào phễu của mình, bạn cần một khoản lợi nhuận kha khá để có thể ‘thanh toán’ các loại chi phí trả trước đó.

Suy cho cùng, không phải ai ra quyết định điền vào mẫu thông tin khách hàng tiềm năng (lead-form) của bạn đều sẽ trở thành khách hàng. Điều này đúng cho tất cả các kênh chứ không chỉ riêng cho LinkedIn.

Thật không may, nếu nó có giá 90 USD cho mỗi lần điền vào mẫu và chỉ 10% trong số đó trở thành khách hàng của bạn, bạn phải trả 900 USD cho mỗi khách hàng mới. Khi này bạn cần xem xét giá trị mà mỗi khách hàng đó tạo ra cho doanh nghiệp (CLV).

Đối với một số doanh nghiệp, đó sẽ là một cú ‘ích’ lớn để tăng doanh số. Nhưng đối với một số doanh nghiệp khác, nó có thể là mức ‘không thể chấp nhận’.

Rõ ràng, những con số này chỉ là ước tính giả thuyết. Chi phí của bạn sẽ cụ thể cho doanh nghiệp của bạn, những gì bạn đang bán và khách hàng mục tiêu của bạn là ai.

Điều quan trọng là hãy nhìn kỹ vào những gì bạn có thể chi tiêu để có được một khách hàng hoặc khách hàng mới. Nếu bạn có thể kiếm được ít hơn mức mà bạn phải chi trả thì cũng nên cân nhắc. Lưu ý bạn có thể áp dụng CLV (customer lifetime value) để tính toán cho doanh thu có thể mang về từ một khách hàng trong một khoảng thời gian nào đó.

Nếu bạn kiếm được hàng ngàn lợi nhuận từ đúng khách hàng và quảng cáo LinkedIn sẽ đưa bạn đến trước đối tượng lý tưởng của mình, đó có thể là một lựa chọn tuyệt vời để thử!

Cho đến khi bạn thực sự bắt đầu chạy quảng cáo, nó cũng có một chút giả thuyết, nhưng nếu chừng nào bạn còn gặp khó khăn trong việc hiểu cơ chế của quảng cáo LinkedIn thì chừng đó bạn khó có cơ hội chiến thắng nếu ứng dụng vào thực tế.

Bạn có một chiến lược content marketing tốt?

Nội dung là ngôn ngữ của LinkedIn. Như chúng ta đã bàn luận ở các nội dung trước, mọi người ‘không muốn’ đến LinkedIn để mua một thứ gì đó, họ đến đó để tìm hiểu, để học hỏi, để kết nối và thảo luận về các chủ đề mà họ quan tâm.

Để có kết quả tốt từ quảng cáo trên LinkedIn, bạn cần tôn trọng điều đó.

Trên LinkedIn, hầu hết các chiến dịch bán hàng trực tiếp đều là quá sớm. Thay vào đó, để có được kết quả tốt nhất thì bạn nên tập trung vào việc chia sẻ nội dung có giá trị cao.

Những bài đăng trên blog, video, podcast và cả những ‘gated content’ (Loại nội dung yêu cầu người dùng cung cấp một thông tin gì đó để tiếp tục tương tác với nội dung) là cách tốt nhất để thu hút khách hàng tiềm năng của bạn (potential customer).

Nếu bạn yêu cầu họ mua hàng, bạn cũng có thể sợ họ cảm thấy phiền và ‘đi mất’. Giải pháp khi này là hãy cung cấp cho họ những hiểu biết và đề xuất có giá trị về các cách sẽ giúp cải thiện công việc kinh doanh của họ. Và khi này bạn đã có thêm cơ hội để khiến họ nhấp chuột vào nội dung của bạn.

Tuy nhiên, để làm tất cả những điều đó, bạn phải có những hiểu biết và đề xuất có giá trị về cách cải thiện doanh nghiệp của họ để chia sẻ. Nếu bạn không có nội dung tốt, bạn sẽ khó có được kết quả tốt từ các chiến dịch quảng cáo trên LinkedIn của mình.

Ngoài một chiến lược nội dung tuyệt vời, bạn cũng nên có một chương trình email và chiến lược nuôi dưỡng khách hàng vững chắc trước khi bạn đầu tư vào quảng cáo LinkedIn. Sẽ rất lãng phí nếu bạn phải chi tận 90 USD cho một chuyển đổi để rồi sau đó bạn ‘lãng quên nó’. Hãy nhớ B2B không như B2C.

Dịch vụ hay sản phẩm quảng cáo LinkedIn có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không?

Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu sử dụng quảng cáo LinkedIn chưa? Có thể là có hoặc cũng có thể là không.

Nếu bạn vừa tìm ra và bắt đầu chiến lược digital marketing của mình, thì bây giờ có lẽ chưa phải là thời điểm tuyệt vời để đầu tư vào quảng cáo trên LinkedIn. Hẳn là bạn sẽ có rất nhiều điều cần làm, và với một kênh ‘khá tốn kém’ như LinkedIn thì bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư. Có thể bạn sẽ ưu tiên các kênh khác có hiệu suất nhanh hơn.

Ngay cả đối với các doanh nghiệp đã có chiến lược marketing rõ ràng thì quảng cáo trên LinkedIn vẫn có thể không hiệu quả với doanh nghiệp (cũng như các kênh khác ở giai đoạn thử nghiệm). Nếu bạn không có đủ lợi nhuận để có thể ‘gánh vác’ các chi phí marketing trên LinkedIn, thì có lẽ bạn nên đầu tư vào các kênh khác.

Nhưng, nếu bạn đã có được mức lợi nhuận và bạn có một chiến lược tiếp thị đa kênh, vững chắc được hỗ trợ bởi các chiến dịch tiếp thị email hiệu quả và nội dung tuyệt vời, Quảng cáo LinkedIn là một lựa chọn chắc chắn để xem xét. Ném Quảng cáo Bing vào hỗn hợp và mọi thứ thậm chí còn tốt hơn.

Tuy nhiên mọi thứ cũng chỉ là giả thuyết. Đã có rất nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh trên LinkedIn mà không cần phải thử hoặc xem xét các tiêu chí ở trên. Nhưng nếu bạn đã đọc qua bài viết này thì có lẽ bạn không có gì phải bỡ ngỡ nữa dù cho kết quả của bạn nhận được là gì.

Mặt khác, nếu bạn đọc qua bài viết này và suy nghĩ, thì bạn biết đấy, nếu công việc kinh doanh của bạn nghe có vẻ hoàn hảo đối với quảng cáo trên LinkedIn thì cũng đừng có ngần ngại gì mà không thử. Biết đâu, đó là một kênh có thể giúp doanh nghiệp của bạn ‘tăng tốc’ nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh thì sao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Điều gì sẽ xảy ra sau chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook?

Tuần trước, hàng loạt công ty ra mặt ủng hộ chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook #StopHateForProfit. Chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng nào?

Facebook hiện có khoảng 8 triệu nhà quảng cáo. Nếu muốn mạng xã hội này bị tác động, cần phải có hiệu ứng đám đông cực lớn.

Facebook báo hiệu họ có ý định “chơi” theo luật của mình. Trong biên bản 1.600 chữ gửi các nhà quảng cáo mà CNBC được xem, Phó Chủ tịch phụ trách Giải pháp kinh doanh toàn cầu Carolyn Everson viết: “Tôi thực sự hi vọng các ngài biết chúng tôi không thay đổi chính sách vì áp lực doanh thu.

Chúng tôi đặt ra chính sách dựa trên các nguyên tắc thay vì lợi ích kinh doanh”. Bà khẳng định tẩy chay nhìn chung không phải con đường để phát triển cùng nhau.

Tuần trước, sau khi Sleeping Giants – liên minh các tổ chức vận động – kêu gọi các nhà quảng cáo ngừng chi tiền trên Facebook vào tháng 7, hơn 100 công ty – trong đó có Verizon, Coca-Cola, Starbucks, The North Face – đã tham gia. Các tổ chức này muốn Facebook siết chặt chính sách phát ngôn thù địch, giải quyết nạn tin giả.

Năm 2019, Facebook mang về 69,7 tỷ USD doanh thu quảng cáo toàn cầu nhờ vào hàng triệu nhà quảng cáo. Dù một số chi đậm hơn nhiều người khác, cần phải có một nhóm lớn cùng rút khỏi Facebook mới có thể đánh vào tài chính. Song, tài chính không phải mục đích cuối cùng của liên minh Sleeping Giants.

Trong buổi phát trực tiếp trên Facebook, CEO Mark Zuckerberg thông báo công ty sẽ thay đổi chính sách để cấm phát ngôn thù địch trong quảng cáo. Người đứng đầu Facebook không trực tiếp nhắc đến chiến dịch tẩy chay.

Rashad Robinson, Chủ tịch Color for Change – một nhóm trong liên minh, không đánh giá cao cách giải quyết của Zuckerberg. Trên mạng xã hội Twitter, ông viết: “Nếu đây là phản hồi mà anh ta gửi đến các nhà quảng cáo lớn đang rút hàng triệu USD từ công ty, chúng ta không thể tin năng lực lãnh đạo của anh ta”.

Tiếp theo là gì?

Trong ghi chú của Bank of America, các chuyên gia nhận xét Verizon có tiềm năng tạo ảnh hưởng đối với các nhà quảng cáo khác. Tác động của tẩy chay có thể không cao vì Facebook có nhiều nhà quảng cáo.

Song nếu các nhân vật quan trọng trong các lĩnh vực lớn tham gia, hiệu ứng quả cầu tuyết hay hiệu ứng đám đông trong ngắn hạn sẽ xuất hiện. Điều đó dường như cũng đúng với Unilever.

Các chuyên gia của Bank of America dự đoán sẽ có quy định nghiêm khắc hơn về phát ngôn thù địch và có thể vài chính sách mới về xác thực nội dung.

Trong khi đó, sau khi Unilever tuyên bố hành động của mình, các nhà phân tích của Bernstein nhận xét chiến dịch tẩy chay lần này khác với chiến dịch #deletefacebook năm 2018 sau bê bối Cambridge Analytica.

“Hoàn cảnh hiện tại rất khác. Ai tham gia và ai không tham gia chiến dịch tẩy chay rất rõ ràng, các nhãn hàng im lặng bị xem là đồng lõa”, chuyên gia của Bank of America nhận định.

Giới phân tích tin rằng các nhãn hàng khác cũng sẽ tẩy chay Facebook, Twitter và sẽ mở rộng hơn trong tháng 7 tới. Google cũng có thể bị liên đới. Coca-Cola thông báo tạm dừng quảng cáo trên tất cả mạng xã hội trên toàn cầu.

“Sẽ có nhiều thương hiệu làm theo và nếu không có gì thay đổi, sẽ không dễ dàng để một thương hiệu đã tẩy chay lại quay lại quảng cáo ngay vào tháng 8.

Điều ấy sẽ rất thiếu tôn trọng đối với liên minh Sleeping Giants. Tuy nhiên, vẫn có hàng dài các nhà quảng cáo vui mừng lấp chỗ trống quảng cáo khi có sẵn”.

Ngoài ra, sự xáo trộn lại trở thành cơ hội cho người chơi khác. Một phần ngân sách lẽ ra chi cho Facebook sẽ xuất hiện trên Snapchat, Pinterest, Amazon… giới phân tích nhận định.

Mark Zuckerberg vẫn kiên định với lập trường mà CEO này cho là đúng. Song, nếu có đủ số lượng nhãn hàng tham gia tẩy chay, có thể người đứng đầu Facebook sẽ phải đặt lại câu hỏi về lập trường này. Ngược lại, nếu nhà quảng cáo bắt đầu không đạt mục tiêu doanh thu, họ sẽ cảm thấy cần phải trở lại Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ictnews

Chạy quảng cáo cạnh nội dung “xấu” – các nhãn hàng thiệt hại đến mức nào?

80% người tiêu dùng Mỹ cho biết sẽ tránh hoặc ngừng mua một sản phẩm nếu sản phẩm đó được quảng cáo cạnh một nội dung cực đoan, độc hại trên mạng.

Facebook đang đối mặt với cuộc khủng hoảng khi hơn 100 thương hiệu hàng đầu thế giới đồng loạt tẩy chay quảng cáo mang tên Stop Hate for Profit (Ngừng kiếm tiền từ sự thù địch) nhằm phản ứng việc mạng xã hội này không kiểm soát những nội dung độc hại, mang tính thù địch, phân biệt đối xử trên nền tảng của mình.

Honda, Pepsi và Hershey’s là những cái tên mới nhất hưởng ứng chiến dịch tẩy chay này cùng những tên tuổi như Verizon, Unilever, P&G, Coca-Cola với việc ngừng quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội của Facebook đến hết tháng 7 hoặc hết năm 2020.

Chiến dịch tẩy chay này có thể là tạo ra những tác động mang tính bước ngoặt đối với các công ty truyền thông xã hội, vốn thu lợi khủng từ quảng cáo nhưng lại không sẵn sàng hoặc không thể đảm bảo rằng chúng không chìm trong những nội dung độc hại.

Hủy hoại danh tiếng vì quảng cáo cạnh nội dung xấu độc

Theo một nghiên cứu của tổ chức Trustworthy Accountability Group (TAG) vào năm 2019, 80% người Mỹ sẽ tránh hoặc ngừng mua một sản phẩm nếu sản phẩm đó được quảng cáo cạnh một nội dung cực đoan hoặc độc hại trên mạng.

Đây là khảo sát được phối hợp thực hiện cùng Brand Safety Institute (BSI), với 1.017 người tham gia để xem sức ảnh hưởng của việc đặt sai vị trí quảng cáo ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của họ. 73% người tham gia khảo sát tin rằng việc đặt các quảng cáo sáng tạo bên cạnh những nội dung độc hại trên Facebook huỷ hoại danh tiếng của các thương hiệu.

Mối quan ngại lớn nhất đối là nội dung ‘người lớn’, với 72% người được hỏi cho rằng các thương hiệu nên hành động để quảng cáo của họ không có liên quan tới những nội dung này.

Nội dung bạo lực cũng là một mối lo khác đối với khách hàng. 70% người tham gia khảo sát nói rằng các thương hiệu nên ưu tiên hành động để ngăn chặn quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh những nội dung bạo lực.

Có tới 90% nói rằng các nhãn hàng phải đảm bảo quảng cáo của họ không chạy trên những trang web hay ứng dụng có nội dung độc hại hoặc không phù hợp. Chỉ 2% nói rằng các thương hiệu không phải chịu trách nhiệm khi việc này xảy ra.

“Khảo sát này cho thấy những rủi ro thực sự với doanh thu của một công ty đến từ một cuộc khủng hoảng về an toàn thương hiệu”, Mike Zaneis, CEO của TAG và cũng là đồng sáng lập của BSI.

“Những ảnh hưởng về danh tiếng có thể khó đong đếm, nhưng khách hàng nói rằng họ sẽ phản ứng bằng cách đóng hầu bao nếu các thương hiệu không có những động thái cần thiết để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình khỏi những rủi ro như phát ngôn thù địch, độc hại và vi phạm bản quyền”.

Các nhãn hàng: Không khoan nhượng

 

Unilever, công ty tuyên bố dừng quảng cáo trên Facebook cũng như Instagram và Twitter, cho biết: “Tiếp tục quảng cáo trên những nền tảng này chẳng mang lại giá trị gì cho khách hàng của chúng tôi và cả cộng đồng.

Chúng tôi công nhận nỗ lực của các đối tác, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là với những phát ngôn thù địch, gây chia rẽ trong thời điểm bầu cử nhạy cảm tại Mỹ”.

Trong khi đó, nhà mạng Verizon cho biết sẽ dừng quảng cáo trên Facebook và Instagram cho đến khi Facebook có “một giải pháp chấp nhận được” để xử lý những nội dung độc hại, theo Wall Street Journal.

“Chúng tôi đang áp dụng những chính sách nghiêm ngặt về nội dung và tuyệt đối không khoan nhượng. Chúng tôi sẽ hành động nếu những chính sách đó bị vi phạm”, đại diện Unilever cho biết.

Coca-Cola Co. cũng tuyên bố dừng quảng cáo trên tất cả nền tảng mạng xã hội trong ít nhất 30 ngày, bao gồm Facebook.

“Chúng tôi sẽ nhân cơ hội này để đánh giá lại các tiêu chuẩn và chính sách quảng cáo của mình, nhằm xem liệu có cần phải đưa ra những thay đổi trong nội bộ hay không và chúng tôi kỳ vọng các đối tác mạng xã hội sẽ loại bỏ những nội dung thù địch, bạo lực và không phù hợp trên nền tảng của họ”, CEO James Quincey của Coca-Cola cho biết trong một thông cáo.

Trong thông báo dừng quảng cáo trên Facebook, thương hiệu Ben & Jerry’s – thuộc sở hữu của Unilever – kêu gọi Facebook “hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn việc các nền tảng mạng xã hội của mình bị lợi dụng nhằm chia rẽ dân tộc; đàn áp cử tri; xúi giục, kích động phân biệt chủng tộc và bạo lực; và làm suy yếu nền dân chủ của nước Mỹ”.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tamara Rogers, giám đốc marketing của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK), cho rằng “vấn đề Facebook là một thách thức thật sự” mà mọi nhà tiếp thị đang phải đối mặt. Dù đánh giá cao những nỗ lực của Facebook để giải quyết các vấn đề, tình hình hiện tại rất phức tạp.

“Đến một lúc nào đó, khi mọi thứ bùng lên đến mức mà chúng tôi rơi vào tình thế tiêu cực, chúng tôi phải đảm bảo gìn giữ hình ảnh thương hiệu của mình.

Các thương hiệu của chúng tôi phục vụ mọi người, vì vậy chúng tôi cần phải làm những điều đúng đắn”, bà Rogers nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Chiến lược Marketing “độc” giúp Startup bán dao cạo được Unilever mua lại với giá 1 tỉ USD

Từ một startup nhỏ bé thành lập vào năm 2011 đến màn hạ cánh an toàn với giá 1 tỷ USD vào năm 2016 khi gia nhập Unilever. Dollar Shave Club (DSC) là một minh chứng sống của bán hàng thông minh.

Nội dung nổi bật:

Bối cảnh: Trong một thị trường bị “độc chiếm” bởi Gillette. Các đấng mày râu chỉ có 2 sự lựa chọn. Một là chấp nhận “thủng túi” để sở hữu cây dao cạo chất lượng cao và phải tiếp tục thay mới lưỡi cạo mắc tiền. Hai là sử dụng các sản phẩm giá rẻ nhưng thường gây chảy máu và cũng phải mua mới thường xuyên.

Kế hoạch: Từ khi thành lập, DSC đã xây dựng cho mình một chiến lược bán hàng cực kỳ “có duyên”. Từ một video độc thoại “triệu view” vào năm 2012 đến hàng loạt dịch vụ đi kèm với nội dung hóm hỉnh. DSC không phải là công ty, DSC là một “câu lạc bộ”.

Kết quả: Hơn 10 triệu USD vốn đầu tư được đổ vào chỉ sau 1 năm thành lập, với 3,2 triệu khách hàng trung thành và được Unilever mua lại với giá 1 tỷ USD chỉ sau 5 năm.

Dollar Shave Club trở thành một tấm gương cho các startups về chiến lược marketing và bán hàng.

Đơn giản mà tốt

Nếu chỉ xét về mô hình kinh doanh, Dollar Shave Club sở hữu một mô hình có thể nói là quá đơn giản:
  • Thứ nhất, DSC đơn thuần là một công ty thương mại. Sản phẩm mà DSC cung cấp cho khách hàng đều được mua với số lượng lớn và mức chiết khấu cao từ nhiều nhà cung cấp (chẳng hạn như dao cạo từ Dorco USA).
  • Thứ hai, “Câu lạc bộ DSC” đơn giản chỉ là nơi khách hàng đăng ký trở thành một hội viên và trả một số tiền cố định mỗi tháng để được DSC cung cấp sản phẩm.
Nhưng điều đặc biệt ở đây là DSC luôn dành phần lớn chi phí để làm hài lòng khách hàng. “Câu lạc bộ” này sẵn sàng chịu lỗ để có thêm hội viên mới.
Tiêu biểu là chiến lược “Tất cả chỉ 1 đô”. Khách hàng khi đăng ký gia nhập có quyền dùng thử sản phẩm từ bình dân đến cao cấp của DSC chỉ với giá 1 USD.

Vậy Dollar Shave Club kiếm tiền bằng cách nào?

Như đã nói ở trên, DSC là sự kết hợp giữa mô hình kinh doanh thương mại và đăng ký hội viên.
DSC không trực tiếp sản xuất, những sản phẩm DSC cung cấp được mua với số lượng lớn và phân phối lại cho các thành viên trong CLB. Phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sẽ trở thành lợi nhuận của DSC, và những thành viên CLB tự động “bị” trích một khoản tiền trong tài khoản vào mỗi tháng để nhận sản phẩm đều đặn.
Chi phí của một gói sản phẩm DSC bao gồm:
  • Giá mua đầu vào của sản phẩm.
  • Phí logistics (vận tải + bao bì + in ấn …)
  • Các chi phí quản lý và bán hàng (bao gồm phí marketing, chi phí vận hành công ty và những chi phí không tên khác).
DSC thường “chịu chơi” khi không thèm tính phí logistics và phí mua sản phẩm cho những đơn hàng đầu tiên của khách. Những loại phí này (và cả lợi nhuận) chỉ được cộng vào sau khi khách hàng hài lòng và tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Chiến thuật tuy nghe có vẻ đơn giản này đã giúp DSC thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng thử và trở thành hội viên trung thành.

Dollar Shave Club khác gì so với những công ty khác?

Ngay từ cái tên của mình, Dollar Shave Club luôn định vị là một “Câu lạc bộ” chứ không phải là một công ty thông thường. DSC có khả năng nhìn nhận nhu cầu và các vấn đề thường gặp về vệ sinh cá nhân của những đấng mày râu và ra sức giải quyết nó.

Dù mô hình kinh doanh không có gì là mới mẻ, cách bán hàng thông minh mới là yếu tố đem lại sự khác biệt và đồng thời là lợi thế cho DSC.

Với những bộ óc marketing được giới phân tích không tiếc lời khen ngợi. Nội dung quảng cáo của DSC luôn đánh trúng mục tiêu, đúng từng đối tượng và đúng từng sản phẩm họ cần.

“Câu lạc bộ mày râu” luôn tự hào sản phẩm của họ là “tuyệt hảo”, sẵn sàng cung cấp một phương án vừa tốt vừa rẻ cho khách hàng.

Tuy sở hữu giá trị to lớn đem lại cho khách hàng, DSC vẫn cần một kế hoạch bán hàng hiệu quả để có thể cất cánh.

Suy cho cùng, mức giá rẻ và chất lượng chỉ đạt được khi DSC sở hữu một doanh thu đủ mạnh để gây sức ép lên các đối tác nhằm giữ vững lợi thế cạnh tranh cho khách hàng.

Và cái khó đã ló cái khôn, DSC quyết định sử dụng chiến thuật bán hàng dựa vào video và nội dung “gây bão”, bắt đầu vào năm 2012, đoạn video đầu tiên của DSC “bùng nổ” khi vị CEO với phong cách rất hài hước giải thích về giá cả và chất lượng tuyệt vời của sản phẩm.

Chỉ trong vòng 48 giờ đầu tiên, đoạn video kia đã đem về cho DSC hơn 12.000 khách hàng mới, những người chỉ cần 1 phút 33 giây để cảm thấy rằng DSC đang cung cấp đúng thứ mà họ cần.

Và không chỉ cung cấp sản phẩm, DSC còn tập trung vào phát triển mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. “Trải nghiệm DSC” là một trong những yếu tố biến công ty này trở thành một phần trong đời sống hằng ngày của các thượng đế.

Với mỗi gói hàng được giao, DSC gửi kèm cho khách hàng một quyển “Tạp chí phòng tắm” bao gồm những nội dung hài hước, các bí quyết làm đẹp cho nam giới, và những bài viết cực kỳ “trên trời dưới đất” như: “Làm thế nào để cạo râu mà không cần kính”, hay “Liệu nắp bồn cầu có thể sử dụng như một tấm khiên?”.

Theo một khảo sát gần đây, một số khách hàng trung thành của DSC cho rằng họ không “nỡ” hủy dịch vụ của DSC vì CLB này quá “thú vị”.

Dollar Shave Club đã kết hợp một cách tài tình giữa lợi ích về kinh tế và mô hình bán hàng cực kỳ thông minh, nhờ đó mà DSC đã nhanh chóng trở thành một đối trọng đối với những gã khổng lồ trong ngành như Gillete. Thậm chí Gillete còn phải tạo ra một “Câu lạc bộ” cho riêng mình để không tiếp tục mất thêm thị phần vào tay đối thủ.

Thành công “vũ bão” và cái kết “tỷ đô” với Unilever

Không chỉ được khách hàng yêu thích, Dollar Shave Club còn được hàng chục quỹ đầu tư khác nhau ủng hộ với nhiều khoản tiền “rót” liên tục: 1 triệu USD vào tháng 3/2012, 9,8 triệu USD vào tháng 10/2012, và 12 triệu USD vào 2013.

Vào năm 2014, DSC bắt đầu thêm vào hàng chục sản phẩm đi kèm với dao cạo và cung cấp hẳn một “gói vệ sinh” cho các khách hàng. Vào tháng 6 năm 2015, DSC nhận được thêm 75 triệu USD vốn đầu tư.

Kể từ lúc thành lập, đến nay DSC đã có hơn 3,2 triệu hội viên trên khắp nước Mỹ. Và mặc dù sản phẩm của DSC luôn hướng tới các đấng mày râu, hơn 20% khách hàng hiện tại là phụ nữ cho thấy tính thuyết phục của sản phẩm không hề phân biệt giới tính.

Vào năm 2016, Dollar Shave Club được Unilever – tập đoàn tiêu dùng lớn nhất thế giới, mua lại với giá trị lên tới 1 tỷ USD, cao hơn gấp 5 lần doanh thu dự kiến của DSC vào năm đó. Dù gây ra nhiều hoài nghi sau khi thương vụ trên được công bố, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Unilever đã chễm chệ trở thành đối trọng của kỳ phùng địch thủ P&G (sở hữu hãng hiệu Gillette).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via WorldLine Technology

Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website

Thực hiện audit digital marketing cho website của bạn là cách tốt nhất để có một cái nhìn tổng quan rõ ràng nhất về hiệu suất hiện tại, giúp bạn ‘chẩn đoán’ bất kỳ vấn đề quan trọng nào mà website đang gặp phải.

audit digital marketing
Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website

Tuy nhiên, mục đích của digital marketing audit không chỉ là để thực hiện các nhiệm vụ này. Mà nó cũng nên tạo ra các đề xuất có thể hành động để có thể biến thành các chiến lược dựa trên dữ liệu cho các kênh digital khác nhau của bạn.

Những đề xuất này phải luôn luôn gắn liền với các mục tiêu kinh doanh cốt lõi và mục tiêu tăng trưởng của bạn.

Sau đây là 7 nội dung chính cho phép bạn hoàn thành một bản Digital Marketing Audit toàn diện và có thể hành động:

  • Các công cụ cần thiết để thực thi hoạt động kiểm tra
  • SEO kỹ thuật – Technical SEO
  • Nội dung – Content
  • SEO ngoài trang – Off-Page SEO
  • PPC – Pay Per Click
  • Theo dõi và báo cáo – Tracking and Reporting
  • Thực hiện kiểm tra hoạt động tiếp thị kỹ thuật số- Digital Marketing Audit

1. Công cụ để thực hiện digital marketing audit

Các nhà marketing cần đi sâu vào dữ liệu hiệu suất của website và cần có sự hiểu biết ssu sắc về cách các hiệu suất này được đo lường so với KPI của bạn. Có một số công cụ miễn phí có sẵn để giúp bạn thực hiện việc này một cách hiệu quả:

  • Google Analytics: Để biết thông tin chi tiết về cách website của bạn nhận được lưu lượng truy cập (traffic), cách khách hàng tương tác với nội dung của bạn và đây cũng là nơi bạn có để đo lường ROI (return on invest).
  • Google Search Console: Để theo dõi và khắc phục sự các sự cố của website cũng như việc theo dõi sự hiện diện tự nhiên của website trong các kết quả tìm kiếm của Google.
  • Google Keyword Planner: Để tiến hành nghiên cứu từ khóa, tìm hiểu nhu cầu tìm kiếm và tính toán các dự báo.
  • Ahrefs (bản dùng thử miễn phí 7 ngày): Để hiểu Khả năng hiển thị của website của bạn, nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng từ khóa và phân tích backlink.
  • Screaming Frog (có phiên bản miễn phí): Giúp thu thập dữ liệu các trang (webpages) trên website của bạn để chẩn đoán các vấn đề trên trang (onsite) liên quan đến SEO kỹ thuật và nội dung.

2. SEO kỹ thuật – Technical SEO

Bằng cách cải thiện nền tảng kỹ thuật của website của bạn theo đúng cách, bạn có thêm cơ hội được tìm thấy, thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng cao hơn bởi một công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google.

Kiểm tra SEO kỹ thuật của website chủ yếu nên tập trung vào khả năng thu thập dữ liệu và khả năng lập chỉ mục của các trang (web pages) trên website.

Thu thập dữ liệu trên website là một quá trình ‘tốn kém’ đối với Google, do đó, điều quan trọng là làm cho website của bạn dễ dàng và hiệu quả để thu thập dữ liệu nhanh nhất có thể. Điều này sẽ giúp nội dung của bạn được thu thập thường xuyên và giúp nội dung mới được phát hiện nhanh chóng hơn.

Duy trì việc kiểm soát các trang trên website của bạn có thể được lập chỉ mục cũng là phương án nên được quan tâm. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các trang (pages) bạn muốn người dùng truy cập đều có thể được lập chỉ mục.

Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn chỉ lập chỉ mục nội dung có giá trị cho người dùng và sẽ không gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm khi chọn trang nào để xếp hạng.

Những thứ như khả năng sử dụng trên thiết bị di động (mobile friendly) và thời gian tải trang đều được Google tính đến và cũng là các yếu tố xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Do đó, việc thực hiện các bước để cải thiện các khía cạnh của trải nghiệm người dùng sẽ được Google ưu tiên hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.

3. Nội dung – Content

Khi kiểm tra nội dung trên website của bạn, bạn nên xem xét hiệu suất của website một cách thật tỉ mỉ và sử dụng những hiểu biết (insights) này để tạo ra một chiến lược hành động phù hợp với các hoạt động khác của bộ phận Marketing.

Để đánh giá xem nội dung của bạn đang hoạt động như thế nào, có một số số liệu bạn nên xem xét. Thứ nhất, Website của bạn hiện tại đang xếp hạng như thế nào đối với các từ khóa mà bạn đang tập trung.

Từ khóa tập trung có thể là từ khóa có dung lượng (volume search) tìm kiếm cao, giá trị thương mại cao. Bạn có các trang nào không được lập chỉ mục không, hoặc có nội dung nào bị trùng lặp không?

Thứ hai, sử dụng Google Analytics để kiểm tra số lượng phiên (sessions) tự nhiên trên website và xem xét các trang nào đang chiếm phần lớn các phiên này.

Dữ liệu nhấp chuột và hiển thị từ Google Search Console cũng hữu ích cho việc này, vì bạn không những có thể hiểu rõ hơn ở cấp độ trang mà còn hiểu thêm các truy vấn tìm kiếm riêng lẻ.

Và thứ ba, đào sâu vào các chuyển đổi tự nhiên của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn khác nhau như thế nào giữa các chuyên mục con khác nhau trên website?

Về cơ bản, tất cả lưu lượng truy cập đều rất tốt cho website của bạn, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng lượng truy cập đó có thể dẫn đến ROI thực sự.

4. SEO ngoài trang – Off-Page SEO

Backlink (danh sách các liên kết từ các website khác đến website của bạn) là một yếu tố thiết yếu cho sự thành công của website của bạn.

Trong một thế giới nơi mỗi liên kết mới được tính như là một ‘phiếu bầu’ cho website của bạn, tuy nhiên không phải tất cả các ‘phiếu bầu’ này đều bằng nhau. Backlink từ những website hay thương hiệu tốt (tương tác nhiều) và tự nhiên sẽ được đánh giá cao hơn.

Điều này được thấy rõ kể từ khi Google phát hành bản cập nhật thuật toán Penguin nhằm mục tiêu ‘phá vỡ’ các chiến thuật xây dựng liên kết spam cũng như thao túng backlink.

Ahrefs là một công cụ tuyệt vời để nghiên cứu và phân tích backlink của bạn, Ahrefs cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan rõ ràng về các backlink của bạn, các tên miền giới thiệu (referral domain) và bảng xếp hạng tên miền.

Xếp hạng tên miền này là số liệu của bên thứ ba nhằm mục đích báo hiệu sức mạnh của backlink trên website theo thang điểm từ 0 đến 100.

Cách "Audit" Digital Marketing cho bất kì website nào (P2)

5. PPC – Pay Per Click

Sau đây là một số khía cạnh chính mà bạn cần quan tâm:

  • Khả năng hiển thị (số lần hiển thị, chia sẻ hiển thị, tỉ lệ đầu trang…)
  • Khả năng sinh lời (CPC, CPA, ROAS, ROI)
  • Chất lượng quảng cáo (Click, CTR, điểm chất lượng)

Khi thực hiện kiểm tra tài khoản quảng cáo, tốt hơn hết là bạn nên xác định các khu vực chi tiêu không hiệu quả, cắt giảm ngân sách các khu vực này đồng thời tăng cường chi tiêu trong các khu vực có hiệu suất cao.

Lãng phí ở đây có thể được hiểu là CPC cao, chuyển đổi thấp, từ khoá không liên quan…

Bằng cách này, bạn sẽ thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh thu mà bạn cần, trong khi tối đa hóa lợi nhuận của bạn cho chi tiêu quảng cáo (ROAS) và từ đó lợi nhuận đầu tư tổng thể (ROI) của bạn cũng sẽ tăng lên.

Khi bạn đang kiểm tra các cơ hội PPC của mình, bạn cũng nên xem xét các từ khóa không hiệu quả theo góc nhìn của một SEOer. Quảng cáo trả phí PPC có thể hiệu quả trong thời gian ngắn trong khi công việc SEO được thực hiện để cải thiện các thứ hạng tự nhiên trong dài hạn.

6. Theo dõi và báo cáo

Theo dõi chính xác là yếu tố rất quan trọng để có thể hiểu được hiệu suất của hoạt động marketing trên tất cả các kênh, đồng thời theo dõi và kiểm tra cũng có thể cung cấp những insights quan trọng cho các điểm thành công và điểm thất bại của một chiến dịch cũng như ngành hàng bạn đang làm.

Bạn nên nhận thức được các chiến dịch digital marketing của bạn trên các kênh khác nhau đang tác động lẫn nhau như thế nào (funnels).

Hãy xem dữ liệu chuyển đổi được hỗ trợ trong Google Analytics (Chuyển đổi> phễu đa kênh> Chuyển đổi được hỗ trợ). Hiểu đường dẫn chuyển đổi (conversion path) của khách hàng của bạn là chìa khoá chính để hiểu mức độ tiềm năng của từng kênh riêng lẻ trong một bức tranh digital marketing toàn diện.

Cách "Audit" Digital Marketing cho bất kì website nào (P2)

7. Thực hiện kiểm tra và sửa đổi Digital Marketing

Digital Marketing Audit chỉ tốt khi nó được đi kèm với một bản kế hoạch hành động hiệu quả. Giai đoạn này sẽ giúp bạn phác thảo các nhiệm vụ gắn liền với các kế hoạch chi tiết về những ảnh hưởng tiềm ẩn và nguồn lực cần thiết.

Bạn cũng có thể sử dụng đây như là nguồn tư liệu để làm việc với các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tăng cường vai trò của hoạt động digital marketing.

Khi bạn đã tập hợp được một lộ trình chiến lược của mình thông qua những dữ liệu hiệu suất và mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các thay đổi với mục tiêu mang lại những lợi ích từ các nguồn lực này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Vinamilk là thương hiệu dẫn đầu thị trường ở các phân khúc

Vinamilk là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liên tiếp trong báo cáo “Dấu chân thương hiệu 2020”. Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cũng công bố nhiều sản phẩm của Vinamilk tiếp tục dẫn đầu các phân khúc quan trọng của ngành sữa.

Không ngừng đổi mới sản phẩm

“Dấu chân thương hiệu” (Brand Footprint) luôn là bảng xếp hạng uy tín được chờ đón hàng năm vì tính chân thật của báo cáo này trong việc phản ánh hành vi tiêu dùng khi được xây dựng dựa trên thước đo Điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP).

Đây là một thước đo nhằm đo lường số lượng hộ gia đình trong phạm vi nghiên cứu có chọn mua một thương hiệu và mức độ thường xuyên mua.

Theo báo cáo năm 2020, điểm CRP của Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng và giúp Vinamilk trở thành thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liền.

Đánh giá về kết quả của Vinamilk, trong báo cáo Brand Footprint về thị trường Việt Nam, Kantar Worldpanel nhận xét: Vinamilk một lần nữa được ghi nhận là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị (4 TP chính) trong 8 năm liên tiếp.

Nhà sản xuất nội địa này đã tiếp cận được hơn 80% hộ gia đình Việt nhờ vào các hoạt động quảng cáo, truyền thông nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm của họ mang lại cũng như không ngừng đổi mới hình ảnh với nhiều sản phẩm mới được tung ra nhằm đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Thực tế, 2019 là một năm bứt phá của Vinamilk trên khía cạnh đổi mới khi cho ra mắt gần 20 sản phẩm mới và nắm bắt các xu hướng dinh dưỡng tiên tiến và cao cấp như dòng sản phẩm Organic Gold, sữa gạo Zori, thức uống năng lượng Power, trà sữa Happy Milk Tea, sữa bột trẻ em Yoko… Đồng thời, Vinamilk cũng thay đổi hình ảnh của chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm Giấc Mơ Sữa Việt để tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới mẻ, hiện đại hơn cho người tiêu dùng.

Không chỉ dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Với mạng lưới tiêu dùng rộng khắp, đặc biệt là ở khu vực thành thị, gần 92% người tiêu dùng chọn mua sản phẩm Vinamilk, cao hơn nhiều so với các thương hiệu khác trong top 10.

Ngoài ra, thương hiệu này còn thu hút thêm các hộ gia đình mới ở khu vực nông thôn bằng cách liên tục nhấn mạnh hình ảnh và giá trị thương hiệu với sự đầu tư vào nhiều mặt hàng cao cấp, tốt cho sức khỏe như các sản phẩm hữu cơ, sữa hạt…

Ông Phan Minh Tiên, Giám đốc điều hành Marketing & Kinh doanh Nội địa Vinamilk cho biết: “Thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi.

Doanh nghiệp ngoài việc nỗ lực đáp ứng các nhu cầu đó còn cần mang đến cho người tiêu dùng những giá trị tăng thêm như giới thiệu đến họ các giải pháp dinh dưỡng tiên tiến của thế giới.

Năm 2019, Vinamilk đưa ra thị trường những dòng sản phẩm cao cấp như sữa bột trẻ em organic, ứng dụng dưỡng chất HMO vào công thức sản phẩm…

Đây cũng là chiến lược để thực hiện mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng cao cấp ngay tại Việt Nam”.

Vững vàng dẫn đầu thị trường sữa trong nước

Các khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường uy tín thế giới Nielsen cũng cung cấp kết quả tương tự. Các sản phẩm của Vinamilk đều đứng đầu thị trường trong nước về cả sản lượng lẫn thị phần trong nhiều năm liên tiếp.

Kết quả này của Vinamilk đặc biệt có ý nghĩa đối với sản phẩm sữa tươi thuộc ngành hàng sữa nước và sữa bột trẻ em khi đây là hai phân khúc (Segment) lớn và cạnh tranh nhất hiện nay.

Nếu sữa bột trẻ em được đầu tư về chất lượng thông qua các hợp tác quốc tế, ứng dụng các công nghệ tiên tiến thì yếu tố giúp Vinamilk bền bỉ dẫn đầu phân khúc sữa tươi chính là vùng nguyên liệu sữa tươi rộng lớn và chuẩn quốc tế. Vinamilk là đơn vị đang sở hữu hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế lớn nhất châu Á với 12 trang trại trên cả nước.

Đầu năm 2020, Vinamilk và Mộc Châu Milk “về chung một nhà”, góp phần nâng tổng đàn bò do Vinamilk quản lý lên đến hơn 150.000 con, sản lượng sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày thu được trên 1 triệu lít và đủ đáp ứng nhu cầu phát triển mọi sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.

Trong những năm trở lại đây, chiến lược của Vinamilk về xây dựng nền tảng vững vàng tại thị trường trong nước, tạo bước đà để vươn ra thế giới.

Sự vững chắc ở nội địa đã giúp Vinamilk không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn do Covid-19 đầu năm 2020, mà còn ghi nhận ghi nhận kết quả kinh doanh quý I với doanh thu tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 14.153 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

11 lý do vì sao Startup thất bại trong việc gọi vốn

Đối với các Startup thì gọi vốn là một trong những khoảng thời gian khó khăn nhất trước giai đoạn Scale, sau đây là 11 lý do chính khiến các Startup dễ thất bại trong việc gọi vốn từ quan điểm của các nhà đầu tư.

#1 Không minh bạch/thẳng thắn

Nếu nhận ra nhà sáng lập không thẳng thắn khi trao đổi với chúng tôi, chúng tôi sẽ lập tức mất hứng thú.

Quyết định đầu tư mạo hiểm phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa chúng tôi và nhà sáng lập, và khi bạn mập mờ, vòng vo, mối quan hệ này sẽ không có tiến triển tốt.

#2 Không có lợi thế cạnh tranh/độc quyền

Nếu một startup không có lợi thế độc quyền nào đó giúp cho họ có thể đứng vững trước đối thủ cạnh tranh, thì dù có thành công, startup đó rồi cũng sẽ thất bại.

Điều này nghĩa là sao? Nếu không có lợi thế nào để “phòng vệ,” sự thành công của công ty đó sẽ dễ dàng bị đối thủ sao chếp lại.

Càng thành công, công ty càng thu hút nhiều đối thủ hơn. Thế nhưng nếu có một bí quyết đặc biệt – chẳng hạn như về công nghệ, qui trình, kiến thức, các mối quan hệ. v.v… – thì khả năng startup có thể phát triển bền vững sẽ cao hơn rất nhiều.

#3 Không có các kênh marketing có trả phí với khả năng mở rộng được minh chứng rõ ràng

Khi đầu tư, chúng tôi muốn nhìn thấy số tiền mình bỏ ra được dùng cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Nếu một công ty vẫn chưa xác định được các kênh marketing nào có thể phục vụ việc mở rộng kinh doanh mà vẫn hiệu quả về chi phí, thì khả năng cao là công ty đó sẽ tiêu tốn kha khá tiền vốn của chúng tôi vào việc thử nghiệm để tìm các kênh đó.

Để nhận được sự ưu ái trong quyết định đầu tư của chúng tôi, các startup chí ít cũng nên hoàn thành việc thử nghiệm nói trên trước, để rồi sau đó họ có thể dùng nguồn vốn chúng tôi cung cấp để mở rộng triển khai trên các kênh marketing hiệu quả.

Chúng tôi cũng rất ưu tiên những nhà sáng lập nào hiểu cặn kẽ các giải pháp thu hút khách hàng có trả tiền (paid), thay vì những người trả lời thắc mắc của chúng tôi về kế hoạch tăng trưởng như sau: “Chúng tôi sẽ thuê một growth hacker.”

#4 Không biết những chỉ số đo lường kết quả hoạt động (Key Performance Indicator, KPI).

Chúng tôi nhận ra kiến thức về KPI của founder tỉ lệ thuận với khả năng thành công của công ty.
Trước hết, nhà sáng lập cần phải chứng minh rằng mình nắm được chỉ số đo lường nào là quan trọng đối với startup của mình.

Thứ hai, họ phải cho chúng tôi thấy họ biết cách đo lường và tính toán các chỉ số đó một cách chính xác. Cuối cùng, họ cần nắm được các nhân tố tác động đến mỗi KPI và KPI nào cần phải thay đổi để công ty của mình thành công.

#5 “Đường băng” ngắn

“Đường băng” (runway) là khoảng thời gian tính đến khi startup hết tiền hoạt động. Khi đầu tư, chúng tôi muốn các công ty phải có đường băng ít nhất là 12 tháng kể từ sau khi đóng vòng gọi vốn. Gây quỹ là công việc chiếm rất nhiều thời gian và sức lực, khiến các nhà sáng lập khó tập trung phát triển doanh nghiệp của mình.

Chúng tôi muốn các công ty phải có đủ nguồn lực để toàn bộ đội ngũ có thể chuyên tâm phát triển kinh doanh mà không phải lo lắng về việc làm thế nào để nhanh chóng gọi thêm vốn. Hơn nữa, vòng gọi vốn tiếp theo sẽ suôn sẻ hơn nhiều nếu như các công ty startup có những chỉ số chứng minh sự tiến bộ và tăng trưởng trong vòng 12 tháng trước.

Để tính đường băng sau vòng gọi vốn, các nhà sáng lập cần nắm được mức độ chi tiêu hiện tại, đưa ra những dự tính chi tiết về sử dụng nguồn vốn đang gây quỹ cũng như chi tiêu hàng tháng sau khi gọi vốn.

Phép tính này có thể dựa trên 3 giải thuyết: (1) không có doanh thu, (2) doanh thu duy trì ở mức hiện tại mà không tăng lên, hoặc (3) doanh thu có mức tăng hợp lý dựa trên xu hướng tăng trưởng từ trước đến nay.

#6 Thị trường mục tiêu (TAM) quá nhỏ

Thông thường, những startup mà chúng tôi gặp đem lại những giải pháp sáng tạo và xuất sắc cho một vấn đề của một nhóm đối tượng khách hàng khá nhỏ. Để có tiềm năng exit, các startup phải hướng đến một thị trường đủ lớn (hay nói cách khác là tiềm năng tăng trưởng doanh thu đủ lớn).

Có như vậy, startup mới có tiềm năng được mua lại/sáp nhập hoặc IPO. Nếu như bạn không chứng minh được rằng công ty của mình nhắm tới thị trường có qui mô đủ lớn, chúng tôi sẽ từ chối đầu tư.

#7 Công ty vẫn đang ở giai đoạn chưa có doanh thu/chưa ra mắt thị trường.

Chúng tôi nhận thấy rằng khi một công ty bán được món hàng đầu tiên, tỉ lệ rủi ro đầu tư giảm đi rất nhiều so với mức tăng của định giá.

Nói cách khác, khi công ty chuyển từ giai đoạn chưa có doanh thu sang giai đoạn bắt đầu xây dựng và bán sản phẩm cho khách hàng nào sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm đó, mức định giá của công ty tăng lên, nhưng đồng thời độ rủi ro giảm đi sâu hơn.

Vì vậy, chúng tôi thường đầu tư vào các công ty nào đã bắt đầu bán hàng và có một số minh chứng ban đầu về độ phù hợp với thị trường (product-market fit).

#8 Không có tầm nhìn

Chúng tôi muốn đầu tư vào những nhà sáng lập nào có tầm nhìn rõ ràng về cách thức phát triển công ty lên 100 lần qui mô hiện tại.

Đương nhiên tầm nhìn là một chuyện, còn tương lai thực sự sẽ diễn ra như thế nào lại là một chuyện khác, nhưng nếu như không có tầm nhìn, việc hướng tới viễn cảnh tươi đẹp phía trước sẽ khó hơn rất nhiều.

Tầm nhìn giống như ngôi sao Bắc Đẩu giúp nhà khởi nghiệp xác định phương hướng và đi đúng đường, kể cả khi bão tố và khó khăn ập tới.

#9 Không hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Rất nhiều công ty hay nói với tôi rằng “chúng tôi không có đối thủ cạnh tranh.” Thông thường, tôi sẽ không tin vào lời nói đó mà vặn vẹo lại bằng câu hỏi “Vậy thị trường mục tiêu của bạn đang đối phó với vấn đề bạn muốn giải quyết bằng cách nào? Đó chính là đối thủ cạnh tranh của bạn.”

Ngoài việc chỉ mặt đặt tên đối thủ, các nhà sáng lập phải hiểu rõ bản chất giải pháp mà đối thủ đưa ra cho thị trường, phân khúc thị trường họ đang phục vụ và cách thức bán hàng của họ.

Khách hàng tiềm năng của một công ty chắc chắn sẽ so sánh sản phẩm của công ty đó với các sản phẩm khác, và những nhà sáng lập thông minh là những người biết cách tìm vị thế nổi bật cho sản phẩm của mình trên thị trường.

Nếu như nhà sáng lập không hiểu tường tận về đối thủ và biết cách làm sản phẩm của mình khác biệt đi, chắc chắn startup của nhà sáng lập đó sẽ thất bại.

#10 Đội ngũ sáng lập thiếu đa dạng về chuyên môn

Nhiệm vụ của một công ty bao gồm cả “làm” sản phẩm và bán sản phẩm. Những nhiệm vụ này đòi hỏi những kĩ năng khác nhau, mà thường không người nào hội tụ đầy đủ tất cả những kĩ năng đó.

Chúng tôi luôn tìm kiếm những đội ngũ với những cá nhân có kinh nghiệm trong nhiều mảng khác nhau, từ lập trình, phát triển sản phẩm cho đến sales và marketing.

Việc có một đội ngũ sáng lập đa dạng sẽ giúp đảm bảo rằng công ty không chỉ tạo ra sản phẩm tuyệt vời mà còn bán được sản phẩm đó.

Đương nhiên là các startup (công ty khởi nghiệp) có thể tuyển thêm nhân sự cho những mảng mà họ còn yếu, thế nhưng điều này có nghĩa là mảng còn yếu đó không “nằm trong máu” của công ty. Hơn nữa, khi tuyển nhân sự ở mảng nào, việc có người điều hành hiểu biết về mảng đó vẫn tốt hơn.

#11 Nhà sáng lập không toàn tâm toàn ý

Chúng tôi muốn thấy nhà sáng lập phải toàn tâm toàn ý vào công ty trước khi chúng tôi nhảy vào. Ít nhất, họ phải làm việc toàn thời gian cho startup của mình. Lý tưởng hơn là họ còn đầu tư một số tiền đáng kể của chính mình vào startup đó.

Paul Graham từng viết rằng, một khi các nhà sáng lập dồn sức lực vào startup đến nỗi “thất bại là nỗi nhục không kể xiết,” họ sẽ “sẵn sàng chiến đấu đến cùng.” Chúng tôi đồng ý với ý kiến đó.

Trên đây chỉ là 11 trong số rất nhiều lý do gọi vốn thất bại, tuy nhiên mình hi vọng rằng bài viết này sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho các founders, và dựa vào danh sách này, các bạn có thể khắc phục được những vấn đề phổ biến nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via TechCrunch/Shark Nguyễn Hoà Bình

CEO VNG Lê Hồng Minh ‘tiết lộ’ những lý do để VNG trở thành “kỳ lân”

Bên cạnh việc thu hút, nuôi dưỡng nhân tài, những nhà quản lý còn phải không ngừng học hỏi những điều mới. CEO VNG cho biết.

Từng là một game thủ hàng đầu Việt Nam, ông Lê Hồng Minh từng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự World Cyber Game tại Hàn Quốc năm 2002.

Chỉ 2 năm sau, ông lập nên VinaGame với tham vọng khai thác mảnh đất màu mỡ game online tại Việt Nam. Ngay lập tức, VinaGame đã tăng trưởng đột phá và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường game online Việt Nam.

Sau thành công vang dội với game, VinaGame tiếp tục lập trang mạng Zing.vn năm 2007, và mạng xã hội Zing Me năm 2009.

Hiện nay Zing.vn là một trong những website hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2010, VinaGame đổi tên thành VNG để thể hiện tham vọng kinh doanh đa ngành nghề không chỉ dừng lại ở thị trường game.

Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết đi đến thành công của ông Lê Hồng Minh.

Công việc đầu tiên và bài học rút ra.

Công việc đầu tiên của Lê Hồng Minh là làm ca đêm tại cửa hàng 7-Eleven tại Melboure, Úc khi còn đang là sinh viên tại đây. Ông đã làm việc tại đây gần 2 năm rưỡi, với mức lương ban đầu là 8 AUD/giờ sau tăng lên 10 AUD/giờ. Ông Minh chia sẻ 2 bài học lớn rút ra đó là:

1: Lao động thực sự rất vất vả và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm. Cụ thể, nhân viên phải có mặt từ 10h tối và làm tới tận 7h sáng với các công việc như thu ngân, lau dọn cửa hàng, đặt hàng mới và nhận hàng vào buổi sáng.

2: Cần học cách thực sự yêu công việc chứ không chỉ thể hiện mong muốn kiếm tiền.

Ông thừa nhận ban đầu đi làm là để có thêm thu nhập nhưng dần yêu công việc vì có cơ hội được giao tiếp với nhiều khách hàng, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng cách pha trò bằng tiếng Anh với khách hàng. Đây cũng là một phần lí do tại sao ông lại gắn bó với công việc vất vả này suốt hơn 2 năm.

Khởi nghiệp

Mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.

Lê Hồng Minh từng làm trong ngành đầu tư trước khi sáng lập VNG, có nhiều cơ hội thẩm định và đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, nên ông không quá choáng ngợp trước những gian nan khi khởi nghiệp.

Ông cho rằng điều thực sự làm mình bất ngờ chính là thành công ngoài dự kiến của VNG từ rất sớm. Một bất ngờ khác thú vị không kém được ông chia sẻ chính là cá tính, phẩm chất của những người cộng sự của mình khi khởi nghiệp, và cho rằng đây là yêu tố mà không nhiều người làm lãnh đạo nhận ra hay nhận thức đầy đủ.

Không ngừng học hỏi

Lê Hồng Minh ham đọc và rút ra nhiều bài học từ các sách kinh doanh, lịch sử, tự truyện. Tác giả ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Jack Welch với cách tiếp cận hết sức thực tế. Và VNG đã áp dụng nhiều điều từ mô hình GE của Jack Welch.

Mặt khác, ông Minh còn học hỏi qua những người ông gặp. Những lời khuyên của đồng sáng lập VNG – Bryan Pelz đã có ảnh hưởng nhiều tới ông trong những quyết sách thời gian đầu của VNG, bên cạnh đó còn là những lời khuyên, những tranh luận bổ ích tại ban lãnh đạo của VNG cũng giúp ông rất nhiều.

Bí quyết cho nhà quản lý

Theo ông Lê Hồng Minh, tư tưởng và giá trị quan trọng hơn kỹ năng hay kinh nghiệm đặc biệt là đối với người quản lý.

Nhiều người không chú ý tới phát triển tư tưởng hay giá trị của mình, mà chỉ chú trọng vào kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ.

Quyết định khó khăn nhất khi làm quản lý của ông đó là quyết định nói “không”. Bao gồm cả quyết định về nhân sự, quyết định chiến lược và quyết định về giá trị.

Theo ông, quyết định làm ông hài lòng nhất chính là chọn lựa được người phù hợp với công việc, được chứng kiến người đó phát triển, mang lại nhiều kết quả.

Giá trị và văn hóa doanh nghiệp tại VNG

Đứng trước vấn đề giá trị và văn hóa doanh nghiệp khi VNG ngày càng phát triển mở rộng, CEO của VNG cho rằng người lãnh đạo cần phải nhận thức rõ ràng về vấn đề này.

Cần phải xác định rõ những giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới, luôn trung thành với những giá trị này trên mọi phương diện, từ suy nghĩ, lời nói cho tới việc làm.

Chế độ thưởng phạt đối với nhân viên cũng nên dựa trên giá trị và văn hóa chứ không chỉ dựa trên kết quả công việc.

Nhưng để thực hiện điều này không hề đơn giản khi quy mô doanh nghiệp tăng lên trong khi quỹ thời gian lại có hạn, có rất nhiều điều phải làm, nhiều công việc không quan trọng nhưng cần xử lý ngay.

Khi doanh nghiệp có nhiều nhân viên hơn, người quản lý không thể quán triệt quan điểm này tới tất cả mọi người, do đó cần phải đặt công tác truyền thông về các giá trị và văn hóa doanh nghiệp lên hàng đầu.

Thu hút và giữ chân nhân tài

Theo ông Lê Hồng Minh, mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.

Mặc dù đã từng đọc rất nhiều về vấn để này trước khi thành lập VNG, ông chỉ nhận ra tầm quan trọng của vấn đề về sau này khi phải đứng trước nhiều vấn đề quan trọng như cách phân phối thời gian, quản lý nguồn lực công ty, và xây dựng chiến lược công ty – tất cả đều chỉ xoay quanh vấn đề con người, đặc biệt là người tài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TechDaily

Facebook và Twitter ‘đáp trả’ đến nạn tẩy chay quảng cáo đang dâng cao toàn cầu

Unilever cho biết họ sẽ rút quảng cáo từ Facebook, Instagram và Twitter trong phần còn lại của năm 2020 để đáp lại những ‘phát ngôn gây thù hận’ trên các trang truyền thông mạng xã hội.

Unilever, công ty đứng sau các thương hiệu toàn cầu như Dove, Lipton, Comfort, Sunsilk, Sunlight, Hellmann… đang rút quảng cáo từ Facebook và Twitter ở Mỹ trong phần còn lại của năm, hành động này của Unilever là tiếp nối danh sách ngày càng nhiều các công ty đang phản đối các trang truyền thông magj xã hội với nhiều phát ngôn gây thù hận trong thời gian gần đây.

Unilever cho biết trong một tuyên bố, họ cũng có kế hoạch rút quảng cáo từ Instagram thuộc sở hữu của Facebook trong năm nay. Lý do chính dẫn đến các cuộc tẩy chay này là vì các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter… tiếp tục cho phép những nội dung thù địch và có hại lan truyền trên các trang của họ, theo Liên đoàn Chống phỉ báng (Anti-Defamation League).

“Tiếp tục quảng cáo trên các nền tảng này vào thời điểm này sẽ không tăng thêm giá trị cho mọi người và xã hội”. Unilever cho biết.

Unilever đã cùng Patagonia, The North Face và những người khác tuyên bố tẩy chay quảng cáo tạm thời trên Facebook vào tuần trước. Thương hiệu kem của Unilever, Ben & Jerry, đã tham gia tẩy chay vào đầu tuần, trước cả công ty mẹ của nó.

Công ty Hershey cũng cho biết họ sẽ ngừng quảng cáo trên Facebook trong tháng 7 và cắt giảm quảng cáo trên một phần ba trong phần còn lại của năm nay.

Coca-Cola tuyên bố lệnh dừng quảng cáo vào ngày 26.6.

“Chúng tôi sẽ dành thời gian này để đánh giá lại các tiêu chuẩn và chính sách quảng cáo của mình để xác định xem có cần sửa đổi trong nội bộ hay không và chúng tôi không mong đợi gì hơn đối với các đối tác truyền thông mạng xã hội của mình là nên loại bỏ hết các nội dung thù địch, bạo lực, phỉ báng khỏi nền tảng của mình”. Phía Coca-cola cho biết.

Phản hồi từ phía Facebook

Facebook đã công bố các chính sách mới để đáp lại những phát ngôn gây thù hận vào cùng ngày 16.6- bao gồm cả chính sách sẽ dán nhãn cho bất kỳ bài đăng nào vi phạm chính sách của mình nhưng vẫn đủ đáng tin để duy trì trực tuyến. Facebook cũng sẽ xóa tất cả các bài đăng mang tính kích động bạo lực hoặc tìm cách đàn áp cử tri.

Người phát ngôn của Facebook, Bà Ashley Zandy cho biết: “Công ty của chúng tôi vẫn đầu tư hàng tỷ đô la mỗi năm để giữ an toàn cho cộng đồng của mình”.

“Chúng tôi biết rằng chúng tôi còn nhiều việc phải làm và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhóm dân quyền, (Liên minh toàn cầu về truyền thông có trách nhiệm – Global Alliance for Responsible Media) và các chuyên gia khác để phát triển thêm nhiều công cụ, công nghệ và chính sách để tiếp tục trong cuộc chiến này”, Vị phát ngôn này cho biết thêm.

Facebook đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt trong vài tháng qua vì cho phép các tuyên bố của Tổng thống Donald Trump được giữ nguyên trên trang của mình, ngay cả khi trang mạng xã hội Twitter đã thực hiện các bước để dán nhãn và hạn chế chúng.

Cụ thể, Facebook đã bị những người ủng hộ quyền công dân và chính nhân viên của mình xiên xẹo vì đã để cho Tổng thống Trump đăng bài nói rằng “khi nạn cướp bóc bắt đầu, vụ nổ súng bắt đầu” vẫn tồn tại trên nền tảng của Facebook.

Năm ngoái Facebook đã kiếm được khoảng 70 tỉ USD quảng cáo và vẫn ‘nhắm mắt làm ngơ’ trước các hành động đàn áp cử tri trắng trợn trước bầu cử.

Facebook đã củng cố các nhóm và công nghệ dành riêng cho việc loại bỏ ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch trong vài năm qua, nhưng theo một số nhà phê bình cho rằng những nỗ lực này của Facebook là chưa đủ.

Đến lượt phía Twitter lên tiếng

Unilever là công ty đầu tiên cũng đưa Twitter vào lệnh cấm quảng cáo gần đây. Phó chủ tịch các giải pháp khách hàng toàn cầu của Twitter, Bà Sarah Personette cho biết họ có các chính sách nhằm bảo vệ mọi người trên môi trường trực tuyến.

“Chúng tôi rất tôn trọng các quyết định của đối tác của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc và liên lạc chặt chẽ với họ trong thời gian này”, Bà cho biết thêm trong một tuyên bố nhằm đáp lại lệnh cấm của Unilever.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via washingtonpost

Unilever và Coca Cola đột ngột ngừng mọi quảng cáo trên mạng xã hội ở phạm vi toàn cầu, chuyện gì đang xảy ra?

Unilever, Coca Cola đều là những nhãn hàng có ngân sách quảng cáo hàng năm lên tới hàng tỷ USD.

Cổ phiếu của Facebook và Twitter đã giảm mạnh trong ngày thứ 6 sau khi Unilever – một trong những công ty chi mạnh tay cho quảng cáo nhất trên thế giới nói rằng họ sẽ ngưng tất cả các quảng cáo ở Mỹ trên cả 2 nền tảng này từ nay cho tới hết năm.

Unilever – công ty sở hữu nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng thế giới thường có ngân sách quảng cáo tới 8 tỷ USD mỗi năm. Họ nói rằng sẽ không quảng cáo trên Facebook và Twitter cũng như Instagram từ nay tới cuối năm do những bài đăng chỉ trích chính trị mà những người dùng của các mạng xã hội kể trên đăng.

“Tiếp tục quảng cáo trên những nền tảng này vào lúc này sẽ không tạo thêm giá trị cho mọi người và xã hội”, tuyên bố của Unilever nêu rõ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình và sẽ điều chỉnh nếu cần thiết”.

Cổ phiếu Facebook ngay lập tức giảm sau tuyên bố này. Cụ thể đóng cửa phiên ngày thứ 6, cổ phiếu của họ giảm 8,3% xuống còn 216,08 USD/cổ phiếu. Trong khi đó cổ phiếu Twitter giảm 7,4% xuống còn 29,05 USD/cổ phiếu.

CEO Facebook là Mark Zuckerberg đã có phản hồi vào hôm thứ 6 về tình trạng ngày càng có nhiều những thông tin sai lệch được đưa lên nền tảng của họ. Anh tuyên bố công ty sẽ dán nhãn mọi bài đăng liên quan tới bầu cử với đường link khuyến khích người dùng xem tại trung tâm tin tức cho người bầu cử và mở rộng định nghĩa về những bài đăng vi phạm.

Quyết định của Unilever được cho là giống với nhiều công ty tiêu dùng có tiếng khác gồm cả Patagonia và Verizon Communications. Tất cả những công ty này đều cho rằng các nền tảng công nghệ – đặc biệt là Facebook thu lợi từ những bài đăng có chiều hướng ghét bỏ và truyền bá thông tin sai lệch của người dùng.

Nhiều nhóm vận động đã kêu gọi các công ty ngừng chi tiền quảng cáo cho các nền tảng thuộc sở hữu của Facebook. Chi nhánh Honda ở Mỹ cũng cho biết họ sẽ tham gia tẩy chay và tạm dừng quảng cáo trên Instagram và Facebook vào tháng 7. Unilever được cho là làm mạnh tay hơn khi kéo dài thời gian ngừng quảng cáo tới hết năm và mở rộng sang cả nền tảng Twitter.

Thông tin mới nhất cho thấy một số nhãn hàng khác là Coca Cola cũng tuyên bố động thái tương tự. Tuy nhiên, phía Coca Cola cho biết họ sẽ ngưng mọi quảng cáo trên các mạng xã hội trên phạm vi toàn cầu trong vòng 30 ngày. “Coca Cola sẽ tạm dừng mọi quảng cáo trả tiền trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội trên toàn cầu trong ít nhất 30 ngày.

Chúng tôi sẽ dành thời gian này để đánh giá lại các chính sách quảng cáo của mình để xác định xem có cần sửa đổi hay không. Chúng tôi cũng mong đợi trách nhiệm giải trình và tính minh bạch cao hơn từ các đối tác truyền thông xã hội”, đại diện Coca Cola nói trong tuyên bố.

Đến nay đã có trên 100 công ty tham gia vào phong trào “tẩy chay” các mạng xã hội.

“Chúng tôi đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để giữ cho sự an toàn trong cộng đồng và làm việc liên tục với các chuyên gia bên ngoài nhằm xem xét và cập nhập những chính sách phù hợp.

Chúng tôi biết sẽ có nhiều việc hơn phải làm và sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức nhân quyền và các chuyên gia để phát triển thêm các công cụ, công nghệ, chính sách để chiến đấu với việc này”, đại diện Facebook nói.

Phong trào tẩy chay Facbook lan rộng sau khi CEO Mark Zuckerberg nói rằng một loại các bài đăng của tổng thống Trump về các cuộc biểu tình liên quan đến phân biệt chủng tộc không vi phạm các quy tắc của công ty.

Trước đó, một bài đăng của tổng thống Trump liên quan tới việc biểu tình cướp bóc bị gắn nhãn vi phạm trên Twitter nhưng lại không vi phạm trên Facebook. Ngay sau đó, một vài nhân viên Facebook đã tập hợp và kêu gọi phản đối điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Bí quyết thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng FMCG

Kiến trúc thương hiệu (brand architecture) cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Đừng làm người tiêu dùng hoang mang bởi các nhận diện thương hiệu mới

Tương tự như kiến trúc sư xây dựng, công việc của những nhà thiết kế thương hiệu đều xoay quanh cách giúp khách hàng giải mã được những thông điệp từ thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong đó, kiến trúc sư thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Vì sự bối rối này có thể dẫn đến hệ quả là người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm của đối thủ có nhận diện thân thiện hơn.

Riêng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Richard Taylor – chuyên gia tư vấn của Brandon, công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và tư vấn thương hiệu cho các doanh nghiệp tại Anh Quốc nhìn nhận xu hướng liên tục “tung ra” sản phẩm mới là thách thức cho hình ảnh thương hiệu của mỗi công ty.

Cụ thể, theo Richard Taylor, các giám đốc kinh doanh luôn muốn đa dạng hóa danh mục sản phẩm của công ty.

Vì vậy, định kỳ, họ lại đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Ý muốn này được tiếp sức bởi những marketer trẻ, những người đang tìm kiếm cơ hội để tạo dấu ấn trên thị trường.

Chinh phục doanh số là “thỏi nam châm” chi phối kế hoạch marketing của mỗi công ty. Từ đó, các quyết định chiến lược thường được đưa ra nhanh chóng, với mong muốn đạt được mục tiêu doanh số trước thời hạn dự kiến. Mặt trái của chiến lược kinh doanh này là khách hàng dễ bị rối, nhầm lẫn trong nhận diện thương hiệu chung của công ty.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần có một nhân sự có đủ chuyên môn như kiến trúc sư thương hiệu. Đây là người có nhiệm vụ nhìn xuyên qua nhiều mảnh ghép sản phẩm để tìm ra hình ảnh đồng nhất cho thương hiệu của công ty. Từ đây, họ có thể truyền thông để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt các dòng sản phẩm nhánh.

Ngày nay, sự dễ dàng trong việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới có thể góp phần phá vỡ sự cân bằng vốn có của một thương hiệu.

Richard Taylor nhìn nhận thực tế phổ biến là những quyết định về danh mục sản phẩm của công ty được đưa ra mà không xem xét kỹ sức tác động đến hình ảnh chung của thương hiệu.

Vị chuyên gia này cho biết công ty Brandson thường nhận được các bản yêu cầu từ khách hàng rằng “chúng tôi muốn tạo ra một dòng thương hiệu nhánh”.

Trong nhiều trường hợp, công ty Brandson đã khuyên khách hàng hãy lùi lại một bước để tìm hiểu xem ý định này có phải là hành động tốt nhất không.

Thương hiệu cần mang tính đồng nhất đến với người tiêu dùng

Tạo ra những dòng thương hiệu phụ luôn tạo cảm giác hào hứng và hấp dẫn cho các marketer lẫn người thiết kế. Song, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về sự đồng nhất trong hình ảnh thương hiệu của mình nơi tâm trí của người tiêu dùng hiện tại lẫn tương lai.

Không phải sản phẩm mới nào cũng sẽ thành công. Coca-Cola Life là một ví dụ về sự thất bại ngay từ ý định. Coca-Cola Life là dòng sản phẩm đầu tiên Coca-Cola thử nghiệm pha trộn thêm cỏ ngọt vào thành phần tạo độ ngọt cho nước uống.

Sự kết hợp này tạo ra những lon nước có ít năng lượng lẫn lượng đường thấp hơn 45% so với sản phẩm truyền thống.

Tuy nhiên, về nhận diện thương hiệu, Coca-Cola Life bị mắc kẹt giữa dòng sản phẩm truyền thống và các sản phẩm không đường như Diet Coke, Coke Zero.

Coca-Cola Life không giúp người tiêu dùng có thêm giá trị mới hoặc dễ lựa chọn hơn. Kết quả là không chỉ thất bại về doanh số, Coca-Cola Life còn tạo ra sự bối rối nơi người tiêu dùng.

Ngoài ra, khi vươn xa ra khỏi dòng sản phẩm chủ lực, doanh nghiệp cũng rất dễ rơi vào trạng thái từ một thương hiệu quen thuộc thành một thương hiệu không ai biết đến.

Như trường hợp Colgate chuyển từ lĩnh vực chăm sóc nha khoa sang sản phẩm đông lạnh với dòng lasagna thịt bò. Hay như hãng Mondelez, sau khi mua lại thương hiệu Cadbury vào năm 2010, đã cho ra mắt dòng kem phô mai Philadelphia với một phần chất liệu từ chocolate của Cadbury.

Tuy rằng sản phẩm này có vị ngon, nhưng việc hai thương hiệu vốn có hệ thống nhận diện riêng được kết hợp lại thì gây ra cảm giác bối rối nơi người tiêu dùng.

Tóm lại, Richard Taylor chia sẻ một cách đơn giản để bạn áp dụng khi quyết định ra một dòng sản phẩm mới.

Với những giải pháp thương hiệu được đưa ra, hãy tự hỏi: “Liệu bà của mình có hiểu được ngay những nhận diện này không?”. Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy quay lại bàn làm việc để tìm thêm giải pháp khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Có gì ‘lạ’ ở chiến lược quảng cáo mới của Apple khi ra mắt chip Silicon

Apple thường giữ bí mật sản phẩm của mình cho đến khi sẵn sàng để bán, nhưng ngày 22/6 là một ngoại lệ.

CEO Tim Cook của công ty cho biết, Apple sẽ sản xuất máy tính Mac mới với một tính năng đột phá vào cuối năm nay.

Sản phẩm được đề cập là máy Mac đầu tiên sau 15 năm không có bộ xử lý được thiết kế và sản xuất bởi Intel, gã khổng lồ về công nghệ chip của Mỹ. Thay thế cho Intel là một chip được phát triển và sản xuất bởi chính Apple.

Quyết định này là một chiến thắng lớn của ARM, hãng thiết kế các bộ xử lý đến từ Cambridge (Anh). Công nghệ nền tảng của công ty này sẽ được dùng để xây dựng chip của Apple dùng cho MacBook.

Người tiêu dùng có thể hình dung lượng công việc sẽ lớn thế nào khi Apple thực hiện chuyển đổi này. Hàng nghìn nhà phát triển phần mềm sẽ phải thích ứng, viết lại code để điều chỉnh phù hợp với sự chuyển đổi. Về phần mình, Apple phải đầu tư hàng triệu USD vào chip silicon của riêng mình.

Chiến lược quảng cáo của Apple khi ra mắt

Việc Apple phải phụ thuộc vào Intel khiến công ty luôn cảm thấy khó chịu. Chip của Intel đã giúp Microsoft trở thành đối thủ truyền kiếp của Apple trong những năm 1990.

Khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, ông đã phê duyệt một loạt các quảng cáo châm biếm nhằm vào Intel và so sánh nhược điểm các thiết kế của Intel với các chip PowerPC của Mac do IBM phát triển.

Ví dụ trong một quảng cáo, Apple dùng một chiếc xe lu chèn qua máy tính Intel, thể hiện cách Apple “nghiền nát đối thủ cạnh tranh”. Ở một quảng cáo khác, kỹ thuật viên Intel cần chữa cháy sau khi bị “hun khói” bởi máy tính Mac dùng chip PowerPC của IBM.

Năm 2005, Hợp tác giữa IBM và Apple chấm dứt. Jobs tuyên bố chuyển sang dùng chip của Intel, nhưng công ty đủ tầm ảnh hưởng để yêu cầu các nhãn dán “Intel Inside” không xuất hiện trên máy Mac. Nhưng cùng năm đó, Intel đã từ chối lời đề nghị phát triển chip cho iPhone vì không thấy được tiềm năng của thị trường điện thoại thông minh.

Apple đã phải đặt hàng bộ xử lý sử dụng kiến trúc chip ở ARM và Samsung sản xuất. Năm 2008, một năm sau khi iPhone ra mắt, hãng đã mua công ty bán dẫn PA Semi, bắt đầu hành trình tự phát triển và đi đến đích cuối là thông báo vừa qua.

Kể từ khi iPhone ra mắt vào năm 2007, Apple đã dần trở thành một trong những công ty bán dẫn tiên tiến nhất thế giới.

Các sản phẩm của công ty chủ yếu sử dụng linh kiện tự mình thiết kế thay vì các linh kiện có sẵn của Intel. Công ty tự hào rằng iPad có thể sánh ngang với máy chơi game cầm tay. Các nhà phân tích so sánh iPhone với máy tính để bàn khi nói đến sức mạnh xử lý.

Hiện nay, máy tính xách tay MacBook và máy tính để bàn iMac của Apple là hai sản phẩm duy nhất phải dựa vào bộ xử lý máy tính được thiết kế bởi một công ty khác. Thay đổi điều này sẽ thúc đẩy ưu điểm cho máy tính Mac.

Phó chủ tịch Apple, Johny Srouji, cho biết, các máy tính Mac mới sẽ mang lại hiệu suất cao nhất, với mức tiêu thụ điện năng thấp nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ vẫn thất vọng do thiếu bằng chứng thống kê.

Các bản demo ấn tượng cho thấy các phần mềm ngốn tài nguyên như Photoshop và Tomb Raider chạy hoàn hảo trên công nghệ mới.

Điều quan trọng là các chip riêng của Apple có chi phí thấp hơn rất nhiều so với mua từ Intel. Tóm lại, các máy tính mới của Apple sẽ rẻ hơn, mạnh hơn, thời lượng pin dài hơn và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Chris Caso, nhà phân tích tại Raymond James, cho biết, ông dự kiến Intel sẽ mất 4 tỷ USD doanh thu một năm.

Intel đã bị bỏ rơi, mặc dù việc chuyển đổi dự kiến sẽ mất vài năm, và mất rất nhiều chi phí. Các nhà phát triển sẽ phải viết lại code của họ để hỗ trợ các thiết kế mới.

Thêm nữa, hiện chưa rõ bằng cách nào các tính năng được đánh giá cao như khả năng mô phỏng Windows của Microsoft sẽ hoạt động. Các tính năng này vốn là lợi thế của chip Intel.

Apple còn một mục tiêu khác

Chuyển đổi máy Mac sang chip dựa trên cấu trúc ARM sẽ không chỉ phân biệt chúng với hầu hết các máy Windows mà còn đưa máy tính Apple đến gần hơn với công nghệ nền tảng dùng cho thiết bị di động.

Thỏa thuận này là một cú hích đối với ARM. Công ty này đã phát triển và chiếm lĩnh thị trường bộ xử lý của điện thoại thông minh. ARM tạo và cấp phép cho các thiết kế cơ bản trong các bộ xử lý.

Nhưng việc thâm nhập vào máy tính đại diện cho một thị trường mới, nơi công ty phải đối đầu với Intel. Theo các nhà phân tích của IDC, ARM mới chỉ có 0,4% thị trường bộ xử lý của máy tính.

Apple tiết lộ rằng lợi ích ngay lập tức của việc chuyển đổi là các máy Mac sẽ có thể chạy hàng triệu ứng dụng dành cho iPhone và iPad.

Cùng lúc đó, hệ điều hành máy tính mới của Mac (MacOS Big Sur) được thiết kế lại để trông và cảm thấy giống iPhone iOS hơn, làm mờ đi ranh giới giữa các thiết bị Apple về trải nghiệm cũng như công nghệ.

Hợp nhất iPhone, iPad và Mac là trọng tâm trong chiến lược của Apple, lấy đó làm trung tâm của cuộc sống số cùng với các dịch vụ, như trợ lý giọng nói Siri, bảng điều khiển sức khỏe, dịch vụ âm nhạc và truyền hình.

Nó có thể thúc đẩy doanh số của Mac, hiện chỉ chiếm 6,9% doanh số máy tính bán ra trong quý đầu tiên của năm nay.

Trong khi đó, iPhone chiếm 13,7% doanh số điện thoại thông minh, theo Gartner. Doanh số bán hàng của Mac còn bị trì trệ nhiều năm bởi sự cố bàn phím thiếu độ tin cậy, mới chỉ được sửa chữa gần đây.

Điều quan trọng là Apple có thể tăng cường kiểm soát máy tính Mac. Đây là các thiết bị duy nhất của Apple cho phép cài đặt phần mềm mà không cần thông qua App Store của Apple, nơi công ty kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động bán ứng dụng.

Geoff Blaber, nhà phân tích của CCS Insight cho biết, đây là một lợi thế lớn trong việc đảm bảo sự phát triển liên tục của Mac, giống iPhone hiện nay đã trở thành công cụ tạo ra doanh thu và lợi nhuận khổng lồ. Đã có các doanh nghiệp khác được xây dựng nhờ vào đó. Theo thời gian, điều này sẽ củng cố lợi thế của hệ sinh thái Apple.

Máy tính Mac của Apple thường bị coi như sản phẩm thứ yếu so với iPhone. Bằng cách đưa Mac ngang bằng với người anh em nhỏ hơn của mình, Tim Cook hi vọng sẽ làm mới được nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

HSBC thực hiện chiến lược “mobile first” để thúc đẩy khách hàng

HSBC – Ngân hàng có trụ sở tại London đang thực hiện nhiệm vụ cắt giảm 3.5 tỷ Bảng Anh chi phí vào năm 2022. Theo đó, ngân hàng này sẽ xem điện thoại di động là nền tảng chính để ‘kéo’ khách hàng.

HSBC Bank sẽ chuyển đổi các dịch vụ vật lý của mình sang lĩnh vực kỹ thuật số (digital) nhằm thúc đẩy nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng điện thoại di động như một phần của chiến lược cắt giảm chi phí tại ngân hàng này.

Ngân hàng có trụ sở tại London muốn tăng gấp đôi số người dùng di động vào năm 2022, điều có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi khách hàng. Ngân hàng này cũng đang lên kế hoạch cắt giảm 35.000 việc làm để cắt giảm chi phí.

Sẽ có ít nhân viên hơn được chỉ định gặp khách hàng tại các chi nhánh (vật lý), vì một số dịch vụ đơn giản như mở tài khoản có thể được thực hiện trên thiết bị di động hoặc các thiết bị điện tử khác mà không cần phải đến chi nhánh.

Thay vào đó, những nhân viên còn lại trong các chi nhánh sẽ tập trung vào các giao dịch phức tạp hơn như hoạch định gia đình, bảo hiểm nhân thọ và các khoản vay thế chấp khác.

Ông Kevin Martin, Head of Digital Transformation (Trưởng bộ phận chuyển đổi số) của HSBC cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Bloomberg rằng các kế hoạch chuyển đổi số vốn đang được tiến hành thì giờ đây lại được thúc đẩy nhanh hơn nhờ cuộc khủng hoảng của Covid-19.

Ngành ngân hàng nói chung sẽ phải vật lộn trong một thời gian về lợi nhuận của tiền gửi, ông này cho biết thêm. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là chi phí trung bình để phục vụ khách hàng của chúng tôi sẽ giảm sau khi chúng tôi chuyển đổi.

HSBC đã tung ra hơn 270 sản phẩm và tính năng của ngân hàng di động (mobile banking) mới cho khách hàng bán lẻ trong năm nay so với con số khoảng 160 ở năm trước. Gần 90% giao dịch toàn cầu HSBC đã diễn ra từ xa và điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via independent

Tập đoàn mỹ phẩm L’Oréal vừa mua lại thương hiệu 170 năm tuổi của Mỹ

Cuối tuần qua, Tập đoàn L’Oréal đã ký kết thỏa thuận mua lại Thayers Natural Remedies – thương hiệu chăm sóc da thiên nhiên 170 năm tuổi của công ty Henry Thayer, Mỹ. Thương hiệu này sẽ gia nhập ngành hàng tiêu dùng của L’Oréal.

L’Oréal là tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới với 36 thương hiệu đẳng cấp thế giới bao gồm 4 ngành hàng: ngành mỹ phẩm cao cấp, ngành mỹ phẩm phổ biến, ngành dược mỹ phẩm và ngành chăm sóc tóc chuyên nghiệp. Mỗi năm, L’Oréal mang đến cho người tiêu dùng toàn cầu hơn 7 tỷ sản phẩm.

Tập đoàn L’Oréal đã ký kết thỏa thuận mua lại Thayers Natural Remedies – thương hiệu chăm sóc da thiên nhiên 170 năm tuổi của công ty Henry Thayer, Mỹ. Thương hiệu này sẽ gia nhập Ngành hàng Tiêu dùng của L’Oréal.

Được sáng lập năm 1847 bởi bác sĩ Henry Thayer, Thayers Natural Remedies được người tiêu dùng yêu chuộng với các sản phẩm chất lượng và có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, trong đó nổi tiếng nhất là sản phẩm biểu tượng bán chạy trong mọi thời đại – Nước hoa hồng không cồn Witch Hazel Aloe Vera Formula Facial Toner, nước hoa hồng với chiết xuất vỏ cây phỉ, lô hội, và vitamin E theo công thức hoàn toàn tự nhiên.

Bắt đầu chỉ trong chuỗi cửa hàng bách hóa bán sản phẩm thiên nhiên, ngày nay Thayers Natural Remedies được phân phối rộng khắp từ siêu thị, nhà thuốc, cửa hàng chăm sóc sắc đẹp cho đến các trang thương mại điện tử. Doanh thu năm 2019 của thương hiệu này lên đến 44 triệu đô-la Mỹ.

Ông Stéphane Rinderknech, Chủ tịch và Giám Đốc Điều hành của L’Oréal Hoa Kỳ, Phó Chủ tịch Tập đoàn khu vực Bắc Mỹ chia sẻ: “Với di sản hơn 170 năm, Thayers Natural Remedies, một thương hiệu Mỹ nổi tiếng đã luôn trung thành với nguồn gốc của thương hiệu kể cả khi phát triển các sản phẩm và tạo ra một kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Được xây dựng dựa trên nền tảng các sản phẩm chăm sóc da được đánh giá hàng đầu, Thayers Natural Remedies ngày nay càng trở nên phổ biến hơn. Chúng tôi rất tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng và định vị độc đáo của thương hiệu này trong thị trường sản phẩm chăm sóc da thông dụng”.

Ông Alexis Perakis-Valat, Chủ tịch Ngành hàng Tiêu dùng của Tập đoàn L’Oréal, phát biểu: “Chúng tôi vui mừng chào đón Thayers Natural Remedies, một thương hiệu được yêu chuộng từ sự kết hợp của hai xu hướng chăm sóc da từ thiên nhiên và sức khỏe.

Việc mua lại thương hiệu này là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh ngành hàng chăm sóc da trên toàn thế giới của chúng tôi, sự gia nhập của Thayers Natural Remedies sẽ bổ sung hoàn hảo cho danh mục thương hiệu chăm sóc da tại thị trường Bắc Mỹ của chúng tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Nhịp Sống Kinh Tế

Career Path: Steve Jobs và Elon Musk bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những “Cold Calls”

‘Cold Calls’ và ‘Cold Email’ hay còn được gọi là các cuộc gọi, email ngẫu nhiên/bất ngờ hoặc cuộc gọi, email ‘lạnh’ đã trở thành một cách ngày càng phổ biến để kết nối, kể cả việc kết nối với các giám đốc điều hành cấp cao của các tập đoàn toàn cầu.

Ảnh: CNBC

Nhà đầu tư tỷ phú Mark Cuban gần đây đã đầu tư vào hai công ty khởi nghiệp khác nhau được điều hành bởi 20 người vốn đã gửi cho ông những email ‘lạnh’ – Cold Email.

Bạn cũng có thể nhìn vào đồng sáng lập Apple, Steve Jobs hay cả Giám đốc điều hành của Tesla, Elon Musk đều là những người đã từng sử dụng phương pháp này để tìm kiếm những cơ hội thực tập sinh đầu tiên của mình.

“Tôi đã không bao giờ tìm thấy bất kì ai không giúp đỡ tôi nếu tôi nhờ họ giúp đỡ”, đây là câu đầu tiên mà Steve Jobs đã nói về những ‘cold-calls’ trong một cuộc phỏng vấn năm 1994 do Hiệp hội lịch sử Thung lũng Silicon tổ chức.

Và đây cũng là cách mà cả Steve Jobs và Elon Musk đều sử dụng để bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của họ.

Ảnh: CNBC

Steve Jobs

Năm 12 tuổi, Steve Jobs đã thực hiện cuộc gọi ‘lạnh’ đầu tiên cho Bill Hewlett, người đồng sáng lập của Tập đoàn HP (Hewlett-Packard) để yêu cầu một số bộ phận điện tử còn sót lại và thật ngạc nhiên, Hewlett đã bắt máy.

Lúc đầu, Hewlett khá thích thú bởi một học sinh trung học như Steve Jobs, và ngay sau đó, Ông đã nói chuyện nghiêm túc hơn đồng thời đề nghị một cơ hội thực tập sinh tại HP cho Steve Jobs.

Steve Jobs nhớ lại: “Ông ấy đã cười và đưa cho tôi phụ tùng để xây dựng bộ đếm tần số và Ông đã cho tôi một công việc vào mùa hè tại HP (Hewlett-Packard), tôi làm việc trên dây chuyền lắp ráp các đai ốc và bu loong với nhau trên các máy đếm tần số. Ông ấy đã cho tôi một công việc ở chính nơi đã xây dựng nên đế chế HP và tôi thì như đang ở trên thiên đường vậy”.

“Sẵn sàng tiếp cận và ‘từ chối’ những nguy cơ là những gì ngăn cách những ‘người làm việc’ với những ‘người chỉ mơ’ về họ” Steve Jobs nói. Ông đã vượt qua nỗi sợ thất bại để đến với các cơ hội thành công.

“Bạn phải sẵn sàng để gặp sự cố, với những người trên điện thoại, với việc bắt đầu một công ty và với bất cứ điều gì. Nếu bạn là người sợ thất bại, bạn sẽ không bao giờ có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình”. Steve Jobs nói thêm.

Elon Musk

Khi đang học vật lý tại Đại học Queen, Canada, Canada vào đầu những năm 1990, Elon Musk và anh trai Kimbal đã thực hiện các cuộc gọi ‘lạnh’ tới rất nhiều người mà Ông muốn gặp, bao gồm Peter Nicholson, một giám đốc điều cấp cao tại Bank of Nova Scotia.

Nicholson đã rất ấn tượng với quyết tâm gặp gỡ mình của Elon Musk và cuối cùng đã cho Elon Musk một kỳ thực tập mùa hè tại ngân hàng của ông, nơi Elon Musk có thể kiếm được khoảng 14 đô la một giờ và đưa ra những ý tưởng mới cho ngân hàng này.

Trong một dự án mà Elon Musk thực hiện, ông đã viết một đề xuất về giao dịch trái phiếu mà ông ước tính có thể là cơ hội lớn nhất từ ​​trước đến nay, và dường như không ai có thể nhận ra cơ hội này. Mặc dù sau đó CEO của ngân hàng từ chối đề xuất này, nhưng trải nghiệm này đã để lại ấn tượng lâu dài không thể nào quên đối với cá nhân Elon Musk.

“Sau này trong cuộc đời, khi tôi cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng, tôi sẽ nghĩ lại thời điểm này, và nó đã cho tôi niềm tin. Tất cả những gì mà các nhân viên ngân hàng đã làm là sao chép những gì mọi người khác cũng đã làm”. “Nếu có một đống vàng khổng lồ nằm giữa phòng và không ai nhặt được, họ cũng sẽ không nhặt được”. Elon Musk nói thêm.

Một trong những điểm đáng ghi nhớ của Elon Musk là “Ông chủ ngân hàng thật giàu có và ngu ngốc”. Ông nói ra những điều này năm 1999. Elon Musk đã ra mắt startup tài chính của mình với tên gọi X.com. Website sau này đã hợp nhất với Confinity vào năm 2000 và trở thành PayPal như ngày hôm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Sếp Marketing của HSBC: Covid-19 là khoảnh khắc thực sự để tái cấu trúc sứ mệnh Marketing

Giám đốc tiếp thị toàn cầu (Global CMO) của ngân hàng HSBC, Bà Leanne Cutts, không tin rằng marketing sẽ quay trở lại như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 và chính bản thân cô cũng không muốn điều đó xảy ra.

Sếp Marketing của HSBC

Giám đốc tiếp thị toàn cầu của HSBC, Leanne Cutts, không tin rằng marketing sẽ quay trở lại như trước khi coronavirus xảy ra, nhưng Bà lại tin rằng đại dịch đã mang đến những cơ hội thực sự để thay đổi về cách làm việc, xây dựng thương hiệu và gắn kết với khách hàng.

Phát biểu tại Cannes Lions Live (Một trong những sự kiện lớn nhất ngành Marketing) vào ngày 22.6 vừa qua, Bà Leanne Cutts cho biết bà tin rằng Covid-19 mang đến một khoảnh khắc thực sự để thiết lập lại cho hầu hết các ngành công nghiệp.

Điều đó không có nghĩa là bà tin rằng marketing sẽ có quy luật thay đổi mãi mãi, tuy nhiên đây là cơ hội để tinh chỉnh cho những gì marketing vốn đã làm tốt.

“Đây là một khoảnh khắc thực sự để thiết lập lại vai trò của chúng tôi, với tư cách là những marketer, là người bảo vệ thương hiệu của chúng tôi, bảo vệ các đội nhóm của chúng tôi và cho cả các tổ chức của chúng tôi.

Tôi thực sự phấn khích khi trở thành trung tâm của tất cả những điều này, dẫn dắt sự thay đổi này trong các tổ chức của chúng tôi”. Bà giải thích thêm.

Chúng tôi muốn có những thương hiệu mạnh hơn, hữu ích và phù hợp hơn với khách hàng của mình, để thúc đẩy sự sáng tạo, làm sâu sắc thêm mối quan hệ khách hàng, đóng góp cho cộng đồng mà chúng tôi phục vụ.

Tôi muốn coi đây là cơ hội để cộng đồng marketing khuếch đại những gì mà họ đã làm tốt, trở nên hữu ích và phù hợp hơn với cộng đồng mà họ phục vụ.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều tương tác ‘ảo’ và kỹ thuật số (digital) hơn với khách hàng trong ba tháng qua so với ba năm qua.

Các quy trình vốn cần được thực hiện bởi cá nhân – chẳng hạn như ký vào một cái gì đó – giờ đây có thể được thực hiện trực tuyến, Bà nói. Chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể thay đổi nhanh hơn nhiều và đó là điều chúng tôi muốn giữ.

Bà nói thêm: “Chúng tôi đã có thể mở rộng quy mô và khuếch đại mọi thứ theo cách mà trước đây chúng tôi chưa từng dám nghĩ điều đó là có thể”.

“Chúng tôi muốn đảm bảo chúng tôi có đủ nguồn lực và sự chuẩn bị trước khi bước ra khỏi đại dịch”.

Một phần lý do khiến CMO này tin rằng HSBC đã có thể thích nghi nhanh chóng là vì chương trình chuyển đổi kinh doanh của mình, trong ba năm qua đã chứng kiến ​​công ty chuyển sang các cách làm việc linh hoạt hơn.

Công ty đã đào tạo cho nhân viên hiểu cách thức làm việc theo hệ thống và bộ máy vận hành, vì vậy họ sẽ được kiểm tra và học hỏi nhiều hơn thay vì chỉ là việc thực hiện các cam kết thật lớn và sau đó ‘hy vọng’ nó xảy ra.

“Tôi không thể nghĩ rằng chúng tôi đã đi nhanh và hiệu quả như vậy nếu chúng tôi không có kinh nghiệm tái cấu trúc quy trình công việc và mô hình công việc trong 12 tháng qua đồng thời chuyển sang mô hình làm việc ‘nhanh’ hơn này”. Vị CMO cho biết.

Bởi vì chúng tôi đã có những điều này nên chúng tôi có thể nhanh chóng tập hợp các đội nhóm đa dạng toàn cầu với một mục tiêu chung và tiến tới một kết quả tích cực với tốc độ thực sự đáng kinh ngạc.

Bà Cutts cho biết HSBC cũng đã được hưởng lợi từ việc có một mô hình (framework) để đối phó với coronavirus. Bà gọi framework này là 3 chữ R – tượng trưng cho React – phản ứng, Respond – phản hồi và Rebuild – tái xây dựng.

Điều đó đã giúp công ty hiểu được mỗi thị trường trong từng giai đoan của đại dịch cũng như việc học hỏi từ những giai đoạn khác, những điều có thể xảy ra ở phía trước của chu kì.

Sau đó, chúng tôi đã có thể giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau với các nền tảng kỹ thuật số phù hợp, đồng thời cũng liên hệ với các đồng nghiệp khác để xem họ đang ở đâu trong 3 chữ R.

Điều đó đã giúp chúng tôi có cách tiếp cận đúng thời gian và việc học hỏi thực sự nhanh chóng thay vì phải làm lại hoặc làm trùng lặp công việc.

Đây là một mô hình giúp chúng tôi sắp xếp lại nội bộ và điều phối công việc của chúng tôi, thực hành tốt và nhanh nhất. Làm việc với đối tác của chúng tôi, giúp chúng tôi trực tiếp lựa chọn đầu tư.

Điều này khiến chúng tôi sẽ dễ dàng hơn khi giải thích về việc chúng tôi đã đầu tư vào đâu và làm thế nào chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi có đủ vốn vào đúng thời điểm. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi có đủ mọi thứ khi chúng tôi vượt qua cuộc khủng hoảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

CEO Airbnb: Chúng tôi mất 12 năm để xây dựng và ‘đánh mất’ mọi thứ chỉ trong 6 tuần

CEO Brian Chesky chỉ ra rằng du lịch trong tương lai sẽ chỉ tập trung vào du lịch nội địa.

Bạn có thể dành hàng thập kỷ để xây dựng một giấc mơ và thế giới có thể phá hủy nó bằng một thứ gì đó ngẫu nhiên như một đại dịch từ một loại virus không xác định. Đó chính xác là những gì đã xảy ra với Brian Chesky, CEO của Airbnb, với sự xuất hiện của COVID-19 trong năm nay.

“Chúng tôi đã mất 12 năm để xây dựng Airbnb và chúng tôi đã mất gần như tất cả mọi thứ trong bốn đến sáu tuần”, Chesky nói trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC.

Chesky cũng lưu ý rằng Airbnb phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn do lo ngại dịch bệnh vừa trải qua trên khắp thế giới, thêm vào đó, “Cái du lịch mà chúng ta biết, nó đã kết thúc rồi”.

Tôi không muốn nói rằng cuộc hành trình đã kết thúc, nhưng đúng hơn là mô hình mà chúng ta biết đã ‘biến mất’ và sẽ không bao giờ quay trở lại kể cả sau dịch. Chúng ta sẽ lên xe, lái một vài km đến một cộng đồng nhỏ và ở trong một ngôi nhà. Đó là tương lai của du lịch.

(Bài viết được trích dẫn ngắn theo phỏng vấn của tờ CNBC với CEO của Airbnb).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via entrepreneur

Instagram đang dần thay thế Zalo vì Gen Z không ‘mặn mà’ với Zalo

Zalo đang mất dần tầm ảnh hưởng trong những người dùng trẻ, mà cụ thể là những người thuộc Gen Z (sinh từ năm 1997 trở đi).

Instagram đang dần thay thế Zalo

Zalo là một trong những ứng dụng đa nền tảng phổ biến tại Việt Nam. Ngoài tính năng nhắn tin, gọi video, Zalo thậm chí còn nhảy vào lĩnh vực fintech (với sản phẩm ZaloPay) và từng gây ấn tượng với mảng giao hàng (ZaloFood).

Tuy nhiên, theo báo cáo mới của Decision Lab, dường như thế hệ trẻ, mà cụ thể ở đây là những người thuộc Gen Z (sinh từ năm 1997 trở đi) đang không phụ thuộc vào Zalo, ít nhất là so với những người thuộc thế hệ đi trước như Gen X hoặc Gen Y.

Instagram đang dần thay thế Zalo

Về tổng thể, báo cáo của Decision Lab chỉ ra rằng Zalo vẫn là nền tảng lớn tại Việt Nam, với 80% người được hỏi cho biết có sử dụng. Đây là một thống kê đi xuống khi tỉ lệ này vào năm 2019 là 83%, dù vẫn giữ nguyên vị trí thứ 3 trong các nền tảng phổ biến, chỉ sau Facebook và Youtube.

Ngoài ra, nếu phân bố theo độ tuổi, thì 84% Gen X và 90% Gen Y sử dụng Zalo. Tuy nhiên tỉ lệ này giảm sâu ở Gen Z, với chỉ 65% người dùng trẻ sử dụng ứng dụng của VNG.

Ở khảo sát cho Gen X và Gen Y, Zalo vẫn nắm chắc vị trí thứ 3. Nhưng tới Gen Z, Zalo bị đẩy xuống vị trí xếp dưới so vưới Instagram.

Instagram đang dần thay thế Zalo

Hai mạng xã hội gốc Việt ra mắt năm 2019 là Lotus và Gapo cũng góp mặt trong báo cáo của Decision Lab, với tỉ lệ ngưởi sử dụng lần lượt là 4% và 3%.

Khảo sát tiếp theo về nền tảng quan trọng nhất với từng người dùng (câu hỏi: Bạn không thể sống thiếu nền tảng nào?), Zalo tiếp tục đạt tỉ lệ phản hồi tốt ở Gen X (49%) và Gen Y (42%) tuy nhiên con số này giảm sâu ở Gen Z (15%).

Instagram đang dần trở thành một ứng dụng phổ biến với giới trẻ. Chỉ 6% Gen X và 9% Gen Y “không thể sống” thiếu Instagram nhưng tỉ lệ này đã nhảy lên 23% ở người dùng Gen Z.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Ông chủ vừa gia nhập Top 10 người giàu nhất hành tinh là người Ấn Độ

Mukesh Ambani đã kiếm được 5.3 tỷ USD khi giá cổ phiếu của Reliance Industries tăng mạnh sau khi Công ty này hết cảnh nợ ròng. Ambani hiện là người giàu thứ 09 trên thế giới và là người Ấn Độ.

Tài sản của Ambani đã tăng lên 5.3 tỷ USD và đạt con số 64.6 tỷ USD chính thức vào ngày 21.6.2020 theo danh sách tỉ phú do Forbes bình chọn. Ambani đứng thứ 9 trong danh sách, nhỉnh hơn so với Larry Page, người đồng sáng lập Google, đang có khối tài sản trị giá 64.5 tỷ USD.

Sau khi gây quỹ cho các vấn đề về nhân quyền cũng như việc ‘rót vốn’ cho nền tảng Jio Platforms (Ấn Độ) thì giá cổ phiếu của Reliance Industries đã tăng lên 6.5% khiến giá trị của Tập đoàn viễn thông và dầu khí này đạt trị giá 88 tỉ USD và đặc biệt là không có nợ ròng.

Ambani hiện đã gia nhập nhóm những người giàu nhất hành tinh cùng với những tên tuổi như: Jeff Bezos (Amazon) với hơn 160 tỉ USD, Bill Gates (Microsoft) với hơn 1.08 tỉ USD, Bernard Arnault (LVMH) với hơn 102 tỉ USD, Mark Zuckerberg (Facebook) với gần 88 tỉ USD, Warren Buffett (Berkshire Hathaway) với hơn 71 tỉ USD.

Người Ấn Độ giàu thứ hai trong danh sách của Forbes là Radhakishan Damani, người sáng lập chuỗi đại siêu thị DMart (hypermarket). Vị CEO này xếp thứ 82, với tài sản ròng trị giá 16.2 tỷ USD.

Nhóm những người Ấn Độ đáng chú ý khác

Người sáng lập HCL, Shiv Nadar xếp hạng thứ # 105, Chủ tịch Tập đoàn Adani, Gautam Adani xếp hạng thứ #121, và Người sáng lập kiêm Chủ tịch của Bharti Airtel, Sunil Mittal xếp hạng thứ #160 với tài sản lần lượt tương ứng là 14.5 tỷ USD, 13.5 tỷ USD và 10.8 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Forbes

5 ‘thủ thuật’ chuyển đổi đơn giản giúp tạo ra nhiều traffic hơn trên Social Media

Bạn có thể không quá ngạc nhiên khi ngày nay Social Media hay phương tiện truyền thông mạng xã hội là nguồn cung cấp lưu lượng truy cập (traffic) giới thiệu lớn nhất của một website.

Trung bình mọi người dành 144 phút mỗi ngày cho phương tiện truyền thông mạng xã hội, nhưng ở một số nơi trên thế giới, họ thậm chí còn dành nhiều thời gian hơn.

Điều kỳ diệu hơn là thời gian trung bình dành cho phương tiện truyền thông mạng xã hội còn vượt qua cả thời gian dành cho việc giao tiếp xã hội, ăn uống và cả dọn dẹp nhà cửa.

Là người làm marketing truyền thông mạng xã hội, chúng ta cần nhận ra giá trị của phương tiện truyền thông mạng xã hội. Thật không may, cũng không dễ dàng gì để thúc đẩy chuyển đổi trên phương tiện truyền thông mạng xã hội vì phần lớn người dùng chủ yếu là ‘người bí ẩn’.

Theo môt nghiên cứu gần đây nhất, chỉ 0,71% là tỉ lệ chuyển đổi thông qua lưu lượng truy cập từ phương tiện truyền thông mạng xã hội và con số này thấp hơn 2,5 lần so với chuyển đổi từ lưu lượng truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing).

Không ai lên Facebook hay Instagram để mua nhà cả. Trong khi những người dùng một khi đã gõ những từ khoá liên quan đến việc mua nhà trên các công cụ tìm kiếm thì rất có thể họ sẽ “action’ sau đó.

Về vấn đề này, bạn nên áp dụng các chiến lược tối ưu hóa chuyển đổi khác nhau để thu hút thêm lưu lượng truy cập đến từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Sau đây là những ‘thủ thuật’ nhỏ khá đơn giản bạn có thể làm cho doanh nghiệp của mình.

1. Re-targeting – Nhắm mục tiêu lại khách hàng của bạn

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, họ thường tập trung vào việc có được khách hàng mới. Họ đánh giá thấp khả năng thu hút lại khách hàng trước đây của mình.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng sẽ rẻ hơn để giữ chân khách hàng hiện tại so với việc đi tìm kiếm khách hàng mới.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội bán hàng từ 60 đến 70% cho khách hàng cũ trong khi cơ hội này cho khách hàng mới chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 20%.

Nhắm mục tiêu lại các khách hàng trước đây của bạn là hoat động không nên bỏ qua nếu bạn muốn có thêm lưu lượng truy cập và doanh số. Bất kỳ trải nghiệm người dùng nào cũng có thể được khôi phục bằng cách xây dựng các chiến dịch nhắm mục tiêu lại.

2. Seasonal Content – Hãy xây dựng nội dung theo mùa

Một trong những cách hiệu quả nhất để nổi bật hơn so với đối thủ và nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn là ‘làm sống lại’ các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn bằng content marketing theo mùa.

Chẳng hạn, Khi một mùa nóng đang đến, rất nhiều người quan tâm đến việc sẽ thực hiện một số hành động gì đó ngay cả khi họ không có kế hoạch hành động trước.

Tính thời vụ là một cách tuyệt vời để các doanh nghiệp nhỏ thu hút sự quan tâm tại các điểm mấu chốt của chiến lược.

Khi bạn bắt đầu xem xét các xu hướng theo mùa, bạn có thể tìm ra khi nào sự quan tâm của khách hàng bắt đầu lên đến đỉnh điểm và khi ấy bạn cần ‘ra tay’ nhanh nhất có thể.

Sức mạnh của tính thời vụ nên được các marketer sử dụng trong social media marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về phương thức này là Starbucks, một chuyên gia marketing theo mùa. Họ đã chuẩn bị Pumpkin Spice Latte vào đầu tháng 9 và Mocha sô cô la trắng nướng của họ gần Giáng sinh.

Hơn nữa, các ưu đãi theo mùa của họ luôn khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia để kết nối tốt hơn với khách hàng và đáp ứng truyền thống của họ.

3. Đa dạng hóa CTAs (call to action) của bạn

Người dùng các phương tiện truyền thông mạng xã hội là những ‘người bí ẩn’. Cũng không dễ dàng thuyết phục ai đó tải xuống những thứ bạn muốn dù là miễn phí.

Nếu bạn muốn khơi dậy mối quan tâm với người dùng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn cần tạo ra các nội dung (ad copy) hấp dẫn và đầy sức hút cho họ bao gồm nhiều sáng tạo và thử nghiệm hơn.

Cách tốt nhất để làm điều đó là bắt đầu với từ ngữ và vị trí CTA của bạn.

Hãy viết nội dung theo định hướng chuyển đổi giúp mọi người trả lời các câu hỏi quan trọng và cung cấp cho họ một hành động đơn giản để làm.

Để có thêm cảm hứng, hãy tìm hiểu các nhóm từ khóa tìm kiếm có hiệu suất cao vì những nhóm này là nhóm có khả năng hành động cao nhất.

Để thu hút thêm lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng, hãy sử dụng toàn bộ nội dung mang tính trực quan cho CTAs trên trang của bạn. Canva có thể là một lựa chọn bạn cần.

4. Tự động hóa các cuộc hội thoại với chatbot

Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng chatbot như là một cách để giao tiếp hiệu quả với khách hàng của mình, quảng cáo và khuyến mãi sản phẩm ngay lập tức. Để cạnh tranh trong thế giới kinh doanh hiện đại, bạn nên tự động hóa các cuộc hội thoại bằng chatbot.

Dưới đây là một số lợi ích khác mà chatbot có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn:

  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn. Bạn không cần thuê một nhân viên để quản lý các thông điệp trên mạng xã hội.
  • Tạo thêm lưu lượng truy cập (Traffic Volume) và khách hàng tiềm năng. Chatbots có thể thu thập hiệu quả các thông tin cần thiết để phục vụ khách hàng tiềm năng của bạn tốt hơn.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng. Bằng cách cá nhân hóa các câu hỏi, chatbot có thể hỏi thêm và tiết lộ thêm về khách hàng từ nhu cầu đến các ‘nỗi đau’ mà họ đang gặp phải.
  • Phục vụ khách hàng 24/7. Rất nhiều khách hàng không thể chờ đợi và muốn nhận được câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi của họ, với chatbot điều này có thể nhanh chóng cung cấp bất cứ lúc nào trong tình huống khẩn cấp nhất hoặc khi bạn đang ‘offline’.

5. Hãy tạo ra các tài sản có thể chia sẻ

Cho dù bạn muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc quảng bá các chiến dịch quảng cáo trên phương tiện truyền thông mạng xã hội của mình. Đừng cố gắng để bán hàng ngay. Khách hàng của bạn không thích bị bán. Thay vào đó, hãy tham gia, chia sẻ và xây dựng mối quan tâm của họ trước.

Hãy tạo một bản hướng dẫn thông tin, những nội dung hữu ích giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng của bạn.

Viết một cuộc khảo sát hấp dẫn giúp xác định vấn đề người dùng đang gặp và khiến mọi người đủ quan tâm để hành động.

Bonus Tip: Hãy bắt đầu với các thử nghiệm

Khi bạn bắt đầu thử nghiệm trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn có thể mở ra một biên giới mới nơi không có giới hạn trong việc bạn thu thập thông tin phản hồi và dữ liệu, kiểm tra ý tưởng, tìm ra những gì không hiệu quả và tập trung vào những thứ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Hãy chắc chắn rằng thử nghiệm là một nghệ thuật và bạn thì…hiển nhiên rồi, bạn phải là một nghệ sĩ. Bạn nên biết rằng những người tiêu dùng khác nhau phản ứng khác nhau và những gì tốt cho thương hiệu này có thể không tốt cho một thương hiệu khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook đào tạo Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp thông qua chương trình ‘Summer of Support’

Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đang tìm cách chuyển hoạt động kinh doanh lên môi trường trực tuyến để giảm thiểu tác động của COVID-19, Facebook vừa thông báo chương trình đào tạo Digital Marketing kéo dài 6 tuần với tên gọi ‘Summer of Support’ cho chủ yếu là SMBs.

Facebook đào tạo Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp thông qua chương trình 'Summer of Support'

Facebook cho biết:

“Chúng tôi mang đến những khoá học Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp, với 6 tuần của lớp học doanh nghiệp sẽ có cơ hội được học hỏi từ các chuyên gia kinh tế, các bài giảng từ các doanh nhân nỗi tiếng. Tất cả những điều này sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp sớm trở lại các hoạt động kinh doanh sau Covid-19”.

Những nội dung học chính trong 6 tuần:

Tuần 1: “The Changing World” – Thế giới đang thay đổi

Thế giới đang trong tình trạng thay đổi nhanh chóng. Không chỉ là nói về các cuộc khủng hoảng về sức khỏe, mà đổi mới, chính bản thân nó đã đưa chúng ta vào một tình trạng luôn cần sẵn sàng để thay đổi theo. Để doanh nghiệp của bạn thành công, điều quan trọng là phải hiểu cách đáp ứng với thực tế mới này.

Tuần 2: “Resilience”  – Khả năng phục hồi

Đôi khi cơ hội có thể trông giống như một thất bại. Các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có thể biến thất bại thành một hướng đi mới. Doạnh nghiệp cần tìm hiểu làm thế nào để trở nên kiên cường hơn trong những khoảnh khắc thay đổi và làm thế nào để biến suy thoái thành cơ hội.

Tuần 3: “Reinvention” – Tái cấu trúc

Các cơ hội chuyển đổi có thể ngoài tầm với, bạn có thể phải tái cấu trúc doanh nghiệp để đối phó với những khó khăn. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để tái cấu trúc doanh nghiệp từ đó bạn có thể ‘chớp’ lấy các cơ hội mới trong giai đoạn chuyển đổi này.

Tuần 4: “Re-Emergence” – Tái xuất hiện

Khi khủng khoảng kết thúc, bằng cách nào bạn bước vào một bức tranh mới? Tái xuất hiện thành công vào thị trường có nghĩa là doanh nghiệp cần hiểu được đâu là điểm mấu chốt mình cần giữ và đâu là điểm cần được cải tiến và phát triển.

Tuần 5: “Customers & Commerce”  – Khách hàng và thương mại

Nếu bạn là một tài sản cho khách hàng của bạn trong những thời kì khủng hoảng, bạn sẽ có được thành công khi nền kinh tế tăng trở lại. Chúng tôi sẽ chỉ cho doanh nghiệp cách làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên thiết yếu hơn thông qua các quy trình tập trung vào khách hàng và thương mại thông minh hơn.

Tuần 6: “Community” – Cộng đồng

Các doanh nghiệp thiết yếu giúp cộng đồng của họ mạnh mẽ và phát triển. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để giữ vững nguồn lực xã hội và kinh tế sôi động tới cộng đồng của mình. Tuy nhiên “cộng đồng” là bạn định nghĩa chứ không phải chúng tôi. Nó tuỳ thuộc vào bạn.

Tất cả các khoá học sẽ được diễn ra online tại Summer of Support, cùng những thông tin khác được cập nhật từ Facebook for Business Page.

Khoá học đang đồng hành cùng với một loạt các đối tác bao gồm Dell, PayPal, American Express và Small Business Roundtable.

‘Nó miễn phí, nó sẽ cung cấp những hiểu biết và lời khuyên mới từ chính các chuyên gia nội bộ của Facebook và nó có thể giúp bạn tối đa hóa các nỗ lực digital marketing của mình. Bạn nên tham gia cùng chúng tôi’. Facebook cho biết thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Microsoft cung cấp miễn phí nền tảng quản lý quảng cáo tìm kiếm và mạng xã hội cho SMBs

Digital Marketing Center – Trung tâm tiếp thị kỹ thuật số sẽ cung cấp nền tảng cho cả chiến dịch tự nhiên lẫn có trả phí thông qua Microsoft, Google, Twitter, Facebook và Instagram.

Microsoft cung cấp miễn phí nền tảng quản lý quảng cáo tìm kiếm và mạng xã hội cho SMBs
ashboard của Microsoft Digital Marketing Center

Digital Marketing Center của Microsoft sau giai đoạn thử nghiệm đã chính thức công bố nền tảng đến các doanh nghiệp.

Theo đó, nền tảng được thiết kế để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) quản lý các chiến dịch quảng cáo digital từ nhiều nền tảng chỉ trên một giao diện.

Digital Marketing Center cho phép các doanh nghiệp nhỏ quản lý các chiến dịch truyền thông không tốn phí trên mạng xã hội (organic social media campaign) lẫn các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm và mạng xã hội có trả phí (paid search and social campaigns) trên các nền tảng quảng cáo của Microsoft, Google, Facebook và Instagram và Twitter.

Nền tảng được sử dụng công nghệ AI 

Tương tự như các chiến dịch quảng cáo thông minh của Google (Google Smart Campaigns), Digital Marketing Center của Microsoft nhằm mục đích đơn giản hóa việc thiết lập và quản lý các chiến dịch cho SMBs, nền tảng này sử dụng Microsoft AI để tăng cường khả năng nhắm mục tiêu theo đối tượng và từ khoá quảng cáo cũng như việc đấu giá quảng cáo (bidding). Các nhà quảng cáo chỉ cần đặt mục tiêu, nhắm mục tiêu theo địa điểm và ngân sách.

Không giống như các chiến dịch quảng cáo thông minh, trong Digital Marketing Center, nhà quảng cáo có thể chọn tuỳ chọn để xây dựng quảng cáo của riêng mình, sử dụng nội dung  quảng cáo tự động hoặc sử dụng đề xuất tự động có chỉnh sửa.

Ngân sách được tự động tối ưu hóa trên các kênh và nền tảng.

Ngoài ra, ở Digital Marketing Center các nhà quảng cáo cũng có thể tạo, lên lịch và xuất bản bài đăng trên Facebook, Instagram và Twitter cho tối đa 10 tài khoản từ bảng điều khiển mạng xã hội (social dashboard).

Bạn cũng có thể trả lời, thích và nhắn tin trực tiếp cho người dùng của mình trên Facebook, Instagram và Twitter thông qua nền tảng này. Phần báo cáo sẽ hiển thị đầy đủ số lần hiển thị, tương tác và tăng trưởng khách hàng từ đa kênh.

Microsoft cung cấp miễn phí nền tảng quản lý quảng cáo tìm kiếm và mạng xã hội cho SMBs

Tại sao các nhà quảng cáo và doanh nghiệp nên quan tâm đến nền tảng này của Microsoft

Nền tảng này như chúng ta thấy là nó có thể giúp các SMBs giải quyết được rất nhiều vấn đề. Nếu những nền tảng như HubSpot vốn đã được định vị là trung tâm marketing all-in-one cho SMBs thì Digital Marketing Center của Microsoft cũng có thể được hiểu tương tự mặc dù một số tính năng về CRM thì hiện Microsoft vẫn chưa có.

Tuy nhiên, theo Microsoft, việc SMBs được sử dụng miễn phí nền tảng này sẽ là một lợi thế rất lớn về mặt tiết kiệm chi phí quản lý lẫn khâu vận hành.

Tất nhiên, nó cũng có thể thúc đẩy việc các nhà quảng cáo sẽ áp dụng quảng cáo Microsoft khi các SMBs sử dụng sản phẩm này. Microsoft cuối cùng có thể tính phí cho nền tảng này trong tương lai nếu quy mô đủ lớn hoặc chính Microsoft sẽ thay đổi chính sách.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

“Kỳ lân” VNG dự kiến lỗ sau thuế 246 tỷ đồng năm 2020

Phó TGĐ Kido Group Kelly Wong sẽ gia nhập VNG với nhiệm vụ Phó TGĐ vận hành cũng như đảm nhận nhiệm vụ quản lý các hoạt động liên quan trò chơi trực tuyến.

CTCP VNG (VNG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 nhằm thông qua ban lãnh đạo mới cũng như kế hoạch kinh doanh năm nay.

Ghi nhận, năm 2019 doanh thu thuần Công ty đạt hơn 5.178 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế đạt gần 455 tỷ đồng, tăng 36,5%. Năm 2019, VNG tiếp tục duy trì đầu tư và phát triển 4 nhóm sản phẩm chủ lực: Trò chơi trực tuyến, Zalo, Thanh toán điện tử, dịch vụ đám mây và thu về nhiều kết quả khả quan.

Bên cạnh đó, công ty cũng có những bước tiến vững chắc trong chiến lược “Go Global”. Ngoài việc củng cố vị thế tại các thị trường lớn của Đông Nam Á, VNG đã bước đầu thăm dò nhiều thị trường giàu tiềm năng như Ấn Độ và Mỹ La-tinh.

Các sản phẩm thuộc khối Zalo Group của VNG như Zalo, Zing MP3… cũng chứng kiến sự tăng trưởng tích cực ở ở mức 23% so với cùng kỳ năm trước. Riêng 2 nhóm sản phẩm mới là Thanh toán điện tử ZaloPay và Dịch vụ đám mây VNG CLOUD, VNG tiếp tục ưu tiên phát triển hệ thống và nâng cao trải nghiệm người dùng. Đến nay, 90% ngân hàng đã kết nối với ZaloPay nhằm tối đa lợi ích dành cho khách hàng.

Bước sang năm 2020, VNG trình kế hoạch doanh thu 6.714 tỷ đồng, tăng 20%. Lợi nhuận sau thuế -246 tỷ đồng nhưng LNST dành cho cổ đông công ty dương 299 tỷ đồng. Việc lợi nhuận sau thuế lỗ được lãnh đạo công ty chia sẻ là do đầu tư các sản phẩm chiến lược dài hạn, trong đó có Zalo Pay.

Hiện VNG đang nắm giữ 60% cổ phần của Zion – công ty chủ quan của ZaloPay và sở hữu xấp xỉ 100% các công ty con khác.

Giai đoạn 2016-2018, lợi nhuận của VNG cũng bị tác động mạnh khi ghi nhận lỗ từ công ty liên kết Tiki. Mặc dù hiện giá trị sổ sách của khoản đầu tư trị giá 500 tỷ đồng này đã về 0 nhưng giá trị thị trường của Tiki đã tăng “phi mã” sau mỗi vòng gọi vốn.

Đáng chú ý, Đại hội năm nay cũng chính thức công bố 3 thành viên mới trong Ban giám đốc gồm:

Ông Gary McKinnon: quốc tịch Úc, gia nhập đội ngũ quản lý cấp cao tại VNG với tư cách là Giám đốc Cơ sở và Hoạt động. Với kinh nghiệm được tích lũy hơn 24 năm tại Việt Nam, vai trò hiện tại của ông Gary là quản lý tất cả các văn phòng của VNG bao gồm trụ sở chính với  diện tích mặt sàn lớn nhất Việt Nam (hơn 54.000 m2).

Ông Kelly Wong: quốc tịch Canada, đảm nhận nhiệm vụ quản lý các hoạt động liên quan trò chơi trực tuyến nói riêng và VNG nói chung ở cương vị Phó Tổng giám đốc vận hành VNG. Trước đó, ông đã có 15 năm làm việc tại các mảng kinh doanh khác nhau ở Việt Nam: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KIDO, Chủ tịch điều hành của Red Wok Investment (RWI), Giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC). Ông Kelly Wong còn được biết đến với vai trò Hội đồng quản trị của Tổ chức phi lợi nhuận SEO Việt Nam.

Ông Abhishek Mathur: quốc tịch Ấn Độ, tham gia VNG với chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng Nhân sự. Ông từng làm việc nhiều năm trong lĩnh vực nhân sự tại các doanh nghiệp lớn như Mercer HR Consulting, GE Capital và Johnson&Johnson.

Chiều ngược lại, VNG thông báo ông Johnny Shen Hao đã từ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc và bà Huỳnh Mỹ Loan, Giám Đốc Tài Chính, sẽ nghỉ phép trong 3 tháng trước khi quay lại đảm nhận vai trò mới tại VNG.

Ngoài ra, Đại hội lần này cũng bầu HĐQT nhiệm kì 2020 – 2025, gồm:

Ông Lê Hồng Minh giữ chức Chủ tịch HĐQT;

Ông Vương Quang Khải: Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Zalo Group.

Ôg Bryan Fredric Pelz: Thành viên HĐQT, nhà đầu tư kỳ cựu người Mỹ và cũng là một trong những người sáng lập VNG.

Bà Byun Jung Won: quốc tịch Hàn Quốc, Thành viên HĐQT;

Ông Vũ Việt Sơn – Thành viên Hội đồng Quản trị: Là một trong những thành viên sáng lập VNG và là người đầu tiên đặt nền móng cho mảng kinh doanh ZaloPay của VNG.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu

Khái niệm marketing không đồng xuất hiện và thu hút vô số doanh nghiệp vừa và nhỏ với túi tiền hạn hẹp. Nhưng liệu có tồn tại hay không một chiến lược marketing 0 đồng?

Sau đây là 5 chiến lược marketing thành công của các startup nổi tiếng toàn cầu, giúp họ từ công ty nhỏ trở thành đế chế triệu đô.

Chiến lược Marketing của Airbnb: Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sự hứng thú với dịch vụ – Brand Awareness and Interest.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - airbnb

Là một trong những startup kỳ lân nổi tiếng nhưng ít ai biết rằng Airbnb vẫn là một đội ngũ với số lượng nhân viên nhỏ tại London.

Khác với các doanh nghiệp khác như Google, Airbnb là một công ty kỳ lân chỉ có một sừng để tấn công: kết nối những người có nhà và căn hộ trống với những ai có nhu cầu thuê.

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các chủ nhà trọ, Airbnb tập trung vào khách trọ, những người khao khát trải nghiệm khác biệt tại chỗ ở khi đi du lịch thay vì trải nghiệm truyền thống tại khách sạn, đồng thời muốn có cơ hội kết nối qua mạng xã hội.

Brian Chesky – Đồng sáng lập và CEO Airbnb cho hay:

“Lý do mà nhiều người chọn du lịch cùng với Airbnb bởi họ muốn sống như những người bản địa. Họ không muốn là những du khách bị kẹt trong một dòng người xếp hàng để mua vé, chiến đấu để làm những điều tương tự như bao người khác.

Những gia chủ của Airbnb cung cấp nhiều thứ hơn là cho thuê phòng khách sạn chung chung – Họ chào đón những người du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến cuộc sống của mình. Mọi người không chỉ tham quan, mà còn tận hưởng cuộc sống ở đó. Dù chỉ trong một đêm.”

Không chỉ vậy, content marketing của Airbnb hầu hết đến từ người sử dụng dịch vụ. User generated content là 1 trong 5 loại content lợi hại có thể bạn chưa biết.

Bằng cách tạo ra cẩm nang online Airbnb Neighborhood, ai cũng có thể đóng góp bài, là người viết content, chia sẻ trải nghiệm độc đáo.

Điều này làm giảm chi phí R&D của doanh nghiệp khi tận dụng được nguồn content từ bên ngoài, đồng thời gia tăng sự tin tưởng với khách hàng tiềm năng.

Tính thi đua, sự cạnh tranh và lòng tự hào của mỗi người về vùng đất của mình là key driver cho thành công của Airbnb Neighborhood. Hãy khêu gợi những cảm xúc, khao khát trong chính khách hàng khi bạn muốn tạo được giá trị tương tác cao giữa content và người đọc.

Chiến lược Marketing của PayPal: Cú trick tạo hứng thú cho khách hàng – Customer Delighted.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - paypal

Rất khó chọn phương pháp phù hợp nhất để tiếp thị sản phẩm của bạn. Rất nhiều nỗ lực không thành công đằng sau một câu chuyện thành công. Và điều tương tự cũng xảy ra với PayPal. Họ đã thử nhiều chiến lược nhưng chỉ có một kế hoạch marketing (Marketing Plan) khiến họ trở thành người dẫn đầu.

PayPal bắt đầu trả tiền cho mọi người khi đăng ký. Công ty trả một khoản khuyến khích 20 đô la cho mỗi lần đăng ký và thêm 20 đô la cho người giới thiệu và ngay sau đó, kế hoạch đã có hiệu quả.

Khách hàng bắt đầu đăng ký ngày càng nhiều. Với những khách hàng ngày càng tăng, họ giảm dần số tiền xuống còn 10 đô la và sau đó là 5 đô la.

Điều này mang lại cho PayPal một lượng truy cập lớn trên trang web và tăng số lượng người dùng kích hoạt. Đây cũng là phương pháp khiến họ có CAC (Customer Acquisition Cost – phí chuyển đổi khách hàng) thấp nhất so với các phương pháp khác.

Chiến lược Marketing của Groove: Giữ chân khách hàng qua email – Customer Retention.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - groove

Năm 2013, Groove gặp phải vấn đề về churn rate (tỷ lệ khách hàng rời bỏ) lên tới 4.5%. Lượng thu hút người dùng mới vẫn có kết quả tốt, tuy nhiên nhiều người chỉ sử dụng một lần và không bao giờ quay lại.

Nhờ áp dụng chiến lược tăng trưởng, họ đã giảm tỉ lệ này từ 4.5% xuống chỉ còn 1.6%.

Đầu tiên, Groove chia người dùng thành 2 nhóm: nhóm sử dụng tiếp lần 2 và nhóm rời đi.

Bằng việc chia ra 2 nhóm người dùng, họ có thể kiểm tra dữ liệu liên quan đến cả 2 nhóm, sau đó phát hiện ra nhóm nào có xu hướng thực hiện những hành động cụ thể nào.

Groove đã gửi email đến nhóm mục tiêu để đưa họ quay lại, hướng dẫn thêm để họ tương tác được nhiều hơn.

Chiến lược Marketing của Dropbox: Tăng trưởng nhờ marketing giới thiệu – Referral Marketing (Growth Hacking).

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - dropbox

Dropbox đã chạy một chiến dịch độc đáo để quảng bá hình ảnh rộng rãi: Với mỗi lượt chia sẻ thương hiệu lên Facebook hoặc Twitter, khách hàng sẽ được tặng thêm dung lượng lưu trữ.

Để tạo hiệu ứng lan truyền, Dropbox tặng 500MB cho người đăng ký mới và người giới thiệu chiến dịch sẽ được cộng thêm bằng 50% dung lượng của người mới giới thiệu.

Nhờ chiến dịch này, lượt đăng ký mới của Dropbox tăng lên 65% với 40,000 người đăng ký sau 15 tháng. Cũng từ chiến lược này của Dropbox mà Marketer dần định hình rõ hơn về khái niệm Growth Hacking Marketing.

Chiến lược Marketing của Picmonkey: Người mua cuối cùng -Ultimate Purchase.

PicMonkey là phần mềm thiết kế đồ họa và chỉnh sửa ảnh đơn giản và dễ dàng. Mặc dù đã có lợi thế về sản phẩm, công ty này còn tạo ra mô hình freemium cho khách hàng.

Bên cạnh các bộ lọc và tính năng được sử dụng miễn phí để người dùng bắt đầu quen sử dụng dịch vụ, PicMonkey có thêm dịch vụ 4.99$ hàng tháng cho các bộ lọc cao cấp và ưa chuộng hơn.

Đối với startup, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Marketing được coi là chiến lược quan trọng, sống còn. Việc có một chiến lược marketing bài bản, rõ ràng ngay từ nền tảng đầu tiên vô cùng quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Gojek lâm cảnh khó khăn và tuyên bố sắp sa thải nhiều nhân viên

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nặng nề các ứng dụng gọi xe và Gojek không phải ngoại lệ.

Đội quân hàng nghìn shipper của Baemin cạnh tranh trực diện với Grab

Ứng dụng giao đồ ăn mới xuất hiện tại Hà Nội với sự hậu thuẫn của công ty mẹ ở châu Âu tuyên chiến trực diện với Grab.

Baemin – ứng dụng giao đồ ăn của kỳ lân Hàn Quốc là Woowa Brothers vừa tuyên bố mở rộng hoạt động kinh doanh ra Hà Nội 1 năm sau khi họ có mặt tại TP Hồ Chí Minh.

Công ty này tuyên bố rằng đội quân hàng nghìn người giao đồ của mình sẽ nhăm tới việc cạnh tranh trực diện với siêu ứng dụng Grab. Baemin cũng công bố về việc hình thành Baemin Kitchen cũng như Baemin Di Cho – một dịch vụ giao rau củ.

Delivery Hero – công ty của Đức đã mua Woowa Brothers vào năm 2019 với giá 4 tỷ USD để đẩy mạnh sự hiện diện ở Đông Nam Á. Thời điểm đó, Woowa cho biết việc bán mình của họ là chiến lược sinh tồn trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và cũng là thương vụ lớn nhất liên quan đến một công ty internet của Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, Woowa Brothers đã mua Vietnammm vào năm 2019. Trước đó, Vietnammm đã mua lại Foodpanda Việt Nam – công ty từng thuộc sở hữu của Rocket Internet.

Được thành lập năm 2012 với tư cách là một công ty giao thực phẩm, Woowa Brothers (woowa có nghĩa là thanh lịch trong tiếng Hàn) đã phát triển nhanh chóng và trở thành công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến hàng đầu Hàn Quốc, tiếp nhận hơn 30 triệu đơn hàng mỗi tháng và mở rộng sang kinh doanh CloudKitchen (mô hình tập trung các quán ăn ngon được khách hàng đặt nhiều vào cùng một địa điểm).

Nhà sáng lập và CEO Kim Bong-jin (43 tuổi) của Woowa Brothers hiện đứng đầu liên doanh mới thành lập với Delivery Hero có trụ sở tại Singapore để tham gia vào thị trường giao đồ ăn đang bùng nổ ở châu Á – nơi những người chơi trong khu vực như Grab hay Gojek đã có nền tảng khá vững vàng.

Đối với Delivery Hero (hiện trị giá gần 18,2 tỷ USD theo giá trị thị trường), việc mua Woowa giúp họ tăng cường sự hiện diện tại thị trường châu Á đang tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2018, công ty Đức đã bán một số mảng kinh doanh ở Đức cho Takeaway.com để đổi lấy tiền mặt và cổ phần.

Liệu cơn bão “xanh mint” có làm nên chuyện?

Để lôi kéo khách hàng và lái xe, Baemin liên tục tung ra những ưu đãi khác biệt như giảm 70.000 đồng cho đơn hàng từ 70.000 đồng trở lên; giảm 25%, 50% tùy theo số lần đặt hàng. Khách đặt đồ ăn qua ứng dụng Baemin tại Hà Nội đều hưởng ưu đãi lớn. Phí giao hàng hiện tại cố định 15.000 đồng, chỉ bằng 50% hầu hết các nền tảng khác.

Nếu muốn tăng trưởng thị phần, Baemin sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ lâu năm như: GrabFood, Loship, Now hay Go-Food. Những nền tảng này đều được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư nước ngoài, duy nhất Loship là startup nội địa.

Một số chuyên gia nhận định cách tiếp cận thị trường của Baemin khá truyền thống, khi đổ tiền vào khuyến mại và truyền thông quảng cáo. Những ứng dụng giao đồ ăn hoặc giao hàng vào Việt Nam theo cách này từng phải rút lui sau một thời gian ngắn.

Theo báo cáo của Euromonitor, trong năm nay thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 11% một năm. Tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung nhưng bù lại, Việt Nam thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành của loại hình dịch vụ này khá cao.

Khảo sát của GCOMM cũng cho thấy tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của người thành thị hiện khá cao, 99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần mỗi tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Cách ‘thể hiện bản thân’ trong CV cho dân Marketing

Ngày nay, doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển lên tầm cao mơi thì việc marketing là hết sức cần thiết. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải cần tới những chuyên viên Marketing có năng lực.

Công việc marketing có rất nhiều yêu cầu đặc biệt và đòi hỏi sự sáng tạo cao. Nếu bạn muốn ứng tuyển thành công thì trước hết bạn cần phải biết cách marketing chính bạn với một CV ứng tuyển nổi bật.

Chứng minh bạn là người phù hợp với vị trí công việc. CV xin việc ngành Marketing có thể có nhiều khía cạnh khác nhau từ Marketing truyền thống cho tới Digital Marketing.

Phần kinh nghiệm làm việc luôn là một phần quan trọng không thể thiếu, nó thể hiện năng lực của ứng viên cũng như khiến cho bản CV trở nên hoàn chỉnh hơn. Qua phần kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.

Với các hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ biết cách viết cho bản thân một phần kinh nghiệm trong ngành Marketing thật chuẩn và nổi bật giữa các CV xin việc của ứng viên khác.

Phần kinh nghiệm việc làm nên có những thông tin gì?

Bạn hãy đề cập đến những kinh nghiệm bạn có từ gần đây nhất đến xa nhất trong phần này. Ở phần này khá nhiều marketer chúng ta hay viết từ công ty đầu tiên đến công ty gần nhất. Cái mà nhà tuyển dụng muốn xem đầu tiên là công ty bạn vừa nghỉ.

Những công việc liên quan đến ngành Marketing mà bạn sẽ ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhất phần này vì thông qua kinh nghiệm bạn đã có, họ sẽ đánh giá được khả năng của bạn cũng như mức độ phù hợp của bạn đối với công việc.

Tuy nhiên, đừng thêm vào những công việc không liên quan đến ngành ứng tuyển. Hãy nhấn mạnh vào kỹ năng liên quan đến ngành Marketing trong phần kinh nghiệm làm việc mà bạn đã có, đó là máu chốt để giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Những lưu ý khi viết phần kinh nghiệm làm việc

Sẽ là một điểm cộng của bạn nếu sử dụng những từ ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên hạn chế sử dụng những từ ngữ chuyên ngành quá chuyên sâu gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng.

Những từ ngữ như “nhu cầu khách hàng”, “các hình thức truyền thông” khiến bạn trở nên “quen thuộc” với lĩnh vực marketing hơn dù trước đây bạn là một chuyên viên ngân hàng.

Ngoài ra, thể hiện sự quan tâm của bạn đối với hành vi người tiêu dùng lại là một điểm cộng nữa mà các nhà tuyển dụng sẽ để tâm đến, khả năng tìm tòi làm thế nào để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của bạn dễ hơn hay khi làm việc trong ngành này có điều gì khiến bạn thấy nổi trội hơn các ứng viên khác; hãy đề cập những điều này trong phần kinh nghiệm việc làm của bạn.

Hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện khả năng thấu hiểu hành vi người tiêu dùng trong hồ sơ xin việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via HR Insider