Skip to main content

Con trai CCO Google khuyên cha mình dùng Zoom thay vì Google Meet

Một sự thất bại rõ ràng và đau đớn của Google trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Trong vài tháng gần đây, phần mềm họp trực tuyến Zoom đã đánh bại các đối thủ như Google Meet và Microsoft Teams, với lượng người dùng vượt trội. Nó phổ biến đến mức ngay cả con của một giám đốc kinh doanh tại Google cũng thích Zoom và khuyên cha mình sử dụng phần mềm này thay vì sản phẩm của công ty.

Sự việc được New York Times chia sẻ, xảy ra trong một cuộc họp trực tuyến của các nhân viên Google vào tháng trước, bằng cách sử dụng Meet – phần mềm họp trực tuyến do Google phát triển. Buổi họp có sự tham dự của Philipp Schindler, giám đốc kinh doanh của tập đoàn.

Khi Schindler đang cố gắng xoa dịu những lo lắng của nhân viên, cậu con trai nhỏ của ông bước vào phòng, bất ngờ hỏi cha mình rằng có phải ông đang sử dụng ứng dụng hay Zoom. Và không chờ phản hồi từ cha, cậu bé bắt đầu chia sẻ về việc mình và bạn bè yêu thích phần mềm đó đến mức nào.

Người phát ngôn của Google đã không trả lời các yêu cầu bình luận về câu chuyện này.

Zoom đã và đang trở thành phần mềm họp trực tuyến được nhiều người lựa chọn vì sự bùng phát của đại dịch Covid-19, khiến mọi người phải ở nhà làm việc. Tính đến ngày 21/4, lượng người dùng hàng ngày trên Zoom đã tăng 50% so với đầu tháng. CEO của Zoom, Eric Yuan, cho biết trong một hội thảo trực tuyến rằng công ty hiện có 300 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày.

Tuy nhiên, ứng dụng này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề riêng tư, bao gồm nạn hack, rò rỉ thông tin người dùng, sự xuất hiện của các nội dung phân biệt chủng tộc và khiêu dâm. Công ty này cũng đã chia sẻ dữ liệu cho các bên thứ ba mà không cảnh báo người dùng.

Trong khi đó, Google vẫn đang loay hoay với Meet bằng việc liên tục bổ sung các tính năng mới như khử tiếng ồn và hiển thị người dùng dạng lưới. Mới đây, công ty cũng cho biết vào đầu tháng này họ đã có thêm 2 triệu người dùng mới mỗi ngày, tuy nhiên không chia sẻ dữ liệu về tổng số người dùng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Facebook, Google sắp phải xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam

Các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.
social-network

Chỉ mạng xã hội cấp phép mới có quyền livestream

Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72/2013) của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Đáng chú ý khi dự thảo Nghị định mới đã bổ sung, sửa đổi Điều 23 của Nghị định 72/2013 về Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội.

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội (đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn) hoặc đã thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp).

Cụ thể, mạng xã hội có lượng tương tác lớn là những nền tảng có lượng người tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.

Mạng xã hội có lượng tương tác thấp là những nền tảng có lượng người tương tác dưới 1 triệu người/tháng.

Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo trên các mạng xã hội để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Bộ cũng sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước).

Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.

Trước đó, trong bản báo cáo được Bộ TT&TT gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hồi tháng 8/2019, Bộ TT&TT chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Facebook.

Tại bản báo cáo này, Bộ TT&TT cũng cho biết đã yêu cầu Facebook phải có chính sách tiền kiểm và gỡ ngay các quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý dịch vụ xuyên biên giới

Đến hết tháng 12/2019, đã có tổng cộng 614 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt Nam sử dụng mạng Facebook là khoảng gần 60 triệu và Youtube là gần 35 triệu người.

Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Kể từ thời điểm Nghị định 72/2013 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng ngày càng trở nên phong phú. Tuy vậy, thực tế này cũng làm bộc lộ những hạn chế bất cập và những khoảng trống pháp lý cần được hoàn thiện cụ thể.

Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, lợi dụng giấy phép mạng xã hội để cung cấp đa dịch vụ chuyên ngành trên cùng một nền tảng. Các dịch vụ có thể kể đến bao gồm dịch vụ truyền hình, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,… Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các dịch vụ chuyên ngành.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới điển hình là Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

theo ICTnews

Mối quan hệ giữa giá dầu, giá vàng với bản chất nền kinh tế

Một mối quan hệ được biết đến rộng rãi trên thị trường Forex đó là mối tương quan nghịch giữa Vàng và USD. Bắt nguồn từ thực tế: Vàng được coi là công cụ hữu hiệu để phòng chống lạm phát nhờ vào giá trị “ổn định”, tăng dự trữ Vàng.

1. QUAN HỆ GIÁ DẦU VÀ GIÁ VÀNG.

Dầu là đầu vào quan trọng cho sản xuất, khi giá dầu thay đổi, toàn bộ nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của nhiều quốc gia.

Điều này giải thích vì sao Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ bao gồm các nền kinh tế không lớn, nhưng lại có tiếng nói rất lớn trên các diễn đàn thế giới.

Do dầu có vai trò quan trọng như vậy, nên nhiều quốc gia, nhiều tổ chức đầu cơ vào dầu thông qua hợp đồng tương lai và quyền chọn. Khi kinh tế phát triển không ổn định, nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào vàng và dầu để bảo vệ tài sản của mình.

Trên phương diện đầu cơ này, có thể nói, dầu và vàng là 2 hàng hoá bổ sung cho nhau, giá cả của chúng có xu hướng biến động cùng chiều.

Tuy nhiên, khác với vàng, vai trò của dầu với tư cách là hàng hoá cũng rất lớn, lớn hơn cả vai trò là hàng hoá để đầu cơ. Trong tình hình suy thoái hiện nay, nhu cầu về dầu với tư cách là một hàng hóa (nhiên liệu) bị giảm sút quá mạnh do hoạt động sản xuất – kinh doanh bị thu hẹp.

Trong khi đó, các nước sản xuất dầu vẫn phải sản xuất, vì họ phụ thuộc nặng vào nguồn thu từ dầu và quy trình sản xuất dầu khá phức tạp, không thể dừng lại trong một sớm một chiều. Điều này làm cho giá dầu giảm.

Tóm lại, khi kinh tế phát triển bình thường thì giá dầu và vàng có xu hướng biến động cùng chiều. Nhưng khi kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng dẫn tới nhu cầu về dầu với tư cách đầu vào cho sản xuất bị giảm sút quá mạnh, thì giá dầu có thể thoát ly khỏi giá vàng.

2. QUAN HỆ GIÁ VÀNG VÀ ĐÔ LA MỸ.

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh tới giá Vàng là đồng Đô la Mỹ. USD được coi là đồng tiền quan trọng bậc nhất trong giao dịch quốc tế cùng với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ như đồng EUR (Euro), GBP (Bảng Anh), JPY (Yên Nhật),…

Trong đó, chính sách tiền tệ và động thái điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương (ở đây là FED – Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) sẽ tác động trực tiếp lên giá trị đồng USD, tỷ giá ngoại tệ.

Vàng được giao dịch tham chiếu với USD, do đó những thay đổi của FOMC (cơ quan trực thuộc FED) về chính sách tiền tệ cũng như thay đổi lãi suất sẽ có ảnh hưởng nhất định đến giá vàng – thị trường vàng.

Một mối quan hệ được biết đến rộng rãi trên thị trường Forex đó là mối tương quan nghịch giữa Vàng và USD. Bắt nguồn từ thực tế: Vàng được coi là công cụ hữu hiệu để phòng chống lạm phát nhờ vào giá trị “ổn định”, tăng dự trữ Vàng.

USD thể hiện vị thế thông qua mức lãi suất được neo theo tỷ giá USD, khi giá trị trao đổi giảm đi, bạn phải mất nhiều USD hơn để mua được Vàng, nên giá trị Vàng được tăng lên.

Và ngược lại khi giá trị USD tăng, cần ít USD hơn để mua Vàng, dẫn đến giá trị vàng tính bằng USD giảm xuống.

Vàng và USD có mối quan hệ ngược chiều nhau nhưng không phải tuyệt đối, vì còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới giá Vàng.

Thứ nhất, Vàng là “tiền tệ” với vai trò dự trữ của các NHTW. Thứ hai, Giá trị đồng USD chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động giá Vàng và thực tế sự thay đổi của các yếu tố còn lại như: bất ổn chính trị, giá dầu, thị trường chứng khoán… có thể làm thay đổi mối tương quan ngược chiều này.

3. QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ ĐÔ LA MỸ.

Trong lịch sử, giá dầu có tương quan nghịch với giá của đồng Dollar Mỹ. Giải thích cho điều này, có 2 nguyên nhân sau:

  • Giá dầu luôn được tính bằng đồng dollar Mỹ trên toàn thế giới. Khi đồng dollar Mỹ mạnh lên, bạn sẽ chỉ cần trả ít dollar hơn cho một thùng dầu. Và ngược lại.
  • Trong suốt lịch sử nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ. Giá dầu tăng khiến thâm hụt cán cân thương mại của Hoa Kỳ cũng tăng lên vì cần trả nhiều dollar hơn cho mỗi thùng dầu.

Tuy nhiên, nhờ vào sự thành công của các công nghệ khoan và khai thác dầu mỏ, đặc biệt là công nghệ khai thác fracking (công nghệ nứt vỡ thủy lực) đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất của Hoa Kỳ. Biến đất nước này trở thành đất nước xuất khẩu ròng dầu mỏ tinh chế, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô top đầu Thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook sẽ ra mắt “Hẹn hò ảo” qua Messenger cho người dùng Facebook

Facebook sẽ sớm cho phép người dùng đi vào những ngày “hẹn hò ảo”. Mạng xã hội này đang lên kế hoạch giới thiệu một tính năng gọi video mới cho phép người dùng sử dụng dịch vụ hẹn hò trên Facebook của mình để kết nối và gọi video qua Messenger, như một cách thay thế để hẹn hò trong thế giới thực. Loại tính năng này được yêu cầu nhiều trong bối cảnh đại dịch coronavirus, khi mà mọi người phải ở nhà và thực hiện cách ly xã hội.

Facebook sẽ ra mắt "Hẹn hò ảo" qua Messenger cho người dùng Facebook

Nhưng đối với các ứng dụng hẹn hò trực tuyến, nhằm mục đích kết nối mọi người trong thế giới thực, thì đó là một thách thức đáng kể cho việc kinh doanh của họ.

Hiện tại, khi lệnh đóng cửa của chính phủ đã giới hạn những những cuộc gặp gỡ thì cũng là khi các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có thể giúp các cặp đôi vẫn gặp được nhau trong buổi hẹn hò đầu tiên. Các nhà hàng, trung tâm thương mại, quán bar và các cơ sở bán lẻ khác bị đóng cửa giữa các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của coronavirus.

Nhưng ngay cả khi những hạn chế đó được dỡ bỏ, nhiều người dùng ứng dụng hẹn hò trực tuyến sẽ cảnh giác khi gặp gỡ những người lạ cho những ngày đầu tiên làm quen. Trò chuyện video trực tuyến cung cấp những tùy chọn an toàn hơn để khám phá các “mối quan hệ tiềm năng” trong tương lai.

Khi tính năng Hẹn hò mới của Facebook hoạt động, người dùng có thể mời một “dater” để bắt đầu những ngày hẹn hò ảo. Người nhận lời mời có thể chọn chấp nhận (matching) hoặc từ chối lời đề nghị thông qua một cửa sổ bật lên xuất hiện.

Nếu họ chấp nhận, người dùng Hẹn hò trên Facebook sẽ được kết nối trong một cuộc trò chuyện video được cung cấp bởi Facebook Messenger để tìm hiểu nhau.

Vì tính năng này vẫn đang được phát triển, Facebook từ chối chia sẻ chi tiết cụ thể hơn về cách thức hoạt động của nó cũng như về tính năng bảo mật.

Facebook không phải là dịch vụ hẹn hò trực tuyến đầu tiên xoay quanh video do đại dịch. Khá nhiều ứng dụng hẹn hò của đối thủ cũng đã áp dụng các tính năng video trước khi coronavirus xuất hiện.

Bumble, là một ví dụ, họ đã cung cấp cuộc gọi thoại và video trong ứng dụng của mình trong khoảng một năm. Tính năng này hoạt động như một cuộc gọi điện thoại thông thường hoặc FaceTime. Tuy nhiên, người dùng không phải chia sẻ số điện thoại hoặc thông tin cá nhân khác, như địa chỉ email, giúp an toàn hơn.

Công ty cho biết việc sử dụng tính năng này đã tăng đột biến trong hai tháng qua khi người dùng chấp nhận hẹn hò ảo.

Trong khi đó, Match Group gần đây cũng đã tung ra video trên một số ứng dụng hẹn hò của mình.

Trong tháng này, ứng dụng Match đã thêm trò chuyện video cho phép những người dùng đã “matching” với nhau có thể kết nối qua các cuộc gọi video.

Ứng dụng hàng đầu của Match Group, Tinder vẫn chưa nắm bắt được tính năng hẹn hò trực tuyến, nhưng vẫn cung cấp cách để người dùng thêm video vào hồ sơ của họ. Công ty này không tiết lộ về việc liệu video hẹn hò có hoạt động với Tinder hay không, nhưng trong thời kỳ hậu COVID, sẽ rất “kỳ lạ” nếu không cung cấp những tính năng tốt như vậy.

Các ứng dụng hẹn hò khác cũng đã ra mắt hẹn hò qua video, bao gồm eHarmony và một số ứng dụng hẹn hò ít được biết đến với hy vọng giờ đây sẽ có được sự tăng trưởng mới qua các ứng dụng hẹn hò của họ

Facebook cho biết tính năng này sẽ ra mắt trong những tháng tới và sẽ có mặt ở mọi nơi mà Facebook đang khả dụng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Đứng dậy sau khủng hoảng và bài học sinh tồn

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 gần như phá hủy hết những gì tôi có. Nó lấy mất từng đồng xu, và cả linh hồn tôi nữa.

Ba năm sau khi Lehman Brothers phá sản, tôi phải làm việc ở một cửa hàng rửa xe ô tô. Từ trải nghiệm “giàu sang nghèo” đã qua, tôi cũng học được bài học lớn cho bản thân, về cách mà thế giới này vận hành. Và đôi khi, sẽ có những người xuất hiện theo cách bạn không ngờ tới, thức tỉnh và cứu rỗi cuộc đời bạn.

Tôi muốn chia sẻ chuyện của tôi để bạn có thể hiểu được cảm xúc của bản thân trước những gì có thể sắp xảy ra, chuẩn bị tâm lý cho những thăng trầm bạn có thể gặp phải do đại dịch Covid-19. Một số người sẽ mất một ít. Một số người sẽ mất rất nhiều. Một số người nghĩ rằng họ sẽ mất tất cả.

Bản thân tôi đã nhận ra, rằng tuy không thực sự mất tất cả, nhưng cảm giác là như vậy. Bạn bị tách biệt ra khỏi bạn bè vì bạn không còn đủ khả năng duy trì các mối quan hệ trong giới thượng lưu nữa. Bạn có thể mất một hoặc hai chiếc xe hơi, hoặc ngôi nhà tại khu trượt tuyết hoặc ngôi nhà bên bãi biển. Hoặc tất cả những tài sản trên. Thật đau đớn, bối rối và bực bội. Thật lúng túng làm sao!

Bạn đã từng giàu có nhưng bây giờ thì không. Đối với nhiều người, điều này lại xảy ra, dù có thể không giống như 12 năm trước, hoặc bạn chưa từng trải qua để nghĩ lại về nó. Bạn sẽ tồn tại, nhưng sẽ dễ hàng hơn nếu có sự chuẩn bị về tâm lý cho những điều có thể sẽ mất đi.

Một trong những trở ngại lớn nhất mà tôi phải đấu tranh, đó chính là sự tự tin của mình. Tôi đã từng là người khiến những người khác ngoái nhìn mỗi khi bước vào phòng. Nhưng khi kết thúc ở hàng rửa xe, sự tự tin của tôi, hình ảnh của tôi và cả sự thích nghi của tôi trước bất trắc đều bị hủy hoại hoàn toàn.

Nếu có thể đưa ra một lời khuyên nhỏ, tôi muốn nói với các bạn rằng: đừng để những gì sắp diễn ra trong vài tháng tới định nghĩa con người bạn. Nếu hôm nay bạn là người thành công, bạn sẽ tiếp tục như thế. Vì vậy, đừng hoảng sợ.

Đầu tiên, bạn không phải là kẻ thất bại. Bạn có thể bị một cú đòn đau bởi thị trường, bởi chính sách hoặc thời điểm không phù hợp hay ngay cả bởi những quyết định sai lầm của chính mình… Nhưng nếu bạn tự vực dậy, bạn chưa bao giờ thất bại. Kể cả khi bạn mất đi tất cả các giá trị vật chất mình từng sở hữu, nhà, xe, hay các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất thiết kế của bạn. Nếu bạn đứng lên và tiến về phía trước dù chỉ là nửa bước, bạn không phải là kẻ thất bại. Đó là khi sự hồi phục bắt đầu.

Nhưng bằng cách nào? Làm thế quái nào ta có thể tìm thấy sức mạnh để làm được điều ấy khi mà tất cả những thành quả lao động cả một đời cho tới thời điểm này tan thành mây khói ngay trước mắt ta? Và rất có thể kéo theo sự sụp đổ của những mối quan hệ tốt đẹp của ta nữa. Nghe thì đơn giản, nhưng không hề dễ dàng.

Điều thứ hai, phát triển khả năng phục hồi. Làm cách nào? Quyết định vực mình dậy. Tôi hiểu rằng đây là một việc rất đớn đau, nhưng bạn có thể chịu đựng được nó. Ta phải chấp nhận nỗi đau này. Tự thuyết phục bản thân rằng bạn có thể làm được điều đó bằng cách huy động bất kỳ phương tiện tinh thần nào mình có. Nói với bản thân rằng nỗi đau của việc không bước tới còn tệ hơn nhiều so với bất kỳ sự khó chịu nào bạn có thể gặp phải bằng cách hành động.

Nếu bạn thất bại một lần nữa, tiếp tục đứng dậy, học hỏi từ những nỗ lực trước đây, thành thật nhìn lại bản thân và nhận ra bản ngã của chính mình. Không tồi nếu bạn dùng các mẹo nhỏ, buộc mình phải làm những việc không muốn hoặc sợ. Nhưng, đó là việc phải làm.

Vì tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta sẽ rơi vào tình huống không thoải mái trong một thời gian dài. Nhưng đây là điều thứ ba, tập làm quen với sự không thoải mái, dừng lại đổ lỗi cho bản thân.

Tôi đã mất rất nhiều tiền, không hẳn tất cả là của tôi. Gia đình tôi đã cố gắng không trách cứ. Những gì mất đã mất rồi. Tôi bắt đầu lạc vào một con đường tối tăm của sự ghê tởm bản thân, nghi ngờ bản thân và trầm cảm. Hổ thẹn, tôi đã rất xấu hổ về tình cảnh của mình. Tôi đã cố gắng chịu trách nhiệm cho những mất mát ấy nhưng kết quả đã an bài và đó thực sự không phải là lỗi của tôi.

Rất nhiều người thông minh hơn tôi nhiều và đã mất nhiều tiền hơn tôi. Mãi đến khi xem bộ phim “The Big Short” giải thích về cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2015, tôi mới bắt đầu cảm thấy chính xác sự mất kiểm soát của mình như thế nào. Lần đầu tiên xem nó tôi đã buồn nôn. Ngay cả khi nội dung phim đã được biên kịch lại, cảm giác ấy vẫn rất thật. Bộ phim cũng khiến tôi nhận ra rằng cần phải tha thứ cho chính mình vì những gì đã xảy ra.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 này cũng giống như vậy, chỉ có điều nó không phải do con người tạo ra. Tôi thấy nó thậm chí còn kinh khủng hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước đây bởi con người đang ngập ngụa trong các làn sóng thông tin. Tựa như con rồng nhiều đầu, cứ chặt đi một đầu thì lại có những cái đầu khác nhanh chóng mọc ra. Tin mới đến từ điện thoại thông minh cứ tràn tới bủa vây mà ta không tài nào kiểm soát nổi. Tôi cho rằng cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như mùa thu năm 2019.

Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Sẽ có rất nhiều người trẻ – những người thuộc thế hệ Y lần đầu tiên trải qua khó khăn thực sự và vùi mình vào tai nghe và áo nỉ rộng để vỗ về bản thân. Nhưng, không ai trong chúng ta nên tự đánh mất mình như thế.

Bản chất con người vốn chỉ làm những điều mình muốn. Nhưng con người luôn có khuynh hướng đổ lỗi cho ai đó. Nếu không có ai đó để đổ lỗi, chúng ta bắt đầu tự vấn bản thân mình. Chúng ta bắt đầu để cho sự nghi ngờ len lỏi vào các cuộc trò chuyện và để cho những điều tồi tệ lặp đi lặp lại trong đầu, như thể chúng ta có trách nhiệm với chúng. Cho dù bạn mất đi công việc hay mất đi người thân yêu, ngay cả khi họ nhiễm Covid-19 từ bạn, bạn cũng không thể tự trách mình.

Đại dịch 2020 có thể là điều tồi tệ nhất mà ta phải trải qua và đó không phải là lỗi của bạn. Ngay tại ranh giới của những điều tồi tệ, chúng ta rồi sẽ tìm lại chính mình. Dừng lại việc tự trách mình hoặc bất cứ ai khác. Bạn có trách nhiệm với chính bản thân. Người kiên cường là những ai không chỉ chấp nhận điều đó, họ còn miệt mài trong trách nhiệm đó.

Một lần nữa, tôi sẵn sàng để mất tất cả mọi thứ ở một đất nước mà người dân không nói tiếng Anh như Việt Nam, nơi tôi đang kinh doanh, và dường như không có bất cứ lối thoát an toàn nào cho tôi. Nhưng, tôi không sợ. Tôi sẽ không ngại khi phải thay đổi để đối mặt với cuộc khủng hoảng này. Tôi sẽ kiên định trên con đường đã chọn, và tiếp tục hành trình. Tôi mong bạn cũng như vậy.

Michael J Aumock

Trở thành dân quảng cáo sáng tạo với 5 kí kíp nhỏ mà chất

“Em rất thích sáng tạo. Em muốn làm ý tưởng quảng cáo cho những nhãn hàng. Nhưng em không biết bắt đầu từ đâu, vì em học trái ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm”… Đó là một số câu nói thường gặp của những bạn sinh viên sắp ra trường và muốn gia nhập ngành quảng cáo nhưng chưa có định hướng rõ ràng.

Thật ra, để chơi với nàng “Cáo” này không khó như bạn nghĩ. Mỗi ngành nghề đều có “gu” riêng và làm quảng cáo cũng vậy. Hãy tham khảo 5 thói quen dưới đây để trở thành một “đối tác hợp gu” với cô nàng độc đáo nhưng không kém phần kiêu kỳ này nhé.

1. TẬP VIẾT – TẬP ĐỌC

Dân quảng cáo sáng tạo (hay còn gọi là copywriter) có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo. Vì vậy, write (viết) cũng là một nhân tố thiết yếu có mặt trong mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, việc bạn mới bắt đầu tham gia và viết chưa hay, chưa thuyết phục người xem cũng không phải là vấn đề quá to tát. Kỹ năng viết sẽ được tôi luyện và trau chuốt qua ngày tháng, theo từng nỗ lực và cố gắng của bạn.

Để làm được điều này, ngoài việc luyện tập viết thường xuyên, bạn nên đọc thật nhiều. Không chỉ từ sách, báo mà còn rất nhiều nguồn khác nhau trên Internet, mạng xã hội.

Khi việc đọc trở thành một thói quen, bạn sẽ tích cóp được vốn từ vựng và những cách hành văn độc đáo, từ đó dễ dàng phát triển được phong cách viết cho bản thân mình.

2. HỌC HỎI TỪ NHỮNG Ý TƯỞNG QUẢNG CÁO

Đây là nguồn kiến thức thực tế nhất bạn có thể thu thập được. Từ ý tưởng, câu slogan, tagline, cho đến cách thực thi đều là những điều hay ho bạn cần lưu ý mỗi khi xem quảng cáo.

Nếu có thể, bạn hãy phát kiến ra thật nhiều ý tưởng mới. Đây không chỉ là một cách luyện tập, mà còn làm đẹp portfolio và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng sau này.

3. MUỐN GIỎI PHẢI HỌC

Ngoài việc tự trau dồi kiến thức cho bản thân về kỹ năng viết lách và sáng tạo, hãy cố gắng học tập có định hướng bằng cách theo học nghề copywriter.

Đi học, ngoài việc lấp đầy những lỗ hổng kiến thức, còn giúp bạn có cơ hội bổ sung thêm những mối quan hệ trong ngành; và khi bạn quyết tâm đi học, chịu trách nhiệm với học phí, thời gian, công sức mình bỏ ra, bạn sẽ càng được củng cố niềm tin về con đường nghề nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm những Agency lớn ở Việt Nam. Tất cả đều có thể tham khảo trên Google. Hãy dành thời gian để “stalk” xem họ đang làm chiến dịch gì, nói gì trên mạng xã hội, nhằm hiểu rõ hơn về ngành sáng tạo, và gia tăng cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp của mình.

4. LÀM GIÀU VỐN NGOẠI NGỮ

Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành tốt công việc tại những Agency lớn, bạn cần phải có vốn ngoại ngữ kha khá. Là những agency đa quốc gia, chắc chắn không thể thiếu vắng các khách hàng quốc tế. Công việc, giấy tờ, trao đổi trò chuyện hằng ngày ở văn phòng sẽ làm bạn stress nếu như không có kỹ năng tiếng Anh phòng thân.

5. DẤN THÂN VÀ TRẢI NGHIỆM SỚM

Hãy tranh thủ thời sinh viên còn trẻ, còn khỏe, bạn nên tham gia những cuộc thi về marketing, quảng cáo,… Cứ đăng ký thật nhiều, dù không đạt giải, ít nhất bạn cũng có cơ hội tiếp xúc với ý tưởng, cách thực thi chiến dịch, và hơn thế nữa, bạn sẽ có thêm một vài gạch đầu dòng cho Portfolio của mình. Bạn có thể tham khảo một số cuộc thi như: Vietnam Young Spikes, Vietnam Young Lions, Young Marketers,…

Dân Agency thích những bạn đi nhiều, tham gia hoạt động nhiều, vì khi đó, bạn sẽ có những trải nghiệm cho riêng mình, biết đâu sau này, đó chính là những ý tưởng hay khi làm chiến dịch quảng cáo thì sao?

Và như bạn thấy, muốn chơi với nàng “Cáo” không quá khó phải không? Chuẩn bị những kỹ năng cần thiết thật chu đáo, và sẵn sàng một tinh thần “bất khuất”, “lỳ đòn” là bạn đã có thể trở thành một ứng viên tài năng cho ngành quảng cáo sáng tạo rồi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Google nhanh tay copy tính năng độc đáo nhất của ứng dụng Zoom

Nhân lúc Zoom đang gặp nhiều rắc rối liên quan đến bảo mật.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra căng thẳng trên toàn thế giới, rất nhiều người phải học và làm việc tại nhà. Đó cũng là nguyên nhân mà ứng dụng gọi video nhóm Zoom trở nên rất phổ biến, với số lượng người dùng tăng rất cao. Tuy nhiên, Zoom đang gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật, khiến cho nhiều công ty và trường học ra lệnh cấm sử dụng ứng dụng này.

Nhân lúc đối thủ đang gặp khó khăn, Google đã nhanh tay copy một tính năng độc đáo của Zoom cho ứng dụng họp trực tuyến Meet của mình. Đó là giao diện gallery view khi họp trực tuyến, giúp bạn có thể nhìn thấy tất cả mọi người trong cuộc họp.

Trước đây, Google Meet chỉ có thể hiển thị 4 người trên màn hình cùng lúc. Nhưng với giao diện gallery view mới, Meet có thể hiển thị cùng lúc 16 người trong cuộc họp. Mặc dù vậy, Zoom có thể hiển thị tới 49 người cùng lúc, nghĩa là nhiều hơn rất nhiều. Nhưng việc tăng lên 16 người cho thấy rằng Google cũng nhận ra đây là một tính năng hữu ích và cần thiết, đặc biệt là phù hợp để học trực tuyến.

Bên cạnh đó, Google cũng cải tiến một số tính năng của Meet. Như tối ưu hóa cho trình duyệt Chrome, chế độ ánh sáng thấp khi sử dụng bằng smartphone nhằm tiết kiệm pin. Và tính năng loại bỏ tiếng ồn bên ngoài sẽ được cung cấp cho người dùng G Suite Enterprise và G Suite Enterprise for Education.

Trước đó, Google và Alphabet cũng ra lệnh cấm nhân viên sử dụng ứng dụng Zoom trên laptop, do không đạt các tiêu chuẩn về an ninh mạng. Zoom hiện đang gặp 2 vấn đề lớn đó là không có những biện pháp mã hóa đường truyền trong các buổi họp và có mã code tham gia rất dễ đoán gây ra hiện tượng “zoombombing” (giống như photo-bombing) khi mà những vị khách lạ mặt cũng có thể tham gia vào cuộc họp của bất cứ ai.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Cách các trình duyệt web như Chrome, Firefox…kiếm tiền

Các trình duyệt web hiện nay có khá nhiều, tuy nhiên những cái tên nổi bật và chiếm lĩnh thị trường thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Mozilla Firefox, Google Chrome, Microsoft Edge, Opera và Apple Safari, trong những cái tên này ngoài Safari độc quyền cho các thiết bị nhà Táo thì các trình duyệt còn lại đều miễn phí và người dùng có thể tải về dễ dàng để sử dụng.

Trình duyệt nói nôm na như là cửa sổ để người dùng tiếp cận với thế giới internet, vậy tại sao một phần mềm quan trọng như vậy lại được các công ty phát hành miễn phí? Đơn giản là dù miễn phí nhưng chúng vẫn kiếm ra tiền, tạo ra doanh thu cho các nhà phát triển.

Thứ đầu tiên chúng ta nghĩ đến, “tiền quảng cáo”, đó chỉ là một phần thôi. Còn lại là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút.

Mozilla Firefox

Trước giờ chúng ta đều biết ông chủ của trình duyệt Firefox, Mozilla Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng thực sự họ không phi lợi nhuận đâu nhé, nhìn vào báo cáo tài chính, ta có thể thấy công ty này kiếm được 562 triệu USD trong năm 2017. 96% của con số này, khoảng 539 triệu USD là thông qua một thứ gọi là bản quyền công cụ tìm kiếm (search engine royalties).

Mozilla đã ký kết thoả thuận với Google để Google Search làm bộ máy tìm kiếm mặc định trên Firefox Quantum. Mặc dù chúng ta không biết được mức chia sẻ doanh thu chính xác giữa họ, nhưng chắc chắn thoả thuận này rất quan trọng đối với Mozilla.

Nhìn có vẻ như Google đang chiếm thế thượng phong trong thoả thuận này vì họ có trình duyệt Google Chrome đang áp đảo Firefox về thị phần, nên có thể họ sẽ không gia hạn thoả thuận mới vào tháng 11 năm 2020 này. Nhưng người dùng Firefox tìm kiếm trên web hơn 100 tỷ lần một năm, con số này đảm bảo khả năng giữ Google Search lại với Firefox dù có thể Google không muốn.

Tuy nhiên điều đó không ngăn Google “chơi chiêu” với người dùng Firefox, vì rõ ràng cả 2 vẫn đang cạnh tranh trong cùng một thị trường. Tiêu biểu là một vài người dùng cho biết trang web Google Flights bị chặn trên trình duyệt Firefox dành cho Android.

Công bằng mà nói thì Mozilla cũng không phải dạng vừa, ở những thị trường mà Google search không phổ biến thì họ hợp tác với các công cụ tìm kiếm địa phương như Yandex ở Nga và Yahoo ở Trung Quốc để kiếm doanh thu. Họ cũng đang cố gắng đa dạng hoá nguồn doanh thu với dịch vụ Firefox Pocket, các quảng cáo tập trung vào người dùng và thậm chí là bán quảng cáo nữa.

Safari

Tương tự như mô hình của Firefox, Safari cũng kiếm tiền từ bản quyền công cụ tìm kiếm, đặc biệt là từ Google. Nhưng trong trường hợp của Safari, mức tiền bản quyền này ở một đẳng cấp khác so với Firefox, khoảng 12 tỉ USD trong thoả thuận gần đây nhất theo Fortune tiết lộ. Với hàng trăm triệu người dùng iPhone, iPad và Mac, Apple sẽ vẫn tiếp tục có những “deal thơm” với Google trong nhiều năm nữa, vì vậy có thể nói Safari là trình duyệt giàu thứ 2 thế giới chỉ sau Chrome.

Microsoft Edge

Tương tự như dịch vụ quảng cáo từ khoá Google Adwords, doanh thu chính của Edge đến từ công cụ tìm kiếm Bing. Tuy nhiên với chỉ khoảng 4% thị phần của Bing, rất khó để Edge có thể bắt kịp Chrome về việc kiếm tiền. Bên cạnh đó doanh thu quảng cáo từ Bing đã giảm 7% trong quý 4 năm 2018, nghĩa là doanh thu từ Edge vẫn còn rất trì trệ.

Hy vọng đánh bại Google gần như là không có, nhưng Microsoft vẫn không từ bỏ bằng việc trả thưởng cho người dùng quà tặng và voucher khi sử dụng Bing và Edge.

Opera

Đây là trình duyệt khá khiêm tốn về khả năng tiếp cận người dùng, tuy nhiên về khiá cạnh tận dụng trình duyệt để kiếm tiền thì Opera không hề yếu kém. Với 182 triệu active users trên toàn cầu, Opera đang chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 28 đến 34%. Mặc dù vẫn áp dụng mô hình chia sẻ doanh thu với các công cụ tìm kiếm như Yandex ở Nga, Baidu ở Trung Quốc, Google ở các nơi khác, Opera còn có một vài cách kiếm tiền khác độc đáo hơn.

Opera thoả thuận cấp phép với nhiều trang web như Booking.com và Ebay để khuyến khích người dùng sử dụng các dịch vụ này. Ngoài ra còn có thoả thuận với các công ty sản xuất smartphone như Oppo và Xiaomi để sử dụng Opera làm trình duyệt chính trên điện thoại. Bên cạnh đó họ còn đang mạo hiểm đầu tư vào các công nghệ khám phá nội dung dựa trên AI để thu hút thêm người dùng.

Brave

Trình duyệt Brave tập trung vào sự riêng tư, an toàn và nhanh chóng. Với trình chặn quảng cáo tích hợp cộng với chính sách không lưu lại nhật ký lịch sử của người dùng, biến nó thành một trình duyệt tuyệt vời để sử dụng.

Tuy vậy Brave cũng phải kiếm tiền. Tuy nhiên khác với các trình duyệt khác, Brave dùng tiền điện tử, cái mà họ gọi là các Tokens thông báo cơ bản (Basic Attention Tokens). Giống với hình thức trả thưởng Microsoft rewards, người dùng sẽ được thưởng BAT khi họ dùng các dịch vụ mà Brave liên kết.

Họ cũng hợp tác với HTC để sử dụng chiếc HTC Exodus, điện thoại blockchain đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra Brave còn làm việc với các nhà xuất bản được chứng thực trên YouTube và Twitch như là một nguồn doanh thu thứ cấp.

Google Chrome

Chrome đúng ra không nên nằm trong danh sách này vì nó hoàn toàn ở một level khác so với những cái tên trên xét về mảng kiếm tiền. Với lợi thế là con đẻ của công ty quảng cáo hàng đầu thế giới, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường trình duyệt nên Chrome nhanh chóng là phương tiện cho Google kiếm doanh thu từ quảng cáo một cách hiệu quả.

Do phần doanh thu quảng cáo quá khổng lồ như vậy, nên Chrome không cần áp dụng các cách khác như các trình duyệt trên để kiếm thêm doanh thu.

Trên đây là những cách mà các trình duyệt phổ biến hiện nay tạo doanh thu, mỗi trình duyệt đều có một chiến lược kiếm tiền riêng và những cách này đều khác nhau. Điều này góp phần giúp cho họ duy trì sự tồn tại của mình, tạo nên sự đa dạng cho thị trường trình duyệt.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tinh Tế

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P3)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

Digital-Marketing-2-marketing-trips

  • Digital Marketing là gì
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing
  • Làm Digital Marketing là làm gì
  • Và nhiều hơn thế nữa

Các bạn xem lại phần 1 và 2 ở link bên dưới:

5. Affiliate Marketing

Đây là một hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất khi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên website hay kênh của mình. Các kênh tiếp thị liên kết thường bao gồm:

  • Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác của YouTube.
  • Đăng link liên kết từ các tài khoản truyền thông mạng xã hội của bạn.
  • Đặt banner, bài viết hay link… của đối tác liên kết (Advertiser) lên website của người chạy chương trình liên kết (Publisher).

6. Native Advertising

Native Advertising hay còn gọi là “quảng cáo tự nhiên” đề cập đến các quảng cáo chủ yếu dựa trên nội dung và nổi bật trên nền tảng cùng với các nội dung không phải trả tiền khác.

Mặc dù cũng mới được phát triển rầm rộ trong vàì năm trở lại đây tuy nhiên quảng cáo tự nhiên hay native advertising lại nhận được sự chú ý rất lớn bởi tính hiệu quả của nó. Như hình bên dưới là một ví dụ về hình thức này. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là tính “tự nhiên”, nội dung quảng cáo được lồng ghép một cách “ngẫu nhiên” vào các nội dung khác trên website (app). Những native ads thường có hình ảnh, tiêu đề và một phần mô tả nhỏ để tăng cường CTA (call to action).

digital marketing - marketingtrips

 

7. Marketing Automation

Marketing Automation tạm dịch là tự động hóa tiếp thị đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà bạn thường làm bằng tay, chẳng hạn như:

Bản tin email: Tự động hóa email không chỉ cho phép bạn tự động gửi email đến người đăng ký của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần để bản tin của bạn chỉ đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ.
Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tăng sự hiện diện của tổ chức của mình trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên. Các công cụ lập lịch truyền thông xã hội giúp đẩy tự động nội dung của bạn lên các kênh truyền thông xã hội, vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chiến lược nội dung.

Quy trình công việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các email và nội dung cụ thể khi chúng phù hợp với các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khi có ai đó tải xuống và mở ebook của bạn thì bạn nên gửi gì ? Hãy làm chúng một cách tự động.

Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Một chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều email khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, hoặc cũng có thể nhiều website khác nhau và hơn thế nữa. Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch mà bạn muốn và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.

8. Email Marketing

Các công ty thường sử dụng email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới website của doanh nghiệp cho một sự kiện nào đó. Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch email marketing bao gồm:

  • Blog đăng ký bản tin.
  • Email tới khách truy cập website đã tải xuống một cái gì đó.
  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email Khuyến mãi ngày lễ cho các khách hàng trung thành

9. PR Online

PR Online là một loạt các hoạt động nhằm bảo vệ độ bao phủ của “earned online media – kênh thảo luận về thương hiệu” gắn liền với xuất bản số (digital puclications), xuất bản nội dung (blog) và các website dựa trên nội dung khác (content-based-website). PR online cơ bản giống như PR truyền thống, chỉ khác về môi trường trực tuyến (online) so với môi trường ngoại tuyến (offline). Các cách thức bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR Online của mình bao gồm:

Tiếp cận cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí tạo ra cơ hội earned-media cho công ty của bạn.

Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu, cơ bản thì bản năng của bạn có thể không “chạm” hay cảm nhận hết được. Ngược lại, đánh giá công ty hấp dẫn giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.

Thu hút ý kiến trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn phản hồi đánh giá về công ty của bạn, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả trong ngành của bạn.

Ngoài ra thì thông báo báo chí, xuất bản các Editorial, Testimonial…online cũng một là trong những cách tiếp cận hiệu quả giúp bảo vệ và tạo danh tiếng cho thương hiệu của bạn.

10. Inbound Marketing

Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật digital marketing được liệt kê ở trên, trong suốt chiến lược inbound marketing, để tạo trải nghiệm khách hàng, làm việc với khách hàng chứ không phải chống lại họ.

11. Nội dung được tài trợ

Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả phí cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

Một loại nội dung được tài trợ phổ biến là influencer marketing. Với loại nội dung được tài trợ này, một thương hiệu tài trợ cho một người có ảnh hưởng trong ngành của mình để xuất bản các bài đăng hoặc video liên quan đến công ty trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc cái kênh truyền thông khác.

Một số loại nội dung được tài trợ khác có thể là một bài đăng trên blog hoặc bài viết được viết để làm nổi bật một chủ đề, dịch vụ hoặc thương hiệu trên các website hoặc các kênh khác.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

267 triệu dữ liệu người dùng Facebook đã bị đánh cắp và rao bán

Lại thêm một “bê bối” nữa liên quan đến vấn đề quyền riêng tư của Facebook.

Ngày nay, khi nói về quyền riêng tư như một trong những quyền cơ bản thiết yếu nhất của con người, thì thái độ của Facebook có thể được diễn tả bằng 3 từ: không-quan-tâm. Thật vậy, bằng chứng là 267 triệu dữ liệu cá nhân của người dùng trên nền tảng này đang được rao bán với giá rẻ bèo 600 USD trên dark web!

Ngoài Facebook, 530.000 tài khoản Zoom cũng đang chịu số phận tương tự. Được biết, các tài khoản Facebook nêu trên đã bị hack, khiến nhiều thông tin cơ bản về người dùng bị rò rỉ. Số dữ liệu này chủ yếu đến từ các tài khoản mạng xã hội của người dùng Mỹ.

Những thông tin gì đã bị lộ?

Dù số dữ liệu nói trên không có chứa mật mã tài khoản, nhưng chúng lại chứa nhiều thông tin khác như tên đầy đủ, địa chỉ email, ngày sinh, số điện thoại, và các thông tin định danh khác. Những dữ liệu này nghe có vẻ bình thường, nhưng có thể mang lại những món hời lớn cho giới hacker, đặc biệt là những kẻ chuyên thực hiện các hành vi lừa đảo qua mạng. Cụ thể, các hacker sẽ đánh cắp thêm nhiều thông tin khác của người dùng bằng cách giả vờ là đại diện đến từ các công ty, dịch vụ mà người dùng sử dụng (như ngân hàng chẳng hạn), hoặc các cơ quan quản lý khác.

Theo Bob Diachenko, nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra vụ việc, thì hacker có lẽ đã thu thập được thông tin thông qua giao diện lập trình của Facebook. Quả là trớ trêu, khi mà chính Facebook từng khẳng định rằng một trong những trách nhiệm của họ là ngăn chặn tài khoản người dùng bị hack và duy trì quyền riêng tư của mỗi người dùng trên nền tảng của mình!

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Google “chai mặt” chèn link gọi video Duo khi người dùng nhắc đến “Zoom” trên Android

Hệ điều hành của anh, anh có quyền!

Mới đây, một người dùng Android đã “vạch mặt” Google rằng công ty này cố tình chèn một nút “Start Video Call” – mà khi người dùng bấm vào sẽ kích hoạt ứng dụng gọi điện video Google Duo – vào đoạn hội thoại trong đó người này đề nghị đồng nghiệp tham gia vào cuộc gọi Zoom của anh.

Qua ảnh chụp màn hình mà người dùng nói trên cung cấp, có thể thấy rằng anh này không hề nhắc đến cụm từ “video call” (gọi điện video) trong cuộc hội thoại, nhưng ứng dụng nhắn tin Messages do chính Google phát triển vẫn thêm nút “Start Video Call” nhằm quảng cáo cho ứng dụng “Google Duo” cũng của hãng.

Điều đáng nói trên thiết bị của người dùng đã được cài sẵn ứng dụng Zoom, nhưng Google đã cố tình lơ đẹp điều này.

Động thái của gã khổng lồ tìm kiếm đã làm dấy lên nhiều câu hỏi xoay quanh hành vi phản cạnh tranh mà hãng nhắm vào các công ty khác trong ngành công nghiệp hội thảo video, như Zoom, Skype…

Ứng dụng “Messages” của Google hiện được cài đặt sẵn trên hàng tỷ thiết bị Android, và dù có muốn, người dùng cũng chẳng thể nào gỡ bỏ nó được.

Thế độc quyền của Google có phải là một mối đe dọa?

Google đã và đang phát triển rất nhiều giải pháp cho hầu như mọi lĩnh vực với lượng người dùng đông đảo. Từ một bộ máy tìm kiếm, cho đến cửa hàng ứng dụng Android lớn nhất hiện nay là Play Store.

Các ứng dụng âm nhạc, video, podcast, tin nhắn… Google đưa các dịch vụ của mình len lỏi vào khắp mọi ngõ ngách của các ngành công nghiệp, đồng thời cài đặt các ứng dụng làm mặc định trên điện thoại Android của người dùng.

Nguyên nhân xuất phát từ mô hình học máy trên Android?

Không. Việc thêm nút “Start video call” nói trên cho thấy đó là một hệ thống phân tích dữ liệu và đưa ra khuyến nghị theo thời gian thực.

Một thuật toán thần kinh machine learning luôn được thiết kế để hoạt động mà không phân biệt nội dung thuộc về công ty nào.

Trong trường hợp trên, người dùng hoàn toàn không hề đề cập đến “video call”, nhưng ứng dụng Android Messages vẫn khuyến nghị thực hiện một cuộc gọi qua Duo, gián tiếp ưu ái “Google Duo” so với các đối thủ

Zoom và các công ty nên lo lắng?

Chính xác. TÌnh huống trên là một ví dụ chân thực cho thấy Google đang lợi dụng sức mạnh của mình để định hình nên thế độc quyền trong ngành công nghiệp.

Nhằm thu hút các khách hàng sử dụng desktop, nơi Google luôn có cách để cài đặt các ứng dụng rác, họ đã thêm một tính năng là khử tiếng ồn để tăng thêm tính cạnh tranh so với Zoom và các công ty hội thảo video khác.

Tại sao hầu hết các ứng dụng Google lại được cộng đồng yêu thích?

Các ứng dụng và dịch vụ cuar Google được mọi người yêu thích bởi chúng vừa miễn phí lại vừa không có quảng cáo.

Để làm được điều đó, Google đã sử dụng một nguồn quỹ không bao giờ cạn kiệt nhằm phát triển nên các ứng dụng và giải pháp dành cho các ngành công nghiệp với lượng người dùng lớn.

Ví dụ: Android Messages được cài đặt mặc định trên hơn 90% các điện thoại Android và được sử dụng để quảng bá cho sản phẩm của hính công ty.

Hay Google Podcast, ứng dụng hiện thống trị danh mục podcast trên Play Store, khi hoàn toàn miễn phí, không quảng cáo, và có lượng người dùng nhiều nhất trong cộng đồng podcast.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Kem đánh răng Dạ Lan và câu chuyện thương hiệu Việt đầy cay đắng

Vô tình ‘đánh mất’ thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan diễn ra cách đây hơn năm 20, đến nay, doanh nhân Trịnh Thành Nhơn vẫn nuôi hi vọng phục hưng thương hiệu này.

Kem đánh răng Dạ Lan

Ra đời từ năm 1988, sản phẩm kem đánh răng Dạ Lan là sản phẩm hợp tác giữa Cơ sở sản xuất Sơn Hải (tiền thân của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải sau này) và kỹ sư Lưu Trung Nghĩa – một trong những chuyên gia đầu ngành sản xuất kem đánh răng tại Việt Nam vào thời điểm đó.

Hồi ức đẹp đẽ

Ban đầu, kem đánh răng Dạ Lan gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, doanh nghiệp tiềm năng. Đích thân ông Trịnh Thành Nhơn, chủ Cơ sở sản xuất Sơn Hải, đã phải tự bươn chải, chở hàng đi bán từ Đà Nẵng xuống tận Cà Mau và sau này “Bắc tiến” để giới thiệu sản phẩm ở hội chợ Hà Nội nhưng hầu như không thu được đồng nào vì khách hàng đa số chấp nhận ký gửi.

Năm đầu tiên, khi Dạ Lan chở một container hàng ra ngoài miền Bắc để bán và chào hàng tại các khu chợ thì đã gặp tình trạng tồn đọng suốt nhiều ngày dài.

“Cuối cùng, tôi phải chọn một cái giải pháp đó là đến gặp các cấp chính quyền, các khu du lịch gửi quà tặng và viết tên lên sản phẩm của mình. Sau đó, tôi ra nhà sách đặt mua lịch, thuê in lên dòng chữ: “Công ty Sơn Hải, kem đánh răng Dạ Lan kính biếu”. Cứ mỗi quầy bán tạp hóa, tặng vài cuốn lịch kèm 10 ống kem đánh răng Dạ Lan.

Thời điểm đó, có một quyển lịch rất quý, người ta tranh nhau nhận kem đánh răng chỉ để có cuốn lịch. Sau đó, có người đã tìm đến chúng tôi, sau 10 ngày sản phẩm của chúng tôi được bán hết. Đó có lẽ là kỉ niệm mà cả cuộc đòi tôi chẳng thể nào quên được. Cũng từ đó, sản phẩm Dạ Lan bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc”, ông Trịnh Thành Nhơn chia sẻ.

Theo ông chủ Dạ Lan, khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, luôn bị khó khăn bủa vây, vì thế, sự kiên trì, nỗ lực theo đuổi ngành nghề lựa chọn là điều vô cùng quan trọng. Ông cũng khuyên nhà khởi nghiệp, không có gì dễ dàng và nếu dễ dàng có, cũng sẽ dễ dàng mất.

Giai đoạn năm 1993 – 1994, Dạ Lan hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường kem đánh răng nội địa, nắm trong tay tới 70% thị phần cả nước, riêng từ Đà Nẵng trở vào là 90% thị phần. Nhờ vậy, Dạ Lan được xem là “công thần” số một trong việc đánh đuổi kem Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Không chỉ được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam, kem Dạ Lan còn được xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận vào năm 1995, thị trường kem đánh răng nội địa bị đảo lộn do những “ông lớn” ngành hóa mỹ phẩm thế giới là Unilever và Colgate Palmolive đặt chân tới Việt Nam.

“Xiêu lòng” trước Colgate và cái kết

Trả lời cho câu hỏi khi Dạ Lan đang ở giai đoạn phát triển và đã có thành tựu, lý do gì khiến thương hiệu này sát nhập với Colgate, liệu đây có phải là một quyết định sai lầm như trước đây ông Nhơn từng phát biểu hay không, ông chủ Dạ Lan lý giải, đó là bước đi đúng thời điểm.

Dạ Lan phát triển trong bối cảnh đất nước khi đó vẫn còn khó khăn về cơ chế và điều luật với kinh doanh tư nhân. “Khi tôi nghe đến chuyện khởi nghiệp ngày nay của các bạn trẻ, thật sự tôi thấy đó là một điều hạnh phúc mà thời kì chúng tôi không có được”, ông Nhơn nói.

Theo ông Nhơn, ở thời kỳ hoàng kim, mỗi sáng, trước cửa nhà máy luôn là hàng dài người xếp hàng chờ mua sản phẩm Dạ Lan, doanh nghiệp tựa như một “cô gái đẹp” và nhận được nhiều lời “dụ dỗ” và đã “xiêu lòng” trước Colgate.

Năm 1995, công ty quốc tế Colgate Palmolive đặt vấn đề liên doanh với Sơn Hải, công ty sở hữu nhãn hiệu Dạ Lan. Ban đầu, ông Nhơn không đồng ý với Colgate Palmolive, nhưng việc Công ty Phong Lan tuyên bố bán lại P/S, thương hiệu kem đánh răng “anh em” với Dạ Lan, cho Unilever với giá 5 triệu USD đã khiến ông phải cân nhắc.

Khi đó Dạ Lan và P/S đang cùng nhau độc chiếm thị trường kem đánh răng, việc P/S về tay Unilever – một doanh nghiệp lớn ngành hóa mỹ phẩm thế giới, khiến vị trí dẫn đầu của Dạ Lan bị đe dọa. Chưa kể, Colgate đã tỏ rõ tham vọng tấn công vào thị trường dù không đạt được liên doanh với Dạ Lan.

“Thời điểm đó, chúng tôi có thương hiệu được nhiều người biết đến, có dây chuyền công nghệ khoa học kỹ thuật, tương tự chúng tôi, P/S cũng được Unilever tìm đến và dụ dỗ với nhiều chính sách và đãi ngộ tốt.

Ở thập niên 90, chính sách chỉ cho doanh nghiệp nước ngoài vào liên doanh và nếu P/S liên doanh với Unilever thì đó sẽ là một nguy cơ lớn cho Dạ Lan. Chưa kể Colgate vẽ ra một bức tranh tốt đẹp trong nhiều năm tới, nhãn hiệu của chúng tôi được mua lại với giá cao rất nhiều lần.

Lúc đó tôi đã bị dao động, đây không phải là vì tiền mà là tôi đang tìm được một người giúp cho công ty tôi phát triển”, ông Nhơn cho biết.

Nhìn lại quyết định bắt tay với Colgate, ông Nhơn cho rằng, đó là quyết định đúng ở thời điểm khi mà ông đã tìm được đối tác có thể giúp công ty đi xa hơn.

Tuy nhiên, đáng tiếc là Colgate đã không phát triển nhãn hàng Dạ Lan tốt hơn lên như cách Unilever đã làm với P/S. Chỉ sau 1 tháng thay đổi chiến lược sản xuất, sản phẩm bị khách hàng và thương nhân từ chối đón nhận. Không lâu sau đó, Colgate dẹp bỏ Dạ Lan vì không có lợi nhuận.

Chưa hết, năm 1998, phía Colgate Palmolive còn quyết định giải thể luôn công ty này vì thua lỗ. Tuy nhiên, ông Nhơn cho biết, sau 3 năm liên doanh với Dạ Lan, Colgate Palmolive đã chiếm được 10% thị phần, tương đương với 30 triệu USD.

Khát vọng “hồi sinh”

Khẳng định lựa chọn đối tác không sai, ông Nhơn cho rằng, doanh nghiệp và người làm chủ cần có kinh nghiệm trong hợp tác kinh doanh, trong trường hợp, kinh doanh một lĩnh vực không thành công, cần tìm một hướng rẽ hoặc ngõ hẹp phù hợp để chuyển hướng.

“Khi họ vẽ một bức tranh quá tốt mà vô tình không biết rằng đó chính là cái bẫy của họ, khi mình đã vướng vào bẫy rồi thì có thể rút chân làm sao được… May mắn cho tôi, vì tôi vẫn có thể tiếp tục phát triển thương hiệu Dạ Lan bởi Colgate Palmolive mua thương hiệu Dạ Lan nhưng không đăng ký bảo hộ độc quyền.

Năm 2009, 10 năm sau khi hợp đồng liên doanh giữa Dạ Lan và Colgate hết hiệu lực, ông Nhơn từ Canada trở về Việt Nam tiếp tục đăng kí và phát triển lại thương hiệu Dạ Lan và thành lập Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế (ICC). Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, kem Dạ Lan vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng ở thị trường. Đã 10 năm trôi qua, mục tiêu tìm lại hào quang xưa cho Dạ Lan của ông Nhơn vẫn còn rất xa.

“Tôi nghĩ cho dù chúng ta chọn ngành nghề gì thì mình phải nỗ lực hết lòng, hết sức và có tâm huyết với nó thì mới có thể có hy vọng thành công. Ngay cả bản thân tôi ngày hôm nay có được một thương hiệu như thế này cũng đã bỏ ra rất là nhiều tâm huyết trong suốt hơn 40 năm. Có những lúc tôi nhớ lại cái thời mà năm thập niên 70, những ngày khi đó từng có lúc trở về hai bàn tay trắng, chỉ còn duy nhất một can dầu dừa với mục tiêu là cố gắng gầy dựng lại từ đống tro tàn. Cho đến giờ, tôi đã 60 tuổi, tôi vẫn tiếp tục kiên trì để có thể giành lại thị phần mà Dạ Lan đã từng có trước đây.

Tôi cũng từng nói với các con tôi là nếu như không may bố không thể đeo đuổi được thì các con sẽ là người nối nghiệp. Mỗi ngày qua đi tôi đều phải nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, khi ngủ tôi cũng mơ đến. Tôi muốn các bạn biết rằng, chẳng có gì dễ dàng cả, và nếu dễ dàng có cũng sẽ dễ dàng mất. Nếu chúng ta không kiên trì, không nỗ lực theo đuổi thì cái hoàn cảnh khó khăn sẽ cứ đeo đuổi chúng ta trên hành trình mà chúng ta khởi nghiệp”, ông chủ Dạ Lan kết lại.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DĐDN

19 website giúp bạn thông minh hơn, thành công hơn

Đây là danh sách 19 trang web thực sự sẽ khiến bạn sử dụng thời gian trực tuyến của mình hiệu quả và thông mình hơn.

Sau đây là danh sách 19 trang web thực sự sẽ khiến bạn sử dụng thời gian trực tuyến của mình hiệu quả và thông mình hơn.

Bạn có đang mệt mỏi với việc lãng phí thời gian vào việc xem những đoạn video nhàm chán hay lăn chuột vô thức liên tục trên bảng tin Facebook? Bạn muốn trở nên hiệu quả hơn trong lần lên mạng tiếp theo?

Digital Photography School: Hãy đọc những bài viết tại mỏ vàng này để cải thiện kỹ năng chụp ảnh của bạn. Chúng thực sự hữu ích thậm chí nếu bạn là tay mơ mới bắt đầu chụp ảnh. Đây cũng một diễn đàn hay, nơi bạn có thể tìm được cộng động các nhiếp ảnh gia khác để kết nối với họ.

Duolingo: Hãy rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ của bạn với trang web thú vị này với nhiều trò chơi gây nghiện. Đây thực sự là một nền tảng giáo dục đại học chất lượng mà không mất đồng học phí nào. Nếu bạn đang tìm kiếm tài liệu để học ngoại ngữ miễn phí hơn, bạn có thể thử vào BBC Languages .

Factsie: Bạn có biết một con thằn lằn có thể bắn máu của mình thông qua tuyến lệ? Hãy truy cập vào trang web này để tìm ra những sự thật thú vị, bất thường về lịch sử, khoa học, cùng với các nguồn liên kết khác. Một trang web thú vị khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm là Today I Found Out.

Fast Company’s 30-Second MBA: Đây là nguồn dữ liệu các đoạn clip ngắn do các giám đốc điều hành thực hiện. Bạn sẽ học được nhiều từ những lời khuyên kinh doanh, bài học cuộc sống tuyệt vời và thực sự nhanh chóng.

Freerice: Giúp bạn mở rộng vốn từ vựng nhanh chóng như việc bạn ăn khi đói. Đây là cách tốt nhất để bạn tự cảm nhận về bản thân và học những từ vựng bạn có thể sử dụng trong phần còn lại cuộc đời.

Gibbon: Đây là nơi tổng hợp danh sách nguồn học tập. Người dùng thu thập các bài viết, video giúp ích cho việc học mọi thứ từ chương trình iOS cho đến những câu chuyện kể hiệu quả.

Instructables: Thông qua những đoạn video hài hước, hướng dẫn đơn giản, bạn có thể học làm bất cứ thứ gì từ bệ phóng bóng tennis đến pháo đài ngay sân sau nhà. Bạn cũng có thể gửi những sáng tạo của bản thân và chia sẻ những thứ bạn tạo ra với thế giới. Nếu bạn còn muốn học nhiều hơn nữa, hãy thử ghé trang eHow , đây cũng là nguồn rộng rãi chia sẻ các kỹ năng, từ nấu ăn, trang trí, làm vườn, sửa chữa hay thậm chí là tiết kiệm.

Investopedia: Đây là nguồn thông tin mà bạn muốn tìm hiểu về thế giới đầu tư, thị trường và tài chính cá nhân.

Khan Academy: Bạn không chỉ học được từ kho khổng lồ các chủ đề thông qua các video hữu ích mà còn sẽ có cơ hội thực hành chúng, theo dõi thống kê quá trình học của bạn. Đây là con đường tuyệt vời để bạn vun đắp sâu hơn những nội dung kiến thức bạn đã học hoặc học hỏi thêm điều gì đó mới. Một số trang web thú vị khác có thể kể đến như: Udacity, Coursera, AcademicEarth, Memrise, và edX.

Lifehacker: Đây là trang web rất hữu ích, bạn sẽ tìm thấy những mẹo, thủ thuật và tải về những nội dung để hoàn thành nhiều việc trong cuộc sống.

Lumosity: Trang web này đào tạo bộ não của bạn với những trò chơi thiết kế thú vị, khoa học. Bạn có thể xây dựng cho riêng mình chương trình đào tạo cá nhân để cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung cũng như theo dõi tiến trình của mình.

Powersearching with Google: Không phải ai cũng biết cách tìm kiếm Google hiệu quả. Hãy học cách tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn bằng việc cải thiện kỹ năng tìm kiếm Google của mình từ đây. Và bạn cũng có thể đọc thêm bài viết về 100 mẹo tìm kiếm Google.

Quora: Hãy để những câu hỏi của bạn nhận được câu trả lời từ những người thông minh hoặc đọc những câu hỏi của mọi người và trả lời giúp họ. Bạn có thể học bất kỳ điều gì từ thủ thuật tăng hiệu quả làm việc đến danh sách những thực phẩm tốt nhất mọi thời đại.

Recipe Puppy: Nhập tất cả những nguyên liệu bạn có trong bếp và công cụ tìm kiếm tuyệt vời này sẽ đem đến cho bạn danh sách tất cả những món ăn mà bạn có thể tạo ra với những gì bạn có. Đây là một phương pháp thú vị để học nấu ăn mà không cần mua hết tất cả mọi thứ trước khi bạn bắt tay vào. Bạn có thể mở rộng thực đơn của mình tại trang AllRecipes .

Spreeder: Đây là phần mềm đọc trực tuyến miễn phí giúp cải thiện tốc độ đọc hiểu của bạn. Chỉ cần dán đoạn văn bạn muốn đọc vào, phần còn lại đã có Spreeder xử lý giúp bạn.

StackOverflow: Đây là trang web hỏi đáp dành cho các lập trình viên, về cơ bản nó sẽ là người bạn tốt nhất đối với các coder. Những nguồn tuyệt vời khác để học lập trình gồm Learn X in Y Minutes, Codeacademy, và W3Schools.

TED-Ed: Đây là một sáng kiến mới được khởi xướng bởi TED với ý tưởng những bài học giá trị từ chia sẻ. Trang web này khơi dậy sự tò mò với người học toàn thế giới bằng cách tạo ra một thư viện các bài học, trao đổi của các chuyên gia giáo dục, nhà biên kịch,… Bạn có thể tạo ra những bài học của chính mình và gửi đến thế giới bằng cách bổ sung những câu hỏi, chủ đề thảo luận và các nguồn tư liệu bổ sung khác như video từ YouTube.

Unplug The TV: Trang web thú vị này gồm những đoạn video cung cấp thông tin cho bạn thay vì xem TV. Những nội dung tại đây khá phong phú, bao gồm các chủ đề như tìm hiểu về con đường tơ lụa,…

Vsauce: Đây là một kênh YouTube cung cấp các sự thật thú vị tốt nhất internet, nơi bạn sẽ nhận ra thế giới của chúng ta kỳ lạ đến thế nào. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thế giới ngừng quay? Tại sao chúng ta lại cảm thấy buồn chán? Hãy theo dõi các video và tìm ra đáp án cho những thắc mắc của bạn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Buộc Google và Facebook chia sẻ doanh thu liệu Australia có cứu được báo chí?

Bộ quy tắc bắt buộc đối với Google và Facebook yêu cầu các ông lớn quảng cáo digital phải thương lượng thành tâm về cách thức trả tiền cho các cơ quan báo chí để sử dụng nội dung của họ.

Sunraysia Daily là một nhật báo khổ nhỏ được phát hành tại khu vực Sunraysia, tây bắc bang Victoria của Australia, kể từ năm 1920. Nhân viên của tờ báo này đang mong mỏi đến dấu mốc kỷ niệm 100 năm ra đời tờ báo vào cuối năm nay, thì đùng một cái vào ngày 24/3 vừa qua, họ được triệu tập họp để nghe hung tin rằng số báo ngày 28/3 sẽ là số báo cuối cùng. Ít ra là cho tới khi có thông báo tiếp  theo.

Các giám đốc và quản lý cấp cao thông báo với nhân viên rằng họ sẽ phải từ nhiệm vì công ty ngừng tất cả hoạt động báo in truyền thống tại các thành phố Mildura, Swan Hill và Kerang do tác động kinh tế khủng khiếp của đại dịch COVID-19.

Số phận tương tự cũng ập lên đầu các phóng viên của tờ báo Yarram Standard, đóng tại khu vực Gippsland của bang Victoria và gần đây đã phải đóng cửa sau hơn 120 năm hoạt động. Nhiều nơi khác tại Australia, tập đoàn News Corp đã ngừng bản in của hơn 60 tờ báo địa phương, trong đó có các tờ Manly Daily, Wentworth Courier, Brisbane News và Mornington Peninsula Leader.

Quảng cáo chiếm 70% doanh thu của các tờ báo này, và trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ do COVID-19, nguồn thu quảng cáo nhanh chóng bốc hơi, khiến cho ngày càng nhiều chủ báo địa phương phải đắng lòng chấm dứt hoạt động.

Giờ đây, Chính phủ Australia quyết định thực thi các biện pháp nhằm giúp lĩnh vực kinh doanh báo chí tồn tại. Ngày 19/4 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg đã chỉ đạo cơ quan giám sát cạnh tranh – Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) – xây dựng một bộ quy tắc ứng xử bắt buộc đối với Facebook và Google.

Vốn theo kế hoạch là phải hoàn tất vào tháng 11/2020, bộ quy tắc này yêu cầu các ông lớn quảng cáo digital phải thương lượng thành tâm về cách thức trả tiền cho các cơ quan báo chí để sử dụng nội dung của họ, báo trước cho các cơ quan báo chí về những thay đổi thuật toán có thể ảnh hưởng đến việc xếp hạng nội dung, hỗ trợ nội dung thông tin gốc trong kết quả tìm kiếm và chia sẻ dữ liệu với các cơ quan báo chí. Giờ đây, bộ quy tắc này sẽ phải hoàn tất vào cuối tháng Bảy, và chính phủ tỏ rõ quyết tâm sớm phê duyệt ngay sau đó.

Bộ quy tắc bắt buộc đối với Google và Facebook yêu cầu các ông lớn quảng cáo digital phải thương lượng thành tâm về cách thức trả tiền cho các cơ quan báo chí để sử dụng nội dung của họ.

Luke Taylor, nhà sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành của công ty ngăn chặn quảng cáo lừa đảo TrafficGuard, khẳng định nếu không có bộ quy tắc này và không có sự can thiệp của chính quyền, thì Google và Facebook sẽ không đời nào tự nguyện chi trả cho nội dung một cách công bằng.

“Báo chí có tầm quan trọng vô cùng lớn,” ông nói với trang The Drum, bổ sung thêm rằng phán quyết gần đây ở Pháp (ngày 9/4, cơ quan giám sát cạnh tranh tại đây tuyên bố rằng Google phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Pháp cũng như các hãng thông tấn vì đã tái sử dụng nội dung của họ) “có khả năng sẽ đóng một vai trò không nhỏ.”

“Sự kỳ vọng ở đây là phương thuốc áp dụng ở châu Âu cũng sẽ được thực thi với báo chí Australia. Ủng hộ nỗ lực ở châu Âu sẽ tăng thêm sức mạnh cho cả các đồng nghiệp ở đó lẫn ở đây.”

Thực thi bộ quy tắc ứng xử này chắc chắn sẽ mang lại cơ hội về nguồn thu mới đối với các cơ quan báo chí, những nơi đang tạo ra nội dung thông tin chất lượng cao và tin cậy trong thời buổi nội dung quá dễ tiếp cận và trôi qua nhanh chóng, còn nội dung câu khách và tin giả đã trở thành thứ tràn lan.

Mitchell Greenway, giám đốc phụ trách phát triển quan hệ với báo chí Australia và New Zealand tại hãng quảng cáo OpenX, cho rằng bộ quy tắc này có thể dẫn đến sự thay đổi trong cách các nền tảng công nghệ định nghĩa về “nội dung tốt,” giúp cho cách làm báo chuyên nghiệp và chất lượng cao sẽ chiếm ưu thế trước loại nội dung gây sốc câu view và giúp cho nhiều cơ quan báo chí tăng thêm thu nhập mà họ xứng đáng được hưởng.

“Làm như vậy sẽ cho phép các cơ quan báo chí tập trung sản xuất nội dung chất lượng,” ông giải thích. “Rốt cục những biện pháp đó sẽ giúp đảm bảo một hệ sinh thái bền vững cho các nhà xuất bản tin tức trên toàn bộ không gian mở của Internet.”

Trong khi đó, Darren Woolley, nhà sáng lập và là giám đốc điều hành của hãng tư vấn TrinityP3, lo ngại rằng ngoài những tập đoàn báo chí lớn như News Corp và Nine Entertainment hay các kênh truyền hình quốc gia khác như Kênh 10 và Kênh 7, hàng trăm tờ báo nhỏ hoặc báo phục vụ các cộng đồng địa phương chưa chắc đã được lợi gì từ bộ quy tắc này. Ông nói không khéo khoản doanh thu này chỉ rơi vào túi các cơ quan báo chí lớn mà thôi.

Cũng phải thừa nhận một thực tế rằng nhiều người lên Facebook và Google để đọc tin, nhưng chính các cơ quan báo chí cũng dựa vào Facebook và Google để có độc giả. Victor Condogeorges, giám đốc phụ trách nghiên cứu và dữ liệu của công ty Orchard nhận xét: “Loại bỏ tin tức khỏi nền tảng của hai ông khổng lồ này thì người dùng sẽ tìm kiếm ở nơi khác.

Vì thế câu hỏi ở đây là ai sẽ thua thiệt nhiều hơn? Chính là những cơ quan báo chí sử dụng kênh mạng xã hội để thu hút mọi người đến với website của họ hay các kênh phân phối mạng xã hội sử dụng tin tức để thu hút người dùng đến với nền tảng của họ?”

Cũng phải thừa nhận một thực tế rằng nhiều người lên Facebook và Google để đọc tin, nhưng chính các cơ quan báo chí cũng dựa vào Facebook và Google để có độc giả.

Simon Larcey – Giám đốc điều hành Viztrade dự đoán rằng Facebook và Google sẽ chẳng có cách nào khác ngoài việc chấp nhận bộ quy tắc ứng xử của Australia, nếu không sẽ bị cấm sử dụng tin tức. Nhưng ông nói không nên lạc quan quá vì thực tế việc phân chia doanh thu quảng cáo chỉ được áp dụng với phần nội dung không phải do các nền tảng này tạo ra. “Tôi nghĩ nó chẳng ảnh hưởng mấy đến Facebook hay Google.

Hãy so sánh tỷ lệ giữa tin tức với nội dung do người dùng khởi tạo mà xem. Mọi điều tùy thuộc vào mức độ nội dung mà các cơ quan báo chí phân phối trên các nền tảng này.”

Nói cho công bằng thì các ông lớn quảng cáo digital đang cố gắng cứu các cơ quan báo chí quy mô nhỏ trên toàn thế giới khỏi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, vì các tòa soạn lớn có khả năng sáng tạo để vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Google đã lập một quỹ cứu trợ khẩn cấp để hỗ trợ các tòa soạn nhỏ với niềm tin rằng các cơ quan báo chí địa phương là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để kết nối người dân trong cộng đồng, và còn có trách nhiệm lớn lao hơn vào giai đoạn thực thi giãn cách xã hội và mọi người phải ở nhà. Google cũng miễn phí cho các cơ quan báo chí sử dụng công cụ Ad Manager trong 5 tháng.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các biện pháp này có giúp được gì cho những tờ báo như Sunraysia Daily và Yarram Standard sống sót qua đại dịch COVID-19 hay không. Giờ đây, họ chỉ biết trông chờ vào bộ quy tắc ứng xử.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VietnamPlus

Unilever đang tìm cách để giảm chi phí quảng cáo vì Covid-19 đang làm chậm tăng trưởng

Gã khổng lồ FMCG này đang tạm dừng các hoạt động sản xuất quảng cáo lớn trong quá trình xem xét tất cả chi tiêu trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.

Unilever đang ngừng sản xuất quảng cáo và đồng thời tìm kiếm các phương tiện truyền thông rẻ hơn trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.

Giám đốc điều hành khổng lồ của FMCG này, Alan Jope cho biết: công ty sẽ tạm dừng sản xuất các chiến dịch quảng cáo lớn và xem xét tất cả các chi tiêu để có hiệu quả.

Một phần của quá trình đánh giá này là sự thay đổi trong chi tiêu từ quảng cáo ngoài trời và các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, tập trung vào các khu vực khác đang có ROI tăng mạnh như kinh doanh chăm sóc da, các thiết bị gia dụng…nơi có doanh số tăng hơn 2,4% trong ba tháng đầu năm 2020.

Công ty đã chứng kiến ​​sự gia tăng doanh số bán hàng các sản phẩm vệ sinh và thực phẩm, nhưng đã ảnh hưởng đến dịch vụ thực phẩm và kinh doanh kem trong quý đầu tiên của năm, khi mọi người ở nhà trong thời gian cách ly toàn cầu.

Doanh thu trong ba tháng tính đến tháng 3 không đổi ở mức 10,8 tỷ bảng, trong khi doanh thu của các thương hiệu thực phẩm và giải khát Unilever đã giảm 1,7%.

Sự sụt giảm khối lượng lớn nhất là ở các sản phẩm kem, thường sẽ thấy sự gia tăng trong những tháng mùa hè do du lịch tăng và thời tiết tốt hơn.

Unilever lưu ý rằng họ đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài về hành vi của người tiêu dùng vì nó đánh giá tác động của đại dịch đối với chi tiêu.

Những thay đổi trong xu hướng thị trường và tiêu dùng

Công ty lưu ý bốn thay đổi quan trọng cho đến nay. Đầu tiên là sự gia tăng mạnh về lượng mua do dự trữ vào tháng 3, mặc dù Jope đã nhanh chóng lưu ý các mô hình dự trữ là một sự thay đổi trong mô hình mua thay vì tăng tiêu thụ.

Thứ hai, sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng khi mọi người nấu ăn tại nhà và đồ gia dụng cũng tăng khi mọi người ở nhà và dọn dẹp nhiều hơn.

Thứ ba, giảm việc gội đầu, tạo kiểu và khử mùi, và cuối cùng là chuyển kênh từ offline sang online. Tại Trung Quốc, Unilever chứng kiến ​​doanh số bán hàng trực tuyến tăng 34%, trong khi doanh số offline giảm ở mức hai con số.

Chúng tôi đang thích nghi với các mô hình nhu cầu mới và đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài trong hành vi của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia, khi chúng tôi thoát khỏi khủng hoảng và hồi phục, ông Jope nói thêm.

“Unilever đã được xây dựng cho khoảng thời gian như thế này. Nhiều quốc gia của chúng tôi có công cụ theo dõi để quản lý các cuộc khủng hoảng, nơi chúng tôi đã thể hiện không chỉ khả năng quản lý khủng hoảng mà còn thể hiện với nhiều lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi sẽ “nổi lên” từ các cuộc khủng hoảng này để từ đó có vị thế tốt hơn trong tương lai”.

Cùng thời điểm, P&G cho biết họ đã tăng gấp đôi nỗ lực về marketing khi họ đối mặt với nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng.

CFO của P&G, Ông Jon Moeller cho biết: “Đại dịch Covid-19 là thời điểm thích hợp để P&G nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu của họ và lợi ích của họ thay vì cắt giảm chi tiêu marketing“.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Google ra mắt mẹo tìm kiếm khi truy vấn không mang lại kết quả mong muốn

Với Tips mới này của Google, bạn có thể thấy một thông báo mới trong tìm kiếm của Google có nội dung “có vẻ như không có kết quả phù hợp nào cho tìm kiếm của bạn”.

 

 

Google ra mắt mẹo tìm kiếm khi truy vấn không mang lại kết quả mong muốn

Google cho biết họ sẽ ra mắt một tính năng mới nhằm mục đích cố gắng để giúp bạn gõ lại truy vấn (từ khoá tìm kiếm) của mình khi công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy kết quả có liên quan trên hệ thống website của Google. Một tin nhắn mới sẽ thông báo đến bạn với mục đích cho bạn biết khi nào Google đã tìm thấy được bất cứ điều gì phù hợp với tìm kiếm của bạn.

Ai sẽ thấy thông báo này. Google cho biết bạn không thể thấy thông báo này vì đối với hầu hết các truy vấn, Google hy vọng sẽ cung cấp cho bạn kết quả tìm kiếm tuyệt vời nhất. Nhưng đối với một tỷ lệ truy vấn nhỏ khác, bạn có thể thấy thông báo này xuất hiện. Thông báo sẽ cho bạn lời khuyên về cách thay đổi truy vấn của bạn để tìm kết quả tốt hơn. Bạn có thể xem hình ở trên để có thể hình dung tốt hơn.

Có thể hỗ trợ COVID-19 . Cập nhật này có thể hữu ích cho sự tăng đột biến trong các tìm kiếm liên quan đến COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Vì thông tin và lời khuyên xung quanh COVID-19 luôn thay đổi, kết quả tìm kiếm có thể không khả dụng. Bây giờ, đây là một tính năng khác có thể giúp người tìm kiếm tìm thấy kết quả tốt hơn cho các truy vấn liên quan đến COVID-19.

Tại sao chúng ta phải quan tâm đến thay đổi này. Nếu bạn thấy hộp thông báo này xuất hiện đến bất kỳ khách hàng nào của bạn với các cụm từ khoá, trong phân tích của họ, trong báo cáo hiệu suất và trong danh sách từ khóa của họ, bạn có thể muốn xem xét lại chiến lược của mình cho những từ khóa đó. Có thể bạn cần xây dựng thêm nội dung xung quanh các truy vấn hoặc cũng có thể bạn cần xem xét liệu những người tìm kiếm các từ khóa đó có đang tạo ra chuyển đổi (conversion) trên trang web của bạn hay không. Còn có thể có thêm một cơ hội khác cho bạn ở đây là SEO (Search Engine Optimization).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Grab được bình chọn là công ty công nghệ có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020

Grab vừa được ITviec.com, chuyên trang việc làm dành cho giới công nghệ, bình chọn là “Công ty công nghệ có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020″.  

grab-vietnam-marketingtrips

Bảng xếp hạng của ITviec.com dựa trên đánh giá, trải nghiệm khách quan, minh bạch của hơn 11.000 người đang làm việc tại các công ty công nghệ trên khắp Việt Nam, dựa trên các tiêu chí như chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc (bao gồm cả văn phòng, không gian làm việc), văn hóa công ty, mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với nhân viên, chế độ làm thêm ngoài giờ (OT), cùng một số yếu tố khác.

Năm nay, Grab vinh dự tiếp tục có mặt trong Top 15 và đã vươn lên vị trí số 1 từ vị trí số 4 của năm 2019, với điểm tổng quan là 4,8/5 với 97% khuyến nghị nên làm việc tại Grab.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc điều hành Grab Việt Nam chia sẻ Grab sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Việt Nam, đồng thời đầu tư vào các tài năng công nghệ để giải quyết những thách thức lớn nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, qua đó giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế kỹ thuật số”.

Năm 2017, Grab đã thành lập trung tâm R&D đặt tại TP.HCM nhằm thu hút và phát huy năng lực của các tài năng công nghệ trong nước, hướng đến tạo ra những trải nghiệm người dùng dành riêng cho khách hàng Việt Nam và gia tăng trải nghiệm cho người dùng khắp Đông Nam Á.

Grab hiện có khoảng 1.000 nhân viên đang làm việc tại Việt Nam, và cung cấp một hệ sinh thái siêu ứng dụng bao gồm các dịch vụ thiết yếu cho người dùng Việt Nam như di chuyển (GrabCar/GrabBike/GrabTaxi), giao nhận hàng hóa và thức ăn (GrabExpress/GrabFood/GrabKitchen), thanh toán không dùng tiền mặt (thông qua ví điện tử của đối tác Moca), đặt phòng khách sạn (liên kết với Agoda và Booking.com)

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Coca-Cola tạm dừng chi tiêu cho Marketing vì không đạt ROI

Coca-Cola cho biết: Đầu tư marketing vào các nhãn hàng ít có hiệu quả hơn trong khi lệnh đóng cửa vẫn đang còn hiệu lực do đại dịch coronavirus, mặc dù Coca-cola đang đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động marketing qua môi trường số (Digital).

Coca-Cola đã tạm dừng chi tiêu marketing trên toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của mình vì họ thấy hiệu suất ROI (return on invest) giảm do sự bùng phát của coronavirus và các lần đóng cửa (lockdown) sau đó.

Giám đốc điều hành James Quincey đã nói với các nhà đầu tư sau khi công bố kết quả quý đầu tiên của mình rằng “gã khổng lồ nước giải khát” đã chứng kiến ​​một tác động quan trọng và sâu sắc đối với doanh nghiệp của mình do hậu quả của đại dịch Covid-19, dẫn đến sự tạm dừng của nhiều hoạt động marketing của họ.

Quincey cho biết: Nhiều thị trường đã tạm dừng khi chúng tôi tập trung vào các cộng đồng và các ưu tiên khác. Cho dù các thị trường này có hồi phục lại đi chăng nữa thì cũng phải mất rất nhiều thời gian.

Quyết định rút lại từ chi tiêu marketing được đưa ra khi công ty cho biết họ đã phát hiện ra rằng trong giai đoạn đầu tiên, các phản ứng của chính phủ đối với sự bùng phát này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hiệu quả của hoạt động marketing.

Với suy nghĩ này, chúng tôi đã giảm các hoạt động truyền thông đến người tiêu dùng trực tiếp, tạm dừng các chiến dịch marketing lớn trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng và sẽ tham gia lại khi thời điểm thích hợp, Quincey giải thích.

Giám đốc tài chính của Coca-cola John Murphy cũng cho biết thêm: những cân nhắc về ROI cũng là lý do dẫn đến việc tạm dừng và cắt giảm ngân sách marketing trong giai đoạn này, sau những ảnh hưởng của Covid-19.

Phương pháp tiếp cận marketing của Coca-Cola ngược lại với nhiều thương hiệu khác trong lĩnh vực FMCG là đang tiếp tục đầu tư. Hãng P&G (Procter và Gamble) đang đầu tư vào marketing khi nhu cầu đang tăng cao, họ nói rằng thời điểm hiện tại không phải là lúc để tạm dừng, trong khi công ty thực phẩm đông lạnh Birds Eye tin rằng họ có “trách nhiệm” về việc phải giữ các hoạt động quảng cáo.

Tuy nhiên, Coca-Cola cho biết họ sẽ mở rộng quy mô marketing trở lại, với cách tiếp cận chính xác các hoạt động trên thị trường. Công ty đang cố gắng tạo ra tính linh hoạt và tính tùy chọn của người dùng trên toàn bộ doanh nghiệp để duy trì sự nhanh nhẹn trước sự tiến triển chưa từng có của Covid-19 cũng như các phản ứng từ phía chính phủ.

Coca-cola đang đầu tư vào đâu? phần lớn chi tiêu của Coca-cola đang dịch chuyển sang trên nền tảng số nơi mà Ông Quincey cho rằng: “Chuyển đổi số là phương án tốt nhất có thể giúp hoạt động kinh doanh của họ được tốt hơn, ít nhất là ở thời điểm hiện tại”.

Doanh số bán hàng của Coca-Cola đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi Covid-19, đặc biệt là lĩnh vực đồ uống đang chiếm khoảng một nửa hoạt động kinh doanh của hãng này. Cụ thể, khối lượng toàn cầu giảm 25% kể từ đầu tháng Tư. Việc đóng cửa các nhà hàng và rạp chiếu phim dự kiến ​​sẽ có tác động đáng kể hơn dự kiến ​​đối với kết quả quý hai của Coca-cola.

Trong quý đầu tiên, doanh thu thuần giảm 1% mỗi năm xuống còn $ 8,6 tỷ. Công ty cho biết họ đã bước vào năm 2020 với đà tăng trưởng và doanh số bán hàng tăng 3% (không bao gồm Trung Quốc) cho đến cuối tháng Hai trước khi bị ảnh hưởng từ dịch.

Họ nói rằng còn quá sớm để biết tác động đầy đủ của coronavirus đối với hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù họ tin rằng áp lực sẽ là tạm thời và rất lạc quan về sự cải thiện trong nửa cuối năm tài chính của mình.

Tăng trưởng trong thương mại điện tử

Mặc dù doanh số giảm, nhưng công ty đã nhận thấy nhu cầu tăng cao từ các cửa hàng tạp hóa và kênh thương mại điện tử phần lớn là do nhu cầu dự trữ vào tháng ba.

Mặc dù Coca-Cola thừa nhận rằng nhu cầu đã bị suy yếu bởi coronavirus, nhưng điều đó được khuyến khích bằng cách tăng gấp đôi doanh số thương mại điện tử ở một số thị trường.

Ông Quincey cho biết: Chúng tôi sẽ nắm bắt sự chuyển dịch của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử và chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp chúng tôi có được sự tăng tốc bền vững.

Ông nói thêm rằng mặc dù chỉ đơn giản là quá sớm để ước tính chính xác những gì có thể xảy ra trước đó, công ty đang lên kế hoạch cho ba giai đoạn ứng phó với đại dịch.

Giai đoạn đầu tiên là nơi mà hầu hết các quốc gia hiện đang có các biện pháp phân tán xã hội nghiêm ngặt. Thứ hai, một thời kỳ sau đó, sẽ thấy các nhà hàng và doanh nghiệp bắt đầu mở cửa dần; và cuối cùng là thời kì bình thường mới (new normal) với nhiều điều có vẻ sẽ không giống lắm với bình thường vốn có.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn có nghĩa là Coca-Cola phải được chuẩn bị cho một loạt các sự kiện. Có rất nhiều thứ sẵn sàng để chống lại những thứ khác nhau sắp xảy ra.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Ẩn ý đằng sau chữ ‘i’ trên iPhone, iPad của Apple

Chữ “i” trên thiết bị Apple ban đầu được Steve Jobs dùng cho các sản phẩm có kết nối Internet, nhưng sau này sử dụng để nhận diện thương hiệu.

Apple đã có một loạt thiết bị với chữ “i” đứng đầu, bao gồm iPhone, iPad, iPod hay iMac. Một số sản phẩm đã bị “khai tử” như máy tính xách tay iBook hay phần mềm iTunes cũng có tiền tố “i”.

Trở lại năm 1998, Steve Jobs đã giới thiệu iMac, mẫu máy tính cá nhân với lớp vỏ nhựa trong suốt màu kẹo, ưu tiên trải nghiệm người dùng, bộ xử lý tốc độ cao nhất thời bấy giờ và đặc biệt là khả năng truy cập Internet. Trong buổi ra mắt, Jobs cũng xác nhận “i” chính là “Internet” và “số một”. “Chúng tôi đang nhắm mục tiêu là số một của người dùng, là một chiếc máy tính để truy cập Internet”, Jobs nói.

Tuy nhiên, sau đó Jobs cũng nhấn mạnh chữ “i” còn đứng trước bốn từ có ý nghĩa khác, gồm Individual (cá nhân), Instruct (gợi ý), Inform (thông báo) và Inspire (truyền cảm hứng).

Tuy nhiên, khi Apple tạo ra những sản phẩm tốt hơn cả kỳ vọng, mục tiêu “kết nối Internet” ban đầu của Jobs không còn phù hợp. Những thiết bị sau này hầu hết đều có tiền tố “i” và theo Reader Digest, giờ đây nó được sử dụng để nhận diện thương hiệu của Apple. Thực tế, iPod đời đầu (ra mắt 2001) không có khả năng kết nối mạng, nhưng nó vẫn được đặt tên theo các “đàn anh”.

Dù vậy, theo Mashable, nhiều thiết bị đời sau, như MacBook, hoặc mới hơn có đồng hồ Apple Watch, loa thông minh HomePod không có chữ “i”. Gần đây, iTunes cũng bị phân tách thành các dịch vụ là Music, Podcast, TV với cách đặt tên mới. Một số ý kiến cho rằng nhiều khả năng đây là những thương hiệu đã bị đăng ký bản quyền, hoặc có thể Apple muốn đổi mới chính mình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Phó GĐ Marketing Biti’s – Hùng Võ: “Để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng Việt cần một lý do, ý nghĩa lớn hơn là câu chuyện phong cách”

Phó giám đốc Marketing Biti’s cho rằng chính lúc khủng hoảng này lại là nền để những giá trị tích cực của dân tộc Việt Nam tỏa sáng rực rỡ, niềm tự hào ấy chưa khi nào đạt mức cao đến thế trong 10 năm qua.

2020, năm khởi đầu của cả một thập kỉ và cũng là năm mà Hùng Võ (Phó Tổng Giám đốc Marketing của Biti’s và Tổng Giám Đốc điều hành ở Dentsu Redder) có nhiều dự định thú vị.

Nếu bạn còn nhớ, Hùng Võ chính là chủ dự án phim hoạt hình “Con Rồng Cháu Tiên” thu về lượt view khủng, gây tiếng vang không ngờ cho Biti’s vào năm 2017. Và thật thiếu sót khi không nhắc đến cú nhảy của Biti’s Hunter với loạt MV mang chủ đề xuyên suốt “Đi để trở về” cùng các ngôi sao giải trí như Sơn Tùng M-TP hay Soobin Hoàng Sơn làm sống dậy sức trẻ của một thương hiệu Việt có hơn 30 năm tuổi đời.

Anh cũng là người sáng lập cuộc thi Young Marketers, sân chơi tìm kiếm những gương mặt ưu tú cho ngành marketing; có thâm niên 16 năm hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo tiếp thị.

Anh Hùng Võ.

Chúng tôi kết nối với Hùng Võ vào thời điểm Sài Gòn vừa trải qua 22 ngày giãn cách xã hội cực kì nghiêm túc, các hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí hay đi lại bị hạn chế.

Là một người giỏi dự đoán thị trường song chính Hùng Võ cũng phải thốt lên một điều khi nói về 4 tháng đầu năm vừa trôi qua: “Thật không ngờ! Covid-19 không chỉ là 1 đại dịch nguy hiểm, gây ra khủng hoảng về y tế và suy thoái kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn, mà còn là 1 nút bấm xác lập lại thế giới với trạng thái bình thường mới (new normal)”.

Dịch bệnh đẩy doanh nghiệp vào chỗ khó khăn nhưng cuộc chiến sau dịch sẽ còn dài và cam go hơn cả. Một doanh nghiệp “cây đa cây đề” như Biti’s đang có suy nghĩ gì và kế hoạch comeback của họ sẽ thế nào trong bối cảnh “xác lập lại thế giới” khi con người đặt vấn đề no bụng lên hàng đầu – hơn cả mặc đẹp và di chuyển?

Đó hẳn là vấn đề những người kinh doanh khác cũng đang rất nóng lòng muốn biết.

Khủng hoảng là nền cho lòng tự tôn tỏa sáng rực rỡ, người Việt dùng hàng Việt là xu hướng tất yếu

Đây là lúc mỗi tập thể, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia sẽ cần nhìn nhận lại, để đương đầu và nắm bắt, trong một mối liên kết chặt chẽ với nhau, điều mà có lẽ trước đại dịch được xem là quá hiển nhiên và không được chú trọng đúng mức.

Hùng Võ nói, anh chọn nhìn về phía cơ hội hơn là những khó khăn vì Covid.

Quay trở lại với thời điểm cách đây 1 tháng, khi mà chúng ta ở trong thời kì bất ổn với cả 1 thế hệ. Tin tức tiêu cực khắp thế giới dồn dập và liên tiếp xuất hiện, nền kinh tế dường như đóng băng với những hệ lụy tới an sinh xã hội. Đó là lúc mà chúng ta thấy rõ hành vi tiêu dùng có sự chuyển dịch lớn, với nhu cầu tăng vọt dành cho các mặt hàng nhu yếu phẩm (đặc biệt là thực phẩm và vệ sinh).

Hàng loạt hoạt động truyền thông của cả các công ty nội địa lẫn các tập đoàn đa quốc gia bị cắt giảm, điều mà một cách logic có thể hiểu được. Tuy nhiên, trong nguy ắt có cơ, Hùng cùng đội ngũ của mình nhìn nhận lại và thấy được 2 cơ hội:

Chính lúc khủng hoảng này lại là nền để những giá trị tích cực và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam tỏa sáng rực rỡ, trong chính lòng tự tôn của mỗi người dân, và trong sự đánh giá của bạn bè quốc tế. Đó là cơ hội để những thương hiệu lớn, đặc biệt là những thương hiệu quốc dân như Biti’s đứng lên để kết nối và lan tỏa, để không chỉ góp chút sức lực trong cuộc chiến trường kì, mà còn xây chắc thêm tình yêu giữa người tiêu dùng và thương hiệu.

Hành vi của người tiêu dùng rất khó thay đổi nếu như không có sự chủ động tiếp cận và tác động sáng tạo từ thị trường và các thương hiệu, đặc biệt khi mà Covid-19 đã đưa nhóm ngành thời trang ra khỏi danh sách nhu cầu được ưu tiên. Do vậy, trong lúc thị trường thời trang “ngủ đông”, việc Biti’s đẩy mạnh truyền thông và kinh doanh sẽ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, duy trì được hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất, và quan trọng là tạo đà để thương hiệu mạnh mẽ bật trở lại khi nền kinh tế dần phục hồi.

Và đương nhiên sẽ đi cùng với một cách tiếp cận đột phá, sáng tạo và hợp thời hơn, để thuyết phục người tiêu dùng, định nghĩa lại nhu cầu, tại sao tôi phải mua những sản phẩm thời trang như Biti’s vào thời điểm này. Cần bán cho họ một lý do, một ý nghĩa lớn hơn câu chuyện phong cách trước đây.

Ở công ty quảng cáo của mình, Hùng không chỉ hợp tác với các thương hiệu Việt lớn mạnh, mà quan trọng là Hùng có thể nhanh chóng kết nối các thương hiệu này với nhau để nhân rộng sức ảnh hưởng.

Khi mà Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, không quốc gia nào tránh khỏi những hệ lụy của nó, xu hướng ủng hộ tiêu dùng nội địa (domestic consumption) sẽ thành xu thế ở mọi quốc gia, và đương nhiên không ngoại lệ ở Việt Nam: Việc người tiêu dùng Việt sẽ ủng hộ hàng Việt , đặc biệt khi tự hào về quốc gia chưa bao giờ đạt được mức cao đến thế trong 10 năm vừa qua ở toàn bộ tầng lớp xã hội (ngoài câu chuyện bóng đá chúng ta đang chứng kiến 2 năm gần đây).

Biti’s trở thành một trong những thương hiệu nổi bật của làn sóng khơi dậy niềm tự hào người Việt dùng hàng Việt, điển hình nhất là khi ra mắt phiên bản Biti’s Hunter Street tháng 7/2019. Hàng loạt thương hiệu hàng đầu như Canifa, Boo, Minh Long, Thiên Long, VinID… và các local brand khác cũng đã nhiệt tình hưởng ứng chiến dịch ấy, tạo nên một tác động cộng hưởng cực kỳ đồng bộ và mạnh mẽ góp phần đưa hàng Việt lên một tầm cao mới.

Đại dịch giống như 1 chiếc lò xo đang co lại chờ thời điểm để bung sức

Hùng Võ dự đoán rằng trong năm 2020, sẽ còn những chiến dịch được tiếp nối để tiếp tục lan tỏa niềm tự hào rất riêng của người Việt, với những khía cạnh đa dạng và khác biệt hơn. Điển hình như là ngành du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ngủ yên vì đại dịch, giống như 1 chiếc lò xo đang co lại chờ thời điểm để bung sức.

Bàn về con đường mà các doanh nghiệp Việt chọn để nắm bắt được những cơ hội thời kì hậu Covid-19, thích nghi với trạng thái bình thường mới, Hùng Võ nhấn mạnh không nên bỏ qua những dấu hiệu sẽ là cơ hội vàng để vực dậy sau đây:

Sự đánh giá cao của cả thế giới dành cho Việt Nam về khả năng kiểm soát dịch bệnh, sự nhân văn hay tích cực của cộng đồng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu. Cơ hội cho ngành du lịch nói riêng và cả nền kinh tế nói chung một phần đến từ đây.

Ngoài ra, sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi thị trường Trung Quốc đến các thị trường có kinh tế ổn định và có kinh nghiệm đối phó với các khủng hoảng sẽ cùng là một điểm sáng cơ hội cho thị trường Việt Nam.

Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh và tối ưu quy trình, đặc biệt trong thời kỳ sống chung với Covid-19 dự kiến sẽ có khả năng kéo dài đến hết năm 2020; quan trọng là kết hợp với những yếu tố đặc thù của Việt Nam và câu chuyện truyền tải tới người tiêu dùng.

Nếu cần một cái nhìn tổng quan nhất và cũng là lạc quan nhất vào lúc này, Hùng Võ vẫn tin tưởng rằng nếu mỗi doanh nghiệp lấy sự BỀN VỮNG làm giá trị nền tảng thì chắc chắn sẽ nhận thấy Covid vừa tạo ra một sân chơi mới cho những thương hiệu nhanh chóng thích nghi, nhanh chóng chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Bị chặn ở Trung Quốc, Facebook vung tiền vào Ấn Độ

Trong thông báo công bố ngày 22/4, Facebook đạt được thoả thuận đầu tư trị giá 5,7 tỷ USD để sở hữu 9,9% cổ phẩn công ty Jio Platform của Ấn Độ.

facebook-marketingtrips-

Đây là một trong những thương vụ đầu tư lớn nhất của Facebook, chứng minh sự quyết tâm đối với thị trường đất nước tỷ dân. Đồng thời là dấu hiệu cho thấy các ông lớn công nghệ bắt đầu hoạt động lại sau đại dịch.

Jio Platforms là công ty con của Reliance Industries, một trong những doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất Ấn Độ và là nhà cung cấp chính các dịch vụ di động, Internet tại đất nước này.

Jio có tham vọng lấn sân vào lĩnh vực thương mại điện tử, xây dựng data center, phát triển Internet cáp quang, phân phối dịch vụ y tế và giáo dục từ xa bằng các cải tiến công nghệ thông tin.

“Ấn Độ đang trong thời kỳ chuyển đổi kỹ thuật số, các công ty như Jio đóng vai trò lớn trong việc đưa hàng trăm triệu người dân và doanh nghiệp tiếp cận Internet”, Mark Zuckerberg, CEO Facebook viết trên trang cá nhân.

Tiềm năng của thị trường 1,3 tỷ dân

Facebook cho biết bước đi này là lời cam kết của họ với thị trường Ấn Độ. Đặc biệt khi Jio sở hữu lượng người dùng dịch vụ Internet lên tới con số 388 triệu người.

WhatsApp đã dành nhiều năm phát triển công cụ quản lý và hệ thống thanh toán cho các doanh nghiệp nhỏ. Facebook cũng đang xây dựng cửa hàng trực tuyến để người dùng thực hiện giao dịch trên nền tảng này.

“Đồng bộ hoá với JioMart, WhatsApp sẽ tạo ra một trải nghiệm liền mạch khi người dùng có thể kết nối với doanh nghiệp và mua hàng ngay trên ứng dụng”, David Fischer, Giám đốc Doanh thu và Ajit Mohan, Giám đốc Facebook tại thị trường Ấn Độ chia sẻ.

Có khoảng 400 triệu người dùng đang sử dụng WhatsApp và hàng chục triệu doanh nghiệp nhỏ lựa chọn ứng dụng này để liên lạc tại Ấn Độ. “Làm sao để giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp này tới lượng người dùng khổng lồ của Jio?”, Mohan đặt câu hỏi đồng thời đưa ra câu trả lời.

Thương vụ mang lại lợi ích cho đôi bên

Đây không phải lần đầu tiên Facebook tiếp cận thị trường Ấn Độ. Vài năm trước,Facebook từng muốn cung cấp Internet miễn phí với chương trình Free Basic.

Tuy nhiên, dự án phải dừng lại vào năm 2016 vì nhà quản lý lo lắng về yếu tố cạnh tranh không công bằng giữa các đơn vị cung cấp.

Gần đây, Facebook liên tục gặp vấn đề với Ấn Độ khi chính phủ quốc gia này yêu cầu WhatsApp mã hoá một số đoạn thông tin của người dùng và WhatsApp từ chối hợp tác. Ngược lại, các cơ quan quản lý được cho là trì hoãn việc cấp phép cho WhatsApp thực hiện dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Jio được thành lập vào năm 2016 bởi Mukesh Ambani, một nhà tài phiệt giàu có của Ấn Độ. Công ty này cung cấp các cuộc gọi miễn phí và dữ liệu 4G siêu tốc.

Từ đó, Jio trở thành nhà mạng lớn nhất Ấn Độ với khoảng 400 triệu người đăng ký. Sự phát triển của Jio giúp giảm chi phí Internet di động tại Ấn Độ xuống mức thấp nhất thế giới, với cước dữ liệu và cuộc gọi gần như không giới hạn mà chỉ tốn vài USD một tháng.

Tuy nhiên, ông Ambani phải chịu khoản nợ khổng lồ để xây dựng Jio như hôm nay. Những chi phí đó là gánh nặng cho các công ty khác của tập đoàn Reliance Industries.

Nguồn tiền từ Facebook được dự đoán sẽ giúp Reliance giảm bớt một phần nợ và có thể tái đầu tư vào các dự án dài hạn khác.

Ông Ambani được biết là người có tiếng nói mạnh mẽ trong việc xây dựng đường lối phát triển của các cơ quan quản lý Ấn Độ.

Ông thể hiện quan điểm ủng hộ với các công ty địa phương và đề nghị áp đặt nhiều quy định lên công ty nước ngoài như Facebook, Amazon. Ông từng chia sẻ quan điểm dữ liệu người dùng Ấn Độ phải được thu thập và kiểm soát bởi người Ấn Độ.

“Các công ty có quan điểm khác nhau về một số vấn đề, nhưng điều đó không ngăn cản họ làm việc cùng nhau trong những lĩnh vực khác”, Anshuman Thakur, Giám đốc Chiến lược của Jio nói.

Thoả thuận đầu tư của Facebook có thể khiến thị trường viễn thông Ấn Độ trở thành cuộc đua song mã giữa Jio và Airtel. Khi nhà mạng Vodafone Idea đang đứng trước nguy cơ phá sản với quyết định truy thu hàng tỷ USD tiền thuế từ Toà án Tối cao Ấn Độ.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P2)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

Digital-Marketing-2-marketing-trips

  • Digital Marketing là gì
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing
  • Làm Digital Marketing là làm gì
  • Và nhiều hơn thế nữa

Ở phần 1 chúng ta đã cơ bản hiểu: digital marketing là gì, vai trò của digital marketing trong doanh nghiệp cũng như đã phân biệt được digital marketing khác marketing online như thế nào rồi.

Tiếp ở phần 2 này, chúng ta sẽ đi tiếp những phần cơ bản còn lại của digital marketing như: các thành phần của digital marketing, làm digital marketing là làm gì, và một số thông tin khác về bản chất của digital marketing.

Các thành phần chính của Digital Marketing bao gồm:

  • SEO
  • Content Marketing
  • Social Media Marketing
  • PPC – Pay Per Click
  • Affiliate Marketing
  • Native Advertising
  • Marketing Automation
  • Email Marketing
  • PR Online
  • Inbound Marketing
  • Sponsored Content

1. SEO – Search Engine Optimization

Đây là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Page), do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) mà website của bạn nhận được. Các kênh được hưởng lợi từ SEO bao gồm các website, App, blog và infographics.

Có một số cách để tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến website của bạn. Bao gồm 3 phần chính:

  • Thứ nhất là SEO Onpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại onpage hay “trên trang” khi bạn nhìn vào một website nào đó. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho khối lượng tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng, bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.

  • Thứ hai là SEO Offpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra bên “ngoài trang” khi muốn tối ưu hóa website của bạn. Bạn có thể thắc mắc: “Hoạt động nào không có trên website của tôi sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website?”. Câu trả lời là các inbound links (liên kết đến website) hay còn được gọi là backlinks (liên kết ngược).

Số lượng các website hay nhà xuất bản (Publisher) liên kết với bạn và “thẩm quyền” tương đối của những nhà xuất bản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý từ bên ngoài, bạn có thể kiếm được các liên kết ngược (backlinks) mà bạn cần để đưa website của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.

  • Thứ ba là SEO Technical (SEO kỹ thuật)

Loại SEO này tập trung vào phần backend (nền tảng kỹ thuật của website) của website của bạn và cách các trang của bạn được code (mã hóa). Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải của website của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.

2. Content Marketing

digital marketing là gì

Thuật ngữ này biểu thị việc tạo (Creation) và quảng bá (Promotion hay Marketing) tài sản nội dung của bạn cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), tạo khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược content marketing của bạn bao gồm:

  • Viết Blog

Viết và xuất bản bài viết trên blog (website) của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn. Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng, từ đó có thể hỗ trợ nhiều cho đội ngũ sales của bạn.

  • Ebooks

Ebooks và những nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập website của bạn. Nó cũng cho phép bạn trao đổi nội dung để lấy thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình mua hàng – Customer Journey.

  • Infographics

Đôi khi, độc giả muốn bạn thể hiện chứ không chỉ là những lời nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập website hình dung ra một khái niệm mà bạn muốn giúp họ tìm hiểu một cách tốt nhất.

3. Social Media Marketing

Social Media Marketing giúp thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:

  • Facebook.
  • Twitter.
  • LinkedIn.
  • Instagram.
  • Snapchat.
  • Pinterest.

4. Pay Per Click – PPC

PPC là một phương pháp hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản (Publisher) mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp (Click). Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Quảng cáo Google, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với cách tính giá “mỗi lần nhấp” của các liên kết bạn đặt. Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:

  • Quảng cáo trả tiền trên Facebook: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để tùy chỉnh video, bài đăng hình ảnh hoặc trình chiếu, mà Facebook sẽ xuất bản lên các bản tin của những người phù hợp với đối tượng doanh nghiệp của bạn.
  • Chiến dịch quảng cáo Twitter: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để đặt một loạt bài đăng hoặc profile Badges (tài khoản cá nhân được chứng thực có dấu tick) cho nguồn cấp tin tức (Newfeeds) của một đối tượng cụ thể, tất cả tuỳ thuộc vào tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này có thể là lưu lượng truy cập website, nhiều người theo dõi Twitter hơn, tương tác trên tweet hoặc thậm chí tải xuống ứng dụng.
  • Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành và nền tảng của họ.

 

Hết phần 2 ! Các bạn nhớ theo dõi phần 3 nhé, vì nội dung hơi dài (full bài khoảng 5000 từ) nên MarketingTrips tách thành nhiều phần cho các bạn dễ theo dõi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Apple đã tạo tài khoản trên TikTok nhưng chưa có video nào

Theo tiết lộ, Apple vừa lập tài khoản chính thức trên mạng xã hội chia sẻ video ngắn TikTok. Sự xuất hiện này của Apple không khiến người dùng bất ngờ vì Táo Khuyết khá chăm chỉ tiếp cận khách hàng.

Tài khoản của Apple trên mạng xã hội TikTok có tên là @apple. Tuy nhiên hiện tại Apple vẫn chưa đăng bất kỳ một video nào lên nền tảng này.

Trong nhiều năm qua, Apple ngày càng tích hơn trong việc tham gia các mạng xã hội, chia sẻ nhiều hình ảnh đẹp trên Instagram và giới thiệu tài khoản cho các dịch vụ và hỗ trợ của Apple trên Twitter. Những kênh thông tin này cho phép Apple tiếp cận nhiều hơn nữa tới khách hàng.Không rõ Apple sẽ sử dụng tài khoản Tiktok như thế nào. Tuy nhiên đây có thể là nơi chia sẻ các video Shot on iPhone giống như trên Instagram hoặc chia sẻ các quảng cáo về sản phẩm mang tính giải trí. Nhưng cũng có khả năng đây chỉ là một tài khoản doanh nghiệp và Apple không có kế hoạch chia sẻ các video cho công chúng.

Theo 9to5Mac, Apple đã chạy quảng cáo trên dịch vụ TikTok vì vậy tài khoản này ra đời có thể nhằm mục đích phục vụ quảng cáo của hãng.

Kể từ khi ra mắt, TikTok đã trở thành ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn cầu với hơn 1 tỷ lượt tải xuống trong năm 2019. TikTok hiện có hơn 800 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Điểm nổi bật của mạng xã hội này những video ngắn có nội dung thú vị, hài hước, kết hợp với các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh thu hút người dùng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Vnreview

Facebook nhảy vào lĩnh vực họp truyền hình Messenger Rooms

Facebook vừa giới thiệu một công cụ hội nghị truyền hình và mở rộng các tính năng phát trực tiếp, tận dụng nhu cầu trò chuyện video tăng lên trong đại dịch Covid-19 trong khi thực hiện những bước đầu tiên để tích hợp các sản phẩm nhắn tin theo kế hoạch trên các ứng dụng.

Facebook cho biết công cụ hội nghị truyền hình, Messenger Rooms, sẽ cho phép tới 50 người tham gia vào một cuộc gọi. Nó sẽ hiển thị tối đa 16 thành viên tham gia cuộc họp trên máy tính để bàn và 8 trên thiết bị di động – thiết kế giống với đối thủ Zoom.

Theo Reuters, người dùng Facebook sẽ có thể chia sẻ các liên kết cho phép người dùng không tham gia Rooms thông qua trình duyệt web trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động, loại bỏ các yêu cầu tải xuống ứng dụng hoặc tạo tài khoản như trên các dịch vụ khác.

Giá cổ phiếu Zoom đã giảm 3,7% so với ngày trước, còn khoảng $163 trong vài phút sau khi Facebook thông báo, sau khi đạt mức cao kỷ lục $181,50 trước đó trong ngày. Động thái trong cổ phiếu của Facebook không mấy ấn tượng, tăng 2,4% so với ngày hôm trước lên $189,51.

Như vậy, Facebook đã tham gia vào một lĩnh vực đông đúc các công ty đang ráo riết chiếm lĩnh thị trường họp video, khi hàng triệu người bị nhốt trong nhà trên khắp thế giới đột nhiên phụ thuộc vào các công cụ để công việc, học hành và các hoạt động khác của đời sống xã hội.

Kế hoạch Rooms được dự kiến ra mắt vào quý 3 hay 4 năm nay, nhưng Facebook đã đẩy nhanh kế hoạch sau khi quan sát thấy sự tăng đột biến trong cuộc gọi nhóm trong thời gian cách ly xã hội.

Facebook cho biết hiện đã có hơn 700 triệu tài khoản tham gia các cuộc gọi trên ứng dụng WhatsApp và Messenger mỗi ngày.

Microsoft, Zoom, Cisco Systems và Google của Google cũng đã tung ra các bản cập nhật của các công cụ họp video với báo cáo số lượng người dùng tăng trưởng kỷ lục kể từ khi cách ly xã hội được áp dụng ở nhiều quốc gia để chống đại dịch Covid-19.

 

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnReview

Brand Touchpoints – Điểm huyệt để chinh phục khách hàng

Brand Touchpoints hay điểm chạm thương hiệu được xem là bất kỳ tương tác hoặc giao tiếp nào được thực hiện giữa doanh nghiệp và khách hàng. Các thương hiệu thường xây dựng và phát triển hệ thống điểm chạm để thu hút và mang lại cho khách hàng những trải nghiệm thương hiệu tốt nhất.

brand touchpoints
Brand Touchpoints – Điểm huyệt để chinh phục khách hàng

Cùng tìm hiểu các nội dung như Brand Touchpoints là gì? cách xác định và cải thiện các Brand Touchpoints như thế nào, một số ví dụ về Brand Touchpoints và hơn thế nữa.

Brand Touchpoints hay điểm chạm thương hiệu là gì?

Brand Touchpoints hay các điểm chạm thương hiệu là tất cả những những điểm tiếp xúc (Touchpoint) giữa khách hàng với thương hiệu (Brand) trong suốt hành trình mua hàng (customer journey) của khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến mua hàng.

Các điểm chạm này thường phân bổ trên các kênh hay nền tảng khác nhau, trên cả trực tuyến (online) lẫn ngoại tuyến (offline).

Bạn có thể xem Thương hiệu là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ Brand hay Thương hiệu.

Xác định và cải thiện các Brand Touchpoints hiện có.

Để bắt đầu, cần xác định các điểm chạm thương hiệu hiện có. Điều này cần sự nghiên cứu kỹ về hành trình khách hàng, đầu tư cho quản trị và kiểm soát hình thức tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Khi đã xác định được điểm chạm thương hiệu, doanh nghiệp cần đặt các câu hỏi như: Ấn tượng đầu tiên khi tôi đi qua mỗi điểm chạm là gì?

Nó có phù hợp với chiến lược thương hiệu và nhận diện thương hiệu (brand identity) của tôi không? Chúng có khác với điểm chạm của đối thủ không?

Nó có thu hút khách hàng mới không? Nó có tác động đến khách hàng hiện tại không? Khách hàng có để lại ấn tượng tích cực về thương hiệu của tôi sau khi tương tác với điểm chạm này không?

Trả lời chuỗi câu hỏi này sẽ cho doanh nghiệp dữ liệu để tạo ra những điểm chạm mới, đặc biệt để tạo ấn tượng với khách hàng ở những điểm có thể họ sẽ bất ngờ nhất trên hành trình tiếp xúc với thương hiệu.

Ví dụ, người ta có thể nhìn thấy bộ sưu tập của một nhãn hàng thời trang cho phụ nữ trên một tạp chí ẩm thực thông qua việc tài trợ trang phục biểu diễn tại một sự kiện ẩm thực nào đó.

Xây dựng chiến lược chinh phục khách hàng thông qua hệ thống điểm chạm chính là làm cho các điểm chạm kết nối với nhau để cùng tạo ra trải nghiệm tốt về thương hiệu, chứ không phải chỉ là sự ghép nối những phần riêng lẻ.

Một chuỗi càng ấn tượng về giá trị thương hiệu được lặp lại trên hành trình khách hàng sẽ giúp cải thiện và tạo dựng nhận thức về thương hiệu.

Đầu tư vào các Brand Touchpoints trên nền tảng số.

Để bắt kịp xu hướng, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng khi thế giới thay đổi, thương hiệu cũng sẽ thay đổi.

Thế nhưng, một tấm ảnh chụp bị mất một phần logo nhãn hàng trên Instagram, một status nói xấu khách hàng của nhân viên trên mạng xã hội, một tấm ảnh chụp món ăn có bàn tay bị hoen màu sơn móng tay… đều có thể là “sát thủ” theo chiều ngược lại, nghĩa là khiến cho thương hiệu thất bại trên hành trình chinh phục khách hàng.

Do đó, đầu tư sáng tạo điểm chạm trên nền tảng số đồng thời phải đi cùng với sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo giá trị thương hiệu.

Hãy hình dung khi nhấp vào trang web của một thương hiệu được định vị là cao cấp, nhưng khách hàng phải tiếp xúc với một giao diện trang chủ đầy màu sắc, hình ảnh sặc sỡ, nội dung thông tin nhiều và rối, tốc độ tải trang rất chậm.

Nếu vậy, khách hàng nhấp vào nút “quay lại” với tốc độ nhanh nhất có thể, tức hành trình khách hàng sẽ đi đến hồi kết ngay tại điểm chạm đầu tiên là website doanh nghiệp.

Điểm chạm trên nền tảng số vì vậy nên thân thiện, dễ sử dụng và thực sự chạm tới người dùng.

Để chạm tới khách hàng, thương hiệu cần lắng nghe phản hồi của khách hàng và có hệ thống lọc để lập ra bản đồ điểm chạm tốt nhất và tạo trải nghiệm tốt hơn cho họ trên các điểm chạm được lựa chọn.

Luôn trung thực với thương hiệu.

Khách hàng trung thành với doanh nghiệp thường vì những trải nghiệm với chính thương hiệu đó chứ không phải những gì nhìn thấy trên Internet, điện thoại thông minh hay tạp chí.

Dù họ có bị hấp dẫn bởi các điểm chạm trên nền tảng số hay điểm chạm con người thực tế, thì điểm chạm cuối cùng – sản phẩm, dịch vụ mà họ sử dụng, mới là yếu tố quan trọng quyết định hành động tiếp theo với nhãn hàng.

Người ta không thể tiếp tục quay lại quán ăn nếu món ăn dở tệ, dù đã bị dẫn dắt tới tận nơi bằng hình ảnh hấp dẫn và quảng cáo về người đầu bếp nổi tiếng.

Trung thực và tạo ra các ấn tượng đúng với giá trị thương hiệu tại các điểm chạm mới là phương thức tạo kết nối bền vững với khách hàng.

Học hỏi cách sử dụng Brand Touchpoints từ các thương hiệu lớn.

Apple.

Apple đặt mục tiêu tạo ra các điểm chạm thương hiệu gây được tiếng vang với khách hàng toàn cầu. Bất kỳ cửa hàng Apple nào cũng là một phòng trưng bày tương tác nhưng lại hoạt động như một “phòng khám” công nghệ với nhân viên luôn có mặt, đi bộ dọc các băng ghế và tìm cách giúp đỡ khách hàng.

Apple cho phép khách hàng đến và dùng thử sản phẩm của họ trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Điều này tạo ấn tượng rằng họ cởi mở và trung thực với sản phẩm làm ra, và sẵn sàng cho phép công chúng đến để tự kiểm tra nhưng không có nghĩa vụ phải mua.

Trung thực và tạo ra các ấn tượng đúng với giá trị thương hiệu tại các điểm chạm mới là phương thức tạo kết nối bền vững với khách hàng.

Nike.

Nike là thương hiệu hàng đầu với các sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng cùng chiến lược kết nối với công chúng theo những cách mới và năng động. Nike tương tác với khách hàng thông qua liên kết với các tên tuổi thể thao như Michael Jordan, Tiger Woods, Cristiano Ronaldo…

Trên các phương tiện truyền thông, Nike tạo ra các quảng cáo lôi cuốn với ngân sách khổng lồ và khiến công chúng nhận ra họ ngay trong giây đầu tiên.

Để kết nối nhiều nhóm đối tượng, Nike luôn trung thực với lời nói và hành động ở mọi thời điểm tương tác với khách hàng.

Starbucks.

Còn Starbucks dường như đã tìm thấy chính mình trong trái tim của người tiêu dùng trên toàn thế giới khi trung thành và nhất quán với triết lý kinh doanh.

Họ tạo ra không gian thứ ba cho khách hàng với dịch vụ xuất sắc. Mọi khách hàng đều được chào đón bằng nụ cười ấm áp, thân thiện.

Tên của khách hàng được viết lên cốc, được gọi trong cửa hàng. Toàn bộ hành trình cá nhân hóa trải nghiệm đó của khách hàng tạo ra chuỗi điểm chạm riêng của Starbucks tại điểm bán.

Trải nghiệm còn được tạo ấn tượng thông qua thiết kế. Sự thoải mái và dễ dàng là các tiêu chí để Starbucks tạo ra bầu không khí thoải mái và quen thuộc cho khách hàng. Và, điều này giống nhau ở mọi quán Starbucks trên khắp thế giới.

Trong suốt hành trình trước, trong và sau khi mua hàng, Starbucks luôn xây dựng một quy chuẩn dịch vụ khiến khách hàng hài lòng.

Không chỉ có vậy, khách hàng trung thành với Starbucks còn được giảm giá với thẻ khách hàng thân thiết. Họ sẵn sàng thưởng cho khách hàng để xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Các thương hiệu lớn đã luôn đầu tư cho Brand Touchpoints để tương tác với khách hàng hoàn hảo và mang lại trải nghiệm xác thực về giá trị thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những người đàn ông thành công đều rất “chậm”

Đàn ông thành công đều rất chậm. Chậm là ổn, ổn chính là biểu hiện của trưởng thành. Đàn ông chín chắn trầm ổn đều có vốn sống rất phong phú, những tích lũy theo năm tháng tạo nên tâm thái vững vàng, tự tin, từ đó tạo nên năng lực đi làm chuyện lớn.

01
Chậm là ổn, ổn chính là biểu hiện của trưởng thành

Chẳng có ai tự nhiên thành công cả, đặc biệt là đàn ông, thành công của họ tuyệt đối không phải là một bước lên trời, mà đều dựa vào nỗ lực của mình từng bước từng bước trèo lên trên.

Có người nói: “Lập chí không quý ở cao xa, mà quý ở kiên trì; thành công tại “lâu dài” chứ không tại “nhanh chóng””. Thành công không phải ngay lập tức đạt được sau một đêm, mà là những nỗ lực và phấn đấu ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác.

Đàn ông thành công, thực ra, họ không đi nhanh, ngược lại, đều rất chậm.

Xã hội không ngừng phát triển, người thích “phất lên sau một đêm” sẽ không thể có được thắng lợi cuối cùng, chỉ khi đánh vững đánh chắc, duy trì tốc độ phát triển phù hợp với bản thân, không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực, mới có thể đặt được một nền tảng ổn định, đứng thật vững chắc.

Đàn ông thành công đều sở hữu một niềm tin mạnh mẽ, họ sẽ gắn bó không rời với niềm tin này để rồi từng bước từng bước một kiên trì. Thế gian này không tồn tại việc gì là không lao động mà vẫn có thu hoạch, tương lai cần phải dựa vào chính đôi bàn tay của mình để xây dựng.

Trên con đường thành công, không có ai luôn luôn thuận buồm xuôi gió, đây là một con đường vừa dài vừa khó khăn, gia cảnh khó khăn, không người giúp đỡ, có người liền từ bỏ, buông xuôi tất cả, cuối cùng cả đời sống trong nghèo hèn; có người, ngã ở đâu liền đứng lên ở đó, cõng theo hành trang tiếp tục xuất phát.

Đàn ông thành công đều rất chậm. Chậm là ổn, ổn chính là biểu hiện của trưởng thành.

Đàn ông chín chắn trầm ổn đều có vốn sống rất phong phú, những tích lũy theo năm tháng tạo nên tâm thái vững vàng, tự tin, từ đó tạo nên năng lực đi làm chuyện lớn.

02
Giỏi tích lũy, bước từng bước chậm mà chắc, tích lũy phong phú, chầm chậm phát huy

Bất cứ thành công nào cũng đều không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải là một đêm mà thành, nó trước giờ đều là sự tích lũy tỉ mỉ trong một thời gian dài.

Giá trị quan cần tích lũy, quan hệ xã hội cần tích lũy, từ không tới có, từ lượng tới chất, đợi tới khi thời cơ chín muồi, họ nhất định sẽ “tung ra” tài năng trong lĩnh vực của riêng mình.

Jack London, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ, là một người có xuất thân bần hàn, vì sinh kế, ngay từ khi còn rất nhỏ ông đã bắt đầu đi làm thêm, có những hôm một ngày làm tới mấy công việc, dù phải sống trong môi trường khó khăn và khắc nghiệt như vậy, nhưng ông không bao giờ từ bỏ việc học tập.

Ông tích lũy vốn văn học cho mình bằng một cách “chầm chậm tích lũy”. Ông luôn tận dụng thời gian và cơ hội để đọc sách, mỗi lần phát hiện ra từ ngữ hay câu nói hay nào trong sách hoặc từ điển, ông đều sẽ viết lại vào một tấm thẻ nhỏ, sau đó nhét, đút, cất vào tất cả những chỗ mà ông sẽ “sờ đến” trong cuộc sống.

Chẳng hạn như nhét vào các túi quần, ra ngoài khi có thời gian rảnh sẽ lôi ra đọc.

Chính nhờ sự tích lũy không ngừng nghỉ, đọc lại rất nhiều lần mà ông đã có được cho mình một lượng từ ngữ vô cùng phong phú, đồng thời trở nên thuần thục hơn trong việc viết văn, và cuối cùng trở thành một tiểu thuyết gia nổi tiếng.

Cuốn “Tình yêu cuộc sống” mà ông viết nhận được sự khen ngợi tới từ Vladimir Ilyich Lenin, rất nhiều tác phẩm khác cũng nhanh chóng trở nên phổ biến, có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới nền văn học nước Mỹ.

Lỗ Tấn, nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: “Một phần lao động sẽ cho ra một phần thu hoạch. Ngày dồn tháng chứa, từ ít tới nhiều, kì tích cứ như vậy mà được tạo ra.”

Không tích lũy mỗi nửa bước, thì lấy đâu ra vạn dặm đường đi; không có những con kênh nhỏ, thì lấy đâu ra sông lớn. Thành công, chỉ khi từng chút tích lũy, mới có thể đưa tay nắm bắt thật chắc ngay khi thời cơ tới.

Người luôn mong “phất lên sau một đêm” căn bản sẽ không bao giờ tĩnh tâm lại nghiêm túc nâng cao bản thân, giấc mơ có đẹp đẽ, hoa lệ tới đâu mà không có sự tương xứng của năng lực, vậy thì cũng chỉ là bỏ đi.

Bước chầm chậm, khắc phục vấn đề, không từ bỏ, nỗ lực đi sâu tìm tòi, học hỏi

Người thành công không bao từ bỏ, kẻ từ bỏ sẽ không bao giờ có được thành công.

Làm bất cứ chuyện gì cũng cần phải có một tinh thần đi sâu tìm tòi, nghiên cứu, dù chỉ bỏ ra hơn người khác 1/100 nỗ lực, thì nó cũng giúp kéo lại gần khoảng cách với thành công hơn một chút.

Thành công vốn dĩ không phải là một chuyện dễ dàng, nó cần chúng ta không ngừng bỏ ra, không ngừng nỗ lực, dù phía trước chỉ nhìn thấy một tia hi vọng nhỏ nhoi, cũng không được phép từ bỏ.

Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.

Một người không từ bỏ, nỗ lực học hỏi, tìm tòi, cánh cửa thành công nhất định sẽ luôn rộng mở chào đón họ.

Tâm thái “chậm”, không nóng vội không bốc đồng, giỏi hoạch định cá nhân

Người trầm ổn, khi gặp phải vấn đề, đều có thể không hoang mang, bình tĩnh đi xử lý.

Không phải vì tính cách chậm chạp, mà là dù có gặp phải sự việc gấp gáp tới đâu, cũng sẽ không để sự hoang mang khỏa lấp, nếu không suy nghĩ sẽ bị rối loạn, cuối cùng bỏ lỡ mất thời gian vàng giải quyết vấn đề.

Thời kì Tam Quốc, kế sách nổi tiếng nhất của Gia Cát Lượng, Không thành kế, cũng chính là đạo lý này. Khi đó, Tư Mã Ý thống lĩnh 15 vạn đại quân đánh về phía tây thành nơi Gia Cát Lượng đóng quân, Gia Cát Lượng khi đó chỉ nắm trong tay hơn 2000 binh sĩ trong thành. Mọi người ai cũng hoảng loạn, lo lắng bất an.

Chỉ mình Gia Cát Lượng vẫn rất điềm tĩnh, ông nói với mọi người: “Không cần hoảng loạn, ta có kế sách, có thể khiến Tư Mã Ý tự động lui binh.”

Sau đó, ông cho bĩnh sĩ mở 4 cổng thành, bản thân thì an nhiên ngồi trên thành lầu gảy đàn. Tư Mã Ý đến dưới chân thành, trông thấy cảnh tượng này, hoài nghi rằng có bẫy, liền ra lệnh rút quân.

Gia Cát Lượng dựa vào trí tuệ và tâm thái điềm tĩnh an nhiên của mình mà đã chiến thắng không biết bao nhiêu trận đánh, khiến kẻ địch không kịp phòng thủ trở tay, để lại một cuộc đời huy hoàng suốt hàng ngàn năm.

Càng là người trầm ồn, bình tĩnh, khi gặp chuyện, càng nhanh chóng tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Dù đối mặt với sự việc bất ngờ, họ cũng sẽ giữ được cho mình một cái đầu tỉnh táo, cảm xúc vững như núi Thái Sơn, khả năng định vị mạnh mẽ, đem lại cảm giác vô cùng an toàn cho người bên cạnh.

Người luôn ổn định, bình tĩnh giữa nguy cơ, có một tố chất tâm lý mạnh mẽ, duy trì được sự lý tính khi đối mặt với tình huống khẩn cấp, càng có thể cho thấy được phong độ lãnh đạo của bản thân.

03
Đàn ông nên được nghiệp lớn, đều rất “chậm”

Michael Yu là người sáng lập và chủ tịch của New Oriental Education & Technology Group Inc. từng nói: “Đừng quá tin vào mấy lời kiểu dạng như “tam thập nhi lập”, đừng tạo áp lực quá lớn cho bản thân, cứ từ từ mà sống, tôi 30 tuổi vẫn là một tên nghèo rớt mồng tơi. Chỉ cần không ngừng nỗ lực, kiên trì không từ bỏ mục tiêu, sớm muộn gì cũng thành công.”

Thành công không phải dựa vào cái đầu tưởng tượng là ra, cũng chẳng phải dựa vào cái mồm cứ nói là ra, người không nỗ lực, cả đời này cũng sẽ mãi chỉ là mơ mộng viển vông, người nỗ lực, thành công sẽ từ từ tìm đến họ.

Áp lực cạnh tranh trong xã hội ngày nay là rất lớn, một người thành công đúng nghĩa, nhất định đã trải qua một cuộc sống vô cùng phong phú, bỏ ra nhiều nỗ lực hơn người khác.

Vượt qua mọi khó khăn, mới có thể vững vàng đứng trên đỉnh núi, nhìn ngắm những phong cảnh xa xôi mà không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng được.

Thành công không phải ba phút nhiệt huyết là có thể đổi lại được, nỗ lực và tích góp ngày nay qua tháng khác mới có thể đổi lấy được chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Con người, sống, đừng chỉ suốt ngày mong mỏi giàu có sau một đêm, dù có thành công rồi thì cũng chỉ là một bông hoa non nớt, sóng gió vừa ập tới, ngay lập tức sẽ tan tác.

Ai cũng đều mong muốn thành công, muốn có một sự nghiệp lớn, luôn ghen tị với những người có một cuộc sống thành công ngay khi còn rất trẻ, cho rằng đây là một điều dễ dàng.

Nhưng, chỉ khi bạn trải qua thăng trầm của cuộc sống, bạn mới thấy rằng thành công không phải chuyện dễ dàng, không phải chuyện một sớm một chiều.

Chỉ khi chăm chỉ và không ngừng tích lũy, ta mới có thể trở thành một người thực sự thành công.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Báo Dân Sinh

Facebook đầu tư 5,7 tỷ USD vào Jio Platforms

Facebook đã nắm giữ cổ phần rất lớn trong nhánh kỹ thuật số của một tập đoàn lớn ở Ấn Độ khi tạo ra một cú hích lớn vào thị trường này.

Mạng xã hội Facebook đã đầu tư hơn 5,7 tỷ USD (tương đương 125.000 tỷ đồng) vào Jio Platforms Limited, thuộc sở hữu của Reliance, được điều hành bởi tỷ phú Mukesh Ambani.

Jio Platforms đã có một số thương hiệu nhỏ hơn bao gồm doanh nghiệp viễn thông Reliance Jio đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ giá cả cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động số một ở Ấn Độ theo doanh thu và theo thuê bao.

“Sự đầu tư này nhấn mạnh cam kết của chúng tôi với Ấn Độ, và chúng tôi rất phấn khích với sự chuyển đổi mạnh mẽ mà Jio đã thực hiện trên đất nước”- đại diện Facebook cho biết trong một bài vừa đăng trên blog.

Khoản đầu tư này mang lại cho Facebook 9,99% cổ phần của Jio Platforms và mang lại cho nó giá trị doanh nhiệp 65,95 tỷ USD.

Ấn Độ là chìa khóa cho dịch vụ tin nhắn WhatsApp của Facebook với hơn 400 triệu người dùng ở quốc gia này.

Đại diện Facebook cho biết, họ sẽ hợp tác với Jio để tạo ra “một cách thức mới cho mọi người và doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn trong nền kinh tế số đang tăng trưởng”.

Điều này có thể bao gồm cả JioMart, sáng kiến kinh doanh nhỏ của Jio và WhatsApp để kết nối mọi người với doanh nghiệp và cửa hàng. Động thái này là kịp thời khi Facebook chuẩn bị ra mắt tính năng thanh toán cho Whatsapp ở Ấn Độ.

Khoản đầu tư này có thể là chìa khóa cho những lý do bao gồm quyền truy cập vào hơn 380 triệu người dùng của Jio Platform cũng như sự hẫu thuận chính trị của Ambani.

Facebook đã cố gắng nhiều cách để có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Ấn Độ trong vài năm qua nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Vào năm 2016, các cơ quan quản lý Ấn Độ đã chặn một dịch vụ của Facebook có tên là Free Basics, cho phép truy cập miễn phí vào các dịch vụ web phổ biến như Wikipedia.

Tiền đề là một số trang web sẽ không tính chi phí dữ liệu của người dùng. Nhưng trước điều đó các nhà phê bình cho rằng nó đã đi ngược lại ý tưởng về tính trung lập của mạng lưới – ý tưởng rằng tất cả các trang web nên được đối xử bình đẳng khi nói đến dữ liệu.

Cổ phiếu của Facebook đã tăng 2,5 % trong giờ sau giao dịch.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VOV

HMD (Nokia) bổ nhiệm cựu “tướng” của Samsung và Paypal làm Giám Đốc Marketing

HMD Global vừa chính thức công bố bổ nhiệm ông Stephen Taylor làm Giám đốc Marketing, chịu trách nhiệm về toàn bộ chiến lược tiếp thị và triển khai cho toàn bộ danh mục đầu tư của điện thoại Nokia và sẽ báo cáo trực tiếp cho Florian Seiche – Giám đốc điều hành của HMD Global.

Theo HMD, Stephen sở hữu kinh nghiệm bán hàng và tiếp thị gần 30 năm tại một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như PayPal và Samsung. Trước khi về với HMD Global, Stephen từng là CMO (Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing), khối thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi tại PayPal – nơi ông đã có bước cải tiến hoàn chỉnh về khả năng tiếp thị kỹ thuật số cho công ty.

Trong vai trò trước đây là CMO tại Samsung Electronics Châu Âu, Stephen đã cam kết thu hút khách hàng chất lượng và chuyên môn về CRM, phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử trực tiếp cho người dùng nhằm dẫn dắt cho sự chuyển đổi thương hiệu của công ty. Stephen đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc hợp tác với các thương hiệu gia dụng bao gồm Công ty The Gillette và Procter & Gamble.

Stephen chính thức gia nhập HMD Global sau sự kiện ra mắt 3 sản phẩm smartphone mới vừa qua bao gồm: Nokia 8.3 5G – smartphone Nokia 5G đầu tiên, Nokia 5310 – thành viên mới nhất trong dải sản phẩm điện thoại phổ thông của Nokia, “hồi sinh” từ mẫu Xpress Music, và HMD connect – dịch vụ chuyển vùng dữ liệu toàn cầu hoàn toàn mới của HMD nhằm giúp người dùng luôn kết nối với những việc quan trọng.

Việc bổ nhiệm cựu “tướng” của PayPal và Samsung làm giám đốc Marketing hứa hẹn mang tới những chiến lược mới cho Nokia khi thời gian gần đây, hãng tỏ ra “hụt hơi” trước các đối thủ, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Kể từ chiếc Nokia 7.2 ra đời vào tháng 9 năm ngoái, Nokia hiện chưa có bất kỳ sản phẩm smartphone mới nào tại thị trường Việt ở phân khúc từ 3 đến 7 triệu đồng. Trong khi đây là phân khúc cực kỳ sôi động khi các hãng liên tục tung ra sản phẩm mới, cạnh tranh khốc liệt nhằm giành giật thị phần.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnReview

Facebook Messenger Kids cho trẻ em chính thức có mặt tại Việt Nam

MarketingTrips – Ngày 22-4, Facebook chính thức giới thiệu ứng dụng nhắn tin, gọi video Facebook Messenger Kids với các tính năng tùy chọn mới để phụ huynh có thể giúp trẻ kết nối với bạn bè. Người dùng tại Việt Nam có thể tải xuống ngay hôm nay.

Facebook Messenger Kids cho trẻ em

Facebook Messenger Kids là ứng dụng nhắn tin và gọi video, đem đến không gian vui vẻ và thân thiện giúp trẻ kết nối với bạn bè và gia đình dưới sự kiểm soát của phụ huynh.

Facebook Messenger Kids có đầy đủ các tính năng để trẻ kết nối với những người mình yêu mến. Ngay khi cha mẹ thiết lập tài khoản, trẻ có thể bắt đầu trò chuyện video trực tiếp hoặc theo nhóm. Chỉ cần nhìn lướt qua màn hình, trẻ đã có thể biết được rằng mình đang kết nối với ai và những người này ở trạng thái trực tuyến vào thời gian nào.

Bên cạnh việc gọi video, trẻ có thể gửi ảnh, video hoặc tin nhắn văn bản cho bạn bè hoặc những người lớn trong gia đình đã được cha mẹ phê duyệt trên ứng dụng. Những người thân này sẽ nhận tin nhắn qua ứng dụng Messenger thông thường.

Messenger Kids cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn cho phụ huynh. Cha mẹ có thể quản lý danh sách liên lạc và có cái nhìn bao quát về cách trẻ sử dụng ứng dụng.

Cha mẹ sẽ kiểm soát tài khoản và danh bạ của trẻ thông qua Bảng điều khiển dành cho phụ huynh trên Messenger Kids trong ứng dụng Facebook của họ trên hệ điều hành IOS và Android.

Facebook cũng cho biết họ sẽ không đặt quảng cáo trong Messenger Kids và tất cả các thông tin về trẻ cũng không được sử dụng cho quảng cáo.

Ứng dụng hoàn toàn miễn phí và không có mục mua thêm tính năng trong ứng dụng (In-app Purchase). Messenger Kids cũng được thiết kế nhằm đảm bảo việc tuân thủ Đạo luật bảo vệ và quyền riêng tư trực tuyến dành cho trẻ em (COPPA).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tuổi Trẻ

Google sẽ triển khai chương trình xác minh danh tính cho tất cả các nhà quảng cáo

Người dùng sẽ bắt đầu trải nghiệm điều này dự kiến vào thời gian gần sắp tới.

Google đang mở rộng chương trình xác minh danh tính cho tất cả các nhà quảng cáo, Google vừa công bố thông tin này vào 23.4 vừa rồi.

Theo đó, các nhà quảng cáo sẽ được yêu cầu nộp các tài liệu chứng thực về kinh doanh, nhận dạng cá nhân và các thông tin khác để chứng minh bạn và quốc gia bạn đang hoạt động để quảng cáo (Google Ads).

google-ads

Tại sao chúng ta quan tâm.

Chương trình xác minh danh tính của Google, giúp người dùng tìm hiểu thêm về người đang quảng cáo cho họ và cho phép họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc có nên nhấp vào những quảng cáo đó hay không.

Chương trình cũng có thể cải thiện trạng thái chung của hệ sinh thái quảng cáo Google Ads bằng cách loại bỏ các nhà quảng cáo “xấu” trước khi họ có thể tiếp cận đối tượng rộng hơn.

Mặc dù điều này dường như là một quy trình chỉ thực hiện một lần, nhưng nó có thể làm tăng nhẹ các nhà quảng cáo công việc “hậu cần” phải làm để duy trì các chiến dịch của họ, đặc biệt là cho các chuyên gia quảng cáo làm việc với nhiều khách hàng.

Một lần nữa những động thái của Google và Facebook cho thấy họ luôn đứng về phía trải nghiệm của khách hàng và bảo vệ khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

“Xe ôm công nghệ” vẫn ế ẩm những ngày sau dịch

Ngày đầu TP Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều tài xế taxi, xe ôm đã tranh thủ chạy xe từ sáng sớm để kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng do người dân vẫn hạn chế ra đường vì dịch bệnh nên nhiều tài xế chờ cả sáng vẫn không có được cuốc xe nào.

Ngày 23/4, TP Hà Nội đã thực hiện nới lỏng cách ly xã hội do dịch bệnh COVID-19. Sáng cùng ngày, nhiều người dân đã đổ ra đường đi làm và đến chợ mua sắm.

Tuy nhiên, tại các bến xe khách lớn trên địa bàn TP Hà Nội dù đã mở cửa nhưng vẫn vắng lặng, hầu hết các tuyến xe liên tỉnh đều chưa bán vé. Một vài tuyến xe buýt đã bắt đầu hoạt động trở lại nhưng lượng khách cũng rất ít.

Ghi nhận tại bến xe Giáp Bát vào sáng cùng ngày, hầu hết các tuyến xe khách tại đây đều chưa hoạt động trở lại, chỉ có một vài vị khách chờ đón xe buýt tại đây. Mặc dù vậy, nhiều tài xế xe ôm đã đến đây từ rất sớm để đón khách.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bằng, tài xế xe ôm công nghệ đón khách tại đây cho biết, hôm nay là buổi đầu tiên ông chạy xe đón khách kể từ khi thực hiện Chỉ thị cách ly xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Chính Phủ để phòng dịch.

“Kể từ khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp thì tôi cũng nghỉ ở nhà để cùng mọi người phòng dịch. Hôm nay là buổi đầu tiên chạy lại đi đón khách nhưng vắng người quá, mọi người vẫn hạn chế đi xe ôm vì lo sợ dịch COVID-19.

Nếu như bình thường đến gần trưa là tôi chạy được mấy cuốc xe rồi nhưng hôm nay mới được một cuốc, giờ không có khách thì cứ lang thang tìm được cuốc nào hay cuốc đó thôi”, ông Bằng chia sẻ.

Ghi nhận tại bến xe Mỹ Đình, lượng tài xế xe ôm công nghệ có phần đông đúc hơn. Tuy nhiên, khách hàng cũng chỉ có vài người đi xe buýt do các tuyến xe khách đều chưa hoạt động trở lại.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Quân Hải (38 tuổi), một tài xế xe ôm công nghệ tại đây cho biết, anh đã chờ từ sáng sớm đến trưa nhưng vẫn chưa đón được vị khách nào.

“Dù hôm nay là ngày đầu tiên thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội nhưng mọi người vẫn chưa đi lại tấp nập, không khác những ngày trước là mấy. Do khách hàng di chuyển bằng xe ôm chủ yếu là khách đi và đến từ các tỉnh nhưng xe khách chưa hoạt động nên không đón được ai cả”, anh Hải chia sẻ.

Không chỉ riêng anh Hải mà các tài xế khác cũng trong tình trạng không đón được khách.

Theo anh Hải, dù TP Hà Nội đã thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội nhưng bản thân anh vẫn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi đi làm để đảm bảo an toàn.

“Mình phải chủ động phòng dịch để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Thời điểm này mà chủ quan là nguy hiểm cho cả bản thân và xã hội nên chúng tôi cũng phải tự ý thức điều đó”, anh Hải tâm sự.

Không chỉ riêng anh Hải mà các tài xế khác cũng trong tình trạng không đón được khách.

Cũng đến bến xe Mỹ Đình từ sáng sớm để đón khách, anh Nguyễn Ngọc Long (40 tuổi) cho biết, bản thân cảm thấy khá hào hứng trong ngày đầu đi làm trở lại kể từ khi thực hiện Chỉ thị cách ly xã hội của Chính Phủ.

“Ngày đầu đi làm lại cũng khá hào hứng nhưng vắng khách quá. Sáng đến giờ đa số các tài xế xe ôm như tôi đều ế ẩm vắng khách nhưng vẫn cố đứng xem được chuyến nào thì được vì ở nhà mãi rồi, dịch bệnh sợ thì sợ thật nhưng cố gắng vì cơm áo gạo tiền”, anh Long tâm sự.

Không chỉ riêng tài xế xe ôm công nghệ mà các tài xế taxi cũng chung cảnh không đón được khách.

Ngoài xe ôm vắng khách, các tài xế taxi cũng trong tình trạng ế ẩm dù cố gắng tìm kiếm khách tại các bến xe. Theo anh Thắng, một tài xế taxi tại khu vực Mỹ Đình cho biết, trong ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội nên anh chủ động đi làm từ sớm nhưng không đón được khách nào.

“Giờ mọi người vẫn chưa muốn sử dụng các phương tiện công cộng vì lo sợ dịch bệnh. Hy vọng trong những ngày tới mọi thứ sẽ tiến triển thuận lợi hơn”, anh Thắng bày tỏ.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

 

8 “học thuyết con bò sữa” sẽ chỉ cho bạn cách kinh doanh nào là phù hợp và hiệu quả nhất

1. Bán hàng trực tiếp (Direct Model).

Bạn có 1 con bò.

Bạn nuôi bò để lấy sữa mỗi ngày, sau đó mang sữa ra chợ bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng.

2. Mô hình Freemium (Freemium Model).

Freemium là mô hình kinh doanh hoạt động dựa trên nguyên lý: miễn phí (free) các dịch vụ cơ bản để có được nhiều khách hàng thông qua hình thức truyền miệng hoặc tìm kiếm, sau đó thu phí các tính năng cao cấp (premium).

Một số ví dụ Premium thành công: Skype, Dropbox, Google, Facebook, Flickr, Mailchimp,..

Bạn có một con bò.

Bạn hãy tặng sữa miễn phí cho khách hàng lấy bao nhiêu tùy thích (vì giá sữa quá rẻ, 50 cent/lít). Sau đó, hãy tính tiền trên số hộp carton đựng sữa của khách hàng.

3. Mô hình thuê bao (Subscription Model).

Bạn có một con bò.

Bạn bán cho khách hàng 1 hộp sữa với giá 3$. Sau đó hãy cung cấp cho họ gói 20 hộp sữa mỗi tháng với giá 40$.

4. Mô hình nhượng quyền (Franchise Model).

Bạn có một con bò.

Một người nông dân bán cho bạn giấy phép nhượng quyền được sử dụng thiết bị của họ để đóng gói sữa. Bạn hãy lấy thương hiệu của họ đặt tên cho sữa của mình.

5. Mô hình kẻ dẫn đầu thua lỗ (Loss Leader Model).

Đây là mô hình mà một sản phẩm được bán với giá thấp hơn giá trung bình ngoài thị trường với mục đích tăng doanh số cho các sản phẩm khác đang có nhu cầu lớn hơn.

Bạn có 1 con bò.

Khách hàng mua sữa của bạn với giá 50 cent/lít.

Bạn hãy cung cấp thêm các sản phẩm giàu protein, không chứa lastote hoặc sữa chua ít béo với giá 50$/lít.

6. Mô hình bán hàng theo nhu cầu (On Demand Model).

Bạn có 1 con bò.

Bạn xây dựng một app (ứng dụng) cho khách hàng đặt sữa bất cứ khi nào họ cần.

Bạn thu lãi trên phí giao hàng tận nơi.

7. Mô hình thu phí chỗ ngồi (Ziferblat Model).

Ziferblat là một quán cà phê ở Anh, cung cấp các món trà, cà phê, bánh ngọt miễn phí cho khách hàng và chỉ thu tiền… thời gian ngồi (tính từ lúc khách đến cho tới khi thanh toán).

Bạn có 1 con bò.

Mọi người có thể đến nhà bạn (hoặc công ty bạn) uống bao nhiêu sữa tùy họ thích.

Bạn thu tiền trên thời gian họ ngồi tại nhà bạn.

8. Mô hình tận dụng ưu thế đám đông (Crowdsoursing Model).

Crowdsourcing là một mô hình kinh doanh mà người khởi xướng đặt niềm tin vào quần chúng – những người có khả năng tìm ra những giải pháp cho các vấn đề một cách sáng tạo nhất.

Bạn không cần có 1 con bò.

Bạn kêu gọi mọi người quyên góp tiền để mua 1 con bò.

Đổi lại, bạn cam kết sẽ cung cấp cho mỗi người 10 hộp sữa organic, không chứa lactose miễn phí đầu tiên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P1)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

  • Digital Marketing là gì.
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp.
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing.
  • Làm Digital Marketing là làm gì.
  • Và nhiều hơn thế nữa.

1. Digital Marketing là gì?

Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số bao gồm tất cả các nỗ lực marketing hay tiếp thị sử dụng một thiết bị điện tử hay kỹ thuật số nào đó hoặc sử dụng internet.

Các doanh nghiệp tận dụng các kênh kỹ thuật số (digital channels) như công cụ tìm kiếm (SEM – Search Engine Marketing), phương tiện truyền thông xã hội (Social Media), email và các website khác để kết nối với khách hàng hiện tại và tương lai của mình.

Những nhà làm inbound marketing nói inbound marketing và digital marketing gần như giống nhau, nhưng có một số khác biệt nhỏ. Điều này có thể đúng. Thông qua nhiều cuộc trò chuyện và khảo sát từ các nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp ở Mỹ, Châu Á, Úc, New Zealand và trên toàn thế giới thì điều này giường như rõ ràng hơn.

2. Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online

Nhìn vào cụm từ thì chúng ta có thể thấy Digital Marketing hay Marketing Online đều có cùng “Marketing”, ở Việt Nam chúng ta tạm dịch là “Tiếp thị”, mặc dù cách dịch này là chưa chính xác với bản chất vốn có của Marketing tuy nhiên chúng ta cứ tạm dịch là như thế (Mindset chúng ta khi hành động có thể khác).

Sự khác biệt duy nhất giữa 2 khái niệm này là Digital và online. Digital được dịch kỹ thuật số, điều này có nghĩa Digital Marketing là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh kỹ thuật số như: Mobile, PC, Smart TV, Website, ứng dụng (App), các công cụ tìm kiếm (Google, yahoo…), các ứng dụng mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, Instagram, TikTok….), các frame OOH thang máy, các Billboards có tích hợp yếu tố kỹ thuật số hay điện tử… cùng nhiều kênh và phương tiện kỹ thuật số khác mà không nhất thiết phải “Online”.

Ngược lại với Digital thì Marketing Online thì dễ hiểu hơn là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh Online (không offline như Digital vẫn bao hàm). Điều này có nghĩa là Marketing Online nhấn mạnh đến yếu tố Online hay nói một cách nôm na là “Lên mạng” trong khi Digital Marketing thì không nhất thiết.

Qua 2 khái niệm thì chúng ta có thể thấy, Digital Marketing bao hàm và rộng lớn hơn nhiều so với Marketing Online khi nó bao gồm luôn cả khía cạnh “Offline”.

Hãy lấy một ví dụ đơn giản như này cho dễ hiểu nhé: Chúng ta sử dụng Mobile SMS để làm Marketing. Khi này chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại có gắn Sim là có thể gửi tin nhắn đi được mà không cần phải kết nối mạng (Online). Khi này Mobile SMS không thuộc Marketing Online nhưng lại thuộc Digital Marketing.

Wowwww ! Great…

3. Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp

Trong khi tiếp thị truyền thống hay Traditional Marketing có thể tồn tại trong quảng cáo in (Print Ads), giao tiếp qua điện thoại (Phone Communications), tiếp thị trực tiếp (Physical Marketing) thì tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing có thể xảy ra dưới dạng điện tử và cả trực tuyến.

Điều này có nghĩa là có một tiềm năng vô tận cho các thương hiệu bao gồm email, video, phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc các cơ hội marketing dựa trên các website.

Ở giai đoạn này, digital marketing rất quan trọng đối với doanh nghiệp và độ nhận biết về thương hiệu của bạn (Brand Awareness). Có vẻ như mọi thương hiệu khác đều có ít nhất một website. Và nếu bạn không làm như vậy, ít nhất bạn phải có sự hiện diện của thương hiệu bạn trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc chiến lược quảng cáo kỹ thuật số.

Nội dung số (digital content) và marketing phổ biến đến mức người tiêu dùng hiện mong đợi và dựa vào đó như một cách để tìm hiểu về các thương hiệu của bạn.

Tóm lại, để trở nên cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ phải cần nắm lấy một số khía cạnh của digital marketing, ít nhất là như thế.

Bởi vì digital marketing có rất nhiều lựa chọn và chiến lược liên quan khác nhau nên bạn có thể sáng tạo và thử nghiệm nhiều chiến thuật marketing khác nhau dựa trên mức ngân sách của bạn.

Với digital marketing, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như bảng điều khiển phân tích (Analytics Dashboards) để theo dõi thành công và ROI của các chiến dịch của bạn nhiều hơn so với nội dung quảng cáo truyền thống – chẳng hạn như bảng quảng cáo (Billboards) hoặc quảng cáo in (Print Ads).

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Sếp Grab Việt Nam: Câu hỏi “khi nào chúng ta mới có thể quay lại cuộc sống như trước Covid-19” và Megatrend sau dịch

“Ngay cả khi Covid-19 qua đi, đến thời điểm nào có thể kết luận được rằng chúng ta quay lại sinh hoạt như trước khi biết đến Covid? Đây là câu hỏi chưa có trả lời. Sau khi không còn cách ly toàn xã hội và dần dần từng hoạt động quay trở lại, ví như học sinh có thể quay lại trường, liệu các con có thể sinh hoạt như trước kia? Giờ ngủ có còn nằm sát? Bữa trưa còn ngồi chen chúc cùng ăn?…”, bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam – đặt vấn đề.

Đêm 6/3, UBND TP Hà Nội họp khẩn khi phát hiện bệnh nhân số 17, đánh dấu làn sóng thứ 2 của cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam.

Hơn 2 tuần sau đó, Grab công bố triển khai thử nghiệm dịch vụ “đi siêu thị hộ” GrabMart tại TPHCM. 10 ngày kế tiếp, GrabMart được thử nghiệm tại Hà Nội – tốc độ mở rộng nhanh chưa từng có trong lịch sử hoạt động của siêu ứng dụng này.

“Trong lịch sử kinh doanh 6 năm ở Việt Nam và từ lúc thành lập của Grab ở các nước Đông Nam Á, chưa có biến cố nào lớn như Covid-19. Đây là một thử thách rất lớn không chỉ cho Grab mà cho tất cả doanh nghiệp, tìm cách làm thế nào tồn tại, phải tồn tại rồi sau đó mới nói đến chuyện phát triển và bền vững”, bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam – chia sẻ.

* Theo ghi nhận của Grab, xu hướng tiêu dùng của người Việt trên app Grab thay đổi thế nào so với trước khi có dịch? Từ góc nhìn của bà, khi dịch qua đi, xu hướng tiêu dùng nào sẽ ngừng, và xu hướng nào sẽ tiếp diễn?

Bà Nguyễn Thái Hải Vân: Xu hướng Grab nhìn ra rất chắc chắn là nhu cầu chuyển từ offline sang online. Vì sao? Ngay cả khi Covid-19 qua đi, đến thời điểm nào kết luận được chúng ta có thể quay lại sinh hoạt như trước khi biết đến Covid? Đây là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Sau khi nới lỏng cách ly xã hội và dần dần từng hoạt động xã hội được quay lại, ví như học sinh có thể quay lại trường vào nửa đầu tháng 5, liệu các con có thể sinh hoạt như trước kia? Giờ ngủ trưa có còn nằm sát? Bữa trưa còn ngồi chen chúc cùng ăn…

Khi cuộc sống quay trở lại, nhiều hoạt động vẫn phải duy trì mức độ hạn chế cũng như giãn cách xã hội nhất định. Tất cả điều này đều dẫn đến việc hạn chế tiếp xúc đám đông càng nhiều càng tốt. Đó là lý do nhu cầu từ offline sang online gần như chắc chắn. Grab nhận định đó là Megatrend khá rõ ràng. Nói chi tiết hơn về ngành hàng thì còn khá sớm, phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô và cách người tiêu dùng thay đổi hành vi sinh hoat tiêu dùng như thế nào.

Ví như với ngành du lịch, không biết bao giờ sẽ hoạt động quay trở lại. Khi du lịch không còn là một nguồn đóng góp chính vào GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) ở một số thành phố lớn, thì đi chung là những dịch vụ F&B trước nay tập trung phục vụ cho du lịch sẽ phải thay đổi. Dịch vụ lưu trú và vận tải cho du lịch cũng sẽ phải thay đổi theo.

* Đã 5 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 nào, câu chuyện “sống chung với dịch” đang được nhiều bên đặt ra. Grab sống chung với dịch như thế nào?

Sau khi thấy tình hình dịch lan ra ở các nước trên thế giới, đặc biệt theo dõi các nước đi trước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, chúng tôi đã có những nhận định từ rất sớm: Sẽ phải sống chung với những điều kiện rất mới, và trong thời gian không ngắn.

Điều quan trọng nhất Grab xác định được là khi môi trường kinh doanh cũng như điều kiện kinh doanh thay đổi một cách đột ngột như thế này, cách duy nhất để có thể vẫn được đón nhận, vẫn có thể tồn tại là phải đáp ứng được nhu cầu mới và thay đổi cực kỳ nhanh.

Lúc đó Grab đã nhận định rất sớm dịch chuyển từ offline sang online sẽ là một Megatrend được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Core Competency (tạm dịch: Năng lực cốt lõi) mà Grab từ những ngày đầu đặt ra tới bây giờ vẫn rất nhất quán – là đặt trọng tâm vào việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu nhất cho cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn vừa rồi, Grab chỉ nhìn lại vấn đề đó và xem xem bây giờ để tiếp tục có thể cung cấp những sản phẩm thiết yếu nhất hàng ngày trong điều kiện mọi người sống và sinh hoạt như bây giờ thì phải thay đổi cái gì?

Từ bài toán đó, chúng tôi đã phản ứng rất nhanh. Về mặt di chuyển chở người, những tính năng cũng như những can thiệp về an toàn như tài xế phải khai báo nhiệt độ, lắp màng ngăn trong xe… Trong giai đoạn vẫn đang cách ly xã hội, Grab cũng làm chặt với các bác tài để không những không quên đi mà còn biến những thói quen về sử dụng phương tiện vận tải phải hoàn toàn phù hợp với điều kiện an toàn mới để khi quay trở lại làm việc mọi người đã có tâm thế làm việc cũng như quy chuẩn làm việc phù hợp với việc dịch bệnh sẽ còn lâu dài.

Ngoài ra, các nhu cầu từ offline sang online, như mua hàng online, trong một thời gian ngắn như vậy, Grab ra được sản phẩm GrabMart cũng như GrabAssisstant, vừa ngắn về mặt phải thay đổi nền tảng công nghệ, vừa thuyết phục cũng như đào tạo lại cho toàn bộ các đối tác tài xế về nhu cầu mới này cũng là việc đầu tư rất đúng thời điểm, cũng như một cách thích ứng để toàn hệ thống Grab sống được với trend này một cách lâu dài hơn, ít cũng là 3 – 4 tháng hay 5 – 6 tháng.

Toàn bộ nỗ lực chúng tôi tập trung vào 2 chuyện: Tất cả phải an toàn hơn, phải đảm bảo được việc hạn chế tối thiểu tiếp xúc và đảm bảo nếu vận hành phải có giãn cách xã hội; và Đưa ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu mới.

* Khi Covid-19 qua đi, các tính năng Grab triển khai rất nhanh trong mùa dịch như GrabMart và GrabAssistant liệu còn duy trì?

GrabMart và GrabAssistant không chỉ phục vụ cho tình thế bất khả kháng hiện tại mà nằm trong Megatrend tôi đề cập trước đó – dịch chuyển từ offline sang online. Đây là xu hướng không thể tránh khỏi. Ở các nước phát triển, xu hướng này ngày càng mạnh. Giờ chẳng qua do Covid-19 xuất hiện nên đẩy nhanh tốc độ tiếp cận và chuyển đổi của người dùng.

Tôi cho rằng 2 dịch vụ này sẽ là những dịch vụ tiếp tục được đón nhận ngày càng nhiều hơn trong tương lai. Ngay từ lúc Grab thiết kế đã đặt mục tiêu Core Proposition (tạm dịch: Giá trị cốt lõi) của dịch vụ này – hoàn toàn không phụ thuộc vào Covid-19 – là làm sao trải nghiệm của người dùng đặt qua ứng dụng phải tốt hơn trải nghiệm họ tự đi đến cửa hàng và mua. Sản phẩm vẫn phải tươi, tốt như họ đến lựa hàng, và trong quá trình vận chuyển phải bảo quản như chúng ta mới lấy hàng từ cửa hàng.

Chúng ta ngồi ở nhà, đặt làm sao trong vòng 1 tiếng đồng hồ nguyên một chuyến shoping phải có mặt ở nhà. Tất cả tính năng ấy chúng tôi thiết kế ra cho dịch vụ này hoàn toàn không phải chỉ để đối phó với Covid-19, mà hướng đến mục tiêu làm sao Covid-19 là dịp để mọi người thay đổi thói quen và thử, và sau đó dịch vụ này được tiếp tục đón nhận rất nhiều trong tương lai.

* Bà có cho rằng Covid-19 là phép thử, và cũng là động lực để Grab đẩy nhanh thử nghiệm các dịch vụ mới?

Đây là dịp chúng tôi chứng minh được rằng chỉ có đổi mới sáng tạo, chỉ có áp dụng những biến đổi linh hoạt nhất của doanh nghiệp mới cho phép doanh nghiệp đó tiếp tục được hoạt động.

Tôi nghĩ Covid-19 với Grab là một phép thử, để thấy tốc độ thay đổi và sáng tạo của Grab nhanh đến như thế nào. Sự thay đổi cũng như đổi sáng tạo trong công nghệ luôn nằm trong máu Grab những đợt đầu. Không chờ covid, hàng ngày, hàng giờ những hoạt động đổi mới sáng tạo về công nghệ trong Grab vẫn đang diễn ra rất mạnh.

Rất rõ ràng Covid-19 là bài thử để bản thân Grab tự nhìn lại, chứng minh lâu nay mình hoạt động có nhanh nhẹn, có sáng tạo hay không. Sâu xa, tôi thấy khá yên tâm và tự hào về guồng máy của Grab ở mọi phòng ban và ở các nước.

* Với kinh nghiệm của bà và Grab, các doanh nghiệp cần những yếu tố nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Tôi nghĩ có 3 việc phải làm:

1- Phải hiểu rất rõ đối tượng chúng ta đang phục vụ hay lựa chọn phục vụ là ai? Pain point (vấn đề gặp phải) của họ là gì?

Nếu nhu cầu họ cần ở mình đã thay đổi thì mình có quyết định phục vụ thay đổi đó hay mình đi tìm nhu cầu mới để phục vụ? Đó là câu hỏi quan trọng nhất cho doanh nghiệp, và là bước khởi đầu.

2- Sau khi trả lời được câu hỏi trên, chúng ta mới bàn đến đổi mới và sáng tạo và tốc độ có thể thay đổi, tốc độ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

3- Làm sao trong giai đoạn này vẫn giữ vững được tinh thần của nhân viên. Nhân viên phải hiểu rõ được những khó khăn doanh nghiệp đang trải qua, nhưng cùng lúc đó, vẫn phải nhìn được làm sao để vượt qua chứ không phải nhìn sự thật để bi quan và bỏ cuộc.

Đặc biệt phải chú ý tới những Key Talents – những nhân sự nòng cốt – những người rất quan trọng trong toàn bộ guồng máy của mình.

* Hiện tại Grab Việt Nam đang làm việc từ xa. Phương thức làm việc này hiệu quả đến đâu và có gặp trở ngại nào cho bộ máy vận hành?

Hôm trước chúng tôi hỏi mọi người sẽ chào mừng thế nào khi hết dịch, mọi người nói rằng mong ước lớn nhất của các bạn lúc này là được quay trở lại văn phòng (cười). Chưa bao giờ chúng tôi có một trải nghiệm đặc biệt như vậy.

Về mặt vận hành của doanh nghiệp, từ những ngày rất sớm khi dịch mới xảy ra, chúng tôi làm công tác truyền thông nội bộ rất chặt về việc trọng tâm trong giai đoạn là gì, luôn luôn chữ AN TOÀN được đặt lên số 1 với toàn thể “Grabber”, đối tác hay người dùng.

Từ cách đây 2 tháng (thời điểm Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh số 17 – PV), Grab đã chia team thành team A, team B, các tầng lầu không được phép gặp nhau. Team A và B không được phép gặp nhau ngay cả đi làm trong văn phòng mà chỉ được gọi qua zoom. Ban đầu các bạn cũng nói không biết vì sao mình phải làm quá như vậy. Chỉ sau đó 2 – 3 tuần, khi tình hình biến chuyển, các bạn đều cảm thấy rất may vì mình thực hiện các biện pháp an toàn từ rất sớm. Cho đến giờ, mọi người đều an toàn.

Về khó khăn trong vận hành giai đoạn này, khi đề ra ra kế hoạch, ai cũng nghĩ “impossible” để vận hành một guồng máy cung cấp những dịch vụ thiết yếu nhất của cuộc sống mà chạy 24/7 như mảng vận tải, kinh doanh nhà hàng (cung cấp cho người dùng khả năng access 24/7 nếu có đối tác nhà hàng mở cửa và giao 24/7). Đường dây nóng hay bộ phận chăm sóc khách hàng cũng hoạt động 24/7 – bộ phận đó cần rất nhiều hệ thống công nghệ cao.

Cách đây 2 tháng, chúng tôi bàn đến lựa chọn nếu phải làm việc tại nhà như các doanh nghiệp ở Vũ Hán thì phải làm sao. Ban đầu ai cũng nói không thể, nhưng giờ trải qua rồi mới thấy, điều trên hết giúp mình qua được giai đoạn này và qua khá thành công là sự sáng tạo và linh động. Khi đặt ra tình huống đó, chúng tôi kêu gọi toàn bộ công ty phải tìm ra được lời giải, đồng bộ qua mọi phòng ban, mọi cấp bậc từ cấp cao nhất đến cấp tiền tuyến.

Tôi thấy tự hào và đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy sức sáng tạo của các bạn rất tuyệt vời. Cho đến bây giờ, vận hành của Grab chưa ngày nào bị ảnh hưởng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Khoa học thần kinh khám phá ra 5 điều sau sẽ làm bạn hạnh phúc

Điều gì sẽ làm bạn hạnh phúc? Hay cụ thể hơn: Điều gì sẽ khiến não của bạn hanh phúc? Nào hãy cùng tập trung vào những thứ đơn giản và dễ làm, hơn là kì vọng hạnh phúc từ những chuyện trên trời như trúng số.

Ngành khoa học thần kinh có câu trả lời cho bạn. Tôi đã quyết định gọi 1 chuyên gia xin những mẹo cực kì đơn giản để bắt đầu làm não bạn cảm thấy vui sướng. Alex Korb là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ trong ngành khoa học thần kinh tại Trường Đại học California, Los Angeles và là tác giả của cuốn sách Vòng xoáy tích cực.

Vậy cùng bắt đầu thôi. Alex đã đưa ra những gợi ý tuyệt vời về những việc đơn giản bạn có thể làm để cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày…

1. Bật lại các bài hát từng nghe trong quãng thời gian hạnh phúc nhất của đời bạn

Âm nhạc tác động lên bộ não theo một cách thú vị: Nó có thể gợi nhớ bạn về những thời điểm mà bạn đã từng nghe nó trước đây. Có phải bạn hạnh phúc nhất khi học đại học không? Bật lại bài hát bạn yêu thích khi đó và việc này có thể dịch chuyển bạn về quá khứ hạnh phúc hơn kia và cải thiện tâm trạng của bạn. Alex viết như sau:

Một trong những hiệu ứng mạnh nhất của âm nhạc đến từ khả năng gợi nhớ những hoàn cảnh trước đây mà chúng ta đã từng lắng nghe bản nhạc đó. Điều này thực sự được điều chỉnh bởi một cấu trúc thuộc hệ viền gọi là hồi cá ngựa (hippocampus) thứ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong “trí nhớ văn cảnh”.

Giả sử đại học là thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của bạn. Nếu bạn bắt đầu nghe những bản nhạc mà bạn đã từng nghe trong thời gian đó, điều này có thể giúp bạn cảm thấy kết nối hơn tới quá khứ hạnh phúc và khiến nó gần với thực tại hơn.

Tôi hi vọng, khoảng thời gian hạnh phúc nhất của bạn không phải là hồi tiểu học bởi vì sẽ thật kì cục nếu bạn bật những bài hát thiếu nhi như Bà ơi bà khắp căn phòng. Tuy nhiên, bạn không thể nghe nhạc ở mọi lúc mọi nơi. Khoa học thần kinh sẽ khuyên bạn nên làm gì khi bạn phải gỡ tai nghe ra?

2. Cười và nhớ đeo kinh râm

Bộ não không phải lúc nào cũng quá thông minh. Đôi khi, nó tiếp nhận đủ các loại thông tin ngẫu nhiên và không chắc mình nên cảm thấy như nào. Vì vậy, nó tìm kiếm các manh mối ở môi trường xung quanh. Quá trình này được gọi là “phản hồi sinh học” (biofeedback). Alex viết như sau:

Phản hồi sinh học đơn giản chỉ là việc não bạn luôn cảm nhận những gì đang xảy ra trong cơ thể của bạn và nó xem xét những thông tin đó để quyết định nên cảm thấy như thế nào về thế giới đang diễn ra.

Bạn cảm thấy hạnh phúc và điều đó làm bạn cười. Nhưng chuyện này cũng xảy ra 2 chiều: Khi bạn cười, não của bạn có thể phát hiện ra nụ cười và suy đoán rằng, “Mình đang cười. Hẳn phải là mình đang hạnh phúc.”

Vậy, hạnh phúc khiến bạn cười, nhưng cười cũng sản sinh ra hạnh phúc. Cảm thấy xuống tinh thần? Hãy cười lên. Chiến lược “Hãy cứ giả vờ đến khi bạn làm được nó” có thể sẽ hữu dụng. Alex viết như sau:

Đây là một phần của chiến lược “Hãy cứ giả vờ đến khi bạn làm được nó” bởi vì khi bộ não bạn cảm thấy, “Oh, mình đang cau mày,” thì nó sẽ giả đình rằng, “Oh, mình hẳn đang không cảm thấy tích cực.” Trái lại, khi nó để ý bạn làm cong những cơ phía miệng, nó sẽ nghĩ, “Mình hẳn phải đang cười. Oh, mình hẳn phải đang hạnh phúc.”

Khi bạn bắt đầu thay đổi các cảm xúc bạn đang thể hiện trên khuôn mặt của mình, điều này sẽ thay đổi cách não bạn diễn dịch hàng loạt các kích thích mơ hồ. Bởi vì hầu hết các kích thích mà chúng ta trải nghiệm đều không rõ ràng, vậy nên nếu bạn bắt đầu gia tăng khả năng diễn dịch theo hướng tích cực thì điều này sẽ đem lại một tác động có lợi.

Thực tế, nghiên cứu cho thấy nụ cười mang lại cho bộ não nhiều khoái cảm ngang với 2,000 thanh sô cô la, hay gần 560 triệu ($25,000).

Vậy còn về chiếc kính râm thì sao? Ánh sáng chói làm bạn nheo mắt. Nheo mắt sẽ trông giống như là đang lo lắng. Vậy nên đoán xem phản hồi sinh học được sinh ra là gì? Yup. Bộ não của bạn có thể diễn giải sai rằng bạn đang không hạnh phúc.

Kính râm sẽ giúp chống chói và có thể giúp nói với bộ não của bạn rằng, “Hey, mọi thứ vẫn ổn.” Alex nói như sau:

Khi bạn nhìn vào ánh sáng chói, bạn có phản ứng tự nhiên là nheo mắt. Nhưng điều này thường có tác động vô tình là bạn sẽ co cơ mày. Đeo kính râm sẽ khiến bạn không phải nheo mắt, vậy nên bạn sẽ không phải co cơ mày lại và nó sẽ ngừng làm não của bạn nghĩ rằng, “Trời ơi, mình hẳn phải đang lo nghĩ về điều gì đó.” Đây thực sự là một biện pháp rất đơn giản để can thiệp vào quá trình phản hồi sinh học này.

Tới giờ bạn có thể nghe nhạc, cười, và đeo kính râm để khiến mình hạnh phúc hơn.

Nhưng bạn có thể vẫn lo lắng về một số điều gì đó. Bạn nên tập trung đầu óc vào vấn đề gì để giải tỏa nỗi lo lắng và giữ cho mình luôn hạnh phúc?

3. Nghĩ về các mục tiêu sẽ thay đổi cách bạn nhìn thế giới

Và tôi không nói theo nghĩa bóng đâu. Các nhà nghiên cứu đã thử chiếu các hình tròn lên trên màn hình trước mặt những người tham gia thí nghiệm. Một trong số các hình tròn luôn luôn khác biệt 1 chút với số còn lại. Nó có thể sáng hơn hoặc nhỏ hơn, …

Nhưng khi họ nói với mọi người hãy chuẩn bị để chỉ ra hoặc cố bắt lấy thứ gì hình tròn, chuyện lạ bắt đầu xảy ra…

Nếu người tham gia nghĩ về mục tiêu chỉ vào những hình tròn, họ sẽ nhận ra tốt hơn những hình tròn sáng hơn

Nếu người tham gia được chỉ dẫn để tập trung vào việc bắt lấy một hình tròn, họ lại có thể nhận ra hình tròn nhỏ dễ dàng hơn.

Điều này nghĩa là gì? Có một mục tiêu sẽ thay đổi cách họ nhìn thế giới theo đúng nghĩa đen.

Vì vậy khi bạn cảm thấy stress hoặc bị thử thách, hãy nghĩ về những mục tiêu dài hạn của bạn. Điều này sẽ làm não bạn có cảm giác kiểm soát và có thể tiết ra dopamine, thứ sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn và có động lực hơn. Alex viết như sau:

Các mục tiêu và những dự định bạn đặt ra trong vùng vỏ não trước trán sẽ thay đổi cách não của bạn nhận thức thế giới. Thỉnh thoảng khi chúng ta cảm thấy mọi thứ đều đang đi sai hướng và chúng ta không có sự tiến bộ gì và mọi thứ thật kinh khủng, bạn không cần phải thay đổi thế giới, bạn có thể chỉ cần thay đổi cách mà bạn đang nhìn nhận và chỉ thế là đủ để tạo ra một sự thay đổi tích cực.

Bằng việc nghĩ rằng, “Okay, mục tiêu dài hạn của tôi là gì? Tôi đang cố hoàn thành điều gì,” Gợi nhớ điều này có thể thực sự biến việc làm bài tập thoái mái hơn thay vì bỏ đi chơi tiệc bởi vì lúc đó bộ não của bạn sẽ suy nghĩ giống như, “Oh, yeah. Tôi đang tiến gần tới mục tiêu đó. Tôi đang hoàn thành một thứ có ý nghĩa với mình.” Sau đó não có thể bắt đầu tiết ra dopamine trong vùng nhân cạp (nucleus accumbens: trung tâm vui sướng) và điều đó có thể bắt đầu có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn về điều bạn đang làm.

Đôi khi bạn có thể thử tất cả những mẹo trên và bạn vẫn thấy chúng không có hiệu quả. Đó là thường bởi vì bạn đã bỏ lỡ một điều vô cùng quan trọng để não hoạt động tốt…

4. Cố gắng ngủ tốt

Chúng ta đều biết rằng trầm cảm làm rối loạn giấc ngủ. Nhưng điều thú vị là 2 thứ này tác động qua lại: Chất lượng giấc ngủ kém cũng gây ra trầm cảm. Alex viết như sau:

Các nhà nghiên cứu tập hợp những người bị mất ngủ và theo dõi họ trong một vài năm và hóa ra những người mất ngủ mãn tính có khả năng phát triển bệnh trầm cảm nhiều hơn. Trầm cảm cũng gây ra các vấn đề về giấc ngủ và ngược lại.

Vậy, làm sao để bạn cải thiện giấc ngủ của mình? Alex có một số những gợi ý như sau:

Tiếp nhận ánh sáng mặt trời vào giữa ngày. Vào buổi tối, hãy cố ở trong môi trường có ánh sáng nhẹ. Có một nơi thoải mái để ngủ và có thiết lập thói quen để não bạn có thể chuẩn bị đi ngủ cũng là những giải pháp tốt. Cố gắng ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và duy trì một cuốn nhật kí viết những điều để tỏ lòng biết ơn cũng có thể cải thiện giấc ngủ của bạn.

Tất cả những mẹo nhỏ này rất hữu ích. Nhưng nếu bạn không hoàn thành công việc ở cơ quan thì cũng thật khó để hạnh phúc. Ngành khoa học thần kinh nói gì về việc xây dựng những thói quen tốt và chinh phục sự trì hoãn để bạn có thể tiếp tục giữ nụ cười trên môi?

5. Ngành khoa học thần kinh chỉ cách chống lại sự trì hoãn như thế nào

Bộ não của bạn không phải là một đống chất xám được tổ chức hoàn hảo. Còn lâu mới thế. Hãy nghĩ về nó giống như những người họ hàng của bạn đang cãi nhau trong 1 bàn ăn tối trong ngày nghỉ lễ đoàn viên.

Khi nói đến những lựa chọn mà bạn đưa ra và những thứ bạn làm, Alex nói rằng có 3 khu vục bạn cần phải quan tâm. Bạn không cần nhớ tên chúng là gì. Quan trọng là bạn nhận ra rằng chúng đều tham gia vào quá trình biểu quyết:

Vùng vỏ não trước trán: Vùng duy nhất suy nghĩ về các mục tiêu dài hạn như, “Chúng ta cần chuẩn bị bản báo cáo cho công việc.”

Vùng vân lưng: Gã này luôn luôn bỏ phiếu cho những điều bạn đã làm trong quá khứ, giống như, “Khi đến lúc làm việc chúng ta thường xuyên bắt đầu bằng việc kiểm tra email 9 lần, sau đó đến Facebook, và sau đó là xem Netflix”

Vùng nhân cạp: Vùng mang tính động vật nhất. “Email, Facebook, và Netflix mới vui. Công việc chán òm.”

Vậy nên đoán xem kết cục bạn sẽ làm gì?

Nhưng khi bạn nỗ lực, vùng vỏ não trước não có thể áp đảo lên 2 vùng kia và làm việc đúng đắn. Lặp lại đủ nhiều và bạn sẽ tái kết nối lại vùng vân lưng: “Chúng ta thường bắt đầu viết báo cáo rất nhanh. Tao sẽ biểu quyết cả bọn làm điều đó lần nữa.”

Đó là cách bộ não xây dựng những thói quen tốt. Vậy tại sao chúng ta không làm việc đó thường xuyên hơn? Thường thường nguyên nhân là do stress. Alex nói như sau:

Tôi có một người bạn luôn luôn nói rằng, “Stress làm vùng vỏ não trước trán ngưng kết nối.” Stress thay đổi quá trình nói chuyện giữa 3 vùng đó. Nó làm suy yếu vùng vỏ não trước trán. Đó là phần não mà không có nguồn tài nguyên bất tận. Nó không thể luôn luôn đứng canh gác, và vì vậy khi nó không chú ý, vùng vân sẽ giống như, “Hãy đi ăn bánh nào. Hãy đi uống bia nào.” Bất cứ điều gì bạn có thể làm để giảm thiểu stress có thể giúp gia tăng sức mạnh kiểm soát của vùng vỏ não trước trán lên những thói quen của bạn.

Vậy nên, nếu bạn muốn xây dựng những thói quen tốt và ngừng trì hoãn, điều đầu tiên cần làm là giảm thiểu stress. Trì hoãn thường là một vòng lặp nguy hiểm bởi khi bạn lần lữ, thì bạn sẽ có ít thời gian để hoàn thành dự án hơn, do đó bạn lại gặp phải nhiều stress, lại trì hoãn thêm, có ít thời gian hơn, điều lại khiến bạn stress hơn và…bạn nắm được ý tôi rồi đấy.

Vậy đâu là giải pháp? Hãy tìm một công việc dễ dàng bạn có thể làm để khởi đầu. Điều này sẽ khiến bạn tập trung và ngăn cản sự xâm chiếm khiến vùng vỏ não trước trán bị loại ra khỏi cuộc chơi. Alex viết như sau:

Khi vùng vỏ não trước trán bị ngắt kết nối bởi stress,chúng ta sẽ làm những thứ mang lại khoái cảm tức khắc. Thay vì bị áp đảo, hãy tự hỏi bản thân mình, “Điều gì dễ dàng mà tôi có thể làm ngay bây giờ sẽ thúc đẩy tôi tới mục tiêu mà tôi đang cố hoàn thành?” Chỉ đi một bước nhỏ tới gần mục tiêu cũng có thể làm bạn cảm thấy dễ quản lý hơn.

Đã đến lúc để tóm tắt lại mọi thứ chúng ta vừa học. Alex đã mang lại cho chúng 6 bài học…

Đợi đã. Có phải tôi chỉ nói 5 trên tiêu đề không? Okay, bạn sẽ có phần thưởng phụ. Hãy tiếp tục đọc việc ưu thích nhất mà Alex khuyên làm để tạo ra vóng xoáy tích cực của hạnh phúc trong cuộc đời bạn…

Tóm tắt

Đây là những điều mà bạn có thể học hỏi từ Alex về cách khoa học thần kinh có thể mang lại hạnh phúc cho bạn.

  • Lắng nghe lại các ca khúc bạn từng nghe trong quãng thời gian hạnh phúc nhất của cuộc đời: Hãy cứ hi vọng rằng vào thời điểm đó bạn đã có một gu âm nhạc tốt.
  • Cười và nhớ đeo kính râm: Bạn không phải đeo chúng trong nhà. Thế thì sẽ trông thật ngốc.
  • Suy nghĩ về các mục tiêu của bạn: Nó sẽ thay đổi cách bạn nhìn thế giới và tiết ra những hóa chất hạnh phúc trong não bạn.
  • Đánh bại sự trì hoãn bằng cách giảm thiểu stress và làm một điều dễ dàng trước để khởi động: Lắng nghe những bản nhạc thời kì hạnh phúc của bạn và sau đó tập hợp tất cả những nguyên liệu bạn cần để bắt tay vào việc.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tâm Lý Học Tội Phạm

Tại sao người tiêu dùng Việt không hứng thú với iPhone SE 2020 mới

Người Việt cho rằng iPhone SE 2020 không có gì mới, chipset mạnh nhưng màn hình nhỏ, thiết kế cũ.

“Ý tưởng sản phẩm không mới, thiết kế cũng là của iPhone 8 ra đời ba năm trước. Cấu hình tuy mạnh, nhưng ai muốn chơi game hay làm việc trên một chiếc máy có màn hình chưa đến 5 inch?” – Anh Quân, một người dùng iPhone lâu năm băn khoăn.

Theo anh Quân, mặc dù là “fan Apple” và đang có ý định “lên đời” iPhone mới, anh cũng “không hứng thú” với sản phẩm này. “Ở tầm giá trên 12 triệu đồng, tôi sẽ chọn iPhone 8 Plus hoặc iPhone XR. Những máy này có màn hình lớn, phù hợp với xu thế chung. Dù có cấu hình cũ, máy chưa hẳn lỗi thời”, anh nói.

Trên các hội nhóm về iPhone tại Việt Nam, nhiều thành viên tỏ ra thất vọng với sản phẩm mới của Apple. Thậm chí có ý kiến cho rằng, iPhone SE 2020 có thể “chết yểu” tại Việt Nam giống iPhone 8 trước đây, vì khó đáp ứng nhu cầu của người dùng.

“Nếu mua làm máy chính thì sẽ khá bất tiện vì màn hình nhỏ, pin thấp. Còn nếu mua làm máy phụ, thì lãng phí sức mạnh của chip”, Đức Thành, một thành viên trên cộng đồng iPhone bình luận.

Một số thành viên đánh giá cao việc Apple mang chip mạnh nhất của mình vào một chiếc máy có giá dưới 400 USD, cùng với việc bổ sung thêm tính năng 2 sim và camera chụp ảnh chân dung. Tuy nhiên, hầu hết đều nhận định rằng nâng cấp của iPhone SE 2020 “chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng hiện tại”.

Theo anh Tuấn Việt, người có nhiều năm theo dõi thị trường di động tại Việt Nam, iPhone SE sẽ khó tạo ra sự thay đổi đáng kể trên thị trường smartphone thời gian tới. “iPhone SE giống một bản nâng cấp cấu hình của iPhone 8, có lẽ dành cho những người đang dùng iPhone 6, iPhone 7 muốn ‘lên đời’. Mặc dù có lợi thế về sức mạnh, sản phẩm này sẽ gặp khó khi bán ở phân khúc trên 10 triệu đồng tại Việt Nam, do các đối thủ Android có nhiều lợi thế về màn hình, camera và thiết kế”, anh nói. “iPhone SE chỉ có thể ‘chiều lòng’ người dùng trên thế giới, chứ không phải ở Việt Nam”, anh Việt nhận định.

Thực tế, các số liệu thống kê gần đây cho thấy người Việt ít chuộng các sản phẩm có màn hình nhỏ hoặc gắn mác “giá rẻ”.

Đầu tháng 3 năm nay, nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường đã thống kê rằng iPhone XR, iPhone 7, 8, iPhone 11/11 Pro Max bán chạy nhất thế giới năm 2019. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những mẫu máy “giá rẻ” như iPhone XR, 11, hay máy màn hình nhỏ như iPhone 7/8 đều không lọt Top 5, thậm chí iPhone 8 còn biến mất trên kệ hàng vì ế ẩm.

Theo đại diện một nhà bán lẻ, thị trường vẫn còn “miếng bánh lớn” cho iPhone SE 2020. “Những người đang sử dụng iPhone SE cũ hay iPhone 6/6s/7/8 vốn quen smartphone kích thước nhỏ gọn, có cảm biến vân tay, nhưng vẫn muốn trải nghiệm hiệu năng mạnh mẽ của chip A13, mà không phải bỏ ra nhiều tiền, thì iPhone SE 2020 là lựa chọn tối ưu”, anh nói.

Trang Android Central đánh giá cao iPhone SE mới: “Việc trang bị chip mạnh hàng đầu thế giới trên một smartphone giá dưới 400 USD là điều không thể tin nổi”. Trang web này so sánh iPhone SE với các mẫu Android cao cấp thì thấy “không smartphone nào chạy Snapdragon 865 có giá dưới 600 USD”. Ngoài chip xử lý, trang này tin rằng truyền thống cập nhật phần mềm và duy trì vòng đời sản phẩm của Apple sẽ là lợi thế của iPhone SE so với các máy Android.

iPhone SE 2020 âm thầm ra mắt tối 15/4. Sản phẩm có ngoại hình giống iPhone 8 từ chất liệu vỏ cho tới kích cỡ màn hình. Điểm khác biệt là chip A13 Bionic giống iPhone 11, 11 Pro và 11 Pro Max dù giá rẻ bằng nửa. Máy có camera ống kính đơn 12 megapixel kế thừa các tính năng chụp ảnh mới của Apple như Smart HDR, Portrait Lightning… nhờ khả năng xử lý của AI.

Sản phẩm có giá chính hãng dự kiến từ 12 triệu đồng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Shopee trở thành thế lực thương mại điện tử hùng mạnh nhất Đông Nam Á, cho Lazada ‘hít khói’

Sau 3 năm, Shopee từ vị trí bét bảng đã vươn lên soán ngôi của Lazada trở thành hãng bán lẻ sở hữu lượng truy cập lớn nhất trên toàn khu vực Đông Nam Á.

Dữ liệu từ nền tảng so sánh giá iPrice và công ty phân tích web SimilarWWeb chỉ ra rằng 2 hãng bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Singapore là Shopee và Lazada đang chiếm tới 60% lượng truy cập vào các trang thương mại điện tử tính trong 3 tháng kết thúc vào tháng 12/2019.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái bởi Google thì nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á dự kiến trị giá 300 tỷ USD trong năm 2025.

“Các công ty đang muốn tìm kiếm các cơ hội ở khu vực này cần hiểu rằng cách tiếp cận một mô hình phù hợp cho tất cả không thể mang lại hiệu quả. Đông Nam Á nổi tiếng là nơi mỗi một thị trường khác nhau sẽ có đặc điểm hành vi tiêu dùng của người dân khác nhau”, một chuyên gia phân tích nhận định trên tờ Nikkei.

Startup mới nổi của Indonesia là Tokopedia – được Softbank rót vốn và kỳ lân Bukalapak là các nền tảng thương mại điện tử phổ biến thứ 3 và 4 trên phương diện lượng truy cập nhưng thị phần của họ đang giảm mạnh.

Shopee đứng đầu khi chiếm 33% lượng truy cập web thương mại điện tử trên toàn khu vực trong 3 tháng cuối năm 2019, theo sau là Lazada với 27%.

Thị phần của Tokopedia giảm từ 14% xuống còn 11% trong cùng kỳ, Bukalapak từ 14% xuống còn 6,5%.

iPrice cũng ghi chú rằng các kế hoạch của chính phủ Indonesia nhằm tăng lượng sử dụng Internet tại thị trường lớn nhất Đông Nam Á có thể giúp thúc đẩy 2 nền tảng trong nước phát triển hơn.

“Có rất nhiều cơ hội với Tokopedia để vươn lên vị trí dẫn đầu khi Hiệp hội nhà cung cấp Internet Indonesia đã công bố vào tháng 6/2019 rằng 56% người dùng internet của đất nước này chưa hề thực hiện một giao dịch thương mại điện tử nào”.

Shopee – đơn vị thu hút chỉ 7% lượng truy cập website thương mại điện tử trong quý 3 năm 2017, sau cả Bukalapak 9% và Tokopedia 14%, Lazada 48% đã bứt phá vươn lên vị trí dẫn đầu nhờ những chiến dịch marketing xuất sắc.

Năm ngoái, Shopee đã có một ngày mua sắm giảm giá Singles Day thành công rực rỡ khi sử dụng ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo làm đại sứ thương hiệu.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang ngày một lớn hơn.

Theo như công ty theo dõi di động App Annie, Sendo của Việt Nam, Wish của Mỹ và Zilingo của Singapore cũng đang được chú ý ở Đông Nam Á và hiện là một trong những nền tảng di động được người dùng tải nhiều nhất.

Edwin Koh, giám đốc nội dung số khu vực Đông Nam Á tại nhà cung cấp giải pháp truyền thông kỹ thuật số Limelight cho biết: “Điều thực sự có thể mang lại lợi thế cho các nhà bán lẻ điện tử trong công cuộc tìm kiếm sự thống trị là trải nghiệm mua sắm trực tuyến khi người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm không bị tụt lại phía sau.

“Người mua ngày nay rất hiểu biết và những người mua sắm trực tuyến thường đánh giá cao các tính năng mua sắm trực tuyến tiên tiến và trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa”, Koh nói. “Cải thiện giao diện hướng tới khách hàng cũng như cơ sở hạ tầng để đảm bảo khả năng mở rộng, hiệu suất và bảo mật là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi những website thương mại điện tử muốn giữ chân khách hàng”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

“Cơn lốc” tăng trưởng người dùng dịch vụ xem video trực tuyến mùa Covid-19

Đại dịch Covid-19 khiến người dân trên toàn thế giới buộc phải giãn cách xã hội để tránh sự lây nhiễm của virus. Cả thế giới đang lao đao nhưng Netflix đang hưởng lợi lớn nhất trong mùa dịch này.

nexflit

Mặc dù không tổ chức “ăn mừng” cho “thắng lợi” của mình nhưng trang dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ Netflix đang trở thành dịch vụ được “săn đón” nhiều nhất trên toàn thế giới khi mà giãn cách xã hội khiến người dân không được đi ra ngoài, các dịch vụ giải trí bắt buộc phải đóng cửa.

Netflix đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về số lượng thuê bao người dùng trong 3 tháng đầu năm nay, một mức tăng trưởng khổng lồ sẽ còn tiếp tục diễn ra với Netflix trong thời gian tới khi giãn cách xã hội vẫn là quy định được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Dịch vụ xem video trực tuyến lớn của Mỹ đã có mặt tại hầu hết tất cả các nước trên thế giới, trừ Trung Quốc. Netflix cho hay số thuê bao của hãng đã tăng từ 15,77 triệu lên 182,86 triệu trong 3 tháng đầu năm nay. Những con số cụ thể trong các hoạt động kinh doanh của mình sẽ được Netflix tiết lộ trong bảng báo cáo doanh thu trong tuần tới.

Tuy nhiên, những con số tăng trưởng đã được ít nhiều hé lộ qua các đánh giá của các nhà phân tích. Cụ thể, chỉ riêng trong tháng 1/2020, Netflix đã có thêm 7 triệu người dùng. Các nhà phân tích dự đoán trung bình trong 3 tháng qua, Netflix có thêm 7,5 triệu người dùng mỗi tháng.

Trước “cơn lốc” về tăng trưởng người dùng, Netflix cho biết hãng đã giải quyết được về vấn đề thiếu hụt trong việc hỗ trợ khách hàng. Cụ thể, hãng này đã bổ sung thêm 2.000 nhân viên hỗ trợ khách hàng làm việc tại nhà.

Tuy nhiên, Netflix cũng cho biết một thực tế là trong thời điểm giãn cách xã hội của dịch Covid-19, việc sản xuất nội dung cũng bị gián đoạn. “Hầu như tất cả các hoạt động quay phim đều đã phải dừng lại, chỉ trừ một số ít quốc gia, như Hàn Quốc và Iceland”, Netflix cho hay. Hiện hãng này cũng đang có hơn 200 dự án ở giai đoạn hậu kỳ nên các nhân viên của hãng đã có thể làm việc từ xa.

Dịch vụ xem video trực tuyến Netflix được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng ấn tượng nữa trong mùa dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, mặc dù đã cung cấp dịch vụ này nhưng Netflix chưa công bố số lượng thuê bao dịch vụ xem video trực tuyến lớn nhất thế giới. Đã có những thống kê về số lượng thuê bao của dịch vụ nhưng Netflix đều cho rằng những con số này không chính xác.

Trên thực tế, người dùng Việt Nam đang sử dụng nhiều “chiêu” để lách luật khi đăng ký thuê bao Netflix ở Việt Nam. Mới đây, Netflix đã quyết định dừng chính sách xem thử miễn phí trong 30 ngày ở Việt Nam kể từ tháng 2/2020.

Không giải thích về nguyên nhân dịch vụ này ngừng áp dụng xem thử ở Việt Nam nhưng thực tế là nhiều người dùng ở Việt Nam lợi dụng tính năng này để rao bán trên các website, hội nhóm Facebook cho những người dùng không biết với giá từ 20.000-35.000/tháng.

Ngoài ra, người dùng Việt Nam cũng đang “lách luật” khi rao bán gói mua chung Netflix để chia sẻ 4 người dùng sử dụng dịch vụ Premium của hãng này, với mức cước tối đa là 65.000 đồng/tháng trong khi trên thực tế gói cước này là 260.000 đồng/tháng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Dân Trí

Google không lập chỉ mục cho nội dung mới (content Index)

Google cho biết họ đã nhận biết được các điều này và đang điều tra nguyên nhân.

Google đang gặp vấn đề khi lập chỉ mục nội dung mới. Khi tôi cố gắng tìm các bài viết mới từ các trang web mà Google thường lập chỉ mục theo thời gian thực (Real-time), chẳng hạn như Wall Street Journal, hay New York Times, Google không hiển thị những câu chuyện hoặc URL này trong chỉ mục.

Nội dung mới không hiển thị trong Google. Bạn có thể thử một số ví dụ tự tìm kiếm, ví dụ, thực hiện lệnh tìm kiếm trên trang web cho các bài viết mới từ Wall Street Journal bằng cách tìm kiếm từ khoá [site: wsj.com] và lọc kết quả trong một giờ qua.

Tất cả những gì bạn có thể thấy là một số trang danh mục ngẫu nhiên được chọn, một số trang bằng ngôn ngữ khác, nhưng không có các bài viết hay nội dung gần đây. Đây là một ảnh chụp màn hình:

Một bài viết được xuất bản trên Search Engine Land 20 phút trước, vẫn chưa có trong chỉ mục của Google.

Đây là một ảnh chụp màn hình, trong vòng một giờ sau khi bài báo được xuất bản. Google vẫn không hiển thị bất kỳ bài viết mới nào từ trang web này trong tìm kiếm, khi được lọc để chỉ hiển thị nội dung trong vòng một giờ.

Google Search Console cũng cho biết trang này không được lập chỉ mục. Rất hiếm khi các bài viết trên Search Engine Land không được lập chỉ mục trong vòng vài phút sau khi xuất bản.

Google đã nhận biết được điều này. Google nhận biết được vấn đề và đang xử lý sự cố. Daniel Sullivan từ Google đã trả lời nhiều khiếu nại về điều này trên Twitter cá nhân của mình.

Tại sao chúng ta phải quan tâm. Nếu bạn điều hành một trang web phụ thuộc vào lưu lượng truy cập (traffic) cho nội dung mới và những tin mới (Breaking News), bạn có thể gặp phải các vấn đề này.

Google muốn lập chỉ mục nội dung một cách nhanh chóng và phục vụ việc cung cấp các tin “nóng” một cách nhanh nhất, vì vậy Google rất coi trọng các vấn đề lập chỉ mục này. Hy vọng mọi thứ sẽ trở lại bình thường với rất sớm.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Những sai lầm thường gặp về KPIs trong Digital Marketing

Lịch sử các chỉ số đo lường digital marketing (KPI) bắt đầu 1994 cho đến nay luôn tập trung vào các chỉ số đánh giá mức độ tương tác (engagement) với nội dung của người dùng.

Các chỉ số CPM, CPC, CTR, CPA, CPL đã trở nên quá quen thuộc với người làm marketing trên toàn thế giới. Tuy nhiên những nghiên cứu mới của Facebook và Nielsen thực hiện vào cuối năm 2016 đã cho thấy những kết quả đáng ngạc nhiên và sẽ làm thay đổi mô hình đo lường hiệu quả digital marketing trên toàn thế giới.

Chỉ số click đã luôn được đánh giá là chỉ số quan trọng nhất của tương tác, được dùng để cho biết lượng người dùng quan tâm đến nội dung thương hiệu.

Hệ quả của việc đó là chỉ số tỉ lệ giữa số người dùng (số lần nhấp chuột) trên số người dùng nhìn thấy hay còn gọi là Click though rate (CTR) là KPI được quan tâm nhất trên Facebook Insights hay các công cụ digital marketing khác.

Có lẽ bạn đã tạo hầu hết báo cáo của mình xung quanh sự tương tác dựa trên nhấp chuột và đã phát triển và cập nhật chiến lược nội dung của bạn dựa trên hiệu suất tương tác dựa vào nhấp chuột.

Click và CTR có phải là KPI quan trọng nhất hay không?

Chúng ta không thể cải thiện kết quả kinh doanh nếu không có một mô hình đo lường đúng. Vậy có những chỉ số đo lường nào?

  1. Phương pháp đo lường theo performance marketing, dựa trên các chỉ số đánh giá hiệu quả từng lớp của hành trình khách hàng: Biết (CPM, CPD), Quan tâm (CPC, CPE, CPV), Đăng ký (CPL, CPA), Mua (CPS)
  2. Phương pháp đo bằng tài sản thương hiệu Brand Equity (Ad Recall, Brand Awareness, Purchase Intent) dựa trên bảng câu hỏi trước và sau chiến dịch
  3. Phương pháp đo bằng số liệu bán hàng (Doanh thu, ROI, ROAS, v.v …)

Theo ComScore, chỉ có 8% người dùng internet chiếm 85% số click lên quảng cáo hiển thị hình ảnh. Điều đó có nghĩa là khoảng 90% người xem và tiêu thụ nội dung nhưng không click vào.

Trên Facebook cũng vậy, chỉ có 10% khán giả trên Facebook là những gì họ xác định là “clicky”. Có nghĩa là chỉ có 10% trong toàn bộ số người sử dụng Facebook thực sự có khả năng nhấp vào hoặc tương tác vật lý với các bài đăng mà các thương hiệu đưa ra.

Vì vậy, 90% người dân sẽ không nhấp vào nội dung có thương hiệu (Branded Content) của các bạn. Nhưng nó không có nghĩa là 90% không quan tâm đến bài đăng của bạn hoặc mua / sử dụng sản phẩm của bạn. Họ chỉ tương tác vào nó theo một cách khác.

Khảo sát của TNS trên 1000 người dùng Facebook Việt Nam trên 18 tuổi, cho thấy 56% quyết định mua hàng tại cửa hàng là do ảnh hưởng từng các tương tác trên không gian số, trong đó 66% là trên mobile. 94% người dùng Facebook tại Việt Nam tìm thấy các sản phẩm hay thương hiệu thông qua Facebook.

Như vậy, đa số những người mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn dù bị ảnh hưởng bởi nội dung của bạn trên online nhưng không cần nhấp vào quảng cáo của bạn.

Một nghiên cứu khác cho thấy hơn 90% doanh số bán hàng offline do quảng cáo online mang lại là những người không tương tác vật lý với quảng cáo trong chiến dịch. Bạn có thể là một trong những người đó.

Nghiên cứu của Nielsen và Facebook trình bày tại hội thảo “Discover Growth” của Facebook cho thấy không có tính liên đới giữa các chỉ số tài sản thương hiệu với CTR quảng cáo.

Chúng ta thực sự tương tác như thế nào?

Hãy nhớ lại hành vi Facebook của bạn. Nếu bạn giống như 90% người trên Facebook, thay vì nhấp vào “thích” (hoặc Trái tim) trên một bài đăng của thương hiệu, có thể bạn đang dừng lại trên đó.

Bạn đang cuộn xuống Newsfeed của mình và bạn thấy một thứ gì đó bắt mắt và ngón tay cái của bạn dừng một thời gian để ghi nhớ thông tin … Đúng không?

Facebook gọi đây là “thumbstopping”. Điều này đề cập đến thực tế là ngón cái hoặc ngón tay của bạn tạm dừng cuộn để nhập vào bài đăng mà điện thoại của bạn đang hiển thị.

Từ 90% số người đang dừng trên nội dung thay vì nhấp vào nó, Facebook không còn coi việc click như là chỉ số KPI hàng đầu về hiệu năng nội dung.

Theo dự đoán của DigiPencil, các kênh digital khác cũng sẽ sớm thay đổi theo. Vì nếu chúng ta chỉ tối ưu hóa tương tác dựa trên click, chúng tả chỉ tối ưu hóa đối với 10% người dùng “clicky”.

Thay vào đó, để tối ưu hoá Nhận thức Thương hiệu (Brand Awareness), chúng ta sẽ phải mở rộng phạm vi tiếp cận để tối ưu hóa 100% (bao gồm 90% người dùng “không click”).

Báo cáo của Facebook cũng cho thấy, chi phí để tối ưu hoá người dùng “clicky” mua hàng cao gấp 5.5 lần so với người dùng “không click” mua hàng.

Một nghiên cứu khác của McKinsey chỉ ra rằng 80% khách hàng bỏ đi nếu bị yêu cầu nhập form thông tin, và chỉ 1% số khách hàng tiềm năng đã tiếp cận được trên online là được chuyển đổi thành khách hàng.

Số liệu này cho thấy nếu chúng ta tối ưu hiệu năng nội dung dựa trên chỉ số CVR và số lead thì đang bỏ lỡ 80% khách hàng không muốn điền form hoặc không đủ thời gian điền form.

Sự thay đổi căn bản này đưa việc đo lường digital marketing hoặc marketing lại gần hơn với các mô hình đo lường truyền thống của các kênh truyền thống.

Vì trên thực tế người dùng không thể click vào TV hay biển bảng. Và cách chúng ta hoạch định chiến lược nội dung cũng cần phải thay đổi.

Giải pháp nào cho chúng ta?

80% khách hàng bỏ đi nếu bị yêu cầu nhập form thông tin, và chỉ 1% số khách hàng tiềm năng đã tiếp cận được trên online là được chuyển đổi thành khách hàng.

Facebook tuyên bố đang dịch chuyển mô hình đo lường hiệu năng nội dung từ việc đo lường tương tác vật lý mở rộng sang đo lường tài sản thương hiệu (Brand Equity).

Facebook hiện đang trong quá trình đưa ra một tiêu chuẩn mới mang tên “Dwell” (thời gian dừng), một chỉ số đã được dùng để đo lường mức độ tương tác tại điểm bán của người mua.

Chỉ số này là tổng số thời gian ai đó dừng lại trên một bài đăng trong Newsfeed. Nó bao gồm cả người dùng có click và không click vào nội dung.

Số liệu này rất có thể sẽ là chỉ số cho thấy thành công của nội dung trong tương lai và sẽ được ứng dụng trên các kênh digital khác.

Bằng cách sử dụng chỉ số Dwell, Facebook có thể đo lường 3 số liệu Ad Recall mới với độ chính xác 99%, tương tự như những gì Nielsen đo lường cho quảng cáo truyền hình.

  1. Estimated Ad Recall Lift (Số người ghi nhớ quảng cáo): Ước tính số người sẽ nhớ quảng cáo của bạn nếu được hỏi trong vòng 2 ngày.
  2. Estimated Ad Recall Lift Rate (Tỉ lệ ghi nhớ quảng cáo): Tỷ lệ phần trăm bổ sung của những người mà chúng tôi ước tính sẽ nhớ xem quảng cáo của bạn nếu được hỏi trong vòng 2 ngày.
  3. Cost per Estimated Ad Recall Lift (Chi phí lượt ghi nhớ Quảng cáo): Chi phí trung bình cho lượt người có thể sẽ nhớ quảng cáo của bạn nếu được hỏi trong vòng 2 ngày.

Như vậy, chỉ số Estimated Ad Recall Lift giống như những lượt click của những người dùng không click, và chỉ số này gần với tài sản thương hiệu (Brand Equity) hơn là số click.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Hà Anh | MarketingTrips