Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rằng để thành công, họ và thương hiệu của họ cần phải đại diện cho điều gì đó.
Thứ mà thương hiệu bảo vệ và chống lại chính là thứ hình thành nên giá trị bền vững
Việc thương hiệu đại diện cho điều gì thường là kết quả của một quá trình xác định mục đích của doanh nghiệp. Điều này nghe qua tưởng chừng như khá đơn giản, kiểu như một lời tuyên bố chung chung nào đó của doanh nghiệp, sự thật là nó sâu xa và phức tạp hơn nhiều.
Với những người làm marketing có kinh nghiệm, câu nói “Nếu bạn thực sự muốn cho thế giới thấy những gì bạn tin tưởng và ủng hộ, hãy cho chúng tôi biết bạn đã và đang bảo vệ và đại diện cho điều gì?” đã như là một phần mang tính định hướng chiến lược cho thương hiệu và doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là, để xây dựng cái gọi là mục đích của doanh nghiệp hay thương hiệu, vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp không phải là tuyên bố cho người tiêu dùng của họ thấy họ đang cố gắng truyền tải điều gì, thay vào đó, thứ thực sự nên làm đó là hãy nỗ lực để chứng minh cách thương hiệu đang bảo vệ những giá trị mang tính đại diện cho thương hiệu, đồng thời chống lại những thứ đi ngược lại với giá trị này.
Hành động là quan trọng hơn cả.
Trong khi có không ít các marketer đã bắt đầu nhận ra được điều này và cũng đã bắt đầu thực hiện nó, sự thật là đa phần họ thực hiện nó một cách miễn cưỡng hơn là đi từ sự nỗ lực từ nội tại của thương hiệu.
Hãy nghĩ đến Volkswagen khi thâm nhập thị trường ô tô Mỹ, hoặc Apple, trong những ngày đầu thành lập đã luôn chứng minh rằng họ đại diện cho sự chuẩn mực, hay cả Nike luôn đồng hành cùng ý chí vươn lên của các vận động viên.
Để có thể thực sự tạo ra sự ảnh hưởng, thương hiệu nên tìm cách tạo ra các phong trào hay làn sóng mạnh mẽ hơn chỉ là các chiến dịch quảng cáo thông thường.
Mọi người (khách hàng) luôn muốn trở thành một phần của điều gì đó lớn lao hơn và các thương hiệu có thể sử dụng các nguyên tắc của các phong trào mang tính xã hội để tạo ra một khuôn khổ trong đó mọi người cảm thấy có động lực để làm điều gì đó cùng với các thương hiệu có cùng hệ giá trị (chia sẻ giá trị).
Ở khía cạnh tổng thể, khi xem đây là chiến lược mà thương hiệu cần triển khai, các marketer không chỉ nên nỗ lực để chứng minh những giá trị họ đang hướng tới, thay vào đó, điều mà họ đang đại diện và chống lại cũng quan trọng không kém.
Có một điều quan trọng và cũng là thứ làm không ít người làm marketing phải đắn đo đó là họ hay thương hiệu của họ nên “đối xử” với các đối thủ của họ như thế nào.
Trong khi theo lối suy nghĩ thông thường, họ sẽ tìm cách để đánh đổ và nói xấu đối thủ, sự thật là hiếm có thương hiệu nào có được thành công khi cố gắng để chơi xấu đối thủ, thậm chí các nghiên cứu còn chứng minh điều ngược lại, khen ngợi đối thủ có thể làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu.
Ở khía cạnh người tiêu dùng, điều họ quan tâm nhất không phải là bạn đã đánh bại đối thủ của mình ra sao (và họ cũng sẽ phản đối các hành vi gian lận và chơi xấu của thương hiệu), mà là các giá trị mà thương hiệu của bạn luôn tìm cách xây dựng và bảo vệ, và trong đó có cả họ.
Trong khi các chiến lược marketing kiểu cũ (và dường như hiện không còn nhiều giá trị) luôn tìm cách để làm nổi bật một vấn đề (nỗi đau) mà sản phẩm hay dịch vụ của họ có thể giải quyết được (tốt hơn cả đối thủ cạnh tranh của họ), các chiến lược marketing mới ngày nay cần hướng tới một mục tiêu xa và rộng hơn, xây dựng giá trị mà thương hiệu đang đại diện (có lợi cho khách hàng và xã hội) và không ngừng chống lại những thứ làm suy giảm đi các giá trị đó.
Nói tóm lại, việc xác định thứ mà doanh nghiệp đang đại diện và tích cực chống lại sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn là các chiến dịch quảng cáo và marketing đơn thuần. Nhờ vào sự phát triển của mạng xã hội, và doanh nghiệp hiện có vô số cách để trò chuyện (trực tiếp) với khách hàng của mình, hãy bắt đầu hướng họ vào các kết nối liên tục của thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn đang tìm cách để xây dựng chiến lược content marketing chỉ với một vài bước đơn giản, hãy tham khảo ngay ngay bài viết dưới đây từ MarketingTrips.
Xây dựng một chiến lược Content Marketing hiệu quả với 5 bước đơn giản
Content Marketing hay Tiếp thị nội dung ngày càng thể hiện được vai trò của nó trong hiệu suất marketing tổng thể, từ việc ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng đến khả năng đóng góp trong hoạt động xây dựng thương hiệu. Nhiều số liệu thống kê đã cho thấy có đến 60% khách hàng được truyền cảm hứng để tìm kiếm một sản phẩm hay dịch vụ sau khi đọc các nội dung thú vị về nó.
Một chiến lược Content Marketing tốt theo đó có thể tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu, điều này cũng giải thích lý do tại sao 82% Marketer tích cực sử dụng Content Marketing cho doanh nghiệp của họ.
Nếu bạn cũng đang muốn xây dựng cho mình một chiến lược tương tự, dưới đây là những điều cơ bản bạn có thể tham khảo.
Đầu tiên, bạn cần hiểu những thứ mang tính nền tảng, cụ thể là, chiến lược Content Marketing thực chất là gì? Chiến lược Content Marketing được định nghĩa là một bản kế hoạch (tổng thể) trong đó nêu bật việc sử dụng Content (Nội dung) với mục đích là đạt được các mục tiêu Marketing.
Một chiến lược Content Marketing được thực hiện tốt không chỉ giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu (Brand Awareness) mà còn có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trong tất cả các giai đoạn trong hành trình mua hàng.
So với các hình thức làm marketing khác, Content Marketing cũng là một cách tiếp cận tối ưu (cả về chi phí lẫn số lượng) khi nói về khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead).
Dưới đây là 5 bước đơn giản bạn có thể làm để xây dựng cho mình một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.
1. Thiết lập chi tiết các mục tiêu.
Cũng tương tự như bất cứ chiến lược marketing nào khác, bạn cũng cần bắt đầu quá trình xây dựng chiến lược content marketing bằng các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu của bạn có thể là nâng cao nhận thức về thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chuyển đổi khách hàng hay giữ chân khách hàng (Retention).
Bất cứ điều gì bạn dự định đạt được với content marketing đều phải được xác định rõ ràng, đây cũng là cơ sở để bạn có thể đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch sau đó.
2. Nghiên cứu chân dung người mua.
Theo một nghiên cứu, người mua có nhiều khả năng cân nhắc đến các sản phẩm nếu các sản phẩm đó sử dụng các nội dung được cá nhân hoá. Nội dung của bạn là dành cho người mua mục tiêu của bạn. Do đó, bạn phải biết người mua mục tiêu của mình là ai để có thể quyết định mình cần phân phối nội dung gì.
Sau khi xác định người mua mục tiêu của bạn, hãy điều chỉnh chiến lược content marketing của bạn để nó phù hợp hơn với sở thích và hành vi “tiêu thụ” nội dung của người mua lý tưởng của thương hiệu.
Bạn có thể hiểu đơn giản là người dùng trung niên sẽ có các sở thích nội dung khác với người dùng trẻ tuổi như Gen Z.
3. Phát triển ý tưởng nội dung (Content Ideas).
Mọi chiến lược Content Marketing đều cần bắt đầu từ các Content ideas hay các Ý tưởng nội dung. Ý tưởng nội dung có thể được hiểu là các góc nhìn, khía cạnh, khái niệm (concepts) mang tính tổng quát, nó chính là cơ sở để phát triển các chiến lược Content Marketing.
Dưới đây là một vài cách bạn có thể sử dụng để phát triển ý tưởng nội dung.
Thực hiện Content Audit:
Content Audit đơn giản là hoạt động kiểm tra và đánh giá các nội dung đã sử dụng. Bạn cần làm điều này vì đơn giản là nếu bạn không hiểu cách khách hàng “đối xử” với các kiểu nội dung khác nhau, bạn không thể xác định bạn nên làm nội dung gì.
Những loại nội dung có khả năng tương tác cao chính là chìa khoá để bạn xây dựng các ý tưởng nội dung tương tự hoặc thậm chí là phát triển thêm các nội dung mới cùng xoay quanh chủ để đó.
Tập trung vào độ nhận biết thương hiệu (nhận thức thương hiệu).
Ngoài các mục tiêu cuối cùng như xây dựng tệp khách hàng tiềm năng hay bán hàng, một chiến lược content marketing tốt còn cần có khả năng thúc đẩy sự uy tín của doanh nghiệp trong ngành.
Điều này có nghĩa là bạn phải tạo sự khác biệt so với các đối thủ trong cùng ngành. Để làm được điều đó, bạn phải cho khách hàng hay công chúng biết điều gì khiến bạn trở nên độc đáo, điều gì khiến bạn đáng tin cậy. Có thể bạn sẽ cần tìm hiểu về thuật ngữ USP khi xây dựng sự khác biệt.
Tần suất nội dung:
Nếu bạn đang sử dụng Content Marketing cho thương hiệu của mình, tần suất nội dung hay chính xác là số lần bạn xuất bản nội dung trong một khoảng thời gian cụ thể là chìa khóa để các nội dung luôn được hiển thị tới khách hàng.
Việc đăng tải nội dung thường xuyên không chỉ giúp khách hàng biết lúc nào họ có thể xem được nội dung mới, mà còn giúp chính các nội dung đó có khả năng hiển thị tốt hơn do thuật toán ưu tiên của các nền tảng.
4. Xác định định dạng nội dung (Content Format) và kênh phân phối nội dung.
Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn là ai, bạn cần xây dựng các định dạng nội dung khác nhau như video, podcast, văn bản (text), đồ hoạ thông tin (Infographics) và hơn thế nữa. Với các kiểu định dạng khác nhau, bạn cũng cần lựa chọn phân phối trên các nền tảng khác nhau.
Ví dụ: TikTok chủ yếu được sử dụng bởi những người dùng trẻ tuổi (dưới 25 tuổi), điều đó có nghĩa là nó có thể là kênh phân phối nội dung lý tưởng nếu đối tượng của bạn thuộc nhóm người dùng này.
5. Theo dõi hiệu suất của các chiến lược Content Marketing.
Như đã đề cập ở đầu bài, điểm đầu tiên cần làm của các chiến lược content marketing đó là xây dựng các KPIs hay chỉ số đánh giá hiệu suất cần đạt được.
Dù cho các KPI này là số lượng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi hoặc đơn giản là lưu lượng người dùng truy cập vào website (web traffic), bạn cũng cần theo dõi và đánh giá sau từng chiến dịch (chiến thuật) được triển khai.
Kết luận.
Một chiến lược Content Marketing tốt là chiến lược vừa có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng hay chuyển đổi vừa cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích, đồng thời mang lại các giá trị đóng góp liên quan nhận thức về thương hiệu.
Hy vọng với những chia sẻ đơn giản nói trên, giờ đây bạn đã có thể bắt đầu xây dựng một chiến lược Content Marketing cho riêng mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok vừa công bố báo cáo mới, dữ liệu từ báo cáo đóng vai trò giúp người làm marketing có nhiều cách hơn để xây dựng chiến lược marketing cho quý mới, cuối năm và hơn thế nữa.
Marketing trên TikTok: TikTok công bố báo cáo dữ liệu lập kế hoạch marketing mới
Nhằm mục tiêu giúp người làm marketing có thêm dữ liệu hỗ trợ cho việc lập kế hoạch marketing (Marketing Plan) cho những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, TikTok vừa công bố báo cáo dữ liệu sử dụng trên nền tảng mới.
Cộng đồng TikTok liên tục trải nghiệm trang For You.
Khi nghĩ đến việc xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu, các cơ hội mà người làm marketing có thể tận dụng trong năm 2023 vẫn đang diễn ra trên TikTok.
Cộng đồng người mua sắm và những người trung thành với thương hiệu trên TikTok vẫn luôn tích cực tương tác trên nền tảng.
81% người dùng TikTok dự định dành cùng một khoảng thời gian hoặc nhiều hơn cho TikTok trong Quý 5.
79% người dùng TikTok có khả năng sẽ tiếp tục mua sắm trong Quý 5.
67% người dùng TikTok có khả năng dành cùng khoảng thời gian hoặc nhiều thời gian hơn để tải xuống các ứng dụng trong Quý 5.
96% người dùng TikTok có các mục tiêu cụ thể mà họ tập trung vào trong năm 2024.
Cộng đồng TikTok đang tương tác nhiều hơn trong Quý 5.
Tiếp nối mùa tặng quà lớn nhất trong năm, FYP (Trang For You) là điểm nóng về các nội dung mua sắm, nhận xét và chia sẻ.
Theo TikTok, trong Quý 5:
Tổng số lượt xem video tăng 25% so với một tuần thông thường.
Số lượt xem tăng 70% cho hashtag #haul.
Lượt xem tăng 76% cho hashtag #sale.
Cộng đồng TikTok đang mua sắm nhiều hơn trong Quý 5.
3 lý do hàng đầu khiến người dùng TikTok dự định sẽ tiếp tục mua sắm trong Q5 là:
Để “đối xử” tốt hơn với bản thân (51%)
Để tận dụng đợt giảm giá sau kỳ nghỉ lễ (50%)
Chi tiêu tiền mặt và thẻ quà tặng đã nhận được trong dịp lễ (32%)
Trong Quý 5, phần lớn các giao dịch mua sắm đều hướng tới những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo và chăm sóc cá nhân.
Người dùng TikTok dự định tiếp tục mua sắm trong Quý 5 sẽ lên kế hoạch mua:
58% chọn thực phẩm
55% chọn quần áo
52% chọn công nghệ hoặc game
Cộng đồng TikTok đang sử dụng thiết bị di động nhiều hơn trong Quý 5.
60% người dùng TikTok dự định mua các sản phẩm trò chơi trong Quý 5 dự định sẽ mua trên thiết bị di động (45%) hoặc mua hàng trong trò chơi – (in-game shopping), 38%.
61% người dùng TikTok dự định dành cùng một lượng thời gian (hoặc nhiều hơn) để chơi trò chơi điện tử trong Quý 5.
Cộng đồng TikTok đang suy ngẫm nhiều hơn về bản thân họ trong Quý 5.
Hơn 1 trong 4 người dùng TikTok có mục tiêu cho năm 2024 cho biết sẽ tải xuống các ứng dụng hoặc dịch vụ có thể giúp họ đạt được mục tiêu cá nhân trong năm 2024.
30% người dùng TikTok có mục tiêu cho năm 2024 sẽ tìm đến những nhà sáng tạo TikTok để giúp đỡ họ trong suốt hành trình của mình.
55% muốn xem mẹo về sức khỏe và thể chất từ người sáng tạo.
41% muốn xem người sáng tạo đăng bài có nội dung thể hiện sự quyết tâm trong năm mới.
Đối với các nhà quảng cáo, việc hiểu những gì người dùng TikTok đang hướng tới trong năm mới có thể là một lợi thế lớn để thúc đẩy doanh số bán hàng và mức độ tương tác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông các nghiên cứu khác nhau, Google mới đây đã giới thiệu báo cáo về cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến họ trong quá trình này và cách người làm marketing có thể tận dụng để xây dựng chiến lược.
Nghiên cứu mới của Google: Giải mã cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng
Về tổng thể, sự phát triển bùng nổ của Internet đã làm thay đổi nhanh hơn bao giờ hết cách người tiêu dùng suy nghĩ và đưa ra quyết định.
Trong thế giới kỹ thuật số, nhu cầu mua sắm của mọi người liên tục thay đổi khi họ không ngừng theo đuổi các lựa chọn mới, các nhu cầu mới cũng như chịu sự tác động rất lớn từ các chiến dịch truyền thông của thương hiệu.
Trên thực tế, khoảng 1/3 người tiêu dùng trên toàn cầu hiện đang dành nhiều thời gian hơn để ra quyết định, đồng thời họ cũng xem xét đến nhiều thương hiệu, cửa hàng và nhà bán lẻ hơn.
Để có thể làm sáng tỏ hơn điều này, hiểu cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng ở trong suốt hành trình khám phá mua hàng (Customer Journey), Google và The Behavioral Architects đã không ngừng thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu vẫn là giúp người làm marketing có nhiều cách hơn để tiếp cận khách hàng của họ một cách hiệu quả.
Làm thế nào các Marketer có thể tác động hay tạo ra sức ảnh hưởng đến cách khách hàng ra quyết định mua hàng.
Thông qua các nghiên cứu, dưới đây là 3 cách mà marketer có thể bắt đầu thử nghiệm để tìm ra giải pháp phù hợp.
Tìm kiếm (Search): Nhiều người đang chuyển sang Google Tìm kiếm trong suốt hành trình khám phá mua hàng của họ. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với những tên tuổi lớn trên thị trường vốn có ngân sách lớn có thể là một thách thức. Các nghiên cứu của Google cho thấy rằng các ứng dụng thông minh của yếu tố khoa học hành vi (behavioural science) có thể giúp các thương hiệu có nhiều lợi thế hơn, thậm chí là tỷ lê nhấp chuột vào quảng cáo cũng cao hơn. Việc hiểu được các ý định tìm kiếm của khách hàng (Search Intent) cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Nội dung (Content): Về tổng thể, website của thương hiệu là tài sản có giá trị trong quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Nếu người mua hàng không cảm thấy tin tưởng về việc mua hàng, họ sẽ không nhấp vào ‘mua’. Thương hiệu có thể sử dụng các nguyên tắc cơ bản của khoa học hành vi để vừa xây dựng niềm tin của khách hàng vừa tăng doanh số bán hàng.
Các lợi thế bán hàng (USP) và Điểm bán hàng (Points of Sale) Theo nghiên cứu, người mua sắm sẵn sàng thay đổi lựa chọn theo nhà bán lẻ ưa thích của họ thay vì chỉ là lựa chọn theo các thương hiệu sản phẩm mà họ ưa thích (Brand), đặc biệt khi giá cả là một yếu tố quan trọng.
Bạn có thể tải xuống báo cáo “Nghiên cứu mới của Google: Giải mã cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng” tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok vừa thông báo tích hợp mới với Salesforce Marketing Cloud của Salesforce với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo dễ dàng di chuyển và lưu trữ dữ liệu.
TikTok thông báo tích hợp với Salesforce Marketing Cloud mới
Thông qua tích hợp mới với Salesforce Marketing Cloud, các nhà quảng cáo của TikTok sẽ dễ dàng di chuyển trực tiếp các khách hàng tiềm năng do chiến dịch Marketing của họ tạo ra sang nền tảng Salesforce, cũng từ đây, việc xử lý dữ liệu và insights trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Đối với doanh nghiệp sử dụng CRM hay CDP để quản lý và xử lý dữ liệu, việc tích hợp mới này cũng khiến cho quá trình từ thu thập đến phân tích dữ liệu trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều.
Theo TikTok:
“Tích hợp mới của TikTok với Salesforce Marketing Cloud được thiết kế thân thiện với người dùng và do đó không yêu cầu các kỹ năng nâng cao về kỹ thuật. Các đội nhóm Marketing sẽ có thể thiết lập nó chỉ trong vài phút, cho phép họ tập trung nhiều hơn vào những gì thực sự quan trọng – đó là thu hút, nuôi dưỡng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.”
Thông tin về khách hàng tiềm năng (Lead) sẽ được chuyển đến TikTok theo thời gian thực. Các nhóm bán hàng và marketing cũng sẽ có thể phản hồi tới khách hàng tiềm năng thông qua Salesforce Marketing Cloud.
Tích hợp mới sẽ có sẵn trên AppExchange của Salesforce, trong khi TikTok khuyên các thương hiệu nên liên hệ với các Đại diện của TikTok hoặc Salesforce để được tư vấn và hướng dẫn cách triển khai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá cách xây dựng mô hình chiến lược Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp) cho các thương hiệu trong ngành hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh).
Mô hình chiến lược Marketing Mix cho ngành FMCG
Để thâm nhập và cạnh tranh ở bất kỳ thị trường nào, điều căn bản là người làm marketing phải am hiểu toàn bộ chuỗi giá trị của thị trường đó dưới góc nhìn của khách hàng, bạn có thể tìm hiểu bằng cách trả lời câu hỏi:
“Ở thị trường này, khách hàng quan tâm đến điều gì trong quá trình mua hàng?”. Từ nền tảng này, marketer mới có thể thiết kế các loại hình giá trị của thương hiệu cho khách hàng (có trong Marketing Mix), thứ tác động trực tiếp đến tâm lý và hành vi khách hàng.
Mô hình chiến lược Marketing Mix hay nói cụ thể hơn là chuỗi giá trị của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) xoay quanh 9 yếu tố quan trọng, và đây cũng là cơ sở để các thương hiệu xây dựng chi tiết chiến lược Marketing Mix.
1. Định vị thương hiệu – Brand Positioning.
Định vị thương hiệu là giai đoạn mà người làm marketing gieo vào tâm trí khách hàng về giải pháp thương hiệu cho các nhu cầu quan trọng của họ (ví dụ, Heineken là bia sang, dành tiếp khách quý, tặng đối tác quan trọng, đãi đám cưới sang, thưởng thức vào dịp đặc biệt như xem giải bóng đá Ngoại Hạng Anh, nghe nhạc trong bar).
2 và 3. Chiến lược giá và danh mục sản phẩm – Portfolio & Pricing.
Đa dạng mẫu mã sản phẩm để khách hàng thoải mái chọn lựa trong bối cảnh gắn liền với chiến lược giá thành tương ứng với giá trị cảm nhận (ví dụ, Colgate ngừa sâu răng giá rẻ dành cho gia đình, Colgate Optic White làm trắng răng thẩm mỹ được định giá cao hơn).
4. Sản Phẩm – Product.
Sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của marketing. Sản phẩm phải đạt chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và trải nghiệm.
5. Bao Bì – Packaging.
Là khi marketer thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng sản phẩm ở giai đoạn mua hàng trên quầy kệ. Ngoài ra, bao bì còn giúp tạo ra các trải nghiệm thuận tiện (chai nước giặt Ariel có nắp để đong), hoặc thú vị trong suốt quá trình sử dụng (kiểu dáng, hoa văn của chai rượu Chivas đầy nghệ thuật tạo cảm hứng khi rót để thưởng thức).
6. Cải Tiến và Đổi Mới – Innovation & Renovation.
Thương hiệu cần tạo ra nhiều sản phẩm mới để thỏa mãn đa dạng nhu cầu khách hàng, đồng thời làm mới mẻ, kích thích sự hứng thú của khách hàng cho những dòng sản phẩm hiện tại.
7. Thiết kế kênh Phân Phối (Online và Offline) – Distribution.
Xây dựng hệ thống để hàng hóa đi từ nhà máy đến cửa hàng bán lẻ, nhằm đảm bảo đủ chủng loại hàng hóa ở những cửa hàng bán lẻ mà các tập Shopper (người mua sắm) hay lui tới trải nghiệm mua sắm.
8. Các Hoạt Động Bán Lẻ – Channel Activities.
Nằm trong phạm vi Marketing Mix, các hoạt động bán lẻ thường được tổ chức định kỳ như khuyến mại, trưng bày, hoạt náo, livestream, quảng cáo, game… để tác động đến tâm lý và kích thích mua hàng ở cửa hàng bán lẻ Online và Offline.
9. Truyền Thông – Communications.
Truyền thông là quá trình giúp khách hàng mục tiêu hiểu được thông điệp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ ra sao, khơi gợi nhu cầu mua sắm ngẫu hứng, đồng thời truyền cảm hứng về các giá trị nhân văn, tốt đẹp do thương hiệu tạo ra và có tác động tích cực đến các khía cạnh xã hội.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với tư cách là những người làm marketing hay người xây dựng thương hiệu, nguyên lý nền tảng là thương hiệu của bạn cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng, có ý nghĩa, nếu không, sẽ chẳng có người tiêu dùng nào lắng nghe thương hiệu cả.
Mỗi thương hiệu cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng
Hãy thử nhìn vào các thương hiệu lớn như Nike, Starbucks hay Mercedes, có một điểm chung giữa các thương hiệu này đó là “họ không chỉ bán sản phẩm” mà “bán văn hoá”, “bán thương hiệu” và hơn thế nữa.
Trong cuộc đua xây dựng thương hiệu, tính năng hay lợi ích trực tiếp của sản phẩm (yếu tố vật lý) là điều kiện cần, và những giá trị tinh thần gắn liền với thương hiệu hay những gì mà thương hiệu đại diện là điều kiện đủ.
Để làm sáng tỏ điều này, ông Marcus Collins, hiện là Giáo sư Marketing của Đại học Michigan và cũng là trưởng bộ phận chiến lược tại Wieden+Kennedy, đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu cách các thương hiệu có thể tận dụng yếu tố tinh thần mà cụ thể ở đây là giá trị văn hóa để kết nối với khách hàng.
Theo ông, văn hóa có sức ảnh hưởng lớn đến cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng và với tư cách là marketer, bạn có thể tận dụng nó khi xây dựng thương hiệu.
Bên dưới là chi tiết cuộc trò chuyện về chủ đề này với Giáo sư Marcus Collins.
Cụm từ “văn hóa” được sử dụng khá rộng rãi trong thế giới Marketing và Quảng cáo, vậy trong bối cảnh này, văn hoá thực chất là gì và làm thế nào để có thể tận dụng nó trong việc kết nối với các nhóm khách hàng mục tiêu?
Marcus Collins: Trong Marketing, tôi thường nghe thấy những câu kiểu như: ‘Hãy tận dụng yếu tố văn hoá’ hay ‘Hãy sử dụng văn hoá làm nền tảng khi truyền thông?’ Tuy nhiên, nếu bạn thử hỏi ai đó văn hoá là gì, chắc chắn bạn sẽ nhận được vô số các câu trả lời khác nhau, thậm chí là mỗi người có một cách định nghĩa khác nhau về cái gọi là văn hoá.
Vì vậy, điều quan trọng ở đây là làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng chung một loại ngôn ngữ, cùng nói về nó theo cùng một góc nhìn.
Khi bạn có ngôn ngữ đó (với khách hàng của mình), thì bạn có thể vận hành nó và khai thác nó theo cách có thể khiến mọi người chấp nhận nó, bởi vì không có tác động bên ngoài nào làm ảnh hưởng đến hành vi của con người nhiều hơn yếu tố văn hóa.
Với tư cách vừa là Giáo sư Marketing, vừa là trưởng bộ phận chiến lược của một doanh nghiệp, ông hy vọng mọi người trong lĩnh vực Marketing và Quảng cáo sẽ tiếp cận chủ đề này như thế nào?
Marcus Collins: Ở cấp độ đơn giản nhất, những người làm marketing có thể tận dụng yếu tố văn hoá để khiến khách hàng của họ thay đổi quan điểm, và sau đó là khiến họ từng bước hành động.
Với tư cách là một marketer, việc tác động đến hành vi của khách hàng để bán được nhiều hơn hay có được nhiều lượng tương tác hơn là chưa đủ.
Bởi vì marketer cũng là người tiêu dùng, họ cũng cần khiến khách hàng ý thức được những gì họ đang làm, đang mua, hay nói cách khác, khách hàng cần hành động một cách có chủ đích, những hành động thực sự mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ.
Nói rộng hơn, marketer phải biết rằng họ là một phần của một cộng đồng lớn hơn mà chúng ta vẫn gọi là xã hội (society), từ góc nhìn này, họ phải có trách nhiệm với những người mà họ tương tác.
Ông từng nói, “Đó không phải là về Marketing hay công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh. Mà tất cả là về con người.
Trong khi phần lớn các agency hay marketer vẫn tự cho là họ hiểu rất rõ vấn đề này, có không ít thương hiệu hiện vẫn chạy theo các xu hướng (Trends) một cách điên cuồng. Vậy rào cản hoặc thách thức lớn nhất đang kìm hãm họ là gì?
Marcus Collins: Trong thế giới marketing và thương hiệu, việc bạn làm gì không quan trọng bằng việc hiểu rõ khách hàng của bạn là ai và họ đang quan tâm đến điều gì.
Chúng ta kết nối với khách hàng dựa trên việc thấu hiểu họ hơn là chỉ nghĩ về những gì chúng ta bán. Đó không phải là lý thuyết hay khái niệm về marketing, đó là hành trình hiểu về con người.
Đó là quá trình khám phá điều gì đã làm thúc đẩy hành vi của con người, cho dù họ có ý thức được về điều đó hay không.
Điều này vượt ra khỏi các đề xuất giá trị (USP) của các sản phẩm hay dịch vụ mà chúng ta có thể mang đến cho người tiêu dùng, mà thay vào đó là cách kết nối với mọi người dựa trên cách họ nhìn thế giới.
Khi các marketer hay thương hiệu nhìn nhận được điều này, họ sẽ không còn chỉ quan tâm đến những gì họ làm, mà là tại sao họ lại làm điều đó, cách họ nhìn thế giới hoặc niềm tin của họ với những gì họ đang làm.
Nếu tôi là Nike, tôi sẽ không đặt mình gói gọn trong phạm vi ngành giày thể thao, là những chiếc sneakers khô khan, mà tôi sẽ thuộc ngành “mỗi con người là một vận động viên”.
Vì vậy, dù tôi có thể làm gì miễn là để hỗ trợ các vận động viên trở thành một phiên bản tốt nhất của chính họ, đó là công việc kinh doanh của tôi. Đây chính là đỉnh cao của quá trình xây dựng thương hiệu để tạo ra sức mạnh thương hiệu (Brand Power).
Những người làm marketing theo đó phải vượt ra khỏi những hiểu biết thông thường về Marketing rằng nó tất cả là về sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm với người tiêu dùng.
Khi bạn giao tiếp với khách hàng ở góc độ mua bán (một cuộc giao dịch), bạn vẫn có thể bán được một ít. Nhưng nếu đó là về sự hoà quyện về văn hoá, thì đó là niềm tin và sự trung thành, đây mới là nền tảng của thương hiệu.
Các thương hiệu nên suy nghĩ như thế nào về việc điều hướng văn hóa?
Marcus Collins: Như tôi đã nói, bối cảnh văn hóa rất phức tạp và khá phân cực (polarization), do đó, rất nhiều thương hiệu đã chọn cách an toàn đó là cố gắng ngồi ở giữa và không dám phá vỡ bất kỳ cực nào.
Theo kinh nghiệm của tôi, tính trung lập không thực sự là một lựa chọn khả thi. Bởi vì bạn đang đi xây dựng niềm tin, bạn cần phải cho khách hàng hay đối tượng mục tiêu của bạn biết rõ bạn là ai và bạn đang (sẵn sàng) đại diện cho điều gì?
Trong khi, bạn cũng có thể nói rằng bạn không đại diện cho bất cứ điều gì cả và đơn giản chỉ là bạn muốn có mối quan hệ mua bán với khách hàng của mình.
Với những gì đang diễn ra, rõ ràng là nếu có một sản phẩm hay thương hiệu nào đó cung cấp những tính năng tốt hơn ví dụ như một chiếc xe hơi chạy nhanh hơn hay một loại dầu gội giúp làm sạch gàu hơn, bạn sẽ khó có thể giữ chân được khách hàng của mình.
Đây chính là lúc mà các giá trị về văn hoá, những gì bạn đại diện hay niềm tin của khách hàng đóng vai trò then chốt.
Bạn nhìn thế giới như thế nào và bạn sẵn sàng ủng hộ điều gì? Khách hàng của bạn cũng cần điều đó.
Thương hiệu của bạn là một thứ gì đó ẩn chứa nhiều ý nghĩa và những ý nghĩa đó vốn dĩ không do bạn kiểm soát và sở hữu. Nó thuộc về tâm trí của khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một số nghiên cứu mới đây được công bố trên HBR, các đánh giá tiêu cực (review xấu) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thậm chí còn tốt hơn so với các đánh giá tích cực (review tốt).
Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales (có thể hơn cả Review tích cực)
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Dartmouth và Đại học British Columbia đã cho 300 người hâm mộ NFL (National Football League – Một giải đấu bóng bầu dục quốc gia của Mỹ) xem mô tả về chiếc áo hoodie có gắn nhãn hiệu của giải đấu và các bài đánh giá một sao (review 1 sao) và 5 sao về nó bởi những người hâm mộ của Cleveland Browns (một đội bóng bầu dục).
Những người tham gia đã trả lời các câu hỏi về sự tương đồng của họ với những người đánh giá (reviewer) và sở thích mua hàng (quần áo) của họ.
Khi mọi người nghĩ rằng họ và người đánh giá là giống nhau, thì ý định mua hàng (Buying Intent) của họ sẽ thấp hơn nếu họ xem bài đánh giá 1 sao thay vì bài đánh giá 5 sao.
Ngược lại, khi họ cảm thấy không thích những người đánh giá đó, bài đánh giá 1 sao lại tạo ra ý định mua hàng cao hơn đáng kể so với bài đánh giá 5 sao.
Kết luận ban đầu được rút ra từ nghiên cứu: Những đánh giá tiêu cực (review xấu) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) nhiều hơn so với những đánh giá tích cực (review tốt).
Nghiên cứu của Giáo sư Ordabayeva.
Ordabayeva: Khi mọi người hiểu rõ về một thương hiệu nào đó, giống như những người hâm mộ bóng đá đã làm với NFL, thì một bài đánh giá tiêu cực (negative review) có vẻ như là mối đe dọa đối với khả năng nhận diện hay niềm tin của họ.
Điều này thường xảy ra khi bài đánh giá đến từ một nguồn “lạ” nào đó: một cá nhân hoặc tổ chức có vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, đội bóng yêu thích…khác họ.
Trong trường hợp này, mọi người thường có xu hướng đặt câu hỏi về quyền chỉ trích thương hiệu của người đánh giá (Reviewer).
Do đó, họ cảm thấy bị thôi thúc là phải “bảo vệ” nó bằng cách gia tăng ý định mua nó. Về bản chất, đây là một phản ứng mang tính bản năng khi một ai đó có cảm giác rằng họ đang bị tấn công (cá nhân).
Bản ngã (Ego) của con người có thực sự mong manh hay diễn ra theo cách như vậy không?
Nếu mọi người nghĩ rằng nhận định trên là một quy tắc hay công thức cố định nào đó thì câu trả lời là không.
Sự thật là, chỉ một số loại thương hiệu nhất định mới có khả năng kích hoạt kiểu phản ứng này, những thương hiệu mà khách hàng ít nhất là nhìn thấy một vài phần (về con người) của chính họ trong đó.
Bạn có thể thực sự thích một loại xà phòng hoặc bột giặt cụ thể nào đó, nhưng có thể bạn sẽ không coi đó là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn hay nói cách khác, thương hiệu đó không đại diện cho con người của bạn.
Với thương hiệu Apple, điều này có thể khác khi những người mua hàng từ Apple không chỉ coi việc mua hàng đó đồng nghĩa với việc là họ sở hữu một sản phẩm, thay vào đó, họ sở hữu sự sáng tạo, đổi mới, khác biệt, thời thượng và hơn thế nữa.
Tại sao sự tương đồng về mặt xã hội (social similarity) hoặc khoảng cách xã hội (social distance) lại quan trọng đến vậy?
Mọi người phân biệt giữa các mối đe dọa đến sự hiểu biết hay con người của họ. Hãy suy nghĩ về các mối quan hệ gia đình. Nếu một người thân của bạn không thích các thành viên trong gia đình bạn, bạn có thể chấp nhận rằng họ có quyền đó.
Tuy nhiên, sẽ là một câu chuyện khác nếu ai đó bên ngoài gia đình của bạn làm điều đó.
Bạn thường sẽ tìm cách phản đối, giống như những cảm xúc mà những người hâm mộ NFL đã có với những người đánh giá mà họ cho là “cách biệt”.
Ý định mua hàng đã thay đổi như thế nào?
Trong số những người hâm mộ cảm thấy là xa cách (không liên quan) với những người đánh giá, những người xem các bài đánh giá tiêu cực sẵn sàng mua áo hoodie (có gắn thương hiệu NFL) cao hơn 20% so với những người xem các bài đánh giá tích cực.
Trong một thử nghiệm khác liên quan đến áo hoodies NFL, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các bài đánh giá tiêu cực chỉ có tác dụng này (giúp gia tăng ý định mua hàng) khi các thương hiệu là một phần của người hâm mộ.
Các nhà quản lý doanh nghiệp hay những người làm marketing thường cố gắng hết sức để ngăn chặn các đánh giá tiêu cực. Liệu điều này có thực sự đúng?
Như đã phân tích ở trên, điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ mà khách hàng có với một thương hiệu (Brand) — điều này có thể được xác định dễ dàng bằng cách xem cách mà người hâm mộ hay khách hàng phản ứng với thương hiệu (chẳng hạn từ các nền tảng mạng xã hội).
Nếu khách hàng hay các đối tượng mục tiêu (Target Audience) đồng nhất mạnh mẽ với thương hiệu, hay coi thương hiệu là một phần của chính họ, thì các đánh giá tiêu cực có thể mang lại giá trị.
Trong trường hợp đó, các nhà quản lý thương hiệu nên thu thập và hiển thị thông tin về những người đánh giá (Reviewer) mà những khách hàng có thể sử dụng nó để nhận diện sự khác biệt giữa những người đánh giá với họ.
Nhà quản lý cũng có thể đo lường những sự khác biệt bằng cách tìm kiếm trên nền tảng hoặc trong cơ sở dữ liệu khách hàng của họ những thông tin thể hiện sự khác biệt về tính cách hay đặc điểm giữa người đánh giá và khách hàng.
Điều này cũng có thể sẽ tiết lộ các phân khúc thị trường trong đó các đánh giá tiêu cực có khả năng tạo ra lợi nhuận.
Bằng cách nào các Marketer có thể làm cho thương hiệu (bản sắc của thương hiệu) của họ trở nên phù hợp hơn với khách hàng?
Đôi khi đó là vấn đề của các chiến dịch truyền thông, các hoạt động marketing, quảng cáo hay các hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding).
Trong những trường hợp khác, Marketer có thể đưa những yếu tố về nhận diện hay bản sắc thương hiệu (Brand Identity) vào trong sản phẩm.
Ví dụ, tại Mỹ, thương hiệu xe hơi Jeep đã bắt đầu sử dụng cờ Mỹ trên xe ô tô của mình.
Những sản phẩm như vậy thường có khả năng thu hút mức độ nhận diện của người tiêu dùng tốt hơn, hoặc khiến cho khách hàng có cảm giác họ cùng thuộc về một thứ gì đó, và kết quả cuối cùng của điều này là thương hiệu có thể tạo ra nhiều sự bảo vệ hơn trước những đánh giá tiêu cực.
Nghiên cứu cho thấy rằng, khi yếu tố nhận diện hay bản sắc chung của thương hiệu được gợi lên, những nhận xét hay đánh giá tiêu cực sẽ ít mang lại tác động tiêu cực hơn.
Với tư cách là những người làm marketing, những nhà lãnh đạo hay những người quản lý thương hiệu, nghiên cứu chứng minh rằng, xây dựng một cộng đồng thương hiệu mạnh, với khả năng nhận diện thương hiệu cao hay thương hiệu là một phần của các nhóm đối tượng mục tiêu chính là chiến lược giúp thương hiệu tự bảo vệ chính mình trước bất cứ khủng hoảng hay đánh giá tiêu cực nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa kết hợp với BCG (tổ chức tư vấn Boston Consulting Group) chia sẻ một số chiến lược mà các CMO (Giám đốc Marketing) và CIO (Giám đốc công nghệ) có thể làm để thúc đẩy sự tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Google: Cách CMO và CIO có thể thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới
Thời kỳ khi mà việc phát triển thương hiệu là nhiệm vụ riêng của Marketing có lẽ sẽ sớm chấm dứt. Từ tính bền vững đến việc đối phó với những sự bất ổn từ nền kinh tế, thành công của một doanh nghiệp cần dựa vào khả năng của CMO (Giám đốc Marketing) trong việc liên kết toàn bộ các bộ phận trong tổ chức.
Nghiên cứu từ BCG và Google cho thấy rằng khả năng hợp tác và liên kết của các vị trí C-suite (các vị trí quản lý điều hành cấp cao) là chìa khoá phát triển chính của các doanh nghiệp hàng đầu — với 72% các nhà lãnh đạo kỹ thuật số cho biết sự cộng tác một cách nhất quán giữa các vị trí ở C-level là điều kiện cần thiết để thúc đẩy năng lực kỹ thuật số.
Và khi Marketing ngày càng tập trung nhiều hơn vào yếu tố công nghệ (Martech), mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa các CMO và CIO chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn.
Đối với CMO và CIO, trách nhiệm của họ ngày càng gắn liền với nhau, do đó, làm việc cùng nhau để đặt dữ liệu (Data) lên hàng đầu cũng như thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc là nền tảng để chuyển đổi.
Để có thể làm sáng tỏ hơn điều này, Google kết hợp với BCG vừa chia sẻ 3 chiến lược chính mà bộ phận Marketing và Công nghệ thông tin có thể phối hợp với nhau để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Loại bỏ các rào cản cho khách hàng và đội nhóm.
Với vô số các áp lực đang tác động đến hành vi của người tiêu dùng, không có gì ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp đang chú trọng hơn vào việc xác định và nắm bắt các nhóm nhu cầu khác nhau.
Tuy nhiên, khi điều này đòi hỏi nhiều nguồn lực từ nhân viên đến tài chính, khi doanh nghiệp phải dựa vào nhiều các hoạt động thủ công (tốn thời gian) để tối ưu hóa các chiến dịch, nó sẽ tác động bất lợi đến hiệu suất của doanh nghiệp trong dài hạn.
Các doanh nghiệp theo đó cần phải tìm ra một phương tiện mới để loại bỏ các rào cản ngăn cản khách hàng tương tác với thương hiệu và cản trở cách các Marketer có thể hoàn thành nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả.
Câu trả lời nằm ở các giải pháp tự động được hỗ trợ bởi dữ liệu — chẳng hạn như việc áp dụng kỹ thuật đặt giá thầu dựa trên giá trị, điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa CMO và CIO.
Theo một nghiên cứu của Adobe, 95% CIO cho biết việc hợp tác với CMO giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng trong tổ chức họ, trong khi 93% cho biết điều này có thể thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong toàn bộ tổ chức.
Xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm.
Khách hàng ngày nay ngày càng mong đợi những trải nghiệm được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu riêng của họ.
Điều này càng trở nên thách thức và áp lực hơn khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh hơn và khó dự đoán hơn.
Để có thể hiểu, đáp ứng và lập kế hoạch cho những nhu cầu đang thay đổi, những người làm marketing cần có nhiều dữ liệu chất lượng cao hơn, dễ truy cập hơn, cập nhật thường xuyên hơn và có tính bảo mật cao hơn.
Những người làm công nghệ (Technology) cần tìm cách thống nhất các nguồn và loại dữ liệu để tạo ra một “nguồn thông tin chính xác duy nhất”, thứ có thể giúp hình thành những góc nhìn toàn diện và chi tiết nhất về khách hàng.
Bằng cách tận dụng sức mạnh của các công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP), doanh nghiệp có thể tập hợp dữ liệu của mình lại với nhau và tất cả các bộ liên quan đều có thể dễ dàng truy cập các dữ liệu khi cần.
Đối với các đội nhóm công nghệ, họ cần dịch chuyển vai trò của mình, nhiệm vụ của họ giờ đây không chỉ là liên quan đến việc quản lý cơ sở hạ tầng hay đơn thuần chỉ làm về công nghệ, thay vào đó họ cần phối hợp chặt chẽ với marketing để đạt được các mục tiêu kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và hỗ trợ tăng trưởng.
Đối với các nhà Marketers, họ cần đưa ra các quyết định marketing dựa trên dữ liệu, thấm nhuần văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric) đồng thời không ngừng thu thập những insights đáng tin cậy từ khách hàng.
Theo nghiên cứu BCG và Google, 92% các nhà lãnh đạo kỹ thuật số tích hợp việc chia sẻ dữ liệu (data-sharing) vào cấu trúc doanh nghiệp của họ.
Tập trung vào quyền riêng tư.
Khi dữ liệu là chìa khoá tăng trưởng của các doanh nghiệp, cùng với đó là môi trường pháp lý thay đổi nhanh chóng để bảo vệ nhiều hơn sự an toàn của người dùng, điều này đang đặt CMO và CIO vào trung tâm của các quyết định kinh doanh liên quan đến quyền riêng tư. Họ cần phối hợp với nhau để tận dụng dữ liệu một cách phù hợp.
Trong nghiên cứu của BCG và Google, 76% các nhà lãnh đạo kỹ thuật số đã cải thiện niềm tin của họ trong việc bảo mật dữ liệu bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Các doanh nghiệp nên xem xét việc ưu tiên quyền riêng tư không phải là một nhiệm vụ mà là một cơ hội.
Việc chuyển từ phụ thuộc vào những hiểu biết của bên thứ ba (third-party insights) sang khai thác toàn bộ sức mạnh của dữ liệu bên thứ nhất (first-party data) có thể đưa doanh nghiệp hay thương hiệu đến gần khách hàng hơn và cải thiện hiệu suất của chiến dịch.
Và điều này chỉ có thể đạt được khi Marketing và Công nghệ phối hợp chặt chẽ với nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nằm trong vô vàn các cách thức tiếp cận marketing, Content Marketing từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra lượng tương tác hay sức ảnh hưởng của thương hiệu đến người tiêu dùng. Content Marketing là động lực thúc đẩy hành vi mua hàng.
Nghiên cứu: Cách Content Marketing ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Theo một báo cái mới đây của Conductor, khi có đến hơn 50% khách hàng sẽ không mua hàng ngay lập tức sau quá trình liên hệ và tư vấn (Qualified Lead), việc cung cấp các nội dung giáo dục nhiều giá trị, những nội dung không hướng đến mục đích bán hàng (trực tiếp) nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu của thương hiệu.
Trong khi các khoản đầu tư cho Content Marketing tiếp tục tăng lên hàng năm, hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chứng minh những giá trị mà Content Marketing có thể mang lại.
Để làm sáng tỏ điều này, để có thể giúp các Content Marketer hiểu rõ khả năng mua hàng hay sức ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Content Marketing, Conductor đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tiếp với người tiêu dùng, nghiên cứu tiết lộ nhiều insights khá thú vị.
Sức ảnh hưởng của Content Marketing đến quyết định mua hàng.
Khả năng mua hàng của người tiêu dùng tăng lên theo tỷ lệ thuận với tỷ lệ “tiêu thụ” các nội dung giáo dục (Educational Content). Sức ảnh hưởng hay hiệu ứng sẽ giảm dần theo thời gian khi khách hàng hết nhìn thấy và tương tác với nội dung đó.
Ngay sau khi đọc một đoạn nội dung của thương hiệu, khả năng quan tâm mua hàng của người tiêu dùng cao hơn đến 131% so với những người chưa từng xem nội dung nào.
Một tuần sau khi đọc các nội dung giáo dục, người tiêu dùng vẫn có nhiều khả năng mua hàng hơn đến 48% so với những người tiêu dùng chưa từng đọc một nội dung giáo dục nào.
Khi quyết định giữa 4 thương hiệu, 83,6% người tiêu dùng đã chọn các thương hiệu mà họ từng đọc các nội dung giáo dục của thương hiệu đó.
Sức ảnh hưởng của Content Marketing đối với sự quen thuộc và niềm tin của khách hàng với thương hiệu.
Hàm lượng nội dung (Content) mà người tiêu dùng tiếp nhận được từ thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến cách họ nhìn nhận về thương hiệu.
Về cơ bản, hàm lượng này càng lớn, sự quen thuộc (thân thuộc) và tin tưởng, cũng như những cảm xúc tích cực đối với thương hiệu càng cao.
• 65% người tiêu dùng cảm thấy một thương hiệu là đáng tin cậy (cảm xúc tích cực) ngay sau khi họ đọc được các nội dung giáo dục, nội dung cung cấp giá trị từ thương hiệu.
• 78% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng họ thấy thương hiệu là “hữu ích” ngay sau khi họ đọc những nội dung giáo dục từ thương hiệu đó.
• Một tuần sau khi đọc nội dung giáo dục từ thương hiệu, 74,49% người tiêu dùng đã xác định thương hiệu đó là “tích cực”, tăng 8% kể từ lần đọc đầu tiên.
• Một tuần sau khi đọc một phần nội dung giáo dục từ một thương hiệu, 73,3% người tiêu dùng đã xác định thương hiệu là “đáng tin cậy”, tăng 9% kể từ lần đọc đầu tiên.
Những cách thức làm marketing truyền thống dường như không mấy hiệu quả với Gen Z, những digital natives vốn quen thuộc với các yếu tố công nghệ.
Đừng bán hàng tới Gen Z (thay vào đó hãy làm những điều này)
“Giây phút bạn đang cố gắng hết sức để bán hàng cho Gen Z, đó cũng là thời điểm họ muốn nói Good Bye tới bạn”.
Đó là phát biểu của Bà Dahye Jung, nhà phân tích chiến lược tại Sid Lee, một agency sáng tạo toàn cầu hiện đang hợp tác với các tên tuổi lớn như Dos Equis hay The North Face.
Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.
Nhiều Gen Z đã chứng kiến những sự khó khăn về tài chính của bố mẹ và những người anh chị em ruột của họ, và từ đó họ có ý thức về tài chính tốt hơn Gen Y. Họ có xu hướng tiết kiệm tiền và xem sự ổn định về kinh tế là một yếu tố thiết yếu trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ.
Được sinh ra khi internet đã thực sự phát triển, họ được xem là những người bản địa số (digital natives) đầu tiên của nhân loại. Không có trải nghiệm của cuộc sống nếu thiếu internet, họ xem các công nghệ kỹ thuật số là một phần không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Trong khi không có bất cứ thế hệ nào có thể được tóm tắt một cách thống nhất (như nhiều marketers vẫn cố gắng làm), Gen Z hay thế hệ Z có một số khuôn mẫu nhất định: Họ có ý thức xã hội, hiểu biết về công nghệ (tech-savvy) và họ đơn giản là không thích ‘bị bán’ hay ‘phải mua’ một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Theo như ông Eric Jones, chuyên gia chuyên theo dõi hành vi của Gen Z cho biết: “Họ không muốn ‘mua’ từ một thương hiệu. Thay vào đó, họ muốn hợp tác hay đồng hành với thương hiệu đó. Họ muốn có một mối quan hệ; họ muốn sự trung thực.”
Về bản chất, thay vì việc mua một món hàng, Gen Z muốn có những cộng đồng. Hơn cả việc mua hàng đơn thuần, họ chọn nơi muốn thuộc về.
Đây cũng là lý do mà công ty quỹ đầu tư First Round Capital cho biết 80% các nhà sáng lập của các công ty công nghệ tin rằng “xây dựng cộng đồng là con đường mới của những người làm marketing và kinh doanh”.
Khi nói đến việc xây dựng các cộng đồng, một điểm quan trọng mà các thương hiệu cần lưu ý đó là xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu về cơ bản không giúp ích gì cho Gen Z, thay vào đó các thương hiệu phải tìm đến họ – và để họ trở thành một phần không thể thiếu của cộng đồng đó.
Thay vì cố gắng kiểm soát chặt chẽ cộng đồng này, các thương hiệu nên thả lỏng và tin tưởng nhiều hơn vào sự hiện diện của các thành viên.
Trích lời của các Gen Z: “Chúng tôi lớn lên trong thời đại của truyền hình thực tế, những trò đùa giả mạo trên YouTube và cả những quảng cáo được trau cuốt kỹ lưỡng ở khắp mọi nơi.
Vì nội dung không thành thật này, chúng tôi hướng tới những thương hiệu có thể mang đến cho chúng tôi trải nghiệm chân thực hơn.”
Dựa trên suy nghĩ này, dưới đây là một số cách mà người làm marketing có thể sử dụng để kết nối sâu hơn nữa với nhóm những người tiêu dùng này.
1. Đừng chỉ nói về sản phẩm.
Fenty Beauty, một đơn vị thuộc đế chế ngành thời trang LVMH là một trong những câu chuyện thành công khi kết nối với Gen Z.
Đứng trước bối cảnh khi mà yếu tố thế hệ đang trở nên vô cùng đa dạng tại Mỹ, Fenty đã ra mắt dòng sản phẩm trang điểm với 40 sắc thái kem nền khác nhau, chiến lược này đã tạo nên một làn sóng mới thực sự về tính đa dạng trong ngành làm đẹp.
Vào năm 2020, khi phong trào Black Lives Matter (người da màu đáng được sống) đang trở nên rầm rộ, sự đa dạng của thương hiệu (đủ các màu da) càng trở nên có giá trị hơn.
Trên Instagram của Fenty, họ cho phép người dùng chia sẻ bất kỳ thông điệp nào họ muốn và không cần đề cập đến sản phẩm. Thay vì cố gắng bán hàng, Fenty muốn khách hàng đừng về phía họ (ít nhất là ở những thời điểm cần thiết).
2. Hãy đồng hành và hỗ trợ cho các sở thích của họ.
Twitch, nền tảng phát trực tuyến (live-streaming) được ra mắt vào năm 2011 nhằm mục tiêu hướng tới các nhà sáng tạo video, những người có thể tương tác với cộng đồng và kiếm tiền từ kênh của họ. Nền tảng này tập trung chủ yếu vào Gen Z và lấy kết nối xã hội (social connection) làm trọng tâm của thương hiệu.
Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của Harvard Business Review, Twitch không giống các nền tảng khác như Instagram, nền tảng này đã đầu tư rất sâu vào cộng đồng của mình khi mở rộng quy mô.
Bà Erin Wayne, giám đốc cấp cao về tiếp thị nhà sáng tạo và cộng đồng tại Twitch cho biết: “Chúng tôi muốn tạo ra một cộng đồng nơi mọi người muốn chia sẻ những sở thích của họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi không xây dựng chỉ một danh mục sở thích cho người dùng, chúng tôi mở rộng thêm các yếu tố khác như nghệ thuật, âm nhạc, nấu ăn, v.v.”
Trích lời một Gen Z phát biểu: “Twitch đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong sự nghiệp của tôi. Là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ mới chớm nở, tôi không chỉ tìm thấy một lượng khán giả lớn trên Twitch mà còn theo dõi nền tảng này hàng ngày để tìm ra những cách tốt nhất trong việc tương tác với cộng đồng của mình.”
3. Học ngôn ngữ của họ.
Để làm cho món khoai tây chiên của mình trở nên thú vị hơn trong mắt Gen Z, McDonald’s đã hợp tác với Fanbytes, một công ty chuyên về tiếp thị và tiếp thị người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.
Nhóm của Fanbytes đã quyết định bắt đầu trên TikTok. Sau quá trình phân tích, họ xác định được các bài hát và âm thanh đang thịnh hành (trending) tại thời điểm đó để tạo ra những giai điệu ấn tượng nhất với đối tượng mục tiêu, họ cũng đã biên đạo một điệu nhảy liên quan đến hành động nghiền khoai tây.
Bên cạnh đó, Fanbytes còn phân tích và xác định một số TikTokers nổi tiếng để từ đó đưa vào chiến dịch với mục tiêu lan toả sức ảnh hưởng.
Kết quả là, video đầy tính tươi mới và bắt kịp xu hướng này đã tạo ra 14 triệu lượt xem. Theo lời của nhà sáng lập Fanbytes: “Gen Z lớn lên cùng với mạng xã hội và do đó họ có thể dễ dàng khuếch đại mọi thứ mà họ thích.”
4. Hãy bắt gặp họ ở những nơi họ thường lui tới.
Trước cuộc bầu cử năm 2020, Sid Lee, một agency chuyên về sáng tạo muốn hướng dẫn các cử tri về quy trình bầu cử sắp diễn ra. Tuy nhiên ‘giáo dục công dân’ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng với những người dưới 18 tuổi.
Phó giám đốc sáng tạo của Sid Lee cho biết: “Hiểu được điều này, chúng tôi đã bắt đầu đặt tâm trí vào cách họ nghĩ và nơi họ ở“.
Cuối cùng họ đã chọn Minecraft, một nền tảng trò chơi trực tuyến, nơi Sid Lee đã thiết kế các cuộc bầu chọn thành các trò chơi (Game) dễ tương tác và hấp dẫn với người dùng.
Kết quả là gì, 85% trẻ em đã bắt đầu chơi và hoàn thành bài tập của mình, và cũng từ đây công ty mẹ của nền tảng này là Microsoft đã biến nó thành một nền tảng giáo dục miễn phí cho mọi giáo viên ở Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi cả Influencer Marketing và Creator Marketing đều là những phương thức làm marketing phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, chiến lược nào mới thực sự mang lại giá trị cho thương hiệu.
Influencer Marketing và Creator Marketing: chiến lược nào thực sự hiệu quả
Ban đầu, những bài đăng của những người có ảnh hưởng được quảng cáo (Sponsored) để giới thiệu thương hiệu và sản phẩm một cách tự nhiên tới người tiêu dùng thay vì chỉ là thương hiệu trực tiếp giới thiệu nó.
Nhờ vào tính có liên quan và tự nhiên của các nền tảng mạng xã hội, các nội dung quảng cáo này dường như rất dễ được khách hàng xem và tin tưởng.
Tuy nhiên, vì các thương hiệu thường sẽ là bên quyết định các khía cạnh sáng tạo của những lần hợp tác với người có ảnh hưởng, hình thức quảng cáo này dần trở nên giống với các phương thức quảng cáo truyền thống — có kịch bản, không mang tự nhiên và các thông điệp được hiểu là những gì mà thương hiệu muốn.
Trong khi lý thuyết không thể lột tả được bản chất của vấn đề, có những điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) và tiếp thị người sáng tạo (Creator Marketing).
Hiểu đúng về khái niệm Influencer Marketing và Creator Marketing.
Tiếp thị người có ảnh hưởng hay Influencer Marketing là hình thức làm marketing trong đó marketer hay thương hiệu dựa vào sự tin tưởng và uy tín của người có ảnh hưởng (Influencer) để chia sẻ thông điệp của thương hiệu tới các nhóm đối tượng mục tiêu.
Khác với Influencer Marketing, Creator Marketing là phương thức làm marketing trong đó thương hiệu dựa vào sự sáng tạo của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để thúc đẩy sự ảnh hưởng của thương hiệu.
Vì những nhà sáng tạo này vốn là những người trực tiếp sáng tạo và sản xuất nội dung, tính tự nhiên của nội dung thường cao hơn và do đó, người xem cũng dễ tiếp nhận hơn.
Khác với việc hợp tác với những người có ảnh hưởng, khi thương hiệu thường là bên trực tiếp sản xuất và sáng tạo nội dung. Với những nhà sáng tạo, vai trò của thương hiệu chỉ mang tính hướng dẫn và định hướng.
Với tư cách là một marketer chuyên nghiệp, nhiệm vụ của bạn không phải là nắm vững lý thuyết, hay bị ràng buộc bởi khái niệm Influencer Marketing và Creator Marketing, mà là phải hiểu được bản chất thực sự của 2 cách tiếp cận, ưu và nhược điểm của nó với thương hiệu, giá trị mang lại cho người tiêu dùng và hơn thế nữa.
Theo một báo cáo mới đây, có đến 48% người tiêu dùng cho rằng họ đã mất đi niềm tin với những người có ảnh hưởng, các nội dung có thương hiệu (Branded Content) thực sự không còn mang lại nhiều giá trị như nó từng có.
Ở khía cạnh thương hiệu, giảm bớt yếu tố “quảng cáo” trong nội dung hay thậm chí là thay đổi “nguồn cấp nội dung” có lẽ là chiến lược nên được cân nhắc.
Bắt kịp nền kinh tế nhà sáng tạo.
Dù thương hiệu chọn Influencer Marketing hay Creator Marketing, Content Marketing vẫn thể hiện được giá trị to lớn của nó.
Theo ước tính của Goldman Sachs, nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) sẽ tăng gần gấp đôi quy mô trong 5 năm tới và đạt 480 tỷ USD, con số này hiện là khoảng 250 tỷ USD.
Mặc dù không phải là “người nổi tiếng” như những người có ảnh hưởng, những người sáng tạo nội dung cũng có lượng người theo dõi trực tuyến khổng lồ và một cộng đồng sẵn sàng tương tác lại với các nội dung của họ.
Với những lợi thế về phạm vi tiếp cận và khả năng tương tác đa chiều (cao hơn nhiều so với các kênh truyền thống), các nền tảng mạng xã hội và nhà sáng tạo nội dung số trên các nền tảng này sẽ tiếp tục là lựa chọn của các thương hiệu.
Những thách thức không thể tránh khỏi của các Content Marketer.
Không giống như những người có sức ảnh hưởng, các nhà tiếp thị nội dung (Content Marketer) cần không ngừng nỗ lực xây dựng nội dung (Content) để có thể thiết lập một nhận diện thương hiệu mạnh mẽ với người tiêu dùng.
Thay vì ép buộc khách hàng phải mua những sản phẩm mà họ chưa hề có cảm hứng hay thậm chí là những sự hiểu biết nhất định, marketer cần từng bước kết nối với họ bằng những nội dung có giá trị và mang tính xác thực cao (Authentic Marketing).
Content Marketing vốn dĩ là con đường 2 chiều, một chiều là từ thương hiệu hay nhà sáng tạo tới người tiêu dùng và một chiều nữa ở hướng ngược lại, điểm kết nối hay giao thoa giữa thương hiệu và người làm nội dung là giá trị của nội dung và tính xác thực của nó.
Độ tin cậy của người tiêu dùng và sự liên kết giữa nội dung với thương hiệu chính là chìa khoá, và các kết nối có ý nghĩa với người tiêu dùng chính là những gì thương hiệu cần.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, yếu tố con người từ nội dung và các nhà sáng tạo nội dung sẽ ngày càng trở nên quan trọng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đối với các startup, Marketing tăng trưởng rất quan trọng để họ có thể thành công trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, vì nguồn lực tài chính và hậu cần hạn chế, thiếu lượng khách hàng cơ sở, các startup gặp nhiều thách thức đáng kể.
Các giai đoạn triển khai một chiến dịch Marketing cho Startups
Hơn 75% công ty cho biết các chiến dịch Marketing ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng, doanh thu và tăng trưởng. Tầm quan trọng của một chiến lược Marketing hiệu quả chưa bao giờ được công nhận nhiều hơn thế.
Không có gì ngạc nhiên khi ngay cả trong năm 2023, 47% công ty mong muốn tăng ngân sách Marketing của họ – để đảm bảo rằng các sản phẩm mà họ dành nhiều thời gian phát triển sẽ đến được tay người tiêu dùng mong muốn.
Tầm quan trọng của Marketing cũng đúng với các công ty khởi nghiệp. Đối với các thương hiệu mới nổi, Marketing tăng trưởng rất quan trọng để họ có thể thành công trong môi trường cạnh tranh.
Tuy nhiên, với nguồn lực tài chính và hậu cần hạn chế cũng như thiếu cơ sở khách hàng lâu đời, các công ty khởi nghiệp phải đối mặt với những thách thức Marketing độc đáo so với các tổ chức lâu đời hơn.
Các công ty khởi nghiệp mới nổi và các thương hiệu lâu đời cũng có những ưu tiên marketing khác nhau. Một tổ chức được thành lập lâu đời thường tập trung vào việc cải thiện lòng trung thành của khách hàng và giá trị lâu dài của người dùng (CLV).
Do đó, một tỷ lệ đáng kể số tiền Marketing được dành cho việc nhắm mục tiêu lại và bán thêm cho khách hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu sẽ cần tập trung vào việc xây dựng sự hiện diện của thương hiệu và thu hút khách hàng mới thông qua các kỹ thuật hack tăng trưởng (Growth Hacking).
Các chiến lược Marketing cũng rất khác nhau đối với mỗi công ty khởi nghiệp. Từ việc xây dựng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) đến tận dụng sự công nhận thương hiệu hiện có để đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả về chi phí – đây là những bài học từ kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động Marketing ở các công ty ở giai đoạn đầu, giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn trưởng thành.
GIAI ĐOẠN ĐẦU: XÂY DỰNG NHẬN THỨC VỀ THƯƠNG HIỆU VỚI NGÂN SÁCH MARKETING HẠN CHẾ
Mục tiêu chính của các thương hiệu mới nổi ở giai đoạn đầu là thúc đẩy nhận thức về thương hiệu. Điều này sẽ chuyển khách hàng tiềm năng (Lead) có thể bắt đầu tạo thu nhập cho công ty.
Tuy nhiên, khi không được phát triển hiệu quả, các chiến dịch Marketing có thể tốn kém và nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài chính hạn chế. Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng một đội ngũ linh hoạt, sáng tạo và tháo vát, có thể tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có để phát triển doanh nghiệp.
KHÁM PHÁ QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐỂ THÚC ĐẨY HỢP TÁC VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU
Một cách tiếp cận hiệu quả về chi phí cho các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu là hợp tác với các đối tác chiến lược. Các công ty tăng trưởng cao có nhiều khả năng kết hợp quan hệ đối tác Marketing vào chiến lược của họ hơn so với các công ty không tăng trưởng.
Do đó, hình thành quan hệ đối tác chiến lược và tận dụng các nguồn lực sẵn có của nhau là một cách tiếp cận mà được khuyên dùng để nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Tuy nhiên, khi nói đến việc hình thành các liên minh chiến lược, chìa khóa để phát triển mạnh là đảm bảo mối quan hệ đối tác đó cùng có lợi và mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Để làm như vậy, các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu trước tiên nên xác định các doanh nghiệp hoặc tổ chức phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu của họ, sau đó xây dựng một chiến dịch quảng cáo chéo.
Quảng cáo chéo các thương hiệu của nhau là một phương pháp tiết kiệm cho phép khai thác cơ sở khách hàng hiện tại, mở rộng phạm vi tiếp cận và khuếch đại các nỗ lực Marketing.
Điều này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc tạo các chiến dịch Marketing chung đến việc đồng tổ chức các sự kiện hoặc cung cấp các dịch vụ đi kèm.
Miễn là có thể đảm bảo sự cộng tác sẽ giúp giải quyết các điểm yếu của đối tác, thì các cơ hội hợp tác sẽ không có giới hạn khám phá.
GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG: CẢI THIỆN VÀ THÍCH ỨNG ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở giai đoạn này, công ty khởi nghiệp đã đạt được một số lực kéo. Trọng tâm bây giờ là tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó, chiến lược tăng trưởng Marketing sẽ chuyển từ việc chỉ xây dựng nhận thức về thương hiệu sang phát triển cơ sở khách hàng hiện có.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH VÀ TỐI ƯU HÓA CÁC CHIẾN DỊCH TRONG TƯƠNG LAI
Các marketer đầu tư phần lớn thời gian và công sức của họ vào việc lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch. Tuy nhiên, các thương hiệu sử dụng cá nhân hóa theo hướng dữ liệu đã thấy hiệu quả Marketing tăng gấp 5 đến 8 lần.
Do đó, các nhà làm Marketing nên ưu tiên phân tích kết quả chiến dịch để hiểu rõ hơn nhu cầu của đối tượng và tối ưu hóa các chiến dịch trong tương lai.
Thành công không đến một cách tình cờ. Chỉ sau khi chạy và thực hiện nhiều chiến dịch, phân tích lý do đằng sau chúng, liên tục thử các ý tưởng mới và tối ưu hóa các chiến dịch mỗi lần, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu của mình.
Bằng cách tận dụng các công cụ phân tích dữ liệu, các thương hiệu có thể hiểu khách hàng của họ, xác định các chiến dịch có hiệu suất cao và tinh chỉnh các chiến lược Marketing của họ cho phù hợp.
GIAI ĐOẠN CHÍN MUỒI: DUY TRÌ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ KHÁCH HÀNG
Đạt đến giai đoạn này với tư cách là một công ty khởi nghiệp thật sự không phải là một kỳ tích dễ dàng.
Để duy trì giai đoạn trưởng thành này là một nhiệm vụ thậm chí còn khó khăn hơn. Do đó, việc duy trì sự thống trị thị trường và tiếp tục phát triển cơ sở khách hàng vẫn phải là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo họ duy trì tính cạnh tranh.
TẬN DỤNG SỰ CÔNG NHẬN THƯƠNG HIỆU HIỆN CÓ VỚI NỘI DUNG UGC
Tài sản lớn nhất mà một thương hiệu có là nhóm khách hàng trung thành. Sự phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội trong những năm gần đây đã tạo ra một loại nội dung mới có thể cực kỳ mạnh mẽ khi được sử dụng một cách khôn ngoan – Nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated Content).
UGC được tạo ra bởi người tiêu dùng của thương hiệu chứ không phải do chính thương hiệu tạo ra và không có gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng thể hiện sự ưa thích rõ ràng đối với UGC. Trên thực tế, họ có khả năng xem UGC cao hơn so với nội dung thương hiệu.
Tuy nhiên, mặc dù UGC còn tương đối mới, khái niệm này về cơ bản là một chiến lược Marketing truyền thống, truyền miệng, luôn thành công nhờ tính xác thực của nội dung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi bối cảnh làm marketing luôn chịu sự ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, tuỳ vào từng thời điểm khác nhau, marketer cần linh hoạt đo lường hiệu suất marketing bằng các KPI khác nhau.
Cập nhật một số KPIs thay thế khi đo lường hiệu suất Marketing
Với tư cách là những người làm marketing, người chịu trách nhiệm trực tiếp cho doanh số cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp, bạn hiểu rằng, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh và mục tiêu chiến lược cụ thể mà bạn cần đưa ra các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPIs) khác nhau.
Điều này có nghĩa là nếu bạn đưa ra các KPIs đúng, mọi thứ bạn làm sẽ đi đúng hướng, và ngược lại, mọi thứ bạn làm dường như là vô nghĩa.
Dưới đây là một số cân nhắc về KPIs cho các hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng bạn có thể tham khảo cho thương hiệu của mình.
KPI 1: Tập trung vào lợi nhuận (hiệu quả) thay vì chi tiêu.
Về tổng thể, trừ khi doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp mới, khi bạn chưa có bất cứ dữ liệu nào để so sánh hay tính toán benchmark, hoặc khi doanh nghiệp của bạn đang ở giai đoạn “đốt tiền bất chấp để tăng trưởng”, bạn cần phải tính toán chi tiết đến lợi nhuận từ các hoạt động marketing mang lại hơn là tập trung vào ngân sách chi tiêu.
Thay vì xây dựng các bản kế hoạch marketing (Marketing Plan) chứa đầy các thông tin như X đồng cho Google hay Y đồng cho Facebook, cách tiếp cận phù hợp cho bạn sẽ là các KPIs nhắm trực tiếp đến hiệu quả, dù cho kênh đó là gì.
Ví dụ, nếu bạn bắt đầu với mục tiêu ROI là 5.0, các marketer có kinh nghiệm và khả năng tính toán sẽ cho bạn biết bạn có thể chi tiêu bao nhiêu (và duy trì mục tiêu đó) – bất kể bạn đang chi tiêu vào kênh nào.
Nếu bạn đơn thuần là chỉ muốn mở rộng quy mô (scale up) mà không cần quan tâm đến hiệu quả thì các số liệu như chuyển đổi, chi tiêu, doanh thu, lượng tương tác (engagement) hay truy cập (traffic) sẽ là các KPIs chính, các chỉ số khác như CPA và ROAS sẽ ít quan trọng hơn.
Như một điều tất yếu, vì bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để có nhiều chuyển đổi hay tương tác hơn, bạn sẽ phải quyết định xem mục tiêu ưu tiên của bạn là tối ưu hiệu quả hay thúc đẩy quy mô.
KPI 2: Tập trung vào chi phí dựa trên khách hàng thay vì chi phí dựa trên nền tảng.
Với không ít marketer mới, họ dựa vào các chỉ số do nền tảng cung cấp để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo mà quên đi cái cuối cùng họ thực sự cần là giá trị có được từ các chỉ số đó.
Thay vì so sánh chi phí đắt rẻ giữa các nền tảng hay tỷ lệ nhấp chuột cao thấp, bạn cần tính toán xem đằng sau các chỉ số đó là gì, thương hiệu của bạn nhận được điều gì, nếu tính toán đến mức độ hiệu quả dựa trên từng khách hàng (CPA, CLV…) thì điều gì đang xảy ra.
Bạn cũng có thể tích hợp các số liệu có được với các nền tảng hỗ trợ như CRM hay CDP để đo lường được chính xác hơn.
KPI 3: Tập trung vào chi phí trên mỗi hành động (CPA) tăng dần (tích luỹ) thay vì chi phí trên mỗi hành động dựa trên từng lượt nhấp.
Dù bạn đang đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing dựa trên lần nhấp chuột đầu tiên hay lần nhấp chuột cuối cùng, cách tiếp cận này về cơ bản là không đánh giá được mức độ hiệu quả thực sự của chiến dịch.
Giải pháp bạn nên thử đó là tính toán sức cộng hưởng của nhiều tương tác và điểm chạm khác nhau, thay vì phân biệt giữa số nhấp chuột và số lần hiển thị, bạn cần hiểu được tác động thực sự của bất kỳ tương tác nào từ quảng cáo.
Trong khi tuỳ vào từng nền tảng khác nhau, bạn có thể sẽ phải xây dựng các công thức tính toán khác nhau, điều bạn cần hiểu là bạn phải xác định được các điểm dữ liệu đủ để bạn đưa ra các kết luận.
KPI 4: Tập trung vào CPA và ROAS cận biên thay vì CPA và ROAS trung bình.
Ý tưởng đằng sau điều này là, khi bạn tính toán CPA (chi phí trên mỗi hành động) và ROAS (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) theo hình thức cận biên, bạn đang tính toán đến số tiền mà bạn phải trả dựa trên lợi nhuận biên, có nghĩa là bạn đang tính toán lợi nhuận trên mỗi chuyển đổi chứ không phải chỉ là lợi nhuận trung bình được tính cho tất cả khách hàng.
Ví dụ, nếu bạn tính toán theo CPA trung bình và bạn thấy rằng bạn đã chi 2 USD để có được một khách hàng mới (CAC), trong khi nếu bạn tính toán theo CPA cận biên, bạn lại thấy rằng bạn chỉ phải mất 1 USD để có được phần lớn khách hàng trong khi với một số ít khách hàng khác bạn lại phải trả đến 10 hay 15 USD.
Rõ ràng là, thay vì tiếp tục chi tiêu vào nhóm đối tượng tốn nhiều chi phí, bạn nên tập trung vào nhóm khách hàng thực sự hiệu quả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người có ảnh hưởng ví dụ như CEO hay Bác sĩ đang phát triển mạnh khi các thương hiệu đang ngày càng có nhu cầu sử dụng những người này trong các chiến dịch Marketing.
CEO Steven Bartlett và cũng được xem là một B2B Influencer trong nhiều chiến dịch.
Theo một nghiên cứu mới từ công ty quảng cáo Ogilvy, những người có ảnh hưởng B2B (B2B Influencer) đã trở thành tâm điểm trong các hoạt động Influencer Marketing, với 75% doanh nghiệp B2B đã sử dụng những người này trong các chiến dịch của họ.
Theo đó, Ogilvy đã khảo sát hơn 550 lãnh đạo cấp cao từ các thương hiệu B2B, bao gồm EY, JPMorgan, Nokia và IBM, từ 11 thị trường trên khắp thế giới, kết quả cho thấy các B2B Influencer đang thực sự bùng nổ.
Ogilvy mô tả những người có ảnh hưởng B2B là những người có “chuyên môn đáng tin cậy, những thứ vốn được bắt nguồn từ các kinh nghiệm đã được chứng minh trước đó.”
Ví dụ: những người có ảnh hưởng B2B là nhà sáng lập công ty, nhân viên C-Suite tại các thương hiệu, nhà nghiên cứu, bác sĩ hay các học giả.
Ngược lại với các B2B Influencer, các nhà sáng tạo B2C (B2C Creator) là những người tạo ra những xu hướng và sở thích.
Dưới đây là một số insights thú vị từ nghiên cứu của Ogilvy.
1. 75% doanh nghiệp B2B đã tận dụng những người có ảnh hưởng B2B cho các chiến dịch Marketing.
Trên hết, 93% CMO đang có kế hoạch tăng cường sử dụng những người có ảnh hưởng B2B và với các CMO chưa sử dụng, hơn 1/2 đã có kế hoạch sử dụng họ trong tương lai.
Ông Rahul Titus, người đứng đầu bộ phận người có ảnh hưởng toàn cầu tại Ogilvy cho biết: “Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng từ phía các thương hiệu với cách tiếp cận mới này, ít nhất là với các khách hàng mà chúng tôi đang hợp tác.”
2. 67% chiến dịch người có ảnh hưởng B2B có tác động nhiều hơn đến hiệu suất Marketing của thương hiệu so với các chiến dịch chỉ dành riêng cho mục tiêu thương hiệu.
Hơn 3/4 người làm marketing cho biết họ kỳ vọng rằng các hoạt động Influencer Marketing (tiếp thị người có ảnh hưởng) sẽ hiệu quả hơn các hoạt động marketing chỉ dành cho mục tiêu thương hiệu (brand-only marketing) trong tương lai gần.
Theo Ogilvy, việc khó đo lường được hiệu suất là một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động Influencer Marketing.
Trong khi phần lớn các Marketer (84%) ngày nay cần phải đưa ra được bằng chứng về lợi tức đầu tư (ROI) để chứng minh rằng các hoạt động marketing của họ là hiệu quả.
Các chiến dịch Influencer Marketing thường chỉ được đo lường bằng các số liệu như phạm vi tiếp cận trên các nền tảng mạng xã hội, mức độ tương tác (Engagement) hoặc lượt chia sẻ, những chỉ số này về cơ bản là không liên quan trực tiếp đến ROI.
Ngược lại, các nghiên cứu mới đây lại cho thấy các chiến dịch người có ảnh hưởng B2B có tác động đáng kể trong việc tạo ra doanh số bán hàng, thay vì chỉ truyền bá về sản phẩm – 43% marketer cho biết họ thấy doanh số bán hàng của họ đã gia tăng.
3. 89% C-Suite Marketer nhận thấy rằng việc sử dụng nhân viên như là người có ảnh hưởng có thể mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp của họ.
Ngoài khả năng tiếp cận đa dạng, các nhân viên còn có thể giao tiếp với khách hàng và đối tượng mục tiêu theo cách mà thương hiệu hoặc các nhà lãnh đạo không thể làm được.
James Baldwin, một giám đốc kinh doanh B2B cho biết: “Nếu bạn hỏi bất kỳ CEO hoặc CMO nào về một yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến sự thành công trong kinh doanh của họ, họ sẽ nói với bạn rằng đó chính là các nhân viên của doanh nghiệp.”
Ogilvy cũng cho biết: “Có nhiều cơ hội lớn để các thương hiệu có thể sử dụng nhân viên của mình như là những người có ảnh hưởng.”
4. 90% Marketer cho biết họ tin rằng những người có ảnh hưởng B2B trên mạng xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc cập nhật thông tin về ngành của họ.
Hơn một nửa Marketer coi những người sáng tạo B2B là nguồn thông tin chính hàng ngày của họ.
5. Bên cạnh LinkedIn, YouTube là nền tảng được sử dụng nhiều nhất để xây dựng các chiến dịch B2B Influencer Marketing.
50% B2B Marketer coi YouTube là một nền tảng quan trọng, theo sát là Facebook (48%) và Instagram (46%).
Nghiên cứu đã hỏi các marketer về nền tảng ưu tiên của họ cho hoạt động B2B Influencer Marketing, LinkedIn và YouTube theo đó là 2 nền tảng phổ biến nhất.
Về phía LinkedIn, vốn được biết đến là mạng xã hội chuyên nghiệp, nền tảng này gần đây cũng đang tập trung nhiều hơn vào các cộng đồng nhà sáng tạo, đặc biệt là những nhà sáng tạo chuyên nghiệp, họ là những chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau.
Mới đây, mạng xã hội này cũng thông báo ra mắt tính năng “đối tác có trả phí” (Paid Partnership) tương tự như Facebook hay Instagram, các thương hiệu có thể gắn nhãn này khi sử dụng những người có ảnh hưởng (Influencer) trong các chiến dịch của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức căn bản xoay quanh thuật ngữ T-shaped Marketer như: T-shaped Marketer là gì? Cách trở thành một T-shaped Marketer? Lợi ích khi trở thành T Shaped Marketer trong ngành Marketing? và hơn thế nữa.
T-shaped Marketer là gì? Cách trở thành một T Shaped Marketer
T Shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.
Bên dưới là chi tiết tất cả những gì bạn cần biết về T-shaped Marketer.
T-shaped Marketer là gì?
T-shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.
Ví dụ, bạn có thể giỏi về content marketing. Bạn từng trải qua các vị trí và công việc content marketing khác nhau và cũng dành được không ít những thành tích với nó.
Nhưng bạn cũng hiểu biết (và thực hành) về các khía cạnh marketing khác như email marketing, các kênh quảng cáo có trả phí (paid media), social media, xây dựng cộng đồng và SEO chẳng hạn. Chỉ là với những thứ này bạn không thực sự giỏi và nhiều thành tích như chuyên môn chính và sâu của bạn.
Đây là mô hình về một t shaped markter.
t shaped marketer là gì
Phần nằm ngang của chữ T là mức độ trải rộng của các kiến thức về marketing. Đó là tất cả các khía cạnh khác mà bạn đã quen thuộc — nhưng không nhất thiết phải là chuyên gia tuyệt đối.
Tiếp đó, phần thẳng đứng của chữ T thể hiện chiều sâu kiến thức về một hoặc vài khía cạnh nào đó mà bạn thực sự giỏi.
Các t-shaped marketer có xu hướng không muốn trở thành một specialist, họ là những generalists về một chuyên ngành nào đó, chẳng hạn trong trường hợp này là marketing.
Họ có thể xem xét toàn bộ chiến lược marketing và hiểu từng phần của chiến lược đó môt cách tương đối chi tiết, ngay cả khi họ chỉ thực thi một vài phần trong đó.
Và đó là điều khiến các t-shaped marketer trở nên có giá trị hơn.
Việc trở thành một t-shaped marketer là điều mà không ít các nhà marketing chuyên nghiệp phấn đấu vì nó cho phép họ làm được nhiều việc hơn với tư cách là một người làm marketing thực thụ.
Nó cung cấp cho họ các hiểu biết cơ bản về tất cả các thành phần cần thiết của marketing như SEO, SEM, social media, email, influencer, content marketing… và tạo ra một chiến lược marketing toàn diện.
Những người làm marketing theo mô hình chữ T xây dựng và duy trì một cách hoàn hảo giữa tất cả các khía cạnh khác nhau của marketing.
Dưới đây là những gì bạn có thể biết về một t-shaped marketer.
Lợi ích khi trở thành một T-Shaped Marketer trong ngành Marketing?
Trở thành một nhà tiếp thị theo mô hình chữ T có nghĩa là bạn có thể giúp khách hàng của mình với chiến lược tiếp thị từ A-Z của họ.
Trong khi bạn có thể thực hiện thành công với các chuyên môn sâu của mình như SEO, social media, paid media hoặc content, bạn vẫn sẽ có thể tạo ra các chiến lược tổng thể thành công bằng cách cộng tác với các nhóm chuyên môn khác trong đội nhóm marketing của mình.
T Shaped Marketer là gì? Mô hình T Shaped Marketer
Đây là những gì làm cho các t shaped marketer trở nên có giá trị. Họ sẽ không xuất hiện và tạo chiến lược marketing chuyển đổi chỉ từ SEO — họ sẽ làm điều đó trên phạm vi rộng lớn hơn. Các doanh nghiệp thường cần những người làm marketing này để chèo lái toàn bộ con tàu của tất cả các chiến lược marketing của họ, đặc biệt là đối với các startup.
Cách trở thành một T-Shaped Marketer?
Để trở thành một nhà tiếp thị hình chữ T, bạn nên bắt đầu với những thứ cơ bản:
Bạn nên bắt đầu với sự hiểu biết chung về nhiều các nguyên tắc marketing cơ bản khác nhau. Một khóa đào tạo tổng hợp hoặc nhiều các chứng chỉ nhỏ khác nhau là một cách tuyệt vời để bắt đầu.
VẬY, bạn sẽ tự hỏi:
Tôi là chuyên gia về lĩnh vực gì hay tôi muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực gì?
Ví dụ: bạn có thể biết chi tiết về ngành SEO, hoặc về việc tạo ra một chiến lược nội dung thành công, hoặc một kênh social media nào đó. Danh sách này nên có ở khoảng từ 1-3 khía cạnh marketing khác nhau, nơi mà bạn tự gọi mình là chuyên gia.
Nếu bạn chưa phải là chuyên gia hoặc bạn muốn nâng cao kỹ năng của mình, hãy tham gia một vài khóa học cần thiết. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của internet, bạn cũng có thể trở thành một t-shaped marketer bằng cách tự học và tự thực hành.
Khi bạn biết mình là chuyên gia về lĩnh vực nào hoặc muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực nào, bạn có thể tự hỏi mình câu hỏi thứ hai:
Tôi yếu nhất ở khía cạnh nào của marketing?
Ví dụ: bạn có thể không hiểu biết nhiều về Google Ads, nhưng bạn cũng biết các kênh khác như Facebook Ads hay TikTok Ads. Khi đó bạn có thể dùng những kinh nghiệm của mình từ các khía cạnh kia để học hỏi thêm về điểm mình còn yếu này.
Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải trở thành chuyên gia trong mọi thứ, nhưng bạn nên hiểu biết đủ và rộng để có thể kết hợp các chiến lược marketing của bạn lại với nhau.
Trở thành một t shaped marketer là một trong những điều có giá trị nhất mà một nhà tiếp thị có thể làm cho công việc kinh doanh và kỹ năng tiếp thị.
Nó cung cấp cho bạn chiều rộng trên tất cả các lĩnh vực và chiều sâu trong các lĩnh vực chuyên môn của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn tự bắt đầu xây dựng riêng một dự án kinh doanh nào đó, khi bạn có trong tay nhiều hơn một công cụ.
Tương lai thuộc về những người đa năng và bạn cũng thế !
Kết luận.
Trong khi việc trở thành T Shaped Marketer hay bất cứ hình thức Marketer nào tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng cá nhân, bằng cách hiểu sứ mệnh chính của T-shaped Marketer là gì, bạn có thể nỗ lực nhiều hơn để đạt được mục tiêu của mình.
Trong một thế giới khi mà mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng, các thương hiệu cần học cách thích ứng nhanh hơn với các chiến thuật marketing mới nhằm thúc đẩy lợi nhuận.
Source: ShutterStock
Các quy tắc kinh doanh hay “luật chơi” đang thay đổi. Cookies của bên thứ ba đang dần bị loại bỏ, thương mại xã hội (social commerce) bùng nổ và người tiêu dùng thì muốn kiểm soát nhiều hơn cách dữ liệu của họ được sử dụng trên các nền tảng trực tuyến.
Mặc dù hành vi của người tiêu dùng, các hoạt động đo lường hay trải nghiệm của khách hàng sẽ tiếp tục cung cấp những nền tảng quan trọng cho các quyết định về ngân sách quảng cáo trong tương lai, nhưng “cách thức” cung cấp thì sẽ thay đổi.
Việc hiểu được các tác động của những thay đổi này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cách bạn đảm bảo chiến lược quảng cáo của mình vẫn hiệu quả và mang lại lợi nhuận.
Trong khi bạn cần hiểu được đâu là kênh thực sự hiệu quả nhất và kênh nào thì không. Khi nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển và các giới hạn về dữ liệu ngày càng có sức ảnh hưởng, các quyết định chi tiêu cho quảng cáocàng trở nên khó khăn hơn.
Những kênh truyền thông nào đang thực sự thúc đẩy doanh số bán hàng cho thương hiệu? Nó là TV, radio và email trực tiếp, các công cụ tìm kiếm như Google hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok.
Hiểu được bối cảnh kỹ thuật số đang thay đổi và cách chúng có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của thương hiệu là yêu cầu mang tính bắt buộc của các doanh nghiệp nếu họ muốn tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.
Dưới đây là 03 chiến thuật marketing có thể giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương (local business) tìm kiếm, tương tác và đo lường sự thành công.
1. Thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn với các quảng cáo thương hiệu (brand advertising).
Để minh họa cách yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến việc mua hàng, hãy xem xét điều này: Lần cuối cùng bạn mua một sản phẩm mới nào đó mà bạn chưa bao giờ nghe nói, chạm vào hoặc dùng thử nó là khi nào?
Có lẽ điều này sẽ rất hiếm hoặc không bao giờ xảy ra (ngay cả khi giá của các sản phẩm hay dịch vụ đó đang rất cạnh tranh). Ngược lại, lần cuối cùng bạn mua một sản phẩm nào đó (ngay cả khi nó đang được bán với giá cao) vì quảng cáo (xem quá hay) là khi nào?
Chắc chắn điều này hoàn toàn có thể xảy ra đúng không. Đó là sức mạnh của tiếp thị thương hiệu (brand marketing).
Khi các nhà tiếp thị đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn, họ thường có xu hướng tập trung vào các kênh ở phần cuối của phễu bán hàng (MoFu hoặc BoFu), chẳng hạn như các chiến dịch phản hồi trực tiếp có hiển thị giá, khuyến mãi…
Mặc dù các chiến dịch phản hồi trực tiếp là cần thiết, nhưng nó cũng có thể bỏ lỡ các cơ hội lớn nếu không kết hợp chúng cùng với các chiến dịch thương hiệu vốn tập trung nhiều hơn vào các câu chuyện thương hiệu.
Trên thực tế, trong một nghiên cứu gần đây của Facebook, có 94% các chiến dịch chạy quảng cáo thương hiệu trên Facebook và Instagram đã nhận thấy sự gia tăng chuyển đổi so với các chiến dịch phản hồi trực tiếp.
Dưới đây là một ví dụ về quảng cáo thương hiệu của đại lý ô tô Webb Chevrolet. Họ từng đổ 100% ngân sách quảng cáo của mình vào các chiến dịch tập trung bán hàng, chạy quảng cáo với thông điệp tập trung hoàn toàn vào giá cả và sản phẩm.
Sau khi làm việc với Agency, xem hiệu suất hiện tại và họ đã quyết định phân bổ lại 50% ngân sách để chạy quảng cáo thương hiệu, chủ yếu nói về các câu chuyện thương hiệu.
50% ngân sách còn lại sẽ tiếp tục chạy các chiến dịch quảng cáo như cũ, tức là tập trung vào bán hàng và hiệu suất.
Kết quả có được: Hãng ô tô này có thêm 49% số lần hiển thị với chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị (CPM) thấp hơn 40%, chi phí mỗi lượt truy cập website (click) thấp hơn 29% và lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao gấp 11 lần.
Quảng cáo bên trái tập trung vào thương hiệu và quảng cáo bên phải tập trung vào bán hàng.
2. Triển khai các hoạt động thương mại đối thoại (conversational commerce) để kết nối sâu hơn với khách hàng.
Sau khi bạn đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng bằng một loạt các câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, hãy cùng xem xét đến giai đoạn tiếp theo của phễu bán hàng – giai đoạn tương tác với khách hàng.
Mặc dù ý tưởng về các thông điệp trực tiếp không phải là một khái niệm mới, nhưng các thương hiệu trong không gian kỹ thuật số về cơ bản chỉ mới bắt đầu nhận ra những giá trị to lớn của nó.
Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương muốn bước sang một trang mới của sự tương tác với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến, đã đến lúc bạn cần làm quen với thuật ngữ: “thương mại đối thoại”, hay còn được gọi là “c-commerce”.
Hãy thử tưởng tượng nếu bạn bước vào một cửa hàng và người đại diện bán hàng ngay lập tức yêu cầu bạn điền vào một biểu mẫu có tên, email và số điện thoại của bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Có lẽ bạn sẽ vô cùng khó chịu hoặc có thể bỏ đi ngay lập tức đúng không? Môi trường trực tuyến về cơ bản cũng tương tự.
Trong thế giới kỹ thuật số luôn luôn biến động và mơ hồ, việc tạo ra một hành trình mua hàng thuận tiện, an toàn và dễ dàng sẽ giúp bạn là người thắng cuộc.
Trong một nghiên cứu gần đây của Facebook, 58% số người được khảo sát cho biết họ cân nhắc sự tiện lợi bên cạnh giá cả khi quyết định nơi mua sắm và 69% cho biết việc có thể nhắn tin trực tiếp cho một doanh nghiệp sẽ giúp họ cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu.
Để đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng này của khách hàng, các thương hiệu hiện đang nhanh chóng dựa vào các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, WhatsApp và Instagram Direct để đáp ứng khách hàng theo những cách thuận tiện nhất.
3. Suy nghĩ lại về việc đo lường trong một tương lai không có hoặc rất ít Cookies.
Sự phổ biến của các trình chặn quảng cáo (ad blockers), các quy định như CCPA và GDPR cùng nhiều cập nhật khác về cách thu thập thông tin người dùng trên nền tảng iOS và Android đều ngụ ý rằng – những người làm marketing nói chung cần phải suy nghĩ lại về cách họ đo lường sự thành công của các chiến dịch quảng cáo và marketing, đồng thời phải đảm bảo tôn trọng sự lựa chọn của mọi người về quyền riêng tư.
Việc sử dụng các phương pháp tiếp cận linh hoạt và chủ động trong cách thu thập dữ liệu là điều bắt buộc khi nói đến việc tối ưu hóa chi tiêu marketing.
Nếu bạn không suy nghĩ lại hay thay đổi cách tiếp cận của mình, có thể bạn sẽ thiếu hụt dữ liệu hoặc thu thập những dữ liệu không chính xác, thứ sẽ giúp bạn ra các quyết định marketing của mình một cách đúng đắn hơn.
Một câu hỏi đặt ra là, làm thế nào bạn có thể chuyển đổi doanh nghiệp của mình để vừa tôn trọng quyền riêng tư của mọi người trong khi vẫn thu thập những thông tin chi tiết có ý nghĩa để phục vụ khách hàng của bạn tốt hơn?
MMM là một công cụ phân tích thống kê từ lâu đã được các nhà quảng cáo sử dụng để hiểu cách các chiến thuật marketing của họ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và mô hình này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tạo ra những hiểu biết chính xác về các phương tiện tuyền thông.
Để hiểu cách hoạt động của mô hình này, hãy xem ví dụ bên dưới từ Bayside Mitsubishi. Vào tháng 3 năm 2021, đại lý ô tô này đã phân bổ một phần lớn ngân sách của mình vào các kênh tiếp thị truyền thống (traditional marketing channels) và đã không tạo ra được mức lợi nhuận mà một đại lý như Mitsubishi cần.
Khi kết hợp với Agency, họ đã triển khai phương pháp MMM nhằm mục tiêu xem xét tổng thể các hoat động marketing hỗn hợp (marketing mix) – thay vì xem riêng lẻ ở từng kênh.
Bayside Mitsubishi sau đó đã chuyển chi tiêu truyền thông từ các kênh cũ (chủ yếu là radio và gửi thư trực tiếp) sang quảng cáo Facebook và Google. Kết quả là, đại lý ô tô đã tăng doanh số bán hàng của mình lên 55% chỉ trong vài tháng trong khi ngân sách chi tiêu lại giảm đi 23%.
Nhìn lại mọi thứ, marketing và quảng cáo luôn là một trò chơi của sự thích ứng và phát triển. Thử nghiệm, khám phá và đo lường quảng cáo kỹ thuật số từ lâu đã đóng vai trò là nền tảng then chốt để thúc đẩy kết quả kinh doanh.
Trong một thế giới mới tràn ngập sự cạnh tranh từ các thương hiệu đang cố giành lấy khách hàng về tay mình, điều quan trọng bạn cần nhớ là:
Một thương hiệu có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai là thương hiệu tập trung vào các kết nối cảm xúc thông qua thương hiệu, tạo ra những trải nghiệm khách hàng liền mạch thông qua thương mại đối thoại và tôn trọng quyền riêng tư của mọi người.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng cách nào các nhà quảng cáo có thể vừa thúc đẩy kết quả qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp vừa có thể xây dựng giá trị thương hiệu. Từ khoá đó chính là các chiến dịch Performance Branding hoặc Brand Performance, sự kết hợp hài hoà giữa Brand Marketing và Performance Marketing (Brandformance). Vậy thực chất Performance Branding là gì? và Marketer có thể ứng dụng nó ra sao cho thương hiệu? Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Performance Branding: Xây dựng giá trị thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất
Nhiều nhà quảng cáo ngày nay phải vật lộn để cân bằng giữa doanh số bán hàng ngắn hạn với sự tăng trưởng của thương hiệu trong dài hạn.
Mặc dù cả hai mục tiêu này đều rất quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động Marketing, nhưng thông thường, chúng được xem là những chiến lược khác biệt nhau.
Performance Branding (Brand Performance) là gì?
Performance Branding là khái niệm được kết hợp từ Performance Marketing và Brand Marketing (Branding), nó chính là chiến lược Marketing trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu kết hợp cả mục tiêu xây dựng giá trị thương hiệu và hiệu suất (thường là bán hàng) trong cùng một chiến dịch.
Trên thực tế, các đội nhóm tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và tiếp thị thương hiệu (brand marketing) hoạt động gần như tách biệt nhau, với các khoản ngân sách và mục tiêu riêng biệt – và cũng thường hay mâu thuẫn với nhau.
Ở một khía cạnh khác, với các nhà quảng cáo áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (performance branding), tức vừa kết hợp yếu tố hiệu suất vừa xây dựng các giá trị thương hiệu, thiết lập sự nhất quán trong thương hiệu, có thể thúc đẩy đáng kể và thu hẹp khoảng cách giữa yếu tố thương hiệu và hiệu suất.
Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất, Facebook đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau, với nhiều nhà quảng cáo trên các ngành hàng khác nhau để có thể có được những nhận định chính xác hơn.
Nghiên cứu cho thấy “có một hiệu ứng hào quang về thương hiệu” được thúc đẩy thông qua các chiến dịch hiệu suất: Các nhà quảng cáo có thể có nhiều lợi ích hơn bằng cách mở rộng chiến lược xây dựng thương hiệu trong khi hiệu suất (hoặc phản hồi trực tiếp) vẫn là mục tiêu chính của chiến dịch.
Xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (Brand Performance).
Nghiên cứu cho thấy rằng các nền tảng như Facebook, do có lượng người dùng lớn với mức độ tương tác cao với người dùng, nó có thể mang lại những giá trị marketing toàn diện thay vì chỉ là các mục tiêu đơn lẻ như hiệu suất.
Các nhà quảng cáo đang chạy các chiến dịch hiệu suất tập trung vào các phản hồi trực tiếp có thể vừa thúc đẩy chuyển đổi trong khi vẫn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) trên quy mô lớn.
Ưu tiên thiết bị di động là chìa khóa chính.
Chìa khóa chính để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu thông qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp là tối ưu hóa các chiến dịch cho thiết bị di động.
Các nhà quảng cáo xây dựng các tài sản hay nội dung sáng tạo dành riêng cho các trải nghiệm trên thiết bị di động sẽ thấy hiệu suất tốt hơn về nhận thức về thương hiệu (brand awareness), mức độ quen thuộc với thương hiệu (brand familiarity) và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall).
Các quảng cáo được tối ưu cho thiết bị di động giúp tăng nhận thức về thương hiệu cao hơn gấp 2 lần so với quảng cáo không được tối ưu.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ các nhà tiếp thị có thể sử dụng để thu hút đối tượng mục tiêu và thúc đẩy kết quả của thương hiệu trên các thiết bị di động:
Giữ cho video của bạn ngắn hơn (dưới 15 giây).
Thu hút ngay sự chú ý với thương hiệu trong vài giây đầu tiên (khoảng 3-5 giây đầu).
Người dùng có thể chủ động tắt hoặc bật âm thanh.
Hiển thị góc chụp hoặc quay tràn màn hình (full-screen).
Xây dựng thương hiệu (Brand Building) mới là yếu tố then chốt.
Trong nghiên cứu, 57% các thương hiệu nhận thấy rằng khi nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) của họ tăng lên thì nhận thức về đối thủ của họ cũng tăng lên tương ứng.
Một lý do chính cho điều này là vì các thương hiệu thiếu đi các hoạt động xây dựng thương hiệu (Brand Building): Thiếu đi các sự nhận diện đặc biệt, các hình ảnh đặc biệt, dễ nhận biết và dễ nhớ.
Nói cách khác, việc không thể hiện rõ bản sắc thương hiệu thường có lợi cho cả các thương hiệu khác trong cùng danh mục sản phẩm hay ngành hàng cụ thể.
Điều này nêu bật lý do tại sao các nhà quảng cáo cần thiết lập bản sắc thương hiệu trong quảng cáo của họ ngay cả khi họ đang chạy các chiến dịch hiệu suất.
Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy rằng các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp trên Facebook có thể thúc đẩy cả kết quả hiệu suất lẫn kết quả về thương hiệu (Brand Performance).
Sử dụng chiến lược Performance Branding có ý nghĩa gì đối với các nhà marketer.
Một khi người làm Marketing coi Performance Branding hay Brandformance là chiến lược, họ sẽ nhắm mục tiêu rộng đến phần lớn các đối tượng mục tiêu trên nền tảng: Nhắm mục tiêu rộng hơn cho phép các nhà quảng cáo linh hoạt hơn trong chiến lược giá thầu và hiệu quả cao hơn trong phạm vi tiếp cận mục tiêu (reach).
Sử dụng các tài sản sáng tạo ưu tiên thiết bị di động: Trong khoảng 3-5 giây đầu tiên của quảng cáo (dưới 15 giây với các video), nhà quảng cáo cần gây được sự chú ý tới các đối tượng mục tiêu.
Liên tục thử nghiệm và học hỏi: Để hiểu cách các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp có thể thúc đẩy hiệu suất và nhận thức về thương hiệu, các nhà quảng cáo nên chạy (nhiều) các thử nghiệm và học hỏi từ các kết quả có được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu xem cách các xu hướng marketing mới đang tận dụng những nội dung được cá nhân hoá và tương tác để thúc đẩy sức mạnh của thương hiệu (Brand Power).
Tương lai của Video Marketing: Tận dụng các nội dung tương tác
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, toàn cầu đối mặt với lạm phát và suy thoái, khi người tiêu dùng thắt chặt ngân sách chi tiêu, nhiệm vụ tạo ra sự tương tác và bán hàng ngày càng trở nên khó khăn với người làm marketing.
Ở những thời điểm này, điều cần làm không phải là nghĩ ra quá nhiều ý tưởng hay chiến lược mới để thử nghiệm mà là tập trung vào những gì được chứng minh là hiệu quả nhất.
Trong phạm vi Content Marketing, khi mục tiêu của các marketer là sử dụng Content hay Nội dung để tối đa hoá hiệu suất Marketing, những nội dung video có tính trực quan cao luôn tỏ ra được lợi thế về mức độ tương tác và cả chuyển đổi, đặc biệt là các video được cá nhân hoá và có thể giải thích cụ thể về một thứ gì đó.
Các video này có sức mạnh lớn trong việc thông báo, thuyết phục và chuyển đổi bằng những cách hấp dẫn, dễ hiểu và đặc biệt chân thực (Authentic Marketing).
Dưới đây là chi tiết về cách video marketing thể hiện sức mạnh của nó.
Những lợi ích của nội dung tương tác và được cá nhân hóa trong video.
Bằng cách kết hợp khả năng tương tác và cá nhân hóa với các video có khả năng giải thích cụ thể một vấn đề gì đó, những người làm tiếp thị có thể tạo ra những nội dung quảng cáo ở một cấp độ cao hơn, cấp độ con người, cấp độ cảm xúc, thứ có thể hỗ trợ tăng tỷ lệ tương tác và chuyển đổi tốt hơn.
Theo một nghiên cứu của Salesforce, “84% khách hàng nói rằng việc được đối xử như một con người chứ không phải là một con số đóng vai trò rất quan trọng trong việc họ cảm nhận như thế nào về thương hiệu.”
Nói một cách dễ hiểu hơn, khách hàng muốn thương hiệu mang lại cảm xúc và ý nghĩa thật cho họ thay vì tìm đến họ chỉ để bán hàng.
Các video tương tác và được cá nhân hóa với nội dung liên quan trực tiếp đến người dùng có thể mang lại những trải nghiệm thú vị và đây chính là nền tảng của mọi hành động như mua hàng hay trung thành.
Tương lai của video marketing, mà chính xác là các video có khả năng giải thích.
Khi các yếu tố công nghệ mới (chẳng hạn như AI) đang giúp việc tạo ra những nội dung tương tác và cá nhân hóa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, tương lai của các video giải thích thực sự rất tươi sáng.
Các công nghệ như Thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và các công nghệ tương tác khác có thể tạo ra những trải nghiệm sống động, đắm chìm, nhập vai, và “rất thực”.
Bằng cách kết hợp các công nghệ mới này với những dữ liệu như lịch sử duyệt web, hành vi mua hàng hay hoạt động của khách hàng trên mạng xã hội; người làm marketing tiếp tục có nhiều cơ hội hơn để tạo ra các video có khả năng giải thích và thúc đẩy tương tác.
Chiến lược Video Marketing.
Theo các số liệu phân tích, có đến 86% marketer sử dụng video marketing cho doanh nghiệp của họ vào năm 2022.
Để nhanh chóng bắt kịp và hưởng lợi từ điều này, dưới đây là những gì bạn có thể làm:
Bước 1.
Bước đầu tiên, hãy xây dựng một kịch bản video ngắn gọn, phù hợp với đối tượng mục tiêu và hình ảnh doanh nghiệp của bạn. Một số lời khuyên dành cho bạn là:
• Xác định đối tượng mục tiêu của bạn thông qua các bản nghiên cứu thị trường, sau đó điều chỉnh kịch bản theo nhu cầu và sở thích của họ.
• Sử dụng ngôn ngữ theo cách gần gũi với đối tượng mục tiêu.
• Đừng quên đưa ra hay lồng ghép các USP của thương hiệu và duy trì một giọng điệu nhất quán phù hợp với hình ảnh và mục tiêu chiến lược của thương hiệu.
Bước 2.
Tiếp theo, bạn nên tạo và tùy chỉnh hình ảnh, âm thanh hay phần lồng tiếng nếu có để tạo ra các video dài từ hai đến ba phút. Dưới đây là một số gợi ý:
• Video nên bao gồm các yếu tố chính của thương hiệu, như cách phối màu, logo hay hình ảnh. Bạn nên đảm bảo rằng bạn đang duy trì chiến lược nội dung và sự riêng biệt (tính độc đáo và duy nhất) của thương hiệu.
• Ngoài ra, để các video thực sự liên quan đến người xem, bạn cũng cần nghiên cứu về sở thích của khách hàng và cân bằng chúng với những gì mà thương hiệu muốn truyền tải.
• Các yếu tố âm thanh như giọng đọc, niọng nam nay nữ, giọng của vùng miền nào…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến video.
• Bạn có thể thêm tên công ty và logo vào video.
• Cuối cùng, một lời kêu gọi hành động (CTA) có lẽ không thể thiếu với các video marketing.
Bước 3.
Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, bạn đang đi đến bước cuối cùng, thêm và chỉnh sửa các hiệu ứng cho video, và bắt đầu phân phối nó cho khách hàng.
Ngoài việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ tích hợp có sẵn trên nền tảng để xây dựng video. Ví dụ với TikTok, người dùng rỏ ra hứng thú hơn với các video tận dụng chính các hiệu ứng mang tính xu hướng trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ít tin tưởng hơn theo hướng những thông điệp một chiều từ thương hiệu mà thay vào đó là nghiên cứu nhiều hơn các nguồn tin từ cộng đồng, Earned Media là chiến lược hiệu quả để xây dựng niềm tin và danh tiếng của thương hiệu.
Tại sao Earned Media là chiến lược hiệu quả để xây dựng danh tiếng thương hiệu
Với tư cách là những người làm marketing, bạn cảm thấy như thế nào khi phải chứng kiến một thương hiệu nào đó tăng trưởng nhanh hơn chỉ vì họ có tên tuổi hay thương hiệu tốt hơn trong khi sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp vượt trội hơn?
Trong bối cảnh này, có lẽ thứ bạn đang nghĩ đến đó là cần xây dựng thương hiệu hay ít nhất là độ nhận biết thương hiệu (nhận thức về thương hiệu).
Trong khi đội nhóm marketing của bạn có nhiều cách khác nhau để thực hiện như đẩy mạnh quảng cáo, PR hay đầu tư nhiều hơn vào Content Marketing, cuối cùng thứ mà bạn cần vẫn là có được niềm tin của người tiêu dùng.
Với sự phát triển ngày càng mạnh của các nền tảng công nghệ và mạng xã hội, khi khách hàng có nhiều cách hơn để tìm kiếm và kiểm chứng nội dung, những nội dung gián tiếp hay những nơi mà ở đó người dùng nói về thương hiệu lại thể hiện được sức mạnh của nó.
Và đây chính là lúc bạn cần tìm hiểu về cái gọi là Earned Media.
Earned Media là gì?
Earned Media thường được dân trong ngành biết đến với tên gọi “Kênh truyền thông mà thương hiệu có được” “phương tiện truyền thông kiếm được” hay “nơi mà khách hàng nói về thương hiệu”.
Earned Media nằm trong bộ các kênh hay phương tiện truyền thông bao gồm: Paid Media (phương tiện truyền thông có trả phí ví dụ như quảng cáo), Owned Media (các kênh do thương hiệu sở hữu ví dụ như website, fanpage, CRM, Chatbot…) và cuối cùng là Earned Media, nơi khách hàng tự hay chủ động nói về thương hiệu.
Ý tưởng đằng sau sự phân chia theo kênh truyền thông này là, giả sử nếu thương hiệu của bạn liên tục quảng cáo để tiếp cận khách hàng, hay liên tục đăng tải các bài đăng lên các Trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram, điều gì sẽ xảy ra hay thương hiệu sẽ “có” được điều gì nếu không có bất cứ ai, cá nhân là khách hàng, người có ảnh hưởng hay tổ chức thứ ba nào đó nói về hay đề cập đến thương hiệu?
Niềm tin của khách hàng là tất cả.
Theo nghiên cứu của tổ chức tư vấn về marketing và PR, Edelman, trong số các yếu tố mà khách hàng cân nhắc trước khi ra quyết định mua hàng, mức độ tin tưởng hay niềm tin với thương hiệu xếp ở vị trí thứ hai sau yếu tố giá bán.
Một trong những cách tốt nhất để có được sự tín nhiệm này của công chúng hay khách hàng mục tiêu đó là thông qua Earned Media, tức các phương tiện truyền thông kiếm được.
Bạn cứ hình dung thế này, thay vì khách hàng tìm kiếm thông tin và thấy một mẫu nội dung nào đó trực tiếp từ thương hiệu với việc “vô tình” bắt gặp một nội dung khác được đăng tải bởi một khách hàng khác hay người có ảnh hưởng, họ sẽ tin tưởng ai, trong trường hợp nếu họ là khách hàng trung thành và có niềm tin cao với thương hiệu thì chắn chắn niềm tin đó vẫn sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay bản thân doanh nghiệp tự định vị mình là những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những nội dung sáng tạo và mới mẻ, các nghiên cứu và phát hiện mới từ thương hiệu cũng là một trong những cách thức hiệu quả để xây dựng danh tiếng và thúc đẩy các bên thứ ba nói về thương hiệu.
Bạn hãy nghĩ về các nhà lãnh đạo thường xuyên chia sẻ các kiến thức về quản trị, lãnh đạo hay kiến thức ngành như Steve Jobs, Jeff Bezos hay Elon Musk bạn sẽ cảm nhận được giá trị của điều này.
Earned Media là cách tốt nhất để không chỉ giúp tăng thêm niềm tin vào thương hiệu mà còn định vị thương hiệu và doanh nghiệp như là những “người có thẩm quyền” trong ngành.
Earned Media cũng giúp cải thiện SEO.
Một lợi ích khác của Earned Media là cách nó ảnh hưởng tích cực đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của thương hiệu hay doanh nghiệp.
Nếu bạn là người am hiểu về SEO, bạn có thể nhận thấy rằng các thuật toán của công cụ tìm kiếm cũng tính đến các chỉ số “độ tin cậy” khi xếp hạng bài viết hay website, điều này giải thích lý do tại sao nhiều bài viết trên các Trang báo lớn vốn không cần tối ưu SEO hay thậm chí là spam SEO nhưng vẫn được xếp thứ hạng cao.
Lý thuyết đằng sau điều này là nếu một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nào đó được nhiều người nói về hay thảo luận (tích cực), nó sẽ có được độ tin cậy cao hơn với các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.
Trong ngành SEO, có một thuật ngữ gọi là E-A-T đại diện cho Expertise, Authority and Trustworthiness cũng nói lên được điều này.
Tóm lại, điểm EAT của tổ chức của bạn càng cao, tổ chức của bạn sẽ hoạt động tốt hơn trong các công cụ tìm kiếm, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến mức độ nhận thức về thương hiệu cao hơn, với sự tin tưởng và tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tốt hơn.
Bài học rút ra khi tận dụng Earned Media để xây dựng danh tiếng thương hiệu là gì?
Thông qua các phân tích ở trên từ MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể thấy được các giá trị mà các kênh truyền thông kiếm được có thể mang lại.
Mặc dù cả Paid Media, Owned Media và Earned Media đều quan trọng và đóng góp các phần giá trị khác nhau, trong môi trường kinh doanh đầy bất ổn hay thậm chí là “nhiều sự nghi ngờ” ngày nay, khách hàng sẽ tìm kiếm và tương tác với các thương hiệu mà họ tin tưởng nhiều hơn.
Ngoài việc đẩy mạnh quảng cáo, các hoạt động Digital Marketing, thương hiệu cần đầu tư nhiều hơn vào những nơi mà ở đó khách hàng và nhiều bên khác sẽ nói về thương hiệu, đó chính là nguồn tin đáng tin cậy nhất và cũng là nơi danh tiếng thương hiệu được hình thành và phát triển.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng MarketingTrips tìm hiểu về chia sẻ từ CMO (Giám đốc Marketing) của Visa về cách người làm marketing có thể tồn tại và phát triển với tư cách là một marketer xuất sắc.
CMO của Visa: Làm thế nào để phát triển như là một Marketer xuất sắc
Bên dưới là chi tiết về cuộc trò chuyện giữa Frank Cooper và FastCompany (FC), Frank Cooper hiện là CMO của công ty dịch vụ tài chính và thanh toán Visa, người cũng từng là CMO tại BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, CMO của gã khổng lồ ngành F&B, PepsiCo và Giám đốc Sáng tạo của công ty truyền thông BuzzFeed.
Điều khiến Cooper trở thành một giám đốc marketing thành công là khả năng áp dụng một niềm tin mạnh mẽ rằng, vai trò của ông là sự kết hợp hài hoà giữa mục đích và văn hoá trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh tổng thể của thương hiệu.
Trích lời từ Chủ tịch của Visa, Al Kelly, ông này gọi Cooper là “sự kết hợp hiếm có giữa một chiến lược gia về sáng tạo thương hiệu với sự nhạy bén trong kinh doanh, và một nhà lãnh đạo luôn hiểu rõ các cơ hội của thương hiệu.”
Cuộc phỏng vấn với CMO Cooper cũng thể hiện rõ các thách thức quan trọng nhất mà tất cả các CMO đều phải đối mặt, cách vai trò của CMO đã thay đổi theo thời gian và nhiều nội dung liên quan đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu.
FC:Bạn đã gia nhập Visa được một năm. Đâu là điều ngạc nhiên hoặc khác biệt lớn nhất giữa ý tưởng ban đầu của bạn về Visa và cách bạn nhìn nhận nó hiện tại?
Frank Cooper: Điều ngạc nhiên lớn nhất có lẽ là công việc kinh doanh thực sự rất phức tạp. Đó là một tổ chức lớn và có quá nhiều thứ thay đổi cùng một lúc.
Chúng tôi có mã QR, chỉ cần nhấn để thanh toán (tap to pay), có các phương pháp thanh toán không chạm, bạn có thể chuyển tiền, thanh toán, được trả tiền, trao đổi NFT hoặc trao đổi bất kỳ thứ gì có giá trị trong thế giới trò chơi (Gaming).
FC:Visa là một thương hiệu hấp dẫn bởi vì, một mặt, công việc của bạn là tiếp cận và trình bày sự phức tạp đó với thế giới (và người tiêu dùng mục tiêu), mặt khác, Visa cũng là nhà tài trợ lớn tại các sự kiện mang tính toàn cầu như Thế vận hội và World Cup?
Frank Cooper: Một trong những điều tôi thực sự muốn làm xoay quanh khía cạnh tài trợ là tránh xa cái mà tôi gọi là “lạm dụng văn hoá”, nơi mà chúng tôi chỉ đơn giản là tài trợ và cố gắng để có được những ánh hào quang từ điều đó. Tôi không bác bỏ điều đó, tuy nhiên liệu có một cách nào khác để chúng tôi có thể gia tăng giá trị cho trải nghiệm của người hâm mộ, vận động viên hay các nghệ sĩ không? Nếu không, việc chúng tôi xuất hiện cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí càng xuất hiện thương hiệu sẽ càng bị ảnh hưởng. Cách tài trợ truyền thống vẫn có giá trị, tuy nhiên sẽ là có nhiều giá trị hơn nếu chúng tôi đóng góp hay truyền tải một thứ gì đó thực sự có ý nghĩa.
FC:Giám đốc Marketing từ lâu đã là một trong những công việc có thời gian giữ vị trí ngắn nhất trong lớp C-suite [trung bình mỗi CMO chỉ ở vị trí cửa họ từ khoảng 18 đến 24 tháng] và vai trò này cũng đã thay đổi khá nhiều ngoài những thứ liên quan đến sáng tạo hay performance marketing. Bạn sẽ đưa ra lời khuyên nào cho các CMO (cũng như những ai đang mong muốn trở thành CMO) để họ có thể phát triển tốt hơn và “tại vị” lâu hơn?
Frank Cooper: Lời khuyên của tôi dành cho bất kỳ CMO nào, đặc biệt là với những ai lần đầu làm CMO là trước hết bạn phải xây dựng một mối quan hệ sâu sắc và chân thật nhất với cả CEO (Giám đốc điều hành) và CFO (Giám đốc Tài chính). Để làm được điều đó, bạn không thể chỉ nói theo ngôn ngữ của những người làm marketing. Bạn phải nói bằng ngôn ngữ về cách bạn đang thúc đẩy sự tăng trưởng và dịch những gì bạn đang làm sang ngôn ngữ mà họ có thể hiểu.
Nói vậy không có nghĩa là bạn cần phải “hy sinh” hay thay đổi bất kỳ chiến thuật marketing nào; nó chỉ đơn giản là việc thay đổi cách diễn đạt. Thách thức lớn nhất mà tôi đã từng thấy là kỳ vọng của các CEO và CMO rất khác nhau hoặc kết quả mong đợi từ các CFO sẽ rất khác với kết quả mà Marketing đang mang lại cho doanh nghiệp.
CMO có thể nói là vị trí cao nhất của các Marketer. Với vị trí này, bạn đang cố gắng thay đổi nhận thức và hành vi, bạn cố gắng thuyết phục người tiêu dùng của mình và hơn thế nữa. Bạn cũng cần áp dụng logic tương tự đối với các C-suite. Tôi vẫn gọi cái này là “Marketing trong doanh nghiệp”.
FC:Bản thân công việc của các CMO đã phát triển như thế nào trong thập kỷ qua?
Frank Cooper: Theo tôi, đó là một sự thay đổi rất lớn. Rất nhiều người coi công việc của CMO là tạo ra những bước ngoặt lớn: Tạo ra “sức nóng trên thị trường mục tiêu“, tạo ra nhiều nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), xây dựng thị phần hay khiến mọi người bàn tán về thương hiệu. Trong một thập kỷ rưỡi qua, điều này trở thành nguồn gốc của nhiều vấn đề khi các thành viên C-suite đặt câu hỏi rằng điều đó tạo ra giá trị như thế nào cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, điều đó liên quan như thế nào tới doanh thu và lợi nhuận.
Theo tôi, đây chính là lý do chính mà nhiều năm trở lại đây khái niệm Performance Marketing lại trở nên phổ biến đến vậy, các Marketer coi đó là con đường duy nhất họ có thể đi. Tuy nhiên, chuyện gì đến cũng phải đến, cuối cùng, người ta nhận ra rằng mặc dù điều đó có thể tạo ra lợi ích trong ngắn hạn, nhưng các yếu tố dài hạn như giá trị thương hiệu dường như bị bỏ ngỏ.
Trong vòng 5 đến 10 năm qua, thay đổi đáng chú ý nhất mà tôi nhận thấy là sự chồng chéo ngày càng tăng giữa thương hiệu (Brand) và danh tiếng (Reputation). Trong khi thương hiệu tập trung hoàn toàn vào khách hàng và tạo ra các giá trị thương mại, còn Danh tiếng liên quan nhiều hơn đến tính hợp pháp của doanh nghiệp trong xã hội. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Mọi người muốn một thương hiệu đáp ứng được kỳ vọng của họ với tư cách là người tiêu dùng, nhưng họ cũng quan tâm đến các giá trị của thương hiệu đó. Một nhân viên được đối xử như thế nào? hay [Doanh nghiệp] đóng góp gì cho xã hội? Tất cả đều được quan tâm.
FC:Bạn nghĩ gì về nhiều tuyên bố cho rằng cái gọi là “mục đích thương hiệu” (Brand Purpose) thực sự đã không còn tồn tại?
Frank Cooper: Tôi vẫn là một người tin tưởng sâu sắc vào khả năng lãnh đạo có mục đích (purpose-driven leadership) và xây dựng thương hiệu có mục đích (purpose-driven branding).
Nhưng dần dần, khi bắt đầu áp dụng, mọi người đã hiểu sai ý nghĩa thực sự của những khái niệm này. Họ tin rằng, lãnh đạo và xây dựng thương hiệu có mục đích có nghĩa là doanh nghiệp hay thương hiệu phải xử lý hết tất cả những vấn đề xã hội đang tồn tại, đây là một nhận định chưa đúng đắn.
Toàn bộ ý tưởng của điều này với tôi là hãy gắn nó với các mô hình hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, với những gì doanh nghiệp có thể làm với mục tiêu là đóng góp tích cực cho xã hội theo một cách nào đó. Nếu bạn là Amazon, bạn đang cung cấp một dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian cho mọi người, và đối với mọi người, tiết kiệm thời gian cũng là một cách để tiết kiệm tiền.
FC:Trong một môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, bạn thấy mọi thứ đang đi về đâu? và bạn hào hứng nhất với điều gì?
Frank Cooper: Nhìn chung, tôi rất hào hứng với trò chơi điện tử (video gaming) và đặc biệt là sự trao đổi giá trị diễn ra ở đó. Tôi hào hứng vì nó chính là một cánh cửa phụ dẫn đến thứ cuối cùng gọi là metaverse.
Tôi cũng hào hứng với những nhà sáng tạo nội dung trò chơi, bởi vì những gì chúng ta đang thấy trên nhiều khía cạnh khác nhau đó là cộng đồng người sáng tạo đang phát triển rất mạnh mẽ trong xã hội, từ trên mạng xã hội đến trò chơi (Game) hay âm nhạc.
Đó là một trong những cơ hội thú vị nhất mà tôi thấy trên thị trường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo mới đây của nền tảng lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) Sprout Social tiết lộ nhiều dữ liệu quan trọng về cách người dùng tương tác và kỳ vọng từ thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.
Báo cáo: Người tiêu dùng cần gì từ thương hiệu trên mạng xã hội
Sprout Social vừa công bố báo cáo mới với nhiều dữ liệu dữ liệu quan trọng cho các Social Media Marketer, từ cách người tiêu dùng tương tác với nội dung và kỳ vọng từ các thương hiệu họ theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội, sự phổ biến của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và hơn thế nữa.
Trước hết, báo cáo tiết lộ rằng, mức độ sử dụng của các nền tảng mạng xã hội đang ngày càng gia tăng, lý do người tiêu dùng chọn theo dõi và tương tác (engagement) với thương hiệu cũng không ngừng thay đổi theo thời gian.
Những lý do chính khiến người tiêu dùng chọn theo dõi thương hiệu bao gồm (theo thứ tự giảm dần):
Để cập nhật thông tin về sản phẩm và dịch vụ.
Để nhận các khuyến mãi nếu có.
Được giải trí thông qua các nội dung hài hước và vui vẻ.
Để kết nối giá trị giữa thương hiệu với cá nhân họ.
Trong khi yếu tố giá trị (Value) và sứ mệnh (Mission) đóng một vai trò rất quan trọng trong cách người tiêu dùng đánh giá và nhìn nhận về thương hiệu, các marketer dường như ít chú trọng đến điều này.
Dưới đây là những gì mà người tiêu dùng cảm thấy THIẾU từ thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.
Các nội dung phi thương mại và mang tính xác thực cao (Authentic Content).
Tính minh bạch trong cách doanh nghiệp kinh doanh và truyền tải giá trị.
Các thông tin về cách sản phẩm được sản xuất.
Các nội dung mang tính giáo dục liên quan đến ngành nghề của doanh nghiệp.
Các nội dung do người tiêu dùng tạo ra (UGC) hoặc nội dung trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng (Testimonials Content).
Về tổng thể, người tiêu dùng mong đợi ít phải xem hơn các nội dung khuyến mãi hay mang tính “quảng cáo“, thay vào đó họ muốn thấy các nội dung mà họ có thể tin tưởng được.
Tiếp đó, người tiêu dùng cũng kỳ vọng các thương hiệu có thể phản hồi lại họ một cách nhanh hơn (tăng cao hơn so với năm 2022):
16% khách hàng kỳ vọng họ được phản hồi trong vòng vài phút.
23% muốn được phản hồi trong 2-3 giờ.
30% muốn được phản hồi cùng ngày.
Trên đây là các nội dung đáng chú ý nhất từ báo cáo, bạn có thể tải xuống báo cáo đầy đủ tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tham khảo nhanh các mục tiêu Marketing mà thương hiệu có thể cần đạt được thông qua các chiến dịch Marketing khác nhau.
[Checklist] Các mục tiêu xây dựng chiến dịch MarketingKhi nói đến khái niệm marketing, chúng ta hiểu rằng sẽ không có bất cứ một khái niệm nào được cho là toàn diện hay chính xác hoàn toàn, hay cũng sẽ không có bất cứ mô hình nào đại diện cho sự thành công của các doanh nghiệp.
Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể như quy mô doanh nghiệp, mục tiêu tăng trưởng hay ưu tiên trong từng giai đoạn kinh doanh mà các hoạt động marketing sẽ cần phải linh hoạt để theo đuổi những mục tiêu khác nhau.
Dưới đây là một số kiểu chiến dịch marketing dựa vào từng tiêu chí khác nhau mà bạn có thể tham khảo (và mở rộng thêm từ danh sách này).
Các chiến dịch Marketing theo mục đích:
Mức độ nhận biết về sản phẩm, thương hiệu (Brand Awareness).
Như bạn có thể thấy, tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau, bạn cần xây dựng những kiểu chiến dịch hay tập trung vào những thành phần khác nhau để chiến dịch được tối ưu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Top 10 xu hướng Social Media 2023 (Mạng xã hội) đáng mong đợi nhất. Từ sự nổi lên của các nền tảng mạng xã hội kiểu mới đến sự thích ứng rộng hơn của vũ trụ ảo Metaverse, tất cả đều là những thứ mà những người làm Marketing không thể bỏ qua.
Top 10 Xu hướng Social Media 2023 cho Digital Marketers
Theo dữ liệu từ báo cáo của Talkwaker và Khoros, dưới đây là 10 xu hướng Social Media đáng theo dõi nhất vào năm 2023 mà người làm Marketing không thể bỏ qua.
Tóm tắt 10 xu hướng Social Media (mạng xã hội) 2023 đáng mong đợi nhất.
Xu hướng Social Media đầu tiên trong năm 2023 là cookies hay dữ liệu của bên thứ ba sẽ biến mất.
Social Media sẽ cần phải đáp ứng một tiêu chuẩn xã hội mới.
Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung (Decentralized Social Media) sẽ là xu hướng lớn tiếp theo trên không gian mạng xã hội trong 2023.
Multi-sensory Social Media sẽ nổi lên như một phương thức giúp tối đa hoá trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng.
Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng.
Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.
Các hoạt động phân tích dự báo sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp làm Marketing sẽ là xu hướng Social Media tiếp theo trong 2023.
Tính bền vững sẽ là chìa khoá phát triển cho các doanh nghiệp.
Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.
Xây dựng cộng đồng nên là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu.
Hãy cùng khám phá chi tiết từng xu hướng thông qua bài viết bên dưới từ MarketingTrips.
1. Xu hướng Social Media (mạng xã hội) đầu tiên trong năm 2023 là cookies hay dữ liệu của bên thứ ba sẽ biến mất.
Sau nhiều năm chuẩn bị và thử nghiệm, 2023 sẽ là năm mà hầu hết cookies hay dữ liệu của bên thứ 3 sẽ không còn tác dụng. Gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Google cũng sẽ sớm giới thiệu Privacy Sandbox APIs, tính năng thay thế cho Cookies.
Cookies của bên thứ ba từ lâu là công cụ đắc lực giúp cung cấp nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa trên nền tảng web, các đơn vị thu thập dữ liệu sử dụng dữ liệu này của người dùng để phục vụ cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting).
Trong khi người dùng ngày càng lo ngại về việc dữ liệu của họ bị thu thập trái phép, 70% nhà quảng cáo cảm thấy rằng quảng cáo kỹ thuật số nói chung sẽ vô cùng khó khăn nếu cookies bị loại bỏ.
Thách thức cho các thương hiệu.
Một khi việc thu thập dữ liệu trở nên khó khăn hơn, làm thế nào các thương hiệu sẽ theo dõi chuyển đổi của khách hàng trong khi vẫn có thể tạo ra nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, thứ mà khách hàng vẫn kỳ vọng?
Giải pháp cho thương hiệu.
Trong thế giới không cookies, làm thế nào các doanh nghiệp biết được khách hàng của họ đang kết nối với thương hiệu ở đâu và như thế nào? Social Listening chính là chìa khoá.
Social Listening cho phép các thương hiệu khám phá hầu hết các nội dung hay điểm chạm của khách hàng với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, các hội nhóm và diễn đàn, hay thậm chí là qua các nền tảng web.
Social Listening là một trong những giải pháp hiệu quả để tìm kiếm insight của khách hàng và khách hàng tiềm năng.
2. Social Media (Mạng xã hội) sẽ cần phải đáp ứng một tiêu chuẩn xã hội mới.
Không phải tất cả mọi thứ trên internet đều là thật. Đặc biệt là trên Social Media.
Và bây giờ, hầu hết chúng ta đều có thể chứng kiến sự thật này. Các thương hiệu, cá nhân và thậm chí cả phía chính phủ đều đang phải đối phó với những hậu quả mà tin tức giả mạo (Fake News) đã để lại.
Trong khi đó, deepfake (một công nghệ làm giả) hay những nội dung do AI tạo ra cũng đang cố gắng đánh lừa người xem bằng những thứ vốn không có thật.
Khi người tiêu dùng cần tin tưởng vào những nội dung mà họ tương tác, vào năm 2023, bạn có thể kỳ vọng rằng nhiều thương hiệu hay nền tảng mạng xã hội hơn sẽ cần phải thể hiện những tiêu chuẩn xã hội mới, từ sự chính trực đến tính xác thực và hơn thế nữa.
Giải pháp cho thương hiệu.
Tùy thuộc vào sản phẩm hay sứ mệnh thương hiệu (Brand Mission), các doanh nghiệp hãy sử dụng các chiến lược nội dung tập trung vào việc giúp đối tượng mục tiêu hiểu về cách thương hiệu sử dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của họ.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường hay công cụ Social Listening để hiểu cách đối tượng mục tiêu quan tâm đến quyền riêng tư.
Kiểm tra lại các nguồn cộng tác (như influencer hay các đối tác, v.v.) với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Sử dụng các công cụ tự động để cảnh báo hay nhắc nhở thương hiệu trong trường hợp có khủng hoảng (thương hiệu) xảy ra.
3. Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung (Decentralized Social Media) sẽ là xu hướng lớn tiếp theo trên không gian mạng xã hội trong 2023.
Liên quan đến khái niệm mạng xã hội, sự thiếu kiểm soát của cá nhân trên nền tảng hiện đang là một vấn đề lớn.
Tất cả những thứ như các nội dung được phép đăng, cách dữ liệu đang được thu thập và lưu trữ hay các loại kiểm duyệt khác, v.v., đều được định hình và quy định bởi chủ sở hữu của các nền tảng, người dùng về cơ bản là không có quyền kiểm soát hay định đoạt.
Vào năm 2023 và xa hơn nữa, khi các nền tảng mạng xã hội phi tập trung cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn về tất cả những nội dung liên quan đến họ trên nền tảng, một sự trỗi dậy của các nền tảng kiểu này sẽ được chứng kiến rõ và nhiều hơn.
Khi người dùng vừa mong muốn có được nhiều quyền kiểm soát hơn, đồng thời, họ cũng lo ngại về quyền tự do ngôn luận trên nền tảng, các nền tảng mạng xã hội kiểu mới cũng cần phải tập trung giải quyết những vấn đề này.
Giải pháp cho thương hiệu.
Khi đối tượng mục tiêu chuyển sang thử nghiệm các nền tảng mới, các thương hiệu cũng sẽ có cả những thách thức và cơ hội mới.
Khi mọi người tìm kiếm các nền tảng riêng tư để kết nối với các cộng đồng cá nhân khác hay các cộng đồng với các chủ đề nội dung cụ thể (topic-based communities), việc hiểu cách đối tượng mục tiêu tương tác và kỳ vọng là chìa khóa cho các thương hiệu.
4. Multi-sensory Social Media sẽ nổi lên như một phương thức giúp tối đa hoá trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng.
Với tư cách là những người làm marketing, chúng ta thấy rằng, các xu hướng tiêu thụ nội dung đã liên tục thay đổi trong những năm vừa qua, từ các định dạng video ngắn (short-form video) đến âm thanh xã hội (Podcast). Và trên thực tế, không có một định dạng nào có thể thống trị trong dài hạn.
Vào năm 2023, khi chúng ta tiến gần hơn với ‘thế giới internet của các giác quan’ (một nền tảng kết hợp các yếu tố công nghệ khác nhau để tạo ra các trải nghiệm đa giác quan kỹ thuật số), các nền tảng mạng xã hội theo kiểu đa giác quan (Multi-sensory Social Media) sẽ tiếp tục là xu hướng.
Các nền tảng này không chỉ giúp kích thích người tiêu dùng theo những cách tương tác mới hấp dẫn hơn, nó còn cung cấp các định dạng nội dung (Content format) mà họ yêu cầu.
Các thương hiệu sẽ đầu tư mạnh hơn nữa vào việc đưa các yếu tố giác quan vào trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng, từ trò chơi hóa (Gamifications) đến các trung tâm kỹ thuật số nhập vai (Immersive Digital Malls). 45% người tiêu dùng kỳ vọng đây sẽ là xu hướng chủ đạo vào năm 2030.
5. Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, người tiêu dùng đang ngày càng coi mạng xã hội là một nơi không chỉ để giải trí mà còn là để mua sắm, khái niệm Social Commerce hay thương mại xã hội ra đời và phát triển.
Cũng giống như Influencer Marketing cách đây một vài năm trước, Social Commerce đang thể hiện vai trò của mình. Ở một số khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, 49,5% người dùng mạng xã hội đã mua hàng trên mạng xã hội, so với 44% ở Mỹ.
Thương mại xã hội ở Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 14,3% tổng doanh số thương mại điện tử (eCommerce) vào năm 2023, so với chỉ 4,9% ở Mỹ.
Mặc dù mua sắm trong ứng dụng đang được xem là xu hướng, không phải khu vực nào hay nhóm người tiêu dùng nào cũng mong muốn cách thức mua sắm này.
Giải pháp cho thương hiệu.
Nếu khách hàng mục tiêu của các thương hiệu hiện đang ở trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như YouTube, WhatsApp hay Facebook, hãy nghiên cứu xem liệu họ có đang mua hàng trong ứng dụng hay không hay trải nghiệm mua hàng của họ hiện đang như thế nào.
Tận dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening Tool) để thấu hiểu các insights của khách hàng cũng nên là ưu tiên hàng đầu để khám phá những thứ mà khách hàng không muốn chia sẻ trực tiếp với thương hiệu.
6. Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.
Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.
Trong những năm trở lại đây, khái niệm Metaverse, tức sự kết hợp giữa thực tế kỹ thuật số, thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) đang trở thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm.
Facebook đổi tên thành Meta và từ đó không ngừng đầu tư vào Metaverse, trong khi các công ty công nghệ lớn như Microsoft và Tencent cũng đang xây dựng các dự án Metaverse cho riêng mình.
Với giá trị thị trường tiềm năng ước tính khoảng 800 tỷ USD đến năm 2030, nhiều doanh nghiệp và thương hiệu hơn được kỳ vọng là sẽ tiếp tục gia nhập vào Metaverse vào năm 2023 và hơn thế nữa.
Bà Rebeca Ricoy Paramo, Giám đốc Marketing của Duolingo, một trong những nền tảng học ngoại ngữ lớn nhất thế giới cho biết:
“Chúng tôi đang kiếm tất cả các lựa chọn thay thế và khả năng của mình trong Metaverse. Tôi nghĩ rằng 2023 vẫn sẽ tiếp tục là một năm của sự khám phá, nơi nhiều thương hiệu hơn sẽ gia nhập và tìm kiếm cơ hội trong Metaverse.”
7. Các hoạt động phân tích dự báo sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp làm Marketing sẽ là xu hướng Social Media tiếp theo trong 2023.
Mặc dù các hoạt động phân tích dự báo (Predictive Analytics) không phải là mới, trong năm 2023, nhiều Marketer hay chuyên gia Social Media hơn bắt đầu tích hợp hoạt động phân tích dự báo vào quy trình vận hành Marketing của họ.
Social Listening cùng với đó là sự phát triển của các nền tảng được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), sẽ giúp người làm digital marketing dự báo chính xác hơn các kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như các hiệu suất đầu ra dựa vào các dữ liệu lớn hiện có.
Khả năng mang lại rất nhiều tiềm năng, với khả năng nhìn vào tương lai của một xu hướng, chủ đề hoặc chiến dịch và hiểu cách nó sẽ thích ứng trong những tháng tới.
Trong khi hiện chỉ có khoảng 42% marketer cho biết họ có năng lực dự báo này, kỳ vọng sẽ thay đổi vào năm 2023.
Giải pháp cho thương hiệu.
Ngay cả khi việc phân tích dự báo không phải là mới đối với thương hiệu, bạn vẫn có thể có thêm được rất nhiều cơ hội nếu biết cách tận dụng chúng.
Bằng cách sử dụng dữ liệu có được từ hoạt động lắng nghe mạng xã hội hoặc dữ liệu từ CRM, doanh nghiệp có thể vận dụng chiến thuật storytelling để xây dựng và kể các câu chuyện thương hiệu xoay quanh nhu cầu và cuộc sống của khách hàng.
8. Tính bền vững sẽ là chìa khoá phát triển cho các doanh nghiệp.
Khi nhận thức về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng hơn, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội của các thương hiệu (được thể hiện trên cả các nền tảng Social Media).
Từ góc nhìn này, vào năm 2023, để trở nên khác biệt hơn, các thương hiệu cần phải thể hiện nhiều hơn các trách nhiệm của họ với cộng đồng và người tiêu dùng.
Người tiêu dùng sẽ mong muốn được nghe những thông điệp thương hiệu có ý nghĩa, họ không chỉ quan tâm đến các thuật ngữ chung chung như tính bền vững mà họ cần chứng kiến những hành động thiết thực từ phía các thương hiệu (và từ chính họ).
82% người tiêu dùng muốn các doanh nghiệp đặt yếu tố con người và môi trường toàn cầu lên trước lợi nhuận của họ.
9. Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.
Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.
75% người tiêu dùng nói rằng đại dịch đã thúc đẩy những thay đổi lâu dài trong hành vi và sở thích của họ, và một trong số đó là họ có ít thời gian và sự tập trung hơn.
Nói cách khác, họ giờ đây coi trọng thời gian gian – ngay cả khi nói đến các tương tác với thương hiệu.
Thách thức mới cho các thương hiệu là làm thế nào họ có thể giảm tải thời gian để khách hàng có được sản phẩm, từ lúc tìm hiểu đến quá trình vận chuyển.
Bằng cách tận dụng các nền tảng mạng xã hội, các công cụ tự động và tối ưu trải nghiệm trên từng điểm chạm, các thương hiệu cần phải coi trải nghiệm của khách hàng là thứ quan trọng không kém gì chất lượng của sản phẩm.
Vào năm 2023, hy vọng sẽ có nhiều thương hiệu hơn xây dựng các kênh hỗ trợ truyền thông xã hội trong suốt hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey), cho phép người tiêu dùng phản hồi nhanh chóng và tức thời hơn.
10. Xây dựng cộng đồng nên là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu.
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, đại dịch đã làm thay đổi cách người tiêu dùng kỳ vọng từ các thương hiệu và cách họ tương tác với các thương hiệu, một xu hướng hành vi khác là họ ngày càng coi trọng các ý kiến từ cộng đồng, xây dựng cộng đồng thương hiệu theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc cho các doanh nghiệp.
Vào năm 2023, bên cạnh việc cá nhân hoá các điểm chạm nhỏ của khách hàng với thương hiệu, các thương hiệu nên hướng tới việc xây dựng các cộng đồng thương hiệu rộng lớn hơn, nơi có nhiều người hơn cùng chia sẻ về một sở thích hay kỳ vọng nào đó.
Các thương hiệu sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn để hiểu những thứ xoay quanh khách hàng, xác định chính xác ai hay thứ gì đang thực sự thúc đẩy động cơ mua hàng và tương tác của họ với các thương hiệu và hơn thế nữa.
66% các cộng đồng thương hiệu nói rằng cộng đồng của họ đã giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
Kết luận.
Vào năm 2023, dù cho thương hiệu của bạn đang tiếp cận theo chiến lược nào, tận dụng xu hướng Social Media2023 nào để thúc đẩy doanh nghiệp, có một điều quan trọng hơn mà bạn cần lưu ý đó là nên đặt khách hàng của mình lên ưu tiên hàng đầu, tìm hiểu xem họ thực sự muốn điều gì và biến thương hiệu trở thành một phần (không thể thiếu) trong cuộc sống của họ (cũng như giữa các tương tác hàng ngày của họ).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi AI hay Generative AI không còn là thuật ngữ mới với người làm marketing nói chung, tuỳ thuộc vào từng loại doanh nghiệp khác nhau mà AI đang được sử dụng theo những cách khác nhau.
Người làm Marketing đang sử dụng Generative AI như thế nào?
Kể từ được ra đời và trở nên phổ biến, AI hay trí tuệ nhân tạo trở thành một phần quan trọng không chỉ trong thế giới làm công nghệ mà còn cả trong ngành kinh doanh.
Các ứng dụng của công nghệ AI đã thực sự mở ra một cánh cửa mới dẫn vào một thế giới với những khả năng mới, với những thứ mà con người bình thường không thể thực thi được hay không thể hoàn thành một cách tối ưu nhất.
Đối với ngành marketing, theo nghiên cứu mới đây từ LocaliQ, các marketer cũng không nằm ngoài làn sóng này, tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp với từng quy mô khác nhau, họ đang sử dụng AI theo những cách khác nhau.
Dưới đây là một số con số đáng chú ý nhất.
Các công cụ AI được sử dụng phổ biến nhất.
Hơn 55% doanh nghiệp đang sử dụng chatbot AI ChatGPT của OpenAI.
42% đang sử dụng Copy AI
36% đang sử dụng Jasper.ai
29% sử dụng Peppertype.ai
28% sử dụng Lensa
25% sử dụng Dall-E
24% sử dụng Midjourney
Kỳ vọng của doanh nghiệp với AI.
45% doanh nghiệp kỳ vọng AI sẽ giúp cải thiện hiệu suất marketing và bán hàng của doanh nghiệp.
64% tin rằng AI sẽ giúp tăng năng suất lao động.
Các kiểu nội dung (Content) mà doanh nghiệp đang tận dụng AI để xây dựng.
Mặc dù AI rõ ràng là đang mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó cũng đi kèm với không ít các lo ngại.
25% lo rằng AI sẽ làm giảm lưu lượng truy cập vào website (web traffic).
22% doanh nghiệp tin rằng AI sẽ là một cản trở tới quy trình làm việc (workflow) của doanh nghiệp.
75% người tiêu dùng lo ngại về tình trạng thông tin sai sự thật được cung cấp từ AI.
Với tư cách là người làm marketing, ở giai đoạn hiện tại, bạn chỉ nên sử dụng AI để tìm kiếm ý tưởng và xây dựng định hướng hơn là các nội dung cuối cùng cho người tiêu dùng hay khách hàng, yếu tố trách nhiệm vẫn là cần thiết khi nói về cách sử dụng AI trong marketing hay các hoạt động kinh doanh khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua một báo cáo mới đây, nền tảng quản trị cộng đồng và mạng xã hội Khoros đã chia sẻ vô số insights về cách thương hiệu có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
Báo cáo cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng
Theo đó, nếu bạn là một marketer và bạn đang thắc mắc điều gì thực sự có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng (Customer Loyalty) trong thời đại truyền thông mạng xã hội (Social Media) và bạn nên tập trung vào điều gì để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình, báo cáo mới đây từ nền tảng quản trị cộng đồng và mạng xã hội Khoros sẽ thực sự hữu ích.
Trước hết, Khoros nhận thấy rằng chỉ 1/5 người tiêu dùng tự coi mình là “người trung thành với thương hiệu”, với hơn 59% người tiêu dùng có thể hiện các mức độ yêu thích thương hiệu nhất định (mặc dù họ cũng khá cởi mở với các mức độ khác).
Trong thế giới mới, nhờ sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ, khi khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn hay truy cập chúng một cách dễ dàng hơn, khái niệm lòng trung thành với thương hiệu ngày càng khó duy trì hơn.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là thương hiệu không có bất cứ một phương thức nào để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Theo số liệu khảo sát, dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cái gọi là lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu:
Một sản phẩm tuyệt vời (80%).
Giảm giá (có thể tin tưởng được) – 53%.
Các chương trình phần thưởng cho khách hàng (39%).
Khách hàng được phản hồi và ý kiến phản hồi đó được doanh nghiệp ghi nhận (27%).
Tiếp đó, báo cáo cũng nêu bật tầm quan trọng của các điểm chạm của khách hàng với thương hiệu:
“Các thương hiệu nên gặp gỡ khách hàng ở bất kỳ đâu và truyền tải các thông điệp phù hợp. Ví dụ: 42% người tiêu dùng thuộc Gen Z sử dụng Instagram để kết nối với các thương hiệu, so với 33% người tiêu dùng không thuộc Gen Z. Tuy nhiên, 63% Gen X lại thích giao tiếp trên Facebook hơn.”
Báo cáo của Khoros cũng xem xét giá trị của cộng đồng thương hiệu (brand communities) và cách một cộng đồng tích cực, gắn bó có thể giúp nâng cao lòng trung thành.
Các nhóm có thương hiệu (Branded Group) trên Facebook và LinkedIn là những ví dụ cụ thể về một cộng đồng thương hiệu, nơi khách hàng được tương tác, chia sẻ và nhận được phản hồi.
Thương hiệu càng tích cực tương tác với khách hàng thì lòng trung thành và sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu càng cao và ngược lại.
Trên đây là một số ý chính có trong báo cáo, bạn có thể tải xuống toàn bộ báo cáo tại đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa xuất bản một hướng dẫn mới giúp các giám đốc marketing (CMO) và giám đốc tài chính (CFO) đo lường hiệu quả của các hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp.
[Download] Hướng dẫn đo lường hiệu quả truyền thông cho CMO và CFOTrong bối cảnh khi nền kinh tế đang chứng kiến nhiều sự kiện bất lợi, suy thoái và lạm phát đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, cùng với đó là hàng loạt doanh nghiệp phải sa thải nhân sự và cắt giảm chi tiêu, việc đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing nói riêng và truyền thông nói chung đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
Trong khi các giám đốc tài chính (CFO) được yêu cầu phải chứng minh được ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư), giám đốc marketing (CMO) có sứ mệnh nâng cao giá trị của việc sử dụng truyền thông. Lãng phí là điều cấm kỵ.
Bản hướng dẫn đo lường hiệu quả truyền thông mới của Google là kim chỉ nam cho CMO và cả CFO. Nội dung có 3 phần chính:
Xây dựng các nguyên tắc cơ bản với mục tiêu là có thể xem xét toàn bộ hành trình của khách hàng (Customer Journey), thiết lập KPI và các cấu trúc số liệu rõ ràng, bao gồm cả kết quả về hiệu suất (Performance Marketing) và thương hiệu (Brand Marketing).
Triển khai một hệ sinh thái đo lường bằng cách tìm hiểu cách áp dụng mô hình phân bổ, tiếp thị hỗn hợp (marketing mix), thúc đẩy thương hiệu và kết quả bán hàng.
Xây dựng một chu trình thử nghiệm và học hỏi bằng cách xây dựng nên một nền văn hóa học tập và thực hành liên tục, tạo ra các giả thuyết mới, cũng như tăng cường việc nhân rộng các chiến thuật đã được chứng minh là có hiệu quả.
Bản hướng dẫn cũng hữu ích trong việc cấu trúc lại các nỗ lực hiệu quả truyền thông của các CMO, giúp các CFO hiểu hơn về cách thức đo lường hiệu quả và hơn thế nữa.
Bằng cách kết hợp sức ảnh hưởng của PR với các hoạt động marketing khác như Branding, Content Marketing, Quảng cáo hay Digital Marketing, thương hiệu có thể thúc đẩy mạnh mẽ hiệu suất của doanh nghiệp và thương hiệu.
Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu
Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, khi PR dường như ít được các doanh nghiệp đầu tư hơn và thay vào đó coi các nền tảng mạng xã hội là chìa khoá chính, bản chất và vai trò của PR với doanh nghiệp vẫn ít thay đổi. Bằng cách kết hợp nó với các phương thức tiếp cận marketing khác, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để gây sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu và xây dựng lợi thế trên thị trường.
Một chiến lược PR thành công không chỉ tạo ra được tiếng vang trên thị trường, xây dựng danh tiếng thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu trở thành một điểm lựa chọn trong tâm trí của người tiêu dùng.
Tại sao PR lại có sức hút như vậy.
Khi nói đến khái niệm PR, người ta thường nghĩ đến các bài báo in, các sự kiện trực tiếp hay các nội dung trên các phương tiện truyền thông truyền thống khác, tuy nhiên, trong bối cảnh khi mà các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing trở nên phổ biến, PR còn được tích hợp trực tuyến một cách mạnh mẽ với nhiều nền tảng khác.
Với tư cách là người làm PR (Public Relations), bạn có thể hợp tác với các nhà báo và những nhà sáng tạo nội dung khác để xây dựng uy tín cho thương hiệu.
Độ phủ truyền thông (Media Coverage) lớn không chỉ giúp thương hiệu có được một sự hiện diện rộng rãi, mà còn xây dựng mức độ tín nhiệm và niềm tin của khách hàng với thương hiệu, điều mà ít có hoạt động marketing nào khác có thể tạo ra.
Trên thực tế, so với các phương thức marketing hay truyền thông tích hợp khác, khó có thể tìm ra được một phương tiện của bên thứ ba nào khác tốt hơn PR.
Cho dù bạn đang muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu, thiết lập doanh nghiệp như là một “nhà lãnh đạo tư tưởng ngành”, hay giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng truyền thông (đã xảy ra lẫn tiềm ẩn), những gì mà khách hàng nghĩ và nói về là yếu tố quyết định, và nó chính là một phần kết quả của một bản kế hoạch PR hiệu quả.
Theo số liệu từ Statista, mức chi tiêu của PR dự kiến sẽ tăng từ 88 tỷ USD vào năm 2020 lên 129 tỷ USD vào năm 2025. PR tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch khi toàn bộ ngành quảng cáo và tiếp thị bị thu hẹp.
Cách tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR.
Để tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR và tối đa hóa lợi ích mà nó có thể mang lại cho một thương hiệu, người làm marketing và PR cần nhận ra những điểm mạnh của PR.
Mặc dù các hoạt động marketing khác như Brand Marketing hay Performance Marketing có thể mang lại các kết quả tức thời cho thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn, sức ảnh hưởng PR sẽ phát triển mạnh theo thời gian.
Ngoài ra, bằng cách kết hợp với các hoạt động khác, PR sẽ thể hiện rõ hơn vai trò của nó.
Làm PR thì cần tập trung vào dài hạn.
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, khác với quảng cáo, bản chất của PR là dài hạn, do đó trước khi đánh giá các kết quả mà nó mang lại, người làm PR cần chủ động xây dựng các mối quan hệ với báo giới, với những người có ảnh hưởng (Influencer, KOL), hay với bất cứ nhà sáng tạo nội dung phù hợp nào khác.
Với từng nguồn tin, người làm PR cần xây dựng các kiểu phong cách nội dung khác nhau, cung cấp những nội dung khác nhau phù hợp với tệp đối tượng mục tiêu riêng của nguồn tin đó. Có được mối quan hệ vững chắc với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương, lẫn quốc tế là điểm cốt lõi.
PR nên được sử dụng như là một thành phần tập trung vào trung và dài hạn trong chiến lược marketing tổng thể của một thương hiệu.
Kết hợp sức mạnh của PR với các hoạt động marketing khác.
PR không chỉ là phương tiện để xây dựng độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu, nó còn có khả năng thúc đẩy lưu lượng truy cập website (traffic), tham gia vào quá trình hỗ trợ ra quyết định mua hàng, và thiết lập doanh nghiệp hay thương hiệu như là một nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, là một điểm đến đáng tin cậy.
Với hầu hết các doanh nghiệp, hiếm khi PR nằm tách rời khỏi bộ phận marketing, tuy nhiên, việc nằm trong cùng một phòng ban là chưa đủ, các hoạt động PR, từ thông điệp truyền tải, hình ảnh, đến tuyên ngôn định vị thương hiệu đều cần phải được thực hiện một cách nhất quán với marketing, quảng cáo, thương hiệu và hơn thế nữa.
Mặc dù PR khó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, những câu chuyện được kể, những hình ảnh tích cực liên tục được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông có thể tạo ra những cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu, điều cuối cùng cũng sẽ dẫn đến doanh số bán hàng.
Cách kết hợp PR với quảng cáo (Digital Ads), Digital Marketing, Social Media Marketing.
Trong khi PR là phương tiện lý tưởng để cải thiện hình ảnh của thương hiệu trong dài hạn và kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua bên thứ ba, các hoạt động quảng cáo có trả phí (Paid Ads) mang lại các cơ hội ngắn hạn.
Khi digital marketing hay quảng cáo trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, khi nó có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) và chuyển đổi khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể kết hợp đan xen các chương trình PR để thúc đẩy niềm tin, giảm bớt sự nghi ngờ hay cân nhắc lựa chọn giữa các thương hiệu.
Bạn cứ thử hình dung thế này, bằng một cách thức quảng cáo nào đó, bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu những gì mà họ có được từ các nguồn tin bên ngoài (ví dụ như báo chí) gây bất lợi cho thương hiệu, cụ thể, họ nghe quá nhiều tin đồn hay tiếng xấu về thương hiệu.
Phải chăng bạn đã thấy được nhu cầu của sự kết hợp?
Tích hợp mọi thứ lại với nhau.
Đối với những ai làm marketing, chưa có một thời điểm nào trong lịch sử khi mà thương hiệu phải sử dụng nhiều nền tảng (kênh), phương tiện hay cách thức như hiện tại để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.
Thương hiệu giờ đây có nhiều hơn các điểm chạm trên các kênh, với từng kênh, thương hiệu lại cần tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau với những sở thích và nhu cầu khác nhau.
Để đáp ứng mục tiêu lớn là tín nhất quán khi xây dựng thương hiệu, khi thương hiệu cần khách hàng nghĩ về mình với một hình ảnh rõ ràng và cụ thể nào đó, tích hợp hay đồng nhất chính là chìa khoá chính.
Vì mỗi phương thức marketing, dù là quảng cáo hay tiếp thị nội dung, chúng đều có những lợi thế riêng, làm marketing thành công là phải biết cách kết hợp các điểm mạnh của các kênh khác nhau để đạt được mục tiêu chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đại dịch và vô số sự thay đổi của yếu tố công nghệ đã khiến chiến lược tiếp cận kênh của những người làm marketing cũng phải thay đổi theo. Khi các kênh làm marketing ngày càng đa dạng và phân mảnh, marketer buộc phải tìm kiếm các giải pháp mới nếu muốn thành công.
Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing như thế nào
Đại dịch Covid-19, cùng với đó là vô số sự thay đổi của yếu tố công nghệ ví dụ như tính ứng dụng ngày càng rộng rãi của AI (trí tuệ nhân tạo), đã buộc các doanh nghiệp hay người làm marketing nói chung phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng những yêu cầu mới của khách hàng.
Một trong những tác động rõ ràng nhất đó là thông qua các kênh làm marketing mà doanh nghiệp áp dụng để tương tác và bán hàng cho khách hàng.
Các kênh làm Marketing đang ngày càng được mở rộng.
Theo số liệu khảo sát từ CMOSurvey, gần 2/3 (khoảng 61%) số doanh nghiệp cho biết họ đã tăng số lượng kênh sử dụng. Trong khi mức tăng áp dụng ở cả các doanh nghiệp B2B lẫn B2C, doanh nghiệp B2C có mức tăng rõ nét hơn với 77%.
Mặc dù một trong những ưu điểm lớn nhất của việc gia tăng số lượng kênh đó là giờ đây người tiêu dùng có thể có nhiều phương án lựa chọn hơn về cách thức họ muốn tương tác với thương hiệu, việc mở rộng kênh lại phức tạp hơn những gì mà doanh nghiệp có thể hình dung.
Trước khi bắt tay vào việc mở rộng kênh marketing và bán hàng, các marketer nên tự hỏi:
Các kênh mới sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới, giành khách hàng hiện tại từ đối thủ cạnh tranh hay đơn giản là gia tăng chi tiêu của chính các khách hàng hiện tại?
Các kênh mới có được kết nối từ góc độ thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng không?
Các điểm tiếp xúc (Brand Touchpoint) mới trên các kênh mới có cùng hướng đến những lợi ích và hình ảnh thương hiệu giống nhau không?
Các kênh có được kết nối liền mạch với nhau không?
Khách hàng có hiểu giá trị họ có được khi sử dụng các kênh khác nhau không và làm cách nào họ có thể di chuyển một cách dễ dàng giữa các kênh đó?
Các kênh tương tác trực tiếp (F2F) vẫn đang thể hiện mức độ hiệu quả của nó.
Theo khảo sát, chỉ 6,7% doanh nghiệp báo cáo rằng các kênh F2F (Face-to-face) của họ đã được chuyển hoàn toàn thành kênh kỹ thuật số (Digital Channel) – điều này có nghĩa là hầu hết các kênh mà doanh nghiệp sử dụng vẫn là tương tác trực tiếp. Bên cạnh đó, có đến 28% số doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng sang các kênh F2F mới.
Mặc dù, với tốc độ chuyển đổi số ngày càng nhanh và rộng hơn, nhiều người kỳ vọng rằng các kênh tương tác và bán hàng trực tiếp này sẽ giảm dần đi hay thậm chí là bị triệt tiêu, tuy nhiên, sự thật có lẽ là sẽ không diễn ra theo cách đó.
Một số lý do chính bao gồm:
Đầu tiên, theo số liệu nghiên cứu, một người tiêu dùng trung bình chỉ tiếp xúc (và ghi nhớ) với một số lượng các mẫu quảng cáo nhất định mỗi ngày (có giới hạn). Dù cho cho công nghệ có phát triển đến đâu thì sự thật này vẫn khó có thể thay đổi. Từ góc nhìn này, việc duy trì các kênh F2F phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và thậm chí là tạo ra những bước đột phá.
Thứ hai, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy quá mệt mỏi với các nền tảng kỹ thuật số do số lượng ứng dụng được sử dụng và số lần tương tác trên màn hình mà họ sử dụng trong một ngày – con số này đã tăng hơn 100% trong thời kỳ đại dịch.
Trong một thế giới kỹ thuật số rõ ràng là khách hàng phải “hoạt động” nhiều hơn, hơn bao giờ hết họ khao khát những tương tác thực và trực tiếp với thương hiệu. Người tiêu dùng cũng muốn tính xác thực cao hơn (Authentic Marketing) trong một thế giới bấp bênh, nhiều rủi ro và không chắc chắn (Thế giới VUCA).
Thứ ba, khi công nghệ ngày càng phát triển và có tính ứng dụng cao hơn, nhiều doanh nghiệp xem các kênh F2F, chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ truyền thống, là “phòng thí nghiệm” để tìm hiểu về hành vi và sở thích của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp mạnh về công nghệ đang tận dụng nó để phân tích các dữ liệu liên quan đến chuyển động của khách hàng (Footfalls Analysis), tận dụng IoT để kết nối mọi thứ, để tìm hiểu thêm về mong muốn của khách hàng và hơn thế nữa.
Theo số liệu, các công ty sản xuất (sản phẩm) ít có khả năng chuyển sang kỹ thuật số hoàn toàn hơn và có nhiều khả năng hơn trong việc mở thêm các kênh F2F mới (31%) so với các công ty dịch vụ (22%). Chỉ các công ty internet thuần túy mới không có nhu cầu mở thêm kênh F2F.
Nhu cầu mở rộng các kênh F2F mới phổ biến nhất trong lĩnh vực bất động sản, bán lẻ (retail) và truyền thông. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, công nghệ sinh học hay công nghệ thì ít phổ biến hơn.
Các thương hiệu ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho các nền tảng mạng xã hội.
Theo số liệu, gần một nửa (45%) doanh nghiệp hiện đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội để bán hàng.
Các doanh nghiệp bất động sản (100%), công ty truyền thông (82%) và nhà bán lẻ lẫn bán buôn (70%) nằm ở nhóm dẫn đầu.
Như một điều tất yếu, hàng loạt các nền tảng như Snapchat, Facebook hay Instagram đã đạt mức doanh số thương mại điện tử (e-commerce) cao kỷ lục trong suốt những năm đầu tiên xảy ra đại dịch.
Theo số liệu khảo sát từ Sprout Social (một nền tảng Social Listening), vào năm 2022, hơn 1/2 số người trưởng thành ở Mỹ đã mua ít nhất một thứ gì đó thông qua kênh truyền thông mạng xã hội và có đến 98% người tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng kênh này để mua hàng trong tương lai.
Về khía cạnh loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp B2C có nhiều khả năng bán sản phẩm và dịch vụ của họ trên các nền tảng mạng xã hội hơn (58%) so với các doanh nghiệp B2B (37%).
Bên cạnh đó, LinkedIn là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất bởi các B2B Marketer.
Cuộc cách mạng D2C đã chính thức được bắt đầu.
Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào
D2C (direct-to-consumer) hay mô hình bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng có lẽ không còn là thuật ngữ mới của cả người làm marketing và kinh doanh.
Theo số liệu nghiên cứu, gần 1/4 (24%) số doanh nghiệp đã thêm D2C vào kênh bán hàng của họ vào năm 2023. Các doanh nghiệp B2C dẫn đầu với 41% số doanh nghiệp đã áp dụng (và đang thích ứng).
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp lại chuyển sang kênh D2C?
Dưới đây là một vài lý do chính.
Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, D2C cho phép các doanh nghiệp thu thập trực tiếp các dữ liệu hay thông tin có giá trị (Insights) về hành vi và nhu cầu trực tuyến của khách hàng – một trong những điểm chạm mà các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) hay hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), đã thiếu trước đây.
Trong thế giới mới (cookieless), khi các dữ liệu cá nhân ngày càng khó thu thập hơn, đặc biệt là qua các nền tảng của bên thứ 3, các dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thứ hai, các mô hình bán hàng D2C cho phép doanh nghiệp hay người làm marketing thử nghiệm các chiến lược mới và thu thập những phản hồi có giá trị một cách thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều.
Thứ ba, D2C có nghĩa là các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thương hiệu cao cấp và có tính độc đáo cao, những thương hiệu mà cái yếu tố tinh thần và trải nghiệm vốn đóng vai trò quan trọng hơn cả giá cả hay thậm chí là chất lượng.
Gamification hiện đang không được sử dụng đúng mức.
Việc mua sắm theo trò chơi và các tương tác khác của khách hàng thông qua yếu tố phần thưởng, điểm tích luỹ, cuộc thi hoặc các tương tác thú vị tương tự khác (Gamification hay Gamifying shopping) dự kiến sẽ tăng từ 9,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 30,7 tỷ USD vào năm 2025 – tăng 237%.
Trong khi tiềm năng của Gamification là vô cùng lớn, chỉ có 4,8% marketer hiện đã tích hợp gamification vào các kênh kỹ thuật số của doanh nghiệp để phục vụ cho việc bán hàng.
Theo nghiên cứu của McKinsey về những tác động hay sức ảnh hưởng của gamification đến kết quả thương hiệu, các chương trình khách hàng thân thiết có thể làm tăng khả năng khách hàng sẽ lựa chọn thương hiệu đó hơn so với đối thủ cạnh tranh, sẵn sằng trả giá cao hơn và tăng mức chi tiêu nhiều hơn.
Chìa khóa để khiến gamification trở nên hiệu quả hơn đó là kết nối nó với thương hiệu – trò chơi phải có ý nghĩa dựa trên vị trí và sự liên tưởng của thương hiệu (Brand Associations).
Về tổng thể, gamification hiện đang được sử dụng rộng rãi với các doanh nghiệp B2C nhưng lại khá khó khăn với doanh nghiệp B2B. Số liệu cho thấy chỉ có 1% doanh nghiệp B2B hiện đang sử dụng chiến lược này, so với 13% của các doanh nghiệp B2C.
Doanh nghiệp hay người làm Marketing cần đánh giá và triển khai các kênh mới một cách có chiến lược.
Trong bối cảnh mới, khi đa kênh hay nhiều kênh không còn là một lựa chọn mà là bắt buộc, các marketer hay doanh nghiệp cần xác định rõ kênh nào có thể giúp mang lại các giá trị thực sự (có thể đo lường được) và kênh nào thì không, hay kênh nào hiện có ít giá trị nhưng giá trị đó sẽ dần tăng theo thời gian (trong tương lai).
Trong khi việc áp dụng một kênh mới mà ngay cả đối thủ cũng đang ở đó, tuỳ vào từng nguồn lực cụ thể mà doanh nghiệp cần phải xác định liệu có nên dịch chuyển hay thêm mới hay không, việc đánh giá các tác động tiềm ẩn dường như là không thể thiếu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo CNBC, “gã khổng lồ” internet Hàn Quốc Naver vừa tung ra chatbot CLOVA X, chính thức gia nhập cuộc đua trí tuệ nhân tạo (Generative AI).
Gã khổng lồ internet của Hàn Quốc Naver ra mắt Generative AI mới
Naver cho biết mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) HyperCLOVA X sẽ giúp cải thiện trải nghiệm tìm kiếm, marketing và mua sắm cho các nhà quảng cáo lẫn người dùng.
Bên cạnh đó, HyperCLOVA X còn hỗ trợ sản phẩm tìm kiếm và chatbot CLOVA X.
Naver ra mắt phiên bản HyperCLOVA đầu tiên vào năm 2021, đây là một trong số ít LLM trên thế giới vượt qua 100 tỉ tham số, đồng thời cũng là mô hình đầu tiên được đào tạo bằng tiếng Hàn.
Giám đốc điều hành Naver Cloud Kim Yuwon nói rằng CLOVA X sẽ giúp người dùng tăng năng suất làm việc, tiết kiệm 10 – 50% thời gian bằng cách tóm tắt tài liệu, dịch ngôn ngữ, soạn thảo email và bài đăng trên blog.
“Ông lớn” công nghệ Hàn Quốc xem ChatGPT là một đối thủ đáng gờm và đang nỗ lực để đuổi kịp chatbot này. Kim cho biết khả năng thông thạo tiếng Hàn là lợi thế của HyperCLOVA, nhưng công ty cần cải thiện các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh để cạnh tranh với những công cụ hàng đầu khác.
Giám đốc điều hành Naver Choi Soo-yeo cho biết công ty đã đầu tư tổng cộng 756,8 triệu USD trong 3 – 4 năm qua cho việc nghiên cứu và phát triển AI.
Naver muốn tìm cách phát triển công cụ AI nhắm đến các quốc gia và khu vực không nói tiếng Anh, như Nhật Bản và Đông Nam Á. Choi chia sẻ công ty đang đàm phán với đối tác toàn cầu về việc mở rộng dịch vụ và sẵn sàng đối mặt với những thay đổi mới do AI tạo ra.
Tuy nhiên, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao Dalton Investments James Lim cho rằng Naver vẫn đang chậm một bước so với các công ty toàn cầu khác.
Ngoài ra, Naver đang hợp tác phát triển chip với Samsung Electronics để hỗ trợ trong quá trình huấn luyện AI. Đây không chỉ là việc thương mại hóa công nghệ, Naver cần một con chip bán dẫn hiệu quả có chi phí thấp để cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, Kim nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong sự kiện mới đây về AI, Google đã chia sẻ nhiều khía cạnh khác nhau về việc doanh nghiệp có thể tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để thúc đẩy hoạt động Marketing theo cấp số nhân.
Google: Marketing sẽ được thúc đẩy theo cấp số nhân bằng AI
Bên dưới là toàn bộ ghi nhận của MarketingTrips về cách Marketer có thể tận dụng Google AI để thúc đẩy hiệu suất của các hoạt động Marketing nói chung và quảng cáo nói riêng.
Trong hơn hai thập kỷ, quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising) đã góp phần thúc đẩy khả năng tiếp cận thông tin, nội dung (content) và dịch vụ chưa từng có cho mọi người trên khắp thế giới.
Quảng cáo tạo doanh thu cho các nhà sáng tạo nội dung, các nhà xuất bản (publisher), đồng thời thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô khác nhau.
Dưới sự thay đổi không ngừng của các yếu tố công nghệ, quảng cáo trực tuyến đang ngày càng trở nên phù hợp và hữu ích nhất có thể cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.
Và đến thời điểm hiện tại, kỷ nguyên AI sẽ tiếp tục làm thay đổi cách mọi người tương tác với thông tin, cách các doanh nghiệp kết nối với khách hàng của họ và hơn thế nữa.
Tại sự kiện Google I/O mới đây, Google đã chia sẻ nhiều hơn về cách AI sẽ giúp đẩy hiệu suất của các hoạt động marketing, quảng cáo, cùng với đó là các giải pháp mà doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Dưới đây là cách AI của Google đã, đang và sẽ giúp các doanh nghiệp trong kỷ nguyên làm marketing mới, kỷ nguyên của AI Marketing.
Quảng cáo sẽ được hỗ trợ nhiều hơn bởi AI.
Nếu như trước đây, các nhà quảng cáo phải tốn rất nhiều thời gian cho việc cài đặt (set up), điều chỉnh, xây dựng và tối ưu quảng cáo thì với sự hỗ trợ của AI mới, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, các hoạt động thủ công sẽ được chuyển sang tự động nhiều hơn.
Công nghệ AI của Google sẽ cung cấp cho các nhà quảng cáo nhiều cách hơn để tăng hiệu suất quảng cáo, xây dựng các nội dung quảng cáo đầy sáng tạo và bảo vệ mọi người khỏi những gian lận từ quảng cáo.
AI cũng sẽ tạo ra những cuộc cách mạng hóa cách mọi người tương tác với thông tin và cách doanh nghiệp kết nối với khách hàng.
Người dùng sẽ có thêm nhiều cách hơn để truy cập thông tin hay các nội dung trực tuyến.
Với những tiến bộ mang tính đột phá của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) ví dụ như Palm 2 của Google, các nền tảng có thể hiểu rõ hơn các câu hỏi tìm kiếm phức tạp của người dùng để từ đó giúp mọi người tìm thấy nhanh và chính xác hơn những gì họ cần, cho dù đó là việc hiểu sâu hơn về một chủ đề nội dung mới hay mua hàng.
Quảng cáo (Ads) đang và sẽ vẫn là một phần quan trọng trong việc giúp mọi người khám phá các sản phẩm và dịch vụ từ hàng triệu doanh nghiệp.
Khi người dùng tìm kiếm bằng một từ khoá thương mại, Google sẽ kết hợp ý định tìm kiếm đó với các nhà quảng cáo cung cấp các sản phẩm phù hợp, ngược lại, nếu đó là một từ khoá thương hiệu, người dùng có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn về thương hiệu hay doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm (và dịch vụ) đó.
Đó là lý do tại sao quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) vẫn sẽ là một phần tự nhiên của cái gọi là Trải nghiệm Tìm kiếm Tổng thể.
AI sẽ thúc đẩy hiệu suất tốt hơn trong những thị trường bất ổn (không chắc chắn).
AI (trí tuệ nhân tạo) cũng đang giúp các nhà quảng cáo có thêm nhiều định hướng trong một thế giới quảng cáo đầy phức tạp và đang phát triển nhanh chóng, điều này thực sự hữu ích trong các thời điểm khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay.
Ví dụ: kiểu chiến dịch tối đa hóa hiệu suất Performance Max hiện có thể sử dụng AI để giúp các nhà quảng cáo tìm thấy các cơ hội tiềm năng mới, những thứ mà thương hiệu có thể chưa từng khai thác trước đó.
Nhà quảng cáo chỉ cần đưa ra mục tiêu của chiến dịch hay những tài sản nội dung đầu vào, các công nghệ của Google sẽ tự động tạo và chạy các chiến dịch quảng cáo hiệu quả cao trên tất cả các kênh của Google (ví dụ Google Search, Gmail, YouTube…).
Những nhà quảng cáo sử dụng chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất đạt được số lượt chuyển đổi trung bình cao hơn 18% với mức giá mỗi hành động tương tự.
Những nhà quảng cáo sử dụng chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất (Performance Max campaigns) đã được chứng minh là có số lượt chuyển đổi trung bình cao hơn 18% với cùng một mức chi phí cho mỗi hành động (CPA – Cost Per Action).
AI cũng đang giúp Google trong việc làm cho các mẫu quảng cáo trở nên có liên quan hơn.
Trong khi với các nhà quảng cáo lớn thường sử dụng hơn 4.000 từ khóa trong các chiến dịch tìm kiếm của họ, hay thậm với các nhà quảng cáo lớn hơn, có nhiều sản phẩm hơn, họ sử dụng hàng triệu từ khóa khác nhau.
Kiểu đối sánh rộng (Broad Match) của Google hiện áp dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để đối sánh quảng cáo với các tìm kiếm có liên quan, điều này giúp nhà quảng cáo phản hồi gần như là chính xác tới những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.
Các doanh nghiệp thay đổi kiểu đối sánh từ khoá lên đối sánh rộng có thể thấy số lượt chuyển đổi trung bình nhiều hơn đến 35% với cùng một mức chi phí.
Google khuyên các nhà quảng cáo nên tận dụng tối đa Performance Max và kiểu đối sánh từ khoá rộng để thúc đẩy hiệu suất.
Tận dụng tối đa các định dạng quảng cáo mới.
Như đã đề cập ở trên, AI sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp hay những người làm marketing bắt gặp và tương tác với khách hàng.
khi số lượng các định dạng hay nền tảng mà người tiêu dùng sử dụng để tương tác tăng lên (và thay đổi đáng kể), AI có thể giúp các nhà quảng cáo dễ dàng tạo nội dung với nhiều định dạng trên nhiều nền tảng khác nhau.
Xây dựng nội dung và quảng cáo trên Shorts là một ví dụ.
Tăng cường tính kiểm soát và minh bạch.
Tính minh bạch và khả năng kiểm soát phải là nguyên lý cốt lõi của các trải nghiệm quảng cáo.
Người dùng hiện đang có nhiều lựa chọn hơn về cách họ muốn thấy và tương tác với quảng cáo, Ads Transparency Center và My Ad Center là những nơi họ có thể làm điều đó.
Chỉ sau khoảng 5 tháng được ra mắt, Google ghi nhận có hơn 120 triệu lượt truy cập chỉ tính riêng vào My Ad Center trên toàn cầu.
My Ad Center hay Trung tâm quảng cáo của Google cung cấp cho mọi người nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các loại quảng cáo mà họ nhìn thấy trên Google.
Phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ cộng đồng.
Lợi ích của quảng cáo kỹ thuật số đối với cộng đồng là không thể phủ nhận. 4 trong số 5 nhà quảng cáo và nhà xuất bản doanh nghiệp nhỏ nói rằng quảng cáo kỹ thuật số giúp họ cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn.
Với các cập nhật mới, Google cam kết sẽ tiếp tục xây dựng nên các công cụ và công nghệ mới giúp tạo ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.
Để quảng cáo kỹ thuật số tiếp tục là một động lực tích cực, ngành marketing nói chung và quảng cáo nói riêng phải phát triển song song với những thay đổi của yếu tố công nghệ và trong hành vi của người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ, nhu cầu và hành vi của khách hàng hay người tiêu dùng cũng đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, nhiệm vụ của người làm marketing theo đó không chỉ là đáp ứng các nhu cầu cũ tưởng chừng như là vốn có, mà còn cần bắt kịp và tiếp cận các giá trị mới hiện đang được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới
Người tiêu dùng ngày nay suy nghĩ rất khác về việc mua sắm của họ. Họ cẩn thận hơn, “thức tỉnh” hơn và sẵn sàng nhiều hơn trong việc rời xa các thương hiệu (Brand) và trải nghiệm mà họ đã từng coi trọng trong quá khứ.
Với tư cách là những marketer hay người làm marketing, bạn cần xác định chính xác các nhu cầu mới, những thói quen hay hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong bối cảnh mới, nó đã thay đổi như thế nào, tại sao và hơn thế nữa.
Dưới đây là một số ý quan trọng bạn cần biết theo ghi nhận của MarketingTrips.
Cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn chỉ là một đơn hàng (tốt) thông thường.
Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, ở những thời điểm khi nền kinh tế khó khăn do lạm phát và suy thoái, người tiêu dùng không quan tâm đến điều gì khác ngoài giá cả.
Sự thật là ngay cả trong một môi trường bất ổn, khách hàng không nhất thiết chỉ phải tập trung vào việc săn hàng giá rẻ.
Thay vào đó, họ cũng đang tìm kiếm giá trị, chất lượng và dịch vụ khách hàng tốt. Họ cũng đang làm những gì cần thiết để hạn chế việc mua hàng một cách tuỳ tiện (bốc đồng theo cảm xúc) và ưu tiên nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu.
Dưới đây là một số dữ liệu do Google công bố mới đây.
72% người tiêu dùng nói rằng họ đang suy nghĩ kỹ hơn về những gì họ chi tiêu (sản phẩm, dịch vụ) và 62% đang suy nghĩ kỹ hơn về nơi (doanh nghiệp, thương hiệu) họ mua sắm.
Trung bình, 73% người tiêu dùng cho biết họ vẫn sẵn sàng tiếp tục mua hàng từ những doanh nghiệp tăng giá nếu họ cảm thấy họ được coi trọng với tư cách là khách hàng.
Trên khắp các thị trường được nghiên cứu, 53% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua các sản phẩm bền hơn so với các sản phẩm giá cả phải chăng nhưng có thể cần phải mua mới (thay thế) thường xuyên hơn.
Thường xuyên thu hút người mua sắm mới khi yếu tố lòng trung thành với thương hiệu ngày càng trở nên mờ nhạt.
Với sự gia tăng của hành vi mua sắm có chủ ý và có ý thức hơn, khái niệm lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) ngày càng trở nên mờ nhạt hơn, người tiêu dùng ngày nay ít bị ảnh hưởng đến điều này trong quyết định mua hàng của họ.
Thay vào đó, họ ngày càng sẵn sàng thử các thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm mới có thể phù hợp với nhu cầu và giá trị (mới) của họ.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là, các nhà marketer có thể khiến người mua sắm hay đối tượng mục tiêu cân nhắc về thương hiệu của họ bằng cách xuất hiện bên cạnh các đối thủ cạnh tranh (cùng phân khúc).
Khoảng 1/3 người tiêu dùng tại các thị trường được nghiên cứu đang dành nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định (30%), cân nhắc nhiều thương hiệu mới hơn (30%) và cân nhắc nhiều cửa hàng hoặc nhà bán lẻ hơn (29%).
47% người tiêu dùng cho biết họ đã mua ít nhất một thương hiệu mới mà họ chưa từng mua trước đó (cao hơn nhiều so với các năm trước đây).
Khi được hỏi họ đang thực hiện những biện pháp nào để quản lý chi tiêu, 62% khách hàng Gen Z và Gen Y cho biết họ có khả năng sẽ thay đổi nơi họ mua sắm, so với con số 51% của Gen X và Baby Boomers.
Người làm Marketing cần truyền cảm hứng cho những người tiêu dùng có ý thức.
Người tiêu dùng có ý thức là những người tiêu dùng theo chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức. Nhóm người này không phải là một xu hướng mà là một cách thức mới để mọi người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ.
Khái niệm người tiêu dùng có ý thức thường gắn liền với Gen Y (Millennials) – những người vốn rất khắt khe trong việc đưa ra sự lựa chọn về các nhãn hiệu mà họ cần để sử dụng hoặc mang vào ngôi nhà của họ.
Ngày nay, người tiêu dùng hiếm khi chỉ dựa vào một kênh duy nhất để ra quyết định mua hàng, thay vào đó họ đang liên tục di chuyển để khám phá về thương hiệu.
Họ mua hàng không chỉ đơn giản vì để đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân, mà còn liên hệ đến những giá trị cá nhân, những lợi ích thực sự của các sản phẩm và dịch vụ.
Nắm bắt được điều này, nhiệm vụ của người làm marketing giờ đây không chỉ là liên tục nói về các tính năng của sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là về giá trị cá nhân, nguồn gốc của sản phẩm, minh bạch về quá trình sản xuất, những lợi ích thực sự đằng sau sản phẩm hay cả những thứ liên quan đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
2023 tiếp tục được xem là năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và với những người làm marketing nói riêng, để có thể thích nghi với bối cảnh mới này, các marketer và nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược mới phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Google: 3 quy tắc để đạt được mục tiêu kinh doanh với Marketing
Về mặt tổng thể, khả năng doanh nghiệp tăng trưởng và gia tăng lợi nhuận là nhờ vào việc củng cố tình cảm hay mối quan hệ với người tiêu dùng.
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp hay thương hiệu (Consumer Sentiment) theo đó là yếu tố quyết định đến mục tiêu này.
Trong khi đây không phải là công thức hay tư duy mới, nhiều marketer lại không thể hiểu và áp dụng nó một cách hiệu quả.
Bằng cách áp dụng các nguyên tắc phù hợp, doanh nghiệp có thể sử dụng hoạt động Marketing (Tiếp thị) để giành được nhiều khách hàng hơn với giá trị lâu dài của khách hàng (CLV) cao hơn, đồng thời giảm chi phí tìm kiếm khách hàng mới (CAC) nhiều hơn.
Đây chính là nền tảng để tăng trưởng và thúc đẩy lợi nhuận.
Dưới đây là 3 nguyên tắc chính để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh với Marketing mà bạn có thể tham khảo.
1. Kết nối mục tiêu Marketing với mục tiêu kinh doanh.
Một nguyên tắc cơ bản để tăng trưởng lợi nhuận là điều chỉnh các mục tiêu marketing của doanh nghiệp với các mục tiêu kinh doanh hiện tại.
Điều này cho phép người làm marketing tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực marketing của mình, những thứ có thể mang lại kết quả trong nhiều phạm vi kinh doanh khác nhau, trong đó hiển nhiên không thể thiếu mục tiêu quan trọng nhất là doanh thu và lợi nhuận.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các CMO (Giám đốc Marketing) và CFO (Giám đốc Tài chính). Khi cả CMO và CFO thống nhất với nhau về cách các mục tiêu marketing được chuyển trực tiếp thành các KPI về tài chính, marketer có thể dễ dàng xác định các cơ hội để tăng trưởng và thúc đẩy lợi nhuận.
Để đạt được các mục tiêu và thúc đẩy tăng trưởng, người làm marketing có thể sử dụng các chiến lược marketing được tối ưu hóa để mang lại lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao và chi phí tìm kiếm khách hàng thấp.
Hãy lấy ví dụ về công ty bảo hiểm Tata AIG. Bằng cách chuyển mục tiêu marketing từ việc tạo khách hàng tiềm năng (Lead) sang thu hút những khách hàng có giá trị cao, Tata AIG đã sử dụng chiến lược đặt giá thầu Target ROAS để tối đa hóa ROI của các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên Google.
Chiến lược mới này hướng mục tiêu đến việc thu hút những khách hàng có ý định mua các sản phẩm của doanh nghiệp. Kết quả là, doanh thu cao hơn 8%, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) thấp hơn 34% và ROAS cao hơn 126%.
2. Đầu tư vào các kênh Marketing hiệu quả.
Một điều quan trọng tiếp theo mà các nhà marketer cần lưu ý đó là nên đầu tư vào các kênh marketing được chứng minh (đo lường) là hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.
Mặc dù điều này nghe có vẻ như là thứ gì đó đơn giản và hiển nhiên, tuy nhiên trên thực tế, có nhiều kênh marketing được sử dụng chỉ bởi vì nó phổ biến, dễ cài đặt (và tối ưu) hay thậm chí là vì marketer quen thuộc với nó hơn là vì nó trực tiếp mang lại tăng trưởng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Một kênh marketing hiệu quả là một kênh cho phép bạn đo lường các tín hiệu của người tiêu dùng theo thời gian thực với tốc độ và quy mô lớn.
Điều này cho phép bạn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác hơn.
3. Xác định tệp khách hàng lý tưởng và tối ưu hóa hướng tới những khách hàng có giá trị cao nhất.
Không chỉ cần được áp dụng trong những thời điểm kinh tế khó khăn, mà ngay cả khi doanh nghiệp đang phát triển ổn định, marketer cũng cần tìm kiếm các tệp khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp.
Khách hàng lý tưởng được hiểu là những khách hàng có khả năng chi trả cao nhất cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp, họ cũng là nhóm khách hàng mang về nhiều giá trị nhất khi xét về khía cạnh giá trị trọn đời (CLV – Customer Lifetime Value).
Họ là những người đã mua hàng gần đây, những người chi tiêu nhiều hơn hay những người mua hàng thường xuyên.
Liên quan đến điều này, có một sai lầm mà không ít các marketer hay nhà quảng cáo mắc phải đó là tập trung bán hàng đều cho tất cả mọi người thay vì cho một nhóm người có nhu cầu và tiềm năng cao nhất.
Nếu bạn hỏi các marketer rằng (hoặc tự hỏi chính mình), hãy mô tả chân dung của nhóm khách hàng hiện đang mua hàng nhiều nhất, nếu câu trả lời là không rõ ràng, chung chung hoặc thậm chí là không có câu trả lời, đã đến lúc bạn hoặc đội ngũ của bạn cần thay đổi.
Trong khi 2023 vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, bằng cách điều chỉnh hoạt động marekting của bạn sát với các mục tiêu kinh doanh, đầu tư vào các kênh marketing hiệu quả và tối ưu hóa hướng tới những tệp khách hàng có giá trị cao, bạn có thể giúp doanh nghiệp của mình tăng trưởng vượt bậc, có nhiều lợi nhuận hơn và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn đang tìm cách xây dựng hay tối ưu các chiến lược Social Media hoặc Social Media Marketing trong năm mới, bài viết này là những gì bạn có thể tham khảo.
Xây dựng chiến lược Social Media Marketing với 10 bước đơn giản
10 bước cần có khi xây dựng chiến lược Social Media Marketing bao gồm:
Xác định sứ mệnh.
Xây dựng mục tiêu.
Xác định nhóm đối tượng mục tiêu (TA).
Xác định đối thủ cạnh tranh.
Lựa chọn nền tảng.
Xây dựng chiến lược nội dung.
Đo lường hiệu suất.
Sử dụng công cụ Social Media.
Phân bổ nhiệm vụ cho các thành viên.
Tối ưu chiến lược.
Bên dưới là chi tiết từng nội dung.
Trước khi tìm hiểu về cách xây dựng một bản kế hoạch hay chiến lược Social Media Marketing, bạn cần hiểu về một số khái niệm như chiến lược là gì? và chiến lược Social Media Marketing là gì?
Chiến lược là gì?
Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.
Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.
Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.
Chiến lược Social Media Marketing là gì?
Theo góc nhìn nói trên của khái niệm chiến lược, chiến lược Social Media Marketing chính là việc vận dụng các chiến lược marketing vào các nền tảng mạng xã hội.
Quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing theo đó cũng là một phần của chiến lược marketing tổng thể.
Cách xây dựng một chiến lược Social Media Marketing với 10 bước đơn giản.
1. Xác định sứ mệnh.
Là giai đoạn bạn, với tư cách là những marketer cần xác định rõ đâu là những thứ mà bạn muốn đạt được khi sử dụng Social Media.
Hay nói cách khác, tại sao bạn lại cần sử dụng Social Media cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu của mình.
2. Xây dựng mục tiêu chiến lược.
Mục tiêu chiến lược đơn giản là cách bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành sứ mệnh chiến lược của mình ở bước 1.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa ra các chỉ số hay định hướng cụ thể mà bạn cần đạt được sau quá trình triển khai chiến lược.
Bạn cũng có thể sử dụng SMART làm công thức xây dựng mục tiêu của mình.
3. Xác định nhóm đối tượng mục tiêu (TA).
Bạn cần xác định chính xác ai là đối tượng mục tiêu của mình. Bằng cách chi tiết hoá chân dung của các nhóm khách hàng mục tiêu (Buyer Personas), bạn có thể tiếp cận chính xác những người có khả năng mua hàng cao nhất.
4. Xác định đối thủ cạnh tranh.
Trước khi xây dựng bất cứ chiến lược nào, trừ khi bạn tự tin nói rằng sản phẩm hay thương hiệu của bạn khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm còn lại trên thị trường, bạn cần hiểu rõ những đối thủ đang bán các sản phẩm tương tự.
Bạn có thể xem xét các yếu tố như: đối thủ đang tập trung vào nền tảng nào, chiến lược nội dung của họ là gì, hay họ có bất cứ USP nào mà bạn không có không?
5. Lựa chọn nền tảng.
Rõ ràng là với từng nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đã xác định ở bước 3, họ có thể sử dụng hoặc sử dụng nhiều nhất ở một nền tảng mạng xã hội nhất định, chẳng hạn Gen Z sẽ tập trung nhiều trên TikTok so với Facebook hay LinkedIn chẳng hạn.
6. Xây dựng chiến lược nội dung.
Nội dung (Content) vẫn là một trong những thành phần quan trọng nhất của bất cứ kế hoạch truyền thông marketing nói chung nào.
Về cơ bản, từng nhóm khách hàng khác nhau trên từng nền tảng khác nhau, họ sẽ cần những kiểu nội dung khác nhau và nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem kiểu nội dung ưa thích của họ đó là gì.
Bạn có thể xem content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ Content.
7. Đo lường hiệu suất.
Bạn có thể sử dụng nhiều các công cụ khác nhau để đo lường cách đối tượng mục tiêu tương tác với thương hiệu của bạn trên các nền tảng mạng xã hội.
Từ các công cụ cơ bản sẵn có trên các nền tảng, đến Google Analytics hay thậm chí là sử dụng các công cụ Social Listening, bạn có thể có được những bức tranh đầy đủ hơn về các dữ liệu hiệu suất của mình.
8. Sử dụng các công cụ Social Media.
Bước thứ 8 trong quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing là sử dụng các công cụ quản lý Social Media (nếu cần thiết).
Bằng cách sử dụng các phần mềm hay công cụ hỗ trợ, bạn có thể đơn giản hoá quá trình từ việc đăng bài đến thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu suất.
9. Phân bổ nhiệm vụ cho các thành viên.
Nếu đội nhóm của bạn có nhiều thành viên khác, việc phân bổ rõ ràng vai trò của từng cá nhân trong chiến lược tổng thể cũng là một cách để bạn có thể tối ưu kết quả đạt được.
10. Tối ưu chiến lược.
Bước cuối cùng bạn cần làm là đảm bảo rằng chiến lược Social Media Marketing của mình đang đi đúng với các định hướng hay mục tiêu chiến lược ban đầu.
Hãy đối sánh các mục tiêu đạt được với sứ mệnh ban đầu, hãy đánh xem khách hàng của bạn phản ứng như thế nào với các thông điệp của thương hiệu, bạn cũng cần nhớ rằng, ngoài việc đạt được các mục tiêu đề ra, học hỏi cũng nên là mục tiêu bạn cần hướng tới, từ góc nhìn này, việc thử nghiệm các ý tưởng mới sẽ không còn là rào cản của chiến lược.
Kết luận.
Hy vọng với bài viết trên của MarketingTrips, bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến lược Social Media Marketing hoàn chỉnh trong năm mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu thúc đẩy nhiều hơn nữa các hoat động marketing của thương hiệu trên ứng dụng, TikTok vừa chia sẻ một vài insight mới.
TikTok chia sẻ một vài Insights mới về cách tiếp cận Marketing trên ứng dụng
Theo quan điểm chung của TikTok, mạng xã hội kiểu mới (Modern Social Media) là nơi người dùng không chỉ xuất hiện để xem những nội dung hay xu hướng mới nhất mà còn có cơ hội được đóng góp, sáng tạo, kết nối và tương tác với các thương hiệu cũng như cộng đồng xung quanh.
Để có thể thành công hơn với các hoạt động marketing trên ứng dụng, các thương hiệu cần khắc ghi điều này – người dùng TikTok không hề bị động mà thay vào đó còn tích cực tham gia tương tác, đó là lý do tại sao các phương pháp tiếp cận quảng cáo theo kiểu làm phiền thông thường sẽ không mấy hiệu quả hay thậm chí là còn phản tác dụng.
Theo TikTok:
“Khán giả của TikTok thích những thương hiệu có thể hiểu và sử dụng nền tảng một cách tự nhiên nhất – họ muốn các thương hiệu gặp gỡ họ theo cách họ mong đợi trên TikTok.”
Để tối đa hóa hiệu suất quảng cáo của bạn, TikTok khuyến nghị các thương hiệu nên áp dụng chiến lược ‘Luôn sẵn sàng để tương tác’, sử dụng kết hợp các nội dung tự nhiên (Organic Content) và nội dung có trả phí.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng nên tận dụng việc kết hợp với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Dưới đây là một số số liệu khác.
79% người dùng TikTok ưu thích các thương hiệu có thể hiểu cách sử dụng nền tảng (TikTok Marketing Study 2021).
Khoảng 30% người dùng cho biết họ được truyền cảm hứng mua hàng khi một nhà sáng tạo nội dung họ yêu thích chia sẻ các thông tin về sản phẩm hay thương hiệu đó.
Để có thể thúc đẩy cảm xúc yêu thích với thương hiệu (Brand Love), các marketer nên kết hợp 3 phương pháp bao gồm: xây dựng các nội dung và tương tác tự nhiên với người dùng, sử dụng quảng cáo để thúc đẩy khả năng tiếp cận và tận dụng các Content Creator để gia tăng mức độ cộng hưởng.
Mức độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall) tăng lên 27% khi người dùng thấy các nội dung tự nhiên trước khi các nội dung đó được quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo SSI Research, mặt trái của việc triển khai chiến dịch nhận diện thương hiệu mới trong tháng 7 vừa rồi là tăng các chi phí bán hàng và quản lý, dự kiến sẽ gia tăng từ nửa cuối năm 2023.
Tình hình kinh doanh của Vinamilk hiện ra sao sau tái nhận diện thương hiệu
Theo SSI Research, trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây của Vinamilk (mã chứng khoán : VNM), ban lãnh đạo công ty cho biết quý 2/2023 thị phần tổng thể được cải thiện so với các quý trước. Điều này là nhờ hiệu quả cao của sữa đặc, sữa chua uống và sữa chua (cả hai ước tính đạt thị phần 80% trong danh mục tương ứng).
Trong quý 2 vừa qua, doanh thu thuần của Vinamilk đã tăng 1,8% so với cùng kỳ và tăng 9,2% so với quý trước. Trong đó doanh thu nội địa tăng 2,6% so với quý 2/2023 và tăng 11,3% so với quý trước.
Theo Nielsen, ngành sữa tăng trưởng giá trị 1% so với cùng kỳ trong quý 2/2023 và tăng 2% trong 5 tháng đầu năm 2023. Vinamilk đạt kết quả vượt trội hơn so với toàn ngành và giành được thị phần trong quý 2/2023.
SSI Research cho biết thị phần (market share) của Vinamilk đã bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ Covid cho đến khi tìm được chỗ đứng vững chắc trong quý 1/2023.
Với diễn biến tích cực gần đây, ban lãnh đạo kỳ vọng thị phần tổng thể sẽ trở lại mức trước Covid vào cuối năm nay, nhờ các sáng kiến chuyển đổi và nhận diện thương hiệu mới.
Đối với sữa uống, sản lượng tiêu thụ cũng cải thiện so với quý trước và sữa tươi Greenfarm đạt mức tăng trưởng hai số, nhờ các kênh phân phối được tối ưu hóa. Đặc biệt là thông qua các cửa hàng của Vinamilk (6% doanh thu nội địa) và doanh thu bán hàng trực tuyến (1% doanh thu nội địa) tăng 16%.
Công ty cũng tích cực thực hiện một số chiến dịch tiếp thị để tương tác trực tiếp với người tiêu dùng tại các điểm bán hàng lớn. Mặt khác, doanh thu Mộc Châu Milk giảm 6% svck do sức mua yếu tại khu vực Tây Nguyên.
Đối với thị trường xuất khẩu, doanh thu của Vinamilk giảm 10% so với cùng kỳ do các thị trường truyền thống bị ảnh hưởng vì nhu cầu không ổn định trong khi các công ty con ở nước ngoài duy trì tăng trưởng doanh thu ở mức 9%, nhờ doanh thu của Driftwood (Mỹ) đã trở về mức bình thường.
Về biên lợi nhuận gộp, Vinamilk đã đạt mức 40,5% trong quý II/2023, giảm 0,2 điểm % so với cùng kỳ nhưng tăng 1,7 điểm % so với quý trước đó, là mức tăng so với quý trước lớn nhất kể từ năm 2021 do chi phí tồn kho sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm.
SSI Research kỳ vọng đà tăng biên lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ duy trì đến năm 2024. Hiện tại, công ty vẫn chưa ký hợp đồng mới để ấn chốt giá sữa bột nguyên kem (WMP) và sữa bột gầy (SMP) cho năm tới.
Tuy nhiên, do Trung Quốc – nước nhập khẩu sữa bột lớn nhất, đang tăng nguồn cung sữa trong nước và giảm nhập khẩu, công ty cho rằng rủi ro biến động giá nguyên liệu thấp hơn trước.
Bên cạnh thị phần, ban lãnh đạo cho biết với việc chuyển đổi nhận diện thương hiệu mới đã giúp ghi nhận một số tín hiệu tích cực, giúp cải thiện doanh thu trong tháng 8/2023, nhờ sự chuyển đổi kỹ thuật số của mạng lưới bán hàng và phân phối. Vinamilk cho biết công ty đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu bán hàng trong năm.
Theo SSI Research, mặt trái của việc triển khai chiến dịch nhận diện thương hiệu mới trong tháng 7 vừa rồi là tăng các chi phí bán hàng và quản lý, dự kiến sẽ gia tăng từ nửa cuối năm 2023.
Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, chi phí liên quan đến việc thay thế bao bì mới có thể được hạch toán vào chi phí bán hàng và sẽ không ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp trong thời gian tới.
Theo lộ trình, bao bì mới cho sữa uống có thể sẽ được phân phối cho các kênh thương mại tổng hợp (GT) từ tháng 8/2023, tiếp theo là sữa chua vào tháng 9/2023 và sữa bột vào năm 2024.
Với tác động dự kiến tích cực đến doanh thu, ban lãnh đạo kỳ vọng xu hướng chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu sẽ ổn định hàng năm trong vài năm tới. Tuy nhiên, có thể tăng trong một số quý tùy thuộc vào các hoạt động marketing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này hãy cùng tìm hiểu các thông tin và kiến thức xoay quanh thuật ngữ Engagement (tiếng Việt có nghĩa là Tương tác) bao gồm: Engagement là gì? Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào? Các chỉ số đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing? Công thức tính chỉ số engagement? Tại sao engagement lại quan trọng với thương hiệu? Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?
Engagement là gì? Chỉ số engagement trong Social Media Marketing
Là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok, cụm từ Engagement dùng để chỉ các lượt Tương tác của người dùng với các nội dung bài đăng của thương hiệu. Từ các hành động như lượt thích (like), nhấp chuột (click) đến bình luận (comment) đều được coi là Engagement.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Engagement là gì?
Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào trên các nền tảng mạng xã hội?
Các chỉ số đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing?
Công thức tính chỉ số và tỷ lệ engagement?
Tại sao chỉ số engagement lại quan trọng với thương hiệu?
Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ engagement.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Engagement là gì?
Engagement trong tiếng Việt có khá nhiều nghĩa khác nhau, bên dưới là một số khái niệm phổ biến về thuật ngữ này.
Theo từ điển Cambridge, engagement có thể mang nghĩa là hôn ước (trước khi đính hôn chính thức), một thoả thuận, cam kết để làm một thứ gì đó hay gặp một ai đó, hoặc engagement cũng có thể mang nghĩa là gắn bó (ví dụ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp).
Trong phạm vi ngành marketing nói chung mà cụ thể là Social Media Marketing, engagement được sử dụng với ý nghĩa là Tương tác, khái niệm đề cập đến một hành động nào đó mà người dùng thực hiện với các bài đăng (Post) của thương hiệu.
Bài viết này cũng sẽ phân tích thuật ngữ engagement trong phạm vi ngành marketing.
Engagement là gì trong Marketing.
Engagement là gì trong Marketing.
Trong bối cảnh ngành marketing, Engagement có nghĩa là Tương tác, khái niệm đề cập đến bất cứ hành động nào mà người dùng thực hiện tới các nội dung của các bài đăng của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter hay TikTok.
Tất cả các hành động như thích (like), chia sẻ (share), nhấp chuột (click), đề cập (mention), bình luận (comment), gắn thẻ (tag) và nhiều hành động khác đều được xem là engagement.
Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể mà thương hiệu có thể tập trung vào tất cả các chỉ số engagement hoặc chỉ vào một vài chỉ số quan trọng nhất.
Với hầu hết các chiến dịch quảng cáo hay marketing trên mạng xã hội, engagement là chỉ số đo lường hiệu quả không thể thiếu.
Chỉ số engagement chủ yếu được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu) thay vì là Performance Marketing (thường chỉ đo lường dựa trên chỉ số là lượng khách hàng tiềm năng Lead và thậm chí là doanh số bán hàng).
Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào trên các nền tảng mạng xã hội?
Như đã đề cập ở trên, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, Engagement mang nghĩa chung là Tương tác và tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể mà “Tương tác” được định nghĩa và nhìn nhận theo những cách khác nhau.
Trong khi đối với thương hiệu này, Engagement hay Tương tác có nghĩa là lượt thích (like), lượt tiếp cận (reach) hay bình luận (comment), một số thương hiệu khác coi Engagement là tổng tất cả các hành động mà người dùng có thể thực hiện (hoặc chỉ đơn giản là xem mà không cần tương tác) tới các bài đăng của thương hiệu.
Nếu không được chỉ định cụ thể, chỉ số engagement sẽ được tính là tổng tất cả các hành động tương tác được đề cập ở trên. Engagement còn được sử dụng theo nghĩa miêu tả Brand Engagement hoặc Customer (User) Engagement.
Các chỉ số chính dùng để đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing?
Mặc dù mang nghĩa chung là Tương tác, các chỉ số engagement cũng có thể có những tên gọi khác nhau trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, dưới đây là các chỉ số engagement chính trên các nền tảng phổ biến như Facebook, TikTok, Twitter hay Instagram.
Lượt thích (Like): Khi người dùng bấm vào nút Thích.
Bình luận (Comment): Người dùng nhập một ký tự nào đó vào dưới các bài đăng (Post hoặc Tweet) của thương hiệu.
Chia sẻ (Share): Người dùng chia sẻ nội dung của bài đăng đến bạn bè hay thậm chí là chỉ riêng mình họ (chế độ only me).
Nhấp chuột (Click): Người dùng nhấp chuột vào các liên kết hay đơn giản là xem hình ảnh nếu có trong bài đăng.
Tiếp cận (Reach): Lượt tiếp cận (số người dùng duy nhất đã xem nội dung của bài đăng) cũng có thể được xem là một chỉ số engagement.
Đề cập (Mention): Người dùng nhắc đến tên thương hiệu, tên doanh nghiệp hay tên của Trang (fanpage). Chỉ số này có mặt trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Twitter hay TikTok.
Gắn thẻ (Tag): Người dùng (profile) hay thậm chí là Trang (fanpage) gắn Trang hay Tài khoản của một thương hiệu (hoặc cá nhân người dùng) kèm với một nội dung nào đó.
Xem (View): Với các bài đăng có nội dung là video, engagement cũng có nghĩa là các lượt xem video.
Các chỉ số engagement khác: Ngoài các chỉ số chính nói trên, engagement còn bao gồm các hành động khác mà người dùng có thể thực hiện với các bài đăng được quảng cáo như: tải xuống (download), điền thông tin (submit form) hay tick chọn vào một số nội dung (form mẫu) nào đó.
Tóm lại, tất cả các hành động (vả không cần hành động) mà người dùng thực hiện hay phản ứng lại với các nội dung của thương hiệu trên các nền tảng đều được gọi chung là engagement. Nếu không được chỉ định tới các chỉ số cụ thể ví dụ như số lượt bình luận, engagement có thể hiểu là chỉ số tổng chung.
Công thức tính chỉ số engagement.
Vốn được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo (dù là có trả phí hoặc tự nhiên) hay chất lượng của nội dung, engagement được tính toán để cung cấp cho người làm marketing những góc nhìn cụ thể.
Engagement nói chung được tính theo công thức: Engagement = tổng lượng tương tác hay tổng các hành động mà người dùng thực hiện với các bài đăng (thích, bình luận, chia sẻ…). Ví dụ có 1000 người dùng bình luận dưới bài viết.
Liên quan đến công thức tính chỉ số engagement, engagement rate hay tỷ lệ tương tác cũng là một cách tính. Engagement rate = tổng số lượng các tương tác mà người dùng thực hiện hay phản ứng tới nội dung / tổng số lượng người tiếp cận (người xem hay thấy bài đăng) * 100. Ví dụ: Nếu bài viết được 100 người nhìn thấy (tiếp cận) và có 1 người bấm thích (like) thì Engagement rate khi này là: 1/100 = 1%. Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau hay Trang (fanpage) khác nhau mà tỷ lệ tương tác hay engagement rate trung bình (Benchamark) có thể khác nhau.
Ngoài ra, các thương hiệu cũng tính toán mức độ hiệu quả của các lượt engagement thông qua chi phí theo công thức CPE (Cost per Engagement) = Tổng ngân sách / tổng lượng engagement có được.
Tại sao chỉ số engagement lại quan trọng với thương hiệu?
Khi nói đến việc phân tích hay đo lường mức độ hiệu quả đối với doanh nghiệp hay thương hiệu trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, chỉ số engagement hay tương tác là vô cùng quan trọng.
Mặc dù tuỳ thuộc vào từng thương hiệu hay bối cảnh khác nhau mà chỉ số engagement mang những ý nghĩa hay sức ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc theo dõi và tối ưu các chỉ số engagement dường như là mục tiêu bắt buộc.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, hay yếu tố cộng đồng có tác động trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh và khả năng tăng trưởng của thương hiệu, khi người tiêu dùng xem lượng engagement (và tính tích cực của engagement, ví dụ như bình luận tích cực hay khen thương hiệu) là chỉ số báo hiệu về mức độ đáng tin cậy của thương hiệu, nhu cầu thúc đẩy engagement trở thành ưu tiên mang tính chiến lược của hầu hết các doanh nghiệp.
Lượng engagement cao có nghĩa là thương hiệu đang được tin tưởng nhiều hơn và khách hàng có xu hướng tin tưởng và mua hàng nhiều hơn. Ngược lại, nếu thương hiệu không thể tạo ra được các engagement với khách hàng hay đối tượng mục tiêu, khả năng thuyết phục khách hàng và bán được hàng là rất khó khăn.
Có thể nói, engagement là một chỉ số quan trọng và không thể thiếu quyết định trực tiếp đến một khái niệm lớn hơn đó là Sức khoẻ thương hiệu (Brand Health) và Giá trị thương hiệu (Brand Value, Brand Equity).
Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?
Với tư cách là marketer, khi lượng engagement rõ ràng là có tác động trực tiếp đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp, việc gia tăng engagement trên các nền tảng là nhiệm vụ bắt buộc.
Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể sử dụng để thúc đẩy engagement.
Ngoài việc tận dụng các nội dung tự nhiên, quảng cáo là một cách thức khác có thể gia tăng engagement một cách nhanh chóng. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp mà marketer có thể chạy quảng cáo trên Facebook, TikTok, Instagram hoặc trên tất cả các nền tảng.
Tối ưu hoá nội dung.
Nội dung hay chính xác là chất lượng nội dung luôn là nền tảng quyết định liệu người tiêu dùng có tương tác hay engagement với thương hiệu hay không. Nội dung càng liên quan đến sở thích của người dùng thì cơ hội tạo ra nhiều engagement càng lớn.
Với hầu hết các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu mới trên thị trường, niềm tin là yếu tố quyết định đến mức độ engagement hay tương tác của khách hàng tới thương hiệu.
Khi những người có ảnh hưởng vốn đã được người tiêu dùng tin tưởng, thương hiệu có thể thông qua hình ảnh đó để cộng hưởng niềm tin tới thương hiệu. Kết quả là thương hiệu có thêm nhiều engagement hơn khi được tin tưởng và yêu thích nhiều hơn.
Tận dụng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC).
Nếu như những thông điệp hay nội dung được truyền tải trực tiếp từ thương hiệu đến người tiêu dùng có thể tạo ra nhiều sự nghi ngờ, các nội dung do chính những người tiêu dùng khác (bên thứ ba) xây dựng dường như dễ được chấp nhận hơn. Đây chính là lúc UGC (User-generated Content) thể hiện vai trò của nó.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số Engagement.
Social Engagement là gì?
Social engagement là Tương tác trên mạng xã hội (Social Network), đó chính là các hành động mà người dùng trên các nền tảng như Facebook hay Twitter thực hiện để phản ứng lại với các nội dung của tài khoản khác (thường là các Trang của thương hiệu).
Post engagement là gì?
Là lượng hay tỷ lệ tương tác của các bài đăng (trên mạng xã hội). Post engagement có thể được tính là tổng những lượt tương tác hoặc tỷ lệ tương tác (tổng số lượng tương tác/số lượt tiếp cận của bài đăng).
Một chỉ số hay tỷ lệ engagement tốt là bao nhiêu?
Như đã đề cập ở trên, tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau hay thương hiệu khác nhau mà một chỉ số engagement được xem là tốt cũng khác nhau.
Ví dụ, với B2B, tỷ lệ engagement 2% đã là quá hiệu quả, tuy nhiên với B2C thì cao hơn ví dụ khoảng 5% mới được xem là hiệu quả.
User hay Customer engagement là gì?
User hay Customer engagement là các hành động tương tác của khách hàng (người dùng), thường là trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các nền tảng kỹ thuật số như website hay ứng dụng (app) của thương hiệu.
Tại sao tính toán tỷ lệ engagement lại quan trọng?
Việc tính toán tỷ lệ engagement quan trọng vì nó liên quan đến chất lượng của nội dung và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.
Ví dụ: tỷ lệ engagement thấp (so với các đối thủ cùng ngành dựa trên chỉ số Benchmark), có nghĩa là nội dung (content) của bài đăng không phù hợp hoặc marketer nhắm mục tiêu quảng cáo tới các tập khách hàng không liên quan.
Tỷ lệ engagement thấp cũng có nghĩa là lượng engagement thấp, điều này dẫn đến kết quả là doanh nghiệp phải trả nhiều chi phí hơn cho mỗi lượt engagement, không có doanh nghiệp nào muốn điều này xảy ra cả.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng quan trọng cần biết về thuật ngữ engagement (tương tác) trong bối cảnh ngành marketing nói chung và marketing trên mạng xã hội (Social Media Marketing) nói riêng.
Bằng cách hiểu rõ định nghĩa engagement là gì, có những chỉ số engagement chính nào, hay công thức tính toán tỷ lệ engagement ra sao, người làm marketing có thể linh hoạt hơn trong cách đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch, hiểu rõ tác động của các chỉ số engagement lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau nhiều năm hoạt động một cách “già cỗi”, Giải đua xe F1 đã mất gần 40% lượng người xem, bị nhà đài ép hủy hợp đồng bản quyền trị giá 40 triệu USD, và không ít người hâm mộ trung thành đã phản đối, cho rằng đây là một môn thể thao “nhàm chán”. Tuy nhiên với chiến lược Marketing mới của Liberty Media sau khi tiếp quản, mọi thứ đã “đảo chiều”.
Case Study: Liberty Media và chiến lược Marketing nhằm hồi sinh Giải đua xe F1
Từ “tiên phong” đến “nhàm chán”
Giải đua xe F1 chính thức bắt đầu vào những năm 1950 và phát triển nhanh chóng dưới sự quản lý của Bernie Ecclestone, ông trùm kinh doanh người Anh, người đã biến F1 thành một sự kiện thường niên với doanh thu ổn định. Sau khi tiếp quản Giải đua xe F1 vào những năm 1970, Bernie được báo chí đặt biệt danh ‘F1 Supremo’.
Với cương vị là một doanh nhân, Bernie đưa “an toàn” và “doanh thu” làm 2 yếu tố quan trọng nhất cho giải F1, với những chiếc xe chạy với tốc độ 370 km/h nhưng chỉ dừng đường pit đúng 2 giây, mang lại doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm với hơn 50.000 nhân viên khắp 30 quốc gia. Có thể nói, F1 đã trở thành môn thể thao đột phá với sự quyến rũ, công nghệ và tốc độ đỉnh cao.
Tuy nhiên, F1 dường như “đánh mất chính mình” vào năm 2016, với nhiều khảo sát chỉ rõ sự thất vọng của người xem và tình hình tài chính ngày càng khó khăn.
Đặc biệt là chỉ 10% người hâm mộ cho rằng F1 còn “giữ được phong độ”, và khi được nêu cảm nghĩ, những từ đầu tiên mà họ nghĩ tới là: Đắt tiền, Công nghệ cao và Nhàm chán.
Theo các chuyên gia kinh tế, kể từ lúc xuất hiện trên thị trường, đội ngũ quản lý F1 đã điều hành giải đua này một cách “cứng nhắc” trong suốt 70 năm, chỉ tập trung vào bản quyền và quảng cáo, bỏ qua các khía cạnh marketing khác như tiếp thị trực tuyến, chiến lược truyền thông, nghiên cứu thị trường và kết nối với người hâm mộ.
Cuộc khủng hoảng rộ lên vào năm 2016, khi số lượng người theo dõi F1 chỉ còn 60% so với 8 năm trước, nhiều khán giả lâu năm lũ lượt rời bỏ vì F1 nó đã trở nên “quá nhàm chán” với quá ít gương mặt mới. Vào năm 2017, đài truyền hình NBC đã rút lại đề nghị bản quyền trị giá 40 triệu USD mỗi năm đối với giải đua này.
Vị cứu tinh mang tên Liberty Media
Liberty Media bắt đầu tiếp quản toàn bộ hoạt động thương mại của F1 vào năm 2017. Vì là một công ty truyền thông, Liberty đánh giá những vấn đề của F1 dưới những thước đo truyền thông, thay vì chỉ tập trung vào các chỉ số kinh doanh đặc thù.
Liberty Media và đặc biệt là Chase Carey đã chủ trương thay đổi bản chất hình ảnh của giải F1, trong suốt 30 năm sự nghiệp, Carey từng là COO của Fox, CEO của DirectTV, chủ tịch và COO của News Corporation, và gần nhất là Phó chủ tịch 21st Century Fox.
Sau khi tiếp quản F1, Carey bắt tay vào xây dựng các phòng ban tiếp thị, quảng cáo, tài trợ và nghiên cứu… những hoạt động gần như không tồn tại trước kia.
Liberty Media bắt đầu bằng việc tận dụng lượng dữ liệu khổng lồ mà F1 nắm giữ để kể những câu chuyện mới lạ và thu hút sự tham gia của người hâm mộ.
Thay vì chỉ những thước phim xe chạy nhàm chán, khán giả giờ đây được cập nhật tốc độ, biến tốc, thời gian dừng, bảng xếp hạng…, khiến nó trở nên hấp dẫn và dễ theo dõi hơn.
F1 còn hợp tác với Giải pháp đám mây Amazon để đưa ra những phân tích tức thời, giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người hâm mộ, cho phép họ phân tích chiến lược, so sánh các đối thủ và hiểu rõ hiệu suất của từng phương tiện và vận động viên trong thời gian thực.
Để hoán đổi người xem “giết thời gian” thành người hâm mộ thực thụ, F1 không chỉ sử dụng các hình thức tiếp cận kỹ thuật số mà còn “giáo dục” người xem những kiến thức phức tạp của môn thể thao này.
F1 còn cố gắng kết nối với những người hâm mộ nhỏ tuổi và xây dựng hình ảnh trực tuyến mạnh mẽ, bắt đầu từ những video YouTube về đời tư của vận động viên, công tác hậu trường và các trích đoạn hấp dẫn trong cuộc đua.
Để giải quyết vấn đề “mất kết nối” của người hâm mộ, Engineered Insanity, chiến dịch đầu tiên của F1 sau khi Liberty Media tiếp quản, đã cho người hâm mộ cảm nhận đường đua F1 từ ghế lái bằng cách đặt người hâm mộ vào trung tâm của mỗi đường đua.
Tiếp đó là Chiến dịch Man vs Machine vinh danh các nhóm kỹ sư đằng sau những công nghệ tiên tiến nhất của F1.
Thêm vào đó là sự kết hợp của các podcast, ứng dụng và F1TV, một trong những nền tảng phát trực tuyến hàng đầu. Người hâm mộ giờ đây có thể theo dõi nội dung F1 mọi lúc, mọi nơi và theo cách họ muốn.
Thay đổi lớn nhất của Liberty Media đến từ việc người hâm mộ cảm nhận được sự tôn trọng. Liberty Media hiểu rõ sự khác biệt giữa khách hàng và người hâm mộ đến từ niềm đam mê, đặc biệt là trong thể thao, niềm đam mê sẽ là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tất cả người hâm mộ F1 đều mong chờ một môn thể thao thú vị, nhưng cũng muốn nó liên quan đến cuộc sống thường ngày của họ. Trước khi Liberty Media tiếp quản, vận động viên hoàn toàn không được sử dụng mạng xã hội hoặc tương tác với người hâm mộ nếu không được công ty cho phép.
Nhưng giờ đây, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, giúp người hâm mộ có cơ hội bước vào thế giới F1, cảm nhận được những anh hùng lái xe như những người thật, thay vì hình ảnh những công tử giàu có trên những chiếc xe tốc độ mà họ không bao giờ có cơ hội tiếp cận.
Một ví dụ điển hình là loạt phim Netflix F1: Drive to Survive. Nó tập trung vào các hoạt động hậu trường, sự cạnh tranh khốc liệt giữa từng tay đua và đội đua, cũng như những pha “thoát chết” trên đường đua.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, loạt phim này đã trở thành một phần không thể thiếu của hệ sinh thái F1, mang về một lượng người hâm mộ hoàn toàn mới từ nền tảng Netflix.
Kết quả
Sau khi Liberty tiếp quản, giải đua F1 đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể, với số lượng người xem trên kênh truyền hình và kỹ thuật số tăng vọt, bổ sung thêm một lượng người hâm mộ đáng kể, đặc biệt là tỷ lệ 61% người hâm mộ mới dưới 35 tuổi và 25% người theo dõi trong độ tuổi từ 16-24 tuổi.
Trong mùa giải 2021, giải F1 đã có lượng khán giả tăng 58% so với năm trước, về mạng xã hội, F1 hiện có 21 triệu người theo dõi trên Instagram, 10 triệu trên Facebook, hơn 8 trên YouTube và Twitter.
Và số liệu có lẽ là quan trọng nhất: cổ phiếu của tập đoàn F1 đã tăng 250% kể từ năm 2016, một năm trước khi Liberty tiếp quản.
Liberty Media hiểu rằng F1 sở hữu những công nghệ tốt nhất, đội ngũ kỹ sư giỏi nhất và một trong những môn thể thao sáng tạo nhất trên thế giới. Điều duy nhất còn thiếu là sự kết nối với người hâm mộ, và họ đã làm được điều đó để “hồi sinh” giải đua này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong thế giới làm marketing, việc thực hiện sai chiến lược hay thể hiện sai các ý đồ đằng sau các chiến lược không phải là chuyện mới, bằng cách học hỏi từ thất bại của các thương hiệu đi trước, marketer có nhiều cơ hội hơn để tránh các sai lầm có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn trong bài viết này.
Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn
Nghề marketing chứng kiến không ít những chiến dịch quảng cáo “tệ không ngờ”. Không ngờ là bởi vì những người đứng sau những ý tưởng đó có lẽ không tưởng tượng được thực tế khác xa với kịch bản trên giấy tờ như thế nào. Sai lầm có thể đến từ cách vận hành hay cách người dùng đón nhận, nhưng hậu quả để lại cho thương hiệu là không thay đổi.
Khi các kênh truyền thông và các phương tiện quảng cáo mới xuất hiện ngày càng nhiều, cạnh tranh càng trở nên gay gắt, tạo áp lực cho các thương hiệu phải luôn đổi mới và sáng tạo trong cách tiếp cận người tiêu dùng. Đó vô tình lại là con dao hai lưỡi: chính việc theo đuổi thị hiếu và xu hướng có thể gây tổn hại đến nhãn hàng.
Tại sao các chiến lược hay chiến dịch marketing của thương hiệu thất bại?
Câu trả lời đến từ ngay bản chất của nghề marketing: hướng đến khách hàng. Đơn giản là thương hiệu quên mất họ đang nói chuyện với ai.
Đa phần các sai lầm đến từ việc nhóm truyền thông quá tập trung vào khía cạnh sáng tạo và độc nhất thay vì tìm cách tiếp cận đối tượng mục tiêumột cách hiệu quả. Đồng ý rằng các chiến dịch cần nổi bật và khác biệt, nhưng nó không đồng nghĩa với sự khoa trương vô bổ.
Có những sai lầm lại đến từ những mục tiêu không thực tế, khiến các chiến dịch ra đời sai thời điểm. Và cũng có những chiến dịch đơn giản là “gặp xui”. Dù thế nào, nếu nhìn nhận lại, chúng ta hẳn sẽ tìm ra cách để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Một mục tiêu cơ bản của bất kì một chiến dịch truyền thông nào là phải truyền đạt được giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi tới người tiêu dùng. Đó có thể là những nhu cầu mà doanh nghiệp đáp ứng cũng như cá tính riêng mà doanh nghiệp trở nên khác biệt. Nếu đi chệch khỏi đường ray này, bản thân chiến dịch đã thất bại ngay trước khi ra mắt.
Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng và mạng xã hội, mọi nhất cử nhất động của thương hiệu đều được “soi mói”. Một mặt điều đó giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn, nhưng đó cũng là áp lực nếu doanh nghiệp “sơ hở”. Và sau đây là 10 “sơ hở” tồi tệ nhất mọi thời đại trên mặt trận truyền thông.
Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng (và tổ chức) lớn.
1. Quảng cáo của Pepsi với Kendall Jenner.
Pepsi muốn định vị sản phẩm của họ như một “cầu nối mang mọi người đến gần nhau”. Đó thực ra là một cách định vị thương hiệu rất ổn, cho đến khi họ bắt tay vào thực hiện quảng cáo.
“Này, hãy mời ngôi sao Kendall Jenner tham gia, hãy để cô ấy hoà giải đám đông gào thét với hàng rào cảnh sát ngay giữa phong trào Black Lives Matter bằng cách tặng một lon Pepsi cho một viên sĩ quan!”
Kết quả? Sự phẫn nộ từ cộng đồng. Quảng cáo này bị chế giễu trên các phương tiện truyền thông, và các công ty quảng cáo thậm chí còn dùng ví dụ này để nói rằng đáng ra mọi thứ có thể tốt hơn nếu Pepsi chịu hợp tác.
Sáu tháng sau, chủ tịch của PepsiCo, Brad Jakeman, đã từ chức và đã thừa nhận rằng đây là trải nghiệm đau đớn nhất trong sự nghiệp của mình.
2. Chiến dịch của Dove.
Thông qua chiến dịch “Real Beauty”, Dove khuyến khích nữ giới tự tin hơn về cơ thể của mình. Chiến dịch này đã được thực hiện hơn 15 năm qua và được ghi nhận là một trong những chiến dịch truyền thông xuất sắc. Thông điệp về những người phụ nữ tự tin đã được củng cố mạnh mẽ.
Mọi chuyện sẽ không đáng nói nếu đội ngũ Dove ở Anh “phá hỏng” tất cả. Tại đây, người ta phát hiện những sản phẩm giới hạn được thiết kế giống như cơ thể phụ nữ với những hình dạng khác nhau. Phụ nữ giờ đây lại “bị” đánh đồng với những chai xà phòng, vô hình chung “bắt” họ phải chọn những chai nào có “hình dáng” giống với mình.
Ông bà có câu “sai một ly đi một dặm”, y như những gì Dove đã “lỡ” làm. Ý tưởng “độc đáo” này phản tác dụng và trở thành đề tài châm chọc trên các nền tảng mạng xã hội.
3. Quảng cáo TV tại Anh của McDonald’s.
Lại là nước Anh, lần này đến lượt McDonald’s vào năm 2017. Nếu bạn nghĩ thật khó để “khiêu khích” một ai đó bằng thức ăn nhanh, hãy xem McDonald’s đã làm được điều gì.
Trong TVC quảng cáo, một cậu bé nói chuyện với mẹ về người bố đã khuất. Hoá ra, một trong những điều cả hai cùng chia sẻ là tình yêu dành cho món sandwich kẹp thịt cá. Nghe… không liên quan chút nào!
McDonald’s đã phải hứng chịu làn sóng phản đối gay gắt vì đã đem một câu chuyện đau buồn để bán hàng.
4. Lỗi in ấn của Ford.
Trong một năm mà những hành động sai trái của Harvey Weinstein và phong trào #MeToo thống trị các trang tin tức, Ford lại cho ra đời một tờ quảng cáo “lỗi” nhất mà một thương hiệu có thể làm. Quảng cáo thể hiện hình ảnh ba người phụ nữ bị trói, bịt miệng và nhét vào cốp xe của chiếc xe Ford mới nhất.
Quảng cáo nói trên đã bị thu hồi và Ford phải đưa ra lời xin lỗi công khai vì nhiều người cảm thấy khó chịu cũng như cho rằng quảng cáo khuyến khích bạo lực.
5. Quảng cáo “phân biệt chủng tộc” của Sony.
Quay lại năm 2006, thời điểm Sony quảng bá cho chiếc Playstation màu trắng mới của mình. Họ sử dụng hình ảnh một người phụ nữ nhợt nhạt với mái tóc trắng đang túm lấy một người phụ nữ da đen.
Người da trắng trông rất quyết đoán trong khi người còn lại có vẻ như giống “nô lệ”. Trên hình ảnh đó, Sony đặt dòng chữ “Playstation Portable. Màu trắng đang tới”.
Có rất nhiều cách để thúc đẩy một sản phẩm mới, nhưng Sony lại lựa chọn một cách làm gây quá nhiều tranh cãi. Trong một động thái “chữa cháy”, Sony nói rằng “những hình ảnh được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm nổi bật độ tương phản giữa các màu khác nhau cho PSP”.
6. Chiến dịch trên smartphone của Burger King.
Burger King đáng ra sẽ không có mặt trong danh sách này, vì ý tưởng của họ thật sự thông minh. Chiến dịch sẽ chạy trên các thiết bị thông minh để đọc danh sách các thành phần bánh burger được đăng trên Wikipedia, trang bách khoa toàn thư trực tuyến phổ biến nhất.
Nhưng bất kì ai cũng có thể chỉnh sửa nội dung trên Wiki, và bạn có thể đoán được chuyện gì xảy ra rồi đấy. Chiến dịch buộc phải dừng lại khi tin tặc bổ sung vào bài viết trên Wikipedia các thành phần độc hại như cyanide.
7. Quảng cáo về một đám cưới Trung Quốc của Audi.
Bạn luôn phải kiểm tra cẩn thận trước khi mua một chiếc xe mới, và Audi thể hiện điều này bằng bối cảnh một gia đình Trung Quốc chuẩn bị đám cưới.
Trong quảng cáo, mẹ chú rể nhiệt tình bước lên và bắt đầu kiểm tra cô con dâu sắp cưới. Bà véo môi, kéo tai, nhìn vào răng và lưỡi trước khi gật đầu đồng ý. Một dòng chữ hiện lên sau đó: “Một quyết định quan trọng phải được đưa ra một cách cẩn thận”
Audi đã vô tình so sánh người phụ nữ với chiếc xe, qua đó làm giảm giá trị của họ. Khỏi phải nói người xem đã vô cùng tức giận như thế nào.
8. Chiến dịch email của Adidas.
Những khách hàng tham gia Boston Marathon năm 2017 đã nhận được một email rất “kém duyên” từ một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới. Tiêu đề email ngắn gọn như sau: “Chúc mừng, bạn đã sống sót qua Boston Marathon!”
Nghe thì có vẻ vô hại, vì chúng ta vẫn thường hay dùng cách biểu đạt này để thể hiện việc hoàn tất một bộ môn nào đó, ví dụ như sống sót qua lớp Crossfit đầu tiên chẳng hạn.
Nhưng Boston Marathon lại không phải là một sự kiện bình thường. Năm 2013, một vụ đánh bom ngay tại sự kiện đã khiến 3 người thiệt mạng và hơn 250 người bị thương.
Rõ ràng nhiều người đã cảm thấy bị xúc phạm. Adidas ngay lập tức đưa ra lời xin lỗi, nhưng “ván đã đóng thuyền” mất rồi.
9. Chiến dịch email của Airbnb.
Một chiến dịch có thể thất bại vì tính sai thời điểm ra mắt, như chiến dịch email này của Airbnb. Họ quảng bá về một “thế giới nổi” với hình ảnh một căn nhà nổi trên mặt nước. Đoạn chữ mô tả: “Sống hoà vào đại dương trên những căn nhà nổi”
Nghe cũng “thơ mộng”, đúng không? Nhưng Airbnb lại chạy chiến dịch này vào ngày 28/8/2017, khi cơn bão Harvey đang càn quét Houston.
10. Quảng cáo của Ink Coffee.
Một câu nói đùa tưởng như vô hại cũng có thể khiến doanh nghiệp “điêu đứng”, như trường hợp dưới đây của Ink Coffee. Chủ quán cà phê đưa ra một tấm biển ghi dòng chữ: “Vui vẻ làm dịu (gentrifying) khu phố từ năm 2014”.
Vấn đề là cụm từ gentrifying còn được dùng để nói về việc di dời cư dân, đặc biệt đối với các nhóm thiểu số có thu nhập thấp. Ink Coffee hứng chịu sự phản đối và phá hoại gay gắt.
11. Quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dove.
Unilever đã có một năm 2017 tồi tệ. Tiếp tục là một quảng cáo “lỗi” đến từ Dove khi họ đăng trên Facebook hình ảnh một người phụ nữ gốc Phi cởi áo ra và trở thành một người da trắng.
Quảng cáo này về sau xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google với từ khoá “quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dove”. Không có đơn vị quảng cáo nào đứng ra nhận trách nhiệm, còn Unilever cho rằng họ chỉ đang thể hiện sự đa dạng của vẻ đẹp đích thực.
Vấp phải làn sóng phẫn nộ từ người dùng, Dove lại phải xin lỗi – lần thứ hai dành cho Brad Jakeman.
12. Cuộc thi selfie của Walkers.
Walkers, một công ty đồ ăn nhẹ có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã thực hiện một chiến dịch truyền thông xã hội nơi khách hàng có thể gửi ảnh selfie để có cơ hội giành vé tham dự một sự kiện thể thao lớn.
Thật không may, một số người đã gửi hình ảnh của những kẻ độc tài, kẻ giết người hàng loạt và tội phạm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng PR của công ty mà lỗi đến từ việc họ đã không kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải.
13. Dòng Tweet của Wendy.
Wendy vướng vào một cuộc chiến trên mạng xã hội Twitter với khách hàng về việc họ có thực sự sử dụng thịt bò tươi hay không. Chuyện ban đầu tưởng không lớn, hoá ra lại lớn không tưởng vì cách mà Wendy đáp trả.
Họ dùng hình ảnh ếch Pope, vốn đặc trưng cho chủ nghĩa “người da trắng thượng đẳng” (white supremacist), dùng nhiều trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Mặc dù Wendy đã nhanh chóng xoá bài viết, nhưng cư dân mạng đã kịp chụp màn hình, và “cuộc chiến” lại tiếp tục.
14. Lỗi đánh máy từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ.
Dĩ nhiên ai cũng có thể sai chính tả, nhưng đây lại là Bộ Giáo dục! Họ trích dẫn một câu nói của W.E.B. Du Bois trong khi viết sai tên danh nhân này trên Twitter.
Ngay sau đó, họ tweet lời xin lỗi, nhưng tiếp tục đánh sai chữ “apology”. Lời chỉ trích tiếp tục leo thang hướng về phía vị thư kí Betsy DeVos.
15. Chiến dịch VR của Facebook.
Sau khi bị tàn phá khủng khiếp vì bão lũ, Puerto Rico rơi trong tình trạng hỗn loạn. Mark Zuckerberg đã sử dụng ứng dụng VR của Facebook có tên Spaces để tái hiện hình ảnh 360 độ của quốc gia này.
Mặc dù Facebook chỉ có ý định cho thấy công ty đã hỗ trợ cho Puerto Rico như thế nào, chiến dịch lại phản tác dụng khi người xem cho rằng Mark đang lợi dụng tình hình để quảng bá cho dịch vụ.
16. Dòng Tweet của Không quân Hoa Kỳ.
Có một thời gian cư dân mạng tranh cãi về một đoạn âm thanh, xem nó là “yanny” hay “laurel”. Nhìn qua thì có vẻ đây chỉ là một cuộc tranh cãi vui vẻ, nhưng Không quân Hoa Kỳ lại khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn.
Trong một đoạn tweet, họ ghi rằng “Lực lượng Taliban ở thành phố Farah #Afghanistan thà nghe #Yanny hoặc #Laurel hơn là âm thanh #BRRRT họ nghe từ #A10.”
Họ sau đó đã phải gỡ bỏ dòng trạng thái này và xin lỗi trước những cáo buộc về sự vô cảm.
17. Bài đăng của Nivea.
Tại khu vực Trung Đông, Nivea đăng một quảng cáo (Advertising) cho sản phẩm khử mùi mà họ nói rằng “vô hình với cả da đen và da trắng”.
Quảng cáo mô tả hình ảnh phía sau đầu của một người phụ nữ với mái tóc đen dài che đi bộ trang phục trắng, cùng với dòng chữ “Trắng là Thuần khiết.”
Dĩ nhiên, chiến dịch này vấp phải sự phản đối vì phân biệt chủng tộc.
18. Chiến dịch của Snapchat.
Có thời gian Snapchat chứng kiến sự sụt giảm người dùng nghiêm trọng sau khi cập nhật giao diện ứng dụng mới. Và như thể đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, họ tiếp tục cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo “thảm hoạ”.
Nhằm giới thiệu trò chơi mới “Would You Rather?”, một đoạn quảng cáo thể hiện câu hỏi: “Bạn sẽ tát Rihanna hay đấm Chris Brown?”
Nếu bạn còn nhớ, vụ kiện giữa Rihanna và Chris Brown đã từng tiêu tốn rất nhiều giấy mực của giới truyền thông. Và Snapchat “đào lại” theo cách không thể “kém duyên” hơn.
Đáp lại lời xin lỗi công khai của Snapchat, Rihanna cho rằng cô cảm thấy thất vọng vì cách làm của đội ngũ truyền thông không chỉ cho cô mà cả những nạn nhân bạo lực gia đình khác.
19. Quảng cáo của Starbucks.
Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks muốn quảng bá một dòng espresso mới nhẹ và ngọt hơn so với loại tiêu chuẩn. Nhưng cách làm của họ thực sự tệ.
Trên một trang web quảng cáo sản phẩm với tông màu vàng, Starbucks ghi dòng chữ “Ai bảo rằng espresso phải nặng? Chúng tôi nghĩ vậy trong 43 năm. Nhưng chúng tôi là Starbucks. Nên chúng tôi làm điều ngược lại.”
Người dùng có thể hiểu được ý của Starbucks, nhưng cách ghi thông điệp như vậy rõ ràng là hơi “chói tai”.
20. Quảng cáo KOL của Bootea Shake.
Chúng ta đã quen với việc các nhãn hàng dùng KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) để tiếp cận người tiêu dùng. Đây cũng là một cách truyền thông đang dần phổ biến hiện nay, nhưng đi kèm với nó là trách nhiệm của nhãn hàng trong việc kiểm soát “lời nói” của người đại diện.
Bootea Shake có lẽ sẽ muốn nghe lời tư vấn này trước khi họ nhờ Scott Disick đăng bài lên Instagram. Cách dùng từ lộ liễu của Scott đã “tố cáo” rằng anh chỉ đăng bài vì nhãn hàng yêu cầu, từ đó rời xa mục tiêu ban đầu là giới thiệu về sản phẩm.
Người làm Marketing và kinh doanh có thể học được gì từ những chiến lược marketing thất bại?
Nếu bạn đang hoạt động trong ngành truyền thông, hãy ghi chú những bài học dưới đây để chắc chắn rằng bạn không phạm phải những sai lầm tương tự trong tương lai.
Luôn chứng thực các dự án.
Điều chúng ta cho là đúng chưa chắc áp dụng cho tất cả mọi người. Hãy đảm bảo rằng dự án của bạn được nhiều bên liên quan tham khảo và chứng thực để giảm thiểu rủi ro về mặt nội dung. Nên có một bên kiểm duyệt trước khi đưa ra công chúng.
Luôn là người “có duyên”.
Hãy cẩn thận với các nguyên liệu mình có trong tay. Có nhiều trường hợp bạn muốn tỏ ra khác biệt và vui vẻ theo một cách độc đáo, nhưng hãy cẩn thận – mọi trò đùa đều có tính hai mặt.
Nếu bạn có một cuộc tranh luận vui vẻ, hãy tiếp tục vui vẻ và tận dụng để xây dựng thương hiệu, nhưng đừng tỏ ra “kém duyên”. Nếu bạn đề cập đến một nhân vật hay một sự kiện văn hoá nào đó, hãy chắc rằng bạn đủ hiểu về dẫn chứng đó để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
Một nụ cười có thể mang lại nhiều điều, nhưng đừng vì vậy mà hi sinh giá trị thương hiệu của mình. Bạn có thể không có ý xúc phạm, nhưng chưa chắn người đối diện hiểu được điều đó.
Khi bạn chạy quảng cáo ở một khu vực nhất định, đừng quên rằng thông điệp của bạn có thể được chia sẻ tới các thị trường khác.
Chú ý đến các sự kiện hiện tại.
Hãy luôn để ý xung quanh. Thật khó để bắt ai phải chịu trách nhiệm khi một sự việc đáng tiếc xảy ra vô tình “liên quan” tới chiến dịch của mình, nhưng bạn luôn có lựa chọn “lùi một bước”, đánh giá vấn đề để “tiến hai bước”.
Nếu bạn đang tạo ra nội dung có liên quan đến các sự kiện như vậy, hãy làm điều đó với sự quan tâm thực sự trong việc giáo dục khán giả của bạn về sự nghiêm trọng của tình huống.
Hãy nhớ rằng, người tiêu dùng có thể đánh giá được nỗ lực của bạn qua những gì bạn truyền đạt, rằng đó có phải là sự thông cảm thực sự hay chỉ là chiêu trò PR.
Hướng đến trải nghiệm khách hàng.
Khi bạn đang tạo một chiến dịch kết hợp tài liệu do người dùng tạo (như cập nhật Wikipedia hoặc gửi ảnh selfie), hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Sẽ luôn có những người cố tình phá hoại, vì vậy hãy xây dựng chiến lược để ngăn chặn các cuộc “tấn công” này.
Yếu tố tạo nên một chiến dịch thành công.
Rất dễ để chỉ trích và phán xét những sai lầm trong quá khứ, nhưng cần phải thừa nhận rằng trong ngành quảng cáo không có công thức chung cho mọi chiến dịch. Nhưng về cơ bản, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
Mục đích rõ ràng
Xác định rõ đối tượng mục tiêu
Nội dung thu hút sự chú ý
Giám sát kết quả để tối ưu hóa
Lời cuối cùng, trước khi bạn truyền thông bất kì điều gì, hãy xem kĩ lại thông điệp một lần cuối, và đánh giá toàn bộ các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Hy vọng, bằng cách học hỏi từ những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn, marketer có thể tránh được các sai lầm không đáng có trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để khởi nghiệp thành công, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, người mới làm khởi nghiệp hay tự kinh doanh riêng cũng cần phải có những kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Những kiến thức cơ bản về kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Hiện nay, với lợi ích của việc mở cửa thông thương, Việt Nam hiện có thêm nhiều cơ hội để tiếp xúc với nền văn minh thế giới.
Những người trẻ làm khởi nghiệp ngày nay đã rất năng động và sáng tạo. Chính lý do này hình thành nên hiện tượng khởi nghiệp trong giới trẻ – một hiện tượng đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, người mới khởi nghiệp cũng cần phải có những kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Bài viết này xin chia sẻ những điều cần biết về kiến thức kinh doanh cơ bản đến những người mới làm kinh doanh, đặc biệt là những bạn sẽ khởi nghiệp và đang khởi nghiệp.
1. Tại sao người mới khởi nghiệp cần có những kiến thức cơ bản về kinh doanh?
Người mới khởi nghiệp ngày nay, trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình các bạn hãy đảm bảo rằng phải trang bị đầy đủ những kiến thức kinh doanh cũng như kiến thức quản trị kinh doanh cơ bản để có thể quản lý, vận hành thật tốt việc kinh doanh của mình.
Đối với những ý tưởng khởi nghiệp có mục tiêu lớn như đưa sản phẩm phát triển rộng rãi ra thị trường (market) nội địa thậm chí là quốc tế thì việc trang bị những kiến thức về kinh doanh là điều cần thiết để các bạn có thể lên ý tưởng thật chi tiết và hoàn hảo cho từng bước đi của các bạn, hạn chế tối đa những thất bại không đáng có không thuộc về lĩnh vực chuyên môn.
Điều này cũng giúp ích cho những cá nhân hay tổ chức khởi nghiệp có mong muốn được hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư cần biết lợi nhuận kinh doanh, số liệu thống kê và tất tần tật thông tin về kế hoạch kinh doanh của bạn trước khi họ chấp nhận lời mời đầu tư cho bạn. Trên đây là những lý do khuyến học về kinh doanh dành cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp.
2. Một số kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Trong khi về cơ bản là sẽ không có bất cứ một công thức chung nào để đạt được thành công trong kinh doanh, hay thậm chí, một công thức kinh doanh có thể đúng trong thời điểm này những lại sai trong thời điểm khác, việc người mới cần làm là sẵn sàng thử nghiệm và không ngừng học hỏi các kiến thức kinh doanh mới.
Dưới đây là một số kiến thức cơ bản bạn nên có.
Ý tưởng kinh doanh là điều quan trọng đầu tiên:
Hãy chắc chắn ý tưởng kinh doanh của bạn có những yếu tố sau:
Yếu tố khác biệt (USP): muốn phát triển thành công ý tưởng của bạn cần phải có sự khác biệt chẳng hạn như sản phẩm của bạn có gì đặc biệt hơn những sản phẩm cùng loại khác, hình thức bán hàng của bạn đặc biệt chỗ nào? …. Nếu không thể đảm bảo việc có sự khác biệt, chí ít các bạn cũng cần đảm bảo yếu tố nổi bật cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của bạn độc đáo hơn ở điểm nào? Lợi ích khách hàng nhận được khác hơn như thế nào so với lợi ích khách hàng của các đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng với bạn?
Yếu tố phù hợp: ý tưởng kinh doanh cần có sự khác biệt nhưng không phải bạn đưa ý tưởng của mình trở thành ý tưởng bất khả thi, không phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và đặc biệt là không phù hợp với phân khúc, thị trường kinh doanh mà bạn muốn hướng đến. Hãy tìm sự khác biệt cho ý tưởng nhưng vẫn đảm bảo điều kiện phù hợp của ý tưởng đó với tình hình chung.
Yếu tố triển vọng: Sau khi đảm bảo ý tưởng của bạn có sự khác biệt và phù hợp, bạn nên cân nhắc xem con đường này bạn đi được bao xa và bao lâu. Liệu rằng ý tưởng kinh doanh này của bạn sẽ tồn tại được trong thời gian bao lâu? Lợi nhuận bạn thu về có được như mong muốn và thị trường kinh doanh có được mở rộng hay không là những câu hỏi bạn cần phải trả lời để đảm bảo ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ thành công.
Bước tiếp theo cần phải xác định mô hình kinh doanh.
Những ý tưởng kinh doanh khác nhau sẽ có những mô hình kinh doanh phù hợp cho mỗi ý tưởng đấy. Bạn cần xác định mô hình kinh doanh dựa trên các tiêu chí sau:
Khách hàng của bạn thuộc tầng lớp nào, độ tuổi nào? Là những ai?
Sản phẩm của bạn đem lại lợi ích gì cho họ?
Bạn đưa sản phẩm đến tay họ bằng cách nào?
Dịch vụ chăm sóc khách hàng bạn lựa chọn có phù hợp và tốt cho khách hàng của bạn không?
Lợi nhuận bạn thu về được bao nhiêu?
Bạn sẽ triển khai những hoạt động kinh doanh như thế nào?
Bạn cần nguồn nhân viên như thế nào?
Bạn có hợp tác với ai nữa không?
Vốn bạn cần phải có để thực hiện kinh doanh là bao nhiêu?
Xác định kinh doanh tự thân hay hợp tác với ai.
Nếu kinh doanh cá nhân, chắc chắn bạn sẽ đi nhanh hơn nhưng về quãng đường dài đi được bao nhiêu thì không thể so bì với khi bạn cùng hợp tác với ai đó.
Bạn cần dựa vào một số tiêu chí sau để chọn đối tác phù hợp: có chung chí hướng và mục tiêu phát triển; hạn chế hợp tác với người thân, hãy chọn người lạ nếu có thể; cổ đông phải góp vốn với bạn và phải thành tín trong kinh doanh.
Bạn sẽ sử dụng những các nào để quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay khách hàng?
Quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, TVC hay Influencer Marketing?
Ngay từ giai đoạn đầu, bạn phải thực hành phương châm kiếm tiền trước tiên để giúp công ty ổn định, rồi mới từ từ phát triển công ty lên được. Hãy trân trọng từng hợp đồng, từng khách hàng cho dù giá trị nhận được là nhỏ nhất.
Luôn luôn chủ động học hỏi để phát triển bản thân.
Kiến thức là vô tận và nguồn kiến thức luôn đổi mới mỗi ngày vì thế nếu là người đứng đầu, bạn nên chủ động cập nhật kiến thức cho bản thân chẳng những về chuyên môn mà còn phải về các kỹ năng sống để có thể điều khiển và hoạt động công ty thật tốt. Và đừng bao giờ từ bỏ khi thất bại.
3. Bổ sung những kiến thức cơ bản về kinh doanh (và marketing) này bằng cách nào, ở đâu?
Các bạn có thể học online thông qua các trang web dạy trực tuyến hay đăng ký học các khóa học ngắn hạn ở những trung tâm được kết nối giáo dục với các trường đại học, doanh nghiệp lớn.
Sự kết nối này sẽ giúp cho nội dung của chương trình học mang tính thực tiễn nhiều hơn.
Các bạn sẽ được học tập và luyện thi chứng chỉ sau khi đăng ký những khóa học đó.
Ngoài ra, tuỳ vào khả năng tự học mà bạn cũng có thể không nhất thiết là phải tham dự các khoá học, thay vào đó, bạn có thể tự đọc sách và tìm tòi từ các tài liệu trên các nền tảng trực tuyến.
Tóm lại, đối với người mới khởi nghiệp, bạn hãy vững lòng tin, đừng bao giờ bỏ cuộc khi gặp thất bại. Hãy nhớ trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cơ bản về kinh doanh và marketing trước khi bắt tay vào công việc kinh doanh cụ thể. Hy vọng bài viết này đã mang lại những lợi ích đáng kể cho bạn trên hành trình đầy gian khó này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer