Skip to main content

Những tư duy làm marketing này có thể hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Nhắm mục tiêu các phân khúc hẹp, thường xuyên thay đổi sáng tạo và tối ưu hóa chiến dịch đều trái ngược với sự tăng trưởng, nhưng chúng chính xác là những gì các marketer đang ưu tiên để làm.

Những tư duy làm marketing này có thể hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp

“Hãy cho tôi thấy sự ưu tiên và tôi sẽ cho bạn thấy kết quả.”

Ông Charlie Munger, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, và cũng là người bạn đồng hành với Warren Buffett nói.

Trong 10 năm qua, các quy tắc về hiệu quả của marketing ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Nhưng điều đáng chú ý không phải là chúng ta đã học được bao nhiêu về marketing, mà đó là cách chúng ta thực sự đang theo dõi và chứng minh mức độ hiệu quả của nó.

Tại sao các nhà marketer lại đầu tư vào các chiến lược không phù hợp? Cách giải thích phổ biến nhất có thể sẽ là sự thiếu hiểu biết. Đúng, nó không sai!

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích một lời giải thích ít phổ biến hơn – nhưng hợp lý hơn: “ngành marketing đang được trả phí để đưa ra các quyết định sai lầm.”

Những người làm marketing trên thực tế cũng không kém hiểu biết hay ‘dại khờ’. Chúng ta chỉ đơn giản là đang đáp ứng lại các sự ưu tiên hay khích lệ vốn có mà thôi.

Những sự ưu tiên đằng sau yếu tố phân khúc (segmentation).

Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

Bạn có thể bắt đầu với câu trả lời: khách hàng mục tiêu của bạn là bất kỳ ai mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Nếu bạn là một CMO (Giám đốc Marketing) của Coca-Cola, mục tiêu của bạn sẽ là hầu hết mọi người, tức là khoảng 7,8 tỷ người trên toàn cầu.

Nếu bạn là CMO của Microsoft, mục tiêu của bạn là bất kỳ ai có ảnh hưởng đến các quyết định về lĩnh vực công nghệ, theo dữ liệu của LinkedIn, có ít nhất là 14 triệu chuyên gia về công nghệ chỉ tính riêng ở Mỹ và Vương quốc Anh.

Trong tưởng tượng của các nhà marketer, các thương hiệu phát triển bằng cách siêu nhắm mục tiêu (hyper-targeting) vào các phân khúc phụ cụ thể của thị trường hoặc bằng cách chỉ tập trung vào những khách hàng có khả năng chi tiêu cao nhất.

Nhưng trên thực tế, các thương hiệu phát triển bằng cách nhắm mục tiêu vào nhiều danh mục (category) và có được nhiều khách hàng trên nhiều phân khúc khác nhau.

Theo thuyết nghiên cứu về ‘Định luật mua trùng lặp’ (The Law of Duplicate Purchase) cho thấy rằng các thương hiệu trong cùng một danh mục đang bán cho cùng một khách hàng, chứ không phải cho một số thị trường ngách riêng biệt và có thể sở hữu được.

Tiếp đó, theo ‘Định luật nguy cơ kép’ cho thấy rằng các thương hiệu phát triển bằng cách có được khách hàng mới, chứ không phải bằng cách tăng lòng trung thành của các khách hàng cũ hoặc hiện có (brand loyalty).

Các định luật này đúng trên mọi danh mục hàng hoá và mọi thị trường, trong cả B2C lẫn B2B, như những gì nó đã được chứng minh.

Nhưng ngay cả khi mọi nhà marketer đều biết đến ‘định luật tăng trưởng’, liệu chúng ta có thực sự tuân theo chúng hay không? Ở các phần dưới chúng ta sẽ cùng theo dõi.

Các Giám đốc Marketing (CMO) trong lĩnh vực B2C thường chi hàng trăm nghìn USD để tuyển các nhà tư vấn để xây dựng các mô hình kỹ lưỡng nhằm phân khúc danh mục thành hàng chục chân dung khách hàng (personas) khác nhau, và theo đó, mỗi chân dung được đặt bởi một cái tên khác nhau đại diện cho nhóm khách hàng.

Các Giám đốc Marketing trong B2B cũng làm điều gì đó tương tự, họ dành nhiều tháng để xây dựng các mô hình xu hướng nhằm dự báo sự tăng trưởng sẽ đến từ các chiến lược ABM siêu nhắm mục tiêu.

Tất nhiên, nếu chúng ta thay thế công đoạn phân khúc phức tạp bằng phân khúc đơn giản như ‘tiếp cận hết tất cả mọi người’, một ‘đội quân’ bao gồm các nhà nghiên cứu thị trường sẽ phải tự tìm cho mình những công việc khác nhau để khai thác.

Và rồi, các CMO sẽ phải thừa nhận rằng họ đã lãng phí một số tiền lớn cho các báo cáo thị trường vô ích mà họ đã thu thập được.

“Chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu tất cả những người có thể mua hàng của chúng tôi” nghe có vẻ không thông minh bằng “Chúng tôi sẽ chỉ nhắm mục tiêu các phân khúc phụ (sub-segments) có giá trị nhất”.

Phân khúc thì đơn giản, nhưng những sự ưu tiên đã đòi hỏi nó phải phức tạp.

Những sự ưu tiên đằng sau yếu tố quảng cáo.

Bạn nên phát triển quảng cáo mới hay chạy lại quảng cáo cũ?

Một sự thật là. Bạn không cần nhiều sáng tạo hay các mẫu quảng cáo mới như bạn nghĩ.

Trên thực tế, việc nói đi nói lại cùng một điều là cách bạn có thể làm cho thương hiệu của mình trở nên đáng nhớ hơn.

Trừ khi mỗi người mua duy nhất trong danh mục hàng hoá đã nhìn thấy quảng cáo cũ của bạn, tại sao bạn lại cần quảng cáo mới?

Và vì hầu hết người mua đều quên các quảng cáo mà họ từng xem sau đó, nên bạn có thể hiển thị cùng một quảng cáo, cách nhau theo thời gian, để nhắc nhở người mua rằng bạn vẫn ở đó, vẫn đang tồn tại.

Trong một số trường hợp, bạn có thể chạy cùng một quảng cáo trong 27 năm mà không có bất kỳ khoản lợi nhuận nào bị giảm đi cả.

Đó chính xác là những gì Coca Cola đã làm với quảng cáo Giáng sinh của mình ở Anh.

Nhưng 99,9% nhà marketer có chạy lại cùng một quảng cáo trong 27 năm không? Dĩ nhiên là không.

Bạn được thăng chức vì thay đổi mọi thứ, giữ cho mọi thứ không trở nên cũ kỹ. Và các agency sáng tạo được trả tiền để phát triển các mục tiêu sáng tạo mới, phù hợp với đề xuất của chúng ta.

Chạy quảng cáo cũ có thể làm cho thương hiệu trở nên nổi tiếng, nhưng nó sẽ không làm cho nhà marketer trở nên nổi tiếng.

Để mượn một câu nói của nhà văn Upton Sinclair: “Đừng trông chờ vào việc ai đó có thể hiểu điều gì đó khi công việc của họ phụ thuộc vào việc họ không thể hiểu nó.”

Những sự ưu tiên đằng sau yếu tố ‘tối ưu hóa’.

Bạn cần ‘tối ưu hóa’ (optimize) hoạt động marketing của mình với tần suất như thế nào?

Có phải là mỗi năm một lần không? Hay bạn liên tục chỉnh sửa và tối ưu nó?

Tất cả các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng marketing là một trò chơi lâu dài: 95% người mua mà bạn tiếp cận hiện không có trong thị trường và sẽ không tồn tại trong vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Do các doanh nghiệp chỉ mua các dịch vụ ngân hàng 5 năm một lần và người tiêu dùng chỉ mua ô tô 10 năm một lần, khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng ngay lập tức là rất hiếm.

Nếu chu kỳ bán hàng trung bình của thị trường B2B là sáu tháng, thì bạn cần phải đợi ít nhất khoảng thời gian đó để đo lường mức doanh số bán hàng được gia tăng.

Giả sử bạn có các quảng cáo tốt, thu hút được sự chú ý và giả sử bạn đang tiếp cận nhiều người mua nhất có thể trên tất cả các kênh truyền thông phù hợp, công việc của bạn đã hoàn thành. Có phải thế không?

Và rồi bạn và đội nhóm của mình sẽ được yêu cầu để cập nhật liên tục các báo cáo về tiến độ và mức độ hiệu quả của chiến dịch.

Và bạn định nói gì với giám đốc bán hàng của mình? Rằng chiến dịch của bạn đang được triển khai rất tốt để mang lại dòng tiền trong tương lai cho doanh nghiệp có phải không?

Trừ khi bạn đang chạy và tối ưu để bán hàng trực tiếp và tạo ra doanh số tức thời (D2C), bạn không cần phải tối ưu nhiều như bạn nghĩ.

Hoặc nếu có thì bạn phải hiểu và gắn kết được nó với các mức doanh số kỳ vọng trong tương lai. Điều mà bạn sẽ trao đổi với các giám đốc bán hàng của mình.

Để khắc phục kết quả, hãy khắc phục các sự ưu tiên.

Vấn đề ở đây không phải là yếu tố con người, mà là hệ thống và tư duy. Là một ngành, chúng ta cần khám phá các giải pháp mới có thể thiết kế lại lợi ích của doanh nghiệp và nhà marketer.

  • Chúng ta có đang trả tiền cho các nhà tư vấn để làm cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn, chứ không phải phức tạp hơn không?
  • Các công ty sáng tạo hay quảng cáo có được trả nhiều tiền hơn để chạy các quảng cáo lâu hơn không?
  • Chúng ta có tán dương hay tưởng thưởng các nhà marketer với các chiến dịch (thành công) của họ không?

Chúng ta có thể không có câu trả lời ngay lập tức. Nhưng chúng ta có thể biết điều này là chắc chắn: bạn sẽ không thay đổi kết quả cho đến khi bạn thay đổi các sự ưu tiên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok sẽ cho phép tất cả người dùng tạo những video dài hơn

TikTok đã thử nghiệm việc cho phép những nhà sáng tạo trên khắp thế giới đăng video dài tối đa 03 phút và hiện đang mở rộng tùy chọn này cho tất cả người dùng trong những tuần tới.

TikTok sẽ cho phép tất cả người dùng tạo những video dài hơn

Với định dạng tối đa từ 30 giây đến một phút hiện tại buộc những người dùng phải sáng tạo rất nhiều với nội dung của họ.

Tuy nhiên, với định dạng mới dài hơn và sẽ có sẵn cho tất cả người dùng trong những tuần tới, bạn không còn phải lo lắng về việc phải cô đọng các câu chuyện dài của mình hoặc cắt chúng thành nhiều video ngắn khác nhau.

Theo TikTok, người dùng sẽ nhận được thông báo khi tùy chọn dài 3 phút đã được thêm vào hộp công cụ của họ.

Ông Drew Kirchhoff, Giám đốc sản phẩm tại TikTok chia sẻ:

“… chúng tôi thường nghe từ những nhà sáng tạo rằng họ muốn có thêm một chút thời gian để mang các bản trình diễn nấu ăn, những hướng dẫn làm đẹp tỉ mỉ, các bài học mang tính giáo dục hay các bản nội dung hài hước khác trở nên sống động hơn bằng các công cụ sáng tạo của TikTok.

Với các video dài hơn, nhà sáng tạo hay người dùng sẽ có nhiều cách hơn để thể hiện nội dung của họ, với sự linh hoạt hơn khi có nhiều không gian hơn.”

Trong khi định dạng dài hơn chắc chắn sẽ hữu ích cho các nội dung mang tính hướng dẫn, nó cũng sẽ rất thú vị khi chờ xem người dùng sẽ chào đón sự thay đổi này như thế nào.

Tuy nhiên, các video dài hơn trên trang ‘Dành cho bạn’ (For You) của ứng dụng có thể không hoạt động tốt vì người dùng đang mong đợi được giải trí từ các nội dung dạng ngắn.

Hầu hết mọi nền tảng có video dạng ngắn đều đã mở rộng thời lượng tối đa của video, chẳng hạn như Instagram, họ đã mở rộng giới hạn 30 giây thành một phút.

Thách thức chính đối với các nền tảng này chính là duy trì tính độc đáo của nội dung và lợi thế cạnh tranh so với các nền tảng khác.

Khi các nền tảng khác cũng đang xây dựng phiên bản video tương tự như TikTok, TikTok sẽ phải chứng minh với người dùng rằng định dạng dài hơn vẫn có thể giữ cho người dùng tương tác như bình thường.

Đó cũng sẽ là một thách thức trong bản cập nhật lần này của TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Chuyển tư duy từ quản lý sang lãnh đạo là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp chuyển đổi số

Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn không cần phải nói bằng ngôn ngữ kỹ thuật mới có thể truyền cảm hứng và giao mục tiêu rõ ràng.

Chuyển tư duy từ quản lý sang lãnh đạo là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp chuyển đổi số

Cho dù doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trên lĩnh lực nào, B2B hay B2C, kinh doanh tại các cửa hàng bán lẻ hay là sàn thương mại điện tử. Rõ ràng là, công nghệ đang làm thay đổi mọi thứ.

Chuyển đổi số (digital transformations) thành công hay thất bại dựa trên khả năng của nhà lãnh đạo trong việc chuyển đổi từ tư duy quản lý sang tư duy lãnh đạo.

Tư duy lãnh đạo thiên về việc thúc đẩy sự gián đoạn (disruption) và khuyến khích các đội nhóm vươn xa nhất có thể trong phạm vi nguồn lực của doanh nghiệp.

Công việc của bạn với tư cách là nhà lãnh đạo đó là truyền cảm hứng cho sự đổi mới và dự báo những gì mọi người, khách hàng, đối tác và nhân viên của bạn sẽ cần và mong muốn khi mọi thứ thay đổi. Dưới đây là những gì bạn cần để vượt qua những sự thay đổi đó.

Khiến các mục tiêu của bạn trở nên rõ ràng.

Chuyển đổi số sẽ đi chệch hướng khi các nhà lãnh đạo không xác định một cách rõ ràng về các mục tiêu. Điều này đòi hỏi nhiều hơn chỉ là một bản phác thảo về những kết quả kinh doanh dự kiến ​​của bạn.

Đó nên là việc nói về những gì bạn đang làm và lý do tại sao bạn phải làm nó, bạn cũng cần đảm bảo lý do tại sao mục tiêu đó có thể phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Đó cũng phải là việc làm cho đội nhóm của bạn cảm nhận được ‘dòng chảy’ khi các mục tiêu hoặc chiến lược phát triển.

Giúp mọi người trong tổ chức nói cùng một ngôn ngữ.

Trong nhiều ngành, có nhiều thuật ngữ được sử dụng cho một thứ duy nhất và cũng có nhiều cách để tiếp cận các thách thức. Khi dẫn dắt một nỗ lực chuyển đổi số, điều quan trọng là phải làm cho mọi người nói cùng một ngôn ngữ.

Hãy đảm bảo mọi người đều hiểu rõ về các thuật ngữ và định nghĩa đang được sử dụng, tránh sử dụng các biệt ngữ có thể gây nhầm lẫn cho các bộ phận phi kỹ thuật (kinh doanh, kế toán…) hoặc các đối tác vốn không quen thuộc với các thuật ngữ của bạn.

Sẽ không có bất kỳ một sự chuyển đổi số nào có thể xảy ra nếu không có những người thực hiện những yếu tố kỹ thuật.

Là một nhà lãnh đạo, vai trò của bạn là giúp những người triển khai kỹ thuật này trình bày rõ ràng về những gì họ đang làm và tại sao họ phải giúp những người không hiểu kỹ thuật hiểu về những gì họ đang cố gắng để thay đổi.

Bạn cũng phải hiểu đủ để truyền đạt một cách rõ ràng về những gì đang xảy ra, ngay cả khi bạn không thể tự mình thực hiện các công việc.

Quản lý sự kỳ vọng.

Một lý do rất lớn khiến mọi người cảm thấy căng thẳng trong công việc đó là họ có cảm giác rằng họ không biết chuyện gì đang xảy ra.

Điều này đặc biệt đúng trong những thời kỳ đầy bất ổn như Covid-19 hiện tại.

Tất cả nhân viên đều muốn được biết. Bạn, với tư cách là một nhà lãnh đạo cần phải lắng nghe câu hỏi hay ý kiến của họ, hãy kiên nhẫn trong khi giải thích một cách thẳng thắn về những thách thức chắc chắn sẽ xảy ra.

Bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi người có thể hiểu kết quả đầu ra của dự án chứ không phải chỉ là các ý nghĩa về mặt kinh doanh nói chung.

Thừa nhận những gì bạn không biết.

Đừng ngại khi nói với các chuyên gia kỹ thuật của bạn rằng bạn không đủ năng lực về các yếu tố kỹ thuật để có thể hướng dẫn họ. Hãy yêu cầu họ hỗ trợ bạn.

Nói với họ rằng bạn sẽ đánh giá rất cao khả năng của họ khi họ đóng góp vào việc nâng cao kỹ năng kỹ thuật của bạn một cách thường xuyên. Khi bạn chứng tỏ rằng bạn sẵn sàng học hỏi từ họ, bạn sẽ tăng cường sự tin tưởng của chính mình đối với họ.

Có tới 85% các dự án chuyển đổi số thất bại vì thiếu tầm nhìn, giao tiếp và cộng tác.

Không có chuyển đổi số nào có thể xảy ra nếu không có những người triển khai kỹ thuật, nhưng họ cũng cần được kết nối và giao tiếp với các nhà lãnh đạo phi kỹ thuật. Hãy chủ động mở ra cánh cửa giao tiếp của bạn đối với họ.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

10 bí kíp để phát triển thương hiệu cá nhân thông qua tư duy của một nhà lãnh đạo tư tưởng

Dưới đây là 10 bí kíp có thể giúp bạn phát triển thương hiệu cá nhân của mình và trở thành những nhà lãnh đạo tư tưởng hàng đầu.

10 bí kíp để phát triển thương hiệu cá nhân thông qua tư duy lãnh đạo

Những tiêu chí nào cần thiết để được coi là một ‘nhà lãnh đạo tư tưởng’ trong ngành của bạn? Các câu trả lời cho điều này có thể khác nhau.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều có thể đồng ý rằng nó cần một chuỗi những trải nghiệm phức tạp – không chỉ là trải nghiệm thành công mà còn là những thất bại.

Một khi bạn thành thạo công việc hay chuyên môn của mình, những thành công của bạn cuối cùng sẽ tự nói lên điều đó.

Quá trình này là cách các ‘nhà lãnh đạo tư tưởng’ được sinh ra.

Dưới đây là 10 bí kíp có thể giúp bạn phát triển thương hiệu cá nhân của mình và trở thành những nhà lãnh đạo tư tưởng hàng đầu.

1. Xác định và tinh chỉnh phạm vi chuyên môn của bạn.

Bạn có thể quan tâm đến rất nhiều thứ trong thế giới kiến thức bao la. Tuy nhiên, là một nhà lãnh đạo tư tưởng, nó đòi hỏi sự tập trung thu hẹp trong một lĩnh vực cụ thể.

Bạn sẽ thể hiện tốt nhất cho vai trò của mình với một lĩnh vực chuyên môn chính xác.

Bên canh đó, nếu bạn thực sự là một người luôn theo đuổi sự đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực của bạn, mọi người cũng sẽ lắng nghe bạn.

2. Xây dựng nền tảng kiến thức của bạn và không ngừng học hỏi.

Sau khi xác định được chính xác phạm vi chuyên môn của bạn. Bây giờ đã đến lúc để bạn hiện thực hoá điều đó.

Công việc chính của bạn là trở nên thành thạo nhất có thể trong ngành của bạn. Song song với đó, bạn phải đầu tư cả thời gian và tiền bạc cho việc học tập không ngừng của mình.

Bạn cũng phải đọc nhiều để hiểu lập trường hay quan điểm của các nhà lãnh đạo tư tưởng đi trước khác trong lĩnh vực này.

Bạn sẽ có rất nhiều quan điểm mới về lĩnh vực chuyên môn của bạn thông qua những cách tiếp cận độc đáo từ chuyên môn của những người khác.

3. Tìm những nền tảng tốt nhất để chia sẻ thông điệp của bạn.

Với sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, bạn đang có nhiều cách hơn bao giờ hết để chia sẻ và lan truyền thông điệp của mình.

Với các nền tảng như YouTube, TikTok, Instagram, Facebook, podcasting, viết blog và hơn thế nữa – điều cần thiết là bạn phải chọn ra nền tảng nào sẽ mang lại mức tăng trưởng nhanh nhất và có sức ảnh hưởng nhất cho bạn.

Bí quyết cho bạn là bạn chỉ cần chọn một trong các nền tảng. Thay vì chỉ cố gắng ở mức trung bình trên tất cả các nền tảng, hãy đi sâu vào một nền tảng tốt nhất phù hợp với những thông điệp và kỹ năng của bạn.

4. Trở thành một podcaster.

Một cách khác để thúc đẩy danh tiếng hay thương hiệu cá nhân của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo tư tưởng đó là trở thành một podcaster.

Podcast đã và đang trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng.

Với podcast, bạn có thể nghe từ thiết bị của mình bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu. Việc thêm một nền tảng với nhiều khả năng tiếp cận này vào nguồn lực phát triển thương hiệu của bạn có thể là một yếu tố mới để giúp bạn thay đổi cuộc chơi.

5. Trở thành một tác giả.

Bạn càng viết nhiều bài viết trong phạm vi chuyên môn của mình, thì lượng độc giả của bạn càng rộng. Việc liên tục thêm nội dung trong lĩnh vực chuyên môn của bạn sẽ giúp tên tuổi của bạn ngày càng xuất hiện và bắt đầu thiết lập sức ảnh hưởng của bạn.

Xuất bản một cuốn sách hoặc eBoooks về chuyên môn của bạn cũng là một cách tuyệt vời để mở rộng đối tượng mục tiêu và xây dựng vị thế của bạn trong ngành.

6. Xây dựng nhóm đối tượng mục tiêu thông qua mạng xã hội và xuất bản hàng ngày.

Khi xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân của bạn, đừng đánh giá thấp sức mạnh của mạng xã hội. Ngày nay, việc trở thành một cộng tác viên uy tín trên mạng xã hội là điều gần như rất cần thiết.

Tiếp đó, một điều quan trọng không kém là tần suất bạn đăng bài.

Việc đăng bài mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội của bạn là một cách tuyệt vời để nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến của bạn và cuối cùng bạn được biết đến như một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành của mình.

7. Sản xuất nội dung chất lượng cao.

Tất nhiên, việc đạt được những đỉnh cao trong lĩnh vực chuyên môn của bạn sẽ dựa hầu hết vào chất lượng nội dung của bạn. Việc bạn nỗ lực làm theo tất cả những lời khuyên này sẽ là vô ích nếu những gì bạn phải chia sẻ không phải là kiến ​​thức chuyên môn thực sự.

Hãy lưu ý rằng thông tin hay nội dung của bạn luôn cần phải có giá trị và hữu ích cho đối tượng mục tiêu của bạn. Trong nhiều trường hợp, tốt nhất, nó nên khác biệt.

8. Làm việc với các chuyên gia khác.

Xem xét và hợp tác với các chuyên gia khác trong lĩnh vực chuyên môn của bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho khía cạnh học tập của quá trình này.

Thông qua những mối quan hệ với những tên tuổi nổi tiếng khác trong ngành, nó có thể giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

9. Trở thành một diễn giả.

Cho dù đó là trực tuyến hay trực tiếp (coffee talk), việc nói chuyện với các nhóm đối tượng mục tiêu và chia sẻ chuyên môn của bạn là một cách đã thử và rất đúng để nâng cao vị thế là nhà lãnh đạo tư tưởng của bạn.

10. Cố vấn cho những người khác trong phạm vi chuyên môn của bạn (Mentor).

Cố vấn vốn là một sự sắp xếp đôi bên cùng có lợi. Những người có người hướng dẫn có xu hướng phát triển mạnh hơn và nhanh hơn thông qua mối quan hệ chia sẻ kiến ​​thức.

Bản thân những người cố vấn (mentor) cũng được hưởng lợi từ sự kết nối này, ngoai việc họ có thêm thu nhập, họ còn có được những quan điểm và ý tưởng mới.

Các nhà lãnh đạo tư tưởng tốt nhất luôn tận tâm và đam mê với phạm vi chuyên môn của họ với mục đích tổng thể là hỗ trợ những người khác trong các lĩnh vực mà họ đã tỏa sáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Gap sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng tại Anh và Ireland

Thương hiệu bán lẻ hàng may mặc này sẽ đóng cửa tất cả 81 cửa hàng khi phải thay đổi để tiếp cận với hành vi mới của người tiêu dùng.

Gap sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng tại Anh và Ireland

Theo hãng tin CNN, sẽ không còn cửa hàng Gap nào ở Vương quốc Anh hoặc Ireland nữa vào cuối tháng 9.

Trong một tuyên bố, Gap cho rằng quyết định này xuất phát từ “động lực thị trường”, trong bối cảnh xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình ở châu Âu để tìm ra “những cách mới, tiết kiệm chi phí hơn” nhằm phục vụ khách hàng.

Việc đóng cửa sẽ được tiến hành theo “từng giai đoạn” và chỉ ảnh hưởng đến các cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp (không tính các cửa hàng nhượng quyền hay của đối tác).

Gap cũng không chia sẻ có bao nhiêu việc làm sẽ bị mất. Gap cho biết:

“Chúng tôi đang thực hiện quá trình tham vấn một cách tỉ mỉ với đội nhóm ở Châu Âu của mình và chúng tôi sẽ hỗ trợ chuyển đổi cho các đồng nghiệp của mình khi chúng tôi muốn đóng cửa các cửa hàng.”

Nhà bán lẻ của Mỹ này cho biết họ cũng đang đàm phán với một “đối tác tiềm năng” cho các cửa hàng của mình ở Ý.

Tại Pháp, Gap cũng đang đàm phán với chi nhánh bán lẻ của Tập đoàn FIB, một nhà phát triển bất động sản.

Việc đóng cửa các cửa hàng của Gap ở Vương quốc Anh và Ireland đánh dấu sự kết thúc cho quá trình mở rộng sang Châu Âu của công ty này vốn đã bắt đầu từ cách đây hơn 30 năm về trước.

Năm 1987, Gap mở cửa hàng ở nước ngoài đầu tiên của mình tại London. Sau đó là ở Ireland vào năm 2006.

Tuy nhiên với Gap Inc, công ty đang sở hữu Banana Republic và Old Navy, cũng đã phải vật lộn để chống lại sự cạnh tranh ngày càng tăng trong không gian kinh doanh của danh mục ‘quần áo mang hàng ngày’ (Casual).

Những doanh số có được trong các trung tâm mua sắm hay các cửa hàng trên các đường phố chính đã không giúp được gì cho Gap.

Tháng 10 năm ngoái, Gap cũng đã công bố kế hoạch đóng cửa hàng trăm cửa hàng ở Bắc Mỹ, khoảng 1/3 năng lực bán lẻ của mình.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của thương mại điện tử, đặc biệt là với sự tác động của COVID-19 đã buộc một số cửa hàng truyền thống như Brooks Brothers phải phá sản.

Tuy nhiên, Gap cho biết họ vẫn sẽ duy trì sự hiện diện trực tuyến của mình, nơi mà quá trình mua sắm đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Mọi người không rời bỏ công việc của họ – Họ chỉ đang định nghĩa lại thành công

Tại sao mọi người từ bỏ công việc của họ? Sự rời bỏ này không chỉ đến từ sự kiệt sức hay chán nản trong công việc, nó còn liên quan đến một thứ ‘vĩ đại’ hơn nhiều.

Getty Images

Nó được gọi là “Sự từ bỏ vĩ đại” và “Sự thức tỉnh vĩ đại.” Các thuật ngữ đang được sử dụng để mô tả một hiện tượng mang tính toàn cầu, trong đó, một số lượng kỷ lục mọi người đang từ bỏ công việc của họ.

Chỉ riêng trong tháng 4, con số này đã lên tới 4 triệu người ở Mỹ, tương đương 2,7% lực lượng lao động, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2000.

Như tờ Wall Street Journal đưa ra tiêu đề, “Hãy quên đi việc quay trở lại văn phòng – Thay vào đó, mọi người đang muốn từ bỏ công việc.”

Các chuyên gia cũng đang dự đoán một “làn sóng từ bỏ công việc” khác: một cuộc khảo sát của Microsoft cho thấy 40% lực lượng lao động toàn cầu đang cân nhắc rời bỏ công việc trong năm nay.

Và, theo một cuộc khảo sát khác của Prudential, nếu có cơ hội được đào tạo lại, 53% lực lượng lao động sẽ hoàn toàn nhận được một công việc trong một ngành mới.

Sự phát triển của “Nền kinh tế YOLO”.

Như Kevin Roose, một nhà biên tập về công nghệ của tờ New York Times đã viết trong một bài báo cũng được đăng trên New York Times với tiêu đề: “Chào mừng đến với nền kinh tế YOLO” (You-Only-Live-Once).

Một sự gia tăng đáng kể của những người có khả tài chính và kỹ năng cần thiết, nỗi sợ hãi và lo lắng trong năm qua đang nhường chỗ cho một kiểu mới của sự không sợ hãi.”

Rõ ràng là mọi người đang đánh giá lại các lựa chọn của họ, và hầu hết các sự tranh luận đều cho rằng ‘kiệt sức’ là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến điều này. Và điều đó không có gì quá ngạc nhiên.

Theo nghiên cứu của Asana (một nền tảng quản lý công việc) trên 13.000 nhân viên vốn có các nền tảng kiến thức bài bản trên tám quốc gia cho thấy 71% người lao động đã trải qua tình trạng kiệt sức trong năm qua.

Như Melissa Swift, nhà lãnh đạo toàn cầu phụ trách về chuyển đổi lực lượng lao động tại Korn Ferry cho biết:

“Về cơ bản, chúng ta đã làm kiệt sức lực lượng lao động toàn cầu trong năm qua. Và một trong những cách để mọi người đối phó với tình trạng kiệt sức đó là chuyển đổi người sử dụng lao động.”

Định nghĩa mới về sự thành công.

Những gì đại dịch đã làm đang cho chúng ta thời gian – rất nhiều thời gian – để suy nghĩ về những gì chúng ta thực sự coi trọng và vai trò của công việc trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta đã có thời gian để suy nghĩ về điều gì thực sự khiến chúng ta phát triển mạnh mẽ, những phần nào trong ‘cuộc sống đại dịch’ mà chúng ta muốn mang theo trong tương lai sau đại dịch và những phần nào chúng ta muốn bỏ chúng lại phía sau.

Có nghĩa là, có một điều gì đó sâu xa hơn rất nhiều đằng sau của ‘sự thức tỉnh vĩ đại’ này:

một định nghĩa mới về sự thành công.

Khi rất nhiều phần trong cuộc sống của chúng ta bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài, chúng ta có đủ may mắn để có thể làm việc tại nhà hay không hay chúng ta cũng đang trở nên ít kết nối hơn với những định nghĩa của thành công trên thế giới.

Ngày càng có nhiều người hơn nhận thấy rằng việc xác định bản thân thông qua lý lịch (CV) của chúng ta và theo đuổi ý tưởng thành công là chỉ dựa trên các thước đo về tiền bạc và địa vị xã hội là không bền vững.

Nó giống như việc chúng ta đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu chỉ với hai chân – tức sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ té ngã.

Những gì chúng ta đang thấy là sự thay đổi sang một cuộc sống mới, sống dựa trên một định nghĩa thành công trọn vẹn hơn, nhiều ý nghĩa nội tại và bền vững hơn, bổ sung vào hai chỉ số truyền thống vốn có đầu tiên là tiền bạc và địa vị.

Thước đo mới về sự thành công.

Một thước đo mới nữa về thành công đó là hạnh phúc – bao gồm khả năng phục hồi và tiếp cận sự bình yên, niềm vui và sự mới mẽ bên trong con người của chính chúng ta.

Nếu mọi người đã kết nối với các thước đo mới này trong năm qua và họ cũng đã có được những cảm hứng nhất định từ nó, họ sẽ không từ bỏ nó và nếu công việc hiện tại của họ không cho phép, họ sẵn sàng tìm kiếm một cái gì đó mới.

Có hàng triệu người đang tìm cách để thoát khỏi đại dịch, như một nghiên cứu toàn cầu trên tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy: “có nhiều sự lo lắng và trầm cảm hơn trước”.

Bà Karen Lynch, Giám đốc điều hành của CVS Health cũng đã cảnh báo về tình trạng “rối loạn chấn thương hậu Covid” vẫn đang tiếp diễn.

Nếu bạn đang cảm thấy chán nản và tuyệt vọng về một sự thay đổi trong cuộc sống của mình, có lẽ điều khó thay đổi nhất chính là công việc của bạn.

Càng căng thẳng, chúng ta càng cảm thấy kiệt sức bởi những gì chúng ta không thể kiểm soát, và kết quả là chùng ta chọn cách tập trung vào bất cứ điều gì nằm trong khả năng kiểm soát của chúng ta.

Với con số kỷ lục 9,3 triệu việc làm đang thiếu nhân sự lúc bấy giờ, các doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngồi nhìn những “Sự từ bỏ vĩ đại” và “Sự thức tỉnh vĩ đại”.

Chúng ta đang ở trong một thế giới “bằng cách nào” (How). Và rõ ràng là “bằng cách nào” sẽ không phải chỉ là về các đặc quyền, tiền thưởng hay các bữa tiệc xa hoa tại văn phòng, mà là về việc giới thiệu các chính sách mới về yếu tố tinh thần, tình cảm và cả thể chất.

Như khoa học đã làm rõ, được nạp hay sạc lại năng lượng, thực sự cho phép chúng ta thể hiện bản thân một cách tốt nhất, năng suất nhất và sáng tạo nhất.

Đó là nền tảng của bất kỳ chiến lược nào cho cả định nghĩa rộng lớn về thành công ở cấp độ cá nhân lẫn định nghĩa bền vững về thành công trong kinh doanh.

Đưa yếu tố hạnh phúc vào công việc.

Bước tiếp theo là chúng ta cần đưa yếu tố hạnh phúc vào các trải nghiệm làm việc hàng ngày, với các cơ hội được sửa lỗi trong những thời gian căng thẳng và tích hợp các cơ hội mới trong quy trình làm việc của chúng ta.

Bằng cách đưa nó vào quy trình làm việc hàng ngày, chúng ta cung cấp cho mọi người những công cụ phù hợp ngay khi họ cần.

Điều này cho phép nhân viên có thể tăng cường sức khỏe hàng ngày của họ và trở thành một nhân lực có năng suất cao nhất và hiệu quả nhất.

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Salesforce, Marc Benioff đã nói về lý do tại sao sự thay đổi này lại quan trọng như vậy, đặc biệt là khi chúng ta đang thoát khỏi đại dịch và quay trở lại với cách làm việc hoàn toàn khác với những gì trước đại dịch.

“Tôi đã phải tạo ra một cách hoàn toàn mới để điều hành công ty của mình. Chúng tôi phải kích hoạt các kỹ năng mới cho nhân viên của mình như kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần … điều sẽ mở khóa để giúp họ có thể thực sự làm việc hiệu quả và thành công.”

Các doanh nghiệp khác trên toàn cầu cũng ngày càng thừa nhận tầm quan trọng của việc tái tạo năng lược đối với lực lượng lao động.

Trong một bức thư tay của mình vào tháng trước, Sundar Pichai, CEO Google, cũng đã thông báo rằng công ty này sẽ tiếp tục cung cấp thêm những “ngày nghỉ phép để tái tạo năng lượng” để giúp nhân của mình có thể nạp năng lượng được nhiều hơn.

Trong khi đó, Hootsuite cũng đã công bố “Tuần lễ sức khỏe” cho nhân viên vào tháng 7 cho phép nhân viên nghỉ một tuần có lương để giúp họ phục hồi sau tình trạng kiệt sức.

Mọi người đang thức tỉnh về giá trị của cuộc sống để cho phép họ kết nối với chính mình nhiều hơn, khả năng nuôi dưỡng hạnh phúc và khả năng phục hồi nhiều hơn.

Các doanh nghiệp sớm nhận ra được điều này sẽ ít có khả năng bị đảo lộn hơn trong ‘làn sóng từ bỏ công việc vĩ đại’.

Và tất nhiên, điều ngược lại sẽ đến với những doanh nghiệp còn lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

GAP và những thất bại: Điều gì đã xảy ra với thương hiệu thời trang hàng đầu một thời này

Gap đã mất đi giá trị và sự tỏa sáng của mình với đỉnh điểm là đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Anh. Vậy điều gì đã xảy ra với thương hiệu này? Cùng MarketingTrips tìm hiểu lý do dẫn đến thất bại của thương hiệu GAP trong bài viết này.

GAP và những lần 'té ngã' - Điều gì đã xảy ra với thương hiệu thời trang hàng đầu một thời này
GAP và những thất bại: Điều gì đã xảy ra với thương hiệu thời trang hàng đầu một thời này

Gap, thương hiệu thời trang của Mỹ dường như cảm thấy được một luồng không khí trong lành mới khi đến Anh vào năm 1987.

Nội thất cửa hàng sạch sẽ, tươi sáng cùng với các dòng sản phẩm thời trang theo phong cách preppy sang trọng đã tạo ra được một điểm khác biệt rõ ràng cho Gap khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trong nước.

Nhưng gần 35 năm là một khoảng thời gian dài trong lĩnh vực bán lẻ.

Mọi thứ đã thay đổi, thời trang cũng đã thay đổi, và Gap – sẽ đóng cửa tất cả 81 chi nhánh tại Vương quốc Anh vào cuối tháng 9 này, kết thúc thời gian hoạt động của thương hiệu trên các đường phố tấp nập của Vương quốc Anh.

Thói quen giảm giá của thương hiệu có nghĩa là một đợt giảm giá khác sẽ sớm diễn ra, nếu nó chưa được xảy ra.

Bà Annie Brown, cộng sự của Brand Finance, một công ty tư vấn và định giá thương hiệu hàng đầu trên thế giới, cho biết: “Động thái đóng cửa các cửa hàng là một phần của quá trình tái định vị thương hiệu cần thiết và rộng rãi hơn.”

Brand Finance ước tính giá trị thương hiệu của Gap (brand value) trên toàn cầu là 1,4 tỷ USD (1 tỷ bảng Anh) tính đến tháng 1 năm nay, thấp hơn nhiều so với mức định giá 3,2 tỷ USD (2,3 tỷ bảng Anh) của ‘thương hiệu đàn chị’ Old Navy (một thương hiệu của Gap Inc).

Bà Brown cho biết giá trị của Gap đã giảm trung bình 5% mỗi năm kể từ năm 2008, trong khi giá trị của đối thủ H&M tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm so với cùng kỳ.

Theo Brand Finance Global Equity Monitor 2020, dựa trên nghiên cứu người tiêu dùng được thực hiện vào tháng 10 năm 2020, Gap được người mua sắm biết đến nhiều hơn Zara nhưng ít được biết đến hơn so với Primark, H&M và Next.

Bà Helen Edwards, một nhà tư vấn thương hiệu chia sẻ:

“Với nhiều sự cân nhắc kỹ lưỡng trong quản trị và tái định vị thương hiệu, Gap có thể xây dựng lại thương hiệu đó và chúng ta có thể nhìn thấy nó trở lại trên đường phố.”

Gap đã bắt đầu xem xét các hoạt động ở châu Âu vào năm ngoái như một phần của chiến lược lớn “Power Plan 2023”, một chiến lược thay đổi toàn diện của thương hiệu.

Mục tiêu tổng quát của nó là tìm ra những cách hiệu quả hơn về chi phí để duy trì sự hiện diện ở Châu Âu.

Ở Pháp và Ý, điều này sẽ chứng kiến ​​việc Gap bán bớt các cửa hàng thực (physical stores) của mình cho các đối tác để điều hành chúng; ở Anh, Gap sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng của mình nhưng vẫn duy trì hoạt động ecommerce.

Các thị trường khác cũng đang có những sự thay đổi, với 175 cửa hàng ở Mỹ sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.

Gap cũng có kế hoạch tăng cường sự thâm nhập trực tuyến trên toàn cầu, một mục tiêu mà họ đã hướng tới trong thời gian cửa hàng bị đóng cửa do đại dịch Covid-19.

Sự cạnh tranh khốc liệt…cũng là lý do khiến GAP thất bại.

Theo dữ liệu từ YouGov, Gap phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Primark và Uniqlo, nhưng đồng thời bản thân Gap cũng đang gặp rất nhiều khó khăn với hình ảnh thương hiệu của chính mình.

Ông Richard Moller, Giám đốc nghiên cứu thị trường của YouGov cho biết:

“Gap được người mua sắm đánh giá rất cao về chất lượng, ấn tượng thương hiệu và cả sự hài lòng của khách hàng, điều này nghĩa là Gap vẫn rất nổi tiếng với những trải nghiệm khách hàng và các sản phẩm được sản xuất tốt.

Nhưng Gap lại gặp khó khăn với danh tiếng của thương hiệu, sự giới thiệu từ khách hàng đến khách hàng và nhận thức của khách hàng về những gì họ nhận được so với những gì mà họ phải bỏ ra.”

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trong ba tháng qua, điểm chất lượng, ấn tượng và mức độ hài lòng của Gap cũng đã bắt đầu sụt giảm đáng kể.

Ông Moller nói tiếp:

“Kể từ khi đại dịch xảy ra, nhiều thương hiệu trên các đường phố lớn đã thực hiện việc chuyển đổi trực tuyến để bắt kịp với hành vi mới của người tiêu dùng.

Trong khi, việc đóng cửa hoặc hạn chế các cửa hàng trên các con phố khiến việc mua sắm trở nên khó khăn hơn đối với những người vốn không thích mua hàng trực tuyến, khi họ muốn xem và thử sản phẩm trước khi ra quyết định mua hoặc chỉ đơn giản là tận hưởng gần hơn những sự kiện mua sắm rầm rộ.

Sự mất mát hay tổn thất của Gap không chỉ đến từ những khách hàng hiện tại hay những khách hàng với các thói quen cũ mà còn là từ những khách hàng mới tiềm năng trong tương lai, những người có những thói quen mua sắm mới.”

Theo dữ liệu của YouGov, gần 2/3 (61%) khách hàng hiện tại của Gap nói rằng họ thích mua hàng trực tuyến hơn là tại các cửa hàng thực.

Ông Moller cho biết thêm: “Nếu không có chi tiêu lớn hơn cho quảng cáo, Gap có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phát triển lượng khách hàng của mình khi họ đã không còn sự hiện diện trên các con phố lớn.”

Nhà tư vấn thương hiệu Helen Edwards chia sẻ:

“Quả là một sự ‘té ngã’ không hề dễ chịu khi bạn nghĩ về những gì Gap đã có. Bà mô tả Gap trong thời kỳ hoàng kim là một thương hiệu thời trang đáng mơ ước, điều mà rất nhiều đối thủ phải ghen tị.”

Bà cũng trích dẫn các yếu tố khiến Gap phải đối diện với nhiều khó khăn hơn: cạnh tranh gia tăng, phụ thuộc quá nhiều vào chiết khấu và việc ép quá nhiều hàng giảm giá vào các cửa hàng.

“Tôi tin rằng Gap có thể xây dựng lại thương hiệu của họ và chúng ta có thể thấy Gap trở lại nhiều hơn trên các con phố, điều này cũng sẽ đòi hỏi một nỗ lực lâu dài của Gap trong việc thay đổi nhận thức của khách hàng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn giới thiệu Skills Path, một cách mới nhằm giúp các doanh nghiệp tuyển dụng

Với ước tính khoảng 250 triệu công việc hiện được thay thế bởi COVID-19. Những câu chuyện về những người đột nhiên mất việc không còn là điều gì đó xa lạ.

LinkedIn giới thiệu Skills Path, một cách mới nhằm giúp các doanh nghiệp tuyển dụng

Một số nhà tuyển dụng lại không thể tuyển dụng đủ nhanh và gặp nhiều khó khăn trong việc xác định những nhân tài với các kỹ năng phù hợp cho doanh nghiệp của họ.

Dưới đây là chia sẻ từ LinkedIn:

Chúng tôi có thể thấy có những cơ hội sẵn có, nhưng những người lao động có động lực và tài năng đã bị mất việc lại không thể tìm thấy chúng.

Người lao động thường không nhận ra rằng các kỹ năng họ có cho một công việc có thể dễ dàng chuyển đổi sang một công việc khác.

Nhưng thực tế là, ngay cả khi họ nhận ra điều đó, họ cũng không thể được tuyển dụng cho đến khi người sử dụng lao động hay nhà tuyển dụng cũng nhận ra điều đó.

Và đương nhiên, cách chúng ta tuyển dụng có thể đã bị hạn chế. Nhiều quy trình tuyển dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc bằng cấp có liên quan để tìm ứng viên, nhưng đôi khi người phù hợp nhất cho vai trò đó lại là một người từ một cộng đồng mà nhà tuyển dụng chưa từng xem xét hay tiếp cận trước đây.

Chúng tôi tin rằng bằng cách tiếp cận các cơ hội dựa trên kỹ năng, chúng tôi có thể loại bỏ các rào cản đối với các ứng viên không có bằng cấp hoặc những mối quan hệ rộng rãi, đồng thời tăng quy mô nguồn nhân tài của nhà tuyển dụng, điều thường cho phép họ xác định những ứng viên chất lượng nhất cho những vị trí khó lấp đầy nhất.

Dựa trên cam kết của chúng tôi với Microsoft, nơi chúng tôi đã giúp hơn 30 triệu người được đào tạo lại cho các công việc theo yêu cầu, hôm nay chúng tôi đang thực hiện cam kết của mình ở một bước xa hơn với mục tiêu mới là giúp 250.000 doanh nghiệp tuyển dụng dựa trên kỹ năng vào năm 2021 thông qua nền tảng của mình.

Là một phần của cam kết này, chúng tôi đang thử nghiệm một cách mới để sử dụng LinkedIn Recruiter cho việc tuyển dụng dựa trên các kỹ năng vốn đang được gọi là Skills Path (con đường kỹ năng).

Hỗ trợ nhà tuyển dụng xác định các tài năng mới.

Skills Path tập hợp các khóa học LinkedIn Learning với Skill Assessments (công cụ đánh giá kỹ năng) để giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên theo những cách công bằng hơn – dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ.

Các hoạt động tuyển dụng từ lâu đã phụ thuộc vào các tiêu chuẩn ứng viên truyền thống như bằng cấp, chức danh và mạng lưới mối quan hệ của họ để khám phá các ứng viên.

Với Skills Path hay ‘Con đường Kỹ năng’ mới, điều đó sẽ thay đổi.

Đầu tiên, các nhà quản lý tuyển dụng tại các doanh nghiệp sẽ xác định các kỹ năng cốt lõi cho một vị trí. Sau đó, các ứng viên sẽ có được cơ hội mới công bằng hơn bằng cách:

  • Thu hẹp bất kỳ khoảng trống kỹ năng nào với các khóa học miễn phí từ LinkedIn được tuyển chọn để giúp học các kỹ năng cần thiết cho vị trí đó.
  • Thể hiện kỹ năng của họ bằng cách vượt qua các bài đánh giá kỹ năng (LinkedIn Skill Assessment) bằng video hoặc văn bản.
  • Đảm bảo cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng nếu họ vượt qua các bài đánh giá.

Ví dụ: chúng tôi biết rằng một người làm phục vụ thực phẩm (food servers) có 71% kỹ năng cần thiết cho vai trò dịch vụ khách hàng (CS) hoặc người quản lý cửa hàng có 56% kỹ năng cần thiết cho vai trò bán hàng.

Với Skills Path, một người phục vụ thực phẩm có thể tìm thấy các vị trí dịch vụ khách hàng, tìm hiểu các kỹ năng mà họ có thể còn thiếu để tiếp cận các cơ hội mới.

Các thương hiệu toàn cầu đang rất mong muốn được thử nghiệm Skills Path mới.

Tại LinkedIn, chúng tôi rất thích thử nghiệm các sản phẩm hay dịch vụ mới của chính mình.

Chúng tôi đã tạo ra phiên bản đầu tiên của Skills Path cho các nhóm dịch vụ khách hàng của chúng tôi.

Chúng tôi đã loại bỏ các yêu cầu truyền thống như bằng cấp hoặc kinh nghiệm 1-2 năm trong bản mô tả công việc (JD) của mình và đánh giá mọi người dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ trong quy trình tuyển dụng.

Trong vài tháng qua, chúng tôi đã cộng tác với những khách hàng tham gia chương trình thử nghiệm Skills Path của chúng tôi, bao gồm BlackRock, Citrix, Gap Inc., GitHub, Gusto, Microsoft, Prologis, Ralph Lauren, TaskRabbit và Wayfair.

Họ sẽ tuyển dụng cho nhiều vai trò khác nhau, bao gồm dịch vụ khách hàng, phát triển bán hàng, nhà phân tích dữ liệu, nhà phân tích kinh doanh, giám đốc sản phẩm, giám đốc dự án, điều phối viên tuyển dụng và điều phối chuỗi cung ứng.

Bà Meghan Kelly, Giám đốc toàn cầu về thu hút nhân tài (Global Head of Talent Acquisition) tại Gap Inc., cho biết:

“Là một công ty luôn cố gắng đầu tư vào các phương pháp thực hành tìm kiếm tài năng mới để cho phép chúng tôi tiếp cận ứng viên theo một cách rộng rãi nhất có thể.

Tham gia vào bản thử nghiệm Skills Path của LinkedIn sẽ giúp chúng tôi kết nối với các ứng viên nhanh hơn dựa trên các kỹ năng và tiềm năng cốt lõi thay vì chỉ là kinh nghiệm hoặc bằng cấp truyền thống, chúng tôi có thể tiếp cận với nguồn nhân tài đa dạng hơn.

Chúng tôi tin rằng với lực lượng lao động toàn diện, chúng tôi có thể thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và nâng cao kết quả kinh doanh.”

Bà Danielle Brown, Giám đốc Nhân sự (CPO) của Gusto cũng đồng quan điểm:

“Việc tuyển dụng không chỉ là những gì diễn ra trên giấy tờ.

Những người với những nền tảng kiến thức độc đáo và thậm chí là thách thức về măt bằng cấp có thể là các ứng cử viên nổi bật.

Tại Gusto, chúng tôi quan tâm đến các kỹ năng, giá trị và động lực của ứng viên như sự gan dạ, đam mê và kiên trì ngay từ đầu thay vì chỉ là bằng cấp hay kinh nghiệm trước đó.

Skills Path giúp chúng tôi xác định và nuôi dưỡng những tài năng tiềm ẩn vì chúng tôi có thể đảo ngược được thứ tự của quá trình tuyển dụng – khi chúng tôi tìm hiểu toàn bộ về yếu tố con người ngay từ đầu.”

Hướng tới một lực lượng lao động tập trung vào các kỹ năng.

Skills Path là một phần của chiến lược đầu tư liên tục của LinkedIn vào các sản phẩm nhằm mục tiêu giúp người tìm việc xây dựng và thể hiện kỹ năng của họ, đồng thời giúp nhà tuyển dụng xác định trình độ kỹ năng của ứng viên.

Nếu bạn là một doanh nghiệp muốn tham gia vào chương trình thử nghiệm Skills Path của LinkedIn, bạn có thể điền vào biểu mẫu quan tâm này tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

CEO Instagram: “Chúng tôi không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh”

CEO Instagram, Adam Mosseri đã chia sẻ kế hoạch mở rộng ứng dụng sang nhiều lĩnh vực hơn là chỉ chia sẻ hình ảnh, chẳng hạn như video và mua sắm.

CEO Instagram: "Chúng tôi không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh"
CEO Instagram | Adam Mosseri

Trong một chia sẻ mới đây nhất, CEO Mosseri cho biết Instagram hiện đang xây dựng những trải nghiệm mới trong 04 lĩnh vực chính.

1. Nhà sáng tạo (Creator).

Ưu tiên hàng đầu của Instagram hiện tại vẫn là nhà sáng tạo và giúp họ kiếm thêm thu nhập bằng các tính năng kiếm tiền mới.

Mosseri nhận thấy có một sự thay đổi quyền lực đáng kể từ các tổ chức sang các cá nhân trong các ngành và ông muốn chuyển Instagram theo hướng đó.

2. Video.

Ưu tiên thứ hai của Instagram là video, định dạng nội dung vốn đang chứng kiến một sự tăng trưởng chóng mặt ở hầu hết các nền tảng trực tuyến lúc bấy giờ.

Mosseri nói rằng Instagram cần tập trung vào video nhiều hơn để bặt kịp được với xu thế.

3. Mua sắm (Shopping).

Lĩnh vực thứ ba mà Instagram có kế hoạch mở rộng là mua sắm. Đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn sự chuyển dịch trong hoạt động kinh doanh, từ thương mại ngoại tuyến (offline) sang thương mại trực tuyến.

Và với tư cách là một nền tảng luôn coi trọng sự đổi mới, Instagram đang cố gắng hết mình để tận dụng các xu hướng đó.

4. Nền tảng nhắn tin (Messaging).

Lĩnh vực thứ tư mà Instagram đang có kế hoạch xây dựng và phát triển đó là nhắn tin, điều mà CEO Mosseri cho biết nó đã trở thành một cách chính để mọi người kết nối với nhau trên ứng dụng, đặc biệt là giữa những người bạn thân thiết.

Dưới đây là chia sẻ của CEO Mosseri về cách Instagram có kế hoạch mở rộng tính năng video của mình và đưa kiểu nội dung mới này đến với nhiều người dùng hơn.

Các kế hoạch lớn cho nội dung video trên Instagram.

“Chúng tôi không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh nữa”, Mosseri cho biết trước khi đưa ra kế hoạch phát triển video của mình.

Nghiên cứu của Instagram cho thấy lý do số một khiến mọi người sử dụng ứng dụng là để giải trí. Đó là những gì mọi người thực sự đang tìm kiếm mỗi khi họ mở nó.

Để giúp người dùng giải trí nhiều hơn, Instagram sẽ tập trung nhiều hơn vào video.

Mosseri thừa nhận rằng Instagram đang phải đối mặt với một sự cạnh tranh rất gay gắt đến từ TikTok và YouTube, điều đó có nghĩa là còn rất nhiều công việc cần phải làm phía trước để Instagram có thể đạt được ‘cùng vị trí’ với các nền tảng đó.

Instagram đang chấp nhận thách thức này bằng cách nghiên cứu một số thay đổi mới sẽ được triển khai trong tương lai gần nhất.

Một trong những thay đổi đó là một cách mới để phân phối nội dung và giới thiệu người dùng đến với nhiều nhà sáng tạo hơn.

Trong vài tháng tới, Instagram sẽ thử nghiệm nhiều hơn, bao gồm cả việc hiển thị nội dung trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng từ các tài khoản mà họ có thể chưa từng theo dõi.

Instagram cũng sẽ thử nghiệm các cách khác nhau để sử dụng video làm định dạng nội dung. Mosseri chia sẻ:

“Chúng tôi cũng sẽ thử nghiệm cách tiếp cận video trên phạm vi rộng hơn – video toàn màn hình, mang tính giải trí và ưu tiên thiết bị di động. Và vì vậy, bạn sẽ thấy chúng tôi làm một số việc mới hoặc thử nghiệm một số thứ mới trong những tháng tới.”

Cuối cùng, Instagram hy vọng rằng nền tảng sẽ ngày càng minh bạch hơn trong việc truyền thông những thay đổi trên ứng dụng, lưu ý rằng những kế hoạch này thể hiện một nỗ lực liên tục của nền tảng chứ không phải là điều một sớm một chiều.

“Bây giờ chúng tôi đã có ý tưởng về nơi chúng tôi muốn đến trong khoảng thời gian nửa năm hoặc một năm, nhưng tôi chắc chắn rằng mọi thứ sẽ thay đổi nhiều lần kể từ bây giờ đến lúc đó. Đây không phải là điều mà chúng tôi có thể làm trong một sớm một chiều.

Vì vậy, bạn sẽ thấy chúng tôi lặp lại một số cập nhật hoặc thay đổi về những gì chúng tôi đang làm và sẽ làm để đạt được những mục tiêu cuối cùng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Jeff Bezos: “Lời khuyên này dành cho những ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh riêng”

Nhà sáng lập ‘đế chế’ Amazon, Jeff Bezos, chia sẻ 04 lời khuyên chính đã giúp tạo nên thành công cho công ty của ông. Đây là điều mà tất cả những ai mong muốn xây dựng một sự nghiệp kinh doanh riêng đều có thể học hỏi.

Jeff Bezos: "Lời khuyên này dành cho những ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh riêng"
CEO Amazon – Jeff Bezos

Jeff Bezos có một thông điệp chính dành cho các doanh nhân mới chớm nở: “hãy sẵn sàng chấp nhận những thất bại và rủi ro lớn.”

Bezos đã đưa ra thông điệp này tại hội nghị ‘Amazon’s Re:Mars’ ở Las Vegas sau khi ông được hỏi rằng ông sẽ đưa ra lời khuyên nào cho bất kỳ ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh của riêng họ (startup).

Vào thời điểm đó, Amazon là một trong những công ty đại chúng có lợi nhuận cao nhất trên thế giới với giá trị thị trường (market value) gần 860 tỷ USD.

Hai năm sau đó, gã khổng lồ thương mại điện tử này đã tăng hơn gấp đôi giá trị của mình khi Bezos thông báo kế hoạch từ chức CEO vào ngày 5 tháng 7 – cùng với ngày công ty được thành lập (5/7/1994).

Tại hội nghị, ông nói:

“Hãy chấp nhận rủi ro. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh không có rủi ro, nó có thể đã được thực hiện.

Bạn phải có một cái gì đó có thể chưa hiệu quả ở hiện tại. Theo nhiều cách, nó sẽ là một thử nghiệm trong kinh doanh.

Nhiều thử nghiệm trong số đó sẽ thất bại, nhưng “thất bại lớn” là một phần cần thiết của hành trình hướng tới thành công.”

Sau khi từ chức CEO, Bezos sẽ chuyển sang làm Chủ tịch điều hành của Amazon để tập trung vào “các sản phẩm mới và các sáng kiến ban đầu.”

Vị CEO này từ lâu đã nổi tiếng với những ý tưởng kinh doanh tiến bộ và đột phá, từ việc sử dụng các hệ thống hỗ trợ AI để giám sát nhân viên của Amazon đến việc thành lập Blue Origin, một trong những công ty du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới.

Ông nói: “Chúng tôi luôn chấp nhận rủi ro, chúng tôi thoải mái khi nói về thất bại. Chúng tôi cần những thất bại đủ lớn để xoay chuyển tình thế. Nếu không, chúng tôi đã không thể xoay chuyển.”

Jeff Bezos thành lập Amazon vào năm 1994 chỉ với 10 nhân viên. Giờ đây, công ty này là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới, với khoảng 1,3 triệu nhân viên toàn thời gian và bán thời gian trên toàn thế giới.

Cũng tại hội nghị, Bezos cho rằng ngoài việc chấp nhận rủi ro và thất bại, các doanh nhân còn phải có nhiều niềm đam mê.

“Bạn sẽ phải cạnh tranh với những người có đầy đam mê,” ông nói.

“Song song với đó, các doanh nhân còn nên ‘bị khách hàng ám ảnh’, Hãy coi khách hàng trọng tâm để đổi mới và phát triển.”

“Đừng chỉ làm hài lòng khách hàng, hãy làm cho họ tuyệt đối hài lòng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Tencent ngày càng ‘nuốt chửng’ các startup game nhiều hơn

Bị nắn gân với hoạt động trong nước, Tencent đang tìm cách chuyển hoạt động ra nước ngoài thông qua hình thức thâu tóm các nhà phát triển và phát hành game.

Sáu tháng đầu năm nay, Tencent đã đầu tư vào 62 startup về video game, nhiều gấp đôi cả năm 2020, theo báo cáo từ Niko Partners. Còn nếu so với năm 2019, con số này là nhiều gấp 5 lần.

Từ đây, gã khổng lồ Internet Trung Quốc đã vươn mình trở thành công ty game lớn nhất thế giới về mặt doanh thu, qua mặt cả những kẻ sừng sỏ nhất nước Mỹ như Activision Blizzard hay Electronic Arts với tuổi đời nhiều gấp đôi Tencent.

Nỗ lực đầu tư vào game của Tencent nhằm tránh ‘mưa rơi đạn lạc’ của chính phủ Trung Quốc trong các hoạt động kiềm chế tầm ảnh hưởng của Alibaba và Jack Ma.

Ngoài ra, hành động của Tencent cũng được thúc đẩy bởi thành công toàn cầu của Genshin Impact, một game do startup có tên gọi miHoYo phát triển.

Genshin Impact được xem là game Trung Quốc phát hành toàn cầu thành công nhất mọi thời đại.

Trong nửa đầu năm nay, chỉ tính riêng phiên bản mobile, Genshin Impact đã có doanh thu cao thứ ba thế giới, chỉ sau Honour of Kings (Liên Quân Mobile) và PUBG Mobile đều của Tencent.

Túi tiền không đáy của Tencent khiến ngay cả các nhà phát triển Mỹ cũng không kháng cự lại được. Riot Games, nhà phát triển của League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại) đã về tay Tencent từ năm 2011.

Đồng thời Tencent cũng nắm quyền kiểm soát một tên tuổi khác là Epic Games, kẻ ngáng đường Apple trong vụ kiện chống lại App Store của Táo khuyết.

Gần đây, Tencent lại đang thuê những cựu binh của nhà phát triển huyền thoại Blizzard để làm game chiến thuật thời gian thực (RTS) phục vụ thị trường phương Tây.

Sức hấp dẫn của Tencent còn thu hút các nhà phát triển Canada và Thụy Điển với chính sách đầu tư không can thiệp vào nội bộ startup hay sản phẩm.

Các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tencent nhằm cố gắng phân tán sự chú ý của Bắc Kinh. Cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc hiện đang bắt đầu điều tra vụ sáp nhập DouYu và Huya, hai nền tảng livestream lớn nhất nhì Trung Quốc bị Tencent thâu tóm.

Giới chức nước này đồng thời cũng đang chuẩn bị phạt Tencent vì nắm thị phần tuyệt đối ở thị trường nghe nhạc trực tuyến.

Tencent hiện đang nằm trong nhóm các công ty công nghệ bị Trung Quốc đặt trong tầm ngắm vì chiếm thị phần lớn trong nước.

Ngoài Alibaba và Tencent, danh sách theo dõi còn có ByteDance, sàn thương mại điện tử JD.com, hãng dịch vụ vận chuyển Didi Chuxing.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nghiên cứu thị trường là gì? Các phương pháp nghiên cứu thị trường chính

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các thông tin xoay quanh thuật ngữ Nghiên cứu thị trường (Tiếng Anh có nghĩa là Market Research) như: Nghiên cứu thị trường là gì, vai trò của nghiên cứu thị trường trong marketing, đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến, ví dụ về nghiên cứu thị trường, và hơn thế nữa.

Nghiên cứu thị trường là gì
Nghiên cứu thị trường là gì? Phương pháp và chiến lược tiếp cận

Nghiên cứu thị trường (Market Research) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Bạn không thể kiểm soát những gì bạn không thể nhìn thấy và các phương pháp hay nhất của nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Nghiên cứu thị trường là nền tảng của mọi chiến lược Marketing thành công.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Nghiên cứu thị trường là gì?
  • Tại sao nghiên cứu thị trường lại rất quan trọng hay vai trò của hoạt động nghiên cứu thị trường?
  • Nghiên cứu thị trường định tính là gì?
  • Nghiên cứu thị trường định lượng là gì?
  • 4 loại hình nghiên cứu thị trường chính.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hoạt động nghiên cứu thị trường.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường trong tiếng Anh có nghĩa là Market Research.

Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu marketing) được định nghĩa là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của công ty.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng thông tin này để thiết kế ra những sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

Để giúp tối ưu các nỗ lực nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu marketing của bạn trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo các loại nghiên cứu thị trường bên dưới để đảm bảo bạn có tất cả dữ liệu và thông tin cần thiết để thúc đẩy các chiến lược marketing của mình.

Vai trò và mục đích của hoạt động nghiên cứu thị trường.

Nếu bạn đã hiểu nghiên cứu thị trường là gì hẳn là bạn đã có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của nó trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường rất quan trọng vì nó giúp xác định các điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược marketing của bạn.

Mặc dù việc tuân theo những trực giác hay kinh nghiệm marketing của riêng bạn cũng là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, bạn cần có dữ liệu và mức độ hiểu biết sâu hơn về những gì khách hàng của bạn muốn hay những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang nỗ lực để thành công hơn.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp bạn khám phá những dữ liệu định lượng như quy mô thị trường và nhân khẩu học, thậm chí là cả dữ liệu nghiên cứu định tính như tâm lý học để hiểu rõ hơn về quy mô và phạm vi ngành kinh doanh của bạn.

Một lợi ích khác của nghiên cứu thị trường là khả năng xác định chính xác các đối thủ cạnh tranh trong ngành của bạn.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bối cảnh cạnh tranh của mình bằng cách trả lời các câu hỏi như: Bạn đang cạnh tranh với các doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn? Họ là ai, Họ mạnh yếu như thế nào?

Thị trường mục tiêu của họ như thế nào so với thị trường của bạn? Doanh nghiệp của bạn có đủ nhận thức về thương hiệu để cạnh tranh không?

Có lẽ là điều quan trọng nhất, nghiên cứu thị trường cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc (insight) về đối tượng mục tiêu của bạn. Bạn cần nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về các insights đó.

Dữ liệu bạn tìm thấy được từ các cuộc nghiên cứu có thể giúp doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn phục vụ tốt hơn cho những nhóm người dùng cụ thể mà bạn đang nhắm mục tiêu và thậm chí là có thể mở ra những cánh cửa mới cho các sản phẩm mới mà họ có thể muốn mua trong tương lai.

Nghiên cứu thị trường cung cấp động lực để thúc đẩy khách hàng mua hàng nhiều hơn vì nó giúp thương hiệu hiểu chính xác những gì họ muốn và cần.

Nói tóm lại, nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc của bất kỳ chiến lược hay hoạt động marketing nào, để có thể hiểu sâu hơn về ngành marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Các phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến nhất hiện nay là gì?

nghiên cứu thị trường là gì
Nghiên cứu thị trường là gì – Những phương pháp nghiên cứu thị trường chính

Trong khi tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn từng phương pháp nghiên cứu thị trường khác nhau, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Primary Research – Nghiên cứu thị trường sơ cấp.

Nghiên cứu thị trường sơ cấp là phương pháp đề cập đến những dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ nhất (first party data).

Dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ nhất là tất cả những dữ liệu và thông tin bạn đã tự thu thập được – bạn không trích dẫn từ bất kỳ nguồn nào khác.

Ví dụ về nghiên cứu thị trường sơ cấp bao gồm:

  • Các nhóm tập trung (Focus groups).
  • Phỏng vấn (Interviews).
  • Thăm dò ý kiến (Polls).
  • Khảo sát (Surveys).

Loại hình nghiên cứu thị trường này có thể giúp củng cố chiến lược marketing của bạn rất hiệu quả vì dữ liệu và thông tin đến trực tiếp từ khách hàng của bạn.

Đây được cho là loại nghiên cứu thị trường có giá trị nhất vì nó chỉ dành riêng cho những nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

Điều này cho phép bạn có được những thông tin chi tiết về điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để hiểu được trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

Các ví dụ điển hình về nghiên cứu thị trường sơ cấp mà bạn thường nhìn thấy đó là các cuộc khảo sát và thăm dò ý kiến ​​trực tuyến, đây là một cách tuyệt vời để nhận được một số lượng lớn phản hồi trực tiếp từ khách hàng mục tiêu của bạn.

Secondary Research – Nghiên cứu thị trường thứ cấp.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp đề cập đến các dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ hai (second party data) hoặc bên thứ ba (third party data).

Dữ liệu của bên thứ hai và thứ ba được thu thập từ những gì vốn đã tồn tại trên thị trường.

Nghiên cứu này không phải do bạn thực hiện mà do các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác đã từng thực hiện trước đó.

Ví dụ về nghiên cứu thị trường thứ cấp bao gồm:

  • Các bài viết.
  • eBooks.
  • Infographics.
  • Video.
  • Các nghiên cứu có sẵn từ các công ty nghiên cứu thị trường.
  • Các bản nghiên cứu từ cục thống kê, viện nghiên cứu….

Loại nghiên cứu thị trường này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về toàn bộ ngành của mình.

Bạn sẽ có thể xác định cách các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động, các số liệu thống kê quan trọng trong ngành và những thông tin chi tiết có giá trị khác mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn tạo ra một chiến lược marketing sáng suốt hơn.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp là cách tốt nhất để có được ‘cảm nhận’ về dữ liệu và thông tin đã tồn tại trong ngành và giữa các đối thủ cạnh tranh.

Việc xác định đúng dữ liệu và thông tin đó không chỉ cung cấp cho bạn các ý tưởng tốt hơn về những gì bạn đang làm từ góc độ của người làm marketing mà nó còn là nơi bạn có thể cải thiện và tối ưu các chiến lược marketing mới.

Có thể đối thủ cạnh tranh của bạn đã viết một bài viết tuyệt vời nào đó và mang lại cho họ rất nhiều lưu lượng truy cập và tìm kiếm tự nhiên. Đây là lúc bạn có thể ‘học hỏi’ từ họ.

Qualitative Research – Nghiên cứu thị trường định tính.

Qualitative Research - Nghiên cứu thị trường định tính là gì?
Qualitative Research – Nghiên cứu thị trường định tính là gì?

Nghiên cứu thị trường theo phương pháp định tính đề cập đến việc thu thập dữ liệu không thể đo lường được.

Nghiên cứu định tính có thể là nghiên cứu sơ cấp hoặc thứ cấp. Bạn có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu sơ cấp như phỏng vấn, thăm dò ý kiến ​​và khảo sát để tìm hiểu cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Mục đích của quá trình này là để hiểu cách họ đang suy nghĩ. Đây là những gì bạn có thể hỏi đối tượng mục tiêu của mình:

  • Điều gì đã khiến bạn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi?
  • Đâu là điểm khiến bạn nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi có thể vượt qua hoặc tốt hơn các đối thủ cạnh tranh?
  • Bạn thích những tính năng hay công dụng nào trong sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi và tại sao?
  • Bạn nghĩ sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi có thể được cải thiện ở những khía cạnh nào và tại sao?

Loại hình nghiên cứu thị trường này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc nhất về những gì khách hàng đang suy nghĩ; đó là cách duy nhất để khám phá lý do tại sao khách hàng quyết định tin tưởng bạn hoặc thương hiệu khác (của đối thủ).

Khi bạn tiến hành nghiên cứu khách hàng, bạn có thể hỏi khách hàng những câu hỏi cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Câu trả lời từ những câu hỏi này sẽ giúp bạn hình thành các chiến lược marketing tốt hơn xuất phát từ việc hiểu tất cả những cảm xúc, suy nghĩ hay tâm tư của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Mục tiêu của các nghiên cứu định tính là nhận được càng nhiều phản hồi của khách hàng về sản phẩm của bạn càng tốt. Nghiên cứu định tính có thể giúp bạn đánh giá xem liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn đã đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng hay chưa.

Nếu đối thủ của bạn đang làm tốt hơn? Nghiên cứu định tính cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về cách khách hàng đang cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Quantitative Research – Nghiên cứu thị trường định lượng.

Quantitative Research
Quantitative Research – Nghiên cứu thị trường định lượng là gì?

Nghiên cứu thị trường theo hướng định lượng đề cập đến việc thu thập dữ liệu hay thông tin bằng các con số để phân tích thống kê. Cũng giống như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng có thể là sơ cấp hoặc thứ cấp.

Loại nghiên cứu này tập trung vào các số liệu (tương đối chính xác) để tối ưu chiến lược marketing. Các số liệu thống kê không phải là theo cảm nhận hay tự phỏng đoán, chúng phải là các bằng chứng thực nghiệm hay các con số thực tế.

Ví dụ về phương pháp nghiên cứu thị trường định lượng có thể là:

  • Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate).
  • Số lần xem trang (Pageviews).
  • Số lượng người theo dõi trên mạng xã hội.
  • Số lượng tương tác cụ thể trên mạng xã hội.
  • Tổng số đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện có trên thị trường.
  • Tổng số lượng thảo luận của thương bạn so với đối thủ.
  • Phần trăm lượng tiếp cận của thương hiệu bạn so với đối thủ.
  • Số lượng tìm kiếm (volume) về thương hiệu (Brand Search).

Dữ liệu định lượng có thể đóng vai trò như một bản tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả marketing, nơi bạn đang dành rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các nỗ lực marketing.

Khi bạn biết chính xác mình đang đứng ở vị trí nào trên thị trường, bạn có thể điều chỉnh chiến lược marketing của mình sao cho phù hợp với hiện tại.

Không giống như một số loại nghiên cứu khác được nêu ra trong bài viết này, nghiên cứu định lượng có một lợi thế rất khác biệt đó là bạn có thể sử dụng các nền tảng hay công cụ phân tích và đo lường để thu thập và theo dõi tiến độ của công việc.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến nghiên cứu thị trường.

  • Nhà phân tích nghiên cứu thị trường là gì?

Nhà phân tích nghiên cứu thị trường (Market Research Analyst) là người phân tích thị trường. Công việc chính của người này là xác định các phương pháp làm nghiên cứu thị trường, tiến hành thu thập dữ liệu, và sau đó đưa ra các báo cáo kèm nhận định về thị trường.

Kết luận.

Trên đây là tất cả các giải đáp của MarketingTrips về thuật ngữ nghiên cứu thị trường. Hy vọng thông qua bài viết, giờ đây bạn đã có thể tự trả lời các câu hỏi như nghiên cứu thị trường là gì, tại sao doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, vai trò và mục đích của nghiên cứu thị trường hay các phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến nhất.

Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu trong từng bối cảnh cụ thể, doanh nghiệp hay thương hiệu có thể cần đến những hình thức nghiên cứu thị trường khác nhau, tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của các đợt nghiên cứu thị trường vẫn là tìm hiểu xem thực sự khách hàng đang mong đợi điều gì và doanh nghiệp có thể làm gì để đáp ứng lại các kỳ vọng đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips 

Cách sử dụng hashtag để phát triển thương hiệu trong năm 2021 (P2)

Bạn có biết cách sử dụng thẻ hashtag sao cho hiệu quả để có thể giúp phát triển thương hiệu? Dưới đây là những gì về hashtag mà bạn nên biết trong 2021.

Cách sử dụng hashtags để phát triển thương hiệu trong năm 2021

Cho dù thương hiệu của bạn đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội như thế nào trong chiến lược truyền thông mạng xã hội, thì việc biết cách sử dụng thẻ hashtag (#) cũng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội của thương hiệu.

Hashtag là gì?

Khi nói đến khái niệm hashtag hay muốn hiểu hashtag là gì, có hai thứ mà bạn cần hiểu, thứ nhất là về mặt hiển thị và thứ hai là về mặt bản chất (tính kỹ thuật).

Về mặt hiển thị, hashtag là thuật ngữ dùng để chỉ những từ hay cụm từ nằm đằng sau dấu thăng “#”, ví dụ những từ như #marketingtrips, #marketing, #facebook, #hashtag hay #hashtaglagi chính là những hashtag.

Về mặt kỹ thuật, theo định nghĩa của Wikipedia, hashtag là những thẻ siêu dữ liệu (metadata) được ký hiệu bằng dấu thăng “#”. Hashtag được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube hay TikTok.

Một trong những tính năng phổ biến nhất của các thẻ hashtag trên các nền tảng là chúng cho phép người dùng tìm kiếm những nội dung tương tự hoặc cùng nói về một chủ để.

Top những hashtag phổ biến nhất 2021.

Các thẻ hashtag phổ biến nhất không nhất thiết phải là các thẻ tốt nhất.

Ví dụ, hashtag #followme có hơn 575 triệu bài đăng trên Instagram.

Hashtag này có thể không thu hút được sự chú ý hay tương tác với người theo dõi (followers) của bạn cũng như không thêm bất kỳ ý nghĩa nào cho bài đăng của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng bỏ qua các thẻ hashtag phổ biến này.

Ví dụ: các hashtag #throwbackthursday hoặc #flashbackfriday có thể là những cách thú vị để thương hiệu của bạn tham gia vào các cuộc trò chuyện chung đang diễn ra trên mạng xã hội rộng lớn.

Tính đến tháng 6 năm 2021, một số hashtag phổ biến nhất mọi thời đại trên nền tảng Instagram bao gồm:

  1. #love (2,1 tỷ bài đăng).
  2. #instagood (1,3 tỷ bài đăng).
  3. #fashion (972 triệu bài đăng).
  4. #photooftheday (931M bài đăng).
  5. #photography (769 triệu bài đăng).
  6. #beautiful (749 triệu bài đăng).
  7. #instagram (691 triệu bài đăng).
  8. #picoftheday (655 triệu bài đăng).
  9. #nature (639 triệu bài đăng).
  10. #happy (639 triệu bài đăng)

Tất nhiên, các thẻ hashtag phổ biến là khác nhau tùy thuộc vào nền tảng mạng xã hội bạn đang sử dụng. Trên LinkedIn, các hashtag phổ biến nhất mọi thời đại là #leadership và #productivity.

Mặc dù có hàng triệu – thậm chí là hàng tỷ bài đăng sử dụng các hashtag phổ biến. Chúng không cụ thể cho một ngành hoặc một chủ đề nhất định.

Và khi nói đến các hashtag phổ biến, đừng nói nhiều về tên thương hiệu của bạn.

Tốt nhất, bạn hãy cố gắng xác định các thẻ hashtag thích hợp có liên quan đến thương hiệu và những gì thương hiệu của bạn đang đại diện.

Chẳng hạn như khi bạn đang tìm cách xây dựng một hashtag phổ biến cho thương hiệu xe hơi Mercedes, hashtag đó nên là #Luxury, #power hay #dulcet (êm ái) chẳng hạn.

6 cách để tìm các thẻ hashtag tốt nhất.

Để tìm các thẻ hashtag cụ thể cho thương hiệu, ngành hàng và đối tượng mục tiêu của bạn, bạn sẽ cần phải thực hiện một số nghiên cứu nhỏ.

1. Theo dõi đối thủ và người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.

Bạn nên bắt đầu bằng cách thực hiện một phân tích cạnh tranh nhỏ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh của bạn và bất kỳ người có ảnh hưởng (influencer) nào có liên quan đến thị trường ngách (niche) của thương hiệu của bạn.

Ghi lại những thẻ hashtag mà họ đã sử dụng thường xuyên nhất và họ sử dụng bao nhiêu thẻ khác nhau trong mỗi bài đăng của mình.

Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách đối thủ cạnh tranh của bạn đang tương tác với đối tượng mục tiêu và những từ khóa họ đang có xu hướng sử dụng nhiều.

2. Sử dụng Hashtagify.me.

Hashtagify.me giúp bạn tìm các thẻ hashtag trên Twitter hoặc trên Instagram tốt nhất cho thương hiệu của bạn.

Với công cụ này, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ hashtags nào và xem mức độ phổ biến của nó.

Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm mức độ phổ biến của thẻ #springtime, bạn sẽ nhận được kết quả hiển thị cho mức độ phổ biến tổng thể của thẻ này, mức độ phổ biến gần đây cũng như xu hướng trong tháng và tuần.

3. Biết những thẻ hashtag nào đang thịnh hành (trending).

RiteTag tạo các đề xuất hashtag đang thịnh hành dựa trên nội dung của bạn.

Bạn sẽ thấy các thẻ hashtag tốt nhất để sử dụng trong các bài đăng của bạn, cũng như thẻ để bài đăng của bạn được hiển thị tốt nhất theo thời gian.

Nhấp vào “Nhận Báo cáo” (Get Report) để phân tích chi tiết về các thẻ mà nó hiển thị.

4. Sử dụng một công cụ lắng nghe trên mạng xã hội (social listening).

Một số công cụ như Hootsuite cho phép thương hiệu của bạn sử dụng các luồng tìm kiếm để khám phá những thẻ hashtag nào là tốt nhất cho tất cả các nền tảng mạng xã hội mà thương hiệu đang sử dụng.

5. Tìm các thẻ hashtag có liên quan.

Nếu bạn đã nắm rõ những thẻ hashtag nào đang hoạt động tốt cho thương hiệu của mình, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các thẻ hashtag có liên quan.

Những thẻ này có thể cụ thể hơn một chút so với các thẻ phổ biến mà bạn đang sử dụng, điều này cũng có thể giúp bạn kết nối với nhiều đối tượng được nhắm mục tiêu hơn.

Trên Instagram, các thẻ hashtag có liên quan hiển thị ngay phía trên tab “Top” và “Recent” khi bạn đang ở trong phần “Explore”.

Trên LinkedIn, bạn có thể tìm thêm các hashtags đề xuất (recommendations) sau khi bạn nhấp vào một hashtag. Sau đó chọn “Khám phá thêm hashtags”.

6. Phân tích những thẻ hashtag nào đã thành công nhất trên các bài đăng trước đây.

Theo dõi những thẻ hashtag bạn đã sử dụng trên các bài đăng trước đây. Phân tích bài đăng nào là phổ biến nhất, sau đó xem có xu hướng gì với các thẻ này hay không.

Nếu bạn nhận thấy một số bài đăng phổ biến nhất của mình luôn chứa một vài thẻ hashtag giống nhau, hãy cân nhắc về việc đưa những thẻ đó vào các bài đăng của bạn trong tương lai.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách xây dựng một nội dung video có ý nghĩa và đầy giá trị

Cứ mỗi phút trong ngày, người dùng YouTube đã tải lên 72 giờ nội dung video mới, chưa kể các video tải lên Facebook, Vimeo, Daily Motion hay Wistia.

Cách xây dựng một nội dung video có ý nghĩa và đầy giá trị
Cách xây dựng một nội dung video có ý nghĩa và đầy giá trị

Với tất cả những tiềm năng đó, việc làm cho video của bạn trở nên nổi bật, tăng mức độ tương tác và tìm cách tăng giá trị là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Một số số liệu thống kê thú vị dưới đây từ Hootsuite mà bạn nên biết đằng sau những nội dung video (Video Content) có giá trị:

  • Video tạo ra số lượng khách truy cập hàng tháng (traffic) vào một website gấp 3 lần so với nội dung khác.
  • Khách truy cập dành nhiều thời gian hơn 88% trên một website có video.
  • Lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) từ các công cụ tìm kiếm tăng 157% với nội dung video.
  • Người tiêu dùng có khả năng tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ cao hơn 46% sau khi xem các video trực tuyến của các thương hiệu.
  • Người tiêu dùng có khả năng mua hàng cao hơn 85% sau khi xem video về sản phẩm.
  • Người tiêu dùng tin tưởng hơn 57% vào việc mua hàng trực tuyến với video.

Video trực tuyến mang đến những cơ hội lớn để bạn thêm giá trị cho thương hiệu của mình, cho dù mục tiêu chung của bạn là tăng chuyển đổi (conversion), cải thiện niềm tin với thương hiệu (brand beliefs) hay chỉ đơn giản là để thể hiện sự quan tâm của bạn.

Với sự ra đời và phát triển bùng nổ của các nền tảng phát trực tuyến và mạng xã hội, rõ ràng là bất kể ngân sách hay khả năng của bạn nhỏ hay lớn, bạn đều có thể xây dựng nội dung video có giá trị và ý nghĩa.

Quy trình 05 bước để xây dựng nội dung video.

  • Lắng nghe và thấu hiểu đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Gắn kết với mục tiêu thương hiệu của bạn.
  • Tạo nội dung và lan toả sự ảnh hưởng.
  • Chia sẻ. Chia sẻ và tiếp tục chia sẻ!
  • Đo lường. Phân tích và thấu hiểu.

1. Lắng nghe và thấu hiểu đối tượng mục tiêu của bạn.

Điều đầu tiên, trước khi suy nghĩ về ý tưởng hay xây dựng nội dung video, bạn cần tìm hiểu đối tượng mục tiêu của bạn muốn xem gì?

Nỗ lực để thấu hiểu đối tượng mục tiêu của bạn muốn gì có thể bổ sung thêm một lượng lớn giá trị cho video của bạn.

Trước khi lên ý tưởng nội dung cho video, hãy dành thời gian tìm hiểu đối tượng mục tiêu của bạn, xem họ muốn biết gì về thương hiệu của bạn và những gì họ đang nói trong ngành đó.

Dưới đây là một vài ý tưởng về nơi bạn có thể bắt đầu với việc lắng nghe:

  • Các cuộc trò chuyện, câu hỏi và câu trả lời trên mạng xã hội.
  • Các bản khảo sát đã được gửi đến người dùng, người đăng ký hoặc người theo dõi của bạn trên trang.
  • Câu hỏi thường gặp từ hộp thư hỗ trợ của bạn.
  • Tìm kiếm thẻ hashtag trên các nền tảng như Facebook, Instagram hay LinkedIn về những điều gì đó có ý nghĩa hay liên quan đến thương hiệu của bạn.

2. Gắn kết với mục tiêu thương hiệu của bạn.

Khi bạn đã xác định được chủ đề cho nội dung video mà bạn cho rằng đối tượng mục tiêu của mình sẽ thích thú, điều tiếp theo là về bạn và thương hiệu của bạn.

Ý tưởng video của bạn có phù hợp với mục tiêu của thương hiệu không?

Sau khi bạn dành thời gian để thấu hiểu đối tượng của mình, bạn hãy hướng tới mục tiêu của thương hiệu của bạn và xem những mục tiêu này phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu như thế nào.

Mục tiêu của thương hiệu là gì? Đối tượng mục tiêu đang quan tâm đến điều gì? Và làm thế nào điều này có thể được thực hiện trong thời gian thực?

Hãy tham khảo sơ đồ dưới đây:

3. Tạo nội dung và lan toả sự ảnh hưởng.

Khi bạn đã tìm ra điều mà đối tượng mục tiêu của mình muốn và điều đó phù hợp với mục tiêu của thương hiệu như thế nào, bạn có thể tiếp tục xây dựng nội dung video.

Để làm cho video của bạn thú vị hơn và ‘có thể được chia sẻ nhiều’, có một số lời khuyên thực sự hấp dẫn về yếu tố tâm lý và cảm xúc đằng sau những nội dung video.

Dưới đây là những phản ứng tâm lý (cảm xúc) mà video của bạn có thể hướng tới.

  • Hạnh phúc.
  • Sự phấn khởi.
  • Kinh ngạc.
  • Cảm hứng.
  • Vui nhộn.
  • Sự ấm áp.
  • Tự hào.
  • Hoài niệm.
  • Sự ngạc nhiên.
  • Hiểu biết.
  • Shock.
  • Sự hoang mang.
  • Khơi gợi.
  • Nỗi sợ hãi.
  • Sự phẫn nộ.

Trong số này, những cảm xúc tích cực là những cảm xúc có hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy lượt chia sẻ trên các mạng xã hội.

Những cảm xúc như hạnh phúc, phấn khởi và ngạc nhiên là những dấu hiệu tuyệt vời cho thấy một video thành công trên mạng xã hội.

4. Chia sẻ. Chia sẻ và tiếp tục chia sẻ!

Sau khi bạn đã tạo ra được những video tuyệt vời và hấp dẫn của mình, bạn sẽ bắt đầu quá trình thiết lập, hoàn thiện, tải lên và chia sẻ video đó.

Để có được kết quả hiệu quả nhất, hãy tiếp cận việc chia sẻ video của bạn theo cách tương tự như bất kỳ kiểu nội dung nào khác, bạn cần lan truyền nó trên mạng xã hội của bạn trong một khoảng thời gian dài.

Bạn có thể chia sẻ video của mình và liên tục gia tăng giá trị trong nhiều ngày!

Hãy suy nghĩ về tần suất bạn nên đăng video lên các nền tảng khác nhau, theo nghiên cứu, với mỗi nền tảng bạn không nên đăng ít hơn 10 bài đăng trên mỗi tháng.

5. Đo lường. Phân tích và thấu hiểu.

Một trong những phần khó chịu và khó hiểu nhất khi xây dựng nội dung video là biết thành công của nó là gì và cách đo lường ROI ra sao.

Sau khi bạn đã dành hàng giờ đồng hồ để xây dựng những video phù hợp với đối tượng mục tiêu đồng thời phù hợp với mục tiêu thương hiệu của bạn, làm cách nào để bạn có thể biết được nội dung đó có hiệu quả hay không?

Bạn có thể đã biết mình cần đặt một số KPI chính, nhưng số liệu nào là quan trọng?

Có rất nhiều KPIs khác nhau bạn có thể sử dụng tuy nhiên bạn có thể tập trung vào 3 phạm vi chính dưới đây:

  • Đối tượng: Hãy kiểm tra số lượng lượt xem và phần trăm xem video từ các đối tượng mục tiêu chính của bạn (target audience).
  • Cách phản ứng của đối tượng: Hãy kiểm tra xem số lượng người đăng ký mới (subscribers) từ kênh của bạn, phần trăm người đăng ký trên tổng số lượng người xem video, số lượng click vào các đường dẫn (link) để đến website của bạn….
  • Sự tham gia: Đối tượng mục tiêu của bạn có chia sẻ video của bạn không? Tỉ lệ đó như thế nào? Phần trăm giữa số lượng lượt chia sẻ và tổng số lượt xem video ra sao?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

CEO: Sau hơn 20 năm tuyển dụng, tôi không còn muốn hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân bạn?”

Trong hơn 20 năm làm việc và tuyển dụng, tôi luôn bắt đầu các cuộc phỏng vấn ứng viên bằng một câu hỏi rất đơn giản: “Hãy giới thiệu về bản thân bạn?”.

CEO: Sau hơn 20 năm tuyển dụng, tôi không còn muốn hỏi "Hãy giới thiệu về bản thân bạn?"
Getty Images

Nhiều người coi đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn “khó nhất” hoặc “dễ mắc bẫy nhất”. Tuy nhiên, đây lại là cách phổ biến đối với các nhà quản lý tuyển dụng vì nó cho họ biết rất nhiều về các ưu tiên nghề nghiệp của ứng viên.

Nhưng giờ đây, tôi đang hỏi ứng viên một điều hoàn toàn khác:

“Bạn đang làm những công việc gì?”

Một ‘câu hỏi phỏng vấn khó’ mới.

Trong một thế giới đầy bất ổn và thay đổi ngày càng nhanh chóng như hiện nay, việc các nhà lãnh đạo tuyển những người có quan điểm toàn diện và đủ tư duy để giúp doanh nghiệp của họ tăng trưởng trong tương lai là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Đó là lý do tại sao, việc luôn tiến về phía trước, và “Bạn đang làm những công việc gì?” hay “Bạn đang làm việc trên những điều gì” là câu hỏi phỏng vấn số 1 mà các ứng viên cần chuẩn bị trước khi gặp gỡ với nhà tuyển dụng.

Nó cụ thể là những gì mà mọi người thường sử dụng để mô tả bản thân họ. Ví dụ: “nhà tư tưởng chiến lược“, “tận tâm cao độ”, “hướng đến kết quả” hay “người thực thi đỉnh cao”.

Làm thế nào để trả lời cho câu hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân bạn?” từ nhà tuyển dụng?

Khi tôi hỏi ai đó rằng họ đang làm những công việc gì hay làm việc trên những điều gì, tôi đang tìm kiếm những ‘manh mối’ cho tôi biết cách các từ ngữ được sử dụng trong sơ yếu lý lịch (CV/Resume) của họ chuyển thành nhu cầu của thế giới thực hiện tại.

Tôi cũng muốn biết liệu họ có thể suy nghĩ, hành động và làm việc như thể họ đang ở trong một công ty khởi nghiệp hay làm việc với tư duy khởi nghiệp hay không, vì đó là điều mà mọi doanh nghiệp đều cần để phát triển và tồn tại. Ngay cả khi đó là Apple hay Microsoft.

Dưới đây là một số điều bạn cần suy nghĩ khi xây dựng câu trả lời của mình:

1. Thế giới đang thay đổi. Bạn có đang thay đổi với nó không?

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, cách họ hoạt động trong quá khứ không còn hiệu quả cho đến ngày nay. Giữa những thời kỳ đầy gián đoạn và ‘mơ hồ’ chưa từng có, nhà tuyển dụng cần những người thực sự nhanh nhạy và có thể suy nghĩ sáng tạo.

Trong vài tháng qua, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhiều nhân sự lần đầu tiên phải thích nghi với môi trường làm việc từ xa.

Nếu đó là bạn, hãy cân nhắc việc nói về những việc bạn đang làm để khiến công việc trở nên hiệu quả hơn hoặc giúp doanh nghiệp cộng tác dễ dàng hơn.

2. Bạn có ổn không khi bạn không có tất cả các câu trả lời?

Con đường phía trước sẽ đến từng đợt như những làn sống ngoài khơi. Không ai có thể biết chắc chắn thế giới sẽ như thế nào trong năm, ba hoặc thậm chí hai năm nữa. Và bạn phải thoải mái khi chấp nhận sự thật này.

Ví dụ: nếu bạn đang thử nghiệm các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu, hãy thẳng thắn chia sẻ về những khó khăn mà bạn phải đối mặt trong suốt chặng đường đó với các nhà tuyển dụng.

Bạn học được gì từ những thất bại và thất bại đó lầ gì? Bạn đã áp dụng những bài học đó như thế nào để tìm ra những cách mới giúp ngày mai trở nên khác biệt và tốt hơn?

3. Bạn có phải là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ không?

Ngay cả khi bạn không có vai trò lãnh đạo ngay bây giờ, các doanh nghiệp vẫn muốn biết rằng bạn có tiềm năng lãnh đạo.

Và nếu bạn là một nhà lãnh đạo, họ muốn đảm bảo rằng bạn là người dễ mến, bạn có các giá trị phù hợp và có thể dễ dàng hòa hợp với những người khác.

“Khi mọi thứ trở nên khó khăn hơn, bạn bỏ cuộc hay đứng dậy?”

Nếu bạn đang phỏng vấn cho một vị trí quản lý, hãy nói về những gì bạn đã và đang làm để khiến đội nhóm của bạn cảm thấy đang được hỗ trợ, thúc đẩy và truyền cảm hứng.

Suy nghĩ tích cực (Positive thinking) cũng có giá trị không kém. Trong những thời điểm khó khăn, các nhân viên cần một nhà lãnh đạo có nhân cách và tinh thần mạnh mẽ để có thể mang lại cho họ niềm hy vọng và động lực làm việc.

4. Bạn có kỹ năng ra quyết định mạnh mẽ không?

Những nhân sự không thể thiếu nhất trong doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng các kỹ năng ra quyết định của họ trong những điều kiện thay đổi mà không đánh mất mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Có lẽ bạn đã được chọn để dẫn dắt hai hoặc ba dự án nào đó vào đầu năm. Nhưng trong những tháng sau đó, đội nhóm của bạn đã ít người hơn do bị sa thải.

Bạn cũng có ít nguồn lực hơn do ngân sách bị cắt giảm. Trong câu trả lời của bạn, hãy nói về những quyết định bạn phải đưa ra – một cách nhanh chóng – để đáp ứng thời hạn và làm cho mọi thứ trở nên hiệu quả hơn.

5. Nếu bạn không làm việc (hay khi bạn rãnh), bạn đã sử dụng thời gian của mình như thế nào?

Hàng triệu người đã mất việc làm trong năm nay – vì những lý do có thể bạn cũng như tôi, chúng ta đều hiểu. Cũng giống như cuộc khủng hoảng tài chính ‘khó quên’ năm 2008, bất kỳ ai thất nghiệp cũng là điều bình thường, bạn không cần phải giải thích cho ‘khoảng trống nghề nghiệp’ đó của bạn.

Cho dù câu trả lời của bạn là gì, điều thực sự mà các nhà tuyển dụng cần tìm kiếm từ các ứng viên ở đây là: Sự tò mò ‘vô độ’, sự ham học hỏi không ngừng, niềm đam mê ‘bất tận’ và cởi mở để thử những điều mới.

Một phiên bản mới và được cải tiến của chính bạn.

Cho dù hành trình của bạn có khó khăn đến đâu, điều tôi thực sự muốn biết là bạn đã kiên cường hay bền bỉ đến như thế nào khi mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Bạn đã cách gì? Bỏ chạy hay đứng dậy?

Ngay cả khi nhà quản lý tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn tiếp theo của bạn không trực tiếp hỏi bạn đang làm gì, hãy tìm cách để đưa vấn đề đó vào cuộc thảo luận.

Những điều bạn đã đạt được (thành tích) trong những năm qua cũng vẫn quan trọng, nhưng điều thú vị hơn nhiều – và sẽ giúp bạn khác biệt hơn so với các ứng viên đủ tiêu chuẩn khác – “bạn là ai hôm nay?”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tuỳ chọn loại trừ nội dung trong Google Ads – Brand Safety

Tùy chọn loại trừ nội dung cho phép bạn chọn không hiển thị quảng cáo bên cạnh các danh mục website, video và ứng dụng dành cho thiết bị di động nhất định có thể không phù hợp với thương hiệu của bạn hoặc không phục vụ mục tiêu quảng cáo của bạn.

Bài viết này giải thích các tùy chọn loại trừ nội dung có sẵn cho Chiến dịch video và Chiến dịch hiển thị.

Khi có nhiều tùy chọn loại trừ nội dung cho các chiến dịch (chẳng hạn như video phát trực tiếp, các vấn đề xã hội nhạy cảm và nội dung dành cho đối tượng là người trưởng thành), bạn sẽ kiểm soát mạng quảng cáo hiển thị và YouTube tốt hơn.

Bạn có thể đặt tùy chọn loại trừ nội dung cho một chiến dịch riêng lẻ hoặc áp dụng tùy chọn loại trừ nội dung cho tất cả các chiến dịch đủ điều kiện trong tài khoản Google Ads của mình.

Danh sách tùy chọn loại trừ nội dung.

Đối với Chiến dịch video.

Các loại khoảng không quảng cáo.

  • Khoảng không quảng cáo mở rộng.

Tùy chọn này cho phép bạn hiển thị quảng cáo trên tất cả video trên YouTube và đối tác video của Google đáp ứng các tiêu chuẩn kiếm tiền của chúng tôi.

Tùy chọn này có thể là lựa chọn thích hợp cho các thương hiệu muốn tiếp cận tối đa toàn bộ phạm vi video đủ điều kiện hiển thị quảng cáo, bao gồm cả những video, ví dụ như video có ngôn từ rất tục tĩu trong bối cảnh hài kịch hoặc phim tài liệu hoặc bạo lực quá mức như trong trò chơi điện tử.

  • Khoảng không quảng cáo chuẩn (được đề xuất).

Theo mặc định, tất cả tài khoản Google Ads được chọn tham gia loại khoảng không quảng cáo này. Tùy chọn này cho phép bạn hiển thị quảng cáo trên nhiều loại nội dung phù hợp với hầu hết các thương hiệu, chẳng hạn các mục phổ biến như video nhạc, phim tài liệu và đoạn giới thiệu phim.

Nội dung bạn có thể hiển thị quảng cáo dựa trên các nguyên tắc nội dung thân thiện với nhà quảng cáo của chúng tôi.

Các nguyên tắc này có tính đến các yếu tố, ví dụ như mức độ hoặc tần suất của ngôn từ tục tĩu hoặc mức độ phù hợp của vấn đề như các sự kiện nhạy cảm.

Ví dụ: quảng cáo sẽ không hiển thị trên nội dung có ngôn từ rất tục tĩu lặp lại nhiều lần, nội dung khiêu dâm mạnh hoặc hình ảnh bạo lực.

Nhãn nội dung kỹ thuật số.

  • DL-G: Nội dung phù hợp với đối tượng chung (bạn cũng có thể chọn “Nội dung phù hợp với gia đình”).
  • DL-PG: Nội dung phù hợp với hầu hết đối tượng khi có sự hướng dẫn của cha mẹ.
  • DL-T: Nội dung phù hợp với đối tượng vị thành niên và lớn tuổi hơn.
  • DL-MA: Nội dung chỉ phù hợp với các đối tượng người trưởng thành.
  • Chưa được gắn nhãn: Nội dung chưa được gắn nhãn vì quá trình phân loại chưa hoàn tất.

Loại nội dung.

  • Video nhúng trên YouTube: Video nhúng trên các trang web, ngoại trừ YouTube.com
  • Video phát trực tiếp: Video về các sự kiện trực tiếp được phát qua Internet

Đối với Chiến dịch hiển thị.

Nội dung nhạy cảm.

  • Bi kịch và xung đột: Loại trừ nội dung phản cảm liên quan đến cảnh chiến đấu hoặc chiến tranh
  • Các vấn đề xã hội nhạy cảm: Loại trừ nội dung nhằm mục đích gây phản ứng về các vấn đề gây tranh cãi
  • Ngôn từ tục tĩu và thô lỗ: Loại trừ nội dung có ngôn từ tục tĩu ở mức vừa phải hoặc xuất hiện không thường xuyên, hay ngôn từ tục tĩu được sử dụng trong lĩnh vực giải trí, hài kịch, châm biếm hoặc âm nhạc
  • Nội dung khiêu dâm: Loại trừ nội dung về tình dục hoặc các sản phẩm tình dục
  • Giật gân và gây sốc: Loại trừ nội dung về các thảm họa hoặc tai nạn thể hiện cảnh thương vong hoặc tử vong

Nhãn nội dung kỹ thuật số.

  • DL-G: Nội dung phù hợp với đối tượng chung (bạn cũng có thể chọn “Nội dung phù hợp với gia đình”).
  • DL-PG: Nội dung phù hợp với hầu hết đối tượng khi có sự hướng dẫn của cha mẹ.
  • DL-T: Nội dung phù hợp với đối tượng vị thành niên và lớn tuổi hơn.
  • DL-MA: Nội dung chỉ phù hợp với các đối tượng người trưởng thành.
  • Chưa được gắn nhãn: Nội dung chưa được gắn nhãn vì quá trình phân loại chưa hoàn tất.

Các loại nội dung video.

  • Video phát trực tiếp trên YouTube: Đoạn phim về một sự kiện trực tiếp được phát trên YouTube
  • Video nhúng trên YouTube: Video nhúng trên các trang web, ngoại trừ YouTube.com
  • Dưới màn hình đầu tiên: Phần trang mà mọi người phải di chuyển xuống để xem
  • Tên miền trỏ hướng: Miền trang web đã đăng ký nhưng chưa phát triển
  • Trong video: Video có quảng cáo xuất hiện trong trình phát video

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Nghiên cứu: Các CEO có nền tảng là Marketing vượt trội hơn so với các CEO có nền tảng từ các ngành khác

Những CEO vốn xuất phát từ marketer thể hiện hiệu suất vượt trội hơn so với hầu hết các CEO xuất phát từ các nền tảng kiến thức khác khi họ tỏ ra có trách nhiệm hơn với xã hội, dễ hòa nhập hơn, có chiến lược mạnh mẽ và tầm nhìn dài hạn hơn.

Nghiên cứu: Các CEO có nền tảng là Marketing vượt trội hơn so với các CEO vốn có nền tảng từ các ngành khác

Theo một nghiên cứu mới, các CEO có nền tảng marketing có danh tiếng và uy tín tốt hơn các CEO xuất phát từ hầu hết các lĩnh vực khác, bao gồm cả những người có nền tảng về tài chính, kỹ thuật và kinh tế nói chung.

Theo dữ liệu từ Brand Finance (xếp hạng sức ảnh hưởng của các CEO lên sức khoẻ thương hiệu – Brand Guardians Index), các CEO có nền tảng marketing có điểm danh tiếng tổng thể là 8,32. So với những CEO có nền tảng về tài chính là 8.21, kỹ thuật là 8.19, khoa học máy tính là 7.89 và kinh tế nói chung là 7.80.

Các CEO với nền tảng Marketing có trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự đa dạng tốt hơn.

Khi nói đến danh tiếng tổng thể, các CEO xuất phát từ nền tảng marketing chỉ đứng sau những người có kiến ​​thức về luật với số điểm 8,58.

So với các CEO từ các nền tảng kiến thức khác, các CEO có nền tảng marketing đạt số điểm cực kì tốt về trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự đa dạng của doanh nghiệp, khi cả hai hạng mục đều đạt 42%.

Đối với các CEO có nền tảng về Luật, chỉ 36% trong số họ hiểu tầm quan trọng của việc nên có trách nhiệm với xã hội, với tài chính là 39%, kỹ thuật là 38%, kinh tế là 33% và khoa học máy tính, 30%.

Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu của các CEO về việc thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong doanh nghiệp là 34%.

Các CEO với nền tảng Marketing có chiến lược và tầm nhìn dài hạn tốt hơn.

Các CEO là các cựu marketers cũng đạt điểm cao khi so sánh về việc thực hiện một chiến lược hiệu quả và tầm nhìn dài hạn, với 44%.

Chỉ có các CEO vốn có nền tảng là tài chính đạt điểm cao hơn, ở mức 45%.

Cũng tương tự như vậy, các CEO có nền tảng marketing cũng có điểm số cao hơn khi họ hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu và danh tiếng đối với tổ chức, với 44%, chỉ xếp sau CEO có nền tảng tài chính với 46% và CEO có nền tảng kinh tế là 45%.

Cựu CMO (giám đốc marketing) của Ash Schofield cho rằng chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn để những người làm marketing chuyển sang vai trò quản lý chung (CEO).

Trong một chia sẻ với Marketing Week, ông nói:

“Các nhà tiếp thị có lợi thế lớn ở chỗ họ có thể cung cấp tầm nhìn sâu sắc về tương lai, nhưng họ cũng có thể mô tả cách chúng ta có thể đi đến đó.

Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn được đánh giá rất cao vì bạn đang giải quyết được các vấn đề lớn của một doanh nghiệp”.

Những người làm marketing có khả năng được bổ nhiệm lên vai trò CEO cao hơn.

Theo Bà Annie Brown, một cộng sự của Brand Finance:

“Một trong những lý do khiến các CEO có nền tảng là marketing có thể làm tốt vai trò của họ như vậy là vì 81% CEO được phân tích trong báo cáo được bổ nhiệm từ một vị trí marketing vốn đã làm việc trong tổ chức.

Người ta nhận thấy rằng các CEO trước khi lên nắm giữ vị trí, họ cần phải có một mạng lưới được thiết lập tốt bên trong công ty của họ, điều mà với một người được tuyển mới vào từ bên ngoài không bao giờ có được.”

Trong những năm gần đây, ở nhiều tổ chức, các cựu CMO trước khi được bổ nhiệm làm CEO đều đã từng làm việc lâu dài trong doanh nghiệp đó trước khi thay đổi lên vai trò mới.

Bà Brown cho biết thêm:

“Các nhà tiếp thị có nhiều kiến thức chuyên môn hơn trong việc hiểu cách tạo ra những thông điệp để giải quyết các vấn đề với các bên liên quan, cũng như hiểu cách đo lường các ý kiến khác nhau của các bên đó hơn.”

Bà tin rằng đây là một trong những lý do khiến các CEO có nền tảng marketing nói chung được coi là có uy tín và danh tiếng hơn.

Ở thời điểm hiện tại, chỉ 10% trong số 100 CEO hàng đầu toàn cầu xuất thân từ nền tảng marketing, nhưng con số này đã tăng từ mức 6% vào năm 2019 khi nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện và đo lường.

Bà Brown tiếp tục chia sẻ:

“Dựa trên chỉ số danh tiếng và uy tín trung bình của các nhà tiếp thị và hiệu suất của họ trên các điểm số khác, chúng tôi cho rằng có một ưu tiên hoặc lợi thế nhỏ khi bạn xuất thân là người làm marketing.”

Về mặt tích cực, các CEO có nền tảng marketing không phải là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp duy nhất hiểu được giá trị của việc đầu tư vào marketing.

Trong khi, 47% CEO có nền tảng marketing đánh giá cao tầm quan trọng của việc đầu tư vào marketing, tỷ lệ của các CEO xuất thân từ nền tảng kinh tế và kỹ thuật là 48%.

Thực tế, việc các CEO cần nhìn thấy giá trị của marketing, thương hiệu và danh tiếng đối với tổ chức là một dấu hiệu khác mà các doanh nghiệp có thể ngày càng tìm đến các nhà marketers để bổ nhiệm các vai trò lãnh đạo hàng đầu.

Bà Brown nói:

“Nó củng cố niềm tin của chúng tôi rằng các cá nhân có nền tảng marketing có nhiều khả năng trở thành CEO hơn vì chủ đề về danh tiếng thương hiệu và marketing đã được nâng cao và được tôn trọng hơn so với các trụ cột quan trọng khác của doanh nghiệp.”

“Các CEO có nền tảng marketing làm rất tốt đối với các công việc liên quan đến trách nhiệm xã hội, chính vì vậy, thay vì chỉ được coi là đại diện cho các hoạt động marketing, họ còn đang đại diện cho những vai trò và mục đích cao cả hơn nhiều.”

“Bởi vì, suy cho cùng, vai trò của CEO là tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty trong dài hạn và có vẻ như các CEO xuất thân từ nền tảng marketing đang làm rất tốt điều đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Xu hướng tiêu dùng của người Việt nhìn từ giỏ hàng thương mại điện tử

Việc bổ sung hàng loạt mặt hàng tươi sống vào danh mục sản phẩm cho thấy sự nhạy bén của các sàn thương mại điện tử trong dự đoán và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt.

Covid-19 là cú hích để thay đổi thói quen và hành vi của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn. Thói quen người dùng dịch chuyển từ đề cao sự nhanh chóng, tiện lợi, sang một lối sống an toàn cho sức khoẻ bản thân lên hàng đầu.

Người dùng không đến hàng quán, thay vào đó, tự tay chăm chút cho bữa ăn hàng ngày tại nhà. Từ đó, nhu cầu mua sắm đồ tươi sống trên các sàn thương mại điện tử, vừa đáp ứng nhu cầu hàng ngày, vừa hạn chế tiếp xúc càng được thúc đẩy.

Theo báo cáo năm 2020 của Công ty kiểm toán Deloitte, đại dịch khiến hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam giảm tần suất đến mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống, trong khi đó 25% cho biết tăng cường mua sắm trực tuyến.

Những món “lạ” trong giỏ hàng thương mại điện tử.

Chị Nguyễn Ngọc Hằng, 30 tuổi, là kiến trúc sư sống độc thân tại TPHCM. Chị cho biết ngày trước do công việc bận rộn, chị thường ăn bữa tối cùng bạn bè hoặc ở các quán nhỏ gần nhà cho tiện.

Thế nhưng nửa năm nay, chị Hằng chủ yếu làm việc tại nhà vì ảnh hưởng của dịch. Các cuộc tụ tập bạn bè cũng hạn chế, trong khi quán xá lại thường xuyên trong tình trạng tạm đóng cửa. Chị Hằng giờ có hai lựa chọn: Đặt đồ ăn về hoặc tự nấu.

Đi chợ online, chọn thực phẩm tươi sống ngay trên sàn thương mại điện tử là cách chị Hằng giải quyết những bữa ăn hàng ngày trong thời gian giãn cách.

Chị chia sẻ, trước đây, giỏ hàng mua sắm trực tuyến chủ yếu là mặt hàng mỹ phẩm, làm đẹp, thiết bị điện tử, nay đã có thêm quả vải, trái mướp, cá cam, đùi ếch hay mực cắt vòng… được giao nhanh 2-4 giờ (tại TP.HCM) để kịp nấu bữa ăn đủ chất.

“Đi chợ bây giờ thật sự là quá tiện và an toàn. Tôi chỉ cần vào app Lazada là có thể vào xem và chọn mua từ các đặc sản vùng miền như vải thiều Bắc Giang, khoai lang Đà Lạt… đến các thực phẩm nhập khẩu như cá hồi Na Uy, cherry Australia… được bày bán trên LazMall. Các mặt hàng tươi sống được sơ chế, giúp tôi không mất nhiều thời gian nấu nướng”, chị Hằng cho biết.

Chị Hoàng Như (33 tuổi, nhân viên văn phòng tại quận 1, TP.HCM) vốn thường xuyên mua sắm các vật dụng chăm sóc nhà cửa, mỹ phẩm, sách trên sàn TMĐT.

Trong thời gian ở nhà làm việc, hạn chế đến nơi đông người, chị Như tăng cường mua các thực phẩm tươi sống trên Lazada.

“Vốn là khách quen trên các sàn thương mại điện tử, tôi thấy việc mua sắm online tiện lợi, tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc.

Ví dụ, tôi có thể thu thập các khuyến mại, voucher mua sắm, free ship và những ưu đãi riêng của nhà bán trên Lazada giúp tiết kiệm kha khá chi phí.

Nhờ vậy, tôi cũng tăng cường chọn mua các loại thực phẩm tươi sống trên app này để chăm lo bữa ăn cho cả nhà mà vừa không phải ra ngoài, vừa tiết kiệm chi phí”, chị Như chia sẻ.

Dịch Covid-19 tạo ra những thay đổi trong hành vi, thói quen tiêu dùng của người Việt. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu của các sàn thương mại điện tử lẫn sự thay đổi danh mục mua sắm trong giỏ hàng của người tiêu dùng.

Theo thống kê của Lazada, đầu năm 2019 – thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, thiết bị điện tử và thời trang là hai mặt hàng bán chạy nhất.

Tuy nhiên, trong một tháng qua, sàn này ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong số lượng tìm kiếm các từ khóa liên quan nhóm hàng bách hoá – thực phẩm, lên tới 40%.

Tính riêng từ tháng 5 đến nay, hơn 12 tấn thịt gà, 7 tấn thịt heo và 6 tấn trái cây đã được tiêu thụ thông qua Lazada.

Thậm chí, trong tháng 6, chương trình “Deal chớp nhoáng” của Lazada còn lập nhiều dấu mốc kỷ lục mới khi 2 tấn thịt gà và 800 kg nho đỏ được bán ra trong vòng lần lượt 24 giờ và 12 giờ.

Những con số này đóng góp vào mức tăng trưởng hơn 50% của ngành hàng thực phẩm tươi sống trên ứng dụng này.

Ước tính, mỗi ngày, số lượng người mua và sức mua, tính cả số lượng đơn hàng lẫn sản phẩm bán ra, tăng gần 70%, trải đều khắp các mặt hàng từ rau củ, thịt cá, trái cây tươi, đặc biệt là nho, táo và vải thiều.

Thay đổi để thích nghi.

So với các kênh truyền thống, mua thực phẩm tươi sống thông qua sàn thương mại điện tử dường như là lời giải cho những băn khoăn, lo lắng của người tiêu dùng trong thời dịch: Hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc gần, thanh toán không tiền mặt, không cần xếp hàng, chờ đợi…

Nhiều dự báo cho rằng thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt tiếp tục duy trì thời hậu dịch. Theo đó, sàn thương mại điện tử cần đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng, phong phú của người dùng Việt.

Trong đó, việc đẩy mạnh mặt hàng tươi sống, đảm bảo quy trình vận chuyển an toàn, giao hàng nhanh… là những yếu tố giúp sàn thương mại điện tử được người dùng chọn lựa, để cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, sở hữu hệ thống logistics rộng khắp, khả năng hợp tác chiến lược với các nhà bán uy tín, Lazada cho thấy năng lực đáp ứng nhu cầu của người dùng trong giai đoạn mới.

Tính đến nay, Lazada hợp tác gần 40 nhà bán gồm: CP, Saigonfood, Topmeal, Gà ngon 3F, Thực phẩm Megadeli, Thịt heo Thảo mộc Sagri, Vfood, Terrisa Direct, 3Sach Food, GKitchen,… đảm bảo nguồn cung phong phú cho ngành hàng thực phẩm tươi sống.

Bên cạnh những chiến lược cạnh tranh về giá và hình thức giao hàng nhanh và an toàn, Lazada còn thường xuyên có hoạt động nhằm nâng cấp, tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng có thể kể đến như việc tổ chức các minigame như Lướt để nhận thêm xu, Mua đơn hàng – Hoàn ngay xu, Đập trứng… có thể quy đổi thành tiền và giảm trực tiếp vào hóa đơn hoặc các voucher mua sắm khác.

Khách hàng của Lazada không chỉ có thể sắm, đi chợ mà còn có thể giải trí thư giãn.

Những nỗ lực đa dạng hóa ngành hàng, tăng cường năng lực kinh doanh, đáp ứng hầu hết nhu cầu hàng ngày của người dùng giúp sàn TMĐT dần trở thành kênh mua sắm phổ biến của người dùng hiện đại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách sử dụng hashtag để phát triển thương hiệu trong năm 2021 (P1)

Bạn có biết cách sử dụng thẻ hashtag sao cho hiệu quả để có thể giúp phát triển thương hiệu? Dưới đây là những gì về hashtag mà bạn nên biết trong 2021.

Cách sử dụng hashtags để phát triển thương hiệu trong năm 2021

Cho dù thương hiệu của bạn đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội như thế nào trong chiến lược truyền thông mạng xã hội, thì việc biết cách sử dụng thẻ hashtag (#) cũng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội của thương hiệu.

Hashtag là gì?

Hasgtag (Thẻ được bắt đầu bằng dấu #) là một từ hoặc cụm từ được sử dụng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, nó đóng vai trò như một dấu hiệu (cho người dùng và thuật toán) rằng một phần nội dung của nó có liên quan đến một chủ đề cụ thể hoặc thuộc về một danh mục nội dung nào đó.

Thẻ hashtags giúp làm cho nội dung của thương hiệu có thể được khám phá được trong các thanh tìm kiếm trên các nền tảng và tiếp cận nhiều người hơn một cách hiệu quả.

Các khái niệm cơ bản về Hashtag.

  • Chúng luôn bắt đầu bằng dấu “#” nhưng chúng sẽ không hoạt động nếu bạn sử dụng dấu cách, dấu câu (chấm, phẩy…) hoặc ký hiệu.
  • Đảm bảo rằng tài khoản của bạn ở chế độ công khai. Nếu không, tất cả người dùng nếu không phải là người theo dõi (follower) sẽ không nhìn thấy nội dung được gắn thẻ.
  • Đừng viết quá nhiều từ lại với nhau. Các thẻ hashtag hoạt động tốt nhất có xu hướng tương đối ngắn và dễ nhớ.
  • Sử dụng các hashtag có liên quan và cụ thể. Nếu hashtag quá chung chung, nó sẽ khó được tìm thấy và nó có thể sẽ không được những người dùng mạng xã hội khác sử dụng lại.
  • Giới hạn số lượng hashtag bạn nên sử dụng. Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Nó giống như bạn đang spam người dùng. Tốt nhất không nên dùng quá 3 hashtag trên mỗi bài đăng.

Lịch sử của thẻ hashtag.

Lần đầu tiên hashtag được sử dụng là vào mùa hè năm 2007 bởi Chris Messina.

Đó là khi chuyên gia marketing này bước vào văn phòng của Twitter với một ý tưởng.

Do tính ngắn gọn của Twitter, ông đã đề nghị ứng dụng này bắt đầu sử dụng biểu tượng đồng bảng Anh (ký hiệu #) nhằm mục tiêu nhóm các Tweet có liên quan lại với nhau.

Kể từ đó, việc sử dụng các thẻ bắt đầu bằng # (hashtag) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Hashtag là một cách để kết các nối nội dung mạng xã hội với một chủ đề, sự kiện hoặc một cuộc trò chuyện cụ thể nào đó.

Chúng cũng không chỉ được dành riêng cho Twitter nữa mà còn được sử dụng nhiều trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác.

Tại sao phải sử dụng hashtag?

Tăng mức độ tương tác với những người theo dõi bạn.

Bao gồm thẻ hashtag trong các bài đăng của bạn có nghĩa là bạn đang tham gia vào một cuộc trò chuyện nào đó được diễn ra trên nền tảng. Và quan trọng nhất, nó làm cho các bài đăng của bạn hiển thị trong suốt các cuộc trò chuyện đó.

Điều này có thể dẫn đến một mức độ tương tác lớn hơn, thúc đẩy mức độ tương tác của thương hiệu trên các mạng xã hội thông qua lượt thích, lượt chia sẻ, bình luận.

Xây dựng nhận thức về thương hiệu bằng các hashtag có thương hiệu.

Xây dựng các thẻ hashtag có thương hiệu (Branded Hashtags) có thể là một cách hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp của bạn và thúc đẩy các cuộc trò chuyện.

Ví dụ: thẻ hashtag mang thương hiệu của Raptors #WetheNorth được ‘sáng lên’ trong suốt mùa giải chiến thắng năm 2019 của họ. Nó có sức hấp dẫn ‘kì lạ’ và là một trong những hashtag được người Canada sử dụng nhiều nhất trong nửa đầu năm 2019.

Một cách thể hiện sự ủng hộ đối với các vấn đề xã hội.

Sử dụng thẻ hashtag có liên quan đến một vấn đề ngoài thương hiệu của bạn là một cách để làm nổi bật một nguyên nhân hoặc một vấn đề quan trọng.

Ví dụ: hashtag #EachforEqual và # IWD2020 đã được sử dụng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội bao gồm cả LinkedIn, vào Ngày Quốc tế Phụ nữ nhằm mục tiêu kêu gọi sự bình đẳng giới, chống lại những định kiến phân biệt giới của xã hội.

Các thương hiệu cũng có thể tạo một thẻ hashtag có thương hiệu để thể hiện mối liên hệ của nó với một vấn đề xã hội.

Thêm ngữ cảnh vào các bài đăng trên mạng xã hội.

Trên Twitter, bạn không có quá nhiều không gian để viết chú thích. Chính xác là bạn chỉ có 280 ký tự để thể hiện.

Trên Instagram, bạn có thể viết dài hơn nhưng dài hơn không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu quả hơn. Tương tự với Facebook, Pinterest, LinkedIn hoặc bất kỳ nền tảng nào khác, đôi khi ít hơn là nhiều hơn.

Sử dụng thẻ hashtag có thể là một cách đơn giản để ngữ cảnh hóa những gì bạn đang nói mà không cần sử dụng hết các ký tự có giá trị hoặc viết các chú thích lặp đi lặp lại.

Hãy xem một Tweet rất sáng tạo của Nasa, cho thấy rõ rằng NASA đang tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 50 của mình và sẽ tham gia vào các cuộc trò chuyện về chủ đề “Ngày biểu tượng cảm xúc của thế giới”.

Giúp đối tượng mục tiêu của bạn tìm thấy bạn.

Trên Linkedin và Instagram, người dùng có thể theo dõi các thẻ hashtag cũng như những người dùng khác. Do đó, việc sử dụng một vài thẻ hashtag phổ biến có thể là một cách khác để giúp người dùng mới tìm thấy thương hiệu của bạn.

Thể hiện mối quan hệ đối tác được tài trợ.

Phần này dành cho các mối quan hệ hợp tác giữa những người có ảnh hưởng (influencer) và thương hiệu. Khi làm việc với thương hiệu, những người có ảnh hưởng phải cho đối tượng mục tiêu của họ biết rằng, bài đăng đó là một phần nội dung được tài trợ bởi thương hiệu.

Vì vậy, với những người có ảnh hưởng, hãy luôn thêm thẻ hashtag để biểu thị rõ ràng sự tài trợ cho các bài đăng có thương hiệu.

Với thương hiệu, cần đảm bảo rằng bạn phải tìm kiếm các thẻ hashtag đó trong quá trình đánh giá và chấp nhận về tính phù hợp của nội dung từ những người có ảnh hưởng.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Career Plan: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của mình

Đôi khi những kế hoạch thay đổi lại không mang lại thành công như bạn nghĩ. Dưới đây là cách để biết khi nào bạn cần một thứ gì đó mới.

Career Plan: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của mình

Khi nói đến sự nghiệp của mình, một số người chọn nắm ngay lấy cơ hội khi chúng xuất hiện. Một số khác có kế hoạch từ 5 đến 10 năm và cố gắng thực hiện từng bước một.

Tất nhiên, có rất nhiều lợi ích khi bạn có một mục tiêu dài hạn. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo một con đường thẳng và quá rõ ràng, con đường mà bạn nghĩ sẽ dẫn bạn đến đích có thể không phải là con đường tốt nhất để đến đó.

Dưới đây là 05 dấu hiệu mà bạn có thể cần phải rời khỏi bản kế hoạch cứng nhắc mà bạn đã đặt ra cho mình và cần một kế hoạch mới.

1. Khi công việc của bạn ảnh hưởng một cách tiêu cực đến các khía cạnh khác của cuộc sống của bạn.

Khi những căng thẳng (stress) trong công việc trở nên nghiêm trọng hơn, nó có thể bắt đầu ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn – đó có thể là về sức khỏe, các mối quan hệ hay cảm xúc của bạn.

Chuyên gia về lãnh đạo, Ông Jill Morgenthaler đã từng chia sẻ với Fast Company rằng:

“Tôi khuyên mọi người đừng nên mang những vấn đề (khủng hoảng) trong công việc về nhà vì những người ở nhà không thể giải quyết chúng”.

Nhưng đôi khi, khi tình huống trở nên nghiêm trọng, bạn không thể không để những vấn đề đó ảnh hưởng đến mình, đặc biệt là khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác để giải quyết chúng với chủ doanh nghiệp hay cấp trên của mình.

Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên rời đi và tìm kiếm một công việc mới hoặc một nghề nghiệp mới cho riêng bạn.

2. Khi công việc hoặc doanh nghiệp bạn đang làm việc không còn phù hợp với giá trị của bạn.

Mặc dù đôi khi đó là suy nghĩ xa vời khi bạn mong muốn luôn say mê với công việc của mình, nhưng ít nhất, nó cũng phải mang lại cho bạn một cảm giác tự hào và ý nghĩa.

Như tác giả và chuyên gia về trí tuệ cảm xúc (EQ) Harvey Deutschendorf đã từng nói:

“Nếu việc nói với mọi người khác về nơi bạn làm việc khiến bạn phải thu mình lại, thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn không có nhiều sự tôn trọng đối với công ty tuyển dụng bạn.

Có thể công ty đó thậm chí đang làm điều gì đó đi ngược lại với đạo đức cá nhân của bạn và khiến bạn cảm thấy không thoải mái.”

3. Khi bạn không thể xây dựng danh tiếng hay uy tín mà bạn muốn tại công ty mà bạn đang làm.

Đối với hầu hết mọi thứ, hành động của bạn sẽ thể hiện và xây dựng danh tiếng của bạn.

Chiến lược gia về nghề nghiệp, cũng là một nhân sự cấp cao về marketing cho một thương hiệu toàn cầu, Ông Joseph Liu từng viết:

“Đôi khi, tập trung vào các kế hoạch dài hạn cũng có thể đồng nghĩa với việc bạn phải chuyển đổi công ty để xây dựng danh tiếng của riêng bạn.”

4. Ngành nghề của bạn đang thay đổi và công việc hiện tại của bạn sẽ sớm ‘biến mất’.

Lực lượng lao động đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Nhiều việc làm cũng đang biến mất dần, bạn cũng phải là ngoại lệ.

Nếu bạn quá cứng nhắc trong tham vọng nghề nghiệp của mình, bạn chỉ đang tự làm hại mình bằng cách không mở ra cho mình những cơ hội mới mà nó có thể phù hợp hơn với sở thích, năng lực và kỹ năng của bạn.

Bằng cách cởi mở để thay đổi mọi thứ, bạn có thể tạo ra cơ hội cho riêng mình. Khi Kyle Walker phỏng vấn xin việc tại Amazon, ông đã trình bày một ý tưởng cho một sản phẩm mới, Amazon Exclusives, điều mà cuối cùng, ông đã được tuyển vào Amazon với vai trò lãnh đạo để điều hành công việc đó..

5. Những kỳ vọng của bạn đã không thể trở thành hiện thực.

Công việc hoặc sự nghiệp lý tưởng của bạn không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn mong đợi.

Theo tác giả Suzan Bond đã chỉ ra trước đây trong một bài báo:

“Đôi khi bạn phải trải qua một vài công việc không-quá-xuất-sắc để nhận ra rằng sự nghiệp hiện có của bạn không phải là thứ bạn muốn và điều đó không sao cả.

Với những lần khác, ở một công việc hay doanh nghiệp khác, bạn có thể ưu tiên cho những thứ hay ngành mà bạn muốn.”

Sẽ rất hữu ích nếu bạn có một chiến lược rõ ràng để tìm ra hành trình nghề nghiệp thực sự của mình. Đôi khi chúng là những trở ngại cần phải vượt qua, và những lần khác, chúng là những cơ hội dẫn bạn đến một con đường chuyên nghiệp hoàn thiện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook cáo buộc nhóm người Việt lừa đảo quảng cáo

Facebook vừa thực hiện hai vụ kiện riêng biệt nhằm vào các nhóm quảng cáo lừa đảo trực tuyến, một trong đó liên quan đến nhóm người từ Việt Nam.

Trên blog đăng ngày 29/6, Facebook cáo buộc bốn cá nhân cư trú tại Việt Nam, gồm Nguyễn Hữu Thêm, Lê Khang, Nguyễn Quốc Bảo và Phạm Hữu Dung.

Theo mạng xã hội này, những người trên đã sử dụng kỹ thuật “đánh cắp cookie” để xâm nhập tài khoản nhân viên các đại lý quảng cáo và tiếp thị, sau đó chạy quảng cáo trái phép.

Cụ thể, nạn nhân bị xâm phạm tài khoản sau khi bị lừa cài một ứng dụng lừa đảo có tên “Trình quản lý Quảng cáo cho Facebook” trên Google Play.

Ứng dụng này thu thập thông tin đăng nhập của nạn nhân, truy cập tài khoản Facebook của họ và chạy quảng cáo.

Trong một số trường hợp, quảng cáo có nội dung lừa đảo trực tuyến. Theo thống kê của Facebook, số tiền chạy quảng cáo trái phép lên tới 36 triệu USD. Mạng xã hội đã hoàn tiền cho các nạn nhân và giúp họ tăng bảo mật tài khoản.

Một vụ kiện khác nhằm vào công ty tiếp thị N&J USA Incorporated có trụ sở tại Californina (Mỹ) và hai đại diện là Mohit Melwani và Vishaal Melwani.

Theo Facebook, doanh nghiệp này đã chạy các quảng cáo gây hiểu lầm nhằm quảng bá việc bán hàng hóa bao gồm quần áo, đồng hồ và đồ chơi.

Khi nhấp vào quảng cáo, người dùng được dẫn đến trang web của bên thứ ba để thanh toán cho giao dịch mua. Nhưng sau khi thanh toán, người mua không hề nhận được hàng hoặc hàng chất lượng kém, thậm chí là bị đánh tráo thành sản phẩm khác.

Ngoài ra, để che giấu hành vi, công ty trên cũng chặn những lời phàn nàn và đánh giá tiêu cực của người dùng trên fanpage.

Facebook cho biết đã vô hiệu hóa tài khoản và fanpage của công ty này. Đây cũng là vụ kiện đầu tiên về lạm dụng thương mại điện tử của Facebook.

Thời gian qua, Facebook đang mạnh tay hơn với các nội dung sai lệch và lừa đảo. Công ty sử dụng AI và hàng nghìn nhân viên để kiểm duyệt những nội dung này.

Thuật toán của Facebook bị đánh giá là còn tồn tại nhiều vấn đề, hoạt động chưa hoàn hảo và nhận diện sai, gây nhầm lẫn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nhà tâm lý học: “Tại sao những đồng nghiệp độc hại lại có thể leo lên cao trong công việc?”

Có một đồng nghiệp độc hại? Bạn không hề đơn độc bởi vì Google đã liệt kê hơn 231 triệu trang kết quả về chủ đề này.

Nhà tâm lý học: "Tại sao những đồng nghiệp độc hại lại có thể leo lên cao trong công việc?"
Nhà tâm lý học: “Tại sao những đồng nghiệp độc hại lại có thể leo lên cao trong công việc?”

Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bonn (University of Bonn) cuối cùng đã đặt ra câu hỏi làm nhức nhối bấy lâu cho nhân loại: Làm thế quái nào mà những người lao động vì lòng tham, sự không công bằng, thiếu lịch sự và không trung thực lại có thể thành công?

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 203 bộ ba gồm: nhân viên – đồng nghiệp – người quản lý để thu thập các bản đánh giá đồng nghiệp và tự đánh giá của chính họ.

Thành công của những người độc hại phổ biến đến mức có một cụm từ dành riêng cho nó: “mô hình nghề nghiệp độc hại” (toxic career model).

Nó được diễn ra như thế này…

Một nhân viên độc hại thích ‘mê hoặc’, ‘quyến rũ’ và ‘chính trị hoá’, điều này dẫn đến họ được đánh giá hiệu quả cao trong công việc từ cấp trên. Trong khi đó, những người ngang hàng với họ thường biết rất rõ ‘sự thật xấu xí’ này.

Tất cả thành công của họ đều xoay quanh các kỹ năng xã hội (social skills).

Và bởi vì cách giao tiếp xã hội vốn có thể thúc đẩy các mối quan hệ công việc trở nên bền vững và lành mạnh hơn nên nó cũng có thể được sử dụng để lừa dối người khác, các đồng nghiệp độc hại thường sử dụng các kỹ năng xã hội này của họ để ‘tư lợi riêng’.

Nhà tâm lý học tại Đại học Bonn và cũng là người đồng nghiên cứu của đề tài này, Ông Gerhard Blickle cho biết:

“Mánh khóe, ngụy trang và sự lừa dối là những mặt tối của các kỹ năng xã hội.”

Về mặt tâm lý, nhân cách độc hại được thể hiện bởi tính trung thực thấp và tính khiêm tốn thấp. Nhà tâm lý học này gọi những người độc hại là “những nhân cách đen tối”.

Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng bạn cũng có thể giúp ngăn chặn những sự nghiệp độc hại từ những người này.

Nếu bạn là một nhà quản lý, mẹo dành cho bạn là hãy chú ý đến hiệu suất chung của nhóm thay vì chỉ là hiệu suất theo từng nhiệm vụ.

Bạn nên tách biệt khái niệm ‘hiệu suất công việc’ với cái được gọi là ‘ấn tượng tốt’, đặc biệt là trong những công việc liên quan đến lãnh đạo và bán hàng, nơi những ‘nhân cách độc hại’ có thể phát triển rất mạnh.

Những lời lẽ “ngọt ngào” trong cả cách giao tiếp lẫn CV xin việc cũng là dấu hiệu để nhận diện các đồng nghiệp độc hại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Google Ads: Nhà quảng cáo sẽ không thể tạo từ khoá ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ từ tháng 7

Các thuộc tính khác, như giá thầu và trạng thái hiển thị, vẫn có thể được chỉnh sửa, nhưng bạn sẽ phải chuyển đổi thành đối sánh cụm từ (phrase match) nếu bạn muốn chỉnh sửa văn bản của từ khóa.

Google Ads: Nhà quảng cáo sẽ không thể tạo từ khoá 'đối sánh rộng có sửa đổi' từ tháng 7

Theo thông báo mới nhất của Google Ads, kể từ cuối tháng 7, các nhà quảng cáo sẽ không còn có thể tạo từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ (broad match modifier) mới.

Các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ hiện tại sẽ tiếp tục được phân phối theo hành vi tìm kiếm của ‘đối sánh cụm từ’ (phrase match).

Các bạn có thể theo dõi ví dụ minh hoạ từ Google thông qua hình ảnh bên dưới để hiểu về cách hoạt động của các loại đối sánh từ khoá.

‘Đối sánh rộng có sửa đổi’ là gì?

Từ khóa đối sánh rộng có sửa đổi là loại đối sánh từ khoá cho phép quảng cáo của bạn chỉ hiển thị cho các tìm kiếm có bao gồm các từ trong từ khóa (Keywords) của bạn nhưng không cần phải theo thứ tự khi một truy vấn tìm kiếm được xác định.

Để sử dụng loại đối sánh rộng có sửa đổi, bạn chỉ cần thêm dấu “+” đằng trước các từ, cụm từ trong từ khóa (Keyword) của bạn.

Ví dụ:

  • Từ khóa của bạn: +áo +thun +nam
  • Từ khóa sẽ kích hoạt hiển thị quảng cáo của bạn: áo thun nam giá rẻ, mua áo thun nam…
  • Từ khóa sẽ không kích hoạt quảng cáo của bạn: áo cổ tròn nam, áo thun mang tại nhà, áo cổ tròn cho nam,…

Khi Google Ads lần đầu tiên thông báo rằng họ đang mở rộng ‘đối sánh cụm từ’ để bao gồm luôn cả lưu lượng truy cập từ ‘đối sánh rộng có sửa đổi’, nền tảng này cũng tuyên bố rằng sau khi công cụ mới được triển khai trên toàn thế giới, các nhà quảng cáo sẽ không thể tạo các từ khóa mới theo hình thức ‘đối sánh rộng có sửa đổi’.

Nhà quảng cáo vẫn có thể chỉnh sửa các thuộc tính của nó như trạng thái hoặc giá thầu, tuy nhiên, việc chỉnh sửa văn bản của từ khóa sẽ yêu cầu phải thay đổi loại đối sánh từ khóa thành ‘đối sánh cụm từ’.

Lời khuyên từ Google.

Google khuyên bạn nên hợp nhất các từ khóa trùng lặp và chuyển các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ của bạn sang một loại đối sánh khác để có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý tài khoản của bạn trong tương lai.

Để giúp nhà quảng cáo xác định các từ khóa dư thừa, đề xuất “Xóa các từ khóa dư thừa” (Remove redundant keywords) cũng xuất hiện trên trang “Đề xuất” (Recommendations page) khi một từ khóa nào đó bị trùng trong cùng một nhóm quảng cáo.

Các công cụ chỉnh sửa hàng loạt để chuyển đổi từ khóa cũng đã được thêm vào Google Ads và Google Ads Editor.

Khi một từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ được chuyển đổi, từ khóa cũ đó sẽ bị xóa và một từ khóa mới trong loại đối sánh được chỉ định sẽ được tạo.

Điều này có nghĩa là thống kê của từ khóa mới sẽ bắt đầu lại từ đầu, nhưng các nhà quảng cáo vẫn có thể xem số liệu hiệu suất lịch sử của từ khóa cũ đã bị loại bỏ.

Tại sao các nhà quảng cáo phải quan tâm đến bản cập nhật này.

Các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng hoặc thêm các đối sánh từ khoá này sẽ cần phải chuyển sang một loại đối sánh khác vào cuối tháng 7.

Vì các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ hiện tại có thể đã được xử lý theo hành vi ‘đối sánh cụm từ’, bạn nên chuyển đổi từ khóa của mình nếu nó chưa được thực hiện.

Điều này sẽ cho phép bạn bắt đầu thu thập thống kê số liệu của từ khóa mới sớm hơn và nó có thể giúp bạn quản lý tài khoản của mình được dễ dàng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc 1000 tỷ USD, cùng với những cái tên khác như Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử
CEO Facebook Mark Zuckerberg

Vào ngày 28 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, Facebook chính thức chạm mốc trên 1.000 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc quan trọng này, cùng với Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Cổ phiếu của Facebook vào thời điểm đóng cửa tăng 4,2% ở mức 355,64 USD sau một phán quyết pháp lý thuận lợi nhằm bác bỏ đơn khiếu nại chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và liên minh các tiểu bang đưa ra.

Doanh thu của Facebook chủ yếu đến từ nguồn quảng cáo vốn được cá nhân hóa cho hiển thị đối với người dùng ở cả mạng xã hội Facebook và Instagram.

Ngoài ra, công ty cũng có một mảng kinh doanh phần cứng đang phát triển khác, nơi họ đang xây dựng các sản phẩm khác như thiết bị gọi điện bằng video Portal, tai nghe thực tế ảo (VR) Oculus và kính thông minh, dự kiến ​​sẽ được phát hành vào năm 2021.

Facebook tổ chức đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 5 năm 2012, với giá trị vốn hóa thị trường (market cap) là 104 tỷ USD.

Giá trị của Facebook đã bị sụt giảm khoảng 19% trong năm 2018 sau khi công bố số liệu về doanh thu và người dùng trong quý 2 năm đó.

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh Facebook đang phải đối mặt với một loạt các bê bối như: rò rỉ dữ liệu, tin tức giả mạo và đáng chú ý nhất là vụ bê bối Cambridge Analytica.

Theo đó, Cambridge Analytica, một đơn vị tư vấn chính trị của Anh đã truy cập bất hợp pháp vào kho dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook và sử dụng nó để nhắm mục tiêu quảng cáo cho Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Bất chấp những vụ bê bối phải đối mặt, Facebook đã phục hồi và tiếp tục phát triển không ngừng về doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU).

Giá cổ phiếu hiện tại của Facebook đã tăng hơn 90% kể từ ngày 27/7/2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 sự thật đầy sức mạnh mà mọi doanh nhân đều muốn biết

Xây dựng doanh nghiệp của riêng bạn có thể là một hành trình đầy thách thức và khó hiểu. Dưới đây là những gì bạn nên biết.

5 sự thật đầy sức mạnh mà mọi doanh nhân đều muốn biết
Cre: Getty Images

1. Không có ý tưởng gì về những việc bạn đang làm.

Khi bạn bắt đầu một công việc kinh doanh mới hay một doanh nghiệp mới, điều quan trọng cần nhớ là sẽ có nhiều thời điểm bạn không biết mình đang làm gì.

Mặc dù điều này có vẻ như các nhà lãnh đạo khác trong ngành của bạn đã tìm ra tất cả phương án, nhưng đừng mong đợi trường hợp đó cũng xảy ra tương tự với chính bạn.

Bởi vì một điều đơn giản, các doanh nhân đó có thể đã ở trong ngành của bạn hàng chục năm trước khi bạn biết họ là ai.

Đừng so sánh sự tiến bộ của bạn với bất kỳ ai khác ngoài chính bản thân bạn.

Nếu bạn nhìn lại quá khứ làm việc của các doanh nhân khác, bạn sẽ nhận ra rằng họ cũng đã từng gặp rất nhiều những thách thức và thất bại để đạt được vị trí như hiện tại.

2. “Sự kiên trì là Vua”.

Những nhà lãnh đạo của các tổ chức và doanh nghiệp thành công nhất đã leo lên các vị trí dẫn đầu bởi vì họ không bao giờ bỏ cuộc. Họ có một kế hoạch bền vững về cách họ sẽ cam kết với doanh nghiệp của mình và sau đó thực hiện hành động một cách kiên trì.

3. Hãy chuẩn bị để nhận mọi ý kiến trái chiều.

Khi doanh nghiệp của bạn tiếp tục phát triển, sẽ có lúc không phải ai cũng đồng ý với bạn.

Hãy nhớ rằng thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn không dành cho mọi khách hàng.

Bạn không thể để những bình luận tiêu cực, các phản ứng dữ dội và những lời chỉ trích khiến bạn thất vọng và gục ngã.

Brené Brown, tác giả của cuốn Daring Greatly, đã nói với chúng ta điều này:

“Khi chúng ta dành cả cuộc đời để chờ đợi cho đến khi chúng ta trở nên hoàn hảo, cuối cùng chúng ta phải hy sinh những mối quan hệ và cơ hội không thể lấy lại được, chúng ta đã lãng phí những thời gian quý báu và quay lưng lại với những món quà của chính mình.”

Đừng để bị cuốn vào việc sử dụng năng lượng của bạn vào những việc sai trái. Bạn không thể cho phép những ý kiến ​​tiêu cực đó ngăn cản sự tiến bộ của bạn.

4. Đọc sách kinh doanh.

Đọc sách là điều quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng nó là điều tối quan trọng đối với một người mới bắt đầu trở thành chủ doanh nghiệp.

Hãy dành thời gian để học từ các nhà lãnh đạo khác, ‘đắm mình’ trong kiến ​​thức và kỹ năng của họ bằng cách tiếp thu mọi thứ mà họ biết và chia sẻ.

Hãy học từ những chiến lược cả thất bại lẫn thành công của họ và sau đó, vận dụng chúng vào những chiến lược thực tế của doanh nghiệp bạn.

5. Đừng cố gắng thực hiện mọi thứ cùng một lúc.

Sự trưởng thành về mặt kỹ năng lẫn tư duy rất cần có thời gian. Bạn sẽ không thể đạt được tất cả các kỹ năng và kiến ​​thức của mình một sớm một chiều vì những kỹ năng và kiến ​​thức này sẽ chỉ có được theo thời gian cộng với những trải nghiệm của bạn.

Với những trải nghiệm có được đó, bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt là với những công việc hiện đang khiến bạn mất rất nhiều thời gian để xử lý.

Tuy nhiên, với kế hoạch kinh doanh rộng lớn của bạn, cuối cùng bạn cũng phải tuyển cho mình một đội ngũ gồm những con người tài năng nhất. Dù cho bạn có tài giỏi đến mức nào, ‘bạn không thể thành công một mình’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google

Google Ads Data Hub là một chương trình cho phép các doanh nghiệp truy cập dữ liệu ở cấp độ hiển thị trên các chiến dịch quảng cáo có trả phí (PPC) của họ.

Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google
Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google

Nó cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận dữ liệu của các chiến dịch truyền thông trên nhiều thiết bị khác nhau. Khi Google phát triển Ads Data Hub, nó đã trở thành một nền tảng dựa trên quyền riêng tư thay thế cho DoubleClick.

Google Ads Data Hub là gì?

Google Ads Data Hub hay trung tâm dữ liệu quảng cáo của Google cho phép nhà quảng cáo phân tích tùy chỉnh với các mục tiêu kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và duy trì các tiêu chuẩn cao về mặt bảo mật dữ liệu của Google.

Bằng cách kết hợp dữ liệu của bạn với các dữ liệu ở cấp độ sự kiện (event-level data) từ các chiến dịch quảng cáo của Google, bạn có thể mở khóa những insights, cải thiện hiệu suất quảng cáo, từ đó giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh theo hướng dữ liệu (data-driven) và tối ưu hóa các chiến dịch một cách hiệu quả hơn, v.v.

Kết quả từ các truy vấn mà bạn đã chạy bằng Ads Data Hub được ghi vào tập dữ liệu BigQuery trong Cloud project (“your Cloud project”) mà bạn sở hữu.

Bạn có thể kết hợp dữ liệu của mình trong Cloud project với dữ liệu của Google để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và nhiều hơn thế nữa.

Ads Data Hub đảm bảo quyền riêng tư của người dùng cuối bằng cách thực thi kiểm tra quyền riêng tư và tổng hợp dữ liệu của Google trước khi nó rời khỏi Cloud project do Google sở hữu.

Google Ads Data Hub hoạt động như thế nào?

Google Ads Data Hub đọc dữ liệu từ ‘Đám mây’ (Cloud project) do Google sở hữu và ghi dữ liệu của các chiến dịch mà Google đã tổng hợp vào Cloud project của bạn:

  • Đọc dữ liệu: Những ‘Đám mây’ do Google sở hữu, chứa dữ liệu quảng cáo của Google từ các chiến dịch của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau chẳng hạn như Display & Video 360, Google Ads, Campaign Manager 360 và YouTube. Ads Data Hub có thể đọc dữ liệu từ ‘Đám mây’ của bạn khi bạn cấp quyền cho dự án đám mây đó. Đây là những gì được liên kết từ dữ liệu của Google với dữ liệu của bạn.
  • Viết dữ liệu: “Dự án Đám mây của bạn” (“Your Cloud project”) là kết quả của các truy vấn mà bạn đã chạy trong Ads Data Hub, được xuất ra dưới dạng tập dữ liệu chiến dịch tổng hợp của Google, đưa vào ‘Dự án Đám mây của bạn’ và được lưu trữ ở đó.

Hệ sinh thái xung quanh Ads Data Hub được hiển thị trong sơ đồ dưới đây. Google Ads Data Hub là gì

Google Ads Data Hub và liên kết dữ liệu.

Bạn có thể cấu hình Google Ads Data Hub thành các dữ liệu ở cấp độ sự kiện quan trọng tới những yếu tố định danh người dùng duy nhất. Những yếu tố định danh này được gửi đến Google khi người dùng tương tác với quảng cáo của bạn.

Sau khi làm việc với Google để thiết lập điều này, bạn có thể viết các truy vấn kết hợp dữ liệu trong các dự án Đám mây do Google sở hữu (Google-owned Cloud project) với dữ liệu mà bạn lưu trữ trong dự án Đám mây của mình (“your Cloud project”).

Bạn có thể tham khảo và cấu hình Google Ads Data Hub tại: Ads Data Hub

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Google Marketing: Làm marketing hiệu quả từ việc hiểu ‘phễu bán hàng’

Nhiều thương hiệu đã bỏ qua phần giữa của phễu bán hàng (mid-funnel) của họ. Dưới đây là những gì mà Google đã chia sẻ về cách các thương hiệu có thể làm marketing hiệu quả hơn ở giai đoạn này của hành trình mua hàng.

Google Marketing: Làm marketing hiệu quả từ việc hiểu 'phễu bán hàng'

Theo truyền thống, các nhóm tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) và tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) thường được tách ra, mỗi nhóm tập trung riêng biệt vào phần trên cùng (upper-funnel) và dưới cùng (lower-funnel) của phễu bán hàng trong hành trình mua hàng của khách hàng.

Điều này có nghĩa là những phần giữa của hành trình mua hàng (mid-funnel) thường bị bỏ qua, trong khi đây là điểm quan trọng khi người tiêu dùng đang tìm hiểu và đánh giá các lựa chọn mua của họ.

Lấy cảm hứng từ những nghiên cứu về “những phần giữa lộn xộn” trong hành trình mua hàng của khách hàng, Google đã chạy các phân tích dữ liệu cho thấy rằng các thường hiệu cần tăng gấp đôi hoạt động marketing ở những phần giữa của kênh bán hàng để nắm bắt thêm nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là những gì mà người làm marketing có thể học hỏi và ứng dụng từ các nghiên cứu của Google:

1. Sử dụng mô hình phân bổ đa chạm để đánh giá lại hiệu quả của marketing trong phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel).

Nhóm Media Lab của Google là đơn vị quản lý chiến lược truyền thông cho tất cả các chiến dịch quảng cáo của Google, bao gồm cả Google Store, nền tảng bán lẻ trực tuyến các thiết bị của Google.

Trong khi Google sử dụng nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) khác nhau để tiếp cận người dùng, thì những phần ở giữa kênh – chẳng hạn như quảng cáo hiển thị và video – thường bị bỏ qua vì Google coi đó là kênh kém hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Chìa khóa để thay đổi cách tiếp cận của Google là biết điểm tiếp xúc nào của người tiêu dùng thực sự có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.

Phân bổ theo lần nhấp chuột cuối cùng (Last-click attribution), vốn đang được áp dụng trong rất nhiều chiến dịch marketing, có xu hướng đánh giá thấp vai trò của các kênh marketing ở phần giữa của kênh bán hàng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các kênh quảng cáo không hoạt động tách biệt nhau. Google hiểu rõ điều quan trọng là phải cải thiện chiến lược phân bổ này của mình để có thể phân bổ lại ngân sách được tốt hơn.

Để hiểu giá trị của phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel), Google đã hợp tác chặt chẽ với nhóm marketing của Google Store để chạy phân tích các dữ liệu nội bộ, thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số trên 14 thị trường khác nhau.

Nhóm phân tích đã xây dựng mô hình phân bổ tùy chỉnh với Ads Data Hub và sau đó sử dụng các chiến thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tiếp cận các đối tượng đang tìm kiếm điện thoại thông minh trên các kênh như Display & Video 360, Google Display Ads và YouTube Ads.

Phân tích cho thấy rằng những chiến thuật này đóng một vai trò lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta suy nghĩ ban đầu.

Google đã đo lường kết quả thông qua phân tích mô hình phân bổ đa chạm (multi-touch attribution) và các nghiên cứu về mức độ gia tăng chuyển đổi.

Phân tích phân bổ đa chạm cho thấy rằng các kênh này (kênh giữa) thực sự có thể được ghi nhận là đã thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn 16 lần so với mô hình phân bổ nhấp chuột cuối cùng (last-click attribution).

Google đã thấy doanh số bán điện thoại của mình tăng 12,5% từ những người đã xem quảng cáo hiển thị hình ảnh ở giữa kênh, và tăng 31,5% từ những người dùng đã xem quảng cáo YouTube cũng ở giữa kênh.

Mặc dù kết quả có thể khác nhau đối với các chiến dịch hoặc các thương hiệu khác, tuy nhiên các nghiên cứu phân tích về mô hình phân bổ này đã cho chúng ta thấy rằng marketing ở các phần giữa của kênh có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thực sự.

Nó đã làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về ngân sách marketing, loại chiến dịch, nhóm quảng cáo và cả thông điệp trong quảng cáo của mình.

2. Thông điệp marketing ở phần giữa của kênh.

Mọi người đang tìm kiếm để mua điện thoại thông minh trong suốt cả năm; sự cân nhắc là luôn luôn xảy ra. Và người tiêu dùng đang cần sự trợ giúp hơn bao giờ hết trong khi họ khám phá và đánh giá các lựa chọn mua hàng của mình.

Hoạt động marketing của Google trước đây tập trung vào quảng cáo phản hồi trực tiếp và đẩy mạnh các hoạt động xung quanh các chiến dịch, nhằm cải thiện ở giai đoạn cuối của hành trình mua hàng (BoFu).

Bao gồm phần giữa kênh cho phép Google có mặt ở những nơi quan trọng; nhắc nhở người dùng về thương hiệu và làm nổi bật các lợi ích sản phẩm chính có liên quan đến họ.

Tuy nhiên, khi Google chuyển trọng tâm của mình sang chiến lược tập trung vào phần giữa kênh, Google phải điều chỉnh thông điệp của mình sao cho phù hợp.

Google đã ưu tiên những thông điệp được dẫn dắt bởi giá trị (value-led messaging) đối với người tiêu dùng, tạo ra sự cấp thiết với các ưu đãi cho những người đã sẵn sàng mua.

3. Cách kết hợp giữa Brand Marketing và Performance Marketing ở phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel).

Người tiêu dùng đang phải đối mặt với một lượng lớn sự lựa chọn và thông tin khi họ trải qua hành trình mua hàng, nơi mà khách hàng hiểu là họ có thể ‘được’ hoặc ‘mất’.

Bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất ở giữa kênh, bạn có thể hiện diện và trở nên hữu ích hơn khi người tiêu dùng đang khám phá và đánh giá các lựa chọn của họ.

Bạn có thể cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để họ đưa ra quyết định mua hàng.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo khi kết hợp giữa 2 yếu tố này:

  • Phá vỡ sự chồng chéo của tổ chức. Hiểu hành vi của người tiêu dùng và chuyển nó thành kế hoạch truyền thông là nơi Google đã tìm thấy sự thành công. Bạn có thể xây dựng các nhóm marketing tích hợp giữa thương hiệu và hiệu suất để mang lại những tác động kinh doanh lớn hơn.
  • Phát triển mô hình phân bổ của bạn. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể chủ động chuyển từ phân bổ theo lần chạm cuối cùng (last-click) sang phân bổ đa chạm (multi-touch) để hiểu rõ hơn về giá trị gia tăng của mỗi kênh.
  • Phân bổ thêm ngân sách cho các hoạt động marketing ở giữa kênh. Điều này cho phép bạn thu hẹp khoảng cách giữa các chiến dịch thương hiệu lớn (brand campaigns) với các chiến dịch quảng cáo hiệu suất (thường là được chạy liên tục – always-on).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những bài học về thất bại mà mọi doanh nhân đều nên biết

Mọi người đều sợ sự thất bại và coi nó là một điều gì đó rất tồi tệ. Tuy nhiên, từ nhiều khía cạnh cho thấy rằng thất bại có thể mang lại sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp hơn mức bạn tưởng.

10 bài học về thất bại mà mọi doanh nhân đều nên biết

Dường như vẫn có một sự kỳ thị đáng kể đối với sự thất bại. Nhiều người muốn tin rằng “Điều đó không thể xảy ra với tôi.” “Không nên.” “Nó thật kinh khủng…”.

Tuy nhiên, có một sự thật là, bất kể bạn là ai, bạn đang làm gì, làm như thế nào, làm ở đâu – thất bại luôn chờ đợi bạn.

Điều này không có nghĩa rằng là ngày thành công vốn rất xa vời và không thể đạt được. Nó chỉ báo hiệu là cũng như sự thành công, thất bại cũng là thứ rất có khả năng xảy ra.

1. Thất bại là thứ gì đó rất dễ gặp.

Chỉ cần đặt mục tiêu và không làm gì bất cứ thứ gì để hoàn thành nó, và bạn sẽ có ngay một thất bại. Những thất bại trong việc nỗ lực để đạt được mục tiêu đã thực sự ăn mòn và kìm hãm sự phát triển của chúng ta.

Cả tôi và bạn đều như vậy, đều đã làm những thứ được yêu cầu để làm … rồi lại tự hỏi, tại sao điều này lại xảy ra?

2. Con người là nhân tố thiết yếu.

Bạn sẽ chẳng thể đi đến đâu nếu đi một mình. Có ‘một nghìn lẻ một’ bài viết nói về vấn đề này mà bạn đã từng xem qua. Nếu bạn muốn đạt được những thành công vượt trội, bất chấp những giới hạn, thì đó nên là một nhóm người.

Hãy tin tưởng vào mọi người và xây dựng quanh bạn với những người giỏi hơn bạn. Xác định những hạn chế vốn có của bản thân bạn và bao quanh bạn với những người xuất sắc hơn trong những lĩnh vực đó.

3. …Trừ khi bạn chọn sai người.

Tất nhiên, nếu bạn chọn sai người, thì bạn sẽ cùng nhau thất bại. Việc phân biệt những người giỏi nhất khỏi những người còn lại vốn không phải là điều dễ dàng.

Vì vậy, hãy lập một danh sách. Xác định rõ chân dung những người bạn cần và những gì họ nên có khả năng; người bạn muốn làm việc cùng.

4. Thất bại thường không có giới hạn.

“Tôi đã được sinh ra để thất bại.” Đúng … và thất bại sẽ không quan tâm đến phát biểu đó của bạn. Luôn như vậy.

Thất bại là thứ mà bạn nên mong muốn đã quan tâm đến nó nhiều hơn trong quá khứ, dù muốn hay không, bạn nhận ra rằng, khi bạn lớn lên bạn luôn cần trải qua những thất bại.

Những thất bại càng sớm thì càng nhẹ nhàng và dễ chấp nhận hơn. Và chính những bài học thất bại đầu đời đó sẽ nâng cao sự tự tin và tăng cường sức mạnh nội tại của bạn về lâu dài sau này.

5. Hãy tự giúp mình.

Thất bại không giúp bạn biết rõ hơn về tầm nhìn lớn của bạn cho tương lai. Ngay cả khi bạn đã “dành thêm một chút thời gian.” “đầu tư nhiều tiền hơn một chút”. “Chọn những người tốt hơn hay có tầm nhìn xa tốt hơn.”

Bất kể thất bại đó là gì, hãy tự giúp mình – nếu thất bại xảy ra, hãy xem “nó có thể là thứ gì đó tuyệt vời”, đón nhận và vượt qua nó.

Không có gì tốt đẹp hơn đến với một doanh nhân nếu bạn thực sự biết đón nhận sự tự thương hại với một tâm hồn rộng mở.

6. Chúng ta trưởng thành từ thất bại.

Trong một rừng âm u của sự thất bại, thật khó để biết bạn đã trưởng thành như thế nào sau mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, bạn yên tâm, nó vốn được lưu trữ trong tiềm thức.

Và bộ não của bạn sẽ cung cấp nó cho bạn khi bạn cần thiết, chỉ là nó đang chờ đợi, chờ đợi để giúp bạn không thất bại nhiều như bạn có thể có.

7. Không có thời gian thất bại nào là tốt nhất.

Không có thời điểm nào tốt hơn để thất bại, bởi vì chưa bao giờ có một thời điểm tốt hơn để bắt đầu. Tuỳ vào mỗi trường hợp mà thời điểm thất bại hay thời điểm để bắt đầu của mỗi người là khác nhau.

Hãy bắt đầu mọi thứ sớm nhất bạn có thể và thất bại cũng sẽ đến theo cách nó cần đến, đừng kỳ vọng một thời điểm hoàn hảo để bạn cho phép mình có thể thất bại hoặc bắt đầu.

8. Số lần bạn thất bại có thể nhiều hơn số lần bạn thành công.

Thật khó để có thể chấp nhận điều này, tuy nhiên, thất bại nhiều sẽ tạo ra những thành công tốt hơn và vững chắc hơn.

Nếu bạn thực sự thích Coke nhưng không uống nó trong một tháng, điều gì sẽ xảy ra trong lần đầu tiên bạn mở nắp lon? Cảm giác sung sướng hơn nhiều có phải không. Nước ngọt không thay đổi, nhưng nó vẫn ngon hơn nhiều.

Suy nghĩ này với thành thành công và thất bại cũng không phải là ngoại lệ. Không có số lần bạn phải thất bại để thành công và ngược lại. Tuy nhiên, thất bại sẽ khiến thành công của bạn trở nên ngọt ngào hơn rất nhiều.

9. Thất bại không ‘xấu xí’ như bạn tưởng.

Hãy luôn ghi nhớ điều này. Thất bại là một thực tế của cuộc sống. Đó là một trong số ít những điều bạn có thể tin tưởng vào sự hiện diện trong cuộc sống của mình từ đầu đến cuối. Nó không sao cả.

Thất bại làm cho chúng ta tốt hơn. Có thể không phải trong thời điểm này, cũng có thể không theo cách mà chúng ta nhận ra ngay lập tức, nhưng nó rõ ràng là hữu hiệu.

Khi bạn đối mặt với thất bại, điều không thể tránh khỏi, hãy áp dụng điều mà nhiều người vẫn gọi là “quy tắc một năm” (“one year rule”) cho những cảm xúc mà bạn đang cảm thấy có liên quan đến thất bại.

Giữa những cảm xúc tồi tệ của bạn khi thất bại ngày hôm nay, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ không cảm thấy những tồi tệ tương tự trong một năm nữa kể từ bây giờ.

Khi nhìn lại, bạn sẽ phải cảm ơn nó, nó cho bạn những cơ hội để phát triển bản thân và là động lực mạnh mẽ để bạn đạt được những mục tiêu của bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Warren Buffett: Bạn có thể tăng mức độ thành công với 2 lựa chọn này

Warren Buffett, nhà đầu tư vĩ đại nhất trong thế hệ của chúng ta, là người luôn ủng hộ sự phát triển cá nhân và sự nghiệp, người đã chia sẻ vô số các lời khuyên về sự thành công trong cuộc sống.

Trước tiên, Buffett đã từng nói, “Trong thế giới kinh doanh, những người thành công nhất là những người được làm những gì mà họ yêu thích nhất.”

Làm những gì bạn yêu thích với những người bạn yêu mến.

Tất cả chúng ta đang cố gắng hết sức để quản lý “sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống” nhưng chúng ta vẫn nhận ra rằng chúng ta vẫn đang kiệt sức từng ngày.

Chúng ta cảm thấy áp lực khi làm việc trong một môi trường mà chúng ta luôn cảm thấy sợ hãi, đối mặt với một ông chủ và những đồng nghiệp không thực sự coi trọng chúng ta như một con người.

Tất cả những điều đó có thể thay đổi nếu bạn thực sự yêu thích công việc của mình và những người mà bạn chọn để làm việc cùng.

Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự có thể thừa nhận rằng chúng ta đang ước mình có thể làm một điều gì đó khác – điều mà chúng ta thực sự yêu thích?

Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple, đã đưa ra lời khuyên này như một công thức thành công cho cá nhân ông: “Hãy làm những gì bạn yêu thích, và đặt toàn bộ trái tim của bạn vào nó, và sau đó chỉ cần bạn vui vẻ.”

Theo Tim Cook, lý do khiến rất nhiều người trong chúng ta không “say mê” với công việc của mình là do thiếu đam mê hay yêu thích với công việc.

Chúng ta không tìm thấy bất cứ ‘điểm ngọt ngào’ nào đó ở điểm giao nhau giữa làm những điều gì đó mà chúng ta đam mê và điều gì đó phục vụ người khác. Một cái gì đó đủ hấp dẫn để giúp chúng ta có thể thức dậy vào mỗi buổi sáng với tràn đầy năng lượng.

Việ tìm ra giao điểm đó là điều sẽ mở đường cho một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.

Hạnh phúc là chìa khoá để thành công.

Nhà triết học nổi tiếng thế giới Albert Schweitzer từng nói: “Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích những gì bạn đang làm, bạn sẽ sớm thành công”.

Và khi bạn hạnh phúc, bạn sẽ có thêm động lực để thành công bằng cách dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc – những công việc mà bạn thực sự thích làm.

Sự khác biệt ở đây là bạn làm điều đó vì bạn muốn, chứ không phải vì bạn đang làm theo lệnh của người khác hay làm việc vì tiền hoặc lợi nhuận.

Khi bạn yêu thích những gì bạn làm, bạn có mong muốn nội tại là làm việc hiệu quả hơn bởi vì bạn tin vào những gì bạn làm và sự khác biệt mà công việc của bạn tạo ra trong cuộc sống của những người mà bạn đang hỗ trợ hoặc phục vụ.

Quay trở lại quan điểm ban đầu của Buffett, khi bạn yêu thích những gì bạn làm, công việc không còn là công việc đơn thuần, nó bao gồm cả yếu tố giải trí.

Khi bạn là một doanh nhân, việc vượt qua những thăng trầm của doanh nghiệp trở nên dễ tiếp nhận hơn nhiều. Vì bạn là ông chủ của chính mình, bạn có thể tự thúc đẩy bản thân phát huy hết khả năng của mình.

Khi này, thành công sẽ sớm gõ cửa bạn !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Digital Nomad là gì? Hiểu về xu hướng Du mục kỹ thuật số

Cùng tìm hiểu xem Digital Nomad là gì, lợi ích khi trở thành một Digital Nomad (Người du mục kỹ thuật số), mặt trái của chủ nghĩa hay xu hướng này và hơn thế nữa.

digital nomad là gì
Digital Nomad là gì? Xu hướng Digital Nomad

Digital Nomad là gì? Digital Nomad hay ‘những người du mục số’ là khái niệm dùng để chỉ những người làm việc tự do trên môi trường số (digital space). Họ vốn không bị ràng buộc bởi bất kỳ một doanh nghiệp hay văn phòng làm việc nào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài gồm:

  • Digital Nomad là gì?
  • Lợi ích của việc trở thành một Digital Nomad là gì?
  • Mặt trái của chủ nghĩa Digital Nomad.
  • Con đường trở thành một Digital Nomad.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Digital Nomad là gì?

Digital Nomad là khái niệm dùng để chỉ những người làm việc tự do trên môi trường số (digital space). Họ vốn không bị ràng buộc bởi bất kỳ một doanh nghiệp hay văn phòng làm việc nào.

Với sự phát triển liên tục của công nghệ và kỹ thuật số trong những thập kỷ vừa qua. Khi các giải pháp mới được giới thiệu với tốc độ chóng mặt. Điều này đã làm nảy sinh những cấu trúc và lối sống hoàn toàn mới trong thế giới kinh doanh.

Cốt lõi của sự bùng nổ này, bạn sẽ tìm thấy những hoạt động kinh doanh tự do và kinh doanh trực tuyến.

Tìm hiểu sâu hơn một chút và bạn sẽ khám phá ra một xu hướng mới mà thế hệ millennials (Gen Y) gọi là “chủ nghĩa du mục kỹ thuật số” hoặc “chủ nghĩa du mục số”.

Và mặc dù xu hướng hay chủ nghĩa này không phù hợp với tất cả mọi người, nhưng nó có thể là thứ giúp lấp đầy sự nghiệp của bạn với nhiều mục đích và ý nghĩa sâu sắc hơn.

Digital Nomad hay những người du mục kỹ thuật số được mô tả như là những người lao động độc lập, họ tự nguyện chấp nhận lối sống làm việc không phụ thuộc vào các địa điểm làm việc cố định, nó cho phép họ du ngoạn khắp thế giới và tiến hành kinh doanh từ xa thông qua công nghệ được kết nối.

Lợi ích của việc trở thành một Digital Nomad là gì?

Có một lý do khác nhau khiến hàng triệu người trên thế giới đang hướng tới chủ nghĩa du mục kỹ thuật số.

Trong đó, một số đặc quyền và lợi ích hàng đầu bao gồm việc: nhìn ra thế giới, tìm kiếm những mục đích và ý nghĩa to lớn hơn trong cuộc sống và sự nghiệp.

Mặc dù trên thực tế là việc đi du lịch khắp thế giới đang trở nên dễ dàng và rẻ hơn bao giờ hết, nhưng có vẻ như rất ít người đang tận dụng cơ hội này để thoát ra khỏi những ‘vùng an toàn’ của chính bản thân họ.

Điều này liên quan rất nhiều đến các lịch trình làm việc ‘ngột ngạt’ và thiếu thời gian nghỉ ngơi trong khi vẫn được trả lương.

Là một người du mục số (digital nomad), bạn không cần phải thỏa hiệp với những điều này. Bạn hoàn toàn làm chủ cơ hội để kết hợp giữa công việc và du lịch.

Thế giới giờ đây sẽ trở thành bàn làm việc của bạn và điều này cũng sẽ mang đến những cảm giác mới mẽ và giá trị mà bạn chưa từng trải qua trước đây.

Mỗi cá nhân đều có thể tìm được những điều gì đó độc đáo khi trở thành một người du mục kỹ thuật số.

Mặt trái của chủ nghĩa Digital Nomad. 

Mọi người thường quên rằng những người du mục số cũng sẽ phải làm việc. Và khi bạn đang ở một đất nước xa lạ với rất nhiều điểm tham quan và trải nghiệm mới, việc dồn nén mình trong vài giờ làm việc có thể dẫn đến những hiệu ứng FOMO nghiêm trọng.

Bạn liên tục cảm thấy như mình đang đánh đổi giữa công việc và cuộc phiêu lưu. Sự dao động qua lại của những yếu tố hay cung bậc cảm xúc này có thể ảnh hưởng xấu đến tâm trí hay hiệu suất công việc của bạn.

Trải nghiệm của bạn sẽ không giống với trải nghiệm của những người khác. Mặc dù bạn có thể sẽ phải đối mặt với những điểm mâu thuẫn này, nhưng bạn cũng có thể mong đợi những thách thức cá nhân khác của riêng mình.

Con đường trở thành một Digital Nomad.

Nếu bạn đã quyết định để trở thành một người du mục số, bạn cần phải chuẩn bị. Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Chọn điểm đến phù hợp.

Hãy chú ý đến nơi bạn muốn đến. Trong những ngày đầu của lối sống du mục số (digital-nomad lifestyle), tốt nhất bạn nên gắn bó với các quốc gia và khu vực thuận tiện, những khu vực vốn không có quá nhiều những sự biến động hay bất ổn.

Ví dụ: thật thông minh khi bắt đầu với các quốc gia nói tiếng Anh hoặc các quốc gia nơi hầu hết người dân địa phương nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Điều này đảm bảo bạn luôn có thể giao tiếp với ai đó.

Sử dụng các công cụ và ứng dụng phù hợp.

Điện thoại thông minh của bạn sẽ là tài nguyên đầy sức mạnh nhất của bạn với tư cách là một người du mục số. Trên thực tế, nếu không có điện thoại thông minh, bạn sẽ gần như không thể thực hiện được lối sống này.

Với các ứng dụng phù hợp và được thiết lập đúng, bạn có thể điều khiển hoạt động kinh doanh của mình một cách an toàn, bảo mật và hiệu quả.

Tìm kiếm những cộng đồng và bạn bè phù hợp.

Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm với tư cách là một Digital Nomad đó là tự cô lập bản thân.

Sẽ không bao lâu sau, sự cô đơn sẽ ập đến và bạn sẽ khao khát sự ấm áp của gia đình.

Sẽ thật lý tưởng nếu bạn có thể tìm ra những người du mục số hay cộng đồng khác có chung lý tưởng và lối sống với bạn.

Ngắt kết nối và tận hưởng.

Theo định nghĩa, những người du mục số có tính kết nối rất cao. Hầu như không có một điều gì là quá khó để kết nối. Nhưng nếu bạn muốn tối đa hóa trải nghiệm của mình khi đi du lịch, lời khuyên tốt nhất là hãy ngắt kết nối và thưởng thức môi trường xung quanh bạn.

Sống và làm việc theo điều kiện riêng của bạn.

Hàng triệu người trên thế giới đang coi mình là một Digital Nomad. Hàng triệu người khác sẽ áp dụng lối sống này trong những năm tới.

Cơ hội và lợi ích hay những thách thức là quá rõ ràng. Việc xác định xem đây có phải là thứ phù hợp với tính cách, nghề nghiệp và nguyện vọng của bạn hay không là tùy thuộc hết vào bạn.

Và suy cho cùng, chủ nghĩa du mục số (digital nomadism) là tất cả những thứ liên quan đến việc sống và làm việc theo các điều kiện cụ thể của bản thân bạn.

Đó là về việc vẫn có thể xây dựng sự nghiệp mà không phải hy sinh cơ hội được nhìn ra thế giới hay đi đây đi đó, đó là cơ hội được trải nghiệm các nền văn hóa đa dạng và xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn.

Nếu nó phù hợp với bạn, thì bằng mọi cách, hãy ‘kết nối’ ngay với nó.

Kết luận.

Trong khi tuỳ vào mục tiêu sống của bạn là gì mà bạn có thể quyết định nên trở thành một Digital Nomad hay không, tuy nhiên, sau khi hiểu bản chất thực sự của Digital Nomad là gì, bạn sẽ có những quyết định sáng suốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Quá trình tìm kiếm đang tiết lộ sự phân chia trong giới tính: Thương hiệu nên làm gì?

Mọi người không mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ mua những câu chuyện. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những câu chuyện chúng ta kể với tư cách là những người làm marketing rất xa vời với thực tế?

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ dưới đây từ Bà Sapna Chadha, hiện là Senior Country Marketing Director, phụ trách Google Đông Nam Á và Ấn Độ và Bà Jess Duarte, là Insights Lead của Google Châu Á – Thái Bình Dương.

Với tư cách là những người làm marketing, nhiệm vụ của chúng ta là kết nối với khách hàng thông qua những câu chuyện thể hiện chính xác những gì thế giới xung quanh đang diễn ra và công việc của chúng ta là đảm bảo mọi bộ phận của doanh nghiệp luôn trung thực với các giá trị của thương hiệu – từ giai đoạn nghiên cứu đến thiết kế sản phẩm.

Khi chúng ta không làm được điều này, chúng ta không chỉ mất kết nối với khách hàng mà còn tạo ra những sự nghi ngờ và kỳ thị có hại, điều có thể làm gia tăng những khoảng trống của sự bất bình đẳng.

Thông thường, những câu chuyện nói về phụ nữ rất ít được thể hiện hoặc hoàn toàn không được kể.

Theo một nghiên cứu từ tập đoàn quảng cáo J. Walter Thompson, 85% phụ nữ cho rằng thế giới quảng cáo cần bắt kịp thế giới thực khi đề cập đến vai trò về giới và 66% sẽ tắt quảng cáo khi nó có định kiến ​​tiêu cực về phụ nữ.

Điều này có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp, đặc biệt khi chúng tôi thấy rằng trong số các quảng cáo ở Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và New Zealand, giọng nói của nam giới được nghe thường xuyên hơn gần gấp 2 lần so với nữ giới.

Hãy xem Vaseline, một sản phẩm dưỡng da của Unilever – thương hiệu này đã chọn kể câu chuyện về Madam Lee, một thợ mài dao ở Singapore, người đã sử dụng các sản phẩm của Vaseline để bảo vệ các vết cắt của mình để có thể tiếp tục làm việc và duy trì sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp mài lưỡi – một nghề thường do nam giới thống trị.

Câu chuyện của bà giúp mọi người nhìn thấy được hình ảnh người phụ nữ ở khắp các ngành công nghiệp, thách thức những chuẩn mực vốn đã được chấp nhận từ lâu về vai trò giới và thể hiện thương hiệu Vaseline theo một cách độc đáo hơn.

Nhưng làm thế nào để chúng ta tìm thấy những câu chuyện này? Thông qua công cụ tìm kiếm – Google nghiên cứu để xem hàng tỷ lượt tìm kiếm có thể tiết lộ được điều gì về nhu cầu của xã hội và vai trò của các thương hiệu trong việc hình thành nhận thức.

“Sự khác biệt mà chúng tôi tìm thấy thông qua công cụ tìm kiếm là một số sự bất bình đẳng và cách xã hội thường lãng quên về phụ nữ. Nhưng chúng tôi cũng tìm thấy các cơ hội để thương hiệu có thể giúp đỡ.”

Những gì chúng tôi rút ra được là hầu hết các sản phẩm đều được thiết kế cho những “người dùng bình thường”, những người vốn đã được xác định là nam giới da trắng, nặng khoảng 70 kg, cao 170 cm, ở độ tuổi trung niên và tầng lớp trung lưu.

Do đó, phụ nữ thường phải chỉ định giới tính của họ trong thanh tìm kiếm khi mặc định tìm kiếm vốn không áp dụng cho họ.

Trong khi việc xây dựng chân dung khách hàng để tạo ra các sản phẩm và chiến dịch phục vụ cho một lượng lớn đối tượng mục tiêu có thể giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Bà Elise Roy, Phó chủ tịch phụ trách thiết kế và khả năng tiếp cận tại Salesforce, lại thách thức cách chúng ta tập trung vào ‘người dùng bình thường’.

Bà nói: “Thay vào đó, chúng ta nên lấy người dùng làm trọng tâm để thiết kế sản phẩm, chúng ta nên đưa ra các giải pháp cho cả ‘người dùng bình thường’ lẫn các nhóm những người dùng ‘cá biệt’ hơn. Họ là một mỏ vàng vì đã giúp chúng ta suy nghĩ khác biệt ”.

Để giúp bạn mở rộng tư duy vượt ra khỏi những gì mà được truyền thống gọi là “chuẩn mực”, chúng tôi đã phát hiện ra 03 cơ hội thông qua dữ liệu tìm kiếm của mình để giúp bạn có thể xây dựng thương hiệu bằng cách phục vụ tốt hơn nhu cầu của phụ nữ.

Khám phá tìm kiếm cho nhu cầu về sự an toàn.

Theo Reuters, Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với phụ nữ. Khoảng 800 phụ nữ ‘bị ảnh hưởng’ mỗi ngày – và đó chỉ mới là những trường hợp thực tế được báo cáo.

Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nằm trong số các thị trường hàng đầu toàn cầu liên quan đến các tìm kiếm về sự an toàn cho phụ nữ ở nơi công cộng năm 2020, chẳng hạn như tìm kiếm “bình xịt hơi cay dành cho phụ nữ.”

Ở Ấn Độ, chúng tôi cũng thấy các tìm kiếm cho “các lớp học tự vệ cho phụ nữ” cũng vượt xa các tìm kiếm cho các lớp học tương tự dành cho nam giới.

Năm 2020, chúng tôi nhận thấy rằng các tìm kiếm cho từ khoá “các lớp học tự vệ gần tôi” tăng 90% so với năm trước đó. Đồng thời, các tìm kiếm cho “số đường dây nóng trợ giúp cho phụ nữ” cũng tăng 66% so với năm 2018. (Theo Google Trends).

“Phục vụ cho phụ nữ đòi hỏi bạn phải mở rộng định nghĩa của thương hiệu về những gì bạn cung cấp. Kiểm tra sứ mệnh của thương hiệu và xem liệu sứ mệnh đó có đúng với nhu cầu của tất cả khách hàng của bạn hay không.”

Khám phá tìm kiếm cho nhu cầu về tự do tài chính.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Đông Nam Á là một trong những quốc gia có mức độ thu nhập về tài chính thấp nhất trên thế giới.

Khi nhìn vào dữ liệu tìm kiếm, chúng tôi thấy vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đến dân số nữ của khu vực.

Các tìm kiếm về “khoản vay dành cho phụ nữ” tăng 70% ở Philippines, Hồng Kông và Singapore và 80% ở Ấn Độ.

Trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), chúng tôi cũng thấy các truy vấn tìm kiếm như “trả lương công bằng cho phụ nữ”, “học bổng cho phụ nữ” và “việc làm trực tuyến cho phụ nữ tại nhà” cũng đang tăng cao.

Phụ nữ ít có khả năng tham gia vào lực lượng lao động hơn 23% so với nam giới ở Đông Nam Á và chúng tôi thấy điều này được phản ánh trong các tìm kiếm trên khắp các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ở Ấn Độ, từ khoá tìm kiếm “việc làm cho phụ nữ” cao hơn 3,2 lần so với “việc làm cho nam giới”, trong khi ở Nhật Bản, tìm kiếm về thất nghiệp tăng 35% vào năm ngoái. Điều này kéo theo khoảng 1 triệu việc làm bị mất vào năm 2020 – trong đó 59% thuộc về phụ nữ.

Thương hiệu cũng có thể tạo ra sự khác biệt liên quan đến vấn đề này.

Hãy lấy ví dụ về Lucy.

Lucy là chủ một công ty khởi nghiệp sống ở Singapore, người có tham vọng thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh do phụ nữ làm lãnh đạo ở Đông Nam Á.

Các dịch vụ tài chính của công ty được xây dựng dựa trên những thách thức cụ thể mà phụ nữ phải đối mặt và mỗi dịch vụ đều được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể, từ ngân hàng số, kinh doanh tại nhà cho đến giáo dục.

Khám phá tìm kiếm cho những kỳ vọng về sự bình đẵng.

Trong hầu hết các nền văn hóa, có rất nhiều những kỳ vọng không công bằng được áp đặt lên phụ nữ – chẳng hạn như phải có ngoại hình hấp dẫn và sinh con. Đối phó với những kỳ vọng này thường khiến phụ nữ cảm thấy họ bị cô lập.

Nhưng các thương hiệu có khả năng giúp ‘giải toả’ những điều này thông qua việc chia sẻ những câu chuyện, bình thường hóa những điều cấm kỵ và khuyến khích mọi người thách thức lại những kỳ vọng về sự không công bằng.

Các tiêu chuẩn về sắc đẹp đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt là đối với nữ giới. Các thể hashtag (#) có đề cập đến ‘body shaming’ (mặc cảm về hình thể) đã tăng 150% ở Indonesia.

Ở Singapore, các tìm kiếm “tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể phụ nữ” đã tăng 350% từ năm 2019 đến 2020.

Ở Ấn Độ năm ngoái, tìm kiếm cho “ứng dụng giảm cân dành cho phụ nữ” (không có tìm kiếm ứng dụng tương tự dành cho nam giới) đã tăng 130% trong năm 2020, trong khi các tìm kiếm như “mặc cảm về hình thể sau khi mang thai” tăng 70% so với năm trước ở khu vực Thái Lan. (Theo Google Trends).

Thương hiệu là tổng hợp của tất cả những điều doanh nghiệp của bạn nói và làm – từ nghiên cứu đến sản xuất cho đến mọi giao tiếp hay hoạt động truyền thông của bạn.

Trên lý thuyết, các giám đốc marketing (CMO) sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing hoặc thương hiệu.

Nhưng trên thực tế, công việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi bạn phải đảm bảo tất cả các bộ phận của doanh nghiệp phải phù hợp với các giá trị của thương hiệu của bạn.

Bận cần cân nhắc liên tục về các nhu cầu cụ thể mà phụ nữ và các “nhóm ít được đại diện” khác có thể có khi tương tác với thương hiệu của bạn.

Bạn cần kể nhiều hơn những câu chuyện chưa được kể từ thương hiệu trong nỗ lực thách thức lại các tiêu chuẩn vốn đã trở nên lỗi thời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Kantar: Top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2021

Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu giá trị BrandZ 2021 của Kantar, Amazon đứng số vị trí số 1 năm thứ 3 liên tiếp.

Kantar: Top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2021

Công ty nghiên cứu thị trường Kantar (có trụ sở tại Anh) vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới trong năm 2021.

Vị thế vững vàng của các tập đoàn công nghệ và sự bứt phá mạnh mẽ của doanh nghiệp Trung Quốc là 2 điểm nhấn từ bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới năm 2021.

Theo Kantar, tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 42% trong năm 2020, đạt mức 7.100 tỷ USD.

Các thương hiệu của Mỹ vẫn chiếm ưu thế lớn trong danh sách này, khi đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm qua và thâu tóm hầu hết vị trí trong top 10.

10 thương hiệu giá trị nhất năm 2021

Danh sách Kantar công bố xét về giá trị thương hiệu (Brand Value), không tính vốn hóa thị trường hay tổng tài sản các công ty đang nắm giữ.

Giá trị thương hiệu được Kantar tính toán bằng cách phân tích hoạt động tài chính của mỗi công ty, vai trò của thương hiệu trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc mang lại lợi nhuận cho công ty.

Các tập đoàn công nghệ thống trị Top 10.

Trong top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới, các hãng công nghệ chiếm hết 7 vị trí đầu tiên. Amazon có giá trị thương hiệu là 683,9 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2020.

Apple theo sau ở vị trí thứ 2 (611 tỷ USD, tăng 74%), trong khi Google giành vị trí thứ 3 (458 tỷ USD, tăng 42%). Xếp thứ 4 là Microsoft (410,3 tỷ USD, tăng 26%).

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đứng ở vị trí thứ 5 (240,9 tỷ USD, tăng 60%), tiếp theo là Facebook (226,7 tỷ USD, tăng 54%), Alibaba (197 tỷ USD, tăng 29%), Visa (191,3 tỷ USD, tăng 2%), McDonald’s (154,9 tỷ USD, tăng 20%) và Mastercard (112,9 tỷ USD, tăng 4%).

Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của top 10 BrandZ Martin Guerrieria mô tả số liệu tăng trưởng của cả Amazon và Apple là “thực sự đáng kinh ngạc”. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có 2 thương hiệu trị giá hơn nửa nghìn tỷ USD”, Martin Guerrieria cho biết thêm.

Trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021, có sự xuất hiện của 13 thương hiệu mới, bao gồm sự xuất hiện lần đầu tiên của các hãng công nghệ như Nvidia (vị trí 12), Texas Instruments (35), Qualcomm (37), Zoom (52) và Spotify (99).

Hãng xe điện Tesla cũng lần đầu tiên góp mặt trong top 100, với thương hiệu được định giá 4,6 tỷ USD (vị trí 47).

Amazon là hãng hưởng lợi nhiều nhất do sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu. Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng tăng mạnh, Amazon luôn là cái tên được người dùng lựa chọn đầu tiên.

Chính điều này giúp giá trị thương hiệu của Amazon tăng mạnh trong thời gian qua và trở thành công ty sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Bên cạnh công nghệ và thương mại điện tử, nhiều nhóm ngành khác cũng chứng kiến mức tăng trưởng giá trị thương hiệu ấn tượng trong năm qua gồm truyền thông, giải trí, kinh tế thuê bao. Đây là những ngành kinh tế có doanh thu tăng mạnh trong đại dịch.

Sự bứt phá từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Lần đầu tiên trong năm nay, các thương hiệu Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn các công ty châu Âu.

Kantar cho biết các thương hiệu đến từ Trung Quốc có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021 và nếu cứ tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, có thể các thương hiệu Trung Quốc sẽ chiếm đa số trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới vào năm 2022.

Quốc gia tỷ dân chiếm tới 14% danh sách 100 thương hiệu hàng đầu, trong khi châu Âu chỉ chiếm 8%. 4 trong tổng số 5 thương hiệu có giá trị thương hiệu tăng hơn gấp đôi trong năm ngoái, cũng là những cái tên đến từ Trung Quốc.

Trong top 10, Trung Quốc sở hữu 2 cái tên là Alibaba và Tencent, còn ở vị trí thứ 11 là Mao Đài – thương hiệu đồ uống phát triển nhanh nhất hiện nay.

Trong số 10 thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh nhất năm 2021, có đến 5 thương hiệu thuộc về Trung Quốc.

Với các thương hiệu Anh, tình trạng khó khăn vẫn tiếp tục. Vodafone, ở tuổi 60, là đại diện duy nhất của xứ sở sương mù trong 100.

Ngược lại, Thụy Điển hiện có 2 thương hiệu trong bảng xếp hạng, với gương mặt mới Spotify bên cạnh gã khổng lồ Ikea.

2 cái tên tiêu biểu mới với sự tăng trưởng thần tốc.

Kantar cũng công bố danh sách những thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021.

Hãng xe điện Tesla đứng đầu danh sách này, khi cổ phiếu của công ty tăng mạnh trong thời gian qua giúp giá trị vốn hóa thị trường tăng trưởng mạnh. Giá trị thương hiệu của Tesla tăng lên đến 275% trong năm 2021, đạt mức 42,6 tỷ USD.

Xếp thứ 2 trong danh sách các thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất là TikTok, với mức tăng 158%, đạt giá trị 43,5 tỷ USD.

Sự thay đổi vị trí trong bảng xếp hạng thương hiệu được cho là rất “chóng mặt” và việc lọt vào top 10 vào năm sau sẽ là một thách thức lớn đối với bất kỳ thương hiệu nào.

Nhưng “những công ty như Tesla và TikTok, tôi nghĩ rằng có thể làm được”, Martin Guerrieria nhận định. “Tesla và TikTok đều là thương hiệu mới nhưng khẳng định giá trị nhanh chóng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thương hiệu nào đang thống trị người tiêu dùng Việt

Hầu hết các sản phẩm đến từ Unilever đều được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn, giúp Unilever giữ vững vị thế hàng đầu trong bảng xếp hạng nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất.

Theo báo cáo Brand Footprint 2021 công bố bởi Kantar, ba nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất Việt Nam không có gì thay đổi so với năm trước.

Theo đó, Vinamilk tiếp tục là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị bốn thành phố chính (bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ), theo sau là Unilever – cái tên dẫn đầu ở khu vực nông thôn.

Đáng chú ý, Unilever tiếp tục thống trị bảng xếp hạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, với 6 thương hiệu ở khu vực thành thị bốn thành phố chính và 5 thương hiệu ở khu vực nông thôn có mặt trong tốp 10 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất.

Cụ thể, P/S 9 năm liền giữ vững vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng thương hiệu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ở cả hai khu vực.

Thương hiệu này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt về điểm tiếp cận người dùng (CRP), đặc biệt ở khu vực nông thôn khi trong năm qua, hơn 60 triệu lượt chọn mua được ghi nhận, gần gấp đôi thương hiệu ở vị trí theo sau.

Đáng chú ý, Lifebuoy – một thương hiệu khác của Unilever – không chỉ là thương hiệu dẫn đầu về tăng trưởng CRP nhanh nhất, mà còn là thương hiệu thu hút nhiều hộ gia đình mới nhất ở cả hai.

Kantar đánh giá Lifebuoy thành công nhờ vào các chiến lược quảng bá, tiếp thị tốt, cũng như không ngừng phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng về vệ sinh và diệt khuẩn trong thời kỳ dịch bệnh.

Xét về các sản phẩm chăm sóc gia đình, bảng xếp hạng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam tiếp tục được dẫn đầu bởi những cái tên đến từ Unilever, bao gồm Sunlight, Omo và Comfort.

Cụ thể, Sunlight thành công khi là thương hiệu duy nhất được người tiêu dùng ở thành thị bốn thành phố chọn mua hơn 10 triệu lần trong năm qua.

Cùng lúc đó ở khu vực nông thôn, Sunlight cũng an toàn giữ vững ngôi đầu bảng với tốc độ tăng trưởng CRP đáng ghi nhận là 9%, cũng như thu hút thêm hơn 330,000 hộ gia đình mới.

Surf trở thành ngôi sao mới trên bảng xếp hạng những thương hiệu chăm sóc gia đình được chọn mua nhiều nhất ở khu vực thành thị bốn thành phố, khi tăng 3 bậc và lần đầu ghi tên vào tốp 10.

Ngoài hai sản phẩm mới cho phân khúc nước xả vải, Surf không ngừng đầu tư truyền thông cũng như chiến lược giá hợp lý. Nhờ đó, thương hiệu đến từ Unilever này tăng trưởng CRP mạnh mẽ ở mức 26%.

Ông Fabrice Carrasco, Giám đốc điều hành Vietnam và Philippines kiêm Giám đốc các dự án chiến lược của châu Á tại Kantar Worldpanel, đánh giá năm 2021 sẽ vẫn tiếp tục là một năm đầy thử thách.

Để có thể tăng trưởng, các thương hiệu cần phải có một sự hiểu biết không ngừng về những thay đổi liên tục của người tiêu dùng.

Cùng với đó, phải phản ứng nhanh chóng trước những xu hướng tiêu dùng mới trong cả nhu cầu về mặt sản phẩm chức năng (tiện lợi, tốt cho sức khỏe hay giá cả hợp lý), và cả về mặt lựa chọn kênh mua sắm (mua sắm trực tuyến hay tại siêu thị nhỏ như là các kênh mới nổi đang tăng trưởng rất tốt).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Toshiba: Chủ tịch bị buộc rời khỏi vị trí và 6 năm liên tiếp bị khủng hoảng

Việc Chủ tịch Toshiba Osamu Nagayama bị các cổ đông nước ngoài loại bỏ khỏi vị trí đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của tập đoàn Nhật Bản sau 6 năm lao đao vì các vụ bê bối liên tiếp.

Toshiba: Chủ tịch bị buộc rời khỏi vị trí và 6 năm liên tiếp bị khủng hoảng
Chủ tịch Toshiba Osamu Nagayama. Ảnh: Bloomberg.

Ngày 25/6, các cổ đông nước ngoài bỏ phiếu phế truất Chủ tịch HĐQT Toshiba Osamu Nagayama sau cuộc họp kéo dài 3 giờ.

Wall Street Journal dẫn lời nhà phân tích thị trường Masahiro Ichikawa của hãng Sumitomo Mitsui DS Asset Management nhận định sự kiện chấn động này là diễn biến đỉnh điểm của 6 năm hỗn loạn tại tập đoàn điện tử Nhật Bản.

Trong 6 năm qua, danh tiếng của Toshiba chết chìm trong các vụ scandal và sai sót quản trị gây chấn động. Mới nhất là vụ một số lãnh đạo Toshiba hợp tác với chính phủ Nhật Bản để gây sức ép lên các nhà đầu tư muốn cải tổ công ty.

Các nhà điều tra phát hiện một giám đốc Toshiba viết trong email rằng cách tốt nhất để HĐQT xử lý các cổ đông nổi loạn là “đập cho họ một trận nhừ tử”.

“Toshiba không thể tiếp tục hoạt động như hiện tại, vì cả tương lai của công ty cũng như uy tín của văn hóa quản trị Nhật Bản”, Financial Times bình luận.

Từng là biểu tượng công nghệ Nhật Bản.

Toshiba được thành lập vào năm 1875, đến nay đã trải qua 146 năm phát triển. Ban đầu, công ty sản xuất thiết bị máy điện báo, sau đó là vũ khí.

Năm 1939, công ty được đổi tên thành Tokyo Shibaura Electric Company, sau đó cái tên này được rút ngắn thành Toshiba.

Trong những thập niên sau đó, Toshiba trở thành một biểu tượng công nghệ của Nhật Bản.

Tập đoàn này đi tiên phong trong hoạt động sản xuất máy vi tính, tivi và các loại đồ điện tử khác. Các sản phẩm của Toshiba có mặt khắp thế giới và là bằng chứng cho thấy sức mạnh công nghệ đáng ngưỡng mộ của Nhật Bản.

Năm 2015, sóng gió ập đến. Toshiba bị phát hiện làm giả sổ sách tài chính, thổi phồng lợi nhuận của loạt động kinh doanh tới 1,2 tỷ USD trong vòng 7 năm.

Ngay sau đó, CEO Hisao Tanaka buộc phải từ chức. Điều tra cho thấy các đời CEO Toshiba không trực tiếp ép cấp dưới khai khống kết quả kinh doanh, nhưng đặt KPI lợi nhuận cực cao cho các bộ phận.

Họ gửi thông điệp tới lãnh đạo các bộ phận rằng thất bại là điều không thể chấp nhận được.

Trong một số trường hợp, các CEO Toshiba đưa ra mục tiêu kinh doanh quý ở giai đoạn cuối quý, khiến cấp dưới không kịp trở tay. Cuối cùng, các đơn vị kinh doanh dùng chiêu thức làm giả sổ sách để đối phó với cấp trên.

Tiếp đến là kết quả thảm họa của các dự án đầu tư vào năng lượng nguyên tử hồi đầu thập niên 2000.

Năm 2017, Toshiba thừa nhận tập đoàn này lỗ khoảng 9 tỷ USD trong năm tài chính tính đến hết ngày 31/3 vì kết quả kinh doanh tồi tệ của chi nhánh điện hạt nhân tại Mỹ. Sau đó, Toshiba bắt đầu bán một số tài sản quan trọng, bao gồm bộ phận microchip, máy vi tính và tivi.

Sau quãng thời gian khủng hoảng, các cổ đông, bao gồm nhiều nhà đầu tư nước ngoài, muốn Toshiba thay đổi. Ban lãnh đạo công ty cũng tuyên bố muốn “thành lập một nền văn hóa quản trị mới”.

Ba giám đốc độc lập người nước ngoài được đưa vào HĐQT 11 thành viên trong đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.

Một năm sau, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, các nhà đầu tư kỳ vọng một số lãnh đạo kỳ cựu người Nhật Bản của Toshiba sẽ ra đi.

Sự kiện gây chấn động thương trường Nhật Bản.

Quỹ đầu tư Singapore Effissimo Capital Management – một trong những cổ đông lớn nhất của Toshiba – đề xử 3 ứng viên vào HĐQT công ty. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là không ai trong số họ được bổ nhiệm.

Effissimo Capital Management yêu cầu ban quản trị Toshiba mở cuộc điều tra độc lập về khả năng gian lận bỏ phiếu trong đại hội đồng cổ đông năm 2020. Tuy nhiên, các lãnh đạo Toshiba kháng cự. Điều tra nội bộ không phát hiện bất cứ điều gì bất thường.

Không đầu hàng, Effissimo Capital Management thuyết phục các cổ đông thông qua một cuộc điều tra độc lập. Đây là sự kiện gây chấn động thương trường Nhật Bản bởi thông thường, các cổ đông nước này luôn đặt niềm tin vào ban quản trị công ty.

Cuộc điều tra độc lập được thực hiện từ năm ngoái và báo cáo điều tra được công bố tuần trước. Kết quả cho thấy ban lãnh đạo Toshiba hợp tác với các quan chức chính phủ để ngăn chặn đại diện cổ đông nước ngoài lên nắm quyền.

Các sếp lớn ở Toshiba cũng bị cáo buộc gây sức ép lên một số cổ đông nước ngoài khác để đảm bảo mọi thành viên HĐQT giữ được ghế.

Bốn thành viên nước ngoài trong HĐQT Toshiba là George Zage III, Ayako Weissman, Paul Brough và Jerry Black khẳng định những cáo buộc trên là cực kỳ nghiêm trọng.

Financial Times bình luận đây là cú đòn nghiêm trọng giáng vào uy tín đã sa sút của Toshiba và đẩy công ty vào khủng hoảng.

Kết quả của cuộc khủng hoảng là Chủ tịch Osamu Nagayama và toàn bộ thành viên ủy ban kiểm toán thuộc HĐQT Toshiba phải ra đi.

Nhà phân tích Shingo Ide của Viện Nghiên cứu NLI nhận định các giám đốc người nước ngoài có thể giúp cải tổ nhiều tập đoàn Nhật Bản.

“Họ không vướng nhiều lợi ích chồng chéo với nội bộ công ty hoặc khách hàng, do đó họ có thể tư duy chiến lược và không bị cảm xúc chi phối. Họ có cách tư duy khác biệt với người Nhật Bản”, chuyên gia Ide nhấn mạnh.

Dù vậy, các chuyên gia khác cho rằng HĐQT mới của Toshiba với nhiều thành viên người ngoại quốc sẽ đối mặt không ít khó khăn khi điều hành tập đoàn khổng lồ đã quá quen thuộc với cách quản trị truyền thống và bảo thủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Visa mua lại Tink với giá 2.1 tỷ USD, một startup trong lĩnh vực fintech đến từ Thụy Điển

Visa đã đồng ý mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính của Thụy Điển Tink với giá 1.8 tỷ euro (2.1 tỷ USD). Thoả thuận đến sau khi Visa từ chối việc mua lại Plaid, một đối thủ của Tink.

Visa mua lại Tink

Cả Plaid và Tink đều hoạt động trong một không gian còn khá non trẻ vốn được gọi là ngân hàng mở (open banking), những ứng dụng này kêu gọi người cho vay (lenders) cung cấp cho các công ty của bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người tiêu dùng, miễn là họ đã nhận được sự đồng ý.

Các ngân hàng mở đã phát triển thịnh vượng ở Anh và EU nhờ các quy định mới.

Ông Al Kelly, CEO của Visa, cho biết trong một tuyên bố”

“Visa cam kết làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy sự đổi mới và trao quyền cho người tiêu dùng để hỗ trợ cho các mục tiêu ngân hàng mở của Châu Âu.

Bằng cách kết hợp mạng lưới của Visa và năng lực ngân hàng mở của Tink, chúng tôi sẽ mang lại thêm giá trị cho người tiêu dùng và doanh nghiệp của Châu Âu bằng các công cụ giúp cuộc sống tài chính của họ trở nên đơn giản, đáng tin cậy và an toàn hơn”.

Được thành lập bởi các doanh nhân người Thụy Điển là Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg vào năm 2012, Tink khởi đầu là một ứng dụng quản lý tài chính nhưng sau đó đã chuyển hướng sang tập trung vào việc cung cấp các giải pháp công nghệ của mình cho các doanh nghiệp khác.

Visa mua lại Tink
Tink co-founders Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg.

Công ty khởi nghiệp này được thành lập tại Stockholm vào năm 2012 và có khoảng 400 nhân viên, với công nghệ kết nối với hơn 3.400 ngân hàng, tiếp cận hơn 250 triệu khách hàng của ngân hàng trên khắp Châu Âu.

Công nghệ của Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech kết nối với hơn 3.400 người cho vay (lender) để tạo ra các sản phẩm tài chính mới.

Tink lần cuối cùng được định giá là 680 triệu euro. Ứng dụng đã huy động được hơn 300 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm PayPal, SEB và ABN AMRO.

Nhà sáng lập Tink cho biết:

“Khi chúng tôi biết đến Visa, rõ ràng là chúng tôi có chung một sứ mệnh – sứ mệnh kết nối thế giới tài chính, đẩy nhanh tốc độ phát triển và thích ứng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trên toàn thế giới.”

“Hợp tác với Visa cũng có nghĩa là giờ đây chúng tôi sẽ có thể tiến nhanh hơn và vươn xa hơn bao giờ hết và chúng tôi biết rằng Visa là đối tác hoàn hảo cho giai đoạn tiếp theo trong hành trình của chúng tôi.”

Việc Visa mua lại Tink là một trong những thương vụ tạo nên làn sóng hợp lực mới nhất trong ngành thanh toán (payments industry), vốn rất khổng lồ về mặt quy mô.

Visa đã từng cố gắng mua lại Plaid vào năm ngoái, nhưng cuối cùng đã từ bỏ sau khi bị Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện với lý do chống độc quyền.

Visa cho biết, thỏa thuận với Tink phải tuân thủ các phê duyệt theo quy định và các điều kiện đóng cửa thông thường khác.

Visa cũng cho biết thêm là Tink sẽ giữ nguyên đội ngũ quản lý và xây dựng thương hiệu của mình sau thương vụ này, trong khi trụ sở chính của công ty cũng sẽ vẫn ở Stockholm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn

YouTube đã cung cấp một số mẹo chính về cách xây dựng lượng khán giả của bạn trên nền tảng và duy trì hiệu suất tốt theo thời gian.

YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn
YouTube chia sẻ mẹo để phát triển đối tượng mục tiêu trên kênh của bạn

Thông tin được chia sẻ bởi Bà Rachel Alves, hiện đang là Giám đốc sản phẩm tại YouTube, bà cũng đã từng là thành viên của nhóm phân tích hiệu suất của nền tảng chuyên xác định các bí kíp và xu hướng tăng trưởng chính.

Dưới đây là 05 bí kíp chính để xây dựng kênh YouTube của bạn:

1. Xây dựng kênh của bạn xoay quanh một nhóm đối tượng nhất định.

Lưu ý quan trọng đầu tiên của Alves có lẽ là điều quá hiển nhiên, tuy nhiên, lưu ý này một lần nữa cũng xác nhận lại một điều quan trọng từ quan điểm xây dựng thương hiệu và tính nhất quán.

Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về đối tượng mà bạn đang cố gắng tiếp cận và những gì họ muốn xem.

“Hãy nghĩ xem ai đang xem kênh của bạn, họ quan tâm đến điều gì và những mối quan tâm đó có khả năng thay đổi như thế nào trong vòng 6 tháng, một năm, hoặc lâu hơn.”

Alves nói rằng việc cố gắng nắm bắt các xu hướng ngắn hạn có thể mang lại cho bạn một số thống kê tốt, nhưng điều đó sẽ không bền vững theo thời gian, vì vậy bạn nên tìm cách để xây dựng mọi thứ xoay quanh khán giả và sở thích của họ, đồng thời điều chỉnh nó khi những sở thích đó thay đổi.

Alves nói rằng bạn cần làm hai thứ để phát triển:

  • Thu hút người xem mới.
  • Giữ chân những người xem đó quay lại để xem nhiều hơn.

Về cơ bản, bằng cách hiểu hơn về sở thích của đối tượng, hiểu điều gì đó mà thương hiệu có thể cung cấp những giá trị mang tính độc nhất và hài lòng, bạn có thể cung cấp những video với những thay đổi mới nhất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

2. Tìm ra thị trường ngách chính của bạn.

Alves lưu ý rằng, trên nền tảng hiện nay có nhiều nội dung hơn bao giờ hết, có nghĩa là để có thể trở nên nổi bật hơn, bạn cần phải tạo ra nội dung tốt hơn những gì đã có sẵn hoặc có một cách tiếp cận độc đáo mới mẽ nào đó mà mọi người không thể tìm thấy ở bất kỳ kênh hoặc nơi nào khác.

“Bạn có thể phát triển bằng cách: a) tìm thị trường ngách hoặc b) tìm khoảng trống trên thị trường.

Khoảng trống trên thị trường thường là thứ gì đó mới, giả sử, bạn đã xác định rằng không có nhiều video hướng dẫn cách nấu các món ăn cho sinh viên có kinh phí dưới 5 USD/ngày, do đó bạn đã tận dụng khoảng trống này để sản xuất video cho kênh của mình.”

3. Xem nhiều video.

Bà Alves nói rằng nếu bạn định bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và việc xây dựng một kênh YouTube hiệu quả cũng tương tự như vậy.

Alves khuyên rằng nhà sáng tạo nên xem nhiều nội dung trong thị trường ngách mà họ đang nhắm mục tiêu đến để lấy cảm hứng cho cách tiếp cận của họ đồng thời cung cấp thêm thông tin cho các lựa chọn trình bày nội dung của họ dựa trên các xu hướng tương tác chính hiện có.

4. Thiết lập thương hiệu của bạn.

Alves nói rằng việc xây dựng thương hiệu mạnh, bằng cách duy trì sự nhất quán giữa hình thu nhỏ (thumbnail), tiêu đề, màu sắc, đồ họa và phông chữ, sẽ giúp kênh của bạn nổi bật hơn khi video của bạn được hiển thị cho người xem trong khi được đề xuất.

Điều này cũng đúng trong tất cả các hoạt động digital marketing khác – bằng cách thiết lập các nguyên tắc thương hiệu của bạn xoay quanh cách thể hiện hình ảnh, bạn có thể thiết lập thương hiệu của mình tốt hơn và đảm bảo mọi người biết đến bạn mà không cần phải nhìn vào thương hiệu hoặc tên kênh của bạn.

5. Hãy nhất quán.

Mẹo cuối cùng mà Bà Alves chia sẻ về cơ bản là ‘hiển thị’ và ‘xuất hiện’ cho người xem của bạn khi họ đi tìm kiếm.

Alves nói rằng để xây dựng lượng người xem lặp đi lặp lại, bạn cần đăng tải video một cách nhất quán, theo lịch trình, để trở thành một phần thói quen của họ.

Alves cũng lưu ý rằng nhà sáng tạo cần phải trung thực với lời hứa lần đầu tiên được đưa ra trong video của họ và điều này đặc biệt đúng khi lần đầu tiên thiết lập kênh của bạn.

Các kênh cũng cần phải phát triển cách tiếp cận của mình theo thời gian, nhưng bằng cách tập trung vào nội dung chính mà đối tượng mục tiêu quan tâm, bạn có nhiều khả năng thu hút họ đến các chủ đề đó hơn, điều này sẽ mất thời gian để xây dựng, nhưng việc duy trì tính nhất quán trong điều này là rất quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

CEO Nike tuyên bố: “Nike là thương hiệu của Trung Quốc và dành cho người Trung Quốc”

Lời xoa dịu khách hàng Trung Quốc được CEO Nike đưa ra sau khi hãng này trải qua đợt tẩy chay lớn vì vấn đề Tân Cương.

“Chúng tôi là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đó, và chúng tôi là thương hiệu của Trung Quốc và vì Trung Quốc”, Giám đốc điều hành Nike, John Donahoe, nói. “Tài sản lớn nhất mà chúng tôi có ở Trung Quốc là người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ và sâu sắc với các thương hiệu Nike, Jordan và Converse. Và điều đó là có thật”, ông nói thêm.

CEO Nike đưa ra phát ngôn mạnh mẽ để bảo vệ hoạt động kinh doanh tại nước này, sau khi trải qua thời gian bị tẩy chay dữ dội.

Ông Donahoe, người nắm quyền lãnh đạo vào tháng 1/2020, từng dành những ngày đầu trong nhiệm kỳ của mình để thăm các hoạt động của Nike tại Trung Quốc.

Hôm thứ năm (24/6), Nike đã báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc đại lục hơn 1,9 tỷ USD trong quý tài chính kết thúc vào ngày 31/5, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Donahoe cho biết công ty dự định tiếp tục đầu tư vào thị trường này. Nhờ các thông tin trên, cổ phiếu Nike bật tăng 15,53%, lên mức cao nhất mọi thời đại trong phiên giao dịch hôm qua (25/6).

Vào tháng 3, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lan truyền một tuyên bố được đưa ra trước đó một tháng của Nike rằng hãng bày tỏ lo ngại về các báo cáo lao động ở Tân Cương. Chính quyền đánh giá, các công ty quyết định không thu mua bông Tân Cương là một nỗ lực phá hoại nền kinh tế của nước này.

Sự việc khiến Nike vấp phải phản ứng dữ dội của người tiêu dùng, Ngôi sao nhạc pop và đại sứ thương hiệu của Nike lúc đó là Vương Nhất Bác tuyên bố cắt đứt quan hệ.

Đầu tháng 4, cổ phiếu của các thương hiệu đồ thể thao nội địa như Li Ning và Anta Sports tăng cao khi khách hàng tiếp tục bất bình với các thương hiệu phương Tây.

Các công ty Mỹ đang ngày càng bị giám sát hoạt động chặt chẽ hơn ở Trung Quốc. New York Times tháng trước đưa tin, Apple đã phải từ bỏ một số chính sách bảo mật ở Trung Quốc vì chúng không được phép.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Kỹ năng lãnh đạo: 3 chìa khoá chính để kiểm soát cảm xúc của bạn tại nơi làm việc

Thật dễ dàng để bạn có thể phản ứng thái quá khi bị kích động về mặt cảm xúc. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo thực sự, bạn cần phải trở thành một người giao tiếp hiệu quả.

Tất cả chúng ta đều có thể đã từng có những ngày tháng phản ứng thái quá trước những điều mà đồng nghiệp, khách hàng hoặc đối tác đã nói với chúng ta.

Chúng ta có thể đã cảm thấy mình bị tấn công hoặc bị coi thường, và vì vậy chúng ta đã không kiểm soát được.

Khi điều đó xảy ra, cách tốt nhất để khắc phục là thừa nhận rằng bạn đã phản ứng thái quá và xin lỗi vì những hành vi nóng nảy của mình.

Tuy nhiên, thật không may, rất nhiều người đã thừa nhận những hành vi sai lầm của họ nhưng không xin lỗi hoặc thực hiện các bước để thay đổi nó.

Thay vào đó, họ thường bào chữa cho hành vi kém cỏi của mình kiểu “Tôi là thế đấy”.

Họ thường mong đợi bạn hiểu logic của họ và thừa nhận phản ứng xấu của họ và tất nhiên, các hành vi thái quá của họ vẫn cứ sẽ tái diễn.

Để giảm bớt sự ảnh hưởng của các phản ứng thái quá này tại nơi làm việc, hãy thực hành quá trình tự nhận thức về bản thân.

Là nhà lãnh đạo, chúng ta phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và làm những công việc cần làm để thay đổi các hành vi đó.

Dưới đây là 03 bước bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ để quản lý các yếu tố làm kích động cảm xúc của bạn và trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn:

1. Tự phản ánh bản thân.

Ngay cả khi bạn đang ở một trạng thái bình thường, không tức giận, hãy dành một chút thời gian để tự phản ánh bản thân. Hãy nghĩ về những lần bạn đã phản ứng thái quá.

Vấn đề chung của nó là gì? Bạn có cảm thấy như bạn đang bị tấn công không? Nếu suy nghĩ chậm lại vài phút thì bạn có hành xử như vậy không?

2. Kiểm tra cảm xúc của bạn.

Bạn cảm thấy thế nào trong mỗi tình huống mà bạn đã coi là mình đã phản ứng thái quá?

Bạn có cảm thấy mình nhỏ bé, ngu ngốc, vô hình, hay đáng trách không? Phản ứng thái quá của bạn đơn giản là cách bạn phản ứng lại khi bạn cảm thấy tiêu cực tại thời điểm đó.

Vì bất cứ lý do là gì, cảm giác tiêu cực đó dường như không thể chịu đựng được và gây ra một phản ứng cảm xúc mạnh mẽ trong bạn. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát được nó.

3. Lên kế hoạch xử lý.

Khi bạn đã xác định được điều gì làm kích động bạn và mỗi kích động khiến bạn cảm thấy như thế nào, bạn có thể lập một kế hoạch để giúp bạn có các phản ứng tích cực khác nhau trong tương lai.

Một trong những bước đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện ngay khi bạn cảm thấy mình bị kích động đó là ‘nhấn nút tạm dừng’ trước khi đưa ra phản ứng.

Hít thở sâu và sau đó quyết định các bước tiếp theo của bạn. Bạn có thể đặt ngược lại một câu hỏi để hiểu rõ hơn vấn đề đang bàn cãi.

Bạn cũng có thể ra tín hiệu để cho đồng nghiệp của bạn biết rằng bạn không thích cách họ nói chuyện với bạn một cách thiếu tôn trọng và ngược lại.

Nếu bạn thực hành làm theo các bước này đều đặn, bạn sẽ có thể mở rộng nhận thức về bản thân, hiểu thêm về bản thân và hiểu được các yếu tố kích động cảm xúc của bạn.

Bạn càng chú ý đến cách phản ứng của mình và càng hiểu rõ chúng mà không cần phán xét, bạn càng có nhiều quyền kiểm soát hơn.

Điều này cũng cho phép bạn tránh xa việc bao biện và chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Nó giúp tạo dựng niềm tin với những người xung quanh bạn, vì họ có thể nhìn thấy các nỗ lực mà bạn đang làm để thay đổi vấn đề.

Bạn thực sự đã trở thành một nhà lãnh đạo thực sự với kỹ năng giao tiếp hiệu quả !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

First Party Data, Second Party Data và Third Party Data là gì trong Marketing

Cùng tìm hiểu các khái niệm xoay quanh dữ liệu như First Party Data hay dữ liệu của bên thứ nhất là gì, Second Party Data hay dữ liệu của bên thứ hai là gì và Third Party Data hay dữ liệu của bên thứ ba là gì.

First Party Data Second Party Data và Third Party Data là gì
First Party Data Second Party Data và Third Party Data là gì

Lợi ích chính của việc sử dụng một nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là nó tập trung tất cả các dữ liệu khách hàng có sẵn vào một nơi, từ đó những người làm marketing hay người quản lý khách hàng có thể chạy các chiến dịch nhằm thu hút và giữ chân khách hàng môt cách hiệu quả nhất.

Một CDP chủ yếu tập trung vào việc thu thập và tổng hợp dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data), nhưng nó cũng có thể lưu trữ dữ liệu của cả bên thứ hai (Second Party Data) và thứ ba (Third Party Data).

Bài viết được MarketingTrips phân tích sẽ bao gồm các nội dung:

  • Dữ liệu của bên thứ nhất hay First Party Data là gì?
  • Dữ liệu của bên thứ nhất hay First Party Data được thu thập như thế nào?
  • Dữ liệu của bên thứ nhất hay First Party Data được sử dụng ra sao?
  • Dữ liệu của bên thứ hai hay Second Party Data là gì?
  • Dữ liệu của bên thứ hai hay Second Party Data được thu thập như thế nào?
  • Dữ liệu của bên thứ hai hay Second Party Data được sử dụng ra sao?
  • Dữ liệu của bên thứ ba hay Third Party Data là gì?
  • Dữ liệu của bên thứ ba hay Third Party Data được thu thập như thế nào?
  • Dữ liệu của bên thứ ba hay Third Party Data được sử dụng ra sao.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Dữ liệu của bên thứ nhất hay First Party Data là gì?

Dữ liệu của bên thứ nhất hay First-Party Data được định nghĩa là dữ liệu mà doanh nghiệp của bạn đã thu thập trực tiếp từ đối tượng mục tiêu của bạn – bao gồm khách hàng, người dùng truy cập website và những người theo dõi trên mạng xã hội.

“Bên thứ nhất” là bên đã thu thập dữ liệu trực tiếp để sử dụng cho việc nhắm mục tiêu lại (re targeting).

Khi nói đến nhắm mục tiêu lại, dữ liệu của bên thứ nhất là dữ liệu tốt nhất để sử dụng, vì dữ liệu này được thu thập từ những người bạn có nhiều thứ nhất để học hỏi – là đối tượng khách hàng mục tiêu của chính doanh nghiệp bạn.

Và cũng chính điều này đã làm cho loại dữ liệu này trở nên đáng tin cậy nhất có thể để đưa ra các dự báo về các xu hướng hành vi của người tiêu dùng trong tương lai.

Nó có thể bao gồm các dữ liệu như:

  • Dữ liệu từ các hành vi hoặc hành động được thực hiện trên website, ứng dụng (app) và/hoặc các sản phẩm của bạn.
  • Dữ liệu trong CRM của bạn.
  • Dữ liệu từ các tài khoản mạng xã hội của bạn.
  • Dữ liệu từ các sản phẩm hoặc email do khách hàng đăng ký.
  • Dữ liệu từ các cuộc khảo sát.
  • Dữ liệu từ phản hồi của khách hàng.

Dữ liệu của bên thứ nhất hay First Party Data được thu thập như thế nào?

Dữ liệu của bên thứ nhất được thu thập bằng cách thêm một mã pixel vào website, sản phẩm hoặc các phương tiện truyền thông mạng xã hội của bạn nhằm thu thập thông tin về các hành vi và hành động, từ đó ghi lại nó vào trong CRM hoặc CDP của bạn.

Bất cứ khi nào người dùng truy cập truy cập hoặc nhấp vào website của bạn, xem các sản phẩm của bạn, tương tác với một bài đăng nào đó trên mạng xã hội hoặc điền vào bản khảo sát, doanh nghiệp đều có thể thu thập dữ liệu đó.

Dữ liệu của bên thứ nhất được sử dụng ra sao?

Dữ liệu của bên thứ nhất (First party data) được sử dụng để nhắm mục tiêu lại đối tượng thông qua quảng cáo, nuôi dưỡng hoặc trong quá trình bán hàng.

Loại dữ liệu này cũng được sử dụng để tìm hiểu thêm về ‘chân dung’ (personas) của một khách hàng lý tưởng hoặc phù hợp nhất của doanh nghiệp để từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những đối tượng mới.

Nếu bạn đã từng xem trực tuyến một sản phẩm của một thương hiệu nào đó và sau đó tiếp tục thấy quảng cáo xoay quanh những sản phẩm đó, thì đó là một ví dụ về nhắm mục tiêu lại dữ liệu của bên thứ nhất.

Ngoài dữ liệu của bên thứ nhất, bạn cũng có thể tìm hiểu các thuật ngữ “dữ liệu của bên thứ hai” và thậm chí “dữ liệu của bên thứ ba”. Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Dữ liệu của bên thứ hai hay Second Party Data là gì?

First Party Data Second Party Data và Third Party Data là gì
First Party Data Second Party Data và Third Party Data là gì

Dữ liệu của bên thứ hai hay Second Party Data là những dữ liệu mà bạn không tự thu thập trực tiếp – nói cách khác, bạn đang sử dụng nó thông qua một bên thứ hai.

Ví dụ: nếu một doanh nghiệp phần mềm hợp tác với một Agency để bán lại các sản phẩm của mình, thì doanh nghiệp này có thể chia sẻ dữ liệu của bên thứ nhất của mình với Agency đó để sử dụng làm dữ liệu của bên thứ hai nhằm nhắm mục tiêu và thu hút thêm khách hàng mới.

Dữ liệu của bên thứ hai được thu thập như thế nào?

Vì dữ liệu của bên thứ hai về cơ bản cũng giống với dữ liệu của bên thứ nhất, nên cách duy nhất để có được dữ liệu đó là lấy từ người khác.

Như chúng ta đã thấy ở trên, một cách bạn có thể làm là hợp tác với các tổ chức khác có cùng mục tiêu với bạn. Vì lợi ích của cả hai bên đều phù hợp với nhau nên việc trao đổi dữ liệu sẽ giúp cải thiện các nỗ lực marketing và dịch vụ khách hàng của bạn.

Cách tiếp theo để lấy dữ liệu của bên thứ hai là mua lại dữ liệu đó. Mặc dù điều này nhanh hơn so với việc tìm kiếm đối tác, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

Bạn có thể tốn rất nhiều tiền cho những dữ liệu mà nó có thể không thực sự hữu ích cho doanh nghiệp của mình.

Vì vậy, nếu bạn định mua dữ liệu của bên thứ hai, hãy đảm bảo rằng bạn có thể xem trước những thông tin có trong dữ liệu đó và nó có liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Dữ liệu của bên thứ hai được sử dụng ra sao?

Sau khi thu thập được dữ liệu, dữ liệu sẽ được sử dụng theo cách tương tự như dữ liệu của bên thứ nhất. Bạn có thể tạo quảng cáo, thu hút khách hàng tiềm năng và sử dụng cho việc nhắm mục tiêu lại.

Tuy nhiên, sự khác biệt của dữ liệu của bên thứ hai là dữ liệu này cung cấp cho bạn những cái nhìn mới hơn về khách hàng của mình vì nó đến từ một tổ chức khác.

Bạn có thể phát hiện ra các xu hướng hoặc insight mà bạn có thể đã bỏ qua trong khi nghiên cứu dữ liệu của bên thứ nhất của mình.

Dữ liệu của bên thứ ba hay Third Party Data là gì?

Dữ liệu của bên thứ ba hay Third-Party Data là bất kỳ dữ liệu nào được thu thập bởi một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác mà không có bất kỳ mối liên kết hay chia sẻ trực tiếp nào đến người dùng truy cập hoặc khách hàng của bạn.

Dữ liệu của bên thứ ba thường được thu thập, tổng hợp và bán cho các doanh nghiệp để giúp họ xây dựng chiến lược quảng cáo và nhắm mục tiêu lại hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, vì nó không được thu thập từ khách hàng thực tế của bạn và cũng có sẵn cho các đối thủ cạnh tranh của bạn, nên sự hữu ích của nó cũng là một chủ để gây ra nhiều tranh cãi.

Dữ liệu của bên thứ ba được thu thập như thế nào?

Dữ liệu của bên thứ ba được thu thập và phân phối theo cùng một định dạng như dữ liệu của bên thứ nhất và thứ hai.

Các nhà nghiên cứu độc lập (hoặc các công ty nghiên cứu thị trường) sử dụng các cuộc khảo sát, phỏng vấn, công cụ và biểu mẫu phản hồi để thu thập thông tin về một lượng lớn đối tượng mục tiêu. Sau đó, giống như dữ liệu của bên thứ hai, các tổ chức có thể mua dữ liệu này để sử dụng cho mục đích của riêng họ.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại dữ liệu này là hầu hết các nghiên cứu của bên thứ ba được thực hiện trên các kích thước mẫu ngẫu nhiên.

Nó không giống như dữ liệu của bên thứ nhất, nơi thông tin được lấy trực tiếp từ khách hàng của bạn, dữ liệu của bên thứ ba chỉ khảo sát bất kỳ ai sẵn sàng điền vào biểu mẫu.

Mặc dù điều này mang lại nhiều người tham gia và nhận được nhiều phản hồi hơn, nhưng thật khó để nói liệu những thông tin đó có hữu ích cho doanh nghiệp của bạn hay không.

Dữ liệu của bên thứ ba được sử dụng ra sao?

Dữ liệu của bên thứ ba nên được sử dụng làm phần bổ sung cho dữ liệu bên thứ nhất của bạn. Mặc dù trong nhiều trường hợp nó có thể không hấp dẫn như bạn muốn, nhưng hãy nhớ rằng nhiều dữ liệu hơn vẫn tốt hơn, và không nhất thiết phải làm cho nó trở nên phù hợp hơn với doanh nghiệp của bạn.

Thay vào đó, trước tiên bạn nên phân tích dữ liệu của bên thứ nhất để nhận biết các xu hướng và kiểu mẫu trong hành vi của khách hàng.

Sau đó, bạn có thể so sánh những phát hiện của mình với dữ liệu của bên thứ ba, nhắm mục tiêu cụ thể đến những người trả lời phù hợp với chân dung người mua của bạn.

Bằng cách đó, bạn có thể xem xét liệu các hành vi bạn quan sát được có phù hợp với phần lớn thị trường của bạn hay không.

Kết luận.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể hiểu First Party Data, Second Party Data hay Third Party Data là gì, từ đó bạn có nhiều cách hơn để thu thập và tối ưu dữ liệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Những dấu hiệu này cho thấy một nhà lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn

Các nhà lãnh đạo kinh doanh hiệu quả phải làm việc chăm chỉ và thường xuyên trau dồi chiến lược, tuy nhiên có một thứ khác có thể giúp họ có nhiều cơ hội để thành công hơn so với những người còn lại.

Những dấu hiệu này cho thấy một nhà lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn

Bạn cần gì để có thể xây dựng một doanh nghiệp từ con số 0?

Một số người cho rằng đó chỉ đơn giản là vấn đề về làm việc chăm chỉ – sự kết hợp hoàn hảo giữa kỷ luật và sự kiên trì.

Những người khác nghĩ rằng chiến lược là thành phần quan trọng nhất, trong khi một số cũng lại nói rằng tinh thần doanh nhân là tất cả những gì bạn cần.

Thật không may, không có bất cứ một công thức bí mật nào để phát triển doanh nghiệp thành công cả.

Các doanh nhân thành công, vào một thời điểm nào đó, sẽ áp dụng tất cả những kỹ năng này để tạo ra một tổ chức phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, nếu nói có thứ gì đó có thể giúp một nhà lãnh đạo xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh thì đó có lẽ là sự bền bỉ và tầm nhìn – và cả 2 yếu tố này đều dựa trên một thành phần quan trọng duy nhất: sự trưởng thành về mặt cảm xúc của nhà lãnh đạo.

Dưới đây là những gì mà bạn có thể tham khảo:

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc là gì?

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc cũng giống như việc bạn tiếp xúc với chính cảm xúc của bạn và quan trọng hơn là bạn biết cách để sử dụng chúng.

Một biểu hiện quan trọng của sự trưởng thành về mặt cảm xúc là khả năng chuyển đổi giữa suy nghĩ và cảm xúc, bạn biết cách ưu tiên và thể hiện chúng khi cần thiết.

Phản ứng đầu tiên của bạn đối với lỗi lầm của một nhân viên có thể là sửa chữa và sau đó là tiếp tục hoàn thiện và tiến lên.

Một nhà lãnh đạo trưởng thành về mặt cảm xúc sẽ nhận thấy sự thôi thúc đó ở trong họ, sau đó họ suy nghĩ về việc dành thời gian để lắng nghe suy nghĩ của nhân viên.

Một cách khác để nhìn nhận sự trưởng thành về mặt cảm xúc đó là thông qua lăng kính của trí tuệ cảm xúc của nhà lãnh đạo đó – thứ thường được gọi là EQ.

Khả năng này không chỉ là một công cụ mạnh mẽ để phát triển cá nhân mà nó còn thậm chí là một công cụ để cải thiện các mối quan hệ của bạn.

Theo một bài kiểm tra về kỹ năng tại nơi làm việc của TalentSmart, trí tuệ cảm xúc là yếu tố được dự báo là quan trọng nhất liên quan đến hiệu suất làm việc của nhân viên – nó chi phối đến 58% sự thành công của một nhân viên.

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc có thể giúp xây dựng các đội nhóm vững mạnh.

Suy cho cùng, một doanh nghiệp thành công hay không không phải là sản phẩm của riêng người dẫn đầu. Đó phải là sự kết hợp của toàn bộ tổ chức.

Chuyên gia tư vấn kinh doanh Britt Andreatta viết:

“Mọi tổ chức đều có thể đạt được mục tiêu của mình thông qua một loạt các cuộc trò chuyện, tương tác và quyết định hàng ngày.

Những điều này nhất thiết phải liên quan đến con người và chúng ta càng thông minh về mặt cảm xúc, chúng ta sẽ càng trở nên hiệu quả hơn ở mọi cấp độ.”

Bằng cách đầu tư vào con người và hạnh phúc của họ, bạn đang đầu tư vào sự trường tồn và thành công của một doanh nghiệp.

Khi đội nhóm của bạn được kết nối và đồng bộ hóa, họ sẽ được trao quyền để làm việc cùng nhau và tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của mọi người, đó chính là thứ mà mọi khách hàng đều cần.

Có một doanh nhân từng viết: “Trí tuệ cảm xúc giúp bạn thiết lập một nền văn hóa tích cực, ở đó nhân viên luôn được khuyến khích nỗ lực hết mình ”.

Những người luôn cảm thấy thân thuộc và được kết nối tại nơi làm việc sẽ có khả năng sáng tạo và chiến lược hơn vì họ cảm thấy an toàn khi chia sẻ các ý tưởng và chấp nhận những rủi ro có thể đến, điều không thể xảy ra với một nhà lãnh đạo mà bạn luôn e ngại.

Một nghiên cứu của Initiative One Leadership Institute cho thấy rằng người lao động “ít có khả năng bỏ việc hơn 400% nếu họ có một người quản lý có EQ cao.”

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc giúp kinh doanh hiệu quả hơn.

Một dấu hiệu quan trọng của sự trưởng thành về mặt cảm xúc là sự đồng cảm (empathy) – đó là khả năng có thể thấu hiểu các vấn đề của người khác bởi vì bạn luôn đặt mình vào hoàn cảnh của họ và nhìn thấy chính mình trong đó.

Sự đồng cảm là một phần cần thiết của yếu tố con người và ngoài việc nó có thể giúp xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, nó cũng có thể là một công cụ kinh doanh hiệu quả.

Một doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các giá trị quan hệ như sự đồng cảm sẽ hấp dẫn hơn đối với những người bên ngoài (có thể là đối tác của bạn) bởi vì nó thường được xây dựng bởi một nhà lãnh đạo đầy cảm xúc và đồng cảm.

Nhận thức đầy đủ về cảm xúc cũng có thể giúp bạn hiểu đối tượng mục tiêu của mình và nỗi đau của họ hơn, về lâu dài, điều này cũng có thể chuyển hoá thành việc xây dựng một sản phẩm tốt hơn và kết thúc bằng doanh số bán hàng tốt hơn.

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn.

Nếu một bản thiết kế hoặc chiến lược marketing không phù hợp với phong cách hay quan điểm của bạn, như một cách tự nhiên, bạn lập tức từ chối nó mà không cần nghe bất cứ phản hồi nào từ cấp dưới.

Cuối cùng, những quyết định hấp tấp của bạn đã không những không đóng góp vào sự thịnh vượng chung của tổ chức mà còn tạo ra vô số những ‘khoảng trống’ với những cộng sự của mình.

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc là “luôn nhận thức được cảm xúc của bạn để bạn có thể kiểm soát chúng và hiểu chúng ảnh hưởng đến bạn như thế nào trong công việc hàng ngày”. Loại trưởng thành này cũng đòi hỏi sự khiêm tốn và linh hoạt.

Khi bạn nhận thức được cảm xúc của mình, bạn cũng nhận thức được ‘điểm mù’ của mình – và cách chúng có thể cản trở các quyết định khôn ngoan hoặc có lợi của bạn.

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc giúp nuôi dưỡng khả năng tự phục hồi tốt hơn.

Nếu bạn lắng nghe chia sẻ từ các doanh nhân, thì việc có một ý tưởng thành công ngay lần đầu tiên là rất hiếm. Từ tầm nhìn của bạn đến sự thành công đòi hỏi sự gan dạ và kiên trì, điều này không phải lúc nào cũng đến một cách tự nhiên.

Những người không bỏ cuộc sau thất bại là những người trưởng thành về mặt cảm xúc bởi vì họ không coi thất bại là điều gì đó quá tồi tệ.

Thay vào đó, họ nhìn thấy cơ hội để phát triển – để thay đổi cách tiếp cận và tiến lên theo một cách mới.

Ở cấp độ vi mô, loại khả năng tự phục hồi này cũng có thể thúc đẩy năng suất. Những người trưởng thành về mặt cảm xúc thường không cần sự hài lòng ngay lập tức, họ chấp nhận một viễn cảnh xa hơn của tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips