Skip to main content

Thẻ: Jeff Bezos

Jeff Bezos: Xây dựng văn hóa chấp nhận rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp

Theo nhà sáng lập Amazon, con người từ 10.000 năm trước đã phải biết từ chối sự thật để có thể sống sót hòa nhập cùng cộng đồng. Đây chính là lý do mà xây dựng văn hóa chấp nhận sự thật cực kỳ quan trọng cho thành công của doanh nghiệp.

Jeff Bezos: Xây dựng văn hóa chấp nhận rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp
Jeff Bezos: Xây dựng văn hóa chấp nhận rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp

Theo đó, Jeff Bezos, nhà sáng lập của Amazon đã chia sẻ một số quan điểm và văn hóa doanh nghiệp khi ông xây dựng thành công đế chế 1,5 nghìn tỷ USD suốt gần 30 năm qua.

Theo đó, Bezos cho rằng xã hội loài người không phải là “giống loài thích tìm kiếm sự thật” mà là một tập thể xã hội đầy phức tạp. Bởi vậy việc xây dựng một văn hóa làm việc đúng đắn là nền tảng quan trọng dẫn đến sự thành công cho bất kỳ tổ chức nào.

“Hãy quay ngược về 10.000 năm trước và giả sử bạn đang sống trong một cộng đồng nhỏ. Nếu bạn biết biến báo thì có thể sống sót, còn nếu bạn cứ thích nói thật thì rất có thể sẽ bị giết vào lúc giữa đêm khuya…Nguyên nhân ư, chính vì sự thật thì chẳng hề dễ nghe tý nào, chúng có thể gây nên sự lúng túng, khó chịu và hận thù. Thậm chí sự thật sẽ thôi thúc người khác tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình theo bản năng”, Jeff Bezos nói.

Theo nhà sáng lập Amazon, chính điều này có thể tạo nên sự khác biệt giữa một công ty thành công và một startup thất bại. Jeff Bezos tin rằng bất kỳ tổ chức hiệu quả nào cũng sẽ xây dựng, thúc đẩy một văn hóa coi trọng sự thật hơn là sự giả dối.

Đây chính là bài học đắt giá mà Bezos đã lĩnh ngộ từ Amazon để áp dụng vào dự án Blue Origin của mình.

Cụ thể trong mỗi cuộc họp, nhà sáng lập này thường yêu cầu những nhân viên trẻ nói trước và tất cả các giám đốc hay quản lý sẽ phải nhận xét sau cùng.

“Từ kinh nghiệm bản thân mà tôi hiểu rằng nếu nói trước thì nhiều khả năng nhân viên cấp dưới sẽ e ngại với suy nghĩ: ‘Liệu mình có sai không khi sếp nghĩ theo hướng khác’”, Jeff Bezos cho biết.

Nhà sáng lập Amazon cũng tin rằng các lãnh đạo nên tạo một môi trường cởi mở để các nhóm và nhân viên tự do nói ra suy nghĩ của mình, bày tỏ các quan điểm khác nhau.

“Bạn nên nhắc nhở mọi người rằng việc cảm thấy không thoải mái với những ý kiến khác là điều bình thường. Con người không quen với sự thật là điều hiển nhiên…Chúng ta từ xa xưa đã quen với một xã hội phức tạp, nơi con người phải biết hợp tác với nhau và từ chối sự thật để sinh tồn”, Jeff Bezos cho hay.

Chấp nhận sự thật.

Ngay cả trong mảng khoa học nơi sự thật là nền tảng mấu chốt với các cơ chế cực kỳ khắt khe thì vẫn có sự phân cấp. Bởi vậy theo Jeff Bezos, ảnh hưởng từ ý kiến của cấp trên với cấp dưới là cực kỳ lớn, qua đó hạn chế khả năng phát huy sáng tạo cũng như kiềm chế hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chính Bezos đã lấy một ví dụ điển hình ở Amazon khi khách hàng than phiền việc phải chờ đợi quá lâu trong khi gọi vào số hỗ trợ tổng đài 1800 của hãng. Thế nhưng thông số báo cáo lại cho thấy mức thời gian chờ bình quân của khách hàng khi gọi hỗ trợ chỉ là chưa đến 60 giây.

Bởi vậy trong 1 cuộc họp, đích thân Bezos đã gọi vào tổng đài hỗ trợ trước sự có mặt của trưởng bộ phận này. Kết quả là nhà sáng lập Amazon đã phải đợi hơn 10 phút.

Vậy là sự thật đã quá rõ ràng dù chúng chẳng hề dễ chịu chút nào, rằng than phiền của khách hàng đã đúng và việc đo lường số liệu của hãng đã sai sót ở chỗ nào đó.

Ngoài ra theo Bezos, việc giải quyết những sự thật này cũng không đơn giản khi ông chủ sẽ phải đối mặt với 2 kịch bản. Trong trường hợp đầu, những người nói thật sẽ buộc phải thỏa hiệp vào lời nói nối để công việc có thể tiến hành tiếp. Trường hợp thứ 2 là cuộc cãi vã sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi một bên quá mệt mỏi và buông xuôi.

Để giải quyết được những vấn đề này thì cần các cách thức phù hợp khác nhau tùy phong cách quản lý của từng ông chủ.

“Cho dù thế nào thì bạn cũng phải tìm kiếm sự thật dù chúng có thể chẳng dễ nghe chút nào. Bạn sẽ phải khiến nhân viên chú ý tập trung tìm kiếm sự thật và tích cực đưa ra những ý kiến khác nhau để khắc phục vấn đề nếu muốn công việc hiệu quả”, Jeff Bezos nói.

*Nguồn: Fortune

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất năm 2023 (và nguồn tài sản đi kèm)

Elon Musk có màn lội ngược dòng ấn tượng khi kiếm hơn 100 tỷ USD năm nay, sau năm 2022 mất tiền nhiều nhất thế giới.

Với giới siêu giàu, 2023 là năm kiếm bộn. Khi thị trường chứng khoán toàn cầu tăng tốc, hơn nửa số tỷ phú toàn cầu năm nay có tài sản tăng so với đầu năm.

Thống kê của Forbes cho thấy tổng tài sản của 10 tỷ phú kiếm bộn nhất năm nay tăng 490 tỷ USD, tính đến ngày 15/12. Trong đó, 7 người là đại diện của ngành công nghệ. Elon Musk bắt đầu năm nay với vị trí giàu thứ hai thế giới, do mất nhiều tiền nhất năm 2022. Nhưng năm nay, ông quay trở lại vị trí đầu tiên với tài sản tăng 108 tỷ USD – cũng là nhiều nhất thế giới.

1. Elon Musk

Nguồn tài sản: Tesla, SpaceX

Tài sản: 254,9 tỷ USD

Tăng: 108,4 tỷ USD

Năm nay, Musk chủ yếu dành thời gian cho X (trước đây là Twitter). Tuy nhiên, tài sản của ông vẫn tăng mạnh nhất thế giới, nhờ Tesla và SpaceX. Cổ phiếu hãng xe điện Tesla đã tăng hơn 100% từ đầu năm. Công ty hàng không vũ trụ SpaceX cũng được định giá tới 150 tỷ USD hồi tháng 7, nhờ hàng chục vụ phóng tên lửa thành công trong năm nay.

2. Mark Zuckerberg

Nguồn tài sản: Facebook

Tài sản: 118,6 tỷ USD

Tăng: 74,8 tỷ USD

Năm 2022 rất khó khăn với Zuckerberg, với giá cổ phiếu giảm, lợi nhuận giảm và các đợt sa thải quy mô lớn. Tuy nhiên, năm nay, anh có thêm gần 75 tỷ USD tài sản, nhờ Meta ăn nên làm ra. Cổ phiếu công ty mẹ Facebook đã tăng 178% từ đầu năm, trên đà ghi nhận năm tốt nhất đến nay.

3. Jeff Bezos

Nguồn tài sản: Amazon

Tài sản: 172,3 tỷ USD

Tăng: 65 tỷ USD

Cổ phiếu Amazon năm nay đã tăng gần 80%. Việc này giúp tài sản của nhà sáng lập Amazon tăng 65 tỷ USD. Amazon xuất phát điểm là website bán sách. Sau đó, họ dần mở rộng sang mọi ngành hàng, tạo ra hệ thống logistics trải khắp toàn cầu và trở thành gã khổng lồ về công nghệ, như điện toán đám mây.

4. Prajogo Pangestu

Nguồn tài sản: đa ngành

Tài sản: 52,8 tỷ USD

Tăng: 47,9 tỷ USD

Tỷ phú Indonesia có khối tài sản lớn nhờ ngành gỗ và hóa dầu. Năm nay, ông đã niêm yết hai công ty lên sàn chứng khoán Indonesia, một về khai mỏ và một về năng lượng tái tạo. Cổ phiếu hai doanh nghiệp này đều đã tăng hơn 200%.

5. Larry Page

Nguồn tài sản: Google

Tài sản: 111,7 tỷ USD

Tăng: 34,4 tỷ USD

Cổ phiếu Alphabet – công ty mẹ Google – đã tăng 50% năm nay, do nhà đầu tư kỳ vọng vào phần mềm Gemini AI của họ năm 2024. Hồi tháng 3, Alphabet cũng đã ra mắt chatbot AI Bard. Page và Sergey Brin là hai nhà đồng sáng lập Google năm 1998. Doanh thu quảng cáo của Google cũng tăng đáng kể trong năm này.

6. Amancio Ortega

Nguồn tài sản: Zara

Tài sản: 97,4 tỷ USD

Tăng: 33,2 tỷ USD

Cổ phiếu hãng thời trang nhanh Tây Ban Nha Inditex – công ty mẹ Zara – đã tăng 57% năm nay lên mức kỷ lục mới. Nguyên nhân là nhu cầu sản phẩm tăng mạnh và Inditex đạt lợi nhuận kỷ lục. Đây là tin tốt với Ortega – người nắm 60% cổ phần công ty. Năm ngoái, ông đã nhường chức Chủ tịch Inditex cho con gái là Marta Ortega Perez.

7. Sergey Brin

Nguồn tài sản: Google

Tài sản: 107,3 tỷ USD

Tăng: 33 tỷ USD

Brin và Page đều rút khỏi việc điều hành Google từ năm 2019. Nhưng năm nay, Brin đã quay trở lại để thực hiện nhiệm vụ mới trong mảng AI của công ty. Tài sản của ông cũng tăng mạnh nhờ cổ phiếu Alphabet.

8. Steve Ballmer

Nguồn tài sản: Microsoft

Tài sản: 110,9 tỷ USD

Tăng: 32,4 tỷ USD

Năm nay là năm đầu tư hiệu quả của Ballmer. Đội bóng rổ Los Angeles Clippers của ông được định giá cao hơn 19% so với năm ngoái. Microsoft – nơi ông từng làm CEO – cũng ghi nhận mức tăng cổ phiếu 55%, nhờ khoản đầu tư vào OpenAI – công ty tạo ra ChatGPT.

9. Larry Ellison

Nguồn tài sản: Oracle

Tài sản: 133,2 tỷ USD

Tăng: 30,8 tỷ USD

Nhờ AI tạo sinh, nhu cầu dịch vụ trung tâm dữ liệu cũng tăng vọt, kéo cổ phiếu gã khổng lồ phần mềm Oracle lên cao. Năm nay, mã này đã tăng 26%, giúp nhà sáng lập Ellison có thêm hơn 30 tỷ USD.

10. Jensen Huang

Nguồn tài sản: Nvidia

Tài sản: 43,6 tỷ USD

Tăng: 29,8 tỷ USD

Dù vậy, không ai hưởng lợi từ làn sóng AI nhiều hơn Jensen Huang – đồng sáng lập kiêm CEO hãng chip Nvidia. Các loại chip AI đã giúp cổ phiếu Nvidia tăng hơn 230% năm nay. Vốn hóa hãng này nhờ đó lên 1.200 tỷ USD, đưa Huang vào top 20 người giàu nhất Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023

Trí tuệ nhân tạo (AI) và nỗ lực cắt giảm chi phí đã giúp khối tài sản công nghệ tăng thêm 300 tỷ USD. Nổi bật nhất danh sách là CEO Jensen Huang của Nvidia, đã kiếm được tổng cộng 155 tỷ USD.

Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023
Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023

Về tổng thể, nếu như 2022 là năm mất mát nhiều nhất của các các tỷ phú công nghệ giàu nhất nước Mỹ, tổng tài sản bốc hơi khoảng 315 tỷ USD khi lãi suất tăng vọt và thị trường trở nên tiêu cực, 2023 là năm dường như đã giành lại được tất cả.

Ngoài khoản tài sản tăng thêm hơn 300 tỷ USD tính từ năm 2022 đến nay (chủ yếu là nhờ vào làn sóng trí tuệ nhân tạo), có hơn 3/4 trong số các tỷ phú giàu hơn so với năm 2022 bao gồm cả CEO của Meta (Facebook, Instagram…).

Người nổi bật nhất trong số các tỷ phú năm nay là CEO của Nvidia, Jensen Huang. Nhờ vào AI, giá cổ phiếu của gã khổng lồ về chip đồ họa đã tăng 234% kể từ khoảng tháng 10 năm 2022 – đẩy Nvidia vượt qua mức vốn hóa thị trường nghìn tỷ đô la đầu tiên vào tháng 6.

Dưới đây là 10 tỷ phú công nghệ có giá trị tài sản ròng ước tính tăng nhiều nhất trong năm 2023 (USD).

Larry Ellison.

Giá trị ròng: 158 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +57 tỷ USD | Nguồn tài sản: Oracle

Mark Zuckerberg.

Giá trị ròng: 106 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +48,3 tỷ USD | Nguồn tài sản: Meta (sở hữu Facebook, Instagram, WhatsApp, Threads…)

Jensen Huang.

Giá trị ròng: 40,7 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +27,8 tỷ USD | Nguồn tài sản: Nvidia

Michael Dell.

Giá trị ròng: 71,5 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +21,5 tỷ USD | Nguồn tài sản: Dell Technologies (Dell).

Larry Page.

Giá trị ròng: 114 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +21 tỷ USD | Nguồn tài sản: Google

Steve Ballmer.

Giá trị ròng: 101 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +18 tỷ USD | Nguồn tài sản: Microsoft

Jeff Bezos.

Giá trị ròng: 161 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +10 tỷ USD | Nguồn tài sản: Amazon

Rick Cohen và gia đình.

Giá trị ròng: 16,2 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +8,6 tỷ USD | Nguồn tài sản: C&S Wholesale Grocers

Bill Gates.

Giá trị ròng: 111 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +5 tỷ USD | Nguồn tài sản: Microsoft

Cũng giống như nhiều tỷ phú công nghệ khác, Bill Gates đang tập trung toàn lực vào AI, ông gọi công nghệ này là “cuộc cách mạng giống như điện thoại di động và internet”.

Vào tháng 6, Bill Gates đã tham gia vòng tài trợ trị giá 1,3 tỷ USD cho công ty khởi nghiệp chatbot AI Inflection.ai. Cá nhân ông cũng đã đầu tư cùng với Microsoft, bao gồm cả khoản đầu tư vào OpenAI (sở hữu ChatGPT). Giá cổ phiếu của Microsoft tăng 31% trong năm qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tài sản của Jeff Bezos giảm hàng tỷ USD sau khi Amazon bị kiện

Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, đã mất khoảng 5 tỷ USD sau khi FTC kiện Amazon vì cáo buộc doanh nghiệp này vi phạm luật cạnh tranh.

Tài sản của Jeff Bezos giảm hàng tỷ USD sau khi Amazon bị kiện
Tài sản của Jeff Bezos giảm hàng tỷ USD sau khi Amazon bị kiện

Sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang kiện Amazon, tài sản cá nhân của Jeff Bezos đã giảm tới 5 tỷ USD chỉ trong một ngày.

Các quan chức chống độc quyền của Hoa Kỳ đang kiện gã khổng lồ thương mại điện tử vì bị cáo buộc kinh doanh theo cách gây tổn hại đến sự cạnh tranh. Chỉ với thông tin này, giá cổ phiếu của Amazon đã giảm 4% vào thứ Ba và giảm thêm 0,5% trong giờ giao dịch đầu tiên vào thứ Tư.

Vụ kiện đã làm mất đi 55 tỷ USD vốn hóa thị trường của Amazon, nhiều hơn tổng giá trị 50 tỷ USD của Ford. Tính toán nội bộ cho thấy điều này khiến tài sản cá nhân của Bezos giảm khoảng 5,2 tỷ USD.

Hồ sơ từ tháng 6 cho thấy Bezos sở hữu khoảng 990,5 triệu cổ phiếu Amazon. Điều này có nghĩa là tài sản của cựu CEO gắn liền với tài sản của công ty mà ông thành lập.

Cổ phiếu của Amazon đã giảm ngày hôm qua sau khi người đứng đầu FTC, Lina Khan, nói rằng công ty sử dụng chiến thuật “trừng phạt và cưỡng chế” để giữ vị trí dẫn đầu.

“Khiếu nại đưa ra những tuyên bố chi tiết về cách Amazon hiện đang sử dụng sức mạnh độc quyền của mình để kiếm tiền trong khi tăng giá và khiến dịch vụ trở nên tồi tệ hơn đối với hàng chục triệu gia đình Mỹ mua sắm trên nền tảng của họ và hàng trăm nghìn doanh nghiệp phụ thuộc vào Amazon để mua sắm.” tiếp cận họ,” cô nói.

“Vụ kiện được đệ trình hôm nay nhằm mục đích buộc Amazon phải chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh độc quyền này và mang lại lời hứa về cạnh tranh tự do và công bằng.”

Theo Bloomberg Billionaires Index, giá trị tài sản ròng của Bezos vẫn tăng 43 tỷ USD trong năm nay, lên mức 150 tỷ USD, nhờ giá cổ phiếu của Amazon tăng.

Anh ấy là thành viên của một nhóm lớn hơn gồm các tỷ phú công nghệ có tài sản tăng vọt kể từ khi nhu cầu về cổ phiếu liên quan đến AI tăng vọt.

Năm nay, một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất vào sự giàu có là sự gia tăng của cổ phiếu công nghệ, được thúc đẩy bởi sự phấn khích của các nhà đầu tư về sự trỗi dậy của AI. Chín trong số 10 tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất đều làm trong ngành công nghệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Thay đổi phong cách lãnh đạo là điều các CEO cần làm trong bối cảnh mới

Nhắc đến CEO của đế chế thương mại điện tử Amazon, Jeff Bezos, người ta không chỉ nhắc đến với tư cách là người giàu nhất nhì thế giới, phong cách lãnh đạo của ông, thứ giúp Amazon từ là công ty bán sách vô danh đến nền tảng eCommerce lớn nhất thế giới cũng là thứ đáng được học hỏi.

Thay đổi phong cách lãnh đạo là điều các CEO cần làm trong bối cảnh mới
Thay đổi phong cách lãnh đạo là điều các CEO cần làm trong bối cảnh mới

Khi nói đến các công ty khởi nghiệp hay các giai đoạn đầu của các đế chế như Amazon hay Apple, người ta nói đến cách các nhà lãnh đạo đã cố gắng để biến các ý tưởng thành các doanh nghiệp thực sự, lớn hơn là các công ty đại chúng (được niêm yết).

Trong khi chỉ một số ít trong số họ thành công, hiển nhiên, phần còn lại là thất bại.

Hầu hết những nhà sáng lập của các doanh nghiệp không thể vượt qua những thách thức trong việc biến ý tưởng của họ thành một công ty đại chúng.

Theo nghiên cứu mới đây của Giáo sư Loredana Padureanm của MIT Sloan School, để làm được điều này, các nhà sáng lập phải thành công ở 3 giai đoạn mà phần lớn các công ty khởi nghiệp đều trải qua:

  • Giai đoạn 1: Có được những khách hàng đầu tiên.
  • Giai đoạn 2: Mở rộng quy mô.
  • Giai đoạn 3: Chèo lái doanh nghiệp đến những nấc thang mới (Niêm yết lên sàn).

Ở nhiều năm trở về trước, các nhà đầu tư mạo hiểm (VC) đã tìm cách thay thế các CEO (Giám đốc điều hành) trước mỗi giai đoạn phát triển mới của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này lại trở nên sai lầm ở giai đoạn hiện tại.

Việc thay thế các nhà sáng lập bằng các CEO chuyên nghiệp có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực – hãy nghĩ đến việc John Sculley thay thế Steve Jobs (Cố Nhà sáng lập của Apple).

“Khoảng 30 năm trước, các nhà đầu tư mạo hiểm tỏ ra không mấy mặn mà với các nhà sáng lập khi công ty bắt đầu mở rộng quy mô, thứ họ cần hơn là một CEO chuyên nghiệp, người có thể giúp họ mang về nhiều tiền hơn.”

Tuy nhiên, có một thứ khác mà các nhà đầu tư này ít nghĩ tới đó là “linh hồn của doanh nghiệp”, thứ chỉ có ở các nhà sáng lập.

Trong khi các CEO chuyên nghiệp có thể (dễ dàng hơn) giúp doanh nghiệp sớm vượt qua giai đoạn tìm kiếm những khách hàng ban đầu (Giai đoạn 1), họ lại hiếm khi có đủ năng lực và nhiệt huyết để khiến doanh nghiệp đi xa hơn (tới Giai đoạn 3).

Thông thường, nếu các nhà sáng lập cởi mở với ý kiến ​​đóng góp và mong muốn lắng nghe, họ hoàn có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp..

Dưới đây là một số cách bạn phải thay đổi hành vi của mình để biến doanh nghiệp từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến một công ty đại chúng.

1. Thay đổi phong cách lãnh đạo.

Để vượt qua giai đoạn đầu tiên, những người sáng lập phải ngừng khoe khoang thành tích và cần lắng nghe nhiều hơn khi họ tương tác với đội ngũ điều hành của mình.

Thay vì cố gắng bảo vệ quan điểm cá nhân một cách bất chấp, nhà sáng lập cần loại bỏ cái tôi của mình. Hãy tự hỏi ‘Liệu tôi chưa nghĩ đến điều gì? hay Nếu chiến lược này thất bại, tại sao nó lại thất bại?’

2. Buông bỏ để trưởng thành.

Để vượt qua giai đoạn đầu tiên, những người sáng lập phải ngừng cố gắng kiểm soát tất cả các quyết định (lãnh đạo độc đoán). Thay vào đó, họ phải học cách trao quyền cho người khác và quản lý những người biết nhiều hơn họ.

Nhắc đến điều này, có một câu nói nổi tiếng của cố CEO Apple đại ý có nghĩa là “Đừng tuyển nhân tài về rồi chỉ cho họ phải làm gì, hãy hỏi họ chúng ta cần làm gì”.

3. Nắm bắt và tận dụng được những năng lực đặc biệt của đội ngũ.

Là nhà sáng lập hay CEO, một trong những vai trò quan trọng nhất là “đặt người đúng chỗ”.

Thường thì nhà sáng lập sẽ chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp bằng cách tạo ra những sản phẩm đầu tiên và có được những khách hàng đầu tiên.

Tuy nhiên, theo thời gian, sản phẩm ban đầu đó sẽ trưởng thành và doanh nghiệp sẽ cần phát triển một sản phẩm mới có nhiều tiềm năng tăng trưởng hơn.

Chính vì điều này, nhà sáng lập cần lắng nghe đội ngũ lãnh đạo của mình nhiều hơn, tìm ra các điểm mạnh của họ, những người gần gũi nhất với khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

“Các nhà lãnh đạo cần nhận ra rằng họ không thể tự mình làm tất cả. Họ nên xây dựng một hệ thống lắng nghe mang tính chiến lược để lấy ý kiến từ các nhân viên và người quản lý khác.”

4. Hãy coi các nhà đầu tư như là những người trợ giúp thay vì là người hưởng lợi.

Trong khi với không ít các công ty khởi nghiệp, họ cần gọi vốn để phát triển doanh nghiệp của mình, họ cần tiền từ các nhà đầu tư và xem nhà đầu tư như là những người sẽ “hưởng lợi” từ những lợi ích phát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên, quan điểm này cần phải thay đổi.

Các nhà sáng lập không nên xem các nhà đầu tư như những “kẻ xâm nhập” hay “người chen ngang” vào doanh nghiệp, mà hãy coi họ như những đồng minh có thể giúp doanh nghiệp của thành công.

Các nhà lãnh đạo phải tránh coi các nhà đầu tư là những người cản đường họ và nên chủ động xây dựng lòng tin với hội đồng quản trị. Nhiều nhà sáng lập bẩm sinh không giỏi về chiến lược. Nhưng một hội đồng quản trị tốt có thể trợ giúp.

Thay vì cố gắng để nắm giữ mọi thứ, các CEO nên truyền đạt ý tưởng để những người khác có thể giúp tạo ra một tương lai mới cho doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Người làm Marketing và Kinh doanh học được gì từ bức thư gửi cổ đông của CEO Amazon

Kể từ khi biến Amazon trở thành công ty đại chúng vào năm 1997, CEO Amazon đều gửi thư cho các cổ đông của mình hàng năm, thói quen này được giữ mãi cho đến khi ông từ chức vào năm 2021. Những gì mà CEO này gửi cho cổ đông chứa đựng những bài học mà bất cứ người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng có thể học hỏi.

Người làm Marketing và Kinh doanh học được gì từ bức thư gửi cổ đông của CEO Amazon
Người làm Marketing và Kinh doanh học được gì từ bức thư gửi cổ đông của CEO Amazon

Khi nói đến các bức thư của Amazon, Jean-Louise Gassee, cựu giám đốc cấp cao của Apple và là nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, cho biết:

“Những bức thư của Jeff Bezos cho chúng ta cơ hội để thấy cách một thiên tài giải thích về công việc của mình. Nó sẽ là tài liệu tuyệt vời cho một khóa học về chiến lược và truyền thông ở các trường kinh doanh.”

Dưới đây là những gì được rút ra từ các bức thư.

1. Biến nhiệm vụ trở thành sứ mệnh.

Trong lá thư đầu tiên của mình, Bezos đã đưa ra một nguyên tắc, thứ sẽ là động lực thúc đẩy các quyết định của công ty trong một phần tư thế kỷ tới đó là: nỗi ám ảnh về khách hàng.

Bezos đã chính thức hóa nguyên tắc này thành sứ mệnh của công ty 2 năm sau đó khi ông nói rằng Amazon đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng “một công ty lấy khách hàng làm trọng tâm tốt nhất trên Trái đất”.

Cụm từ “nỗi ám ảnh về khách hàng” cũng được phản ánh trong chính các bức thư của ông khi ông nhắc đến và trích dẫn từ “Khách hàng” hàng chục lần trên mỗi bức thư.

Jeff Bezos coi sứ mệnh của mình là tạo ra những “gia vị” thành công cho Amazon.

2. Sử dụng những từ ngữ đơn giản để nói về những điều khó khăn.

Toàn bộ 70% thư của Bezos đều dễ đọc đối với hầu hết những người có trình độ học vấn khác nhau ngay cả với những người chưa học đến cấp 3.

Đáng chú ý, khi Amazon phát triển lớn hơn và phức tạp hơn, Bezos đã chọn những từ đơn giản hơn để diễn đạt những ý tưởng lớn (Big Idea).

Ví dụ, trong bức thư năm 2007 (viết bằng ngôn ngữ lớp 8), lần đầu tiên Bezos mô tả máy đọc sách điện tử Kindle — sử dụng gần như hoàn toàn các từ chỉ có một và hai âm tiết:

“Nếu bạn gặp một từ mà bạn không nhận ra, bạn có thể tra từ đó một cách dễ dàng. Bạn có thể tìm sách của mình…Nếu bạn mỏi mắt, bạn có thể thay đổi kích thước phông chữ.

Tầm nhìn của chúng tôi đối với Kindle là chứa đựng mọi cuốn sách từng được in bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, tất cả đều có sẵn trong vòng chưa đầy 60 giây.”

Khi bạn viết đơn giản, bạn sẽ không làm cho nội dung trở nên nhàm chán.

3. Sử dụng thể chủ động.

Jeff Bezos đã thành lập Amazon vào năm 1994. Đây là kiểu câu chủ động vì chủ ngữ (Bezos) đã thực hiện hành động (thành lập) Amazon. Dạng bị động của câu này là: Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos vào năm 1994.

Khi nhận ra các câu bị động thường làm cho nội dung mất đi tính hấp dẫn, Jeff Bezos rất ít khi sử dụng kiểu câu này trong các bức thư của mình.

Các câu được viết ở thể chủ động thường đi thẳng vào vấn đề nhanh hơn và dễ hiểu hơn.

4. Làm chủ phép ẩn dụ.

Bezos đặt tên công ty của mình là Amazon vì nó đóng vai trò như một phép ẩn dụ, là một phép so sánh giữa hai thứ có những điểm tương đồng.

Năm 1998, Bezos giải thích rằng ông muốn thông báo rằng công ty Amazon là “hiệu sách lớn nhất Trái đất” cũng như Amazon ở Nam Mỹ là “con sông lớn nhất Trái đất”.

Khi chúng ta bắt gặp một điều gì đó mới mẻ, bộ não của chúng ta bắt đầu hoạt động và cố gắng tìm kiếm những so sánh quen thuộc. Những người giao tiếp giỏi thường sử dụng các phép ẩn dụ để khiến cho người nghe hay người đọc suy nghĩ nhiều hơn và nhớ lâu hơn.

Jeff Bezos lấp đầy các bức thư của mình bằng những phép ẩn dụ được lựa chọn cẩn thận để giải thích những ý tưởng phức tạp. Ông đã giới thiệu bánh đà để thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra các đội nhóm “hai chiếc bánh pizza” và tuyển những người truyền giáo (người có tầm nhìn và truyền bá tư tưởng) thay vì là lính đánh thuê.

Phép ẩn dụ được xem là thứ “vũ khí lợi hại nhất” của các diễn giả và Jeff Bezos đã không ngừng vận dụng nó.

5. Viết nhiều và thường xuyên là cách tốt nhất để học và phát triển.

Vào mùa hè năm 2004, Jeff Bezos đã đưa ra một quyết định khiến đội ngũ lãnh đạo của ông bối rối: Không sử dụng PowerPoint (PPT) trong các cuộc họp của Amazon.

Thay vào đó, các nhân viên được yêu cầu viết một “bản ghi nhớ dài 6 trang có cấu trúc theo kiểu tường thuật.”

Bezos giải thích rằng viết lách rất khó và để viết tốt cần có thời gian. Ông cho biết mọi người lầm tưởng rằng một bản nội dung dài 6 trang thì có thể được viết trong một ngày, hoặc thậm chí vài giờ, sự thật không phải như vậy.

“Nó thực sự có thể mất một tuần hoặc hơn” Bezos nói. “Những bản ghi nhớ tuyệt vời được viết đi viết lại, chia sẻ với các đồng nghiệp, những người được yêu cầu cải thiện công việc, rồi sau đó chỉnh sửa lại chúng bằng một tâm trí mới mẻ hơn. Đơn giản là chúng không thể được thực hiện trong một ngày hoặc hai.”

Theo Jeff Bezos, bạn không thể viết tốt nếu bạn không tìm hiểu đủ sâu về một vấn đề gì đó, do đó, đây cũng là cách thức để kiểm tra xem năng lực thực sự của người đối diện.

6. Tuyển dụng những người giỏi.

Trong bức thư năm 1998 của mình, Jeff Bezos đã tiết lộ những câu hỏi mà các nhà quản lý tuyển dụng của Amazon tự hỏi chính họ khi đánh giá hồ sơ ứng viên:

  • Bạn sẽ ngưỡng mộ người này chứ? Bezos cho biết ông luôn cố gắng làm việc với những người mà ông có thể học hỏi hoặc coi đó là tấm gương xuất sắc.
  • Người này sẽ nâng cao hiệu quả của các đội nhóm của Amazon chứ? Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống hoặc sự nghiệp, hãy kết giao với những người thách thức bạn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
  • Người này sẽ trở thành ngôi sao ở khía cạnh nào? Hãy dành thời gian của bạn với những ngôi sao, những người truyền cảm hứng cho bạn để đạt các mục tiêu cao hơn.

7. Chậm mà chắc.

Trước khi xây dựng bất cứ sản phẩm mới nào, Bezos yêu cầu các nhà quản lý của mình viết các bản thông cáo báo chí theo góc nhìn của khách hàng.

“Kindle là một ví dụ điển hình về cách tiếp cận cơ bản này của chúng tôi,” Bezos viết vào năm 2008. Hơn 4 năm trước khi giới thiệu sản phẩm, nhóm Kindle đã viết một thông cáo báo chí có nội dung: “Mọi cuốn sách, từng được in, bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, đều có sẵn trong vòng chưa đầy 60 giây.”

Theo Giám đốc điều hành Andy Jassy, ​​người đã viết thông cáo báo chí nhiều năm trước khi ra mắt AWS, giải pháp điện toán đám mây khổng lồ của Amazon, “Thông cáo báo chí được thiết kế để đưa ra tất cả các lợi ích của sản phẩm nhằm đảm bảo rằng bạn đang thực sự nỗ lực để giải quyết các vấn đề của khách hàng.”

8. Duy trì văn hóa “Ngày đầu tiên”.

Bắt đầu từ năm 1998, Jeff Bezos đã đính kèm bức thư của mình với lời nhắc: “Luôn là Ngày đầu tiên.”

Ngày đầu tiên không phải là một thứ gì đó — đó là một tư duy thể hiện sự ám ảnh về khách hàng, suy nghĩ dài hạn, không ngừng tư duy và mạnh dạn đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ông viết: “Ngày thứ 2 là sự bế tắc. Tiếp theo là sự không thích hợp. Tiếp theo là sự suy sụp đau đớn đến tột cùng và tiếp theo là cái chết. Và đó là lý do tại sao nó luôn là Ngày đầu tiên.”

Jeff Bezos đã điều hành Amazon trong 9.863 ngày, nhưng ông luôn xuất hiện và làm việc như là “Ngày đầu tiên”.

Bằng cách đề cập đến khái niệm “Ngày đầu tiên” một cách nhất quán, Jeff Bezos đã biến một phép ẩn dụ từ một câu nói thành một kế hoạch chi tiết về cách suy nghĩ, hành động và lãnh đạo của toàn bộ nhân viên Amazon.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Jeff Bezos sẽ dành phần lớn số tài sản 124 tỷ USD để làm từ thiện

Nhà sáng lập Amazon, nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới, người giàu thứ 4 thế giới, Jeff Bezos công bố kế hoạch dùng phần lớn khối tài sản trị giá xấp xỉ 124 tỷ USD của mình để làm từ thiện.

Jeff Bezos sẽ dành phần lớn số tài sản 124 tỷ USD để làm từ thiện
Jeff Bezos sẽ dành phần lớn số tài sản 124 tỷ USD để làm từ thiện

Trong một bài trả lời phỏng vấn trên truyền thông Mỹ, ông Jeff Bezos tuyên bố sẽ chi phần lớn tài sản của ông để chống lại biến đổi khí hậu và hỗ trợ những người có khả năng đoàn kết nhân loại trước những chia rẽ về chính trị và xã hội sâu sắc. Đây là lần đầu tiên tỷ phú này cam kết sẽ chi phần lớn tài sản của mình cho từ thiện.

Ông Jeff Bezos hiện sở hữu 123,9 tỷ USD. Trong nhiều năm qua, ông đã giàu lên nhanh chóng nhờ vượt mặt nhiều đối thủ, nhưng trong năm 2022, khối tài sản của ông đã bị hụt đi 70 tỷ USD vì thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc do một số vấn đề về kinh tế như lạm phát cao, lãi suất tăng.

Trước đó, một số bên đã chỉ trích ông Jeff Bezos, 58 tuổi, vì không ký vào Giving Pledge – một bản cam kết mà nhiều người giàu nhất thế giới đã đồng thuận tham gia để quyên góp phần lớn tài sản vì mục đích từ thiện.

Trong nhiều năm, ông Jeff Bezos không thực hiện nhiều hoạt động từ thiện mà tập trung vào việc kinh doanh ở Amazon và Blue Origin – một công ty khám phá vũ trụ.

Nhưng trong những năm gần đây, ông Jeff Bezos đã cam kết chi hàng USD cho các tổ chức từ thiện và thực hiện nhiều khoản quyên góp kể từ khi thôi giữ chức giám đốc điều hành Amazon vào năm ngoái.

Vợ cũ của ông, bà MacKenzie Scott, đã quyên góp hơn 12 tỷ USD cho các tổ chức phi lợi nhuận kể từ khi hai người chia tay vào năm 2019.

Ông Bezos chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu khi đóng góp cho Quỹ Trái đất 10 tỷ USD và tặng Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Smithsonian số tiền 200 triệu USD.

Theo Bloomberg

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Các nhà sáng lập Big Tech lần lượt rời “sân khấu”

Nhà sáng lập của các công ty công nghệ hàng đầu như Twitter, Amazon, Microsoft… đang dần rút lui, nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn.

Source: CNBC

Chỉ riêng tuần này, người đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã từ chức CEO và chuyển giao trọng trách cho nhân vật trẻ hơn là Parag Agrawal.

Marc Benioff, đồng sáng lập kiêm CEO của Salesforce – một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới – cũng chia sẻ quyền lực khi bổ nhiệm Bret Taylor ngang cấp với mình.

Trong một thập kỷ gần đây, làn sóng từ chức của những người sáng lập trong các công ty công nghệ diễn ra ngày một nhiều.

Từ tháng 7, Jeff Bezos chính thức trao vị trí CEO Amazon cho Andy Jassy để tập trung cho các sứ mệnh khác, gồm công ty hàng không vũ trụ Blue Origin và các công việc từ thiện.

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc ByteDance – công ty mẹ của TikTok – cũng chia tay người sáng lập. Trong thông báo vào tháng 5, Zhang Yiming cho biết đã từ chức CEO với lý do “lo lắng về việc công ty phụ thuộc quá nhiều vào những ý tưởng có từ khi thành lập”.

Đầu tháng 11, Bloomberg đưa tin Yiming cũng đã rời ghế chủ tịch và người thay ông là Liang Rubo cùng đội ngũ quản trị mới với 5 thành viên.

Trong khi đó, tỷ phú Bill Gates đã giữ vai trò CEO từ khi thành lập Microsoft năm 1975 và từ chức vào năm 2000. Tuy nhiên, ông vẫn đóng vai trò quan trọng tại công ty trong suốt nhiều năm, trước khi chính thức rời khỏi hội đồng quản trị vào tháng 3/2020. Hiện tại, Microsoft được điều hành bởi Satya Nadella với vai trò Chủ tịch kiêm CEO.

Tương tự, Jack Ma, người tạo ra Alibaba vào năm 2013, thôi chức Giám đốc điều hành vào năm 2019. Lúc đó, ông vẫn nắm quyền lực đáng kể trong công ty. Dù vậy, khi Ant Group không thể IPO do bất đồng với chính phủ Trung Quốc, ông chọn cách rút lui.

Trước đó, vào tháng 9/2018, hai nhà đồng sáng lập Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger thông báo từ chức và rời công ty. Hành động này được cho là xảy ra sau những bất đồng lớn của cả hai với Facebook và Mark Zuckerberg.

Tháng 8/2015, Larry Page và Sergey Brin, cùng sáng lập Google, chuyển sang vai trò giám sát tập đoàn Alphabet. Người được chọn cho vị trí CEO Google là Sundar Pichai. Đến năm 2019, Pichai cũng tiếp quản vị trí CEO Alphabet.

Riêng Apple là một trường hợp đặc biệt. Năm 2009, Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, rời vị trí lãnh đạo để đi chữa bệnh và quay lại vào 2011.

Cùng năm này, ông mất và người kế nhiệm là Tim Cook. Gần đây, Cook cũng chia sẻ ý định rút khỏi vai trò điều hành Apple trong một thập kỷ nữa.

Ngược lại, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập Facebook, hiện vẫn kiểm soát hoàn toàn công ty Meta và chưa có ý định chuyển giao bớt quyền lực.

Ngoài ra, một số nhà sáng lập khác cũng vẫn điều hành công ty là Jensen Huang của Nvidia, Ma Huateng của Tencent hay Evan Spiegel của Snapchat.

“Rõ ràng, các công ty công nghệ vẫn tồn tại và phát triển mạnh mà không cần đến người sáng lập. Microsoft và Apple – hai công ty đại chúng có giá trị nhất trên thế giới – là minh chứng”, The Verge bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Verge

Chủ tịch JP Morgan xem Jeff Bezos và Tim Cook là hai CEO giỏi nhất

Theo ông, cả Jeff Bezos và Tim Cook đều có khả năng đổi mới và tập trung vào các dịch vụ khách hàng. 

CEO Jamie Dimon | Source: Fox Business

Khi điểm tên những CEO giỏi nhất, Jamie Dimon – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành JPMorgan Chase nghĩ ngay đến 2 vị CEO nổi tiếng của những tập đoàn hàng đầu thế giới.

″Jeff Bezos của Amazon và Tim Cook của Apple”, Dimon chia sẻ trên chương trình “Axios trên HBO”.

Giải thích lý do vì sao đưa ra hai tên tuổi này? Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành JPMorgan Chase nhận định, cả Jeff Bezos và Tim Cook đều có khả năng đổi mới và tập trung vào các dịch vụ khách hàng.

Lấy ví dụ về dịch vụ khách hàng của Amazon, Dimon nói: “Nếu bạn nhìn vào Amazon, hãy nhìn vào những gì họ đã làm và đạt điều đó”.

Bezos từ lâu đã cho rằng thành công của mình là do bị “ám ảnh” bởi khách hàng (ý nói khách hàng phản hồi quá nhiều) thay vì bị đối thủ cạnh tranh ám ảnh: “Một dịch vụ khách hàng tốt nhất là khi khách hàng không cần gọi cho bạn, không cần lên tiếng, dịch vụ khách hàng tự chủ động hoạt động”, Bezos nói vào năm 2011.

Không có gì ngạc nhiên khi Bezos được Dimon đánh giá là vị CEO giỏi nhất. Hai người đã là bạn của nhau trong nhiều thập kỷ, gặp nhau vào năm 1997 khi Dimon phỏng vấn cho một vị trí tại Amazon sau khi ông bị sa thải khỏi Citigroup.

Dimon chia sẻ, ông nghĩ Bezos “có cơ hội thực sự để tạo nên một cái gì đó”, vào thời điểm đó. Nhưng để làm việc cho Amazon tại thời điểm Jeff mới chỉ là một người bán sách trực tuyến non trẻ thì “lại không phù hợp với truyền thống gia đình tôi.

Tôi đã dành cả đời cho các dịch vụ tài chính. Và vì vậy tôi quyết định có lẽ nên tìm thứ gì đó trong các dịch vụ tài chính”, Dimon nói với Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại David Rubenstein vào năm 2019.

Tuy nhiên, Dimon cho biết ông và Bezos “đã thành công và chúng tôi trở thành bạn của nhau kể từ đó”, Dimon nói với Poppy Harlow trong bộ phim tài liệu CNN  “The Age of Amazon” vào năm 2019.

Dimon cũng so sánh sự đổi mới đã thay đổi cuộc chơi của Amazon với những thứ như iPhone của Apple và Model T của Henry Ford.

Vào tháng 7, Bezos từ chức Giám đốc điều hành của Amazon sau 27 năm nắm quyền . Hiện ông giữ chức Chủ tịch điều hành của Amazon.

Vào năm 2018, Dimon và Bezos đã cố gắng hợp tác kinh doanh để tạo ra một liên doanh phi lợi nhuận cùng với Chủ tịch Berkshire Hathaway Warren Buffett có tên là Haven.

Mục tiêu của liên doanh là nhằm khắc phục các vấn đề trong hoạt động chăm sóc sức khỏe và giảm chi phí cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, công ty đã đóng cửa vào tháng Giêng sau khi các thành viên sáng lập thực hiện các dự án của họ một cách riêng lẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Amazon trả cho nhân viên 5000 USD để nghỉ việc nếu họ không còn muốn gắn bó

Nếu bạn đang làm việc tại Amazon nhưng bạn không còn muốn ở lại. Amazon sẽ trả cho bạn 5000 USD để bạn rời đi ngay khi có thể.

Getty Images

Cứ mỗi năm một lần, Amazon đề nghị trả cho các nhân viên toàn thời gian tại các trung tâm xử lý đơn hàng của của mình một khoản lên đến 5.000 USD để họ rời khỏi công ty.

Những nhân viên đủ điều kiện là những người đã làm việc tối thiểu một năm và Amazon cũng thông báo rằng, với tất cả những ai từng chấp nhận lời đề nghị đó của công ty thì sẽ không bao giờ có thể làm việc tại Amazon nữa.

Bà Melanie Etches, phát ngôn viên của Amazon trao đổi với CNBC rằng:

“Chúng tôi làm điều này vì chúng tôi muốn đảm bảo rằng những người làm việc tại Amazon đều thực sự muốn ở lại và làm việc. Về lâu dài, việc ở lại một nơi nào đó mà bạn không muốn hoặc không yêu thích sẽ không có lợi cho cả nhân viên lẫn công ty.”

Công ty sẽ cung cấp 2.000 USD cho nhân viên đã làm việc tại công ty tối thiểu một năm và đề nghị tăng thêm 1.000 USD cho mỗi năm làm việc tăng thêm, tối đa là 5.000 USD.

Chương trình này của Amazon được gọi là “Pay to Quit”, được tạo ra lần đầu tiên bởi nhà bán lẻ giày trực tuyến Zappos, công ty được Amazon mua lại vào năm 2009.

Amazon tuyên bố rằng họ thực sự không muốn nhân viên chấp nhận lời đề nghị. Trên thực tế, dòng tiêu đề trên bản ghi nhớ nêu rõ “Xin đừng nhận nhận ưu đãi này”.

Nhà sáng lập Jeff Bezos viết:

“Mục tiêu của chương trình này là khuyến khích mọi người hãy dành thời gian và suy nghĩ về những gì họ thực sự muốn làm, và nơi họ thực sự muốn ở.”

Theo Ông Michael Burchell, chuyên gia về văn hóa nơi làm việc: “Làm thế nào để xây dựng nó, làm thế nào để giữ nó và tại sao nó lại quan trọng, nó thực sự có thể tăng cường sự gắn bó của nhân viên và hiệu quả về mặt chi phí trong thời gian dài.”

Mặc dù “Pay to Quit” có thể không nhất thiết thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ hơn, nhưng ông nói, nó giải quyết được vấn đề rằng họ đang cam kết ở lại.

Ông nói tiếp: “Nếu bạn thực sự không nhận tiền và bạn chọn ở lại, điều đó có nghĩa là bạn đã cam kết với tổ chức và cam kết với công việc của mình. Nó tạo nên sự rõ ràng giữa người sử dụng lao động và người lao động.”

Một phân tích của công ty tư vấn Gallup cho thấy rằng các tổ chức có sự gắn bó của nhân viên cao có năng suất cao hơn 21% so với các công ty còn lại, trong khi nghiên cứu từ Trường Kinh doanh UNC Kenan-Flagler thì cho thấy rằng các công ty có nhân viên gắn bó cao có mức tăng trưởng doanh thu trung bình cao hơn 2,3 lần so với các tổ chức hay doanh nghiệp mà nhân viên chỉ gắn bó ở mức trung bình.

Theo Gallup, một nhân viên buông thả, một người không hạnh phúc và không hiệu quả trong công việc thường khiến tổ chức của họ phải trả 3.400 USD cho mỗi 10.000 USD tiền lương, tương đương 34%. Và khoản phí này là quá cao.

Bằng cách đưa ra lời đề nghị này, Amazon có thể loại bỏ những nhân viên buông thả, và do đó về lâu dài, Amazon có thể vừa tiết kiệm chi phí trên mỗi nhân sự vừa tăng doanh thu tổng thể cho tổ chức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Jeff Bezos đầu tư vào Ula, một startup thương mại điện tử B2B của Indonesia

Ula cho biết họ đã huy động được 87 triệu USD trong vòng tài trợ Series B được dẫn dắt bởi Prosus Ventures, Tencent và B Capital. Jeff Bezos cũng đã đầu tư vào.

Từ trái qua phải: Founder kiêm COO, CCO, CEO và CTO của Ula

Vòng gọi vốn mới trở nên đặc biệt hơn khi có sự tham gia của Bezos Expeditions, một công ty chuyên về đầu tư của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos.

Bên cạnh Bezos Expeditions, còn có sự xuất hiện của các quỹ đầu tư hàng đầu Châu Á như Northstar group, AC Ventures và Citius.

Ông Nipun Mehra, nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Ula cho biết:

“Chúng tôi ra mắt vào năm 2020, với một sứ mệnh duy nhất là trao quyền cho các nhà bán lẻ nhỏ ở các khu vực lân cận để tăng thu nhập của họ thông qua công nghệ.

Chúng tôi thực hiện một cách tiếp cận dài hạn để giải quyết các vấn đề cơ bản hiện có của các nhà bán lẻ truyền thống bằng cách đầu tư vào yếu tố công nghệ và chuỗi cung ứng.”

“Các nhà đầu tư mới của Ula đến và chia sẻ tư duy lâu dài này của công ty. Chúng tôi rất biết ơn họ vì đã tin tưởng vào sứ mệnh của Ula và hy vọng sẽ học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm của họ trong việc định hình lại lĩnh vực bán lẻ ở các thị trường mới nổi khác.”

Không gian thương mại điện tử B2B của Indonesia từ lâu đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn như Gojek, Tokopedia, và cả Grab. Ula cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp với Warung Pintar, công ty được “chống lưng” bởi East Ventures, đã mua lại nền tảng chuỗi cung ứng Bizzy Digital vào đầu năm nay.

Mối quan tâm của Jeff Bezos đối với Ula xuất hiện trong bối cảnh hiện Amazon chưa thể thâm nhập vào hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và ở một số quốc gia, thì sự có mặt của Amazon vẫn rất còn hạn chế. Amazon muốn có một sự thay đổi mới sau khoản đầu tư này.

Ula được thành lập bởi Nipun Mehra, cựu giám đốc điều hành của Flipkart ở Ấn Độ, Alan Wong, người trước đây đã từng làm việc ở Amazon, Derry Sakti, người từng giữ vai trò giám sát vận hành của gã khổng lồ hàng tiêu dùng P&G tại Indonesia và Riky Tenggara, trước đây từng làm việc cho Lazada và aCommerce.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Simple Rule of Scope – Quy tắc xử lý công việc của Jeff Bezos và nhiều doanh nhân khác

Quy tắc “Simple Rule of Scope” là quy tắc được sử dụng để mô tả chi tiết những gì liên quan đến một công việc cụ thể, cùng với lượng thời gian và nỗ lực cần thiết để hoàn thành nó.

quy tắc Simple Rule of Scope
Jeff Bezos | Chairman at Amazon

Tất cả mọi người đều muốn làm những công việc tuyệt vời, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu những gì cần thiết để tạo nên điều đó. Đó chỉ là một lý do tại sao, trong khi những ý tưởng hay vốn đã rất ít, những người và doanh nghiệp có thể thực hiện được những ý tưởng tốt lại ít và xa vời hơn rất nhiều.

Amazon là một trong những công ty như vậy: Trong nhiều thập kỷ, “Cửa hàng có thể bán mọi thứ” đã xây dựng một dấu ấn tuyệt vời về khả năng thực hiện những ý tưởng tuyệt vời.

Nếu bạn hỏi đâu là một trong những lý do.

Thí đó chính là vì Jeff Bezos đã dạy nhân viên của mình quy tắc Simple Rule of Scope, một quy tắc đơn giản giúp nhân viên xác định phạm vi công việc của chính mình.

Tại sao hiểu được phạm vi công việc lại quan trọng.

Trong các thuật ngữ liên quan đến quản lý dự án, “phạm vi” (Scope) được sử dụng để mô tả chi tiết những gì liên quan đến một công việc cụ thể, cùng với đó là lượng thời gian và những nỗ lực cần thiết để hoàn thành nó.

Cho dù bạn đang làm việc trên một dự án phức tạp hay thậm chí chỉ là một nhóm nhiệm vụ nhỏ, việc xác định phạm vi là điều cực kỳ quan trọng.

Như Jeff Bezos đã giải thích trong một bức thư gửi cổ đông trước đây, trước tiên nó đòi hỏi bạn phải nhận ra kết quả “tốt” trông sẽ như thế nào. Sau đó, bạn phải hiểu và có những kỳ vọng thực tế về việc sẽ mất bao nhiêu công sức để đạt được kết quả đó.

Điều này rất quan trọng vì nhiều công việc khó hơn, liên quan nhiều người hơn hoặc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành so với tưởng tượng của hầu hết mọi người.

Để minh họa, Bezos kể lại câu chuyện của một người bạn của mình đã từng học cách “trồng cây chuối” đúng cách. Cô ấy đã tạm dừng việc tuyển một huấn luyện viên chỉ vì anh ta nói với cô ấy rằng hầu hết mọi người nghĩ rằng họ có thể thành thạo với việc “trồng cây chuối” trong khoảng hai tuần, trong khi thực tế phải mất ít nhất là sáu tháng.

Bezos nói: “Những niềm tin phi thực tế về phạm vi – thường bị che giấu và có thể làm hại đến các tiêu chuẩn cao. Để đạt được tiêu chuẩn cao cho bản thân hoặc là một phần của đội nhóm, bạn cần phải hình thành và chủ động truyền đạt những niềm tin thực tế về mức độ khó khăn của một thứ hay công việc gì đó.”

Khi cần trình bày một ý tưởng mới, nhân viên của Amazon không được sử dụng PowerPoint.

Thay vào đó, họ phải viết các bản ghi nhớ có cấu trúc tường thuật, có thể dài tới sáu trang.

Bezos nói: “Khi một bản ghi nhớ không được thể hiện một cách tuyệt vời, thông thường là do người viết không có khả năng nhận ra những tiêu chuẩn cao.

Nói đúng hơn, đó là một kỳ vọng sai lầm về phạm vi: Người viết tin rằng họ có thể viết một bản ghi nhớ kỹ lưỡng trong một hoặc hai ngày, hoặc thậm chí vài giờ. Nhưng trong thực tế, nó phải mất một tuần hoặc lâu hơn.”

Tạo ra nhiều động lực.

Rất nhiều người đã bắt đầu với con đường thành công của riêng mình, nhưng họ lại từ bỏ trước khi gặt hái được những thành quả nhất định – họ làm vậy bởi vì họ chỉ đơn giản là không hiểu những gì cần thiết để đạt được những kết quả mà họ mong đợi.

Bằng cách xác định phạm vi công việc, bạn có thể giúp tạo ra cho mình những động lực cần thiết để tiếp tục làm việc – Bạn có thể dễ dàng theo dõi những gì bạn đã làm, đang làm và cần làm để đến được đích.

Hỗ trợ quá trình thực hiện công việc.

Mọi doanh nghiệp và dự án đều có một tập hợp các nhiệm vụ bất thành văn mà mọi người đều cho rằng họ sẽ hoàn thành, ngay cả khi không ai biết ai sẽ thực hiện chúng.

Bạn thử đoán xem? Những nhiệm vụ đó thường có được hoàn thành không?

Việc xác định phạm vi giúp làm cho các nhiệm vụ đó trở nên rõ ràng hơn, để cần có ai đó đảm bảo rằng chúng sẽ được hoàn thành.

Tăng cường sự đoàn kết.

Như Bezos đã giải thích, nhiều công việc khó hơn, liên quan nhiều thứ hơn hoặc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành so với những gì mọi người đang tưởng tượng.

Có nhiều khả năng hơn để một nhóm thực sự có thể đạt được những kết quả tuyệt vời nếu tất cả mọi thành viên tham gia đều hiểu cần bao nhiêu thời gian và nỗ lực nữa cho điều đó.

Thúc đẩy tiến độ.

“Scope creep” là một thuật ngữ quản lý dự án khác mô tả cách các yêu cầu của công việc sẽ có xu hướng tăng lên theo thời gian.

Ví dụ: nếu bạn chịu trách nhiệm phát triển một sản phẩm mới, bạn biết rõ các tính năng của sản phẩm đó sẽ được phát triển nhanh như thế nào.

Tuy nhiên, bạn có thể sẽ thêm các tính năng mới vào danh sách và điều này nằm ngoài phạm vi được xác định ban đầu, khi này bạn sẽ cần nhiều thời gian và tiền bạc hơn.

Việc xác định phạm vi giúp những người phụ trách công việc không bị sa lầy bởi các yêu cầu bổ sung và tiếp tục tiến lên với những tiến độ tốt nhất.

Giảm bớt sự căng thẳng.

Bạn có thể nghĩ rằng mọi thứ luôn sẽ có cách để giải quyết. Bạn nghĩ rằng bạn có đủ thời gian để hoàn thành, hoặc nó sẽ được hoàn thành theo một cách nào đó.

Nhưng thực tế…nó sẽ không như bạn nghĩ.

Hoặc nó không được thực hiện theo cách mà bạn nên làm.

Khi bạn xác định đúng phạm vi công việc cần làm, khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn, bạn sẽ có ít căng thẳng hơn.

Bí quyết dành cho bạn là, bất cứ khi nào bạn cảm thấy thất vọng với những công việc đang diễn ra, hãy chậm lại một chút và viết ra những phạm vi công việc bạn cần.

Chỉ cần biết bạn đang đi đâu – và bạn đang dấn thân vào điều gì, bạn sẽ có cách.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tại sao những trí thông minh như Jeff Bezos lại xem việc viết lách là cần thiết để thành công

Theo Jeff Bezos, kỹ năng viết lách tốt có thể giúp bạn tư duy tốt hơn, hiểu vấn đề hơn, khả năng ứng dụng tốt hơn và giao tiếp hiệu quả hơn.

Tại sao những trí thông minh như Jeff Bezos lại xem việc viết lách là cần thiết để thành công
Tại sao những trí thông minh như Jeff Bezos lại xem việc viết lách là cần thiết để thành công. Getty Images

Nhiều năm trước, Jeff Bezos đã bắt đầu một công việc thú vị tại Amazon của mình.

Trước khi gặp mặt để thảo luận về một ý tưởng hoặc sản phẩm mới, ông sẽ để các giám đốc điều hành viết một bản ghi nhớ dài sáu trang với cấu trúc tường thuật.

Trong khi một số nhà lãnh đạo sẽ cố gắng viết một bản ghi nhớ tương tự chỉ trong vài giờ, Jeff Bezos cho biết những bản ghi nhớ tốt phải mất ít nhất một tuần để hoàn thành.

Ông từng giải thích: “Những bản ghi nhớ tuyệt vời được viết đi viết lại, chia sẻ với đồng nghiệp, những người được yêu cầu cải thiện công việc, và sau đó dành ra vài ngày để xem và chỉnh sửa lại với một tâm thế mới.”

Khi các cuộc họp diễn ra, Bezos và đội nhóm của ông sẽ ngồi lại với nhau trong im lặng trong khoảng 20 phút đầu tiên để họ dành thời gian đọc các bản ghi nhớ, ghi chú và chuẩn bị thảo luận về nó.

Bản ghi nhớ được viết càng tốt thì chất lượng của cuộc thảo luận sau đó càng cao.

Phương pháp này của Amazon chỉ là một trong số rất nhiều bài học khác có thể thay đổi cách bạn suy nghĩ và giao tiếp.

Dưới đây là những lợi ích chính khi bạn có một kỹ năng viết lách tốt.

Nó làm sáng tỏ các suy nghĩ.

Bạn đã bao giờ trải nghiệm những điều sau đây chưa?

Bạn có một câu hỏi cho đồng nghiệp của mình, nhưng khi bạn hỏi nó, họ không hoàn toàn làm theo.

Bạn cố gắng giải thích nó kỹ hơn, nhưng khi bạn càng làm vậy, bạn càng lúng túng trong lời nói hay cách giao tiếp của mình – bạn phát hiện ra rằng bạn chưa hoàn toàn suy nghĩ thấu đáo cho câu hỏi đó.

Tuy nhiên, nếu bạn viết ra và thử suy nghĩ về câu hỏi của mình thì điều gì sẽ xảy ra.

Bạn có thể:

  • xác định rằng bạn thực sự cần hỏi một câu hỏi hoàn toàn khác.
  • không còn cảm thấy cần thiết phải đặt câu hỏi đó.
  • hoặc đã tự mình tìm ra câu trả lời.

Có một lý do đơn giản cho hiện tượng này.

Viết rõ ràng dẫn đến suy nghĩ cũng rõ ràng và ngược lại.

Nó cải thiện sự hiểu biết, trí nhớ và khả năng áp dụng.

Những Copywriter (người viết Content chủ yếu sử dụng cho Quảng cáo) hay người làm Content Marketing có kinh nghiệm biết rằng một trong những cách tốt nhất để học cách viết một bản copy (nội dung quảng cáo) tuyệt vời là thử viết lại nội dung từ những copywriter tuyệt vời khác.

Quá trình thực hành này giúp bạn tạo ra một phong cách mới của riêng mình trong khi có thể học hỏi và kế thừa từ những thành quả tốt nhất của người khác.

Sở dĩ điều này hiệu quả là vì khi bạn viết, bạn có thể suy nghĩ chậm lại và tư duy được nhiều hơn. Điều này giúp bạn nội tâm hóa những gì bạn đã viết, đồng thời nâng cao kỹ năng của chính bạn.

Nó cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Khi cố gắng viết các câu hỏi của mình, không phải lúc nào bạn cũng tự mình tìm ra được mọi thứ. Nhưng ngoài việc giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn, bài tập này còn giúp bạn đoán trước những câu hỏi mà ai đó có thể hỏi bạn.

Nó cũng cho phép bạn tiến xa hơn từ những gì bạn đã viết, và bạn có thể quay lại sau đó.

Như Bezos đã giải thích, điều này cho phép bạn chỉnh sửa lại “với một tâm trí tươi mới hơn” và có thể giúp bạn làm rõ thêm tư duy của mình.

Cũng bằng cách này, khi bạn đã sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của mình với người khác, bạn đang tạo ra những tiền đề cho một cuộc thảo luận chất lượng cao hơn.

Vì vậy, vào lần tiếp theo bạn sẽ muốn:

  • Học.
  • Hiểu.
  • Nhớ lại.
  • Ứng dụng.
  • Giao tiếp.

Nó sẽ làm cho bạn trở nên tốt hơn – và những người khác cũng tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Amazon bị phạt 887 triệu USD bởi cơ quan giám sát quyền riêng tư Châu Âu

Ủy ban bảo vệ dữ liệu quốc gia Luxembourg cho biết việc xử lý dữ liệu cá nhân của Amazon không tuân thủ quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu.

Amazon bị phạt 887 triệu USD bởi cơ quan giám sát quyền riêng tư Châu Âu

Amazon đã bị cơ quan giám sát quyền riêng tư của Châu Âu phạt 746 triệu euro (887 triệu USD) vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu chung của khối.

Khoản tiền phạt được ban hành bởi cơ quan quản lý quyền riêng tư của Luxembourg.

Ủy ban bảo vệ dữ liệu quốc gia (CNPD) Luxembourg cho biết việc xử lý dữ liệu cá nhân của Amazon không tuân thủ các quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của khối Liên minh Châu Âu.

Amazon, có trụ sở chính ở Châu Âu tại Luxembourg đã phủ nhận việc họ có bất kỳ hình thức vi phạm nào vi phạm các quy tắc GDPR.

Người phát ngôn của Amazon trao đổi với CNBC:

“Duy trì bảo mật thông tin của khách hàng và sự tin tưởng của họ là những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Không có vi phạm dữ liệu nào và cũng không có dữ liệu khách hàng nào bị tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào cả.”

“Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với phán quyết của CNPD và chúng tôi dự định sẽ kháng cáo.”

CNPD hiện chưa trả lời các yêu cầu bình luận của CNBC.

Cuộc điều tra của CNPD được cho là đã bắt đầu vào năm 2018 sau khi nhóm bảo vệ quyền riêng tư của Pháp La Quadntic du Net đệ đơn khiếu nại nhằm chống lại Amazon.

Theo Bloomberg, La Quadntic du Net đã không trả lời ngay lập tức bình luận nhưng Ông Bastien Le Querrec, một thành viên của nhóm tranh chấp của La Quadntic, đã tỏ ra rất hoan nghênh về quyết định này.

Ông cho biết: “Đây là bước đầu tiên để xem xét một khoản tiền phạt nhạy cảm, nhưng chúng tôi cũng cần phải cảnh giác và xem liệu quyết định có cần bao gồm một lệnh sửa đổi hành vi vi phạm hay không.”

Theo GDPR, các cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu ở Châu Âu có khả năng phạt các công ty vi phạm tới 4% doanh số toàn cầu hàng năm của họ.

Mặc dù tiền phạt của Amazon lên tới hàng trăm triệu USD, nhưng nó tương đối nhỏ so với doanh số toàn cầu hiện có của nó.

Amazon đã công bố doanh thu hàng năm tăng 27% so với cùng kỳ lên 113,08 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Jeff Bezos không còn là người giàu nhất thế giới sau khi giá cổ phiếu của Amazon giảm mạnh

Nhà tài phiệt người Pháp Bernard Arnault của tập đoàn hàng hiệu LVMH đã vươn lên vị trí đầu bảng với 195.8 tỷ USD.

mage credit: Anadolu Agency | Getty Images

Nhà sáng lập Amazon và Blue Origin, Jeff Bezos không còn là người giàu nhất thế giới – và không phải chỉ vì ông đã đầu tư nhiều tiền vào các dự án ngoài không gian.

Giá trị tài sản ròng của ông giảm 13,9 tỷ USD trong một ngày khi giá cổ phiếu của Amazon giảm 7% vào tuần trước sau khi công ty báo cáo mức tăng trưởng quý II thấp hơn mức dự báo trước đó.

Nhà tài phiệt người Pháp Bernard Arnault của tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH đã vươn lên vị trí dẫn đầu.

LVMH là tập đoàn đang sở hữu hầu hết các thương hiệu cao cấp bao gồm Louis Vuitton (LV), Sephora, Tiffany & Co., và Moët & Chandon.

Tính đến ngày 2/8, theo MarketWatch, giá trị tài sản ròng của Arnault là 195,8 tỷ USD và của Jeff Bezos là 192,6 tỷ USD.

Giá cổ phiếu LVMH cũng giảm vào tuần trước, khiến Arnault mất 2,9 tỷ USD, nhưng ông vẫn đứng đầu và cao hơn Bezos.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tại sao Netflix từ chối lời đề nghị mua lại từ Jeff Bezos

Đó là mùa hè năm 1998 và chỉ hai tháng sau khi Netflix chính thức ra mắt, hai nhà đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp này Reed Hastings và Marc Randolph đã nhận được một cuộc gọi đề nghị từ Jeff Bezos của Amazon.

Tại sao Netflix từ chối lời đề nghị mua lại từ Jeff Bezos

“Jeff Bezos muốn gặp chúng tôi”, nhà sáng lập Randolph nói với CNBC.

Randolph, lúc đó là Giám đốc điều hành của công ty, nhớ lại ông và nhà đồng sáng lập Hastings đã rất vui mừng khi được gặp nhà sáng lập Amazon, người khi đó mới bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử ngoài sách.

Hồi đó, Amazon còn khá non trẻ – chỉ mới 4 tuổi và một năm trước đó (năm 1997), nó đã ra mắt trên thị trường chứng khoán và huy động được 54 triệu USD.

Khi đó, Jeff Bezos, dưới áp lực của các nhà đầu tư, đã mong muốn thực hiện các tham vọng mua lại (M&A) quyết liệt để mở rộng dấu ấn của công ty này.

“Ông ấy muốn Amazon trở thành một ‘cửa hàng lưu trữ mọi thứ'”, Randolph viết trong một hồi ký của mình, và “Điều đó sẽ không bao giờ hiệu quả”.

Randolph cho biết: “Vào thời điểm đó, Amazon đã có doanh thu gần 100 triệu USD từ việc bán sách với khoảng 600 nhân viên.”

Randolph và Hastings biết rằng họ phải tham gia cuộc họp và bay đến Seattle để gặp Bezos và các cộng sự của ông.

Và họ đã rất ngạc nhiên với những gì họ tìm thấy ở Amazon: “Chúng tôi đã vào văn phòng đó và đó là một cái chuồng lợn.” Randolph nói.

“Mọi người dường như bị vắt kiệt sức ở đó. Tất cả các bàn làm việc đều là những cánh cửa, nó giống như những cánh cửa gỗ cũ”, Randolph nói.

“Và Jeff Bezos đã ở trong một văn phòng với bốn người khác.”

Randolph cho biết không mất nhiều thời gian để anh ấy và Hastings phát hiện ra rằng Bezos muốn mua Netflix để bắt đầu sự thâm nhập của Amazon vào thị trường video.

Và sau khi cuộc họp kết thúc, nhóm của Bezos đã đề nghị mua lại Netflix “ở một nơi nào đó trong tám con số thấp”, tức khoảng 14 đến 16 triệu USD.

Khi đó, sau 2 tháng thành lập, Randolph sở hữu 30% Netflix và Hastings sở hữu 70%. Cả hai người trong số họ sẽ ra đi với vài triệu USD trong tay nếu đồng ý bán.

Trên chuyến bay về nhà, Randolph nói rằng anh và người đồng sáng lập của mình đã thảo luận về ưu và nhược điểm của việc bán công ty.

Ưu điểm lớn nhất là khi đó Netflix vẫn chưa kiếm được tiền; nó không có một mô hình kinh doanh có thể lặp lại, có thể mở rộng hoặc có lợi nhuận và chi phí của họ rất cao.

Thêm vào đó, cả hai đều biết rằng nếu họ không bán cho Amazon, họ cũng sẽ sớm cạnh tranh trực tiếp với mình.

Tuy nhiên, bất chấp những điều đó, cả Randolph và Hastings cũng biết rằng họ đang “trên đường của một điều gì đó, của một tiềm năng mới.”

Netflix đã có một website hoạt động tốt, một đội ngũ thông minh và giao dịch với một số nhà sản xuất DVDs nổi tiếng. Netflix “không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói nó là nguồn tốt nhất trên internet cho DVDs”.

Randolph và Hastings quyết định rằng đó dường như không phải là thời điểm thích hợp để họ từ bỏ và từ chối thỏa thuận một cách “lịch sự” với Jeff Bezos ngay khi họ hạ cánh.

Cuối cùng, quyết định của họ cũng đã được đền đáp.

Ngày nay, Netflix là công ty internet lớn thứ sáu trên thế giới tính theo doanh thu, vượt quá 15,7 tỷ USD vào năm 2018 (tăng 35% so với năm 2017). Amazon là công ty internet lớn thứ hai sau Alphabet Inc., công ty mẹ sở hữu Google.

Netflix cũng đã phát triển từ một công ty cho thuê phim thành một công ty phát trực tuyến với hơn 151 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Tải sản của Jeff Bezos lại đạt đỉnh mới 211 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu Amazon tăng mạnh

Với khối tài sản mới trị giá 211 tỷ USD. Jeff Bezos đang bỏ xa top những người giàu nhất thế giới khi nói đến việc tích lũy tài sản.

Tải sản của Jeff Bezos lại đạt đỉnh mới 211 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu Amazon tăng mạnh

Theo đó, tài sản 211 tỷ USD của Jeff Bezos đạt được vào ngày 6/7 sau khi giá cổ phiếu của Amazon.com Inc. tăng 4,7%.

Động thái này xảy ra sau khi ‘Lầu Năm Góc’ thông báo rằng họ đang hủy hợp đồng điện toán đám mây (Cloud Computing) trị giá 10 tỷ USD với Microsoft Corp, vốn là đối thủ trực tiếp của Amazon. Tài sản của Jeff Bezos đã tăng thêm 8,4 tỷ USD, theo Bloomberg.

Gần đây nhất vào tháng 1, Elon Musk của Tesla Inc là người đầu tiên chạm mốc 210 tỷ USD và trở thành người giàu nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Bloomberg.

Nhưng sau đó không lâu, vào giữa tháng 3, Jeff Bezos đã lấy lại vị trí số 1 của mình khi giá cổ phiếu Amazon tăng gần 20% trong thời gian đó.

Đến thời điểm hiện tại, Elon Musk vẫn ở vị trí thứ hai sau Jeff Bezos với tài sản ròng 180,8 tỷ USD ngay cả khi giá cổ phiếu của Tesla giảm sau phiên ngày 6/7. Ông trùm hàng xa xỉ của Pháp Bernard Arnault đứng ở vị trí thứ ba với 168,5 tỷ USD.

Con số kỷ lục của Bezos thậm chí còn lớn hơn so với thời kỳ cổ phiếu Amazon tăng vọt vào năm 2020, khi giá trị tài sản ròng của ông đạt mức 206,9 tỷ USD khi đại dịch làm tăng giá của công ty.

Ở tuổi 57, Jeff Bezos đã chính thức từ chức CEO của Amazon sau 27 năm điều hành kể từ năm 1994. Hiện ông sở hữu khoảng 11% cổ phần Amazon và cũng là chủ tịch điều hành của công ty này.

‘Lầu Năm Góc’ cho biết hôm 6/7 rằng họ đang huỷ bỏ hợp đồng điện toán đám mây trị giá 10 tỷ USD với Tập đoàn Microsoft sau vài năm tranh cãi giữa chính phủ và một số công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ về thỏa thuận này.

Quyết định cho thấy họ đang có kế hoạch phân chia công việc giữa Microsoft với đối thủ Amazon hoặc cũng có thể chuyển hợp đồng sang hẳn cho Amazon.

Bà MacKenzie Scott, vợ cũ của Bezos cũng đang là người giàu thứ 15 trên thế giới, đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng 2,9 tỷ USD cùng ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Học được gì từ những ‘siêu năng lực’ như Elon Musk, Jeff Bezos và những doanh nhân khác

Có vẻ như hầu hết những doanh nhân thành công nhất đều có những ‘siêu năng lực’ nào đó. Tuy nhiên, bạn cũng có thể học hỏi từ những thành công và thất bại của họ để đưa công việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Elon Musk | CEO at Tesla & SpaceX

Hẳn là đa số chúng ta không xa lạ gì với những cái tên như Elon Musk, Jeff Bezos, Branson, Bill Gates hay cả nhiều doanh nhân nổi tiếng khác.

Vậy điều gì làm cho những nhà lãnh đạo hay doanh nhân này thành công đến như vậy?

Đằng sau mỗi doanh nhân, có nhiều câu chuyện với nhiều sắc thái thành công và thất bại khác nhau. Những bài học kinh nghiệm đó là yếu tố chính đã giúp họ trở thành những người quyền lực nhất hiện nay.

Bằng cách đi sâu vào lịch sử của họ, bạn cũng có thể ‘đánh cắp’ những ‘siêu năng lực’ của họ và áp dụng chúng vào cuộc sống cũng như sự nghiệp của chính bạn.

1. Travis Kalanick: Uber.

Travis Kalanick, nhà đồng sáng lập Uber, từng được biết đến là người thất bại. Ông theo học Đại học California ở Los Angeles, nhưng sau đó bỏ học mà không có bằng cấp.

Ông là đồng sáng lập với hai công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ khác trước khi gia nhập Uber đó là Scour và RedSwoosh. Khi Scour bị kiện vì vi phạm bản quyền, ông đã phải nộp đơn xin phá sản.

‘Siêu năng lực’ của Kalanick là sự bền bỉ: Bất chấp những gì có thể sẽ là thất bại phía trước, Kalanick vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Ông đã không để sự thất bại trong sự nghiệp đại học hay sự phá sản của công ty đầu tiên ngăn cản mình.

Trong khi những người khác có thể sẽ từ bỏ, Kalanick biết rõ ông đang cần một điều gì đó lớn lao hơn, điều này cuối cùng đã khiến ông thành lập Uber, nền tảng sau đó đã góp phần phá vỡ mô hình taxi truyền thống trên thế giới.

Tại thời điểm tháng 7 năm 2021, Uber có giá trị thị trường gần 100 tỷ USD.

2. Elon Musk: SpaceX và Tesla.

Elon Musk có một lịch sử làm kinh doanh từ rất sớm. Ông là đồng sáng lập một công ty dịch vụ ngân hàng trưc tuyến (X.com) mà sau này trở thành PayPal. Sau đó, ông thành lập Zip2, đồng sáng lập Tesla, sáng lập SpaceX và mua lại SolarCity.

Đối với Elon Musk, vấn đề chính không phải chỉ là tiền. Ông từng đã tự hỏi bản thân: “Tôi muốn cống hiến công việc của cuộc đời mình cho điều gì?” và câu trả lời sau đó là “để tạo ra tương lai của nhân loại.”

Trong suốt tất cả những nỗ lực của ông, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mục tiêu cuối cùng này – từ việc khởi động chuyến bay thương mại đầu tiên lên vũ trụ, cho phép mọi người chuyển sang ô tô điện đến việc phát triển SolarCity thành doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất ở Mỹ nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

Chắc chắn, tiền là một phần trong các dự án kinh doanh của ông, nhưng chúng được sử dụng cho mục đích cốt lõi lớn hơn, và điều đó đã tạo nên sự khác biệt.

3. Brene Brown: Giáo sư nghiên cứu, tác giả và CEO.

Brene Brown, một giáo sư nghiên cứu tại Trường công tác xã hội của Đại học Houston, chưa bao giờ đặt mục tiêu để trở thành một doanh nhân.

Công việc của bà là nghiên cứu về sự hổ thẹn (xấu hổ), tính dễ bị tổn thương, sự xứng đáng và lòng dũng cảm, điều đã giúp bà xây dựng nên hai cuốn sách bán chạy nhất của New York Times.

Và cũng từ đó, công việc kinh doanh của bà đã bước sang một trang mới.

Bà hiện là giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc học tập (CLO) của The Daring Way.

Nếu suy nghĩ xa hơn. Nhiều doanh nhân thành công là bởi vì họ đã dám đi đến những nơi mà những người khác chưa từng đi.

Họ nghĩ xa hơn hiện những thứ ở thực tại. Brown chuyên nghiên cứu về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến tâm lý bởi vì bà biết rằng có những bài học cuộc sống rất lớn cần phải học, những bài học ấy đã biến bà từ một nhà giáo sư và tác giả thành một doanh nhân.

4. Jeff Bezos: Amazon.

Jeff Bezos hiện giữ vị trí số 1 trong danh sách những người có tải sản ròng lớn nhất hành tinh của Forbes với giá trị gần 200 tỷ USD.

Nhà sáng lập Amazon không phải lúc nào cũng có được thành công như hình ảnh mà nhiều người vẫn thấy; ông đã chứng kiến ​​rất nhiều thất bại trong các dự án kinh doanh của mình.

Ông bắt đầu công việc kinh doanh của mình trong nhà để xe tồi tàn của một ngôi nhà ở Seattle vào năm 1994, là nơi ông trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại.

Tuy vậy, Jeff Bezos luôn có tầm nhìn rõ ràng, có kế hoạch cho những tham vọng của mình.

Ông đã từng tuyên bố rằng một ngày nào đó ông sẽ cung cấp mọi cuốn sách đến trong tầm tay của bạn chỉ trong vòng 60 giây.

Giờ đây, Amazon Kindle là một trong những thiết bị đọc sách điện tử phổ biến nhất trên thị trường và dĩ nhiên, ông đã thực hiện tốt lời hứa của mình.

Từ nhà để xe vào năm 1994 cho đến một trong những người thành công nhất trên thế giới, Jeff Bezos đang ở được nơi mà ông muốn bởi vì ông rất rõ ràng về mục tiêu và kiên định với tầm nhìn của chính mình.

Với bạn thì sao? ‘siêu năng lực’ mà bạn đang xây dựng là gì? Có một điều mà cả bạn và tôi đều cần phải biết đó là: Chấp nhận thất bại và kiên định với mục tiêu dài hạn của mình là một trong những thành phần không thể thiếu để thành công !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Từ hôm nay, Jeff Bezos chính thức rời khỏi vị trí CEO của Amazon với gần 200 tỷ USD

Theo Bloomberg, hôm nay 5/7/2021, Jeff Bezos chính thức rời khỏi vai trò CEO của Amazon ở tuổi 57 với khối tài sản ước tính là 197 tỷ USD.

Từ hôm nay, Jeff Bezos chính thức rời khỏi vị trí CEO của Amazon với gần 200 tỷ USD

Trung bình, người Mỹ nghỉ hưu ở tuổi 65 với số tài sản là 266,400 USD. Nếu so với khối tài sản gần 200 tỷ USD ở tuổi 57 của Jeff Bezos thì đây thật sự là một con số ‘khổng lồ’.

Đến thời điểm hiện tại, Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới với tổng số tài sản chạm mốc lớn nhất mọi thời đại.

Tài sản của Jeff Bezos chủ yếu bao gồm cổ phần khổng lồ của mình tại Amazon và các tài sản khác. Ông đã nhận được mức lương 81,840 USD và 1.6 triệu USD tiền bồi thường khác từ Amazon vào năm ngoái.

Tài sản của ông gấp 739,489 lần giá trị tài sản ròng trung bình của một người Mỹ ở tuổi 65, độ tuổi trung bình mà mọi người ở Mỹ đều nghỉ hưu, theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ.

Sự giàu có của Bezos thậm chí còn tăng vọt hơn trong năm qua khi đại dịch khiến doanh số bán hàng trên thị trường thương mại điện tử của Amazon tăng vọt, khiến cổ phiếu tăng cao hơn. Giá trị tài sản ròng của ông tăng 75 tỷ USD trong năm 2020.

Bezos kiếm được nhiều tiền hơn mỗi giây so với mức trung bình mà một người lao động Mỹ kiếm được trong một tuần.

Bezos cũng đã nhiều lần bị chỉ trích vì trong khi tài sản của ông ngày một tăng lên thì hàng nghìn nhân viên kho hàng của Amazon lại phải sống bằng tem phiếu thực phẩm và làm việc trong điều kiện tồi tệ.

Bezos sẽ được thay thế bởi CEO mới là Ông Andy Jassy, CEO hiện tại của Amazon Web Services (AWS), một nền tảng đám mây của Amazon.

Tân CEO của Amazon | Andy Jassy

Bezos chính thức từ chức vào hôm nay, tức ngày 5 tháng 7, cũng chính là ngày mà Amazon đã được thành lập vào năm 1994. Trong vài ngày tới, ông sẽ bay vào vũ trụ với công ty khác chuyên về không gian của mình, Blue Origin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Jeff Bezos: “Lời khuyên này dành cho những ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh riêng”

Nhà sáng lập ‘đế chế’ Amazon, Jeff Bezos, chia sẻ 04 lời khuyên chính đã giúp tạo nên thành công cho công ty của ông. Đây là điều mà tất cả những ai mong muốn xây dựng một sự nghiệp kinh doanh riêng đều có thể học hỏi.

Jeff Bezos: "Lời khuyên này dành cho những ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh riêng"
CEO Amazon – Jeff Bezos

Jeff Bezos có một thông điệp chính dành cho các doanh nhân mới chớm nở: “hãy sẵn sàng chấp nhận những thất bại và rủi ro lớn.”

Bezos đã đưa ra thông điệp này tại hội nghị ‘Amazon’s Re:Mars’ ở Las Vegas sau khi ông được hỏi rằng ông sẽ đưa ra lời khuyên nào cho bất kỳ ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh của riêng họ (startup).

Vào thời điểm đó, Amazon là một trong những công ty đại chúng có lợi nhuận cao nhất trên thế giới với giá trị thị trường (market value) gần 860 tỷ USD.

Hai năm sau đó, gã khổng lồ thương mại điện tử này đã tăng hơn gấp đôi giá trị của mình khi Bezos thông báo kế hoạch từ chức CEO vào ngày 5 tháng 7 – cùng với ngày công ty được thành lập (5/7/1994).

Tại hội nghị, ông nói:

“Hãy chấp nhận rủi ro. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh không có rủi ro, nó có thể đã được thực hiện.

Bạn phải có một cái gì đó có thể chưa hiệu quả ở hiện tại. Theo nhiều cách, nó sẽ là một thử nghiệm trong kinh doanh.

Nhiều thử nghiệm trong số đó sẽ thất bại, nhưng “thất bại lớn” là một phần cần thiết của hành trình hướng tới thành công.”

Sau khi từ chức CEO, Bezos sẽ chuyển sang làm Chủ tịch điều hành của Amazon để tập trung vào “các sản phẩm mới và các sáng kiến ban đầu.”

Vị CEO này từ lâu đã nổi tiếng với những ý tưởng kinh doanh tiến bộ và đột phá, từ việc sử dụng các hệ thống hỗ trợ AI để giám sát nhân viên của Amazon đến việc thành lập Blue Origin, một trong những công ty du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới.

Ông nói: “Chúng tôi luôn chấp nhận rủi ro, chúng tôi thoải mái khi nói về thất bại. Chúng tôi cần những thất bại đủ lớn để xoay chuyển tình thế. Nếu không, chúng tôi đã không thể xoay chuyển.”

Jeff Bezos thành lập Amazon vào năm 1994 chỉ với 10 nhân viên. Giờ đây, công ty này là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới, với khoảng 1,3 triệu nhân viên toàn thời gian và bán thời gian trên toàn thế giới.

Cũng tại hội nghị, Bezos cho rằng ngoài việc chấp nhận rủi ro và thất bại, các doanh nhân còn phải có nhiều niềm đam mê.

“Bạn sẽ phải cạnh tranh với những người có đầy đam mê,” ông nói.

“Song song với đó, các doanh nhân còn nên ‘bị khách hàng ám ảnh’, Hãy coi khách hàng trọng tâm để đổi mới và phát triển.”

“Đừng chỉ làm hài lòng khách hàng, hãy làm cho họ tuyệt đối hài lòng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

11 bài học cho các doanh nhân từ thành công của Jeff Bezos

Khi nhà sáng lập Amazon rời khỏi vai trò CEO, ông để lại cho người kế nhiệm một bộ quy tắc có thể rất hữu ích cho bất kỳ doanh nhân nào muốn chinh phục những thành công.

Jeff Bezos Credit: Austin Hargrave/August

Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon đã không ngừng theo đuổi việc xây dựng một doanh nghiệp tập trung vào khách hàng, thống trị nhất trong lịch sử hiện đại.

Bezos rời bỏ vai trò Giám đốc điều hành với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong mọi thế hệ của doanh nghiệp mình, đưa doanh nghiệp của ông từ con số 0 lên gần 1,7 nghìn tỷ USD, chính là mức giá trị thị trường của Amazon ngày nay.

Trên suốt chặng đường, Jeff Bezos đã cho chúng ta một số bài học quan trọng nhất về tinh thần kinh doanh, đổi mới và cả trải nghiệm khách hàng. Dưới đây là 11 nguyên tắc mà mọi doanh nhân hay người làm kinh doanh nói chung có thể học hỏi từ ông.

1. Sử dụng mô hình giảm thiểu tối đa sự hối tiếc.

Khi Bezos lần đầu tiên đưa ra ý tưởng bắt đầu một cửa hàng sách trực tuyến, ông đã sử dụng một bài tập tinh thần mà ông gọi nó là “mô hình giảm thiểu tối đa sự hối tiếc”.

Bezos giải thích:

“Tôi muốn giảm thiểu tối đa số lần hối tiếc mà tôi có. Tôi biết rằng khi tôi 80 tuổi, tôi sẽ không hối hận vì đã thử những điều mà tôi đã làm. Tôi sẽ không hối hận khi cố gắng tham gia vào những thứ được gọi là internet mà tôi nghĩ nó sẽ là một vấn đề thực sự lớn.”

2. Tìm lấy cơ hội thích hợp.

Bezos quyết định xây dựng một công ty kinh doanh internet trước tiên chứ không phải là kinh doanh sách.

Ông từng làm việc ở Thành phố New York cho D.E. Shaw, một công ty chuyên về đầu tư khi nghe tin rằng việc sử dụng internet đang tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2.300%.

Trên thực tế, phép toán của ông khi đó hoàn toàn không chính xác. Internet đang phát triển với hệ số 2.300, có nghĩa là nó thực sự đang phát triển với tốc độ 230.000%.

Bezos không đặc biệt thích sách, nhưng sách dường như là cách tốt nhất để tận dụng sự phát triển bùng nổ của internet.

Năm 1994, khi Amazon ra mắt cửa hàng sách trực tuyến, danh mục sách in sẵn có trên thực tế là vô hạn, với hơn ba triệu đầu sách – một cơ hội kinh doanh lâu dài rất phù hợp với mô hình trực tuyến.

Việc vận chuyển sách cũng tương đối dễ dàng và không quá đắt.

3. Hãy luôn lấy khách hàng làm trọng tâm (customer-centric).

Bezos nói với David Rubenstein trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 tại Câu lạc bộ kinh tế của Washington (Economic Club of Washington):

“Gia vị bí mật của Amazon thì có rất nhiều – nhưng điều số một đã khiến chúng tôi thành công cho đến nay, là sự tập trung đến mức ám ảnh vào khách hàng.

Đó không phải chỉ là dịch vụ tốt. Mà nhiều hơn về việc tạo ra một doanh nghiệp mà mọi người không thể sống thiếu nó.”

Bezos cũng từng viết:

“Chúng tôi không có bất cứ bài thuyết trình PowerPoint (hoặc bất kỳ bản trình chiếu nào khác) tại Amazon. Thay vào đó, chúng tôi viết những bản ghi nhớ tường thuật dài sáu trang. Chúng tôi đọc thầm một phần vào đầu mỗi cuộc họp.”

Bezos tin rằng phong cách tường thuật giúp làm rõ chiến lược và đội nhóm đã buộc phải suy nghĩ về bất cứ điều gì họ đang làm thông qua lăng kính của lần trải nghiệm đầu tiên của khách hàng với sản phẩm.

4. Làm cho giá trị (Value) của bạn vượt quá tất cả các mức chi phí (Costs).

Trong những ngày đầu của hệ thống bán hàng trực tuyến nói chung, việc đặt mua bất cứ thứ gì trực tuyến là một trải nghiệm khủng khiếp đối với cả người bán lẫn người mua.

Chỉ khoảng 1/3 số hộ gia đình có máy tính và chúng chạy rất chậm. Thậm chí có rất ít hộ gia đình đó có thể truy cập Internet.

Nếu bạn định thuyết phục ai đó sử dụng máy tính, kết nối internet và mua một thứ gì đó trực tuyến, thì tốt nhất bạn nên đưa ra một thứ gì đó mà họ không thể có được có ở bất kỳ nơi nào khác.

Trải nghiệm phải tạo ra đủ giá trị để vượt qua tất cả những rào cản ban đầu của việc mua hàng trực tuyến.

Ngay cả khi website của bạn trở nên dễ truy cập hơn, câu hỏi vẫn là: Website của bạn có làm cho cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng hơn hay tốt hơn theo một cách cụ thể nào đó hay không?

Nếu vậy, họ có thể sẽ mua bất cứ thứ gì từ bạn. Và trong trường hợp của Amazon, đó gần như chính xác là những gì đã xảy ra.

5. Theo đuổi khách hàng chứ không phải là đối thủ cạnh tranh.

“Đừng sợ các đối thủ cạnh tranh của chúng ta, bởi vì họ không phải là nơi gửi tiền cho chúng ta”, Bezos đã từng nói với đội nhóm của mình.

“Thay vào đó hãy tập trung vào khách hàng, hãy sợ khách hàng nếu có, bởi vì đó là những người có tiền và họ sẵn sàng chi trả cho chúng ta. Nói một cách khác, hãy tập trung sự lo lắng của bạn vào nơi nó thực sự quan trọng.”

6. Hãy đầu tư vào dài hạn.

Năm 1997, Amazon vẫn là một công ty tương đối nhỏ. Nó đã phục vụ khoảng 1,5 triệu khách hàng. Trong một bức thư gửi cổ đông của Bezos, ông nói rằng ông không quan tâm đến thu nhập hàng quý, một đặc điểm mà công ty sẽ sẵn sàng chứng minh trong nhiều năm tới.

Ông viết:

“Chúng tôi tin rằng thước đo cơ bản cho sự thành công của chúng tôi sẽ là giá trị cổ đông mà chúng tôi tạo ra trong dài hạn. Giá trị này sẽ là kết quả trực tiếp của khả năng mở rộng và củng cố vị trí dẫn đầu trên thị trường hiện tại của chúng tôi.”

Prime, một chương trình dịch vụ có trả phí của Amazon là một ví dụ tuyệt vời cho điều này.

Khi ra mắt vào năm 2005, nó có giá 79 USD một năm và được giao hàng miễn phí trong 02 ngày.

Bezos sau đó đã viết: “Chúng tôi muốn Prime trở thành một giá trị tốt đến mức bạn sẽ không thể không trở thành thành viên của chương trình.”

Trong một thời gian dài, Amazon đã tái đầu tư hầu hết mọi thứ vào hoạt động kinh doanh, ưu tiên tăng trưởng hơn lợi nhuận. Dẫu Phố Wall có phàn nàn. Bezos cũng không quan tâm.

7. Sử dụng mô hình ‘bánh đà’.

Sách luôn chỉ là sự khởi đầu. Để thu hút nhiều khách hàng hơn, Bezos đã lên kế hoạch có nhiều sản phẩm để lựa chọn hơn, giá rẻ và dịch vụ khách hàng tuyệt vời hơn.

Việc tăng số lượng khách hàng sẽ thu hút người bán bên thứ ba (người bán trung gian) đến với nền tảng nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng lựa chọn sản phẩm, điều này sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn nữa, v.v.

Amazon càng bán được nhiều sản phẩm thì các quy trình và hệ thống của nó càng trở nên hiệu quả hơn. Doanh số bán hàng càng cao thì mức giá càng tốt hơn từ các nhà cung cấp và càng có thể có được những chi phí thấp hơn để tăng trưởng.

‘Bánh đà’ cứ thế quay.

Amazon không phát minh ra mô hình bánh đà – Walmart cũng đã sử dụng nó làm nguyên tắc hoạt động – nhưng Bezos và đội ngũ của ông, chắc chắn đã làm cho nó quay nhanh hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác.

8. Tuyển những người thực sự khát khao.

Bạn muốn tuyển dụng người truyền giáo hay lính đánh thuê? Đó là một câu hỏi lớn.

Làm thế nào để bạn tuyển dụng được những người tuyệt vời và giữ họ không rời đi?

Bezos nói: “Bằng cách trao cho họ, trước hết, là một sứ mệnh lớn lao – một cái gì đó có mục đích thực sự và đầy ý nghĩa.”

9. Bảo vệ nền văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp của Amazon không có gì bí mật.

Bezos viết cho các nhà đầu tư vào năm 2016: “Chúng tôi không bao giờ tuyên bố rằng cách tiếp cận của chúng tôi là đúng – chỉ là đó là của chúng tôi – và trong hai thập kỷ qua, chúng tôi đã thu hút được một nhóm lớn những người có cùng chí hướng.

Đồng thời, Amazon vẫn tiếp tục thu hút những người tài năng, những người có thể xây dựng các sản phẩm và dịch vụ có ảnh hưởng to lớn đến thế giới.”

Bezos cho rằng văn hóa “được tạo ra từ từ theo thời gian bởi con người và các sự kiện – bởi những câu chuyện về thành công và thất bại trong quá khứ, nó đã trở thành một phần sâu sắc trong ‘truyền thuyết’ của doanh nghiệp.”

Điều quan trọng là bạn cần nhận ra điều đó, và bảo vệ nó một cách cẩn thận.

10. Hiểu các loại quyết định bạn đang đưa ra.

Bezos giải thích:

“Amazon chia nhỏ các quyết định cần đưa ra thành hai loại. Có những quyết định không thể thay đổi và những quyết định mang lại hậu quả cao; chúng tôi gọi chúng là những cánh cửa một chiều, hay những quyết định Loại 2.”

Trong các trường hợp của quyết định Loại 2, Bezos luôn tìm kiếm thêm thông tin, vì quyết định này là rất quan trọng và một khi nó được đưa ra, sẽ không thể quay lại.

Bezos nói rằng hầu hết các quyết định đều là những cánh cửa hai chiều, hay còn gọi là quyết định Loại 1. Đây là những quyết định mang lại ít hậu quả hơn. Khi bạn lựa chọn sai, bạn có thể quay trở lại.

Hãy đưa ra quyết định của mình một cách chính xác. Việc nhầm lẫn giữa hai loại quyết định là điều mà mọi doanh nhân đều nên tránh.

11. Cũng nên lắng nghe những lời chỉ trích đến bạn – nhưng đừng quá nhiều.

Bezos nói: “Đầu tiên, hãy nhìn vào gương và quyết định xem những người chỉ trích bạn có đúng hay không. Nếu họ đúng, hãy thay đổi.”

Đôi khi Amazon cũng vậy. Khi bị chỉ trích về tỷ lệ trả lương cho các nhân viên kho, Amazon sau đó đã nhanh chóng đặt ra một mức lương mới phù hợp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách các ‘Big Brand’ tận dụng thương hiệu cá nhân để xây dựng sự thành công

Thương hiệu cá nhân thực sự đã vượt ra ngoài cái gọi là “cá nhân”. Dưới đây là những gì công ty của bạn có thể học hỏi từ các thương hiệu lớn hơn.

thương hiệu cá nhân
Cách các ‘Big Brand’ tận dụng thương hiệu cá nhân để xây dựng thành công

Khi bạn nghĩ đến Tesla, bạn không thể không nghĩ đến Elon Musk. Tương tự với Apple, ‘gã khổng lồ’ công nghệ là hiện thân của người đồng sáng lập Steve Jobs. Microsoft là Bill Gates. Amazon là Jeff Bezos.

Bằng nhiều cách khác nhau, những vị doanh nhân này đồng nghĩa với công ty của họ, gắn liền với thương hiệu của họ một cách bền chặt.

Trong bài đăng này, chúng ta sẽ thảo luận về thương hiệu cá nhân, cấu trúc ý nghĩa của các ‘Big Brand’ và sau đó xem xét 05 cách mà chúng ta có thể tận dụng thương hiệu cá nhân để tạo nhiều sự đột phá hơn cho doanh nghiệp của mình.

Thương hiệu cá nhân là gì?

Khi nghĩ về các hoạt động xây dựng thương hiệu, hãy nghĩ về các thuật kể chuyện. Ở cấp độ doanh nghiệp: công ty đó là ai? công ty đó khác biệt với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? và giá trị mà công ty đó mang lại cho người tiêu dùng là gì?

Thương hiệu cá nhân cũng tương tự như vậy. Bạn là ai? Bạn là người độc nhất hay khác biệt như thế nào? Bạn cung cấp giá trị gì?… Hãy kể câu chuyện của chính bạn.

Điều bí mật khi xây dựng các thương hiệu lớn.

Xây dựng thương hiệu “lớn” thực sự là câu chuyện về tính tổng thể. Hãy xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn, xây dựng thương hiệu cho chính bạn, sau đó hãy kết hợp cả hai với nhau trong một trạng thái cộng sinh hoàn hảo.

Điều này là bởi vì doanh nghiệp của bạn là một phần mở rộng của bản thân bạn, giá trị và tham vọng của chính bạn.

Với những doanh nghiệp mà một nhà lãnh đạo hoàn toàn phù hợp với thương hiệu, họ không nhất thiết phải xây dựng thương hiệu theo một cách khác. Họ chỉ cần làm đúng.

Những thương hiệu này nhất quán về ‘giọng nói’, quan điểm và giọng điệu. Đầu ra của họ là sản phẩm của các giá trị và mục tiêu của công ty. Chúng là một câu chuyện với nhiều chương, thay vì một chương với nhiều câu chuyện.

Hãy xem xét 05 yếu tố khác nhau của thương hiệu cá nhân có thể được sử dụng để hợp nhất giữa con người và doanh nghiệp.

1. Kể một câu chuyện gốc đa liên kết nói lên công ty của bạn.

Bạn không cần một bộ phim hay một tính cách lập dị để xây dựng thương hiệu cá nhân của bản thân và công ty của bạn.

Trên thực tế, một câu chuyện (Storytelling) cá nhân mạnh mẽ là một trụ cột của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào.

Là người lãnh đạo, bạn muốn ghi dấu ấn của bản thân vào nhận diện của doanh nghiệp mình. Bạn muốn trở thành một mắt xích quan trọng trong công ty của bạn.

Nếu bạn nghĩ về “câu chuyện” của mình và nó liên quan đến câu chuyện của công ty bạn, bạn cần tạo ra cảm hứng và sự chia sẻ.

Làm nổi bật điều này. Thương hiệu cá nhân của bản thân bạn với công ty của bạn sẽ là một.

Ngược lại, nếu bạn không có câu chuyện của chính mình, thì công ty của bạn cũng có thể sẽ không tồn tại và ngay chính cá nhân bạn cũng vậy.

Hãy xem xét, hãy sáng tạo vì bạn vốn là một phần mở rộng của chính doanh nghiệp.

2. Nâng cao tính xác thực.

Như chuyên gia thương hiệu Seth Godin đã nói rất rõ, “Đối với tôi, tính xác thực là thực hiện những gì bạn hứa chứ không phải bạn là ai. Điều quan trọng là phải thực hiện những gì bạn nói, vì bạn và công ty của bạn sẽ được biết đến với điều đó.

Bất kể bạn làm gì, hãy xác thực trong việc làm đó. Hãy là chính hãng. Hãy chân thật, bởi vì tính xác thực sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài.”

Liên quan đến thương hiệu của bạn, không ai muốn kết thân với bất kỳ ai hoặc bất cứ thứ gì mang tính bề ngoài cả.

Thứ gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến được trái tim và ngược lại.

3. Xây dựng một lượng đối tượng mục tiêu là những khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Không có gì phải bàn cãi về tính xác thực hay đáng tin cậy của Elon Musk.

Ông nói những gì muốn nói. Ông tin những gì ông muốn tin và không bao giờ ngại nói lên ý kiến ​​của mình.

Elon Musk thường xuyên sử dụng Twitter và tích lũy hàng trăm nghìn lượt thích và bình luận. Sự hiện diện của ông trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội một cách chân thực và dễ thương đã biến ông đồng nghĩa với Tesla một cách hiệu quả.

Hãy xây dựng đối tượng mục tiêu của bạn, một đối tượng phù hợp với bạn là ai và bạn muốn trở thành người như thế nào.

4. Xây dựng danh tiếng.

Danh tiếng là tất cả. Đó là nền tảng ngầm của việc kể câu chuyện của bạn, chân thực và xây dựng đối tượng mục tiêu của bạn.

Bạn phải quyết định bạn muốn được nhìn nhận như thế nào, và sau đó nỗ lực để đảm bảo rằng nó là như vậy và phải diễn ra như vậy.

Mọi ‘di sản’ đều đến từ danh tiếng. Hãy xây dựng thương hiệu cá nhân bằng một danh tiếng được tôn trọng, phát triển lượng người theo dõi bạn và tập trung vào hành động tích cực.

5. Từ chối sự bất khả thi.

Bạn muốn thương hiệu của mình có thể truyền cảm hứng.

Điều này bắt đầu với tư duy của bạn; niềm tin rằng bạn có thể hoàn thành bất cứ điều gì bạn đặt tâm trí của bạn. Ngay cả chúng là bất khả thi.

Hãy ‘mong đợi’ những thất bại và học hỏi từ chúng. Sử dụng chúng để phát triển bản thân và bạn sẽ được trang bị tốt hơn để phát triển công ty của mình.

Đây là cách bạn đưa thương hiệu cá nhân của mình lên một tầm cao mới và hợp nhất chiến lược dường như là vi mô của nó với chiến lược vĩ mô của bản sắc công ty.

Hãy đối xử với thương hiệu cá nhân của bạn một cách nghiêm túc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

‘Không hối hận’ – Quy tắc thành công của Jeff Bezos và Mark Cuban

Bởi vì chỉ có rất ít thứ bạn luôn luôn có thể kiểm soát.

Mark Cuban sở hữu nhiều công ty khác nhau, bao gồm cả Dallas Mavericks. Ông cũng là một trong những nhân vật quen thuộc đang tham gia chương trình Shark Tank.

Tài sản của ông ước tính khoảng 4 tỷ USD. Ông thành công và thực sự là một trong những nhân vật đáng được ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, ông cũng không thể tránh khỏi những hối hận trong suốt khoảng thời gian đầy thăng trầm của mình. Vậy điều gì gây ra hầu hết những hối hận đó của ông?

Theo Cuban:

“Sự hối tiếc của tôi đến từ việc khi tôi không hoàn toàn nỗ lực vào một điều gì đó, điều này đã tạo động lực cho tôi trong những khoảng thời gian tiếp theo đó.

Sự hối tiếc của tôi đến từ việc ‘tự đá vào mông mình’ vì đã nói: “Được rồi, bạn có thể sử dụng thêm một giờ trong ngày. Đã có lúc bạn quyết định ngồi ăn tối, nghỉ ngơi và lấy lại hơi thở, thay vì cứ tiếp tục.

Đối với tôi, bạn phải mài giũa để thành công, và những điều hối hận của tôi có lẽ đến từ việc tôi đã không nghiền ngẫm đủ và chăm chỉ.”

Jeff Bezos cũng không muốn hối hận vì đã không làm việc chăm chỉ. Ông đã chọn để lại một công việc tuyệt vời và dành vô số giờ để cố gắng xây dựng Amazon:

“Tôi biết rằng khi tôi 80 tuổi, tôi sẽ không bao giờ hối hận khi thử điều này, tức tôi sẽ từ bỏ một công việc tốt để bắt đầu Amazon, điều mà tôi vô cùng hào hứng và nó đã thất bại ….

Nếu nó không thành công ư?, không sao cả. Tôi sẽ rất tự hào khi tôi 80 tuổi vì tôi đã không ngần ngại thử thách và cố gắng”.

Giống như hầu hết những người thành công, Cuban và Bezos đã làm việc thông minh hơn.

Khi thành công được quan tâm, làm việc thông minh hơn là điều nên làm. Những người cực kỳ thành công luôn tìm cách để làm việc thông minh hơn.

Nhưng họ cũng làm việc chăm chỉ hơn.

Vì bạn không thể kiểm soát được vận may. Bạn không thể kiểm soát thời gian. Bạn không thể kiểm soát những gì người khác nói và làm với bạn.

Nhưng bạn lại luôn có thể kiểm soát mức độ chăm chỉ của mình. Bạn luôn có thể thay thế sự nỗ lực cho những kỹ năng và kinh nghiệm, chắc chắn rằng, theo thời gian, những nỗ lực đáng kinh ngạc đó sẽ dẫn đến kỹ năng và kinh nghiệm được cải thiện.

Bạn luôn có thể, luôn luôn, luôn làm việc chăm chỉ hơn tất cả những người khác.

Bằng cách đó, bạn sẽ không bao giờ phải nhìn lại và tự hỏi mình đã hoàn thành được những gì … Bạn chỉ cần…cố gắng hơn một chút.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Sự ‘cô đơn’ của Mark Zuckerberg

Trong các ông lớn công nghệ, Mark Zuckerberg là người sáng lập duy nhất trụ lại ở vị trí giám đốc điều hành sau khi Jeff Bezos từ chức.

Ngày 2/2, cùng thời điểm Amazon công bố kết quả kinh doanh quý IV/2020, nhà sáng lập Jeff Bezos đã để lại lá thư thông báo việc mình sắp rời khỏi chức vụ CEO tại công ty này sau 27 năm.

Trong sự nghiệp của mình, vị thuyền trưởng 57 tuổi đã lèo lái Amazon từ một cửa hàng sách trực tuyến thành một trong những công ty sáng tạo, quyền lực và nổi tiếng nhất trên thế giới.

Sự lùi bước của Jeff Bezos không đồng nghĩa với việc thời kỳ huy hoàng của Amazon đã chấm dứt. Đây lại là một dấu mốc cho sự thay đổi sâu sắc trong giới lãnh đạo tại Thung lũng Silicon.

Đó là khi các nhà sáng lập của những gã khổng lồ công nghệ lui về sau, nhường lại quyền điều hành vào tay những người được tín nhiệm. Họ vốn là các lãnh đạo, chiến lược chuyên nghiệp nhưng lại không có tầm nhìn như những nhà sáng lập.

Những nhân sự này cũng đã phải trải qua một loạt thách thức khác nhau được các ông chủ đề ra và giám sát. Sau một quá trình sàng lọc, người ưu tú nhất sẽ nhận được sự tin tưởng tuyệt đối để trao quyền điều hành.

Cuộc chia tay với những người sáng lập

Sự chuyển giao quyền lực tại Thung lũng Silicon đã được thực hiện từ lâu. Bắt đầu vào năm 2000, Bill Gates từ bỏ vị trí CEO của Microsoft và chấm dứt công việc toàn thời gian của ông tại đây 8 năm sau đó.

Nhà sáng lập Apple, Steve Jobs đã mất do ung thư vào năm 2011 nhưng trước đó đã để lại quyền điều hành cho Tim Cook. Bộ đôi nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin cũng đã rút lui khỏi vị trị CEO và Chủ tịch của Alphabet vào năm 2019, trao quyền điều hành cho Sundar Pichai.

Cả Pichai và Tim Cook đều đã mang đến cho công ty một số thành công nhất định nhưng bị coi là kém sáng tạo hơn so với các ông chủ cũ của họ.

Giờ đây đến lượt Jeff Bezos rút khỏi chiếc ghế nóng tại Amazon. Facebook sẽ là gã khổng lồ công nghệ duy nhất còn được điều hành bởi chính người sáng lập.

CEO của Facebook, Mark Zuckerberg có thể được coi là người cuối cùng còn trụ vững tại Thung lũng Silicon. Anh cũng là người sáng lập trẻ nhất và sở hữu công ty đang hứng chịu nhiều chỉ trích nhất liên quan đến các bê bối khác nhau tính đến thời điểm hiện tại.

“Đối với Larry và Sergey, họ nhìn xa về phía trước 10 năm và biết điều gì sẽ xảy ra. Còn với Jeff Bezos, ông đã lèo lái con thuyền của mình 27 năm và ông biết công ty của ông sẽ phát triển như thế nào trong vòng 10 năm tới”, nhà phân tích công nghệ Benedict Evans cho biết trong cuộc phỏng vấn.

“Tuy nhiên đối với Mark Zuckerberg, đang có quá nhiều vấn đề và hoài nghi xoay quanh công việc của anh ấy và bạn không thể biết điều gì sẽ xảy ra.”

Thành tựu và các rắc rối muôn thuở của những gã khổng lồ

Thế hệ những nhà sáng lập đã xây dựng nên những công ty có giá trị lớn nhất Thung lũng Silicon ngày nay đều có những định hướng và cá tính riêng.

Tuy vậy họ vẫn có những điểm tương đồng. Đó chính là tất cả đều chia sẻ khả năng sáng tạo không ngừng cũng như có sở trường trong việc phá bỏ những giới hạn của ngành công nghiệp máy tính và dịch vụ.

Ngoài ra họ cũng được biết đến với bản lĩnh cạnh tranh kiên cường. Họ là đối thủ của nhau trên nhiều lĩnh vực, từ việc phát triển các cửa hàng ứng dụng, thiết bị, dịch vụ cho đến các dự án dài hạn. Tất cả những điều trên đã làm cho các công ty mất dần đi tính đặc trưng vốn có của chúng qua các năm.

Jeff Bezos đã tận dụng vị thế của Amazon trong lĩnh vực thương mại điện tử để xây dựng nên 2 doanh nghiệp khác. Đó là Amazon Web Services với vai trò cung cấp dịch vụ đám mây và nền tảng bán lẻ cho bên thứ ba Amazon Marketplace. Cả 2 doanh nghiệp này đều thành công rực rõ.

Vào năm 1998, các nhà đồng sáng lập Google đã mở rộng ý tưởng của họ về việc mọi người có thể truy cập các nguồn thông tin từ khắp nơi trên thế giới một cách miễn phí. Và thế là họ đã cho ra đời Google Maps, Gmail, YouTube, tiến hành sản xuất các thiết bị cũng như phát triển điện toán đám mây trong khoảng thời gian sau đó.

Mark Zuckerberg đã biến mạng xã hội Facebook, vốn đã thành công, lại càng trở nên to lớn hơn sau khi mua lại Instagram vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014.

Vào thời điểm đó, đây được coi là những động thái nhằm đảm bảo vị thế của Facebook trong bối cảnh khách hàng có xu hướng chuyển sang sử dụng các ứng dụng ưu tiên đăng ảnh và nhắn tin.

Steve Jobs đã tạo ra một cuộc cách mạng về điện toán khi ông cho ra đời chiếc iPhone, một sản phẩm lần đầu tiên cho phép chiếc điện thoại biến thành máy tính với hệ điều hành độc lập và giao diện bàn không có bàn phím vật lý mới lạ.

Microsoft thì tạo ra hệ điều hành Windows và bộ sản phẩm Office vẫn còn được sử dụng rộng rãi đến tận ngày nay.

Các chiến lược của những nhà sáng lập nên các gã khổng lồ công nghệ đã biến họ trở thành những người giàu có nhất hành tinh. Tuy nhiên chúng cũng đã thu hút sự chú ý của các chính phủ trên khắp thế giới.

Những nhà lãnh đạo cũng như các chính trị gia đã đặt câu hỏi về tốc độ phát triển và việc thu nhập thông tin người dùng của các gã khổng lồ công nghệ. Tầm ảnh hưởng của họ đến những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống người dân cũng là một chủ đề hay bị bàn tán.

Google và Facebook đang phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt ở Mỹ. Trong khi đó, Amazon cũng đang đối đầu với những cáo buộc tương tự ở Liên minh châu Âu.

Tòa án tối cao đã cho phép khách hàng kiện Apple về các hành vi chống lại sự cạnh tranh trong kho ứng dụng của hãng.

Điểm khác nhau giữa Mark Zuckerberg và các nhà sáng lập khác đó là Zuckerberg trẻ hơn các CEO kia. Bezos rời Amazon khi ông đã 57 tuổi và đã điều hành công ty 27 năm. Brin và Page đều 47 tuổi đã nói lời từ biệt đến vị trí hiện tại ở Google sau hơn 2 thập kỷ.

Zuckerberg chỉ mới 36 tuổi và Facebook cũng vừa ra đời cách đây 16 năm. Công ty của anh được thành lập sau Amazon một thập kỷ và 6 năm sau Google.

Điều đó đồng nghĩa với việc Zuckerberg còn nhiều việc để làm.

Những lời chào từ các nhà sáng lập

Cả Bezos và 2 nhà đồng sáng lập Google Page và Brin đã quyết định rút lui trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh của công ty mình đều ổn định. Và thậm chí, chúng còn được dự đoán sẽ phát triển bền vững trong những năm sắp tới.

Trước khi từ chức vào năm 2019, Page và Brin đã dành ra 4 năm để củng cố đế chế của họ bằng cách thành lập công ty mẹ Alphabet.

Đồng thời,bộ đôi nhà đồng sáng lập Google tách các bộ phận quảng cáo và tìm kiếm ra khỏi các dự án dài hạn trong lĩnh vực y tế hay xe tự hành. YouTube đã trở thành một công cụ mang về doanh thu khổng lồ từ quảng cáo cho Alphabet. Động thái này giúp cho công ty có thể mở rộng ra các dự án mới trong tương lai.

Khi Jeff Bezos cho biết ông sẽ từ chức CEO, Amazon vừa báo cáo doanh thu quý đầu tiên đạt hơn 100 tỷ USD.

Trong lá thư thông báo mình sẽ ngừng làm CEO tại Amazon, Bezos đã tự tin khẳng định rằng Amazon đang ở thời điểm đạt được sự thành công đỉnh cao nhất.

Brin và Page trong thư từ nhiệm được viết chung đã nói rằng Alphabet đang ở một vị trí thoải mái và ổn định. Họ viết rằng:“Nếu như công ty của chúng ta là một con người thì nó là đang là một thanh niên 21 tuổi và đã đến lúc bước ra ngoài đương đầu với xã hội.”

Khi Bill Gates cuối cùng từ bỏ công việc hàng ngày của ông tại Microsoft vào năm 2008, công ty của ông đang ở trong một cuộc khủng hoảng. Mặc dù Microsoft vẫn kiếm được rất nhiều tiền trong giai đoạn đó, họ đang bị các đối thủ trẻ hơn như Apple, Google và Facebook vượt qua trong lĩnh vực máy tính mới nổi.

Ở thời bấy giờ, Bill Gates là người giàu nhất thế giới nhưng ông cảm thấy mệt mỏi bởi các lùm xum xung quanh câu chuyện chống độc quyền cứ kéo dài.

Thách thức cho người kế nhiệm

Những nhà sáng lập lúc rời đi cũng đã để lại cho người nối gót của họ tương lai của cả công ty cũng như cơn đau đầu xoay quanh câu chuyện chống độc quyền.

Bằng chứng là Pichai đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ nhiều lần kể từ khi người tiền nhiệm rời đi. Microsoft cũng phải bỏ điều khoản cuối cùng trong thỏa thuận giải quyết chống độc quyền vào năm 2011.

Andy Jassy của Amazon phải chịu nhiều áp lực vì các phương thức kinh doanh và cách đối đãi với nhân viên của công ty ông bị giám sát.

Facebook của Mark Zuckerberg tiếp tục là một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới. Mặc dù vậy, họ cũng là công ty bị coi thường nhất trong số những gã khổng lồ công nghệ.

Giờ đây, người dùng không còn tin tưởng vào Facebook. Công ty này phải đối mặt với một vụ kiến lớn liên quan đến vấn đề chống độc quyền ở Mỹ cũng như chịu sự giám sát của nhiều cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Nền tảng của họ cũng đang chịu sức ép trước những cáo buộc thiếu dân chủ và cung cấp thông tin sai lệch.

Khác với Apple và Alphabet, Facebook đã không chuẩn bị trước một người lãnh đạo để thay thế tiếp quản công ty. Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg, 51 tuổi, đã quản lý mảng kinh doanh của công ty trong nhiều năm nhưng không được coi là một người am tường về công nghệ hay có khả năng mang đến những cải cách.

Giám đốc sản phẩm Chris Cox, 38 tuổi, được coi là người có khả năng thay thế vị trí của Mark Zuckerberg sau khi anh rời đi. Nhưng Cox chỉ mới gia nhập lại công ty gần đây sau khi từ chức vào năm 2019.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo Zing

Tân CEO Amazon – tiếp nhận một Amazon với đầy những thách thức

Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos sẽ từ chức vào cuối năm nay và Sếp của nền tảng đám mây của Amazon, Ông Andy Jassy sẽ tiếp quản vị trí này.

Người kế nhiệm Jeff Bezos là Ông Andy Jassy, ​​giám đốc điều hành lâu năm đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của mảng kinh doanh điện toán đám mây có lợi nhuận khủng của Amazon, Amazon Web Services.

Cựu Phó Chủ tịch Amazon, Tim Bray, nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 3/2: “Andy là một chàng trai thông minh. Anh ấy là một nhà lãnh đạo tốt. Tôi tin anh ấy sẽ làm tốt. Nhưng chắc chắn, đó sẽ là một công việc hay nhiệm vụ không hề dễ dàng.”

Dưới đây là những vấn đề lớn nhất mà Jassy sẽ ‘thừa hưởng’ khi tiếp quản.

Amazon là mục tiêu trong các cuộc điều tra chống độc quyền từ chính phủ.

Amazon có thể là một mục tiêu tiếp theo cho các nhà quản lý hay các cơ quan chuyên trách của chính phủ, những người đang tăng cường giám sát chống độc quyền của họ đối với các công ty thuộc Big Tech.

Facebook và Google đã bị kiện ở Mỹ vào năm ngoái vì cáo buộc vi phạm chống độc quyền.

Nhưng Amazon có thể gặp phải trong năm nay khi các cuộc điều tra đang diễn ra trên khắp nước Mỹ và EU.

Về phía Jeff Bezos, ông vốn không còn hứng thú với các vụ kiện và điều trần trước quốc hội nữa. Ông sẽ để người kế nhiệm Jassy thực hiện thay ông các hoạt động này.

Ngay sau khi Amazon thông báo Jassy sẽ là Giám đốc điều hành mới, Hạ nghị sĩ Ken Buck, một thành viên của Hạ viện về chống độc quyền, đã tweet rằng ông muốn chất vấn Jassy.

Đây cũng là Hạ viện đã công bố báo cáo vào năm ngoái với cáo buộc vi phạm chống độc quyền của Amazon, Apple, Google và Facebook.

Các đơn vị bán hàng bên thứ 3 – Third-party sellers.

Phần lớn các cuộc điều tra chống độc quyền đối với Amazon tập trung vào mối quan hệ của họ với các đơn vị bán hàng bên thứ ba.

Những người bán này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh số bán hàng trên Amazon, nhưng nhiều người đã phàn nàn và vật lộn với những ràng buộc mà Amazon đã đặt ra trên nền tảng này.

Đáng chú ý nhất là mối quan tâm chống độc quyền xung quanh việc Amazon quảng cáo các sản phẩm cạnh tranh của riêng mình, từ quần áo đến giấy vệ sinh trong kết quả tìm kiếm và vị trí trên trang web.

Amazon đã nhiều lần phủ nhận họ ủng hộ các sản phẩm của chính mình hơn các sản phẩm khác của các đơn vị bán hàng bên thứ 3.

Những công nhân kho đang lập liên đoàn.

Amazon phải đối mặt với những nỗ lực nhằm hợp nhất hóa lớn đầu tiên trong vài năm. Vào ngày 8 tháng 2, công nhân tại một trong những nhà kho của Amazon ở Alabama sẽ bắt đầu bỏ phiếu về việc có nên thành lập công đoàn hay không.

Amazon đã cố gắng hết sức trong giới hạn pháp lý của mình để dập tắt các nỗ lực hợp nhất và chúng ta sẽ biết kết quả khi các phiếu bầu được kiểm tra vào ngày 30 tháng 3.

AWS đối mặt với nhiều sự cạnh tranh về mảng điện toán đám mây.

AWS vẫn là nền tảng điện toán đám mây thống trị. Theo phân tích mới nhất từ công ty nghiên cứu Canalys, 33% chi tiêu trên nền tảng đám mây trong quý 4 năm 2020 là của Amazon.

Nhưng Microsoft cũng đã chứng kiến thị phần của mình tăng lên 20% chi tiêu cho điện toán trong quý và công bố mức tăng trưởng ấn tượng 50% so với cùng kỳ trong quý cho đám mây Azure của mình.

Google Cloud đang đứng thứ ba về thị phần và nó vẫn đang bị thua lỗ nặng mặc dù đã tăng trưởng. Google vẫn tiếp tục đạt được các giao dịch đám mây lớn, chẳng hạn như quan hệ đối tác gần đây với Ford.

AWS là ‘cỗ máy in tiền kỳ diệu’ của Amazon. Thách thức lớn của Ông Jassy sẽ là duy trì sự thống trị và lợi nhuận đó của AWS, điều này sẽ thúc đẩy đầu tư vào phần còn lại của đế chế Amazon.

Jeff Bezos vẫn là Sếp.

Jeff Bezos không làm CEO không có nghĩa là ông ấy sẽ biến mất hoàn toàn khỏi Amazon. Khi Jassy tiếp quản vào cuối năm nay, Bezos sẽ trở thành chủ tịch điều hành hội đồng quản trị của Amazon và Jassy sẽ phải báo cáo với ông.

Jeff Bezos vẫn là cổ đông lớn của Amazon và khối tài sản khổng lồ của ông gắn liền với hoạt động của cổ phiếu.

Vì vậy, mặc dù Jeff Bezos sẽ không quản lý Amazon hàng ngày, nhưng những ảnh hưởng của ông sẽ không mất đi khi Jassy lên phụ trách.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo CNBC

Bức thư Jeff Bezos gửi nhân viên Amazon

Trong bức thư thông báo rời chức CEO, nhà sáng lập Amazon khuyên các nhân viên “tiếp tục sáng tạo” và “luôn lấy sự tò mò làm kim chỉ nam”.

Trong tuyên bố bất ngờ ngày 3/2, Jeff Bezos cho biết sẽ rời chức CEO Amazon trong năm nay. Theo Business Insider, vị tỷ phú sẽ chuyển sang vai trò chủ tịch hội đồng quản trị để tập trung vào các sản phẩm mới, dành thời gian cho các dự án mà ông tâm huyết như Day 1 Fund, Bezos Earth Fund, Blue Origin và Washington Post.

Trong bức thư gửi đến 1,3 triệu nhân viên, nhà sáng lập Amazon nói rằng họ là những con người tài năng, tận tâm, và “Amazon được công nhận rộng rãi là một trong những công ty thành công nhất thế giới”.

“Chúng ta cùng nhau làm những điều điên rồ, khiến chúng trở nên bình thường”, Bezos nhấn mạnh sáng tạo là yếu tố mang đến thành công cho Amazon, nhắc đến các sản phẩm nổi bật như hệ thống đánh giá của khách hàng, gợi ý sản phẩm được cá nhân hóa, giao hàng siêu tốc, Kindle, Alexa, điện toán đám mây và hàng loạt dịch vụ khác.

“Tôi không biết có công ty nào sáng tạo tốt như Amazon hay không, nhưng tin rằng chúng ta đang ở thời kỳ sáng tạo đỉnh cao”.

Nhà sáng lập Amazon cũng nhấn mạnh chính sách lương tối thiểu 15 USD, cam kết về khí hậu đã giúp công ty đi trước đối thủ.

Tiếp theo, Bezos nói rằng vị trí CEO là trách nhiệm lớn lao. “Tôi thấy công việc này thật ý nghĩa. Tôi được làm việc với những cộng sự thông minh, tài năng và khéo léo nhất. Khi mọi thứ tốt lên, bạn vẫn khiêm tốn.

Khi gặp khó khăn, bạn mạnh mẽ và sẵn lòng trợ giúp… Thật vui khi được làm việc cùng đội ngũ này”.

Dưới sự lãnh đạo của Bezos, Amazon đã mở rộng ngành thương mại điện tử với cả triệu sản phẩm khác nhau, biến thành một công ty giao vận lớn hàng đầu thế giới trước khi tiến vào những lĩnh vực khác như điện toán đám mây, giải trí và phần cứng.

Trong vài năm qua, Jeff Bezos dần chuyển giao những công việc quản lý hàng ngày của Amazon cho cấp dưới như Andy Jassy. Sự tập trung của Bezos sẽ dành cho tương lai của Amazon và các dự án cá nhân như Blue Origin – công ty vận tải không gian.

“Chúng ta đang tiến vào mọi lĩnh vực, cũng như thế giới cần chúng ta. Công ty sẽ tiếp tục có những thứ gây kinh ngạc… Chúng ta đang dẫn đầu trong các lĩnh vực như máy học và logistic…

Hãy tiếp tục sáng tạo, đừng ngần ngại khi nhận thấy một ý tưởng điên rồ… Hãy để sự tò mò làm kim chỉ nam cho bạn”, CEO Amazon chia sẻ trong phần cuối bức thư.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

CEO Facebook Mark Zuckerberg là CEO còn lại cuối cùng trong Big Tech

Sau khi Jeff Bezos của Amazon từ chức CEO, Mark Zuckerberg của Facebook hiện là người sáng lập kiêm CEO duy nhất còn lại tại Big Tech.

Mark Zuckerberg (R) is about to surpass Jeff Bezos as the world’s fifth richest man. Getty Images

Apple chuyển từ nhà sáng lập Steve Jobs sang Tim Cook vào năm 2011 khi Steve Jobs mắc bệnh nặng. Microsoft đã bổ nhiệm CEO Satya Nadella vào năm 2014, khi cựu CEO Steve Ballmer nghỉ hưu và người sáng lập Bill Gates rời vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị.

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã chuyển vị trí CEO từ người đồng sáng lập kiêm CEO Larry Page sang Sundar Pichai vào năm 2019.

Giờ đây, Amazon cũng đã chuyển vị trí này từ người sáng lập Bezos sang cho Ông Andy Jassy, một nhân viên lâu năm của Amazon, người đã xây dựng nên AWS, mảng kinh doanh điện toán đám mây của công ty này.

Mark Zuckerberg đã nắm quyền điều hành Facebook liên tục kể từ khi đồng sáng lập công ty này vào năm 2004. Anh cũng là người CEO cuối cùng của Big Tech.

Không giống như những nhà lãnh đạo khác – bao gồm cả Jeff Bezos – Mark Zuckerberg nắm giữ đa số quyền biểu quyết tuyệt đối đối với cổ phiếu Facebook.

Điều đó mang lại cho Anh khả năng lãnh đạo gần như toàn quyền tại công ty. Bất kỳ cổ đông nào không đồng ý với hướng đi của Mark Zuckerberg chỉ có một lựa chọn duy nhất: “Bán cổ phiếu của họ”.

Điều này cho phép Mark Zuckerberg bắt tay vào các dự án dài hạn và thực hiện chúng trong bất cứ thời điểm nào Anh cho là phù hợp.

Ngoại lệ duy nhất, đó là trường hợp của Oculus, một công ty thực tế ảo mà Facebook đã mua với giá 2 tỷ USD vào năm 2014. Sau 7 năm kể từ khi mua lại, Oculus vẫn chưa phát triển thành công việc kinh doanh mà Facebook đã hình dung khi mua lại.

Còn lại, từ việc phát minh ra News Feed vào năm 2006, thông qua việc mua lại Instagram và WhatsApp cũng như việc sao chép tính năng ‘Stories’ mà Snapchat đã đổi mới vào năm 2016 của Instagram, Zuckerberg đã đưa ra nhiều quyết định đúng hơn là sai.

Những gã khổng lồ công nghệ đã phát triển tốt sau khi thay thế người sáng lập.

Cả Apple, Microsoft và Alphabet đều đã chứng kiến ​​doanh thu và giá cổ phiếu của họ tăng trưởng với các nhà lãnh đạo mới nhất của họ.

  • Apple.

Dưới thời Tim Cook, giá cổ phiếu của Apple đã tăng hơn mười lần, từ 13,44 USD vào tháng 8 năm 2011 lên 134,99 USD vào thời điểm hiện tại, trong khi doanh thu đã tăng hơn 153% từ 108,2 tỷ USD năm 2011 lên 274,5 tỷ USD vào năm 2020.

  • Microsoft.

Giá cổ phiếu của Microsoft dưới thời Nadella đã tăng hơn bảy lần, từ 36,25 USD vào tháng 2 năm 2014 lên 239,51 USD vào thời điểm hiện tại trong khi doanh thu tăng gần 62% từ 77,8 tỷ USD năm 2014 lên 125,8 tỷ USD vào năm 2020.

  • Alphabet.

Pichai mới hơn rất nhiều, nhưng giá cổ phiếu của Alphabet đã tăng 48% từ 1.294,74 USD vào tháng 12 năm 2019 lên 1.919,12 USD vào thời điểm hiện tại trong khi doanh thu tăng gần 13% từ 161,9 tỷ USD năm 2019 lên 182,5 tỷ USD vào năm 2020.

Pichai đã không có quá nhiều thời gian để đổi mới kể từ khi bước vào vai trò CEO và thay vào đó, phần lớn trọng tâm của ông là xoa dịu lực lượng lao động ngày càng có nhiều phản đối và biến động, đối phó với hậu quả từ đại dịch Covid-19 và quản lý các cuộc chiến pháp lý của công ty này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Jeff Bezos rời ghế CEO: ‘Tôi chưa bao giờ hết năng lượng và đây không phải là nghỉ hưu’

Mặc dù Jeff Bezos đã thông báo rằng ông sẽ từ chức CEO của Amazon và chuyển sang làm Chủ tịch điều hành trong hội đồng quản trị của công ty, nhưng ông không có kế hoạch nghỉ hưu.

“Trở thành Giám đốc điều hành của Amazon là một trách nhiệm sâu sắc và cần nỗ lực rất nhiều, Khi bạn có trách nhiệm như vậy, thật khó để tập trung vào bất kỳ điều gì khác”. Jeff Bezos viết trong một lá thư gửi nhân viên thông báo về sự thay đổi vai trò của mình.

Với tư cách là Chủ tịch điều hành, Bezos cho biết ông có kế hoạch “tiếp tục tham gia vào các sáng kiến chiến lược ​​của Amazon,” nhưng cũng tập trung năng lượng vào “những đam mê khác” của mình, chẳng hạn như quỹ “the Day 1 Fund”, “the Bezos Earth Fund” hay “Blue Origin”, Theo Washington Post.

Ông nói: “Như cách tôi vẫn phấn khích mỗi khi bước vào văn phòng của mình, tôi rất hào hứng với sự chuyển đổi này”.

Ngày nay, Amazon là một tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ với giá trị thị trường khoảng 1,7 nghìn tỷ USD. Nhưng khi Jeff Bezos bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến vào năm 1994, ông nghĩ rằng rất có thể việc kinh doanh của mình sẽ gặp thất bại.

Vào thời điểm đó, “hầu hết mọi người không chú ý đến chúng tôi hoặc không quan tâm đến chúng tôi”, Bezos cho biết tại một buổi dạ tiệc với đối tác năm 2018.

“Và, trước khi Amazon ra mắt, hầu hết mọi người thậm chí còn không biết Internet là gì”, ông nói thêm.

“Câu hỏi tôi được hỏi thường xuyên nhất vào thời điểm đó là ‘Internet là gì?’” Bezos viết trong một bức thư gửi nhân viên.

Khi Bezos quyết định có nên chấp nhận rủi ro lớn hay không, từ bỏ công việc ổn định tại một quỹ đầu cơ và bắt đầu khởi nghiệp Amazon từ ga ra của mình.

Các thành viên trong gia đình lúc đó rất lo lắng về tương lai của ông – nhưng, “Tôi hình dung mình đã 80 tuổi, suy nghĩ quay lại cuộc sống của tôi trong một khoảnh khắc tĩnh lặng để suy tư, tôi muốn không phải hối tiếc. Tôi biết một thực tế, tôi có ý tưởng này, và nếu tôi không thử, tôi sẽ hối hận vì chưa bao giờ thử.”

Tất nhiên, quyết định của ông đã được đền đáp – và ngày nay, Bezos nói, “phản ứng từ mọi người đã khác”.

“Thật may mắn, tôi đã không còn phải giải thích về [internet] trong một thời gian dài.”

“Nếu bạn hiểu đúng, một vài năm sau, một phát minh đáng ngạc nhiên hay điều mới mẽ đều trở nên bình thường.” ông nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

‘Quy tắc 6 và 1’ – Chuẩn mực của các nhà lãnh đạo

Một cách đơn giản để xây dựng một đội nhóm mạnh hơn, hòa nhập hơn. Và là một nhà lãnh đạo thông minh hơn về mặt cảm xúc.

Ảnh: Getty Images

Hãy nghĩ về Steve Jobs và bạn nghĩ về người biết điều gì là tốt nhất cho Apple. Hãy nghĩ về Elon Musk và bạn nghĩ về người biết điều gì tốt nhất cho Tesla và SpaceX. Hãy nghĩ về Jeff Bezos, và bạn nghĩ về người biết điều gì tốt nhất cho Amazon.

Điều này cũng đúng với bạn: Là một nhà lãnh đạo, bạn là người quản lý một công ty, một nhóm hoặc một dự án.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn biết rõ nhất bạn là ai và bạn cần làm gì.

Mặc dù vậy, đôi khi quyết định tốt nhất bạn có thể đưa ra là sử dụng cái mà đạo diễn từng đoạt giải Oscar Ron Howard gọi là ‘quy tắc 6 và 1’ – Hãy sử dụng ý tưởng của người khác thay vì của mình.

Như Howard nói trong loạt video MasterClass của mình:

“Bất kể có bao nhiêu người khác tham gia vào, khẩu vị, tầm nhìn và quyết định của đạo diễn sẽ hướng dẫn mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kết quả cuối cùng. Bộ phim là đứa con của chính người đạo diễn.”

Tuy nhiên, như Howard nói, “nếu bạn cố gắng thực thi điều đó quá cứng nhắc, bạn sẽ đánh mất tất cả tính tự phát và sự sáng tạo tự nhiên mà những người xung quanh bạn phải cung cấp đến bạn.

Đến với sự hiểu biết đó là bước khởi đầu của một quy tắc mà tôi chỉ cần gọi đơn giản là quy tắc sáu trong một.”

Làm thế nào để quy tắc đó hoạt động? Các giám đốc dẫn dắt một nhóm cộng tác viên chủ chốt. Diễn viên. Các nhà văn. Các nhà soạn nhạc. Các nhà thiết kế. Các nhà quay phim.

Dù vậy, Howard nói:

Công việc của bạn với tư cách là người kể chuyện, với tư cách là đạo diễn, giống như bạn là người lưu giữ câu chuyện.

Nhưng nếu ai đó đưa ra một đề xuất, một người tài năng nào đó mà bạn phải kính trọng, người bạn đủ tôn trọng để tuyển và họ đến với bạn với một gợi ý mà họ hiểu ở cấp độ trực quan, cấp độ cơ bản .. .

Nếu lựa chọn đó vẫn đạt được mục tiêu của bối cảnh hoặc thời điểm trong câu chuyện, thì tốt hơn nhiều là hãy để người đó sử dụng lựa chọn của họ.

Đó là quy tắc sáu và một.

Tại sao?

Khi phán đoán của chúng ta được coi trọng. Khi cách của chúng ta, ít nhất là vào thời điểm này, được thừa nhận là cách tốt nhất.

Nhân viên gắn bó có ý tưởng; bạn tước đi cơ hội để họ đưa ra đề xuất, hoặc ngay lập tức bỏ qua ý tưởng của họ mà không cần cân nhắc, và họ ngay lập tức rút lui.

Bạn phát triển mức độ tin tưởng sâu sắc hơn với người đó. Như Howard nói, khi bạn sẵn sàng nói có, mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận hơn khi bạn nói không.

Trí tuệ cảm xúc và ‘quy tắc 6 và 1’.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng xác định, hiểu và quản lý cảm xúc.

Và quy tắc 6 và 1 là một ví dụ hoàn hảo.

Khi nhân viên đưa ra ý tưởng hoặc đưa ra đề xuất, họ dễ bị tổn thương. Họ đã đặt trí thông minh của họ – và nói rộng ra, chính họ đang đăt mình vào vị trí cần được đánh giá.

Nói không quá nhanh hoặc quá thường xuyên, mà không cần dành thời gian để giải thích tại sao sẽ khiến mọi người nhanh chóng nản chí và từ đó hạn chế đề xuất.

Bạn hãy dành một chút thời gian để quyết định xem ý tưởng của người đó sẽ đạt được mục tiêu thiết yếu hay yếu tố gì.

Nếu ý tưởng tốt thì hãy sử dụng sự lựa chọn của họ.

Bởi vì đôi khi quyết định quan trọng nhất bạn có thể đưa ra là ai sẽ quyết định. Vì vậy, thường xuyên nhất có thể, đặc biệt là khi tạo ra môi trường cộng tác và làm việc theo nhóm, hãy đảm bảo rằng người đó không phải là bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

4 thành tố ‘high standards’ tạo nên thành công của Amazon

Nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos, đã công bố bức thư thường niên của mình cho các cổ đông và đó là một lời khuyên tuyệt vời cho bất kỳ ai đang cố gắng làm việc để xây dựng thành công.

Jeff Bezos cho biết Amazon đã phải mất rất nhiều thành công – và hàng tỷ đô la thất bại – mới học được bài học đó. “Với những kinh nghiệm đó, tôi muốn chia sẻ với bạn những điều cơ bản về những gì chúng tôi đã học được cho đến nay về các ‘high standards’ hay tiêu chuẩn cao trong một tổ chức.”

Và đây là 04 thành tố của tiêu chuẩn cao, theo Jeff Bezos:

1. Tiêu chuẩn cao là có thể dạy được

Bezos viết: “Mọi người khá giỏi trong việc học hỏi các tiêu chuẩn cao chỉ bằng cách tiếp xúc. Tiêu chuẩn cao rất dễ lây lan. Đưa một người mới vào nhóm tiêu chuẩn cao, và họ sẽ nhanh chóng thích nghi.

Điều ngược lại cũng đúng. Nếu tiêu chuẩn thấp được áp dụng, những tiêu chuẩn đó cũng sẽ nhanh chóng lan rộng.”

Bài học rút ra: Có thể khó khăn khi thiết lập các tiêu chuẩn cao ngay từ đầu. Nó bắt đầu bằng việc thuê những người cởi mở để học hỏi và phê bình mang tính xây dựng.

Nhưng một khi những nhân viên đó đã quen với việc làm việc ở trình độ cao, nó sẽ trở nên tự duy trì.

2. Tiêu chuẩn cao áp dụng cho từng lĩnh vực cụ thể

“Nếu bạn có tiêu chuẩn cao trong một lĩnh vực, bạn có tự động có tiêu chuẩn cao ở nơi khác không?” Bezos hỏi. “Tôi tin rằng các tiêu chuẩn cao là dành riêng cho từng phạm vi cụ thể và bạn phải học các tiêu chuẩn cao một cách riêng biệt trong mọi lĩnh vực quan tâm.”

Bezos cho biết khi thành lập Amazon, ông đã có những tiêu chuẩn cao về phát minh, chăm sóc khách hàng và tuyển dụng.

Nhưng ông không có tiêu chuẩn cao về quy trình hoạt động: các hành động cần thiết để “giữ cho các vấn đề đã khắc phục được khắc phục” và “loại bỏ các khuyết tật tận gốc”, cùng những thứ khác.

“Hiểu được điểm này rất quan trọng vì nó giúp bạn luôn khiêm tốn,” Bezos viết.

Bài học rút ra: Học cách nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bạn, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của người khác. Sau đó, hãy khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi từ những người xuất sắc nơi bạn không có.

3. Tiêu chuẩn cao phải được công nhận

Làm thế nào để bạn đạt được tiêu chuẩn cao trong một phạm vi cụ thể? Bezos trả lời: “Trước tiên, bạn phải có khả năng nhận ra vẻ đẹp của phạm vi đó như thế nào”.

Bezos tiếp tục nói về cách bắt đầu các cuộc họp của Amazon bằng cách đọc thầm “bản ghi nhớ 06 trang có cấu trúc tường thuật”, mà ông mô tả như một loại “phòng học”. Nhưng không phải tất cả các bản ghi nhớ này đều được tạo ra như nhau.

“Sẽ rất khó để viết ra những yêu cầu chi tiết tạo nên một bản ghi nhớ tuyệt vời,”

Bezos nói. “Tuy nhiên, tôi thấy rằng phần lớn thời gian, người đọc phản ứng với những bản ghi nhớ tuyệt vời rất giống nhau.

Họ biết điều đó khi họ nhìn thấy nó. Tiêu chuẩn ở đó và nó có thật, ngay cả khi nó không dễ mô tả.”

Bài học rút ra: Bạn không phải lúc nào cũng có thể định lượng sự xuất sắc, hoặc thậm chí mô tả nó bằng các thuật ngữ rõ ràng.

Nhưng nếu bạn xác định và khen ngợi nó khi bạn nhìn thấy nó, những người khác cũng sẽ bắt đầu nhận ra nó. Và điều đó thúc đẩy mọi người cố gắng hơn nữa.

4. Tiêu chuẩn cao đòi hỏi những kì vọng thực tế

Bezos nói rằng bạn cũng phải có những kỳ vọng thực tế đối với phạm vi của một nhiệm vụ hoặc dự án: cần nỗ lực bao nhiêu để đạt được một kết quả tuyệt vời.

Để minh họa, Bezos kể câu chuyện về một người bạn gần đây đã quyết định học cách trồng cây chuối đúng cách. Sau những nỗ lực ban đầu khiến cô thất vọng, cô quyết định thuê một huấn luyện viên để giúp mình học hỏi.

Huấn luyện viên nói với cô rằng hầu hết mọi người nghĩ rằng họ có thể thuần thục trồng cây chuối trong khoảng hai tuần luyện tập hàng ngày, nhưng trên thực tế, phải mất khoảng sáu tháng.

Bezos kết luận: “Những niềm tin phi thực tế về phạm vi thường bị che giấu, không được biện minh sẽ huỷ hoại các tiêu chuẩn cao.

“Để đạt được các tiêu chuẩn cao cho bản thân hoặc là một phần của nhóm, bạn cần hình thành và chủ động truyền đạt những niềm tin thực tế về mức độ khó khăn của một thứ gì đó.”

Sau đó Bezos quay lại ví dụ về bản ghi nhớ.

“Thông thường, khi một bản ghi nhớ không hay, không phải người viết không có khả năng nhận ra tiêu chuẩn cao”, ông nói, “mà thay vào đó là một kỳ vọng sai lầm về phạm vi: họ nhầm tưởng có thể viết được một bản ghi nhớ dài 06 trang tiêu chuẩn cao trong một hoặc hai ngày hoặc thậm chí vài giờ, trong khi thực sự có thể mất một tuần hoặc hơn!

Họ đang cố gắng hoàn thiện cây trồng cây chuối chỉ trong hai tuần và chúng tôi không huấn luyện họ đúng cách.

Những bản ghi nhớ tuyệt vời được viết và tái -được viết, chia sẻ với đồng nghiệp, những người được yêu cầu cải thiện công việc, dành ra một vài ngày, và sau đó chỉnh sửa lại với một tâm trí tươi mới. Đơn giản là không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai.”

Bài học rút ra: Bạn có thể cải thiện kết quả đơn giản bằng phạm vi giảng dạy. Nói rõ chính xác lượng thời gian và nỗ lực cần thiết để đạt được một kết quả tuyệt vời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những tư duy thông minh như Elon Musk và Jeff Bezos đều tìm cách thành thạo kỹ năng quan trọng này

Bạn có thể đã nghe thuật ngữ critical thinking hay tư duy phản biện, nhưng nó có nghĩa là gì? Hãy phá vỡ nó.

Mặc dù nhiều người coi họ là đối thủ của nhau, nhưng cả CEO Tesla Elon Musk và người sáng lập Amazon Jeff Bezos đều xây dựng tài năng bằng cách học cách suy nghĩ khác với người bình thường.

Trong nhiều năm, khi khám phá lịch sử và kiểm tra thói quen của cả Elon Musk và Jeff Bezos, đã có một kết luận khá thú vị. Rõ ràng là cả hai người đều thông minh – nhưng họ cũng có một động lực nhất định, một nỗi ám ảnh muốn làm cho sản phẩm của họ tốt hơn.

Và để làm được điều đó, cả hai người đàn ông đều tìm cách thành thạo một kỹ năng duy nhất:

Khả năng suy nghĩ phản biện.

Bạn có thể đã nghe thuật ngữ tư duy phản biện, nhưng chính xác thì nó có nghĩa là gì?

Tư duy phản biện hay critical thinking là quá trình suy nghĩ cẩn thận và sâu sắc về một chủ đề hoặc ý tưởng nào đó. Nó bao gồm khả năng phân tích và cân nhắc các sự kiện, suy luận cẩn thận và tạo ra các kết nối sâu sắc.

Tất nhiên, từ “critical” có thể có nghĩa là quan trọng hoặc sống còn, nhưng nó cũng có thể được liên kết với chỉ trích hay phê bình. Nói cách khác, chúng ta có thể coi tư duy phản biện giống như tìm kiếm điều gì đó sai, một điều gì đó có thể được cải thiện.

Điều này phù hợp với những gì cả Elon Musk và Jeff Bezos đã thể hiện trong quá khứ.

“Tôi luôn tìm kiếm những gì không ổn”, Elon Musk tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn. “Để làm cho [Tesla] tốt hơn … tôi phải suy nghĩ rất chín chắn. Vì vậy, khi tôi nhìn thấy chiếc xe, tôi thấy tất cả những thứ mà tôi nghĩ cần phải sửa để nó tốt hơn.”

Jeff Bezos cũng đã bày tỏ suy nghĩ tương tự cách đây nhiều năm khi nói chuyện với Jason Fried, Giám đốc điều hành của Basecamp.

Fried nói: “[Bezos] nhận thấy rằng những người thông minh nhất thường xuyên xem xét lại sự hiểu biết của họ, xem xét lại một vấn đề mà họ nghĩ rằng họ đã giải quyết được. “Họ cởi mở với những quan điểm mới, thông tin mới, ý tưởng mới, mâu thuẫn và thách thức đối với cách suy nghĩ của họ.”

Đó là tư duy phản biện tốt nhất: khả năng học hỏi từ những ý tưởng và suy nghĩ, ngay cả khi chúng đối lập với suy nghĩ của bạn.

Vậy, làm thế nào để bạn có thể rèn luyện khả năng tư duy phản biện?

Dưới đây là 05 mẹo mà bạn có thể học hỏi:

Đừng vội vàng.

Trong lĩnh vực công nghệ, nhiều công ty áp dụng triết lý “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”. Nhưng đó là điều ngược lại với tư duy phản biện.

Tư duy phản biện đòi hỏi sự kiên nhẫn, cùng với một mức độ thông minh cảm xúc – khả năng hiểu cảm xúc của bạn và giữ chúng ở trạng thái cân bằng.

Mục tiêu: Đừng để những cảm xúc nhất thời dụ dỗ bạn đưa ra những quyết định vĩnh viễn – những quyết định mà sau này bạn phải hối hận.

Chú ý đến những phản hồi tiêu cực

Phản hồi tiêu cực giống như một viên kim cương mới khai thác. Nó có thể không hấp dẫn bằng mắt thường, nhưng giá trị của nó trở nên rõ ràng sau khi cắt và đánh bóng.

Tương tự, khi ai đó phê bình công việc của bạn, bạn sẽ cảm thấy không ổn. Bạn sẽ bị ‘mắc bẫy’ để tự vệ hoặc đóng cửa tâm trí.

Đừng. Thay vào đó, hãy cho phép cảm xúc của bạn lắng xuống và sau đó tự hỏi bản thân:

  • Tôi có thể học được gì từ lời chỉ trích này?
  • Có sự thật nào tôi có thể rút ra từ nó không?
  • Nếu không, tôi có thể học được gì từ quan điểm của họ?

Nhìn theo cách này, bạn biến những lời chỉ trích từ một cuộc tấn công được nhận thức thành một món quà vô giá.

Lập trình để suy nghĩ.

Tư duy phản biện là công việc rất khó khăn. Vì vậy, khi đến lúc phân tích sự kiện, hãy dành thời gian trong lịch trình của bạn để lao vào những suy nghĩ sâu sắc.

Sử dụng một số câu hỏi sau để giúp bạn phân tích:

  • Các giả định là gì?
  • Sự thật là gì?
  • Ưu điểm là gì? Khuyết điểm là gì?
  • Những vấn đề cơ bản là gì?
  • Vấn đề chính là gì?
  • Các giải pháp tiềm năng cho vấn đề đó là gì?
  • Giải pháp tốt nhất là gì?

Có những thời điểm thích hợp để cộng tác, nhưng tốt nhất bạn nên dành thời gian ở một mình, trong môi trường yên tĩnh, không bị phân tâm. Ở đó, bạn có thể tập trung vào suy nghĩ thuần túy, không bị gián đoạn và tập trung.

Nhanh tiến về phía trước.

Một cạm bẫy ngăn cản tư duy phản biện là chỉ tập trung vào ngắn hạn.

Thay vào đó, hãy lùi lại và nghĩ về tương lai. Hậu quả của các quyết định của bạn là gì? Hiệu quả sẽ như thế nào trong một tháng? Một năm? Năm năm?

Kiểu suy nghĩ “tua nhanh” này có thể giúp bạn nhìn ra bức tranh lớn và đưa ra quyết định phù hợp.

Hãy để mọi thứ thật sôi sục.

Khi phân tích một tình huống phức tạp hoặc cố gắng đưa ra một quyết định khó khăn, bạn thường có lợi bằng cách bỏ đi và để tất cả sự thật lắng đọng trong tâm trí bạn.

Tất nhiên, bạn không muốn tránh tình huống này. Đặt ra giới hạn thời gian để suy nghĩ thấu đáo. Lượng thời gian sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống; bạn có thể cần một tuần, hoặc thậm chí chỉ một hoặc hai ngày.

Nhưng bất kể bạn cần bao nhiêu thời gian, cũng nên nhớ: Đừng bao giờ đưa ra quyết định vào đêm muộn.

Nói chung, càng về sau, bạn càng trở nên giàu cảm xúc và ít lý trí hơn. Vì vậy, nếu đã muộn, hãy đi ngủ và quay lại suy nghĩ của bạn vào buổi sáng mai.

Bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ minh mẫn mà bạn có thể đạt được sau một đêm ngon giấc.

Cho dù bạn điều hành một công ty nhỏ hay một công ty lớn, cho dù bạn là một doanh nhân hay một nhà kinh doanh độc lập – hay chỉ đơn giản là chấp nhận tinh thần kinh doanh – bạn sẽ được hưởng lợi từ việc học cách suy nghĩ chín chắn đó.

Nó bắt đầu với việc ghi nhớ 05 bước sau:

1. Đừng vội vàng.

2. Chú ý đến phản hồi tiêu cực.

3. Lên lịch thời gian để suy nghĩ.

4. Nhanh tiến về phía trước.

5. Hãy để mọi thứ thật sôi sục.

Học cách làm điều này một cách hiệu quả và bạn sẽ tham gia vào kiểu suy nghĩ sâu sắc có thể đưa bạn và công việc của bạn lên một tầm cao mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Elon Musk vượt Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất hành tinh

Elon Musk đã trở thành người giàu nhất hành tinh, vượt qua Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos, nhờ giá cổ phiếu Tesla tiếp tục tăng. Elon Musk hiện có giá trị khoảng 188 tỷ USD, theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg.

“Thật kỳ lạ,” Musk đã tweet hôm thứ Năm. “Chà, quay lại làm việc thôi …”

Việc Elon Musk làm lu mờ khối tài sản khoảng 187 tỷ USD của chính Jeff Bezos, đánh dấu bước phát triển mới nhất trong cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều năm giữa hai ông trùm công nghệ – một cuộc chiến thường tập trung vào thành tựu của các doanh nghiệp tương ứng.

Jeff Bezos được cho là rất ghen tị với thành công của Elon Musk trong việc đảm bảo gói ưu đãi trị giá 1,3 tỷ USD cho Tesla’s Gigafactory ở Nevada.

Bezos có một công ty bay vũ trụ ở Blue Origin cũng giống như Musk làm với SpaceX. Hai ‘ông trùm’ cũng đã trao đổi ngớ ngẩn về tên lửa của họ và thậm chí tranh giành bất động sản của NASA.

Musk chỉ mới vượt qua Bill Gates vào tháng 11 để trở thành người giàu thứ hai thế giới. CEO Tesla đã chứng kiến ​​khối tài sản cá nhân của mình tăng vọt vào năm 2020 lên tới hơn 150 tỷ USD, một phần lớn là do Musk sở hữu rất nhiều cổ phiếu Tesla – thực tế là khoảng 20% ​​công ty.

Với việc cổ phiếu của Tesla cũng đã tăng vượt ngưỡng trong khoảng năm ngoái, khi Musk đưa công ty thoát khỏi cái gọi là “địa ngục sản xuất” và tăng đáng kể doanh số bán xe điện của mình, nhờ vào mẫu sedan Model 3 và Model Y giá cả phải chăng hơn SUV.

Điều đó trùng hợp với sự gia tăng đáng kinh ngạc của các nhà đầu tư bán lẻ, những người sẵn sàng mua toàn bộ ‘câu chuyện’ của Tesla hơn nhiều người ở Phố Wall trước đây.

Lượng cổ phiếu của vị CEO tỷ phú này tiếp tục tăng, đặc biệt là sau khi ông ký một gói bồi thường 10 năm với công ty vào năm 2018, điều này giúp gắn chặt hơn nữa thu nhập của ông với giá cổ phiếu và mục tiêu doanh thu của Tesla.

Ông được trao một loạt các ‘quyền chọn mua’ cổ phiếu của công ty mỗi khi đạt được một cột mốc quan trọng mới; đợt đầu tiên mà Ông nhận được vào đầu năm nay, trị giá khoảng 800 triệu USD.

Giống như hầu hết các tỷ phú, Musk chỉ thấy khối tài sản tổng thể của mình tăng lên trong thời kỳ đại dịch coronavirus.

Nhưng không giống như nhóm đồng nghiệp đó, Musk tuyên bố trước tòa là “nghèo tiền mặt” và “kém thanh khoản về tài chính” vào năm 2019 và nói năm ngoái rằng ông sẽ bán “hầu hết tất cả tài sản vật chất”, bao gồm cả các biệt thự của mình.

Ông nhận các khoản vay đối với cổ phiếu khiến Ông trở nên giàu có và đổ lại số tiền đó vào các công ty của mình, như khi Ông đã từng đổ khoảng 100 triệu USD vào The Boring Company vào năm 2018.

Musk có một lịch sử lâu dài trong việc sử dụng tài sản cá nhân của mình để hỗ trợ cho những nỗ lực mới, cũng như Ông đã tài trợ cho Tesla và SpaceX sau khi trở thành triệu phú điều hành Zip2 và PayPal.

Musk hiện có thể nói là người giàu nhất hành tinh theo tiêu chuẩn của các trang web tập trung vào tiền như Bloomberg và Forbes, mặc dù họ có xu hướng tập trung vào việc tính toán các tài sản có thể nhận biết được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Chuyển từ sinh viên vật lý sang sinh viên khoa học máy tính đã làm thay đổi sự nghiệp của Jeff Bezos

Với khối tài sản 126 tỷ USD, Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos chắc chắn là người giàu nhất thế giới, nhưng ông có thể không phải là người thông minh nhất. Ít nhất đó là những gì Bezos nghĩ khi còn là một sinh viên đại học.

Trước khi Bezos bán một cuốn sách trực tuyến, ông từng là sinh viên chuyên ngành vật lý tại Đại học Princeton vào những năm 1980.

Và mặc dù là một trong 25 sinh viên xuất sắc nhất trong chương trình danh dự của mình, Bezos tin rằng mình không đủ thông minh để cạnh tranh.

Vì vậy, ông đã thay đổi chuyên ngành của mình sang kỹ thuật điện và khoa học máy tính, theo Wired, và nó đã thay đổi cuộc đời của ông.

“Tôi nhìn quanh phòng và rõ ràng đối với tôi, có ba người trong lớp giỏi hơn tôi rất nhiều về [vật lý] và điều đó dễ dàng hơn rất nhiều đối với họ” Bezos nói với Wired vào năm 1999.

Ông nói: “Đó thực sự là một cái nhìn sâu sắc đáng ngạc nhiên, mỗi người đều có một sự kết nối não bộ khác nhau.”

Bezos đã nhận ra được được điều này sau khi Ông cố gắng để giải một bài toán trong nhiều giờ và không thành công.

“Tôi không thể giải được phương trình vi phân từng phần này,” Ông nói với Câu lạc bộ Kinh tế của Washington vào tháng 9 năm 2018. “Nó thực sự rất khó. Tôi đang học với bạn cùng phòng của tôi, Joe, người cũng rất giỏi toán. Hai chúng tôi đã làm một bài tập về nhà này trong ba giờ đồng hồ mà chẳng đi đến đâu cả.”

Và cuối cùng, Ông và bạn cùng phòng của mình đã nhờ một người bạn, Yasantha Rajakarunanayake, giúp đỡ.

Theo Bezos, đó là thời điểm Ông nhận ra mình nên theo đuổi một sự nghiệp khác.

“Đó là thời điểm quan trọng đối với tôi, bởi vì đó là chính thời điểm tôi nhận ra rằng mình sẽ không bao giờ trở thành một nhà vật lý lý thuyết vĩ đại,” Ông nói tại Câu lạc bộ Kinh tế.

Bezos đã thay đổi chuyên ngành của mình, “cam kết bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của riêng mình”, theo Wired.

Bezos tốt nghiệp Princeton năm 1986 với bằng kỹ sư điện và khoa học máy tính.

Năm 1994, khi đang làm việc tại một quỹ đầu cơ, Bezos đã tìm thấy một thống kê đáng kinh ngạc rằng nền tảng web đang tăng trưởng ở mức 2.300% mỗi năm, điều này đã thôi thúc ông thành lập Amazon với tư cách là một nhà bán sách trực tuyến vào năm 1995.

Ngày nay cái gọi là “cửa hàng của mọi thứ” đã có thị trường vốn hóa trên 1000 tỷ USD.

“Tôi đã thay đổi chuyên ngành rất nhanh sang kỹ thuật điện và khoa học máy tính,” Bezos nói tại Câu lạc bộ Kinh tế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Jeff Bezos kiếm ra 13 tỷ USD trong một ngày

Trong khi người lao động, doanh nghiệp khốn đốn vì dịch Covid-19, tỷ phú giàu nhất thế giới, Jeff Bezos vẫn thản nhiên hốt bạc.

Theo thống kê của Bloomberg, khối tài sản của ông chủ Amazon đã tăng 13 tỷ USD lên 189,3 tỷ USD chỉ trong một ngày 20/7.

Đây là mức tăng lớn nhất trong ngày mà bảng xếp hạng Billionaires Index của Bloomberg ghi nhận.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/7, cổ phiếu Amazon tăng 7,9

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Amazon đã tăng trưởng đến 73% – phần lớn đến từ nhu cầu mua sắm online tăng cao, trong khi các doanh nghiệp cần sử dụng hạ tầng đám mây phục vụ làm việc tại nhà. Tính từ đầu năm, tài sản của Bezos đã tăng đến 74,4 tỷ USD.

Dù vậy, Amazon cũng đối mặt các chỉ trích về cách sử dụng lao động, trả lương thấp và không có chế độ thưởng hợp lý trong bối cảnh kho hàng phải làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu mua hàng cao. Đại dịch cũng khiến rất nhiều lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn.

Không chỉ Bezos mà nhiều tỷ phú cũng có tài sản tăng giữa mùa dịch.

Thống kê tháng 4 bởi Viện Nghiên cứu Chính sách cho thấy 34/170 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ đã giàu hơn hàng chục tỷ USD từ khi dịch bùng phát, trong đó có Elon Musk (CEO Tesla, SpaceX), Steve Ballmer (cựu CEO Microsoft) và ông trùm bất động sản Albert Sobrato.

Báo cáo nói rằng trường hợp tăng tài sản của Jeff Bezos là “chưa từng có trong lịch sử tài chính hiện đại” và biến động theo từng ngày.

Tính từ 1/1 đến 15/4, tài sản của Bezos tăng thêm 25 tỷ USD, cao hơn cả tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Honduras trong năm 2018.

Theo Gizmodo, họ sẽ tiếp tục giàu như thể không có gì xảy ra, một phần vì gánh nặng thuế dựa trên tài sản đã giảm 79% từ 1980 đến 2018.

Tuy nhiên, đồng tác giả báo cáo Chuck Collins nói rằng các tỷ phú làm giàu trong mùa dịch có thể “mất tất cả”, song sẽ nhanh chóng phục hồi so với những tầng lớp lao động khác.

Cổ phiếu Amazon tăng vào 20/7 cũng giúp tài sản Mackenzie Bezos, vợ cũ của Jeff Bezos, tăng đến 4,6 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 13 trên thế giới và là người phụ nữ giàu thứ 2 thế giới, đứng sau người thừa kế hãng L’Oréal, Françoise Bettencourt Meyers.

Không chỉ Jeff Bezos mà các ông lớn trong ngành công nghệ cũng chứng kiến khối tài sản tăng vọt từ đầu năm, lần lượt là CEO Facebook Mark Zuckerberg tăng 14,8 tỷ USD và cựu CEO Microsoft, Steve Ballmer tăng 18 tỷ USD lên 76,1 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

Những tỷ phú công nghệ làm từ thiện nhiều nhất 2020

Trong một năm đầy biến động vừa qua, không ít tỷ phú làng công nghệ đã sẵn sàng cho đi một phần tài sản của mình để giúp đỡ cộng đồng.

Ảnh: twitter

Bill Gates

Bill Gates là một trong tỷ phú quyên góp nhiều tiền nhất cho các hoạt động từ thiện. Năm 2000, ông và vợ, bà Melinda Gates, đã đồng sáng lập quỹ Bill & Melinda Gates và hiện ông tập trung toàn thời gian cho hoạt động từ thiện của quỹ này.

Nhà Gates, cùng tỷ phú Warren Buffett, đã đề xuất chiến dịch “Cam kết cho đi” nhằm khuyến khích những người giàu có cống hiến ít nhất một nửa tài sản cho các hoạt động từ thiện.

Cải thiện chất lượng y tế ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động từ thiện của Bill Gates.

Quỹ Bill & Melinda Gates đã tài trợ hàng tỷ USD để đảm bảo tiến trình phát triển các loại thuốc chống lại HIV, sốt rét, bại liệt và các bệnh khác. Năm 2020, ông đã quyên góp 100 triệu USD cho các tổ chức y tế để chống lại đại dịch Covid-19.

Tỷ phú cùng vợ cũng đã công bố cam kết trị giá 1,6 tỷ USD trong 5 năm cho Liên minh vaccine (GAVI) để cung cấp chương trình tiêm chủng mở rộng cho hơn 300 triệu trẻ em ở các cộng đồng dễ bị tổn thương trên khắp thế giới.

Thông qua GAVI, quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ 150 triệu USD cho Viện Serum Ấn Độ – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, để cung cấp 100 triệu liều vaccine Covid-19 với giá 3 USD/liều cho các nước nghèo.

Elon Musk

Mục tiêu của Musk là thay đổi thế giới, cải thiện môi trường và giúp đỡ nhân loại. Musk đã quyên góp rất nhiều tiền để làm từ thiện, quỹ của Musk ưu tiên tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, giáo dục khoa học và kỹ thuật cũng như sức khỏe trẻ em.

Thông qua quỹ này, Musk đã quyên góp tiền bảo tồn địa điểm phòng thí nghiệm của Nikola Tesla bằng cách tu sửa nó thành Bảo tàng và Trung tâm Khoa học Tesla.

Vị tỷ phú giàu thứ hai thế giới cũng đang tham gia vào một loạt dự án quyên tặng hệ thống năng lượng mặt trời cho những khu vực chưa có điện lưới thông qua công ty năng lượng mặt trời của mình, Solar City.

Các khoản đóng góp của Musk trong năm nay cho các hoạt động từ thiện liên quan tới Covid-19 hầu như không đáng kể.

CEO của Tesla thậm chí thường xuyên xem nhẹ rủi ro của Covid-19, nghi ngờ những số liệu về sự lây lan và tỷ lệ tử vong của bệnh này, cũng như đưa ra dự báo rất lạc quan về tiến trình của bệnh dịch.

Jack Dorsey

Thành tích đóng góp từ thiện của CEO Twitter cho đến nay vẫn khá khiêm tốn, nhưng ông là người có khả năng tận dụng tốt sức mạnh truyền thông để gây quỹ từ thiện.

Sau khi tổ chức IPO thành công cho công ty Square, Dorsey đã cam kết sẽ tặng 20% cổ phần của mình cho “Start Small Foundation”, một tổ chức từ thiện mà ông thành lập để phục vụ các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.

Trong năm qua, Dorsey cũng đã trao 3 triệu USD cho tổ chức “Know Your Rights Camp” nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống của các cộng đồng người da màu thông qua giáo dục.

Tháng 4 năm nay, Dorsey đã cam kết chi 1 tỷ USD, hơn 25% tổng giá trị tài sản hiện có, cho các nỗ lực cứu trợ Covid-19.

Phần lớn số tiền này đã được chuyển tới các tổ chức, như ngân hàng thực phẩm, trường học nhằm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho những nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Jack Ma

Tỉ phú Jack Ma, nhà đồng sáng lập Alibaba, thành lập quỹ từ thiện mang tên ông từ năm 2014. Sau lần phát hành cổ phiếu của Alibaba trên sàn giao dịch chứng khoán New York, Jack Ma đã cam kết dành 35 triệu cổ phiếu cho quỹ từ thiện của mình.

Hiện Quỹ Jack Ma có 23 triệu cổ phiếu của Alibaba, trị giá khoảng 4,6 tỉ USD.

Kể từ khi thành lập, Quỹ Jack Ma đã đóng góp ít nhất 300 triệu USD cho các hoạt động từ thiện và chiến dịch bảo vệ môi trường khác nhau tại Trung Quốc. Năm 2019, quỹ đã chi 14 triệu USD để bảo vệ và tái tạo vùng đất ngập nước ở Hàng Châu.

Đầu năm nay, quỹ Jack Ma đã công bố khoản quyên góp 14,4 triệu USD để giúp các nhà khoa học phát triển vaccine ngừa Covid-19.

Theo đó, 40% khoản đóng góp của Jack Ma sẽ được chia đều cho Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc nhằm phát triển vaccine ngừa virus.

Phần còn lại sẽ dành để hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu tham gia vào nỗ lực kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.

Jeff Bezos

Dù trước đó từng bị chỉ trích vì quyên tặng rất ít so với những tỉ phú khác, Jeff Bezos trong năm qua đã thực hiện một số khoản tài trợ cực lớn.

Tiêu biểu là cam kết 10 tỷ USD, tương ứng gần 10% tổng giá trị tài sản và là khoản từ thiện lớn nhất mọi thời đại tính đến nay, cho Quỹ Trái đất Bezos, nhằm chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu.

Tháng 9/2018, tỉ phú giàu nhất thế giới từng quyên tặng 2 tỷ USD để giúp đỡ các gia đình vô gia cư và xây dựng hệ thống trường mầm non cho trẻ em.

Tháng 9/2019, khi đối mặt với sức ép từ nhân viên, Bezos cũng đã cho ra mắt Cam kết khí hậu để Amazon có thể hoàn thành mục tiêu mà Hiệp định khí hậu Paris và xóa bỏ khí thải vào năm 2040.

Trong nỗ lực hỗ trợ các thành phần bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Bezos đã trao 100 triệu USD cho Quỹ Phản ứng Covid-19 của Feeding America nhằm hỗ trợ 200 ngân hàng thực phẩm thành viên trên khắp đất nước.

Ông cũng quyên góp 25 triệu USD để bắt đầu Quỹ cứu trợ Amazon, cung cấp các khoản tài trợ từ 400 đến 5.000 USD cho các đối tác của Amazon vượt qua giai đoạn khó khăn.

Mark Zuckerberg

Mark Zuckerberg và Priscilla Chan là những nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực từ thiện trên thế giới. Vào năm 2015, cặp đôi đã cam kết cống hiến 99% tài sản cho các hoạt động vì lợi ích công cộng.

Đồng thời, họ đã khởi động Sáng kiến Chan Zuckerberg (CZI), với sứ mệnh “thúc đẩy tiềm năng con người và thúc đẩy cơ hội bình đẳng”.

Giáo dục là trọng tâm chính trong hoạt động tài trợ của Chan và Zuckerberg. Kể từ khi đại dịch bùng phát, CZI đã cấp hơn 9 triệu USD để hỗ trợ các nhà giáo dục và học sinh thông qua học tập từ xa, bao gồm cam kết tài trợ 5 triệu USD để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần và xã hội của học sinh và gia đình.

Năm 2020, Chan và Zuckerberg cam kết chi 3 tỷ USD trong thập kỷ tới cho một dự án y tế nhằm chữa trị, ngăn ngừa và kiểm soát một số bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Hai vợ chồng cũng đã ủng hộ 30 triệu USD cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch COVID-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo: VnExpress

4 tỷ phú công nghệ giàu nhanh nhất năm 2020

Danh sách 4 tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhanh nhất năm nay gồm 3 người đến từ Mỹ, và một doanh nhân Trung Quốc.

Ảnh: Axios.

2020 là năm đầy khó khăn với nhiều người khắp thế giới. Covid-19 tàn phá vô số doanh nghiệp, khiến khoảng 19 triệu người Mỹ phải nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nhưng Covid-19 cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp công nghệ.

Việc cách ly xã hội ở nhiều nước khiến mọi người mua sắm trực tuyến nhiều hơn, việc hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng khiến doanh số bán xe của Tesla tăng, giá cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện cũng tăng vọt.

Dưới đây là danh sách các tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhiều nhất trong năm nay, theo Bloomberg bình chọn.

1. Elon Musk, CEO Tesla

Theo Bloomberg, tính từ đầu năm đến ngày 21/12, Musk đã “bỏ túi” 140 tỷ USD, nâng tổng giá trị tài sản ròng lên 167 tỷ USD. Con số này đã giúp ông leo lên vài chục bậc trong bảng xếp hạng tỷ phú, vượt qua Bill Gates để giành vị trí thứ hai kể từ tháng 11.

Đầu năm 2020, giá trị tài sản ròng của Musk đạt gần 30 tỷ USD. Nhờ Tesla lập kỷ lục bán hàng mới và báo cáo quý thứ năm liên tiếp có lãi, cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện này đã tăng hơn 650% kể từ đầu năm tới nay.

Musk hiện nắm trong tay khoảng 20% cổ phần của Tesla, trị giá hơn 125 tỷ. Tỷ phú công nghệ này cũng sở hữu cổ phần trong công ty hàng không vũ trụ SpaceX với giá trị cổ phiếu được định giá hơn 15 tỷ USD.

2. Jeff Bezos, CEO Amazon

Bezos bắt đầu năm 2020 với tư cách người giàu nhất thế giới. Nhờ doanh thu của Amazon tiếp tục tăng trong năm nay, ông giữ vững ở vị trí này và là người có tài sản tăng mạnh thứ 2 trong năm, với 72 tỷ USD.

Bezos đang sở hữu hơn 50 triệu cổ phiếu Amazon, trị giá hơn 170 tỷ USD. Mùa hè năm nay, Bezos là người giàu nhất trong lịch sử, khi giá trị tài sản ròng của ông vượt mốc 200 tỷ USD.

3. Colin Huang, nhà sáng lập Pinduoduo

Colin Huang, 40 tuổi, đã có thêm 33 tỷ USD vào tài sản ròng của mình năm qua, nâng tổng tài sản hiện có lên gần 53 tỷ USD. 2020 là năm ông thôi giữ chức CEO công ty Pinduoduo với mong muốn “giao nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý hơn cho các đồng nghiệp trẻ”, để duy trì “tinh thần kinh doanh” tại một công ty khác đang phát triển.

Ông vẫn là chủ tịch của công ty và sở hữu 29,4% cổ phần của Pinduoduo, trị giá hơn 50 tỷ USD.

Được thành lập vào năm 2015, Pinduoduo là nền tảng thương mại điện tử, cho phép các nhóm người chia sẻ chi phí mua hàng.

Nền tảng này có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh hơn các doanh nghiệp đối thủ ở Trung Quốc, như JD.com và Alibaba.

Năm 2018, Pinduoduo chính thức lên sàn chứng khoán, giúp Huang trở thành tỷ phú.

Giống Amazon và các gã khổng lồ thương mại điện tử khác, Pinduoduo hưởng lợi lớn từ nhu cầu mua sắm trực tuyến trong năm 2020.

4. Mark Zuckerberg, CEO Facebook

Xếp ngay sau các tỷ phú công nghệ giàu nhanh nhất năm nay là nhà đồng sáng lập kiêm CEO Facebook, Mark Zuckerberg.

Năm 2020, tài sản của Zuckerberg tăng hơn 26 tỷ USD, lên tổng 105 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới, theo Bloomberg.

Số tài sản này gắn liền với 375 triệu cổ phiếu Facebook mà Zuckerberg đang nắm giữ. Kể từ đầu năm đến nay, giá trị cổ phiếu của Facebook đã tăng gần 30%, bất chấp vụ kiện chống độc quyền gần đây của chính phủ liên bang.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Bill Gates: Nhận dạng 5 ‘dấu vết’ của những người ‘trên mức trung bình’

Cần gì để không chỉ có hàng triệu triệu đô la trong ngân hàng mà còn được công chúng vô cùng ngưỡng mộ?

Bill GatesAdam Galica | CNBC

Đối với những người mới bắt đầu, có một số đặc điểm riêng mà bạn cần phải nắm vững. Một số điều quan trọng nhất có thể được xác định thông qua những người đạt được thành công cao, những người đã thực sự vươn tới đỉnh cao.

Dưới đây là một số doanh nhân ‘trên mức trung bình’, từ người sáng lập Amazon, Jeff Bezos đến ‘Bà trùm’ truyền thông Oprah Winfrey hay cả CEO của Berkshire Hathaway, Warren Buffett:

1. Không bao giờ ngừng nâng cao kỳ vọng.

Để đạt được sự vĩ đại, bạn phải liên tục phát triển và đổi mới. Giả sử bạn đã đạt được tất cả các mục tiêu của mình trong năm nay. Bạn có định giữ nguyên những mục tiêu đó trong năm tới không? Tất nhiên là không nhé.

Đó là cách tâm trí của Bezos hoạt động. Ông luôn nghĩ về những điều lớn lao tiếp theo. Ví dụ, làm thế nào để một mô hình dịch vụ khách hàng thành công có thể thành công hơn nữa? Xét cho cùng, bản thân khách hàng không bao giờ ngừng kì vọng.

“Đó là bản chất của con người. Bezos đã viết trong lá thư cổ đông thường niên năm 2017 của Amazon vào năm 2017. Bạn không thể nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của mình trong thế giới này.”

2. Đừng để những người phản đối ngăn cản bạn.

Mọi người đều có một ý tưởng trị giá hàng triệu đô la bên trong họ. Nhưng cần có dũng khí và can đảm để tiếp tục với những ý tưởng đó, đặc biệt là khi có người bảo bạn không nên làm như vậy. Đó là những gì đã xảy ra với Sara Blakely, người sáng lập Spanx, khi cô có ý tưởng phát minh ra quần tất không chân (footless pantyhose).

“Họ nói những thứ như,“ Chà nếu đó là một ý tưởng hay, tại sao người khác không nghĩ về nó?” Blakely viết trong một bài đăng trên LinkedIn năm 2019. “Một số người cười nhạo tôi, những người khác thì thầm sau lưng tôi’”.

Mặc dù Blakely chưa từng học một lớp kinh doanh hay thiết kế quần áo nào trong đời, nhưng cô tin tưởng vào ý tưởng của mình. Cô biết thất bại là một điều có thể xảy ra, nhưng đó là điều tốt khi cô không để những người phản đối làm mình nản lòng.

Spanx, được thành lập vào năm 2000, hiện là một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la.

3. Luyện kỹ năng nói trước đám đông của bạn.

Không ai sinh ra đã có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Cũng giống như học lái xe ô tô, khả năng nói chuyện tự tin và rõ ràng trước đám đông cần phải thực hành.

Sau khi tốt nghiệp, Buffett đã đăng ký một khóa học thuyết trình trước đám đông của Dale Carnegie. Lớn lên và sợ nói trước đám đông, Ông biết rằng mình cần phải vượt qua nỗi sợ hãi để thành công.

“Tôi không có bằng tốt nghiệp của Đại học Nebraska treo trên tường văn phòng của mình, và tôi cũng không có bằng tốt nghiệp từ Columbia – nhưng tôi có chứng chỉ tốt nghiệp Dale Carnegie của mình được trưng bày một cách tự hào”. Nhà đầu tư tỷ phú viết trong một bài tiểu luận được xuất bản trong cuốn sách năm 2015.

“Khóa học 100 USD đó đã mang lại cho tôi tấm bằng quan trọng nhất mà tôi có” Ông nói thêm. “Nó chắc chắn có tác động lớn nhất đến thành công sau này của tôi”.

4. Tập trung cao độ và không trì hoãn.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mất tập trung cao độ. Và mặc dù điều quan trọng là phải ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhưng những người giàu nhất không trở nên giàu có bằng cách dễ dãi với bản thân và để xảy ra sự trì hoãn.

Trong cuộc phỏng vấn với anh trai Mark tại Summit Series ở Los Angeles, Jeff Bezos đã tiết lộ cách Ông duy trì sự tập trung: ‘Bằng cách chỉ giải quyết một thứ tại một thời điểm’.

“Khi ăn tối với bạn bè hoặc gia đình, tôi không thích làm bất cứ điều gì khác” Ông nói, theo TechCrunch. “Tôi không thích đa nhiệm. Nếu tôi đang đọc email của mình, tôi muốn chỉ đọc nó”.

Elon Musk cũng nằm trong danh sách những người thành đạt có tính tập trung cao độ. Một người bạn thời đại học của Musk, Navaid Farooq, đã gọi CEO Tesla là người “dữ dội” và “kiên định”.

“Khi Elon tham gia vào một thứ gì đó, Ông phát triển mức độ quan tâm đến nó khác với những người khác” Farooq nói, theo cuốn sách “Elon Musk: Tesla, SpaceX và Quest for a Fantastic Future” của tác giả Ashlee Vance. “Đây là điểm khác biệt của Elon Musk với phần lớn người còn lại của nhân loại.”

5. Đọc nhiều sách

Những gì bạn làm trong thời gian rảnh có tác động rất lớn đến thành công của bạn, và một trong những cách tốt nhất để dành thời gian không làm việc của bạn là tiếp thu kiến ​​thức – ngay cả về các chủ đề bên ngoài nghề nghiệp – thông qua sách.

Oprah Winfrey đã viết trong một bài báo trên trang website của mình: “Không gì, không phải một thứ hay hoạt động nào có thể thay thế trải nghiệm của một bài đọc hay – được đưa đến một vùng đất khác, một lĩnh vực khác, thông qua lời nói và ngôn ngữ.

Bà trùm truyền thông cũng đã chia sẻ thói quen đọc sách của mình với thế giới thông qua câu lạc bộ sách nổi tiếng của mình.

Một số ít doanh nhân cũng ghi nhận sự thành công của họ khi đọc sách. Buffett dành 5-6 giờ mỗi ngày để đọc báo và các báo cáo của công ty.

Bill Gates đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Và Mark Cuban đã nói rằng Ông thường đọc “hơn ba giờ hầu như mỗi ngày.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

CEO Shopify: “Tôi không bao giờ làm việc xuyên đêm”

Ông Tobias Lutke – Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty thương mại điện tử từ Canada Shopify, nói rằng làm việc 80 giờ mỗi tuần là không cần thiết để thành công.

“Đối với công việc sáng tạo, bạn không thể gian lận. Niềm tin của tôi là có 5 giờ sáng tạo trong ngày của mỗi người, ”Lutke nói trong một tweet hôm thứ Năm.

Giám đốc điều hành của Shopify đã chia sẻ ý kiến ​​của mình trong cuộc trò chuyện đang diễn ra trên Twitter, khi một số người đang tranh luận về việc liệu làm việc đêm và cuối tuần cùng với một ngày làm việc tiêu chuẩn có cần thiết để thành công hay không.

“Hầu hết những người đã thay đổi thế giới đều là những người nghiện công việc,” một CEO đã tweet trong dòng bình luận.

Nhưng Lutke lại là một sự khác biệt.

“Tôi chưa bao giờ làm việc xuyên đêm,” Lutke nói trong một tweet hôm thứ Năm. “Lần duy nhất tôi làm việc hơn 40 giờ trong một tuần là khi tôi có khát khao cháy bỏng được làm như vậy. Tôi cần ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Với những người khác, dù chúng ta có thừa nhận hay không”.

Lutke hiện có giá trị tài sản khoảng 3,6 tỷ USD (theo Forbes) và đã xây dựng một công ty với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại khoảng 48 tỷ USD bằng cách “đối xử với mọi người một cách công tâm và không đưa ra những lời ngụy biện”.

Vị CEO này chia sẻ thêm trên Twitter, “Tôi về nhà lúc 5:30 chiều mỗi tối. Công việc của tôi thật tuyệt vời, nhưng nó cũng chỉ là một công việc. Sức khỏe gia đình và cá nhân tôi xếp hạng cao hơn trong danh sách ưu tiên của tôi”.

Và Lutke không phải là tỷ phú duy nhất ủng hộ việc ngủ đủ giấc.

Jeff Bezos, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Amazon, nói với Thrive Global vào năm 2016 rằng ngủ đủ 8 tiếng “tạo ra sự khác biệt lớn đối với tôi và tôi sẽ cố gắng hết sức để có được ưu tiên đó”.

“Đối với tôi, đó là lượng cần thiết để cảm thấy tràn đầy sinh lực và phấn khích,” Bezos nói.

Bill Gates cũng đồng ý với việc ngủ ngon và tránh thức đêm – mặc dù trong những ngày đầu làm việc tại Microsoft, Gates tin rằng ngủ là “lười biếng”, như ông đã viết trong một bài đăng trên blog ngày 10 tháng 12.

“Tôi thường xuyên thức xuyên đêm khi chúng tôi phải phát triển một phần mềm,” tỷ phú tự thân viết trên blog của mình. “Một hoặc hai lần, tôi đã thức hai đêm liên tiếp”.

Tuy nhiên sau đó, Ông nhận ra rằng “việc tôi thức xuyên cả đêm, cộng với việc hầu như không bao giờ ngủ đủ 8 tiếng, đã gây ra một ảnh hưởng lớn”, Ông nói thêm rằng giấc ngủ là vô cùng quan trọng để có được sức khỏe tốt và tập trung vào công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

3 câu hỏi Jeff Bezos đặt ra trước khi tuyển người vào Amazon mà mọi người nên cân nhắc

Nếu bạn muốn làm việc tại Amazon hay tìm hiểu về nguồn nhân lực của người sáng lập ra nó? Điều này sẽ làm bạn khá thích thú đấy.

Một trong những nhân viên đầu tiên của Amazon cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 1999, Jeff Bezos phụ trách phỏng vấn các ứng viên và người này cũng từ đó đã nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng cho các ứng viên của mình.

Tuy nhiên, lịch trình của Bezos ngày càng trở nên nặng nề hơn cùng với sự phát triển của công ty và tất nhiên ông không còn phụ trách nhân sự của công ty nữa, nhưng thông qua một lá thư viết vào năm 1998, ông đã nêu rõ các tiêu chuẩn tuyển dụng cao mà Amazon phải có và ba câu hỏi chính cho những người nộp đơn.

Trong một bài báo cho CNBC, mặc dù những câu hỏi này đã được viết cách đây 22 năm, nhưng chúng có giá trị vượt thời gian và cần được lưu ý bởi tất cả mọi người, nhà tuyển dụng và ngay cả ứng viên.

Trong các cuộc họp tuyển dụng của mình, Bezos sẽ yêu cầu nhân viên trả lời ba câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định:

1. Bạn sẽ ngưỡng mộ người này chứ?

“Nếu bạn nghĩ về những người mà cuộc đời bạn ngưỡng mộ, họ có thể là những người mà bạn có thể học hỏi hoặc lấy một tấm gương. Về phần mình, tôi luôn cố gắng chỉ làm việc với những người mà tôi ngưỡng mộ, và tôi khuyến khích mọi người ở đây cũng đòi hỏi cao. Cuộc sống chắc chắn là ngắn ngủi để làm khác, ”Bezos nói trong bức thư của mình.

2. Liệu người này có làm tăng mức độ hiệu quả trung bình của nhóm mà họ tham gia không?

“Chúng tôi muốn chiến đấu để đi lên liên tục. Tôi yêu cầu mọi người hình dung về công ty 5 năm nữa. Tại thời điểm đó, mỗi người trong chúng ta nên nhìn xung quanh và nói: “Các tiêu chuẩn bây giờ cao quá”.

Trong phần này, người sáng lập Amazon đề cập đến việc họ phải luôn nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng.

3. Người này có thể trở thành ‘siêu sao’ trong lĩnh vực nào?

“Nhiều người có những kỹ năng, sở thích và quan điểm độc đáo làm phong phú thêm môi trường làm việc cho tất cả chúng ta. Thường thì đó là những thứ thậm chí không liên quan đến công việc của họ”. Điều này phải được các nhà tuyển dụng lưu ý để cải thiện chất lượng môi trường làm việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Jeff Bezos bị ‘ám ảnh’ với phong cách ra quyết định này – Đó là chìa khóa thành công của ông

Thành công trong công việc và trong cuộc sống – đòi hỏi kỹ năng ra quyết định đặc biệt, đặc biệt khi thời gian là một yếu tố quan trọng đó là những gì có thể nói ngắn gọn về Jeff Bezos, Ông chủ của đế chế Amazon.

“Ra quyết định là một kỹ năng không hề dễ dàng để thành thạo. Chúng ta dường như không bao giờ có đủ thời gian, nguồn lực hoặc sự chú ý để đưa ra những quyết định thông minh, vì vậy chúng ta thường đi đến kết luận dựa trên những gì chúng ta có, và sau đó tiếp tục. Chúng tôi sử dụng những thành kiến hay sự thiên vị ​​để biến những câu chuyện thành quyết định trong giây lát”.

Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn đối với khuynh hướng này là vì những phản ứng và quyết định nhanh chóng mà chúng ta đưa ra thường có thể không công bằng, mang tính vụ lợi và phản tác dụng.

Tại Amazon, tốc độ là ưu tiên lớn nhất

Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos nổi tiếng với việc đưa ra những lời khuyên độc đáo, gây tranh cãi nhưng lại cực kỳ thực tế. Ông đặc biệt bị ám ảnh bởi những ràng buộc về thời gian và nguồn lực vì chúng liên quan đến việc ra quyết định.

“Tại Amazon, nơi tôi đã từng làm việc hơn 9 năm, “thiên vị cho hành động” được liệt kê là một trong 14 nguyên tắc lãnh đạo của gã khổng lồ thương mại điện tử này”. Một cựu quản lý của Amazon cho biết.

Amazon cũng xác định nguyên tắc này trên website chính thức của mình: “Tốc độ rất quan trọng trong kinh doanh. Nhiều quyết định và hành động có thể đảo ngược và không cần nghiên cứu sâu rộng. Chúng tôi coi trọng việc chấp nhận rủi ro có tính toán. ”

Trong một bức thư thường niên năm 2016 gửi cho các cổ đông, Jeff Bezos đã mở rộng ý tưởng này bằng cách giải thích thêm về sự khác biệt trong hoạt động giữa “các công ty Ngày 1” (các công ty luôn hoạt động với tư duy của người mới bắt đầu) và “các công ty Ngày 2” (những công ty nghĩ rằng họ đã tìm ra mọi thứ). “Các công ty ngày 1” là mô hình mà Ông đã lựa chọn để theo đuổi.

“Tôi làm việc trong một tòa nhà của Amazon có tên là Ngày 1 (Day 1) và sau đó khi tôi chuyển sang làm việc tại các toà nhà khác thì Day 1 là những gì tôi luôn nhớ về”, Cựu quản lý tại Amazon viết. “Ngày 2 là ùn ứ. Tiếp theo là sự không liên quan. Tiếp theo nữa là sự suy sụp đau đớn đến tột cùng. Và tất nhiên tiếp theo nữa sẽ là cái chết. Và đó là lý do tại sao nó luôn là Ngày 1 (Day 1) tại đế chế Amazon”.

Loại tư duy này là chìa khóa chính dẫn đến thành công của Jeff Bezos – và đó là điều khiến Amazon trở thành một đế chế ‘không thể ngăn cản’.

Ra quyết định với tốc độ cao

Các công ty Ngày 2 đưa ra quyết định chất lượng cao, nhưng họ đưa ra quyết định chất lượng cao một cách chậm chạp. Để duy trì năng lượng và sự năng động của Ngày 1 (và ngăn chặn Ngày 2), Bezos đưa ra các quyết định chất lượng cao, tốc độ cao.

Dưới đây là các quy tắc của tỷ phú này để đưa ra được các quyết định chất lượng cao và nhanh chóng:

  • Không bao giờ sử dụng một quy trình ra quyết định để áp dụng cho tất cả. Nhiều quyết định là cánh cửa hai chiều, có thể đảo ngược. Những quyết định đó có thể sử dụng một quy trình nhẹ nhàng.
  • Hầu hết các quyết định có lẽ nên được thực hiện với khoảng 70% thông tin mà bạn ước mình có. Nếu bạn đợi 90%, trong hầu hết các trường hợp, có thể bạn đang chậm. Nếu bạn giỏi trong việc sửa lỗi, việc sai sót có thể ít tốn kém hơn bạn nghĩ, trong khi làm chậm sẽ là rất tốn kém.
  • Sử dụng cụm từ “không đồng ý và cam kết” sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Nếu bạn tin tưởng vào một hướng đi cụ thể mặc dù không có sự đồng thuận, thì sẽ hữu ích khi nói, “Nhìn này, tôi biết chúng ta không đồng ý về điều này, nhưng bạn có đánh cược với tôi về nó không? Không đồng ý và cam kết? ” Vào thời điểm bạn đang ở thời điểm này, không ai có thể biết chắc chắn câu trả lời và bạn có thể sẽ nhanh chóng nhận được câu trả lời là Có trong tương lai.

  • Nhận biết sớm các vấn đề lệch lạc thực sự và xử lý chúng ngay lập tức.

Các đội nhóm trong tổ chức đôi khi có những mục tiêu khác nhau và quan điểm về cơ bản là khác nhau. Chúng chỉ đơn giản là không có sự liên kết, không đủ thời lượng thảo luận, không đủ số lượng các cuộc họp để giải quyết được sự lệch lạc sâu sắc đó.

Nếu không có biện pháp xử lý, cơ chế giải quyết tranh chấp mặc định cho trường hợp này là ‘tự do’. Ai có nhiều sức chịu đựng hơn thì mang về cho mình quyền quyết định.

‘Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ’

Như tôi đã nhấn mạnh trước đó, không bao giờ có đủ thời gian để xem xét tất cả thông tin và thuyết phục mọi người về mọi quyết định, vì vậy đừng cố gắng để làm điều đó.

Khi bạn là một công ty lớn như Amazon và tuyển dụng hàng chục nghìn người mỗi năm (có thể lên đến hàng trăm người mỗi ngày), hạn chế về thời gian là có thật.

Phương châm của Facebook trong những ngày đầu thành lập là “Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”. Một phương châm phổ biến khác ở Thung lũng Silicon là “Giả mạo cho đến khi bạn làm được”.

Tất cả những câu nói này đều là nỗ lực củng cố ‘sự thiên vị ​​cho hành động’, bởi vì nó luôn tốt hơn là sự chần chừ và kéo theo là những quyết định muộn màng.

Không chỉ Amazon và Facebook đã áp dụng thái độ này đối với việc ra quyết định. Đó là một phần của văn hóa và là một phần của hệ thống giá trị của những tập đoàn lớn khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

  • 1
  • 2