Skip to main content

3 khoản đầu tư mà thương hiệu cần làm để bắt kịp xu hướng bán lẻ mới

Các thương hiệu và doanh nghiệp đang phải đối mặt với cái mà chúng ta gọi là “Cuộc di cư bán lẻ vĩ đại” – là làn sóng mà người mua sắm chuyển sang trực tuyến để mua hàng trong thời kỳ đại dịch.

Vào năm 2020, Đông Nam Á có hơn 40 triệu người dùng Internet mới, nghĩa là hơn 70% dân số hiện đang trực tuyến. Những người mua sắm mới đã tạo ra hơn 1/3 doanh số thương mại trực tuyến của năm 2020. (Theo Google).

Trong số này, cứ 10 người thì có 8 người nói rằng họ có ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Xu hướng này cũng đúng trên toàn cầu: chỉ 23% khách hàng nói rằng họ sẽ quay lại chi tiêu tại cửa hàng sau đại dịch.

Người tiêu dùng đã nâng cao kỳ vọng của họ khi mua sắm. Giờ đây, họ mong đợi các thương hiệu hiểu được sở thích mua sắm của họ, cung cấp những trải nghiệm được cá nhân hóa và mang đến một hành trình mua hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Mặc dù sự gián đoạn (disruption) không phải là một điều gì đó quá mới mẻ trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng tốc độ và cường độ thay đổi trong năm qua là chưa từng có.

Để bắt kịp với những xu hướng bán lẻ mới hay “Cuộc di cư bán lẻ vĩ đại”, việc chuyển sang tận dụng và đầu tư một cách nhanh chóng các yếu tố kỹ thuật số là điều rất quan trọng.

Dưới đây là 3 khoản đầu tư mà các thương hiệu nên làm để kết nối với những người mua sắm trực tuyến và thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai.

1. Đầu tư mạnh mẽ vào thương hiệu.

Bị mắc kẹt ở nhà vào suốt năm 2020, hơn 75% người dân ở các quốc gia được khảo sát trên toàn cầu đã chuyển sang khám phá các thương hiệu mới trên môi trường trực tuyến.

Và 30% người mua sắm trực tuyến đã mua ít nhất một nhãn hiệu mới đối với họ, một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng dùng thử với những nhãn hiệu vốn không quen thuộc.

Để trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh bán lẻ ngày càng cạnh tranh ngày nay, các thương hiệu cần phải xây dựng mối liên hệ chặt chẽ hơn với người tiêu dùng và cho mọi người những lý do để họ muốn tương tác với thương hiệu.

Việc thể hiện các giá trị thương hiệu của bạn là một cách để làm điều đó.

Người tiêu dùng sẵn sàng tăng chi tiêu của họ lên tới 31% cho các sản phẩm và thương hiệu thể hiện rõ các giá trị phù hợp với giá trị của họ. (Theo Google)

Đầu tư vào xây dựng thương hiệu cũng mang lại nhiều hiệu quả lâu dài. Mặc dù các hoạt động kích hoạt bán hàng (sales activations) có thể thúc đẩy doanh thu tức thì hơn, nhưng nó thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.

Các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào việc xây dựng nhận thức về thương hiệu cũng có khả năng phục hồi tốt hơn.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng thương hiệu đã phục hồi nhanh hơn 9X lần so với những doanh nghiệp khác.

2. Đầu tư vào các ứng dụng và website D2C riêng.

Mặc dù thị trường trực tuyến có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bán hàng của bạn, nhưng việc đầu tư vào các website hay ứng dụng có thể bán trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài hơn với khách hàng.

Mọi người cũng thích tương tác trực tiếp với các thương hiệu hơn:

  • 55% người tiêu dùng nói rằng họ muốn tác trực tiếp với các nền tảng riêng của thương hiệu.
  • 72% người tiêu dùng muốn tương tác qua ứng dụng (mobile app).
  • Người tiêu dùng muốn nhận được những thông tin rõ ràng về sản phẩm và nội dung chất lượng cao từ thương hiệu.

Sự kết nối trực tiếp tới các thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm và cho phép các thương hiệu mang đến những trải nghiệm tức thì hơn.

Bạn có thể xây dựng danh tiếng, sự uy tín và lòng tin với khách hàng bằng cách thực hiện những việc như bản địa hóa các kênh truyền thông của mình bằng ngôn ngữ phù hợp với từng khu vực và xuất bản các bài đánh giá xác thực (reviews) của người dùng.

Các website D2C có thể giúp bạn cung cấp các so sánh sản phẩm một cách rõ ràng hơn, hỗ trợ sau bán hàng tốt hơn, cũng như cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như khách hàng thân thiết hiệu quả hơn.

Trong khi các website D2C có thể được coi là đắt đỏ hơn trong một thị trường đông đúc, người mua sắm sẵn sàng trả thêm tới 20% cho các dịch vụ giá trị gia tăng mà thương hiệu cung cấp.

Tất nhiên, ứng dụng di động D2C cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong hành trình mua sắm. 80% người dùng đã cài đặt ít nhất một ứng dụng bán lẻ và 72% thích tương tác với các thương hiệu thông qua ứng dụng riêng của họ.

3. Đầu tư vào dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất.

Các thương hiệu có thể hiểu sâu sắc hơn về khách hàng của họ thông qua vô số dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) được thu thập từ các giao dịch thực tế tại các cửa hàng, lượt truy cập vào các website của thương hiệu và tương tác trên các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook hay YouTube.

Dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất cũng cung cấp những hiểu biết chính xác về những người bạn đang bán hàng và đó cũng là cách tốt nhất để bạn có thể cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của họ.

Điều này đòi hỏi phải đầu tư mạnh hơn vào các công cụ phân tích trên các website và ứng dụng của bạn để khai thác tốt hơn các thông tin chi tiết của khách hàng.

Nếu bạn đang cảm thấy mình chưa tận dụng tối đa dữ liệu của bên thứ nhất? Bạn không hề cô đơn. Trong khi 87% thương hiệu tại khu vực APAC coi dữ liệu của bên thứ nhất là quan trọng đối với các nỗ lực marketing của họ, hơn một nửa tin rằng họ sử dụng dữ liệu đó dưới mức trung bình hoặc trung bình.

Nhiều thương hiệu cũng lo ngại rằng khách hàng có thể có những lo ngại về quyền riêng tư và thiếu sự tin tưởng vào thương hiệu cũng như các công nghệ của thương hiệu.

Nhưng bạn hãy nhìn nó theo cách này: 70% người dùng sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin với các thương hiệu bán lẻ nếu điều đó đồng nghĩa với việc họ có được những trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Các thương hiệu sử dụng dữ liệu này để tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến đã tăng thêm trung bình 11% doanh thu và tiết kiệm chi phí hơn 18%.

Tại Google, các nghiên cứu nội bộ cho thấy rằng các nhà bán lẻ sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất đã có được mức doanh thu trung bình cao hơn 1,5 lần so với những thương hiệu không sử dụng và giúp tăng gấp 2,9 lần doanh thu khi họ sử dụng thêm các giải pháp quản lý đa kênh.

Trở nên thịnh vượng hơn trong “Cuộc di cư bán lẻ vĩ đại”.

Đối mặt với “Cuộc di cư bán lẻ vĩ đại”, các thương hiệu cần phải thích ứng với những chiến lược dài hơi do sự thay đổi liên tục trong hành vi và thói quen của khách hàng.

Bây giờ là lúc để doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu của mình, xây dựng các nền tảng D2C riêng và hiểu sâu hơn khách hàng thông qua dữ liệu của bên thứ nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

“Cái tôi” là kẻ thù thực sự của những nhà lãnh đạo

Khi chúng ta tin rằng mình là kiến trúc sư duy nhất cho sự thành công của mình, chúng ta có xu hướng trở nên thô lỗ, ích kỷ hơn và có nhiều khả năng làm gián đoạn người khác hơn.

"Cái tôi" là kẻ thù của những nhà lãnh đạo

Vào ngày đầu tiên làm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Carlsberg, một công ty sản xuất bia và đồ uống toàn cầu, Cees ‘t Hart đã được trợ lý của mình trao cho một tấm thẻ đi thang máy. Thẻ này khóa khả năng di chuyển tới tất cả các tầng khác để anh chỉ có thể đi thẳng đến văn phòng của mình ở tầng 20.

Với nhiều cửa sổ, văn phòng của anh có một tầm nhìn tuyệt đẹp ra Copenhagen. Đây là những đặc quyền của vị trí mới của anh, những đặc quyền nói lên quyền lực và tầm quan trọng của anh với công ty này.

Cees đã dành ra hai tháng tiếp theo để thích nghi với những trách nhiệm mới của mình.

Nhưng trong suốt hai tháng đó, anh nhận thấy rằng có rất ít người xung quanh mình.

Vì thang máy không dừng ở các tầng khác và chỉ một nhóm giám đốc điều hành được chọn mới làm việc ở tầng 20, anh hiếm khi tương tác với các nhân viên khác của Carlsberg.

Cees quyết định chuyển từ văn phòng của mình trên tầng 20 sang một bàn làm việc trống trong một không gian mở ở tầng dưới.

Khi được hỏi về những thay đổi, Cees giải thích, “Nếu tôi không gặp mọi người, tôi sẽ không biết họ đang nghĩ gì. Và nếu tôi không nắm bắt được nhịp đập của tổ chức, tôi không thể lãnh đạo một cách hiệu quả được.”

Câu chuyện này là một ví dụ điển hình cho thấy một nhà lãnh đạo đã phải vất vả như thế nào chỉ để tránh những rủi ro vô nghĩa khi nắm giữ các vị trí cấp cao. Và rủi ro này là một vấn đề thực sự đối với các nhà lãnh đạo cấp cao.

Tóm lại, những nhà lãnh đạo cấp càng cao, càng thăng tiến trong hàng ngũ, họ càng có nguy cơ thổi phồng “cái tôi” của mình.

Và khi “cái tôi” của họ càng lớn, họ càng có nguy cơ mất kết nối với đồng nghiệp, văn hóa và cuối cùng là khách hàng của họ.

Khi chúng ta thăng tiến trong hàng ngũ, chúng ta có nhiều quyền lực hơn. Và cùng với đó, mọi người có nhiều khả năng muốn làm hài lòng chúng ta hơn bằng cách chăm chú lắng nghe hơn, đồng ý nhiều hơn và cười nhiều hơn với những câu chuyện của chúng ta.

Tất cả những điều này làm cho “cái tôi” trong chúng ta ngày một lớn lên.

Ông David Owen, cựu Ngoại trưởng Anh và cũng là một nhà thần kinh học, và Ông Jonathan Davidson, một giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Duke, gọi đây là “hội chứng kiêu ngạo”, điều mà họ định nghĩa là “rối loạn sở hữu quyền lực, đặc biệt là quyền lực vốn đã gắn liền với những sự thành công vượt bậc, được nắm giữ trong một khoảng thời gian nhiều năm.”

Một “cái tôi” không được kiểm soát đúng cách có thể làm méo mó quan điểm của chúng ta hoặc làm sai lệch các giá trị của chúng ta.

Theo lời của Bà Jennifer Woo, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của The Lane Crawford Joyce Group, một nhà bán lẻ hàng xa xỉ lớn nhất châu Á:

“Quản lý sự ham muốn, danh tiếng và sức ảnh hưởng của bản thân là trách nhiệm hàng đầu của bất kỳ nhà lãnh đạo nào.”

Khi chúng ta không thể kìm hãm sự khao khát của “cái tôi” để có thêm nhiều quyền lực hơn, chúng ta sẽ mất kiểm soát hoàn toàn với chúng.

“Cái tôi” khiến chúng ta dễ bị thao túng; nó thu hẹp tầm nhìn của chúng ta, nó làm hỏng hành vi của chúng ta và thường khiến chúng ta hành động ngược lại với giá trị của mình.

“Cái tôi” của chúng ta giống như một mục tiêu mà chúng ta luôn mang theo bên mình.

Và giống như với bất kỳ mục tiêu nào, mục tiêu càng lớn thì càng dễ bị bắn trúng. Bằng cách này, “cái tôi” khi được thổi phồng sẽ khiến người khác dễ dàng lợi dụng chúng ta hơn.

Bởi vì “cái tôi” của chúng ta khao khát sự tích cực, nó có thể khiến chúng ta dễ bị thao túng hơn. Nó khiến chúng ta có thể dễ bị người khác đoán trước hơn. Và khi mọi người biết được điều này, họ hoàn toàn có thể lợi dụng chúng ta.

Một “cái tôi” được thổi phồng cũng làm hỏng hành vi của chúng ta. Khi chúng ta tin rằng mình là kiến ​​trúc sư duy nhất cho sự thành công, chúng ta có xu hướng trở nên thô lỗ hơn, ích kỷ hơn và có nhiều khả năng làm gián đoạn người khác hơn.

Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta đối mặt với những thất bại và chỉ trích. Một “Cái tôi” được thổi phồng làm ngăn cản việc chúng ta có thể học hỏi từ những sai lầm của chính mình và tạo ra một bức tường phòng thủ khiến chúng ta khó đánh giá cao những bài học giá trị mà chúng ta có được từ những thất bại.

Cuối cùng, một “cái tôi” được thổi phồng sẽ làm thu hẹp tầm nhìn của chúng ta. “Cái tôi” luôn tìm kiếm những thông tin nhằm mục tiêu xác nhận những gì nó muốn tin.

Về cơ bản, một “cái tôi” lớn khiến chúng ta có một thành kiến ​​xác nhận (confirmation bias) tương ứng. Vì điều này, chúng ta đánh mất quan điểm của mình và kết thúc ở một nơi mà chúng ta chỉ nhìn thấy và nghe những gì chúng ta muốn.

Do đó, chúng ta dần mất đi kết nối với những người mà chúng ta lãnh đạo, nền văn hóa mà chúng ta là một phần của nó, và cuối cùng là khách hàng của chúng ta.

Thoát khỏi “cái tôi” là một công việc quan trọng và đầy thử thách. Nó đòi hỏi lòng vị tha, sự phản chiếu và lòng dũng cảm. Dưới đây là một số mẹo sẽ giúp bạn:

  • Hãy cân nhắc các đặc quyền mà bạn đang được cung cấp trong vai trò của mình. Một số trong số chúng cho phép bạn thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả. Nhưng một số trong số chúng chỉ đơn giản là những đặc quyền để thúc đẩy địa vị và quyền lực của bạn. Hãy cân nhắc xem bạn có thể từ bỏ những đặc quyền nào của mình.
  • Hỗ trợ, phát triển và làm việc với những người không tôn sùng “cái tôi” của bạn. Hãy tuyển những người thông minh, những người sẵn sằng lên tiếng.
  • Khiêm tốn và biết ơn là nền tảng của lòng vị tha. Hãy tạo thói quen là dành một chút thời gian vào cuối mỗi ngày để suy ngẫm về tất cả những người đã góp phần làm nên thành công của bạn vào ngày hôm đó. Điều này giúp bạn phát triển sự khiêm tốn một cách tự nhiên và bạn sẽ phải ngày càng nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất tạo nên thành công.

“Cái tôi” được thổi phồng đi kèm với thành công – lương cao hơn, văn phòng đẹp hơn, nhiều lời khen ngợi hơn… thường khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đã tìm thấy câu trả lời của những giá trị có được khi trở thành một nhà lãnh đạo. Nhưng thực tế là không.

Lãnh đạo, tất cả là về con người, và con người thì đang thay đổi hàng ngày. Nếu chúng ta tin rằng mình đã tìm thấy chìa khóa chung để dẫn dắt mọi người, thì rất có thể chúng ta đã đánh mất nó.

Nếu chúng ta để “cái tôi” của mình quyết định những gì chúng ta thấy, những gì chúng ta nghe và những gì chúng ta tin tưởng, chúng ta đã để những thành công trong quá khứ làm tổn hại đến thành công của mình trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Just Eat tăng hơn 20% lượt đặt hàng trong ứng dụng nhờ thay đổi chiến lược giá thầu

Ứng dụng giao đồ ăn Just Eat có trụ sở tại Anh đã chứng kiến mức tăng 20% lượt đặt hàng trong ứng dụng của họ sau khi thay đổi chiến lược giá thầu.

Just Eat tăng hơn 20% lượt đặt hàng trong ứng dụng nhờ thay đổi chiến lược giá thầu
Just Eat

Thách thức của Just Eat.

Just Eat Takeaway.com là một nền tảng giao đồ ăn trực tuyến hàng đầu thế giới kết nối người tiêu dùng và các nhà hàng thông qua nền tảng của họ tại 23 quốc gia.

Thách thức chính của ứng dụng này là tối đa hóa khối lượng đơn đặt hàng tăng thêm và cải thiện hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo ứng dụng trong Google Ads trong khi vẫn tiếp tục phát triển lượng khách hàng của mình.

Cách tiếp cận của Just Eat.

Để tối đa hóa khối lượng đơn đặt hàng tăng thêm của các chiến dịch ứng dụng, Just Eat Takeaway.com đã hợp tác với Google để triển khai một cách tiếp cận toàn diện nhất tới phương pháp đo lòng và marketing cho ứng dụng.

Bước đầu tiên, Just Eat Takeaway.com đã cài đặt Google Analytics cho Firebase để xác định các chuyển đổi quan trọng đối với doanh nghiệp được thực hiện trên ứng dụng.

Sau khi theo dõi cẩn thận việc triển khai, nhóm đã chuyển chiến lược giá thầu trên chiến dịch ứng dụng theo các đối tượng và sự kiện trên Firebase.

Kết quả của chiến dịch.

Các đơn đặt hàng trên ứng dụng Just Eat Takeaway.com đã tăng 20% với giá trên mỗi đơn hàng giảm tới 15%.

Ông Hugh Bennett, chuyên gia về tiếp thị hiệu suất tại Just Eat cho biết:

“Mục tiêu của chúng tôi là tối đa hóa lượng đặt hàng tăng thêm và cải thiện hiệu quả của các chiến dịch ứng dụng. Chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp để thúc đẩy hiệu suất đồng thời phát triển lượng khách hàng của mình.”

Hành động sau chiến dịch.

Trong tương lai, Just Eat Takeaway.com có kế hoạch tiếp tục sử dụng các tính năng của Firebase để tối ưu hóa các nỗ lực marketing của họ trên Google và đang trong quá trình chuyển đổi chiến lược giá thầu của họ theo các hành động được thực hiện trong ứng dụng ở tất cả các thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Người làm Marketing cần nhận ra được giá trị đích thực của một lượt xem

Việc hiểu được bao nhiêu doanh số bán hàng đã được tạo ra thông qua một chiến dịch là điều quan trọng. Nhưng biết được doanh số bán hàng đó được thúc đẩy từ đâu và như thế nào còn quan trọng hơn nhiều, đặc biệt là khi nói đến việc tối ưu hóa các chiến dịch.

Người làm Marketing cần nhận ra được giá trị đích thực của một lượt xem

Với tư cách là người làm marketing, chúng ta cần hiểu được chúng ta có thể nhận lại được những gì với mỗi đồng quảng cáo được chi tiêu.

Vì vậy, với một mô hình phân bổ quảng cáo như mô hình phân bổ thông qua lượt nhấp chuột (CTA – Click-Through Attribution), nó có phải nên là một giải pháp tổng thể không?

Xét cho cùng, các lượt nhấp chuột thường được coi trọng hơn vì nó thể hiện tốt hơn ý định mua hàng của khách hàng và quan trọng hơn số lượt xem vì các lần nhấp chuột thể hiện những tác động trực tiếp của các quảng cáo.

Tuy nhiên, chỉ theo dõi những lần nhấp chuột có thể không cung cấp được một bức tranh đầy đủ mà bạn cần để tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch vì đôi khi người tiêu dùng có thể chỉ xem quảng cáo ngay lúc đó (không click) nhưng họ lại truy cập vào trang đích hoặc ứng dụng của thương hiệu trong một lần sau.

Do đó, điều quan trọng là những người làm marketing cần phải hiểu cách kết hợp số lần nhấp chuột với số lượt xem trong việc đo lường quảng cáo để thực sự hiểu khách hàng và thúc đẩy những lợi ích sau này.

Tại sao chỉ sử dụng mô hình phân bổ thông qua số lần nhấp chuột là chưa đủ.

Mô hình phân bổ thông qua số lần nhấp chuột (CTA) rất phù hợp để thúc đẩy và theo dõi số lượt cài đặt ứng dụng (app installs). Suy cho cùng, nó đo lường các chuyển đổi theo lần nhấp chuột cuối cùng (last-click conversions).

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng CTA, người làm marketing có thể vẽ nên một bức tranh không chính xác với các ngành kinh doanh vốn có thời lượng phân bổ dài. Hoặc với các sản phẩm thường không phải được mua thông qua cảm hứng.

Ngành công nghiệp du lịch là một ví dụ điển hình. Khách hàng thường duyệt qua một số website khác nhau và so sánh về giá vé máy bay.

Khi họ cảm thấy rằng họ đã tìm thấy được mức giá tốt nhất, đó là lúc họ sẽ mua vé. Nhưng nếu bạn đang theo dõi hành trình của khách hàng này theo mô hình CTA, bạn sẽ có xu hướng nghĩ rằng một số quảng cáo mà khách hàng đã chạm lần đầu tiên sẽ không mang nhiều ý nghĩa về mặt theo dõi và chuyển đổi.

Bạn có thể không thấy số lượt nhấp chuột cao ngay lập tức. Nhưng bạn hãy tự hỏi, bạn có mua vé máy bay ngay sau khi xem quảng cáo lần đầu tiên không?

Các nhà marketer trong tình huống này có thể dễ dàng đi đến giả định hoặc kết luận rằng chiến dịch này đang không hiệu quả. Sự thật là, các sản phẩm có giá cao hơn yêu cầu thời lượng phân bổ dài hơn.

Trên thực tế, chu kỳ quyết định của khách hàng trên nền tảng ưu tiên về video như TikTok thường năng động hơn vì quảng cáo video vốn hấp dẫn hơn quảng cáo tĩnh.

Và người dùng có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho những nội dung video dạng ngắn trên TikTok so với các nền tảng khác.

Theo báo cáo TikTok Video on the Rise: View-Through Attribution Insights for Southeast Asiareport của AppsFlyer, thời lượng trên mỗi phiên (session duration) của mỗi người dùng tại khu vực Đông Nam Á lên tới 389 giây, dài hơn 1,9 lần so với nền tảng mạng xã hội tốt nhất xếp kế tiếp.

Do đó, mặc dù chỉ có khoảng 14% người dùng sẽ nhấp vào các liên kết trong quảng cáo TikTok ngay lập tức, nhưng họ lại tương tác nhiều hơn nhiều trên TikTok.

Điều này đối với các thương hiệu có nghĩa là người dùng có thể đã xem nhiều nội dung hơn về thương hiệu của bạn trên nền tảng và thường quay lại trang thương hiệu trong những lần sau đó.

Hãy lấy một ví dụ khác: sau tương tác hoặc nhận thức đầu tiên về một ứng dụng tài chính từ quảng cáo TikTok. Quảng cáo đó sẽ buộc những khách hàng quan tâm chuyển sang sử dụng Google để so sánh giữa các dịch vụ tài chính khác nhau.

Bây giờ, sau quá trình nghiên cứu, hãy giả sử là thương hiệu mà khách hàng thấy thông qua quảng cáo trên TikTok có dịch vụ tốt nhất.

Khi đó, khách hàng sẽ truy cập trực tiếp website của chính thương hiệu đó và đăng ký.

Nhưng bạn biết rằng, lượt đăng ký này từ khách hàng sẽ không xảy ra trực tiếp trên ứng dụng TikTok nữa.

Nói cách khác, sự phân bổ đã không diễn ra ngay lập tức. Và trong trường hợp này, việc theo dõi doanh số bán hàng theo mô hình CTA sẽ là một sai lầm của các marketer.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu Toluna, 58% người dùng TikTok ở Đông Nam Á thà trì hoãn việc truy cập vào website hoặc ứng dụng của thương hiệu còn hơn là làm gián đoạn quá trình xem và tương tác với nội dung của họ.

Dù cho bạn đang thực hiện theo dõi nguồn gốc doanh số của bạn như thế nào, thì việc có được những góc nhìn toàn diện nhất về sức ảnh hưởng của các quảng cáo đến hành vi mua hàng của khách hàng là điều quan trọng nhất.

Đo lường rộng hơn bên ngoài những hành vi nhấp chuột với mô hình phân bổ thông qua lượt xem (VTA: View-Through Attribution).

Mặc dù mô hình CTA vẫn đang được các nhà quảng cáo yêu thích nhất vì tính chất trực tiếp của họ, nhưng nó không phải là mô hình lý tưởng cho những nhà quảng cáo đang tìm cách tận dụng không gian quảng cáo video.

Đối với hầu hết các thương hiệu, mô hình CTA kết hợp với mô hình VTA có thể mang lại nhiều hiểu biết rõ ràng hơn về cách chiến dịch của bạn đang hoạt động.

Mô hình VTA đo lường mức doanh số được thúc đẩy trong một thời lượng phân bổ nhất định, trung bình ở Đông Nam Á chỉ là hơn 24 giờ.

Như chúng ta đã thấy với ví dụ về ứng dụng dịch vụ tài chính, mô hình VTA + CTA sẽ kể cho các nhà quảng cáo một câu chuyện rõ ràng hơn và chính xác hơn.

Với thời lượng phân bổ dài hơn, nó cung cấp cho nhà quảng cáo nhiều thời gian hơn để tính đến toàn bộ hành trình của khách hàng, bao gồm cả việc quay lại website của thương hiệu để thực hiện chuyển đổi.

Tại sao một giải pháp kết hợp lại có thể hoạt động tốt nhất.

Hiện tại, ở Đông Nam Á, các nhà quảng cáo vẫn ưu tiên mô hình CTA hơn là VTA. Tuy nhiên, theo TikTok, điều này có thể sớm thay đổi.

40% tổng số quảng cáo lập trình (Programmatic Ads) được mua ở Đông Nam Á dành riêng cho video. Đó là chưa kể, lượng ngân sách phân bổ cho video đang tăng lên nhanh chóng.

Và điều này góp phần làm cho hành trình của khách hàng đang trở nên phức tạp hơn. Từ những cái nhìn đầu tiên, cho đến khi mua hàng, khách hàng được tiếp xúc với thương hiệu thông qua nhiều điểm tiếp xúc khác nhau trước khi chuyển đổi.

Và do đó những người làm marketing không nên theo dõi chuyển đổi dựa trên mô hình CTA. Các nhà quảng cáo sẽ được hưởng lợi nhiều hơn với mô hình kết hợp.

Những video hấp dẫn hơn có thể thúc đẩy ý định cao hơn.

Khi việc sử dụng video tiếp tục tăng trưởng, bản thân các quảng cáo video cũng trở nên phong phú hơn. Quảng cáo càng trở nên hấp dẫn, thì càng có nhiều khả năng người dùng sẽ không hành động trên quảng cáo đó ngay lập tức.

Bạn có thể hiểu như thế này: người dùng không muốn làm gián đoạn các quảng cáo hấp dẫn bằng cách nhấp chuột, họ muốn xem nó một cách liền mạch nhất có thể.

Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu từ NielsenIQ, người xem vẫn có khả năng mua sản phẩm cao hơn 1,5 lần sau khi xem quảng cáo trên TikTok.

Sức ảnh hưởng “thầm lặng” của VTA đối với các chiến dịch TikTok.

Lợi ích bổ sung của việc sử dụng mô hình VTA + CTA cho các chiến dịch trên TikTok của bạn là gấp đôi.

Giai đoạn tìm hiểu về chiến dịch được tăng tốc nhiều hơn, trong đó các chiến dịch theo ngành dọc như thương mại điện tử, truyền thông & giải trí và tài chính có thể được tối ưu hóa nhanh hơn tới 113% với mô hình VTA + CTA. (theo TikTok).

Với mô hình kết hợp, bạn có thể nhận được nhiều hơn những gì bạn đã trả. Theo dữ liệu từ TikTok, người dùng sẽ tải xuống ứng dụng hoặc chuyển đổi ngay cả những ngày sau đó, sau lần đầu tiên mà họ đã xem quảng cáo.

Trên thực tế, với thị trường Đông Nam Á, các chiến dịch quảng cáo sẽ đạt được từ 80% đến 90% chuyển đổi vào những ngày đầu tiên.

Nhưng bạn sẽ vẫn thấy 10% đến 20% tổng số chuyển đổi sẽ được thực hiện ở những ngày sau đó, có thể là 2 hoặc lâu ngày hơn.

Nhà quảng cáo có thể thấy một bức tranh lớn hơn với mô hình VTA.

Đối với nhiều thương hiệu, các nhà quảng cáo sẽ chỉ có lợi nếu họ sử dụng mô hình theo dõi kết hợp cả CTA và VTA.

Theo báo cáo TikTok Video on the Rise: View-Through Attribution Insights for Southeast Asiareport của AppsFlyer dựa trên việc phân tích 14 nghìn ứng dụng, 10 tỷ lượt cài đặt, 1 nghìn tỷ lượt mở ứng dụng, 6 tỷ lượt chuyển đổi tiếp thị lại và 35 triệu lượt cài đặt, việc sử dụng mô hình kết hợp VTA + CTA cho chiến dịch là phương án tối ưu nhất cho các thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

TikTok vượt YouTube về thời gian xem trung bình tại thị trường Mỹ

Theo một báo cáo mới nhất từ App Annie. Người dùng TikTok hiện đang dành nhiều thời gian hơn mỗi tháng để xem nội dung so với người dùng YouTube.

TikTok vượt mặt YouTube về thời gian xem trung bình tại thị trường Mỹ

Tại Mỹ, ứng dụng của ByteDance lần đầu tiên vượt qua YouTube vào tháng 8 năm ngoái và tính đến tháng 6 năm 2021, người dùng TikTok đã xem hơn 24 giờ nội dung mỗi tháng, so với 22 giờ 40 phút trên nền tảng YouTube của Google.

Ở Anh, sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn: TikTok đã vượt qua YouTube vào tháng 5 năm ngoái và người dùng ở thị trường này hiện đã xem gần 26 giờ nội dung mỗi tháng, so với khoảng 16 giờ trên YouTube.

Các số liệu chỉ bao gồm lượng người xem trên các điện thoại chạy hệ điều hành Android, do đó có thể không đại diện cho toàn bộ người dùng trên thiết bị di động.

Tuy nhiên, những con số này cho thấy mức độ tăng trưởng siêu tốc của TikTok chỉ trong một vài năm ngắn ngủi.

Đó là chưa kể đến thực tế là trong phần lớn năm 2020, TikTok liên tiếp phải đối mặt với các mối đe dọa, trong đó có mối đe doạ bị cấm tại trị trường Mỹ, tổng thống Biden đã chính thức thu hồi lệnh này của tổng thống Donald Trump vào đầu năm nay.

Theo ghi nhận của BBC News, YouTube vẫn dẫn đầu về thời gian sử dụng tổng thể vì ứng dụng này có đến 2 tỷ người dùng so với khoảng 700 triệu của TikTok.

Một lần nữa, ngoại trừ người dùng Android và người dùng ứng dụng Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok) ở Trung Quốc, YouTube vẫn đứng đầu về thời gian sử dụng trong số các “Ứng dụng mạng xã hội và giải trí” tính đến nửa đầu năm nay, với TikTok ở vị trí thứ năm đứng sau cả ba ứng dụng của Facebook là Facebook, WhatsApp và Instagram.

Cũng theo App Annie, người dùng cũng chi tiêu nhiều tiền hơn trên YouTube so với TikTok trên cả iOS và Android trên toàn thế giới.

Nếu bạn tò mò muốn biết chính xác làm thế nào mà TikTok có thể đạt được thành công nhanh như vậy, App Annie cho rằng “Video ngắn, nội dung chân thực và phát trực tiếp” là những chìa khoá cho thành công đó.

Và đó cũng là lý do tại sao YouTube không ngừng cố gắng cải thiện định dạng video ngắn YouTube Shorts của mình nhằm cạnh tranh với TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | Theo The Verge

Tư duy tăng trưởng là gì? Sức mạnh của tư duy tăng trưởng

Cùng tìm hiểu về thuật ngữ Growth Mindset (tư duy tăng trưởng hoặc tư duy phát triển) như: Tư duy tăng trưởng là gì, những hiểu lầm phổ biến về tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) và hơn thế nữa.

Tư duy tăng trưởng là gì
Tư duy tăng trưởng là gì? Sức mạnh của tư duy tăng trưởng

Được thúc đẩy và phát triển trong bối cảnh các yếu tố công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng, Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng (tư duy phát triển) được cho là tư duy cốt lõi của người làm kinh doanh nói chung. Nó là những gì bạn cần trang bị ngay từ bây giờ.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.

  • Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng là gì?
  • Mối liên hệ giữa Growth Mindset và Growth Hacking là gì?
  • Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset (tư duy tăng trưởng).

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Growth Mindset hay Tư duy tăng trưởng là gì?

Growth Mindset (Tư duy tăng trưởng) là khái niệm đề cập đến quan điểm cho rằng sự cống hiến, nỗ lực và làm việc chăm chỉ là điều kiện để phát triển.

Trong khi chất xám (bộ não) hay những tài năng thiên bẩm vẫn là những yếu tố quan trọng, chúng chỉ là điểm khởi đầu của mọi thứ thay vì là thứ quyết định đến kết quả.

Thuật ngữ Growth Mindset được đề cập lần đầu vào năm 2015 bởi Dweck, một nhà tâm lý học, giáo sư người Mỹ tại Đại học Stanford (Stanford University).

Tư duy tăng trưởng còn được gọi là Tư duy phát triển hoặc Tư duy cầu tiến, tuy nhiên cả 2 cách gọi này đều không lột tả được bản chất của cái gọi là Tăng trưởng (Growth).

Mối liên hệ giữa Growth Mindset và Growth Hacking là gì?

Nếu những gì Growth Mindset đề cập đến là sức mạnh của sự nỗ lực, của những ý chí vươn lên hay những người có tư duy hướng tới các kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai, thuât ngữ Growth Hacking nhấn mạnh đến yếu tố tăng trưởng nhanh và ít tốn kém hơn.

Điểm giống nhau giữa hai thuật ngữ này là đều coi trọng sức mạnh của sự tăng trưởng, hướng đến những kết quả tốt hơn và bền vững hơn trong tương lai.

Bạn có thể xem thêm về khái niệm Growth Hacking tại đây.

Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset (tư duy tăng trưởng).

Các học giả thường tỏ ra vô cùng hài lòng khi ý tưởng của họ được bắt kịp và biết đến rộng rãi. Và họ thậm chí còn hài lòng hơn khi ý tưởng của họ tạo ra sự khác biệt – chẳng hạn như giúp cải thiện động lực, đổi mới hoặc năng suất.

Nhưng sự nổi tiếng cũng có một cái giá phải trả: người ta đôi khi muốn bóp méo ý tưởng, và do đó những ý tưởng đã không thể giữ được các giá trị vốn có của chúng.

Điều này bắt đầu xảy ra với nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Carol Dweck từ Đại học Stanford về “tư duy tăng trưởng” so với “tư duy cố định” giữa các cá nhân và tổ chức.

Nghiên cứu phát hiện ra: Những cá nhân vốn tin rằng khi những tài năng của họ có thể được phát triển thông qua làm việc chăm chỉ, chiến lược tốt và tiếp thu học hỏi từ người khác, họ có tư duy tăng trưởng.

Họ có xu hướng đạt được nhiều thành tích hơn so với những người có tư duy cố định (những người tin rằng các tài năng của họ là do năng khiếu bẩm sinh). Điều này là do họ ít quan tâm hơn về khái niệm thông minh và họ dành nhiều năng lượng hơn cho việc học.

Khi toàn bộ doanh nghiệp áp dụng tư duy tăng trưởng, nhân viên của họ cho biết họ cảm thấy được trao quyền và cam kết nhiều hơn; họ cũng nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ tổ chức cho sự hợp tác và đổi mới.

Ngược lại, những người làm việc tại các doanh nghiệp chủ yếu có tư duy cố định cho biết: có rất nhiều sự gian lận và lừa dối giữa các nhân viên, có lẽ là để có được những lợi thế trong cuộc đua giành lấy “ngôi vị”.

Sau những phát hiện này, “tư duy tăng trưởng” đã trở thành một cụm từ thông dụng ở nhiều các doanh nghiệp lớn, thậm chí còn được đưa vào các tuyên bố sứ mệnh của họ.

Nhưng khi xem xét kỹ hơn, nghiên cứu phát hiện ra rằng sự hiểu biết của mọi người về khái niệm này vẫn còn rất hạn chế.

Dưới đây là 3 quan niệm sai lầm phổ biến nhất khi nói đến Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng.

Tôi đã có nó, và tôi luôn luôn có.

Mọi người thường nhầm lẫn giữa tư duy tăng trưởng với sự linh hoạt, cởi mở hoặc với những quan điểm tích cực – những phẩm chất mà họ tin rằng là họ luôn luôn có.

Đây là một quan điểm hết sức sai lầm.

Mọi người thực sự là một sự hỗn hợp của tư duy cố định và tư duy tăng trưởng, và hỗn hợp đó liên tục phát triển theo kinh nghiệm. Tư duy tăng trưởng vốn không tồn tại sẵn, điều mà chúng ta phải thừa nhận để có thể đạt được những lợi ích mà chúng ta đang tìm kiếm.

Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng chỉ đơn giản là những gì nói về sự khen ngợi và khen thưởng những nỗ lực.

Điều này hoàn toàn không đúng với cả các học sinh trong trường học và với các nhân viên trong các tổ chức. Trong cả hai trường hợp, kết quả là quan trọng. Nỗ lực nhưng không hiệu quả không bao giờ là một điều tốt.

Điều quan trọng là không chỉ khen thưởng cho những nỗ lực mà còn cả sự học hỏi và tiến bộ, đồng thời nhấn mạnh vào các quá trình đã giúp mang lại những điều này, chẳng hạn như tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác, thử các chiến lược mới và tận dụng những thất bại để tiến về phía trước một cách hiệu quả hơn.

Trong tất cả các nghiên cứu của giáo sư từ trường Đại học Stanford, kết quả là điểm mấu chốt của mọi vấn đề, kết quả đó là những gì có được sau những sự tương tác một cách sâu sắc trong tất cả các quá tình thực hiện.

Chỉ cần khuyến khích một Growth Mindset và những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.

Tuyên bố sứ mệnh là những điều tuyệt vời của các doanh nghiệp. Bạn không thể tranh cãi về các giá trị cao cả như sự tăng trưởng, trao quyền hoặc đổi mới.

Nhưng liệu chúng có ý nghĩa gì đối với nhân viên nếu doanh nghiệp không thực hiện các chính sách cần thiết để khiến chúng trở thành hiện thực và có thể đạt được?

Các tổ chức thể hiện tư duy tăng trưởng khuyến khích nhân viên của họ chấp nhận rủi ro một cách phù hợp, nhận thức được rằng một số rủi ro không phải là vấn đề.

Họ thưởng cho nhân viên của họ vì những bài học kinh nghiệm quan trọng và hữu ích, ngay cả khi một dự án nào đó không đạt được mục tiêu ban đầu của mình. Họ hỗ trợ sự hợp tác xuyên tổ chức hơn là sự cạnh tranh giữa các nhân viên hoặc các bộ phận với nhau.

Họ cam kết với sự phát triển của mọi thành viên, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, chẳng hạn như các cơ hội thăng tiến và phát triển rộng rãi hơn nữa. Và họ liên tục củng cố các giá trị của Growth Mindset bằng các chính sách cụ thể.

Ngay cả khi những quan niệm sai lầm này được phát hiện, vẫn không phải là điều dễ dàng để đạt được một tư duy tăng trưởng. Một lý do là tất cả chúng ta đều có những yếu tố sẵn sằng kích hoạt tư duy cố định của riêng mình.

Khi đối mặt với các thách thức, nhận những lời chỉ trích hoặc được đánh giá kém hơn so với những người khác, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào trạng thái bất an hoặc phòng thủ, một phản ứng làm kìm hãm sự tăng trưởng. Môi trường làm việc của chúng ta cũng có thể chứa không ít những yếu tố kích hoạt tư duy cố định đó.

Một doanh nghiệp thành công sẽ khiến mọi người liên tục thực hành và phát triển tư duy tăng trưởng, họ chia sẻ thông tin, hợp tác, đổi mới, tìm kiếm phản hồi hoặc sẵn sàng thừa nhận những sai lầm.

Nhiều nhà quản lý và giám đốc điều hành đã được hưởng lợi từ việc học cách nhận biết khi nào một cá nhân có tư duy cố định xuất hiện và họ nên làm gì để hạn chế sự phát triển của các cá nhân đó.

Đó là một công việc đầy khó khăn, nhưng các cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhiều điều hơn bằng cách hiểu sâu hơn về các khái niệm tư duy tăng trưởng và các quy trình để áp dụng chúng vào thực tế.

Tư duy tăng trưởng hay Growth Mindset mang lại cho doanh nghiệp sự phong phú hơn về yếu tố con người, những gì họ muốn đại diện và cách họ muốn tiến về phía trước.

Kết luận.

Khi thế giới làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố công nghệ, hành vi của người tiêu dùng theo đó cũng thay đổi nhanh chóng, khái niệm Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng càng trở nên quan trọng hơn.

Việc hiểu được bản chất của Growth Mindset là gì có thể sẽ là những hành trang vô cùng quý giá mà bạn nên có trước khi bắt đầu bất cứ điều gì.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Sai lầm lớn nhất về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại

Các công ty khởi nghiệp không thất bại vì thị trường không có nhu cầu. Họ thất bại vì họ thiếu một yếu tố quan trọng khác.

Sai lầm lớn nhất về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại

Câu nói nổi tiếng “Nếu bạn xây dựng nó, họ sẽ đến”, thường được các chuyên gia kinh doanh và doanh nhân sử dụng để ngụ ý rằng nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh và nỗ lực để xây dựng nó, mọi người sẽ đến với bạn để giúp bạn thực hiện giấc mơ đó.

Đó là một ý tưởng tốt đẹp. Và trong một thế giới hoàn hảo, nó có thể xảy ra.

Nhưng chúng ta đang không sống trong một thế giới hoàn hảo, có phải không? chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sự bất ổn và phức tạp.

Trong thế giới đó, chúng ta không thể ép buộc mọi người đến và nỗ lực với công việc kinh doanh của chúng ta chỉ vì chúng ta đã xây dựng nó.

Thay vào đó, mọi người thường phải xác định nơi mà họ muốn đến, những sản phẩm họ muốn mua và mức giá phù hợp để họ mua nó.

Nếu khách hàng của bạn không nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng với chi phí mà họ bỏ ra, họ sẽ không bao giờ mua những sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp.

Mặc dù các nghiên cứu khác nhau có số liệu thống kê khác nhau cho câu hỏi này, nhưng sự thật là hầu hết các công ty khởi nghiệp đều thất bại. Đã có những nghiên cứu cho thấy có tới 90% các công ty khởi nghiệp thất bại.

Theo số liệu tại trị trường Mỹ năm 2016:

  • 79,6% thất bại sau 1 năm (2017).
  • 68,8% thất bại sau 2 năm (2018).
  • 61,2% thất bại sau 3 năm (2019).
  • 54,3% thất bại sau 4 năm (2020).

Vậy, một câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã dẫn đến một tỷ lệ thất bại rất lớn với các công ty khởi nghiệp? CB Insights đã thực hiện một nghiên cứu về chủ đề này, trong đó họ đã phân tích 12 lý do hàng đầu khiến các startup thất bại.

Trong số 12 lý do đó, “thị trường không có nhu cầu” có lẽ là lý do gây được nhiều sự chú ý và ngac nhiên nhất với 35% trường hợp thất bại.

Cứ 100 doanh nghiệp, 35 doanh nghiệp thất bại vì họ đã tạo ra những thứ mà không ai muốn? Vậy sự thật đằng sau khái niệm “thị trường không có nhu cầu” là gì.

“Thị trường không có nhu cầu” thực sự có ý nghĩa là gì?

Khi BBVA phân tích nghiên cứu này, họ đã xem xét các công ty không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Họ trích dẫn một công ty có tên là Intronet, một công ty khởi nghiệp nhằm mục tiêu cạnh tranh với LinkedIn, đã tồn tại được 3 năm trước khi gặp khó khăn.

Intronet là một ứng dụng giúp dễ dàng tạo và theo dõi các lời giới thiệu đến những người trong mạng lưới cá nhân và chuyên nghiệp. Nó rất giống với LinkedIn. Nhưng có phải họ đã thất bại vì thị trường không có nhu cầu không?

Câu trả lời dĩ nhiên là không. Nhu cầu về một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp đã khiến Reid Hoffman, Konstantin Guericke, Jean-Luc Vaillant, Allen Blue và Eric Ly thành lập nên LinkedIn và thành công như ngày hôm nay với hơn 700 triệu thành viên.

Trên thực tế, nhu cầu về một sản phẩm như thế này lớn đến nỗi 10 năm sau khi tạo ra LinkedIn, những người sáng lập đã có thể bán nó cho Microsoft với giá 26,2 tỷ USD.

Điều này chứng minh là thị trường có nhu cầu rất lớn về một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp.

Quay lại với Intronet, họ thất bại không phải vì sản phẩm của họ không phù hợp với nhu cầu của thị trường, mà là vì một lý do nào đó khác.

Vào thời điểm Intronet xuất hiện, cung nhiều hơn cầu. Tất cả những ai muốn có một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp đều đã sử dụng LinkedIn, và do đó họ không cần Intronet trừ khi Intronet có những thứ gì đó đủ khác biệt.

Sự thật về ý niệm: “Hãy xây dựng nó và họ sẽ đến”.

Chỉ vì bạn xây dựng một doanh nghiệp không có nghĩa là mọi người sẽ có thể trở thành khách hàng của bạn.

Do đó, nếu bạn muốn tối đa hóa khả năng tồn tại và tránh các thất bại trong khởi nghiệp, thì bạn sẽ cần phải tạo ra một sản phẩm trong một thị trường (ngách) có ít hơn những nguồn cung và nhu cầu cao hơn.

Đến đây, nhiều người sẽ tin rằng sự thịnh vượng chỉ đến từ các doanh nghiệp lớn và không có chỗ cho các doanh nghiệp nhỏ như các công ty khởi nghiệp.

Tuy nhiên ý tưởng về việc các doanh nghiêp lớn cũng từng bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất có thể khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ. Hãy thử nghĩ vào các công ty như Amazon và Facebook.

Hãy tưởng tượng nếu Jeff Bezos thành lập Amazon với ý định coi nó là ‘đại diện’ của thương mại điện tử. Bạn có nghĩ rằng nó sẽ trở thành gã khổng lồ như ngày nay không?

Tương tự, hãy tưởng tượng nếu Mark Zuckerberg thành lập Facebook với mục tiêu xây dựng nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất trên thế giới. Bạn có nghĩ rằng Mark sẽ xây dựng được một nền tảng với 3 tỷ người dùng như lúc bấy giờ không?

Tất cả chúng ta dường như đều quên rằng Amazon chỉ bắt đầu bằng việc bán sách. Mục đích ban đầu của Facebook là kết nối các sinh viên trong trường Harvard thông qua một cộng đồng trực tuyến.

Bạn không thể có được bất kỳ thị trường ngách nào tốt hơn thế. Bằng việc bắt đầu ở những thị trường ngách có ít hoặc không có cạnh tranh, cả hai công ty đều đã phát triển thành những gã khổng lồ như ngày nay.

Các công ty khởi nghiệp không thất bại vì thị trường không có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của họ. Họ thất bại bởi vì họ đang tham gia vào một thị trường mà các số liệu về cung và cầu không có lợi cho họ.

Nếu bạn muốn thành công với tư cách là một nhà sáng lập, mục tiêu duy nhất của bạn phải là thoát ra khỏi sự cạnh tranh, càng nhiều càng tốt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 động lực chính cho hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp

Câu chuyện trưởng thành của hoạt động Digital Marketing là câu chuyện của tốc độ. Dưới đây là những cách mà các doanh nghiệp cả Việt Nam và thế giới có thể gia nhập cuộc đua và tăng tốc.

Các nhà quảng cáo đã phải đối mặt với những sự thay đổi to lớn trong những năm vừa qua – và điều này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đã có thể phản ứng một cách nhanh nhạy với mọi thứ khi áp dụng kỹ thuật số, những doanh nghiệp khác lại phản ứng chậm hơn.

Nghiên cứu mới từ đơn vị tư vấn BCG và Google cho thấy rằng những doanh nghiệp trưởng thành nhất về mặt kỹ thuật số đã có thể có được những sự phục hồi nhất định.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà quảng cáo đã trưởng thành về mặt kỹ thuật số có khả năng tăng thị phần của họ cao hơn gấp 2 lần, đồng thời vượt trội hơn hẳn về hiệu quả chi phí và doanh thu so với các nhà quảng cáo chậm trưởng thành hơn.

Về mặt trưởng thành, theo nghiên cứu, hiện chỉ có khoảng 9% thương hiệu được phân loại là trưởng thành về kỹ thuật số, đây là một cơ hội rất lớn để các thương hiệu khác có thể nhanh chóng gia nhập cuộc đua và tiến lên phía trước.

Nghiên cứu cũng làm nổi bật 4 động lực chính mà các doanh nghiệp cần tập trung vào để có thể thúc đẩy sự trưởng thành trong các hoạt động digital marketing của họ.

Bằng cách đặt những điều này vào trọng tâm của chiến lược phát triển kỹ thuật số của họ, các nhà quảng cáo có thể tăng tốc và về đích một cách nhanh chóng hơn.

1. Xây dựng một vòng tròn đạo đức xung quanh dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data).

Sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất – những thông tin được chia sẻ trực tiếp bởi những người mà họ đã đồng ý – cung cấp cho các thương hiệu những thông tin chi tiết về khách hàng của họ và có thể dẫn đến một số lợi thế cạnh tranh nhất định.

Nó yêu cầu các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chất lượng và nguồn dữ liệu của họ, nhưng ngược lại, nó có thể giúp họ đáp ứng nhanh hơn các thay đổi hay quy định mới về quyền riêng tư của người dùng.

Một chiến lược sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất hiệu quả cần phải tuân theo các thực tiễn an toàn về quyền riêng tư và cần được xây dựng dựa trên sự tin tưởng.

Những người làm marketing chuyên nghiệp xây dựng lòng tin của khách hàng theo thời gian bằng cách tạo ra những sự trao đổi giá trị mang tính hai chiều hấp dẫn cho khách hàng của họ.

Điều này góp phần khuyến khích mọi người chia sẻ dữ liệu của họ để đổi lấy các tính năng hay giá trị mà họ đánh giá cao hơn, chẳng hạn như các ưu đãi độc quyền.

Quá trình thử nghiệm giúp xác định các loại trao đổi có giá trị và phù hợp hơn, điều có thể dẫn đến việc khách hàng sẽ chia sẻ dữ liệu nhiều hơn, giúp tạo ra một vòng tròn đạo đức xung quanh các dữ liệu của bên thứ nhất với khách hàng.

Nếu không có những sự trao đổi có giá trị, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn hơn trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng của họ – và điều này khiến việc phát triển dữ liệu của bên thứ nhất trở nên khó khăn hơn.

Nghiên cứu của Google và BCG cho thấy rằng các doanh nghiệp liên kết được tất cả các nguồn dữ liệu của bên thứ nhất có thể tạo ra mức doanh thu gia tăng gấp 1,5 lần so với những doanh nghiệp bị hạn chế về mặt tích hợp dữ liệu.

2. Đầu tư vào hoạt động đo lường từ đầu đến cuối (end-to-end).

Một trong những thách thức của ngành marketing nói chung là có thể đo lường tác động của các tương tác khác nhau của người tiêu dùng trong suốt hành trình mua hàng, bất kể là trên kênh nào.

Và điều này sẽ ngày càng trở nên thách thức hơn khi các quy định mới về quyền riêng tư và việc loại bỏ cookies của bên thứ ba có hiệu lực. Mặc dù việc có thể đo lường từ đầu đến cuối là một quá trình phức tạp, nhưng nó vẫn là một sự ưu tiên lớn.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu chung cho tất cả các kênh và liên kết chúng (trực tiếp hoặc gián tiếp) với kết quả kinh doanh cuối cùng.

Sau đó, họ có thể tập trung vào việc đo lường hiệu suất dựa trên mục tiêu của các kênh bằng cách tận dụng các thẻ điểm (scorecards) và bảng dữ liệu tổng quan trên các kênh đó.

Tuy nhiên, việc đo lường từ đầu đến cuối cũng yêu cầu triển khai các mô hình dự báo, những thứ có thể được sử dụng để đo lường mức độ phân bổ và chuyển đổi.

Ví dụ: chúng cho phép các doanh nghiệp có thể phân bổ giá trị của các điểm tiếp xúc với khách hàng bằng cách sử dụng các mô hình dự báo phức tạp dựa trên những chuyển đổi được mô hình hóa thay vì chỉ là những chuyển đổi đơn lẻ.

3. Ưu tiên sự nhanh nhạy.

Khi các nhà quảng cáo hiểu được sự nhanh nhạy, năng suất có thể cải thiện gấp ba lần và các tính năng mới của sản phẩm có thể được phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thay vì quý hoặc năm.

Tuy nhiên, việc tạo ra một vòng lặp nhanh nhạy là điều không hề dễ dàng. Và các giám đốc điều hành cấp cao phải sẵn sàng từ bỏ các cách làm cũ của họ.

Các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu bằng cách đảm bảo các đội nhóm chủ chốt của họ trong doanh nghiệp cần làm việc và phối hợp cùng nhau. Các doanh nghiệp nên tìm cách tập hợp các đội nhóm theo chức năng chéo (phối hợp xuyên các phòng ban).

Bạn có thể đọc thêm bài ‘No Silo’ – Quy tắc lãnh đạo mà những trí thông minh như Elon Musk và Steve Jobs đều áp dụng để hiểu rõ hơn về cách thiết lập tổ chức này.

Mô hình làm việc này khuyến khích các đội nhóm có thể phản ứng nhanh nhạy hơn đối với các hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.

Điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp nên tạo ra một nền văn hóa thử nghiệm và học hỏi mạnh mẽ dựa trên các xu hướng hiện tại và các giả thuyết dựa trên những insights mới.

4. Nắm bắt nhanh các kỹ năng mới.

Nhiều doanh nghiệp hiện đang thiếu các nhân lực có đủ kỹ năng kỹ thuật để bắt kịp với tốc độ thay đổi nhanh chóng của ngành.

Mặc dù một số thương hiệu đang hợp tác với các nhà cung cấp bên ngoài để có được những kỹ năng họ cần, nhưng điều này dẫn đến hai thách thức: Thứ nhất là thiếu đảm bảo về đội ngũ nhân tài trong tổ chức và thứ hai là thiếu sự cân bằng tối ưu giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.

Các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chuyên sâu để xác định sự cân bằng tốt nhất trong dài hạn giữa các năng lực bên trong và bên ngoài tổ chức.

Điều này vừa đảm bảo sự phát triển ổn định trong doanh nghiệp vừa mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.

Điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp phải thường xuyên phát triển các chương trình học tập và duy trì sự hấp dẫn để tránh việc nhân viên bỏ việc.

Các chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân viên chỉ trở nên thành công nhất khi doanh nghiệp có thể cung cấp một môi trường đủ tốt để học hỏi và phát triển.

Đã đến lúc doanh nghiệp cần bắt kịp tốc độ.

Cuộc đua để trở nên trưởng thành hơn về mặt kỹ thuật số luôn đòi hỏi yếu tố tốc độ – và các doanh nghiệp càng đang ít trưởng thành hơn thì càng cần phải tăng tốc nhanh hơn để có thể bắt kịp.

Khả năng lãnh đạo của các C-suite khi này là chìa khóa để thành công, nơi mà sự phối hợp có tổ chức là điều rất quan trọng.

Hơn 80% các thương hiệu trưởng thành nhất về mặt kỹ thuật số nói rằng họ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ CEO trong việc thực thi các sáng kiến tiếp thị theo hướng dữ liệu (data-driven marketing) so với chưa đến một nửa trong số các thương hiệu chưa trưởng thành.

Bằng cách liên kết và tập hợp các bên liên quan trong toàn bộ tổ chức và tập trung vào 4 chiến lược nói trên, các nhà quảng cáo có thể nhanh chóng trưởng thành và đạt được các mục tiêu của họ một cách nhanh nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Góc nhìn Marketing từ việc ứng dụng Webinar

Theo khảo sát mới nhất của Adsota cho thấy, 50% trong số hơn 330 doanh nghiệp được hỏi cho rằng khả năng tạo ra khách hàng tiềm năng của Webinar Marketing là hiệu quả.

 Webinar Marketing

Với diễn biến khó lường của dịch bệnh, Webinar Marketing được xem là giải pháp phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp giữa mùa dịch.

Từ một phần ba trong số 330 doanh nghiệp được Adsota khảo sát, Webinar được đánh giá là một xu hướng Marketing mới đầy tiềm năng. Nhất là khi người Việt Nam trung bình dành tới 7 tiếng/ngày để online sau khi dịch bệnh bùng nổ.

Sự chuyển đổi các hoạt động từ offline sang online diễn ra nhanh chóng và linh hoạt nhằm đảm bảo vòng quay kinh tế – xã hội. Vì thế, đây được xem là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp Webinar Marketing giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Lợi ích đầu tiên phải là khả năng tương tác với khách hàng tốt hơn. Với tính năng tương tác trực tuyến hai chiều trong thời gian thực mà các nền tảng Webinar hiện nay sở hữu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được điều này bất chấp dịch bệnh.

Ngoài ra, Webinar Marketing còn giúp doanh nghiệp dễ dàng khơi gợi tương tác từ nhóm công chúng mục tiêu. Thông qua những tính năng sẵn có như câu hỏi trắc nghiệm, bỏ phiếu, chia phòng riêng,… được thiết lập khéo léo từ trước.

Tiếp theo, khả năng mở rộng quy mô với chi phí tiết kiệm. Ví dụ chỉ từ 3 – 4 triệu đồng cho 1 tháng sử dụng Webinar với đủ mọi tính năng lại không giới hạn về quy mô sự kiện, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc tổ chức các buổi tri ân offline trước đây lên tới vài trăm triệu cho một sự kiện lớn.

Đồng thời, do hình thức này được triển khai trên nền tảng online nên vấn đề vị trí địa lý cũng được giải quyết. Giờ đây khách hàng dù ở bất cứ đâu trên thế giới đều có thể tham dự sự kiện thông qua chỉ 1 đường dẫn

Bên cạnh đó, một trong những lợi ích quan trọng nhất Webinar Marketing sở hữu là khả năng tạo ra khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Trung bình, có tới 40% số người tham dự Webinar có thể trở thành khách hàng tiềm năng, theo dữ liệu từ The Ready Talk.

Đồng thời, theo khảo sát mới nhất của Adsota cũng cho thấy, 50% trong số hơn 330 doanh nghiệp được hỏi cho rằng khả năng tạo ra khách hàng tiềm năng của Webinar Marketing là hiệu quả.

Lý giải về điều này, nếu xét trên góc độ tâm lý người tiêu dùng, những người chủ động đăng ký tham dự Webinar đều là những người đã có sự quan tâm, vấn đề riêng về chủ đề cần được tư vấn và giải quyết.

Vì vậy, nếu Webinar doanh nghiệp triển khai đem tới cho người xem giải pháp hợp lý, giúp giải quyết vấn đề, thì việc biến họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí trước cả khi sự kiện kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Shopee có thể thâm nhập vào Ba Lan để bắt đầu mở rộng sang Châu Âu

Theo Wiadomości Handlowe đưa tin, Shopee, nền tảng thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, hiện đang chủ yếu hoạt động ở châu Á và Nam Mỹ, có thể sớm thâm nhập thị trường Ba Lan.

Shopee có thể thâm nhập vào Ba Lan để bắt đầu mở rộng sang Châu Âu
Photo: The Star

Theo đó, những người bán hàng trực tuyến tại Ba Lan đã được Shopee đề nghị hợp tác từ những ngày đầu của tháng 8. Công ty này cũng được cho là đã ký hợp đồng cung cấp với các công ty logistics địa phương tại Ba Lan như DPD và InPost.

Shopee cũng đã mua tên miền Shopee.pl của Ba Lan, nền tảng sẽ cung cấp một số chương trình khuyến mãi từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022, chẳng hạn như giao hàng miễn phí cho người mua và hoa hồng miễn phí cho người bán.

Tại Ba Lan, Shopee sẽ trở thành nền tảng thách thức các nền tảng địa phương như Allegro và gã khổng lồ Amazon có trụ sở tại Mỹ. Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Châu Á này cũng được cho là sẽ gia nhập Ấn Độ trong thời gian tới.

Sự phát triển này của Shopee theo sau sự mở rộng sang thị trường Châu Mỹ Latinh, được khởi động bằng việc ra mắt tại Brazil vào cuối năm 2019.

Brazil đang được phát triển để trở thành thị trường lớn nhất của Shopee, hiện lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) tại trị trường này đã vượt qua cả Indonesia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo TechinAsia

TikTok mở cổng tích hợp nhà sáng tạo Creator Marketplace API cho Influential

TikTok đang mở cổng kết nối thị trường nhà sáng tạo “Creator Marketplace API” mới cho các công ty tiếp thị người có ảnh hưởng.

TikTok mở Creator Marketplace để mở rộng sức ảnh hưởng
Văn phòng của TikTok tại Culver City.

Trong số các đối tác đầu tiên, sẽ có Influential, một công ty có văn phòng tại Beverly Hills, New York và trụ sở chính ở Las Vegas.

API (cổng tích hợp) mới cung cấp cho các đối tác của TikTok như Influential quyền truy cập tới các xu hướng đang tăng trưởng và thông tin nhân khẩu học của các đối tượng từ dữ liệu của bên thứ nhất (first-party audience).

Từ những điểm dữ liệu quý giá này – các thương hiệu và agency có thể xác định nhà sáng tạo cho phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo của họ.

Hiện các điều khoản về tài chính của TikTok và các bên vẫn chưa được tiết lộ.

Ông Ryan Detert, giám đốc điều hành của Influential, cho biết:

“TikTok rõ ràng đang là đối tượng và nền tảng được săn đón nhiều nhất để tích hợp thương hiệu và chúng tôi tại Influential rất vui mừng khi được hợp lực để thúc đẩy sự tương tác, sự an toàn của thương hiệu và kết quả kinh doanh.”

Influential hiện có mạng lưới với hơn 3 triệu người có ảnh hưởng (influencer) và làm việc với các thương hiệu lớn bao gồm McDonald’s, General Mills Inc., DoorDash Inc. và Ford Motor Co.. Công ty này sử dụng công nghệ được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) để tìm kiếm các nhà sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công ty cho biết thêm:

“Tích hợp Creator Marketplace API giúp cung cấp những insights sâu hơn về nhà sáng tạo cả trước và sau chiến dịch để các đối tác như McDonald’s có thể chọn ra những đại sứ thương hiệu hoàn hảo nhất của họ, những người có thể giúp thương hiệu thúc đẩy lượt xem video, mức độ tương tác, lưu lượng truy cập và nhiều hơn thế nữa.”

TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hiện nền tảng này có gần 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên toàn cầu.

Theo dữ liệu nghiên cứu từ Influencer Marketing Hub, người dùng TikTok có tỷ lệ tương tác trung bình trên các bài đăng của họ là 18%, so với mức khoảng 4% trên Instagram.

Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer Marketing) là một ngành công nghiệp đang phát triển bùng nổ. Ngành công nghiệp này có giá trị 9,7 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 13,8 tỷ USD vào năm 2021.

Bà Melissa Yang, trưởng bộ phận quan hệ đối tác tại TikTok cho biết:

“Nhà sáng tạo là mạch máu của nền tảng của chúng tôi và chúng tôi không ngừng nghĩ ra những cách mới để giúp họ dễ dàng kết nối và cộng tác với các thương hiệu.

Chúng tôi rất vui mừng khi được tích hợp với một nhóm các đối tác tin cậy ưu tú để giúp các thương hiệu khám phá và đa dạng hoá nhiều hơn các nhà sáng tạo nội dung (content creator), những người có thể chia sẻ thông điệp của họ một cách chân thực nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo LABJ

“Nền kinh tế đại dịch” đã khiến thương mại điện tử trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết

Hiện tại, 40% doanh nghiệp nhỏ không có website và 38% không sử dụng mạng xã hội, theo một cuộc khảo sát năm 2019 của Visual Objects.

"Nền kinh tế đại dịch" đã khiến thương mại điện tử trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết

Bỏ qua việc thương mại điện tử hoặc các phương tiện truyền thông mạng xã hội đang khiến việc “tồn tại” trở nên khó khăn hơn nhiều.

Vào tháng 4, tỷ lệ tiết kiệm của Mỹ đã tăng lên 33%, mức cao nhất kể từ những năm 1960.

Nhưng khi người Mỹ càng tích trữ tiền mặt và hạn chế chi tiêu, các công ty khởi nghiệp phải tranh giành càng nhiều khi chi tiêu đang ngày càng ít đi. Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm 70% nền kinh tế Mỹ.

Tỷ lệ thất bại đối với các doanh nghiệp nhỏ thường cao hơn, nhưng sẽ dễ dàng hơn khi một doanh nghiệp có thể thu hút tốt hơn khách hàng từ thương mại điện tử, Google, Amazon, Facebook, Instagram và các kênh trực tuyến khác.

Các nền tảng kỹ thuật số đang góp phần đa dạng hóa các luồng doanh thu và giảm thiểu nhiều hơn những rủi ro cho các công ty khởi nghiệp và chúng có thể giúp tăng giá trị doanh nghiệp nếu được đầu tư và xây dựng đúng đắn.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể thiết lập và phát triển sự diện diện trực tuyến cho doanh nghiệp của mình.

Tìm kiếm doanh nghiệp của bạn.

Sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số hiện cho phép bạn dễ dàng xây dựng những lượng người ủng hộ lớn, những người sẵn sàng thích và chia sẻ nội dung của bạn, cũng như quảng bá thương hiệu của bạn tới những người thân yêu của họ.

Hãy tim kiếm trên Google thương hiệu của bạn như thể bạn đang là một khách hàng đang tìm kiếm hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết. Bạn đang thấy điều gì?

Hãy thử nhiều từ khóa và đặc biệt là các từ khoá gắn liền với các địa phương. Ví dụ: bạn có thể tìm “thuê chưng cư mini ở Gò Vấp” chẳng hạn. Khảo sát thị trường ngách của bạn trên YouTube và các nền tảng lớn khác để xem bạn đang nhận được những gì.

Ngay từ đầu, hãy nghĩ về cách doanh nghiệp của bạn có thể phù hợp với các kết quả tìm kiếm có liên quan. Có thể bạn cũng muốn sử dụng các từ khóa tương tự để thúc đẩy khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nghĩ xem doanh nghiệp của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Để giữ chân khách hàng mục tiêu, rõ ràng là bạn cần thêm một chút gì đó mới mẻ và khác biệt. Cuối cùng, hãy nghĩ về website của bạn như là một cửa hàng ảo. Điều này có nghĩa là website của bạn là một nhân viên bán hàng, và như vậy, nó phải dễ dàng giao tiếp, cung cấp tất cả các thông tin cần thiết và không gây ra bất cứ phiền phức nào.

Để tăng thêm uy tín và niềm tin cho khách hàng với doanh nghiệp của bạn, social proof là chiến thuật bạn không nên bỏ qua.

Chuẩn hóa đa kênh.

Bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi sau: các đối thủ cạnh tranh gần bạn nhất đang tự định vị họ như thế nào? Họ đang quảng cáo trên Google, Facebook hay Instagram?

Họ có đang bán hàng trên TiKi hay Amazon không? Họ đang nhắm mục tiêu tới những từ khoá nào? Và họ có đang chạy nhiều các chiến dịch reviews hay chứng thực về họ không?

Khi bạn xuất bản nội dung trên Facebook, YouTube, hay các kênh khác, bạn sẽ cần phải chuẩn hóa nội dung. Những người làm marketing gọi đây là “tối ưu hóa đa kênh”, nơi hành trình của người dùng sẽ được diễn ra một cách liền mạch trên mỗi nền tảng.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng tên người dùng, logo, ​​phần giới thiệu ngắn và liên kết website của bạn giống nhau trên tất cả các kênh, vì điều này sẽ làm cho thương hiệu của bạn dễ được nhận biết hơn và chuyên nghiệp hơn.

Trưng bày các mặt hàng bán chạy nhất của bạn.

Bạn nổi tiếng vì điều gì? Khách hàng của bạn đang yêu thích nhất sản phẩm hay dịch vụ nào? Bạn muốn khách hàng nhìn thấy điều gì? Sự hiện diện kỹ thuật số đã loại bỏ hầu hết các biên giới và rào cản về mặt địa lý, do đó nó là chìa khóa để bạn tiến lên phía trước.

Yếu tố thành công quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là có một sản phẩm xuất sắc, thương hiệu đáng nhớ và sự tương tác liên tục của những người theo dõi và ủng hộ.

Ngay cả khi một công ty khởi nghiệp chỉ phục vụ cho những khách hàng quen thuộc ở trong các khu vực của họ, yếu tố truyền miệng (WOM) cũng có thể giúp lan truyền họ đến với tất cả các khu vực khác trên thế giới.

Một cách tuyệt vời để xây dựng kênh truyền miệng là chia sẻ các bài đánh giá trên website cũng như các bài đánh giá từ các trang mạng xã hội khác của bạn.

Người dùng có xu hướng tin tưởng những người dùng tương tự khác hơn là thương hiệu của bạn. Do đó, bạn đừng ngần ngại việc cho những khách hàng khác thấy cách mà các sản phẩm và dịch cụ của bạn đang được yêu thích bởi những người đã sử dụng nó.

Ngày nay, thương mại điện tử nên được tích hợp với các kênh truyền thông mạng xã hội khi những người mua sắm trẻ hơn là những người “nghiện mạng xã hội”. Theo eMarketer, 90% thế hệ millennials (Gen Y) sử dụng mạng xã hội so với 48% của thế hệ Baby Boomers.

Nội dung có dữ liệu là vua.

Việc có được các kênh phân phối nội dung phù hợp để có được sự hiện diện đa kênh là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, sau đó bạn cũng cần có nội dung đủ hấp dẫn để chia sẻ.

Trong những ngày đầu (và sau này cũng nên như vậy) thiết lập sự hiện diện trực tuyến của bạn, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng các bằng chứng xã hội hay số liệu để thể hiện những cam kết mạnh mẽ của bạn đối với sự an toàn của khách hàng và cộng đồng.

Luôn giữ cho mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát.

Phần lớn sự hiện diện trực tuyến của bạn xoay quanh các hoạt động marketing, vì vậy đừng để nó vượt quá tầm với, bạn phải tiếp tục quản lý các khía cạnh khác của doanh nghiệp và làm hài lòng khách hàng bằng cách mua sắm các hàng hóa đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp tuyển một Social Media Manager để ủy thác các công việc thường ngày như viết blog, đăng bài và trả lời bình luận.

Tuy nhiên, một danh sách email là mỏ vàng để tiếp cận khách hàng tiềm năng và những người đã thể hiện sự quan tâm của họ đến các sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Người quản lý thương mại điện tử (eCommerce Manager) cũng phải đảm bảo rằng website của họ tải đủ nhanh, khách hàng có thể thanh toán dễ dàng và để lại thông tin liên hệ cho các chương trình khuyến mãi khác.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn có một số tùy chọn giao hàng và các điều khoản cũng như giá cả minh bạch, bao gồm cả điều gì sẽ xảy ra nếu sản phẩm bị hư hỏng trên đường vận chuyển hoặc nếu khách hàng muốn đổi trả.

Các chủ doanh nghiệp hiện hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với vô số những thách thức vì sự bế tắc và suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, đại dịch cũng mang lại cơ hội để khám phá các kênh bán sản phẩm mới và các cách tiếp cận khách hàng một cách sáng tạo hơn. Nếu bạn sẵn sàng nổ lực và thay đổi, mọi thứ cũng sẽ thay đổi. Đừng chờ đại, hãy thích nghi !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Tại sao các sự kiện ảo nên là một phần của chiến lược digital trong doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số để thích nghi với đại dịch, các sự kiện ảo đang trở thành một công cụ không thể thiếu đối với sự phát triển dài hạn của họ. 

Tại sao các sự kiện ảo nên là một phần của chiến lược digital trong doanh nghiệp
Cre: Infobase

Đại dịch Covid-19 đã góp phần định nghĩa lại những gì vốn được coi là bình thường trên vô số các khía cạnh của cuộc sống của chúng ta.

Không chỉ những lần tán gẫu với bạn bè hay các buổi họp mặt với gia đình của chúng ta bị gián đoạn, mà các phương tiện kết nối chuyên nghiệp của chúng ta cũng đã thay đổi.

Ngày nay, các sự kiện ảo là tiêu chuẩn. Và chúng có thể không chỉ đơn thuần là một ‘sản phẩm nhỏ’ của đại dịch.

Do khả năng cắt giảm chi phí, sự nhanh nhạy và tính tiện lợi trong việc kết nối, các sự kiện ảo – hoặc sự kiện kết hợp (giữc thực tế và ảo) – đã chứng minh rằng chúng có một vị trí quan trọng trong các chiến lược digital của chúng ta.

Vậy tại sao các doanh nghiệp nên coi các chiến lược ảo là một phần trong chiến lược digital marketing nhằm duy trì tính cạnh tranh.

Tại sao bạn nên tổ chức các sự kiện ảo.

  • Nhiều người tham dự hơn: Nếu các sự kiện ngoại tuyến được tổ chức trực tiếp tại văn phòng thường bị giới hạn bởi không gian và các yếu tố nguồn lực khác, thì các sự kiện ảo về cơ bản có rất ít những rào cản. Với mỗi sự kiện ảo, doanh nghiệp có thể tương tác cùng lúc với hàng ngàn ngàn thậm chí nhiều hơn nhiều những người tham dự.
  • Tiết kiệm chi phí: Do không cần phải chi tiêu cho các hoạt động trang hoàng, set up sự kiện, thuê không gian cùng nhiều thứ khác. Các sự kiện ảo có tiềm năng cải thiện đáng kể về ROI bằng cách giữ cho chi phí luôn ở mức tối thiểu.
  • Tiết kiệm thời gian: Theo nhiều nghiên cứu, các sự kiện ảo chỉ cần 1/4 thời gian cần thiết để tổ chức so với các sự kiện trực tiếp; những người tham dự cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì họ không phải đi lại.
  • Nhiều cơ hội tài trợ hơn: Ngày nay, các sự kiện ảo cũng tìm nhiều cách hơn tối ưu hóa doanh thu. Nhiều nền tảng cho phép các doanh nghiệp tài trợ các gian hàng ảo, sân khấu và diễn giả, cũng như cung cấp mã QR tùy chỉnh cho người tham dự.

Tất nhiên, thách thức của việc lập kế hoạch cho các sự kiện ảo là việc tìm kiếm một nhà cung cấp nền tảng đáng tin cậy.

Doanh nghiệp có thể tổ chức các sự kiện kết hợp để tối đa hóa mức độ tương tác.

Không phải ai cũng muốn tham dự các sự kiện qua Zoom. Trong những ngày đầu sau đại dịch, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ ưu tiên việc gặp mặt trực tiếp hơn sau một khoảng thời gian xa cách quá lâu.

Một sự kiện kết hợp vừa trực tiếp và ảo có lẽ là một chiến lược khôn ngoan nhất cho các doanh nghiệp lúc bấy giờ.

Do sự tiện lợi, tiết kiệm và tính dễ mở rộng quy mô của các sự kiện ảo kết hợp với mức độ tương tác xã hội cao của các sự kiện trực tiếp, doanh nghiệp có thể tối đa hoá được nhu cầu của các đối tượng tham dự.

Các sự kiện kết hợp có các yếu tố nổi bật sau:

• Có những khán giả phát trực tiếp và những khán giả tại nhà.

• Sự tham gia được diễn ra trong thời gian thực giữa khán giả trên môi trường ảo và môi trường thực tế.

• Phát sóng một cách thân thiện với người xem cho tất cả những người tham dự.

• Một cấu trúc sự kiện nhất quán, không ưu tiên cho bất cứ loại đối tượng tham dự nào.

Các sự kiện kết hợp là một sự kết hợp hoàn hảo giữa khả năng mở rộng của các sự kiện ảo với sự thân mật và kết nối của các sự kiện trực tiếp.

Thêm sự kiện ảo vào các chiến lược digital.

Theo nghiên cứu gần đây của Stanford, không ít người hiện đang cảm thấy chán nản với các sự kiện được tổ chức qua Zoom – chính xác là 5,5% nam giới và 13,8% phụ nữ cho biết họ cảm thấy rất mệt mỏi sau các cuộc gọi Zoom.

Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta, với tư cách là những người lập kế hoạch cho các sự kiện, có thể đa dạng hóa các sự kiện của mình để phục vụ cho những nhóm khán giả có nhiều sở thích khác nhau.

Chúng ta biết về khái niệm “bình thường mới”, nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị cho các khái niệm “bình thường tiếp theo.”

Như hiện tại, một chiến lược kết hợp, có thể kết hợp các sự kiện trực tiếp và sự kiện ảo có thể là một cách tốt nhất vì nó có thể tận dụng tối đa những lợi ích độc đáo của cả hai mô hình sự kiện.

Vào năm 2021 và hơn thế nữa, các sự kiện và truyền thông trên môi trường ảo có thể là cánh cửa mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội kết nối mới.

Nếu bạn định tổ chức các sự kiện ảo hoặc sự kiện kết hợp trong tương lai, hãy đảm bảo các sự kiện của bạn được diễn ra một cách suôn sẻ và liền mạch nhất có thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nên tuyển các nhà lãnh đạo vì những gì họ có thể làm thay vì những gì họ đã làm

Những nhà lãnh đạo vĩ đại chỉ có giá trị trong tương lai chứ không phải trong quá khứ. Đó là lý do tại sao bạn nên chọn những người có tiềm năng cao, thay vì chỉ từng làm tốt trong quá khứ.

Nên tuyển các nhà lãnh đạo vì những gì họ có thể làm thay vì những gì họ đã làm
cranach/Getty Images

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi tác phẩm The Peter Principle được xuất bản, nhưng những quy tắc của nó vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.

Ông Laurence J. Peter, nhà giáo đứng đằng sau tác phẩm nổi tiếng này cho biết: “Theo thời gian, mọi địa vị đều có xu hướng bị chiếm dụng bởi một nhân viên không đủ năng lực thực hiện bổn phận của mình.”

Lý thuyết của ông cho rằng hầu hết những người có năng lực đều được thăng tiến cho đến khi họ đạt được một vị trí cao hơn trình độ của họ, tại thời điểm đó, họ sẽ ngừng phát triển.

Các nghiên cứu học thuật cho thấy rằng việc thăng tiến phần lớn vẫn là phần thưởng cho thành tích trong quá khứ và các tổ chức vẫn tiếp tục cho rằng những thứ đã từng làm cho ai đó thành công trong quá khứ sẽ tiếp tục khiến họ thành công trong tương lai (ngay cả khi trách nhiệm của họ đã thay đổi).

Điều này có thể giải thích tại sao hiện trong các tổ chức và doanh nghiệp, vẫn còn không ít các nhà lãnh đạo không có đủ năng lực thực thi.

Do đó, nếu các tổ chức muốn chọn những người tốt nhất cho vai trò lãnh đạo, họ cần phải thay đổi cách họ đánh giá ứng viên.

Dưới đây là 3 câu hỏi họ nên hỏi.

1. Ứng viên có các kỹ năng để trở thành một người đóng góp với hiệu suất cao hay các kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả?

Mức độ hiệu suất đóng góp của từng cá nhân được đo lường phần lớn thông qua khả năng, sự yêu mến và động lực của chính họ.

Ngược lại, khả năng lãnh đạo đòi hỏi nhiều đặc điểm tính cách hơn, bao gồm mức độ chính trực cao và ít có các thuộc tính tiêu cực như dễ tự ái hoặc chứng rối loạn nhân cách.

Sự khác biệt giữa hai bộ kỹ năng này giải thích tại sao các vận động viên vĩ đại thường trở thành những huấn luyện viên tầm thường (và ngược lại), và tại sao những người có thành tích cao không có nghĩa là họ thành công ở vị trí lãnh đạo.

Tất cả chúng ta đều biết rằng những nhân viên bán hàng, nhà phát triển phần mềm và nhà môi giới chứng khoán thành công nhất có những kỹ năng kỹ thuật đặc biệt, kiến ​​thức tốt, tính kỷ luật và khả năng tự quản lý.

Nhưng liệu những kỹ năng đó có thể được sử dụng để khiến một nhóm người bỏ qua các kế hoạch cá nhân của họ và hợp tác hiệu quả với những người khác như một đội nhóm không?

Có thể là không.

Các nhà lãnh đạo cần phải có một năng lực kỹ thuật nhất định để thiết lập uy tín của họ, nhưng quá nhiều kiến ​​thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể có thể là một hạn chế.

Các chuyên gia hay người làm chuyên môn tốt thường bị cản trở bởi những tư duy cố định và quan điểm hạn hẹp, đó là kết quả của “nhiều năm kinh nghiệm” của họ.

Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo vĩ đại vẫn có thể cởi mở và thích nghi, bất kể họ có kinh nghiệm như thế nào. Họ thành công bởi vì họ có thể liên tục học hỏi và phát triển.

Điều này đã được chứng minh trong nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực bán hàng.

Một nghiên cứu học thuật gần đây trên 200 doanh nghiệp đã phát hiện ra rằng hiệu suất của một nhân viên bán hàng có tỷ lệ nghịch với hiệu suất của một người quản lý bán hàng.

Nếu bạn thăng chức nhân viên bán hàng giỏi nhất của mình lên vị trí quản lý, bạn sẽ tạo ra hai vấn đề: Bạn mất nhân viên bán hàng hàng đầu và bạn có một người quản lý kém.

2. Tôi có thể tin tưởng vào các thước đo hiệu suất cá nhân của ứng viên này không?

Chỉ số phổ biến nhất về hiệu suất của một người nào đó chỉ là một xếp hạng chủ quan của người quản lý trực tiếp của họ. Điều này khiến các thước đo hiệu suất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị và khả năng quản lý nhân viên của người quản lý.

Mặc dù việc quản lý dựa trên hiệu suất đang ngày càng phát triển, nhưng nó vẫn còn khá sơ khai. Do đó, các thước đo hiệu suất có thể không đáng tin cậy như bạn nghĩ.

Đây có thể là lý do tại sao phụ nữ vẫn có xu hướng được thăng chức ít hơn nam giới, ngay cả khi thành tích của họ là như nhau.

Nhiều tổ chức đề bạt một ai đó vào các vị trí lãnh đạo vì họ “tạo được các ấn tượng phù hợp”, ngay cả khi đóng góp thực tế của họ là rất ít.

Nếu bạn tự hỏi mình câu hỏi trên và câu trả lời là “không”, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về việc khả năng lãnh đạo tốt ở công ty của bạn đang được hình dung như thế nào.

Bạn đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy các kết quả tuyệt vời? Họ có thể quy tụ mọi người lại với nhau? Lắng nghe và phát triển những người khác? Hay bạn đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo có thể kết nối, đổi mới và giúp phát triển doanh nghiệp?

Mỗi doanh nghiệp đều cần những kiểu nhà lãnh đạo khác nhau vào những thời điểm khác nhau và một người nào đó từng thực hiện tốt vai trò hiện tại của họ có thể không phải là người phù hợp để giúp bạn đạt được những mục tiêu mới trong tương lai.

3. Tôi đang nhìn về phía trước hay phía sau?

Bí quyết để lựa chọn những nhà lãnh đạo vĩ đại là họ có khả năng dự đoán tương lai chứ không phải thường tưởng thưởng về quá khứ.

Mọi tổ chức đều đang phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để xác định những người có nhiều khả năng dẫn dắt đội nhóm của họ nhất khi thế giới đang ngày càng phức tạp, bất ổn và liên tục thay đổi.

Những cá nhân như vậy thường có những đặc tính rất khác so với những người đã từng thành công trong quá khứ, cũng như những người đang thành công trong hiện tại.

Mặc dù bạn có thể có ý định tốt khi làm việc đó, nhưng nó thường dẫn đến sự thiếu đa dạng trong tư tưởng và các mô hình lãnh đạo lỗi thời.

Trong thế giới luôn thay đổi ngày nay, các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh như những công nghệ đang được phát triển xung quanh họ.

Các mô hình của họ phải được biến đổi liên tục. Những gì hiệu quả trong quá khứ và những gì đang hiệu quả trong hiện tại có thể không hiệu quả trong tương lai. Do đó, các doanh nghiệp cần thoải mái hơn đối với những suy nghĩ mang tính đột phá và sáng tạo.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể tiếp nhận “những người có suy nghĩ khác biệt” và đặt họ vào các vai trò lãnh đạo. Hãy cho họ đủ không gian và thời gian để họ có thể chứng tỏ bản thân.

Bạn cũng nên xem xét thêm những người “hiện có thể chưa sẵn sàng” nhưng họ có tham vọng, danh tiếng và niềm đam mê mãnh liệt đối với doanh nghiệp của bạn.

Thường thì những người trẻ nhất, nhanh nhẹn nhất và tự tin nhất sẽ trở thành những nhà lãnh đạo đáng kinh ngạc nhất, mặc dù thành tích của họ có thể chưa phải là tốt nhất.

Mark Zuckerberg, một trong những CEO thành công nhất trong lịch sử hầu như không có kinh nghiệm kinh doanh trước khi thành lập Facebook.

Steve Jobs chưa từng điều hành một công ty lớn trước Apple, nhưng ông có những sự hiểu biết sâu sắc, sự kết nối và động lực để đưa Apple trở thành một cái tên quen thuộc.

Đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về khái niệm lãnh đạo.

Nếu bạn có thể thoát ra khỏi tư duy chỉ đề xuất thăng tiến cho những người đã có năng lực trong quá khứ và bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về những người có thể đưa bạn đến những nơi bạn muốn trong tương lai, mọi thứ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thay đổi.

Nói cách khác, bạn hãy bắt đầu xem xét những người có tiềm năng cao, thay vì chỉ mãi loanh quanh với những người từng có thành tích tốt trong quá khứ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

TikTok chia sẻ những insights mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng

Nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa những người làm marketing, gần đây nhất, TikTok đã chia sẻ những thông tin mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng và cách nền tảng của họ đã làm ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm đối tượng.

Nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa những người làm marketing, gần đây nhất, TikTok đã chia sẻ những thông tin mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng và cách nền tảng của họ đã làm ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm đối tượng.
TikTok chia sẻ những insights mới nhất về xu hướng sử dụng trên nền tảng

Bạn có coi những khoảng thời gian bạn dành cho TikTok là “những khoảng thời gian được sử dụng một cách có ý nghĩa” không?

Đó cụ thể là điều cốt lõi về những gì TikTok muốn tìm hiểu thông qua một cuộc khảo sát mới được thực hiện gần đây với sự hợp tác của Kantar trong số hơn 7.000 người dùng TikTok toàn cầu.

Kết quả cho thấy rằng người dùng TikTok đang ngày càng nhận được nhiều sự hứng khởi và kết nối từ ứng dụng.

Theo giải thích của TikTok:

“Người dùng đến với TikTok vì cộng đồng, họ ở lại để sáng tạo và chia sẻ những cảm giác hạnh phúc và tràn đầy cảm hứng. Mọi người yêu thích những trải nghiệm tích cực mà nền tảng của chúng tôi cung cấp, vì vậy họ luôn muốn lướt lâu hơn và tìm hiểu sâu hơn.”

Dưới đây là một số Insight báo cáo:

  • Người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trên TikTok và ít thời gian hơn cho các tùy chọn giải trí khác, như xem TV, nghe podcast, phát video trực tuyến hoặc đọc.
  • Các thuật toán của TikTok luôn giúp các đối tượng mục tiêu tương tác với nhau nhiều hơn và tìm kiếm nhiều niềm vui hơn, với tỷ lệ quan tâm luôn cao hơn so với các nền tảng video khác.
  • TikTok thúc giục mọi người hành động. Người dùng có thể tìm thấy những luồng giải trí liên tục, giải phóng sức sáng tạo và nguồn cảm hứng bất tận vốn được điều chỉnh chỉ dành riêng cho họ. Đó là một trải nghiệm tích cực mà mọi người rất muốn tham gia và hành động – và đối với các thương hiệu, lượng người chủ động của TikTok có thể có những sức ảnh hưởng rất lớn.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo thêm.

Mọi người đang sử dụng TikTok như thế nào.

  • 35% người dùng TikTok cho biết họ đã xem TV và các nội dung video khác ít hơn kể từ khi họ bắt đầu sử dụng TikTok.
  • 45% người dùng TikTok nói rằng họ sử dụng ít thời gian hơn trên các ứng dụng hẹn hò kể từ khi sử dụng TikTok.
  • 46% người dùng mạng xã hội TikTok tương tác với các nội dung của TikTok mà không có bất cứ một sự mất tập trung nào.

Người dùng thường làm gì trên TikTok.

  • 59% người dùng sử dụng TikTok để tìm hiểu về những sự kiện và xu hướng mới nổi.
  • 60% dùng TikTok để học các công thức nấu ăn mới hoặc những dự án cá nhân khác.
  • 69% người dùng dùng TikTok để theo dõi những nhà sáng tạo nội dung.
  • Và 71% dùng TikTok để xem video.

Nghiên cứu của Kantar cũng phát hiện ra rằng khi mọi người xem TikTok cùng với bạn bè và gia đình của họ, họ sẽ:

  • 67% chia sẻ video.
  • 66% tham dự các thử thách hashtag.
  • 61% gửi tin nhắn đến bạn bè.
  • 57% học những vũ điệu mới.
  • 55% xây dựng những video gốc.

TikTok ảnh hưởng đến hành vi của mọi người như thế nào.

Sử dụng thời gian một cách hiệu quả sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng điều này có ý nghĩa gì đối với các thương hiệu?

Nghiên cứu của Kantar cũng xem xét mối liên hệ giữa thời gian dành cho TikTok với cảm xúc của người tiêu dùng và thậm chí điều quan trọng hơn là hành động.

TikTok là một công cụ giúp thúc đẩy tâm trạng.

Mọi người chuyển sang sử dụng TikTok để cảm thấy hạnh phúc hơn và thoát khỏi thế giới thực tại với các video giải trí và đầy sức cảm hứng.

Ba cảm giác tích cực hàng đầu gắn liền với TikTok là hạnh phúc, vui vẻ và sáng tạo. Và bởi vì mọi người đang tận hưởng thời gian của họ trên nền tảng, họ muốn dành nhiều thời gian hơn nữa trên TikTok trong tương lai.

TikTok thúc giục mọi người hành động.

Người dùng đang tìm thấy những luồng giải trí liên tục, giải phóng sức sáng tạo và nguồn cảm hứng bất tận dành riêng cho họ từ TikTok.

Đó là một trải nghiệm tích cực hàng đầu mà mọi người ưu tiên tương tác và hành động – và đối với các thương hiệu, lượng người dùng chủ động của TikTok có thể có những sức ảnh hưởng rất lớn.

  • 81% người dùng TikTok nói rằng họ có kế hoạch sử dụng cùng hoặc nhiều thời gian hơn nữa trên TikTok.
  • 92% người dùng nói rằng sau khi xem một video trên TikTok, họ sẽ có các hành động như “thích”, “bình luận”, “chia sẻ”. “theo dõi thương hiệu” hoặc “mua hàng”.
  • 25% người dùng nói rằng họ sẽ mua hoặc nghiên cứu một sản phẩm sau khi xem video liên quan trên TikTok.

Gen Z là thế hệ năng động nhất trên nền tảng.

Không có thế hệ nào tương tác với TikTok nhiều hơn Thế hệ Z. Và ở một số thị trường, như Mỹ, Canada và Châu Âu — Gen Z đang thúc đẩy lượt mua hàng ngoài ứng dụng nhiều nhất trên TikTok. TikTok là một sự kết nối hoàn hảo giữa thế hệ đầy sự năng động và sáng tạo này với các thương hiệu đang muốn phục vụ họ.

  • 41% Gen Z nói rằng họ nghe ít podcast hơn sau khi giam gia TịkTok.
  • 33% Gen Z cho biết họ xem TV ít hơn so với TikTok.
  • 25% Gen Z sẽ mua một sản phẩm sau khi xem quảng cáo trên TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Amazon: Cách sử dụng Big Data để thấu hiểu khách hàng

Amazon sử dụng Big Data (dữ liệu lớn) thu thập được từ khách hàng trong khi họ duyệt web để xây dựng và tinh chỉnh các công cụ đề xuất (recommendation engine) của mình.

Amazon: Sử dụng Big Data để thấu hiểu khách hàng
Cre: Time Magazine.

Cách Amazon sử dụng Big Data.

Amazon đã phát triển một cách thịnh vượng nhờ áp dụng mô hình “everything under one roof”, tạm dịch: “Có thể bán tất cả mọi thứ tại một nơi duy nhất”.

Tuy nhiên, khi đối mặt với một loạt các lựa chọn như vậy, khách hàng thường có thể cảm thấy choáng ngợp. Amazon trở nên giàu có về dữ liệu, với vô số các lựa chọn, nhưng họ lại thiếu hiểu biết sâu sắc, với rất ít ý tưởng về các quyết định mua hàng của khách hàng.

Để chống lại điều này, Amazon sử dụng Big Data thu thập được từ khách hàng trong khi họ duyệt web để xây dựng và tinh chỉnh các công cụ đề xuất của mình (công cụ đề xuất hay recommendation engine là một trong những công cụ hay hệ thống quan trọng nhất của các sàn thương mại điện tử).

Amazon càng biết nhiều thứ về bạn, thì Amazon càng có thể dự đoán tốt hơn những gì bạn thích và có thể muốn mua.

Và, một khi nhà bán lẻ biết bạn có thể muốn gì, họ có thể hợp lý hóa quá trình thuyết phục bạn mua nó – ví dụ: bằng cách giới thiệu các sản phẩm khác nhau mà bạn có thể thích vì bắt bạn phải tìm kiếm trên toàn bộ các danh mục vốn rất mất thời gian.

Công nghệ đề xuất (recommendation technology) của Amazon dựa trên việc sàng lọc cộng tác, có nghĩa là nó quyết định những gì nó nghĩ bạn muốn bằng cách xây dựng một bức tranh về việc bạn là ai, sau đó cung cấp cho bạn những sản phẩm mà những người có thông tin tương tự đã mua.

Amazon thu thập hầu hết mọi dữ liệu về mọi khách hàng của mình khi họ sử dụng và tương tác trên các website hoặc ứng dụng.

Cũng như những gì bạn mua, Amazon quan sát những gì bạn xem, địa chỉ giao hàng của bạn (Amazon có thể đưa ra một dự đoán chính xác đáng đến mức ngạc nhiên về mức thu nhập của bạn dựa trên nơi bạn sinh sống) và liệu bạn có để lại bất cứ đánh giá hay phản hồi nào hay không.

Hàng tá dữ liệu này được sử dụng để xây dựng một “góc nhìn 360 độ” về bạn với tư cách là một khách hàng cá nhân.

Sau đó, Amazon có thể tìm kiếm những người khác với cùng một phân khúc khách hàng chính xác đó (chẳng hạn như nam giới có việc làm từ 18 đến 45 tuổi, sống trong một căn nhà thuê với thu nhập trên 30.000 USD, những người này thích phim nước ngoài…) và đưa ra đề xuất dựa trên những gì mà những khách hàng khác đã làm.

Chi tiết về yếu tố kỹ thuật.

Amazon thu thập dữ liệu từ người dùng khi họ duyệt web, chẳng hạn như thời gian xem từng trang. Họ cũng sử dụng các bộ dữ liệu bên ngoài, chẳng hạn như dữ liệu điều tra dân số, để thu thập những thông tin chi tiết khác về nhân khẩu học của người dùng.

Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Amazon được xử lý trong kho dữ liệu trung tâm (central data warehouse), bao gồm các máy chủ Hewlett-Packard (HP) chạy Oracle trên hệ điều hành Linux.

Những ý tưởng và insights mà bạn có thể học được.

Khi có quá nhiều lựa chọn và quá ít sự hướng dẫn, điều này làm cho khách hàng trở nên choáng ngợp và khiến họ không thể đưa ra các quyết định mua hàng.

Các công cụ đề xuất đơn giản hóa nhiệm vụ dự đoán những gì khách hàng muốn bằng cách lập hồ sơ cho họ và xem những người khác cùng phân khúc tương tự sẽ mua gì.

Theo cách này, họ có được những cái nhìn 360 độ về khách hàng của họ ở cấp độ cá nhân, điều này là nền tảng của mọi dịch vụ khách hàng và marketing theo hướng dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

6 nguyên lý để xây dựng sự nhanh nhạy trong chiến lược của các doanh nghiệp (P1)

Sự nhanh nhạy trong chiến lược là khả năng cải thiện hiệu suất – không chỉ tồn tại mà còn phải phát triển trong các bối cảnh bị gián đoạn.

6 nguyên lý để xây dựng sự nhanh nhạy trong chiến lược của các doanh nghiệp

Vào đầu năm 2020, Airbnb đã hướng đến một năm đầy hy vọng – lượng đặt phòng đã tăng, kế hoạch mở rộng đã được sẵn sàng và một đợt IPO cũng đã được thiết lập.

Sau đó, Covid ập đến và hơn 1 tỷ USD tiền đặt phòng biến mất, các kế hoạch mở rộng bị hoãn lại và một phần tư lực lượng lao động bị cắt giảm.

Tuy nhiên, đến cuối năm, lượng doanh thu đã phục hồi và công ty đã hoàn tất một trong những đợt IPO công nghệ thành công nhất trong lịch sử.

California Pizza Kitchen (CPK) nổi tiếng với những dịch vụ sáng tạo và đổi mới.

Đây là một trong những chuỗi cửa hàng pizza đầu tiên cung cấp vỏ bánh không chứa gluten (một loại protein), pizza “mang đi và nướng” tại nhà và các cuộc thi đổi mới khác dành cho các đầu bếp của mình.

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, công ty này đã nhanh chóng chuyển sang cung cấp dịch vụ giao nhận hàng bên lề đường (curb-side delivery) và nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến của mình.

Tuy nhiên, bất chấp những danh tiếng bấy lâu về sự đổi mới và tư duy cầu tiến, công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 7 năm 2020.

Tại sao một doanh nghiệp thì có thể phát triển rất mạnh trong khi những doanh nghiệp khác thì lúng túng và rối bời.

Các nhà nghiên cứu từ trường kinh doanh IMD đã xác định có 03 cách khác biệt để các doanh nghiệp thành công làm được điều này.

Thứ nhất, họ đủ nhanh nhẹn để tránh những tác động tồi tệ nhất; thứ hai, khi khó khăn ập đến họ có đủ sức mạnh để hấp thụ nhiều ‘nỗi đau’ nhất; và thứ ba, họ đủ kiên cường để tăng tốc về phía trước nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu gọi sự kết hợp của các khả năng này là “Bộ ba của sự nhanh nhạy trong chiến lược.”

Ngay sau khi nhận ra rằng Covid-19 sẽ là một đòn đánh giáng mạnh vào ngành du lịch, Airbnb đã thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu và tránh sự ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của mình.

Nó thực hiện các quy trình khử khuẩn nghiêm ngặt cho các tài sản của mình và thêm một đêm ở miễn phí bắt buộc giữa các đợt lưu trú để có thêm thời gian dọn dẹp.

Nó cũng nới lỏng các chính sách hủy đặt phòng của khách hàng và áp dụng các biện pháp để bù đắp các khoản doanh thu bị mất cho chủ nhà.

Tất nhiên, dù bằng cách nào, công ty cũng không thể tránh hoàn toàn những ảnh hưởng của đại dịch, vì vậy họ đã tiếp tục huy động vốn để tăng cường khả năng của mình.

Bên cạnh đó, công ty đã bắt đầu tăng tốc vào các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, chẳng hạn như du lịch trong nước và lưu trú tại các địa điểm nông thôn.

Ngược lại, California Pizza Kitchen đã không thể chuyển đổi đủ nhanh hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng của mình sang giao hàng sau khi các lệnh đóng cửa được ban hành, và do đó, họ không thể tránh khỏi sự sụt giảm của doanh thu trực tiếp.

Hơn nữa, nhiều năm quản trị yếu kém đã khiến công ty này phải gánh một khoản nợ lớn, điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn bổ sung để trang trải chi phí. Các địa điểm thì đóng cửa hoặc hoạt động với công suất hạn chế, lượng tiền mặt bắt đầu cạn kiệt.

Công ty được bảo hộ phá sản vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, sau một vài tháng tái cấu trúc, nó lại xuất hiện vào tháng 11 năm 2020, công ty hầu hết thuộc sở hữu của các chủ nợ, những người đã hoán đổi các khoản vay của họ thành vốn chủ sở hữu.

06 nguyên lý đằng sau “Bộ ba của sự nhanh nhạy trong chiến lược.”

Các nguyên lý này không phải là các định nghĩa, quy tắc, luật lệ, công cụ hoặc khuôn khổ, mà là các hướng dẫn để giúp các tổ chức tận dụng sự gián đoạn như một cách chủ động để tận dụng các cơ hội cho họ.

Nguyên lý 1: Ưu tiên tốc độ hơn là sự hoàn hảo.

Cơ hội thường đến và đi một cách nhanh chóng trong các thời kỳ khủng hoảng, vì vậy các tổ chức cần sẵn sàng và hành động nhanh chóng, ngay cả khi họ hy sinh yếu tố chất lượng và khả năng dự đoán trong tương lai.

Trong suốt nhiều ngày của Tết Nguyên Đán, các rạp chiếu phim thường chật kín các gia đình. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2020, do sự lan rộng của Covid-19, hầu hết các rạp đều trống không và nhiều rạp đã phải đóng cửa.

Tập đoàn truyền thông Huanxi (Huanxi Media Group) đã lỗ hàng triệu USD cho bộ phim có chủ đề của năm mới Lost in Russia.

Trong khi hầu hết các công ty cùng ngành của nó quyết định hoãn phát hành, Huanxi đã tiếp cận Bytedance, công ty Trung Quốc hiện đang sở hữu ứng dụng TikTok.

Mặc dù Bytedance không phải là một đối tác phân phối thực sự, vì nền tảng này chủ yếu phát trực tuyến các nội dung video dạng ngắn, do người dùng tạo ra. Chỉ trong hai ngày, Lost in Russia đã đạt được 600 triệu lượt xem trên các nền tảng của Bytedance.

Bộ phim không chỉ thu hút được lượng người theo dõi khổng lồ, mà còn dẫn đến một làn sóng mạnh mẽ từ các công dân Trung Quốc, những người đang cảm thấy cô độc vì không thể rời khỏi nhà của họ trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát.

Ngược lại, bằng cách chờ đợi, các hãng phim khác đã bỏ lỡ những cơ hội lớn để xây dựng thị phần và tận dụng cơ hội hiếm có này.

Nguyên lý 2: Ưu tiên tính linh hoạt hơn là lập kế hoạch định sẵn.

Trong các trường chuyên dạy về kinh doanh, chiến lược được xem là một loạt các sự lựa chọn xung quanh việc nên làm gì, làm ở đâu và làm như thế nào.

Những lựa chọn này thường được xây dựng thành các kế hoạch hành động mang tính chiến lược và được phê duyệt trong khoảng thời gian vài tháng, và sau đó nó được thực hiện trong khoảng từ ba đến năm năm.

Tuy nhiên, trong những cuộc khủng hoảng, một kế hoạch chiến lược định sẵn có thể dễ dàng trở thành một chiếc neo làm trì hoãn doanh nghiệp, buộc họ cứ mãi loay hoay với những thứ vốn không còn liên quan đến thị trường.

Đối mặt với sự sụt giảm doanh thu chưa từng có trong đại dịch, hãng hàng không Qantas đã từ bỏ kế hoạch chiến lược 5 năm của mình và ‘mượn lại’ ý tưởng cũ từ những năm 1980 là cung cấp “các chuyến bay du ngoạn”.

Những chuyến bay du ngoạn này bao gồm các chuyến thăm quan đến một số điểm du lịch chính của Úc, chẳng hạn như Great Barrier Reef và Uluhu.

Toàn bộ số lượng chỗ ngồi của chuyến bay đã được bán hết trong 10 phút và đây trở thành một trong những chương trình khuyến mãi bán nhanh nhất trong lịch sử của Qantas.

Qantas không chỉ nhanh chóng chuyển đổi chiến lược mà còn linh hoạt trong cả cách thức vận hành của mình.

Nguyên lý 3: Ưu tiên sự đa dạng hóa và thà “giảm hiệu quả” còn hơn là chọn “tối ưu hóa”.

Nhiều tổ chức đã phải vật lộn để chống lại sức ảnh hưởng của Covid-19 và một số đã thất bại – họ thất bại không phải vì họ không nhanh nhẹn hay đổi mới, mà bởi vì họ đã bị đốn ngã bởi một cú đánh kinh hoàng.

Trong nhiều trường hợp, gốc rễ của vấn đề này là do họ thiếu sự đa dạng hóa hoặc quá chú trọng vào yếu tố hiệu quả và tối ưu hóa.

Các nguyên lý của sự đa dạng hóa đã không còn được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Trong khi điều này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được những hàng rào mạnh mẽ nhằm chống lại sức ảnh hưởng của các cú sốc chẳng hạn như đại dịch.

Trong thời kỳ đại dịch, khi doanh số bán hàng của các nhãn hiệu chăm sóc cá nhân (personal care brands) của P&G sựt giảm, công ty đã có thể tạo ra sự khác biệt thông qua việc thúc đẩy các nhãn hiệu chất tẩy rửa và khử khuẩn của mình.

Ngược lại, thì các doanh nghiệp khác như Gold’s Gym, Avianca Airlines và Brooks Brothers đã phải chịu đựng những ‘cú đấm đau đớn’ vì thiếu đi sự đa dạng.

Swiggy, một trong những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giao đồ ăn lớn nhất của Ấn Độ đã xây dựng một nền tảng bao gồm hơn 160.000 nhà hàng tại 500 thành phố.

Trong thời gian đóng cửa vì Covid-19, hoạt động của các nhà hàng, bao gồm cả giao hàng, đã giảm hơn 50%. Swiggy cũng nhận ra rằng sự phụ thuộc quá nhiều vào các địa điểm cố định sẽ là một rào cản lớn, do đó họ đã tìm cách thay đổi.

Họ bắt đầu một chương trình để thêm các đơn vị cung cấp thức ăn đường phố vào nền tảng của mình, cuối cùng đã có hơn 36.000 nhà cung cấp đã được thêm vào.

Mặc dù việc phục vụ những nhà cung cấp này mang lại ít lợi nhuận hơn, nhưng rõ ràng là họ đã cung cấp sự đa dạng trong suốt cuộc khủng hoảng, đồng thời cũng mang lại không ít những lợi ích cho xã hội.

Kết quả là, Swiggy đã tăng lên khoảng 90% khối lượng giao hàng thực phẩm trong thời gian diễn ra Covid-19.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Một vài chiến lược xây dựng thương hiệu từ Coca-Cola

Học hỏi từ những kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của công ty nước giải khát lớn nhất thế giới có thể giúp bạn xây dựng những thành công cho riêng mình.

Một vài chiến lược xây dựng thương hiệu từ Coca-Cola
Một vài chiến lược xây dựng thương hiệu từ Coca-Cola. Image: Maximilian Bruck via Unsplash

Tất cả chúng ta đều biết đến thương hiệu Coca-Cola bởi vì nó có mặt ở hầu hết mọi nơi trên khắp thế giới và chúng ta ít nhất đã từng uống nó một lần. Con đường đi đến thành công của Coca-Cola cũng khộng phải dễ dàng.

Trong suốt hành trình của mình, có không ít những trở ngại và thách thức mà những người tạo ra nó phải đối mặt để cuối cùng xây dựng nó trở thành tập đoàn khổng lồ như hiện nay.

Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu mà chúng ta có thể học hỏi được từ họ.

1. Sự kiên trì.

Điều đầu tiên đó là sự kiên trì. Nếu không có phẩm chất quan trọng này trong kinh doanh, Coca-Cola và bạn sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu của mình.

Đó là lý do tại sao, mặc dù thành công rực rỡ và là thương hiệu dẫn đầu thị trường (market leader) nhưng Coca-Cola vẫn không ngừng chạy các chiến dịch quảng cáo và PR mọi lúc, mọi nơi trên các thị trường khác nhau.

Bạn biết rằng bạn không thể “ngủ quên trên chiến thắng” nếu bạn muốn giữ vững vị trí dẫn dắt trên thị trường. Bạn phải luôn kiên trì và nhẫn nại với thương hiệu của mình trừ khi bạn không còn muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh nữa.

2. Cung cấp những giá trị mạnh mẽ.

Một khía cạnh khác đã làm nên thành công của Coca-Cola là thương hiệu này đã sống đúng với giá trị của nó, điều được phản ánh rất rõ nét trong các hoạt động quảng cáo và marketing của thương hiệu.

Bất kể có những thay đổi nào trong xã hội hay trên các phương tiện truyền thông, Coca-Cola vẫn luôn đề cao sự hạnh phúc, sự tôn trọng và sự đoàn kết trong gia đình.

3. Nắm vững kiến thức về thị trường.

Để một sản phẩm thâm nhập thị trường, bạn phải nghiên cứu rõ về những gì sẽ làm cho nó trở nên thành công trên thị trường đó và hiểu liệu nó có được người tiêu dùng chấp nhận hay không.

Mặc dù sẽ luôn có một mức độ rủi ro mà bạn phải sẵn sàng chấp nhận, nhưng tốt nhất là bạn nên đảm bảo rằng những rủi ro đó không hoàn toàn làm sụp đổ doanh nghiệp của bạn.

4. Khai thác triệt để yếu tố cảm xúc.

Khi tung ra một sản phẩm mới, thương hiệu phải luôn xây dựng và gắn kết với các yếu tố cảm xúc để nó có thể thành công hơn.

Các chiến dịch của Coca-Cola nổi bật bằng cách tạo ra những trải nghiệm và dành riêng cho một nhóm người nhất định.

Và, mặc dù là một trong những thương hiệu lớn nhất trên thế giới, thay vì người tiêu dùng sẽ cảm thấy bình thường với nó thì ngược lại, họ luôn tìm thấy những cảm xúc đặc biệt với Coca-Cola.

5. Nghệ thuật kể chuyện (Storytelling).

Xây dựng nên một câu chuyện hấp dẫn đằng sau các sản phẩm có lẽ là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu nên làm.

Khởi đầu từ một phát minh “may mắn” của Coca-Cola là làm thuốc chữa đau dạ dày đã trở thành một giai thoại riêng biệt của thương hiệu này, một ý tưởng tuyệt vời hoặc một cơ hội mà bạn khó có thể tìm ra được ở các thương hiệu khác.

6. Một hình ảnh thương hiệu không thể nhầm lẫn.

Thương hiệu là thứ giá trị còn lại của một doanh nghiệp. Hãy tạo ra một logo mang tính đặc biệt, một bao bì độc đáo và một câu slogan khác biệt để khách hàng dần trở nên quen thuộc hơn với nó và nó phải luôn ở trong tâm trí của khách hàng.

Logo Coca-Cola được nhận ra ở mọi nơi trên thế giới và hình mẫu ông già Noel (râu trắng, bộ đồ đỏ) cũng đã gắn liền với hình ảnh hưởng hiệu thông qua hàng loạt chiến dịch quảng cáo trong các đợt Giáng sinh của Coca-Cola. Đây tiếp tục là một thành công trong chiến lược liên kết cảm xúc và định vị của thương hiệu này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: 3 quan niệm sai lầm có thể hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Bộ phận tài chính và marketing nên hợp tác với nhau như thế nào để tối đa hóa nhu cầu sinh lời của doanh nghiệp.

Google: 3 quan niệm sai lầm có thể hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Do sức ảnh hưởng của COVID-19, chúng ta đã chứng kiến ​​những sự gia tăng đáng kể về nhu cầu trực tuyến của khách hàng, người tiêu dùng đang chuyển sang môi trường trực tuyến để khám phá, nghiên cứu và mua hàng.

Yêu cầu chiến lược đối với các doanh nghiệp trong việc tận dụng sức mạnh ngày càng tăng của công cụ tìm kiếm chưa bao giờ cao hơn thế.

Sự thiếu tự tin vào các mô hình dữ liệu và hành trình chuyển đổi số thường được coi là những thách thức phổ biến đối với các doanh nghiệp đang tìm cách tối đa hóa tiềm năng đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm của họ. Tuy nhiên, dữ liệu và năng lực kỹ thuật số hiếm khi là lý do chính khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Văn hóa và quy trình thường là những rào cản lớn hơn. Và không có nơi nào quan trọng hơn mối quan hệ giữa bộ phận marketing và tài chính.

Khi 2 nhóm này cộng tác một cách hiệu quả với nhau, các doanh nghiệp có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn nữa bằng cách tận dụng tối đa sức mạnh của công cụ tìm kiếm.

Dưới đây là 03 quan niệm sai lầm chính dẫn đến tình trạng mất kết giữa hai bộ phận này khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng.

Quan niệm sai lầm 1: Ngân sách cho công cụ tìm kiếm phải được cố định trước.

Một môi trường biến động và không thể đoán trước đòi hỏi một sự linh hoạt nhất định, đặc biệt là với một sản phẩm như Google Search, nơi mọi thứ cần linh hoạt để nắm bắt những nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi từng ngày. Tuy nhiên, các bộ phận tài chính thường yêu cầu cố định chi tiêu tìm kiếm, điều này dẫn đến hai rủi ro tiềm ẩn sau:

  • Giới hạn sự tăng trưởng: Điều này có thể có nghĩa là doanh nghiệp có thể bỏ lỡ các nhu cầu không lường trước được của người tiêu dùng khi ngân sách cạn kiệt.
  • Tối ưu hóa để đáp ứng mức chi tiêu đã định: Các nhóm marketing có thể được khuyến khích để theo đuổi các lần nhấp chuột vốn không hề mang lại các khả năng sinh lợi cụ thể cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, ngân sách cho các hoạt động tìm kiếm nên linh hoạt dựa trên lượng người dùng đang tìm kiếm và cần được coi như một là một khoản chi phí biến đổi liên quan trực tiếp đến doanh thu.

Bộ phận tài chính có thể trao quyền cho hoạt động marketing bằng cách cho phép nhanh chóng tăng hoặc giảm mức đầu tư sao cho phù hợp với điều kiện của thị trường.

Những doanh nghiệp thực hiện cách tiếp cận theo hướng nhu cầu này có thể nắm bắt một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, những doanh nghiệp kém nhanh nhẹn hơn thường bị tụt lại ở phía sau.

Hành động được đề xuất cho doanh nghiệp: Cần linh hoạt mức đầu tư cho các hoạt động tìm kiếm sao cho phù hợp với nhu cầu.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như Google TrendsKeyword Planner để bắt kịp với sự thay đổi trong hành vi của khách hàng.

Sau đó, liên tục điều chỉnh mức chi tiêu của bạn với các dữ liệu trong thời gian thực này thay vì cố định một mức giới hạn nào đó.

Quan niệm sai lầm 2: Chiến lược đặt giá thầu chỉ dành cho bộ phận marketing.

Chiến lược giá thầu phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để tối đa hóa giá trị từ các khoản đầu tư vào tìm kiếm. Đặt giá thầu quá cao và bạn có nguy cơ trả giá cao hơn cho một lần nhấp chuột. Đặt giá thầu quá thấp và bạn có thể mất đi cơ hội.

Đặt giá thầu dưới mức tối ưu thường là kết quả của việc các nhóm marketing làm việc mà không có những dữ liệu tài chính phù hợp để đưa ra các mức giá thầu chính xác.

Thay vào đó, bộ phận tài chính nên tham gia tích cực vào việc xác định chiến lược đặt giá thầu, đặt tỉ suất lợi nhuận mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (TROAS) dựa trên việc phân tích lợi nhuận và sau đó khuyến khích bộ phận marketing để thu hút tất cả các chuyển đổi của khách hàng phù hợp với mục tiêu đó.

Tuy nhiên, chúng ta thường không thấy bộ phận tài chính hợp tác chặt chẽ với marketing để tối ưu hóa cách đặt mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ:

  • Khả năng sinh lời của sản phẩm: Doanh nghiệp nên phân khúc sản phẩm theo lợi nhuận chứ không chỉ theo doanh thu và cần đặt giá thầu cao hơn cho các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
  • Giá trị khách hàng: Đặt giá thầu cao hơn cho những người tiêu dùng có ý định mua hàng cao hơn hoặc giá trị trọn đời (CLV) cao hơn.
  • Tác động đa kênh: Tính toán toàn bộ giá trị của các khoản đầu tư vào hoạt động tìm kiếm cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Có thể rất mất thời gian để tìm hiểu chi tiết về việc đặt ra các mức độ lợi nhuận mục tiêu, nhưng việc xem xét một cách tổng thể và đảm bảo chiến lược đặt giá thầu của bạn đã được tối ưu hóa để tối đa hóa lợi nhuận có thể mang lại một sự biến đổi rất lớn.

Điều này cũng có nghĩa là tài chính và marketing không còn là hai bộ phận đối đầu nữa mà thay vào đó là cùng nhau hợp tác để hiểu rõ hơn về giá trị khách hàng và tối đa hóa sự tăng trưởng lợi nhuận.

Hành động được đề xuất cho các doanh nghiệp: Nên phân khúc và ứng dụng tự động hóa để tăng trưởng lợi nhuận.

Bộ phận tài chính nên thực hiện các hoạt động phân tích để có được mức TROAS phù hợp bằng cách kết hợp cả sức ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại tuyến của công cụ tìm kiếm và phân khúc khách hàng dựa trên lợi nhuận.

Trong khi bạn có thể không tính toán được điều này một cách chi tiết nhất, thì ngay cả việc thiết lập các phân khúc cao, trung bình và thấp cũng đã là một sự khởi đầu tuyệt vời rồi.

Sau khi công việc này hoàn tất, hãy sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh tự động (Automated Smart Bidding) như là một cách tốt nhất để tối ưu hóa các khoản đầu tư và đảm bảo đạt được mức TROAS cao nhất.

Tự động hóa cũng giúp loại bỏ nhiều công việc không cần thiết khác, cho phép marketing và tài chính tập trung nhiều hơn vào TROAS và các tính toán giá trị lâu dài hơn, từ đó sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

Quan niệm sai lầm 3: Chỉ có hoàn hảo mới là tốt.

Một thách thức chung khác mà các doanh nghiệp phải đối mặt đó là suy nghĩ rằng họ không thể thay đổi chiến lược đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm cho đến khi có được một mô hình hoàn hảo nhất: một mô hình mà marketing chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cho bộ phận tài chính trên mỗi đồng chi tiêu.

Tuy nhiên, trên thực tế, con đường đến với sự hoàn hảo không bao giờ kết thúc và nó cần phải liên tục được tối ưu và phát triển.

Ưu điểm lớn của hoạt động tìm kiếm là các thay đổi đối với chiến lược đầu tư có thể được thử nghiệm trên quy mô nhỏ (ví dụ: một khu vực) trước tiên và có thể sửa đổi ngay lập tức dựa trên các kết quả thường có sẵn trong thời gian thực.

Điều này có nghĩa là những người làm marketing có thể chạy các chiến dịch thử nghiệm với chi phí thấp với những rủi ro thấp nhất.

Sau đó, tài chính và marketing có thể đánh giá và lựa chọn ra các giải pháp hiệu quả nhất, thay vì bỏ qua các cơ hội tiềm năng do phải chờ đợi một mô hình hoàn hảo hơn.

Hành động được đề xuất cho các doanh nghiệp: Thử nghiệm, học hỏi, mở rộng quy mô và liên tục lặp lại quy trình.

Bộ phận tài chính và marketing có thể cùng nhau xây dựng một sơ đồ hiệu suất đơn giản để cùng theo dõi các kết quả chính, chẳng hạn như doanh thu, lợi nhuận, lợi tức đầu tư và tỷ lệ nhấp chuột.

Sau đó, bạn có thể sử dụng dữ liệu này để liên tục tinh chỉnh, mở rộng và lặp lại.

Cách bộ phận tài chính và marketing có thể phối hợp với nhau.

Có nhiều cách để bộ phận tài chính có thể giúp marketing mang lại các kết quả kinh doanh tốt hơn, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

  • Hãy linh hoạt, không cố định. Thường xuyên theo dõi sở thích tìm kiếm để xác định các danh mục tìm kiếm đang tăng nhanh và hãy để nhu cầu của người tiêu dùng xác định mức ngân sách mà bạn cần đầu tư vào.
  • Nắm bắt mọi số nhấp chuột có lợi. Tài chính và marketing nên hợp tác để có được lợi nhuận mục tiêu phù hợp nhất trên các mức chi tiêu quảng cáo, sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh và sau đó đo lường mức độ thành công dựa trên số tiền được tạo ra chứ không phải dựa trên ngân sách.
  • Thử nghiệm và học hỏi để tăng trưởng. Đừng bỏ lỡ các cơ hội trong khi chờ đợi những mô hình hoàn hảo nhất. Thay vào đó, hãy đặt một mức ngân sách nhỏ cho các thử nghiệm với rủi ro thấp, sau đó liên tục tinh chỉnh, mở rộng quy mô và lặp lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Đâu là sự khác biệt giữa khái niệm nhà lãnh đạo và người quản lý?

Sự khác biệt giữa quản trị và lãnh đạo con người cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn và mục đích nghề nghiệp của bạn. Dưới đây là 05 khía cạnh khác biệt chính bạn nên biết.

Đâu là sự khác biệt giữa khái niệm lãnh đạo và quản trị?
Cre: Forbes

Tuỳ thuộc vào việc bạn đang xem mình là một người quản trị hay nhà lãnh đạo, những cách xử lý vấn đề bạn đưa ra có thể rất khác nhau.

1. Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và giảng dạy trong khi những người quản lý đưa ra định hướng.

Các nhà lãnh đạo dẫn dắt bằng mục đích và nhận thức. Trước khi cố vấn hoặc hướng dẫn những cấp dưới của họ, nhiều người đã đặt ra mục tiêu trong đầu là truyền cảm hứng cho một nhóm hoặc một cá nhân nào đó để họ có thể biến tầm nhìn của họ thành hiện thực.

Các nhà lãnh đạo thường có xu hướng suy nghĩ đột phá và khơi dậy niềm đam mê với cấp dưới (hoặc các Mentee) thông qua những cái nhìn sâu sắc, sự sáng tạo và trực giác của họ.

Trong khi đó, những người quản lý chủ yếu tập trung vào các kết quả có thể tính toán được, thường có thể đo lường được. Họ đặt mục tiêu bằng cách tạo ra các tình huống và giải pháp để giúp đội nhóm của họ đạt hoặc vượt qua các mục tiêu đã định.

2. Các nhà lãnh đạo thích ứng tốt với sự thay đổi trong khi những người quản lý vẫn là những người tạo ra các thói quen.

Các nhà lãnh đạo đón nhận sự thay đổi và có phần thiên vị hơn về sức mạnh của sự chuyển đổi (power of transformation). Ngay cả trong một cơn giông bão, khi mọi thứ dường như bất ổn, họ thường nhìn ra xa hơn các vấn đề hiện có, và thay vì lo lắng trong bi quan, họ hướng tới các giải pháp khả thi nhất có thể.

Họ là những nhà đổi mới tập trung nhiều hơn vào các phương pháp tiến bộ mới trong các phạm vi ra quyết định của họ.

Ngược lại, những người quản lý có xu hướng dựa vào chuyên môn, kiến ​​thức và bộ kỹ năng của họ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Họ thường nhưng không phải lúc nào cũng dựa trên tầm nhìn của các nhà lãnh đạo. Họ có xu hướng muốn gắn bó với những gì họ biết và thường không có khả năng thích nghi để thay đổi.

3. Các nhà lãnh đạo tìm cách học hỏi thêm trong khi những người quản lý lặp lại các kỹ năng đã được chứng minh.

Các nhà lãnh đạo, giống như các doanh nhân, thường không ngừng tìm cách bổ sung kiến ​​thức chuyên môn của họ. Họ có xu hướng thích đọc sách, nghiên cứu và kết nối với những cá nhân cùng chí hướng với mình; họ không ngừng đặt ra các mục tiêu để phát triển.

Họ thường cởi mở và tìm kiếm những cơ hội để thách thức chính bản thân họ, từ đó họ có thể mở rộng khả năng tư duy và có thêm được nhiều giải pháp mới hơn.

Những người quản lý sẽ dựa vào kiến ​​thức chuyên môn và kỹ năng hiện có bằng cách lặp lại các chiến lược hoặc hành vi đã được chứng minh là hiệu quả trong quá khứ để giúp duy trì những thành tích ổn định trong lĩnh vực của họ.

4. Các nhà lãnh đạo liên tục kết nối trong khi những người quản lý xây dựng các quy trình, vận hành và cấu trúc.

Các nhà lãnh đạo luôn muốn được kết nối với nhau. Bằng cách đó, họ đang tạo ra một hệ thống hỗ trợ có thể giúp khuyến khích và ảnh hưởng đến tầm nhìn dài hạn của họ.

Họ thường xuyên tương tác với đội nhóm của mình để đảm bảo họ có thể hài lòng và thực hiện tốt hơn so với những lời hứa của họ.

Điều này được thực hiện với mục đích xây dựng lòng tin và sự hỗ trợ, chúng mang lại lợi ích cho mọi người về lâu dài, đặc biệt là khi họ có thể hỗ trợ tầm nhìn chung của nhà lãnh đạo.

Ở một khía cạnh khác, những người quản lý tập trung vào sự sắp xếp và cấu trúc của hệ thống, các quy trình và kỹ thuật cần thiết để thiết lập và đạt được các mục tiêu nhất định.

Họ hướng tới mục đích đảm bảo rằng mọi thứ đều phải được diễn ra để đạt được các kết quả mong muốn.

Trong khi đó, họ cũng làm việc với đội nhóm hoặc khách hàng của họ để đảm bảo đạt được mục tiêu chung, họ tập trung nhiều hơn vào việc chỉ đạo hơn là hướng dẫn.

5. Các nhà lãnh đạo tạo ra những người ủng hộ trong khi những người quản lý duy trì những người theo dõi.

Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, giảng dạy, khuyến khích, động viên, tiếp thêm sinh lực và làm được nhiều điều hơn nữa cho những cá nhân hoặc đội nhóm.

Họ tạo ra lý trí, thúc đẩy niềm đam mê và ý chí cho những người có thể đã đánh mất hy vọng vào bản thân. Họ tạo ra niềm tin và mối liên kết giữa các cấp dưới của họ.

Những cấp dưới của họ sẵn sàng trở thành những người ủng hộ cuồng nhiệt, sẵn sàng vượt lên trên và vượt ra ngoài các phạm vi thông thường để hỗ trợ họ đạt được sứ mệnh của mình. Về lâu dài, sự ủng hộ đông đảo từ những người này sẽ giúp tăng giá trị và uy tín của các nhà lãnh đạo.

Mặt khác, những người quản lý chỉ đạo, ủy quyền, thực thi và tư vấn cho một số cá nhân hoặc đội nhóm nào đó đang tìm kiếm các hướng đi. Những cấp dưới của họ thường làm theo và ít khi đặt câu hỏi ngược lại.

Những người này hướng tới việc làm hài lòng người quản lý của họ với hy vọng rằng những lời khuyên và kiến ​​thức chuyên môn của người quản lý sẽ mang lại hiệu quả. Miễn là người quản lý đang giao nhiệm vụ và họ đang tuân thủ.

Những nhà lãnh đạo và người quản lý đều rất cần thiết trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Sự tồn tại của cả hai dường như sẽ thúc đẩy một sự cân bằng hữu ích.

Khi tất cả chúng ta làm việc và tương tác như một đội nhóm, việc hỗ trợ lẫn nhau, có trách nhiệm giải trình rõ ràng và quản lý với tinh thần lãnh đạo là điều hết sức quan trọng.

Việc sẵn sàng thay đổi giữa các vai trò cũng là chìa khóa cho sự thành công mới !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Chiến lược Marketing 0 USD của đế chế trị giá 11 tỷ USD Uber

Bằng cách tập trung vào một chiến lược marketing hết sức sáng tạo và mới mẻ, Uber đã dần xây dựng được thị trường và trở thành nền tảng hàng đầu.

chiến lược marketing uber
Chiến lược Marketing 0 USD đã xây dựng nên một doanh nghiệp trị giá 11 tỷ USD

Ý tưởng đứng bên lề đường hồi hộp chờ một người lạ đến đón vốn trong có vẻ giống với một cảnh trong phim kinh dị hơn là một công ty khởi nghiệp công nghệ trị giá 11 tỷ USD.

Cách đây một thập kỷ trước, nó chỉ được coi là đi nhờ xe.

Khi Uber theo đuổi việc xây dựng một công ty khởi nghiệp chia sẻ tài xế ngang hàng (P2P), nó không chỉ phải đối mặt với những tình huống tiến thoái lưỡng nan kiểu con gà quả trứng mà hầu hết các doanh nghiệp P2P (Peer-to-Peer) đều phải đối mặt, mà đó còn là một thực tế nghiệt ngã trước khi có được bất cứ thành công nào, nó cần có nhiều hơn cả nhà sản xuất (người lái xe) và người tiêu dùng (hành khách).

Nền tảng này cần phải loại bỏ được những nỗi sợ hãi xung quanh ý tưởng ngồi lên xe của người lạ trong bối cảnh lúc bấy giờ mặc dù những người sáng lập như Garrett Camp hay Travis Kalanick đều biết rằng rủi ro trên thực tế là rất thấp và hầu như nó không khác gì là mấy so với việc đi taxi truyền thống.

Họ nhận ra rằng cho đến khi họ có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu tích cực được biết đến với việc cung cấp một hình thức vận tải an toàn, tâm trí của người tiêu dùng vẫn sẽ hình dung những chiếc xe của họ gắn liền với sự nguy hiểm và người tiêu dùng sẽ phải đặt cược tính mạng của mình vào tay người khác khi bước lên xe của họ.

Với sự hiểu biết của mình về cách người tiêu dùng nhìn nhận thị trường, Camp và Kalanick đã có một ý tưởng thiên tài cho phép Uber thay đổi cách suy nghĩ của công chúng và xây dựng một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD như hiện nay.

Chiến lược của Uber là gì? Họ đã quyết định tạo ra một “sự đánh lừa khôn ngoan”.

Mặc dù thực tế rằng việc xây dựng một thị trường P2P phụ thuộc rất nhiều vào phần đông công chúng (bất kỳ ai sở hữu xe) để cung cấp dịch vụ và mua dịch vụ, Uber đã quyết định không để họ lái xe cho Uber khi mới thành lập.

Ngay cả khi họ cho rằng nó sẽ an toàn cho hành khách, họ biết rằng đó sẽ là một hành trình rủi ro cho công việc kinh doanh của mình.

Bằng cách tuyển các tài xế chuyên nghiệp từ các doanh nghiệp vận tải tư nhân, Uber đã bình thường hóa thành công ý tưởng lên xe của người lạ, bởi vì, việc lên một chiếc xe của một tài xế đích thực là một khái niệm hết sức bình thường.

Tuy nhiên, đây không phải là tất cả những gì Uber đã làm.

Uber sẽ phải tung ra một sản phẩm và tập trung vào marketing để thu hút khách hàng – điều mà hầu hết các công ty khởi nghiệp P2P đều gặp khó khăn, vì bạn không thể có được khách hàng trước khi có được nhà cung cấp (tài xế), nhưng lại không ai muốn trở thành nhà cung cấp trong một thị trường không có khách hàng (người đặt xe) cả.

Bằng cách “bỏ qua” nhu cầu tìm kiếm tài xế mới, Uber chỉ tập trung vào việc marketing cho một phía của thị trường đó là khách hàng (người có nhu cầu book xe), điều này khiến cho hoạt động marketing của họ trở nên có sức ảnh hưởng và hiệu quả hơn.

Điều quan trọng nhất, Uber đảm bảo rằng khách hàng sẽ có một trải nghiệm tốt và rất an toàn – các chiến lược marketing đóng vai trò vẽ Uber theo một khía cạnh rất tích cực.

Nói cách khác, Uber không chỉ không phải đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm tài xế mà còn giảm thiểu rủi ro về thương hiệu khi họ bắt đầu bằng những chuyến đi chất lượng.

Khi Uber đã có thương hiệu và nhu cầu thị trường bắt đầu tăng lên, nó đã từ từ tung ra các tùy chọn đi xe mới của riêng mình.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2009, Uber đã phát triển từ những chuyến xe sang trọng cao cấp (tương đương với Uber Exec hiện nay) thành Uber Pool 5 năm sau đó, nơi bạn sẽ gặp những người lạ tại một địa điểm cụ thể và đi chung chuyến với họ.

Trong khi nhiều người tin rằng con đường dẫn đến sự chấp nhận của thị trường đại chúng (mass market) là cung cấp một sản phẩm giá cả phải chăng, dễ tiếp cận tới phần đông mọi người, thì Uber lại bắt đầu bằng việc cung cấp một dịch vụ sang trọng hướng tới một thị trường hẹp (thị trường ngách) và phát triển nó bằng cách mở rộng sang các dịch vụ giá rẻ hướng tới thị trường đại chúng.

Thành công của Uber chủ yếu dựa trên hai nhận thức rất quan trọng. Thứ nhất, cần phải giải quyết sự lưỡng lự hay rào cản từ phía công chúng đối với việc chia sẻ tài xế trước khi có cơ hội được thị trường chấp nhận.

Thứ hai, để tạo ra được một sản phẩm thu hút được đông đảo công chúng, Uber cần phải bắt đầu như một nhà cung cấp dịch vụ cao cấp – mặc dù ý tưởng ban đầu của họ cũng chỉ là cung cấp một hình thức vận tải phù hợp hơn.

Cho đến ngày nay, Uber vẫn là một sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu trên thị trường đi chung xe với hơn 70% tổng thị phần toàn cầu, mặc dù ngày càng có nhiều đối thủ mới gia nhập ngành hơn.

Ngay cả khi những thương hiệu khác, chẳng hạn như Lyft, vốn có giá cạnh tranh hơn Uber, Uber vẫn là lựa chọn hàng đầu cho phần lớn thị trường tại Mỹ.

Những công ty khởi nghiệp như Uber trở nên thành công rực rỡ không chỉ là những công ty có ý tưởng tốt nhất, mà còn có những chiến lược thực thi tốt nhất.

Trong một thị trường đầy thách thức, Uber đã thành công khi hiểu rằng thị trường không nhất thiết phải sẵn sàng cho những gì họ đang muốn cung cấp.

Nhiều nhà sáng lập có thể nhìn thấy những thứ mà người khác không thể nhìn thấy bởi vì tầm nhìn của họ không giống với người bình thường – đó là điều cần thiết nhất để họ có thể trở thành một doanh nhân thành công.

Tuy nhiên, những doanh nhân thành công nhất không chỉ cần có tầm nhìn hay chiến lược, họ cũng cần có khả năng nhìn thấy những thứ mà đối tượng mục tiêu của họ đang mong đợi.

Ngoài ra, việc sẵn sàng từng bước để loại bỏ những rào cản gia nhập thị trường cũng đã góp phần tạo nên sự thành công của Uber.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo Inc

CEO Twitter: Từ nhà sáng lập bị sa thải đến tỷ phú sở hữu khối tài sản gần 15 tỷ USD

Dorsey từng bị “đá” khỏi vị trí CEO Twitter vào năm 2008 sau đó quay lại đảm nhiệm vị trí này vào năm 2015.

Photo: Forbes

Jack Dorsey sinh năm 1976 tại Mỹ. Dorsey bắt đầu lập trình khi đang học tại trường trung học Bishop DuBourg ở St. Louis.

Năm 15 tuổi, ông đã viết phần mềm điều phối cho các hãng taxi. Khi không lượn quanh các cửa hàng đồ điện tử hoặc đá bóng với bạn bè, Dorsey thường tới các buổi biểu diễn nhạc rock.

Giống như nhiều tỷ phú công nghệ, Dorsey chưa tốt nghiệp đại học. Ông từng theo học ngành Khoa học và Công nghệ tại Đại học Missouri, sau đó chuyển sang Đại học New York trước khi bỏ học giữa chừng.

Năm 2000, Dorsey tạo ra một mô hình đơn giản cho phép ông cập nhật với bạn bè về cuộc sống của mình thông qua BlackBerry và nhắn tin qua email. Tuy nhiên mọi người có vẻ không mấy quan tâm đến ý tưởng này.

Một sự thật khá thú vị là CEO Twitter được cấp chứng chỉ massage năm 2002 trước khi chuyển sang lĩnh vực công nghệ.

Ban đầu, Dorsey làm việc cho một công ty podcasting có tên là Odeo, trụ sở ở San Francisco. Đây cũng là nơi ông gặp những người bạn mà sau này là đồng sáng lập Twitter.

Năm 2006, Odeo phá sản vì vậy Dorsey quyết định quay lại với ý tưởng tin nhắn của mình.

Ngày 21/3/2006, Dorsey đăng dòng tweet đầu tiên và đặt tên tài khoản đơn giản là “@jack”. Ông cùng 2 đồng sáng lập Evan Williams và Biz Stone đã chi 7.000 USD để mua tên miền cho Twitter. Ở tuổi 30, Dorsey đảm nhận vai trò CEO của công ty này.

Dòng tweet đầu tiên của Dorsey gần đây đã được mã hóa bằng công nghệ kỹ thuật số NFT (Non-fungible token) và được bán với giá 2,9 triệu USD trong chương trình đấu giá hồi tháng 3.

Sau vòng gọi vốn thứ hai, Twitter ngày càng thu hút sự chú ý của công chúng. Tuy nhiên, khi lượng người dùng tăng lên, mạng xã hội này cũng gặp nhiều lỗi phát sinh và tình trạng sập trang thường xuyên xảy ra.

Thời điểm đó, nhà đồng sáng lập Williams và thành viên hội đồng quản trị Fred Wilson cho rằng Dorsey không thích hợp để lãnh đạo công ty.

Theo hội đồng quản trị, Dorsey không có khả năng giải quyết vấn đề ngừng hoạt động liên tục khiến dịch vụ của Twitter thường xuyên gặp sự cố, đồng thời thiếu phương án dự phòng cho toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, Dorsey cũng được cho là có xu hướng nghỉ làm sớm để tham gia các lớp học thiết kế thời trang và yoga.

“Anh chỉ có thể là một thợ may hoặc làm CEO của Twitter. Anh không thể đảm nhiệm cả hai cùng lúc”, Williams từng nói với Dorsey.

Đến tháng 10/2008, Williams giúp hội đồng quản trị đẩy Dorsey khỏi vị trí CEO và đảm nhận cương vị CEO này. Trên danh nghĩa, Dorsey sau đó được bổ nhiệm làm Chủ tịch Twitter nhưng không có thực quyền.

Năm 2009, Dorsey nghe một người bạn kể vừa mất 2.000 USD do khách hàng ở quá xa và không có phương pháp thanh toán phù hợp. Ông đã tạo ra Square, một phương thức thanh toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Square nhanh chóng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và nhận được những bản hợp đồng béo bở với hai công ty khổng lồ là Apple và Starbucks. Jack Dorsey giữ vị trí CEO của Square và lần này mọi người phải nhìn ông bằng con mắt khác.

Rút kinh nghiệm từ thất bại tại Twitter, Dorsey thay đổi thái độ làm việc với nhân viên. Ông xây dựng một văn phòng làm việc mở và cùng ngồi làm chung với nhân viên để hiểu hơn nguyện vọng của mỗi người.

Tháng 11/2013, Twitter tiến hành IPO và Dorsey nhanh chóng trở thành tỷ phú. Forbes ước tính tài sản của ông vào năm 2014 là 2,2 tỷ USD, hiện con số này là 14,9 tỷ USD.

Trong thời gian Jack Dorsey vắng mặt, Twitter trải qua một số khủng hoảng khi lượng người dùng sụt giảm và cổ phiếu công ty liên tục lao dốc.

Năm 2015, Dorsey trở lại vị trí CEO Twitter với một tâm thế hoàn toàn mới. Trong một tài liệu công bố năm 2019, Dorsey chỉ nhận lương 1,4 USD cho vị trí CEO vào năm 2018. Còn trước đó, ông không nhận một đồng nào.

Trở lại Twitter, việc đầu tiên Dorsey làm là xây dựng lại phong cách làm việc ở công ty. Không còn hình ảnh chàng trai cứng nhắc năm xưa, Dorsey luôn xuất hiện với vẻ giản dị và sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người.

Ông truyền cho họ cảm hứng làm việc và sáng tạo không ngừng. Đồng thời Dorsey xây dựng lại đội ngũ kỹ thuật để xử lý các lỗi hệ thống.

Là một CEO tài năng nhưng nhiều người cho rắng lối sống của Dorsey khá “lập dị”. CEO Twitter chia sẻ rằng ông chỉ ăn một bữa mỗi ngày.

Ông và một số nhà lãnh đạo tại Thung lũng Silicon áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn và cho rằng điều này giúp cải thiện được hiệu quả làm việc cũng như tuổi thọ. Dorsey còn đeo khuyên mũi và để râu dài, thậm chí có thói quen xông hơi và tắm nước đá mỗi tối.

CEO Twitter và Square là người rất tích cực làm từ thiện. Tháng 4 năm ngoái, Dorsey cam kết chuyển 1 tỷ USD từ cổ phần của mình ở Square để đóng góp vào quỹ chống Covid-19, đồng thời hỗ trợ giáo dục, chăm sóc sức khỏe toàn cầu cho các em bé gái.

Thời điểm đó, số tiền này chiếm 28% tài sản của CEO Twitter. Trong một tập podcast “Yang Speaks” phát sóng hồi tháng 5/2020, Dorsey cũng chia sẻ rằng ông muốn cho đi hết tài sản của mình.

Jack Dorsey được biết đến là người yêu thích Bitcoin, loại tiền điện tử lớn nhất theo giá trị thị trường. CEO Twitter thường xuyên bày tỏ sự ủng hộ với đồng tiền điện tử này.

Trong hội nghị “The B-Word”, một sự kiện được tổ chức hồi tháng 7 bởi Crypto Council for Innovation, Dorsey đã nhắc lại niềm đam mê của mình đối với Bitcoin và nói rằng ông hy vọng nó mang lại hòa bình thế giới.

Tại Hội nghị Bitcoin 2021 vào tháng 6, Dorsey giải thích rằng ông coi Bitcoin là một cách để bảo vệ khỏi sự mất giá tiền tệ và xúc tiến việc chuyển tiền giữa các quốc gia.

Square, công ty thanh toán kỹ thuật số của Dorsey cũng chi 170 triệu USD để mua đồng tiền mã hóa này đầu năm nay. Thậm chí, vị tỷ phú còn cho biết ông đang thử khai thác Bitcoin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đây là cách những nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc hành động trong những lúc căng thẳng

Huấn luyện viên trưởng Mike Krzyzewski đã nói gì tới đội bóng rổ nam Duke của ông trước khi một cầu thủ bống rổ của đội thực hiện pha ném bóng.

Đây là cách những nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc hành động trong những lúc căng thẳng
Mike Krzyzewski. Getty Images

Có thể bạn thích Mike Krzyzewski và cũng có thể bạn không. Nhưng bạn không thể không đồng ý rằng ông là người rất thành công trong sự nghiệp của mình.

Trong 42 năm làm huấn luyện viên trưởng đội bóng rổ tại Duke, Krzyzewski, người vừa tuyên bố sẽ nghỉ hưu sau mùa giải 2021-2022 hiện đang giữ kỷ lục 1.170 trận thắng.

Các đội của ông đã giành được năm danh hiệu quốc gia, và xuất hiện trong các trận chung kết đến 12 lần. Ông đã giành được năm huy chương vàng Olympic, hai huy chương với tư cách ông là trợ lý và ba huy chương với tư cách ông là huấn luyện viên trưởng.

Vậy làm thế nào mà ông luôn tin tưởng về những chiến thắng của ông với đội nhóm của mình, làm thế nào mà ông tin rằng mình có thể xây dựng một cái gì đó lớn lao?

Cũng giống như mọi nhà lãnh đạo hiệu quả khác, ông khiến các thành viên trong đội nhóm của mình tin tưởng vào chính họ.

Trong một trận đấu chung kết mang tính lịch sử với đối thủ Kentucky, khi họ đã dẫn trước 1 điểm so với đội của mình, ông đã nói gì với các thành viên trong đội?

Ông kể lại:

“Có thể tôi sẽ nói ‘Tôi nghĩ, thực sự, chúng ta sẽ giành chiến thắng’. Nhưng với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải thể hiện sự tự tin khi nói, khi đó tôi đã nói ‘Chúng ta sẽ giành chiến thắng.‘ Chúng tôi đã giao tiếp bằng mắt với nhau, những thứ thật nhất, sự tin tưởng cao nhất về việc chúng tôi chắc chắn sẽ chiến thắng.”

Ông nói tiếp:

“Tôi đã hỏi Grant (người sẽ chuyền bóng trong vòng cấm), Bạn có thể ném bóng xa 75 feet không? Và cậu ấy đã nói có.

Sau đó, tôi hỏi tiếp Laettner, (người sẽ đón bóng và thực hiện pha quyết định, bạn sẽ di chuyển đủ nhanh để bắt được nó chứ?

Laettner nói: “Nếu Grant ném một đường chuyền tốt, tôi sẽ bắt được nó.”

Rõ ràng cả hai câu hỏi này đầu rất bình thường nếu như không muốn nói là ngớ ngẫn. Bởi vì sự thật là, Grant có thể ném bóng đi xa hơn vậy và Laettner có thể bắt được nó.

Vậy tại sao ông lại hỏi?

Krzyzewski nói: “Thông thường. Khi bạn hỏi ai đó liệu họ có thể làm được điều gì đó không và họ nói rằng họ có thể, thì khi đó trong tâm trí của họ, họ đã làm được rồi.”

Như Steve Jobs đã từng nói:

“Bạn không thể kết nối các điểm khác nhau (connect the dots) khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn ngược lại. Vì vậy, bạn phải tin tưởng rằng bằng cách nào đó các điểm riêng biệt đó có thể được kết nối trong tương lai.

Bạn phải tin tưởng vào một thứ gì đó – số phận, cuộc đời, sự thành công, nghiệp chướng của bạn hay bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ khiến tôi thất vọng, và nó đã tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của tôi.”

Bạn không bao giờ có thể đảm bảo rằng đội nhóm của bạn sẽ luôn thành công.

Bạn không bao giờ có thể đảm bảo cá nhân nhân viên của bạn sẽ luôn thành công.

Nhưng khi bạn không tin tưởng vào bản thân – và khi bạn không khơi dậy niềm tin cho các nhân viên của mình – bạn gần như đã tin rằng bạn và họ sẽ không bao giờ thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao bạn cần tuyển một người làm nội dung chuyên nghiệp để phát triển doanh nghiệp

Bạn có thể viết, những người làm marketing cũng có thể viết, nhưng người bạn thực sự cần là một người viết chuyên nghiệp.

Tại sao bạn cần tuyển một người làm nội dung chuyên nghiệp để phát triển doanh nghiệp

Bởi ảnh hưởng của đại dịch, hầu hết các doanh nghiệp hiện đều đã phải chuyển đổi sang mô hình làm việc và kinh doanh trực tuyến.

Để tồn tại sau đại dịch và tiếp tục trở nên phù hợp với khách hàng, việc cung cấp một kênh trực tuyến cho khách hàng đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Nội dung trên website và các nền tảng trực tuyến của bạn có vai trò quyết định liệu khách hàng tiềm năng sẽ kết nối và tương tác với thương hiệu hay không. Những người làm nội dung chuyên nghiệp có thể đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa yếu tố thông tin và cảm hứng khi viết nội dung.

Họ viết để thông báo, thu hút và khuyến khích người tiêu dùng hành động và tất nhiên những điều này sẽ có thể giúp thúc đẩy doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là những giá trị bạn có thể nhận được với những người làm nội dung chuyên nghiệp.

Sử dụng những nội dung chuyên nghiệp để củng cố thương hiệu của bạn.

Các nền tảng trực tuyến hiện được xem là những kênh marketing hiệu quả nhất về chi phí.

Thông qua chúng, bạn có thể dễ dàng tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng và tác động đến việc lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ của họ. Các nền tảng trực tuyến mang lại sự dễ dàng cho việc phản hồi, đánh giá, chứng thực và khả năng chia sẻ.

Với những yếu tố đầu vào này, người mua sẽ quyết định nơi họ muốn chi tiêu trong các giai đoạn tiếp theo. Từ các bài đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho đến những lời chứng thực trên website của bạn, mọi thứ này đều ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng tiềm năng.

Người viết nội dung chuyên nghiệp đóng một vai trò thiết yếu trong việc xây dựng những nội dung có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng, đề xuất những giá trị phù hợp với khách hàng và làm cho khách hàng hiểu tại sao họ nên kết nối với thương hiệu của bạn.

Những nội dung có chất lượng cao sẽ thu hút được nhiều người đọc hơn.

Website của bạn và các nền tảng trực tuyến khác mang đến cho bạn những cơ hội để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tương lai.

Bạn không còn gặp khách hàng trực tiếp để hiểu về những sở thích của họ. Giờ đây, nội dung đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nội dung của bạn cần phải khác biệt và hấp dẫn. Nó cần khiến cho người đọc của bạn phải suy nghĩ và đương nhiên, nó cũng cần chứa những gì mà họ đang tìm kiếm.

Tần suất và chất lượng nội dung của bạn có vai trò quan trọng như nhau. Bạn cần xuất bản những nội dung độc đáo một cách thường xuyên để làm cho khách hàng của bạn phải liên tục truy cập và tương tác với bạn.

Những người làm nội dung chuyên nghiệp có những sự nhạy bén cần thiết để phân tích những gì khách hàng muốn đọc và nơi họ sẽ nhấp vào tiếp theo.

Nội dung tốt sẽ giúp tăng khách hàng tiềm năng.

Nội dung của bạn thể hiện bạn là ai trong ngành, nội dung tốt giúp xây dựng niềm tin về khả năng (chuyên môn) của bạn với khách hàng tiềm năng.

Hãy lấy một ví dụ thế này, một khách hàng tiềm năng đang gặp các vấn đề về tài chính và họ sử dụng Google để tìm kiếm những thứ cần thiết. Trong khi tìm kiếm, họ truy cập vào một blog nơi họ tìm thấy các câu trả lời cho các vấn đề của họ.

Họ phát hiện ra rằng blog mà họ đang truy cập là của một công ty chuyên về các hoạt động tài chính. Họ để lại một yêu cầu và nhận được một cuộc gọi, và bây giờ là gì, công ty có một khách hàng tiềm năng đang kết nối đến họ.

Bạn cần phải xây dựng và thường xuyên đăng những nội dung chất lượng như vậy để thiết lập thương hiệu của bạn với tư cách là “người dẫn đầu” về tư tưởng trong ngành.

Bạn nên tuyển một người làm nội dung chuyên nghiệp hay thuê từ các nguồn lực bên ngoài?

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp của bạn và nhu cầu về nội dung, bạn có thể chọn cách tuyển một người làm nội dung (Content Marketer, Content Creator) toàn thời gian hoặc thuê từ các agency hoặc người làm tự do khác bên ngoài.

Mặc dù một người làm nội dung toàn thời gian sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn theo yêu cầu, nhưng cũng có những chi phí liên quan khác như nhân sự, bảo hiểm, văn phòng, v.v điều mà bạn có thể tiết kiệm hơn khi thuê bên ngoài.

Do đó, trừ khi bạn cần nội dung đủ nhiều hoặc doanh nghiệp đủ lớn, việc thuê những người làm nội dung từ bên ngoài có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều về thời gian và ngân sách.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

CleverTap và câu chuyện tăng trưởng nhờ áp dụng chiến lược toàn phễu trên LinkedIn

CleverTap là một trong những nền tảng tương tác và giữ chân khách hàng hàng đầu giúp các thương hiệu tối đa hóa giá trị trọn đời của người dùng.

CleverTap và câu chuyện tăng trưởng nhờ áp dụng chiến lược toàn phễu trên LinkedIn

Thách thức của CleverTap.

CleverTap đã là một công cụ giữ chân khách hàng cho khách hàng của mình, nhưng nền tảng này lại muốn thiết lập khả năng lãnh đạo tư tưởng trong cộng đồng rộng lớn hơn và tạo ra một triển vọng mạnh mẽ hơn.

Để đạt được điều này với tư cách là một công ty hàng đầu, họ phải:

  • Khám phá ra đường cong học tập của chính họ để phát triển từ tầm vóc của một công ty khởi nghiệp thành một nhà lãnh đạo tư tưởng hay doanh nghiệp hàng đầu trong ngành.
  • Thiết lập nhận thức về thương hiệu trên các khu vực chính và mở rộng khả năng tiếp cận tới các nhóm đối tượng mới.
  • Nhắm mục tiêu đúng đối tượng tiềm năng để tạo một hệ thống khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng (sales qualified lead) cho công ty.
  • Tận dụng thuật toán của LinkedIn để đạt được phạm vi tiếp cận tự nhiên tối đa.
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead) từ LinkedIn và cho phép chuyển đổi từ các khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng (SQLs) thành các cơ hội bán hàng mới.

Tại sao CleverTap chọn LinkedIn.

  • Nền tảng lớn nhất toàn cầu về các nhóm đối tượng chuyên gia trên tất cả các ngành.
  • Nền tảng hữu ích để tương tác khách hàng như là một công ty dẫn đầu thị trường.
  • Tạo điều kiện cho các chiến lược để tăng lượng người theo dõi thương hiệu một cách tự nhiên.
  • Quan trọng nhất, tạo điều kiện cho nhân viên tương tác với nội dung từ tổ chức của họ trên LinkedIn, khiến họ có thể ủng hộ tổ chức nhiều hơn.

Giải pháp của CleverTap.

Điều phối sự tăng trưởng tự nhiên.

CleverTap hiểu rõ khái niệm phễu tiếp thị (Marketing Funnel / Sales Funnel) trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Dựa trên kiến thức đó, họ bắt đầu hành động từ đầu phễu (ToFu) – đẩy mạnh nhận thức về thương hiệu và các điểm bán hàng khác biệt (USP) của thương hiệu.

Chiến lược của của CleverTap là đảm bảo tính nhất quán của nội dung để tương tác với khách hàng một cách thường xuyên hơn. Điều này đã giúp CleverTap đạt được mức tăng trưởng rất ấn tượng về lượng người theo dõi tự nhiên trên Trang.

Hành trình từ Marketing Qualified Leads (MQL) tới Sales Qualified Leads.

Đối với bước tiếp theo trong chiến dịch, CleverTap đã chọn chiến lược đa sản phẩm nhằm tận dụng các định dạng quảng cáo khác nhau trên LinkedIn như ‘Nội dung được tài trợ’ (Sponsored Content), ‘Tin nhắn được tài trợ’ (Sponsored InMail) và ‘Quảng cáo động’ (Dynamic Ads).

Để tối đa hoá mức độ hiệu quả, CleverTap đã tích cực thử nghiệm các tính năng và phương pháp marketing hay nhất trên LinkedIn như ‘Đối tượng phù hợp’ (Matched Audiences), ‘Quảng cáo băng chuyền’ (Carousel Ads) và ‘Quảng cáo video’ (Video based ads).

Với sự trợ giúp của tính năng ‘Đối tượng phù hợp’ của LinkedIn, CleverTap đã có thể tiếp cận được với một nhóm lớn hơn các chuyên gia, chính là nhóm khách hàng lý tưởng họ.

Nhóm đối tượng truy cập các trang cuối của phễu (BoFu) như trang định giá, trang demo, v.v. cũng đã được tiếp thị lại bằng các chiến dịch có liên quan. Kết quả là nhiều khách hàng tiềm năng và chuyển đổi hơn đã được tạo ra.

CleverTap cũng đã tận dụng InMails để nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng, những người đã tương tác với các chiến dịch từ đầu phễu. Điều này đã giúp họ chuyển đổi các khách hàng tiềm năng chất lượng thành cơ hội và xa hơn nữa thành khách hàng.

Thêm sức mạnh cho chiến dịch.

Đảm bảo mức độ liên quan của nội dung là một phần rất quan trọng đối với bất kỳ chiến lược marketing nào. CleverTap đã đạt được điều đó bằng cách tận dụng thẻ LinkedIn Insights để tối ưu hóa chiến dịch, nhắm mục tiêu lại người dùng truy cập website và để tìm hiểu thêm về mục đích và mức độ quan tâm của họ.

CleverTap cũng tận dụng các thẻ hashtag có liên quan đến ngành để có thể tiếp cận với nhiều đối tượng hơn và tạo vị thế của mình như một đơn vị đóng góp nổi bật trong ngành.

Họ đã phân khúc thị trường theo các mức độ ưu tiên 1, 2 và 3 và cung cấp những nội dung tùy chỉnh trên các phân khúc này với sự trợ giúp của các tính năng nhắm mục tiêu nhiều tuỳ chọn trên LinkedIn.

  • Tăng trưởng tự nhiên 25-30% so với tháng trước về số lượng người theo dõi.
  • Tăng 36% số lượng khách truy cập.
  • Tiếp cận 4,9 triệu thành viên trong 1 năm.
  • Tỷ lệ mở các chiến dịch InMail là 60%.
  • CTR cao gấp 2 lần so với benchmark (điểm tiêu chuẩn) của LinkedIn.
  • Tỷ lệ tương tác cao gấp 3 lần so với benchmark của LinkedIn.
  • Hơn 5000 khách hàng tiềm năng (MQL) từ LinkedIn trong vòng 1 năm.
  • 15 khách hàng ký hợp đồng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo LinkedIn

6 cách để phát triển nghề nghiệp của bạn nếu doanh nghiệp không quan tâm đến điều đó

Để thành công một cách chuyên nghiệp, nhân viên ở tất cả các cấp độ phải học cách xác định điểm yếu của họ, phát hiện ra các điểm mù, củng cố từng phần chuyên môn và kỹ năng của họ.

6 cách để phát triển nghề nghiệp của bạn nếu doanh nghiệp không quan tâm đến điều đó
Cre: Lattice

Chúng ta hiện đang sống trong một thời đại phát triển sự nghiệp “do-it-yourself”. Nơi mà các doanh nghiệp ít khi cung cấp các khóa đào tạo chính thức cho nhân viên của họ.

Điều này một phần có thể là do nhân viên đang thay đổi công việc thường xuyên hơn khiến các doanh nghiệp không còn thấy được giá trị của việc đầu tư vào yếu tố con người.

Tại PepsiCo, chủ yếu là trong những năm 1990, “phát triển cá nhân” từng được coi như là một sáng kiến ​​quan trọng hàng đầu của công ty.

Tuy nhiên, các tổ chức ngày nay, vì đang ngày càng xem nhẹ hơn vấn đề này mà họ đã để lại cho nhân viên những lỗ hổng kỹ năng và những điểm mù có thể làm ảnh hưởng xấu đến cả cá nhân lẫn tổ chức của họ.

Korn Ferry, một đơn vị chuyên về tư vấn quản trị phát hiện ra rằng các nhà quản lý hiện chỉ tự đánh giá họ dựa trên các kỹ năng quản lý, còn kỹ năng phát triển những người khác, cụ thể là nhân viên của họ thì hầu như không còn được coi trọng.

Trong bối cảnh này, những người lao động ở tất cả các cấp độ cần phải tự học cách xác định điểm yếu của họ, phát hiện ra các điểm mù, tự cũng cố chuyên môn và kỹ năng để luôn sẵn sàng phát triển sự nghiệp của mình.

Dưới đây là những cách mà bạn có thể làm.

Hiểu những gì bạn được đánh giá.

Thành công ở vị trí của bạn sẽ được trông như thế nào? Mục tiêu công việc và thước đo thành công của bạn là gì? Tốt nhất là bạn nên xác định những điều này với người quản lý của mình, nhưng nếu điều đó không xảy ra, thì hãy tự viết ra những gì bạn hiểu về các mục tiêu và chỉ số hiệu suất chính.

Sau đó, chủ động đưa chúng cho sếp của bạn để nhận được sự đồng ý hay ý kiến của họ.

Mọi thứ sau đó bạn cần chỉ là đối thoại liên tục để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.

Giải quyết các điểm mù của riêng bạn.

Những nhân viên xuất sắc nhất luôn tự học hỏi và điều chỉnh, đồng thời họ thường xuyên tìm kiếm những phản hồi từ sếp, đồng nghiệp và cấp dưới của họ. Nếu sếp của bạn không chủ động đưa ra các phản hồi cho bạn, hãy tự mình bắt đầu các cuộc trò chuyện đó.

Cuối cùng, bạn chỉ cần lắng nghe và cảm ơn sếp của bạn vì những phản hồi.

Mã hóa những kiến ​​thức của bạn.

Bạn có thể ghi nhận các phản hồi và học hỏi bằng cách ghi chép lại chúng. Hãy liệt kê 5 đến 10 kỹ năng hoặc năng lực chuyên môn bạn cần để phát triển ở vị trí của mình và tự đánh giá cho từng kỹ năng hoặc năng lực đó.

Ví dụ: nếu bạn là một content marketer, bạn có thể ưu tiên những kỹ năng hàng đầu như: nghiên cứu thị trường (khách hàng, đối thủ, sản phẩm…), copywriting, hay SEO.

Tăng cường sự hiện diện của bạn với C-suite.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể được các nhà lãnh đạo cấp cao chú ý thông qua công việc trực tiếp của mình, tuy nhiên, bằng cách chủ động đóng góp các sáng kiến, hoặc tham gia vào các sự kiện của công ty bạn cũng có thể gây ấn tượng với họ.

Với những nhà quản lý cấp cao, những gì họ cần thấy từ bạn là bạn đang chủ động hành động bất chấp sự yêu cầu từ họ. Dần dần, họ bắt đầu quan tâm đến các ý kiến của bạn.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn rất quan tâm.

Doanh nghiệp của bạn có thể đang phải vật lộn với những sự gián đoạn từ các công nghệ mới như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây hay cả việc ứng dụng chuyển đổi số. Nếu bạn là một chuyên gia thực sự trong các phạm vi đó, rất có thể bạn sẽ trở thành một điểm sáng của doanh nghiệp.

Việc phát triển chuyên môn trong một lĩnh vực mới có thể giúp bạn đến gần hơn với những sự thăng tiến và các cơ hội nghề nghiệp khác.

Không ngừng tìm kiếm những lời khuyên.

Bạn nên cố gắng tiếp cận và gặp gỡ các chuyên gia hay nhà cố vấn trong ngành một cách thân thiện nhất: trong quán cà phê, trong các buổi dã ngoại hoặc cùng tham gia một trò chơi nào đó chẳng hạn.

Khi mọi thứ trở nên gần gũi hơn, bạn có thể chủ động hỏi những thứ liên quan và hy vọng nhận được câu trả lời từ họ.

Ở hầu hết các vị trí, cho dù đó là bán hàng doanh nghiệp, tiếp thị thương hiệu hay tài chính doanh nghiệp, người có năng lực thực sự thường có các kiến ​​thức chuyên môn sâu trong bốn hoặc năm phạm vi công việc khác nhau.

Nếu bạn không sẵn sàng nhận thêm nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ khó, một bộ kỹ năng toàn diện sẽ rất khó để có được. Nó cần sự kiên nhẫn và nỗ lực từ bạn.

Bộ kỹ năng này của bạn cuối cùng là vốn nghề nghiệp của bạn, vì vậy hãy dành thời gian để phát triển nó.

Ngoài ra, việc chuyển từ công việc này sang công việc khác quá nhanh (chẳng hạn như trong vòng 1-2 năm) thường sẽ không cho phép bạn phát triển chuyên môn mà bạn cần để thăng tiến sự nghiệp của mình. Do đó bạn cũng nên lưu ý là nên làm việc ít nhất 2 năm nếu một doanh nghiệp nào đó bạn cảm thấy là phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Canva cho biết nhân viên sẽ chỉ cần đến văn phòng 8 lần một năm

Canva tiết lộ một mô hình làm việc linh hoạt mới cho phép các đội nhóm xác định tần suất mà nhân viên sẽ cần làm việc tại văn phòng.

Canva cho biết nhân viên sẽ chỉ cần đến văn phòng 8 lần một năm
Melanie Perkins, founder and CEO of Canva. Image: Supplied

Theo đó, Canva đã cam kết về một mô hình làm việc linh hoạt lâu dài cho toàn bộ nhân viên của mình, động thái này cũng nối gót theo Atlassian, một “kỳ lân công nghệ anh em” đến từ Úc trong việc áp dụng mô hình làm việc từ xa.

Canva gọi sự thay đổi lần này là một phần của “cách tiếp cận dài hạn tới tương lai của thế giới làm việc”, nơi mà các doanh nghiệp sẽ tập trung vào tính linh hoạt và kết nối đồng thời bãi bỏ mọi quy tắc chính thống xung quanh việc phải ngồi làm việc tại văn phòng.

Trong một thông báo được công bố vào mới đây, nền tảng thiết kế này cho biết họ sẽ không có bất cứ yêu cầu nghiêm ngặt nào về số ngày làm việc tại văn phòng, mà thay vào đó là sẽ trao quyền cho các đội nhóm để họ tự quyết định về số ngày mà nhân viên dự kiến ​​sẽ làm việc trực tiếp tại văn phòng.

Canva cho biết quyết định này được ban hành theo một nghiên cứu nội bộ, bao gồm một cuộc khảo sát cho thấy 79% đội nhóm của họ nói rằng họ cảm thấy hiệu quả hơn khi làm việc tại nhà, 81% nói rằng họ muốn tiếp tục cân bằng giữa công việc tại văn phòng với công việc từ xa.

Trên thực tế, chính sách mới của Canva sẽ không đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc cân bằng giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa.

Tuy nhiên, họ cho biết họ hy vọng sẽ thấy nhân viên xuất hiện tại những văn phòng gần nhất của Canva của họ ít nhất 8 lần mỗi năm.

Canva cũng cho biết cách tiếp cận toàn cầu của họ đối với việc xây dựng đội nhóm cũng sẽ được thay đổi để phù hợp hơn với cách tiếp cận mới trong cách thức làm việc kết hợp.

Canva cho biết:

“Chúng tôi tin rằng những văn phòng làm việc truyền thống sẽ trở thành yếu tố ngoại lệ khi nói đến tương lai của công việc. Đại dịch đã làm mọi thứ trở nên thay đổi.”

Vào cuối tháng 4, gã khổng lồ công nghệ Atlassian của Úc đã công bố chính sách làm việc từ xa, theo đó cho phép 5.700 nhân viên toàn cầu của họ có thể làm việc từ mọi nơi trên thế giới.

Là một phần của phương pháp tiếp cận mới tới sự linh hoạt trong công việc, các nhân viên dự kiến sẽ đến văn phòng của công ty 4 lần một năm để tham dự các hội nghị cấp cao toàn cầu hoặc có thể thiết kế một cách thức tiếp cận riêng.

Qua các cuộc khảo sát nội bộ của riêng họ, Atlassian cho biết có khoảng 50% nhân viên có ý định tiếp tục đến văn phòng một cách thường xuyên.

Công ty này cũng cho biết chính sách mới của họ không chỉ phản ánh cách tiếp cận toàn cầu mới mà còn báo hiệu sự thay đổi về tính linh hoạt mà nhân viên mong đợi khi thực hiện công việc của riêng họ.

Ông Scott Farquhar, đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành của Atlassian cho biết:

“Nếu bạn nghĩ về Atlassian trong lịch sử, về cơ bản, chúng tôi đã là một công ty toàn cầu, chúng tôi có niềm tin rằng những tài năng tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở Thung lũng Silicon.”

Vào tháng 4, Canva được định giá 15 tỷ USD sau một vòng tài trợ mới.

Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế cho biết đại dịch đã làm tăng người dùng của họ lên 50% do nhu cầu ngày càng tăng đối với các công cụ cộng tác từ xa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok chia sẻ những insights mới về hiệu suất sáng tạo cho người làm marketing

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá cách tiếp cận chiến lược và trở nên sáng tạo hơn trên nền tảng, những insights mới này từ TikTok rất đáng để bạn tham khảo.

Khi TikTok liên tiếp là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên các kho ứng dụng, các thương hiệu lớn hiện đang tìm kiếm nhiều cách hơn để tối đa hoá tiềm năng của nền tảng cho các nỗ lực tiếp cận của họ.

Chìa khóa để marketing trên TikTok một cách hiệu quả nằm ở quảng cáo của bạn và cách bạn có thể phù hợp với yếu tố thẩm mỹ và quen thuộc của người dùng trên ứng dụng.

Vậy bằng cách nào bạn có thể hiểu những cách thức tiếp cận hiệu quả trên TikTok và điều gì sẽ phù hợp nhất với thương hiệu của bạn.

Để giải quyết các vấn đề này, TikTok đã thêm một phần mới với tên gọi ‘Creative Insights’ vào nền tảng mẹo quảng cáo ‘Creative Center’ của mình, từ đây bạn có thể tìm thấy một loạt các insights về những gì người dùng đang phản hồi từ các thương hiệu.

Theo giải thích của TikTok:

“Sáng tạo đôi khi bị bỏ qua như một thành phần cốt lõi của tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và kết quả là nhiều quảng cáo đã không đạt được tiềm năng tối đa về ROI.

Để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình với những sáng tạo mang tính đột phá trên TikTok, chúng tôi đã xem xét nhiều dữ liệu để xác định các thuộc tính sáng tạo đang hoạt động tốt nhất chẳng hạn như thời lượng video và phụ đề.”

Có vẻ như TikTok vẫn đang tiếp tục cập nhật nền tảng này tuy nhiên hiện nó cũng cung cấp một số gợi ý có giá trị về những cách tiếp cận đang nhận được nhiều phản hồi nhất và những gì bạn nên tìm kiếm để đưa vào quảng cáo TikTok của bạn.

  • 83% những video có hiệu suất cao nhất sử dụng độ phân giải 720 pixel.
  • 93% những video tốt nhất có sử dụng audio.
  • 98% những video hiệu quả nhất sử dụng kích thước khung hình 9:16.

Mặc dù nền tảng này chưa bao gồm hết tất cả các ngành nghề kinh doanh, nhưng nó vẫn có thể được đánh dấu như là một tài nguyên tiềm năng cho việc lập kế hoạch của bạn và tìm thấy những phương pháp marketing tốt nhất trên TikTok của bạn.

Bạn có thể xem chi tiết về cập nhật này tại: TikTok Creative Insights

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

LinkedIn giới thiệu Sales Navigator giúp bán hàng hiệu quả

Cùng tìm hiểu các nội dung như LinkedIn Sales Navigator là gì, cách các nhân viên kinh doanh có thể sử dụng Sales Navigator để tối ưu hoá hiệu suất trên LinkedIn.

LinkedIn Sales Navigator là gì
LinkedIn Sales Navigator là gì, cách các nhân viên kinh doanh có thể sử dụng Sales Navigator để tối đa hoá hoạt động kinh doanh.

Ngoài là nền tảng của các kết nối chuyên nghiệp, mạng xã hội LinkedIn còn là một nền tảng mạnh mẽ để bán hàng, với nhiều người ra quyết định đang hoạt động rất tích cực trên nền tảng.

Đặc biệt, nếu bạn là một doanh nghiệp B2B, LinkedIn có thể cung cấp cho bạn nhiều lợi thế hơn – tuy nhiên nền tảng này cũng đặt ra không ít những thách thức trong việc tiếp cận người dùng, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của bạn sao cho đúng cách.

LinkedIn Sales Navigator là gì?

Để hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp, LinkedIn cung cấp giải pháp Sales Navigator nhằm mục tiêu giúp các nhân viên bán hàng tối đa hoá khả năng hiện diện của họ tới các khách hàng tiềm năng.

Trong cuộc trò chuyện với Bà Mitali Pattnaik (MP), Giám đốc quản lý sản phẩm tại LinkedIn dưới đây, bạn có thể có thêm được nhiều thông tin cho chiến lược sắp tới của mình.

Q: LinkedIn đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh về mức độ tương tác, nhưng những cách tốt nhất để nhân viên bán hàng (salespeople) có thể khai thác tối đa và tiếp cận người mua mục tiêu là gì?

MP: Với vô số cách để tìm kiếm thông tin, người mua đang nghiên cứu kỹ hơn các sản phẩm và giải pháp trước khi họ cân nhắc mua hàng và đôi khi, họ chuyển sang các nhân viên bán hàng mà họ tin tưởng để được hướng dẫn về quyết định mua hàng của họ.

Vì vậy, nếu bạn thấy mình đang có ý định viết một email (mạo danh) hoặc chuẩn bị gọi cho ai đó mà không có những thông tin cơ bản của họ để bán hàng, hãy tạm dừng điều đó và xem xét lại cách tiếp cận bán hàng của bạn.

Để tiếp cận những người mua ngày nay, bạn cần đặt các ưu tiên của họ lên hàng đầu; làm quen với họ và nhận biết những thách thức của họ; trước khi bạn bắt đầu bán bất cứ thứ gì, hãy bắt đầu giúp họ giải quyết các vấn đề riêng.

Đây là nơi LinkedIn thực sự đang mang lại giá trị to lớn cho những nhân viên bán hàng trong thời đại công nghệ ngày nay.

Là nền tảng B2B lớn nhất, chúng tôi đang giúp hàng triệu người mua và người bán tương tác với nhau theo những cách có ý nghĩa, ở đó, họ không chỉ bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn để giải quyết các vấn đề kinh doanh cụ thể.

Q: Các chuyên gia bán hàng có thể đạt được mọi thứ họ cần chỉ bằng cách có một tài khoản LinkedIn miễn phí – hoặc có thể nâng cấp lên Premium – vậy tại sao họ nên cân nhắc sử dụng công cụ LinkedIn Sales Navigator?

MP: LinkedIn là một cách tuyệt vời để người bán nghiên cứu các khách hàng lớn và quan trọng cũng như các khách hàng tiềm năng, xây dựng các phương thức tiếp cận được cá nhân hóa, đồng thời phát triển và duy trì các mối quan hệ theo thời gian.

Tuy nhiên, khi các tổ chức bán hàng muốn tìm cách hiểu rõ hơn về các khách hàng lớn của họ và mang lại nhiều giá trị hơn, Sales Navigator cung cấp những insights theo hướng dữ liệu (data driven insights) để giúp họ có thể ra quyết định với đầy đủ thông tin hơn.

Được hỗ trợ bởi những thông tin được cập nhật liên tục trên nền một nền tảng chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, những thông tin mà các thành viên và doanh nghiệp đang chia sẻ và cập nhật thường xuyên trên nền tảng – Sales Navigator cung cấp cho khách hàng khả năng nhắm mục tiêu đến đúng người ra quyết định vào đúng thời điểm.

Chúng tôi cũng vừa ra mắt tính năng mới, ‘Account Buyer Interest’, giúp xác định các mối quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bên bán, điều này sẽ giúp các chuyên gia bán hàng ưu tiên các khách hàng có ý định mua hàng (buying intent) cao nhất và liên hệ với họ đúng lúc nhất có thể.

Trong thế giới mới này, dữ liệu chính xác sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các tổ chức bán hàng và chúng tôi tin rằng người bán sẽ ngày càng dựa vào nền tảng của chúng tôi để duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng của họ.

Q: Một số mẹo chính dành cho nhân viên bán hàng muốn tận dụng LinkedIn hay Sales Navigator để thu hút người mua là gì?

MP: Vào năm 2020, chúng tôi đã xem xét cách nhân viên bán hàng sử dụng nền tảng này để xác định những cách hiệu quả nhất để tương tác với người mua và trong tất cả các hành vi được phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng yếu tố quyết định chính cho sự thành công của nhân viên bán hàng là có một hồ sơ hoàn hoàn chỉnh trên LinkedIn.

Dữ liệu chỉ ra rằng việc có một hồ sơ LinkedIn hoàn chỉnh có thể tăng cơ hội đạt được hoặc vượt mục tiêu bán hàng của nhân viên bán hàng lên hơn 2 lần và nó có thể tăng tỷ lệ chấp nhận InMail lên tới 87%.

Tôi cũng khuyến khích rằng tất cả các chuyên gia bán hàng dành thời gian để lắng nghe và hiểu những thách thức của người mua trước khi thảo luận về các giải pháp cũng như hãy tận dụng LinkedIn để tìm hiểu thêm về các xu hướng và khách hàng chính của họ trong các ngành mà họ đang phục vụ.

Với Sales Navigator, khách hàng có thể thấy tất cả các kết nối của tổ chức của họ vì vậy họ có thể hiểu cách họ được kết nối với các khách hàng tiềm năng và cộng tác với các đồng nghiệp của họ để tạo ra nhiều cơ hội hơn.

Ngoài ra, những chức năng chính như đồng bộ hóa nền tảng CRM cũng làm cho Sales Navigator hàng trở thành một phần quan trọng trong hệ thống công nghệ bán hàng của khách hàng của chúng tôi.

Q: Thương hiệu cá nhân là một yếu tố quan trọng khác đối với các nhân viên bán hàng – vậy một số mẹo chính để nhân viên bán hàng có thể nâng cao thương hiệu cá nhân của họ trên LinkedIn là gì?

MP: Một cách hay mà nhân viên bán hàng có thể xây dựng thương hiệu của họ là phát triển và chia sẻ những nội dung theo hướng lãnh đạo tư tưởng của riêng họ về các xu hướng (mới) trong ngành.

Dữ liệu bán hàng toàn cầu (Global State of Sales) của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tin tưởng trong bán hàng, với 89% người mua mô tả những người đại diện bán hàng của họ là những “cố vấn đáng tin cậy.”

Để giúp người mua giải quyết được tốt các vấn đề và nhận được giá trị từ các giải pháp của họ, người bán cần xây dựng bản thân họ như là một nhà tư vấn chuyên nghiệp và liên tục cập nhật những thứ mới nhất trong ngành của mình.

Q: Một số xu hướng mua hàng chính mà bạn đang thấy qua LinkedIn là gì?

MP: Bán hàng qua các công cụ ảo (Virtual selling) sẽ phát triển thành mô hình bán hàng kết hợp (hybrid selling) khi mọi thứ quay trở lại bình thường.

71% người mua nói rằng họ muốn làm việc từ xa trong khoảng một nửa thời gian làm việc của họ trong tương lai và 55% người mua nói rằng làm việc từ xa giúp quá trình mua hàng trở nên dễ dàng hơn.

Là một sự thay đổi đáng kể trong cách người bán tương tác với người mua theo lối truyền thống, bán hàng thông qua các công cụ ảo đòi hỏi một bộ kỹ năng và khả năng thích ứng mới trong ngành.

Ngoài ra, các mối quan hệ chưa bao giờ quan trọng hơn trong bán hàng B2B và nền tảng của chúng tôi là một phần quan trọng trong việc tạo ra các kết nối của doanh nghiệp.

LinkedIn Sales Navigator sẽ tiếp tục được cập nhật và phát triển trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

82% nhà quảng cáo áp dụng giá trị thương hiệu cho các quyết định chi tiêu

Theo dữ liệu báo cáo mới nhất của Advertiser Perceptions, có đến 82% nhà quảng cáo sử dụng giá trị thương hiệu để làm tiêu chuẩn cho các quyết định chi tiêu.

82% nhà quảng cáo áp dụng giá trị thương hiệu cho các quyết định chi tiêu

Theo báo cáo niềm tin về nhận thức của các nhà quảng cáo năm 2021 do Advertiser Perceptions công bố, tỷ lệ nhà quảng cáo áp dụng các trách nhiệm với doanh nghiệp và giá trị thương hiệu vào các quyết định chi tiêu cho phương tiện truyền thông đã tăng hơn 20% so với năm trước lên mức 82%.

Hơn một nửa số nhà quảng cáo (54%) sẽ thay đổi cách thức và nơi họ sử dụng ngân sách truyền thông để mục tiêu quảng cáo có thể trở nên phù hợp hơn với doanh nghiệp và thương hiệu.

59% sẽ đánh giá những đối tác truyền thông dựa trên các yếu tố về độ tin cậy.

Nhìn chung, an toàn thương hiệu (brand safety) và các vấn đề liên quan đến việc lạm dụng dữ liệu là mối quan tâm chính của các nhà quảng cáo, đây là một sự thay đổi lớn so với năm 2020.

Ngoài ra, 79% nhà quảng cáo tin rằng các nền tảng (như TikTok, YouTube hay Facebook) phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với những nội dung có hại trên website của họ, bao gồm cả nội dung do người dùng đăng.

Báo cáo niềm tin về nhận thức của các nhà quảng cáo năm 2021 cho thấy các quyết định chi tiêu cho các hoat động truyền thông của các nhà quảng cáo đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về an toàn thương hiệu và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn với 250 nhà quảng cáo (66% làm việc ở các công ty quảng cáo và 34% những người làm marketing), cho thấy rằng cả các công ty quảng cáo (Agency) và thương hiệu hiện đều đang nỗ lực để giải quyết những mối quan tâm này.

Bà Sarah Bolton, Phó chủ tịch điều hành tại Advertiser Perceptions cho biết:

“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và đạo đức kinh doanh hiện là các yếu tố đang được giới C-suite dành sự quan tâm đặc biệt.

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đánh giá lại các giá trị của doanh nghiệp họ. Họ ngày càng không sẵn sàng đánh đổi doanh nghiệp với các yếu tố hiệu suất đơn thuần.”

Trong khi an toàn thương hiệu là yêu cầu hàng đầu, mối quan tâm về dữ liệu và quyền riêng tư đã đã ít trở nên quan trọng hơn, với 36% người được hỏi đang lo ngại về các vi phạm quyền bảo mật dữ liệu, giảm từ mức 53%; quyền riêng tư dữ liệu của người dùng chiếm 27%, giảm từ 40% và lạm dụng dữ liệu của bên thứ nhất là 30%, giảm từ 31%.

Những lo ngại này đã không còn quá quan trọng ngay cả khi bối cảnh về bảo mật dữ liệu đang phải đối mặt với một loạt các thay đổi về quy định và chính sách của các nền tảng.

Tuy nhiên, hơn 3/4 các nhà quảng cáo cho biết bất kỳ việc sử dụng dữ liệu cá nhân nào cũng có nguy cơ xâm hại đến danh tiếng của thương hiệu.

Ngoài ra, trong khi 4/5 nhà quảng cáo tin rằng các thương hiệu cần giám sát và kiểm soát nhiều hơn đối với các vị trí đặt quảng cáo.

Tương tự, 2/3 tin rằng quảng cáo trên các trang tin tức hợp pháp là an toàn cho thương hiệu, trong khi 64% ủng hộ quảng cáo bên ngoài các trang tin tức để tránh các vấn đề về an toàn thương hiệu.

Những mâu thuẫn này cho thấy rằng các thương hiệu và agency vẫn đang tìm những cách tốt nhất để cân bằng nhu cầu của khách hàng (client) và người tiêu dùng (consumer).

Bà Bolton nói tiếp:

“Trong khi các nhà quảng cáo chủ yếu dựa vào yếu tố công nghệ an toàn thương hiệu để loại trừ quảng cáo ra khỏi những nội dung có vấn đề, nhiều người cũng đang ưu tiên quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chất lượng đã được mọi người kiểm chứng.”

“Quan trọng là, các thương hiệu nên bao gồm các phương tiện truyền thông nhỏ hơn để trở nên đa dạng hơn với các cộng đồng nhỏ – điều mà các nhà quảng cáo thường đã bỏ qua khi theo đuổi việc nhắm mục tiêu chính xác trên quy mô lớn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Ông chủ Shopee trở thành người giàu nhất Singapore

Ông Forrest Li, tỷ phú đồng sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Sea, công ty mẹ của Shopee, vừa trở thành người giàu nhất Singapore nhờ giá cổ phiếu công ty tăng mạnh.

Theo Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú người gốc Trung Quốc này hiện có 19,8 tỷ USD tài sản ròng, sau khi chứng chỉ tiền gửi Mỹ (một chứng khoán do ngân hàng Mỹ phát hành) của Tập đoàn Sea tăng 67% trong năm nay.

Người giàu thứ 2 Singapore là ông trùm ngành sơn Goh Cheng Liang với giá trị tài sản ròng 17,7 tỷ USD.

Theo Bloomberg, đây là một ví dụ khác về cách các tỷ phú công nghệ đã vươn lên trong bảng xếp hạng người giàu ở các quốc gia trên khắp châu Á.

Trước đó, tỷ phú Brian Kim – người sáng lập ứng dụng nhắn tin Kakao Group – đã vượt qua người thừa kế Samsung trở thành người giàu nhất Hàn Quốc.

Sea hiện là công ty có giá trị nhất Đông Nam Á. Gần đây công ty đã phát triển sang cả mảng fintech ngoài lĩnh vực trò chơi và thương mại điện tử, đồng thời mở rộng hoạt động ra ngoài khu vực.

Tháng 12 năm ngoái, Sea đã được Singapore cấp giấy phép ngân hàng số và mua lại Ngân hàng PT Kesejahteraan Ekonomi (còn gọi là ngân hàng BKE) của Indonesia.

Theo nhà phân tích Nathan Naidu tại Bloomberg Intelligence, cả 2 động thái này sẽ cho phép tập đoàn phát triển mảng kinh doanh SeaMoney, không chỉ thanh toán mà còn cho vay, bảo hiểm, quản lý tài sản và các dịch vụ tài chính khác.

SeaMoney là mảng kinh doanh dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và tài chính của công ty.

Trong quý II vừa qua, tổng thanh toán sử dụng dịch vụ ví điện tử của SeaMoney đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng gần 150% so với một năm trước đó. Ngày 17/8, ông Li cũng cho biết, doanh thu của Sea tăng 159% lên 2,3 tỷ USD trong quý II.

Thành công của Sea phần lớn đến từ mảng kinh doanh cốt lõi là trò chơi trên điện thoại di động Free Fire khi có hơn 1 tỷ lượt tải từ Google Play.

Ngoài ra, doanh thu của Sea còn được thúc đẩy nhờ nền tảng thương mại điện tử Shopee. Theo ông Li, Shopee đã trở thành ứng dụng mua sắm được tải về nhiều thứ 2 trên cả Android và iOS trên phạm vi toàn cầu.

Tập đoàn Sea được thành lập năm 2009 do ông Li cùng 2 người khác là ông Gang Ye và ông David Chen đồng sáng lập.

Hiện ông Ye đang làm giữ chức Giám đốc Vận hành (COO) với giá trị tài sản 10,8 tỷ USD, trong khi đó ông Chen là Giám đốc sản phẩm của Shopee có 3,6 tỷ USD tài sản ròng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đây là các câu hỏi mà nhà tuyển dụng rất muốn bạn trả lời nhưng lại không hỏi

Cách bạn trả lời phỏng vấn có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có được tuyển dụng hay không. Đó là lý do tại sao bạn cần trở nên nổi bật hơn. Dưới đây là những gì bạn nên tham khảo.

Đây là các câu hỏi mà nhà tuyển dụng rất muốn bạn trả lời nhưng lại không hỏi
Diane Labombarbe/Getty Images

Mặc dù CV ứng tuyển của bạn đã phản ánh những kinh nghiệm của bạn, nhưng thực tế, khoảng thời gian tương tác với nhóm tuyển dụng thường trở thành yếu tố quyết định liệu bạn có được tuyển dụng hay không.

Để làm được điều đó, bạn cần lưu ý đến những gì nhà tuyển dụng hay người quản lý tuyển dụng đang cố gắng có được trong cuộc phỏng vấn và chuẩn bị trước sao cho phù hợp.

Dưới đây là 03 trong số những câu hỏi mà họ rất muốn bạn trả lời nhưng họ có thể không chủ động hỏi bạn.

“Mọi thứ sẽ như thế nào nếu chúng tôi làm việc với bạn?”

Từ CV hay những thông tin mà bạn gửi cho các nhà tuyển dụng, họ không thể biết mọi thứ sẽ trở nên như thế nào nếu bạn làm việc cho họ.

Bạn sẽ cần chứng minh với nhà tuyển dụng tiềm năng của mình rằng bạn sẽ là một đồng nghiệp có giá trị và là một người mà họ sẽ rất muốn được tương tác.

Điều này cũng có nghĩa là các yếu tố xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Bạn cần phải hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng bạn cũng cần giúp mọi người hình dung bạn là một thành viên (tích cực) của một tổ chức.

Một trong những sai lầm mà các “chuyên gia săn đầu người” (hunter) thường mắc phải đó là coi các cuộc phỏng vấn giống như các kỳ thi – những thứ mà họ hy vọng sẽ vượt qua.

Vấn đề xảy ra ở đây là khi giả định nhà tuyển dụng đang thực hiện đánh giá và tìm kiếm các câu trả lời chính xác, điều này có thể khiến mọi người vô thức rơi vào những trạng thái đối nghịch, người được phỏng vấn sẽ cố gắng chỉ để trả lời những gì họ nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang muốn nghe.

Thay vào đó, nếu bạn nghĩ về những người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng như là những người đang tìm kiếm các đồng nghiệp tiềm năng và cuộc phỏng vấn như là một cơ hội để mọi người làm quen với nhau, thì mối quan hệ giữa hai bên sẽ thay đổi.

Bạn và nhà tuyển dụng hoặc người phỏng vấn có cùng một mục tiêu, và cuộc phỏng vấn của bạn trở thành một sự nỗ lực để giải quyết các vấn đề chung: Chúng ta có muốn làm việc cùng nhau không? Bạn có thể sẽ cần thể hiện kiến ​​thức chuyên môn của mình khi phỏng vấn nhưng bạn cũng nên thể hiện khả năng thiết lập mối quan hệ của mình.

Một lợi ích khác của phương pháp cộng tác này là nó khuyến khích một sự đồng bộ hóa tốt hơn giữa bộ não của bạn và người phỏng vấn.

Nếu bạn đối xử với người phỏng vấn theo cách mà bạn làm với một đồng nghiệp đáng tin cậy – tức bạn mỉm cười, nghiêng người về phía trước và nói chuyện một cách thân thiện nhất – họ sẽ bắt đầu sử dụng cơ chế ngôn ngữ tương tự với bạn.

“Bạn có luôn sẵn sàng để học hỏi không?”

Bạn có thể có những bộ kỹ năng cơ bản cần thiết để thực hiện công việc mà bạn đang ứng tuyển, nhưng bạn cũng sẽ cần phải không ngừng học hỏi. Vậy làm thế nào bạn có thể chứng minh rằng bạn luôn sẵn sàng và có thể học hỏi?

Rất có thể sẽ có ít nhất một câu hỏi trong cuộc phỏng vấn mà bạn không hoàn toàn chắc chắn về cách trả lời. Có thể nó được hỏi một cách khó hiểu hoặc nhà tuyển dụng sử dụng các thuật ngữ mà bạn chưa từng gặp.

Hoặc cũng có thể bạn có thể hiểu câu hỏi hoàn toàn nhưng không biết phải nói gì. Đừng bao giờ cố gắng để qua mặt nhà tuyển dụng. Những người phỏng vấn giỏi có thể nhận biết được đâu là một câu trả lời không trung thực.

Thay vào đó, bạn hãy thừa nhận rằng có điều gì đó bạn không biết hoặc không hiểu. Một số nhà nghiên cứu về hành vi tổ chức đã phát hiện ra rằng mọi người không thích thừa nhận sự thiếu hiểu biết của họ vì họ lo ngại rằng điều đó sẽ khiến họ trở nên kém cỏi hơn.

Nhưng những người phỏng vấn muốn thấy rằng nhân viên tiềm năng của họ sẽ đặt ngược lại các câu hỏi, tìm kiếm thông tin bổ sung và thể hiện sự chủ động của họ trong việc tìm hiểu vấn đề và phát triển bản thân.

Và như các nghiên cứu đã chỉ ra, bạn không thể yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác trừ khi bạn cho người khác biết những gì bạn đang làm hoặc gặp vấn đề.

Khi bạn bối rối trước một câu hỏi, hãy hỏi ngược lại các nhà tuyển dụng để được giải thích một cách rõ ràng thay vì dự đoán những gì họ đang nghĩ và đưa ra một câu trả lời qua loa.

Mục tiêu của bạn ở đây là hãy cho người phỏng vấn thấy được cách bạn chủ động tiếp cận những thách thức trong khi vẫn chứng tỏ rằng bạn luôn cởi mở để học hỏi.

“Bạn có chủ động không?”

Nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên tiềm năng của họ là người chủ động. Cách tốt nhất để chứng minh những nỗ lực và cam kết của bạn là hiểu rõ nơi bạn đang ứng tuyển.

Bạn nên có những thông tin rõ ràng về những gì doanh nghiệp đó đang làm, lịch sử của nó, điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Nếu bạn quen biết với những người từng làm việc cho doanh nghiệp đó, hãy hỏi họ trước các thông tin nội bộ.

Sau đó, bạn có thể chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn bằng cách thực hành tự trả lời cho các câu hỏi phổ biến (hoặc bạn tự nghĩ ra các câu hỏi giả định.)

Có một mối nguy lớn mà chuyên gia Leonid Rozenblit và Frank Keil gọi là “sự ảo tưởng về chiều sâu giải thích”, đó là xu hướng mà chúng ta thường tin rằng chúng ta có thể hiểu thế giới nhiều hơn những gì mà chúng ta thực sự biết.

Trong nghiên cứu, những nhà nghiên cứu này phát hiện ra rằng không ít những người sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích các kiến thức và thói quen mà họ nghĩ rằng họ có chuyên môn.

Đó là lý do tại sao thực hành là điều rất quan trọng. Nó giúp bạn nhận ra những lỗ hổng trong kiến ​​thức của mình trong khi bạn vẫn còn có cơ hội để lấp đầy chúng.

Một lý do khác khiến mọi người không thực hành trước các câu trả lời phỏng vấn là vì họ lo lắng rằng việc viết hay chuẩn bị trước quá nhiều sẽ khiến họ trong có vẻ thiếu tự tin.

Nhưng bạn cũng cần hiểu rằng bạn có thể sẽ nhận được một số câu hỏi rất lạ, vì vậy bạn rõ ràng là sẽ có rất nhiều cơ hội hơn nếu bạn nghiên cứu nó trước.

Cuối cùng, cách tốt nhất để bạn trở nên nổi bật hơn trong các cuộc phỏng vấn đó là suy nghĩ một cách cẩn thận về những gì nhà tuyển dụng tiềm năng thực sự muốn biết về bạn trước khi bạn được tuyển dụng.

Từ đó, bạn sẽ có thể giải quyết được các mối quan tâm mà họ cần trước khi họ yêu cầu nhận được những thông tin đó từ bạn. Bạn chủ động và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Data Mapping là gì? Các kỹ thuật Data Mapping bạn cần biết

Cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung như data mapping là gì, các mô hình hay kỹ thuật làm data mapping (lập sơ đồ dữ liệu), tại sao data mapping lại quan trọng với doanh nghiệp và nhiều nội dung khác.

data mapping là gì
Data Mapping là gì? Các kỹ thuật Data Mapping bạn cần biết

Nếu bạn không muốn lãng phí thời gian chỉ để đoán xem một khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng muốn và cần gì từ thương hiệu của bạn hoặc cách họ sẽ phản ứng với một chiến dịch marketing nhất định thì Data Mapping là chiến thuật bạn không nên bỏ qua.

Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ, hiện bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp thị theo hướng dữ liệu (data driven marketing) để đưa ra các quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu thực tế nhằm đảm bảo các nỗ lực marketing của bạn phù hợp với sở thích và hành vi của khách hàng.

Khi này, bạn có thể đang nghĩ về một thực tế là doanh nghiệp của bạn có một khối lượng lớn các dữ liệu phức tạp được phân tán trên nhiều nguồn – đây là lúc việc lập sơ đồ dữ liệu (data mapping) trở nên hữu ích hơn bao giờ hết.

Data Mapping là một kỹ thuật không thể thiếu của các Digital Marketer.

Data Mapping là gì?

Data Mapping (có thể hiểu là lập sơ đồ dữ liệu, lập bản đồ dữ liệu, hoặc ánh xạ dữ liệu) là một phần quan trọng của việc quản trị và tích hợp dữ liệu.

Nó đảm bảo rằng bạn đang xem xét và cân nhắc tất cả các dữ liệu của mình trong tổ chức và thực hiện điều đó một cách chính xác – nói cách khác, data mapping là thứ cho phép bạn tích hợp dữ liệu của mình từ nhiều nguồn khác nhau.

Data Mapping là quá trình đối sánh các trường hoặc các phần tử dữ liệu từ một hoặc nhiều nguồn tới các trường dữ liệu liên quan của chúng trong một điểm đến khác.

Đó là cách bạn thiết lập mối quan hệ giữa các mô hình dữ liệu trong các nguồn hoặc hệ thống khác nhau. Phần mềm và công cụ lập sơ đồ dữ liệu tự động khớp các trường dữ liệu từ nguồn dữ liệu này sang nguồn dữ liệu khác.

Các kỹ thuật data mapping cho phép bạn tổ chức, chắt lọc, phân tích và hiểu một lượng lớn dữ liệu đang tồn rại ở nhiều vị trí khác nhau để bạn có thể đưa ra các kết luận và thông tin một cách chi tiết và chính xác hơn.

Ngoài khái niệm data mapping bạn cũng có thể tham khảo thêm về content mapping tại: Content Mapping là gì?

Tại sao Data Mapping lại hữu ích?

Dưới đây là một số lý do khác tại sao data mapping vừa hữu ích vừa cần thiết:

  • Tích hợp, chuyển đổi và di chuyển dữ liệu cũng như tạo kho dữ liệu (data warehouses) một cách dễ dàng.
  • Thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các dữ liệu của bạn trên nhiều nguồn cùng một lúc.
  • Đảm bảo dữ liệu của bạn có chất lượng cao và chính xác.
  • Xác định các xu hướng theo thời gian thực (real-time) và chia sẻ báo cáo dữ liệu với các thành viên trong nhóm một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • Đảm bảo bạn đang khai thác tối đa dữ liệu của mình và áp dụng những insights một cách thích hợp.
  • Sử dụng phần mềm data mapping để đơn giản hóa (chủ yếu là tự động) quá trình lập sơ đồ dữ liệu mà không cần phải dùng mã (free-code).

Mô hình mẫu Data Mapping là gì?

Một doanh nghiệp như Amazon có thể sử dụng data mapping để nhắm mục tiêu một cách chính xác đến bạn.

Họ làm điều này bằng cách lấy các thông tin chi tiết từ thói quen duyệt web, đánh giá, lịch sử mua hàng và thời gian trên trang của bạn. Sau đó, họ có thể kéo và kết nối các dữ liệu đó với dữ liệu từ các nguồn khác như thông tin về nhân khẩu học.

Bằng cách kết hợp các loại nguồn dữ liệu này, Amazon có những thông tin cần thiết để nhắm mục tiêu bạn đến các sản phẩm nhất định cũng như cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của bạn theo một số cách cụ thể (ví dụ: dựa trên vị trí địa lý, cấp độ kinh nghiệm, sở thích, học vấn, quốc tịch , tuổi và hơn thế nữa).

Hãy xem xét một ví dụ về data mapping khác dưới đây – giả sử bạn đang làm việc cho một mạng lưới quảng cáo truyền hình (TV Ads Network) và bạn đang tìm cách tổ chức các shows truyền hình (TV Shows) trên mạng lưới, các diễn viên (Actor) xuất hiện trên mạng lưới và các diễn viên trong một Shows trên một mạng lưới.

Việc chia sẻ dữ liệu giữa ba nguồn này có thể giống như sau:

data mapping là gì
Mô hình mẫu Data Mapping là gì?. Source: HupSpot

Các kỹ thuật Data Mapping.

Trong data mapping hay lập sơ đồ dữ liệu, có 3 kỹ thuật chính được sử dụng nhiều nhất: lập sơ đồ thủ công, lập sơ đồ bán tự động và lập sơ đồ tự động.

1. Lập sơ đồ dữ liệu thủ công – Manual Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu theo kiểu thủ công yêu cầu những người lập trình và người lập bản đồ dữ liệu chuyên nghiệp. Các chuyên gia công nghệ sẽ viết mã và lập sơ đồ các nguồn dữ liệu của bạn.

Mặc dù quá trình thực hiện sẽ khó khăn và bạn cần sự trợ giúp của các chuyên gia, nhưng nó cho phép bạn hoàn toàn kiểm soát và tùy chỉnh sơ đồ dữ liệu của mình.

2. Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động – Semi-automated Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động (hoặc lập giản đồ) yêu cầu một số kiến ​​thức về mã hóa (coding) nhất định và có nghĩa là khi này đội nhóm của bạn sẽ kết hợp cả kiểu lập sơ đồ thủ công và lập sơ đồ tự động.

Các phần mềm lập sơ đồ dữ liệu tạo ra một sự kết nối giữa các nguồn dữ liệu và khi đó một chuyên gia công nghệ thông tin (IT) sẽ xem xét các kết nối đó và thực hiện các điều chỉnh thủ công khi cần thiết.

3. Lập sơ đồ dữ liệu tự động – Automated Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu tự động có nghĩa là bạn sẽ có một công cụ sẽ xử lý tất cả các khía cạnh của quá lập sơ đồ dữ liệu cho bạn.

Các kiểu phần mềm này thường cho phép bạn lập sơ đồ theo kiểu kéo và thả drag-and-drop). Tất cả những gì bạn cần chỉ là mua và học cách sử dụng nó.

Một số công cụ lập sơ đồ dữ liệu Data Mapping bạn có thể tham khảo như: boomi, Tableau, Power BI (của Microsoft) hay Astera

Kết luận.

Nếu bạn đang tìm hiểu về khái niệm Data Mapping (lập sơ đồ dữ liệu) cùng các kỹ thuật Data Mapping cần thiết thì bài viết trên là dành cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thể được những kiến thức cơ bản nhất như data mapping là gì, hiện có những kỹ thuật data mapping nào cũng như các lợi ích mà data mapping có thể mang lại cho doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn. Chúc bạn thành công.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn sẽ xoá bỏ tính năng Stories từ ngày 30 tháng 9

Các Stories (câu chuyện) trên LinkedIn sẽ bị xóa vào ngày 30 tháng 9 mặc dù nền tảng này vẫn cam kết mở rộng năng lực video của mình.

LinkedIn sẽ xoá bỏ mục Stories từ ngày 30 tháng 9

Về cơ bản, các Stories trên LinkedIn đang diễn ra theo cách giống với tính năng Fleets trên Twitter, khi nền tảng này cũng thông báo tính năng đó sẽ bị xóa vào cuối tháng 9.

Hóa ra, Stories không phải là một tính năng phù hợp và có thể mang lại thành công cho tất cả các nền tảng mạng xã hội. Tính đến thời điểm hiện bên cạnh các thành công của Facebook hay Instagram thì LinkedIn và Twitter đang thể hiện rõ điều này.

LinkedIn phát hiện ra rằng người dùng thích ý tưởng về việc sẽ có nhiều nội dung video hơn trên tài khoản của họ, nhưng những Stories không phải là cách tiếp cận phù hợp với nó.

Dưới đây là những thông tin thêm về lý do tại sao các Stories tỏ ra không thành công trên LinkedIn, ý nghĩa của nó đối với người dùng cũng như các nhà quảng cáo.

Điều gì sai đã xảy ra?

Trong một thông báo mới đây, LinkedIn thừa nhận rằng họ đã đưa ra những giả định không chính xác về những gì người dùng muốn, chẳng hạn như Stories.

“Trong quá trình phát triển Stories, chúng tôi cho rằng mọi người sẽ không muốn các video không chính thức được đính kèm vào tài khoản của họ.

Hóa ra, họ muốn tạo những video có thể tồn tại lâu dài để kể các câu chuyện nghề nghiệp của họ theo các cách cá nhân hơn, thể hiện cả cá tính và chuyên môn của họ nhiều hơn.”

Nói cách khác, người dùng thích những Stories nhưng không thích việc chúng chỉ ở đó trong một khoảng thời gian nhất định (24h) rồi sau đó biến mất.

Có lẽ người dùng đang cảm thấy rằng việc tạo ra các Stories cho LinkedIn là không đáng khi biết rằng chúng không thể tồn tại lâu dài.

Điều gì sẽ xảy ra vào ngày 30 tháng 9?

Bắt đầu từ ngày 30 tháng 9 năm 2021, LinkedIn sẽ xóa trải nghiệm Stories hiện tại. Đối với người dùng, điều này có nghĩa là họ sẽ không thể tạo các Stories được nữa.

Đối với các nhà quảng cáo dự định chạy quảng cáo trên các Stories, thay vào đó, quảng cáo sẽ được chia sẻ lên nguồn cấp dữ liệu chính của LinkedIn.

Bất cứ Stories nào được quảng cáo trực tiếp từ một Trang trong Campaign Manager sẽ không xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của LinkedIn. Chúng sẽ cần được tạo lại dưới dạng quảng cáo hình ảnh hoặc video.

LinkedIn sẽ làm gì tiếp theo?

LinkedIn có kế hoạch sử dụng những gì mà họ đã học được từ việc ra mắt các Stories để phát triển các sản phẩm trải nghiệm video mới.

Trải nghiệm mới được cho là phong phú hơn và mang tính đối thoại nhiều hơn:

“Chúng tôi muốn tận dụng các công cụ sáng tạo và truyền thông hỗn hợp của Stories theo cách nhất quán trên nền tảng của mình, đồng thời vẫn luôn nỗ lực để tích hợp nó một cách chặt chẽ hơn với bản sắc chuyên nghiệp của người dùng.”

LinkedIn lưu ý rằng người dùng rất thích các công cụ sáng tạo được tích hợp với trình chỉnh sửa Stories. Các tính năng như nhãn dán và lời nhắc “Câu hỏi trong ngày” đã giúp người dùng tạo ra những video sáng tạo và hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, họ cũng muốn khả năng chỉnh sửa video trên LinkedIn chứ không chỉ trong một tính năng cụ thể như Stories.

LinkedIn không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào về các trải nghiệm video mà nền tảng này đang phát triển và sẽ sớm ra mắt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

8 dấu hiệu để nhận ra một người Sếp độc hại

Một nghiên cứu cho thấy 50% nhân viên tại các doanh nghiệp nghỉ việc là vì người quản lý của họ. Những người sếp độc hại. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu chính để nhận diện một vị sếp độc hại trong bài viết này.

8 dấu hiệu chính để nhận ra một người Sếp độc hại
8 dấu hiệu chính để nhận ra một người Sếp độc hại

Một nghiên cứu của Gallup trên 7.272 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy có đến 50% nhân viên đã rời bỏ công việc của họ chỉ là “để rời khỏi người sếp của họ từ có thể cải thiện một cuộc sống và sự nghiệp tốt hơn.”

CEO của Gallup, Ông Jim Clifton đã từng tóm tắt trong một câu ngắn gọn giải thích lý do tại sao hiệu suất nhân viên của doanh nghiệp bạn có thể cao:

“Quyết định lớn nhất mà bạn đưa ra trong công việc – lớn hơn tất cả những thứ còn lại – là người mà bạn chỉ định làm sếp. Khi bạn đặt họ nhầm chỗ, những thứ còn lại sẽ chỉ trở nên tồi tệ. Thay vì là các lợi ích.”

Vậy làm thế nào bạn có thể nhận ra ai có thể là một người sếp độc hại. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản bạn có thể tham khảo.

1. Họ chỉ chăm sóc cho bản thân họ.

Những người sếp này này không quan tâm đến việc thúc đẩy sứ mệnh chung của nhân viên hay tổ chức hoặc liên kết các mục tiêu của đội nhóm với các mục tiêu của tổ chức.

Họ chỉ quan tâm đến hiệu suất cá nhân của riêng họ và nhận được những khoản thưởng tương ứng. Về cơ bản, những thứ mà những người sếp độc hại chú tâm chỉ là thành tích của bản thân và cách các cấp trên đang nhìn nhận họ.

2. Họ luôn tìm cách giành lấy hết các “điểm sáng”.

Đội nhóm của bạn đã cùng nhau tạo ra một sản phẩm tuyệt vời, tung ra thị trường đúng thời hạn và nhận được nhiều kết quả tích cực.

Bạn nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng, doanh số của bạn đang tăng lên. Và sau đó điều gì đã xảy ra: Sếp của bạn coi tất cả các thành tích đó như là của riêng họ.

Họ không khen ngợi đồng đội, không ăn mừng thành công chung của mọi người, không ghi nhận bất kỳ đóng góp nào của các thành viên trong đội nhóm. Họ hành động như tất cả những thứ đó là điều đương nhiên. Và chỉ có họ đang bao trùm ánh sáng lên tất cả.

3. Những vị Sếp độc hại không bao giờ sai.

Bạn đã bao giờ từng làm việc với một người sếp luôn đúng và bạn luôn sai không? Họ rất khó nhận lỗi và sẽ không bao giờ thừa nhận mình đã mắc sai lầm. Họ quan tâm hơn đến việc giữ gìn danh tiếng và thể diện của mình với cấp trên thay vì với nhân viên của họ.

4. Họ bối rối không biết hướng đi mà họ đang hướng tới.

Những người sếp độc hại kiểu này thường là những người “sáng nắng chiều mưa”, hôm nay thông báo một kiểu, ngày mai lại làm theo một kiểu khác mà không đưa ra bất cứ một lý do thuyết phục nào. Các thành viên trong đội nhóm không biết họ đang đứng ở đâu và sẽ đi đâu về đâu.

5. Họ thích kiểm soát.

Đây là những người quản lý vi mô và hướng đến các chi tiết cuối cùng. Họ tạo ra một môi trường làm việc quá độc đoán và ngột ngạt vì họ muốn kiểm soát các quyết định của mình; họ không tin tưởng vào đội nhóm của họ và cũng không giao quyền.

Trong những tình huống này, hầu như không có chỗ cho việc thảo luận nhóm hoặc đóng góp ý kiến ​​vì với họ chuyên quyền là phong cách độc tôn.

Sự sáng tạo hoặc học hỏi một cái gì đó mới thường không khả dụng trong những điều kiện làm việc này. Những người lao động trung thành đang cố gắng tìm kiếm những ý nghĩa thực sự trong công việc của họ và do đó họ chọn cách rời đi.

6. Họ hay bắt nạt.

Sức ảnh hưởng của việc bắt nạt tại nơi làm việc là rất lớn và gây tốn kém cho các doanh nghiệp. Ông Baird Brightman, một nhà khoa học hành vi, cho rằng “tính hung hăng (cả lời nói và hành động) đang làm suy yếu sự an toàn và buộc mọi người phải chuyển nguồn lực từ làm việc hiệu quả sang các hoạt động phòng thủ chủ động”.

Bà Babs Ryan, một chuyên gia tư vấn cho biết: “Chỉ 1% những kẻ hay bắt nạt này bị sa thải. Lựa chọn duy nhất của bạn có thể là rời đi càng nhanh càng tốt – đặc biệt nếu doanh nghiệp đang có những động thái ủng hộ những kẻ bắt nạt đó. ”

7. Họ ngại hành động.

Nếu họ đang ở trong một tòa nhà, họ thường đứng sau những cánh cửa đóng kín để tránh tương tác cá nhân với thành viên.

Bạn nên lưu ý rằng họ thường “bận rộn” vào những thời điểm quan trọng khi mọi người đang cần ý kiến ​​đóng góp hoặc chỉ đạo của họ, họ chọn cách trú ẩn trong các cuộc họp để che giấu sự bất an hoặc sợ phải đối mặt với các xung đột.

Họ chỉ quan tâm đến những tin tốt, bởi vì họ không thể biết tìm ra các cách hiệu quả để xử lý những tin xấu.

8. Sếp độc hại cũng là người dễ tự ái.

Đối với các nhân viên, một người sếp dễ bị tự ái có thể hủy hoại cả sự nghiệp của họ.

Ông Joseph Burgo, tác giả của cuốn sách The Narcissist You Know: Defending You Know You Against Extreme Narcissists in the All-About-Me Age, cho biết: “Người này thường dựa vào sự khinh thường để khiến người khác cảm thấy mình là kẻ thua cuộc, họ muốn chứng tỏ mình là người chiến thắng duy nhất”.

“Họ sẽ coi thường các sản phẩm công việc của bạn hoặc chế giễu bạn tại các cuộc họp. Khi họ cần điều gì đó từ bạn, họ sẵn sàng đe dọa. Và ở một mức độc hại nhất, họ sẽ khiến bạn nghi ngờ bản thân và giá trị cá nhân của bạn trong công việc.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Google chính thức thay đổi cách tạo tiêu đề cho nội dung trên kết quả tìm kiếm

Google xác nhận rằng họ không còn sử dụng các truy vấn để tạo các tiêu đề nhưng chủ yếu vẫn sử dụng thẻ tiêu đề HTML.

Google đã xác nhận rằng công cụ tìm kiếm của mình đã thay đổi cách tạo tiêu đề cho danh sách các kết quả tìm kiếm. Theo Google: “Chúng tôi đã giới thiệu một hệ thống tạo tiêu đề mới cho các website được liệt kê trên kết quả tìm kiếm.”

Google đang thay đổi điều gì.

Trước đây, Google thường sử dụng truy vấn mà người tìm kiếm nhập vào hộp tìm kiếm (search box) khi xây dựng tiêu đề của các đoạn trích (snippets) trên kết quả tìm kiếm.

Phần nội dung trong khung màu đỏ chính là đoạn trích Snippets

Nhưng bây giờ, Google cho biết, “nói chung” nó “sẽ không còn” sử dụng truy vấn đó để tạo tiêu đề. Thay vào đó, Google có một hệ thống mới để tạo các tiêu đề này (về bản cơ bản, Google tự động chọn những nội dung nào được hiển thị), điều mà Google tuyên bố là “mô tả các nội dung chính của trang đó, bất kể truy vấn tìm kiếm cụ thể là gì.”

Ở ví dụ về hình ảnh được chụp lại trên kết quả tìm kiếm ở trên, phần nội dung “T-Shaped Marketer hay một nhà tiếp thị hình chữ T là….” không phải là phần nội dung mà MarketingTrips đặt vào thẻ mô tả trong phần Snippets trên mục quản trị của website mà là Google tự động lựa chọn ra nội dung đó. (trước đây Google không làm như vậy).

Google cho biết giờ đây họ đang “sử dụng văn bản mà con người có thể nhìn thấy được bằng mắt khi họ truy cập vào một website”. Cụ thể, Google hiện đang xem xét cách “tiêu đề hoặc tiêu đề trực quan chính được hiển thị trên một trang.”

Đây chính là phần nội dung mà chủ sở hữu website thường đặt trong các thẻ <H1> hoặc trong các thẻ tiêu đề khác.

Thẻ tiêu đề (Title tags) vẫn là thành phần chính.

Google cho biết đối với 80% các kết quả tìm kiếm được trả về, thẻ tiêu đề HTML vẫn là cách chính mà công cụ tìm kiếm sử dụng để tạo ra tiêu đề.

Tại sao Google lại thay đổi điều này?

Google cho biết: “Bản cập nhật này được thiết kế để tạo ra các tiêu đề dễ đọc và dễ tiếp cận hơn cho các trang. Trong một số trường hợp, chúng tôi có thể thêm tên website vào những nơi mà chúng tôi cho là hữu ích.

Trong các trường hợp khác, khi gặp một tiêu đề quá dài, chúng tôi có thể tự động chọn phần nội dung phù hợp nhất để làm tiêu đề thay vì sử dụng từ những đoạn nội dung đầu tiên hiện có của tiêu đề và do đó có thể thiếu đi các phần nội dung hữu ích mà chủ website muốn hiển thị.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

CLV là gì? Thấu hiểu Customer Lifetime Value trong Marketing

Mặc dù các mô hình CLV (Customer Lifetime Value) không mới, nhưng việc chuyển từ tư duy ngắn hạn sang dài hạn, đặc biệt là với một thước đo dự báo, có thể liên quan đến các vấn đề nhận thức về rủi ro. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu CLV là gì, cách tính CLV và hơn thế nữa trong bài viết này.

CLV là gì
CLV là gì? Thấu hiểu Customer Lifetime Value trong Marketing

Khi các doanh nghiệp và người làm marketing nghĩ về khách hàng, trọng tâm của họ thường là các tương tác tức thì: mọi người đang mua gì và mua như thế nào. Do đó, các chiến lược marketing thường chỉ liên quan đến việc định giá những giá trị ngắn hạn của khách hàng.

Tuy nhiên, khi nói đến việc thúc đẩy sự tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn, giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) là một chỉ số không thể bỏ qua. Vậy CLV là gì và thương hiệu có thể ứng dụng nó như thế nào?

CLV hay Customer Lifetime Value là gì?

CLV là chỉ số giúp đo lường tổng giá trị mà doanh nghiệp nhận được từ một khách hàng trong toàn bộ mối quan hệ của họ với doanh nghiệp, nó là một cách lý tưởng nhất để thu hút, phát triển và giữ chân những khách hàng có giá trị nhất cho doanh nghiệp.

Các thương hiệu có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ việc hiểu rõ hơn về cách đầu tư vào các mối quan hệ khách hàng dài hạn thay vì tối ưu hóa các khối lượng giao dịch ngắn hạn.

Tuy nhiên, để định lượng được giá trị tương lai của mỗi khách hàng là điều không hề dễ dàng – bạn có thể gặp nhiều thách thức trong quá trình thực hiện.

05 chiến thuật bạn nên tham khảo trước khi bắt đầu hành trình áp dụng chiến lược CLV trong doanh nghiệp của mình.

1. Nhìn về phía trước càng xa càng tốt.

Mặc dù các mô hình CLV không mới, nhưng việc chuyển từ tư duy ngắn hạn sang dài hạn, đặc biệt là với một thước đo dự báo, có thể liên quan đến các vấn đề nhận thức về rủi ro.

Nếu mô hình sai thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng của bạn có những hành vi khác với các doanh nghiệp khác? Việc tìm kiếm giá trị dòng tiền trong tương lai trong các mô hình CLV thường bao gồm một số mức độ rủi ro và không chắc chắn nhất định.

Để hạn chế những rủi ro này, các doanh nghiệp thường sẽ cắt ngắn cách tính CLV của họ để phù hợp hơn với tư duy ngắn hạn hiện có của họ, thường là ​​6 hoặc 12 tháng.

Việc bạn thu hẹp sự hiểu biết của bạn về tương lai có thể tước đi những cơ hội quý giá của doanh nghiệp và quan trọng là những khách hàng có giá trị nhất có thể mua hàng không thường xuyên nhưng lại chi một số tiền rất lớn trong mỗi giao dịch.

Nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn, hãy cân nhắc việc thử nghiệm các mô hình CLV với cả tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn, trong đó bạn nên tập trung vào sự khác biệt giữa hai mô hình này.

Có thể bạn sẽ cần tự hỏi những câu hỏi dưới đây:

Những khách hàng hoặc hành vi nào sẽ bị bỏ lỡ nếu bạn chỉ sử dụng mô hình đánh giá trong ngắn hạn hoặc dài hạn?

Các nỗ lực marketing của bạn có cần được điều chỉnh để bạn vừa có được những khách hàng lâu dài trong khi vẫn có thể đáp ứng các áp lực lợi nhuận ngắn hạn không?

2. Đừng đi sâu vào dữ liệu.

Sự kết hợp giữa công nghệ máy học và lượng dữ liệu lớn đã dẫn đến việc một số doanh nghiệp có thể xây dựng được những thông tin cực kỳ chi tiết về những hành vi của những khách hàng tốt nhất của họ: “Họ tương tác nhiều nhất với chúng tôi trên thiết bị di động từ 3-4 giờ chiều vào những ngày thứ Tư.”

Mặc dù điều này rất ấn tượng, nhưng mức độ chính xác đó có thể phản tác dụng vì chỉ có những khách hàng tương tự mới biểu hiện cùng một nhóm hành vi.

Bạn hãy thử hình dùng rằng, bạn sẽ có năng suất cao hơn với một chiếc lưới hơn là một chiếc cần câu. Do đó, hãy lưu ý về vấn đề quy mô đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn khi bạn đang cố gắng phân loại các hành vi của khách hàng.

Bạn có thể bắt đầu đơn giản bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới có giá trị hơn những khách hàng mà bạn đang có được ngày hôm nay, sau đó bạn tiếp tục đi sâu vào – nhưng không nên đi quá xa.

3. Sử dụng cách tiếp cận phù hợp với từng thời điểm.

Trong khi một số loại mô hình thống kê, chẳng hạn như mô hình phân phối nhị thức phủ định, đã được chứng minh là hiệu quả vì độ chính xác và tính ổn định lâu dài của nó, chúng đòi hỏi sự quan sát khách hàng trong nhiều khoảng thời gian trước khi đưa ra dự báo.

Điều này có thể gây khó khăn cho việc tối ưu hóa giá thầu trong các quảng cáo kỹ thuật số trên các nền tảng thường yêu cầu chỉ số thành công mỗi trong vài ngày.

Để tránh những dự báo sai lầm, bạn cần phải sử dụng đan xen giữa các mô hình học máy và các mô hình ngẫu nhiên truyền thống khác.

Lợi ích và thách thức của các mô hình CLV khác nhau.

4. Luôn tìm kiếm những kiểu khách hàng mới.

Nguồn dữ liệu chính cho các mô hình CLV là dữ liệu của doanh nghiệp của bạn, nhưng nó sẽ có thể bị sai lệch vì nó chỉ dựa trên các loại khách hàng mà bạn đã cố gắng có được trong quá khứ.

Nếu các hoạt động marketing của bạn hướng đến những người mua hàng tức thì, thì những người có khả năng tham gia vào các mối quan hệ lâu dài hơn với thương hiệu có thể không có ý nghĩa trong tập dữ liệu khách hàng của bạn.

Do đó, một phần ngân sách marketing của bạn nên luôn được dành cho việc thăm dò – tìm kiếm và tương tác với những kiểu khách hàng mới, những người có thể là nguồn tăng trưởng lâu dài đáng kể hơn so với những khách hàng hiện tại của bạn.

Nói một cách khác, bạn có thể vẫn chưa tìm thấy được những khách hàng tốt nhất của mình do đó hãy tiếp tục tìm kiếm.

5. Tìm cách thu hút các bộ phận liên quan khác của doanh nghiệp.

Việc áp dụng các mô hình CLV có thể gây ra nhiều khó khăn vì nó làm thay đổi ngân sách, các yếu tố về hiệu suất sẽ được đánh giá chậm hơn và các khoản đầu tư ngắn hạn trước đó cũng cần được xem xét lại.

Bạn không nên cố gắng thực hiện bất kỳ sự thay đổi quy mô lớn nào ở thời điểm ban đầu.

Thay vào đó, hãy tập trung vào việc giúp những người khác hiểu về các số liệu và cách nó có thể áp dụng cho doanh nghiệp. Hãy minh bạch về những gì bạn sẽ có được từ các thử nghiệm và cởi mở về những cách nó có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Suy cho cùng, cái bạn cần là tìm cách tích hợp mô hình CLV vào doanh nghiệp của bạn hơn là thay đổi doanh nghiệp của bạn sao cho phù hợp với CLV.

Do đó, việc để tất cả các nhân viên liên quan, các phòng ban hay các đối tác khác nếu có hiểu được những gì đang và sẽ diễn ra là điều hết sức cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

Cách Gen Y có thể “kiểm soát” Sếp của mình để trở nên thành công hơn

Các quy tắc trong kinh doanh vốn rất khác so với những gì bạn đã học ở gia đình và nhà trường.

Getty Images

Có một sự thật rằng Millennials hay Gen Y, là một thế hệ được nuôi dạy rất khác với các thế hệ cũ của họ. Cha mẹ của họ thường có xu hướng bay bổng hơn, cởi mở hơn và ít có khả năng độc đoán hơn.

Những thứ mà Gen Y được trải nghiệm thường là hướng đến sự thắng lợi hay lợi ích chung thay vì là về “người chiến thắng và kẻ thua cuộc.”

Như một kết quả, Millennials thường có “vấn đề” trong việc hiểu mối quan hệ giữa sếp với nhân viên, họ bị mắc kẹt trong mô hình phân cấp truyền thống vốn đặc trưng cho việc nuôi dạy con cái và học tập trước những năm 1980.

Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người tương đối mới trong thế giới kinh doanh nghĩ rằng thành công ở nơi làm việc phụ thuộc vào khả năng hoàn thành tốt công việc của bạn.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng một phần. Bạn có thể đang làm một công việc tuyệt vời mà sếp của bạn không biết bất cứ điều gì về nó.

Sếp của bạn có thể cho rằng cách tốt nhất để giữ cho bạn hạnh phúc là giao cho bạn nhiều việc hơn, trong khi thực tế là bạn muốn được thăng chức, thay đổi vị trí hoặc nhận được một khoản thưởng tốt hơn.

Cách duy nhất để đảm bảo rằng bạn đạt được những gì bạn muốn từ công việc và có được một số quyền kiểm soát trong sự nghiệp của bạn, là hãy nghĩ về sếp của bạn như một nguồn lực mà bạn phải quản lý một cách chính xác để đạt được những gì bạn muốn.

Với ý nghĩ đó, dưới đây là danh sách các nguyên tắc đơn giản để giúp Millennials có thể vượt qua được những thách thức này.

1. Xây dựng một thông điệp cốt lõi.

Hãy coi bản thân bạn như là một nhóm marketing một người, bạn không ngừng quảng bá và định vị sự đóng góp của bạn với tổ chức – đó có thể là một thông điệp cốt lõi nào đó.

Ví dụ: Thay vì định vị bạn là một “Trưởng bộ phận tuyển dụng”, bạn có thể tự nhận mình là “chuyên gia nội bộ chuyên tuyển dụng các nhân tài hàng đầu”.

Sau đó, bất cứ khi nào bạn hoàn thành tốt một điều gì đó, hãy thông báo nó với sếp của bạn trong một bối cảnh phù hợp với thông điệp đó.

Nếu bạn đang tham gia một cuộc họp liên phòng ban hoặc tổ chức, khi mọi người giới thiệu bản thân, thay vì mô tả bản thân bằng chức danh công việc của bạn (như Chuyên viên Marketing chẳng hạn), bạn có thể mô tả mình là “người luôn tìm cách để thấu hiểu khách hàng của mình từ đó đáp ứng tốt nhất những gì khách hàng cần.”

2. Hãy trung thực với lời của bạn.

Mọi ông chủ đều có thể nghi ngờ rằng nhân viên của họ sẽ không làm theo những gì họ đã cam kết hoặc đang tìm cách để che giấu những thứ gì đó.

Hầu hết các ông chủ đều đối phó với sự nghi ngờ đó bằng cách quản lý vi mô, đây có thể là một nỗi đau lớn đối với bạn và khiến công việc của bạn trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn đang bị quản lý vi mô, có thể là do bạn đang “kiểm soát” sếp của mình không tốt.

Bất cứ khi nào bạn nói với sếp rằng bạn sẽ làm điều gì đó, hãy làm theo những gì mà bạn đã cam kết. Đừng đưa ra những lời hứa hay cam kết mà bạn không thể làm theo, ngay cả khi sếp của bạn muốn bạn làm như vậy.

Hãy thành thật với sếp của bạn về những gì bạn có thể và không thể.

3. Hãy chuẩn bị mọi thứ một cách chi tiết.

Một trong những động thái ngu ngốc nhất mà bạn có thể làm đó là bước vào phòng làm việc của sếp mà không chuẩn bị trước một cách chi tiết và rõ ràng.

Đối với mỗi giờ họp với sếp, bạn nên dành nhiều giờ để đảm bảo rằng mình có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà sếp có thể hỏi.

Hầu hết các sếp sẽ chọn một số khía cạnh nào đó trong công việc của bạn và “đi sâu vào” để đảm bảo rằng kiến ​​thức của bạn đủ tốt về những gì bạn đang làm.

Nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi đó, bạn sẽ mất uy tín ngay lập tức với sếp của mình và có thể bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để giành lại sự tín nhiệm đó.

4. Đừng bao giờ nói (hoặc thậm chí là suy nghĩ), “Em đã nói với Sếp vậy rồi.”

Với tư cách là nhân viên cấp dưới, bạn có nhiệm vụ đưa ra các ý kiến đóng góp trước khi sếp của bạn đưa ra các quyết định cuối cùng.

Nếu bạn nghĩ rằng sếp của bạn đang mắc một sai lầm lớn, bạn nên làm hết khả năng của mình để thuyết phục họ đi theo một hướng khác.

Tuy nhiên – và điều này cũng cực kỳ quan trọng – một khi sếp của bạn đã đưa ra quyết định đó, bạn hãy im lặng và cố gắng hết sức để đảm bảo rằng quyết định đó là đúng.

Không có ông chủ nào muốn nghe – hoặc phải nghe – “Em đã nói với sếp vậy rồi”. Trên thực tế, nếu bạn thậm chí chỉ là ám chỉ điều đó, sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang làm ảnh hưởng xấu đến tổ chức của họ.

Nếu bạn không thể cam kết với các quyết định của sếp như thể đó là quyết định của riêng bạn, bạn nên tìm một công việc và sếp khác.

5. Đừng phàn nàn mà thay vào đó hãy tìm cách giải quyết vấn đề.

Một số người thường cảm thấy rằng họ sẽ tốt hơn khi họ phàn nàn. Họ phàn nàn về vợ, về chồng của họ, về bạn bè của họ. Họ phàn nàn về công việc của họ với người bạn đời của họ. Họ phàn nàn về các đồng nghiệp khác.

Điều đó không sao cả, nhưng bạn nên nhớ rằng, không có ông chủ nào muốn nghe bạn phàn nàn về công việc, khách hàng, đồng nghiệp hay bất cứ điều gì khác cả. Sếp của bạn không phải là nhà trị liệu của bạn.

Phàn nàn với sếp chỉ là cách để bạn trút những cảm xúc tiêu cực của bạn lên họ. Nó có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng lại khiến sếp của bạn cảm thấy vô cùng mất bình tĩnh và khó chịu.

Vì vậy, đừng bao giờ nêu lên vấn đề trừ khi bạn đang tìm kiếm các giải pháp để giải quyết nó. Tốt nhất, bạn nên có sẵn một vài loại giải pháp trong đầu.

6. Hiểu việc là ưu tiên số 1 của bạn.

Đây là điều mà hầu hết các Millennials đều mắc phải. Bạn có thể nghĩ rằng công việc ưu tiên số một của bạn là hoàn thành công việc đúng thời hạn, ngân sách và chất lượng cao nhất đối với bạn.

Nhưng đó là một sai lầm. Sai lầm hoàn toàn. Công việc ưu tiên số một của bạn là làm cho sếp của bạn thành công hơn và thường không có ngoại lệ cho quy tắc này.

Nói một cách rõ hơn, công việc ưu tiên số một của sếp là giúp bạn thành công. Hầu hết các vấn đề và xung đột xảy ra ở nơi làm việc và khiến tổ chức thất bại là do những ưu tiên chính này bị đảo ngược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao những trí thông minh như Jeff Bezos lại xem việc viết lách là cần thiết để thành công

Theo Jeff Bezos, kỹ năng viết lách tốt có thể giúp bạn tư duy tốt hơn, hiểu vấn đề hơn, khả năng ứng dụng tốt hơn và giao tiếp hiệu quả hơn.

Tại sao những trí thông minh như Jeff Bezos lại xem việc viết lách là cần thiết để thành công
Tại sao những trí thông minh như Jeff Bezos lại xem việc viết lách là cần thiết để thành công. Getty Images

Nhiều năm trước, Jeff Bezos đã bắt đầu một công việc thú vị tại Amazon của mình.

Trước khi gặp mặt để thảo luận về một ý tưởng hoặc sản phẩm mới, ông sẽ để các giám đốc điều hành viết một bản ghi nhớ dài sáu trang với cấu trúc tường thuật.

Trong khi một số nhà lãnh đạo sẽ cố gắng viết một bản ghi nhớ tương tự chỉ trong vài giờ, Jeff Bezos cho biết những bản ghi nhớ tốt phải mất ít nhất một tuần để hoàn thành.

Ông từng giải thích: “Những bản ghi nhớ tuyệt vời được viết đi viết lại, chia sẻ với đồng nghiệp, những người được yêu cầu cải thiện công việc, và sau đó dành ra vài ngày để xem và chỉnh sửa lại với một tâm thế mới.”

Khi các cuộc họp diễn ra, Bezos và đội nhóm của ông sẽ ngồi lại với nhau trong im lặng trong khoảng 20 phút đầu tiên để họ dành thời gian đọc các bản ghi nhớ, ghi chú và chuẩn bị thảo luận về nó.

Bản ghi nhớ được viết càng tốt thì chất lượng của cuộc thảo luận sau đó càng cao.

Phương pháp này của Amazon chỉ là một trong số rất nhiều bài học khác có thể thay đổi cách bạn suy nghĩ và giao tiếp.

Dưới đây là những lợi ích chính khi bạn có một kỹ năng viết lách tốt.

Nó làm sáng tỏ các suy nghĩ.

Bạn đã bao giờ trải nghiệm những điều sau đây chưa?

Bạn có một câu hỏi cho đồng nghiệp của mình, nhưng khi bạn hỏi nó, họ không hoàn toàn làm theo.

Bạn cố gắng giải thích nó kỹ hơn, nhưng khi bạn càng làm vậy, bạn càng lúng túng trong lời nói hay cách giao tiếp của mình – bạn phát hiện ra rằng bạn chưa hoàn toàn suy nghĩ thấu đáo cho câu hỏi đó.

Tuy nhiên, nếu bạn viết ra và thử suy nghĩ về câu hỏi của mình thì điều gì sẽ xảy ra.

Bạn có thể:

  • xác định rằng bạn thực sự cần hỏi một câu hỏi hoàn toàn khác.
  • không còn cảm thấy cần thiết phải đặt câu hỏi đó.
  • hoặc đã tự mình tìm ra câu trả lời.

Có một lý do đơn giản cho hiện tượng này.

Viết rõ ràng dẫn đến suy nghĩ cũng rõ ràng và ngược lại.

Nó cải thiện sự hiểu biết, trí nhớ và khả năng áp dụng.

Những Copywriter (người viết Content chủ yếu sử dụng cho Quảng cáo) hay người làm Content Marketing có kinh nghiệm biết rằng một trong những cách tốt nhất để học cách viết một bản copy (nội dung quảng cáo) tuyệt vời là thử viết lại nội dung từ những copywriter tuyệt vời khác.

Quá trình thực hành này giúp bạn tạo ra một phong cách mới của riêng mình trong khi có thể học hỏi và kế thừa từ những thành quả tốt nhất của người khác.

Sở dĩ điều này hiệu quả là vì khi bạn viết, bạn có thể suy nghĩ chậm lại và tư duy được nhiều hơn. Điều này giúp bạn nội tâm hóa những gì bạn đã viết, đồng thời nâng cao kỹ năng của chính bạn.

Nó cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Khi cố gắng viết các câu hỏi của mình, không phải lúc nào bạn cũng tự mình tìm ra được mọi thứ. Nhưng ngoài việc giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn, bài tập này còn giúp bạn đoán trước những câu hỏi mà ai đó có thể hỏi bạn.

Nó cũng cho phép bạn tiến xa hơn từ những gì bạn đã viết, và bạn có thể quay lại sau đó.

Như Bezos đã giải thích, điều này cho phép bạn chỉnh sửa lại “với một tâm trí tươi mới hơn” và có thể giúp bạn làm rõ thêm tư duy của mình.

Cũng bằng cách này, khi bạn đã sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của mình với người khác, bạn đang tạo ra những tiền đề cho một cuộc thảo luận chất lượng cao hơn.

Vì vậy, vào lần tiếp theo bạn sẽ muốn:

  • Học.
  • Hiểu.
  • Nhớ lại.
  • Ứng dụng.
  • Giao tiếp.

Nó sẽ làm cho bạn trở nên tốt hơn – và những người khác cũng tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok ra mắt tuỳ chọn quảng cáo mới cho tất cả các tài khoản doanh nghiệp

Sau một vài tháng thử nghiệm trên các tài khoản được chọn, TikTok chính thức ra mắt tùy chọn quảng cáo ‘Promote’ mới cho tất cả các tài khoản doanh nghiệp.

Sau một vài tháng thử nghiệm trên các tài khoản được chọn, TikTok chính thức ra mắt tùy chọn quảng cáo 'Promote' mới cho tất cả các tài khoản doanh nghiệp. 

Theo TikTok:

“Bắt đầu từ tháng này, tuỳ chọn quảng cáo ‘Promote’ sẽ có sẵn để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn và phát triển cộng đồng của họ bằng các video TikTok.

Với Promote, bạn có thể biến bất kỳ video TikTok tự nhiên nào thành một mẫu quảng cáo ngay trong ứng dụng. Bạn có thể bắt đầu tiếp cận đối tượng mới, lượng người theo dõi mới và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến với website kinh doanh của mình.”

Tùy chọn mới này của TikTk về cơ bản là tương tự như nút ‘Boost’ của Facebook, nó cho phép bạn quảng bá các bài đăng của mình theo một cách tiện lợi nhất.

Khi tùy chọn có sẵn trên tài khoản của bạn, bạn sẽ có thể khởi chạy một chương trình quảng cáo nhanh chóng bằng cách:

1. Chọn video mà bạn muốn quảng cáo – Bạn có thể chọn bất kỳ video nào trên TikTok của riêng mình để quảng cáo. TikTok khuyên bạn nên bắt đầu với một trong những video tự nhiên hoạt động tốt nhất để có thể tiếp cận được nhiều người nhất.

2. Thiết lập quảng cáo của bạn – Chọn mục tiêu cho chiến dịch của bạn (nhiều lượt xem, truy cập website hoặc theo dõi), đặt ngân sách và khoảng thời gian để chạy quảng cáo và chọn đối tượng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận bằng video của mình.

3. Theo dõi các con số – Sau khi quảng cáo của bạn được chấp thuận, bạn có thể kiểm tra xem video của bạn đang hoạt động như thế nào và có bao nhiêu người mới đang tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn!

Bạn sẽ có thể truy cập tùy chọn Promote của TikTok qua biểu tượng ngọn lửa trên mỗi video thông qua menu công cụ dành cho nhà sáng tạo hoặc qua Business Suite.

Quá trình Promote sẽ cho phép bạn chọn từ 3 mục tiêu:

  • Nhiều lượt xem video hơn – Giúp bạn thu hút nhiều người xem video của bạn hơn.
  • Nhiều lượt truy cập website hơn – Giúp nhiều người hơn truy cập website của bạn.
  • Nhiều người theo dõi hơn – Giúp bạn có được nhiều người theo dõi hơn.

Nếu bạn chọn mục tiêu ‘Nhiều lượt truy cập website hơn’, thì bạn sẽ được yêu cầu nhập URL website và chọn nút hành động cho website của mình (ví dụ: “Tìm hiểu thêm”, “Mua ngay” hoặc “Đăng ký”).

Về việc nhắm mục tiêu, bạn có thể chọn ‘Tự động’, nghĩa là TikTok sẽ hiển thị video quảng cáo của bạn cho những người mà nền tảng xác định là có thể sẽ quan tâm đến bạn.

Bạn cũng cần lưu ý rằng Promote  chỉ khả dụng cho các video công khai không sử dụng nhạc được bảo vệ bản quyền. Vì vậy, nếu bạn đang tìm cách bắt kịp xu hướng liên quan đến một bản nhạc nổi tiếng nào đó, bạn sẽ không thể quảng cáo video đó.

Các video quảng cáo sẽ xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của người dùng cùng với nhãn “Được quảng cáo” để biểu thị chúng là một phần của hoạt động quảng cáo.

Trước đây, một số chuyên gia marketing đã khuyến nghị rằng không nên sử dụng tùy chọn ‘Boost’ của Facebook vì tuỳ chọn này vốn bị hạn chế về mặt nhắm mục tiêu và nhiều yếu tố khác.

Tuy nhiên với TikTok thì mọi thứ vẫn còn quá mới để đánh giá. Và khi thuật toán của TikTok đặc biệt tốt trong việc hiển thị những nội dung có liên quan cho mọi người thì tuỳ chọn mới này vẫn có thể là một tiềm năng mới.

Tốt nhất, bạn nên bắt đầu thử nghiệm và rút ra các kết luận cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen