Giá cổ phiếu của Microsoft đã tăng 600% trong nhiệm kỳ của Satya Nadella và hiện tập đoàn này có giá trị vốn hoá thị trường (market cap) hơn 2.000 tỷ USD.
Theo đó, giá trị của Microsoft đã tăng gấp đôi trong thời gian hai năm, một phần bởi nhu cầu đối với các sản phẩm như Microsoft Teams (ứng dụng trò chuyện nhóm) đã tăng trưởng mạnh trong thời gian diễn ra đại dich Covid-19 khi doanh nghiệp ưu tiên làm việc từ xa.
Việc giá cổ phiếu của Microsoft tăng cao phản ánh một doanh nghiệp đang được trẻ hóa, một doanh nghiệp đã nhìn xa hơn hệ điều hành Windows vốn đã thống trị thị trường của mình và tìm kiếm sự tăng trưởng mới trong lĩnh vực điện toán đám mây và M&A.
Giá cổ phiếu của Microsoft đã tăng hơn 600% kể từ khi Satya Nadella thay thế Steve Ballmer để trở thành CEO của công ty này vào năm 2014. (Trong 14 năm giữ chức CEO của Steve Ballmer, giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm 32%.)
Một trong những động thái đầu tiên mà tân CEO Nadella từng tiết lộ là các ứng dụng Office như Word và Excel đã có sẵn trong iOS của Apple và Android của Google, thay vì chỉ giới hạn nó cho các điện thoại thông minh chạy Windows.
Một năm sau, khi Windows 10 ra mắt, nó là một bản cập nhật miễn phí, vốn không giống với bản có trả phí như Windows 7 và Windows 8 trước đây.
Trước khi đảm nhận vị trí CEO, Nadella là nhà lãnh đạo của hệ thống dịch vụ đám mây Azure của Microsoft.
Microsoft dưới thời của Nadella đã trở nên ‘dịu dàng hơn’ và cởi mở hơn trong việc cạnh tranh với các đối thủ ở những thời điểm cần thiết.
Vào ngày 24/6 vừa qua, trong một bài phát biểu, Nadella đã thông báo Windows 11 sẽ hỗ trợ các ứng dụng chạy hệ điều hành Android của Google và cũng đã dành phần cuối của bài thuyết trình để miêu tả Microsoft là một lựa chọn thân thiện hơn cho các nhà phát triển phần mềm so với Apple.
Microsoft của Nadella đã cố gắng tránh phần lớn sự giám sát chống độc quyền, điều mà công ty này từng bất chấp trong quá khứ.
Trong khi đó, Amazon, Apple, Facebook và Google đều phải đối mặt với các áp lực từ các cơ quan quản lý trong những năm gần đây.
Dưới thời của Nadella, ngoài việc phát triển những sản phẩm vốn là thế mạnh của Microsoft, công ty này còn chi hàng chục tỷ đô la cho các thương vụ mua bán sáp nhập định đám (M&A).
Cụ thể, Microsoft đã chi hơn 45 tỷ USD để mua lại các công ty bao gồm mạng xã hội chuyên nghiệp số 1 thế giới LinkedIn, nhà phát triển trò chơi điện tử video Mojang và Zenimax, và cả dịch vụ lưu trữ mã code GitHub.
Microsoft là một trong những công ty đầu tiên vượt mức định giá 1.000 tỷ USD vào tháng 4 năm 2019. Không lâu trước đó, Microsoft cũng đã giành lại danh hiệu công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới, mặc dù ngày nay vị trí này đã lại thuộc về Apple.
Amazon và công ty mẹ của Google, Alphabet hiện cũng đều có giá trị hơn 1.000 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về sức mạnh của content marketing dựa trên sản phẩm để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng và chuyển đổi tự nhiên.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc nhận ra tiềm năng kinh doanh, tìm ra nội dung lõi và cách bạn có thể biến các vấn đề của khách hàng trở thành trọng tâm của chiến lược content marketing của mình.
Lợi ích của chiến lược tiếp cận này:
Định vị công cụ hoặc phần mềm của bạn là giải pháp không thể thay thế cho các vấn đề của khách hàng.
‘Giáo dục’ khách hàng tiềm năng về cách sử dụng công cụ của bạn và những lợi ích mà họ có thể mong đợi.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mới khi cải thiện được mức độ nhận thức và hiểu biết của người dùng.
Cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng khi bạn hướng dẫn được người dùng hiện tại về cách họ có thể sử dụng các công cụ của bạn một cách sáng tạo.
Hiểu về tăng trưởng được dẫn dắt bởi sản phẩm.
Tăng trưởng được dẫn dắt hay dựa trên sản phẩm (Product-led growth) là chiến lược tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng mới bằng cách tập trung vào sản phẩm của bạn.
Sự tăng trưởng này của bạn đến từ việc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn (và nói về sản phẩm đó) chứ không phải từ lượt tải xuống một cuốn ebook miễn phí hay xem một trang nội dung đơn thuần nào đó.
Thay vì tập trung vào ba giai đoạn của phễu bán hàng (ToFu, MoFu, BoFu), bạn sẽ tập trung vào tiềm năng kinh doanh của từng hoạt động marketing.
Đó là một cách tiếp cận hiệu quả mà các công ty nổi tiếng với chiến lược tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã dùng như: Slack, Dropbox, Typeform, MailChimp và Loom.
Product-led content marketing (Tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm) nằm ở giao điểm của content marketing (tiếp thị nội dung), phát triển sản phẩm và thành công của khách hàng.
“Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh. Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là ‘Điểm tiềm năng kinh doanh’ (Business Potential Score).
Chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu đến các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề đó”.
Ba cấp độ của ‘điểm tiềm năng kinh doanh’ là:
Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.
Các bước thực hiện chiến lược tiếp cận Product-Led Content Marketing.
Quá trình này được diễn ra trong 5 bước sau:
Nghiên cứu vấn đề.
Xác định nội dung lõi.
Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).
1. Bắt đầu với việc nghiên cứu vấn đề.
Sản phẩm của bạn tồn tại bởi vì nó đang giải quyết một vấn đề nào đó trong thị trường mục tiêu của bạn.
Vì vậy, hành trình khách hàng của khách hàng của bạn cũng luôn bắt đầu từ đó: Là vấn đề của họ.
Hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ nhận thức được vấn đề của họ đang gặp phải.
Khi bắt đầu nghiên cứu, họ chuyển từ giai đoạn nhận thức về vấn đề sang nhận thức về giải pháp và cuối cùng là nhận thức về sản phẩm với thương hiệu cụ thể.
Để bắt đầu với cách làm marketing dựa trên sản phẩm, bạn hãy suy nghĩ về các vấn đề mà khách hàng của bạn đang hoặc có thể gặp phải.
Có một số kỹ thuật khác nhau có thể giúp bạn làm được điều này:
SEO: Thực hiện nghiên cứu từ khóa và xác định khối lượng tìm kiếm như là một điểm đại diện cho sự quan tâm trên thị trường.
Tập trung vào khách hàng: Phỏng vấn khách hàng của bạn để tìm ra các vấn đề chung.
Ở giai đoạn này của quá trình, mọi ý tưởng đều là một ý tưởng tốt. Chúng ta nên muốn thu thập càng nhiều ý tưởng nội dung càng tốt mà không cần phải lọc quá nhiều.
2. Xác định cốt lõi nội dung (Content Core) của bạn.
Thuật ngữ “cốt lõi nội dung” được đặt ra bởi Garrett Moon từ Coschedule (một công cụ chuyên về lập lịch nội dung trên phương tiên truyền thông mạng xã hội).
Khái niệm này tập trung vào việc kết nối ý tưởng nội dung của bạn với các định vị giá trị của doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.
“Cốt lõi nội dung của bạn kết nối các dấu chấm giữa những gì khách hàng của bạn quan tâm và những gì bạn phải cung cấp cho họ. Những gì ‘khách hàng’ của bạn quan tâm, chứ không phải những gì ‘khán giả’ của bạn quan tâm”.
Có một sự khác biệt ở đây bạn cần lưu ý. Bởi vì nếu bạn thực sự muốn tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi lưu lượng truy cập của mình, bạn phải hiểu sâu sắc về những khách hàng đã trả tiền cho bạn chứ không phải chỉ là người đọc nội dung của bạn.
Hãy viết ra các tính năng và điểm giá trị (USP) cho sản phẩm của bạn.
Và tìm hiểu xem liệu có cách nào để đưa các đặc điểm và điểm giá trị khác biệt đó vào bài viết một cách tự nhiên không?
3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
Đối với bước này, bạn hãy tập trung vào những bài viết mà bạn đã chọn cho lõi nội dung (content core) của mình.
Hãy nhớ lại quy mô tiềm năng kinh doanh từ Ahrefs?
Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.
Đối với mỗi ý tưởng, hãy chọn tầm quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ của riêng bạn.
Hãy tách những ý tưởng nội dung mà sản phẩm của bạn là sản phẩm không thể thay thế được với những ý tưởng mà sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề.
Về cơ bản, đây là chúng ta đang tinh chỉnh cốt lõi nội dung của mình và ưu tiên lịch nội dung của mình khi xuất bản.
Ưu tiên hàng đầu của chúng ta vẫn sẽ là những ưu tiên mà sản phẩm hay dịch vụ của mình là giải pháp duy nhất và không thể thay thế cho vấn đề mà khách hàng đang đối mặt.
4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
Khi phác thảo nội dung cho khách hàng của mình, bạn nên bao gồm các thông tin sau:
Những từ khoá chính và hỗ trợ.
Loại nội dung và độ dài ước tính của bài viết (số từ).
Đề xuất tiêu đề.
Đề xuất liên kết nội bộ (Internal link).
Đối với một bài viết về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn sẽ muốn tập trung vào cách đưa sản phẩm của mình vào các câu chuyện.
Điều này được thực hiện tốt nhất bằng cách tinh chỉnh dàn bài các tiêu đề của bạn.
Dưới đây là một vài lời khuyên bạn có thể tham khảo:
Khi cần đưa ra ví dụ, hãy đảm bảo nó phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
Khi giải thích một nguyên tắc hoặc khái niệm, hãy luôn thêm một trường hợp sử dụng cụ thể có liên quan đến khách hàng của bạn.
Khi tạo quy trình từng bước (sử dụng sản phẩm), hãy đảm bảo thêm ảnh chụp màn hình, video và ví dụ về cách khách hàng có thể thực hiện điều này bằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Đảm bảo rằng bạn không nên sử dụng hay điều hướng nội dung sang việc bán hàng khi thực hiện việc này.
Đây không phải là trang bán hàng của bạn và bài viết phải đáp ứng được mục đích tìm kiếm và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
Nội dung về việc mua hàng không phải là những gì khách hàng đang tìm kiếm ở đây.
5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).
Nội dung được viết dựa trên sản phẩm là cơ hội tuyệt vời cho các CTA nội tuyến (in-line CTAs/native advertising) phát huy tác dụng.
Đảm bảo rằng các bài viết của bạn nên có ít nhất một CTA nội tuyến hoặc pop-up hoặc các nút sau đoạn đầu tiên và cuối cùng của bài viết.
Những CTA này phải luôn dẫn đến sản phẩm của bạn và bạn cũng cần đảm bảo rằng các tính năng hoặc sản phẩm bạn dẫn khách hàng đến phải phù hợp với những gì bạn đã nói.
Hãy quay lại một ví dụ của Ahrefs.
Trong bài viết nghiên cứu từ khóa của họ, Ahrefs đã sử dụng CTA để liên kết đến tính năng “Trình khám phá từ khóa” trong bộ sản phẩm của họ thay vì là trang bán hàng.
Bạn cũng nên làm như vậy, chỉ nên điều hướng khách hàng của mình đến những trang với từng giai đoạn phù hợp trong hành trình tìm kiếm thông tin của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ông Vinay Goel, Giám đốc Kỹ thuật về quyền riêng tư tại Chrome, cho biết: “Chúng tôi cần thêm thời gian trong toàn hệ sinh thái để thực hiện đúng điều này.”
Theo đó, Google đã đẩy lùi thời gian chặn cookies (dữ liệu thu thập thông qua trình duyệt web) của bên thứ ba (third-party) trong Chrome.
Ông Vinay Goel, Giám đốc kỹ thuật về quyền riêng tư của trình duyệt Chrome cho biết: “Mặc dù có những tiến bộ đáng kể với sáng kiến này, nhưng rõ ràng là chúng tôi cần thêm thời gian trong toàn bộ hệ sinh thái để có thể thực hiện đúng.”
Việc trì hoãn này sẽ cho phép cộng đồng quản trị web có thêm thời gian để thảo luận về chủ đề này, cho phép các cơ quan quản lý hiểu và cung cấp thông tin đầu vào cũng như để các nhà quảng cáo từ từ điều chỉnh dịch vụ của họ.
Lịch trình mới của Google.
Ông Goel nói:
“Tùy thuộc vào quá trình đàm phán của chúng tôi với ‘Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường’ (CMA) của Vương quốc Anh và các cam kết mà chúng tôi đã đưa ra, Chrome sau đó có thể loại bỏ cookies của bên thứ ba trong khoảng thời gian là ba tháng, bắt đầu từ giữa năm 2023 và kết thúc vào cuối năm 2023.”
Quy trình phát triển công khai của Google trước khi ra mắt cho phép công chúng và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ‘giám sát’ quy trình ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba:
Thảo luận: Các công nghệ và nguyên mẫu (prototypes) của chúng được thảo luận trên các diễn đàn như GitHub hoặc W3C (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chính thức cho website).
Thử nghiệm: Các công nghệ được kiểm tra nghiêm ngặt trong Chrome thông qua nhiều thử nghiệm tiềm năng, thể hiện tính minh bạch và phản hồi xuyên suốt.
Sẵn sàng để áp dụng: Khi quá trình phát triển hoàn tất, các công nghệ thành công đã sẵn sàng được sử dụng trên quy mô lớn. Chúng sẽ được khởi chạy trong Chrome và sẵn sàng để sử dụng với quy mô lớn trên các nền tảng web.
Từ đó, nếu các giải pháp sau thử nghiệm vượt qua được các cam kết mà Google đã thực hiện với CMS (các hệ thống quản trị nội dung), thì quá trình triển khai sẽ bắt đầu:
Giai đoạn 1 (Bắt đầu từ cuối năm 2022): Sau khi quá trình thử nghiệm hoàn tất và các API được khởi chạy trong Chrome, chúng tôi sẽ thông báo bắt đầu giai đoạn 1. Trong giai đoạn 1, nhà xuất bản (publisher) và nhà quảng cáo (advertiser) sẽ có thời gian để cập nhật dịch vụ của họ. Chúng tôi dự kiến giai đoạn này sẽ kéo dài trong 09 tháng và chúng tôi sẽ theo dõi việc áp dụng và phản hồi một cách cẩn thận trước khi chuyển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 (Bắt đầu từ giữa năm 2023): Chrome sẽ ngừng hỗ trợ cookies của bên thứ ba (third-party cookies) trong khoảng thời gian 03 tháng, kết thúc vào cuối năm 2023.
Nhiều nhà quảng cáo đã thực sự lo lắng về việc triển khai cập nhật này của Google và việc chặn cookies của bên thứ ba cũng có ý nghĩa như thế nào đối với các chỉ số và lượng khách hàng của họ.
Hơn bao giờ hết, sự trì hoãn này của Google là cơ hội để các nhà quảng cáo nói riêng, người làm marketing nói chung và cả doanh nghiệp cần xem xét lại toàn bộ chiến lược sắp tới của họ, đặc biệt là tính đến phương án sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất (first-party).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Social Media Manager hay nhà quản lý các nền tảng Social Media hiện đại đòi hỏi phải là một người có khả năng tổng quát sâu sắc, có sức thu hút, khả năng đàm phán, kỹ năng viết quảng cáo và xây dựng cộng đồng tuyệt vời.
Ngày nay, tiếp thị truyền thông mạng xã hội (social media marketing) đóng một vai trò quan trọng trong các nhóm marketing nội bộ (internal marketing) tại các công ty khởi nghiệp cũng như tại các doanh nghiệp thuộc Fortune 500.
* Fortune 500 là tập hợp 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ được xếp hạng bởi tổng doanh thu của các năm tài chính tương ứng do tạp chí Fortune bình chọn.
Phương tiện truyền thông mạng xã hội hiện đại không chỉ đơn thuần là xuất bản nội dung trên blog của doanh nghiệp, đẩy nội dung đó lên các nền tảng mạng xã hội và sau đó mọi người nhấp vào nội dung đó để trỏ về website và đọc nó.
Phương tiện truyền thông mạng xã hội hiện đại đòi hỏi một người có khả năng tổng quát sâu sắc, có sức thu hút và khả năng đàm phán, có kỹ năng viết quảng cáo và xây dựng cộng đồng tuyệt vời.
Social Media Manager là thế hệ kế cận của CMO.
Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo marketing ngày nay cũng đã nghĩ rằng các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội (social media manager) hiện tại sẽ là các giám đốc marketing (CMO) của ngày mai.
Ông Matthew Kobach, Giám đốc tiếp thị nội dung tại Fast cho biết:
“Các chuyên gia truyền thông mạng xã hội hiểu rất rõ những điều sau đây về công ty của bạn: tiếp thị (marketing), truyền thông (communications), thương hiệu (brand), xu hướng ngành (industry trend), dịch vụ khách hàng (CS), sáng tạo (Creative), cách xây dựng và nuôi dưỡng những người ủng hộ thương hiệu (brand advocates). Họ xứng đáng là những thế hệ giám đốc marketing (CMO) kế cận của doanh nghiệp.”
Bà Amanda Goetz, cựu Phó Chủ tịch phụ trách Marketing tại The Knot cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm này:
“Tôi không thể tin rằng mọi người vẫn coi mạng xã hội như một ‘kênh’ hoặc ‘một thứ gì đó bên lề’, Social Media Manager nên là thế hệ CMO trong tương lai. Họ hiểu insight về người dùng, định vị và tiếp thị thương hiệu (brand marketing).”
Nếu bạn muốn thương hiệu của bạn nổi bật hơn trên mạng xã hội và bắt đầu có được những insights tốt nhất về người tiêu dùng, bạn cần phải có ngay một nhà quản lý truyền thông mạng xã hội chuyên nghiệp.
Dưới đây là những kỹ năng mà bạn cần tìm kiếm từ họ:
Chiến lược sáng tạo và khả năng đánh giá kênh.
Các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội nên là điểm giao nhau giữa marketing và sáng tạo trong tổ chức. Đối với nhiều công ty khởi nghiệp, các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội vừa đóng vai trò là động cơ marketing vừa là cửa ngõ của sự sáng tạo.
Họ phải tìm ra cách kể lại những câu chuyện của thương hiệu trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau theo những cách hấp dẫn và phù hợp nhất có thể.
Để tạo ra thứ gì đó hấp dẫn, những nhà marketer này phải tạo ra thứ mà mọi người trên các nền tảng đó quan tâm và tương tác.
Họ cũng cần có chiến lược sáng tạo tuyệt vời để biến điều đó thành hiện thực, bao gồm cả tài sản sáng tạo, quản lý sản xuất nội dung, cũng như các kỹ năng phân tích cần thiết để đánh giá khả năng hay mức độ hiệu quả của từng kênh.
Kỹ năng viết nội dung dạng ngắn (short-form content) và kể chuyện (storytelling).
Viết nội dung quảng cáo là một trong những kỹ năng hàng đầu đối với bất kỳ người làm marketing nào nói chung và các nhà quản lý mạng xã hội nói riêng.
Bạn phải có khả năng kể những câu chuyện ngắn một cách thu hút và hay nhất để gây sự chú ý của mọi người một cách nhanh nhất có thể.
Quản lý cộng đồng (Community management).
Tại hầu hết các doanh nghiệp, những người quản lý các phương tiện truyền thông mạng xã hội phải chăm sóc và phát triển cộng đồng của thương hiệu.
Họ phải giỏi trong việc xử lý các phản hồi từ các nguồn thông tin bên trong lẫn bên ngoài.
Ngoài ra, họ cần có hiểu biết đủ vững chắc về quản lý mối quan hệ, cụ thể là khi họ xây dựng khả năng hiện diện của thương hiệu, họ cần tương tác với rất nhiều bên liên quan, chẳng hạn như những người có ảnh hưởng (KOL). Tất cả công việc này đòi hỏi khả năng lắng nghe một cách nhất quán và liên tục trên nhiều kênh khác nhau.
Kỹ năng giao tiếp nội bộ.
Việc xây dựng một cộng đồng trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau cần có thời gian.
Đây không phải là một chiến thuật có thể thực hiện một sớm một chiều.
Vì vậy, các nhà tiếp thị truyền thông mạng xã hội cũng phải xuất sắc trong giao tiếp nội bộ, phân tích dữ liệu và báo cáo để duy trì công việc của họ.
Họ phải trở thành chuyên gia phân tích và báo cáo dữ liệu, sau đó chuyển đổi những dữ liệu đó thành chiến lược và niềm tin cho đội ngũ nội bộ của họ.
Làm được những điều trên, các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội sẽ sớm là những ‘C-suite’.
Kết hợp tất cả những kỹ năng và chuyên môn nói trên, các nhà quản lý các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẽ sớm có một chỗ đứng vững chắc trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp.
Họ xứng đáng vì họ là những người luôn làm việc chăm chỉ để hiểu thương hiệu và truyền đạt thương hiệu đó ra thế giới theo những cách có thể xây dựng lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp, điều cốt lõi mà một doanh nghiệp cần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từ sai lầm gây tổn tại không nhỏ đến danh tiếng thương hiệu của Mercedes-Benz tại thị trường Trung Quốc, tên doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn có thể quan trọng hơn bạn nghĩ. Dưới đây là cách bạn có thể hạn chế những rủi ro đó.
Đặt tên cho một doanh nghiệp không giống như đặt tên cho một đứa trẻ. Nhưng nó gợi lên một cảm giác tương tự.
Đây là di sản còn lại của bạn và nếu mọi thứ suôn sẻ: một doanh nghiệp có thể tồn tại lâu hơn bạn rất nhiều, nó sẽ có sự đổi mới, có những dịch vụ hỗ trợ và nhân viên mới trong nhiều thập kỷ tới.
Vậy nên bạn sẽ muốn đảm bảo chọn một cái tên xứng đáng với sự trường tồn lâu dài của doanh nghiệp của bạn chứ?
Trên hết, tên doanh nghiệp hay thương hiệu có thể ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp của bạn có tăng trưởng đến những đỉnh cao ấn tượng hay không, có thể thống trị thị trường hay không hay liệu nó sẽ trở nên mờ nhạt dần theo thời gian kể từ khi nó ra mắt.
Đó là một quá trình khó khăn – và không có nhiều chỗ để bạn có thể sai lầm.
Tại sao tên doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn lại quan trọng.
Tên doanh nghiệp của bạn sẽ có tác động đáng kể đến sự thành công của doanh nghiệp bạn theo một số cách khác nhau:
Những ấn tượng đầu tiên. Mọi người sẽ nghĩ gì khi họ nghe cái tên này hoặc nhìn thấy nó được viết lần đầu tiên? Điều này sẽ bắt đầu mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng, vì vậy bạn không nên xem nhẹ nó.
Ký ức và mối quan hệ. Lý tưởng nhất là tên doanh nghiệp của bạn sẽ khó quên. Nếu nó đủ độc đáo, hấp dẫn và thú vị, khách hàng của bạn sẽ có nhiều khả năng nhớ đến nó, nói về nó và tương tác với thương hiệu nhiều hơn.
Tính sẵn có và hợp pháp. Bạn có thể có ý tưởng cho một tên doanh nghiệp phù hợp, thú vị và cực kỳ dễ nhớ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một số doanh nghiệp khác cũng đã có tên tương tự? Chọn sai hay trùng tên doanh nghiệp có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn đến pháp lý sau này. Nên hãy cẩn thận.
Marketing và quảng cáo. Một số tên doanh nghiệp thuận lợi hơn cho các mục đích tiếp thị và quảng cáo hơn những cái tên khác. Chọn một tên doanh nghiệp mạnh có thể làm cho tất cả các chiến lược marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn – đặc biệt là trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và digital marketing.
Vậy, đâu là những trở ngại chính trong việc đăt tên doanh nghiệp của bạn?
Tìm cảm hứng.
Mọi thứ bắt đầu với việc tìm kiếm nguồn cảm hứng. Bạn có thể biết doanh nghiệp của mình kinh doanh gì, nhưng làm thế nào bạn có thể chọn một cái tên hoàn toàn bao hàm ý đồ kinh doanh của bạn?
Có rất nhiều cách để bạn có thể bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xem xét các doanh nghiệp khác và nghiên cứu những cái tên đã tỏ ra hiệu quả nhất, dễ nhớ nhất.
Từ đó, bạn có thể lấy cảm hứng cho riêng mình. Việc xem xét các tên gọi trong các ngôn ngữ khác nhau, lịch sử, khoa học… và thông tin từ các chủ đề khác nhau có thể giúp bạn nắm bắt các ý tưởng phức tạp một cách ngắn gọn hơn.
Đối phó với sự cạnh tranh.
Bạn cũng sẽ phải tìm cách đối phó với những đối thủ cạnh tranh. Khi bạn lóe lên cảm hứng cho một cái tên nào đó có thể hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp của bạn, thì có khả năng một số doanh nghiệp khác trong ngành của bạn đã làm tốt hơn bạn.
Tuy nhiên, có rất nhiều công cụ giúp bạn xác định các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các hạn chế về mặt bản quyền.
Một tìm kiếm đơn giản trên Google là tất cả những gì bạn cần để kiểm tra xem ‘cái tên lý tưởng’ của bạn đã tồn tại hay chưa; bạn cũng có thể tìm kiếm các công ty đăng ký tên miền để xem liệu tên miền hiện có đang được sử dụng hay không.
Tính toán đến yếu tố mở rộng trong tương lai của doanh nghiệp.
Bạn có thể nghĩ ra một cái tên phù hợp với doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn ở thời điểm hiện tại.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu công ty của bạn mở rộng và bắt đầu phục vụ ở một thị trường hoàn toàn khác?
Thật khó để biết trước được những gì mà doanh nghiệp của bạn trong tương lai sẽ có, vì vậy bạn sẽ cần chọn một cái tên đủ linh hoạt để nó có thể trở nên phù hợp hơn khi doanh nghiệp của bạn mở rộng.
Khắc phục các sự cố dịch thuật.
Một cái tên nghe có vẻ rất hay bằng ‘tiếng mẹ đẻ’ của bạn không có nghĩa là nó cũng sẽ hiệu quả trên quy mô toàn cầu. Nếu doanh nghiệp của bạn có liên quan đến các yếu tố quốc tế, bạn sẽ cần cẩn thận trong việc dịch thuật tên gọi ở các ngôn ngữ khác nhau.
Nếu không, bạn có thể lặp lại sai lầm nghiêm trọng của thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới từng phạm phải, Mercedes-Benz.
Khi Mercedes-Benz thâm nhập thị trường Trung Quốc, họ đã cố gắng marketing thương hiệu của mình là “Bensi” để phù hợp hơn với ngôn ngữ của Trung Quốc – nhưng họ lại không nhận ra rằng “Bensi” trong tiếng Trung Quốc được dịch ra là “vội vã chết”.
Trước đó hãng xe Ford cũng đã gặp phải một bê bối tương tự trong việc dịch thuật tên gọi.
Quyết định các yếu tố về phong cách.
Khi bạn đã có một tên gọi doanh nghiệp hay thương hiệu ban đầu, thú vị và phù hợp, bạn vẫn cần đưa ra một số quyết định nhỏ hơn liên quan đến nó. Dưới đây là một số ví dụ:
Viết hoa. Có phải thương hiệu của bạn sẽ luôn được viết hoa không? Hay luôn viết thường? Những thay đổi này sẽ có tác dụng gì đối với đối tượng mục tiêu của bạn?
Từ viết tắt và biệt hiệu. Bạn có thể biến tên công ty của bạn thành một từ viết tắt hoặc rút ngắn nó theo bất kỳ cách nào không? Điều này có lợi cho bạn không?
Chấm câu. Bạn có bao gồm việc sử dụng bất kỳ dấu câu nào không?
Để có thể chọn được những cái tên hay thông tin phù hợp nhất, bạn có thể dành vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để rút gọn hay sửa đổi danh sách những cái tên tiềm năng, thực hiện những nghiên cứu cần thiết và đi đến quyết định cuối cùng.
Hãy mang lại cho doanh nghiệp của bạn một khởi đầu tốt nhất có thể – với một cái tên đủ tốt và sẽ tồn tại mãi mãi về sau này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Brave Search, công cụ tìm kiếm được xem là đối thủ trực tiếp với gã khổng lồ Google hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm công khai.
Brave, nhà sản xuất trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư Brave, đã chính thức ra mắt công cụ tìm kiếm mới trong phiên bản beta công khai toàn cầu, theo TechCrunch.
Công cụ tìm kiếm Brave Search là gì?
Brave Search, cũng giống như trình duyệt của nó, được coi là một giải pháp tìm kiếm thay thế cho Google, tập trung vào quyền riêng tư và minh bạch, công cụ không biến người dùng thành các mục tiêu được khai thác để quảng cáo.
Nó cũng không phụ thuộc vào kết quả của Google – Brave Search sử dụng chỉ mục độc lập (index) của riêng mình trên các nền tảng web.
Việc sử dụng một chỉ mục hoàn toàn khác là một vấn đề lớn. Google rõ ràng là thống trị không gian tìm kiếm và ngay cả các lựa chọn tìm kiếm thay thế khác tập trung vào quyền riêng tư như DuckDuckGo cũng dựa vào sự kết hợp của các kết quả từ các chỉ mục lớn hơn như Bing của Microsoft và các trình thu thập dữ liệu web của riêng họ.
Tuy nhiên, Brave tuyên bố rằng công cụ tìm kiếm của họ sẽ mặc định cho các kết quả của chính nó.
Để đo lường mức độ độc lập mà Brave đã tuyên bố, công cụ này cũng đã bao gồm một “chỉ số độc lập trong tìm kiếm” mà bạn có thể thấy bất cứ lúc nào thông qua menu ở góc trên cùng bên phải của Brave Search.
Sau khi tìm kiếm đủ, Brave có thể tính toán phần trăm “độc lập kết quả” cá nhân của bạn là bao nhiêu và cũng hiển thị phần trăm độc lập kết quả toàn cầu cho tất cả người dùng Brave Search.
Ở thời điểm hiện tại, đây rõ ràng chưa phải là chỉ số tốt nhất, nhưng Brave xem nó như một lời hứa rằng nó sẽ ngày càng độc lập hơn theo thời gian.
Song song với mức độ đôc lập của mình, Brave cũng nói rằng họ sẽ không theo dõi hoặc lập hồ sơ người dùng và tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng “các phương pháp hoặc thuật toán bí mật để làm sai lệch kết quả tìm kiếm”.
Trước đây, trong một thông cáo báo chí, Brave cũng từng giải thích công cụ tìm kiếm của nó khác với các công cụ tìm kiếm được phát triển bởi “Big Tech” ở chỗ:
“Về cơ bản, gần như tất cả các công cụ tìm kiếm ngày nay đều được xây dựng bởi hoặc dựa vào kết quả từ các Big Tech (Google, Facebook, Amazon…)
Ngược lại, công cụ tìm kiếm của Tailcat được xây dựng dựa trên một chỉ mục hoàn toàn độc lập, có khả năng cung cấp nội dung chất lượng mà mọi người mong đợi, nhưng không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của họ.
Tailcat không thu thập địa chỉ IP hoặc sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân để cải thiện kết quả tìm kiếm ”.
Mô hình tìm kiếm của Brave Search sẽ cho phép người dùng:
Tạo bộ quy tắc và bộ lọc … để xác định không gian hay phạm vi mà công cụ tìm kiếm có thể lấy kết quả từ đó.
Thay vì một thuật toán xếp hạng duy nhất, Brave có thể có nhiều thuật toán xếp hạng nếu cần, điều này nhằm khắc phục các thành kiến hoặc sự thiên vị mà một tác nhân duy nhất (công cụ tìm kiếm) có thể ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.
Brave đang có kế hoạch đặt công cụ tìm kiếm Brave Search trở thành công cụ mặc định cho trình duyệt của mình vào cuối năm nay.
Phiên bản beta công khai của Brave Search hiện đã có sẵn dành cho máy tính để bàn, Android và iOS tại search.brave.com.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok đang tìm nhiều cách hơn để giúp các thương hiệu thu thập thêm thông tin chi tiết về hiệu suất của thương hiệu và các nỗ lực marketing của họ.
Bằng cách thêm tùy chọn Brand Lift mới, TikTok cho phép các doanh nghiệp có thể thăm dò ý kiến của người dùng TikTok thông qua các chiến dịch quảng cáo.
Theo giải thích của TikTok:
“Brand Lift (tuỳ chọn nghiên cứu phát triển thương hiệu trên TikTok) cung cấp cho các thương hiệu một cách tiếp cận mới mẻ hơn đối với việc đo lường và tối ưu hóa thương hiệu so với các phương pháp truyền thống vốn có.
Về bản chất, Brand Lift của TikTok là một trải nghiệm thăm dò được thực hiện trong nguồn cấp dữ liệu, với âm nhạc và đồ họa chuyển động, điều mà người dùng đã biết và yêu thích khi nói đến TikTok.”
Các tùy chọn tương tự hiện cũng có sẵn trên Twitter và Facebook, nó cung cấp một phương thức để thương hiệu có thể hiểu rõ hơn về tác động của các nỗ lực marketing và quảng cáo đến thương hiệu cũng như cách chúng liên quan đến khả năng ghi nhớ quảng cáo, yêu thích, tương tác và hơn thế nữa với thương hiệu.
TikTok cũng nói thêm rằng người dùng sẽ được yêu cầu trả lời một trong bốn câu hỏi do các nhà quảng cáo đặt ra “theo một cách tự nhiên nhất” – trong nguồn cấp dữ liệu trên trang ‘For You'”.
Ngoài ra, TikTok cũng đã thông báo rằng họ sẽ hợp tác với công ty nghiên cứu Kantar trong việc thu thập, phân tích và đo lường dữ liệu với vai trò là bên thứ ba (third-party).
“Khi chúng tôi tiếp tục tăng trưởng và mở rộng quy mô, việc cung cấp cho các nhà quảng cáo các tuỳ chọn để hiểu đầy đủ những giá trị của các chiến dịch quảng cáo của họ trên TikTok là sứ mệnh của chúng tôi.”
Brand Lift có thể là một cách tuyệt vời để đo lường tác động thực sự của các nỗ lực marketing của bạn, điều này có thể đặc biệt có giá trị hơn trên TikTok.
Ví dụ: Bạn khó có thể biết liệu thương hiệu của bạn đang được khen ngợi hay bị chế giễu trên nền tảng, tuy nhiên khi bạn sử dụng Brand Lift, TikTok sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết hơn về vấn đề đó, từ đó giúp bạn tinh chỉnh và cải thiện các phương pháp tiếp cận của mình.
Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về các cơ hội và tối đa hóa cách tiếp cận của mình, thì báo cáo của Brand Lift cũng có thể cung cấp cho bạn những thông tin đó.
Tuỳ chọn mới này của TikTok sẽ sớm được có sẵn trong tài khoản đối tác quảng cáo TikTok của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giá trị cổ phiếu tăng vọt giúp Kim Beom-su, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Kakao trở thành người giàu nhất Hàn Quốc, qua mặt cả thái tử Samsung Lee Jae-yong.
Tính đến ngày 22/6, cổ phiếu công ty công nghệ Kakao đã tăng hơn 110% trong năm 2021, giúp tài sản của nhà sáng lập Kim Beom-su tăng thêm 5,6 tỷ USD.
Nhờ đó, theo tính toán độc lập của cả tạp chí Forbes và tờ Bloomberg, Kim Beom-su đã trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản khoảng 16,3 tỷ USD.
Xếp sau Kim Beom-su là Seo Jung-jin (13,2 tỷ USD), đồng sáng lập hãng dược phẩm Celltrion và thái tử Lee Jae-yong (12,2 tỷ USD), người thừa kế đời thứ ba của tập đoàn Samsung.
Ông Kim Beom-su, 55 tuổi, là con thứ ba trong một gia đình nghèo năm anh em, có bố làm công nhân và mẹ là phục vụ khách sạn.
Thời trẻ, ông có 5 năm làm việc ở bộ phận IT của Samsung trước khi lập ra Hangame, một nhà phát triển game nổi tiếng mà sau đó sáp nhập với ‘gã khổng lồ’ tìm kiếm Naver.
Năm 2010, ở tuổi 44, Kim Beom-su lập ra Kakao và ứng dụng nhắn tin KakaoTalk đã nhanh chóng vươn mình trở thành nền tảng dịch vụ di động số một Hàn Quốc.
Điều này biến Kakao trở thành tập đoàn lớn mạnh sáng ngang với các chaebol như Samsung, Hyundai, SK hay LG, tức những tập đoàn gia đình khổng lồ của Hàn Quốc.
Mảng kinh doanh số của Kakao đã rất thuận lợi trước khi Covid-19 bùng phát và càng thuận lợi hơn trong mùa dịch. Dịch vụ KakaoTalk hiện có 45 triệu người dùng và chiếm 95% thị phần ở Hàn Quốc, theo Counterpoint Research.
Kakao hiện còn đang kinh doanh quảng cáo, thương mại điện tử, bản đồ trực tuyến, game và dịch vụ tài chính. Công ty còn có thêm webtoon, một dạng truyện tranh cuốn chiếu xuất bản trên mạng rất được ưa chuộng không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên thế giới.
Mở rộng sang mảng tài chính, Kakao Pay hiện đang hợp tác với Ant Group của Alibaba để cải tiến công nghệ QR, nhận dạng khuôn mặt và nền tảng thanh toán.
Một mảng kinh doanh khác là Kakao Games đã gọi được vốn 320 triệu USD sau khi lên sàn vào tháng 9/2020. Tháng tới, Kakao tiếp tục kỳ vọng thu về 1,8 tỷ USD khi Kakao Bank mở bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).
Mảnh đất tiếp theo mà Kakao nhắm tới là B2B2C (doanh nghiệp tới doanh nghiệp tới khách hàng) như dịch vụ đám mây của Amazon hay Microsoft.
Công ty cũng có ý định mở rộng sang lĩnh vực giải trí với Kakao Entertainment và vận tải với Kakao Mobility. Cả hai dự kiến IPO vào năm sau.
Mục đích cuối cùng của Kakao sau khi thâu tóm và sáp nhập hơn 100 công ty khác nhau chính là tạo ra một hệ sinh thái, siêu ứng dụng giống như WeChat.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và trong những nỗ lực nhằm kiểm soát chi phí, nhiều doanh nghiệp đang cơ cấu lại đội ngũ và chiến lược digital marketing của họ, đồng thời giảm chi tiêu tổng thể với các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.
Khi nhiều người làm việc từ xa và dành nhiều thời gian để trực tuyến hơn, digital marketing hay tiếp thị kỹ thuật số đã trở thành điểm ưu tiên số một của nhiều doanh nghiệp.
Và khi những người làm marketing phải đối mặt với một thực tế mới là lượng ngân sách đang bị thắt chặt, việc phân bổ các nguồn lực phù hợp cho digital marketing là điều rất cần thiết tại thời điểm này.
Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại vai trò của tiếp thị kỹ thuật số trong chiến lược tiếp thị tổng thể của họ.
Tiếp thị kỹ thuật số không phải là một phương pháp tiếp cận toàn diện cho tất cả mọi doanh nghiệp; mọi thứ từ việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đến các phương tiện truyền thông mạng xã hội, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, một số chiến thuật có thể được chứng minh là tốn kém, không thực tế hoặc không cần thiết.
Dưới đây là 05 cách để đơn giản hóa cách tiếp cận chiến lược Digital Marketing mà các Digital Marketer có thể tham khảo.
1. Ưu tiên những gì quan trọng nhất và tạm quên đi những thứ còn lại.
Hãy bắt đầu với các công cụ marketing bạn đã có sẵn; xác định xem các chiến thuật của bạn có đang hoạt động tốt hay không. Nếu không, đừng ưu tiên chúng.
Bằng cách xem xét và đối chiếu lại với các số liệu hiệu suất từ năm trước và tùy thuộc vào mức tăng trưởng của bạn, bạn cần quyết định xem công cụ đó có đáng để tiếp tục sử dụng hay không.
Ví dụ: nếu một blog của doanh nghiệp có lượng khách truy cập tăng đều hàng tháng, hãy tiếp tục tạo nội dung cho blog đó.
Nếu một kênh truyền thông mạng xã hội vẫn trì trệ về mức độ tương tác, hãy cân nhắc xem có nên dành nhiều tài nguyên hơn để phát triển kênh đó nữa hay không hay dành thời gian của bạn để phân bổ vào một nơi mới hiệu quả hơn.
2. Tạo một lịch trình digital marketing.
Có rất nhiều tài nguyên có sẵn để giúp các nhóm lập kế hoạch cho các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số của họ.
Cho dù bạn đang khởi chạy một chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số mới hay chạy một chiến dịch email marketing, thì việc giữ cho tất cả được ‘ngăn nắp’ là điều rất quan trọng.
Việc tạo một lịch trình cụ thể với các ngày quan trọng có thể giúp giữ cho các đội nhóm kết nối và hiểu hơn về những gì sẽ xảy ra mỗi tuần, đặc biệt là khi các nhóm làm việc từ xa.
Những công cụ làm việc nhóm như Trello hay Slack hoặc công cụ lên lịch làm việc như Google Calendar có thể sẽ rất hữu ích với bạn.
3. Tận dụng tối đa marketing automation.
Các công cụ tự động hóa tiếp thị có thể giúp đội nhóm của bạn lập kế hoạch và sắp xếp một cách hợp lý các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của mình.
Thay vì sử dụng nhiều công cụ, nhiều ứng dụng hiện đã cho phép người dùng quản lý mọi thứ ở một nơi duy nhất. Chẳng hạn như bạn có thể quản lý nhiều thứ trên Facebook và Instagram thông qua Facebook Creator Studio.
Điều này làm giảm khả năng xảy ra lỗi và loại bỏ các phần dư thừa có thể xảy ra khi bạn đang sử dụng quá nhiều công cụ.
4. Xây dựng một thư viện nội dung.
Một trong những cách hiệu quả và rất tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đó là đầu tư vào việc phát triển nội dung.
Bạn có thể tổng hợp và phân tích các nội dung chuyên sâu về ngành nghề mà bạn đang kinh doanh và cố gắng để trở thành một chuyên gia trong mắt các nhóm đối tượng mục tiêu của bạn.
Bạn có thể xác định những người trong hoặc ngoài doanh nghiệp của bạn đang là chuyên gia về các chủ đề liên quan để phát triển nội dung.
Hãy dành thời gian phỏng vấn họ và đặt những câu hỏi. Sau đó sử dụng các tài liệu này để xây dựng nhiều loại nội dung khác nhau như blog, ebook, email…để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Trong một khoảng thời gian nhất định, hãy điều chỉnh và kết hợp nội dung này với chiến lược marketing rộng lớn của doanh nghiệp và sau đó quảng bá nó qua các kênh tiếp thị kỹ thuật số mà bạn đã xác định là quan trọng đối với mình.
Khi bạn đã xây dựng một kho nội dung ban đầu đủ mạnh, các nhóm marketing có thể sử dụng nó cho các chiến dịch khác mà không cần phải tạo mới nội dung.
5. Trao quyền.
Khi các đội nhóm marketing phải đối mặt với việc cắt giảm nhân viên và cắt giảm ngân sách trong bối cảnh đại dịch. Một cách khác để các nhà lãnh đạo đảm bảo việc trách nhiệm được phân bổ đồng đều đó là trao quyền.
Nếu ai đó trong nhóm marketing thành thạo hơn trong việc viết nội dung và một người khác là chuyên gia truyền thông mạng xã hội, hãy tận dụng thế mạnh của họ.
Đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu thực tế; cho phép các thành viên trong nhóm có cơ hội kiểm tra lẫn nhau để đảm bảo rằng họ có thể hiểu và quản lý được những trách nhiệm mà họ đã được giao.
Bằng cách trao quyền, các nhà quản lý marketing có thể trao đổi một cách minh bạch và rõ ràng về những hoạt động đang hiệu quả và những hoạt động cần được cải thiện.
Mặc dù trên đây chỉ là một vài cách mà bạn có thể thực hiện để đơn giản hóa cách tiếp cận của mình với các chiến lược Digital Marketing, nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là mỗi đội nhóm và mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Một chiến lược có thể hiệu quả với doanh nghiệp này nhưng chưa chắc là cũng hiệu quả với các doanh nghiệp khác.
Hãy đặt ra các mục tiêu thực tế, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của đội nhóm và khuyến khích sự phản hồi của các cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình đơn giản hóa bất kỳ chiến lược Digital Marketing nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Là một phần của chương trình “International Small Business Week” (Tuần lễ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế), Google đã công bố một số bổ sung mới nhằm giúp các SMBs tối đa hóa nỗ lực digital marketing của họ.
Bao gồm quy trình tạo quảng cáo YouTube mới và bổ sung thêm các công cụ tư vấn mới trong cổng tài nguyên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Google for Small Business
Trước hết, về quảng cáo trên YouTube – công cụ tạo video quảng cáo Video Builder vốn được ra mắt từ năm ngoái đã được Google cung cấp trên phạm vi rộng rãi hơn.
Nó cho phép người dùng nhanh chóng thiết lập quảng cáo video bằng cách sử dụng hình ảnh tĩnh, một phần hỗ trợ nhằm giảm áp lực xây dựng video trong các chương trình marketing.
Giờ đây, Google bổ sung vào trình tạo video của mình công cụ mới để khởi chạy quảng cáo YouTube dựa trên những sáng tạo của bạn.
“Thêm quảng cáo video, đối tượng bạn muốn tiếp cận và ngân sách của bạn để khởi chạy chiến dịch chỉ trong vài phút. Và với trải nghiệm di động mới, giờ đây bạn có thể dễ dàng đo lường hiệu suất chiến dịch hơn.”
Tất nhiên, cách tốt nhất để tối đa hóa giá trị và hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo video của bạn nằm ở việc nghiên cứu các nhóm đối tượng mục tiêu và hiểu được điều gì sẽ có sức ảnh hưởng đối với họ, điều này cần có thời gian và thử nghiệm để làm đúng.
Do đó, nếu bạn đã thực hiện những nghiên cứu ban đầ và bạn biết ai là người mà bạn thực sự cần tiếp cận, thì quy trình tạo video mới này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng và khởi chạy chiến dịch quảng cáo trên YouTube, điều này có thể đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs).
Ngoài ra, Google cũng đang bổ sung nhiều tài nguyên hơn vào cổng hỗ trợ Google for Small Business, bằng việc cung cấp các đề xuất mới về cách các loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể tối đa hóa nguồn lực trực tuyến của họ.
Theo Google:
“Chúng tôi hiện đang mở rộng để bao gồm các đề xuất khác nhau theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp như: Nhà hàng, Bán lẻ hoặc Dịch vụ.
Bản hướng dẫn cơ bản về digital mới tập trung vào những điều cơ bản để doanh nghiệp của bạn được tìm thấy và giao dịch với khách hàng trên Google và nền tảng website.
Khi bạn đã sẵn sàng khám phá các đề xuất nâng cao hơn, chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn các hướng dẫn chuyên sâu để giới thiệu cho bạn các công cụ bổ sung mới.”
Hàng loạt thông tin tổng quan và các buổi đào tạo khác nhau của chương trình cũng có thể giúp cung cấp thêm hướng dẫn về cách tối đa hóa hiệu suất trực tuyến của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm của Google.
Đây có lẽ là một số bổ sung rất hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm những giải pháp tối ưu mới trong quá trình chuyển đổi số.
Đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử và kết nối kỹ thuật số không ngừng tăng trưởng trong năm qua, những hỗ trợ này của Google chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết trong việc tối đa hoá hiệu suất trực tuyến của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm về tài nguyên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới của Goolge tại: Google for Small Business
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Ông Jerry Seinfeld, cách tiếp cận tưởng chừng như đơn giản này sẽ không bao giờ khiến bạn thất vọng.
Sau khi Netflix, nền tảng phát trực tuyến (streaming) số 1 thế giới chi trả 500 triệu USD cho quyền phát trực tuyến toàn cầu của Seinfeld (một kênh phim sitcom của Mỹ), nhà sáng lập Jerry Seinfeld có giá trị tài sản ước tính khoảng 950 triệu USD.
Bất kể bạn đang định nghĩa thành công là như thế nào – thì rõ ràng với Jerry Seinfeld – Ông đã rất thành công.
Nhưng cũng giống như nhiều người, thành công về mặt tài chính chỉ là sản phẩm phụ của sự nỗ lực không ngừng và tính kiên trì (consistent), chứ không phải là yếu tố chính, tiền và các giải thưởng khác nếu có phần lớn đều không liên quan.
“Tôi thích tiền chứ,” Jerry nói, “nhưng nó chưa bao giờ chỉ là về tiền cả.”
“Thay vào đó, đó là về công việc.” Jerry nói tiếp.
Dưới đây là những gì mà tính kiên trì đã giúp tạo nên thành công của Jerry Seinfeld:
Tính kiên trì làm tăng năng lực.
Seinfeld nổi tiếng với thói quen viết truyện cười. Ngay từ sớm, ông đã nhận ra cách duy nhất để trở thành một diễn viên hài giỏi hơn đó là viết những câu chuyện cười hay hơn – và cách duy nhất để viết những câu chuyện cười hay hơn là viết nhiều hơn mỗi ngày.
Ông có một cuốn lịch lớn và treo nó trong văn phòng của mình, mỗi ngày ông viết một câu chuyện cười mới, và ông đánh dấu X màu đỏ vào ngày đó.
Ông từng nói: “Chỉ cần giữ thói quen đó và chuỗi bài viết sẽ dài ra mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy được mình hạnh phúc đến như thế nào.”
Tính kiên trì làm tăng khả năng.
Jerry vốn không tập trung vào việc làm giàu, điều mà ông hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành. Hoặc trở thành một diễn viên hài nổi tiếng.
Ông chỉ tập trung làm công việc: Ngày này qua ngày khác.
Một phần bởi vì đó là cách duy nhất để hoàn thành một mục tiêu lớn, nhưng cũng bởi vì đó là cách duy nhất để đạt được – và duy trì những kỹ năng bạn cần để hoàn thành mục tiêu.
Theo Jerry:
“Tôi đã đọc một bài báo cách đây vài năm nói rằng khi bạn luyện tập rất nhiều một môn thể thao nào đó, bạn thực sự sẽ như là một ‘con đường lớn’: đường dẫn thần kinh trong não của bạn có thể chứa nhiều thông tin hơn.
Ngay sau khi bạn ngừng luyện tập, ‘con đường lớn’ đó sẽ bắt đầu thu hẹp trở lại.
Cuốn sách đó đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi đã từng tự hỏi, ‘Tại sao tôi lại thực hiện những công việc này, tại sao tôi lại lên sân khấu? Có phải tôi nên dừng lại không?
Câu trả lời cuối cùng là không. Bạn phải tiếp tục làm điều đó. ‘Con đường lớn’ sẽ bắt đầu thu hẹp lại khi bạn dừng lại.”
Tính kiên trì tạo nên thành công.
Bạn không thể kiểm soát người khác. Bạn không thể kiểm soát thời gian. Bạn cũng không thể kiểm soát vận may.
Và sự thật là, có rất ít thứ bạn có thể kiểm soát.
Ngoại trừ việc bạn làm việc chăm chỉ – và kiên trì đến như thế nào.
Vì vậy, nếu định nghĩa của bạn về thành công, là sự giàu có và thành tích nghề nghiệp, thì nỗ lực một cách kiên trì là công cụ cân bằng tuyệt vời.
Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn? Đừng chỉ ngồi trong văn phòng của bạn và lập kế hoạch, chiến lược và quản lý mọi thứ.
Hãy nói chuyện với những người làm việc cho bạn. Hằng ngày. Đặt ra những câu hỏi. Yêu cầu thông tin đầu vào. Hỏi ý kiến của họ. Hỏi làm thế nào bạn có thể làm cho công việc của họ tốt hơn. Đừng chỉ nghĩ về công việc – hãy làm công việc.
Theo thời gian, khả năng lãnh đạo của bạn sẽ được mở rộng.
Bạn muốn trở thành một nhân viên bán hàng giỏi hơn? Đừng chỉ tham gia các cuộc hội thảo và đọc sách hay xin những lời khuyên.
Hãy nói chuyện với những khách hàng tiềm năng. Nói chuyện với khách hàng hiện tại.
Đừng chỉ nghĩ về công việc – hãy làm công việc.
Theo thời gian, khả năng bán hàng của bạn sẽ được mở rộng.
Mặc dù hiện tại bạn không giàu có, bạn không có nhiều kinh nghiệm như người khác, nhưng bạn luôn có thể dựa vào sự nỗ lực và kiên trì của bản thân để thay đổi.
Bởi vì, theo thời gian, nỗ lực luôn tạo nên kỹ năng và kinh nghiệm.
Đặc biệt nếu nỗ lực của bạn là nhất quán hay bạn thực sự kiên trì.
Bạn muốn đạt được một mục tiêu lớn hơn?
Đó là điều bạn luôn có thể kiểm soát.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng cách vận dụng quy tắc ‘First Things First’, bạn có thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực, tiến về phía trước và làm những gì bạn cần làm.
Sau nhiều giấc mơ với đầy những thứ tiêu cực, tôi nhận ra những giấc mơ đó có liên quan đến các hoàn cảnh thực tế.
Nó chính là nguồn gốc thực sự của sự lo lắng và cảm giác bất an trong thế giới thực.
Sau khi đối mặt với những tình huống này lặp đi lặp lại nhiều lần, tôi đã phát hiện ra một quy luật giúp tôi vượt qua được những cảm xúc tiêu cực đó, tiến lên và làm những gì tôi cần làm.
Tôi muốn gọi nó là ‘First Things First’ hay “những điều đầu tiên trước tiên.”
Những điều đầu tiên trước tiên.
Khi tôi phải đối diện với những tình huống khó khăn, tôi tự nhủ:
Tôi cần phải tập trung vào những điều đầu tiên trước tiên.
Nói cách khác, tôi cần phải thu hẹp phạm vi hay tầm nhìn của mình để tập trung vào một số việc đầu tiên tôi cần làm.
Điều này cho phép tôi tránh bị choáng ngợp bởi sự rộng lớn và mơ hồ của tình huống hoặc hàng tá nhiệm vụ khổng lồ trước mắt.
Thay vào đó, tôi lập ra một danh sách mới chỉ gồm hai hoặc ba việc mà tôi cần phải hoàn thành vào ngày hôm đó.
Và cứ như thế, tôi hoàn thành từng nhiệm vụ một.
Quy tắc First things first có rất nhiều lợi ích, nhưng dưới đây là 04 lợi ích cơ bản nhất:
1. Nó giúp bạn nhanh nhẹn hơn.
Khi bạn có nhiều việc hơn khả năng bạn có thể xử lý, thì một sự thật thường xảy ra đó là bạn không thể làm bất cứ điều gì tốt đẹp.
Nhưng bằng cách xây dựng một danh sách mới chỉ gồm hai hoặc ba nhiệm vụ đầu tiên, mọi thứ có vẻ sẽ dễ xử lý hơn trở lại. Bạn giành lại quyền kiểm soát cảm xúc của mình, cho phép bạn một lần nữa hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả..
2. Nó tạo ra cho bạn nhiều động lực.
Hãy nghĩ về những cảm giác mà bạn trải qua khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Sau đó, nhiệm vụ khác. Và tiếp đến nhiệm vụ khác.
Đến đây điều mà bạn thấy được là gì, bạn đang bị cuốn vào dòng nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng. Bạn thấy kết quả sau mỗi nhiệm vụ, vì vậy bạn tiếp tục – và cũng tại thời điểm này, bạn hiểu việc tiếp tục dễ dàng hơn là dừng lại.
Đây là điều mà nhà tâm lý học nổi tiếng Mihaly Csikszentmihalyi mô tả là “dòng chảy” – một trạng thái tinh thần tập trung cao độ rất có lợi cho năng suất.
3. Bạn nhận thức mọi thứ rõ ràng hơn.
Khi bạn bị nhấm chìm trong những sự hoảng loạn, bạn không có bất cứ ánh sáng nào cuối đường hầm kia. Và trên thực tế, không có đường hầm nào cho bạn cả. Đó chỉ là một ngọn núi cao vời bạn không thể vượt qua.
Nhưng một khi bạn bắt đầu xây dựng cho mình những động lực, bạn sẽ tự xây dựng những đường hầm. Và một khi bạn đạt đủ tiến bộ, bạn có thể thấy rõ cả con đường phía trước.
4. Bạn tin tưởng nhiều hơn.
Đến đây, mọi thứ đã không còn tăm tối nữa.
Nhiệm vụ bất khả thi đã không còn là nhiệm vụ bất khả thi như nó đã từng.
Bạn nhìn thấy con đường phía trước biến thành hy vọng, và hy vọng biến thành hiện thực.
Theo đuổi quy tắc First things first hay những điều đầu tiên trước tiên là:
Các doanh nhân biến các vấn đề phức tạp thành các giải pháp đơn giản – và sau đó xây dựng doanh nghiệp dựa trên những điều đó.
Ca sĩ biến những giai điệu thành các album.
Tác giả biến lời nói thành những cuốn sách.
Các nghệ sĩ biến các bản phác thảo đơn giản thành các kiệt tác.
…
Trong một cuộc sống đầy bất ổn, khi mọi thứ diễn ra với tốc độ nhanh chóng, bạn dường như cảm thấy bất lực với thực tại, quy tắc đơn giản này có thể giúp bạn đưa mọi xáo trộn đó trở về sự cân bằng và từng bước bạn sẽ vượt qua nó một cách dễ dàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sử dụng 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ này để không chỉ mang lại khách hàng tiềm năng chất lượng mà còn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số bán hàng một cách hiệu quả.
Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là cách hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu, thúc đẩy lưu lượng truy cập mục tiêu đến website của bạn, tạo ra các khách hàng tiềm năng chất lượng và cuối cùng là chốt doanh số (Sales).
Để tạo ra một chiến lược digital marketing sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu những điều sau:
Nên chi bao nhiêu tiền cho digital marketing?
Chiến thuật nào sẽ mang lại lợi tức đầu tư (ROI) tốt nhất?
Những kênh nào sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cao?
Có thể làm gì để thúc đẩy toàn bộ trải nghiệm của người mua?
Làm thế nào để thành công thực sự được đo lường?
Bất kể doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, hiểu biết sâu sắc về những gì sẽ xảy ra khi bạn thực hiện chiến lược digital marketing của mình là rất quan trọng để đưa ra các quyết định tốt hơn và mang lại kết quả tích cực hơn.
Do đó, việc có các công cụ, quy trình và con người phù hợp sẽ chỉ giúp nâng cao nỗ lực của bạn để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh khác của bạn.
Dưới đây là 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng ngay bây giờ:
1. Xây dựng nền tảng nội dung tốt cho digital marketing.
Chìa khóa để làm cho nội dung của bạn phù hợp về mặt xây dựng độ nhận biết, khách hàng tiềm năng và doanh số mà bạn muốn là đảm bảo rằng bạn đang tăng thêm những giá trị to lớn.
Điều này có nghĩa là các chủ đề bạn viết và các mẹo bạn đưa ra đều có thể hành động và được khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng.
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là họ phát triển nội dung và hy vọng rằng nó sẽ thu hút sự chú ý ngay lập tức.
Có vô số loại nội dung bạn có thể xem xét, vì vậy hãy xem xét một số loại và cũng hiểu lợi ích của từng loại:
Viết blog – nghiên cứu các chủ đề thực sự đang được tìm kiếm, bao gồm cả các thẻ hashtag đang được đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng. Tìm cách trở thành một phần của những cuộc trò chuyện đó bằng cách viết các bài đăng trên blog của mình.
Infographics – nội dung trực quan dễ sử dụng, vì vậy hãy phát triển Infographics như một cách để thúc đẩy sự tương tác trên website của bạn, kéo dài thời gian trên trang và sử dụng CTA (lời kêu gọi hành động) để mọi người có thể hỏi thêm về những gì bạn phải cung cấp.
Sách hướng dẫn và sách điện tử – cho dù bạn chọn cách sử dụng nội dung của mình là gì thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giúp bạn có được khách hàng tiềm năng. Bạn có thể đặt các CTA trong suốt các đoạn nội dung để đạt được mục tiêu đó.
2. Sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội.
Quảng cáotrên mạng xã hội là điều không cần phải bàn cãi. Giả sử bạn chịu trách nhiệm tạo khách hàng tiềm năng cho sản phẩm B2B là SaaS chẳng hạn và cần tìm ra cách bạn có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng – bạn sẽ muốn xem xét mạng xã hội nào?
Để bắt đầu, hãy xem ba nền tảng sau: LinkedIn, Facebook và Twitter.
Bạn sẽ có thể thu hẹp các tính cách cụ thể, thử nghiệm nhiều quảng cáo và thông điệp cũng như thu thập dữ liệu để xem những gì hoạt động tốt nhất.
Giống như bất kỳ chiến lược quảng cáo nào, hãy đảm bảo rằng bạn gắn các quảng cáo xã hội của mình với các trang đích của chính chúng và nội dung từ quảng cáo đến trang đích phải trùng khớp với nhau. Ngoài ra, hãy xem xét những điều sau:
Tận dụng nội dung của bạn để thu hút khách hàng tiềm năng và đặt câu hỏi.
Đảm bảo thông điệp của bạn đưa ra một vấn đề và giải pháp rõ ràng.
Tạo ra nhiều nội dung quảng cáo để tránh quảng cáo bị nhàm chán.
Tinh chỉnh và chỉnh sửa trong suốt quá trình. Nói cách khác, hãy tập trung vào sự tiến bộ hơn là sự hoàn hảo.
3. Phát triển email marketing tự động.
Khi bạn đã thu thập được thông tin về khách hàng tiềm năng từ website của mình, bước tiếp theo là phát triển quy trình làm việc tự động sẽ nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của bạn. Chìa khóa để tạo ra quy trình làm việc hiệu quả là vạch ra hành trình của người mua và điều chỉnh chiến lược email của bạn phù hợp với điều đó.
Dưới đây là một số mẹo chính cần ghi nhớ khi bạn phát triển công cụ của mình:
Định vị nội dung xung quanh các giai đoạn vòng đời của khách hàng tiềm năng.
Bật tính năng chấm điểm Lead để bạn có thể theo dõi những yếu tố thúc đẩy sự tương tác và chuyển động từ giai đoạn vòng đời này sang giai đoạn tiếp theo.
Phân đoạn và cá nhân hóa email.
Thử nghiệm nhiều dòng tiêu đề và nội dung.
4. Tổ chức hội thảo trực tuyến.
Hãy sáng tạo với các hội thảo trực tuyến của bạn bằng cách mời các diễn giả khách mời để giúp đồng tổ chức và thậm chí thực hiện các cuộc phỏng vấn với những khách hàng đang hài lòng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Theo Xant, 73% các nhà lãnh đạo bán hàng và marketing nói rằng hội thảo trực tuyến là một trong những cách tốt nhất để tạo ra các khách hàng tiềm năng chất lượng. Trên thực tế, một hội thảo trên web có thể giúp bạn có hơn 1.000 khách hàng tiềm năng.
Để đảm bảo rằng hội thảo của bạn được thành công, hãy làm như sau:
Nghiên cứu và chọn chủ đề phù hợp. Cũng giống như bạn làm với các chủ đề blog của mình, hãy làm tương tự với các chủ đề hội thảo trực tuyến – đó là về mục đích của người tìm kiếm và nhu cầu của đối tượng mục tiêu, tức là vấn đề bạn cần giải quyết.
Quyết định chiến lược quảng cáo cho hội thảo của bạn. Không giống như các quảng cáo khác của bạn, hội thảo trực tuyến cần ít nhất 1-2 tuần trong thời gian khuyến mãi.
Tạo một loạt các email quảng cáo cũng như nhắc nhở.
Chạy quảng cáo trên mạng xã hội và thậm chí cả quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.
Đảm bảo hội thảo sẵn sàng tương tác theo yêu cầu và sau đó có một loạt email và quảng cáo tiếp theo để vẫn thúc đẩy sự tương tác và sau đó biến thành cơ hội.
5. Đẩy mạnh phương pháp tiếp cận tăng trưởng .
Tăng trưởng đột phá hay Growth hacking tức là thực hiện các phương pháp thử nghiệm gần như mọi thứ bạn có thể trong toàn bộ hành trình của người mua để bạn hiểu rõ điều gì khiến khách hàng tiềm năng quan tâm và sau đó tiến tới bán hàng.
Điều tuyệt vời nhất với Growth Hacking là bạn có thể áp dụng nó cho mọi chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Điều này có thể hữu ích cho những nhà quảng cáo muốn tái sử dụng nội dung video của họ hoặc chạy thử nghiệm video mà không cần phải đầu tư vào việc quay lại video đó hoặc chỉnh sửa đáng kể.
Trở lại vào tháng 3 vừa rồi, Facebook đã bắt đầu thử nghiệm tùy chọn ‘Smart Cropping’ (cắt chỉnh video thông minh) mới để chỉnh sửa video trong Creator Studio.
Tính năng này sử dụng công nghệ máy học (machine learning) để xác định các khu vực đáng quan tâm nhất trong nội dung video của bạn và sau đó cung cấp các chỉnh sửa tự động dựa trên những tính toán này.
Và giờ đây, Facebook đang cung cấp tính năng ‘Smart Cropping’ mới của mình rộng rãi hơn, hiện bạn có thể truy cập nó trong quy trình tải lên video trong Creator Studio.
Như bạn có thể thấy ở đây, với Smart Cropping, bạn có thể tự động tạo định dạng 1: 1 hoặc 4: 5 của bất kỳ video nào, và hệ thống của Facebook sẽ xác định các yếu tố quan trọng nhất và tối ưu hóa dựa trên những điểm này.
Theo giải thích của Facebook:
“Smart Crop sẽ tối ưu hóa chủ đề chính của nội dung, giữ các chủ đề chính ở trung tâm và trong khung hình. Bạn có thể xuất bản video này trực tiếp trong Creator Studio và có thể xem lại video đã được chỉnh sửa lại trước khi xuất bản.
Bạn cũng có thể so sánh phiên bản được điều chỉnh lại với phiên bản gốc trước khi xuất bản để quyết định phiên bản nào bạn muốn được xuất bản.”
Facebook sử dụng công nghệ này tương tự với công nghệ được sử dụng trong thiết bị gọi điện bằng video Portal của mình, thiết bị này sẽ tự động chuyển và thu phóng khi bạn trò chuyện, đảm bảo loa thu âm luôn ở trong khung hình.
Portal này cũng sẽ tự động mở rộng khi có người khác bước vào phòng và đây cũng là kiểu nhận dạng đối tượng mà Facebook hiện đang áp dụng cho Smart Cropping.
Nếu bạn đang tập trung nhiều vào các chiến lược video marketing, tính năng thông minh mới này có thể rất đáng để bạn thử nghiệm. Tính năng hiện đã có sẵn trong Creator Studio, bạn sẽ thấy nó trong luồng chọn tải lên và tạo bài đăng video.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Elon Musk, nhà sáng lập Tesla và SpaceX khuyên các CEO: Hãy tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất có thể, tìm kiếm những phản hồi tiêu cực của khách hàng và bớt họp hành hoặc trình chiếu PowerPoints.
Tại buổi hội nghị dành cho các CEO, WSJ CEO Summit. Khi được hỏi rằng “Các CEO từ các tập đoàn ở Mỹ có đủ tập trung vào việc cải tiến sản phẩm không?” Elon Musk trả lời: “Tôi nghĩ là không”.
Theo Elon Musk, các CEO nên dành ít thời gian hơn vào những thứ như tài chính và dành nhiều thời gian hơn để “cố gắng làm cho các sản phẩm của bạn tuyệt vời nhất có thể”.
Musk kêu gọi các CEO nên tự hỏi: “Sản phẩm của chúng ta có tuyệt vời như vậy không?” “Chắc có lẽ là không? Chúng ta nên làm gì để biến nó trở nên tuyệt vời hơn?”
Tại hội nghị WSJ CEO Summit, Elon Musk nói:
“Tôi thực lòng muốn nói cho bất kỳ ai đang lắng nghe … hãy dành ít thời gian hơn trong các cuộc họp, ít thời gian hơn trên các bài thuyết trình PowerPoint, ít thời gian hơn trên bảng tính và nhiều thời gian hơn tại các nhà máy hoặc thời gian với khách hàng.”
“Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là nên trở thành một ‘người hoàn hảo tuyệt đối nhất về các sản phẩm hoặc dịch vụ chúng ta tạo ra’, tìm kiếm những phản hồi tiêu cực từ mọi góc độ … từ khách hàng … thậm chí là từ những người không phải là khách hàng.”
“Ngay cả khi một giám đốc điều hành không chuyên về đổi mới sản phẩm, Elon Musk cho biết kỹ năng này ‘có thể học được’. Đó không phải là điều gì đó quá bí ẩn.”
Elon Musk nói tiếp:
“Trên thực tế, vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ ngày nay có thể là có ‘quá nhiều doanh nghiệp đang được điều hành bởi những người có bằng MBA'”.
* MBA: viết tắt của Master of Business Administration, Bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật toán của Instagram, cách Instagram quyết định nội dung nào sẽ hiển thị cho từng người dùng cá nhân và làm thế nào nhà sáng tạo nội dung và người làm marketing có thể sử dụng thuật toán đó để xây dựng lợi thế cho riêng mình?
“Chúng tôi muốn làm tốt hơn trong việc giải thích cách hoạt động của Instagram. Có rất nhiều quan niệm sai lầm đã được hiểu và chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để giúp mọi người hiểu về những gì chúng tôi đã làm.
Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ để làm sáng tỏ hơn về cách hoạt động của công nghệ và thuật toán của Instagram, đồng thời, cũng chia sẻ cách nó tác động đến những trải nghiệm mà mọi người có trên ứng dụng.”
Các nội dung sẽ được đề cập trong bài bao gồm:
Thuật toán của Instagram là gì?
Thuật toán là gì?
Các tính hiệu chính của thuật toán của Instagram.
Instagram xếp hạng nội dung dựa trên những thuật toán chính là gì?
Thuật toán của Instagram Reels.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Thuật toán của Instagram là gì?
Thuật toán của Instagram trong tiếng Anh có nghĩa là Instagram Algorithm, khái niệm đề cập đến cách Instagram thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.
Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được Instagram sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.
Thuật toán là gì?
Như đã phân tích ở trên, Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithm.
Được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ và máy tính, khái niệm thuật toán đề cập đến nhiều tác vụ hay quy trình xử lý khác nhau để giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một phép tính nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách chính xác bao gồm các hướng dẫn thực hiện các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm. Các thuật toán được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính, phần mềm.
Bạn có thể xem thuật toán là gì để hiểu toàn diện về khái niệm thuật toán.
Sẽ không có duy nhất một thuật toán toàn diện.
Trước tiên, Instagram lưu ý rằng các quy trình hoạt động của nó không được xác định bởi một thuật toán duy nhất, vì vậy ý tưởng về ‘một thuật toán’ là hơi thiếu sót.
“Instagram không có một thuật toán giám sát những gì mọi người làm và không thấy trên ứng dụng. Chúng tôi sử dụng nhiều thuật toán, sử dụng bộ phân loại và quy trình, mỗi thuật toán có một mục đích riêng.
Chúng tôi muốn tận dụng tối đa thời gian của bạn trên nền tảng, và chúng tôi tin rằng sử dụng công nghệ để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn là cách tốt nhất để làm được điều đó.”
Instagram giải thích rằng, cũng giống như Facebook, nó đã triển khai một thuật toán mới vì luồng nội dung đã trở nên quá nhiều để mỗi người dùng có thể ‘tiêu thụ’.
“Đến năm 2016, mọi người đã bỏ lỡ khoảng 70% tổng số bài đăng của họ trong ‘Nguồn cấp dữ liệu’ (Feed), bao gồm gần một nửa số bài đăng từ các mối quan hệ thân thiết của họ.
Vì vậy, chúng tôi đã phát triển và giới thiệu một ‘Nguồn cấp dữ liệu xếp hạng các bài đăng dựa trên những gì bạn quan tâm nhiều nhất.'”
Đó là lý do tại sao trọng tâm của nguồn cấp dữ liệu và thuật toán của ‘Câu chuyện’ (stories) của Instagram nói chung là liên quan nhiều đến ‘bạn bè’, trong khi mục ‘Khám phá’ (Explore) và Reels lại tìm kiếm các chủ đề phù hợp hơn dựa trên xu hướng, sở thích…
Thuật toán của Instagram: Những tín hiệu chính.
Instagram nói rằng các thuật toán của họ đều sử dụng các tín hiệu chính, với các tín hiệu đó là khác nhau tùy thuộc vào từng yếu tố.
Instagram lưu ý rằng có “hàng nghìn” tín hiệu mà hệ thống của nó có thể rút ra, nhưng phần lớn, các chỉ số chính trên ‘Nguồn cấp dữ liệu’ và ‘Câu chuyện’ theo thứ tự là:
Thông tin về bài đăng – Đây là những tín hiệu về mức độ phổ biến của một bài đăng, có bao nhiêu người đã thích bài đăng đó, thông tin cụ thể về chính nội dung đó như thời điểm nó được đăng, thời lượng (nếu nó là một video) và những thứ liên quan đến vị trí.
Thông tin về người đã đăng bài – Điều này giúp chúng tôi biết người đó có thể thú vị như thế nào đối với bạn và bao gồm các tín hiệu như số lần mà bạn đã tương tác với người đó trong vài tuần qua.
Hoạt động của bạn – Điều này giúp chúng tôi hiểu những gì bạn có thể quan tâm và bao gồm các tín hiệu như số lượng bài đăng bạn đã thích.
Lịch sử tương tác của bạn với ai đó – Điều này cho chúng tôi biết mức độ quan tâm của bạn khi xem các bài đăng từ một người cụ thể nào đó. Đơn cử một ví dụ là bạn có từng nhận xét về bài đăng của nhau hay không.
Đây là các mã nhận dạng thuật toán chung, tương tự như ‘Bảng tin’ (News Feed) của Facebook, với các yếu tố chính là loại bài đăng mà bạn đã tương tác và mối quan hệ của bạn với người tạo ra chúng.
Nếu bạn tương tác với video thường xuyên hơn, bạn sẽ thấy nhiều video hơn, nếu bài đăng nhận được nhiều tương tác, bạn có nhiều khả năng sẽ xem nó hơn, nếu bạn nhấn ‘Thích’ trên một bài đăng nhất định, đó là một dấu hiệu thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của bạn.
Nói thêm về điều này, Instagram cũng lưu ý rằng xếp hạng cho nguồn cấp dữ liệu cũng sẽ dựa trên lịch sử tương tác của mỗi người dùng:
“Trong nguồn cấp dữ liệu, 05 tương tác mà chúng tôi xem xét kỹ nhất là: khả năng bạn dành vài giây cho một bài đăng, nhận xét về bài đăng đó, thích bài đăng đó, lưu nó và nhấn vào ảnh hồ sơ.
Bạn càng có nhiều khả năng thực hiện một hành động thì chúng tôi càng coi trọng hành động đó, tức là bạn sẽ thấy các bài đăng tương tự càng cao.”
Thuật toán của Instagram: Xếp hạng mục ‘Khám phá’.
Tab khám phá của Instagram thì có một chút khác biệt, với thuật toán của mục khám phá tập trung vào việc hiển thị cho bạn những nội dung khác mà bạn có thể thích, dựa trên những người bạn đã theo dõi và lịch sử tương tác của bạn.
“Để tìm ảnh và video bạn có thể quan tâm, chúng tôi xem xét các tín hiệu như những bài đăng bạn đã thích, đã lưu và nhận xét trong quá khứ. Giả sử gần đây bạn đã thích một số ảnh của đầu bếp Cathay Bi của San Francisco.
Sau đó, chúng tôi xem xét những người khác cũng thích ảnh của Cathay Bi, sau đó xem những tài khoản khác mà những người đó đã quan tâm. Có thể những người thích Cathay Bi cũng sẽ thích Dragon Beaux (một nhà hàng).
Trong trường hợp đó, lần sau khi bạn mở tab khám phá, chúng tôi có thể cho bạn xem ảnh hoặc video từ Dragon Beaux.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là nếu bạn quan tâm đến bánh bao, bạn có thể xem các bài đăng về các chủ đề liên quan, điều mà chúng tôi không nhất thiết phải hiểu nội dung cụ thể của mỗi bài đăng.”
Vì vậy, ý tưởng ở đây là thuật toán của Instagram sẽ tìm cách hiển thị nội dung cho các nhóm người có liên quan dựa trên các cụm từ.
Nếu bạn thường xuyên tương tác với một tài khoản thường chia sẻ nội dung câu cá, thì có khả năng những người khác đang tương tác với cùng một tài khoản đó cũng đang tìm kiếm các tài khoản câu cá khác, điều mà bạn cũng có thể quan tâm.
Đây là lúc mà thẻ hashtag (#) có thể giúp cải thiện khả năng khám phá nội dung của bạn, bằng cách hiển thị tài khoản của bạn cho những người đang tìm kiếm các chủ đề nhất định.
Nếu sau đó họ tương tác với các bài đăng của bạn, điều đó sẽ giúp tăng cơ hội cho các bài đăng của bạn được hiển thị với các mối quan hệ của họ, v.v.
“Khi chúng tôi đã tìm thấy một nhóm ảnh và video mà bạn có thể quan tâm, sau đó chúng tôi sắp xếp chúng theo mức độ quan tâm mà chúng tôi nghĩ rằng bạn cũng thế, cũng giống như cách chúng tôi xếp hạng ‘Nguồn cấp dữ liệu’ và ‘Câu chuyện’.
Cách tốt nhất để dự đoán mức độ quan tâm của bạn là dự đoán vào khả năng bạn thực hiện một điều gì đó với bài đăng. Các hành động quan trọng nhất mà chúng tôi dự đoán gồm lượt thích, lượt lưu và lượt chia sẻ.”
Yếu tố giúp xác định thuật toán mới nhất của Instagram là “đặc biệt tập trung vào những gì có thể giúp bạn giải trí.”
“Chúng tôi khảo sát mọi người và hỏi xem liệu họ có thấy một câu chuyện cụ thể nào đó thú vị hay hài hước, đồng thời học hỏi từ các phản hồi để tìm ra cách giải trí tốt hơn cho mọi người, hướng đến những nhà sáng tạo nhỏ hơn trên nền tảng.
Những dự đoán quan trọng nhất mà chúng tôi đưa ra là khả năng bạn có thể xem tất cả các video và nói rằng nó thực sự thú vị hoặc hài hước.”
Đối với Reels, Instagram nói rằng dưới đây là bốn yếu tố chính cần tập trung trong thuật toán của nó:
Hoạt động của bạn – Chúng tôi xem xét những thứ như video mà bạn đã thích, đã nhận xét và đã tương tác gần đây. Những tín hiệu này giúp chúng tôi hiểu nội dung nào có thể liên quan đến bạn.
Lịch sử tương tác của bạn với những người đã đăng – Giống như trong mục ‘Khám phá’, có thể video được tạo bởi một người mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến, nhưng nếu bạn đã tương tác với họ, điều đó nói cho chúng tôi biết bạn có thể quan tâm đến những gì họ đã chia sẻ.
Thông tin về video – Đây là những tín hiệu về nội dung bên trong video, chẳng hạn như đoạn âm thanh, hiểu video dựa trên pixel (độ phân giải) cũng như mức độ phổ biến của video đó.
Thông tin về người đã đăng – Chúng tôi coi mức độ phổ biến sẽ là yếu tố giúp bạn tìm thấy những nội dung hấp dẫn từ nhiều người đồng thời cho mọi người cơ hội tìm thấy đối tượng mục tiêu của họ.
Trên đây là một số gợi ý hữu ích về cách các thuật toán của Instagram hoạt động và cách nó hiển thị những nội dung nhất định cho người dùng.
Bằng cách hiểu được các thuật toán này, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc nhắm mục tiêu cũng như có chiến lược phù hợp hơn với các nội dung trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngay cả trong quãng thời gian khó khăn nhất vì dịch bệnh, các đại gia bán lẻ vẫn rót mạnh vốn để chiếm lĩnh mặt bằng chất lượng cao, tập trung tại các trung tâm thương mại lớn.
Rất nhiều kế hoạch lớn theo dự đoán sẽ tiếp tục được những ông lớn này bung ra trong thời gian tới và điểm nóng sẽ đổ dồn về những đại dự án tại phía Tây Hà Nội với sự xuất hiện của giao lộ metro mới của Thủ đô.
Cơn khát mặt bằng của “giới cá mập”.
Uniqlo chính thức “chào sân” Hà Nội tại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) hồi tháng 3/2020, giữa lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng nhất.
Điều bất ngờ là vẫn có rất nhiều người, đeo khẩu trang, xếp hàng ngay ngắn, giữ khoảng cách để được là những vị khách đầu tiên.
Và, khi rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác phải thu mình, đóng bớt hệ thống kinh doanh thì đại gia ngành thời trang của Nhật Bản đi theo hướng ngược lại: Mở thêm liên tiếp các cửa hàng tại TP. Hà Nội và TP.HCM.
Tháng 4/2021 mới đây, Uniqlo cũng chính thức đưa vào vận hành cửa hàng tại Vincom Plaza Phan Văn Trị, đánh dấu lần đầu tiên các sản phẩm LifeWear đến với một trong những khu vực dân cư sôi động nhất tại TP.HCM.
Một thương hiệu bán lẻ đình đám khác của Nhật Bản là Muji cũng có cuộc đổ bộ vào Việt Nam tại TP.HCM hồi tháng 8/2020.
Dự kiến trong cuối tháng 6 hoặc tháng 7/2021, chuỗi cửa hàng bán lẻ (Retail Store) nổi tiếng với các loại sản phẩm đồ gia dụng, nội thất, quần áo, mỹ phẩm này cũng sẽ khai trương cửa hàng mới tại Vincom Center Metropolis (Hà Nội).
Kế hoạch “Bắc tiến” cũng được ông lớn Fila thực hiện thần tốc. Trong năm 2020, hai cửa hàng lớn tại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch và Vincom Mega Mall Ocean Park đã hoàn thành, mở rộng đường cho thương hiệu thời trang thể thao này chiếm lĩnh thị trường.
Những thương hiệu quốc tế xa xỉ cũng nhìn thấy cơ hội trong thời điểm tưởng như rất khó khăn. Bằng chứng là thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021, hai nhãn hàng cao cấp là Louis Vuitton và Christian Dior chính thức tham gia thị trường bán lẻ Hà Nội.
Theo Savills, dù khách quốc tế giảm nhưng thị trường bán lẻ đồ xa xỉ tại Việt Nam vẫn ổn định với nhu cầu trong nước lớn.
Trong đầu năm nay Pandora mở thêm 1 cửa hàng mới tại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) sau khi đã khai trương 2 cửa hàng liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12/2020.
H&M cũng tạo ra một làn sóng khi đồng thời khai trương cửa hàng mới tại thị trường Hạ Long và Cần Thơ. Những cái tên trong danh sách còn được nối dài với hàng loạt thương hiệu khủng như Watsons hay Haidilao Hot Pot,…
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu và tư vấn của CBRE Việt Nam đánh giá, mẫu số chung của những đợt đổ bộ này đến từ mảng mua sắm mang tính trải nghiệm như thời trang, sức khỏe, sắc đẹp.
Điều này không khó lí giải bởi, mua hàng online trong suốt thời gian dịch bệnh vốn không thể thỏa mãn nhu cầu “trải nghiệm thực thể” tại cửa hàng của người tiêu dùng Việt.
Tất nhiên, quyết định mở rộng của nhiều thương hiệu lớn không chỉ xuất phát từ việc tận dụng lực cầu “bật ngược” trong ngắn hạn như vậy.
“Thị trường bán lẻ Việt vẫn khát mặt bằng bởi đây là nơi hiếm hoi có sự phồi phục tốt, tăng trưởng kinh tế dương, mức độ an toàn cao, cùng quy mô thị trường lớn (100 triệu dân) và mức chi tiêu tăng trưởng trung bình 10,5%/năm”, chuyên gia marketing Vũ Lê Tùng (Đồng sáng lập viên Công ty tư vấn Hưng Hải) nói.
“Miền đất hứa” từ phía Tây Hà Nội.
Một điểm chung khác theo ông Tùng nhận định chính là mặt bằng chất lượng cao tại các trung tâm thương mại. Tất cả những thương hiệu lớn đều ưu tiên chọn đây là nơi đặt chân.
Theo ông, các thương hiệu, đặc biệt là những nhãn hàng lớn nghiên cứu vô cùng tỉ mỉ thị trường, đặc biệt là vị trí cửa hàng. Một số thương hiệu cao cấp thậm chí mất tới 2 – 3 năm, với sự tư vấn của các đơn vị chuyên nghiệp để tìm địa chỉ “chắc thắng”.
Trong khi đó, các trung tâm thương mại sở hữu vị trí trung tâm đắc địa và khả năng “cộng sinh” với các dịch vụ khác đã trở thành sự lựa chọn có sức nặng hơn cả.
Mặc dù xu hướng này đã được hình thành trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng mới trở nên rõ nét hơn khi Việt Nam trải qua các giai đoạn dịch bệnh.
Hàng loạt thương hiệu đã “bẻ lái” tập trung gần như 100% nguồn lực vào những điểm đến “tất cả trong một” này.
Trước đó, để tạo độ phủ, tăng tính nhận diện, ngoài các cửa hàng tại trung tâm thương mại, nhiều nhãn hàng chấp nhận bỏ số tiền lên tới vài chục nghìn USD để thuê mặt bằng trên các tuyến phố lớn.
Tuy nhiên, sau những làn sóng Covid, xu hướng tiêu dùng đang dần rẽ hướng vào những trung tâm thương mại lớn – nơi người dùng thấy an tâm hơn với các biện pháp phòng dịch tốt, đáp ứng mọi nhu cầu tại một điểm đến giúp khách hàng không phải di chuyển, tiếp xúc nhiều.
Nhận thấy xu hướng tiêu dùng trong “thời kỳ bình thường mới”, các nhãn hàng dần cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại hơn, vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa đáp ứng được dòng cầu lớn.
Nguyên nhân thứ 2 theo ông Tùng là chỉ những trung tâm thương mại uy tín của những thương hiệu lớn mới đủ năng lực hấp thụ những yêu cầu ngày càng cao của các thương hiệu.
Đơn cử như Muji, thương hiệu Nhật Bản muốn xây dựng hệ thống cửa hàng flagship tại Việt Nam với hàng nghìn mặt hàng trên mặt bằng lên tới 2.000 m2.
Tương tự là Uniqlo, ông lớn này có “khẩu vị” rất khó chiều khi thường chiếm trọn 2-3 tầng của những trung tâm thương mại nổi tiếng nhất với mặt bằng quy mô khủng.
Dễ thấy, “trải nghiệm khác biệt” đang là xu hướng các thương hiệu đua nhau để chiếm lĩnh thị trường và không dễ để tìm được điểm đặt chân “khủng” như thế giữa mặt tiền các tuyến phố san sát nhà dân.
Theo dự báo của CBRE, trong các quý tới, các nhãn hàng thời trang, ẩm thực và siêu thị sẽ tiếp tục ra mắt tại Hà Nội, giúp thị trường bán lẻ sôi động hơn. Điều này đồng nghĩa mặt bằng cho bán lẻ trong thời gian tới cũng sẽ là cuộc đua gay cấn không kém.
Theo CBRE tính toán, trong thời gian còn lại của năm 2021, thị trường Hà Nội sẽ chào đón khoảng 73.000m2 mặt bằng mới, đáng kể nhất là đại dự án Vincom Mega Mall Smart City ở khu vực phía Tây Hà Nội.
Đây là khu vực có sự phát triển nhanh chóng với hạ tầng giao được quy hoạch hoàn hảo. Nơi đây có những tuyến đường huyết mạch tỷ USD như Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, 3,5, đường Lê Trọng Tấn, Lê Quang Đạo…
Đặc biệt còn được xem là “siêu giao lộ” với 3 tuyến metro đắt giá 5, 6 và 7 mà trung tâm “siêu giao lộ” ấy chính là dự án Vincom Mega Mall Smart City, chiếm 67% nguồn cung với khoảng 49.000m2.
Tuy nhiên, nguồn cung những năm sau đó sẽ chững lại. Như tính toán của bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận nghiên cứu – tư vấn Savills Việt Nam, trong năm 2022, diện tích mặt bằng ra mắt sẽ chỉ khoảng 132.000m2.
Bởi thế, theo nhận định, các thương hiệu khả năng cao sẽ “bung sức” trong năm nay để chiếm trước địa điểm kinh doanh trước khi đầu ra bị bó hẹp.
“Những địa điểm chiếm nguồn cung lớn, uy tín như Vincom Mega Mall Smart City sẽ là miền đất hứa, thị trường sẽ vô cùng sôi động, đặc biệt là khi vaccine được tiêm rộng rãi, kích thích dòng cầu tăng mạnh”, chuyên gia Vũ Lê Tùng nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tokopedia hiện là một trong những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là tại thị trường sân nhà Indonesia.
Vào tháng 5 năm 2021, công ty chuyên về công nghệ trong thị trường thương mại điện tử đến từ Indonesia này báo rằng họ đã hợp nhất với Gojek, một nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán và dịch vụ theo yêu cầu trên thiết bị di động (on-demand services).
GoTo Group là tên gọi mới của tập đoàn sau sáp nhập trị giá hàng tỷ đô la này.
Được thành lập vào năm 2009 bởi William Tanuwijaya và Leontinus Alpha Edison, tầm nhìn của Tokopedia là giúp kết nối các doanh nghiệp và mọi người trong một quốc gia được trải dài bởi 17.500 hòn đảo khác nhau.
Vậy bằng cách nào mà Tokopedia đã có thể xây dựng một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Indonesia? Hãy cùng Marketing Trips tham khảo phần chia sẻ bên dưới của CEO và Founder của Tokopedia, Ông William Tanuwijaya.
Xây dựng một doanh nghiệp để kết nối cộng đồng.
Lớn lên tại một thành phố nhỏ ở Indonesia, Tanuwijaya vốn sớm tiếp cận các mô hình kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.
Mua một cuốn sách phải mất ba giờ lái xe vì gần đó không có trung tâm mua sắm nào.
Và từ đó ông tin rằng công nghệ có thể làm thay đổi tất cả.
Tokopedia được tạo ra để trở thành một nền tảng của cơ hội, giúp các thế hệ tiếp theo của người Indonesia có cơ hội khát khao những điều lớn lao hơn. Đó là một siêu hệ sinh thái, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn.
“Chúng tôi chỉ có thể thành công nếu chúng tôi giúp người khác thành công. và chúng tôi tin tưởng rằng đây là mô hình kinh doanh tuyệt vời nhất trên thế giới.”
Ngày nay, Tokopedia là một cầu nối vô giá kết nối hơn 11 triệu người bán (merchant) trên nền tảng với hơn 100 triệu khách hàng trải dài trên 17.500 hòn đảo.
Chỉ riêng cộng đồng thương mại trên Tokopedia cũng đã đóng góp vào hơn 1% giá trị của nền kinh tế Indonesia.
Xây dựng niềm tin để tạo ra những kết nối sâu sắc và bền vững hơn.
Tanuwijaya luôn cởi mở về việc ông đã suýt thất bại trong những nỗ lực đầu tiên khi ra mắt Tokopedia 12 năm trước.
Trên thực tế, khi kể câu chuyện về Tokopedia, ông rất thích nói về những ngày tháng thăng trầm của công ty, thay vì chỉ nêu bật những thành tựu của nó.
“Chúng tôi xây dựng những cầu nối, và cuối cùng, chúng tôi là doanh nghiệp của mọi người.”
Sự cởi mở của Tanuwijaya trong việc chia sẻ cũng phần nào hé hộ về một phần văn hóa của Tokopedia.
Trên các nền tảng trực tuyến, Tokopedia luôn chia sẻ những câu chuyện thành công của khách hàng cũng như những hành trình của nhân viên của mình.
Tính minh bạch và xác thực này là yếu tố cốt lõi để xây dựng lòng tin giữa người sử dụng lao động và người lao động, cũng như doanh nghiệp và khách hàng, điều có thể giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Khi các thương hiệu tương tác thực sự với khách hàng thông qua những câu chuyện thực tế và có liên quan, họ đã có thể thực sự hiểu nhu cầu của khách hàng.
Trong trường hợp của Tokopedia, công ty này luôn xem xét đến niềm tin và sở thích cá nhân của khách hàng khi quyết định đổi mới bất cứ thứ gì đó.
Hình thành những mối quan hệ đối tác để dẫn đến sự đổi mới.
Tanuwijaya cực kì tin tưởng vào sức mạnh của các mối quan hệ đối tác (partnership).
Nhờ sự hợp nhất mới với đối tác lâu năm Gojek, các đơn vị kinh doanh (người bán) của Tokopedia có thể dựa vào mạng lưới hàng triệu tài xế của Gojek để giao hàng đúng thời hạn hơn.
Điều này cũng mang lại cho mọi người quyền truy cập nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc mua hàng trực tuyến.
Công ty cũng đã hợp tác với Googleđể tiếp cận nhiều người Indonesia hơn.
Với 91,7% người Indonesia sử dụng Android, Tokopedia hợp tác với Google để gia tăng phạm vi tiếp cận và nhận thức của những người sử dụng thiết bị di động.
Tokopedia cũng nhanh chóng tìm ra xu hướng mới để kết nối với giới trẻ.
Cụ thể, công ty đã hợp tác với nhóm nhạc K-pop nổi tiếng BTS và Blackpink để làm đại sứ cho thương hiệu của mình.
“Triết lý kinh doanh của chúng tôi là luôn tìm kiếm những đối tác phù hợp và tăng trưởng cùng với nhau.”
Câu chuyện của Tokopedia là câu chuyện về cách kết nối với mọi người như một chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Các thương hiệu khác cũng có thể xem xét và tham khảo về triết lý kinh doanh Tokopedia và biến nó thành một trong những tài sản lớn nhất của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tại sao các biển quảng cáo ngoài trời ở các đại lộ hoặc các con phố đông đúc lại ‘đắt khách’ đến vậy? Đơn giản vì marketing và quảng cáo thành công nhất xảy ra ở nơi mà nhiều người dành nhiều thời gian của họ nhất.
Hàng tỷ người dùng trên toàn cầu đang sử dụng ứng dụng để chia sẻ hình ảnh mỗi tháng và các doanh nghiệp thích ứng nhanh đang gặt hái được không ít lợi ích.
Dưới đây là 10 lý do tại sao bạn nên bắt đầu ưu tiên sự hiện diện doanh nghiệp của mình trên mạng xã hội Instagram ngay từ hôm nay.
#10. Hơn 1.2 tỷ người đang sử dụng Instagram.
Instagram hiện có hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên toàn cầu, tức là chỉ đứng sau Facebook và YouTube về lượng người dùng.
63% người dùng Instagram kiểm tra ứng dụng hàng ngày.
Nếu bạn muốn đưa thương hiệu, nội dung và sản phẩm của bạn đến với một lượng lớn khách hàng tiềm năng thì Instagram và lượng người dùng khổng lồ của nó là điều bạn không nên bỏ qua.
#9. 28 phút là lượng thời gian trung bình mà mỗi người dùng Instagram ở trên nền tảng mỗi ngày.
Ở Mỹ, người dùng Instagram dành trung bình 28 phút trên nền tảng này mỗi ngày. Con số này đã không ngừng được tăng lên mỗi năm kể từ năm 2016.
Mặc dù sự cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người dùng trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều rất khốc liệt, tuy nhiên, nghĩ đến cách kể chuyện thương hiệu thông qua hình ảnh và video, Instagram vẫn là một nền tảng rất mạnh.
#8. Instagram là nền tảng có lượng lớn người dùng trẻ tuổi.
Nếu thương hiệu của bạn đang tìm cách tiếp cận nhóm đối tượng trẻ tuổi, thì Instagram là nơi hết sức phù hợp. Theo đơn vị nghiên cứu thị trường Pew, 73% người từ 18 đến 24 tuổi có sử dụng Instagram.
#7. Instagram là nền tảng hàng đầu cho tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing).
92% những người có ảnh hưởng nói rằng Instagram là nền tảng được họ lựa chọn để cung cấp các hoạt động liên quan đến marketing. Các doanh nghiệp đã chi khoảng 69% ngân sách influencer marketing của họ cho các chiến dịch người có ảnh hưởng trên Instagram.
Theo nghiên cứu, trung bình, các thương hiệu đang thu được khoảng 5,20 USD cho mỗi USD chi tiêu với influencer marketing.
Hiện tại, riêng mảng tiếp thị người có ảnh hưởng trên Instagram đã có giá trị khoảng 1,7 tỷ USD và con số này ngày càng phát triển khi nhiều doanh nghiệp hơn đang bắt đầu cảm nhận được sức mạnh đáng kể của nó với thương hiệu.
#6. Instagram có tỷ lệ tương tác cao hơn đáng kể so với các nền tảng mạng xã hội khác.
Tỷ lệ tương tác trung bình (engagement rate) trên Instagram hiện là 1,22%, so với mức 0,09% của Facebook.
Nói một cách đơn giản, các bài đăng về thương hiệu của bạn trên Instagram có cơ hội nhận được lượng tiếp cận (reach), lượt thích (like) và bình luận (comment) cao hơn so với các bài đăng trên Facebook.
#5. Ngày càng nhiều người hơn muốn tương tác với thương hiệu trên Instagram.
Trong một cuộc khảo sát của Facebook, 66% người dùng cho biết rằng họ sử dụng Instagram để tương tác với các thương hiệu. Các số liệu khác cũng đã chứng minh cho phát hiện này: 90% các tài khoản trên Instagram đang theo dõi ít nhất một thương hiệu.
Hơn 200 triệu người dùng Instagram truy cập ít nhất một tài khoản doanh nghiệp hàng ngày và một phần ba trong số các ‘Câu chuyện’ (Stories) trên Instagram được xem nhiều nhất là từ các doanh nghiệp.
Mọi người không chỉ sử dụng Instagram để theo dõi gia đình và bạn bè của họ; họ cũng rất quan tâm đến những cập nhật mới nhất của các thương hiệu mà họ yêu thích.
#4. Các hoạt động mua sắm đang tăng trưởng mạnh trên Instagram.
Nếu bạn đang quan tâm đến thương mại điện tử, Instagram gần đây đã giúp bạn dễ dàng hơn trên nền tảng của họ bằng cách phát hành tính năng Shops.
Nó cho phép người dùng xem và mua trực tiếp từ các thương hiệu họ yêu thích ngay trong ứng dụng.
Trong một cuộc khảo sát của Facebook, 83% người dùng Instagram cho biết họ sử dụng Instagram để khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới và 80% trong số họ sử dụng nó để giúp họ ra quyết định có nên mua một thứ gì đó hay không.
#3. Quảng cáo trên Instagram ngày càng phổ biến.
Hơn hai triệu doanh nghiệp đã quảng cáo trên Instagram, tạo nên mức doanh thu 20 tỷ USD của nền tảng này vào năm ngoái.
Bạn có thể quảng cáo trên Instagram ở dạng hình ảnh, video hoặc bộ sưu tập trong nguồn cấp dữ liệu (feeds), ‘Câu chuyện’ hoặc phần ‘Khám phá’.
Một lần nữa, nếu bạn đang muốn tiếp cận nhóm đối tượng trẻ tuổi, có mức độ tương tác cao, thì quảng cáo Instagram nên là một thành phần quan trọng trong chiến lược của bạn.
#2. Thông qua sự hiện diện trên Instagram, thương hiệu của bạn có nhiều sức thuyết phục hơn.
Một cuộc khảo sát của Facebook cho thấy 78% người dùng Instagram cho rằng các thương hiệu nên có mặt trên nền tảng phổ biến này. 74% người dùng xem những thương hiệu này là “có liên quan” và 77% xem chúng là “sáng tạo”.
Chỉ cần có sự hiện diện trên Instagram, bạn có thể củng cố sự quan tâm của người dùng đối với thương hiệu của mình.
#1. Nhắn tin trên Instagram đang dễ dàng hơn bao giờ hết.
Facebook hiện đã cho phép các nhà phát triển sử dụng API Messenger để hỗ trợ nhắn tin trên Instagram. Điều này có nghĩa là thương hiệu hiện có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng tiềm năng và khách hàng trên quy mô lớn, thông qua việc nhắn tin.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hiện tính năng này chỉ dành cho những người đăng ký có trả phí (subscribers) trên nền tảng, nhưng nó sẽ sớm được triển khai cho tất cả người dùng.
‘Picture-in-Picture’ (PiP) là gì?
‘Picture-in-Picture’ cho phép người dùng xem video YouTube trong một trình phát mini thu nhỏ trong khi vẫn có thể mở và xử lý một trình duyệt khác ngoài ứng dụng. Bạn có thể di chuyển trình phát mini này bằng cách kéo nó.
PiP sẽ sớm được áp dụng cho cả iPhone và iPad.
Ứng dụng YouTube trên các thiết bị chạy iOS sẽ sớm nhận được hỗ trợ tính năng picture-in-picture, điều này cho phép tất cả người dùng có thể xem video trong khi vẫn có thể làm những công việc khác trực tiếp trên iPhone và iPad của họ.
Người phát ngôn của YouTube trao đổi với The Verge rằng tính năng này hiện đang được triển khai cho những người đăng ký Premium (có trả phí) tuy nhiên trước mắt nó cũng đang được triển khai cho tất cả người dùng iOS (bao gồm cả những người dùng miễn phí) ở Mỹ và tiến tới là áp dụng cho người dùng toàn cầu.
YouTube cũng thông báo thêm là hiện Apple chỉ hỗ trợ tính năng picture-in-picture cho iPad chạy từ iOS 9, iPhone chạy từ iOS 14 trở lên và chạy tốt nhất trên trình duyệt Safari.
Người dùng iOS, có hoặc không có đăng ký YouTube Premium cũng sẽ sớm có quyền truy cập vào tính năng này bằng ứng dụng YouTube, điều mà những người dùng Android vốn đã được trải nghiệm trong nhiều năm.
YouTube không cung cấp lịch trình cụ thể về thời điểm tính năng này sẽ đến với các người dùng miễn phí, nhưng cho biết nó đang được triển khai cho nhóm người dùng có trả phí.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa xác nhận rằng bản cập nhật Page Experience (trải nghiệm trang của Google) đã chính thức được tung ra toàn cầu.
Bản cập nhật thuật toán cho trải nghiệm trang của Google hiện đang bắt đầu được triển khai trên toàn cầu và sẽ hoàn thành vào cuối tháng 8 năm 2021.
Trong một thông báo, Google cho biết:
“Chúng tôi sẽ bắt đầu sử dụng trải nghiệm trang (page experience) như một phần của hệ thống đánh giá và xếp hạng website, bắt đầu từ giữa tháng 6 năm 2021.
Tuy nhiên, trải nghiệm trang sẽ không phát huy hết vai trò vốn có của nó trong hệ thống cho đến cuối tháng 8.
Bạn có thể nghĩ về nó như thể bạn đang thêm gia vị vào thực phẩm bạn đang chuẩn bị.
Thay vì thêm tất cả chúng vào cùng một lúc, chúng tôi sẽ thêm từ từ trong khoảng thời gian này.”
Google cho biết các website sẽ không có những thay đổi quá lớn nào do ảnh hưởng của bản cập nhật trong thời điểm này và bất kỳ sự sụt giảm hoặc ảnh hưởng nào cũng sẽ được nhận thấy rõ hơn vào các giai đoạn cuối của bản cập nhật.
Để tóm tắt những gì đã được Google chia sẻ với chủ sở hữu website và cộng đồng SEO, dưới đây là những nội dung cập nhật của trải nghiệm trang.
Trải nghiệm trang hay Page Experience là gì.
Trải nghiệm trang sẽ xem xét một số tín hiệu giúp tạo ra những trải nghiệm duyệt web tối ưu hơn cho người dùng.
Sau đó, Google đánh giá từng tín hiệu và cho điểm tổng thể về “trải nghiệm trang” của một website. Chủ sở hữu website có thể xem điểm của họ trong báo cáo trải nghiệm trang mới trong Google Search Console.
Nói một cách đơn giản, đây là những số liệu được sử dụng để tìm hiểu cách người dùng sẽ cảm nhận trải nghiệm trên một trang hay một website cụ thể. Điều này bao gồm những thứ như:
Nó có thân thiện với thiết bị di động không?
Có tải nhanh không?
Nó có chạy trên HTTPS không?
Quảng cáo có làm phiền người dùng không?
Nội dung có nhảy xung quanh khi trang đang được tải không?
Trải nghiệm trang tổng thể bao gồm một số yếu tố giúp xếp hạng kết quả tìm kiếm hiện có, bao gồm các hình phạt, tăng thứ hạng với các website sử dụng HTTPS (trình duyệt bảo mật), cập nhật tốc độ trang và cập nhật mức độ thân thiện với thiết bị di động.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn biết điều gì đang kìm hãm mình đến với thành công của bản thân, bạn sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn để thay đổi nó.
Khi một nhóm do nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, James Heckman dẫn đầu xem xét dữ liệu của hàng nghìn người để tìm ra yếu tố nào là quan trọng nhất đối với sự thành công của một người trong cuộc sống, họ nhận thấy rằng chỉ số IQ chỉ chiếm 1 hoặc 2%.
Vậy điều gì quan trọng hơn IQ rất nhiều? chỉ gói gọn trong một từ thôi, là tính cách.
Điều này nghe có vẻ khá đáng sợ đối với những người đang lo lắng rằng họ không có những tính cách phù hợp để vươn lên trong cuộc sống. Nhưng bạn đừng quá lo lắng.
Vì tính cách là yếu tố có thể thay đổi !
Sau nghiên cứu, các nhà tâm lý học cho rằng các đặc điểm tính cách của một người thành công bao gồm: hướng ngoại, dễ chịu, cởi mở và tận tâm.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy với một chút nỗ lực hàng ngày, bạn có thể thay đổi tính cách của mình một cách có ý thức nếu bạn muốn.
Tính cách của bạn có thể tạo ra hoặc phá vỡ những cơ hội thành công trong cuộc sống, và tính cách của bạn, ít nhất ở một mức độ nào đó, nó luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
7 cạm bẫy lớn nhất của tính cách.
Nếu định nghĩa của bạn về thành công là xây dựng một doanh nghiệp hàng tỷ đô la thì có lẽ bạn sẽ cần một tính cách khác với việc nếu bạn mơ ước trở thành một nông dân địa phương được yêu mến.
Trong một bài đăng gần đây của Psychology Today tại Đại học Massachusetts, giáo sư Susan Krauss Whitbourne giải thích cách các nhà tâm lý học đã tìm ra những đặc điểm tính cách nào sẽ cản trở con đường thành công của một người.
Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo:
Rối loạn điều tiết cảm xúc (khó quản lý căng thẳng và không chịu đựng được sự thất vọng).
Nội tâm hóa (dễ buồn và hay tự phê bình).
Thiếu ý chí (thiếu định hướng và hay mất tập trung).
Ngoại hóa (hay thực hiện những hành vi chứa đựng nhiều rủi ro).
Cứng nhắc và cầu toàn.
Dễ bị tưởng tượng (hay tưởng tượng những thứ xa vời).
Sự thờ ơ (thiếu nhiệt tình hoặc cảm xúc).
Giáo sư Whitbourne kết luận:
“Có được cái nhìn sâu sắc nhất về các khuynh hướng hay tính cách có thể ngăn cản các cơ hội thành công của chính bạn là bước quan trọng đầu tiên để loại bỏ một vòng luẩn quẩn tự đánh bại bản thân.
Bạn có thể không bao giờ giải quyết được tất cả các vấn đề nội tâm của mình, nhưng khi hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống của bạn, bạn có nhiều khả năng hơn để đạt được các thành tựu trong lâu dài.”
Hãy mạnh dạn để nhìn nhận thằng vào tính cách của bạn, điều có thể đang kìm hãm bạn và bạn sẽ thực sự đạt được giấc mơ của mình trong cuộc sống và sự nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với rất nhiều sự thay đổi không thể đoán trước trên thế giới, làm thế nào bạn có thể chuẩn bị cho những thay đổi nhanh chóng về sở thích và hành vi của khách hàng để từ đó xác định những cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp?
Câu trả lời đó là một công cụ miễn phí của Google có tên là Google Trends.
Với Google Trends, bạn có thể xem những gì mọi người đang tìm kiếm trên Google và những tìm kiếm đó thay đổi như thế nào theo thời gian, theo mùa và theo vị trí địa lý, để từ đó bạn có thể có được thêm nhiều insights về những gì khách hàng của bạn đang nghiên cứu trực tuyến.
Dưới đây là một số các phương pháp hay nhất để sử dụng Google Trends và khám phá những điều đang được quan tâm hàng đầu của đối tượng mục tiêu của bạn từ đó bạn có thể điều chỉnh các nỗ lực marketing của mình để đáp ứng nhu cầu của họ.
So sánh các chủ đề để khám phá những gì đang phổ biến nhất.
Với Google Trends (xu hướng trên Google), bạn có thể so sánh hai chủ đề tìm kiếm đồng thời để hiểu chủ đề nào phổ biến hơn với người dùng.
Bằng cách so sánh các từ khóa cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, bạn có thể nhanh chóng có được bức tranh hữu ích về những sản phẩm nào đang có nhu cầu lớn hơn và có khả năng ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của bạn trong ngắn hạn hơn.
Giả sử bạn sở hữu một cửa hàng hoa nhỏ và ‘Ngày của Mẹ’ đang đến gần. Bạn muốn biết sản phẩm nào của mình cần ưu tiên quảng cáo trực tuyến.
Bằng cách sử dụng tính năng so sánh trong Google Trends, bạn có thể so sánh sở thích tìm kiếm cho các chủ đề “giao hoa” và “giỏ quà”.
Thông qua hình ảnh xu hướng tìm kiếm bên dưới, rõ ràng bạn đã có được quyết định ưu tiên hơn cho dịch vụ nào của mình trong ngày này rồi.
Mở rộng phạm vi tìm kiếm của bạn theo thời gian để xác định các xu hướng theo mùa.
Có thể bạn không muốn biết những gì đang phổ biến lúc bây giờ. Và bạn muốn biết mức độ phổ biến của một chủ đề đó là ổn định, theo mùa hay chỉ đơn giản là bị ảnh hưởng bởi một sự kiện riêng biệt nào đó.
Bằng cách sử dụng mốc thời gian, bạn có thể điều chỉnh và mở rộng ngày tìm kiếm của mình với các tùy chọn từ “30 ngày qua” đến “5 năm qua” đến “Kể từ năm 2004”.
Dưới đây là một số lý do tại sao mức điều này lại hữu ích cho doanh nghiệp của bạn:
Xu hướng mua sắm trong các kỳ nghỉ/lễ hàng năm. Lấy cửa hàng hoa trong ví dụ ở trên. Khám phá từ khoá “Quà tặng Ngày của Mẹ” trong Google Trends cho thấy rằng tìm kiếm này có xu hướng tăng đột biến vào đầu tháng 4.
Tăng đột biến ngẫu nhiên hay xu hướng thực? Nếu bạn muốn xác định liệu mức tăng đột biến mà bạn đang thấy là xu hướng lặp đi lặp lại hay là chỉ ảnh hưởng của một sự kiện chỉ diễn ra một lần nào đó, việc mở rộng tìm kiếm Google Trends của bạn trong vài tháng hoặc vài năm qua có thể tiết lộ được điều đó. Ví dụ: khối lượng tìm kiếm cho từ khoá “cắt tóc của riêng bạn” bắt đầu thịnh hành hơn so với các tìm kiếm “tiệm làm tóc” từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020, nhưng khi mở rộng so sánh tìm kiếm đó với 5 năm qua thì nó cho thấy rằng “tiệm làm tóc” vẫn phổ biến hơn nhiều.
Lập kế hoạch quảng bá của bạn. Bằng cách hiểu những xu hướng nào là theo chu kỳ theo mùa, khi nào chúng đạt đỉnh điểm và khi nào chúng ‘suy yếu’, doanh nghiệp của bạn có thể lập kế hoạch và chuẩn bị tốt hơn để nắm bắt những cơ hội đó.
Sử dụng Google Trends để khám phá các cơ hội tăng trưởng mới.
Khi bạn tìm kiếm một cụm từ nào đó, Google Trends sẽ tự động hiển thị các chủ đề và truy vấn tìm kiếm hàng đầu liên quan đến cụm từ đó. Điều này có thể cực kỳ hữu ích trong việc khám phá các nhu cầu mở rộng của khách hàng mà bạn có thể đã bỏ lỡ.
Thuật ngữ Rising terms (những cụm từ tìm kiếm đang gia tăng): là những truy vấn có tần suất tìm kiếm tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng thời gian bạn đã chọn so với khoảng thời gian trước đó.
Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm các cụm từ tìm kiếm gia tăng trong năm 2019, nó sẽ hiển thị cho bạn những cụm từ có tần suất tìm kiếm tăng trưởng lớn nhất so với năm 2018.
Thuật ngữ Breakout terms (những cụm từ tìm kiếm mang tính đột phá): Các tìm kiếm được đánh dấu là “Breakout” nếu nó có mức độ tìm kiếm phổ biến tăng đáng kể, có thể là do các truy vấn này là mới và có ít tìm kiếm (nếu có) trước đó.
Ví dụ: khi bạn tìm kiếm “Ngày của mẹ” (Mothers’ Day) trong Google Trends từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2020, bạn sẽ thấy rằng một trong những truy vấn tìm kiếm đột phá là “Thiệp điện tử cho ‘Ngày của mẹ'” (mothers day ecards).
Khi bạn hiểu thêm về những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm và lý do, bạn có thể khám phá những nhu cầu mới của khách hàng mà ngay từ đầu bạn chưa nghĩ đến nó.
Tối ưu tìm kiếm của bạn theo vùng hoặc thành phố.
Cho dù doanh nghiệp của bạn hoạt động trên toàn quốc hay chỉ tập trung tại một địa phương nào đó, Google Trends có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm.
Khi bạn tìm kiếm một cụm từ trong Google Trends, bạn sẽ thấy một bản đồ cho bạn biết vị trí mà cụm từ đó đang phổ biến nhất.
Nếu bạn rê chuột qua một khu vực cụ thể, Google Trends sẽ hiển thị cho bạn phần trăm tổng số tìm kiếm từ khu vực đó có chứa cụm từ tìm kiếm của bạn. Nó cũng sẽ liệt kê các thành phố và khu vực hàng đầu nơi mọi người đã tìm kiếm cụm từ đó.
Điều này đặc biệt hữu ích để xác định các sở thích khác nhau của khách hàng trên các khu vực hay vùng miền khác nhau.
Quay lại tiếp với ví dụ trên: Google Trends cho thấy rằng sở thích tìm kiếm cho “Quà tặng Ngày của Mẹ” đã tăng trên toàn quốc vào cuối tháng 4 năm 2020 và được tìm kiếm nhiều nhất ở khu vực đô thị tại San Diego, California, Mỹ.
Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc phiêu lưu tìm kiếm của riêng bạn chưa?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba như Satya Nadella, người gần đây đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm CEO của Microsoft, thì 3 quy tắc lãnh đạo dưới đây rất đáng để bạn tham khảo.
CEO và cũng là tân Chủ tịch của Microsoft Satya Nadella là một trong những nhà lãnh đạo có khả năng chuyển đổi tốt nhất hành tinh.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông đã xoay chuyển nhiều tình thế của Microsoft và đưa tập đoàn này lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp có giá trị nhất trên thế giới kể từ năm 2002.
Nadella hiểu rằng thành công không phải là chuyện xảy ra trong một sớm một chiều.
Thay vào đó, bạn phải suy nghĩ dài hạn, gieo mầm cho tương lai, bắt đầu đổi mới từ ngay hôm nay trong khi phải xây dựng cho ngày mai.
Điều này có nghĩa là bạn phải suy nghĩ lại mọi thứ trong doanh nghiệp của mình, từ văn hóa và vận hành đến chiến lược và nguồn nhân sự.
Dưới đây là 03 quy tắc hàng đầu của Nadella để chứng minh sự thành công cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.
1. Dẫn dắt bằng văn hoá.
Một nền văn hóa chiến thắng là một nền văn hoá chuyển từ ‘tư duy biết tất cả’ sang ‘tư duy có thể và sẵn sàng học hỏi tất cả’.
Một trong những bước đi táo bạo đầu tiên của Nadella là thay đổi sứ mệnh của Microsoft, từ từ một doanh nghiệp đơn thuần chỉ cung cấp các giải pháp liên quan đến máy tính sang một doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào khách hàng (cá nhân và tổ chức), trao quyền cho họ để có thể đạt được nhiều thành tựu hơn.
Các đội nhóm tại Microsoft được khuyến khích tập trung vào các dự án và luôn xem Microsoft không phải là một công ty 42 năm tuổi mà chỉ là một ‘tổ chức khởi nghiệp’ với đầy những thách thức của mình.
Cách tiếp cận có vẻ mới lạ này thừa nhận rằng việc xem mình là doanh nghiệp bền vững lâu đời có thể dẫn đến nhiều sự lỗi thời khiến bạn không thể sáng tạo với tốc độ và quy mô.
Nadella biết rằng bây giờ hơn bao giờ hết, bạn phải suy nghĩ và hành động như một công ty khởi nghiệp 10.000 người, ngay cả khi bạn đang là một ‘gã khổng lồ’.
2. Hành động phải nhanh – Nhưng suy nghĩ thì nên chậm lại.
Nadella là một nhà lãnh đạo thuộc kiểu tư tưởng dài hạn (long-term thinker), người nắm bắt các xu hướng mới và các tín hiệu thể hiện các điểm yếu của doanh nghiệp từ rất sớm để có thể chuẩn bị và tăng tốc nhanh nhất có thể.
Ông luôn coi trọng việc có thể đưa ra quyết định ở tốc độ cao, nơi mà 80% sự tự tin là đủ để hành động.
Trong một thế giới đầy biến động, bất ổn, phức tạp và cả sự mơ hồ (VUCA), ông hiểu rằng việc chờ đợi chắc chắn đến 100% trước khi đưa ra quyết định là quá chậm.
Kết quả xuất sắc của Microsoft trong năm 2017 cũng đã cho thấy được sức mạnh của quy tắc ‘hành động nhanh và suy nghĩ chậm’.
Đơn cử một ví dụ: Dịch vụ đám mây (Cloud Services) đã chiếm 32% tổng doanh thu của Microsoft, với mức tăng trưởng gấp đôi chỉ trong một năm.
3. Sẵn sàng ‘học hỏi tất cả’ thay vì ‘đã biết tất cả’.
Những năm 2000 là thập kỷ mất mát nhất trong lịch sử của Microsoft, khi mà Microsoft dường như mất hết khách hàng và rơi vào một cuộc khủng hoảng nặng nề.
Một làn sóng cải tiến mới từ Google và App Store cho đến iPhone và máy tính bảng đã làm lu mờ đà tăng trưởng của doanh nghiệp kinh doanh phần mềm máy tính để bàn huyền thoại một thời như Microsoft.
Năm 2014, Nadella trở thành Giám đốc điều hành mới của Microsoft và tuyên bố cuôc chiến mới là sẽ trở thành một doanh nghiệp “học hỏi tất cả” thay vì chỉ là một doanh nghiệp chỉ ‘biết tất cả’.
Với ông lúc bấy giờ, học hỏi, khám phá và thử nghiệm là tiêu chuẩn hàng đầu của Microsoft.
Đối với Nadella, điều này có nghĩa là bạn cần đặt ra ba câu hỏi lớn:
1. Mức độ thành công của chúng ta trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới?
2. Mức độ hiệu quả của chúng ta trong việc thích ứng với những thay đổi hoặc gián đoạn (disruptions) mới của thị trường?
3. Văn hóa doanh nghiệp của chúng ta có ‘chào đón’ các rủi ro, học hỏi và thất bại một cách thông minh không?
Trong một thời đại thay đổi không ngừng, bạn tồn tại và phát triển được là nhờ vào khả năng thay đổi và thích ứng nhanh của mình trước những khủng hoảng.
Hãy tham khảo một cách nghiêm túc các quy tắc lãnh đạo trên để có thể có được kết quả gấp 10 lần trong cuộc sống và cả công việc kinh doanh của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nền tảng kinh doanh ôtô đã qua sử dụng Carsome đang cân nhắc IPO tại Mỹ với mục tiêu định giá 2 tỷ USD, trở thành ‘kỳ lân‘ đầu tiên của Malaysia.
Carsome đang làm việc với các cố vấn và đặt mục tiêu đạt định giá khoảng 2 tỷ USD khi niêm yết.
Việc IPO sẽ diễn ra theo hình thức thông thường hoặc thông qua một SPAC (công ty thành lập với mục đích đặc biệt). Họ cho biết thỏa thuận đưa công ty lên sàn có thể diễn ra vào cuối năm nay.
Carsome có trụ sở tại Kuala Lumpur, đang tiến hành một vòng gọi vốn trước IPO, nhằm mục đích huy động khoảng 150 triệu USD. Các cuộc thảo luận về vấn đề niêm yết vẫn đang diễn ra nên chi tiết kế hoạch này có thể thay đổi.
Bloomberg cho biết, với mức định giá 2 tỷ USD, Carsome sẽ trở thành “kỳ lân” (công ty khởi nghiệp có định giá từ một tỷ USD trở lên) đầu tiên của Malaysia.
Cùng với Carsome, một số startup công nghệ ở Đông Nam Á đang có kế hoạch niêm yết tại Mỹ như Ticket (Indonesia), PropertyGuru Pte và Grab (Singapore) thông qua SPAC.
Carsome thành lập năm 2015 và đã mở rộng sự hiện diện sang Indonesia, Thái Lan và Singapore trong những năm gần đây.
Nền tảng ghi nhận doanh số bán hàng hơn 40.000 xe ôtô mỗi năm, với giá trị giao dịch hơn 600 triệu USD. Họ liên kết với hơn 8.000 đại lý ôtô đã qua sử dụng, thực hiện chung hơn 2,3 triệu lượt đặt giá.
Đối thủ trong khu vực của startup này là Carro (Singapore). Công ty đã huy động được 360 triệu USD vào tháng 6 để mở rộng hoạt động ở Thái Lan và Indonesia trước khi niêm yết tại Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi ngành bán lẻ nói chung đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, thì thị trường bán lẻ hàng xa xỉ với tính đặc thù riêng lại vẫn hoạt động tốt, bất chấp dịch bệnh.
Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngành bán lẻ của Việt Nam đã chứng kiến nhiều cửa hàng và các nhà bán lẻ lớn buộc phải đóng cửa, đặc biệt là đối với các mặt hàng có mức độ nhạy cảm về giá cao.
Một số thương hiệu bán lẻ do không thể thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với tình hình mới đã dẫn tới việc bị đào thải khỏi thị trường.
Tuy vậy, vẫn tồn tại một số ngành hàng hoạt động tốt với lượng khách hàng tới cửa hàng khả quan, thậm chí những doanh nghiệp này còn có xu hướng mở rộng các cửa hàng vật lý.
Theo đó, thị trường bán lẻ hàng xa xỉ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch bệnh do việc hạn chế du lịch trên toàn cầu đã khiến khách hàng tập trung mua sắm chủ yếu tại các cửa hàng trong nước.
Bán lẻ cao cấp (luxury product) tại Việt Nam là một trong những thị trường có hoạt động tốt, với việc các thương hiệu xa xỉ muốn mở rộng và gia nhập vào Việt Nam.
Ông Matthew Powell, Giám đốc của Savills Việt Nam cho biết, những doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt đồng nghĩa với việc họ có khả năng thay đổi để bắt kịp với tình hình mới.
Tại những thị trường lớn như ở Anh, một số nhà bán lẻ rất lớn với hơn 100 năm hoạt động đã phải phá sản vì không thể thay đổi mô hình kinh doanh và thích ứng kịp thời với tình hình mới.
Vì vậy, thành công của bán lẻ ở các thị trường khác nhau vẫn phụ thuộc nhiều vào chiến lược, sự quản lý cũng như khả năng thích ứng của doanh nghiệp.
Theo ông Matthew, có hai lý do khiến thị trường bán lẻ hàng xa xỉ vẫn sống tốt trong đại dịch:
Thứ nhất, đối với ngành hàng xa xỉ, sự nhạy cảm về giá của người mua là khá thấp.
Thương hiệu vẫn có thể tăng giá 10 – 20% mà vẫn có khách hàng muốn sở hữu.
Việc tăng giá sản phẩm của các thương hiệu xa xỉ thường không ảnh hưởng trực tiếp lên quyết định mua hàng bởi khách hàng của họ sẵn sàng và luôn có khả năng mua.
Giám đốc Savills phân tích, khách hàng trong ngành xa xỉ có quá trình quyết định mua sắm khác biệt, coi trọng tương tác trực tiếp giữa khách hàng và thương hiệu.
Họ muốn đến cửa hàng, trao đổi cùng nhân viên tại đó và trực tiếp trải nghiệm sản phẩm cũng như những dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.
Thứ hai, trong bối cảnh dịch bệnh, trong khi rất nhiều nhà bán lẻ đang chuyển hướng, áp dụng thương mại điện tử và các giải pháp công nghệ để giải quyết các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp: tiếp cận và giao tiếp với khách hàng, quản lý kho vận và thậm chí là hỗ trợ các hoạt động truyền thông, thì các thương hiệu cao cấp lại tập trung chủ yếu vào phát triển và duy trì hình ảnh, thể hiện qua chất lượng và giá trị trọn đời của sản phẩm.
Có thể thấy, các thương hiệu cao cấp đang đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp marketing mới để có thể tiếp cận phân khúc mục tiêu tốt hơn; các giải pháp công nghệ cũng được ứng dụng tại các cửa hàng vật lý của hãng, nhằm tăng trải nghiệm mua sắm và hỗ trợ người mua đưa ra các quyết định mua hàng.
Thực tế, các nhãn hàng xa xỉ thường lựa chọn mặt bằng kinh doanh là các vị trí đắc địa và trung tâm tại các đô thị lớn.
Ví dụ như địa điểm mới của Dior và Louis Vuitton (LV) tại dự án International Centre trên phố Tràng Tiền ở trung tâm Hà Nội. Những vị trí này thường khá bắt mắt, phù hợp với hình ảnh cao cấp của thương hiệu.
Ông Matthew đánh giá, trong nhiều năm, thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đóng góp rất quan trọng vào hoạt động kinh doanh toàn cầu của các nhãn hàng cao cấp.
Đặc biệt, Diễn đàn Kinh tế thế giới ước tính vào năm 2030, tầng lớp trung lưu tại khu vực này sẽ tăng thêm 1,5 tỷ người, chiếm 66% số người thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu.
Các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Philipines và Việt Nam sẽ sở hữu hàng triệu công dân có khả năng tài chính và nhu cầu mua sắm hàng xa xỉ.
Châu Á cũng đồng thời là khu vực cho thấy sự phục hồi tích cực sau Covid-19, thúc đẩy sự mở rộng và đầu tư nhiều hơn.
Trong khi đó, bán lẻ cao cấp tại Việt Nam là một trong những thị trường có hoạt động tốt nhất khu vực. Vì vậy, nhiều thương hiệu xa xỉ muốn mở rộng, gia nhập vào Việt Nam.
Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam tương đối thấp so với các thị trường khác trong khu vực châu Á như Singapore, Hồng Kông hoặc Tokyo.
Do các lệnh hạn chế du lịch, hiện nay khách hàng tại Việt Nam chủ yếu mua sắm các đồ dùng xa xỉ trong nước, thay vì đi sang các thị trường khác như Hồng Kông, London, Paris hoặc Singapore.
Thêm vào đó, việc thu nhập bình quân của Việt Nam những năm vừa qua đã tăng rõ rệt, đi kèm với sự gia tăng đáng kể của tầng lớp trung lưu, đã mở rộng thêm thị trường mục tiêu của các hãng.
Hiện, nguồn cung mặt bằng bán lẻ cao cấp tại Hà Nội khá hạn chế, chỉ có một số địa điểm mà các thương hiệu muốn thuê tại Hà Nội, ví dụ như khu vực Tràng Tiền hoặc quanh khách sạn Soffitel Metropole, nơi hiện có sẵn rất nhiều các thương hiệu cao cấp.
Theo ông Matthew, các doanh nghiệp bán lẻ cao cấp cần suy nghĩ về việc đổi mới chiến lược, về cách mà họ tiếp cận người tiêu dùng mới.
Điểm cần lưu ý của ngành hàng xa xỉ là các nhãn hàng có thể trở nên quá truyền thống hoặc quá giống một sản phẩm thế hệ cũ.
Họ cần liên tục xem xét cách tiếp cận các thị trường mục tiêu, có thể là tới đối tượng khách hàng trẻ hơn và xây dựng mối quan hệ lâu dài với những khách hàng đó.
Nhìn chung, có thể dễ thấy sự phát triển đi lên của thị trường bán lẻ Việt Nam, lấy ví dụ có các cửa hàng Uniqlo, Zara lần lượt gia nhập thị trường.
Những thương hiệu thời trang này đang thu hút một lượng lớn các khách hàng tại các phân khúc khác nhau.
Một cửa hàng Uniqlo có thể rộng trên 5,000 m2 và đáp ứng đầy đủ các loại thời trang từ trẻ em đến người lớn, nam và nữ. Các nhà bán lẻ dạng này đang hoạt động rất tốt ở Việt Nam.
Ngoài ra, bán lẻ tại Việt Nam cũng đang đón nhận mô hình phát triển mới tương tự với các nước trên thế giới, đó là sự bùng nổ của các loại hình giải trí, F&B và e-Sport tại các trung tâm thương mại.
Các trung tâm thương mại trong tương lai sẽ rất khác so với 5-10 năm trước, ông Matthew Powell đánh giá.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nội dung không chỉ làm tăng khả năng hiện diện của thương hiệu mà còn giáo dục và thuyết phục khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động cần thiết.
Thị trường thương mại điện tử B2B (B2B Ecommerce) toàn cầu được ước tính có giá trị 12.000 tỷ USD và con số này dự kiến sẽ tăng 17% vào năm 2021.
Ngày nay, hơn 90% nhà tiếp thị B2B sử dụng content marketing hay tiếp thị nội dung để tiếp cận, nuôi dưỡng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng của họ.
Đây cũng là lý do tại sao content marketing vẫn là một chiến lược marketing hàng đầu và tiết kiệm chi phí nhất cho các doanh nghiệp đang phát triển trong phân khúc thương mại điện tử B2B.
Nội dung không chỉ làm tăng khả năng hiện diện của thương hiệu mà còn giáo dục và thuyết phục khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động mà thương hiệu mong muốn.
1. Đầu tư vào video content marketing.
Khoảng 87% người làm marketing đang sử dụng video như một công cụ để marketing.
Mọi người thích xem video hơn là đọc văn bản. Video là một xu hướng đang phát triển và các nhà tiếp thị nội dung không nên bỏ qua điều này.
Tiếp thị nội dung thông qua video liên quan đến việc xây dựng và phân phối video để thúc đẩy các hành động có lợi cho thương hiệu.
Mỗi video nên có một câu chuyện để kể. Do đó, hãy bắt đầu bằng cách xác định nhu cầu của đối tượng mục tiêu và chọn các nhân vật đủ hấp dẫn trong các câu chuyện của bạn.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng các video của bạn phù hợp với các giá trị cốt lõi của thương hiệu của bạn.
Trong quá trình xây dựng các câu chuyện video, hãy ghi nhớ các mục tiêu mà bạn nên có là nhận biết (Awareness), cân nhắc (Consideration) và ra quyết định (decision).
Video có thể hỗ trợ các hoạt động của content marketing của bạn theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
Các từ khóa câu hỏi là một cách tuyệt vời để tối ưu hóa nội dung của bạn vì nó giáo dục khách hàng tiềm năng của bạn và thể hiện bạn như là một thương hiệu đáng tin cậy trong mắt người mua.
Bạn có thể tìm các từ khóa là các câu hỏi có liên quan bằng cách sử dụng các công cụ như SEMrush, Ubersuggest và Google Keyword Planner. Dưới đây là một số cách mà các doanh nghiệp B2B có thể tối ưu hóa cho các từ khóa câu hỏi của họ:
Tạo các trang ‘Câu hỏi thường gặp’ để trả lời các câu hỏi thường gặp nhất của khách hàng tiềm năng.
Sử dụng các câu hỏi có liên quan để chuẩn bị nội dung của bạn.
Cung cấp nội dung độc đáo (duy nhất), nhiều thông tin và toàn diện.
…
3. Tận dụng sức mạnh của các nội dung có thể liên kết.
PR và content marketing là hai mặt của cùng một đồng xu, tức là nó luôn xảy ra đồng thời.
Khi hoạt động của nhóm PR và content marketing của bạn được đồng bộ, chúng sẽ giúp cải thiện khả năng hiển thị tự nhiên tổng thể của website của bạn, dẫn đến bạn sẽ có nhiều lưu lượng truy cập và chuyển đổi hơn.
Ví dụ: một nhóm content marketing có thể tạo nội dung có thể liên kết và liên hệ với các nhà báo hoặc publishers để liên kết nguồn đó.
Chìa khóa của việc này là làm điều gì đó phù hợp và kịp thời với những gì đang diễn ra trên các phương tiện truyền thông. Dưới đây là một số ví dụ về nội dung có thể liên kết:
Các Case Study.
Các infographics và nội dung dài (long-form content).
Các nghiên cứu, xu hướng và thống kê mới trong ngành.
4. Tập trung vào re-marketing (tiếp thị lại).
Re-marketing là một chiến lược nội dung để nhắm mục tiêu lại những khách hàng tiềm năng đã truy cập vào các ‘tài sản số’ (website, app, landing page…) của bạn trước đó.
Tiếp thị lại có thể giúp bạn:
Tạo ra nhiều khách hàng truy cập và trung thành hơn.
Chuyển đổi khách hàng tiềm năng trong mọi giai đoạn của hành trình mua sắm.
…
Những người đã từng xem nội dung của bạn (nhiều lần) trước khi nhận được ‘offer’ mua hàng sẽ có tỉ lệ mua hàng cao hơn những người mới nhận biết về thương hiệu.
Do đó, đây là chiến thuật tốt nhất để tối đa hóa chuyển đổi doanh số bán hàng của bạn.
Tùy thuộc vào hành vi của người dùng, một phần nội dung mới có liên quan nên được gửi để làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
5. Hợp tác với những người có ảnh hưởng.
Chìa khóa ở đây là xác định những người có ảnh hưởng (influencers/KOL) thích hợp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu của bạn.
Bạn cũng có thể đồng sáng tạo nội dung với người có ảnh hưởng và xuất bản nội dung đó trên website của doanh nghiệp.
Theo một nghiên cứu, khoảng 94% nhà tiếp thị nội dung thành công luôn đo lường hiệu suất nội dung của họ.
Một nguyên tắc là, bất cứ thứ gì không đo lường được thì sẽ không tối ưu hoá được. Do đó, hãy lấy đó làm tâm điểm để đo lường ROI của các nỗ lực marketing của bạn.
Dưới đây là một số chỉ số hàng đầu bạn có thể tham khảo để đo lường:
Tiếp thị nội dung B2B đòi hỏi một cách tiếp cận có kế hoạch hơn so với tiếp thị nội dung B2C vì chu kỳ mua hàng của khách hàng B2B dài hơn, có nghĩa là để có được một khách hàng B2B thì phải mất nhiều thời gian hơn nhiều so với khách hàng B2C.
Bằng cách sử dụng các chiến lược ở trên, bạn có thể tối ưu các nỗ lực tiếp thị nội dung thương mại điện tử B2B của bạn lên một cấp độ mới cao hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thương lượng lương cũng như đánh trận, bạn không biết cách bày binh bố trận thì rất dễ rơi vào “lưới giặc” đấy.
Một thực tế mà chúng ta ai cũng hiểu rõ, nhảy việc là cơ hội để tăng lên mức lương mà bản thân mong chờ đã lâu.
Nhưng nếu bạn bước vô vòng phỏng vấn mà vẫn “gà mờ”, chưa nắm rõ các chiến thuật khi thương lượng lương thì đừng mong lần nhảy việc mới này sẽ đạt được mức lương kịch trần nhé!
Và các bạn đang muốn “yên bình” bước qua mùa nhảy việc bằng cách ngồi yên một chỗ cũng đừng cho rằng bản thân không cần phải thỏa thuận lương.
Nếu bạn không chủ động đề xuất và thương lượng để được tăng lương, thì hãy tự ngẫm xem sau một thời gian, liệu mức lương của bạn đang giảm đi bao nhiêu phần trăm nhé!
Đừng vội “Say Yes” ngay lần đầu.
Ngay sau khi nhận được offer từ nhà tuyển dụng trong lần đầu, bạn cần trả lời email sớm nhất có thể. Tuy nhiên, đừng vội Say Yes.
Thay vào đó, email này mang tính chất thông báo rằng bạn đã nhận được thông tin và hẹn sẽ hồi đáp lại trong vòng 1-2 ngày tới.
Trong thời gian đó, bạn sẽ suy nghĩ thật nghiêm túc về JD và mức lương đã được đề xuất xem đã thực sự phù hợp với bản thân hay chưa.
Nếu cảm thấy chưa thật sự thỏa mãn, bạn có thể đề xuất trực tiếp hoặc 1 cuộc hẹn khác để trao đổi cùng người quản lý cũng như đơn vị tuyển dụng để thương lượng lương với mức mà bạn cho là hợp lý hơn.
Không chia sẻ mức lương nếu chưa được hỏi.
Nhiều ứng viên thật thà đến nỗi chia sẻ thẳng thắn mức lương ngay trong “buổi dạo đầu” của cuộc phỏng vấn, thậm chí ngay cả khi người tuyển dụng còn chưa đề cập đến mức lương.
Bạn biết không, lương của bạn phải được cộng hưởng từ cả 2 phía: phía của bạn và phía của nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy cùng nhau ngồi trao đổi để nắm các thông tin về nhau.
Sau đó, đàm phán lương mới là công việc cuối cùng sau khi bạn đã hiểu rõ về yêu cầu của công ty và khả năng đáp ứng cũng như tạo ra giá trị của chính bạn thân mình khi làm việc tại đó.
Kiểm soát được cảm xúc của bạn.
Công cuộc đàm phán lương quả thực còn căng thẳng hơn cả lúc công ty “tra hỏi” về chuyên môn của bạn. Bởi lương, trong văn hóa của người Việt, có thể vẫn còn làm một yếu tố nhạy cảm và bản thân người ứng tuyển vẫn còn thái độ khá rụt rè khi đề cập đến vấn đề ngày cùng nhà tuyển dụng.
Trong buổi đàm phán, bạn không nên để lộ sự thiếu tự tin khiến cho nhà tuyển dụng nắm thóp được điểm yếu. Bạn cũng không nên quá cứng nhắc và đẩy giá trị bản thân lên đến con số vô lý khiến họ cảm thấy ngán ngẩm.
Nói tóm lại, điều bạn cần là giữ một thái độ thực sự thiện chí, vui vẻ, tích cực và đôi bên công bằng. Ngay cả khi không thỏa thuận được như mong đợi, bạn cũng đừng tỏ ra bực dọc hay thể hiện sự mất hứng thú vì như thế thật sự rất thiếu chuyên nghiệp.
Đừng quên những chính sách và phúc lợi ngoài lương .
Đúng! Lương rất quan trọng. Nhưng nếu chưa thể thỏa thuận đến mức lương như bạn kỳ vọng, nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng đáp ứng những phúc lợi vượt sự mong đợi của bạn. Và điều đó thực sự rất quan trọng.
Những ngày nghỉ có lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cá nhân và người thân, cơ hội được đào tạo miễn phí, khoản thưởng vào các ngày Lễ Tết hoặc thưởng hiệu quả kinh doanh, thời gian xem xét tăng lương…
Đấy chính là những chính sách và phúc lợi mà nếu cộng hưởng vào thì có thể còn hơn cả mức lương mà bạn đề xuất cùng với nhà tuyển dụng đấy.
Tìm điểm chung giữa những gì bạn đáng có được và những gì công ty có thể chi trả cho bạn .
Đàm phán lương cần giữa trên một nguyên tắc: sự hợp lý. Hợp lý ở đây là gì? Là mức lương hợp lý với giá trị của bạn. Là mức lương hợp lý với định mức của công ty.
Bạn không nên làm việc ở một nơi mà nhà tuyển dụng không đánh giá đúng giá trị của bạn và luôn kỳ kèo với những đóng góp thật sự có ý nghĩa. Thế nhưng bạn cũng không thể đòi hỏi một mức lương quá cao so với những gì mình có thể làm được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Social Media Marketing hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội và xu hướng marketing đã không ngừng thay đổi. Dưới đây là 04 xu hướng mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho chiến lược của mình trong năm 2021.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mạng xã hội, các hoạt động marketing đang được tận dụng theo nhiều cách trên các nền tảng này.
Hiện nay, có ít nhất 91% doanh nghiệp đang làm marketing trên mạng xã hội.
Và như đã trình bày, trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết, chúng ta, với tư cách là những người làm marketing cần phải nhận thức được các xu hướng mới nhất trên nền tảng để từ đó có thể tận dụng tối đa khả năng tương tác của thương hiệu.
Dưới đây là 04 xu hướng social media marketing bạn có thể tham khảo trong 2021.
1. Sự gia tăng của các ‘Câu chuyện’ – Stories.
Trong một động thái gần đây, LinkedIn cũng đã nhảy vào cuộc đua của ‘Câu chuyện’ trên nền tảng của mình trong bối cảnh ngày càng có nhiều người chọn xem các ‘Câu chuyện’ hơn là ‘Nguồn cấp dữ liệu’ (newsfeed).
Các ‘Câu chuyện’ thường thú vị hơn, một phần vì chúng chỉ được cập nhật tạm thời nhanh nhất và một phần vì chúng mang lại nhiều góc nhìn hơn về cuộc sống bình thường hàng ngày của mọi người.
Yếu tố khan hiếm (Chỉ một số lượng nhất định được hiển thị), kết hợp với những yếu tố tự nhiên của con người, mang đến cho những ‘Câu chuyện’ sức mạnh tối thượng để hình thành một mối liên kết mang tính cá nhân hơn.
Bạn đã bao giờ từng theo dõi một doanh nhân hoặc một người có ảnh hưởng cụ thể nào đó trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội trong một thời gian dài và sau đó nhìn thấy họ trong cuộc sống thực chưa?
Với ‘Câu chuyện’ bạn gần như có thể cảm nhận được sự gần gũi đó. Chọn dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn cho những ‘Câu chuyện’ là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ thân thiết với đối tượng mục tiêu của bạn.
2. Kể những câu chuyện dưới dạng ngắn (Short-form storytelling).
Trong một thế giới đầy sự bất ổn như hiện nay, đặc biệt là sau Covid-19, nhiều người trong chúng ta chỉ đơn giản là không có thời gian hoặc sự kiên nhẫn để xem một video dài từ 5 đến 10 phút liên tục.
Việc cô đọng nội dung của bạn xuống còn 90 giây hoặc thậm chí ít hơn là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu của bạn, điều sẽ khiến họ đủ hứng thú để không ‘lướt qua’ nội dung của bạn.
Và đây cũng là lý do chính khiến Instagram Reels và TikTok đang trở nên đáng giá hơn bao giờ hết – chúng ngắn gọn, mang tính giải trí và dễ tiếp nhận.
3. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi quảng cáo.
Tất cả chúng ta đều biết rằng công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Khi phần lớn các doanh nghiệp chi tiền cho quảng cáo, rất nhiều thời gian và nguồn lực của họ đã được đổ vào việc tối ưu hóa để đảm bảo họ có thể vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình mà không phải mất nhiều tiền quảng cáo hơn.
Đây là lúc mà AI thực sự có thể tỏa sáng.
Với khả năng đọc dữ liệu nhanh hơn con người hàng nghìn lần, việc theo dõi bằng AI có thể đưa việc tối ưu hóa quảng cáo của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Theo báo cáo từ một Agency quảng cáo hàng đầu của Úc, tỉ suất lợi nhuận đầu tư trên chi tiêu cho quảng cáo (ROAS) của khách hàng của họ đã tăng 25% kể từ khi triển khai theo dõi quảng cáo bằng AI.
Bằng cách tối ưu hóa quảng cáo của bạn với AI, bạn sẽ giảm đáng kể chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng và cuối cùng, bạn kiếm được nhiều doanh thu hơn.
4. Kết nối và cộng đồng.
Nếu đại dịch đã dạy chúng ta một thứ gì đó, thì đó có thể là con người chúng ta đang khao khát sự kết nối hơn chúng ta từng nghĩ.
Duy trì kết nối với cộng đồng của chúng ta là điều cần thiết và hầu hết các thương hiệu và nhà làm marketing đều biết rằng cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu đó là tạo ra một cộng đồng thực sự mạnh đằng sau nó.
Con người khao khát sự ý nghĩa và ý nghĩa đó thường xuất phát từ việc trở thành một phần của cộng đồng trực tuyến.
Họ có thể tham gia một buổi phát trực tiếp của một người mà họ ngưỡng mộ nào đó hoặc tham gia một nhóm Facebook gồm những cá nhân có cùng chí hướng chẳng hạn, vì vậy hãy đặt những điều này lên hàng đầu trong tâm trí và chiến lược marketing của bạn.
Thế giới marketing nói chung và marketing thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội nói riêng luôn thay đổi từng ngày.
Nếu bạn không sẵn sàng để liên tục học hỏi và phát triển thì có lẽ, một ngày không xa, bạn sẽ phải dừng cuộc chơi và nhường sân cho các đối thủ có thể làm nó tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi rút khỏi thị trường di động, LG Electronics đang tìm kiếm nguồn thu mới từ kho bằng sáng chế liên quan tới viễn thông khổng lồ.
Korea Times dẫn lời một quan chức LG Electronics cho biết, họ đang nghiên cứu những cách tận dụng bằng sáng chế không dây.
Đây sẽ là tài sản đóng góp cả về doanh thu và sáng tạo tương lai cho công ty. Tháng 7 năm nay, hãng điện tử Hàn Quốc sẽ chính thức ngừng kinh doanh smartphone.
Điều này không đồng nghĩa LG Electronics có ý định chuyển đổi thành một “patent troll” (trục lợi từ sáng chế). Tuy nhiên, công ty dự định áp dụng các biện pháp như nộp đơn lên tòa án để bảo vệ bằng sáng chế viễn thông.
Cụ thể hơn, hãng xem xét danh sách những cái tên mà họ tin là sử dụng bản quyền của mình không có giấy phép. LG đã nhận được bồi thường thiệt hại từ người vi phạm hoặc ký hợp đồng cấp phép bổ sung, từ đó gia tăng doanh thu.
Đầu tháng này, một tòa án khu vực tại Đức ra phán quyết rằng nhà sản xuất điện tử tiêu dùng TCL của Trung Quốc đã vi phạm một trong các bằng sáng chế LTE của LG.
Năm 2018, LG cũng đệ ba đơn kiện khác nhau lên tòa án Đức, chống lại nhà sản xuất smartphone Wiko của Pháp do vi phạm tiêu chuẩn bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) LTE.
Một năm sau, tòa án ra phán quyết nghiêng về phía LG song Wiko đã kháng cáo.
Năm 2017, LG có hành động pháp lý chống lại nhà sản xuất smartphone BLU của Mỹ khi đệ đơn lên tòa án Delaware và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ do vi phạm 5 trong số các SEP LTE. Vụ kiện khép lại vài tháng sau đó do BLU ký thỏa thuận trả phí bản quyền cho LG.
Xét tới các trường hợp kể trên, LG dường như sẽ tiếp tục các vụ kiện bản quyền chống lại các nhà sản xuất smartphone toàn cầu chưa ký hợp đồng cấp phép với mình. LG có khả năng hưởng lợi từ điều này vì số lượng bằng sáng chế đang nắm giữ.
Theo hãng nghiên cứu và tư vấn tài sản sở hữu trí tuệ TechIPm, từ năm 2012 tới 2016, LG đứng đầu thế giới về danh mục SEP 4G (LTE/LTE-A).
Trong khi đó, hãng nghiên cứu IPlytics gần đây xếp hạng LG đứng thứ ba toàn cầu trong danh mục SEP 5G với hơn 3.700 bằng sáng chế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dưới đây là cách để bắt đầu sự nghiệp của bạn và đạt được những thành công có ý nghĩa vào năm 30 tuổi.
Khi tôi suy nghĩ về sự nghiệp của mình, đây là năm điều mà tôi ước ai đó đã nói với tôi khi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình.
1. Ưu tiên phát triển kiến thức và kỹ năng hơn là lương thưởng.
Những ngày đầu trong sự nghiệp của tôi, tôi đã thất bại trong việc này. Tôi theo đuổi công việc tại một công ty lớn vì tôi biết công việc đó sẽ giúp tôi có được ‘một khoản hậu hĩnh’ chứ không phải vì tôi mong muốn được học hỏi và phát triển bản thân.
Bạn đừng nên mắc phải sai lầm này. Những cá nhân ưu tiên lương thưởng hơn là phát triển kỹ năng và kiến thức cuối cùng sẽ phải làm việc cho những người vốn ưu tiên việc phát triển bản thân từ những ngày đầu trong sự nghiệp của họ.
Nói một cách đơn giản, hãy đầu tư vào chính bạn hơn là tài khoản ngân hàng của bạn; các khoản lương thưởng nếu có chỉ là thứ phụ đi kèm.
2. Không ai có thể biết tất cả.
Là một thực tập sinh hoặc một người mới, bạn có thể cảm thấy rất áp lực khi phải liên tục có những câu trả lời đúng. Việc muốn tạo ấn tượng tích cực ban đầu là điều dễ hiểu, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần phải ‘toàn tâm toàn trí’ với nó.
Trên thực tế, tôi có thể tự tin khi thừa nhận rằng tôi vẫn chưa biết hết tất cả và không ai có thể biết tất cả.
Bất kể bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào, những năm đầu tiên trong sự nghiệp của bạn sẽ luôn đầy rẫy những khó khăn và xoay vòng với khái niệm học hỏi.
Kiến thức bạn học được ở trường chắc chắn hữu ích, nhưng không phải lúc nào nó cũng chuẩn bị cho bạn những thứ để vượt qua những trở ngại bạn gặp phải khi làm việc. Không có trình độ học vấn hay bằng cấp nào có thể thay thế được kinh nghiệm làm việc.
Hãy tiếp thu càng nhiều kiến thức và kinh nghiệm càng tốt, hãy nắm lấy các kênh giao tiếp có ích và luôn đặt những câu hỏi.
3. Phỏng vấn và thực tập vốn không phải là chuyện một chiều.
Khi bạn gặp một người quản lý tuyển dụng hoặc các đồng nghiệp tương lai, hãy nhớ rằng bạn đang phỏng vấn họ cũng giống như họ đang phỏng vấn bạn.
Những câu hỏi bạn hỏi người phỏng vấn thậm chí có thể quan trọng hơn những câu hỏi mà họ đã hỏi bạn.
Về bản chất, một cuộc phỏng vấn là cơ hội để bạn xác định xem một công ty, một văn hoá và nhân viên của công ty đó có phù hợp với sở thích và mục tiêu trong tương lai của bạn hay không.
Hơn nữa, các kỳ thực tập có thể được coi là các cuộc phỏng vấn mở rộng. Người giám sát của bạn sẽ đánh giá hiệu suất của bạn và song song đó, bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống tại văn phòng là như thế nào. Hãy sử dụng thời gian này một cách khôn ngoan.
4. Hãy chấp nhận rủi ro nhiều hơn và mắc sai lầm vốn không phải là sai lầm.
Thất bại không phải là một yêu cầu để thành công, nhưng nó thường là con đường mà bạn phải trải qua nhiều nhất.
Sinh viên mới tốt nghiệp thường chấp nhận công việc thực tập đầu tiên hoặc vị trí toàn thời gian mà họ được giao. Theo rất nhiều cách, nỗi sợ thất bại thường chiếm ưu thế, nhưng phản ứng này là sai lầm.
Nỗi sợ hãi không phải là điều bạn cần tránh, mà là thứ bạn phải đối mặt. Khi nhìn lại, những quyết định khiến bạn sợ hãi nhất cuối cùng sẽ được chứng minh là xứng đáng nhất.
Sai lầm, trong hầu hết các trường hợp, chúng là thứ không thể tránh khỏi. Hầu hết các nhà lãnh đạo vĩ đại đều từng trải qua những sai lầm của riêng họ.
5. Thời gian là tài nguyên quý giá nhất của bạn.
Bài học cuối cùng có thể là bài học rõ ràng nhất, nếu không muốn nói là quan trọng nhất.
Thời gian vốn là thứ hữu hạn. Vì vậy, hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan.
Hãy chắc chắn bạn có thể thức dậy sớm. Và thực hiện nhiều nhất có thể mục tiêu của bạn trong một ngày làm việc.
Điều này nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng nếu bạn chăm chỉ hơn, dù chỉ là một giờ mỗi ngày hoặc cả đời. Khi bạn lớn lên, bạn sẽ thấy rằng thời gian sẽ ngày càng trở nên khan hiếm hơn theo từng khoảnh khắc mà nó trôi qua.
Đó chính xác là lý do tại sao nó là tài sản quý giá nhất của bạn. Cuối cùng, đó là sự lựa chọn của bạn về cách bạn phân bổ tài sản quý giá này.
Bạn có thể sử dụng nó để học một ngôn ngữ mới, một kỹ năng mới, hoặc một thứ kiến thức chuyên môn gì đó mới. Có thể nói rằng sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải với thời gian đó là bạn đã lãng phí nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa khai trương cửa hàng ‘vật lý’ đầu tiên của mình, giúp người dùng tăng cường trải nghiệm sản phẩm thực tế.
Sáu năm sau khi mở cửa hàng ảo đầu tiên, Google đã ra mắt cửa hàng thật sự trong tòa nhà Chelsea Market tại Manhattan, New York. Cửa hàng sẽ trưng bày và bán tất cả sản phẩm của Google.
Cửa hàng được thiết kế để làm nổi bật các sản phẩm của Google cùng các đối tác của mình.
Hãng này chia cửa hàng thành nhiều khu vực khác nhau chứ không sử dụng không gian mở như Apple.
Trước đó, Google đã xây dựng một mô hình cửa hàng với kích thước thật trong một nhà kho chứa máy bay ở Mountain View để thử nghiệm các ý tưởng.
Cửa hàng của Google hiện có 50 nhân viên, do Covid-19, cửa hàng vẫn duy trì các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, như đeo khẩu trang, giới hạn số lượng người vào trải nghiệm, trang bị máy khử trùng tay…
Các khu vực trải nghiệp được bố trí như một phòng khách trong nhà với đầy đủ đồ dùng nội thất. Người dùng thậm chí có thể mang cả thú cưng vào cửa hàng.
Khu vực trải nghiệm dịch vụ chơi game qua nền tảng điện toán đám mây mang tên Stadia. Nó cho phép phát sóng trực tiếp các trò chơi tới trình duyệt Chrome, Chromecast, điện thoại Google Pixel…
Google sử dụng cửa hàng để xem người dùng muốn gì và sau đó đưa vào sản phẩm của mình. Hãng quyết định mở cửa hàng vào thời điểm này vì nhận thấy nhu cầu về trải nghiệm trực tiếp ngày càng tăng cao.
Google Store cũng giống Apple Store, ngoài việc mua và trải nghiệm sản phẩm, khách hàng có thể mang thiết bị đến để sửa chữa.
Google đang tăng số lượng thiết bị có thể được sửa chữa tại đây, một số hư hỏng, như màn hình, có thể được khắc phục ngay trong ngày.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Google, Search Console Insights được thiết kế dành riêng cho nhà sáng tạo và nhà xuất bản nội dung nhằm giúp họ hiểu cách đối tượng mục tiêu của mình đang khám phá nội dung website và điều gì đang gây được ấn tượng với họ.
Báo cáo Search Console Insights được cung cấp bởi dữ liệu từ cả Google Search Console và Google Analytics.
Search Console Insights lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2020 và sau đó Google chỉ mở quyền truy cập hạn chế cho một số nhà sáng tạo nội dung nhất định.
Vào thời điểm đó, Google cho biết “đó là một cách để cung cấp cho nhà sáng tạo nội dung dữ liệu họ cần để đưa ra các quyết định và cải thiện nội dung của họ tốt hơn”.
Các báo cáo trong Search Console Insights nhằm mục đích trả lời những câu hỏi sau đây:
Phần nội dung đang hoạt động tốt nhất của bạn là gì?
Các phần nội dung mới của bạn đang hoạt động như thế nào?
Mọi người đang khám phá nội dung trên website của bạn bằng cách nào?
Mọi người tìm kiếm gì trên Google trước khi họ truy cập nội dung của bạn?
Bài viết nào giúp giới thiệu người dùng đến website và nội dung của bạn?
Hiện tại bạn có thể truy cập trang báo cáo này từ trang tổng quan trong Search Console, truy cập trực tiếp tại Link, hoặc từ ứng dụng Google dành cho iOS (và cũng sẽ sớm có mặt trên ứng dụng Android).
Google khuyên bạn nên liên kết Google Analytics với Google Search Console liên quan để có được trải nghiệm đầy đủ và thông tin chi tiết tốt nhất về nội dung của bạn.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, Search Console Insights chỉ hỗ trợ các thuộc tính của Google Analytics Universal (ID bắt đầu bằng “UA-“), và hiện chưa hỗ trợ cho Google Analytics 4.
Tại sao những người làm marketing cần quan tâm cập nhật này:
Bạn có nhiều dữ liệu hơn, nhiều thứ để xem hơn và hiểu hiệu suất nội dung của bạn hơn.
Bên cạnh đó báo cáo cũng có thể giúp bạn tối ưu nhiều hơn cho SEO cũng như cung cấp nhiều ý tưởng hơn cho các hoạt động marketing của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ông Satya Nadella, đời CEO thứ ba của công ty, cũng sẽ là Chủ tịch đời thứ ba trong lịch sử của Microsoft, sau Bill Gates và John W. Thompson.
Theo đó, Microsoft Corp đã bổ nhiệm CEO Satya Nadella làm Chủ tịch mới của tập đoàn.
Dưới sự dẫn dắt của Nadella, ‘gã khổng lồ’ phần mềm đã trở thành một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới. CEO gốc Ấn Độ này hiện đã được ‘nhất trí hoàn toàn’ trong việc bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Microsoft.
Đây là lần đầu tiên sau hai thập kỷ, chức danh giám đốc điều hành (CEO) và Chủ tịch của Microsoft sẽ là cùng một người. Lần cuối cùng điều đó xảy ra là với Bill Gates. Bill Gates từ chức CEO của Microsoft vào năm 2000.
Trong doanh nghiệp, hội đồng quản trị được giao trách nhiệm bảo vệ lợi ích của các cổ đông của công ty. Các giám đốc sẽ bầu một giám đốc điều hành để làm Chủ tịch, người sẽ chịu trách nhiệm chủ trì các cuộc họp của hội đồng quản trị.
Giám đốc điều hành (CEO) là người điều hành cấp cao nhất trong một công ty. Các trách nhiệm chính của một CEO bao gồm: quản lý các hoạt động tổng thể và đưa ra các quyết định quan trọng của công ty.
CEO thường đóng vai trò là đầu mối giao tiếp chính giữa ban giám đốc và mọi hoạt động vận hành của công ty. Trong khi ở nhiều công ty, CEO là vị trí độc lập. Ở một số công ty khác, CEO và Chủ tịch của công ty là cùng một người.
Hành trình trở thành CEO và Chủ tịch Microsoft của Satya Nadella.
Nadella, CEO đời thứ ba của công ty, cũng sẽ là Chủ tịch đời thứ ba trong lịch sử của Microsoft, sau Bill Gates và John W. Thompson.
Ông tiếp quản vị trí CEO của Microsoft vào năm 2014 từ Steve Ballmer.
Ông đã tập trung phát triển công ty xoay quanh điện toán đám mây, ứng dụng di động và trí tuệ nhân tạo (AI) trong khi vẫn thổi nhiều luồng sinh khí mới vào mảng nhượng quyền phần mềm Office.
Cổ phiếu của Microsoft đã tăng hơn gấp bảy lần dưới sự lãnh đạo của ông và giá trị thị trường (market value) của tập đoàn này hiện đang đạt mức 2.000 tỷ USD.
Vào năm 2020, trong bối cảnh Covid-19, Microsoft vẫn không ngừng tăng trưởng, bao gồm khoản thu về 35 tỷ USD dưới hình thức mua lại cổ phiếu và cổ tức.
Microsoft trước đó cho biết:
“Hội đồng quản trị ghi nhận ông Nadella vì những tiến bộ to lớn của ông đã thúc đẩy sự thay đổi văn hóa trong toàn bộ tổ chức Microsoft, đặc biệt là với tác động chưa từng có của Covid-19 đối với doanh nghiệp và con người của chúng tôi.”
“Trong vai trò này, Nadella sẽ lãnh đạo toàn bộ công việc cho hội đồng quản trị, tận dụng sự hiểu biết sâu sắc của mình về doanh nghiệp để nâng cao các cơ hội chiến lược phù hợp và xác định các phương pháp giảm thiểu rủi ro chính để trình hội đồng xem xét.”
“Ông John W. Thompson, người đã tiếp quản vị trí Chủ tịch từ Bill Gates vào năm 2014, sẽ giữ vai trò giám đốc độc lập chính”, Microsoft cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hãy bắt đầu bằng cách can đảm để thực hiện nhữn thử thách lớn !
Là người làm marketing, làm kinh doanh, hay là doanh nhân, chúng ta luôn mong muốn được tăng trưởng. Đôi khi chúng ta thích nhìn lại tất cả những gì chúng ta đã đạt được, nhưng điều thực sự khiến chúng ta phấn khích là những cột mốc quan trọng ở phía trước.
Tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh không phải là một hằng số. Sẽ có những khoảng thời gian chúng ta bị gián đoạn (disruption) trên đường đi và nếu chúng ta không thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn, chúng ta có thể bị ‘lạc lối’ trong những khúc quanh co nào đó.
Điều quan trọng bạn cần là phải duy trì sự tập trung với những tư duy đúng đắn và chiến lược tăng trưởng phù hợp. Dưới đây là 04 tư duy và chiến lược bạn có thể học hỏi:
1. Thực hành tư duy tăng trưởng “10x > 10%”.
Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ vốn là những sự lựa chọn. Có những người chọn cho mình một con đường an toàn, một con đường ít chông gai và rủi ro nhất.
Họ ‘không muốn’ hoặc sẽ không bao giờ trải qua cảm giác ‘vỡ oà’ khi sống trong những ngày tháng ‘điên cuồng’ nhất với giấc mơ của chính họ.
Tuy nhiên, với những người có tư duy tăng trưởng “10x > 10%” thì lại hoàn toàn ngược lại.
Đó là những người luôn suy nghĩ về những kết quả lớn nhất mà họ có thể nhận được từ bất cứ điều gì họ làm. Đó là bước ra khỏi vùng an toàn và không sợ hãi khi vươn tới những gì bạn thực sự khao khát.
Ví dụ: mục tiêu của bạn là tăng doanh thu của doanh nghiệp vào năm tới. Với tư duy tăng trưởng 10%, bạn sẽ có kế hoạch tăng từ 5.000 USD một tháng lên 5.500 USD một tháng.
Tuy nhiên, tư duy tăng trưởng 10x sẽ thúc đẩy bạn phát triển nó từ 5.000 lên 50.000 USD một tháng.
2. Hãy nhớ rằng mỗi ngày bạn cố gắng sẽ là một chiến thắng.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ngày nào cũng có thể là ngày 10x, tức là ngày bạn có thể tăng gấp 10 lần hiệu suất kinh doanh. Sẽ có những ngày khó khăn khi bạn tự hỏi liệu những gì bạn đang làm có đáng để đấu tranh hay không.
Trong những ngày này, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ bạn có dám bước tiếp hay không hay là bạn sẽ bỏ cuộc. Một chuyên gia từng nói “Ngày hôm nay, có một ai đó ngoài kia sẽ từ bỏ những gì họ muốn, nhưng người đó không phải bạn.”
Khi mọi thứ trở nên đặc biệt khó khăn, hãy ngồi xuống và dành một chút thời gian yên tĩnh để thở nhẹ và suy ngẫm, cho mình một chút thư thái. Hãy nói với bản thân rằng “bạn sẽ từ bỏ, cũng có thể chứ, nhưng sẽ là vào ngày mai, chứ không phải là ngày hôm nay.”
Ở những ngày tiếp theo, hãy lặp lại quá trình này cho đến khi bạn sẵn sàng thoát ra khỏi con đường mà bạn đang mắc kẹt và bắt đầu chinh phục mục tiêu của mình một lần nữa.
3. Nhắc nhỏ bản thân rằng bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc.
Thành công thường xảy ra theo từng bước nhỏ, thay vì tất cả cùng xảy ra một lúc. Trong quá trình phát triển kinh doanh, sẽ có lúc mọi thứ trở nên quá tải.
Có quá nhiều bước bạn cần bước để lên đến đỉnh và chúng ta không thể chắc chắn liệu mình có thể đến được đó hay không.
Khi bạn đang cảm thấy như vậy, hãy nhớ cho bản thân một chút thời gian.
Đặt mục tiêu dài hạn, sau đó tập trung toàn bộ nỗ lực của bạn để thực hiện từng bước duy nhất để đạt được mục tiêu đó. Hãy tiếp tục thực hành và phát triển, và bạn sẽ đạt được điều đó sớm hơn bạn mong đợi.
4. Ưu tiên các kết nối lành mạnh.
Tất cả chúng ta đều có giấc mơ được đi đến đỉnh cao, nhưng chúng ta phải nhớ rằng chúng ta sẽ không đạt được nếu chỉ có một mình.
Những tỷ phú hay những người thành công nhất trên thế giới cũng chưa giờ là ngoại lệ, nếu không có Steve Wozniak đồng hành với mình từ những ngày đầu năm 1976 thì Steve Jobs chưa chắc đã có được một Apple vĩ đại như ngày hôm nay.
Hay nếu Bill Gates không có người bạn đồng hành là nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Gardner Allen từ những ngày đầu năm 1975 thì cũng không hẳn là sẽ có một ‘đế chế’ Microsoft như ngày nay.
Nếu chúng ta muốn đi xa, chúng ta cần một ‘hệ thống hỗ trợ’ để sẵn sàng nâng chúng ta lên mỗi khi chúng ta ngã và tiếp tục hỗ trợ chúng ta trong những ngày tháng gian khổ.
Khi chúng ta đồng hành và làm việc với những người quan tâm đến những gì chúng ta làm, những người luôn khát khao để chinh phục, chúng ta đang cài đặt cho mình những công thức để thành công trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các siêu ứng dụng Đông Nam Á như Grab, Gojek cung cấp dịch vụ “mua trước, trả sau” cho những đối tượng chưa được ngân hàng phục vụ.
Tiềm năng của dịch vụ “mua trước, trả sau”.
Tài chính là vấn đề đau đầu của Gege Lin nhiều năm. Là gia sư tại một startup giáo dục tại Jarkatar (Indonesia), cô thường đi xe ôm đến nhà học sinh trên toàn thành phố.
Đôi khi, cô mở ứng dụng gọi xe để rồi phát hiện không còn đủ tiền mặt trả cho chuyến đi, phải nhờ tới phụ huynh học sinh “chi viện”. Lin muốn mở thẻ tín dụng song không đủ điều kiện của ngân hàng.
Đây chính là lúc Lin chuyển sang PayLater, dịch vụ do Gojek cung cấp. Đúng như tên gọi “trả sau”, PayLater cho phép người dùng chi một số món tiền nhỏ mà không phải thông qua ngân hàng, quy trình đăng ký cũng đơn giản. “Những gì tôi phải làm là chụp ảnh selfie và gửi ảnh thẻ căn cước. Sau đó, tôi có thể sử dụng ngay”.
Hiện tại, Lin không chỉ dùng PayLater để di chuyển mà còn mua sắm hàng hóa thiết yếu hàng ngày như thẻ điện thoại và trang trải cho các chi phí khác như phí bảo hiểm mỗi lần bố vào viện. Cô cho biết dịch vụ giúp quản lý chi tiêu hàng tháng và hỗ trợ cô giữa những đợt lĩnh lương.
PayLater là một trong các dịch vụ tài chính đi đầu trong quá trình chuyển đổi thành siêu ứng dụng của GoJek.
Đối thủ Grab và Shopee cũng đã ra mắt dịch vụ tương tự, xem đây là viên gạch nền quan trọng để chuyển đổi từ công ty thương mại điện tử, giao hàng, gọi xe sang ngân hàng số.
Theo nhà phân tích Dewi Rengganis đến từ hãng Frost & Sullivan, nhiều công ty thanh toán di động tại Indonesia và châu Á – Thái Bình Dương muốn sử dụng nền tảng của mình để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số toàn diện.
Trong những năm qua, các ông lớn công nghệ khu vực như Grab, Gojek và Shopee cạnh tranh với nhau để kiểm soát “ví tiền” của người dùng khi chi tiêu trực tuyến tăng vọt nhờ thu nhập và khả năng tiếp cận Internet di động tăng. Năm nay, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử Đông Nam Á ước đạt 80 tỷ USD.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại đây tạo ra làn sóng đầu tư mạo hiểm vào các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, ngay cả trước khi dịch Covid-19 định hình lại cách mua sắm của cả thế giới. Dịch bệnh chỉ giúp tăng tốc lĩnh vực mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt vốn đã phát triển nhanh chóng.
Theo báo cáo của Worldpay, các dịch vụ “mua trước, trả sau” sẽ là một trong những hình thức thanh toán trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong vòng 5 năm tới.
Tại Indonesia, cho vay trực tuyến (bao gồm “mua trước, trả sau” và cho vay cá nhân) tăng trưởng 20% trong năm 2020, với lượng tiền xuất ra hơn 5 tỷ USD. Nửa đầu năm 2021, con số này đã vượt 5,6 tỷ USD.
Bên cạnh những người chơi lớn, một số công ty nhỏ hơn như Atome, Hoolah, Oriente cũng hoạt động khắp các ngõ ngách Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số cho khách hàng, nhà bán lẻ và dịch vụ giao đồ ăn.
Trả lời trang Rest of World, CEO Hoolah Stuart Thornton cho biết dịch vụ của mình được chấp nhận tại hơn 2.800 điểm, tăng từ 1.500 điểm cuối năm 2020. Giá trị giao dịch trung bình của Hoolah năm 2020 là 300 USD.
Trong suốt mùa dịch, mọi người quan tâm hơn tới giá và tầm quan trọng của luồng tiền cá nhân. Với dịch vụ “mua trước, trả sau”, họ quản lý được ngân sách hàng tháng khi chỉ phải trả tiền cho 1/3 hàng hóa mà họ cần.
PayLater nằm trong nền tảng GoPay. Nhờ hợp tác với tổ chức tài chính địa phương Bank Jago, người dùng còn mở được tài khoản ngân hàng truyền thống trong ứng dụng.
Với PayLater, họ có thể hoãn thanh toán cho mọi thứ, từ hàng tạp hóa, vé máy bay đến mua sắm trong Google Play.
Cần sớm có khung pháp lý.
Theo Rest of World, có hai lý do chính khiến các hãng công nghệ tập trung vào “mua trước, trả sau”. Thứ nhất, dữ liệu mà họ có được về tình hình tài chính của khách hàng so với ngân hàng truyền thống sâu hơn và nhiều thông tin hơn.
Ngân hàng thường chỉ xem xét các khoản mua sắm và thu nhập lớn, trong khi công ty dịch vụ tài chính và thanh toán di động lại nhặt nhạnh dữ liệu nhỏ lẻ, giúp họ xây dựng bức tranh chi tiết về tín dụng của khách hàng.
Đó là mô hình mà Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent tiên phong.
Theo nhà phân tích Rengganis, Alipay có hàng trăm điểm dữ liệu để nghiên cứu hành vi và chi tiêu của người dùng. Họ cũng có nền tảng thanh toán riêng, từ đó sở hữu vô số nguồn thông tin về một người.
Thứ hai, sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ giúp các nền tảng tiếp cận nền tảng khách hàng khổng lồ cho các dịch vụ mà ngân hàng truyền thống khó với tới.
Với nhiều người dùng Đông Nam Á, “mua trước, trả sau” có thể là lần đầu tiên họ sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số và tín dụng để mua sắm thứ gì đó.
Báo cáo năm 2019 của KPMG ước tính 73% người dân Đông Nam Á chưa có tài khoản ngân hàng tại các tổ chức tài chính chính thống, ít nhất 18% chưa được tiếp cận thẻ tín dụng.
Những nền tảng thanh toán xuất phát từ các dịch vụ khác, chẳng hạn Gojek và Grab, đều thu hút được sự quan tâm lớn.
GoPay là phương thức thanh toán chính của hơn 2 triệu tài xế và 900.000 người bán hàng trên Gojek. Với lượng lớn người dùng sử dụng dịch vụ để trả tiền taxi, vận chuyển, nền tảng có lợi thế khi đã được khách hàng quen thuộc.
Theo ông Budi Gandasoebrata, Giám đốc quản lý GoPay, một trong các lợi thế khác biệt của GoPay là nằm trong hệ sinh thái Gojek.
Quy trình sử dụng GoPay cũng hoàn toàn liền mạch. Khách hàng không cần đăng ký dịch vụ mà nó tự động hiển thị ở quá trình thanh toán.
Dù vậy, giới quan sát và nhà quản lý lo ngại các chiến dịch tiếp thị mạnh tay của doanh nghiệp có thể đẩy hàng triệu người vào cảnh chi tiêu vượt ngân sách.
Chẳng hạn, Ita, một nhà thiết kế đồ họa, sử dụng PayLater khoảng 1 năm trước khi tình hình tài chính vượt kiểm soát. Cô có thể đặt đồ ăn bằng PayLater hàng ngày và nó gấp đôi ngân sách hàng tháng của mình.
Cô còn dùng nó để trả tiền điện, điện thoại. Những ngày này, cô hạn chế dùng PayLater và thường trả hóa đơn bằng chuyển khoản ngân hàng.
CEO Thorton của Hoolah cho biết công ty của ông ưu tiên hướng dẫn khách hàng về tài chính để tránh chi tiêu quá mức. Hoolah sử dụng thuật toán độc quyền để xác định một người có đủ điều kiện sử dụng dịch vụ hay không.
Công ty dự định triển khai dịch vụ tại Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam cuối năm nay. Trong khi đó, GoPay lại dựa vào lịch sử giao dịch của khách hàng để xác định tính hợp lệ.
Đối với một số hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á, “mua trước, trả sau” là cánh cổng dẫn đến tín dụng cho những người khó tiếp cận, củng cố vị trí của họ trong “ví tiền” của người dùng.
Chuyên gia phân tích Rengganis cho rằng chính phủ các nước cần phát triển khung chính sách để quản lý những dịch vụ tài chính mới nổi này do nhiều nền tảng sẽ sớm trở thành ngân hàng kỹ thuật số.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Visual Marketing hay tiếp thị trực quan là chiến lược marketing chủ yếu sử dụng các yếu tố như hình ảnh, video, infographics…nhằm thu hút khách hàng thông qua thị giác. Khách hàng dễ nhớ các nội dung trực quan hơn là chữ viết.
Visual marketing là một trong những thành phần quan trọng nhất của content marketing (tiếp thị nội dung) và digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) nói chung.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người phản ứng với hình ảnh, video và các nội dung trực quan khác tốt hơn nhiều so với việc chỉ dùng văn bản (text).
Việc đưa những yếu tố trực quan vào các chiến dịch marketing đã làm tăng tỷ lệ tương tác và chuyển đổi theo cấp số nhân cho không ít thương hiệu trên thế giới.
Dưới đây là 05 quy tắc để đảm bảo các chiến dịch visual marketing của bạn có thể mang lại cho bạn nhiều ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) nhất.
1. Hãy là duy nhất.
Sẽ thật là dễ dàng nếu chỉ cần lấy kho ảnh có sẵn và đưa chúng lên các phương tiện truyền thông của bạn, tuy nhiên chính điều này sẽ ngăn cản việc khách hàng truy cập lâu hơn hoặc có thể họ sẽ ‘thoát’ ngay lập tức khi họ đã từng nhìn thấy những hình ảnh tương tự.
Bạn nên đảm bảo rằng bạn đã sửa đổi chúng đủ nhiều để chúng trông độc đáo và khác biệt hơn. Hoặc tốt nhất, bạn có thể nhờ designer làm một hình ảnh mới hoàn toàn.
Ngoài ra, hãy khám phá việc có một số yếu tố thiết kế độc đáo cho thương hiệu của bạn để giúp thông điệp của bạn luôn được đối tượng mục tiêu chú ý đến, họ sẽ nhớ lâu hơn kể từ khi họ tương tác với nội dung của bạn.
Đó có thể là sự khác biệt về màu sắc, những sticker hoặc icon mới lạ hoặc cũng có thể là bằng những concept sắp xếp sáng tạo của hình ảnh.
2. Sử dụng đồ họa thông tin (infographics).
Theo một báo cáo của Học Viện Tiếp thị Nội dung, việc sử dụng những đồ họa thông tin đã chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục với các nhà tiếp thị B2B trong bốn năm qua – hiện ở mức là 67%.
Cũng có nhiều lý do dẫn đến sự tăng trưởng này. Infographics hay đồ hoạ thông tin cho phép bạn tóm tắt các bài báo dài dòng và nhiều thông tin thành một định dạng rất ngắn gọn và dễ tiếp thu hơn.
Infographics cũng có cơ hội được lan truyền nhiều hơn vì tính thẩm mỹ của nó, do đó, bạn sẽ nhận được nhiều backlinks hơn từ những nơi chúng được đăng tải lại.
3. Hình ảnh chất lượng cao.
Còn gì tệ hơn một bài báo chỉ chứa văn bản và không có yếu tố hình ảnh? Một bài viết có chứa hình ảnh hoặc các yếu tố hình ảnh khác về cơ bản sẽ giúp người dùng ở lại trang lâu hơn và cảm nhận được nhiều hơn về thương hiệu.
Với những hình ảnh kém chất lượng, ngoài việc sẽ làm giảm giá trị của chính bài viết, nó còn gây tổn hại đến thương hiệu tổng thể của bạn bởi vì người đọc hay thậm chí là khách hàng tiềm năng sẽ có ấn tượng rằng công ty của bạn rất thiếu sự chuyên nghiệp và đầu tư.
Cho dù là bạn đang bán sản phẩm hay dịch vụ, đó chắc chắn sẽ là một ấn tượng mà bạn không muốn để lại trong tâm trí của người tiêu dùng.
4. Sửa thẻ metadata của bạn.
Ưu tiên hàng đầu của bạn phải là có nhiều đối tượng mục tiêu sẽ xem và tương tác với nội dung của bạn, tuy nhiên, nội dung trực quan cũng là một cơ hội tuyệt vời để làm SEO.
Bạn có thể làm điều này bằng cách đảm bảo rằng những tên tệp, văn bản thay thế (thẻ alt text) và các chi tiết khác của bạn được tối ưu hóa cho SEO.
Bạn có thể đặt tên cho hình ảnh của bạn là tên mà hầu hết các đối tượng mục tiêu tìm kiếm thông qua từ khóa. Những công cụ như Google Analytics hay Google Keyword Planner từ Google Ads sẽ là một sự trợ giúp tuyệt vời dành cho bạn.
5. Hãy nhất quán.
Từ mood (cảm xúc của hình ảnh) đến màu sắc và phông chữ, bạn nên cố gắng làm cho bài đăng của mình nhất quán nhất có thể.
Bằng cách đó, những người theo dõi bạn sẽ dễ dàng nhận ra bài đăng của bạn đến từ thương hiệu của bạn ngay mỗi khi họ nhìn thấy.
Ngoài các yếu tố về tính thẩm mỹ, hãy đảm bảo bạn có một chủ đề chính nào đó mà bạn sẽ thiết kế nội dung của mình.
Ví dụ: bạn có thể chọn thiết kế các bài đăng của mình theo hướng hài hước hoặc tạo động lực chẳng hạn.
Visual marketing hay tiếp thị trực quan là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để không chỉ truyền tải thông điệp đến khách hàng và giúp họ ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả hơn mà còn giúp doanh nghiệp tăng ROI do có lượng khách hàng tương tác và trung thành nhiều hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trao quyền cho thế giới thiết kế là sứ mệnh đã truyền cảm hứng cho các nhà sáng lập Melanie Perkins, Cliff Obrecht và Cameron Adams để ra mắt ứng dụng Canva vào năm 2013 và sau đó đã trở thành kỳ lân.
Và chưa đầy bốn năm sau đó, bộ ba này đã xuất bản nền tảng trực tuyến của mình bằng 100 ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới.
Ngày nay, Canva là một trong những công ty khởi nghiệp (startup) thành công nhất ở Úc, giúp hơn 55 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên hơn 190 quốc gia biến giấc mơ thiết kế của họ thành hiện thực.
Tại sự kiện Google Marketing Livestream 2021, nhà đồng sáng lập Cameron Adams cũng đã chia sẻ cách các nhóm của ông sử dụng kỹ thuật số (digital) để mang các công cụ truyền thông bằng hình ảnh tới cho mọi người trên khắp thế giới.
Để có thể hiểu rõ hơn về cách ứng dụng này đã vươn mình để trở thành một ‘kỳ lân’ (unicorn) với giá trị hơn 1 tỷ USD.
Hãy theo dõi phần ‘Hỏi và Đáp’ bên dưới giữa ông Sunil Subhedar, giám đốc tiếp thị hiệu suất toàn cầu của Canva (global head of performance marketing) và bà Sarah-Jane Campbell, giám đốc công nghệ và viễn thông của Google tại Úc.
Campbell: Làm thế nào để Canva kết nối với người dùng mới trong khi vẫn tương tác với những người dùng hiện có?
Subhedar: Chúng tôi điều chỉnh cách tiếp cận của mình để mở ra nhiều sự ưu tiên.
Đối với một số chiến dịch, mục tiêu chính của chúng tôi là nâng cao nhận thức và tiếp cận nhiều người hơn, trong khi những chiến dịch khác, chúng tôi lại tập trung vào việc thúc đẩy hiệu suất và doanh thu.
Sau khi có được các mục tiêu ưu tiên hàng đầu của mình, chúng tôi sử dụng một loạt các công cụ kỹ thuật số – từ Display & Video 360 đến Google Ads – phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng, thị trường và nền tảng cụ thể trên toàn thế giới.
Campbell: Khi mọi người dành nhiều thời gian hơn trên điện thoại, Canva suy nghĩ lại về cách thu hút đối tượng mục tiêu trên thiết bị di động như thế nào?
Subhedar: Ngay từ những ngày đầu tiên, mục tiêu của chúng tôi là làm cho việc thiết kế có thể tiếp cận được với tất cả mọi người.
Chúng tôi đã ưu tiên bản địa hóa sản phẩm của mình từ rất sớm và hiện chúng tôi đã cung cấp hơn 100 ngôn ngữ khác nhau.
Di động là nền tảng phát triển nhanh nhất của chúng tôi, vì vậy, chúng tôi đang nỗ lực hết mình để tạo ra trải nghiệm nhanh chóng và trực quan trong quá trình tăng trưởng.
Một trong những nỗ lực lớn của chúng tôi hiện tại là hợp nhất back-end stack (các nghiệp vụ như thuật toán, dữ liệu, vận hành…) để giúp quá trình thiết kế trên Canva trở nên nhanh chóng, liền mạch và dễ dàng trên tất cả các thiết bị.
Chúng tôi cũng đang sử dụng chiến dịch ứng dụng của Google (Google App Campaign) để kết nối với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), những người cần các công cụ thiết kế đơn giản cho nhiều dự án khác nhau, cho dù họ đang cần tạo danh thiếp hay chỉ là làm một cái cốc.
Campbell: Tại sao các chiến dịch tìm kiếm tự nhiên (organic) và có trả phí (paid) lại là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển toàn cầu của Canva?
Subhedar: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp chúng tôi kết nối hàng triệu người dùng toàn cầu có sở thích và ngôn ngữ khác nhau một cách phù hợp.
Bằng cách bổ sung cho chiến lược SEO của mình với các chiến dịch có trả phí, chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu thiết kế của nhiều người hơn nữa và nhanh hơn nữa.
Chúng tôi luôn suy nghĩ về cách cung cấp những trải nghiệm dễ dàng trong tất cả các thị trường của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi liên tục cải thiện và bản địa hóa các trang đích (landing page) của mình.
Ví dụ: khi chúng tôi quảng cáo công cụ tạo logo của mình, chúng tôi đã tạo quảng cáo bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật.
Mỗi quảng cáo này đều dẫn mọi người đến trang đích bằng ngôn ngữ riêng của họ, giúp việc thiết kế trở nên dễ dàng hơn.
Campbell: Làm cách nào để Canva phân tích hiệu suất tìm kiếm của mình để lập kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai?
Subhedar: Chúng tôi xem xét dữ liệu lịch sử để dự báo các khoản đầu tư; theo dõi xu hướng để điều chỉnh giá thầu; và đánh giá các cơ hội để kiểm tra trên các nhóm đối tượng, từ khóa và định dạng quảng cáo.
Điều này đòi hỏi chúng tôi thực hiện ba việc: lập kế hoạch, tối ưu hóa và mở rộng.
Campbell: Một số thách thức lớn nhất của thương hiệu là gì và chúng được giải quyết như thế nào?
Subhedar: Chúng tôi hiện đang tăng trưởng 1.3 lần so với năm trước, vì vậy chúng tôi đang cố gắng củng cố cách chúng tôi mở rộng quy mô toàn cầu đồng thời tăng số lượng thị trường và các kiểu tài liệu Canva khác.
Tùy chỉnh thông điệp thương hiệu và trải nghiệm sản phẩm cho nhiều người dùng với nhiều nền văn hóa khác nhau là một thách thức khác đối với chúng tôi.
Ngoài ra, với khoảng cách ngày càng tăng về dữ liệu trên thiết bị di động và website, chúng tôi liên tục đo lường hiệu suất và phân bổ ngân sách của mình.
Chúng tôi cũng đang đầu tư nhiều hơn vào tự động hóa, cá nhân hóa và đo lường nội bộ.
Campbell: Làm thế nào để văn hóa thử nghiệm và học hỏi của Canva giúp thương hiệu luôn trung thực với một trong những giá trị cốt lõi của nó?
Subhedar: Mỗi chiến dịch đều có một loạt các mục tiêu cần học tập khác nhau. Chúng tôi trao quyền cho các đội nhóm của mình để tối ưu các kế hoạch của riêng họ bằng cách sử dụng khoảng 80% nguồn lực của họ để cải thiện các nỗ lực hiện có và 20% vào việc chấp nhận rủi ro có tính toán với các thử nghiệm.
Điều này cho phép chúng tôi luôn cân bằng giữa việc điều chỉnh hiệu suất hiện tại với việc khám phá những cái mới trong giai đoạn tăng trưởng của chúng tôi.
Campbell: Canva đã thử nghiệm trên các thị trường như thế nào và những thử nghiệm này đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng quốc tế ra sao?
Subhedar: Sự sẵn sàng của thị trường là điều quan trọng nhất khi nói đến việc mở rộng ra phạm vi quốc tế.
Chúng tôi xem xét danh sách các mục tiêu cần bản địa hóa toàn diện cho các sản phẩm, nội dung địa phương, khả năng thanh toán và sự sẵn sàng hỗ trợ khách hàng của chúng tôi trước khi thực hiện các khoản đầu tư một cách đáng kể.
Để bắt đầu tăng trưởng ở các thị trường mới, chúng tôi thường bắt đầu với các chiến thuật đã thử và đã đúng. Sau đó, chúng tôi xây dựng dựa trên những gì chúng tôi học được từ các thị trường lâu đời bằng cách kết hợp các kênh và thông tin chi tiết của địa phương.
Đôi khi chúng tôi thay đổi mọi thứ bằng cách thử nghiệm các chiến lược mới này trong các thị trường hiện có của chúng tôi.
Campbell: Bạn đã học được những bài học gì trong suốt hành trình trở thành một ‘kỳ lân’ thành công của Canva?
Subhedar: Tất cả 1.700 nhân sự chúng tôi tại Canva đều đoàn kết với nhau bởi một sứ mệnh đầy tham vọng đó là trao quyền cho thế giới thiết kế.
Mục tiêu này, kết hợp với văn hóa hợp tác và tập trung vào giải quyết các vấn đề thực tế của thị trường đã đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển của chúng tôi trên khắp các thị trường.
Trong suốt hành trình của mình cho đến nay, chúng tôi đã học được rằng ngay cả với một chiến lược marketing hoàn hảo, sản phẩm của bạn sẽ không phát triển nếu bạn không giải quyết được vấn đề thực sự cho người dùng.
Chúng tôi luôn mở rộng và tối ưu nền tảng của mình để giúp người dùng thiết kế mọi thứ, từ những infographics đến các bản trình bày chuyên sâu chỉ trong vài cú nhấp chuột – tất cả đều phải được thực thi một cách đơn giản nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gen Z– thế hệ trẻ đang chiếm sóng thị trường việc làm nhưng lại gây ra quá nhiều tranh cãi. Không bàn về tài năng, chỉ nói đến thái độ thì bạn nghĩ thế nào?
Gen Z (thế hệ sinh từ năm 1996 trở về sau) đang bắt đầu bước vào các môi trường làm việc khác nhau. Đây là thế hệ tiếp xúc với công nghệ và mạng xã hội từ rất sớm.
Và gần đây, cũng trên chính mạng xã hội bắt đầu dấy lên những câu chuyện về gen Z và văn hóa “thích thì nghỉ”.
Đi làm – nghỉ làm là việc chẳng mấy lạ. Nhưng nghỉ làm đột ngột, điện thoại không được, nhắn tin không phản hồi, không lời tạm biệt hoặc nghỉ không cần báo trước.
Quá nhiều sự phàn nàn khiến chính các nhà tuyển dụng cũng không khỏi băn khoăn trước câu hỏi: Văn hóa nghỉ việc của gen Z là do chúng ta đánh đồng hay là thực trạng thực tế?
Vì sao gen Z lại thường “thích thì nghỉ”?
Gen Z “vào đời” với quá nhiều cơ hội việc làm
Đó là điều không thể phủ nhận. Xã hội càng hiện đại, các ngành nghề càng phát triển, cơ hội việc làm cho người lao động càng nhiều. Đặc biệt là khi gen Z được tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến hơn rất nhiều so với các thế hệ trước (mà tiêu biểu nhất chính là ngoại ngữ và tin học).
Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không ít và trào lưu start-up cũng nở rộ. Thời đại mà các bạn Z đang bước vào là một thế giới phẳng và mọi thứ đều có thể hội nhập. Do đó, cơ hội việc làm dành cho các bạn là cực kỳ lớn.
Nhiều cánh cửa chào đón, “tỷ phú thời gian”, không áp lực về tài chính, không áp lực về gia đình nên “nhảy việc” liên tục với tần suất cao là điều dễ hiểu.
Trong suy nghĩ của một người trẻ, họ muốn được tự do. Họ nghĩ rằng bản thân có nhiều thời gian và cơ hội để thử cho đến khi thực sự chọn được một nơi phù hợp.
Chịu nhiều tác động từ mạng xã hội .
Bạn có nghĩ rằng mạnh xã hội thì cũng ảnh hưởng đến “văn hóa đi làm”? Hoàn toàn có thể. Mạng xã hội là nơi mà hàng ngàn hội nhóm “mọc” lên, hàng triệu người bày tỏ ý kiến.
Tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông tin từ mạng xã hội cũng khiến thế hệ Z chịu sự chi phối về tư tưởng, suy nghĩ và cuối cùng là cách hành động.
Những xu hướng được mạng xã hội tung hô như: Sống vì bản thân chứ đừng sống vì suy nghĩ hay ước muốn của người khác, hãy làm những điều mình thích, thanh xuân mỗi người chỉ được vài năm… nếu không được hiểu một cách thấu đáo, kín kẽ thì rất dễ gây nên những cách hành xử bồng bột và sai lầm.
Gen Z cũng là thế hệ cực kỳ nhạy cảm về mặt cảm xúc. Chính vì được sống trong xã hội mà ý kiến cá nhân ngày càng được xem trọng và ai đang dần thoải mái bày tỏ cảm xúc cá nhân lên mạng xã hội nên gen Z rất nhạy cảm, thậm chí là dễ tổn thương.
Những câu trách móc của cấp trên, sự khó chịu từ ánh mắt của đồng nghiệp (mà rất có thể là do các bạn đã quá nhạy cảm với vấn đề ấy), áp lực công việc quá nhiều ảnh hưởng đến những chuyến du lịch… Gen Z nếu không tìm được những người khiến họ có động lực và được truyền cảm hứng thì rất khó để phát huy bản thân hay gắn bó lâu dài.
Nhưng đó không phải là thực trạng của cả một thế hệ.
Không ít nhà tuyển dụng phàn nàn về thái độ nghỉ việc “kém văn minh” của số lượng không nhỏ thuộc về gen Z. “Đi thưa” nhưng “về không gửi”.
Có thể bạn nghĩ rằng hành động của mình không quá nghiêm trọng, song kỳ thực nó lại gây ra những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, cách hành xử ấy khiến bạn gần như không còn “cửa” để trở lại làm việc cùng môi trường ấy hay người quản lý ấy.
Nhưng nói đi cũng nên nhìn lại. Có lẽ từ cương vị của những nhà tuyển dụng, nếu liên tục gặp phải những trường hợp như thế, chúng ta cũng nên một lần nhìn lại những lý do khác.
Văn hóa làm việc không phù hợp? Sự kết nối với nhân viên mới chưa tốt? Hay các bạn trẻ đang gặp vấn đề với người quản lý trực tiếp – mà thường là những quản lý cấp giữa?
Và quan trọng hơn, không nên đánh đồng cả một thế hệ bởi gen Z suy cho cùng vẫn đang cho thấy họ là một thế hệ thực sự tài năng, năng động, sáng tạo và nhanh nhạy. Các bạn có tư duy của một thế hệ hội nhập cả trong và ngoài nước.
Các bạn có những suy nghĩ riêng và không ngại tìm cách thể thực hiện những suy nghĩ hoặc ý tưởng đó. Các bạn ngày càng trở nên bản lĩnh, đa năng, dám nghĩ dám làm và độ tuổi thành công cũng vì thế mà ngày càng trẻ hóa.
Thế nên, gen Z không đáng bị đánh đồng với văn hóa nghỉ việc kém văn minh. Ở thế hệ nào cũng sẽ có những cá nhân thế này và những cá nhân thế khác. Điều quan trọng vẫn là chúng ta nhìn thấy được thực trạng, hiểu được một phần nguyên nhân từ cả 2 phía và khắc phục.
Chẳng hạn với thế hệ gen Z, trước khi thành công bài học lớn nhất là thành nhân.
Trước khi học văn bài học đầu tiên là học lễ. Ứng xử văn minh, có kỷ luật và có trách nhiệm là tôn trọng người tuyển dụng, công ty, đồng nghiệp và tôn trọng chính uy tín của bản thân bạn.
Đối với người tuyển dụng, có lẽ cần cân nhắc và xem xét lại về việc tăng tính kết nối để không tạo khoảng cách, nhất là khoảng cách thế hệ với những nhân viên mới như gen Z.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tiền đạo của đội bóng Juventus này đã bỏ hai chai Coca-Cola ra khỏi bàn của mình và đổi nó bằng chai nước lọc trong một cuộc họp báo của Euro Cup 2020.
Vào ngày 15/6 vừa qua, giá cổ phiếu của Coca-Cola đã giảm 1,6%, từ mức giá 56,10 USD xuống còn 55,22 USD. Điều này đồng nghĩa với việc công ty nước giải khát này đã mất 4 tỷ USD trong vòng 24 giờ.
Sự sụt giảm từ 242 tỷ USD xuống còn 238 tỷ USD này trùng hợp với hành động của cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo, khi trong cuộc họp báo UEFA Euro 2020 Cup, anh đã lấy hai chai Coca-Cola ra khỏi bàn của mình và đổi nó bằng chai nước lọc.
Tuy nhiên, đợt giảm giá này diễn ra từ nửa tiếng trước khi hành động của ngôi sao người Bồ Đào Nha này và video của anh được lan truyền trên TikTok. Nên những thông tin về việc hành động đó khiến giá cổ phiếu của Coca-Cola sụt giảm là chưa có cơ sở.
Cần lưu ý rằng, mặc dù động thái của Ronaldo có thể làm giảm giá cổ phiếu của Coca-Cola, nhưng ngày 15/6 cũng là ngày giao dịch không hưởng quyền của thương hiệu này.
Như Investopedia giải thích, vào thứ Sáu tuần trước, tức ngày 11 tháng 6, là ngày cuối cùng của việc mua cổ phiếu có đảm bảo của Coca-Cola và việc giảm giá trị của cổ phiếu trong điều kiện này là hết sức bình thường.
Cổ phiếu của Coca-Cola đã hồi phục một phần và đạt mức giá 55,42 USD vào cuối phiên giao dịch hôm 15/6.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link