Phát trực tuyến video nhạc đang nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn cầu: Hơn 2 tỷ người truy cập YouTube mỗi tháng để trải nghiệm âm nhạc.
Đối với các nhà quảng cáo, sự thay đổi này đã tạo ra những cơ hội mới để tiếp cận khách hàng mục tiêu, tăng tương tác thông qua nội dung nhạc kỹ thuật số.
Nhưng nhiều nhà làm marketing do dự đầu tư vì những lầm tưởng phổ biến về nội dung âm nhạc và tác động của nó đối với mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
Người dùng sử dụng các nền tảng khác nhau cho các mục đích khác nhau
Bạn đã quen với bối cảnh hiện tại: Mọi người có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết và nghe nhạc trên nhiều nền tảng khác nhau.
Ngay cả trên YouTube, họ cũng làm điều đó theo nhiều cách khác nhau – từ phát trực tiếp đến các bản cover do người dùng tạo ra hay các bản nhạc chính thức của các nghệ sĩ.
Ngày nay, YouTube Music có hơn 70 triệu bản nhạc chính thức, nhiều hơn bất kỳ dịch vụ âm nhạc nào khác.
Cũng như các nghệ sĩ và người hâm mộ đang thích nghi với thực tế mới, các thương hiệu phải tìm ra những cách mới để tiếp cận những người yêu âm nhạc.
Điều thú vị đối với tôi về YouTube không chỉ là về quy mô mà còn là các giải pháp khác nhau mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để tiếp cận mọi người theo mục tiêu của họ.
Một giải pháp là dòng nhạc kết nối thương hiệu với mọi người dựa trên thể loại hoặc tâm trạng cụ thể.
Vì sở thích âm nhạc của mọi người là duy nhất nên sự đa dạng về nội dung và nhiều giải pháp quảng cáo của YouTube sẽ mang đến cho thương hiệu những cơ hội được thấy, nhận biết và yêu thích thương hiệu.
Hơn 85% video âm nhạc được xem trên YouTube
Khi mọi người xem video âm nhạc, hơn 60% lượng tiêu thụ âm nhạc trên YouTube xảy ra trên thiết bị di động.
Khi chúng ta xem xét cụ thể về âm nhạc, thời gian xem trên màn hình TV của các buổi biểu diễn nhạc trực tiếp được ghi lại trên YouTube đã tăng hơn 100% từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020.
Nhà sản xuất ô tô Tây Ban Nha SEAT đã tìm cách mở rộng một chiến dịch âm nhạc kỹ thuật số hiện có để tiếp cận những người nghe có thể quan tâm đến đợt giảm giá xe mùa hè.
Công ty này đã sử dụng lại các nội dung âm nhạc hiện có dưới dạng quảng cáo âm thanh trên YouTube và sử dụng các công cụ đối tượng của YouTube để tiếp cận những người có niềm yêu thích với công nghệ, mạng xã hội, cũng như những người đang có nhu cầu mua xe hatchback.
Bằng cách phân phát quảng cáo âm nhạc cho những người nghe quan tâm, SEAT đã tăng 21% khả năng ghi nhớ quảng cáo và thúc đẩy sự cân nhắc thương hiệu.
Âm nhạc có sức cộng hưởng lớn với khách hàng mục tiêu
Qua tất cả những gì đã diễn ra trong năm nay, YouTube đã mang lại cho các nghệ sĩ một nền tảng quan trọng để chia sẻ thông điệp của họ và kết nối với các cộng đồng trên toàn thế giới.
Ví dụ, âm nhạc là động lực thúc đẩy công bằng chủng tộc. Trong các cuộc biểu tình chống lại phân biệt chủng tộc có hệ thống vào tháng 6, bản hit năm 2018 của Childish Gambino, “Đây là nước Mỹ”, đã trở lại bảng xếp hạng các bài hát hàng đầu trên YouTube tại Hoa Kỳ và Toàn cầu.
Ngoài tác động xã hội, YouTube Music cho phép các thương hiệu thâm nhập vào lĩnh vực văn hóa để tiếp cận khách hàng trong khi họ xem nội dung mà họ yêu thích.
K-pop đã làm điên đảo thế giới, với các nghệ sĩ như BTS và BLACKPINK đứng đầu bảng xếp hạng và phá vỡ nhiều kỷ lục.
Gần đây nhất, “Dynamite” của BTS đã kiếm được hơn 101,1 triệu lượt xem trên toàn cầu trong 24 giờ đầu tiên, trở thành video âm nhạc ra mắt trong 24 giờ lớn nhất mọi thời đại.
Năm 2019, top 5 video âm nhạc được xem nhiều nhất trên toàn cầu là của các nghệ sĩ Latin. Điều này cũng đúng với hip hop, nó tiếp tục thống trị các bảng xếp hạng hàng đầu và thể hiện sức hấp dẫn phổ biến của nó.
Ví dụ: trong quý 2 năm 2020, hip-hop chiếm 48% thị phần của tất cả các bài hát trong Top 10 Billboard Hot 100, hơn mức 30% của nhạc pop.
Thương hiệu có thể đạt được hiệu quả cao bằng cách kết hợp với nội dung âm nhạc
Càng ngày, chúng ta càng thấy rằng các nhà quảng cáo đầu tư nhiều hơn vào nội dung âm nhạc đang mang lại kết quả cho thương hiệu của họ.
Trong khi chuẩn bị cho chiến dịch tựu trường năm nay, nhà bán lẻ American Eagle có trụ sở tại Hoa Kỳ đã xác định âm nhạc là điểm đam mê hàng đầu đối với đối tượng khách hàng là Gen Z của mình.
Thương hiệu này đã hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên YouTube như Addison Rae để tạo video giới thiệu các xu hướng chịu ảnh hưởng của mạng xã hội.
American Eagle đã tận dụng ‘Top 100’ để xác định những nghệ sĩ nổi tiếng nhất và những khoảnh khắc âm nhạc thịnh hành để thu hút khách hàng của mình.
Chiến lược này đã khiến lượt tìm kiếm có thương hiệu tăng 23% và mức độ quan tâm đến sản phẩm tăng gấp 10 lần.
Âm nhạc di chuyển và định hình văn hóa, cộng đồng và con người. Đối với các nhà quảng cáo, đó là một cách đáng tin cậy – và chưa được khai thác – để thu hút khán giả tương tác với video mà họ thực sự yêu thích.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từ một công ty thương mại điện tử có trụ sở tại căn hộ của Jack Ma năm 1999, Alibaba hiện trở thành một đế chế có giá trị vốn hóa hơn 460 tỷ USD.
Ảnh: The Information’s 411
2019 là năm đánh dấu nhiều sự kiện lớn của Alibaba. Đây là năm hãng thương mại điện tử khổng lồ này kỷ niệm 20 năm thành lập và cũng là năm người đồng sáng lập Jack Ma nghỉ hưu.
Kể từ khi ra đời vào năm 1999, Alibaba đã từ một công ty thương mại điện tử truyền thống trở thành một đế chế hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ logistics cho tới giao đồ ăn, điện toán đám mây. Alibaba hiện niêm yết trên sàn chứng khoán New York và có vốn hóa hơn 460 tỷ USD, theo CNBC.
Dưới đây là những dấu mốc lớn trong lịch sử của Alibaba dưới sự dẫn dắt của Jack Ma.
Tháng 4/1999: Hành trình bắt đầu
Alibaba được thành lập bởi một nhóm 18 người, dẫn đầu là Jack Ma. Nhóm nhà sáng lập này lấy căn hộ của Jack Ma tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc làm trụ sở của công ty. Trang web đầu tiên của công ty là Alibaba.com, nền tảng bán buôn giữa các doanh nghiệp (B2B) bằng tiếng Anh.
Tháng 1/2000: Nhận đầu tư từ SoftBank
Năm 2000, Alibaba nhận được 20 triệu USD từ một nhóm nhà đầu tư do SoftBank dẫn đầu.
“Chúng tôi không nói về doanh thu, thậm chí không đề cập tới mô hình kinh doanh”, Wall Street Journal dẫn lời kể của Jack ma về cuộc gặp với CEO SoftBank Masayoshi Son khi đó. “Chúng tôi chỉ chia sẻ về tầm nhìn tương lai.
Cả hai đều đưa ra quyết định nhanh chóng”. Khoản đầu tư từ đại gia Nhật Bản giúp Alibaba mở rộng nhanh chóng.
Tháng 5/2003: Taobao ra đời
Taobao là nền tảng mua sắm trực tuyến cho phép người dùng cá nhân giao dịch hàng hóa. Trong năm tài chính 2015, tổng giá trị giao dịch (GMV) trên sàn Taobao đạt 1.590 tỷ Nhân dân tệ (223,9 tỷ USD).
Từ đầu năm 2019, con số này đạt 3.110 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2019. Doanh thu từ Taobao hiện góp phần quan trọng vào mảng thương mại điện tử cốt lõi của Alibaba.
Tháng 12/2004: Ra mắt Alipay
Alipay là một trong 2 nền tảng thanh toán điện tử lớn nhất tại Trung Quốc, bên cạnh đối thủ WeChat Pay – thuộc sở hữu của Tencent. Alipay cho phép người dùng thanh toán trên cả các nền tảng thương mại điện tử lẫn tại cửa hàng truyền thống.
Tháng 8/2005: Yahoo trở thành cổ đông lớn nhất
Năm 2005, hãng công nghệ Mỹ Yahoo rót 1 tỷ USD vào Alibaba, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này với 40% cổ phần. Nằm trong thỏa thuận thương vụ này, Alibaba nắm quyền kiểm soát hoạt động của Yahoo tại Trung Quốc.
“Cùng với nhau, chúng tôi sẽ tạo ra một trong những công ty Internet lớn nhất tại Trung Quốc.
Tài sản chung sẽ giúp chúng tôi trở thành công ty dẫn đầu trong tất cả các lĩnh vực đang thúc đẩy tăng trưởng Internet tại Trung Quốc, bao gồm công cụ tìm kiếm, thương mại điện tử, truyền thông”, Terry Semel, CEO của Yahoo khi đó, nói trong thông cáo báo chí.
Tháng 11/2007: IPO tại Hồng Kông
Trước khi niêm yết tại Mỹ vào năm 2014, Alibaba đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông vào năm 2007. IPO này mang về cho Alibaba 13,1 tỷ USD. Trong phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu Alibaba đã tăng từ 13,5 Đôla Hồng Kông lên 39,5 Đôla Hồng Kông.
Tháng 4/2008: Tmall ra đời
Năm 2008, Alibaba ra mắt nền tảng Taobao Mall và sau đó đổi tên thành Tmall. Cùng với Taobao, Tmall hiện là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc tính theo doanh thu.
Tmall định vị là nền tảng trực tuyến dành cho các thương hiệu quốc tế muốn bán hàng tại Trung Quốc. Nền tảng này gồm các thương hiệu thời trang xa xỉ, thương hiệu hàng điện tử và thậm chí cả Starbucks.
Tháng 9/2009: Gia nhập mảng điện toán đám mây
Alibaba bắt đầu gia nhập mảng điện toán đám mây vào năm 2009 và hiện trở thành một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này tại Trung Quốc.
Điện toán đám mây hiện đóng góp doanh thu lớn thứ hai cho Alibaba và là mảng tăng trưởng nhanh nhất của công ty này. Năm ngoái, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, CEO Daniel Zhang của Alibaba nói rằng điện toán đám mây sẽ là chiến lược dài hạn của công ty.
Tháng 11/2009: Bùng nổ mua sắm ngày Độc Thân
Ngày Độc thân (11/11), là ngày hội mua sắm lớn nhất năm tại Trung Quốc. Đây là sáng kiến của CEO Daniel Zhang của Alibaba. Vào sự kiện 11/11/2009, tổng giá trị giao dịch trên các nền tảng của Alibaba đạt 7,8 triệu USD. Con số này tăng lên 30,8 tỷ USD trong sự kiện năm 2018.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ chúng tôi có thể biến ngày này trở thành một ngày hội mua sắm cho cả cộng đồng”, Zhang nói với CNBC vào năm ngoái.
Tháng 6/2012: Hủy niêm yết tại Hồng Kông
Chỉ 5 năm sau IPO, Alibaba.com hủy niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông. Công ty này chi 2,45 tỷ USD để mua lại 27% cổ phần do các nhà đầu tư tư nhân nắm giữ, tương đương 13,5 Đôla Hồng Kông/cổ phiếu, bằng với mức giá IPO vào năm 2007.
“Hủy niêm yết Alibaba.com cho phép chúng tôi đưa ra các quyết định dài hạn tốt nhất vì lợi ích của khách hàng và không phải chịu những áp lực của một công ty niêm yết”, Jack Ma cho biết khi đó.
Tháng 9/2012: Mua lại cổ phần từ Yahoo
Cùng năm hủy niêm yết tại Hồng Kông, Alibaba mua lại 40% cổ phần từ tay Yahoo với giá 7,6 tỷ USD. Theo đó, Yahoo thu được lợi nhuận lớn từ khoản đầu tư 1 tỷ USD năm 2005.
Tháng 9/2014: IPO tại New York
Năm 2014 đánh dấu sự kiện lịch sử của Alibaba với IPO lớn nhất thế giới trên sàn chứng khoán New York, huy động được khoảng 25 tỷ USD. Từ đó đến nay, cổ phiếu Alibaba hiện đã tăng hơn 150%.
Tháng 10/2014: Ant Financial ra đời
Sau một số tranh cãi xoay quanh Alipay, Ant Financial được thành lập vào năm 2014 với mục tiêu không chỉ cung cấp nền tảng thanh toán mà còn cả các dịch vụ tài chính.
Việc thành lập Ant Financial cho thấy tham vọng của Alibaba trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Hiện Ant Financial là hãng công nghệ tài chính lớn nhất tại Trung Quốc với định giá được cho là 150 tỷ USD. Alibaba hiện nắm giữ 33% cổ phần của công ty này.
Tháng 8/2015: Thương vụ Suning
Năm 2015, Alibaba đầu tư 28,3 tỷ Nhân dân tệ, khoảng 4,56 tỷ USD, vào hãng bán lẻ hàng điện tử truyền thống Suning.
Trước đó, Alibaba cũng đầu tư vào hãng bán lẻ Intime. Loạt thương vụ này cho thấy tham vọng thúc đẩy chiến lược “bán lẻ kiểu mới” – theo cách gọi của Alibaba, trong đó kết hợp bán lẻ truyền thống và trực tuyến. Chiến lược này hiện vẫn được Alibaba duy trì.
Tháng 4/2016: Bước ra toàn cầu
Kể từ khi thành lập 20 năm trước, Alibaba chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa, giúp các thương hiệu trong nước và quốc tế bán hàng tại Trung Quốc.
Nhưng vào tháng 4/2016, công ty này đầu tư ra nước ngoài với thương vụ thâu tóm cổ phần kiểm soát tại hãng thương mại điện tử Lazada của Singapore – nền tảng phủ sóng tại một số thị trường ở Đông Nam Á. Thương vụ này đánh dấu bước tiến lớn đầu tiên trong lĩnh vực thương mại điện tử ở nước ngoài của Alibaba.
Tháng 9/2019: Jack Ma rời vị trí chủ tịch
Tháng 9/2018, Jack Ma tuyên bố sẽ chính thức thôi giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị vào ngày 10/9 năm sau và giao lại cho CEO Zhang. Ông sẽ tiếp tục ở lại hội đồng quản trị của công ty tới cuộc họp cổ đông thường niên năm 2020.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Content marketing có thể tạo ra giá trị, khách hàng tiềm năng và doanh số cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành, chúng ta phải chứng minh điều đó.
Từ sự đồng cảm, kết nối đến tính hòa nhập và minh bạch. Thuật ngữ “con người” xuất hiện trong nhiều dự báo. Một số dự báo cũng đã công nhận vai trò nâng cao của tiếp thị nội dung hay content marketingtrong doanh nghiệp.
Giúp tăng doanh số bán hàng, giúp thu thập dữ liệu, tác động đến lợi nhuận. Và một số người hiểu rõ hơn với những suy nghĩ về chiến thuật và chiến lược.
Trước khi xem xét đến các xu hướng Content Marketing chính trong năm 2021, bạn cần hiểu về khái niệm Content.
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.
Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Dưới đây là các xu hướng Content Marketing trong năm 2021.
Hãy quên ‘sự bình thường’ đi.
Mọi thứ đều khác nhau. Lấy tất cả các mô hình cũ, những phương pháp vốn được xem hay nhất hay chiến lược “bình thường” rồi bỏ chúng sang một bên.
Các chuyên gia phát triển nội dung cần phải kỳ vọng rằng không có gì là ‘bình thường’ nữa. Chúng ta nên điều chỉnh và nắm bắt nó càng nhanh thì công việc của chúng ta sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Hãy nắm lấy MVC (minimum viable content).
Thật khó để dự đoán bất cứ điều gì ngay bây giờ. Khi thấy các kế hoạch dài hạn lớn của chúng ta bị hủy bỏ trong năm nay, những người làm content marketing sẽ cần nắm lấy các ý tưởng về nội dung khả dụng tối thiểu. Đó là kiểm tra và học hỏi mọi lúc. Mọi thứ khác đều quá rủi ro.
Hãy khiến nội dung mang ý nghĩa kinh doanh.
Sau một năm như năm 2020, ý tưởng về việc cố gắng dự đoán tương lai hầu như không còn nữa, đó là lý do tại sao dự đoán của năm nay ít về nơi mọi thứ sẽ diễn ra và nhiều hơn về những gì chúng ta sẽ cần nói: ‘Năm 2021 sẽ là năm chuyển đổi nội dung từ khía cạnh marketing thành một ngành nghề kinh doanh thực sự.
Năm 2021 sẽ là năm mà nội dung sẽ mang ý nghĩa là kinh doanh.
Nội dung sẽ được đầu tư nhiều hơn.
Năm 2021 sẽ chứng kiến các khoản đầu tư lớn hơn vào hoạt động xây dựng nội dung. Chúng ta đang bước vào giai đoạn mà các giám đốc điều hành level-C sẽ bắt đầu thấy rằng việc quản lý tài sản tri thức của doanh nghiệp, tạo nội dung và điều phối phân phối đa kênh cùng nhau sẽ có hiệu quả tương tự như đầu tư vào các chuỗi cung ứng công nghiệp khác.
Hy vọng sẽ làm nhiều hơn.
Các nhà tiếp thị nội dung hay content marketer có thể mong đợi các kỳ vọng về trách nhiệm và công việc được mở rộng hơn vào năm 2021.
Các nhà tiếp thị nội dung sẽ phải hiểu vô số các kỹ năng mới như: Vận hành nội dung, quản lý tài sản kỹ thuật số, đo lường và thậm chí cả phương tiện truyền thông trả phí.
Sẽ ưu tiên kết nối thời gian thực.
Các thói quen kỹ thuật số mới đã hình thành do đại dịch. Nhu cầu mới về kết nối thời gian thực cũng đã tăng lên. Kết quả là, đã có sự gia tăng trong các cộng đồng mạng xã hội riêng tư và xu hướng này cũng sẽ tiếp tục.
Facebook Groups, Slack và Discord cung cấp một không gian thân mật để người dùng chia sẻ những trải nghiệm tương tự. Nội dung không được lọc, nhường chỗ cho các mối quan hệ tin cậy.
Khi các thương hiệu nâng cao cộng đồng của họ, các giám đốc điều hành cuối cùng sẽ phải đầu tư nhiều hơn chúng.
Năm 2021 sẽ là năm của cuộc trò chuyện. Điều này luôn quan trọng, nhưng bây giờ nó còn cấp thiết hơn. Lên lịch các cuộc gọi riêng với những người mới quen để chia sẻ ý tưởng.
Đăng những câu hỏi đáng suy nghĩ và trò chuyện chân thành trên mạng xã hội. Tham gia vào ít nhất một cộng đồng dành cho khách hàng của bạn.
Các mô hình tỉ suất lợi nhuận đầu tư – ROI.
Các nhà làm content marketing nên tập trung vào ROI. Khi ngân sách thắt chặt và sự giám sát tăng lên, mô hình phân bổ hiệu quả sẽ là điều cần thiết để chứng minh giá trị của hoạt động marketing của chúng ta đối với từng phần nội dung.
Nếu không có chúng, chúng ta sẽ không thể biện minh cho các nguồn lực bổ sung – hoặc thậm chí là công việc của chúng ta.
Content marketing có thể tạo ra giá trị, khách hàng tiềm năng và doanh số cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành, chúng ta phải chứng minh điều đó.
Chúng ta cần nói một ngôn ngữ mà giám đốc tài chính hiểu được và từ quan trọng nhất trong từ điển của họ là ROI.
Tập trung vào việc xác định mục tiêu kinh doanh mà bạn cần đạt được với nỗ lực tiếp thị nội dung, sau đó lập kế hoạch lộ trình. Đảm bảo đo lường nỗ lực và báo cáo tiến độ của bạn cho các bên liên quan phù hợp trong doanh nghiệp.
Hết phần 1!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mức độ tương tác của người tiêu dùng với các ứng dụng đã tăng lên trong bối cảnh đại dịch. Theo nghiên cứu mới từ công ty phân tích và dữ liệu di động App Annie, mỗi người trung bình hiện dành hơn 3h mỗi ngày cho các ứng dụng.
Việc nhiều người trong chúng ta thực hiện cuộc gọi điện video, quét mã QR để theo dõi liên hệ và đặt hàng tạp hóa hàng tuần đã trở thành nhu cầu thiết yếu.
Chúng ta biết rằng các ứng dụng cho phép các doanh nghiệp mang đến trải nghiệm người dùng mượt mà hơn, nhanh hơn và được cá nhân hóa hơn.
Trong một năm ‘chưa từng có’ này, các ứng dụng cũng đã trở thành một nền tảng quan trọng mà các thương hiệu có thể sử dụng để phát triển nhanh chóng và đáp ứng với sự thay đổi động lực của thị trường.
Google đã nói chuyện với các giám đốc điều hành của 05 ứng dụng đã phát triển mạnh trong năm nay. Những câu chuyện và kinh nghiệm của họ cung cấp những hiểu biết quan trọng để giúp các nhà làm marketing hiểu hơn về cách đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hỗn loạn.
Ứng dụng Bolt – Tiếp cận khách hàng bằng sự đổi mới
“Chúng tôi đã đạt được những con số kỷ lục, và sau đó trong vòng hai tuần, hầu hết các thành phố ở châu Âu đã quyết định đóng cửa”, người đồng sáng lập Bolt và Phó chủ tịch về tính bền vững, Martin Villig cho biết.
Khách hàng bất ngờ bị ‘kẹt’ ở nhà. Bolt đã đáp lại bằng cách mở rộng quy mô một dịch vụ hoàn toàn mới: giao hàng tạp hóa.
Trong vòng 10 ngày, ứng dụng được cập nhật đã cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa không tiếp xúc mới từ các chuỗi siêu thị lớn ở các bang Baltic.
Điều này bổ sung cho dịch vụ giao hàng tại nhà hàng hiện có của Bolt. Villig nói: “Đây là một cách chúng tôi có thể cung cấp nhiều chuyến đi hơn và cơ hội kiếm tiền nhiều hơn cho tài xế của mình.
Bolt cũng nhanh chóng di chuyển để đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ xe điện của mình. Điều này dựa trên nhu cầu từ các thành phố đột nhiên nhận thấy họ cần các lựa chọn mở rộng để người dân di chuyển xung quanh thị trấn.
Dịch vụ xe tay ga đã cung cấp cho người dùng một giải pháp thay thế an toàn cho các phương tiện giao thông công cộng đông đúc.
Những gì chúng tôi rút ra được: Trong những tình huống không chắc chắn này, Bolt đã thay đổi thế trận bằng cách phát hiện những cơ hội mới và nhanh chóng vận động.
Ứng dụng Starling Bank: Tái định vị chiến lược sản phẩm để đáp ứng các ưu tiên mới
Là một ngân hàng lấy khách hàng làm trung tâm, Starling đã nhanh chóng cung cấp các giải pháp ngân hàng kỹ thuật số cao hơn nữa trong thời kì đóng cửa.
Ngân hàng đẩy nhanh việc ra mắt thẻ Connected. Đây là một thẻ ghi nợ bổ sung mà khách hàng cao tuổi hoặc ‘người dễ bị ảnh hưởng’ có thể đưa cho bạn bè hoặc hàng xóm để thanh toán cho việc mua sắm của họ khi họ ở nhà.
“Tại Starling, chúng tôi đã điều chỉnh chiến lược và sản phẩm của mình để thay đổi nhu cầu của khách hàng trong những thời điểm bất thường này”, Maria Milenkova, giám đốc cấp cao của Starling cho biết.
Những gì chúng tôi học được: Bằng cách điều chỉnh nhu cầu mới và cấp bách của khách hàng, doanh nghiệp đảm bảo rằng họ có thể giúp đỡ – và tạo ra sự trung thành lâu dài.
Ứng dụng Muzmatch: Đổi mới nhanh chóng để phục vụ khách hàng theo những cách mới
Người sáng lập và Giám đốc điều hành Muzmatch, Shahzad Younas, phát triển ứng dụng tự học này tại quê nhà vào năm 2012.
Younas cho biết: “Trong đại dịch, một trong những điều đối với chúng tôi là giúp mọi người kết nối ở mức độ cá nhân khi họ không thể gặp nhau”.
Trong thời gian kỷ lục, Ông và nhóm của mình đã thiết kế, phát triển và khởi chạy tính năng trò chuyện video trong ứng dụng trong một môi trường an toàn và được kiểm soát.
Younas nói: “Người dùng của chúng tôi đang nắm bắt thực tế mà chúng tôi đang có. “Không ai biết điều này sẽ tiếp diễn trong bao lâu, vì vậy khi mọi người tìm thấy ai đó đặc biệt, họ không muốn chờ đợi”.
Điều chúng tôi học được: Đừng bao giờ đánh mất tinh thần khởi nghiệp của bạn. Bạn phải di chuyển nhanh chóng nếu không những người khác có thể đến đó trước bạn.
Ứng dụng Bending Spoons: Hình thành quan hệ đối tác để phục vụ những điều tốt đẹp hơn
Bending Spoons thiết kế và phát triển một loạt các ứng dụng ảnh, video, sức khỏe và thể dục tiếp cận hàng trăm nghìn người dùng mỗi ngày.
Với sự xuất hiện của đại dịch, nhóm đã quyết định phân bổ thời gian và nguồn lực đáng kể để làm việc với chính phủ Ý để phát triển một ứng dụng theo dõi liên lạc COVID-19 có tên là Immuni.
“Nó giống như trở thành bác sĩ trên máy bay khi ai đó không khỏe”, Valerio Volpe, trưởng bộ phận thu hút người dùng cho biết. “Điều đạo đức duy nhất cần làm là giúp đỡ.”
Quá trình phát triển ứng dụng phức tạp này đã truyền cảm hứng cho động lực và niềm đam mê sâu sắc trong nhóm.
Họ đã nhận ra tiềm năng của mình để tác động đến hàng triệu người trong một thời điểm khó khăn. Nhóm đã làm việc đặc biệt chăm chỉ trong nhiều tháng để cung cấp một sản phẩm hiệu quả càng nhanh càng tốt.
Volpe cho biết: “Trải nghiệm này nhắc nhở chúng tôi về cơ bản của việc theo đuổi những sứ mệnh truyền cảm hứng, điều mà chúng tôi luôn hướng tới để thực hiện với các sản phẩm của mình.
Những gì chúng tôi học được: Nắm bắt các mối quan hệ đối tác và dự án mới. Điều này có thể giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn, tạo động lực cho nhóm của bạn và thúc đẩy tác động không thể lường trước.
Ứng dụng Waze: Xây dựng các tính năng hữu ích với insights của người dùng
Trong một thế giới ngừng vận động, nhóm ứng phó khủng hoảng nội bộ của Waze đã làm việc chặt chẽ với cộng đồng người dùng và đưa ra một số phát hiện bất ngờ.
Người dùng không nhất thiết phải đi làm nhưng họ vẫn đang thực hiện những hành trình cần thiết đến những nơi như trung tâm lái xe và chợ thực phẩm.
Waze đã hợp tác với các nhà biên tập bản đồ của mình và đánh dấu các vị trí này trên bản đồ để từ đó giúp đỡ cộng đồng rộng lớn hơn.
Kosta Mogilevych, người đứng đầu bộ phận truyền thông trả phí tại Waze, thuộc sở hữu của Google, cho biết: “Điều đó đã khiến chúng tôi tung ra một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này sử dụng huy hiệu vị trí bản đồ để người lái xe có thể dễ dàng tìm thấy chúng”.
Điều chúng tôi học được: Luôn lắng nghe người dùng của bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn ý tưởng về các tính năng hữu ích mới mà bạn có thể theo đuổi. Điều này cuối cùng sẽ xây dựng lòng trung thành với thương hiệu nếu bạn đang phục vụ người dùng của mình.
Trong thời kỳ đại dịch, một số ví dụ thực sự truyền cảm hứng đã xuất hiện, thay đổi cấu trúc và tái tạo cách thoát khỏi khủng hoảng.
Các công ty khác có thể học hỏi từ những ví dụ này để chứng minh doanh nghiệp của họ trong tương lai luôn phù hợp trong những thời kì thay đổi.
Nhanh nhẹn: Nhiều người trực tuyến và sử dụng các ứng dụng hơn bao giờ hết trong thời kỳ đại dịch. Việc áp dụng kỹ thuật số đã có một bước tiến nhảy vọt. Doanh nghiệp phải sẵn sàng và nhanh chóng tái định giá và phân bổ lại các nguồn lực. Khách hàng mong đợi một phản hồi. Doanh nghiệp của bạn không thể bị tụt hậu.
Sáng tạo: Đáp ứng nhu cầu của người dùng mới xuất hiện bằng cách tung ra các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới trong ứng dụng của bạn. Hãy sáng tạo để phục vụ khách hàng và suy nghĩ về cách ứng dụng của bạn có thể mang lại giá trị thực sự. Các ứng dụng được định vị tốt để cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà và liền mạch sẽ khiến khách hàng quay trở lại nhiều hơn.
Cởi mở: Hãy suy nghĩ xa hơn lĩnh vực kinh doanh truyền thống của bạn và cân nhắc sự hợp tác với các công ty hay tổ chức khác để mang lại giá trị cộng hưởng. Điều này có thể thúc đẩy nhóm của bạn, khơi dậy những ý tưởng mới và giúp bạn tiếp cận lượng khách hàng mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Năm 2020, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái dưới tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương xấp xỉ gần 3%. Hãy cùng nhìn lại các chỉ số phản ánh bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2020.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chính sách mới của Google yêu cầu nhân viên tiếp cận các vấn đề AI (trí tuệ nhân tạo), chủng tộc, giới tính và chính trị theo hướng tích cực.
Theo Reuters, nguồn tin nội bộ cho biết Google bắt đầu thắt chặt kiểm duyệt những bài báo của nhân viên. Bốn nhân viên bao gồm nhà khoa học cấp cao Margaret Mitchell tin rằng Google đang can thiệp vào những nghiên cứu liên quan đến tác hại tiềm ẩn của công nghệ.
Trước khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, họ phải tham khảo ý kiến của cấp trên và các chuyên gia pháp lý. Để xuất bản một bài báo, một nhân viên Google cho biết mình phải trao đổi hơn 100 email với các nhà nghiên cứu và nhóm đánh giá.
Bên cạnh vấn đề liên quan đến AI, các chủ đề bị Google dán nhãn “nhạy cảm” gồm có công nghiệp dầu mỏ, an ninh tại gia, bảo hiểm, dữ liệu vị trí, tôn giáo, xe tự lái, viễn thông, cá nhân hóa nội dung web, Covid-19, Trung Quốc, Iran và Israel.
“Nếu chúng tôi đang nghiên cứu dựa trên chuyên môn của mình nhưng không được xuất bản chỉ vì không vượt qua vòng bình duyệt của chuyên gia, tức là chúng tôi đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về kiểm duyệt”, Mitchell cho biết.
Bình duyệt là quá trình đánh giá bài báo với sự tham gia của các cá nhân uy tín trong lĩnh vực. Sau khi đọc, chuyên gia phải gửi lại nhận xét về các ưu, nhược điểm của bài viết cho tác giả và biên tập viên để họ chỉnh sửa, rồi cuối cùng mới quyết định có nên công bố bài viết hay không.
Trên website chính thức, Google vẫn tuyên bố nhân viên của mình có quyền tự do trong công việc. Hiện công ty vẫn chưa bình luận gì về vấn đề này.
Căng thẳng giữa Google và một số nhân viên leo thang sau khi chuyên gia AI Timnit Gebru đột ngột bị sa thải vào tháng trước. Timnit Gebru dẫn đầu nhóm 12 nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực đạo đức AI.
Cô đã gửi cho cấp trên một bài viết cảnh báo công nghệ AI có thể làm trầm trọng thêm các thành kiến về giới tính và chủng tộc. Thế nhưng trước khi nhận được phản hồi, Gebru đã bị cho thôi việc.
Vào thời điểm vụ đuổi việc Gebru thu hút sự quan tâm của dư luận, Jeff Dean, Phó chủ tịch cấp cao Google mới lên tiếng. Theo ông, bài báo của Gebru dẫn ra một số lo ngại đã lỗi thời, quá tập trung chỉ trích những tác hại tiềm ẩn của AI mà không nhận ra các chuyên gia đang nỗ lực giải quyết vấn đề.
Dù vậy, cựu chuyên gia AI của Google vẫn nhận được sự ủng hộ từ nhiều đồng nghiệp trong lĩnh vực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hãy cùng điểm qua 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất hiện nay: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest và Reddit.
Ảnh: Search Engine Journal
Tất cả các mạng xã hội đều được tạo ra theo một cách riêng.
Trong khi Instagram có thể là một sức mạnh cho một thương hiệu nào đó, thì đối với thương hiệu khác nó lại không mang lại được giá trị gì – và trong khi một doanh nghiệp có thể có rất nhiều lượt tương tác trên Facebook, thì một doanh nghiệp khác sẽ thu hút nhiều hơn trên LinkedIn.
Với ý nghĩ đó, làm cách nào để bạn có thể lựa chọn nơi đầu tư thời gian của mình cũng như khả năng chi tiêu cho quảng cáo?
Động thái tốt nhất cho bạn là nên có sự hiện diện của thương hiệutrên nhiều nền tảng, và trong đó chọn một hoặc vài nền tảng chính yếu để đầu tư và tăng trưởng.
Chúng ta sẽ xem xét từng nền tảng trong số 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội chính bao gồm: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest và Reddit.
Bạn sẽ có được những thông tin chi tiết về nội dung nào thành công trên mỗi nền tảng và nhận được các mẹo hữu ích để đưa hoạt động marketing truyền thông mạng xã hội của riêng bạn.
1. Facebook
Trụ sở: Menlo Park, CA
Thành lập: 2004
MAU: 2.45 Tỷ.
Một số ngành hàng phát triển mạnh trên Facebook bao gồm dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, bán lẻ, trò chơi, giải trí, truyền thông, viễn thông, công nghệ, hàng tiêu dùng và doanh nghiệp ô tô.
Trong khi ‘News Feed’ ngày càng ngăn chặn các bài đăng của doanh nghiệp, vẫn có nhiều cách để tăng cường sự tương tác mà không cần đầu tư vào quảng cáo.
Bạn nên cân nhắc tham gia (hoặc tạo) các nhóm, sử dụng chatbot Facebook Messenger hoặc sử dụng video trực tiếp để tăng mức độ tương tác của bạn.
Nếu doanh nghiệp của bạn liên quan đến giải trí, thể thao, chính trị hoặc marketing, bạn có thể kiếm được mức độ tương tác lớn trên Twitter.
Trên Twitter, các thương hiệu có cơ hội để tạo dựng và xây dựng tiếng nói của họ.
Tham gia vào các chủ đề, cung cấp giá trị, chia sẻ nội dung của riêng bạn cũng như của những người khác và tham gia cuộc trò chuyện liên tục với đối tượng mục tiêu.
Trong mạng lưới chuyên gia khổng lồ của mình, bạn sẽ tìm thấy hơn 61 triệu người dùng ở các vị trí cấp cao trên LinkedIn.
Nếu bạn đang tìm kiếm những người ra quyết định có khả năng thuê công ty của bạn, cung cấp sản phẩm hoặc hợp tác với bạn, thì LinkedIn là nơi dành cho bạn.
Bạn có biết rằng 44% người dùng LinkedIn có thu nhập trên mức trung bình của quốc gia? Hay hơn 50% người Mỹ có bằng đại học sử dụng LinkedIn?
Nó có thể không phải là mạng xã hội ‘hào nhoáng’ nhất, nhưng có tiềm năng vô hạn để kết nối với một nhóm chuyên gia ưu tú, những người có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.
Instagram là một nền tảng chứa nhiều hình ảnh bắt mắt và cảm hứng sáng tạo.
Đây cũng là một mạng xã hội nơi các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm và những người có ảnh hưởng.
Kể từ khi giới thiệu các bài đăng có trả phí vào năm 2018, ROI tiềm năng cho các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm cao hơn bao giờ hết – Không chỉ ngành B2B có thể kết nối với một lượng lớn khán giả, bạn còn có thể liên kết thông tin sản phẩm và doanh số bán hàng trực tiếp từ nền tảng này.
Nếu nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu của bạn dưới 35 tuổi, thì Instagram là ‘một mỏ vàng’: 63% người dùng ở độ tuổi từ 18 đến 34, hầu như có sự phân chia giữa người dùng nam và nữ.
5. Snapchat
Trụ sở: Los Angeles, CA
Thành lập: 2011
MAU: 360 Triệu.
Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là trẻ, bạn chắc chắn muốn tham gia vào Snapchat.
Những người dùng tích cực nhất Snapchat là những người từ 13 tuổi và họ dành tới 30 phút mỗi ngày cho ứng dụng này.
Snapchat là ‘nơi ẩn náu’ của nội dung do người dùng tạo, video hậu trường, ưu đãi độc quyền và người có ảnh hưởng.
6. Pinterest
Thành lập: 2010
Trụ sở: San Francisco, CA
MAU: 322 Triệu.
Một số nội dung phổ biến nhất trên Pinterest bao gồm thời trang, thực phẩm, trang trí, đám cưới, tập luyện.
Ngoài ra, bất kỳ thứ gì có hình ảnh phong phú đều có thể phát triển mạnh trên Pinterest.
Đáng chú ý, 81% người dùng Pinterest là nữ – nếu bạn có đối tượng chủ yếu là nữ, đó là lý do thuyết phục để đầu tư thời gian vào hoạt động marketing trên nền tảng này.
Điều đó không có nghĩa là nam giới không có trên Pinterest.
Trên thực tế, 40% người đăng ký Pinterest mới là nam giới.
7. Reddit
Thành lập: 2005
Trụ sở: San Francisco, CA
MAU: 430 Triệu.
Reddit tự coi mình là “trang đầu của internet”.
Theo bảng xếp hạng của Alexa, Reddit là một trong 20 trang web được truy cập nhiều nhất.
Reddit có sự pha trộn độc đáo giữa nội dung và cộng đồng, với hơn 150.000 cộng đồng dành riêng cho mọi chủ đề.
Với rất nhiều ngóc ngách, luôn có một vị trí cho mọi thương hiệu và doanh nghiệp – vấn đề của bạn là tìm ra những ngóc ngách, nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn đang hoạt động và tìm hiểu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bên cạnh kinh nghiệm và kỹ năng thì tính cách của ứng viên cũng là điều mà hầu hết các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm.
Vì thế, họ thường đặt ra các câu hỏi phỏng vấn tính cách để tìm hiểu kỹ hơn về ứng viên và đánh giá xem liệu ứng viên đó có phù hợp với vị trí họ đang tìm kiếm. Cùng tìm hiểu cách trả lời phỏng vấn về chủ đề này trong bài viết sau nhé.
Bước vào vòng phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi phỏng vấn “đánh đố” để tìm hiểu rõ hơn về tính cách, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của ứng viên.
Và các câu hỏi phỏng vấn về tính cách luôn là phần không thể thiếu để xác định ứng viên có phù hợp với văn hóa làm việc tại công ty hay không.
Vậy bạn cần thể hiện như thế nào trong buổi phỏng vấn xin việc để vượt qua các ứng viên khác và trở thành sự lựa chọn số một của nhà tuyển dụng?
Cách trả lời phỏng vấn đối với câu hỏi: Xác định tính cách từ tình huống giả tưởng
1. Nếu bạn thân của bạn đang ngồi ở đây, điều tuyệt vời nhất họ sẽ nói ra khi được làm bạn của bạn là gì?
Câu hỏi phỏng vấn này nhằm kiểm tra xem mức độ trung thực của bạn đối với việc đánh giá các mối quan hệ thân thiết là như thế nào. Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Gợi ý trả lời: “Đó là sự trung thành bởi vì tôi luôn coi trọng điều này trong các mối quan hệ cá nhận. Đó là sợi dây gắn kết mối quan hệ lâu dài”.
“It’s loyalty because I’ve always valued this in my personal relationships. That is the chain connecting a long-term relationship.”
2. Nếu bạn có thể thay đổi một điều trong cách bạn tiếp cận với thách thức, nó sẽ là gì?”
Câu hỏi này nhằm giúp nhà tuyển dụng đánh giá các bạn nhận thức được kinh nghiệm từ quá khứ để học hỏi và hoàn thiện bản thân từng ngày. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng lựa chọn ứng viên có tinh thần “hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”.
Gợi ý trả lời:“Khi đón nhận thử thách, tôi luôn chủ động đón nhận và tìm cách vượt qua nhưng đôi khi quá sự nóng vội khiến tôi nhận lại những thất vọng ngoài mong muốn.”
“When accepting challenges, I always actively accept and find ways to overcome, but sometimes too much haste makes me receive unexpected disappointments.”
3. Nếu bạn là một loài động vật, bạn sẽ là con vật gì, tại sao?
Đây là một câu hỏi ưa thích của nhiều nhà tuyển dụng tại Mỹ để đánh giá tính cách ứng viên nhanh nhất. Con vật mà ứng viên lựa chọn sẽ thể hiện bản tính, kỹ năng và điểm mạnh ủa họ. Ngoài ra, nó còn thể hiện mức độ sáng tạo của ứng viên.
Gợi ý trả lời: “Ngựa (Loài vật tượng trưng cho sự nhanh nhẹn và xả thân vì đồng đội).”
“Horses (Animals that represent agility and dedication for teammates).”
Hoặc bạn cũng có thể trả lời theo con vật bạn yêu thích, có những đặc điểm mà bạn cho rằng ý nghĩa.
4. Nếu bạn được gặp một người nổi tiếng, đó sẽ là ai và tại sao?
Mỗi người sẽ có riêng mình một thần tượng để ngưỡng mộ và theo dõi. Phẩm chất cũng như tính cách của thần tượng mà họ ngưỡng mộ sẽ cho thấy một cách khách quan nhất về tính cách và thành quả mà họ muốn hướng tới.
Đó là lý do vì sao nhà tuyển dụng khai thác điểm này thành câu hỏi phỏng vấn.
Gợi ý trả lời:Tùy sở thích cá nhân nhưng thần tượng của bạn nên có sự truyền cảm hứng nhất định về một lĩnh vực nào đó và họ có những phẩm chất được tôn vinh.
Cách trả lời phỏng vấn đối với câu hỏi: Xác định tính cách từ trải nghiệm hiện tại và quá khứ
1. Người quản lí trước của bạn sẽ mô tả bạn như thế nào trong 3 từ?
Câu hỏi này nhằm giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác nhất giá trị chuyên môn của ứng viên. Ngoài ra, nó còn phần nào giúp họ đánh giá phản ứng và thái độ của bạn về công ty cũ có tốt hay không.
2. Bạn có chơi một môn thể thao đồng đội nào không?
Không đơn thuần là câu hỏi tìm hiểu về sở thích thể thao của ứng viên, nhà tuyển dụng còn muốn tìm hiểu tính cách về kỹ năng teamwork của ứng viên trong công việc.
Gợi ý trả lời: Lựa chọn những bộ môn sở trường có đồng đội tham gia như bóng đá, cầu lông…
Cách trả lời phỏng vấn đối với câu hỏi: Xác định tính cách từ công việc và cuộc sống đời thường
1. Điều gì sẽ chi phối bạn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp?
Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này nhằm có được cái nhìn sâu sắc về điều thúc đẩy ứng cử viên trong cả sự nghiệp cá nhân và cương vị của một nhân viên tiềm năng.
Thông qua câu trả lời của bạn, họ sẽ đánh giá được bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.
Gợi ý trả lời:Hãy nêu những điều chi phối là điều tích cực để nhà tuyển dụng ngầm hiểu rằng bạn luôn hướng đến những điều tích cực. Ví dụ như: sự thành công của đồng nghiệp khiến bạn tự thúc giục bản thân phải cố gắng hơn nữa.
2. Cách trả lời phỏng vấn đối với câu hỏi: Bạn thường làm gì ngoài giờ làm việc?
Những hoạt động thường ngày hoặc đam mê sau giờ làm việc có thể phần nào thể hiện tích cách của mỗi người. Đó là lý do vì sao nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi về hoạt động ngoài giờ của ứng viên.
Gợi ý trả lời:Những bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe hoặc trí óc sẽ là câu trả lời tốt nhất giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng về sự năng động.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi người lao động, doanh nghiệp khốn đốn vì dịch Covid-19, tỷ phú giàu nhất thế giới, Jeff Bezos vẫn thản nhiên hốt bạc.
Theo thống kê của Bloomberg, khối tài sản của ông chủ Amazon đã tăng 13 tỷ USD lên 189,3 tỷ USD chỉ trong một ngày 20/7.
Đây là mức tăng lớn nhất trong ngày mà bảng xếp hạng Billionaires Index của Bloomberg ghi nhận.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/7, cổ phiếu Amazon tăng 7,9
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Amazon đã tăng trưởng đến 73% – phần lớn đến từ nhu cầu mua sắm online tăng cao, trong khi các doanh nghiệp cần sử dụng hạ tầng đám mây phục vụ làm việc tại nhà. Tính từ đầu năm, tài sản của Bezos đã tăng đến 74,4 tỷ USD.
Dù vậy, Amazon cũng đối mặt các chỉ trích về cách sử dụng lao động, trả lương thấp và không có chế độ thưởng hợp lý trong bối cảnh kho hàng phải làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu mua hàng cao. Đại dịch cũng khiến rất nhiều lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn.
Không chỉ Bezos mà nhiều tỷ phú cũng có tài sản tăng giữa mùa dịch.
Thống kê tháng 4 bởi Viện Nghiên cứu Chính sách cho thấy 34/170 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ đã giàu hơn hàng chục tỷ USD từ khi dịch bùng phát, trong đó có Elon Musk (CEO Tesla, SpaceX), Steve Ballmer (cựu CEO Microsoft) và ông trùm bất động sản Albert Sobrato.
Báo cáo nói rằng trường hợp tăng tài sản của Jeff Bezos là “chưa từng có trong lịch sử tài chính hiện đại” và biến động theo từng ngày.
Tính từ 1/1 đến 15/4, tài sản của Bezos tăng thêm 25 tỷ USD, cao hơn cả tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Honduras trong năm 2018.
Theo Gizmodo, họ sẽ tiếp tục giàu như thể không có gì xảy ra, một phần vì gánh nặng thuế dựa trên tài sản đã giảm 79% từ 1980 đến 2018.
Tuy nhiên, đồng tác giả báo cáo Chuck Collins nói rằng các tỷ phú làm giàu trong mùa dịch có thể “mất tất cả”, song sẽ nhanh chóng phục hồi so với những tầng lớp lao động khác.
Cổ phiếu Amazon tăng vào 20/7 cũng giúp tài sản Mackenzie Bezos, vợ cũ của Jeff Bezos, tăng đến 4,6 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 13 trên thế giới và là người phụ nữ giàu thứ 2 thế giới, đứng sau người thừa kế hãng L’Oréal, Françoise Bettencourt Meyers.
Không chỉ Jeff Bezos mà các ông lớn trong ngành công nghệ cũng chứng kiến khối tài sản tăng vọt từ đầu năm, lần lượt là CEO Facebook Mark Zuckerberg tăng 14,8 tỷ USD và cựu CEO Microsoft, Steve Ballmer tăng 18 tỷ USD lên 76,1 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong một năm đầy biến động vừa qua, không ít tỷ phú làng công nghệ đã sẵn sàng cho đi một phần tài sản của mình để giúp đỡ cộng đồng.
Ảnh: twitter
Bill Gates
Bill Gates là một trong tỷ phú quyên góp nhiều tiền nhất cho các hoạt động từ thiện. Năm 2000, ông và vợ, bà Melinda Gates, đã đồng sáng lập quỹ Bill & Melinda Gates và hiện ông tập trung toàn thời gian cho hoạt động từ thiện của quỹ này.
Nhà Gates, cùng tỷ phú Warren Buffett, đã đề xuất chiến dịch “Cam kết cho đi” nhằm khuyến khích những người giàu có cống hiến ít nhất một nửa tài sản cho các hoạt động từ thiện.
Cải thiện chất lượng y tế ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động từ thiện của Bill Gates.
Quỹ Bill & Melinda Gates đã tài trợ hàng tỷ USD để đảm bảo tiến trình phát triển các loại thuốc chống lại HIV, sốt rét, bại liệt và các bệnh khác. Năm 2020, ông đã quyên góp 100 triệu USD cho các tổ chức y tế để chống lại đại dịch Covid-19.
Tỷ phú cùng vợ cũng đã công bố cam kết trị giá 1,6 tỷ USD trong 5 năm cho Liên minh vaccine (GAVI) để cung cấp chương trình tiêm chủng mở rộng cho hơn 300 triệu trẻ em ở các cộng đồng dễ bị tổn thương trên khắp thế giới.
Thông qua GAVI, quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ 150 triệu USD cho Viện Serum Ấn Độ – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, để cung cấp 100 triệu liều vaccine Covid-19 với giá 3 USD/liều cho các nước nghèo.
Elon Musk
Mục tiêu của Musk là thay đổi thế giới, cải thiện môi trường và giúp đỡ nhân loại. Musk đã quyên góp rất nhiều tiền để làm từ thiện, quỹ của Musk ưu tiên tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, giáo dục khoa học và kỹ thuật cũng như sức khỏe trẻ em.
Thông qua quỹ này, Musk đã quyên góp tiền bảo tồn địa điểm phòng thí nghiệm của Nikola Tesla bằng cách tu sửa nó thành Bảo tàng và Trung tâm Khoa học Tesla.
Vị tỷ phú giàu thứ hai thế giới cũng đang tham gia vào một loạt dự án quyên tặng hệ thống năng lượng mặt trời cho những khu vực chưa có điện lưới thông qua công ty năng lượng mặt trời của mình, Solar City.
Các khoản đóng góp của Musk trong năm nay cho các hoạt động từ thiện liên quan tới Covid-19 hầu như không đáng kể.
CEO của Tesla thậm chí thường xuyên xem nhẹ rủi ro của Covid-19, nghi ngờ những số liệu về sự lây lan và tỷ lệ tử vong của bệnh này, cũng như đưa ra dự báo rất lạc quan về tiến trình của bệnh dịch.
Jack Dorsey
Thành tích đóng góp từ thiện của CEO Twitter cho đến nay vẫn khá khiêm tốn, nhưng ông là người có khả năng tận dụng tốt sức mạnh truyền thông để gây quỹ từ thiện.
Sau khi tổ chức IPO thành công cho công ty Square, Dorsey đã cam kết sẽ tặng 20% cổ phần của mình cho “Start Small Foundation”, một tổ chức từ thiện mà ông thành lập để phục vụ các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.
Trong năm qua, Dorsey cũng đã trao 3 triệu USD cho tổ chức “Know Your Rights Camp” nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống của các cộng đồng người da màu thông qua giáo dục.
Tháng 4 năm nay, Dorsey đã cam kết chi 1 tỷ USD, hơn 25% tổng giá trị tài sản hiện có, cho các nỗ lực cứu trợ Covid-19.
Phần lớn số tiền này đã được chuyển tới các tổ chức, như ngân hàng thực phẩm, trường học nhằm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho những nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Jack Ma
Tỉ phú Jack Ma, nhà đồng sáng lập Alibaba, thành lập quỹ từ thiện mang tên ông từ năm 2014. Sau lần phát hành cổ phiếu của Alibaba trên sàn giao dịch chứng khoán New York, Jack Ma đã cam kết dành 35 triệu cổ phiếu cho quỹ từ thiện của mình.
Hiện Quỹ Jack Ma có 23 triệu cổ phiếu của Alibaba, trị giá khoảng 4,6 tỉ USD.
Kể từ khi thành lập, Quỹ Jack Ma đã đóng góp ít nhất 300 triệu USD cho các hoạt động từ thiện và chiến dịch bảo vệ môi trường khác nhau tại Trung Quốc. Năm 2019, quỹ đã chi 14 triệu USD để bảo vệ và tái tạo vùng đất ngập nước ở Hàng Châu.
Đầu năm nay, quỹ Jack Ma đã công bố khoản quyên góp 14,4 triệu USD để giúp các nhà khoa học phát triển vaccine ngừa Covid-19.
Theo đó, 40% khoản đóng góp của Jack Ma sẽ được chia đều cho Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc nhằm phát triển vaccine ngừa virus.
Phần còn lại sẽ dành để hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu tham gia vào nỗ lực kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
Jeff Bezos
Dù trước đó từng bị chỉ trích vì quyên tặng rất ít so với những tỉ phú khác, Jeff Bezos trong năm qua đã thực hiện một số khoản tài trợ cực lớn.
Tiêu biểu là cam kết 10 tỷ USD, tương ứng gần 10% tổng giá trị tài sản và là khoản từ thiện lớn nhất mọi thời đại tính đến nay, cho Quỹ Trái đất Bezos, nhằm chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu.
Tháng 9/2018, tỉ phú giàu nhất thế giới từng quyên tặng 2 tỷ USD để giúp đỡ các gia đình vô gia cư và xây dựng hệ thống trường mầm non cho trẻ em.
Tháng 9/2019, khi đối mặt với sức ép từ nhân viên, Bezos cũng đã cho ra mắt Cam kết khí hậu để Amazon có thể hoàn thành mục tiêu mà Hiệp định khí hậu Paris và xóa bỏ khí thải vào năm 2040.
Trong nỗ lực hỗ trợ các thành phần bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Bezos đã trao 100 triệu USD cho Quỹ Phản ứng Covid-19 của Feeding America nhằm hỗ trợ 200 ngân hàng thực phẩm thành viên trên khắp đất nước.
Ông cũng quyên góp 25 triệu USD để bắt đầu Quỹ cứu trợ Amazon, cung cấp các khoản tài trợ từ 400 đến 5.000 USD cho các đối tác của Amazon vượt qua giai đoạn khó khăn.
Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg và Priscilla Chan là những nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực từ thiện trên thế giới. Vào năm 2015, cặp đôi đã cam kết cống hiến 99% tài sản cho các hoạt động vì lợi ích công cộng.
Đồng thời, họ đã khởi động Sáng kiến Chan Zuckerberg (CZI), với sứ mệnh “thúc đẩy tiềm năng con người và thúc đẩy cơ hội bình đẳng”.
Giáo dục là trọng tâm chính trong hoạt động tài trợ của Chan và Zuckerberg. Kể từ khi đại dịch bùng phát, CZI đã cấp hơn 9 triệu USD để hỗ trợ các nhà giáo dục và học sinh thông qua học tập từ xa, bao gồm cam kết tài trợ 5 triệu USD để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần và xã hội của học sinh và gia đình.
Năm 2020, Chan và Zuckerberg cam kết chi 3 tỷ USD trong thập kỷ tới cho một dự án y tế nhằm chữa trị, ngăn ngừa và kiểm soát một số bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Hai vợ chồng cũng đã ủng hộ 30 triệu USD cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch COVID-19.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thay đổi tìm kiếm từ khóa gần đây của Instagram có thể không phải là bản cập nhật đáng chờ của nền tảng, tuy nhiên nó là một cập nhật rất hữu ích.
Với tư cách là những người làm marketing, tất cả chúng ta đều đang chờ đợi điều này, vì bản cập nhật này có thể giúp bài đăng của bạn được tìm thấy ngay cả khi bạn chưa sử dụng một thẻ hashtag cụ thể.
Sau đây là ba cách mà bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa của Instagram để giúp đảm bảo rằng bài đăng của bạn được tìm thấy, ngay cả khi bạn không sử dụng thẻ hashtag tức bắt đầu bằng #.
Tương tác với khách hàng và tăng trưởng người theo dõi
Một trong những cơ hội lớn nhất để doanh nghiệp tận dụng công cụ tìm kiếm từ khoá trên Instagram là có thể tìm thấy được khách hàng tiềm năng.
Với tình trạng của phương tiện truyền thông mạng xã hội, việc dành thời gian để tương tác với khách hàng tiềm năng của bạn là chìa khóa để phát triển.
Bây giờ bạn có thể tìm kiếm các bài đăng bằng cách sử dụng các từ khóa mà khách hàng lý tưởng của bạn có thể sử dụng trong chú thích của họ.
Điều này rất tốt cho việc tìm kiếm những người mới để tương tác và khơi dậy các cuộc trò chuyện để xây dựng mối quan hệ bằng cách sử dụng mạng xã hội.
Phương pháp tăng trưởng này cần thực sự biết đối tượng của bạn và sở thích của họ bên ngoài thương hiệu của bạn, để tối ưu những từ khóa và cụm từ cần tìm kiếm.
Công cụ tìm kiếm từ khóa của Instagram cũng cho phép bạn tìm các đề cập thương hiệu mà bạn có thể đã bỏ lỡ trước đây vì khách hàng của bạn không gắn thẻ bạn hoặc không sử dụng thẻ hashtag của thương hiệu.
Nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh
‘Lắng nghe mạng xã hội’ có thể giúp cải thiện sự phát triển trên mạng xã hội của bạn vì nó cho phép bạn tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh và đi sâu vào tâm trí khách hàng lý tưởng của bạn.
Với công cụ tìm kiếm từ khóa của Instagram, giờ đây bạn có thể tra cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh và xem khách hàng đang nói gì về họ.
Bạn cũng sẽ có thể xem liệu khách hàng của mình có nói về những điểm khó khăn mà bạn có thể giúp giải quyết bằng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình hay không.
Tất cả những điều này giúp tạo ra những nội dung tốt hơn, tạo được tiếng vang với khách hàng, do đó tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội của bạn.
Được khách hàng lý tưởng của bạn tìm thấy
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tìm kiếm từ khóa Instagram có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển trên phương tiện truyền thông mạng xã hội vì nó có thể giúp khách hàng tìm thấy bạn dễ dàng hơn.
Mặc dù việc bổ sung tìm kiếm từ khóa của Instagram có thể giống như một bản cập nhật bình thường, nhưng thật giá trị khi nghĩ về những khả năng mà nó có thể mang lại để mở rộng đối tượng và chuyển đổi của bạn từ nền tảng này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook sử dụng hơn 1.000 từ và bỏ ra một đống tiền để chỉ trích Apple. Tuy nhiên, CEO của “táo khuyết” chỉ dành trọn vẹn 47 từ đáp trả mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Jason Aten, Inc.
Tháng 6/2020, Apple công bố chính sách quyền riêng tư mới. Theo đó, các ứng dụng hoạt động trên hệ điều hành iOS 14 sẽ phải xin phép ý kiến người dùng trước khi sử dụng dữ liệu cá nhân của họ.
Giờ đây, nếu muốn kiếm tiền thông qua dữ liệu cá nhân, những ứng dụng này sẽ phải minh bạch thông tin. Động thái của công ty đến từ Cupertino ngay sau đó đã nhận được không ít sự hưởng ứng từ cộng đồng người dùng.
Tính năng mới trên hệ điều hành iOS 14 sẽ là bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Theo Inc, những nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Facebook sẽ khó nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng hơn.
Thật khó có thể tranh luận rằng sự minh bạch là một điều xấu. Tuy nhiên, Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, vẫn muốn thử sức mình.
Công ty này đã đăng 2 quảng cáo in toàn trang trên 3 tờ báo giấy lớn nhất nước Mỹ, cáo buộc Apple chống lại doanh nghiệp nhỏ và là mối đe dọa đối với không gian “Internet miễn phí”.
Trong cuộc chiến về quyền riêng tư giữa Facebook và Apple, phản ứng của CEO “táo khuyết”, Tim Cook, là khía cạnh khiến tôi thấy thú vị nhất.
Cook chính là tấm gương cho mọi nhà lãnh đạo. Trên thực tế, tôi tin rằng phản ứng của Cook là ví dụ tốt nhất tượng trưng cho trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bạn đối với một sự việc, đánh giá những suy nghĩ dẫn đến cảm xúc đó và đưa ra những lựa chọn phản ứng khác nhau.
Những người có trí thông minh cảm xúc thấp thường bỏ qua các bước này, thay vào đó, họ sẽ phản ứng ngay khi cảm xúc chợt đến. Đây phần nào là nguyên nhân khiến bản thân và những người phụ thuộc vào họ bị tổn thương.
Giống như bất kỳ ai khác, điều này cũng thường xuyên xảy đến với các CEO. Trên thực tế, việc thể hiện trí tuệ cảm xúc thậm chí còn khó hơn khi công ty bạn bị chỉ trích một cách công khai.
Cho dù bạn là người điều hành một đế chế khổng lồ trị giá hàng nghìn tỷ USD, có sức ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỷ người, bạn vẫn có nguy cơ rơi vào trạng thái cáu kỉnh hay thất vọng khi đối thủ cạnh tranh cố gắng xuyên tạc hành động của bạn.
Phản hồi của Apple không đến từ phòng PR, cũng không đến từ một tài khoản mạng xã hội chung của công ty. Chính Tim Cook, Giám đốc Điều hành công ty giá trị nhất thế giới, trực tiếp đáp trả những lời biện hộ của công ty đối thủ, Facebook.
“Chúng tôi tin rằng người dùng có quyền biết cách dữ liệu cá nhân của họ bị thu thập và sử dụng. Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web, mạng xã hội này chỉ cần xin phép ý kiến của người dùng trước”, Tim Cook đăng trên Twitter cá nhân.
Tôi đã từng có cơ hội chứng kiến các CEO trả lời nhau trên Twitter trước đây. Không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, đôi khi chúng còn diễn ra tồi tệ hơn.
Mặt khác, Cook được biết đến là một người giao tiếp cực kỳ thận trọng và biết lắng nghe. Ông không có xu hướng tham gia vào các cuộc tranh cãi công khai.
Theo tôi, những tuyên bố công khai của Cook thường khá bình thường. Đặc biệt, tài khoản Twitter của ông là một loạt bài đăng có nội dung về sản phẩm Apple, cam kết của hãng cũng như các thông báo của công ty.
“Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web, mạng xã hội này chỉ cần xin phép ý kiến của người dùng trước”, CEO Apple viết.
Việc Tim Cook đáp trả Facebook đã chứng tỏ sự quan tâm của Apple đến quyền riêng tư. Đặc biệt, đó là một cách phản ứng hoàn hảo sau mỗi lần bạn bị chỉ trích.
Facebook đã sử dụng gần 1.000 từ và bỏ ra rất nhiều tiền, tất cả nhằm truyền tải thông điệp chỉ trích “táo khuyết” đến mọi người.
Mạng xã hội này thậm chí còn vẽ nên một kịch bản ngày tận thế, nơi các doanh nghiệp nhỏ và Internet sụp đổ chỉ vì những thay đổi mới xuất hiện trên iOS 14. Facebook cố gắng khiến người dùng tin rằng đang có một công ty lớn chuẩn bị trói buộc người dùng.
Với Cook, ông chỉ sử dụng 47 từ để trả lời. Thậm chí, ông đã làm điều đó trên một nền tảng mạng xã hội miễn phí – Twitter. Bài viết của Cook đến nay đã nhận được hàng trăm nghìn lượt thích.
Trong câu trả lời ngắn gọn đó, Cook không hề tỏ ra tức giận hay mất bình tĩnh. Ông không hề xúc phạm ai, không kịch tính hóa bất cứ điều gì.
Thay vào đó, Cook trả lời theo quan điểm cá nhân, nêu lên những giá trị Apple tin tưởng, giải thích lý do nó quan trọng với người dùng và làm rõ những gì sẽ thực sự thay đổi. Đây chính xác là cách mọi nhà lãnh đạo nên làm khi công ty của họ rơi vào trường hợp tương tự.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nền tảng chia sẻ hình ảnh Instagram đã thông báo rằng họ đang phát triển hai ưu tiên lớn nhất của mình – mua sắm trực tuyến và tính năng video dạng ngắn Reels, nhằm cạnh tranh với mạng truyền thông xã hội đang phát triển nhanh TikTok.
Ảnh: The Verge
Giờ đây, các doanh nghiệp và người sáng tạo (Content Creator) có thể gắn thẻ sản phẩm khi họ đang tạo video trên Reels và người tiêu dùng có thể nhấn vào “xem sản phẩm” để mua ngay hoặc ‘cho vào giỏ hàng’.
Đưa hoạt động mua sắm sang định dạng video nhằm mục đích làm cho Reels trở nên hấp dẫn hơn với người tiêu dùng và hấp dẫn hơn đối với người sáng tạo.
Nền tảng cũng có thể làm cho quảng cáo hiệu quả hơn bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng một cách ngay lập tức để mua các sản phẩm được quảng cáo.
Về lâu dài, nó cũng có thể đóng góp vào một nguồn doanh thu thương mại điện tử mới cho Facebook, mà cuối cùng sẽ thu phí từ mỗi giao dịch, mặc dù nó được miễn phí cho đến cuối năm để giúp các doanh nghiệp nhỏ vượt qua đại dịch Covid-19.
CEO Instagram, Ông Adam Mosseri cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi tạo ra những cách có ý nghĩa để người sáng tạo kiếm tiền trên Instagram, bởi vì nếu không, họ sẽ tham gia vào các nền tảng khác như YouTube của Google chẳng hạn”.
“Vì vậy, nó thực sự chủ yếu quan tâm đến việc giúp họ kiếm tiền tốt hơn, nhưng cũng bởi vì chúng tôi nghĩ rằng một phần quan trọng trong tương lai của việc mua sắm là mua sắm thông qua sự trực quan bằng mắt”.
Mosseri cho rằng có một cơ hội dài hạn to lớn cho Instagram thông qua ứng dụng mua sắm trong vòng 5 đến 10 năm tới, mặc dù nó phức tạp hơn so với hoạt động kinh doanh quảng cáo truyền thống.
“Bạn phải thực hiện tích hợp thanh toán tùy chỉnh và chúng khác nhau giữa các quốc gia. Bạn phải thực hiện tích hợp hệ thống quản lý khoảng không quảng cáo tùy chỉnh và không gian đó vô cùng phân mảnh từ nhà bán lẻ đến nhà bán lẻ. Vì vậy, tốc độ tiến triển sẽ chậm hơn trong thời gian đầu.”
Chơi trò đuổi bắt cùng TikTok
“TikTok là một đối thủ cực kỳ đáng gờm, có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất mà chúng tôi từng thấy. Họ rất tập trung, họ quyết tâm, họ thực hiện cực kỳ tốt.
Đây là một công ty nhân bản Musical.ly, đã phát triển đến mức họ thực sự có đủ khả năng mua thứ mà họ nhân bản và … sẽ tồn tại nội dung hoặc định dạng video giải trí dạng ngắn này và họ xứng đáng được ghi nhận”, Mosseri chia sẻ.
“Đây là chúng tôi đang cố gắng chơi trò bắt kịp theo nhiều cách, xây dựng một bộ tính năng cho người sáng tạo để truyền cảm hứng cho họ khi sử dụng nền tảng của chúng tôi nhiều hơn, bởi vì nếu không có nội dung hấp dẫn thì không có lý do gì để xem Reels ngay từ đầu cả”.
“Chúng tôi có thể làm cho các sản phẩm nhắn tin của mình hấp dẫn hơn bằng cách hợp tác và tận dụng công việc từ nhóm Messenger.
Chúng tôi có thể làm cho bộ công cụ ‘Người sáng tạo’ của mình trở nên hấp dẫn hơn, giúp người sáng tạo tiếp cận nhiều người hơn và có nhiều công cụ kiếm tiền hơn. Quan trọng nhất là chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để giữ an toàn cho mọi người dùng.”
Ông cho biết có nhiều kỹ sư tại Facebook đang làm việc về an toàn và tính toàn vẹn hơn là tổng số kỹ sư làm việc tại Instagram.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Instagram hướng tới mục tiêu trở thành đối tác cho các doanh nghiệp nhỏ – trái ngược với hình ảnh được FTC đã vẽ về ‘một gã khổng lồ độc quyền’.
Ví dụ: Apple đang có kế hoạch thực hiện một số thay đổi về quyền riêng tư trong iOS 14 có thể ảnh hưởng đến khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo của Facebook. Mosseri mô tả điều này có hại cho các doanh nghiệp nhỏ.
“Tôi nghĩ điều quan trọng cần hiểu là các công cụ quảng cáo mà chúng tôi xây dựng là một công cụ cân bằng tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ.
Chúng cung cấp những cách thức mạnh mẽ và có khả năng tìm kiếm hay xác định khách hàng cho các doanh nghiệp nhỏ mà trước đây chỉ có ở các doanh nghiệp lớn. Và vì vậy, quyền riêng tư là vô cùng quan trọng.
Chúng tôi vẫn tiếp tục nhấn mạnh tính minh bạch và kiểm soát. Nhưng chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi không phá vỡ hệ thống theo cách mà sau đó thực sự ưu tiên các doanh nghiệp lớn, điều mà tôi lo lắng đó sẽ là một rủi ro thực sự ”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Elon Musk gắn liền với những cái tên như SpaceX, Tesla, PayPal, eBay, Boring Company và nhiều thương hiệu khác. CV (Curriculum Vitae) của ông cũng chứa đựng nhiều thứ thú vị. Cùng MarketingTrips khám phá xem CV của Elon Musk có gì nhé.
Elon Musk được cho là một trong số ít người trên trái đất có tác động to lớn đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta.
Có thể là công nghệ vũ trụ, giao thông vận tải, hay thậm chí là thanh toán trực tuyến, Musk đã hình dung và sau đó thực hiện tất cả.
Ngày nay, Elon Musk được kết hợp với những cái tên như SpaceX, Twitter, Tesla, PayPal, eBay, Boring Company và nhiều thương hiệu khác đã thu hút sự quan tâm của Ông trước đây.
Bản sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việc (CV) nêu bật Elon Musk là ứng cử viên cho một công ty tương lai nào đó mà có lẽ chính ông sẽ xây dựng, hiện đang trở thành nguồn cảm hứng cho những người tìm việc trên khắp thế giới.
Tóm tắt kinh nghiệm làm việc trong sơ yếu lý lịch không phải là thứ chúng ta chưa biết, nhưng điều khiến người ta chú ý ở đây là phần ‘Thành tích & Chứng chỉ’, Elon Musk mô tả Ông là “Người giàu thứ 53 trên thế giới”.
Elon Musk cũng được phong tặng tư cách thành viên danh dự của IEEE (Hội Kỹ sư Điện và Điện tử) dành riêng cho những người đã đóng góp vào lĩnh vực mà IEEE quan tâm. Ông cũng được tạp chí Fortune trao giải ‘Doanh nhân của năm’ vào năm 2013.
Đối với những người muốn nói chuyện riêng với Ông, thậm chí có thể quay số được đề cập ở góc trên bên phải.
Mặc dù thành tích công việc, học tập và thậm chí phi học tập quan trọng trong sơ yếu lý lịch, nhưng sở thích cá nhân của một ứng viên cho biết về các phân khúc khác nhau mà bạn có thể có năng lực và làm tốt.
Sở thích của Elon Musk bao gồm vật lý, năng lượng thay thế, tính bền vững, không gian kỹ thuật, hoạt động từ thiện, đọc sách, trò chơi điện tử, AI, cuộc sống ngoài trái đất (vì Ông hy vọng một ngày nào đó sẽ di cư con người lên sao Hỏa).
Tuy vậy, bản sơ yếu lý lịch này không liên quan đến cuộc sống ban đầu của ông, vốn đã gây xôn xao như trước. Điều này là do Novoresume đã cập nhật lý lịch của Musk để lọc những chi tiết không còn liên quan nhiều như những chi tiết hiện được đề cập.
Bản CV trước đó cũng đề cập đến thời gian làm việc của Elon Musk tại Zip2, X.com và PayPal. Dưới đây là sơ lược về bản CV cũ:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhìn chung, xu hướng của năm tới 2021 sẽ có một số điểm khác so với năm 2020.
Bạn nên tập trung phân tích và nghiên cứu những chủ đề sau đây để có thể có được sự chuẩn bị tốt hơn cho nắm mới ở phía trước.
Giá trị của giá trị
Với việc vắc-xin Covid-19 hiện đang được tung ra ở Anh, ngày càng có nhiều hy vọng rằng cuộc sống có thể trở lại bình thường vào năm tới.
Tuy nhiên, có khả năng xã hội và nền kinh tế sẽ mất nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường khi phải chuyển từ việc quản lý tác động đến sức khỏe sang việc phục hồi từ chi phí tài chính của đại dịch.
Chúng ta có thể sẽ thấy tỷ lệ thất nghiệp cao, cùng với việc có thể tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu của chính phủ sau cú sốc khủng hoảng.
Trong môi trường đầy suy thoái này, các thương hiệu và nhà làm marketing cần thể hiện được giá trị của họ. Sẽ quá dễ dàng để kéo các đòn bẩy về giá và khuyến mãi, mở đường cho các chương trình giảm giá tràn ngập ở các con phố và thế giới thương mại điện tử.
Điều đó có thể hiệu quả đối với một số người, nhưng những nhà làm marketing giỏi nhất sẽ suy nghĩ về những gì mà thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ có thể cung cấp tốt cho người tiêu dùng.
Cuộc đua đến đáy về giá sẽ không giúp ích gì cho việc kinh doanh trong dài hạn, vì vậy điều quan trọng là phải nghĩ đến các đòn bẩy khác có thể được kéo.
Bạn cần cung cấp giá trị bổ sung thông qua sản phẩm chất lượng tốt hơn, cải tiến, dịch vụ khách hàng hoặc trải nghiệm mới tốt hơn.
Những doanh nghiệp làm được điều này sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế của Covid-19 với vị thế tốt hơn nhiều. Các nhà marketers phải tìm ra các giải pháp khác.
Một lời kêu gọi hành động – Biến học việc trở thành xu hướng
Một trong những bi kịch lớn của năm 2020 là số lượng người bị dư thừa. Thanh niên 16-24 tuổi là một trong những nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất, hoặc mất việc làm hoặc nhìn thấy cơ hội ít nhất.
Một cuộc khảo sát gần đây của Viện Nhân sự và Phát triển Chartered cho thấy chưa đến một nửa số nhà tuyển dụng dự kiến sẽ tuyển những người trẻ tuổi vào năm 2021.
Điều này bất chấp “Kế hoạch việc làm” của chính phủ, trong đó khuyến khích các tổ chức nhận thực tập sinh và những người học việc trẻ.
Chỉ có 5% người sử dụng lao động được thăm dò ý kiến không có kế hoạch cung cấp các chương trình học việc.
Theo tổ chức Marketing Week, có một sự mất cân bằng lịch sử trong việc tuyển dụng những người trẻ tuổi vào ngành marketing.
Các thương hiệu thường rút lui về vùng an toàn của họ, với việc hầu hết các vai trò hay vị trí dành cho những người mới gia nhập được phát triển chủ yếu dựa trên những sinh viên tốt nghiệp (Thông qua trường lớp chính quy).
Người đứng đầu của Nationwide, một tổ chức xây dựng xã hội của Anh cũng bày tỏ quan điểm về việc nên ưu tiên tuyển dụng những người trẻ, năng động và có tư duy sáng tạo vào các tổ chức của bạn.
Tổ chức này cũng sẽ kết hợp với nhiều thương hiệu để thực hiện các chương trình tuyển dụng dành cho những người vốn ‘hạn chế về bằng cấp’ hoặc kiến thức nền tảng. Trong đó ưu tiên tuyển dụng những người học việc.
Học việc cung cấp một con đường mới vào nghề marketing và khi làm như vậy, họ mở rộng khả năng tiếp cận cho những người có thể họ vốn không cân nhắc marketing là nghề mà họ sẽ theo đuổi.
Để những người học việc có thể phát hiện ra tiềm năng của mình, các thương hiệu và những người có ảnh hưởng cũng cần thực hiện nhiều chương trình khác nhau, trong đó có hoạt động hỗ trợ về kinh phí đào tạo và huấn luyện.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo các báo cáo và tin đồn mới nhất, Zoom đang muốn cung cấp các dịch vụ khác ngoài cuộc họp video.
Zoom vốn được biết đến như một dịch vụ nổi trội về hội họp trực tuyến, nhưng theo thông tin mới nhất thì Zoom được cho là đang có kế hoạch ra mắt dịch vụ email và lịch của riêng mình.
Các dịch vụ này sẽ hoạt động song song với ứng dụng hội họp video để người dùng có thể theo dõi mọi thứ trong một giao diện tổng quan. Quan trọng hơn, đây sẽ là động thái đầu tiên của Zoom nhằm đối đầu các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft và Google.
Bên cạnh đó cũng có tin đồn Zoom có kế hoạch mua Dropbox và Smartsheets. Các tuyên bố dựa trên những dự đoán từ RBC Capital Markets khi nói về tương lai của Zoom.
Theo các báo cáo, Zoom có khả năng sẽ mua Dropbox và Smartsheets để tạo ra một nền tảng tập trung hơn cho vấn đề cộng tác ở cấp độ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó nó sẽ thúc đẩy doanh thu hơn so với một công ty hoạt động độc lập về dịch vụ. Điều này là do Zoom có thể xây dựng nền tảng có khả năng phối hợp các dịch vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh đa chức năng.
Hiện tại, Zoom đang giới hạn dịch vụ của mình trong khả năng nghe gọi video để phục vụ các cuộc họp trực tuyến và vẫn thành công về mặt doanh thu.
Tuy nhiên, người dùng phải phụ thuộc vào các dịch vụ của Microsoft và Google để hoàn thành công việc của họ. Hiểu được điều này, Zoom giới thiệu các tùy chọn tích hợp phong phú hơn để khẳng định sự tồn tại của mình.
Ngay cả khi đó, nếu Zoom có thể xây dựng một mạng lưới các công cụ dùng cộng tác trong công việc để chia sẻ tệp, chỉnh sửa, tương tác trong nhóm và liên lạc qua email thì khả năng làm việc của người dùng sẽ càng mang lại nhiều hiệu quả.
Zoom đã từ chối bình luận về những suy đoán này. Mặc dù vậy, xem xét mức độ phổ biến và doanh thu mà Zoom đã đạt được trong năm qua, rõ ràng là công ty sẽ mở rộng sức ảnh hưởng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Danh sách 4 tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhanh nhất năm nay gồm 3 người đến từ Mỹ, và một doanh nhân Trung Quốc.
Ảnh: Axios.
2020 là năm đầy khó khăn với nhiều người khắp thế giới. Covid-19 tàn phá vô số doanh nghiệp, khiến khoảng 19 triệu người Mỹ phải nhận trợ cấp thất nghiệp.
Nhưng Covid-19 cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp công nghệ.
Việc cách ly xã hội ở nhiều nước khiến mọi người mua sắm trực tuyến nhiều hơn, việc hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng khiến doanh số bán xe của Tesla tăng, giá cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện cũng tăng vọt.
Dưới đây là danh sách các tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhiều nhất trong năm nay, theo Bloomberg bình chọn.
Theo Bloomberg, tính từ đầu năm đến ngày 21/12, Musk đã “bỏ túi” 140 tỷ USD, nâng tổng giá trị tài sản ròng lên 167 tỷ USD. Con số này đã giúp ông leo lên vài chục bậc trong bảng xếp hạng tỷ phú, vượt qua Bill Gates để giành vị trí thứ hai kể từ tháng 11.
Đầu năm 2020, giá trị tài sản ròng của Musk đạt gần 30 tỷ USD. Nhờ Tesla lập kỷ lục bán hàng mới và báo cáo quý thứ năm liên tiếp có lãi, cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện này đã tăng hơn 650% kể từ đầu năm tới nay.
Musk hiện nắm trong tay khoảng 20% cổ phần của Tesla, trị giá hơn 125 tỷ. Tỷ phú công nghệ này cũng sở hữu cổ phần trong công ty hàng không vũ trụ SpaceX với giá trị cổ phiếu được định giá hơn 15 tỷ USD.
2. Jeff Bezos, CEO Amazon
Bezos bắt đầu năm 2020 với tư cách người giàu nhất thế giới. Nhờ doanh thu của Amazon tiếp tục tăng trong năm nay, ông giữ vững ở vị trí này và là người có tài sản tăng mạnh thứ 2 trong năm, với 72 tỷ USD.
Bezos đang sở hữu hơn 50 triệu cổ phiếu Amazon, trị giá hơn 170 tỷ USD. Mùa hè năm nay, Bezos là người giàu nhất trong lịch sử, khi giá trị tài sản ròng của ông vượt mốc 200 tỷ USD.
3. Colin Huang, nhà sáng lập Pinduoduo
Colin Huang, 40 tuổi, đã có thêm 33 tỷ USD vào tài sản ròng của mình năm qua, nâng tổng tài sản hiện có lên gần 53 tỷ USD. 2020 là năm ông thôi giữ chức CEO công ty Pinduoduo với mong muốn “giao nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý hơn cho các đồng nghiệp trẻ”, để duy trì “tinh thần kinh doanh” tại một công ty khác đang phát triển.
Ông vẫn là chủ tịch của công ty và sở hữu 29,4% cổ phần của Pinduoduo, trị giá hơn 50 tỷ USD.
Được thành lập vào năm 2015, Pinduoduo là nền tảng thương mại điện tử, cho phép các nhóm người chia sẻ chi phí mua hàng.
Nền tảng này có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh hơn các doanh nghiệp đối thủ ở Trung Quốc, như JD.com và Alibaba.
Năm 2018, Pinduoduo chính thức lên sàn chứng khoán, giúp Huang trở thành tỷ phú.
Giống Amazon và các gã khổng lồ thương mại điện tử khác, Pinduoduo hưởng lợi lớn từ nhu cầu mua sắm trực tuyến trong năm 2020.
Xếp ngay sau các tỷ phú công nghệ giàu nhanh nhất năm nay là nhà đồng sáng lập kiêm CEO Facebook, Mark Zuckerberg.
Năm 2020, tài sản của Zuckerberg tăng hơn 26 tỷ USD, lên tổng 105 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới, theo Bloomberg.
Số tài sản này gắn liền với 375 triệu cổ phiếu Facebook mà Zuckerberg đang nắm giữ. Kể từ đầu năm đến nay, giá trị cổ phiếu của Facebook đã tăng gần 30%, bất chấp vụ kiện chống độc quyền gần đây của chính phủ liên bang.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bạn đã từng trải qua những cảm xúc tiêu cực trong ngày chưa? – bắt đầu từ việc bạn thức dậy và bước ra khỏi giường sai phía, cho đến cảm giác thất vọng trong suốt quá trình giao tiếp cùng đồng nghiệp, cũng như là cảm giác bị làm phiền bởi “hàng tá” email đang chờ bạn giải quyết.
Nhưng rồi, bạn quyết định sẽ không bộc lộ mớ cảm xúc hỗn độn này khi bước chân vào văn phòng.
Ảnh: MHAS
Rốt cuộc, có những chuẩn mực ngầm nào quy định về việc đối xử với mọi người xung quanh một cách tôn trọng và lịch sự không?
Tại sao bạn không muốn cho người khác thấy rằng mình đang bực bội và khó chịu. Có phải vì duy trì cảm xúc lạc quan sẽ có lợi hơn cho bạn trong công việc không?
Nhưng, sẽ có lợi gì khi cứ cố tỏ ra lạc quan xung quanh đồng nghiệp? Và đâu là cách hiệu quả nhất để biểu lộ sự lạc quan ấy?
Để có được đáp án của câu hỏi này, một cuộc khảo sát được mở ra với 2,500 nhân viên toàn thời gian trong những mảng khác nhau từ tài chính đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục.
Nghiên cứu đó chỉ ra rằng giữ lạc quan sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải lúc nào việc tỏ ra tích cực cũng mang lại kết quả như mong đợi.
Những quy định về cảm xúc đặc biệt phổ biến trong một số lĩnh vực nhất định như dịch vụ khách hàng, trong đó có các quy tắc rõ ràng quy định về “dịch vụ đi cùng với nụ cười”.
Nhưng trong tình huống này, một nghiên cứu khác sẽ được diễn ra giữa các đồng nghiệp về việc điều chỉnh cảm xúc khi giao tiếp.
Liệu “dịch vụ đi cùng với nụ cười” có thật sự mang lợi hiệu quả trong các mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau không?
Biểu hiện cảm xúc và điều tiết cảm xúc
Nghiên cứu dành cho những người tham gia để đánh giá mức độ mà họ điều chỉnh cảm xúc với đồng nghiệp bằng hai chiến lược là –biểu hiện cảm xúc và điều tiết cảm xúc.
Khi bạn cảm nhận được một loại cảm xúc nào đó và cố gắng bày tỏ với người khác, thì bạn đang biểu hiện cảm xúc.
Tưởng tượng rằng bạn đang mang cảm giác bực bội đến chỗ làm; bạn có nên cố nở một nụ cười “giả tạo” khi gặp đồng nghiệp trong lúc đang chuẩn bị cà phê sáng, cho dù bạn không cảm nhận được một chút năng lực tích cực nào từ bên trong.
Khi bạn điều tiết cảm xúc, mặt khác là bạn cố gắng thay đổi những cảm nhận bên trong và biểu hiện những cảm xúc tích cực ra bên ngoài nhiều hơn.
Mặc dù đôi khi nó sẽ làm bạn thấy khó chịu. Sau khi cảm giác bực bội đó trong bạn vơi dần, hãy nhớ lại những điều tốt đẹp trong ngày hôm đó, cũng như những gì bạn thích về công việc. Những điều đó sẽ giúp bạn nở một nụ cười.
Kết quả chỉ ra rằng những người tham gia vào cuộc nghiên cứu này thường là những người điều tiết cảm xúc. Những người này sẽ gặt hái nhiều lợi ích hơn vì khả năng “diễn sâu” của mình.
Mặc dù, những cá nhân hay biểu hiện ra bên ngoài sẽ cảm thấy tâm trạng tốt hơn trong công việc và biểu hiện mức độ mệt mỏi thấp hơn. Tuy nhiên, điều đó đôi khi ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.
Việc biểu hiện cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến những lợi ích của như: không nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn từ đồng nghiệp – kể cả giúp đỡ cá nhân (như có ai đó lắng nghe vấn đề của họ) và trợ giúp thêm từ việc (có thêm trợ giúp khi khối lượng công việc quá nhiều).
Đồng nghiệp có vẻ để ý về những nỗ lực tích cực của người khác và khiến cho tinh thần họ cảm thấy tốt hơn khi giao tiếp cùng. Dường như, những người điều tiết cảm xúc thường gây được mức độ tin cậy cao trong mắt đồng nghiệp của mình.
Vậy đối với những người hay biểu hiện cảm xúc ra ngoài thì sao? Trong nghiên cứu vừa rồi không có một số liệu nào được thu thập về số người hay biểu hiện cảm xúc.
Điều đó có nghĩa là mọi người thường không bộc lộ hết các mặt cảm xúc của mình khi giao tiếp cùng đồng nghiệp. Một nhóm người mà được coi là thể hiện cảm xúc một cách tốt nhất – bao gồm biểu hiện cảm xúc và điều tiết cảm xúc đó là những người thuộc cơ quan quản lý.
Họ trải qua nhiều chông gai trong cuộc sống hơn nên khả năng cân bằng cảm xúc giữa biểu hiện bên ngoài và kìm nén bên trong của họ tốt hơn. Tuy nhiên, khi bộc lộ quá nhiều cảm xúc ra bên ngoài sẽ khiến cho mối quan hệ cùng các đồng nghiệp trở nên khó khăn.
Nhận được ít sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, công việc quá tải và cảm thấy không đáng tin cậy là những điều mà những người này sẽ nhận được trực tiếp từ đồng nghiệp mình khi biểu hiện quá nhiều cảm xúc. Mặc khác nó sẽ gây hại đến chính người đó cũng như các mối quan hệ xung quanh.
Vì sao bạn nên cười?
Tại sao một nhân viên lại chọn việc tỏ ra lạc quan để bắt chuyện cùng đồng nghiệp mặc dù không có quy tắc chính thức nào quy định điều đó?
Mỗi cá nhân sẽ có lý do riêng trong việc điều tiết cảm xúc cá nhân, nhưng hầu hết vì họ coi trọng mối quan hệ với những người đồng nghiệp của mình.
Về phía cấp bậc quản lý, việc kiểm soát cảm xúc tốt giúp họ gây ấn tượng và tránh cái nhìn tiêu cực từ cấp dưới.
Điều đó có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Nó sẽ giúp cho họ có được sự giúp đỡ cũng như ủng hộ từ các đồng nghiệp.
Kết quả của cuộc khảo sát đã cho thấy rằng, việc nỗ lực thay đổi cảm xúc từ bên trong thay vì “diễn một cách giả tạo” sẽ mang đến lợi ích nhiều hơn.
Lần tới, khi bạn đang trong tâm trạng tồi tệ, hãy lùi lại một bước và nhớ rằng: Những kết nối mà bạn tạo ra với đồng nghiệp không chỉ có giá trị với chính bạn mà còn tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn.
Và điều đó sẽ giúp bạn có một nụ cười đúng nghĩa thay vì gắng gượng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
04 sự thật cần ghi nhớ khi chúng ta chuẩn bị cho năm mới 2021.
Ảnh: Forbes
Vào năm 2020, bất kỳ điều gì bạn dự đoán hoặc bất kỳ điều gì bất kỳ ai khác dự đoán, như bạn thấy, chắc chắn đã không xảy ra. Một năm với quá nhiều ‘biến cố’.
Và bây giờ, tất cả chúng ta đều đang lên kế hoạch cho một năm mới tốt hơn. Để có một kết quả đổi mới và thú vị hơn. Sau đây là những gì bạn cũng như tôi, chúng ta có thể tham khảo.
Sự thật 1: Các nhà bán lẻ phải tìm cách để tiếp cận khách hàng của họ dựa trên những gì đã thay đổi trong 2020
Trước đây, chúng ta đã có những kiểu hành vi có thể dự đoán được trong cơ sở dữ liệu khách hàng của mình.
Chúng ta có nhóm khách hàng luôn mua sắm tại cửa hàng. Nhóm chủ yếu đặt hàng trực tuyến. Nhóm cần giảm giá để mua. Chúng ta cũng đã có các mô hình, phân khúc và danh sách những người có thể được tin tưởng để làm điều X, Y và Z vào mọi lúc.
Sau đó, 2020 đã làm ‘hỗn loạn’ tất cả mọi thứ.
Những người đã từng đến cửa hàng? Họ đang ở nhà và mua sắm trực tuyến. Họ sẽ ở lại đó? Bây giờ chúng ta có những người chưa bao giờ là khách hàng của chúng ta nhưng bây giờ là khách hàng của chúng ta. Chúng ta sẽ giữ chân họ chứ?
Những người làm marketing sẽ phải xác định loại trải nghiệm nào mà khách hàng của họ sẽ mong muốn?
Hình thức mua sắm đã thay đổi. Bây giờ các marketer phải học cách dự đoán những thay đổi hành vi trong những tình huống tương tự như thế này.
Sự thật 2: Tất cả những dữ liệu của chúng ta đều đang thay đổi
Các nhà làm marketing thường cập nhật mô hình của họ thường xuyên. “Thường xuyên” có thể có nghĩa là vài quý một lần. Bây giờ tốc độ đó đã thay đổi nhanh hơn nhiều.
Đó là lý do tại sao không ai có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra vào năm 2021 trong một mô hình duy nhất hoặc giúp bạn hiểu những gì cần tìm.
Tuy nhiên tất cả những gì chúng ta có thể làm là hiểu nguyên lý vận động ‘thay đổi nhanh’ của dữ liệu để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Sự thật 3: Chúng ta sẽ không học được từ những gì chúng ta đã biết
Điều này có nghĩa là bạn phải quay lại và xem xét mọi chiến lược bạn đã từng có và điều chỉnh nó cho phù hợp với sự năng động của khách hàng mới. Những gì mà chúng ta đã biết có thể sẽ không còn khả dụng.
Nhìn vào khả năng tự động hoá của bạn. Bạn gửi mail cho khách hàng có đúng thời gian không? Đúng lúc không. Hay là bạn đã gửi một cái email khi khách hàng của bạn đã kịp chọn sản phẩm của đối thủ.
Xem lại thông điệp giao tiếp của bạn. Nếu bạn điều hành cả thương mại điện tử và cửa hàng, email của bạn có đề cập đến việc nhận hàng ở lề đường hoặc tại cửa hàng không? Bạn đã mở rộng hoặc cập nhật chính sách trả hàng của mình để thích ứng với những thay đổi của năm 2020 chưa?
Còn phân khúc khách hàng của bạn thì sao? Bạn chắc chắn cần phải cập nhật chúng. Điều đó có thể yêu cầu dữ liệu mới của bạn nếu bạn đang sao chép dữ liệu từ CRM của mình. Và bạn nghĩ thế nào về các phân khúc cho năm 2021?
Sự thật 4: Chúng ta cần các mô hình và dữ liệu mới
Nếu bạn không có các mô hình mở rộng ngoài CRM, bạn cần yêu cầu dữ liệu mới. Và bạn cần phải tìm cách không chỉ để yêu cầu dữ liệu bạn cần mà còn nghĩ ra cách tốt nhất để lấy dữ liệu đó.
Bạn cần ghép nối các tín hiệu hành vi của khách hàng để xem liệu thông tin khách hàng cung cấp cho bạn có hợp lệ hay không.
Đây là cách bạn có thể làm cho tất cả những điều đó hoạt động:
Thiết lập – hoặc sửa đổi – một chuỗi email giới thiệu trong đó bạn đặt các câu hỏi chính trong mỗi thư dựa trên câu trả lời mà khách hàng đã cung cấp cho bạn trong các thư trước đó.
Đây là điều cần thiết đối với các nhà bán lẻ có kế hoạch và mô hình kinh doanh đã thay đổi đáng kể trong 12 tháng qua.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhờ nỗ lực chống Covid-19, Việt Nam đang là điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á trong hoạt động sản xuất và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh mẽ nhất trên toàn thế giới.
Theo báo cáo mới nhất về thương hiệu quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) của Brand Finance – hãng định giá thương hiệu của Anh, Việt Nam là thương hiệu quốc gia tăng giá trị nhanh nhất thế giới năm nay, với 29% lên 319 tỷ USD.
Nhờ đó, Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.
Năm 2020, Brand Finance đánh giá cao công tác xử lý khủng hoảng y tế và kinh tế của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh đây là thời điểm tốt để các nước như Việt Nam tăng cường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 và tử vong thấp một cách đáng ngạc nhiên. Việt Nam cũng đang nổi lên là điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á cho hoạt động sản xuất, và ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Mỹ đang tìm cách chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Các hiệp định thương mại gần đây với Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng”, báo cáo viết.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn xếp thứ 57 về hạng mục “kinh tế mạnh mẽ và ổn định”, hiện là một trong số ít các quốc gia được IMF dự báo tăng trưởng dương trong năm nay.
Theo Brand Finance, 2020 là phép thử với tất cả quốc gia trên thế giới, khi Covid-19 tác động đến dự báo GDP, lạm phát và bất ổn kinh tế trên toàn cầu.
Hãng này ước tính 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm nay mất 13.100 tỷ USD do Covid-19, giảm từ 98.000 tỷ USD năm 2019 xuống còn 84.900 tỷ USD.
Toàn bộ top 10 năm nay đều giảm giá trị thương hiệu. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai cái tên dẫn đầu, với giá trị thương hiệu lần lượt là hơn 23.000 tỷ USD và 18.700 tỷ USD, giảm tương ứng 14,5% và 3,7%.
Nhật Bản tăng từ hạng 4 năm 2019 lên thứ 3 năm nay. Còn Đức là quốc gia có giá trị thương hiệu giảm mạnh nhất trong top 10 với việc giảm 21,5%, rơi từ thứ 3 xuống 4.
Trong khi đó, Ireland là nước duy nhất trong top 20 có giá trị thương hiệu tăng với mức 11% lên 670 tỷ USD nhờ xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng trogn nước.
Brand Finance định giá thương hiệu quốc gia dựa trên mô hình tương tự như với doanh nghiệp khi sử dụng các chỉ số về sức mạnh thương hiệu, GDP dự báo và phương pháp tính giá trị ròng (NPV) để đưa ra kết quả cuối cùng.
Ngoài định giá thương hiệu quốc gia, Brand Finance còn chấm điểm sức mạnh thương hiệu các nước. Theo đó, Đức là thương hiệu quốc gia mạnh nhất thế giới với điểm 84,9 trên 100 và mức đánh giá AAA.
Được thành lập năm 1996, Brand Finance là hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập có trụ sở tại London (Anh). Hàng năm, hãng này công bố nhiều báo cáo, từ xếp hạng thương hiệu bất động sản, viễn thông, đồ chơi, câu lạc bộ bóng đá đến thương hiệu riêng của từng quốc gia.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác “cố vấn”, nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.
Mentor giữ vai trò quan trọng trong hành trình của một startup. Một dự án khởi nghiệp có thể có hoặc không có Mentor.
Tuy nhiên, theo số liệu nghiên cứu, các startup có mentor tỷ lệ thành công là 33%, các startup không có mentor tỷ lệ này chỉ là 10%. Các doanh nghiệp nhỏ có mentor thì có tỷ lệ sống sót hơn 5 năm.
Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác “cố vấn”, nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.
Đó vừa là một người đi song song với starup, không can thiệp quá sâu vào hoạt động khởi nghiệp của dự án, nhưng luôn theo dõi để dự án khởi nghiệp có hướng đi đúng và cơ hội thành công cao nhất.
Một mentor của một dự án bất kỳ thường sẽ có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực liên quan đến dự án đó.
Theo các chuyên gia, một trong nhhững nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại là không biết tìm cho mình một cố vấn khởi nghiệp, một người khổng lồ, một đại bàng để học cách cất cánh, đó chính là các mentor.
Đặc biệt, ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
“Câu hỏi startup thường tự đặt ra là có nên bỏ công việc hiện tại để khởi nghiệp hay không? Làm thế nào để chắc chắn rằng con đường mình đang đi là đúng? Cần một ai đó chia sẻ những suy nghĩ đang rối lên trong đầu.
Startup không cần người tư vấn nên đi hướng nào mà cần ai đó đặt những câu hỏi giúp tự nhận ra hướng đi nào là tốt, đó là khi startupn cần một mentor”, ông Nguyễn Hữu Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương chia sẻ.
Cũng theo ông Đoan, ở những bước đường khởi nghiệp tiếp theo những vấn đề khó khăn của kinh doanh bắt đầu nảy sinh từ khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm… cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn. Đây cũng là lúc startup cần một mentor.
“Ngay cả khi doanh nghiệp đã phát triển mạnh, câu hỏi thường trực sẽ là đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc có ích hơn với cuộc sống, những lúc mất phương hướng như vậy cũng là khi startup cần một mentor”, ông Đoan nói.
Vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp khởi nghiệp và những người mới khởi nghiệp tìm mentor ở đâu ra? Trả lời câu hỏi này, ông Đoan cho rằng có thể tìm trong cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân.
Còn theo ông Phạm Duy Hiếu – CEO của Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF), ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, một startup dù còn đam mê nhưng vẫn sẽ xuất hiện khoảng chênh về niềm tin thành công của dự án.
Hoặc khi đứng giữa nhiều hướng rẽ khác nhau, startup không có kinh nghiệm sẽ dễ mất phương hướng và gặp khó trong việc lựa chọn hướng đi nào sẽ phù hợp nhất, tốt nhất. Đó là lúc cần sự hỗ trợ của một mentor.
Ông hiếu cho rằng, mentor không phải là người hỗ trợ kỹ thuật cho startup, mà là người truyền cảm hứng, tạo động lực và khơi dậy niềm tin cho startup, kích thích cho startup sáng tạo. Mối quan hệ giữa Mentor và startup là mối quan hệ tương hỗ, xây dựng trên niềm tin và kéo dài.
Mentor giúp startup phát triển bản thân và công việc trong kinh doanh. Ngược lại, startup cũng đem lại rất nhiều giá trị tích cực cho mentor của mình.
Một Mentor phải hội đủ một số tiêu chí cơ bản, có thể ví dụ như sự cam kết của mentor sẽ dành thời gian nhất định tối thiểu cho startup, kỹ năng (Mentoring Skill)….
Thực tế, tại Việt Nam, số lượng mentor là những doanh nhân thành công, những nhân vật có tầm ảnh hưởng chưa nhiều. Mạng lưới các nhà cố vấn mentor cũng còn khá rời rạc. Đây cũng là một điểm yếu và thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trí thông minh cảm xúc (EQ) và các kỹ năng mềm khác quan trọng hơn bao giờ hết. Nắm vững những yếu tố cần thiết này sẽ giúp bạn truyền cảm hứng cho đội nhóm của mình và từ đó đạt được mục tiêu đề ra.
Các doanh nghiệp có xu hướng coi nhẹ kỹ năng mềm và tập trung vào kỹ năng cứng. Khi LinkedIn công bố danh sách các kỹ năng mềm và cứng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2020 vào đầu năm nay, không có gì ngạc nhiên khi các kỹ năng cứng bị chi phối bởi kỹ năng máy tính.
Với việc đại dịch bùng phát trên thế giới vào tháng 3 và sự chuyển dịch bắt buộc từ công việc tại văn phòng sang làm việc tại nhà, xu hướng đó sẽ chỉ tăng nhanh thêm.
Top 5 kỹ năng hàng đầu sau đây của LinkedIn là sự sáng tạo, thuyết phục, cộng tác, khả năng thích ứng và trí tuệ cảm xúc. Tất cả những kỹ năng này rất đáng để bạn trau dồi.
1. Sáng tạo.
Một cách tốt để đưa những ý tưởng mới vào bất kỳ doanh nghiệp nào là tìm đến các ngành công nghiệp khác và ở các quốc gia khác. Những khái niệm nào họ đang sử dụng có thể phù hợp với ngành của bạn?
Động não theo nhóm nhỏ để tránh xung đột, lập danh sách và sau đó trình bày ý tưởng của bạn trước mặt mọi người.
Bao gồm những ý tưởng ngớ ngẩn, ý tưởng điên rồ hay bất cứ điều gì. Trong thực tế, đôi khi càng ‘hoang dã’ càng tốt.
Bạn có thể xem thêm Sáng tạo là gì để hiểu sâu hơn về sáng tạo.
2. Thuyết phục.
Để hiểu về thuyết phục, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Robert Cialdini, tác giả của cuốn ‘Tâm lý học thuyết phục’, là người đáng để chúng ta học hỏi.
Cuốn sách của ông đi sâu vào 06 nguyên tắc thuyết phục phổ biến: có đi có lại, khan hiếm, thẩm quyền, nhất quán, thích và đồng thuận.
Trên hết, chúng ta không được lạm dụng những kỹ năng này. Nhà tư vấn bán hàng Jeffery Gitomer nói theo cách này: “Mọi người không thích bị bán, nhưng họ thích mua, “đó là lý do tại sao khi áp dụng những nguyên tắc này, chúng ta cần xem xét chúng một cách khôn ngoan nhất.”
3. Hợp tác.
Hợp tác đưa tinh thần đồng đội lên một tầm cao mới. Nó tập hợp những người có bộ kỹ năng và quan điểm khác nhau để hoàn thành một dự án, thường không có người lãnh đạo.
Các tổ chức có thể khai thác kỹ năng mềm này hiểu rằng giao tiếp là điều tối thượng. Điều quan trọng là tất cả các con đường giao tiếp phải được mở.
4. Khả năng thích ứng.
Đây là kỹ năng của thế kỷ 21. Thay đổi đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Chúng ta không thể biết trước được những gì sẽ xảy ra chỉ vài năm nữa.
VR, thực tế ảo tăng cường và nhiều thứ khác sẽ thay đổi cách chúng ta kinh doanh – đó là lý do tại sao các công ty quan trọng luôn cập nhật các công nghệ mới thay vì đợi cho đến khi chúng trở nên phổ biến.
Bắt đầu sớm hơn có nghĩa là đường cong học tập sẽ ngắn lại.
5. Trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc (EQ) được định nghĩa là “khả năng nhận thức, kiểm soát và thể hiện cảm xúc của một người cũng như xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân một cách thận trọng và thấu cảm”.
Những người có EQ cao có khả năng xử lý các tình huống áp lực cao, giải quyết xung đột, phê bình mang tính xây dựng và hơn thế nữa. Khả năng này rất được săn đón đối với các đội, đặc biệt là những đội có xuất thân khác nhau.
Theo một cuộc khảo sát do CareerBuilder thực hiện, 75% người quản lý tuyển dụng đánh giá cao EQ hơn IQ. Kỹ năng cứng và trí thông minh dễ được dạy cho nhân viên hơn trong khi EQ cần nhiều thời gian và sự hiểu biết hơn để nắm bắt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020, Starbucks Việt Nam vẫn duy trì lực lượng lao động, không những không phải thu gọn quy mô mà vẫn mở thêm được năm cửa hàng và ghi nhận sự hồi phục vượt kỳ vọng sau mỗi đợt dịch.
Ảnh: CNBC
Sau tuần đầu tiên bán hàng cho mùa giáng sinh, cả văn phòng Starbucks Việt Nam đều ngạc nhiên khi ghi nhận tình hình kinh doanh tốt hơn mong đợi, các sản phẩm bày bán đều “cháy hàng”.
“Thậm chí các bạn nhân viên còn hào hứng hỏi còn gì để bán không. Các sản phẩm theo mùa được lên kế hoạch như dự báo, sau đó nhập từ nước ngoài về.
Kế hoạch năm nay không hề thấp hơn năm ngoái nhưng bán rất tốt”, bà Chi Nguyễn, Giám đốc PR-Marketing của Starbucks Việt Nam cho biết.
Starbucks khởi đầu kế hoạch của năm 2020 với một cửa hàng mới được khai trương vào ngày 9/1 tại Hà Nội. Dịch Covid-19 xảy ra mang đến rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và ngành F&B nói riêng.
Nhiều thương hiệu, trước khi Covid-19 xảy ra vốn rất đông khách dù không phải cuối tuần, cũng buộc phải đóng cửa một số cửa hàng hoặc thậm chí là ngưng hoạt động do không trụ vững qua khủng hoảng.
Thế nhưng, một thương hiệu vốn có thế mạnh từ việc khai thác cảm xúc và xây dựng trải nghiệm của khách hàng như Starbucks vẫn đứng vững qua “giông bão” khi các làn sóng dịch bệnh liên tiếp xảy ra và phục hồi vượt sự mong đợi của nhãn hàng sau mỗi đợt giãn cách xã hội.
“Nhiều lúc tôi hỏi nhân viên là tại sao, họ nói do khách hàng không được xài tiền trong thời gian dài, không đi chơi được ở nước ngoài nên cứ xài tiền trong nước rất thoải mái”, bà Chi nói.
Nhưng bên cạnh yếu tố thị trường thì đó còn là một quá trình kéo dài trong nhiều tháng với những phản ứng rất linh hoạt, đặc biệt là trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
Trong một cuộc họp báo vào dịp cuối năm ngoái, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam đã thông báo về kế hoạch mở cửa hàng Starbucks đầu tiên ở Nha Trang.
Đến giữa tháng Một năm nay, trang facebook của hãng cũng đăng tin tuyển dụng để sẵn sàng cho cửa hàng dự kiến được đưa vào vận hành trong tháng 4/2020.
Thế nhưng Covid-19 diễn ra, tâm thế chung của lãnh đạo và nhân viên Starbucks là bị “sốc” khi quá nhiều thứ phát sinh.
Tất cả kế hoạch theo mùa đã được lên đều phải điều chỉnh, giảm bớt; có những đơn hàng không huỷ được cũng phải chấp nhận.
Yêu cầu lúc này là doanh nghiệp cần phản ứng nhanh hơn, chấp nhận phải điều chỉnh mọi kế hoạch kinh doanh để đảm bảo duy trì hoạt động của các cửa hàng.
“Trước đây, chỉ một thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng đến hơn 60 cửa hàng nhưng trong mùa dịch phải chấp nhận rằng mọi kế hoạch chỉ có thể mang tính ngắn hạn và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Đồng thời, những điều chưa từng làm trong điều kiện bình thường cũng được thực hiện nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả”, giám đốc PR-Marketing của Starbucks Việt Nam nói.
Muốn đảm bảo duy trì hoạt động và không cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp phải có đủ nguồn tiền cho vận hành. Trong khi đó, việc mở mới cửa hàng đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn.
Đó cũng là lý do Starbucks phải trì hoãn một số kế hoạch mở cửa hàng mới trong năm nay, bao gồm việc mở cửa hàng ở Nha Trang.
Dù vậy, bà Chi cho biết, Starbucks không những không phải đóng cửa hàng nào mà vẫn mở thêm được năm cửa hàng trong năm 2020, chỉ là không mở được nhiều như dự kiến.
“Vẫn có nhiều cơ hội kinh doanh tốt ở Việt Nam nhưng chúng tôi phải đảm bảo lượng tiền mặt để duy trì hoạt động. Việc đầu tư một cửa hàng mới sẽ tốn nhiều chi phí nên cần chậm lại.
Starbucks có các kế hoạch phát triển mới, vẫn giữ kế hoạch mở cửa hàng ở Nha Trang trong năm sau”, bà Chi nói.
Starbucks cũng ra mắt một mô hình cửa hàng mới ở TP.HCM với sự khác biệt về diện tích, thực đơn và trải nghiệm.
Trong đó, mặt bằng khiêm tốn hơn, quầy bar và cả menu đều được thu gọn với hai kích cỡ cơ bản, tăng thêm ghế ngồi cho khách ở không gian bên ngoài cửa hàng để vừa tối ưu không gian, vừa thuận lợi cho việc bán hàng mang đi.
Trong mùa dịch này, các đối tác của Starbucks trong mảng giao hàng như Now và Grab đẩy mạnh hoạt động nên nhờ đó, hãng cũng thu về được một nguồn doanh thu tốt.
Bên cạnh đó, những tưởng doanh thu tại hầu hết cửa hàng của Starbucks sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng khi khách du lịch không thể đến Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng bà Chi cho biết, nhìn chung có sự ảnh hưởng song mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào từng khu vực.
Cụ thể, cửa hàng nằm tại các vị trí tập trung đông khách du lịch như ở phố Nhà Thờ (Hà Nội) và đặc biệt là ở Đà Nẵng bị ảnh hưởng khá lớn từ đối tượng khách du lịch và chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các cửa hàng ở khu vực đông dân cư, không có nhiều khách quốc tế thì cũng không ảnh hưởng nhiều.
Thậm chí, Starbucks ở Vincom Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) còn hoạt động tốt hơn nhờ lượng khách đến trung tâm thương mại qua sức hút của các thương hiệu khác như Uniqlo.
Một yếu tố quan trọng khác được bà Chi nhấn mạnh là nhờ thương hiệu được xây dựng trong nhiều năm với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và mặt hàng đặc sắc nên Starbucks vẫn luôn có sức hút với khách hàng Việt.
“Khách hàng bây giờ thông minh lắm. Muốn giữ được lượng khách trung thành và có được tệp khách mới, cần đảm bảo dịch vụ ổn định và chất lượng sản phẩm, các hương vị phải tạo sự thích thú cho khách cũng như đa dạng chủng loại, sản phẩm để phục vụ khách hàng”, bà Chi cho biết.
Đặc biệt, sau mỗi đợt giãn cách, khách hàng vẫn nhớ đến hương vị của đồ uống Starbucks, vấn muốn đến cửa hàng để tận hưởng không gian, kết nối với mọi người và lắng nghe những câu chuyện thú vị đằng sau mỗi giọt cà phê.
Mới đây nhất, Starbucks chào đón sự trở lại của dòng cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat trong mùa vụ thứ tư sau hai năm ra mắt tại Việt Nam.
Nằm trên vùng cao nguyên ngàn thông quanh năm sương gió ở Việt Nam, thành phố Đà Lạt là nơi có điều kiện lý tưởng để trồng hạt cà phê Arabica chất lượng cao.
Tuy nhiên việc vận chuyển cà phê lại vô cùng khó khăn. Những người nông dân thường chở những bao lớn cà phê vừa hái trên những xe gắn máy nhỏ đến chỗ trạm thu mua.
Sự tận tụy của họ giúp chất lượng cà phê này lên đến đỉnh cao, góp phần tạo ra hương vị độc đáo không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
“Không phải năm nào chúng tôi cũng thể có được cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat bởi điều này phụ thuộc vào chất lượng vụ mùa của năm đó.
Cà phê Starbucks Reserve® được tuyển chọn rất kỹ lưỡng, số lượng ít nhưng chất lượng tuyệt hảo với những hương vị độc đáo riêng biệt.
Năm nay cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat mang đến mùi hương của lá nguyệt quế Hy Lạp xen lẫn hương vị kẹo bơ, cô-ca và gia vị”, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ.
Ngoài ra, giám đốc PR-marketing của Starbucks nhận định, chiến lược giá cũng đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một thương hiệu ở Việt Nam.
Khoảng tám năm trước, Burger King vào Việt Nam với một mức giá quá cao so với thị trường trong khi vẫn là một món ăn lạ với người Việt, cuối cùng thất bại ở thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, tương tự chiến lược của Uniqlo và H&M, Starbucks lựa chọn mức giá hợp lý, rẻ hơn so với mức giá được bán ở nước ngoài để phù hợp với mức thu nhập và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam.
“Nếu mình vẫn đảm bảo được việc kinh doanh thì tôi vẫn muốn nhiều người mua hơn hai người mua. Lựa chọn 10 người mua giá 600 nghìn đồng hay 5 người mua giá 1 triệu đồng thì điều quan trọng là cuối ngày mình muốn gì”, bà Chi nói.
Bà Chi nhìn nhận, Covid-19 đã tạo nên một cuộc sàng lọc. Những doanh nghiệp có giá trị cốt lõi vững chắc sẽ tồn tại qua mọi khó khăn. Ngược lại, những đơn vị còn gặp nhiều vấn đề thì sẽ nhanh chóng bị đuối nước khi hụt hơi trên đường bơi”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhóm chuyên về customer insight của Google vừa chia sẻ nghiên cứu mới nhất của mình về quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Ảnh: CNBC
Theo Google, cách mọi người đưa ra quyết định mua hàng rất ‘lộn xộn’ – và nó chỉ ngày càng rối hơn. Tuy nhiên, có một số điều chúng ta biết về hành vi mua hàng của họ.
Chúng ta biết rằng, có rất nhiều điểm chạm phức tạp khác nhau giữa người này so với người khác. Tuy nhiên, điều ít rõ ràng hơn là cách người mua hàng xử lý tất cả thông tin và lựa chọn mà họ khám phá trong suốt hành trình mua hàng (Customer Journey).
Và điều quan trọng, những gì chúng ta bắt đầu tìm hiểu với nghiên cứu mới này, là quá trình đó ảnh hưởng như thế nào đến những gì mọi người ra quyết định mua hàng.
Khi internet phát triển, quy trình này đã chuyển đổi từ một công cụ đơn giản là so sánh giá thành những công cụ khác phức tạp hơn để so sánh, tất nhiên là họ sẽ so sánh mọi thứ.
Điều đó rõ ràng là chúng ta đã thấy hành vi mua hàng thay đổi như thế nào qua nhiều năm trên ‘Google Tìm kiếm’.
Hãy sử dụng các thuật ngữ “rẻ” và “tốt nhất”. Trên toàn thế giới, sở thích tìm kiếm cho “tốt nhất” đã vượt xa sở thích tìm kiếm cho “giá rẻ”. được dịch sang các ngôn ngữ địa phương.
Giá trị chính xác của “rẻ” có thể khác nhau giữa các cá nhân, nhưng nó vẫn mang một ý nghĩa riêng. Mặt khác, “tốt nhất” có thể có nhiều nghĩa, bao gồm giá trị, chất lượng, hiệu suất hoặc mức độ phổ biến. Đây là loại hành vi nghiên cứu xảy ra ở “phần giữa lộn xộn” từ khi biết đến lúc mua hàng.
Áp dụng các nguyên tắc khoa học hành vi vào quy trình ra quyết định mua hàng.
“Năm ngoái, chúng tôi bắt đầu cập nhật các quan điểm của mình về việc ra quyết định của người tiêu dùng với sự trợ giúp của các chuyên gia khoa học hành vi. Chúng tôi đã bắt đầu hành trình giải mã cách người tiêu dùng quyết định mua gì”. Theo Google
“Chúng tôi đã tiến hành các bài đánh giá, nghiên cứu quan sát mua sắm, phân tích xu hướng tìm kiếm và một thử nghiệm ở quy mô lớn.
Mục đích của chúng tôi là hiểu cách người tiêu dùng đưa ra quyết định trong môi trường trực tuyến vốn có nhiều lựa chọn và thông tin vô hạn”.
Điều gì xảy ra ở ‘khoảng giữa lộn xộn’ đó trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.
Thông qua nghiên cứu, một mô hình ra quyết định bắt đầu hình thành. Ở trung tâm của mô hình là ‘khoảng giữa lộn xộn’ – một không gian phức tạp từ giai đoạn nhận biết hay tìm hiểu đến mua hàng.
Mọi người tìm kiếm thông tin về các sản phẩm và thương hiệu của một danh mục, sau đó cân nhắc tất cả các lựa chọn.
Điều này tương đương với hai kiểu tâm trí khác nhau: Thứ nhất là khám phá, một hoạt động mở rộng và thứ hai là đánh giá, một hoạt động giảm thiểu.
Bất cứ điều gì một người đang làm, trên một loạt các nguồn trực tuyến, chẳng hạn như công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông mạng xã hội, trình tổng hợp và trang web đánh giá, đều có thể được phân loại thành một trong hai kiểu tâm trí này.
Mọi người lặp lại hai kiểu này và thậm chí lặp lại chu kỳ này nhiều lần nếu họ cần để đưa ra được quyết định mua hàng.
Những định kiến về nhận thức ảnh hưởng đến hành vi mua hàng và việc ra quyết định.
Khi mọi người khám phá và đánh giá ở ‘khoảng giữa lộn xộn’, thành kiến nhận thức định hình hành vi mua sắm của họ và ảnh hưởng đến lý do tại sao họ chọn sản phẩm này hơn sản phẩm khác.
Trong khi hàng trăm thành kiến này tồn tại, chúng tôi ưu tiên sáu trong nghiên cứu của mình (Theo Google).
6 thành kiến ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Kinh nghiệm phân loại: Mô tả ngắn gọn về các thông số kỹ thuật của sản phẩm chính có thể giúp đơn giản hóa quyết định mua hàng.
Sức mạnh của hiện tại: Bạn phải chờ đợi một sản phẩm càng lâu thì sức mạnh càng trở nên yếu đi.
Bằng chứng xã hội: Các đề xuất và đánh giá từ những người khác có thể rất thuyết phục.
Xu hướng khan hiếm: Khi lượng hàng hoặc sản phẩm có sẵn càng giảm, thì sản phẩm đó càng trở nên được mong muốn hơn.
Thành kiến thẩm quyền: Bị chuyên gia hoặc nguồn đáng tin cậy làm lung lay ý định.
Sức mạnh của sự miễn phí: Một món quà miễn phí khi mua hàng, ngay cả khi không liên quan, có thể là một động lực mạnh mẽ.
“Những thành kiến này đã tạo cơ sở cho thử nghiệm mua sắm quy mô lớn của chúng tôi với những người mua sắm thực tế trong thị trường mô phỏng khoảng 310.000 tình huống mua hàng trên các dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng đóng gói, bán lẻ, du lịch và tiện ích”. Theo Google.
Trong thử nghiệm, người mua hàng được yêu cầu lựa chọn thương hiệu yêu thích đầu tiên và thứ hai của họ trong một danh mục, sau đó một loạt các thành kiến được áp dụng để xem liệu mọi người có chuyển sở thích của họ từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu khác hay không.
Để kiểm tra một tình huống cực đoan, các thử nghiệm cũng bao gồm một thương hiệu hư cấu trong mỗi danh mục mà người mua sắm không có lần tiếp xúc nào trước đó.
Kết quả cho thấy ngay cả ‘kẻ thách thức’ kém hiệu quả nhất, một thương hiệu ngũ cốc hư cấu, vẫn giành được 28% sở thích của người mua hàng từ sản phẩm yêu thích đã được thiết lập khi nó được “tăng thêm” với các lợi ích, bao gồm đánh giá năm sao và ưu đãi thêm 20% cho miễn phí.
Và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, một công ty bảo hiểm xe hơi hư cấu đã giành được 87% thị phần ưa thích của người tiêu dùng khi tăng áp với các lợi thế trên cả sáu thành phần.
Thử nghiệm cho thấy rằng, khi được áp dụng một cách thông minh và có trách nhiệm, các nguyên tắc khoa học hành vi – cũng như các nhu cầu về hành vi và thông tin mà chúng phù hợp – là những công cụ mạnh mẽ để chiến thắng và bảo vệ sở thích của người tiêu dùng trong các bối cảnh lộn xộn.
Làm thế nào Marketer có thể thành công trong bối cảnh đầy sự ‘lộn xộn’ đó
Mặc dù ‘khu trung tâm lộn xộn’ có vẻ là một nơi phức tạp, nhưng điều quan trọng cần nhớ là đối với người tiêu dùng, nó giống như là các hoạt động mua sắm bình thường.
Mục tiêu không phải là buộc mọi người thoát khỏi vòng lặp được hiển thị trong mô hình, mà là cung cấp cho họ thông tin và sự trấn an mà họ cần để đưa ra quyết định.
May mắn thay, cho dù bạn là một người khổng lồ trong ngành hàng hay một thương hiệu thách thức thì cách tiếp cận đều giống nhau:
Đảm bảo sự hiện diện của thương hiệu để sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xuất hiện một cách chiến lược trong khi khách hàng của bạn khám phá.
Áp dụng các nguyên tắc khoa học hành vi một cách thông minh và có trách nhiệm để làm cho đề xuất của bạn hấp dẫn khi người tiêu dùng đánh giá các lựa chọn của họ.
Thu hẹp khoảng cách từ lúc nhận biết đến mua hàng để khách hàng hiện tại và tiềm năng của bạn dành ít thời gian hơn khi tiếp xúc với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng các nhóm linh hoạt, được trao quyền, những người có thể làm việc đa chức năng để tối ưu hiệu suất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Lifebuoy đã quay trở lại Vương quốc Anh trong năm nay, khởi động lại với chiến dịch quảng cáo có tên gọi ‘Bish Bash Bosh’ và khoản đầu tư 12 triệu bảng nhằm mục đích đưa thương hiệutrở lại trong tâm trí người tiêu dùng.
Chiến dịch do MullenLowe Group Vương quốc Anh xây dựng dựa trên insight rằng khi các hạn chế được nới lỏng, mọi người có thể ít có khuynh hướng tiếp cận với việc rửa tay hơn.
Để phá vỡ những suy nghĩ đó, thương hiệu đã tạo ra một hoạt các hình ảnh lạc quan sử dụng các khoảnh khắc như bắt xe buýt, đi siêu thị, sử dụng các thiết bị để nhắc mọi người khi nào cần rửa và vệ sinh tay.
Lifebuoy cũng hợp tác với Agency We Are Futures để giáo dục trẻ em tiểu học về lợi ích của việc rửa tay cũng như phân phát bộ dụng cụ vệ sinh tay miễn phí cho các trường học.
Những tài liệu và bộ dụng cụ này giúp góp phần dạy trẻ em về việc vệ sinh tay chân và hình thành nên những thói quen tốt.
Đây là một năm đầy quan trọng khi thương hiệu này phải xây dựng lại mục đích của thương hiệu cho một nhóm người dùng mới.
Tesco – Chiến dịch: “Some little helps for safer shopping”.
Tesco đã có một năm 2020 đầy ấn tượng bằng việc đăng quang ‘Thương hiệu của năm’ theo bình chọn của MarketingWeek.
Phương pháp tiếp cận dựa trên insight lấy khách hàng làm trọng tâm do cựu Giám đốc điều hành Dave Lewis và giám đốc khách hàng Alessandra Bellini dẫn dắt đã đưa ‘đế chế’ bán lẻ hơn 100 tuổi này trở lại từ nhiều thất bại và khủng hoảng triền miên.
Tesco được ca ngợi rộng rãi về khả năng xử lý khủng hoảng cũng như cách giao tiếp với nhân viên và khách hàng. Chiến dịch quảng cáo nêu bật các biện pháp mà công ty này đã áp dụng để bảo vệ khách hàng và nhân viên của họ.
Quảng cáo do BBH xây dựng đã được các nhân viên của Tesco trình bày và giải thích các biện pháp mà công ty đang thực hiện để đảm bảo việc ‘giản cách xã hội’.
Theo dữ liệu từ Kantar, chiến dịch đã thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn và mong muốn lâu dài của thương hiệu, ghi điểm cao nhất có thể về khả năng ghi nhớ thương hiệu và để tạo ra ký ức về thương hiệu trong những đợt đầu tiên của chiến dịch.
‘Some little helps for safer shopping’ hay ‘Vài ý nhỏ giúp mua sắm an toàn hơn’ là một trong số các chiến dịch hiệu quả cao của Tesco vào năm 2020.
Song song với đó, chiến dịch ‘Food Love Stories’ tiếp tục tái định vị hoạt động cung cấp thực phẩm của Tesco, trong khi các hoạt động của chiến dịch ‘It About Bloody Time’ sẽ hỗ trợ sự ra mắt của sản phẩm miếng dán da nhiều màu đầu tiên có tên gọi “Fabric Plasters”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đang hướng tới một sự sụp đổ lớn trong một thời gian dài.
Ảnh: wired
Facebook đang bắt đầu có vẻ tuyệt vọng.
Trong những tuần qua, mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã đưa ra một số quảng cáo toàn trang trên The Wall Street Journal, The New York Times và cả The Washington Post.
Các quảng cáo với mục tiêu tấn công những thay đổi về quyền riêng tư mới của Apple, điều mà Facebook tuyên bố sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và “sẽ thay đổi internet như chúng ta biết – là điều tồi tệ hơn”.
Sự tuyệt vọng gần đây của Facebook không có gì đáng ngạc nhiên. Đó là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện bắt đầu từ nhiều năm trước.
Cách Facebook phát triển nhanh chóng và phá vỡ mọi thứ
“Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ. Trừ khi bạn phá vỡ chúng, bạn sẽ không di chuyển đủ nhanh” – Theo Mark Zuckerberg.
“Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” là phương châm chính thức của Facebook trong nhiều năm. Nó được thiết kế để cung cấp định hướng cho các nhà thiết kế và quản lý, nhưng nó cũng đã trở thành một phần thiết yếu trong ‘gen’ của công ty.
Facebook đã tiến rất nhanh. Và nó đã phá vỡ rất nhiều thứ trong quá trình này.
Công ty đã phá vỡ những điều quan trọng, như niềm tin của người dùng. Nhiều người trong số họ bắt đầu hiểu rằng mặc dù sản phẩm của Facebook là “miễn phí”, họ trả tiền bằng cách trở thành sản phẩm.
Ví dụ, để đổi lấy khả năng theo kịp bạn bè và gia đình, nguồn cấp tin tức được cá nhân hóa và xem các video hài hước về mèo, người dùng được khuyến khích để bán ‘số phận’ trực tuyến của họ – dưới dạng dữ liệu được cá nhân hóa mà Facebook sử dụng để bán quảng cáo có liên quan.
Khi sự hiểu biết của công chúng tăng lên, nhiều người bắt đầu vận động “xóa Facebook”.
Nhưng Facebook đã quá say mê với lượng người dùng ngày càng tăng của mình. Rốt cuộc, công ty này đã chịu đựng được hết scandal này đến scandal khác. Hàng tỷ người tiếp tục sử dụng Facebook.
Vấn đề đối với Facebook là bản cập nhật của Apple sẽ hướng dẫn rất nhiều người dùng về mức độ Facebook thực sự đang theo dõi họ – và nó sẽ giúp những người dùng đó chọn không tham gia dễ dàng hơn rất nhiều.
Thực tế là Facebook đang chiến đấu rất mạnh mẽ chống lại Apple cho thấy công ty dự đoán sẽ bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mình.
Còn về lập luận của Facebook rằng chính sách mới của Apple sẽ thay đổi Internet theo chiều hướng xấu đi?
Facebook tuyên bố thay đổi này sẽ dẫn đến việc các trang web nấu ăn hoặc blog thể thao yêu thích của bạn cần tính phí đăng ký, “khiến internet đắt hơn nhiều và giảm nội dung miễn phí chất lượng cao.”
Nhưng vấn đề là: Mô hình nội dung miễn phí đã bị phá vỡ trong nhiều năm. Đó là lý do tại sao hầu hết các ấn phẩm trực tuyến đã chuyển sang các cách kiếm tiền khác, cho dù thông qua đăng ký, sản phẩm hoặc các phương tiện tương tự.
Nói cách khác, Facebook không chỉ chống lại Apple mà còn chống lại cả tương lai.
Tất nhiên, Facebook có thể đơn giản là đối mặt với tương lai – và Apple – đối đầu. Nó có thể tập trung vào việc đạt được thành công và bắt đầu điều chỉnh sản phẩm và mô hình kinh doanh của mình.
Thay vào đó, công ty đang lãng phí thời gian và nguồn lực quý báu để chống lại chính sách quyền riêng tư của Apple – điều mà họ không kiểm soát được và Apple khó có thể thay đổi.
Tình hình rất rõ ràng: Facebook đã sống trong thế giới riêng của mình trong một một thời gian dài. Và trừ một sự thay đổi lớn về hướng đi, đó là một thế giới đã được định sẵn sẽ sụp đổ.
Nhưng Zuckerberg lẽ ra phải thấy điều này sắp xảy ra.
Khi bạn di chuyển nhanh, bạn sẽ phá vỡ mọi thứ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hôm 22/12, thông tin về việc Apple sản xuất xe điện xuất hiện trở lại. Theo Reuters, kế hoạch của Apple là sản xuất ôtô điện mang thương hiệu hãng sớm nhất vào năm 2024.
Trước đó, giới công nghệ lan truyền nhiều tin đồn về dự án xe tự lái của Táo khuyết mang tên Project Titan nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể.
Trong khi Apple chưa có phản hồi gì về thông tin này, thì tỷ phú Elon Musk lại tiết lộ một thông tin bất ngờ. Trên Twittercá nhân, ông cho biết từng muốn bán Tesla cho Apple.
“Trong những ngày đen tối nhất giữa đợt phát triển Model 3, tôi đã tiếp cận Tim Cook để bàn về khả năng Apple mua lại Tesla (với giá 1/10 hiện tại).
Ông ấy đã từ chối gặp mặt”, Elon Musk cho biết. Giá trị thị trường của Tesla hiện tại là hơn 600 tỷ USD. Như vậy, vào năm 2017, Elon Musk có lẽ đã đề nghị Tim Cook mua lại Tesla với giá 60 tỷ USD.
Đây là câu trả lời của Elon Musk cho một người dùng Twitter khác, khi người này dẫn các thông tin từ bài viết của Reuters về dự án xe Apple.
Trước đó, Musk cho biết công nghệ pin mà Apple đang theo đuổi đã được ứng dụng trên các xe Tesla sản xuất ở nhà máy Thượng Hải, và thiết kế pin “monocell” mà Táo khuyết muốn thực hiện về lý thuyết là bất khả thi.
Model 3 là mẫu xe điện rẻ nhất của Tesla, được hãng công bố vào năm 2016 và bán ra lần đầu năm 2017.
Khi đó Tesla đã gặp nhiều khó khăn để có thể đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất cũng như nhu cầu các đơn đặt hàng. Ngay sau khi ra mắt, công ty này đã nhận được hơn 300.000 đơn đặt trước mẫu Model 3.
Đó là giai đoạn khó khăn nhất của Tesla, khi Elon Musk cho rằng công ty này chỉ có thể tồn tại trong chưa đầy 10 tuần.
Mọi nguồn lực của Tesla đều được dồn vào dây chuyền sản xuất Model 3. Cuối cùng thì mẫu xe này đã thành công, và Tesla sau đó còn ra mắt thêm một số xe khác như Model Y hay Cybertruck.
Vào năm 2015, khi tin đồn về xe tự lái của Apple lần đầu xuất hiện, Musk từng đùa rằng Apple là “mồ chôn cho cựu kỹ sư Tesla”. Khi đó, nhiều kỹ sư tài năng rời bỏ Tesla để đầu quân cho Apple.
Tuy nhiên, Elon Musk cũng nhận xét rằng xe điện là “nước đi hợp lý tiếp theo” đối với Apple và bản thân Tim Cook.
Trong năm nay, giá trị cổ phiếu của Tesla tăng mạnh, khiến tài sản của Elon Musk, vốn phần lớn là cổ phiếu Tesla, tăng tới hơn 100 tỷ USD.
Theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaire Index, nhà sáng lập Tesla hiện có khối tài sản 155 tỷ USD, chỉ đứng sau Jeff Bezos (188 tỷ USD) trong danh sách người giàu nhất thế giới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung như: thương hiệu cá nhân là gì, xây dựng thương hiệu cá nhân có tác dụng gì, một số mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân và hơn thế nữa.
Xây dựng thương hiệu cá nhân trong kỷ nguyên số
Cho dù bạn là một cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, thương hiệu cá nhân là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy sự hiện diện trực tuyến của bạn và xây dựng thương hiệu cá nhân là những gì bạn cần làm.
Những tác dụng mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân có thể mang lại.
Một vài mẹo nhỏ để xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2022.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?
Xây dựng thương hiệu cá nhân là khái niệm đề cập đến toàn bộ quá trình một người xây dựng thương hiệu cho chính họ từ lúc bắt đầu định hình bản thân đến lúc truyền tải giá trị và cuối cùng là bảo vệ hình ảnh cá nhân.
Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân trong tiếng Anh được gọi là Personal Brand, khái niệm đề cập đến toàn bộ giá trị mà người khác cảm nhận về một cá nhân cụ thể.
Tỷ phú giàu nhất thế giới và là CEO của Amazon, Jeff Bezos, đã nói: “Thương hiệu cá nhân của bạn là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt ở trong phòng.”
Trong thời đại kỹ thuật số này, với tư cách là một công ty hoặc cá nhân, bạn nên kiểm tra sự hiện diện trực tuyến của mình để xem điều gì sẽ xảy ra khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm tên của bạn.
Tối đa hóa sự hiện diện kỹ thuật số của bạn là điều cần thiết cho công ty hoặc thương hiệu cá nhân của bạn vì doanh số bán hàng trực tuyến, tài nguyên, giáo dục và doanh số bán hàng đều đã tăng vọt.
Cho dù bạn là doanh nhân, chuyên gia, nhà lãnh đạo tư tưởng, giám đốc điều hành hay chủ doanh nghiệp, việc tối đa hóa sự hiện diện kỹ thuật số của bạn đã được chứng minh là mang lại nhiều kết nối, khách hàng và doanh thu hơn.
Kể từ sau đại dịch, phần lớn các cuộc họp, bán hàng hay giao dịch kinh doanh đều được thực hiện trực tuyến.
Người tiêu dùng đang nghiên cứu trực tuyến nhiều hơn, tìm kiếm kết nối phù hợp hoặc đại diện phù hợp mà họ có thể tin tưởng và xây dựng.
Với một năm đầy bất ổn sắp đến, chuyên gia và chiến lược gia về thương hiệu cá nhân Chris Diaz, người đã làm việc và tư vấn cho vô số giám đốc điều hành, thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp, giúp họ tinh chỉnh và khuếch đại chiến lược của mình để đạt được nhiều thành công trực tuyến hơn đã chia sẻ những quan điểm của riêng mình.
Dưới đây là chia sẻ của ông.
Những tác dụng mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân có thể mang lại.
Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, dưới đây là một số vai trò mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân có thể đóng góp vào quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp.
1. Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp thu hút các khách hàng có khả năng chi trả cao hơn.
Khi bạn đã thiết lập quyền hạn thương hiệu cá nhân trong ngành của mình, nhu cầu của bạn tăng lên và do đó bạn có thể tính phí cho các dịch vụ của mình. Chìa khóa ở đây là trở thành loại khách hàng hoặc khách hàng mà bạn muốn thu hút.
Theo Diaz, “duy trì các tiêu chuẩn cao và xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng bán được nhiều hơn vì thông qua thương hiệu cá nhân, bạn có thể chứng minh giá trị của mình”.
2. Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
Thị trường trực tuyến đã bão hòa nặng nề bởi hàng tỷ người và hệ số tin tưởng trên thị trường đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.
Người tiêu dùng và khách hàng muốn biết họ đang kinh doanh với ai, bất kể lĩnh vực hay ngành nghề. Họ muốn tìm một người mà họ có thể tin tưởng và đánh giá cao.
Diaz nói: “Bằng cách tạo sự khác biệt và tự định vị mình là người có thẩm quyền hoặc chuyên gia trong ngành của mình, bạn tạo dựng được uy tín hơn nhiều với thị trường mục tiêu của mình”.
3. Doanh nghiệp cũng có thể kết nối với các chuyên gia và tạo mối quan hệ sâu sắc hơn.
“Kết nối là tiền tệ mới.” Covid-19 đã ảnh hưởng đến cách chúng ta kết nối và tương tác trực tuyến. Nền kinh tế đã có một sự thay đổi lớn về kỹ thuật số và sự phụ thuộc vào thương hiệu trực tuyến cho các doanh nhân trở nên quan trọng hơn.
Tất cả các hoạt động giao tiếp, bán hàng và các cuộc họp kinh doanh của chúng ta đã hoàn toàn biến thành ảo hoá. Bạn muốn trở nên hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng của mình.
Thương hiệu cá nhân của bạn là công cụ marketing, bán hàng và mạng lưới mạnh mẽ nhất tồn tại trong ngày nay.
“Đó là sơ yếu lý lịch thời hiện đại của bạn,” Diaz nói. Xây dựng các mối quan hệ trực tuyến và mở rộng mạng lưới của bạn sẽ tạo ra nhiều sự giới thiệu, khách hàng tiềm năng, kinh doanh và thu nhập hơn.
“Không phải vì bạn biết ai; mà là người biết bạn. Vì vậy, ấn tượng đầu tiên của bạn với thương hiệu cá nhân của bạn phải ở mức cao nhất,” Ông nói thêm.
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, thành công tài chính của bạn tỷ lệ thuận với việc có bao nhiêu người biết đến bạn, giống như bạn và tin tưởng bạn, vì vậy lợi ích của bạn là xây dựng một thương hiệu cá nhân thật vững mạnh và bền vững.
Một vài ví dụ khi xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2022.
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2022.
Khi bạn nghĩ về các doanh nghiệp như Tesla, Apple hay Microsoft, điều đầu tiên bạn nghĩ đến trong đầu là gì? Tôi có thể tin rằng thứ mà bạn nghĩ đến chắc chắn không phải là sản phẩm hay các tính năng cụ thể của sản phẩm – nó xa và nhiều hơn thế.
Sự thật là bạn đang nghĩ đến những hình ảnh của những con người đứng đằng sau các thương hiệu đó, đó chính là Elon Musk, là Steve Jobs hay Bill Gates.
Chưa nói đến các sản phẩm của các doanh nghiệp này như thế nào, nhưng có một điểm chung giữa họ và các thương hiệu lớn khác đó là những người sáng lập đều là những nhân vật nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn với công chúng, nói một cách đơn giản hơn là họ có một thương hiệu cá nhân rất mạnh mẽ.
Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, việc tận dụng sức mạnh của sự kết nối và tương tác giữa con người với nhau thông qua thương hiệu cá nhân đóng một vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy thương hiệu và sự tăng trưởng nói chung của doanh nghiệp.
Về bản chất, thương hiệu cá nhân là việc các nhà lãnh đạo thể hiện và chứng minh được họ thực sự là một người có thể dẫn dắt trong ngành nghề kinh doanh họ, họ thực sự là một nhà lãnh đạo tư tưởng, được nhiều người tin tưởng và ngưỡng mộ.
Dưới đây là một số cách xây dựng thương hiệu cá nhân trong năm 2022 bạn có thể tham khảo.
Tập trung vào việc tạo ra giá trị, giá trị và giá trị.
Khi nói đến xây dựng thương hiệu cá nhân, điều này không đơn giản là việc bạn được bao quanh bởi một lượng lớn những người hâm mô bạn, nó còn là về việc bạn có thể mang lại những giá trị gì cho họ và cộng đồng nói chung.
Bên cạnh việc thấu hiểu những “điểm đau” của các nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đang hướng tới để từ đó cung cấp những nội dung phù hợp, bạn cần tạo được niềm tin với mọi người rằng tất cả những gì bạn làm cho họ là hoàn toàn “tự nguyện” và không mong chờ nhận được đền đáp từ họ.
Thay vì sử dụng thuật ngữ “Bạn – Bàn – Bán”, bạn có thể sử dụng “Giá trị – Giá trị – Bán”.
Hãy minh bạch và xác thực.
Một trong những hạn chế lớn nhất trên các nền tảng mạng xã hội đó là tính minh bạch và xác thực. Bạn có thể thấy những hình ảnh “sang chảnh”, phong cách sống thượng lưu và cả những con số đáng mơ ước, nhưng có thể bạn không biết tất cả điều đó chỉ là “ảo ảnh”.
Ngược lại với các nhà lãnh đạo đích thực đang theo đuổi những giá trị bền vững, họ sử dụng nền tảng của mình để truyền tải thông điệp một cách minh bạch và xác thực.
Trong một bài báo gần đây trên Newsweek, có một chuyên gia đã nói rằng: “Những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong cuộc đời tôi luôn dẫn dắt mọi thứ một cách rõ ràng, không giấu giếm, ngay cả khi đó là những thành công hay thất bại. Tôi nghĩ rằng sống thật và chân thực là hình thức lãnh đạo mang tính ảnh hưởng lớn nhất.”
Cần khiến cho mọi thứ trở nên rõ ràng.
Khi nói đến thương hiệu cá nhân của bạn, bạn cần phải cam kết về sự rõ ràng. Điều này bao gồm cả việc bạn lựa chọn thị trường ngách, thông điệp thương hiệu hay cả đối tượng mục tiêu của bạn.
Nếu bạn đang muốn giải thích sâu về những cách thức vận hành của các phần mềm trước hàng loạt các chuyên gia về công nghệ, có lẽ thông điệp của bạn sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Bạn nên nhớ rằng, trước khi đầu tư mạnh mẽ vào thương hiệu cá nhân của bạn, hãy hiểu rõ chính xác những gì bạn đang cố gắng làm, những gì có giá trị cho đối tượng mục tiêu của bạn và từ đó, bạn sẽ có thể tìm thấy họ.
Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng cần tính giải trí và hài hước.
Trong khi có hàng triệu người ngoài kia cũng đang muốn làm những thứ tương tự như bạn, liệu khi bạn nhàm chán, bạn có thể thu hút được sự chú ý của các đối tượng mục tiêu?
Bên cạnh yếu tố giá trị, nếu bạn không thể truyền cảm hứng cho người khác, giải trí họ, rất có thể họ sẽ chỉ ở với bạn trong một khoảng thời gian ngắn nào đó trước khi họ tìm đến những nơi làm họ cảm thấy thoải mái hơn.
Nội dung hay giá trị là tốt tuy nhiên bạn cũng nên truyền tải nó theo những cách giải trí và độc đáo của riêng bạn.
Nếu bạn có thể nắm bắt và áp dụng những mẹo tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hiệu quả này, con đường xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn sẽ trở nên dễ dàng và thênh thang hơn nhiều.
Kết luận.
Trong bối cảnh khi khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số đang tiếp tục phát triển với một tốc chóng mặt, khi mọi góc nhìn của khách hàng về thương hiệu đã thay đổi, khi họ có xu hướng tin tưởng nhiều hơn từ những nhà lãnh đạo hay người có ảnh hưởng thay vì đơn thuần từ thương hiệu, việc xây dựng thương hiệu cá nhân được xem là ưu tiên hàng đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tài chính của hàng triệu người lao động, có hơn 20 triệu người Mỹ đang nhận một số loại trợ cấp thất nghiệp tính đến đầu tháng 12.
Với nhiều ngành công nghiệp vẫn hoạt động dưới công suất hạn chế, bao gồm du lịch, khách sạn và giải trí, một số người tìm việc đang bước vào năm mới để tìm kiếm cơ hội và khả năng thay đổi nghề nghiệp mới.
Trên thực tế, trong quý 2 năm 2020, gần 20% người tìm việc đã thay đổi ngành nghề để đạt được vị trí mới, theo công ty điều hành Challenger, Grey & Christmas. Con số này tăng từ mức 15% trong quý đầu tiên.
CNBC đã có một cuộc trao đổi và phỏng vấn với các huấn luyện viên nghề nghiệp Ariel Lopez và Latesha Byrd để có được cái nhìn sâu sắc nhất về cách tạo ra một sự thay đổi thành công trong sự nghiệp vào năm 2021. Điều mà bất kì ai cũng nên tham khảo.
1. Nhận rõ bạn muốn gì
“Trước khi bạn gửi sơ yếu lý lịch (CV) của mình đến mọi nơi mà bạn muốn, bạn bắt buộc phải hiểu rõ điều bạn thực sự muốn và không muốn từ sự nghiệp của bạn” Theo Bà Byrd, người điều hành một câu lạc bộ phát triển nghề nghiệp có tên là Career Chasers Members Club chia sẻ.
Để làm được điều này, Bà khuyên bạn nên lập danh sách những điều bạn muốn làm và những điều không khiến bạn hứng thú, bao gồm loại môi trường làm việc mà bạn phát huy tốt nhất, loại đội nhóm mà bạn muốn làm việc cùng cũng như văn hóa công ty nói chung.
“Bạn cũng nên biết những khoản không thể thương lượng của mình”, Bà nói thêm và giải thích rằng điều này bao gồm “mức lương và lợi ích mà bạn mong muốn”.
2. Cập nhật thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp của bạn
Khi bạn đã có ý tưởng về ngành hoặc công việc mà bạn muốn tiếp theo, cả Byrd và Lopez đều đồng ý rằng cập nhật sơ yếu lý lịch và diện mạo trực tuyến của bạn là chìa khóa để giúp bạn chuyển đổi thành công.
“Vì vậy, hãy suy nghĩ về những gì cần có trong sơ yếu lý lịch của bạn, những gì trên hồ sơ LinkedIn của bạn, thậm chí là những gì trong tiểu sử của bạn trên mạng xã hội – tất cả những thứ đó cần phải nhất quán và tất cả chúng cần thể hiện rằng bạn có khả năng làm những việc bạn đề xuất”.
Ví dụ: nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực tài chính với tư cách là người quản lý chương trình và mục tiêu của bạn là trở thành giám đốc sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ, Lopez nói rằng bạn nên nghiên cứu các công ty công nghệ và xem mô tả công việc của họ trông như thế nào.
Bằng cách đó, bạn có thể tạo một sơ yếu lý lịch phản ánh những gì công ty mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.
“Nhưng xa hơn thế,” Lopez nói, “Tôi thực sự khuyên bạn nên xem hồ sơ LinkedIn của những người khác có vai trò mà bạn đang cố gắng chuyển đổi và xem cách họ mô tả về bản thân.”
Từ những từ họ sử dụng khi thảo luận về kinh nghiệm của họ, đến các tổ chức mà họ là một phần của quá trình khởi nghiệp mà họ đã tham gia, Lopez nói rằng tất cả những điều này sẽ giúp “vẽ ra một phạm vi tốt hơn về quỹ đạo của bạn có thể trông như thế nào và làm thế nào bạn nên truyền đạt điều đó cho các nhà tuyển dụng.”
3. Hiểu loại hình đào tạo hoặc giáo dục cần thiết
Ngoài việc cập nhật thương hiệu chuyên nghiệp của bạn và thực hiện nghiên cứu của bạn, Byrd cho biết điều quan trọng là bạn phải trò chuyện trung thực với chính mình về việc bạn có cần đào tạo hoặc giáo dục bổ sung để tạo ra một cục diện thành công hay không.
Bạn nên lập bản đồ “cần bao nhiêu thời gian, năng lượng và nguồn lực tài chính” để có được những kỹ năng mới đó.
Hiện tại, nhiều công ty, bao gồm cả các nền tảng giáo dục trực tuyến Coursera và Udacity, đang cung cấp các khóa học miễn phí và đào tạo công nghệ cho những công nhân bị sa thải do hậu quả của đại dịch.
4. Truyền đạt hiệu quả mọi kỹ năng có thể chuyển giao
Byrd nói: Khi tìm cách thay đổi nghề nghiệp, điều quan trọng là bạn phải giải thích được lý do tại sao bạn rời ngành hiện tại của mình, cũng như truyền đạt hiệu quả cách kinh nghiệm làm việc của bạn có thể chuyển giao được.
Cô ấy giải thích rằng giao tiếp, dịch vụ khách hàng, quan hệ với khách hàng, giải quyết xung đột và tư duy đổi mới đều có giá trị trong bất kỳ ngành nào, vì vậy hãy đảm bảo hiển thị những kỹ năng đó trong sơ yếu lý lịch và trong cuộc phỏng vấn của bạn.
5. Kết nối
Mặc dù kết nối mạng giữa đại dịch rất khác so với những gì mà hầu hết mọi người vẫn quen làm, Byrd nói rằng việc thiếu các sự kiện trực tiếp sẽ không ngăn cản bạn tạo ra các kết nối mới.
Byrd nói: “Mạng trực tuyến là tất cả mọi thứ, và LinkedIn sẽ là chìa khóa.”
Ngoài việc tham gia các tổ chức chuyên nghiệp và tham dự các hội nghị hay sự kiện ảo, Byrd nói rằng bạn nên kiểm tra các kết nối LinkedIn hiện tại của mình để xem liệu ai đó bạn đã biết có mối liên hệ với người đang làm việc trong ngành hoặc công việc mà bạn đang muốn chuyển sang hay không.
Bà nói thêm rằng bạn nên “nói chuyện với những người khác đã tạo ra sự thay đổi để tăng cường sự tự tin của bạn và trấn an bạn rằng điều đó là có thể.”
Đừng quên tạo cho mình một tài khoản Linkedin và theo dõi Fanpage của MarketingTrips trên LinkedIn tại: MarketingTrips LinkedIn
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông tin “Facebook xóa tick xanh của Apple” lan truyền trên mạng xã hội là giả. Đây không phải cách hành xử của công ty lớn.
Sáng 24/12, nhiều tài khoản trên mạng xã hội cho rằng Facebook vừa có một hành vi không đẹp với Apple: gỡ tick xanh tài khoản của Táo khuyết trên Facebook.
“Facebook vừa gỡ tick xanh tài khoản Apple trên nền tảng này”, nhà bình luận Matt Navara chia sẻ trên Twitter cá nhân có hơn 70.000 người theo dõi.
Thông tin này đã được báo Daily Mail của Anh đăng lại, và lan tỏa nhanh chóng trên nhiều nhóm Facebook ở Việt Nam.
Với 13 triệu lượt thích, nếu Facebook đơn phương gỡ tick xanh trang của Apple thì đây là một động thái “trả đũa” hiếm có giữa các ông lớn công nghệ.
Tuy nhiên, sự thật là trang Apple trên Facebook chưa bao giờ có tick xanh.
Người dùng có thể tự kiểm chứng thông tin này bằng cách vào những dịch vụ xem trang web ở quá khứ như Wayback Machine, dán đường dẫn vào trang Facebook của Apple.
Khi xem lại trang Facebook của Apple từ những thời điểm trước ngày 24/12, có thể thấy trang không hề có tick xanh. Đây cũng là một điểm khá lạ bởi mọi dịch vụ khác của Táo khuyết như Apple Music, Apple TV hay App Store trên Facebook, Instagram đều có tick xanh.
Như vậy, trang Apple không hề mất tick xanh, mà vốn đã không có từ trước.
Chính Matt Navara sau đó cũng phải đính chính lại thông tin này. Nhà bình luận này cho biết Facebook đã phản hồi với ông rằng lý do trang Apple không có tick xanh là bởi chính người quản lý trang phải yêu cầu Facebook cấp dấu xác nhận, và có thể admin trang Apple đã không làm vậy.
Facebook, Apple đang có những mâu thuẫn công khai về chính sách quyền riêng tư. Từ năm 2021, Apple sẽ đưa ra tính năng cho phép người dùng cấp quyền theo dõi dữ liệu cho các ứng dụng khác nhau.
Chính sách này sẽ khiến Facebook bị thiệt hại rất nhiều. Mạng xã hội này vốn dựa vào dữ liệu người dùng để phục vụ các hoạt động kinh doanh quảng cáo.
Với chính sách mới của Apple, doanh thu và khả năng kiếm tiền của Facebook ít nhiều chịu ảnh hưởng.
Ngày 16/12, Facebook đã tạo một trang web có nội dung chỉ trích chính sách mới của Apple, cho rằng công ty có trụ sở tại Cupertino có khả năng gây tổn hại tới các doanh nghiệp nhỏ. Họ thậm chí còn mua quảng cáo trên nhiều báo lớn như New York Times, Washington Post và Wall Street Journal để chỉ trích Apple.
Đáp lại, CEO Apple Tim Cook bảo vệ chính sách của công ty.
“Chúng tôi tin rằng người dùng nên có quyền lựa chọn dữ liệu nào của họ bị thu thập và cho mục đích gì.
Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng thông qua các ứng dụng và website như trước, nhưng tính năng App Tracking Transparency trên iOS sẽ yêu cầu chúng phải xin phép bạn cấp quyền trước”, người điều hành Apple viết trên trang Twitter của mình.
Dù đưa nhau lên báo hoặc khiến cả những người đứng đầu phải lên tiếng, thực tế là Facebook đã không “trả đũa” Apple bằng cách xóa tick xanh. Tuy nhiên, khi mà hai bên có quan điểm quá khác biệt về quyền riêng tư, mâu thuẫn của Facebook và Apple sẽ còn tiếp tục trong năm 2021.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ông Tom Fishburne, một chuyên gia về marketing và chuyển đổi số đã có một buổi thuyết trình ấn tượng tại Festival of Marketing năm nay về những ưu điểm của việc sử dụng sự hài hước trong quảng cáo.
Trong đó, Ông nói về sự hài hước như là một tài sản đặc biệt của bạn để tạo ra sự nổi bật và sức thu hút.
Ông lập luận rằng, điều này đặc biệt quan trọng vào năm 2020, khi hàng loạt thương hiệu đang nỗ lực để sản xuất những quảng cáo với những phần lồng tiếng trang trọng đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ luôn đứng về phía bạn trong những thời điểm bất ổn nhất.
Fishburne không đề cập đến KFC trong bài phân tích về khả năng sử dụng yếu tố hài hước tuyệt vời của mình nhưng lẽ ra Ông nên làm như vậy.
Bằng việc hợp tác với Mother, KFC đã tạo ra một video quảng cáo bậc thầy về những câu chuyện hài hước hoàn toàn phù hợp với giọng điệu của thương hiệu.
Để đánh dấu việc mở cửa trở lại của 500 nhà hàng vào tháng 5, KFC đã khởi động một chiến dịch đầy khác biệt, hài hước và hấp dẫn.
Video đã sử dụng những hình ảnh lấy từ chiến dịch truyền thông mạng xã hội #RateMyKFC, khuyến khích mọi người tự làm các bữa ăn của mình và đăng chúng lên mạng xã hội.
Quảng cáo kết thúc với việc KFC trấn an người tiêu dùng rằng “chúng tôi cũng nhớ bạn” nhưng cũng khẳng định sẽ “lấy nó từ đây” với ngụ ý khuyến khích người tiêu dùng order KFC để được tận hưởng những miếng gà rán ngon thực sự và ý nghĩa.
Leon – Chiến dịch: “Feed NHS”.
Khi bắt đầu với lệnh đóng cửa vì Covid-19, Leon đã có một kế hoạch. Thay vì để các cửa hàng của mình nằm im do những hạn chế đặt ra đối với lĩnh vực khách sạn, chuỗi cửa hàng ăn uống này chuyển sang cung cấp thức ăn cho nhân viên tuyến đầu đối phó với sự tấn công của Covid-19.
Leon đã tạo ra một nền tảng cho phép các thành viên của công chúng quyên góp tiền để tài trợ thức ăn nóng cho công nhân NHS (Tổ chức ý tế quốc gia Anh), thành lập một liên minh các chuỗi nhà hàng – bao gồm Tortilla, Dishoom, HOP và Wasabi – để giúp phục vụ một số bữa ăn nhất định.
Trong vòng bốn giờ đầu tiên hoạt động, chiến dịch đã quyên góp được 150.000 bảng Anh và Leon đã dành riêng bốn nhà hàng của mình để phục vụ cho NHS.
Khi cả nước dường như xích lại gần nhau hơn kể từ khi lệnh đóng cửa được áp dụng, Leon đã biến 11 nhà hàng của mình thành các siêu thị mini để phục vụ cho những cư dân địa phương sống gần các cửa hàng được chọn, bao gồm cả những nhân viên chủ chốt tìm kiếm thức ăn vào cuối ca làm việc dài.
Tiếp theo, Leon chú ý đến việc giúp đỡ những người trồng và sản xuất thực phẩm, với ý tưởng kết nối chuỗi cung ứng đi vào các nhà hàng và các nhà vận hành thực phẩm trực tiếp với người tiêu dùng.
Nền tảng Feed Britain cho phép người tiêu dùng mua các hộp trái cây, rau, sữa và bữa ăn tạp hóa thông qua hệ thống đặt hàng trực tuyến. Bất kỳ thu nhập bổ sung nào cũng đều được quyên góp cho NHS.
Đối với giám đốc phụ trách sự bền vững và giá trị của Leon, Kirsty Saddler, việc ra mắt nền tảng NHS Feed cho thấy sức mạnh của các tổ chức hợp lực và đặt lợi ích cạnh tranh sang một bên. Bà tin rằng đại dịch đã buộc các thương hiệu phải nhìn vào hành động của họ chứ không chỉ ẩn sau những tuyên bố về mục đích kinh doanh.
“Nó đã loại bỏ một số điều trái ngược và rút ngắn sự kiên nhẫn của mọi người đối với quan điểm ‘hành động không phải lời nói’,” Bà chia sẻ.
Động thái của Leon nhằm xây dựng một liên minh xung quanh sứ mệnh Feed NHS đã thu hút sự chú ý của công chúng và mang đến cho người tiêu dùng một cơ hội để hỗ trợ những nhân viên tuyến đầu trong thời gian diễn ra đại dịch.
Mục tiêu và thông điệp của thương hiệu đã quá rõ ràng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tuần trước, chuyên gia kỹ thuật Jane Manchun Wong đã chia sẻ hình ảnh về giao diện mới của ‘Trung tâm trợ giúp Facebook’, với các công cụ kiểm soát được cập nhật mới để giúp người dùng tìm thấy những câu trả lời họ cần.
Bản cập nhật sau đó đã được Facebook xác nhận – theo giải thích của Facebook:
“Chúng tôi đã thiết kế lại ‘Trung tâm trợ giúp’ để giúp mọi người tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm nhanh hơn, với điều hướng được cải tiến và sắp xếp hợp lý và trải nghiệm người dùng phù hợp với phần còn lại của Facebook.com.
Chúng tôi cũng đã làm mới để dễ sử dụng hơn các chủ đề phổ biến nhất từ đó phản ánh những gì mọi người muốn tìm hiểu ngày nay.”
Trải nghiệm ‘Trung tâm trợ giúp’ mới, phù hợp hơn với cách sử dụng phổ biến. Hữu ích, Có phải không như vậy không?
Có vẻ như bản cập nhật đã không có tác động như dự kiến, Bloomberg đã báo cáo về nhiều nhà quảng cáo nhỏ đang gặp vấn đề với hệ thống quảng cáo của Facebook, với mối lo ngại chính là thiếu công cụ hỗ trợ và việc tạm ngưng tài khoản tùy ý hoặc không chính xác.
Theo giải thích của Bloomberg:
“Một phần lớn của vấn đề, theo các nhà quảng cáo Facebook, là công ty không có một bộ hệ thống dịch vụ khách hàng mạnh mẽ dành cho các nhà quảng cáo nhỏ hơn.
Facebook khoe rằng họ có 10 triệu nhà quảng cáo, nhưng phần lớn trong số đó không có họ. Không có người liên hệ thường xuyên trong mạng xã hội để giải quyết các vấn đề.
Công ty cung cấp tính năng trò chuyện tự động cho các nhà quảng cáo, nhưng bạn cần có tài khoản Facebook đang hoạt động để sử dụng, điều đó có nghĩa là tính năng này không khả dụng cho những người dùng vô tình bị khóa.”
Những lo ngại như vậy đã xuất hiện trong nhiều năm, nhưng với việc Facebook gần đây đang khởi động một cuộc chiến chống lại những thay đổi IDFA sắp tới của Apple, trong đó Facebook tuyên bố rằng họ làm việc thay mặt cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dường như đã đặt ra câu hỏi rằng Facebook thực sự quan tâm đến các SMBs đến mức nào và cách hệ thống của nó phản ánh trọng tâm đó ra sao.
Một phần của vấn đề này là quy mô. Theo ghi nhận của Bloomberg, Facebook hiện có hơn 10 triệu nhà quảng cáo, điều đó có nghĩa là Facebook cần dựa vào mức độ tự động hóa để trả lời nhiều câu hỏi được đặt ra.
Nó chỉ đơn giản là không thể giải quyết mọi vấn đề và yêu cầu theo cách thủ công, đó là điều dẫn đến các vấn đề với việc tạm ngưng tài khoản tự động và thiếu khả năng theo dõi.
Nguyên nhân hợp lý đã rõ ràng, nhưng điều đó không giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi của họ dễ dàng hơn.
Vậy câu trả lời là gì? Facebook có khả năng hy vọng rằng ‘Trung tâm trợ giúp’ được tân trang lại ít nhất sẽ cung cấp một số hỗ trợ, nhưng lý tưởng nhất, mạng xã hội này cũng đang lưu ý đến phản hồi mới này và làm việc để sửa đổi hệ thống của mình phù hợp với nhu cầu của nhà quảng cáo.
Facebook cũng đã phải phụ thuộc nhiều hơn vào tự động hóa vào năm 2020 do đại dịch làm giảm năng lực nhân viên của mình, vào thời điểm mà nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang nền tảng này cho các nỗ lực quảng bá của họ.
Điều đó có khả năng dẫn đến nhiều người phải đối mặt với các vấn đề với tài khoản quảng cáo Facebook của họ hơn bao giờ hết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cần gì để không chỉ có hàng triệu triệu đô la trong ngân hàng mà còn được công chúng vô cùng ngưỡng mộ?
Bill GatesAdam Galica | CNBC
Đối với những người mới bắt đầu, có một số đặc điểm riêng mà bạn cần phải nắm vững. Một số điều quan trọng nhất có thể được xác định thông qua những người đạt được thành công cao, những người đã thực sự vươn tới đỉnh cao.
Dưới đây là một số doanh nhân ‘trên mức trung bình’, từ người sáng lập Amazon, Jeff Bezos đến ‘Bà trùm’ truyền thông Oprah Winfrey hay cả CEO của Berkshire Hathaway, Warren Buffett:
1. Không bao giờ ngừng nâng cao kỳ vọng.
Để đạt được sự vĩ đại, bạn phải liên tục phát triển và đổi mới. Giả sử bạn đã đạt được tất cả các mục tiêu của mình trong năm nay. Bạn có định giữ nguyên những mục tiêu đó trong năm tới không? Tất nhiên là không nhé.
Đó là cách tâm trí của Bezos hoạt động. Ông luôn nghĩ về những điều lớn lao tiếp theo. Ví dụ, làm thế nào để một mô hình dịch vụ khách hàng thành công có thể thành công hơn nữa? Xét cho cùng, bản thân khách hàng không bao giờ ngừng kì vọng.
“Đó là bản chất của con người. Bezos đã viết trong lá thư cổ đông thường niên năm 2017 của Amazon vào năm 2017. Bạn không thể nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của mình trong thế giới này.”
2. Đừng để những người phản đối ngăn cản bạn.
Mọi người đều có một ý tưởng trị giá hàng triệu đô la bên trong họ. Nhưng cần có dũng khí và can đảm để tiếp tục với những ý tưởng đó, đặc biệt là khi có người bảo bạn không nên làm như vậy. Đó là những gì đã xảy ra với Sara Blakely, người sáng lập Spanx, khi cô có ý tưởng phát minh ra quần tất không chân (footless pantyhose).
“Họ nói những thứ như,“ Chà nếu đó là một ý tưởng hay, tại sao người khác không nghĩ về nó?” Blakely viết trong một bài đăng trên LinkedIn năm 2019. “Một số người cười nhạo tôi, những người khác thì thầm sau lưng tôi’”.
Mặc dù Blakely chưa từng học một lớp kinh doanh hay thiết kế quần áo nào trong đời, nhưng cô tin tưởng vào ý tưởng của mình. Cô biết thất bại là một điều có thể xảy ra, nhưng đó là điều tốt khi cô không để những người phản đối làm mình nản lòng.
Spanx, được thành lập vào năm 2000, hiện là một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la.
3. Luyện kỹ năng nói trước đám đông của bạn.
Không ai sinh ra đã có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Cũng giống như học lái xe ô tô, khả năng nói chuyện tự tin và rõ ràng trước đám đông cần phải thực hành.
Sau khi tốt nghiệp, Buffett đã đăng ký một khóa học thuyết trình trước đám đông của Dale Carnegie. Lớn lên và sợ nói trước đám đông, Ông biết rằng mình cần phải vượt qua nỗi sợ hãi để thành công.
“Tôi không có bằng tốt nghiệp của Đại học Nebraska treo trên tường văn phòng của mình, và tôi cũng không có bằng tốt nghiệp từ Columbia – nhưng tôi có chứng chỉ tốt nghiệp Dale Carnegie của mình được trưng bày một cách tự hào”. Nhà đầu tư tỷ phú viết trong một bài tiểu luận được xuất bản trong cuốn sách năm 2015.
“Khóa học 100 USD đó đã mang lại cho tôi tấm bằng quan trọng nhất mà tôi có” Ông nói thêm. “Nó chắc chắn có tác động lớn nhất đến thành công sau này của tôi”.
4. Tập trung cao độ và không trì hoãn.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mất tập trung cao độ. Và mặc dù điều quan trọng là phải ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhưng những người giàu nhất không trở nên giàu có bằng cách dễ dãi với bản thân và để xảy ra sự trì hoãn.
Trong cuộc phỏng vấn với anh trai Mark tại Summit Series ở Los Angeles, Jeff Bezos đã tiết lộ cách Ông duy trì sự tập trung: ‘Bằng cách chỉ giải quyết một thứ tại một thời điểm’.
“Khi ăn tối với bạn bè hoặc gia đình, tôi không thích làm bất cứ điều gì khác” Ông nói, theo TechCrunch. “Tôi không thích đa nhiệm. Nếu tôi đang đọc email của mình, tôi muốn chỉ đọc nó”.
Elon Musk cũng nằm trong danh sách những người thành đạt có tính tập trung cao độ. Một người bạn thời đại học của Musk, Navaid Farooq, đã gọi CEO Tesla là người “dữ dội” và “kiên định”.
“Khi Elon tham gia vào một thứ gì đó, Ông phát triển mức độ quan tâm đến nó khác với những người khác” Farooq nói, theo cuốn sách “Elon Musk: Tesla, SpaceX và Quest for a Fantastic Future” của tác giả Ashlee Vance. “Đây là điểm khác biệt của Elon Musk với phần lớn người còn lại của nhân loại.”
5. Đọc nhiều sách
Những gì bạn làm trong thời gian rảnh có tác động rất lớn đến thành công của bạn, và một trong những cách tốt nhất để dành thời gian không làm việc của bạn là tiếp thu kiến thức – ngay cả về các chủ đề bên ngoài nghề nghiệp – thông qua sách.
Oprah Winfrey đã viết trong một bài báo trên trang website của mình: “Không gì, không phải một thứ hay hoạt động nào có thể thay thế trải nghiệm của một bài đọc hay – được đưa đến một vùng đất khác, một lĩnh vực khác, thông qua lời nói và ngôn ngữ.
Bà trùm truyền thông cũng đã chia sẻ thói quen đọc sách của mình với thế giới thông qua câu lạc bộ sách nổi tiếng của mình.
Một số ít doanh nhân cũng ghi nhận sự thành công của họ khi đọc sách. Buffett dành 5-6 giờ mỗi ngày để đọc báo và các báo cáo của công ty.
Bill Gates đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Và Mark Cuban đã nói rằng Ông thường đọc “hơn ba giờ hầu như mỗi ngày.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nói về đề tài này quá nhiều hoặc quá ít với Nhà tuyển dụng đều không ổn. Vậy nói chi tiết đến mức nào là ổn? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều nhân sự quan tâm sau một năm 2020 bị ảnh hưởng sự nghiệp vì COVID-19.
Bạn có thể phải xa rời công việc một thời gian bởi các lý do cá nhân, chứ không chỉ bởi dịch bệnh. Ví dụ phải chăm sóc người nhà ốm đau, trông nom con cái những năm đầu đời, theo đuổi bằng cấp hoặc đi du lịch khắp thế giới. Dù nó là gì, thì bây giờ bạn đã sẵn sàng quay trở lại làm việc.
Nhưng thường thì mọi sự không dễ dàng ngay.
Là một ứng viên, bạn sẽ cần trung thực về kinh nghiệm công việc. Cũng như sẵn sàng cho các câu hỏi của Nhà tuyển dụng.
Tất nhiên bạn biết lý do tại sao bạn nghỉ việc một thời gian. Nhưng cách bạn giải thích sự lựa chọn của mình hoặc cách mình sử dụng khoảng trống đó mới là điều đáng nói. Suy cho cùng, bạn đang chạy đua với những ứng viên có thể tự hào rằng họ có kinh nghiệm liên tục cho vị trí đó.
Để tránh bị mắc kẹt trong mớ câu chữ hỗn độn do căng thẳng và nói ngắc ngứ (ai trong chúng ta cũng từng như thế), hãy bước vào cuộc phỏng vấn với tâm thế chủ động cho việc giải thích về khoảng trống nghề nghiệp.
6 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tự tin.
1.Đừng chia sẻ quá đà
Nếu chưa được chuẩn bị kỹ càng, một giây phút hoảng loạn có thể dẫn đến việc bạn chia sẻ quá mức cần thiết.
Liệu một người đã làm công việc văn phòng suốt 10 năm có muốn nghe bạn tường thuật lại chuyến du ký 3 tháng xuyên Việt và 3 tháng ở các nước châu Á khác?
Liệu người phỏng vấn có cần biết bạn đã lên kế hoạch tiêu dùng cho cả chuyến như thế nào? Hoặc động lực chuyến đi là từ một cuộc chia tay tồi tệ? Có lẽ là không.
Các Nhà tuyển dụng cũng không muốn biết bạn đã cáng đáng gia đình, hoặc chăm sóc người nhà bạn suốt 6 tháng vất vả như thế nào, hoặc bạn khốn khổ ra sao suốt thời gian nghỉ việc.
Nếu chẳng may bạn nghỉ việc là do tai nạn hoặc khủng hoảng tâm lý, hãy cẩn thận. Đôi khi mọi người – đặc biệt là những người xa lạ – không biết phải phản ứng ra sao với chuyện đau buồn của người khác, vì vậy, nói ra chỉ làm cuộc phỏng vấn thêm khó xử.
Và bạn chắc chắn không muốn vừa trả lời vừa khóc. Hãy cố gắng giữ những chuyện đó cho riêng mình – hoặc giữa bạn và bác sĩ trị liệu mà thôi.
2. Giải thích
Tuy vậy, không chia sẻ quá mức không có nghĩa là đáp lại bằng sự bí ẩn, thậm chí lờ đi mối quan tâm của người phỏng vấn.
Thay vào đó, hãy giải thích đơn giản. Ví dụ: bạn tạm dừng công việc để dành thời gian cho con cái; cần phải cho bản thân khoảng thời gian nghỉ ngơi sau nhiều năm chịu áp lực cao trong ngành; hoặc bạn có quá ít sự lựa chọn do nhà neo người, hoặc bạn không gặp may do tình hình kinh doanh toàn ngành bị ảnh hưởng… Không có gì phải xấu hổ về việc đó cả.
Nhận được câu trả lời vừa đủ cho thấy bạn không có gì phải che giấu, trốn tránh, sẽ giúp Nhà tuyển dụng cảm thấy yên tâm.
Quan trọng: Có sự khác biệt giữa giải thích và biện minh. Nhớ này, bạn không cần phải biện minh cho việc mình rời bỏ sự nghiệp.
3. Nhấn mạnh những kỹ năng mới
Hãy đề cập đến bất kỳ công việc tình nguyện nào, các lớp học, chứng chỉ, hoặc thậm chí các hội thảo mà bạn đã tham dự trong khoảng thời gian nghỉ việc. Nếu các sự lựa chọn trên đều không phù hợp, hãy nói về một kỹ năng mềm mới.
Các kỹ năng mềm có thể bao gồm giao tiếp – đàm phán, khả năng thích nghi, giải quyết vấn đề, và kỹ năng quan sát. Đưa ra những ví dụ và tình huống có cơ sở cho thấy bạn đã học được cách giao tiếp hiệu quả hoặc tự động thích nghi với các tình huống bất ngờ.
Việc thể hiện bạn tiếp tục phát triển bản thân trong khoảng thời gian nghỉ việc là điều đáng trân trọng, nên đừng quên làm nổi bật điều đó.
4. “Tại sao lại là lúc này?”
Tại sao bạn chọn quay lại làm việc bây giờ, thay vì, một năm nữa chẳng hạn?
Hãy nói lý do ngắn gọn và không cần phải cảm thấy như đang biện minh cho quyết định của mình.
Đơn giản chỉ cần cho Nhà tuyển dụng biết: bạn đã hoàn thành những việc cần làm trong thời gian nghỉ và giờ bạn đã sẵn sàng và hăng hái trở lại làm việc.
5. Hãy tự tin
Bạn cần tự tin 100% vào bản thân. Nếu bạn để lộ sự do dự, người phỏng vấn cũng sẽ cảm thấy không chắc chắn.
Cũng đừng hạ thấp những gì bạn đã làm. Bạn chỉ chăm sóc người nhà ốm? Đó là một nhiệm vụ bận rộn. Bạn chỉ nuôi dạy hai đứa con?
Đó cũng không phải là một việc dễ dàng. Bạn quay lại học hành để lấy bằng thạc sĩ? Đó là một thành tựu lớn. Bạn sở hữu quyết định của bạn, vì thế cứ giải thích thật rõ ràng và tự tin.
6. Bước tiếp
Nếu chẳng may gặp người phỏng vấn hỏi đi hỏi lại đề tài này, sẽ khiến bạn bối rối và tự hỏi: việc giải thích này kéo dài từng nào là đủ?
Nghe này: Chẳng có lý do gì để đào sâu vào khoảng trống thời gian của bạn cả. Nó ở đó trong bản CV của bạn nên bạn cần phải giải thích, nhưng bạn không cần phải nói về nó nhiều hơn một hoặc hai phút.
Một lần nữa, nhắc lại nguyên nhân thật đơn giản, nhấn mạnh những kết quả tích cực nhờ quyết định của bạn, và cho biết vì sao bạn lại sẵn sàng phấn đấu vì sự nghiệp lần nữa. Đừng chia sẻ quá đà hay dành thời gian biện minh cho quyết định của mình.
Nhất là khi khoảng thời gian nghỉ việc ngắn hơn nhiều so với mức độ kinh nghiệm bạn thực sự có – vì thế, khoảng thời gian ngắn ngủi này không thể định nghĩa năng lực của bạn hay những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty.
Hãy khéo léo chuyển sang nói về các thế mạnh, kinh nghiệm trước đây và tất cả những thành tích tuyệt vời mà bạn đã đạt được nhé.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Forbes đã công bố danh sách hàng năm về những người có thu nhập cao nhất trên YouTube, trong đó một lần nữa xuất hiện Ryan Kaji, chủ của kênh nổi tiếng ‘Ryan’s World’. Cậu bé năm nay chỉ mới 9 tuổi.
Ảnh: Brandwatch
Các video của Kaji chủ yếu bao gồm việc mở hộp đồ chơi và các video về các câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng. Và như bạn có thể thấy từ số lượt xem, chúng vẫn cực kỳ phổ biến trên nền tảng, tạo điều kiện cho các cơ hội kiếm tiền rất lớn.
Theo Forbes, Kaji kiếm được 29,5 triệu USD (Khoảng gần 700 tỉ VNĐ) từ các clip trên YouTube vào năm 2020, tăng cũng khá nhiều so với mức 26 triệu USD vào năm ngoái.
Kaji cũng đứng đầu trong danh sách người giàu có của Forbes. Cậu bé cũng dẫn đầu trong năm 2018 với mức 22 triệu USD.
Những người khác trong danh sách kiếm tiền trên YouTube năm 2020 bao gồm Mr Beast, người vừa khởi động một dự án lớn giúp anh mở 300 nhà hàng trên khắp nước Mỹ.
Những nhân vật được yêu thích từ lâu là Dude Perfect và Rhett and Link cũng có tên trong danh sách này cùng với Blippi, Jeffree Star và David Dobrik.
Những người dùng YouTube đầy khao khát và các nhà làm marketing trên YouTube có thể học được khá nhiều điều từ các kênh này, liên quan đến các ghi chú chính của bản trình bày, cách sử dụng hình thu nhỏ, tiêu đề, thời lượng video và hơn thế nữa.
Nhưng có lẽ bài học lớn nhất cần rút ra từ những ngôi sao YouTube này là tính nhất quán. Bất kỳ ai cũng có thể tạo video và tải chúng lên YouTube và khi bạn nhìn vào thứ gì đó như Ryan’s World, bạn có thể nhận xét là kỳ ai cũng có thể tạo các clip tương tự, đơn giản mà không cần nhiều công sức.
Tuy nhiên sự thật lại là rất ít người thực sự làm điều đó – bạn dành thời gian và nỗ lực cần thiết để học chỉnh sửa video, tìm hiểu các yếu tố chính của việc đăng bài trên YouTube và tăng lượng khán giả nhiều đến mức bạn quyên đi một yếu tố chính yếu của kênh đó là tính nhất quán.
Vì làm video thì dễ nhưng làm video hay thì khó. Nó giống như bất kỳ loại hình nghệ thuật nào – bất kỳ ai cũng có thể vẽ một bức tranh, nhưng cần có niềm đam mê và sự cam kết để tạo ra một kiệt tác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook phải gỡ bỏ một số tính năng trên Instagram và Messenger tại châu Âu để tuân thủ quy định quyền riêng tư mới tại đây.
Thay đổi gần đây trong Chỉ thị quyền riêng tư điện tử (ePrivacy Directive) của châu Âu buộc Facebook phải tắt một số tính năng. Thay đổi nhằm ngăn chặn những công ty như Facebook “đào bới” nội dung tin nhắn và metadata cho mục đích quảng cáo.
Các tính năng bị vô hiệu hóa bao gồm: lập bảng khảo sát (poll), sử dụng sticker và bộ lọc thực tế tăng cường trên Instagram, đặt biệt danh cho liên hệ Messenger. Những chức năng chính như nhắn tin, gọi video không bị gỡ bỏ.
Theo Facebook, ePrivacy Directive cũng cấm dịch vụ gọi điện, nhắn tin sử dụng dữ liệu để ngăn chặn, phát hiện và phản hồi với nội dung lạm dụng trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Do đó, công ty không thể kiểm tra nội dung chia sẻ qua Instagram và Facebook có chứa nội dung lạm dụng trẻ em không, dù các hãng công nghệ lớn khác vẫn tiếp tục làm điều này.
Khả năng tự động theo dõi nội dung của Facebook là một đề tài tranh luận căng thẳng giữa công ty và chính phủ toàn cầu.
Tại thời điểm hiện tại, mạng xã hội nộp hàng ngàn báo cáo cho nhà chức trách Mỹ mỗi năm về những kẻ ấu dâm dụ dỗ trẻ em trên mạng và hàng triệu báo cáo khác dựa trên hệ thống tự động phát hiện hình ảnh, video lạm dụng trẻ em.
Các cơ quan bảo vệ trẻ em ước tính 70% báo cáo của Facebook sẽ biến mất nếu công ty cho phép kẻ ấu dâm và nạn nhân liên lạc qua dịch vụ nhắn tin mã hóa đầu cuối mà bản thân Facebook cũng không theo dõi được.
Bất chấp ePrivacy Directive, 5 hãng công nghệ lớn khác (Google, Microsoft, LinkedIn, Roblox và Yubo) cho biết họ vẫn tiếp tục chủ động quét nền tảng tìm nội dung lạm dụng trẻ em. Quyết định của họ được các tổ chức Internet đánh giá cao vì hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên mạng cũng như ngoài đời.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu hệ thống phân phối của Facebook dự đoán nhóm quảng cáo của bạn sẽ không nhận được chuyển đổi nào mà bạn đã tối ưu hóa, bạn có thể điều chỉnh trước khi nhóm quảng cáo bắt đầu chạy.
Nếu hệ thống phân phối của Facebook Ads dự báo rằng nhóm quảng cáo của bạn sẽ không nhận được bất kì chuyển đổi nào mà bạn đã tối ưu hóa. Bạn có thể kiểm tra các hành động sau đây.
Chuyển đổi bạn đang tối ưu hóa có xảy ra đủ thường xuyên không?
Khi tối ưu hóa chuyển đổi, bạn nên chọn một chuyển đổi xảy ra ít nhất khoảng 50 lần một lần. Hệ thống của chúng tôi cần số lượng đó để tìm hiểu.
Hệ thống của Facebook cần tìm hiểu để có thể phân phối quảng cáo của bạn cho đúng người vào thời điểm phù hợp, qua đó giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Quan trọng: Để đạt con số 50 lần, chuyển đổi phải xảy ra trong khoảng thời gian chuyển đổi bạn đã chọn. Ví dụ: nếu khoảng thời gian chuyển đổi cho chuyển đổi mua hàng của bạn là 1 ngày sau khi nhấp vào bài viết và ai đó nhấp vào quảng cáo rồi hoàn tất mua hàng ở thời điểm 3 ngày sau khi nhấp, thì chuyển đổi đó sẽ không được tính vào con số 50 này.
Nếu theo dự đoán, nhóm quảng cáo của bạn không nhận được chuyển đổi nào, thì có thể bạn đã không chọn tối ưu hóa cho một chuyển đổi xảy ra đủ thường xuyên. Để tìm ra chuyển đổi phù hợp, hãy xem dữ liệu trên Facebook Pixel của bạn.
Xem số lần từng sự kiện xảy ra mỗi tuần. Nếu thấy bất kỳ sự kiện pixel nào bị thiếu số lần chuyển đổi, thì trước tiên bạn nên tập trung vào việc thu hút lưu lượng truy cập trang web và xây dựng cơ sở khách hàng.
Sau đây là một số cách tạo nhóm quảng cáo mà bạn nên thử nếu Facebook dự đoán nhóm quảng cáo của bạn sẽ không nhận được chuyển đổi nào:
Tối ưu hóa chuyển đổi phổ biến hơn:
Giả sử bạn quan tâm nhất đến số lượt mua hàng thì việc tối ưu hóa ngay cho số lượt mua hàng có thể thật hấp dẫn. Tuy nhiên, số lượt mua hàng là loại chuyển đổi hiếm nhất.
Nếu hệ thống dự đoán bạn sẽ không nhận được chuyển đổi nào trong số các chuyển đổi đã chọn, hãy thử tối ưu hóa một chuyển đổi phổ biến hơn.
Ví dụ: thay vì tối ưu hóa số lượt mua hàng, hãy tối ưu hóa số lượt thêm vào giỏ hàng hoặc số lượt xem trang.
Cả hai sự kiện đều có nhiều khả năng dẫn đến mua hàng hơn việc ai đó tương tác với một bài viết trên Trang, nhưng có thể xảy ra đủ thường xuyên để Facebook có thể liên tục giúp bạn thu được kết quả đó. Giao dịch mua có thể không diễn ra.
Tối ưu hóa số lượt xem trang đích:
Sự kiện chuyển đổi này mang lại lưu lượng truy cập chất lượng cao hơn so với số lượt click vào liên kết vì lượt xem trang đích chỉ xảy ra khi trang (mà bạn muốn chuyển mọi người đến) tải.
(Nếu ai đó nhấp vào một liên kết, nhưng sau đó đóng lại trước khi trang tải, thì chúng tôi vẫn tính đó là một lượt click vào liên kết, chứ không phải là lượt xem trang đích.) Tuy nhiên, sự kiện này vẫn phổ biến hơn hầu hết các sự kiện chuyển đổi khác.
Bạn nên chọn sự kiện này nếu cần thu hút thêm lưu lượng truy cập vào trang web và xây dựng cơ sở khách hàng.
Nếu bạn đang thử tất cả các sự kiện này nhưng Facebook vẫn dự đoán bạn sẽ không nhận được chuyển đổi nào, thì vấn đề có thể nằm ở chỗ khác.
Chiến lược giá thầu, nội dung, nhắm mục tiêu và/hoặc ngân sách có thể đang làm cản trở bạn phải không?
Nếu bạn đã thử thay đổi chuyển đổi mà mình đang tối ưu hóa và vẫn bị dự đoán không nhận được chuyển đổi nào, thì có thể vấn đề nằm ở cách bạn kết hợp các yếu tố.
Bởi vậy, bạn có thể phải thử nghiệm nhiều cách kết hợp để điều chỉnh:
Nhắm mục tiêu
Nếu tùy chọn nhắm mục tiêu của bạn không đủ phù hợp hoặc quá hẹp, thì đó có thể là lý do khiến nhóm quảng cáo của bạn được dự đoán là sẽ không nhận được chuyển đổi nào.
Nhắm mục tiêu không đủ liên quan
Để cải thiện sự phù hợp của tùy chọn nhắm mục tiêu, hãy tự hỏi mình những câu như:
Khách hàng của tôi ở đâu? Nếu bạn là doanh nghiệp địa phương hoặc chỉ có thể giao hàng đến những nơi nhất định, đừng nhắm mục tiêu toàn bộ quốc gia. Hãy nhắm mục tiêu khu vực địa phương của bạn hoặc các khu vực bạn có thể giao hàng.
Khách hàng của tôi là ai? Hãy suy nghĩ về những đặc điểm cơ bản chung của khách hàng. Liệu họ già hơn hay trẻ hơn? Họ có thể thuộc giới tính cụ thể nào? Họ có thể sống đâu?
Khách hàng của tôi nói ngôn ngữ nào? Facebook không dịch nội dung quảng cáo của bạn sang ngôn ngữ khác, vì vậy hãy đảm bảo đối tượng bạn đang nhắm mục tiêu có thể đọc quảng cáo của bạn bằng cách sử dụng các lựa chọn nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ thích hợp.
Nếu tôi hiểu rõ hơn Facebook về một kiểu nhắm mục tiêu nhất định thì sao?
Điều này có thể rất khó xác định trong mọi trường hợp, nhưng khi bạn nghĩ rằng mình có thông tin mà chúng tôi không có, bạn nên cung cấp thông tin đó thông qua nhắm mục tiêu nhằm giúp Facebook tìm những người phù hợp nhất để hiển thị quảng cáo của bạn.
Nếu bạn không nghĩ rằng mình biết rõ hơn Facebook thì bạn không nên thêm thông tin đó vào tiêu chí nhắm mục tiêu của mình.
Lưu ý rằng hệ thống phân phối của Facebook đang cố gắng hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng mang lại cho bạn chuyển đổi đã chọn dù bạn nhắm mục tiêu rộng đến mức nào.
Do đó, các lựa chọn nhắm mục tiêu phức tạp quá mức gây hạn chế cho hệ thống phân phối của chúng tôi có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả.
Tôi có đang loại trừ đối tượng một cách chiến lược không? Việc thêm các tiêu chí nhắm mục tiêu bổ sung rất hữu ích, nhưng cũng đừng bỏ qua khả năng loại trừ. Khi làm như vậy, bạn sẽ giúp Facebook tìm kiếm những người phù hợp nhanh hơn.
Tôi có nên sử dụng ‘Thông tin chi tiết về đối tượng’ làm hướng dẫn không?
Nếu bạn thực sự không chắc nên nhắm mục tiêu ai nhưng cũng không muốn để hệ thống phân phối của Facebook quyết định vấn đề tối ưu hóa, hãy sử dụng ‘Thông tin chi tiết về đối tượng’.
Công cụ này sẽ hiển thị cho bạn thông tin phù hợp về đối tượng mục tiêu, giúp bạn tinh chỉnh tiêu chí nhắm mục tiêu cũng như nội dung của mình.
Tôi có đang nhắm mục tiêu quá hẹp không? Hãy cân nhắc sử dụng tùy chọn mở rộng nhắm mục tiêu để cải thiện hiệu quả ở mức chi phí trên mỗi kết quả thấp hơn đối với một số mục tiêu chiến dịch.
Và sử dụng các sản phẩm như:
Đối tượng tùy chỉnh từ trang web.
Nhắm mục tiêu những người đã truy cập và thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn có thể giúp tìm thấy những người có khả năng chuyển đổi.
Đây là một công cụ tuyệt vời vì bạn không cần liên tục tải lên các tệp mới – Facebook sẽ duy trì cập nhật cho đối tượng của bạn dựa trên những người truy cập trang web của bạn.
Đối tượng tương tự.
Nếu đã sử dụng Đối tượng tùy chỉnh trên nhóm quảng cáo, bạn có thể đã khiến đối tượng bị bão hòa (nghĩa là những người trong đối tượng đó không còn phản hồi quảng cáo của bạn nữa).
Để nhân rộng sự thành công, hãy xem xét sử dụng đối tượng đó làm nguồn cho đối tượng tương tự để tìm những người tương tự như trong đối tượng nguồn của bạn.
Nhắm mục tiêu chi tiết.
Nhắm mục tiêu mọi người dựa trên sở thích của họ (chứ không chỉ thông tin nhân khẩu học) thường mang lại hiệu quả cao hơn cho tối ưu hóa chuyển đổi.
Bạn cũng có thể nghĩ về những đặc điểm mà đối thủ cạnh tranh có thể nhắm mục tiêu và cũng sử dụng (để cạnh tranh) hoặc tránh sử dụng các đặc điểm đó (để tạo sự khác biệt cho chính mình). Bạn nên sử dụng kết hợp tùy chọn này với tùy chọn mở rộng nhắm mục tiêu.
Nhắm mục tiêu quá hẹp
Cách mở rộng đối tượng:
Đảm bảo bạn đang nhắm mục tiêu mọi vị trí mà sản phẩm/dịch vụ của mình có thể được giao/sử dụng.
Tận dụng khả năng của hệ thống nhắm mục tiêu của Facebook để giúp bạn tìm khu vực đông dân gần doanh nghiệp hoặc phân phối quảng cáo của bạn trên toàn thế giới hoặc trong khu vực.
Hành động này có thể mở rộng rất nhiều phạm vi tiếp cận của chiến dịch, mang lại hàng loạt kết quả mới (và có thể tốt hơn).
Hợp nhất các nhóm quảng cáo để bạn có đối tượng lớn hơn cho mỗi nhóm.
Chiến dịch có quá nhiều nhóm quảng cáo tương tự có thể dẫn đến chồng chéo đấu giá (nghĩa là các nhóm quảng cáo tham gia cùng một phiên đấu giá nên Facebook phải loại bỏ một nhóm) hoặc quá ít dữ liệu cho mỗi nhóm quảng cáo (dưới 50 sự kiện tối ưu hóa khuyến nghị mỗi tuần).
Nếu nhóm quảng cáo của bạn (theo dự đoán không nhận được chuyển đổi nào) sẽ được nhắm mục tiêu đối tượng tương tự với các nhóm quảng cáo khác của bạn hoặc được tối ưu hóa cho cùng một kết quả, hãy cân nhắc kết hợp các nhóm quảng cáo đó và ngân sách của chúng. Điều này có thể giúp thúc đẩy quá trình phân phối, qua đó có thêm chuyển đổi.
Hãy đảm bảo xem ‘Thông tin chi tiết về phân phối’ để tìm hiểu xem chồng chéo đấu giá có gây ra vấn đề về hiệu quả không hoặc kiểm tra xem đối tượng chồng chéo trước bao lâu bằng cách sử dụng công cụ chồng chéo đối tượng.
Loại bỏ các hạn chế nhắm mục tiêu không cần thiết.
Nếu bạn đã sử dụng tùy chọn Thu hẹp đối tượng hoặc Thu hẹp hơn nữa trong phần “Nhắm mục tiêu chi tiết” của công cụ tạo nhóm quảng cáo, hãy xem xét chuyển các sở thích đó đến phần “Bao gồm” thông thường.
Điều này nghĩa là mọi người sẽ chỉ phải đáp ứng một trong các tiêu chí của bạn chứ không phải tất cả, để được đưa vào đối tượng. Nếu bạn đang loại trừ bất cứ ai không cần thiết, hãy xóa cả hạn chế đó.
Nếu bạn đang sử dụng ‘Đối tượng tùy chỉnh’ hoặc ‘đối tượng tương tự’, Facebook khuyên bạn không nên sử dụng bất kỳ tùy chọn nhắm mục tiêu bổ sung nào lên đầu tiên. Tối thiểu, hãy thử mở rộng tùy chọn nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học nếu điều đó có ý nghĩa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tại Zalo AI Summit lần 4 diễn ra tại TP.HCM ngày 20/12, trợ lý Tiếng Việt Kiki do Zalo AI phát triển đã chính thức ra mắt.
Trong sự kiện, Kiki cũng được trình diễn trên dòng xe cao cấp Maserati Levante và loa thông minh.
Đội ngũ làm sản phẩm mất hơn 2 năm nghiên cứu và xây dựng Kiki từ xuất phát điểm số 0 về kinh nghiệm và tri thức trong lĩnh vực AI.
Đến nay, Kiki là trợ lý ảo duy nhất của Việt Nam được giới thiệu đến tập người dùng lớn khi có thể sử dụng trên các thiết bị phần cứng như trên ôtô, loa thông minh và chạy trên ứng dụng nghe nhạc Zing MP3.
Chia sẻ về chặng đường ấp ủ giấc mơ trợ lý ảo tiếng Việt, do người Việt tự chủ và phục vụ cho chính người Việt, ông Vương Quang Khải – Senior EVP của VNG, Chủ tịch Zalo cho biết: “Với tốc độ truyền tải thông điệp mà không có bất kỳ cách nhập liệu nào có thể so sánh, phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất giữa con người và máy tính chính là giọng nói tự nhiên.
Trong 5-10 năm tới, giọng nói sẽ trở thành công cụ để con người giao tiếp chính với máy tính”.
Trí tuệ nhân tạo đã và đang chứng minh những tác động lớn với cuộc sống con người bằng việc thay đổi cách thức vận hành những tác vụ quen thuộc trong cuộc sống. Kiki được kỳ vọng mang đến cho người Việt Nam cuộc sống đơn giản hơn, thông minh hơn nhưng lại ít tốn thời gian, công sức hơn.
Trong quá khứ, để thực hiện những việc đơn giản như nghe nhạc, đọc tin, người Việt tốn quá nhiều thời gian thao tác hoặc mò từng trang web. Với Kiki, đáp án được đưa đến cho người dùng ngay khi kết thúc yêu cầu. Thậm chí, người dùng có thể yêu cầu Kiki thực hiện ngay cả khi bản thân đang làm các việc khác.
Việc giao tiếp bằng giọng nói mang đến trải nghiệm rảnh tay giúp Kiki phát huy lợi thế lớn trên ôtô. Người cầm lái được trải nghiệm cảm giác an toàn khi lái xe, đặc biệt trên các dòng xe cao cấp như Maserati vốn đòi hỏi cao về chuẩn an toàn.
Kiki trên Maserati có thể cung cấp thông tin nhanh chóng như đường đi, quán ăn, trạm xăng, thời tiết tại khu vực mà người dùng quan tâm.
Ngoài ra, thói quen nghe nhạc, nghe tin tức của người lái xe cũng được Kiki phục vụ tốt chỉ với các câu lệnh đơn giản như: Mở nhạc, Tắt nhạc, Mở bài hát bất kỳ, Tìm và phát nhạc theo lời bài hát, Thông tin về bài hát đang phát, Đọc tin tức…
Kiki trên ôtô có thể cung cấp nhiều thông tin thú vị khác như: Giá cả, kết quả xổ số hoặc trả lời những câu hỏi kiến thức cho người dùng như Tổng thống Mỹ là ai, vì sao bầu trời màu xanh…
Trên loa thông minh, Kiki có thể xem là trợ lý ảo cho cuộc sống hàng ngày, tích hợp đầy đủ các chức năng giúp cuộc sống thuận tiện hơn như nghe nhạc, kể chuyện, nghe tin tức, làm toán, quy đổi ngoại tệ, ghi chú, đặt lịch và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu người dùng…
Xây dựng trợ lý ảo với khả năng hiểu và thực hiện theo ý muốn của con người thông qua lời nói là đích đến của nhiều công ty AI.
Trên thế giới, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đều có những nền tảng trợ lý ảo của mình như Alexa của Amazon, Siri của Apple hay Google Assistant của Google… Tuy nhiên, đa phần trợ lý này chỉ hỗ trợ tiếng Anh.
Kiki ra đời trong bối cảnh AI đang phát triển nhanh chóng thể hiện khát vọng và trình độ của các kỹ sư Việt Nam không thua kém bạn bè thế giới. Điều này đã và đang góp phần cổ vũ các nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI ở Việt Nam.
Trợ lý ảo Kiki được xây dựng dựa trên nhiều công nghệ tiên tiến nhất hiện nay mà thế giới đang áp dụng, trong đó có thể kể đến công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) và Knowledge Graph (Biểu đồ tri thức), dựa trên nền tảng Big Data (Dữ liệu lớn) để thực hiện những tác vụ quan trọng như hiểu tiếng nói, phân tích ngữ nghĩa và giả lập giọng nói dành cho tiếng Việt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Just Eat – Chiến dịch: “Did somebody say Just Eat”
Rapper, Snoop Dogg được cho là đã được trả 5,3 triệu bảng để xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo của Just Eat, nhưng đó có vẻ như là một khoản đầu tư tốt cho gã khổng lồ takeaway này nếu xét đến hiệu suất của nó vào năm 2020.
Đơn đặt hàng của thương hiệu này tại Anh trong quý 3 đã tăng 43% lên 46,4 triệu so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tính đến thời điểm hiện tại, đơn đặt hàng từ Anh đã tăng 27% lên 123,2 triệu do các hạn chế của Covid-19 đã thúc đẩy hành vi takeaway.
Được phát hành vào tháng 5, quảng cáo với Snoop Dogg phù hợp với hỗn hợp truyền thông rộng lớn hơn của thương hiệu, giúp đưa khái niệm ‘Did somebody say Just Eat?’ lên một tầm cao mới.
Quảng cáo do McCann London xây dựng, đã bị hoãn lại 5 tuần khi các marketer của Just Eat hiểu được tâm trạng lúc bấy giờ của cả nước.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 500 người tiêu dùng để xem liệu họ có ở trong tâm trí thích hợp cho một số quảng cáo nhẹ nhàng trong ‘thời gian nóng’ của đại dịch hay không. Câu trả lời là tràn ngập tiếng cười sảng khoái.
Giám đốc marketing (CMO) của thương hiệu tại Vương quốc Anh, Matt Bushby, mô tả việc chuyển từ thông điệp hỗ trợ và cung cấp thông tin về lệnh đóng cửa sang một chiến dịch ăn mừng, nhẹ nhàng như một “bước thay đổi” cho thương hiệu.
Quảng cáo được kéo dài với các đoạn giới thiệu dài 15 giây và bao gồm nội dung đặt trước trên Snapchat, YouTube, TikTok và nền tảng trò chơi Twitch, bổ sung cho chiến lược quảng bá truyền hình và tài trợ rộng rãi hơn. Chỉ riêng trên YouTube, video đã được xem 9,5 triệu lần xem.
Nhận thức về quảng cáo của Just Eat đã tăng từ điểm số 29,4 vào tháng 5 lên 37,1 vào tháng 11. Thương hiệu cũng đã vượt qua các đối thủ của mình là Deliveroo (27,4 điểm nhận biết quảng cáo trong tháng 11) và Uber Eats (18,5). Theo YouGov BrandIndex
Starbucks – Chiến dịch: “Every name’s a story”
Vào đầu năm nay, Starbucks đã tung ra chiến dịch ‘Every name’s a story’, một quảng cáo dựa trên thông tin chi tiết về việc một số người chuyển giới thử để người khác gọi tên của họ tại các cửa hàng Starbucks.
Chiến dịch được xây dựng bởi Iris dựa trên thực tế là Starbucks thường hỏi mọi người tên của họ khi gọi món, sau đó họ sẽ gọi tên đó khi đồ uống đã sẵn sàng. Chiến dịch đã giành được giải thưởng quảng cáo đa dạng hàng năm của Channels 4’s vào năm 2019.
Starbucks đã làm việc với những người chuyển giới trong suốt quá trình thực hiện để kể câu chuyện về một cậu bé chuyển giới trẻ đang đấu tranh để tìm cách thoát khỏi một thế giới vốn có rất nhiều thành kiến. Họ “ngại” khi phải gọi tên những người chuyển giới.
Tuy nhiên, chỉ khi bước vào các cửa hàng của Starbucks và nghe thấy ai đó gọi tên mình, cậu ta mới cảm thấy thực sự được nhìn thấy mình.
Khi thế giới ngày càng trở nên “xa lánh” với những người chuyển giới, Starbucks đã bình thường hóa trải nghiệm đó cho cộng đồng, họ đảm bảo rằng một câu chuyện chân thật nhất đang được kể lại.
Đối với nhiều người, cảm hứng được tạo ra bằng việc một thương hiệu lớn đã chọn cách kể một câu chuyện chuyển giới theo một cách thức gần gũi và đơn giản nhất.
Người chuyển giới hầu như không được thể hiện trên các phương tiện truyền thông (chỉ 0,3% quảng cáo có người chuyển giới theo một nghiên cứu của Channels 4’s) nhưng trong chiến dịch này, Starbucks đã làm hoàn toàn ngược lại.
Thương hiệu cũng bắt đầu hợp tác với Mermaids – một tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh nhằm hỗ trợ trẻ em, thanh niên và gia đình về giới tính – họ quảng cáo để gây quỹ từ thiện 100.000 bảng Anh bằng cách bán những chiếc bánh quy cầu vồng trong các cửa hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Telegram là một ứng dụng đặc biệt nhấn mạnh về sự riêng tư, không bán quảng cáo hay dữ liệu vẫn sống khỏe với hàng trăm triệu người dùng.
Telegram – Không bán quảng cáo hay dữ liệu vẫn sống khỏe với hàng trăm triệu người dùng
Telegram ra đời năm 2013 bởi hai anh em tên Pavel Durov và Nikolai. Năm 2006, Pavel Durov từng được xem như là Mark Zuckerberg của Nga khi sáng lập nên mạng xã hội VKontakte (VK).
Mạng xã hội này khá phổ biến ở Nga, tuy nhiên sau khi chính phủ của Vladimir V. Putin siết chặt kiểm soát VK và đưa ra một số yêu cầu tiết lộ thông tin thì Pavel Durov đã không còn cảm thấy an toàn ở Nga, thế nên ông rời đi.
“Bản thân tôi không tin tưởng vài khái niệm quốc gia”, Durov nói. Ông bán hết số cổ phần còn lại của mình ở VK cho hãng Mail.ru và rời khỏi Nga vào năm 2014 với số tiền khoảng 300 triệu USD trong túi.
Khi đã ra nước ngoài, ông tiếp tục phát triển Telegram và đến giờ, ông cùng với một nhóm các kĩ sư phần mềm luôn di chuyển giữa các nước mà không có điểm đến cố định.
Tuần này nhóm có thể ở Paris, vài tuần sau có thể đã sang Singapore làm việc, rồi tuần sau nữa có thể sang Dubia (hiện tại họ đang đóng ở Dubai nhưng sẵn sàng đổi vị trí nếu luật pháp thay đổi). Durov cũng có passport của St. Kitts and Nevis, một quốc gia ở vùng Caribbean.
Trên website của Telegram, họ nói rằng đa số các lập trình viên quan trọng của Telegram đến từ St. Petersburg, thàn phố nổi tiếng với các nhân sự IT giỏi.
Nikolai Durov là người đã tạo nên giao thức MTProto, một giao thức mới hoàn toàn cho việc trao đổi tin nhắn, trong khi Pavel Durov cung cấp hỗ trợ tài chính và hạ tầng thông qua quỹ Digital Fortress (Pháo Đài Số).
MTProto được cho là sẽ đảm bảo độ an toàn, chống hack tốt và có thể hoạt động nhanh trên nhiều hạ tầng máy chủ khác nhau trải dài ở nhiều quốc gia, trong nhiều data center.
Telegram có đăng kí thành lập công ty ở Mỹ và Anh nhưng không tiết lộ địa chỉ văn phòng hay pháp nhân đứng ra thuê vì muốn “bảo vệ nhóm phát triển khỏi những ảnh hưởng không cần thiết” và để bảo vệ người dùng khỏi các yêu cầu về truy xuất dữ liệu từ chính phủ các nước.
Telegram nói rằng họ không bao giờ bán quảng cáo hay bán dữ liệu của bạn. “Chúng tôi tin vào ứng dụng chat nhanh, bảo mật và 100% free”. Pavel Durov cung cấp cho Telegram một khoảng tiền “rộng rãi nên chúng tôi khá đủ tiền để hoạt động vào lúc này.
Nếu số tiền tài trợ cho Telegram cạn đi, chúng tôi sẽ đưa ra một số tùy chọn nâng cao để bạn giúp chúng tôi vận hành hạ tầng và trả lương cho các lập trình viên. Nhưng kiếm lợi nhuận chưa bao giờ là mục đích cuối cùng của Telegram”.
Với Telegram, có 2 thứ quan trọng nhất:
Bảo vệ cuộc hội thoại của bạn những bên có thể xem lén, ví dụ như các hacker, công ty, nhà tuyển dụng và bất kì bên nào khác muốn xem được nội dung chat của bạn
Bảo vệ dữ liệu riêng tư của bạn khỏi các bên thứ ba như nhà quảng cáo, marketer…
Năm 2018, Telegram công bố kế hoạch gọi vốn thông qua việc bán các token ra thị trường (ICO) với tên gọi Gram – đây cũng là một loại tiền mã hóa (cryptocurrency).
Tuy nhiên, năm 2019 Ủy ban chứng khoán Mỹ đã yêu cầu Telegram dừng việc này vì đã không đăng kí việc mở bán 1,7 tỉ USD đồng token. Hiện tại vụ việc vẫn đang được xử lý tiếp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link