Skip to main content

Gmail lại gặp lỗi tại nhiều quốc gia

Dịch vụ email của Google lại gặp vấn đề, chỉ vài ngày sau khi hàng loạt dịch vụ của hãng lỗi toàn cầu.

Rạng sáng 16/12 (giờ Việt Nam), ứng dụng Gmail gặp lỗi với nhiều người dùng ở Nhật và Mỹ.

Trên dịch vụ báo cáo lỗi Internet DownDetector, lượng báo lỗi cho Gmail tăng vọt vào khoảng hơn 5h sáng. Ngoài Gmail, nhiều người dùng cũng báo lỗi không thể tìm kiếm với Google.

Theo bản đồ của DownDetector, các báo lỗi chủ yếu được gửi từ Mỹ, Nhật Bản và Australia, và rải rác ở một số nước châu Âu.

Trả lời The Verge, Google xác nhận một lượng lớn người dùng Gmail cho biết nhận được thông báo lỗi, độ trễ cao và một số lỗi khó hiểu khác khi dùng dịch vụ này. Công ty cũng cho biết sự cố đã được khắc phục, và đang điều tra nguyên nhân.

ProtonMail, dịch vụ email nổi tiếng về tính bảo mật nhận định sự cố này còn nghiêm trọng hơn những gì mà Google phải hứng chịu vào đầu tuần, khi hàng loạt dịch vụ của họ gặp vấn đề.

“Quan sát của chúng tôi cho thấy so với sự cố lần trước, nhiều email gửi tới Gmail đã bị mất vĩnh viễn trong lần này. Nếu bạn bị ảnh hưởng, hãy gửi lại các email đó”, dịch vụ này viết trên tài khoản Twitter của mình.

Ngoài Gmail, dịch vụ chơi game đám mây Stadia của Google cũng gặp vấn đề ở cùng thời điểm, nhưng không rõ chúng có liên quan với nhau không. Google cho biết sự cố với Stadia đã được khắc phục sớm hơn.

Đây là lần thứ hai trong tuần dịch vụ của Google gặp vấn đề. Tối 14/12, hàng loạt dịch vụ của Google như Gmail, Drive, YouTube đã bị gián đoạn vài giờ.

Khi đó, nhiều người dùng phản ảnh việc họ không thể xem được các video trên YouTube. Khi bấm vào ứng dụng, người dùng sẽ nhận thấy thông báo “đã xảy ra sự cố với máy chủ”. Các ứng dụng văn phòng của Google cũng không hoạt động, gây khó khăn cho nhiều người.

“Gần đến giờ phải gửi file cho khách mà Google Docs bị lỗi, làm thế nào bây giờ”, Khánh Vy, nhân viên văn phòng ở TP.HCM than thở lúc gần 19h.

Sau hơn 90 phút, vào khoảng 20h ngày 14/12, Google thông báo các sự cố đã được khắc phục. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn chia sẻ trên Twitter về khó khăn khi đăng nhập dịch vụ trong khoảng 15 phút sau đó.

Tài khoản Twitter của dịch vụ Google Cloud cho biết họ đã “gặp vấn đề với hệ thống xác thực” trong khoảng 45 phút trước khi xử lý xong sự cố nói trên.

Theo Guardian, lỗi có thể xảy ra với công cụ xác thực của Google. Đây là công cụ cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ của công ty, cũng như dùng tài khoản của Google để đăng nhập các dịch vụ khác.

Google không công bố số lượng người bị ảnh hưởng vì sự cố ngày 14/12. Tuy nhiên trên DownDetector, số lượng báo lỗi cho mỗi dịch vụ lên tới trên 50.000. Lượng người thực sự bị ảnh hưởng lớn hơn thế rất nhiều.

Theo báo cáo thường niên của Alphabet, công ty mẹ Google, các dịch vụ Gmail, Chrome, Drive, Maps hay YouTube đều có trên 1 tỷ người dùng hàng tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Marketing thương mại là gì? Hiểu về Marketing thương mại

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Marketing thương mại (Trade Marketing) trong ngành Marketing như: Marketing thương mại là gì, làm Marketing thương mại là làm những công việc gì, bản chất của Marketing thương mại và hơn thế nữa.

marketing thương mại là gì
Marketing thương mại là gì?

Nằm trong bức tranh lớn hơn là Marketing, Marketing thương mại là một phần không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ (Retail) vốn bán hàng thông qua các cửa hàng (vật lý) hay các đại lý phân phối trung gian.

Các nội dung sẽ được phân tích về chủ đề Marketing thương mại trong bài bao gồm:

  • Marketing thương mại là gì?
  • Mục tiêu của Marketing thương mại là gì?
  • Tầm quan trọng của Marketing thương mại.
  • Marketing thương mại hoạt động như thế nào.
  • Làm Marketing thương mại là làm những công việc gì hay các hình thức chính của Marketing thương mại?
  • Bản chất của Marketing thương mại.
  • Sự khác biệt giữa Marketing thương mại và bán hàng cá nhân là gì?
  • Một số chiến lược Marketing thương mại cho năm 2022.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ để về Marketing thương mại.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Marketing thương mại là gì?

Marketing thương mại trong tiếng Anh có nghĩa là Trade Marketing.

Marketing thương mại hay còn được gọi là marketing doanh nghiệp (business-to-business marketing), là khái niệm đề cập đến cách một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động marketing với mục tiêu là làm thoả mãn nhu cầu của các nhà bán lẻ (Retailer), nhà phân phối (Distributor) hay nhà bán buôn (Wholesaler) thay vì là người tiêu dùng cuối (end-consumer).

Marketing thương mại gắn liền với các cửa hàng (vật lý) và được xem là một hình thức marketing truyền thống (ngoại tuyến / offline), tức Traditional Marketing.

Marketing thương mại là một phần của ngành Marketing, bạn có thể tìm hiểu toàn cảnh về ngành Marketing tại: marketing là gì

Mục tiêu của Marketing thương mại là gì?

Mục tiêu của Marketing thương mại là gì?
Mục tiêu của Marketing thương mại là gì?

Cũng tương tự như bất kỳ chiến lược hay phương thức làm marketing nào khác như Performance Marketing hay Brand Marketing, marketing thương mại cũng hướng tới các mục tiêu riêng.

Dưới đây là các mục tiêu mà marketing thương mại thường hướng tới.

  • Thúc đẩy nhu cầu (nhập và bán hàng) của các đối tác có trong chuỗi cung ứng cũng như những người mua sắm (tại cửa hàng).

Sở dĩ marketing thương mại còn có một cái tên khác là marketing doanh nghiệp vì mục tiêu của phương thức này là hướng tới các doanh nghiệp trung gian có trong chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng.

Thông qua các hoạt động như chiết khấu hay sự kiện tại điểm bán, doanh nghiệp muốn các đối tác của họ có thêm động lực để phục vụ khách hàng và bán hàng cho người tiêu dùng cuối. Những người mua sắm tại cửa hàng cũng bị tác động lên nhu cầu bởi điều này.

  • Đưa sản phẩm tới trước mặt khách hàng.

Các hoạt động marketing thương mại thường gắn liền với các điểm bán, nơi có nhiều khách hàng qua lại, đây chính là lúc các sản phẩm của doanh nghiệp có cơ hội “tiếp xúc” với khách hàng mục tiêu.

  • Giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường thông qua mối quan hệ bền vững với các đối tác trung gian.

Một mục tiêu khác của marketing thương mại đó là giúp các đối tác trung gian tích cực giới thiệu và bán các sản phẩm của họ (thay vì là của đối thủ cạnh tranh).

Trong ngành bán lẻ (Retail), khi mỗi nhà phân phối cùng lúc bán vô số các sản phẩm tương tự nhau tới cùng một tệp khách hàng, việc khiến họ để ý nhiều hơn đến các sản phẩm của doanh nghiệp là rất cần thiết.

Tầm quan trọng của marketing thương mại.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chẳng hạn như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hay các doanh nghiệp bán lẻ (Retailer), họ dựa vào các đối tác trung gian trong chuỗi cung ứng để bán sản phẩm của họ.

Trong một chuỗi cung ứng tiêu chuẩn, nhà sản xuất sẽ vận chuyển sản phẩm của họ đến nhà phân phối (Distributor), nhà phân phối sẽ bán lại cho nhà bán buôn (Wholesaler), nhà bán buôn này bán cho nhà bán lẻ (Retailer), và cuối cùng, nhà bán lẻ sẽ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối (end-consumer).

Trong một thị trường bão hòa hay nơi mà có quá nhiều sản phẩm tương đồng nhau được bán cho cùng một phân khúc khách hàng, khi khách hàng hay người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn thay thế, việc bán được hàng càng trở nên khó khăn hơn.

Để cạnh tranh, các nhà sản xuất cần phải xây dựng mối quan hệ bền chặt với các đối tác trung gian chẳng hạn như nhà bán lẻ, cũng như gây được sự chú ý từ những người mua hàng, đây chính là lúc marketing thương mại phát huy vai trò của nó.

Marketing thương mại đặc biệt quan trọng đối với các nhà sản xuất hàng đóng gói tiêu dùng (CPG), khi họ hầu như là dựa hoàn toàn vào chuỗi cung ứng.

Tất cả các chỉ số như doanh số bán hàng, biên lợi nhuận, thị phần và hơn thế nữa đều phụ thuộc vào các trung gian có trong toàn chuỗi giá trị.

Marketing thương mại hoạt động như thế nào.

Một khi đã thực sự hiểu marketing thương mại là gì, các doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai hoạt động này với các bước đơn giản bên dưới.

  • Bước 1: Doanh nghiệp sẽ cần phải tuyển dụng một vị trí liên quan đến marketing thương mại chẳng hạn như Trade Marketing Manager để thực thi và giám sát toàn bộ các hoạt động liên quan.
  • Bước 2: Nhóm marketing thương mại này sẽ chịu trách nhiệm tạo ra một bản kế hoạch marketing (Marketing Plan) và chiến lược thương hiệu nhắm mục tiêu cụ thể đến các doanh nghiệp hay đối tác khác trong chuỗi cung ứng.
  • Bước 3: Thực thi và đo lường kết quả.

Một chiến lược marketing thương mại hiệu quả vừa giúp phân biệt các sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ, giúp khách hàng nhận diện sản phẩm tốt hơn, vừa tạo ra mối quan hệ bền chặt, cùng có lợi với các đối tác.

Làm marketing thương mại là làm những công việc gì hay các hình thức chính của marketing thương mại?

Làm marketing thương mại là làm những công việc gì hay các hình thức chính của marketing thương mại?
Làm marketing thương mại là làm những công việc gì hay các hình thức chính của marketing thương mại?

Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng kinh doanh cụ thể hay từng mục tiêu của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn các hình thức làm marketing thương mại khác nhau.

Dưới đây là một số hình thức marketing thương mại mà bạn có thể tham khảo.

Trade Shows – Các sự kiện thương mại.

Phương thức marketing thương mại đầu tiên và cũng là hình thức lâu đời và phổ biến nhất đó là tham dự các sự kiện thương mại thường được tổ chức bởi các cơ quan xúc tiến thương mại (chính phủ) hoặc các tổ chức tư nhân khác.

Bằng cách đăng ký các gian hàng và trưng bày sản phẩm, các doanh nghiệp vừa có thể giới thiệu sản phẩm vừa có cơ hội tìm kiếm các đối tác bán hàng khác.

Trade Promotions – Xúc tiến thương mại.

Một lần nữa, các nhà sản xuất trong các ngành hàng khác nhau thường lựa chọn các ưu đãi khác nhau cho các đối tác kinh doanh hay khách hàng của họ như nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối để tối đa hoá doanh số bán hàng.

Một số hình thức của Trade Promotions bao gồm:

  • Các chương trình khuyến mãi liên quan đến giá có thể nhìn thấy như phiếu giảm giá (coupon), hàng dùng thử (hàng mẫu, sampling), giảm giá, ưu đãi mua một tặng một hay các chương trình tặng quà khác, v.v.
  • Các kỹ thuật xây dựng nhận diện thương hiệu tại điểm bán: (Point of Sale Merchandising), Off-shelf branding.
  • Các cuộc thi khuyến khích bán hàng dành cho người bán (seller).
  • Các sự kiện tại chỗ (thường là tại các điểm bán) như phát hàng mẫu hay kích hoạt thương hiệu (Activation, Rowshows…).

Ngoài các hình thức marketing thương mại truyền thống nói trên, nhiều doanh nghiệp ngày nay cũng sử dụng chính các nền tảng trực tuyến để thúc đẩy hiệu suất của phương thức này.

Dưới đây là một số hình thức bạn có thể tham khảo.

Làm Branding để thúc đẩy marketing thương mại.

Ý tưởng của chiến lược này là, bằng cách xây dựng nhận diện tốt hơn cho thương hiệu hay các sản phẩm của doanh nghiệp (Branding), các đơn vị trung gian ví dụ như nhà bán lẻ có thể sẽ bị chú ý và sau đó trở thành đơn vị bán hàng cho doanh nghiệp.

Các phương tiện mà doanh nghiệp có thể sử dụng như website, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media Advertising & Marketing), quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Search Advertising) và hơn thế nữa.

Marketing thương mại kỹ thuật số.

Ngày nay, các khách hàng hiện đại tìm kiếm các thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể thông qua các phương tiện trực tuyến, ví dụ như các nền tảng mua sắm trực tuyến hoặc website của nhà bán lẻ.

Các doanh nghiệp theo đó cũng có thể sử dụng hình thức này để tiếp cận khách hàng.

Ví dụ: gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart sử dụng các nền tảng quảng cáo trực tuyến và tạo điều kiện để các nhà sản xuất cá nhân hóa quảng cáo cho những khách hàng đã thể hiện sự quan tâm đến các sản phẩm cụ thể.

Walmart đã kết nối thành công các hoạt động quảng cáo của nhà sản xuất với hoạt động bán hàng tại các cửa hàng.

Bản chất của marketing thương mại.

Mục tiêu của marketing thương mại cuối cùng vẫn phải là đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường.

Tuy nhiên, mục tiêu trực tiếp của marketing thương mại có thể được xác định là tạo ra những cơ hội lớn nhất để tiêu thụ được tốt nhất các sản phẩm của doanh nghiệp mà qua đó mới có thể đạt đến mục tiêu lợi nhuận.

Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải chấp nhận rủi ro. Khả năng không tiêu thụ (bán) được sản phẩm luôn luôn xảy ra và thông thường là rất lớn.

Marketing thương mại được nghiên cứu và phát triển là để nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại.

Người ta đã từng đưa ra và ứng dụng nhiều cách thức khác nhau để thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động thương mại. Nhưng, trước khi có hệ thống lý thuyết marketing thương mại, các cách thức đó chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của hoạt động kinh doanh.

Bản chất của marketing thương mại là xác định lại sao cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế hiện đại, vị trí của nhà kinh doanh và khách hàng trong hoạt động kinh tế.

Sự khác biệt giữa marketing thương mại và bán hàng cá nhân là gì?

Trong khi vốn là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, có không ít người lại nhầm lẫn giữa marketing thương mại và bán hàng cá nhân.

Như đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng, bản chất cốt lõi của marketing thương mại không phải là thúc đẩy việc bán hàng trực tiếp mà là tạo ra nhu cầu thông qua các đơn vị trung gian và sau đó gián tiếp thúc đẩy việc bán hàng. Marketing thương mại không hướng đến việc bán hàng trực tiếp đến cá nhân người dùng mà là các doanh nghiệp trung gian.

Ngược lại, bán hàng cá nhân lại tập trung vào việc bán hàng trực tiếp đến khách hàng hay những người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ để về marketing thương mại.

  • Trade Marketing Executive là gì?

Là nhân viên marketing thương mại, người trực tiếp xây dựng và triển khai các hoạt động hay hình thức marketing thương mại nói trên. Người quản lý của Trade Marketing Executive có thể là Trade Marketing Manager và cao hơn nữa.

Kết luận.

Với tư cách là những người làm marketing, bạn thấy rằng, việc hiểu rõ bản chất hay lý thuyết của các thuật ngữ hay phương thức làm marketing là rất quan trọng bởi lẽ bạn không thể làm tốt nó nếu như bạn không hiểu đúng nó.

Bằng cách hiểu marketing thương mại là gì, các hình thức chủ yếu được sử dụng trong marketing thương mại cũng như mục tiêu mà bạn cần hướng tới, bạn có thể bắt đầu triển khai công việc một cách bài bản và hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Nguồn: MarketingTrips

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P2)

Từ Expedia đến Heinz Ikea, lọt Top bộ 8 chiến dịch marketing tốt nhất năm 2020 do MarketingWeek bình chọn (Phần 2).

Expedia  – Chiến dịch: “Let’s take a trip”.

Ngành công nghiệp du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời kỳ đại dịch.

Nhưng thay vì trở nên im ắng, Expedia đã tìm cách thực hiện một cách tiếp cận chủ động để đánh vào tâm trạng hiện tại của người tiêu dùng trong khi mang lại cho họ hy vọng rằng kế hoạch nghỉ lễ sẽ tiếp tục vào năm tới.

Let’s take a trip’ cho thấy một cặp đôi tái hiện lại trải nghiệm kỳ nghỉ ở nhà trong một bộ phim stop-motion được quay đẹp mắt của đạo diễn Victor Haegelin và được phát triển bởi công ty quản lý TeamOne.

Sử dụng khăn trải giường, sách, đệm và các vật dụng gia đình khác, cặp đôi đi du ngoạn trên đường, leo núi, lặn xuống hồ bơi và tận hưởng dịch vụ phòng – tất cả những điều mọi người đã bỏ lỡ khi có Covid-19 – tất cả đều từ tiện nghi của phòng khách của họ.

Quảng cáo không chỉ gói gọn hoàn hảo tâm trạng hiện tại mà dòng kết thúc, “Hãy tưởng tượng những nơi chúng ta sẽ đến, cạnh nhau’ mang đến một tia lạc quan rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường và khi họ muốn thực hiện điều đó, Expedia sẽ có mặt để giúp đỡ.

Ngoài việc là một bộ phim được chế tác đẹp mắt, bộ phim luôn thu hút sự chú ý của Expedia, thể hiện sự hài hước và sáng tạo vào thời điểm mà cả hai đều cần thiết.

Các phiên bản dài và ngắn của quảng cáo đã thu hút được gần 20 triệu lượt xem trên YouTube kể từ khi ra mắt vào tháng 9

Heinz – Chiến dịch: “Heinz to Home”.

Khi Heinz tung ra ưu đãi trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua chiến dịch ‘Heinz to Home’ vào tháng 4 vừa rồi, nó đã trở thành một phần của động thái rộng lớn hơn hướng tới các mô hình kinh doanh vượt qua các nhà bán lẻ truyền thống.

Nhiều thay đổi do đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020 đã thúc đẩy sự di chuyển theo hướng di chuyển hiện có. Sự tăng trưởng của doanh số bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) là một ví dụ.

Mặc dù đã có sự phát triển dần dần của kênh, với một số người chơi mới vận hành mô hình D2C thuần túy, năm 2020 đã chứng kiến ​​các thương hiệu lớn tham gia vào mô hình này.

Heinz đã nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi, Giám đốc thương mại điện tử của thương hiệu này tại Vương quốc Anh và Ireland, Ông Jean-Philippe Nier cho biết:

Chúng tôi đã làm việc như một công ty khởi nghiệp, nhằm mục đích tung ra một sản phẩm khả thi tối thiểu càng nhanh càng tốt và cải thiện đề xuất của chúng tôi. ngày kể từ ngày ra mắt.

Bộ sưu tập gói sản phẩm giới hạn có sẵn khi ra mắt, nhưng bộ sưu tập này sớm được mở rộng, với các ưu đãi theo chủ đề cho ‘Ngày của Cha’ và cho sinh viên quay lại trường đại học. Giao hàng miễn phí cho công nhân.

Theo BBH, công ty đứng sau chiến dịch này, Heinz to Home đã tăng 200% doanh số bán hàng trong quý 1 năm 2020 và vượt qua ba lần mục tiêu số lần hiển thị trong vòng 48 giờ.

Ikea – Chiến dịch: “The Hare”.

Đoạn video dài 90 giây này từ Ikea quảng cáo lợi ích của việc giảm căng thẳng và ngủ ngon trong một năm mà cả căng thẳng và thiếu ngủ đều là những vấn đề quen thuộc đối với nhiều người.

Bản cập nhật live-action về câu chuyện ngụ ngôn về thỏ và rùa, quảng cáo do công ty mẹ tạo ra, được Roots Manuva làm nhạc phim.

Với bối cảnh đô thị đương đại, nó có hình ảnh một chú thỏ mặc áo hoodie đang ngâm mình trong những chai bia với món thịt nướng nướng xảo quyệt trong khi người hàng xóm rùa của anh ta sẵn sàng đối mặt với thế giới sau một đêm sớm lành mạnh.

Ikea đã làm rất nhiều trong những năm gần đây để định vị lại mình như một thương hiệu vượt ra ngoài nhận thức thông thường là đồ nội thất nhanh được yêu thích ở giới trung lưu chính thống ở Anh.

Tính chất lập dị và hóm hỉnh kỳ quặc của một quảng cáo như ‘The Hare’ góp phần tạo nên sự thay đổi liên tục trong giọng điệu và cách tiếp cận, ngay cả khi công ty đã trải qua 12 tháng khó khăn dưới đại dịch toàn cầu.

Nằm ở vị trí thứ 72 trong danh sách các thương hiệu có giá trị nhất theo Kantar và BrandZ năm 2020, thành tích của Ikea trong năm nay chắc chắn sẽ là một dấu ấn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Facebook, Twitter và TikTok đứng trước nguy cơ đối mặt án phạt ở Anh

Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và TikTok, sẽ phải đối mặt với mức phạt lên đến 10% doanh thu nếu họ không gỡ bỏ và hạn chế việc lan truyền nội dung bất hợp pháp.

Theo các luật mà Vương quốc Anh đề xuất vào ngày 14/12, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và TikTok, sẽ phải đối mặt với mức phạt lên đến 10% doanh thu nếu họ không gỡ bỏ và hạn chế việc lan truyền nội dung bất hợp pháp.

Chính phủ Anh cho biết các nền tảng công nghệ cũng sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ trẻ em khỏi tiếp xúc với các hành vi chải chuốt “làm đỏm,” bắt nạt và khiêu dâm, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên mạng xã hội.

Bộ trưởng Kỹ thuật số của Anh Oliver Dowden nói: “Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới về trách nhiệm đối với công nghệ để bảo vệ trẻ em và những người dùng dễ bị tổn thương, khôi phục lòng tin trong ngành công nghiệp này và tuân theo các biện pháp bảo vệ pháp luật cho quyền tự do ngôn luận.”

Các chính phủ trên thế giới đang nỗ lực để đưa ra các biện pháp kiểm soát tốt hơn các nội dung bất hợp pháp hoặc nguy hiểm trên mạng xã hội, với việc Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị công bố một gói quy định riêng về kiểm soát dịch vụ kỹ thuật số vào ngày 15/12.

Các quy định mới của Anh dự kiến ban hành thành luật vào năm tới, có thể khiến các trang web vi phạm quy tắc bị chặn và các nhà quản lý cấp cao phải chịu trách nhiệm về nội dung.

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến sẽ được yêu cầu có chính sách rõ ràng đối với nội dung, mặc dù không bất hợp pháp nhưng có thể gây hại, chẳng hạn như phổ biến thông tin sai lệch về vắcxin ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google – 10 bài viết được người làm marketing đọc nhiều nhất 2020

Vào năm 2020, các sự kiện ‘bất ngờ’ trên thế giới khiến các nhà làm marketing buộc phải ném đi nhiều quy tắc vốn có trước đó. Các chỉ số từng có ý nghĩa đã trở nên lỗi thời và thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi chỉ sau một đêm.

Vì vậy, chúng tôi không ngạc nhiên khi đào sâu vào dữ liệu của mình để tìm hiểu những gì những người làm marketing đã đọc trên ‘Think with Google’ trong năm qua: Đây là những mẹo để suy nghĩ lại các sự kiện trực tiếp, manh mối về những gì mọi người đang tìm kiếm trực tuyến và nguồn cảm hứng từ các chiến dịch.

Dưới đây là những điều quan tâm hàng đầu đối với các marketers vào năm 2020.

1. 5 nguyên tắc hướng dẫn truyền thông của Google trong đại dịch

Khi các quốc gia trên khắp thế giới rơi vào tình trạng đóng cửa vào đầu năm nay, các nhà làm marketing đã tự hỏi làm thế nào để đối phó với chúng.

Bạn có nên tạm dừng tất cả các chiến dịch không? Bạn có cần phải suy nghĩ lại về chiến lược đo lường của mình không? Bạn có nên nhảy vào quảng cáo có liên quan đến coronavirus không?

Joshua Spanier, Phó chủ tịch tiếp thị toàn cầu của Google về phương tiện truyền thông giải thích: “Không có cuốn sách nào cho những thời điểm như thế này, nhưng điều tôi nhận thấy là khủng hoảng có thể mang lại sự rõ ràng”.

“Tôi muốn chia sẻ năm nguyên tắc mà tôi hy vọng sẽ hữu ích cho các thương hiệu khác điều hướng trong cùng một lãnh thổ chưa được khám phá.” Một trong những nguyên tắc đó là ‘Thường xuyên đánh giá lại thông điệp của bạn’.

2. Cách mọi người quyết định mua thứ gì đó nằm ở ‘phần trung gian lộn xộn’ của hành trình mua hàng

Mọi người không đưa ra quyết định theo kiểu tuyến tính, gọn gàng. Rất nhiều điều xảy ra giữa thời điểm họ nhận ra mình có nhu cầu hoặc mong muốn điều gì đó và thời điểm họ mua hàng.

“Chúng tôi gọi đó là trung gian lộn xộn, “một không gian phức tạp giữa kích hoạt và mua hàng, nơi khách hàng được và mất”, Alistair Rennie và Jonny Protheroe giải thích.

Đội nhóm chuyên về insights người tiêu dùng của Google đã thực hiện nghiên cứu về cách người tiêu dùng hành xử ở phần trung gian đầy hỗn độn này. “Điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các thương hiệu là học cách hiểu được điều đó”.

3. Đã đến lúc bỏ hết mọi thiên vị với doanh nghiệp của bạn và đây là cách

Khoảng 67% người tiêu dùng nói rằng họ muốn các thương hiệu làm gương khi giải quyết các vấn đề bất công về chủng tộc. Nhưng bắt đầu từ đâu?

Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về những gì các thương hiệu hàng đầu như Etsy, Adidas và Sephora đang làm để tạo ra các tổ chức đa dạng và toàn diện hơn. Và tất cả bắt đầu bằng việc minh bạch.

4. Làm thế nào để luôn đi đầu xu hướng thị trường trong một môi trường năng động

Một phút mọi người đang tìm kiếm “nhà máy bia gần tôi” và phút tiếp theo, họ đang cố gắng tìm ra cách để nhận được những ly cocktail thủ công đến tận nhà của họ.

Xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi với tốc độ chóng mặt, nhưng trong một môi trường năng động như môi trường chúng ta đang sống, có thể cảm thấy không thể theo kịp.

Simon Rogers, một biên tập viên dữ liệu tại phòng thí nghiệm Google Tin tức, khuyên: “Để theo kịp các hành vi thay đổi, hãy xem xét Google Trends. Ông đã chia sẻ 10 mẹo dành cho các marketer muốn đi trước một bước trong xu hướng lớn tiếp theo.

5. Cần những gì để tạo một chiến dịch toàn diện?

Điều gì làm cho một chiến dịch quảng cáo được lan toả toàn diện? Nó không chỉ là đại diện. Rốt cuộc, 66% người Mỹ gốc Phi nói rằng họ cảm thấy bản sắc dân tộc của họ thường được khắc họa một cách rập khuôn.

Để tìm hiểu cách các thương hiệu có thể phản ánh chân thực hơn những người tiêu dùng mà họ muốn nói chuyện, chúng tôi đã xem xét ba chiến dịch mạnh mẽ từ P&G, Fenty Beauty và Google.

6. Tiếp thị khủng hoảng hay Crisis marketing: Cách các thương hiệu giải quyết vấn đề coronavirus

Một số thương hiệu truyền cảm hứng nhất đã phản ứng như thế nào với các sự kiện thế giới chưa từng có? Chúng tôi đã xem xét các chiến dịch của những công ty như Cottonelle, McDonald’s, Ikea và Ford và phát hiện ra ba cách tiếp cận phổ biến.

Những thương hiệu này đã giải quyết các mối quan tâm của khách hàng, đưa ra các giải pháp và tìm ra những cách mới để giúp mọi người kết nối với nhau.

7. 3 điều chúng tôi đang cân nhắc khi suy nghĩ lại về các sự kiện trực tiếp – Live events

Sẽ mất bao lâu trước khi mọi người cảm thấy thoải mái khi tham gia một buổi hòa nhạc? Hay đi xem phim? Hoặc kết nối tại một sự kiện công việc lớn?

Nikki Garvey không biết câu trả lời cho những câu hỏi này. Nhưng với tư cách là người đứng đầu mảng quảng cáo, các sự kiện và trải nghiệm của YouTube tại Google, Bà biết một hoặc hai điều về việc tưởng tượng lại các sự kiện thực tế cho một thế giới đang giãn cách xã hội.

“Sự kiện kỹ thuật số” có vẻ như là một câu trả lời dễ dàng như một biện pháp khắc phục cho thực tế được chia sẻ hiện tại của chúng tôi, nhưng điều đó không có nghĩa là nó luôn là câu trả lời đúng “, Bà nói trước khi giải thích ba điều mà nhóm của Bà cân nhắc khi tổ chức các sự kiện marketing trong thế giới mới này.

8. Những điều nên làm và không nên làm đối với hoạt động đo lường marketing trong thời kỳ đại dịch

Làm thế nào để bạn đo lường các nỗ lực marketing của mình trong thời điểm có nhiều biến động? Đó là câu hỏi của Avinash Kaushik, trưởng bộ phận phân tích chiến lược của Google Marketing, đã tự hỏi mình rất nhiều trong năm qua.

“Rõ ràng là bạn không thể – và không nên – dừng mọi phép đo” Ông nói. Nhưng với quá nhiều sự không chắc chắn, nhiều chỉ số từng là vấn đề sẽ không còn quan trọng nữa.

Đó là lý do tại sao Kaushik và nhóm của Ông đã xác định năm chiến lược đo lường marketing mà việc nhấn nút tạm dừng là hợp lý và năm chiến lược khác để không chỉ tiếp tục theo dõi mà còn tinh chỉnh.

“Đây có thể là thời điểm hoàn hảo để đầu tư vào việc lập kế hoạch và nâng cấp các chiến lược phân tích của bạn cho năm 2021 và hơn thế nữa”.

9. Các thương hiệu có thể giúp đỡ như thế nào trong đại dịch coronavirus

Khi lệnh đóng cửa được đưa ra khắp nơi từ Milan đến New York, các nhà khoa học xã hội đã cảnh báo về đại dịch của sự cô đơn. Trên thực tế, điều ngược lại đã xảy ra và mọi người đã tìm ra những cách mới để giữ kết nối.

Bà Tara Walpert-Levy từ Google viết: “Ngay cả khi mọi người có khoảng cách về thể chất, họ vẫn khám phá ra những kết nối mới và nuôi dưỡng các mối quan hệ, cho dù là gần như hay trong gia đình của họ”.

10. Nhiệm vụ của Giám đốc Marketing hay CMO đã thay đổi

Trong nhiều năm, ảnh hưởng của vai trò CMO đã suy giảm. Nhưng khi ngày càng có nhiều thương hiệu muốn theo dõi nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số để đối phó với những thách thức đặc biệt của năm 2020, các nhà lãnh đạo cấp cao này đã có cơ hội vươn lên bằng cách tái tạo lại bản thân và trong quá trình này, họ đã thể hiện được vai trò của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Chúng tôi đã nói chuyện với 20 nhà lãnh đạo tiếp thị cấp cao và phỏng vấn 30 thành viên hội đồng quản trị Fortune 1000 để hiểu vai trò của CMO cần thay đổi như thế nào.

Từng bài viết về từng chủ đề lớn trong 10 chủ đề trên sẽ được MarketingTrips cập nhật dần !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Google

Xử lý thế nào khi vừa nhận việc, bạn lại có offer mới tuyệt vời hơn

Mới đi thử việc “dăm ba bữa” mà bảo với nhân sự là không phù hợp và muốn xin nghỉ thì cũng kì. Nhưng có một offer béo bở trước mặt, liệu bạn có thể từ chối hay không?

Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh “Vừa mới đi thử việc ở công ty mới được vài hôm, mọi thứ đều đang tốt đẹp thì lại nhận được một offer tuyệt vời hơn?” Lúc này, bạn sẽ ra quyết định như thế nào? Quay ngắt thái độ và lựa chọn bên nào có mức lương cao hơn, cơ hội thăng tiến, phúc lợi nhiều hơn. Hay ngại ngùng từ chối offer mới và hài lòng với lựa chọn hiện tại?

Nhận offer tốt hơn sau khi đồng ý thử việc?

Thông thường, các công ty khi chấp nhận tuyển dụng một nhân sự mới thì sẽ dành thời gian khoảng 1-2 tháng để thử việc. Đây là thời gian dùng để đánh giá năng lực chuyên môn thực tế của ứng viên so với hồ sơ cung cấp tại vòng phỏng vấn.

Trong thời gian này, bạn sẽ làm việc như một nhân viên chính thức nhưng chưa có hợp đồng lao động ràng buộc.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn có quyền từ chối làm việc nếu nhận thấy công việc ấy không phù hợp và công ty cũng có quyền không nhận ứng viên nếu nhận thấy ứng viên không đáp ứng được công việc mà không có bất kỳ ràng buộc về mặt thời gian hay giấy tờ.

Vì thế, việc bạn nhận được một offer mới tuyệt vời hơn và cân nhắc giữa hai lựa chọn trong thời gian thử việc là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, quyết định ở thời điểm mấu chốt thường ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của bạn. Vì sao?

  • Thứ nhất, bạn rất dễ bị đánh giá thấp về tinh thần trách nhiệm & thái độ. Nếu lúc ra đi có những hành xử không phù hợp.
  • Thứ hai, offer mới chưa chắc tuyệt vời hơn công việc hiện tại.

Vì không một công ty hay nhà tuyển dụng nào muốn vụt mất ứng viên mà họ đã dành thời gian tìm kiếm, phỏng vấn và trao offer công việc hoàn tất.

Bạn hoàn toàn có thể thương lượng lại mức lương, chính sách phúc lợi sau khi quá trình thử việc kết thúc. Do đó, khi quyết định từ bỏ công việc hiện tại để chọn một offer khác, bạn nên cân nhắc thật kỹ để có quyết định đúng đắn nhất.

Những yếu tố cần xem xét khi quyết định thay đổi

1. Vị trí đó có “vừa vặn” với bạn

Khi chấp nhận một offer công việc mới, bạn cần hiểu rõ động lực và mục tiêu của bản thân bởi đó phải là công việc phù hợp với năng lực, kỹ năng và kiến thức hiện tại của bạn.

Công việc có mức lương cao hay cơ hội hấp dẫn đến mức nào đi nữa nhưng nếu không phù hợp với những điều bạn đang có thì bạn cũng sẽ chẳng trụ vững dài lâu.

Đồng thời, đây cũng chính là yếu tố tiên quyết quyết định khả năng thăng tiến và phát triển của bạn tại công việc đó trong tương lai.

2. Tìm hiểu người sẽ quản lý bạn

Người quản lý trực tiếp sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trên con đường sự nghiệp của bạn. Nếu muốn phát triển nhanh với kỹ năng cứng cáp, bạn hãy lựa chọn môi trường làm việc có người quản lý giỏi và tạo điều kiện để nhân viên phát triển.

Thực tế có đến 75% nhân viên quyết định từ bỏ công việc hiện tại vì cách quản lý của người sếp. Nếu công việc hiện tại của bạn đang phải làm việc với người sếp không thỏa mãn được tiêu chí này, bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ về việc chấp nhận hay từ chối offer mới, hấp dẫn hơn.

3. Tiềm năng phát triển sự nghiệp

Khi đánh giá các offer công việc mới, bạn nên dựa trên những kỹ năng nào mình có cơ hội thực hành và học hỏi, đồng thời mối quan hệ nghề nghiệp sẽ được rộng mở ra sao.

Điều này chính là thước đo chuẩn xác nhất cho lộ trình phát triển nghề nghiệp của bạn tại nơi đó.

Hãy đánh giá xem: Doanh nghiệp đó có đang trên đà phát triển không? Có cơ hội để thăng tiến và học tập trong nghề nghiệp lâu dài hay không? Tất cả những yếu tố này có thể giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

4. Cân nhắc kế hoạch rút lui trong tương lai

Thực tế là không một nhân sự nào có thể gắn bó “trường tồn” với một công ty cả quãng đời của mình. Thậm chí đó có là CEO đi nữa.

Do đó, bạn cần tự hỏi bản thân rằng mình sẽ như thế nào trong 5 năm, 10 năm hay thậm chí 15 năm tới và bạn cần những gì để đến được các cột mốc đó. Những kĩ năng và kinh nghiệm bạn cần là gì?

Bạn cần quen biết với ai trong các mối quan hệ xã hội của mình? Sau đó, hãy so sánh các lời mời làm việc với nhau, cân nhắc xem đâu là nơi có cánh cửa mở rộng nhất, ai sẽ là người luôn ở bên xung quanh bạn và liệu rằng các kinh nghiệm mà bạn thu được có đem lại thành công khi mà bạn quyết định chọn hướng đi khác hay không.

Trên đây là bài viết chia sẻ giúp nhân sự định hướng đúng đắn khi vừa nhận công việc mới nhưng lại có được offer tốt hơn. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có được những cơ sở nền tảng để đánh giá và xem xét để đón nhận cơ hội vàng cho bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Reddit mua lại ứng dụng xây dựng video Dubsmash nhằm cạnh tranh với TikTok

Như với tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác, Reddit đã chứng kiến sự gia tăng khá lớn về mức độ tương tác với video vào dịp cuối năm.

Mặc dù có thể phải mất một thời gian nữa mới đủ sức cạnh tranh, nhưng hiện tại ứng dụng này cũng đang tìm kiếm nhiều cách hơn để xây dựng các tùy chọn video của mình.

Đó là lý do tại sao trong tuần này, Reddit đã mua lại ứng dụng video Dubsmash, cho phép người dùng đồng bộ hóa ‘hát nhép’ và nhảy theo các bản âm thanh, theo cách tương tự như TikTok đang làm.

Theo giải thích của Reddit:

“Reddit là nơi các cộng đồng đam mê đến với nhau để trao đổi chân thực về các chủ đề quan trọng với họ. Video ngày càng là cốt lõi đối với cách mọi người muốn kết nối và khi chúng tôi tiếp tục phát triển cộng đồng của mình, chúng tôi cam kết cung cấp cho người dùng những công cụ tốt nhất có thể cần tìm, tạo và tương tác với nhau thông qua video.”

Về phần Dubsmash, ứng dung này đã chứng kiến ​​sự hồi sinh khá ấn tượng trong những tháng gần đây, một phần nhờ vào sự phát triển của TikTok đã tạo ra xu hướng, phần khác thì ứng dụng này cũng đang nỗ lực chuyển mình từ một công cụ bổ sung thành mạng xã hội của riêng mình.

Trong đó, Dubsmash đã chuyển đổi từ một ứng dụng hát nhép cơ bản, nơi người dùng có thể bắt chước theo các bài hát yêu thích của họ, sang kết hợp khiêu vũ, phối lại và các hình thức phản hồi khác với tín hiệu âm thanh.

Mặc dù nó có thể không phải là thách thức lớn đối với sự phát triển lớn mạnh của TikTok, nhưng việc sử dụng nó vẫn ổn định, đạt hơn một tỷ lượt xem video mỗi tháng thì việc cạnh tranh với TikTok cũng không thể tránh khỏi.

Ứng dụng này cũng đã tỏ ra đặc biệt phổ biến trong các ‘cộng đồng ít đại diện’, mà Reddit lưu ý là yếu tố chính trong việc được mua lại.

“Khoảng 25% tổng số thanh thiếu niên da màu ở Hoa Kỳ sử dụng Dubsmash và nữ chiếm 70% người dùng. Khoảng 30% người dùng đăng nhập mỗi ngày để tạo nội dung video, cho thấy mức độ giữ chân và tương tác cao”

Thật vậy, theo danh sách Dubsmash trong App Store:

“Các thuật toán của Dubsmash được thiết kế để thúc đẩy sự sáng tạo và đa dạng. Chúng tôi hỗ trợ những người sáng tạo và nhằm đảm bảo một môi trường an toàn cho tất cả các cộng đồng trên ứng dụng”.

Đó là một yếu tố quan trọng đối với Reddit, vì nó tìm cách mở ra nền tảng của mình cho nhiều người sáng tạo và cộng đồng hơn, đồng thời tối đa hóa sự hòa nhập, tránh xa những tranh cãi.

Reddit cũng đã cập nhật các quy tắc về phân biệt chủng tộc và lời nói căm thù vào đầu năm nay, điều này chứng kiến ​​việc xóa hàng nghìn subreddits gây tranh cãi nhất.

Nhưng làm thế nào, chính xác, Dubsmash sẽ phù hợp với định dạng Reddit hiện tại?

Đầu tiên, Reddit nói rằng Dubsmash sẽ duy trì nền tảng và thương hiệu của riêng mình, nó sẽ không bị xóa. Nhưng Reddit sẽ tìm cách tích hợp Dubsmash vào trải nghiệm Reddit – “điều này sẽ cho phép những người sáng tạo của Reddit thể hiện bản thân theo những cách nguyên bản và chân thực, đặc biệt hữu ích cho cộng đồng của chúng tôi.”

Điều đó có thể sẽ giống với dịch vụ phát trực tiếp hiện tại của Reddit, RPAN, cung cấp các luồng trực tiếp đang diễn ra được chèn vào nguồn cấp dữ liệu của người dùng.

Nhấp qua bất kỳ luồng nào trong số đó và bạn chuyển sang trải nghiệm trực tiếp toàn màn hình, bạn có thể vuốt lên để xem các chương trình phát sóng đang diễn ra khác.

Người phát ngôn của Reddit cho biết: “Trong năm đầu tiên của chức năng, hơn 291.239 luồng trực tiếp đã được bắt đầu trên nền tảng này bởi hơn 54.320 người phát trực tiếp. Điều đó nhấn mạnh sự phổ biến ngày càng tăng của video trên nền tảng – trong khi lượt xem video nói chung đã tăng gấp 2 lần vào năm 2020“.

Ban đầu, các luồng RPAN bị giới hạn trong 45 phút, nhưng giờ đây, người dùng có thể mở rộng thời lượng của một luồng bằng cách trao thưởng cho người sáng tạo, thông qua hệ thống ‘Feed the Meter’.

Điều đó cung cấp thêm động lực để người sáng tạo tiếp tục dựa trên sự hỗ trợ của cộng đồng, đồng thời nó cũng mang lại cho Reddit một lộ trình kiếm tiền rõ ràng, có thể giúp giữ chân các đài truyền hình RPAN quay trở lại.

Bạn có thể thấy cách tương tự cũng có thể được mở rộng cho các clip từ Dubsmash, sẽ có khả năng lan truyền khi được chia sẻ giữa 52 triệu người dùng hoạt động hàng ngày của nền tảng này.

Thực sự, với mọi nền tảng khác đang cố gắng theo kịp sự thay đổi của TikTok, điều đó hoàn toàn hợp lý để Reddit cũng làm theo – nhưng nó đang tìm cách kết hợp nhiều công cụ video hơn vào trải nghiệm người dùng của mình mà không làm gián đoạn luồng, đó có thể là một cách tiếp cận hiệu quả hơn hơn là giới thiệu ‘Câu chuyện’ vào ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Amazon ra mắt robotaxi tự lái đầu tiên

Zoox, Công ty xe tự lái của Amazon đang hoàn thành các công việc còn lại của mình cho việc ra mắt robotaxi – mẫu xe tự lái đầu tiên của công ty này.

Theo đó, Zoox vào ngày 14/12 đã ra mắt một chiếc xe hoàn toàn không người lái chạy bằng điện.

Đây là ô tô “kiểu xe ngựa”, nghĩa là hành khách quay mặt vào nhau và không có chỗ cho người lái hoặc ghế hành khách vì không có tay lái. Nó có không gian cho tối đa bốn hành khách.

Amazon đã mua lại công ty khởi nghiệp 6 năm tuổi vào tháng 6 và vào thời điểm đó, Công ty này cũng đã đưa ra một số chi tiết về cách họ dự định sử dụng công nghệ của Zoox.

Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos trước đây đã bày tỏ sự hào hứng xung quanh ngành công nghiệp ô tô và công ty đã sử dụng xe tải tự lái để vận chuyển một số hàng hóa nhất định.

Theo thời gian, những phương tiện tự lái như những phương tiện mà Zoox hình dung có thể phù hợp với mạng lưới vận chuyển rộng lớn của Amazon, bằng cách làm cho việc giao hàng ở chặng cuối rẻ hơn và nhanh hơn trước đây gấp nhiều lần.

Robotaxi có một số tính năng giúp nó khác biệt với các đối thủ như Alphabet’s Waymo, GM’s Cruise, Uber và Tesla. Nó có khả năng lái hai chiều, cho phép nó thay đổi hướng mà không cần phải lùi và điều hướng trong không gian nhỏ hẹp.

Một loạt các camera, cảm biến radar và nắp đậy được gắn trên tất cả bốn góc của xe, loại bỏ “điểm mù điển hình” và mang lại cho xe trường quan sát 270 độ trên đường. Chiếc xe có thể di chuyển lên đến 75 dặm một giờ và có thể chạy lên đến 16 giờ sau mỗi lần sạc duy nhất. Nó cũng được trang bị hệ thống túi khí trên cả bốn chỗ ngồi.

Chiếc xe được thiết kế để đi xe trong môi trường đô thị. Zoox cho biết nó hiện đang thử nghiệm ở ba thành phố – Las Vegas, Nevada; Thành phố Foster, California; và San Francisco, California.

Công ty cũng có kế hoạch tung ra dịch vụ chia sẻ xe dựa trên ứng dụng. Zoox cho biết các thị trường mục tiêu đầu tiên của họ sẽ là San Francisco và Las Vegas.

“Zoox là lần đầu tiên trong ngành công nghiệp để giới thiệu một lái xe, mục đích xây dựng robotaxi khả năng hoạt động lên đến 75 dặm một giờ,” công ty này trao đổi với CNBC trong một tuyên bố.

Mặc dù phương tiện của chúng tôi chưa sẵn sàng để sử dụng cho mục đích thương mại, nhưng điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với tầm nhìn của chúng tôi về việc xây dựng đội xe rô bốt tự động và dịch vụ gọi xe.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Instagram nâng cấp tính năng bán hàng với Story

Instagram đã ra thông báo về việc phát triển thêm tính năng mua sắm trực tiếp và tính năng video ngắn Reels, cạnh tranh với TikTok.

Theo thông báo của Instagram, khi người dùng hay doanh nghiệp đăng Story trên mạng xã hội này có thể gắn thẻ sản phẩm (tag) khi họ tạo video Reels và người mua có thể nhấn vào “xem sản phẩm” để mua ngay hoặc mua sau đó.

Trên thực tế, tính năng Reels được cư dân mạng xem là giải pháp thay thế hay nói cách khác tiêu cực hơn là hành động nhái theo TikTok của Instagram. Luận điểm này càng được chứng minh khi Reels được chính thức tung ra chỉ một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cấm TikTok khỏi Mỹ.

Mục đích Instagram nâng cấp tính năng mua sắm trực tuyến trên Reels nhằm tạo sự hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng và những creator – nhà sáng tạo.

Đây cũng là cách mạng xã hội này kinh doanh hiệu quả hơn hơn bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng một cách ngay lập tức để mua các sản phẩm được quảng cáo, từ đó cho phép Facebook tính phí nhiều hơn cho họ.

Về lâu dài, nó cũng có thể đóng góp vào một nguồn doanh thu thương mại điện tử mới cho Facebook, với việc thu phí từ mỗi giao dịch từ người bán, hiện nay khoản phí này đang được miễn phí cho đến cuối năm để giúp các doanh nghiệp nhỏ vượt qua đại dịch COVID-19.

Giám đốc Instagram Adam Mosseri cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi tạo ra phương tiện để người sáng tạo kiếm sống trên Instagram, bởi vì nếu không, họ sẽ chuyển sang các nền tảng cạnh tranh khác như Snapchat, YouTube”.

Mosseri nói rằng có một cơ hội dài hạn to lớn cho Instagram trong việc mua sắm trong vòng 5 đến 10 năm tới, mặc dù nó phức tạp hơn so với kinh doanh quảng cáo truyền thống.

“Bạn phải thực hiện tích hợp thanh toán tùy chỉnh và việc thanh toán lại diễn ra khác nhau giữa các quốc gia. Bạn phải thực hiện tích hợp hệ thống quản lý khoảng quảng cáo tùy chỉnh và không gian đó vô cùng phân mảnh từ nhà bán lẻ này sang nhà bán lẻ khác. Vì vậy, tốc độ tiến triển sẽ chậm trong thời gian đầu”, Mosseri cho biết.

Mosseri nhận định: “TikTok là một đối thủ cực kỳ đáng gờm, có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất mà chúng tôi từng thấy. Họ rất tập trung, họ quyết tâm, họ thực hiện cực kỳ tốt”.

“Chúng tôi đang cố gắng bắt kịp TikTok theo nhiều cách, xây dựng một bộ tính năng cho người sáng tạo để truyền cảm hứng cho họ sử dụng nền tảng của chúng tôi nhiều hơn, bởi vì nếu không có nội dung hấp dẫn thì không có lý do gì để xem Story ngay từ đầu” – Giám đốc Instagram nói thêm.

Adam Mosseri nhấn mạnh rằng, Instagram hướng tới mục tiêu trở thành đối tác cho các doanh nghiệp nhỏ – trái ngược với hình ảnh được Ủy ban Thương mại Liên bang – FTC đưa ra về một gã khổng lồ độc quyền.

Bên cạnh đó, Giám đốc Instagram cũng khẳng định, các công cụ quảng cáo và bán hàng của Instagram sẽ đảm bảo tính minh bạch, công bằng, không có sự ưu ái cho các doanh nghiệp lớn.

Tôi nghĩ điều quan trọng cần hiểu là các công cụ quảng cáo mà chúng tôi xây dựng là một công cụ cân bằng tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ. Nó cung cấp các cách thức, khả năng tìm kiếm và xác định khách hàng cho các doanh nghiệp nhỏ mà trước đây chỉ có ở các doanh nghiệp lớn.

Chúng tôi sẽ không ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn trong khi vẫn lấy chi phí của các doanh nghiệp nhỏ, điều này tạo ra sự bất bình đẳng” – Giám đốc Instagram cho biết.

Việc Instagram cập nhật tính năng mua sắm trực tuyến ngay trên Story cho thấy, mạng xã hội này đang thể hiện tham vọng biến hệ sinh thái mạng xã hội này thành nơi có thể hái ra tiền, dành cho cả người làm sáng tạo nội dung, lẫn những cá nhân buôn bán online nhỏ lẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tham khảo enternews

Những vấn nạn của thương mại điện tử

Nhóm nghiên cứu Đại học Southern California (USC) và Đại học California ở Los Angeles (UCLA- Mỹ) vừa phát hiện có đến 2.500 group chuyên rao bán các đánh giá (review) giả và 80% trong số đó đến từ Trung Quốc.

Review giả giúp tăng doanh số và tạo ra sự khan hiếm sản phẩm trong ngắn hạn. Ngược lại, chúng cũng giúp loại đối thủ khỏi thị trường.

Những trường hợp điển hình

Vấn nạn đánh giá giả đang lan tràn trên các mạng xã hội như Facebook và các ứng dụng nhắn tin thông dụng, miễn phí như Telegram, nơi các công ty tìm gặp các “chuyên viên đánh giá” để nhờ họ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Một khi đã xác lập được kết nối giữa hai bên, người đánh giá sẽ chọn mua một sản phẩm miễn phí để vài ngày sau… phù phép 5 sao cho nó! Đánh giá xong họ sẽ được hoàn tiền sản phẩm cộng thêm một khoản tiền thưởng.

Mới đây tại Anh, một người vi phạm qui định này đã bị phạt 530.000 USD vì nhận xét giả của anh ta đã làm hại cho sản phẩm và hoạt động buôn bán của người khởi kiện.

Tại Úc, một phụ nữ đã tung review không đúng sự thật lên Google cho rằng, mình là nạn nhân của một nhà phẫu thuật thẩm mỹ trong khi hai người không hề có giao dịch nào với nhau! Ca làm đẹp bà tố cáo là… không có thật! Review giả dẫn đến hậu quả nghiêm trọng dù nhà phẫu thuật phủ nhận lời tố cáo.

Doanh thu giảm 23% trong tuần ngay sau khi xuất hiện review giả. Nhận đơn kiện, toà án buộc người tung tin giả phải xóa ngay review. Bà ta tuân thủ nhưng lại… post một review khác còn tệ hơn khiến nhà phẫu thuật phải đưa vụ việc ra Toà án Tối cao bang New South Wales về hành vi vu khống.

Năm 2011, Công ty Removalist đã phải trả 6.600 USD tiền phạt vì các nhận xét “mèo khen mèo dài đuôi” trên trang web riêng. Bên khởi kiện là Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC). Removalist thú nhận đã post những review giả trên trang web của mình.

Các vụ án này cho thấy, các đánh giá sản phẩm trên mạng cần được kiểm tra kỹ hơn để phát hiện sớm và loại bỏ.

Bản thân những người kinh doanh buôn bán trên không gian mạng cũng phải thường xuyên kiểm tra các review bên dưới sản phẩm của mình. Còn người mua hãy là “người tiêu dùng thông minh”, quan tâm hơn đến các nhận xét độc lập và biết phân biệt thật giả trước “ma trận review”.

Trường hợp Amazon

Mới đây, “người khổng lồ”Amazon đã phải gỡ bỏ một số sản phẩm chào bán ở Anh vì được đánh giá 5 sao giả trên trang web Amazon UK. Công ty đã xoá hơn 20.000 review đáng ngờ sau khi xuất hiện bài viết trên tờ báo Kinh doanh tài chính Financial Times (FT) phanh phui trò lừa đảo qui mô này.

Cụ thể là nhiều “chuyên viên” đánh giá sản phẩm Amazon hàng đầu tại Anh đã có hành vi “thổi phồng”, dẫn đến việc hàng nghìn sản phẩm kém chất lượng được gắn 5 sao! Đổi lại, họ nhận được một khoản tiền hay sản phẩm miễn phí.

Đặc biệt, trong tháng 8, Justin Fryer, “chuyên viên review Amazon số 1” tại Anh, trung bình cứ mỗi 4 giờ lại kiếm được tiền bằng một đánh giá 5 sao.

Không chỉ có thế, Fryer còn bán lại các sản phẩm 5 sao giả này trên trang web eBay 20.000 review giả nói ở trên là “con đẻ” của 7/10 chuyên viên đánh giá năng nổ nhất tại Anh!

Amazon đã được cảnh báo về hành vi của Fryer vào đầu tháng 8 sau khi có một người dùng Amazon báo cáo về “nghi vấn 5 sao” cho Giám đốc điều hành Jeff Bezos.

Công ty hứa sẽ sớm mở cuộc điều tra nhưng đến nay mới thấy hành động. Fryer khẳng định là không hề được trả tiền cho các review 5 sao và các sản phẩm anh ta bán trên eBay đều được đưa vào danh mục hàng “chưa dùng” (unused) hoặc “chưa khui”.

Tuy nhiên, hành vi gian dối của Fryer không hề “cá biệt” và cũng không gây ngạc nhiên cho những người rành về bán thương mại điện tử. Từ nhiều năm nay Amazon đã bị tố cáo “buông lỏng việc kiểm tra và để cho review giả lộng hành”.

Luật bị buông lỏng

Theo luật, khi bạn đưa ra các đánh giá giả trên mạng xã hội để “nâng” hay “dìm hàng” một sản phẩm trên mạng Internet gây thiệt hại cho người bán hay người mua, bạn có thể bị nộp phạt hàng chục nghìn USD nếu vụ việc được đưa ra trước toà án.

Luật Tiêu dùng và Cạnh tranh 2010 Competition and Consumer Act 2010) của Úc đòi hỏi doanh nghiệp phải thẩm tra lại những review do nhân viên, thân hữu hay khách hàng thân thiết đưa lên để bảo đảm các nhận xét này đúng sự thật và không mang tình cảm cá nhân.

Đánh giá phải là ý kiến chính xác của một người từng trải nghiệm với sản phẩm hay dịch vụ và không vì mục đích đánh lừa khách hàng bằng thông tin sai lệch.

Luật bảo đảm người mua nhận được thông tin đúng về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp dựa vào trải nghiệm của những người mua trước, bất kể nhận xét xuất hiện trên trang web của doanh nghiệp, trên mạng xã hội hay trên những trang web ý kiến người tiêu dùng.

Luật qui định hình phạt đối với những nhận xét giả không được gỡ bỏ khi đã có nhắc nhở. Hình phạt cũng được áp dụng với những người không chịu gỡ bỏ hoàn toàn nhận xét giả mà chỉ xoá bỏ từng phần hoặc sửa lại cho “êm tai” hơn.

Amazon từng đặt ra qui định đặc thù để chống lại những “đánh giá ăn tiền” (kể cả biếu sản phẩm hay giảm giá) và “đánh giá thay” cho công ty, cho người bán. Tuy nhiên, có đến 90% reviewer tại Anh vi phạm qui định này và không tuân thủ “đạo đức” trong công việc của họ.

Theo phát ngôn viên Amazon, năm 2019, công ty đầu tư hơn 500 triệu USD vào chiến dịch “ngăn chặn gian lận và lạm dụng” bằng cách tăng cường phần mềm kiểm tra và số nhân viên chuyên trách. Công ty cho biết đã kiện hàng ngàn reviewer có hành vi gian dối.

Trong tuyên bố gửi email cho trang tin The Verge, phát ngôn viên Amazon khẳng định, mỗi tuần công ty kiểm tra khoảng 10 triệu review trước khi cho post lên.

Tuyên bố nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn khách hàng mua sắm trên Amazon an tâm là các đánh giá họ đọc đều trung thực và có chất lượng (!). Chính sách của chúng tôi đối với cả bên mua lẫn bên bán là ngăn cấm lạm dụng đánh giá, đồng thời đình chỉ và có biện pháp pháp lý đối với những ai vi phạm chính sách này”.

Nhưng thực tế cho thấy, Amazon vẫn bị tập kích bởi các đánh giá giả khiến độ tin cậy vào sản phẩm và doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Thông tin giả và thật lẫn lộn đang gây hoang mang cho người mua hàng. Không rõ sản phẩm nào tốt sản phẩm nào xấu.

Nhưng làm cách nào để biết hàng mình định mua bị đánh giá sai để không trở thành nạn nhân là vấn đề không đơn giản. Những thông tin giả đưa lên mạng xã hội gây hại rất nhiều cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp.

Vì vậy, cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều được quyền than phiền hay khởi kiện những thông tin không đúng sự thật làm hại cho họ tại cơ quan có thẩm quyền hoặc tại toà án.

Thực tế cho thấy, nếu trang web và tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp nếu không được kiểm tra, phân loại thường xuyên các review sẽ rất dễ dẫn đến hành vi phạm luật, làm mất tính công bằng trong kinh doanh và gây bối rối cho người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Lý do Google và YouTube gián đoạn dịch vụ trên toàn cầu hôm 14/12

Sự cố đã ảnh hưởng đến toàn bộ dịch vụ của Google, bao gồm cả các gói phần mềm doanh nghiệp.

Tối 14/12 (giờ Việt Nam), hàng loạt dịch vụ của Google như Gmail, Drive, YouTube đã bị gián đoạn vài giờ. Nhiều người dùng phản ảnh việc họ không thể xem được các video trên YouTube.

Khi bấm vào ứng dụng, người dùng sẽ nhận thấy thông báo “đã xảy ra sự cố với máy chủ”. Các ứng dụng văn phòng của Google cũng không hoạt động, gây khó khăn cho nhiều người.

Trên dịch vụ thông báo gián đoạn DownDetector, số lượng báo cáo vấn đề với các ứng dụng Google, YouTube tăng vọt. Google cũng nhanh chóng xác nhận lỗi dịch vụ đối với tất cả ứng dụng trong bộ sản phẩm văn phòng (Workspace) của họ.

Tình trạng này diễn ra trên nhiều khu vực. Theo thống kê từ DownDetector, số báo lỗi của người dùng tăng bất thường ở phạm vi toàn cầu; khu vực ghi nhận báo lỗi nhiều nhất là châu Âu, bờ Đông nước Mỹ, Australia, Nhật Bản và Việt Nam.

Điều gì đã xảy ra?

Sau hơn 90 phút, vào khoảng 20h ngày 14/12, Google thông báo các sự cố đã được khắc phục. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn chia sẻ trên Twitter về khó khăn khi đăng nhập dịch vụ trong khoảng 15 phút sau đó.

Tài khoản Twitter của dịch vụ Google Cloud cho biết họ đã “gặp vấn đề với hệ thống xác thực” trong khoảng 45 phút trước khi xử lý xong sự cố nói trên.

Theo Guardian, lỗi có thể xảy ra với công cụ xác thực của Google. Đây là công cụ cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ của công ty, cũng như dùng tài khoản của Google để đăng nhập các dịch vụ khác.

Đó là lý do không chỉ có dịch vụ Google như Gmail, Google Calendar bị lỗi, mà nhiều ứng dụng khác cũng gặp lỗi nếu người dùng muốn đăng nhập bằng tài khoản Google. Số người chơi Pokemon Go hay dùng ứng dụng Discord với tài khoản Google báo lỗi rất nhiều.

Ngoài ra, nhiều người dùng cũng phản ánh YouTube vẫn có thể chạy nếu sử dụng trình duyệt ở chế độ ẩn danh, hoặc đã thoát tài khoản Google từ trước. Trong khi đó, các dịch vụ bắt buộc đăng nhập như Gmail thì không thể hoạt động trong sự cố vừa qua.

Sự cố làm gián đoạn Internet

Với quy mô của những công ty như Google, mỗi sự cố như lần mất dịch vụ vừa qua có thể khiến người dùng Internet toàn cầu lo lắng.

“Gần đến giờ phải gửi file cho khách mà Google Docs bị lỗi, làm thế nào bây giờ”, Khánh Vy, nhân viên văn phòng ở TP.HCM than thở lúc gần 19h.

Google không công bố số lượng người bị ảnh hưởng vì sự cố vừa qua. Tuy nhiên trên DownDetector, số lượng báo lỗi cho mỗi dịch vụ lên tới trên 50.000. Lượng người thực sự bị ảnh hưởng lớn hơn thế rất nhiều. Theo báo cáo thường niên của Alphabet, công ty mẹ Google, các dịch vụ Gmail, Chrome, Drive, Maps hay YouTube đều có trên 1 tỷ người dùng hàng tháng.

Bloomberg nhận định những sự cố thế này không phải quá xa lạ với những công ty cung cấp nền tảng Internet toàn cầu như Google, Amazon hay Microsoft.

Lỗi có thể xảy ra từ thiết bị hoặc do con người, nhưng sự cố ngày 14/12 có điểm đặc biệt là làm tê liệt gần như mọi dịch vụ Google, điều hiếm xảy ra trước đây.

Tuy nhiên, bản thân Google không bị thiệt hại nhiều trong sự cố này, bởi công cụ tìm kiếm gần như không bị ảnh hưởng. Hệ thống quảng cáo bên thứ ba, nguồn thu chính của họ, vẫn hiển thị bình thường, cho thấy các quảng cáo không bị gián đoạn.

Đây cũng không phải sự cố dài nhất của Google. Vào ngày 20/8, trang theo dõi trạng thái của Google xác nhận các dịch vụ như Gmail, Google Drive, Google Docs… gặp sự cố gián đoạn dịch vụ. Vấn đề kéo dài tới gần 8 giờ trước khi được khắc phục.

Tại Việt Nam, lỗi dịch vụ Google ở thời điểm đó được báo cáo nhiều nhất là Gmail với lỗi đính kèm tệp trong thư điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Google ra mắt ‘Travel Insights’ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam

Google vừa chính thức ra mắt Travel Insights with Google, website cung cấp dữ liệu và thông tin chuyên sâu về ngành du lịch, hướng tới hỗ trợ ngành du lịch nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực.

Website với ba công cụ chính cung cấp dữ liệu và thông tin thị hiếu về ngành du lịch.

 Destination Insights

Cung cấp một bức tranh rõ nét về nguồn tìm kiếm nhu cầu du lịch cho từng điểm đến, cũng như các địa điểm du lịch trong nước mà du khách quan tâm nhất.

Công cụ này hỗ trợ ngành du lịch vạch ra lộ trình khả thi cho sự hồi phục với những tuyến du lịch cụ thể và lựa chọn điểm du lịch phù hợp để lên kế hoạch truyền thông cho đối tượng du khách tiềm năng trong tương lai.

Hotel Insights 

Giúp các khách sạn thuộc mọi quy mô, đặc biệt là các khách sạn nhỏ và độc lập hiểu được nhu cầu của khách hàng của mình đến từ phân khúc hay thị trường nào và cách đặt mục tiêu marketing khi lập kế hoạch phục hồi.

Travel Analytics Center

Dành cho các đối tác thương mại của Google trong lĩnh vực du lịch. Công cụ này cho phép kết hợp dữ liệu riêng từ tài khoản Google của doanh nghiệp với kho dữ liệu rộng hơn về nhu cầu khách hàng của Google, cung cấp bức tranh tổng quan rõ ràng hơn về cách quản lý vận hành doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội tiếp cận du khách tiềm năng.

Travel Insights được ra mắt tại Việt Nam như một phần trong chuỗi sáng kiến của Google, hướng đến mục tiêu quảng bá và hỗ trợ phục hồi ngành du lịch địa phương trong thời gian đại dịch vừa qua.

Công cụ này sẽ hỗ trợ tốt cho các điểm đến, các doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý du lịch trong bối cảnh vừa phải cẩn trọng phòng chống dịch Covid-19 vừa nỗ lực tìm kiếm giải pháp phục hồi ngành du lịch, định hình những sản phẩm mới, dịch vụ mới thích ứng với thị hiếu, nhu cầu, sự quan tâm của du khách.

Bạn có thể xem chi tiết về công cụ tại: Travel Insights

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

YouTube ‘bật mí’ thuật toán phân phối và tiếp cận trên nền tảng (P2)

YouTube đã chia sẻ một số thông tin chi tiết mới về cách thức hoạt động của thuật toán nguồn cấp dữ liệu, giải quyết một số câu hỏi thường gặp của người sáng tạo xung quanh việc phân phối video và cách họ có thể chỉnh sửa để tối đa hóa phạm vi tiếp cận của mình.

4. Nếu YouTube không hiển thị video của bạn cho tất cả người đăng ký, thì tại sao đây lại là một số liệu có liên quan?

YouTube nói rằng đăng ký là một yếu tố được sử dụng trong xếp hạng thuật toán của nó đối với nguồn cấp dữ liệu video của người dùng, nhưng điều đó không có nghĩa là người đăng ký của bạn sẽ thấy tất cả video của bạn.

“Hệ thống đề xuất của chúng tôi không thực sự đẩy người xem đến với bất kỳ ai, nhưng thực sự tìm hoặc kéo video và xếp hạng chúng cho người xem khi họ truy cập YouTube dựa trên những gì chúng tôi nghĩ rằng họ có nhiều khả năng xem nhất.”

Vì vậy, hệ thống của YouTube sẽ hiển thị cho mỗi người dùng nội dung mà họ có nhiều khả năng tương tác nhất và mặc dù đăng ký là một yếu tố trong điều này, nhưng họ không nhất thiết phải đảm bảo tất cả người đăng ký của bạn đều xem được tất cả các bản cập nhật mới nhất của bạn.

Tại sao lại như vậy?

“Chúng tôi ưu tiên các video từ đăng ký hơn tất cả các đề xuất từ ​​tất cả các kênh khác, nhưng trong tất cả các thử nghiệm đó, nó đã làm giảm đáng kể lượng người xem đã xem và tần suất họ quay lại YouTube.

Vì vậy, vì lý do đó, chúng tôi thực sự để các đề xuất tập trung vào video mà người xem có nhiều khả năng sẽ xem và thưởng thức nhất, mặc dù đăng ký được sử dụng để thông báo điều đó, nhưng dữ liệu cho thấy không phải lúc nào nó cũng là yếu tố dự đoán cao nhất về video mà mọi người muốn xem.”

Đây là một lưu ý quan trọng – nếu người đăng ký của bạn không thường xuyên tương tác với nội dung của bạn, YouTube sẽ không tiếp tục đánh dấu video của bạn với họ.

Vì vậy, một mặt, bạn không thể cho rằng bạn đang tiếp cận tất cả những người đăng ký của mình và mặt khác, số lượng người đăng ký trên các kênh có thể không nhất thiết là dấu hiệu của phạm vi tiếp cận. Số lượt xem trên mỗi video là một chỉ số chính xác hơn.

YouTube lưu ý rằng nó có tab ‘Đăng ký’ để cung cấp cho mọi người tùy chọn xem các cập nhật mới nhất từ ​​các kênh mà họ đăng ký.

5. Nếu bạn tải lên nhiều video cùng một lúc nhưng vẫn giữ một số video là ‘chưa xuất bản’ cho đến khi bạn chọn kích hoạt chúng, điều đó có làm giảm phạm vi tiếp cận video của bạn không?

Điều này liên quan đến ghi chú trong một trong những video thông tin chi tiết về thuật toán trước đây của YouTube, nơi họ nói rằng người xem sẽ chỉ nhận được ba thông báo video mới, mỗi kênh, mỗi ngày.

Vì vậy, nếu bạn tải lên nhiều hơn 03 video mỗi ngày, bạn có thể không nhận được cùng lượng tiếp cận với nội dung của mình.

Nhưng điều đó có liên quan không nếu bạn tải lên một số video, nhưng sau đó làm cho chúng hoạt động trong suốt một tuần, chẳng hạn thế?

YouTube nói rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận.

“Điều quan trọng là cách người xem phản hồi video của bạn sau khi video được xuất bản. Đó là điều mà hệ thống đề xuất đang học hỏi. Vì vậy, nếu bạn đặt video là đã lên lịch hoặc không công khai và sau này bạn chuyển video thành ‘Công khai’ thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì. Đừng quá lo lắng về nó.”

6. Tải video lên bằng hai ngôn ngữ khác nhau có ảnh hưởng đến nội dung hay hiệu suất kênh không?

YouTube cho biết điều này có thể có tác động vì người xem của bạn sẽ phản hồi dựa trên ngôn ngữ họ hiểu.

“Việc tải lên bằng hai ngôn ngữ khác nhau đôi khi có thể khiến người xem nhầm lẫn, trừ khi khán giả của bạn chủ yếu là đa ngôn ngữ và họ có thể thưởng thức video bằng cả hai ngôn ngữ.

Chúng tôi thường khuyên bạn nên quay thành nhiều kênh cho mỗi ngôn ngữ nếu bạn đang phục vụ khán giả của mình.

Bạn có thể hình dung nếu bạn đã đăng ký một kênh và bạn đang xem các video, chẳng hạn như tiếng Đức và tiếng Anh, nhưng bạn chỉ nói một trong hai thứ đó, bạn sẽ bỏ qua video không phải bằng ngôn ngữ ‘mẹ đẻ’ của bạn.”

“Nếu bạn có khán giả đa ngôn ngữ, thì hãy duy trì kênh của bạn theo cách đó. Nếu kênh của bạn được thiết kế xung quanh loại người xem cụ thể, có lẽ chúng tôi khuyên bạn nên tách họ ra hoặc tách họ ra.”

7. Có phải mất một khoảng thời gian xem nhất định trước khi video được đề xuất nhiều hơn không?

Một số nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) lưu ý rằng một số video cũ của họ đã đạt được sức hút ở một số giai đoạn, mặc dù chúng đã hoạt động trong một thời gian dài. Điều đó có nghĩa là họ đã đạt đến một con số quan trọng và sau đó họ sẽ nhận được nhiều phân phối hơn.

YouTube nói rằng không phải như vậy và không có ngưỡng cụ thể nào mà video cần đáp ứng để bắt đầu được đề xuất.

“Rất nhiều người xem không xem video theo thứ tự thời gian hoặc quyết định xem họ muốn xem gì dựa trên thời điểm video được xuất bản.

Nếu truy cập trang chủ của bạn ngay hôm nay, bạn có thể nhận thấy rằng rất nhiều video đó đã được xuất bản hàng tuần, hàng tháng , đôi khi thậm chí nhiều năm trước.

Nếu bạn tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến một video cũ hơn, có thể chủ đề mà video của bạn nói đến đang ngày càng phổ biến, một loạt người mới đã phát hiện ra kênh của bạn và họ sẽ quay lại và xem nhiều hơn, hoặc một vài lý do khác.”

YouTube nói rằng việc các video cũ thu hút hơi nước sau này là khá phổ biến, nhưng không có gì trong thuật toán của nó có thể kích hoạt chia sẻ rộng rãi hơn dựa trên số lượt xem.

Đây là một số thông tin chi tiết tốt và như đã lưu ý, chúng bổ sung vào các thông tin chi tiết về thuật toán khác mà YouTube đã cung cấp trong suốt cả năm.

Nếu bạn đang muốn đặt YouTube trở thành một ưu tiên lớn hơn vào năm 2021, thì chắc chắn những nội dung này rất đáng để bạn nghiền ngẫm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Công nghệ là công cụ giúp doanh nghiệp thấu cảm hơn với khách hàng

Đại dịch Covid-19 đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp, tổ chức với tốc độ chưa từng có như trước đây. Nhưng dù có sức mạnh thế nào, công nghệ vẫn chỉ là công cụ và điều quan trọng hơn hết vẫn là sự kết nối và thấu cảm với khách hàng.

Ngỡ ngàng trước sự hỗ trợ của công nghệ

Chiến dịch giảm giá “hoành tráng” diễn ra vào ngày 12/12 dường như là một cú “chốt sổ” ấn tượng cho các chương trình giảm giá năm 2020 của Lazada.

Mặc dù vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do Covid-19 gây ra nhưng chỉ trong hai tiếng đầu tiên diễn ra sự kiện (từ 0-2 giờ sáng), số lượng người mua và đơn đặt hàng tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái.

Chỉ trong hai tiếng đầu, kết quả kinh doanh thu về của nhiều nhãn hàng tương đương doanh thu hơn một quý khi phân phối trên các kênh truyền thống.

“Các doanh nghiệp không nghĩ rằng qua sàn thương mại điện tử có thể duy trì doanh thu và thậm chí tăng doanh thu hàng trăm lần chỉ trong một ngày.

Đó là những con số khích lệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như với Lazada. Đó là xu hướng chuyển đổi số của thị trường”, bà Nguyễn Thị Thuý Hằng, Giám đốc marketing Lazada Việt Nam cho biết tại Diễn đàn tiêu dùng Việt Nam 2020.

Xác định giai đoạn này là cơ hội để các doanh nghiệp vượt qua thử thách bằng chuyển đổi số, Lazada đã tăng cường đầu tư mạnh hơn cho nền tảng công nghệ và cơ sở hạ tầng logistics để các doanh nghiệp mở gian hàng nhanh chóng, hỗ trợ giao hàng miễn phí trong hai tuần đầu tham gia sàn.

Bà Hằng cho biết, số lượng doanh nghiệp mở gian hàng mới trên Lazada trong ba tháng đầu diễn ra Covid lên đến 45 nghìn doanh nghiệp, năm tháng đã mở gian hàng cho hơn 110 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng đơn hàng được giao thành công cũng tăng trưởng vượt bậc.

Lazada còn có những sáng kiến mới để đối phó với Covid-19 như tổ giao hàng thông minh, hợp tác với các tổ chức tài chính, ngân hàng, ví điện tử để thúc đẩy khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt… nhằm đảm bảo an toàn trong mùa dịch.

Ông Nguyễn Quang Minh, Phó tổng giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết, trước đại dịch Covid-19, nhiều khách hàng chưa bao giờ sử dụng dịch vụ ngân hàng hay thanh toán trực tuyến nhưng ngay trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều khách hàng đã tham gia dịch vụ thanh toán trực tuyến. Lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng lên.

Ông Minh dự báo, ngay cả khi có vắc-xin, xã hội quay trở lại giai đoạn bình thường mới thì lượng khách hàng dùng thanh toán không tiền mặt vẫn tăng lên rất nhiều. Lãnh đạo Napas xác định đây là thời điểm, là cơ hội để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Quả thật, Covid khiến con người tư duy cởi mở hơn về công nghệ. Như trong lĩnh vực ngân hàng, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết đã ghi nhận số lượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng số tăng lên do họ thấy đây là một hướng mới an toàn, tiện lợi và nhanh gọn vì không cần đến ngân hàng vẫn có thể mở tài khoản và thực hiện các giao dịch thông qua điện thoại di động.

“Trong thời gian cách ly, chúng tôi dùng các phần mềm để duy trì giao tiếp với khách hàng. Nhiều giám đốc chi nhánh thấy ngạc nhiên và thích thú. Ngày xưa cứ phải ngồi bàn nhậu nhưng nay thấy nó phí thời gian, việc trao đổi qua các kênh trực tuyến tăng lên”, ông Lân nói.

Công nghệ là công cụ giúp doanh nghiệp thấu cảm hơn với khách hàng

Anh Bằng, một nhân viên kỹ thuật của FPT Telecom trong một lần đến nhà khách hàng để lắp mạng thì thấy không ai quan tâm đến chuyện lắp mạng vì cả nhà đang chuẩn bị đỡ đẻ cho bò. Dù chưa từng có kinh nghiệm nhưng chỉ sau 5 phút tra Google, anh Bằng sẵn sàng cởi áo và giúp gia đình đó đỡ đẻ thành công cho con bò.

Một khách hàng khác của FPT Telecom là một cụ bà. Mỗi tháng cụ phải đóng 239 nghìn đồng tiền phí nhưng cụ nhất quyết không chịu chuyển khoản hay để con gái trả trước vì cụ muốn gặp nói chuyện với cô nhân viên vẫn đến nhà thu phí mỗi tháng.

Cô nhân viên này quyết định chuyển giờ thu phí hàng tháng của nhà cụ sang cuối buổi chiều, sau giờ làm để ngồi 15 phút nói chuyện với cụ.

Theo Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến, những nhân viên này đã chạm đến trái tim khách hàng. Khách hàng không chỉ là người tiêu dùng mà còn là những người tuyên truyền, vận động và bảo vệ thương hiệu trong khu vực mà họ sinh sống.

“Chúng tôi là công ty công nghệ nhưng nói nhiều hơn đến thấu cảm, chạm đến cảm xúc khách hàng. Khách hàng là những người luôn đồng hành cùng mình trong mọi bước đường”, ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, công nghệ phát triển và có thể giải được nhiều bài toán, đặc biệt là trong mùa khủng hoảng do Covid-19 gây nên. Tuy nhiên, cũng chính Covid-19 đã cho ông hiểu rằng công nghệ chỉ là công cụ, quan trọng là sự kết nối giữa con người với con người.

“Cá nhân tôi lần đầu tiên sau 27 năm làm ở FPT nhận được 27 nghìn lần chửi trong một ngày qua hệ thống. Tôi hiểu rằng bố mẹ ở nhà không thể kết nối với con đang du học, đang bị cách ly ở nước ngoài thì sẽ cảm nhận thấy khủng hoảng và cô lập.

Chúng tôi nhận ra những nỗ lực xưa nay dùng công nghệ để bán hàng là điều không thể thiếu, nhưng cần xuất phát từ việc thấu cảm với khách hàng”, ông Tiến nói.

FPT Telecom và nhiều doanh nghiệp ngày nay đều chú trọng câu chuyện coi khách hàng là trung tâm, bỏ qua tư duy coi khách hàng là thượng đế. Theo ông Tiến, có hai yếu tố quan trọng các doanh nghiệp cần có để có thể thành công gồm văn hoá doanh nghiệp coi khách hàng là trọng tâm và công nghệ.

Khi doanh nghiệp có văn hoá thấu cảm với khách hàng, mỗi nhân viên đều hiểu rõ những trải nghiệm và quan điểm của khách hàng. Nhân viên cảm thấy như công ty của họ quan tâm và đầu tư đến trải nghiệm khách hàng.

Nhân viên hiểu rõ công việc của họ tác động cụ thể đến khách hàng ra sao. Nhân viên thường xuyên nghĩ đến khách hàng như một thói quen. Và nhân viên cảm thấy công ty của họ ưu tiên mang lại cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm dịch vụ tích cực.

Một ngày cuối tháng 10/2020, anh Chiến, một nhân viên khác của FPT Telecom đến bảo trì dịch vụ truyền hình cho một gia đình bà cụ. Anh xác định nguyên nhân là do tivi đời cũ của khách hàng đã hỏng. Vẻ mặt bà hiện rõ sự buồn chán và thất vọng vì biết nhà mình không có điều kiện thay một chiếc tivi mới.

Thương bà cụ, anh Chiến đã đi hỏi các đồng nghiệp ở chi nhánh và xin được một chiếc tivi cũ mang đến tặng cho bà. Vị khách hàng xúc động và vui mừng cảm ơn anh Chiến. Bà mời anh có dịp đi qua ghé nhà uống nước.

Theo ông Tiến, nhiều doanh nghiệp dù từng thành công trước đây cũng không thể trụ vững qua mùa dịch mà một đặc điểm chung là cố gắng tìm kiếm nhiều lợi nhuận nhất từ khách hàng trong khi không có văn hoá đặt khách hàng ở vị trí trung tâm.

Lãnh đạo FPT Telecom cho biết, nhu cầu của khách hàng ngày nay đối với thương hiệu có ba mức độ gồm: cam kết đúng chất lượng; đơn giản, tiện lợi và thuận ý; tương tác có cảm xúc. Các doanh nghiệp ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ có thể biết khách hàng nghĩ gì và cảm nhận ra sao, nói gì, lắng nghe gì, nhìn thấy gì.

Thậm chí, doanh nghiệp có thể biết phiền muộn của khách hàng là gì cũng như những mong muốn thầm kín của họ.

“Chúng tôi áp dụng khái niệm chiến tranh nhân dân trong doanh nghiệp. Mỗi công ty từ bảo vệ đến chủ tịch đều tham gia quá trình lắng nghe, phục vụ và chăm sóc khách hàng. Không phải mỗi đội bán hàng, tiếp thị mà là công việc của tất cả mọi người”, ông Tiến nói.

Nhìn nhận từ góc độ của một doanh nghiệp bất động sản, ông Võ Văn Khang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cũng chỉ ra rằng việc thấu cảm và quan tâm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Từ năm 2018, Hưng Thịnh đã thực hiện chuyển đổi số, đầu tư công nghệ lên đến hàng trăm tỷ đồng, hoàn thiện hệ sinh thái về sản xuất kinh doanh, đầu tư, thiết kế, xây dựng kinh doanh và quản lý, chủ động cắt giảm chi phí…

“Bất động sản vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nên chúng tôi đã kịp thời điều chỉnh chiến lược khách hàng là trọng tâm, chia sẻ khó khăn với khách hàng, đưa sản phẩm ra thị trường với giá cả phù hợp, đưa ra các phương thức hợp tác phù hợp để cùng chiến thắng trong giai đoạn khó khan”, ônh Khang nói.

Nhờ đó, doanh thu chín tháng năm 2020 của Hưng Thịnh đã vượt kế hoạch cả năm và dự kiến doanh thu cả năm cùng với các chỉ số khác như lợi nhuận… gấp đôi so với kế hoạch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo The Leader

YouTube ‘bật mí’ thuật toán phân phối và tiếp cận trên nền tảng (P1)

YouTube đã chia sẻ một số thông tin chi tiết mới về cách thức hoạt động của thuật toán nguồn cấp dữ liệu, giải quyết một số câu hỏi thường gặp của người sáng tạo xung quanh việc phân phối video và cách họ có thể chỉnh sửa để tối đa hóa phạm vi tiếp cận của mình.

Nếu bạn đang tìm cách cải thiện hiệu suất video của mình trên YouTube, thì chắc chắn những nội dung được YouTube chia sẻ sau đây rất đáng để nghiên cứu và học hỏi.

Dưới đây là các câu hỏi và câu trả lời mà YouTube chia sẻ trong phần mới nhất này.

1. Nếu video hoạt động không tốt, việc cập nhật hình thu nhỏ (thumbnail) có cải thiện hiệu suất không?

YouTube nói rằng đây có thể là một cách tốt để cải thiện hiệu suất video, mặc dù không có gì thay đổi trong thuật toán.

“Thay đổi giao diện của tiêu đề hoặc hình thu nhỏ là một cách thực sự hiệu quả để nhận được nhiều lượt xem hơn, nhưng nói chung, chúng tôi chỉ khuyên bạn nên thực hiện các thay đổi khi video của bạn vừa có tỷ lệ nhấp thấp hơn vừa nhận được ít lượt xem và hiển thị hơn bình thường.”

YouTube lưu ý rằng khi bạn thay đổi hình thu nhỏ, ban đầu bạn có thể nhận thấy sự thay đổi đột ngột về hiệu suất, nhưng điều này không phải do bất kỳ điều gì được tích hợp trong thuật toán, nó hoàn toàn liên quan đến cách mọi người tương tác với nội dung của bạn.

“Khi bạn thay đổi tiêu đề và hình thu nhỏ, bạn có thể nhận thấy rằng video của bạn bắt đầu nhận được nhiều hơn hoặc ít lượt xem hơn và điều đó thường là do video của bạn trông khác với người xem, điều đó sẽ thay đổi cách mọi người tương tác với video khi video được cung cấp cho họ đề xuất.

Hệ thống của chúng tôi đang phản hồi cách người xem tương tác với video của bạn theo cách khác nhau, chứ không phải hành động thay đổi tiêu đề và hình thu nhỏ của bạn.

Không có việc nếu bạn thay đổi tiêu đề và hình thu nhỏ sẽ khiến hệ thống của chúng tôi tăng hoặc giảm số lần hiển thị, tất cả là về khán giả”.

Vì vậy, hình thu nhỏ của bạn rõ ràng có thể có tác động đến tỷ lệ nhấp, nhưng hệ thống của YouTube không thay đổi và đánh giá lại nội dung dựa trên điều này.

2. Tỷ lệ nhấp vào video trong số những người đăng ký kênh của bạn có ảnh hưởng đến khả năng video được đề xuất không?

Một số người sáng tạo lo ngại rằng hiệu suất giữa những người đăng ký kênh của họ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của họ đối với những người không đăng ký, điều này có nghĩa là các kênh nên tìm cách loại bỏ những người đăng ký cũ và không hoạt động để cải thiện hiệu suất.

YouTube nói rằng điều này không được đưa vào các đề xuất của nó như một động lực chính:

“Hệ thống đề xuất của chúng tôi không thực sự tập trung vào nguồn cấp dữ liệu đăng ký làm tín hiệu chính. Trong mục ‘Khám phá’, chúng tôi tập trung vào hiệu quả hoạt động của video trong bối cảnh được hiển thị.

Vì vậy, xếp hạng trên “Trang chủ” cho một người xem nhất định chủ yếu dựa trên hiệu suất của video khi được hiển thị trên “Trang chủ”.

YouTube cũng lưu ý rằng thuật toán của mình hiểu người đăng ký nào đã không xem video của bạn trong một thời gian dài và sẽ tránh hiển thị video đó cho họ. Vì vậy, không cần phải xóa danh sách đăng ký của bạn.

3. Làm cách nào để thuật toán của YouTube xác định thứ tự các video xuất hiện liên quan đến truy vấn tìm kiếm?

YouTube nói rằng thuật toán tìm kiếm của họ rất giống với thuật toán được công ty mẹ Google sử dụng để xếp hạng các kết quả tìm kiếm.

“Cũng giống như Google, tìm kiếm trên YouTube có mục tiêu tương tự, nơi chúng tôi muốn hiển thị cho người xem những kết quả phù hợp nhất cho truy vấn tìm kiếm của họ.”

Kết quả tìm kiếm video của YouTube chủ yếu được xếp hạng dựa trên:

  • Mức độ liên quan – Tiêu đề, mô tả và nội dung video của bạn khớp với truy vấn của người xem đến mức nào.
  • Hiệu suất – Điều này bao gồm tổng lượt xem video, mọi người đã xem video trong bao lâu, lượt thích, lượt chia sẻ, v.v.

“Tìm kiếm không phải là danh sách kết quả của các video được xem nhiều nhất cho một truy vấn nhất định, mà nó rất có liên quan nhất và những video mà chúng tôi nghĩ rằng bạn có nhiều khả năng sẽ xem nhất.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Facebook tố cáo hacker Việt Nam phát tán mã độc

Facebook cáo buộc một nhóm hacker tại Việt Nam phát tán mã độc và đánh cắp thông tin người dùng từ nền tảng này.

Trong thông báo hôm 10/12, Facebook cho biết đang thực hiện các biện pháp để chống lại các nhóm hacker độc lập đến từ Việt Nam và Bangladesh. Các nhóm nhóm này được cho là sử dụng nền tảng Facebook để phát tán mã độc, đánh cắp thông tin người dùng và chiếm tài khoản.

Theo Facebook, nhóm hacker từ Việt Nam sử dụng ba hình thức tấn công chính, gồm Social Engineering, tấn công qua ứng dụng Android và tấn công qua việc phát tán mã độc trên website.

Social Engineering là dạng tấn công phi kỹ thuật, đánh vào tâm lý người dùng để lấy thông tin. Facebook cho biết nhóm tin tặc từ Việt Nam đã xây dựng các nhân vật và tổ chức giả trên mạng xã hội, tạo vỏ bọc hợp pháp để tiếp cận mục tiêu mà họ muốn tấn công.

Tin tặc cũng xây dựng page để thu hút người theo dõi, sau đó lừa người dùng cài phần mềm độc hại.

Cách thức thứ hai là thông qua smartphone Android. Tin tặc tạo ra các ứng dụng trên Play Store, dụ người dùng mục tiêu cài đặt. Qua đó, chúng giám sát thiết bị của họ.

Ngoài ra, nhóm này còn tấn công người dùng Facebook bằng cách phát tán mã độc thông qua các website. Đây có thể là website do chúng tạo ra, hoặc hoặc website có sẵn nhưng bị xâm nhập để cài mã độc. Một hình thức khác cũng được ghi nhận là thông qua các đường link rút gọn.

Facebook cho biết đã theo dõi nhóm tin tặc này nhiều năm. Trong cáo buộc mới nhất, mạng xã hội lớn nhất thế giới cho biết đã tìm thấy mối liên hệ của nhóm hacker này với CyberOne – một công ty công nghệ thông tin có trụ sở tại TP HCM.

Tuy nhiên, CyberOne Group mới đây đã trả lời Reuters thông qua fanpage rằng họ không liên quan đến nhóm tin tặc trên. Fanpage của đơn vị này sau đó đã biến mất trên Facebook.

Facebook cũng cáo buộc hai nhóm hacker tên DoN và CRAF ở Bangladesh xâm phạm tài khoản của người dùng mạng xã hội. Các nhóm này sử dụng tính năng report của Facebook, đưa ra các cáo buộc mạo danh, vi phạm sở hữu trí tuệ, ảnh khỏa thân, khủng bố… khiến tài khoản Facebook của nạn nhân vi phạm chính sách cộng đồng của mạng xã hội và bị khóa.

Nhóm này còn được cho là chiếm tài khoản Facebook của quản trị viên các fanpage lớn, xóa các quản trị viên còn lại, sau đó vô hiệu hóa fanpage.

Vụ tấn công này được Facebook đánh giá là có chủ đích. Các hacker Bangladesh đã tấn công cả email, xâm nhập vào thiết bị người dùng và lợi dụng quy trình khôi phục tài khoản của Facebook để thực hiện.

Facebook đang thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn chặn hành động của các nhóm tin tặc, như xóa các liên kết được chia sẻ trên Facebook, xóa tài khoản của nhóm và thông báo đến những người dùng bị tấn công.

Chuyên gia của mạng xã hội này khuyên người dùng không nhấp vào các liên kết đáng ngờ, không tải xuống phần mềm từ các nguồn không tin cậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P4)

Nhiều doanh nghiệp đã phải nhanh chóng xoay sở để trụ vững trong bối cảnh toàn cầu ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan của COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không may mắn được như vậy và kết quả là họ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn.

Snapchat

Snapchat đã tiếp tục thiết lập thị trường ngách của riêng mình vào năm 2020, đặc biệt là đối với sức hút không ngừng của nó đối với nhóm đối tượng trẻ. Các mối quan hệ đối tác ứng dụng mới và các tùy chọn tương tác cũng đã cung cấp thêm nhiều cách để xem xét, nhưng AR vẫn là chìa khóa để thúc đẩy sự hấp dẫn của ứng dụng này.

Cách tiếp cận mới để giải trí

Một trong những lĩnh vực thế mạnh chính của Snapchat là sự phát triển ổn định của chương trình Snap Originals, các chương trình truyền hình ngắn, được căn chỉnh theo chiều dọc, thu hút người xem trẻ tuổi và thói quen tiêu dùng đang phát triển của họ.

Với điều này, chúng ta mong đợi rằng Snap sẽ tập trung nhiều hơn vào Snap Originals vào năm 2021 – và mong đợi sẽ thấy nhiều nhà xuất bản và hãng phim lớn chú ý hơn đồng thời tìm cách phù hợp hơn với định dạng, khi họ tìm kiếm những cách mới để duy trì kết nối với khán giả trẻ hơn.

Điều đó có thể thấy qua một số thông báo lớn cho Snap Originals, với những người nổi tiếng tên tuổi sẽ tham gia. Và điều đó sẽ mang lại nhiều người xem hơn nữa cho Snap, mở rộng cơ hội quảng cáo và tiếp xúc với Snap.

Tập trung vào thương mại điện tử

Khi Instagram và Facebook tìm cách kết hợp nhiều công cụ thương mại điện tử hơn, mong đợi Snap cũng sẽ phù hợp với sự thay đổi này và tìm cách cung cấp cho những người sáng tạo của mình nhiều cơ hội hơn để bán sản phẩm trực tiếp trong luồng.

Snapchat đã thử nghiệm trên nhiều tùy chọn thương mại điện tử khác nhau trong một khoảng thời gian, bao gồm cả việc tích hợp với Amazon, nhưng khi việc mua sắm trong nguồn cấp dữ liệu trở nên quen thuộc hơn, Snap cũng nên kết hợp các công cụ tương tự để tối đa hóa cơ hội của riêng mình.

 Nâng cao AR – Thực tế ảo tăng cường

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P4)

Như đã lưu ý, AR vẫn là chìa khóa để tối đa hóa sự phát triển của Snapchat và như vậy, bạn có thể mong đợi thấy Snap bổ sung thêm nhiều chức năng và công cụ AR hơn.

Snapchat đã bắt đầu triển khai khả năng ‘quét’ mã vạch và nhãn để cung cấp thêm thông tin theo ngữ cảnh thông qua máy ảnh của mình và nó sẽ tiếp tục bổ sung vào cơ sở dữ liệu cho các mục có thể quét và kết nối các bản quét đó với các công cụ AR nâng cao, bao gồm khuyến mãi, ưu đãi và hơn thế nữa.

Và điều đó sẽ dẫn đến một sự phát triển quan trọng khác …

Hợp tác với Apple 

Snapchat đã làm việc với Apple trong nhiều năm để giúp phát triển chức năng AR của Apple. Quay trở lại năm 2017, khi ra mắt iPhone X, Apple đã giải thích cách họ làm việc với Snapchat để phát triển ‘Ống kính’ và các bổ sung hình ảnh dựa trên những tiến bộ mới nhất của thiết bị, trong khi với sự ra mắt của iPhone 12 vào đầu năm nay, Apple đã thông báo rằng Snap sẽ là một trong những đối tác đầu tiên cho tính năng LiDAR mới của mình.

Kính AR của Apple sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2022, nhưng có thể được đẩy lên sớm hơn phụ thuộc vào nỗ lực của Facebook.

Tất cả các phát triển AR của Snap sẽ phù hợp với điều này và đó sẽ là một bước phát triển lớn cho ứng dụng này.

TikTok

TikTok để lại vô cùng nhiều ấn tượng vào năm 2020. Ứng dụng video dạng ngắn này đã tăng từ 500 triệu người dùng vào tháng 12 năm 2019 lên gần một tỷ ở hiện tại và mặc dù phải đối mặt với các lệnh cấm, hạn chế, cáo buộc kiểm duyệt, đang trải qua các cuộc đánh giá an ninh quốc gia.

Bất chấp tất cả những điều này, TikTok vẫn tiếp tục tiến về phía trước và hiện có vẻ sẽ tiến lên cấp độ tiếp theo vào năm 2021.

Và nó có thể là một cân nhắc chính cho cách bạn sẽ làm digital marketing của mình.

Tập trung vào thương mại điện tử

Giống như hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng sẽ đưa thương mại điện tử trở thành trọng tâm vào năm 2021 – mặc dù trong trường hợp của TikTok, điều đó sẽ cấp bách hơn một chút.

TikTok cần tìm thêm cách để đảm bảo những người sáng tạo hàng đầu của mình được trả tiền, nếu không, họ sẽ chuyển sang các nền tảng khác, nơi họ có thể kiếm tiền thật.

Đó là điều cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Vine – khi các ngôi sao lớn của nó nhận ra rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn trên YouTube và Instagram, họ đã kêu gọi Vine thiết lập một thỏa thuận chia sẻ doanh thu tốt hơn.

Vine (thông qua công ty mẹ Twitter) đã từ chối, và những ngôi sao lớn đó đã rời đi, điều này sau đó dẫn đến sự sụt giảm của ứng dụng.

TikTok hiện lớn hơn Vine trước đây, nhưng ngay cả như vậy, nó vẫn có thể trở thành nạn nhân của điều tương tự nếu nó không thể đưa ra các giao dịch chia sẻ doanh thu hấp dẫn, sinh lợi hơn để giữ chân những người sáng tạo hàng đầu của mình.

Tại Trung Quốc, phiên bản địa phương của TikTok (được gọi là ‘Douyin’) đã đạt được thành công lớn trên mặt trận này bằng cách kết hợp thương mại điện tử và các tùy chọn mua hàng trong luồng (in-stream).

Phần lớn trong số hơn 122 triệu USD doanh thu do Douyin tạo ra vào năm ngoái đến từ các tích hợp thương mại điện tử này và với điều này, bạn có thể mong đợi thấy TikTok đang tìm cách triển khai tương tự và nhanh chóng, vì nó cũng đã tìm cách trở lại đúng hướng sau những bê bối về pháp lý và chính trị.

Nếu thỏa thuận tiếp quản Oracle / Walmart được thông qua, Walmart đã ‘gắn cờ’ ý định thương mại điện tử của mình cho ứng dụng này – mặc dù thỏa thuận đó dường như vẫn chỉ có khả năng xảy ra, do các cuộc đàm phán và trì hoãn đang diễn ra.

Nhưng ngay cả khi không, hãy hy vọng TikTok sẽ bổ sung thêm nhiều công cụ thương mại điện tử hơn nữa vì nó tìm kiếm nhiều cách hơn để tối đa hóa doanh thu và tiềm năng chia sẻ doanh thu.

Liên kết âm nhạc

TikTok cũng sẽ tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với ngành công nghiệp âm nhạc để tổ chức nhiều sự kiện và buổi ra mắt độc quyền hơn, đồng thời thu hút nhiều người hâm mộ hơn.

TikTok đã hợp tác với một số nhạc sĩ trong các buổi hòa nhạc kỹ thuật số độc quyền và hợp tác ký kết của nó với một số hãng lớn.

Khi các nhạc sĩ nhận ra sức mạnh quảng bá của nền tảng, bạn có thể mong đợi rằng những kết nối đó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nữa và điều đó có thể dẫn đến những cơ hội mới, không chỉ cho TikTok mà còn cho các thương hiệu đang tìm cách khai thác những xu hướng này thông qua tài trợ và quan hệ đối tác để mở rộng các chương trình khuyến mãi của họ.

LinkedIn

Và cuối cùng, chúng ta có LinkedIn, người đứng đầu lâu đời trong không gian mạng xã hội, có thể không thú vị bằng một số nền tảng khác, nhưng vẫn là một công cụ kết nối quan trọng cho nhiều thương hiệu.

LinkedIn đã vượt qua 700 triệu thành viên vào năm 2020 và tiếp tục chứng kiến ​​’mức độ tương tác kỷ lục’. LinkedIn đang ở một vị trí vững chắc, là nền tảng quan trọng cho các chuyên gia và nó sẽ tìm cách tận dụng điều này với các bản phát hành năm 2021.

Sự kiện trực tiếp

Sự kiện ảo trở thành trọng tâm chính vào năm 2020 và LinkedIn đã chuyển sang phục vụ cho điều này bằng cách tung ra các công cụ sự kiện của riêng mình và tích hợp chức năng phát trực tiếp với chức năng tương tự.

Các sự kiện có ý nghĩa trên LinkedIn và video trực tiếp là loại nội dung hấp dẫn nhất trên nền tảng. Việc mở rộng các công cụ của nó ở mặt này có vẻ hợp lý – và nếu nó có thể tăng khả năng quảng bá như cũ, bạn có thể mong đợi sẽ thấy nhiều doanh nghiệp hơn tìm cách kết hợp các sự kiện và chức năng của họ vào trải nghiệm LinkedIn.

Phần video chuyên dụng

Như với tất cả các nền tảng mạng xã hội, video là loại nội dung hấp dẫn nhất trên LinkedIn, với người dùng LinkedIn có khả năng chia sẻ video trên nền tảng này cao hơn khoảng 20 lần so với bất kỳ loại bài đăng nào khác.

Do đó, việc LinkedIn tận dụng điều đó bằng một phần video chuyên dụng trong ứng dụng của mình là điều hợp lý. Phần này sẽ tập trung nhiều hơn vào nội dung video chuyên nghiệp, theo lĩnh vực và mang lại nhiều cơ hội hơn cho người sáng tạo trên LinkedIn để xây dựng nhận thức và sự hiện diện của thương hiệu.

Và nó cũng có thể trở thành một cơ hội thu nhập. Nếu LinkedIn muốn cung cấp một không gian riêng để giới thiệu những người sáng tạo video tốt nhất của mình, thì nó cũng có thể cung cấp quảng cáo đầu hoặc giữa video, giúp họ có thêm động lực để tiếp tục đăng.

Điều đó có thể thấy nhiều nội dung video chuyên nghiệp hơn được thêm vào nền tảng, thúc đẩy sự tương tác hơn nữa.

LinkedIn vẫn chưa coi video thành trọng tâm chính, nhưng với việc phân loại chủ đề được cải thiện (thông qua thẻ hashtag) và các tùy chọn video đang phát triển, LinkedIn cũng có thể cung cấp một không gian video chuyên dụng ở một số giai đoạn tiếp theo.

Thông tin chi tiết mới về dữ liệu

LinkedIn có cơ sở dữ liệu nghề nghiệp lớn nhất trong lịch sử, cho phép nó truy cập vào một loạt thông tin chi tiết chuyên sâu về sự nghiệp của mọi người đã tiến triển như thế nào, mọi người đã chuyển sang vai trò nào theo thời gian, điều đó liên quan đến điểm chung và sở thích như thế nào, v.v.

Đây là một điểm mạnh chính của nền tảng này và vào năm 2021, bạn có thể mong đợi LinkedIn sẽ tinh chỉnh hơn nữa việc đối sánh dữ liệu của mình để cung cấp thêm thông tin chi tiết nhằm giúp hướng dẫn người dùng đến con đường sự nghiệp lý tưởng và sự phát triển của họ.

LinkedIn gần đây đã thực hiện một bước theo hướng này với công cụ Career Explorer, công cụ này làm nổi bật các con đường sự nghiệp tiềm năng dựa trên các kỹ năng bạn có.

Phát trực tiếp vào ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn

Các Stories hay ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn vẫn còn khá sơ khai. Trên thực tế, thật thú vị khi thấy điều gì đó khác biệt trong ứng dụng, mặc dù bản thân các ‘Câu chuyện’ có xu hướng hoặc khá nhẹ nhàng hoặc quá quảng cáo.

Nhưng cũng như với Instagram và với sự tập trung rộng rãi hơn vào nội dung video, chúng ta có thể hy vọng LinkedIn sẽ thêm tính năng phát trực tiếp vào công cụ ‘Câu chuyện’ của mình.

Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn không? Có thể là không, nhưng khả năng chia sẻ video trực tiếp từ các sự kiện, ở đầu nguồn cấp dữ liệu người theo dõi, có thể là một cập nhật quan trọng đối với nhiều người.

Hết phần cuối !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Gojek ra mắt GoStore để giúp SMBs thiết lập cửa hàng trực tuyến

Kỳ lân Indonesia Gojek vừa ra công bố ra mắt GoStore, một giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) địa phương thiết lập cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng nhất.

Theo một tuyên bố, GoStore cho phép các doanh nghiệp nhỏ ở Indonesia làm marketing sản phẩm của họ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội thông qua việc tích hợp Facebook Shops và Instagram Shopping.

Chủ sở hữu cũng có thể liên kết cửa hàng với tài khoản mạng xã hội của họ để quản lý tài khoản và chức năng trò chuyện dễ dàng hơn.

GoStore được tích hợp với các giải pháp hàng đầu của Gojek, mang đến cho ứng dụng này quyền truy cập vào thanh toán không dùng tiền mặt với GoPay, phân phối sản phẩm qua GoSend, thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thông qua Midtrans và các công cụ thanh toán khác thông qua Moka mà Gojek đã mua lại vào đầu năm nay.

Dịch vụ mới sẽ bổ sung cho các giải pháp hiện có của Gojek dành cho các đơn vị bán hàng trực tuyến. Chúng bao gồm ứng dụng Selly, cho phép người bán tương tác với khách hàng nhanh hơn và Liên kết thanh toán trung gian, bổ sung hỗ trợ cho các phương thức thanh toán khác nhau.

Theo Gojek, GoStore là một phần của sáng kiến Melaju Bersama Gojek, giúp các SMBs tìm giải pháp Gojek phù hợp cho doanh nghiệp của họ.

Nền tảng này đã được ra mắt vào đầu năm nay và công ty này cũng tuyên bố rằng dịch vụ này hiện có khoảng 500.000 người bán trong hệ sinh thái của mình.

Tháng trước, Gojek cho biết họ đã phải trải qua một cuộc cải tổ quản lý để giảm gấp đôi hoạt động kinh doanh ví điện tử của mình khi khách hàng và người bán chuyển sang thanh toán kỹ thuật số.

Điều này liên quan đến Andre Soelistyo, đồng giám đốc điều hành của công ty, người vừa tiếp quản nhánh thanh toán GoPay của Gojek.

Trong khi đó, Kevin Aluwi, đồng giám đốc của Soelistyo sẽ điều hành các dịch vụ khác của công ty khởi nghiệp, bao gồm các dịch vụ vận tải, thực phẩm và trung chuyển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TechInAsia

LinkedIn bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên ‘Stories’

LinkedIn đã thông báo rằng họ đã khởi chạy bản thử nghiệm về quảng cáo trong LinkedIn Stories sau khi triển khai Stories cho tất cả người dùng vào tháng 9.

LinkedIn bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên 'Stories'

Theo giải thích của LinkedIn:

“Hôm nay, chúng tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đang thử nghiệm quảng cáo câu chuyện – Stories Ads với một số nhà quảng cáo giới hạn trong giai đoạn thử nghiệm kín với tất cả các thành viên trên toàn cầu.

Quảng cáo câu chuyện có thể giúp các thương hiệu phát triển phạm vi tiếp cận của họ với cộng đồng hơn 722 triệu thành viên của chúng tôi bằng video và hình ảnh quảng cáo. Hiện tại, chúng tôi đã có hơn 600 nhà quảng cáo kích hoạt các chiến dịch có hiệu suất tích cực về số lần nhấp, lượt xem và số liệu chi phí”.

Quảng cáo LinkedIn Stories sẽ cho phép các nhà làm Marketing sử dụng nhiều công cụ nhắm mục tiêu quảng cáo của LinkedIn để tiếp cận các đối tượng cụ thể và tiếp cận họ bằng quảng cáo video toàn màn hình và quảng cáo một hình ảnh.

Mặc dù cũng cần lưu ý rằng LinkedIn không cung cấp bất kỳ dữ liệu nào về việc sử dụng ‘Câu chuyện’, ngoài việc nói rằng phản hồi đối với ‘Câu chuyện’ là “cực kỳ tích cực” và ‘Câu chuyện’ đã “khơi dậy hàng trăm nghìn cuộc trò chuyện mới trên nền tảng này”.

Có một điều hơi lạ là trong một thông báo về sản phẩm quảng cáo mới, LinkedIn đã không đưa ra chỉ số nào về hiệu suất làm thước đo cho việc bổ sung có thể có ý nghĩa đối với các chiến dịch của bạn.

Có vẻ như LinkedIn đã cố gắng che giấu điều này bằng cách đưa số lượng thành viên tổng thể vào các bình luận của mình và LinkedIn từ lâu đã tránh cung cấp số liệu thống kê người dùng hoạt động nói chung.

Nhưng ngay bây giờ, đó sẽ là những gì các nhà quảng cáo muốn biết, phải không? Và nếu LinkedIn không báo cáo dữ liệu sử dụng của nó, tại sao không?

Điều đó có nghĩa là mọi người không sử dụng ‘Câu chuyện’ nhiều như LinkedIn mong đợi? Bạn sẽ cho rằng, nếu ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn thành công tốt đẹp, thì LinkedIn đó sẽ rất muốn quảng cáo điều đó. Nhưng nó không phải.

LinkedIn lưu ý rằng nền tảng sẽ cung cấp các số liệu so sánh cho hiệu suất quảng cáo ‘Câu chuyện’ khi chúng có sẵn.

LinkedIn cho biết họ hiện đang thử nghiệm quảng cáo câu chuyện với một nhóm nhà quảng cáo bản beta và hiện đã có kế hoạch ra mắt chúng rộng rãi hơn vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Forbes: Chia tách là điều khó khăn với Facebook

2 đơn kiện riêng biệt do giới chức liên bang và các tiểu bang Mỹ đệ trình có thể buộc Facebook bán Instagram và WhatsApp, 2 dịch vụ có hàng tỷ người dùng mà họ từng mua lại.

Đơn kiện ngày 9/12 cáo buộc Facebook đã thâu tóm các dịch vụ có tiềm năng phát triển để tạo dựng vị thế độc quyền, khiến người dùng và nhà quảng cáo không có nhiều lựa chọn thay thế.

Instagram và WhatsApp là ví dụ. Lần lượt được Facebook mua lại tháng 4/2012 với giá một tỷ USD và tháng 2/2014 với giá 19 tỷ USD, Instagram và WhatsApp đến nay thu hút hàng tỷ người dùng, tạo ra doanh thu khổng lồ cho Facebook. Một số ứng dụng như Gowalla, Hello và Moves cũng được Facebook thâu tóm nhưng đã không còn hoạt động.

Đè bẹp đối thủ để kiểm soát thị trường

Có thể giải thích chiến lược của Facebook và Mark Zuckerberg như sau: một người nắm giữ quyền lực, ngồi trên đỉnh kim tự tháp nhìn xuống hơn 2 tỷ con người bên dưới. Mỗi khi thấy ai có nguy cơ đe dọa ngôi vị, người đó sẵn sàng ra tay sao chép hoặc mua lại họ.

Đó là động thái kìm hãm sự đổi mới. Nếu từ chối bán mình cho Facebook, Instagram hay WhatsApp thừa biết rằng những tính năng nổi bật của họ sẽ bị sao chép để kiểm soát thị trường. Âm mưu của Mark Zuckerberg là rất rõ: nếu không mua được, hãy sao chép.

Điều đó đã xảy ra với ứng dụng Snapchat. Facebook từng sao chép đến 4 tính năng của Snapchat trước khi thành công với Stories. Hãng cũng từng muốn mua ứng dụng gọi video nhóm HouseParty, tuy nhiên sau khi khảo sát người dùng, họ quyết định tung ra Messenger Rooms để cạnh tranh.

Làm sao mà một startup non trẻ cạnh tranh với công ty luôn theo dõi “đường đi nước bước” của những dịch vụ mới nổi, kết hợp tiềm lực tài chính mạnh để thâu tóm mọi thứ và đội ngũ kỹ thuật tài giỏi trong việc sao chép tính năng.

Facebook dựa trên mọi thế mạnh ấy để kiểm soát thị trường mạng xã hội bằng cách đè bẹp đối thủ.

Vụ kiện là điều không thể tránh khỏi

Sau nhiều năm, đến nay giới chức mới hành động, đặt ra mối đe dọa lớn nhất mà Facebook từng đối mặt.

“Những hành động của Facebook nhằm mở rộng và duy trì thế độc quyền, khiến khách hàng mất đi lợi ích của sự cạnh tranh”, Ian Conner, Giám đốc Cục Cạnh tranh thuộc FTC cho biết.

“Mục đích của chúng tôi là đẩy lùi hành động phi cạnh tranh của Facebook, giúp sự đổi mới và cạnh tranh tự do được phát triển”.

Trong khi đó, lập luận của Facebook cho rằng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh ngoài thị trường, và thâu tóm chính là giải pháp tốt nhất cho các công ty mà họ mua lại.

Rõ ràng quan điểm của Facebook đối với việc thâu tóm đối thủ là hợp lý. Tất nhiên họ vẫn có đối thủ như TikTok, nhưng nếu hỏi tại sao Facebook không mua lại TikTok, có thể do họ không muốn bị giới chức chú ý.

“Trong gần một thập kỷ, Facebook đã lợi dụng vị thế thống trị và sức mạnh độc quyền để đè bẹp các đối thủ nhỏ hơn và loại bỏ sự cạnh tranh, gây tổn hại cho người dùng hàng ngày”, Tổng chưởng lý bang New York Letitia James nói.

Vụ kiện của FTC là điều cần thiết. Như các vụ kiện chống độc quyền khác, không dễ chứng minh những thiệt hại từ sự độc quyền. Đối với Facebook, các công ty mà họ mua lại chắc chắn là tâm điểm của vụ kiện.

Tại nhiều quốc gia, Facebook không chỉ là mạng xã hội số một mà còn sở hữu dịch vụ lớn thứ 2, thậm chí là thứ 3.

Facebook là một công ty quá mạnh, tuy nhiên sức mạnh ấy chỉ đạt được bằng hành động đè bẹp đối thủ. Không thể tưởng tượng Facebook sẽ ra sao nếu phải bán đi Instagram hay WhatsApp. Điều không thể tránh khỏi đã xảy ra, vào thời điểm thích hợp nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Quốc Bảo | MarketingTrips 

Theo Zing

Facebook rơi vào tầm ngắm của các cơ quan chống độc quyền Mỹ

Bác bỏ cáo buộc lạm dụng vị thế độc quyền, Luật sư trưởng của Facebook nhấn mạnh “mục đích của luật chống độc quyền là bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sáng tạo, không phải để phạt doanh nghiệp”.

Ngày 9/12, các cơ quan chống độc quyền của liên bang và các bang tại Mỹ đã khởi kiện Facebook với cáo buộc mạng xã hội này lạm dụng ưu thế để giữ độc quyền, đồng thời tìm cách đảo ngược các thỏa thuận của Facebook thu mua các ứng dụng tin nhắn Instagram và WhatsApp.

Trong vụ kiện thứ nhất, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) yêu cầu Facebook thoái vốn đối với Instagram và WhatsApp trong nhóm ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook.

Giám đốc Cục Cạnh tranh của FTC Ian Conner cho rằng các hành động của Facebook nhằm duy trì thế độc quyền của mạng xã hội này, khiến người tiêu dùng không được hưởng lợi từ cạnh tranh.

Mục tiêu của FTC là ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh của Facebook và thúc đẩy đổi mới sáng tạo cũng như cạnh tranh tự do.

Vụ kiện thứ hai do liên minh các cơ quan chống độc quyền từ 48 bang và vùng lãnh thổ Mỹ tiến hành.

Tổng Chưởng lý bang New York Letitia James, người đứng đầu liên minh này, nhấn mạnh: “Trong gần một thập kỷ, Facebook đã sử dụng ưu thế và sự độc quyền để loại bỏ các đối thủ và dập tắt cạnh tranh, bất chấp lợi ích của người dùng.”

Cả hai vụ kiện đều cáo buộc Facebook chấm dứt cạnh tranh thông qua việc mua lại ứng dụng Instagram vào năm 2012 và WhatsApp năm 2014.

Hai ứng dụng đang ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của Facebook và được tích hợp vào công nghệ của hãng.

Về phần mình, Facebook đã bác bỏ cáo buộc lạm dụng vị thế độc quyền. Luật sư trưởng của Facebook, bà Jennifer Newstead nhấn mạnh “mục đích của luật chống độc quyền là bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sáng tạo, không phải để phạt các doanh nghiệp thành công.”

Theo bà Newstead, Instagram và WhatsApp đã trở thành những sản phẩm tuyệt vời như ngày nay là do Facebook đã đầu tư hàng tỷ USD, nhiều năm đổi mới và tăng cường chuyên môn, để phát triển các tính năng mới và đem đến trải nghiệm tốt hơn cho hàng triệu người dùng. Bà nhấn mạnh những thỏa thuận này đã được FTC thông qua cách đây nhiều năm.

Một số nhà phân tích cho rằng các vụ kiện chống độc quyền này rất khó chứng minh Facebook gây tổn hại người tiêu dùng vì các dịch vụ của hãng phần lớn đều miễn phí.

Trước đó, FTC tuyên bố sẽ xem xét các thỏa thuận thu mua của 5 hãng công nghệ lớn trong một thập kỷ qua, mở ra khả năng tiến hành hàng loạt cuộc điều tra chống độc quyền.

Cụ thể, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng sẽ đánh giá các thỏa thuận của Amazon, Apple, Facebook, Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google) kể từ năm 2010 trong bối cảnh ngày càng có nhiều khiếu nại về việc các nền tảng công nghệ đang chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt.

Tháng 10 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ đã kiện Alphabet độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. 11 bang của Mỹ (gồm Arkansas, Florida, Georgia, Indiana, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, South Carolina và Texas) tham gia vụ kiện này. Đây được xem là vụ kiện độc quyền lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo TTXVN

Facebook đang xóa tùy chọn truy cập miễn phí với Facebook Workplace

Khi nhiều người làm việc tại nhà hơn, các nền tảng mạng nội bộ (internal networking platforms) đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể .

Và người hưởng lợi từ sự tăng trưởng đó là Facebook Workplace, hệ thống mạng doanh nghiệp khép kín cung cấp các công cụ quen thuộc của Facebook cho cộng tác nội bộ.

Thật vậy, Workplace đã tăng từ ba triệu người dùng trả phí vào tháng 10 năm ngoái lên năm triệu vào tháng 5 năm 2020, với các tính năng mới như phòng trò chuyện video, nhóm và kết nối với các thiết bị tại nhà cung cấp các tùy chọn có lợi cho việc cộng tác khi quản lý các đội nhóm từ xa.

Và Facebook rõ ràng là rất vui với sự tăng trưởng đó, vì hôm nay, Mạng xã hội này đã thông báo rằng họ sẽ loại bỏ tùy chọn truy cập miễn phí mà ban đầu ứng dụng đã cung cấp để giúp thúc đẩy việc sử dụng Workplace.

Theo giải thích của Facebook:

“Để duy trì trải nghiệm sản phẩm chất lượng cao mà mọi người mong đợi từ Workplace, chúng tôi đã quyết định gỡ bỏ gói miễn phí của mình, Workplace Essential, kể từ ngày 10 tháng 2 năm 2021”.

Facebook hiện sẽ thúc đẩy tất cả các doanh nghiệp sử dụng gói Essential chuyển sang các tùy chọn trả phí, điều này có thể thấy Workplace sẽ có lượng đăng ký tăng rất nhanh.

Đối với những doanh nghiệp thực hiện kế hoạch của họ, Facebook nói rằng họ sẽ cung cấp các tính năng bổ sung:

“Chẳng hạn như ‘Thông tin chi tiết’ và đăng nhập một lần (SSO), cũng như quyền truy cập vào hỗ trợ trò chuyện trực tiếp”.

Đối với những người không muốn chuyển đổi, Facebook sẽ cung cấp các công cụ giúp quản trị viên hệ thống tải xuống dữ liệu Workplace của họ để bảo mật thông tin nội bộ của họ.

Như đã lưu ý, Workplace đã có sự tăng trưởng đáng kể vào năm 2020 và với xu hướng Work-From-Home, nhiều người dự đoán rằng đây sẽ là tương lai của làm việc, ít nhất là ở một số hình thức nhất định.

Điều đó có thể sẽ thấy Workplace sẽ tiếp tục mở rộng – và nếu nó có thể thêm nhiều người đăng ký trả phí hơn đồng thời chứng tỏ sự phát triển của nó, điều đó cũng có thể giúp tăng triển vọng của nền tảng này.

Facebook cho biết họ cũng đang phát triển các tính năng mới cho Workplace, bao gồm các công cụ phúc lợi cho nhân viên, các tùy chọn video trực tiếp được cải thiện và hơn thế nữa.

Có vẻ như đây là thời điểm tốt để thực hiện chuyển đổi và tận dụng sự thay đổi của WFH. Và điều đó có thể giúp Facebook xây dựng một yếu tố quan trọng khác trong ‘đế chế mới’ ngày càng mở rộng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tink – Fintech startup được hậu thuẫn bởi PayPal có giá trị hơn 800 triệu USD

Được gọi là ngân hàng mở – open banking, một số công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh công nghệ theo xu hướng này đã huy động được số vốn đáng kể từ các nhà đầu tư.

Tink – Một công ty khởi nghiệp fintech của Thụy Điển đã chứng kiến ​​giá trị của nó tăng lên 680 triệu euro (824 triệu USD) trong một vòng đầu tư mới.

Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech truy cập dữ liệu ngân hàng để tạo ra các sản phẩm tài chính mới. Công ty này đã huy động được 85 triệu euro nguồn vốn mới từ  Eurazeo và công ty đầu tư mạo hiểm Dawn Capital có trụ sở tại Anh.

Trao đổi với CNBC, định giá của công ty có trụ sở tại Stockholm này đã tăng hơn 60% so với 415 triệu euro giá trị vào đầu năm.

Những người ủng hộ Tink bao gồm từ gã khổng lồ xử lý thanh toán trực tuyến PayPal đến các ngân hàng lớn của Châu Âu như BNP Paribas và ABN Amro.

Ngân hàng mở hay open banking là gì?

Được thành lập vào năm 2012, Tink hoạt động trong không gian được gọi là “ngân hàng mở”, nhằm mục đích phát triển các dịch vụ tài chính sáng tạo bằng cách kết nối với dữ liệu từ các ngân hàng lớn đã có tên tuổi.

Những người ủng hộ công nghệ ngân hàng mở nói rằng nó mang lại sự minh bạch và cạnh tranh hơn cho ngành, cũng như trải nghiệm ngân hàng tốt hơn cho người tiêu dùng.

Nền tảng ngân hàng mở của Tink tổng hợp dữ liệu từ hàng nghìn ngân hàng, cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng hiển thị cho người dùng tài khoản séc của họ và thực hiện thanh toán từ các nhà cung cấp khác nhau.

“Bất chấp những khó khăn trong năm nay, đó là một năm với sự tiến bộ tuyệt vời với Tink và theo ghi nhận, đó là sự tiến bộ tuyệt vời trong lĩnh vực ngân hàng mở nói chung”, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Tink, Ông Daniel Kjellén trao đổi CNBC trong một cuộc phỏng vấn.

“Chúng tôi tiếp tục phát triển mạnh mẽ một cách tự nhiên, nhưng cũng là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện M&A trên khắp châu Âu để bổ sung cho nền tảng của mình”.

Tink đã đồng ý mua lại ba công ty vào đầu năm nay – Instantor của Thụy Điển, Eurobits của Tây Ban Nha và OpenWrks của Vương quốc Anh – trong nỗ lực mở rộng hơn nữa sang các lãnh thổ mới ở Châu Âu và củng cố nền tảng của mình.

Tink tận dụng các quy tắc ngân hàng thân thiện với công nghệ mới ở Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu yêu cầu các ngân hàng mở thông tin tài khoản của họ và cho phép các công ty bên thứ ba được quản lý thực hiện chuyển khoản ngân hàng thay mặt họ, nếu họ được khách hàng đồng ý.

Về lý thuyết, các quy tắc này không được mâu thuẫn với luật bảo vệ dữ liệu GDPR mới nghiêm ngặt của Châu Âu, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ do các công ty thu thập và đe dọa bị phạt tiền nếu vi phạm.

* Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) (EU) 2016/679  quy định của luật EU về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cho tất cả các cá nhân trong Liên minh châu Âu và Khu vực kinh tế châu Âu. Nó cũng đề cập đến việc xuất dữ liệu cá nhân bên ngoài EU và EEA.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty này bao gồm công ty Plaid của Mỹ – Công ty được Visa mua lại này đang gặp nguy hiểm do vụ kiện chống độc quyền của Mỹ và các đối thủ của Anh là TrueLayer, Yapily và Bud.

Ông Kjellén cho biết công ty sẽ sử dụng tiền mặt mới để đầu tư nhiều hơn vào mảng thanh toán của hoạt động kinh doanh của mình.

“Lĩnh vực mà chúng tôi có thể thấy sự tăng trưởng mạnh nhất hiện tại là thanh toán, hiện công ty xử lý 1 triệu giao dịch mỗi tháng”.

Tink hiện tạo ra doanh thu định kỳ hàng năm là 30 triệu euro, một số liệu quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp này. Khi việc sử dụng nền tảng tăng lên, công ty sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ các đối tác của mình.

Tink cũng sẽ sử dụng tiền thu được từ thỏa thuận này để thúc đẩy việc tuyển dụng. Công ty hiện có 365 nhân viên, tăng lên nhiều so với mức 150 từ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNBC

Pháp phạt Google và Amazon 135 triệu Euro vì vấn đề quảng cáo

Nguyên nhân là do hai đơn vị vừa nêu đã đặt cookie quảng cáo trên máy tính mà chưa có sự đồng ý trước của người dùng.

google-marketingtrips

Ngày 10/12, Cơ quan giám sát quyền riêng tư dữ liệu (CNIL) của Pháp cho biết họ đã phạt hai đơn vị của Google tổng cộng 100 triệu Euro (121 triệu USD) và một công ty con của Amazon 35 triệu Euro (42 triệu USD) vì vấn đề cookie quảng cáo.

Cookie là một phần dữ liệu nhỏ được lưu trữ trên trình duyệt máy tính của người dùng, cho phép các trang web xác định và ghi nhớ hoạt động trước đó của họ.

Thông báo của CNIL cho biết cơ quan này đã áp khoản phạt 35 triệu Euro lên Amazon Europe Core, 60 triệu Euro đối với Google LLC và 40 triệu Euro cho Google Ireland Limited.

Theo CNIL, các công ty phải nộp khoản tiền phạt nêu trên vì họ đã đặt cookie quảng cáo trên máy tính của người dùng mà không có sự đồng ý trước và không cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng.

CNIL cho biết khi người dùng truy cập trang web Google.fr và Amazon.fr, một số cookie dùng cho mục đích quảng cáo sẽ tự động được cài đặt trên máy tính của họ, dù người dùng không thực hiện bất kỳ hành động nào. CNIL nói rằng loại cookie này chỉ có thể được cài đặt sau khi người dùng đồng ý.

Theo CNIL, Google đã không cung cấp thông tin đầy đủ về bảo mật cho người dùng vì phía công ty không cho khách hàng biết về các cookie quảng cáo và ngay cả khi bị chặn thì vẫn có cookie hoạt động được.

CNIL cũng cho biết Amazon đã không cung cấp thông tin rõ ràng hoặc đầy đủ về các cookie mà họ cài đặt trên máy tính của người dùng, cho đến khi thiết kế lại trang web vào tháng 9/2020.

CNIL cho biết Google đã ngừng việc cài đặt cookie trên vào tháng 9, song phía công ty vẫn không đưa ra lời giải thích đầy đủ về việc họ đã sử dụng công cụ này thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VTV

Google ‘tiết lộ’ những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất 2020

Google vừa xuất bản báo cáo hàng năm về các tìm kiếm thịnh hành nhất, tiết lộ các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên các danh mục khác nhau.

“Năm 2020 là năm chúng ta hỏi “tại sao? ”- Google tuyên bố trong phần giới thiệu báo cáo của mình.

Mọi người hỏi “tại sao?” hơn bao giờ hết khi họ tìm kiếm trên Google để tìm câu trả lời cho tất cả các loại câu hỏi mà bạn sẽ thấy trong các phần sau.

Người dùng đã phá kỷ lục về số lần “hôm nay là ngày gì?” đã được tìm kiếm trong một năm. Tìm kiếm công thức nấu ăn cũng đạt mức cao kỷ lục.

Trên tất cả, Covid-19 là chủ đề quan trọng hàng đầu của mọi người. Nhiều tìm kiếm hàng đầu phản ánh cách mọi người đang thích nghi với những chuẩn mực mới của cuộc sống hàng ngày.

Báo cáo của Google xem xét các chủ đề thịnh hành trên tìm kiếm, tin tức, con người, cách thực hiện, hoạt động ảo, v.v. Dữ liệu có thể được xem trên toàn thế giới hoặc được lọc theo 70 quốc gia khác nhau.

Tại đây, bạn sẽ tìm thấy các điểm nổi bật từ danh sách tìm kiếm thịnh hành nhất ở Mỹ và trên toàn thế giới.

Các tìm kiếm Google thịnh hành nhất ở Mỹ

Trước tiên, hãy xem xét tổng thể các tìm kiếm hàng đầu ở Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi Covid-19 đứng thứ 3 trong số 5 vị trí hàng đầu.

Các tìm kiếm hàng đầu bao gồm:

  • Kết quả bầu cử
  • Virus corona
  • Kobe Bryant
  • Cập nhật tình hình về Virus Corona
  • Các triệu chứng nhiễm Virus Corona

Tiếp theo, hãy xem xét các loại thông tin mà mọi người đang tìm kiếm. Năm nay, Google cung cấp chi tiết hơn bằng cách chia dữ liệu tìm kiếm ‘cách thực hiện’ thành các danh mục khác nhau.

Hiện có các danh mục về cách làm đẹp, cách quyên góp, cách trang điểm, cách trợ giúp và cách tạo kiểu.

Xem qua danh mục “cách thực hiện”, bạn có thể thấy mọi người đang tìm cách giữ an toàn bằng cách tự làm nguyên liệu tại nhà như thế nào.

Tìm kiếm “Cách thực hiện” hàng đầu

  • Cách làm nước rửa tay
  • Cách làm mặt nạ bằng vải
  • Cách pha cà phê sữa
  • Cách làm mặt nạ với khăn tay lớn
  • Cách làm mặt nạ không cần khâu

Những tìm kiếm về ‘Cách làm đẹp’ hàng đầu cũng minh họa cách mọi người thích nghi với việc làm nhiều việc hơn ở nhà.

Tìm kiếm cách làm đẹp hàng đầu

  • Cách cắt tóc nam tại nhà
  • Cách tết tóc
  • Cách nhuộm tóc tại nhà
  • Cách rửa tay
  • Cách tạo kiểu tóc mái

Dạy mọi người cách làm mọi việc ở nhà, đặc biệt là những việc mà trước đây họ phải đi ra ngoài, cảm thấy giống như đây là một danh mục mạnh mẽ để tạo nội dung vào lúc này.

Google đã giới thiệu một danh mục tìm kiếm hàng đầu mới khác trong năm nay cho các cụm từ “ảo”. Khi tất cả các hoạt động trực tiếp trở nên ảo, đây là những gì mọi người đang tìm kiếm nhiều nhất.

Tìm kiếm “Ảo” phổ biến nhất

  • Các chuyến đi thực tế ảo
  • Tham quan bảo tàng ảo
  • Trận Kentucky Derby ảo
  • Học trên mạng
  • Người hâm mộ ảo

Xem xét các tìm kiếm hàng đầu trong danh mục “… trong thời kỳ coronavirus” cho thấy rằng mọi người đang tìm cách để kiếm được tài chính từ đại dịch.

Những người khác đang tìm kiếm những cách mới để làm những việc bình thường, và những người khác chỉ đơn giản là tìm kiếm việc làm.

Tìm kiếm “… trong thời kỳ coronavirus” hàng đầu

  • Cổ phiếu tốt nhất để mua trong thời kỳ coronavirus
  • Hẹn hò trong thời kỳ coronavirus
  • Nha sĩ mở cửa trong coronavirus
  • Thất nghiệp trong thời kỳ coronavirus
  • Tuyển dụng việc làm trong thời kỳ coronavirus

Và cuối cùng, hãy xem danh mục “tại sao” đã nói ở trên, có lượng tìm kiếm kỷ lục trong năm nay.

Top “Tại sao?” được tìm kiếm

  • Tại sao cưa máy được phát minh
  • Tại sao lại thiếu tiền xu
  • Tại sao George Floyd bị bắt
  • Tại sao Nevada lại mất nhiều thời gian như vậy
  • Tại sao TikTok bị cấm

Các tìm kiếm thịnh hành nhất trên Google trên toàn thế giới

Có ít danh mục dữ liệu hơn cho phân đoạn tìm kiếm toàn cầu. Dưới đây là một số cái thú vị hơn bạn nên tham khảo.

Tìm kiếm tổng thể hàng đầu

  • Virus corona
  • Kết quả bầu cử
  • Kobe Bryant
  • Zoom
  • IPL

Tìm kiếm nhiều nhất về các buổi hòa nhạc

  • Buổi hòa nhạc Together At Home
  • Buổi hòa nhạc Fire Fight Australia
  • Garth Brooks lái xe trong buổi hòa nhạc
  • Buổi hòa nhạc Travis Scott Fortnite
  • Buổi hòa nhạc trực tuyến của BTS

Tìm kiếm công thức nấu ăn hàng đầu

  • Cà phê Dalgona
  • Ekmek
  • Bánh mì chua
  • Pizza
  • Lahmacun

Tìm kiếm phim hàng đầu

  • Ký sinh trùng
  • 1917
  • Con báo đen
  • 365 Dni
  • Lây nhiễm

Tìm kiếm nhân vật hàng đầu

  • Joe Biden
  • Kim Jong Un
  • Boris Johnson
  • Kamala Harris
  • Tom Hanks

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Lối sống “an toàn” nơi công sở – Là khôn ngoan hay ngây thơ

Trong chốn công sở, bạn có thể lựa chọn lối sống mặc kệ mọi thứ, không vướng bận thị phi. Nhưng lựa chọn con đường ấy cũng đồng nghĩa với việc bạn cũng đang đẩy lùi cơ hội phát triển năng lực bản thân và tự mình phá hủy các mối quan hệ đáng lẽ tốt đẹp hơn.

Có nhiều lúc, bạn sẽ cảm thấy chán chường với lối sống công sở đầy thị phi, chỉ muốn thu mình vào một góc, chú tâm hoàn thành công việc của mình, không giao lưu với bất kỳ ai.

Thoạt nhìn, đây có vẻ là con đường an toàn nhất bởi “nước sông không phạm nước giếng”. Tuy nhiên, khi nhìn vào hành trình dài, thì lựa chọn trên không hẳn đã thật sự an toàn. Đôi khi, những thông tin bên lề, những câu nói của các đồng nghiệp sẽ là “cứu cánh” giúp bạn vượt qua khó khăn trong sự nghiệp.

Khi bạn chọn lối sống an toàn

Có nhiều bạn khi đi làm quan niệm rằng, việc bạn ngó lơ, im hơi lặng tiếng trước những vấn đề diễn ra nơi công sở là hành động cần thiết và khôn ngoan.

Thứ nhất, bạn dễ dàng tập trung hơn vào công việc, không nói xấu ai và cũng không lộ sơ hở để người khác bắt nạt. Thứ 2, bạn sẽ tránh được vô số rắc rối nếu như không biết quá nhiều điều.

Cách sống an toàn sẽ giúp bạn vượt qua được những cạm bẫy, thị phi không đáng có trong môi trường làm việc và bạn sẽ thoải mái hơn khi không ai để tâm đến mình.

Nhưng hãy thử nghĩ lại rằng, khi chọn cách sống này, bạn đã bỏ qua bao nhiêu thông tin quan trọng cần nắm bắt, bạn sẽ ứng phó thế nào nếu sự việc xảy đến bất ngờ mà chỉ có mỗi bạn bất ngờ, trong khi các đồng nghiệp khác đã rõ “mười mươi“, thậm chí còn có sẵn đối sách.

Bạn cũng không thể biết được cách mọi người nhìn nhận về năng lực và tinh thần làm việc của bạn ra sao, bạn cũng sẽ đánh mất nhiều cơ hội để gắn bó với đồng nghiệp… Tất cả những điều này, sẽ gây ra một trở ngại lớn nếu như bạn cứ tiếp tục như thế.

Khi bạn chọn kết nối với mọi người xung quanh

Trái ngược với quan điểm trên, khi bạn hòa nhập với mọi người, lắng nghe có chọn lọc những thông tin ngoài luồng, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát tình trạng của bản thân mình.

Ngoài ra, nếu bạn là người ham học hỏi, bạn sẽ thích việc có nhiều mối quan hệ hơn, bởi đây chính là nguồn kiến thức thực tiễn phong phú nhất, có ích nhất cho công việc nhất.

Khi vượt qua bức tường sống an toàn, bạn có thể tiếp cận được những thông tin mật từ người mà cấp trên tin tưởng, được chia sẻ những điều chân thật về công ty hay những vấn đề bạn đang quan tâm.

Không chỉ vậy, nếu nắm bắt thông tin tốt và ứng xử khéo léo, bạn sẽ có thể sẽ giành được sự tín nhiệm lớn từ các cấp khác nhau trong tổ chức. Càng hiểu biết, càng cọ xát thực tế, thì những giá trị mà bản thân bạn nhận được sẽ ngày càng cao.

Tuy nhiên, khi chọn cách sống cởi mở này, bạn cần chấp nhận rằng bản thân sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như đồng nghiệp nói xấu nhau, thông tin sai lệch, mất nhiều thời gian cho việc tiếp nhận thông tin… Mặc dù vậy, nếu bạn đủ bản lĩnh và nhạy bén, bạn sẽ trưởng thành và vượt qua mọi thứ.

Mỗi đồng nghiệp sẽ có tính cách khác nhau, khi hiểu rõ những đặc điểm ấy, có thể bạn sẽ học hỏi được nhiều điều tốt từ họ. Đây cũng là cách tốt nhất để bạn cải thiện nghệ thuật giao tiếp chốn công sở của bản thân.

An toàn cũng được, chấp nhận thị phi cũng được, miễn là bản thân thấy thoải mái

Nếu mãi ở trong vùng an toàn, bạn sẽ không biết được bạn giỏi đến đâu. Nhưng nếu mãi đối đầu với rắc rối, bạn sẽ không có thời gian để vươn mình.

Vì thế, hãy chọn cho mình lối sống mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, có thể giúp bạn phát huy được khả năng và tích lũy nhiều điều bổ ích. Cơ hội sẽ luôn dành cho những người có lý tưởng sống và chuẩn bị chu đáo cho sự nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, đừng quên rằng sự thành công trong sự nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp, cần mẫn mà còn ở nghệ thuật giao tiếp và các mối quan hệ cá nhân.

Bạn sẽ đối mặt với đồng nghiệp của mình ít nhất là 8 giờ mỗi ngày, vì vậy, bạn cần phải quan tâm đến họ, đừng biến mình trở thành những cỗ máy vô tâm và nhàm chán. Thêm vào đó, hãy tự mình tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp thay vì những mối quan hệ đáng quên nhé!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

LinkedIn thêm vai trò mới trên trang doanh nghiệp – Company Page Roles

Điều này sẽ hữu ích cho các nhà quản lý LinkedIn khi được cung cấp nhiều tùy chọn hơn để duy trì sự hiện diện trên nền tảng của doanh nghiệp bạn.

LinkedIn thêm vai trò mới trên trang doanh nghiệp - Company Page Roles

Theo giải thích của LinkedIn:

“Trang LinkedIn cung cấp vai trò ‘Quản trị viên trang – Page Admin’ và ‘Quản trị viên phương tiện quảng cáo có trả phí – Paid Media Admin’ để cho phép quản lý theo từng cấp đối với tất cả các hoạt động liên quan đến ‘Trang’ của bạn.

Vai trò Quản trị viên trang và Quản trị phương tiện trả phí có thể được cấp cho các thành viên, nhân viên được liên kết và nhà quảng cáo.”

Các vai trò truyền thông trả phí không phải là mới, nhưng LinkedIn đã thêm một số cấp độ truy cập nội bộ mới để cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho việc quản lý. Bạn có thể thấy cách chúng xuất hiện trong hình chụp bên dưới:

Danh sách đầy đủ các vai trò mới trên trang LinkedIn của doanh nghiệp sẽ có như sau:

  • Super Admin – Tùy chọn mới này cung cấp quyền truy cập chính cho mọi quyền quản trị viên, bao gồm thêm và xóa tất cả quản trị viên trên Trang, chỉnh sửa thông tin trang và hủy kích hoạt trang doanh nghiệp của bạn.
  • Content Admin – Điều này cho phép người dùng tạo và quản lý nội dung của Trang, bao gồm cập nhật, sự kiện, câu chuyện.
  • Curator – Người quản lý có thể đề xuất nội dung để nhân viên đăng, có quyền truy cập vào thông tin chi tiết về hiệu suất.
  • Analyst  – Điều này cung cấp khả năng theo dõi hiệu suất của trang thông qua số liệu phân tích. LinkedIn lưu ý rằng các nhà phân tích sẽ có quyền truy cập hạn chế vào Trang trong các công cụ của bên thứ ba và sẽ chỉ có quyền truy cập vào tab Analytics của một Trang.

Ngoài những điều này, LinkedIn hiện cũng liệt kê ‘Quản trị viên phương tiện trả phí’ của mình trong một danh mục riêng biệt, với ba tùy chọn khác nhau:

  • Sponsored Content Poster – Điều này cung cấp quyền cho người dùng tạo quảng cáo ‘Nội dung được tài trợ’ thay mặt cho một tổ chức thông qua Tài khoản quảng cáo LinkedIn của công ty đó.
  • Lead Gen Forms Manager – Người dùng có cấp quyền này có thể tải xuống khách hàng tiềm năng nhận được từ Trang được kết nối với ‘Biểu mẫu khách hàng tiềm năng’ được tạo trong tài khoản quảng cáo thông qua ‘Campaign Manager’.
  • Pipeline Builder – Điều này cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa các trang đích của Pipeline Builder được liên kết với Trang của bạn.

LinkedIn đã cung cấp sự kết hợp của những vai trò này trong một thời gian, nhưng các vai trò ‘Quản trị nội dung’, ‘Người quản lý’ và ‘Nhà phân tích’ là mới và hiện chỉ được triển khai cho các Trang được chọn.

Việc phân chia vai trò, giữa quản trị viên nói chung và phương tiện truyền thông trả phí, cũng mới, nhưng các tùy chọn vai trò phương tiện truyền thông trả phí đã tồn tại một thời gian cho các trang doanh nghiệp được chọn.

Như đã lưu ý, điều này sẽ cung cấp nhiều sức mạnh hơn để quản lý trang doanh nghiệp trên LinkedIn của bạn, với các kiểm soát cụ thể đối với người có thể làm những gì và sự tách biệt rõ ràng hơn giữa người quản lý trang cấp cao nhất và những người khác.

Nó có thể giúp giảm thiểu những sai lầm, đồng thời tạo điều kiện phát triển của những người đóng góp. Không phải tất cả các trang của doanh nghiệp đều sẽ thấy các tùy chọn mới, nhưng LinkedIn đang dần tung bản cập nhật này ra nhiều khu vực hơn trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất vào năm 2020

Theo bảng xếp hạng tải xuống từ App Annie mới nhất cho năm 2020, TikTok là mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất trên cả ứng dụng iOS và Android.

TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất vào năm 2020

Như bạn có thể thấy ở đây, được bao gồm trong báo cáo ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động năm 2020 của App Annie, họ đã liệt kê 10 ứng dụng hàng đầu trong năm về ‘Tổng số lượt tải xuống’, ‘Chi tiêu của người tiêu dùng’ và ‘Người dùng hoạt động hàng tháng’.

Thông tin dựa trên theo dõi dữ liệu của App Annie có thể không giống với số lượng người dùng chính thức do chính các ứng dụng này đăng tải, tuy nhiên đủ gợi ý để cung cấp tổng quan về hiệu suất so sánh trên thị trường.

Như bạn có thể thấy, cả TikTok và Zoom đều đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể trong hoạt động tải xuống vào năm 2020 – với Zoom tăng 219 vị trí trên bảng xếp hạng lượt tải xuống. Telegram cũng đã tăng 10 bậc, trong khi Messenger tụt 5 bậc so với năm ngoái.

Cùng với Zoom, chúng ta cũng thấy có Google Meet, mà Google đã đẩy mạnh như một giải pháp thay thế cho ứng dụng hội nghị truyền hình.

Cũng đáng chú ý là Likee vẫn nằm trong top 10, mặc dù không được biết đến rộng rãi như các ứng dụng khác trong danh sách.

Ứng dụng video của Singapore này đang tìm cách tạo ra một cú hích lớn hơn tại thị trường Mỹ vào đầu năm nay, nhưng dường như đã thay đổi kế hoạch của mình do COVID-19.

TikTok cũng đã chứng kiến ​​một bước nhảy vọt trong chi tiêu của người tiêu dùng so với năm ngoái.

TikTok có những cơ hội đáng kể để kiếm tiền và nó đang làm việc để tích hợp nhiều công cụ và tùy chọn ‘Thương mại điện tử‘ hơn để giúp đảm bảo rằng ứng dụng tận dụng được tiềm năng đó và cung cấp phương tiện để người sáng tạo kiếm tiền từ clip của họ.

Không có gì ngạc nhiên khi các dịch vụ phát trực tuyến cũng chứng kiến ​​một bước nhảy vọt trong chi tiêu của người tiêu dùng vào năm 2020, khi mọi người tìm kiếm các tùy chọn giải trí trong khi bị ‘lockdown’.

Nhưng nhìn chung, Facebook vẫn duy trì sự thống trị về ứng dụng xã hội của mình. Như bạn có thể thấy trong danh sách ‘Monthly Active Users’ hay ‘Người dùng hoạt động hàng tháng’, 04 ứng dụng hàng đầu đều thuộc sở hữu của Facebook, mặc dù TikTok đã chứng kiến ​​bước nhảy vọt lớn nhất trong top 10.

Sự thống trị thị trường của Facebook vẫn không bị thách thức và trong khi các ứng dụng của Facebook không xuất hiện trong biểu đồ chi tiêu của người tiêu dùng, đó chỉ vì đó là sự so sánh hàng năm chứ không phải con số tổng thể.

TikTok đang phát triển, nhưng còn một chặng đường dài trước khi có thể thách thức đế chế xã hội khổng lồ của vị CEO Zuckerberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

 

Tại sao Mỹ liên tục buộc Facebook phải bán Instagram và WhatsApp

Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Bộ trưởng Tư pháp của 48 tiểu bang đã khởi xướng một vụ kiện lớn, cáo buộc Facebook độc quyền và hành vi chống cạnh tranh của họ làm tổn hại đến lợi ích của người Mỹ.  

Sau hơn một năm điều tra, hai vụ kiện cuối cùng được đệ trình là thách thức chống độc quyền lớn nhất mà Facebook phải đối mặt cho đến nay.

Cả hai vụ kiện về cơ bản đều yêu cầu chia tách Facebook, buộc công ty phải rút lại thương vụ mua lại mạng xã hội Instagram và WhatsApp vào năm đó. Hiện cả hai ứng dụng này có hàng tỷ người dùng.

Đơn kiện tuyên bố rằng hành động thu hồi là cần thiết vì Facebook đã mua lại các đối thủ tiềm năng để kìm hãm sự cạnh tranh và giành lợi thế thị trường. Đồng thời, hành vi của Facebook cũng hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng Mỹ và giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư mà họ có thể có được.

“Họ đã kìm hãm sự đổi mới và giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư của hàng triệu người Mỹ. Không công ty nào nên có ảnh hưởng không được kiểm soát như vậy đối với thông tin cá nhân và các hoạt động xã hội của chúng ta”, Tổng chưởng lý bang New York Guam Letitia James cho biết.

Trọng tâm của FTC là việc Facebook mua lại Instagram và WhatsApp. Facebook mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 và ứng dụng nhắn tin tức thời toàn cầu WhatsApp với giá 19 tỷ USD vào năm 2014.

Vụ kiện cáo buộc Facebook đã sử dụng những thương vụ mua lại này để phát triển thành thế độc quyền ngày nay và có được khả năng trấn áp các đối thủ cạnh tranh không đạt được.

“Trong 10 năm qua, Facebook đã độc quyền trên thị trường mạng xã hội ở Mỹ”. Đơn kiện chung của Bộ trưởng Tư pháp viết, “Facebook đã duy trì bất hợp pháp quyền độc quyền của mình bằng cách cản trở cạnh tranh thông qua chiến lược ‘mua lại hoặc phá hủy’, làm tổn hại đến lợi ích của người dùng và nhà quảng cáo”.

Vụ kiện của FTC cũng đi đến kết luận tương tự. Đơn kiện có nội dung: “Facebook không có nội dung thu hút và giữ chân người dùng thông qua cạnh tranh.

Thay vào đó, công ty mua lại các công ty gây ra mối đe dọa cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của chính mình và áp dụng các chính sách hạn chế không công bằng, để cản trở cạnh tranh thực tế hoặc tiềm năng từ những thương vụ mua lại đối thủ không thành công và các phương pháp khác để duy trì vị trí độc quyền của họ”.

Tại sao chính phủ Mỹ cho rằng Facebook có hại cho người Mỹ?

Mặc dù vụ kiện của FTC và vụ kiện của tổng chưởng lý không hoàn toàn giống nhau, nhưng hai bên đã hợp tác, và cả 2 vụ đều đưa ra những tuyên bố tương tự về lý do tại sao Facebook lại độc quyền.

Về bản chất, họ tin rằng Facebook là một công ty độc quyền truyền thông xã hội mạnh mẽ, công ty thu thập một lượng lớn dữ liệu về người dùng Mỹ và sử dụng dữ liệu này để bán quảng cáo.

Mặc dù vụ kiện nhắm đến việc mua lại Instagram và WhatsApp, nhưng cả hai vụ đều coi hành vi chống cạnh tranh của Facebook là một phần của mô hình hành vi rộng hơn.

Nhiều bằng chứng được đưa ra trong vụ kiện đã trích dẫn ý kiến ​​từ các giám đốc điều hành, bao gồm cả Mark Zuckerberg, để chứng minh ý định chống lại cạnh tranh của Facebook.

Đơn kiện cũng đề cập đến cách Facebook đối xử với các nhà phát triển, cáo buộc công ty cho phép các nhà cung cấp phần mềm khác sử dụng dữ liệu của Facebook để phát triển ứng dụng của riêng họ và kết nối ứng dụng của họ với dịch vụ của Facebook.

Hành vi như vậy có lợi cho Facebook vì nó sẽ khuyến khích nhiều người tham gia và sử dụng Facebook thường xuyên hơn

“Do hành động bất hợp pháp của Facebook, người dùng các dịch vụ mạng xã hội cá nhân đã phải chịu đựng và tiếp tục chịu nhiều tổn thương khác nhau, bao gồm suy giảm chất lượng trải nghiệm người dùng, giảm lựa chọn mạng xã hội cá nhân, ngăn chặn sự đổi mới và giảm đầu tư vào các dịch vụ có khả năng cạnh tranh”.

Vụ kiện cũng chỉ ra hậu quả khác của tất cả những điều này là gây tổn hại đến quyền riêng tư của người Mỹ. Bởi vì Facebook bức tử các đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp khả năng bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.

Vẫn còn một chặng đường dài để chia tách Facebook

Vậy đâu là giải pháp để loại bỏ những tác hại mà Facebook đã gây ra cho người dùng và thị trường? Cả hai vụ kiện đều tin rằng Facebook nên được tách ra.

Nhưng đạt được mục tiêu này không phải là dễ dàng, thậm chí nếu có thể chia nhỏ thì cũng cần có thời gian. Hubbard thuộc Viện Thị trường Mở (Mỹ) cho biết có thể mất nhiều năm để buộc Facebook thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp thông qua kiện tụng. Các chuyên gia khác cho rằng thủ tục có thể phải đến năm sau hoặc thậm chí 2022 mới bắt đầu.

Một vấn đề khác là Facebook tiếp tục đào sâu kết nối giữa các ứng dụng của mình, điều này có thể khiến việc chia tách Facebook trở nên khó khăn hơn.

Năm 2019, Facebook thông báo rằng họ bắt đầu hợp nhất cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống nhắn tin tức thời được sử dụng bởi WhatsApp, Instagram và Facebook.

Công ty cũng có hy vọng lớn hơn đối với WhatsApp và cho biết họ có thể kết hợp hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook và Instagram với nền tảng WhatsApp.

Sau khi vụ kiện được công bố, Facebook bác bỏ các tuyên bố của vụ kiện, nhấn mạnh rằng FTC đã chấp thuận thương vụ mua lại WhatsApp và Instagram của công ty vài năm trước. Sau đó, Facebook lập luận rằng công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền tảng khác (như Google và TikTok) về chi tiêu quảng cáo.

Nhưng đây không phải là những lý do duy nhất mà Facebook có thể sử dụng. Hiện tại, dù chưa thể đánh giá diễn biến của vụ kiện nhưng các chuyên gia cho rằng việc ép bán không phải là không thể. Ngoài ra, theo một số chuyên gia những vụ kiện này “mang lại khả năng lớn cho việc tái cấu trúc công ty”.

Do đó, mặc dù cáo buộc về hành vi chống cạnh tranh của Facebook không còn mới, nhưng vụ kiện mới mang lại nhiều cơ hội hợp tác hơn cho những người chỉ trích công ty. Các nhà phân tích cũng nhận định rằng trong tương lai, nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng cho các công ty công nghệ lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Startup Việt chinh phục thị trường livestream thế giới

GoStream đã cung cấp dịch vụ thành công ra các thị trường Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Arap Saudi.

GoStream là giải pháp kết nối các video trực tuyến (livestream) của các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng online từ tất cả các nguồn tới các nền tảng mạng xã hội mà chỉ cần một laptop và kết nối internet.

Với Gostream, người dùng có thể livestream từ các video được thu sẵn, từ các nguồn camera khác nhau và phát hành trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, YouTube,…

Người dùng có thể Livestream ở bất cứ nơi nào chỉ cần cài đặt ứng dụng Gostream trên điện thoại của mình mà không cần dùng đến máy tính.

Qua GoStream các nhà bán hàng dễ dàng tạo nên các kênh bán hàng online tương tự như mô hình Shopping TV với chi phí phải chăng dựa trên hạ tầng các mạng xã hội phổ biến trên thế giới như Facebook, YouTube, Twitter.

Phạm Ngọc Duy Liêm – đồng sáng lập và Giám đốc phát triển GoStream cho biết, livestream trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube,…đang ngày càng phổ biến và thu hút một lượng lớn người theo dõi.

Rất nhiều nhãn hàng, nhà sản xuất đã xem livestream như một kênh quảng bá và bán hàng đến người tiêu dùng (tương tự mô hình TV Shopping trên truyền hình truyền thống).

Tuy nhiên, để tạo được một buổi livestream hấp dẫn, phải có studio chuyên nghiệp, trang bị nhiều thiết bị đắt tiền như camera, server,…Điều này chỉ những doanh nghiệp lớn mới đủ khả năng đầu tư. Vì vậy, GoStream ra đời nhằm cung cấp sản phẩm công nghệ hỗ trợ mọi người đều có thể thực hiện livestream mọi lúc, mọi nơi.

Hiện tại, GoStream có hơn 700.000 người dùng với 10.000 người dùng thực hiện livestream bán hàng trên nền tảng này mỗi ngày. Năm 2019, GoStream được Facebook đưa vào danh sách 1 trong 30 nền tảng được sử dụng để livestream nhiều nhất trong 30 ngày trên thế giới.

GoStream đã cung cấp dịch vụ thành công ra các thị trường Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Arap Saudi. Công ty cũng đang đặt mục tiêu lọt vào Top 10 công ty có ứng dụng hỗ trợ (add-on) các mạng xã hội (như Facebook, YouTube,…) lớn nhất Đông Nam Á trong tương lai gần.

Gần đây nhất, GoStream là 1 trong 4 startup công nghệ nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures trong chương trình Zone Startups Việt Nam 2019, tốc độ tăng trưởng mỗi tháng ghi nhận là 15%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo The Leader

‘Phù thủy công nghệ’ hiểu Facebook hơn cả Mark Zuckerberg

Không chỉ đứng sau thành công của Facebook, Sean Parker còn là người tạo ra phần mềm thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc.

Parker sinh năm 1979 tại Virginia, Washington (Mỹ). Từ lớp 2, Parker đã tiếp xúc với máy tính khi được cha dạy lập trình trên chiếc Atari 800. Ảnh: Brooksy.

Năm 16 tuổi, Parker đã tấn công website nhiều công ty và trường đại học. Cậu thiếu niên bị cha ném bàn phím ra đường trong khi hack trang web thuộc doanh nghiệp lọt top Fortune 500 mà chưa kịp thoát. Do để lộ địa chỉ IP, Parker bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ, vì chưa 18 tuổi nên chỉ bị phạt lao động công ích.

Dưới mái trường trung học, Parker đã được thực tập tại FreeLoader, startup của Mark Pincus (ảnh, sau này là CEO Zynga). Anh giành chiến thắng trong một cuộc thi tin học tại Virginia và được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển dụng. Nhiều dự án khác nhau giúp Parker kiếm được 80.000 USD/năm, đủ để thuyết phục cha mẹ cho phép không học đại học để theo đuổi sự nghiệp riêng.

Năm 1999, Parker (trái) và Shawn Fanning thành lập Napster – một trong những phần mềm chia sẻ nhạc MP3 miễn phí đầu tiên. Trong một năm, Napster đã có hàng chục triệu người dùng, trở thành công cụ tăng trưởng nhanh chóng và cũng gây tranh cãi nhất thời điểm ấy.

Tính chất miễn phí khiến Napster vướng kiện tụng từ các hãng thu âm do vi phạm bản quyền, còn Parker và Fanning bị gọi là kẻ ăn cắp. Dù Napster khẳng định chỉ là nơi trao đổi nhạc chứ không phải lưu trữ, luật pháp không đứng về họ

Sau khi thua kiện, Napster đóng cửa vào tháng 7/2001 rồi phá sản sau đó một năm. Đối với Parker, khoảng thời gian tại Napster chẳng khác gì học đại học bởi nó giúp anh biết thêm về luật sở hữu trí tuệ, tài chính doanh nghiệp và kinh doanh.

Dù chỉ tồn tại trong 2 năm, Napster được mệnh danh là website cách mạng hóa ngành âm nhạc, tiền thân của các dịch vụ như iTunes.

Theo Forbes, Napster cũng là khởi nguồn của xu hướng chia sẻ nội dung miễn phí trên Internet, trong khi các dịch vụ hiện nay liên tục muốn thu phí người dùng theo nhiều hình thức khác nhau.

“Khi đó, chúng tôi chỉ là những đứa trẻ 17-18 tuổi. Tôi và Parker đều không có suy nghĩ tạo ra Napster để tuyên chiến với ngành âm nhạc, chứ chưa nói đến việc tái cấu trúc nó”, Fanning chia sẻ với BBC tại lễ ra mắt Downloaded (2013), phim tài liệu về Napster. Parker cũng thừa nhận Napster thực sự là cuộc cách mạng văn hóa.

Không chỉ thay đổi cách chia sẻ nhạc – từ đĩa CD sang tải trên Internet – Napster còn giúp người dùng nhận thức về việc có phải trả tiền cho một số nội dung hay không.

Năm 2000, album Kid A của nhóm nhạc Radiohead bị rò rỉ trên Napster trước khi phát hành. Việc xuất hiện trên Napster giúp album này được nhiều người biết đến, dễ dàng giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard.

Tháng 11/2002, Parker cho ra đời dự án mới có tên Plaxo nhưng rút lui sau đó 2 năm. Dịch vụ này cũng ngừng hoạt động vào năm 2017

Năm 2004, Parker gia nhập Facebook khi đây mới chỉ là startup non trẻ trong ký túc xá đại học. Với tư cách chủ tịch, Parker góp công lớn trong việc thu hút đầu tư, thiết kế tính năng và biến Facebook trở thành doanh nghiệp thực thụ.

Peter Thiel, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Facebook, nhận xét Parker mới là người nhìn thấy tiềm năng của Facebook chứ không phải Mark Zuckerberg.

Anh là người bổ sung tính năng chia sẻ ảnh trên Facebook dù ban đầu nó không được Zuckerberg đồng tình. Khả năng chia sẻ ảnh là một trong những lý do khiến người dùng đến với Facebook.

Trong một bữa tiệc năm 2005, cảnh sát ập vào nhà nghỉ Parker đang thuê và tìm thấy cocaine. Chủ tịch Facebook bị bắt giữ với cáo buộc tàng trữ ma túy. Dù không bị buộc tội, vụ việc khiến Parker phải từ chức tại Facebook chỉ sau đó vài tháng.

Tuy không còn trực tiếp làm việc tại Facebook, Parker vẫn có tầm ảnh hưởng đối với công ty. “Tôi không nghĩ Parker không còn liên quan gì đến Facebook. Anh ta vẫn tham gia Facebook theo nhiều cách”, Thiel chia sẻ trên Vanity Fair năm 2010

Theo Business Insider, Parker nổi tiếng với sự tập trung cao độ. Một đồng nghiệp cũ từng chia sẻ cách liên lạc với anh là “khủng bố điện thoại” từ 10 đến 20 lần.

Năm 2010, Parker được thể hiện trong The Social Network, bộ phim nói về những ngày đầu của Facebook. Nhân vật do Justin Timberlake (trái) thủ vai không được Parker đón nhận khi được miêu tả là cậu bé mê tiệc tùng. Parker nhận xét nhân vật này là “con người đáng trách về đạo đức”, còn bộ phim thì “hoàn toàn hư cấu”.

Parker là đối tác quản lý của quỹ Founders Fund giai đoạn 2006-2014. Anh cũng là nhà đầu tư của Spotify, góp phần đưa dịch vụ này đến Mỹ vào tháng 7/2011. Parker tiếp tục giữ ghế trong hội đồng quản trị Spotify đến năm 2017.

Năm 2012, Parker và Fanning tái hợp để ra mắt Airtime, dịch vụ trò chuyện video tương tự Chatroulette nhưng không thành công. Theo Forbes, khối tài của Parker tính đến năm 2016 là khoảng 2,7 tỷ USD.

Năm 2010, Parker mua một ngôi nhà phố tại West Village với giá 20 triệu USD. Sau đó, anh mua thêm 2 khu đất lân cận, biến tất cả thành một khu vực rộng lớn, gồm 3 dinh thự với tổng giá trị khoảng 58,5 triệu USD.

Năm 2013, Parker kết hôn với ca sĩ Alexandra Lenas. Lễ cưới xa hoa của cặp đôi kéo dài 3 ngày trong một khu rừng tại Big Sur, California.

Đám cưới của Parker gây xôn xao dư luận vào thời điểm ấy. Anh được cho đã chi 10 triệu USD để tạo ra khu vườn hóa trang theo chủ đề phim The Lord of the Rings, bữa tiệc hoành tráng với chiếc bánh cưới cao 2,7 m.

Lễ cưới của Parker có 364 khách mời gồm Jack Dorsey (CEO Twitter), Mark Pincus (CEO Zynga), Dustin Moskovitz và Chris Hughes (đồng sáng lập Facebook). Tất cả khách mời được tặng bộ trang phục do Ngila Dickson thiết kế.

Đám cưới bị chỉ trích dữ dội vì Parker được cho đã lắp đặt nhiều công trình tạm bợ trong một khu vực sinh thái mà không có giấy phép bắt buộc bởi Ủy ban Duyên hải California. Là một phần trong thỏa thuận dàn xếp, Parker đồng ý trả 2,5 triệu USD và tạo ra ứng dụng lập bản đồ cho Big Sur. Parker và Lenas có với nhau 2 người con – Winter Victoria và Zephyr Emerson.

Parker cũng là nhà từ thiện hoạt động tích cực. Năm 2015, anh quyên góp 600 triệu USD để thành lập Quỹ Parker, tập trung tài trợ các chương trình khoa học đời sống, sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu.

Parker còn đóng góp cho các ứng cử viên chính trị của đảng Cộng hòa và Dân chủ, cùng sáng lập Nhóm Đổi mới Kinh tế, tập trung vào các thách thức kinh tế trên khắp nước Mỹ.

Năm 2016, Parker chi 250 triệu USD thành lập Viện Điều trị Miễn dịch Ung thư Parker. Cùng với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực miễn dịch trị liệu, mục tiêu của Parker là tìm ra liệu pháp giúp cơ thể miễn dịch trước ung thư.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Facebook chia sẻ thông tin chi tiết về các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên Facebook và Instagram 2020

Facebook đã phát hành báo cáo ‘Chủ đề và xu hướng’ hàng năm, trong đó phác thảo các chủ đề chính khiến lượng thảo luận gia tăng trên cả Facebook và Instagram vào năm 2020.

Việc bổ sung dữ liệu Instagram là điểm mới cho báo cáo năm nay – như Facebook giải thích:

“Chúng tôi đã khám phá hàng nghìn chủ đề phát triển trên Facebook và – lần đầu tiên trong chuỗi báo cáo này – trên Instagram.

Trong ấn bản năm 2020 của ‘Báo cáo Chủ đề và Xu hướng’, chúng tôi đã xem xét dữ liệu từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019; cho ấn bản năm 2021 của chúng tôi, chúng tôi đã thay đổi phạm vi ngày của mình trong ba tháng (từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020) để nắm bắt một số thay đổi lớn trong cuộc sống của mọi người trong thời kỳ đại dịch Covid-19”.

Vì vậy, giống như một báo cáo về xu hướng đại dịch hơn là một bản tóm tắt tổng thể năm 2020, nhưng thực sự, với các tháng trong năm dường như nén càng lâu thì các nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu càng kéo dài, thật khó để biết năm 2020 bắt đầu và kết thúc theo cách nào.

Báo cáo dài 40 trang xem xét các xu hướng trên tám thị trường khác nhau, cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc thảo luận chính trong nhiều lĩnh vực.

Mỗi chủ đề bao gồm phân tích khu vực, cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách cuộc thảo luận đã phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Như bạn có thể thấy ở trên cùng bên phải của ảnh chụp màn hình, bản tóm tắt này liên quan đến người dùng Hoa Kỳ, cung cấp cái nhìn tổng quan về cách các chủ đề này đã phát triển theo thời gian.

Các biểu đồ khác xem xét sự phát triển của các chủ đề chính ở các khu vực khác nhau.

Thông tin chi tiết cung cấp nhiều góc nhìn hơn về cách mỗi cuộc thảo luận này đã phát triển và những gì người dùng Facebook và Instagram quan tâm nhất.

Bạn cũng có thể chia từng khu vực thành khu vực bạn chọn – với công cụ ‘Chủ đề nóng’ tương tác của Facebook, bạn có thể kiểm tra sự phát triển so sánh cho các chủ đề chính khác nhau theo khu vực bằng cách sử dụng các tùy chọn thả xuống.

Sau đó, điều đó sẽ cung cấp cho bạn bảng phân tích hiệu suất của chủ đề đó so với thị trường bạn đã chọn.

Tuy nhiên, báo cáo ‘Chủ đề và xu hướng’ rộng hơn là nhằm làm nổi bật các chủ đề chính về tăng trưởng nói chung và thông tin chi tiết về khu vực cung cấp quan điểm bổ sung về những chủ đề đang thu hút được nhiều sự chú ý nhất – bao gồm chuyển đổi kỹ thuật số ở Ấn Độ:

Có một đống thông tin chi tiết thú vị ở đây, có thể liên quan đến thương hiệu của bạn và có thể giúp định hình cách tiếp cận của bạn dựa trên các chủ đề đang thu hút được sự chú ý liên quan đến thị trường ngách của bạn.

Bạn có thể tải xuống toàn bộ ‘Báo cáo chủ đề và xu hướng’ của Facebook cho năm 2021 tại đây: Facebook ‘Topics and Trends Report’

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Nhảy việc: Thời điểm NÊN và KHÔNG NÊN!

Nhảy việc cuối năm là đánh đổi tất cả những cố gắng của bạn trong suốt một năm qua. Điều này là đúng hay sai? Nhảy việc thời điểm nào thì sẽ phù hợp?

Đến hẹn lại lên, không ít bàn dân công sở lại cảm thấy “đau đầu” với bài toán muôn thuở: Nên nhảy việc cuối năm hay không? Nóng vội dẫn đến những quyết định cảm tính đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm.

Nhưng trì hoãn và cứ mải đắn đo thì cơ hội sẽ chẳng đợi chờ. Vậy thời điểm nào và khi nào mới thích hợp để nhảy việc?

Thời gian nhảy việc phù hợp 

Các chuyên gia về tuyển dụng và nhân sự trên thế giới cho rằng ở bất cứ quốc gia nào và thị trường lao động nào, các doanh nghiệp hầu như đều ít nhiều gặp biến động về nhân sự thời điểm đầu năm hoặc sau kỳ nghỉ Tết dài.

Thực tế nếu xét về góc độ thời gian, có lẽ đây là lúc khá phù hợp nếu bạn đang có dự định nhảy việc bởi một vài lý do như:

Một là, bạn đã trải qua một kỳ nghỉ Tết đủ dài để refresh bản thân và đang rất sẵn sàng cho một nơi làm việc mới với những đồng nghiệp mới.

Hai là, nếu nghỉ vào giữa năm hoặc cuối năm, bạn rất khó để nhận được khoản thưởng Tết một cách trọn vẹn. Do đó, đầu năm mới sẽ là thời điểm thích hợp nhất đi kèm với tâm lý “năm mới sẽ dễ dàng để bắt đầu một điều gì đó mới mẻ một cách thuận lợi hơn”.

Ba là, đầu năm là thời điểm các công ty tuyển dụng sôi nổi, việc làm cũng nhiều hơn đồng nghĩa với việc cơ hội để bạn lựa chọn công ty phù hợp nhất với nguyện vọng của bản thân cũng rộng mở hơn.

Tuy nhiên, nếu không phải vì khoản thưởng Tết hấp dẫn thì cuối năm cũng có thể xem là thời điểm đáng xem xét nếu bạn đã có một offer tốt hơn từ nơi làm mới. Bởi lẽ đây là thời điểm là “tỷ lệ chọi” thấp nhất trong năm khi nhu cầu tuyển dụng vẫn có nhưng hồ sơ thì lại rất hiếm hoi.

Trong khi đó, việc bạn chuyển công ty vào những tháng cuối năm cũng sẽ giúp bạn hoàn thành 2 tháng thử việc trong năm cũ và sẽ thuận lợi cho việc tính thưởng Tết đủ tháng làm việc chính thức/năm ở công ty mới.

Quyết đoán nhảy việc vì “nước đã tràn ly” 

Thời gian chỉ là vấn đề cần cân nhắc khi bạn có một khoản thưởng đủ lớn và thực sự vẫn chưa tìm được một nơi làm việc mới đủ sức hấp dẫn. Ở câu chuyện của cảm xúc có lẽ sẽ có nhiều việc đáng bàn.

Nghỉ việc không phải là chuyện nhỏ, đặc biệt là khi bạn đã qua tuổi 30 hoặc đã có gia đình với nhiều mối lo về kinh tế.

Nhưng nếu ngay lúc này, dù có đang ở thời điểm nào đi chăng nữa, dù bạn đã có thâm niên với công ty đi chăng nữa nhưng vẫn cảm thấy không có tiếng nói chung với quản lý và đồng nghiệp trong công việc, không cảm thấy bản thân được ghi nhận và những nỗ lực của bạn dường như không có nhiều giá trị đối với nơi làm việc ấy.

Hãy chấp nhận sự thật và dũng cảm tìm một nơi làm việc mới.

Đặt câu hỏi: “Tương lai của mình 2-3 năm nữa tại nơi này sẽ như thế nào?” Nếu không thể thăng tiến về cấp bậc thì mức độ thăng tiến về chuyên môn, kỹ năng và mối quan hệ của bạn có đi lên hay vẫn đi ngang?

Việc đi làm chỉ trở nên có động lực khi bạn được học hỏi những điều mới mẻ, các vấn đề về lương bổng được đáp ứng ở mức xứng đáng.

Bạn biết mỗi ngày sẽ phải làm gì, mình tạo ra được những giá trị gì và hạnh phúc vì sau mỗi giai đoạn nhìn lại sẽ thấy bản thân giỏi giang, trưởng thành hơn.

Nếu một công ty không tạo cho bạn cơ hội để làm được những điều đó, để phát triển bản thân thì rõ ràng ra đi để tìm một cơ hội mới là điều nên làm.

Cuối cùng, lương bổng cũng chính là yếu tố rất quan trọng. Bạn đã làm ở một công ty đủ lâu nhưng không nhận lại được mức thù lao xứng đáng? Bạn đã nhiều lần đề xuất nhưng vẫn chỉ ở “diện xem xét” hoặc mức tăng quả thật không làm bạn hài lòng?

Có quá nhiều vấn đề về văn hóa doanh nghiệp khiến bạn cảm thấy không thể hòa nhập? Vậy thì việc nấn ná ở lại không có nhiều ý nghĩa dù là ở thời điểm nào.

Hãy nhớ rằng, chỉ nên hành động khi đã có định hướng

Bạn có thể chờ đầu năm mới nhảy việc. Bạn cũng có thể nhảy việc vào một tháng rất lưng chừng như tháng 6, tháng 7, thậm chí là tháng 9, tháng 10. Thế nhưng, điều mà bạn rất cần phải có ngay thời điểm phát sinh suy nghĩ nghỉ việc là: Mình sẽ làm gì tiếp theo?

Hãy tìm hiểu trước về vị trí mới và công ty mới để tìm một công việc phù hợp. Thậm chí, nếu bạn là type người theo “chủ nghĩa an toàn” thì hãy chắc chắn đã tìm được một công việc mới rồi mới quyết định nghỉ việc tại công ty cũ.

Bạn có thể đi làm ngay sau khi nghỉ, cũng có thể dành ra một khoảng thời gian để tận hưởng, nghỉ ngơi hoặc thực hiện những dự án cá nhân. Dù thế nào cũng cần phải có định hướng cụ thể cho tương lai rồi mới nghỉ việc.

Bởi xét cho cùng, nhảy việc là để tìm một nơi mới thích hợp hơn, tìm những đồng nghiệp mới phù hợp hơn, một mức lương mới khiến bạn hài lòng hơn và một cuộc sống mới giúp bạn “dễ thở” hơn.

Mong bạn dù là ở thời điểm nào và ra đi trong trạng thái cảm xúc ra sao thì vẫn sẽ tìm được niềm vui, sự tận hưởng ở nơi làm việc mới và không hối tiếc về quyết định của mình. Đó mới là thời điểm nhảy việc lý tưởng nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Thương hiệu cần làm gì khi giới trẻ xa rời quảng cáo truyền thống

Sau đại dịch, các thương hiệu cần tập trung chủ yếu vào việc làm thế nào để trở nên gần gũi hơn và xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách xây dựng hình ảnh và cá tính riêng của mình.

Đại dịch đang khiến những chuyển đổi số trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Với kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất từ trước đến nay, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội ngày càng tăng tốc khi các mảng phát triển công nghệ chủ chốt như FinTech và thương mại điện tử bắt đầu nhập cuộc.

Đáng chú ý, các thương hiệu từ lớn đến nhỏ hiện đang khai thác các nền tảng nội dung như TikTok để phát trực tiếp như một kênh thu hút người tiêu dùng mới.

“Chúng tôi nhận thấy đại dịch đang khơi dậy các xu hướng có từ trước, chẳng hạn như chủ đề số hóa của Việt Nam và sức ảnh hưởng của nội dung trên các kênh truyền thông xã hội đối với người tiêu dùng”, ông Raphael Lachkar, Giám đốc điều hành Vero cho biết.

Ông Raphael chỉ ra, từ việc cơ quan nhà nước sử dụng TikTok để truyền đạt các hướng dẫn về an toàn trong mùa đại dịch Covid-19 cho thấy, rõ ràng là các thương hiệu cần phải ngày càng linh hoạt để bắt kịp với những hành vi thay đổi của người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh sự hiện diện của thương hiệu trong một thị trường rộng lớn.

Tính linh hoạt đã được chứng minh là yếu tố duy nhất bất biến của bất kỳ tổ chức nào để điều hướng cách thức hoạt động và tồn tại trong diễn biến phức tạp của đại dịch.

Theo ông Raphael, giới tiêu dùng trẻ tuổi của Việt Nam đang dần rời xa các cách thức quảng cáo truyền thống. Trong khi đó, sáu kênh tiếp cận các thương hiệu có uy tín được người tiêu dùng ngày nay đánh giá cao là qua bạn bè, thành viên gia đình, quảng cáo qua facebook và instagram, đồng nghiệp, các blogger trên mạng, và quảng cáo qua TV.

Có thể thấy, trước đây, quảng cáo qua TV có sức ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhưng sức ảnh hưởng của kênh này đã giảm sút.

Đại dịch đã đẩy người tiêu dùng lên các kênh trực tuyến nhiều hơn và thay đổi thói quen và hành vi của họ. Những người lớn tuổi trước nay không hề có khái niệm “online” thì nay cũng đã trở thành một phần trong cộng đồng những người mua sắm trực tuyến.

Còn với đối tượng khách hàng tiềm năng là Gen Y (sinh ra từ năm 1980 – 1994) và Gen Z (sinh ra từ năm 1995 – 2010), một chiếc điện thoại thông minh là điều không thể thiếu, cuộc sống trên mạng của họ vô cùng sôi động và ngày càng chân thực.

Họ có xu hướng thể hiện cảm xúc và quan điểm của mình trên mạng xã hội trước khi tìm đến phản ánh với thương hiệu, và thậm chí họ không muốn phản ánh với thương hiệu.

Cũng vì vậy mà người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm và chứng thực thông tin về sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu thay vì phụ thuộc vào những chiến dịch quảng cáo mang tính một chiều.

Cách thức quảng cáo một chiều khi thương hiệu đứng từ xa và “ra rả” về sản phẩm và dịch vụ của mình sẽ mất dần tính hiệu quả. Thay vào đó, các thương hiệu cần chú trọng yếu tố cộng đồng khi thực hiện các chiến dịch.

Điều này có nghĩa là sau đại dịch, các thương hiệu cần tập trung chủ yếu vào việc làm thế nào để trở nên gần gũi hơn và xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách xây dựng hình ảnh và cá tính riêng của mình.

Xây dựng cho mình một cá tính riêng, thương hiệu sẽ được cộng đồng chấp nhận và đưa thương hiệu vào cộng đồng đó.

Các chuyên gia trong ngành truyền thông đánh giá, địa phương hóa và bắt kịp xu hướng hành vi của người tiêu dùng là chìa khóa để duy trì sự kết nối với thị trường.

Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thông minh và cẩn trọng hơn khi quyết định dành niềm tin cho một thương hiệu xuất hiện ở các kênh quảng cáo truyền thống thì những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng họ tham gia (influencer) cũng như chính cộng đồng đó ngày càng được tin tưởng.

Trích dẫn báo cáo “Influencer mới tại Việt Nam: Gen Z và Gen Y đang đặt niềm tin vào ai?” do Vero thực hiện, ông Raphael cho biết, chỉ 30% người tham gia khảo sát cho rằng các influencer cũng chẳng khác gì một kênh quảng cáo thông thường.

Trong khi đó, có tới 66% người trả lời khẳng định thường có xu hướng sẽ tin tưởng một thương hiệu nhiều hơn sau khi thấy một influencer đăng tải nội dung liên quan hoặc nói về thương hiệu đó.

Khảo sát của Vero cũng chỉ ra, 70% số người theo dõi được khảo sát cho hay influencer thật sự tin vào thương hiệu mà họ quảng cáo, cho dù họ được nhãn hàng trả tiền để làm điều đó. Điều này khiến họ khác biệt so với quảng cáo thông thường, và đó cũng chính là giá trị cốt lõi của influencer.

Khán giả ngày nay xem influencer là nguồn thông tin và cũng là người chia sẻ và đồng điệu với họ. Chính vì vậy, các influencer giúp các thương hiệu kết nối trực tiếp với những nhóm khán giả cụ thể để xây dựng sự tin tưởng và tối đa hóa khả năng tiếp cận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo The Leader

Pantone công bố ‘Color of the Year’ – Màu sắc của năm 2021

Sự kết hợp hài hoà của màu sắc giúp truyền tải thông điệp về sức mạnh, niềm hy vọng bền bỉ và thăng hoa.

Theo đó, 2 màu PANTONE 17-5104 Ultimate Grey (Xám tối thượng) và PANTONE 13-0647 Illuminating (Vàng rực rỡ) là màu của năm 2021, hai màu độc lập làm nổi bật cách các yếu tố khác nhau kết hợp với nhau để hỗ trợ lẫn nhau, thể hiện tốt nhất tâm trạng cho Màu Pantone của năm 2021 – Pantone Color of the Year 2021.

Thực tế và chắc chắn nhưng đồng thời cũng ấm và lạc quan, sự kết hợp của PANTONE 17-5104 Ultimate Grey và PANTONE 13-0647 Illuminating là một trong những sức mạnh và sự tích cực.

Đó là một câu chuyện về màu sắc gói gọn những cảm xúc trầm tư sâu lắng hơn với lời hứa về một điều gì đó đầy nắng ấm và thân thiện.

Một thông điệp về hạnh phúc được hỗ trợ bởi sự mạnh mẽ, sự kết hợp giữa PANTONE 17-5104 Ultimate Grey và PANTONE 13-0647 Illuminating là khát vọng và cho chúng ta hy vọng.

Chúng ta cần cảm thấy rằng mọi thứ sẽ trở nên tươi sáng hơn – đây là điều cần thiết đối với tinh thần con người.

Khi mọi người tìm cách củng cố bản thân bằng năng lượng, sự minh mẫn và hy vọng để vượt qua sự bấp bênh liên tục, các sắc thái tinh thần và quyến rũ sẽ thỏa mãn hành trình tìm kiếm sức sống của chúng ta.

PANTONE 13-0647 Illuminating có màu vàng tươi sáng và vui vẻ lấp lánh với sự hoạt bát, bóng màu vàng ấm áp thấm đẫm năng lượng mặt trời.

PANTONE 17-5104 Ultimate Grey là biểu tượng của các yếu tố vững chắc và đáng tin cậy, trường tồn và cung cấp một nền tảng vững chắc.

Màu sắc của đá cuội trên bãi biển và các yếu tố tự nhiên làm nổi bật khả năng chống chọi với thời gian, Ultimate Grey lặng lẽ đảm bảo, khuyến khích cảm giác điềm tĩnh, ổn định và khả năng phục hồi.

Khơi dậy tinh thần, việc ghép đôi PANTONE 17-5104 Ultimate Grey + PANTONE 13-0647 làm nổi bật ‘nhu cầu bẩm sinh’ của chúng ta là được nhìn thấy, được công nhận, được lắng nghe tiếng nói của chúng ta.

Sự kết hợp của màu sắc có mối quan hệ với cái nhìn sâu sắc, sự đổi mới và trực giác, và sự tôn trọng trí tuệ, kinh nghiệm và trí thông minh truyền cảm hứng cho sự tái tạo, thúc đẩy chúng ta tiến tới những cách suy nghĩ và khái niệm mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Facebook bị kiện và phải đối mặt với nguy cơ bán Instagram và WhatsApp

Facebook cùng lúc đối mặt hai vụ kiện vì vụ thâu tóm Instagram và WhatsApp trong quá khứ.

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và liên minh các Tổng chưởng lý từ 48 bang và vùng lãnh thổ tại Mỹ đã đâm hai đơn kiện riêng biệt chống lại Facebook vào hôm 9/12.

Vụ kiện nhằm vào hai vụ thâu tóm lớn của Facebook là Instagram và WhatsApp. Cả hai vụ kiện đều tìm kiếm biện pháp xử lý cho hành vi bị cho là phản cạnh tranh, có thể dẫn đến việc Facebook phải thoái vốn tại hai ứng dụng.

Faceboook phản bác lại vụ kiện, cho rằng Ủy ban đã không nhắc tới việc chính họ là người thông qua các vụ mua bán này vài năm trước.

Vụ kiện tập trung chủ yếu vào lịch sử mua lại hoặc nỗ lực mua lại công ty nhỏ hơn của Facebook. Facebook bị tố cáo lợi dụng sức mạnh thị trường để chèn ép đối thủ tiềm năng trước khi họ có thể trở thành đối thủ thực sự.

Ngoài mua lại Facebook và Instagram, vụ kiện của FTC còn chỉ ra nỗ lực trước đây của Facebook để mua một số mạng xã hội khác như Twitter, WhatsApp.

Như vậy, chiến lược thâu tóm của Facebook làm hại đến đối thủ và các nhà quảng cáo phụ thuộc vào nền tảng để tiếp cận lượng khán giả lớn do chỉ còn ít lựa chọn.

Đơn kiện của FTC

FTC cáo buộc Facebook tham gia vào chiến lược có tính hệ thống để loại bỏ nguy cơ đối với vị thế độc quyền của mình, trong đó có hai vụ mua lại Instagram năm 2012 với giá 1 tỷ USD và WhatsApp năm 2014 với giá 19 tỷ USD. Đơn kiện tố cáo Facebook độc quyền trên thị trường mạng xã hội cá nhân tại Mỹ.

Như một phần của vụ kiện, FTC muốn xin lệnh cấm vĩnh viễn, có thể đẫn đến việc Facebook thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp. Ngoài ra, FTC muốn cấm Facebook áp đặt những điều kiện phi cạnh tranh đối với các nhà phát triển phần mềm bên thứ ba.

“Từ khi vượt qua đối thủ ban đầu Myspace và đạt quyền lực độc quyền, Facebook chuyển sang phòng thủ thông qua các biện pháp phi cạnh tranh”, FTC viết trong đơn kiện.

“Sau khi xác định hai nguy cơ cạnh tranh lớn với vị trí độc quyền của mình – Instagram và WhatsApp, Facebook quyết định loại bỏ bằng cách mua lại những công ty này, phản ánh quan điểm của CEO Mark Zuckerberg, thể hiện trong email năm 2008, đó là “mua tốt hơn là cạnh tranh””.

Đơn kiện của FTC cũng nhắc lại Facebook đã từng thử nhưng thất bại với Twitter và Snapchat.

Bên cạnh đó, thông qua kiểm soát Instagram và WhatsApp, Facebook đã ngăn hai ứng dụng này “ăn thịt” ứng dụng Facebook chính. Facebook vẫn buộc WhatsApp chỉ cung cấp dịch vụ nhắn tin cá nhân thay vì trở thành một nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cá nhân, hạn chế quảng bá WhatsApp tại Mỹ.

Đơn kiện của các bang

Dù các bang và FTC hợp lực trong cuộc điều tra, liên minh các bang dẫn đầu bởi Tổng chưởng lý New York Letitia James quyết định nộp đơn kiện riêng. Số bang cùng tham gia kiện Facebook lớn hơn so với vụ kiện chống lại Google.

Đơn kiện của các bang tố cáo Facebook nắm sức mạnh độc quyền trên thị trường mạng xã hội cá nhân Mỹ, tương tự đơn kiện của FTC, và duy trì bất hợp pháp bằng cách triển khai chiến lược “mua hoặc vùi dập” đối thủ, làm ảnh hưởng đến cả người dùng và nhà quảng cáo.

Động cơ của Facebook, theo đơn kiện, một phần do lo sợ công ty sẽ bị tụt hậu trong những phân khúc mới quan trọng và các hãng mới nổi “xây dựng mạng lưới cạnh tranh với Facebook, có khả năng phá vỡ sự thống trị của công ty”.

Các bang khẳng định Facebook duy trì Instagram và WhatsApp như các thương hiệu độc lập để “lấp đầy khoảng trống, để họ không bị thay thế bằng một ứng dụng khác có tiềm năng xói mòn sự thống trị của Facebook”.

Các bang tố Facebook sử dụng chiến thuật loại trừ cùng với chiến lược mua lại để xác định nguy cơ cạnh tranh theo cách làm “cản trở cạnh tranh, ngăn cản đầu tư”.

Facebook bắt đầu thâu tóm với mục tiêu loại bỏ cạnh tranh và đối thủ trước cả vụ Instagram và WhatsApp. Năm 2009, công ty mua lại FriendFeed sau khi Giám đốc sản phẩm Chris Cox báo với Zuckerberg rằng sẽ là “viễn cảnh xấu” nếu FriendFeed vào tay Twitter.

Năm tiếp theo, Facebook mua Octazen sau khi một quan chức gợi ý làm như vậy sẽ tước đi khả năng tiếp cận dịch vụ nhập danh bạ quan trọng của đối thủ, giúp mạng xã hội phát triển.

Vụ kiện tập trung vào việc thu thập dữ liệu mà Facebook dùng để duy trì độc quyền. Đơn kiện mô tả sức mạnh của Facebook giúp công ty tạo ra những điều khoản để thu thập và sử dụng thông tin từ người dùng.

Dữ liệu Facebook thu thập dược cho phép nó tạo ra trải nghiệm để giữ chân người dùng, không chuyển sang dịch vụ khác.

Facebook gây tổn hại đến người dùng và nhà quảng cáo, doanh nghiệp cạnh tranh thông qua hành vi của mình. Chẳng hạn, nhà quảng cáo không được nhận thông tin minh bạch về giá trị mà họ nhận được từ quảng cáo cũng như thiệt hại hình ảnh từ nội dung xấu độc trên các dịch vụ Facebook.

Các bang muốn xin một loạt biện pháp xử lý khác nhau, bao gồm ngăn chặn Facebook thực hiện những vụ mua bán trên 10 triệu USD mà không thông báo cho các bang khiếu nại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Elon Musk: “Có quá nhiều bằng MBAs trong các doanh nghiệp lớn”

Elon Musk, người sáng lập Tesla và SpaceX, nói rằng vấn đề lớn nhất với công ty Mỹ hiện nay là có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh đang đảm nhận các vị trí điều hành quan trọng.

“Tôi nghĩ rằng có thể có quá nhiều công ty đang sử dụng những người có bằng MBA để vận hành doanh nghiệp” Elon Musk cho biết hôm thứ Ba tại Hội nghị Giám đốc điều hành WSJ – WSJ CEO Summit.

Elon Musk nói rằng “MBA-ization of America” (Tạm dịch: Một kiểu quá đề cao và coi trọng bằng MBAs) này không thực sự tuyệt vời và có giá trị, đặc biệt là khi nói đến việc phát triển và đổi mới sản phẩm.

Theo Elon Musk, các CEO của các công ty lớn thường bị cuốn vào những con số và đánh mất sứ mệnh của họ, đó là tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ “tuyệt vời”.

“Nên tập trung nhiều hơn vào chính sản phẩm hoặc dịch vụ, ít thời gian hơn cho các cuộc họp hội đồng quản trị, ít thời gian hơn cho các vấn đề về tài chính.”

“Bản thân một công ty không có giá trị. Nó chỉ có giá trị ở mức độ [một] công cụ phân bổ nguồn lực hiệu quả để tạo ra các dịch vụ kinh doanh có giá trị lớn hơn chi phí đầu vào, ”Elon Musk nói thêm.

Điều mà họ gọi là “lợi nhuận” theo thời gian nên có nghĩa là giá trị của đầu ra có giá trị hơn nhiều so với giá trị đầu vào”.

Elon Musk cho biết sai lầm lớn nhất mà ông mắc phải với tư cách là lãnh đạo của cả Tesla và SpaceX là dành quá nhiều thời gian cho các cuộc họp để nhìn vào PowerPoint và bảng tính, thay vì ở nhà máy.

“Khi tôi dành thời gian ở nhà máy hoặc thực sự sử dụng ô tô hoặc nghĩ về tên lửa … đó là lúc mọi thứ trở nên tốt hơn” Elon Musk nói tại hội nghị thượng đỉnh WSJ.

Ông nhận thấy rằng nếu Ông say mê tìm hiểu chi tiết các vấn đề, điều đó sẽ thúc đẩy tinh thần và đội nhóm của Ông sẽ “tràn đầy năng lượng hơn”.

Elon Musk kêu gọi các CEO “hãy ra khỏi các chiến tuyến chết tiệt và cho họ thấy rằng bạn quan tâm và rằng bạn không chỉ ở trong một văn phòng sang trọng nào đó ở đâu đó”.

Elon Musk gần đây đã trở thành người giàu thứ hai trên thế giới khi giá cổ phiếu và vốn hóa thị trường của Tesla đã tăng trong vài tháng qua. Theo Bloomberg’s Billionaire Index, ông hiện có tài sản ước tính khoảng 157 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

10 doanh nhân trở thành tỷ phú tự thân trước tuổi 30

Mark Zuckerberg, Evan Spiegel, Austin Russell… là một số doanh nhân sở hữu tài sản tỷ USD khi mới ngoài 20 tuổi.

Kylie Jenner

Tuổi trở thành tỷ phú: 21

Công ty: Kylie Cosmetics

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2019; 1 tỷ USD

Kylie Jenner từng 2 năm liền được tạp chí Forbes vinh danh là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới. Phần lớn tài sản của Jenner đến từ công ty mỹ phẩm Kylie Cosmetics do cô sáng lập. Tháng 5 năm nay, Forbes tuyên bố Jenner không còn là tỷ phú trên bảng xếp hạng của tạp chí này vì cho rằng em út nhà Kardashian đã nói dối về số liệu của công ty cũng như giả mạo tờ khai thuế. (Ảnh: Forbes)

Mark Zuckerberg

Tuổi trở thành tỷ phú: 23

Công ty: Facebook 

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2008; 1,5 tỷ USD

Khởi nghiệp tại ký túc xá Kirkland của Đại học Harvard, Mark Zuckerberg đã xây dựng Facebook thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Theo thống kê của Forbes, hiện Zuckerberg sở hữu khối tài sản trị giá 104,8 tỷ USD và là người giàu thứ 5 thế giới. (Ảnh: AP)

Evan Spiegel

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 24

Công ty: Snap

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2014; 1,5 tỷ USD

Evan Spiegel là đồng sáng lập của Snapchat, một ứng dụng chia sẻ hình ảnh, tin nhắn, từng được Facebook đề nghị mua lại với giá 3 tỷ USD vào năm 2013. Hiện Spiegel sở hữu tài sản trị giá 9,6 tỷ USD, theo Forbes.

Austin Russell

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 25

Công ty: Luminar

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2020; 2,4 tỷ USD

Austin Russell vừa trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới sau khi công ty cảm biến laser Luminar – do anh sáng lập năm 17 tuổi – chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Ngay từ nhỏ, Austin Russell đã là một thần đồng khoa học. Anh thuộc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học năm 2 tuổi và bắt đầu viết phần mềm năm 10 tuổi.

Dustin Moskovitz

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 26

Công ty: Facebook

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2010; 1,4 tỷ USD

Dustin Moskovitz là bạn học cùng phòng ký túc xá với Mark Zuckerberg. Anh đã cùng Zuckerberg thôi học ở Havard và tới California để dành toàn bộ thời gian cho việc xây dựng Facebook. Năm 2008, anh rời Facebook để thành lập công ty phần mềm Asana.

Bobby Murphy

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 26

Công ty: Snap

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2015; 1,5 tỷ USD

Bobby Murphy là đồng sáng lập Snapchat. Anh hiện là giám đốc công nghệ của Snap và sở hữu khối tài sản trị giá 10,3 tỷ USD, theo Forbes.

John Collison

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 26

Công ty: Stripe

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2017; 1,1 tỷ USD

John Collison – cùng với anh trai của mình, Patrick – là nhà sáng lập công ty thanh toán Stripe. John hiện giữ chức chủ tịch của startup tỷ USD này. Hai anh em nhà Collison sinh ra và lớn lên gần Limerick (Ireland) và hiện đang sống ở San Francisco – nơi Stripe đặt trụ sở chính.

Patrick Collison

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 28

Công ty: Stripe

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2017; 1,1 tỷ USD

Patrick Collison – cùng với em trai của mình, John – là nhà sáng lập công ty thanh toán Stripe. Patrick hiện giữ chức CEO của startup tỷ USD này.

Thomas Healy

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 28

Công ty: Hyliion

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2020; 1,5 tỷ USD

Thomas Healy, CEO Hyliion – công ty xe tải điện hạng nặng có trụ sở ở Austin do anh thành lập – từng có thời điểm sở hữu tài sản 1,5 tỷ USD. Hiện anh không còn là tỷ phú trên bảng xếp hạng của Forbes.

Eduardo Saverin

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 28

Công ty: Facebook

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2010; 1,15 tỷ USD

Eduardo Saverin là đồng sáng lập Facebook và giám đốc tài chính đầu tiên của mạng xã hội này. Saverin từng nổi tiếng vì kiện Mark Zuckerberg ra tòa, nhưng sau đó cả hai đạt thỏa thuận riêng. Năm 2011, anh từ bỏ quốc tịch Mỹ và chuyển đến Singapore.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo NDH

DOOH – Không gian quảng cáo đã được tiêu chuẩn hoá

Nhiều loại màn hình và địa điểm khác nhau đòi hỏi một sự phân loại nhất quán của quảng cáo số ngoài trời – digital out-of-home.

6 đơn vị lớn nhất ngành digital out-of-home – quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời vừa công bố những sáng kiến ​​nhằm chuẩn hóa những mô tả về màn hình và vị trí cho không gian quảng cáo ngoài trời – DOOH.

Điều này nhằm mục đích giảm sự nhầm lẫn, đặc biệt là với không gian quảng cáo lập trình (programmatic), nơi nhiều khoảng không quảng cáo được bán bởi các SSP (Supply-Side Platform) khác nhau có thể mô tả các cơ hội giống nhau nhưng theo những cách khác nhau – ví dụ: “Bán lẻ” và “trung tâm mua sắm”.

Sáu công ty hiện đang tham gia là Adomni, Broadsign, Place Exchange, Verizon Media, VIOOH và Vistar Media. Bà Leslie Lee đại diện cho Vistar Media, thay mặt cho nhóm, giải thích sự cần thiết của các tiêu chuẩn trên.

Một sự miễn phí cho tất cả.

“Đó là một chút miễn phí về cách một chủ sở hữu phương tiện truyền thông sẽ mô tả khoảng không quảng cáo của họ”, “và điều đó gây ra không ít nhầm lẫn cho phía người mua”. Bà Leslie Lee chia sẻ.

Thay vì mô tả nó là “màn hình trong trung tâm mua sắm”, một nhà cung cấp sẽ gọi nó là “màn hình trong khu ăn uống”, một người sẽ nói “đây là một địa điểm bán lẻ”, một người sẽ nói “một trung tâm mua sắm.

“mô tả tương tự, nhưng điều đó khiến người mua không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này khó hiểu được những gì thực sự đang ở đó và những gì họ có thể mua”.

Tất nhiên, đó là một ưu điểm của OOH là có rất nhiều loại không gian quảng cáo khác nhau: tiêu chuẩn hóa không còn là vấn đề đối với quảng cáo hiển thị hình ảnh trên thiết bị cá nhân. “Vấn đề là có quá nhiều khác biệt về vị trí mà quảng cáo có thể có trên trình duyệt mà người dùng đang sử dụng” Bà Lee chia sẻ thêm.

“nhưng ngay cả trong thế giới trực tuyến, chúng cũng đã trải qua một số những giai đoạn khi chúng phải chuẩn hóa kích thước của các đơn vị quảng cáo (ad units); khi chúng làm được điều đó, người mua sẽ hiểu nó một cách đơn giản hơn.

Một trong những điều vô cùng độc đáo và tuyệt vời với out-of-home là sẽ có rất nhiều môi trường hiển thị. Màn hình trong thang máy rất khác với màn hình ở trạm sạc xe điện, hay một tấm biển quảng cáo hoành tráng”.

Một sáng kiến ​​liên ngành?

Mặc dù có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này nhưng hiện vẫn chỉ có một vài tên tuổi lớn trong ngành.

“Mục tiêu là làm tiêu chuẩn hoá và được nhiều bộ phận trong ngành áp dụng nhất có thể,” Bà Lee nói. “Sẽ có những nền tảng được bổ sung và xem xét các tiêu chuẩn trước khi được đưa vào sử dụng.

Bộ tiêu chuẩn về DOOH sẽ được công bố, bởi vì chúng tôi muốn giúp tất cả các nền tảng khác áp dụng điều này dễ dàng nhất có thể. ”

Bà Lee mô tả sáng kiến ​​này là “khá tiên tiến”, một tiêu chuẩn ban đầu đã được công bố rộng rãi và đang được sử dụng.

Dự án đã được thực hiện trong khoảng một năm và có sự tham vấn của các chủ sở hữu phương tiện truyền thông. “Ý tưởng là tiếp tục xem xét và cập nhật nó khi các loại khoảng không quảng cáo mới xuất hiện” Bà Lee nói thêm.

Có thể cần sự liên tục đổi mới trong tiêu chuẩn, vì sự đổi mới trong DOOH gắn liền với sự đổi mới của quảng cáo kỹ thuật số, sẽ liên tục xuất hiện các không gian quảng cáo mới và đầy bất ngờ.

“Với công nghệ đang phát triển từng ngày, có rất nhiều màn hình và thiết bị khác đang được kết nối với internet. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thêm một vài danh mục nữa được thêm vào mục này trong năm tới”.

Tại sao chúng ta quan tâm.

Nhu cầu tiêu chuẩn hóa đang diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực của martech – từ nhận diện độ phân giải cho đến số liệu video – Điều này khiến cho chúng ta cần phải ‘cảm thấy vui mừng’ khi chứng kiến DOOH cũng dần bắt kịp với xu hướng đó.

Bà Lee cho biết: “Bởi vì hoạt động kinh doanh ngoài trời nói chung có phần ít được đầu tư nên cơ bản là sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thương hiệu nếu họ biết tận dụng kịp thời”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Điều gì sẽ xảy ra nếu Grab và Gojek ‘về chung nhà’

Nếu sáp nhập thành công, Grab và Gojek có thể giảm đốt tiền đầu tư và tạo ra một tập đoàn khổng lồ. Nhưng các chuyên gia cảnh báo khách hàng sẽ chịu thiệt vì tình trạng độc quyền.

Bà Nanik Soelistiowati, 64 tuổi, chủ một gian hàng chuối chiên ở phía tây Jakarta (Indonesia), từng hưởng lợi từ cuộc chạy đua siêu ứng dụng của hai startup công nghệ Grab và Gojek.

Năm 2015, bà Soelistiowati đăng ký dịch vụ giao thức ăn của Gojek và chứng kiến doanh thu bán hàng tăng vọt. 2 năm sau, Grab mời chào bà với chi phí thấp hơn đối thủ Gojek đến 15%. Khi Grab đẩy mạnh giảm giá để thu hút người dùng, nhu cầu chuối chiên tăng vọt đến mức quán của bà Soelistiowati luôn trong tình trạng cháy hàng.

Nhưng giờ, hàng loạt thông tin về sự hợp nhất giữa Grab và Gojek liên tục xuất hiện khiến các đối tác như bà Soelistiowati và khách hàng hoang mang. Hôm 2/12, Bloomberg đưa tin thương vụ sáp nhập này có thể sớm hoàn tất sau khi 2 công ty đạt được những bước đàm phán quan trọng.

Nếu thành công, đây có thể là thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất là các quy định chống độc quyền của khu vực và lo ngại chi phí của khách hàng tăng cao sau khi hai startup kỳ lân (có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD) Đông Nam Á về chung một nhà.

01 – Cuộc đua đốt tiền

Thông tin Grab và Gojek sáp nhập đã được đồn đoán từ lâu. Câu hỏi đặt ra là hai công ty sáp nhập mọi hoạt động hay Grab chỉ mua lại mảng kinh doanh của Gojek ở Indonesia. Theo Fortune, tuy Grab chuyển trụ sở đến Singapore, CEO Grab Anthony Tan vẫn dành tới 70% thời gian tại Indonesia – sân nhà của Gojek.

Quốc gia Đông Nam Á có dân số đông thứ 4 thế giới, chiếm 1/3 tổng sản lượng kinh tế khu vực. Giới phân tích nhận định đây là thị trường quyết định thế “bá chủ” của khu vực. CEO Grab Anthony Tan muốn một thỏa thuận hẹp, nghĩa là Gojek trở thành công ty con của Grab tại Indonesia.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết Tan cũng muốn đảm bảo cổ phiếu của ông tại Grab không bị pha loãng sau thỏa thuận sáp nhập này.

Trong khi đó, phía cổ đông của Gojek muốn hai công ty hợp nhất mọi hoạt động ở khắp Đông Nam Á. CEO SoftBank Masayoshi Son – nhà đầu tư lớn nhất của Grab – cũng đồng quan điểm với các cổ đông Gojek.

Kể từ khi ra đời tại một nhà kho ở ngoại ô Kuala Lumpur (Malaysia) hồi năm 2012, Grab đã mở rộng hoạt động tới 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Hai nhà sáng lập Anthony Tan và Hooi Ling Tan không giấu tham vọng biến Grab thành một siêu ứng dụng đánh chiếm mọi lĩnh vực từ giao đồ ăn, thanh toán online, dịch vụ tài chính, thậm chí cả dịch vụ y tế. Hiện, Grab được định giá 14 tỷ USD.

Còn Gojek bắt đầu hoạt động từ năm 2010 với tư cách một trung tâm cuộc gọi với số nhân viên ít ỏi. Đến năm 2015, Gojek đã phát triển thành ứng dụng kiểu Uber và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia. Những tên tuổi lớn như Google, Tencent Holdings và Facebook đồng loạt rót tiền vào startup này.

Công ty hoạt động tại 5 quốc gia, được định giá 10 tỷ USD và đang trên đường trở thành siêu ứng dụng với Gojek, GoMart (mua sắm hàng thực phẩm), GoClean (lau dọn nhà cửa), GoGlam (làm tóc và trang điểm), GoMassage (mát-xa) và dịch vụ thanh toán GoPay.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mảng kinh doanh dịch vụ gọi xe cốt lõi của Grab và Gojek. Cùng với đó, tham vọng siêu ứng dụng đắt đỏ dẫn đến những khoản lỗ triền miền của Grab. Điều này khiến tỷ phú Son và các nhà đầu tư khác lo lắng, nhất là sau bê bối của startup chia sẻ văn phòng WeWork.

SoftBank tỏ ra quan ngại với việc Grab và Gojek đối đầu căng thẳng. Trong những năm qua, hai startup hàng đầu châu Á cạnh tranh dữ dội để giành thị phần khu vực.

Sau chuyến đi đến Indonesia hồi cuối năm ngoái, CEO SoftBank kêu gọi hai startup sớm đạt thỏa thuận sáp nhập. Việc sáp nhập có thể giúp hai bên giảm đốt tiền đầu tư và tạo ra một công ty dịch vụ Internet hùng mạnh hàng đầu khu vực.

02 – Tiết kiệm tiền

“Bất cứ thứ gì mà tầng lớp trung lưu của Indonesia muốn mua, chúng tôi đều đưa vào ứng dụng này”, nhà sáng lập Gojek Nadiem Makarim nhấn mạnh về tham vọng siêu ứng dụng hồi năm 2018.

Mô hình siêu ứng dụng đầu tiên thuộc về Alipay do Alibaba thành lập năm 2004 với nền tảng thương mại điện tử Taobao. Alipay dần trở thành hệ thống thanh toán di động hàng đầu Trung Quốc. Ví điện tử kết nối với các tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng, được sử dụng để trả hóa đơn, chuyển tiền cho bạn bè, đặt phòng khách sạn…

Đối với các hãng công nghệ Trung Quốc, siêu ứng dụng là mỏ vàng dữ liệu của hàng trăm triệu người dùng. Nhờ kho ứng dụng này, công ty có thể kiếm bộn tiền từ mối quan hệ với doanh nghiệp đối tác và hãng quảng cáo.

Gojek và Grab được xem là sao chép mô hình của Alipay và Wechat (được Tencent tung ra năm 2011). Gojek đã cân nhắc chi hàng triệu USD tiền đầu tư để mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực từ giao thực phẩm đến mát-xa. Một phần của chiến lược mở rộng là thâu tóm những công ty khởi nghiệp nhỏ và yếu hơn.

Gojek cũng đẩy mạnh mảng thanh toán điện tử. Theo Bloomberg, ví điện tử GoPay đã liên kết với hơn 400.000 hộ kinh doanh nhỏ ở Indonesia. GoPay cũng mở rộng hoạt động bên ngoài Indonesia. Ứng dụng cho phép khách hàng Thái Lan thanh toán tiền gọi xe và đặt đồ ăn trên ứng dụng Gojek.

Trong khi đó, đối thủ Grab cũng thâu tóm ít nhất 10 startup nhỏ hơn trong vòng 3 năm qua. Hồi tháng 10, lãnh đạo công ty tiết lộ Grab sẽ ưu tiên mở rộng các dịch vụ tài chính và dịch vụ thương mại cho đến hết năm 2020 và những năm sau đó.

Năm 2019, cả hai công ty đều không có lãi, riêng mảng gọi xe của Grab ở Singapore lỗ hơn 200 triệu USD. Grab và Gojek bị mắc kẹt trong trận chiến giảm giá và trợ cấp nhằm thu hút cả khách hàng và tài xế.

Dịch Covid-19 giáng thêm đòn vào hai hãng công nghệ Đông Nam Á. Hồi cuối tháng 6 năm nay, nhu cầu lao dốc vì dịch Covid-19, Grab sa thải 360 nhân viên, tương đương 5% tổng lực lượng lao động. Trước đó, Grab cũng xem xét lại chi tiêu và cắt giảm lương đối với ban lãnh đạo cấp cao.

Gojek cũng tuyên bố sa thải 9% lực lượng lao động và đóng cửa GoLife, dịch vụ làm sạch và mát-xa tại nhà, và GoFood Fesstival. Công ty cũng dừng GoGlam, dịch vụ đặt phòng làm đẹp và GoFix, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng hồi tháng 1.

Điều này đe dọa sinh kế của hàng nghìn người Indonesia. “Tôi bị sốc. Tôi nghĩ Gojek là một công ty lớn, chắc chắn họ sẽ tiếp tục mở rộng các loại dịch vụ”, bà Asri Sulastri, một người dọn dẹp từng làm việc cho GoClean, chia sẻ.

Trên thực tế, sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp ở Đông Nam Á vốn đã mất nhiệt lượng từ trước dịch Covid-19. Giới đầu tư trở nên cảnh giác hơn sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của WeWork sụp đổ, trong khi giá cổ phiếu Uber và Slack Technologies lao dốc sau IPO.

Theo dữ liệu của Deal Street Asia, vốn huy động tại khu vực startup Đông Nam Á chứng kiến mức sụt giảm 30% trong năm ngoái, đặc biệt là nửa cuối năm. Nhiều startup lớn, bao gồm Gojek, đã sẵn sàng chuyển đổi trước khi đại dịch diễn ra. Họ tập trung hướng tới lợi nhuận thay vì triết lý “tăng trưởng bằng mọi giá” như vài năm trước đây.

Trước đây, ông Son – cổ đông lớn nhất của Grab – tin rằng thị trường gọi xe chỉ có thế độc quyền, tức công ty có nhiều tiền nhất sẽ thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư Nhật Bản đã suy nghĩ lại sau sự cạnh tranh bền bỉ của Gojek tại Indonesia.

Theo giới chuyên gia, việc sáp nhập sẽ giúp 2 công ty tập trung nguồn lực để tăng tốc, hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận. Các nhà phân tích cho rằng liên danh của Grab, Gojek sẽ có giá trị lớn gấp nhiều lần tổng định giá của 2 công ty hiện tại.

“Mọi người bắt đầu nhận ra rằng thị trường vốn công khai đang trở nên hấp dẫn hơn với các công ty Internet trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng cần phải đạt đến một quy mô nhất định để IPO thành công. Tôi nghĩ đó là lý do những cuộc đàm phán, sáp nhập xuất hiện trong khu vực”, ông Rohit Sipahimalani, Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại Temasek, nhận định.

03 – Thế độc quyền

“Người thua thiệt duy nhất là người tiêu dùng”, Financial Times dẫn lời một chuyên gia phân tích giấu tên. “Một thương vụ sáp nhập sẽ tạo thế độc quyền và khiến phí dịch vụ đối với khách hàng trở nên đắt đỏ hơn nhiều”, người này nhấn mạnh.

Thông tin Grab và Gojek về chung nhà cũng làm dấy lên lo ngại rằng vụ sáp nhập sẽ triệt tiêu tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp, đẩy giá dịch vụ lên cao và chất lượng giảm.

Nếu sáp nhập thành công, Grab và Gojek dĩ nhiên sẽ giảm đốt tiền đầu tư. Nhưng điều này cũng có nghĩa là những đối tác như bà Nanik Soelistiowati, chủ gian hàng chuối chiên, và các khách hàng không còn được nhận những lời mời chào và ưu đãi hấp dẫn như trước.

Trên thực tế, giới chuyên gia nhận định các công ty công nghệ đều có xu hướng độc quyền. Một khi số lượng người sử dụng nền tảng ngày càng nhiều, nó càng trở nên hữu ích và dễ dàng thu hút người dùng mới.

Mới đây, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc đã công bố dự thảo quy tắc nhằm xác định những điểm cấu thành hành vi độc quyền. Dự thảo này bao gồm các quy định về giá cả, phương thức thanh toán và sử dụng dữ liệu nhắm vào người dùng.

Tại Singapore, việc Grab mua lại hoạt động Uber ở Đông Nam Á từng gây làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng tài xế.

Họ cho rằng sự sáp nhập này ảnh hưởng đến đời sống của họ, trong khi khách hàng phản đối tình trạng giá Grab ngày càng cao trong khi chất lượng dịch vụ kém. Chính quyền Singapore cũng phạt Grab và Uber 9,5 triệu USD vì cho rằng thỏa thuận giữa đôi bên triệt tiêu cạnh tranh và đẩy giá dịch vụ lên 15%.

Cơ quan quản lý Philippines cũng thông qua việc sáp nhập hồi tháng 8/2018, đi kèm với các điều kiện về giá cả và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, 2 tháng sau, cơ quan này đưa ra mức phạt gần 300.000 USD dành cho Grab và Uber vì không đáp ứng điều khoản.

Cơ quan quản lý Singapore còn yêu cầu Grab phải khôi phục chế độ giá như trước khi mua lại Uber. Điều đáng nói là động thái này từng mở ra cơ hội cho Gojek. Hãng này quyết đầu tư 500 triệu USD để mở rộng hoạt động tại Singapore và các thị trường khác. Giờ, khả năng Grab sáp nhập với Gojek có thể một lần nữa làm đảo lộn thị trường.

“Grab có ý đồ cướp cái tên siêu ứng dụng từ chúng tôi. Những năm đầu tiên họ sao chép mô hình của Uber, 3 năm tiếp theo chạy theo Gojek”, nhà sáng lập Gojek Makarim từng bày tỏ sự bức xúc trên Fortune.

Phản ứng lại, bộ đôi Tan của Grab tuyên bố: “Có một ý tưởng hay không đảm bảo thành công”. Những màn đối đáp qua lại cho thấy cuộc đối đầu của Grab và Gojek không chỉ ở trên thị trường, mà còn là “trận chiến” giữa Makarim và bộ đôi Tan. Cả ba là bạn học ở Trường Kinh doanh Havard và từng là bạn bè.

Giờ, trong bối cảnh dịch bệnh và sự bùng nổ khởi nghiệp tại Đông Nam Á giảm nhiệt, hai kỳ phùng địch thủ có thể sáp nhập để giảm lượng tiền bị đốt và tạo ra một trong những công ty Internet mạnh nhất khu vực.

“Đối với các nhà đầu tư, quyết định hợp nhất của Grab và Gojek có thể giúp họ được nắm giữ cổ phần của tập đoàn công nghệ khổng lồ, tại một khu vực có nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ với 8 quốc gia tăng trưởng cao”, nhà báo Shotaro Tani của Nikkei Asian Review bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing