Skip to main content

Thẻ: Warren Buffett

Bức thư Warren Buffett gửi cổ đông mới đây là thứ mà tất cả CEO đều nên đọc

Bức thư thường niên năm nay của Warren Buffett chứa đựng lời khuyên cho các nhà đầu tư và cả nhiều bài học giá trị cho các doanh nhân.

Bức thư Warren Buffett gửi cổ đông mới đây là thứ mà tất cả CEO đều nên đọc
Bức thư Warren Buffett gửi cổ đông mới đây là thứ mà tất cả CEO đều nên đọc

Phải có lý do thì Warren Buffett mới được ca tụng là “nhà hiền triết xứ Omaha”. Trong hàng thập kỷ, các nhà đầu tư đã nghiền ngẫm những lá thư Buffett gửi cho các cổ đông với hy vọng có thể tiếp thu kiến thức từ ông.

Mỗi năm, Buffett dùng bức thư để đánh giá các chu kỳ kinh tế, đồng thời chia sẻ các quy tắc đầu tư đã đưa Berkshire Hathaway thành tập đoàn có trị giá gần 1.000 tỷ USD.

Không chỉ nhà đầu tư mà các giám đốc cấp cao và thành viên hội đồng quả trị cũng nên nghe theo lời khuyên của Warren Buffett. Bức thư của ông chứa đựng rất nhiều bài học về cách điều hành doanh nghiệp và quản lý quan hệ với nhà đầu tư. Dưới đây là những bài học lớn rút ra từ lá thư năm 2024:

Nói chuyện với cổ đông như với em gái.

Khi Warren Buffett nghĩ về cách truyền đạt suy nghĩ cho các cổ đông Berkshire, ông nhớ đến Bertie, người em gái đã 90 tuổi của mình.

Ông giải thích: “Giống như hầu hết các bạn, Bertie hiểu nhiều thuật ngữ kế toán, nhưng em ấy sẽ không qua nổi kỳ thi CPA. Em ấy theo dõi tin tức kinh doanh – đọc 4 tờ báo mỗi ngày – nhưng không tự nhận mình là chuyên gia kinh tế”.

Trên thực tế, nhiều cổ đông của Berkshire có lẽ còn không chăm đọc tin tức hay đầu tư khôn ngoan như bà Bertie.

Song, hầu hết các công ty nên dùng lá thư của Buffett làm bài học rằng họ nên cố gắng trao đổi với cổ đông bằng lối nói chuyện rõ ràng, dễ hiểu. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tránh được “mớ đường mật vô nghĩa” mà Buffett nói là căn bệnh cố hữu của các nhà cố vấn truyền thông và quan hệ nhà đầu tư.

Và nếu doanh nghiệp không thể giải thích mô hình kinh doanh rõ ràng và ngắn gọn, nhà đầu tư nên coi đó là dấu hiệu cảnh báo để tránh xa.

Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ việc không làm gì.

“Ngồi yên” không phải bài học mới mà Warren Buffett đúc kết được, mà là nguyên tắc cốt lõi của đầu tư giá trị. Nhưng ông nêu bật chủ đề này trong năm nay, nhắc tới vài lần về lợi ích của việc ngồi yên.

Buffett đề cập đến ngày đầu tiên ông đầu tư vào Dow Jones. Đó là một ngày của năm 1942, khi chỉ số này giảm xuống dưới 100. Còn hiện tại, chỉ số này đang dao động quanh ngưỡng 39.000 điểm.

Nhà đầu tư huyền thoại viết: “Mỹ là đất nước tuyệt vời đối với nhà đầu tư. Việc họ cần làm chỉ là ngồi yên, không nghe ai nói gì”.

Về Bertie, Buffett nói rằng em gái mình đã trở nên rất giàu có bằng việc không thực hiện bất kỳ giao dịch nào trong 43 năm mà chỉ nắm giữ cổ phiếu Berkshire.

Phần thưởng hậu hĩnh không phải lúc nào cũng đến từ rủi ro lớn.

Văn hóa startup của Thung lũng Silicon khiến nhiều doanh nhân tin rằng họ không thể kiếm được lợi nhuận lớn trừ khi đặt cược tất cả mọi thứ. Berkshire hoàn toàn trái ngược.

Buffett cho biết Berkshire luôn chuẩn bị cho “thời kỳ nền kinh tế bị tê liệt” và cam kết sẽ luôn thận trọng với tình trạng tài chính của tập đoàn “đến mức cực đoan”.

Cách tiếp cận này nghe có vẻ không hấp dẫn, nhưng nó đã góp phần giúp Berkshire trở thành công ty có giá trị ròng lớn nhất nước Mỹ theo chuẩn mực kế toán GAAP.

Công bố tên người kế nhiệm sau khi ra quyết định.

Rất nhiều doanh nghiệp coi việc chọn người kế nhiệm như bí mật quốc gia. Nhưng do tuổi tác, Warren Buffett đã giải quyết vấn đề triệt để và chỉ định Greg Abel làm người kế nhiệm mình vào năm 2021.

Trong lá thư, Buffett nhắc các nhà đầu tư rằng ông Abel “sẵn sàng làm CEO Berkshire ngay ngày mai”.

Việc ông Abel chính thức tiếp quản lại Berkshire chắc chắn sẽ là thông tin lớn, nhưng Buffett đã loại bỏ phần nào xôn xao trong quá trình chuyển tiếp, dập tắt lo ngại của cổ đông.

Tránh những kẻ gian dối.

Trước khi xuống tiền đầu tư, ngoài đánh giá những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, Warren Buffett còn xem xét thêm ban lãnh đạo của công ty đó. Ông muốn có các “nhà quản lý đáng tin cậy và đầy năng lực”. Ông lưu ý rằng điều này không dễ nhận biết và không phải lúc nào ông cũng đưa ra đánh giá đúng.

Trong lá thư, ông trích dẫn lời của Hugh McCulloch, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ. McCulloch từng cảnh báo các ngân hàng “đừng bao giờ làm việc với kẻ dối trá với hy vọng bạn có thể ngăn hắn lừa mình”.

Warren Buffett viết: “Nhiều banker từng tưởng rằng họ có thể đương đầu với những kẻ gian dối nhưng sau cùng cũng đã hiểu được sự thông thái trong lời khuyên của ông McCulloch – và tôi cũng vậy. Con người không dễ hiểu như bạn tưởng. Sự chân thành và đồng cảm rất dễ bị giả mạo”.

Đây là lời khuyên tốt không chỉ trong kinh doanh mà còn trong cuộc sống.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Đây là công thức tính toán lựa chọn cổ phiếu của Warren Buffett

Bài kiểm tra mà nhà đầu tư huyển thoại Warren Buffett và người bạn quá cố Charlie Munger áp dụng để lựa chọn cổ phiếu chỉ gồm hai bước.

Bài kiểm tra đơn giản

Huyền thoại Warren Buffett có một số lời khuyên hay cho những nhà đầu tư đang muốn mua thêm cổ phiếu ngay đầu năm mới 2024. Bài kiểm tra đơn giả dưới đây là một trong số đó.

Trong lá thư mà Buffett gửi cho các cổ đông của tập đoàn Berkshire Hathaway vào năm 2014, ông đã đề cập đến một bài kiểm tra mà mình và “cánh tay phải” lâu năm Charlie Munger nhiều lần áp dụng trước khi mua cổ phiếu.

Người bạn Munger đã qua đời vào tháng 11/2023 nhưng khả năng cao là Buffett vẫn sẽ áp dụng quy trình tương tự để tìm kiếm món hời trong năm 2024, tờ Motley Fool viết.

Bài kiểm tra gồm hai bước. Trước tiên, Buffett sẽ đặt câu hỏi rằng liệu ông có thể ước tính phạm vi lợi nhuận của doanh nghiệp trong 5 năm trở lên hay không.

Nếu câu trả lời là có, “nhà hiền triết xứ Omaha” sẽ chỉ mua cổ phiếu nến giá cổ phiếu hợp lý so với mức thấp nhất trong phạm vi lợi nhuận ước tính.

Đôi khi, Buffett không hoàn toàn tuân thủ quy tắc của mình. Chẳng hạn, ông vẫn sẽ mua cổ phiếu nếu nó vượt qua bài kiểm tra dù bức tranh kinh tế tổng thể có vẻ không tươi sáng hoặc dù Phố Wall không ưa thích cổ phiếu đó.

Trong thư gửi cổ đông, ông viết: “Trong 54 năm chúng tôi [Buffett và Munger] làm việc cùng nhau, chúng tôi chưa bao giờ bỏ qua một thương vụ hấp dẫn vì môi trường vĩ mô hoặc chính trị bất ổn hoặc vì quan điểm của người khác. Trên thực tế, những vấn đề đó chưa bao giờ ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi”.

Đơn giản nhưng không dễ

Theo Motley Fool, bài kiểm tra của Buffett tuy đơn giản nhưng không dễ làm. Phần khó khăn nhất là ước tính lợi nhuận của một công trong 5 năm tới.

Theo nhà đầu tư huyền thoại, ông và Munger thường không thể tính toán được lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp một cách chính xác. Ông nhấn mạnh điều này “thường hay xảy ra”. Khi gặp trở ngại, ông nói: “Chúng tôi chỉ cần chuyển sang cân nhắc những ứng viên tiềm năng khác”.

Buffett cũng lưu ý rằng ông và Munger đã có lúc mắc sai lầm khi mua cổ phiếu. Chủ tịch tập đoàn Berkshire khuyên nhà đầu tư nên tập trung vào những ngành mà họ quen thuộc vì như vậy sẽ dễ ước tính lợi nhuận hơn.

Cổ phiếu nào vượt qua bài kiểm tra trong năm 2024?

Warren Buffett không mua thêm nhiều cổ phiếu trong những quý gần đây. Đây là bằng chứng cho thấy ông không tìm thấy nhiều doanh nghiệp vượt qua bài kiểm tra của mình.

Song, có ít nhất một cổ phiếu thoả điều kiện của Buffett trong năm 2024 và đó là cổ phiếu mà ông không nắm giữ: Meta Platforms (công ty mẹ Facebook).

Trên thực tế, Meta không nằm trong lĩnh vực mà nhà đầu tư huyền thoại thông thuộc. Do vậy, có lẽ Buffett sẽ không dễ dàng ước tính lợi nhuận trong tương lai của gã khổng lồ công nghệ này.

Tuy nhiên, Phố Wall tin rằng Meta thoả bài kiểm tra. Hệ số PEG của Meta đang là 0,79, một mức khá thấp. Khi PEG dưới 1, cổ phiếu này thường được coi là một khoản đầu tư hấp dẫn.

PEG là hệ số do nhà đầu nổi tiếng Peter Lynch phát triển, dùng để so sánh giữa chỉ số P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu. PEG được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó.

Lợi nhuận của Meta tăng trung bình gần 8,5% mỗi năm trong 5 năm qua. Tình hình tài chính của công ty đang cải thiện, đặc biệt là sau khi CEO Mark Zuckerberg nỗ lực cắt giảm chi phí và quyết định nhảy vào lĩnh vực AI vào năm ngoái.

Đối với các nhà đầu tư không giỏi ước tính lợi nhuận doanh nghiệp, Warren Buffett đề xuất một phương án khác. Trong lá thư gửi cổ đông Berkshire vào năm 2014, ông viết hầu hết nhà đầu tư đều sẽ gặt hái lợi nhuận tốt hơn nếu bỏ tiền vào các quỹ chỉ số S&P 500, thay vì cố gắng lựa chọn từng cổ phiếu riêng lẻ.

Ông dự đoán rằng bất kỳ ai làm theo lời khuyên nói trên “gần như chắc chắn sẽ nhận được kết quả khả quan” trong dài hạn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đây hiện là danh mục đầu tư trị giá hơn 360 tỷ USD của Warren Buffett

Trong gần 6 thập kỷ qua, Warren Buffett – CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway – luôn khiến Phố Wall thán phục với khả năng đầu tư của mình. Mặc dù cũng dễ mắc sai lầm như bất kỳ nhà đầu tư nào khác, Buffett vẫn đạt được tỷ suất sinh lời hàng năm gần 20% trong giai đoạn từ giữa thập niên 1960 đến nay.

“Nhà hiền triết xứ Omaha” cùng cánh tay phải quá cố Charlie Munger và những cộng sự khác luôn tuân thủ các nguyên tắc cổ điển để giúp cổ đông thêm giàu. TheoThe Motley Fool, họ chủ yếu rót vốn vào các công ty có tên tuổi, được rèn giũa theo thời gian, sở hữu lợi thế cạnh tranh rõ ràng và đội ngũ quản lý mạnh mẽ.

Tuy nhiên, có lẽ yếu tố quan trọng nhất là danh mục của Berkshire luôn có sự tập trung, khi mà phần lớn danh mục được gói gọn trong một vài cái tên hàng đầu.

Tính đến hết phiên 1/12/2023, khoảng 79% danh mục đầu tư chứng khoán trị giá 363 tỷ USD của Berkshire nằm trong 6 cổ phiếu gồm Apple, Bank of America, American Express, Coca-Cola, Chevron và Occidental Petroleum.

1. Apple: Trị giá hơn 175 tỷ USD (chiếm 48,2% danh mục)

Apple là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của Berkshire. Tại sao “táo khuyết” lại trở thành khoản đầu tư được Warren Buffett ưa thích?

The Motley Fool cho rằng năng lực sáng tạo và đổi mới vượt trội của Apple chính là yếu tố then chốt, trong đó dẫn đầu là dòng sản phẩm iPhone.

Mặc dù Apple không phải công ty đầu tiên trên thế giới giới thiệu smartphone có hỗ trợ 5G, hãng vẫn nhanh chóng chiếm hơn một nửa thị phần smartphone tại Mỹ sau khi iPhone có hỗ trợ 5G ra mắt thị trường vào quý IV/2020.

Bên cạnh đó, Apple còn phát triển các dịch vụ trả phí theo tháng. Cách làm này giúp tăng biên lợi nhuận của công ty, đồng thời còn giúp nâng cao lòng trung thành của khách hàng và làm dịu bớt những biến động về doanh thu thường diễn ra khi hãng công bố dòng iPhone mới.

Đối với Buffett, ưu điểm lớn nhất của Apple có lẽ là những lợi ích mà công ty mang về cho nhà đầu tư. Apple hiện chia cổ tức khoảng 15 tỷ USD mỗi năm cho các cổ đông và hãng đã mua số cổ phiếu quỹ trị giá 600 tỷ USD kể từ đầu năm 2013.

2. Bank of America: Trị giá hơn 31,9 tỷ USD (chiếm 8,8% danh mục)

Lĩnh vực mà Warren Buffett am hiểu sâu sắc nhất có thể là tài chính. Ông đặc biệt yêu thích các cổ phiếu ngân hàng, vì ngân hàng thường được hưởng lợi khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Đây là một lý do khiến Bank of America chiếm gần 9% danh mục đầu tư cổ phiếu của Berkshire.

Yếu tố thực sự giúp Bank of America nổi bật so với các ngân hàng khác là độ nhạy cảm với lãi suất. Biến động về lãi suất tác động đến thu nhập lãi thuần (NII) của ông lớn này hơn các ngân hàng khác.

Kể từ tháng 3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất quỹ liên bang tổng cộng 525 điểm cơ bản để khống chế lạm phát . Trong bối cảnh đó, NII của Bank of America đã tăng hàng tỷ USD mỗi quý.

Ngoài việc tận dụng môi trường lãi suất cao, Bank of America còn được hưởng lợi từ các khoản đầu tư vào công nghệ. Tính đến cuối tháng 9, 74% khách hàng của Bank of America có giao dịch trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng di động. So với trước đại dịch, giá trị các khoản vay thực hiện trên môi trường kỹ thuật số cũng tăng đáng kể.

3. American Express: Trị giá hơn 26,3 tỷ USD (chiếm 7,3% danh mục)

Lý do “nhà hiền triết xứ Omaha” rót vốn vào nhà cung cấp dịch vụ tín dụng American Express cũng tương tự với Bank of America.

American Express có thể thu phí từ cả hai chiều của một giao dịch. Đây hiện là tổ chức xử lý thanh toán lớn thứ ba của Mỹ, đồng thời họ còn có thể thu phí và lãi hàng năm từ các chủ thẻ.

Một điểm cộng cho American Express là họ có thể thu hút các khách hàng có thu nhập cao. Nhóm này thường ít khi thay đổi thói quen tiêu dùng khi lạm phát tăng hoặc kinh tế suy thoái, qua đó họ sẽ giúp American Express chèo lái tốt hơn trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

4. Coca-Cola: Trị giá hơn 23,4 tỷ USD (chiếm 6,5% danh mục)

Gã khổng lồ ngành F&B Coca-Cola là cổ phiếu mà Berkshire nắm giữ lâu nhất, kể từ năm 1988. Hãng nước giải khát này đã tăng trả cổ tức hàng năm trong 61 năm liên tiếp, trở thành khoản đầu tư đáng giá của Buffett.

Điểm hấp dẫn của Coca-Cola nằm ở chỗ nó là một công ty sản xuất mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Người dân trên khắp thế giới sẽ tiếp tục mua thực phẩm và đồ uống bất kể nền kinh tế tăng trưởng tốt hay suy thoái.

Bản thân Coca-Cola có hơn hai chục nhãn hiệu riêng, tạo ra doanh thu hàng năm ít nhất là 1 tỷ USD. Nhờ đó, công ty có thể giữ vững doanh thu và dòng tiền hoạt động trong bất kỳ môi trường kinh tế nào.

Thêm vào đó, Coca-Cola đang có mặt ở gần như mọi quốc gia, khu vực trên toàn thế giới. Điều này giúp công ty tạo ra dòng tiền ổn định ở các nước phát triển, đồng thời có thể dựa vào tăng trưởng hữu cơ cao ở các thị trường mới nổi.

Chiến lược marketing cũng là một điểm cộng khác của Coca-Cola. Công ty này đã thành công tiếp cận các thế hệ người tiêu dùng mới bằng các chiến dịch quảng cáo số, cùng lúc duy trì tương tác với nhóm khách hàng trưởng thành thông qua các đại sứ thương hiệu nổi tiếng.

5. Chevron: Trị giá hơn 15,9 tỷ USD (chiếm 4,4% danh mục)

Trước đây, Warren Buffett từng không quan tâm tới các cổ phiếu năng lượng. Song, điều đó đã thay đổi với bằng chứng là Berkshire đã rót gần 16 tỷ USD vào cổ phiếu của công ty dầu khí Chevron.

Khoản đầu tư nói trên là dấu hiệu rõ ràng rằng ban lãnh đạo của Berkshire tin tưởng giá dầu thô sẽ tăng cao hơn, hoặc ít nhất là vẫn cao hơn so với mức trung bình trong lịch sử.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, cùng với việc doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào công suất mới, đã khiến nguồn cung dầu thô trên thị trường bị thắt chặt. Chừng nào nguồn cung vẫn còn hạn chế, Berkshire có lý do để tin rằng giá dầu sẽ còn tăng cao.

Chevron tạo ra biên lợi nhuận khá tốt từ mảng khoan dầu. Tuy nhiên, ông lớn này cũng có thể đề phòng tác động xấu khi giá dầu sụt giảm bằng các mảng kinh doanh khác, The Motley Fool cho hay.

Ví dụ, các nhà máy lọc dầu và hoá chất của Chevron sẽ được hưởng lợi về chi phí đầu vào nếu giá dầu thô đi xuống. Các công ty dầu mỏ lớn còn nổi tiếng về chương trình chia cổ tức. Đầu năm nay, Chevron đã đồng ý mua lại số cổ phiếu trị giá 75 tỷ USD.

6. Occidental Petroleum: Trị giá hơn 13,4 tỷ USD (chiếm 3,7% danh mục)

Cổ phiếu thứ 6 – cùng với Apple, Bank of America, American Express, Coca-Cola và Chevron chiếm 79% danh mục của Berkshire – là một công ty dầu khí khác, Occidental Petroleum.

Lý do huyền thoại Warren Buffett và các cộng sự tại Berkshire mua cổ phiếu Occidental Petroleum có phần tương đồng với Chevron, tuy nhiên vẫn có hai điểm khác biệt lớn.

Điểm thứ nhất có thể thấy trong bảng cân đối kế toán của họ. Trong khi Chevron có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thuộc hàng thấp nhất trong số các công ty dầu khí lớn, Occidental Petroleum vẫn đang ngập trong nợ nần sau khi mua Anadarko vào năm 2019. Do đó, công ty của CEO Vicki Hollub vẫn cần giá năng lượng duy trì ở mức cao để tiếp tục cải thiện năng lực tài chính.

Sự khác biệt thứ hai là mức độ phụ thuộc của hai công ty vào hoạt động khoan dầu. So với Chevron, Occidental Petroleum vẫn tạo ra phần lớn doanh thu và dòng tiền từ mảng này.

Nếu giá dầu thô đi lên, Occidental Petroleum sẽ hưởng lợi. Ngược lại, nếu giá dầu sụt giảm, dòng tiền của doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn hầu hết các công ty khoan dầu khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Warren Buffett kiếm được 37.26 triệu USD mỗi ngày trong năm 2023

Thu nhập ước tính của Buffett vào năm 2023 là khoảng 37,26 triệu USD mỗi ngày, một con số được tính bằng cách chia khoản lãi hàng năm dự kiến là 13,6 tỷ USD của ông cho 365 ngày.

Warren Buffett kiếm được 37.26 triệu USD mỗi ngày trong năm 2023
Warren Buffett kiếm được 37.26 triệu USD mỗi ngày trong năm 2023

Warren Buffett, được công nhận rộng rãi là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, tiếp tục xây dựng khối tài sản của mình chủ yếu thông qua công ty Berkshire Hathaway Inc. Giá trị tài sản ròng của Buffett ước tính vào khoảng 108,6 tỷ USD, khiến ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

Nguồn tài sản chính của Buffett là quyền sở hữu Berkshire Hathaway. Công ty đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua, với mức tăng giá cổ phiếu đáng chú ý vào năm 2023. Sự tăng trưởng này đã góp phần đáng kể vào sự giàu có của Buffett.

Vào năm 2023, giá cổ phiếu của Berkshire Hathaway đã tăng hơn 14%, giúp giá trị tài sản ròng của Buffett tăng thêm khoảng 13,6 tỷ USD, theo The Motley Fool.

Để hiểu được sự khác biệt lớn về thu nhập giữa Buffett và người Mỹ bình thường, hãy xem xét điều này: Thu nhập ước tính của Buffett vào năm 2023 là khoảng 37,26 triệu USD mỗi ngày, một con số được tính bằng cách chia khoản lãi hàng năm dự kiến là 13,6 tỷ USD của ông cho 365 ngày.

Thu nhập trung bình hàng năm ở Mỹ là 63.214 USD, tương đương khoảng 173 USD mỗi ngày, nghĩa là Buffett kiếm được gấp 215.376 lần người Mỹ bình thường. Sự chênh lệch này làm nổi bật sự giàu có được tích lũy bởi một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới so với thu nhập hàng ngày của một công nhân Mỹ trung bình.

Sự giàu có của Buffett không chỉ dựa trên những biến động hàng ngày của thị trường chứng khoán mà còn dựa trên sự tăng trưởng giá trị lâu dài của các khoản đầu tư của ông.

Triết lý đầu tư của Buffett nhấn mạnh vào việc mua những cổ phiếu được định giá thấp với các yếu tố cơ bản mạnh mẽ và nắm giữ chúng trong thời gian dài. Chiến lược này là công cụ giúp ông tiếp tục thành công về mặt tài chính.

Danh mục đầu tư của Buffett rất đa dạng, với lượng cổ phiếu đáng kể thuộc nhiều ngành khác nhau. Một trong những khoản đầu tư đáng chú ý nhất của ông là vào Apple Inc., công ty chiếm một phần đáng kể trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway. Vào năm 2023, giá cổ phiếu của Apple đã tăng mạnh, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway và nói rộng ra là sự giàu có của Buffett.

​Ngoài hoạt động kinh doanh và đầu tư, Buffett còn được biết đến với những nỗ lực từ thiện. Ông đã cam kết dành phần lớn tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện, đặc biệt là thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates. Trong những năm qua, ông đã quyên góp số cổ phiếu Berkshire Hathaway trị giá hàng tỷ đô la cho nhiều tổ chức từ thiện khác nhau, thể hiện cam kết sử dụng tài sản của mình vì lợi ích xã hội.

Hành trình trở nên giàu có của Buffett bắt đầu từ rất sớm trong cuộc đời ông, với niềm đam mê sâu sắc đối với kinh doanh và đầu tư ngay từ khi còn trẻ.

Ông đã mua cổ phiếu đầu tiên của mình vào năm 11 tuổi và nộp tờ khai thuế đầu tiên vào năm 13 tuổi.

Sự nghiệp tài chính của Buffett bắt đầu tại Buffett-Falk & Co. với tư cách là nhân viên bán hàng đầu tư và sau đó ông làm nhà phân tích chứng khoán tại Graham-Newman Corp.

Năm 1956, ông thành lập công ty đầu tư Buffett Partnership Ltd., và vào năm 1970, ông trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway.

Trong nhiều thập kỷ, những quyết định đầu tư sắc sảo và những động thái kinh doanh mang tính chiến lược đã củng cố danh tiếng của ông như một nhà đầu tư hiểu biết và là một trong những người giàu nhất thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Greg Abel: Chân dung người kế nhiệm Warren Buffett tại Berkshire Hathaway

Warren Buffett và tập đoàn Berkshire Hathaway có thể gắn bó nhau như hình với bóng, nhưng nhà đầu tư huyền thoại 93 tuổi đã chọn được người kế nhiệm mình từ vài năm trước. Người đó là Greg Abel, 61 tuổi.

Greg Abel: Chân dung người kế nhiệm Warren Buffett tại Berkshire Hathaway
Greg Abel: Chân dung người kế nhiệm Warren Buffett tại Berkshire Hathaway

Vị doanh nhân người Canada hiện là Chủ tịch của Berkshire Hathaway Energy (BHE) – công ty con hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của Berkshire, đồng thời là Phó Chủ tịch phụ trách các mảng phi bảo hiểm của tập đoàn.

Vào năm 2021, “nhà hiền triết xứ Omaha” nói với tờ CNBC rằng Abel là người kế nhiệm mình. “Các giám đốc đã đồng ý rằng nếu có mệnh hệ gì xảy ra với tôi tối nay, Greg sẽ là người tiếp quản vào sáng mai”, Buffett cho hay vào thời điểm đó.

Sau khi cánh tay phải đắc lực của Buffett là Charlie Munger qua đời, ông Abel có thể sẽ được công chúng chú ý hơn.

Từ kế toán viên thành một phần của Berkshire

Năm 1984, Abel tốt nghiệp chuyên ngành thương mại tại Đại học Alberta (Canada). Năm 2013, chia sẻ với một tạp chí ở trường cũ, ông đã kể về đam mê kế toán của mình.

“Tôi bắt đầu với niềm đam mê mãnh liệt cho ngành tài chính, nhưng lĩnh vực kế toán đã choáng ngợp tâm trí tôi khi tôi nhận ra tầm quan trọng của việc hiểu hết những thứ như báo cáo thu nhập và dòng tiền”, Abel nói.

Năm 1992, Abel (lúc này là một kế toán đã có bằng cấp) gia nhập công ty sản xuất điện địa phương tên là CalEnergy. Sau đó, CalEnergy mua lại MidAmerican Energy vào năm 1999, đổi tên thành MidAmerican Energy.

Abel lọt vào quỹ đạo của Buffett khi Berkshire thâu tóm MidAmerican Energy cùng năm đó. Abel tiếp quản MidAmerican Energy vào năm 2008 và công ty này đổi tên thành Berkshire Hathaway Energy vào năm 2014.

Theo Business Insider, Abel làm CEO của BHE trong hai thập kỷ và từ chức vào năm 2018. Ông hiện là Chủ tịch của BHE và là thành viên hội đồng quản trị của công ty từ năm 2000.

Năm 2018, Abel có một ghế trong hội đồng quản trị của Berkshire và được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch phụ trách các hoạt động kinh doanh không tính mảng bảo hiểm của tập đoàn.

Một phiên bản tốt hơn của Warren Buffett

Abel được các đồng nghiệp ở Berkshire, bao gồm cả cánh tay phải quá cố của Buffett là Charlie Munger, đánh giá cao.

Trong cuộc họp cổ đông thường niên của Berkshire năm nay, Munger từng nói: “Greg rất xuất sắc ở cương vị nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Cậu ta còn là một cỗ máy học hỏi không ngừng nghỉ. Bạn có thể nghĩ Greg cũng giỏi như Warren trong khía cạnh học tập”.

“Có một số việc Greg thậm chí còn giỏi hơn Warren và Warren biết điều đó. Warren cứ liên tục giao cho Greg những việc mà Greg có thể làm tốt hơn”, Munger nói tiếp.

Munger từng được Buffett đánh giá là người kế nhiệm tiềm năng. Tuy nhiên, theo lá thư gửi cổ đông vào năm 2007, Buffett cho biết ông phải bỏ qua Munger để tìm một người trẻ tuổi hơn.

Trong một thông cáo báo chí công bố vào ngày 21/11/2023, Buffett đã viết về tương lai của Berkshire.

“Berkshire, một trong những doanh nghiệp lớn và đa dạng nhất thế giới, chắc chắn sẽ mắc phải những sai sót của con người trong quá trình phán đoán và trong hành vi.

Những sai sót này xảy ra ở tất cả các tổ chức lớn, dù là doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước. Song, Berkshire khó có thể mắc những sai lầm nghiêm trọng bởi chúng tôi sẽ nhìn nhận và sửa chữa…Chúng tôi có một CEO phù hợp để kế nhiệm tôi cũng như một ban giám đốc đắc lực”, Buffett bày tỏ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Warren Buffett và khoản tiền mặt khoảng 160 tỷ USD của Berkshire Hathaway

Tập đoàn Berkshire Hathaway vừa công bố kết quả kinh doanh quý III với lợi nhuận hoạt động tăng vượt trội, đồng thời lượng tiền mặt đang nắm giữ tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh huyền thoại Warren Buffett nhìn thấy rất ít cơ hội để “xuống tiền”.

Warren Buffett và khoản tiền mặt khoảng 160 tỷ USD của Berkshire Hathaway
Warren Buffett và khoản tiền mặt khoảng 160 tỷ USD của Berkshire Hathaway

Với hoạt động kinh doanh bao phủ nhiều mảng từ bảo hiểm, đường sắt đến dầu khí, lợi nhuận của tập đoàn có trụ sở tại Omaha đạt 10,76 tỷ USD trong quý trước – tăng 40,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến cuối tháng 9, Berkshire nắm trong tay 157,2 tỷ USD tiền mặt – đánh bại kỷ lục trước đó là 149,2 tỷ USD trong quý III/2021.

“Nhà tiên tri xứ Omaha” đã tận dụng đà tăng gần đây của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, liên tục mua vào các trái phiếu ngắn hạn mang về lợi suất ít nhất 5%. Tính đến cuối quý III, Berkshire sở hữu khoảng 126,4 tỷ USD đối với loại tài sản này, so với mức 93 tỷ USD ở thời điểm cuối năm ngoái.

Quý vừa qua, do cổ phiếu Berkshire tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục, hoạt động mua cổ phiếu quỹ cũng giảm tốc. Tập đoàn chi 1,1 tỷ USD để mua lại cổ phiếu, đưa tổng số 9 tháng lên gần 7 tỷ USD.

Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Berkshire loại A đã tăng gần 14%. Sau khi chạm mốc cao nhất mọi thời đại hôm 19/9, giá hiện đã giảm 6% so với đỉnh nhưng vẫn ở mức 533.815 USD/cổ.

Công ty bảo hiểm Geico, “viên ngọc quý” trong đế chế Berkshire, đã lập kỷ lục lợi nhuận trong quý trước. Trong khi đó công ty đường sắt BNSF lại bị sụt giảm 15% lợi nhuận do chi phí tăng mà khối lượng vận chuyển lại giảm.

Trong quý III, tập đoàn của Buffett bị lỗ 1 khoản đáng kể trong mảng đầu tư: 24,1 tỷ USD, chủ yếu do cổ phiếu Apple. Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone đã giảm 11,7% trong quý vừa qua, tuy nhiên sang quý mới đã hồi phục hơn 3%.

Như thường lệ, Berkshire và Buffett vẫn khuyên nhà đầu tư không nên quan tâm quá nhiều đến các biến động của danh mục đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn, thậm chí con số lãi hay lỗ theo từng quý thường “vô nghĩa”.

Mặc dù Berkshire ghi nhận mức lợi nhuận cao kỷ lục, tập đoàn thừa nhận đại dịch vẫn gây ra những tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bên cạnh đó còn có rủi ro địa chính trị và áp lực lạm phát.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách Warren Buffett biến 67.000 USD thành 180 triệu USD

Năm 1965, một cặp vợ chồng trung niên ở thành phố Omaha thuộc bang Nebraska đã phải đau đầu lập kế hoạch hưu trí sao cho hiệu quả. Nhờ sự cẩn thận trong chi tiêu và một khoản tiền thừa kế khiêm tốn, vợ chồng Dorothy và Myer Kripke đã tiết kiệm được khoảng 67.000 USD, tương đương với khoảng 650.000 USD ngày nay. 

Cách Warren Buffett biến 67.000 USD thành 180 triệu USD
Cách Warren Buffett biến 67.000 USD thành 180 triệu USD

Nỗi lo chính của nhà Kripke là bảo toàn và tăng trưởng số tiền trên để đảm bảo hai người không phải sống trong cảnh thiếu thốn khi về già. Sau nhiều tháng trời suy tính căng thẳng, bà Dorothy đưa cho chồng một giải pháp đơn giản: “Hãy đầu tư với người bạn Warren của anh”.

Người bà Dorothy nhắc đến chính là hàng xóm của hai người: Warren Buffett. Ở độ tuổi 35, Warrren Buffett đã có tiếng trong vùng với tư cách là một nhà quản lý đầu tư tài ba.

Khi đó, vợ chồng bà Dorothy hẳn nhiên không hề hay biết rằng người họ nhắc đến sau này sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư giỏi nhất thế giới.

Nhà Kripke quen biết Warren Buffett thông qua các buổi chơi bài bridge xã giao và các cuộc họp mặt trong kỳ nghỉ. Ban đầu, ông Myer thấy ngần ngại về việc giao tiền tiết kiệm cả đời cho một nhà quản lý đầu tư trẻ đang phất. Ông lo điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình bạn của họ và muốn tránh việc trộn lẫn mối quan hệ cá nhân với tiền bạc.

Vào thời điểm đó, Warren Buffett yêu cầu mỗi khách hàng phải giao cho ông ít nhất 150.000 USD để quản lý, hơn gấp đôi những gì vợ chồng nhà Kripke dành dụm được.

Sự quyết tâm của bà Dorothy đã chiến thắng, và mặc dù ông Myer đã phản đối suốt ba năm, cuối cùng ông cũng đã ngỏ ý với Buffett. Nhà hiền triết xứ Omaha đồng ý mà không có chút do dự, nhấn mạnh rằng ông muốn duy trì tình bạn với hai người kể cả trong trường hợp thua lỗ.

Buffett cho biết: “Tôi thích Myer và tôi muốn làm việc với những người mà vẫn có thể làm bạn dù việc đầu tư không được như ý”.

Trong ba thập kỷ tiếp theo, công việc đầu tư của Buffett đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Cùng với đó, khoản đầu tư 67.000 USD của vợ chồng nhà Kripke đã nhân lên nhanh chóng.

Ông Myer kể về hành trình tài chính với Warren Buffett: “Chúng tôi đã tham gia với Buffett từ khá sớm bằng một khoản tiền khiêm tốn. Rồi tiền cứ nhân lên như nấm sau mưa”.

Gia đình Kripke trở thành triệu phú. Đến giữa thập niên 1990, giá trị khoản đầu tư 67.000 USD ban đầu của họ đã tăng vọt thành 25 triệu USD, tương ứng với 40 triệu USD ngày nay sau khi điều chỉnh cho lạm phát, tờ Benzinga cho biết.

Trong giai đoạn đó, giá cổ phiếu của Berkshire Hathaway dao động từ 20.000 đến 40.000 USD/cp. Nếu nhà Kripke có 25 triệu USD vào giữa thập niên 1990 với giá ước tính 30.000 USD/cổ phiếu, điều đó có nghĩa là họ sở hữu khoảng 833 cổ phiếu của Berkshire Hathaway.

Nếu họ không bán ra cổ phiếu nào cho đến khi bà Dorothy qua đời vào tháng 9/2000 thì trị giá của khoản đầu tư này đã tăng gấp đôi lên 50 triệu USD. Đến khi ông Myer mất vào tháng 5/2014, Berkshire được giao dịch với giá 215.000 USD/cp, đồng nghĩa với việc 833 cổ phiếu của họ đáng giá 180 triệu USD.

Ngày nay, người sở hữu 833 cổ phiếu của Berkshire Hathaway có số tài sản hơn 400 triệu USD.

Câu chuyện trên cho thấy hiệu quả của chiến lược đầu tư dài hạn. Nhà đầu tư tìm ra cổ phiếu đúng với tiềm năng tăng trưởng lâu dài mạnh mẽ có thể gặt hái được lợi nhuận phi thường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Những bài học đầu tư đáng nhớ của huyền thoại Charlie Munger

Charlie Munger đã tạo dựng sự nghiệp thành công từ trước khi gặp Warren Buffett và trở thành Phó Chủ tịch Berkshire Hathaway. Sau hàng chục năm trên thương trường, ông đã để lại cho các nhà đầu tư nhiều câu nói hay, đáng suy ngẫm.

Những bài học đầu tư đáng nhớ của huyền thoại Charlie Munger
Những bài học đầu tư đáng nhớ của huyền thoại Charlie Munger

Tỷ phú Charlie Munger, người khổng lồ trong thế giới đầu tư, đã qua đời ở tuổi 99. Munger không chỉ là cánh tay phải của Warren Buffett tại Berkshire Hathaway, bản thân ông cũng là một nhà đầu tư tài giỏi, đạt được nhiều thành công trong hàng thập kỷ qua.

Munger là người có công giúp Buffett hoàn thiện phong cách đầu tư. Ông đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra mức lợi nhuận 3.787.464% cho các cổ đông của Berkshire từ năm 1964 đến cuối năm 2022.

Sự nghiệp đầu tư 

Munger xuất thân là một luật sư. Ông theo đuổi toán học khi còn là sinh viên và sau đó theo học tại Trường Luật Harvard. Munger còn từng có thời gian phục vụ trong quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ hai.

Ông đồng sáng lập một công ty luật chuyên về bất động sản nhưng cuối cùng Munger quyết định dồn sự tập trung vào lĩnh vực quản lý đầu tư.

Munger nổi tiếng nhất với vai trò Phó Chủ tịch Berkshire, nhưng sự nghiệp đầu tư của ông còn nhiều phần ấn tượng hơn. Trên thực tế, phải đến năm 1978 – khi Munger đã 54 tuổi – ông mới đảm nhận trọng trách tại Berkshire, tờ The Motley Fool cho biết.

Từ năm 1962 đến 1975, Munger điều hành công ty đầu tư hợp danh có tên Wheeler, Munger & Co. Công ty có thành tích đáng nể, tạo ra tỷ suất sinh lời chuẩn hóa hàng năm 19,8% (trước phí). Trong khoảng thời gian này, tỷ suất sinh lời của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chỉ là 5%.

Một điều thú vị là con số của Wheeler, Munger & Co. gần bằng với tỷ suất lợi nhuận kép dài hạn mà Berkshire tạo ra trong kỷ nguyên của Warren Buffett.

Charlie Munger gặp Warren Buffet vào năm 1959 thông qua sự giới thiệu của một người bạn chung. Trong những năm qua, Munger có lẽ là người có ảnh hưởng lớn nhất đến phong cách đầu tư của Buffett, trừ người thầy của ông là Benjamin Graham.

Câu “một doanh nghiệp tuyệt vời có mức giá hợp lý sẽ vượt trội hơn một doanh nghiệp hợp lý có mức giá tuyệt vời” thường được cho là của Buffett, nhưng thực ra chính Munger mới là người đã đưa ra nhận xét đó.

Những câu nói đáng suy ngẫm

“Một người phải có cá tính thì mới có thể ngồi trên một đống tiền và không làm gì. Tôi không tiến lên đỉnh cao bằng cách theo đuổi những cơ hội tầm thường”.

Berkshire Hathaway kết thúc quý III năm nay với lượng tiền mặt kỷ lục hơn 157 tỷ USD. Lý do khối tiền mặt tăng cao đến vậy là cả Munger lẫn Buffett đều sẵn lòng chờ đợi cho đến khi cơ hội đáng chú ý xuất hiện.

Nhiều người sẽ không thể chịu đựng được khi để nhiều tiền đến vậy ngoài thị trường trong lúc chờ cơ hội, nhưng Munger coi đây là lợi thế lớn của Berkshire so với những nhà đầu tư khác.

“Bạn không cần trở nên xuất sắc mà chỉ cần khôn ngoan hơn những người khác một chút trong khoảng thời gian rất, rất dài”.

Munger không cố gắng làm điều không tưởng. Ông không mua cổ phiếu rẻ nhất hay doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất với hy vọng sẽ tạo ra thành công vượt bậc. Ông hoàn toàn hài lòng với việc trở thành một nhà đầu tư trên trung bình trong thời gian dài.

Tại công ty hợp danh của Munger và tại Berkshire, tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm của các nhà đầu tư vào khoảng 20% – cao hơn thị trường, nhưng không giúp họ nhân đôi hay nhân ba số vốn.

Theo Munger thì đó là tất cả những gì nhà đầu tư cần làm, miễn là họ có thể duy trì thành tích cao hơn mặt bằng chung trong dài hạn. Con số 20% trong một năm nghe không quá ấn tượng, nhưng hãy lưu ý rằng khoản đầu tư 1.000 USD vào Berkshire trong năm 1964 sẽ đáng giá 38 triệu USD ngày hôm nay.

“Chúng tôi chia các cơ hội đầu tư thành ba nhóm: có, không và quá khó hiểu”.

Munger không phải người hâm mộ chiến lược đầu tư đa dạng hóa, một phần là bởi ông không bao giờ để tiền vào những doanh nghiệp ông không hiểu. Munger và Bufffett đã bỏ lỡ rất nhiều khoản đầu tư tuyệt vời trong 60 năm qua vì nguyên tắc này, nhưng họ cũng tránh được nhiều khoản lỗ.

“Lợi nhuận lớn không nằm ở việc mua hay bán mà đến từ sự chờ đợi”.

Một trong những bài học quan trọng nhất của Munger là 99% công việc của một nhà đầu tư vĩ đại là không làm gì. Mục tiêu của Munger là đặt tiền vào những công ty vĩ đại và để nó nằm yên miễn là những doanh nghiệp đó vẫn vĩ đại – ngay cả khi điều đó có nghĩa là ông không thực hiện bất kỳ động thái nào khác đối với danh mục.

“Nhiều người chỉ số IQ cao là những nhà đầu tư tệ hại vì họ có tính khí thất thường”.

Những người thông minh cũng thường xuyên để mất tiền trên thị trường chứng khoán bởi họ không kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân. Ai cũng biết rằng mục tiêu quan trọng của việc đầu tư là mua thấp và bán cao, nhưng trên thực tế rất nhiều người làm điều ngược lại. Khi cổ phiếu tăng đến mức không bền vững và tâm lý phấn khích bùng nổ thì họ đổ tiền vào. Còn khi thị trường lao dốc, họ hoảng sợ và bán tháo.

“Cả hai chúng tôi dành rất nhiều thời gian mỗi ngày chỉ để ngồi và suy nghĩ. Đó là điều rất khác thường trong giới kinh doanh Mỹ”.

Các nhà đầu tư thường rất ngạc nhiên khi biết rằng Munger và Buffett dành phần lớn thời gian trong ngày làm việc để ngồi trong văn phòng và đọc, chứ không phải họp hành, kiểm tra giá cổ phiếu, phân tích báo cáo tài chính hoặc những việc mà các nhà quản lý đầu tư khác thường làm. Munger tin rằng tích lũy kiến ​​thức là cách tốt nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh trong đầu tư và cuộc sống.

“Khi tôi còn học ở Trường Luật Harvard, chúng ta hiếm khi giao dịch một triệu cổ phiếu mỗi ngày còn bây giờ chúng ta giao dịch hàng tỷ cổ phiếu. Chúng ta không cần một thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao như vậy”.

Munger có cái nhìn tiêu cực đối sự bùng nổ của việc mua bán cổ phiếu quá thường xuyên, đặc biệt là đối với các ứng dụng miễn phí giao dịch như Robinhood. Ông thấy rằng điều này đánh vào bản năng cờ bạc của công chúng và trái ngược với cách đầu tư đúng đắn: dài hạn, mua và nắm giữ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Tài sản của Warren Buffett vượt qua Larry Page và sắp tiệm cận Bill Gates

Theo dữ liệu tỷ phú được cập nhật mới đây, tài sản của nhà đầu tư Warren Buffett đã vượt qua Larry Page của Google và đang tiệm cận Larry Ellison của Oracle và Bill Gates (Microsoft).

Tài sản của Warren Buffett vượt qua Larry Page và sắp tiệm cận Bill Gates
Tài sản của Warren Buffett vượt qua Larry Page và sắp tiệm cận Bill Gates

Theo đó, Giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư huyền thoại và CEO Berkshire Hathaway đã tăng gần 600 triệu USD lên mức ước tính 123 tỷ USD, theo dữ liệu tỷ phú của Bloomberg Billionaires Index.

Larry Page, người đồng sáng lập của Alphabet, công ty mẹ của Google, chứng kiến mức tài sản của mình giảm 1,2 tỷ USD xuống còn khoảng 122 tỷ USD.

Cũng với dữ liệu này, tài sản của Warren Buffett sắp chạm mức của Larry Ellison – chủ tịch của gã khổng lồ công nghệ Oracle (126 tỷ USD), và nhà sáng lập của Microsoft Bills Gates (129 tỷ USD).

Về tổng thể, trong khi toàn cầu đang phải đối mặt với suy thoái và lạm phát, tài sản của Buffett đã tăng lên gần 16 tỷ USD trong năm nay. Một phần lớn tài sản tăng lên đến từ khoản đầu tư của ông tại Apple, giá cổ phiếu của Apple đã tăng 36% kể từ đầu tháng 1.

Ngoài là nhà đầu tư, Warren Buffett cũng nổi tiếng với các khoản quyên góp từ thiện lớn, tổng cộng, ông đã quyên góp khoảng một nửa số cổ phiếu Berkshire kể từ năm 2006,  số cổ phiếu này có giá trị hơn 140 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại.

Điều này cũng có nghĩa là nếu ông không làm từ thiện, thì ông hiện sẽ là người giàu nhất thế giới với tài sản ròng hơn 260 tỷ USD, cao hơn nhiều so với khối tài sản 242 tỷ USD của Elon Musk.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Động thái mới đây của Warren Buffett có thể báo hiệu sức khoẻ của kinh tế Mỹ

Tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã bán ròng 8 tỷ USD cổ phiếu trong quý II năm nay. Động thái của nhà đầu tư huyền thoại đang làm dấy lên những lo ngại về sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ.

Động thái mới đây của Warren Buffett có thể báo hiệu sức khoẻ của kinh tế Mỹ
Động thái mới đây của Warren Buffett có thể báo hiệu sức khoẻ của kinh tế Mỹ

Tập đoàn của Warren Buffett đã bán ròng 8 tỷ USD cổ phiếu trong quý II năm nay. Đây có thể là một tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm, dù lạm phát đang tiếp tục hạ nhiệt.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính mới của Berkshire Hathaway, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua, tập đoàn đã bán ra hơn 12 tỷ USD và mua vào gần 5 tỷ USD cổ phiếu.

Ngoài ra, Berkshire chỉ chi khoảng 1,4 tỷ USD để mua cổ phiếu quỹ – ít hơn nhiều so với con số 4 tỷ USD trong quý đầu năm.Tại thời điểm cuối quý II, tập đoàn của “nhà hiền triết xứ Omaha” đang ngồi trên khối tiền mặt trị giá 147 tỷ USD.

Vì Warren Buffett được coi là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại, đồng thời là một nhà tiên tri có tiếng trên thị trường tài chính, bất kỳ động thái nào của ông cũng được nhà đầu tư phân tích kỹ càng.

Hơn nữa, các công ty con của Berkshire hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực và có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế. Vì vậy, các động thái của tập đoàn thường trở thành một dấu hiệu báo trước cho nền kinh tế.

Khi Berkshire bán ra 13,3 tỷ USD cổ phiếu trong quý I, các nhà đầu tư từng lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào suy thoái.

Chia sẻ với tờ Newsweek, ông Steve H. Hanke, giáo sư kinh tế học tại Đại học Johns Hopkins, nhận xét: “Khi suy thoái kinh tế cận kề, Buffett biết rõ tiền mặt là vua, đặc biệt là khi ông có thể kiếm được lợi nhuận kha khá từ khối tiền mặt”.

Giáo sư Hanke, cựu quan chức trong Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan, nhấn mạnh: “Rõ ràng, Buffett nghĩ rằng nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Tôi nghĩ ông ấy đúng”.

“Cung tiền là nhiên liệu cho nền kinh tế và nó đã thu hẹp trong một năm qua. Hiện tại, tốc độ thu hẹp của cung tiền là -3,6% mỗi năm, đây là điều chúng ta chưa từng thấy kể từ năm 1938”, ông Hanke nói.

“Sau những biến động lớn trong cung tiền, nền kinh tế thường thay đổi hướng đi trong 6 đến 18 tháng sau. Hiện nay, nền kinh tế của chúng ta đang cạn kiệt nhiên liệu và suy thoái vào năm tới là không thể tránh khỏi”, ông cảnh báo.

Một số chuyên gia khác cũng bày tỏ mối lo ngại tương tự.

Chia sẻ trên một chương trình của Fox Business, ông Robert Kiyosaki, tác giả cuốn “Cha giàu cha nghèo”, cho hay: “Buffett đang đứng bên lề thị trường với 147 tỷ USD, tiền của ông ấy nằm trong trái phiếu Kho bạc ngắn hạn”.

“Michael Burry của The Big Short hiện đang chống lại thị trường chứng khoán Mỹ”, ông Kiyosaki nói thêm. “Tôi đang quan sát các nhà đầu tư nổi tiếng này chờ ngày thị trường sụp đổ rồi quay trở lại [để gom món hời]”.

Trong quý II, quỹ đầu cơ Scion Asset Management của Michael Burry đã mua các quyền chọn chống lại hai quỹ ETF mô phỏng chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 với tổng giá trị lên đến 1,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm nay đã giảm dần trong những tuần gần đây. Kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody’s Analytics nói với CNN rằng xác suất Mỹ suy thoái là hơn 30%.

Trong khi đó, vào đầu tháng 8, JPMorgan Chase cho biết họ không còn dự đoán Mỹ sẽ suy thoái, bởi nền kinh tế đang tăng trưởng với “tốc độ lành mạnh”.

Vậy có điều gì mà Warren Buffett thấy đang đe doạ nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khi những khác không thấy?

Vào tháng 5, ông David Nicholas, nhà sáng lập của Nicholas Wealth Management, cho biết “ba rủi ro lớn nhất với Warren Buffett là Trung Quốc, lĩnh vực ngân hàng và bất động sản thương mại Mỹ”.

Theo vị chuyên gia, “đây là những rủi ro thực đối với triển vọng kinh tế và chỉ một cái thôi cũng đủ làm chệch hướng tăng trưởng…”

Hiện tại, ba rủi ro trên vẫn còn hiện hữu. Nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng mất đà khi bất ổn gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp  ở thanh niên cao kỷ lục và hai trụ cột chính là bất động sản và xuất khẩu  cùng suy yếu.

Năm ngoái, Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3%, thấp hơn nhiều mục tiêu 5,5% mà Bắc Kinh đề ra. Sau quý I/2023 khởi sắc, tăng trưởng GDP  quý II chỉ đạt 6,3% so với cùng kỳ, thấp hơn ước tính của các chuyên gia.

Tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi từ 16 đến 24 vọt lên 21,3% vào tháng 6, mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất khẩu tháng 7 sụt 14,5% so với cùng kỳ, vượt dự đoán của các nhà kinh tế.

Lĩnh vực bất động sản đang lần nữa chìm vào khủng hoảng khi Country Garden, một trong những tập đoàn địa ốc lớn nhất Trung Quốc, trễ hạn thanh toán lãi trái phiếu và có nguy cơ vỡ nợ.

Nền kinh tế Mỹ cũng đang tiếp tục chậm lại bất chấp tiến triển trên một số phương diện như lạm phát.

Các ngân hàng Mỹ cũng không hoàn toàn yên ổn sau những biến động xảy ra vào tháng 3, khi Silicon Valley Bank và loạt nhà băng khu vực sụp đổ.

Tuần trước, Moody’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm của 10 ngân hàng vừa và nhỏ, đồng thời cảnh báo rằng họ có thể điều chỉnh đánh giá đối với 17 nhà băng lớn như Truist và U.S. Bank.

Sau đó, vào đầu tuần này, Fitch Ratings cho biết hãng có thể hạ xếp hạng của hàng chục ngân hàng Mỹ, bao gồm cả những ông lớn như JPMorgan Chase và Bank of America.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tại sao Warren Buffett lại đầu tư đến 158 tỷ USD vào Apple

Khoản đầu tư vào Apple của Warren Buffett đã tăng giá trị gần 40% trong năm nay lên mức 158 tỷ USD, chiếm 22% trong tổng vốn hóa thị trường 720 tỷ USD của Berkshire Hathaway.

Warren Buffett đã đầu tư tổng cộng 158 tỷ USD vào Apple
Warren Buffett đã đầu tư tổng cộng 158 tỷ USD vào Apple

Nhà đầu tư huyền thoại và Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway đã gạt đi những lo ngại rằng số tiền đầu tư hiện đang dần lớn một cách không hợp lý trong cuộc họp cổ đông thường niên của công ty vừa qua.

Warren Buffett đã đưa ra 5 lý do tại sao ông rất hài lòng với quy mô của các khoản đầu tư và không lo lắng về việc tập trung quá mức vào một cổ phiếu duy nhất. Khoản đầu tư bao gồm từ mô hình kinh doanh và sức mạnh của thương hiệu Apple cho đến khả năng dự đoán và xu hướng mua lại cổ phiếu của Apple.

Berkshire Hathaway đã đầu tư khoảng 36 tỷ USD từ năm 2016 đến 2018 để tích lũy được 5,4% cổ phần của Apple. Công ty đã rút ra khoảng 9% vị thế vào năm 2020, hạ chi phí cơ sở xuống còn khoảng 31 tỷ USD. Chỉ điều chỉnh việc nắm giữ kể từ đó, có nghĩa là công ty đã kiếm được gấp năm lần số tiền trên giấy tờ.

Biện pháp bảo vệ đầu tiên của Buffett đối với cổ phần của mình trong nhà sản xuất iPhone cho đến nay vẫn là cổ phần lớn nhất trong danh mục đầu tư chứng khoán của ông, tức là nó không lớn quá mức hợp lý so với nguồn lực của Berkshire.

Ông cho biết: Apple không chiếm 35% danh mục đầu tư của Berkshire. Danh mục đầu tư của Berkshire bao gồm đường sắt, kinh doanh năng lượng, Garanimals, bạn có thể đặt tên cho nó là See’s Candy.

Nói cách khác, Buffett coi Apple chỉ là một trong nhiều khoản đầu tư cho lợi ích kinh doanh của Berkshire. Theo đó, danh mục của Berkshire bao gồm từ cổ phần trong các công ty đại chúng như Coca-Cola và Kraft Heinz, cho đến các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của họ như Geico, Duracell và Đường sắt BNSF.

Phản ứng của các nhà đầu tư đối với tuyên bố rằng cổ phiếu Apple được tập trung quá mức, đó là nói rằng đó là một công ty vượt trội so với mọi công ty con của Berkshire.

Ông cho biết: “Apple tình cờ trở thành một doanh nghiệp tốt hơn bất kỳ doanh nghiệp nào chúng tôi sở hữu. Công ty đường sắt của chúng tôi cũng là một ngành kinh doanh rất tốt, tuy nhiên lại không tốt bằng hoạt động kinh doanh của Apple.

Buffett cũng nhấn mạnh một lợi ích khác khi nắm giữ cổ phiếu Apple: mua lại cổ phiếu.

Việc mua lại cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ đã tăng tỷ lệ sở hữu của Berkshire từ 5,4% vào cuối năm 2018 lên 5,8% hiện nay mà Buffett và nhóm của ông không phải bỏ ra một xu nào.

Ông nói: “Điều tốt về Apple là chúng tôi có thể tiếp tục tin tưởng vào cổ phiếu doanh nghiệp này”.

Người đứng đầu Berkshire lưu ý rằng, một phần bổ sung trong giá trị của Apple là sự hấp dẫn đối với khách hàng. Ông đưa ra một ví dụ lý thuyết về việc ai đó phải lựa chọn giữa việc chia tay với chiếc ô tô thứ hai trị giá 35.000 đô la hoặc chiếc iPhone trị giá 1.500 đô la của họ.

“Nếu họ phải từ bỏ chiếc ô tô thứ hai hoặc từ bỏ chiếc iPhone của mình, họ sẽ từ bỏ chiếc xe thứ hai của mình”, ông nói.

Cuối cùng, Buffet đã so sánh niềm tin của mình vào triển vọng trung hạn của Apple với sự không chắc chắn sâu sắc của ông về triển vọng của ngành ô tô Mỹ.

“Tôi nghĩ tôi biết Apple sẽ ở đâu trong 5 hay 10 năm nữa, nhưng tôi không biết các công ty xe hơi sẽ ở đâu trong khoảng thời gian này”, ông nói.

Buffett đã nêu bật một số điểm mạnh khác của Apple trong quá khứ. Ví dụ, ông ca ngợi kỹ năng quản lý và kiến thức toàn cầu của CEO Tim Cook, đồng thời nhấn mạnh giá trị và tiện ích khổng lồ mà các thiết bị của Apple mang lại cho khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Warren Buffett đầu tư mạnh vào Nhật Bản (Bên cạnh Mỹ)

Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett bắt đầu tăng đầu tư trực tiếp tại châu Á.

Warren Buffett đầu tư mạnh vào Nhật Bản
Warren Buffett đầu tư mạnh vào Nhật Bản

Antonius Budianto, một nhà đầu tư cổ phiếu cá nhân tại Indonesia cho biết giấc mơ đã trở thành hiện thực khi ông lần đầu tiên có mặt tại Omaha, bang Nebraska (Mỹ) và là một trong hơn 30.000 người tham dự đại hội cổ đông thường niên của công ty Berkshire Hathaway vào ngày 6/5 vừa qua.

Tại đây, Warren Buffett, vị CEO kiêm chủ tịch 92 tuổi của Berkshiren đã đưa ra nhiều lời khuyên về đầu tư, dự báo về nền kinh tế cũng như chia sẻ triết lý sống của mình.

Danh mục đầu tư cổ phiếu của tập đoàn Berkshire cũng gắn liền với nước Mỹ giống như chính tỷ phú Buffett. Trong danh mục đầu tư trị giá 328 tỷ USD tính tới cuối tháng 3 của tập đoàn này, có khoảng 77% nằm ở 5 cổ phiếu lớn của Mỹ gồm Apple, Bank of America, American Express, Coca-Cola và Chevron.

Tuy nhiên, gần đây, bên cạnh các công ty Mỹ, tỷ phú Buffett bắt đầu tăng đầu tư trực tiếp tại châu Á. Khoản đầu tư đầu tiên tại châu lục này của tập đoàn Berkshire được thực hiện vào năm 2002 với công ty dầu khí Trung Quốc PetroChina, tiếp đó là hãng thép Hàn Quốc Posco vào năm 2006 (kéo dài 1 thập kỷ). Năm 2008, ông Buffett đầu tư vào nhà sản xuất xe điện BYD có trụ sở tại Thẩm Quyến, Trung Quốc.

Châu Á hiện đóng góp phần lớn vào tăng trưởng danh mục đầu tư của Berkshire và nhiều khả năng sẽ đón nhận những động thái tiếp theo của vị tỷ phú 92 tuổi này.

Một động thái gần đây liên quan tới châu Á của tập đoàn Berkshire cũng gây chú ý lớn với những người tham dự đại hội cổ đông. Tập đoàn Berkshire cho biết đã bán cổ phiếu tại công ty sản xuất chip Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) chỉ vài tháng sau khi mua 4,1 tỷ USD cổ phiếu vào năm 2022. Trong báo cáo quý gửi cơ quan chức năng vào tháng 5, TSMC không còn nằm trong danh mục đầu tư của tập đoàn.

Theo Warren Buffett, quyết định này xuất phát một phần từ vấn đề địa chính trị. Ông đã quyết định đánh giá lại khoản đầu tư này vì không thích địa điểm đặt trụ sở của TSMC, dù đánh giá đây là một trong những công ty được quản lý tốt nhất và là một công ty quan trọng trên thế giới.

Buffett tăng đầu tư vào 5 tập đoàn lớn tại Nhật.

Tỷ phú Mỹ đã tăng đầu tư vào 5 tập đoàn lâu đời của Nhật lên 7,4%, gồm Itochu, Marubeni, Mitsubishi Corp., Mitsui & Co. và Sumitomo Corp.

Tính tới ngày 19/5, tổng giá trị vốn hóa của cổ phần doanh nghiệp Nhật trong danh mục của Berkshire là 2,1 nghìn tỷ Yên (tương đương 15,2 tỷ USD), đây là khoản đầu tư lớn nhất bên ngoài nước Mỹ của công ty.

Theo tỷ phú Buffett, một trong những điều khiến các công ty thương mại Nhật Bản trở nên hấp dẫn là có thể hiểu được bởi có nhiều điểm tương đồng với chính tập đoàn Berkshire.

Cũng giống như các tập đoàn Nhật, Berkshire Hathaway là một tập đoàn nắm giữ nhiều tài sản.

Mitsui và Sumitomo đều có nguồn gốc từ thế kỷ 17. Từng là một nhà bán lẻ kimono ở Tokyo, hiện Isetan Mitsukoshi Holdings là một trong những chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất của Nhật Bản.

Trong khi đó, Sumitomo khởi đầu là một hiệu sách và hiệu thuốc ở Kyoto, sau đó mở rộng lĩnh vực kinh doanh khai thác và tinh chế đồng, tiền thân của công ty khai thác kim loại Sumitomo ngày nay.

Còn Itochu và Marubeni từng là một công ty. Ra đời vào cuối thời đại Tokugawa, công ty chuyên bán vải gai dầu ở vùng Kansai, Nhật Bản và tới thế chiến thứ 2 tách ra làm đôi. Mitsubishi là công ty có tuổi đời nhỏ nhất trong số 5 công ty, ra đời vào những ngày đầu của thời đại Minh Trị, chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.

Cũng giống 5 công ty này, Berkshire là một đế chế gồm 6 mảng hoạt động gồm bảo hiểm, đường sắt, tiện ích và năng lượng, sản xuất, phân phối thực phẩm bán buôn, dịch vụ và bán lẻ.

Berkshire sở hữu và vận hành các doanh nghiệp như công ty bảo hiểm ô tô GEICO, See’s Candies và Burlington Northern Santa Fe (BNSF) – một trong những công ty đường sắt lớn nhất tại Bắc Mỹ.

Với việc đầu tư vào Nhật Bản, tập đoàn Berkshire được hưởng lợi từ nguồn tín dụng rẻ.

Công ty này đã huy động vốn tại đây thông qua một loạt thương vụ trái phiếu địa phương trong vòng 5 năm qua, được hưởng mức lãi suất rẻ hơn đáng kể so với tại Mỹ, nhờ đó loại bỏ rủi ro về tiền tệ.

Warren Buffett hiếm khi đi ra khỏi nước Mỹ. Chuyến đi tới Nhật Bản gần đây là lần thứ hai ông tới quốc gia này kể từ tháng 11/2011, sau thảm họa động đất sóng thần tại Fukushima và khu vực Đông Bắc nước Nhật.

Từ năm 2008, ông đã đầu tư vào nhà máy sản xuất công cụ cắt Tungaloy có trụ sở tại Fukushima thông qua IMC Group – công ty thuộc quyền kiểm soát của tập đoàn Berkshire.

Các công ty thương mại được tập đoàn Berkshire đầu tư háo hức tiết lộ với truyền thông những thông tin liên quan tới ông Buffett.

Ông Kenichi Hori, chủ tịch kiêm CEO của Mitsui cho biết: Trong bối cảnh địa chính trị hiện tại với sự biến động tăng lên đáng kể, chúng tôi cần các dịch vụ phức tạp hơn để gia tăng giá trị mới cho các đề xuất kinh doanh. Việc này không giống như thời điểm toàn cầu hóa đơn giản diễn ra.

Cả 5 công ty Nhật mà tập đoàn Birkshire đầu tư đều có mối quan hệ làm ăn ở nhiều mức độ khác nhau với Trung Quốc. Các hoạt động kinh doanh liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của các công ty này đều phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của Trung Quốc và cả 5 đều đang đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc.

Cựu chủ tịch của Itochu thậm chí từng là đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc. Trong gần một thập kỷ qua, công ty này cũng có mối quan hệ liên kết chiến lược với tập đoàn nhà nước Trung Quốc Citic và Charoen Pokphand Group (tập đoàn Thái Lan có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc).

Ông Richard Kaye, cố vấn danh mục đầu tư và chuyên gia phân tích tại Comgest Asset Management Japan, nhận định rằng còn có một lý do khác khiến tập đoàn Berkshire chọn đầu tư vào các công ty thương mại hàng đầu Nhật Bản.

Đó là các công ty này có thể đóng vai trò như một bên đại diện để Berkshire tiếp cận Trung Quốc bởi các kết nối và tương tác kinh doanh giữa hai quốc gia rất gần gũi.

Ông Kaye, người đang quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Nhật trị giá 10 tỷ Yên tại Comgest Asset Management Japan cho biết: Nhật Bản là nền tảng tốt nhất thế giới để đầu tư vào sự tăng trưởng của Trung Quốc.

Cam kết của Berkshire đối với Nhật Bản khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm tới thị trường chứng khoán nước này. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật đã tăng khoảng 40% kể từ khi vị tỷ phú Buffett tiết lộ các khoản đầu tư của tập đoàn Berkshire vào 5 công ty trên vào cuối tháng 8/2020.

Với thị trường Trung Quốc, bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa quốc gia này với Mỹ thời gian qua, ông Buffett dường như đã chuẩn bị sẵn sàng để đầu tư dài hạn trong một thị trường mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Warren Buffett: Tại sao rất khó sa thải những vị Sếp kém hiệu quả

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số người Sếp làm việc kém hiệu quả lại ở lại vị trí của họ quá lâu còn những nhân viên giỏi thì không? Dưới đây là lý do tại sao.

Warren Buffett: Tại sao rất khó sa thải những vị Sếp không hiệu quả
Source: WSJ

Những người lãnh đạo là những người có thể xây dựng hoặc phá vỡ một doanh nghiệp, vậy tại sao có rất nhiều người Sếp thích bắt nạt, những người làm việc kém hiệu quả lại chiếm không ít những vị trí hàng đầu trong các tổ chức?

Những nhà lãnh đạo vĩ đại là những người có tầm nhìn xa, họ đồng cảm, giàu trí thông minh cảm xúc, họ biết cách thu hút người khác, họ tạo ra sự hợp tác, họ biết cách xây dựng nên một đội nhóm mạnh mẽ. Và họ luôn sẵn sàng rời bỏ vị trí nếu họ cảm thấy họ không còn phù hợp hay không còn hiệu quả với công việc hiện tại.

Ở một mức độ tình cảm sâu sắc nhất, những nhà lãnh đạo vĩ đại là những người mà tất cả nhân viên đều “coi như người thân” của họ.

Ngược lại, đối với những người sếp đáng sợ, hèn nhát, thù dai, độc hại, và làm việc kém hiệu quả, tại sao họ cứ mãi bám víu với vị trí của họ, thậm chí là họ có thể ở lại vị trí đó lâu như cách họ muốn?

Các kiểu hành vi chính của những người Sếp tồi bao gồm:

  • Thích bắt nạt: Những cá nhân tự cao tự đại, dễ tự ái, thích kiểm soát này có xu hướng muốn đe dọa và khiến mọi người (nhân viên) cảm thấy mình kém cỏi. Họ luôn lớn tiếng và rất ít quan tâm đến việc những người xung quanh đang nghĩ gì.
  • Hay trốn tránh: Những vị Sếp này thường trốn tránh trách nhiệm, luôn tìm cách để thoát khỏi những rắc rối hay dính líu nếu có. Họ thường để những nhân viên dưới quyền tự làm ổn thoả mọi thứ và đừng làm phiền đến họ.
  • Thích thành tích: Họ luôn muốn họ là người thông minh nhất (so với những người xung quanh), họ cho bạn biết họ là người đặc biệt, độc nhất và biết hết mọi thứ. Họ không quan tâm đến việc bạn đang nói gì – vì với họ, họ đã biết hết. Khi đội nhóm của họ thành công, họ muốn họ là người quan trọng nhất, người đáng được khen nhất.
  • Thích chia rẽ: Những người này hiếm khi xây dựng tính đoàn kết của các thành viên trong nhóm, họ thích đứng về nhiều phía để tạo ra sự mâu thuẫn và chia rẽ các thành viên. Với họ, họ linh hoạt với những phe họ muốn thuộc về.

Theo nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett, đây là những lý do khiến những người Sếp này có thể ở lại vị trí của họ rất lâu:

“Có một điều rất trớ trêu trong việc quản trị doanh nghiệp đó là việc một người Sếp không đủ năng lực có thể giữ được vị trí của họ dễ dàng hơn nhiều so với một nhân viên.

Một trong những lý do chủ yếu dẫn đến điều này đó là những tiêu chuẩn hiệu suất hay chỉ số đánh giá năng lực dành riêng cho họ hiếm khi được tồn tại, điều mà họ vẫn sử dụng để đánh giá nhân viên. Họ không chịu nhìn nhận rằng, ngoài nhân viên thì hiệu suất của họ cũng cần được đánh giá.”

Cuối cùng, trong khi việc chỉ trích nhân viên vốn được xem là điều bình thường, thì đối với những nhà lãnh đạo cấp cao hay chủ doanh nghiệp, việc chỉ trích những người Sếp này là điều gì đó rất khó làm. Tư duy quản trị này cần được thay đổi.

Tất cả chúng ta đang sống trong môt kỷ nguyên ưu tiên sự thật, và giờ đây, chính bạn, không ai khác ngoài bạn, hãy lên tiếng nếu bạn đang phải chịu đựng một người Sếp tồi và kém năng lực. Những người như họ không xứng đáng với vị trí họ đang có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Warren Buffett: Đừng bao giờ tuyển dụng những người có đặc điểm này

Việc tuyển chọn nhân sự ở các doanh nghiệp từ xưa đến nay luôn mà một vấn đề nan giải, tuy nhiên bằng những gợi ý này từ Warren Buffett, công việc của bạn sẽ phần nào trở nên nhẹ nhõm hơn.

Warren Buffett. Getty Images

Warren Buffett được biết đến rộng rãi với tư cách là nhà đầu tư lỗi lạc mọi thời đại, tuy nhiên, vị CEO của Berkshire Hathaway này cũng nổi tiếng với nhiều triết lý về tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là các nhà lãnh đạo.

Theo Warren Buffett, để tìm kiếm được một nhân sự có thể giúp doanh nghiệp của bạn thành công, bạn chỉ cần tìm ở họ 3 đặc điểm sau là đủ. Ông nói:

“Nhìn chung, bạn chỉ cần tìm ba thứ: trí thông minh, năng lượng và sự chính trực. Nếu họ không có đặc điểm cuối cùng, bạn không cần phải bận tâm đến hai đặc điểm đầu tiên.”

Và đây là lý do tại sao sự chính trực lại rất quan trọng đối với những người bạn tuyển dụng, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tương lai.

1. Họ sẽ không nói dối.

Trong một cuộc khảo sát gần đây do Checkster thực hiện, 78% ứng viên thừa nhận rằng họ đã nói dối hoặc sẽ nói dối về các kỹ năng và năng lực của họ trong một cuộc phỏng vấn.

Gần 8 trong số 10 người đã nói dối trong các cuộc phỏng vấn, tỷ lệ những người có năng lượng, sáng kiến ​​và sự chính trực trong lực lượng lao động của bạn là rất nhỏ.

Đó có lẽ là lý do tại sao Warren Buffett luôn coi trọng sự chính trực đến như vậy. Bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để tuyển đúng người có tư duy này, nhưng rất có thể, cuối cùng, đó sẽ là người đóng góp nhiều nhất đến sự thành công của doanh nghiệp của bạn.

2. Họ sẽ không “đánh cắp” bất cứ thứ gì của công ty.

Tại sao sự chính trực hay liêm chính lại chiếm vị trí tối cao trong danh sách những sự ưu tiên khi nói đến việc tuyển dụng nhân sự của Buffett?

Nói một cách đơn giản thì thế này. Những người thông minh và có định hướng nhưng thiếu sự chính trực là những người sẽ có thể “đánh cắp” nhiều thứ từ công ty của bạn, họ có thể bán thông tin độc quyền cho đối thủ cạnh tranh hoặc rời đi và mang theo toàn bộ danh sách khách hàng của bạn.

Tuyển dụng những người chính trực, dẫu không dễ dàng, nhưng nó rất đáng để nỗ lực.

3. Họ nói được và làm được.

Ông Joel Peterson, chủ tịch của hãng hàng không JetBlue đã từng nói về những người thể hiện sự chính trực trong môi trường ưu tiên tính đội nhóm:

“Bạn sẽ thấy mọi thứ diễn ra nhanh hơn, bạn đổi mới nhiều hơn , mọi người linh hoạt và đổi mới hơn, và họ ngày càng có nhiều niềm vui hơn.

Có sự chính trực có nghĩa là, trong số những thứ khác, khoảng cách giữa những gì họ nói họ sẽ làm và những gì họ thực sự sẽ làm, là nhỏ nhất.”

Thông thường, những người có tính chính trực sẽ chủ động thực hành những gì họ học được và luôn cố gắng để thực hiện mọi cam kết của họ.

Họ cũng dễ dàng khi thừa nhận những sai lầm và sẵn sàng thay đổi, họ tự chịu trách nhiệm với mọi thất bại do họ gây ra.

4. Họ quyết đoán.

Chúng ta phải thừa nhận rằng, xung đột là điều không thể tránh khỏi trong quá trình tương tác qua lại với nhau. Thay vì thụ động, hung hăng và ngại xung đột, các nhà lãnh đạo có tính chính trực thường can đảm để theo đuổi mục tiêu.

Họ nhận thức sâu sắc rằng, bằng cách phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực để hiểu đối phương, họ có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất và tránh xảy ra nhiều mâu thuẫn nhất. Đây thực sự là những người mà bạn nên trọng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Quy tắc giúp hạn chế các thất bại ít được biết đến của Warren Buffett

Khi những cơn bão đến theo cách mà bạn muốn, bạn có thực sự đã sẵn sàng?

Quy tắc ít được biết đến của Warren Buffett trong việc giúp hạn chế các thất bại

Buffett từng khuyên bạn rằng bạn có thể đáng giá hơn 50% so với hiện tại bằng cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Tuy nhiên, một trong những câu nói hay nhất ít được biết đến của Buffett lại là một câu nói khá hay về đại dịch.

Ông viết:

“Dự đoán các cơn mưa là điều bình thường, Nhưng đóng những chiếc tàu lớn để có thể tránh được các rủi ro tiềm ẩn thì rất giá trị.”

Quy tắc Noah – The Noah Rule.

Ông gọi đó là quy tắc Noah, đặt theo tên của một nhà tiên tri trong Kinh thánh, người đã cứu nhân loại và tất cả các loài động vật khác bằng cách đóng một con tàu để đề phòng một trận lụt lớn.

Theo nghĩa kinh doanh, quy tắc Noah đã trở thành một hình ảnh mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo trong việc có thể dự đoán các điều kiện của thị trường và có khả năng thấy trước các sự kiện trước khi chúng xảy ra nhưng lại thất bại trong việc “chuyển suy nghĩ thành hành động” để từ đó giảm thiểu các rủi ro.

Buffett từng thừa nhận rằng, mặc dù ông đã thấy trước khả năng xảy ra điều gì đó tương tự như vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, nhưng ông đã trì hoãn và không phản ứng kịp. Ông không xây dựng một chiếc tàu lớn. Ông đã vi phạm quy tắc Noah của chính mình.

Nếu bạn là học viên của Buffett, quá trình xây dựng những chiếc tàu lớn từ quan điểm đầu tư của ông đó là hãy giảm thiểu rủi ro bằng cách chỉ đầu tư cẩn thận vào một vài công ty đủ mạnh và đủ khả năng thích ứng để phát triển, bất kể môi trường bên ngoài có tác động đến họ như thế nào.

Nhưng từ quan điểm lãnh đạo, làm thế nào để bạn xây dựng một chiếc tàu đủ lớn để duy trì doanh nghiệp của mình trong lâu dài? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Hãy tuyển những người thông minh nhất bạn có thể tìm thấy.

Tác giả Peter Senge trong cuốn The Fifth Discipline đã đề cập đến khái niệm một “tổ chức học tập” (learning organization) là một trong những điểm khác biệt chính tạo nên sự khác biệt giữa các đội nhóm và doanh nghiệp có hiệu suất cao.

Điều này có nghĩa là toàn bộ tổ chức cần dựa vào kiến ​​thức của các cá nhân và đội nhóm, chứ không phải là từ một nhà lãnh đạo đang đứng trên đỉnh tháp, để học hỏi lẫn nhau và phát triển cùng nhau trong mọi dự án.

Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần tuyển những người thông minh nhất mà họ có thể tìm thấy – thông minh hơn cả những người quản lý của họ – để thiết lập một tổ chức học tập đủ mạnh mẽ và tiến lên phía trước.

Steve Jobs đã đồng ý với tiền đề này bằng một nhận xét rất nổi tiếng, “Sẽ thật vô nghĩa nếu bạn tuyển những người thông minh và nói cho họ biết họ cần phải làm gì; Bạn nên tuyển những người thông minh nhất để họ có thể cho bạn biết mình phải làm gì.”

Jeff Bezos cũng tiếp cận cách tuyển dụng này. Nhà sáng lập Amazon cho biết, “Mỗi khi chúng tôi tuyển một ai đó, người đó nên tự nâng cao tiêu chuẩn cho những lần tuyển dụng tiếp theo, để đội ngũ nhân tài về tổng thể luôn được cải thiện.”

Nói một cách đơn giản, khi người của bạn thành công thì doanh nghiệp của bạn mới có thể thành công. Đó là một chiếc tàu vững chắc có thể giúp bạn chống chọi lại với mọi cơn bão. Và nếu nó có đến thì cũng đến theo cách của bạn. Bạn làm chủ mọi thứ !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đây là những gì mà những người cực kỳ giàu có làm với tiền bạc của họ còn người khác thì không

Trong khi vẫn tập trung vào công việc kinh doanh của bạn, đừng bỏ lỡ các cơ hội để phát triển khối tài sản cá nhân của riêng mình.

Dưới đây là một số chia sẻ từ Bà Katie Hyde, Giám đốc khu vực của Goldman Sachs Private Wealth Management tại San Francisco, trả lời một số câu hỏi phổ biến về việc xây dựng và quản lý sự giàu có.

Khi nói đến việc quản lý tiền, có phải những gì mà những người cực kì giàu có đã làm là những gì mà mọi người thuộc mọi mức thu nhập nên làm?

Bài học quan trọng nhất là tiền của bạn luôn có thể mang lại hiệu quả cho bạn. Với những khách hàng có giá trị tài sản ròng cực cao của chúng tôi, không có đồng đô la nào đứng yên cả.

Bất kỳ ai cũng có thể hưởng lợi từ cách tiếp cận này để quản lý tiền – cho dù bạn có nhiều danh mục đầu tư hay hiện đang thiết lập một quỹ khẩn cấp nào đó.

Ngay cả khi bạn mới bắt đầu và bạn có tiền trong tài khoản tiết kiệm, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang nhận được mức lãi suất tốt nhất có thể.

Vấn đề phổ biến nhất mà các doanh nhân gặp phải là gì và bạn giúp họ giải quyết vấn đề đó như thế nào?

Các doanh nhân vốn rất bận rộn, và họ thường say mê tập trung vào việc xây dựng doanh nghiệp của mình.

Thông thường, chúng tôi thấy rằng họ quá tập trung vào công ty của mình đến nỗi không phải lúc nào họ cũng dành thời gian để suy nghĩ về bản thân và tài chính cá nhân của họ.

Kiểu tập trung đó là điều tạo nên thành công của họ, nhưng điều quan trọng là họ không để các ưu tiên cá nhân của mình bị lung lay trong khi doanh nghiệp của họ phát triển.

Chúng tôi có thể giúp họ đưa ra quyết định nhanh chóng và sắp xếp tài chính cá nhân, để họ có thể tập trung vào công ty của chính mình.

Chúng tôi cũng đảm bảo họ không bỏ lỡ các cơ hội sinh lời từ tiền của mình, cho dù đó là để tăng trưởng tài sản cá nhân hay đóng góp từ thiện.

Làm thế nào để các doanh nhân mới nổi có thể hướng tới con đường đúng đắn để trở thành người có giá trị tài sản ròng cực cao?

Bước quan trọng nhất mà một doanh nhân có thể thực hiện để tạo ra sự giàu có của chính họ là đưa đội ngũ phù hợp vào vị trí sớm nhất có thể trong tổ chức.

Đội nhóm phù hợp này có thể giúp họ suy nghĩ thông qua các quyết định quan trọng dựa trên mục tiêu của họ, tránh để tiền nhàn rỗi và các kế hoạch làm giàu của họ bị bỏ quên do quá tập trung vào công ty mà họ đang xây dựng.

Làm thế nào để các doanh nhân có thể điều hướng các giai đoạn giàu có khác nhau trong suốt sự nghiệp của họ?

Cách chúng tôi tư vấn cho khách hàng phát triển theo thời gian khi doanh nghiệp của họ phát triển và thay đổi. Khi một doanh nhân mới thành lập doanh nghiệp, họ có thể tập trung vào tài chính của doanh nghiệp hơn là của riêng họ.

Các cuộc thảo luận đầu tiên chủ yếu tập trung vào các thành phần ủy thác và tài sản cơ bản hơn; tuy nhiên, khi tình hình của họ tiến triển tốt hơn, có những nhu cầu phức tạp khác mà họ không thể không có.

Nếu họ muốn một đợt IPO (lần đầu ra mắt cổ phiếu tới công chúng), chúng tôi sẽ làm việc với họ về những vấn đề phức tạp mới, chẳng hạn như cơ cấu lương thưởng, tối đa hóa hiệu quả thuế và xem xét các vị thế cổ phiếu tập trung.

Điều quan trọng nữa là phải lập kế hoạch dài hạn, chẳng hạn như các mục tiêu từ thiện.

Các doanh nhân khác cũng quan tâm đến việc tìm hiểu về tính thanh khoản và liệu việc tính toán một doanh số thực bán ra thị trường (secondary sale) sẽ có ý nghĩa hơn đối với họ hay không.

Bất kể một doanh nhân đang ở giai đoạn nào, chúng tôi sẽ điều hướng những thay đổi này cùng với họ trong mỗi bước của cuộc hành trình.

Lời khuyên tốt nhất về tiền bạc mà bạn từng nhận được là gì?

Lời khuyên quan trọng nhất khi bạn là một nhà đầu tư là hãy khiêm tốn, luôn tò mò và đừng bao giờ cho rằng bạn biết mọi thứ về một chủ đề nào đó.

Ngoài ra, tôi tin rằng bất cứ điều gì Warren Buffet từng nói đều có giá trị bằng vàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Sẵn sàng sai và các quy tắc đầu tư của Warren Buffett

Đã từng tuyên bố không bao giờ đầu tư vào các công ty công nghệ, giờ đây Apple là một trong những khoản đầu tư lớn nhất của Warren Buffett.

Sẵn sàng sai và các quy tắc đầu tư của Warren Buffett

Không thể phủ nhận, Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư thành công liên tục nhất trong bảy thập vừa qua.

Bạn có thể nghĩ rằng lý do cho các khoản lợi nhuận đầy ấn tượng của ông là do ông nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư hoặc thực tế là ông luôn có tầm nhìn dài hạn, đặt cược vào các công ty có tiềm năng lâu dài với mức sinh lời cao.

Và bạn đã đúng – đó là cả hai lý do lớn dẫn đến thành công của Buffett.

Nhưng ông cũng có một đặc điểm tính cách khác đã giúp mình luôn đi đầu trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng và đó không phải là điều mà hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp coi trọng – ông sẵn sàng sai.

Không chỉ vậy, ngoài viêc sẵn sàng thừa nhận mình đã sai, điều mà rất ít các nhà lãnh đạo thời nay có thể làm được.

Điều quan trọng hơn là ông sẵn sàng sửa và cập nhật lại các quy tắc của chính mình – thậm chí là ngay cả những quy tắc đã từng giúp ông thành công trong quá khứ để có thể thích ứng tốt hơn với những thực tế mới.

Ví dụ điển hình với Apple.

Công ty Berkshire Hathaway của Warren Buffett vừa tiết lộ rằng khoản đầu tư lớn nhất của họ là vào Apple. Berkshire sở hữu hơn 5% cổ phần của Apple và hơn 40% danh mục đầu tư chứng khoán của công ty này là tại Mỹ.

Buffett đã đầu tư vào Apple được vài năm nay, nhưng điều thú vị là bạn hãy nhớ rằng trong nhiều thập kỷ trước, ‘Oracle of Omaha’ này cũng từng né tránh các cổ phiếu công nghệ.

Trên thực tế, đó là quy tắc số 5 trong các nguyên tắc đầu tư của Berkshire Hathaway: “Nếu các doanh nghiệp có nhiều yếu tố công nghệ, chúng tôi sẽ không hiểu nó.”

Khoảng một thập kỷ trước, Buffett đã thay đổi quan điểm của mình về công nghệ và bắt đầu đầu tư vào IBM. Vào thời điểm đó, đây là công ty công nghệ lâu đời và có vẻ ổn định nhất mà ông có thể chọn.

Ông cho biết ông rất ấn tượng với việc IBM giữ chân khách hàng của mình và “sẽ có rất nhiều sự liên tục đổi mới đối với nó.”

Cuối cùng Buffett đã sai. Ông đã không lường trước được sự phát triển không ngừng của lĩnh vực điện toán đám mây và điều đó sẽ có thể sự kìm kẹp sự phát triển của IBM đến như thế nào trên mọi khía cạnh của công nghệ.

Buffett đã đầu tư vào IBM trong khoảng bảy năm và sau đó đã bán tất cả cổ phần của mình vào năm 2018.

Ông đã cố gắng tuân theo Quy tắc số 1 và số 2 nổi tiếng của mình trong việc đầu tư – là “Không bao giờ để bị mất tiền”.

Tỷ suất lợi nhuận cao của Apple.

Sau sai lầm của chính mình với IBM,  Buffett kết luận rằng ông đã chọn sai công ty công nghệ và bắt đầu đầu tư vào Apple.

Ông lưu ý rằng đó là một công ty có tỷ suất lợi nhuận khá cao – có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ tương ứng với khối tài sản mà nó đang nắm giữ – và nó là một trong số ít các công ty có thể giữ biên độ lợi nhuận cao theo thời gian.

Buffett trao đổi với CNBC vào năm 2018: “Nếu bạn nhìn vào Apple, tôi nghĩ nó kiếm được gần gấp đôi so với các công ty có lợi nhuận cao thứ hai ở Mỹ”.

Buffett đã đi từ việc “chúng tôi không đầu tư vào các công ty công nghệ vì chúng tôi không hiểu họ” đến “chúng tôi đầu tư vào các công ty công nghệ vì một số trong số họ có tỷ suất lợi nhuận rất cao và đó là cách để kiếm được nhiều tiền nhất.”

Hầu hết chúng ta, một khi tìm thấy một công thức mang lại thành công cho chính mình, chúng ta sẽ có xu hướng gắn bó với nó, ngay cả khi công thức đó không còn đúng.

Tuy nhiên sự thật là, khi mọi thứ thay đổi, công thức thành công cũng thay đổi và chúng ta cần phải sớm thích nghi để tạo ra cho mình những quy tắc mới, như cách Buffett đã làm.

Nếu bạn đang tuân theo một quy tắc mà bạn từng sử dụng để đưa ra các quyết định trong công việc kinh doanh của riêng mình, hãy tự hỏi bản thân xem bạn đang tuân theo quy tắc này vì nó đã chứng minh mức độ hiệu quả với bạn trong quá khứ hay vì nó đang hoặc sẽ hoạt động tốt cho bạn lúc bấy giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Lời khuyên thành công của Warren Buffett: “Hãy bắt đầu sớm”

Nếu muốn giàu như Warren Buffett, đừng chờ đợi để bắt đầu. Đó là lời khuyên mà nhà đầu tư huyền thoại chia sẻ…

Ảnh: Forbes

Nếu muốn giàu như Warren Buffett, đừng chờ đợi để bắt đầu. Đó là lời khuyên mà nhà đầu tư huyền thoại chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên của tập đoàn Berkshire Hathaway vào năm 1999, khi ông được hỏi làm thế nào để kiếm được 30 tỷ USD – giá trị tài sản ròng của ông ở thời điểm đó.

Buffett, khi đó 68 tuổi, nói rằng lãi kép (compound interest, “lãi mẹ đẻ lãi con”) là người bạn tốt nhất của một nhà đầu tư. Ông so sánh việc làm giàu bằng tiền lãi với việc lăn một quả cầu tuyết từ trên đỉnh đồi xuống chân đồi.

“Hãy bắt đầu sớm”, Buffett nói. “Tôi bắt đầu xây dựng quả cầu tuyết nhỏ bé từ trên đỉnh của một sườn dốc rất dài. Bí quyết để có một sườn dốc thật dài là bắt đầu khi bạn còn rất trẻ hoặc bạn sống thật lâu”.

Nhà tiên tri xứ Omaha nói nếu ông tốt nghiệp đại học vào năm 1999 và có 10.000 USD để đầu tư, ông sẽ lên chiến lược lựa chọn nơi rót tiền.

“Có lẽ tôi sẽ tập trung vào những công ty nhỏ hơn vì như thế sẽ cần ít vốn hơn và có nhiều cơ hội hơn về một thứ gì đó bị bỏ qua ở đó”, ông giải thích. Ông nói sẽ bắt đầu xem xét các công ty theo thứ tự ABC và tìm ra con đường đầu tư từ đó.

Buffett giải thích nhà đầu tư cần tự bảo vệ mình, dựa vào hiểu biết và trực giác của chính mình khi tìm kiếm những doanh nghiệp hứa hẹn để rót vốn đầu tư.

Ông nói thêm rằng các nhà đầu tư khôn ngoan là những người hiểu rõ nhất bản thân biết gì và không biết gì, và hành động rất quyết liệt khi họ nhận thấy điều gì đó mà họ cho là một cơ hội tốt.

“Bạn không thể nhìn quanh để tìm kiếm những người đồng tình với bạn”, Buffett nói về việc rót tiền cho một vụ đầu tư. “Bạn không thể nhìn quanh để tìm kiếm những người thậm chí hiểu bạn đang nói về điều gì”.

Cần phải nói thêm rằng Buffett là một người ủng hộ kỳ cựu của các quỹ chỉ số (index fund) – những quỹ nắm tất cả các mã cổ phiếu trong một chỉ số chứng khoán, nhờ đó tự động có được sự đa dạng.

Để làm giàu, nhà đầu tư nên “duy trì việc mua một quỹ chỉ số S&P 500 chi phí thấp”, Buffett đưa ra lời khuyên vào năm 2017. “Tiếp tục mua ngay cả khi thị trường lên và xuống, nhất là khi giá xuống”.

Tuy nhiên, Buffett cũng nói rằng ham muốn kiếm 30 tỷ USD là điều không cần thiết. Nhà đầu tư lừng danh thế giới – người hiện sở hữu khối tài sản hơn 100 tỷ USD – gần đây nói rằng quy mô tài sản của ông là “khó có thể hiểu được”.

“Sau một mức vừa phải nhất định, tiền không còn mang lại nhiều sự khác biệt nữa”, ông nói.

Buffett nói thêm: “Nếu bạn đề nghị tôi đổi một phần quan trọng trong khối tài sản ròng của tôi để tôi có thêm vài năm tuổi thọ hoặc có thể làm những gì tôi muốn làm trong những năm đó, tôi sẽ đồng ý ngay”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Warren Buffett: Bạn có thể tăng mức độ thành công với 2 lựa chọn này

Warren Buffett, nhà đầu tư vĩ đại nhất trong thế hệ của chúng ta, là người luôn ủng hộ sự phát triển cá nhân và sự nghiệp, người đã chia sẻ vô số các lời khuyên về sự thành công trong cuộc sống.

Trước tiên, Buffett đã từng nói, “Trong thế giới kinh doanh, những người thành công nhất là những người được làm những gì mà họ yêu thích nhất.”

Làm những gì bạn yêu thích với những người bạn yêu mến.

Tất cả chúng ta đang cố gắng hết sức để quản lý “sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống” nhưng chúng ta vẫn nhận ra rằng chúng ta vẫn đang kiệt sức từng ngày.

Chúng ta cảm thấy áp lực khi làm việc trong một môi trường mà chúng ta luôn cảm thấy sợ hãi, đối mặt với một ông chủ và những đồng nghiệp không thực sự coi trọng chúng ta như một con người.

Tất cả những điều đó có thể thay đổi nếu bạn thực sự yêu thích công việc của mình và những người mà bạn chọn để làm việc cùng.

Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự có thể thừa nhận rằng chúng ta đang ước mình có thể làm một điều gì đó khác – điều mà chúng ta thực sự yêu thích?

Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple, đã đưa ra lời khuyên này như một công thức thành công cho cá nhân ông: “Hãy làm những gì bạn yêu thích, và đặt toàn bộ trái tim của bạn vào nó, và sau đó chỉ cần bạn vui vẻ.”

Theo Tim Cook, lý do khiến rất nhiều người trong chúng ta không “say mê” với công việc của mình là do thiếu đam mê hay yêu thích với công việc.

Chúng ta không tìm thấy bất cứ ‘điểm ngọt ngào’ nào đó ở điểm giao nhau giữa làm những điều gì đó mà chúng ta đam mê và điều gì đó phục vụ người khác. Một cái gì đó đủ hấp dẫn để giúp chúng ta có thể thức dậy vào mỗi buổi sáng với tràn đầy năng lượng.

Việ tìm ra giao điểm đó là điều sẽ mở đường cho một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.

Hạnh phúc là chìa khoá để thành công.

Nhà triết học nổi tiếng thế giới Albert Schweitzer từng nói: “Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích những gì bạn đang làm, bạn sẽ sớm thành công”.

Và khi bạn hạnh phúc, bạn sẽ có thêm động lực để thành công bằng cách dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc – những công việc mà bạn thực sự thích làm.

Sự khác biệt ở đây là bạn làm điều đó vì bạn muốn, chứ không phải vì bạn đang làm theo lệnh của người khác hay làm việc vì tiền hoặc lợi nhuận.

Khi bạn yêu thích những gì bạn làm, bạn có mong muốn nội tại là làm việc hiệu quả hơn bởi vì bạn tin vào những gì bạn làm và sự khác biệt mà công việc của bạn tạo ra trong cuộc sống của những người mà bạn đang hỗ trợ hoặc phục vụ.

Quay trở lại quan điểm ban đầu của Buffett, khi bạn yêu thích những gì bạn làm, công việc không còn là công việc đơn thuần, nó bao gồm cả yếu tố giải trí.

Khi bạn là một doanh nhân, việc vượt qua những thăng trầm của doanh nghiệp trở nên dễ tiếp nhận hơn nhiều. Vì bạn là ông chủ của chính mình, bạn có thể tự thúc đẩy bản thân phát huy hết khả năng của mình.

Khi này, thành công sẽ sớm gõ cửa bạn !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

“Hire well. Manage little”: Thuật ‘dùng người’ mà Warren Buffett khuyên các nhà lãnh đạo nên dùng

Chỉ bằng với 4 từ đơn giản này, Warren Buffett coi đây là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo giỏi.

Warren Buffett. Getty Images

Những nhà lãnh đạo giỏi nhất không nhất thiết phải là người giỏi nhất trong mọi công việc, nhưng chắc chắn họ là người giỏi nhất ở việc tìm kiếm, trang bị và giúp người khác làm những việc của họ.

Trong một bức thư gửi cổ đông của Warren Buffett.

Đây là câu chuyện từ năm 2010, và Buffett đang nói về cách công ty của ông trao quyền cho các nhà quản lý thực hiện công việc của họ. Sau đây là đoạn trích:

“Tại Berkshire, các nhà quản lý có thể tập trung vào việc điều hành công việc kinh doanh của mình: Họ không phải tham gia các cuộc họp tại trụ sở chính cũng như không phải lo lắng về các vấn đề tài chính.

Có những nhà quản lý mà tôi đã không nói chuyện trong một năm qua, trong khi có một số khác tôi hầu như nói chuyện hàng ngày. Niềm tin của chúng tôi đặt ở con người hơn là quá trình. Thuật “hire well, manage little” đều phù hợp với cả họ và tôi.”

“Hire well. Manage little” (tạm dịch: Tuyển dụng tốt – Ít kiểm soát) là bốn từ mà Buffett coi đó là triết lý tốt nhất để tuyển dụng và quản lý con người cũng như thể hiện khả năng ‘dùng người’ của một nhà quản lý.

Tuy nhiên, thành thật mà nói, điều đó đang đi ngược lại với những gì mà hầu hết các nhà quản lý ngày nay tin là công việc của họ.

Việc tuyển dụng thường được sử dụng để lấp đầy các vai trò càng nhanh càng tốt và quản lý là cách chúng ta đảm bảo những người được tuyển trong những vai trò đó làm việc theo yêu cầu và không làm ‘hỏng’ việc của doanh nghiệp.

Đó là cách chúng ta đảm bảo rằng họ đang làm mọi thứ theo cách chúng ta muốn.

Tuy nhiên, nếu một nhà quản lý tuyển người và ‘cầm tay chỉ việc’ cho họ thì bản chất là nhà quản lý vẫn đang làm việc. Họ đang làm công việc của chính họ cộng thêm gánh nặng khi phải mang theo người khác, chính là cấp dưới của họ.

Nhà quản lý nên hiểu rằng, họ tuyển người là để những người đó làm những gì họ vốn giỏi nhất. Và vai trò của họ với vai trò của nhà quản lý là khác nhau.

Buffett đang gợi ý rằng dấu ấn thực sự của những nhà quản lý thành công là họ nỗ lực để đảm bảo rằng họ đã tuyển đúng người thay vì lãng phí thời gian để quản lý vi mô.

Nếu bạn cảm thấy cần phải quản lý vi mô, một trong hai điều sau đây là đúng:

Thứ nhất là bạn đã tuyển sai người, và họ không thể thực hiện công việc nếu bạn không ở đó và luôn quan tâm đến họ.

Nếu đúng như vậy, nó thực sự nằm ở bạn. Bạn tuyển dụng kém, và bạn ‘xứng đáng’ để nhận được chính xác những gì bạn nên mong đợi.

Thứ hai, và đây là tình huống có nhiều khả năng xảy ra hơn, sự hiểu biết của bạn về việc quản lý con người đang ở cấp độ nào.

Quản lý tốt mọi người không có nghĩa là tham gia vào mọi quyết định. Nó không có nghĩa là theo dõi mọi thứ họ làm hàng ngày hoặc kiểm tra liên tục.

Buffett nói rằng ông giao tiếp với những người mà ông quản lý hai năm một lần. Ngoài ra, họ sẽ là người quyết định tần suất họ cần thông tin từ ông chứ không phải là ngược lại.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn nên đặt ra các kỳ vọng rõ ràng cho đội nhóm của mình, cung cấp các nguồn lực mà họ cần, giữ cho họ có trách nhiệm với hiệu suất của chính mình và tán dương thành công của họ kịp thời.

Tập trung vào những điều này và bạn sẽ thấy mình mất ít thời gian hơn để quản lý và đội nhóm của bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành xuất sắc bất cứ điều gì mà bạn đã kỳ vọng khi tuyển dụng họ ngay từ ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Warren Buffett: Chính trực là đức tính quan trọng nhất khi tuyển dụng nhân viên

Theo Warren Buffett thì chính trực là đức tính hàng đầu khi bạn tuyển dụng nhân sự, sau đây là 7 câu hỏi bạn có thể sử dụng để tìm thấy họ.

Warren Buffett: Chính trực là đức tính quan trọng nhất khi tuyển dụng nhân viên
Berkshire Hathaway CEO Warren Buffett.

Warren Buffett mặc dù được biết đến rộng rãi với tư cách là một thiên tài đầu tư, tuy nhiên, CEO của Berkshire Hathaway này vẫn khẳng định rằng thành công của ông phần lớn là nhờ tuyển dụng đúng người.

Buffett khuyên các nhà lãnh đạo nên cân nhắc tính chính trực (integrity) nên là tiêu chuẩn hàng đầu khi đánh giá các ứng viên trong quá trình phỏng vấn.

Và vì một lý do chính đáng: Khi nói đến việc tuyển dụng, chắc chắn rằng một số ứng viên sẽ thể hiện sự thiếu tính chính trực trong quá trình phỏng vấn.

Nói cách khác, bạn sẽ phải đối mặt với những ứng viên sẽ sẵn sàng ‘thêu dệt’ trình độ chuyên môn của họ, bịa đặt những câu chuyện và cả những lời nói dối.

Buffett biết rõ điều này. Đó có lẽ là lý do tại sao ông luôn coi trọng sự chính trực như vậy.

Đây là lời khuyên bất hủ của ông:

“Chúng tôi tìm kiếm ba điều khi chúng tôi tuyển người. Chúng tôi tìm kiếm trí thông minh, chúng tôi tìm kiếm những sáng kiến ​​hoặc năng lượng, và chúng tôi tìm kiếm sự chính trực.

Và nếu họ không có được điều cuối cùng, thì hai điều đầu tiên coi như vô nghĩa, bởi vì nếu bạn định tuyển một người không chính trực, bạn đang muốn họ lười biếng và ngu ngốc.”

Các nhà quản lý tuyển dụng ngày nay cần phải chăm chỉ tìm hiểu trong quá trình phỏng vấn để có được câu trả lời mà họ cần, điểm mấu chốt là họ cần ra được ai đó có tính chính trực, đức tính mà họ không bao giờ thay đổi dù cho có bất cứ điều gì xảy ra.

Dưới đây là 7 câu hỏi mà các nhà quản lý tuyển dụng nên hỏi.

Thực tế mà nói, đánh giá sự chính thực sự là đặt ra những câu hỏi đúng về hành vi vốn là cốt lõi tính cách của một con người. Dưới đây là 07 câu hỏi sẽ phù hợp với bạn:

1. Hãy cho tôi biết về một thời điểm cụ thể khi bạn phải xử lý một vấn đề khó khăn liên quan đến sự công bằng hoặc các vấn đề đạo đức. Điều gì đã xảy ra và bạn đã phản ứng với nó như thế nào?

2. Lần cuối cùng bạn “phá lệ” là khi nào? Vấn đề là gì và bạn đã làm gì?

3. Mô tả một tình huống mà bạn thấy một nhân viên hoặc đồng nghiệp làm điều gì đó mà bạn cho là không phù hợp. Và sau đó bạn đã làm gì?

4. Khi làm việc với mọi người nào đó, bạn sẽ mô tả mối quan hệ ưa thích của bạn với họ như thế nào? (Sử dụng câu hỏi này để đánh giá tính trung thực và khả năng giao tiếp cởi mở, một dấu hiệu rõ ràng về tính chính trực.)

5. Bạn đánh giá cao giá trị nào nhất trong môi trường đội nhóm? (Sử dụng câu hỏi này để tìm kiếm các đặc điểm đáng tin cậy khác, như trung thực, công bằng, cởi mở, minh bạch và hòa nhập – tất cả đều là các dấu hiệu của tính chính trực.)

6. Nếu chúng ta có vấn đề với một khách hàng, bạn có sẵn sàng nói dối họ một chút để giúp chúng ta không?

(Đây là một “câu hỏi mẹo” để đi sâu vào các giá trị cốt lõi của một người. Bất kỳ ai chính trực đều sẽ phản đối câu hỏi này.)

7. Người quản lý hiện tại hoặc trước đây của bạn sẽ nói điều gì khiến bạn có giá trị nhất đối với họ? (Bên cạnh trí thông minh, kỹ năng và trình độ chuyên môn cho công việc, hãy lắng nghe những manh mối nhằm chỉ ra sự chính trực.)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thói quen hàng ngày của Elon Musk, Mark Zuckerberg, Warren Buffett và Bill Gates

Bạn không nhất thiết phải là một tỷ phú mới có cách sống như một tỷ phú.

Nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg nổi tiếng với việc mặc áo thun xám và quần jean.

Theo Mark Zuckerberg, bằng cách giảm số lượng quyết định anh phải đưa ra mỗi ngày, chẳng hạn như việc mặc gì, anh có thể giải phóng sức mạnh của não bộ cho những suy nghĩ và quyết định quan trọng hơn.

Elon Musk của Tesla và SpaceX cũng sắp xếp thời gian biểu của mình xuống còn 5 phút trên mỗi sự kiện để phù hợp hơn với thời gian mỗi ngày.

Elon Musk chia sẻ thêm:  “Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt duy nhất, bạn đừng nên ngừng nghĩ về cách bạn có thể làm mọi thứ tốt hơn cũng như việc thường xuyên tự vấn bản thân.”

Trong khi đó, thói quen của tỷ phú Bill Gates và Warren Buffett đều là đọc sách. Vị CEO của Berkshire Hathaway này dành 80% thời gian trong ngày để đọc còn nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates thì đọc 50 cuốn sách mỗi năm.

Bill Gates nói: “Đây là thời điểm hiếm có để trở thành một người tò mò”, ông phát biểu tại một sự kiện trực tiếp trên Facebook từ Đại học Columbia vào đầu năm 2017.

Để tìm hiểu thói quen hàng ngày của những ‘huyền thoại’ thành công khác, bao gồm cả Oprah Winfrey, Ben Franklin và Richard Branson, hãy xem infographic dưới đây được chia sẻ từ MBAnoGMAT.com, một website dành riêng cho thông tin về các chương trình đào tạo trực tuyến sau đại học.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Warren Buffett: Đây là 3 cách khôn ngoan để đầu tư vào bản thân

Theo Buffett, bạn đạt được thành công là nhờ đưa ra các quyết định đầu tư thông minh. Nhưng những quyết định đó đôi khi lại không liên quan gì đến cổ phiếu hay trái phiếu cả.

Warren Buffett | Bloomberg | Getty Images

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với tổng biên tập Andy Serwer của Yahoo Finance, Buffett từng nói: “Cho đến nay, khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện là đầu tư vào chính bản thân mình.”

Và đây cũng có thể là bài học có giá trị nhất trong tất cả các bài học đến từ ‘Nhà tiên tri xứ Omaha’ này.

Để tận dụng tối đa khoản đầu tư của bạn, bận cần không ngừng thu nạp kiến ​​thức – loại kiến ​​thức giúp bạn hoàn thiện hơn với tư cách là một con người toàn diện chứ không chỉ với tư cách là một nhà đầu tư.

Dưới đây là 03 cách để bạn làm điều đó:

1. Đầu tư vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Trong một video được đăng trên LinkedIn, Buffett nói:

“Nếu bạn không thể giao tiếp, nó giống như việc bạn nháy mắt với một cô gái trong bóng tối – sẽ không có bất cứ điều gì xảy ra cả. Bạn có thể có tất cả năng lực trí tuệ trên thế giới, nhưng bạn phải có khả năng truyền tải nó. Và sự truyền tải đó chính là sự giao tiếp.”

Ông nói thêm rằng đầu tư vào việc phát triển các kỹ năng giao tiếp của bạn – cả bằng chữ viết lẫn gặp trực tiếp – “có thể làm tăng giá trị của bạn lên ít nhất 50%.”

2. Đầu tư vào việc cải thiện kỹ năng lãnh đạo.

Buffett có rất nhiều lời khuyên về những nhà lãnh đạo thành công. Ông từng nói về tầm quan trọng của một đặc điểm không thể thiếu mà bạn nên tìm thấy ở mọi nhà lãnh đạo: đó là tính chính trực.

Nhà tiên tri xứ Omaha đã từng nói:

“Chúng tôi tìm kiếm ba điều khi chúng tôi tuyển người. Chúng tôi tìm kiếm trí thông minh, chúng tôi tìm kiếm sáng kiến ​​hoặc năng lượng, và chúng tôi tìm kiếm sự chính trực.

Tony Simons trong cuốn The Integrity Income từng lập luận rằng tính chính trực là đặc điểm nổi bật “chạm đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn.”

Simons cho biết, khi được thực hành thường xuyên, tính chính trực sẽ giúp nâng cao giá trị của doanh nghiệp và thúc đẩy lợi nhuận.

3. Đầu tư vào việc cải thiện các mối quan hệ kinh doanh.

Một trong những chiến lược tốt nhất để thành công đó là giao thiệp với những người phù hợp. Buffett từng nói với sinh viên đại học cách đây vài năm:

“Bạn sẽ đi theo hướng của những người mà bạn kết giao. Vì vậy, điều quan trọng là phải kết hợp với những người tốt hơn bạn.”

Bạn nên đảm bảo kết hợp với những người khác trên con đường có khả năng giúp bạn học hỏi những điều mới, phát triển và thăng tiến sự nghiệp của bạn.

Chiến lược theo đuổi suốt đời của Buffett là học hỏi và đầu tư vào bản thân, điều mà ông từng chia sẻ với các đối tác lâu năm ở Berkshire Hathaway “là gia vị bí mật cho thành công” của ông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Warren Buffett: Quy tắc đầu tư chiến lược số 1 để có nhiều ‘lợi nhuận’

Thực hiện toàn bộ chiến lược đầu tư này sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận hơn.

Warren Buffett đã cho chúng ta rất nhiều lời khuyên đúng đắn trong suốt cuộc đời của ông. Nhà đầu tư vĩ đại này đã thu hút được hàng triệu người theo dõi, giống như Buffett, rằng thành công lâu dài có được bằng cách đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.

Khi đưa ra những quyết định thông minh đó, bạn nên đầu tư vào tài sản nào nhiều nhất? Warren Buffett có một câu trả lời đơn giản cho câu hỏi đó, và nó không như bạn nghĩ.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với tổng biên tập Yahoo Finance, Ông Andy Serwer.

Buffett nói:

“Cho đến nay, khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể thực hiện là đầu tư vào bản thân. Ông nói thêm rằng việc đầu tư vào việc phát triển các kỹ năng giao tiếp của bạn cũng có thể làm tăng giá trị của bạn lên ít nhất 50%.”

Không ngừng học hỏi.

Theo Buffett, để tận dụng tối đa khoản đầu tư của bạn, bạn đừng bao giờ ngừng thu nạp kiến ​​thức – loại kiến ​​thức giúp cải thiện toàn bộ bản thân bạn, không chỉ với tư cách là một nhà đầu tư.

Việc theo đuổi việc học tập suốt đời của Buffett, điều mà ông chia sẻ với các đối tác lâu năm của mình ở Berkshire Hathaway và đồng nghiệp Charlie Munger, chính là ‘gia vị’ bí mật cho sự thành công của họ.

Munger từng nói:

“Warren Buffett đã trở thành một trong những nhà đầu tư giỏi hơn rất nhiều kể từ ngày tôi gặp ông ấy, và tôi cũng vậy. Trò chơi là tiếp tục học hỏi, và tôi không nghĩ là mọi người sẽ có thể học hỏi từ những người không thích quá trình học hỏi.

Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc học sẽ dừng lại khi bạn có được bằng cấp và chứng chỉ. Nhưng thực tế, với những người thành công như Buffett thì điều này hoàn toàn sai”

Học hỏi bằng cách kết giao với những người phù hợp.

Buffett đã nói chuyện với một số sinh viên đại học cách đây vài năm: “Bạn sẽ đi theo hướng của những người mà bạn kết giao. Vì vậy, điều quan trọng là phải kết giao với những người tốt hơn bạn.”

Như câu nói nổi tiếng đã nói, chúng ta là trung bình của năm người mà chúng ta dành nhiều thời gian nhất với họ. Việc đảm bảo kết hợp với những người phù hợp có khả năng giúp bạn học hỏi những điều mới, phát triển và thăng tiến sự nghiệp của bạn.

Học hỏi bằng cách loại bỏ thói quen xấu.

Một lời khuyên kinh điển của Warren Buffett có thể là điểm khởi đầu tốt cho quá trình học tập của bạn là: “Vượt qua những thói quen xấu có thể khiến bạn phát huy hết tiềm năng của mình.”

Buffett từng nói: “Tôi thấy những người có những kiểu hành vi tự hủy hoại bản thân. Họ thực sự bị chúng lôi kéo”.

Ông khuyên các sinh viên sắp tốt nghiệp tại Đại học Florida nên học và rèn luyện những thói quen tốt từ sớm trước khi quá muộn.

Ông nói thêm: “Bạn có thể thoát khỏi nó dễ dàng hơn nhiều so với tuổi của tôi, bởi vì hầu hết các hành vi đều là thói quen.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Warren Buffett: Chính điều này sẽ níu bạn lại trước những thành công trong cuộc sống

‘Nhà tiên tri xứ Omaha’ đã vạch trần một kiểu tự hủy hoại mà nhiều người trong chúng ta có thể mắc phải.

Ảnh: Warren Buffett.
Getty Images

Warren Buffett hiện nay đã 90 tuổi và vẫn đang trở thành tỷ phú giàu thứ 06 thế giới (tính đến thời điểm hiện tại). Những lời khuyên về đầu tư của Ông đầy khôn ngoan và trong cuộc sống thậm chí còn khôn ngoan hơn nếu bạn thực sự áp dụng nó.

Một lời khuyên kinh điển của Warren Buffett có thể là một điểm khởi đầu tốt: khắc phục những thói quen xấu có thể khiến bạn không đạt được hết tiềm năng của mình. Buffett nói: “Tôi thấy những người có kiểu hành vi tự hủy hoại bản thân. Họ thực sự bị chúng lôi kéo.”

Ông khuyên các sinh viên sắp tốt nghiệp tại Đại học Florida nên học và rèn luyện những thói quen tốt từ sớm trước khi quá muộn.

Buffett nói: “Bạn có thể loại bỏ nó dễ dàng hơn ở độ tuổi của tôi rất nhiều, bởi vì hầu hết các hành vi đều là thói quen.

Ông tiếp tục trích dẫn câu nói của triết gia người Anh Bertrand Russell: “Chuỗi thói quen quá nhẹ để có thể cảm nhận được cho đến khi chúng quá nặng để bị phá vỡ”.

Một thói quen xấu bạn nên phá vỡ.

Những lời của triết gia Russell mô tả một cách thích hợp bản chất lén lút của những thói quen xấu trong kinh doanh và cá nhân.

Chúng có thể không trở nên rõ ràng cho đến khi quá muộn.

Vì vậy, đây là một thói quen xấu cần chú ý sớm vì nó thể trở thành thói quen tự hủy hoại về lâu dài. Thói quan xấu đó chính là: sự kiêu ngạo về trí tuệ.

Nhu cầu cho mọi người thấy rằng bạn nghĩ rằng bạn thông minh hơn họ là một cách để giúp bạn xây dựng mối quan hệ vững chắc.

Để chống lại ảnh hưởng của sự kiêu ngạo về trí tuệ, những người thông minh nhất mở rộng kiến ​​thức của mình bằng cách cởi mở để tiếp thu trí tuệ uyên bác của người khác.

Nói cách khác, thông minh mà không kiêu ngạo là thừa nhận rằng bạn không biết tất cả. Sau đó tìm kiếm kiến ​​thức từ những người có thể biết nhiều hơn bạn.

Do đó, “nếu bạn là người thông minh nhất trong phòng, có lẽ bạn đã nhầm phòng.”

Nói một cách ẩn dụ, hãy xem mình như một con cá nhỏ trong cái ao lớn vĩ đại của cuộc đời. Bạn sẽ phải tìm kiếm các kết nối và các cuộc hẹn để học cách làm những điều mới tuyệt vời hơn.

Tìm kiếm ‘người cố vấn ngược’.

Bạn cần tìm một “người cố vấn ngược”. Trong nhiều năm, chúng ta đã nghĩ về những người cố vấn là những nhà hiền triết lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn. Và điều đó hoàn toàn phù hợp.

Nhưng trong thời đại xã hội này, những người thông minh đang nắm bắt được lợi thế của việc học hỏi từ những người cố vấn ngược lại.

Họ có thể trẻ hơn và ít kinh nghiệm hơn, nhưng họ hiểu biết về công nghệ và có kiến ​​thức chuyên môn khác về những cái mới.

Để trở nên thông minh mà không kiêu ngạo là tận dụng những ‘mối quan hệ ngược’ này như một chiến lược giúp bạn thành công hơn.

Và nếu bạn là sếp trong môi trường làm việc, khi bạn tìm hiểu và lắng nghe một người cố vấn trẻ tuổi hơn để có cái nhìn mới mẻ về một tình huống thử thách, họ sẽ yêu quý và tôn trọng bạn.

Hãy thử và xem nó sẽ đi đến đâu nhé !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Wahei Takeda: Triết lý ‘Maro’ – Bí mật số 1 để có được sự thành công và giàu có

Vốn được mệnh danh là ‘Warren Buffett của Nhật Bản’, Nhà đầu tư Wahei Takeda chia sẻ bí mật số 1 để trở nên thành công, giàu có và hạnh phúc trong cuộc sống.

Bí quyết để có một cuộc sống hạnh phúc không phải là sự giàu có – tuy nhiên, chúng ta thường nghe mọi người nói rằng họ muốn có nhiều tiền hơn. Nhưng sự thật là hiếm ai nói rằng họ có quá nhiều, hoặc vừa đủ về tiền bạc.

Trong 30 năm nghiên cứu về tiền bạc và hạnh phúc, một trong những cá nhân đáng chú ý nhất mà chúng ta có thể bắt gặp là một doanh nhân và nhà đầu tư Nhật Bản tên là Wahei Takeda.

“Trò chơi tiền bạc vốn không có hồi kết,” Takeda từng nói. “Ngay cả khi bạn đang thắng thế ở cuối hiệp đấu, điều đó không đảm bảo là bạn sẽ tiếp tục thắng trong tương lai”.

“Trò chơi tiền bạc cũng vậy”, Ông giải thích. “Ngay cả khi bạn giàu có ở độ tuổi 30 hoặc 40, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không thể nghèo túng ở những năm tiếp theo”.

‘Warren Buffett của Nhật Bản’.

Thường được gọi là “Warren Buffet của Nhật Bản”, Takeda là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng và thành công nhất của đất nước này.

Năm 2006, Takeda có 10 cổ phần hàng đầu tại hơn 100 công ty có trị giá 30 tỷ Yên (Khoảng 300 triệu USD) và trở thành nhà đầu tư cá nhân số 1 Nhật Bản, theo báo Nikkei đưa tin vào thời điểm đó.

‘Maro’ là chìa khoá chính cho sự thành công, hạnh phúc và giàu có.

Tất cả những điều này phản ánh triết lý của Takeda về “Maro”, là từ viết tắt của Magokoro trong tiếng Nhật và có nghĩa là một trái tim chân thành.

Sự hài lòng và lòng biết ơn bên trong là bản chất của Maro.

Sau thành công của Takeda trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo, Ông quyết định dành nhiều thời gian hơn để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và được biết đến như một “nhà từ thiện cộng đồng”.

Trong suốt sự nghiệp phi thường của mình, Takeda đã truyền cảm hứng cho hàng nghìn người trở nên cống hiến nhiều hơn và cởi mở hơn với dòng tiền trong cuộc sống của họ.

Ông tin rằng lòng tốt và sự hào phóng là chìa khóa của hạnh phúc và thịnh vượng.

Đạt được trạng thái của ‘Maro’.

Những người có triết lý Maro tạo ra những tình huống có lợi cho chính họ và cho những người xung quanh họ.

Theo Takeda, khi triết lý Maro của bạn tăng lên, có 03 điều sẽ xảy ra:

  • Bạn trở nên bình tĩnh hơn, phát ra và thu hút năng lượng tích cực. Điều này bao quanh bạn với những người tốt và những điều bạn thực sự quan tâm, sau đó tạo ra một chu kỳ hạnh phúc và dồi dào.
  • Bạn trở nên đam mê và tràn đầy năng lượng hơn để hoàn thành những việc quan trọng đối với bạn. Điều này làm cho bạn trực quan hơn và có thể chọn cách tốt nhất để sống cuộc sống của bạn. Và vì bạn đang làm những gì bạn yêu thích nhất, bạn liên tục mở ra những cơ hội mới thú vị.
  • Bạn bày tỏ lòng biết ơn nhiều hơn đối với cuộc sống và ngày càng thấy mình đang nói “cảm ơn”. Vì lòng biết ơn dễ ‘lây lan’, những người khác cũng bắt đầu bày tỏ lòng biết ơn và chào đón sự phong phú hơn vào cuộc sống của họ.

Trong một xã hội bị ám ảnh bởi tiền bạc, cách đơn giản nhất để đạt đến trạng thái Maro là bày tỏ lòng biết ơn và trao nó cho người khác, thay vì luôn muốn hoặc đòi hỏi nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Warren Buffett: Những đặc điểm này tách biệt nhà lãnh đạo xuất chúng với số còn lại

Warren Buffett từng yêu cầu một nhóm sinh viên nghĩ về một người bạn cùng lớp mà họ cảm thấy có khả năng thành công lâu dài nhất.

Ảnh: Forbes

Buffett nói: “Bạn có thể chọn người mà bạn nhận xét tốt nhất, người có tố chất lãnh đạo, người có khả năng khiến người khác thực hiện sở thích của họ”.

“Đó sẽ là người hào phóng, trung thực và người đã tín nhiệm người khác vì những ý tưởng của riêng họ”.

Thay đổi chiến lược có nghĩa là thay đổi hệ thống niềm tin xung quanh những gì một nhà lãnh đạo đã và đang làm. Tính cách cứng rắn, lôi cuốn vốn được coi là nhà lãnh đạo lý tưởng thực chất chỉ là một sự xuyên tạc bi thảm về vị trí lãnh đạo vĩ đại.

Trong khi một tâm trí mạnh mẽ, thông minh và quyết đoán là điều cần thiết, thì sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự quan tâm đến người khác cũng vậy.

Chúng ta có thể bắt đầu với những lời khuyên của Warren Buffett về lòng vị tha, hào phóng và sự trung thực.

Dưới đây là 05 điều nữa để nâng cao năng lực lãnh đạo của bạn và mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho cả nhân viên và doanh nghiệp của bạn.

1. Quan tâm đến mọi người.

Jim Loehr, tác giả của cuốn sách ‘Leading with Character’ khuyên các nhà lãnh đạo: “Hãy quan tâm đến mọi người hơn là kết quả và họ sẽ làm mọi thứ mà con người có thể làm để công việc kinh doanh của bạn thành công hơn”.

“Quan tâm đến người khác là một quá trình tích cực. … Một nhà lãnh đạo hiểu rõ cốt lõi của lãnh đạo sẽ yêu thương mọi người vì những gì họ làm … họ cống hiến sức sống cho doanh nghiệp của bạn. Nếu không có họ, bạn không có gì cả”.

2. Coi trọng nhân viên của bạn.

Tôi nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo của các tổ chức tốt nhất rất coi trọng toàn bộ nhân viên của họ – từ tình cảm, tinh thần đến cả thể chất – để đạt được kết quả kinh doanh xuất sắc. Các bằng chứng cũng khẳng định rõ ràng rằng cách tiếp cận lãnh đạo nhân đạo hơn và lấy con người làm trung tâm hơn sẽ tạo ra kết quả tuyệt vời hơn rất nhiều.

3. Lãnh đạo bằng sự đồng cảm.

Một nhà lãnh đạo đồng cảm rất quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Lãnh đạo đồng cảm liên quan đến việc đầu tư vào các cá nhân đóng góp trong đội nhóm, biết lắng nghe và hành động theo nhu cầu của nhân viên.

Tuy nhiên, nếu các nhà quản lý không được đào tạo để hiểu cách nhận biết và đáp ứng những nhu cầu này, nó có thể tác động tiêu cực đến sự gắn bó của nhân viên.

4. Quan điểm rõ ràng.

Là một nhà lãnh đạo C-suite, có lẽ khó mà biết được những chi tiết sâu sắc về tình hình ‘hỗn loạn’ trong các đội nhóm nhỏ của doanh nghiệp.

Thay vì giảm bớt nỗi sợ hãi và kiểm soát mọi người, hãy có quan điểm rõ ràng. Lùi lại một chút so với các hoạt động bình thường của bạn, lắng nghe nhiều tiếng nói hơn và tìm kiếm sự thấu hiểu của cả hai bên.

Sử dụng thời gian suy ngẫm của bạn để mô tả những gì đang diễn ra tại nơi làm việc của bạn và nó đang ảnh hưởng đến công việc kinh doanh như thế nào.

Sau đó, suy nghĩ về cách bạn có thể sử dụng sự cởi mở, minh bạch, cộng tác và tập trung vào những điều quan trọng để gắn kết mọi người lại với nhau từ đó vượt lên trên sự phân chia độc hại.

5. Luôn biết giúp đỡ.

Các nhà lãnh đạo phải giúp loại bỏ các rào cản trên đường đi của nhân viên, những điều vốn khiến họ bị cản trở và không thể bứt phá.

Trước khi đổ lỗi cho những người có thành tích thấp, hãy tính đến những căng thẳng và lo lắng không thể vượt qua mà nhân viên có thể cảm thấy. Đặc biệt là sau thời kì đại dịch.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy 53% người Mỹ trưởng thành báo cáo rằng sức khỏe tinh thần của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những lo lắng và căng thẳng liên quan đến Covid-19.

Nếu bạn chưa làm đủ với tư cách là một nhà lãnh đạo để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần cho công ty của mình, thì đã đến lúc bạn phải thúc đẩy và làm điều gì đó về nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Warren Buffett: 4 sự lựa chọn tách biệt ‘người thực tế’ với ‘kẻ mơ mộng’

Mặc dù năm nay đã 90 tuổi nhưng Warren Buffett, vốn được mệnh danh là ‘Nhà tiên tri xứ Omaha’ vẫn gây ấn tượng với những bài học giá trị trong cuộc sống.

Bạn đã bao giờ đọc một điều gì đó Warren Buffett đã nói hoặc đã làm và tự lẩm bẩm với chính mình, “Tại sao tôi không nghĩ ra điều đó?”

Ngoài khả năng đầu tư thành thạo của Buffett, trí tuệ truyền kỳ của ông không chỉ là huyền thoại mà tất cả chúng ta đều gật đầu đồng ý với những tác động đơn giản nhưng sâu sắc của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

1. Chọn bạn một cách khôn ngoan.

Buffett đã dạy rất nhiều bài học hấp dẫn đối với nhận thức chung của chúng ta. Bill Gates từng nói: “Trong tất cả những điều tôi học được từ Warren, điều quan trọng nhất có thể là tình bạn“.

Warren cũng từng nói với một số sinh viên đại học, “Bạn sẽ đi theo hướng của những người mà bạn kết giao. Vì vậy, điều quan trọng là kết hợp với những người tốt hơn bạn“.

Bạn bè bạn có sẽ hình thành nên bạn khi bạn trải qua cuộc đời. Hãy kết bạn với một số người bạn tốt, giữ họ trong suốt quãng đời còn lại, nhưng hãy để họ trở thành những người mà bạn ngưỡng mộ cũng như yêu thích.”

2. Hãy đi ngủ với ‘một chút thông minh hơn’ mỗi ngày.

Theo Buffett, chìa khóa thành công của bạn là đi ngủ khi bạn cảm thấy mình thông minh hơn một chút mỗi ngày.

Buffett đã chỉ ra điểm tương đồng mạnh mẽ với đầu tư khi ông nói, “Đó là cách kiến thức hình thành. Giống như lãi suất kép”. Một trong những cách ông xây dựng kiến thức của mình là đọc. Đọc rất nhiều.

Mặc dù Buffett được biết đến là người dành 80% thời gian đọc sách hàng ngày của mình, nhưng việc bạn có thời gian cho một mục tiêu đầy tham vọng như vậy hay không cũng không quá liên quan. Điểm mấu chốt của công thức của Buffett là tạo ra bất kỳ tiến bộ nào bạn có thể và cải thiện cuộc sống của bạn hàng ngày, thậm chí hàng giờ.

3. Cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn.

Buffett nói: “Khoản đầu tư quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện là ở chính bản thân bạn. Điều đó bao gồm cả việc phát triển cá nhân và nghề nghiệp để thúc đẩy bạn tiến lên trong cuộc sống và kinh doanh.

Buffett đã đầu tư vào việc cải thiện khả năng giao tiếp tốt hơn ngay từ khi còn nhỏ, điều mà theo ông sẽ làm tăng giá trị của bạn: “Một cách dễ dàng để trở nên có giá trị hơn 50% so với hiện tại ít nhất là trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn – cả bằng văn bản và lời nói .

4. Biết nói ‘không’.

Cách đây rất lâu, Buffett đã học được rằng thứ lớn nhất của mọi thứ là thời gian. Ông chỉ đơn giản là thành thạo nghệ thuật và thực hành thiết lập ranh giới cho bản thân. Đó là lý do tại sao câu nói này của Buffett vẫn là một bài học cuộc sống mạnh mẽ:

“Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thực sự thành công nói không với hầu hết mọi thứ”.

Là những nhà lãnh đạo và doanh nhân bận rộn, chúng ta phải biết mình phải làm gì để đơn giản hóa cuộc sống của mình.

Nó có nghĩa là hãy biết nói không với những điều không quan trọng của chúng ta mỗi ngày, và tập trung vào việc nói có với một số điều thực sự quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Warren Buffett: “Đạo đức giàu có” không giống như “Đạo đức làm việc”

Điều gì khiến Warren Buffett trở nên khác biệt so với hầu hết những người khác? Đó là câu hỏi hàng tỷ đô la.

Theo con trai của Warren Buffett, Ông Peter Buffett, đó là ông thực sự yêu thích công việc của mình.

Trên thực tế, Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway yêu công việc của mình đến mức dù đã qua tuổi nghỉ hưu nhưng ông vẫn nói rằng mình vẫn “bấm máy để làm việc” mỗi sáng.

Bí mật của Warren Buffett? Một đạo đức làm việc cực kì mạnh mẽ

Trong cuốn sách năm 2010 “Cuộc sống là những gì bạn tạo nên”, Peter, một nhà soạn nhạc và nhà từ thiện, viết về những gì người cha của anh đã dạy anh về đạo đức làm việc.

Cụ thể, đạo đức làm việc của gia đình Buffett là gì và không phải những gì.

“Đối với cha tôi và bây giờ là tôi, bản chất của một đạo đức làm việc tốt bắt đầu từ việc đáp ứng thử thách khám phá bản thân, tìm kiếm điều gì đó bạn yêu thích để làm, để công việc đó, dù có đặc biệt hay không, khi nó rất khó khăn và gian khổ – chúng ta vẫn vui tươi”.

Thậm chí có thể nói là chúng thiêng liêng…

Khi còn trẻ, cha của Peter chủ yếu làm việc ở nhà, “dành nhiều giờ trong văn phòng” để xem xét các bảng cân đối kế toán và phân tích về hoạt động của công ty.

Ông nói: “Sự tập trung mà ông mang đến cho quá trình này gần với sự huyền bí. Khi Warren đi ra khỏi phòng học của mình, Peter nhớ lại, “hầu như sẽ có một sự bình tĩnh thánh thiện về ông – sự bình tĩnh của một người có bản ngã đã hoàn toàn hòa nhập với nhiệm vụ trong tầm tay.”

Peter tin rằng việc lao vào công việc đó đã mang lại cho Warren lượng endorphin giống như những gì mà các vận động viên có được từ nỗ lực thể chất cực độ.

Khi quan sát ông, Peter nói: “Tôi đã học được rằng công việc phải đòi hỏi nhiều yêu cầu và cường độ cao … và nó phải làm cho chúng ta hạnh phúc.”

Warren Buffett thành công vì ông chỉ làm những thứ mà ông đam mê

Mặc dù ngày nay, lời khuyên “hãy theo đuổi đam mê của bạn” có thể gây tranh cãi, nhưng đó chính xác là điều Warren buffett khuyến khích người khác làm.

“Tôi đã rất, rất may mắn khi tìm thấy niềm đam mê của mình khi tôi bảy hoặc tám tuổi,” ông nói với CNBC vào năm 2012.

“Bạn không thể đảm bảo rằng mình sẽ tìm thấy nó trong công việc đầu tiên của mình. Nhưng tôi luôn nói với các sinh viên đại học: ‘Hãy làm công việc bạn sẽ làm nếu bạn giàu có một cách độc lập. Bạn sẽ làm tốt việc đó’.

Một trong những lý do chính khiến việc tìm kiếm đam mê bị mang tiếng xấu như vậy là do cho rằng mỗi chúng ta chỉ có một niềm đam mê duy nhất và bất cứ điều gì đó có thể không phải lúc nào cũng biến thành thứ bạn có thể làm để kiếm sống.

Nhưng, như Peter nhấn mạnh, cách tiếp cận tốt hơn là hãy tự hỏi bản thân rằng: Điều gì mà tôi yêu thích đến mức tôi có thể đắm chìm trong chúng hàng giờ liền mà không thấy chán và mất kiên nhẫn?

Những điều đó là con đường dẫn đến thành công của bạn – và có khả năng là một vài trong số chúng chứ không chỉ một.

Quan niệm sai lầm: ‘Đạo đức giàu có’ vs ‘Đạo đức làm việc’

Peter giải thích: “Một số người nghĩ rằng họ đang nói về đạo đức làm việc, trong khi những gì họ thực sự đang nói về là đạo đức giàu có.

Điều mà những người đó thực sự tôn trọng không phải là làm việc chăm chỉ, mà là sự chăm chỉ chỉ vì sẽ nhận được một khoản thưởng lớn. Vấn đề với việc tôn vinh phần thưởng của công việc, hơn là bản thân công việc”.

“Có phải một người thành công một ngày và thất bại ngày hôm sau chỉ đơn giản là vì không phải do lỗi của họ hay công ty của họ ngừng hoạt động không?

Liệu có phải doanh nhân lỗi lạc này đột nhiên trở thành kẻ thất bại vì các điều kiện thay đổi trên thị trường toàn thế giới không? “

“Tại sao bạn lại đánh cược sự tự tôn của mình vào những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn?”

Peter nói rằng Warren Buffett không bao giờ làm điều đó vì tiền. Mặc dù cuối cùng tiền cũng đến, nó chỉ là sản phẩm phụ.

“Nếu cha tôi chủ yếu làm việc vì tiền, những nỗ lực của ông ấy sẽ nhanh chóng biến thành thói quen – một công việc”.

Đó là lý do tại sao việc trau dồi đạo đức làm việc lâu bền là rất quan trọng; nó ngăn không cho một người bị phân tâm bởi những phần thưởng hay thay đổi, và thay vào đó, nhấn mạnh vào “niềm đam mê, sự tập trung và nghiêm túc với mục đích rõ ràng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Warren Buffett: “Đừng bao giờ giảm giá và thay vào đó hãy làm 03 điều sau đây”

Có một lầm tưởng rằng các tỷ phú thông minh hơn chúng ta. Tôi đã phỏng vấn rất nhiều người và tin tôi đi, khi bạn vượt ra ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ, họ thường sai nhiều hơn đúng.

Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, khi bạn tham gia vào lĩnh vực chuyên môn của một tỷ phú, họ rất đáng để lắng nghe. Khi nói đến các chiến lược giá, Warren Buffett là một hình mẫu tuyệt vời, bởi vì ông luôn thực hành định giá trong khi giao dịch với các công ty Ông đã đầu tư.

Theo một bài báo gần đây trên tạp chí Fortune, Buffett đã từng có xu hướng đề nghị các công ty của ông, khi đối phó với những thách thức cạnh tranh, hãy tăng giá hoặc giữ chúng ở mức ổn định thay vì giảm giá.

Đây là lời khuyên tuyệt vời mà bạn cần ghi nhớ trong bất kỳ hoàn cảnh kinh tế khó khăn nào, bao gồm cả khủng hoảng hay đại dịch. Giảm giá là sự ‘bất lực’ của thương hiệu, vì vậy đừng nghĩ đến điều đó.

Dù sao, trong khi giảm giá nghe có vẻ là một cách tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng, đặc biệt là khi nhu cầu giảm mạnh, thì nó hầu như luôn là một động thái ngu ngốc, ngay cả khi bạn nói rõ giảm giá là “thỏa thuận một lần”. Và đây là lý do tại sao:

Khi bạn giảm giá, bạn ‘đào tạo’ khách hàng nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng với giá chiết khấu hơn là giá niêm yết. Sau đó, khi bạn tính giá niêm yết, họ nghĩ rằng bạn đang đưa cho họ một thỏa thuận tồi. Bạn thấy không !

Điều này đúng gấp đôi nếu bạn giảm giá cho những kẻ ranh mãnh. Do đó, khi nhu cầu giảm, động thái định giá dũng cảm (và thông minh hơn) thường là giữ ổn định.

Điều này cũng đúng khi bạn phải đối mặt với việc các đối thủ cạnh tranh giảm giá của bạn. Thay vì tham gia vào một cuộc chiến về giá, bạn nên giữ giá ổn định và thay vào đó đầu tư vào 03 điều quan trọng đối với khách hàng hơn là giá:

  • Mối quan hệ. Tất cả mọi thứ đều bình đẳng, hầu hết khách hàng muốn kinh doanh với ‘bạn bè’ của họ hơn là với người lạ. Điều này cũng đúng ngay cả khi mọi thứ không bằng nhau. Để xây dựng sức mạnh mối quan hệ của bạn, hãy đầu tư vào đội ngũ bán hàng và các công cụ họ cần để kết nối với khách hàng của bạn.
  • Tính tiện lợi. Trong tất cả các tài nguyên mà khách hàng của bạn có thể tiếp cận, hiếm và quý giá nhất là thời gian. Do đó, nếu bạn làm cho sản phẩm của mình dễ mua hơn đối thủ, bạn có thể tính giá cao hơn đối thủ đó. Trường hợp cổ điển: Apple đã giành được thị phần lớn trên thị trường âm nhạc bằng cách giúp bạn mua một bài hát dễ dàng hơn là tải xuống miễn phí.
  • Tính độc đáo. Cuối cùng, nếu sản phẩm của bạn có thứ gì đó mà đối thủ cạnh tranh của bạn thiếu và khách hàng của bạn muốn có nó, họ sẽ trả thêm tiền cho nó. Thách thức ở đây là tìm ra một tính năng mà đối thủ cạnh tranh của bạn khó bắt chước và bạn có thể thuyết phục khách hàng của mình coi đó là ‘có giá trị duy nhất’.

Hãy làm đúng những điều cơ bản này, và sau đó, nếu đối thủ cạnh tranh của bạn cố bắt đầu cuộc chiến về giá, thì chính họ chỉ đang tự dẫn mình vào bước đường cùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Warren Buffett: Những kỹ năng này có thể giúp bạn khác biệt trong năng lực kiếm tiền

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett khuyên nếu bạn muốn vượt lên dẫn đầu, hãy tập trung vào kỹ năng giao tiếp của mình.

Warren Buffett | Bloomberg | Getty Images

“Một sự cải thiện tương đối có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong khả năng kiếm tiền trong tương lai của bạn, cũng như trong nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn,” Ông nói với Gillian Zoe Segal trong một cuộc phỏng vấn cho cuốn sách năm 2015.

Theo Buffett, việc rèn giũa kỹ năng này thậm chí có thể làm tăng giá trị của bạn lên 50% (trong một video đăng trên LinkedIn vào năm ngoái).

Đó là bởi vì, “điều thực sự cần thiết là có thể khiến người khác làm theo ý tưởng của bạn”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway nói với Segal.

“Nếu bạn là một nhân viên bán hàng, bạn muốn mọi người làm theo lời khuyên của bạn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo quản lý, bạn muốn họ theo bạn trong công việc kinh doanh ”.

Điều thực sự cần thiết là có thể khiến người khác làm theo ý tưởng của bạn.

Giao tiếp không phải là thứ tự nhiên đến với Buffett. “Cho đến năm 20 tuổi, tôi hoàn toàn không thể nói chuyện trước đám đông,” Ông nói với Segal.

“Chỉ ý nghĩ về nó đã khiến tôi ốm yếu.” Khi còn học tại Trường Kinh doanh Columbia, Ông quyết định sẽ làm một điều gì đó và đã trả 100 USD để tham gia khóa học nói trước đám đông của Dale Carnegie.

Lớp học họp mỗi tuần một lần trong vài tháng, nhưng Buffett vẫn tiếp tục luyện nói trước đám đông ngay cả khi nó đã kết thúc. “Ngay sau khi khóa học kết thúc, tôi đến Đại học Omaha và nói:“ Tôi muốn bắt đầu giảng dạy ”, Ông nhớ lại.

“Tôi biết rằng nếu tôi không nói trước mọi người một cách nhanh chóng, tôi sẽ quay trở lại nơi tôi đã bắt đầu. Tôi chỉ muốn tiếp tục làm điều đó, và bây giờ bạn không thể ngăn tôi nói chuyện! ”

Cho đến ngày nay, tỷ phú 89 tuổi này vẫn coi rằng 100 đô la đó là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà ông từng thực hiện.

Buffett nói: “Tác động của lớp học đó đối với cuộc sống của tôi là rất lớn.

Ông không có bằng tốt nghiệp của Đại học Nebraska hoặc Columbia được trưng bày trong văn phòng của mình, nhưng Ông có chứng chỉ tốt nghiệp Dale Carnegie.

Nó “đã cho tôi bằng cấp quan trọng nhất mà tôi có”, Ông nói: “Nó chắc chắn có tác động lớn nhất đến thành công sau này của tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

 

5 bài học hay nhất 2020 của Warren Buffett

Mặc dù có khối tài sản rất lớn nhưng cuộc đời của tỷ phú Warren Buffett lại rất bình thường. Đối với Ông, thành công không phải là việc bạn có nhiều tiền.

Ảnh: Getty Images

Hãy cố gắng để tìm kiếm công việc mà bạn mong đợi

“Đừng chấp nhận bất cứ điều gì thấp hơn – ngay cả khi bạn đang làm việc cho một công ty mà bạn ngưỡng mộ hoặc những người bạn ngưỡng mộ.

Hãy chọn một công việc mà nếu bạn không cần tiền, đó vẫn là công việc bạn sẽ rời khỏi giường vào mỗi buổi sáng, ”Buffett nói. “Tôi đã đủ may mắn để có một công việc như vậy”.

Hãy học cách giao tiếp

Buffett nói: “Điều rất quan trọng là phát triển kỹ năng giao tiếp. “Bạn phải có khả năng viết tốt và bạn phải có khả năng nói chuyện tốt. Thật là một khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc đời bạn khi mỗi ngày đều có thể biết được rất nhiều điều mà bạn chưa biết trước đây”.

Rất cần thiết để đánh giá cao nơi bạn đang sống

Buffett nói: “Tôi thật may mắn khi được sinh ra ở Hoa Kỳ. “Và tôi may mắn được sinh ra ở Nebraska. Tôi đã có một chút may mắn khi có cha mẹ của mình, và tôi đã may mắn được học hành.

Khi bạn có được chiến thắng. Điều đó không có nghĩa là mỗi ngày đều hoàn hảo, thế giới không phải như vậy. Nhưng hãy thử nghĩ về một quốc gia khác mà bạn muốn đến. Hãy thử nghĩ về một kỷ nguyên khác mà bạn muốn tồn tại hơn”.

Hãy chăm chỉ đọc sách

Buffett nói: “Không có gì đánh bại được việc đọc”. Nếu bạn muốn có một đầu óc ham học hỏi. Đó chỉ có thể là từ việc đọc sách. Hãy đọc những gì bạn thích, đọc với mục tiêu rõ ràng chứ không phải đọc chỉ để hoàn thành một ‘nghĩa vụ’ nào đó.

Đừng đo lường sự thành công bằng tiền bạc hay danh vọng

Buffett nói: “Ở tuổi 90, tôi đã biết rất nhiều người trở nên rất giàu có, nhưng cuộc đời của họ thì không thành công. “Tôi đã biết những người rất nổi tiếng trong các hoạt động của họ nhưng cũng không phải là những người thành công.

Tôi chưa bao giờ biết bất kỳ ai ở độ tuổi 70 hoặc hơn và có tất cả những người yêu mến họ mà họ muốn có ở vị trí đó, những người từng cảm thấy muốn có bất cứ điều gì ngoài sự thành công.

Con cái của bạn, vợ hay chồng của bạn, đồng nghiệp của bạn – nếu bạn có được tình yêu của những người đó ở tuổi 65 hoặc 70, khi đó bạn đã thành công.

Tôi đã thấy rất nhiều người có thể có nhiều tài năng hơn, nhiều tiền hơn, nhiều danh tiếng hơn, nhưng nếu họ không có tình yêu, thì điều đó rất trống rỗng và vô nghĩa”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Bill Gates: Nhận dạng 5 ‘dấu vết’ của những người ‘trên mức trung bình’

Cần gì để không chỉ có hàng triệu triệu đô la trong ngân hàng mà còn được công chúng vô cùng ngưỡng mộ?

Bill GatesAdam Galica | CNBC

Đối với những người mới bắt đầu, có một số đặc điểm riêng mà bạn cần phải nắm vững. Một số điều quan trọng nhất có thể được xác định thông qua những người đạt được thành công cao, những người đã thực sự vươn tới đỉnh cao.

Dưới đây là một số doanh nhân ‘trên mức trung bình’, từ người sáng lập Amazon, Jeff Bezos đến ‘Bà trùm’ truyền thông Oprah Winfrey hay cả CEO của Berkshire Hathaway, Warren Buffett:

1. Không bao giờ ngừng nâng cao kỳ vọng.

Để đạt được sự vĩ đại, bạn phải liên tục phát triển và đổi mới. Giả sử bạn đã đạt được tất cả các mục tiêu của mình trong năm nay. Bạn có định giữ nguyên những mục tiêu đó trong năm tới không? Tất nhiên là không nhé.

Đó là cách tâm trí của Bezos hoạt động. Ông luôn nghĩ về những điều lớn lao tiếp theo. Ví dụ, làm thế nào để một mô hình dịch vụ khách hàng thành công có thể thành công hơn nữa? Xét cho cùng, bản thân khách hàng không bao giờ ngừng kì vọng.

“Đó là bản chất của con người. Bezos đã viết trong lá thư cổ đông thường niên năm 2017 của Amazon vào năm 2017. Bạn không thể nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của mình trong thế giới này.”

2. Đừng để những người phản đối ngăn cản bạn.

Mọi người đều có một ý tưởng trị giá hàng triệu đô la bên trong họ. Nhưng cần có dũng khí và can đảm để tiếp tục với những ý tưởng đó, đặc biệt là khi có người bảo bạn không nên làm như vậy. Đó là những gì đã xảy ra với Sara Blakely, người sáng lập Spanx, khi cô có ý tưởng phát minh ra quần tất không chân (footless pantyhose).

“Họ nói những thứ như,“ Chà nếu đó là một ý tưởng hay, tại sao người khác không nghĩ về nó?” Blakely viết trong một bài đăng trên LinkedIn năm 2019. “Một số người cười nhạo tôi, những người khác thì thầm sau lưng tôi’”.

Mặc dù Blakely chưa từng học một lớp kinh doanh hay thiết kế quần áo nào trong đời, nhưng cô tin tưởng vào ý tưởng của mình. Cô biết thất bại là một điều có thể xảy ra, nhưng đó là điều tốt khi cô không để những người phản đối làm mình nản lòng.

Spanx, được thành lập vào năm 2000, hiện là một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la.

3. Luyện kỹ năng nói trước đám đông của bạn.

Không ai sinh ra đã có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Cũng giống như học lái xe ô tô, khả năng nói chuyện tự tin và rõ ràng trước đám đông cần phải thực hành.

Sau khi tốt nghiệp, Buffett đã đăng ký một khóa học thuyết trình trước đám đông của Dale Carnegie. Lớn lên và sợ nói trước đám đông, Ông biết rằng mình cần phải vượt qua nỗi sợ hãi để thành công.

“Tôi không có bằng tốt nghiệp của Đại học Nebraska treo trên tường văn phòng của mình, và tôi cũng không có bằng tốt nghiệp từ Columbia – nhưng tôi có chứng chỉ tốt nghiệp Dale Carnegie của mình được trưng bày một cách tự hào”. Nhà đầu tư tỷ phú viết trong một bài tiểu luận được xuất bản trong cuốn sách năm 2015.

“Khóa học 100 USD đó đã mang lại cho tôi tấm bằng quan trọng nhất mà tôi có” Ông nói thêm. “Nó chắc chắn có tác động lớn nhất đến thành công sau này của tôi”.

4. Tập trung cao độ và không trì hoãn.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mất tập trung cao độ. Và mặc dù điều quan trọng là phải ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhưng những người giàu nhất không trở nên giàu có bằng cách dễ dãi với bản thân và để xảy ra sự trì hoãn.

Trong cuộc phỏng vấn với anh trai Mark tại Summit Series ở Los Angeles, Jeff Bezos đã tiết lộ cách Ông duy trì sự tập trung: ‘Bằng cách chỉ giải quyết một thứ tại một thời điểm’.

“Khi ăn tối với bạn bè hoặc gia đình, tôi không thích làm bất cứ điều gì khác” Ông nói, theo TechCrunch. “Tôi không thích đa nhiệm. Nếu tôi đang đọc email của mình, tôi muốn chỉ đọc nó”.

Elon Musk cũng nằm trong danh sách những người thành đạt có tính tập trung cao độ. Một người bạn thời đại học của Musk, Navaid Farooq, đã gọi CEO Tesla là người “dữ dội” và “kiên định”.

“Khi Elon tham gia vào một thứ gì đó, Ông phát triển mức độ quan tâm đến nó khác với những người khác” Farooq nói, theo cuốn sách “Elon Musk: Tesla, SpaceX và Quest for a Fantastic Future” của tác giả Ashlee Vance. “Đây là điểm khác biệt của Elon Musk với phần lớn người còn lại của nhân loại.”

5. Đọc nhiều sách

Những gì bạn làm trong thời gian rảnh có tác động rất lớn đến thành công của bạn, và một trong những cách tốt nhất để dành thời gian không làm việc của bạn là tiếp thu kiến ​​thức – ngay cả về các chủ đề bên ngoài nghề nghiệp – thông qua sách.

Oprah Winfrey đã viết trong một bài báo trên trang website của mình: “Không gì, không phải một thứ hay hoạt động nào có thể thay thế trải nghiệm của một bài đọc hay – được đưa đến một vùng đất khác, một lĩnh vực khác, thông qua lời nói và ngôn ngữ.

Bà trùm truyền thông cũng đã chia sẻ thói quen đọc sách của mình với thế giới thông qua câu lạc bộ sách nổi tiếng của mình.

Một số ít doanh nhân cũng ghi nhận sự thành công của họ khi đọc sách. Buffett dành 5-6 giờ mỗi ngày để đọc báo và các báo cáo của công ty.

Bill Gates đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Và Mark Cuban đã nói rằng Ông thường đọc “hơn ba giờ hầu như mỗi ngày.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

8 chia sẻ về đầu tư và lãnh đạo của Warren Buffett trong cuốn sách mới của tỷ phú Mỹ

“Tôi đã mua 100 cổ phiếu chỉ để theo dõi xem chàng trai trẻ này đang làm gì”, Warren Buffett nói về mối quan hệ ban đầu của ông với đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates.

Ảnh: AP

Tỷ phú David Rubenstein – đồng sáng lập kiêm đồng chủ tịch điều hành quỹ đầu tư tư nhân Carlyle Group – vừa ra mắt cuốn sách How To Lead: Wisdom from the World’s Greatest CEOs, Founders, and Game Changers (tạm dịch Cách lãnh đạo:

Bài học từ những CEO, nhà sáng lập và người thay đổi cuộc chơi vĩ đại nhất thế giới). Cuốn sách tổng hợp những cuộc trò chuyện giữa ông và các nhân vật có tầm ảnh hưởng toàn cầu nhằm đúc kết bí quyết của nghệ thuật lãnh đạo thành công.

Dưới đây là một số chia sẻ của Warren Buffett với David Rubenstein.

“Ngành đường sắt đã có một giai đoạn tồi tệ, giống như đội bóng chày Chicago Cubs. Mọi người đều có thể gặp những thời kỳ tồi tệ như vậy trong cuộc đời”, Warren Buffett nói về việc Berkshire mua lại cổ phần hãng đường sắt Burlington Northern Santa Fe năm 2009.

“Tôi đã mua 100 cổ phiếu chỉ để theo dõi xem chàng trai trẻ này đang làm gì”, Warren Buffett nói về mối quan hệ ban đầu của ông với đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates. Buffett có thể đã chi chưa đến 10.000 USD cho số cổ phiếu này – và hiện số cổ phiếu đó trị giá hơn 1 triệu USD.

“Tôi gặp ông ấy một cách tình cờ. Nếu đi chơi goft hay làm gì đó tương tự, điều đó chắc sẽ không bao giờ xảy ra”, Warren Buffett nói về cuộc gặp của ông với Mark Donegan, CEO Precision Castparts khi Donegan đến thăm một người bạn tại Berkshire.

Sau khi nghe Donegan phát biểu trong 30 phút, Buffett bảo đồng nghiệp của ông ấy gọi cho mình. Và cuối cùng, Buffett đã mua lại hãng sản xuất thiết bị hàng không vũ trụ Precision Castparts với giá 37 tỷ USD.

Đầu tư chỉ là tìm cho mình câu chuyện phù hợp”, Warren Buffett trả lời khi phóng viên Washington Post đề nghị ông đưa ra lời khuyên về đầu tư.

“Tiền bạc, nếu nói về khía cạnh đi du lịch, mua thêm nhà, sở hữu du thuyền hay điều gì đó tương tự về cơ bản không có ích gì với tôi”, Warren Buffett giải thích lý do ông coi trọng thời gian chứ không phải tiền bạc.

Ảnh: AP

“Tôi coi Berkshire Hathaway giống như một họa sĩ đối với một bức tranh, sự khác biệt là khung vẽ của tôi không giới hạn. Không có điểm kết thúc nào ở Berkshire. Đó là một trò chơi mà bạn luôn có thể tiếp tục”, Warren Buffett nói về cơ hội phát triển công ty trong tương lai.

“Khi tôi đề nghị làm việc cho Ben Graham, tôi đã nói, ‘Tôi sẽ làm việc không công.’ Hãy tìm kiếm công việc giúp bạn có thể bật lên. Hãy tìm kiếm đam mê”, Warren Buffett đưa ra lời khuyên cho những người trẻ.

“Chỉ cần tôi còn minh mẫn”, Warren Buffett trả lời câu hỏi ông sẽ lãnh đạo Berkshire bao lâu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo NDH

Quy tắc ít được ai biết đến này của Warren Buffett là cách tốt nhất để tránh thất bại

Warren Buffett được biết đến với những lời khuyên hiền triết và một số trích dẫn của ông đã trở thành huyền thoại.

Warren Buffett. Getty Images

Warren Buffett từng nói rằng tình yêu là cách tốt nhất để đo lường mức độ thành công của bạn trong cuộc sống. Thật khó để đánh bại cho đến khi Buffett nói với bạn rằng bạn có thể đáng giá hơn 50% so với hiện tại bằng cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Sau đây là 2 quy tắc ít ai biết đến từ huyền thoại này.

Quy tắc Noah

Ông gọi đó là quy luật Nô-ê, đặt theo tên nhà tiên tri trong Kinh thánh, người đã cứu nhân loại (và tất cả các loài động vật) bằng cách đóng một con tàu đề phòng một trận lụt lớn.

Trong ý nghĩa kinh doanh, quy tắc Noah trở thành hình ảnh mạnh mẽ cho những nhà lãnh đạo có thể dự đoán các điều kiện thị trường và thấy trước các sự kiện trước khi chúng xảy ra, nhưng thất bại trong việc “chuyển suy nghĩ thành hành động” để giảm thiểu rủi ro.

Năm đó, cơn mưa ập đến khi ông và cộng sự của mình, Ông Charlie Munger, dự đoán nó sẽ xảy ra các cuộc tấn công thảm khốc nhất trên đất Mỹ kể từ trận Trân Châu Cảng.

Buffett sau đó thừa nhận rằng, mặc dù ông đã thấy trước khả năng xảy ra một điều gì đó tương tự như vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 nhưng ông đã trì hoãn và không phản ứng gì.

Nếu bạn là học viên của Buffett, quá trình xây dựng một chiếc rương từ quan điểm đầu tư là giảm thiểu rủi ro bằng cách chỉ đầu tư cẩn thận vào một vài công ty đủ mạnh và đủ khả năng thích ứng để phát triển bất kể môi trường bên ngoài có tác động đến họ như thế nào.

Nhưng từ quan điểm lãnh đạo, làm thế nào để bạn có thể xây dựng một chiếc rương để duy trì doanh nghiệp của mình lâu dài? À, vâng. Tôi đã được hỏi câu hỏi này nhiều lần từ vô số người sáng lập và giám đốc điều hành. Câu trả lời của tôi là:

Thuê những người thông minh nhất bạn có thể tìm thấy

Peter Senge, một giảng viên người Mỹ trong cuốn The Fifth Discipline đề cập đến một “tổ chức học tập” như là một trong những điểm khác biệt chính để tạo nên sự khác biệt giữa các đội nhóm và công ty có hiệu suất cao.

Điều này có nghĩa là toàn bộ tổ chức phải dựa vào kiến ​​thức của các cá nhân và đội nhóm chứ không phải một mình nhà lãnh đạo, để học hỏi lẫn nhau và học hỏi cùng nhau trong mọi dự án.

Điều này cũng có nghĩa là thuê những người thông minh nhất bạn có thể tìm thấy – thông minh hơn cả những người quản lý của họ – để thiết lập một tổ chức học tập hiệu quả.

Steve Jobs đã đồng ý với tiền đề này bằng một nhận xét nổi tiếng, “Sẽ không có ý nghĩa gì khi bạn thuê những người thông minh và chỉ cho họ cách làm; chúng ta thuê những người thông minh để họ phải chỉ cho chúng ta biết mình phải làm gì”.

Người sáng lập Amazon, Ông Jeff Bezos cho biết, “Mỗi khi chúng tôi thuê ai đó, người đó nên nâng cao tiêu chuẩn cho lần thuê tiếp theo, để đội ngũ nhân tài tổng thể luôn được cải thiện.”

Đây có phải là một bước ngoặt khác với quy tắc Noah của Buffett? Có lẽ là thế. Nhưng tôi có thể nói với bạn như một người đã chứng kiến ​​nhiều tổ chức thất bại nặng nề rằng: mọi vấn đề kinh doanh đều có thể được giải quyết bằng cách đầu tư vào việc tuyển dụng, tăng trưởng và phát triển con người.

Nói một cách đơn giản, khi người của bạn thành công thì doanh nghiệp của bạn thành công. Đó là một chiếc rương vững chắc có thể chống chọi với mọi cơn bão ập đến theo cách riêng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Những người giàu nhất thế giới làm gì để giàu hơn

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett sống trong căn nhà cũ mua với giá 31.500 USD năm 1958, tận dụng phiếu giảm giá và không bao giờ chi hơn 3,17 USD cho bữa sáng.

Trở thành người siêu giàu dường như là cách nhanh nhất để sở hữu siêu xe đắt đỏ, phi cơ, du thuyền hay biệt thự xa hoa bậc nhất… Tuy nhiên, những người thành công nhất luôn biết rằng, sống đúng với nhu cầu là con đường dẫn đến sự giàu có bền vững.

“Đây là câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự hỏi: Đâu là thời điểm nên mua những thứ mà mình có khả năng mua được? Phải làm gì khi mình không đủ khả năng mua những thứ mình cần?”, CNBC dẫn lời tác giả, diễn giả, chuyên gia tư vấn tài chính Suze Orman tại hội nghị eMerge Americas ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ hồi tháng 6.

Nói cách khác, việc bạn có khả năng chi trả cho những thứ đắt tiền hơn không có nghĩa chúng luôn là lựa chọn tốt nhất. Và việc tiết kiệm được một đồng có nghĩa chúng ta đã kiếm được một đồng.

Orman nhớ lại vào năm 1988, khi bà chuẩn bị chuyển đến sống tại New York trong một khoảng thời gian khá dài. “Thật hợp lý khi mua một ngôi nhà ở New York vào lúc đó. Tôi có đủ tiền để mua một căn penthouse trị giá 1 triệu USD. Nhưng rốt cuộc, tôi mua một căn hộ giá 240.000 USD vì đó là những gì tôi cần”, bà chia sẻ.

Nếu chi tiêu cho thứ gì đó đơn giản vì bạn có khả năng, cuối cùng bạn sẽ có một… tài khoản trống rỗng. “Hãy mua những gì bạn cần bất kể giàu có thế nào. Khi đã có phi cơ, du thuyền, biệt thự… đột nhiên bạn sẽ nhận ra thứ mà bạn không có là tiền”, Orman nói.

Theo Orman, dù đang có thu nhập 6 con số, thậm chí hơn, đây chỉ là nền tảng để bạn xây dựng sự giàu có. Hãy sống với những gì chúng ta cần và để dành phần còn lại cho công việc.

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett là một ví dụ điển hình cho cách sống này. Ông vẫn sống trong căn nhà cũ mua với giá 31.500 USD vào năm 1958 (giá trị của căn nhà hiện tại là 260.000 USD), tận dụng phiếu giảm giá và không bao giờ chi hơn 3,17 USD cho bữa sáng.

Tỷ phú 89 tuổi không “cô đơn” với cách sống giản dị này. Cầu thủ bóng bầu dục Alfred Morris của câu lạc bộ Dallas Cowboys kiếm được hàng triệu USD nhưng vẫn chạy chiếc Mazda 626 mua từ năm 1991 với giá 2 USD.

Một “đồng nghiệp” của Alfred Morris là Kirk Cousins của câu lạc bộ Washington Redskins kiếm được hàng chục triệu USD mỗi năm nhưng vẫn chọn sống cùng vợ ở tầng hầm trong căn nhà của cha mẹ mình trong suốt mùa hè và lái chiếc xe chở khách GMC Savana bị móp méo mua lại của ông bà với giá 5.000 USD.

CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng thường xuyên bị bắt gặp lái chiếc Acura TSX màu đen trị giá khoảng 30.000 USD.

Không dễ dàng chống lại sự thôi thúc phải chi tiêu, nhưng khi luyện tập để tạo thành thói quen, nó sẽ ăn sâu vào não chúng ta. “Và rồi bạn sẽ không mong muốn có bất kỳ cái gì khác hơn những gì bạn cần”, Orman kết luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Elon Musk vượt Warren Buffett và giàu thứ 5 thế giới

Tài sản của ông chủ Tesla tăng gấp 3 lần trong vòng 4 tháng qua. Hiện tại ông có trong tay 74 tỷ USD.

elon-musk-marketingtrips2

Theo thống kê của Forbes, hồi giữa tháng 3, Elon Musk nắm giữ khối tài sản ước tính khoảng 25 tỷ USD, được xếp hạng người giàu thứ 31 trên thế giới.

Đến 20/7, vị CEO này sở hữu 74 tỷ USD, vượt qua những tỷ phú nổi tiếng như Warren Buffett, Phil Knight và Michael Bloomberg để trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới.

Phần lớn tài sản của Elon Musk được tạo ra từ 2 tập đoàn nổi tiếng: Tesla và SpaceX. Bất chấp việc nhà máy sản xuất bị đóng cửa vì Covid-19, giá trị của Tesla vẫn tăng thêm 200 tỷ USD.

Tương tự các hãng xe hơi khác, tình hình kinh doanh của Tesla đối mặt nguy cơ bất ổn khi Covid-19 bùng phát dữ dội tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Từ tháng 3, nhà máy sản xuất tại Fremont, California đã bị chính quyền địa phương yêu cầu đóng cửa nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Elon Musk nói rằng việc này gây ra “rủi ro nghiêm trọng” cho công ty và vẫn tiếp tục duy trì hoạt động.

Giữa nhiều vấn đề bất ổn, Tesla vẫn giao đến khách hàng 90.650 xe trong quý II/2020, cao hơn 20.000 chiếc so với dự đoán của giới đầu tư tại Phố Wall.

Cổ phiếu của hãng cũng tăng giá vì nhiều chuyên gia dự đoán Tesla sẽ xuất hiện trong danh sách S&P500 và thông tin về kế hoạch giới thiệu công nghệ pin mới tại sự kiện “Battery Day” diễn ra vào tháng 9.

Tuy nhiên, việc cổ phiếu của Tesla tăng phi mã khiến cho nhiều chuyên gia phân tích bối rối, ngay cả với CEO Elon Musk. Ông từng khiến cho thị trường xôn xao với phát biểu rằng cổ phiếu của hãng đang được định giá quá cao.

Trên thực tế, sản lượng xe hơi của Tesla ít hơn so với các công ty cùng ngành như Ford, GM và Fiat-Chrysler, tuy nhiên vốn hóa thị trường của họ vẫn vượt xa các nhà sản xuất ô tô cũ. Tesla hiện trị giá gần 300 tỷ USD so với 26 tỷ USD của Ford, 38 tỷ USD của General Motors và 16 tỷ USD của Fiat-Chrysler.

Cùng với Tesla, hãng hàng không vũ trụ non trẻ SpaceX cũng mang đến tin vui cho nhà sáng lập. Sau khi tàu Dragon đưa 2 phi hành gia NASA, Bob Behnken và Doug Hurley lên trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), công ty này đã đạt giá trị gần 36 tỷ USD.

Theo Business Insider, vị trí của Elon Musk trên bảng xếp hạng Forbes có thể sớm thay đổi. Dự kiến báo cáo doanh thu quý II/2020 của Tesla sẽ được công bố vào ngày 22/7. Việc này sẽ khiến giá cổ phiếu tăng lên, cùng với đó là khối tài sản của Elon Musk, hoặc trong tình huống xấu, đà tăng trưởng trong thời gian gần đây bị đảo ngược.

Tính đến thời điểm này, trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, có 4 nhân vật xếp trên Elon Musk, gồm Jeff Bezos, Bernald Arnault, Bill Gates và Mark Zuckerberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Warren Buffett: 12 sự thật về tiền bạc và cuộc sống mà trường học không dạy bạn

Trường kinh doanh cho bạn nhiều lợi ích. Các lý thuyết học thuật được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một cái nhìn bao quát về các lĩnh vực chính trong kinh doanh và có thể được áp dụng cho một số vấn đề trong thế giới thực.

“Nhưng trong hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính (phần lớn tôi dành cho việc học và viết về quản trị rủi ro, lịch sử và tâm lý của tiền bạc), tôi thấy mình tiếp thu mọi thứ nhanh như những người vốn có nền giáo dục tuyệt vời trong kinh doanh”. Chia sẻ từ Warren Buffett.

Dưới đây là một số sự thật bị bỏ qua nhất về kinh doanh, tiền bạc và cuộc sống mà không ai dạy bạn ở trường học cả:

1. Chỉ làm việc với những người bạn thích.

Warren Buffett từng nói trong một bài giảng với các sinh viên MBA, nếu tôi có thể kiếm được 100 triệu đô la với một người đàn ông khiến tôi đau lòng, tôi sẽ nói không.

Các đồng nghiệp của tôi, những người đã thực hiện công việc tốt nhất hiếm khi là người thông minh nhất hoặc có kinh nghiệm nhất. Phần lớn điều này cũng giải thích tại sao trí tuệ cảm xúc thường quan trọng hơn trí thông minh sách vở.

2. Kỳ vọng có thể thay đổi nhanh hơn kết quả.

Đó là lý do tại sao các doanh nhân, CEO và nhà đầu tư thành công nhất thường phát biểu kiểu “uhh, bất cứ điều gì…”.

3. Tâm thế, ‘Tôi không biết’.

Mọi người thường mong muốn có một ý kiến ​​vượt xa số lượng những điều cần phải được đưa ra. Tôi không biết là một cụm từ mạnh mẽ nên được tôn vinh vì sự trung thực của nó, và không nên bị coi thường vì sự tách rời của nó.

4. Hãy nhận biết những nhược điểm của trí thông minh cao.

Trí thông minh là tuyệt vời, nhưng nó có thể dễ dàng bị bóp nghẹt bởi bốn điều: Bản ngã, không có khả năng thay đổi suy nghĩ của bạn, không có khả năng giao tiếp với người khác và không sẵn lòng thỏa hiệp với một nhóm. Hãy giữ điều này trong tâm trí mọi lúc.

5. Không bao giờ quên những khó khăn dẫn đến thành công trong quá khứ của bạn.

Điều này sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn và chuẩn bị nhiều hơn cho những thách thức trong tương lai. Thành công trong quá khứ dường như luôn dễ dàng hơn thực tế, bởi vì bây giờ bạn đã biết câu chuyện kết thúc như thế nào – và nó khó có thể tiết lộ những gì bạn biết ngày hôm nay trong khi cũng cố việc nhớ lại cảm giác của bạn trong quá khứ.

6. Hầu hết những điều phức tạp đều có một lời giải thích rất đơn giản.

Nếu bạn không thể hiểu được điều gì đó (Nếu bạn đang là đối tượng), người viết nó đã rất tệ trong việc giao tiếp hoặc đang cố tình lừa dối bạn.

7. Bạn có thể học hỏi rất nhiều từ những người mà bạn không đồng tình.

Khả năng đồng cảm với những người không đồng ý với bạn là một trong những kỹ năng bị đánh giá thấp nhất. Khi ý kiến ​​của bạn không phù hợp với người khác, bạn rất dễ dàng để hỏi “Tại sao mọi người nghĩ như vậy?”

Nhưng bạn sẽ nhận được những điều xa hơn bằng cách hỏi “Những gì họ đã trải qua trong cuộc sống, điều mà tôi không thể khiến họ nghĩ như vậy?”

8. Tự hiểu biết được đánh giá cao.

Theo nhà tâm lý học và nhà kinh tế học Daniel Kahneman, ý tưởng rằng những gì chúng ta không thể nhìn thấy có thể bác bỏ mọi thứ mà chúng ta tin là không xảy ra với chúng ta. Và anh ấy nói đúng.

Lý trí của con người, có thể dễ dàng bị áp đảo bởi những thành kiến ​​lười biếng, yếu đuối hơn nhiều người trong chúng ta muốn thừa nhận. Hãy thực hiện điều này một cách nghiêm túc và bạn sẽ nhận ra rằng có vài điều quan trọng hơn là cởi mở và bao quanh bản thân bạn với những người có nền tảng và kinh nghiệm khác nhau.

9. Có một mối tương quan tiêu cực giữa kinh nghiệm và sự khiêm tốn.

Bạn càng có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng thấy được tầm quan trọng của việc có ít độ chính xác và nhiều chỗ sai sót hơn. Điều này đặc biệt đúng trong một trò chơi mà chúng ta đánh giá quá cao kỹ năng và đánh giá thấp sự may mắn.

10. Kỹ năng không phải lúc nào cũng bằng sức mạnh.

Kỹ năng của bạn không phải là quan trọng; Vấn đề là kỹ năng của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này là hiển nhiên, đặc biệt là trong đầu tư, khi bạn thường không thực sự biết đối thủ của mình là ai.

11. Cố gắng tìm sự bình yên và niềm vui khi thua cuộc.

Học cách để đánh mất một cách ‘dễ chịu’, không bị hủy hoại và trong khi học một cái gì đó mới, có thể có giá trị hơn nhiều so với học cách trở nên đúng đắn.

12. Đam mê mạnh mẽ hơn một động cơ vì lợi nhuận.

Một số người giàu nhất thế giới đã tham gia vào những gì họ làm không chỉ đơn giản là kiếm tiền. Đa số họ là những người sẽ làm những việc ngay cả khi không có ai quan tâm. Đơn giản chỉ là họ làm những gì họ thích và đam mê.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bloomberg vừa đã công bố danh sách 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh cùng với giá trị tài sản ròng hiện có. Giá trị ròng của Mukesh Ambani, Ông chủ của RIL là một điểm đáng chú ý khi mức tăng gần 8 tỷ USD kể từ năm 2019.

10. Larry Ellison

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Larry Ellison là người đồng sáng lập, điều hành và giám đốc công nghệ của Tập đoàn Oracle.

Giá trị ròng: 65.8 tỷ USD.

09. Warren Buffett

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Warren Buffett là chủ tịch và CEO của Berkshire Hathaway.

Giá trị ròng: 67.9 tỷ USD.

08. Mukesh Ambani

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Mukesh Ambani là một ông trùm kinh doanh của Ấn Độ, đồng thời là chủ tịch, giám đốc điều hành và cổ đông lớn nhất của Reliance Industries Ltd., một công ty thuộc Fortune Global 500 và công ty có giá trị nhất Ấn Độ theo giá trị thị trường. Ông hiện là người giàu nhất châu Á.

Giá trị ròng: 68.3 tỷ USD.

07. Sergey Brin

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Serge Brin là đồng sáng lập của Google. Sergey là chủ tịch của công ty mẹ của Google, Alphabet Inc cho đến khi rời khỏi vai trò này vào ngày 3 tháng 12 năm 2019.

Giá trị ròng: 69.5 tỷ USD.

06. Larry Page

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Larry Page là một trong những người đồng sáng lập Google cùng với Serge Brin. Ông là giám đốc điều hành của Alphabet Inc. cho đến khi từ chức vào ngày 3 tháng 12 năm 2019.

Giá trị ròng: 71.7 tỷ USD.

05. Steve Ballmer

top-10-nguoi-giau-nhat-hanh-tinh-Steve-Ballmer--marketingtrips

Steven Ballmer là giám đốc điều hành của Microsoft từ ngày 13 tháng 1 năm 2000 đến ngày 4 tháng 2 năm 2014 và là chủ sở hữu hiện tại của Los Angeles Clippers thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia.

Giá trị ròng: 77 tỷ USD.

04. Mark Zuckerberg

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Mark Zuckerberg được biết đến với vai trò đồng sáng lập Facebook Inc. và giữ vai trò chủ tịch, giám đốc điều hành và là cổ đông kiểm soát công ty này.

Giá trị ròng: 92.7 tỷ USD.

03. Bernard Arnault

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bernard Arnault là chủ tịch và giám đốc điều hành của LVMH Moët Hennessy – Louis Vuitton SE, LVMH, công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.

Giá trị ròng: 92.8 tỷ USD.

02. Bill Gates

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bill Gates là người đồng sáng lập Microsoft Corporation

Giá trị ròng: 115 tỷ USD.

01. Jeff Bezos

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Jeff Bezos là một nhà công nghiệp, chủ sở hữu truyền thông và nhà đầu tư người Mỹ. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập, CEO và chủ tịch của Amazon.

Giá trị ròng: 188 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Bloomberg

Warren Buffett: Đây là yếu tố duy nhất để đo lường mức độ thành công

Warren Buffett chắc chắn là một trong số ít các biểu tượng kinh doanh có thể mang đến những món quà của sự khôn ngoan và trung thực khi chúng ta cần nó nhất.

Ảnh: Adam Jeffery | CNBC

Trong cuốn sách, ‘The Snowball: Warren Buffett and the Business of Life’, tác giả Alice Schroeder có viết về một đoạn khi Buffett thuyết trình tại Đại học Georgia. Khi ấy, các sinh viên có hỏi Ông về định nghĩa của sự thành công. Và đây là câu trả lời:

“Khi bạn sắp kết thúc cuộc đời, thước đo thành công duy nhất của bạn phải là số người mà bạn muốn có tình yêu từ họ và họ cũng yêu bạn”.

Buffett cho biết thêm: “Tôi biết có những người có rất nhiều tiền, và cũng có mọi thứ. Nhưng sự thật là không ai trên thế giới yêu họ cả”. Nếu bạn đến tuổi tôi và không ai nghĩ tốt về bạn cả, tôi không quan tâm đến tài khoản ngân hàng của bạn lớn đến như thế nào, cuộc sống của bạn là một thảm họa”.

Một tỷ phú tự lập khác cũng từng nói rằng số lần bạn được yêu thương – không phải là sự giàu có hay thành tựu của bạn – mới là thước đo thành công cuối cùng trong cuộc sống.

1. Hãy vị tha và đừng mong đợi nhận lại bất cứ điều gì

Quy luật của tình yêu là có đi có lại. Khi chúng ta chọn yêu một người vô điều kiện bằng cách khuyến khích và tin tưởng vào họ, tình yêu sẽ được chuyển trở lại đầy mạnh mẽ thông qua sự tôn trọng, ngưỡng mộ, tin tưởng và trung thành.

“Nếu bạn đến tuổi tôi và không ai nghĩ tốt về bạn cả, tôi không quan tâm đến tài khoản ngân hàng của bạn lớn như thế nào, bởi cuộc sống của bạn khi ấy đã là một thảm họa”.

Hơn nữa, khi chúng ta nhận được những thứ đó, chúng ta trở nên tự từ bi hơn. Một nghiên cứu năm 2011 được thực hiện bởi Đại học California cho thấy tự từ bi hay lòng trắc ẩn có thể tăng động lực, ý chí và khả năng phục hồi sau thất bại.

Một nghiên cứu khác, được công bố vào năm 2007 trên tờ tạp chí Journal of Research in Personality, kết luận rằng những người có lòng tự từ bi có nhiều khả năng hạnh phúc, lạc quan và thể hiện sáng kiến cá nhân tốt hơn.

2. Hãy đồng cảm

Đồng cảm là một trong những đặc điểm phổ biến nhất của người đáng để thích (hoặc, như Buffett nói, người đáng để yêu nhất). Sự đồng cảm thực sự xảy ra khi bạn có thể bước vào thế giới của ngưởi khác và hiểu được họ.

Sự đồng cảm cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng ảnh hưởng đến người khác. Trong một nghiên cứu DDI với hơn 15.000 nhà lãnh đạo trên 20 ngành công nghiệp khác nhau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khả năng lắng nghe và phản hồi với sự đồng cảm là yếu tố quan trọng nhất của những nhà lãnh đạo.

3. Làm cho công việc của bạn trở nên thú vị và vui vẻ

Buffett chia sẻ: “Khi bạn tận hưởng công việc, bạn tận hưởng cuộc sống. Tôi yêu mỗi ngày. Ý tôi là, tôi tập nhảy và làm việc với những người tôi thích. Không có công việc nào trên thế giới thú vị hơn việc điều hành Berkshire, và tôi thấy mình may mắn khi được ở nơi mình đang ở”.

Trong các nền văn hóa tích cực và phát triển, nơi mọi người có chung các giá trị, niềm tin và chuẩn mực, bạn sẽ tìm thấy một nhóm người có hiệu suất cao, những người thu hút những người cùng loại.

4. Đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử

Khi còn nhỏ, chúng ta thường được dạy một ‘Nguyên tắc vàng’ là: Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử. Nhưng ‘nguyên tắc bạch kim’ lại đưa nó lên một cấp độ hoàn toàn mới: Hãy đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử.

Khi chúng ta tuân theo quy tắc bạch kim, chúng ta có thể chắc chắn hơn rằng chúng ta tôn trọng những gì họ muốn, thay vì chiếu các giá trị và sở thích của riêng mình đến họ. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua quy tắc vàng hoàn toàn, mà chúng ta nên nhận ra những hạn chế của nó khi mọi người và mọi tình huống đều khác nhau.

5. Theo đuổi đam mê của bạn

Nếu bạn muốn có một sự nghiệp như mơ ước, bạn phải theo đuổi đam mê của mình. Nó đơn giản mà. Nhiều người trong chúng ta coi mức lương và sự an toàn về công việc là điều ưu tiên mặc dù chúng ta có thể ghét công việc của mình đang làm.

Thà chúng ta làm việc, thứ mà chúng ta thực sự yêu thích còn hơn theo đuổi những quan điểm đó. Làm những gì chúng ta yêu thích là một đóng góp chính cho hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn không biết đam mê của mình là gì, thì đây chính là thời điểm để bạn làm điều đó !.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

  • 1
  • 2